Art magazine official

Page 1

ART MAGAZINE

inspirit your life june.2017

volume

1

water-color

01


Nhắn nhủ tới độc giả

ART Magazine là một cuốn tạp chí kể chuyện Với mỗi số ra hàng tháng ART Magazine mong muốn gửi đến các độc giả một câu chuyện về nghệ thuật Nếu nghệ thuật là một vũ trụ Thì hẳn các lĩnh vực trong đó là vô vàn các hành tinh Đưa các độc giả tới từng hành tinh trong thế giới đó là sứ mệnh của ART Magazine Còn hành trình khám phá và cảm nhận ART Magazine xin được trưởng thành cùng mọi người

- Những người bạn ART Magazine -


LỜI TỰA Màu nước trong tôi là, Màu nước trong tôi là một thứ biến hình kì diệu của màu sắc Tình cờ bắt gặp những bức hình minh họa màu nước, tôi bị thu hút không sao dừng được Hóa ra có một thứ đẹp như vậy ở trên đời Và tôi bắt đầu tìm hiểu về màu nước Màu nước vừa có thể giản dị cũng có thể phức tạp, có thể đơn điệu nhưng có khi thật lộng lẫy Tính cách của màu nước là kiên nhẫn Đúng, chỉ kiên nhẫn thôi, nếu bạn có kiên nhẫn bạn sẽ có được mọi thứ của màu nước Thế giới của màu nước tôi không thể viết ra được, có thể bạn sẽ hiểu khi nhìn vào những bức tranh Điều tôi có thể làm là giúp bạn bước vào thế giới ấy, còn khám phá và cảm nhận nó thế nào, tất cả tùy thuộc vào bạn. Đó là lý do ‘‘Màu nước’’ được chọn là chủ đề đầu tiên của ART Magazine. Thân tặng bạn đọc !


mục 1

màu nước là gì ?

2

lịch sử ra đời của màu nước

3

bản đồ màu nước cho beginner

4

vật liệu và dụng cụ

6

cầm cọ lên và vẽ

art magazine


lục 9

những kĩ thuật vẽ màu nước cơ bản

11

những kĩ thuật vẽ màu nước nâng cao

14

4 lỗi thường gặp khi vẽ màu nước

19

typography x watercolor

21

HoẠ Sĩ trOng Tôi Là . . .

Watercolor


Màu nước trong Tiếng Anh có nghĩa “watercolour”, còn Tiếng Pháp có nghĩa “laquarelle” là một chất liệu dùng trong hội họa, đồng thời vẽ màu nước là một kỹ thuật vẽ phổ biến. Màu nước là một trong những chất liệu hội họa rất tiện ích thường được vẽ lên giấy hoặc vải lụa, có thuộc tính cơ bản trong suốt và nhẹ nhàng, hình thành do các sắc tố (thường dưới dạng bột) được hòa tan vào nước tạo ra một dung dịch có màu sắc. Muốn vẽ màu nước cần phải nắm rõ tác dụng của nước, cũng giống như việc nắm rõ tác dụng của dung môi trong sơn dầu. Nước có hai tác dụng chính: chuyển màu (blend) và làm nhòe (blur). Chính vì vậy quét nước vào vị trí nào, quét bao nhiêu người vẽ cần phải tính toán kỹ lưỡng vì không thể dập xóa do màu có tính trong suốt. Một họa sĩ màu nước thì không thể cẩu thả.

1


LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA MÀU NƯỚC Màu nước đã xuất hiện từ rất lâu, có thể tìm thấy trên những bức bích họa trong hang đá từ thời kỳ đồ đá cũ ở Châu Âu cũng như trong những bản viết tay thời Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, phải đến tận thời Trung Cổ màu nước mới bắt đầu được phát triển và sử dụng rộng rãi. Nó chỉ thực sự trở thành một chất liệu cho hội họa vào thời kỳ Phục hưng. Họa sĩ người Đức thời Phục hưng Albrecht Dürer (1471–1528) có một vài bức tranh về cây cối, động vật hoang dã và phong cảnh bằng màu nước nên ông được coi như một trong những người đi tiên phong trong việc sử dụng kỹ thuật vẽ màu nước. Về sau, một ngôi trường chuyên dạy vẽ màu nước do họa sĩ Hans Bol (1534–1593) thành lập đóng một vai trò quan trọng trong phong trào Phục hưng Dürer. Vào thời đó, màu nước thường được các họa sĩ Baroque sử dụng chỉ để vẽ phác thảo, bản sao hoặc hình mẫu. Một số họa sĩ màu nước đầu tiên gây được sự chú ý là Van Dyck (trong thời gian ông ở Anh), Claude Lorrain, Giovanni Benedetto Castiglione cùng với nhiều họa sĩ Hà Lan và vùng Flemish. Tuy nhiên màu nước chủ yếu dược dùng để vẽ tranh minh họa thực vật và động vật hoang dã. Minh họa thực vật trở nên phổ biến trong thời kỳ Phục hưng, cả loại hình minh họa khắc gỗ, màu trong sách và loại hình vẽ mực trên giấy da. Họa sĩ vẽ minh họa thực vật là những họa sĩ màu nước vẽ chính xác và đẹp nhất. Minh họa động vật hoang dã đã đạt đến đỉnh cao của nó vào thế kỷ 19 với nhiều họa sĩ ví dụ như John James Audubon, thậm chí đến tận ngày nay người ta vẫn cần các họa sĩ màu nướcvới những kỹ thuật điêu luyện của họ để minh họa các ấn phẩm khoa học và ấn phẩm của bảo tàng.

2


BẢN ĐỒ MÀU NƯỚC CHO

BEG INNER Chào các ‘‘tập sự’’ đây là bản đồ đưa bạn bước vào thế giới màu nước.

Trước vô vàn sản phẩm, bạn rất dễ thấy choáng ngợp, nhưng thật ra bạn chỉ cần 1 số thứ căn bản khi bắt đầu. Bài viết này sẽ gợi ý 1 số thứ nên có khi mua sắm dụng cụ vẽ. Thực ra, có thể bạn sẽ tìm được 1 số giấy hoặc bút có sẵn trong nhà. Tuy nhiên, hãy để ý 1 chút xem chúng có được thiết kế để dành riêng cho việc vẽ hay không. Đầu tiên, bạn cần có 1 sổ vẽ cùng 1 số dụng cụ. Sau này, khi đã quen tay bạn sẽ càng thích khi “đồ nghề” tốt hơn nữa. Dù vì là kinh tế đi nữa, vẫn có 3 thứ quan trọng không nên “keo” là drawing book (sổ vẽ), bút chì và tẩy. Hãy mua hàng ở những nơi uy tín và mua những món bạn cho là tốt nhất theo khả năng của mình. Đã đến lúc lên danh sách các món cần mua! Và hãy nhớ câu “tiền nào của nấy” hoàn toàn đúng khi mua dụng cụ vẽ.

3


vật liệu và dụng cụ

MÀU VẼ

Về cơ bản, màu vẽ phân ra làm 2 nhánh: Artists’ grade và Student/ Scholastic grade (áp dụng cho tất cả các dạng pan/tuýp/liquid/…etc). Trong đó, artists grade cao cấp hơn và dành cho những người đã có trải nghiệm ít nhiều với màu vẽ đó cho tới họa sĩ pro; student grade thì được dùng trong các trường lớp hoặc cho beginners mới bắt đầu tập màu. Phân biệt hai nhánh này là một điều tối tối quan trọng với bất kỳ ai muốn tìm hiểu và thực hành nghệ thuật vẽ màu nước (hay các loại màu vẽ khác) – bất kể bạn có ý định trở nên chuyên sâu hay không.

3 dạng màu nước phổ biến nhất

pan

tuýp

liquid

CỌ VẼ Bút vẽ màu nước thường làm bằng lông tự nhiên mềm, rất bền và không bị biến dạng do hóa chất và tác động vật lý khi vẽ. Nếu bụt bị biến dạng chỉ cần nhúng đầu bút vào hồ nếp, vuốt lại cho đúng form, để khô vài tiếng rôi ngâm nước ấm là lại trở lại form ban đầu. Về cơ bản chỉ cần dùng 3 loại: (1) Bút vuông tròn góc; (2) Bút nhọn; (3) Bút vuông và các kích cỡ đa dạng theo từng chức năng, thường thì cọ số (00) là nhỏ nhất sau đó là (1)(2)...(14) , tuy nhiên tùy từng cách vẽ cũng như sở thích cá nhân của từng người mà lựa chọn bút cho phù hợp. Các loại bút lông khác nhau sẽ cho hiệu ứng phong phú và đa dạng.

4


GIẤY VẼ Giấy vẽ là thứ mình khuyên các bạn nên tự trải nghiệm nhiều nhất để tìm ra những loại giấy tốt và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu như màu nước là khoản nên đầu tư mua loại tốt nhất có thể tìm thì giấy lại là món nên sưu tập dần nhiều chủng loại, gồm: (1) Những loại rẻ để test và tập tành vẽ (2) Loại trung bình để vẽ nghiêm túc hơn và (3) Loại cao cấp dành cho việc vẽ nghiêm túc khi đã tập màu nước đến trình độ ok rồi.

Có 3 loại giấy chính: · Hot press ( hoặc Smooth): Là loại có bề mặt mịn, do không sần nên màu sẽ nhanh khô hơn. Thích hợp để vẽ chi tiết, kết hợp màu nước và bút mực, hoặc dùng màu nước làm màu nền kết hợp vẽ chì màu, pastel…

· Cold-Press: Có bề mặt sần, không thích hợp với tranh quá chi tiết, nhưng phù hợp với nhiều kĩ thuật vẽ màu nước. Cold-Press là loại thường dùng nhất, những người mới bắt đầu vẽ màu nước nên thử loại giấy này. Tuy nhiên, không có chuẩn mực chung cho bề mặt của Cold-Press, cụ thể là những hãng giấy khác nhau sẽ có độ sần và kích thước nốt sần khác nhau.

· Mặt nhám (Rough): Chúng rất phù hợp cho cọ đầu to và những bức tranh cỡ lớn, nhưng với người không chuyên chưa nên dùng.

Màu sắc của giấy vẽ màu nước cũng chia làm hai loại: trắng sáng &

MỘT SỐ DỤNG CỤ KHÁC

trắng ngà, cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến hòa sắc tổng thể của bức tranh.

***LƯU Ý: ĐỪNG BAO GIỜ DÙNG MÀU CHẤT LƯỢNG THẤP TRÊN GIẤY CHẤT LƯỢNG CAO!!

PALLETE - BẢNG PHA MÀU

5

XÔ RỬA CỌ


CẦM CỌ LÊN VÀ VẼ

cách pha màu

Màu nước có tính trong suốt nên vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của loại họa phẩm này, do đó vẽ màu nước hạn chế việc pha trộn quá 3 gốc màu với nhau sẽ làm cho màu bị đục. Màu nước chủ yếu pha màu trực tiếp trên bề mặt giấy vẽ bằng kỹ thuật ướt trên ướt hoặc tráng màu. Về cơ bản chỉ có 3 cách pha màu với màu nước: · Trộn màu trực tiếp vào nhau · Tráng màu trong trên bề mặt một màu khác (đây là cách pha màu đặc trưng của màu nước)

Pha màu trực tiếp khi ướt

Chồng màu lên lớp màu đã khô

· Đặt các màu nguyên liên tiếp cạnh nhau, màu sắc sẽ tiếp tục được hòa trộn trong võng mạc của mắt. Tuy nhiên cách này không hiệu quả mấy với màu nước.

5 bài tập cơ bản làm quen với màu nước Trong bài này, chúng ta sẽ lướt sơ qua một số kỹ thuật vẽ màu nước căn bản và giải thích những gì bạn cần biết để dùng các kỹ thuật này.

#1- Flat wash Flat wash là kỹ thuật vẽ màu nước đầu tiên mà bạn nên học. Flat wash là một lớp màu nước mịn, đều. Dùng cọ flat (phẳng) lớn là thích hợp nhất cho kỹ thuật này, vì nó giúp bạn giảm số lần tô, giúp màu đều hơn. Đầu tiên, làm ướt cọ bằng nước và màu, rồi quẹt cọ theo đường thẳng ngang tờ giấy, dùng lực ấn thật nhẹ. Bằng một lượng màu và nước tương đương, lặp lại tương tự bước trên, nét sau chồng lên mép nét trước một chút. Nếu làm chính xác, bạn sẽ tô ra được một lớp màu đều. Ban đầu sẽ hơi khó, nhưng luyện tập nhiều bạn sẽ thuần thục kỹ thuật này hơn. Nếu bạn có thể đạt được độ chính xác và phong cách cần để thuần thục kỹ năng này thì bạn đã bước thêm được một bước trên con đường nghệ thuật của mình rồi đó.

6


CẦM CỌ LÊN VÀ VẼ

#2-Graded Wash

Graded wash là kỹ thuật “cấp cao” hơn của flat wash. Ngoài tập trung vào độ chính xác, bạn còn cần thêm một ít kiểm soát, vì khi graded wash màu sẽ nhạt hoặc đậm dần theo mỗi nét cọ. Bắt đầu cũng giống như flat wash, bằng cọ flat, một lượng màu và nước vừa phải và một nét cọ đều trên giấy. Tới nét thứ hai, thêm một chút nước để màu nhạt hơn hoặc thêm chút màu cho đậm hơn. Chuyện này phụ thuộc vào việc bạn muốn tô từ đậm sang nhạt hay từ nhạt sang đậm. Tiếp tục thêm nước, hay màu, cho mỗi nét tiếp theo, các nét sau chồng lên các nét trước một chút để màu chuyển tự nhiên.

#3-Wet in wet

Đây là, một trong những kỹ thuật vẽ màu nước cơ bản nhất, và nó đặc biệt tuyệt vì có thể tạo ra hiệu ứng nhòe rất đẹp. Với kỹ thuật này bạn sẽ cần một bình xịt nước và một miếng bọt biển. Đầu tiên xịt một ít nước lên giấy, rồi lấy bọt biển thoa đều nước ra khắp mặt giấy. Sau đó chỉ việc tô màu lên! Nếu màu đủ ướt, chúng sẽ lan ra một chút. Tạo ra các nét cọ nhòe rất đẹp, thích hợp để vẽ nền hay một cảnh u buồn.

7


#4-Spray Techniques

Nếu bạn thích phong cách hiện đại như Jackson Pollock, bạn có thể sử dụng một cây cọ flat lớn hay một cái bàn chải đánh răng để tạo ra hiệu ứng giống sơn xịt hay bắn tung tóe (splattered & sprayed effects). Trộn màu với một lượng nước vừa phải, rồi dùng ngón tay vuốt lông cọ để màu búng ra khắp trang giấy. Nếu bạn không muốn cọ của mình chứa quá nhiều nước khiến cho màu nhỏ thành những giọt lớn trên bức tranh, hay thậm chí có thể là giấy “ướt sũng”. Để kiểm soát hiệu ứng nghệ thuật này tốt hơn, bạn nên luyện tập kỹ thuật này trên một mảnh giấy trắng trước. Để kiểm soát tốt hơn nữa, hãy tập kỹ thuật này trên giấy khô và giấy ẩm với nhiều mức độ khác nhau. Làm như vậy bạn có thể xem thử hiệu ứng sẽ trong như thế nào với các điều kiện khác nhau.

#5-Edge Softening

Nếu bạn đang vẽ các chi tiết nhỏ và phát hiện ra rằng bạn các cạnh không được mềm mại cho lắm, kỹ thuật này là dành cho bạn. Có vài cách giúp cho bạn có thể biến các cạnh sắc thành các nét mờ mềm mại, nhờ đó màu nước trở thành chất liệu u buồn, theo phong cách ấn tượng. Quan trọng nhất là phải làm ngay lập tức. Ngay sau khi bạn vừa tô xong, lập tức làm ướt cọ, nhớ chỉ để cọ ẩm chứ không quá ướt. Sau đó, tô dọc theo đường bạn muốn làm mềm. Phần mới tô hơi ẩm có thể cho phép màu mới có thể hòa vào, nhưng chỉ khi giấy còn ướt thôi. Bạn có thể tiếp tục lập lại nếu muốn tăng kích thước của phần mờ.

8


Những kĩ thuật vẽ màu nước cơ bản

Để vẽ được một bức họa màu nước, các họa sỹ cần phải kết hợp rất nhiều kỹ thuật từ cơ bản nhất đến phức tạp nhất. Để đánh giá một bức tranh màu nước có đẹp hay không, ngoài cảm nhận của người xem, việc sử dụng những kĩ thuật ấy ra sao, đạt hiệu quả thế nào cũng được các nghệ sỹ hết sức coi trọng. ART Magazine xin gửi đến các bạn những kĩ thuật vẽ cơ bản nhất để bạn luyện tập mỗi ngày, nâng cao kĩ năng sử dụng màu nước của mình nhé.

1

Tạo lớp

Kỹ thuật này là khá đơn giản. Các màu sắc đối lập được pha trộn với nhau. Sau khi tô các lớp đầu tiên, hãy để cho nó khô. Chỉ khi lớp đầu tiên khô hẳn, bạn mới được đi lớp thứ hai. Đây là một kỹ thuật tuyệt vời để nổi bật đối tượng bạn muốn trên nền tranh.

9


2 3

Kĩ thuật cọ khô Ở đây, lượng nước nên sử dụng ít nhất có thể. Thực tế, chỉ cần làm cho cọ vẽ của bạn hơi ẩm. Giữ cọ vẽ của bạn ở một góc để có được một hiệu ứng tốt nhất. Kỹ thuật màu nước này sẽ hình thành những vết khô trên giấy giúp thể hiện kết cấu của sự vật. Các họa sỹ thường áp dụng kĩ thuật này khi muốn thể hiện tiếng ầm ầm của sóng, sự lởm chởm của cỏ úa, bề mặt của tường, v…v…

Kĩ thuật ướt và khô Phương pháp này sử dụng cả hai khả năng thấm ướt của màu nước và khả năng khô tự nhiên của để tạo thành một kết cấu khô. Lấy một chút màu nước vừa đủ. Kéo cọ vẽ và sau đó nhấc cọ vẽ của bạn theo chiều dọc và đi một nét dứt khoát để tạo một vệt khô ở cuối. Chỉ đi một nét duy nhất bạn mới có thể tạo thành một kết cấu đẹp và như ý. Cỏ khô là một ví dụ về kĩ thuật này.

4

5

Kĩ thuật xịt nước Kỹ thuật này sử dụng nước để tạo ra những kết cấu loang đẹp mắt cho tranh. Đi các nét màu trên giấy và sau đó lấy một bình phun nước phun sương trên đó. Loại bình xịt mà tôi sử dụng không tạo loang nhiều nhưng nếu bạn dùng một trong những loại sử dụng để tưới cây, nó sẽ hiệu quả hơn. Nó tạo nên những hoa văn đẹp mắt tại những nơi bạn xịt xuống. Vì vậy, cần cẩn thận che chắn ở các khoảng xung quanh trong khi bạn phun.

Chấm cồn Dùng miếng bông nhỏ đi các đường viền của hình ảnh lên giấy sẽ tạo những hiệu ứng trong suốt và tự nhiên. Bạn có thể áp dụng kĩ thuật này khi vẽ giọt nước, kim cương. Nếu bạn muốn chồng thêm những màu khác, bạn cần phải chờ cho lớp màu cũ thật khô rồi mới tiếp tục.

10


Những kĩ thuật vẽ màu nước Nâng Cao

1

bài viết này sẽ chia sẻ những kĩ thuật ở cấp độ cao hơn, phức tạp hơn. Các kĩ thuật này chú trọng về kết cấu và sử dụng công cụ sẽ giúp cho tác phẩm của các bạn đẹp và phong phú hơn rất nhiều. Khoan hãy vội bắt tay vào làm ngay, hãy nghiên cứu và áp dụng các kĩ thuật một cách từ từ để cảm nhận được hiệu quả của nó các bạn nhé!

Kĩ thuật dùng muối Các kỹ thuật sử dụng hiện tượng chất hấp thụ của muối để đẩy vào hoặc đẩy ra sắc tố cuối cùng tạo thành một kết cấu tốt. Màu sắc sáng làm việc tốt hơn. Hãy thử sử dụng một màu nước nghệ sĩ cấp thiết kể từ khi tỷ lệ của các sắc tố để phụ là hơn. Các bề mặt cần phải ướt nhưng nước không nên được gộp lại. Chỉ chà đi khi bề mặt khô hoàn toàn.

1.1 Sử dụng muối thô :

1.2 Sử dụng muối tinh:

Thấm ướt bề mặt với màu và thả vào một số hạt muối trong khi nó vẫn còn ướt. Phải mất một lúc để khô, vì vậy bạn có thể làm việc khác trong khi chờ điều kì diệu xảy ra. Các hạt càng lớn thì càng hấp thụ sắc tố làm cho khu vực tối hơn so với môi trường xung quanh.

Thực hiện theo các bước tương tự như cách sử dụng muối thô. Khi các hạt nhỏ hơn, bạn sẽ thấy sự khác nhau của kết cấu ở đây.

Chú ý rằng trong các mảng có muối, các dấu chấm có kích thước lớn hơn .Trong hình ảnh trên đây, không có hạt muối nào sót lại. Những gì bạn thấy là một kết cấu đẹp mà muối để lại

11

Chú ý trong trường hợp này, các sắc tố được hấp thụ bởi các hạt muối nhưng thay vì tăng cường, nó đẩy các sắc tố ra. Có thể thấy rằng muối tinh cho một kết cấu tốt hơn nhiều so với muối thô. Nhưng tất nhiên, mỗi người sẽ có một sở thích khác nhau.


2

3

KỸ THUẬT LIFTING Như tên gọi đã cho thấy, quá trình này chỉ cần nhấc một số sắc tố ra khỏi giấy khi nó vẫn còn ướt. kKĩ thuật này có thể được thực hiện bằng một chiếc khăn giấy, xốp, bàn chải vv Tôi thích sử dụng kỹ thuật này cho bầu trời, cây cối, vv

2.1 Sử dụng khăn giấy:

2.2 Sử dụng cọ vẽ:

Sau khi đặt một số sắc tố trên giấy, lấy một chiếc khăn giấy khá dày. Tôi thích sử dụng một chiếc khăn bếp thay vì khăn mặt vì nó dày hơn. Vò nhàu chiếc khăn giấy và nhanh chóng thoa trên mảng mà bạn cần thể hiện những đám mây. Nếu bạn bấm mạnh, bạn sẽ có thể tạo ra một đám mây rõ ràng. Đối với những đám mây mỏng manh, chỉ cần vuốt nhẹ các sắc tố màu lên giấy để tạo cảm ứng ánh sáng.

Kĩ thuật này tương tự các kỹ thuật nhưng các bàn chải chỉ được hơi ẩm. Giấy cần phải được để ẩm và khi bạn kéo bàn chải về phía trước, bạn sẽ chưa thể thấy kết quả ngay. Sau một thời gian, mảng màu sẽ sáng dần. Điều này cần phải làm quen với nó một chút, nhưng một khi bạn hiểu rõ nó, nó có thể tạo ra kết quả tuyệt vời.

KỸ THUẬT RESIST Có rất nhiều cách khác nhau mà bạn có thể tạo sự chặn lại trong màu nước. Chặn lại về cơ bản có nghĩa là để ngăn chặn một mảng màu nhất định trong bài vẽ của bạn để tránh sắc tố thấm qua. Bạn có thể sử dụng mặt nạ chất lỏng (masking fluid), giấy frisket, bút lông vô sắc (colorless blender), bút chì dầu, keo chặn màu nước (rubber cement) vv Một trong những kỹ thuật dành cho người mới bắt đầu học màu nước phổ biến nhất là “mặt nạ chất lỏng”.

3.1 Sử dụng dịch mặt nạ: Một vài lời khuyên trước khi sử dụng : - Sử dụng cọ rẻ tiền hoặc cũ trong khi sử dụng dịch mặt nạ. Chúng có thể phá hủy các sợi lông của cọ vẽ của bạn,và làm hỏng chiếc cọ của bạn. - Giữ một lọ nước xà phòng gần đó để có thể thỉnh thoảng rửa . - Đừng cho chúng tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian dài . - Mùi của chúng rất khủng khiếp nên đừng để mũi quá gần. - Sử dụng một cọ vẽ rẻ để mặt nạ lỏng (masking fluid) nằm xuống bất cứ nơi nào cần thiết. Để cho khô một lúc. Bạn sẽ hiểu là nó khô khi nó phát triển thành màu vàng sâu.

12


Bước 1: Tô màu trên với màu của bạn. Bạn có thể sơn với một cách phóng túng bởi vì bạn sẽ dễ dàng nhận biết các mảng mà mặt nạ bảo vệ. Để sơn khô.

Bước 2: Tháo dung dịch mặt nạ lỏng (masking fluid) bằng cách chà xát ngón tay của bạn hoặc sử dụng một cục tẩy dai. Xem cách phần trắng của giấy được bảo quản. Đó là vẻ đẹp của việc sử dụng mặt nạ lỏng.

3.2 Sử dụng bút vô sắc (colorless blender): Đây là một công cụ tuyệt vời để tạo ra các cạnh tinh tế. Không giống như mặt nạ lỏng, nó trông hơi tồi tàn hơn nhưng khá độc đáo. Một chiếc bút dạ vô sắc thường được sử dụng cho bút chì màu để làm mịn và pha trộn các màu sắc khác nhau.

Bước 2: Lấy một chiếc khăn giấy và làm ẩm nó một chút. Sau

Bước 1: Đầu tiên, vẽ các hình dạng bạn muốn với bút vô

đó đi qua các mảng để làm nó nổi bật. Nó có thể nhìn thấy được nhưng không bị làm át đi cùng lúc.

sắc của bạn. Bạn có thể cần phải sửa lại nó để làm cho nó tốt hơn khi nhìn thấy. Vẩy màu và chờ cho nó khô.

Vậy là chúng ta đã biết được những kĩ thuật phổ biến nhất được sử dụng trong vẽ màu nước. Hãy luôn nhớ kiên nhẫn trong quá trình làm quen với các kĩ thuật trên bạn nhé. ART Magazine mong rằng bạn đủ Nhẫn để có thể chinh phục được và sử dụng thành thạo tất cả các kĩ năng này cho tác phẩm của mình.

13


4

Màu nước là một phương tiện tuyệt vời cho việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật và tranh minh họa, với giá cả phải chăng, dễ dàng sử dụng để tạo ra những màu sắc sinh động hấp dẫn phù hợp với nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau.

lỗi thường gặp khi vẽ màu nước

Tuy nhiên, “nghịch ngợm” với màu nước lại không phải là một điều đơn giản, màu sắc có thể không đồng đều và dễ bị lem luốc khi chúng khô lại nếu bạn thêm quá nhiều nước; hoặc khi chúng vẫn còn ướt, các màu sắc khác nhau có thể chảy và hòa lẫn vào nhau. Và sẽ ra sao nếu bạn chẳng may làm rớt màu xuống giấy vẽ? Đừng quá lo lắng: trong khi những khủng hoảng này là không thể tránh khỏi, chúng vẫn có thể chữa được. Dưới đây là 4 lỗi phổ biến có thể xảy ra khi bạn làm việc với màu nước, cũng như một số giải pháp đơn giản cho chúng.

14


Lỗi 1: Những vết màu không mong muốn trên giấy Nguyên nhân: Nguyên nhân của những vết màu này có thể do cọ của bạn thấm quá nhiều màu và vô tình rơi xuống trang giấy, hoặc cũng có thể do bất kì sơ xuất nào đó.

Giải pháp

Đầu tiên, hãy làm ướt cọ và nhẹ nhàng quệt lên vùng màu đó để khuếch tán nó, làm mềm các viền của nó. Hãy để vùng màu đó khô lại trước khi tiến hành. Nếu vết màu vẫn còn mới, cách này là đủ để xử lí sạch sẽ vết màu, vì thế sẽ không để lại dấu vết rõ ràng khi bạn cần vẽ lại.

Nếu nó là một khu vực nhỏ, bạn có thể trộn các màu sắc bạn muốn che phủ lên các vết bẩn với một số sơn acrylic màu trắng đục. Nhẹ nhàng tô lên vùng bị bẩn (không chỉ tô lên mỗi vệt). Bạn có thể cần từ 2 đến 3 lớp để hoàn toàn che phủ vết màu không mong muốn đó.

Nếu vết màu bẩn ở vị trí như giữa bầu trời hoặc một vùng khó khăn hơn để chạm vào, sau khi bạn đã khuếch tán làm mờ vết bẩn đó, hãy bao phủ nó bằng 1 hoặc 2 lớp của màu mà bạn muốn tô lên vùng đó. Có thể nó sẽ vẫn để lại dấu vết, nhưng ít nổi bật hơn. Bạn cũng có thể che lấp nó bằng cách thêm một lớp nền phù hợp với tác phẩm của bạn.

15


Lỗi 2: Màu lem luốc/không đồng đều Nguyên nhân: Màu quá ướt khi vẽ lên giấy; giấy cong vênh, làm cho màu chảy vào một số khu vực nhất định và khô không đều.. hoặc có thể bạn đặt tay vào giấy tại chỗ màu vẫn còn ướt, và chỗ màu dính vào tay bạn lại gây lấm lem sang các chỗ khác trên giấy. Dù điều gì xảy ra, đừng hoảng sợ.

Giải pháp

Đầu tiên, nếu bạn đang vẽ một vùng lớn, hãy sử dụng chiếc cọ to hơn để độ bao phủ được tối đa. Bạn cũng có thể dùng keo chặn để che phủ những vùng hoàn chỉnh, như vậy bạn sẽ không cần phải lo lắng khi rửa màu.

Nếu vùng lem luốc hoặc không đồng đều đó có diện tích lớn hơn, hãy làm ướt cọ của bạn và quết nước lên vùng đó, sau đó tô lại với 1 hoặc 2 lớp của màu đã bị rửa. Cách này giúp làm mềm vùng lem đi một chút

Nếu vùng màu đó nhỏ, bạn có thể lặp lại các bước đã làm với hướng dẫn cho những vết màu bị bẩn như lỗi 1 ở trên.

16


Lỗi 3: Màu này lan sang màu khác Nguyên nhân: Nếu 2 màu nước vẫn còn ướt và quá gần nhau, khả năng lớn là chúng sẽ lan sang và hòa quyện vào nhau.

Giải pháp

Đầu tiên, nhúng cọ vào nước và nhẹ nhàng tô lên vùng bị lan. Việc này có thể “làm nhẹ” đi sự hòa quyện.

Chờ cho chỗ đó khô lại, sau đó bạn vẽ thêm 1 đến 2 lớp của màu bị hòa quyện. Cách này sẽ không hoàn toàn loại bỏ được sự lan sang nhau của màu, nhưng có thể làm cho vùng đó bớt lộ liễu một cách đáng kể.

17


Lỗi 4: Bạn đã sử dụng sai màu Nguyên nhân: Màu sắc khi lên giấy khác với màu mà bạn tưởng tượng trong đầu, hoặc bạn vô tình nhúng cọ sai màu trước khi vẽ lên giấy.

Giải pháp

Nếu bạn muốn màu sắc của vùng đó đậm hơn màu đã bị sai, đơn giản hãy tô lại chỗ đó với màu sắc bạn muốn, cố gắng tô càng đúng nét cọ cũ càng tốt để tránh “bóng ma” của màu trước đó ở vùng bên ngoài. Bạn có thể chỉ cần vẽ một hoặc nhiều lượt để đạt được đến độ màu như ý, và hãy để nét vẽ khô giữa các lượt.

Nếu màu sai đậm hơn màu bạn muốn, hãy bắt đầu bằng việc tô một lớp màu acrylic trắng mỏng lên vùng đó, rồi để cho nó khô. Sau đó, hãy trộn màu mà bạn muốn với màu trắng và vẽ lại vào vùng bị sai. Đừng tô lại lớp màu acrylic với màu nước nguyên bản, bởi tính trong mờ của nó sẽ làm lộ ra những vết cọ và sẽ khô không đều trên bề mặt không thấm nước. Tuy nhiên, bạn có thể trộn màu nước với một lượng nhỏ sơn acrylic để đạt được màu sắc như ý.

18


Typography

x watercolor Bạn nghĩ sao nếu nghệ thuật sắp đặt chữ được kết hợp với màu nước ? điều đó đã được chứng minh - một sự kết hợp hoàn hảo màu nước đã đem lại cho typo thêm một lựa chọn, khiến cho các con chữ đầy màu sắc và uyển chuyển theo vũ điệu nước và màu hãy thử dùng cọ vẽ & màu nước viết chữ - bạn sẽ thấy sự kết hợp kì diệu của môn nghệ thuật độc đáo này art magazine xin gửi tới các bạn một số tác phẩm typo x watercolor sưu tầm và chọn lọc

19


20


21


Trong phần cuối, art magazine xin đưa các bạn tới thăm tranh của các họa sĩ minh họa màu nước đã truyền cảm hứng cho art magazine. biết đâu rằng sau khi nhìn ngắm những bức tranh này, hạt mầm kiên nhẫn của màu nước vô tình được gieo vào trong bạn và chờ đợi được nuôi dưỡng và nảy mầm thân gửi tới các độc giả - gallery ‘‘họa sĩ trong tôi là . . . ’’ do art magazine sưu tầm và biên soạn. Bức tranh bên phải là minh họa màu nước dàn cảnh bộ phim hoạt hình ‘‘Ponyo on the cliff by the sea’’ của hãng phim hoạt hình STUDIO GHIBLI - Nhật Bản

22


một điều rất thú vị, bạn có thấy các nhân vật trong các tác phẩm của afu rất quen thuộc không? bạn thử đoán xem ^^ tôi thì chắc chắn đến 90% afu là một fan của studio ghibli: thỏ bông bụi, xe bus mèo. . . các nhân vật từ thế giới của ghibli đã được afu đưa vào khu rừng mộng mơ của mình với những người bạn khác. nếu bạn yêu thích các tác phẩm của họa sĩ afu, bạn có thể ghé thăm fanpage của tác giả: facebook.com/afulee/

23


afu lee - taiwan Dreamer forest - khu rừng mơ mộng là thế giới trong tưởng tượng của họa sĩ minh họa người đài loan - afu lee. khu rừng sinh động với các sinh vật nhỏ bé cách điệu lạ lẫm, được diễn họa bằng những tone màu của đất như tone nâu - vàng nâu - và đặc biệt là màu lá ngả vàng của mùa thu. thế giới màu nước của afu đầy ấm áp và gần gũi.

24


cuốn sách tranh thiêu nhi ‘‘Nada e il frutto magico’’ xuất bản

25


tamypu - vietnam Nếu quan tâm tới giới minh họa trong nước, chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với nickname tamypu của họa sĩ minh hoạ thái mỹ phương - người được gọi với cái tên ‘‘phù thủy bìa sách’’. tranh của họa sĩ tamypu tạo nên dấu ấn rất đặc trưng và dễ ghi nhớ trong lòng độc giả bởi sự tỉ mỉ và nét vẽ đã trở thành thương hiệu của riêng mình. tại việt nam, họa sĩ tamypu đã cho ra mắt hai cuốn sách minh họa : 1. cuốn minh họa thơ ‘‘một ngày của bố’’ nhã nam phát hành 2. cuốn sách tranh thiếu nhi ‘‘ba quả trứng và xứ sở siêu buồn chán’’ - kim đồng phát hành bạn có thể ghé thăm fanpage của tác giả tamypu tại link: facebook.com/tamypustinythings tại ý của tác giả tamypu

26


27


Makiko Yamazaki - japan mrs. Makiko là một bà nội trợ nhật bản có niềm đam mê bất tận với màu nước. Công việc hàng ngày của cô là nấu ăn, nuôi nấng những đứa trẻ của mình và chăm sóc gia đình, ngoài ra cô dành toàn bộ thời gian còn lại cô để dành sáng tác tranh. mrs.Makiko chia sẻ rằng dù bạn có làm gì đi chăng nữa chỉ cần có quyết tâm theo đuổi đam mê thì bạn có thể thực hiện được ước mơ của mình. bởi vậy mà ở tuổi mọi người thường ‘‘lười’’ ước mơ và đam mê thì mrs.Makiko vẫn miệt mài tới lớp học vẽ hàng tuần cho tới khi nét vẽ của cô trưởng thành. thế giới trong tranh của mrs.Makiko thật nhẹ nhàng và gần gũi. bạn có thể ghé thăm thêm các tác phẩm của cô tại: https://www.instagram.com/annecy.birdhouse/

28


29

lá bài ‘‘temperance’’<sự cân bằng> trong bộ bài tarot ‘‘shadow scape’’ được vẽ bằng màu nước của tác giả Stephanie Pui-Mun Law


30

lá bài ‘‘the death’’<tái sinh> trong bộ bài tarot shadow scape’’ được vẽ bằng màu nước của tác giả Stephanie Pui-Mun Law


ART MAGAZINE

T hank you!


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.