Max Design Magazine

Page 1

MAX DESIGN

MAGAZINE MAX CREATIVE

HOTLINE: 0911 511 811 WEBSITE: www.maxcreative.vn ĐỊA CHỈ: Tầng 4 - 22 Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội


Lời nói đầu Chúng ta thường nghe nói: “Thương trường như chiến trường”, kinh doanh chưa bao giờ là một con đường dễ dàng. Xu hướng toàn cầu đang thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển hóa từ những gì họ có sang những gì mà họ có thể làm được, làn sóng chung như vậy đã thay đổi strategies của các doanh nghiệp, sự cạnh tranh về giá cả đã giảm đáng kể. Ngày càng nhiều công ty đã bắt đầu sử dụng thiết kế để khác biệt mình trong cuộc đua. Thiết kế không chỉ dành cho các công ty sản xuất các sản phẩm và dịch vụ cao cấp. Nó dành cho bất kỳ tổ chức nào muốn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh và từ đó có khẳng định giá trị trong lĩnh vực của mình. Qua tạp chí Max Design, chúng tôi muốn mang đến không chỉ thông tin hữu ích về thương hiệu và thiết kế mà còn là 1 sản phẩm đồ họa đẹp mắt để chiêm nghiệm và thưởng thức.

Max Creative team

Index 1 Kiến thức

Thiết kế

1. Brand là gì? 2. Thiết kế Nhận diện thương hiệu

Chia sẻ

2

3. 5 bước để xây dựng 1 nhận diện thương hiệu bền vững 4. Bước khởi đầu: Đặt tên thương hiệu 6. Tương lai của thương hiệu là sự trải nghiệm của người dùng 6. Vì sao chúng ta nên đầu tư vào thiết kế?

4

7. Màu sắc trong thương hiệu 8. Tâm lý học trong thiết kế Logo 9. 5 điều cần nghiên cứu khi bắt tay vào thiết kế Logo

3 Cảm hứng 11. Xu hướng thiết kế nhận diện thương hiệu trong năm 2016 12. Xu hướng thiết kế Logo trong năm 2016 13. 9 bước tìm nguồn cảm hứng khi thiết kế Logo




Brand là gì? Tác giả: Linsay Kolowich Biên tập: Max Creative Team Thiết kế minh họa: Hà My (Cel)

Brand hay còn gọi là nhận diện thương hiệu, bản sắc thương hiệu chính là "cái tên, điều khoản, các thiết kế, biểu tượng, hay bất kì điểm đặc biệt nào mang tính nhận diện cho sản phẩm của 1 người bán hàng hay dịch vụ đó để phân biệt với các dòng sản phẩm và dịch vụ tương tụ của các nhãn hàng khác" - Trích lời của Hiệp hội Marketing Mỹ. Nhận diện thương hiệu là là những gì đại diện cho danh tiếng của công ty/doanh nghiệp của bạn thông qua những 4 tính chất mà nó truyền tải: thuộc tính, giá trị, mục đích, sức mạnh và đam mê. Nó bao gồm những gì mà thương hiệu của bạn nói lên được, giá trị của nó là gì, cách nó truyền đi thông điệp của mình và cảm xúc mà bạn muốn khách hàng cảm nhận về thương hiệu của bạn khi họ tương tác với sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp. Như Jeff Bezos từng nói, Thương hiệu là những gì người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở trong phòng.

Để giúp minh họa cho bản sắc thương hiệu bằng một cái nhìn toàn diện hơn, chuyên gia xây dựng thương hiệu quốc tế Jean-Noel Kapferer đã tạo ra một mô hình mà ông gọi là "Lăng trụ bản sắc thương hiệu." Lăng trụ này minh họa 6 khía cạnh của bản sắc thương hiệu đó là: Hình thức, tính cách, văn hóa, mối quan hệ, phản chiếu, và hình ảnh tự họa

6


HÌNH ẢNH NGƯỜI GỬI

Tính cách

Mối quan hệ

Sự phản chiếu

Văn hóa

NỘI BỘ

HƯỚNG NGOẠI

Hình thức

Hình ảnh tự họa

HÌNH ẢNH NGƯỜI NHẬN

Sự hợp nhất của từng yếu tố trên sẽ quyết định đến sự thành công của một thương hiệu.

Hình thức là sự nhận diện, khía cạnh vật lý của thương hiệu.

Tính cách riêng của thương hiệu

Đây là cách mà thương hiệu giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này có thể được thể hiện bởi 1 phong cách viết nhất định hay tiếng nói, phong cách thiết kế, màu sắc và thậm chí là bởi sự promote của người nổi tiếng. Tính cách của Coca-Cola là hạnh phúc, vui tươi, mới mẻ và tất cả mọi thứ liên quan đến chia sẻ và tận hưởng thời gian tuyệt vời.

Bao gồm logo, màu sắc, bao bì, nhãn mắc, các mảng online và cộng đồng. Giống như khi ta nhắc đến Coca Cola sẽ có sự liên tưởng ngay đến logo, font chữ uốn

7


Mối quan hệ giữa những người mà một thương hiệu có thể đại diện.

Văn hóa là hệ thống giá trị & nguyên tắc mà 1 thương hiệu dựa vào đó để thể hiện mình.

Giống như ví dụ về mối quan hệ giữa mẹ và con, hoặc giữa những người bạn. Coca-Cola tượng trưng cho một mối quan hệ bình đẳng và hữu nghị giữa tất cả mọi người trong cộng đồng.

Có một kết sự liên kết mật thiết giữa văn hóa của một thương hiệu và cách tổ chức của nó. Giống như văn hóa Coca-Cola là dựa trên giao tiếp xã hội và chia sẻ.

Sự phản ánh của người tiêu dùng, nói cách khác, nhóm khách hàng điển hình của thương hiệu.

Hình ảnh tự họa là lý tưởng hóa của chính khách hàng

Nó giống như là một tấm gương mà đối tượng khách hàng target nắm giữ phản chiếu cho chính họ. Các marketer và những người làm quảng cáo có thể thu hút hình ảnh tự họa của khách hàng mục tiêu của mình để chỉ đạo chiến lược và cách tiếp cận họ. Ví dụ một người uống Coca-Cola, có thể tự thấy mình là 1 người tự tin, hòa đồng, giao tiếp, và là người luôn tìm kiếm cuộc phiêu lưu và thúc đẩy ranh giới.

Trong khi một công ty có thể có nhiều đối tượng mua hàng mua hàng khác nhau, thì luôn có "top" nhóm người mua sắm tiêu biểu sản phẩm của họ. Ví dụ như đối với Coca-Cola, nhóm này có thể là 15-18 tuổi, những người trân trọng sự vui vẻ, tình bạn, và các môn thể thao, mặc dù đối tượng mục tiêu của Coca-Cola nhắm đến còn rộng hơn nhiều.

8


Nguồn ảnh : Agata Jeziurska


B

rand

Thiết kế bộ nhận diện

Tác giả: Gerren Lamson Biên tập: Max Creative Team Thiết kế minh họa: Hà My (Cel)


Logo Trong 1 bộ nhận diện thương hiệu, logo sẽ là trung tâm, logo sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hình ảnh của thương hiệu. Logo sẽ nói lên tính cách của thương hiệu, giới tính, đối tượng khách hàng mà thương hiệu nhắm tới, tính năng và sản phẩm thương hiệu mang lại. Logo là yếu tố sống chết phải có với bất kỳ thương hiệu nào. Vì vậy việc thiết kế logo rất quan trọng và được đặt nặng trọng trách cho thiết kế. 1 logo đẹp sẽ là 1 bước khởi đầu dễ dàng cho thương hiệuCCCC

HỆ THỐNG NHẬN DIỆN

phong cách

Định hướng

Hệ thống nhận diện thương hiệu thường bắt đầu ngay sau khi logo được hoàn thành. Mục đích của bộ nhận diện thương hiệu là để hình thành 1 ngôn ngữ hình ảnh nhất quán xung quanh logo — one that compliments the design thinking of the logo and offers a family of useful, flexible elements that will help to design marketing and business collateral. Here are some examples:

Định hướng phong cách bao gồm quy tắc sử dụng logo, hệ thống font chữ, bảng màu quy chuẩn, hướng dẫn dùng layout, v.v. Đó là bộ quy chuẩn để bất cứ ai thiết kế thêm sau này hay yếu tố marketing khác dựa vào để tạo ra cái nhìn và tiếng nói thống nhất. Định hướng phong cách theo truyền thống sẽ được sản xuất dưới dạng in ấn hoặc là PDFs. Chúng là cốt lõi của thiết kế và thương nhận diện thương hiệu, và thường đi kèm theo logo, templates, fonts và các tài nguyên khác kết hợp lại để việc thiết kế cho thương hiệu thống nhất và dễ dàng hơn. ĐỊnh hướng phong cách chính xác là luật sử dụng logo, kiểu cách và layout cùng các quy chuẩn khác.

7




5

bước XÂY DỰNG thương hiệu Tác giả: Lisa Swan Biên tập: Max Creative Team Thiết kế minh họa: Hà My (Cel)

Nhận diện thương hiệu bao gồm tất cả các thành phần hình ảnh mà các doanh nghiệp sử dụng để phân biệt mình với các doanh nghiệp khác trong thị trường của họ. Với xu hướng kết nối và liên lạc vô hạn với khách hàng hiện nay, bất cứ sự thay đổi hay cập nhật nào đến từ nhận diện thương hiệu cũng sẽ được cảm nhận và để ý ngay lập tức. Vì lí do này, việc tạo ra 1 nhận diện thương hiệu trường tồn là rất quan trọng. Những thương hiệu top đầu có sự nhận diện không chỉ giao tiếp với cộng đồng tại vị thế của doanh nghiệp mà còn kết nối quá khứ và tương lai của thương hiệu, và sẽ còn kiên định, nhất quán trong nhiều thập kỉ tới. Một hình ảnh nhận diện cho 1 thương hiệu và logo chỉ mới là điểm bắt đầu, chúng nên liên kết thống nhất với doanh nghiệp. Không nên mới đến là hoắc hay khác biệt 1 cách quá đà, hãy để chúng như đã xuất hiện ở đó và đồng hành cũng doanh nghiệp từ lâu rồi. Apple là ví dụ thường được nhắc đến khi nói đến thương hiệu và là ví dụ gần gũi nhất về việc xây dựng 1 thương hiệu bền vững. Chi tiết về trái táo cắn dở được cập nhật thường xuyên phản ánh cho sự thay đổi của xu hướng và sở thích người dùng, nhưng cốt lõi của thiết kế vẫn cứ thống nhất kể từ khi Lisa công bố nó vào những năm 80. Bằng việc xây dựng nhận diện thương hiệu lâu bền suốt nhiều thập kỉ, Apple đã chứng minh rõ ràng với khách rằng họ là ai và nó đúng như với thuwogn hiệu họ mang lại.

12


1 2 3

Hiểu rõ về việc kinh doanh Bước đầu tiên và quan trọng nhất của việc hưa hẹn 1 nhận diện thành công đó là hãy xây dựng sự hiểu biết toàn diện về doanh nghiệp. một sự dấn thân danh tính đang phát triển một sự hiểu biết đầy đủ về công ty. Bạn không thể bắt đầu để thần thánh tương lai mà không cần nhìn lại quá khứ. Hãy làm 1 nghiên cứu về công ty của bạn. Hãy thử ngồi lại và trò chuyện với các nhân viên trên phạm vi rộng các phòng

Thấu hiểu cách nhận diện tác động vào cốt lõi thương hiệu Nhận diện thương hiệu không chỉ làm sao cho đẹp mắt nhất. Nó cần phải liên kết trở lại với chiến lược kinh doanh. Mỗi người có 1 sở thích và thẩm mỹ riêng vì vậy không có 1 thước đo chuẩn cho cái gọi là đẹp nhất. Nhưng điều quan trọng nhất là cách mà hình ảnh thiết kế lèo lái doanh nghiệp về phía trước. Mục tiêu lớn hơn của công ty khi phát triển là gì? Mạnh mẽ và vững bền? Thông minh và nhanh nhẹn? Sáng tạo và tiên phong? Tất cả những thuộc tính trên sẽ được thể hiện bởi những hình ảnh thị giác khác nhau và đó là những gì mà nhận diện thương hiệu của 1 doanh nghiệp nên phản ánh

Hãy kể 1 câu chuyện Nhận diện thương hiệu nên đánh thức 1 dòng cảm xúc với khách hàng, để nói về thương hiệu và kể 1 câu chuyện về con đường mà công ty đã đi qua. Khách hàng của bạn nên ngay lập tức hiểu được điều gì đó về thương hiệu chỉ thông qua những hình ảnh thị giác. Amazon là 1 ví dụ tuyệt vời, với sự tinh tế trong biểu tượng nụ cười hình mũi tên đã magn đến cảm giác phấn chấn cho khách hàng sau những trải nghiệm mua sắm trên trang web của họ.

13


4 5

Thiết kế để thích ứng Nhận diện thương hiệu của bạn không chỉ là một hình ảnh phẳng lặng. Nó cần có thể thay đổi và thích nghi dựa vào hoàn cảnh. Nó có thể không cần đi liền với các hoạt động Social media được cho là sự sống của thương hiệu hiện nay. Khi thiết kế nhận diện thương hiệu, bạn phải xem xét tất cả các phương tiện khác nhau qua đó thương hiệu của bạn sẽ tồn tại, và thiết kế một cái gì đó là đủ linh hoạt để duy trì giá trị trên tất cả các kênh digital marketing.

Đừng khởi đầu 1 nhận diện thương hiệu mới đơn độc Khi ra mắt một nhận diện thương hiệu mới, cách chiến lược nhất là cho ra mắt kèm một tin tức mới nào đó đến từ công ty hoặc 1 dòng sản phẩm mới. Thực tế không thể tránh khỏi là khách hàng thường không thích thay đổi dù mẫu thiết kế tuyệt vời đến thế nào, một số % cơ sở khách hàng của bạn sẽ không thích hình ảnh mới. Bằng cách sắp xếp các nhận diện thương hiệu mới với một thông báo tương ứng, bạn có thể hỗ trợ sự thay đổi hơn là chỉ tính thẩm mỹ và chứng minh cho khách hàng lý do tại sao nó là cần thiết.

GAP đã quay lại mẫu logo cũ (trái) chỉ sau 6 ngày ra mắt logo mới.

Vào năm 2010, Thương hiệu thời trang Gap nổi tiếng cho ra mắt logo mới. Ngay lập tức nó bị phê bình bới khách hàng và bị chỉ trích vì chính mẫu thiết kế, logo mới đã không thể nói lên được điều gì mới mẻ về các dòng sản phẩm thời trang. Và mẫu logo này cũng không được giới thiệu để thúc đẩy bất cứ điều gì mạnh hơn hay thay đổi bất cứ điều gì về thương hiệu. Cuối cùng thì chẳng có lí do gì để giữ lại nó cả và logo cũ với chữ GAP có chân và khaongr cách chữ lớn làm nên nét đặc biệt của Gap ngay từ đầu được ra mắt trở lại.

14



RĂ• RĂ€NG

To Tåc giả: Elisabeth Smithson Biên tập: Max Creative Team Thiết kế minh h�a: Hà My (Cel)

BĆ°áť›c kháť&#x;i ầu

Ä?áşśT TĂŠN THĆŻĆ NG HIᝆU !

Khi máť›i bắt Ä‘ầu kháť&#x;i nghiᝇp, cĂĄc doanh nhân thĆ°áť?ng pahir gĂ´ng gĂĄnh vĂ´ vĂ n máť‘i quan tâm. Háť? cĂł xu hĆ°áť›ng báť? sĂłt hoạc xem nháşš 1 vĂ i yáşżu táť‘ quan tráť?ng trong viᝇc phĂĄt triáťƒn thĆ°ĆĄng hiᝇu. Ä?ạc biᝇt trong sáť‘ Ä‘Ăł Ä‘ầu tiĂŞn, nĂŞn tảng nhẼt chĂ­nh lĂ cĂĄi tĂŞn cho thĆ°ĆĄng hiᝇu. CĂł 1 Sáťą tháş­t khĂ´ng may lĂ cĂĄi tĂŞn vĂ thĆ°ĆĄng hiᝇu bấn cháť?n cho mĂŹnh cĂł tháťƒ thĂ nh cĂ´ng hoạc phĂĄ vᝥ tẼt cả, nĂł cĂł tháťƒ tấo ra sáťą khĂĄc biᝇt giᝯa phĂĄt triáťƒn nhanh chĂłng hay tᝍ tᝍ l᝼i bấi. CĂł 1 cĂĄi tĂŞn Ä‘Ăşng cho doanh nghiᝇp cᝧa bấn thĂŹ thĆ°ĆĄng hiᝇu chᝉ lĂ sản phẊm ph᝼ cᝧa viᝇc quảng cĂĄo táť‘t. Sau Ä‘ây lĂ 1 vĂ i nhân táť‘ quan tráť?ng bấn nĂŞn cân nhắc khi cháť?n tĂŞn Ä‘áťƒ xây dáťąng thĆ°ĆĄng hiᝇu cho doanh nghiᝇp cᝧa mĂŹnh.

16


Nghe thật mượt tai Cái tên cho thương hiệu nên nghe thật thuận tai khi được nói ra. Điệp âm hay những từ có cùng phụ âm đầu như Coca-Cola và Dunkin Donuts rất hiệu quả cho 1 cái tên của doanh nghiệp, Chúng có xu hướng tạo ra 1 âm tiết sinh động và 1 cái gì đó hấp dẫn khi nghe đến. Khi chọn 1 cái tên, ý tưởng hay là hãy gọi tên nó thật to và thật nhiều lần để chắc chắn nó nghe thật mượt mà và nó không gặp bất cứ trương hợp nói nhịu hay bị kẹt ở 1 âm tiết ngắn nào. Mọi người cần phải nói cái tên đó trong bất kì dạng hội thoại hay audio nào, vì vậy hay khiến nó thật hay và trôi chảy từ đầu lưỡi.

Ý nghĩa & Lợi ích

Tên doanh nghiệp bạn cần truyền đạt ý nghĩa và có liên quan đến công ty của bạn và các sản phẩm và dịch vụ mà bạn bán. Ví dụ, hãy nghĩ đến Ray-Ban, đó là một cái tên thông minh và đáng nhớ cho một công ty kính mắt mà nó truyền đạt rõ mục đích, ý nghĩa và lợi ích đằng sau sản phẩm - ngăn chặn các tia có hại của mặt trời từ đôi mắt của bạn. (Ray: tia nắng, Banned: chặn) Khi bạn nghĩ về nó, Ray-Ban là một lựa chọn tương đối đơn giản, nhưng nó hiệu quả. StudyBay cũng là một ví dụ tuyệt vời, với sự liên tưởngrõ ràng đến giáo dục.

Phát âm đúng Tốt nhất là hãy tránh các xu hướng trên web và các lỗi khác khi chọn các pahts âm cho các tên của bạn. Phong cách phát âm khó đọc và rườm ra nhưu Flickr và Tumblr có thể khiến khách hàng bối rối. Vì vậy tốt nhất là hãy chính xác, phát âm âm lỗi truyền thống và tránh bất cứ loại văn bản hay chữ viết rút gọn nào trong tên thương hiệu của bạn. Với bàn phím QWERTY trên smartphones và máy tính bảng, chữ viết tắt nhanh chóng lùi vào dĩ vãng.

Tránh viết tắt Mặc dù các công ty như IBM hay các ngân hàng vẫn phát triển tốt dù sử dụng viết tắt, những cũng cần phải nhắc rằng có rất nhiều công ty trong số đó đã được xây dựng từ thập kỉ và giá trị cứ lớn dần lên kể từ khi họ bắt đầu. Với việc viết tắt, rất khó để truyền đạt ý nghĩa, mục đích hay lợi ích cảu thương hiệu bạn, và nếu khách hàng không hề thận thiết với thương hiệu cảu bạn, họ sẽ mất 1 thời gian để đoán ra sản phẩm bạn thực sự đang bán là gì. Viết tắt cũng nhàm chán nữa vì vậy hãy thay thế bằng cái tên rõ ràng và thú vị.

Hãy cụ thể Khi đặt tên cho doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ muốn nó gắn liền và ca tụng thương hiệu của bạn. Vì lý do này, tốt nhất hãy tránh đặt tên chung chung và thay vào đó sử dụng một cái tên hấp dẫn và thú vị. Các con số và chữ thường phối hợp tốt với nhau để đặt tên cụ thể hon, chẳng hạn như ứng dụng '7 Minute Workout'.

Đặt tên để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn là nhân tố rất quan trọng, vì vậy đừng xem nhẹ nó

17


Tác giả: Ethan Martin Biên tập: Max Creative Team Thiết kế minh họa: Hà My (Cel)

Tương lai của thương hiệu

Sự trải nghiệm

của người dùng

Chia sẻ/ 19


Đặc biệt vào khoảng thời gian này trong năm, có rất nhiều bài viết dự báo về tương lai của thương hiệu, tương lai của marketing, tương lai của vân vân và vân vân, và thật ngốc nghếch khi đổ thêm dầu vào cuộc tranh luận này. Hãy đi thẳng vào vấn đề và để tôi giải thích tại sao tôi lại tin dự đoán của mình sẽ chính xác.

Chia sẻ/ 20


Đ

ầu tiên, hãy bỏ qua nhận thức chung về thương hiệu và trải nghiệm người dùng (UX). Chúng ta biết tất cả các công cụ để truyền đạt cốt lõi của một thương hiệu (logo, kiểu chữ, màu sắc) chỉ là những công cụ. Thực tế, Marty Neumeier đã nói: Thương hiệu không phải là thứ bạn áp đặt, mà là thứ người ta nói về nó, ở đây đó chính là những khách hàng và người sử dụng. Dấu ấn thương hiệu của bạn được đánh dấu bởi trải nghiệm mà người dùng có được khi họ tương tác với sản phẩm của thương hiệu ở bất kỳ cấp độ nào, từ điểm bán tới việc sử dụng sản phẩm.

Tương tự, những công cụ của UX minh họa cấu trúc, thao tác người dùng, nghiên cứu đối tượng - chỉ là việc xác định tình huống và lên kế hoạch trải nghiệm tương tác với website, ứng dụng hay những phần mềm khác. Khi bối cảnh đang thay đổi, tương tác chủ yếu của người dùng với thương hiệu diễn ra qua các kênh công nghệ số, và vì vậy, những công cụ phục vụ trải nghiệm người dùng sẽ bắt đầu tìm được chỗ đứng của mình trong hệ thống xây dựng giá trị thương hiệu.

Vậy, tại sao điều này lại quan trọng như vậy? Bởi lẽ việc thay đổi nhận thức về thương hiệu từ logo sang trải nghiệm là một bước quan trọng để hiểu cách người dùng tương tác với sản phẩm/ dịch vụ của bạn trong thời đại này. Trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đối thủ xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết, để nổi bật, không chỉ thương hiệu cần phải tuyệt vời và đẹp mắt, mà cả trải nghiệm tương tác với thương hiệu cũng cần được thỏa mãn.

Chúng ta đã từng thấy những ví dụ về việc trải nghiệm của người dùng ảnh hưởng đến cả một thương hiệu, cả theo hướng tốt hay xấu. Với Disneyland, mọi người đều trở về trong tâm trạng hào hứng sau chuyến tham quan vì trải nghiệm ở đây được tạo ra kỹ lưỡng đến từng chi tiết. Ngược lại, người ta kinh hãi việc phải xếp hàng dài cổ chờ đợi ở DMV (cơ quan cấp bằng lái xe California). Không phải ngẫu nhiên và Disney lại được xếp hạng top 20 trong danh sách những thương hiệu giá trị nhất thế giới của tạp chí Forbes, và DMV lại không có được kết quả tốt như vậy. DMV vẫn tồn tại được bởi những người lái xe ở Mỹ không còn cách nào khác. Tuy nghiên, với hầu hết các công ty trong lĩnh vực tư nhân, nếu trải nghiệm của bạn không tạo ra giá trị, người dùng sẽ chọn một nơi khác. Đó là điều cốt lõi. Ngành công nghiệp đang bị bao vây bởi những công ty mới nổi nhưng chú trọng vào trải nghiệm người dùng. Uber trong ngành giao thông vận tải, Airbnb trong ngành dịch vụ khách sạn,... Truyền hình cáp đang gặp khó khăn, không chỉ bởi phí bản quyền, mà do Netflix, Hulu và Amazon Prime đang cung cấp cho người xem những trải nghiệm tốt hơn. Mạng internet đã tạo ra sự cân bằng tuyệt vời cho thế hệ chúng ta, truy cập thông tin chính xác, giá trị, và một thế hệ doanh nghiệp mới được nuôi dưỡng trong môi trường số đang bước vào cuộc chơi với tư tưởng đặt người dùng lên hàng đầu và họ đã thắng.

Chia sẻ/ 21


ột sự thay đổi đột ngột đang M diễn ra trong ngành quảng cáo.

Ngay cả khi công nghệ số đang thiết lập chỗ đứng của mình bên những ngành thống trị, ranh giới giữa quảng cáo và sản phẩm đang dần xóa nhòa. Với Fuelband và Nike+, Nike đã dẫn đầu xu hướng kết hợp giữa quảng cáo, sản phẩm và công nghệ số. Giờ đây, các thương hiệu khác đang nỗ lực để bắt kịp họ. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong tư duy của các cơ quan, từ việc cho rằng người dùng sẵn sàng tiêu hóa bất cứ thông điệp nào đặt ra trước mắt họ, sang việc tìm cách đem lại những trải nghiệm giá trị đáp ứng được nhu cầu của người dùng cũng như của thương hiệu.

Hơn nữa, khi công nghệ số vượt ra khỏi màn hình, vai trò của các chuyên gia UX trở nên rộng hơn bao giờ hết. Vượt qua thời CES còn thống trị bởi những sản phẩm có thể đeo được (dù thuật ngữ này đã trở nên nhàm chán với những sản phẩm ban đầu còn khá vụng về), công nghệ lại đang mở rộng sang những đấu trường mới, nơi đòi hỏi thiết kế phải cẩn thận, chu đáo và lấy người dùng làm trung tâm. Thời kỳ những kỹ sư nhồi nhét một đống chuông và còi vào sản phẩm đã qua. Để công nghệ mới có thể được tiếp Trải nghiệm người nhận bởi một số lượng lớn người dùng, dùng là là một sợi thiết kế và kỹ thuật phải gắn liền với chỉ liên kết những quy điều gì đó dễ tiếp cận, thân thiện và luật và là yếu tố chủ chúng phải thông minh, đẹp và hoạt chốt của cốt lõi thương động hoàn hảo. Sự hòa trộn giữa hiệu. Điều đó giải thích tại chiến lược, thiết kế và phát triển, áp sao trải nghiệm người dùng dụng cho tất cả các mặt dịch vụ là tương lai của việc xây của một thương hiệu. dựng thương hiệu

ột sự thay đổi đột ngột đang diễn ra trong ngành quảng cáo. Ngay cả khi công nghệ số đang thiết lập chỗ đứng của mình bên những ngành thống trị, ranh giới giữa quảng cáo và sản phẩm đang dần xóa nhòa. Với Fuelband và Nike+, Nike đã dẫn đầu xu hướng kết hợp giữa quảng cáo, sản phẩm và công nghệ số. Giờ đây, các thương hiệu khác đang nỗ lực để bắt kịp họ. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong tư duy của các cơ quan, từ việc cho rằng người dùng sẵn sàng tiêu hóa bất cứ thông điệp nào đặt ra trước mắt họ, sang việc tìm cách đem lại những trải nghiệm giá trị đáp ứng được nhu cầu của người dùng cũng như của thương hiệu. Hơn nữa, khi công nghệ số vượt ra khỏi màn hình, vai trò của các chuyên gia UX trở nên rộng hơn bao giờ hết. Vượt qua thời CES còn thống trị bởi những sản phẩm có thể đeo được (dù thuật ngữ này đã trở nên nhàm chán với những sản phẩm ban đầu còn khá vụng về), công nghệ lại đang mở rộng sang những đấu trường mới, nơi đòi hỏi thiết kế phải cẩn thận, chu đáo và lấy người dùng làm trung tâm. Thời kỳ những kỹ sư nhồi nhét một đống chuông và còi vào sản phẩm đã qua. Để công nghệ mới có thể được tiếp nhận bởi một số lượng lớn người dùng, thiết kế và kỹ thuật phải gắn liền với điều gì đó dễ tiếp cận, thân thiện và chúng phải thông minh, đẹp và hoạt động hoàn hảo. Sự hòa trộn giữa chiến lược, thiết kế và phát triển, áp dụng cho tất cả các mặt dịch vụ của một thương hiệu.

Chia sẻ/ 22


Vi``sao

chúng ta nên đầu tư vào thiết kế Tác giả: Ethan Martin Biên tập: Max Creative Team/ Thảo Thiết kế minh họa: Hà My (Cel)

?

Trong những năm gần đây, suy thoái kinh tế đã đặt các tổ chức dưới áp lực phải khác biệt hóa các dịch vụ của họ. Sự kiệt quệ tài nguyên hướng các công ty phải lấy được giá trị từ cái họ làm hơn là cái họ có. Tương tự như vậy, sự hài hòa về lương đã làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của các công ty. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng thiết kế để tách biệt họ ra khỏi cuộc cạnh tranh. Thiết kế không chỉ dành cho các công ty sản xuất sản phẩm và dịch vụ cao cấp. Nó liên quan đến bất kỳ tổ chức nào mong muốn bước ra khỏi cuộc cạnh tranh và trở nên giá trị trong bất kỳ lĩnh vực nào. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Warmick Business School, đại diện cho Hội đồng thiết kế (Mỹ) chỉ ra rằng các doanh nghiệp đầu tư vào thiết kế vì nó có thể đem đến các giá trị qua việc:

Chia sẻ/ 23


1. Tạo sự cải tiến và mở ra những thị trường không có sự cạnh tranh. 2. Khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ để thu hút khách hàng. 3. Củng cố thương hiệu, thể hiện giá trị của một công ty và đem đến sự công nhận.

Những lợi ích mà một thương hiệu nhận được từ thiết kế thường là phi tài chính, nhưng lại cực kỳ quan trọng cho thương hiệu trong dài hạn đem đến sự công nhận thương hiệu cao hơn, tăng cường sự hài lòng và ủng hộ của khách hàng, đầu ra sản phầm và dịch vụ đều đặn hơn, và giảm tỷ lệ dự án thất. Liên tục đầu tư cho thiết kế sẽ đem lại lợi nhuận cao, kể cả trong dài hạn. Sự khác biệt trong lợi nhuận giữa các doanh nghiệp đầu tư vào thiết kế và những doanh nghiệp không đầu tư là 50% hoặc hơn (theo điều tra của Teknikf öretagen, một tổ chức của các nhân viên trong những công ty kỹ thuật của Thụy Điển)v. Hơn nữa, những nghiên cứu từ Đan Mạch và nước ngoài chỉ ra rằng các công ty tận dụng thiết kế hoạt động tốt hơn những công ty khác cả về thu nhập và xuất khẩu. Thiết kế càng được tích hợp trong quá trình phát triển và cải tiến doanh nghiệp, tổng lợi nhuận và khả năng xuất khẩu càng tăng.Nghiên cứu của Hội đông thiết kế đã cho thấy một nghịch lý: yêu cầu thiết kế chứng minh đóng góp của nó thông qua những phân tích tài chính càng lớn thì cách tiếp cận của thiết kế càng dè dặt – dẫn đến hiệu suất thấp hơn. Nói cách khác, khi thiết kế được sử dụng như một cách để tăng thu nhập trong ngắn hạn, môi trường thiết kế thực hiện sẽ bị giới hạn và vì vậy, tác động của nó cũng bị hạn chế. Trong lúc phân tích những kết quả nghiên cứu, người ta nhận ra có một vài lời khuyên cơ bản trong việc tối đa hóa tác động của thiết kế, điều có thể áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp và nhiều kiểu quy mô doanh nghiệp:

Chia sẻ/ 24


Chia sẻ/ 25

Những nhà thiết kế không 1. Dùng thiết kế để tạo sự khác biệt: thiết còn đơn thuần chỉ là những kế là một công cụ mạnh mẽ nếu được sử chuyên gia kỹ thuật với sự dụng chủ yếu như một phương tiện để giải tinh thông chuyên môn. Ở quyết vấn đề của khách hàng. Một yếu tố chiến lược thiết kế trong cơ bản của tư duy thiết kế là tư duy và quan công việc, họ phải được trao niệm cơ bản về phương án giải quyết vấn cơ hội tham gia vào các đội đề hay đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách chuyên môn khác và hoạt động như một người có sức hàng hơn là phân tích những thứ đang được đối thủ cung cấp. ảnh hưởng, bảo vệ thiết kế (cả ở bên trong và bên ngoài công ty). 2. Kết hợp thiết kế và thương hiệu: Trong

khi khảo sát những lựa chọn, ý tưởng, tình huống, mẫu số chung nên là những giá trị và thuộc tính đặc trưng của thương hiệu. Tư duy thiết kế là chất xúc tác của xây dựng và phát triển thương hiệu. Thiết kế nên thể hiện và củng cố thương hiệu qua việc sử dụng một ngữ phù hợp với nó. Tóm lại, ngày nay, thiết kế có liên quan mật thiết tới công

3. Tin tưởng vào tài năng nhà thiết kế của việc kinh doanh. Nó không bạn: Thiết kế và cải tiến thành công thường còn là quả sơ ri trên chiếc đòi hỏi việc đưa ra những quyết định dũng bánh kem cho những sản cảm. Tin tưởng là một điều quan trọng trong phẩm cao cấp hay những các mối quan hệ giữa ban quản lý và ban thương hiệu xa xỉ. Trong thập kỷ qua, thiết kế đã nhận thiết kế, hay giữa doanh nghiệp và công ty được chỗ đứng thích hợp thiết kế. Niềm tin đó có thể lấy được từ lòng trong cách các doanh nghiệp tin của ban quản lý rằng thiết kế và cải tiến tổ chức và hoạt động.Có có thể tạo ra một sự khác biệt tích cực và từ những bằng chứng đáng kể những nỗ lực ảnh hưởng của giám đốc cho việc thiết kế hoạt động thiết kế ở cả môi trường bên trong và bên như một chất xúc tác cho sự ngoài công ty. Khi thuê một công ty thiết kế phát triển và cải tiến doanh cho doanh nghiệp, niềm tin được tìm thấy nghiệp; có nhiều hơn nữa các trong hồ sơ và kinh nghiệm đã được chứng ví dụ về các doanh nghiệp trong khắp các nền công thực của công ty. nghiệp như Diageo, birgin Atlantic, O2, và Innocent Drinks.

Như vậy đã đủ thuyết phục chưa, các doanh nghiệp thân mến?!





Màu sắc trong thương hiệu

quan trọng như thế nào

?

Khi nói đến việc xây dựng thương hiệu, xương sống chính của nó là một bản sắc mạnh mẽ và dễ dàng nhận biết được thể hiện bằng màu sắc phù hợp thông qua khả năng khéo léo. Nếu không điều đó, phần lớn các thương hiệu nổi tiếng sẽ không tồn tại trong các hình dạng mà chúng ta đã biết ngày nay. Vì vậy, những gì màu sắc nói lên thương hiệu của bạn? Marketo gần đây đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy lý do tại sao thương hiệu màu sắc rất quan trọng:

Thiết kế/ 29

Tác giả: Theo Colourfast.com Biên tập: Max Creative Team Thiết kế minh họa: Hà My (Cel)


SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MÀU SẮC

93%

quyết định mua sắm dựa vào yếu tố thị giác

MÀU SẮC CÓ THỂ NÂNG CAO

73%

Nhận thức

80%

khách hàng đồng ý màu sắc nâng tầm nhận diện thương hiệu

84,7%

khách hàng nói rằng màu sắc là lí do chính cho quyết định mua sắm của họ vs 1 sản phẩm cụ thể.

55-68%

Khả năng học tập

40%

Khả năng tập trung đọc

LỰA CHỌN MÀU SẮC CHO THƯƠNG HIỆU CỦA BẠN Nếu bạn vẫn đang phân vân trong việc chọn cho hương hiệu của mình 1 màu sắc mang tính nhận diện và bản sắc, hãy bắt đầu bằng việc xác định tính cách, nhân vật mà thương hiệu của bạn muốn truyền tải, 1 vài tính từ được liệt kê dưới đây có thể gợi ý cho bạn 1 số ý tưởng thú vị đấy: Nhiệt huyết, tình yêu, hứng thú, năng động, táo bạo, đam mê

Vững bền, thanh thản, trung thực, mạnh mẽ, chu đáo, đáng tin cậy

Hạnh phúc, thân mật, bằng hữu

Trí tưởng tượng, sức sáng tạo,

Logic, vui vẻ, suy nghĩ tích cực, tự tin

Sự ngụy biện, sang trọng, quyến rũ, trang trọng, quyền lực

Sự phát triển, tổ chức tự nhiên, chu đáo, tươi mới, tính toàn cầu

Đa phương tiện, tích cực, vui vẻ, táo bạo, vô hạn

Thiết kế/ 30


Tâm lý học trong thiết kế

logo Tác giả: Theo Colourfast.com Biên tập: Max Creative Team Thiết kế minh họa: Hà My (Cel)

LỰA CHỌN FONT CHỮ CHUẨN XÁC (cách mà các thương hiệu làm việc đó)

Công ty chế biến kẹo ngọt PEZ sử dụng 1 font đặc trưng cho sản phẩm bánh ngọt mà họ bán, chúng vừa vui vẻ vừa đơn giản như những món đồ chơi bọc kẹo của họ

HSBC sử dụng mẫu font cổ điển trong viết hoa chữ đã tự thể hiện tính chất thương hiệu: Đáng tin cậy, mạnh mẽ, cân đối Gap đã tạo ra 1 logo có độ rộng và dài giữa các con chữ đặc biệt tạo thành 1 phong cách riêng. Thông thường tỉ lệ chính quy được sử dụng nhưng logo như của GAP đã chứng minh rẳng không có chuẩn mực cứng nhắc nào trong thiết kế Khoảng cách FEDEX đã tối thiểu khoảng cách giữa các chữ cái trong logo nhằm gợi sự liên tưởng của khách hàng về 1 dịch vụ chính xác, chặt chẽ, tuyệt đối

Thiết kế/ 31


Thiết kế/ 32

VAI TRÒ CỦA HÌNH DÁNG LOGO

- Tiềm thức của chúng ta phản ứng theo nhiều cách khác nhau bởi các hình dạng khác nhau trong logo - Các đường thẳng, đường tròn, đưiòng cong và các góc răng cưa đều tiềm ẩn những ý nghĩa khác nhau, vì vậy 1 nhà thiết kế logo chuyên nghiệp cần biết sử dụng các hình học để bao hàm các giá trị đặc trưng của từng thương hiệu

Hình tròn, oval và ellipse Mang thông điệp cảm xúc tích cực Sử dụng hình tròn trong logo liên tưởng đến tính cộng đồng, tình bạn, tình yêu, mối quan hệ, tính đoàn kết Những vòng tròn có quan hệ mật thiết với hôn nhân nên sự liên tưởng đến sự vững vàng và ổn định kéo dài Tất cả các đường cong đều đại diện cho giới tính nữ trong tự nhiên

Hình vuông và hình tam giác Các cạnh thẳng của logo như hình vuông hình tam giác liên tưởng đến sự vững bền, ổn định. Trong giới hạn thực tế hơn chúng có nghĩa là sự cân bằng. Các cạnh thẳng và chắc chắn trong hình dạng của logo cũng truyền đạt sức mạnh, sự chuyên nghiệp, hiệu quả. Người ta cũng quan niệm rằng hình tam giác có mối liên kết mạnh đến quyền lực, khoa học, tôn giáo, và luật pháp.

Những đường ngang và dọc

2 dạng hình học này thường có xu hướng bị nhìn nhận nghiêng về thuộc tính nam giới. vì vậy ko phải là ngẫu nhiên khi hình tam giác làm nổi bật hơn cho công ty mà sản phẩm của họ có xu hướng phục vụ cho nam giới.

Tiềm thức của chúng ta thường liên tưởng những đường dọc với nam giới, sức mạnh và sự tấn công, trong khi đường ngang thì lại có mỗi liên hệ với tính cộng đồng, yên bình và binh an.

Hàm ý của hình dạng cũng được mở rộng với việc lựa chọn kiểu chữ góc răng cưa, có thể xuất hiện như 1 tác động tích cực. Mặt khác các kiểu chữ mềm bo tròn tạo 1 hình ảnh trẻ trung


5

Điều

cần nghiên cứu trước khi thiết kế logo Tác giả: Theo Creative bloq Biên tập: Max Creative Team Thiết kế minh họa: Hà My (Cel)

Nghiên cứu trong bất kì phạm vi nào của thiết kế là điều cần thiết, hơn cả là trong thiết kế logo. Nghiên cứu cho phép bạn Hoàn toàn nắm rõ vấn đề trong lòng bàn tay, do đó cho phép bạn thiết kế 1 giải pháp có thể trình bày với khách hàng bằng sự tự tin và những kiến thức hỗ trợ cho quyết định và sự thuyết phục với khách hàng của bạn. Một dự án được nghiên cứu tốt sẽ dễ dàng được khách hàng đồng ý nhanh chóng và chúng sẽ thường có sự thành công. Để so sánh, đơn giản việc nghiên cứu qua loa sẽ bị từ chối vì designer thất bại trong việc thấu hiểu vấn đề mình cần giải quyết.

Bạn không thể chỉ phỏng đoán mẫu logo mà khách hàng yêu cầu. Nghiên cứu là cơ hội để bạn phát hiện ra đâu là thứ mà bạn cần thiết kế tại sao và cách nào nó sẽ được sử dụng. Điều đó cũng tạo 1 con đường dễ dàng hơn để tìm ra những giải pháp, như kiến thức bạn học được sẽ lèo lái định hướng thiết kế như thế nào Không có gì là quá nhiều thông tin ở đây cả, đặc biệt nếu như bạn đang cân 1 dự án logo cho 1 sản phẩm hay 1 dịch vụ mà bạn chưa hề hay biết. Hãy đặt nhiều câu hỏi nhưng đừng chỉ đơn thuần bám vào những gì khách hàng kể với bạn. Hãy đào sâu hơn nữa, đọc những bài viết và thông tin có liên quan để giành được sự hiểu biết thật sự về sản phẩm và dịch vụ đó. Nhưng chủ đề nào nên được nghiên cứu ở đây? hãy xem phạm vi 5 “key” bạn nên tập trung nghiên cứu sơ bộ khi thiết kế logo.

Thiết kế/ 33


Vì sao doanh nghiệp đó lại cần 1 logo mới? Khi bắt đầu thiết kế logo bạn cần hiểu rõ lí do thực sự mà bạn cần làm nên logo đó. Nếu đó là 1 công ty mới thành lập thì câu trả lời cho câu hỏi này là quá hiển nhiên rồi. Tuy nhiên nếu đây là 1 logo được tái thiết thì đó là cả 1 câu chuyện khác biệt đấy. Nếu là 1 công ty với tuổi đời ít, mẫu thiết kế họ có hẳn được thiết kế với giá thành rẻ và họ đang tìm kiếm sự chuyên nghiệp. 1 công ty được thành lập lâu đời thì việc tái thiết logo sẽ liên quan rất nhiều đến sự thay máu trong bản sắc thương hiệu hay những giá trị mà công ty đó muốn truyền tải tới khách hàng

CHỦ NHÂN MỚI

1 sự hợp nhất, hay chủ nhân muốn tạo dấu ấn cá nhân của riêng mình

LÍ DO ĐỂ TÁI THIẾT LOGO

SẢN PHẨM, DỊCH VỤ MỚI

Một sự chuyển đổi tập trung trong bối cảnh thị trường thay đổi

HƯỚNG QUẢN LÍ MỚI

Thay đổi cách thức làm việc

VĂN HÓA MỚI

Một bản sắc mới của công ty

Sự thay đổi có thể đến từ rất nhiều hình thức: Chủ sở hữu mới, hướng quản lí mới, sản phẩm và dịch vụ mới hay 1 văn hóa mới của doanh nghiệp. Hãy hợp nhất chúng, 1 sự thay đổi cách và mọi việc được thực hiện hay 1 tuyên ngôn thương hiệu mới. Hãy chắc chắn bạn hiểu rõ và hiện thực và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đó. Điều này sẽ quyết định xem chỉ đơn giản là phát triển mẫu thiết kế hiện có của họ hay tìm ra 1 hướng đi hoàn toàn mới.

Thiết kế/ 34


Nghiên cứu về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của họ Điều này hẳn là hiển nhiên nhưng bạn cần biết công ty đó đãng làm những gì và vì sao. Tìm hiểu lịch sử của doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ họ mang lại và những vấn đề họ giải quyết. Hãy tìm kiếm giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, thông điệp mà họ muốn giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu của họ và cách mà họ có thể cảm nhận khi tiếp cận với thương hiệu? Đây là những điều sẽ ảnh hưởng mạnh đến hướng thiết kế của bạn.

Ai là đối tượng khách hàng mục tiêu? Bạn phải biết rõ khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới vì vậy mới có thể thiết kế được mẫu logo thu hút họ. Sẽ có những công ty miêu tả chính xác đối tượng khách hàng của họ nhưng những công ty nhỏ hơn thường không chắc chắn và hay yêu cầu đến tất cả đối tượng khách hàng. Vậy ahyx hỏi họ đâu là đối tượng khách hàng lí tưởng mà họ mong muốn. Hiểu được nhân khẩu học của khách hàng: tuổi tác, giới tính, vị trí, mức thu nhập, lối sống, hành vi v.v. Hiêu rõ như cầu và mong muốn của họ với sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang thiết kế cho, hãy mang đến cho họ cảm xúc thật nhất về sản phẩm, dịch vụ mà họ muốn.

Thiết kế/ 35


Thấu hiểu chiến lược dài hạn của doanh nghiệp Một logo nên đứng vững trước thử thách của thời gian, vì vậy hãy mong đợi logo mà bạn thiết kế sẽ được sử dụng từ 5 đến 10 năm. Vì lí do đó bạn không chỉ hiểu công ty ở thời điểm hiện tại mà hãy thấy được mục tiêu và tham vọng của họ. Ví dụ nhé, nếu doanh nghiệp đó hiện tại chỉ đưa ra 1 dịch vụ nhưng lên kế hoạch mở rộng ra sau này, bạn cần phải dự tính được điều đó để đưa những yếu tố phù hợp vào thiết kế của mình. Có 1 bài tập rất hữu ích đó là hãy đặt câu hỏi với khách hàng rằng họ thấy công ty của mình ở vị trí nào sau 5-10 năm sau đó, điều này cho phép bạn có cái nhìn thực tế về kế hoạch dự định và tham vọng lâu dài của họ.

Xác định các đối thủ cạnh tranh Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh cũng có giá trị như bạn đã hiểu rõ về đói tượng khách hàng sẽ trở nên quen thuộc với thương hiệu. thông tin này sẽ giúp bạn tránh được việc vô tình bắt chước 1 thương hiệu đã từng được biết đến. Định rõ đối thủ cạnh tranh luôn là nhiệm vụ không dễ dàng. Đôi khi khách hàng sẽ nói rõ vowis bạn họ đang cạnh tranh với ai nhưng đánh giá của họ có thể chưa chuẩn xác. Kết hợp thông tin họ cung cấp với nghiên cứu của riêng bạn. Nhìn vòa đối thủ cạnh tranh trực tiếp (những người mang đến dịch vụ và sản phẩm cho cùng 1 đối tượng khách hàng). Mục tiêu của bạn là thiết kế 1 logo tách biệt tách biệt doanh nghiệp khỏi đối thủ của họ chứ không phải để nhân rộng. hãy xem thiết kế và nhận diện của các đối thủ sau đó liên heej lại với thiết kế của bạn Nghiên cứu là 1 công cụ mạnh mẽ sẽ biến bạn thành nahf thiết kế giởi hơn và 1 người am hiểu hơn về lĩnh vực này.

Thiết kế/ 36




Tác gi ả: Biên t Theo Design M ập: Ma a x Creativ ntic Thiết e kế min T h họa: eam/ Thu Thả o Hà My (Cel)

7

Xu hướng

Thiết kế

NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU được mong đợi

2015 là năm của những logo được thiết kế lại. Từ những công ty lâu đời như Verizon tới những thương hiệu mới như Google, một vài doanh nghiệp lớn đã tham gia cuộc tranh tài thiết kế lại để phản ánh tất cả những bộ nhận diện thương hiệu tân tiến. Và đây là những thứ chúng ta học được từ những thiết kế logo năm 2015.

Wordmark đặc trưng

sẽ thống trị

Trong một thế giới riêng của logo word mark, những kiểu chữ riêng biệt giống như một cơn gió nhẹ trong lành. Kiểu chữ mang tính cá nhân đem đến một ngôn ngữ thị giác chuyên nghiệp và gần gũi, thứ độc quyền của mỗi thương hiệu và cho phép họ có thể thu hút sự chú ý và xây dựng sự công nhận mạnh mẽ hơn.

Cảm hứng/ 39


Biểu tượng trừu tượng Khi những nhà thiết kế logo thoát ra khỏi những biểu tượng rập khuôn để được chú ý với những chi tiết thiết kế nhỏ nhất, những biểu tượng trừu tượng sẽ giữ vị trí trung tâm. Xu hướng này giải phóng người thiết kế khỏi việc miễn cưỡng chọn biểu tượng và cho họ sức mạnh thể hiện những ý tưởng phức tạp trong một kiểu dáng mới.

Tối giản sẽ

siêu tối giản Dù đã sẵn sàng hay chưa, chúng ta đang ở ngay trong thời đại của những thiết bị cầm tay. Các thương hiệu sẽ sớm tìm kiếm những logo dễ dàng vừa với màn hình nhỏ của thiết bị cầm tay. Và chúng tôi dám cá rằng, phong cách này sẽ dựng lên một màn trình diễn tuyệt vời cho tất cả những sự sáng tạo của các bạn.

Cảm hứng/ 40


Sự lên ngôi của những kiểu

Typography tinh nghịch

Michael Bierut đã gặp rắc rối với việc thiết kế lại những logo kinh khủng nhất từ trước tới giờ, Hilary Cliton và Verizon. Nhưng nhìn gần lại, bạn sẽ thấy những điều kỳ diệu của kiểu chữ, thiết lập xu hướng mới cho những thế hệ logo tiếp theo. Chữ H tối giản trong logo Hilary và dấu tích thông minh trong logo Verizon phá vỡ quy tắc thông thường và làm tăng sự chú ý với sự thiếu cân bằng đầy thông minh.

Phẳng

sẽ đem lại cảm giác chân thực Xu hướng thiết kế phẳng bị lạm dụng tới mức ngày nay, bề ngoài chúng trông thật lỗi thời. Trên thực tế, những nhà thiết kế đã sẵn sàng để tìm ra những cách mới nhằm hòa trộn thứ chân thực vào hình phẳng. Vì vậy, ngày của những logo đơn điệu đã qua. Giờ đây, chúng ta sẽ thấy những logo hợp nhất với những yếu tố thị giác rộng và sâu hơn.

Cảm hứng/ 41


Những lettermark chuyển động

sẽ được thịnh hành Kích thước màn hình đang ngày càng nhỏ lại và các nhà thiết kế phải chật vật để sáng tạo ra phương thức độc nhất vô nhị - những bộ nhận diện agnostic. Kết quả là, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều những nhà thiết kế thử nghiệm những lettermark chuyển động đa chiều với những đường cong hình học và những tín hiệu thị giác.

Halftone (màu nửa tông)

sẽ thay cho single-tone (đơn sắc) Giảm thiểu sử dụng màu sắc, halftone hay gradation (chuyển màu) giải phóng người thiết kế khỏi giới hạn những logo biểu tượng đơn sắc. Xu hướng này mở ra một cơ hội cho các nhà thiết kế đánh dấu những phần quan trọng của logo để tạo ra những chi tiết tinh tế trong khi vẫn giữ được lượng màu sắc ở mức tối thiểu.

Cảm hứng/ 42


Cảm hứng/ 43

10

Xu hướng

Thiết kế LOGO

Tác giả: Theo Designbolt Biên tập: Max Creative Team Thiết kế minh họa: Hà My (Cel)

Một năm đã trôi qua với sự lên ngôi mạnh mẽ của thiết kế phẳng, các thiết kế từ logo đến ấn phẩm truyền thông đều mang xu hướng của phong cách thiết kế này, nó thể hiện sự đơn giản hiện đại đôi khi là tối giản đến mức giản tiện nhất nhưng không hề thiếu thẩm mỹ và tinh tế. Trong suốt 1 năm Max Creative cũng đã nghiên cứu từ các phong cách thiết kế khác nhau và gửi đến cho các bạn những dự đoán về xu hướng thiết kế logo mới cho năm 2016. Dưới đây là các mẫu logo của các designer nổi tiếng mà có thể sẽ giúp bạn tìm được cảm hứng George Bokhua đã giới thiệu 1 xu hướng thiết kế logo mới và đặt tên nó là "logo tạo khoảng trống âm bản" (logo âm bản) đây đang là phong cách mà được rất nhiều khách hàng yêu cầu hiện này, thậm chí 1 số khách hàng còn yêu cầu tạo ra 1 phiên bản âm bản cho logo hiện tại của họ. Tuy nhiên phong cách này vẫn cần thêm thời gian và được thử nghiệm nhiều hơn


Thiết kế Logo âm bản Đơn giản thường được coi là key chính khi thiết kế logo, càng nhiều chi tiết và màu sắc bạn thêm vào sẽ có thể dẫn đến nhiều vấn đề về in ấn và giá cả, logo đơn giản sẽ tạo sự thân thiện và dễ nhớ hơn. Nếu bạn vẫn tôn thờ phong cách đơn giản nhất có thể thì bạn sẽ yêu mến xu hướng thiết kế mới này

Logo sử dụng các lớp Gradient chồng đè Đơn giản thường được coi là key chính khi thiết kế logo, càng nhiều chi tiết và màu sắc bạn thêm vào sẽ có thể dẫn đến nhiều vấn đề về in ấn và giá cả, logo đơn giản sẽ tạo sự thân thiện và dễ nhớ hơn. Nếu bạn vẫn tôn thờ phong cách đơn giản nhất có thể thì bạn sẽ yêu mến xu hướng thiết kế mới này

Logo theo phong cách Offset (các đường song song) Trong xu hướng thiết kế này chữ cái đầu tiên của tên thương hiệu sẽ được lấy ra làm biểu tượng, các designer sẽ dùng nó và cách điệu bởi các đường Offset, phong cách này thường dành cho cá thương hiệu mong muốn nhắm đến 1 sự chú ý và dễ nhớ bởi 1 chữ cái đầu tiên tạo ra cái tên của họ

Cảm hứng/ 44


Thiết kế chồng chéo kết hợp đổ bóng Kỹ thuật thiết kế chồng chéo cũng tương đối được sử dụng nhiều trong năm 2015 chủ yếu là sử dụng 2 yếu tố kết hợp chồng lên nhau và đổ 1 lớp bóng "cứng" để tạo điểm nhấn và độ sâu cho logo

Sử dụng gradient chuyển màu nhẹ nhàng Bên trên chúng ta đã giới thiệu 1 phong cách gradient kết hợp với mảng miếng tạo 1 chút mạnh mẹ và ấn tượng, cũng là gradient nhg phong cách dưới đây sẽ tạo 1 cảm giác mượt mà và truyền thống hơn, mó mang lại cho logo cái "đắt" và sự chuyên nghiệp

Kết hợp các đường nét dày và mỏng

Logo được thiết kế bởi nghệ thuật 1 đường nét

Các đường dày và mỏng đều được sử dụng và sẽ ko có 1 phần màu nào được đổ đặc trong phong cách thiết kế này cả, phong cách này chủ yếu sử dụng công cụ pentool

Đây là phong cách cáo thể nói là hoàn toàn mới trong năm 2016, cả toàn bộ logo sẽ chỉ sử dụng 1 đường nét duy nhất nối liền mà không có điểm tách biệt. Đây thực sự là 1 phương pháp mang lại sự ấn tượng và mới lạ cũng như 1 chút "kì diệu" trong đó

Cảm hứng/ 45


Các mẫu kí tự viết tay được sử dụng Phong cách thiết kế này vẫn luôn có 1 vị thế rất ổn định, tuy không trở thành trào lưu hay xu thế nhưng nó được ưu dùng bởi các nhãn hàng có tính chất hướng tới sự hoài cổ, cổ điển hay vintage, font chữ chủ yếu được sử dụng là các dạng font có ornament như được vẽ bằng tay giúp tạo sự tinh tế và kì công

Dạng logo vẽ bằng brush pen (nét cọ) Ban đầu dạng nét cọ này được sử dụng đễ viết các loại chữ Trung Quốc và Nhật Bản, brush pen còn được gọi là fudepen. Dạng chữ này rất gần với việc viết tay và nét brush có chất xốp và xước, nó mang đến vẻ đẹp có tính chất mỹ thuật cho thiết kế. Hiện tại phong cách này được dừng tương đối rông rãi trong các thiết kế bao bì sản phẩm

Phong cách khắc chữ Calligraphy Đây và phong cách mà chữ được sử dụng như 1 bản khắc, phong cách đã xuất hiện từ lâu những nó vẫn chưa hề lỗi mốt đặc biệt là với các thương hiệu muốn nhắm tới phong cách retro hay vintage

Cảm hứng/ 46


MA Desi MAX CREATIVE TEAM Art Director: Nguyễn Ngọc Sướng Biên tập: Hà My (Cel) Biên dịch: Hà My (Cel), Nguyễn Thu Thảo Minh họa: Hà My (Cel)

M

(C) Copyright Max Creat


AX ign

MAGAZINE

tive 2016. All rights reserved


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.