CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI: ................................................. 5 1.
Lý do chọn đề tài: ................................................................................. 5
2.
Khái quát về bệnh viện: ......................................................................... 7
2.1
Định nghĩa: ..................................................................................... 7
2.2
Lịch sử hình thành và phát triển: ......................................................... 8
2.3
Xu hướng trong thiết kế: .................................................................... 9
3.
Khái quát về bệnh viện Huyết Học – Truyền Máu: ................................... 15
3.1
Đặc điểm chung:............................................................................ 15
3.2
Vị trí – đặc điểm xây dựng: ............................................................. 16
3.2.1
Vị trí, địa điểm xây dựng bệnh viện: ........................................ 16
3.2.2
Các yêu cầu với khu đất xây dựng bệnh viên: ........................... 16
3.3
Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện trong nước: .............. 19
3.4
Nhiệm vụ chính:............................................................................. 20
3.5
Các bệnh lý điều trị: ....................................................................... 21
3.6
Đối tượng phục vụ và dây chuyền sử dụng: ....................................... 21
3.7
Xu hướng trong thiết kế: .................................................................. 22
4.
Công trình thực tế: ............................................................................... 23
4.1
Các công trình trong nước: .............................................................. 23
4.1.1 Viện Huyết Học – Truyền Máu Trung Ương: .................................... 23 SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 1
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
4.1.2 Khoa huyết học, khoa xét nghiệm, ngân hàng máu Bệnh Viện Đa Khoa An Giang 600 giường: ............................................................................ 24 4.2
Các công trình ngoài nước: ............................................................. 26
4.2.1 Viện nghiên cứu Huyết Học và Truyền Máu Praque .......................... 26 4.2.2 Viện nghiên cứu quốc gia Huyết Học và Truyền Máu – Uzberkistan ... 27 4.2.3 Trung tâm bệnh nhi Mátx-cơ-va về Huyết Học và Ung Bướu – Nga .... 27 4.2.4 Trung tâm Ưng Bướu và Huyết Học Queen ..................................... 32 4.2.5 Trụ sở chính hội về Huyết học Mỹ .................................................. 33 4.2.6 Khoa chăm sóc sức khoẻ Ung Bướu và Huyết Học ........................... 34 4.2.7 Trung tâm truyền máu Michael Amini ............................................. 35 4.2.8 Trung tâm truyền máu quốc gia Edinburgh - Scotland ....................... 37 4.2.9 Trung tâm huyết học - Ấn Độ......................................................... 38
II. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ CÔNG TRÌNH: ....................... 42 Đặc điểm cơ bản về công năng: ........................................................... 42 1.1
Dây chuyền sử dụng: ...................................................................... 42
1.2
Chức năng chính các khối chức năng: .............................................. 42
1.2.1
Khối khám - chữa bệnh: ......................................................... 42
1.2.2
Khối nghiêm cứu chuyên môn: .............................................. 117
1.2.3
Khối ngân hàng máu và tế bào gốc:...................................... 128
1.3
Tổ chức giao thông:...................................................................... 136
Đặc điểm cơ bản về hình thức: ............................................................ 142 2.1
Yếu tố ảnh hưởng đến hình thức mặt đứng và khối: .......................... 142
2.2
Định hướng thiết kế: ..................................................................... 146
2.2.1
Bố cục khối: ....................................................................... 146
2.2.2
Màu sắc:............................................................................ 149
2.2.3
Vật liệu: ............................................................................. 151
2.2.4
Yếu tố cảnh quan: ............................................................... 151
2.3
Không gian nội thất: ..................................................................... 153
2.3.1
Sảnh:................................................................................. 153
2.3.2
Hành lang chờ: ................................................................... 155
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 2
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Đặc điểm cơ bản về kỹ thuật:............................................................. 156 3.1
Hệ thống kết cấu công trình: .......................................................... 156
3.2
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy:.................................................. 157
3.3
Hệ thống kỹ thuật công trình: ......................................................... 157
3.3.1
Hệ thống điện: .................................................................... 157
3.3.2
Hê thống điều hoà: ............................................................. 158
3.3.3
Hệ thống thông gió: ............................................................ 158
3.3.4
Hệ thống dẫn khí oxy sạch, khí nén: ...................................... 158
3.3.5
Hệ thống thông tin liên lạc:................................................... 158
3.3.6
Hệ thống chuyển bệnh phẩm: ............................................... 159
3.3.7
Hệ thống cấp nước sạch: ..................................................... 159
3.3.8
Hệ thống xử lý nước thải: ..................................................... 159
3.3.9
Hệ thống khác: ................................................................... 160
3.4
Hệ thống trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh và nghiên cứu
chuyên khoa huyết học: ......................................................................... 160
III. KHÔNG GIAN ĐẶC BIỆT CỦA CÔNG TRÌNH: ................ 169 1.
Ngân hàng lưu trữ máu và tế bào gốc: ................................................ 169
1.1
Đặc điểm - chức năng: .................................................................. 169
1.2
Dây chuyền sử dụng: .................................................................... 171
1.3
Yêu cầu đặc biệt trong kỹ thuật: ..................................................... 172
2.
Khoa truyền máu: .............................................................................. 175
2.1
Đặc điểm - chức năng: .................................................................. 175
2.2
Đặc trưng của không gian: ............................................................ 175
2.3
Yêu cầu đặc biệt trong kỹ thuật: ..................................................... 177
IV. NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU VỀ CÔNG TRÌNH: VẤN ĐỀ VÔ TRÙNG TRONG KHỐI MỔ........................................................ 180 1.
Vai trò của vấn đề vô trùng trong bệnh viện: ........................................ 180
2.
Vai trò của vấn đề vô trùng trong khối mổ:........................................... 181
3.
Phân cấp vô trùng trong bệnh viện: ..................................................... 182
4.
Phòng mổ: ........................................................................................ 184
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 3
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
4.1
Yêu cầu chung về vô trùng: ........................................................... 184
4.2
Nguyên lý thiết kế vô trùng: ........................................................... 185
4.3
Yêu cầu trong giải pháp thiết kế: ................................................... 189
4.4
Xu hướng: ................................................................................... 198
V. KẾT LUẬN: ................................................................. 199 PHỤ LỤC: ....................................................................... 200 1.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn tham khảo và trích dẫn:............................... 200
2.
Tài liệu tham khảo: ............................................................................ 200
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 4
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
I.
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI:
1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, tình trạng các bệnh viện quá tải không còn là một đề tài xa lạ với chúng ta. Báo chí hàng ngày đưa tin về việc các bệnh viện thiếu giường điều trị nội trú cho bệnh nhân. Mỗi ngày, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM 840 giường tiếp nhận khoảng 5000 bệnh nhân khám ngoại trú và 1000 người điều trị nội trú, và bệnh viện Chợ Rẫy với quy mô 1800 giường tiếp nhận khoảng 3500 bệnh nhân khám ngoại trú và 2500 người nằm nội trú.
Quá tải bệnh nhân tại BV Chợ Rẫy
Quá tải bệnh nhân tại BV ĐH Y Dược TP.HCM
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
Quá tải bệnh nhân tại BV Ung Bướu TP.HCM
TRANG | 5
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Bệnh viện là một thể loại công trình công cộng đặc biệt, mạng tính chuyên biệt cao. Một công trình kiến trúc mà bản thân nó luôn vận động theo sự thay đổi, tiến bộ của xã hội và gần như phụ thuộc rất nhiều vào khoa học công nghệ. Nhưng ở mặt khác, dây chuyền sử dụng của nó lại luôn cố định.
Phối cảnh bệnh viện Huyết học và Truyền máu TP.HCM
Đối với bệnh viện Huyết Học – Truyền Máu là một đề tài không mới nhưng trên thế giới gần như có rất ít công trình được xây dựng để phục vụ mục đích chuyên biệt của chính bệnh viện này. Đây là loại bệnh viện chuyên khoa đặc biệt gồm 3 nhiệm vụ chính là khám – điều trị bệnh lý về huyết học, nghiên cứu lâm sàng về máu và ngân hàng lưu trũ máu và tế bào gốc không chỉ cho riêng bệnh viện mà còn dùng để phục vụ cho các bệnh viện lân cận trong thành phố. Theo nghiên cứu ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, chủ yếu ở dạng là khoa huyết học và khoa truyền máu, ngân hàng máu nhỏ đủ quy mô phục vụ nội bộ nằm trong các bệnh viện đa khoa và ở dạng trung tâm y khoa về ưng bướu và huyết học. Nhưng theo xu hướng của thế giới thì bệnh viện huyết học và truyền máu sẽ phát triển thành một trung tâm y tế độc lập lớn nhưng đảm bảo liên kết với các bệnh viện lớn trong khu vực lân cận để thuận tiện cho việc cung cấp máu và các sẳn phẩm của máu, tạo điều kiện tối ưu cho việc khám và điều trị bệnh nhân. Và ngân hàng lưu trữ máu lớn thuộc về một công trình khác, thường kết hợp khối nghiên cứu nằm trong các viện nghiên cứu khoa học công nghệ. Riêng ở Việt Nam có 2 công trình là viện Huyết Học – Truyền Máu Trung Ương và bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học TP.HCM với nhiệm vụ đề ra khám – chữa bệnh lý huyết học cho bệnh nhân không chỉ là công dân Việt Nam mà còn dành cho công dân Lào và Campuchia, ngoài ra có thêm 4 trung tâm huyết học và truyền máu để hỗ trợ cho 2 bệnh viện lớn này. Theo thống kê từ các tài liệu nghiên cứu khoa học của bệnh viện Huyết Học – Truyền Máu, số lượng bệnh nhân huyết học tăng đều hàng năm của tổng thể bệnh lý huyết học và từng loại bệnh nói riêng. Thứ nhất, bệnh lý huyết học là một trong những loại bệnh đặc biệt rằng khi mắc bệnh thì thường rơi vào hai trường hợp là
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 6
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
mãn tính và ác tính. Thứ hai, bản chất các loại bệnh này là mang tính di truyền, có những trường hợp về 1 gia đình có 5 anh chị em đều mắc bệnh thiếu máu di truyền, và đã điều trị đều đặn ngoại trú tại bệnh viện thâm niên cả 20 năm. Do đó hàng năm bệnh viện luôn phải chữa trị cho những bệnh nhân cũ (bệnh lý mãn tính) và điều trị thêm cho những bệnh nhân mới khởi bệnh. Với tốc độ tăng trưởng như vậy thì trong tương lai không riêng bệnh viện Huyết Học và Truyền Máu, các trung tâm y tế về huyết học và truyền máu sẽ lâm vào cảnh quá tải như các bệnh viện lớn hiện tại: Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM, Bệnh Viện Chợ Rẫy.
2. Khái quát về bệnh viện: 2.1 Định nghĩa:
Nói một cách đơn giản, bệnh viện là nơi thực hiện việc khám, chẩn đoán, điều trị, chữa bệnh cũng như nghiên cứu, giảng dạy phương pháp chữa bệnh cho con người. Về cơ bản, dây chuyền sử dụng chung của bệnh viện không thay đổi, chỉ có sự thay đổi về kiến trúc để phù hợp với kỹ thuật công nghệ phụ trợ trong quá trình điều trị.
Bệnh viện Hôtel–Dieu de Paris, Paris, Pháp
Bệnh viện là một công trình kiến trúc công cộng để điều dưỡng và chữa bệnh, phục vụ cả những bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Đối với những nước trải qua chiến tranh kéo dài,hậu quả năng nề, do đó, tác dụng của bệnh viện là góp phần giải quyết nhiệm vụ chính. SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 7
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Bên cạnh đó, bệnh viện còn là một công trình kiến trúc công cộng có chức năng quan trọng, đươc ví von như một thành phố với đầy đủ các thành phần phức tạp trong đó, ví dụ như khối nôi trú mang tính chất của khách sạn, khối cận lâm sàng mang tính chất của các cơ quan nghiên cứu và bộ phận chức năng khác, mỗi loại mang một tính chất của loại hình nhà công cộng.
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển: Sự thay đổi và phát triển của kiến trúc bệnh viện là một kết quả tất yếu do tổng hợp các áp lực về kinh tế xã hội cùng sự tiến bộ trong khoa học, công nghệ nói chung. Việc hình thành một nơi để cộng đồng dân cư có thể góp sức cứu vớt những người lâm nạn vì bệnh tật đã có trong ý nghĩ con người tù xa xưa. Khi người nhà đau ốm không khỏi, người ta đem người bệnh ra chỗ công cộng, đông người thường là chợ búa để nhờ mọi người góp ý, chỉ dẫn cách chữa trị. Dần khái niệm về một nơi chữa bệnh tập trung ra đời. Nhìn lại lịch sử phát triển của bệnh viện, nhiều người cho rằng tiền thân của nó là các nhà chữa bệnh bố trí được tố chức bởi các Tu viện. Thường các bệnh xá thô sơ này được bố trí gần cổng hàng rào ngoài tu viện, nơi người nghèo có thể đến cầu xin. Đầu thế kỷ 19, bệnh viện có vẻ như là một “Nhà hấp hối” để làm dịu nỗi đau của những kẻ có khả năng không qua khỏi bệnh tật. Các hoạt động điều trị khác lại phần lớn diễn ra tại tư gia. Đầu thế kỷ 20, bước đột phá xảy ra chính là sự xuất hiện của các bệnh viện giảng dạy trong đó có điều trị cả hai loại bệnh nhân: Nội trú và ngoại trú. Ngoài ra cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, các thiết bị chẩn đoán y khoa ngày càng phát triển để phục vụ khám và điều trị bệnh. Các thiết bị luôn được cải tiến về chất lượng, kích thước và giá trị của chúng ngày càng lớn, các bác sĩ không đủ khả năng tư hữu, điều trị tại gia mà tập trung lại, dùng chung các thiết bị, hỗ trợ nhau trong việc điều trị. Sự tiến bộ của khả năng điều trị từ xa đã làm xuất hiện hình thức bệnh viện bán trú, điều trị trong ngày (day-care), các hình thức mà những năm 70 người ta phải cân nhắc. Trong những thập kỷ gần đây, chính quyền các nước đã có những nỗ lực lớn trong việc xây dựng các hệ thống hay mạng lưới y tế. Việc phân cấp các cơ quan y tế theo cấp vùng đã tỏ ea hiệu lực trong việc tạo thành một mạng lưới bố trí các cơ sở y tế cũng như các chuyên gia y tế có thể đến phục vụ đại đa số công chúng. Một số bệnh viện lớn tập trung nhiều chuyên gia hàng đầu và máy móc tân tiến xem ra có vẻ tạo ra những năng lực điều trị rất cao. Nhưng đáng tiếc, trong thực tế, mô hình đã thất bại ở nhiều nơi. Ở Việt Nam, Bệnh Viện Đa Khoa được phân cấp để phục vụ các cấp vùng dân cư như sau: Loại nhỏ từ 50 -150 giường. Loại trung bình từ 150 - 400 giường. SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 8
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Loại lớn từ 400 - 500 giường. Ngoài ra các bệnh viện đa khoa do Trung Ương quản lý có thể quy mô lên đến 1000 giường, ví dụ như Bệnh Viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Nhiều bệnh viện khác cũng có thể được xây dựng cạnh nhau, hỗ trợ nhu, hình thành một trung tâm y tế lớn. ví dụ như khu bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Ở các nước phương Tây cũng áp dụng những hệ thống phân cấp bệnh viện. Ví dụ ở Mỹ, các cấp gồm từ lớn tới nhỏ. Bệnh viện cộng đồng. Bênh viện nông thôn. Bệnh viện vùng. Bệnh viện cơ sở.
2.3 Xu hướng trong thiết kế: Những giải pháp về tổ chức y tế và tổ chức các bệnh viện chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ chốt sau:
Công nghệ và kỹ thuật: Sự tiến bộ vượt bậc trong y học và công nghệ kỹ thuật (khoa học kỹ thuật nói chung) để làm cho quá trình điều trị bớt nặng nề và kéo dài. Sự tiến bộ này xảy ra với nhịp độ lớn đã có những tác động như: giảm thời gian sử dụng khối bệnh nhân nội trú, điều này làm thay đổi các nhu cầu về không gian mấu chốt trong phần lõi của bệnh viện.
Sự tiến bộ về điều kiện giao tiếp, thông tin, liên lạc: Các tiến bộ trong việc ghi chép lưu trữ các thông tin báo cáo về việc dễ dàng truy cập các thông tin này mở ra khả nặng gia tăng sự cách ly về mặt địa lý giữa các bộ phận làm cho ta dễ dàng thực hiện phương châm thiết kế bệnh viện thường có tổng kết trong câu: “XÍCH LẠI GẦN NHAU MÀ CÁCH LY NHAU” Khả nặng cách ly về mặt địa lý sẽ ảnh hưởng tới vị trí bố cục các khối chẩn đoán và khối điểu trị mà còn ảnh hưởng tới khối chức nặng giảng dạy của bệnh viện. Khả năng chẩn đoán phân tích và điều trị từ xa (remote) khiến các khối nhà không nhất thiết phải “xích lại gần nhau” nữa và làm công việc tổ hợp mặt bằng và không gian được thoáng và tự do hơn. Khả nặng điều trị bệnh nhân từ xa sẽ làm giảm diện tích sàn của bệnh viện và cho phép phát triển các chương trình điều trị và kiểm soát bệnh nhân ngoại trú. Lúc này, dĩ nhiên trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân sẽ được người nhà và bạn bè gánh vác bớt hoặc bệnh nhân có thể điều trị trong 3 công trình sau đây: Bệnh viện Khách sạn Khách sạn xe hơi (motel) Tại 2 địa điểm trên, bệnh nhân và người nhà có thể sử dụng các thiết bị để yêu cầu các dịch vụ điều trị, chăm sóc và dọn phòng đến thực hiện tại chỗ. Những cơ sở
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 9
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
y tế không cần phục vụ trọn ngày đêm (24/24) nhưng trong các bệnh viện điều trị tập rung dĩ nhiên chi phí chữa bệnh sẽ rẻ hơn nhiều.
Cơ cấu bệnh viện mới sẽ ảnh hưởng ra sao? Các cơ cầu tổ chức nhân sự bệnh viện theo kiểu thông lệ thường tạo ra một sự căng thẳng giữa đội ngũ nhân viên điều trị (y bác sĩ) và đội ngũ nhân viên quản lý, phục vụ. Các bác sĩ thường đòi hỏi nhân viên quản lý, phục vụ phải tạo điều kiện tối đa để công tác điều trị, phục hồi sức khoẻ của bệnh nhân. Vì vậy, khi đưa bệnh nhân ra khỏi bệnh viện sẽ có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý cũng như tổ chức nhân sự. Các chuyên khoa nào sẽ hình thành và phát triển? Cùng với tiến bộ của các dịch vụ y tế, tuổi thọ của con người, sự chuyển biến theo hướng tích cực trên các mặt thái độ, cũng như sự hiểu biết của con người. chuyên khoa chăm sóc người lớn tuổi cùng các kiến trúc phúc vụ chuyên ngành này sẽ phát triển. Các trung tâm phục hồi chức năng và dịch vụ y tế phục vụ người lớn tuổi hiện nay đã xây dựng sẽ phải cải tạo lại kiến trúc làm sao để trở thành. Xu hướng trong thiết kế kiến trúc bệnh viện luôn vận động, thay đổi để phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ:
Yêu cầu thẫm mỹ trong bố cục tổng mặt bằng: Việc bố trí các khối nhà phải tạo hiệu quả thẩm mỹ tốt, hài hoà với cảnh quan xung quanh, phòng cách kiến trúc hài hoà, thân mật tránh quá hoành tráng gây tâm lý sợ hãi cho bệnh nhân. Cách bố trí đơn điệu sẽ làm cho không khí trở nên nặng nề, thiếu nhân tính khi bệnh nhân cảm thấy ngộp trong môi trường bệnh tật. Vì vậy, nên bố trí cho các phòng bệnh nhân ít có nhìn thấy toàn cảnh hoạt động của bệnh viện để tránh bị ảnh hưởng xấu về tâm lý. Ở một số nước, người ta tạo không khí trong bệnh viện giống như bên ngoài (có khu thương mại, dịch vụ, màu sắc tươi vui) để bệnh nhân không có tâm lý mặc cảm, bi quan. Tuy nhiên, vẫn cần bố trí sao cho bệnh nhân có thể phân biệt được các khối chính của bệnh viện và nhìn thấy nơi cần đến cách dễ dàng.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 10
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương 1500 giường
Trung tâm y khoa và nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ Sidra, Doha, Qatar
Tổ chức mặt bằng thổng thể theo các yêu cầu mới: Nhìn chung, trong các xu hướng thiết kế bệnh viện hiện nay, người ta vẫn vận dụng các nguyên tắc cơ bản nhất đã được đề xuất từ khi mô hình bệnh viện có nhiều đơn nguyên nội trú được ra đời (việc chia thành nhiều đơn nguyên nội trú để tránh SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 11
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
nhiễm trùng, tách biệt hệ thống giao thông cho bệnh nhân và cho nhân viên y tế, các đơn nguyên nội trú tuy cách ly nhưng không được xa nhau trừ khoa lây nhiễm,…). Do khoa học kỹ thuật tiến bộ, nhiều kỹ thuật y khoa mới ra đời, ngày nay người ta có thể vận dụng các nguyên tắc đó linh hoạt hơn. Trong xu hướng mới, sự ra đời của các thiết bị y khoa hiện đại đóng vai trò rất lớn trong việc tạo thành các nguyên lý thiết kế mới. Ngoài ra, tâm lý bệnh nhân ngày càng được chú trọng hơn, dẫn đến việc đưa vào không gian điều trị các tiện nghi mà trước đây người ta ít quan tâm. Ngày nay, mặt bằng tổng thể được thiết kế chặt chẽ và hợp khối tập trung nhiều hơn. Sở dĩ có sự thay đổi lớn như vậy do ảnh hưởng từ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các quan niệm xã hội mới.
Ảnh hưởng của các kỹ thuật thanh trùng hiện đại: Ngày nay, với kỹ thuật y khoa hiện đại vấn đề chống nhiễm khuẩn được giải quyết dễ dàng hơn. Ví dụ như: Các loại thuốc sát trùng có hiệu quả hơn, kỹ thuật tia cực tím, máy phun khí dung, máy lọc khí,… Các loại vật liệu xây dựng chuyên dùng trong các cơ sở y tế giúp người ta dễ dàng làm vệ sinh hơn. Các loại tấm lót nền bằng composite với kích thước lớn và có thể hàn dính lại được nên không để lại đường nối sau khi thi công hoàn thiện. Các loại sơn gốc epoxy làm cho bề mặt tường, nền khó bám bụi, khó bị mài mòn, không bị hoá chất ăn mòn và dễ lau rửa. Các loại tấm aluminium composite dùng làm các tấm ốp bề mặt cho các phòng đòi hỏi tiêu chuẩn vệ sinh nghiệm nghặt và có nhiều máy móc âm tường. Các loại cửa, các thiết bị trong nhà vệ sinh được điều khiển bằng tia hồng ngoại hạn chế được khả năng lây nhiễm các loại vi trùng (đặc biệt là các loại vi trùng đường ruột) qua việc đụng chạm vào tay nắm và van nước.
Vật liệu chuyên dùng: aluminium, sơn gốc epoxy, ….
Như vậy, với sự hỗ trợ của các kỹ thuật trên, vấn đề lây nhiễm được giải quyết và hỗ trợ việc thiết kế của các kiến trúc sư. Công trình có thể hợp được nhiều khối chức năng hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng các kỹ thuật chống lây nhiễm hiện đại SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 12
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
không phải là lý do duy nhất để ta hợp khối bệnh viện, mà còn nhiều lý do khác nữa.
Ảnh hưởng của hệ thống kỹ thuật hiện đại:. Hệ thống kỹ thuật trong bệnh viện rất phức tạp và rất đắt tiền. Việc lựa chọn xây dựng hệ thống phải rất căn nhắc để giảm giá thành xây dựng. Các loại hệ thống vận chuyển bệnh phẩm tự động bắt đầu sử dụng phổ biến trong bệnh viện với mục đích giảm nhẹ công việc cho các nhân viên y tế, được điều khiển bằng máy tính. Có 2 loại hệ thống thông dụng: vận chuyển bằng khí nén và vận chuyển bằng monorail.
Hệ thống vận chuyển bệnh phẩm bằng khí nén TranspoNet
Hệ thống vận chuyển bệnh phẩm bằng monorail
Hệ thống vận chuyển bệnh phẩm bằng robot
Ảnh hưởng của hệ thống giao thông: Việc rút ngắn hệ thống giao thông trong bệnh viện là rất cần thiết, bởi vì nó tiết kiệm đầu tư xây dựng và tiện lợi làm việc cho các các nhân viên y tế. với khoảng cách đi lại ngắn, các y tá sẽ chu đáo hơn trong việc chăm sóc bệnh nhân, công việc
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 13
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Các khoa nằm gần nhau hơn giúp cho các bác sĩ thuận tiện theo dõi bệnh nhân. Rút ngắn hệ thống giao thông cũng là một trong những lợi thế từ việc bố cục hợp khối công trình.
Ảnh hưởng của quy hoạch đô thị: Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá diễn ra rất mạnh mẽ, dân số thành thị tăng rất nhanh, giá đất tăng cao. Do đó, các quỹ đất công trình y tế rất hạn chế (so với quy mô công trình). Do vậy, các bệnh viện ngày nay được thiết kế sao cho tận dụng tối đa đất. các mô hình hộp khối phát huy ưu điểm trong điều kiện này.
Bệnh viện Pháp – Việt
Trong một bệnh viện, nhất là bệnh viện hiện đại, các khoảng cây xanh rất được quan tâm trong thiết kế. Không gian cây xanh làm cho bệnh nhân thư giãn tinh thần và nhân viên y tế hưng phấn trong công việc. Các không gian này có thể là sân vườn, trảng cỏ, đường dạo có bóng râm, mặt hồ nước…. nó chiếm diện tích khá lớn và chỉ có dạng mô hình hợp khối mới đủ diện tích cho cá không gian này.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 14
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Do khoa học y khoa phát triển rất mạnh và kéo theo việc nâng cấp bệnh viện, phát triển quy mô và cơ cấu để phù hợp. Phần lớn các bệnh viện xây trên 20 năm đều có nhu cầu mở rộng. Khi đó ta phải sẵn sàng cho việc phát triển phần đất dự trữ của bệnh viện. Đây cũng là một trong những lý do người thiết kế thường không chọn phương án bố cục phân tán cho mặt bằng các bệnh viện trong các đô thị lớn.
Bệnh viện Hoa Lâm – khu Y Tế Kỹ Thuật Cao TP.HCM
3. Khái quát về bệnh viện Huyết Học – Truyền Máu: 3.1 Đặc điểm chung: Bệnh viện Huyết Học – Truyền Máu là một bệnh viện chuyên khoa đặc biệt, có đầy đủ chức năng của một bệnh viện đơn thuần, song nó có thêm một sứ mệnh liên kết chặt chẽ với các bệnh viện khác. Đồng thời bệnh viện này còn là một trung tâm hiến máu, ngân hàng lưu trữ và cung cấp máu các phần lớn các bệnh viện lân cận trong phạm vi thành phố.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 15
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHU
KHÁM – ĐIỀU TRỊ BỆNH
KHU
KHU
HÀNH
NGÂN HÀNG
CHÍNH
MÁU – TẾ BÀO GỐC
PHỤC VỤ
KHU
NGHIÊN CỨU CHUYÊN MÔN Sơ đồ quan hệ chức năng của các khối chức năng chính trong bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học
3.2 Vị trí – đặc điểm xây dựng: 3.2.1
Vị trí, địa điểm xây dựng bệnh viện:
Khi lựa chọn một khu đất, làm địa điểm xây dựng bệnh viện chúng ta cần xem xét các tiêu chuẩn sau: Vị trí năm trong mạng lưới Y tế khu vực (vùng, tỉnh, huyện,…) trong nơi đã được quy hoạch cho phép hay chỉ định, làm sao phải đảm bảo khi hình thành bệnh viện này sẽ kết hợp cùng với các cơ sỡ y tế khác tạo thành một hệ thống khám chữa bệnh, hướng đến việc thoả mãn đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của người dân trong cộng đồng khu vực. Có cự ly thích hợp đối với các nơi trong vùng dân cư mà bệnh viện phục vụ, nhưng không gây ô nhiễm các khu này, nhất là không nên nằm đầu hướng gió chính hay đầu nguồn nước đối với khu dân cư. Có đầy đủ khoảng cách ly cần thiết đối với khu dân dân cư. Có đường giao thông và phương tiện giao thông tiện lợi từ các khu dân cư đến bệnh viện, để mở các lối ra cần thiết cũng như có đường dẫn về bệnh viện tuyến trên hay trung ương. Có điều kiện và khả năng phòng cháy, chữa cháy tốt. Phù hợp với tổng mặt bằng quy hoạch đô thị.
3.2.2
Các yêu cầu với khu đất xây dựng bệnh viên:
Môi trường:
Tiếng ồn, khói bụi, mức độ ô nhiễm không khí không được vượt mức cho phép.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 16
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Không nên có nhiều côn trùng có hại, nhất là các loại ruồi, muỗi truyền nhiễm. Trường hợp bất khả kháng phải có giải pháp khắc phục. Có khả năng phát triển trong tương lai, khi mở rộng bệnh viện không phải đền bù hay phá dỡ quá nhiều.
Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật:
Mạng lưới cấp nước có đủ công suất phục vụ, kể cả máy nước phòng cháy chữa cháy, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Trường hợp bất khả kháng phải có giải pháp khắc phục. Mạng lưới thoát nước bẩn và nước mưa đáp ứng được yêu cầu/ Mạng lưới cấp điện cho bệnh viện phải đảm bảo tốt và tốt nhất là có 2 nguồn cung cấp từ 2 trạm hạ thế khác nhau. Các mạng lưới kỹ thuật khác: điện và năng lượng nối chung, thông tin liên lạc như điện thoại,… đạt yêu cầu.
Giao thông: Giao thông tiếp cận thuận tiện để giải quyết như cầu giao thông đến từ khu dân cư và tuyến dưới, cũng như giao thông dẫn lên tuyến trên hoặc trung ương. Nên có tối thiểu 2 đường giao thông tiếp cận.
Địa hình – địa chất: Có địa hình cao tráo dễ dàng thoát nước tự nhiên và tránh ngập lụt. Địa hình không quá lồi lõm, không quá dốc. Địa chất có những đặc điểm thuận lợi. tránh các điều kiện đất yếu, cát chảy, bùng lầy,… (tốn kém hơn khi thiết kế nền móng).
Kích thước, hình dạng: Khu đất không những phải có diện tích phù hợp với quy chuẩn xây dựng mà còn phải có hình dạng với việc xây dựng bệnh viện và cấp bệnh viện chuẩn bị xây dựng. Đảm bảo đủ diện tích cho chỗ đậu xe, giao thông nội bộ, với TCXD 4470:2012 vấn đề sân bãi để xe được quy định như sau: Trong bệnh viện đa khoa cần thiết kế bãi để xe máy, xe đạp và xe ô tô của khách: + Chỗ để xe ô tô: tính theo tiêu chuẩn diện tích 25m2 + Chỗ để xe môtô, xe máy: 2.5m2 – 3.0m2/xe và xe đạp: 0.9m2/xe Diện tích nhà xe ô tô của bệnh viện, quy định như sau: + Gian đỗ xe từ 15m2 - 18m2/xe + Gian để phụ từng, dầu mỡ: 9m2 - 12m2/xe + Phòng nghỉ trực lái xe: 9m2 - 12m2 Xe cấp cứu Bãi xe cho người khuyết tật
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 17
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Bãi trực thăng cứu hộ.
Bệnh viện St. Geogre
Chú thích: Tối thiểu mỗi bệnh viện phải có 1 xe cấp cứu, 1 xe tải lớn và 1 xe tải nhỏ. Bệnh viện có quy mô trên 400 giường cần có thêm cầu rửa xe. Đảm bảo đủ diện tích để bố trí công viên, cây xanh: (TCXD 4470:2012) Mật độ diện tích cây xanh cho phép từ 40 – 50% tổng diện tích khu đất xây dựng. Chiều rộng nhỏ nhất của dải đất trồng cây bảo vệ, cách ly quy định như sau: + Dải cây xanh bảo vệ khu đất: 5m + Dải cây cách ly: 10m Trong bệnh viện không trồng các loại cây hoa quả thu hút ruồi, muỗi, sâu bọ, loại cây dễ đổ, giữ ẩm và loại cây có nhựa độc. Có diện tích phát triển bệnh viện trong tương lai. Có đủ diện tích để bố trí các hạng mục kỹ thuật phụ trợ. Hình dạng khu đất phải phù hợp với bệnh viện chuẩn bị xây dựng và có thể mở một số cổng có chức nắng năng khác nhau ở những vị trí khác nhau.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 18
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Theo TCXD 4470: 2012, quy mô bệnh viện: Quy moâ beänh vieän Dieän tích khu ñaát (soá giöôøng)
m²/ giöôøng
Yeâu caàu toái thieåu cho pheùp (ha)
100 – 150
0.75
Töø 250 – 350 giöôøng ( Quy moâ 1)
70 – 90
2.7
Töø 400 – 500 giöôøng ( Quy moâ 2 )
60 – 85
3.6
Treân 550 giöôøng ( Quy moâ 3 )
80 – 90
4.0
Töø 150 – 200 giöôøng ( Beänh vieän quaän huyeän )
Mật độ xây dựng tối đa cho phép từ 30% - 35% khu đất.
Phương hướng: Khu đất có hướng tốt, có nghĩa là khu đất có thể bố trí các khối nhà có bệnh nhân tránh được nắng gắt, chướng nhưng vẫn được ánh nắng làm sạch, có gió mát và thông thoáng tốt. Ở nước ta, tránh hướng chính Tây, chính Đông.
Khả năng tạo cảnh quan tốt: Địa điểm khu đất xây dựng bệnh viện phải tạo điều kiện cho công trình góp phần cho cảnh quan đô thị, ngược lại có khả năng cung cấp một môi trường cảnh quan đẹp cho hoạt động của bệnh viện, có ảnh hướng tốt đến tâm lý bệnh nhân.
3.3 Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện trong nước: Năm 1975, sau giải phóng đơn vị được tiếp quản với tên gọi Trung Tâm Truyền máu và Huyết Học, với chức năng là một ngân hàng máu . Tiền thân là khoa Viện huyết học truyền máu nằm trong bệnh viện Bạch Mai, được thành lập ngày 31 - 12 - 1984 theo quyết định số 1531/BYT - QÐ của Bộ Y tế trên cơ sở là khoa Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 08 - 03 - 2004, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương được thành theo quyết định số 31/2004/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và trở thành một đơn vị y tế độc lập. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Viện huyết học – truyền máu trung ương đã và đang là đầu mối cung cấp máu và các chế phẩm máu phục vụ điều trị cho hầu hết các bệnh viện trong cả nước. Viện đã góp phần vào việc cứu chữa cho hàng nghìn lượt người bệnh mỗi năm. Đến tháng 10/1997, UBND TP.HCM cho phép bệnh viện chuyển phương thức hoạt động thành đơn vị sự nghiệp hạch toán "gán thu bù chi" theo quy định của Nhà Nước (Quyết định số 5358/QĐ-UB-NC ngày 02/10/1997) có tổ chức thêm 35 giường điều trị bệnh về huyết học. Năm 2002, Trung tâm Truyền máu và Huyết học TP.HCM được phép đổi tên thành Bệnh viện Ttruyền Máu Huyết Học TP.HCM (Quyết định số 3496/QĐ-UB ngày SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 19
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
26/08/2002) .Bệnh viện đã được UBND TP.HCM xếp hạng II theo quyết định số 2697/QĐ-UBND ngày 01/06/2009. Bệnh viện TMHH đã có những bước phát triển không ngừng cùng với sự phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Bệnh viện chung tôi đã xây dựng mới cơ sở 118 Hùng Vương để xây dựng Ngân hàng máu đạt tiêu chuẩn Ngân hàng máu khu vực. Ngoài chức năng lưu trữ, điều chế và cung cấp máu, bệnh viện TMHH còn có Ngân hàng tế bào gốc, hiện tại lưu trữ được hơn 2500 mẫu máu cuống rốn. Từ 35 giường bệnh đến nay bệnh viện đã tổ chức được 150 giường nội trú và khoa Khám bệnh có khả năng đón tiếp trung bình 300-350 lượt người bệnh/ngày. Bệnh viện có khoa Ghép tế bào gốc với khu vực cách ly vô trùng tuyệt đối đã ghép thành công cho trên 100 trường hợp các bệnh lý huyết học ác tính, bệnh thiếu máu di truyền bẩm sinh hoặc suy tủy. Trong tương lại, bệnh viện đang hướng tới xây dựng một bệnh viện mới với quy mô 350 giường điều trị nội trú và ngân hàng máu chứa 170000 đơn vị máu/năm.
3.4 Nhiệm vụ chính: Bệnh viện Huyết Học - Truyền Máu có 3 chức năng chính: Hoạt động Ngân hàng máu: tổ chức tiếp nhận, thu gom, sàng lọc, điều chế, bảo quản, phân phối máu và các thành phần máu cho tất cả các bệnh viện lân cận trong thành phố. Hoạt động bệnh viện: tiếp nhận cấp cứu, khám bệnh, điều trị tất cả các bệnh lý Huyết học. Trung tâm nghiên cứu bệnh lý huyết học. Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học còn có các nhiệm vụ chính khác: Hoạt động Ngân hàng tế bào gốc đạt chuẩn Asia Cord. Khám chữa bệnh cho đối tượng có thẻ BHYT và trẻ em dưới 06 tuổi Chỉ đạo tuyến chuyên ngành Truyền máu - Huyết học cho các tỉnh phía Nam (riêng đối với bệnh viện Huyết học – Truyền Máu TP.HCM). Tham gia các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế, đồng thời là cơ sở thực hành chuyên ngành Huyết học ở bậc trung học, đại học và sau đại học. Thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh và phòng dịch. Hoạt động Truyền thông giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và thân nhân Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế theo đúng quy định của Nhà Nước Tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng những tiến bộ khoa học về chuyên ngành truyền máu huyết học.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 20
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
3.5 Các bệnh lý điều trị: Bệnh viện chịu trách nhiệm chính về việc khám và điều trị các loại bệnh liên quan đến huyết học như bệnh thiếu máu di truyền, thalassemia (tan máu di truyền), suy tuỷ, hémaglobin & thalassemia, leukemia (bạch cầu cấp tính), hội chứng tuỷ tăng sinh, anemia (thiếu máu), bạch cầu cấp, các bệnh lý đông máu huyết tương…..
Bệnh Leukemia
bệnh Thalassemia
bệnh Anemia (bên trải)
3.6 Đối tượng phục vụ và dây chuyền sử dụng:
Bệnh nhân điều trị tại khối khám bệnh: chủ yếu là người dân TP.HCM, các tỉnh, thành lân cân ở đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam Bộ và miền Trung từ Đà Nẵng trở vào, và vẫn có bộ phận công dân Campuchia qua điều trị. Khách đến thăm, người thân của bệnh nhân điều trị nội trú.
Sơ đồ tổ chức luồng giao thông của các đối tượng sử dụng: bệnh nhân, bác sĩ và thân nhân.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 21
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
PHỤC VỤ
Các bộ y – bác sĩ, đội ngũ cán bộ y tế, nhân viên hành chính của bệnh viện. Chuyên gia trong lĩnh vực huyết học đến nghiên cứu chuyên sâu và thực hành.
KHO NGUYÊN LIỆU
CĂN TIN
NGÂN HÀNG MÁU
HÀNH CHÍNH
KHÁN PHÒNG HỘI THẢO
THƯ VIỆN
SẢNH KHU NGHIÊN CỨU
Sơ đồ tổ chức luồng giao thông của chuyên gia nghiên cứu
3.7
KHU THÍ NGHIỆM
KHU KHÁM BỆNH
Chuyên gia nghiên cứu chuyên môn
Xu hướng trong thiết kế:
Ngoài những xu hướng trong thiết kế cho bệnh viện nói chung thì đối với trường hợp bệnh viện huyết học truyền máu có những hướng đi mới. Bệnh viện sẽ không những tập trung vào phát triển khu khám chữa bệnh và sẽ đồng thời phát triển cả khối nghiên cứu chuyên môn cho các chuyên gia, kết hợp bệnh viện và trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên sâu về bệnh lý huyết học. Không những thế, ở khối ngân hàng máu, thiết kế dần trở nên theo lối “mở” ra với cộng đồng, kết hợp với các hoạt động tuyên truyền và hiến máu nhân đạo. Về phương diện quản lý, theo xu hướng của thế giới, các trung tâm huyết học và truyền máu nhỏ sẽ được tập trung thành một trung tâm lớn, phát triển thành viện hay bệnh viện lớn hoặc là xác nhập vào bệnh viện chuyên khoa có sẵn thành bệnh viện có quy mô lớn. Việc làm này sẽ tiết kiệm được nhân lực và vật lực trong quá trình quản lý, thực hành, kiểm tra nghiện cứu các loại bệnh về huyết học. Về phương diện quy hoạch, bệnh viện này được bố trí trong các cụm y tế, gần các bệnh viện lớn trong các thành phố lớn, nơi có số lượng bệnh nhân đổ về khám mỗi ngày luôn cao. Bởi vì, Ngoài khám chữa bệnh chuyên khoa, bệnh viện còn là một ngân hàng máu và tế bào gốc phục vụ việc cung cấp máu kip thời cho các bệnh viện khác trong quá trình điều trị bệnh.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 22
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
4. Công trình thực tế: 4.1 Các công trình trong nước: 4.1.1
Viện Huyết Học – Truyền Máu Trung Ương:
Vị trí: Hà Nội Thời gian xây dựng: 2003 Diện tích: Trước đây là khoa huyết học – truyền máu trong bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Quy mô 560 giường bệnh nội trú, 400000 đơn vị máu /năm. Bao gồm các hạng mục: Các khoa lâm sàng: Các khoa cận lâm sàng và phụ trợ: Khoa Huyết sinh học Khoa Khám bệnh ngoại trú: Khoa Hoá sinh Khoa Hồi sức cấp cứu: Khoa Vi sinh Khoa cấp cứu: Khoa Miễn dịch Khoa Huyết học Người lớn: Khoa Di truyền học phân tử Khoa Huyết Học Trẻ em I: Khoa Giải phẫu bệnh lý Khoa Huyết Học Trẻ em II: Khoa Chẩn đoán hình ảnh Khoa phẫu thuật: Khoa Dược Khoa chăm sóc tích cực (ICU): Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Khoa Lây: Khoa Dinh dưỡng. Khoa Ưng Bướu: Khối nghiên cứu: các phòng thí nghiệm lâm sàng, trung tâm dữ liệu y học chuyên khoa. Khối ngân hàng lưu trữ máu và tế bào gốc.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 23
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
4.1.2
Khoa huyết học, khoa xét nghiệm, ngân hàng máu
Bệnh Viện Đa Khoa An Giang 600 giường: Thời gian xây dựng: 2009 – 2015 Vi trí khu đất : TP. Long Xuyên, An Giang Số Tầng 10 tầng: 1 trệt và 9 lầu Diện tích xây dựng: 12,806.13 ㎡ (28.01%) Khu xét nghiệm: 1400m2 với phòng xét nghiệm máu, xét nghiệm hoá sinh, xét nghiệm hoá sinh, y học phân tử Ngân hàng máu 350m2 Khoa truyền máu: 1200m2
PHỐI CẢNH CHÍNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN GIANG 600 GIƯỜNG
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 24
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 25
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
4.2 Các công trình ngoài nước: 4.2.1
Viện nghiên cứu Huyết Học và Truyền Máu Praque
(Cộng Hoà Czech)
Vị trí: thủ đô Praque, cộng hoà Czech Công trình gồm các hạng mục: Khối phòng khám: + Khoa điều trị ngoại trú + Khoa ICU và ghép tuỷ + Khoa điều trị nội trú + Phòng xét nghiệm Khối truyền máu + Khoa truyền máu, ngân hàng lưu trữ máu + Khoa lọc, điều chế máu + Khoa miễn dịch học + Khoa điều trị tế bào học Khối nghiên cứu + Khoa hoá sinh + Khoa hoá sinh tế bào học + Khoa di truyền học phân tử + Khoa sinh lý học tế bào + Khoa di truyền học tế bào + Khoa thí nghiệm vi rút học Khối dịch vụ - phụ trợ SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 26
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Trung tâm thông tin y khoa và khoa học
4.2.2
Viện nghiên cứu quốc gia Huyết Học và Truyền Máu –
Uzberkistan
Vị trí: thành phố Tashkent, Uzbekistan Thời gian xây dựng: 1934 Công trình gồm các hạng mục: 7 phòng thí nghiệm khoa học Khoa lý luận học – phương pháp tổ chức Thư viện khoa học chuyên Y khoa Phòng khám bệnh: + 260 giường nội trú + 3 phòng thí nghiệm: xét nghiệm máu, xét nghiệm hoá sinh,… + Phòng khám + Khoa chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, chụp X – Quang, MRI. + Khoa dược + Khoa truyền máu: gồm 7 đơn vị, 5 phòng xét nghiệm và phòng thí nghiệm trên động vật.
4.2.3 Trung tâm bệnh nhi Mátx-cơ-va về Huyết Học và Ung Bướu – Nga (Moscow pediatric center for Hematology & Oncology – Russia)
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 27
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Vị trí: Mátx-cơ-va, Russia Thời gian xây dựng: 7/2011 Diện tích: 1.8ha Với tên đầy đủ: Federal Research and Clinical Centre of Pediatric Hematology, Oncology and Immunology. Trung tâm xây dựng theo mô hình các viện huyết học trên nhưng chuyên về bệnh nhi với 240 giường bệnh nội trú, 20 giường bệnh điều trị trong ngày và 12 giường điều trị tích cực (ICU). Trong đó, trung tâm có kết hợp với khối nhà nghiên cứu chuyên khoa về huyết học và khách sạn cho bệnh nhân điều trị ở xa đến.
PHỐI CẢNH TỔNG THỂ SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 28
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỦA TOÀN TRUNG TÂM
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 29
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU MẶT BẰNG KHỐI KHÁM BỆNH
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 30
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHỐI KHÁM BỆNH
KHỐI KHÁN PHÒNG, PHỤC VỤ HỘI THẢO,… KHỐI NGHIÊN CỨU
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 31
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
4.2.4
Trung tâm Ưng Bướu và Huyết Học Queen
[Queen’s center for Hematology and Oncology]
Vị trí: thành phố Cottingham, East Yorkshire, Anh Thời gian xây dựng: 2008 Diện tích: 1.5ha Trung tâm năm trong khuôn viên của bệnh viện Castle Hill, điều trị trong ngày cho bệnh nhân ngoại trú là chủ yếu với 100 giường bệnh cho khoa ung bướu, huyết học. bao gồm các phòng thí nghiệm, phòng khám y khoa, khoa dược.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 32
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
4.2.5
Trụ sở chính hội về Huyết học Mỹ
[American society of Hematology headquarter – USA]
Vị trí: Washington D.C, Hoa Kỳ Thời gian xây dựng: 2008 Diện tích: khoảng 3700m2 Vừa là trụ sở chính chức năng quản lý hệ thống truuyền máu, chuyên khoa về huyết học, vừa là nơi làm việc của các chuyên gia hàng đầu về máu, với các phòng nghiên cứu, thí nghiệm, thư viện.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 33
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
4.2.6
Khoa chăm sóc sức khoẻ Ung Bướu và Huyết Học
[New Oncology and Hematology Care Unit at Providence St. Vincent Medical Center – Portland, Oregon, USA] Vị trí: Portland, bang Oregon, Hoa Kỳ Diện tích: 18000 ft2 (1672m2) Trung tâm có các phòng thí nghiệm, phòng khám, phòng điều trị bệnh ngoại trú, phòng truyền máu, phòng thí nghiệm hoá học.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 34
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
4.2.7
Trung tâm truyền máu Michael Amini
[Michael Amini Transfusion Medicine Center] Vị trí: Irwindale, California, Hoa Kỳ Diện tích: 6000 ft2 Công trình có 3 tầng gồm các chức năng: khoa truyền máu, ngân hàng lưu trữ máu, phòng thí nghiệm tế bào học, trung tâm sàng lọc, điều chế máu, quản lý chất lượng. Tầng một là ngân hàng máu và phòng thí nghiệm tế bào học. (khoảng 18000ft2)
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 35
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Tầng 2 là trung tâm sàng lọc, điều chế chế máu, khu hiến máu, và phụ trợ. Dự án đạt chuẩn bạc của LEED-nc. Trung tâm còn là nơi cung cấp hơn 37000 đơn vị máu mỗi năm cho các bệnh viện trong khu vực.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 36
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
4.2.8
Trung tâm truyền máu quốc gia Edinburgh - Scotland
[Scottish National blood transfusion service Edinburgh – Scottland]
Vị trí: Edinburg, Scotland. Thời gian xây dựng: 2017
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 37
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
4.2.9
Trung tâm huyết học - Ấn Độ
[Prathama Blood Center] Vị trí: Ahmedabad, Gujarat, Ấn Độ Thời gian xây dựng: 2000 Diện tích: 1500m2 sàn
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 38
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT BẰNG LẦU 2
MẶT BẰNG LẦU 1
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 39
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT BẰNG TRỆT
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 40
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 41
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
II.
NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ CÔNG TRÌNH: Đặc điểm cơ bản về công năng: 1.1
Dây chuyền sử dụng: KHU KHÁM – ĐIỀU TRỊ BỆNH
KHU
KHU HÀNH
NGÂN HÀNG MÁU – TẾ BÀO GỐC
CHÍNH PHỤC VỤ
KHU NGHIÊN CỨU CHUYÊN MÔN Sơ đồ quan hệ chức năng của các khối chức năng chính trong bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học
1.2
Chức năng chính các khối chức năng:
1.2.1
Khối khám - chữa bệnh:
Chức năng: Điều trị, khám bệnh về huyết học kết hợp với khối nghiên cứu để thí nghiệm và nghiên cứu để tìm ra những phương pháp chữa trị mới cho bệnh nhân.
Các khoa chức năng chính: SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 42
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Các khoa lâm sàng: Khoa Khám bệnh ngoại trú: Khoa Hồi sức cấp cứu: Khoa cấp cứu: Khoa Huyết học Người lớn: Khoa Huyết Học Trẻ em I: Khoa Huyết Học Trẻ em II: Khoa phẫu thuật: Khoa chăm sóc tích cực (ICU): Khoa Lây: Khoa Ưng Bướu: Các khoa cận lâm sàng và phụ trợ: Khoa Huyết sinh học Khoa Hoá sinh Khoa Vi sinh Khoa Miễn dịch Khoa Di truyền học phân tử Khoa Giải phẫu bệnh lý Khoa Chẩn đoán hình ảnh Khoa Dược Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Khoa Dinh dưỡng.
Dây chuyền sử dụng:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 43
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Sơ đồ quan hệ phân khu chức năng trong bệnh viện
Nguyên lý thiết kế: Các khoa được liệt kê trên được phân loại theo tính trạng bệnh lý và cách thức tố chức điều trị bệnh của bệnh viện. phân chia theo kiến trúc thì khối khám chữa bệnh sẽ có những khối chức năng cơ bản: Khoa khám bệnh ngoại trú. Khối kỹ thuật nghiệp vụ và dịch vụ. Khoa cấp cứu và hồi sức. Khoa phẫu thuật và chăm sóc tích cực. Khoa nội trú. Khoa dược. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn. Khoa dinh dưỡng.
KHOA KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ: a. Chức năng và vai trò chính: Chức năng chính của khu khám và điều trị ngoại trú như tên gọi là để khám và điều trị bệnh nhân trong ngày, không cần nằm lại bệnh viện, với kết quả có được có thể xác địng cho các bệnh nhân này tiếp tục khám chữa bệnh ngoại trú (hay đã lành bệnh), cho phép nhập viện hoặc chuyển đi bệnh viện chuyên khoa, tuyến trên. Ngoài chức năng kể trên, khu khám và điều trị ngoại trụ thường phụ trách cả công tác y tế cộng động, phòng chống bệnh và tư vần y tế. Đây là một khu vực quan trọng của bệnh viện nên việc thiết kế cần chú ý, phải dự kiến sự phát triển, nâng cấp chức năng trong tương lai.
b. Vị trí – quy mô:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 44
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Vị trí phòng khám cần gắn liền với mặt tiền đường phố, bố trí ở tầng trệt (có thể lên lầu) thường có cửa ra vào liên hệ thẳng với đường phố và không nên có bậc lên. Nếu có phải kèm dốc thoải. Phòng khám liên hệ dễ dàng với: Khu hành chình với bộ phận thủ tục nhập viện. Khối cận lâm sàng và khoa cấp cứu. Quy mô của phòng khám ngoại trú được xác định bởi lượt khám trong 1 ngày và do từng nhiệm vụ thiết kế quy định, nhưng có thể xác định theo chỉ tiêu 1lượt/ngày cho 3 – 5 giường bệnh nội trú.
c. Dây chuyền sử dụng:
BỆNH NHÂN
TƯ VẤN Y TẾ
SẢNH HƯỚNG DẪN TIẾP TÂN
THỦ TỤC LƯU TRỮ HỒ SƠ
QUẤY THUỐC
KHU CẤP CỨU
KHU NGHIỆP VỤ
CHỜ
WC BỆNH NHÂN
KHÁM
ĐIỀU TRỊ
Y – BÁC SĨ THUỐC – DỊCH VỤ
WC THAY ĐỒ
Y– Bác sĩ
Sơ đồ quan hệ phân khu chức năng trong khu khám bệnh ngoại ttrú
d. Thành phần chức năng: SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 45
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Thành phần:
Sảnh chờ có ghế ngồi chờ bệnh nhân. Quầy phân loại bệnh, làm thủ tục nhận hướng dẫn bệnh nhân. Các phòng khám bệnh. Các phòng điều trị ngoại trú (tiêm, băng, chăm cứu, rửa vết thương….) Nơi ngồi chờ của bệnh nhân ngoại trú.
Sảnh làm thủ tục: Có ghế chờ bệnh nhân, có quầy làm thủ tục hướng dẫn, phân loại bệnh nhân, lưu trữ hồ sơ. Kiến trúc cần thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, có tầm nhìn dễ tiếp cận, dễ thấy. Bố trí 1 số dịch vụ công cộng: điện thoại, tv, nước uống,…. Vật liệu chịu va chạm tốt, màu sắc tươi vui.
Quầy hướng dẫn và phân loại bệnh: Quầy có nhiệm vụ phát số thứ tự khám bệnh, phân phối và hướng dẫn bệnh nhân về các phòng khám thích hợp làm thủ tục giấy tờ. Quầy còn có thể có cả chức năng thu tiền nên có thể coi như ngoài chức năng làm việc cho phòng khám ngoại trú còn là 1 bộ phận của khối hành chính phục vụ của bệnh viện. Quầy này có liên hệ với tủ hồ sơ hay văn phòng bảo hiểm xã hội để giải quyết các chính sách xã hội, viện phí.
Khu chờ khám bệnh: Được bố trí thành không gian riêng hay dọc theo hành lang khu khám bệnh, cũng như sảnh, kiến trúc khu vực này phải thông thoáng, có tầm nhìn đẹp, màu sắc và không gian nội thất tươi vui, gần gũi tạo nên tâm lý tốt cho bệnh nhân, tránh gây ra cảm giác lạnh lùng, sợ hãi cho bệnh nhân.
Khu chờ khám ngoại trú của phòng khám đa khoa Austin VA, Hoa kỳ
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 46
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Khu chờ khám ngoại trú của phòng khám đa khoa thông thoáng, không gó bó sáng tạo. không ảnh hưởng đến giao thông chung trong bệnh viện
Các phòng khám bệnh: Diện tích và hình thức các phòng khám bệnh tuỳ theo quy mô, yêu cầu của bệnh viện và chuyên khoa bệnh viện. Số lượng phòng khám của từng chuyên khoa cũng phụ thuộc vào nhiệm vụ của bệnh viện và đặc điểm (về y tế) của cộng đồng đồng mà nò phục vụ. Một phòng khám cần có chỗ thay đồ cho bệnh nhân, có không gian làm việc của bác sỹ, y tá với đầy đủ tiện nghi và kỹ thuật phụ trợ, có ghế ngồi bệnh nhân và chỗ khám bệnh. Thiết bị cho chỗ khám bệnh tuỳ theo chuyên khoa. Thông thường một phòng khám bệnh nên tổ chức thành hai ngăn: nơi dành cho y tá, hồ sơ và nơi khám bệnh, làm việc của bác sĩ. Cửa vào phòng khám từ khu chờ là cửa vào trực tiếp hay qua các phòng nhỏ thay đô (booth), rất cần khi đông bệnh nhân phải chờ để không phải chờ nhau thay quần áo. Cần cách ly các phòng khám bệnh truyền nhiễm (thông thường nên bố trí các phòng khám này vào chuyên khoa đặc trị chớ không bố trí tại khu khám đa khoa….) Các phòng khám chuyên khoa đặc biệt như mắt, răng hàm mặt,…. Có yêu cầu riêng, trang thiết bị riêng.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Trong phòng khám tại khoa ngoại trú Các loại tiêu chuẩn phòng khám (tham khảo TCXDVN 4470: 2012 trang16 -19 – số lượng chỗ khám theo quy mô giường bệnh)
Quầy thuốc: Bố trí nơi dễ dàng trông thấy và liên hệ, có chỗ ngồi chờ. Có thể bố trí chung ở sảnh. Một số bệnh viện ở vị trí thuận lợi. Cũng như tại sảnh hay phòng chờ khám, cần có các bảng treo, màn hình để thông báo tin tức hay phổ biến kiến thức y học thường thức.
Khu vực WC bệnh nhân: Khu vực này bố trí sao cho bệnh nhân ngoại trú dễ tìm thấy nhưng không lộ liễu. việc bố trí khu vực WC phải đảm bảo không làm ô nhiễm khu khám bệnh. Cần lưu ý đặc điểm bệnh nhân ngoại trú rất đa dạng, đặc điểm sinh lý và bệnh tật rất khác nhau, do vậy cần thiết kế đơn giản và phù hợp với nhiều đối tượng, để giữ gìn
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 48
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
vệ sinh. Ở khu vực WC bệnh nhân, các vách ngăn và cửa cần thiết kế lửng để có thể phát hiện người ngất, xỉu, ngã bên trong cũng như thuận tiện công tác vệ sinh. Số lượng thiết bị WC trong phòng khám theo tiêu chuẩn TCVN: Quy moâ ( soá löôït khaùm/ngaøy) Töø 50 – 150 150 – 400 400 – 500
Lavabo Nam Nöõ 2 2 2–3 2–3 3 3
Thieát bò veä sinh Xí Nam Nöõ 3 3 4–5 4–5 5–6 5–6
Tieåu Nam 2 3 3
Nöõ 2 3 3
e. Tổ chức giao thông: Giải pháp 1 hành lang, các phòng khám có cửa thông nhau:
Giải pháp này tạo điều kiện để y – bác sĩ liên hệ với nhau mà không phải trở ra hành lang chờ, tránh bị bệnh nhân quấy rầy.
Giải pháp 2 hành lang: Trường hợp này hành lang đi lại, chờ của bệnh nhân được bố trí một bên chạy dọc theo dãy phòng khám bệnh, còn hành lang riêng cho bác sĩ thì ở phía còn lại. Giải pháp này có thể bố trí theo kiểu mặt bằng hình tròn, hình vuông, chữ nhật. Các kiểu này có tính cách ly tốt nhưng gây tốn kém về diện tích đi lại, phải đẩy cáng, xe lượn quanh hơi nhiều, song nhiều bệnh viện chấp nhận giải pháp này do hiệu quả quản lý của nó.
DÙNG 2 HÀNH LANG, BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN ĐI HÀNH LANG RIÊNG
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 49
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Giải pháp 3 hàng lang: Giải pháp này khắc phục được nhược điểm tốn diện tích giao thông so với 2 hành lang và rút ngắn cự ly đi lại cho nhân viên y tế. có thể có các trường hợp:
Hai hành lang biên dành cho y – bác sĩ, hành lang giữa dành cho bệnh nhân: Giải pháp để quản lý bệnh nhân nhưng cần tạo điều kiện chiếu sáng, thông thoáng, diện tích rộng rãi cho hành lang giữa. Cự ly giao thông của y – bác sĩ có phần dài. Nơi chờ của bệnh nhân có thể kết hợp để tại hành lang hay có không gian riêng.
Hai hành lang biên dành cho bệnh nhân, hành lang giữa dành cho bác sĩ: Giải pháp này tạo điều kiện thông thoáng tốt cho bệnh nhân khi đi lại và ngồi chờ, cự ly đi lại của y – bác sĩ khá ngắn, có nhiều ưu điểm nhưng khó hạn chế khu vực đi lại của bệnh nhân để tránh họ nhảy qua lan can hành lang, xâm nhập vào các khu mà họ không có phận sự phải đến.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 50
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHU KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ: Khối này gồm nhiều bộ phận trong đó chủ yếu mang chức năng cận lâm sàng, vì vậy trừ bộ phận hậu phẫu (thuộc khoa phẫu thuật) thì không có bệnh nhân ở lại nằm điều trị.
Sơ đồ quan hệ nghiệp vụ - cận làm sàng bệnh viện đa khoa
Yêu cầu chung:
Đáp ứng tốt hoặt động khám chữa bệnh của toàn bệnh viện, giải quyết tốt các yêu cầu cấp bách trong điều trị. Giao thông thuận lợi cho cả 2 bệnh nhân ngoại trú – nội trú và y – bác sĩ. Ở vị trí trung tâm của bệnh viện, liên hệ tốt với các khu chức năng khác. Đảm bảo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong khối và sự hỗ trợ qua lại trong khối nghiệp vụ này. Đảm bảo sự cách ly, chống ô nhiễm, nhiễm xa và vấn đề vô trùng. Đảm bảo yêu cầu quản lý và kiểm soát bệnh nhân của bệnh viện.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 51
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
a. Khu thí nghiệm:
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NĂNG KHU XÉT NGHIỆM
Gồm có các khoa chính:
Khoa Huyết sinh học: các xét nghiệm cơ bản về máu, cấu trúc – thành phần máu,
Khoa Hoá sinh: các xét nghiệm về hoá sinh, phản ứng hoá sinh của cơ thể, phục vụ trong công tác điều trị bệnh
Khoa Vi sinh: là khoa làm các xét nghiệm phân tích đặc điễm và phân lập vi sinh vật, định danh và tìm kháng sinh phù hợp ho bệnh nhân.
Khoa Di truyền học phân tử: xét nghiệm DNA về di truyền, DNA huyết thống, các loại bệnh có tính di truyền.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 52
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Vị trí: thường nằm ở các tầng thấp hoặc trệt để bệnh nhân ngoại trú dễ dàng tiếp cận vì ngày nay, công tác xét nghiệm là một khâu quan trọng và cần thiết trong việc khám chữa bệnh cũng như chăm sóc sức khoẻ.
Dây chuyền công năng:
Sơ đồ quan hệ của khu xét nghiệm trong bệnh viện
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NĂNG KHOA HOÁ SINH
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 53
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NĂNG KHOA VI SINH
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NĂNG KHOA HUYẾT SINH HỌC
Thành phần: Ở các bệnh viện nhỏ, có thể chỉ có một phòng xét nhiệm tổng hợp. Ở các bệnh viện đa khoa lớn, bệnh viện chuyên khoa huyết học cần có đầy đủ các phòng xét nghiệm, huyết học, vi sinh, hoá sinh, tiết niệu, vi khuẩn, huyết thanh, y học phân tử,… diện tích các phòng này phụ thuộc vào trang thiết bị và quy trình xét nghiệm (khoa học kỹ thuật y học phát triển rất nhanh nên diện tích này cũng thay đổi theo) Vì vậy khi cần thiết cập nhật các thông tin chuyên môn để xác định cụ thể. (TCXDVN 4470:2012 quy định nhu cầu và thành phần của bệnh viện)
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 54
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHOA XÉT NGHIỆM BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẬU GIANG 500 GIƯỜNG
Yêu cầu thiết kế: Cần có chiếu sáng tự nhiên nhưng cũng phải có chiếu sáng nhân tạo để đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chiếu sáng trong phòng. Các bề mặt (bàn, kệ, tường…) thoa tác vẫn cần phải sử dụng vật liệu chống acid ăn mòn. Sàn nhà phản nhẵn, chống acid, dễ làm vệ sinh, vô trùng… Các chậu rửa trong khu thí nghiệm phải là loại chống được các tác nhân hoá học, vòi nước kiểu cổ ngỗng chống ô nhiễm chất bản chảy ngược. Tường ốp gạch men hay sơn chống ô nhiễm chất bẩn chảy ngược. Tường ốp gạch men hay sơn chống thấm tổng hợp cao tối thiểu 1500mm. Trong phòng thí nghiệm có các thiết bị: toa hút khói, khí độc được vận hành cưỡng bức, hệ thống thông gió nhân tạo, nồi hấp tiệt trùng, tủ lạnh riêng cho từng bộ phận. Chú ý bố trí các nguồn cấp nước nóng, lạnh, gas khí nén, hút chân không và các ổ cắm điện đến các khu vực và ban thí nghiệm. Hệ thống vận chuyển vật phẩm, kết quả nên hướng tới sử dụng các thiết bị băng chuyền điều khiển bằng vi tính từ các nơi về khu xét nghiệm và ngược lại. Ở các bệnh viện lớn, ở các đơn nguyên nội trú có thể bố trí các bộ phận xét nghiệm nhanh riêng. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ việc bố trí này.
KHOA HOÁ SINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA 400 -500 GIƯỜNG SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 55
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Ký hiÖu 1. 2. 3. 4. 5.
Tªn phßng Trùc + nhËn, tr¶ kÕt qu¶ VÖ sinh thay ®å nh©n viªn labo hãa sinh Kho ChuÈn bÞ, pha hãa chÊt
Ký hiÖu
Tªn phßng
6. 7. 8. 9. 10. 11.
Phßng m¸y Röa, tiÖt trïng Kho chung Phßng tr-ëng khoa Phßng nh©n viªn Hµnh chÝnh+Giao ban, ®µo t¹o
MẶT BẰNG:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 56
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT CẮT
KHOA HUYẾT HỌC BỆNH VIỆN ĐA KHOA 400 -500 GIƯỜNG
MẶT BẰNG:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 57
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Ký hiÖu 1. 2. 3. 4. 5.
Tªn phßng Labo XN Trùc + NhËn, tr¶ kÕt qu¶ KiÓm tra + l-u tr÷ m¸u Phßng lÊy m¸u Chê, chuÈn bÞ ng-êi hiÕn m¸u
Ký hiÖu 6. 7.
Tªn phßng Ph¸t m¸u Thñ tôc H/C lÊy m¸u
Ký hiÖu
Tªn phßng
11.
VÖ sinh bÖnh nh©n
12.
Kho
8.
Kho l-u mÉu m¸u
13.
Röa, tiÖt trïng
9.
Phßng tr-ëng khoa
14.
Phßng nh©n viªn
10.
Hµnh chÝnh+giao ban, ®µo t¹o
15.
VÖ sinh thay ®å nh©n viªn
16.
Phßng nghØ ng-êi hiÕn m¸u
MẶT CẮT
LABO GIẢI PHẪU BỆNH – BỆNH VIỆN ĐA KHOA 400 500 GIƯỜNG
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 58
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT BẰNG: Ký hiÖu 1. 2. 3. 4. 5. 6.
Tªn phßng Phßng pha chÕ, chuÈn bÞ P. C¾t nhuém bÖnh phÈm Kho bÈn VÖ sinh, thay ®å NV Röa + TiÖt trïng Labo
Ký hiÖu
Tªn phßng
7. 8. 9. 10. 11.
Hµnh chÝnh + Giao ban, ®µo t¹o Phßng tèi Kho s¹ch Phßng tr-ëng khoa P. nh©n viªn
MẶT CẮT
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 59
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MỘT SỐ MẶT BẰNG KHOA XÉT NGHIỆM
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 60
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 61
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
b. Khoa chẩn đoán hình ảnh: Công tác chẩn đoán hình ảnh có những tiến bộ vượt bậc trong thời gian gần đây. Nhờ những phát minh về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mà y học đã có năng lực thăm dò sâu vào cơ thể con người. Các kỹ thuật thăm dò cơ thể con người cho kết quả bằng hình ảnh gọi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
Sơ đồ dây chuyền công năng của khoa chẩn đoán hình ảnh
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 62
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Thành phần: Trong siêu âm, bệnh viện lớn có nhiều phòng siêu âm với kỹ thuật khác nhau: siêu âm máu, siêu âm tim,…. Phòng chụp X – Quang: dò tìm mức độ loãng xưởng (di chứng phụ của bệnh thiếu máu) để chẩn đoán mức độ nặng của bệnh nhiều hay ít tuỳ thuộc vào yêu cầu của bệnh viện. Phòng CT – scanner hoặc PET/CT scanner :chụp cắt lớp. Phòng chụp cộng hưởng từ MRI: kỹ thuật mới về chụp ảnh trong y học. máy cộng hưởng từ có thể nhìn xuyên qua cơ thể con người mà không cần mổ, X – Quang, CT scanner. Đây là một thiết bị đáng tin vậy. Ở đây, nó được dùng để do hàm lượng sắt trong máu để chẩn đoán mức độ bệnh thiếu máu hoặc bạch cầu cấp tính.
Yêu cầu: Thiết kế nội thất các phòng ở khu chẩn đoán hình ảnh, cần chú ý đến sự lạnh lẽo của các thiết bị máy mọc kỹ thuật cao. Cần tạo được không khí thân mật, ấm cúng làm cho bệnh nhân bớt tâm lý sợ hãi.
Cần bố trí ở nơi mà cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú đều sử dụng tiện lợi, gần trung tâm cấp cứu, liên hệ trực tiếp với khu mổ. Phải có biện pháp chống nhiễm xạ, cách ly đối với những phòng có phóng xạ. Khi thiết kế khu X – Quang cần lưu ý bố trí các thành phần sau: Phòng chụp Phòng điều khiển Phòng lưu trữ, phòng rửa, dọc phim Phòng thủ thuật và chuẩn bị Chờ đợi, thay đồ Diện tích các phòng chức năng tuỳ thuộc vào kích thước máy, kỹ thuật chẩn đoán, quy trình chẩn đoán. (TCXDVN 4470:2012) Tuỳ theo quy mô bệnh viện, quy mô của khu chẩn đoán hình ảnh để thiết kế các khu phụ trợ như sau: SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 63
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Chỗ ngồi đợi của bệnh nhân Đăng ký, trả kết quả Kho, WC
Sơ đồ vị trí khoa chẩn đoán hình ảnh trong bệnh viện
Số lượng phòng chụp, chiếu trong khoa chẩn đoán hình ảnh Số lượng phòng máy
Quy mô
Loại máy
1. Máy X-quang
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
Bệnh viện quận,huyện 50-200 giường
Quy mô 1
Quy mô 2
Quy mô 3
250-350 giường
400-500 giường
Trên 550 giường
Hạng III
Hạng III
Hạng II
Hạng I
02
03 – 05
05
07 - 09
TRANG | 64
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
2. Máy siêu âm, chẩn đoán
02
03 – 05
05
07 - 09
3. Máy cắt lớp vi tính (CT- Scanner)
-
01
01
01
4. Máy cộng hưởng từ (MRI)
-
-
01
01
04
7-11
12
16-20
Cộng :
PHÒNG X – QUANG TỔNG HỌP:
MẶT BẰNG:
1. Đợi bệnh nhân 2. Cửa ra vào bệnh nhân 3. Máy X – Quang
4. Cửa nhân viên 5. Cửa kinh quan sát 6. Bản điều khiển
NỘI THẤT:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 65
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
PHÒNG X – QUANG CAN THIỆP
MẶT BẰNG:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 66
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU 1. 2. 3. 4.
Đợi bệnh nhân Tủ thay đồ bệnh nhân Tháo thụt Cửa ra vào bệnh nhân
5. 6. 7. 8.
Máy X – Quang Cửa kinh quan sát Cửa nhân viên Bàn điều khiển
NỘI THẤT:
PHÒNG CT – SCANNER:
MẶT BẰNG:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 67
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU 1. 2. 3. 4.
Cửa ra, vào bệnh nhân Chuẩn bị bệnh nhân Máy CT - SCANNER Cửa kinh quan sát
5. Cửa nhân viên 6. Phòng đièu khiẻn 7. Phòng máy
MẶT CẮT:
NỘI THẤT:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 68
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
PHÒNG MRI:
MẶT BẰNG:
1. 2. 3. 4.
Cửa ra, vào bệnh nhân Chuẩn bị bệnh nhân Máy MRI Cửa kinh quan sát
5. Cửa nhân viên 6. Phòng đièu khiẻn 7. Phòng máy
MẶT CẮT:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 69
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
NỘI THẤT:
PHÒNG TỐI. PHÒNG PHÂN LOẠI: Tuy nhiên ngày nay, kỹ thuật ngày càng hiện đại, các hình ảnh sau khi được chụp, chiếu từ các thiết bị chẩn đoán sẽ được gửi về máy tính chủ điều khiển, và xem trực tiếp trên màn ảnh. công năng chính của phòng này không còn quan trọng như trước đây, đặc biệt ở những bệnh viện lớn tại các thành phố. Phòng tối dùng để rửa ảnh nhiều nơi cũng được loại bỏ hoặc thu nhỏ quy mô. MẶT BẰNG:
1, Hép chuyÓn ®å
5, Thïng xö lý hãa chÊt
9, Gi¸ thÐp
2, M¸y in
6, M¸y xö lý phim tù ®éng
10, §Ìn ®äc phim
3, §Ìn cho P tèi
7, M¸y xö lý phim
11, Hép tr÷ phim
4, M¸y sÊy phim
8, M¸y xö lý phim
12, thiÕt bÞ kiÓm tra tia x
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 70
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MAÙY CHUÏP MAÏCH MAÙU: DSA
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
MAÙY CHUÏP CAÉT LÔÙP : CT SCANNER
TRANG | 71
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
NGUYEÂN LYÙ MAÙY CHUÏP CAÉT LÔÙP : CT SCANNER
MAÙY COÄNG HÖÔÛNG TÖØ : MRI
MAÙY CHUÏP X-QUANG PHOØNG NOÄI SOI: ENDOSCOPY
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
CAÙC LOAÏI MAÙY CHAÅN ÑOAÙN HÌNH AÛNH
TRANG | 72
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
PHÒNG CHỤP X – QUANG
MỘT SỐ MẶT BẰNG VỀ KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 73
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 74
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
[Ngoài phạm vi 5 GAUSS được xem là an toàn đối với con người khỏi sự ảnh hưởng của máy MRI]
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 75
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
c. Khoa dược Khoa dược là nơi cung cấp thuốc cho công tác điều trị ở tất cả các bộ phận của bệnh viện, kể cả bệnh nhân ngoại trú.
Vị trí: Nên đặt ơ địa điểm khá trung tâm, thuận lợi cho y tá các nơi về lấy thuốc, gần cụm thang máy và gần phòng khám ngoại trú. Tuy nhiên có thể bố trí 1 quầy dược trong khối phòng khám ngoại trú thay vì đem cả khoa vào đó. Khu dược chỉ nên tập trung ở tầng trệt hay lầu 1 và không được bố trí ở tầng hầm.
Thành phần: Khu dược trong các bệnh viện cổ điển có bộ phận pha chế thuốc, sản xuất khá lớn. hiện nay, tân dược làm sẵn có rất nhiều. vì vậy khu dược chỉ nên có 1 kho thuốc lớn. một kho lạnh và bộ phận hành chính quản lý xuất nhập bảo quản thuốc và cấp phát thuốc cho các bộ phận điều trị bệnh nhân.
làm việc Đợi
Đóng gói
Kho
Kho
Cấp phát Pha chế
Rửa tiêu độc
Chế thuốc tiệt trùng
Phân tia
DÂY CHUYỀN CÔNG NĂNG CỦA KHOA DƯỢC ĐIỂN HÌNH
Cần phân biết khoa dược (phục vụ thuốc men cho toàn viện) và cửa hàng dược (chỉ là nơi bán thuốc, có thể 1 doanh nghiệp bên ngoài bệnh viện đảm nhận). Cửa hàng dược đó có thể bố trí khắp nơi trong bệnh viện.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 76
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT BẰNG KHOA DƯỢC CỦA BV 100 GIƯỜNG
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 77
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT BẰNG KHOA DƯỢC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN GIANG 600 GIƯỜNG Ưu điểm Nằm ở tầng trệt và gần khối phòng khám đa khoa
d. Khoa giải phẫu bệnh lý: Vị trí: khu giải phẫu bệnh lý và nhà đại thể phải đăt nơi kinh đáo, để không gây tâm lý hoang mang cho bệnh nhân đồng thời tránh sự dòm ngó của công chúng nhất đối với việc giải phẫu tử thi. Nhà xác còn phải có lối đi riêng ra cổng bên hoặc cổng sau, khuất tầm nhìn của bệnh nhân. Ngày nay việc tổ chức tang lễ trong bệnh viện không còn phù hợp nữa, nên việc bố trí bộ phận tang lễ kèm với nhà đại thể là không cần thiết. Vì vậy, vị trú khu đất có mặt chính tiếp xúc với một đường phố lớn và mặt phụ tiếp xúc với đường nhỏ rất thích hợp xây dựng bệnh viện.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 78
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Khu giải phẫu bệnh lý và đại thể cần có lối đến thuận lợi dẫn từ cụm thang máy và có cửa ra riêng. Cần chú ý cả lối đến từ các khu hay có tử vong như trung tâm cấp cứu, phòng mổ tuy nhiên không thể quá cầu toàn. Thành phần và đặc điểm: Phòng mổ tử thi cần có sàn lát gạch chống thấm và phễu thu nước. cần có bể giặt chổi lau nhà, có vòi nước nóng và lạnh mở bằng đầu gối hay khuỷu tay. Tường nhà phải ốp gạch men đến độ cao ít nhất 1800mm. có thể tạo ra các hố tủ để làm tủ dụng cụ, tủ tiệt trùng. Ngoài ra có các kệ để tiêu bản (có thể có phòng riêng để lưu trữ). Thiết bị ở đây gồm: bàn mổ xác và bàn làm việc. Phòng lạnh thường có khoảng 6 khoang lạnh để giữ tử thi. Số lượng này tuỳ thuộc vào khả năng của bệnh viện và tập quán mai táng của địa phương. Các khoang giữ lạnh nên hoạt động nhờ 1 máy lạnh cục bộ lớn. Không gian khâm liệm đặt kế bên phòng lạnh và tiếp đó là phòng quản tử thi. Phòng tắm thay đồ cho bác sĩ giải phẫu là nơi nhất thiết phải có, nằm kế bên phòng giải phẫu tử thi.
MẶT BẰNG KHU GIẢI PHẪU BỆNH LÝ CÓ NHÀ XÁC
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 79
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHOA CẤP CỨU: a. Chức năng chính và vai trò:
Khoa cấp cứu là một trong những bộ phận không thể thiếu của bệnh viện đa khoa, là nơi nhận bệnh khẩn cấp . Nơi sơ cứu và phân loại các trường hợp bệnh nặng từ đó đưa về các khoa khác chữa trị. Đây là khu vực năng động và mang tính khẩn cấp nhất của bệnh viện. Dây chuyền sử dụng công năng được đưa lên hàng đầu. Mang lại tâm lý an tâm cho cả bệnh nhân lẫn người thân.
b. Vị trí – quy mô: Vị trí – Giao thông: Khu cấp cứu cần được bố trí gần đường giao thông, bố trí sao cho xe cấp cứu và các phương tiện khác có thể dễ dàng tiếp cận. Cần chú ý sự tiếp cận của các phương tiện đường thuỷ đối với khu vực có giao thông thuỷ. Vì những yêu cầu này nên khu cấp cứu phải ở tầng trệt, nằm ở mặt tiền hay mặt hông của bệnh viện. Lối vào khu cấp cứu phải có dốc thoải để xe cấp cứu có thêẻ chạy đến sảnh tiếp nhận bệnh nhân. Cửa phải đủ rộng để cáng và người để cáng vào dễ dàng. Cần lưu ý đến việc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sau khi sơ cứu.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 80
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Khu cấp cứu cần dễ dàng liên hệ với các khoa thuộc khối cận lâm sàng nhất là với khu Chẩn đoán hình ảnh và khu mổ (vì bệnh nhân cần được chẩn đoán trước khi mổ). Trong các bệnh viện nhỏ có thể dễ dàng bố trí khối mổ gần khu cấp cứu nhưng trong các bệnh viện lớn việc này không dễ như vậy vì nhiều lý do như: yêu cầu cách ly bảo đảm tính vô khuẩn của khu mổ, còn nhiều thành phần khác cũng có yêu cầu gần khu mổ (các bộ phận cận lâm sáng, các đơn nguyên ngoại – sản…). Vì vậy ở bệnh viện lớn, người ta khắc phục bằng cách để tại khu cấp cứu có phòng tiểu phẫu hay phòng mổ cấp cứu riêng.
Yêu cầu chung:
Dễ nhìn thấy. giao thông tiếp cận dễ dàng và thuận tiện. Liên hệ tốt với khu mổ và khu kỹ thuật nghiệp vụ (cận lâm sàng). Bảo đảm yêu cầu về “thời gian vàng” trong điều trị cấp cứu Bảo đảm yêu cầu quản lý bệnh nhân và thân nhân. Bảo đảm vấn đề tố chức vô trùng.
c. Dây chuyền sử dụng chính:
Sơ đồ quan hệ chức năng trong khu cấp cứu
d. Các thành phần chức năng: Sảnh tiếp nhận:
Cần phải được thiết kế rộng rãi, sắp xếp các thành phần trong sảnh hợp lý để không cản trở hoạt động cấp cứu cũng như tiếp cận của xe cấp cứu. Việc bố trí phải bảo đảm tránh tai nạn xảy ra khi có xe cấp cứu ra vào với tốc độ nhanh. Quầy y tá trực cấp cứu tiếp xúc với sảnh tiếp nhận.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 81
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Chỗ ngồi chờ của thân nhân phải có khu vực riêng biệt, không cho phép thân nhân đi lại trong sảnh tiếp nhân, gây cản trở hoạt động cấp cứu. Phòng cấp cứu (hay hệ thống phòng cấp cứu): Phòng cấp cứu tiếp xúc trực tiếp với sảnh tiếp nhận, đối với bệnh viện lớn thường thông qua một phòng đệm để đảm bảo vấn đề vô trùng và hợp lý.
Phòng cấp cứu (hệ thống phòng cấp cứu):
Phòng cấp cứu tiếp xúc trực tiếp với sảnh tiếp nhận, đối với bệnh viện lớn thường thông qua một phòng đệm để đảm bảo vấn đề vô trùng và quản lý. Trong phòng cấp cứu được trang bị các dụng cụ cấp cứu cần thiết. trong phòng cấp cứu phải có khu dành cho việc súc rửa một tiểu phẫu. Đối với các bệnh viện lớn các khu này được bố trí thành phòng riêng liên hệ trực tiếp với phòng cấp cứu. Trong phòng cấp cứu cần bố trí các lavabo rửa tay dành cho y – bác sỹ, nền sàn phải sử dụng vật liệu dễ dàng vệ sinh và vô trùng.
Phòng tạm lưu:
Được thiết kế một phòng bệnh nội trú có nhiều giường liên tiếp trực tiếp với phòng cấp cứu. Phòng này dùng để lưu bệnh nhân sau khi cấp cứu để theo dõi các diễn biến của bệnh nhân. Để xác định có nên cho bệnh nhân nhập viện hay cho về nhà điều trị hoặc chuyển viện. Trong phòng này, việc bố trí giường bệnh phải đảm bảo cho y – bác sĩ quan sát một cách dễ dàng. Khi cần tạo sự kiến đáo cho từng giường bệnh, chỉ nên dùng các tấm màn di động, ngày nay người ta dùng loại màn treo trên ray hình chữ u treo trần nơi giường bệnh.
Trong khối cấp cứu bệnh nhân phải nằm trong tầm nhìn của y tá trực. các loại máy móc treo theo dõi trên trần hoặc để đầu giường.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 82
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Khu WC bệnh nhân: Bệnh nhân có thể ra vào dễ dàng từ phòng cấp cứu và tạm lưu, tốt nhất nên bố trí bên cạnh các phòng này. Lưu ý bệnh nhân cấp cứu không tự vào phòng WC mà có thân nhân hoặc hộ lý dìu đi. Phòng Y – Bác sĩ: Phòng y tá thường bố trí ở nơi có thể quan sát các giường bệnh. Quầy y tá trực tiếp bố trí tiếp cận sảnh. Phòng bác sĩ bố trí gần phòng cấp cứu, mở cửa trực tiếp càng tốt, trong phòng bác si khu vực hội chẩn, chỗ nghĩ bác sĩ. Ở bệnh viện lớn, thường bố trí phòng hội chẩn riêng. Phòng bác sĩ – y tá cần bố trí lối đi riêng. Cần chú ý đến phòng thay đồ và WC cho y – bác sĩ.
Các thành phần khác:
Phòng dụng cụ cấp cứu (có thể tiệt trùng dụng cụ cấp tốc). Phòng sinh viên thực tập. Kho sạch, kho bẩn. Kho thuốc và dụng cụ khác. Nơi để xe đẩy (thường bố trí ở sảnh hoặc phòng đệm). Diện tích Quy mô (m2)
TT
Tên phòng
Quy mô 2
Quy mô 3
400-500 giường
Trên 550 giường
Hạng III
Hạng II
Hạng I
Bệnh viện quận,huyện 50-200 giường
Quy mô 1
Hạng III
250-350 giường
Ghi chú
1
Sảnh đón
16
18 - 24
24
36
2
Phòng sơ cứu, phân loại
18
24 - 36
36
36
3
Phòng tạm lưu cấp cứu
36
60 - 120
120
180
4
Phòng tắm rửa khử độc cho bệnh nhân
12
12
12
18
5
Phòng chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm nhanh
Kết 24
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
24
24
24
hợp
với điều khiển TRANG | 83
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
6 7
Phòng
rửa,
tiệt
trùng Phòng trưởng khoa
12
12
18
24
16
18
18
24
8
Phòng bác sỹ
12
12
18
24
9
Phòng y tá, hộ lý
12
12
18
24
Kết hợp làm phòng trực -ntCho 25
10
Phòng giao ban, đào tạo
18
24 - 48
48
54
31 CBCNV hoặc nhóm học viên
11
Kho sạch
12
12 – 18
18
24
12
Kho bẩn
9
9 - 18
18
27
Không 13
Vệ sinh thay đồ nhân viên
Tổng cộng :
16
18 - 36
36
48
211
255- 408
408
543
nhỏ hơn 1,0m2/ người
KHOA CẤP CỨU QUY MÔ 1 (BỆNH VIỆN ĐA KHOA 250 – 350 GIƯỜNG)
MẶT CẮT:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 84
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.
BẰNG: Trực, đón tiếp. Sơ cứu, phân loại. Tắm rửa, khử độc cho bệnh nhân. Xét nghiệm + chẩn đoán hình ảnh. Kỹ thuật can thiệp. Rửa. Tiệt trùng. Kho sạch.
9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16.
Tạm lưu cấp cúu. Kho bẩn. Bác sỹ. Hành lang nhân viên. Thay đồ nhân viên. Trưởng khoa. Giao ban, đào tạo. Y tá, hộ lý.
KHOA CẤP CỨU QUY MÔ 2 (BỆNH VIỆN ĐA KHOA 400 – 500 GIƯỜNG)
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 85
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT CẮT:
MẶT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.
BẰNG: Trực, đón tiếp. Sơ cứu, phân loại. Tắm rửa, khử độc cho bệnh nhân. Thay đồ nhân viên. Giao ban, đào tạo. Trưởng khoa. Bác sĩ.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
8. 9. 10. 11. 12. 13. 14.
Y tá, hộ lý. Tạm lưu cấp cúu. Kho sạch. Kỹ thuật can thiệp. Rửa tiệt trùng. Kho sạch. X – quang, xét nghiệm nhanh.
TRANG | 86
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHOA CẤP CỨU QUY MÔ 3 (BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÊN 550 GIƯỜNG)
MẶT CẮT:
MẶT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.
BẰNG: Trực, đón tiếp. Sơ cứu, phân loại. Tắm rửa, khử độc cho bệnh nhân. Thay đồ nhân viên. Giao ban, đào tạo. Trưởng khoa. Bác sĩ.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
8. 9. 10. 11. 12. 13. 14.
Y tá, hộ lý. Tạm lưu cấp cứu. Kho sạch. Kỹ thuật can thiệp. Rửa + tiệp trùng. Kho bẩn. X – quang, xét nghiệm.
TRANG | 87
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHOA PHẪU THUẬT – GÂY MÊ HỒI SỨC: a. Chức năng chính và vai trò: Khu mổ (hay khối mổ), là thành phần quan trọng nhất và cũng là biểu tượng cho năng lực của bệnh viện, vì vậy, mà việc thiết kế khu mổ có tầm quan trọng hàng đầu. Hiện nay, các phòng mổ được thiết kế tập trung thành một khoa để tập trung các thiết bị và đảm bảo được các chức năng đặc biệt. Có rất nhiều quan điểm thiết kế khác nhau xuất phát từ những quan điểm về y học, trang thiết bị, chính sách y tế xã hội khác nhau đưa tới những giảp pháp khác nhau. Nói chung, các nhà thiết kế cần phải quan tâm những vấn đề sau đây: Quy mô khu mổ và số phòng mổ. Những chức năng mà phòng mổ cần phải đảm nhận. Quan hệ của khu mổ với các khu vực xung quanh và môi trường nói chung. Vấn đề chiếu sáng cho các phòng mổ. Vấn đề vô trùng cho phòng mổ. Giao tiếp và tín hiệu giao tiếp giữa các nhân viên y tế (y – bác sỹ) trong phòng mổ. Vấn đề các thiết bị điện tử để theo dõi thể trạng bệnh nhân khi tiến hành mổ. Các đường ống kỹ thuật trong khu mổ (kể cả đường ống oxy và ống hút hơi). Sử dụng thiết bị X – Quang trong phòng mổ. Bố trí camera và màn hình trong khu mổ. An toàn trong sử dụng phòng mổ (có nhiều thiết bị và chất dễ gây cháy nổ). Bố trí trang thiết bị mổ như: bàn mổ, dụng cụ mổ, đồng hồ treo tường, đèn đọc phim X – Quang…..
b. Vị trí – quy mô khu mổ: Quy mô: Số lượng phòng mổ không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố trên mà còn phụ thuộc vào thời gian biểu sử dụng và bảo dưỡng, làm vệ sinh cho phòng mổ. Thời gian làm vệ sinh thường chiếm 3giờ/1lượt mà phần lớn các bác sĩ phẫu thuật chọn mổ vào buổi sáng để tỉnh táo, vì vậy bệnh viện cần có đủ số phòng trống để phục vụ kịp thời. Trong điều kiện hiện nay, TCVN 4470:2012 có quy định số lượng, diện tích cac phòng cụ thể. Số lượng đơn vị phoøng mổ STT
Teân phoøng moå
BV quaän, huyeän 50 – 200 giöôøng
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
Quy moâ 1 250 – 350 giường
Quy moâ 2 400 – 500 giường
Quy moâ 3 treân 550 giường
TRANG | 88
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Haïng III
Haïng III
Haïng II
Haïng I
1.
Mổ tổng hợp
01
01
01
02
2.
Mổ hữu khuẩn
01
01
01
02
3.
Mổ chấn thương
01
01
01
01
4.
Mổ cấp cứu
-
01
01
01
5.
Mổ sản
01
01
01
01
6.
Mổ chuyeân khoa
-
-
01
02
04
04
06
09
Cộng
Vị trí: Khu mổ là nơi gần như cách ly với các hoạt động khác của bệnh viện. Vì vậy tuy ở vị trí khá trung tâm, dễ cho các bộ phận khác liên hệ nhưng không được bố trí ở nơi nhiều người qua lại. Do đó, vị trí của khu mổ nên ở tại các vị trí sau: Tận cùng một nhánh hành lang cụt. Ở một toà nhà độc lập. Tầng trên cùng của một khối nhà nào đó. Lý do: Phải tránh dẫn các ống gain, nhất là gain thoát nước phải xuyên qua khu Mổ dễ gây ô nhiễm khi hư hỏng phải phá dỡ gain để sửa chữa. Khối mổ yêu cầu chiều cao thông thuỷ lớn hơn đa số các bộ phận khác. Từ khu cấp cứu phải có lối đi hay phương tiện đưa bệnh nhân tới phòng mổ một cách thuận tiện.
Khu mổ cũng nên ở gần khu chẩn đoán hình ảnh và khu chẩn đoán
chức năng vì trước khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể phải qua thăm dò cơ thể để xác định vị trí và phương pháp mổ. Khu mô cũng nên gần trung tâm thành trùng, là nơi cung cấp các dụng cụ mổ.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 89
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Sơ đồ quan hệ chức năng của khu mổ với các khoa khác trong bệnh viện
c. Dây chuyền sử dụng chính:
Sơ đồ quan hệ chức năng trong khu mổ
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 90
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
BEÄNH NHAÂN BS GAÂY MEÂ Y TAÙ
PHOØNG MOÅ
CHUAÅN BÒ MOÅ THAY ÑOÀ Y TAÙ P. HOÄI CHAÅN
THAY ÑOÀ BAÙC SÓ
PHOØNG HOÀI SÖÙC
DUÏNG CUÏ THANH TRUØNG
RÖÛA TAY
ÑIEÀU TRÒ
PHOØNG MOÅ QUAN SAÙT
BS BEÄNH LYÙ
CHAÁN THÖÔNG
ÑIEÀU TRÒ HAÄU PHAÃU CHAÊM SOÙC ÑAËC BIEÄT
ÑÔN NGUYEÂN KHOA NGOAÏI Sơ đồ bệnh nhân tiền phẫu
Sơ đồ bệnh nhân hậu phẫu
d. Các thành phần chức năng: KHU VÔ KHUẨN
KHU SẠCH
KHU LÂN CẬN Thường được phân chia thành 3 khu theo thứ tự bố cục là: khu lân cận, khu sạch và khu vô khuẫn.
Khu lân cận: Gồm các phòng phụ trợ như: Phòng chuẩn bị bóng băng gạc, phòng làm việc bàn giấy, lưu hồ sơ của nhân viên, khu hậu phẫu để lưu bệnh nhân sau khi mổ.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 91
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Khu hậu phẫu là nơi lưu lại, chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ qua giai đoạn khó để phục hồi sức trước khi về các đơn nguyên nội trú điều trị. Khu hậy phẫu gồm 1 phòng lớn, xếp các dãy giường bệnh luôn trong tầm kiểm soát của y tá trực 24/24. Cũng có thể chia ra khu hữu khuẩn, vô khuẩn hoặc nam, nữ, già, trẻ…. Nhưng chỉ nên dùng vách kinh hoặc rèm ngăn.
Phòng hậu phẫu khoa phẫu thuật bệnh viện mắt Maryland, bang Maryland, Hoa kỳ
Các phòng phụ trợ trong khu phẫu thuật gồm bộ phận hồ sơ bàn giấy, phòng dụng cụ điều trị, kho sạch, kho bẩn, khu vệ sinh,… Giường bệnh phải được kê sao cho có thể đi quanh 4 phía. Khoảng cách tối thiểu từ đầu giường bệnh tới tường là 30cm và khoảng cách giữa các giường là 1,2m. Khu lân cận ngày nay có xu hướng bành trướng vì phải đáp ứng các vấn đề sau:
Nơi chờ tạm của bệnh nhân nếu vì lý do nào đó mà phòng mổ không sẵn sàng theo như lịch mổ đã sắp đặt. Nơi chờ của thân nhân. Nhu cầu mở rộng nơi làm việc, bàn hồ sơ của nhân viên. Nhu cầu có giảng đường cho sinh viên tại khu mổ.
Khu sạch: Gồm các phòng X – Quang, tháo bột, chuẩn bị máy mổ, dụng cụ. Như vậy, khu sạch là nơi để rất nhiều trang thiết bị và dụng cụ mổ. Phương thức lưu trữ các dụng cụ phục vụ mổ này sẽ quyết định hình thức khu này.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 92
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Khu sạch cũng chính là nơi “làm sạch” tắm rửa, nghỉ của các phẫu thuật viên và y tá phụ mổ, vì vậy nơi đây còn gồm các phòng tắm, thay đồ, tạm nghỉ của các phẫu thuật viên và y tá phụ mổ.
Khu vô khuẩn: Gồm các phòng mổ, gây mê hồi sức, tiệt trùng dụng cụ, rửa tay phẫu thuật viên. Khu này có thể chia ra thêm thành vô trùng và tiệt đối vô trùng nên chia các phòng mổ hữu khuẩn và vô khuẩn thành 2 khu khác nhau.
e. Tổ chức giao thông: Bố cục chung khối mổ: Trong khối mổ có các luồng đi lại của những đối tượng khác nhau: bệnh nhân, phẫu thuật viên cùng bác sĩ, nhân viên phụ trợ, dụng cụ phẫu thuật,… tất cả các luồng này đều phải theo luồng sạch, luồng hữu khuẩn, luồng vô khuẩn tuyệt đối. Các bệnh phẩm sau khi mổ thường phải cho vào hộp kín có nước khử trùng đem lưu lại để nghiên cứu. Bệnh nhân sau khi mổ và hồi tỉnh sẽ được đưa về phòng hậu phẫu. Có nhiều kiểu bố cục nhưng thường dùng là: Toàn bộ khu phẫu thuật được chia là 3 khu vực mà bệnh nhân sẽ lần lượt qua: lân cận, sạch và vô khuẩn có ranh giới rõ ràng, cách ly qua các lớp cửa, từ ngoài vào trong, theo nguyên tắc càng vào gần phòng mổ, mức độ vô khuẩn càng cao.
P.MOÅ
HAØNH LANG BN
P.MOÅ P.MOÅ
P.MOÅ
HAØNH LANG PHAÃU THUAÄT VIEÂN & VAÄT TÖ
P.MOÅ
GAÂY MEÂ.HS
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
P.MOÅ P.MOÅ
PHÖÔNG AÙN SÖÛ DUÏNG PHOØNG GAÂY MEÂ HOÀI SÖÙC GAÉN VÔÙI TÖØNG ÑOÂI PHOØNG MOÅ
P.MOÅ
DUÏNG CU
TRANG | 93
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
PHÖÔNG AÙN SAÛNH TIEÁP LIEÄU ÖU: CAÙC TRANG THIEÁT BÒ (QUAN TROÏNG) LUOÂN ÑÖÔÏC GIÖÕ SAÏCH SEÕ.
TRAÏM BAÅN
NHÖÔÏC: CAÀN THEÂM NHAÂN VIEÂN TIEÁP LIEÄU
SAÛNH TIEÁP LIEÄU
PHOØNG MOÅ
TRAÏM SAÏCH
KHOÙ KHAÊN CHO PTV DI CHUYEÅN TÖØ PHOØNG MOÅ NAØY SANG PHOØNG MOÅ KHAÙC. LOÁI VAØO VAØ RA CUÛA BN TRUØNG NHAU
BN PTV VT
PHÖÔNG AÙN HAØNH LANG TIEÁP LIEÄU
PHÖÔNG AÙN SAÛNH SAÏCH ÖU: PHAÃU THUAÄT VIEÂN VAØ TRANG THIEÁT BÒ ÑÖÔÏC GIÖÕ SAÏCH SEÕ.
TRAÏM BAÅN
HAØNH LANG TIEÁP LIEÄU (SAÏCH).
NHÖÔÏC: - CAÀN THEÂM NHAÂN VIEÂN TIEÁP LIEÄU
SAÛNH SAÏCH
PHOØNG MOÅ
- KHOÙ KHAÊN CHO PTV DI CHUYEÅN TÖØ PHOØNG MOÅ NAØY SANG PHOØNG MOÅ KHAÙC. TRAÏM SAÏCH
BN
BN PTV VT
HAØNH LANG THU HOÀI VAÄT BAÅN
PHOØNG MOÅ
BN
PTV
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
NHÖÔÏC: - CAÀN THEÂM NHAÂN VIEÂN TIEÁP LIEÄU - LOÁI VAØO VAØ RA CUÛA BN TRUØNG NHAU
- LOÁI VAØO VAØ RA CUÛA BN TRUØNG NHAU
PHÖÔNG AÙN ÑI THEO MOÄT CHIEÀU
ÖU: CAÙC TRANG THIEÁT BÒ (QUAN TROÏNG) LUOÂN ÑÖÔÏC GIÖÕ SAÏCH SEÕ.
PTV
PHÖÔNG AÙN HAØNH LANG THU HOÀI VAÄT BAÅN ÖU: LUOÀNG ÑI VAÄT PHAÅM BAÅN VAØ SAÏCH TAÙCH BIEÄT HOØAN TOØAN.
HAØNH LANG THU HOÀI VAÄT BAÅN
NHÖÔÏC: - KHU VÖÏC PHAÃU THUAÄT VIEÂN BÒ CHIA LAØM 2 KHU SAÏCH VAØ BAÅN.
PHOØNG MOÅ
BN
ÖU: LUOÀNG VAÄT PHAÅM BAÅN COÙ THEÅ ÑI THEO ÑÖÔØNG HAØNH LANG NAØY BAÁT CÖÙ LUÙC NAØO. NHÖÔÏC: - LOÁI ÑI CUÛA VAÄT TÖ SAÏCH VAØ CUÛA BN TRÖÔÙC KHI MOÅ TRUØNG NHAU.
PTV
TRANG | 94
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
PHÖÔNG AÙN SAÛNH TRUNG TAÂM ÖU: GIAÛM TOÁI THIEÅU NHAÂN VIEÂN VAØ Y T1A
SAÛNH T.TAÂM PHOØNG MOÅ
NHÖÔÏC: DOØNG KHOÂNG KHÍ BAÅN QUAY LAÏI PHOØNG MOÅ
BN PTV VT
Các lối đi vào phòng mổ của bệnh nhân và phẫu thuật viên phụ thuộc vào biện pháp và kỹ thuật triệt khuẩn: dùng đèn tia cực tím, dùng khí ozone,… Lối đi này có thể theo kiểu 1chiều hay 2 chiều. Có trường phải cho rằng khi dùng khí ozone thì không nhất thiết phải đi 1 chiều, vì vậy vấn đề này còn là câu hỏi, tuy nhiên không thể cho rằng đi theo 1 chiều là tốt nhất, có nghĩa là vào và ra ở hai đầu lối đi. Hiện nay thường thấy có 2 giải pháp khác nhau.
Giải pháp 1: Phẫu thuật viên và bệnh nhân dùng chung một hành lang. cách này tiết kiệm diện tích, phẫu thuật viên có dịp cùng quan sát tìm hiểu bệnh nhân nhiều hơn nhưng khả năng vô trùng kém.
Giải pháp 2: Phẫu thuật viên và bệnh nhân dùng những hành lang khác nhau vào khu mổ. Giải pháp àny tăng khả năng giữ mức độ vô trùng nhưng tốn kém diện tích và công bảo quản, phẫu thuật viên cần thăm bệnh nhân từ trước khi đưa vào khu mổ.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 95
TIỀN PHẪU (CHUẨN BỊ MỖ) ĐĂNG KÍ, ĐIỀU DƯỠNG
PHÒNG HỌP, VĂN PHÒNG BS
HÀNH LANG CHUYỂN DỤNG CỤ BẨN
PHÒNG PHẪU THUẬT
PHÒNG VỆ SINH, THAY ĐỒ CỦA Y, BÁC SĨ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN GIANG 600 GIƯỜNG
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 96
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHU TIỀN PHẪU: Khu vực bệnh nhân lưu lại làm công tác tiếp nhận, chuẩn bị trước khi phẫu thuật. Trước đây, khu này có thêm trí thêm phòng gây mê. Nhưng ngày nay, kỹ thuật tiên tiến, khả năng đảm bảo vô trùng cao, phòng phẫu thuật hiện đại, sạch khuẩn để tạo lòng tin vào khả năng chữa trị của bệnh nhân vì bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo khi vào phòng mổ. Các y tá sẽ theo dõi khu vực này: Bồn rửa tay 1 bồn cho 4 giường. Có thêm khu vực cách ly cho bệnh nhân có thể dễ lây nhiễm (> 12m2)
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 97
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHU HẬU PHẪU: Phòng chăm sóc , theo dõi bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong, đợi cho tới khi bệnh nhân hết tác dụng của thuốc mê và tỉnh dậy. Một số trường hợp nặng thì có thể chuyển qua khoa ICU
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 98
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHOA CHĂM SÓC TÍCH CỰC (ICU): a. Chức năng chính và vai trò: Khoa có nhiệm vụ điều trị, chăm sóc tích cực và chống dộc, hỗ trợ chức năng sống bị suy yếu của bệnh nhân thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau bằng các thiết bị chuyên dụng hiện đại. Cần được phân biết chức năng của khoa cấp cứu (là khoa có nhiệm vụ sơ cứu bệnh nhân ngoại trú và theo dõi trong thời gian vài tiếng đồng hồ) nằm trong tổ chức phòng khám ngoại trú. Tại đây, các bệnh nhân được theo dõi 24/24h bởi các kíp trực. các giường bệnh không bố trí trong các phòng riêng kín cửa mà phải luôn trong tầm mắt của y – bác sĩ, có thể dùng các màn hay bình phòng che tạm. nếu cần có nơi dành riêng cho bệnh nhân cách ly thì dùng vách kinh.
b. Vị trí – quy mô: Phải đặt ở vị trí trung tâm so với các khoa điều trị, thuận lợi thuận tiện cho việc tiếp nhận bệnh nhân, gắn liền với khối mổ, liên hệ thuận tiện với khoa X – Quang. Tỷ lệ số giường bệnh chiếm tỷ lệ 5% - 8% tổng số giường bệnh của bệnh viện (dùng chung cho khoa cấp cứu và khoa ICU – trong đó khoa cấp cứu 40% và khoa ICU 60%)
c. Dây chuyền sử dụng chính: Khoa ICU có mối quan hệ mật thiết với khoa cấp cứu
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 99
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
d. Các thành phần chức năng: Dieän tích theo qui moâ (m2/giöôøng)
Loaïi phoøng
Töø 50 giöoøng ñeán 150 giöôøng
Treân 150 giöôøng ñeán 400 giöôøng
Treân 400 giöôøng ñeán 500 giöôøng
a. Phoøng hoài söùc - theo doõi. 1. Phoøng hoài söùc (khu vöïc khoâng nhieãm khuaån, khu vöïc nhieãm khuaån).
6
8
10
7
7
7
1. Phoøng chuaån bò aên.
69
9 12
12 15
2. Phoøng duïng cuï, thuoác.
69
9 12
12 15
Ghi chuù Soá giöôøng ñöôïc tính 2% ñeán 5% toång soá giöôøng cuûa beänh vieän.
2. Phoøng theo doõi.
B. Caùc phoøng phuï trôï.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 100
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU 3. Phoøng röûa duïng cuï.
69
9 12
12 15
4. Phoøng khöû truøng.
69
9 12
12 15
5. Kho saïch, baån.
46
69
9 12
1. Baùc só ñieàu trò.
69
69
9 12
2. Y taù hoà sô.
46
69
9 12
C. Phoøng nhaân vieân phuïc vuï
3. Thay ñoà nhaân vieân.
xem ñieàu
4.34
4. Khu veä sinh.
xem ñieàu
4.21
KHOA ICU BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN GIANG 600 GIƯỜNG ưu điểm: nhược điểm: + tách biệt được khu bệnh nhân và y-bác sĩ. + quá số lượng giường (30 giường) so với tiêu + có khu vực thay đồ cho thân nhân trước khi vào. chuẩn (tối đa 20 giường).
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 101
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHỐI ĐƠN NGUYÊN NỘI TRÚ: a. Chức năng chính và vai trò: Quy mô của 1 bệnh viện thường được tính toán dựa trên số giường bệnh của khu nội trú, đây là khối công trình lớn nhất và tầm quan trọng hàng đầu của bệnh viện. khi nói đến năng lực của 1 bệnh viện, một trong những điều đầu tiên mà người ta nghĩ ngay đến khả năng đáp ứng yêu cầu điều trị của khu nội trú.
b. Vị trí – quy mô: Thường nằm ở vị trí trung tâm và khối tích lớn nhất bệnh viện và cũng tạo nên hình khối chính cho công trình. Khối nội trú có yêu cầu sau về vị trí: Cách ly đường giao thông chính, ở nơi yên tính, có tầm nhìn và cảnh quan đẹp. Thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên tốt, hướng gió tốt, tránh hướng nắng, gió bất lợi. Phân khu chức năng trong khối rõ ràng, dây chuyền hoạt động thuận lợi, không chồng chéo. Kiểm soát tốt bệnh nhân và thân nhân đế thăm nuôi. Bảo đảm vấn đề vô trùng và tránh lây nhiễm chéo.
Quy mô: Khối nội trú được chia thành nhiều đơn nguyên điều trị theo các chuyên khoa đối với bệnh viện đa khoa. Đối với bệnh viên chuyên khoa thì phân chia ra nhiều đơn nguyên để thuận tiện trong việc quản lý. Mỗi đơn nguyên thông thường sẽ bố trí khoảng 25 – 30 giường bệnh. Thành phần của khối nội trú gồm: Các phòng bệnh nhân. Các phòng thủ thuật điều trị. Khu giải trí bệnh nhân Các phòng làm việc của nhân viên y tế và sinh viên thực tập. Các phòng phụ trợ: kho, soạn ăn, WC,… Khu nội trú thường được chọn ăn ở vị trí cách xa đường giao thông, ở nơi có sân vườn dạo quanh yên tính và cảnh quan đẹp. Vị trí của khối nội trú cón phải xét đến sự đóng góp quan trọng của nó trong tổng thể kiến trúc bệnh viện.
c. Dây chuyền sử dụng chính:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 102
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Sơ đồ quan hệ giữa các thành phần trong khu nội trú
Sơ đồ phân khu chức năng trong khu nội trú
d. Các thành phần chức năng: PHÒNG BỆNH NHÂN:
Quy mô: Có thể chọn quy mô khác nhau của phòng bệnh cho 1 đơn nguyên như 1, 2, 4, 6…/phòng. Số giường / phòng càng nhiều càng tiết kiệm diện tích nhưng kém tiện nghi và khó khăn cho công tác điều trị và tránh lây nhiễm.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 103
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Xu hướng ngày nay, các bệnh viện hiện đại có tiêu chuẩn cao chỉ thiết kế phòng bệnh1 – 2 giường với tiện nghi cao. Trong phòng bệnh tiêu chuẩn cao có cả chỗ tiếp khách, chỗ dành cho thân nhân và nơi giải trí….
Nội thất phòng bệnh 2 – 4 giường
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 104
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Một số dạng phòng bệnh nội trú
Một số dạng phòng bệnh nội trú có bố trí y tá trực tích cực 24/24
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 105
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Thiết kế điển hình về phòng bệnh nội trú 1 giường ngủ
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 106
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Thiết kế điển hình về phòng bệnh nội trú 1 giường ngủ
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 107
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
LOAÏI PHOØNG 1 giöôøng 2 giöôøng 3 giöôøng 4 giöôøng 5 giöôøng
DIEÄN TÍCH (m²) 9 – 12 15 – 18 18 – 20 24 – 28 32 – 36
Theo TCVN 4470: 2012 hiện hành thì tiêu chuẩn diện tích phòng bệnh như sau:
Trang thiết bị trong phòng: Khu WC Giường bệnh (loại chuyên dùng trong y tế) Bàn ăn (loại chuyên dùng trong y tế) Bàn ghế dành cho thân nhân Ghế cho bác sỹ thăm bệnh Các loại đèn, chuông gọi y – tá Hệ thống khí Oxy, hút chân không Tủ để quần áo, đồ dùng tủ đầu giường Ngoài ra nên thiết kế hệ thống màn treo trên ray gắn trần để khi kín đáo lúc khám chữa bệnh có thể đáp ứng được (trường hợp phòng có trên 2 giường bệnh).
Khu vệ sinh: Việc bố trí khu WC cho phòng bệnh có 3 giải pháp cơ bản: Bố trí về phía hành lang Bố trí về phía bên ngoài nhà Bố trí năm giữa 2 phòng bệnh Trần bằng nhựa
Nút điều khiển Nút tắm
Thiết kế WC điển hình về phòng bệnh nội trú 1 giường ngủ
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 108
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Thiết kế WC điển hình về phòng bệnh nội trú 1 giường ngủ
CÁC PHÒNG ĐIỀU TRỊ, THỦ THUẬT: Thường bố trí gần quầy trực y tá, trong đơn nguyên nội trú các phòng thủ thuật điều trị gần phòng điều trị hữu khuẩn, hấp rửa dụng cụ. Phòng điều trị hữu khuẩn: dùng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn hoặc thủ thuật có ô nhiễm như rửa vết thương nhiễm trùng, thủ thuật đường tiêu hoá, bài tiết. Phòng điều trị vô khuẩn: để thực hiện các thủ thuật cần vô khuẩn cao như tiêm chích, chọc tuỷ, lấy máu… Phòng hấp rửa dụng cụ: có thể dễ dàng liên hệ với 2 phòng trên qua cửa mở trực tiếp hay hành lang. Ở phòng này có những thiết bị hấp sấy chuyên dùng và các vòi rửa chuyên dùng (tránh ô nhiễm và rửa dễ dàng). Kho sạch: dùng để các dụng cụ vật tư chưa dùng hoặc sạch như bông băng, vải giường, quần áo bệnh nhân sạch. Kho sạch nên để gần y tá trực và các phòng điều trị, tránh để y tá phải đi nhiều cũng như rời vị trí của mình quá lâu. Kho bẩn: để các vật bẩn như quần áo chăn màn dơ, đã xử lý sơ bộ chờ đưa về các trung tâm xử lý chung (nhà giặt, thanh trùng, lò thiêu,…) kho bẩn nên để gần nơi đem đi. Nhiều bệnh viện để cuối hành lang gần cầu thang thứ 2 (thường là cầu thang thoát hiểm) để đưa xuống. Nơi để cáng thương, xe đẩy: tuỳ điều kiện cụ thể sẽ thu xếp bố trí CÁC PHÒNG HÀNH CHÍNH, PHỤ TRỢ:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 109
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Phòng hành chính khoa: là nơi làm việc hành chính, quản lý sổ sách giấy tờ, có thể kết hợp làm nơi giao ban của khoa, hội chẩn. Phòng bác sĩ trưởng: kết hợp với với phòng làm việc của y – bác sĩ. Phòng y – tá trưởng: nơi làm việc của y tá trưởng, phân công cho các y tá, điều dưỡng, cũng có thể làm việc y – bác sĩ. Phòng làm việc y – bác sĩ: là nơi y – bác sĩ làm việc theo kiểu văn phòng, là nơi hội ý, ghi chép, tiệp bệnh nhân, thân nhân. Quầy y tá trực: nơi y tá ngồi phải là quầy, chứ không phải là 1 phòng có cửa đóng kinh vì y tá trực không có quyền ngủ mà chỉ ngủ ở 1 nơi khác khi có người thay ca (bác sĩ trực có quyền ngủ, khi có việc y tá sẽ gọi). Vì vậy quầy y tá trực cần có vị trí quan sát rõ được toàn bộ đơn nguyên, tốt nhất là ở bị trí trung tâm và không nhất thiết phải ở cửa ra vào đơn nguyên vì yêu cầu trực phục vụ bệnh nhân là hàng đầu, việc kiểm soát của ra vào sẽ có cách khác. Quầy y tá trực phải tiện lợi để làm việc bàn giấy như đọc đơn thuốc, lệnh y – bác sĩ, tra cứu sổ sách, văn bản, tiếp điện thoại và gọi mời y bác sĩ theo dõi bệnh nhân. Tất nhiên là phải có đồng hồ và bảng ghi chép treo tường. Kế bên y tá trực nên là một tủ thuốc hay một phòng để thuốc, hoặc là có thể dùng luôn các phòng điều trị, dụng cụ bố trí kế bên. Phòng sinh viên thực tập: ở các bệnh viện nhỏ có thể kết hợp với phòng hành chánh, dành cho sinh viên các trường y đến thực tập. Phòng nghỉ của y – bác sĩ: nơi nghĩ ngơi trước, trong và sau ca trực, tuỳ theo nhiệm vụ. Thông thường tổ chức riêng làm 2 phòng (bác sĩ và y tá) và phân biệt giới tính. Có thể kết hợp làm phòng thay đồ. Phòng thay đồ y – bác sĩ: là nơi thay đồ của y – bác sĩ nếu không có bố trí khu thay đồ chung cho toàn bệnh viện. Wc nhân viên: Phòng soạn ăn: để y tá chuẩn bị phần ăn cho từng bệnh nhân theo toa của bác sĩ, có thể bố trí thang máy riêng cho phòng này (đối với bệnh viện lớn) và liên hệ tốt với khối phục vụ. Kho sạch: dùng để các dụng cụ vật tư chưa dùng hoặc sạch như bông băng, vải giường, quần áo bệnh nhân sạch. Kho sạch nên để gần y tá trực và các phòng điều trị, tránh để y tá phải đi nhiều cũng như rời vị trí của mình quá lâu. Kho bẩn: cách ly với khu vực bệnh nhân và điều trị, thường bố trí ở cuối hành lang gần cầu thang thứ 2 (thang thoát hiểm) thuận tiện đưa xuống khối phục vụ. Đây là nơi chứa vật phẩm dơ, ô nhiễm nên cần lưu ý vấn đề vô trùng, cách ly. Ở bệnh viện hiện đại kho bẩn là 1 phòng lạnh. Nơi để cáng thương, xe đẩy: vị trí gần sảnh, dễ nhìn thấy và gọn gàng. NƠI GIẢI TRÍ CHO BỆNH NHÂN: Có thể bố trí thành 1 phòng riêng hay 2 không gian mở dành cho bệnh nhân xem ti vi, đọc sách, đánh cờ,….. cũng có thể là nơi tiếp thân nhân. Cần có tầm nhìn đẹp, thoáng mát, hướng gió, nắng tốt.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 110
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Ngoài khu giải trí chung cho đơn nguyên, có thể tổ chức nơi giải trí, ngắm cảnh riêng cho từng phòng (hoặc từng nhóm phòng) bằng các ban công, lô-gia,… Diện tích các phòng có thể tham khảo TCVN 4470:2012. Loaïi phoøng
Dieän tích (m2)
Ghi chuù
1. Phoøng tröôûng khoa: - Beänh vieän loaïi lôùn.
12 15
- Beänh vieän loaïi vöøa vaø nhoû.
9 12
2. Phoøng baù só ñieàu trò.
9 12
Hoaëc
3. Phoøng y taù haønh chính.
9 12
4. Traïm tröïc.
9 12
6 m2/choã, neáu hoà sô löu tröõ beänh aùn theâm 2 3 m2 cho 50 giöôøng hoaëc 2 ñôn nguyeân hoaëc 0.8 1 m2/ ngöôøi nhöng khoâng quùa 24 m2.
5. Phoøng nhaân vieân. 6. Phoøng sinh hoaït khoa.
18 24 15 18
7. Phoøng SH cuûa ñôn nguyeân, höôùng daãn sinh vieân 8. Phoøng thay ñoà (cho caû SV thöïc taäp). - Nam. - Nöõ. 9. Khu veä sinh
46
Hoaëc 0,2 0,3 m2/1 choã maéc aùo, 0,35 0,45 m2/1 choã treo caù nhaân.
46 (xem ñieàu 4.21)
e. Tổ chức giao thông: GIẢI PHÁP 1 HÀNH LANG: Giải pháp này bố trí y – bác sĩ, bệnh nhân và thân nhân đi cùng 1 hành lang. tuy tiết kiệm được diện tích dể quản lý, theo dõi nhưng không cách ly được luồng sạch và bẩn.
HÀNH LANG GIỮA
HÀNH LANG BÊN
GIẢI PHÁP 2 HÀNH LANG: Có 2 quan điểm sử dụng giải pháp này như sau:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 111
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Hành lang dành cho bệnh nhân, thân nhân và hành lang dành cho nhân viên y tế. Hành lang sạch và hành lang phục vụ. Ưu điểm: phân luồng giao thông theo quan điểm điều trị. Thường áp dụng cho bệnh viện nhỏ (đơn nguyên ít giường) vỉ tổ chỉ tổ chức được 1 dãy phòng bệnh.
HÀNH LANG BIÊN
HÀNH LANG GIỮA và HÀNH LANG BIÊN
GIẢI PHÁP 3 HÀNH LANG:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 112
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Ở giải pháp này, hành lang giữa dành cho nhân viên y tế đi thăm bệnh, chuyển bệnh, 2 hành lang bên dành cho bệnh nhân và thân nhân đi lại, ngồi chờ. Cũng có bệnh viện bố trí ngược lại.ở giải pháp này cần tạo khoảng lấy sáng và thông thoáng cho hành lang giữa. Nếu là hành lang bieên được ngăn chia thành từng balcon cho từng phòng thì giải pháp này trở thành giải pháp 1 hành lang.
GIẢI PHÁP 3 HÀNH LANG
GIẢI PHÁP 4 HÀNH LANG: Giải pháp này bối trí khối điều trị và hành lang phụ trợ ở giữa, 2 bên là các phòng bệnh. Hai hành lang giữa cho nhân viên y tế và chuyển bệnh, 2 hành lang biên dành cho bệnh nhân và thân nhân. Ưu diểm là bố trí được nhiều phòng bệnh, khoảng cách giữa có phòng điều trị và phòng bệnh nhân trở nên rất gần. nhưng khuyết điểm là khối phòng ở giữa và hành lang giữa chiếu sáng và thông thoáng kém, vấn đề vô trùng phức tạp. giải pháp này thường áp dụng ở các bệnh viện lớn, đơn nguyên có nhiều giường bệnh và điều kiện đất đai khó khăn và điều kiện kỹ thuật cho phép.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 113
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Nói chung, các giải pháp này nói trên chỉ là giải pháp cơ bản, từ các giải pháp đó có thể triển và biến tấu nhiều phường án khác nhau. Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng bệnh viện và ý tưởng tổ chức không gian kiến trúc mà có được phương án giải quyết tối ưu. Việc chọn bố cục mặt bằng và hình khối không gian của đơn nguyên nội trú cũng rất đa dạng, người thiết kế lưu ý đến việc chọn giải pháp giao thông, giải pháp phân khu chức năng trong đơn nguyên và chọn giải pháp bố cục hình khối cần được phối hợp tính toán, phân tích ưu – khuyết điểm để đưa ra phương án tối ưu và phù hợp với điều kiện cụ thể của bệnh viện.
MAËT BAÈNG BVÑK VÔÙI GIAÛI PHAÙP BOÁ TRÍ 2 HAØNH LANG GIÖÕA - NEÁU COÙ THEÂM 2 HAØNH LANG BEÂN SEÕ TRÔÛ THAØNH 4 HAØNH LANG
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 114
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHỐI PHỤC VỤ: a. Yêu cầu chung:
Cách ly với các khối nghiệp vụ điều trị, nhất là khối nội trú. Có hệ thống giao thông nối về các bộ phận khác của bệnh viện. Có lối vào (nhập – xuất hàng riêng). Cách ly tốt giữa hoạt động sạch và bẩn trong từng khu vực. Đảm bảo yêu cầu vô trùng. Dây chuyền hoạt động thuận tiện.
b. Các thành phần chức năng: KHOA DINH DƯỠNG – NHÀ BẾP: Khoa này bao gồm: bộ phận nghiên cứu đề xuất chế độ dinh dưỡng, các loại bếp cho các nhu cầu thức ăn khác nhau trong bệnh viện cùng các thành phần phụ trợ khác (kho, sàn nước, …)
Vị trí: Nhà bếp nên đặt nơi ít ảnh hưởng tới bệnh nhân do toả nhiệt, khói và mùi. Tuy nhiên điều này có thể được hạn chế bằng các trang thiết bị tân tiến như bếp gas, toa thu khói kiểu mới, hệ thống điều hoà không khí cưỡng bức. Nhà bếp cũng phải đặt tại vị trí không có các dòng giao thông khác xuyên qua (dòng quần áo sạch, bẩn, vật dụng từ kho,…) cần cách ly với tuyến xuất cơm và nhân dụng cụ ăn dơ trở lại. Dụng cụ ăn đã dùng có thể nhiễm các nguồn bệnh và thường có ruồi đi theo, vì vậy nơi rửa chén nên có cửa lưỡi chống côn trùng cách ly với các khu khác. Cần tạo nơi tập trung các xe đẩy cơm, đứng chờ cho 2 tuyến xuất và nhập. Có thể bố trí nhân viên ngủ lại trực phục vụ sớm – khuya, cần phòng nghỉ.
Căn tin: Phục vụ cho bệnh nhân (đi lại được), thân nhân và nhân dân y tế. Nên ở vị trí tách biệt với khối nghiệp vụ điều trị, nhưng giao thông thuận lợi và dễ tìm thấy. KHU GIẶT: Là nơi tiếp nhận đồ dơ, giặt ủi, thanh trùng và cấp phát đồ sạch trở lại. gồm có phòng giặt, hấp sấy, ủi, kho sạch, kho bẩn, sân phơi…. Cần cách ly với nơi tiếp nhận đồ dơ và cấp phát đồ sạch. Sân phơi cần kín đáo nhưng đảm bảo ánh nắng. Cần có biện pháp xử lý ô nhiễm nước thải. Khó chứa đồ dơ nên là kho lạnh.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 115
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Nhiều bệnh viện không còn tổ chức khu giặt trong khuôn viên mà thuê các xí nghiệp giặt chuyên nghiệp làm việc này. Như vậy, sẽ đỡ ô nhiễm các khối nhà bệnh nhân và dành được quỹ đất phát triển xây dựng. tuỳ vào công nghệ giặt mà ta có các dây chuyền giặt khác nhau.
Một số dây chuyền trong khu giặt
KHU THANH TRÙNG: Là nơi thanh trùng tập trung các vật dụng có sử dụng lại của bệnh viện. gồm phòng thanh trùng và các kho bẩn, kho sạch. Ở các khu vực biệt lập, ít người qua lại, cách ly với các bộ phận khác. KHU NGHỈ, THAY ĐỒ NHÂN VIÊN:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 116
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Vị trí: tiện lợi liên hệ từ cổng vào nhân viên bởi phần lớn các bệnh viện không cho phép nhân viên mặc đồ bệnh viện ra ngoài đường (trừ các trường hợp ra ngoài thi hành nhiệm vụ). Thành phần và đặc điểm: Được chia thành ra 2 khu nam và nữ: diện tích thay đổi tuỳ vào nhiệm vụ thiết kế và tỉ lệ nam/nữ. Mỗi khu bao gồm: Các ngăn tủ gởi đồ tư trang. Phòng tắm, vệ sinh. Nơi nghỉ có thể có một vài giường ngủ. Việc ăn uống thường diễn ra tại căn tin chung. Ngoài ra có thể thiết kế một số chỗ ở thường xuyên cho các bác sĩ nội trú.
Các thành phần khác: Tuỳ vào yêu cầu của bệnh viện để bố trí các thành phần sau: Xưởng bảo trì, sữa chữa Nhà xe cấp cứu, nhà xe nhân viên Kho dụng cụ, bàn ghế, giường tủ, … Phòng kỹ thuật và kỹ thuật trưởng bệnh viện
1.2.2
Khối nghiêm cứu chuyên môn:
Chức năng: Khối nghiên cứu để thí nghiệm và nghiên cứu kết hợp với khối điều trị, khám bệnh để tìm ra những phương pháp chữa trị mới cho bệnh nhân nan y.
Các khoa chức năng chính:
Phòng lab thí nghiệm Kho thiết bị Kho nguyên liệu Phòng hội thảo Phòng họp Phòng làm việc chuyên gia Thư viện chuyên ngành Căn tin – khu giải lao
Dây chuyền sử dụng:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 117
PHỤC VỤ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHO NGUYÊN LIỆU
CĂN TIN
NGÂN HÀNG MÁU
HÀNH CHÍNH
KHÁN PHÒNG HỘI THẢO
KHU THÍ NGHIỆM
THƯ VIỆN
SẢNH KHU NGHIÊN CỨU
Sơ đồ tổ chức luồng giao thông của chuyên gia nghiên cứu
KHU KHÁM BỆNH
Chuyên gia nghiên cứu chuyên môn
Nguyên lý thiết kế: PHÒNG LAB THÍ NGHIỆM: Với hệ thống các phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết cho mục đích nghiên cứu,các phòng thí nghiệm được thiết kế linh hoạt để sử dụng tối đa. Vì thế, sự phân biệt cổ điển giữa các phòng thí nghiệm hoá học, sinh học, thí nghiệm kho, thí nghiệm ướt ít còn được thích hợp. Có 3 loại phòng thí nghiệm chính: Phòng thí nghiệm giảng dạy. Phòng thí nghiệm thông thường Phòng thí nghiệm nghiên cứu Trong phòng thí nghiệm có các PHÒNG THÍ NGHIỆM
VĂN PHÒNG
KHO THÍ NGHIỆM
PHÒNG PHỤ
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 118
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT BẰNG VIỆN NGHIÊN CỨU UNG THƯ HEIDELBERG
Công trình phòng thí nghiệm nghiên cứu dược phẩm có module hình chữ nhật 3300x7200mm, 2 hành lang được thông gió tự nhiên chỉ có một tầng. Tất cả hệ thống phân phối phục vụ theo chiều đứng được dẫn trực tiếp từ phòng máy trên mái vào phòng thí nghiệm, không có ống dẫn.
MẶT BẰNG MỘT SỐ DẠNG PHÒNG THÍ NGHIỆM
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 119
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 120
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT BẰNG MỘT SỐ DẠNG PHÒNG THÍ NGHIỆM SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 121
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Tiêu chuẩn về phòng thí nghiệm: Đa số các hoạt động diễn ra bình thường và các phòng thí nghiệm nghiên cứu có thể điều chỉnh theo dạng và kích cỡ của phòng thí nghiệm chuẩn – gọi là module phòng thí nghiệm – hay nhiều module hợp lại với nhiều cầu khác nhau của từng loại phòng thí nghiệm cụ thể sẽ lắp đặt hệ thống tiện ích phục vụ hoặc là hệt thống lắp đặt.
Phòng thí nghiệm chuẩn: Những phòng này liên tục được sử dụng, phải được chiếu sáng tự nhiên và nếu không cần thông gió cơ học thì dùng thông gió tự nhiên. Chiều cao tối thiểu từ sàn tới trần là 2.7m. Tiêu chuẩn về diện tích, có 2 module phòng thí nghiệm thường được sử dụng. Module hình chữ nhật được sử dụng nhiều nhất là nghiênn cứu của Nufied 1961 là diện tích 3-4m x 6m đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về phòng thí nghiệm. Một số hoạt động nghiên cứu sử dụng module hình vuông thì tốt hơn vì nó dễ sắp xếp các dãy bàn vuông. Chiều dài của module phòng được chọn nên là bội số của module đồ đạc thí nghiệm được chọn tương ứng giúp cho việc sắp xếp các dãy bàn dễ dàng.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 122
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Các loại phòng thí nghiệm đặc biệt có lẽ không phù hợp với module cơ bản vì hệ thống phục vụ, yêu cầu vế môi trường, về an toàn không theo tiêu chuẩn chung, có thể không được sử dụng thường xuyên. Các kích thước tiêu biểu: Chiều rộng module 3300 - 3600mm Chiều sâu module 5000 – 8000mm Chiều rộng hành lang 2000 – 2500mm Chiều cao tối thiểu 2700mm
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 123
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 124
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Phòng phụ: Là phòng được nhân viên nhiều phòng thí nghiệm sử dụng. chúng được sử dụng liên tục và do vậy tốt hơn là bố trí tách biệt khỏi khu vực thí nghiệm chuẩn.
THƯ VIỆN CHUYÊN NGÀNH: Là trung tâm dữ liệu y khoa, nơi chứa tài liệu chuyên ngành, sách, báo, tạp chí nghiên cứu khoa học,…
Khu đọc: Chiều cao trung bình phòng đọc 4- 4.5m. Diện tích tính toán 2.5- 3.5m2/người.
Khu vực tra cứu: Tra cứu bằng máy tính 3m2/chỗ, cần ít nhất 3 chỗ tại các điểm khác nhau trong thư viện. Khu vực cho mượn sách ở phòng đọc. Diện tích cho nhân viên 5m2/người Diện tích cho độc giả trong phòng mượn dài hạn 1.5m2/người Số người đọc trong phòng mượn dài hạn lấy 25% tổng số chỗ trong phòng đọc. SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 125
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Phòng đọc nghiên cứu: Phòng đọc riêng, phòng đọc tài liệu khổ lớn và sách kín chiếm 8% số chỗ cho bộ phận nghiên cứu (5m2/người) Phòng đọc đặc biệt đặt tại vị trí yên tính, liên hệ trực tiếp với kho sách và nơi lưu trữ các danh mục hồ sơ khoa học chuyên ngành được thiết kế 2 – 8 chỗ, 4 – 9m2/chỗ. Văn phòng thủ thư: 20m2 Khu vực giao nhận: 10 – 16% Phòng photocopy 8 – 12m2 Diện tích giới thiệu sách: 20 – 40m2 PHÒNG TỔ CHỨC HỘI THẢO:
Theo TCXDVN 355:2005 (tiêu chuẩn thiết kế khán phòng) xác định phòng khán giả của khu hội nghị, hội thảo thuộc thể loại phòng khán giả đa năng. Phục vụ nhiều mục đích, biểu diễn, hội nghị, liên hoan, diễn đàn,… Khu vực hội nghị bố trí vệ sinh, phòng gởi đồ cho khách. Có liên hệ với khu dịch vụ: cà phê, ăn nhẹ…
Một số cách bố trí phòng hội thảo nhỏ: SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 126
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Tiêu chuẩn phòng hội thảo (TCXDVN 4601:1988) 0.8m2/chỗ ngồi khi phòng trang bị ghế bành hay ghế tựa. 1.5 – 2.2m2/chỗ ngồi khi có trang bị bàn viết. Bên cạnh phòng hội thảo có 1- 2 phòng dành cho đại biểu (khoảng 24m2) và 1 phòng phục vụ 9 – 12m2.
Tiêu chuẩn phòng hội trường (TCXDVN 4601:1988): SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 127
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Tiêu chuẩn không kể diện tích sân khấu :0.7-0.8m2/1 chỗ Bên cạnh sân khấu còn thiết kế phòng cho chủ tịch đoàn. Tổng diện tích các phòng này không quá 48m2. Hội trường trên 200 chỗ được thiết kế có phòng máy cố định. Tiêu chuẩn tính toán vệ sinh cho hội trường Nam 150người/xí, 2 tiểu Nữ 120người/xí, 2 tiểu Diện tích sảnh và hành lang: hội trường trên 200chỗ, không gắn trực tiếp với sảnh chính được thiết kế hành lang nghỉ 0.2m2/chỗ KHU NGHỈ NGƠI – GIẢI LAO CHO CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU: Có thể kết hợp với khu căn tin, dịch vụ của khối khám bệnh nhưng có biện pháp phân khu và ngăn chia không gian bằng các giải pháp kiến trúc.
1.2.3
Khối ngân hàng máu và tế bào gốc:
Chức năng: Lưu trữ đơn vị máu và tế bào gốc để phục vụ cho công tác điều trị bệnh. Đồng thời, có nhiệm vụ điều chế, sàng lọc và sản xuất ra chế phẩm từ máu phục vụ cho các loại bệnh khác nhau.
Các khoa chức năng chính:
Ngân Hàng lưu trữ Máu Ngân Hàng lưu trữ Tế bào Gốc Khoa Hiến Máu
Khoa Sàng lọc máu Khoa Điều chế và cấp phát máu Khoa Truyền Máu
Dây chuyền sử dụng: BỘ PHẬN TIẾP NHẬN
KHOA HIẾN MÁU
NGÂN HÀNG LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC
KHOA SÀNG LỌC, ĐIỀU CHẾ
NGÂN HÀNG LƯU TRỮ MÁU
NUÔI, CẤY TB GỐC PHÂN PHỐI MÁU ĐẾN BỆNH VIỆN KHÁC
KHOA TRUYỀN MÁU, PHÒNG THÍ NGHIỆM
MÁU
THẨM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG KHOA PHẪU THUẬT
TẾ BÀO GỐC
SƠ ĐỒ QUAN HỆ CÁC CHỨC NĂNG TRONG KHỐI NGÂN HÀNG LƯU TRỮ MÁU – TẾ BÀO GỐC
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 128
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Nguyên lý thiết kế: Vị trí: Không được đặt gần khu phụ trợ, nơi thải rác và các chất thải, đường ống cống. Vị trí trung gian giữa khối khám – chữa bệnh và khối nghiên cứu để cả 2 bên đều sử dụng thuận tiện. Khối nghiên cứu sử dụng vật phẩm (máu) hoặc chế phẩm từ máu để phân tích, nghiên cứu. Khối khám bệnh tiếp cận dễ dàng để lấy máu phục vụ cho điều trị nội – ngoại trú hay phẫu thuật. Đồng thời cũng có lối tiếp cận riêng từ bên ngoài dễ dàng cho công tác tiếp nhận máu từ các đợt hiến máu nhân đạo của các hội chữ thập đỏ cũng như xuất kho máu đi đến phục vụ các bệnh viện khác. MỘT SỐ LƯU Ý: Cần được đảm bảo điều kiện vô trùng, có biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của côn trùng, ruồi muỗi…. Không gian trong phòng phải sáng sủa, sạch, luôn được thông thoáng bằng hệ thống điều hoà và thông gió nhân tạo. Bồn rửa phải sâu để có thể thoát nước nhanh và tránh tình trạng trào ngược. Bề mặt sàn và tường phải đảm bảo sạch, mượt, dễ lau chùi và chống bám bẩn. Ngoài ra cần đảm bảo độ vô trùng từ quần áo, thiết bị trên người, sạch khuẩn từ tay, chân (nơi tiếp xúc với các bệnh phẫm) của nhân viên y tế.
Cửa:
Cửa mở ra bên ngoài cần khả năng chịu thời tiết. Cửa nội thất cần có khả năng cách âm, chống cháy, chống khói. Được làm bằng kim loại chịu cháy, nhiệt, có phủ lớp vật liệu điện trở, hoặc vinyl. Bề rộng của cửa: + 950mm đối với khu hiến máu + 1200mm cho tất cả vệ sinh + 1200mm cho tất cả khu có cáng, xe đẩy giường bệnh đi qua.
Các thành phần chức năng: PHÒNG LƯU TRỮ MÁU – TẾ BÀO GỐC:
Vị trí: Liên hệ trực tiếp và ngắn nhất với khoa sàng lọc máu và khoa truyền máu
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 129
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
THU GOM MÁU
ĐĂNG KÝ
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
XỬ LÝ, ĐIỀU CHẾ
MẪU ĐẠT YÊU CẦU
KHO LƯU TRỮ CÁCH LY
TIÊU HUỶ
KIỂM TRA, SÀNG LỌC
PHÂN PHỐI
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CỦA MÁU
NGÂN HÀNG LƯU TRỮ MÁU TRONG TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU MICHAEL AMINI
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 130
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
NGÂN HÀNG LƯU TRỮ MÁU ALASKA KHU VỰC NHÂN VIÊN
KHU CÔNG CỘNG
KHU VỰC ĐIỀU CHẾ
THIẾT BỊ,VẬT DỤNG Y TẾ
KHO LƯU TRỮ
PHỤ TRỢ
KHOA ĐIỀU CHẾ, SÀNG LỌC VÀ PHÂN PHỐI MÁU:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 131
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TRUNG TÂM MÁU Tiếp nhận, đăng ký
TIÊU HUỶ mẫu không phù hợp
XỬ LÝ, ĐIỀU CHẾ Chiết tách ra từng thành phần: hồng cầu lắng, plasma, tiểu cầu
TIÊU HUỶ
CÁCH LY
mẫu không phù hợp, chứa mầm bệnh
TIÊU HUỶ đưa đến viện nghiên cứu quốc gia hoặc quốc tế
ĐƯA VẬT MẪU ĐẾN THÍ NGHIỆM
MẪU ĐẠT YÊU CẦU
PHÂN LOẠI VÀ PHÂN PHỐI
KIỂM TRA, SÀNG LỌC Sẵn sàng cho truyền máu
TIÊU HUỶ mẫu đã qua sử dụng
PHÂN PHỐI tới các bệnh viện và trung tâm y tế
SƠ ĐỒ QUAN HỆ CHỨC NĂNG GIỮA ĐIỀU CHẾ VÀ PHÂN PHỐI MÁU
Các thành phần chức năng:
Bộ phận tiếp nhận: nơi tiếp nhận và đăng ký máu.
Lưu trữ: lưu trữ các thành phần được dụng trong đơn vị máu
Phòng chuẩn bị vật dụng:
Phòng thí nghiệm:
Kho lưu trữ máu cách ly:
Phòng phân loại:
Văn phòng:
WC:
KHOA HIẾN MÁU
Vị trí: Được đặt nơi tiếp cận dễ dàng từ bên ngoài, năm trên trục đường giao thông chính, có các phương tiện giao thông công cộng đi qua và ưu tiên gần bãi đậu xe.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 132
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
LỐI VÀO/ LỐI RA
CHỜ
TIẾP NHẬN VÀ ĐĂNG KÝ
KIỂM TRA HÀM LƯỢNG
KIỂM TRA SỨC KHOẺ
PH. NGHỈ, CHỜ HỒI SỨC SAU HIẾN MÁU
SƠ CỨU
NGƯỜI HIẾN MÁU MẪU VẬT PHẨM MÁU VẬT LIỆU, DỤNG CỤ
KHU VỰC HIẾN MÁU
LƯU TRỮ
KIỂM TRA VÀ GIỮ MẪU KIỂM TRA SƠ BỘ
PHÒNG XÉT NGHIỆM
PHÂN PHỐI
Phòng hiếu máu: Phòng có bố trí 12 giường nằm phục vụ hiến máu có thể thu nhập tối thiểu 18000 đơn vị máu toàn phần mỗi năm (tương đương trung bình 72 đơn vị máu/ngày). Phòng có bố trí 8 giường nằm phục vụ hiến máu có thể thu nhập tối thiểu 12000 đơn vị máu toàn phần mỗi năm (tương đương trung bình 50 đơn vị máu/ngày). Nhiệt độ phòng 22 – 24oC và độ ẩm 50% là điều kiện tối ưu cho máu.
Các thành phần chức năng:
Khu chờ: khu người hiến máu chờ bắt số, ngồi đợi của gia đình, người thân (nếu có đi cùng).
Tiếp tân:
Thu nhận hồ sơ hiến máu:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 133
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Khám sơ bộ lâm sàng – kiểm tra sức khoẻ: dãy phòng kiểm tra thông tin tiền sử bệnh án của người hiến, kiểm tra sức khoẻ sơ bộ của người hiến như cân năng, huyết áp, nhịp tim…
Khu vực hiến máu khu vực có những dãy các giường nằm dạng ghế bành tựa lưng và khu này gần kho lưu trữ vật phẩm
Kiểm tra các vật phẩm: đơn vị máu,
Phòng chờ, nghỉ sau hiến máu: cho người sau khi hiến máu xong ngồi nghỉ, lấy lại sức.
Phòng nhân viên Phòng họp nhân viên y tế
Kho lưu trữ tạm thời : nơi lưu trữ, phân loại, dán nhân rồi chuyển tới phòng thí nghiệm làm các công tác xét nghiệm
Phụ trợ
WC
KHOA HIẾN MÁU TRONG TRUNG TÂM CHỮ THẬP ĐỎ AUSTRALIA
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 134
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHOA TRUYỀN MÁU
Vị trí: Được liên hệ trực tiếp từ khoa ngoại trú đồng thời gần ngân hàng máu. Vị trí thông thoáng, có tầm nhìn đẹp ra sân vườn hay quang cảnh đẹp của khu vực xung quanh công trình.
Các thành phần chức năng:
Quầy y – tá trực: phải nhìn được bao quát hết tất cả bệnh nhân đang truyền máu.
Phòng bác sĩ kiểm tra sức khoẻ
Khu chờ:
Khu vực bố trí giường năm truyền máu: phải được đảm bảo thông thoáng, chiếu sáng tốt, ưu tiên chiếu sáng tự nhiên, không có tường vách, cần thì có màn che ngăn treo trần.
Kho lưu trữ máu tạm thời: liên hệ trực tiếp với ngân hàng lưu trữ máu, gần quầy y tá trực.
Phụ trợ
WC
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 135
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU MICHAEL AMINI
TRUNG TÂM MÁU PRATHAMA, ẤN ĐỘ
1.3
Tổ chức giao thông:
Yêu cầu chung: Việc tổ chức giao thông trong bệnh viện, cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: Ngắn, rõ ràng, đơn giản, tránh chồng chéo lẫn nhau. Phù hợp với dây chuyền khám chữa bệnh và các hoạt động khác của bệnh viện. Đảm bảo yêu cầu vô trùng và tránh nhiễm trùng chéo. Phân biệt các luồng giao thông chính, tránh luồng người đi qua những nơi mà họ không cần phải đến. Thuận tiện cho việc tiếp nhận bệnh nhân và chuyển bệnh nhân đi tuyến trên. Đảm bảo yêu cầu quản lý và bảo vệ bệnh viện.
Giao thông đối ngoại:
Lối đi của bệnh nhân: đến và đi bằng xe cơ giới, xe cấp cứu. Chú ý bố trí lối đi cho các loại xe khác nhau, nhất là đối với các bệnh viện ở nông thôn. Chú ý thiết kế bãi đậu xe hợp lý cho các loại xe.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 136
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Lối cấp cứu: thuận tiện tối đa cho việc tiếp cận, đường giao thông chính, đáp ứng yêu cầu giao thông với tốc độ cao của xe cấp cứu và tránh giao cắt với các lối đi khác để tránh tai nạn.
Lối đi nhân viên y tế: nên tổ chức riêng, chú ý bãi xe (hoặc nhà xe) cho nhân viên, tránh đi vòng vèo vào vị trí làm việc.
Lối phục vụ (nhập, xuất các vật phẩm hậu cần, lấy rác): cần tố chức riêng, cách ly với lối vào của bệnh nhân, thân nhân.
Lối khách và nhân viên hành chính: có thể chung với lối của nhân viên y tế hay lối vào chính của bệnh viện.
Lối vào của bệnh nhân ngoại trú: dẫn trực tiếp từ giao thông công cộng, phải dễ nhận thấy vì có nhiều người sử dụng. Đây là lối giao thông đối ngoại quan trọng nhất của bệnh viện, vì vậy cần trực tiếp và ngắn.
Lối đưa tang: cần kín đáo và cách ly tầm nhìn của bệnh nhân, lối này thường ở cổng sau. Khi bố trí các lối ra và vào nói trên có thể kết hợp một số lối với nhau để tránh mở quá nhiều cổng, gây khó khan và tốn kém trong công tác bảo vệ. Tuy nhiên cần đảm bảo yêu cầu cách ly và tách biệt các luồng giao thông có mục đích khác nhau. Cần chú ý đến thời gian sử dụng các loại cổng: Cổng thường trực 24/24h (cấp cứu) Công mở theo thời gian quy định (khám đa khoa, thân nhân, nhân viên,…)
Giao thông đối nội:
Có 4 luồng người chủ yếu sau đây thường xuyên hoạt động trong bệnh viện:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 137
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Y – Bác sỹ, nhân viên, sinh viên thực tập, chuyên gia nghiên cứu chuyên môn bệnh lý học. Bệnh nhân ngoại trú. Bệnh nhân nội trú. Thân nhân.
Dòng y – bác sỹ, nhân viên, sinh viên thực tập: Dòng người này toả về các khối theo nhiệm vụ của mình nghĩa là phân tán khắp bệnh viện. Cần chú ý các đặc điểm sau: Dòng người này qua khu thay đồ, tập trung hoặc phân tán trước khi về nơi làm việc. Lối giao thông mang thức ăn, vật phẩm hậu cần từ khu phục vụ đến các đơn nguyên nội trú hoặc từ các khu chức năng khác, cần lưu vấn đề vô trùng và tránh ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. Lối y – bác sỹ, sinh viên thực tập và chuyên gia nghiên cứu chuyên môn về bệnh lý học đã mặc đồng phục di chuyển trong các khối chuyên môn nên được bố trí trên các tuyến “hành lang sạch” riêng biệt với bệnh nhân và thân nhân (tuy nhiên mức độ đáp ứng điều này có thể cân nhắc tuỳ vào từng khu vực và từng loại bệnh viện).
Dòng bệnh nhân ngoại trú: Gồm các dòng sau: Các bệnh nhân đến khám và điều trị tại khu khám – điều trị ngoại trú: phải qua sảnh làm thủ tục và được hướng dẫn về phòng khám ngồi chờ tại khu vực quy định. Dòng bệnh nhân được chỉ định qua các khối nghiệp vụ để được chẩn đoán chức năng (chiếu, chụp, xét nghiệm,…) Dòng bệnh nhân đến khu kỹ thuật nghiệp vụ để chẩn đoán chức năng hoặc điều trị truyền máu (không qua khám bệnh). - Bệnh nhân nhập viện sau khi khám. - Bệnh nhân cấp cứu. chia làm các loại: + Đã điều trị ổn định được cho về. + Sau cấp cứu phải nhập viện lên khu nội trú. + Bệnh nhân cấp cứu phải được qua khu kỹ thuật nghiệp vụ để chẩn đoán hay mổ. + Bệnh nhân sau khi mổ lên khu nội trú.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 138
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Bệnh nhân ngoại trú chỉ được phép đến khu ngoại trú và khu kỹ thuật nghiệp vụ. Tránh việc bệnh nhân ngoại trú đến các khu vực không cần thiết. Ngoại trú bệnh nhân trên giường hoặc trên xe đẩy có nhân viên y tế đi kèm.
Bệnh nhân nội trú: Bệnh nhân từ đơn nguyên nội trú đến khu kỹ thuật nghiệp vụ (thông thường có nhân viên y tế đi kèm) và trở về khu nội trú. Bệnh nhân nội trú đi giải trí, thư giãn ở các khu giải trí hoặc căn tin, sân vườn trở về. Cần có sự kiểm soát dòng người này để tránh lây nhiễm cũng như biện pháp phòng ngừa khi cần thiết.
Thân nhân:
Từ đầu mối giao thông quy định đến các đơn nguyên nội trú và ra về. Cần tổ chức dòng người này đến thẳng đơn nguyên nội trú từ sảnh hoặc thông qua sảnh (thông qua sự giảm sát). Cần có biện pháp vệ sinh vô trùng đối với dòng người này.
Yêu cầu thiết kế các bộ phận trong hệ thồng giao thông chung bệnh viện: HÀNH LANG:
Chiều rộng: Tối thiểu là 1.2m (trừ một số lối đi đặc biệt và rất ngắn, ít người hoặc phụ). Chiều rộng hành lang khi có bệnh nhân qua lại (đi bộ bằng cáng) hoặc kết hợp nơi nghỉ, hóng mát, chờ khám bệnh phải tăng lên. Mục 5.4 TCXDVN 4470:2012. Chiều rộng thông thuỷ cho hành lang, cửa đi và cầu thang trong bệnh viện được quy định như sau:
Hành lang trong đơn nguyên nội trú và khám bệnh:
Có kết hợp chỗ đợi Không kết hợp chỗ đợi
: không nhỏ hơn 2.7m – 3.0m. : không nhỏ hơn 2.1m – 2.4m (hành lang bên). không nhỏ hơn 2.4m – 2.7m.(hành lang giữa). hành lang của các cán bộ, nhân viên: không nhỏ hơn 1.5m.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 139
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Chiều cao hành lang: Nếu chọn từ 3.0m – 3.6m (không có trần treo) tuỳ theo việc dùng hành lang để treo các đường ống kỹ thuật oxy, điện, điều hoà không khí, cấp và thoát nước, điện thoại, đường rây dẫn các ống đựng vật phẩm (đơn, túi thuốc, bệnh phẩm…) chuyển tự động theo chương trình. Chiều cao thông thuỷ có thể là 2.4m.
Vật liệu bề mặt hành lang: Vật liệu cho tường nên là loại nhẵn mặt, dễ lau chùi, màu sáng. Có găn các thanh (băng) tay vịn ở độ cao 900mm vừa chống va chạm do các băng ca, giường, xe đẩy thuốc, vật liệu y tế làm hư tường, vừa là nơi vịn cho người bệnh đi lại. ( nếu kết hợp làm lan can bảo vệ thì phải cao 1100mm). Vật liệu nền tường nên là loại ít gây tiếng ồn, không phản xa âm quá nhiều.
Các thiết bị trên hành lang: Đèn: cần giản đơn và dễ vệ sinh, âm trần. Các ổ cắm điện để nối các thiết bị như máy làm vệ sinh toà nhà, một số máy phục vụ điều trị lưu động như X – Quang, siêu âm… cần bố trí đèn dự phòng sự cố chạy bằng bình đèn ở một nơi cần thiết trên hành lang. Các thủ thiết bị PCCC Các bồn rửa tay có vòi cổ ngỗng điều khiển bằng cùi chõ hay đầu gối một số nơi cần thiết. Hệ thống chuông hay loa gọi dành cho nhân viên y tế. Hệ thống đèn điện hướng dẫn lối đi, tên phòng. Bảng điện chỉ dẫn lối thoát hiểm chạy bằng hệ thống điện riêng. Các cửa của hệ thống kỹ thuật: điện, nước thải, nước cấp, thông tin liên lạc,… Các miệng hút chân không, nguồn oxy: có thể có, tuỳ theo điều kiện cụ thể.
Hành lang với chi tiết trang trí ờ trần và sàn tạo cảm giác vui tươi, thoải mái
RAM DỐC: Độ dốc không được dốc quá 5%, mặt dốc là vật liệu chống trơn, trượt, thành hai bên gắn thanh chống va chạm và đồng thời là tay vịn. CẦU THANG:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 140
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Số lượng và khoảng cách thang: được xác định theo yêu cầu trong đó có yêu cầu về thoát người chung cho các công trình công cộng (bán kinh <25m). Mỗi tầng nhà có 2 cầu thang bố trí cách xa nhau dẫn xuống các lối thoát ra thẳng bên ngoài nhà, không cần qua sảnh.
Chiều rộng thang: đi lại bình thường là 1.2m. thang có chức năng khiêng cáng bệnh nhân đi qua thì nhỏ nhất là phải 1.5m và có chiếu nghỉ, khúc quanh phải rộng hơn để quay cáng. Bậc thang theo tiêu chuẩn xây dựng chung nhưng cấm làm thang vừa dốc vừa cong, nhất là cầu thang xoắn (spiral).
Vật liệu làm thang: thích hợp là đánh đá mài và tốt hơn là có các chỉ đồng chống trượt. có thể dùng mặt cao su hay linoleum có các thanh đồng thau chống trượt.
Tay vịn: cần có cả 2 bên và phải chạy liên tục. độ cao tay vịn là 1100mm. Đèn báo thoát hiểm: chạy bằng điện và bình điện dự dòng được gắn ở tường, chiếu nghỉ, chiếu tới. luôn luôn sáng đèn. THANG MÁY: Thang máy nên tập trung thành nhóm vì lợi ích về kỹ thuật, kinh tế và sự tiện lợi cho người sử dụng khi chờ thang. Phân biệt thang phục vụ cho người và thang phục vụ chuyển hàng, vật.
Kích thước buồng thang tối thiểu là 1600mmx2400mm để vừa cáng cùng người chăm sóc đi theo. Cửa thang phải mở rộng đến 1200mm.
Kỹ thuật: nên dùng loại vừa mở bằng tay và mở tự động. có hệ thống liên lạc khi gặp sự cố. Lưu ý vận tốc của thang máy và tầng cao của công trình đảm bảo “thời gian vàng trong điều trị bệnh”.
Vị trí thang: nên đặt ở sảnh, các nút giao thông, tránh mở trực tiếp các đơn nguyên bệnh nhân nội trú để tránh các dòng người làm ảnh hưởng. SẢNH: Sảnh chính: nút giao thông dẫn đến các trục giao thông, thang máy, thang bộ, hành lang,…. Vì vậy, việc thiết kế không gian đáp ứng yếu tố thẩm mỹ, tạo đủ diện tích để phục vụ: Giao thông của các dòng người Nơi đứng chờ và ngồi đợi (ghế ngồi) Điện thoại công cộng Quầy hướng dẫn Khu WC công cộng Sảnh chính nên sử dụng không gian thông tầng hay vượt tầng để dễ nhìn thấy lối đi tới các không gian tiếp cận, để người sử dụng dễ định hướng lối đi và tạo cảm giác thoáng.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 141
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
CỬA: Theo TCXDVN 4470: 2012 quy định độ rộng cửa đi: Không chuyển cáng : 1000mm Có di chuyển giường đẩy (hoặc cáng) : 1200mm Cửa vào phòng mổ : >1500mm Để cửa có đủ độ rộng theo yêu cầu, có thể áp dụng các loại cửa 1 hoặc 2 cánh đều nhau. Nhưng người ta dùng kiểu: trong 1 cửa rộng 1200mm có cạnh lớn – nhỏ để thường khi dành cho người đi thì chỉ mở cánh lớn, khi có cáng thì mở thêm cánh nhỏ.
Đặc điểm cơ bản về hình thức: 2.1
Yếu tố ảnh hưởng đến hình thức mặt đứng và khối:
Đối với thể loại công trình kiến trúc bệnh viện thì việc bố cục tạo hình có một số nét chung là nó mang tính chặt chẽ hơn, hình khối đơn giản và thường hình khối đi theo công năng nên trong của bệnh viện. vì vậy, việc bố cục tạo hình có phần hơi cứng nhắc. nhìn chung các công trình bệnh viện trước đây thường có bố cục hợp khối do đáp ứng yêu cầu công năng. Việc hợp khối giúp rút ngắn giao thông, và thoả được dây chuyền thì công năng bên trong càng tốt, vì vậy sẽ rút ngắn được việc di chuyển… và việc điều trị cho bệnh nhân sẽ thuận lợi hơn là bố cục phân tán. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các vấn đề về kết cấu, kỹ thuật, vô trùng, nhiễm khuẩn đều có thể giải quyết được, dẫn đến hình khối trở nên phòng phú và đa dạng hơn.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 142
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
BỆNH VIỆN JOHN HOPKIN - BALTIMORE, MARYLAND, HOA KỲ
BÊNH VIÊN NHI TEXAS, TEXAS, HOA KỲ
Trung tâm y tế Assuta, Tel Aviv, Israel
Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên:
KHÍ HẬU
GIÓ
MẶT ĐỨNG
NẮNG
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
ĐỊA HÌNH
TRANG | 143
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Ở TP.HCM, giải pháp hoa tường cho mặt đứng bệnh viện trở nên phổ biến ở thế kỷ 20 ngoài việc chắn nắng (vùng khí hậu nắng nóng), còn là chi tiết trang trí đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. tạo công trình 1 dáng vẻ sinh động, không có bị đơn điệu.
BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TP.HCM
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP.HCM
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 144
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Hoặc ở một số bệnh viện sử dụng hệ thống lam che:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 145
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY, TP.HCM
Ảnh hưởng của công năng:
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
2.2
Định hướng thiết kế:
2.2.1
Bố cục khối:
Bệnh viện có 2 phương pháp nơi khám chữa bệnh chính là ngoại trú và nội trú. Khối nội trú được xếp chồng cao tầng thành khối chính của công trình, còn khối ngoại trú thì thấp tầng vì không có giường lưu bệnh.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 146
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Vì vậy, khối thường các công trình bệnh viện luôn có 2 thành phần là khối đế và khối tháp (nếu áp dụng bố cục hợp khối công trình) do khối ngoại trú có các khoa, bộ phận sử dụng hệ thống thông thoáng và chiếu sáng nhân tạo nên không cần mở cửa sổ nhiều: khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa phẫu thuật… có thể tỉ lệ dùng kinh trên mặt đứng lớn.
BỆNH VIỆN TƯ NHÂN GUIMARÃES, BỒ ĐÀO NHA
BỆNH VIỆN ĐH Y DƯỢC, TP.HCM
Khối thấp là khối các đơn nguyên nội trú, do tính chất các phòng bệnh xếp dãy, thuận tiện cho việc điều trị của các y – bác sĩ nên thường khối tháp xu hướng như khách sạn và hình thức mặt đứng có thể giống khách sạn hoặc chung cư cao tầng.
BỆNH VIỆN SEOUL SAINT MARY, HÀN QUỐC
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 147
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SINGAPORE, SINGAPORE
Công nghệ kỹ thuật ngày càng tân tiến, nên hình thức của bệnh viện cũng trở nên “thoáng” hơn, không còn gò bó và chịu sức ép từ các hệ thống thiết bị, máy móc y khoa cồng kềnh như trước.
NEW HOSPITAL TOWER RUSH UNIVERSITY MEDICAL CENTER, CHICAGO, HOA KỲ
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 148
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUẾ 500 GIƯỜNG, HUẾ
BỆNH VIỆN GOLD COAST, SOUTHPORT, AUSTRALIA
2.2.2
Màu sắc:
Xu hướng các công trình chọn màu trung tính: trắng, xám nhạt, xanh,… nhưng trắng vẫn là chủ đạo để tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh, đồng thời thể hiện độ sạch và khả năng kiểm soát vô trùng, chống nhiễm khuẩn của bệnh viện đó. Song, vẫn có điểm nhấn màu tương phản để công trình có chút đặc biệt, ví dụ như các bệnh viện nhi.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 149
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TRUNG TÂM NHI KHOA VỀ HUYẾT HỌC, UNG BƯỚU VÀ TRUYỀN NHIỄM MÁTXCƠVA, LB NGA
BỆNH VIỆN SAINT JOAN DE REUS, TÂY BAN NHA
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 150
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
2.2.3
Vật liệu:
Ngày nay, loại vật liệu sử dụng vô cùng đa dạng, tấm nhựa alu, bê tông, tường sơn, kính,đá tự nhiên, gỗ….
BỆNH VIỆN ACIBADEM ADANA, THỔ NHĨ KỲ - sự kết hợp giữa đá thiên nhiên, tấm alu và kính…
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG
2.2.4
:Yếu tố cảnh quan
Cảnh quan cũng là mốt yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hình thức của bệnh viện. đồng thời tạo cảm giác thư thái, xoa nhẹ tâm lý và giảm đi “mùi bệnh viện”.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 151
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
BỆNH VIỆN TAKEKAWA, NHẬT BẢN( TRÊN) VÀ BỆNH VIỆN DOWNE, ANH (DƯỚI)
TRUNG TÂM NHI KHOA VỀ HUYẾT HỌC, UNG BƯỚU VÀ TRUYỀN NHIỄM MÁTXCƠVA, LB NGA – sân vườn kết hợp với sân chơi, giao lưu tập thể ngoài trời cho các bệnh nhi
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 152
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
BỆNH VIỆN ENNISKILLEN, ANH
2.3
Không gian nội thất:
2.3.1
Sảnh:
Đối với bệnh viện chuyên khoa, ta cần phải quan tâm đến các yếu tố đặc trưng của chuyên khoa đó. Không gian sảnh được bố trí linh hoạt, phù hợp. Ví dụ trong bệnh viện nhi, sảnh phải có màu sắc tươi vui, bàn ghế phù hợp với trẻ con, tạo cho chúng tâm lý gần gũi như đang ở nhà hay ở trường học.
Các kiểu phân cách không gian sảnh với các không gian khác trong bệnh viện:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 153
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Phân chia bằng các màu sắc, hoa văn trang trí khác nhau.
Phân chia bằng các bật cấp.
Phân chia bằng các kệ trang trí, vách ngăn nhẹ.
Phân chia bằng lan can hay dãy chậu cây xanh trong nhà, mặt nước
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 154
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
2.3.2
Hành lang chờ:
Là bộ phận kiến trúc quan trọng trong bệnh viện không chỉ liên kết các bộ phận chức năng với nhau mà còn không gian chờ khám bệnh, trò chuyện ngắn giữa các bệnh nhân nội trú hay thân nhân với bác sĩ.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 155
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU HÀNH LANG TRONG BỆNH VIỆN ĐƯỢC CHÚ TRỌNG TRONG THIẾT KẾ TẠO CẢM GIÁC THÂN THIỆN CHO BỆNH NHÂN.
Đặc điểm cơ bản về kỹ thuật: Hệ thống kỹ thuật trong bệnh viện được nhiều người coi như là phức tạp nhất trong các loại công trình kiến trúc công cộng, thậm chí còn phức tạp hơn trong nhà ga máy bay. 3.1
Hệ thống kết cấu công trình:
Nên chọn lựa môt hệt thống lưới cột kết cấu chịu lực phù hợp với phần lớn kích thước phòng ngủ của các bộ phận. cần phải cân nhắc: Khoảng cách nhịp kinh tế nhất cho từng loại kết cấu: bê tông cốt thép, thép…. Ô cột kết cấu khung chịu lực thường được sử dụng trong bệnh viện cao tầng đối với 8m x 9m. Chiều cao dầm: không chiếm quá nhiều không gian, ngăn cản các đường ống treo theo chiều ngang. Có thể cân nhắc them về việc sử dụng hình thức sàn không dầm để giảm chiều cao nhà. Sơ đồ kết cấu kiểu khung cho phép bố trí linh hoạt kiểu tường chịu lực. Vật liệu: có thể là bê tông cốt thép hay khung thép bọc gạch hay bê tông. Nhà cao tấng dùng khung thép sẽ nhẹ nhàng hơn (bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) và thi công được nhanh chóng, đồng thời giảm được tiết diện cột tại các tầng thấp. Một số đề xuất giải pháp kết cấu cho bệnh viện cao tầng: SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 156
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Công trình cao dưới 30 tầng: kết cấu khung chịu lực. Công trình cao 30 - 45 tầng: kết cấu vách cứng chịu lực. Công trình cao 45 - 60 tầng: kết cấu khung kết hợp vách cứng chịu lực. Công trình cao 60 – 70 tầng: kết cấu khung kết hợp lõi cứng chịu lực. Công trình cao trên 70 tầng: kết cấu “lõi trong lõi” chịu lực. Lưu ý bố trí các loại khe co dãn, khe lún và khe kháng chấn: các khe để điều chỉnh mặt bằng thường dùng biện pháp cấu tạo và kỹ thuật để khe có chiều rộng nhỏ nhất. Bố trí khe khi công trình có mặt bằng trải dài trên 40m, có mặt bằng phức tạp và có nhiều khối nhà có độ chênh lệch trên 5 tầng. 3.2
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy:
Khi lựa chọn giải pháp tổ chức không gian kiến trúc bệnh viện, người thiết kế cần phải lưu ý để chọn được phương án thuận lợi cho việc PCCC. Một số yêu cầu cần quan tâm: Có đường cho xe cứu hoả hoạt động trên toàn khu. Cự ly bố trí cầu thang đến các phòng xa nhất và quy cách được chọn theo các yêu cầu thoát người khi có sự cố, tối đa này là 25m. Vì vậy các đơn nguyên (thường dài hơn 30m) nên thường có cầu thang bố trí ở hai đầu. tuỳ vào cụ thể của quy phạm nhà nước lồng cầu thang có thể kín hoặc hở. Trong trường hợp là lồng cầu thang kín phải có hệ thống quạt tăng áp. Các cửa chính đồng mở từng khu (hay phòng lớn) phải mở cửa về phía thoát người. Bố trí mạng lưới thiết bị tủ PCCC (gồm các vòi, cuộn dây phung nước, các loại bình phun xách tay, nút nhấn báo động và hệ thống báo động tự động. Có 2 hệ thống báo động cháy có thể sử dụng và bố trí là loại báo cháy và báo khói. Riêng hệ thống vòi phun tự động (spinker) có thể bố trí rải đều hay vì lý do kinh tế chỗ ở các phòng không có người đến thường xuyên. 3.3
Hệ thống kỹ thuật công trình:
3.3.1
Hệ thống điện:
Đối với một bệnh viện cần thiết có 3 hệ thống điện: 2 hệ thống điện tù mạng lưới điện địa phương dẫn đến 2 nguồn hạ thế khác nhau (đường dây khác nhau). Hệ thống điển dự phòng (máy phát điện đủ công suất): cần lưu ý nơi bố trí máy phát điện dự phòng, trạm biến thế. Nếu bệnh viện có sân rộng thì máy phát điện dự phòng nên để tại nơi thuận tiện cho việc xả chất thải khí mà không ảnh hưởng tới các khu nhà có người. Tối thiểu bệnh viện có 2 hệ thống điện (1 dự phòng). Thiết kế hệ thống cấp điện theo nguyên tắc: bệnh viện không bao giờ mất điện và chuyển mạch tức thì khi có 1 hệ thống gặp sự cố. Tối thiểu các hạng mục sau đây phải luôn đảm bảo có điện: Khu mổ SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 157
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Khu cấp cứu Ngân hàng máu Phòng bệnh nhân nặng Trạm bơm chữa cháy Thang máy đặc biệt để thoát nạn, đèn chỉ dẫn thoát nạn Hệ thống điện cứng phải đi theo hệ thống gain kỹ thuật nhưng không đi chung với các hệ thống dây mạng công nghệ thông tin.
3.3.2
Hê thống điều hoà:
Nhiều hạng mục trong bệnh viện phải có bố trí hệ thống thông gió nhân tạo và điều hoà không khí để đảm bảo hoạt động chuyên môn, bảo đảm yêu cầu vô trùng và sự vận hành của trang thiết bị do vậy cần xác định cụ thể các khối, phòng cần thông gió nhân tạo và điều hoà không khí để chọn giải pháp cho phù hợp. Hệ thống thông gió nhân tạo và điều hoà không khí cần tiến tới hệ thống kiểm soát vô trùng trong không khí (cấp và thải). Nếu điều kiện cho phép thì việc thiết kế hệ thống kiểm soát vô trùng không khí và hệ thống khử trùng không khí là hết sức cần thiết và hiệu quả trong vấn đề vô trùng và chống lây nhiễm chéo.
3.3.3
Hệ thống thông gió:
Hệ thống này đi kèm với hệ thống điều hoà không khí trong công trình. Hệ thống thông gió là một hệ thống giúp không khí trong lành lưu thông trong một không gian hoặc một khoảng không gian giới hạn và loại bỏ không khí bị ô nhiễm. Nó được sử dụng tại các môi trường khác nhau, bao gồm cả trong gia đình và nơi làm việc. Hệ thống này có nhiều mục đích sử dụng bao gồm việc duy trì độ ẩm và nhiệt độ ổn định, loại bỏ không khí bụi bẩn và chất gây dị ứng, cung cấp, trao đổi khí O2 và CO2.
3.3.4
Hệ thống dẫn khí oxy sạch, khí nén:
Trước kia, các hệ thống này chưa được sử dụng rộng rãi ở nước ta và trong phần lớn trường hợp người ta vẫn sử dụng các bình chứa oxy hay gaz lẻ và máy hút di động. Ngày nay các ống oxy phải được chôn ngầm trong tường và dẫn đến tận từng giường bệnh nhân và những nơi cần cho việc điều trị bệnh nhân. Thông thường, bệnh viện nhập oxy dưới dạng lỏng và chế biến thành dạng khí dẫn vào hệ thống ống nói trên. Vị trí xưởng chế tạo oxy cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng vì là nơi dễ cháy nổ. Hệ thống hút chấn không cứng tường tự như vậy. Xưởng oxy hay hút chấn không nên để xa các nơi có nhiều qua lại, vì vậy nên ở góc sân xa khối nhà chính. Để tầng hầm rất là nguy hiểm. Để tiết kiệm có thể thiết kế hệ thống cục bộ và sử dụng bình oxy và máng hút chấn không di động.
3.3.5
Hệ thống thông tin liên lạc:
Ngày nay, công nghệ thông tin đã giúp cho việc thông tin liên lạc trở nên dễ dàng hơn rất là nhiều. Như vậy, kiến trúc sư cần tạo điều kiện cho mang máy tính SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 158
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
được nối kết với nhau dễ dàng trong toàn viện. Cần có phòng máy chủ và trung tâm xử lý dữ liệu. Việc kê đơn thuốc sẽ làm trên máy tính và gởi về khoa dược. Thuốc men và bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm được vận hành trên rail treo và tự động đến các khoa, phòng theo chương trình cài đặt. Người ta còn dùng hệ thống ống hơi để di chuyển các vật phẩm nhỏ. Hệ thống này có thể hoạt động cục bộ hay ở toàn toà nhà.
3.3.6
Hệ thống chuyển bệnh phẩm:
Nếu điều kiện cho phép, nên thiết kế thêm hệ thống vận chuyển tự động để vận chuyển tài liệu, hồ sơ bệnh phẩm,… giữa các bộ phận chức nặng. Đó là hệ thống các bằng chuyền (treo hoặc nặng). Trong các hộp kín ( có thể kiểm tra được) gắn theo trần và tường, di chuyển theo phương ngang và đứng, được điều khiển bằng máy tính. Thông thường người ta thiết kế hệ thống này chung với hệ thống giao thông nội bộ bệnh viện. Ở một số bệnh viện có hệ thống tự động này theo kiểu robot vận chuyển nhỏ dạng xe đẩy hàng để tải một số lượng bệnh phẩm.
3.3.7
Hệ thống cấp nước sạch:
Bao gồm hệ thống cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy. Các yêu cầu phải có: Chia làm 2 hệ thống cấp nước riêng biệt. không sử dụng chung từ máy bơm, bể nước ngầm, két nước trên mái, nhưng 2 hệ thống phải đặt gần nhau. Nếu 2 hệ thống dùng chung bể nước chứa thì bể phải có sự ngăn chia giữa nước dùng cho sinh hoạt và nước chữa cháy. Bể nước chữa cháy luôn đầy. Bể nước dự trữ chứa nước đến từ hệ thống cấp nước công cộng, bể này bố trí tại tầng trệt hay bố trí ngầm dưới đất. Bể nước tạo áp lực đặt trên cao, thường là đặt trên sân thượng. Dung lượng nước phải bao gồm cả nước chữa cháy và nước sinh hoạt. Tuy nhiên việc dùng nước trong bể này để chữa cháy là chỉ trong chốt lát ban đầu (5 phút). Sẽ phải có máy bơm áp lực cao dùng riêng cho nước ở bể ngầm phục vụ chữa cháy trong thời gian còn lại khi chữa cháy.
3.3.8
Hệ thống xử lý nước thải:
Hệ thống nước thải và hệ thống nước mưa: Phải xử lý nước thải trước khi dẫn ra hệ thống nước thải công cộng. Cần thiết kế riêng biệt hệ thống thoát nước mưa, thoát nước sinh hoạt và thoát nước thải y tế trong quá trình điều trị và các công tác chuyên môn để có hướng xử lý phù hợp. Chú ý: không được phép dẫn các ống hoặc gain ống nước thải các tầng trên xuyên qua khu phẫu thuật.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 159
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Các chất thải như rác y tế, nước bẩn cần có các thiết bị xử lý hay thiêu trước khi thải ra hệ thống thu gom rác hay nước thải công cộng bằng các quá trình xử lý. Các cơ quan quản lý môi trường kiểm tra rất chặt chẽ yêu cầu này trên các đồ án thiết kế bệnh viện. Các hệ thống thiết bị xử lý nước và đốt chất thải rắn hiện được các công ty thiết bị y tế chào bán rộng rãi. Kiến trúc sư cần bố trí vị trí lắp đặt thích hợp trước khi thải chất thải ra hệ thống công cộng nhưng phải xa khu nhà chính và khu dân cư lân cận.
3.3.9
Hệ thống khác:
Ngoài ra bệnh viện còn có thể có hệ thống gaz đốt, khu xử lý chất thải y tế, hệ thống nước nóng, hệ thống khí y tế…. tuỳ thuộc vào quy mô, cơ cấu bệnh viện; tính chất của việc khám – điều trị các loại bệnh lý trong bệnh viện đó. 3.4
Hệ thống trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh và nghiên cứu chuyên khoa huyết học:
Một số thiết bị y tế:
Máy sinh hoá bán tự động
Máy siêu phân tích
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
máy phân tích huyết học tự động URIT - 2900
máy phân tích đông máu
TRANG | 160
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TỦ HOT – BỘ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
BÀN THÍ NGHIỆM – CHẬU RỬA:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 161
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Một số thiết bị y tế chuyên dùng trong ngân hàng máu và phòng thí nghiệm: TỦ LẠNH DỰ TRỮ ĐƠN VỊ MÁU (BLOOD BANK REFRIGERATOR) :
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 162
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TỦ ĐÔNG ĐỨNG (SLIM LINE BLOOD BANK REFRIGERATOR):
TỦ LẠNH (UNDERCOUTER REFRIGERATOR)
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 163
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TỦ ĐÔNG PLASMA (UNDERCOUNTER PLASMA FREEZER):
TỦ ĐÔNG PLASMA (PLASMA FREEZER):
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 164
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TỦ ĐÔNG TRỮ TẾ BÀO PLASMA (PLASMA STORAGE FREEZER):
TỦ ĐÔNG TRỮ TẾ BÀO HỒNG CẦU (RED CELL STORAGE FREEZER):
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 165
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TỦ ĐÔNG (CHEST PLASMA/BLAST FREEZER):
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 166
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TỦ ĐÔNG (UPRIGHT PLASMA/ BLAST FREEZER):
CRYOPRECIPITATE BATH
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 167
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
THAWING BATH:
PLATELET INCUBATOR:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 168
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
III.
KHÔNG GIAN ĐẶC BIỆT CỦA CÔNG TRÌNH:
1. Ngân hàng lưu trữ máu và tế bào gốc: 1.1 Đặc điểm - chức năng: Trung tâm máu là nơi thu thập, tiếp nhận, xử lý, kiểm tra, lưu trữ và phân phối máu. Nó cũng đảm nhận vai trò là trung tâm dịch vụ truyền máu hoặc là có liên kết chặt chẽ với nó. Các dịch vụ thí nghiệm chuyên khoa quy mô quốc gia hoặc khu vực và các hoạt động nghiên cứu đều được cung cấp tại đây. Các sản phẩm đặc biệt luôn được bảo quản ở nhiệt độ rất thấp: thường dưới o 10 C và tuỳ vào các sản phẩm có nhiệt độ thích hợp. Hồng cầu, máu toàn phần, máu tươi (lấy được lấy dưới 6 giờ): 4oC Huyết tương đông lạnh: – 18oC Tủa đông (cryoprecipitate) : 1 – 6oC Tiểu cầu : 20 – 24oC nhưng phải lắc liên tục. Thời gian trung bình tối đa cho các sản phẩm này ở nhiệt độ phòng (22 – o 26 C) hoặc rời phòng lạnh/ tủ đông là 4 giờ. Máu và các chế phẩm từ máu, tế bào gốc thông thường được lưu trữ dưới hai cách chính: Tủ lạnh và tủ đông đặt trong phòng mát. Phòng lạnh (4oC) và kho đông lạnh (-25oC). Việc lựa chọn phương pháp nào làm cách thức bảo quản chính cho chế phẩm sản phẩm là vấn đề cốt lõi trong vận hành một trung tâm.
Tủ lạnh và tủ đông:
Một tủ bị trục trặc hay hư hỏng thì nó chỉ ảnh hưởng đến các sản phẩm lưu trữ bên trong cái tủ đó.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 169
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Nếu các kỹ sư y sinh không có mặt kịp thời để bảo trì, tủ lạnh/ tủ đông đó không được sửa chữa và qua thời gian, tổng dung tích lưu trữ tại trung tâm sẽ bị quá tải. Việc bảo trì gặp chút khó khăn bởi vì nhiều nhà sản xuất, họ có nhửng linh kiện của riêng mình, rất khó để thay thế, sửa chữa nhanh chóng bằng các linh kiện có sẵn. Tủ này yêu cầu một không gian để trữ phải đủ lớn và lớn hơn so với phương pháp phòng lạnh – kho đông lạnh.
Phòng lạnh và kho đông lạnh:
Về cơ chế thì phòng này được vận hành như một kho lạnh chứa thực phẩm trong các siêu thị hay bếp của nhà hàng, khách sạn. Vì vậy, đội ngũ nhân viên thành thục thường trực và thiết bị linh kiện luôn có sẵn và dễ tìm thấy trong hầu hết các thành phố. Phòng cần ít không gian hơn để lưu trữ cùng một lượng máu nếu dùng phương pháp tủ đông – tủ lạnh.
Một khi phòng gặp sự cố thì ảnh hưởng toàn bộ đến hệ thống ngân hàng máu. Kết quả vô cùng tai hại cho việc cung cấp máu trong hệ
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 170
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
thống y khoa. Để quản lý rủi ro, người ta cần bố trí thêm hệ thống dự phòng: phòng lạnh dự phòng, hệ thống điện dự phòng cho trường hợp khẩn cấp đảm bảo các sản phẩm không rời mô trường bảo quản lạnh quá lâu.
NGÂN HÀNG MÁU OPORTO, TÂY BAN NHA
1.2 Dây chuyền sử dụng:
THU GOM MÁU
ĐĂNG KÝ
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
XỬ LÝ, ĐIỀU CHẾ
MẪU ĐẠT YÊU CẦU
KHO LƯU TRỮ CÁCH LY
TIÊU HUỶ
KIỂM TRA, SÀNG LỌC
PHÂN PHỐI SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CỦA MÁU
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 171
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TRUNG TÂM MÁU tiếp nhận, đăng ký
TIÊU HUỶ mẫu không phù hợp
ĐƯA VẬT MẪU ĐẾN THÍ NGHIỆM
XỬ LÝ, ĐIỀU CHẾ chiết tách ra từng thành phần: hồng cầu lắng, plasma, tiểu cầu
TIÊU HUỶ mẫu không phù hợp, chứa mầm bệnh
CÁCH LY
TIÊU HUỶ
PHÂN LOẠI VÀ PHÂN PHỐI
đưa đến viện nghiên cứu quốc gia hoặc quốc tế
MẪU ĐẠT YÊU CẦU
KIỂM TRA, SÀNG LỌC sẵn sàng cho truyền máu
TIÊU HUỶ mẫu đã qua sử dụng
PHÂN PHỐI tới các bệnh viện và trung tâm y tế
SƠ ĐỒ QUAN HỆ CHỨC NĂNG GIỮA ĐIỀU CHẾ VÀ PHÂN PHỐI MÁU
1.3 Yêu cầu đặc biệt trong kỹ thuật: Tường nội thất và vách ngăn:
Được thiết kế khả năng chịu kéo và chịu tải trong động, vì có một số thiết bị y khoa như máy phân tach máu ly tâm khi vận hành sẽ tạo độ rung lắc mạnh nên thường được đặt áp tường, góc, vừa giảm độ ồn và tránh ảnh hưởng tới các thiết bị khác. Đảm bảo vấn đề trang âm, chịu lửa và chịu nhiệt tôt. Vậtl liệu nên có độ co giãn về nhiệt tốt vì nhiệt độ phòng luôn là 22 – 24oC. Bề mặt tường dễ lau chùi, chống bám bẩn. Trong phòng thí nghiệm, sơn phủ loại sơn chất lượng cao hoặc hệ thống áo phủ chuyên dụng. Khu vực ướt như phòng tắm, khu bồn rửa phải có ốp gạch men hoặc tấm vinyl. Chân tường phải được bảo vệ bằng các biện pháp bảo vệ tác động xấu và cao tối thiểu 900mm.
Sàn: SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 172
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Khả năng chịu được tải trọng động và tĩnh. Bề mặt sàn phải luôn sạch, không cần bảo dưỡng nhiều và dễ lau chùi.
Trần:
Bề mặt dễ lau chùi, chống bám bẩn. Cao 2700mm, riêng trong kho lưu trữ máu – tế bào gốc,phòng lạnh/đông lạnh, vệ sinh thì 2400mm
Quy định về phòng lấy máu:
Áp dụng với lấy máu bằng chai (hệ thống hở). Phòng lấy máu phải thoáng, kín, sạch sẽ và có điều hoà nhiệt độ, đảm bảo ánh sáng. Phải khử trùng bằng đèn cực tím trước khi lấy máu trong vòng 30 phút. Kích thước tối thiểu: dài 3m, rộng 2,5m, cao 3m. Trong phòng lấy máu tường được lát bằng gạch men trắng, khu vực người cho máu nằm và khu vực người lấy máu phải được ngăn cách với nhau bằng kính, phòng được thiết kế theo hệ thống một chiều. Phòng lấy máu phải được trang bị hệ thống khử trùng bằng đèn cực tím và hoá chất hàng tháng phải cấy vi trùng không khí phòng lấy máu và phải đảm bảo các chỉ số vô khuẩn quy định. Các trang thiết bị trong phòng phải được sắp đặt thuận tiện để di chuyển và làm vệ sinh hàng ngày hàng tuần. Phải có tủ thuốc cấp cứu theo quy định để kịp thời xử lý các trường hợp tai biến trong và sau khi lấy máu. Gần phòng lấy máu phải có khu vực tắm, thay quần áo cho nhân viên trước khi vào buồng lấy máu.
PHÒNG THÍ NGHIỆM, ĐIỀU CHẾ NGÂN HÀNG LƯU TRỮ
MẶT BẰNG NGÂN HÀNG MÁU CỦA TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN, XÉT NGHIỆM HARRISON (DIAGNOSTIC CARE LAB FT. HARRISON)
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 173
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT CẮT NGÂN HÀNG MÁU - TRỤ SỞ CHỮ THẬP ĐỎ - ẤN ĐỘ
MẶT BẰNG NGÂN HÀNG MÁU - TRỤ SỞ CHỮ THẬP ĐỎ - ẤN ĐỘ PHÒNG THÍ NGHIỆM KHU CÔNG CỘNG – TRUYỀN MÁU KHU NHÂN VIÊN
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 174
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
2. Khoa truyền máu: 2.1 Đặc điểm - chức năng: Là một bộ phận của khu khám – điều trị ngoại trú của bệnh viện. Đa số bệnh lý huyết học được điều trị ngoại trú đều phải đến bệnh viện truyền máu định kỳ ví dụ: bệnh thiếu máu, tan máu di truyền, thải sắt,… Khoa có nhiệm vụ truyền máu cho các bệnh nhân đảm bảo hàm lượng các thành phần trong máu và tỉ lệ các thành phần cân bằng, duy trì sự sống.
2.2 Đặc trưng của không gian: Thời gian truyền một đơn vị máu khoảng 3 tiếng, nhưng các bệnh nhân không phải chỉ truyền 1 đơn vị máu, có một vài loại bệnh mà cần phải truyền 2 – 3 loại chế phẩm của máu nên phòng nằm cho bệnh nhân truyền máu phải thật tiện nghi, đảm bảo về thông thoáng, chiếu sáng (có thể chiếu sáng tự nhiên). Đảm bảo phòng có tầm nhìn ra sân vườn hoặc phòng cảnh đẹp giúp bệnh nhân thư giãn. Không gian nội thất phải mang lại cho người bệnh cảm giác gần gũi, ấm áp và phải đủ rộng, bởi vì trong các đợt truyền máu, bệnh nhân thường đi kèm với thân nhân. Phòng nên có những giải pháp về mặt hút âm, không tạo các bề mặt nhẵn, có khả năng phản xạ âm.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 175
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Bệnh nhân ở đây đa dạng về lứa tuổi và giới tính nên thiết kế cũng phải chú trọng ở mảng nội thất. Phòng truyền máu nên có một khu riêng dành cho trẻ em với lối thiết kế màu sắc sinh động. Và nên cả thêm khu đặc biệt (VIP) nằm riêng một cụm với đầy đủ tiện nghi phục vụ.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 176
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
2.3 Yêu cầu đặc biệt trong kỹ thuật: Đồng thời cũng phải sạch sẽ, các hệ thống tường, sàn, trần cũng nên áp dụng tiêu chuẩn trong ngân hàng máu: dễ lau chùi và chống bám bẩn. Ở đây có thể áp dụng mặt bằng, nguyên lý thiết kế của phòng truyền dịch, tạm lưu trong cấp cứu nhưng độ vô trùng không cần đặt cao và các thiết bị y tế theo dõi tình trạng sức khoẻ nhiều như ở khoa cấp cứu. Về bản chất, khoa cũng là một dạng phòng điều trị bệnh, vẫn phải đảm bảo yếu tố vô trùng. Tuy được khuyến khích về chiếu sáng tự nhiên nhưng lưu ý hướng nắng vì sức khoẻ của bệnh nhân cũng rất yếu và thông thoáng nhân tạo vẫn là sự lựa chọn tối ưu. Phân luồng giao thông giữa người và vật phẩm đã sử dụng và phân cấp độ sạch để tránh lây nhiễm chéo.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 177
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 178
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 179
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
IV. NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU VỀ CÔNG TRÌNH: VẤN ĐỀ VÔ TRÙNG TRONG KHỐI MỔ 1.Vai trò của vấn đề vô trùng trong bệnh viện: Nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: tăng tỷ lệ tử vong, biến chứng, tăng ngày điều trị, tăng sử dụng kháng sinh, tăng sự kháng thuốc và tăng chi phí điều trị. Tỉ lệ nhiễm khuẩn của các bệnh viện tại Việt Nam là 8%. Hầu hết đều lây truyền qua đường trung gian bàn tay. Nói về nhiễm khuẩn bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng (Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đó là hệ quả tất yếu của quá trình chữa bệnh tại bệnh viện. Bệnh nhân muốn được chữa bệnh thì phải làm các thủ thuật can thiệp vào cơ thể. Nếu khâu vô trùng dụng cụ phẫu thuật, vật dụng, môi trường… không chuẩn thì vi khuẩn đang tồn tại trong bệnh viện có đường xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Nhiễm khuẩn bệnh viện thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi nhập viện do các tác nhân gây bệnh trong môi trường bệnh viện. Điều cực kỳ nguy hiểm là các ca nhiễm khuẩn bệnh viện luôn diễn tiến rất nặng vì người mắc phải thường bị nhiễm SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 180
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
chồng khi đang mang bệnh và vi khuẩn trong bệnh viện có tính kháng thuốc rất cao hơn gấp nhiều lần so với bị nhiễm vi khuẩn ngoài bệnh viện. Hậu quả khi bị nhiễm khuẩn bệnh viện thường rất nghiêm trọng. Ngoài việc bệnh nhân bị bệnh nặng hơn, dễ bị tai biến hơn, tốn nhiều thời gian và tiền bạc để chạy chữa hơn thì nguy cơ tử vong cũng cao hơn. Các bệnh viện Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhiều trường hợp người bệnh đã được chữa khỏi bệnh ban đầu nhưng lại chết vì nhiễm khuẩn bệnh viện. Có trường hợp bệnh nhân nhập viện vì xuất huyết não, các bác sỹ điều trị đã kiểm soát được nhưng cuối cùng lại quay ra chết vì viêm phổi bệnh viện vì không có kháng sinh. Hay như trường hợp sản phụ đi mổ đẻ, bị nhiễm khuẩn bệnh viện dẫn đến hậu sản, phải cắt bỏ dạ con… Theo Tổ chức y tế thế giới, tại mọi thời điểm luôn có khoảng 1,4 triệu người bị nhiễm khuẩn bệnh viện. Con số tại Việt Nam theo thống kê của Viện Vệ sinh Công cộng Tp.HCM là 600.000/ 7,5 triệu bệnh nhân nhập viện mỗi năm bị nhiễm khuẩn bệnh viện.
2.Vai trò của vấn đề vô trùng trong khối mổ: Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) chiếm 89% nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở những bệnh nhân bị NKVM sâu. Với một số loại phẫu thuật đặc biệt như phẫu thuật cấy ghép, NKVM có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác. Thời gian nằm viện gia tăng do NKVM ở những bệnh nhân này lên tới > 30 ngày. Do điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn lực kinh tế còn hạn hẹp, những nước đang phát triển hiện phải đối mặt với nhiều thách thức trong nỗ lực nhằm làm giảm NKVM. Một sự hiểu biết thấu đáo về sinh lý bệnh và sự tương tác phức tạp của các yếu tố nguy cơ của NKVM là rất cần thiết cho các điều dưỡng, họ có một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, xác định và điều trị NKVM.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 181
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Phòng mổ có đủ chiều cao treo các loại đèn trần và máy móc phục vụ mổ, diện tích ngày càng đòi hỏi phải lớn hơn để chứa rất nhiều máy móc chuyên dùng.
NKVM là loại nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp nhất để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân do kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) trong phẫu thuật đã được chứng minh là biện pháp đầu tiên và hiệu quả nhất trong việc kiểm soát NKVM. Sử dụng KSDP hợp lý làm hạn chế tỷ lệ NKVM. Tuy nhiên, với kháng sinh đặc biệt là những kháng sinh phổ rộng dùng trong thời gian dài, nếu sử dụng không đúng không những không phát huy được hiệu quả diệt khuẩn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các chủng vi khuẩn định cư kháng thuốc, làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân phẫu thuật.
3. Phân cấp vô trùng trong bệnh viện: a. Khu vực không cách ly, khu lân cận: (khu sạch – cấp vô trùng 1) b. Khu vực nửa cách ly, khu sạch: (hoặc khu vô trùng – cấp vô trùng 2) c. Khu vực cách ly, khu vô trùng: (hoặc vô trùng tuyệt đối – cấp vô trùng 3) SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 182
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Theo tiêu chuẩn thế giới (ISO 14644–1:2010), môi trường trong phòng được phân thành 9 cấp độ vô trùng bằng cách đo số lượng các hạt lơ lững, vi sinh vật trên một đơn vị thể tích không khí. (1m3 hoặc 1ft3) BẢNG PHÂN CẤP ĐỘ SẠCH CỦA MÔI TRƯỜNG TRONG PHÒNG Số lượng tối đa các hạt bụi và vi sinh vật/m3 Cấp độ
≥0.1 µm ≥0.2 µm
≥0.3 µm
≥0.5 µm
≥1 µm
Tương đương ≥5 µm
FED STD 209E (US)
ISO 1 10
2
ISO 2 100
24
10
4
ISO 3 1,000
237
102
35
8
Class 1
ISO 4 10,000
2,370
1,020
352
83
Class 10
10,200
3,520
832
29
Class 100
35,200
8,320
293
Class 1,000
ISO 5 100,000 23,700 ISO 6 1.0×106
237,000 102,000
ISO 7 1.0×107
2.37×106 1,020,000 352,000 83,200
2,930
Class 10,000
ISO 8 1.0×108
2.37×107 1.02×107
29,300
Class 100,000
3.52×106 832,000
Điều kiện môi ISO 9 1.0×10
9
8
2.37×10 1.02×10
8
35,2×10 8,320,000 293,000 trường phòng 7
bình thường
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 183
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
4. Phòng mổ: 4.1 Yêu cầu chung về vô trùng: Phòng mổ và hành lang vô khuẩn đặt cấp độ sạch class 100000 (ISO 8).
KHU VÔ KHUẨN
KHU SẠCH
KHU LÂN CẬN Đối với bệnh viện huyết học, có hai loại loại phẫu thuật chính là phẫu thuật ghép tuỷ và phẫu thuật cắt lách. Theo phân loại ca mổ thì hai ca này đều thuộc dạng khó. (Theo quyết định chính phủ 1904/1998/QĐ–BYT) Ca phẫu thuật ghép tuỷ được ghép vào loại đặc biệt: Thời gian phẫu thuật từ 3 – 4 giờ hoặc có thể trên 4 tiếng. Số người phục vụ cho phẫu thuật là 7- 8 người và 4 – 5 người nếu cho thủ thuật. Đòi hỏi trang thiết bị, dụng cu cao cấp, đặc biệt. Yêu cầu vô trùng đòi hỏi nghiệm ngặt hơn. Ca phẫu thuật cắt lách xếp vào loại 1: Thời gian phẫu thuật có thể lên tới 3 giờ. SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 184
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Số người phục vụ cho phẫu thuật là 6 - 7 người và 4 – 5 người nếu cho thủ thuật. Đòi hỏi trang thiết bị, dụng cu chuyên khoa thông thường. Yêu cầu vô trùng đòi hỏi nghiệm ngặt.
4.2 Nguyên lý thiết kế vô trùng:
Phòng mổ:
HỆ THỐNG KHÍ SẠCH TRONG PHÒNG MỔ
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 185
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT BẰNG TRẦN PHÒNG MỔ
MẶT CẮT PHÒNG MỔ
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 186
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MẶT BẰNG PHÒNG MỔ
Thường tổ chức theo từng đôi với 1 phòng rửa tay và 1 phòng tiệt trùng dụng cụ, 1 phòng gây mê hồi sức cho mổ đôi. Các loại phòng mổ được chia ra theo: Tình trạng nhiễm trùng: hữu khuẩn và vô khuẩn. Theo các chuyên khoa (mổ mắt cần phòng tối) Theo năng lực: tiểu phẫu, trung phẫu và đại phẫu. Phòng mổ nhất thiết phải chiếu sáng, thông hơi nhân tạo. Vì vậy các cửa sổ kinh lớn không cần thiết. đèn gồm chiếu trên trần xuống, đèn di động và đèn phòng sự cố. Nhiệt độ thích hợp trong phòng mổ là 25oC và độ ẩm 55%. Trang thiết bị gồm: bàn mổ và các máy móc phục vụ mổ (thường là di động), các miệng hút chân không, miệng cung cấp oxy, ổ cắm điện, bảng đèn xem phim X – Quang. Các chậu đựng dụng cụ, chất thải, đồng hồ,… Tường cần ốp loại gạch men không bóng đến độ cao ít nhất là 3m nhưng tốt nhất là lên tới trần có thể bế trị kệ âm tường có vách cửa hoặc để trần chứa các loại thuốc, dụng cụ cho 24giờ mổ. Cần chú ý chống cháy nổ nhất là khi các vòi oxy, bình oxy. SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 187
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Nếu là bệnh viện có đảm nhiệm chức năng đào tạo cần bố trí hành lang quan sát mổ. có 2 vị trí quan sát: từ cửa kinh trên cao nhìn xuống và tử cửa sổ bên. Ngày nay kỹ thuật nghệ nhìn đã rất phát triển nên cách quan sát tốt nhất là dùng camera truyền về màn hình đặt tại một phòng khác. Cửa sổ phòng mổ cần đủ rộng để đẩy cáng vào ( 1m). Cửa cấu tạo càng kín càng tốt để chống nhiễm khuẩn cho phòng mổ. một trong các giải pháp này là dùng cửa 1 cánh và nên mở ra hành lang vì nhiệt độ phòng thường lạnh hơn khiến hơi sáng phía ngoài hành lang ép cửa sát và khít vào luôn.
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ Ê KÍP MỔ TRONG 1 CA PHẪU THUẬT THƯỜNG
Phòng thanh trùng dụng cụ: Phòng này thường bố trí theo kiểu 1 phòng thanh trùng dụng cụ năm ở giữa 2 phòng mổ. Dụng cụ được truyền qua phòng mổ theo kiểu bằng cửa sổ trực tiếp hay qua hành lang đều chấp nhận được. Dụng cụ gồm nồi tiệt trùng bằng áp lực cao và bằng hơi nước. Có thể có máy làm ấm chăn. Tuy rằng các dụng cụ mổ đã được thanh trùng sẵn ở trung tâm thanh trùng, đóng gói rồi mới đem vào khu mổ những vẫn có một số dụng cụ cần thanh trùng tại chỗ vì nhiều lý do.
Phòng gây mê hồi sức: Cần bố trí kề cận hay gần phòng mổ. Là nơi gây mê chuẩn bị bệnh nhân trước khi mổ và là nơi làm hồi tỉnh bệnh nhân sau khi mổ. Các bệnh viện nhỏ thường gây mê hồi sức ngay tại bàn mổ. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện lớn cũng làm như vậy bời điều này khiến cho bác sỹ gây mê gắn bó với ca mổ hơn, nhất là trong trường hợp ca mổ kéo dài, cần phải gây mê tiếp tục trong phòng khi bệnh nhân tỉnh dậy giữa ca mổ.
Nơi rửa tay của Phẫu thuật viên: Người ta khuyên nơi rửa tay của phẫu thuật viên nên có cửa sổ kinh nhìn vào phòng gây mê để phẫu thuật viên có dịp quan sát bệnh nhân trước khi mổ, nhưng
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 188
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
không nhất thiết phải như vậy. Thường ít nhất 3 nhậu rửa cho 1 đôi phòng mổ. Vòi rửa phải có kiểu cổ ngỗng và đóng mỡ gạt bằng khuỷu tay hay đùi.
4.3 Yêu cầu trong giải pháp thiết kế: [tr9 thiết kế khoa phẫu thuật] về môi trường mổ Vấn đề phân chia các cấp độ sạch: khi thiết kế khu mổ cần lưu ý để hạn chế giao thông xuyên qua nếu mục đích không liên hệ đến khu vực chức năng này. Khu mổ phải được thiết kế để dòng vật liệu và dòng người cần di chuyển theo 1 hướng cần phải qua khu vực khử trùng trước khi vào khu vực sạch. Khu mổ được chia làm 3 khu vực – 3 cấp độ sạch khác nhau: Khu vực không cách ly Khu vực bán cách ly Khu vực cách ly
KHU VỰC KHÔNG CÁCH LY:
Bao gồm các điểm kiểm soát trung tâm để giám sát các lối vào của bệnh nhân, nhân viên và vật liệu. Quần áo thông thường được phép vào khu vực này.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHU VỰC BÁN CÁCH LY:
Bao gồm các khu vực xung quanh phòng mổ. Các hành lang dẫn tới khu vực cách ly của phòng mổ. Chỉ những người được phép và bệnh nhân được vào. Những người khi vào phòng này phải thay quần áo của khu vực phòng mổ và bịt kín đầu tóc.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 190
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
KHU VỰC CÁCH LY:
Bao gồm các phòng mổ, phòng chuẩn bị và khu vực bố trí các bồn tẩy trùng. Phải có thay quần áo và mũ 2 lần khi vào khu vực này. Khẩu trang được đeo khi vào phòng vô khuẩn hoặc sau khi phẫu thuật viên đã khử trùng tay.
KHU VỰC VÔ KHUẨN:
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 191
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Là khu vực bàn mổ - ngay dưới miểng thổi điều hoà không khí: Cần cách xa lối ra vào và các thiết bị. Cần thiết kế để hạn chế việc đi lại trong khu vực này.
Phòng mổ: Số lượng & kích cỡ theo yêu cầu nhưng kích thước đề nghị là 7 mx 7mx 3,5 m. Cửa sổ kính có thể bố trí chỉ trên một mặt. Cửa ra vào: cửa chính có chiều rộng khá lớn (1,2 đến 1,5 m).Cửa nên là cửa đẩy có lo xo, nhưng loại trượt được ưa chuộng hơn vì không tạo ra các dòng đối lưu không khí khi đóng mở cửa. Tất cả các phụ kiện trong phòng mổ phải trơn phẳng (dễ lau rửa) va làm bằng thép không rỉ. Các bề mặt và sàn phải chống trượt, cứng cáp và chống thấm, hạn chế các khớp nối (ví dụ: tấm ốp bằng các miếng đồng chống tĩnh điện) hoặc gạch cách nhiệt nguyên khối, vải dầu vv, được đề xuất, dẫn điện tối thiểu là 1m Ohm và tối đa 10m Ohms. Hiện nay, nhu cầu sàn chống tĩnh điện đã giảm vì khí gây mê có tác nhân dễ cháy ít được sử dụng. Tường bằng laminated polyester hoặc sơn nhẵn cho bề mặt tường nhẵn hơn và không có mối nối; sơn Epoxy hoàn thiện mạch vữa. Các góc va chạm được gia cố bằng thép hay aluminium, chọn sơn có màu phản chiếu ánh sáng và dịu mắt. Sơn có màu sáng và sạch (màu xanh cyan hoặc màu xanh lá cây) là lý tưởng. Một bề mặt tường bóng tương đối phản chiếu ánh sáng ít hơn là hoàn thiện bằng vật liệu bóng, và ít làm mỏi mắt nhóm phẫu thuật. Bàn mổ: một bàn cho mỗi phòng mổ Đèn điện: số bóng điện vừa đủ trên tường(thấp hơn 1,5 m từ sàn nhà). Máy chiếu X-quang: máy chiếu phim X-quang âm vào tường do điều kiện vệ sinh (tránh bám bụi). Lau chùi, vệ sinh: ít nhất 2-3 người cho mỗi khu mổ.
Thông gió:
Thông gió dựa trên nguyên tắc hướng không khí từ phòng mổ ra cửa chính. Không nên cho không khí chuyển động giữa một phòng mổ và phòng khác. Thông gió hiệu quả sẽ kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong phòng mổ, làm loãng các khí bẩn do vi sinh vật và tác nhân gây mê. Nhiệt độ (C)
Độ ẩm (%)
Số lần luân chuyển không khí / giờ
Số lượng hạt bụi 0,5m trong 1m3 không khí
Phòng mổ, phòng hồi tỉnh, hành lang vô khuẩn
21 - 24
60 - 70
15 – 20
3 x 106
Tiền mê, hành lang sạch
21 - 26
70
5 – 15
Tên phòng
Có hai loại hệ thống máy điều hoà không khí: tái tuần hoàn và không tái tuần hoàn.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 192
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Hệ thống không tái tuần hoàn: cho không khí nóng/lạnh như mong muốn và truyền vào phòng mổ, lý tưởng với 20 lần trao đổi không khí mỗi giờ. Không khí sau đó sẽ đẩy hết ra ngoài. Tác nhân gây mê trong không khí phòng mổ cũng tự động xoá bỏ. Thật lý tưởng, nhưng đắt tiền. Hệ thống tái tuần hoàn: dùng một phần hay tất cả không khí, điều chỉnh nhiệt độ và tuần hoàn trở lại phòng. Các yêu cầu khác: 20-30 lần trao đổi không khí mỗi giờ. Chỉ có tối đa 80% khí được tuần hoàn để ngăn ngừa việc tạo thành khí gây mê và các khí khác. Dòng không khí đối lưu siêu sạch – không khí được lọc 90% tạp chất. Hệ thống áp lực dương không khí trong phòng mổ: đảm bảo một áp lực tích cực 5cm H2O từ trần của phòng mổ đẩy xuống và đẩy ra ngoài, để đẩy ra không khí từ phòng mổ. Độ ẩm 40-60% được duy trì. Nhiệt độ khoảng 20-24oC. Nhiệt độ không nên điều chỉnh theo ý thích của nhân viên phòng mổ, nhưng có thể theo tính chất của bệnh nhân, đặc biệt là trong trường hợp Nhi khoa, Lão khoa, Bỏng, Sơ sinh, vv
Hệ thống kĩ thuật treo trên trần - Pendant services Nên thiết kế hai đường ống kĩ thuật treo trên trần; một cho nhóm phẫu thuật và một cho gây mê. Ống gây mê có thể kéo gọn lại được và cố định bên cạnh, có một kệ cho các thiết bị giám sát. Nó phải có oxy, nitrous oxide, bốn thanh khí nén áp lực dùng cho y tế, chân không dùng cho y tế, kẹp sạch và ổ cắm ít nhất là 4 lỗ. Ống khí trong phòng mổ: Tự động/ bán tự động. Tối thiểu ở mỗi phòng mổ có 2 đầu ra: một cho O2 và hút, một cho N2O. Hệ thống đường ống cung cấp có thể cắt khỏi dòng chính nếu có vấn đề xảy ra bất cứ nơi nào dọc theo đường ống phân phối.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 193
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Bảo quản Các biện pháp bảo quản, vệ sinh nên được quyết định lúc lập kế hoạch giai đoạn phòng mổ.Tiêu chuẩn Mỹ và Quốc tế đã có sẵn, nhưng quá lý tưởng cho các loại hình hệ thống thực tế (chủ động, bị động) về số lượng và vị trí.
Điện Tất cả các thiết bị điện trong phòng mổ đều phải cần nối đất riêng Trong quá khứ, các hệ thống điện cô lập đã được ưa chuộng khi có nhiều tác nhân gây nổ. Khi chuyển sang dùng điện nối đất, có ưu thế là không có rủi ro cho bệnh nhân hay máy móc, nếu một máy được thao tác không đúng. Tại nhà dân, khi sử dụng các thiết bị nối đất, cho phép bảo vệ chung nhưng thiết bị có thể mất điện mà không báo trước. Còn nhiều băn khoăn khi dùng hệ thống này để hỗ trợ cuộc sống. Các tiêu chí lý tưởng đối với hệ thống điện phức tạp trong phòng mổ: 1. Sử dụng các ngắt mạch, nếu có sự cố quá tải hay rò điện ra đất. 2. Hiệu điện thế dòng 220Volt. 3. Đầu ra phải bộ nối được khóa để tránh tình trạng ngắt mạch. 4. Cách ly xung quanh nguồn điện trên trần. Dây không nên bị xoắn, bị gút để tránh làm hư dây. Dây lõi cứng hay kéo lại được. 5. Đầu ra ở tường đặt ở cách mặt đất 1,5 m. 6. Sử dụng các ổ cắm chống nổ. 7. Các dây điện khác nhau thì dùng các lỗ cắm khác nhau. 8. Cấp điện phải tính toán dựa trên các thiết bị có khả năng sẽ được sử dụng và số lượng dây hiện tại, công suất máy. 9. Trường hợp khẩn cấp: mạng điện phòng mổ cần phải kết nối với máy phát dùng cho các trường hợp khẩn cấp (mất điện) với hai cách tự động chuyển đổi (tự động và bằng tay).
Chiếu sáng Ánh sáng tự nhiên ban ngày được nhân viên ưa thích.Cửa sổ cao ở nơi có thể, thể hiện trạng thái của 'thế giới bên ngoài' vào trong phòng mổ. 1. Ánh sáng chung: được ưa chuộng là đèn fluorescent tự chỉnh màu (âm trần hoặc bệ nổi) để chiếu sáng thấp nhất khoảng 500 Lux ở chiều cao làm việc, và cả giảm chói nữa. Vì có thể cần ánh sáng mờ trong thời gian nội soi. Để giảm thiểu mỏi mắt, tỷ lệ của cường độ ánh sáng trong phòng với ở phạm vi phẫu thuật không nên vượt quá 1:5, tốt hơn 1:3. Độ chói này nên được duy trì trong khu vực hành lang và khu sạch, giống như trong phòng, để bác sĩ phẫu thuật quen với ánh sáng trước khi bước vào khu vô trùng. Màu sắc và sắc độ của đèn cũng phải nhất quán. 2. Ánh sáng 2.000 Lux cần thiết để nhận biết màu sắc các cơ quan nội tạng của bệnh nhân. 3. Các mô cơ thể trắng và sáng cần ít ánh sáng hơn các mô tối. 4. Khu vực mổ: ánh sáng nên được khử bóng đổ, khoảng 25.000-125.000
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 194
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Lux (50.000 đến 100.000 Lux tại các trung tâm và ít nhất 15.000 Lux tại ngoại biên). 5. Khoảng 10-12 inch2 (62.5 – 70 cm2) ánh sáng tập trung là đủ chiếu sáng cả chiều sâu cũng như bề mặt của cơ thể bệnh nhân. 6. Đèn chiếu sáng cho phép tự do điều chỉnh cả phương ngang và thẳng đứng. Hệ thống đèn treo được ưa chuộng. Đèn phòng mổ nên có màu sắc xanh trắng của ánh sáng ban ngày. Quang phổ ở phạm vi 50000Kelvin (có thể chấp nhận 35000-67000 K). 7. Đèn Halogen ít tạo nhiệt hơn, vì vậy được ưa chuộng. Ánh sáng phòng mổ không nên sinh ra bức xạ năng lượng trên 25.000mw/cm2. Loại bỏ nhiệt do phản xạ lưỡng sắc (dùng gương lạnh), hấp thụ nhiệt phản xạ hoặc đèn phải có sẵn bộ lọc ánh sáng. 8. Một đèn phụ thứ hai ở phạm vi phẫu thuật mang lại lợi ích nhất định. 9. Chọn UPS (lưu điện) phù hợp, sau khi xem xét ánh sáng phòng mổ, máy gây mê, màn hình, dao điện vv cho trường hợp cúp điện đột ngột. 10. Trong phẫu thuật nội soi, đôi khi phải giảm ánh sáng. Một ánh sáng chiếu thấp (là là) trên sàn có thể hữu ích. Tên phòng
Độ rọi tối thiểu (lux)
Sảnh đợi, tiếp nhận bệnh nhân
140
Phòng vệ sinh, thay quần áo
140
Phòng khử khuẩn, cung cấp vô khuẩn, kỹ thuật, hành lang vô khuẩn
300
Phòng mổ
700/300
Phòng Tiền mê, hồi tỉnh
500/250
Phòng nghỉ thư giãn, Phòng hành chính, bác sỹ trưởng khoa, giao ban, đào tạo (bộ phận văn phòng)
140
Kho (dụng cụ, thiết bị, vật phẩm y tế và dược phẩm, đồ bẩn)
140
Hành lang, lối đi
100
Ghi chú
Cửa sổ cao trên 1,8m
Điều khiển ở 2 mức sáng
Tính toán đối với mặt phẳng thẳng đứng, cao trên 1,0m
Thiết bị gây mê và nhu cầu giám sát Ít nhất một chuyên gia gây mê nên được tham gia trong nhóm thiết kế phòng mổ. Vì một số vấn đề đối với các thiết bị gây mê và giám sát gây mê được tính toán trong giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế. Vấn đề cá nhân, sự hoạt động và chi phí thực tế có thể tác động tới dự án.
Truyền thông
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 195
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Máy điện thoại, liên lạc nội bộ và mã tín hiệu cảnh báo cần đưa vào phòng mổ. Một điện thoại cho mỗi phòng mổ và một riêng cho các nhân viên gây mê. Lý tưởng nhất là liên lạc nội bộ kết nối với bàn điều khiển, thư viện bệnh lý và các phòng mổ khác, cũng như dùng để nhận fax. Mã tín hiệu, khi được kích hoạt sẽ truyền tín hiệu khẩn cấp như tim ngừng đập hay cần sự trợ giúp ngay lập tức. GIAO THÔNG TRONG KHU MỔ: Giao thông của bệnh nhân: Đến Làm thủ tục Chuẩn bị trước khi phẫu thuật Tiến hành phẫu thuật Phòng hồi sức giai đoạn đầu Chuyển khoa
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 196
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Giao
thông của y – bác sĩ: Đến Thay đồ/phòng đợi Tẩy trùng, rửa tay Phòng phẫu thuật Phòng nghỉ
Giao bị:
thông của luồng dụng cụ - thiết Điểm nhập Mở bao gói Kho tiệt trùng Đưa tới phòng Mổ
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 197
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
Giao thông đồ dơ:
4.4 Xu hướng: Nhưng, một số bệnh viện lớn người ta gây mê bệnh nhận trực tiếp trên bàn mổ, vừa để tiết kiệm được không gian và cũng vì kỹ thuật vô trùng đã phát triển vượt bậc, phòng mổ ngày càng đạt chuẩn, có khả năng vô trùng cao, vật liệu bề mặt tốt giúp việc thiết kế dễ dàng, dễ làm đẹp, thân thiện, không làm bệnh nhân cảm giác lo lắng như trước đây.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 198
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
V.
KẾT LUẬN:
Máu là thành phần quan trọng trong cơ thể và mối quan hệ hữu cơ với tất cả các cơ quan trong cơ thể. Một khi bộ máy này gặp sự cố dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Huyết học là chuyên ngành y khoa phức tạp và mối quan hệ với các chuyên khoa khác, mặt khác nó biệt lập về cách thức điều trị. Bệnh viện huyết học – truyền máu là một bệnh viện chuyên khoa đặc biệt mà ở đó nó không chỉ hoạt động cho riêng nó, các hoạt động khám và chữa trị bệnh lý huyết học: thiếu máu, bạch cầu cấp, tan máu bẩm sinh, đa u tuỷ xương,… và còn là một ngân hàng lưu trữ máu, nơi tập trung, điều chế, sàng lọc, phân phối đơn vị máu phục vụ cho các bệnh viện cả khu vực. Với khoa học – kỹ thuật tiến bộ như ngày nay, người ta đã phát hiện ra rằng tế bào gốc (máu cuống rốn) có thể chữa trị một số căn bệnh nan y mà trước nay y học nhân loại phải bó tay: bệnh ung thư máu, … Việc này dẫn đến hình thành thêm 1 ngân hàng tế bào gốc để lưu trữ khi cần thiết. Trước đây, huyết học và truyền máu là một khoa trong các bệnh viện đa khoa lớn quy mô cấp trung ương hoặc thành phố, nhưng với sức ép dân số, bệnh nhân từ nhiều địa phương đổ về các thành phố khám và điều trị bệnh. Ngày nay, xu hướng thế giới bắt đầu tách ra thành lập thành một bệnh viện chuyên khoa riêng, tập trung lại thay vì rải rác ở các bệnh viện đa khoa. Ở các bệnh viện đa khoa, khoa này chỉ còn chức năng thực hiện các xét nghiệm hoá sinh, sinh học, phân tích công thức máu,… và lưu trữ máu tạm thời phục vụ công tác điều trị. Còn lại các chức năng lưu trữ máu, điều chế, sàng lọc sản xuất các chế phẩm của máu như huyết tương, hồng cầu lắng, hồng cầu nghèo bạch cầu, bạch cầu, tiểu cầu,... và cả máu tươi (máu toàn phần được lấy dưới 4 tiếng đồng hồ). Như vậy, chúng ta sẽ tiết kiệm được nguồn vật chất, thiết bị phục vụ công tác điều chế và lưu trữ máu, đồn thời cũng là nguồn nhân lực: đội ngũ y – bác sĩ chuyên ngành, chuyên gia trong ngành có 1 một nơi thật sự để có thể thực hiện các công tác thí nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng để có được những phương pháp mới trong điều trị bệnh.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 199
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP | BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
PHỤ LỤC: 1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn tham khảo và trích dẫn:
TCXDVN 4470 – 2012 : Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa. TCXDVN 52TCN – CTYT 37 : 2005 – Tiêu chuẩn thiết kế khoa Xét nghiệm – bệnh viên đa khoa – Tiêu chuẩn ngành. TCXDVN 52TCN – CTYT 38 : 2005 – Tiêu chuẩn thiết kế khoa Phẫu thuật – bệnh viên đa khoa – Tiêu chuẩn ngành. TCXDVN 52TCN – CTYT 39 : 2005 – Tiêu chuẩn thiết Kế Khoa Cấp Cứu, Khoa Điều Trị Tích Cực và Chống Độc – bệnh viên đa khoa – Tiêu chuẩn ngành. TCXDVN 52TCN – CTYT 40 : 2005 – Tiêu chuẩn thiết Kế Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh – bệnh viên đa khoa – Tiêu chuẩn ngành. Quy chuẩn quy chế bệnh viện 1895/1997/QĐ-BYT. Quyết định 1904/1998/QĐ – BYT – Về việc ban hành danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật. TCXDVN 355:2005 – Tiêu chuẩn thiết kế khán phòng. Trích dẫn tiêu chuẩn quốc tế về phòng sạch và quản lý chất lượng môi trường ISO 14644– 1:2010 Cleanrooms and associated controlled environments.
2. Tài liệu tham khảo:
Bài giảng bệnh viện đa khoa – Ths. KTS Phan Quý Linh. Bài giảng khoa cấp cứu - bệnh viện đa khoa – Ths. KTS Nhan Quốc Trường. Giáo trình thiết kế bệnh viện đa khoa – Trần Văn Khải. The architecture of hospitals | Cor Wagenaar(ed.) . NAi Publishers Time-saver standards for building types(4th editor) | Joseph De Chiara & Michael J. Crosbie. Design guidelines for blood centers | WHO library cataloguing in publication data 2010. Good practice guidelines |WHO library cataloguing in publication data 2013. Hospital and healthcare facilities design(3rd editor) | Richard L. Miller(FAIA), Earl S. Swensson(FAIA) & J. Todd Robinson(AIA). Blood bank equipment – forma scientific. Standard for blood banks and transfusion services | Bõ Y Tế Ấn Độ. Metric handbook planning and design data (2nd edition) |David Adler.
SVTH | NGUYỄN CÔNG TOÀN
TRANG | 200