Graphics là một ấn phẩm thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH KEE Education. Bản quyền được bảo lưu. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép, phân phối hoặc truyền tải ấn phẩm, hoặc bất kì phần nào của ấn phẩm, bằng bất kì phương tiện nào, bao gồm photocopy, ghi âm, hoặc các phương thức điện tử khác khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản, ngoại trừ trường hợp trích dẫn ngắn gọn thể hiện trong các bài đánh giá phê bình và một số mục đích sử dụng phi thương mại khác được luật bản quyền cho phép. Graphics is a proprietary printed publication of KEE Education CO.,LTD. All rights reserved. No part of this publication may be reproduced, distributed, or transmitted in any form or by any means, including photocopying, recording, or other electronic or mechanical methods, without the prior written permission of the publisher, except in the case of brief quotations embodied in critical reviews and certain other noncommercial uses permitted by copyright law.
CREDITS Editor-in-Chief & Creative Director
Design & Illustration
Content Contributors
Huyền Thanh
Huyền Thanh Hoàng Hiệp Ninh Văn Quân Khánh Huyền Hươn Phan Ba Ba
Nguyễn Tiến Long Nguyễn Việt Hùng Hoàng Hiệp Khánh Huyền Hươn Phan Ba Ba
Art Director Hoàng Hiệp
Website
graphics.vn
/graphicsvn
graphics@colorme.vn
Anh Nguyễn Tiến Long - Lead Creative Strategist,Admicro – Content Marketing Hà Nội, Việt Nam
Nghệ sĩ thiết kế Giang Ong - TP Hồ Chí Minh, Việt Nam www.giangong.com
Chị Trịnh Thu Trang và nhóm S River Thực hiện dự án “Họa sắc Việt” comicola.com/product/hoa-sac-viet
Nghệ sĩ thiết kế Khoa Đặng - TP Hồ Chí Minh, Việt Nam www.behance.net/anhkhoa
Nghệ sĩ minh họa Trịnh Phương Anh London, Anh huonganhtrinh.wixsite.com/artpothecary
Nghệ sĩ thiết kế Anh Doan - TP Hồ Chí Minh, Việt Nam www.behance.net/iamanhdoan
Thân chào bạn,
Khi đang cầm cuốn tạp chí này trên tay, chắc hẳn bạn đã có những hình dung về khái niệm “graphic design” (thiết kế đồ hoạ) của riêng mình. Những hình dung đó có thể tồn tại dưới dạng những trang lý thuyết, những kiến thức chuyên sâu về bộ môn này mà bạn đã tích luỹ trong quá trình học tập và làm việc. Hoặc đơn giản hơn, chúng tồn tại trong cách bạn cảm nhận về vẻ đẹp của một tấm poster, bìa một cuốn sách, một tấm áp phích vô tình bắt gặp trên đường. Bởi lẽ, thiết kế đồ hoạ nằm ở khắp nơi xung quanh bạn. Dù bạn là ai, dù bạn đang tìm kiếm những nguồn cảm hứng, những ý tưởng mới cho tác phẩm của mình, hay đơn giản chỉ là yêu thích và muốn tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo này, tạp chí Graphics hứa hẹn sẽ là người bạn đồng hành thú vị và bổ ích của bạn trên hành trình đó. Khi thực hiện cuốn sách này, đội ngũ biên soạn của KEE Agency luôn tâm niệm: “Design for everyone - Design in everyone.” (Thiết kế dành cho mọi người - Thiết kế ở trong mỗi người). Từ khi sinh ra, con người đã luôn hướng tới cái đẹp. Nhu cầu hưởng thụ và tạo ra cái đẹp tồn tại ở tất cả các mặt trong đời sống. Thiết kế đồ họa vì vậy đã ra đời như một trong những câu trả lời cho nhu cầu đó. Ngày nay, thiết kế đồ họa đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, có nhiều ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác. Ngày càng có nhiều người muốn tìm hiểu về graphic design với nhiều mục đích và yêu cầu khác nhau. Với những chủ điểm và bài viết chuyên đề, mỗi số của tạp chí Graphics sẽ đem lại những kiến thức và thông tin về ngành thiết kế độ họa từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu đa dạng của đọc giả. Số thứ ba của Graphics đề cập đến Shape (hình khối), là yếu tố thứ ba mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Cũng như số trước, số thứ ba của Graphics sẽ dẫn bạn đọc bước đầu tìm hiểu về những khái niệm căn bản nhất của shape, các loại shape thường gặp, cũng như cách designer áp dụng chúng vào trong bản thiết kế của mình. Tiếp theo đó, chuyên mục Graphics - Illustration sẽ dẫn bạn khám phá về các ứng dụng khác của shape trong lĩnh vực thiết kế - minh họa nói chung, cùng nhau tìm hiểu về các xu hướng thiết kế có liên quan đến shape như memphis, hay cách ứng dụng hình khối trong thiết kế logo , đồng thời đề cập đến các chủ đề - tin tức nổi bật trong lĩnh vực. Chuyên mục Branding - Packaging sẽ là các case study về các thương hiệu đã ứng dụng hình khối trong thiết bao nhiện diện của mình. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến nhiếp ảnh, hay những lĩnh vực ngoài lề liên quan khác, chuyên mục Art & Inspiration sẽ là nơi khởi nguồn cảm hứng đến với bạn. Đáng chú ý hơn nữa, vì đây là số đặc biệt ra mắt trong dịp Tết, nên chắc chắn sẽ không thể thiếu những bài viết về chủ đề Tết cổ truyền, kết hợp với thiết kế nói riêng và nghệ thuật nói chung: lì xì, tranh Đông Hồ,... Cuối cùng, thiết kế không phải môn khoa học “1 + 1 = 2”. Không có khái niệm, lý thuyết nào trong thiết kế là tuyệt đối. Ban biên soạn tạp chí Graphics luôn hy vọng sẽ nhận được sự phản hồi, đóng góp của bạn qua địa chỉ graphics@colorme.vn để ngày càng cho ra các sản phẩm hoàn thiện hơn nữa. Trân trọng cảm ơn bạn và chúc bạn có một trải nghiệm tuyệt vời cùng với GRAPHICS 03 - DEFINE THE SHAPES!
01 / 2018
Ban Biên soạn tạp chí Graphics
10 Những điều cơ bản về hình khối trong thiết kế
22 Ngôn ngữ design: Bạn đang nói chuyện với ai?
14 Sáng tạo của riêng bạn
32 Để có một landing page hiệu quả
Ngôn ngữ design: Bạn đang nói chuyện với ai?
Ý nghĩa hình khối trong thiết kế logo
42 Memphis - Sự nổi loạn của những năm 80 50 Ý nghĩa hình khối trong thiết kế logo 48 Pantone 2018: Ultra Violet
g r a p h i c
i l l u s t r a t i o n
82 Khi truyền thống và hiện đại gặp gỡ nhau trong những bao lì xì 90 Tranh Đông Hồ - Thú chơi ngày Tết của người Việt xưa
b r a n d i p n a gc k a g i n g
98 2018: Helvetica không còn là duy nhất
68 Những trang phục ngày Tết của lon Coca-Cola 74 Thiết kế cho trẻ em: Con thích - Ba mẹ mua a r i t n s p i r a t i o n
G r a pI hC S +
F U N Dm A e n t a l s
GRAPHICS /
Basics Một người làm thiết kế sẽ không thể đi xa được nếu thiếu đi hành trang là kiến thức lý thuyết, bởi lý thuyết chính là lời giải đáp cho những gì mà thực hành không làm được. Màu sắc bạn chọn có phù hợp với thông điệp bạn muốn gửi đi không? Bố cục của bạn đang gặp phải vấn đề gì? Font chữ của bạn liệu có phải là một lựa chọn đúng đắn? Tất cả những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời nếu như bạn đã có một nền tảng kiến thức chắc chắn, và đó chính là điều mà chuyên mục Basics mong muốn đem lại. Đến với chuyên mục Basics lần này, chúng ta sẽ cùng khám phá những lý thuyết cơ bản của hình khối – những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại chứa đựng vô số điều mà không phải ai cũng biết. Có những dạng hình khối nào? Chúng có thể kết hợp lại với nhau ra sao? Đây sẽ là chìa khóa hữu ích để giúp bạn mở những cánh cửa tiếp theo trong Graphics số thứ ba: Define the Shapes.
10
GRAPHICS/ BASICS
NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN VỀ HÌNH KHỐI TRONG THIẾT KẾ Qua hai số tạp chí trước, chúng ta đã phần nào hiểu về các thành phần Dot và Line trong thiết kế. Số thứ 3 này, lấy chủ đề về Shape, Graphics hi vọng sẽ đem đến cho bạn những định hình rõ ràng hơn về việc sử dụng Shape như thế nào. Trước khi đọc tiếp, bạn hãy thử tự hỏi mình rằng, bạn có thể kể tên được bao nhiêu hình được định nghĩa rõ ràng. Những hình mà bạn từng được học trong các chương trình toán hình học suốt các năm cấp 2, cấp 3 như hình vuông, tròn, chữ nhật, hình bình hành, hình thang. Chúng trông như thế nào, và tất cả đều có đặc điểm chung là gì?
GRAPHICS/ #03
Hình, hiểu một cách cơ bản, là một phân vùng trong một mặt phẳng. Bạn có thể bao quanh toàn bộ hình bởi 1 đường (line) liên tục, hoặc mô tả hình bằng vô số điểm đứng bên cạnh nhau. Từ rất sớm, con người đã tìm cách để mô tả hình ảnh lập thể của vạn vật xung quanh mình bằng những hình vẽ ở trên đá. Mọi hình ảnh trong không gian 3 chiều đều có thể bị mô tả lại (capture) trên không gian 2 chiều. Chắc hẳn bạn đã từng cố vẽ mặt trời, ngôi nhà, cái cây hay con người trên một tờ giấy. Hình giúp ta thể hiện những ý tưởng của mình một cách đơn giản nhất. Chỉ với những nguyên liệu cơ bản như giấy, bút, bạn đã có thể thể hiện được những hình ảnh trong đầu của mình.
Những bức tranh, những tác phẩm lớn được tạo thành bởi các phần tử nhỏ, trong đó có rất nhiều những hình ảnh khác nhau. Có hình có tên rõ ràng, có hình không ai định nghĩa được. Với những hình đã được lặp đi lặp lại quá nhiều lần trong cuộc sống của bạn, trong võng mạc của bạn, bạn sẽ có thể dễ dàng vẽ ra lại chúng, ví như hình đôi mắt, hình quả trứng, hình quả bóng. Vậy, cách để hình thành các hình là như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn một phần định hình được những khái niệm cơ bản về hình.
11
12
GRAPHICS/ BASICS
HÌNH KỶ HÀ Xuất phát điểm đầu tiên của tất cả các hình phức tạp là những hình kỷ hà. Tuy nhiên, trước khi hiểu được thế nào là hình kỷ hà, bạn sẽ cần làm quen trước với khái niệm “đường kỷ hà”.
GRAPHICS/ #03
Đường kỷ hà là những nét cơ bản bao gồm nét thẳng và nét lượn. Từ đó, hình kỷ hà là những hình được cấu tạo từ những nét cơ bản này mà phổ biến nhất là tròn, vuông & tam giác). Đường kỷ hà tự nó là vô nghĩa, chỉ có nghĩa khi nó được bố cục theo ý đồ nào đó trong một không gian nhất định. Chỉ từ những hình kỷ hà cơ bản nhất, con người ta đã có thể mô phỏng được rất nhiều những hình ảnh trong thực tế chỉ bằng việc ghép nối những hình kỷ hà này lại với nhau.
Đôi lúc, việc cố nén mình lại trong những điều kiện nhất định sẽ giúp bạn sáng tạo ra rất nhiều điều mới lạ. Đó là lý do mà rất nhiều trường đại học, trong quá trình đào tạo kiến thức nền tảng cho sinh viên mỹ thuật/ thiết kế thường ra những bài tập dạng trang trí hình tròn/ hình vuông chỉ với những hình kỷ hà. Việc sử dụng thành thạo các hình kỷ hà sẽ nhanh chóng rèn luyện cho bạn tư duy phân tích các hình phức tạp thành tổ hợp của những hình đơn giản hơn. Ví như việc phân tích một bức tượng thạch cao lên một mặt giấy, chỉ sử dụng những hình cơ bản, sẽ giúp người học nhanh chóng tìm ra được tỉ lệ giữa các thành phần của tượng . Thực tế cho thấy rằng, luôn luôn có cách phân tích tất cả các hình dù là phức tạp nhất về lại tổ hợp giao nhau của các hình kỷ hà. Trong bài viết tiếp theo, tôi sẽ cho bạn thấy điều tuyệt vời mà hình kỷ hà có thể làm được. Hôm nay tôi sẽ đề ra một bài tập sáng tạo nho nhỏ, hy vọng bạn có thể sử dụng nó như một công cụ rèn luyện mỗi ngày. Hãy tìm ra 5 vật gần nhất xung quanh bạn ngay lúc này, và mô phỏng nó trên mặt giấy, chỉ sử dụng những hình kỷ hà cơ bản như hình tròn, vuông, tam giác, elip, tứ giác...
13
14
GRAPHICS/ BASICS
LOGO TỪ NHỮNG HÌNH TRÒN Đây là một minh chứng thực tế cho bạn thấy sức mạnh của những hình kỷ hà đơn giản. Ở đây là hình tròn. Trước hết, hãy nhìn qua logo dưới đây:
Apple - Một trong những công ty có giá trị lớn nhất thế giới với những triết lý thiết kế được rất nhiều Designer trên thế giới yêu thích sở hữu một Logo cực kỳ phức tạp . Chưa kể đến các tỉ lệ vàng giữa các hình tròn với nhau, logo của Apple hoàn toàn được tạo ra từ việc giao các đường tròn lại. Xu hướng sử dụng hình tròn để tạo ra các Logo nhanh chóng trở nên phổ cập trên toàn thế giới trong thập niên vừa qua. Tiếp đó là một Logo khá quen thuộc với các bạn.
GRAPHICS/ #03
LOGO TỪ NHỮNG HÌNH TRÒN Twitter - Một trong những mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu, cũng sở hữu cho riêng mình một Logo tuyệt đẹp được xây dựng từ 13 hình tròn khác nhau.
Từ đây bạn có thể dần nhận thấy được việc ứng dụng những hình cơ bản vào việc phân tích các hình phức tạp như thế nào. Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng tái tạo lại hoặc mô phỏng các vật thể mà bạn nhìn thấy lên mặt phẳng một cách dễ dàng hơn. Hãy cầm bút lên và thử phân tích những Logo mà bạn yêu thích xem sao nhé, biết đâu sẽ có rất nhiều những điều thú vị ẩn sau những Logo đó.
15