7 minute read

TÁCH CON NGƯỜI

Ra Kh I

V N M Ph N

Advertisement

Ai trong chúng ta cũng hiểu rằng rất khó để có thể giải quyết vấn đề khi mọi người không hiểu nhau, khi ai cũng tỏ ra giận dữ, tức giận và tự làm mọi việc theo ý của mình.

Một vị chủ tịch công đoàn lớn tiếng với các đoàn viên của mình:

“ Ai là người kêu gọi cuộc bãi công này?”

Jones bước lên phía trước: “Tôi đã làm việc đó thưa ông. Tôi làm việc đó là do ông quản đốc biếng nhác Campell đã gây chuyện. Đây là lần thứ năm trong vòng hai tuần, ông ta rút tôi ra khỏi tổ để làm nhân viên thaythế. Ông ta đã trù dập tôi, làm cho tôi cảm thấy rất mệt mỏi.

Tại sao tôi phải gánh chịu những việc tồi tệ như vậy?”

Tiếp đó, chủ tịch công đoàn đối chất với Campell: “Tại sao ông lại liên tục chỉ địnhJones? Anh ta nói rằng trong vòng hai tuần, ông đã bắt

Cácph ngphápđàmphántheonguyênt c anh ta làm nhân viên thay thế đếnnăm lần, phải không? Tôi muốn biết chuyện gì đã xảy ra.”

Campell trả lời rằng: “Tôi chọn Jones bởi vì anh ta là người giỏi nhất. Tôi tin anh ta có thể thay thế một nhân viên chính ở tổ khác để công việc không bị ngưng trệ. Tôi chỉ kêu anh ta thay thể khi tổ khác không có nhân viên chính, nếu chỉ vắng nhân viên bình thường thì tôi đã cử Smith hay một người khác thay thế. Thời gian này có dịch cúm tràn lan làm cho nhiều nhân viên chính phải nghỉ việc. Tôi không biết rằng anh ta lại phản đối. Tôi cứ nghĩ rằng anh ta thích được giao trách nhiệm”.

Trong một tình huống đời thường khác, luật sư của một công ty bảo hiểm đã nói với Ủy viên Hội đồng bảo hiểm của bang như sau:

“Tôi biết thời gian của ngài rất quý giá, thưa ngài Thompson. Tôi chỉ muốn nói với ngài một vài vấn đề mà chúng ta đang gặp phải trong điều khoản trách nhiệm của các điều luật bảo hiểm. Về cơ bản, tôi nghĩ rằng những điều khoản này đã gây khó khăn cho các công ty bảo hiểm có các quy định về giới hạn điều chỉnh mức bảo hiểm, theo tôi chúng ta có thể xem xét lại và điều chỉnh nếu được…”

Ngài Ủy viên cắt ngang: “Ông Monteiro, công ty của ông đã có nhiều thời gian để tham gia ý kiến xây dựng điều luật này trong suốt thời gian trưng cầu ý kiến trước khi nó được ban hành. Tôi đã làm theo những ý kiến đó. Ông Monteiro, tôi đã lắng nghe từng lời trong suốt cuộc dự thảo và chính tôi đã viết lại bản cuối cùng của các điều luật này. Hay ông nói rằng tôi đã viết sai?”

“Tôi không có ý đó, nhưng…”

“Hay ông muốn nói tôi không công bằng?”

“Chắc chắn là không thưa ngài, nhưng tôi nghĩ rằng điều khoản này đã có các hậu quả mà không một ai trong chúng tôi thấy trước được, và…”

Táchconngườirakhỏivấnđềđàmphán

“Hãy nghe đây ông Monteiro, tôi đã hứa với công chúng khi tôi tranh cử chức vụ này rằng tôi sẽ bài trừ những trò gian dối và bịp bợm, và những điều luật này đã thể hiện được điều đó. Năm ngoái công ty ôngđã kiếm được lợi nhuận 50 triệu đô la nhờ những điều khoản này. Ôngcòn muốn tôi làm gì nữa, bây giờ ônglại đến đây để nói về “những điều lệ không công bằng” và “những hậu quả không thấy trước được”. Tôi không muốn nghe thêm một lời nào nữa về vấn đề này, chúc một ngày tốt đẹp, ông Monteiro.”

Việc gì sẽ tiếp tục xảy ra? Luật sư của công ty Bảo hiểm có gây áp lực buộc ngài ủy viên xem lại điểm này, hay chỉ làm ông ta giận dữ và mọi việc sẽ không đi đến đâu? Công ty của anh ta có nhiều giao dịch kinh doanh tại bang này nên việc giữ mối quan hệ tốt với Ủy viên là rất quan trọng. Vậy anh ta có nên tạm gác lại vấn đề trên, dù rằng anh ta biết điều luật này thật sự không công bằng, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng về lâu dài, và ngay cả các chuyên gia cũng không thể thấy trước được vấn đề này khi trưng cầu ý kiến.

Chuyện gì sẽ xảy ra trong những trường hợp như thế?

Những nhà đàm phán trước tiên là con người

Có một điều cơ bản của đàm phán mà bạn rất dễ quên, đó là cho dù trong các giao dịch nội bộ công ty hay quốc tế thì bạn không phải đang đàm phán với những đại diện trừu tượng của đối phương mà bạn đang đối diện với những con người thật sự. Họ có cảm xúc, có những giá trị sâu sắc bên trong, có những kiến thức và quan điểm khác nhau nên bạn rất khó đoán được họ đang nghĩ gì, và bạn cũng vậy.

Khía cạnh con người trong đàm phán có thể rất hữu ích mà cũng có thể mang đến thảm kịch cho bạn. Tiến trình thương lượng để đi đến thỏa thuận có thể tạo nên một cam kết về mặt tâm lý làm cho kết quả đàm phán thỏa mãn cả đôi bên. Một mối quan hệ công việc được xây

Cácph ngphápđàmphántheonguyênt c

dựng trên cơ sở sự tin tưởng, tình bạn, sự tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau thì cuộc đàm phán sẽ diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Mong muốn luôn cảm thấy hài lòng về bản thân của mọi người và sự băn khoăn đến việc người khác nghĩ về họ như thế nàosẽ làm cho họ nhạy cảm hơn với lợi ích của đối phương.

Mặt khác, con người ai cũng có thể trở nên giận dữ, chán nản, sợ hãi, thù địch, phẫn nộ hay cảm thấy bị xúc phạm, nhất là khi họ có cái tôi dễ dàng bị đe dọa. Họ nhìn nhận thế giới theo quan điểm cá nhân của mình, và thường bị lẫn lộn giữa sự nhận thức của họ với hiện thực. Thông thường, họ sẽ không hiểu được ý đồ của bạn theo cách bạn thể hiện và họ cũng không quan tâm bạn có hiểu những gì họ muốn nói hay không. Sự hiểu lầm này sẽ tăng thêm thành kiến và dẫn đến phản ứng đối phó nhau trong một vòng luẩn quẩn. Việc tìm kiếm và chọn lựa các giải pháp khả thi theo lý trí gần như không thể và cuộc đàm phán thất bại. Mục đích chính của cuộc đàm phán đã chuyển hướng thành sự thắng bại của các bên, không còn dừng lại ở nội dung cần đàm phán ban đầu, và nó sẽ làm sâu sắc thêmcác ấn tượng tiêu cực, phê bình nhau và làm giảm lợi ích thực sự của các bên.

Khi các đối thủ quá quan tâm đến phản ứng của nhau, họ không thể thương lượng với nhau dựa trên tính cảm thông giữa người và người, điều này cũng có thể làm cho cuộc đàm phán thất bại. Cho dù bạn có làm gì chăng nữa, ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt tiến trình đàm phán, từ giai đoạn chuẩn bị cho đến lúc thực hiện, bạn nên luôn tự hỏi mình: “Tôi đã quan tâm đúng mức đến vấn đề con người chưa?”

Mỗi nhà đàm phán đều có hai lợi ích cần quan tâm: lợi ích thực sự và lợi ích qua mối quan hệ

Mọi nhà đàm phán đều muốn đạt được thỏa thuận sao cho thỏa mãn lợi ích thực sự của mình. Đó là lý do mà người ta đàm phán với nhau. Ngoài những điều đó, nhà đàm phán còn tính đến lợi ích từ mối

Táchconngườirakhỏivấnđềđàmphán

quan hệ của mình với đối phương. Một nhà buôn đồ cổ vừa muốn kiếm lợi nhuận nhưng cũng muốn có khách hàng quen. Một nhà đàm phán cũng vậy, tối thiểu thì họ cũng muốn duy trì mối quan hệ công việc với đối phương sao cho thỏa thuận có thể đạt được, tuy rằng họ sẽ phải chia sẻ bớt một chút lợi ích cho đối phương để có được thỏa thuận đó.

Thông thường, khi nhượng bộ lợi ích cho đối phương càng nhiều thì lợi ích của họ càng bị đe dọa. Hầu hết các cuộc đàm phán xảy ra trong bối cảnh các bên đang có sẵn một mối quan hệ, do vậy vấn đề quan trọng là tiến hành đàm phán theo hướng cải thiện mối quan hệ đó chứ không phải là làm cho nó trở nên tồi tệ hơn và làm cho cuộc đàm phán có thể sẽ gặp trở ngại. Trên thực tế, đối với những khách hàng lâu dài, các đối tác kinh doanh, các nhà chính trị, các thành viên trong gia đình, các đồng nghiệp hay các quốc gia thì mối quan hệ đang có còn quan trọng hơn bất kỳ kết quả của một cuộc đàm phán cụ thể nào.

Mối quan hệ có khuynh hướng bị chi phối bởi các vấn đề.

Hậu quả tất yếu của “vấn đề con người” trong đàm phán là mối quan hệ giữa các bên có khuynh hướng bị chi phối bởi nội dung thảo luận. Ngay cả khi cho và nhận, chúng ta đều giải quyết theo hướng nhập vấn đề cần giải quyết và con người lại làm một. Trong phạm vi gia đình, các câu nói đại loại như “Bếp núc bề bộn quá” hay là “Chúng ta đã cạn tiền rồi” thường được quy chung thành một vấn đề, và khi nghe được chúng ta có thể nghĩ đó là sự công kích cá nhân. Nếugiận dữ trước một tình huống, bạn sẽ có khuynh hướng trút giận lên những ai có liên quan đến tình huống đó trong ý nghĩ của mình. Lúc này, cái tôi của bạn có khuynh hướng trở nên hòa nhập với lập trường hiện có của bạn.

Một lý do khác làm cho các vấn đề đang tồn tại bị chi phối bởi các vấn đề tâm lý là người ta thường rút ra một số kếtluận không có cơ sở đáng tin cậy từ những lời bình luận, rồi lấy đó làm cơ sở lập luậncho ý định và thái độ của mình. Nếu chúng ta không cẩn thận, việc này sẽ diễn ra một cách vô thức, chúng ta sẽ ít khi nhận thức được rằng có nhiều cách giải thích khác cũng hợp lý không kém cho cùng một tình

This article is from: