VẬT LÝ 10
________oOo________
Bài Tập
NÂNG CAO
2017 - 2018 THPT PHÂN DẠNG CHUẨN NÂNG CAO ÔN TẬP
VẬT LÝ 10 Họ và Tên HS:…………………………………………………………..
LƯU HÀNH NỘI BỘ CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN _______________________________________________________________Trang -1-
VẬT LÝ 10
CHỦ ĐỀ III: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG. CHUYỂN ĐỘNG BẰNG PHẢN LỰC. A. LÝ THUYẾT p mv p mv 1.Động lượng: - Đơn vị của động lượng: kg.m/s 2. Định lý biến thiên động lượng p p2 p1 Ft Trong đó F t = xung lượng của lực F trong khoảng thời gian t 3. Hệ kín: là hệ không có ngoại lực tác dụng hoặc nếu có thì các lực này phải triệt tiêu lẫn nhau. F 0 ngoailuc
4. Định luật bảo toàn động lượng : Vecto động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn. p p ' cos nt Một hệ cô lập có N vật thì: p1 p2 ..... pN cos nt
m1 v1 m2 v2 ..... mn vn m1 v '1 m2 v '2 ..... mn v 'n 5. Nguyên tắc chuyển động bằng phản lực Trong một hệ kín nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng, thì theo định luật bảo toàn động lượng, phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại sao cho: B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Chọn câu phát biểu đúng : trường hợp nào sau đây là hệ kín (hệ cô lập ) ? A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang Câu 2. Chọn câu phát biểu đúng : Động lượng của vật bảo toàn trong trường hợp nào sau đây ? A. Vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang B. Vật đang chuyển động tròn đều C. Vật đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát D. Vật đang chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát Câu 3. Chọn câu phát biểu sai : A. Động lượng của mỗi vật trong hệ kín có thể thay đổi B. Động lượng của vật là đại lượng véctơ C. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và vận tốc của vật D. Động lượng của một hệ kín luôn luôn thay đổi Câu 4. Chọn câu phát biểu sai : A. Động lượng của vật là đại lượng véctơ B. Độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian ngắn bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó C. Khi vật ở trạng thái cân bằng thì động lượng của vật bằng không D. Véctơ động lượng cùng hướng với véctơ vận tốc Câu 5. Chọn câu phát biểu đúng : Hai vật có cùng khối lượng m ,chuyển động với vận tốc có độ lớn bằng nhau .Động lượng của hệ hai vật sẽ được tính theo biểu thức nào sau đây ? →
→
→
→
→
→
→
A. p = 2m v 1 B. p = 2m v 2 C. p = m(v1 + v 2 ) D. Cả A,B,C Câu 6. Chọn câu phát biểu đúng : Khi nói về chuyển động thẳng đều ,phát biểu nào sau đây là đúng A. Động lượng của vật không thay đổi B. Xung của lực bằng không C. Độ biến thiên động lượng bằng không D.Cả A,B và C đều đúng . Câu 7. Chọn câu phát biểu đúng : Trong các hiện tượng sau đây ,hiện tượng nào không liên quan đến định luật bảo toàn động lượng ?
_______________________________________________________________Trang -2-
VẬT LÝ 10 A. Vận động viên dậm đà để nhảy B. Người nhảy từ thuyền lên bờ làm cho thuyền chuyển động ngược lại C. Xe ôtô xả khói ở ống thải khi chuyển động D.Các hiện tượng nêu trên đều không liên quan đến định luật bảo toàn động lượng ? Câu 8. Chọn câu phát biểu đúng : Một khẩu súng có viên đạn khối lượng m = 25g ,nằm yên trong súng .Khi bóp cò ,đạn chuyển động trong nòng súng hết 2,5 ms và đạt được vận tốc khi tới đầu nòng súng là 800m/s .Lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng là : A. 8N B. 80N C. 800N D.8000N Câu 9. Chọn câu trả lời đúng : Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 200g ,m2= 300g có vận tốc v1 =3m/s ,v2=2m/s .biết vận tốc của chúng cùng phương ,ngược chiều .Độ lớn động lượng của hệ là: A. 1,2 kgm/s B. 0 C. 120kgm/s D. 60 2 kgm/s Câu 10. Chọn câu phát biểu đúng : Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 1kg ,m2= 4kg có vận tốc v1 =3m/s ,v2=1m/s .Biết vận tốc của chúng vuông góc với nhau .Độ lớn động lượng của hệ là A. 1 kgm/s B. 5 kgm/s C. 7 kgm/s D. Một giá trị khác Câu 11. Chọn câu phát biểu đúng : Một súng có khối lượng M = 400kg được đặt trên mặt đất nằm ngang .Bắn một viên đạn khối lượng m = 400g theo phương nằm ngang .Vận tốc của đạn là v =50m/s .Vận tốc giật lùi của súng là A. -5mm/s B. -5cm/s C.- 5m/s D.-50cm/s TỰ LUẬN: Dạng 1: Tính động lượng, xung lượng-độ biến thiên động lượng của một vật, một hệ LƯU Ý: - Động lượng của hệ vật
p p1 p2 Nếu: p1 p2 p p1 p2 Nếu: p1 p2 p p1 p2 Nếu: Nếu:
p1 p 2 p p12 p2 2
p , p p 1
2
2
p12 p2 2 2 p1. p2 .cos
Tính xung lượng của lực, độ biến thiên động lượng( dạng khác của định luật II Niuton)
p p2 p1 mv2 mv1 Ft - Nếu các vector cùng phương thì biểu thức trở thành F t p2 p1
- Vecto nào cùng chiều(+) thì có giá trị (+) - Vecto nào ngược chiều(+) thì có giá trị (-) Bài 1. Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 2 kg, m2 = 3kg có vận tốc v1 = 3 m/s, v2 = 2 m/s. Tính độ lớn động lượng của hệ trong các trường hợp sau: a. Biết v1 cùng phương cùng chiều với v2 . b. Biết v1 cùng phương ngược chiều với v2 . c. Biết v1 vuông gốc với v2 . Bài 2. Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 4 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm tổng động lượng ( phương, chiều và độ lớn) của hệ trong các trường hợp : a. v 1 và v 2 cùng hướng. b. v 1 và v 2 cùng phương, ngược chiều. c. v 1 và v 2 vuông góc nhau
_______________________________________________________________Trang -3-
VẬT LÝ 10 Bài 3. Một hòn đá được ném xiên một góc 300 so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kgm/s từ mặt đất. Tính độ biến thiên động lượng P khi hòn đá rơi tới mặt đất.(bỏ qua sức cản) Bài 4. Một vật nhỏ khối lượng m = 2kg rơi tự do. Tính độ biến thiên động lượng của vật từ thời điểm thứ ba đến thời điểm thứ năm kể từ lúc bắt đầu rơi. Lấy g =10 m/s 2 Bài 5. Một quả bóng có khối lượng m = 1,2 kg, đang bay với vận tốc v1 = 3 m/s thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với vận tốc v2 = 2 m/s. Tính độ biến thiên động lượng của quả bóng. Bài 6. Một lực 30N tác dụng vào vật m = 200g đang nằm yên, thời gian tác dụng 0,025 s. Xác định : a. Xung lượng của lực tác dụng trong khoảng thời gian đó. b. Vận tốc của vật. Bài 7. Một quả bón có khối lượng m = 500g, đang bay ngang với vận tốc v1 = 4 m/s thì đập vào một bức tường thẳng đứng dưới góc tới = 300, bay ngược trở lại theo quy luật phản xạ gương với bức tường với vận tốc v2 = v1. Tính xung của lực tác dụng của tường lên quả bóng. Bài 8. Tìm tổng động lượng (hướng và độ lớn) của hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1kg. Vận tốc của vật 1 có độ lớn v1 = 1m/s và có hướng không đổi. Vận tốc của vật hai độ lớn v2 = 2m/s và: a. Cùng hướng với vật 1 b. Cùng phương, ngược chiều. c. Có hướng nghiêng góc 600 so với v1. Bài 9. Một viên đạn có khối lượng m=10g, vận tốc 800m/s sau khi xuyên thủng 1 bức tường vận tốc của viên đạn chỉ còn 200m/s. Tìm độ biến thiên động lượng của viên đạn và lực cản trung bình mà tường tác dụng vào viên đạn, thời gian đạn xuyên qua tường là 1/1000s. Bài 10. Một khẩu súng trường có viên đạn khối lượng m = 20g nằm yên trong súng. Khi bóp cò, đạn chuyển động trong nòng súng hết 2 m/s và đạt được vận tốc khi tới đầu nòng súng là 700 m/s. Tính lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng. Dạng 2: Định luật bảo toàn động lượng Định luật: Tổng động lượng của hệ kín luôn được bảo toàn p1 p2 const *Phương pháp giải bài toán áp dụng định luật bảo toàn động lượng - Bước 1: Xác định hệ khảo xác phải là hệ cô lập - Bước 2: Viết biểu thức động lượng của hệ trước khi va chạm pt - Bước 3: Viết biểu thức động lượng của hệ sau khi va chạm ps - Bước 3:Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ pt ps - Bước 4: Chuyển phương trình thành dạng vô hướng bằng 2 cách : + Phương pháp chiếu + Phương pháp hình học *. Những lưu ý khi giải các bài toán liên quan đến định luật bảo toàn động lượng: a. Trường hợp các vector động lượng thành phần (hay các vector vận tốc thành phần) cùng phương, thì biểu thức của định luật bảo toàn động lượng được viết lại: m1v1 + m2v2 = m1 v 1' + m2 v '2 Trong trường hợp này ta cần quy ước chiều dương của chuyển động. - Nếu vật chuyển động theo chiều dương đã chọn thì v > 0; - Nếu vật chuyển động ngược với chiều dương đã chọn thì v < 0. b. Trường hợp các vector động lượng thành phần (hay các vector vận tốc thành phần) không cùng phương, thì ta cần sử dụng hệ thức vector: p s = p t và biểu diễn trên hình vẽ. Dựa vào các tính chất hình học để tìm yêu cầu của bài toán.
_______________________________________________________________Trang -4-
VẬT LÝ 10 c. Điều kiện áp dụng định luật bảo toàn động lượng: - Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không. - Ngoại lực rất nhỏ so với nội lực - Thời gian tương tác ngắn. - Nếu F ngoai luc 0 nhưng hình chiếu của F ngoai luc trên một phương nào đó bằng không thì động lượng bảo toàn trên phương đó. VẬN DỤNG: Bài 1. Một khẩu súng đại bác nằm ngang khối lượng ms = 1000kg, bắn một viên đoạn khối lượng mđ = 2,5kg. Vận tốc viên đoạn ra khỏi nòng súng là 600m/s. Tìm vận tốc của súng sau khi bắn. Bài 2. Toa tàu thứ nhất đang chuyển động với vận tốc v1=15m/s đến va chạm với toa tàu thứ 2 đang đứng yên có khối lượng gấp đôi toa tàu thứ nhất. Sau va chạm 2 toa tàu móc vào nhau và cùng chuyển động. Tính vận tốc của 2 toa sau va chạm . Bài 3. Một vật có khối lượng 25kg rơi nghiêng một góc 600so với đường nằm ngang với vận tốc 36km/h vào 1 xe goong chứa cát đứng trên đường ray nằm ngang. Cho khối lượng xe 975kg. Tính vận tốc của xe goong sau khi vật cắm vào Bài 4. Một người có khối lượng m1=50kg nhảy từ một chiếc xe có khối lượng m2=80kg đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v=3m/s. Biết vận tốc nhảy đối với xe là v0=4m/s. Tính vận tốc sau khi người ấy nhảy a. Cùng chiều b. Ngược chiều Bài 5. Một viên đạn có khối lượng 2 kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh thứ nhất bay theo phương nằm ngang với vận tốc 500m/s, hỏi mảnh kia bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bài 6. Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 80 m/s thì nổ ra thành hai mảnh, mảnh thứ nhất có khối lượng gấp đôi mảnh thứ hai, có vận tốc hướng theo phương nằm ngang và độ lớn vận tốc v1 = 90 m/s. Tính độ lớn vận tốc và phương của mảnh thứ hai. Bài 7. Một viên đạn khối lượng 2 kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh thứ nhất bay với vận tốc 250 m/s theo phương lệch góc 60 0 so với đường thẳng đứng. Hỏi mảnh kia bay theo phương nào với vận tốc bằng bao nhiêu? Bài 8. Một viên đạn khối lượng 1kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 500m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500 2 m/s. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bài 9. Một xe ôtô có khối lượng m1 = 3 tấn chuyển động thẳng với vận tốc v1 = 1,5m/s, đến tông và dính vào một xe gắn máy đang đứng yên có khối lượng m2 = 100kg. Tính vận tốc của các xe Bài 10. Một xe chở cát có khối lượng m1=390kg chuyển động theo phương ngang với vận tốc v1=8m/s. Hòn đá có khối lượng m2=10kg bay đến cắm vào bao cát. Tìm vận tốc của xe sau khi hòn đá rơi vào trong 2 TH sau: a. Hòn đá bay ngang, ngược chiều với xe với vận tốc v2=12m/s b. Hòn đá rơi thẳng đứng Bài 11. Một toa xe khối lượng 4 tấn chuyển động đén va chạm vào toa xe thứ 2 có khối lượng 2 tấn đang đúng yên sau đó cả 2 cùng chuyển động với vận tốc 2m/s. Hỏi trước khi va chạm với toa thứ 2 thì toa thứ nhất có vận tốc là bao nhiêu? Bài 12. Một xe có khối lượng m1=10 tấn, trên xe có gắn một khẩu súng đại bác 5 tấn. Đại bác bắn 1 phát đạn theo phương ngang với vận tốc 500m/s. Đạn có khối lượng 100kg.Tìm vận tốc của xe ngay sau khi bắn, nếu : a. Ban đầu xe đứng yên b. Xe đang chạy với vận tốc 18km/h Bài 13. Hai vật có m1 = 300g, m2 = 200g chuyển động trên đường nằm ngang không ma sát. Ban đầu, vật m2 nằm yên, vật m1 chuyển động với vận tốc v1 = 20 cm/s đến va chạm với vật m2. Nếu sau va chạm, vật m1 nằm yên thì vận tốc của vật m2 bằng bao nhiêu?
_______________________________________________________________Trang -5-
VẬT LÝ 10 Bài 14. Một vật có khối lượng m = 3kg đang đứng yên thì nổ thành hai mảnh. Mảnh 1 có m1 = 1,5 kg, chuyển động theo phương ngang với vận tốc 10 m/s. Hỏi mảnh 2 chuyển động theo hướng nào, với vận tốc bao nhiêu? Bài 15. Một toa xe có khối lượng m1 = 3 tấn chạy với vận tốc v1 = 4m/s đến va chạm vào một toa xe đứng yên có khối lượng m2 = 5 tấn. Toa này chuyển động với vận tốc v2 = 3 m/s. Toa một chuyển động thế nào sau va chạm? Dạng 3: Chuyển động bằng phản lực Bài 1. Một súng có khối lượng M = 25kg được đặt trên mặt đất nằm ngang. Bắn một viên đạn khối lượng m = 200g theo phương nằm ngang. Vận tốc của đạn là v = 100m/s. Tính vận tốc giật lùi V’ của súng. Bài 2. Khối lượng của súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800m/s. Tính vận tốc giật lùi của súng Bài 3. Một tên lửa có khối lượng 50 tấn đang bay thẳng đứng lên với vận tốc v = 200m/s so với mặt đất thì phụt ra một nhiên liệu có khối lượng 10 tấn tức thời ra phía sau với vận tốc không đổi v1 = 600m/s so với tên lửa.Tính vận tốc v2 của tên lửa so với mặt đất ngay sau đó. Bài 4. Một tên lửa có khối lượng tổng cộng 100 tấn đang bay với vận tốc 200m/s đối với trái đất thì phụt ra một nhiên liệu có khối lượng 20 tấn tức thời với vận tốc không đổi v1 = 500m/s so với tên lửa.Tính vận tốc của tên lửa sau khi phụt khí trong hai trường hợp: a. Phụt ra phía sau (ngược chiều bay). b. Phụt ra phía trước. Bỏ qua sức hút của trái đất.
_______________________________________________________________Trang -6-
VẬT LÝ 10
CHỦ ĐỀ IV: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT A. LÝ THUYẾT 1.Công thực hiện -Khi lực F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc thì công thực hiện bởi lực đó được tính bằng CT A Fs cos Pt -Các trường hợp xảy ra: + = 0o => cos = 1 => A = Fs > 0: lực tác dụng cùng chiều với chuyển động. + 0o < < 90o => cos > 0 => A > 0; Hai trường hợp này công có giá trị dương nên gọi là công phát động. + = 90o => cos = 0 => A = 0: lực không thực hiện công; + 90o < < 180o => cos < 0 => A < 0; + = 180o => cos = -1 => A = -Fs < 0: lực tác dụng ngược chiều với chuyển động. Hai trường hợp này công có giá trị âm, nên gọi là công cản; 2.Tính công suất - Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian A P F .v.cos (W) t - Oat là công suất của một thiết bị thực hiện công bằng 1J trong thời gian 1s 1W=1J/1s *Ý nghĩa: Là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công nhanh hay chậm *Lưu ý: -Vật chuyển động thẳng đều s = v.t 1 s v0t a.t 2 2 -Vật chuyển động thẳng biến đổi đều 2 2 v vo 2a.s - Nếu vật chịu tác dụng của nhiều lực thì công của hợp lực F bằng tổng công của các lực tác dụng lên vật 3. Hiệu suất: Hiệu suất là tỉ số giữa công ích A’ của máy và công A do lực phát động thực hiện A' H A B. Bài tập TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Chọn câu trả lời đúng : Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang A. Lực ma sát B. Lực phát động C. Lực kéo D. Trọng lực Câu 2. Chọn câu phát biểu đúng : Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều chuyển động là : A. 00 B. 600 C. 1800 D. 900 Câu 3. Chọn câu trả lời đúng : Khi lực F cng chiều với độ dời s thì : A. Công A > 0 B. Công A < 0 C. Công A ≠ 0 D. Công A = 0 Câu 4. Chọn câu trả lời đúng :Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc .Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là : A. Ams = μ.m.g.sin B. Ams = - μm.g.cos C. Ams = μ.m.g.sin.S D. Ams = - μ.m.g.cos.S Câu 5. Chọn câu trả lời đúng : Khi một vật trượt đi lên trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc .Công do trọng lực thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là : A. Ap = m.g.sin.S B. Ap = m.g.cos.S C. Ap = - m.g.sin.S D. Ap = - m.g.cos.S Câu 6. Chọn câu trả lời đúng : Ki lô óat giờ là đơn vị của A. Hiệu suất B. Công suất C. Động lượng D. Công Câu 7. Chọn câu sai :Khi vật chuyển động trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng A. Lực ma sát sinh công cản B. Thành phần tiếp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực sinh công phát động
_______________________________________________________________Trang -7-
VẬT LÝ 10 C. Phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật sinh công cản D. Thành phần pháp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực không sinh công Câu 8. Chọn câu trả lời đúng :Một cần cẩu thực hiện một công 120kJ nâng thùng hàng khối lượng 600kg lên cao 10m .Hiệu suất của cần cẩu là : A. 5% B. 50% C. 75% D. Một giá trị khác Câu 9. Chọn câu trả lời đúng : Một máy bay phản lực có trọng lượng P = 3 000 000N với công suất động cơ P1 = 75MW cất cánh và đạt độ cao h =1000m .Biết sức cản của không khí là 750 000N .Thời gian cất cánh của máy bay là : A. 5s B. 25s C. 50s D. 75s Câu 10. Chọn câu trả lời sai :khi nói về công của trọng lực A. Công của trọng lực luôn luôn mang giá trị dương B. Công của trọng lực bằng không khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang C. Công của trọng lực bằng không khi quỹ đạo của vật là một đường khép kín D. Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng của vật Câu 11. Vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 72km/h .Dưới tác dụng của lực F = 40N ,có hướng hợp với phuơng chuyển động góc α = 600 .Công mà vật thực hiện được trong thời gian 1 phút : A.48kJ B.24kJ C.24 3 Kj D.12kJ Câu 12. Công suất của một người kéo một thùng nước có khối lượng 10kg chuyển động đều từ một giếng có độ sâu 10m trong thời gian 0,5 phút là: A.220W B.33,3W C.3,33W D.0,5kW Câu 13. Một vật khối lượng 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 5m ,nghiêng một góc α = 300 so với mặt phẳng ngang .Hệ số ma sát là 0,1 .Lấy g =10m/s 2 .Công của lực ma sát trong quá trình chuyển động từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng là : A.0,5J B.- 0,43J C.- 0,25J D.0,37 J TỰ LUẬN: Bài 1. Kéo một vật có khối lượng m=50kg trượt trên sàn nhà được 5m dưới tác dụng của 1 lực F=50N theo phương ngang , hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,2 a. Tính công của lực F b. Tính công của lực ma sát Bài 2. Người ta kéo một cái thùng nặng 30kg trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 450, lực tác dụng lên dây là 150N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 15m. Khi thùng trượt công của trọng lực bằng bao nhiêu? Bài 3. Một xe con khối lượng 1,5 T, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 100m thì vận tốc đạt được 10m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe trên quãng đường 100m đầu tiên. Lấy g = 10m/s 2. Bài 4. Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ ôtô là 8kw. Tính lực ma sát của ôtô và mặt đường. Bài 5. Dưới tác dụng của một lực không đổi nằm ngang, một xe đang đứng yên sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều đi hết quãng đường s = 5m đạt vận tốc v = 4m/s. Xác định công và công suất trung bình của lực, biết rằng khối lượng xe m = 500kg, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường nằm ngang μ =0,01. Lấy g = 10m/s2. Bài 6. Một máy kéo một vật có khối lượng 100kg chuyển động thẳng đều không ma sát lên độ cao 1m. Tính công của máy đã thực hiện khi a. Kéo vật lên thẳng đứng b. Kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng dài 5m Bài 7. Một vật có khối lượng 10kg trượt trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực F=20N cùng hướng chuyên động . Hệ số ma sát trên đường là 0,1. Tính công của lực kéo ? Công của lực cản ? Biết vật đi được quãng đường 5m Bài 8. Một vật chuyển động đều trên mặt phẳng ngang dài 100m với vận tốc 72km/h nhờ lực kéo F=40N có phương hợp với phương ngang 1 góc 600. TÍnh công và công suất của lực F Bài 9. Tính công và công suất của một người khi kéo một vật có khối lượng 30kg lên cao 2m. Vật chuyển động đều hết 2s.
_______________________________________________________________Trang -8-
VẬT LÝ 10 Bài 10.Một người kéo một chiếc xe có khối lượng 50kg di chuyển trên đường ngang môt đoạn đường 100m. Hệ số ma sát là 0,05. Tính công của lực kéo khi a. Xe chuyển động đều b. b.Xe chuyển động với gia tốc a=1m/s2 Bài 11. Một xe có khối lượng 1500kg đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tắt máy. Sau 10s xe dừng lại. Tính công và độ lớn của lực ma sát của chuyển động Bài 12. Kéo đều 1 vật có khối lượng 10 tấn từ mặt đât lên cao theo phương thẳng đứng đến độ cao 8m.Tính công của lực : a. F? b. b.P ? Bài 13. Một xe vận tải có khối lượng 25 tấn đang chuyển động với vận tốc 50,4 km/h trên mặt đường nằm ngang thì tắt máy chuyển động chậm dần đều dưới tác dụng của lực ma sát và dừng lại. Biết hệ số ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường là t = 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Tính : a. Thời gian từ lúc xe tắt máy đến lúc xe dừng lại. b. Quãng đường xe đi được từ lúc tắt máy đến lúc xe dừng lại. c. Công và công suất trung bình của lực ma sát trong thời gian. Bài 14. Một vật có khối lượng m = 1,2 kg trượt không vận tốc đầu từ một đỉnh dốc có độ cao h = 4m, có góc nghiêng = 30 0 so với mạt phẳng nằm ngang. Xác định công và công suất trung bình của trọng lực sinh ra trên đường đó. Bỏ qua ma sát của mặt phẳng nghiêng. Bài 15. Một cần cẩu cần thực hiện một công 100kJ một thùng hàng khối lượng 500kg lên cao 15m trong thời gian 20s. Tính công suất trung bình và hiệu suất của cần cẩu.
_______________________________________________________________Trang -9-
VẬT LÝ 10
CHỦ ĐỀ V: ĐỘNG NĂNG – ĐỊNH LÍ ĐỘNG NĂNG A.LÝ THUYẾT 1.Động năng của một vật có khối lượng m đang chuyển đông với vận tốc v là năng lượng mà vật có được do chuyển động và được xác định theo công thức 1 Wđ= mv 2 2 • Tính chất : + Động năng là một đại lượng vô hướng và luôn dương + Đơn vị Jun (J) 2.Định lý biến thiên động năng :Độ biến thiên động năng của một vật bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật Wd Wd 2 Wd1 Angluc 1 1 mv2 2 mv12 Fngoailuc .s 2 2 + Nếu A > 0 Wd 2 Wd 1 Động năng tăng + Nếu A < 0 Wd 2 Wd 1 Động năng giảm
Chú ý :
F
ngoailuc
là tổng tất cả các lực tác dụng lên vật
B. Bài tập : TRĂC NGHIỆM: Câu 1. Chọn câu trả lời đúng: Khi vật có vân tốc không đổi nhưng khối lượng tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ A. Giảm phân nửa B. Tăng gấp đôi C. Không thay đổi D. Tăng gấp 4 lần Câu 2. Chọn câu trả lời đúng : Động năng của vật sẽ tăng gấp hai nếu : A. m không thay đổi, v tăng gấp đôi B. v không đổi ,m tăng gấp đôi C. m giảm một nửa, v tăng gấp 4 lần D. v giảm một nửa ,m tăng gấp 4 lần Câu 3. Chọn câu trả lời đúng : Động năng của vật sẽ tăng gấp bốn nếu A. m không thay đổi, v tăng gấp đôi B. v không đổi ,m tăng gấp đôi C. m giảm một nửa, v tăng gấp 4 lần D. v giảm một nửa ,m tăng gấp 4 lần Câu 4. Chọn câu trả lời đúng : Động năng của vật sẽ không đổi nếu : A. m không thay đổi, v tăng gấp đôi B. v không đổi ,m tăng gấp đôi C. m giảm một nửa, v tăng gấp 4 lần D. v giảm một nửa ,m tăng gấp 4 lần . Câu 5. Chọn câu trả lời đúng : Động năng của vật sẽ tăng gấp tám lần nếu A. m không thay đổi, v tăng gấp đôi B. v không đổi ,m tăng gấp đôi C. m giảm một nửa, v tăng gấp 4 lần D. v giảm một nửa ,m tăng gấp 4 lần Câu 6. Chọn câu trả lời đúng : Định lí động năng được áp dụng đúng trong trường hợp A. Lực tác dụng lên vật không đổi B. Lực tác dụng lên vật thay đổi C. Đường đi có dạng bất kì D. Cả A,B,C đều được Câu 7. Chọn câu trả lời đúng : Một vật có khối lượng 500g đang di chuyển với vận tốc 10m/s .Động năng của vật bằng A.2,5J B. 25J C.250J D. 2500J Câu 8. Chọn câu trả lời sai : Khi nói về động năng A.Động năng của vật không đổi khi vật chuyển động thẳng đều B. Động năng của vật không đổi khi vật chuyển động thẳng với gia tốc không đổi C. Động năng của vật không đổi khi vật chuyển động tròn đều D. Động năng của vật không đổi khi vật chuyển động với gia tốc bằng không Câu 9. Chọn câu trả lời đúng : Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của : A.trọng lực tác dụng lên vật đó B. lực phát động tác dụng lên vật đó C. ngoại lực tác dụng lên vật đó D. lực ma sát tác dụng lên vật đó Câu 10. Chọn câu trả lời đúng : Khi nói về động năng của vật :
_______________________________________________________________Trang -10-
VẬT LÝ 10 A. động năng của vật tăng khi gia tốc của vật lớn hơn không B. động năng của vật tăng khi vận tốc của vật lớn hơn không C. động năng của vật tăng khi các lực tác dụng lên vật sinh công dương D. động năng của vật tăng khi gia tốc của vật tăng Câu 11. Một vật có trọng lượng 1N ,có động năng 1J , Lấy g =10m/s 2 khi đó vận tốc của vật bằng : A.0,45m/s B.1m/s C.1,4m/s D.4,4m/s Câu 12. Ôtô có khối lượng 1500kg đang chạy với vận tốc 80km/h thì động năng của ôtô là A.2,52.104 J B. 3,7.105 J C. 2,42.105 J D. 3,2.105 J Câu 13. Ở độ cao 20m ,một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s .Lấy g = 10m/s2 .Bỏ qua sức cản không khí .Hãy tính độ cao mà ở đó thế năng bằng động năng của vật ? A.15m B.25m C.12,5m D.35m Câu 14. Một vật khối lượng 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 5m nghiêng một góc α = 300 so với mặt phẳng nằm ngang .Hệ số ma sát là 0,1 . Lấy g =10m/s 2 Vận tốc của vật cuối mặt phẳng nghiêng là A.7,65m/s B.9,56m/s C.7,07m/s D.6,4m/s Câu 15. Một ô tô có khối lượng 4 tấn đang chạy với vận tốc 36 km/h. Động năng của ôtô: A. 200000J B. 14400J C. 40000J D. 20000J TỰ LUẬN: Bài 1. Một ô tô khối lượng 4 tấn đang chạy với vận tốc 36km/h thì người lái thấy có chướng ngại vật ở 10 m và đạp phanh a. Đường khô lực hãm bằng 22000N. Xe dừng cách chướng ngại vật bao nhiêu? b. Đường ướt, lực hãm bằng 8000N . Tính động năng và vận tốc của ô tô khi va vào chướng ngại vật. Bài 2. Một búa máy có khối lượng 500kg rơi từ độ cao 2m vào 1 cọc bê tông, làm cọc ngập sâu vào đất 0,1m. Tính lực cản của đất vào cọc Bài 3. Một vật có khối lượng 100kg đang nằm yên trên 1 mặt phẳng không ma sát. Lúc t=0,người ta tác dụng lên vật 1 lực kéo F=500N không đổi. Sau 1 khoảng thời gian vật đi được quãng đường 10m. Tính vận tốc cuả vật tại đó nếu: a. F nằm ngang b. F hợp với phương ngang 1 góc với sin 0, 6 Bài 4. Một oto khối lượng 4 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc không đổi v=54km/h. Lúc t=0, người ta tác dụng lực hãm lên ô tô làm nó chuyển động thêm được 10m thì dừng. Tính độ lớn trung bình của lực hãm. Xác định khoảng thời gian từ lúc hãm đến lúc dừng xe Bài 5. Một viên đạn có khối lượng 14g bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5 cm, sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 120 m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn? Bài 6. Một ôtô có khối lượng 1100 kg đang chạy với vận tốc 24 m/s. a. Độ biến thiên động năng của ôtô bằng bao nhiêu khi vận tốc hãm là 10 m /s? b. Tính lực hãm trung bình trên quãng đường ôtô chạy 60m. Bài 7. Một ô tô tăng tốc trong 2 trường hợp : từ 10 km/h đến 18km/h và từ 54km/h lên 62km/h. Hãy so sánh công thực hiện trong 2 TH có bằng nhau không? Bài 8. Tính động năng của một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 400m trong thời gian 45s. Bài 9. Một vật khối lượng m=2kg đang nằm yên trên một măt phẳng ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực nằm ngang 5N, vật chuyển động và đi được 10m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy Bài 10. Một ô tô khối lượng 1200kg chuyển động trên một đường nằm ngang có hệ số ma sát 0,05.Sau khi đi được 30m kể từ lúc khởi hành, xe có vận tốc 36km/h. Hãy áp dụng định lí động năng để tính lực phát động đã tác dụng vào xe. Bài 11. Một xe tải có khối lượng m = 3 tấn đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v1 = 54km/h. Sau đó xe bị hãm phanh, sau một đoạn đường s = 100m thì vận tốc còn lại là v2 = 18 km/h. Tính: a. Động năng lúc đầu của xe tải . b. Độ biến thiên động năng và lực hãm trung bình của xe tải trên đoạn đường s.
_______________________________________________________________Trang -11-
VẬT LÝ 10
CHỦ ĐỀ VI: THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG – THẾ NĂNG ĐÀN HỒI A. LÝ THUYẾT 1. Thế năng trọng trường + Chọn mốc thế năng (Wt=0) ; xác định độ cao so với mốc thế năng đã chọn(m) và m(kg) + Sử dụng CT: Wt = mgz Hay Wt1 - Wt2 = Ap - Tính công của trọng lực Ap và độ biến thiên thế năng Wt Wt 2 Wt1 Ap mgz1 mgz2 Ap Chú ý : Nếu vật đi lên thì Ap = - mgh < 0 (công cản) ; vật đi xuống Ap = mgh > 0 (công phát động) 1 2. Thế năng đàn hồi : Wt k (l ) 2 2 B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Chọn câu trả lời đúng :Khi nói về thế năng A. Thế năng trọng trường luôn mang giá trị dương vì độ cao h luôn luôn dương B. Độ giảm thế năng phụ thuộc vào cách chọn gốc thế năng C. Động năng và thế năng đều phụ thuộc tính chất của lực tác dụng D. Trong trọng trường ,ở vị trí cao hơn vật luôn có thế năng lớn hơn Câu 2. Chọn câu trả lời sai :khi nói về thế năng đàn hồi A.Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng dự trữ của những vật bị biến dạng B. Tthế năng đàn hồi phụ thuộc vào vị trí cân bằng ban đầu của vật C.Trong giới hạn đàn hồi ,khi vật bị biến dạng càng nhiều thì vật có khả năng sinh công càng lớn Câu 3. Chọn câu trả lời đúng :Khi một rơi tự do ,nếu : A. thế năng giảm đi 2 lần thì động năng tăng lên 2 lần B. thế năng giảm đi 2 lần thì vận tốc tăng lên 2 C. thế năng giảm đi bao nhiêu lần thì động năng tăng lên bấy nhiêu D. Các câu A,B,C đều đúng Câu 4. Một vật nặng 5 kg, rơi từ độ cao h = 2 m ở trên mặt đất xuống một giếng sâu 6 m, cho g = 10 m/s2. Độ giảm thế năng khi vật chạm đáy giếng có giá trị là bao nhiêu ? A. 400 J. B. 500 J. C. 600 J. D. 800 J. Câu 5. Chọn gốc thế năng là mặt đất. Thế năng của vật nặng 2 kg ở dưới đáy một giếng sâu 10 m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 là bao nhiêu ? A. – 100 J. B. 100 J. C. – 200 J. D. 200 J. Câu 6. Giữ một vật khối lượng m ở đầu một lò xo đặt thẳng đứng với trạng thái ban đầu chưa biến dạng. Ấn cho vật xuống một đoạn Δl. Chọn gốc thế năng tại vị trí lò xo không bị biến dạng thì kết luận nào sau đây là đúng: A. Thế năng đàn hồi của vật tăng. B. Thế năng trọng trường của vật tăng. C. Thế năng tổng cộng của hệ vật – lò xo tăng. D. Thế năng tổng cộng của hệ vật – lò xo giảm. TỰ LUẬN: Dạng 1 : Thế năng trọng trường – Công của trọng lực Bài 1. Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s2. a. Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại mặt đất. b. Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên c. Tính công của trọng lực khi vật chuyển từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất. Nhận xét kết quả thu được. Bài 2. Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó W t1 = 500J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Wt1 = -900J. a. Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất. b. Xác định vị trí ứng với mức không của thế năng đã chọn. c. Tìm vận tốc của vật khi vật qua vị trí này. Bài 3. Một vật nặng có khối lượng m = 10kg. Lấy g = 10m/s2.
_______________________________________________________________Trang -12-
VẬT LÝ 10 a. Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với mốc độ cao tại mặt đất. b.Tìm lại kết quả câu a nếu lấy mốc độ cao tai đáy giếng. c. Suy ra công của trọng lực khi vật chuyển từ đáy giếng lên độ cao h = 3m. Nêu nhận xét về các kết quả vừa tìm. Bài 4. Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng 800 kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10 m tới một trạm dừng trên núi ở độ cao 550m sau đó lại đi tiếp đến một trạm khác ở độ cao1300m. a. Tính thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và tại các trạm dừng. - Lấy mặt đất làm gốc thế năng. - Lấy trạm dừng thứ nhất làm gốc thế năng. b. Tính công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển: - Từ vị trí xuất phát tới trạm dừng thứ nhất. - Từ trạm dừng thứ nhất tới trạm dừng tiếp theo. Công này có phụ thuộc vào việc chọn mốc thế năng như ở câu a không? Bài 5. Một vật có khối lượng 3kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó 500J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng là -900J a. Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất. b. Xác định vị trí ứng với mức không của thế năng đã chọn. c. Tính vận tốc của vật tại vị trí này. Bài 6. Một vật có khối lượng 5kg được đặt ở vị trí M trong trọng trường và có thế năng tại đó WtM = 1800J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng là WtĐ = -600J a. Gốc thế năng ở độ cao nào so với mặt đất. b.Tính độ cao hM so với mặt đất. c. Tính vận tốc của vật khi qua vị trí gốc thế năng và vận tốc của vật lúc chạm đất. Dạng 2: Thế năng đàn hồi – công của lực đàn hồi Bài 1. Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 5N vào lò xo cũng theo phương ngang, ta thấy nó dãn được 2,5cm. a. Tìm độ cứng của lò xo. b. Xác định giá trị thế năng đàn hồi của lo xo khi nó dãn được 5cm. c. Tính công do lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 2,5cm đến 5 cm. Công này dương hay âm? Giải thích ý nghĩa.Bỏ qua mọi lực cản. Bài 2. Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 3N kéo lò xo cũng theo phương ngang, ta thấy nó dãn được 2 cm. a. Tìm độ cứng của lò xo. b. Xác định giá trị thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn được 2cm. c. Tính công do lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 2cm đến 3,5cm. Công này dương hay âm? Giải thích ý nghĩa (bỏ qua mọi lực cản) Bài 3. Giữ một vật khối lượng 0,25kg ở đầu một lò xo đặt thẳng đứng với trạng thái ban đầu chưa bị biến dạng. Ấn cho vật đi xuống làm lò xo bị nén một đoạn 10cm. Tìm thế năng tổng cộng của hệ vật – lò xo tại vị trí này. Lò xo có độ cứng 500 N/m và bỏ qua khối lượng của nó. Cho g = 10 m/s 2 và chọn mức không của thế năng tại vị trí lò xo không biếng dạng.
_______________________________________________________________Trang -13-
VẬT LÝ 10
CHỦ ĐỀ VII: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG A. LÝ THUYẾT. 1.Định luật toàn cơ năng. a. Trường hợp trọng lực b. Trường hợp lực đàn hồi
mv12 mv 2 mgz1 2 mgz2 2 2 2 2 mv kx W= = hằng số 2 2
c. Trong trường lực thế bất kì Cơ năng của một vật chỉ chịu tác dụng của những lực thế luôn được bảo toàn. 2. Biến thiên cơ năng – Công của lực không phải là lực thế Khi vật chịu tác dụng của lực không phải là lực thế, cơ năng của vật không bảo toàn và công của lực này bằng độ biến thiên cơ năng của vật. A12 = W2 - W1 B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Xét hai chất điểm, chất điểm 1 có khối lượng m, vận tốc v, chất điểm 2 có khối lượng 2m, vận v tốc . Động năng Wđ1 và Wđ2 của hai chất điểm liên hệ với nhau như thế nào? 2 A. Wđ1 = Wđ2. B. Wđ1 = 4 Wđ2. 1 C. Wđ1 = Wđ2. 2 1 D. Wđ1 = Wđ2. 4 Vận tốc bằng nhau, gia tốc khác nhau. Câu 2. Xét một vật rơi trong không khí (xét hệ vật và Trái Đất), trong quá trình đó A. Độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng. B. Tổng động năng và thế năng của vật không đổi. C. Cơ năng của hệ tăng dần. D. Cơ năng của hệ giảm dần. Hãy chọn câu đúng. Câu 3. Một quả cầu nhỏ khối lượng m được thả rơi từ độ cao H. Nếu chọn mặt đất làm mốc thế năng và bỏ qua mọi lực cản, khi quả cầu rơi xuống tới vị trí dưới mặt đất một khoảng h thì cơ năng của nó là A. mg(H + h). B. mg(H – h). C. mgh. D. mgH. Hãy chọn câu đúng. Câu 4. Khi con lắc đơn về đến vị trí cân bằng: A. Động năng đạt giá trị cực đại. B. Thế năng đạt giá trị cực đại. C. Cơ năng bằng không. D. Thế năng bằng động năng. Câu 5. Khi con lắc đơn đến vị trí cao nhất: A. Cơ năng bằng không. B. Thế năng đạt giá trị cực đại. C. Động năng đạt giá trị cực đại. D. Thế năng bằng động năng. Câu 6. Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi: A. Động năng của vật không đổi. B. Thế năng của vật không đổi. C. Tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi. D. Tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi. Câu 7. Tìm câu SAI. Khi vật chỉ chịu tác dụng của lưc thế: A. Cơ năng có giá trị không đổi.
_______________________________________________________________Trang -14-
VẬT LÝ 10 B. Độ tăng động năng bằng độ giảm thế năng. C. Độ giảm động năng bằng độ tăng thế năng. D. Cơ năng của vật biến thiên. Câu 8. Một vật được bắn từ mặt đất lên cao hợp với phương ngamg góc α,vận tốc đầu v0. Đại lượng không đổi khi viên đạn đang bay là: A. Thế năng. B. Động năng. C. Động lượng. D. Gia tốc. Câu 9. Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát. A. Cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng. B. Độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát. C. Độ giảm thế năng bằng công của trọng lực. D. Có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng được bảo toàn. Câu 10. Khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì: A. Động lượng và động năng của vật không đổi. B. Động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần. C. Động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần. D. Động lượng tăng 2 lần, động năng không đổỉ. TỰ LUẬN: Dạng 1: Bảo toàn cơ năng của vật trong trường hợp trọng lực * Phương pháp giải bài toán về định luật bảo toàn cơ năng - Chọn gốc thế năng thích hợp sao cho tính thế năng dễ dàng (thường chọn tại mặt đất và tại chân mặt phẳng nghiêng). 1 1 - Tính cơ năng lúc đầu ( W1 mv12 mgh1 ), lúc sau ( W2 mv2 2 mgh2 ) 2 2 - Áp dụng: W1 = W2 - Giải phương trình trên để tìm nghiệm của bài toán. Chú ý: Chỉ áp dụng định luật bảo toàn cơ năng khi hệ không có ma sát ( lực cản) nếu có thêm các lực đó thì Ac = W = W2 – W1. ( công của lực cản bằng độ biến thiên cơ năng). Bài 1. Một viên đá có khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s từ mặt đất. g=10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí a. Tính động năng của viên đá lúc ném. Suy ra cơ năng của viên đá b. Tìm độ cao cực đại mà viên đá đạt được c. Ở độ cao nào thì thế năng của viên đá bàng động nưng của nó Bài 2. Từ độ cao 10 m, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s, lấy g = 10m/s2. a. Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất. b. Ở vị trí nào của vật thì Wđ = 3Wt. c. Xác định vận tốc của vật khi Wđ = Wt. d. Xác định vận tốc của vật trước khi chạm đất. Bài 3. Một hòn bi có khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. a. Tính trong hệ quy chiếu mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật b. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được. c. Tìm vị trí hòn bi có thế năng bằng động năng? Bài 4. Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms -2. 1. Tìm cơ năng của vật. 2. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được. 3. Tại vị trí nào vật có động năng bằng thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó. Bài 5. Một con lắc đơn có chiêu dài 1m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng góc =450 rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí mà dây làm với đường thẳng đúng 1 góc 30 0. lấy g=10m/s2 Bài 6. Ném thẳng đứng vật có khối lượng 100g từ dưới lên với vận tốc ban đầu là 40m/s. Tính thế năng , động năng và cơ năng toàn phần của vật trong những trường hợp sau: a. Lúc bắt đầu ném vật b. 3 giây sau khi ném
_______________________________________________________________Trang -15-
VẬT LÝ 10 c. Ở độ cao cực đại Bài 7. Một vật khối lượng 1kg được thả rơi từ độ cao 20m b. Tính thế năng của vật lúc bắt đầu thả b. Tính thế năng của vật ở độ cao 10m. Suy ra động năng của vật tại đó c. Tính động năng của vật khi chạm đất Bài 8. Một quả bóng nặng 10g được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 10m/s từ độ cao 5m a.Tính cơ năng của quả bóng b. Vận tốc của bóng khi chạm đất c. Ở độ cao nào thì động năng bằng 3 lần thế năng Bài 9. Một vật khối lượng 1kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10m, nghiêng góc 300 so với phương ngang (g=10m/s2) a. Tính cơ năng của vật b. Vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng. Bỏ qua ma sát c. Nếu hệ số ma sát là 0,1. Tính vận tốc của vật tại chân mặt phảng nghiêng Bài 10. Một con lắc chiều dài 1m được đưa lên độ cao so với vị trí cân bằng là 15cm. a. Thả vật không vận tốc đầu. Tính vị trí của con lắc khi qua vị trí cân bằng b. Khi vận tốc của con lắc là 1m/s. Tính độ cao và góc lệch lúc này c. Tính lực căng dây ở vị trí cân bằng và vị trí biên. Cho m=100g và bỏ qua ma sát Bài 11. Một vật nặng khối lượng m = 400g treo vào đầu dưới sợi dây không co giãn chiều dài l = 50cm, đầu trên treo vào một điểm cố định. Đưa vật tới vị trí góc lệch m = 600 so với phương thẳng đứng rồi buông tay. Lấy g = 10m/s2. a. Tính thế năng của vật ở vị trí cao nhất và ở vị trí ứng với góc lệch = 300. b.Tính động năng và vận tốc của vật khi nó qua vị trí cân bằng O. Bài 12. Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m = 200g, chiều dài dây l = 2 m. Từ vị trí cân bằng kéo con lắc tới góc lệch = 450 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2.Tính : a. Năng lượng đã truyền cho con lắc. b. Vận tốc của con lắc khi nó qua vị trí cân bằng. Bài 13. Một vật được ném thẳng đứng từ điểm O tại mặt đất với vận tốc đầu 50 m/s. Bỏ qua ma sát, cho g = 10 m/s2. Tìm: a. Độ cao cực đại mà vật đạt được khi nó đến điểm M. b. Vận tốc khi vật đến điểm N cách mặt đất 45 m. c. Giả sử vật có khối lượng 400 gam. Tìm thế năng khi nó đến điểm K. Biết tại K vật có động năng bằng thế năng. Bài 14. Một vật có khối lượng 0,5 kg được thả rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất. Biết cơ năng của vật là 100 J. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. a. Tính h. b. Xác định độ cao của vật mà tại đó động năng gấp ba lần thế năng. c. Khi chạm đất vật nảy lên và đạt độ cao cực đại thấp hơn h là 8 m. Hỏi tại sao có sự mất mát năng lượng? Phần năng lượng bị mất mát là bao nhiêu? Bài 15. Một vật có khối lượng 1 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng BC dài 10 m và nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Cho g = 10 m/s2. Tính vận tốc vật ở cuối chân dốc khi: a. Vật trượt không ma sát. b. Vật trượt có ma sát, cho hệ số ma sát là 0,2. Bài 16. Một vật có khối lượng 1kg trượt không ma sát , không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 10 m và nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Khi đến chân mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật có giá trị bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2. Bài 17. Một vật có khối lượng 1 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng BC dài 10 m và nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát của vật trên mặt phẳng nghiêng là = 0,1. Vận tốc của vật khi nó ở vị trí chính giữa M của mặt phẳng nghiêng có giá trị bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2. Bài 18. Cho con lắc có chiều dài l = 60cm, vật m = 200g người ta kéo cho vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 0 600 và truyền cho nó một vận tốc 6m / s theo phương vuông góc với sợi dây. 1. Tính góc lệch của dây treo khi vật đến vị trí cao nhất.
_______________________________________________________________Trang -16-
VẬT LÝ 10 2. Tính lực căng dây khi vật đi qua vị trí có góc 450 . 3. Khi vật đang chuyển động đến vị trí có góc 450 thì bị tuột khỏi dây. Viết phương trình chuyển động của vật. 4. Biết rằng vị trí thấp nhất của vật m cách mặt đất 0,8m. Tính độ cao cực đại và tầm xa của qẩ cầu khi bị tuột dây. Bài 19. Một con lắc đơn có chiều dài 1 m. Kéo cho nó hợp với phương thẳng đứng góc 45 o rồi thả nhẹ. Tính độ lớn vận tốc và lực căng dây treo của con lắc khi nó đi qua vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 30o . Lấy g = 10 m/s2 Bài 20*. Một quả cầu có khối lượng m lăn không vận tóc đầu từ nơi có độ cao h, qua một vòng xiếc bán kính R. Bỏ qua ma sát. h a. Tính lực do quả cầu nén lên vòng xiếc ở vị trí M, xác định bởi góc (hình vẽ 5 ) b. Tìm h nhỏ nhất để quả cầu có thể vượt qua hết vòng xiếc. Hình 5
Dạng 2: Bảo toàn cơ năng của vật dưới tác dụng của lực đàn hồi Bài 1. Cho hệ cơ như hình vẽ: cho m = 100g, lò xo có độ cứng k = 40N/m. Bỏ qua mọi ma sát. (Hình bên) Từ vị trí cân bằng O, kéo vật m ra để lò xo dãn một đoạn OA = 5cm rồi buông nhẹ để lò xo dao động trên đoạn thẳng AB. a. Tính chiều dài đoạn AB. B A b. Tính vận tốc của m khi qua O. Bài 2. Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm một lò xo có độ cứng k = 200 N/m, đầu trên treo vào một điểm cố định, đầu dưới treo vật nặng khối lượng m = 500g. Chọn gốc O trùng vị trí cân bằng. Đưa vật tới vị trí M làm lò xo bị dãn 6,5 cm. a. Tính công của lực đàn hồi và của trọng lực khi vật dịch chuyển từ vị trí cân bằng O tới vị trí M. b. Thả vật, tính vận tốc của vật khi nó qua vị trí cân bằng. Bài 3. Một quả cầu khối lượng m = 1kg được treo vào đầu dưới của một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 50 cm, độ cứng k = 250 N/m. Đầu trên của lò xo gắn vào một điểm cố định. Lấy g = 10 m/s 2.. a. Tính chiều dài của lò xo lúc quả cầu ở vị trí cân bằng. b. Đưa quả cầu tới vị trí lò xo có chiều dài 44 cm. Tính thế năng của hệ quả cầu lò xo. Chọn gốc thế năng là vị trí cân bằng Bài 4. Một vật có khối lượng m =200g gắn vào đầu một lò xo có độ cứng k = 300N/m, đầu kia của lò xo gắn vào một điểm A cố định. Hệ được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Đưa vật đến vị trí lò xo bị dãn 4cm rồi thả nhẹ. Xác định độ lớn vận tốc của vật khi vật tới vị trí lò xo bị nén 2cm. Bài 5. Giữ một vật khối lượng 2,5kg ở đầu một lò xo thẳng đứng với trạng thái ban đầu chưa bị biến dạng. Ấn cho vật đi xuống làm cho lò xo bị nén một đoạn 10cm. Tìm thế năng tổng cộng của hệ vật-lò xo tại vị trí này. Lò xo có độ cứng 500N/m và bỏ qua khối lượng của nó.
_______________________________________________________________Trang -17-
VẬT LÝ 10
CHỦ ĐỀ VIII: VA CHẠM ĐÀN HỒI – VA CHẠM MỀM A.LÝ THUYẾT 1. Va chạm đàn hồi trực diện (va chạm xuyên tâm) Là va chạm mà tâm của hai quả cầu trước và sau va chạm luôn chuyển động trên cùng một đường thẳng. • Va chạm là đàn hồi có thể áp dụng cả sự bảo toàn động lượng và động năng. ĐL bảo toàn động lượng: m1 v1 m2 v2 m1 v1 ' m2 v2 ' ĐL bảo toàn động năng: (m m2 )v1 2m2 v2 (m m1 )v2 2m1v1 • Vận tốc của từng quả cầu sau va chạm: v1 ' 1 ; v2 ' 2 m1 m2 m1 m2 Với v1, v2, v’1, v’2 là giá trị đại số của các vận tốc. Tất cả các vận tốc đều có cùng phương trên trục Ox. • Hai quả cầu mà có khối lượng bằng nhau: v’1 = v2 và v’2 = vHai • Hai quả cầu có khối lượng rất chênh lệch: v’1 = 0; v’2 = -v2 2. Va chạm mềm Là va chạm mà sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. • Động năng không được bảo toàn, năng lượng bị hao hụt là: M Wd Wd 1 0 M m Wđ < 0 chứng tỏ động năng đã giảm một lượng trong va chạm. Lượng này chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như tỏa nhiệt. B. BÀI TẬP Dạng 1: Va chạm đàn hồi Bài 1: Trên mặt phẳng nằm ngang, một hòn bi có m1 = 15g chuyển động sang phải với vận tốc v1 = 22,5 cm/s va chạm trực diện đàn hồi với một hòn bi có khối lượng m2 = 30g đang chuyển động sang trái với vận tốc v2 = 18 cm/s. Sau va chạm, hòn bi nhỏ hơn chuyển động sang trái (đổi hướng) với vận tốc v’1 = 31,5 cm/s. Tìm vận tốc v’2 của hòn bi lớn sau va chạm. Bỏ qua ma sát. Kiểm tra lại và xác nhận tổng động năng có được bảo toàn không? Bài 2: Viên bi A có khối lượng m1 = 300g chuyển động trên mặt bàn nằm ngang nhẵn với vận tốc v = 5m/s đến va vào viên bi B có khối lượng m2 = 100g đang đứng yên. Va chạm giữa A và B là đàn hồi. Tính vận tốc của hai viên bi sau va chạm. Cho biết các vecto vận tốc cùng phương. Bài 3:Quả cầu khối lượng m1 = 300g chuyển động với vận tốc v1 = 2m/s đến va chạm xuyên tâm với quả cầu thứ hai m2 = 200g đang chuyển động ngược chiều với vận tốc v2 = -1m/s. Tìm vận tốc các quả cầu sau va chạm, nếu va chạm là va chạm đàn hồi. Dạng 2: Va chạm mềm Bài 1: Một búa máy đóng cọc có khối lượng m1 = 500kg được thả rơi tự do từ độ cao h = 6m xuống đập vào cái cọc có khối lượng m2 = 100kg trên mặt đất làm cọc lún sâu vào đất 6cm. Tính lực cản của đất. Bài 2: Một xe có khối lượng m1 = 1,5kg chuyển động với vận tốc v1 = 0,5m/s đến va chạm vào một xe khác khối lượng m2 = 2,5kg đang chuyển động cùng chiều. Sau va chạm, hai xe dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc v = 0,3 m/s. Tìm vận tốc ban đầu của xe thứ 2 và độ giảm động năng của hệ hai xe. Bài 3: Bắn một viên đạn có khối lượng 10g vào một mẩu gỗ có khối lượng 390g đặt trên một mặt phẳng nhẵn. Đạn mắc vào gỗ và cùng chuyển động với vận tốc 10m/s. a.Tìm vận tốc của đạn lúc bắn. b. Tính lượng động năng của đạn đã chuyển sang dạng khác.
_______________________________________________________________Trang -18-
VẬT LÝ 10
CHƯƠNG V: CƠ HỌC CHẤT LƯU CHỦ ĐỀ IX: ÁP SUẤT THỦY TĨNH – NGUYÊN LÝ PASCAL A. LÝ THUYẾT 1. Áp suất của chất lỏng (áp suất và áp lực):
p
F . S
F là áp lực của chất lỏng nén lên diện tích S . • Tại mỗi điểm của chất lỏng , áp suất theo mọi hướng là như nhau. • Áp suất ở những điển có độ sâu khác nhau thì khác nhau. • Đơn vị của áp suất trong hệ SI là N/m2 , còn gọi là Pa-xcan(Pa) : 1Pa = 1N/m2. Ngoài ra còn dùng : atmốtphe (atm) ; torr (hay milimet thủy ngân) 1 atm = 1,013.105 Pa . 1 torr = 1mmHg = 133,3 Pa. p pa gh . 2. Áp suất thủy tĩnh ở độ sâu h : p a là áp suất khí quyển ở bề mặt thoáng của chất lỏng - đơn vị: Pa là khối lượng riêng của chất lỏng – đơn vị: kg/m3. h là độ sâu – đơn vị : m 3. Nguyên lý Pa-xcan : Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn đến mọi điểm của chất lỏng và thành bình. Từ nguyên lí Pa – xcan ta có thể suy ra công thức tổng quát để tính áp suất thủy tĩnh ở độ sâu h là : p p ng gh .
Trong đó png bao gồm áp suất khí quyển và áp suất do các ngoại lực nén lên chất lỏng. 4. Máy nén thủy lực : Máy nén thủy lực hoạt động dựa vào nguyên lí Pa-xcan p
F1 F2 S1 S 2
F2 S 2 F1 S1 B.BÀI TẬP Bài 1: Một người nặng 50kg đứng thăng bằng trên một gót đế giày. Cho rằng tiết diện đế giày hình tròn , bằng phẳng , có bán kính 2cm và g = 9,8m/s2. Áp suất của người đặt lên sàn là bao nhiêu? Bài 2: Tính áp áp lực lên một phiến đá có diện tích 2m2 ở đáy một hồ sâu 30m. Cho khối lượng riêng của nước là 103kg/m3 và áp suất khí quyển là pa = 1,013.105 N/m2. Lấy g = 9,8m/s2 . Bài 3: Tiết diện của pít tông nhỏ trong một cái kích thủy lực bằng 3cm2 . Để vừa đủ để nâng một ôtô có trọng lượng 15000N lên người ta dùng một lực có độ lớn 225N. Pít tông lớn phải có tiết diện là bao nhiêu? Bài 4: Dưới đáy một thùng gỗ có lỗ hình tròn tiết diện S = 12 cm2. Dậy kín lỗ bằng một nắp phẳng được ép từ ngoài vào bởi một lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Đổ vào thùng một lớp nước dày h = 20 cm. Khối lượng riêng của nước là 10 3 kg/m3. Lấy g = 10m/s2 . Để nước không bị chảy ra ngoài ở lổ đó thì lò xo bị nén một đoạn ít nhát là bao nhiêu? Bài 5: Đáy biển có độ sâu 1000m . Biết khối lượng riêng của nước biển là 1030 kg/m3 và áp suất khí quyển là 1,013.105 Pa . Lấy g = 9,8 m/s2. Cứ 1 m2 đáy biển chịu một áp lực là bao nhiêu? Bài 6: Một máy ép dùng dầu có hai xy lanh A và B thẳng đứng thông với nhau. Tiết diện của xy lanh A là 5 cm2, của xy lanh B là 100 cm2. Bỏ qua ma sát. Tác dụng lên pít-tông A một lực 30N thì có thể nâng một vật đặt trên pít-tông ở xy lanh B có khối lượng lớn nhất là bao nhiêu? Bài 7: Một ống chử U tiết diện hai nhánh bằng nhau, hở hai đầu, chứa thủy ngân. Đổ vào nhánh bên trái một lớp nước có chiều cao 6,8 cm. Biết khối lượng riên của thủy ngân gấp 13,6 lần khối lượng riên của nước. Hỏi mặt thoáng thủy nhân ở bên nhánh phải đã dịch lên một khoảng bằng bao nhiêu so với mức cũ?
_______________________________________________________________Trang -19-
VẬT LÝ 10
CHỦ ĐỀ X: SỰ CHẢY THÀNH DÒNG CỦA CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ ĐỊNH LUẬT BÉC-NU-LI A. LÝ THUYẾT 1. Hệ thức giữa tốc độ và tiết diện trong một ống dòng – Lưu lượng chất lỏng - Trong một ống dòng, tốc độ của chất lỏng tỉ lệ nghịch với tiết diện : v1 S 2 hay v1 S1 v2 S 2 A . A gọi là lưu lượng chất lỏng v2 S1 - Khi chảy ổn định , lưu lượng chất lỏng trong một ống dòng là một hằng số. 2. Định luật Bec-nu-li - Ống dòng nằm ngang : Trong một ống dòng nằm ngang tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một 1 điểm bất kì là hằng số : p v 2 const . 2 Trong đó : * p là áp suất tĩnh. 1 * v 2 là áp suất động. 2 1 * p v 2 là áp suất toàn phần. 2 1 - Ống dòng không nằm ngang(Nâng cao) : p v 2 g.z const . 2 Trong đó : z là tung độ của điểm đang xét. A b 3. Đo áp suất tĩnh và áp suất động h1
h2
Ống a : đo áp suất tĩnh Ống b : đo áp suất toàn phần 4. Đo vận tốc chất lỏng - ống Ven-tu-ri
2s 2 p (S 2 s 2 ) Trong đó : S ; s là hai tiết diện ống Ven-tu ri. là khối lượng riêng của chất lỏng. p là hiệu áp suất tĩnh giữa hai tiết diện S và s. 5. Đo vận tốc máy bay nhờ ống pi-tô 2p 2 gh v v
kk
kk
Trong đó : h là độ chênh lệch mức chất lỏng trong hai nhánh, tương ứng với độ che6ng lệch áp suất p . là khối lượng riêng của chất lỏng trong 2 nhánh. kk là khối lượng riên của không khí bên ngoài. B. BÀI TẬP Bài 1 : Đường kính tiết diện của một ống nước nằm ngang ở vị trí đầu bằng 2 lần đường kính ờ vị trí sau. Biết vận tốc nước ở vị trí đầu là 2 m/s và áp suất ở vị trí này là 5.105 Pa. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Áp suất nước ở vị trí đầu là bao nhiêu ? Bài 2 : Nước có khối lượng riêng 1000 kg/m3 chảy qua một ống nằm ngang thu hẹp dần từ tiết diện S S1 12cm 2 đến S 2 1 . Hiệu áp suất giữa chỗ rộng và chỗ hẹp là 4122 Pa. Lưu lượng của nước trong 2 ống là bao nhiêu ?
_______________________________________________________________Trang -20-
VẬT LÝ 10 Bài 3* : Thành bình có một cái lỗ nhỏ cách đáy bình khoảng h1 = 25 cm. Bình được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Lúc mặt thoáng của nước trong bình cách lổ khoảng h2 = 16 cm thì tia nước thoát ra khỏi lỗ chạm mặt bàn cách lỗ một đoạn bằng bao nhiêu (tính theo phương ngang)? Bài 4* : Một ống dẫn nước vào tầng trệt có đường kính trong là d, tốc độ nước là 1,5 m/s và áp suất d 2.105 Pa. Sau đó ống thắt hẹp dần đến đường kính trong là khi lên đến tầng lâu cao 5 m so với tầng 4 3 trệt. Biết khối lượng riên của nước là 1000 kg/m và lấy g = 10 m/s2. Áp suất nước ở tầng lâu bằng bao nhiêu ? Bài 5: Một bình hình trụ đựng nước , có đường kính đáy là 10cm và chiếu cao cột nước là 20cm . Đặt khít lên bề mặt thoáng của nước một pít tông có khối lượng m = 1kg . xác định áp suất tại đáy bình . Lấy g = 10m/s2. Bài 6: Một bình hình trụ đường kính 10cm. mặt đáy có khoét một lổ tiết diện 1cm2. Người ta cho nước chảy qua bình với lưu lượng 1,4.10 4 m3/s. a) Xác định tốc độ dòng nước tại mặt thoáng của bình và lổ ở đáy bình ? b) Xác định chiều cao cột nước cần đưa vào trong bình để có lưu lượng chảy như trên? Bài 7: Áp suất khí quyển ở điều kiện chuẩn bằng 1,013 .10 5 Pa . Một cơn bão đến gần , chiều cao của cột thủyy ngân trên phong vũ biểu giảm đi 20mm so với lúc bình thường . Biết khối lượng riêng thủy ngân là 13,59 g / cm 3 . Hỏi áp suất khí quyển lúc đó bằng bao nhiêu ? Bài 8: Một cánh máy bay có diện tích 25m2, khi máy bay bay theo đường thẳng nằm ngang với vận tốc đều thì vận tốc dòng khí ở dưới cánh máy bay là 60m/s còn phía trên cánh là 80m/s. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,21kg/m3. xác định lực nâng tác dụng vào hai cánh máy bay . Bài 9: Một ống Pi-tô trên máy bay đang bay ở tầm cao , đo được độ chênh lệch áp suất giữa hai nhánh là 180 Pa. Hỏi vận tốc máy bay lúc đó bằng bao nhiêu ? cho biết khối lượng riêng của khí quyển ở độ cao đó là 0,031kg/m3.
_______________________________________________________________Trang -21-
VẬT LÝ 10
CHƯƠNG VI: CHẤT KHÍ A. LÝ THUYẾT a. Thuyết động học phân tử chất khí - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng biệt, kích thước các phân tử rất nhỏ coi như là chất điểm - Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. Vận tốc trung bình của chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì nhiệt độ của vật càng cao. - Các phân tử khí chỉ tương tác với nhau khi va chạm. Các phân tử khí va chạm với thành bình và gây áp suất. b. Lượng chất, mol - Số Avogadro: NA = 6,02.1023 mol-1 Khối lượng m0 của một phân tử: m0 NA - Số mol:
m
- Số phân tử N có trong khối lượng m của một chất: N N A
m
NA
c. Định luật Bôi lơ – Mariot: pV const (T không đổi) p const (V không đổi) T V const (p không đổi) e. Định luật Gayluyxac: T pV const f. Phương trình trạng thái khí lí tưởng: T
d. Định luật Saclo:
g. Phương trình Claperon – Mendeleep: pV RT
V (m 3 ) 1l 1dm 3 10 3 m 3 T ( K ) trong đó: R 8,31J / Kmol pPa 1atm 1,013.105 Pa m( g )(1kg 103 g )
m
RT
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Chọn câu sai Phương trình biểu diễn định luật Bôilơ - Mariôt đối với cùng một lượng khí nhưng ở hai nhiệt độ tuyệt đối khác nhau thì: A. Giống nhau vì cùng được viết dưới dạng P.V = hằng số B. Khác nhau vì với cùng một áp suất, nhiệt độ cao hơn thì thể tích lớn hơn C. Khác nhau vì với cùng một thể tích, nhiệt độ cao hơn thì áp suất lớn hơn D. Khác nhau do hằng số ứng với hai nhiệt độ khác nhau là khác nhau Câu 2. Có 7 g khí nitơ ở điều kiện tiêu chuẩn. Người ta nén đẳng nhiệt khối khí này tới áp suất 133 cmHg thì thể tích của khối khí bây giờ là bao nhiêu ? A. 4,26 dm3. B. 4 dm3. C. 3,52 dm3. D. 3,20 dm3. Câu 3. Một lượng khí ôxi chứa trong bình kim loại có áp suất 1,5 atm. Người ta rút từ từ 1/3 khối lượng ôxi ra ngoài thì áp suất khí trong bình là bao nhiêu ? Coi nhiệt độ khí không đổi. A. 1,5 atm. B. 1 atm. C. 0,75 atm. D. 0,5 atm. 0 Câu 4. Một khối khí ở 0 C và áp suất 20 atm có thể tích là 5 lít. Thể tích của khối khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu ?
_______________________________________________________________Trang -22-
VẬT LÝ 10 A. 2,5 lít. B. 5 lít. C. 100 lít. D. 200 lít. Câu 5. Một quả bóng có dung tích 2 lít, lúc đầu chứa không khí ở áp suất khí quyển bằng 1 atm. Người ta bơm không khí ở áp suất khí quyển vào bóng, mỗi lần bơm được 0,2 dm3. Áp suất của không khí trong bóng sau 50 lần bơm là bao nhiêu ? Coi nhiệt độ của không khí không đổi. A. 1 atm. B. 2 atm. C. 4 atm. D. 6 atm. Câu 6. Một bình có dung tích 20 lít chứa khí hiđrô ở áp suất 4 atm và nhiệt độ 270C. Khối lượng khí chứa trong bình là bao nhiêu ? A. 8,3 g. B. 6,6 g. C. 5,7 g. D. 4 g. 0 Câu 7. Một bình có dung tích 50 lít chứa 8,02 g khí ở nhiệt độ 27 C và áp suất 100 kPa. Hỏi khí trong bình là khí gì ? A. Ôxi. B. Nitơ. C. Hêli. D. Hiđrô. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vị trí của các nguyên tử, phân tử trong chất rắn? A. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí xác định và chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng này. B. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định. C. Các nguyên tử, phân tử không có vị trí cố định mà luôn thay đổi. D. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định, sau một thời gian nào đó chúng lại chuyển sang một vị trí cố định khác Câu 9. Các phân tử khí ở áp suất thấp và nhiệt độ tiêu chuẩn có các tính chất nào? A. Chuyển động không ngừng và coi như chất điểm. B. Coi như chất điểm và tương tác hút hoặc đẩy với nhau. C. Chuyển động không ngừng và tương tác hút hoặc đẩy với nhau. D. Chuyển động không ngừng, coi như chất điểm, và tương tác hút hoặc đẩy với nhau.: Câu 10. Chọn câu trả lời đúng : Quá trình biến đổi của một lượng khí lí tưởng trong đó áp suất tỉ lệ thuận với số phân tử trong đơn vị thể tích là quá trình : A. Đẳng nhiệt B. Đẳng tích C.Đoạn nhiệt D. Đẳng áp Câu 11. Chọn câu trả lời đúng : Định luật Sác –lơ chỉ áp dụng được trong quá trình A. Giữ nhiệt độ của khối khí không đổi B. Khối khí giãn nở tự do C.Khối khí không có sự trao đổi nhiệt lượng với bên ngoài D. Khối khí đựng trong bình kín và bình không giãn nở nhiệt Câu 12. Đối với một khối lượng khí xác định quá trình nào sau đây là đẳng áp A. Nhiệt độ không đổi, thể tích tăng B. Nhiệt độ không đổi, thể tích giảm C. Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ D. Nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ Câu 13. Nén 10l khí ở nhiệt độ 270C để cho thể tích của nó chỉ còn 4l, vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 600C. áp suất chất khí tăng lên mấy lần? a. 2,53 lần B. 2,78 lần C. 4,55 lần D. 1,75 lần Câu 14. Với một lượng khí nhất định, có thể phát biểu như thế nào ? A. Áp suất khí tăng, thể tích khí tăng, nhiệt độ khí phải tăng. B. Áp suất khớ giảm, thể tớch khớ giảm, nhiệt độ khí có thể không đổi. C. Áp suất khí giảm, thể tích khí tăng, nhiệt độ khí không đổi D. A, B, C đều đúng. Câu 15. Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của một lượng khí xác định? A. Thể tích B. Khối lượng C. Nhiệt độ D. Áp suất
_______________________________________________________________Trang -23-
VẬT LÝ 10 TỰ LUẬN: Dạng 1: Định luật Bôi-lơ_Ma-ri-ôt Bài 1: Một xilanh chứa 200cm3 khí ở áp suất 2.105Pa. Pittông nén khí trong xilanh xuống còn 100cm3.Tính áp suất khí trong xilanh lúc này. Coi nhiệt độ không đổi. Bài 2: Một khối khí có thể tích 50 lít, ở áp suất 105Pa. Nén khối khí với nhiệt độ không đổi sao cho áp suất tăng lên 2.105Pa. Tính thể tích của khối khí đó ? . 3 5 Bài 3: Một xilanh chứa 150cm khí ở áp suất 2.10 Pa. Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn 100cm3. Tính áp suất của khí trong xi-lanh lúc này, coi nhiệt độ như không đổi. Bài 4: Một bình có dung tích 10 lít chứa một chất khí dưới áp suất 30atm.Coi nhiệt độ của khí không đổi và áp suất của khí quyển lá 1 atm . Nếu mở nút bình thì thể tích của chất khí là bao nhiêu ? Bài 5: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 20 lít đến thể tích 15 lít,áp suất khí tăng thêm 0,6at.Tìm áp suất ban đầu của khí? Bài 6: Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 2,5lít. Ở áp suất 1,25.10 5 Pa, lượng khí này có thể tích là bao nhiêu ? Bài 7: Một khối khí được nhốt trong một xilanh và pittông ở áp suất 1,5.105 Pa. Nén pittông để thể tích còn 1/3thể tích ban đầu( nén đẳng nhiệt). Áp suất của khối khí trong bình lúc này là bao nhiêu ? Bài 8: Một khối khí có thể tích 10 lít ở áp suất 105 Pa .Hỏi khi áp suất giảm còn 1/3 lần áp suất ban đầu thì thể tích của lượng khí là bao nhiêu ?(biết nhiệt độ không đổi) Bài 9: Bơm không khí có áp suất p 1 =1at vào một quả bóng có dung tích bóng không đổi là V=2.5 lít Mỗi lần bơm ta đưa được 125cm 3 không khí vào trong quả bóng đó.Biết rằng trước khi bơm bóng chứa không khí ở áp suất 1at và nhiệt độ không đổi.Sau khi bơm 12 lần,áp suất bên trong quả bóng là bao nhiêu ? Bài 10: Một lượng khí có thể tích 10lít và áp suất 1atm.Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 4atm.Tính thể tích của khí nén.Coi nhiệt độ không đổi. Bài 11: Một lượng khí có thể tích 6 lít, áp suất 1,5P0 atm. Được nén đẳng nhiệt lúc nay thể tích còn 4 lít áp suất khí tăng thêm 0,75 atm. Áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu? Bài 12: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến 6 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75atm. Tính áp suất ban đấu của khí? Bài 13: Một quả bóng có thể tích không đổi 2lít chứa không khí ở áp suất 1atm. Dùng một cái bơm để bơm không khí ở áp suất 1atm vào bóng. Mỗi lần bơm được 50cm3 không khí . Sau 60 lần bơm áp suất không khí trong bóng là bao nhiêu ? Cho nhiệt độ không đổi. Bài 14: Bình A có dung tích 3lít, chứa một chất khí ở áp suất 2atm. Bình B dung tích 4lít chứa một chất khí ở áp suất 1atm. Nhiệt độ trong hai bình là như nhau. Nối hai bình thông nhau bằng một ống nhỏ. Biết không có phản ứng hóa học nào xảy ra giữa khí trong hai bình. Tính áp suất của hỗn hợp khí sau khi nối hai bình. Dạng 2: Định luật Sac-lơ Bài 1:Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 270C và dưới áp suất 0,6atm(dung tích của bóng đèn không đổi). Khi đèn cháy sáng, áp suất trong đèn là 1atm và không làm vỡ bóng đèn, lúc đó nhiệt độ khí trong đèn nhận giá trị nào sau đây. Bài 2.Một bánh xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20oC và áp suất 2atm. Khi để ngồi nắng nhiệt độ 42oC, thì áp suất khí trong bánh bằng bao nhiêu? Coi thể tích không đổi. Bài 3: Biết áp suất của một lượng khí hydro 0 0 c là 700mmHg.Nếu thể tích của khí được giữ không đổi thì áp suất của lượng đó ở 30 0 c sẽ là bao nhiêu? Bài 4: Tính áp suất của một lượng khí ở 300C, biết áp suất ở 00C là 1,2.105 Pa và thể tích khí không đổi Bài 5: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 30o C và áp suất 1,32.105 Pa,để áp suất tăng gấp đôi thì ta phải tăng nhiệt độ là bao nhiêu? Bài 6: Một khối khí được nhốt trong bình kín có thể tích không đổi ở áp suất 10 5 Pa và nhiệt độ 300 K. Nếu tăng nhiệt độ khối khí đến 450 K thì áp suất khối khí là bao nhiêu? Bài 7: Một bình chứa khí ở 300K và áp suất 2.105Pa, khi tăng nhiệt độ lên gấp đôi thì áp suất trong bình là bao nhiêu?
_______________________________________________________________Trang -24-
VẬT LÝ 10 Bài 8: Một lượng khí có áp suất lớn được chứa trong một bình có thể tích không đối. Nếu có 50% khối lượng khí ra khỏi bình và nhiệt độ tuyệt đối của bình tăng thêm 50% thì áp suất khí trong bình thay đổi như thế nào? Bài 9: Khí trong bình kín có nhiệt độ là bao nhiêu ? Nếu nung nóng nó lên thêm 70K thì áp suất tăng lên 1,2 lần. Biết thể tích không đổi. Bài 11: Một bình chứa khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 40atm .Tính nhiệt độ của chất khí khi áp suất tăng thêm 10atm .Biết thể tích không đổi. Bài 12: Một bình chứa khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 40atm .Tính nhiệt độ của chất khí khi áp suất giảm 10% .Biết thể tích không đổi. Bài 13: Khi nung nóng đẳng tích một khối khí thêm 30K thì áp suất khí tăng thêm 1/60 áp suất ban đầu Tính nhiệt độ đầu của khí. Dạng 3: Định luật Gay-Luytxac Bài 1: Ở nhiệt độ 200C thể tích của một lượng khí là 30 lít. Tính thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 400C .Biết áp suất không đổi. Bài 2: Một bình chứa 20 lít không khí có áp suất p = 1 atm, ở nhiệt độ 500C. Núng nón bình tới nhiệt độ 2500C, để áp suất không đổi, để áp suất không đổi, người ta mở van thông bình với bình chứa thứ hai. Tính thể tích của bình chứa thứ hai? Bài 3: Trong quá trình dãn nở đẳng áp của một lượng khí xác định, nhiệt độ của khí tăng thêm 145 0C thể tích tăng thêm 50%. Nhiệt độ ban đầu của khí? (2900C) Bài 4: Một khối khí đem dãn nở đẳng áp từ nhiệt độ t1 = 320C đến nhiệt độ t2 = 1170C, thể tích khối khí tăng thêm 1,7 lít. Tìm thế tích khối khí trước và sau khi giãn nở. Bài 5: Đun nóng đẳng áp một khối khí lên đến 470C thì thể tích tăng thêm 1/10 thể tích ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khí. Bài 6: Đun nóng một lượng không khí trong điều kiện đẳng áp thì nhiệt độ tăng thêm 3 K, còn thể tích tăng thêm 1% so với thể tích ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khí? Bài 7: Ở nhiệt độ 273 0 cthể tích của một lượng khí là 10 lít .Thể tích của lượng khí đó ở 546 0 c khi áp suất khí không đổi là bao nhiêu? Bài 8:Một bình kín có thể tích là 10 (l) ở nhiệt độ 27 0C, nung nóng bình đến nhiệt độ 300C. Để cho áp suất của lượng khí trong bình không đổi thì thể tích của bình phải bằng bao nhiêu? Bài 9: Một khối khí lí tưởng có thể tích 10 lít ở 270C, áp suất 1 atm, biến đổi qua hai quá trình: Quá trình (1): Đẳng tích, áp suất tăng gấp 2 lần. Quá trình (2): Đẳng áp, thể tích sau cùng là 15 lít. Tìm nhiệt độ sau cùng của khối khí. Bài 10: Một lượng khí lí tưởng ở trạng thái 1 có áp suất p1 = 1 atm, thể tích V1 = 10 lít, nhiệt độ 273 K được đun nóng đẳng tích từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 có T2 = 546 K.Sau đó dãn đẳng nhiệt từ trạng thái 2 sang trạng thái 3 có áp suất p3.Tiếp tục hạ nhiệt độ đẳng áp từ trạng thái 3 về trạng thái 1. Tìm p2, V2, p3, V3, T3? Dạng 4: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng Bài 1: Cho 1 lượng khí H2 không đổi ở trạng thái ban đầu có các thông số như sau: 40cm3, 750 mmHg và nhiệt độ 270C.Nếu sang trạng thái khác áp suất tăng thêm 10mmHg và nhiệt độ giảm chỉ còn 00C thì thể tích ứng với trạng thái này là bao nhiêu? Bài 2: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pit-tông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2atm, 15 lít, 300K. Khi pit-tông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12 lít. Xác định nhiệt độ của khí khi nén. Bài 3: Một khối lượng khí lí tưởng được xác định bởi(p,V,T). Biết lúc đầu trạng thái của khối khí là (6 atm; 4lít; 270K), sau đó được chuyển đến trạng thái thứ hai là (p atm; 3,2lit;270K). Hỏi p có giá trị là bao nhiêu? Bài 4:Trong xi lanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở nhiệt độ 40 0C và áp suất 0,6 atm.Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm đi 4 lần và áp suất tăng lên đến 5 atm. Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén. Bài 5: Chất khí trong xilanh của một động cơ nhiệt có áp suất 0,8atm và nhiệt độ 50 0C.Sau khi bị nén thể tích của khí giảm đi 5 lần và áp suất tăng lên tới 7atm.Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén?
_______________________________________________________________Trang -25-
VẬT LÝ 10 Bài 6: Một quả bóng thám không có thể tích 300 lít ở nhiệt độ 270 C và áp suất 105 Pa trên mặt đất. Bóng được thả ra và bay lên đến độ cao mà ở đó áp suất chỉ còn 0,5.10 5 Pa và nhiệt độ lúc này là 70C. Tính thể tích của quả bóng ở độ cao đó. Bài 7: Trong xi lanh của một động cơ đốt trong có 2dm3 hỗn hợp khí đốt dưới áp suất 1atm và nhiệt độ 470C. Pít tông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2dm3 và áp suất tăng lên tới 15atm. Nhiệt độ của hỗn hợp khí nén khi đó là bao nhiêu? Bài 8: Khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3 ở 00C và áp suất 1 atm. Khối lượng riêng của không khí ở 1000C , áp suất 2 atm là bao nhiêu? Bài 9: Một bình khí thể tích 10 lít, áp suất 6 atm ở 27 oC. a. Nếu dãn đẳng nhiệt đến thể tích 15 lít thì áp suất bao nhiêu? b. Khi thể tích là 20 lít, nhiệt độ còn 7 oC thì áp suất là bao nhiêu? Bài 10: Pittông của một máy nén sau mỗi lần nén đưa được 4lít khí ở nhiệt độ 27 oC và áp suất 1atm vào bình chứa khí có thể tích 3m3. Khi pittông đã thực hiện 1000 lần nén và nhiệt độ khí trong bình là 42oC. Tính áp suất của khí trong bình sau khi nén . Bài 11: Một lượng khí xác định đặt trong một xylanh ở thể tích V 1, nhiệt độ 400C và áp suất 0,6 atm. a. Người ta nén pittông sao cho thể tích giảm 4 lần lúc này áp suất tăng lên đến 5 atm. Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén. (3790C) b. Nếu tăng nhiệt độ lên đến 2500C so với ban đầu, giữ cố định pittông ở vị trí ban đầu thì áp suất là bao nhiêu? Dạng 5: Phương trình Cla-pê-rôn-Men-đê-lê-ép Bài 1 : 1,29lít một chất khí có khối lượng 2,71g khí đó ở 18oC và 765mmHg. Hãy tìm khối lượng mol của khí đó. Bài 2 : Đỉnh Phăng-xi-păng trong dãy Hoàng Liên Sơn cao 324m, biết mỗi khi lên cao thêm 10m áp suất khí quyển giảm 10mmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi là 2oC. Khối lượng riêng của khí ở điều kiện chuẩn là 1,29kg/m3. Tính khối lượng riêng của không khí trên đỉnh núi. Bài 3: Có 12g khí chiếm thể tích 4lít ở 7oC. Sau khi đun nóng đẳng áp lượng khí trên đến nhiệt độ t thì khối luợng riêng của khí là 1,2g/l. Tính nhiệt độ t của khí. Bài 4: Một lượng khí cacbonic ở điều kiện chuẩn có thể tích là 16,8l. Người ta đưa lượng khí này vào trong một bình chứa có dung tích 10l, rồi nung nóng bình lên đến 100 0C. Khi đó áp suất và khối lượng riêng của lượng khí cacbonic trong bình bằng bao nhiêu? Bài 5: Một bình dung tích 12l chứa đầy khí nito ở áp suất 8,1.106Pa và nhiệt độ 170C. a. tính khối lượng khí nito chứa trong bình b. khi nhiệt độ 370C thì áp suất lúc này là bao nhiêu? c. Nhiệt độ khí là bao nhiêu nếu 1/3 lượng khí được lấy ra khỏi bình và áp suất lúc này là 2,4.106Pa. Bài 6: Một bình kín dãn nở nhiệt kém chứa khối lượng khí NH 3 là m = 3g ở nhiệt độ 170C có áp suất 5atm. a. Tính V b. Áp suất của khí là bao nhiêu nếu nhiệt độ lúc này là 470C c. Nhiệt độ của khí là bao nhiêu nếu áp suất là 8atm Bài 7: Một bình thể tích V chứa 5g khí nito ở nhiệt độ 3230C thì gây ra áp suất lên bình là 2atm. a. Tính V b. Thay khí nito bằng khí X. Tìm khí X biết đem bình này đựng 10g khí X ở nhiệt độ 200K thì sẽ gây ra áp suất là 9,5.105Pa. c. Thay khí nito bằng khí cacbonic. Bình này đựng được bao nhiêu khí cacbonic nếu ở nhiệt độ 2450C và ở áp suất 5atm. Bài 8: Một bình kín chứa khí ôxi có thể tích 20 lít. Ôxi trong bình ở nhiệt độ 170C và áp suất 1,03.107N/m2 . a.Tính khối lượng khí ôxi trong bình. b. Áp suất của khí ô xi trong bình bằng bao nhiêu, nếu một nửa lượng khí được lấy ra khỏi bình và nhiệt độ khí còn lại là 130C. Khối lượng phân tử của ôxi là 32g/mol.
_______________________________________________________________Trang -26-
VẬT LÝ 10 Bài 9: Một bình thể tích V chứa 4g khí hidro ở nhiệt độ 333K thì gây ra áp suất lên bình là 44,4.104N/m2. Nếu đem bình này đựng 7g khí X chưa biết ở nhiệt độ 300K thì khí sẽ gây ra áp suất lên bình là 5.104N/m2. a. Tính thể tích V của bình. b. Khí X là khí gì? Bài 10: Một chất khí có khối lượng 1 g ở nhiệt độ phòng 270C dưới áp suất 0,5 atm có thể tích là 1,8 lít. Hỏi khí đó là khí gì? Biết rằng đó là một đơn chất. Dạng 6: Đồ thị của các quá trình Bài 1: Vẽ dạng tổng quát các đường biểu diễn sau : a. Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ OTV và OTP b. Đường đẳng áp trong hệ tọa độ OTP và OVP c. Đường đẳng tích trong hệ tọa độ OTV và OVP Bài 2 : Vẽ lại đồ thị sau trong các hệ tọa độ còn lại P
V
P 2
1
1
2
1
4
3
T
3
2
3
T
V
Bài 3 : Sự biến đổi trạng thái của 1 khối khí lí tưởng được mô tả như hình vẽ. V1=3lít ; V3=6lít.
P(atm) 2
a. Xác định P, V , T của từng trạng thái b. Vẽ lại đồ thị trên trong các hệ tọa độ (P, V) và (V, T) 1
1(atm) Bài 4: Cho khí lí tưởng được biến đổi như sau: (hình 1) a. Cho V1 = 15l; V2 = 8l; p1 = 4atm. Tính p2 b. Cho T1 = 300K. Tính T3 c. Biểu diễn quá trình trên trong hệ tọa độ (p,V); (p,T). Bài 5: Cho hình vẽ sau (hình 2) a. Mô tả quá trình b. Cho p1 = 1atm; V1 = 3l; t1 = 200C; V2 = 5l. Tính các thông số còn lại. c. Biểu diễn quá trình trên trong hệ tọa độ (V, T); (p,T). Bài 6: cho hình vẽ sau (hình 3) a. Mô tả quá trình b. Cho p1 = 5atm; t1 = 500C; V1 = 3l; p2 = 8atm; V3 = 0,5l. Tính các thông số còn lại c. Biểu diễn quá trình trên trong hệ tọa độ (p, T); (p,V) V
V (l)
T
600
1
p
1
1
3 4
3
3
2
2 T(K)
(hình 2)
V
2 3
(hình 3)
T
(hình 1) Bài 7: Một lượng khí lí tưởng ở nhiệt độ 300 C được biến đổi qua hai giai đoạn : nén đẳng nhiệt đến áp suất gấp đôi, sau đó cho dãn nở đẳng áp trở về thể tích ban đầu. a.Tìm nhiệt độ cuối cùng của khí. b. Biểu diễn quá trình trên hệ trục p – V.
_______________________________________________________________Trang -27-
VẬT LÝ 10
CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG - SỰ CHUYỂN THỂ TRẮC NGHIỆM: Chất rắn ,chất lỏng 1. Chọn câu sai a. Chất rắn kết kinh có cấu trúc mạng tinh thể xác định. b. Cấu trúc mạng tinh thể khác nhau thì có tính chất của chất kết tinh khác nhau. c. Các chất khác nhau có mạng tinh thể khác nhau. d. Cùng một chất mạng tinh thể phải giống nhau. 2.Chọn câu sai Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh có đặc điểm a. Các phân tử chuyển động hỗn độn tự do. b. Các phân tử luôn dao động hỗn độn xung quanh vị trí cân bằng xác định. c. Nhiệt độ càng cao phân tử dao động càng mạnh. d. ở 00C phân tử vẫn dao động. 3.Chọn đáp án đúng a. Vật rắn vô định hình không có cấu trúc mạng tinh thể. b. Chuyển động nhiệt của các phân tử vật rắn vô định hình giống chuyển động nhiệt của vật rắn kết tinh. c. Chất vô định hình có tính dị hướng. d. Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định. 4. Chọn câu trả lời đúng : Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén ) phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? A. Độ lớn lực tác dụng B. Độ dài ban đầu của thanh C.Tiết diện ngang của thanh D.Độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh 5. Chọn câu đúng:Trong giới hạn đàn hồi ,độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận với đại lượng nào dưới đây ? A. Tiết diện ngang của thanh B. Ứng suất tác dụng vào thanh C.Độ dài ban đầu của thanh D.Cả ứng suất và độ dài của thanh 6. Chọn câu trả lời đúng : Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thuỷ tinh thì cốc thuỷ tinh hay bị nứt vỡ ,còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ ? A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn C. Vì thạch anh cứng hơn thuỷ tinh D. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thuỷ tinh 7: Chọn câu sai trong các câu sau đây: A. Chất kết tinh có cấu tạo tinh thể. B. Chất vô định hình không có cấu tạo tinh thể. C. Chất vô định hình có nhịêt độ nóng chảy nhất định. D. Cùng một loại tinh thể, tuỳ theo điều kiện kết tinh có thể có kích thước lớn nhỏ khác nhau. 8: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Vật rắn chỉ ở trạng thái kết tinh. B. Vật rắn chỉ ở trạng thái vô định hình.
_______________________________________________________________Trang -28-
VẬT LÝ 10 C. Vật rắn là vật có hình dạng và thể tích riêng xác định. D. Cả A, B, C đều sai. 9: Tính chất chung của chất rắn đa tinh thể và chất rắn đơn tinh thể là: A. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định B. Có tính đẳng hướng C. Có nhiệt độ nóng chảy xác định D. Có tính dị hướng 10: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về vật rắn? A. Các vật rắn gồm hai loại: chất kết tinh và chất vô định hình. B. Các vật rắn có thể tích xác định. C. Các vật rắn có hình dạng riêng xác định. D. Các vật rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định
_______________________________________________________________Trang -29-
VẬT LÝ 10
CHỦ ĐỀ X: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN A. LÝ THUYẾT 1. Sự nở dài: Δl = .l0(t – t0) hay l = l01 + (t – t0) Trong đó α là hệ số nở dài, đơn vị K-1 phụ thuộc vào bản chất của vật liệu. 2.Sự nở thể tích ( hay sự nở khối): ΔV = β.V0(t – t0) hay V = V01 + (t – t0) Với β = 3.α là hệ số nở thể tích, đơn vị là K-1 B. Bài tập TRẮC NGHIỆM: 1.: Khi lắp vành sắt vào bánh xe bằng gỗ ban đầu người ta đốt nóng vành sắt rồi mới lắp vào bánh xe là để: a. Giúp cho vành sắt làm quen với điều kiện làm việc khắc nghiệt. b. Vành sắt nóng sẽ giết chết các con côn trùng sống ở bánh xe để làm tăng tuổi thọ cho bánh xe. c. Vành sắt nóng có tác dụng làm khô bánh xe giúp tăng ma sát để đảm bảo cho vành sắt không bị tuột khỏi bánh xe. d. Vành sắt nóng nở ra nên dễ lắp vào bánh xe, đồng thời khi nguội đi sẽ ôm chặt vào bánh xe. 2.: Một tấm kim loại hình chữ nhật ở giữa có đục thủng một lỗ tròn. Khi ta nung nóng tấm kim loại này thì đường kính của lỗ tròn: a. Tăng lên. b. B. Giảm đi C. Không đổi. D. Có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc bản chất của kim loại. 3.Mỗi thanh ray đường sắt dài 10m ở nhiệt độ 200C. Phải để một khe hở nhỏ nhất là bao nhiêu giữa hai đầu thanh ray để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến 50 0C thì vẫn đủ chỗ cho thanh giãn ra: a. 1,2 mm B. 2,4 mm C. 3,3 mm D. 4,8 mm 0 4.Một ấm nhôm có dung tích 2l ở 20 C. Chiếc ấm đó có dung tích là bao nhiêu khi nó ở 800C? a. 2,003 lít B. 2,009 lít C. 2,012 lít D. 2,024 lít 0 5. Chọn câu trả lời đúng : Một thước thép ở 20 C có độ dài 100cm .Khi tăng nhiệt độ đến 400C ,thước thép này dài thêm bao nhiêu ? A. 2,4mm B. 3,2mm C.0,22mm D.4,2mm 0 6. Chọn câu trả lời đúng : Khối lượng riêng của sắt ở 800 C bằng bao nhiêu ? biết khối lượng riệng của nó ở 00C là 7800kg/m3 A. 7900 kg/m3 B. 7599 kg/m3 C.7857 kg/m3 D.7485 kg/m3 0 7. Chọn câu trả lời sai : Khối lượng riêng của thuỷ ngân ở 0 C là D0 = 1,36.104 kg/m3 .Hệ số nở khối của thuỷ ngân là 1,82 .10 -4 K-1 .Khối lượng riêng của thuỷ ngân ở 400C bằng A. 1,35 .103 kg/m3 B. 1,35 .103 g/lít C. 1,35 .103 g/cm3 D. 1,35 .103 g/mm3 8. Chọn câu trả lời đúng :Một thanh thép có chiều dài 3,5m khi chịu tác dụng của lực kéo 6.10 4N thì thanh thép dài ra 3,5mm.Thép có suất đàn hồi là 2.10 11 Pa .Tiết diện của thanh là A. 3mm2 B. 3cm2 C.3cm D.3m2 9. Chọn câu trả lời đúng : Một sợi dây kim loại dài 1,2m có tiết diện 0,6mm2 .Người ta treo một vật nặng khối lượng m =2kg vào đầu dưới của sợi dây , đầu trên cố định ,thì dây dãn ra thêm một một đoạn 0,4mm.Suất Y –âng của kim loại đó là A. 108 Pa B. 109 Pa C. 1010 Pa D. 1011 Pa 10. Chọn câu trả lời đúng : Một tấm nhôm hình vuông có cạnh 50cm ở nhiệt độ 100C .Diện tích của nó tăng lên bao nhiêu khi nhiệt độ là 400 C .Biết hệ số nở dài của nhôm là 24,5.10-3 K-1 A. 3,675μm2 B. 3,675mm2 C. 3,675cm2 D. 3,675dm2 11. Chọn câu trả lời đúng : Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào sau đây liên quan tới sự nở vì nhiệt A. Nhiệt kế thuỷ ngân B. Băng kép C.Bếp điện D.cả A và B đều đúng
_______________________________________________________________Trang -30-
VẬT LÝ 10 12. Chọn câu trả lời đúng : Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? A. Chiều dài vật rắn B. Tiết diện vật rắn C. Độ tăng nhiệt độ của vật rắn D. Chất liệu vật rắn 13.: Một thanh thép đường kính 5 cm, hai đầu gắn chặt vào hai bức tường. Cho hệ số nở dài của thép 1, 2.105 K 1 , suất Iâng E = 20.1010PA. Khi nhiệt độ tăng thêm 50 0C, thì lực của thanh tác dụng vào tường là: A. 25 .105 N B. 15 .105 N C. 20 .103 N D. Một kết quả khác. 14. Mỗi thanh ray đường sắt dài 12,5m ở O0C. Biết hệ số nở dài của thép làm thanh ray là 1,2.10-5K-1. Nếu nhiệt độ của thanh ray tăng lên đến 500C thì khoảng cách giữa hai đầu hai thanh ray là A. 3,75 mm B. 7,5 mm C. 6 mm D. 2,5 mm 0 15. Một thước thép dài 1m ở 0 C. Dùng thước để đo chiều dài một vật ở 400C,kết quả đo được 2m. Hỏi chiều dài đúng của vật là bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của thép là 12.10 -6K-1 A. 2m B. 2,01m C. 1,999m D. 2,001m TỰ LUẬN: Bài 1. Một thanh ray dài 10 m được lắp trên đường sắt ở 200C. Phải để hở hai đầu một bề rộng bằng bao nhiêu để khi nhiệt độ nóng lên đến 600C thì vẫn đủ chỗ cho thanh ray dãn ra? Biết = 12.10-6 K-1. Bài 2. Buổi sáng ở nhiệt độ 150C, chiều dài của thanh thép là 10 m. Hỏi buổi trưa ở nhiệt độ 300C thì chiều dài của thanh thép trên là bao nhiêu? Biết = 1,1.10-3 K-1. Bài 3. Một thanh tay đường sắt có độ dài là 12,5 m khi nhiệt độ ngoài trời là 10 0C. Độ nở dài của thanh ray này là 4,5 mm. Nhiệt độ ngoài trời khi đó? Cho = 12.10-6 K-1. Bài 4. Một thước thép dài 1 m ở 00C, dùng thước đo chiều dài một vật ở 400C, kết quả đo được 2 m. Hỏi chiều dài đúng của vật khi đó là bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của thép là 12.10-6 K-1. Bài 5. Một chiếc đũa thuỷ tinh ở nhiệt độ 300C có chiều dài 20 cm. Tính độ nở dài của chiếc đũa khi nhiệt độ tăng lên đến 800C. Biết hệ số nở dài của thuỷ tinh là 9.10 -6 K-1. Bài 6. Một thanh ray đường sắt dài 10 m ở nhiệt độ 220C. Phảỉ có một khe hở là bao nhiêu giữa hai đầu thanh ray, để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng đến 55 0C thì vẫn đủ chỗ cho thanh ray dản ra? Cho biết hệ số nở dài của thanh ray là = 12.10-6 K-1. Bài 7. Một thanh dầm cầu làm bằng sắt có độ dài là 10 m khi nhiệt độ ngoài trời là 100C. Độ dài của thanh dầm sẽ tăng thêm bao nhiêu, khi nhiệt độ ngoài trời là 400C? Biết hệ số nở dài của sắt là 12.10-6 K-1. Bài 8. Mỗi thanh ray đường sắt ở nhiệt độ 150C có độ dài là 12,5 m. Nếu hai đầu các thanh ray chỉ đặt cách nhau 4,5 mm, thì các thanh ray này có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất là bao nhiêu để chúng không bị uốn cong do tác dụng nở vì nhiệt? Cho biết hệ số nở dài của mỗi thanh ray là 12.10 -6 K-1. Bài 9. Cho một khối sắt ở 00C có thể tích là 1000 cm3. Tính thể tích của nó ở 1000C. Biết hệ số nở dài của sắt là 1,22.10-6 K-1. Bài 10. Dây dẫn điện ở 400C có độ dài 1800 m. Hãy xác định độ nở dài của dây khi tăng nhiệt độ lên 800C. Biết hệ số nở dài của dây điện là 11,5.10 -6 K-1. Bài 11. Một cái thước dài 1 m ở 00C. Tính chiều dài của thanh thước này ở 200C. Biết hệ số nở dài là 18,5.10-6 K-1. Bài 12. Một thanh ray dài được lắp trên đường sắt ở nhiệt độ 200C. Hai đầu thanh ray cách nhau một khoảng 3,6 mm. Nhiệt độ lớn nhất các thanh ray không bị uốn cong là 500C. Hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là 12.10-6 K-1. Chiều dài ban đầu của thanh ray? (10 m) Bài 13. Một thanh sắt dài 10 m ở t1 = 200C. Cho hệ số nở dài của sắt là 12.10-6 K-1. Tìm chiều dài của thanh sắt khi a. giảm nhiệt độ còn 00C. b. tăng nhiệt độ đến 500C. c. giảm nhiệt độ xuống còn 100C. Bài 14: Một khung cửa sổ bằng nhau có kích thước chính xác 1,2 x1,5m ở nhiệt độ 25 0C. Diện tích của nó tăng lên bao nhiêu khi nhiệt độ là 500C. Biết hệ số nở dài của nhôm là 24,5.10-6K-1.
_______________________________________________________________Trang -31-
VẬT LÝ 10
CHỦ ĐỀ XI: HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG HIỆN TƯỢNG MAO DẪN A. LÝ THUYẾT 1. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng - Hiện tượng mao dẫn a. Khái niệm hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng: Bề mặt của chất lỏng có xu hướng co lại, gây ra các hiện tượng giọt nước trên lá sen có dạng hình cầu, nhện nước có thể di chuyển trên mặt nước, màn xà phòng kéo căng sợi chỉ, cây kim đặt nằm ngang nổi trên mặt nước… Các hiện tượng đó gọi là hiện tượng căng mặt ngoài. b. Lực căng bề mặt của chất lỏng Lực căng mặt ngoài đặt lên đường giới hạn của mặt ngoài và vuông góc với nó, có phương tiếp tuyến với mặt ngoài của khối lỏng và có chiều sao cho lực có tác dụng thu nhỏ diện tích mặt ngoài của khối lỏng. Độ lớn lực căng mặt ngoài F tỉ lệ với độ dài l của đường giới hạn mặt ngoài của khối lỏng: F = σl Trong đó: σ là hệ số căng mặt ngoài (hay suất căng mặt ngoài) có độ lớn phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng. Đơn vị là N/m 2. Hiện tượng dính ướt – không dính ướt Khi lực hút giữa các phân tử chất rắn và phân tử chất lỏng lớn hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt. Mặt thoáng chất lỏng gần thành bình có dạng mặt khum lỏm. Khi lực hút giữa các phân tử chất rắn và phân tử chất lỏng nhỏ hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng không dính ướt. Mặt thoáng chất lỏng gần thành bình có dạng mặt khum lồi. 3. Hiện tượng mao dẫn Độ dâng lên (hoặc tụt xuống) của mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với mặt thoáng bên ngoài ống 4 được xác định theo công thức: h gd Với:h: độ dâng lên hay tụt xuống σ: hệ số căng mặt ngoài ρ: Khối lượng riêng của chất lỏng d: đường kính trong của ống mao dẫn g: gia tốc trọng trường B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Chọn câu sai Lực căng mặt ngoài có các đặc điểm : a. Phương vuông góc với bề mặt của mặt thoáng, vuông góc với đường giới hạn mặt thoáng. b. Phương trùng với tiếp tuyến của mặt thoáng, vuông góc với đường giới hạn mặt thoáng. c. Chiều có tác dụng thu nhỏ diện tích mặt thoáng. d. Độ lớn tỉ lệ với chiều dài đường giới hạn mặt thoáng. Câu 2. Một cọng rơm dài 8cm nổi trên mặt nước. Người ta nhỏ dung dịch xà phòng xuống một bên mặt nước ( Nước xà phòng chỉ lan ra ở một bên của cọng rơm ). Hỏi cọng rơm di chuyển về phía nào? Lực tác dụng vào cọng rơm là bao nhiêu? Cho hệ số căng mặt ngoài của nước và của xà phòng lần lượt là 75.10 -3N/m và 40.10-3N/m a. Cọng rơm chuyển động về phía xà phòng, lực tác dụng là 2,8.10-3N b. Cọng rơm chuyển động về phía nước, lực tác dụng là 1,5.10-3N c. Cọng rơm chuyển động về phía xà phòng, lực tác dụng là 1,5.10-3N d. Cọng rơm chuyển động về phía nước, lực tác dụng là 2,8.10-3N Câu 3. Chọn câu trả lời đúng : Điều nào sau đây là sai khi nói về các phân tử cấu tạo nên chất lỏng
_______________________________________________________________Trang -32-
VẬT LÝ 10 A. Khoảng cách giữa các phân tử chất lỏng vào khoảng kích thước phân tử B. Mỗi phân tử chất lỏng luôn dao động hỗn độn quanh một vị trí cân bằng xác định .Sau một khoảng thời gian nào đó ,nó lại nhảy sang một vị trí cân bằng khác C.Mọi chất lỏng đều được cấu tạo từ một loại phân tử D.Khi nhiệt độ tăng ,chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng cũng tăng Câu 4. Chọn câu trả lời đúng : Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nổi trên mặt nước C.Nước chảy từ trong vòi ra ngoài D.Giọt nước đọng lại trên lá sen Câu 5. Chọn câu trả lời đúng : Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng A. làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng B. làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng C.giữ cho mặt thoáng chất lỏng luôn ổn định D. giữ cho mặt thoáng chất lỏng luôn nằm ngang Câu 6. Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng chất lỏng B. Hệ số căng mặt ngoài σ của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng C. Hệ số căng mặt ngoài σ không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng Câu 7. Chọn câu trả lời đúng : Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được dùng để A. làm giàu quặng (loại bẩn quặng )theo phương pháp tuyển nổi B. dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa C.thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm D.chuyển chất lỏng từ bình này sang bình kia bằng ống nhựa Câu 8. Chọn câu sai A.Hệ số căng mặt ngoài phụ thuộc vào nhiệt độ. B. Lực căng mặt ngoài tỉ lệ với hệ số căng mặt ngoài. C. Lực căng mặt ngoài luôn có phương tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng. D. Ống mao dẫn có đường kính trong càng nhỏ thì độ dâng của mực chất lỏng trong ống càng cao TỰ LUẬN: Bài 1: Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 5cm và đường kính trong là 4,5cm. Biết hệ số căn mặt ngoài của glyxerin ở nhiệt độ 200C là = 65,2.10-3 N/m. Tính lực bức vòng xuyến này ra khỏi mặt thoáng của glyxerin ở nhiệt độ này. Bài 2: Một vòn dây có đường kính 12 cm được nhún chìm nằm ngang trong một mẫu dầu. Khi kéo vòng dây khỏi đầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng mặt ngoài là 13,8.10 -3N. Hãy tính hệ số căng mặt ngoài của dầu. Bài 3: Một màng xà phòng được căng trên mặt khung dây hình chữ nhật treo thẳng đứng. Đoạn dây ab dài 10cm và có thể trượt dễ dàng trên khung. Tính khối lượng của đoạn dây ab để nó cân bằng. Màng xà phòng có hệ số căng mặt ngoài là 0,04 N/m. Bài 4: Một phong vũ biểu thủy ngân có đường kính trong là 2,5 mm và mực thủy ngân trong ống dâng cao 760 mm. Hỏi áp suất thực của khí quyển là bao nhiêu nếu tính đến hiện tượng thủy ngân không dính ướt ống thủy tinh. Bài 5: Cắm thẳng đứng hai ống mao dẫn bằng thủy tinh vào chậu nước. Đường kính trong của hai ống này lần lượt bằng 0,30 mm và 0,90 mm. Thủy tinh bị dính ướt hoàn toàn. Tính độ chênh lệch giữa các mức nước dâng lên trong hai ống. Nước có khối lượng riêng là 1000 kg/m3 và hệ số căng mặt ngoài là 72,5.10--3N/m.
_______________________________________________________________Trang -33-
VẬT LÝ 10
CHỦ ĐỀ XII: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT A. LÝ THUYẾT 1. Sự chuyển thể - Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ xác định gọi là điểm nóng chảy. chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định. - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định gọi là điểm sôi. Điểm sôi của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng và áp suất trên bề mặt chất lỏng. - Khi chuyển từ thể rắn kết tinh sang thể lỏng ở điểm nóng chảy thì phải cung cấp nhiệt lượng: Q = m. Với m: khối lượng của chất rắn : nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn (J/kg) - Khi chuyển từ thể lỏng sang thể rắn thì toả nhiệt lượng Qtỏa = m. - Khi chuyển từ thể lỏng sang thể hơi ở nhiệt độ hoá hơi thì phải cung cấp nhiệt lượng: Q = Lm. Với m: khối lượng của chất lỏng hóa hơi L: nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng (J/g) - Khi chuyển từ thể hơi sang thể lỏng thì toả nhiệt lượng Q = Lm. 2. Độ ẩm không khí Hơi nước trong không khí gây nên độ ẩm không khí. Độ ẩm không khí bao gồm : - Độ ảm tuyệt đối : a (g/m3) là khối lượng hơi nước chứa trong 1 m3 không khí tính ra gam. - Độ ẩm cực đại : A (g/m3) là khối lượng hơi nước bão hoà chứa trong 1 m3 không khí tính ra gam. a - Độ ẩm tỉ đối : f = (%). A * Điểm sương là nhiệt độ mà tại đó hơi nước trong không khí trở nên bão hoà. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Chọn câu sai: Hiện tượng mao dẫn xảy ra khi a. Ống thủy tinh tiết diện nhỏ hai đầu hở, nhúng một đầu thẳng đứng xuống chậu nước. b. Ống thủy tinh tiết diện nhỏ một đầu kín một đầu hở, nhúng đầu hở của ống thẳng đứng xuống chậu nước. c. Nhúng một mảnh vải nhỏ xuống chậu nước. d. Các phương án trên đều sai. Câu 2. Chọn câu trả lời đúng : Dùng một ống nhỏ giọt có đường kính trong của ống là d =0,4mm để nhỏ 0,5cm3 dầu hoả thành 100giọt .Tính hệ số căng mặt ngoài của dầu hoả .Biết D dh = 800kg/m3 , g = 9,8m/s2 A. 0,03N/m B. 0,031N/m C. 0,032N/m D. 0,033N/m hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm vải bạt Câu 3. Thả một cục nước đá có khối lượng30g ở 00C vào cốc nước có chứa 0,2 lít nước ở 200C. Bỏ qua nhiệt dung của cốc, nhiệt dung riêng của nước 4,2 J/g.K, khối lượng riêng của nước là = 1 g/cm3, nhiệt nóng chảy của nước đá là = 334 J/g Nhiệt độ cuối của cốc nước là: a. 00C B. 50C C. 70C D. 100C Câu 4. Chọn câu sai a. Sự bay hơi là quá trình hóa hơi xảy ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng. b. Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra cả ở bề mặt thoáng và trong lòng khối chất lỏng. c. Sự bay hơi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng. d. Sự sôi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng. Câu 5. Để xác định nhiệt hóa hơi của nước người ta làm thí nghiệm sau. Đưa 10 g hơi nước ở 100 0C vào một nhiệt lượng kế chứa 290 g nước ở 200C. Nhiệt độ cuối của hệ là 400C, biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là 46 J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18 J/g.độ. Nhiệt hóa hơi của nước là: a. 2,02.103 kJ/kg B. 2,27.103 kJ/kg C. 2,45.103kJ/kg D. 2,68.103kJ/kg Câu 6. Ở 300C không khí có độ ẩm tương đối là 64%. Độ ẩm tuyệt đối và điểm sương của không khí này là: a. a = 19,4 g/m3 và t0 = 200C B. a = 21,0 g/m3 và t0 = 250C 3 0 C. a = 19,4 g/m và t0 = 22 C D. a = 22,3 g/m3 và t0 = 270C
_______________________________________________________________Trang -34-
VẬT LÝ 10 TỰ LUẬN: Bài 1: Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng 500g ở -120C. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg, nhiệt dung riêng của nước đá là 2,1.103J/kg.K Bài 2: Một bình cách nhiệt hình trụ chứa khối nước đa cao 25 cm ở nhiệt độ -20oC. Người ta rót nhanh một lượng nước vào bình cho đến khi mặt nước cách đáy bình 45 cm. Khi đã cân bằng nhiệt, mực nước trong bình giảm đi 0,5 cm so với khi vừa rót nước. Xác định nhiệt độ của nước rót vào. Cho khối lượng riêng của nước và nước đá lần lượt là n = 1 000 kg/m3 và đ = 900 kg/m3, nhiệt nóng chảy của nước đá là = 340 000 J/kg, nhiệt dung riêng của nước và nước đá lần lượt là cn = 4 200 J/kgK và cđ = 2 100 J/kgK. Bài 3: Một hộ trường có dung tích 2 000 m3 chứa không khí ở nhiệt độ t1 = 10oC và độ ẩm tỉ đối f1 = 80%. Cần bao nhiêu nước cho bay hơi vào lượng không khí trên để có được không khí có độ ẩm tỉ đối 72% nhưng ở nhiệt độ t2 = 18oC ? Biết khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở nhiệt độ t1 = 10oC là 1 = 9,4.10-3 kg/m3 và ở nhiệt độ t2 = 18oC là 2 = 15,4.10-3 kg/m3. Bài 3: Trong một bình có dung tích V = 1 000 l chứa không khí ở nhiệt độ 27oC và độ ẩm tỉ đối là f1 = 65%. Độ ẩm tỉ đối trung bình là bao nhiêu nếu đưa vào bình 1 gan nước rồi cho bay hơi hết ? Biết áp suất hơi nước bão hoà ở nhiệt độ 27oC là pb = 26,7 mmHg. Bài 4: Trong xilanh được đậy kín bởi pit-tông chứa 10 l không khí ẩm ở nhiệt độ t = 20oC, áp suất p1 = 13,3 kPa và độ ẩm tỉ đối là f = 70%. Áp suất không khí trong xilanh là bao nhiêu nếu thể tích không khí giảm 10 lần nhưng nhiệt độ vẫn không đổi ? Biết rằng áp suất hơi nước bão hoà ở nhiệt độ t = 20oC là pb = 2,4 kPa. Bài 5 : Một bình chứa chất lỏng và hơi bão hoà của nó. Trong quá trình dãn nở đẳng nhiệt, chất lỏng bay hơi hết, thể tích của hơi chiếm chỗ tưng lên 3 lần còn áp suất hơi giảm 2 lần. Tính tỉ lệ khối lượng của chất lỏng và hơi chứa trong bình lúc đầu. coi thể tích chất lỏng chiếm chỗ là không đáng kể. Bài 6: Một luồng hơi nước có nhiệt độ 1000C. Sau khi ngưng tụ thành 2 kg nước ở 1000C thì nhiệt lượng tỏa ra của luồng hơi nước đó có đủ làm nóng chảy 10kg nước đá ở được không? Giải thích. Nếu đủ hãy tính nhiệt độ khi hệ cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của nước c = 4200 J/kg, nhiệt nóng chảy của nước đá = 330 kJ/ Kg, nhiệt hóa hơi của nước đá L = 2300KJ/Kg. Bài 7: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80g ở 00C vào một cốc nhôm đựng 0,4 kg nước ở đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,2 kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105, nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là 4180J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế. Bài 8: Một quả cầu bằng bạc có khối lượng m = 250 g ở nhiệt độ phòng 270C. Tính: a. Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để làm nòng chảy hoàn toàn quả cầu. b. Nhiệt lượng tỏa ra khi khối bạc lỏng trên đông đặc lại và nguội tới nhiệt độ 500 0C. Biết nhiệt độ nóng chảy bạc là 9600C, nhiệt nóng chảy riêng là 0,88.105 J/kg, nhiệt dung riêng là 236 J/kgđộ Bài 9: Lấy 0,01 kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2 kg nước ở 9,50C. Nhiệt độ cuối cùng đo được là 400C. Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4180J/kgK. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước? Bài 10: Không khí ở 300C có độ ẩm tuyệt đối là 21, 53 g/m3. Hãy xác định độ ẩm cực đại và suy ra độ ẩm tỉ đối của không khí ở 30 0C.
_______________________________________________________________Trang -35-
VẬT LÝ 10
CHƯƠNG VIII: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC A. LÝ THUYẾT I – Nội năng 1. Nội năng . Nội năng của vật là dạng năng lượng bao gồm động năng phân tử (do các phân tử chuyển động nhiệt) và thế năng phân tử (do các phân tử tương tác với nhau) U = Wđpt + Wtpt - Động năng phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ: Wđpt T - Thế năng phân tử phụ thuộc và thể tích: Wtpt V => do vậy nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích: U = f(T;V) * Nội năng của khí lí tưởng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ 2. Độ biến thiên nội năng: - Trong nhiệt động lực học người ta không quan tâm đến nội năng của vật mà quan tâm đến độ biến thiên nội năng U của vật, nghĩa là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình. U = U2 – U1 + Nếu U2 > U1 => U > 0: Nội năng tăng + Nếu U2 < U1 => U < 0: Nội năng tăng 3. Các cách làm thay đổi nội năng: - Thực hiện công: Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hóa từ một dạng năng lượng khác sang nội năng. - Truyền nhiệt: Trong quá trình truyền nhiệt chí có sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác. II – Nhiệt lượng 1.Công thức tính nhiệt lượng: - Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt gọi là nhiệt lượng (còn gọi tắt là nhiệt). Ta có : ∆U = Q hay Q = mc∆t; Q mct mc(t2 t1 ) Trong đó: c: nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật (J/kg.K); m: khối lượng của vật. t t2 t1 : độ biến thiên nhiệt độ; t1: nhiệt độ ban đầu; t2: nhiệt độ sau; Q: nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra.(J) 2. Phương trình cân bằng nhiệt: Qthu + Qtỏa = 0 hay Qthu Qtoa III – Công của chất khí khi giãn nở A p(V2 V1 ) pV (với p = const) IV – Nguyên lý I của nhiệt động lực học 1. Biểu thức: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được Ta có : U = Q + A Q > 0: hệ nhận nhiệt. Q < 0: hệ tỏa nhiệt. U > 0: nội năng tăng. U < 0: nội năng giảm. A > 0: hệ nhận công. A < 0: hệ sinh công. 2. Nguyên lí I nhiệt động lực học trong các quá trình biến đổi trạng thái: Quá trình đẳng tích: ( V 0 A 0 ): U = Q Quá trình đẳng nhiệt: ( U = 0) Q = -A Quá trình đẳng áp: Q A U Biến đổi theo 1 chu trình: U = 0 V. Nguyên lí II nhiệt động lực học : - Cách phát biểu của Clau-di-út : Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn - Cách phát biểu của Các-nô: Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học VI. Hiệu suất của động cơ nhiệt : A Q1 Q2 Ta có : H <1 Q1 Q1 Trong đó : Q1 là nhiệt lượng cung cấp cho bộ phận phát động (nhiệt lượng toàn phần) Q2 là nhiệt lượng tỏa ra (nhiệt lượng vô ích) A = Q1 – Q2 là phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công
_______________________________________________________________Trang -36-
VẬT LÝ 10 B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Câu nào dưới đây nói về nội năng là không đúng ? A. Nội năng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun. B. Nội năng của một vật phụ thuộc nhiệt độ và thể tích của vật. C. Độ biến thiên nội năng của một hệ trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng. D. Nội năng của khí lí tưởng không phụ thuộc vào bản chất của khí. Câu 2. Chỉ ra câu đúng, câu sai. A. Nội năng của một hệ có thể chỉ là tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ. B. Khi truyền nhiệt lượng cho một hệ thì hệ đó sẽ thực hiện công. C. Với một hệ đoạn nhiệt (không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài), khi hệ nhận công thì nội năng của hệ tăng. D. Nhiệt lượng mà hệ nhận được chỉ làm tăng động năng chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ. Câu 3. Một vật được ném lên cao thì nội năng của vạt thay đổi như thế nào ? A. Nội năng của vật không đổi. B. Nội năng của vật tăng. C. Nội năng của vật giảm. D. Nội năng cảu vật không xác định. Câu 4. Hệ thức ∆U = Q là hệ thức của nguyên lí I nhiệt động lực học áp dụng cho quá trình nào của khí lí tưởng ? A. Quá trình đẳng áp. B. Quá trình đẳng nhiệt. C. Qua trình đẳng tích. D. Cả A, B và C. Câu 5. Hệ thức nào dưới đây là hệ thức của nguyên lí I đúng cho quá trình khối khí lí tưởng dãn nở đẳng nhiệt ? A. ∆U – Q = 0 với Q > 0. B. Q + A = 0 với A > 0. C. Q + A = 0 với A < 0. D. ∆U – A = 0 với A < 0. Câu 6. Một khối khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo chu trình như hình 8.2. Công mà khí nhận được là bao nhiêu ? A. 18 kJ. B. 12 kJ. C. 4 kJ. D. 8 kJ. Câu 7. Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo chu trình ABCA (H.8.2). Nhiệt lượng mà khối khí đã trao đổi với ngoại vật trong một chu trình là bao nhiêu ? A. 2 kJ. B. 4 kJ. C. 6 kJ. D. 8 kJ. Câu 8. Một động cơ nhiệt hoạt động giữa hai nguồn nhiệt khác nhau. Gọi Q1 và Q2 lần lượt là nhiệt lượng trao đổi với nguồn nóng và nguồn lạnh, A là công do động cơ thực hiện khi hoạt động thì một chu trình, hệ thức nào sau đây là đúng ? A. Q1 + Q2 – A = 0. B. Q1 – Q2 – A = 0. C. Q1 + Q2 + A = 0. D. Q1 – Q2 + A = 0. Câu 9.Một máy làm lạnh lí có nhiệt độ nguồn lạnh là 2oC và hiệu hiệu năng cực đại là 1100%. Nhiệt độ nguồn nóng là bao nhiêu ? A. 300oC. B. 27oC. C. 27 K. D. 300oC. Câu 10.Động cơ của xe máy có hiệu suất là 20%. Sau một giờ hoạt động tiêu thụ hết 1 kg xăng có năng suất toả nhiệt là 46.106 J/kg. Công suất của động cơ xe máy là bao nhiêu? A. 2,56 kW. B. 3,52 kW. C. 9,20 kW. D. 10,22 kW.
_______________________________________________________________Trang -37-
VẬT LÝ 10 TỰ LUẬN: Dạng 1: Nhiệt lượng Bài 1: Một cốc nhôm có khối lượng 120g chứa 400g nước ở nhiệt độ 240C. Người ta thả vào nước một thìa đồng khối lượng 80g đang ở 1000C. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4,19.103J/kg.K. Bài 2: Vật A có khối lượng 0,1kg ở nhiệt độ 1000C được bỏ vào nhiệt lượng kế . Nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 0,1kg chứa nước ban đầu ở nhiệt độ 200C. Nhiệt độ của hệ khi có sự cân bằng là 240C. Tính nhiệt dung riêng c của vật A. Biết nhiệt dung riêng của đồng thau là: c 2 = 3,8.102J/kg.độ, c3 = 4,2.102J/kg.độ Bài 3: Một cốc nhôm có khối lượng 120g chứa 400g nước ở nhiệt độ 24 0C. Người ta thả vào nước một thìa đồng khối lượng 80g đang ở 1000C. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4,19.103J/kg.K. Bài 4: Vật A có khối lượng 0,1kg ở nhiệt độ 1000C được bỏ vào nhiệt lượng kế . Nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 0,1kg chứa nước ban đầu ở nhiệt độ 200C. Nhiệt độ của hệ khi có sự cân bằng là 240C. Tính nhiệt dung riêng c của vật A. Biết nhiệt dung riêng của đồng thau là: c 2 = 3,8.102J/kg.độ, c3 = 4,2.102J/kg.độ Bài 5. Người ta nhúng một quả nặng kim loại có khối lượng 500g ở nhiệt độ 100 oC vào trong 2 kg nước ở nhiệt độ 15oC. Nước nóng lên bao nhiều độ, bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Cho biết nhiệt dung riêng riêng của kim loại trên là 368 J/kgK và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK. Bài 6: Một cốc nhôm có khối lượng 120g chứa 400g nước ở nhiệt độ 24 0C. Người ta thả vào nước một thìa đồng khối lượng 80g đang ở 1000C. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4,19.103J/kg.K. Bài 7: Vật A có khối lượng 0,1kg ở nhiệt độ 1000C được bỏ vào nhiệt lượng kế . Nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 0,1kg chứa nước ban đầu ở nhiệt độ 200C. Nhiệt độ của hệ khi có sự cân bằng là 240C. Tính nhiệt dung riêng c của vật A. Biết nhiệt dung riêng của đồng thau là: c 2 = 3,8.102J/kg.độ, c3 = 4,2.102J/kg.độ Dạng 2: Công của chất khí khi giãn nở và độ biến thiên nội năng. Bài 1: Người ta thực hiện một công 100 J để nén khí đựng trong xi lanh. Hỏi nội năng của khí biến thiên một lượng là bao nhiêu nếu khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là 20 J. Bài 2: Người ta truyền cho chất khí trong xi lanh nhiệt lượng 100 J, chất khí nở ra và thực hiện công 70 J đẩy piston lên. Hỏi nội năng của chất khí biến thiên một lượng là bao nhiêu? Bài 3:Một khối khí lý tưởng đang ở điều kiện chuẩn thì thực hiện một chu trình biến đổi qua các quá trình sau: Qt 1: đẳng áp sao cho thể tích tăng lên đến 8 lít và nhiệt độ tăng gấp đôi Qt 2: đẳng nhiệt sao cho thể tích giảm 4 lần Qt 3: đẳng tích sao cho áp suất giảm một nữa. a. Tính nhiệt độ sau cùng của khối khí. b. Vẽ đồ thị biểu diễn chu trình biến đổi trạng thái của khối khí trên trong các hệ tọa độ (p,V); (p,T); (V,T). c. Tính công mà khối khí thực hiện trong quá trình biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2. Bài 4: Một khối khí lý tưởng có nhiệt độ 270C, áp suất 6.105N/m2 và thể tích 4 lít thực hiện một chu trình biến đổi qua các quá trình sau: Qt 1: Giãn nở đẳng áp, thể tích tăng lên đến 8 lít Qt 2: Nén đẳng nhiệt, thể tích tăng 3/2 lần a.Tính T2 , P3. b.Tính công mà khối khí thực hiện trong quá trình biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2? c.Từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 khối khí nhận nhiệt lượng 60J. Tính độ biến thiên nội năng trong quá trình đó?
_______________________________________________________________Trang -38-
VẬT LÝ 10 Bài 5: Một khối khí lý tưởng đang ở điều kiện chuẩn thì thực hiện một chu trình biến đổi qua các quá trình sau: Qt 1: đẳng áp sao cho thể tích tăng lên đến 8 lít và nhiệt độ tăng gấp đôi Qt 2: đẳng nhiệt sao cho thể tích giảm 4 lần Qt 3: đẳng tích sao cho áp suất giảm một nữa. a. Tính nhiệt độ sau cùng của khối khí. b. Vẽ đồ thị biểu diễn chu trình biến đổi trạng thái của khối khí trên trong các hệ tọa độ (p,V); (p,T); (V,T). c. Tính công mà khối khí thực hiện trong quá trình biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2. Bài 6. Một khối khí lý tưởng ban đầu có thể tích 5 lít, áp suất 1 atm, nhiệt độ 270C, được biến đổi qua hai quá trình liên tiếp. Qt 1: đẳng nhiệt, áp suất lúc này tăng gấp đôi so với áp suất ban đầu. Qt 2: đẳng tích, áp suất lúc này là 4 atm. a. Tìm nhiệt độ (0 K) sau cùng của khối khí ? b. Vẽ đồ thị biểu diễn hai quá trình trên cùng hệ trục toạ độ OVP ? Bài 7 : Một hệ chất khí chịu tác dụng của bên ngoài thực hiện hai quá trình khác nhau: a. Ngoại lực tác dụng công 150J lên hệ, truyền nhiệt lượng 50J cho hệ. b. Hệ thực hiện công 100J và nhận nhiệt lượng 60J. Tính độ biến thiên nội năng của hệ trong từng quá trình? Bài 8: Một lượng không khí nóng được chứa trong 1 xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pittông có thể di chuyển được. Không khí nóng giãn nở đẩy pittông dịch chuyển. a.Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 6000J thì nội năng của nó biến thiên một lượng là bao nhiêu? b. Giả sử không khí nhận thêm nhiệt lượng 10000J và công thực hiện vẫn là 6000J. Hỏi nội năng của khí thay đổi như thế nào? Bài 9: Một khối khí có áp suất p = 100N/m2 thể tích V1 = 2m3 nhiệt độ t1 = 270C được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ t2 = 870C. Tính công của khí thực hiện được? Bài 10: Một lượng khí ở áp suất 2.104N/m2 có thể tích 6 lít. Được đun nóng đẳng áp khí nở ra và có thể tích 8 lít. Tính: a. Công do khí thực hiện? b. Độ biến thiên nội năng của khí? Biết khi đun nóng khí nhận được nhiệt lượng 100J. Bài 11: Một lượng khí lý tưởng chứa trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái ban đầu của khí là: 0,01 m3; 100 kPa; 300 K. Khí được làm lạnh theo một quá trình đẳng áp tới khi thể tích còn là 6 lít. a. Xác định nhiệt độ cuối của khí. b. Vẽ đường biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái trong hệ tọa độ (p, V); (V, T); (p, T)? c. Tính công mà chất khí thực hiện được trong quá trình này? d. Nếu trong quá trình đó, khí truyền 600 J nhiệt lượng ra ngoài, tìm độ biến thiên nội năng của khí? Bài 12: Một hệ chất khí chịu tác dụng của bên ngoài thực hiện hai quá trình khác nhau: a. Ngoại lực tác dụng công 150J lên hệ, truyền nhiệt lượng 50J cho hệ. b. Hệ thực hiện công 100J và nhận nhiệt lượng 60J. Tính độ biến thiên nội năng của hệ trong từng quá trình? Dạng 3: Động cơ nhiệt Bài 1: Mỗi động cơ nhiệt mỗi giây nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng 3,6.104J đồng thời nhường cho nguồn lạnh 3,2.104J. Tính hiệu suất của động cơ? Bài 2: Một động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình Các-nô giữa hai nguồn nhiệt là 1770 C và 270C . a. Tính hiệu suất của động cơ này. b. Khi đạt hiệu suất này thì sau mỗi giờ động cơ đã nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng 9.10 8 J. Tính công suất động cơ. Bài 3: Một máy lạnh lí tưởng hoạt động giữa nguồn lạnh 00 C và nguồn nóng 600 C . a. Tính hiệu năng của máy lạnh. b. Tính công suất của động cơ để trong một giờ có thể sản xuất được 1 tấn nước đá 00 C từ nước 200 C. Cho nhiệt dung riêng của nước đá là = 330 kJ/kg.
_______________________________________________________________Trang -39-
VẬT LÝ 10 Bài 4: Từ một máy lạnh, cứ trong 1 giờ có nhiệt lượng Q = 843 840 J thoát ra khỏi thành máy. Nhiệt độ trong máy là t2 = 50 C và nhiệt độ phòng là t1 = 200 C. Công suất nhỏ nhất của máy lạnh là bao nhiêu ? Bài 5: Một động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình gồm hai quá trình đẳng tích và hai quá trình đẳng nhiệt. Tác nhân là một mol khí lí tưởng. Thể tích nhỏ nhất và thể tích lớn nhất của khối khí lần lượt là Vmin = 4.103 m3 và V max = 8.103 m3. Áp suất nhỏ nhất của khối khí là pmin = 3.105 N/m2. Tính hiệu suất cực đại của động cơ. Bài 6: Mỗi động cơ nhiệt mỗi giây nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng 3,6.104J đồng thời nhường cho nguồn lạnh 3,2.104J. Tính hiệu suất của động cơ? Bài 7*. Một động cơ nổ 4 kì quay đều với tốc độ 8 vòng/s. Diện tích S1 = 425 cm2 và S2 = 300 cm2. Cho biết 1 cm trên trục OV ứng với thể tích 0,25 cm3 và 1 cm trên trục Op ứng với áp suất 103 N/m2. Biết rằng động cơ này quay 2 vòng thì thực hiện được 1 chu trình. Tính công suất của động cơ.
_______________________________________________________________Trang -40-
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Bài 23 : ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG I. Động lượng 1. Xung lượng của lực
- Khi một lực F không đổi tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian t thì tích F .t được định nghĩa là ........................................................................................................................................... - Đơn vị xung lượng của lực là ................................................ 2. Động lượng a) Động lượng.
- Động lượng p của một vật là ........................................................................ và được xác định bởi công thức: ............... - Đặc điểm: + Điểm đặt: ................................................................ + Hướng: ................................................................... + Độ lớn: ................................................................... Trong đó: m: ........................................... ; v: ......................................... ; p:............................................. b) Động lượng của hệ vật : + Nếu: p1 p2 ............................ + Nếu: p1 p2 .................................
p1 p2 ................................
+ Nếu:
+ Nếu:
p , p ....................................... 1
2
c) Mối liên hệ giữa động lượng và xung lượng của lực. Theo định luật II Newton ta có :
m a = F hay .....................................
...................................... .................................................... .............................................. - Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian t .............................................................. ........................................................................................... - Ý nghĩa: ..................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................. II. Định luật bảo toàn động lượng 1. Hệ cô lập (hệ kín) - Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi .................................................................................................. ..................................................................................................................................................................... - Trong hệ cô lập chỉ có nội lực tương tác giữa các vật .............................................................................. 2. Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập - Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng............................................
p1 + p 2 + … + p n = không đổi - Biểu thức của định luật ứng với hệ cô lập gồm hai vật m1 và m2. ...................................................................................................... ........................ và ................ là động lượng của vật 1 và vật 2 trước tương tác. ........................ và ................ là động lượng của vật 1 và vật 2 sau tương tác. 3. Va chạm mềm
Xét một vật khối lượng m1, chuyển động trên một mặt phẳng ngang với vận tốc v1 đến va chạm vào một vật có khối lượng m2 đang đứng yên. Sau va chạm hai vật nhập làm một và cùng chuyển động với vận tốc
v Theo định luật bảo toàn động lượng ta có :
m1 v1 = (m1 + m2) v suy ra .......................................... Va chạm của hai vật như vậy gọi là va chạm mềm. 3. Chuyển động bằng phản lực 1
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Trong một hệ kín đứng yên, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng, thì phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như trên được gọi là chuyển động bằng phản lực. Ví dụ: Sự giật lùi của súng khi bắn, chuyển động của máy bay phản lực, tên lửa… Một quả tên lửa có khối lượng M chứa một khối khí khối lượng m. Khi phóng tên lửa khối khí m phụt ra
phía sau với vận tốc v thì tên lửa khối lượng M chuyển động với vận tốc
V
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: m v + M V = 0 suy ra .......................................... ..................................................................................................................................... A. TỰ LUẬN I. ĐỘNG LƯỢNG Bài 1: Một vật có m= 200g , có vận tốc 300cm/s.Tính động lượng của vật. ............................................................................................................................................................................ Bài 2: Một vật có m= 400g , có động lượng 0,8kg.m/s . Tính vận tốc của vật. ............................................................................................................................................................................ Bài 3: Một vật có khối lượng m , có vận tốc 2m/s thì động lượng của vật bằng 0,4kg.m/s .Tìm m ............................................................................................................................................................................ Bài 4: Một máy bay có khối lượng 160 tấn bay với vận tốc 720 km/h. Tính động lượng của máy bay? ............................................................................................................................................................................ Bài 5: Xe A có khối lượng 1 tấn và vận tốc là 72 km/h, xe B có khối lượng 2 tấn và vận tốc là 36 km/h. So sánh động lượng của hai xe? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 6: Một vật nhỏ khối lượng m=2kg trượt thẳng nhanh dần đều xuống một đường dốc nhẵn. Tại một thời điểm xác định có vận tốc 3m/s, sau đó 4s có vận tốc 7m/s. Tìm động lượng của vật sau 3s kế tiếp. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ II. ĐỘNG LƯỢNG CỦA HỆ VẬT Bài 1: Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m1=300 g , m2=200 g có vận tốc lần lượt v1=1 m/s và v2= 2m/s. 1/ Tính động lượng của mỗi vật. ............................................................................................................................................................................ 2/ Tính độ lớn động lượng của hệ trong các trường hợp : a) v 1 và v 2 cùng hướng. ............................................................................................................................................... b) v 1 và v 2 cùng phương, ngược chiều. .......................................................................................................................... c) v 1 và v 2 vuông góc nhau ........................................................................................................................................ d) v 1 hợp với v 2 góc 60o. .............................................................................................................................................. Bài 2: Hệ gồm 2 vật chuyển động với vận tốc v 1 và v 2 có động lượng lần lượt là p1 = 9 kg.m/s và p1 = 12 kg.m/s thì động lượng của hệ có độ lớn là 15 kg.m/s.Tìm góc giữa v 1 và v 2 . ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ III. ĐỘ BIẾN THIÊN ĐỘNG LƯỢNG VÀ XUNG LƯỢNG CỦA VẬT Bài 1: Một viên đạn khối lượng 10 g đang bay với vận tốc 100 m/s thì gặp bức tường. Sau khi xuyên qua bức tường thì vận tốc viên đạn còn 50 m/s. Thời gian xuyên thủng tường là 0,01 s. a) Tính độ biến thiên động lượng của viên đạn. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b) Tính lực cản trung bình của bức tường lên viên đạn. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 2
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Bài 2: Một toa xe khối lượng 10 tấn đang chuyển dộng trên đường ray nằm ngang với vận tốc không đổi v=54km/h. người ta tác dụng lên toa xe một lực hãm theo phương ngang. Tính độ lớn trung bình của lực hãm nếu toa xe dừng lại sau: a) 1 phút 40 giây ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b) 10 giây ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 3:Một vật m = 0,2 kg chuyển động với phương trình tọa độ có dạng: x = 10 +10t - 2t2(x: tính bằng m, t: tính bằng giây). a.Tìm động lượng của vật tại t = 2s ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b.Tìm độ biến thiên động lượng của vật trong thời gian 2s đầu. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 4: Một HS có m = 55kg thả mình rơi tự do từ vị trí cách mặt nước 4m. Sau khi chạm mặt nước 0,5s thì dừng lại, g = 9,8m/s2. Tìm lực cản do nước tác dụng lên hs đó. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 5: Một vật có m = 1kg rơi tự do xuống đất trong t = 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? g = 9,8m/s2 ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 6: Quả bóng khối lượng m=500g chuyển động với vận tốc v=10m/s đến đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Tính độ biến thiên động lượng của bóng trong va chạm nếu bóng đập vào tường và suy ra lực trung bình do tường tác dụng lên bóng, nếu thời gian va chạm giữa bóng vào tường là 0,5 s. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ IV. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG Bài 1: Một viên đạn có khối lượng 500 g bay theo phương ngang với vận tốc 300 m/s tới găm vào một bao cát treo trên dây có khối lượng 5 kg. Tính vận tốc của hệ sau khi va chạm trong trường hợp : a) Bao cát đứng yên. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b) Bao cát chuyển động theo hướng viên đạn với vận tốc 3 m/s. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ c) Bao cát chuyển động ngược hướng viên đạn với vận tốc 5 m/s. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 3
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 2: Một khẩu súng đại bác nằm ngang khối lượng ms = 1000kg, bắn một viên đoạn khối lượng mđ = 2,5kg. Vận tốc viên đạn ra khỏi nòng súng là 600m/s. Tìm vận tốc của súng sau khi bắn. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 3: Một xe ôtô có khối lượng m1 = 3 tấn chuyển động thẳng với vận tốc v1 = 1,5m/s, đến tông và dính vào một xe gắn máy đang đứng yên có khối lượng m2 = 100kg. Tính vận tốc của các xe sau va chạm. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 4: Một hòn bi khối lượng m1 đang CĐ với v1 = 3m/s và chạm vào hòn bi m2 = 2m1 nằm yên. Vận tốc 2 viên bi sau va chạm là bao nhiêu nếu va chạm là va chạm mềm? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 5: Một vật khối lượng m1 CĐ với v1 = 5m/s đến va chạm với m2 = 1kg, v2 = 1m/s. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và chuyển động với v = 2,5m/s. Tìm khối lượng m1. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 6: Một khẩu súng M = 4kg bắn ra viên đạn m = 20g. Vận tốc của đạn ra khỏi nòng súng là 600m/s. Súng giật lùi với vận tốc V có độ lớn là bao nhiêu? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 7: Một khẩu pháo có m1 = 130kg được đặt trên 1 toa xe nằm trên đường ray m2 = 20kg khi chưa nạp đạn. Viên bi được bắn ra theo phương nằm ngang dọc theo đường ray có m3 = 1kg. Vận tốc của đạn khi ra khỏi nòng súng v0 = 400m/s so với súng. Hãy xác định vận tốc của toa xe sau khi bắn trong các trường hợp a) Toa xe ban đầu nằm yên. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 4
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
............................................................................................................................................................................ b) Toa xe CĐ với v = 18km/h theo chiều bắn đạn. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ c) Toa xe CĐ với v1 = 18km/h theo chiều ngược với đạn. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 8: Một người có m1 = 50kg nhảy từ 1 chiếc xe có m2 = 80kg đang chạy theo phương ngang với v = 3m/s, vận tốc nhảy của người đó đối với xe là v0 = 4m/s. Tính V của xe sau khi người ấy nhảy trong 2 TH. a) Nhảy cùng chiều với xe. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b) Nhảy ngược chiều với xe. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 9: Một tên lửa khối lượng tổng cộng m0 = 70tấn đang bay với v0= 200m/s đối với trái đất thì tức thời phụt ra lượng khí m2 = 5 tấn, v2 = 450m/s đối với tên lửa. Tính Vận tốc tên lửa sau khi phút khí ra. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 10: Một toa xe khối lượng m1=3 tấn đang chạy với vận tốc v1=4 m/s thì va chạm vào toa xe thứ hai đang đứng yên có khối lượng m2=5 tấn, sau va chạm toa xe hai chuyển động với vận tốc v’2=3 m/s. Hỏi toa 1 chuyển động với vận tốc là bao nhiêu? Theo hướng nào? ĐS: -1m/s, theo hướng ngược lại ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 11: Một toa xe khối lượng m1=4 tấn đang chuyển động với vận tốc v1 thì va chạm vào toa xe thứ hai có khối lượng m2= 2 tấn đang đứng yên. Sau đó hai toa dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc v=2m/s. Tìm v1? ĐS: 3m/s ............................................................................................................................................................................ 5
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 12: Một tên lửa khối lượng vỏ 200g, khối lượng nhiên liệu 100g, bay thẳng đứng lên nhờ nhiên liệu cháy phụt toàn bộ tức thời ra sau với vận tốc 400 m/s. Tìm độ cao mà tên lửa đạt tới, biết sức cản của không khí làm giảm độ bay cao của tên lửa 5 lần. ĐS: 400m ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 13: Một tên lửa khối lượng tổng cộng m=500kg đang chuyển động với vận tốc v= 200m/s thì khai hỏa động cơ. Một lượng nhiên liệu m1=50kg cháy và phụt tức thời ra phía sau với vận tốc v1= 700 m/s a) Tính vận tốc của tên lửa sau khi nhiên liệu cháy phụt ra? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b) Sau đó phần vỏ chứa nhiên liệu đã sử dụng có khối lượng m3= 50 kg tách ra khỏi tên lửa chuyển động theo hướng cũ nhưng vận tốc giảm còn 1/3. Tìm vận tốc của phần tên lửa còn lại ? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ĐS: a/ 300m/s b/ 325m/s ..................................................................................................................................... B. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức : A. p m.v . B. p m.v . C. p m.a . D. p m.a . Câu 2: Chọn phát biểu đúng.Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng A. không xác định. B. bảo toàn. C. không bảo toàn. D. biến thiên. Câu 3: Đơn vị của động lượng là: A. N/s. B. Kg.m/s C. N.m. D. Nm/s. Câu 4: Khi vận tốc của một vật tăng gấp hai thì A. gia tốc của vật tăng gấp hai. B. động lượng của vật tăng gấp hai. C. động năng của vật tăng gấp hai. D. thế năng của vật tăng gấp hai. Câu 5: Chọn phát biểu đúng.Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ với A. vận tốc. B. thế năng. C. quãng đường đi được. D. công suất. Câu 6: Quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn? A. Ôtô tăng tốc. B. Ôtô chuyển động tròn. C. Ôtô giảm tốc. D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường không có ma sát. Câu 7: Xe A có khối lượng 1000 kg , chuyển động với vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000kg , chuyển động với vận tốcvận tốc 30km/h. Độ lớn động lượng của : A. xe A bằng xe B. B. không so sánh được. 6
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
C. xe A lớn hơn xe B. D. xe B lớn hớn xe A. Câu 8: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là: A. p = 360 kgm/s. B. p = 360 N.s. C. p = 100 kg.m/s D. p = 100 kg.km/h. Câu 9: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 giây ( Lấy g = 9,8 m/s 2). Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là: A. 5,0 kg.m/s. B. 4,9 kg. m/s. C. 10 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s. Câu 10: Một vật nhỏ khối lượng 2kg, trượt xuông một đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3m/s, sau đó 4s vật có vận tốc là 7m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng là: A. 6kg.m/s B. 10kg.m/s C. 20kg.m/s D. 28kg.m/s Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Động lượng là đại lượng véctơ. B. Động lượng của một vật không đổi khi vật chuyển động thẳng đều. C. Động lượng là đại lượng vô hướng. D. Động lượng của một vật tỉ lệ thuận với vận tốc. Câu 12: Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m1= 1kg, m2= 4kg, có vận tốc v1= 3m/s, v2= 1m/s. Biết 2 vật chuyển động theo hướng vuông góc nhau. Độ lớn động lượng của hệ là: A. 1kgm/s B. 5kgm/s C. 7kgm/s D. 14kgm/s Câu 13: Chọn đáp số đúng: Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m1= 200g, m2= 300g, có vận tốc v1= 3m/s, v2= 2m/s. Biết 2 vật chuyển động cùng chiều. Độ lớn động lượng của hệ là: A. 1,2kgm/s B. 0 C. 120kgm/s D. 84kgm/s Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai A. Động lượng là một đại lượng vectơ B. Xung của lực là một đại lượng vectơ C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi Câu 15: Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v 1 va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc v 2 . Ta có: A. m1 v1 (m1 m 2 )v 2 B. m1 v1 m 2 v 2 1 m1 v1 (m1 m 2 )v 2 C. m1 v1 m 2 v 2 2 D. Câu 16: Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là: A. 15m/s B. 5m/s C. 10m/s D. 20m/s Câu 17: Câu17.Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g.Lúc thoát khỏi nòng súng,đạn có vận tốc 800m/s.Vận tốc giật lùi của súng là A. 6m/s B. 7m/s C. 10m/s D. 12m/s Câu 18: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10 -2N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là: A. 2.10-2 kgm/s B. 3.10-2kgm/s C. 10-2kgm/s D. 6.10-2kgm/s Câu 19: Véc tơ động lượng là véc tơ: A. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc bất kỳ. C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. Câu 20: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm? A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát. C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó. D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu. Câu 21: Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động theo phương ngang với tốc độ 5 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy ngược trở lại với tốc độ 2 m/s. Chọn chiều dương là chiều bóng nảy ra. Độ thay đổi động lượng của nó là : A. 3,5 kg.m/s B. 2,45 kg.m/s C. 4,9 kg.m/s D. 1,1 kg.m/s.
7
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 22: Một vật ban đầu nằm yên, sau đó vỡ thành 2 mảnh có khối lượng m và 3m. Nếu mảnh nhỏ có động lượng là 5,0 kg.m/s thì mảnh lớn có động lượng bằng: A. 5,0 kg.m/s B. 10,0 kg.m/s C. 5/3 kg.m/s D. 15,0 kg.m/s
Bài 24 : CÔNG VÀ CÔNG SUẤT I. Công 1. Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát
Nếu lực không đổi F tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp
với hướng của lực góc thì công của lực F được tính theo công thức: A = ..................................... Trongđó: F: ..................................... s: ..................................... : ..................................... A: ..................................... 2. Biện luận - Khi 00 90 thì cos 0 A 0 lực thực hiện công .....................................
- Khi 900 thì A=0 lực F .....................................khi lực F ......................................
- Khi 900 1800 thì cos 0 A 0 lực thực hiện công ..................................... hay công .......................lại chuyển động.
3. Đơn vị công Trong hệ SI, đơn vị của công là jun (kí hiệu là J): ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ II. Công suất Công suất là .................................................................................................... P = ....................................... Trong đó: A: công (J); t: thời gian (s); F: độ lớn lực(N); v: vận tốc (m/s) : góc giữa véctơ lực và hướng chuyển dời; P: công suất (W) Chú ý: Trong thực tế, người ta còn dùng + Đơn vị công suất là mã lực hay ngựa (HP) 1 HP =....................................... + Đơn vị công kilowatt giờ (kwh) 1 Wh = ....................................... 1 kWh = ....................................... ..................................................................................................................................... 8
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
A. TỰ LUẬN Bài 1: Người ta kéo một cái thùng nặng 30kg trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 600, lực tác dụng lên dây là 150N. a/ Tính công của lực đó khi thùng trượt được 15m. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b/ Tính công của trọng lực khi thùng trượt được 20 m . ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 2: Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ ôtô là 8 kW. Tính lực ma sát của ôtô và mặt đường. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 3: Một vật chuyển động đều trên mạt phẳng ngang với vận tốc 36km/h nhờ lực kéo F=40N hợp với phương chuyển động một góc 600 tính công của lực kéo trong thời gian 2 phút ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 4: Một thang máy khối lượng m = 800kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10m. Tính công của động cơ để kéo thang máy đi lên khi: a. Thang máy đi lên đều. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b. Thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 1m/s2. Lấy g = 10m/s2. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 5. Một động cơ điện cung cấp công suất 30KW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000Kg chuyển động đều lên cao 60m.Lấy g=10m/s2.Thời gian để thực hiện công việc đó là bao nhiêu? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 6. Một gàu nước khối lượng 10 Kg được kéo lên cao 10m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g=10m/s2. Tính công và công suất trung bình của lực kéo khi: a. Gàu nước đi lên đều. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b. Gàu nước đi lên nhanh dần đều với gia tốc 1m/s2. Lấy g = 10m/s2. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 7: Một chiếc xe được kéo đi trên đường nằm ngang với vkd = 18km/h bằng lực kéo 450N hợp với phương ngang góc 600. Tính công suất của lực trong thời gian 0,5h. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 8: Một động cơ có công suất 360W, nâng thùng hàng 180kg chuyển động đều lên cao 12m. Hỏi phải mất thời gian là bao nhiêu? g = 10m/s2. 9
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 9: Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có m = 8kg được thả rơi từ độ cao 180m là bao nhiêu? g = 10m/s2. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 10: Dùng lực F =20N có phương nằm ngang để kéo một vật trượt đều trên một mặt sàn nằm ngang trong 10s với vận tốc 1m/s. Tìm công của lực kéo? ĐS: 200J ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 11: Một vật khối lượng 10kg trượt đều trên một mặt phẳng nằng ngang dưới tác dụng của lực F= 20N cùng hướng chuyển động. Tính công của lực kéo và công của lực ma sát khi vật đi được 5m trên mặt ngang ? ĐS: 100J ; -100J ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài : Người ta kéo đều một vật khối lượng 20kg đi lên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang với một góc =300 bằng một lực hướng song song với mặt nghiêng có độ lớn F=150 N. Tính công của lực kéo F, công của trọng lực và công của lực ma sát thực hiện khi vật đi lên được 10m trên mặt nghiêng ? ĐS: 1500J ; -1000J ; -500J ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài : Một vật chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang dài 100m với vận tốc 72 km/h nhờ lực kéo F=40N có phương hợp với phương ngang một góc 600 . Tính công và công suất của lực F ? ĐS: 2000J ; 400W ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài : Một ô tô khối lượng 2 tấn, khởi hành trên đường ngang sau 10 s đạt vận tốc 36 km/h. Hệ số ma sát giữa xe với mặt đường là =0,05. Tìm công và công suất trung bình của lực kéo động cơ xe trong thời gian trên. Lấy g=10m/s2. ĐS: 150000J ; 15000W ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài : Một ô tô khối lượng 1 tấn chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc 36 km/h. Biết công suất của động cơ ô tô là 5kW. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g=10m/s2. a. Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên ô tô? ĐS:/ 500N ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b. Sau đó, ô tô tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi đi thêm 125m thì đạt vận tốc 54km/h. Tính công suất trung bình của động cơ xe trên quãng đường này? ĐS:12500W 10
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài : Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây có phương hợp với góc 30 0 so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Tính công của lực đó khi hòm trượt đi được 20m. ĐS: 2595J ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài : Một cần trục nâng một vật khối lượng m=100kg từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng. Trong 10m đầu tiên, vật đi lên nhanh dần đều với gia tốc 0,8m/s2 . Sau đó vật đi lên chậm dần đều thêm 10s nữa thì dừng lại. Tính công do cần trục thực hiện, lấy g= 10m/s2. ĐS: 47600J ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài : Một cần trục nâng đều một vật khối lượng m=3 tần lên cao 10m trong 10s. Lấy g=10m/s2. a/ Tính công của lực nâng? ĐS: 300000J ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b/ Hiệu suất của cần trục là 80%. Tính công suất của động cơ cần trục? ĐS: 37500W ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài : Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho một cần cẩu để nâng đều một vật khối lượng 1 tấn lên cao 30m theo phương thẳng đứng. Lấy g = 10m/s2. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công đó. ĐS: 20s ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ..................................................................................................................................... B. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Công thức tính công của một lực là: A. A = F.s. B. A = mgh. C. A = F.s.cos. D. A = ½.mv2. Câu 2: Chọn phát biểu đúng.Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là : A. Công cơ học. B. Công phát động. C. Công cản. D. Công suất. Câu 3: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất? A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP. Câu 4: Chọn đáp án đúng.Công có thể biểu thị bằng tích của A. năng lượng và khoảng thời gian. B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. C. lực và quãng đường đi được. D. lực và vận tốc. Câu 5: Một người chèo thuyền ngược dòng sông. Nước chảy xiết nên thuyền không tiến lên được so với bờ. Người ấy có thực hiện công nào không? Vì sao? A. có, vì thuyền vẫn chuyển động. B. không, vì quãng đường dịch chuyển của thuyền bằng không. C. có vì người đó vẫn tác dụng lực. D. không, thuyền trôi theo dòng nước. Câu 6: Một vật chuyển động với vận tốc v dưới tác dụng của lực F không đổi. Công suất của lực F là: A. P=Fvt. B. P=Fv. C. P=Ft. D. P=Fv2. Câu 7: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là: A. A = 1275 J. B. A = 750 J. C. A = 1500 J. D. A = 6000 J. 11
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 8: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là: A. 0,5 W. B. 5W. C. 50W. D. 500 W. Câu 9: Một xe có khối lượng m = 100 kg chuyển động đều lên dốc, dài 10 m nghiêng 30 0 so với đường ngang. Lực ma sát Fms 10 N . Công của lực kéo F (Theo phương song song với mặt phẳng nghiêng) khi xe lên hết dốc là: A. 100 J. B. 860 J. C. 5100 J. D. 4900J. Câu 10: Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 15 kg từ giếng sâu 8 m lên trong 20 s. Công và công suất của người ấy là giá trị nào sau đây. Lấy g = 10 m/s2 . A. A = 1200 J, P = 60 W. B. A = 800 J, P = 400 W. C. A = 1600 J, P = 800 W. D. A = 1000 J, P = 600 W Câu 11: Công là đại lượng : A. Vô hướng, có thể âm hoặc dương. B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không. D. Véc tơ, có thể âm hoặc dương. Câu 12: Công suất là đại lượng được tính bằng : A. Tích của công và thời gian thực hiện công. B. Tích của lực tác dụng và vận tốc. C. Thương số của công và vận tốc. D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực. Câu 13: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị là: A. 30000 J. B. 15000 J C. 25980 J D. 51900 J. Câu 14: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 100m. Biết ô tô nặng 1,5 tấn, hệ số cản bằng 0,25 ( lấy g = 10m/s2). Công của lực cản có giá trị là: A. 375 J B. 375 kJ. C. – 375 kJ D. – 375 J. Câu 15: Một chiếc tàu hỏa chạy trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc không đổi 50 m/s. Công suất của đầu máy là 1,5.104kW. Lực cản tổng cộng tác dụng lên tàu hỏa có độ lớn. A. 300 N. B. 3.105N. C. 7,5.105 N. D. 7,5.108N. Câu 16: Một ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h. Công suất của động cơ là 60Kw.Công của lực phát động của khi ô tô chạy được quãng đường S = 6km là A. 18.105J. B. 15.106J. C. 12.106J. D. 18.106J. Câu 17: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó? A. 40 s. B. 20 s. C. 30s D. 10 s. Câu 18: Một tàu thủy chạy trên sông theo một đường thẳng kéo một xà lan chở hàng với lực không đổi F = 5.103 N. Lực thực hiện một công bằng 15.106 J. Xà lan đã rời chỗ theo phương của lực được quãng đường là A. 1500 m. B. 2500 m. C. 300 m. D. 3000 m.
Bài 25 : ĐỘNG NĂNG I. Động năng 1. Định nghĩa: Động năng là ……………………………………………………………… và được xác định theo công thức : Wđ = ………………. 2. Tính chất: - Chỉ phụ thuộc …………….. vận tốc, không phụ thuộc……………vận tốc - Là đại lượng ………………….hướng, có giá trị …………………….. - Mang tính …………………………….. 3. Đơn vị: Đơn vị của động năng là……………………… III. Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng ( Định lý động năng) - Độ biến thiên động năng bằng………………………………………… …………………………………………………. …………………………………………………. 12
GV: Nguyễn Thế Hiển
: 0979.179.287
- Hệ quả: + …………………………………………………………… + ……………………………………………………………. ..................................................................................................................................... A. TỰ LUẬN Bài 1: Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36km/. Động năng của ôtô là ............................................................................................................................................................................ Bài 2: Một vật có khối lượng m = 800 g và động năng 40 J. Khi đó vận tốc của vật là: ............................................................................................................................................................................ Bài 3: Mét vËt cã khèi l-îng 1 kg r¬i tù do tõ ®é cao h = 40 cm xuèng ®Êt, lÊy g = 10 m/s2. §éng n¨ng cña vËt ở độ cao 12cm. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 4: Một toa tàu khối lượng m = 8 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=1m/s 2. Động năng của nó sau 10s kể từ lúc khởi hành là: ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 5: Một ôtô khối lượng m=5tấn đang chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc v 10m / s thì gặp một vật cách đầu xe 15m, xe phải hãm phanh đột ngột và đã dừng lại cách vật một đoạn 5m. Tính lực hãm xe. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 6: Một viên đạn m = 1kg bay ngang với v1 = 300m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua gỗ, đạn có v2 = 100m/s. Tính lực cản của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 7: Một lực F không đổi làm vật bắt đầu CĐ với không vận tốc đầu và đạt được vận tốc v sau khi đi được quãng đường S. nếu tăng lực tác dụng lên 3 lần thì vận tốc v của nó là bao nhiêu khi đi cùng quãng đường S. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 8: Một viên đạn m = 50g đang bay với vkd = 200m/s a.Viên đạn đến xuyên qua một tấm gỗ dày và vào gỗ 4cm. Xác định lực cản của gỗ. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b.Trường hợp tấm gỗ chỉ dày 2cm thì viên đạn đi qua tấm gỗ và bay ra ngoài. Xác định vận tốc lúc ra khỏi tấm gỗ. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 9: Trọng lượng của một vận động viên điền kinh là 650N. Tìm động năng của VĐV khi chạy đều hết quãng đường 600m trong 50s, g = 10m/s2. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 10: Một vật có trọng lượng 5N, g = 10m/s2 có vận tốc ban đầu là 18 km/h dưới tác dụng của một lực vật đạt 45 km/h. Tìm động năng tại thời điểm ban đầu và công của lực tác dụng. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 11: Một vật có trọng lượng 5N chuyển động với v = 7,2m/s. Tìm động năng của vật, g = 10m/s2. 13
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 12: Một toa tàu có m = 0,8 tấn, sau khi khởi hành CĐNDĐ với a = 1m/s2. Tính động năng sau 12s kể từ lúc khởi hành?. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 13: Một viên đạn m = 20g bay ngang với v1 = 100m/s xuyên qua một bao cát dày 60cm. Sau khi ra khỏi bao, đạn có v2 = 20m/s. Tính lực cản của bao cát lên viên đạn. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 14: Hai xe goong chở than có m1 = 3m1, cùng chuyển động trên 2 tuyến đường ray song song nhau với Wđ1 = 1/7 Wđ2. Nếu xe 1 giảm vận tốc đi 3m/s thì Wđ1 = Wđ2. Tìm vận tốc v1, v2. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 15: Một xe tải có m = 1,2 tấn đang CĐ thẳng đều với v1= 36km/h. Sau đó xe tải bị hãm phanh, sau 1 đoạn đường 50m thì v2 = 18 km/h. a. Tính động năng lúc đầu của xe. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b. Tính độ biến thiên động năng và lực hãm của xe trên đọan đường trên. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ..................................................................................................................................... B. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là : A. Wd
1 mv 2
B. Wd mv 2 .
C. Wd 2mv2 .
D. Wd
1 mv 2 . 2
Câu 2: Trong các câu sau đây câu nào là sai?Động năng của vật không đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động với gia tốc không đổi. C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động cong đều. Câu 3: Chọn phát biểu đúng.Động năng của một vật tăng khi A. vận tốc của vật giảm. B. vận tốc của vật v = const. C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. các lực tác dụng lên vật không sinh công. Câu 4: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa: A. không đổi. B. tăng gấp 2 lần. C. tăng gấp 4 lần. D. giảm 2 lần. 2 Câu 5: Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J (Lấy g = 10m/s ). Khi đó vận tốc của vật bằng: A. 0,45m/s. B. 1,0 m/s. C. 1.4 m/s. D. 4,4 m/s. Câu 6: Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 180m trong thời gian 45 giâyĐộng năng của vận động viên đó là: A. 560J. B. 315J. C. 875J. D. 140J. Câu 7: Câu7.Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng? 14
GV: Nguyễn Thế Hiển A. Wd 2m P
: 0979.179.287
B. Wd 2mP 2
C. Wd P
D. Wd P
2m
2
2m
Câu 8: Một vật có khối lượng 400g được thả rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g = 10m/s 2 . Sau khi rơi được 12m động năng của vật bằng : A. 16 J. B. 32 J. C. 48 J. D. 24 J. Câu 9: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là: A. 0,32 m/s. B. 36 km/h C. 36 m/s D. 10 km/h. Câu 10: Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h.Động năng của người đó với ô tô là: A. 129,6 kJ. B. 10 kJ. C. 0 J. D. 1 kJ. Câu 11: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 50 cm xuống đất, lấy g = 10 m/s 2. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là: A. 500 J. B. 5 J. C. 50 J D. 0,5 J. Câu 12: Nếu khối lượng của vật không đổi và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ: A. Tăng 4 lần. B. Giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. Giảm 2 lần. Câu 13: Một vật có khối lượng 4 kg. Khi nó có động lượng là 16 kg.m/s thì động năng của nó là : A. 64 J. B. 32 J. C. 16 J. D. 4 J. Câu 14: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do, sau 2 s kể từ lúc bắt đầu rơi động năng của vật đó là bao nhiêu? (g=10 m/s2) A. 100 J. B. 400 J. C. 450 J. D. 200 J. Câu 15: Một ô tô khối lượng 500kg đang chuyển động với vận tốc 20m/s thì phanh gấp và chuyển động thêm quãng đường 4m thì dừng lại. Tính lực cản tác dụng lên xe. Bỏ qua ma sát. A. 20 000 N. B. 15 000 N. C. 30 000 N. D. 25 000 N Câu 16: Một ôtô khối lượng m=2tấn đang chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc v= 54km/h thì hãm phanh, lực hãm có độ lớn 11250N. Quãng đường ôtô dừng lại sau khi hãm phanh là: A. 10m B. 20m C. 30m D. 40m
Bài 26: THẾ NĂNG I. Thế năng trọng trường 1. Định nghĩa: Thế năng trọng trường của một vật là …………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là: Wt = ………………….. 2. Tính chất: - Là đại lượng ………………… - Có giá trị……………………………………….., phụ thuộc vào vị trí chọn làm ………………………. 3. Đơn vị của thế năng là: ……………………….. 4. Liên hệ giữa độ biến thiên thế năng và công của trọng lực: A = ……………………………………………….. - Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N thì công của trọng lực ……………. …………………………………………………………………………………………………… - Hệ quả: Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường : + Khi vật giảm độ cao, …………………………… + Khi vật tăng độ cao, …………………………… II. Thế năng đàn hồi. 1. Công của lực đàn hồi. - Xét một lò xo có độ cứng k, một đầu gắn vào một vật, đầu kia giữ cố định.
- Khi lò xo bị biến dạng với độ biến dạng là l = l – lo , thì lực đàn hồi là F = - k l . 15
GV: Nguyễn Thế Hiển
: 0979.179.287
- Khi đưa lò xo từ trạng thái biến dạng về trạng thái không biến dạng thì công của lực đàn hồi được xác định bằng công thức : A = …………………… 2. Thế năng đàn hồi. + Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. + Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có biến dạng l là : Wt = ………………….. + Thế năng đàn hồi là một đại lượng …………………………. + Đơn vị của thế năng đàn hồi là …………….. ..................................................................................................................................... A. TỰ LUẬN Bài 1: Một vật có khối lượng 5 kg rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 160m so với mặt đất.Lấy g=10 m/s2. Gốc thế năng tại mặt đất. a) Tính thế năng của vật ở vị trí thả vật và sau khi thả 2 s. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b) Tính thế năng và động năng của vật khí vật rơi được 60 m. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ d) Tính động năng và thế năng của vật khi vật rơi được 3s. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 2: Một vật có khối lượng 2,0kg có thế năng 4,0J đối với mặt đất .Tìm độ cao của vật so với mặt đất. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 3: Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 3N kéo lò xo theo phương ngang ta thấy nó giãn được 2cm. Tính giá trị thế năng đàn hồi của lò xo. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 4: Khi bị nén 6cm một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,36J. Độ cứng của lò xo bằng : ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 5: Dưới tác dụng của lực bằng 5N lò xo bị giãn ra 2 cm. Công của ngoại lực tác dụng để lò xo giãn ra 5 cm bằng ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 1: Một lò xo nằm ngang có k = 250N/m, khi tác dụng lực hãm lò xo dãn ra 2cm thì thế năng đàn hồi là bao nhiêu? ............................................................................................................................................................................ Bài 2: Lò xo nằm ngang có k = 250N/m. Công của lực đàn hồi thực hiện khi lò xo bị kéo dãn từ 2cm đến 4cm là bao nhiêu? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 3: Chọn gốc thế năng là mặt đất, thế năng của vật nặng 2kg ở dưới đáy 1 giếng sâu 10m, g = 10m/s2 là bao nhiêu? ............................................................................................................................................................................ Bài 5: Một vật có m = 1,2kg đang ở độ cao 6,4 m so với mặt đất. Thả cho rơi tự do, tìm công của trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 1,4m. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 16
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 7: Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng là 800kg đi từ vị trí xuất phát A cách mặt đất 10m tới 1 trạm dừng B trên núi ở độ cao 550m, sau đó lại đi tiếp tục tới trạm C ở độ cao 1300m. a. Tìm thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và tại các trạm trong các trường hợp: - Lấy mặt đất làm mốc thế năng, g = 9,8m/s2. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ - Lấy trạm dừng B làm mốc thế năng. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b. Tính công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển từ vị trí xuất phát A đến trạm B; từ trạm B đến trạm C. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 8: Cho 1 lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 3N kéo lò xo cũng theo phương ngang ta thấy nó dãn được 2cm. a. Tìm độ cứng của lò xo. ............................................................................................................................................................................ b. Xác định giá trị thế năng của lò xo khi dãn ra 2cm. ............................................................................................................................................................................ c. Tính công của lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 2cm đến 3,5cm ............................................................................................................................................................................ Bài 9: Một lò xo có chiều dài 21cm khi treo vật có m1 = 0,001kg, có chiều dài 23cm khi treo vật có m2 = 3.m1, g = 10m/s2. Tính công cần thiết để lò xo dãn từ 25cm đến 28cm là bao nhiêu? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 10: Thế năng của vật nặng ở đáy giếng sâu 10m so với mặt đất tại nơi có g = 9,8m/s2 là -294J. Tìm khối lượng vật. ............................................................................................................................................................................ ..................................................................................................................................... B. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức: A. Wt mgz B. Wt 1 mgz . C. Wt mg . D. Wt mg . 2
Câu 2: Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn l (l < 0) thì thế năng đàn hồi bằng: A. Wt
1 k .l . 2
B. Wt
1 k .(l ) 2 . 2
1 2
C. Wt k .(l ) 2 .
1 2
D. Wt k .l .
Câu 3: Chọn phát biểu đúng.Một vật nằm yên, có thể có A. vận tốc. B. động lượng. C. động năng. D. thế năng. Câu 4: Một vật chuyển động không nhất thiết phải có: A. vận tốc B. động năng C. thế năng D. động lượng Câu 5: Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thứ nhất so với vật thứ hai là: A. Bằn hai lần vật thứ hai B. Bằng một nửa vật thứ hai. C. Bằng vật thứ hai D. Bằng ¼ vật thứ hai. Câu 6: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 10,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s 2. Khi đó, vật ở độ cao: A. 10,0m. B. 20,0 m. C. 1,0 m. D. 1,2 m. 17
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 7: Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị giãn 2cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng: A. 400 J. B. 200J. C. 0,04 J. D. 100 J Câu 8: Khi bị nén 3cm một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Độ cứng của lò xo bằng : A. 200N/m. B. 400N/m. C. 500N/m. D. 300N/m Câu 9: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi? A. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng. D. Vận tốc. Câu 10: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì: A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương. B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm. C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương. D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm. Câu 11: Một vật khối lượng 1 kg có thế năng 19,6 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s 2. Khi đó vật ở độ cao là : A. 1 m. B. 2 m. C. 0,012 m. D. 9,8 m. Câu 12: Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy 1 giếng sâu 10 m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g=10 m/s2 là bao nhiêu? A. –100 J. B. 200 J. C. –200 J. D. 100 J
Bài 27: CƠ NĂNG I. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường 1. Định nghĩa Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng của vật : W = Wđ + Wt = ………………………… 2. Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn. 1 W = mv2 + mgz = hằng số 2 1 1 Hay: mv12 + mgz1 = mv22 + mgz2 2 2 3. Hệ qu. Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường : + Nếu động năng giảm thì thế năng ………………… và ngược lại (động năng và thế năng chuyển hoá lẫn nhau) + Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng …………………………. và ngược lại. II. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi 1. Định nghĩa Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật : W = ……………………………… 2. Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của lực đàn hồi Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn : 1 1 W = mv2 + k(l)2 = hằng số 2 2 1 1 1 1 Hay : mv12+ k(l1)2= mv22+ k(l2)2 = … 2 2 2 2
18
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Chú ý : Định luật bảo toàn cơ năng chỉ đúng khi vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi. Nếu vật còn chịu tác dụng thêm các lực khác thì công của các lực khác này đúng bằng độ biến thiên cơ năng. ..................................................................................................................................... A. TỰ LUẬN Bài 1. Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10m.s-2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất a. Tìm cơ năng của vật. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ c. Tại vị trí nào vật có động năng bằng thế năng? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ d. Xác định vận tốc của vật tại vị trí vật có động năng bằng ba lần thế năng? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ e. Xác định vị trí của vật tại đó WĐ= W/4 ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 2.Từ độ cao 40 m so với mặt đất thả vật có khối lượng 3 kg rơi tự do.Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g=10 m/s2. Chọn gốc thế năng ở mặt đất. a. Tính thế năng , động năng và cơ năng của vật lúc bắt đầu thả vật. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b. Xác định vị trí của vật tại đó WĐ=3WT ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ c. Sau bao lâu sau khi thả vật thì cơ năng bằng động năng. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ d. Tìm vận tốc của vật khi chạm đất. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 3.Từ độ cao 10 m, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s, lấy g = 10m/s². a. Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b. Ở vị trí nào của vật thì Wđ = 3Wt . ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ c. Xác định vận tốc của vật khi Wđ = Wt. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 19
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
d. Xác định vận tốc của vật trước khi chạm đất. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 4. Một vật khối lượng 350g từ độ cao 40m được ném thẳng đứng xuống đất với vận tốc ban đầu vo=36km/h. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Coi ma sát của không khí là không đáng kể. Lấy g=10m/s2 a. Tính cơ năng tại lúc ném. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b. Tính vận tốc của vật khi chạm đất. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ c. Sau khi đi đến mặt đất, vật đi sâu vào đất một đoạn 0,3m. Tính lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 5. Một vật có khối lượng 10kg . Trượt khơng vận tốc đầu từ một đỉnh dốc cao 20m , lấy g=10m/s2 1) Tính vận tốc của vật ở chân dốc nếu bỏ qua lực ma sát. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 2) Thưc tế ở chân dốc đo được vận tốc của vật là v= 16m/s .Tính: a. Công của lực ma sát ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b. Hệ số ma sát khi biết dốc nghiêng 30o so với phương ngang. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 6. Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s². a. Tìm cơ năng của vật. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ c. Tại vị trí nào vật có động năng bằng thế năng ? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ d. Xác định vận tốc của vật tại vị trí vật có động năng bằng ba lần thế năng ? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ..................................................................................................................................... 20
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
B. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: 1 1 A. W mv mgz . B. W mv 2 mgz . 2 2 1 1 1 1 C. W mv2 k (l ) 2 . D. W mv 2 k .l 2 2 2 2 Câu 2: Khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi (Bỏ qua ma sát) thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: 1 1 A. W mv mgz . B. W mv 2 mgz . 2 2 1 1 1 1 C. W mv2 k (l ) 2 . D. W mv 2 k .l 2 2 2 2 Câu 3: Chọn phát biểu đúng. Cơ năng là một đại lượng A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng không. C. có thể âm dương hoặc bằng không. D. luôn khác không. Câu 4: Nếu ngoài trọng lực và lực đàn hồi, vật còn chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát thì cơ năng của hệ có được bảo toàn không? Khi đó công của lực cản, lực ma sát bằng A. không; độ biến thiên cơ năng. B. có; độ biến thiên cơ năng. C. có; hằng số. D. không; hằng số. Câu 5: Một vật được ném lên từ độ cao 1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng: A. 4J. B. 5 J. C. 6 J. D. 7 J Câu 6: Một vật nhỏ khối lượng m = 100g gắn vào đầu môt lò xo đàn hồi có độ cứng k = 200 N/m (khối lượng không đáng kể), đầu kia của lò xo được gắn cố định. Hệ được đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Kéo vật giãn ra 5cm so với vị trí ban đầu rồi thả nhẹ nhàng. Cơ năng của hệ vật tại vị trí đó là: A. 25.10-2 J. B. 50.10-2 J. C. 100.10-2 J. D. 200.10-2 J. Câu 7: Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng ? A. 1 m B. 0,7 m C. 5 m D. 0,6 m Câu 8: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi : A. Cơ năng không đổi B. Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất C. Thế năng tăng D. Động năng giảm Câu 9: một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất, vật lên đến điểm N thì dừng lại và rơi xuống. bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN thì: A. động năng tăng B. thế năng tăng C. cơ năng cực đại tại N D. cơ năng không đổi Câu 10: Trong quá trình chuyển động của một vật rơi tự do thì: A. Thế năng của vật giảm và trọng lực sinh công âm. B. Thế năng của vật tăng và trọng lực sinh công dương C. Thế năng của vật giảm và trọng lực sinh công dương. D. Thế năng của vật tăng và trọng lực sinh công âm. Câu 11: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng: A. 15m. B. 5m. C. 20m. D. 10m. Câu 12: Một vật được ném từ dưới lên. Trong quá trình chuyển động của vật thì: A. Động năng giảm, thế năng tăng. B. Động năng giảm, thế năng giảm. C. Động năng tăng, thế năng giảm. D. Động năng tăng, thế năng tăng. Câu 13: Một vật khối lượng 1kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 10m, nghiêng 300 so với phương ngang. Khi đến chân mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật là: ( Chọn mốc thế năng ở chân mặt phẳng nghiêng và lấy g = 10m/s2 ). 21
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
A. 10 m/s. B. 4 m/s. C. 6 m/s. D. 8 m/s. Câu 14: Từ một đỉnh tháp có chiều cao h = 20m, người ta ném lên cao một hòn đá khối lượng m=50g với vận tốc đầu v0 = 18m/s . Khi rơi tới mặt đất ,vận tốc hòn đá v =20m/s. Tính công của lực cản không khí ( lấy g = 10m/s2). A. 8,1 J. B. - 9,1 J C. 9,1 J D. -8,1 J. ..................................................................................................................................... ÔN TẬP CHƯƠNG 4 LẦN 1 Câu 1: Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp bốn thì động năng của vật sẽ: A. Tăng gấp 8. B. Tăng gấp 4. C. Không đổi. D. Tăng gấp đôi. Câu 2: Véctơ động lượng là véctơ: A. cùng phương, ngược chiều với véctơ vận tốc B. có phương hợp với véctơ vận tốc một góc α bất kỳ. C. có phương vuông góc với véctơ vận tốc. D. cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc. Câu 3: Chọn câu sai. A. Công thức tính động năng: Wđ=mv2/2. B. Đơn vị động năng là: kg.m/s2. C. Đơn vị động năng là đơn vị công. D. Đơn vị động năng là: W.s. Câu 4: Một vật có khối lượng 4 kg. Khi nó có động lượng là 16 kg.m/s thì động năng của nó là: A. 64 J. B. 32 J. C. 16 J. D. 4 J. Câu 5: Một ô tô khối lượng 10 kg đang chuyển động với vận tốc 9 m/s thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại là: A. 405 J. B. 810 J. C. –405 J. D. –810 J. Câu 6: Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1=200 g , m2=300 g có vận tốc v1=3 m/s , v2=2 m/s. Biết hai vận tốc ngược hướng nhau. Độ lớn động lượng của hệ là: A. 0. B. 1,2 kg.m/s. C. 120 kg.m/s. D. 60 kg.m/s. Câu 7: Một viên đạn khối lượng m=10 g bay ngang với vận tốc v1=300 m/s xuyên vào tấm gỗ dày 5 cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ, đạn có vận tốc v2=100 m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn là: A. 8.103 N. B. –4.103 N. C. –8.103N. D. 4.103 N. Câu 8: Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một con đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3 m/s , sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng (kg.m/s) là: A. 20. B. 6. C. 28. D. 10. Câu 9: Khối lượng súng là 4 kg và của đạn là 50 g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800 m/s. Vận tốc giật lùi của súng là: A. 6 m/s. B. 7 m/s. C. 10 m/s. D. 12 m/s. Câu 10: Cơ năng là một đại lượng: A. luôn luôn khác không. B. luôn luôn dương. C. luôn luôn dương hoặc bằng không. D. có thể dương, âm hoặc bằng không. Câu 11: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do, sau 2 s kể từ lúc bắt đầu rơi động năng của vật đó là bao nhiêu? (g=10 m/s2) A. 100 J. B. 400 J. C. 450 J. D. 200 J. Câu 12: Để nâng một vật lên cao 10 m ở nơi g=10 m/s2 với vận tốc không đổi ngươi ta phải thực hiên một công bằng 6 kJ. Vật đó có khối lượng là: A. 60 kg. B. 0,06 kg. C. 600 kg. D. 0,6 kg. Câu 13: Một vật có khối lượng 1 kg , có động năng 20 J thì sẽ có vận tốc là: A. 0,63 m/s. B. 6,3 m/s. C. 63 m/s. D. 3,6 m/s. Câu 14: Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng của lò xo k=100 N/m , thế năng đàn hồi của lò xo là : A. –0,125 J. B. 1250 J. C. 0,25 J. D. 0,125 J. Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai? 22
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
A. Động lượng là một đại lượng vectơ. B. Xung của lực là một đại lượng vectơ. C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật. D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi. Câu 16: Chọn câu sai. Công của lực: A. Là đại lượng vô hướng. B. Có giá trị đại số. C. Được tính bằng biểu thức F.S.cos. D. Luôn luôn dương. Câu 17: Động năng là đại lượng: A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. C. Véc tơ, luôn dương. D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không. Câu 18: Công suất là đại lượng được tính bằng: A. Tích của công và thời gian thực hiện công. B. Thương số của công và thời gian thực hiện công. C. Thương số của công và vận tốc. D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực. Câu 19: Định luật bảo toàn động lượng đúng trong trường hợp: A. Hệ có ma sát B. Hệ cô lập. C. Hệ không có ma sát. D. Hệ kín có ma sát. Câu 20: Chuyển động nào sau đây không theo nguyên tắc chuyển động bằng phản lực? A. Chuyển động của súng giật khi bắn. B. Chuyển động của máy bay trực thăng. C. Chuyển động của con sứa biển. D. Chuyển động của hòn đá rơi tự do. Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Động lượng của mỗi vật trong hệ kín có thể thay đổi. B. Động lượng của vật là đại lượng vecto C. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng với vận tốc của vật. D. Động lượng của một hệ kín luôn thay đổi Câu 22: Một quả bóng bay với động lượng p đập vuông góc vào một bức tường thẳng, sau đó bật ngược trở lại với cùng vận tốc. Độ biến thiên của quả bóng là A. 0 B. p C. 2 p D. 2 p Câu 23: Điều nào sau đây là sai khi nói về động lượng? A. động lượng là một đại lượng vecto. B. động lượng được xác định bằng tích của khối lượng của vật và vecto vận tốc của vật ấy. C. động lượng co đơn vị là kg.m/s2. D. trong hệ kín động lượng của hệ là một đại lượng bảo toàn. Câu 24: Một vật có khối lượng m = 50g chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 50cm/s thì động lượng của vật là: A. 2500g/cm.s. B. 0,025kg.m/s. C. 0,25kg.m/s. D. 2,5kg.m/s. Câu 25: Dưới tác dụng của lực bằng 4N, một vật thu gia tốc và chuyển động. Sau thời gian 2s độ biến thiên động lượng của vật là: A. 8kg.m.s-1. B. 6kg.m.s. C. 6kg.m.s-1. D. 8kg.m.s Câu 26: Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không? A. Lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 90o B. Lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 90o C. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật D. Lực vuông góc với phương chuyển động của vật Câu 27: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công? A. Jun (J) B. kWh C. N/m D. N.m Câu 28: vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang v = 72km/h. dưới tác dụng của lực F=40N có hướng hợp với hướng chuyển động một góc 600. Công mà vật thực hiện trong thời gian 1 phút là: A. 48 kJ B. 24 kJ C. 24 3 kJ D. 12 kJ Câu 29: Một cần cẩu nâng một kiện hàng có m = 800kg lên cao 5m trong 20s, lấy g =10m/s 2.Công suất của cần cẩu là: A. 2000W B. 100W C. 300W D. 400W Câu 30: Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m1 = 300 g , m2 = 200 g có tốc độ lần lượt là v1 = 3m/s và v2 = 6 m/s .Biết hai vật chuyển động ngược hướng nhau. Độ lớn động lượng của hệ nhận giá trị nào sau đây? A. 0,3kg.m / s B. 300kg.m / s C. 1,5kg.m / s D. 2,1kg .m / s 23
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 31: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó? A. 40 s. B. 20 s. C. 30s D. 10 s. ..................................................................................................................................... ÔN TẬP CHƯƠNG 4 LẦN 2 Câu 1: Một quả bóng có khối lượng 300 g va chạm vào tường và nảy ngược trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc trước va chạm là +5m/s. Biến thiên động lượng của quả bóng là A. -1,5 kgm/s. B. 1,5 kgm/s. C. -3 kgm/s. D. 3 kgm/s. Câu 2: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô không thay đổi A. Ôtô tăng tốc. B. Ôtô giảm tốc. C. Ôtô chuyển động tròn đều. D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường có ma sát. Câu 3: Một quả đạn pháo đang chuyển động thì nổ và bắn thành 2 mãnh A. Động lượng và cơ năng toàn phần đều không bảo toàn. B. Động lượng và động năng được bảo toàn. C. Chỉ cơ năng được bảo toàn. D. Chỉ động lượng được bảo toàn. Câu 4: Hai vật có cùng động lượng nhưng có khối lượng khác nhau, cùng đi vào chuyển động trên một mặt phẵng có ma sát và bị dừng lại do ma sát. Hệ số ma sát là như nhau. So sánh thời gian chuyển động của mỗi vật cho tới khi bị dừng. A. Thời gian chuyển động của vật có khối lượng lớn dài hơn. B. Thời gian chuyển động của vật có khối lượng nhỏ dài hơn. C. Thời gian chuyển động của hai vật bằng nhau. D. Thiếu dữ kiện, không kết luận được. Câu 5: Chọn câu đúng A. Lực là đại lượng véc tơ, nên công cũng là một đại lượng véc tơ. B. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có hai yếu tố: Lực tác dụng và độ dời của vật chịu tác dụng lực. C. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số. D. Khi một vật chuyển động thẳng đều, các lực tác dụng lên vật không thực hiện công. Câu 6: Công suất được xác định bằng A. Giá trị công có khả năng thực hiện. B. Công thực hiện trong một đơn vị thời gian. C. Công thực hiện trên một đơn vị độ dài. D. Tích của công và thời gian thực hiện công. Câu 7: Công suất của một người kéo một thùng nước chuyển động đều khối lượng 15 kg từ giếng sâu 6 m lên trong 20 giây (g = 10 m/s2) là A. 90 W. B. 45 W. C. 15 W. D. 4,5 W. Câu 8: Một người nhấc một vật có khối lượng 6 kg lên độ cao 1 m rồi mang vật đó đi ngang được một độ dời 30 m. Công tổng cộng mà người đó là A. 1860 J. B. 1800J. C. 160 J. D. 60 J. Câu 9: Công của trọng lực A. bằng tích của khối lượng với gia tốc rơi tự do và hiệu độ cao hai đầu quĩ đạo. B. phụ thuộc vào hình dạng và kích thước đường đi. C. chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối đường đi. D. không phụ thuộc vào khối lượng của vật di chuyển. Câu 10: Trong chuyển động tròn nhanh dần đều, lực hướng tâm A. có sinh công. B. sinh công dương. C. không sinh công. D. sinh công âm. Câu 11: Chọn câu sai. Động năng của vật không đổi khi vật A. Chuyển động thẳng đều. B. Chuyển động với gia tốc không đổi. C. Chuyển động tròn đều. D. Chuyển động cong đều. Câu 12: Động năng của vật tăng khi A. Gia tốc của vật có giá trị dương. B. Vận tốc của vật có giá trị dương. C. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. Gia tốc của vật tăng. Câu 13: Ôtô có khối lượng 1 tấn chạy với vận tốc 72 km/h có động năng 24
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển 4
6
4
4
A. 72.10 J. B. 10 J. C. 40.10 J. D. 20.10 J. Câu 14: Cơ năng của một vật được bảo toàn khi A. Vật đứng yên. B. Vật chuyển động thẳng đều. C. Vật chuyển động không có ma sát. D. Vật chuyển động tròn đều. Câu 15: Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi thì A. Gia tốc của vật tăng gấp đôi. B. Động lượng của vật tăng gấp đôi. C. Động năng của vật tăng gấp đôi. D. Thế năng của vật tăng gấp đôi. Câu 16: Một quả bóng được ném với vận tốc ban đầu xác định. Bỏ qua sức cản không khí. Đại lượng nào không đổi khi quả bóng bay? A. Thế năng. B. Động lượng. C. Động năng. D. Gia tốc. Câu 17: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên cao với vật tốc 8 m/s, bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Độ cao cực đại mà vật đạt được là A. 80 m. B. 0,8 m. C. 3,2 m. D. 6,4 m. Câu 18: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 6 m/s, bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Vị trí mà thế năng bằng động năng có độ cao là A. 0,9 m. B. 1,8 m. C. 3 m. D. 5 m.
Câu 19: Khi một vật khối lượng m chuyển động có vận tốc tức thời biến thiên từ v1 đến v 2 thì công của các ngoại lực tác dụng lên vật tính bằng công thức nào sau đây?
A. A = m v 2 - m v1 . C. A = m v12 + m v 22 .
B. A = mv2 – mv1. 1 1 D. A = mv 22 - mv 12 . 2 2
Câu 20: Công cơ học là đại lượng A. Vô hướng. B. Luôn dương. C. Luôn âm. D. Véctơ Câu 21: Gọi là góc hợp bởi hướng của lực tác dụng vào vật và hướng dịch chuyển của vật. Công của lực là công cản nếu A. 0 < < . B. = 0. C. = . < < . 2 2 D. 2 Câu 22: Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có độ biến dạng l là 1 1 2 1 1 A. Wt = (l)2. B. Wt = kl. C. Wt = k(l)2. D. Wt = k. 2k 2 l 2 2 Câu 23: Động năng của vật sẽ giảm khi vật chuyển động A. Thẳng đều. B. Tròn đều. C. Chậm dần đều. D. Nhanh dần đều. Câu 24: Một vật có động lượng tât nhiên phải có A. gia tốc. B. vận tốc. C. thế năng. D. lực tác dụng lên nó. Câu 25: Cặp đại lượng nào sau đây là đại lượng vô hướng? A. vận tốc, năng lượng. B. động lượng, năng lượng. C. động năng, thời gian. D. thế năng, gia tốc. Câu 26: Sự biến thiên động năng tương ứng với A. công. B. động lượng. C. công suất. D. xung lượng. Câu 27: Một máy công suất 1500 W, nâng một vật khối lượng 100 kg lên độ cao 36 m trong vòng 45 giây. Lấy g = 10 m/s2. Hiệu suất của máy là A. 5,3%. B. 48%. C. 53%. D. 65%. Câu 28: Một vật có khối lượng 40 kg gắn vào đầu lò xo nằm ngang có độ cứng 500 N/m. Tính cơ năng của hệ nếu vật được thả không vận tốc ban đầu từ vị trí lò xo có độ biến dạng l = 0,2 m. Bỏ qua ma sát. A. 5 J. B. 10 J. C. 20 J. D. 50 J. Câu 29: Một quả bóng được ném lên cao, vận tốc ban đầu hợp với phương thẳng đứng một góc . Đại lượng nào sau đây thay đổi trong suốt cả quá trình chuyển động? A. Khối lượng của vật. B. Gia tốc của vật. C. Động năng của vật. D. Nhiệt độ của vật. Câu 30: Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm gốc thế năng thì A. thế năng của người giảm và động năng tăng. B. thế năng của người giảm và động không đổi. 25
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
C. thế năng của người tăng và động năng giảm. D. thế năng của người tăng và động năng không đổi. ..................................................................................................................................... ÔN TẬP CHƯƠNG 4 LẦN 3 Câu 1: Động lượng của một vật bằng: A. Tích khối lượng với vận tốc của vật. B. Tích khối lượng với gia tốc của vật. C. Tích khối lượng với gia tốc trọng trường. D. Tích khối lượng với độ biến thiên vận tốc. Câu 2: Đơn vị của động lượng là A. kg.m/s². B. kg.m/s. C. kg.m.s. D. kg.m.s². Câu 3: Chọn phát biểu đúng về động lượng của một vật: A. Động lượng là một đại lượng vô hướng, luôn dương. B. Động lượng là một đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc âm. C. Động lượng là một đại lượng có hướng, ngược hướng với vận tốc. D. Động lượng là một đại lượng có hướng, cùng hướng với vận tốc. Câu 4: Tính chất nào sâu đây không phải là của động lượng của một vật: A. phụ thuộc vào hệ quy chiếu. B. tỷ lệ thuận với khối lượng của vật. C. cùng hướng với vận tốc. D. bằng tích khối lượng với độ lớn vận tốc. Câu 5: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì động lượng của vật sẽ A. không thay đổi. B. tăng gấp đôi. C. giảm một nửa. D. thay đổi chiều. Câu 6: Nếu đồng thời giảm khối lượng của vật còn một nửa và tăng vận tốc lên gấp đôi thì độ lớn động lượng của vật sẽ A. tăng gấp đôi. B. giảm một nửa. C. không thay đổi. D. tăng lên 4 lần. Câu 7: Hai vật có động lượng bằng nhau. Chọn kết luận sai. A. Vật có khối lượng lớn hơn sẽ có vận tốc nhỏ hơn. B. Vật có vận tốc lớn hơn sẽ có khối lượng nhỏ hơn. C. Hai vật chuyển động cùng hướng, với vận tốc bằng nhau. D. Hai vật chuyển động với vận tốc có thể khác nhau. Câu 8: Hệ kín là A. hệ không có lực tác dụng lên hệ. B. hệ có tổng nội lực của hệ triệt tiêu. C. hệ chỉ tương tác với các vật ngoài hệ. D. hệ có tổng ngoại lực tác dụng bằng không. Câu 9: Chọn câu sai. A. Trong một hệ kín, vector tổng động lượng được bảo toàn. B. Động lượng của hệ có thể chỉ bảo toàn theo một phương. C. Động lượng của hệ bảo toàn nghĩa là có độ lớn không đổi. D. Chuyển động bằng phản lực là một ứng dụng của sự bảo toàn động lượng. Câu 10: Súng bị giật lùi khi bắn là do A. động lượng của súng được bảo toàn. B. tổng vận tốc của đạn và súng bảo toàn. C. động lượng của hệ được bảo toàn. D. động năng của hệ không đổi. Câu 11: Một quả bóng có khối lượng m đang bay với vận tốc v theo phương ngang thì đập vào tường và bậc ngược lại theo phương cũ với vận tốc như cũ. Gọi p là động lượng của quả bóng trước khi đập vào tường. Độ biến thiên động lượng của quả bóng bằng A. p . B. p . C. 2p . D. 2p . Câu 12: Chọn phát biểu sai. Một tên lửa đang chuyển động với vận tốc v. A. Nếu tên lửa muốn tăng tốc thì phụt một lượng khí ngược chiều chuyển động. B. Nếu tên lửa muốn giảm tốc thì phụt một lượng khí cùng chiều chuyển động. C. Nếu tên lửa muốn đổi hướng thì tách ra thành hai phần, một phần rơi lại phía sau. D. Khối lượng khí phụt ra có thể lớn hơn khối lượng phần còn lại của trên lửa. Câu 13: Hai vật có khối lượng m1 = 2m2, chuyển động với vận tốc có độ lớn v1 = 2v2. Động lượng của hai vật có quan hệ: A. p1 = 2p2. B. p1 = p2. C. p1 = 4p2. D. p2 = 4p1. Câu 14: Lực nào làm thay đổi động lượng của một ô tô trong quá trình ô tô tăng tốc? A. lực ma sát. B. lực phát động. C. hợp lực tác dụng lên ô tô. D. trọng lực và phản lực. Câu 15: Chọn phát biểu sai. 26
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
A. Khi động lượng của một vật thay đổi thì chứng tỏ đã có lực tác dụng lên vật. B. thời gian lực tác dụng lên vật càng dài thì động lượng của vật thay đổi càng nhiều. C. độ lớn của lực càng lớn thì động lượng của vật thay đổi càng nhiều. D. lực có độ lớn khác nhau sẽ gây ra sự thay đổi động lượng của vật khác nhau. Câu 16: Hai lực F1, F2 lần lượt tác dụng lên cùng một vật trong thời gian Δt1, Δt2. Biết F1 = 2F2 và Δt2 = 2Δt1. Gọi Δp1 và Δp2 lần lượt là độ biến thiên động lượng của vật do hai lực gây ra. Biểu thức đúng là A. Δp1 – Δp2 = 0. B. Δp1 = 2Δp2. C. Δp2 = 2Δp1. D. Δp1 = 4Δp2. Câu 17: Khi bắn ra một viên đạn thì vận tốc giật lùi của súng sẽ A. tỉ lệ thuận với khối lượng của đạn và tỉ lệ nghịch với khối lượng của súng. B. tỉ lệ thuận với khối lượng của súng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của đạn. C. tỉ lệ nghịch với khối lượng của cả đạn và súng. D. tỉ lệ nghịch với độ lớn vận tốc của đạn. Câu 18: Chọn câu sai. Khi một vật chuyển động thẳng đều thì A. động lượng của vật không đổi. B. xung lượng của hợp lực tác dụng lên vật bằng không. C. độ biến thiên động lượng của vật bằng không. D. không thể có lực tác dụng lên vật. Câu 19: Quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô không đổi? A. Ô tô tăng tốc nhanh dần đều. B. Ô tô chuyển động tròn đều. C. Ô tô giảm tốc chậm dần đều. D. Ô tô chuyển động thẳng đều. Câu 20: Chọn phát biểu đúng A. Một hệ có tổng động lượng bằng không thì được bảo toàn năng lượng. B. Động lượng là một đại lượng vector và luôn bảo toàn trong mọi trường hợp. C. Hệ có tổng nội lực bằng không thì động lượng luôn được bảo toàn. D. Hệ có tổng ngoại lực bằng không thì động lượng luôn bảo toàn. Câu 21: Chuyển động bằng phản lực dựa trên A. Định luật bảo toàn cơ năng. B. Định luật bảo toàn động lượng. C. Định lý động năng. D. Định luật II Newton. Câu 22: Chọn câu đúng. A. Chuyển động bằng phản lực là chuyển động về trước khi tác dụng một lực theo chiều ngược lại. B. Trong hệ kín, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì bắt buộc phần còn lại chuyển động theo hướng ngược lại. C. Trong chuyển động bằng phản lực phải có hai vật chuyển động ngược chiều. D. Trong hệ kín đang đứng yên, nếu một phần của hệ chuyển động thì phần còn lại chuyển động ngược lại. Câu 23: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h có động lượng là A. 105 kg.m/s. B. 7,2.104 kg.m/s. C. 0,72 kg.m/s. D. 2.104 kg.m/s. Câu 24: Xe A có khối lượng 1000kg, chuyển động với vận tốc 60km/h; xe B có khối lượng 2000kg, chuyển động với vận tốc 30km/h. Độ lớn động lượng của xe nào lớn hơn? A. bằng nhau. B. không biết. C. xe A lớn hơn. D. xe B lớn hơn. Câu 25: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 100g và m2 = 200g chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược hướng nhau với các vận tốc tương ứng v1 = v2 = 3m/s. Sau va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Bỏ qua mọi lực cản. Vận tốc sau va chạm của hai xe có cùng chiều với chiều chuyển động trước va chạm của xe nào và bằng bao nhiêu? A. cùng chiều xe 2 và có độ lớn 3m/s. B. cùng chiều xe 1 và có độ lớn 1m/s. C. cùng chiều xe 2 và có độ lớn 1m/s. D. cùng chiều xe 1 và có độ lớn 3m/s. Câu 26: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược hướng nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2m/s, v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Độ lớn và chiều của vận tốc sau va chạm là A. 0,86 m/s và theo chiều xe thứ hai. B. 0,43 m/s và theo chiều xe thứ nhất. C. 0,86 m/s và theo chiều xe thứ nhất. D. 0,43 m/s và theo chiều xe thứ hai.
27
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 27: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg và m2 = 3 kg, chuyển động với vận tốc lần lượt là v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Độ lớn của động lượng của hệ hai vật bằng bao nhiêu nếu các vận tốc cùng hướng? A. 9 kg.m/s. B. 6 kg.m/s. C. 2 kg.m/s. D. 0 kg.m/s. Câu 28: Một quả bóng có khối lượng m = 0,1kg chuyển động với vận tốc v = 4m/s thì đập vào tường và bật trở lại với cùng vận tốc 4m/s cũng theo phương cũ. Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của quả bóng. Độ biến thiên động lượng của quả bóng do va chạm bằng A. 0,8 kg.m/s. B. –0,8 kg.m/s. C. –0,4 kg.m/s. D. 0,4 kg.m/s. Câu 29: Một ô tô có khối lượng 500kg đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh. Sau 10s thì dừng lại. Lực hãm phanh có độ lớn là A. 500 N. B. 1500 N. C. 5000 N. D. 2500 N. Câu 30: Một vật có khối lượng 100g tăng tốc từ 2m/s lên 8m/s trên đoạn đường dài 3m. Lực tác dụng lên vật trong thời gian tăng tốc bằng A. 1 N. B. 2 N. C. 3 N. D. 4 N. Câu 31: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng từ điểm M trên mặt đất với vận tốc ban đầu 20m/s. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s². Độ cao cực đại mà vật đạt được là A. 80 m. B. 40 m. C. 60 m. D. 20 m. Câu 32: Một tên lửa có khối lượng tổng cộng 10 tấn đang bay với vận tốc V = 200 m/s đối với Trái Đất thì phụt ra phía sau tức thời khối lượng khí 2 tấn với vận tốc v = 500 m/s đối với tên lửa. Vận tốc tức thời của tên lửa sau khi phụt khí là A. 650 m/s. B. 325 m/s. C. 250 m/s. D. 575 m/s. Câu 33: Công cơ học là một đại lượng A. vector. B. luôn dương. C. luôn âm. D. vô hướng. Câu 34: Trong trường hợp nào sau đây, lực không thực hiện công? A. lực ma sát trượt. B. trọng lực khi vật chuyển động ngang. C. trọng lực khi vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. D. lực phát động của ô tô khi xe chuyển động đều. Câu 35: Trong trường hợp nào sau đây lực sinh công âm? A. trọng lực khi vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng. B. lực hãm phanh của ô tô đang chuyển động chậm dần đều. C. trọng lực khi vật đang rơi tự do. D. phản lực của mặt phẳng nghiêng khi vật trượt trên nó. Câu 36: Dấu của công cơ học không phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Chiều dịch chuyển của vật. B. hướng của lực. C. góc giữa lực và chiều dịch chuyển. D. độ lớn của lực. Câu 37: Chọn phát biểu sai. Công cản có đặc điểm A. là công sinh ra do lực ngược chiều chuyển động của vật. B. là công do lực cản chuyển động của vật sinh ra. C. là công do lực có hướng hợp với hướng chuyển động một góc nhọn sinh ra. D. là công do lực có hướng hợp với hướng ngược hướng chuyển động một góc nhọn sinh ra. Câu 38: Chọn phát biểu sai. A. Công của lực ma sát nghỉ bằng không. B. Những lực có phương vuông góc với hướng dịch chuyển của vật thì không sinh công. C. Khi một vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm không sinh công. D. Khi chuyển động có gia tốc, hợp lực tác dụng lên vật sinh công dương. Câu 39: Một vật chịu tác dụng của một lực F không đổi có độ lớn 5N, phương của lực hợp với phương chuyển động một góc 60°. Biết rằng quãng đường đi được là 6 m. Công của lực F là A. 11 J. B. 50 J. C. 30 J. D. 15 J. Câu 40: Một vật có khối lượng m = 3 kg rơi tự do từ độ cao h = 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong thời gian 5s đầu, trọng lực thực hiện một công là A. 37,5 J. B. 30 J. C. –30 J. D. 150 J. 28
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 41: Một vật có khối lượng 2 kg trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực có độ lớn 16 N hợp với phương ngang một góc α với cos α = 0,6. Vật dịch chuyển 5m trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,2. Lấy g = 10 m/s². Công của lực kéo trong thời gian đó là A. 48 J. B. 80 J. C. 64 J. D. 100 J. Câu 42: Một vật có khối lượng 2 kg bắt đầu trượt xuống từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 6m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Lấy g = 10 m/s². Công của lực ma sát khi vật chuyển động được nửa đoạn đường trên mặt phẳng nghiêng là A. –20 J. B. –40 J. C. –32 J. D. –16 J. Câu 43: Một vật có khối lượng 2kg đang chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc 8 m/s thì trượt lên mặt phẳng nghiêng góc α so với phương ngang có tan α = 0,75. Vật đi lên được 5m theo mặt phẳng nghiêng thì dừng lại, rồi trượt trở xuống chân dốc. Lấy g = 10 m/s². Công của trọng lực thực hiện từ lúc vật lên dốc đến lúc dừng lại trên dốc bằng A. 80 J. B. –80 J. C. 60 J. D. –60 J. Câu 44: Chọn phát biểu không đúng về công suất. Công suất A. là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công. B. tính bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. C. là đại lượng vô hướng. D. có đơn vị là J. Câu 45: Một người đưa một vật có trọng lượng 20N lên cao 10m trong thời gian 20s. Công suất trung bình của người là A. 200 W. B. 100 W. C. 10 W. D. 20 W. Câu 46: Một vật có khối lượng 2kg được thả rơi tự do từ độ cao 20m. Công suất trung bình của trọng lực trong 1,5s đầu tiên là A. 150 W. B. 300 W. C. 225 W. D. 450 W. Câu 47: Một vật có khối lượng 200g được thả rơi tự do từ độ cao 20m. Công suất tức thời của trọng lực khi vật chạm đất là A. 60 W. B. 50 W. C. 30 W. D. 40 W. Câu 48: Một động cơ ô tô sinh ra một lực phát động bằng 2400N làm ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc 48km/h. Công suất tức thời của động cơ bằng A. 3 kW. B. 50 W. C. 32 kW. D. 115200 W. Câu 49: Một ô tô có khối lượng 3 tấn bắt đầu chuyển động. Sau thời gian 10s thì đạt vận tốc 45km/h. Bỏ qua ma sát, công suất trung bình của lực phát động trong thời gian đó bằng A. 234375 W. B. 23437,5 W. C. 32437,5 W. D. 324375 W. Câu 50: Một vật có khối lượng 1500g bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực có độ lớn F. Sau thời gian 5s, vận tốc đạt 4m/s. Công suất tức thời của lực F ở cuối giây thứ tư là A. 3,20 W. B. 6,40 W. C. 3,84 W. D. 4,80 W. Câu 51: Một vật có khối lượng 200g rơi tự do từ độ cao 18m. Công suất trung bình của trọng lực trong giây đầu tiên bằng A. 2 W. B. 5 W. C. 8 W. D. 10 W. Câu 52: Một vật có khối lượng 200g rơi tự do từ độ cao 45m. Công suất trung bình của trọng lực trong giây cuối cùng là A. 20 W. B. 50 W. C. 75 W. D. 90 W.
29
GV: Nguyễn Thế Hiển
: 0979.179.287
Câu 53: Một gàu nước khối lượng 10kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g = 10 m/s². Công suất trung bình của lực kéo là A. 0,5 W. B. 5 W. C. 50 W. D. 500 W. Câu 54: Một ôtô có khối lượng 1600kg đang chạy với vận tốc 50km/h thì người lái nhìn thấy một vật cản trước mặt cách khoảng 15m. Người đó tắt máy và hãm phanh khẩn cấp. Giả sử lực hãm ôtô không đổi và bằng 1,2.104N. Xe ôtô sẽ: A. Dừng trước vật cản B. Vừa tới vật cản C. Va chạm vào vật cản D. Không có đáp án nào đúng. Câu 55: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với động năng? A. Luôn không âm. B. Phụ thuộc vào hệ quy chiếu. C. Tỷ lệ thuận với khối lượng của vật. D. Tỷ lệ thuận với tốc độ. Câu 56: Chọn phát biểu sai. A. Khi một vật chuyển động có gia tốc thì động năng của vật thay đổi. B. Khi một vật chuyển động chậm dần thì động năng của vật giảm. C. Khi tốc độ của vật giảm thì động năng của vật cũng giảm. D. Động năng có thể khác nhau đối với những hệ quy chiếu khác nhau. Câu 57: Khi vận tốc của vật tăng 2 lần và khối lượng không đổi thì động năng sẽ A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 4 lần. C. không thay đổi. D. Giảm đi 2 lần. Câu 58: Khi vận tốc của một vật tăng 3 lần đồng thời khối lượng của vật giảm đi 2 lần thì động năng của vật sẽ: A. tăng 1,5 lần. B. tăng 9,0 lần. C. tăng 4,0 lần. D. tăng 4,5 lần. Câu 59: Khi động lượng của vật tăng 2 lần và khối lượng không đổi thì động năng sẽ A. không thay đổi. B. tăng lên 2 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 2 lần. Câu 60: Khi động năng của vật tăng thì công của hợp lực tác dụng lên vật sẽ A. là công cản. B. có giá trị âm. C. bằng không. D. có giá trị dương. Câu 61: Chọn phát biểu sai. A. Động năng của một vật không âm nên bao giờ cũng tăng. B. Vận tốc của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn. C. Động năng của vật tỷ lệ với bình phương vận tốc của vật. D. Động năng và công có đơn vị giống nhau. Câu 62: Hai vật có cùng động năng. Biết m1 = 2m2, các vận tốc chúng phải thỏa mãn A. v1 = 2v2. B. v2 = 2v1. C. v2 2v1 . D. v2 = 4v1. Câu 63: Hai vật có cùng khối lượng. Nếu động năng của vật thứ nhất gấp 4 lần động năng vật thứ hai thì các vận tốc của chúng có quan hệ đúng là A. v1 = 2v2. B. v1 = 16v2. C. v1 = 4v2. D. v2 = 4v1. Câu 64: Lực tác dụng vuông góc với vận tốc chuyển động của một vật sẽ làm cho động năng của vật A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. bằng không. Câu 65: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Động năng của ô tô là A. 15 kJ. B. 1,5 kJ. C. 30 kJ. D. 108 kJ. Câu 66: Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J. Lấy g = 10 m/s². Khi đó vận tốc của vật bằng A. 0,45 m/s. B. 1,0 m/s. C. 1,4 m/s. D. 4,5 m/s. Câu 67: Một ô tô chuyển động với vận tốc 54 km/h. Một xe máy có khối lượng 200 kg chuyển động cùng chiều với vận tốc 36 km/h. Động năng của xe máy trong hệ quy chiếu gắn với ô tô bằng A. 10 kJ. B. 2,5 kJ. C. 22,5 kJ. D. 7,5 kJ. Câu 68: Một ô tô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, sau một thời gian vận tốc giảm còn 18 km/h. Độ biến thiên của động năng của ô tô là A. –150 kJ. B. 150 kJ. C. –75 kJ. D. 75 kJ. Câu 69: Một vật có khối lượng 200g bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực F. Sau một thời gian, vật đạt vận tốc 3m/s. Công của lực F trong thời gian đó bằng A. 0,90 J. B. 0,45 J. C. 0,60 J. D. 1,80 J. Câu 70: Một vật có khối lượng 500g chuyển động chậm dần đều với vận tốc đầu 6m/s dưới tác dụng của lực ma sát. Công của lực ma sát thực hiện cho đến khi dừng lại bằng A. 9 J. B. –9 J. C. 15 J. D. –1,5 J. 30
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 71: Một ô tô có khối lượng 1600 kg đang chạy với vận tốc 45 km/h thì người lái nhìn thấy một vật cản trước mặt cách khoảng 15m. Người đó tắt máy và hãm phanh khẩn cấp. Giả sử lực hãm ô tô không đổi và bằng 1,2.104 N. Sau đó ô tô sẽ A. va mạnh vào vật cản. B. dừng trước vật cản một đoạn. C. vừa tới sát vật cản. D. bay qua vật cản. Câu 72: Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 20 m. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s². Vận tốc của vật khi đến chân mặt phẳng nghiêng là A. 20 m/s. B. 10 m/s. C. 15 m/s. D. 40 m/s. Câu 73: Đặc điểm nào sau đây không phải của thế năng trọng trường? A. phụ thuộc khối lượng của vật. B. như nhau đối với mọi gốc thế năng. C. phụ thuộc vào gia tốc trọng trường. D. có đơn vị giống đơn vị của cơ năng. Câu 74: Thế năng trọng trường của một vật A. luôn dương vì độ cao của vật luôn dương. B. có thể âm, dương hoặc bằng không. C. không thay đổi nếu vật chuyển động thẳng đều. D. không phụ thuộc vào vị trí của vật. Câu 75: Công của trọng lực không phụ thuộc vào A. hình dạng của quỹ đạo. B. vị trí điểm cuối khi điểm đầu xác định. C. vị trí điểm đầu khi khi điểm cuối xác định. D. vị trí điểm đầu và điểm cuối. Câu 76: Một vật được ném lên cao sau đó rơi về đến vị trí ban đầu. Công của trọng lực tác dụng lên vật bằng A. động năng ban đầu của vật. B. động năng lúc sau của vật. C. hai lần thế năng cực đại của vật. D. không. Câu 77: Gốc thế năng được chọn tại mặt đất nghĩa là A. trọng lực tại mặt đất bằng không. B. vật không thể rơi xuống thấp hơn mặt đất. C. thế năng tại mặt đất bằng không. D. thế năng tại mặt đất lớn nhất. Câu 78: Chọn câu sai. A. Lực thế là lực có tính chất là của nó thực hiện khi vật dịch chuyển không phụ thuộc vào dạng quỹ đạo, chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và cuối của quỹ đạo. B. Vật dịch chuyển dưới tác dụng của lực thế thì công sinh ra luôn dương. C. Lực thế tác dụng lên một vật sẽ làm cho vật có thế năng. D. Công của một vật dịch chuyển dưới tác dụng của lực thế bằng độ giảm thế năng của vật. Câu 79: Chọn câu sai. Hệ thức tính công trọng lực AP = Wt1 – Wt2 cho biết rằng A. Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng. B. Công của trọng lực chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi. C. Công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi. D. Thế năng trong trường trọng lực luôn giảm. Câu 80: Một vật có khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s². Khi đó, vật ở độ cao A. 0,1 m. B. 1,0 m. C. 20 m. D. 10 m. Câu 81: Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì: A. Cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn. B. Động lượng của vật là một đại lượng bảo toàn. C. Thế năng của vật là một đại lượng bảo toàn. D. Động năng của vật là một đại lượng bảo toàn. Câu 82: Chọn phát biểu đúng. A. Độ biến thiên động năng bằng độ biến thiên cơ năng của vật khi có lực cản. B. Độ tăng thế năng của vật bằng công của trọng lực tác dụng lên vật. C. Độ giảm thế năng của vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật. D. Độ biến thiên động năng của vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật. Câu 83: Khi chất điểm chuyển động chỉ dưới tác dụng của trường lực thế, phát biểu nào đúng? A. Thế năng không đổi. B. Động năng không đổi. C. Cơ năng không đổi. D. Lực thế không sinh công. Câu 84: Một vật được ném lên từ độ cao 1 m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg. Lấy g = 10 m/s². Cơ năng của vật so với mặt đất là A. 4,0 J. B. 5,0 J. C. 6,0 J. D. 7,0 J. 31
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 85: Người ta thả rơi tự do một vật 400g từ điểm B cách mặt đất 20m. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s². Cơ năng của vật tại C trên quỹ đạo dưới B một đoạn 5m là A. 20 J. B. 60 J. C. 40 J. D. 80 J. Câu 86: Một vật có khối lượng m được thả rơi tự do từ độ cao h, gia tốc trọng trường là g. Chọn gốc thế năng ở mặt đất. Vận tốc của vật khi động năng bằng thế năng là gh A. v B. v 2gh C. v 2 gh D. v gh 2 Câu 87: Ném một vật khối lượng m từ độ cao h theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật nảy lên độ cao h’ = 1,5h. Bỏ qua mất mát năng lượng khi chạm đất. Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị là gh gh A. vo B. v0 1,5 gh C. vo D. vo gh 2 3 Câu 88: Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị dãn 2cm thì thế năng đàn hồi bằng A. 0,04 J. B. 400 J. C. 200 J. D. 0,08 J. Câu 89: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu bằng 6 m/s từ độ cao 3,2m. Lấy g = 10 m/s². Vận tốc của vật khi chạm đất là A. 5 m/s. B. 6 m/s. C. 8 m/s. D. 10 m/s. Câu 90: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc vo thì đạt được độ cao cực đại là 18m. Gốc thế năng ở mặt đất. Độ cao của vật khi động năng bằng thế năng là A. 10m. B. 9m. C. 9 2 m. D. 9 3 m. Câu 91: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 10m/s. Gốc thế năng tại mặt đất. Vận tốc của vật khi động năng bằng thế năng là A. 5 m/s. B. 7,5 m/s. C. 5 2 m/s. D. 5 3 m/s. Câu 92: Một vật được kéo từ trạng thái nghỉ trên một đoạn đường nằm ngang dài 10m với một lực có độ lớn không đổi bằng 40N và có phương phợp với độ dời một góc 60°. Lực cản do ma sát coi là không đổi và bằng 15 N. Động năng của vật ở cuối đoạn đường là A. 250 J. B. 400 J. C. 150 J. D. 50 J. Câu 93: Chọn phát biểu sai. Khi một vật được thả rơi tự do thì A. Khi vật rơi động năng tăng thế năng giảm. B. Động năng lớn nhất khi chạm đất. C. Thế năng lớn nhất khi vật vừa được thả. D. Cơ năng của vật tăng rồi lại giảm. ..................................................................................................................................... ÔN TẬP CHƯƠNG 4 LẦN 4 Câu 1: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10m/s2. Ở độ cao nào thế năng bằng động năng ? Bằng 4 lần động năng ? A. 5m; 3m B. 2,5m; 4m C. 10m; 2m D. 2m; 4m
Câu 2: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8m/s2. Thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là: A. 588 kJ B. 980 kJ C. 392 kJ D. 588 J. Câu 3: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng: A. 10m B. 15m C. 20m D. 5m. Câu 4: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN? A. động năng tăng B. thế năng giảm 32
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
C. cơ năng không đổi D. cơ năng cực đại tại N Câu 5: Chọn câu đúng. v giảm 1/2, m tăng gấp bốn thì động năng của vật sẽ: A. giảm 2 lần B. không đổi C. tăng 2 lần D. tăng 4 lần. Câu 6: Chọn câu sai. A. Vật dịch chuyển dưới tác dụng của lực thế thì công sinh ra luôn dương. B. Công của vật dịch chuyển dưới tác dụng của lực thế bằng độ giảm thế năng của vật. C. Lực thế tác dụng lên một vật sẽ tạo nên vật có thế năng. Thế năng là năng lượng của hột hệ vật có được do tương tác giữa các phần của hệ thông qua lực thế. D. Lực thế là lực mà có tính chất là công của nó thực hiện khi vật dịch chuyển không phụ thuộc vào dạng đường đi, chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và cuối của đường đi. Câu 7: Động năng là đại lượng: A. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. B. Véc tơ, luôn dương. C. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không. D. Vô hướng, luôn dương. Câu 8: Chọn câu sai. A. Đơn vị động năng là: W.s B. Đơn vị động năng là: kg.m/s2
1 Wđ mv 2 2 C. Công thức tính động năng:
D. Đơn vị động năng là đơn vị công Câu 9: Khi bị nén 3cm một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Độ cứng của lò xo bằng A. 300N/m B. 400N/m C. 500N/m D. 200N/m Câu 10: Chọn câu đúng. A. Chuyển động bằng phản lực là chuyển động về phía trước khi tác dụng một lực về phía sau. B. Trong hệ kín, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn lại chuyển động theo hướng ngược lại. C. Trong hệ kín khi đứng yên, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn lại chuyển động theo hướng ngược lại. D. Trong chuyển động bằng phản lực một vật chuyển động về phía này thì một vật chuyển động về phía ngược lại. Câu 11: Công là đại lượng: A. Véc tơ, có thể âm hoặc dương. B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. Vô hướng, có thể âm hoặc dương D. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không Câu 12: Một vật được ném từ mặt đất với vận tốc 10m/s hướng chếch lên phía trên, với các góc ném lầm lượt là 300 và 600. Bỏ qua sức cản của không khí. Vận tốc chạm đất và hướng vận tốc của vật trong mỗi lần ném là: A. v1 = v2 = 5m/s; hướng v1 chếch xuống 300, v2 chếch xuống 600. B. v1 = v2 = 10m/s; hướng v1 chếch xuống 450, v2 chếch xuống 450. C. v1 = v2 = 10m/s; hướng v1 chếch xuống 300, v2 chếch xuống 600. D. v1 = v2 = 10m/s; hướng v1 chếch xuống 600, v2 chếch xuống 300. Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai? Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi: A. Có dạng biểu thức khác nhau. B. Cùng là một dạng năng lượng. C. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không. D. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối. Câu 14: Chọn câu sai. Công suất là: A. Đại lượng có giá trị bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. B. Cho biết công thực hiện được nhiều hay ít của người, máy, công cụ… C. Đại lượng có giá trị bằng thương số giữa công A và thời gian t cần thiết để thực hiện công ấy. D. Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của người, máy, công cụ… Câu 15: Lực tác dụng cùng phương với vận tốc chuyển động của một vật sẽ làm cho động năng của vật: A. luôn tăng B. luôn giảm C. tăng nếu lực cùng chiều chuyển động, giảm nếu lực ngược chiều chuyển động. 33
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
D. không đổi Câu 16: Một lò xo có độ cứng k = 500N/m khối lượng không đáng kể. Giữ một vật khối lượng 0,25kg ở đầu một lò xo đặt thẳng đứng với trạng thái ban đầu chưa biến dạng. Ấn cho vật đi xuống làm lò xo bị nén một đoạn 10cm. Thế năng tổng cộng của hệ vật - lò xo tại vị trí này là: A. 2,25J B. 2,50J C. 2,00J D. 2,75J. Câu 17: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi? A. Động lượng B. Vận tốc C. Động năng D. Thế năng Câu 18: Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 3N kéo lò xo theo phương ngang ta thấy nó giãn được 2cm. Tính giá trị thế năng đàn hồi của lò xo. A. 0,04J B. 0,05J C. 0,03J D. 0,08J Câu 19: Một ôtô có khối lượng 1600kg đang chạy với vận tốc 50km/h thì người lái nhìn thấy một vật cản trước mặt cách khoảng 15m. Người đó tắt máy và hãm phanh khẩn cấp. Giả sử lực hãm ôtô không đổi và bằng 1,2.104N. Xe ôtô sẽ: A. Dừng trước vật cản B. Vừa tới vật cản C. Va chạm vào vật cản D. Không có đáp án nào đúng. Câu 20: Trên mặt phẳng ngang, một hòn bi thép nặng 15g chuyển động sang phải với vận tốc 22,5cm/s va chạm trực diện đàn hồi với một hòn bi nặng 30g đang chuyển động sang trái với vận tốc 18cm/s. Sau va chạm, hòn bi nhẹ hơn chuyển động sang phái (đổi hướng) với vận tốc 31,5cm/s. Vận tốc của hòn bi nặng sau va chạm là: A. 6cm/s B. 9cm/s. C. 12cm/s D. 3cm/s
Câu 21: Vật rơi từ độ cao h xuống đất hỏi công được sản sinh ra không? Và lực nào sinh công? A. Công có sinh ra và là do lực ma sát B. Không có công nào sinh ra C. Công có sinh ra và là công của trọng lực D. Công có sinh ra và do lực cản của không khí. Câu 22: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng? A. N.s. B. N.m C. J D. Kg.m2/s2 Câu 23: Véctơ động lượng là véctơ: A. Có phương vuông góc với véctơ vận tốc B. Cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc C. Cùng phương, ngược chiều với véctơ vận tốc D. Có phương hợp với véctơ vận tốc một góc bất kỳ. Câu 24: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì: A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm. B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương. C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương. D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm. Câu 25: Công suất là đại lượng được tính bằng: A. Tích của lực tác dụng và vận tốc B. Thương số của công và vận tốc C. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực D. Tích của công và thời gian thực hiện công Câu 26: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ: A. Không đổi B. Tăng 2 lần C. Giảm 2 lần D. Giảm 4 lần Câu 27: Một người nặng 650N thả mình rơi tự do từ cầu nhảy ở độ cao 10m xuống nước. Cho g = 10m/s 2. Tính các vận tốc của người đó ở độ cao 5m và khi chạm nước. A. 8 m/s; 12,2 m/s B. 8 m/s; 11,6 m/s C. 10 m/s; 14,14 m/s D. 5 m/s; 10m/s Câu 28: Chọn câu sai. A. Cơ năng của một vật bao gồm tổng động năng chuyển động và thế năng của vật. 34
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
B. Cơ năng của một vật là năng lượng trong chuyển động cơ học của vật tạo ra C. Cơ năng của một vật có giá trị bằng công mà vật có thể thực hiện được D. Cơ năng của một vật là năng lượng của vật đó có thể thực hiện được Câu 29: Một vật khối lượng m chuyển động với vận tốc v động năng của vật là W đ, động lượng của vật là P. Mối quan hệ giữa động lượng và động năng của vật là A. Wđ = P2/3m. B. Wđ = P22m C. Wđ = P2/2m D. Wđ = P23m Câu 30: Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó với ô tô là: A. 129,6 kJ B. 1 kJ C. 0 J D. 10 kJ Câu 31: Chọn câu sai. A. Wđh = kx2. B. Wđh = kx2/2 C. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào vị trí các phần và độ cứng của vật đàn hồi. D. Thế năng đàn hồi không phụ thuộc vào chiều biến dạng. Câu 33: Một vật có khối lượng 400g được thả rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g = 10m/s2. Sau khi rơi được 12m động năng của vật bằng: A. 48 J B. 32 J C. 16 J D. 24 J. Câu 35: Cơ năng là đại lượng: A. Vô hướng, luôn dương. B. Véc tơ cùng hướng với véc tơ vận tốc C. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. D. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không. Câu 36: Lực tác dụng cùng phương với vận tốc chuyển động của một vật sẽ làm cho động năng của vật: A. tăng nếu lực cùng chiều chuyển động, giảm nếu lực ngược chiều chuyển động. B. luôn giảm C. luôn tăng D. không đổi Câu 37: Chọn câu sai. A. Vật dịch chuyển trên mặt phẳng nghiêng công của trọng lực cũng bằng không. B. Công của lực phát động dương vì 900 > α > 00. C. Vật dịch chuyển theo phương nằm ngang thì công của trọng lực bằng không. D. Công của lực cản âm vì 900 < α < 1800. Câu 39: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của động lượng? A. kg.m/s B. m/s C. kg/s D. kg/m.s Câu 40: Kéo một vật chuyển động một đoạn đường S, bằng 1 lực kéo F, hợp với đoạn đường S một góc . Công thức tính công cơ học của vật là A. A F.s.cos B. A F.s.sin C. A F.s.tan D. A F.s. Câu 41: Khi một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc v. Động năng của vật được tính theo công thức: 1 1 A. Wñ m.v 2 B. Wñ m.v 2 C. Wñ m.v D. Wñ 2m.v 2 2 Câu 42: Chọn câu sai. Động năng của vật là dạng năng lượng vật có được do A. Vật đang đứng yên B. Vật chuyển động thẳng C. Vật chuyển động nhanh D. Vật chuyển động chậm Câu 43: Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường. A. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2. B. Là dạng năng lượng tương tác giữa vật và Trái đất C. Phụ thuộc vào độ cao của vật so với Trái đất D. Được xác định bằng biểu thức Wt = mgz Câu 44: Điền từ vào chổ trống: Định luật bảo toàn cơ năng trọng trường. Khi một vật chuyển động trong trọng trường, cơ năng của vật được bảo toàn khi vật................ A. Chỉ chịu tác dụng trọng lực B. Chịu tác dụng của trọng lực C. Chịu tác dụng lực đàn hồi D. Chịu tác dụng của lực cản Câu 45: Biểu thức nào sau đây là tính cơ năng trọng trường? 1 1 1 A. W m.v 2 mgz B. W m.v 2 mgz 2 2 2
35
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
1 1 1 C. W m.v 2 k (l ) 2 D. W m.v 2 k (l ) 2 2 2 2 Câu 46: Một lò xo có độ cứng là k= 200 N/m, vật nặng là m = 0,5 kg. Tìm cơ năng đàn hồi của lò xo tại vị trí l 0, 05m vận tốc v0 = 2 m/s. A. 1,25 (J) B. 11 (J) C. 1 (J) D. 1, 5 (J) Câu 47: Vật khối lượng 0,4kg đang chyển động với vận tốc 60 m/s động lượng vật có giá trị A. 0,24 kg.m/s B. 24 kg.m/s C. 24000 kg.m/s D. 6,67 kg.m/s Câu 48: Thả rơi tự do một vật. Vận tốc của vật lúc bắt đầu chạm đất là 16 m/s. Lấy g = 10 m/s 2. Vật được thả tại độ cao A. 25,6 m B. 12,8 m C. 236 m D. 160 m Câu 49: Chọn câu đúng. Biểu thức tính động năng của một vật là mv mv 2 A. Wđ = mv2 B. Wd C. Wd D. Wđ = mv 2 2 Câu 50: Động năng của 1 vật sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây? A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động biến đổi đều. C. Vật đứng yên. D. Vật chuyển động thẳng đều. Câu 51: Động năng của một vật sẽ giảm khi A. vận tốc của vật không đổi B. vận tốc của vật tăng C. vận tốc của vật giảm D. khối lượng của vật tăng. Câu 52: Động năng của một vật thay đổi ra sao nếu khối lượng m của vật không đổi nhưng vận tốc tăng gấp hai lần? A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Tăng 6 lần. D. Giảm 4 lần. Câu 53: Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động với vận tốc 2 m/s thì động năng của vật là A. 2 J B. 4 J C. 0 J D. 6 J Câu 54: Treo một vật có khối lượng m vào một lò xo có hệ số đàn hồi là 100 N/m thì lò xo dãn ra 10 cm. Lấy g = 10 m/s². Khối lượng của vật là A. m = 0,1 kg B. m = 1 g C. m = 1 kg D. m = 10 g Câu 55: Trong trường hợp tổng quát, công của một lực được xác định bằng A. mgz B. Fs C. mv²/2 D. Fs cos α Câu 56: Trong sự rơi tự do, đại lượng nào sau đây được bảo toàn? A. Thế năng B. Động năng C. Động lượng D. Cơ năng Câu 57: Vật có khối lượng 20 kg chuyển động với vận tốc 40 cm/s thì động lượng của vật là A. 2 kg.m/s B. 800 kg.m/s C. 5 kg.m/s D. 8 kg.m/s Câu 58: Thế năng của một vật có giá trị A. luôn dương B. luôn âm C. phụ thuộc việc chọn gốc thế năng D. luôn khác không Câu 59: Một vật chịu tác dụng của một lực F không đổi có độ lớn 5 N, phương của lực tạo với phương chuyển động một góc 60°. Biết rằng quãng đường đi được là 6m, công của lực F là A. 30 J. B. 20 J. C. 5 J. D. 15 J. Câu 60: Khi vận tốc của một vật tăng gấp hai lần thì A. động lượng của vật tăng gấp 2 lần B. gia tốc của vật tăng gấp 2 lần C. động năng của vật tăng gấp 2 lần D. thế năng của vật tăng gấp 2 lần. Câu 61: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 5m xuống mặt đất. Lấy g = 10 m/s². Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là A. 500 J B. 100 J C. 250 J D. 50 J Câu 62: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng? A. Động lượng của một vật là một đại lượng vector. B. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc. C. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. D. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn. Câu 63: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động năng? A. Đơn vị của động năng là Oát (W). B. Động năng là một đại lượng vô hướng không âm. C. Động năng là dạng năng lượng mà vật có được do chuyển động.
36
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
D. Động năng của vật phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Câu 64: Trong chuyển động rơi tự do, đại lượng nào sau đây bảo toàn? A. động lượng. B. thế năng. C. động năng. D. cơ năng. Câu 66: Một vật nhỏ được thả rơi tự do từ trên cao xuống đất thì A. động năng giảm, thế năng tăng nhưng cơ năng thì không đổi. B. động năng giảm, thế năng giảm nhưng cơ năng thì không đổi. C. động năng tăng, thế năng giảm nhưng cơ năng thì không đổi. D. động năng tăng, thế năng tăng nhưng cơ năng thì không đổi. Câu 67: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần thì động năng của vật sẽ A. không thay đổi B. tăng lên 2 lần C. giảm đi 4 lần D. giảm đi 2 lần Câu 68: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v thì hệ thức liên hệ giữa động năng Wđ và động lượng p của vật là A. 2Wđ = mp² B. 4mWđ = p² C. 2mWđ = p² D. Wđ = mp² Câu 69: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 5 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s². Động năng của vật ngay trước khi chậm đất là A. 50 J B. 25 J C. 75 J D. 100 J. Câu 70: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng một vật m = 1000 kg chuyển động đều lên độ cao h = 30m. Lấy g = 10 m/s². Thời gian thực hiện công việc đó là A. 15s. B. 20s. C. 10s. D. 5s. Câu 71: Công thức xác định công suất A P A. A = B. A = Fs cos α C. P = At D. P = t t Câu 72: Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi thì A. thế năng của vật tăng gấp đôi. B. động lượng của vật tăng gấp đôi. C. gia tốc của vật tăng gấp đôi. D. động năng của vật tăng gấp đôi. Câu 73: Động năng của một vật sẽ tăng khi vật chuyển động A. nhanh dần đều B. chậm dần đều C. biến đổi đều D. thẳng đều Câu 74: Một chiếc xe có khối lượng m = 100 kg chuyển động đều lên dốc dài 10 m, nghiêng 30° so với đường ngang. Lực ma sát là Fms = 10 N. Cho g = 10 m/s². Công của lực kéo F theo phương song song với mặt phẳng nghiêng khi xe lên dốc là A. 5100 J. B. 100 J. C. 860 J. D. 4900 J. Câu 75: Một ô tô khối lượng 5 tấn chuyển động chậm dần đều trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực ma sát ( hệ số ma sát 0,25). Vận tốc đầu của ô tô là 72km/h, sau một khoảng thời gian ô tô dừng. Công và công suất trung bình của lực ma sát trong khoảng thời gian đó là: A. 106J, 1,25.105W B. -106J; 1,25.105W C. 107J; 1,25.105W D. -107J; 1,25.105W Câu 76: Một lò xo có độ cứng k = 50N/m có một đầu buộc vào một vật có khối lượng m = 1kg nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Từ vị trí cân bằng kéo cho lò xo giãn 4cm, vận tốc của vật ở vị trí lò xo nén 1cm là: A. 25cm/s B. 15cm/s C. 21cm/s D. 35cm/s Câu 77: Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên phía trên với vận tốc 200 m/s thì nổ thành hai mảnh bằng nhau. Hai mảnh chuyển động theo hai phương đều tạo với đường thẳng đứng góc 60 o. Hãy xác định vận tốc của mỗi mảnh đạn. A. v1 = 200 m/s; v2 = 100 m/s; v 2 hợp với v1 một góc 60o. B. v1 = 100 m/s; v2 = 100 m/s; v 2 hợp với v1 một góc 120o C. v1 = 100 m/s; v2 = 200 m/s; v 2 hợp với v1 một góc 60o. D. v1 = 400 m/s; v2 = 400 m/s; v 2 hợp với v1 một góc 120o. Câu 78: Trong điều kiện nào, sau va chạm đàn hồi, 2 vật đều đứng yên? 37
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
A. 2 vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp va chạm với nhau B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên. C. 2 vật có khối lượng bằng nhau, chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc. D. Không thể xảy ra hiện tượng này. Câu 79: Một ô tô lên dốc( có ma sát) với vận tốc không đổi. Câu nào sau đây sai. A. Lực kéo của động cơ sinh công dương B. Lực ma sát sinh công âm C. Trọng lực sinh công âm D. Phản lực pháp tuyến sinh công âm Câu 80: Treo một vật khối lượng 100g vào một lò xo thẳng đứng thì lò xo giãn 2,5cm. Tại vị trí cân bằng truyền cho vật một vận tốc 0,2m/s. Lực đàn hồi của lò xo có giá trị lớn nhất là: A. 1,4N B. 0,8N C. 1,0N D. 4N Câu 81: Ném một vật có khối lượng m từ độ cao h theo phương thẳng đứng xuống dưới. khi chạm đất vật nảy trở lên tới độ cao H = 2h. Bỏ qua mất mát năng lượng khi chạm đất. Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị bao nhiêu ? A.
3gh
B.
C.
D.
2gh
Câu 83: Một vật A khối lượng 5kg chuyển động với vận tốc 8m/s và đập vào vật B khối lượng 2kg đang đứng yên. Sau va chạm vật B chuyển động với vận tốc 6m/s. Sau va chạm, động lượng của vật thứ nhất đã biến đổi một lượng là: A. 25kgm/s B. -25kgm/s C. 28kgm/s D. -28kgm/s Câu 84: Tính thế năng của một vật khối lượng 10 kg, rơi tự do sau khi nó rơi được 1 giây. Chọn mốc thế năng tại ví trí bắt đầu rơi. Lấy g = 10 m/s2. A. -1000J. B. 1000J C. 500J D. -500J Câu 85: Khi ném lên vật 3kg từ độ cao 2m lên độ cao 5m so với mặt đất. Lấy g=10m/s2. Công của trọng lực có giá trị A. -90J B. 0J. C. 90J. D. -60J Câu 86: Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu. Như vậy trong quá trình chuyển động trên: A. Công của trọng lực đặt vào vật bằng 0 B. Công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0 B. Xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0 D. Xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0 Câu 87: Một lò xo có chiều dài l1 = 26cm khi treo vật m1 = 100g và có chiều dài l2 = 29cm khi treo vật m2 = 400g. Lấy g = 10m/s2. Khi lò xo dãn ra từ 26cm đến 29cm, lực đàn hồi đã thực hiện một công là: A. -0,045J B. -750J C. 450J D. -0,075J Câu 88: Một vật có khối lượng 0,5 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10m/s. Lấy g=10m/s2. Bỏ qua sức cản. Hỏi khi vật đi được quãng đường 6m thì động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu? A. 7J B. 6J C. 5J D. 8J Câu 89: kWh là đơn vị tính: A. vận tốc B. công suất C. áp suất D. công Câu 90: Khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì: A. Động lượng tăng 2 lần, Động năng giảm 2 lần B. Động lượng không đổi,Động năng giảm 2 lần. C. Động lượng và động năng của vật không đổi. D. Động lượng tăng 2 lần, Động năng không đổỉ. Câu 91: Động lượng là đại lượng véctơ A. cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc. B. cùng phương, ngược chiều với véctơ vận tốc. C. có phương vuông góc với véctơ vận tốc. D. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc bất kỳ. Câu 92: Động năng của vật thay đổi khi vật 38
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động biến đổi đều C. chuyển động tròn đều. D. đứng yên. Câu 93: Chọn câu đúng. Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát thì A. cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng. B. độ biến thiên cơ năng bằng công của lực ma sát. C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực. D. có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng được bảo toàn. Câu 94: Một vật sinh công dương khi A. vật chuyển động nhanh dần đều B. vật chuyển động chậm dần đều C. vật chuyển động tròn đều D. vật chuyển động thẳng đều Câu 95: Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động nằm ngang với tốc độ 5 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy trở lại với tốc độ 2 m/s. Độ thay đổi động lượng của nó là: A. 4,9 kg.m/s B. 1,1 kg.m/s C. 3,5 kg.m/s D. 2,45 kg.m/s Câu 96: Một vật đươc ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc đầu 8 m/s. Vận tốc của vật khi có động năng bằng thế năng là: A. 4 2 ( m/s). B. 4/ 2 ( m/s). C. 2 ( m/s). D. 4 ( m/s ). Câu 97: Một vật đươc thả rơi tự do từ độ cao 3,6m. Độ cao vật khi động năng băng hai lần thế năng là: A. 1,8 m. B. 1,2 m. C. 2,4 m. D. 0,9 m
39
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ Bài 28: CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ I. Cấu tạo chất 1. Những điều đã học về cấu tạo chất + Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là ................. + Các phân tử chuyển động ......................... + Các phân tử chuyển động ........................... thì nhiệt độ của vật càng .......................... 2. Lực tương tác phân tử + Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực ........... và lực ......................... + Khi khoảng cách giữa các phân tử ........ thì lực đẩy ....... hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử ........... thì lực hút ............ hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử ............. thì lực tương tác .......... .......................... 3. Các thể rắn, lỏng, khí Vật chất được tồn tại dưới các thể khí, thể lỏng và thể rắn. + Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử ..................... nên các phân tử chuyển động .......................... Chất khí .................... có hình dạng và thể tích riêng và nén ........................ + Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử ....................... nên giữ được các phân tử ở các vị trí ..............................., làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này. Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng ............................ + Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử ..................hơn ở thể khí nhưng .............. hơn ở thể rắn, nên các phân tử dao đông xung quang............................................................ Chất lỏng có thể tích riêng ............ .................nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó. II. Thuyết động học phân tử chất khí 1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí + Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước ...................... so với khoảng cách giữa chúng. + Các phân tử khí chuyển động ...............................................; chuyển động này .................... thì nhiệt độ của chất khí ................................. + Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm .......................... và va chạm .................... bình gây .................................... lên thành bình. 2. Khí lí tưởng Chất khí trong đó các phân tử được coi là ................................. và chỉ tương tác khi .......................... gọi là khí lí tưởng. ..................................................................................................................................... TRẮC NGHIỆM Câu 1: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử A. chỉ có lực đẩy. B. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. C. chỉ lực hút. D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ lực hút. Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là chuyển động của phân tử vật chất ở thể khí? A. Chuyển động hỗn loạn. B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng. C. Chuyển động không ngừng. D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định. Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí? A. chuyển động không ngừng. B. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Giữa các phân tử có khoảng cách. D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. Câu 4: Nhận xét nào sau đây không phù hợp với khí lí tưởng? A. Thể tích các phân tử có thể bỏ qua. B. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm. C. Các phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. D. Khối lượng các phân tử có thể bỏ qua Câu 5: Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật : A. ngừng chuyển động. B. nhận thêm động năng. C. chuyển động chậm đi. D. va chạm vào nhau 40
GV: Nguyễn Thế Hiển
: 0979.179.287
Bài 29: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI-ÔT I. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái - Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trạng thái là: + Thể tích: V ( lít ,m3 ,........... ) với 1lít = ..............., 1m3 = .................... + Áp suất: p ( N/m2 = Pa , mmHg , atm ...........) 1atm = ....................mmHg, 1atm = .................... Pa + Nhiệt độ tuyệt đối: T = t +273 ( K ) - Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái. - Những quá trình trong đó chỉ có hai thông số biến đổi còn một thông số không đổi gọi là đẳng quá trình. II. Quá trình đẳng nhiệt Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái khi ............................... III. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ ................. với thể tích. 1 p hay pV = hằng số V Hoặc: p1V1 = p2V2 = … IV. Đường đẳng nhiệt Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt. Dạng đường đẳng nhiệt :
Trong hệ toạ độ p, V đường đẳng nhiệt là đường…………….. ..................................................................................................................................... A. TỰ LUẬN Bài 1: 370C bằng bao nhiêu độ K ? ........................................................................... Bài 2: Dưới áp suất 10000N/m2 một lượng khí có thể tích là 10 lit. Tính thể tích của lượng khí đó dưới áp suất 50000 N/m2. (cho nhiệt độ không đổi) ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 3: Một bình có dung tích 10l chứa một chất khí dưới áp suất 30atm. Coi nhiệt độ của khí không đổi. Tính thể tích của chất khí ở áp suất 1atm. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 4: Bơm không khí có áp suất p1=1atm vào một quả bóng có dung tích bóng không đổi là 2,5l. Mỗi lần bơm ta đưa được 125cm3 không khí vào trong quả bóng đó. Tính áp suất bên trong quả bóng sau 12 lần bơm. Biết rằng trước khi bơm bóng không chứa khí và khi bơm coi nhiệt độ không ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 5: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 6lít đến thể tích 4lít, áp suất khí tăng thêm 0,75atm. Tính áp suất ban đầu của khí. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 6: Một lượng khí ở nhiệt độ 180C có thể tích 1m3 và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5atm. Tính thể tích khí nén. ……………………………………………………………………………………………………………… 41
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 7: Một lượng khí có V1, p1 = 3.105Pa. Hỏi khi nén V2 = 2/3 V1 thì áp suất của nó là? ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 8: Nén một khối khí đẳng nhiệt từ thể tích 24 lít đến 16 lít thì thấy áp suất khí tăng thêm lượng p = 30kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là? ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 9: Một khối khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 16 lít, áp suất từ 1atm tới 4atm. Tìm thể tích khí đã bị nén. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 10: Tính khối lượng khí oxi đựng trong một bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150atm ở t = 00C. Biết ở đkc khối lượng riêng của oxi là 1,43kg/m3. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 11: Nếu áp suất của một lượng khí tăng thêm 2.105Pa thì thể tích giảm 3 lít. Nếu áp suất tăng thêm 5.105Pa thì thể tích giảm 5 lít. Tìm áp suất và thể tích ban đầu của khí, biết nhiệt độ khí không đổi. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ..................................................................................................................................... B. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng tích. C. Đẳng áp. D. Đoạn nhiệt. Câu 2: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí? A. Thể tích. B. Khối lượng. C. Nhiệt độ tuyệt đối. D. Áp suất. Câu 3: Một lượng khí xác định, được xác định bởi bộ ba thông số: A. áp suất, thể tích, khối lượng. B. áp suất, nhiệt độ, thể tích. C. thể tích, khối lượng, nhiệt độ. D. áp suất, nhiệt độ, khối lượng. Câu 4: Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Bôilơ. Mariốt? V A. p1V2 p2V1 . B. p hằng số. C. pV hằng số. D. hằng số. V p Câu 5: Trên mặt phẳng (p, V) đường đẳng nhiệt là: A. Đường thẳng. B. Đường parabol. C. Đường hyperbol. D. Đường exponient. Câu 6: Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất đến 4atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng 3 lít. Thể tích ban đầu của khối khí đó là: A. 4 lít B. 8 lít C. 12 lít D. 16 lít Câu 7: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần: A. 2,5 lần B. 2 lần C. 1,5 lần D. 4 lần Câu 8: Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 1,25. 105 Pa thì thể tích của lượng khí này là: A. V2 = 7 lít. B. V2 = 8 lít. C. V2 = 9 lít. D. V2 = 10 lít. 42
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 9: Một xilanh chứa 100 cm khí ở áp suất 2.10 Pa. Pit tông nén đẳng nhiệt khí trong xilanh xuống còn 50 cm3. Áp suất của khí trong xilanh lúc này là : A. 2. 105 Pa. B. 3.105 Pa. C. 4. 105 Pa. D. 5.105 Pa. Câu 10: Khi nÐn ®¼ng nhiÖt, sau khi nÐn thÓ tÝch gi¶m 3 lÇn, ¸p suÊt khÝ t¨ng thªm 3atm. T×m ¸p suÊt ban ®Çu cña khÝ: A. 1 atm. B. 2 atm. C. 1,5 atm. D. 0,5 atm. Câu 11: Một lượng khí lý tưởng có thể tích 6 lít và áp suất 0,8 atm được nén đẳng nhiệt để áp suất tăng thêm 0,4 atm. Thể tích của khí sau khi nén là: A. 0,75 lít B. 4 lít C. 0,9 lít D. 1,2 lít Câu 12: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi-lơ – Mariốt? p1 V1 p1 p A. p1V1 = p2V2. D. p ~ V . . 2. V V p V 1 2 2 2 B. C. 3 Câu 13: Một xi lanh chứa 150 cm khí ở áp suất 2.105 Pa. Pít tông nén khí trong xi lanh xuống còn 100 cm3. Nếu nhiệt độ khí trong xi lanh không đổi thì áp suất của khí trong lúc này là A. 3.10-5 Pa B. 3,5.105 Pa C. 3.105 Pa D. 3,25.105 Pa. 3
5
Bài 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ I. Quá trình đẳng tích Quá trình đẵng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi…………………………... II. Định luật Sác –lơ Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ ………. với nhiệt độ…………………. p p p p ~T = hằng số hay 1 = 2 = … T T2 T1 III. Đường đẳng tích Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích. Dạng đường đẳng tích :
Trong hệ toạ độ OpT đường đẳng tích là đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ. ..................................................................................................................................... A. TỰ LUẬN Bài 1: Một lượng khí ở 00 C có áp suất là 2.105 Pa nếu thể tích khí không đổi thì áp suất ở 2730 C là bao nhiêu? ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 2: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ, khi đèn sáng nhiệt độ của bóng đèn là 400oC, áp suất trong bóng đèn bằng áp suất khí quyển 1atm. Tính áp suất khí trong bóng đèn khi đèn chưa sáng ở 22oC. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 3: Một khối khí ở 70C đựng trong một bình kín có áp suất 1atm. Đun nóng đẳng tích bình đến nhiệt độ bao nhiêu để khí trong bình có áp suất là 1,5 atm . ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 43
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Bài 4: Khi đun nóng đẳng tích một khối khí để nhiệt độ tăng 1 C thì áp suất tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khí. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 5: Một bình thép chứa khí ở 270C dưới áp suất 6,3.10-5Pa. làm lạnh bình tới nhiệt độ - 730C thì áp suất của khí trong bình là bao nhiêu? ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 6: Một bình được nạp khí ở 330C dưới áp suất 300 Pa. Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 370C. Tính độ tăng áp suất của khí trong bình. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 7: Van an toàn của một nồi áp suất sẽ mở khi áp suất nồi bằng 9atm. Ở 200C, hơi trong nồi có áp suất 1,5atm. Hỏi ở nhiệt độ nào thì van an toàn sẽ mở. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 8: Khí trong bình kín có nhiệt độ là bao nhiêu bít khi áp suất tăng 2 lần thì nhiệt độ trong bình tăng thêm 313K, thể tích không đổi ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 9: Biết áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng 1,5 lần khi đèn cháy sáng so với tắt. Biết nhiệt độ đèn khi tắt là 270C. Hỏi nhiệt độ đèn khi cháy sáng bình thường là bao nhiêu? ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 10: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 15 lít đến 11,5 lít thì áp suất tăng thêm 1 lượng 3,5kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 11: Khi đun nóng khí trong bình kín thêm 200C thì áp suất khí tăng thêm 1/20 áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khí. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 12: Đun nóng đẳng tích một lượng khí lên 250C thì áp suất tăng thêm 12,5% so với áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khối khí. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… o
..................................................................................................................................... B. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi gọi là quá trình: A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng tích. C. Đẳng áp. D. Đoạn nhiệt. Câu 2: Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào không phù hợp với định luật Sáclơ. p p p hằng số. A. p ~ T. B. p ~ t. C. D. 1 2 T T1 T2 Câu 3: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác – lơ. 44
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
p p1 p2 . C. hằng số. D. p1 T2 t T1 T2 p2 T1 Câu 4: Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích? A. Đường hypebol. B. Đường thẳng kéo dài thì đi qua gốc toạ độ. C. Đường thẳng kéo dài thì không đi qua gốc toạ độ. D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0 Câu 5: Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Saclơ. A. Qủa bóng bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ. B. Thổi không khí vào một quả bóng bay. C. Đun nóng khí trong một xilanh hở. D. Đun nóng khí trong một xilanh kín. Câu 6: Một lượng khí ở 00 C có áp suất là 1,50.105 Pa nếu thể tích khí không đổi thì áp suất ở 2730 C là : A. p2 = 105. Pa. B. p2 = 2.105 Pa. C. p2 = 3.105 Pa. D. p2 = 4.105 Pa. Câu 7: Câu7.Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 270C và ở áp suất 2.105Pa.Nếu áp suất tăng gấp đôi thì nhiệt độ của khối khí là A. T = 300 0K B. T = 540K. C. T = 13,5 0K. D. T = 6000K. 0 5 Câu 8: Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 27 C và áp suất 10 Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 1770C thì áp suất trong bình sẽ là: A. 1,5.105 Pa. B. 2. 105 Pa. C. 2,5.105 Pa. D. 3.105 Pa. 0 Câu 9: Một khối khí có thể tích không đổi ở nhiệt độ 0 C có áp suất là P0, cần đun nóng khối khí tới nhiệt độ nào để áp suất của khối khí trên tăng lên 3 lần: A. 4560C B. 5640C C. 5460C D. 6450C Câu 10: Khi đun nóng đẳng tích một khối khí tăng thêm 20C thì áp suất tăng thêm 1/180 so với áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khối khí là: A. 780C B. 880C C. 870C D. 770C
A. p ~ t.
B.
Bài 31: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG I. Khí thực và khí lí tưởng Các chất khí thực chỉ tuân theo gần đúng các định luật Bôilơ – Mariôt và định luật Sáclơ. Giá trị của tích p pV và thương thay đổi theo bản chất, nhiệt độ và áp suất của chất khí. T Chỉ có khí lí tưởng là tuân theo đúng các định luật về chất khí đã học. II. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Xét một lượng khí chuyển từ trạng thái 1 (p1, V1, T1) sang trạng thái 2 (p2, V2, T2) qua trạng thái trung gian (1’) (p’, V2, T1) :
- Từ TT.1 TT. 1’ : quá trình đẳng nhiệt pV - Ta có p1V1=p’V2 => p’= 1 1 V2 - Từ TT.1’ TT.2 : quá trình đẳng tích: p' p 2 ' Ta có (2) T1 T2 45
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Thế (1) vào (2) ta được
p1V1 p2 V2T1 T2
p1V1 p2V2 pV hằng số (3) T1 T2 T (3) gọi là phương trình trạng thái khí lý tưởng III. Quá trình đẳng áp. 1. Quá trình đẳng áp. Quá trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi. 2. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp. Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối V1 V2 V V~ T hằng số hay T T1 T2 3. Đường đẳng áp. Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp. Dạng đường đẳng áp : =>
Trong hệ toạ độ OVT đường đẳng tích là đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ. IV. Độ không tuyệt đối. Từ các đường đẳng tích và đẳng áp trong các hệ trục toạ độ OpT và OVT ta thấy khi T = 0K thì p = 0 và V = 0. Hơn nữa ở nhiệt độ dưới 0K thì áp suất và thể tích sẽ só giá trị âm. Đó là điều không thể thực hiện được. Do đó, Ken-vin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K và 0 K gọi là độ không tuyệt đối. Nhiệt độ thấp nhất mà con người thực hiện được trong phòng thí nghiệm hiện nay là 10-9 K. ..................................................................................................................................... A. TỰ LUẬN Bài 1: Ở nhiệt độ 2730C thể tích của một khối khí là 20 lít. Khí được dãn nở đẳng áp đến thể tích 30 lít thì nhiệt độ của khí là bao nhiêu ? ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 2: Đun nóng một lượng không khí trong điều kiện đẳng áp thì nhiệt độ tăng thêm 3K ,còn thể tích tăng thêm 1% thể tích ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khí? ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 3: Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 2dm3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ 470C. Pít tông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2 dm3 và áp suất tăng lên tới 15 atm. Tính nhiệt độ hỗn hợp khí nén. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 4: Một khối khí đem giãn nở đẳng áp từ nhiệt độ t1 = 32oC đến nhiệt độ t2 = 117oC, thể tích khối khí tăng thêm 1,7lít. Tìm thế tích khối khí trước và sau khi giãn nở. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 46
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Bài 5: Đun nóng đẳng áp một khối khí lên đến 47 C thì thể tích tăng thêm 1/10 thể tích ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu? ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… o
Bài 6: Một quả bóng có thể tích 2 lít, chứa khí ở 270C có áp suất 1at. Người ta nung nóng quả bóng đến nhiệt độ 570C đồng thời giảm thể tích còn 1 lít. Áp suất lúc sau là bao nhiêu?. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 7: Một lượng khí H2 đựng trong bình có V1 = 2 lít ở áp suất 1,5at, t1 = 270C. Đun nóng khí đến t2 = 1270C do bình hở nên một nửa lượng khí thoát ra ngoài. Tính áp suất khí trong bình. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 8: Ở 270C thể tích của một lượng khí là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 2270C khi áp suất không đổi là bao nhiêu? ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 9: Một lượng khí đựng trong xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số của lượng khí: 1,5atm, 13,5 lít, 300K. Khi pit tông bị nén, áp suất tăng lên 3,7atm, thể tích giảm còn 10 lít. Xác định nhiệt độ khi nén. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 10: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 270C để cho thể tích của nó chỉ là 4 lít, vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 600C. Hỏi áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần? ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 11: Tính khối lượng riêng của KK ở 800C và áp suất 2,5.105Pa. Biết khối lượng riêng của KK ở 00C là 1,29kg/m3, và áp suất 1,01.105Pa. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ..................................................................................................................................... B. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phương trình trạng thái tổng quát của khí lý tưởng là: pV pV VT pT pV hằng số. hằng số. hằng số. A. B. C. D. 1 2 2 1 V T p T1 T2 0 Câu 2: Ở nhiệt độ 273 C thể tích của một khối khí là 10 lít. Khi áp suất không đổi, thể tích của khí đó ở 5460C là: A. 20 lít B. 15 lít C. 12 lít D. 13,5 lít Câu 3: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp? V V A. V hằng số. B. V ~ 1 . C. V ~ T . D. 1 2 . T1 T2 T T Câu 4: Trường hợp nào sau đây không áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng A. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín. B. Dùng tay bóp lõm quả bóng . 47
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh làm khí nóng lên, dãn nở và đẩy pittông dịch chuyển. D. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín. Câu 5: Một cái bơm chứa 100cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của không khí trong bơm là: A. p2 7.105 Pa . B. p2 8.105 Pa . C. p2 9.105 Pa . D. p2 10.105 Pa Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí ôxi ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 3000K. Khi áp suất là 1500 mmHg, nhiệt độ 1500K thì thể tích của lượng khí đó là : A. 10 cm3. B. 20 cm3. C. 30 cm3. D. 40 cm3. Câu 7: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 at, 15lít, 300K. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 at, thể tích giảm còn 12lít. Nhiệt độ của khí nén là : A. 400K. B. 420K. C. 600K. D. 150K. Câu 8: Chất khí mà chúng ta đang hít thở là A. khi lý tưởng. B. gần là khí lý tưởng. C. khí thực. D. khí ôxi. Câu 9: Trong hệ tọa độ (p,V) đường đẳng áp là: A. Đường hypepol. B. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = po. C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. D. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ. Câu 10: Một khối khí lý tưởng có thể tích 10 lít, nhiệt độ 270C, áp suất 2 atm, biến đổi qua hai quá trình: Quá trình thứ nhất: đẳng áp, nhiệt độ 0K giảm còn ½ nhiệt độ 0K ban đầu. Quá trình thứ hai: đẳng nhiệt, áp suất sau cùng là 0,5 atm. Tìm thể tích sau cùng của khối khí : A. 20 lít. B. 5 lít. C. 10 lít. D. 2 lít. Câu 11: Phát biểu nào là đúng: A. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. B. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của chất khí xác định tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. C. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. D. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Câu 12: Nếu cả áp suất và thể tích của khối khí lí tưởng tăng 2 lần thì nhiệt độ của khối khí sẽ A. không đổi. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần D. tăng 2 lần Câu 13: Đồ thị nào sau đây phù hợp với quá trình đẳng áp ? P
P A.
P
B.
0
T
V
C.
0
V
D.
0
V
0
T
Câu 14: Trên hình là đường đẳng tích của hai lượng khí bằng nhau nhưng có thể tích khác nhau. Kết quả nào là đúng? p V1 V2 O
T
A. V1 < V2 .
B. V1 V2 .
C. V1 > V2 .
D. V1 V2 .
..................................................................................................................................... BÀI TẬP CHƯƠNG V Bài 1: Một xy-lanh chứa 150cm3 khí ở áp suất 2.105Pa. Pít tông nén khí trong xy-lanh xuống còn 100cm3. Tính áp suất khí trong xy-lanh lúc này, coi nhiệt độ của khí không đổi. ĐS: 3.105Pa ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 48
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Bài 2: Một lượng khí có thể tích 1 m và áp suất 1 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí đến áp suất 2.5atm . Tính thể tích của khí nén. ĐS: 0.4 m3 ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 3
Bài 3: Người ta chứa khí hydro trong một bình lớn áp suất 1 atm. Tính thể tích khí phải lấy ra từ bình lớn để nạp vào bình nhỏ có thể tích 20 lít dưới áp suất 25 atm. Coi nhiệt độ của khí khi nạp vào từ bình lớn sang bình nhỏ là không đổi. ĐS: 500 lít ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 4: Tính khối lượng khí Oxy đựng trong một bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0oC . Biết ở điều kiện chuẩn khối lượng riêng của Oxy là 1.43kg/m3. ĐS: 2.145kg ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 5: 12g khí chứa trong một b2inh kín có thể tích 12 lít ở áp suất 1 atm. Người ta nén khí trong bình trong điều kiện nhiệt độ không đổi đến khi khối lượng riêng của khí trong bình là D=3g/l. Tìm áp suất khí trong bình đó. ĐS: 3 atm ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 6: Bơm không khí ở áp suất 1 atm vào một quả bóng cao su, mỗi lần nén pít- tông thì đẩy được 125cm3 . Nếu nén 40 lần thì áp suất khí trong bóng là bao nhiêu? Biết dung tích của bóng lúc đó là 2,5 lít. Cho rằng trước khi bơm trong bóng không có không khí và khi bơm nhiệt độ khí không đổi. ĐS: 2 atm ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 7: Một bình khí chứa khí Oxy ở nhiệt độ 200C và áp suất 105 Pa. Nếu đem phơi nắng ở nhiệt độ 40oC thì áp suất trong bình sẽ là bao nhiêu ? ĐS: 1,068.105 Pa ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 8: Một ruột xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20oC và áp suất 2 atm. Hỏi ruột có bị nổ không, khi để ngoài nắng nhiệt độ 40oC? Coi thể tích của ruột là không đổi và biết ruột chỉ chịu được áp suấT tối đa là 2,5 atm. ĐS: 2,15 atm, ruột không bị nổ ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 9: Một bình thủy tinh kín chịu nhiệt chứa không khí ở điều kiện chuẩn . Nung nóng bình lên với nhiệt độ là 273oC thì áp suất không khí trong bình là bao nhiêu? ĐS: 2 atm ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 10: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27oC và áp suất 0,6 atm. Khi đèn cháy sáng áp suất trong đèn là 1 atm và không làm vỡ bóng đèn. Tính nhiệt khí trong đèn khi đèn cháy sáng. 49
GV: Nguyễn Thế Hiển
: 0979.179.287
ĐS: 227 C ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… o
Bài 11: Một bánh xe được bơm vào lúc sáng sơm khi nhiệt độ xung quang là 7oC. Hởi áp suất khí trong ruột bánh xe tăng thêm bao nhiêu phần trăm vào giữa trưa khi nhiệt độ lên đến 35oC. ĐS: 10% ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 12: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 30oC và áp suất 2.105 Pa. Hỏi phải tăng nhiệt độ lên đến bao nhiêu độ để áp suất khí trong bình tăng lên gấp đôi? ĐS: 333oC ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 13: Ở nhiệt độ 273oC thể tích của một lượng khí là 10 lít. Tính thể tích của lượng khí đó ở 546oC khi áp suất không đổi? ĐS: 15 lít. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 14: 12g khí chiếm thể tích 4 lít ở 7oC . Sau khi đun nóng đẳng áp, khối lượng riêng của khí là 1,2g/l. Tìm nhiệt độ của khí sau khi nung? ĐS: 427oC ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 15: Chất khí trong xy-lanh của một động cơ nhiệt có đẳng áp 2 atm và nhiệt độ là 127oC a) Khi thể tích không đổi, nhiệt độ giảm còn 27oC thì áp suất trong xy-lanh là bao nhiêu ? ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… b) Khi nhiệt độ trong xy-lanh không đổi, muốn tăng áp suất lên 8 atm thì thể tích xy-lanh phải thay đổi thế nào ? ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… c) Nếu nén thể tích khí giảm đi hai lần và áp suất tăng lên 3atm thì nhiệt độ lúc đó là bao nhiêu. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Đs: a. 1.5atm b.giảm đi 4 lần c/ 270c Bài 15: Trong một xy lanh của một động cơ đốt trong có thể tích 40dm3 có một hỗn hợp khí có áp xuất 1atm nhiệt độ 47oC. Khi pít tông nén hỗn hợp khí đến thể tích 5dcm3 có áp xuất 15atm thì hỗn hợp khí Trong một xy lanh là bao nhiêu? ĐS: 3270C ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài 16: Một bình cầu có dung tích 20 lít chứa ô xy ở 160C dưới áp suất 100atm. Tính thể tích của ô xy này ở điều kiện tiêu chuẩn. Đs 1889 lít. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 50
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Bài 17: Pít tông của một máy nén khí sau mỗi làn nén đưa được 4 lít khí ở nhiệt độ 27 C ,áp suất 1 atm vào một bình chứa 2 dm3 dcm3.Tính nhiệt độ không khí trong bình khi pít tông thực hiện 1000 lần nén. Biết áp suất khí trong bình sau khi nén là 2.1 atm. Đs: 420C ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 0
Bài : Áp suất khí trong xy lanh của một động cơ vào cuối kỳ nén là bao nhiêu ? Biết quá trình nén , nhiệt độ tăng lên từ 500 lên đến 2500 , thể tích giảm từ 0.75 lít còn lại 0.123 lít và áp suất ban đầu là 8.104 pa Đs 80.96.104Pa ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài : Một bình kín có thể tích 0.4 m3 , chứa khí ở 270C ở áp suất 1.5 atm khi mở nắp , áp suất trong bình còn lại là 1 atm và nhiệt độ là 00 a. Tìm thể tích khí thoát ra khỏi bình ở điều kiện tiêu chuẩn. Đsa. 0.146 m3 b.0.48 Kg ; 0.1752 Kg ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… b. Tìm khối lượng khí còn lại trong bình và khối lượng khí thoát ra . Biết khối lượng riêng của khí ở điều kiện chuẩn là D0=1.2Kg/m3 ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài : Một lượng khí ở áp suất 1 atm , nhiệt độ 270C chiếm thể tích 5 lít biến đổi đẳng tích tới nhiệt độ 3270C, rồi biến đổi đẳng áp tới 1200C. Tìm áp suất sau khi biến đổi đẳng tích và thể tích của khí sau khi biến đổi đẳng áp? Đs 2atm 6 lít ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Bài : 6 gam khí ở trạng thái khí ở trạng thái có p1=6 atm; có V1=2 lít; T1=270C biến đổi đẳng áp sang trạng thái 2 có nhiệt độ T2=6270C sau đó biến đổi đẳng tích sang trạng thái 3 có áp suất p3=2 atm. Cuối cùng biến đổi đẳng nhiệt sang trạng thái 4 mà khối lượng riêng của khí lúc đó là D=2g/lit a) Tìm thể tích của khí sau khi biến đổi đẳng áp. ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… b) Tìm nhiệt độ của khí sau khi biến đổi đẳng tích ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… c) Tìm áp suất của khí sau khi biến đổi đẳng nhiệt Đs: a) 6 lít b) 300K c) 4 atm ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… d) Vẽ đường biểu diễn các biến đổi trên trên các hệ tọa độ (p,V); (p,T); (p,T) ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 51
GV: Nguyễn Thế Hiển
: 0979.179.287
……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ..................................................................................................................................... ÔN TẬP CHƯƠNG 5 Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của chất khí? A. Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. C. Lực tương tác giữa các phân tử rất nhỏ. D. Các phân tử sắp xếp một cách có trật tự. Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của chuyển động của các phân tử khí? A. Các phân tử chuyển động không ngừng. B. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. C. Giữa hai lần va chạm, các phân tử khí chuyển động theo đường thẳng. D. Chuyển động của các phân tử là do lực tương tác giữa các phân tử gây ra. Câu 3: Tính chất nào sau đây đúng cho phân tử khí? A. Giữ các phân tử có khoảng cách. B. Chuyển động theo một quỹ đạo nhất định. C. Lúc đứng yên, lúc chuyển động. D. Vận tốc không phụ thuộc vào nhiệt độ. Câu 4: Biểu thức nào sau đây không đúng cho quá trình đẳng áp của một khối khí? V V V T V A. = const. B. 1 2 C. 1 2 D. V1T2 = V2T1. T V2 T1 T1 T2 Câu 5: Nhận xét nào sau đây không phải của khí lý tưởng? A. Có thế năng tương tác giữa các phân tử không đáng kể. B. Có lực tương tác giữa các phân tử không đáng kể. C. Có khối lượng không đáng kể. D. Có thể tích các phân tử không đáng kể. Câu 6: Khối khí lý tưởng không có đặc điểm nào sau đây? A. Lực tương tác giữa các phân tử rất nhỏ trừ khi va chạm nhau. B. Thể tích của các phân tử khí rất nhỏ so với thể tích của bình. C. Khi các phân tử khí va chạm nhau thì quá trình va chạm đó là va chạm mềm. D. Gồm một số rất lớn các phân tử khí. Câu 7: Chất khí lý tưởng là chất khí trong đó các phân tử A. được coi là chất điểm và đẩy nhau khi gần nhau. B. được coi là chất điểm và hút nhau khi ở xa nhau. C. được coi là chất điểm không tương tác với nhau. D. được coi là chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm. Câu 8: Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 27°C thì thực hiện quá trình biến đổi sao cho nhiệt độ tăng thêm 40°C, thể tích tăng 1,5 lần và áp suất bằng 3,4 atm. Áp suất ban đầu của khối khí là A. 2,1 atm. B. 3,85 atm. C. 5,1 atm. D. 4,5 atm. Câu 9: Một mol hơi nước có khối lượng 18g, một mol oxi có khối lượng 32g là vì A. Số phân tử oxi nhiều hơn số phân tử nước. B. Ở điều kiện bình thường, oxi ở thể khí nên có thể tích lớn hơn. C. Khối lượng một phân tử oxi lớn hơn khối lượng một phân tử nước. D. Số nguyên tử trong một phân tử nước nhiều hơn số nguyên tử trong một phân tử oxi. Câu 10: Các thông số dùng để xác định trạng thái của một khối khí xác định là A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng. C. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. D. Nhiệt độ, khối lượng, áp suất. Câu 11: Đẳng quá trình là A. Quá trình trong đó có một thông số trạng thái không đổi. B. Quá trình trong đó các thông số trạng thái đều biến đổi. 52
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
C. Quá trình trong đó có ít nhất hai thông số trạng thái không đổi. D. Quá trình trong đó có hơn phân nửa số thông số trạng thái không đổi. Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của quá trình đẳng nhiệt? A. Nhiệt độ của khối khí không đổi. B. Khi áp suất tăng thì thể tích khối khí giảm. C. Khi thể tích khối khí tăng thì áp suất giảm. D. Nhiệt độ khối khí tăng thì áp suất tăng. Câu 16: Khi một lượng khí lý tưởng dãn đẳng nhiệt thì số phân tử khí trong một đơn vị thể tích sẽ A. tăng tỷ lệ nghịch với áp suất. B. giảm tỷ lệ thuận với áp suất. C. không thay đổi. D. tăng, không tỷ lệ với áp suất. Câu 13: Hệ thức nào sau đây không thỏa định luật Boyle – Mariotte? p p V p A. pV = const. B. p1V1 = p2V2. C. 1 2 D. 1 1 V2 V1 p 2 V2 Câu 14: Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng nhiệt là A. đường thẳng song song trục Op. B. đường cong hyperbol. C. đường thẳng song song trục OT. D. đường thẳng kéo dài qua O. Câu 15: Trong hệ tọa độ (V,T), đường đẳng nhiệt là A. đường thẳng vuông góc với trục OV. B. đường thẳng vuông góc với trục OT. C. đường hyperbol. D. đường thẳng kéo dài qua O. Câu 16: Trong hệ tọa độ (p,V), đường đẳng nhiệt là A. đường thẳng vuông góc với trục OV. B. đường thẳng vuông góc với trục Op. C. đường hyperbol. D. đường thẳng kéo dài qua O. Câu 17: Chất khí trong xy lanh của động cơ nhiệt có áp suất là 0,8.105 Pa và nhiệt độ 50 °C. Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm 5 lần còn áp suất tăng lên tới 7.105 Pa. Nhiệt độ của khí cuối quá trình nén trên là A. 292 °C. B. 190 °C. C. 565 °C. D. 87,5 °C. Câu 18: Một khối khí lý trưởng ở áp suất 2atm, thể tích 8 lít, nhiệt độ 27°C. Nén khối khí cho đến khi thể tích chỉ còn 1,6 lít, nhiệt độ khí khi đó là 67°C. Áp suất của khối khí bằng: A. 8,82 atm. B. 5,67 atm. C. 2,27 atm. D. 11,3 atm. Câu 19: Một khối khí lý tưởng ở nhiệt độ 37 °C, áp suất 5 atm, thể tích 2,5 lít. Khối khí được làm dãn nở cho đến áp suất còn 1,6 atm, nhiệt độ bằng 27 °C. Thể tích khí sau đó là A. 7,81 lít. B. 2,58 lít. C. 7,56 lít. D. 2,42 lít. Câu 20: Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 47°C thì được nung nóng cho đến áp suất tăng lên 3 lần và thể tích giảm 2 lần. Nhiệt độ của khối khí sau khi nung là A. 367 °C. B. 207 °C. C. 70,5 °C. D. 687 °C. Câu 21: Trong quá trình đẳng nhiệt của khối khí lý tưởng, áp suất của khối khí A. tỷ lệ thuận với thể tích của khối khí. B. tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. C. tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. D. tỷ lệ nghịch với thể tích của khí. Câu 22: Một khối khí lý tưởng được nén đẳng nhiệt, áp suất của khối khí tăng lên 3 lần thì thể tích của khí sẽ A. giảm đi 3 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 4 lần. D. tăng lên 3 lần. Câu 23: Nén đẳng nhiệt một khối khí lý tưởng từ thể tích 12 lít xuống còn 3 lít. Áp suất của khối khí thay đổi như thế nào? A. giảm đi 3 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 4 lần. D. tăng lên 3 lần. 53
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 24: Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, thể tích của khối khí giảm đi 2 lít thì áp suất của nó tăng lên 1,2 lần. Thể tích ban đầu của khối khí là A. 10 lít. B. 12 lít. C. 4 lít. D. 2,4 lít. Câu 25: Trong quá trình dãn nở đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, thể tích của khối khí thay đổi 1,5 lần thì áp suất của nó thay đổi 2atm. Áp suất ban đầu của khối khí là: A. 2 atm. B. 3 atm. C. 4 atm. D. 6 atm. Câu 26: Trong quá trình nén đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, áp suất của khối khí thay đổi 1,25 lần thì thể tích của nó thay đổi 4 lít. Thể tích ban đầu của khối khí là A. 10 lít. B. 20 lít. C. 5 lít. D. 15 lít. Câu 27: Trong quá trình dãn nở đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, thể tích của khối khí thay đổi 3 lít thì áp suất của nó thay đổi 1,6 lần. Thể tích ban đầu của khối khí bằng A. 6 lít. B. 4,8 lít. C. 5 lít. D. 3 lít. Câu 28: Trong quá trình nén đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, áp suất của khối khí thay đổi 3 atm thì thể tích của nó thay đổi 1,2 lần. Áp suất ban đầu của khối khí bằng: A. 15 atm. B. 3,6 atm. C. 12 atm. D. 6 atm. Câu 29: Một mol khí lý tưởng đang ở điều kiện chuẩn. Nén chậm khối khí sao cho nhiệt độ không đổi cho đến khi thể tích giảm đi 2,4 lít. Áp suất của khối khí sau khi nén là A. 9,33 atm. B. 1,12 atm. C. 0,89 atm. D. 2,01 atm. Câu 30: Một khối khí lý tưởng có thể tích 10 lít, đang ở áp suất 6atm thì dãn nở đẳng nhiệt, áp suất giảm còn 1,5atm. Thể tích của khối khí sau khi dãn bằng: A. 10 lít. B. 15 lít. C. 40 lít. D. 2,5 lít. Câu 31: Một khối khí lý tưởng có thể tích 10 lít đang ở áp suất 1,6 atm thì được nén đẳng nhiệt cho đến khi áp suất bằng 4atm. Thể tích của khối khí đã thay đổi một lượng A. 2,5 lít. B. 6,25 lít. C. 4 lít. D. 6 lít. Câu 32: Một khối khí lý tưởng có thể tích 8 lít đang ở áp suất 1,2 atm thì được nén đẳng nhiệt cho tới khi thể tích bằng 2,5 lít. Áp suất của khối khí đã thay đổi một lượng A. 3,84 atm. B. 2,64 atm. C. 3,20 atm. D. 2,67 atm. Câu 33: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng nhiệt. Nếu thực hiện ở nhiệt độ 200K thì thể tích của nó giảm 3 lần, áp suất sẽ tăng 3 lần. Nếu thực hiện ở nhiệt độ 600K thì khi thể tích của nó giảm 3 lần, áp suất sẽ A. tăng lên 3 lần. B. không thay đổi. C. tăng lên 9 lần. D. không xác định. Câu 34: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình dãn nở đẳng nhiệt. Ban đầu có thể tích 4 lít. Nếu thể tích thay đổi 2 lít thì áp suất thay đổi 2,5 atm. Áp suất ban đầu của khối khí bằng A. 2,5 atm. B. 5,0 atm. C. 7,5 atm. D. 10 atm. 54
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 35: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình nén đẳng nhiệt. Ban đầu có thể tích 4 lít. Nếu thể tích thay đổi 2 lít thì áp suất thay đổi 2,5 atm. Áp suất ban đầu của khối khí là A. 2,5 atm. B. 5,0 atm. C. 7,5 atm. D. 10 atm. Câu 36: Một khối khí lý tưởng ban đầu có áp suất 8atm thì thực hiện quá trình dãn nở đẳng nhiệt. Nếu thể tích thay đổi 1,5 lít thì áp suất thay đổi 2atm. Thể tích ban đầu của khối khí là A. 1,5 lít. B. 7,5 lít. C. 4,5 lít. D. 6,0 lít. Câu 37: Một khối khí lý tưởng ban đầu có áp suất 8atm thì thực hiện quá trình nén đẳng nhiệt. Nếu thể tích thay đổi 1,5 lít thì áp suất thay đổi 2atm. Thể tích ban đầu của khối khí bằng A. 5,5 lít. B. 7,5 lít. C. 4,5 lít. D. 6,0 lít. Câu 38: Một khối khí lý tưởng thực hiện dãn nở đẳng nhiệt. Áp suất giảm đi 1,6 lần thì thể tích tăng thêm 3 lít. Thể tích của khối khí sau khi dãn là: A. 8 lít. B. 3 lít. C. 5 lít. D. 4,8 lít. Câu 39: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng nhiệt tăng từ áp suất 2,5 atm lên 8 atm. Biết thể tích ban đầu của khối khí là 2,4 lít. Thể tích của khối khí lúc sau bằng A. 7,6 lít. B. 6 lít. C. 7,68 lít. D. 6,8 lít. Câu 40: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng nhiệt và thể tích tăng từ 2,4 l lên 7,2 l. Biết áp suất của khối khí ở cuối quá trình là 1,2atm. Áp suất ban đầu của khối khí là A. 3 atm. B. 2,88 atm. C. 6 atm. D. 3,6 atm. Câu 41: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng tích và áp suất tăng từ 2,4 atm đến 6 atm. Nhiệt độ của khối khí khi bắt đầu quá trình là 27 °C. Nhiệt độ khi kết thúc quá trình là A. 67,5°C. B. 750°C. C. 120°C. D. 477°C. Câu 42: Một quả bóng cao su có thể tích 2,5 lít, áp suất không khí trong bóng là 3atm. Mỗi lần bơm đưa được 100cm³ không khí ở áp suất khí quyển vào bóng. Bơm chậm để nhiệt độ không đổi và ban đầu trong bóng không có không khí, số lần cần bơm bóng là A. 25 lần. B. 75 lần. C. 50 lần. D. 100 lần. Câu 43: Hai phòng có thể tích bằng nhau và thông nhau bằng một cửa mở, nhiệt độ của hai phòng khác nhau. Số phân tử khí chứa trong hai phòng sẽ A. bằng nhau. B. nhiều hơn ở phòng nóng hơn. C. nhiều hơn ở phòng lạnh hơn. D. còn tùy thuộc kích thước của chúng. Câu 44: Một quả bóng cao su có thể tích 2,5 lít. Mỗi lần bơm đưa được 125cm³ không khí ở áp suất khí quyển vào bóng. Bơm chậm để nhiệt độ không đổi và ban đầu trong bóng không có không khí, áp suất của không khí trong bóng sau khi bơm 20 lần là A. 1,0 atm. B. 2,0 atm. C. 2,5 atm. D. 1,5 atm. Câu 45: Đối với một lượng khí lý tưởng, khi áp suất tăng 3 lần và thể tích giảm 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ A. tăng lên 6 lần. B. giảm đi 6 lần. C. tăng lên 1,5 lần. D. giảm đi 1,5 lần. 55
GV: Nguyễn Thế Hiển
: 0979.179.287
Câu 46: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình đẳng tích: A. Bọt khí nổi lên từ đáy một hồ nước. B. Bánh xe đạp bị mềm hơn do nhiệt độ giảm. C. Quả bóng cao su được phơi ngoài nắng. D. Khối khí bị nhốt trong xilanh nhờ pittong cố định. Câu 47: Biểu thức nào dưới đây đúng với phương trình trạng thái khí lý tưởng? TV T V Tp Tp pV const A. B. p1T1V1 p2T2V2 . C. 1 1 2 2 . D. 1 1 2 2 . T V1 P1 V2 P2 Câu 48: Khi làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi, gọi no là số phân tử trong một đơn vị thể tích, p là áp suất, T là nhiệt độ tuyệt đối. Tỷ số nào sau đây là không đổi? n n p A. o B. o C. D. cả 3 tỷ số trên. T T p Câu 49: Biểu thức nào sau đây không đúng cho định luật Saclo. p p p T p T A. 1 2 . B. 1 1 . C. p1T2 p2T1 . D. 1 2 . T1 T2 p 2 T2 p 2 T1 Câu 50: Biểu thức nào sau đây đúng cho quá trình đẳng tích của khối khí lý tưởng: 1 1 A. p ~ t. B. p ~ T. C. p ~ . D. p ~ . T t Câu 51: Một khối khí lý tưởng được đựng trong bình kín. Khi nhiệt độ khối khí tăng thêm 20°C thì áp suất của nó thay đổi 1,2 lần. Nhiệt độ ban đầu của khối khí là A. 100°C. B. 78,6°C. C. –28,3°C. D. 100K. Câu 52: Một khối khí lý tưởng được đựng trong bình kín. Khi nung nóng cho áp suất tăng thêm 1,4 atm thì nhiệt độ tuyệt đối của nó thay đổi 1,2 lần. Áp suất ban đầu của khối khí bằng: A. 1,4 atm. B. 1,68 atm. C. 7 atm. D. 14 atm. Câu 53: Trên đồ thị (p,T), đường đẳng tích là đường A. đường thẳng kéo dài qua O. B. đường hyperbol. C. đường thẳng vuông góc với trục Op. D. đường thẳng vuông góc với trục OT. Câu 54: Một khối khí lý tưởng đang ở áp suất 2atm thì được nung nóng đến khi nhiệt độ tuyệt đối tăng lên 2 lần và thể tích tăng lên 2,5 lần. Áp suất của khối khí sau khi nung là: A. 367°C. B. 207°C. C. 70,5°C. D. 687°C. Câu 55: Một lượng khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 87 °C thì được làm lạnh cho tới khi áp suất giảm còn một nửa, nhiệt độ giảm đi 2/3 lần. Sau khi làm lạnh, thể tích là 6 lít. Thể tích khối khí trước khi làm lạnh là A. 3,24 lít. B. 3 lít. C. 2 lít. D. 2,76 lít. Câu 56: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 50 cm³ khí hidro ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 27°C. Thể tích lượng khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760mmHg và nhiệt độ 0°C) là A. 55,7 cm³. B. 54,2 cm². C. 44,9 cm³. D. 46,1 cm³. Câu 57: Một bình chứa một lượng khí ở 30°C. Nhiệt độ phải tăng đến nhiệt độ bao nhiêu để áp suất tăng gấp hai lần? A. 666°C. B. 393°C. C. 60°C. D. 333°C. Câu 58: Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 27°C, áp suất 3 atm thì được nung nóng đẳng tích cho đến nhiệt độ 47°C. Áp suất của khối khí sau khi nung A. 3,20 atm B. 5,22 atm C. 2,81 atm D. 1,72 atm 56
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 59: Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 37 °C, áp suất 4 atm thì được làm lạnh đẳng tích cho đến khi áp suất còn 1,6 atm. Nhiệt độ của khối khí lúc đó bằng A. 129°C. B. –149°C. C. 9°C. D. 775°C. Câu 60: Một quả bóng cao su đang ở áp suất 4atm, nhiệt độ 27°C thì nhiệt độ giảm đi hai lần. Áp suất của khối khí sau khi giảm nhiệt độ bằng: A. 2,00 atm B. 2,82 atm C. 3,82 atm D. 3,00 atm Câu 61: Một lốp ô tô chứa không khí ở áp suất 5 bar, nhiệt độ 27°C. Khi xe chạy, nhiệt độ của khí trong lốp tăng lên đến 54°C, áp suất không khí trong lốp khi đó là A. 10 bar. B. 5,45 bar. C. 4,55 bar. D. 10,5 bar. Câu 62: Một khối khí đựng trong bình kín ở nhiệt độ 27°C, áp suất 1,5atm. Khi nhiệt độ tăng thêm 60°C thì áp suất của khí trong bình là A. 3,33 atm. B. 1,67 atm. C. 1,80 atm. D. 1,75 atm. Câu 63: Một khối khí lý tưởng được đựng trong bình kín. Khi nhiệt độ tuyệt đối tăng lên 3 lần thì áp suất của khối khí thay đổi một lượng là 2 atm. Áp suất ban đầu của khối khí là A. 1,0 atm. B. 1,5 atm. C. 2,0 atm. D. 2,5 atm. Câu 64: Một khối khí lý tưởng được đựng trong bình kín. Khi khối khí được làm lạnh đi 20°C thì áp suất của nó thay đổi 1,2 lần. Nhiệt độ ban đầu của khối khí là A. 120K. B. 78,6°C. C. –28,3°C. D. 120°C. Câu 65: Một khối khí lý tưởng được đựng trong bình bình kín. Nếu nhiệt độ tăng lên thêm 10°C thì áp suất tăng thêm 0,2atm. Nếu muốn áp suất của khối khí tăng 0,5atm thì nhiệt độ phải A. tăng 25°C. B. tăng 15°C. C. giảm 15°C. D. giảm 25°C. Câu 66: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng tích và nhiệt độ tăng từ 120 K lên 300 K. Áp suất của khối khí khi kết thúc quá trình là 4.105 Pa. Áp suất của khối khí ở đầu quá trình là A. 1,58 atm. B. 10,13 atm. C. 1,01 atm. D. 9,87 atm. Câu 67: Đặc điểm nào sau đây không phải của quá trình đẳng áp đối với một khối khí lý tưởng xác định A. Áp suất của chất khí không đổi. B. Khi nhiệt độ tăng thì thể tích tăng. C. Khi áp suất tăng thì thể tích giảm. D. Khi thể tích giảm thì nhiệt độ giảm. Câu 68: Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 27°C thì thực hiện quá trình biến đổi: nhiệt độ tăng thêm 20°C, áp suất tăng 1,5 lần và thể tích bằng 16 lít. Thể tích ban đầu của khối khí bằng A. 22,5 lít. B. 24 lít. C. 24,6 lít. D. 15 lít. Câu 69: Một khối khí lý tưởng ở nhiệt độ 47°C thì thực hiện quá trình biến đổi: áp suất giảm đi 1,2 lần, thể tích bằng 9 lít và nhiệt độ giảm đi 20°C. Thể tích ban đầu của khối khí bằng A. 7,5 lít. B. 8 lít. C. 8,44 lít. D. 4,3 lít.
57
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 70: Quá trình biến đổi trong đó áp suất tỷ lệ thuận với số phân tử chứa trong một đơn vị thể tích là quá trình A. đẳng nhiệt. B. đẳng tích. C. đẳng áp. D. bất kỳ. Câu 71: Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 77°C thì thực hiện quá trình biến đổi sao cho nhiệt độ giảm đi 50°C, thể tích giảm 1,75 lần, và áp suất bằng 3 atm. Áp suất ban đầu của khối khí bằng A. 1,86 atm. B. 4,89 atm. C. 2,00 atm. D. 5,25 atm.
Câu 72: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng áp ở hai áp suất khác nhau được biểu diễn trên hình vẽ. Quan hệ giữa p1 và p2 là: A. p1 > p2. B. p1 < p2. C. p1 = p2. D. không so sánh được. Câu 73: Một khối khí lý tưởng thực hiện hai quá trình như trên hình vẽ. Các thông số được cho trên đồ thị. Biết áp suất của chất khí khi bắt đầu quá trình là 12 atm. Áp suất của khối khí khi kết thúc quá trình là A. 1,88 atm. B. 5 atm. C. 13,3 atm. D. 2,67 atm.
V
p2 p1 T
V (l) 6,4 2,4 O
Câu 74: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình như trên hình vẽ. Các thông số được cho trên đồ thị, áp suất của khối khí khi kết thúc quá trình là A. 1,20 atm. B. 4,80 atm. C. 4,98 atm. D. 9,96 atm.
250 p (atm)
2,4
T (K) (2)
p2
(1)
O
Câu 75: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình được biểu diễn như trên hình vẽ. Quá trình trên là A. Quá trình đung nóng đẳng áp. B. Quá trình làm lạnh đẳng tích. C. Quá trình đun nóng đẳng tích. D. Quá trình làm lạnh đẳng áp. Câu 76: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng tích ở hai thể tích khác nhau được biểu diễn trên hình vẽ. Quan hệ giữa V1 và V2 là A. V1 > V2. B. V1 < V2. C. V1 = V2. D. không so sánh được.
600
400
800
p (atm) p2
p1 O
p
T (K)
(2)
(1) T1
T2
T (K)
V2 V1 T
Câu 77: Một khối khí thực hiện quá trình được biểu diễn trên hình vẽ. Quá trình đó là quá trình A. đẳng áp. B. đẳng tích. T C. đẳng nhiệt. D. không phải đẳng quá trình.
O 58
p
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
CHƯƠNG VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Bài 32: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI NỘI NĂNG I. Nội năng. 1. Nội năng là gì ? Nội năng của vật là ................................................................................. Nội năng của một vật phụ thuộc vào ........................................................ 2. Độ biến thiên nội năng. Là phần nội năng ........................................ hay .............................trong một quá trình. II. Hai cách làm thay đổi nội năng. 1. Thực hiện công. Ví dụ: Làm nóng miếng kim loại bằng ma sát 2. Truyền nhiệt. a) Quá trình truyền nhiệt. Quá trình làm thay đổi nội năng không có ..........................................gọi là quá trình truyền nhiệt. Ví dụ: làm nóng miếng kim loại bằng cách nhúng vào nước nóng b) Nhiệt lượng. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng. U = Q Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay toả ra khi nhiệt độ thay đổi được tính theo công thức: Q = mct Trong đó: m: ............................................ c: ........................................ t = t-t0 : ............................................... c) Phương trình cân bằng nhiệt: Xét hệ kín ta có: ……………………………….. ..................................................................................................................................... A. TỰ LUẬN Câu 1.Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2 lít nước ở 200C tăng lên tới 700C là bao nhiêu ? Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,2.103 J/(kg.K). ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Câu 2.Nhiệt lượng một vật đồng chất có khối lượng 300g thu vào là 6900J làm nhiệt độ tăng thêm 500C . Nhiệt dung riêng của chất làm vật là ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Câu 3.Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,105kg được đun nóng tới 1420C vào một cốc đựng nước ở 200C, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 420C. Tính khối lượng của nước trong cốc, biết nhiệt dung riêng của nước là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 59
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 4.Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng m1 = 100g có chứa m2 = 375g nước ở nhiệt độ 25oC. Cho vào nhiệt lượng kế một vật bằng kim loại khối lượng m3 =400g ở 90oC. Biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30oC. Tìm nhiệt dung riêng của miếng kim loại. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/Kg.K, của nước là 4200J/Kg.K. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 1: Người ta bỏ 1 miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở t = 1360C vào 1 nhiệt lượng kế có nhiệt dung là 50 J/K chứa 100g nước ở 140C. Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên, biết nhiệt độ khi cân bằng trong nhiệt lượng kế là 180C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mt nên ngoài, CZn = 377 J/kg.K, CPb = 126 J/Kg.K. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 2: Để xác định nhiệt độ của 1 cái lò, người ta đưa vào một miếng sắt m = 22,3g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào nhiệt lượng kế chứa 450g nước ở 150C, nhiệt độ của nước tăng lên tới 22,50C. Xác định nhiệt độ của lò, bỏ qua sự hấp thụ nhiệt lượng kế. Biết CFe = 478 J/kg.K, CH 2O = 4180 J/kg.K, ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 3: Một cốc nhôm m = 100g chứa 300g nước ở nhiệt độ 200C. Người ta thả vào cốc nước một thìa đồng khối lượng 75g vừa rút ra từ nồi nước sôi 1000C. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt ra ngoài. Lấy cAl = 880 J/kg.K, cCu = 380 J/kg.K, cH 2O = 4190 J/kg.K. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 4: Người ta thả miếng đồng m = 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C đến 200C. Hỏi nước đã nhận được một nhiệt lượng bao nhiêu từ đồng và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Lấy CCu = 380 J/kg.K, cH 2O = 4190 J/kg.K. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 5: Trộn 3 chất lỏng không tác dụng hoá học lẫn nhau. Biết m1 = 1kg, m2 = 10kg, m3 = 5kg, t1 = 60C, t2 = - 400C, t3 = 600C, c1 = 2 kJ/kg.K, c2 = 4 kJ/kg.K, c3 = 2 kJ/kg.K. Tìm nhiệt độ khi cân bằng. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 60
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 6: Thả một quả cầu nhôm m = 0,15kg được đun nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 250C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau, cAl = 880 J/kg.K, cH 2O = 4200 J/kg.K. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 7: Để xác định nhiệt dung riêng của 1 kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt độ 150C một miếng kim loại có m = 400g được đun nóng tới 1000C. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 200C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy cH 2O = 4190 J/kg.K. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 8: Một ấm đun nước bằng nhôm có m = 350g, chứa 2,75kg nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 650KJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 600C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm, biết cAl = 880 J/kg.K, cH 2O = 4190 J/kg.K. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 9: Để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào 20g nước ở 1000C. Khi có sự cân bằng nhiệt, nhiệtk độ của hỗn hợp nước là 37,50C, mhh = 140g. Biết nhiệt độ ban đầu của nó là 200C, cH 2O = 4200 J/kg.K. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 10: Một cái cốc đựng 200cc nước có tổng khối lượng 300g ở nhiệt độ 300C. Một người đổ thêm vào cốc 100cc nước sôi. Sau khi cân bằng nhiệt thì có nhiệt độ 500C. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm cốc, biết cH 2O = 4200 J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1kg/ lít. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ..................................................................................................................................... 61
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
B. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Câu nào sau đây nói về nội năng không đúng? A. Nội năng là một dạng năng lượng B. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác C. Nội năng là nhiệt lượng. D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, hoặc giảm đi. Câu 2: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. Câu 3: Chọn đáp án đúng. Nội năng của một vật là A. tổng động năng và thế năng của vật. B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 4: Công thức tính nhiệt lượng là A. Q mc t . B. Q ct . C. Q mt . D. Q mc . 3 Câu 5: Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.10 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 200C sôi là: A. 8.104 J. B. 10. 104 J. C. 33,44. 104 J. D. 32.103 J. Câu 6: Nhiệt lượng cần cung cấp cho 0,5 kg nước ở 00 C đến khi nó sôi là bao nhiêu? Nếu biết nhiệt dung của nước là xấp xỉ 4,18.103J/(kg.K). A. 2,09.105J. B. 3.105J. C. 4,18.105J. D. 5.105J. Câu 7: Nhiệt lượng một vật đồng chất có khối lượng 300g thu vào là 6900J làm nhiệt độ tăng thêm 500C . Nhiệt dung riêng của chất làm vật là A. 460J/kg.K B. 1150J/kg.K C. 8100J/kg.K D. 41,4J/kg.K Câu 8: Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng? A. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế B. Nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật C. Đơn vị của nội năng là J D. Nội năng gồm động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật Câu 9: Một vật đồng chất có khối lượng 300g ,nhiệt dung riêng của chất làm vật là 460J/kg.K. Ban đầu vật có nhiệt độ là 300C, khi vật thu vào một nhiệt lượng là 6900J thì nhiệt độ của vật là bao nhiêu? A. 700C B. 50 0C C. 400C D. 800C
Bài 33: CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC I. Nguyên lí I nhiệt động lực học. - Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng ...................... và .........................mà vật nhận được. U = A + Q với A p.V - Qui ước dấu : U> 0: nội năng ...................; U< 0: nội năng ............................... A> 0: hệ ........ .......................; A< 0: hệ ........................................... Q> 0: hệ ...............................; Q< 0: hệ ............................................ Quá trình đẳng tích: ............................................. Quá trình đẳng nhiệt: ............................................ Quá trình đẳng áp: .............................................. Biến đổi theo 1 chu trình: ...................................... II. Nguyên lí II nhiệt động lực học. 1. Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch.(Đọc thêm) 2. Nguyên lí II nhiệt dộng lực học. a) Cách phát biểu của Clau-di-út. 62
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
.......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... b) Cách phát biểu của Các-nô. .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... c) Vận dụng: - Nguyên lí II nhiệt động lực học có thể dùng để giải thích nhiều hiện tượng trong đời sống và kỉ thuật. - Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt : Mỗi động cơ nhiệt đều phải có ba bộ phận cơ bản là + Nguồn nóng để cung cấp nhiệt lượng (Q1). + Bộ phận phát động gồm vật trung gian nhận nhiệt sinh công (A) gọi là tác nhân và các thiết bị phát động. + Nguồn lạnh để thu nhiệt lượng do tác nhân toả ra (Q2). | A | Q1 Q2 Hiệu suất của động cơ nhiệt : H= <1 với A = Q1 – Q2 Q1 Q1 .......................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... A. TỰ LUẬN Câu 1.Người ta cung cấp cho chất khí trong xilanh một nhiệt lượng 200 J, chất khí nở ra đẩy pittông lên và thực hiện cônglà 110 J. Nội năng của khí đã biến thiên một lượng là bao nhiêu? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Câu 2. Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí , biết khí truyền ra môi trường xung quanh là 20 J. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Câu 3.một bình kín chứa 2g khí lý tưởng ở 200C được đun nóng đẳng tích để áp suất khí tăng lên 2 lần. a. Tính nhiệt độ của khí sau khi đun. b. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí, cho biết nhiệt dung riêng đẳng tích khí là 12,3.103 J/kg.K ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Câu 4. Một khối khí có thể tích 10 lít ở áp suất 2.105N/m2 được nung nóng đẳng áp từ 30oC đến 1500C . a.Tính công do khí thực hiện trong quá trình trên. b.Tính độ biến thiên nội năng của khí , biết khi nung nóng khí nhận nhiệt lượng 100 J. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Câu 5.Một khối khí có thể tích 10 lít ở áp suất 2.105N/m2 được nung nóng đẳng áp từ 30oC đến 1500C. Tính công do khí thực hiện trong quá trình trên. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 63
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Bài 1: Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5J cho chất khí đựng trong 1 xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pittông đi một đoạn 5cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn là 20N. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 2: Một lượng khí ở áp suất 3.105Pa có thể tích 8 lít. Sau khi đun nóng đẳng áp khí nở ra và có thể tích 10 lít. a. Tính công khí thực hiện được. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ b. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết trong khi đun nóng khí nhận được nhiệt lượng 1000J. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 3: Một ĐC của xe máy có H = 20%. Sau một giờ hoạt động tiêu thụ hết 1kg xăng có năng suất toả nhiệt là 46.106J/kg. Công suất của động cơ xe máy là bao nhiêu? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 4: Một động cơ nhiệt mỗi giây nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng 3,6.104J đồng thời nhường cho nguồn lạnh 3,2.104J. Tính hiệu suất của động cơ. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 6: Khí khi bị nung nóng đã tăng thể tích 0,02m3 và nội năng biến thiên lượng 1280J. Nhiệt lượng đã truyền cho khí là bao nhiêu? Biết quá trình là quá trình đẳng áp ở áp suất 2.105Pa. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 7: Một khối khí có V = 7,5 lít, p = 2.105Pa, nhiệt độ 270C. Khí được nén đẳng áp nhận công 50J. Tính nhiệt độ sau cùng của khí. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 8: Bình kín ( dung tích coi như không đổi) chứa 14g N2 ở áp suất 1atm và t = 270C. Khíđược đun nóng, áp suất tăng gấp 5 lần. Nội năng của khí biến thiên lượng là bao nhiêu?, lấy cN = 0,75kJ/ kg.K. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 9: Diện tích mặt pittông là 150cm2 nằm cách đáy của xilanh đoạn 30cm, khối lượng khí ở t = 250C, p = 105Pa. Khi nhận được năng lượng do 5g xăng bị đốt cháy tỏa ra, khí dãn nở ở áp suất không đổi, nhiệt độ của nó tăng thêm 500C. a. Tính công do khí thực hiện. b. Hiệu suất của quá trình dãn khí là? Biết rằng chỉ có 10% năng lượng của xăng lá có ích, năng suất tỏa nhiệt của xăng là q = 4,4.107 J/kg. Coi khí là lý tưởng. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 64
GV: Nguyễn Thế Hiển
: 0979.179.287
............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 10: Chất khí trong 1 xilanh có p = 8.105Pa. Khi dãn đẳng áp khí sẽ thực hiện 1 công là bao nhiêu? Nếu nhiệt độ của nó tăng lên gấp đôi. Xilanh có tiết diện ngang bên trong là 200cm3 và lúc đầu mặt pittông cách đáy xilanh 40cm. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ..................................................................................................................................... B. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý một nhiệt động lực học ? A. U A Q . B. U Q . C. U A . D. A Q 0 . Câu 2: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A> 0. C. Q > 0 và A < 0. D. Q < 0 và A < 0. Câu 3: Chọn câu đúng. A. Cơ năng không thể tự chuyển hoá thành nội năng. B. Quá trình truyền nhiệt là quá trình thuận nghịch. C. Động cơ nhiệt chỉ có thể chuyển hoá một phần nhiệt lượng nhận được thành công. D. Động cơ nhiệt có thể chuyển hoá hoàn toàn nhiệt lượng nhận được thành công Câu 4: Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng? A. U = Q với Q >0 . B. U = Q + A với A > 0. C. U = Q + A với A < 0. D. U = Q với Q < 0. Câu 5: Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang nhiệt lượng 2 J. Khí nở ra đẩy pit-tông đi một đoạn 5cm với một lực có độ lớn là 20N. Độ biến thiên nội năng của khí là : A. 1J. B. 0,5J. C. 1,5J. D. 2J. Câu 6: Người ta thực hiện công 100J để nén khí trong một xilanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20J độ biến thiên nội năng của khí là : A. 80J. B. 100J. C. 120J. D. 20J. Câu 7: Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100J. Khí nở ra thực hiện công 70J đẩy pittông lên. Độ biến thiên nội năng của khí là : A. 20J. B. 30J. C. 40J. D. 50J. Câu 8: Truyền nhiệt lượng 6.106 J cho khí trong một xilanh hình trụ, khí nở ra đẩy pittông chuyển động làm thể tích của khí tăng thêm 0,5m3. Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong qúa trình khí thực hiện công. Độ biến thiên nội năng của khí là: A. 1. 106 J. B. 2.106 J. C. 3.106 J. D. 4.106 J. Câu 9: Người ta cung cấp một nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Khí nở ra đẩy pittông đi một đoạn 5 cm. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 20 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí : A. U = 0,5 J B. U = 2,5 J C. U = -2,5 J D. U = - 0,5 J Câu 10: Hệ thức U = Q là hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học A. Áp dụng cho quá trình đẳng áp B. Áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt 65
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
C. Áp dụng cho quá trình đẳng tích D. Áp dụng cho cả ba quá trình trên Câu 11: Theo nguyên lý I nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng: A. Công mà vật nhận được B. Tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được C. Tổng đại số công và nhiệt lượng mà vật nhận được D. Nhiệt lượng mà vật nhận được Câu 12: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích? A. U = A với A > 0 B. U = Q với Q > 0 C. U = A với A < 0 D. U = Q với Q <0 Câu 13: Người ta thực hiện công 1000 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí , biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 400 J? A. U = -600 J B. U = 1400 J C. U = - 1400 J D. U = 600 J Câu 14: Người ta truyền cho khí trong xi-lanh lạnh nhiệt lượng 110 J. Chất khí nở ra thực hiện công 75 J đẩy pittong lên. Nội năng của khí biến thiên một lượng là: A. 35 J B. -35 J C. 185 J D. -185 J Câu 15: Khi cung cấp nhiệt lượng 2J cho khí trong xylanh đặt nằm ngang, khí nở ra đẩy pittông di chuyển 5cm. Cho lực ma sát giữa pittôngvà xylanh là 10N. Độ biến thiên nội năng của khí là? A. 0,5J. B. -0,5J. C. 1,5J. D. -1,5J. Câu 16: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật? A. Cọ xát vật lên mặt bàn. B. Đốt nóng. C. Làm lạnh. D. Đưa vật lên cao. Câu 17: Khí khi bị nung nóng đã tăng thể tích 0,02m3 và nội năng biến thiên 1280J.Nhiệt lượng đã truyền cho khí là bao nhiêu? Biết quá trình là đẳng áp ở áp suất 2.105Pa. A. 2720J. B. 5280J C. 4000J. D. Một đáp án Khác. Câu 18: Biểu thức nào diễn tả đúng quá trình chất khí vừa nhận nhiệt vừa nhận công? A. ∆U=Q+A với Q>0; A<0. B. ∆U=Q với Q>0. C. ∆U=Q+A với Q<0; A>0. D. ∆U=Q+A với Q>0; A>0. Câu 19: Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng? A. Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. B. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. C. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. D. Nhiêt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ. Câu 20: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt? A. Q+A=0 với A<0 B. ∆U=Q+A với ∆U>0; Q=0, A>0. C. Q+A=0 với A>0. D. ∆U=A+Q với A>0 và Q<0. Câu 21: Trong một chu trình của một động cơ nhiệt lí tưởng, chất khí thực hiện công 2.103 J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng 6.103 J. Hiệu suất của động cơ đó bằng: A. 33 % B. 80 % C. 65 % D. 25 % Câu 22: Hiệu suất của động cơ nhiệt là 40 %, nhiệt lượng nguồn nóng cung cấp 800J. Công mà động cơ nhiệt thực hiện là A. 2 kJ B. 320J. C. 800J. D. 480J. Câu 23: Người ta thực hiện công 100J để nén khí trong một xilanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh là 20J thì: A. Nội năng của khí tăng 80J B. Nội năng của khí tăng 120J C. Nội năng của khí giảm 80J D. Nội năng của khí giảm 12J ..................................................................................................................................... BÀI TẬP CHƯƠNG VI 161. Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 20 0C . Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg ở nhiệt độ 75oC. Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. 66
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 920J/(kg.K), của nước là 4180J/(kg.K) và của sắt là 460J/(kg.K) ĐS: 25oC ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 162. Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 128 g chứa 210 g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 192 g ở nhiệt độ 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,50C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của đồng thau là: 128J/(kg.K) và của nước là 4180 J/(kg.K). ĐS: 780 J/(kg.K). ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 163. Người ta bỏ một miếng kim loại chì và kẽm có khối lượng 50 g ở nhiệt độ 136 oC vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung (nhiệt lượng cần để làm cho vật nóng thêm lên 1oC) là 50 J/K chứa 100 g nước ở 14oC. Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên. Biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt trong nhiệt lượng kế là 18oC. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của kẽm là 337 J/(kg.K), của chì là 126 J/(kg.K) và của nước là 4180 J/(kg.K). ĐS: mzn=0,045kg; mpb=0,005kg ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 164. Một quả bóng có khối lượng 100 g, rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m. Tại sao bóng không nảy lên tới độ cao ban đầu? Tính độ biến thiên nội năng của quả bóng ? Lấy g=10m/s ĐS: 3 J ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 165. Người ta cung cấp chất khí chứa trong xy-lanh một nhiệt lượng 100 J. Chất khí nảy ra đẩy pít- tông lên và thực hiện một công là 70 J. Hỏi nội năng của khí biến thiên một lượng bằng bao nhiêu? ĐS: 30 J ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 166.Người ta thực hiện một công 100 J để nén khí trong một xy-lanh. Hỏi nội năng của khí biến thiên một lượng bao nhiêu? Nếu khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J. ĐS: 80 J ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 167. Khi truyền nhiệt lượng 6.106J cho chất khí đựng trong một xy-lanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pít-tông lên. Thể tích khí tăng thêm 0,5 m3. Hỏi nội năng của khí biến đổi một lượng bằng bao nhiêu? Biết áp suất của khí là 8.106 Pa và không đổi trong quá trình dãn nở. ĐS: 2.106 J ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 168. Một lượng khí ở áp suất 3.105 Pa có thể tích là 8 lít. Sau khi đun nóng đẳng áp khí nở ra và có thể tích là 10 lít. a) Tính công mà khí thực hiện. ĐS: a) -600J b) 400J b) Tính độ biến thiên nội năng của khí. Biết trong khi đun khí nhận nhiệt lượng là 1000 J. 67
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ..................................................................................................................................... ÔN TẬP CHƯƠNG VI LẦN 1 Câu 1: Chọn đáp án đúng. Nội năng của một vật là A. tổng động năng và thế năng của vật. B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 2: Công thức tính nhiệt lượng là A. Q mc t . B. Q ct . C. Q mt . D. Q mc . Câu 3: Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý I nhiệt động lực học ? A. U A Q . B. U Q . C. U A . D. A Q 0 . Câu 4: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A> 0. C. Q > 0 và A < 0. D. Q < 0 và A < 0. Câu 5: Câu nào sau đây nói về nội năng không đúng? A. Nội năng là một dạng năng lượng. B. Nội năng là nhiệt lượng. C. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, hoặc giảm đi. Câu 6: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. Câu 7: Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng? A. U = Q với Q >0 . B. U =Q + A với A > 0. C. U = Q + A với A < 0. D. U = Q với Q < 0. Câu 8: Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 200C sôi là : A. 8.104 J. B. 10. 104 J. C. 33,44. 104 J. D. 32.103 J. 0 Câu 9: Nhiệt lượng cần cung cấp cho 0,5 kg nước ở 0 C đến khi nó sôi là bao nhiêu? Nếu biết nhiệt dung của nước là xấp xỉ 4,18.103J/(kg.K). A. 2,09.105J. B. 3.105J. C. 4,18.105J. D. 5.105J. Câu 10: Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang nhiệt lượng 2 J. Khí nở ra đẩy pit-tông đi một đoạn 5cm với một lực có độ lớn là 20N. Độ biến thiên nội năng của khí là : A. 1J. B. 0,5J. C. 1,5J. D. 2J. Câu 11: Người ta thực hiện công 100J để nén khí trong một xilanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20J độ biến thiên nội năng của khí là : A. 80J. B. 100J. C. 120J. D. 20J. Câu 12: Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100J. Khí nở ra thực hiện công 70J đẩy pittông lên. Độ biến thiên nội năng của khí là : A. 20J. B. 30J. C. 40J. D. 50J. Câu 13: Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 200 C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 750C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài, nhiệt dụng riêng của nhôm là 0,92.103 J/(kg.K); của nước là 4,18.103 J/(kg.K); của sắt là 0,46.103 J/(kg.K). Nhiệt độ của nước khi bắt đầu cân bằng là: A. t = 10 0C. B. t = 150 C. C. t = 200 C. D. t = 250 C. 6 Câu 14: Truyền nhiệt lượng 6.10 J cho khí trong một xilanh hình trụ, khí nở ra đẩy pittông chuyển động làm thể tích của khí tăng thêm 0,5m3. Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong qúa trình khí thực hiện công. Độ biến thiên nội năng của khí là: A. 1. 106 J. B. 2.106 J. C. 3.106 J. D. 4.106 J. 68
GV: Nguyễn Thế Hiển
: 0979.179.287
..................................................................................................................................... ÔN TẬP CHƯƠNG VI LẦN 2 Câu 1: Nội năng của khí lý tưởng là A. động năng do động nhiệt của các phân tử khí. B. tổng thế năng tương tác và động năng do chuyển động nhiệt của các phân tử khí. C. tổng thế năng tương tác của các phân tử khí. D. tổng nhiệt lượng mà khối khí nhận được. Câu 2: Cách làm này sau đây không làm thay đổi nội năng của khối khí: A. truyền nhiệt. B. Nén khối khí. C. Cho khối khí dãn đẳng nhiệt. D. Cho khối khí nhả nhiệt ra bên ngoài. Câu 3: Nguyên lý I nhiệt động lực học được diễn tả bởi công thức: ΔU = Q + A, với quy ước A. Q > 0: hệ truyền nhiệt. B. A < 0: hệ nhận công. C. Q < 0: hệ nhận nhiệt. D. A > 0: hệ nhận công. Câu 4: Chọn phát biểu đúng. A. Trong quá trình đẳng tích, nhiệt lượng mà chất khí nhận được dùng làm tăng nội năng và thực hiện công. B. Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng đại số công và nhiệt lượng mà vật nhận được. C. Động cơ nhiệt chuyển hóa tất cả tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học. D. Nhiệt có thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. Câu 5: Trong một quá trình biến đổi trạng thái, khối khí không thực hiện công. Quá trình đó là quá trình A. đẳng áp. B. đẳng tích. C. đẳng nhiệt. D. bất kỳ. Câu 6: Trong một quá trình biến đổi, nội năng của khối khí không thay đổi. Quá trình đó là quá trình A. đẳng áp. B. đẳng tích. C. đẳng nhiệt. D. bất kỳ. Câu 7: Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ tỏa nhiệt và sinh công? A. Không đổi. B. Có thể tăng hoặc giảm. C. Luôn giảm. D. Luôn tăng. Câu 8: Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ nhận nhiệt và thực hiện công? A. Luôn tăng. B. Chưa thể kết luận. C. Không đổi. D. Luôn giảm. Câu 9: Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ nhận nhiệt và nhận công? A. Không đổi. B. Giảm rồi tăng. C. Giảm. D. Tăng. Câu 10: Định luật, nguyên lý vật lý nào cho phép ta giải thích hiện tượng chất khí nóng lên khi bị nén nhanh chẳng hạn không khí bị nén trong chiếc bơm xe đạp? A. Định luật bảo toàn cơ năng. B. Nguyên lý I nhiệt động lực học. C. Nguyên lý II nhiệt động lực học. D. Định luật bảo toàn động lượng. Câu 11: Theo nguyên lý I nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của một khối khí bằng A. công mà khối khí nhận được. B. nhiệt lượng mà khối khí nhận được. C. tổng đại số công và nhiệt mà khối khí nhận được. D. tổng công và nhiệt mà khối khí nhận được. Câu 12: Trong quá trình chất khí nhả nhiệt và nhận công thì A và Q trong biểu thức: ΔU = A + Q, dấu của A và Q là: A. Q <0, A > 0. B. Q < 0, A < 0. C. Q > 0, A > 0. D. Q > 0, A < 0. Câu 13: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì A và Q trong biểu thức: ΔU = A + Q, dấu của A và Q là: A. A < 0, A > 0. B. Q > 0, A < 0. C. Q > 0, A > 0. D. Q < 0, A < 0. Câu 14: Trong các hệ thức sau, hệ thức nào biểu diễn cho quá trình nung nóng đẳng tích một lượng khí? A. ΔU = 0. B. ΔU = Q. C. ΔU = A + Q. D. ΔU = A. Câu 15: Trong một chu trình của động cơ nhiệt lý tưởng, chất khí thực hiện một công bằng 2.10³J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng bằng 6.10³J. Hiệu suất của động cơ đó bằng: A. 33%. B. 80%. C. 65%. D. 25%. Câu 16: Chọn phát biểu đúng. A. Độ biến thiên nội năng là độ biến thiên nhiệt độ của vật. 69
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
B. Nội năng còn gọi là nhiệt lượng. C. Nội năng là phần năng lượng vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. D. Có thể làm thay đổi nội năng của vật bằng cách thực hiện công. Câu 17: Trong các hệ thức sau, hệ thức nào biểu diễn cho quá trình nung nóng khí trong bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình? A. ΔU = 0. B. ΔU = A + Q. C. ΔU = Q. D. ΔU = A. Câu 18: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và nhận công thì A và Q trong biểu thức ΔU A Q phải có giá trị nào sau đây? A. Q > 0, A < 0. B. Q > 0, A > 0. C. Q < 0, A < 0. D. Q < 0, A > 0. Câu 19: Hệ thức ΔU = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí? A. Nhận công và tỏa nhiệt. B. Nhận nhiệt và sinh công. C. Tỏa nhiệt và nội năng giảm. D. Nhận công và nội năng giảm. Câu 20: Trường hợp nào dưới đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng? A. ΔU = Q > 0. B. ΔU = A + Q; A > 0; Q > 0. C. ΔU = A > 0. D. ΔU = A + Q; A < 0; Q < 0. Câu 21: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh đẳng tích? A. ΔU = A > 0. B. ΔU = Q > 0. C. ΔU = A < 0. D. ΔU = Q < 0. Câu 22: Nội năng của một vật là A. tổng năng lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. B. tổng nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. C. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. tổng động năng và thế năng của vật. Câu 23: Phát biểu nào sau đây phù hợp với nguyên lý II nhiệt động lực học? A. Độ tăng nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. B. Động cơ nhiệt chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học. C. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn. D. Nhiệt lượng truyền cho vật làm tăng nội năng của vật nhưng không thể sinh công. Câu 24: Chọn phát biểu sai. A. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của năng lượng. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Nhiệt lượng là số đo biến đổi nội năng của vật trong quá trình nhiệt. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. Câu 25: Trong quá trình biến đổi đẳng tích thì hệ có thể A. nhận công và nội năng tăng. B. nhận nhiệt và nội năng tăng. C. nhận nhiệt và thực hiện công. D. nhận công và truyền nhiệt. Câu 26: Thực hiện công 100J để nén khí trong xy lanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20J. Kết luận đúng là A. Nội năng của khí tăng 80J. B. Nội năng của khí tăng 120J. C. Nội năng của khí giảm 80J. D. Nội năng của khí giảm 120J. Câu 27: Hiệu suất của một động cơ nhiệt là 40%, khi nguồn nóng cung cấp một nhiệt lượng 800J, động cơ nhiệt thực hiện một công là A. 2 kJ. B. 320 J. C. 800 J. D. 480 J. Câu 28: Người ta thực hiện một công 100J lên một khối khí và truyền cho khối khí một nhiệt lượng 40J. Độ biến thiên nội năng của khí là A. 60J và nội năng giảm. B. 140J và nội năng tăng. C. 60J và nội năng tăng. D. 140J và nội năng giảm. Câu 29: Chất khí trong xy lanh nhận nhiệt hay tỏa nhiệt một lượng là bao nhiêu nếu như thực hiện công 40J lên khối khí và nội năng khối khí tăng thêm 20J? A. Khối khí tỏa nhiệt 20J. B. Khối khí thu nhiệt 20J. C. Khối khí tỏa nhiệt 40J. D. Khối khí thu nhiệt 40J. Câu 30: Một động cơ nhiệt thực hiện một công 400J khi nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 1kJ. Hiệu suất của động cơ nhiệt là 70
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
A. 35%. B. 25%. C. 45%. D. 40%. Câu 31: Một động cơ nhiệt có hiệu suất 30%. Trong mỗi chu trình làm việc, tác nhân truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng 240J. Công mà động cơ thực hiện trong mỗi chu trình là A. 72 J. B. 103 J. C. 560 J. D. 800 J. Câu 32: Người ta thực hiện một công 100J để nén khí trong xy lanh. Biết rằng nội năng của khí tăng thêm 10J. Chọn kết luận đúng. A. Khí truyền nhiệt là 110J. B. Khí nhận nhiệt là 90J. C. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 110J. D. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 90J. Câu 33: Chất khí trong xy lanh nhận nhiệt hay tỏa nhiệt một lượng là bao nhiêu nếu như thực hiện công 170J lên khối khí và nội năng khối khí tăng thêm 170J? A. Khối khí nhận nhiệt 340J. B. Khối khí nhận nhiệt 170J. C. Khối khí truyền nhiệt 340J. D. Không có sự trao đổi nhiệt. Câu 34: Trong quá trình đẳng tích, nội năng của khí giảm 10J. A. Khí thu nhiệt 20J và sinh công 10J. B. Khí nhả nhiệt 20J và nhận công 10J. C. Khí nhả nhiệt 10J. D. Khí thu nhiệt 10J. Câu 35: Cách làm nào sau đây không thể nâng cao hiệu suất của động cơ nhiệt A. Tăng nhiệt độ nguồn nóng. B. Giảm nhiệt độ nguồn lạnh. C. Tăng hiệu nhiệt độ hai nguồn. D. Cấp thêm nhiên liệu cho động cơ. Câu 36: Một động cơ nhiệt nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 1200 J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng 900 J. Hiệu suất của động cơ này là A. 75%. B. 50%. C. 25%. D. 15% Câu 37: Nhiệt lượng một vật đồng chất thu vào là 6900 J làm nhiệt độ vật tăng thêm 50°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, biết khối lượng của vật là 300g. Nhiệt dung riêng của chất làm vật là A. 460 J/kgK. B. 1150 J/kgK. C. 8100 J/kgK. D. 41,4 J/kgK.
Câu 38: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng áp và thể tích tăng từ 2 lít lên 5 lít. Áp suất khí là 300 kPa. Công mà khối khí trao đổi với môi trường là A. 0,6 kJ. B. 0,9 kJ. C. 1,5 kJ. D. 1,2 kJ. Câu 39: Một mol khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng áp và tăng nhiệt độ từ 300 K lên 325K. Công mà khối khí trao đổi với môi trường là A. 208 kJ. B. 2493 J. C. 2700 J. D. 250 J. Câu 40: Nội năng của khối khí tăng 10J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30J. Khi đó khối khí đã A. sinh công 40 J. B. nhận công 20J. C. sinh công 20 J. D. nhận công 40J. Câu 41: Người ta truyền cho khí trong xy lanh nhiệt lượng 100J. Khí nở ra thực hiện công 70J đẩy pittong lên. Độ biến thiên nội năng của khí là A. –30J. B. 170J. C. 30J. D. –170J. Câu 42: Trong một xy lanh kín có giam 16g khí oxi. Cung cấp cho khối khí trong xy lanh một nhiệt lượng 291J thì nó dãn nở đẳng áp, nhiệt độ tăng từ 300K đến 320K. Độ biến thiên nội năng của khối khí bằng A. 125J. B. 291J. C. 83J. D. 208J. Câu 43: Trong một xy lanh kín có giam một lượng khí lý tưởng đang ở áp suất 1atm, thể tích 5 lít. Cung cấp cho khối khí trong xy lanh một nhiệt lượng 240J thì nó dãn nở đẳng áp, thể tích tăng đến 7 lít. Độ biến thiên nội năng của khối khí bằng: A. 202,6J. B. 442,6J. C. 37,4J. D. 238J. 71
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ Bài 34: CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH I. Chất rắn kết tinh Có dạng hình học, có cấu trúc tinh thể. 1. Cấu trúc tinh thể Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẻ với nhau bằng những lực tương tác và và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. 2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh - Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau. - Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không dổi ở mỗi áp suất cho trước. - Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. + Chất rắn đơn tinh thể: được cấu tạo từ một tinh thể, có tính dị hướng Ví dụ: hạt muối ăn, viên kim cương… + Chất rắn đa tinh thể: cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau, có tính đẳng hướng. Ví dụ: thỏi kim loại… 3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh Các đơn tinh thể silic và giemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn. Kim cương được dùng làm mũi khoan, dao cát kính. Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau. II. Chất rắn vô định hình 1. Chất rắn vô định hình: không có cấu trúc tinh thể, không có dạng hình học xác định. Ví dụ: nhựa thông, hắc ín,… 2. Tính chất của chất rắn vô định hình: + Có tính đẳng hướng + Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Bài 36 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I. Sự nở dài - Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài vì nhiệt. - Độ nở dài l của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ t và độ dài ban đầu lo của vật đó. l = l – lo = lot Trong đó: + l = l – lo là độ nở dài của vật rắn (m) + lo là chiều dài của vật rắn ở nhiệt độ to + l là chiều dài của vật rắn ở nhiệt độ t + là hệ số nở dài của vật rắn, phụ thuộc vào chất liệu vật rắn (K-1) + t = t – to là độ tăng nhiệt độ của vật rắn (0C hay K) + to là nhiệt độ đầu + t là nhiệt độ sau II. Sự nở khối Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối. Độ nở khối của vật rắn đồng chất đẳng hướng được xác định theo công thức : V = V – Vo = Vot Trong đó: + V = V – Vo là độ nở khối của vật rắn (m3) + Vo là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ to + V là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ t 72
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
+ là hệ số nở khối, 3 và cũng có đơn vị là K . + t = t – to là độ tăng nhiệt độ của vật rắn (0C hay K) + to là nhiệt độ đầu + t là nhiệt độ sau III. Ứng dụng. Phải tính toán để khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt. Lợi dụng sự nở vì nhiệt để lồng ghép đai sắt vào các bánh xe, để chế tạo các băng kép dùng làm rơle đóng ngắt điện tự động, … -1
..................................................................................................................................... A. TỰ LUẬN Bài 1: Một thanh ray dài 10m được lắp trên đường sắt ở 200C. Phải để hở 2 đầu 1 bề rộng bao nhiêu để nhiệt độ nóng lên đến 600C thì vẫn đủ chỗ cho thanh ray dãn ra? 12.106 K 1 ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 2: Buổi sáng ở nhiệt độ 150C, chiều dài của thanh thép là 10m. Hỏi buổi trưa ở nhiệt độ 300C thì chiều dài của thanh thép trên là bao nhiêu? Biết . ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 3: Một lá nhôm HCN có kích thước 2m x 1m ở 00C. Đốt nóng tấm nhôm tới 4000C thì diện tích tấm nhôm sẽ là bao nhiêu? 25.106 K 1 . ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 4: Một ấm bằng đồng thau có dung tích 3 lít ở 300C. Dùng ấm này đun nước thì khi sôi dung tích của ấm là 3,012 lít. Hệ số nở dài của đồng thau là bao nhiêu? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 5: Một thanh nhôm và một thanh thép ở 00C có cùng độ dài là l0. Khi đun nóng tới 1000C thì độ dài của hai thanh chênh nhau 0,5mm. Hỏi độ dài l0 của 2 thanh này ở 00C là bao nhiêu? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 6: Vàng có khối lượng riêng là 1,93.104 kg/m3 ở 200C. Hệ số nở dài của vàng là 14,3.10- 6K-1. Tính khối lượng riêng của vàng ở 900C. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 7: Một quả cầu bằng đồng thau có R = 50cm ở t = 250C. Tính thể tích của quả cầu ở nhiệt độ 600C. Biết hệ số nở dài 1,8.105 K 1 . ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 8: Tìm độ nở khối của một quả cầu nhôm bán kính 40cm khi nó được đun nóng từ 00C đến 1000C, biết 24.106 K 1 . ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 73
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
............................................................................................................................................................................ Bài 9: Tính khối lượng riêng của sắt ở 10000C, biết khối lượng riêng của nó ở 00C là 7,8.103kg/m3. Cho 1, 2.105 K 1 . ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 10: Tính khối lượng riêng của đồng thau ở 5000C, biết khối lượng riêng của đồng thau ở 00C là 8,7.103kg/m3, 1,8.105 K 1 . ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................
Bài 37: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG I. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. 1. Thí nghiệm. Chọc thủng màng xà phòng bên trong vòng dây chỉ ta thấy vòng dây chỉ được căng tròn. Hiện tượng cho thấy trên bề mặt màng xà phòng đã có các lực nằm tiếp tuyến với bề mặt màng và kéo nó căng đều theo mọi phương vuông góc với vòng dây chỉ. Những lực kéo căng bề mặt chất lỏng gọi là lực căng bề mặt chất lỏng. 2. Lực căng bề mặt. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt của chất lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của đoạn đường đó : f = l. Với là hệ số căng mặt ngoài, có đơn vị là N/m. Hệ số phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng : giảm khi nhiệt độ tăng. 3. Ứng dụng. Nhờ có lực căng mặt ngoài nên nước mưa không thể lọt qua các lổ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù hoặc trên các mui bạt ôtô. Hoà tan xà phòng vào nước sẽ làm giảm đáng kể lực căng mặt ngoài của nước, nên nước xà phòng dễ thấm vào các sợi vải khi giặt để làm sạch các sợi vải, … Lực căng mặt ngoài tác dụng lên vòng chỉ trong thí nghiệm 37.2 : Fc = .2d Với d là đường kính của vòng dây, d là chu vi của vòng dây. Vì màng xà phòng có hai mặt trên và dưới phải nhân đôi. Xác định hệ số căng mặt ngoài bằng thí nghiệm : Số chỉ của lực kế khi bắt đầu nâng được vòng nhôm lên : F = Fc + P => Fc = F – P. Fc Mà Fc = (D + d) => = (D d ) II. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt. 1. Thí nghiệm. Giọt nước nhỏ lên bản thuỷ tinh sẽ bị lan rộng ra thành một hình dạng bất kỳ, vì nước dính ướt thuỷ tinh. Giọt nước nhỏ lên bản thuỷ tinh phủ một lớp nilon sẽ vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực, vì nước không dính ướt với nilon. Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lỏm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt. 2. Ứng dụng. Hiện tượng mặt vật rắn bị dính ướt chất lỏng được ứng dụng để làm giàu quặng theo phương pháp “tuyển nổi”. III. Hiện tượng mao dẫn. 1. Thí nghiệm. Nhúng các ống thuỷ tinh có đường kính trong nhỏ vào trong chất lỏng ta thấy: + Nếu thành ống bị dính ướt, mức chất lỏng bên trong ống sẽ dâng cao hơn bề mặt chất lỏng ở ngoài ống và bề mặt chất lỏng trong ống có dạng mặt khum lỏm. 74
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
+ Nếu thành ống không bị dính ướt, mức chất lỏng bên trong ống sẽ hạ thấp hơn bề mặt chất lỏng ở ngoài ống và bề mặt chất lỏng trong ống có dạng mặt khum lồi. + Nếu có đường kính trong càng nhỏ, thì mức độ dâng cao hoặc hạ thấp của mức chất lỏng bên trong ống so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống càng lớn. Hiện tượng mức chất lỏng ở bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn. Các ống trong đó xảy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống mao dẫn. Hệ số căng mặt ngoài càng lớn, đường kính trong của ống càng nhỏ mức chênh lệch chất lỏng trong ống và ngoài ống càng lớn. 2. Ứng dụng. Các ống mao dẫn trong bộ rễ và thân cây dẫn nước hoà tan khoáng chất lên nuôi cây. Dầu hoả có thể ngấm theo các sợi nhỏ trong bấc đèn đến ngọn bấc để cháy. ..................................................................................................................................... A. TỰ LUẬN Bài 1: Một vòng nhôm mỏng có đường kính ngoài và trong là 50mm và có trọng lượng 68.10-3N được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Lực để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng bao nhiêu? nếu biết hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 2: Màn xà phòng tạo ra trên khung dây thép hình chữ nhật có cạnh MN = 10cm di chuyển được. Cần thực hiện công bao nhiêu để kéo cạnh MN di chuyển 5cm để làm tăng diện tích màn xà phòng? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 3: Cho rượu vào ống nhỏ giọt, đường kính miệng d = 2mm, khối lượng của mỗi giọt rượu là 0,0151g, g = 10m/s2. Suất căng mặt ngoài của rượu là? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 4: Cho 15,7g rượu vào ống nhỏ giọt, rượu chảy ra ngoài qua ống thành 1000 giọt, g = 10m/s2. Suất căng mặt ngoài của rượu là 0,025 N/m. Tính đường kính miệng ống. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 5: Nước từ trong một pipette chảy ra ngoài thành từng giọt, đường kính đầu ông là 0,5mm. Tính xem 10cm3 nước chảy hết ra ngoài thành bao nhiêu giọt? Biết rằng 7,3.102 N / m . ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 6: Để xác định hệ số căng bề mặt của nước, người ta dùng ống nhỏ giọt mà đầu dưới của ống có đường kính trong 2mm. Biết khôi lượng 20 giọt nước nhỏ xuống là 0,95g. Xác định hệ số căng bề mặt, coi trọng lượng giọt nước đúng bằng lực căng bề mặt lên giọt nước. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 7: Một vòng xuyến có đường kính trong là 4,5cm và đường kính ngoài là 5cm. Biết hệ số căng bề mặt ngoài của glyxêrin ở 200C là 65,2.10-3N/m. Tính lực bứt vòng xuyến này ra khỏi mặt thoáng của glyxêrin?. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Bài 8: Một vòng dây có đường kính 10cm được nhúng chìm nằm ngang trong một mẫu dầu. Khi kéo vòng dây khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng mặt ngoài là 1,4.10-2N. Hãy tính hệ số căng mặt ngoài của dầu. ............................................................................................................................................................................ 75
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................
Bài 38: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT I. Sự nóng chảy. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. 1. Thí nghiệm. Khảo sát quá trình nóng chảy và đông đặc của các chất rắn ta thấy : Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở mỗi áp suất cho trước. Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài. 2. Nhiệt nóng chảy. Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy : Q = m. Với là nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy, có đơn vị là J/kg. 3. Ứng dụng. Nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, chuông, luyện gang thép. II. Sự bay hơi. 1. Thí nghiệm. Đổ một lớp nước mỏng lên mặt đĩa nhôm. Thổi nhẹ lên bề mặt lớp nước hoặc hơ nóng đĩa nhôm, ta thấy lớp nước dần dần biến mất. Nước đã bốc thành hơi bay vào không khí. Đặt bản thuỷ tinh gần miệng cốc nước nóng, ta thấy trên mặt bản thuỷ tinh xuất hiện các giọt nước. Hơi nước từ cốc nước đã bay lên đọng thành nước. Làm thí nghiệm với nhiều chất lỏng khác ta cũng thấy hiện tượng xảy ra tương tự. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ. 2. Hơi khô và hơi bảo hoà. Xét không gian trên mặt thoáng bên trong bình chất lỏng đậy kín : Khi tốc độ bay hơp lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bảo hoà có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hoà. Áp suất hơi bảo hoà không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng. 3. Ứng dụng. Sự bay hơi nước từ biển, sông, hồ, … tạo thành mây, sương mù, mưa, làm cho khí hậu điều hoà và cây cối phát triển. Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối. Sự bay hơi của amôniac, frêôn, … được sử dụng trong kỉ thuật làm lạnh. III. Sự sôi. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi. 1. Thí nghiệm. Làm thí nghiệm với các chất lỏng khác nhau ta nhận thấy : Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định và không thay đổi. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao. 2. Nhiệt hoá hơi. Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi : Q = Lm. Với L là nhiệt hoá hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi, có đơn vị là J/kg.
76
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Bài 39: ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại. 1. Độ ẩm tuyệt đối. Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng được đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí. Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là g/m3. 2. Độ ẩm cực đại. Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bảo hoà. Giá trị của độ ẩm cực đại A tăng theo nhiệt độ. Đơn vị của độ ẩm cực đại là g/m3. II. Độ ẩm tỉ đối. Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ : a f = .100% A hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bảo hoà trong không khí ở cùng một nhiệt độ. p f= .100% pbh Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao. Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế : Am kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương. III. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí. Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh. Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ, … Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, … ..................................................................................................................................... BÀI TẬP CHƯƠNG VII Sự nở vì nhiệt của vật rắn 177 – Một thước thép ở 200C có độ dài 1m. Khi nhiệt độ là 400C thì thước thép này dài thêm bao nhiêu ? Biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6K-1. ĐS: 0,22mm ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 178 – Một dây tải điện ở 200C có độ dài 1800m. Hãy xác định hệ số nở dài của dây tải điện này. Biết hệ số nở dài của dây tải điện là = 11,5.10-6K-1. ĐS: 62,1cm ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 179 – Mỗi thanh ray của đường sắt ở nhiệt độ 150C có độ dài là 12,5m. Nếu hai đầu của các thanh ray đó chỉ đặt cách nhau 4,5mm, thì các thanh ray này có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất là bao nhiêu để chúng không bị uốn cong do tác dụng nở vì nhiệt ? Biết hệ số nở dài của mối thang ray là = 12.10-6K-1. ĐS: 450C. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 183 – Hai thanh một thanh sắt, một thanh kẽm dài bằng nhau ở 00C, còn ở 1000C thì chênh nhau 1mm. Hỏi chiều dài của thanh đó ở 00C. Biết Fe = 11.10-6K-1 ; Zn = 34.10-6K-1. ĐS: 0,442m ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 77
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
............................................................................................................................................................................ 185 – Một thước bằng nhôm có các độ chia đúng ở 50C. Thước dùng đo một chiều dài ở 350C. Kết quả đọc được là 88,45cm. Tính sai số do ảnh hưởng của nhiệt độ và chiều dài đúng. ĐS: 0,6mm ; 88,48cm ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 186- Ở 300C, một quả cầu thép có đường kính 6cm và không lọt qua một lỗ khoét trên một tấm đồng thau vì đường kính của lỗ kém hơn 0,01mm. Hỏi phải đưa quả cầu thép và tấm đồng thau tới cùng nhiệt độ bao nhiêu thì quả cầu lọt qua lỗ tròn? Biết hệ số nở dài của thép là 12.10-6K-1, và của đồng thau là 19.10-6 K-1. ĐS: 540C ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng 188- Một vòng xuyến có đường kính ngoài 44mm và đường kính trong 40mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45mN. Lực bứt vòng xuyến này ra khỏi bề mặt của glixerin ở 200C là 64,3mN. Tính hệ số căng mặt ngoài của glixerin ở nhiệt độ này. ĐS: 73.10-3N/m ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 189- Một màng xà phòng được căng trên mặt khung dây đồng mảnh hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây đồng AB dài 50mm và có thể trượt dễ dàng dọc theo chiều dài của khung. Tính trọng lượng P của đoạn dây AB để nó nằm cân bằng. Hệ số căng bề mặt của xà phòng là = 0,04N/m. ĐS: 4.10-3N/m ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 190- Có 4cm3 dầu lỏng chảy qua một ống nhỏ giọt thành 304 giọt dầu. Đường kính trong của lỗ đầu ống nhỏ giọt là 1,2mm và khối lượng riêng của dầu là 900kg/m3. Tìm hệ số căng bề mặt của dầu. ĐS: 0,03N/m ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 191- Một mẩu gỗ hình lập phương có khối lượng 20g được đặt nổi trên mặt nước. Mẫu gỗ có cạnh dài 30mm và dính ướt nước hoàn toàn, nước có khối lượng riêng là 1000kg/m3 và hệ số căng bề mặt là 0,072N/m. Tính độ ngập sâu trong nước của mẫu gỗ ? Lấy g = 9,8m/s2. ĐS: 2,3cm. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Sự chuyển thể của các chất 192- Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4kg nước đá ở 00C để chuyển nó thành nước ở 200C. Cho nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K). ĐS: 1694,4 kJ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 193- Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng nhôm khối lượng 100g ở nhiệt độ 200C, để nó hóa lỏng ở nhiệt độ 6580C. Nhôm có nhiệt dung riêng là 896J/(kg.K). Và nhiệt nóng chảy riêng là 3,9.105J/kg. ĐS: 96,165 kJ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 194- Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho một cục nước đá có khối lượng 0,2kg ở -200C tan thành nước và sau đó được đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 1000C. Tính nhiệt độ của nước 78
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
trong cốc nhôm khi cục nước đá tan vừa hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.10 J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/(kg.K) và của nước là 4180J/(kg/K). Bỏ qua sự mất mát nhiệt độn do truyền ra bên ngoài nhiệt kế. ĐS: 4,50C. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 5
Độ ẩm của không khí 195 - Không khí ở 300C có độ ẩm tuyệt đối là 21,53g/m3. Hãy xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ở 30oC. ĐS: 71% ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 196 – Buổi sáng, nhiệt độ không khí là 230C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa nhiệt đông không khí là 300C và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn? ĐS: buổi trưa. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 197- Nhiệt độ trong phòng là 150C, độ ẩm tỉ đối là 70% thể tích trong phòng là 100m3. Độ ẩm cực đại là 12,8g/m3. Tìm lượng hơi nước có trong phòng? ĐS: 0,9kg. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 198- Nhiệt độ không khí buổi chiều là 150C, độ ẩm tỉ đối là 64%, độ ẩm cực đại là 12,8g/m3.Ban đêm khi nhiệt độ là 50C thì có bao nhiêu lượng hơi nước tạo thành sương trong 1m 3 không khí ? Biết độ ẩm cực đại ở 50C là 6,8g/m3. ĐS: 1,4g ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ 199- Giả sử một vùng không khí có thể tích 1,4.1010m3chứa hơi nước bão hòa ở 200C. Hỏi có bao nhiêu lượng nước mưa rơi xuống qua quá trình tạo thành mây nếu nhiệt độ hạ thấp tới 100C. ĐS: 11,06.107kg. ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ .....................................................................................................................................
ÔN TẬP CHƯƠNG VII Bài 34: CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH Câu 1: Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng? A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình. B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình. D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể. Câu 2: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh? A. Có dạng hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể. C. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định. D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 3: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình? A. Có dạng hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể. C. Có tính dị hướng. D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 4: Câu nào dưới đây nói về đặc tính của chất rắn kết tinh là không đúng? A. Có thể có tính dị hướng hoặc có tính đẳng hướng. B. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. C. Có cấu trúc tinh thể. D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 5: Chọn đáp án đúng.Đặc tính của chất rắn vô định hình là A. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. B. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. C. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. D. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. 79
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 6: Chọn đáp án đúng.Đặc tính của chất rắn đa tinh thể là A. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. B. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. C. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. D. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. Câu 7: Chất rắn nào dưới đây, thuộc loại chất rắn kết tinh? A. Thuỷ tinh. B. Nhựa đường. C. Kim loại. Câu 8: Chất rắn nào dưới đây thuộc loại chất rắn vô định hình? A. Băng phiến. B. Nhựa đường. C. Kim loại.
D. Cao su. D. Hợp kim.
Bài 36: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN Câu 1: Với kí hiệu: l0 là chiều dài ở 00C ; l là chiều dài ở t0C ; là hệ số nở dài. Biểu thức nào sau đây là đúng với công thức tính chiều dài l ở t0C? A. l = l0 + t B. l = l0 t C. l = l 0 (1 t ) D. l = l 0 . 1 t
Câu 2: Khối lượng riêng của sắt ở 800oC bằng bao nhiêu ? Biết khối lượng riêng của sắt ở 0oC là 7,800.10 3 kg/m3 .Cho hệ số nở dài của sắt là 1,1.10–5 K–1. A. 7,599.10 3 kg/m3 . B. 7,900.10 3 kg/m3 . C. 7,857.10 3 kg/m3 . D. 7,485.10 3 kg/m3 . 0 0 Câu 3: Với ký hiệu: V0 là thể tích ở 0 C ; V thể tích ở t C ; là hệ số nở khối. Biểu thức nào sau đây là đúng với công thức tính thể tích ở t0C? A. V = V0 - t B. V = V0 + t C. V = V0 ( 1+ t ) D. V = V0 1 t
Câu 4: Một thanh ray dài 10m được lắp lên đường sắt ở nhiệt độ 200C. phải chừa một khe hở ở đầu thanh ray với bề rộng là bao nhiêu, nếu thanh ray nóng đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. Biết hệ số nở dài của sắt lµ = 12. 10-6 k-1 . A. l = 3,6.10-2 m B. l = 3,6.10-3 m C. l = 3,6.10-4 m D. l = 3,6. 10-5 m Câu 5: Hai thanh kim loại, Một bằng sắt và một bằng kẽm ở 00C có chiều dài bằng nhau, còn ở 1000C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là = 1,14.10-5k-1 và của kẽm là = 3,4.10-5k-1. Chiều dài của hai thanh ở 00C là: A. l0 = 0,442mm B. l0 = 4,42mm. C. l0 = 44,2mm D. l0 = 442mm. Câu 6: Một bình thuỷ tinh chứa đầy 50 cm3 thuỷ ngân ở 180C . Biết: Hệ số nở dài của thuỷ tinhlà : 1 = 9.10-6 k-1.Hệ số nở khối của thuỷ ngân là: 2 = 18.10-5k-1. Khi nhiệt độ tăng đến 380C thì thể tích của thuỷ ngân tràn ra là: A. V = 0,015cm3 B. V = 0,153cm3 C. V = 1,53cm3 D. V = 153cm3 Câu 7: Chiều dài của mỗi thanh ray ở 00C là 12,5m. Khoảng cách giũa hai đầu hai thanh ray nối tiếp phải có giá trị bao nhiêu? Biết nhiệt độ của thanh ray có thẻ lên tới 500C, hệ số nở dài của thép làm thanh ray là 1,2.10-5K-1. A. 3,75mm B. 6mm C. 7,5mm D. 2,5mm 0 Câu 8: Một khối đồng thau kính thước 40cm-20cm-30cm ở nhiệt độ 20 C. Cho 1,7.10 5 K 1 . Thể tích của nó khi nhiệt độ tăng đến 5200C là: A. 24612cm2 B. 42612cm2 C. 12642cm2 D. 62412cm2 Câu 9: Khi vật rắn kim loại bị nung nóng thì khối lượng riêng của vật tăng hay giảm? Tại sao? A. Tăng, vì thể tích của vật không đổi nhưng khối lượng của vật giảm. B. Giảm, vì khối lượng của vật không đổi nhưng thế tích của vật tăng. C. Tăng. vì thể tích của vật tăng chậm còn khối lượng của vật tăng nhanh hơn. D. Giảm, vì khối lương của vật tăng châm còn thế của vật tăng nhanh hơn. Câu 10: Độ nở dài l của vật rắn (hình trụ đồng chất) được xác định theo công thức: A. l l l0 l0 t . B. l l l0 l0 t . C. l l l0 l0t . D. l l l0 l0 . Câu 11: Độ nở khối của vật rắn đồng chất được xác định theo công thức: A. V V V0 V0 t . B. V V V0 V0 t . C. V V0 . D. V V0 V Vt Câu 12: Dụng cụ có nguyên tắc hoạt động không liên quan đến sự nở vì nhiệt là: A. Rơ le nhiệt. B. Nhiệt kế kim loại. C. Đồng hồ bấm giây. D. Ampe kế nhiệt. 80
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 13: Khi đổ nước sôi vào trong cốc thuỷ tinh thì cốc thuỷ tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ là vì: A. Cốc thạch anh có thành dày hơn. B. Thạch anh cứng hơn thuỷ tinh. C. Thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn nhiều thuỷ tinh. D. Cốc thạch anh có đáy dày hơn. Bài 37. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG Câu 1: Lực căng mặt ngoài tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn được xác định theo hệ thức:
A. f .l
B.
f
.
C.
l
f
l
.
D. f 2.l
Câu 2: Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là: A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn. B. Bề mặt tiếp xúc. C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng. D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng. Câu 3: Chiếc kim khâu có thể nổi trên mặt nước khi đặt nằm ngang vì: A. Chiếc kim không bị dính ướt nước. B. Khối lượng riêng của chiếc kim nhỏ hơn khối lượng của nước. C. Trọng lượng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực đẩy Ác si mét. D. Trọng lượng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực căng bề mặt của nước tác dụng lên nó. Câu 4: Nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt là vì A. Lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua lỗ nhỏ của tấm bạt. B. Vải bạt không bị dinh ướt nước. C. Hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt. D. Vải bạt dính ướt nước. Câu 5: Hịên tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí. B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước. C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài. D. Giọt nước động trên lá sen. Câu 6: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng: A. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng. B. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng. C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định. D. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang. Câu 7: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng? A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng của chất lỏng. B. Hệ số căng bề mặt của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. C. Hệ số căng bề mặt không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng. D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng. Câu 8: Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để: A. Làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi. B. Dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa. C. Thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm. D. Chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông. Câu 9: Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện: A. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và không bị nước dính ướt. B. Tiết diện nhỏ hở một đầu và không bị nước dính ướt. C. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu. D. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và bị nước dính ướt.
81
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Câu 10: Một vòng dây kim loại có đường kính 8cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10-3N. Hệ số căng bề mặt của dầu trong chậu là giá trị nào sau đây: A. = 18,4.10-3 N/m B. = 18,4.10-4 N/m C. = 18,4.10-5 N/m D. = 18,4.10-6 N/m Câu 11: Lực căng mặt ngoài tác dụng lên một vòng kim loại có chu vi 50 mm được nhúng vào nước xà phòng là bao nhiêu? Biết hệ số căng bề mặt = 0,040 N/m. A. f = 0,001 N. B. f = 0,002 N. C. f = 0,003 N. D. f = 0,004 N. Bài 38: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT Câu 1: Chọn đáp đúng.Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là A. sự nóng chảy. B. sự kết tinh. C. sự bay hơi. D. sự ngưng tụ. Câu 2: Chọn đáp đúng.Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của các chất gọi là A. sự nóng chảy. B. sự kết tinh. C. sự hoá hơi. D. sự ngưng tụ. Câu 3: Nhiệt nóng chảy Q được xác định theo công thức: A. Q .m . B. Q . C. Q m . D. Q L.m
m
Câu 4: Chọn đáp đúng.Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào A. nhiệt độ. B. diện tích bề mặt. C. áp suất bề mặt chất lỏng. D. khối lượng của chất lỏng. Câu 5: Câu nào dưới đây là không đúng? A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng. B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ và bay hơi luôn xảy ra đồng thời. C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kỳ. Câu 6: Nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng nhôm có khối lượng 100g ở nhiệt độ 200C, để nó hoá lỏng ở nhiệt độ 6580C là bao nhiêu? Biết nhôm có nhiệt dung riêng là 896J/(kg.K), nhiệt nóng chảy là 3,9.105J/K . A. 96,16J. B. 95,16J. C. 97,16J. D. 98,16J. 0 Câu 7: Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở 0 C chuyển thành nước ở cùng nhiệt độ đó là bao nhiêu? biết nhiệt nóng chảy riêng của nước = 3,5. 105 J/kg. A. 15.105 J. B. 16.105 J. C. 16,5.105J. D. 17,5.105J. Câu 8: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy? A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy. B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J). C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau. D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thứcQ= .m trong đó là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật. Câu 9: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn? A. Jun trên kilôgam độ (J/kg. độ) B. Jun trên kilôgam (J/ kg). C. Jun (J) D. Jun trên độ (J/ độ). Câu 10: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Thể tích của chất lỏng. B. Gió. C. Nhiệt độ. D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc? A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy. C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi. D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.
82
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
Bài 39: ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ Câu 1: Chọn đáp án đúng.Khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí là A. độ ẩm cực đại. B. độ ẩm tuyệt đối. C. độ ẩm tỉ đối. D. độ ẩm tương đối. Câu 2: Độ ẩm tỉ đối của không khí được xác định theo công thức: a A a A. f .100% . B. f . C. f a.A.100% . D. f .100% . A A a 0 3 Câu 3: Vào một ngày nào đó nhiệt độ là 30 C, trong 1m không khí của khí quyển có chứa 20,6g hơi nước. Độ ẩm cực đại A = 30,3 g/m3. Độ ẩm tương đối của không khí sẽ là: A. f = 68 %. B. f = 67 %. C. f = 66 %. D. f =65 %. Câu 4: Buổi sáng nhiệt độ không khí là 23 0C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 30 0 C và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn? Biết khối lượng riêng của nước ở 23 0C là 20,60 g/m3 và 30 0C là 30,29 g/m3. A. Buổi sáng. B. Buổi trưa. C. Bằng nhau. D. Không xác định được. Câu 5: Không khí ở 25oC có độ ẩm tương đối là 70 %. Biết khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở 25oC là 23g/m3 .Khối lượng hơi nước có trong 100 m3 không khí là : A. 1,61kg. B. 16,1kg. C. 1,61g. D. 161g. .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... 83
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
.......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... 84
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
.......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... 85
: 0979.179.287
GV: Nguyễn Thế Hiển
.......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... 86