Trong một năm có khoảng thời gian là mùa cao điểm để bệnh thủy đậu phát triển mạnh, do đó bạn cần phải nắm rõ những kiến thức, vấn đề, thông tin liên quan đến bệnh thủy đậu để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp.
Nội dung bài viết 1. Bệnh thủy đậu là gì?.............................................................................................................................. 1 2. Cách thức lây lan bệnh thủy đậu .......................................................................................................... 4 3. Cách phòng tránh bệnh thủy đậu ......................................................................................................... 5 4. Cách điều trị khi đã mắc bệnh ............................................................................................................ 10
Hình ảnh: Biểu hiện của bệnh thủy đậu
1. Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) là một dạng bệnh nhiễm trùng da, gây ra bởi loại virus có tên là Varicella Zoster (VZV). Giao mùa xuân hạ là thời điểm có nguy cơ cao khiến bệnh thủy đậu bùng phát. Thủy đậu là một chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp, xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn.
1
Hình ảnh: nguyên nhân gây bệnh Thủy Đậu Bệnh thủy đậu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Vốn là bệnh lành tính nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp bệnh sẽ lâu khỏi và để lại nhiều di chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng Người bệnh có các biểu hiện nổi bong bóng nước trên da và niêm mạc, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sốt cao. Mụn nước do thủy đậu có thể gây viêm da bội nhiễm, để lại các vết sẹo lõm trên da. Biến chứng thứ hai có thể gặp phải là viêm phổi với triệu chứng như đau ngực, khó thở, tím tái, ho ra máu. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê… thậm chí tử vong. Trẻ em chưa ý thức được mức độ nguy hiểm và các biến chứng của bệnh nên hay gãi khi bị ngứa rồi vệ sinh tay chân không sạch. Nếu cha mẹ không chú ý, nốt loét có thể bị bội nhiễm gây nhiễm khuẩn da hoặc nhiễm khuẩn máu.
2
Hình ảnh: Virut gây bệnh thủy đậu Hầu hết người mắc thủy đậu đều có các biểu hiện lành tính, có thể khỏi bệnh sau 1-2 tuần điều trị. Một số trường hợp biến chứng có thể phát sinh thành các chứng viêm não úng thủy đậu, xuất huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Việc tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị bệnh là hết sức cần thiết.
3
Hình ảnh: tác hại của bệnh thủy đậu đến trẻ em
2. Cách thức lây lan bệnh thủy đậu Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, số người bệnh thủy đậu tăng cao với khoảng 3.000 bệnh nhân một tháng. Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hàng trăm người lớn mắc bệnh, trong đó có nhiều ca bị biến chứng nặng như bội nhiễm nốt phỏng da, viêm phổi, viêm não, nguy cơ tử vong cao. Năm 2017 cả nước ghi nhận gần 40.000 người bệnh thủy đậu, tăng gần 50% so với năm 2016 Bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều phương thức khác nhau và có nguy cơ trở thành đại dịch nếu không ngăn chặn kịp thời.
Hình ảnh: thủy đậu lây qua đường hô hấp -
-
Tiếp xúc da: o Chỉ cần tiếp xúc thông thường về da, chạm vào nước dịch mụn nhọt là đã có thể bị lây. o Hoặc dụng cụ sinh hoạt cá nhân của người bị bệnh. o Người lành có thể bị lây khi tiếp xúc với các ban ngứa từ bệnh nhân hoặc quần áo hoặc vải trải giường có dính dịch tiết của người bệnh. Đường hô hấp: bệnh còn lây qua đường hô hấp. Lây truyền qua những giọt nước nhỏ trong không khí bắn ra từ miệng hay mũi của người bị nhiễm.
4
Bệnh do virus Varicella-Zoster, xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là trẻ em nhóm tuổi đi học. Trẻ em 2-5 tuổi là nhóm dễ bị virus xâm nhập nhất vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Thông thường mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch ngay sau khi bị bệnh, tuy nhiên nếu sức đề kháng yếu thì bệnh vẫn có thể tái phát.
Hình ảnh: bệnh thủy đậu dễ lây lan qua đường hô hấp và da Tiến sĩ Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chưa biết, mầm bệnh thủy đậu luôn tồn tại nên lúc nào trẻ em, thậm chí người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh dễ thành dịch do lây qua đường hô hấp, thường bùng phát vào mùa đông xuân khi thời tiết ấm. “Bệnh lây qua đường hô hấp nên rất khó phòng ngừa trong khi nguy cơ lây bệnh rất cao. Những ai chưa từng mắc bệnh, chưa tiêm phòng đều có nguy cơ mắc bệnh”, tiến sĩ Huy nói.
3. Cách phòng tránh bệnh thủy đậu Tiêm phòng vắc-xin Thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, do đó Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm văcxin là cách phòng bệnh hiệu quả. Bệnh thủy đậu có thể phòng ngừa từ sớm bằng cách tiêm phòng vắc-xin, giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống virus hiệu quả hơn. Nhờ có vắc-xin, con người có khả năng phòng bệnh 8090%. Khoảng 5-10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng song thường nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), không gặp biến chứng
5
Hình ảnh: Tiêm vacin shop phòng bệnh thủy đậu Trẻ em: Đối với trẻ em, tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 - 12 tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên cần tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 - 10 tuần. Phụ nữ có thai: trước khi có ý định mang thai từ 2-3 tháng cần đi tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé. Người tiếp xúc với người bị bệnh: Nếu một người chưa tiêm phòng thủy đậu mà lỡ tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu thì trong vòng 3 ngày nên tiêm ngừa văcxin để phát huy tác dụng bảo vệ. Bên cạnh đó, em nên bổ sung thêm vitamin C mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lưu ý: Không tiêm vắc-xin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, người mẫn cảm với các thành phần của vắc xin, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai.
6
Hình ảnh: Vacxin phòng bệnh thủy đậu là phương pháp hiệu quả nhất Cách ly với nguồn bệnh Đối với người chưa bị bệnh Thủy Đậu cần cách ly nguồn bệnh như sau:
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân và chạm vào các nốt mụn nước của bệnh nhân để giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh nhiều nhất có thể. Không nên đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm cao, đông người, như bệnh viện, bến xe, bến tàu. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi kể trên cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó. Đối với người nhà bệnh nhân, sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
Đối với người bị bệnh Thủy đậu cần cách ly như sau:
Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (người lớn phải nghỉ làm, học sinh phải nghỉ học). Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa. Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9% (dịch natri clorid 0,9% hay công thức là NaCl 0,9%) Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm. Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.
7
Đối với trẻ em: nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.
Hình ảnh: thông tin về bệnh thủy đậu trong mùa dịch Ăn uống đầy đủ dưỡng chất Khoảng thời gian bùng phát dịch bệnh, cần đảm bảo ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng, vệ sinh cơ thể, giữ tay sạch sẽ, tránh nguồn lây bệnh – nhất là đối với trẻ nhỏ. Vệ sinh môi trường là cách phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng. Hướng dẫn cách pha hóa chất khử trùng:
8
Nồng độ Clo
Lượng
hoạt tính
Cloamin B 25%
Nước javel 5%
0,05%
2 gram/1 lít nước
1 phần nước javel (+) 99 phần nước
4 gram/1 lít nước
1 phần nước javel (+) 49 phần nước
0,1% (1 muỗng cà phê)
Nước javel 3%
1 phần nước javel (+) 59 phần nước
1 phần nước javel (+) 29 phần nước
20 gram/1 lít nước 0,5 % (5 muỗng cà phê)
1%
40 gram/1 lít nước
1 phần nước javel (+) 9 phần nước
1 phần nước javel (+) 5 phần nước
1 phần nước javel (+) 4 phần nước
1 phần nước javel (+) 2 phần nước
* Thực hành: với nước Javel có nồng độ Clo gốc là 5% Tính lượng javel và lượng nước để có 10 lít dd khử trùng có nồng độ Clo 0.1% + Theo bảng trên: pha 1 phần javel vào 49 phần nước + Lượng nước: (10 lít/50) * 49 = 9.8 lít + Lượng javel: (10 lít/50) * 1 = 0,2 lít * Sử dụng phun hoặc lau sàn nhà Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường. Tại những cơ sở như trường học, cơ quan… có người mắc bệnh cần được cho nghỉ phép để điều trị tại nhà trong vòng 1 tuần để tránh lây lan thành dịch bệnh. Xịt thuốc khử trùng tại các phòng học, phòng cơ quan, phòng có người bệnh, phòng ngủ khách sạn, nhà nghỉ, xe đưa rước cán bộ công nhân viên để loại bỏ vi khuẩn lây bệnh. Thường xuyên sử dụng thuốc xịt khử trùng cá nhân sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh. Bạn có thể khử trùng văn phòng, trường học bằng cách sử dụng Javen, Clo hoặc Cloramin B. Tùy nhiên các dòng hóa chất này có mùi rất khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe nếu có dư lượng bởi chất Clo gây độc với cơ thể. Hơn nữa chúng gây ăn mòn thiết bị máy móc nên không phù hợp với môi trường văn phòng. Hiện nay có các dòng hóa chất khử trùng mới theo công nghệ xanh, không độc với người phun xịt, không độc cho người trong môi trường làm việc, không ăn mòn. Bạn có thể tham khảo dịch vụ khử trùng văn phòng, trường học... bạn theo link sau:
9
https://tktg.vn/dich-vu/dich-vu-khu-trung-van-phong-cong-ty/
Hình ảnh: khử trùng môi trường phòng tránh bệnh thủy đậu
4. Cách điều trị khi đã mắc bệnh Sử dụng dung dịch thuốc tím bôi lên các nốt mụn nước để kháng viêm, nhiễm trùng. Khi các nốt mụn nước vỡ, không nên để phần dịch nước này lan ra các vùng da còn lại. Tiếp tục sử dụng dung dịch xanh methylen, không nên dùng các loại thuốc vôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ. Trường hợp bệnh nhân nhân sốt cao có thể sử dụng acetaminophen để hạ sốt nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ từ trước. Tuyệt đối không sử dụng aspirin, các loại thuốc có chứa thành phần aspirin, đặc biệt là cho trẻ em để tránh gây biến chứng. Nếu các nốt mụn dần đóng vảy, lên da non và ngứa nhiều thì có thể sử dụng kem trị dị ứng như calamine, bột yến mạch dạng keo. Các loại thuốc bôi da trị ngứa có chứa phenol tuyệt đối không dùng cho các bệnh nhân là trẻ em dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ vệ sinh trường học: https://tktg.vn/dich-vu/dich-vu-ve-sinh-truong-hoc/ Dịch vụ vệ sinh khử trùng trường học: https://tktg.vn/dich-vu/dich-vu-ve-sinh-khu-trung-truong-hoc/ Trân trọng. Nguồn bài viết: https://giupviectheogio.vn/2018/10/cach-phong-tranh-benh-thuy-dau-mua-dich.html Xuất bản bởi: công ty tạp vụ - vệ sinh TKT Maids
10