colorME EBOOK

Page 1

1


Trang 2 / 188


Ảnh từ e.colorme.vn

Biên soạn

Bởi COLORME Bản quyền thuộc colorME, nghiêm cấm các hành vi sao chép 1 phần hoặc toàn bộ dưới mọi hình thức. Đây là ấn phẩm ebook online, không được sử dụng cho mục đích in ấn và kinh doanh.

Trang 3 / 188


Cuốn sách này

Dành cho những người đang tìm kiếm kiến thức, như tôi

Ảnh được thiết kế bởi Nguyễn Hà Trang

Trang 4 / 188


Thực sự ngoài mức mong đợi của tôi, sau 5 năm, cuốn Ebook này đã được tải hơn 50.000 lượt. Cảm ơn các bạn đã đón nhận và feedback nhiệt tình.

Ảnh từ e.colorme.vn

Năm 2015, cuốn ebook này được chia sẻ lần đầu tiên từ colorME. Từ đó đến nay, đã có hàng chục ngàn lượt chia sẻ cuốn ebook này. Vì vậy, colorME quyết định chỉnh sửa, nâng cấp cuốn ebook này để các bạn có 1 phiên bản tốt hơn, để nhâm nhi bất cứ lúc nào các bạn muốn. Cuốn ebook này được thực hiện bởi hàng chục con người ở colorME, từ các hình ảnh minh hoạ, các nội dung bài viết đều được cải thiện hơn nhiều phiên bản trước. colorME cũng đã nhận được hàng trăm email cảm ơn từ các bạn đọc giả, thực sự rất cảm ơn các bạn vì điều đó. Hãy đọc thử phiên bản mới của “Thiết kế cho người mới bắt đầu” và cho colorME những góp ý các bạn nhé.

Trang 5 / 188


COLORME

Là ước mơ, tuổi trẻ và nhiệt huyết của chúng tôi

Ảnh được thiết kế bởi Nguyễn Hà Trang

Trang 6 / 188


colorME – lớp học thiết kế cho tất cả mọi người, là tập hợp những người trẻ nhiệt huyết, muốn chia sẻ đến mọi người những kỹ năng thiết yếu trong công việc và cuộc sống. Từ một nhóm nhỏ chỉ có 3 người, hiện nay colorME đã là một trung tâm đào tạo với hơn 130 nhân viên, với 7 chi nhánh ở Hà Nội và Sài Gòn.

Ảnh được thiết kế bởi Nguyễn Hà Trang

Tính đến hiện nay, sau 5 năm vận hành, colorME đã đào tạo cho hơn 40.000 bạn học viên trên toàn Việt Nam. Chúng tôi không tự đặt ra sứ mệnh cho mình vì nó có vẻ quá to lớn. Chúng tôi chỉ muốn, càng nhiều người có khả năng thiết kế, càng tốt. Vậy nên, nếu cuốn sách này có may mắn trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, hãy chia sẻ với tôi qua colorme.idea@gmail.com​ nhé!

Trang 7 / 188


Mục lục

01 02 03 04

Trang 8 / 188

Kiến thức cơ bản Pixel, Image size, Resolution, hệ màu, các thao tác cơ bản với Photoshop, Layer, Transform

Các bố cục thường gặp Bố cục là gì, đường gióng, bố cục 1/3, bố cục đối xứng

Sử dụng màu sắc Màu bậc 1, màu bậc 2, màu bậc 3, màu đối, màu tương đồng, cách phối hợp màu sắc

Typography Typeface, style, font, font serif, sans serif, script, decoration


05 06 07 08

Chỉnh sửa ảnh Stroke, shadow, glow, bevel, gradient

Nhận diện thương hiệu Logo, màu sắc thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu

Cách thiết kế CV Bố cục, màu sắc, CV header, CV Title

Các xu hướng thiết kế mới Các trend gần đây trong thiết kế

Trang 9 / 188


01 ___

CHƯƠNG 1

Kiến thức cơ bản về thiết kế kỹ thuật số Chúng ta sẽ bắt đầu từ những bước đi nhỏ nhất nhé. Hãy bắt đầu từ những kiến thức mà bất cứ designer nào cũng phải nắm rõ như lòng bàn tay. Chương này sẽ giúp bạn định hình xem, cuốn sách này giúp bạn làm được những gì, giúp bạn làm quen với công cụ Photoshop.

Trang 10 / 188


Trang 11 / 188


Các bài toán thường gặp

Chia sẻ cho bạn thứ bạn cần Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi liên tục khảo sát về nhu cầu của học viên. Hãy thử nhìn xem các bài toán mà học viên của colorME thường gặp là như thế nào nhé:

Nhận diện thương hiệu Tự xây dựng Logo và bộ nhận diện thương hiệu đi kèm cho club hay tổ chức của mình.

Số hóa ý tưởng Bạn có 1001 ý tưởng trong đầu có thể trở thành tuyệt phẩm nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

Thiết kế ấn phẩm truyền thông Banner, poster, standee, avatar, cover, bạn đã bao giờ muốn tự tay xây dựng chúng?

Chỉnh sửa ảnh Làm trắng da, mịn da, tẩy mụn, nhuộm tóc… hay chỉnh sửa những bức hình mà bạn tự chụp.

Các icon từ element.envato.com

Trang 12 / 188


Những gì bạn có và chưa có

Bạn thường có sẵn 2 thứ và thiếu 2 thứ Bạn có nội dung Thứ mà bạn luôn có sẵn là nội dung, những thứ mà bạn muốn đưa vào tác phẩm của mình. Đó có thể là nội dung của một chương trình, nội dung của một tờ rơi bạn đang muốn trình bày một cách thật ấn tượng. Bạn có ý tưởng Điều thứ 2, mà bạn có sẵn, là ý tưởng. Lần này bạn sẽ dùng concept về đồ chơi giấy? Concept về những con quái vật? Concept về mùa thu? Concept về thế giới động vật? Bạn chỉ thiếu hai thứ nữa. Bạn thiếu công cụ Đầu tiên, bạn cần một công cụ để hiện thực hóa ý tưởng của mình. Có rất rất nhiều các phần mềm thiết kế có thể giúp bạn làm điều này, hãy chọn cho mình một công cụ phù hợp bạn nhé. Bạn thiếu kiến thức Thứ hai, là những kiến thức nền tảng về thiết kế. Có bao giờ bạn thắc mắc rằng những màu sắc nào sẽ đi được với nhau, những font chữ nào có thể kết hợp? Các icon từ element.envato.com

Trang 13 / 188


Các phần mềm thường gặp

Và điểm khác biệt của chúng Adobe Photoshop Được mệnh danh là phù thủy kĩ thuật số, Photoshop (PTS) là một phần mềm kì diệu mà bất cứ ai cũng nên học để sử dụng. Photoshop cho phép bạn dùng thử trong vòng 30 ngày. Hoặc, bạn có thể sử dụng các phiên bản cũ của Photoshop đang được cung cấp hoàn toàn miễn phí để học tập,

Adobe Illustrator Cũng là một phần mềm thiết kế “khủng”. Tuy nhiên, nếu Photoshop thiên nặng về thiết kế raster, chỉnh sửa ảnh thì Illustrator lại thiên về thiết kế vector. Các sản phẩm được dùng để in ấn hay các sản phẩm nhận diện thương hiệu được tạo ra bởi AI nhiều hơn là PS.

Hình ảnh từ colorme.vn

Trang 14 / 188


Các phần mềm thường gặp

Và điểm khác biệt của chúng Adobe Indesign Những ấn phẩm chuyên dùng trong trường hợp in ấn, những ấn phẩm có nhiều trang như những cuốn sách, những brochure, leaflet thường được tạo ra bởi Indesign. Phần mềm này khá mờ nhạt với rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu dành thời gian học thử, bạn sẽ thấy rất hứng thú với nó.

Adobe Lightroom Là phần mềm được giới Photographer cực kì ưa chuộng, Lightroom nặng về retouch và blend. Một kỹ năng mà bạn cần có nếu muốn tự tạo ra những bức hình có màu sắc “ảo diệu”. Với những preset cung cấp sẵn cực kì nhiều trên mạng. Bạn sẽ có thể tự học rất nhanh phần mềm này.

Trang 15 / 188


Vì sao nên học Photoshop

Có hàng tá lý do lý giải vì sao bạn nên học Photoshop Dù bạn đang là ai, Photoshop cũng có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong công việc hay sự học của mình.

Thể hiện cá tính Cho mọi người thấy bạn là ai, cảm nhận về nghệ thuật của bạn như thế nào qua tác phẩm của mình

Tham gia dự án Bạn hoàn toàn có thể trở thành designer quan trọng của bất cứ dự án nào

Typography Bạn thích “chơi” với các con chữ? Photoshop là dành cho bạn

Khôi phục ảnh Những bức hình từ thuở lọt lòng đã úa vàng, liệu có thể đưa chúng trở lại?

Các icon từ element.envato.com Trang 16 / 188


Vẽ tranh Trở thành 1 digital painter chính hiệu với Photoshop

Thay đổi màu ảnh Tha hồ blend màu ảnh theo sở thích với các công cụ cực mạnh trong Photoshop

Thiết kế áo thun Không còn cằn nhằn với các designer ở xưởng in nữa khi bạn đã có phù thủy trong tay

Chỉnh sửa lỗi ảnh Mắt đỏ? Thiếu sáng? Nhòe ảnh? Hãy xem Photoshop có thể giúp bạn làm gì nhé

Hiện thực ý tưởng Và quan trọng hơn hết, biến ý tưởng của bạn thành hiện thực.

Trang 17 / 188


Khái niệm về điểm ảnh (pixel)

Điểm ảnh là gì?

Đã bao giờ bạn nghe đến từ “điểm ảnh” hay “pixel” chưa? Pixel là phần tử nhỏ nhất của mỗi bức hình. Mỗi pixel là một ô vuông chỉ chứa đúng 1 màu duy nhất. Hãy phóng to bức hình của bạn

Với bất cứ bức hình nào, chỉ cần phóng to ra hết cỡ, bạn sẽ thấy chúng bị vỡ nát thành rất nhiều điểm ảnh. Ví dụ như hình bên, Captain America là một tấm hình được tạo thành từ 1 lưới pixel bao gồm 21 dòng và 19 cột. Như vậy bức hình bên có 19x21 pixel.

Ảnh hưởng từ pixel đến thiết kế Có thể hiểu đơn giản cho người mới bắt đầu, ảnh có càng nhiều pixel thì càng… rõ. Vậy vì sao càng nhiều pixel càng rõ, chúng ta cùng đi đến 2 khái niệm quan trọng khác nữa, đó là kích thước ảnh và độ phân giải ảnh.

Nguồn ảnh: minecraftpixelartbuildingideas.blogspot.com

Trang 18 / 188


Kích thước ảnh

Image size

Flappy Bird - Nguyễn Hà Đông

Kích thước ảnh

Kích thước ảnh chính là số lượng pixel chiều ngang nhân với số lượng pixel chiều dọc của mỗi bức ảnh. Hình trên cho chúng ta một ví dụ từ ảnh của một chú Flappy Bird trên Google Image. Trong trường hợp này, bức hình có kích thước là 236x149. Tiếp đến, chúng ta cùng nghiên cứu một từ vựng khác cũng không kém phần quan trọng. Tôi chắc là bạn đã nghe từ này không ít lần trước đây, đó là “độ phân giải”.

Trang 19 / 188


Độ phân giải ảnh

Resolution

Nguồn ảnh: mvps.net

Độ phân giải Độ phân giải ảnh là số lượng pixel trên kích thước hiển thị. Bạn có thể tưởng tượng được rằng, nếu bạn dàn một bức hình có 50x100 pixel lên một tờ giấy A4, độ rõ nét của nó sẽ rất khác khi bạn in một bức hình có 500x1000 pixel lên cùng kích thước giấy. Bạn có thể hiểu nôm na, độ phân giải càng cao cho phép độ hiển thị của hình lên giấy hoặc màn hình máy tính/ điện thoại càng rõ.

Trang 20 / 188


Độ phân giải ảnh

Trong in ấn

Nguồn ảnh: unsplash.com

Trong in ấn 2 hình trên mô tả cùng 1 quang cảnh, tuy nhiên bức hình dưới có số pixel thấp hơn rất nhiều so với bức hình trên. Đấy là lý do vì sao khi dàn cả 2 hình trên cùng 1 kích thước giấy, ta có thể thấy một hình thì rất rõ, trong khi hình còn lại thì cực kỳ mờ nhạt và vỡ nát. Vậy nên bạn hãy cân nhắc về kích thước của ảnh ngay trong quá trình khởi tạo file, vì một khi đã chọn kích thước file quá nhỏ, về sau sẽ có rất nhiều thứ phải sửa nếu bạn in ấn/ hiển thị trên diện tích lớn. Trang 21 / 188


Độ phân giải ảnh

Trong hiển thị

Nguồn ảnh: mvps.net

Trong hiển thị Thêm một ví dụ khác về độ phân giải, bạn có thể thấy rằng, những chiếc iPhone nhỏ bé này có thể có số lượng pixel ngang bằng màn hình chiếc máy tính của bạn. Tuy nhiên, kích thước của chúng thì lại nhỏ hơn màn hình máy tính của bạn rất nhiều lần. Đó là lý do vì sao, cùng 1 video, khi xem trên iPhone, ta cảm giác sự rõ nét tăng lên rất nhiều so với màn hình máy tính.

Trang 22 / 188


Hệ màu CMYK

Hệ màu dùng cho in ấn

Nguồn ảnh: scoop.it

Hệ màu CMYK Sau những khái niệm về pixel, kích thước ảnh và độ phân giải. Thứ tiếp theo mà chúng ta cần nghiên cứu là hệ màu. Có 2 hệ màu mà bạn cần đặc biệt lưu tâm. Hệ màu CMYK và hệ màu RGB. Hệ màu CMYK hay còn được gọi là hệ màu trừ, thường được dùng để thiết kế ra các sản phẩm chuyên dùng trong in ấn. Hệ màu này được gọi là hệ màu trừ vì nó không thể tạo ra được màu trắng, mà chỉ có thể trừ dần màu trắng về màu đen.

Trang 23 / 188


Hệ màu CMYK

Giải thích cách hoạt động

Nguồn ảnh: unsplash.com

CMYK hoạt động thế nào Hãy thử xem qua clip này để hiểu hơn các hoạt động của hệ màu CMYK bạn nhé. Xem clip Xem clip Như vậy bạn đã hình dung ra, hệ màu CMYK là viết tắt của 4 màu: ● Cyan ● Magenta ● Yellow ● Key-Black Tại sao lại là K chứ không phải B? Vì ở đây, màu đen có vai trò rất quan trọng trong việc ấn định độ sáng tối của điểm ảnh sau khi đã được phối màu từ 3 màu còn lại.

Trang 24 / 188


Hệ màu RGB

Hệ màu dùng cho hiển thị

Nguồn ảnh: unsplash.com

Hệ màu RGB Nếu như hệ màu CMYK chuyên được dùng trong in ấn, thì hệ màu RGB lại chuyên dùng trong hiển thị. Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao màn hình máy tính có thể hiển thị được nhiều màu như thế? Lý giải cho điều này, mỗi pixel trên màn hình máy tính được tạo thành từ 3 đèn led, có màu Đỏ (RED) – Xanh Lá (GREEN) – Xanh Lam (BLUE)

Trang 25 / 188


Hệ màu RGB

Giải thích cách hoạt động

Nguồn ảnh: learn.zoner.com

Hệ màu RGB hoạt động ra sao Vậy để hiển thị màu xanh lá, pixel đó chỉ cần tắt đi đèn led màu đỏ và đèn led xanh dương. Để hiển thị được màu xanh dương, pixel đó chỉ cần tắt đi 2 đèn led đỏ và xanh lá. Để hiển thị màu tím, đèn led xanh lá sẽ bị tắt đi. Và để hiển thị màu trắng, cả 3 đèn led sẽ được bật cùng 1 lúc. Chắc hẳn bạn còn nhớ kiến thức về ánh sáng khi học vật lý, đúng không?

Trang 26 / 188


Không gian làm việc của Photoshop

Giới thiệu không gian làm việc

Giao diện phần mềm Photoshop CC 2012+

Demo Giao diện của phần mềm Photoshop gồm 5 phần 1. Toolbar 2. Option bar 3. Menu bar 4. Panel 5. Workspace Cùng xem demo về không gian làm việc của Photoshop nhé Xem Demo

Trang 27 / 188


Khởi tạo file mới

Trong Photoshop

Khởi tạo file mới trong Photoshop

Cách tạo file mới Không đơn giản như word, một file mới của Photoshop đòi hỏi bạn đưa vào rất nhiều thông số ban đầu. Và thật may mắn, tất cả những thông số quan trọng như hệ màu, độ phân giải, kích thước ảnh bạn đều đã nắm được rồi. Để tạo file mới trong Photoshop, bạn chỉ cần bấm Ctrl+N, một bảng như trên sẽ hiện lên cho phép bạn đưa thông số vào. Demo tạo file mới trong Photoshop: Xem Demo

Trang 28 / 188


Khái niệm về lớp

Layer

Một file Photoshop có nhiều Layer

Layer là gì Đây có thể coi là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong Photoshop. Bạn có thể hình dung, layer là một tấm ban đầu hoàn toàn trong suốt không có gì cả, bạn đưa bất cứ hình nào vào layer đó, thì chỉ những vùng có hình thì phần đó sẽ được hiển thị. Ngược lại, tất cả những vùng trên layer không có hình sẽ trở nên trong suốt. Và, trong Photoshop, bạn sẽ làm việc với rất nhiều layer chồng lên nhau trong mỗi một file. Bạn đã nắm được khái niệm về layer rồi đúng không? Giờ hãy nắm một số thao tác với layer nhé. Trang 29 / 188


Các thao tác cơ bản

Xử lý layer

Danh sách phím tắt thao tác với layer Tạo Layer (Ctrl + Shift + N) Xóa Layer (Chọn layer - Delete) Thay đổi thứ tự các layer (Kéo thả trong layers panel) Gộp 2 hoặc nhiều layer lại (chọn Layer, Ctrl + E) Đặt tên Layer (Double click vào tên layer) Chọn nhanh Layer (Ấn ctrl hoặc chọn auto-select) Tạo nhóm các layer (Ctrl + G)

Xem qua clip sau để hiểu hơn về demo layer bạn nhé Xem Demo

Trang 30 / 188


Công cụ di chuyển

Move tool

Công cụ di chuyển trong Photoshop

Công cụ di chuyển Cùng đến với công cụ đầu tiên trong Photoshop bạn nhé. Công cụ di chuyển (move tool) là công cụ cho phép bạn di chuyển các layer khác nhau trong cùng 1 file Photoshop. Phím tắt của công cụ này là V. Việc sử dụng phím tắt có vai trò rất quan trọng trong quá trình sử dụng phần mềm Photoshop, vậy nên bạn nhớ cố gắng tập làm quen với việc nhớ phím tắt nhé. Xem Demo

Trang 31 / 188


Biến dạng lớp

Transform tool

Transform Tool – Scale Transform tool, có phím tắt là Ctrl+T, là công cụ cho phép bạn làm một số phép biến đổi hình cơ bản như phóng to, thu nhỏ, quay, lật gương…

Trang 32 / 188


Công cụ chọn vùng

Elliptical Marquee Tool

Công cụ chọn vùng tròn giúp bạn lấy 1 phần hình tròn từ layer ban đầu

Công cụ chọn vùng – Chọn vùng tròn Công cụ chọn vùng cho phép bạn chọn một phần của bức hình để cắt ghép ảnh. Xem qua clip này để hiểu hơn các công cụ chọn vùng bạn nhé Xem Demo

Trang 33 / 188


Công cụ chọn vùng

Rectangular Marquee Tool

Công cụ chọn vùng chữ nhật giúp bạn lấy 1 phần hình chữ nhật từ layer ban đầu

Công cụ chọn vùng – Chọn vùng chữ nhật Công cụ chọn vùng cho phép bạn chọn một phần của bức hình để cắt ghép ảnh. Xem qua clip này để hiểu hơn các công cụ chọn vùng bạn nhé Xem Demo

Trang 34 / 188


Công cụ chọn vùng

Lasso Tool

Công cụ chọn vùng giúp cho việc tách nền dễ dàng hơn

Công cụ chọn vùng – Chọn vùng tự do Công cụ chọn vùng cho phép bạn chọn một phần của bức hình để cắt ghép ảnh. Xem qua clip này để hiểu hơn các công cụ chọn vùng bạn nhé Xem Demo

Trang 35 / 188


Công cụ chọn vùng

Polygonal Lasso Tool

Công cụ chọn vùng giúp cho việc tách nền dễ dàng hơn

Công cụ chọn vùng – Chọn vùng đa giác Công cụ chọn vùng cho phép bạn chọn một phần của bức hình để cắt ghép ảnh. Xem qua clip này để hiểu hơn các công cụ chọn vùng bạn nhé Xem Demo

Trang 36 / 188


Công cụ chọn vùng

Magic Wand Tool

Công cụ chọn vùng giúp cho việc tách nền dễ dàng hơn

Công cụ chọn vùng – Chọn vùng dựa trên độ tương phản Công cụ chọn vùng cho phép bạn chọn một phần của bức hình để cắt ghép ảnh. Xem qua clip này để hiểu hơn các công cụ chọn vùng bạn nhé Xem Demo

Trang 37 / 188


Công cụ chọn vùng

Magic Wand Tool

Công cụ chọn vùng giúp cho việc tách nền dễ dàng hơn

Công cụ chọn vùng – Chọn vùng dựa trên vùng màu Công cụ chọn vùng cho phép bạn chọn một phần của bức hình để cắt ghép ảnh. Xem qua clip này để hiểu hơn các công cụ chọn vùng bạn nhé Xem Demo

Trang 38 / 188


Công cụ chọn vùng

Quick Select Tool

Công cụ chọn vùng giúp cho việc tách nền dễ dàng hơn

Công cụ chọn vùng – Chọn vùng nhanh Công cụ chọn vùng cho phép bạn chọn một phần của bức hình để cắt ghép ảnh. Xem qua clip này để hiểu hơn các công cụ chọn vùng bạn nhé https://e.colorme.vn/lesson/81/690

Trang 39 / 188


Tổng kết chương 1

Chúc mừng bạn, bạn đã có những bước đi đầu tiên rất tốt

Ảnh được thiết kế bởi Nguyễn Hà Trang

Như vậy bạn đã nắm rõ những khái niệm nền tảng trong thiết kế kỹ thuật số. Tại thời điểm hiện tại,. Bạn đã có thể tự do cắt ghép chỉnh sửa và tùy biến các khung hình có sẵn. Hãy giữ nguyên tinh thần và đi đến chương 2 bạn nhé.

Trang 40 / 188


Trang 41 / 188


02 ___

CHƯƠNG 2

Các bố cục thường gặp và ứng dụng Nếu nội dung là da thịt của bản thiết kế thì bố cục như là khung xương của chúng vậy. Vậy có những điều gì cần lưu ý khi xây dựng bố cục cho tác phẩm thiết kế? Cùng xem qua những kiến thức quan trọng sau bạn nhé. Trang 42 / 188


Trang 43 / 188


Phân cấp thông tin

Dẫn dắt thị giác người xem

Thói quen thị giác của người xem

TRÁI – PHẢI TRÊN - DƯỚI Thói quen nhìn cơ bản của mắt người nói chung và đặc biệt là người Việt Nam nói riêng, và nó sẽ tạo ra cho mắt chúng ta khi nhìn thành 1 hình chữ “Z” trên bất kỳ ấn phẩm nào.

Trang 44 / 188


Phân cấp thông tin

Dẫn dắt thị giác người xem

Cách thiết kế nào giúp bạn dễ đọc hơn?

Vấn đề chính là kích thước Thay đổi kích thước to nhỏ khác nhau có thể giúp cho người dùng dễ dàng hơn trong việc đọc các ấn phẩm của bạn. Vây kích thước phụ thuộc vào điều gì của nội dung? Câu trả lời chính là độ phân cấp thông tin.

Trang 45 / 188


Phân cấp thông tin

Trong thực tế

Cách thiết kế nào giúp bạn dễ đọc hơn?

Thiết kế nào dẫn dắt thị giác tốt hơn? Trên đây có 2 thiết kế với cùng nội dung và thông điệp, bạn thấy thiết kế nào dễ đọc hơn. Thiết kế nào giúp bạn tiếp nhận thông tin nhanh hơn? Bạn bắt đầu hình dung được việc dẫn dắt thị giác quan trọng như thế nào rồi đúng không?

Trang 46 / 188


Ví dụ

Ảnh được thiết kế bởi Nguyễn Hà Trang

Ảnh được thiết kế bởi Nguyễn Hà Trang

Ảnh được thiết kế bởi Nguyễn Hà Trang

Trang 47 / 188


Lưới thị giác trong thiết kế

Những đường dẫn vô hình

Các đường dẫn vô hình trong mỗi tác phẩm

Lưới thị giác là gì? Trong bức hình trên, bạn có thể thấy hệ thống các đường căn dọc ngang chia bức hình thành rất nhiều phần rõ ràng. Sự căn chỉnh và chuẩn mực đem lại sự thoải mái và tư duy nhìn-đọc rõ ràng cho người dùng. Lưới thị giác, là những đường căn dọc-ngang mà người dùng không nhìn thấy.

Trang 48 / 188


Luật 1/3

Trọng tâm của tác phẩm

Bố cục ⅓ trong thiết kế poster film

Luật 1/3 Đã bao giờ bạn nghe thấy cụm từ này chưa? Đây là một bố cục được ứng dụng rất nhiều trong nhiếp ảnh và quay phim.

Trang 49 / 188


Luật 1/3

Trọng tâm của tác phẩm

Bố cục ⅓ trong thiết kế poster film

Một cách ngắn gọn Một tác phẩm được coi là có bố cục 1/3 khi chia bức hình đó thành 3 hàng và 3 cột, sẽ có một điểm quan trọng rơi vào 1 trong 4 điểm giao của các đường phân chia. Trong poster trên, gương mặt của Brad Pitt rơi vào 1 trong 4 điểm giao. Và bạn có thể tự cảm nhận, rằng gương mặt của nam tài tử này trở nên cực kì nổi bật trong tác phẩm.

Trang 50 / 188


Bố cục đối xứng

Cực kì dễ sử dụng

Poster bố cục đối xứng

Tỉ lệ đối xứng Đúng như tên gọi của nó. Bố cục đối xứng giúp bạn đưa tất cả các phần nội dung và một cách cân đối tuyệt đối. Bố cục này dẫn dắt thị giác người xem theo chiều dọc. Và, điều kỳ diệu ở đây là, việc dẫn dắt thị giác người xem sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Ở ví dụ trên, điều đầu tiên đập vào mắt người xem là chiếc Apple MacBook đẹp tuyệt vời. Tiếp đó là cái tên cực kì sáng tạo – Thinnovation. Và cuối cùng làn hững icon xinh đẹp nằm bên dưới của Macbook. Một ví dụ đủ đơn giản để chúng ta cùng hiểu được đúng không?

Trang 51 / 188


Bố cục đối xứng

Cực kì dễ sử dụng

Poster bố cục đối xứng

Một ví dụ khác Một poster kích thích từ chuỗi cửa hàng ăn nhanh lớn nhất thế giới – Mcdonald. Poster có bố cục đối xứng, chỉ một trục căn duy nhất phân tách bức hình thành 2 phần cân đối rõ rệt. Hãy tự chiêm nghiệm sự dẫn dắt thị giác trong tác phẩm trên bạn nhé. Và giờ là lúc bạn bắt đầu tập làm quen với công cụ gõ chữ: Text Tool (T) với một ví dụ đơn giản sau https://e.colorme.vn/lesson/81/535

Trang 52 / 188


Tổng kết chương 2

Bạn bắt đầu cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, đúng không?

Ảnh được thiết kế bởi Nguyễn Hà Trang

Bạn sẽ bắt đầu gặp phải một hội chứng mà tất cả designer đều mắc phải – Hội chứng phân tích. Dù đi đến bất kì đâu, nhìn thấy bất cứ tác phẩm nào, bạn cũng sẽ luôn nhìn thấy những đường căn vô hình và những điểm 1/3 được che dấu tài tình phía sau mỗi tác phẩm. Hoàn toàn làm chủ được thị giác của mình là những điều bạn có thể đạt được sau khi hoàn thành ¼ chặng đường trên cuộc hành trình của chúng ta.

Trang 53 / 188


03 ___

CHƯƠNG 3

Sử dụng màu sắc Số lượng màu hiện có trên thế giới là rất nhiều. Không có màu xấu hay màu đẹp. Chỉ có cách phối hợp màu tốt hay không. Sẽ không còn nỗi lo về việc chọn màu để phối trong các trường hợp nhất định. Để bạn có thể tự tin biết chính xác mình đang tìm kiếm điều gì trong thế giới màu sắc.

Trang 54 / 188


Trang 55 / 188


Vòng thuần sắc

Nền tảng của màu sắc

Ô cầu vồng có màu của vòng thuần sắc

Ô cầu vồng Rất nhiều năm trước đây, bạn đã từng thấy chiếc ô này đúng không? Một chiếc ô với những vệt màu riêng biệt, một chiếc ô rất hút mắt người xem. Nó đã từng rất thịnh hành vào những năm 2008. Đỏ cam vàng lục lam chàm tím, bạn có thấy chuỗi màu này quen không? Chính xác, đó là màu của cầu vồng, và nó cũng là những màu nằm bên trong một vật rất quan trọng của thế giới màu sắc. Một vật có tên là “Vòng Thuần Sắc”.

Trang 56 / 188


Vòng thuần sắc

Nền tảng của màu sắc

Vòng thuần sắc

Vòng Thuần Sắc Như tên gọi của nó, Vòng thuần sắc là một vòng tròn chứa đầy… màu sắc. Vòng màu trên có thứ tự như màu cầu vồng, Đỏ-Cam-Vàng-Lục-Lam-Chàm-Tím. Và bạn sẽ khó có thể ngờ rằng ảnh hưởng của vòng tròn màu đơn giản này đến việc chọn và phối màu lớn đến nhường nào. Vậy làm sao để hình thành nên vòng tròn màu này?

Trang 57 / 188


Màu bậc 1

Nền tảng của màu sắc

Màu bậc 1

Màu bậc 1 Quay lại quá khứ một tí nhé, hãy thử tưởng tượng lại, ngày xưa, khi bạn học vẽ màu nước. Làm sao để có thể pha trộn nên 1 trong 3 màu Đỏ-Xanh Dương-Vàng? Rất khó đúng không? Vì điều bạn đang cố gắng là không thể. 3 màu Đỏ-Xanh Dương-Vàng được gọi là màu cơ bản hay màu bậc 1 là những màu sắc không thể pha ra được khi hòa trộn từ các màu khác.

Trang 58 / 188


Màu bậc 2

Nền tảng của màu sắc

Màu bậc 1

Màu bậc 2 Từ 3 màu bậc 1, chúng ta có thể pha trộn ra 3 màu mới mà bạn hoàn toàn có thể tự đoán ra được: Cam – Xanh Lá – Tìm là 3 màu sắc thuộc nhóm màu bậc 2 Và hiển nhiên rồi, chúng ta sẽ có nhóm màu tiếp theo tên là…

Trang 59 / 188


Màu bậc 3

Nền tảng của màu sắc

Màu bậc 1

Màu bậc 3 Khi trộn 1 màu bậc 1 với một màu bậc 2 liền kề, bạn sẽ có ngay các màu thuộc nhóm màu bậc 3. Tiến trình này có thể lặp lui lặp lại vô hạn. Đến một lúc nào đó, vòng thuần sắc sẽ trở thành 1 dải màu khép kín.

Trang 60 / 188


Vòng thuần sắc

Nền tảng của màu sắc

Vòng thuần sắc

Vòng Thuần Sắc Như các bạn có thể thấy, sau khi chúng ta mở rộng tiếp vòng thuần sắc, chúng ta sẽ có 1 vòng có màu như cầu vồng. Từ ý tưởng này, các nhà phát triển đã đưa vào các hệ thống chọn màu giúp cho các Designer dễ dàng tìm kiếm màu sắc mà mình cần hơn.

Trang 61 / 188


Hệ màu HSB

Hue - Saturation - Brightness

Cách cấu thành hệ màu

Hệ màu HSB Chúng ta đã từng tìm hiểu qua 2 hệ màu quan trọng trong thiết kế, hệ màu CMYK và hệ màu RGB. Và giờ đây, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một hệ màu mới nữa, hệ màu HSB. Hệ màu HSB, viết tắt của Hue (Màu gốc) – Saturation (Độ bão hòa, độ đục) – Brightness (Độ sáng). Hệ màu HSB chỉ làm 1 nhiệm vụ duy nhất là giúp nhà thiết kế định vị rõ ràng hơn màu sắc của mình nằm ở đâu trên Color Picker.

Trang 62 / 188


Hệ màu HSB

Hue - Saturation - Brightness

Color Picker

Color Picker Color Picker là một công cụ cực kì quan trọng trong việc chọn và phối hợp màu sắc. Khi bạn xếp chồng 3 lớp màu của hệ màu HSB lên nhau, bạn sẽ có được mảng màu thường thấy ở các Color Picker

Trang 63 / 188


Màu chủ đạo

Tác phẩm này màu gì?

Màu chủ đạo của tác phẩm trên là gì?

Màu chủ đạo Sai lầm lớn nhất thường gặp đối với các bạn mới bắt đầu thiết kế là các bạn dùng… quá nhiều màu sắc. Bạn cho tất cả những màu có thể vào bức thiết kế của mình, biến nó thành một mớ hỗn độn khó cảm nhận được. Một tác phẩm thiết kế thành công cần bảo đảm về tính chất màu chủ đạo. Nghĩa là người dùng sẽ nắm bắt ngay màu chủ đạo trong tác phẩm của bạn là màu gì sau khi chiêm ngưỡng tác phẩm trong vài giây.

Trang 64 / 188


Màu chủ đạo

Tác phẩm này màu gì?

Rodrigo Poster Design by BadSyxn

Màu chủ đạo không nhất thiết phải phủ kín tác phẩm Sự đồng bộ và đồng nhất về màu sắc quyết định màu chủ đạo của tác phẩm. Trong bức hình trên, bạn có thể nhận thấy rằng, màu sắc chủ đạo không chiếm quá nhiều không gian trong bức hình. Nhưng đủ để bạn nhận thức được rằng màu sắc chủ đạo của chúng là màu nào.

Trang 65 / 188


Dùng 1 màu

Monochromatic

Đen, trắng và xám không được coi là màu chủ đạo Đúng vậy, chúng ta có concept GrayScale, nhưng tuyệt đối không có màu chủ đạo là màu đen, trắng, hay xám. 3 màu là 3 màu đi kèm với màu chủ đạo để xây dựng nên sắc thái (shades) mới cho vật chủ của nó.

Trang 66 / 188


Dùng 1 màu

Monochromatic

Từ thực tiễn quanh ta Phối một màu là cách lấy 1 màu trong vòng thuần sắc và phối với các màu với sắc độ khác nhau của nó. Cách phối này giúp bản thiết kế của chúng ta dễ gây ấn tượng và dễ dàng lưu vào trí nhớ của người xem.

Trang 67 / 188


Phối màu (Analogous)

Màu tương đồng

Màu tương đồng

Màu tương đồng Phối màu tại bậc cơ bản, nhiệm vụ duy nhất của bạn đó là nhớ nằm lòng dải màu: “Đỏ-Cam-Vàng-Lục-Lam-Chàm-Tím”, để biết những màu nào nằm cạnh nhau trên vòng tròn màu. Những màu nằm cạnh nhau, đem lại cho ta cảm giác hài hòa và nhẹ nhàng. Độ chênh lệch không quá lớn về độ tương phản giúp người xem dễ dàng cảm nhận tác phẩm hơn.

Trang 68 / 188


Phối màu (Analogous)

Màu tương đồng

Nguồn ảnh

Tạo cảm giác thoải mái cho mắt Việc đặt các màu tương đồng cạnh nhau luôn là 1 lựa chọn an toàn cho thiết kế, chỉ với khoảng màu ngắn trên vòng tròn màu, cộng với các tint - tone - shade của chúng, bạn có thể có vô vàn cách phối hợp màu tương đồng cho thiết kế của mình.

Trang 69 / 188


Phối màu (Analogous)

Màu tương đồng

Ảnh được thiết kế bởi Nguyễn Hà Trang

Ảnh được thiết kế bởi Nguyễn Hà Trang Trang 70 / 188


Phối màu (Complementary)

Màu đối trực tiếp

Màu tương phản Màu tương phản, hay còn gọi là màu bổ túc bậc 1. Là những cặp màu nằm đối nhau trên vòng tròn màu. Chỉ có 3 cặp màu quan trọng nhất mà bạn cần nhớ là: Vàng-Tím; Xanh lá – Đỏ, Xanh dương-Cam. Trên đây là ví dụ về bộ nhận diện thương hiệu của TPBank. Sự phối hợp tuyệt vời giữa vàng và tím.

Trang 71 / 188


Phối màu (Complementary)

Ví dụ

Trang 72 / 188


Tổng kết chương 3

Bạn cũng có màu sắc riêng

Đó chính là lý do tôi đặt tên lớp học của mình là colorME. Vì tôi tin rằng, ai ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo và thế giới nội tâm riêng biệt, đó là những chiếc chìa khóa giúp bạn mở ra thế giới sáng tạo của riêng mình. Photoshop chỉ là một công cụ và cuốn sách này cũng chỉ là một người bạn đồng hành trong bộ phim mà bạn là nhân vật chính. Vậy nên hãy cố gắng thật nhiều hơn nữa.

Trang 73 / 188


04 ___

CHƯƠNG 4

Những điều cần biết về Typography Mọi sự khó khăn trong việc thiết kế của bạn sẽ chấm dứt tại thời điểm bạn làm chủ được khả năng sử dụng chữ của mình. Không phải mò mẫm chọn font cho đến khi hài lòng nữa, đã đến lúc bạn tự động tìm kiếm font chữ mà mình đang hướng đến rồi.

Trang 74 / 188


Trang 75 / 188


Công cụ gõ chữ

Type Tool

Option bar Option bar của Type tool cho phép bạn điều chỉnh các thuộc tính cơ bản của chữ như: Typeface (Kiểu chữ), Style (Dáng chữ), Kích thước, Viền chữ, Căn lề, Màu sắc, Bóp méo chữ.

Trang 76 / 188


Công cụ gõ chữ

CHARACTER/PARAGRAPH

Option bar Option bar của Type tool cho phép bạn điều chỉnh các thuộc tính cơ bản của chữ như: Typeface (Kiểu chữ), Style (Dáng chữ), Kích thước, Viền chữ, Căn lề, Màu sắc, Bóp méo chữ.

Trang 77 / 188


Các nhóm typeface cơ bản

Serif

Serif trịnh trọng Serif hay còn gọi là chân chữ, là những phần gạch ngang phía chân của mỗi con chữ. Loại chữ này đem lại cho chúng ta cảm giác rất nghiêm trang và cổ điển. Vậy nên chúng được ứng dụng rất nhiều trong nhà hàng, khách sạn, kinh tế, giáo dục… Loại chữ này còn có một đặc điểm mà bạn cần lưu tâm. Chúng hoạt động rất tốt tại những nơi có mật độ chữ dày như sách hoặc báo. Trang 78 / 188


Các nhóm font cơ bản

Sans Serif

Sans Serif trẻ trung năng động Có chữ có chân, đương nhiên sẽ có chữ không chân rồi. Nhóm chữ không chân, hay còn gọi là sans-serif là nhóm chữ đem lại cho mọi người cảm giác gọn gàng, nhẹ hàng, hiện đại và nhanh chóng. Đó là lý do tại sao sans serif được dùng rất nhiều trong quảng cáo, truyền thông và công nghệ.

Trang 79 / 188


Các nhóm font cơ bản

Script

Script tự do phóng khoáng Là những con chữ làm người ta cảm giác như chúng vừa được viết ra bởi một bàn tay tài hoa của một nghệ sĩ nào đó. Script đem lại cảm giác tự nhiên hoang dại. Chúng thường được sử dụng rất nhiều trong những tác phẩm liên quan nhiều đến nghệ thuật và sáng tạo.

Trang 80 / 188


Các nhóm font cơ bản

Decorative

Chữ trang trí Decorative là kiểu chữ có những yếu tố trang trí, minh họa mặc định kèm theo như nét đứt gãy, trái tim hay bông hoa...

Trang 81 / 188


Chọn typeface

Serif & Sans Serif

Minh hoạ bởi Nguyễn Ngọc Xuyến

Nên chọn font nào? Có một cuộc tranh luận đang diễn ra giữa các nhà thiết kế - cả in ấn và kỹ thuật số về những gì tạo ra một kiểu chữ lý tưởng cho một dự án. Cuộc tranh luận hầu như luôn luôn chia nhỏ thành một câu hỏi duy nhất: serif hay sans serif? Trước khi bạn trả lời câu hỏi đó, hãy nghĩ về tất cả những điều bạn biết về kiểu chữ serif và sans serif. Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét cả hai loại loại và cố gắng xác định xem loại nào có thực sự tốt hơn loại kia hay không và trong hoàn cảnh nào.

Trang 82 / 188


Chọn typeface

Serif & Sans Serif

Minh hoạ bởi Nguyễn Ngọc Xuyến

Kiểu chữ Serif Là một trong số các kiểu chữ hiện đại lâu đời nhất. Chúng được sử dụng trong tất cả mọi thứ từ xuất bản sách đến báo và tạp chí tới biển quảng cáo và trang web. Kiểu chữ Serif là kiểu chữ luôn có những nét thừa ở trong nét chữ. Nó có thể ở dạng đuôi, nhọn, trang trí hoặc trơn. Mỗi kiểu chữ serif sẽ có một kiểu riêng biệt đối với nhwungx nhãn hàng mà chúng đại diện. Serif xuất hiện trên cả chữ hoa và chữ thường trong một họ phông chữ, cũng như trên các chữ cái, chữ số và các ký tự khác. Tâm trạng và cảm xúc gắn liền với kiểu chữ serif là cổ điển, thanh lịch, trang trọng, tự tin và được thiết lập. Một số kiểu chữ serif nổi tiếng nhất bao gồm Times Roman (và Times New Roman), Rockwell, Georgia và Baskerville.

Trang 83 / 188


Chọn typeface

Serif & Sans Serif

Minh hoạ bởi Nguyễn Ngọc Xuyến

Kiểu chữ Sans serif Được coi là hiện đại hơn. Kiểu chữ này thiếu nét ở cuối chữ cái (do đó “sans” serif). Danh mục loại được cho là thể hiện sự đơn giản vì thiếu chi tiết bổ sung này. Kiểu chữ Sans Serif có giao diện trực tiếp và chính xác, mặc dù các cạnh ký tự có thể sắc nét hoặc tròn. Tâm trạng và cảm xúc gắn liền với kiểu chữ sans serif là hiện đại, thân thiện, trực tiếp, sạch sẽ và tối thiểu. Một số kiểu chữ sans serif nổi tiếng nhất bao gồm Helvetica, Arial, Futura và Franklin Gothic.

Trang 84 / 188


Tại sao bạn chỉ sử dụng serifs người ta sẽ có ý kiến rằng nó chỉ được dùng trong in ấn? Xem các trang web như Church of The Atom. Nó sử dụng kiểu chữ serif một cách đẹp mắt. Nó hoàn toàn có thể đọc được và thêm nhiều sự nhấn mạnh vào khái niệm thiết kế tổng thể. Vậy ý kiến này đến từ đâu? Lập luận hàng đầu ủng hộ lý thuyết sai lầm là chất lượng màn hình không tốt bằng chất lượng của các tài liệu in, do đó làm cho các serif khó đọc trên màn hình. Trong khi một số tài liệu in có độ phân giải xuất bản cao hơn, thì đây vẫn là một đối số thiếu sót. Hãy suy nghĩ về cách bạn đã học cách nhập. Nó có khả năng trên màn hình sử dụng Times New Roman (serif). Bạn có gặp khó khăn khi nhìn thấy nó? Hãy suy nghĩ về những thay đổi trong màn hình. Trong vài năm qua, độ nét cao và màn hình hiển thị võng mạc đã trở thành gần như chuẩn mực. Những màn hình chất lượng cao hơn này cũng làm sai lệch đối số mà bạn chỉ có thể đọc serifs trong in ấn. Những ngày có độ phân giải màn hình kém chất lượng ảnh hưởng đến khả năng đọc được sắp kết thúc.

Trang 85 / 188


Các nghiên cứu về khả năng đọc đã thực sự nhận thấy rằng các kiểu chữ serif dễ đọc hơn vì các nét được thêm vào làm cho mỗi ký tự trở nên đặc biệt hơn. Các chữ cái đặc biệt dễ dàng hơn để mắt nhận ra nhanh chóng. Hơn nữa, phong cách này giúp hướng dẫn dòng chảy của các chữ cái, từ ngữ, câu, và đoạn văn vì serifs có thể giúp “đẩy” bạn từ một lá thư đến chữ cái tiếp theo.

Sans Serifs nên kết hợp với những font khác. Bởi trong 1 bản thiết kế nếu chỉ sử dụng đúng 1 font san serif sẽ dễ bị trở nên nhàm chán và không thể hiện hết thông điệp hay ý nghĩ của bản thiết kế đó Trang 86 / 188


Nhưng một trong những tính năng tuyệt vời của kiểu chữ sans serif - và một trong những thứ làm cho nó trở thành một lựa chọn linh hoạt - là nó có xu hướng nhận lấy các đặc điểm của kiểu chữ xung quanh. Vì vậy, một sans serif kết hợp với một font chữ khác sẽ dễ thể hiện được thông điệp của bản thiết kế hơn. Serif - Tăng khoảng cách không gian giữa các chữ. Bởi Serif con chữ luôn có những nét móc thừa điều đó làm tăng khoảng cách giữa các chữ, đồng thời tạo sự liền mạch giữa các con chữ với nhau giúp người đọc có cảm giác đọc nhanh hơn.

Vì vậy, đó là tốt hơn: serif hoặc sans-serif? Tất cả phụ thuộc vào việc sử dụng, tâm trạng và dự án cá nhân. Câu trả lời hay nhất thường là ít rõ ràng nhất - nhiều dự án thiết kế tuyệt vời kết hợp cả hai kiểu. Điều này áp dụng cho các dự án in và kỹ thuật số.

Serifs và sans serifs có thể hoạt động trong bất kỳ số lượng ứng dụng nào. Chỉ cần lựa chọn sao cho phù hợp với tính chất và mục đích của bản thiết kế của bạn. Nguồn: https://designshack.net

Trang 87 / 188


05 ___

CHƯƠNG 5

Chỉnh sửa ảnh Tạm dừng với những kiến thức khó nhằn về thiết kế. Cùng ghé xem thế giới Photoshop còn điều gì kì diệu đang đón chờ bạn. Hãy thử một lần tự tay nghịch những bức hình mà bạn đã chụp được. Cùng tìm hiểu lý giải cho một số trào lưu thiết kế đang xuất hiện gần đây. Hãy bắt đầu nâng cấp bản thân mình từ đây bạn nhé. Trang 88 / 188


Trang 89 / 188


Tách tóc khỏi nền trong Photoshop

Không khó như bạn nghĩ

Đôi khi dùng phần mềm Photoshop để thiết kế, designer phải làm việc với hình ảnh mẫu nữ với mái tóc dài rất đẹp tuy nhiên đó lại là trở ngại vì khó tách được tóc của mẫu khỏi nền. Vậy làm thế nào để tách tóc khỏi nền được “trọn vẹn” nhất, không làm mất đi các sợi tóc tơ cũng như sự tự nhiên? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau nhé! Thực ra trình tự thực hiện công việc tách tóc khỏi nền này khá đơn giản, nhưng lại cần 1 chút tỉ mỉ để sản phẩm sau tách được hoàn hảo nhất. Quy trình chung như sau: tạo vùng chọn - xử lý vùng viền - tách hình khỏi nền. Thao tác cụ thể bạn cùng theo dõi nhé:

Trang 90 / 188


TẠO VÙNG CHỌN Có hai cách tạo vùng chọn phù hợp với “công cuộc” tách tóc khỏi nền này, mình sẽ giới thiệu cả 2 cách nhé: Cách 1: Dùng công cụ Quick Selection Tool Đây là công cụ đắc lực để tạo vùng chọn với 1 ưu điểm vượt trội đó là: “nhanh”. Bạn chỉ cần chọn Quick Selection Tool (phím tắt W) nhấn và bôi vào các vùng muốn chọn. Đối với các vùng chọn không mong muốn, bạn chỉ cần nhấn giữ phím Alt và bôi vào để xóa bớt vùng chọn đó đi.

Cách 2: Dùng công cụ Pen Tool Đây là công cụ rất quen thuộc với các bạn sử dụng phần mềm Illustrator. Với Photoshop, thường Pen Tool được sử dụng để tạo vùng chọn. Bạn tạo đường Path xung quanh chủ thể muốn chọn (kể cả các phần tóc tơ) với các Anchor Point của Pen Tool. Sau khi tạo được 1 vùng khép kín thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để tạo vùng chọn.

Trang 91 / 188


XỬ LÝ VÙNG VIỀN TÓC Công cụ nổi tiếng để xử lý viền vùng chọn là “Refine Edge”. Tuy nhiên từ phiên bản Photoshop CC 2017 trở đi thì tính năng này được nâng cấp thành “Select and Mask..” Để bắt kịp xu hướng phát triển của phần mềm thì mình xin hướng dẫn theo công cụ “Select and Mask..” thay vì “Refine Edge” như phần lớn các tutorial khác. Sau khi lấy vùng chọn, bạn nhấn vào “Select and Mask..” trên thanh Option bar, một cửa sổ làm việc mới được hiện ra. Bạn nhấn vào thumbnail “View” để thay đổi chế độ xem cho dễ thao tác, trong trường hợp này tóc mẫu màu đen nên mình chọn chế độ nền màu đỏ dễ nhìn.

Bạn nhìn sang bên trái thì thanh toolbar đã được thay thế bởi 6 công cụ, trong đó 2 công cụ cần chú ý: - Quick Selection Tool: bạn có thể dùng để tô vào vùng viền, lấy lại vùng chọn 1 cách kỹ lưỡng cẩn thận hơn.

Trang 92 / 188


- Refine Edge Brush Tool: điều chỉnh chính xác vùng biên chuyển tiếp giữa vùng được chọn và vùng không được chọn. Cụ thể, bạn tô vào các vùng tóc tơ, tóc nhiều sợi để phần mềm lấy vùng chọn những phần tóc đó và loại bỏ nền.

Nhìn sang bên phải thì có 1 vài thông số cần chú ý như: - Smooth: khiến cho vùng chọn mềm mại hơn, khi càng tăng thông số lên thì vùng chọn càng mềm và không bị thô như chúng ta lấy vùng chọn nữa. - Feather: khiến vùng biên của vùng chọn mềm hơn, càng tăng thông số thì biên vùng chọn càng rộng ra khỏi vùng tóc. - Contrast: độ tương phản của vùng chọn, chỉ thấy rõ khi kéo thông số feather cao lên. - Shift Edge: độ chuyển dịch của vùng chọn, nếu kéo thông số này cao lên thì phần mềm sẽ càng chọn nhiều vùng xung quanh và ngược lại.

Trang 93 / 188


TÁCH HÌNH KHỎI NỀN Khi cảm thấy vùng chọn tóc mình lấy đã ổn (có thể dùng các chế độ View khác để xem) thì bạn kéo xuống phần Output, chọn New Layer with Layer Mask, nhấn OK.

Kết quả cho ra 1 Layer với Layer Mask nhìn khá hoàn thiện.

Tuy nhiên nếu đặt trên một nền tối thì sẽ lộ ra một phần vùng chọn nhỏ xung quanh tóc vẫn chưa được loại bỏ hết. Bạn có thể dùng Brush màu đen để bôi trên Layer Mask và hoàn thiện công việc tách nền nhé.

Trang 94 / 188


Blend màu Photoshop là gì?

Các chế độ blend màu trong Photoshop

Blend màu cho ảnh là một kỹ thuật phổ biến trong Photoshop nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó. Vậy blend màu Photoshop là gì? Có những chế độ blend màu nào trong Photoshop? Cùng tìm hiểu với ColorME qua bài viết sau đây nhé

Trang 95 / 188


Blend là gì? Trong ​Photoshop​, blend là một cách để trộn các pixel của hai hình ảnh với nhau để có được các loại hiệu ứng khác nhau. Ngoài ra, Blend màu được hiểu nôm na là

cách pha trộn 2 hay nhiều màu sắc màu sắc khác nhau để tạo được được hiệu ứng màu sắc hình ảnh đẹp hơn. Sau khi hình ảnh được blend màu sẽ có tính thẩm mỹ và mang tính sáng tạo, chuyên nghiệp hơn. Theo đánh giá chung cho thấy blend và retouch được xem là 2 công việc hậu kỳ khá quan trọng để có thể tạo nên được một bức hình đẹp, màu sắc tươi sáng và bức hình có hồn hơn.

Bên cạnh việc tự blend màu ảnh, bạn còn có thể sử dụng các action có sẵn với rất nhiều hiệu ứng đẹp mắt. Tham khảo 10 Hiệu ứng ảnh màu vintage miễn phí trong Photoshop​ nhé

Trang 96 / 188


Các chế độ blend màu trong Photoshop Các chế độ hoà trộn màu sắc của Photoshop được chia làm 4 nhóm: ● Darken modes - Làm tối hình ảnh hoặc dùng để sửa những bức ảnh bị chói sáng ● Lighten modes - Làm sáng hình ảnh hoặc dùng để sửa những bức ảnh thiếu sáng ● Contrast modes - Hiệu chỉnh độ tương phản của bức hình) ● Coloring modes - Sửa sắc độ và độ bão hoà màu sắc Hai chế độ hoà trộn đầu tiên (Normal và Dissolve) thì lại không nằm trong nhóm nào trong các nhóm trên.

Trang 97 / 188


Normal: Normal là chế độ hòa trộn mặc định cho các layer mới và các công cụ vẽ cơ bản. Tùy thuộc vào độ mờ, layer nào ở trên sẽ che lấp hoàn toàn pixel bên dưới. Dissolve: Chỉ hoạt động khi các pixel bán trong suốt (có thể tạo ra khi dùng brush, blur, opacity)

Trang 98 / 188


Darkening - Chỉnh sửa và làm tối bất kỳ phần nào của bức hình. Darken: Chế độ hòa trộn Darken so sánh pixel của layer áp dụng mode này với các layer bên dưới, pixel nào tối hơn sẽ được giữ lại. Multiply: Chế độ hòa trộn Multiply nhân các giá trị màu của từng pixel cơ sở và pixel trộn (RGB hoặc CMYK) và kết quả là một màu bao giờ cũng “tối” hơn. Ứng dụng để sửa ảnh bị chói sáng. Color Burn: Color Burn mô phỏng kỹ thuật darkroom được sử dụng để làm tối các khu vực của ảnh bằng cách tăng thời gian phơi sáng cho khu vực đó. Pha trộn các màu tối trên một màu cơ bản tạo ra màu kết quả tối hơn. Color Burn thường làm tăng độ tương phản. Màu trắng không có tác dụng. Linear Burn: Giống như Color Burn, Linear Burn thường tối hơn (trừ trường hợp màu cơ bản là màu trắng). Linear Burn làm giảm độ sáng thay vì tăng độ tương phản. Darker Color: Trong khi chế độ hòa trộn Darken nhìn vào độ chói của từng pixel theo từng kênh, thì Darker Color nhìn vào độ sáng tổng thể của cơ sở và trộn các pixel và giữ lại bất kỳ màu nào đậm hơn. Nó thường tạo ra ít sự thay đổi màu sắc hơn Darken.

Trang 99 / 188


Lightening - Giúp làm sáng ảnh và sửa ảnh thiếu sáng. Lighten: Chế độ hòa trộn Lighten so sánh pixel của layer áp dụng mode này với các layer bên dưới, pixel nào sáng hơn sẽ được giữ lại.

Screen: Screen đối lập với chế độ hòa trộn Multiply. Giá trị màu sắc được nhân lên và kết quả là sáng hơn. Color Dodge: Trái ngược với Color Burn, Color Dodge mô phỏng kỹ thuật darkroom làm sáng các khu vực của ảnh bằng cách giảm thời gian phơi sáng. Nó rất giống với công cụ Photoshop Dodge, nhưng nhìn chung có cả màu kết quả sáng hơn và ít bão hòa hơn. Linear Dodge: Dùng thông tin độ sáng tối của layer áp dụng mode này để tăng độ sáng cho layer bên dưới nó Lighter Color: Trong khi chế độ hòa trộn Lighten nhìn vào độ chói của từng kênh theo pixel, Lighter Color nhìn vào độ chói tổng thể của cơ sở và trộn các pixel và giữ lại bất kỳ màu nào nhạt hơn. Nó thường tạo ra ít sự thay đổi màu sắc hơn so với Lighten.

Trang 100 / 188


Contrasting – Tăng độ tương phản cho bức hình Overlay: Đây là sự kết hợp của chế độ hòa trộn Multiply và Screen. Nếu màu pha trộn sáng, nó hoạt động như Screen và nếu pixel hòa trộn tối, nó hoạt động như Multiply. Overlay thường tạo ra sự thay đổi về màu sắc cũng như độ sáng. Soft Light: Soft Light kết hợp các hiệu ứng của Color Dodge và Color Burn. Nếu màu pha trộn là sáng, kết quả là sáng hơn; nếu màu pha trộn tối, kết quả bị tối hơn. Soft Light thường là một lựa chọn tinh tế hơn cho Overlay. Hard Light: Hard Light là phiên bản sống động hơn của Soft Light. Các vùng tối hơn trên lớp pha trộn tạo ra màu kết quả tối hơn; các khu vực sáng hơn trên lớp pha trộn tạo ra màu sáng hơn nữa. Vivid Light: Vivid Light giống như Overlay ở chỗ nó vừa tối vừa sáng, nhưng nhìn chung nó cũng làm tăng đáng kể độ bão hòa. Linear Light: Linear Light hoạt động giống như Vivid Light và có thể được coi là sự pha trộn giữa Linear Dodge và Linear Burn. Linear Light hoạt động với các giá trị độ sáng, có thể bảo vệ màu sắc tốt hơn trong các màu thu được so với Vivid Light. Pin Light: Pin Light kết hợp chế độ hòa trộn Darken và Lighten. Trong đó các màu pha trộn đậm hơn màu cơ bản, chúng được giữ lại, nhưng nếu màu cơ bản đậm hơn, nó được giữ lại. Khi làm việc với các pixel hòa trộn ánh sáng, màu sáng hơn của màu pha trộn và màu cơ bản sẽ được giữ lại. Hard Mix: Chế độ hòa trộn Hard Mix tạo ra hiệu ứng áp phích bằng cách buộc các màu tương tự thành một giá trị duy nhất. Khi làm việc với hình ảnh RGB, các giá trị kênh cho màu pha trộn và màu cơ bản được thêm vào. Mọi giá trị trên 255 được đặt thành 255, nếu nhỏ hơn 255, giá trị được đặt thành 0. Difference : Chế độ này dùng để so sánh sự khác nhau giữa 2 bức hình, nếu chỗ nào giống thì nó sẽ có màu đen. Exclusion: Exclusion là một phiên bản của Difference ít ấn tượng hơn. Subtract: Subtract so sánh giá trị cơ sở và pha trộn trong mỗi kênh cho mỗi pixel và trừ giá trị hòa trộn khỏi giá trị cơ sở, thường dẫn đến hình ảnh tối hơn với sự thay đổi màu đáng kể.

Trang 101 / 188


Divide: Màu pha trộn được chia cho màu cơ bản, kênh theo kênh, cho mỗi pixel. Nó thường tạo ra một màu kết quả sáng hơn nhiều. Coloring – Đổi màu cho ảnh Hue: Chế độ hòa trộn này giữ lại độ sáng (độ sáng) và giá trị bão hòa của màu cơ bản và thay thế giá trị màu của màu pha trộn. Saturation: Độ chói của màu base màu hue được giữ lại và giá trị bão hòa của màu pha trộn được sử dụng. Color: Độ chói của màu cơ bản được giữ lại và cả màu sắc và độ bão hòa của màu pha trộn được áp dụng. Luminosity: Màu sắc và độ bão hòa màu cơ bản được giữ lại, và độ chói màu màu pha trộn được sử dụng. Để tìm hiểu thêm các đặc tính màu sắc, tham khảo bài viết Trọn bộ từ điển màu sắc cho designers​ nhé

Trang 102 / 188


Xóa vật thể

Clone Stamp Tool

Chức năng Sao chép một vùng hình ảnh lên một vùng hình ảnh khác. Có thể dùng để xóa hoặc nhân vật thể.

Trang 103 / 188


Xóa vật thể

Clone Stamp Tool

Thực hành - Chọn công cụ Clone Stamp Tool - Giữ Alt và click chuột vào vùng hình ảnh mẫu. - Click chuột sang vùng hình ảnh muốn chèn lên.

Trang 104 / 188


Chỉnh sửa layer

Adjustment Layers

Chức năng Adjustment Layers là những layer hiệu ứng, dùng để điều chỉnh màu sắc và ánh sáng. Adjustment Layers tác động vào những layer nằm bên dưới.

Trang 105 / 188


Chỉnh sửa layer

Adjustment Layers

Brightness/Contrast

- Brightness: điều chỉnh độ sáng - Contrast: điều chỉnh độ tương phản

Trang 106 / 188


Chỉnh sửa layer

Adjustment Layers

Exposure - Exposure: điều chỉnh độ phơi sáng - Offset/Gamma Correction: tác động chủ yếu tới vùng midtone

Trang 107 / 188


Chỉnh sửa layer

Adjustment Layers

Curves - Điều chỉnh ánh sáng qua việc điều chỉnh đường curves. - Có thể chỉnh màu sắc qua các channel Red, Green, Blue.

Trang 108 / 188


Chỉnh sửa layer

Adjustment Layers

Vibrance - Vibrance: độ tươi của màu - Saturation: độ bão hòa màu

Trang 109 / 188


Chỉnh sửa layer

Adjustment Layers

Hue/Saturation - Hue: hòa trộn màu - Saturation: độ bão hòa - Lightness: độ sáng

Trang 110 / 188


Chỉnh sửa layer

Adjustment Layers

Color Balance Điều chỉnh cân bằng màu ở từng vùng Highlights, Midtones, Shadows.

Trang 111 / 188


Chỉnh sửa layer

Adjustment Layers

Color Balance Điều chỉnh cân bằng màu ở từng vùng Highlights, Midtones, Shadows.

Trang 112 / 188


06 ___ CHƯƠNG 6

Nhận diện thương hiệu Những điều cần biết Hiểu rõ và phân loại toàn bộ logo trên thế giới. Hay quan trọng hơn nữa, tự mình xây dựng được một logo. Liệu logo có phải là tất cả? Một thương hiệu được khẳng định bởi những điều gì khác? Hiểu rõ hơn về các loại layer: Raster layer, Vector Layer, Smart Layer.

Trang 113 / 188


Trang 114 / 188


Logo

Phân loại

Logo tượng hình Trên thế giới này chỉ có 3 loại logo, logo tượng hình, logo chữ và logo kết hợp. Nhóm logo đầu tiên là nhóm logo được ưa dùng nhất. nhóm logo cách điệu hình ảnh của một thứ gì đó. Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đang sở hữu logo tượng hình. Logo này có ưu điểm lớn là kích thích trí tưởng tượng của người dùng. Tuy nhiên sẽ không phù hợp lắm cho những công ty/tổ chức chưa có độ nhận diện lớn trên thị trường.

Trang 115 / 188


Logo

Phân loại

Logo chữ Loại logo tiếp theo, bắt nguồn từ việc cách điệu tên công ty/tổ chức. Loại logo này có ưu điểm là dễ đọc, dễ phân biệt. Tuy nhiên, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để có một logo cách điệu như ý.

Trang 116 / 188


Logo

Phân loại

Logo kết hợp Nhóm còn lại, là logo bao gồm cả phần hình và phần chữ. Đây là lựa chọn hàng đầu cho những công ty/tổ chức có tầm nhìn tốt. Thời gian đầu, họ sẽ đưa ra logo có cả hình và chữ, tại thời điểm mà thương hiệu được công nhận trên thị trường, họ sẽ loại hết toàn bộ phần chữ. Đây là điều mà Starbucks Coffee đã làm với logo của mình.

Trang 117 / 188


Logo

Raster - Vector

Logo phải được tạo từ vector Dù file bạn tạo có lớn đến đâu, cũng không thể chứa nổi một logo được in trên 10mx10m. Vector, là một khái niệm quan trọng khác trong đồ họa.

Trang 118 / 188


Logo

Nhìn rõ ở nhiều kích thước

Logo phải thấy được trên kích thước nhỏ nhất Hãy cố gắng tưởng tượng logo của bạn khi in lên một chiếc bút trông sẽ như thế nào. Nếu bạn không thể nhìn thấy nó rõ được. Có nghĩa là logo của bạn vẫn còn nhược điểm cần khắc phục. Bây giờ, hãy tự học quy trình kiểm tra và đánh giá logo mà bạn sắp tạo ra nhé.

Trang 119 / 188


Logo

Nên thỏa mãn các thuộc tính

Tự kiểm tra và đánh giá logo Simple: Logo có thể được mô tả hoặc phác thảo một cách dễ dàng không? Unique: Logo có bị trùng ý tưởng với logo khác không? Identifiable: Logo có dễ được nhận biết không?

Trang 120 / 188


Logo

Nên thỏa mãn các thuộc tính

Tự kiểm tra và đánh giá logo Durable: Logo có khả năng bị lỗi mốt không? Meaningful: Logo có ý nghĩa không? Nếu không thì bạn biết phải làm gì rồi đấy. Flexible: Logo có dùng được trên nhiều chất liệu không?

Trang 121 / 188


Logo

Quy trình xây dựng

Chìa khóa để xây dựng logo Như vậy, bạn có thể thấy rằng, thời gian mà chúng ta cần đầu tư nhiều nhất cho một logo là thời gian suy nghĩ và vẽ phác ra giấy. Ngay khi trở nên chuyên nghiệp hơn, bạn sẽ thấy rằng việc làm việc với phần mềm để hiện thực hóa tác phẩm chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, liệu mọi thứ có dừng ở mỗi logo?

Trang 122 / 188


Ý nghĩa của màu sắc

Cảm nhận của con người

Mỗi màu sắc đều có tiếng nói riêng Trong một cuộc thống kê lớn về những cảm nhận của mỗi người về một màu sắc nhất định nào đó. Các nhà khoa học nhận ra rằng các màu sắc đều đem đến một số cảm nhận chung cho cộng động,. Phần lớn mọi người thấy sự an toàn khi thấy màu xanh, thấy cồn cào khi nhìn màu đỏ, cảm nhận được sự tinh tế dịu dàng trong màu hồng, sự quý phái trong màu tím và năng lượng trong màu vàng. Rất rất nhiều những cảm nhận khác nữa về màu sắc mà bạn có thể tìm thấy trong bức hình trên

Trang 123 / 188


Ý nghĩa của màu sắc

Cảm nhận của con người

Ứng dụng thực tiễn Đã bao giờ bạn để ý, rằng phần lớn các nhà hàng đều có màu đỏ-vàng-cam? Đã bao giờ bạn để ý, rằng phần lớn mạng xã hội có màu xanh? Hay đã bao giờ bạn để ý, những chiến dịch liên quan đến môi trường thường có màu xanh lá? Có lẽ bạn đã hiểu ý mà tôi nói.

Trang 124 / 188


Brand Identity

Nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu

Logo chỉ là một phần nhỏ trong thứ gọi là bộ nhận diện thương hiệu. Hiện nay chỉ có nhóm nhận diện thương hiệu được phân loại: nhận diện thương hiệu công ty và nhận diện thương hiệu sản phẩm.

Trang 125 / 188


Brand Identity

Nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ Một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ có rất nhiều thứ để bạn chuẩn bị: -

Logo

-

Font chữ

-

Slogan

-

Ấn phẩm văn phòng ...

Trang 126 / 188


Brand Identity

Nhận diện thương hiệu

Trang 127 / 188


07 ___

CHƯƠNG 7

Ứng dụng thiết kế CV Đã rất nhiều lần tôi hỏi mọi người trong lớp học colorME, rằng, có bao nhiêu người đã, đang và sẽ cần 1 cái CV đẹp? Chưa lần nào số người đưa tay lên là dưới 80%. Vậy nên, không có một lý do nào mà tôi lại không đưa những điều này vào cuốn sách đầu tiên của cuộc đời mình. Con người có thói quen đánh giá nhau qua vẻ bề ngoài, vậy nên đừng tiếc chút thời gian để tút tát cho CV của mình bạn nhé. Trang 128 / 188


Trang 129 / 188


CV – Grid & List

Chia CV thành nhiều cột Bạn có nhận ra rằng, những tờ báo giấy thường được chia thành rất nhiều cột nhỏ khác nhau thay vì dài trải thông tin như trong cuốn sách? Đơn giản, vì khi số lượng từ trên một dòng giảm xuống, tốc độ đọc của người dùng sẽ tăng lên. Bạn có muốn nhà tuyển dụng biết hết những thông tin của bạn thật nhanh chóng? Tốt. Vậy hãy bắt đầu bằng cách chia đôi hoặc chia 3 CV của bạn nhé

Trang 130 / 188


CV – Grid & List

Chia CV thành nhiều cột Tùy vào số lượng thông tin bạn muốn đưa vào CV mà số lượng cột cần được căn một cách phù hợp. Hãy thử tự phân tích 2 CV trên để hiểu rõ hơn bạn nhé.

Trang 131 / 188


CV – Theme Color

Chọn màu chủ đạo cho CV Cái này chúng ta đã đi qua rồi, đúng không? Đừng làm CV của bạn trở nên lòe loẹt bởi quá nhiều màu sắc nhé. Hãy chỉ chọn 1 và chỉ 1 màu duy nhất cho CV của mình nếu bạn chưa đủ chuyên nghiệp trong thiết kế. Lời khuyên cho bạn là hãy dùng các tông màu lạnh như lục-lam-chàm để tăng độ tin tưởng từ nhà tuyển dụng đến bạn.

Trang 132 / 188


CV – Header

Đầu mục Như mọi người thường nói, nộp CV là quá trình bán bản thân cho nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy gây ấn tượng thật tốt với nhà tuyển dụng bằng một đầu mục xúc tích bạn nhé. Những thông tin thường có trong đầu mục là: Tên, giới thiệu ngắn về bản thân, vị trí tuyển dụng, thông tin cá nhân, ảnh đại diện…

Trang 133 / 188


CV - Avatar

Ảnh đại diện Nghiên cứu chỉ ra rằng, những CV có ảnh đại diện đi kèm chiếm ưu thế lớn hơn hẳn so với CV không có. Nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng với bạn tốt hơn, có thiện cảm hơn và cảm thấy bạn tự tin hơn các ứng viên khác.

Trang 134 / 188


CV – Titles

Đồng bộ hóa tiêu đề CV, thực ra là một loạt thông tin về một cá thể được chia theo nhóm. Đừng bắt người khác phải nhớ I, II, III, rồi 1,2,3 sau đó lại a,b,c bạn nhé. Hãy tạo ra 1 tiêu đề đơn giản và đồng bộ cho toàn bộ CV, việc tiếp theo bạn cần làm là đưa nội dung vào thôi.

Trang 135 / 188


CV – Icons

Hệ thống Icon Đừng quên đưa vào hệ thống icon để làm CV của bạn trông thú vị hơn nhé. Bạn có thể tìm thêm icon tại: http://icons8.com

Trang 136 / 188


Trang 137 / 188


08 ___ CHƯƠNG 8

Các phong cách thiết kế Chúng ta đã cùng nhau đi trên một chặng đường rất dài. Chỉ còn một chương cuối cùng trong cuốn sách này. Hãy cảm nhận mọi thứ thật tự nhiên, đừng để những do dự hay nghi vấn quấy rối bạn. Trên thế giới mỗi năm đều có những xu hướng thiết kế nhất định. Và chúng ta, những designer, cũng nên tìm hiểu những xu hướng đó, đúng không? Chương cuối của cuốn sách sẽ không bao giờ kết thúc, vì sự sáng tạo của con người là vô tận. Tôi sẽ cố gắng tái bản cuốn sách này thật nhiều lần nữa, để có thể chia sẻ với các bạn những kiến thức mới mà tôi có.

Trang 138 / 188


Trang 139 / 188


Art Deco

Ứng dụng phong cách Art Deco trong thiết kế đồ hoạ Tổng hợp bởi: Mạnh Hùng

Art Deco là thuật ngữ có phần xa lạ với phần đa người nếu không quan tâm nhiều đến đồ họa hay kiến trúc. Tuy nhiên sự hiện diện của Art Deco trong cuộc sống ngày nay là không thể phủ nhận. Vậy Art Deco là gì và ảnh hưởng của nó trong thiết kế đồ họa là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!

Trang 140 / 188


I. Art Deco là gì? 1. Khái niệm Art Deco Phong cách nghệ thuật thị giác Art Deco lần đầu tiên xuất hiện tại Pháp, sau Thế chiến I; bắt đầu hưng thịnh trong khoảng năm từ 1920 đến 1940; trước khi suy yếu sau Chiến tranh Thế giới II.

Phong cách của Art Deco thường đặc trưng bởi màu sắc phong phú, hình dạng hình học táo bạo và góc cạnh, đường thẳng, đường tuyến tính (một trong những ví dụ nổi bật là tòa nhà Chrysler, Tòa nhà Empire State nổi tiếng), bên cạnh hình ảnh cách điệu thiên nhiên còn xuất hiện hình ảnh của máy bay, của ô tô, tàu du lịch, những tòa nhà chọc trời…đầy xa hoa đại diện cho sự sáng tạo "tiến bộ" của Chủ nghĩa Hiện đại.

Trang 141 / 188


2. Đặc điểm của Art Deco Art Deco được khởi xướng trong thời điểm cuộc Cách mạng Công nghiệp lần 2 nên phong cách cũng ảnh hưởng sâu sắc. Art Deco ưa chuộng các đường thẳng ngang, đường tuyến tính đặt theo mọi cách sắp xếp. Art Deco thanh mảnh, gọn ghẽ, có đối xứng với những motif như tam giác, đường zigzag, hình bình hành… tượng trưng cho những bước tiến trong thương mại, tiến bộ khoa học kỹ thuật và tốc độ.

3. Art Deco và Art Nouveau Nhắc đến Art Deco thì không thể không nhắc đến Art Nouveau - trường phái/ phong trào tiền nhiệm.

Trang 142 / 188


Bạn đọc có thể tìm hiểu sự tương quan của chúng qua bài viết: Art Nouveau là gì? Art Nouveau trong thiết kế đồ họa

4. Ứng dụng của Art Deco Giống như Art Nouveau, Art Deco cũng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công trình kiến trúc, nghệ thuật trang trí (trang sức, dệt may, đèn, sản phẩm chế tác bằng bạc) và nội thất. Tuy nhiên kiến trúc và nội thất dường như phổ biến hơn bởi có thể phản ánh công năng thông qua thiết kế - chuyển biến ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần 2.

Trang 143 / 188


Nội thất phong cách Art Deco

Có thể bạn không để ý, họa tiết viền (border) của các văn bản ngày nay phần lớn lấy cảm hứng từ phong cách Art Deco.

Trang 144 / 188


II. Art Deco trong thiết kế đồ họa Art Deco trong thiết kế đồ họa có những đặc trưng dễ nhận ra như: - Sử dụng nhiều hình khối, đặc biệt là hình tam giác - Có nhiều không gian thừa - Đường nét mạnh, thường là nét dày và thậm chí là đường zigzag - Bảng màu đậm với một hoặc hai màu bão hòa - Typography với nét dày hoặc cách điệu (thường có nhiều đường nét hơn là họa tiết điểm xuyến) - Đường viền cứng và góc cạnh - Hoa văn Chevron - Họa tiết Mosaic - Hình ảnh phẳng, mang tính nghệ thuật và ít thiên về chủ nghĩa hiện thực - Hình hoa cách điệu Một số sản phẩm có thể vận dụng Art Deco tốt nhất: - Poster - Logo đơn giản - Những dự án typography - Thư mời hoặc đồ dùng văn phòng phẩm Các bạn có thể chiêm ngưỡng một số sản phẩm mãn nhãn được làm theo phong cách Art Deco:

Trang 145 / 188


Poster phim siêu anh hùng theo phong cách Art Deco

Trang 146 / 188


Swiss design

Hiểu về swiss design style qua poster fifa world cup 2018 Tổng hợp bởi: Ngọc Anh

References: https://medium.com​ (Bài viết "What is Swiss Design" - đăng ngày 13/04/2017) https://99designs.com​ (Bài viết "What exactly Swiss Design, anyway?" - đăng năm 2016) http://www.eyemagazine.com​ (Bài viết "Unpredictable Swiss Design" - đăng vào mùa hè 2015) https://www.smashingmagazine.com​ (Bài viết "Lession from Swiss Style Graphic Design" - 2015)

Trang 147 / 188


Swiss Design - hay còn được biết gọi là The International Typographic Style, là phong cách thiết kế phát triển mạnh mẽ vào những năm 50 của thế kỉ XX trên thế giới. Cho đến tận ngày nay, Swiss Design vẫn được nhiều nhà thiết kế sử dụng và ứng dụng rộng rãi. Vậy điều gì ở phong cách này khiến nó có thể trường tồn mạnh mẽ cùng thời gian? Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những kiến thức về nguyên lý của Swiss Design Style, thông qua các poster thiết kế của FIFA World Cup 2018. Nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lịch sử ra đời của phong cách này.

In a nutshell, sở dĩ người ta gọi đây Swiss Design, vì nó được khởi xướng bởi những nhà thiết kế Thụy Sĩ tài năng: hai nhân vật tiêu biểu chính là Josef Müller-Brockmann và Armin Hofmann. Vào những năm 1920s họ đã đưa xu hướng thiết kế này phát triển rộng rãi tại các nước Châu Âu như Đức, Nga, Hà Lan. Đến 1950s, Swiss Design Style trở thành phong cách "International", phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới. Các designers giai đoạn này đi theo "chủ nghĩa công năng" - tức là lược bỏ những yếu tố thiết kế rườm rà, chú trọng khả năng ứng dụng và hiệu quả. Chính vì vậy, mà Swiss Design thể hiện sự sạch sẽ, tối giản, tập trung cung cấp thông tin một cách rõ ràng. Đây cũng chính là lý do mà phong cách thiết kế này vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay.

Trang 148 / 188


NHỮNG NGUYÊN LÝ ÁP DỤNG TRONG SWISS DESIGN Tiếp theo đây, những nguyên lý của Swiss Design sẽ được giới thiệu rõ ràng, thông qua việc phân tích poster của FIFA World Cup 2018 - thiết kế bởi ∆ Studio—JQ ∆​ .

Over the past week I've been working on a collection of information based posters of each of the teams, in a retro and minimal style. I wanted to focus on the country's kit design and develop a style that compliments the team colours and patterns. Information given on the posters include rank, group location, team sheet and player to watch.

Trang 149 / 188


1. HỆ THỐNG LƯỚI

Phát huy tối đa hệ thống lưới để tạo bố cục cho nội dung là một trong những điểm quan trọng của Swiss Design. Điều này không chỉ giúp tăng tính trật tự và vững chắc cho thiết kế, mà còn nhấn mạnh sự phân cấp, giúp thông tin rõ ràng, rành mạch và dễ đọc - như tính thần hướng đến của Swiss Design.

Trang 150 / 188


2. TYPOGRAPHY

Swiss Design hướng đến thiết kế tối giản, vì vậy các nhà thiết kế rất chú trọng về typography. Về yếu tố này Swiss Design chỉ sử dụng typeface không chân. Akzidenz Grotesk là typeface đầu tiên được sử dụng cho phong cách thiết kế này, Helvetica chính là phiên bản sau đó. Loại typeface được sử dụng vì nó giúp thông tin thể hiện rõ ràng, dễ hiển thị, dễ đọc. Ngoài ra, một lý do khác là vì đây là kiểu chữ mang tính chất trung tính, không phô trương, không cá tính và vì thế sẽ không lấn át thông tin mà nó cần thể hiện. I don’t think that type should be expressive at all. I can write the word ‘dog’ with any typeface and it doesn’t have to look like a dog. But there are people that [think that] when they write ‘dog’ it should bark.” Massimo Vignelli in the documentary Helvetica.

Trang 151 / 188


3. GEOMETRIC

Swiss Design loại bỏ sự rườm rà và những minh họa không cần thiết, yếu tổ mảng miếng và hình học được sử dụng chặt chẽ, đơn giản và tối giản. Trên đây là những yếu tố thiết kế chính được áp dụng trong Swiss Design, ở bài viết phần sau, tôi sẽ trình bày về những ứng dụng rộng hơn của phong cách thiết kế này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho các bạn.

Trang 152 / 188


Vintage

5 điều cần biết về phong cách vintage trong thiết kế đồ hoạ Tổng hợp bởi: Mạnh Hùng

Vintage là phong cách thiết kế đã và đang được yêu thích trên toàn thế giới. Từ những nét đẹp trong quá khứ, nó đã đem lại một hơi thở mới cho cuộc sống hiện đại với sự hoài cổ, sang trọng và lãng mạn. Vậy vintage là gì? Phong cách Vintage ảnh hưởng thế nào tới thiết kế đồ họa, bên cạnh những lĩnh vực khác như thời trang, nội thất, nhiếp ảnh,..? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Trang 153 / 188


Vintage là gì? Vintage nghĩa nguyên thủy để dùng cho rượu hoặc dầu (oil), sau đó người ta nâng lên để chỉ một chiếc xe cũ, có tuổi đời ít nhất 50 năm - vintage car, và cuối cùng, những người buôn bán quần áo 2nd hand đã dùng từ vintage để chỉ những bộ quần áo cũ - thuộc về thời đại trước - thường rất đẹp và công phu. Sau này, từ vintage được mặc định như một từ có nghĩa “cổ-cũ”, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: thời trang, nội thất, nhiếp ảnh, đồ họa,... Có thể nói, phong cách vintage là phong cách của kỉ niệm, của dấu ấn thời gian.

Trang 154 / 188


Vintage và Retro có gì khác nhau? Hai thuật ngữ này tình cờ thường xuyên đi cùng với nhau, khiến không ít người cảm thấy bối rối và khó phân biệt. Retro​ là một trào lưu hoài cổ, mặc lại các trang phục theo xu hướng thời trang những thập niên trước, bao gồm đồ vintage (quần áo, phụ kiện của những thập niên 40s đến 80s) và cả đồ không phải vintage (đồ mới, đồ được inspired từ hình dáng đồ vintage). Trào lưu này hiện nay rất thịnh hành đối với giới trẻ phương Tây và cũng là một nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế nổi tiếng.

Vintage và Retro - Hai trường phái tưởng một mà hai, tưởng tương đồng mà có nhiều điểm khác biệt. Vintage thường được hiểu trong giới design là những sản phẩm thiết kế được tạo ra trong quá khứ, còn retro là thuật ngữ chỉ trường phái thiết kế các sản phẩm hiện đại nhưng mang những đặc điểm, phong cách thời quá khứ. Vì vậy, những thiết kế theo trường phái vintage thường “áp nguyên xi” phong cách thiết kế trong quá khứ, còn retro phần nào đó khiến người xem cảm nhận được hơi thở hiện đại trong đó.

Trang 155 / 188


Thiết kế đồ họa Vintage là gì? Phong cách Vintage và Retro sau một thời gian vắng bóng đang trở thành một xu hướng mới trong thiết kế đồ họa. Nếu trước đây, phong cách mạnh mẽ, năng động này hiếm khi được sử dụng thì ngày nay, các yếu tố Vintage và Retro ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các ý tưởng thiết kế khác nhau. Khi gắn các yếu tố “theo phong cách cũ” vào tác phẩm của mình, các nhà thiết kế đã tạo ra các thiết kế vừa sáng tạo vừa hấp dẫn, làm cho các sản phẩm nổi bật và khác biệt. Các yếu tố đồ họa thường dùng trong các mẫu thiết kế để tạo nên một bầu không khí vintage thường là:

Trang 156 / 188


Các ảnh minh hoạ (illustration) từ các poster, cine, tạp chí, CD, vinyls, các quảng cáo cũ.

Typography cũ

Trang 157 / 188


Các thiết bị TV cũ, các danh thiếp cũ

Các bao bì cũ

Trang 158 / 188


Những bức ảnh film cũ

Trang 159 / 188


Giấy được sử dụng vừa rách, vừa nhòe (thường giấy ố vàng)

Các vở dán bài rời (scrapbook)

Trang 160 / 188


Các yếu tố Pop-Art

Màu đậm, dirty (VD: màu nâu, màu đỏ đậm, xanh lam đậm) và các texture (Ví dụ: giấy, tường,..)

Trang 161 / 188


Các minh họa Retro

Tác động của phong cách vintage ra sao? Trên thực tế, nếu thực hiện một cách cẩn thận, hầu hết các mẫu thiết kế như vậy sẽ không nhàm chán, mặc dù, bằng trực quan, người ta có thể nghĩ rằng các yếu tố Retro và Vintage được sử dụng ở đây để tạo nên sự đối nghịch. Các mẫu thiết kế Retro và Vintage đưa ra các giải pháp đồ họa cho thời kỳ này, nó có ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ khi nó xuất hiện trở lại. Trong khi Retro tập trung vào phong cách của những năm 1910 đến những năm 1930, Vintage lại gợi lại thời kỳ giữa những năm 1950 đến năm 1980. Trong cả hai trường hợp, các yếu tố đồ họa đều phản ánh một số mô-típ, xu hướng, cá tính và đối tượng “cũ”, là một phần cơ bản trong cuộc sống của chúng ta trong quá khứ. Các yếu tố như vậy tạo nên một bầu không khí luyến tiếc quá khứ, đánh thức cảm xúc và những kỷ niệm, sử dụng cảm xúc để cố gắng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Một số mẫu thiết kế như vậy còn gọi là “sự biến đổi theo phong cách cổ điển” – một kỹ thuật được sử dụng kết hợp giữa một tác nhân kích thích với sự tự nhiên không có trong tiềm thức hay là phản ứng của cảm xúc.

Trang 162 / 188


Tại sao các thiết kế vintage lại gây sốt hiện nay?

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi thứ đang phát triển quá nhanh. Nhìn vào những thiết kế vintage khiến ta cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Chẳng phải quá khứ là nơi trú ẩn an toàn, mà những ngày xưa cũ đẹp đẽ ấy luôn để lại trong chúng ta những kỷ niệm đẹp, nhất là với thế giới xô bồ ngoài kia. Những nhà Marketer đại tài luôn biết cách “ghi điểm” trong mắt khách hàng. Và cách tốt nhất để đi đến trái tim của họ chính là những thiết kế vintage. Thoát ly ra khỏi cuộc sống bộn bề vô định, quá khứ bao giờ cũng khiến người ta có một cảm giác an tâm, vì họ biết “cái kết của nó sẽ như thế nào”.

Trang 163 / 188


Giống như ta xem lại bộ phim yêu thích của mình vậy, dù bạn xem 10 lần, hay 100 lần, bạn cũng cảm thấy thoải mái hơn với những điều thân quen, vì bạn biết chắc “cái kết của nó sẽ như thế nào”. Rõ ràng, sử dụng những điều thân quen, ưa thích trong lòng khách hàng là cách ngắn nhất để thương hiệu của họ có thể kết nối tới họ, tới “tận sâu trong trái tim mỗi con người”.Thêm vào đó, các thiết kế vintage như là một sự lựa chọn mới mẻ, bên cạnh đầy rẫy những thiết kế tối giản, “kỹ thuật số” vô hồn ngoài kia. Một khi sự hoài niệm chạy đến đúng trái tim của khách hàng, sẽ chẳng còn gì ngoài những quãng thời gian tuyệt vời và những kỷ niệm đẹp. Quãng thời gian ấy gợi nhớ trong họ những ngày tháng vô lo vô nghĩ, chẳng phải bận tâm tới cơm áo gạo tiền. Có lẽ đây cũng là lý do để các quán cafe với không gian vintage mọc lên ngày càng nhiều để khách hàng có những giây phút gợi nhớ về khoảng thời gian đẹp đẽ đó.

Trang 164 / 188


Nhưng xin hãy lưu ý, từng trường phái thiết kế vintage chỉ phù hợp với một đối tượng khách hàng nhất định, bởi ký ức trong mỗi thế hệ là khác nhau. Chính vì thế, trước khi lựa chọn trường phái vintage phù hợp, bạn cần tìm hiểu đối tượng khách hàng đặc trưng của mình, như Vaporwave thì phù hợp với thế hệ khách hàng thế hệ Millennials (thế hệ những người sinh ra từ năm 1980 đến 1998), chứ không phải thế hệ Baby Boomer (những người sinh sau thế chiến thứ 2).

Trang 165 / 188


Ứng dụng của phong cách vintage trong thiết kế đồ họa

Bao bì sản phẩm

Trang 166 / 188


Ấn phẩm truyền thông

Biển hiệu quảng cáo

Trang 167 / 188


PL01 ___

PHỤ LỤC 1

Danh sách phím tắt Đôi lúc, bạn sẽ quên mất một vài phím tắt, danh sách sau sẽ giúp bạn phần nào trong quá trình ôn lại kiến thức.

Trang 168 / 188


1. Các phím tắt với công cụ chỉnh sửa ảnh V : Move -> Di Chuyển M : Marquee -> Công cụ tạo vùng chọn L : Lasso -> Công cụ tạo vùng chọn tự do W : Quick Selection, Magic Wand -> Công cụ tạo vùng chọn theo màu C : Crop and Slice -> Cắt hình I : Eyedropper, Color Sampler, Ruler, Note, Count -> Các công cụ chấm màu, thước kẻ J : Spot Healing Brush, Healing Brush, Patch, Red Eye -> Các công cụ Spot Healing Brush, Healing Brush, Patch, Red Eye B : Brush, Pencil, Color Replacement, Mixer Brush -> Nét bút vẽ, công cụ vẽ và tô màu S : Clone Stamp, Pattern Stamp -> Lấy mẫu từ một hình ảnh Y : History Brush, Art History Brush -> Khôi phục lại những thông số ảnh trước đó E : Eraser -> Tẩy, xóa G : Gradient, Paint Bucket -> Đổ màu O : Dodge, Burn, Sponge -> Làm tối ảnh P:9 Pen -> Vẽ đường, tạo vector T : Type -> Tạo chữ A : Path Selection, Direct Selection -> Chọn đường, hướng

Trang 169 / 188


U : Rectangle, Rounded Rectangle, Ellipse, Polygon, Line, Custom Shape -> Công cụ vẽ các hình chữ nhật, elip, đường thẳng, ... H : Hand -> Lướt để xem ảnh khi zoom quá lớn R : Rotate -> Xoay Z : Zoom -> Phóng to/thu nhỏ D : Default colors -> Màu sắc mặc định X : Switch Foreground and Background colors -> Chuyển đổi màu sắc giữa Foreground và Background Q : Quick Mask Mode -> Chế độ Quick Mask F : Thay đổi giữa các chế độ màn hình / : Toggle Preserve Transparency [ : Giảm kích cỡ Brush ] : Tăng kích cỡ Brush , : Chọn Brush trước đó . : Chọn Brush kế tiếp < : Chọn Brush đầu tiên > : Chọn Brush cuối cùng

Trang 170 / 188


2. Các phím tắt với nhóm chức năng File Ctrl + N : Tạo mới file Ctrl + O : Mở file Alt + Shift + Ctrl + O : Open As... Shift + Ctrl + M : Edit in ImageReady Ctrl + W : Đóng file đang mở Alt + Ctrl + W : Đóng tất cả các file đang mở Shift + Ctrl + W : Đóng photoshop và mở Bridge... Ctrl +S : Lưu file Shift + Ctrl + S / Alt + Ctrl + S : Lưu lại dưới dạng Alt + Shift + Ctrl + S : Lưu dưới dạng Web F12 : Khôi phục lại hình ảnh gốc Alt + Shift + Ctrl + I : Xem thông tin file Shift + Ctrl + P : Cài đặt trang Ctrl + P : In Alt + Shift + Ctrl + P : Print One Copy in Photoshop Ctrl + Q : Thoát phần mềm

Trang 171 / 188


3. Các phím tắt với nhóm chức năng Edit Ctrl + Z : Undo/Redo Shift + Ctrl + Z : Thực hiện lại thao tác sau đó Alt + Ctrl + Z : Thực hiện lại thao tác trước đó Shift + Ctrl + F : Fade... Ctrl + X / F2 : Cut Ctrl + C / F3 : Copy Shift + Ctrl + C : Copy Merged Ctrl + V / F4 : Paste Shift + Ctrl + V : Paste Into Shift + F5 : Mở hộp thoại Fill Ctrl + T : Kéo dãn, xoay tự do

Trang 172 / 188


4. Các phím tắt nhóm chức năng cài đặt Ctrl + K: Cài đặt chung Shift + Ctrl + K: Cài đặt màu sắc Alt +Shift + Ctrl + K: Cài đặt phím tắt Alt + Shift + Ctrl + M: Cài đặt menu

Trang 173 / 188


5. Các phím tắt với nhóm chức năng điều chỉnh hình ảnh Ctrl + L: Mở hộp thoại Levels Shift + Ctrl + L: Tự động thay đổi Levels Alt + Shift + Ctrl + L: Tự động điều chỉnh độ tương phản Shift + Ctrl + B: Tự động điều chỉnh màu Ctrl + M: Mở hộp thoại Curves Ctrl + B: Mở hộp thoại Color Balance Ctrl + U: Mở hộp thoại Hue/Saturation Shift + Ctrl + U: Chuyển màu của hình ảnh sang xám Alt + Ctrl + I: Chỉnh sửa kích thước hình ảnh Alt + Ctrl + C: Canvas Size

Trang 174 / 188


6. Các phím tắt với nhóm chức năng hiển thị Shift + Ctrl + H : Target Path Ctrl + ' : Bật tắt lưới Ctrl + ; : Bật tắt Guides Ctrl + R : Bật tắt thước kẻ Shift + Ctrl + ; : Snap Alt + Ctrl + ; : Khóa Guides Alt + F9: Bật tắt bảng Actions Alt + Ctrl + 0 : Phóng to 100%

Trang 175 / 188


PL02 ___

PHỤ LỤC 2

Về colorME

Trang 176 / 188


Thời điểm tôi viết cuốn sách này lần đầu tiên là lúc colorME chỉ vừa mới 6 tháng tuổi (2015). Lúc đó chúng tôi chỉ là 1 nhóm nhỏ với 10 người, giờ đây chúng tôi đã là một trung tâm với hơn 100 người ở Hà Nội và Sài Gòn. Tại thời điểm này, colorME đã đào tạo 40.000 học viên trên toàn quốc, chúng tôi còn trẻ, còn rất nhiều tham vọng và ước mơ. Nhưng dù có là điên cuồng, chúng tôi cũng muốn một lần thay đổi những người trẻ của Việt Nam, với toàn bộ tuổi trẻ của mình.

Trang 177 / 188


PL03 ___

PHỤ LỤC 3

Câu chuyện khởi nghiệp của colorME

Trang 178 / 188


Trung tâm colorME giờ đây đã trưởng thành hơn

ColorME là tuổi 20 của tôi, là những suy nghĩ điên rồ và dại dột mà tôi muốn lưu giữ mãi mãi. Trong quá trình phát triển colorME, tôi đã chăm chỉ ghi lại toàn bộ câu chuyện từ những chi tiết nhỏ nhất. Hãy đọc nếu thấy hứng thú bạn nhé. Đọc chuỗi tôi khởi nghiệp tại: Chuỗi bài viết về câu chuyện của COLORME

Trang 179 / 188


PL04 ___

PHỤ LỤC 4

Chúng tôi cần bạn

Trang 180 / 188


Gia đình colorME - Team Building 2019

Gia đình colorME hiểu rằng, colorME sẽ không thể được như ngày hôm nay nếu không nhận được sự giúp sức của cộng đồng. Vậy nên, bằng một cách nào đó, nếu bạn có đọc được những dòng này, đừng ngần ngại và tìm đến tôi nhé. Tôi không chắc điểm đến cuối cùng của tôi có thực sự tồn tại hay không. Nhưng tôi chắc chắn sẽ đi cùng với bạn trong suốt cuộc hành trình của colorME. Hãy thử điên và dại dột một lần với chúng tôi, bạn nhé!

Trang 181 / 188


PL05 ___

PHỤ LỤC 5

Như một lời tri ân đến các

học viên

Trang 182 / 188


Những học viên thân thương của COLORME

Như một giấc mơ dài và đẹp, colorME đang tiến từng bước vững chắc trên con đường trở thành trường học thiết kế cho mọi người. Dù đã nói câu này rất nhiều lần, nhưng vẫn cảm ơn mọi người một lần nữa, vì tất cả. Đại gia đình colorME. Hẹn gặp lại các bạn trong một ngày gần đây nhất.

Trang 183 / 188


GOOD BYE ___

LỜI KẾT

Tôi còn nhiều điều nữa muốn chia sẻ với mọi người

Trang 184 / 188


Nhưng tại thời điểm hiện tại, tất cả những gì tôi có thể làm làm xây dựng cuốn ebook này. Tôi sẽ còn viết thêm nhiều cuốn sách như thế này nữa, hãy ủng hộ tôi nhé. Tiếp tục theo dõi con đường phát triển của colorME tại: Fanpage của chúng tôi Bất cứ phản hồi, phản ánh nào xin vui lòng liên hệ: colorME.idea@gmail.com

Gia đình colorME 2019

Trang 185 / 188


CÔNG TY CỔ PHẦN

KEE EDUCATION KEE EDUCATION COMPANY LIMITED Mã số thuế: 0106897051 Địa chỉ: Số 175, phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Cơ sở 1

Số 175 phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội

Cơ sở 2

Số 116 Trường Chinh - Quận Đống Đa - Hà Nội

Cơ sở 3

Số 835/14 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP HCM

Cơ sở 5

Số 58A Trung Kính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 7

71 đường D5, Quận Bình Thạnh. TP HCM

Cơ sở 8

253 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP HCM

Trang 186 / 188


Trang 187 / 188


Trang 188 / 188


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.