Graphics là một ấn phẩm thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH KEE Education. Bản quyền được bảo lưu. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép, phân phối hoặc truyền tải ấn phẩm, hoặc bất kì phần nào của ấn phẩm, bằng bất kì phương tiện nào, bao gồm photocopy, ghi âm, hoặc các phương thức điện tử khác khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản, ngoại trừ trường hợp trích dẫn ngắn gọn thể hiện trong các bài đánh giá phê bình và một số mục đích sử dụng phi thương mại khác được luật bản quyền cho phép. Graphics is a proprietary printed publication of KEE Education CO.,LTD. All rights reserved. No part of this publication may be reproduced, distributed, or transmitted in any form or by any means, including photocopying, recording, or other electronic or mechanical methods, without the prior written permission of the publisher, except in the case of brief quotations embodied in critical reviews and certain other noncommercial uses permitted by copyright law.
CREDITS Editor-in-Chief & Creative Director
Design & Illustration
Content Contributors
Huyền Thanh
Huyền Thanh Hoàng Hiệp Minh Ngọc Vân Anh Hương Phan
Ba Ba Hương Phan Hoàng Hiệp Tào Tuấn Anh
Art Director Hoàng Hiệp
Website
graphics.vn
/graphicvn
graphics@colorme.vn
Thầy Trần Anh Khoa - Chủ nhiệm học kì 3D Animation, Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia
Nghệ sĩ minh hoạ Ken Hensly - Cebu City, Philippines www.behance.net/Kensukecreations
Nghệ sĩ Juri Zaech - Senior Art Director, 72andSunny, Los Angeles, Mỹ www.juri-zaech.com
Foreign Policy Design Group - Singapore foreignpolicy.design
Nghệ sĩ Pablo Jurado Ruiz - Madrid, Tây Ban Nha www.pablojuradoruiz.com
Anagrama Studio - Mexico www.anagrama.com
Thân chào bạn,
Khi đang cầm cuốn tạp chí này trên tay, chắc hẳn bạn đã có những hình dung về khái niệm “graphic design” (thiết kế đồ hoạ) của riêng mình. Những hình dung đó có thể tồn tại dưới dạng những trang lý thuyết, những kiến thức chuyên sâu về bộ môn này mà bạn đã tích luỹ trong quá trình học tập và làm việc. Hoặc đơn giản hơn, chúng tồn tại trong cách bạn cảm nhận về vẻ đẹp của một tấm poster, bìa một cuốn sách, một tấm áp phích vô tình bắt gặp trên đường; bởi lẽ, thiết kế đồ hoạ nằm ở khắp nơi xung quanh bạn. Dù bạn là ai, dù bạn đang tìm kiếm những nguồn cảm hứng, những ý tưởng mới cho tác phẩm của mình, hay đơn giản chỉ là yêu thích và muốn tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo này, tạp chí Graphics hứa hẹn sẽ là người bạn đồng hành thú vị và bổ ích của bạn trên hành trình đó. Khi thực hiện cuốn sách này, đội ngũ biên soạn của KEE Agency luôn tâm niệm: “Design for everyone - Design in everyone.” (Thiết kế dành cho mọi người - Thiết kế ở trong mỗi người). Từ khi sinh ra, con người đã luôn hướng tới cái đẹp. Nhu cầu hưởng thụ và tạo ra cái đẹp tồn tại ở tất cả các mặt trong đời sống. Thiết kế đồ họa vì vậy đã ra đời như một trong những câu trả lời cho nhu cầu đó. Ngày nay, thiết kế đồ họa đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, có nhiều ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác. Ngày càng có nhiều người muốn tìm hiểu về graphic design với nhiều mục đích và yêu cầu khác nhau. Với những chủ điểm và bài viết chuyên đề, mỗi số của tạp chí Graphics sẽ đem lại những kiến thức và thông tin về ngành thiết kế độ họa từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu đa dạng của đọc giả. Graphics - Số thứ hai xoay quanh thành phần thiết kế cơ bản thứ hai: Line (đường). Những bài viết chuyên đề sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm về Đường và chúng được sử dụng trong những bản thiết kế ra sao. Bên cạnh đó, chuyên mục Graphic - Illustration sẽ phân tích những xu hướng thiết kế nổi bật trong những năm vừa qua như Gradient và Line Art. Chuyên mục Branding - Packaging là tập hợp một số case study về các thương hiệu ứng dụng Line vào nhận diện và bao bì trên thực tế. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm tới nhiếp ảnh hoặc muốn tìm kiếm những ý tưởng mới, chuyên mục Art & Inspiration sẽ giới thiệu loạt bài viết và trưng bày những tác phẩm nghệ thuật truyền cảm hứng dành cho bạn. Cuối cùng, thiết kế không phải môn khoa học “1 + 1 = 2”. Không có khái niệm, lý thuyết nào trong thiết kế là tuyệt đối. Ban biên soạn tạp chí Graphics luôn hy vọng sẽ nhận được sự phản hồi, đóng góp của bạn qua địa chỉ graphics@colorme.vn để ngày càng cho ra các sản phẩm hoàn thiện hơn nữa. Trân trọng cảm ơn bạn và chúc bạn có một trải nghiệm thật tuyệt vời cùng với GRAPHICS 02 - BETWEEN THE LINES! Ban Biên soạn tạp chí Graphics
Mục lục 04 06
Credits Lời mở đầu
22 - 45
10 - 21
BASICS 12
Đường (Line) trong thiết kế
16
Sử dụng line trong hội hoạ
GRAPHICILLUSTRATION 22
Gradient - “Lên voi” nhanh như gió, “xuống chó” dễ như chơi
30
Futuracha và những nét chữ biết nhảy múa
34
Làm sáng tạo, xin đừng đi ăn trộm
42
Line Art - Vẽ cả thế giới bằng một đường kẻ
46 - 63 64 - 83
BRANDING PACKAGING 58
Drap Agency
52
GrabBodypart
56
Nika Cosmetics
60
Helius Bookshop
ART INSPIRATION 66
Leading Lines - Đường dẫn trong nhiếp ảnh
70
Light Trails - Những vệt màu chuyển động
76
Nghệ thuật từ dây thép
84 - 99
GRAPHICS+ 86
6 tựa game thiết kế cho người mới bắt đầu
88
Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ?
GRAPHICS / GRAPHICS /
BASICS Basics
Một người làm thiết kế sẽ không thể đi xa được nếu thiếu đi hành trang là kiến thức lý thuyết, bởi lý thuyết chính là lời giải đáp cho những Một người gì mà làm thực thiết hành kế sẽ không không làm thể được. đi xaMàu được sắc nếu bạn thiếu chọnđicó hành phù hợp với trang là thông kiến thức điệplýbạn thuyết, muốn bởigửi lý thuyết đi không? chính Bố là cục lờicủa giảibạn đápđang cho gặp phải những gì vấn mà thực đề gì? hành Fontkhông chữ của làmbạn được. liệuMàu có phải sắc bạn là một chọn lựacó chọn đúnghợp phù đắn? vớiTất thông cả những điệp bạn câu hỏi muốn nàygửi chỉđicókhông? thể được Bốtrả cụclời của nếu bạn như bạn đã đang gặp cóphải một vấn nềnđề tảng gì?kiến Fontthức chữ của chắcbạn chắn, liệuvàcóđó phải chính là một là điều mà chọn lựa chuyên đúng mụcđắn? Basics Tấtmong cả những muốn câu đem hỏilại. này chỉ có thể được trả lời nếu như bạn đã có một nền tảng kiến thức chắc chắn, và đó Trong là chính sốđiều đầu mà tiênchuyên này, vớimục những Basics bài mong viết chuyên muốn sâu đemvề lại. đặc điểm cũng như ứng dụng của Điểm (Dots) trong thiết kế, hy vọng bạn đọc Ở trong có thể số có thứmột hai,cái vớinhìn chủđầy đề bao đủ và trùm chính là những xác về một đường trong kẻ, những yếu tố đồ chuyên mục họanày cơ sẽ bản cung nhất. cấp cho bạn những bài viết nghiên cứu sâu sắc về những tính chất và vai trò của chúng trong các tác phẩm thiết kế và nghệ thuật.
10
GRAPHICS/ BASICS
GRAPHICS/ #02
11
LINE - ĐƯỜNG TRONG THIẾT KẾ: DẪN DẮT, PHÂN CHIA VÀ TẠO ĐIỂM NHẤN ĐƯỜNG (LINE) LÀ GÌ? Tiếp nối hành trình tìm hiểu những yếu tố cơ bản của thiết kế (Elements of Design), ở số thứ hai này, hãy cùng Graphics bàn luận về khái niệm Đường (line). Không phải ngẫu nhiên khi một số ý kiến cho rằng line mới chính là thành phần quan trọng nhất và được sử dụng phổ biến nhất thay vì dot. Vậy chúng là gì và có vai trò ra sao?
Trên thực tế, có rất nhiều cách để trả lời cho câu hỏi tưởng chừng đơn giản trên. Một nhà toán học có thể định nghĩa đường đi qua ít nhất hai điểm trên một không gian xác định nào đó. Đối với các hoạ sĩ, khái niệm “đường” trong một số trường hợp lại được đồng hoá cùng khái niệm “nét” mà chúng ta thường gặp trong các thuật ngữ như nét chữ, nét bút, nét cọ. Trong một số trường hợp khác, “đường” và “nét” lại được coi là hai khái niệm khác nhau: đường thuộc về lý trí và cố định, trong khi nét thuộc về tình cảm, linh hoạt và phụ thuộc vào cảm xúc của người vẽ. Ở một mặt khác, đường lại được coi là một khái niệm nguyên thuỷ, không được định nghĩa. Tuy nhiên, dù được hiểu theo cách nào hay trên bất kì phương diện nào, không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của đường. Đường chính là một yếu tố cơ bản để xây dựng nên tất cả các yếu tố khác phức tạp hơn. Ở bài viết này, Graphics sẽ định nghĩa đường (line) là tập hợp của rất nhiều điểm để tạo sự kết nối với khái niệm điểm mà chúng ta đã cùng tìm hiểu ở số trước. Chúng tôi xin được trích dẫn một câu nói hóm hỉnh của hoạ sĩ thiên tài Paul Klee để diễn tả cho định nghĩa trên: “A line is a dot that went for a walk”.
12
GRAPHICS/ BASICS
ĐƯỜNG (LINE) TRÔNG NHƯ THẾ NÀO? Như một “thói quen”, khi nhắc đến đường, hầu hết chúng ta đều sẽ nghĩ tới một đường thẳng, rõ nét và gãy gọn. Sự thật là: đường đa dạng hơn rất nhiều! Nhận diện của đường có thể được phân loại theo hướng, theo thuộc tính hoặc theo mục đích sử dụng. Hãy cùng Graphics lần lượt tìm hiểu nhé! Đầu tiên và cũng là phổ biến nhất, đường (line) được phân loại theo hướng. Theo cách phân loại này, đường được chia ra làm 5 dạng: đường dọc (vertical line), đường ngang (horizontal line), đường chéo (diagonal line), đường zíchzắc (zigzag line) và đường cong (curved line). Khi được áp dụng trong các bản vẽ hoặc bản thiết kế, mỗi loại đường này cũng sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Đường dọc thường tạo cảm giác vững chãi, gợi cảm giác về độ cao, tương tự như dáng người khi đứng. Ngược lại, đường
GRAPHICS/ #02
ngang lại giống như dáng người nằm, gợi sự cố định, ổn định, không có chuyển động. Đường chéo có thể chạy theo nhiều phương hướng khác nhau và vì vậy nên cũng có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tuỳ theo từng trường hợp. Đường chéo hướng đi lên gợi sự phát triển, tăng tiến. Ngược lại, đường chéo xuống thể hiện sự giảm xuống. Đường chéo cũng là đường tạo ra độ sâu và chuyển động mạnh mẽ hơn so với đường ngang và đường dọc, vì vậy thường được sử dụng để điều hướng thị giác người xem vào những điểm trọng tâm trong tác phẩm. Đường zích-zắc về cơ bản mang nhiều đặc điểm chung với đường chéo. Tuy nhiên, sự lặp lại liên tục của các đường chéo cắt nhau có thể sẽ tạo cảm giác hỗn loạn hoặc cảnh báo sự nguy hiểm. Đường cong thường mang khá nhiều ý nghĩa. Sự mềm mại, uyển chuyển là điều làm người ta liên tưởng nhiều nhất khi nói về đường cong. Đường cong còn có thể được chia ra thành đường tròn, đường chữ S, đường xoắn ốc,...
13
14
GRAPHICS/ BASICS
Phổ biến không kém hơn so với cách thứ nhất, cách thứ hai phân loại đường theo thuộc tính của chúng. Đường có thể ngắn hoặc dài, dày hoặc mỏng, trơn hay gồ ghề, liên tục hoặc đứt quãng,... hoặc thậm chí là nhiều thuộc tính kết hợp lại với nhau. Nếu bạn kết hợp các thuộc tính hình dáng của đường cùng với các phương hướng khác nhau ở phần trước, kết quả thu được sẽ là không giới hạn! Ví dụ, bạn có thể tạo ra đường nét đứt ngang, đường chéo nét dày, đường tròn đứt quãng, v.v... Với nguồn nguyên liệu phong phú này, chắc hẳn các designer sẽ có vô cùng nhiều ý tưởng sáng tạo dành cho bản thiết kế của mình. Cách để phân loại các đường line thứ ba là theo mục đích sử dụng của chúng. Theo cách phân loại này, các đường nét cũng được chia thành 5 nhóm:
GRAPHICS/ #02
Contour line: là đường được sử dụng để xác định cách cạnh (edge) của vật thể trên bản vẽ hoặc bản thiết kế. Hiểu một cách đơn giản, contour line tạo ra ranh giới giữa phần bên trong và bên ngoài vật thể. Hầu hết những đường line bạn gặp hàng ngày sẽ thuộc nhóm này. Decoration line: Đúng tên gọi của chúng, những đường line thuộc nhóm này được sử dụng với mục đích trang trí. Trong hội hoạ, bạn sẽ gặp chúng dưới dạng những đường đan chéo nhau trong kĩ thuật cross-hatching nhằm thể hiện bóng hoặc đánh khối vật thể. Trong thiết kế đồ hoạ, decoration line lại thường hay được sử dụng để gạch chân chữ hoặc đóng khung các vật thể tạo điểm nhấn. Dividing line: Dividing line cũng là những đường thẳng được sử dụng để phân chia nhưng khác với contour line, chúng phân chia không gian. Bạn có thể sẽ bắt gặp nhóm đường line này nhiều nhất trong những tờ báo, quyển sách hoặc những thiết kế dàn trang với dung lượng thông tin lớn khác. Dividing line là một công cụ hiệu quả để phân chia các cột chưa văn bản hoặc chia tách không gian giữa các phần một cách rõ ràng. Implied line: Nhóm đường line này có thể được hiểu như là những đường line vô hình hoặc đường line tưởng tưởng bởi chúng được tạo ra khi mắt chúng ta tự kết nổi các điểm không liền kề lại với nhau. Ví dụ đường thẳng chúng ta có thể hình dung ra khi các phương tiện nối đuôi nhau trên đường, các chấm đầu dòng thẳng hàng nhau trên một văn bản,... Psychic line: Khi một vật thể trong bản thiết kế khiến mắt người xem di chuyển sang một điểm khác thì đường di chuyển đó được gọi là psychic line. Ví dụ như khi mắt bạn nhìn theo hướng một mũi tên chỉ sang bên.
15