Graphics #1

Page 1

GRAPHICS GRAPHICS - ISSUE #1

ISSUE #1 - CONNECT THE DOTS WWW.COLORME.VN

#Dots #Point #Branding #Pantone #GeometricSansSerif #Designer #Teacher

KEE Agency



KEE Agency

GRAPHICS

ISSUE #1

DOT

KEE AGENCY’S PUBLICATION Tháng 7 - 2017 Bản quyền thuộc về KEE AGENCY, mọi hành vi sao chép/ mua bán một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức khi chưa được sự đồng ý từ KEE AGENCY sẽ phải bồi thường số tiền lên đến 300.000.000đ


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 4 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

LỜI NÓI ĐẦU

Chào bạn, Số đầu tiên của GRAPHICS được phát hành Online vào một ngày thứ 2, hi vọng sẽ mang lại cho bạn nhiều cảm hứng và suy nghĩ tích cực để bạn có thể có được một tuần tràn đầy năng lượng. Nói về Graphics, đây đơn thuần là một cách mà chúng tôi có thể chia sẻ với các bạn thường xuyên, chính thống, những vấn đề liên quan đến thiết kế đồ hoạ. Những vấn đề mà chúng tôi luôn ước ao rằng mình đã biết nó sớm hơn, khi bắt đầu con đường này. Thật xấu hổ khi phải thú thật, rằng chúng tôi đã mất ròng rã 2 tháng trời, để thực hiện cuốn tạp chí vỏn vẹn 100 trang mà bạn đang đọc này. Rất hi vọng bạn sẽ ủng hộ team để chúng tôi có thể làm thật tốt hơn nữa với số thứ 2, số thứ 3 và nhiều số sau nữa. Mọi chia sẻ, ý kiến đóng góp, vui lòng chia sẻ với chúng tôi về email: colorme.idea@gmail.com bạn nhé. Trân trọng.

TRANG 5 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 6 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

MỤC LỤC 08 18 28 42 48 58 66 76

BASIC

Dot - Căn Nguyên

ILLUSTRATION Diễn hoạ điểm

BRANDING

Ứng dụng của điểm vào xây dựng thương hiệu

ADD-IN

Phụ lục về điểm

COLOR

Pantone và những câu chuyện

TYPOGRAPHY

Geographics Sans

FAMOUS PEOPLE JURI ZAECH

INSPIRATION

Chia sẻ từ một người thầy

TRANG 7 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

ĐIỂM & CHẤM CĂN NGUYÊN CỦA THIẾT KẾ Điểm là gì? Chấm là gì? Tại sao chúng ta cần quan tâm?

Có bao giờ bạn cảm thấy mất phương hướng, thiếu cảm hứng sáng tạo? Có bao giờ bạn không biết bắt đầu thiết kế mọi thứ từ đâu? Chúng tôi cũng đã từng ở cảm giác đó. Và điều buồn cười là, câu trả lời cho vấn đề đó lại cực kì đơn giản. Mỗi lúc như vậy, việc bạn cần làm là quay về với những thứ cơ bản nhất, những thứ bạn đã bỏ quên trong một thời gian dài. Và trong trường hợp này, thứ chúng tôi muốn nhắc đến, là điểm.

TRANG 8 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

Trong thiết kế, “điểm” ( Point) được xem là yếu tố cơ bản nhất để tạo nên các yếu tố còn lại. Điểm là một dấu vết trong không gian được xác định bởi các trục toạ độ và thực sự chúng ta không thể vẽ ra nó. Tương tự như khi các bạn học hình học, điểm chỉ tồn tại, chứ không có hình dạng nhất định. Thứ chúng ta có thể tạo ra được, cảm nhận được nó đó chính là “chấm” ( Dot). Chấm không có bất cứ một hình dạng nào cụ thể. Chúng ta thường nghĩ đến chấm là một hình tròn, hoặc 1 hình vuông nho nhỏ. Nhưng thật sự mà nói, bạn có thể dùng bất cứ thứ gì để thể hiện chấm. Đôi khi nó là một vết mực chứ không hẳn là hình tròn. Trong số đầu tiên này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số cách để sáng tạo với điểm và chấm bạn nhé.

TRANG 9 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

HÌNH DẠNG THỰC SỰ CỦA ĐIỂM

Hàng loạt các hình tròn được xếp trên một lưới tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh. Đây là một tác phẩm thuộc nhóm “Dot Art” mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên Google. Nhưng thực ra đây chỉ là một biến thể từ một phong cách nghệ thuật khác, rất gần gũi với chúng ta - “Pixel Art”

JOKER DOT ART MODIFIED

Những điều mà chúng ta thường thấy

Dưới đây là một ví dụ đơn giản về cách để thể hiện điểm trên không gian 2D.

TRANG 10 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

Tác phẩm gốc của nó là một bức tranh với một lưới có hàng loạt các ô vuông khác nhau. Mỗi ô vuông có đúng 1 màu duy nhất, đúng với tính chất của pixel. Pixel Art được dùng khá nhiều trong Game Mobile 2 năm trở lại đây, sau cơn sốt mang tên Flappy Bird.

JOKER PIXEL ART SOURCE: PINTEREST

Cả “Dot Art” và “Pixel Art” đều là những phong cách nghệ thuật lấy cảm hứng từ việc biểu diễn các điểm cơ bản lên hệ trục toạ độ. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các tutorial để khởi tạo các tác phẩm tương tự với Photoshop.

TRANG 11 - CONNECT THE DOTS


DOT ART BY SAIFU

GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 12 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

GIỚI HẠN CỦA NGUYÊN LIỆU SÁNG TẠO Các phương thức, chất liệu thể hiện điểm và chấm

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là. Vậy ngoài các chấm màu tròn và vuông ra, có cách nào để thể hiện điểm nữa không. Có, rất nhiều. Từng có một số tác giả thể hiện ý tưởng của mình chỉ với những cây đinh. Hiểu một cách đơn giản, anh ấy phác thảo ra trước một tác phẩm tương tự như hình bên (bạn có thể tìm kiếm những tác phẩm tương tự với từ khoá “Hafttone”). Sau đó đóng các cây đinh lên 1 tấm ván gỗ, với giá trị mỗi cây đinh tương đương với một điểm. Lại có 1 tác giả đã thể hiện ý tưởng của mình bằng cách sử dụng những con chữ. Loại hình nghệ thuật này không lâu sau đó được phổ biến với tên gọi ASCII Art (ASCII là bảng mã kí tự chuẩn được dùng đến ngày nay). Thậm chí cách đây không lâu, còn có người biến toàn bộ toà nhà thành 1 bức tranh lớn bằng cách sử dụng mỗi ô cửa sổ là một điểm. Mỗi một ô cửa sổ có đèn sẽ thành một điểm trắng, những ô còn lại sẽ tối đen. Chắc hẳn bạn đã dần nhận ra, vấn đề không nằm ở hình dáng của điểm, vì khi đưa ra xa, tất cả mọi thứ đều sẽ chỉ còn là 1 chấm màu vô dạng. Điều quan trọng là tổng thể, những chấm màu vô dạng đó đang cố gắng mô tả điều gì. Từ bây giờ, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến những cách sáng tạo riêng của mình chỉ với điểm, bằng bất cứ thứ gì bạn có trong tay. Những tờ giấy note, những ngòi bút chì, những cuốn sách...

TRANG 13 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

ĐIỂM TRONG KHÔNG GIAN Có điểm trong thiết kế 3D hay không?

Tuyệt nhiên không có chuyện, điểm chỉ tồn tại trong thiết kế 2D. Bất cứ chiều không gian nào mà bạn muốn, điểm luôn là phần tử cơ bản nhất. Và kể cả trong 3D, tất cả các định nghĩa về điểm và chấm vẫn giữ nguyên. Bạn vẫn có toàn quyền quyết định cách biểu diễn nó, với bất cứ hình dạng, màu sắc, chất liệu nào mà bạn muốn. Tuy nhiên nhớ lưu ý về kích thước và khoảng cách giữa các điểm bạn nhé.

FLUENT DESIGN ELEMENT MICROSOFT

TRANG 14 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

Ứng dụng của điểm trong thiết kế 3D

Một trong những sáng tạo lớn nhất với điểm trong thiết kế 3D là dòng game MineCraft của gã khổng lồ Microsoft. Trong clip mới nhất của mình về Fluent Design, Microsoft cũng dùng những khối hình cơ bản để thể hiện các Element bên trong của nó. Với tốc độ phát triển chóng mặt hiện tại của VR (Virtual Reality), thiết kế 3D sẽ sớm bùng nổ trong thời gian tới. Vậy nên, hãy bắt đầu nghĩ về những sáng tạo trong không gian của bạn, ngay từ hôm nay.

TRANG 15 - CONNECT THE DOTS


ASCII ART PINTEREST

GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 16 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

ASCII ART NGHỆ THUẬT VỚI KÍ TỰ Điều kì diệu từ những con chữ

Như đã được nhắc đến trước đó, ASCII là một loại hình nghệ thuật, thể hiện các bức tranh, thông qua những con chữ. Bạn có thể dễ dàng tự tạo những tác phẩm tương tự cho riêng mình bằng cách google từ khoá “ASCII Art Online” và sử dụng các công cụ có sẵn. Độ đậm nhạt, khoảng cách của các chấm đều được quy về thành các kí tự. Bạn chỉ cần đưa tác phẩm ra xa, và mọi thứ sẽ dần hiện ra. Trên đây là những kiến thức căn bản nhất về điểm, hi vọng bạn đã bắt đầu có những cảm hứng cho riêng mình. Các phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng đào sâu hơn ứng dụng của điểm trong thiết kế nhé.

ASCII

ASCII (American Standard Code for Information Interchange - Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kì) là bộ kí tự và bộ mã kí tự dựa trên bảng chữ cái La Tinh được dùng trong tiếng Anh hiện đại và các ngôn ngữ Tây Âu khác. Nó thường được dùng để hiển thị văn bản trong máy tính và các thiết bị thông tin khác.

TRANG 17 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

DOT + COLOR Pointillism

Tiếp đến là cách sử dụng dot trong sự kết hợp với màu sắc (color). Sự kết hợp giữa dot và màu sắc ở đây được hiểu là mỗi một dot sẽ mang một màu sắc riêng nhất định và khi kết hợp lại với nhau chúng sẽ tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh đầy đủ các sắc màu. Phương pháp này chắc hẳn sẽ làm bạn liên tưởng ngay tới cách pha màu theo phép xen kẽ, hay còn được gọi là Pointillism. Và đúng như vậy, bài viết giới thiệu về sự kết hợp giữa dot và màu sắc sau đây sẽ được viết dựa trên sự phân tích về Pointillism. Theo Wikipedia, Pointillism là “phương pháp không hòa trộn trực tiếp mà chỉ đem các chất liệu màu (như nét màu, điểm màu,…) đặt cạnh nhau để tạo nên hiệu quả của một màu tổng hợp những màu ấy.” Đây là một phong trào được khởi xướng bởi hai nhà tiên phong Georges Seurat và Paul Signac. “Nếu hội họa truyền thống là sự kết hợp của các đường thẳng, đường cong, hình khối, mảng màu, sáng tối, thì Pointillism tìm cách thể hiện tất cả những yếu tố trên bằng nguyên tố cơ bản nhất của hình học – điểm. Trên thực tế, nếu có một trường phái nào đòi hỏi sự cẩn thận chăm chút tuyệt đối thì đó chính là Pointillism.” (Anh Nguyễn - “Pointillism: những đốm nhỏ làm nên trường phái lớn”) Một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất của Pointillism chính là việc màu sắc được tạo ra dựa vào nguyên lý trong thuyết màu sắc bằng cách “kết hợp nhiều điểm màu để tạo nên sự nhật thức về một màu tổng thể”. Tức khi đặt các điểm màu khác nhau cạnh nhau thì sẽ tạo nên nhận thức về một màu mới khác hẳn khi nhìn từ một khoảng cách. Chẳng hạn nếu bạn đặt một chấm tròn màu đỏ cạnh một chấm tròn màu vàng thì khi nhìn từ một khoảng cách đủ xa mắt bạn sẽ tự động hòa trộn chúng và hình thành ra màu cam. Điều tương tự xảy ra khi bạn xem các bức tranh áp dụng kĩ thuật Pointillism. Vì vậy có thể nói việc tạo được ra một bức tranh theo kĩ thuật Pointillism đòi hỏi rất nhiều sự tính toán cẩn thận và tỉ mỉ cũng như công sức của người thiết kế.

TRANG 18 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

TRANG 19 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

by Lan Truong - www.lantruong.tumblr.com

TRANG 20 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

DOT + COLOR Hafttone

Lấy ví dụ là tác phẩm bên của Lan Truong, ta có thể thấy designer đã áp dụng kĩ thuật Pointillism, và thậm chí cả Halftone, ở từng chi tiết một trong bức ảnh mà dễ nhận biết nhất chính là hai lòng đỏ của quả trứng gà. Nhìn qua ta thấy hai lòng đỏ hình tròn như được tạo nên từ một dải màu gradient từ cam đậm qua cam nhạt nhưng khi chú ý kĩ, ta nhận ra rằng thực tế chúng lại được tạo nên chỉ từ hai màu sắc đỏ - vàng. Thật khó tin phải không? Thông qua các chấm tròn đỏ và vàng ấy mắt ta vô tình nhận thức chúng trở thành màu cam làm hai lòng đỏ trứng gà trở nên bắt mắt hơn nhiều.

TRANG 21 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

“SPHR” - Baptiste Chauloux

DOT + DENSITY Thể hiện chiều sâu chỉ với điểm Dot và mật độ (density) là một trong cách kết hợp cũng rất phổ biến. Chính sự dày đặc hoặc thưa thớt của các đốm màu có thể giúp truyền tải hình dung về mức độ đậm nhạt, sáng tối làm nên chiều sâu cho bức ảnh một cách hiệu quả nhất. Vậy tức là nếu muốn tạo ra một thiết kế có cảm giác của chiều sâu không gian bằng các yếu tố thuộc không gian phẳng thì còn chần chừ gì nữa, hãy thử sáng tạo ngay trong cách phân bố chấm tròn nào.

TRANG 22 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

“SPHR” - Baptiste Chauloux

DOT + DENSITY Kĩ thuật

Chú ý kĩ các ví dụ trên đây, ta hoàn toàn thấy rõ đây là những hình ảnh được tạo nên từ chỉ một chấm tròn phẳng. Tuy nhiên nhờ sự phân bố khéo léo cùng sự sắp xếp có chủ ý của designer, những chiếc chấm tròn ấy hoàn toàn có thể biến thành một tác phẩm mang tính không gian một cách kì diệu. Vậy có thể thấy một chiếc dot tưởng chừng nhỏ bé thế thôi lại là một trong những yếu tố chính không thể thiếu để có thể tạo nên những thiết kế độc đáo.

TRANG 23 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

“Ghost in the Shell” - Ken Hensly

TRANG 24 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

SURFACE Thể hiện bề mặt vật thể

Lấy ví dụ là tác phẩm “Ghost in the Shell” của Ken Hensly. Chú ý kĩ vào phần mặt của nhân vật ta thấy các chấm tròn không được phân bố đồng đều mà có chỗ lại tập trung nhiều và mau, có chỗ lại thưa và ít. Chính sự phân bố chấm tròn có chủ đích như vậy đã tạo nên những mảng đậm nhạt, sáng tối khác biệt từ đó khiến cho bức ảnh có thêm chiều sâu hơn. Ở trong trường hợp này là giúp ta hình dung được rõ hơn khuôn mặt cũng như những bộ phận trên khuôn mặt ấy của nhân vật. Vậy có thể thấy, chỉ một chiếc chấm tròn (dot) khi được vận dụng khác nhau có thể đem đến những hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời khác nhau.

“Ghost in the Shell” - Ken Hensly

TRANG 25 - CONNECT THE DOTS


ILLUSTRATION PINTEREST

GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 26 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

CÁCH DÙNG ĐIỂM TRONG VẼ MINH HOẠ Thể hiện tất cả mọi thứ một cách trừu tượng

Có không ít tác phẩm mà bạn có thể tìm thấy trên Pinterest được tạo ra chỉ từ các chấm màu. Thực sự mà nói, các tác phẩm này sẽ khiến bạn khá “ám ảnh” và suy nghĩ khá nhiều để cảm nhận được. Mọi thứ không đến ngay khi bạn vừa nhìn vào chúng, sẽ là một quãng thời gian từ khi bạn nhìn chúng cho đến khi bạn thực sự hiểu chúng. Vậy thì làm sao để luyện tập được việc minh hoạ với điểm? Hãy tự đưa ra cho bản thân những bài tập đơn giản như: - Thể hiện sự rơi chỉ bằng các điểm - Thể hiện sự nhăn nhúm chỉ bằng các điểm - Thể hiện sóng bằng các điểm - Thậm chí, thể hiện những thứ không thể nhìn thấy như tình yêu, lí trí, chỉ bằng điểm.

Việc tự giới hạn bản thân bằng những nguyên liệu giới hạn đôi lúc sẽ đẩy bạn đến sự sáng tạo mà bạn không ngờ tới. Những bài tập vừa được kể trên, hoàn toàn không dễ để thực hiện, và sẽ mất rất nhiều thời gian của bạn. Nhưng nó sẽ hoàn toàn xứng đáng. Vậy nên, hãy nhớ bạn nhé, tìm về những thứ căn nguyên, đơn giản khi bạn bí tắc. Học cách đơn giản hoá những thứ phức tạp, đừng làm ngược lại. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng xem cách mà các Designer đưa ứng dụng của điểm vào trong xây dựng nhận diện thương hiệu nhé.

TRANG 27 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 28 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

/dots in action

DOTS IN /TARGET/ AUTHOR: Digital by Design Inc / translated : KEe

Logo thương hiệu của chuỗi cửa hàng Target là một ví dụ điển hình cho cách áp dụng dot vào trong thiết kế. Tuy nhìn rất đơn giản nhưng đây lại là một hình ảnh đại diện thương hiệu được thiết kế rất thông minh thể hiện qua việc khéo léo truyền tải thông điệp của nhà sản xuất tới khách hàng một cách cụ thể và chính xác.

TRANG 29 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 30 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

/dots in action

DOTS IN /TARGET/ AUTHOR: Digital by Design Inc / translated : KEe

Ba hình tròn đơn giản với kích thước giảm dần đặt lồng vào với nhau dễ khiến người xem hình dung ngay tới “bulls-eye” (một chiếc bia tập bắn hình tròn) như để truyền tải rằng mọi nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ được đáp ứng đầy đủ và chuẩn xác ở Target.

TRANG 31 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

DOTS IN ANIMATION AUTHOR: Digital by Design Inc

Logo thương hiệu của chuỗi cửa hàng Target là một ví dụ điển hình cho cách sử dụng pointilism trong thiết kế. Tuy nhìn rất đơn giản nhưng đây lại là một hình ảnh đại diện thương hiệu được thiết kế rất thông minh thể hiện qua việc khéo léo truyền tải thông điệp của nhà sản xuất tới khách hàng một cách cụ thể và chính xác. Ba hình tròn đơn giản với kích thước giảm dần đặt lồng vào với nhau dễ khiến người xem hình dung ngay tới “bulls-eye” (một chiếc bia tập bắn hình tròn) như để truyền tải rằng mọi nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ được đáp ứng đầy đủ và chuẩn xác ở Target.

TRANG 32 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 33 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 34 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

Dot trong animation cũng được thể hiện rất thành công mà điển hình chính là đoạn animation ngắn của Dress Code mang tên :

COKE HABIT

Animation ngắn 4 phút với hai đoạn áp dụng hiệu ứng dissolve (tan biến) đã diễn tả thành công tâm trạng rối bời cùng cảm xúc bối rối của nhân vật. Có thể thấy các mớ bong bóng này thực tế chỉ là những hình tròn với các kích cỡ to nhỏ khác nhau gộp lại tạo nên làm nên những đoạn phim vô cùng bắt mắt.

TRANG 35 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

/dots in action

DOTS IN /BODYPORT/ Author: KEE Agency / All right reserved /

Bodyport là một start-up mới ở San Francisco chuyên về các kĩ thuật nghiên cứu và theo dõi tim mạch tại gia cho người dùng. Logo của thương hiệu này là một hình trái tim được tạo nên bởi rất nhiều chấm tròn thể hiện rất rõ mục tiêu của sản phẩm mà ở đây chính là “Thiết bị đo tim”. Đồng thời đây cũng là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách halftone mà các thiết kế được làm ra nhằm tạo liên tưởng đến hệ tuần hoàn của con người.

TRANG 36 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

/dots in action

DOTS IN /BODYPORT/ Author: KEE Agency

Có thể thấy chỉ với một hình ảnh đại diện được tạo nên từ những chấm tròn đơn giản, Bodyport đã thành công trong việc ghi dấu ấn đậm trong khách hàng dù mới chỉ là một start-up Sự thành công này một phần là nhờ vào chính việc thương hiệu mang chiếc logo hết sức đơn giản mà lại rất tinh tế, truyền tải được đầy đủ và chính xác những thông điệp của nhà sản xuất.

TRANG 37 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 38 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

/dots in action

DOT

IN /GL &CO/ Author: KEE Agency / All right reserved /

Gallery & Co là một thương hiệu cửa hàng đồ ăn tại Bảo tàng quốc gia Singapore, đây là một dự án kết hợp giữa bảo tàng và công ty & Co. Gallery & Co, với tư cách là cửa hàng chính thức của bảo tàng là sự kết hợp của nghệ thuật hoàn mỹ và nghệ thuật ứng dụng, nơi mà ý tưởng và nguồn cảm hứng chạm nhau. Những yếu tố đồ họa chính làm nên ngôn ngữ trực quan bao gồm những hình dạng đơn giản và cơ bản như hình tròn, đường thẳng, hình vuông và tam giác. Kết hợp với đó cũng là những màu sắc cơ bản như xanh biển, xanh lá, vàng và đỏ - những màu sắc mà ta được tiếp xúc đầu tiên khi còn nhỏ. Nhìn vào các thiết kế bao bì này ta thấy dù chỉ là những hình dạng cơ bản nhưng những sản phẩm này vẫn rất bắt mắt và thu hút. Đặc biệt hình tròn ở đây được vận dụng rất sáng tạo và linh hoạt: từ việc fill màu tới việc sử dụng các pattern khác nhau trong hình.

TRANG 39 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 40 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 41 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 42 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

/dots in action

DOTS (size) Ảo ảnh thị giác của con người

Đầu tiên là cách sử dụng dot trong sự kết hợp với các kích cỡ (size) khác nhau hay nói cách khác là đa dạng hóa kích cỡ của dot. Trong một số trường hợp chúng ta có thể gọi đó là kĩ thuật Halftoning, được biết đến là kĩ thuật mô phỏng hình ảnh bằng cách sử dụng hình tròn với nhiều kích cỡ khác nhau và khoảng cách xa gần khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cách kết hợp giữa dot và kích cỡ dựa trên phân tích kĩ thuật Halftone.

Như đã nói ở trên, Halftone là kĩ thuật sử dụng hình tròn với nhiều kích cỡ khác nhau và đặt trong khoảng cách xa gần khác nhau để mô phỏng hình ảnh. Kĩ thuật này được tạo ra dựa trên nguyên lý ảo ảnh thị giác của con người: mắt người khi nhìn những đốm nhỏ đặt cạnh nhau sẽ tự động hòa trộn chúng lại với nhau. Điều này khiến cho một bức ảnh halftone tuy khi phóng to ra dù bao gồm nhiều hình tròn một màu sắp xếp cạnh nhau nhưng với mắt thường ta sẽ lại chỉ thấy chúng như một dải màu gradient.

TRANG 43 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

Bên cạnh yếu tố thẩm mĩ thì halftone là một trong những kĩ thuật cực kì quan trọng trong ngành in ấn. Cũng giống như ngành nhiếp ảnh đã có thể phát triển từ việc in đen trắng sang in màu bằng cách thêm các lớp màu khác nhau thì trong ngành in ấn màu cũng tương tự như vậy. Việc in màu có thể thực hiện được như hiện nay phần lớn là nhờ vào kĩ thuật lặp lại các lớp halftone của bốn màu: xanh (cyan), tím (magenta), vàng (yellow) và đen (key) với các mức độ đậm nhạt khác nhau, được gọi là “CMYK color model”, để tạo ra nhiều màu khác nhau phục vụ cho ngành in ấn.

TRANG 44 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

TRANG 45 - CONNECT THE DOTS


TRANG 46 - CONNECT THE DOTS

GRAPHICS - ISSUE #1


GRAPHICS - ISSUE #1

DOTS + POP.ART

TRANG 47 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

TRANG 48 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

TÌM HIỂU VỀ PANTONE Màu sắc là một thành phần quan trọng trong cuộc sống và trong nhiều ngành nghề, màu sắc còn là một yếu tố sống còn quyết định đến chất lượng và ứng dụng của sản phẩm. Thiết kế đồ họa và in ấn không phải là một ngoại lệ. Vậy đâu là giải pháp cho những vấn đề như lệch màu, sai màu? Pantone chính là đáp án cho những nhà sản xuất và nhà thiết kế. PANTONE LÀ GÌ? Ngày nay, từ “Pantone” có thể dùng để chỉ rất nhiều chủ thể khác nhau, điển hình như công ty Pantone, hệ màu Pantone, quy chuẩn màu Pantone, v.v... Tuy nhiên, cái tên Pantone thực sự xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1962, khi Lawrence Herbert mua lại M & J Levine Advertising - một công ty in ấn quảng cáo lúc bấy giờ. Sau khi mua lại và đổi tên, Herbert đã thay đổi toàn bộ hướng đi của công ty và phát triển một hệ thống tiêu chuẩn màu đầu tiên cho phép nhận diện, giao tiếp màu sắc một cách trùng khớp, chính xác nhằm giải quyết tình trạng diễn giải sai lệch trong cộng đồng nghệ thuật đồ họa. Vào tháng 10/2007, Pantone đã được tập đoàn X-Rite mua lại, đồng thời có tên chính thức được sử dụng tới bây giờ là Pantone Inc. Pantone Inc. tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ trong khám phá, quản lý và biểu hiện màu sắc. Sản phẩm chủ chốt của công ty này chính là Pantone® Matching System® (PMS) - “từ điển” tiêu chuẩn màu lấy tiền đề là hệ thống tiêu chuẩn ban đầu của Herbert. Vậy PMS là gì và được sử dụng ra sao? TRANG 49 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

PANTONE® MATCHING SYSTEM - NGÔN NGỮ CHUẨN MỰC CỦA MÀU SẮC The Pantone Colour Matching System (PMS) được định nghĩa là hệ thống tái tạo màu tiêu chuẩn. Giống như một cuốn từ điển, PMS quản lý các màu và sắc theo tên gọi và mã số riêng. Nhờ vậy, người dùng có thể tra cứu và đảm bảo tạo ra hiệu ứng màu trùng khớp cho sản phẩm. Ngày nay, PMS đã được ngầm công nhận như một ngôn ngữ chuẩn mực và chính thức trong giao tiếp bằng màu sắc, bất kể đó là với các nhà thiết kế, các nhà sản xuất, phân phối hay người tiêu dùng. Thành phần làm nên hệ thống PMS là màu Pantone - các màu đã được nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa với các thông số kỹ thuật trong pha chế, được đánh mã số cụ thể. Giới in ấn thường gọi màu là Pantone là màu pha, hay màu thứ 5. Bởi lẽ, màu Pantone đã được tiêu chuẩn hóa với đặc điểm kỹ thuật rõ ràng, có thể coi như màu pha sẵn, khác hoàn toàn với “màu thường” – các màu tạo ra từ việc pha trộn từ 4 màu cơ bản trong in ấn bao gồm: Cyan, Magenta, Yellow, Black. Về mặt hình thức, PMS thường được thể hiện ở hai dạng. Một là dạng sách từ điển đóng gáy chuyên dùng cho ngành thiết kế thời trang và thiết kế nội thất với tên gọi Pantone Fashion, Home + Interiors Color System. Loại thứ hai là dạng sách xoè hình cánh quạt dành cho thiết kế đồ họa và in ấn với tên gọi Pantone Plus Series. Pantone Plus Series được chia ra thành nhiều bộ nhỏ hơn với những mã tra cứu màu mực in TRANG 50 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

trên các chất liệu khác nhau. Bộ quy chuẩn Formula Guide chứa 1867 màu in trên giấy tráng bóng (coated) và giấy không tráng (uncoated). Bộ Pantone Color Bridge® Guides giúp nhà thiết kế so sánh và tìm ra màu pha từ 4 màu cơ bản giống nhất với màu Pantone yêu cầu. Trong hệ thống PMS, mỗi màu Pantone hầu hết được kí hiệu bởi ba thành phần: tên gọi, mã số thể hiện sắc độ và kí tự thể hiện chất liệu giấy in (C - coated, U - uncoated, M - matte).

TRANG 51 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1 Cảm hứng từ màu Pantone của năm 2016 trong vẽ minh hoạ. Họa sĩ: Abbey Lossing.

TRANG 52 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1 ỨNG DỤNG CỦA MÀU PANTONE Trong hơn 50 năm phát triển, Pantone đã trở thành một công cụ không thể thiếu đối với những nhà thiết kế làm việc trong lĩnh vực đồ họa - in ấn, thời trang và nội thất. Không chỉ có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp màu sắc, Pantone còn có tầm ảnh hưởng to lớn đối với không chỉ riêng ba ngành thiết kế này mà còn với rất nhiều ngành thiết kế khác. Mỗi năm, hàng loạt ngành công nghiệp thiết kế lại bị hút về và xoay quanh màu sắc của năm Color of The Year - một kết luận của Viện màu Pantone (Pantone Color Institute). Có trụ sở tại New York, Mỹ, Viện màu Pantone tập hợp những chuyên gia hàng đầu trong các ngành thiết kế, hoạt động để nghiên cứu về màu sắc, sự ảnh hưởng của màu sắc đến tâm lý con người để từ đó đưa ra những kết luận giúp việc sử dụng màu sắc có hiệu quả cao. Ngay sau khi Màu của năm được công bố, cảm hứng từ màu sắc này đã nhanh chóng lan tỏa trên rất nhiều lĩnh vực cuộc sống: tràn ngập các thiết kế từ trên các sàn diễn thời trang, các bộ sưu tập, cho đến các món đồ nội thất, đồ làm đẹp như phấn, son trang điểm, sơn móng tay, v.v... Không chỉ riêng năm 2017, màu của mỗi năm đều có độ phủ sóng rộng rãi, làm nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều hoạt động, sản phẩm và vật mẫu độc đáo. Điển hình có thể kể đến hệ thống hướng dẫn màu sắc với tông màu da người (được Pantone phát triển như một dự án nghệ thuật chống nạn phân biệt chủng tộc và màu da), tiêu chuẩn màu cho phấn mắt, hay thậm chí là tiêu chuẩn màu sôcô-la. Pantone đã vượt ra khỏi khuôn khổ một hệ thống quy chiếu đơn thuần, một công cụ tái lập màu sắc với công thức chi tiết, “cá tính hóa” từng màu sắc để trở thành một thương hiệu toàn cầu đầy uy tín về ngôn ngữ màu sắc. Do đó không khó hiểu khi ta có thể bắt gặp những sản phẩm với kiểu dáng và màu sắc

TRANG 53 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

TRANG 54 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1 Cảm hứng trong thiết kế giao diện website asplashofcolour.com

TRANG 55 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

TRANG 56 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

ỨNG DỤNG CỦA MÀU PANTONE Greenery - xanh lá mạ đã được chọn là Màu của năm 2017. Viện Pantone lý giải cho kết luận của mình rằng màu xanh lá tượng trưng cho khởi đầu tươi mới, màu của hy vọng, kết nối với thiên nhiên và môi trường. “Đó cũng là màu của sự tái tạo, sức sống mới trong một thế giới đang vô cùng căng thẳng. Chúng ta có quyền nhìn về một tương lai sáng hơn trong năm 2017. Chúng ta cần nghỉ ngơi. Chúng ta cần phải dừng lại và hít thở”, Leatrice Eiseman - giám đốc điều hành Viện Pantone - chia sẻ trên tờ New York Times.

màu sô-cô-la. Pantone đã vượt ra khỏi khuôn khổ một hệ thống quy chiếu đơn thuần, một công cụ tái lập màu sắc với công thức chi tiết, “cá tính hóa” từng màu sắc để trở thành một thương hiệu toàn cầu đầy uy tín về ngôn ngữ màu sắc. Do đó không khó hiểu khi ta có thể bắt gặp những sản phẩm với kiểu dáng và màu sắc đậm chất Pantone.

Ngay sau khi Màu của năm được công bố, cảm hứng từ màu sắc này đã nhanh chóng lan tỏa trên rất nhiều lĩnh vực cuộc sống. Xanh lá mạ tràn ngập các thiết kế từ trên các sàn diễn thời trang, các bộ sưu tập, cho đến các món đồ nội thất, đồ làm đẹp như phấn, son trang điểm, sơn móng tay, v.v... Không chỉ riêng năm 2017, màu của mỗi năm đều có độ phủ sóng rộng rãi, làm nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều hoạt động, sản phẩm và vật mẫu độc đáo. Điển hình có thể kể đến hệ thống hướng dẫn màu sắc với tông màu da người (được Pantone phát triển như một dự án nghệ thuật chống nạn phân biệt chủng tộc và màu da), tiêu chuẩn màu cho phấn mắt, hay thậm chí là tiêu chuẩn TRANG 57 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

GEOMETRIC SANS SERIF Author: KEE Agency / All right reserved /

TRANG 58 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

SANS SERIF VÀ SỰ ĐƠN GIẢN HOÁ

Có một điều có thể nhận thấy là, con người ta càng về sau lại càng thích những thứ đơn giản. Từ phong cách sống, áo quần, cho đến thiết kế, kiến trúc, nội thất. Và Sans Serfi cũng không là ngoại lệ. Những năm gần đây, cơn sóng Geometrics Sans Serfi đang tràn đến mạnh mẽ, với hàng loạt các font chữ mới mang cảm giác “gọn gàng, hiện đại” ra đời. Nói về Geometrics Sans Serif, đây là dòng chữ không chân, mà mỗi kí tự của nó được tạo ra từ những hình khối cơ bản (hình bậc 1 và hình bậc 2). Nhìn vào hình bên trái, bạn có thể nhận thấy, chữ G được tạo ra từ khung của những hình tròn và hình chữ nhật. Mang lại cảm giác tròn đầy, gãy gọn.

TRANG 59 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

SỬ DỤNG NHỮNG HÌNH KHỐI CƠ BẢN Author: KEE Agency / All right reserved /

TRANG 60 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

Hình bên trái là một ví dụ đơn giản để bạn có thể luyện tập việc nhận diện font chữ Geometrics Sans Serif. Thời gian gần đây, dòng Geometrics đang được sử dụng rất nhiều trong thiết kế UI/UX. Và chắc chắn sẽ còn được sử dụng nhiều trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các Designer cũng nhận định rằng Geometrics có thể rất dễ dàng sử dụng để làm các tiêu đề lớn cho các bài viết/ bài báo. Và cũng dễ để kết hợp với các font Serif. Về mặt Branding, Geometrics rất được các công ty về công nghệ ưa chuộng bởi tính tinh gọn và hiện đại của nó. Bây giờ chúng ta sẽ đến với một case study điển hình, một trong những vụ Re-Brand lớn nhất hành tinh năm 2016.

TRANG 61 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

GOOGLE RE-BRAND Author: KEE Agency / All right reserved /

1. TỪ SERIF SANG SANS SERIF Điều đáng nói đầu tiên về bộ nhận diện thương hiệu mới của công cụ tìm kiếm lớn nhất hành tinh chính là typeface. Google chuyển mình mạnh mẽ từ một font Sans Serif khá rườm rà sang hẳn Geometrics Sans Serif.

TRANG 62 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

2. LÝ GIẢI NGUYÊN DO Có rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho việc chuyển đổi typeface này. Một trong số đó là lý giải về việc giảm lưu lượng băng thông. Như chúng ta đều biết, mỗi ngày có hàng tỉ lượt truy cập vào trang web tìm kiếm google. Mỗi lần trang web được truy cập, logo của google sẽ được gọi lại. Chắc chắn định dạng của các logo này sẽ nằm dưới định dạng vector (svg) để bảo đảm độ sắc nét trên bất cứ thiết bị nào. Và việc chuyển từ một logo phức tạp ban đầu về logo hiện tại, file svg logo mới của google cũng sẽ được giảm tải đi phần nào, vài kb với một người không quan trọng, nhưng với hàng tỉ tỉ lượt truy cập, mọi thứ sẽ khác rất nhiều.

TRANG 63 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

3. TỐI ƯU ANIMATION Những năm gần đây, việc nâng cấp UI không còn quá xa lạ với các Developer trên toàn thế giới. Và Animation là một trong những mục được rất nhiều Developer quan tâm. Logo mới của Google đem lại rất nhiều cảm hứng cho các UI/UX Designer của hãng. Khi mà tất cả các con chữ đều bắt đầu xuất hiện định hướng di chuyên. Lời khuyên là bạn hãy nên tìm và xem lại clip mới nhất của bộ nhận diện thương hiệu mới này từ Google, bạn sẽ hiểu hơn nhiều về những thứ mà chúng tôi đang muốn đề cập đến.

TRANG 64 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

4. ĐỒNG BỘ VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH Chắc hẳn rồi, Android là hệ điều hành đang có số người dùng lớn nhất. Và logo cũng như định hướng thương hiệu từ công ty mẹ của nó chắc chắn sẽ cực kì quan trọng. Android 5.0 Lolipop từng là cú hích lớn về mặt giao diện của hệ điều hành này, bước biến chuyển “phẳng hoá” đầu tiên từ Android với tên gọi Material đã khiến rất nhiều người hài lòng về vẻ đẹp đơn giản của nó. Điều duy nhất khiến Google phải trăn trở tại thời điểm đó là, làm sao để đồng bộ được logo của mình với ngôn ngữ thiết kế mới này. Và logo hiện tại chính là câu trả lời. Đơn giản hoá, hiện đại hoá chính là những từ khoá mà Google quan tâm. Khi nhìn tổng thể mọi thứ trên thiết bị Android, đặc biệt là các ứng dụng của Google, bạn sẽ có cảm giác “đồng bộ” hơn rất nhiều.

TRANG 65 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

GIỚI THIỆU NGHỆ SĨ JURI ZAECH Author: PHẠM KHÁNH HUYỀN

1. 2. 3. 4.

JURI ZAECH LÀ AI? CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI THIẾT KẾ CỦA ZAECH NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU LỜI KHUYÊN DÀNH CHO CÁC DESIGNER MỚI BẮT ĐẦU

Đối với designer, nguồn cảm hứng là rất quan trọng bởi nó chính là một nhân tố quan trọng làm nên tác phẩm. Một trong những cách để tìm ra chúng chính là “follow” những designer nổi tiếng trên các trang mạng xã hội lớn như Behance, Pinterest,… Theo bảng xếp hạng “30 graphic designer nên follow trên Behance” của creativebloq.com, chúng tôi quyết định lựa chọn Juri Zaech để chia sẻ cho các bạn như một cách để khơi gợi những cảm hứng sáng tạo trong chính bản thân mình.

1. JURI ZAECH LÀ AI? Juri Zaech lớn lên ở Thụy Điển, hiện đang là Art Director cho một Agency quảng cáo ở Paris. Bên cạnh vị trí là một Art Director, Zaech còn thực hiện một số dự án cá nhân liên quan chủ yếu đến Typography và thiết kế chữ. Đây cũng chính là con đường khiến ông có thể tiếp cận rộng rãi hơn với công chúng. Trong một vài năm trở lại đây, những project này trở nên khá quan trọng đối với ông bởi chúng không những là cách mà Zaech cân bằng lại công việc mà còn là cách ông kết nối với mọi người và nhận được những sự công nhận quý giá.

TRANG 66 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUU #1

JURI ZAECH AND HIS FAMOUST WORKS TRANG 67 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

2. CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI THIẾT KẾ CỦA ZAECH Trả lời phỏng vấn của trang web Oneminutewith.com, Juri Zaech tâm sự rằng con đường đưa ông đến với thiết kế thực sự là cả một quá trình dài và nó vẫn đang tiếp tục phát triển. Khi mới bắt đầu, Zaech không hề đặt ra bất cứ một kế hoạch hay một đích đến nào cho mình mà để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Ông quyết định tham gia một lớp học nghề về typography và điêu khắc trên đá thay vì học đại học như những người khác. Trong gia đình, mẹ ông là thợ làm gốm, bố của ông là một nghệ sĩ thực thụ. Vì vậy, không quá bất ngờ với quyết định theo ngành nghệ thuật của Zaech. Tuy nhiên, ông vẫn muốn làm một thứ gì đó liên quan đến thương mại hoặc nghề thủ công. Đây thực sự là một quyết định mang tính thực tế khá cao và cũng chính là cách mọi thứ bắt đầu trong sự nghiệp của ông. Sau khi học nghề xong, Zaech đi làm thuê cho một công ty nhỏ ở địa phương nhưng chỉ được một thời gian, ông quyết định rời đi để phát triển bản thân. Tuy nhiên, ông không đủ tự tin để xin việc tại một Agency phù hợp nên đã quyết định rời Thụy Điển để đăng kí một khóa học kéo dài 2 năm về chương trình định hướng portfolio tại Miami Ad School ở Hamburg. Tại đây, ông đã có những trải nghiệm thú vị về tinh thần làm việc cạnh tranh, những động lực sáng tạo vô hạn khi được tham gia học hỏi cùng những con người có đầu óc tư duy đỉnh cao. Bên cạnh đó, ông còn có cơ hội thực tập trong các agency quanh thế giới như ở Trung Quốc, Mỹ… Chính những điều này đã khiến Juri Zaech trở nên tự tin hơn vào bản thân và sẵn sàng tự chủ vào bất kì công việc nào

TRANG 68 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 69 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

3. NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU Project: WRITE A BIKIE

Nếu có cơ hội được ghé thăm trang portfolio của Juri (https://www.behance.net/juri) bạn sẽ thấy những tác phẩm phần lớn là về Typography. Do vậy, chúng ta không thể không kể đến Project “Write a bike” nổi tiếng của ông. Đây là một project được public vào năm 2010 và đến nay, nó vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi tính độc đáo trong hình ảnh, sự cách điệu chữ một cách khéo léo trong từng cái tên.

TRANG 70 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

Có lẽ nó cũng là một trong những project nhận được nhiều sự quan tâm nhất của công chúng trong sự nghiệp của Zaech. Theo trang web http://design-milk.com/write-a-bike-by-juri-zaech/, project này đã thực sự đưa những cái tên cá nhân lên một tầm cao mới. Để phục vụ cho project này, Juri Zaech còn tham gia sản xuất áo phông và nó cũng trở nên khá thành công.

Xem them project tại: https://www.behance.net/gallery/716663/Write-a-Bike TRANG 71 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1 Project: FRONTAGE TYPEFACE

Bên cạnh typography, đam mê của Zaech còn là sáng tạo ra những typeface mới lạ, độc đáo. Frontage là một ví dụ điển hình. Đây là một typeface sans serif mang hơi hướng hiện đại với các nét đơn giản, thân thiện và khá được ưa chuộng trong thiết kế headlines và logotype.

TRANG 72 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1 Khi public typeface này ra ngoài thị trường, Juri Zaech đã cho phép người dùng download miễn phí một kiểu chữ trong bộ chỉ với một chiếc tweet trên các trang mạng xã hội. Đây thực sự là một cách marketing cực kì hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhưng đồng thời cũng là một cách đóng góp cho xã hội. Chính vì vậy, số lượng người tiếp cận typeface này rất lớn và đã đem lại kết quả bất ngờ cho Juri Zaech. Bạn hoàn toàn có thể download mẫu typeface này trên project cá nhân của Juri Zaech tại địa chỉ: https://www.behance.net/gallery/3292158/Frontage-Typeface-freefont

TRANG 73 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

4. LỜI KHUYÊN DÀNH CHO NHỮNG DESIGNER “MỚI BẮT ĐẦU” Trong cuộc phỏng vấn với Oneminutewith.com, Juri Zaech chia sẻ rằng với chính những kinh nghiệm thực tế của mình, một designer cần linh hoạt và trải nghiệm thật nhiều từ khi mới bắt đầu bước vào nghề. Làm việc ở nhiều vị trí khác nhau để đưa ra một vị trí rõ rang hơn cho công việc mình đang hướng đến trong tương lai cũng như lối đi, hướng phát triển nghệ thuật. Càng trải nghiệm nhiều bao nhiêu, con đường đến với “dream position” sẽ càng trở nên gần hơn bấy nhiêu. Bài viết và hình ảnh có tham khảo tại trang web: http://oneminutewith.com/juri-zaech và portfolio trên Behance của Juri Zaech tại địa chỉ: https://www.behance.net/juri

TRANG 74 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

?! TRANG 75 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 76 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

THẦY GIÁO TRẦN ANH KHOA

Phỏng vấn và viết bài: Dương Nhật Anh

CHÀO ANH CÓ THỂ CHO EM BIẾT RẰNG ANH QUYẾT ĐỊNH THEO NGHỀ TỪ LÚC NÀO KHÔNG Ạ? “Anh sau khi tốt nghiệp ở Australia năm 2012 anh đi làm cho một số công ty trong nước. Tại thời điểm đó, anh một người bạn, cũng là giáo viên ở trong trường có giới thiệu anh sang trung tâm Arena để dạy các lớp buổi tối. Thực sự thì lúc đầu anh cũng không nghĩ là mình có thể gắn bó lâu dài với công việc dạy học đâu. Thế rồi ban ngày đi làm, buổi tối lại đi dạy. Dần dần anh thấy thích cái công việc buổi tối hơn. Sau đấy anh muốn theo đuổi con đường dạy học một cách nghiêm túc. Vì nếu như thời gian đi làm hai nơi như thế mình không thể chuẩn bị bài vở kĩ hơn, không xem tham khảo được các kiến thức mới để hướng dẫn cho sinh viên được. Thành ra từ giữa năm 2013, anh chuyển sang đi dạy, bỏ hẳn công việc fulltime ban ngày. Và đến bây giờ, mình cũng chỉ toàn tâm toàn ý đi dạy.”

Tran Anh Khoa has won the ATOM award for best animation in the professional category for 2012. “atomawards.org”

Là số báo đầu tiên, ColorME có cơ hội được gặp và phỏng vấn thầy Trần Anh Khoa, hiện đang là giảng viên kì 3D tại trường Đại học FPT và trường Arena Multimedia.

TRANG 77 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

Tác phẩm của thầy Trần Anh Khoa TRANG 78 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

ĐỐI VỚI ANH, VIỆC ĐI DẠY CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO Ạ? “Ban đầu lúc mình đi làm ấy, cảm giác ngồi một chỗ và gò bó, đến nơi đúng giờ, đi vào quẹt vân tay, đi ra cũng quẹt vân tay, đi vệ sinh cũng quẹt vân tây. Cảm giác như tội phạm. (*cười*) Đi dạy mình có cơ hội tiếp xúc giao lưu với mọi người nhiều hơn. Đặc biệt là sinh viên. Sinh viên là lứa tuổi đầy sức sống, vui vẻ, hòa đồng, nhiều sinh viên tạo cho mình ấn tượng rất tốt, làm cho mình có cảm hứng đi dạy, tạo hứng khởi khi truyền đạt kiến thức cho các bạn. Quan điểm của mình khi đi dạy, ngoài vấn đề chuyên môn ra thì vấn đề định hướng, tạo cảm hứng cho các bạn là vấn đề rất quan trọng, Vì đi học nếu chỉ là ghi chép, nói cái gì thì sinh viên tiếp nhận cái đấy thì chỉ là trong cái giai đoạn ngắn thôi, sau này ra khỏi ghế nhà trường, đi làm, phát triển sự nghiệp riêng thì cái lửa đam mê, cảm hứng với nghề phải luôn được giữ thì các bạn mới có thể tiếp tục tiến xa được.”

TRANG 79 - CONNECT THE DOTS


Tác phẩm của thầy Trần Anh Khoa

GRAPHICS - ISSUE #1

ANH CÓ THỂ CHO EM BIẾT RẰNG AI LÀ NGƯỜI TẠO CẢM HỨNG ĐẦU TIÊN, HAY LÝ DO ĐỂ ANH BƯỚC ĐẾN NGHÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA KHÔNG Ạ? “Ngày xưa anh có một người cậu, làm ở báo “Hoa Học Trò”. Lúc anh còn bé, cậu hay mua những hộp đất sét tặng anh, lúc đó ở quê không có cái đấy. Cậu hướng dẫn anh nặn, tạo đủ thứ hình, việc đó làm anh cảm thấy rất thích thú. Cứ thế hết lần này lần khác. Cậu về là mua đất sét. Anh nặn đủ thứ trên đời. Khi nặn đất sét anh thấy sức tưởng tượng của mình được tự do, được bay bổng. Nó phát triển. Về sau khi học cấp 3 thì anh cũng có mong muốn tìm đến lĩnh vực nào nó không có gò bó, nó cần nhiều sự sáng tạo, đam mê. Để mình thấy việc đi làm không còn đi làm, mà đi làm cũng là cách học, để đi tìm tòi, khám phá. Đấy cũng chính là lý do anh chọn theo nghề đồ họa.”

TRANG 80 - CONNECT THE DOTS

NGOÀI SỞ THÍCH VỀ THIẾT KẾ, ANH CÓ SỞ THÍCH HAY SỞ TRƯỜNG NÀO KHÁC KHÔNG Ạ? Mình thich đá bóng và nấu ăn. Mình cũng tham gia một vài các khóa dạy làm bánh. Nhà mình cũng mua lò bánh, dụng cụ làm bánh đầy đủ. Để làm bánh ngọt thế này thế kia.


Tác phẩm của thầy Trần Anh Khoa

GRAPHICS - ISSUE #1

ĐỂ KẾT THÚC PHỎNG VẤN, ANH CÓ LỜI NHẮN NHỦ NÀO ĐẾN CÁC BẠN MỚI BƯỚC VÀO CON ĐƯỜNG THIẾT KẾ KHÔNG Ạ? Nếu mà có lời khuyên cho các bạn mới vào nghề đồ họa thì các bạn ấy thường hay có xu hướng tạo thiết kế của mình làm sao cho có sự bay bổng, hay có những thiết kế dựa theo lấy cái cảm hứng là chủ đạo. Nó tốt, nhưng làm cái gì, đặc biệt là về thiết kế thì mình cần học tập và nghiên cứu một cách nghiệm túc. Chứ mình không phải cứ đưa cảm xúc, dựa vào cảm hứng là có thể xây dựng thành tác phẩm được. Luôn phải xây dựng dựa trên kiến thức nền tảng. Tất nhiên phải có cảm hứng. Anh không phủ nhận, Nhưng chú trọng về kiến thức về đồ họa, ví dụ như về bố cục, về màu sắc, hình khối... sẽ giúp tác phẩm của mình được hoàn thiện. Đôi lúc các bạn bị bay bổng quá. Nhiều lúc dẫn đến xa rời thực tế. Nên tuân thủ và nên rèn luyện để cho ý tưởng được tốt hơn.

TRANG 81 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 82 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

LỜI KẾT Như vậy bạn đã chạm đến những trang cuối cùng của cuốn tạp chí này, điều đó thật tuyệt vời. Cảm ơn bạn đã đọc số đầu tiên tạp chí GRAPHICS. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu sót trong số đầu tiên này. Chúng tôi rất hi vọng nhận được những feedback từ bạn. Dù là hài lòng hay kì vọng nhiều hơn, vui lòng cho chúng tôi một email vào colorme.idea@gmail.com bạn nhé. Mọi chia sẻ từ bạn sẽ là những nguồn cảm hứng rất lớn để chúng tôi có thể làm tốt hơn trong những số báo sau. Chúc bạn một ngày tốt lành.

TRANG 83 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 84 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 85 - CONNECT THE DOTS


GRAPHICS - ISSUE #1

TRANG 86 - CONNECT THE DOTS


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.