PHUNG HUNG MURAL STREET.

Page 1



PHỐ BÍCH HỌA PHÙNG HƯNG NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA | 20K1 | NHÓM 1

GVHD: ĐỖ Q UANG VINH


MỤC LỤC

A- KHÁI QUÁT DÃY VÒM CẦU: 1. Vị trí và lịch sử hình thành

2. Phân đoạn 3. Điều kiện


B- PHỐ BÍCH HỌA 1. Sự thay đổi theo thời gian 2. Mối liên hệ với cảnh quan & hiện trạng 3. Câu chuyện sinh hoạt 4. Các hoạt động chức năng tạm thời 5. Sự trải nghiệm không gian và trình tự trải nghiệm 6. Lý do và triển vọng phát triển

02


A-KHÁI QUÁT VỀ

D Ã Y C Ầ U

G Ầ M

C Ầ U

Đ Á

P H Ù N G

H Ư N G -


HOÀN KIẾM, HÀ NỘI


01 VỊ TRÍ Với chiều dài 1244m và vị trí đặc biệt nằm giữa phần Đô và phần Thị của Hà Nội, 131 vòm cầu đá Phùng Hưng được Pháp xây dựng kéo dài từ Cửa Đông đến ga Long Biên để phục vụ làm đường dốc lên cho tuyến đường sắt trên cầu Long Biên.


Khu vực 131 vòm cầu nằm ở ranh giới giữa khu Phố cổ của hồ Gươm và khu phố cũ thuộc quy hoạch xưa.

A- tuyến đường sắt đô thị với 131 vòm cầu B- khu phố cổ C- khu phố cũ

D. khu vực lân cận


Kết nối các khu vực Hoàng Thành Thăng Long,

khu

Phố

Cổ

khu vực Hồ Gươm và khu phụ cận, đây là là một địa điểm có ảnh

hưởng

không

nhỏ đến không gian

hành chính – kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Thủ Đô.

03


03

Kết nối các khu vực Hoàng Thành Thăng Long, khu Phố Cổ khu vực Hồ Gươm và khu phụ cận, đây là là một địa điểm có ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hành chính – kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Thủ Đô.


DÃY PHỐ PHÙNG HƯNG

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Phùng

Hưng

khi đó vốn là dãy hào chạy dọc bức tường thành

phía

Đông

của

Kinh Thăng đời Nguyễn.

Bản đồ thành phố Hà Nội – Đông Kinh – Tonkin năm 1873 Với kiểu thành Vauban học tập của phương Tây

thành Long nhà


Năm 1896 – 1897, Pháp chiếm Hà Nội rồi cho lấp hào, phá tường thành để lấy vật liệu xây dựng, dựa trên nền đó xây dựng đường dốc cho tàu lên cầu Long Biên. Từ đó phố Phùng Hưng và bức tường đá đã xuất hiện cùng tuyến đường sắt và cầu Long Biên. Tạo nên một tổ hợp những mái vòm dưới cầu để rỗng, bên trên là đường sắt. Phố Phùng Hưng ban đầu vắng tanh, chủ yếu là nơi tránh chú tạm bợ của những người buôn lái.


Cầu LONG BIÊN Vài nét về tuyến đường sắt lịch sử - le pont Paul Doumer

KTS: Gustave Eiffel Chiều dài: 1862m Gồm 19 nhịp và 24 trụ cầu

Ý nghĩa xây dựng: một phương tiện chính trong

quá trình khai thác thuộc địa của Pháp, việc hoàn thành cây cầu đã thay đổi hoàn toàn quy hoạch của TP Hà Nội, đẩy nhanh đô thị hóa, và phát triển kinh tế của Hà Nội. 131

vòm

cầu

Phùng

Hưng nằm trong tuyến đường sắt với vai trò làm dốc đi lên đường sắt


Hình ảnh cầu trong quá trình xây dựng


CÂU CH UYỆN TH IẾT KẾ

Được thiết kế và thi công bởi hãng Daydé & Pillé (1989-1902). Công ty Daydé & Pillé chọn hệ thống cầu rầm chìa, được cấu thành từ những nhịp thẳng bằng áp dụng cho cả cây cầu Long biên còn phần đường dẫn lên cầu là những nhịp vòm với nhau. Phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ và kĩ thuật của chính quyền, cùng với thiết kế mang tính địa phương, D&P đã được chọn lựa làm đơn vị thiết kế NGUỒN CẢM HỨNG Daydé & Pillé lấy cảm hứng kết cấu của cây cầu Tolbilac (là câu cầu bắc qua sông Seine thuộc địa phận Paris, Pháp). Trước khi xây dựng cầu Phùng Hưng nơi đây là con hào nước phòng thủ của thành Thăng Long xưa vì vậy thiết kế cây cầu phải phù hợp với địa chất của nơi đây với chất liệu xây dựng là đá và


Cho tới những năm 1920, nhà cửa quán xá mới bắt đầu mọc lên tại đây, vì là con phố cắt qua nhiều nút giao thông quan trọng, nên con phố nhanh chóng phát triển và xây dựng ồ ạt. Từ những năm 1939 – 1945, ngay sau WW2, nó đã từng là chiến tuyến của Trung đoàn Thủ đô với quân đội Pháp (1947-1954), rồi sau đó lại trở thành “chợ Trời” buôn bán đồ cũ của người dân di tản (1954- 1967). Đến năm 1980, 127/131 vòm cầu đá rỗng bị bịt lại, nhằm hàn gắn những chỗ bị phá hoại bởi chiến tranh để gia cố cho cây cầu với bối cảnh nhu cầu vận chuyển tăng cao, đồng thời ngăn chặn những tệ nạn và vệ sinh môi trường trong các vòm cầu không thể quản lý thường xuyên. Cũng trong thời gian này, tên phố Orleans được đổi và mang tên anh hùng Phùng Hưng (761802).


PHỐ BÍCH HỌA Khánh thành vào ngày 2/2/2018, những ô vòm bị lấp trên đoạn đường của phố Phùng Hưng đã được tận dụng để làm thành một dãy phố Bích họa Phùng Hưng. Dài gần 200m, đoạn phố nối từ Lê Văn Linh tới Hàng Cót đã trở thành một điểm đến đặc biệt của Hà Nội trong những năm trở lại đây, thổi một luồng gió sôi động của thời đại mới vào con phố ký ức xưa. 19 bức tranh được vẽ trên nền gỗ bằng sơn và golden acrylics, có độ bền từ 5 – 10 năm, được ốp vào các mái vòm mà không ảnh hưởng đến kết cấu của vòm cầu, mang một chủ đề chung về ký ức Hà Nội.



Các bức tranh đang được họa sĩ Việt Nam và Hàn Quốc hoàn thiện.



Bên cạnh dự án kiến tạo phố Bích Họa, phố Phùng Hưng cũng được nhiều bạn trẻ, kiến trúc sư lựa chọn làm cảm sáng tạo đồng thời bảo tồn những di sản này trong một số cuộc thi sáng tạo không gian văn hóa, nghệ thuật.



TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH



TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

1920s – 1939 Nhà cửa phát triển hơn, phố Orléans xây dựng thêm nhiều các tòa nhà lớn Trước - 1890

như khách sạn, bệnh viện, trường học

Phùng Hưng vốn là con

(trường Thăng Long ở cuối phố Ngõ

hào phòng thủ ở phía

Trạm) ,… cùng với nhiều biệt thự, villa

Đông thành Hà Nội cũ

của người ngoại quốc.

1896 – 1920 1896 Pháp chiếm Hà Nội, lấp hào phá tường xây đường dốc cho xe lửa lên cầu Long Biên. Tên

bấy

giờ

Boulevard

Henri

d'Orléans. Xung quanh không có nhà dân mà là mặt sau của cơ quan quân sự. Phía Đông đường sắt thì có nhiều nhà của người Việt Nam


TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 1939 – cuối TK XX Sau WW2, trở thành chiến tuyến của Trung đoàn Thủ Đô. (1947-

1954) 1945 phố Orléans được đổi tên thành Phùng Hưng Khoảng những năm 70-80 những vòm cầu bị bịt lại vì nhiều lý do.

Cuối TK XX – nay Dù đã được quy hoạch đổi mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều chỗ chưa phù hợp thẩm mỹ, tạm bợ. 2018, quận Hoàn Kiếm đã triển khai thành công 1 đoạn phố Phùng Hưng thành không gian nghệ thuật đương đại với tên hay gọi là phố Bích Họa Phùng Hưng.


02 PHÂN ĐOẠN Với 131 vòm cầu đá chạy dọc theo dãy phố Phùng Hưng và giao cắt với nhiều

phố

khác,

đoạn

đường sắt này có thể được

chia

theo

nhiều

cách, 2 trong những cách phân chia dễ nhất là phân

theo

các

giao 15

tuyến của các phố và phân theo chức năng của từng đoạn.



PHÂN ĐOẠN THEO SỰ GIAO CẮT TUYẾN ĐƯỜNG (Vòm 91-122) đây là đoạn có các vòm cầu cao nhất và có hai mặt thoáng, chủ yếu kinh doanh các mặt hang như cốc chén, giày dép, bát đĩa,… (Vòm 78-89) khu phố gầm cầu, là nơi kinh doanh quán ăn, lẩu nướng về đêm… (Vòm 51-76)phố bích hoạ Phùng Hưng, các vòm cầu được trang trí bằng những bức tranh về hà nội xưa,… thường diễn ra các hoạt động thể thao; giải trí,.. Của ng dân, khách du lịch,… (Vòm 02-49) đây là đoạn mà vòm cầu có chiều cao thấp nhất, từ đoạn này kéo đến hết phùng hung giao hang bông, chỉ để đỗ ô tô, xe máy, tập kết rác, nhà vệ sinh, cùng một số cơ sở buôn bán nhỏ lẻ…

Lê Văn Linh

Cửa Đông


Phố Nguyễn Thiếp Hàng Giấy

Hàng Cót


Chiều dài của từng phân đoạn.

17



PHÂN ĐOẠN THEO CHỨC NĂNG

Đoạn 1 (N2-N49)

Đoạn 2 (N51-N76)


Đoạn 3 (N78-N93)

Đoạn 4 (N95-N121)


PHÂN ĐOẠN 1

Phân đoạn 1 dài 290 mét, từ vòm N2-N49, có hoạt động bán đồ ăn vặt và đỗ xe, đóng vai trò hỗ trợ khu phố cổ như một nơi tập trung , giao lưu

liên kết với phần “Đô”.


PHÂN ĐOẠN 2 Phân đoạn 2 dài 180 mét, (từ vòm N51-N76), có chức năng văn hóa, đảm nhiệm chức năng trình diễn nghệ thuật công cộng. Tại đây sẽ là nơi giao lưu với các nghệ nhân và các trình diễn sân khấu nghệ thuật. Nó hỗ trợ đón tiếp các tuyến du lịch từ khu phố cũ. .


PHÂN ĐOẠN 3

• Phân đoạn 3 dài 125 mét (từ vòm N78-N93), có chức năng là khu vực ẩm thực truyền thống. Đặc điểm của khu vực này là tuyến

phố nhỏ nhưng lại tập trung nhiều quán ăn ngon có tiếng của khu vực. Nó là điểm dừng hợp lý cho các hoạt động ở phân khu 2, 3 và 4,5.

20


C U I S I N E


BAZAR STREET 21

PHÂN ĐOẠN 4 Phân đoạn 4 dài 170 mét, (từ vòm N95-N121), có chức năng là khu vực Bazar Street. Đây là một khu vực cận kề chợ Đồng Xuân nên rất phù hợp với việc tổ chức một khu chợ đường phố truyền thống.


START-UP

PHÂN ĐOẠN 5 21

Phân đoạn 5 dài 70 mét, (từ vòm N123-N131), có chức năng cho khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới tư duy lập nghiệp, phát triển công nghệ. Đây là khu vực cuối cùng của tuyến, nơi tập trung của các doanh nhân trẻ mưu sự khởi nghiệp.


03 ĐIỀU KIỆN Nằm ở vị trí đặc biệt, góp

phần

làm

thay

đổi

quy

hoạch thành phố Hà Nội, không chỉ thế điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân tạo khá ổn định để phát triển không gian sống, làm việc, giải trí cho người dân địa phương nói chung và cả khách tham quan.

22



ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN NẮNG – GIÓ

NẮNG Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam, khu vực cũng phải chịu một lượng bức xạ mặt trời lớn, tuy nhiên với đặc điệm là một con phố dài hẹp lọt thỏm giữa một bên là cầu đá đường sắt , một bên là nhà dân kết hợp với vỉa hè rộng có nhiều các chùm cây xanh rộng lớn bao phủ thì đoạn phố này quanh năm mát mẻ

GIÓ Hướng gió chính là gió Tây Bắc lạnh buốt tuy nhiên hướng gió này không

chạy dọc theo đoạn phố và bị cản trở nhiều bởi khu phố cổ nên không bị ảnh hưởng quá lớn.


CLIMATE CONDITIONS


ĐẤT – NƯỚC

- Có thể thấy qua

bản đồ địa hình thì tuyến phố đi qua chủ yếu là

các vùng trũng thấp hơn so với khu phố cổ bên ngoài, ngoài ra còn

lượng

mưa lớn hàng năm và các hệ thống cấp thoát nước bị xuống cấp do xây dựng từ xưa nên xảy ra

tình

ngập lụt.

trạng


Ven hồ Hoàn Kiếm Hà Nội do được tạo nên từ phù sa sông Hồng cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt nên mỗi khi mưa bão to, không thể tránh khỏi tình trạng bị thiệt hại nặng nề, về hệ thống hạ tầng, cây xanh, thậm chí là cả về người, gây bất

tiện

cho

cuộc

sống

thường nhật cho người dân

Cơn bão tháng 6/1903 Cơn bão tháng 6 năm 1903 được ghi nhận là một trong số những cơn bão lớn và gây thiệt hại nhiều trong lịch sử, các nhiếp ảnh gia Pháp đã lưu lại nhiều bức ảnh ghi lại khoảnh khắc sau cơn bão ở Hà Nội, chứng minh cho việc bão lũ thường xuyên xảy ra ở Hà Nội, từ xưa đến nay.


Khu Đấu xảo, nay là khu Hữu Nghị Việt – Xô sau trận bão 1903

Vườn hoa Paul – Bert nay là vườn hoa Lý Thái Tổ sau trận bão 1903


L E S S

I S

M O R E

Một phần phố Phùng Hưng ngập sâu trong đợt mưa lớn ở Hà Nội tháng 8 năm 2019


ĐIỀU KIỆN NHÂN TẠO KIẾN TRÚC – GIAO THÔNG – CƯ DÂN

KIẾN TRÚC

TK

XX,

gần

vườn

hoa

Hàng Đậu, bên dãy số chẵn của đoạn đầu phố phía Tây đường sắt chỉ có 3 villa lớn, xây vuông 2 tầng và 3 villa nhỏ hơn, xây 1 tầng, tất cả đều của người Pháp và tư sản Hoa Kiều. Từ đấy kéo đến chỗ cầu sắt, chỗ 2 nhánh phố gặp nhau, phố Orléans 03

không có nhà dân mà là mặt sau của cơ quan quân sự.


Bên dãy số lẻ mé phía

Đông

đường

sắt

thì

khác, chỗ đó giáp lưng với phố Hàng Cót, có nhiều

nhà

của

người

Việt Nam, diện tích nhỏ

hơn và nhô ra đến sát vỉa hè. Những ngôi nhà Trụ sở của Hội Hợp

này xây liền dãy 2 tầng kiểu Tây, chủ là lái buôn

Thiện 125

hoặc quan lại, làm để ở

boulevard

hoặc cho thuê, người

Henri

thuê cũng thuộc hạng

d'Orléans

khá giả, chủ yếu phục vụ

1910s Nhà Tang Lễ thành phố 125 Phùng Hưng

ngày nay

các sĩ quan trong thành.


KIẾN TRÚC ngày nay Đoạn phố Bích Họa thuộc phần vòng cung của đường Phùng Hưng, 2 phía đường tàu chủ yếu là nhà dân, cao từ 2-3 tầng, tầng 1 thường là cửa hàng, quán café, quán ăn, kinh doanh nhỏ … ngoài ra có một số nhà Pháp cổ nhỏ được xây dựng từ thế kỉ XX. Ngoài ra có một số công trình lớn, tiêu biểu trong khu vực lân cận với đoạn phố đó.

THCS Thanh Quan

Bốt nước hàng Đậu

Nhà tang lễ thành phố

Chợ Đồng Xuân

Chùa Quán Huyền Thiên


Sơ đồ vị trí các công trình nổi bật trong khu vực.

Một số các số liệu về kiến trúc, xây dựng của phố Phùng Hưng: Diện tích xây dựng: 10.590 𝑚2 Tổng diện tích: 51.884 𝑚2 Hệ số xây dựng: 20.41% Hệ số sử dụng đất: 21.75% Ngoài ra còn có một số số liệu về phân bố các loại hình nhà và đất của phố Phùng Hưng:

Gác 1: 9 531 𝑚2  18.37% Gác 2: 618 𝑚2  1.19% Gác 3: 76 𝑚2  0.15% Nhà tạm: 1 059 𝑚2  2.04%


GIAO THÔNG Đường bộ

Với quy hoạch khá thông minh với 2 bên làn đường nhỏ 1 chiều hỗ trợ phân làn giao thông, vậy nên, dù giao cắt với khá nhiều đường nhưng ít khi phố Phùng Hưng nói chung bị ùn tắc, nếu có thì chỉ khi xảy ra trường hợp bất ngờ như tai nạn hay do ý thức người tham gia giao thông kém khi đỗ xe sai nơi quy định.. Nhìn chung, giao thông ở đây khá thông thoáng, thuận lợi cho người dân qua lại.

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯU LƯỢNG GIAO THÔNG CỦA PHỐ GẦM CẦU THEO THỜI GIAN TRONG NGÀY

Xe máy

Ô tô

Xe tải

Xe đạp

Đi bộ

Khuyết tật


Với quy hoạch khá thông minh với 2 bên làn đường nhỏ 1 chiều hỗ trợ phân làn giao thông, vậy nên, dù giao cắt với khá nhiều đường nhưng ít khi phố Phùng Hưng nói chung bị ùn tắc, nếu có thì chỉ khi xảy ra trường hợp bất ngờ như tai nạn hay do ý thức người tham gia giao thông kém khi đỗ xe sai nơi quy định.. Nhìn chung, giao thông ở đây khá thông thoáng, thuận lợi cho người dân qua lại. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯU LƯỢNG GIAO THÔNG CÁC THÁNG TRONG NĂM

03


SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIAO THÔNG VỚI CÁC KHU VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI


SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ TRẢI NGHIỆM, TIẾP XÚC VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN

34

Nguồn: VIỆN QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ


SINH HOẠT

Bên cạnh đó, với hè đường khá rộng của

DÂN CƯ

đoạn phố Bích Họa, người dân thường có các hoạt động văn hóa thể dục thể thao vào buổi chiều hoặc cuối tuần. Lượng dân cư trong khu phố khá lớn, tuy nhiên, tại đây hầu như là nhà dân, nhà ở thấp tầng, khu ở nhỏ, không có chung cư, tòa nhà cao

tầng, vậy nên không xảy ra hiện tượng quá tải dân số, dẫn đến các vấn đề hệ lụy trong sinh hoạt

hàng

ngày

như

giao thông, y tế, giáo dục,...


Trên đoạn phố Bích Họa hiện tại chủ yếu là các

quán

ăn

và quán café, giải khát vỉa hè,

phù

hợp

với đặc trưng khách chủ

hàng yếu

người

thăm

quan

phố và

người dân bản địa.

KINH DOANH Trên

phố

Phùng

Hưng và dãy 131 vòm cầu nói chung khá nhộn nhịp với nhiều thể loại kinh doanh từ nhỏ lẻ đến kinh doanh

mặt

hàng

thực phẩm và các thương hiệu


BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ KINH DOANH DỌC TUYẾN PHỐ

Nguồn: VIỆN QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ (UAI)


ĐÁNH GIÁ

o Hoạt động kinh doanh bán hàng chiểm tỷ trọng cao nhất trong 4 ngành, cao hơn 29,04% so với VP giao dịch.

o VP giao dịch chiếm tỷ trọng thấp nhất với 16,45%. o Dịch vụ, ẩm thực, VP văn phòng dù đang phát triển nhưng vẫn chưa thể trở thành ngành kinh doanh chủ yếu Mặc dù hoạt động kinh doanh bán hàng chỉ là hoạt động tạm thời nhưng đóng vai trò chủ đạo cho thu nhập người dân quanh gầm cầu. Dịch vụ đang trong thời kì phát triển , trong 20 năm tới sẽ thay thế hoạt động kinh doanh bán hàng và trở thành ngành hoạt động chủ đạo.

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Các yếu tố về hạ tầng, giao thông cũng như xu hướng kinh doanh thương mại

tại một khu phố có ảnh hưởng qua lại và cũng bị tác động bởi thời cuộc xã hội, tùy vào từng thời kì lại có những sự thay đổi khác nhau, dù lớn hay nhỏ.


B-CÁC CÂU CHUYỆN VỀ

P H Ố

B Í C H

H Ọ A

P H Ù N G

H Ư N G


HOÀN KIẾM, HÀ NỘI


GĐ 1

GĐ 2

GĐ 3


SỰ THAY ĐỔI CỦA KHU PHỐ QUA THỜI GIAN

01


CÂU CHUYỆN VỀ SỰ HÌNH THÀNH

Bà T là chủ quán nước vỉa hè cạnh chân cầu kể rằng: “Mặc dù ở đây chưa được lâu nhưng cũng có nghe qua mọi người kể chuyện về khu phố ngày xưa như thế nào nhiều lần. Những bức tường đá làm cầu dẫn đường sắt chạy

qua đã tồn tại từ rất lâu rồi, trông rỉ sắt và cũ kĩ như thế, nhưng đằng sau là cả một bề dày lịch sử hùng hậu về khu phố này đấy. Hồi xưa, có cô Tư Hồng nổi tiếng, đã cho xây những bức

tường này, những phiến đá được lấy Mấy bức tường đá trải qua

hàng trăm năm rồi mà vẫn chắc chắn. Ngày xưa, trải dọc những mái vòm này còn chưa bị bịt kín, thì trông rất thoáng và lưu thông qua lại thuận

tiện, nay người ta cho bịt lại hết rồi, chỉ mở có một mái vòm thông qua thôi, mà chiều cao mái vòm đó cũng thấp lắm, gần như có thể với tay chạm

lên trần của nó”

từ việc phá thành Hà Nội năm xưa đó.


“Vết tích ngày xưa còn để lại khá nhiều, nếu đi dọc con đường sẽ nhìn thấy rất nhiều nhà cổ xuống cấp và cũ kĩ. Hồi xưa, chỗ này thuộc khu vực của Pháp, người Hoa và người Việt giàu có, từng có nhiều nhà hàng, khách sạn… Bây giờ thì chả còn sót lại bao nhiêu, nếu để ý sẽ thấy có tòa nhà nào đó dọc đường này, trên tường còn có dòng chữ tiếng Pháp, tôi đoán thế” “Còn dọc đoạn này thì việc sửa lại nhà phải có giấy cho phép của quận, chỉ được sửa bên trong không được sửa bên ngoài, dù bên ngoài có hỏng cũng không được sửa. Người ta muốn giữ lại nét cổ xưa của hồi đó, cho nên sẽ thấy nhiều nhà cổ và xuống cấp quanh đây”


Một người khách già đang ngồi uống nước nói rằng: “ Phố Phùng Hưng á, ngày xưa chỉ là con hào thôi, rồi người ta phá thành xây tường cho xe lửa chạy qua, lấp mất con hào, mấy mái vòm bây giờ đã bị bịt lại rồi, mấy năm nay thấy người ta hay ra đây vẽ lên tường và nhiều du khách với trẻ con đến dây chụp ảnh lắm, trước khi dịch thì con phố này đông đúc tấp nập lắm, nhất là những dịp Trung Thu với Tết, xong người ta gọi là phố Bích Họa”

Một cụ già qua đường nói: “Hồi ông còn nhỏ tí cũng thỉnh thoảng đi chợ Đồng Xuân với mẹ, nhà ông hồi đó cách chỗ này hơi xa, hồi đó còn có tàu điện chạy qua đường cái, có cả ông đồ ngồi viết mấy câu đối lên giấy đỏ, ngày xưa phố Phùng Hưng còn có chợ xe máy, bây giờ làm gì còn những thứ này, đúng không?”


“Ngày trước, khi chỉ là những bức tường đơn điệu, chúng tôi không để ý đến môi trường xung quanh mình. Giờ đây, khi ngõ nhỏ được khoác áo

mới,

đẹp

hơn,

nhiều bạn trẻ tìm đến “check in”, lan truyền

những

bức

ảnh đẹp, chúng tôi thấy cần có trách

nhiệm cùng nhau giữ gìn cho không gian sống của mình thêm sạch, Giang

đẹp”, bày

anh tỏ.


02 MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIẾN TRÚC VÀ CẢNH QUAN & HIỆN TRẠNG



Là một trong các công trình đầu tiên được xây dựng tại khu vực, dãy cầu đá đã ảnh hưởng rất nhiều tới kiến trúc và cảnh quan cũng như tới sinh hoạt của người dân khu vực. Việc tiếp cận khá nhiều với các phố đông đúc lân cận, phần phố Bích Họa có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, nhất là giao thông, thương mại và kiến trúc cảnh quan.

NÚT GIAO PHỐ LÝ NAM ĐẾ VÀ PHỐ LÊ VĂN LINH

NÚT GIAO PHỐ LÊ VĂN LINH VÀ 2 BÊN ĐƯỜNG PHÙNG HƯNG

NGÕ QUÁN NƯỚNG GẦM CẦU

NGÃ 3 HÀNG MÃ – HÀNG LƯỢC – PHÙNG HƯNG


MỐI LIÊN HỆ GIỮA MẶT TRỜI VỚI HƯỚNG PHÁT TRIỂN, SỬ DỤNG

Hướng nắng sáng sớm tốt khoảng 7-9h sáng được tận dụng rất tốt với vai trò nguồn sáng tự nhiên soi sáng cả dãy phố bích họa, cung cấp ánh sáng cho dãy các tranh được trưng bày Ánh nắng buổi trưa chói chang chiếu thẳng xuống đất nhưng đã được các tán cây cao rộng che chắn cho người đi lại trên vỉa hè Ánh nắng ban chiều gay gắt chiếu từ phía tây – phía bên kia dãy bích họa – đã được chặn lại nên phần bên này khách tham quan và những tác phẩm nghệ thuật không bị ảnh hưởng


MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIẾN TRÚC VÀ CẢNH QUAN & HIỆN TRẠNG


KHỐI TÍCH KIẾN TRÚC NHÀ XUNG QUANH PHỐ BÍCH HỌA


Mặt đứng tuyến phố có tầm nhìn hạn chế do có nhiều cây xanh và to Các công trình kiến trúc phần lớn có màu sắc, tầng cao , kích thước khác nhau Hầu hết tầng 1 của các nhà thấp tầng phục vụ hoạt động kinh doanh với nhiều biển quảng cáo lớn và hỗn độn Hầu hết các toà nhà đều mang nét xưa của phố cổ , xuống cấp cũ kĩ, thiếu

không gian vui chơi cho trẻ em


MẶT CẮT NGANG ĐOẠN PHỐ BÍCH HỌA

DÃY NHÀ PHÍA ĐÔNG CÁC VÒM CẦU

Mặt đứng dãy nhà hướng tây chưa có sự đồng nhất về hình thái kiến trúc, lộn xộn, loại hình mái đa dạng

Cây xanh trồng chưa có quy hoạch, chưa có sự chăm sóc thường xuyên, dẫn tới ko đồng đều, chỗ dày chỗ thưa

Biển báo nhiều loại nhiều màu, tràn lan, không có kích thước chung, có đoạn lấn chiếm vỉa hè


HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH VÒM CẦU

Được xây dựng và đưa vào sử dụng đã hơn 100 năm, các vòm cầu dần xuống cấp do tác động từ thời tiết, con người. Nếu không giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng này, bộ mặt của di sản lịch sử Thủ đô sẽ bị làm cho ô uế và trở nên ngày càng nhếch nhác. Bên cạnh đó, phần mặt kia của phố Bích Họa, nhiều người dân chiếm dụng làm nơi chứa đồ, mất đi tính thẩm mỹ cũng như làm hư hại đến công trình.

Ảnh do nhóm thực hiện chụp: rêu phong, nấm mốc xuất hiện nhiều trên đường tàu chạy và các cột đá do sự phá hoại của tự nhiên



ẢNH THỰC TRẠNG PHẦN ĐƯỢC DỰNG


ẢNH THỰC TRẠNG PHẦN ĐƯỢC DỰNG






HIỆN TRẠNG DÃY PHỐ BÍCH HỌA

Tình trạng vẽ bậy lên lan can của đường tàu xảy ra nhiều và trên những bức bích họa được trưng bày tại 19 ô vòm cầu cũng bị các em nhỏ vẽ bậy, ảnh hưởng đến chất lượng của tác phẩm cũng như gây ra cái nhìn xấu về người dân bản địa trong con mắt của khách du lịch.

43


HIỆN TRẠNG VỈA HÈ ĐI BỘ

Phần vỉa hè dành cho người đi bộ bị chiếm dụng thành nơi đỗ xe máy, làm giảm đi chức năng thực hiện nhiệm vụ của góc phố. Dù thế các dãy ghế được sắp xếp phần phố Bích Họa vẫn giữ được vai trò làm nơi nghỉ chân cho người dân/khách du lịch. Bên cạnh đó, các trụ đá được để tại đây đến. Giờ ngay cả người dân cũng không biết nó ở đó để làm gì? Ghế ngồi lẻ?



HIỆN TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI Mặc dù có một vài điểm tập trung rác thải trong khu vực. Tuy nhiên tình trạng

xả rác bừa bãi vẫn xuất hiện nhiều ở gốc cây, vỉa hè, lề đường… hoặc trước cửa nhà…

Ý thức người dân, khách du lịch còn kém khi vứt rác bừa bãi ngay lề đường cùng với rác thải từ các quán ven đường


HIỆN TRẠNG NHÀ Ở/CỬA HÀNG/QUÁN XÁ

NHÀ Ở: các nhà dân hiện tại đã xuống cấp nhiều, các biển quảng cáo, cửa hiệu, bạt che mưa của các cửa hàng ven đường lấn ra đến sát đường, gây mất mỹ quan đô thị. ĐƯỜNG XÁ: đường đi của dân cư cũng xuống cấp trầm trọng, hệ thống thoát nước không đạt được hiệu quả nên khi đến mùa mưa, nơi này bị trũng và thường xảy ra tình trạng ngập úng


Xung quanh đây có khá nhiều căn nhà đã xuống cấp

Đường đi bị nứt, gãy, hệ thống thoát nước kém


KÝ HỌA PHỐ BÍCH HỌA

Địa điểm: Vỉa hè trên phố Bích Họa Phùng Hưng. Lí do chọn để vẽ: Là

nơi những bức tranh bích hoạ về lịch sử một thời trên các vòm cầu và cũng là background check-in Hà Nội xịn xò

nổi tiếng của nhiều du khách. Là nơi nổi tiếng không thể bỏ qua mỗi khi đến thăm con phố.


Địa điểm: Bức tranh Bách hóa tổng hợp trên phố Bích Họa Phùng Hưng. Lí do chọn để vẽ: Hình ảnh thật đẹp khi người họa sĩ đang cặm cụi tạo nên một tác phẩm hoàn mỹ về Hà Nội xưa trên bức tường phố Bích Họa. Cảm nghĩ: Mang lại cảm giác đặc biệt như được quay về Hà Nội xưa, mỗi tác phẩm ở phố bích họa Phùng Hưng đều truyền tải thông điệp về một Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến đang đứng trước những đổi thay to lớn, song vẫn luôn gìn giữ những truyền thống và tinh hoa văn hóa.


Điạ điểm: Một chi tiết của

Địa chỉ: số 129 phố Phùng Hưng, Cửa Đông, Hoàn Kiếm,

đoạn đường Phùng Hưng

Hà Nội

Lý do chọn để vẽ : Nhìn vào

Lí do chọn về: ban công này là thứ hiếm hoi còn nguyên

những đường nét và sự tinh

vẹn của cả công trình, giữ được nét kiến trúc đặc trưng

tế của những người tạo ra

của công trình.

Cảm nghĩ: Ban công cũ gợi cảm giác hoại cố, vẻ đẹp còn

Cảm nghĩ: Nhìn vào chi tiết

xót lại hòa cùng thời gian- vẻ đẹp cũ kĩ và nên thơ

này ta có thể thấy được sự cổ kính của công trình


Địa điểm : Đường tàu Phùng Hưng Lí do chọn để vẽ : Hình ảnh con đường chạy qua dãy nhà cấp 4 là một khung cảnh thật thú vị và độc đáo, vẫn còn đó nét đơn sơ mộc mạc gần gũi của con người Hà

Nội. Lưu giữ lại hình ảnh đường tàu và cuộc sống sinh hoạt hai bên


Địa điểm : Cuối phố Bích họa, dưới cầu Lí do chọn vẽ: hội tụ sự nhộn nhịp khu phố, ở đây có chợ cóc nhỏ, các quán nước vỉa hè, các hoạt động vỉa

hè cũng rất nhộn nhịp, giao thông thoáng,...


Địa điểm : Nơi giao nhau giữa phố bích họa phùng hưng và hàng cót, hàng lược Lí do chọn vẽ: Nơi đây là đầu mối và là nơi giao lưu các hoạt động sống của người dân nơi đây Ở đây có rất nhiều nhà hàng, hàng quán vỉa hè, nhiều người ở khắp nơi cũng về đây để thưởng thức các hàng quán nơi đây

Giao thông ở đây cũng khá phức tạp vì có vài đường từ trong ngõ nhưng lại không có biển báo nên khá nguy hiểm, vào giờ cao điểm cũng xảy ra tình trạng ùn tắc


03 CÂU CHUYỆN SINH HOẠT


Dù còn tồn đọng nhiều vấn đề là thế nhưng trong thời điểm hiện tại, với người dân ở đây,

đoạn

phố

Bích

Họa

Phùng Hưng vẫn là một con phố nhộn nhịp, tấp nập và khá đáng sống. Những

câu

quanh

hoạt

chuyện động

xoay thường

ngày của họ cũng chỉ giống CÂU CHUYỆN SINH HOẠT

như các con phố kinh doanh thông thường trên khắp Hà Nội này.


Phố Hàng Cót

Phố Bích Họa

Điện ảnh quân đội Cửa hàng dịch vụ(Giải khát, ăn uống, kinh doanh)

Quán giải khát

Trung tâm tiệc cưới Trống Đồng

Phố Hàng Mã


Con phố Phùng Hưng được coi là con phố khá lâu đời tại Hà Nội, đồng thời lại gần nhiều công trình đặc sắc và khu văn hóa vì vậy mà các hàng quán trên phố bích họa Phùng Hưng cũng rất đa dạng. Từ những gánh đồ ăn vặt, hàng, quán từ xưa cho tới những cửa hàng mới đều xuất hiện trên phố, mở cửa từ sáng sớm tới tối muộn để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách.

Trải dài theo con phố là liên tiếp những cửa hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân và khách du lịch.

Từ sáng sớm các hàng quán ăn đã mở để phục vụ người dân.


Các cửa hàng, cửa tiệm lúc nào cũng tấp nập từ sáng sớm đến tối muộn.


Các hoạt động trên vỉa hè như trông, giữ xe, dịch vụ rửa xe,… mặc dù được coi là chiếm dụng không gian công cộng tuy nhiên cũng thể hiện sự tấp nập đông đúc của khu phố này.

Ngoài kinh doanh, con phố này còn là nơi tập trung khá nhiều hoạt động vui chơi giải trí của người dân sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi



Nhộn nhịp là vậy nhưng đâu đó trên tuyến phố có những ngôi nhà đang nghỉ ngơi giữa cái ồn ào, huyên náo của khu phố.


04 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG TẠM THỜI



HOẠT ĐỘNG THƯỜNG NHẬT

Quán lẩu, quán nhậu, café, người đi tập thể dục

Quán cơm trưa, cửa hàng kinh doanh các mặt hàng khác

TỐI&ĐÊM 19h-23h

CHIỀU 12h-17h SÁNG 4h-11h

CHIỀU TỐI 17h-19h

Quán ăn nhỏ, café, người đi tập thể dục

Hoạt động sinh hoạt chung, văn hóa thể dục thể thao

Ngoài các hoạt động buôn bán cố định còn có những loại hàng hóa được bán rong trên con phố


CÁC DỊP LỄ ĐẶC BIỆT

Vào một số dịp lễ đặc biệt, phố Bích Họa trở thành một điểm vui chơi hấp dẫn với người dân Hà Nội chỉ xếp sau phố đi bộ khu vực

hồ Hoàn Kiếm và phố Hàng Mã.

Tính đến hiện tại, từ sau lễ khánh thành của phố Bích Họa vào tháng 2 năm 2018 đúng vào dịp tết Mậu Tuất 2018, con phố đã tổ chức khá đều đặn 2 dịp lễ tết chính trong năm là Tết Nguyên Đán và Tết Trung thu, con phố được trang hoàng rực rỡ bởi hoa đăng, đèn lồng và các vật trang trí khác. 20/01/

27/01/

2019 06/09 /2018

TRUNG THU 2018

04/02/ 2019

TẾT KỶ HỢI 2019 Cùng với chợ hoa hàng

Lược

2021 14/09/

21/01/

25/09/

2019

2020

2020

TRUNG

TẾT

TRUNG

TẾT TÂN

TRUNG

TẾT

THU

CANH

THU

SỬU

THU

NHÂM

2019

2020

2021

2021

DẦN

2020

11/02/ 2021

09/

19/01/

2020

2022

Cùng với KHÔNG TỔ chợ hoa CHỨC do

2021 Cùng với

hàng

tình hình

chợ hoa

Lược

dịch bệnh

hàng Lược

tại hà nội thời điểm đó diễn biến phức tạp


05 SỰ TRẢI NGHIỆM KHÔNG GIAN TRÌNH TỰ TRẢI NGHIỆM



TRÌNH TỰ TRẢI NGHIỆM PHỐ BÍCH HỌA

Bắt đầu từ ô vòm số 51-76 Dài khoảng 200m nhưng có vị trí thuận lợi cho việc tiếp cận vì lân cận và giao cắt với nhiều con phố/khu vực khác như Hàng Lược, Hàng Mã, Chợ Đồng Xuân…

16


TRÌNH TỰ DI CHUYỂN TRẢI NGHIỆM

Gửi xe

Thưởng thức Ngắm tranh

BẮT ĐẦU

Chụp ảnh

Tham gia các hoạt động thể dục thể thao, giải trí

Ăn uống


KHU VỰC TRÔNG GIỮ XE Ở ĐẦU/CUỐI ĐOẠN PHỐ BÍCH HỌA

16 Ô VÒM CẦU VỚI CÁC BỨC HỌA ĐẶC SẮC


ẢNH THỰC TRẠNG PHẦN ĐƯỢC DỰNG


TRÌNH TỰ TRẢI NGHIỆM PHỐ BÍCH HỌA

CÁC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT THƯỜNG NHẬT


HOẠT ĐỘNG ẨM THỰC


Theo như ông Tuấn người Miền Trung gốc Bắc cho hay không khí nơi đây thật trong lành, và thoải mái. Thật tốt khi có những nơi như thế này trong thành phố khói bụi.

Ông cho biết lần này ra Bắc là vừa để thăm gia đình, cùng với đó là cho cháu gái của ông biết thêm về lịch sử, và tham quan Phố Bích Hoạ.

Sau khi gửi xe gia đình ông đi dạo ngắm từng bức tranh nhớ về kỉ niệm Hà Thành xưa, chụp lại những bức ảnh để lưu trữ khoảnh khắc bên nhau và cuối cùng là trở về nhà cùng ngồi ăn bữa cơm với gia đình.


Anh Đức – sinh viên ngành Kiến trúc tại Hà Nội - cho hay: “Hãy dừng lại và cảm nhận không gian, mỗi một bức tranh không phải chỉ là tổ hợp những màu sắc đơn giản mà đó là tâm tư tình cảm của những người nghệ sĩ đã đặt cả tâm hồn của mình vào đó, họ đưa chúng ta về với lịch sử của Hà Thành và tạo sự kết nối giữa hiện tại với quá khứ xưa cũ…

Tương lai vô định. Chỉ có quá khứ là không thể suy chuyển. Những gì ta có, những điều ta làm đều bắt nguồn

từ quá khứ. Dòng chảy của thời gian thì vẫn luôn như vậy … Thành phố thật tấp nập và nhộn nhịp cả đêm lẫn ngày, phải

chăng chúng ta đang có quá ít thời gian …?


06 LÝ DO VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN



KHÔNG GIAN GIAO LƯU VĂN HÓA BÍCH HỌA PHÙNG HƯNG


Nằm từ vòm số 51 tới vòm số 76, 25 vòm cầu này đã được tận dụng để trở thành một tuyến phố giao lưu văn hóa, nghệ thuật trong lòng thủ đô. Mặc dù dài chưa tới 200m nhưng tuyến phố đã trở thành một điểm đến hot, vậy lí do người ta lại xây dựng, cải tạo tại khu vực vòm số 51 tới vòm 76 là gì? Tại sao không phải là địa điểm khác? Tại sao lại là bích họa mà không phải là loại hình nghệ thuật khác?


01 VỊ TRÍ

BẮT ĐẦU TẠI 27B, PHỐ PHÙNG HƯNG NÚT GIAO LÊ VĂN LINH – NGÃ 3 HÀNG CÓT – HÀNG LƯỢC – PHÙNG HƯNG Lí do chọn địa điểm này để làm phố Bích họa nhằm liên kết, nối dài không gian văn hóa trong địa bàn quận Hoàn Kiếm, tạo nên một chuỗi các địa điểm du lịch, văn hóa để tối đa trải nghiệm cho du khách và nâng cao đời sống tinh thần, kinh tế của người dân.

Đồng thời do phân đoạn cầu đá này nằm ở vị trí tiếp cận với nhiều nút giao thông cùng với nhiều hàng quán dịch vụ ẩm thực, vậy nên đoạn phố này dễ dàng trở thành một không gian giao lưu đặc sắc cho cả khu vực.


VỚI TÊN GỌI QUEN THUỘC LÀ PHỐ BÍCH HỌA, các tác phẩm được trưng bày ở đây là những bức tranh không chỉ được vẽ bằng bút,

02 LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT

màu, có những bức tranh được ghép nên từ các mảnh gốm màu, từ những mảnh dây nhựa màu sắc, có bức được đắp nổi, có bức lại được ghép trực tiếp lên những mảnh đá hình lục giác trên

bề mặt các ô vòm cầu... Với các cách thể hiện đa dạng, các bức tranh được trưng bày ở đây dù đều mang một chủ đề chung về Hà Nội xưa nhưng cũng thể hiện cái tôi, cái nhìn của tác giả về những câu chuyện đó.

Hầu hết các bức tranh tại đây được vẽ trên nền gỗ bằng sơn và golden acrylics. Có độ bền từ 5 – 10 năm. Nhằm tận dụng những vòm cầu đã tồn tại hơn 100 năm, những vòm đá này đã chứng kiến Hà Nội thay đổi, che chắn, trở thành một phần ký ức của người dân Hà Nội. Vậy loại hình nghệ thuật phù hợp với tính chất lịch sử, có tính linh hoạt cao và có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nhiệt ở Hà Nội thì bích họa là sự lựa chọn tối ưu. Hơn nữa, bích họa còn mang lại cảm giác hoài cổ, rất phù hợp với chủ đề chung của tuyến phố Bích họa Phùng Hưng, khôi phục lại ký ức về Hà Nội xưa. Bằng loại hình nghệ thuật này cùng cách mà các nghệ sĩ tạo nên nó trên các ô vòm cầu được lấp lại cách đây hàng nửa thế kỷ, dường như ta cảm nhận được mỗi ô vòm cầu là một ô cửa vượt thời gian, sau ô vòm đó là Hà Nội xưa cũ, hoài niệm. Đó không chỉ là những bức họa, mà còn là lăng kính của thời đại nhìn từ hiện tại về quá khứ.


03 THỜI ĐIỂM KHÁNH THÀNH

Phố Bích họa Phùng Hưng đã được khai trương vào 2/2/2018 nhằm phục vụ cho nhu cầu vui chơi, mua sắm vào dịp Tết Mậu Tuất. Thông qua phiên chợ hoa truyền

thống hàng năm ở Hàng Lược và sự tấp nập mỗi khi Tết đến ở Chợ Long Biên đã quảng bá được hình ảnh của phố Bích họa Phùng Hưng – một không gian giao lưu văn hóa nghệ thuật. Đây cũng là tiền đề trong kế hoạch biến cả khu phố Phùng Hưng trở thành không gian văn hóa, dịch

vụ, thương mại của quận Hoàn Kiếm.


VỚI VỊ TRÍ LỊCH SỬ, GIAO THÔNG THUẬN TIỆN, CÙNG Ý NGHĨA

VỀ LỊCH SỬ Dãy 131 vòm cầu phố Phùng Hưng nói chung và 25 vòm cầu phố Bích Họa nói riêng đã và đang là một điểm đến văn hóa đáng chú ý của khu vực.

Theo kế hoạch, toàn bộ phố Phùng Hưng có 131 cổng vòm hiện đã có 4 cổng thông, còn lại 127 cổng vòm sẽ được chia thành 3 giai đoạn để triển khai. Dự án “Bích họa trên phố Phùng Hưng” nằm trong giai đoạn 1. Giai đoạn 2 sẽ đục thông các cổng vòm từ đoạn phố Phùng Hưng đến

04 TRIỂN VỌNG

phố Hàng Cót.

Giai đoạn 3 sẽ tiếp tục xử lý các cổng vòm từ Cửa Đông đến phố Lê Văn Linh. Đoạn vòm cầu dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 1 bắt đầu từ Hàng Cót thông sang Hàng Giấy. Con phố này không dài, chỉ hơn 100m nhưng tập trung khá nhiều hàng quán gần như một trung tâm ăn uống kế bên phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân những dịp cuối tuần. Chính vì thế, khi dự án khai thác, sử dụng vòm cầu sau đục thông hoàn thành, Hà Nội sẽ có một không gian mới cho phố Gầm Cầu. Không chỉ là nơi giới thiệu các sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống phố cổ mà còn là không gian văn hóa, không gian ẩm thực thương mại…

CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CẢ TUYẾN PHỐ NHƯNG VẪN BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT


Nguồn: VIỆN QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ (UAI)



Nguồn: VIỆN QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ (UAI)

37



THANK YOU

CẢM ƠN THẦY CÔ ĐÃ DÀNH

LỜI CẢM ƠN

THỜI GIAN ĐỂ ĐỌC BÀI NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM CHÚNG EM.

17





Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.