Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
PHƯƠNG PHÁP HỌC NHANH SINH HỌC THPT
QUỐC GIA - TẬP 2 - NGUYỄN DUNG - VŨ HẢI -
PHẠM HƯƠNG (ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC -
TIẾN HÓA - SINH THÁI HỌC - DI TRUYỀN NGƯỜI)
WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
PHƯƠNG PHÁP HỌC NHANH SINH HỌC
Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock com/28062415
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
- Mức độ sinh sản của quần thể (B): là số cá thể mới do quần thể sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định. Số lượng này phụ thuộc vào sức sinh sản của mỗi cá thể cái và tất cả các cá thể tham gia sinh sản, số lứa đẻ trong đời, cũng như tác động của các yếu tố môi trường.
- Mức độ tử vong (D): là số lượng cá thể của quần thề bị chết trong một khoảng thời gian nhất định hoặc vì già hay do tác động của môi trường.
- Mức nhập cư của quần thể (I): là số cá thể từ quần thể khác chuyển đến. Khi điều kiện sống thuận lợi, sự nhập cư ít gây ảnh hưởng cho quần thể sở tại.
- Mức xuất cư của quần thể (E): là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di cư đến nơi ở mới.
- Mức sống sót (Ss): là số cá thể còn sống đến một thời điểm nhất định.
- Mức sống sót được biểu diễn bằng công thức: Ss1D =−
Trong đó: 1 là kích thước quần thể được xem là một đơn vị.
D là mức tử vong (D 1)
- Mỗi nhóm loài có dạng đường cong sống sót khác nhau. Các loài sinh vật đều có xu hướng nâng cao mức sống sót của quần thể bằng cách khác nhau.
4. Sự tăng trưởng kích thước quần thể.
- Kích thước quần thể có thể tăng theo 2 dạng:
Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: (tăng trưởng theo hàm số mũ)
- Là tăng trưởng của quần thể trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi, thỏa mãn mọi nhu cầu về nguồn sống của quần thể
- Gồm những loài có kích thích thước nhỏ, tuổi thọ thấp, sức sinh sản cao (muỗi, vi sinh vật, các loài côn trùng có một thế hệ trong mùa sinh sản...)
- Các cá thể trong quần thể sinh sản với toàn bộ tiềm năng sinh học cao vốn có của loài.
- Đường cong tăng trưởng là đường cong hình chữ J
- Biểu thức. () N bd.N t ∆ =− ∆ , hay N r.N t ∆ = ∆
Trong đó:N t ∆ ∆ là tốc độ gia tăng số lượng cá thể của quần thể
- N∆ là mức tăng trưởng
- t∆ là khoảng thời gian
- N là số lượng cá thể
- r là hệ số hay tốc độ tăng trưởng
Tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn:
- Là tăng trưởng của quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn, điều kiện môi trường không thỏa mãn nhu cầu sống của quần thể.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
- Gồm những loài có kích thước lớn, tuổi thọ cao.
- Đường cong tăng trưởng là đường cong hình chữ S
- Biểu thức. NKN r.N tK
=
Trong đó:N t ∆ ∆ làtốc độ gia tăng số lượng cá thể của quần thể
- N∆ là mức tăng trưởng
- t∆ là khoảng thời gian
- N là số lượng cá thể
- r là hệ số hay tốc độ tăng trưởng
- K là số lượng tối đa mà quần thể đạt được, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP.
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
Bài 1: Tuổi quần thể là
A. Thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh
B. Tuổi thọ trung bình của loài
C. Thời gian sống thực tế của cá thể D. Tuổi bình quân của quần thể
Bài 2: Tuổi sinh lý là
A. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
B. Thời gian sống thực tế của cá thể
C. Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể
D. Thời gian sống của các cá thể từ khi sinh ra đến khi sinh sản
Bài 3: Nhân tố cơ bản gây ra sự thay đổi kích thước của quần thể sinh vật là
A. Mức nhập cư và xuất cư
C. Mức sinh sản và tử vong
B. Mật độ của quần thể
D. Nguồn thức ăn
Bài 4: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A. Kiểu phân bố
C. Tỉ lệ các nhóm tuổi
Bài 5: Kích thước quần thể là
A. Sản lượng cá thể trong quần thể
B. Số lượng cá thể trong quần thể
B. Tỉ lệ đực cái
D. Mối quan hệ giữa các cá thể
C Tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể
D. Số lượng cá thể tính trên đơn vị diện tích hay thể tích
Bài 6: Mật độ cá thể của quần thể
A. Là khối lượng cá thể trên một đơn vị diện tích của quần thể
B. Là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
C. Là số lượng cá thể trên một đơn vị thể tích của quần thể
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Là kích thước quần thể trên một đơn vị diện tích của quần thể
Bài 7: Hiện tượng “hiệu quả nhóm” thể hiện mối quan hệ
∆−
∆
A. Cạnh tranh cùng loài
B. Kí sinh cùng loài
C. Hỗ trợ cùng loài
D. Ăn thịt đồng loại
Bài 8: Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể được gọi là
A. Tuổi sinh thái B. Tuổi quần thể
C. Tuổi sinh sản D. Tuổi sinh lí
Bài 9: Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm là:
A. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn
B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn
C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều
D. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít
Bài 10: Kích thước tối thiểu của quần thể là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể phải có, đủ đảm bảo cho
A. Quần thể có khả năng duy trì nòi giống
B. Các cá thể trong quần thể có thể chống đỡ trước kẻ thù
C. Các cá thể trong quần thể có thể đối phó với thiên tai
D. Các cá thể trong quần thể có thể giúp nhau tìm kiếm thức ăn
Bài 11: Mức sinh sản của quần thể là
A. Hiệu số giữa số cá thể được sinh ra với số cá thể bị chết đi
B. Số cá thể được sinh ra trong thời gian tồn tại của quần thể
C. Số cá thể mới được sinh ra trong một đơn vị thời gian xác định
D. Số cá thể sống sót đến tuổi trưởng thành của quần thể
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Về mặt sinh thái, các dấu hiệu đặc trưng của quần thể là
A. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, mức tử vong, kiểu tăng trưởng
B. Sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, mức tử vong và kiểu tăng trưởng
C. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, sức sinh sản và mức tử vong
D. Độ phong phú, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, mức tử vong và kiểu tăng trưởng.
Bài 2: Kiểu phân bố có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có đặc điểm
A. Các cá thể sống bầy đàn
B. Thường gặp khi điều kiện môi trường phân bố không đồng đều
C. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
D. Là kiểu phân bố phổ biến nhất
Bài 3: Nếu kích thước quần thể giảm xuống tới dưới mức tối thiểu thì quẩn thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt
vong do nguyên nhân chính là
A. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm
C. Không kiếm đủ thức ăn
B. Sức sinh sản giảm
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Chỉ còn lại những cá thể già yếu
Bài 4: Khi nói về phân bố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, giữa các cá thể có sự cạnh
tranh gay gắt
B. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, giữa các cá thể không có sự
cạnh tranh gay gắt
C. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt
D. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, giữa các cá thể không có sự cạnh
tranh gay gắt
Bài 5: Hình thức phân bố ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường
C. Giảm mức độ canh tranh giữa các cá thể trong quần thể
D. Cả A, B, C.
Bài 6: Yếu tố nào trực tiếp chi phối số lượng cá thể của quần thể làm kích thước quần thể trong tự nhiên thường bị biến động
A. Mức xuất cư và nhập cư
C. Tỉ lệ đực, cái trong quần thể
B. Mức sinh và mức tử vong
D. Số lượng cá thể trong quần thể
Bài 7: Hiện tượng gà chết hàng loạt do virus H5N1 trong những năm gần đây thuộc dạng biến động số
lượng
A. Không theo chu kỳ.
C. Theo chu kỳ ngày đêm.
B. Theo chu kỳ mùa.
D. Theo chu kỳ nhiều năm.
Bài 8: Một quần thể sẽ bị diệt vong khi mất đi
A. Nhóm đang sinh sản
B. Nhóm trước sinh sản
C. Nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản
D. Nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản
Bài 9: Gọi Nt và N0 là số lượng cá thể ở thời điểm t và t0, B là mức sinh sản, D là mức tử vong, I là mức nhập cư và E là mức xuất cư. Thì kích thước quần thể ở thời điểm t được mô tả bằng công thức tổng quát
nào dưới đây?
A. t 0 NNBIDE =+−+−
C. t 0 NNBDIE =++−+
B. t 0 NNDBEI =+−+−
D. t0 NNBDIE =+−+−
Bài 10: Trong trường hợp nào sau đây sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất
A. Quần thể có kích thước tối đa
C. Quần thể có kích thước bình thường
B. Quần thể có kích thước tối thiểu
D. Quần thể phân bố theo nhóm
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 11: Sự tăng trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli trong điều kiện thí nghiệm là:
A. Tăng trưởng tối đa của quần thể vi khuẩn
B. Tăng trưởng bị giới hạn do điều kiện của phòng thí nghiệm
C. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
D. Tăng trưởng theo kiểu chữ S
Bài 12: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát hiểu nào sau đây là đúng?
A. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường
B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong
C. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể
D. Kích thước quần thể là khoảng không gian và cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Trường hợp nào các cá thể trong quần thể phân bố đồng đều?
A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể cạnh tranh gay gắt.
Bài 2: Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng sống trong xavan đồng cỏ ở châu Phi là ví dụ của kiểu
phân bố
A. Đồng đều B. Không đồng đều
C. Theo nhóm D. Ngẫu nhiên
Bài 3: Trong quần thể, dạng phân bố chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có
tính lãnh thổ cao là dạng
A. Phân bố ngẫu nhiên
C. Phân bố đồng đều
B. Phân bố theo nhóm
D. Phân bố theo nhóm hoặc phân bố ngẫu nhiên
Bài 4: Dạng phân bố cá thể của quần thể trong không gian thường gặp trong tự nhiên là
A. Phân bố đồng đều
C. Phân bố không đồng đều
B. Phân bố ngẫu nhiên
D. Phân bố theo nhóm
Bài 5: Một quần thể có nhóm tuổi trước sinh sản bằng 45%, nhóm tuổi sau sinh sản bằng 10%. Quần thể
này được đánh giá là
A. Quần thể trẻ và ổn định
C. Quần thể trẻ
B. Quần thể ổn định
D. Quần thể già
Bài 6: Ở các quần thể ổn định, cấu trúc tuổi có đặc điểm
A. Tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi đang sinh sản.
B. Tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản chiếm ưu thế
C. Tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản xấp xỉ bằng nhau.
D. Tỉ lệ nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản xấp xỉ bằng nhau.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 7: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể làm
A. Thay đổi số lượng và phân bố cá thể phù hợp giúp quần thể tồn tại, phát triển
B. Giảm số lượng cá thể trong quần thể
C. Tăng số lượng cá thể trong quần thể
D. Thay đổi nguồn thức ăn, nơi ở và các nguồn sống khác
Bài 8: Khi mật độ quần thể tăng quá cao thì
A. Con đực và cái gặp nhau cao hơn nên khả năng sinh sản tăng
B. Quần thể dẫn tới diệt vong do cạnh tranh quá gay gắt giữa các cá thể
C. Các cá thể cạnh tranh gay gắt giành thức ăn, nơi ở dẫn tới tử vong tăng cao
D. Chỉ các cá thể ốm yếu mới bị đào thải, quần thể tiếp tục phát triển
Bài 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố cá thể của quần thể?
A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi gặp điều kiện sống đồng đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
B. Ý nghĩa của sự phân bố theo nhóm giúp các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
D. Ý nghĩa của phân bố đồng đều là làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
Bài 10: Để xác định kích thước tối đa của một quần thể người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể
và
A. Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể
B. Khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
C. Tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể
D. Các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể
Bài 11: Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là
A. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể duy trì mật độ quần thể thích hợp.
B. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo sự tồn tại của những cá thể khỏe mạnh nhất.
C. Giúp các cá thể trong quần thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
D. Làm tăng sự hỗ trợ lẫn nhau các cá thể chống lại điều kiện bất lợi của môi trường sống đảm bảo sự tồn tại của quần thể.
Bài 12: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 13: Mức sinh sản của quần thể không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể
B. Số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ
C. Sự phân bố cá thể của quần thể
D. Tỷ lệ giữa số cá thể đực và số cá thể cái của quần thể
Bài 14: Nhiều quần thể sinh vật không tăng kích thước theo tiềm năng sinh học vì
A. Điều kiện sống quá thuận lợi
C. Nguồn sống dồi dào
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
Bài 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
B. Điều kiện sống không thuận lợi
D. Tỷ lệ sinh tử cao
A. Tỷ lệ giới tính là tỷ số giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể
B. Tỷ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi
C. Trong thiên nhiên, tỷ lệ giới tính là 1:1
D. Ứng dụng sự hiểu biết về tỷ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường
Bài 2: Theo lí thuyết, trường hợp nào sau đây sẽ dẫn tới làm tăng mức đô xuất cư của quần thể?
A. Kích thước quần thể ở mức độ phù hợp nhưng các cá thể cùng loài không cạnh tranh
B. Kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu, các cá thể xuất cư để tìm đến quần thể có kích thước
lớn hơn
C. Môi trường dồi dào về nguồn sống nhưng kích thước của quần thể quá lớn
D. Môi trường cạn kiệt về nguồn sống, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra gay gắt
Bài 3: Trong quần thể có những quan hệ sinh thái nào sau đây?
1. Quan hệ hỗ trợ
2. Quan hệ cạnh tranh khác loài
3. Quan hệ hỗ trợ hợp tác
4. Quan hệ cạnh tranh cùng loài
5. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi Phương án đúng:
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 3, 4
C. 1, 4
Bài 4: Chọn phát biểu đúng về phân bố theo nhóm
A. Rất phổ biến, các cá thể tập trung từng nhóm
được sức sống tiềm tàng của môi trường
D. 1, 4, 5
m tận dụng
B. Rất phổ biến, các cá thể tập trung từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất nhằm giảm mức
độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
C. Rất phổ biến, các cá thể tập trung từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất hỗ trợ nhau chống
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
lại các điều kiện bất lợi của môi trường
ở
ữ
nơi có điều
ện số
ố
nh
ng
ki
ng t
t nhất nhằ
D. Ít gặp trong tự nhiên, các cá thể tập trung từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất hỗ trợ
nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường
Bài 5: Khi đánh bắt được càng nhiều con non thì nên
A. Tăng cường đánh bắt cá vì quần thể đang ổn định
B. Tiếp tục khai thác quần thể ở trạng thái trẻ
C. Hạn chế vì quần thể suy thoái
D. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt
Bài 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
B. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá
thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể
D. Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ
biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Bài 7: Cho các phát biểu sau:
1. Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực
2. Gà có số lượng các cá thể cái nhiều gấp 2, 3 lần, đôi khi tới 10 lần số lượng cá thể đực
3. Muỗi đực thường sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng ít hơn muỗi cái
4. Tỷ lệ đực cái còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2
C. 3
D. 4
Bài 8: Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau:
1. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể
2. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
3. Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái.
4. Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.
Có bao nhiêu nguyên nhân đúng?
A. 4. B. 2. C. l. D. 3.
Bài 9: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
1. Tại một thời điểm nhất định, trong quần thể chỉ xảy ra một trong hai mối quan hệ là hỗ trợ hoặc cạnh tranh
2. Quan hệ hỗ trợ làm giảm kích thước của quần thể, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể
3. Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản giữa các cá thể
4. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển ổn định của quần thể theo thời gian
A. 1 B. 2
C. 3
Bài 10: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. Tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm
D. 4
B. Giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
C. Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau
D. Tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường
Bài 11: Cho các thông tin sau:
1. Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
2. Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh
3. Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường
4. Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:
A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (l), (2), (4)
Bài 12: Cho các phát biểu sau:
D. (2), (3), (4)
(1) Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy loài và chịu tác động của nhiều nhân tố như điều kiện sống, mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính sinh vật ...
(2) Mật độ cá thể là đặc trưng sinh thái cơ bản nhất của quần thể
(3) Hình thức phân bố cá thể đồng đều rất hay gặp trong tự nhiên, giúp giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
(4) Hình thức phân bổ ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
(5) Các cá thể phân bố theo nhóm hỗ trợ lẫn nhau qua hiệu quả nhóm
(6) Mỗi quần thể có những đặc trưng cơ bản, là những dấu hiệu phân biệt quần thể này với quần thể khác
(7) Tuổi sinh thái là thời gian từ khi cá thể sinh ra đến khi chết vì già
(8) Trong điều kiện khí hậu xấu đi khi, các cá thể non dễ thích nghi hơn, sau đó lớn lên nhanh chóng
(9) Sự hiểu biết về giới tính có ý nghĩa quan trọng trong việc chăn nuôi và bảo vệ môi trường
(10) Khi xếp liên tiếp các nhóm tuổi từ già đến non, ta có tháp tuổi hay tháp dân số
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Số phát biểu đúng:
A. 3 B. 4
C. 5
D. 6
Bài 13: Mức độ sinh sản của quần thể là một nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật.
Nhân tố này lại phụ thuộc vào một số yếu tố, yếu tố nào sau đây quan trọng nhất?
A. Số lượng con non của một lứa đẻ
B. Tỉ lệ đực/cái của quần thể
C. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu
D. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể
Bài 14: Nghiên cứu một quần thể chim cho thấy ở thời điểm ban đẩu có 110.000 cá thể. Quần thể này có
tỉ lệ sinh là 24%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm, xuất cư 5%/năm. Sau hai năm, số lượng cá thể trong quần thể có được dự đoán là bao nhiêu?
A. 122100
B. 1477
C. 13431
D. 576
Bài 15: Nếu một quần thể bị một nguyên nhân nào đó làm cho tỉ lệ tử tăng vọt, thì sau đó loại quần thể thường hồi phục nhanh nhất là quần thể
A. Có tốc độ sinh sản cao, tuổi sinh thái thấp
B. Có tốc độ sinh sản cao, tuổi sinh lý thấp
C. Có tốc độ sinh sản thấp, tuổi sinh lý thấp
D. Có tốc độ sinh sản thấp, tuổi sinh thái cao
Bài 16: Người ta kiểm tra kích thước của loài A trong một hệ sinh thái thấy rằng: lần thứ nhất trong số
800 cá thể thu được thì có 200 cá thể của loài A và họ đánh dấu tất cả số cá thể đó; lần thứ hai người ta tiếp tục thu nhận các cá thể thì có 750 cá thể, 1/3 trong số đó là thuộc loài A và có 150 cá thể loài A có
đánh dấu. Hỏi kích thước quần thể của loài A trong hệ sinh thái nói trên?
A. 312 cá thể B. 363 cá thể C. 352 cá thể D. 333 cá thể
Bài 17: Quần thể ban đầu có 600 cá thể. Mỗi năm, số lượng cá thể của quần thể do sinh sản tạo ra là 200,
bị tử vong là 100, xuất cư là 50. Biết rằng không có hiện tượng nhập cư xảy ra đối với quần thể. Số lượng cá thể của quần thể sau 2 năm là bao nhiêu?
A. 500 B. 700 C. 850
D. 800 HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
Bài 1: Chọn đáp án B
Bài 2: Chọn đáp án A
Bài 3: Chọn đáp án C
Bài 4: Chọn đáp án D
Bài 5: Chọn đáp án C
Bài 6: Chọn đáp án B
Bài 7: Chọn đáp án C
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 8: Chọn đáp án D
Bài 9: Chọn đáp án D
Bài 10: Chọn đáp án B
Bài 11: Chọn đáp án C
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Chọn đáp án A
Bài 2: Chọn đáp án C
Bài 3: Chọn đáp án A
Bài 4: Chọn đáp án D
Bài 5: Chọn đáp án B
Bài 6: Chọn đáp án B
Bài 7: Chọn đáp án A
Bài 8: Chọn đáp án C
Bài 9: Chọn đáp án D
Bài 10: Chọn đáp án A
Bài 11: Chọn đáp án C
Bài 12: Chọn đáp án D
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án A
Đặc điểm của phân bố đều là:
Ít gặp trong tự nhiên
Chỉ xuất hiện trong môi trường đồng nhất về điều kiện sống
Các cá thể có tính lãnh thổ cao
Giữa các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt
Bài 2: Giải: Chọn đáp án D
Nhóm cây bụi mọc hoang dại hay đàn trâu rừng sống trong xavan đồng cỏ là ví dụ về kiểu phân bố ngẫu nhiên.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án C
Trong quần thể, dạng phân bố chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao hay giữa các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt là đặc điểm của kiểu phân bố đồng đều.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án D
Trong ba kiểu phân bố của quần thể là phân bố theo nhóm, phân bố ngẫu nhiên, phân bố đồng đều thì dạng phổ biến nhất là phân bố theo nhóm. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường, giúp chúng tồn tại và phát triển lâu dài theo thời gian.
Bài 5: Giải: Chọn đáp án A
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Từ dữ liệu để bài ta có: nhóm trước sinh sản bằng 45%, nhóm tuổi đang sinh sản bằng 45%, nhóm tuổi sau sinh sản bằng 10%.
Ta dễ thấy, tháp này là tháp sinh thái trẻ và ổn định, đáp tháp rộng, cạnh tháp đứng, số lượng cá thể
ở nhóm trước sinh sản, và nhóm đang sinh sản lớn hơn rất nhiều nhóm sau sinh sản.
Bài 6: Giải: Chọn đáp án C
Ở quần thể ổn định, nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản xấp xỉ bằng nhau và cùng lớn hơn nhóm sau sinh sản.
Bài 7: Giải: Chọn đáp án B
Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể làm giảm số lượng cá thể của quần thể, phù hợp
với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Bài 8: Giải: Chọn đáp án C
Trong tự nhiên, quần thể luôn có xu hướng giữ cho kích thước quần thể ở mức ổn định và phù hợp
với sức chứa của môi trường.
Tuy nhiên, nếu kích thước tăng qúa lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật, ... tăng cao, dẫn đến một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.
Bài 9: Giải: Chọn đáp án A
Phát biểu sai là A, Phân bố theo nhóm thường gặp khi gặp điều kiện sống đồng đều trong môi trường và giữa các cá thể có sự hỗ trợ nhau chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường.
Bài 10: Giải: Chọn đáp án B
Để xác định kích thước tối đa của một quần thể người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và
khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Bài 11: Giải: Chọn đáp án D
Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là: Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi
của môi trường ;
Bài 12: Giải: Chọn đáp án D
Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
Quần thể sinh sản với toàn bộ tiềm năng sinh học cao vốn có của loài.
Bài 13: Giải: Chọn đáp án C
Mức độ sinh sản của quần thể (B): là số cá thể mới do quần thể sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định. Số lượng này phụ thuộc vào sức sinh sản của mỗi cá thể cái và tất cả các cá thể tham gia sinh sản, số lứa đẻ trong đời, cũng như tác động của các yếu tố môi trường.
Bài 14: Giải: Chọn đáp án B
Quần thể sinh vật không tăng kích thước theo tiềm năng sinh học vì điều kiện môi trường bị giới hạn, không thỏa mãn nhu cầu sống của quần thể
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án C
Đáp án sai là C.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Trong thiên nhiên, tỷ lệ giới tính tùy thuộc vào từng loài, mỗi loài có một tỷ lệ giới tính khác nhau.
Ví dụ:
- Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3, đôi khi tới 10 lần
- Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa
đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái lại gần bằng nhau.
Bài 2: Giải: Chọn đáp án D
Khi kích thước của quần thể vượt quá sức chứa của môi trường, các cá thể cùng loài sẽ cạnh tranh
nhau giành thức ăn, nơi ở, ... dẫn đến mức tử vong cao, một số cá thể xuất cư tìm đến nơi khác
Bài 3: Giải: Chọn đáp án C
Trong một quần thể 2 quan hệ là Quan hệ hỗ trợ và Quan hệ cạnh tranh
Trong một quần xã có các quan hệ sau:
Quan hệ cộng sinh
Hội sinh
Hợp tác
Cạnh tranh
Con mồi - vật ăn thịt
Vật ký sinh - vật chủ
Ức chế cảm nhiễm
Bài 4: Giải: Chọn đáp án C
Đặc điểm của phân bố theo nhóm:
- Dạng này rất phổ biến
- Gặp ở môi trường sống không đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.
Bài 5: Giải: Chọn đáp án D
Khi đánh bắt được càng nhiều con non thì nên dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt vì lúc này nhóm
tuổi đang sinh sản và sau sinh sản đã cạn kiệt rồi, chỉ còn lại nhóm trước sinh sản. Nếu tiếp tục khai thác sẽ dễ dẫn đến tiệt chủng.
Bài 6: Giải: Chọn đáp án C
Ta xét các đáp án:
A. Sai. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng mức tử vong, giảm số lượng cá thể tới mức phù hợp với sức chứa của môi trường.
B. Sai. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường xảy ra và nó ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể
C. Đúng.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Sai. Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và không dẫn đến tiêu diệt loài.
Bài 7: Giải: Chọn đáp án D
Ta xét các phát biểu:
1. Đúng. Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực.
Sạu mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái lại gần bằng nhau.,
2. Đúng. Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3, đôi khi tới 10 lần
3. Đúng. Số lượng muỗi cái thường nhiều hơn muỗi đực rất nhiều
4. Đúng. Ví dụ: Kiến nâu rừng nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20°C trứng nở ra toàn con cái, nếu
đẻ trứng ở nhiệt độ cao hơn 20°C trứng nở ra hầu hết con đực
Bài 8: Giải: Chọn đáp án D
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Nguyên nhân là do:
Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa qác cá thể bị giảm, quần thể không còn khả
năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với cá thể cái ít.
Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xuyên xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Bài 9: Giải: Chọn đáp án C
Các phát biểu sai là 2
Quan hệ cạnh tranh mới làm giảm kích thước của quần thể, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể
Bài 10: Giải: Chọn đáp án B
Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số
lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Bài 11: Giải: Chọn đáp án C
là:
Ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác
1. Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
2. Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh
3. Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể
Bài 12: Giải: Chọn đáp án D
Các phát biểu sai là 3, 7, 8, 10
3. Hình thức phân bố hay gặp nhất trong tự nhiên là phân bố theo nhóm
7. Tuổi sinh thái là tuổi được tính từ khi sinh ra cho đến khi chết vì lý do sinh thái
8. Trong điều kiện xấu đi, các cá thể trưởng thành dễ thích nghi, chống chọi với môi trường tốt hơn cá thể chưa trưởng thành
10. Khi xếp liên tiếp các nhóm tuổi từ non tới già, ta có tháp tuổi hay tháp dân số
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 13: Giải: Chọn đáp án A
Mức độ sinh sản của quần thể (B): là số cá thể mới do quần thể sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Số lượng này phụ thuộc vào:
Sức sinh sản của mỗi cá thể cái và tất cả các cá thể tham gia sinh sản
Số lứa đẻ trong đời
Tác động của các yếu tố môi trường
Trong số các yếu tố trên thì số lượng con non trong 1 lứa đẻ là yếu tố quan trọng nhất
Bài 14: Giải: Chọn đáp án C
Số cá thể sau một năm là: ( )
1100001100000,240,080,05122100 +−−= (cá thể)
Tương tự, số cá thể sau hai năm là: ( ) 1221001221000,240,080,0513431 +−−= (cá thể)
Bài 15: Giải: Chọn đáp án B
Có tốc độ sinh sản cao và tuổi sinh lý thấp là quần thể sẽ có tốc độ phục hồi nhanh nhất.
Bài 16: Giải: Chọn đáp án D
Áp dụng công thức: ( )( )M1C1 N1 R1 ++ =− +
Thay số vào ta được: ( )( )20012501 N333 1501 ++ == +
Vậy kích thước của loài A là 333 cá thể
Bài 17: Giải: Chọn đáp án B
Số cá thể của quẩn thể sau một năm là: 60020010050650 +−−= (cá thể)
Số cá thể của quần thể sau hai năm là: 65020010050700 +−−= (cá thể)
III. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT.
1. Khái niệm về biến động số lượng.
- Là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh trị số cân bằng khi kích thước quần thể
đạt gía trị tối đa, cân bằng với sức chứa của môi trường.
- Có hai dạng biến động số lượng: biến động theo chu kỳ và biến động không theo chu kỳ
2. Các dạng biến động.
Dạng biến động Biến động theo chu kỳ Biến động không theo chu kỳ
- Gây ra bởi các yếu tố hoạt động có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ mùa hay chu kỳ thủy triều, chu kỳ nhiều năm, …
Đặc điểm
* Chu kỳ ngày đêm
- Đây là hiện tượng phổ biến ở các loài có kích thước nhỏ và tuổi thọ ngăn và phụ
- Gây ra bởi các nhân tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được, chẳng hạn bão, lũ lụt, cháy, ô nhiễm, dịch bệnh, …
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
- Đối với những loài có kích thước quần thể nhỏ thì dạng biến động
thuộc trực tiếp vào thời lượng chiếu sáng trong ngày.
này thường rất nguy hại cho đời sống các loài vì khi xảy ra biến
Ví dụ
* Chu kỳ tuần trăng và hoạt động của thủy triều
- Phổ biến ở các loài có tập tính kiếm ăn, sinh sản phụ thuộc vào pha trăng tròn hay khuyết của trăng.
* Chu kỳ mùa
- Các loài tăng giảm số lượng cá thể trong quần thể một cách tương ứng với điều kiện từng mùa trong năm.
- Trong năm, xuân hè là thời gian thuận lợi nhất cho sinh sản và phát triển của hầu hết các loài động vật và thực vật, nhất là những loài sống ở vùng ôn đới. Còn mùa đông do điều kiện sống khó khăn về nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, … mức tử vong cao.
* Chu kỳ nhiều năm
- Sự biến động này thậm chí xảy ra một cách tuần hoàn, có thể quan sát thấy ở nhiều loài chim, thú sống ở phương Bắc.
- Số lượng ếch tăng mạnh vào mùa mưa; muỗi tăng mạnh vào mùa hè.
- Rươi sống ở nước lợ ven biển Bắc Bộ đẻ rộ nhất vào các ngày thuộc trăng khuyết, sau rằm tháng 9 và pha trăng non đầu tháng 10 âm lịch, làm cho kích thước quần thể tăng vọt vào các thời điểm đó.
- Số lượng mèo rừng tăng giảm theo chu kỳ 9 -10 năm.
- Biến động cá cơm ở Peru theo chu kỳ 10 -12 năm
động quần thể rất khó để phục hồi.
Ý nghĩa của nghiên cứu biến động theo chu kỳ:
- Số lượng lợn giảm mạnh do dịch bệnh.
- Số lượng cây rừng giảm mạnh do cháy rừng.
- Số lượng nấm men tăng mạnh trong vại dưa
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
- Việc nghiên cứu sự biến động này giúp các nhà nông nghiệp các định đúng lịch thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt năng suất cao.
- Đồng thời giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mùa của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái.
3. Nguyên nhân của biến động số lượng cá thể.
Có thể chia các nguyên nhân biến động số lượng cá thể của quần thể thành 2 nhóm: Nhóm nguyên nhân do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm do các nhân tố sinh thái hữu sinh.
Do thay đổi các nhân tố sính thái vô sinh
- Bao gồm các nhân tố như khí hậu, thổ nhưỡng, nơi làm tổ, ... tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể hay còn gọi là nhóm nhân tố không phụ thuộc vào mật
độ quần thể.
- Trong số những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố ảnh hưởng lớn và rõ rệt nhất là khí hậu. Nhiệt
độ xuống quá thấp hay lên quá cao gây ra hiện tượng chết hàng loạt động vật và thực vật, nhất là loài
động vật biến nhiệt.
Ví dụ:
- Vào mùa có khí hậu ấm áp, sâu hại sinh sản nhiều làm tăng số lượng sâu trên đồng.
- Số lượng bò sát, ếch nhái giảm mạnh bất thường vào những năm có nhiệt độ xuống thấp hơn 8°C.
- Động, thực vật ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh do cháy rừng.
Do thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh
- Các nhân tố sinh thái hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thế của quần thể nên còn gọi là nhân
tố phụ thuộc mật độ quần thể.
- Các nhân tố hữu sinh như sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, mức sinh sản, mức tử vong ... ảnh hưởng rất lớn tới biến động số lượng cá thể trong quần thể.
- Trong số các nhân tố sinh thái hữu sinh thì nhân tố sự cạnh tranh cùng loài là nhân tố ảnh hưởng
lớn và rõ rệt nhất.
Ví dụ: Số lượng cáo ở đồng rêu phương Bắc phụ thuộc vào số lượng con mồi là chuột lemmut.
4. Cơ chế điểu chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh mật độ cá thể trong quần thể về trạng thái cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
- Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là sự thay đổi mối quan hệ giữa mức sinh sản, nhập cư với mức tử vong và xuất cư của các cá thể trong quần thể. Trong đó, chủ yếu là sự thay đổi của mức sinh sản và tử vong. a. Cạnh tranh là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể
- Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng lên cao vượt quá mức chịu đựng của môi trường, sau một thời gian nguồn thức ăn trở nên thiếu hụt, nơi ở chật chội, ... dẫn tới cạnh tranh giữa các cá thể làm cho
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
mức tử vong cao, còn mức sinh sản thì giảm. Do đó kích thước quần thể giảm, phù hợp với sức chứa của môi trường.
- Hiện tượng “tự tỉa thưa” chính là kết quả của sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Sự tự tỉa thưa gặp ở cả động vật lẫn thực vật.
- Khi điều kiện sống thuận lợi “quần thể tăng mức sinh sản + nhiều cá thể nhập cư tới” kích thước
quần thể tăng và ngược lại.
- Khi điều kiện sống không thụận lợi “quần thể giảm mức sinh sản + nhiều cá thể xuất cư” kích thước quần thể lại giảm.
b. Di cư là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể Ở động vật, mật độ đông tạo ra những thay đổi đáng kể về các đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính sinh thái của các cá thể. Những biến đổi đó có thể gây ra sự di cư của cả đàn hay một bộ phận của đàn, làm cho kích thước của quần thể giảm.
c. Vật ăn thịt, vật ký sinh và dịch bệnh là những nhân tố điều chỉnh kích thước của quần thể
- Vật ăn thịt, vật ký sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ và con bệnh phụ thuộc mật độ, nghĩa là tác động của chúng tăng lên khi mật độ quần thể cao, còn tác động của chúng giảm khi mật độ quần thể thấp.
- Trong quan hệ ký sinh - vật chủ, vật ký sinh hầu như không giết chết vật chủ mà làm cho vật chủ suy yếu, do đó dễ bị vật ăn thịt tấn công. Đó cũng là cách để vật ký sinh đa vật chủ làm phương tiện xâm nhập sang vật chủ khác.
- Vật ăn thịt con mồi là nhân tố quan trọng khống chế kích thước quần thể con mồi, ngược lại, con mồi cũng là nhân tố quan trọng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt. Mối quan hệ hai chiều này tạo nên sự cân bằng sinh học trong thiên nhiên.
5. Trạng thái cân bằng của quần thể.
- Quần thể luôn luôn có xu hướng tự điều chỉnh mật độ cá thể trong quần thể về trạng thái cân bằng, số lượng cá thể ổn định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
- Cơ chế điều chỉnh trạng thái cân bằng là cơ chế điều hòa, tác động lên mức sinh sản và mức tử vong do các nhân tố sinh thái hữu sinh quy định (nhân tố phụ thuộc vào mật độ).
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP.
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
Bài 1: Biến động số lượng cá thể là
A. Là sự tăng hoặc giảm tỉ lệ đực/cái sao cho cân bằng
B. Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của loài ưu thế
C. Là sự tăng giảm số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường
D. Là sự tăng số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường
Bài 2: Kích thước quần thể thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. Mật độ B. Cấu trúc tuổi
C. Mức sinh sản và tử vong D. Tỉ lệ đực, cái
Bài 3: Nhân tố quyết định đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể sâu bọ ăn thực vật là
A. Khí hậu. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Độ ẩm.
Bài 4: Nhân tố dễ gây ra biến động số lượng ở sinh vật biến nhiệt là
A. Nhiệt độ B. Độ ẩm không khí C. Ánh sáng D. Cả 3 phương án trên
Bài 5: Hiện tượng nào sau đây không đúng với khái niệm nhịp sinh học?
A. Lá một số cây họ đậu xếp lại khi mặt trời lặn.
B. Cây ôn đới rụng lá vào mùa đông.
C. Dơi ngủ ngày hoạt động đêm.
D. Cây trinh nữ xếp lá lại khi có sự va chạm.
Bài 6: Nhân tố sinh thái hữu sinh là
A. Khí hậu, thổ nhưỡng
B. Khí hậu, ánh sáng, số lượng kẻ thù ăn thịt
C. Là nhóm nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể
D. Là nhóm nhân tố phụ thuộc vào mật độ quần thể
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Khi số lượng cá thể giảm xuống tới dưới mức tối thiểu, quần thể sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen
cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể
B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng dần số alen đột biến có hại
C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyển của quần thể
D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tẩn số alen có hại
Bài 2: Vì sao có sự biến động số lượng cá thể trong quần thể theo chu kỳ?
A. Do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường
B. Do sự tăng giảm nguồn dinh dưỡng có tính chu kỳ
C. Do sự thay đổi thời tiết có tính chu kỳ
D. Do sự sinh sản có tính chu kỳ
Bài 3: Nhân tố nào dưới đây, nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng số lượng cá thể của quần thể sinh vật là
A. Khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
B. Kiểu phân bố cá thể của quần thể
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C. Cấu trúc tuổi của quần thể
D. Sức sinh sản và mức tử vong của các cá thể trong quần thể
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Biến động số lượng ở quần thể xảy ra đột ngột, không theo một thời gian nhất định gọi là:
A. Biến động đều đặn
C. Biến động theo chu kì
B. Biến động không theo chu kì
D. Biến động bất thường
Bài 2: Biến động nào sau đây là biến động theo chu kỳ?
A. Số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét
B. Số lượng chim, bò sát giảm mạnh sau những trận lũ lụt
C. Nhiều sinh vật rừng bị chết do cháy rừng
D. Ếch nhái có nhiều vào mùa mưa
Bài 3: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Peru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động
A. Theo chu kỳ mùa
C. Không theo chu kỳ
B. Theo chu kỳ nhiều năm
D. Theo chu kỳ tuần trăng
Bài 4: Chuồn chuồn, ve sầu ... có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè, nhưng rất ít vào những tháng
mùa đông, thuộc dạng biến động nào?
A. Không theo chu kỳ
C. Theo chu kỳ ngày đêm
B. Theo chu kỳ tháng
D. Theo chu kỳ mùa
Bài 5: Nhân tố quan trọng khống chế kích thước của quần thể thỏ là
A. Quần thể nai cạnh tranh thức ăn với thỏ
B. Quần thể ve kí sinh trên cơ thể thỏ
C. Quần thể chuột túi cạnh tranh chỗ ở với thỏ
D. Quần thể sói ăn thịt thỏ
Bài 6: Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáp biến động liên quan đến chuột lemmut theo:
A. Chu kỳ mùa B. Chu kỳ ngày đêm
C. Chu kỳ nhiều năm
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
D. Không theo chu kỳ
Bài 1: Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể:
1. Do thay đổi nhân tố sinh thái vô sinh
2. Do thay đổi tập quán kiếm mồi của sinh vật
3. Do thay đổi nhân tố sinh thái hữu sinh
4. Do sự lớn lên của các cá thể của quần thể
Phương án nào đúng:
A. 1 và 3
B. 1 và 2
Bài 2: Các cơ chế điều chỉnh số lượng quần thể
1. Cạnh tranh
D. 2 và 4
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C. 1, 2, 3 và 4
2. Di cư
3. Dịch bệnh
4. Thiên tai
5. Vật ăn thịt, vật kí sinh
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 4 C. 3, 4, 5
Bài 3: Cho các ví dụ sau:
(1) Số lượng ếch nhái tăng mạnh vào mùa mưa
(2) Số lượng muỗi tăng vào mùa hè
(3) Số lượng mèo rừng tăng giảm theo chu kỳ 9-10 năm
(4) Số lượng gà giảm mạnh do dịch cúm gia cầm H5N1
(5) Biến động số lượng cá cơm ở biển Peru 10 - 12 năm
(6) Số lượng nấm men tăng mạnh trong vại dưa
(7) Số lượng cây dương xỉ giảm mạnh do cháy rừng
D. 1, 2, 3, 5
(8) Số lượng cá thu giảm mạnh do sự đánh bắt quá mức của ngư dân ven biển
Những ví dụ về biến động không theo chu kỳ là:
A. 1, 6, 7, 8 B. 4, 6, 7, 8 C. 2, 5, 6, 7 D. 1, 2, 4, 5
Bài 4: Cho các nhận xét sau
(1) Trong các nhân tố sinh thái vô sinh, khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất
(2) Các nhân tố sinh thái hữu sinh làm ảnh hưởng tới số lượng cá thể của quần thể gồm: sự cạnh tranh
giữa các cá thể trong 1 đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, sức sinh sản và mức tử vong, …
(3) Mật độ cá thể quá cao sẽ gây ra hiện tượng tự tỉa thưa
(4) Vật kí sinh thường giết vật chủ Số nhận xét đúng là:
A. 1
B. 4
C. 3
Bài 5: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
D. 2
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ
xuống 8°C
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:
A. 2 và 4 B. 1 và 3 C. 1 và 4
D. 2 và 3
Bài 6: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
sự biến động số lượng cá thể của quần thể
B. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không
ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
C. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ
thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
Bài 1: Chọn đáp án C
Bài 2: Chọn đáp án C
Bài 3: Chọn đáp án B
Bài 4: Chọn đáp án A
Bài 5: Chọn đáp án D
Bài 6: Chọn đáp án D
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Chọn đáp án D
Bài 2: Chọn đáp án A
Bài 3: Chọn đáp án C
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án B
Dựa vào sự thay đổi có tính chu kỳ của môi trường, người ta chia biến động thành hai nhóm chính
là: Biến động theo chu kỳ và biến động không theo chu kỳ
Biến động theo chu kỳ: Gây ra bởi các yếu tố hoạt động có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ mùa hay chu kỳ thủy triều, chu kỳ nhiều năm ....
Biến động không theo chu kỳ: Gây ra bởi các nhân tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được, chẳng hạn bão, lũ lụt, cháy, ô nhiễm, dịch bệnh, ...
Bài 2: Giải: Chọn đáp án D
Biến động theo chu kỳ: Gây ra bởi các yếu tố hoạt động có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ
mùa hay chu kỳ thủy triều, chu kỳ nhiều năm....
Ta xét các đáp án A, B, C đều là những biến động không theo chu kỳ. Trong các đáp án trên có
những từ như “vào những năm”, “bị chết do” hay “sau những trận lũ lụt” chỉ rõ những hiện tượng đó chỉ
xảy ra nhất thời, hay tại một thời điểm nhất định.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án C
Chu kì biến động số lượng của đàn cá cơm ở biển Peru là 10 - 12 năm, liên quan đến hoạt động của
hiện tượng El-Nino là một chu kỳ nhiều năm. (SGK - Nâng cao, trang 225)
* Một chút thông tin về hiện tượng El -Nino:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
El Nino là hiện tượng trái ngược với La Niña, là một trong những hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hơn 5.000 năm nay.
Tác động của nó là gây mưa bão, lụt lội, đó là các hiện tượng dễ thấy nhất của El Niño. Lý do là
dòng nước ấm ở phía đông Thái Bình Dương chạy dọc theo các nước Chile, Peru... đã đẩy vào không khí một lượng hơi nước rất lớn.
Hậu quả là các quốc gia ở Nam Mỹ phải hứng chịu một lượng mưa bất thường, có khi lượng mưa lên đến 15 cm mỗi ngày. Năm 1997, toàn vùng này bị thiệt hại ước tính 96 tỷ USD do mưa bão, lũ lụt từ
El Nino gây ra.
Ngược lại, hiện tượng khô hạn lại xảy ra trên các quốc gia thuộc đông bán cầu. Do mây tập trung vào một khu vực có mật độ quá cao, do đó, phần còn lại của thế giới phải hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng. Đợt hạn hán gần đây nhất ở Úc đã làm hàng triệu con kagroo, cừu, bò ... chết vì khát. Bang New South Wales suốt chín tháng không có mưa, hồ nước ngọt Hinze (bang Queensland) cạn kiệt.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án D
Đây là một ví dụ veè sự biến động theo chu kỳ mùa. Các loài chuồn chuồn, ve sầu số lượng có
nhiều khi mùa xuân và mùa hè tới.
Bài 5: Giải: Chọn đáp án D
Nhân tố quan trọng khống chế kích thước của quần thể thỏ là quần thể sói (vật ăn thịt), rõ hơn là người ta đang nói đến mức sinh sản và mức tử vong của thỏ dựa vào số lượng vật ăn thịt là sói.
Bài 6: Giải: Chọn đáp án C
Số lượng cáo biến động liên quan đến chuột lemmus theo chu kỳ 3 - 4 năm. (SGK- Nâng cao, trang 225)
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án A
Có thể chia các nguyên nhân biến động số lượng cá thể của quần thể thành 2 nhóm: Nhóm nguyên nhân do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm do các nhân tố sinh thái hữu sinh.
Do thay đổi các nhân tố sinh thái vô sinh như khí hậu, thổ nhưỡng, nơi làm tổ, …
Do thay đổi các nhản tố sinh thái hữu sinh như sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng một đàn, mức sinh sản, mức tử vong, ...
Bài 2: Giải: Chọn đáp án D
Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là sự thay đổi mối quan hệ giữa mức sinh sản, nhập
cư với mức tử vong và xuất cư của các cá thể trong quần thể. Trong đó, chủ yếu là sự thay đổi của mức sinh sản và tử vong.
Các cơ chế điều chỉnh số lượng quần thể gồm:
Cạnh tranh
Di cư
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Vật ăn thịt, vật ký sinh và dịch bệnh
Bài 3: Giải: Chọn đáp án B
Các ví dụ về biến động không theo chu kỳ gồm: 4, 6, 7, 8
Còn lại là các ví dụ về biến động theo chu kỳ, cụ thể:
Ví dụ về chu kỳ mùa: 1, 2
Ví dụ về chu kỳ nhiều năm: 3, 5
Bài 4: Giải: Chọn đáp án C
Ta xét các nhận xét:
1. Đúng. Khí hậu tác động trực tiếp lên sinh vật, nhiệt độ xuống quá thấp hay lên quá cao gây ra hiện tượng chết hàng loạt động vật và thực vật, nhất là loài động vật biến nhiệt
2. Đúng.
3. Đúng. Hiện tượng tự tỉa thưa chính là kết quả của sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể khi kích thước qụần thể tăng lên vượt quá mức chịu đựng của môi trường.
4. Sai. Trong quan hệ ký sinh - vật chủ, vật ký sinh hầu như không giết chết vật chủ mà làm cho vật chủ suy yếu, do đó dễ bị vật ăn thịt tấn công. Đó cũng là cách để vật ký sinh đa vật chủ làm phương tiện xâm nhập sang vật chủ khác.
Bài 5: Giải: Chọn đáp án A
Các ví dụ 1 và 3 là ví dụ về sự biến động không theo chu kỳ. Việc bò sát giảm mạnh chỉ “vào những năm” có mùa đông nhiệt độ xuống 8°C, còn những mùa đông nhiệt độ phù hợp thì bò sát vẫn có thể sống sót được: Số lượng cây tràm giảm số lượng cũng là do sự cố cháy rừng vào năm đó, còn vào thời
điểm tháng 3 hàng năm chưa chắc đã có sự cố cháy rừng.
Các ví dụ 2 và 4 là ví dụ về sự biến động theo chu kỳ mùa.
Bài 6: Giải: Chọn đáp án B
Đáp án sai là B, mặc dù hổ và báo có khả năng bảo vệ vùng sống nhưng sự cạnh tranh giữa các cá
thể cùng loài về tranh giành nơi ở, con cái, ... vẫn diễn ra. Do vậy vẫn ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong
quần thể.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Bài 1: Quần xã là
A. Tập hợp các quẩn thể sinh vật thuộc cùng một loài sống trong những môi trường xác định, các cá thể quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt sinh sản và phát triển ổn định theo thời gian
B. Tập hợp các quẩn thể sinh vật khác loài sống trong một không gian xác định ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
C. Tập hợp các quẩn thể sinh vật khác loài sống trong một không gian xác định ở đó chúng có quan hệ với nhau về mặt sinh sản và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
D. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong một không gian xác định, ở đó chúng có quan hệ với nhau và với môi trường để tổn tại và phát triển không ổn định theo thời gian
Bài 2: Ví dụ không phải nói về một quần xã sinh vật là
A. Trong Hồ Tây có các quần thể động vật, thực vật, vi sinh vật thủy sinh...
B. Trên một cánh đồng cỏ có quần thể cỏ, quần thể chuột, quần thể vi sinh vật...
C. Rừng ngập mặn ở Xuân Thủy, Nam Định có các loài thực vật như sú, vẹt, động vật...
D. Trong một khu vườn có 1 đàn gà, 2 luống rau cải, 3 con chim sẻ
Bài 3: Loài ưu thế là
A. Loài chỉ có mặt trong một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác
B. Những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh
C. Loài có tần số xuất hiện và phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm cho mức đa dạng của quần xã tăng lên
D. Là loài đóng vai trò thay thế cho loài khác khi loài đó vì một lí do nào đó bất thường nên đã bị diệt vong
Bài 4: Loài thứ yếu là
A. Loài chỉ có trong một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác
B. Loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn
định của quần xã
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C. Loài đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân
1
nào đó
D. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng loài cho quần xã
Bài 5: Tỉ số % về số cá thể của một loại nào đó so với tổng số cá thể của tất cả loài có trong
quần xã được gọi là
A. Tần suất xuất hiện (hay độ thường gặp) của loài
B. Cấu trúc của quần xã
C. Tính đa dạng về loài của quần xã
D. Độ phong phú (hay mức giàu có) của loài
Bài 6: Đặc trưng không có ở quần xã là
A. Độ đa dạng
B. Loài đặc trưng và loài ưu thế
C. Tỷ lệ giới tính
D. Sự phân tầng
Bài 7: Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã mà không có ở quần thể
A. Mật độ
B. Tỉ lệ đực cái
C. Thành phân các nhóm tuổi
D. Độ đa dạng và sự phân bố các loài trong không gian
Bài 8: Các loài sinh vật sống trong rừng mưa nhiệt đới được gọi là
A. Quần xã sinh vật
B. Nhóm sinh vật dị dưỡng
C. Quần thể thực vật
D. Nhóm sinh vật phân giải
Bài 9: Loài ngẫu nhiên là
A. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao
B. Loài đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi bị suy vong
C. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp
D. Loài chỉ có ở một quần xã nào đó
Bài 10: Trong không gian của quần xã, sự phân bố các cá thể của loài có các kiểu là
A. Phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo chiều ngang
B. Phân bố theo kiểu phân tầng và phân bố theo chiều thẳng đứng
C. Phân bố theo kiểu vòng và phân bố theo chiều ngang .
D. Phân bố theo chiều ngang và phân bố theo nhóm
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 11: Sự phân tầng thẳng đứng trong quần xã có ý nghĩa
2
A. Tiết kiệm không gịan sinh sống của sinh vật
B. Giảm mức cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng sử dụng nguồn sống của môi trường
C. Giúp phân hoá thành các ổ sinh thái
D. Giảm cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Các loài trong quần xã thường phân bố khác nhau trong không gian tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang là
A. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng
B. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài
C. Do nhu cầu sống khác nhau của các loài
D. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài
Bài 2: Trong các đặc trưng cơ bản của quần xã, đặc trưng về thành phần loài được thể hiện
A. Qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng các cá thể của quần thể, loài ưu thế và thứ yếu
B. Qua số lượng các quần thể trong loài, số lượng các cá thể của quần thể, loài chủ chốt và loài đặc trưng
C. Qua số lượng các cá thể trong quần thể, đặc điểm phần bố, loài ưu thế và loài đặc trưng
D. Qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng các cá thể của loài, loài ưu thế và loài đặc trưng
Bài 3: Trong mối quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật ăn thịt- con mồi là
A. Loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, loài kia kích thước lớn, số lượng ít
B. Một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó
C. Hai loài chung sống với nhau, kìm hãm sự phát triển của nhau
D. Loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, loài kia có kích thước nhỏ, số lượng nhiều
Bài 4: Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện
A. Số lượng cá thể nhiều
B. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau
C. Có nhiều tầng phân bố
D. Có thành phần loài phong phú
Bài 5: Trong quần xã sinh vật khi môi trường có điểu kiện thận lợi thì quần xã sẽ có
A. Độ đa dạng thấp
B. Biến động mạnh mẽ
C. Ổn định ở trạng thái cân bằng
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Độ đa dạng cao
3
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG
Bài 1: Loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn
định của quần xã được gọi là
A. Loài ưu thế B. Loài đặc trưng
C. Loài chủ chốt D. Loài ngẫu nhiên
Bài 2: Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có
mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã được gọi là
A. Loài chủ chốt
B. Loài đặc trưng
C. Loài ưu thế D. Loài ngẫu nhiên
Bài 3: Loài có vai trò quan trọng nhất trong quần xã là
A. Loài ưu thế B. Loài ngẫu nhiên
C. Loài lạc lõng D. Loài đặc trưng
Bài 4: Loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác
và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác được gọi là
A. Loài đặc trưng B. Loài ưu thế
C. Loài chủ chốt D. Loài ngẫu nhiên
Bài 5: Quần thể cây tràm trong quần xã rừng U Minh được gọi là
A. Loài hiếm gặp B. Loài thứ yếu
C. Loài đặc trưng D. Loài phổ biến
Bài 6: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta ứng dụng khống chế sinh học vào việc
A. Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại thay thế cho thuốc trừ sâu
B. Chăn nuôi các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
C. Bảo vệ các loài sinh vật có lợi cho cây trồng
D. Tiêu diệt các lọài sinh vật kí sinh trên sinh vật có lợi cho cây trồng
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Để tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao, người ta thường thả cá theo kiểu
A. Thả ghép
B. Chỉ nuôi cá tầng mặt
C. Chỉ nuôi cá tầng giữa :
D. Chỉ nuôi cá tầng đáy
Bài 2: Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật?
A. Phân bố theo nhóm
B. Phân bố đều
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C. Phân bố theo chiều thẳng đứng
4
D. Phân bố ngẫu nhiên
Bài 3: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A. Mật độ. B.Tỉ lệ đực cái.
C. Tỉ lệ nhóm tuổi D. Độ đa dạng loài
Bài 4: Quần xã rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là
A. Các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã cao
B. Các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã cao
C. Các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng cả quần xã thấp
D. Các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã thấp
HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Bài 1: Chọn đáp án B.
Bài 2: Chọn đáp án D.
Bài 3: Chọn đáp án B.
Bài 4: Chọn đáp án C.
Bài 5: Chọn đáp án D.
Bài 6: Chọn đáp án C.
Bài 7: Chọn đáp án D.
Bài 8: Chọn đáp án A.
Bài 9: Chọn đáp án C.
Bài 10: Chọn đáp án A.
Bài 11: Chọn đáp án B.
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Chọn đáp án C.
Bài 2: Chọn đáp án D.
Bài 3: Chọn đáp án A.
Bài 4: Chọn đáp án D.
Bài 5: Chọn đáp án D.
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG
Bài 1: Giải: Chọn đáp án C
Loài chủ chốt: Là một hoặc một vài loài nào đó (thường là loài ăn thịt đầu bảng), có vai trò
kiểm soát, khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu
loài này mất đi quần xã sẽ rơi vào trạng thái bị xáo trộn và dễ rơi vào tình trạng mất cân
bằng.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 2: Giải: Chọn đáp án D
5
Nhóm loài ngẫu nhiên: là những loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự
có mặt của chúng làm tăng mức độ đa dạng cho quần xã.
Ví dụ: Trên cánh đồng lúa, ta thấy xuất hiện một con chim diều hâu đang săn mồi.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án A
Trong số các nhóm loài, nhóm loài đóng vai trò quan trọng nhất trong quần xã do có số
lượng loài nhiều, tần suất xuất hiện cao, sinh khối lớn và quyết định chiều hướng phát triển
của quần xã, đó chính là nhóm loài ưu thế
Bài 4: Giải: Chọn đáp án A
Loài đặc trưng: là những loài chỉ có ở một quần xã nào đó, không có ở quần xã khác. Đôi
khi loài đặc trưng cũng chính là loài ưu thế.
Ví dụ: Quần xã cây cọ ở vùng đồi Phú Thọ, cây cọ vừa là loài đặc trưng và cũng đóng vai
trò là loài ưu thế.
Bài 5: Giải: Chọn đáp án C
Quần thể cây tràm trong quần xã rừng U Minh là một loài đặc trưng.
Bài 6: Giải: Chọn đáp án A
Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài này bị khống chế ở một mức nhất định bởi một loài khác, do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
Hiện tượng này được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp: sử dụng thiên địch để phòng trừ
các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Ví dụ:
Sử dụng ong kí sinh để diệt bọ dừa; chuồn chuồn kim để diệt sâu cuốn lá, bọ rầy..
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Giải: Chọn đáp án A Để tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao, người ta thường thả cá theo kiểu thả ghép. Thả ghép nhiều loài cá như cá trắm, cá chép, cá rô phi., vì mỗi loài sống ở một tầng nước khác nhau trong ao, do đó có thể tận dụng tối nguồn thức ăn trong ao.
Bài 2: Giải: Chọn đáp án C
Trong quần xã có 2 kiểu phân bố loài trong không gian đó là: Phân bố theo chiều thẳng
đứng và phân bố theo chiều ngang
Trong quần thể có 3 kiểu phần bố là: Phân bố theo nhóm, phân bố ngẫu nhiên và phân bố
đồng đều.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 3: Giải: Chọn đáp án D
6
Đặc trưng mà có ở quần xã mà không có ở quần thể đó chính là độ đa dạng loài. Quần thể chỉ
là tập hợp các cá thể của cùng một loài.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án A
Quần xã rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là quần xã có độ phong phú về loài lớn; số lượng cá
thể của mỗi loài ít, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã rất chặt chẽ Ổ sinh thái của các
loài được thu hẹp lại để đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các loài THỬ THÁCH LIÊN HOÀN
Thử thách 5:
Vài ngày lang thang trong rừng, trước rất nhiều sự kỳ lạ được chứng kiến, đêm đó ông
không tài nào ngủ được, đang lang thang trong rừng thì tình cờ ông lại gặp phải 2 con ma
đang đi dạo. Thấy ông chúng mừng như bắt được vàng. Tuy vậy 2 con ma này cũng có
điểm yếu. Con ma xanh đập 1 cái chết, con ma đỏ đập 2 cái thì chết. Vậy làm sao chỉ với 2
lần đập mà ông có thể đập chết cả 2 con?
Thử thách 6:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
7
Sau khi vượt qua khó khăn ông cũng đã gần về đến đích để hoàn thành nhiệm vụ khám phá
tất cả các cửa ải của khu rừng già. Đối mặt với ông lần này làm một con khỉ đột vô cùng to
lớn do Songoku biến hình trong đêm trăng tròn.Trên tay ông chỉ có một con dao. Vậy làm
sao ông có thể vượt qua được ải cuối này?
Vậy là cuối cùng ông cũng đã hoàn thành chuyến khám phá khu rừng già của mình rồi!
II. CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ
A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT.
1. Nhóm quan hệ hỗ trợ
Mối quan hệ này đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho loài khác, gồm các mối quan
hệ: cộng sinh, hội sinh và hợp tác.
a. Quan hệ cộng sinh
Là mối quan hệ mà hai hay nhiều loài chung sống thường xuyên với nhau và tất cả các loài
tham gia cộng sinh đều có lợi. .
Ví dụ: - Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân hủy xenlulozo thành
đường để nuôi sống cả hai.
Vi khuẩn cố định đạm cộng sinh với rễ cây họ đậu, tậò thành những nốt sần ở rễ
b. Quan hệ hội sinh
Là mối quan hệ trong đó loài sống hội sinh có lợi, còn loài được hội sinh không lợi
cũng không bị hại.
Ví dụ: - Hội sinh giữa địa y với cây cau.
Hội sinh giữa cá ép sống bám trên cá lớn. Nhờ đó, cá ép dễ dàng di chuyển xa, dễ
kiếm ăn và hô hấp.
c. Quan hệ hợp tác
Là mối quan hệ giữa các loài chung sống với nhau, chúng sống dựa vào nhau và hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên, sự hợp tác đó là không bắt buộc, chỉ xảy trọng một khoảng thời gian nhất định, khi chúng sống tách riêng chúng vẫn tồn tại được.
Ví dụ: - Chim sáo và trâu rừng. Chim thường bắt “chấy rận” để ăn.
2. Nhóm quan hệ đối kháng.
a. Quan hệ cạnh tranh
Trong một quần xã các loài có sự giao nhau về ổ sinh thái càng nhiều thì sự cạnh
tranh xảy ra càng gay gắt. Chúng thường cạnh tranh nhau về nguồn sống như giành
thức ăn, chỗ ở;..
Các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li ổ sinh thái của mình
bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn,...
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài sẽ
8
giành thắng thế còn loài khác bị hại, hoặc cả hai đều bị hại.
Ví dụ: - Thực vật tranh dành nhau ánh sáng, nước, muối khoáng.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 3 loài sẻ ăn hạt cùng phân bố trên 1 hòn đảo thuộc quần
đảo Galapagos. Những loài này khác nhau về kích thước mỏ nên chúng sử dụng các loại hạt
có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài. Do đó, chúng không
cạnh tranh với nhau. Ở 2 đảo khác, mỗi đảo chỉ có 1 loài thì kích thước mỏ của chúng khác
với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài khi phải chung sống với các loài khác trên cùng
1 đảo. Như vậy, do sự có mặt của những loài khác trên đảo, kích thước mỏ có sự thay đổi
bởi áp lực chọn lọc để giảm sự cạnh tranh
Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là 1 trong những động lực của quá
trình tiến hóa.
b. Quan hệ con mồi - vật ăn thịt
Trong mối quan hệ này con mồi thường có kích thước nhỏ, số lượng đông; còn vật
ăn thịt thì thường có kích thước lớn và số lượng ít.
Con mồi thích nghi với kiểu lẩn tránh và bằng nhiều hình thức chống lại sự săn bắt
của vật dữ, còn vật ăn thịt có răng khỏe, chạy nhanh hơn và có nhiều mánh khóe để
khai thác con mồi có hiệu quả.
Quan hệ này còn có ý nghĩa trong việc tiến hóa của loài, con mồi - vật ăn thịt chúng thúc đẩy nhau trong quá trình tiến hóa. Vật ăn thịt tấn công và tiêu diệt con mồi, song chúng thường bắt được con mồi yếu, mang bệnh. Do vậy, hiện tượng này có tác dụng chọn lọc, loại bớt những con yếu ra khỏi đàn.
c. Quan hệ vật ký sinh - vật chủ
Là mối quan hệ một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vât khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Loài sống nhờ gọi là ký sinh, còn loài kia gọi là vật chủ.
Trong mối quan hệ này, vật ký sinh có kích thước nhỏ, số lượng đông, còn vật chủ
có kích thước lớn và số lượng ít; vật ký sinh không giết chết vật chủ mà chỉ làm suy yếu, gây bệnh cho vật chủ
Sinh vật ký sinh được chia làm hai nhóm: sinh vật ký sinh hoàn toàn và sinh vật nửa
ký sinh
Sinh vật ký sinh hoàn toàn: sinh vật ký sinh không có khả năng tự dưỡng, sống phụ
thuộc hoàn toàn vào vật chủ.
Ví dụ: Sán lá gan ký sinh trong gan người.
Sinh vật nửa ký sinh: sinh vật ký sinh vừa sống nhờ vào các chất dinh dưỡng lấy từ
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng.
9
Ví dụ: Cây tầm gửi ký sinh trên thân cây chủ nhưng đồng thời có khả năng quang hợp tổng
hợp nên chất hữu cơ
d. Ức chế cảm nhiễm
Là mối quan hệ trong đó một loài này trong quá trình sống bình thường của mình
nhưng đã vô tình gây hại cho sự sinh trưởng và phát triển của loài khác.
Ví dụ: Tảo giáp phát triển mạnh vào mùa sinh sản, gây hiện tượng “thủy triều đỏ” làm cho
hàng loạt loài động vật không xương sống, cá, tôm ... chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua chuỗi thức ăn.
e. Hiện tượng khống chế sinh học
Là hiện tượng số lượng cá thể của một loài này bị khống chế ở một mức nhất định
bởi một loài khác, do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
Hiện tượng này được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp: sử dụng thiên địch để
phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Ví dụ: Sử dụng ong kí sinh để diệt bọ dừa; chuồn chuồn kim để diệt sâu cuốn lá, bọ rầy...
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Bài 1: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài khác không có lợi cũng
không có hại là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ cộng sinh
B. Quan hệ hội sinh
C. Quan hệ hợp tác
D. Quan hệ con mồi - vật ăn thịt
Bài 2: Quan hệ giữa hai loài sinh vật diễn ra sự tranh giành nguồn sống là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ cộng sinh
B. Quan hệ vật chủ - vật kí sinh
C. Quan hệ hợp tác
D. Quan hệ cạnh tranh
Bài 3: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ cộng sinh
B. Quan hệ vật chủ - vật kí sinh
C. Quan hệ hợp tác
D. Quan hệ hội sinh
Bài 4: Hiện tượng số lượng cá thể của quẩn thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
thái trong quần xã gọi là:
10
A. Cân bằng sinh học
B. Cân bằng quần thể
C. Khống chế sinh học
D. Giới hạn sinh thái
Bài 5: Trong quần xã, một loài sinh vật,đã vô tình gây hại cho các loài khác trong khi bản thân
loài đó không bị ảnh hưởng gì là đặc trưng của mối quan hệ.
A. Cạnh tranh
B. Ức chế - cảm nhiễm .
C. Ký sinh
D. Sinh vật này ăn sinh vật khác
Bài 6: Quan hệ giữa hái loài sinh vật, trong đó một loài dùng loài khác làm thức ăn là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ cộng sinh
B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
C. Quan hệ hợp tác
D. Quan hệ con mồi - vật ăn thịt
Bài 7: Quan hệ giữa hai loài sinh vật sống chung với nhaụ và cả hai loài cùng có lợi, sống tách riêng chúng vẫn tồn tại được gọi là quan hệ nào ?
A. Quan hệ cộng sinh
B. Quan hệ hội sinh
C. Quan hệ hợp tác
D. Quan hệ con mồi-vật ăn thịt
Bài 8: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu
B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C. Cây phong lan bám trên thân cây cau
D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
Bài 9: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã biểu hiện ở
A. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ cao phù hợp với khả năng
cung cấp nguồn sống của môi trường
B. Số lượng cá thể trong qụần xã luôn được khống chế ở mức độ tối thiểu phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định dao động quanh vị trí cân bằng do sự tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã
11
D. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định gần phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
Bài 1: Trong quần xã các mối quan hệ hỗ trợ hai bên cùng có lợi là
A. Quan hệ hợp tác, quan hệ kí sinh
B. Quan hệ hội sinh, quan hệ cộng sinh
C. Quan hệ hợp tác, quan hệ hội sinh
D. Quan hệ hợp tác, quan hệ cộng sinh
Bài 2: Có một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ
A. Cộng sinh
B. Trung tính
C. Hội sinh
D. Ức chế- cảm nhiễm
Bài 3: Trong quần xã thường có các mối quan hệ đối kháng là:
A. Cạnh tranh, hội sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác
B. Cộng sinh, ký sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác
C. Cạnh tranh, ký sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác
D. Cạnh tranh, cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác
Bài 4: Trong mối quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là
A. Một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó
B. Hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau
C. Một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi
D. Một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng ít, một loài có lợi
Bài 5: Trùng roi sống trong ruột mối là quan hệ
A. Ký sinh
C. Hội sinh
B. Cộng sinh
D. Hợp tác
Bài 6: Tảo quang hợp, nấm hút nước hợp thành địa y là quan hệ
A. Ký sinh
C. Cạnh tranh
B. Cộng sinh
D. Hợp tác
Bài 7: Vi khuẩn sống trong rễ cây họ đậu là quan hệ
A. Cộng sinh
C. Hội sinh
B. Cạnh tranh
D. Hợp tác
Bài 8: Địa y sống trên cây cao là quan hệ
A. Ký sinh
C. Cạnh tranh
B. Cộng sinh
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Hội sinh
12
Bài 9: Tầm gửi sống trên các thân cây xương rồng là ví dụ về mối quan hệ nào?
A. Cộng sinh
C. Ký sinh
B. Cạnh tranh
D. Hội sinh
Bài 10: Quan hệ giữa dây tơ hồng sống trên các tán cây trong rừng thuộc quan hệ
A. Hợp tác
C. Ký sinh
B. Cạnh tranh
D. Hội sinh
Bài 11: Trong quần xã, quan hệ cạnh tranh giữa các loài thường xảy ra khi
A. Hai loài có chung nơi ở
B. Hai loài có chung thời gian hoạt động
C. Hai loài có chung nguồn sống
D. Hai loài có chung một kẻ thù
Bài 12: Trong sự tồn tại của quần xã, khống chế sinh học .
A. Điều hòa tỉ lệ đực cái ở các quần thề, đảm bảo cân bằng quần xã
B. Điều hòa các nhóm tuổi trong quần thể, đảm bảo cân bằng các quần xã
C. Điều hòa mật độ các quần thể đảm bảo cân bằng của quần xã
D Điều hòa nơi ở của các quần thể đảm bảo cân bằng của quần xã
Bài 13: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ giữa hai (hay nhiều) loài sinh vật, trong đó tất cả các loài đều có lợi, song mỗi bên chỉ có thể tồn tại được dựa vào sự hợp tác của bên kia là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ bẩm sinh B. Quan hệ cộng sinh
C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ hội sinh
Bài 14: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài khác nhau về
A. Số lượng các loài được lợi dụng trong quần xã
B. Số lượng các loài bị hại trong quần xã
C Đặc điểm có loài được lợi hay bị hại, hoặc ít nhất không bị hại trong quần xã
D. Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
Bài 15: Điểm giống nhau cơ bản giữa quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác là
A. Hai hay nhiều loài tham gia cộng sinh hay hợp tác đều có lợi
B. Quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác đều không phải là quan hệ nhất thiết phải có đối
với mỗi loài
C. Hai loài cộng sinh hay hợp tác với nhau thì chỉ có một loài có lợi
D. Có ít nhất một loài không có lợi gì
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG
Bài 1: Trong nông nghiệp, việc sử dụng thiên dịch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
bệnh là ứng dụng của
13
A. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài
B. Hiện tượng khống chế sinh học
C. Quan hệ hỗ trợ giữa các loài
D. Quan hệ cạnh tranh cùng loài
Bài 2: Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, cách nào trong số các cách nêu dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất
A. Thu nhặt, tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt
B. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng
C. Tìm kiếm và tiêu diệt ở tuổi trưởng thành
D. Nhận nuôi thiên địch (nếu có) và thả vào tự nhiên nơi ốc bươu vàng sinh sống
Bài 3: Mối quan hệ kí sinh - vật chủ và vật ăn thịt - con mồi giống nhau ở đặc điểm
A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài
B. Loài bị hại luôn có số lượng lớn hơn loài có lợi
C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi
D. Đều làm chết các sinh vật bị hại
Bài 4: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa
B. Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng
không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt
C. Những loài sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh
cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài
D Ở mối quan hệ vật ký sinh - vật chủ, vật ký sinh thường chỉ làm suy yếu vật chủ chứ
không tiêu diệt vật chủ
Bài 5: Trong mối quan hệ tương tác giữa các loài, dấu + thể hiện loài được lợi, dấu - thể hiện
loài bị hại, còn 0 thể hiện loài loài không được lợi cũng không bị hại. Mối quan hệ giữa mối và
trùng roi sống trong ruột mối được biểu diễn là
A. +/- B. +/+
C. -/- D. 0/+
Bài 6: Mối quan hệ nào trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá?
A. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài
B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
C. Quan hệ cộng sinh
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Quan hệ hợp tác
14
Bài 7: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.
B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
D. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Xét các mối quan hệ sinh thái dưới đây
1. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá
tôm
2. Cây phong lan sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng
3. Loài cá ép sống trên các loài cá lớn
4. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng
5. Loài kiến sống trên cây kiến Những mối quan hệ KHÔNG gây hại cho các loài tham gia mối quan hệ đó là
A. 3, 4, 5 B. 2, 3, 5
C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3
Bài 2: Cho các mối quan hệ sau
1. Vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu
2. Hải quỳ và một số loài ốc biển
3. Cây phong lan trên các cây gỗ
4. Dây tơ hồng trên cây cúc tần
5. Tỏi tiết chất kìm hãm một số loài xung quanh nó
6. Lúa và cỏ dại tranh giành ánh sáng
7. Trùng roi trong ruột mối
Thuộc quan hệ đối kháng gồm có A. 1, 3, 6
C. 5, 6, 7
HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN.
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Bài 1: Chọn đáp án B.
Bài 2: Chọn đáp án D.
Bài 3: Chọn đáp án B.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 4: Chọn đáp án C.
15
B. 4, 5, 6
D. 2, 4, 6
Bài 5: Chọn đáp án B.
Bài 6: Chọn đáp án D.
Bài 7: Chọn đáp án C.
Bài 8: Chọn đáp án B.
Bài 9: Chọn đáp án D.
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Chọn đáp án D.
Bài 2: Chọn đáp án A.
Bài 3: Chọn đáp án C.
Bài 4: Chọn đáp án B.
Bài 5: Chọn đáp án B.
Bài 6: Chọn đáp án B.
Bài 7: Chọn đáp án A.
Bài 8: Chọn đáp án D.
Bài 9: Chọn đáp án C.
Bài 10: Chọn đáp án C.
Bài 11: Chọn đáp án C.
Bài 12: Chọn đáp án C.
Bài 13: Chọn đáp án B.
Bài 14: Chọn đáp án C.
Bài 15: Chọn đáp án A.
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án B
Đây là một ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học.
Bài 2: Giải: Chọn đáp án D
Cách làm vừa đảm bảo độ đa dạng sinh thái lại vừa không gây ô nhiễm môi trường đó chính
là sử dụng các loài thiên địch.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án A
Sự giống nhau giữa hai mối quan hệ này là đều là mối quan hệ đối kháng.
Trong đó, mối quan hệ ký sinh - vật chủ thì vật ký sinh có kích thước nhỏ, số lượng đông, còn vật chủ có kích thước lớn và số lượng ít; vật ký sinh không giết chết vật chủ mà chỉ làm
suy yếu, gây bệnh cho vật chủ. Còn trong mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi thì con mồi
thường có kích thước nhỏ, số lượng đông; còn vật ăn thịt thì thường có kích thước lớn và số
lượng ít.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 4: Giải:
16
Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy cả con mồi lẫn vật ăn thịt tiến hóa.
Con mồi thích nghi với kiểu lẩn tránh và bằng nhiều hình thức chống lại sự săn bắt của vật dữ, còn vật ăn thịt có răng khỏe, chạy nhanh hơn và có nhiều mánh khóe để khai thác con mồi có hiệu quả
Bài 5: Giải: Chọn đáp án B
Mối quan hệ giữa mối và trùng roi sống trong ruột mối là mối quan hệ cộng sinh. Do vậy được biểu diễn là +/+
Bài 6: Giải: Chọn đáp án A
Cạnh tranh giữa các loài trong quẩn xã được xem là 1 trong những động lực của quá trình tiến hóa.
Bài 7: Giải: Chọn đáp án A
Các mối quan hệ trên đồng cỏ là:
Bò và vi sinh vật là mối quan hệ cộng sinh
Các con chim sáo và bò là mối quan hệ hợp tác
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án B
Mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia mối quan hệ đó thuộc vào nhóm quan hệ hỗ trợ
Ta xét các phát biểu.
1. Đây là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm
2. Đây là mối quan hệ hội sinh
3. Đây là mối quan hệ hội sinh
4. Đây là mối quan hệ ký sinh - vật chủ
5. Đây là mối quan hệ cộng sinh
Bài 2: Giải: Chọn đáp án B
Các quan hệ đối kháng gồm:
Quan hệ cạnh tranh
Quan hệ vật ăn thịt - con mồi
Quan hệ vật chủ - vật ký sinh
Quan hệ ức chế cảm nhiễm
Ta xét các đáp án.
1. Đây là mối quan hệ cộng sinh
2. Đây là mối quan hệ cộng sinh
3. Đây là mối quan hệ hội sinh
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
4. Đây là mối quan hệ ký sinh - vật chủ
17
5. Đây là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm
6. Đây là mối quan hệ cạnh tranh
7. Đây là mối quan hệ cộng sinh
III. MỐI QUAN HỆ DINH DƯỠNG
A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT.
1. Chuỗi thức ăn. Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Trong một mắt xích là một loài, vừa ăn sinh vật ở mắt xích trước nó, vừa là thức ăn cho sinh vật ở mắt
xích phía sau. ,
Ví dụ: Cây cỏ → Sâu ăn cỏ → chim ăn sâu → Con người.
Trong thiên nhiên có hai lọai chuỗi thức ăn cơ bản: chuỗi thức ăn được khởi đầu
bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng mùn bã hữu cơ
Chuỗi thức ăn bắt đâu bằng sinh vật tự dưỡng (sinh vật sản xuất):
Sinh vật tự dưỡng → động vật ăn thực vật → động vật ăn thịt các cấp → sinh vật phân giải
Ví dụ: Cỏ → Châu chấu → Ếch → Rắn → Diều hầu → Sinh vật phân giải
Chuỗi thức ăn bắt đầu bắng mùn bã hữu cơ:
Mùn bã hữ u cơ → động vật ăn mùn bã → động vật ăn thịt các cấp sinh vật phân giải
Ví dụ: Mùn → Ấu trùng ăn mùn → Sâu bọ ăn thịt → Tôm → Sinh vật phân giải
Chuỗi thức ăn thứ hai là hệ quả của chuỗi thức ăn thứ nhất. Hai chuỗi hoạt động
đồng thời, song tùy nơi, tùy lúc mà một trong hai chuỗi trở thành ưu thế.
Ví dụ: Trên một thảo nguyên, vào mùa hè, thời tiết thuận lợi, nguồn cỏ dồi dao, các loài
động vật ăn cỏ lấy cỏ làm thức ăn. Tuy nhiên, vào mùa đông khô lạnh, thời tiết không thuận
lợi, cỏ cằn cỗi, úa vàng, lúc này chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã hữu cơ trở nên ưu thế
2. Lưới thức ăn
Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có mắt xích chung liên kết lại với nhau.
Lưới thức ăn càng phức tạp thì tính ổn định của quần xã càng cao
Ví dụ
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
18
Những mắt xích chung trong hệ trên là sâu cuốn chiếu, lá gỗ, rận gỗ, chim Robin,..
3. Bậc dinh dưỡng Trong một chuỗi hay lưới thức ăn, một bậc dinh dưỡng gồm tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng. Trong quần xã có nhiều bậc dinh dưỡng:
Bậc dinh dưỡng 1 (sinh vật sản xuất): là sinh vật tự dưỡng, có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ
Bậc dinh dưỡng 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1) : là những động vật ăn hoặc ký sinh trên sinh vật sản xuất.
Bậc dinh dưỡng 3 (sinh vật tiêu thụ bậc 2): là những động vật ăn hoặc ký sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Bậc dinh dưỡng 4 (sinh vật tiêu thụ bậc 3): là những động vật ăn hoặc ký sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc 2....
4. Tháp sinh thái
Khi xếp chồng liên tiếp các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao ta có một tháp sinh thái.
Mỗi hình chữ nhật biểu thị có một bậc dinh dưỡng, các hình chữ nhật có chiều cao
bằng nhau, còn chiều dài thì khác nhau biểu thị độ lớn của một bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh thái được chia thành ba dạng:
Tháp số lượng: được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh
dưỡng.
Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật
trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Tháp năng lượng: được xây dựng trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị
19
diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Trong ba loại tháp sinh thái, tháp năng lượng luôn là tháp chuẩn, nghĩa là năng
lượng con mồi (bậc dinh dưỡng thấp hơn) bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật
tiêu thụ nó (bậc dinh dưỡng cao hơn). Hai loại tháp còn lại đôi khi bị biến dạng.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
MỐI QUAN HỆ DINH DƯỠNG
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Bài 1: Một chuỗi thức ăn gồm
A. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích chuỗi. Trong một chuỗi, mỗi mắt xích là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
B. Nhiều loài sinh vật có quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
C. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.
D. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
Bài 2: Lưới thức ăn là
A. Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng và nơi ở
B. Tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung
C. Tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, không có mắt xích chung
D. Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng
Bài 3: Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau
A. Các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng
B. Cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã
C. Cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần thể
D. Cho biết quan hệ của các nhóm sinh vật về mặt dinh dưỡng
Bài 4: Sinh vật sản xuất thuộc nhóm nào sau đây?
A. Động vật ăn thực vật
B. Cây xanh và một số tảo
C. Vi khuẩn và nấm
D. Tảo và nấm hoại sinh
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 5: Sinh vật nào sau đây là sinh vật phân hủy trong hệ sinh thái?
20
A. Vi khuẩn lam
B. Tảo đơn bào
C. Vi khuẩn và nấm
D. Tảo và nấm hoại sinh
Bài 6: Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật tiêu thụ bậc 3 thuộc về
A. Bậc dinh dưỡng cấp 4
B. Bậc dinh dưỡng cấp 3
C. Bậc dinh dưỡng cấp 1
D. Bậc dinh dưỡng cấp 2
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
Bài 1: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Tảo → chim bói cá → cá → giáp xác
B. Giáp xác → tảo → chim bói cá → cá
C. Tảo → giáp xác → cá → chim bối cá
D. Tảo → giáp xác → chim bói cá → cá.
Bài 2: Tháp số lượng được xây dựng dựa trên
A. Số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng
B. Số lượng cá thể ở mỗi đơn vị thể tích
C. Số lượng cá thể ở mỗi đơn vị diện tích
D. Số lượng cá thể ở mỗi đơn vị thời gian
Bài 3: Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên
A. Khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật chỉ trên một đơn vị diện tích ở mỗi bậc dinh
dưỡng
B. Khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật chỉ trên một đơn vị thể tích ở mỗi bậc dinh
dưỡng
C. Khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật chỉ trên một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh
dưỡng
D. Khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật chỉ trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi
bậc dinh dưỡng
Bài 4: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái?
A. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật
B. Quan hệ giữa thực vật và động vật ăn thực vật
C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi
21
Bài 5: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này cá rô thuộc bậc dinh dưỡng
A. Cấp 3 B. Cấp 2
C. Cấp 4 D. Cấp 1
Bài 6: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. Quá trình bài tiết các chất thải
B. Quá trình sinh tổng hợp các chất
C. Hoạt động hô hấp
D. Hoạt động quang hợp
Bài 7: Mắt xích có năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn thuộc về
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
B. Sinh vật sản xuất
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3
Bài 8: Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn
A. Được sử dụng tối thiểu 2 lần
B. Được sử dụng một lần rồi mất đi dạng nhiệt
C. Được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần
D. Được sử dụng vĩnh cửu trong quần xã
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG
Bài 1: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài?
A. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng
B. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp
C. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất
D. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng
Bài 2: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì
A. Hệ sinh thái ở nước có đa dạng sinh học hơn
B. Môi trường nước không bị năng lượng ánh sáng mặt trời đốt nóng
C. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định
D. Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn
Bài 3: Tháp sinh thái luôn luôn có dạng chuẩn ở mọi hệ sinh thái là
A. Tháp năng lượng
B. Tháp năng lượng và số lượng
C. Tháp năng lượng và sinh khối
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Tháp sinh khối và tháp số lượng
22
Bài 4: Chuỗi thức ăn nào sau đây cung cấp cho con người năng lượng cao nhất?
A. Rau muống - người
B. Rau muống - gà - người
C. Rau - sâu - gà - người
D. Giun - gà - người
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Trong một ao cá, người ta thường nuôi ghép nhiều loại cá như mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi,... để?
A. Thỏa mãn nhu cầu khác nhau của người tiêu thụ
B. Tăng tính đa dạng sinh học trong ao
C. Tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong ao
D. Thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau
Bài 2: Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ
A. Tảo đơn bào - giáp xác
B. Vật chủ - kí sinh
C. Con mồi - vật dữ
D. Cỏ - động vật ăn cỏ
Bài 3: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức
ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài
động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
Bài 4: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và
nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong
lưới thức ăn này, số nhận xét đúng là
1) lưới thức ăn có 4 chuỗi thức ăn.
2) báo thuộc bậc dinh dưỡng cập 2,
3) cào cào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2, chim sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
4) cào cào, thỏ, nai có cùng mức dinh dưỡng.
23
A. 1
C. 3
B. 2.
D. 4
Bài 5: Khi nói về chuỗi thức ăn trong, chuỗi sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng
B. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
C. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn không kéo dài quá 6 mắt xích
D. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích chỉ có một loài sinh vật
Bài 6: Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.
B. Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
C. Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất.
D. Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4
Bài 7: Cho lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất trong lưới thức ăn trên là:
A. Trăn. B. Diều hâu.
C. Diều hâu, chim gõ kiến. D. Trăn, diều hâu.
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Bài 1: Chọn đáp án D.
Bài 2: Chọn đáp án B.
Bài 3: Chọn đáp án A.
Bài 4: Chọn đáp án B.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 5: Chọn đáp án C.
24
Bài 6: Chọn đáp án A.
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
Bài 1: Chọn đáp án C.
Bài 2: Chọn đáp án A.
Bài 3: Chọn đáp án D.
Bài 4: Chọn đáp án A.
Bài 5: Chọn đáp án C.
Bài 6: Chọn đáp án C.
Bài 7: Chọn đáp án B.
Bài 8: Chọn đáp án B.
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án D
Trong hệ sinh thái, hiệu sụất sinh thái qua mỗi bậc dinh dưỡng chỉ là 10%, còn 90% bị thất
thoát ra ngoài môi trường. Vì vậy để đạt năng lượng sinh khối thì chuỗi thức ăn phải ngắn.
Trong hệ sinh thái trên cạn chuỗi thức ăn thì thường có 4 - 5 mắt xích, còn hệ sinh thái dưới nước chuỗi thường có 6 - 7 mắt xích.
Bài 2: Giải: Chọn đáp án B
Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì nhiệt dung
riêng của nước cao, nên nhiệt độ nước ổn định hơn, ít bị ánh nắng mặt trời đốt nóng nên sự thất thoát năng lượng thấp hơn hệ sinh thái trên cạn, do đó chuỗi thức ăn dài hơn
Bài 3: Giải: Chọn đáp án A
Tháp sinh thái được chia thành ba dạng là tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng.
Tháp số lượng: được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay tliể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp năng lượng: được xây dựng trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng
Trong ba lọai tháp này thì chỉ có tháp năng lượng là tháp luôn luôn có dạng chuẩn ở mọi hệ sinh thái, hai loại tháp còn lại có thể dạng chuẩn hoặc ở dạng lộn ngược.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án A
Trong chuỗi thức ăn, hiệu suất sinh thái từ mỗi bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dirih dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%, còn khoảng 90% thì bị thất thoát ra ngoài môi trường. Bởi vậy, trong
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
chăn nuôi người ta thường nuôi những loài sử dụng thức ăn là thực vật hoặc gần với nguồn thức ăn là thực vật như gà, bò, lợn, vịt, ngan, cá trắm cỏ,.. . để thu được tổng năng lượng là
25
tối đa.
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Giải: Chọn đáp án C.
Trong một ao cá, vận dụng đặc điểm ổ sinh thái của mỗi loài cá, người ta .thường nuôi ghép
nhiều loại cá như mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi,... để tận dụng tối đa đựợc nguồn thức
ăn trong ao.
Bài 2: Giải: Chọn đáp án B
Tháp số lượng: được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Trong các mối qụan hệ trên chỉ có mối quan hệ “Vật chủ - kí sinh” là tháp số lượng dạng
lộn ngược, vì vật kí sinh có số lựợng gấp nhiều lần so với vật chủ.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án B
Bạn đọc tự vẽ lưới thức ăn của quần xã này.:
Khi phân tích từ lưới thức ăn vẽ được, ta nhận thấy:
Các loài cây: sinh vật sản xuất, là bậc dinh dưỡng cấp 1
Sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây, một số
loài động vật ăn rễ cây, rắn, thú ắn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn: là sinh vật tiêu thụ bậc 1, là bậc dinh dưỡng cấp 2.
Chim sâu: sinh vật tiêu thụ bậc 2, là bậc dinh dưỡng cấp 3
Chim ăn hạt cỡ lớn: sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 1, là sinh vật bậc dinh dưỡng
cấp 4 hoặc bậc 2.
Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới này tối đa 4 mắt xích: Các loài cây sâu đục thân, sâu ăn hại, côn trùng cảnh cứng chim sâu chim ăn hạt cỡ lớn.
Ta xét các đáp án
A. Sai. Chim ăn hạt cỡ lớn: sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 1, là sinh bậc dinh dưỡng cấp 4 hoặc bậc 2
B. Đúng. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới này tối đa 4 mắt xích: Các loài cây → sâu đục thân, sâu ăn hại, côn trùng cánh cứng → chim sâu → chim ăn hạt cỡ lớn
C. Sai. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm thì chim ăn thịt cỡ lớn, rắn và thú ăn thịt có
thể bị tiêu diệt do không có nguồn thức ăn thay thế.
D Sai. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau một phần (chúng khác nhau về thức ăn, nơi kiếm ăn và nơi sinh sống..)
Bài 4: Giải: Chọn đáp án B
Ta xét các nhận xét đáp án:
1. Sai. Lưới thức ăn trên có 3 chuỗi thức ăn:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Thực vật → cào cào, thỏ và nai → báo
26
Thực vật → cào cào → chim ăn sâu → mèo rừng
Thực vật → thỏ, nai → mèo rừng
2. Sai. Báo thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
3. Đúng. Cào cào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2, chim sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2
4. Đúng. Cào cào, thỏ và nai cùng bậc dinh dưỡng cấp 2.
Bài 5: Giải: Chọn đáp án A
Ta xét các đáp án:
A. Sai. Chuỗi thức ăn được chia thành hai loại cơ bản là chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức án được khởi đầu bằng mùn bã hữu cơ
B. Đúng. Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C. Đúng. Do hiệu suất sinh thái qua mỗi bậc dinh dưỡng là thấp nên chuỗi thức ăn trên cạn chỉ kéo dài từ 4 -5 mắt xích, ở dưới nước khoảng 6-7 mắt xích.
D. Đúng. Trong chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích là một loài sinh vật.
Bài 6: Giải: Chọn đáp án D
Ta xét các đáp án
A. Sai. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng giống nhau (cùng ăn cỏ)
B. Sai. Gà và chim sâu là thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 2
C. Sai. Sinh vật có sinh khối lớn nhất đó chính là sinh vật sản xuất, là cỏ
D. Đúng. Trong hệ sinh thái này có hai chuỗi thức ăn:
Cỏ → Châu chấu → Gà, Chim sâu → Trăn (thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4)
Cỏ → Thỏ → Trăn (thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3)
Bài 7: Giải : Chọn đáp án D.
Trong lưới thức ăn trên:
Cây dẻ, cây thông: sinh vật sản xuất
Sóc, xén tóc: sinh vật tiêu thụ bậc 1
Chim gõ kiến, thằn lằn:sinh vật tiêu thụ bậc 2
Diều hâu: sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc bậc 3
Trăn: sinh vật tiêu thụ bậc 3.
Vi khuẩn và nấm: sinh vật phân giải,.
IV. DIỄN THẾ SINH THÁI
A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1. Khái niệm về diễn thế sinh thái
Diễn thế sinh thái là quá trình phát triển thay thế tuần tự của các quần xã sinh vật, từ
dạng khởi đầu qua các dạng trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng tương đối ổn
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
định, Quần xã này được gọi là quần xã đỉnh cực.
27
Song song với sự thay thế tuần tự các quần xã là sự biến đổi về các điều kiện tự
nhiên môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng,...
Diễn thế sinh thái là một quá trình định hướng và có thể dự báo trước được
2. Các loại diễn thế
- Dựa vào điều kiện khởi đầu của môi trường, người ta chia thành hai loại diễn thế chính là diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
Diễn thế nguyên sinh: là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Các sinh
vật phát tán đến sẽ hình thành nên quần xã tiên phong, tiếp theo là giai đoạn giữa gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. Cuối cùng hình thành
nên một quần xã tương đối ổn định (giai đoạn cực đỉnh).
Ví dụ: Vùng đất trống xuất hiện những cây cỏ nhỏ đầu tiên (quần xã tiên phong) → cây
bụi, dương xỉ cây gỗ nhỏ → cây gỗ lớn lâu năm → rừng cây gỗ nhiều tầng (giai đoạn cuối)
Diễn thế thứ sinh: là diễn thế xảy ra trên một môi trường mà trước đó tại đây đã
từng tồn tại một quần xã, nhưng nay đã hủy diệt hoàn toàn do sự thay đổi tự nhiên
hoặc do hoạt động của con người.
Từ một quần xã sinh vật đã bị hủy diệt, qua sự biến đổi, thay thế tuần tự của các quần xã,
dần dần hình thành nên một quần xã tương đối ổn định (trong điều kiện thuận lợi), hoặc
hình thành nên một quần xã suy thoái (trong điều kiện không thuận lợi).
Ví dụ: Hồ nước ngọt → bị lấp đầy bởi đất, cát, ..., sinh vật thủy sinh biến mất lần lượt thay thế vào đó là tràng cỏ, các cây thân thảo → cây bụi, cây gỗ thân nhỏ → cây gỗ lá rộng rừng cây gỗ (quần xã đỉnh cực).
3. Nguyên nhân của diễn thế
a. Nguyên nhân bên ngoài
Là những tác động trực tiếp của các hiện tượng tự nhiên lên quần xã như khí hậu, lũ lụt, ô nhiễm,... hay do tác động của con người. Những nguyên nhân này có thể làm cho quần xã trẻ lại hoặc hủy hoại hoàn toàn, buộc quần xã phải khôi phục lại từ đầu.
b. Nguyên nhân bên trong
Yếu tố quan trọng nhất làm nên sự biến đổi của quần xã là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế, ngay cả khi trong điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Trong các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn
thế. Trong quá trình hoạt động sống của mình đã làm cho điều kiện môi trường biến
đổi theo hướng hiệu quả đối với mình nhưng lại không thuận lợi cho nhóm loài ưu
thế khác có sự cạnh tranh cao hơn thay thế. Như vậy, những biến đổi của môi trường
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
chỉ là nhân tố khởi động, còn quần xã sinh vật là động lực chính cho quá trình diễn
28
thế.
4. Những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế để thiết lập trạng thái cân
bằng.
Những xu hướng biến đổi chính là:
Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm.
Hô hấp của quần xã tăng, tỷ lệ giữa sản xuất và phân giải vật chất trong quần xã tiến
dần đến 1.
Tính đa dạng về loài tăng, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài giảm và quan hệ sinh học giữa các loài trở nên căng thẳng.
Lưới thức ăn trở nên phức tạp, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng trở nên quan
trọng.
Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng.
Khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng trong quần xã ngày một tăng và quần xã sử dụng năng lượng ngày càng hoàn hảo.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
Dựa vào các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn
tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
Chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác, sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời có các biện pháp khắc phục những biến đổi
bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Bài 1: Diễn thế sinh thái là
A. Quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường
B. Quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
C. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
D. Quá trình biển đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc. Bài 2: Diễn thế nguyên sinh
A. Thường khởi đầu từ môi trường đã có một qụần xã tương đối ổn định
B. Thường khởi đẩu từ môi trường chưa có sinh vật
C. Thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Xảy ra do hoạt động chặt cây, đột rùng,... của con người
29
Bài 3: Nhóm sinh vật đầu tiên đến sống ở một môi trường trống trơn mở đầu cho một diễn thế
nguyên sinh gọi là
A. Quần xã nguyên sinh
B. Quần xã tiên phong
C. Quần xã gốc
D. Quần xã mở đầu
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
Bài 1: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
A. Khởi đầu từ môi trường trống trơn
B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng
C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
D. Hình thành quần xã tương đối ổn định
Bài 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế thường là một quá trình không định hướng, không thể dự báo được
B. Diễn thế thường là một qụá trình có định hướng, có thể dự báo trước được
C. Nguyên nhân gậy ra diễn thế là nguyên nhân bên trong hoặc nguyên nhân bên ngoài
D. Diễn thế có hai loại là diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh
Bài 3: Đặc điểm cơ bản để phân biệt diễn thế nguyên sinh với diễn thế thứ sinh là gì?
A. Môi trường khởi đầu
B. Môi trường cuối cùng
C. Diễn biến diễn thế
D. Điều kiện môi trường
Bài 4: Việc đốt rẫy làm nương, việc đốt rừng phi lao, bạch đàn, tràm hoa vàng... thuộc loại diễn thế
A. Nguyên sinh .
B. Thứ sinh
C. Phân hủy
D. Không thuộc loại diễn thế nào cả
Bài 5: Những nguyên nhân bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến quần xã trong diễn thế sinh thái?
A. Chỉ làm cho quần xã trẻ lại.
B. Chỉ hủy hoại hoàn toàn quần xã.
C. Quần xã bị hủy hoại không khôi phục lại từ đầu
D. Làm cho quần xã hủy diệt, làm cho quần xã được khôi phục lại từ đầu
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 6: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế
30
A. Nguyên sinh B. Thứ sinh
C. Liên tục D. Phân hủy Bài 7: Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế
A. Nguyên sinh B. Thứ sinh
C. Liên tục D. Phân hủy Bài 8: Trong diễn thế nói chung, quần xã đỉnh cực là sẽ có những đặc điểm như thế nào?
A. Quần xã tiên phong
B. Quần xã suy thoái
C. Quần xã trung gian
D. Quẩn xã phát triển ổn định
Bài 9: Ví dụ nào sau đây mô tả về diễn thế sinh thái?
A. Châu chấu ăn cỏ, ếch nhái ăn châu chấu
B. Cỏ hoang dại mọc lấy hết chất dinh dưỡng của cây
C. Các vi khuẩn nitrat phân hủy mùn trong đất cung cấp nito cho cây
D. Cỏ mọc trên bãi đất trống, sau đỏ đến tràng cây bụi và rừng cây gỗ
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG
Bài 1: Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là
A. Nắm được quy luật phát triển của quần xã
B. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp
C. Phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng
D. Biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó
Bài 2: Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là
A. Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế
B. Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt
C. Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế
D. Sự cạnh tranh trong loài đặc trưng
Bài 3: Giai đoạn nào dưới đây không có trong diễn thế nguyên sinh?
A. Giai đoạn cuối hình thành quần xã tương đối ổn định
B. Giai đoạn khởi đầu từ môi trường chỉ có rêu
C. Giai đoạn tiên phong là giai đoạn các sinh vật phát tán đầu tiên tới hình thành nên quần xã tiên phong
D. Giai đoạn giữa là giai đoạn hỗn hợp gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế
lẫn nhau.
Bài 4: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người
31
B. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã
C. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu
D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
Bài 5: Diễn thế nguyên sinh khác với diễn thế thứ sinh ở đặc điểm
A. Diễn thế nguyên sinh có giai đoạn khởi đầu và có giai đoạn cuối
B. Điều kiện sống thuận lợi của diễn thế nguyên sinh khác với điều kiện sống của diễn thế thứ sinh
C. Nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong là khác nhau
D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, còn diễn thế thứ sinh xuất
hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống
Bài 6: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?
A. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người
B. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã
C. Do thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu
D. Do cạnh tranh gạy gắt giữa các loài trong quần xã
Bài 7: Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với
hình thành quần xã mới
A. Vi sinh vật
B. Sinh vật sống hoại sinh
C. Hệ động vật
D. Hệ thực vật
Bài 8: Điều khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Sự diễn thế sau khi rừng bị đốn chặt là một ví dụ về diễn thế thứ sinh.
B. Sự diễn thế sau khi cháy rừng là một ví dụ về diễn thể nguyên sính.
C. Diễn thế phân hủy không dẫn đến sự hình thành một quần xã ổn định.
D. Tất cả đều đúng.
D. VỂ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Trên một đảo mới được hình thành do hoạt động của núi lửa, nhóm sinh vật có thể đến cư trú đầu tiên là
A. Sâu bọ
B. Thực vật thân cỏ có hoa
C. Thực vật hạt trần
D. Địa y
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 2: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây là không đúng?
32
A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn
B. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên
C. Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng
D. Tính đa dạng về loài tăng
Bài 3: Xu hướng chung của diễn thế nguyên sinh là:
A. Từ quần xã trẻ đến quần xã già
B. Từ quần xã già đến quần xã trẻ
C. Số lượng cá thể của mỗi loài tăng
D. Dẫn đến phân hủy quần xã.
Bài 4: Có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?
1. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
2. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng
sống.
3. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đẩu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng
sống và thường dẫn đến một quần xã ổn định.
4. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tượng ứng
với sự biến đổi của môi trường.
A. 1 B.2
C. 3 D 4
Bài 5: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát
triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
1. Quần xã đỉnh cực.
2. Quần xã cây gỗ lá rộng.
3. Quần xã cây thân thảo.
4. Quần xã cây bụi.
5. Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
33
( ) ( ) ( ) ( ) ( )53241 →→→→
( ) ( ) ( ) ( ) ( )12345 →→→→ C ( ) ( ) ( ) ( ) ( )53421 →→→→ D.( ) ( ) ( ) ( ) ( )52341 →→→→ HƯỚNG DẪN GIẢI ĐÁP ÁN.
A.
B.
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Bài 1: Chọn đáp án C.
Bài 2: Chọn đáp án B.
Bài 3: Chọn đáp án B.
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
Bài 1: Chọn đáp án C
Bài 2: Chọn đáp án A
Bài 3: Chọn đáp án A
Bài 4: Chọn đáp án B
Bài 5: Chọn đáp án D
Bài 6: Chọn đáp án B
Bài 7: Chọn đáp án A
Bài 8: Chọn đáp án D
Bài 9: Chọn đáp án D
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG
Bài 1: Giải: Chọn đáp án B
Ứng dụng của việc nghiên cứu là
Chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời có các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
Xây dựng kế hoạch dài hạn cho sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp..
Bài 2: Giải: Chọn đáp án A
Yếu tố bên trong quan trọng nhất làm nên sự biến đổi của quần xã là sự cạnh tranh gay gắt
giữa các loài, ngay cả khi trong điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Vì, trong quá trình hoạt động sống của mình đã làm cho điều kiện môi trường biến đổi theo
hướng hiệu quả đối với mình nhưng lại không thuận lợi cho nhóm loài ưu thế khác có sự
cạnh tranh cao hơn thay thế
Bài 3: Giải: Chọn đáp án B
Trong diễn thế nguyên sinh, diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
Giai đoạn đầu: Hình thành quần xã tiên phong (các sinh vật phát tán đến hình thành nên)
Giai đoạn giữa gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau
Giai đoạn cuối: Hình thành nên một quần xã tương đối ổn định.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án B.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Nguyên nhân của diễn thế được chia thành hai nhóm: nguyên nhân bên ngoài và nguyên
34
nhân bên trong.
Các nguyên nhân bên ngoài: Là những tác động trực tiếp của các hiện tượng tự nhiên lên qụần xã như khí hậu, lũ hạt, ô nhiễm,... hay do tác động của con người. -
Các nguyên nhân bên trong: là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế, ngay cả khi trong điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Sự hợp tác giữa các loài không phải là nguyên nhân của diễn thế
Bài 5: Giải: Chọn đáp án D
Điểm giống nhau chung giữa hai loại diễn thế là:
Giai đoạn biến đội tuần tự của các, quần xã thay thế lẫn nhau.
Các nguyên nhân bên ngoài và nguyên bên trong
Điểm khác nhau giữa hai loại diễn thế là:
Điểm khởi đầu của môi trường. Ở diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, còn diễn thế thứ sinh xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật
từng sống
Giai đoạn cuối. Ở diễn thế nguyên sinh hình thành nên quần xã tương đối ổn định, còn ở diễn thế thứ sinh hình thành nên một quần xã tương đối ổn định hoặc quần xã suy thoái.
Bài 6: Giải: Chọn đáp án B
A. Đúng. Hoạt động khai thác tài nguyên của con người nguyên nhân bên ngoài
B. Sai. Hợp tác giữa các loài không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế
C. Đúng. Thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu nguyên nhân bên ngoài
D. Đúng. Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã nguyên nhân bên trong
Bài 7: Giải: Chọn đáp án D
Nhóm sinh vật tự dưỡng là quan trọng nhất, vừa tổng hợp các chất hữu cơ vừa cung cấp năng lượng cho quần xã hoạt động, đồng thời cũng cải thiện môi trường.
Bài 8: Giải: Chọn đáp án A
Loại trừ đáp án:
A. Đúng. Sự diễn thế sau khi rừng bị đốn chặt là một ví dụ về diễn thế thứ sinh.
B. Sai. Sự diễn thế này là một diễn thế thứ sinh (giống như câu A)
C. Sai. Không có khái niệm về diễn thế phân hủy
D. Sai.
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Giải: Chọn đáp án D
Nhóm sinh vật đầu tiên đến cư trú có thể là thực vật vì thực vật là sinh vật tự dưỡng, có thể
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
chuyến hóa năng lượng mặt trời thành các hợp chất hữu cơ để nuôi các sinh vật dị dưỡng.
35
Trong các nhóm trên, sinh vật đầu tiên có thể tồn tại được là dạng địa y vừa tổng hợp chất
hữu cơ, vừa thực hiện khoáng hóa dần làm tăng độ ẩm của lớp bề mặt giúp cải thiện dần
môi trường.
Bài 2: Giải: Chọn đáp án C
Những xu hướng biến đổi chính là:
Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm.
Hô hấp của quần xã tăng, tỷ lệ giữa sản xuất và phân giải vật chất trong quần xã tiến
dần đến 1.
Tính đa dạng về loài tăng, nhưng số lượng cá thể của mỗi giảm và quan hệ sinh học giữa các loài trở nên căng thẳng.
Lưới thức ăn trở nên phức tạp, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng.
Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng.
Khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng trong quần xã ngày một tăng và quần xã sử dụng năng lượng ngày càng hoàn hảo.
Đáp án C sai, khi số lượng loài tăng thì số lượng cá thể mỗi loài giảm và ổ sinh thái của
mỗi loài sẽ thu hẹp lại.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án A
Loại trừ đáp án:
A. Đúng. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu từ môi trường chưa có sinh vật quần xã tiên phong các quần xã thay thế lẫn nhau quần xã tương đối ổn định.
B. Sai. Xu hướng chung của diễn thế nguyên sinh là từ quần xã già đến quần xã trẻ.
C. Sai. Xu hướng chung của diễn thế là tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm và quan hệ sinh học giữa các loài trở nên căng thẳng
D. Sai. Diễn thế nguyên sinh cuối cùng hình thành nên một quần xã tương đối ổn định.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án C
Các phát biểu sai là:
3. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đâu bằng môi trường trống trơn (chưa có sinh vật)
và thường dẫn đến một quần xã tương đối ổn định
Bài 5: Giải: Chọn đáp án C.
Thứ tự các quần xã là:
Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm Quần xã cây thân thảo → Quần xã cây bụi →
Quần xã cây gỗ lá rộng → Quần xã đỉnh cực.(SGK Nâng cao/ trang 241)
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
36
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
37
CHUYÊN
ĐỀ 4 .HỆ SINH THÁI , SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. HỆ
SINH THÁI
A. KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
1. Khái niệm
_ Hệ sinh thái là tập hợp của quần xã sinh vật với sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã), trong đó, có dự tương tác giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường tạo nên các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng
_ Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh như một cơ thể, thực hiện đầy đủ các chức năng sống
như trao đổi năng lượng và vật chất giữa hệ với môi trường thông qua hai quá trình tổng hợp và phân hủy
vật chất
_ Hệ sinh thái là một hệ động lực mở và tự điều chỉnh vì hệ tồn tại dựa vào nguồn vật chất và năng lượng
từ môi trường .Hoạt động của hệ tuân theo các quy luật nhiệt động lực học , các quy luật bảo toàn năng
lượng .Trong giới hạn sinh thái của mình, hệ có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn
định
_ Bất kỳ một sự gắn kết nào giữa các sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh , dù ở mức đơn giản nhất ( như một nước ao, một bể các cảnh .. hay lớn hơn
như Trái Đất) đều được coi là một hệ sinh thái
2. Cấu trúc của một hệ sinh thái
Một hệ sinh thái điển hình gồm hai thành phần cấu trúc : Thành phần vô sinh và hữu sinh.
Thành phần vô sinh (sinh cảnh):
_Các chất vô cơ : nước , 2CO ,oxy, nitơ, photpho,…
_Các chất hữu cơ : protein, lipit, vitamin,…
_Các yếu tố khí hậu : ánh sáng , nhiệt độ , độ ẩm ,…
Thành phần hữu sinh : Dựa vào các phương thức dinh dưỡng người ta chia thành phần hữu sinh thành
ba nhóm sau :
_ Sinh vật sản xuất : là sinh vật tự dưỡng , có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên chất
hữu cơ. Sinh vật sản xuất chủ yếu là thực vật và một số vi sinh vật tự dưỡng.
_ Sinh vật tiêu thụ : là sinh vật dị dưỡng , sử dụng sinh vật sản xuất làm thức ăn hoặc ăn các sinh vật tiêu
thụ khác
_ Sinh vật phân giải : gồm các sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ ban
đầu, nhóm sinh vật này chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, giun đất ,…
3. Phân loại hệ sinh thái
Dựa vào nguồn gốc hình thành , hệ sinh thái được chia thành hai nhóm : hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh
thái nhân tạo
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Hệ sinh thái tự nhiên : được hình thành bằng các quy luật tự nhiên , rất đa dạng , phong phú.Từ các giọt
nước nhỏ cho đến cực lớn như rừng mưa nhiệt đới , hoang mạc , đại dương ,…
_ Các hệ sinh thái trên cạn : rừng mưa nhiệt đới , sa mạc , hoang mạc , savan đồng cỏ ,…
_ Các hệ sinh thái dưới nước : hệ sinh thái nước ngọt (nước đứng , nước nhảy ), nước mặn và nước lợ
Hệ sinh thái nhân tạo : là hệ sinh thái ngoài nguồn năng lượng tự nhiên còn được cung cấp thêm một
phần vật chất từ bên ngoài và số lượng loài hạn chế
_ Các hệ sinh thái nhân tạo như đồng ruộng , hồ nước , rừng trồng , thành phố, … đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người
Sự giống nhau và khác nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo :
Các hệ sinh thái Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nhân tạo
Giống nhau
_ Hai hệ sinh thái này đều có đặc điểm chung là về thành phần cấu
trúc, bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh
_ Thành phần vô sinh là môi trường vật lí ( sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.Các sinh vật trong quần xã luôn tác động
lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của hệ
Khác nhau _ Là một hệ sinh thái mở , nguồn
năng lượng chính là năng lượng tự nhiên
_ Thành phần loài đa dạng , tính
ổn định của hệ cao , ít bị biến
động
_Là một hệ sinh thái khép kín , ngoài nguồn năng lượng tự nhiên
còn được cung cấp nguồn năng lượng , vật chất từ bên ngoài
_ Thành phần loài ít , do đó tính
ổn định của hệ thấp , dễ bị biến
động
_ Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sự sinh trưởng của các cá thể nhanh , năng suất sinh học cao , … Để
duy trì trạng thái cân bằng của hệ , con người cần phải bổ sung năng lượng cho các hệ này
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
A. KHỞI ĐỘNG : NHẬN BIẾT
Bài 1: Một hệ sinh thái điển hình gồm :
A. Quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
B. Quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
C. Quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
D. Quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
Bài 2: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm
A. Sinh vật sản xuất , sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
B. Sinh vật sản xuất , sinh vật ăn thực vật , sinh vật phân giải
C. Sinh vật sản xuất , sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
D. Sinh vật ăn thực vật , sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
Bài 3: Trong hệ sinh thái trên cạn , loài ưu thế thường thuộc về nhóm sinh vật nào ?
A. Giới thực vật
B. Giới vi khuẩn
C. Giới động vật
D. Giới nấm
Bài 4: Ao, hồ trong tự nhiên được gọi chi tiết là
A. Hệ sinh thái nước đứng
B. Hệ sinh thái nước ngọt
C. Hệ sinh thái nước chảy
D. Hệ sinh thái tự nhiên
Bài 5: Một bể cá cảnh được gọi là
A. Hệ sinh thái nhân tạo
B. Hệ sinh thái khép kín
C. Hệ sinh thái vi mô
D. Hệ sinh thái tự nhiên
Bài 6: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên ?
A. Cánh đồng
B. Bể cá cảnh
C. Rừng nhiệt đới
D. Trạm vụ trũ
Bài 7: Những đơn vị sau đây là những hệ sinh thái điển hình , loại trừ:
A. Một con suối nhỏ trong rừng
B. Một cái ao nhỏ đầu làng
C. Biển Thái Bình Dương
D. Mặt trăng
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
B. TĂNG TỐC : THÔNG HIỂU
Bài 1: Hệ sinh thái nào sau đây có sức sản xuất thấp nhất ?
A. HST vùng nước khơi đại dương
B. HST đồng cỏ nhiệt đới
C. HST cửa sông
D. HST rừng lá kim phương Bắc
Bài 2: Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm : Năng lượng mặt trời là nguồn sơ cấp, số loài hạn chế và thường xuyên được bổ sung vật chất ?
A. Hệ sinh thái nông nghiẹp
B. Hệ sinh thái biển
C. Dòng sông đoạn hạ lưu
D. Rừng mưa nhiệt đới
Bài 3: Dựa vào nguồn gốc hình thành , các hệ sinh thái trên trái đất được phân chia thành
A. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
B. Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
C. Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nước mặn
D. Hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nhân tạo
Bài 4: Sự phân chia các loài trong hệ sinh thái thành ba nhóm : sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh
vật phân giải dựa vào
A. Tổ chức cơ thể
B. Khả năng di chuyển
C. Phương thức dinh dưỡng
D. Hình thức sinh sản
Bài 5: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào ?
A. Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
C. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
D. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
Bài 6: Quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ ban đầu là nhờ vào hoạt động của nhóm sinh vật nào ?
A. Sinh vật sản xuất
B. Sinh vật phân giải
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
C. BỨT PHÁ : VẬN DỤNG
Bài 1: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ :
A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ khép kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở
B. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên
C. Do được con người bổ sung các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng
Bài 2: Phát biểu nào sau đây về hệ sinh thái là đúng ?
A. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn
B. Trong hệ sinh thái , hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng
C. Trong hệ sinh thái , năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không
D. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất
Bài 3: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là
A. Có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc
B. Điều kiện môi trường vô sinh
C. Tính ổn định của hệ sinh thái
D. Tính đa dạng về thành phần loài
D. VỀ ĐÍCH : VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái ?
(1) Bón phân , tưới nước , diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp
(2) Khai thác hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm , cá
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý
(5) Bảo vệ các loài thiên địch
(6) Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, phá bỏ tất cả các hệ sinh thái nhân tạo Phương án đúng là :
A. (2),(3),(4),(6)
B. (2),(3),(4),(5),(6)
C. (1),(3),(4),(5),(6)
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. (1), (2),(3),(4),(5)
HƯỚNG DẪN GIẢI , ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Bài 1 : Chọn đáp án A
Bài 2 : Chọn đáp án A
Bài 3 : Chọn đáp án A
Bài 4 : Chọn đáp án A
Bài 5 : Chọn đáp án A
Bài 6 : Chọn đáp án C
Bài 7 : Chọn đáp án D
B. TĂNG TỐC : THÔNG HIỂU
Bài 1 : Chọn đáp án A
Bài 2 : Chọn đáp án A
Bài 3 : Chọn đáp án B
Bài 4 : Chọn đáp án C
Bài 5 : Chọn đáp án B
Bài 6 : Chọn đáp án B
C. BỨT PHÁ : VẬN DỤNG
Bài 1 : Giải : Chọn đáp án D
Sự khác nhau cơ bản giữa hai hệ là nguồn cung cấp năng lượng cho hệ , hệ sinh thái tự nhiên nguồn năng
lượng chính là năng lượng tự nhiên , còn hệ sinh thái nhân tạo ngoài nguồn năng tự nhiên còn được bổ sung nguồn năng lượng, vật chất từ bên ngoài
Bài 2 : Giải : Chọn đáp án A
Ta xét các đáp án
A.Đúng :Trong chu trình dinh dưỡng , năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề , trung bình năng lượng mất đi khoảng 90%, nghĩa là hiệu suất sử dụng năng lượng hay hiệu suất sinh thái của bậc sau là 10%
B.Sai : Trong hệ sinh thái giảm dần qua mỗi bậc dinh dưỡng
C.Sai : Trong hệ sinh thái , năng lượng di chuyển theo một chiều qua các bậc dinh dưỡng và không
được sử dụng lại, còn vật chất thì được sử dụng lại nhiều lần
D.Sai : Trong hệ sinh thái , loài có sinh khối lớn nhất là hệ sinh vật sản xuất (bậc dinh dưỡng thấp nhất), còn sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất có sinh khối thấp nhất
Bài 3 : Giải : Chọn đáp án A
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Sự giống nhau giữa hai hệ là
_ Hai hệ sinh thái này đều có đặc điểm chung là về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần vô sinh và
thành phần hữu sinh
_ Thành phần vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật .Các sinh vật tromh quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của hệ
D. VỀ ĐÍCH : VẬN DỤNG CAO
Bài 1 : Giải : Chọn đáp án D
(1) Đối với hệ sinh thái nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng cần phải bón phân , tưới nước , diệt cỏ dại,…
(2) Trong hiện trạng nguồn tài nguyên ngày một cạn kiệt , việc khai thác hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên là một giải pháp của phát triển bền vững, đảm bảo sự phát triển của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến tương lai
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm , cá giúp tôm , cá phát triển tốt làm tăng năng suất
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý, đây là một giải pháp cải tạo tự nhiên nhằm phục vụ các nhu cầu con người, mà không gây ảnh hưởng có hại lớn đến tự nhiên
(5) Đây là một giải pháp sinh học , vừa bảo vệ sự đa dạng sinh học , vừa diệt trừ được các loài sinh vật gây hại mà không gây ảnh hưởng đến môi trường
(6) Ngoài việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên , ta cũng phải giữ lại các hệ sinh thái nhân tạo, để nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của con người và sự phát triển kinh tế trong một thực trạng
dân số ngày càng một tăng nhanh
Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái là : (1),(2),(3),(4),(5)
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
II. CÁC CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA TRONG HỆ SINH THÁI
A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
_ Chu trình sinh địa hóa ( chu trình vật chất) trong hệ sinh thái là sự trao đổi các chất trong tự nhiên không ngừng của các nguyên tố hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật
_ Một chu trình sinh địa hóa gồm có các phần : tổng hợp các chất , tuần hoàn vật chất trong tự nhiên , phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước .Vật chất sau khi trở lại môi trường sẽ được quần xã sinh vật tái sử dụng
_ Chu trình sinh địa hóa gồm hai nhóm :
Chu trình chất khí ( ) 222 O,N,CO,... : các chất tham gia vào chu trình chất khí có nguồn dự trữ trong khí quyển, sau khi đi qua quần xã sinh vật , ít bị thất thoát , phần lớn hoàn lại cho chu trình
Chu trình chất lắng đọng (photpho, sắt , đồng,…): Những chất tham gia vào chu trình có nguồn dự trữ
từ vỏ trái đất và sau khi đi qua chuỗi thức ăn trong quần xã , phần lớn chúng tách khỏi chu trình đi vào
các chất lắng đọng , gây thất thoát nhiều hơn
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
đị
2. Một số chu trình sinh
a hóa
a. Chu trình cacbon
_ Cacbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sự sống, là thành phần cấu tạo của các hợp chất hữu cơ như cacbohydrat, protein, lipit,… Cacbon đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật và từ sinh vật trở lại môi trường qua một số con đường như hô hấp của động, thực vật hay phân giải của vi sinh vật
_ Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbodioxit ( 2CO ).Thực vật lấy 2CO từ khí quyển, nước và muối
khoáng từ đất để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quang hợp.Động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm
thức ăn rồi lại chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt
_ Không phải tất cả năng lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn
mà có phần lắng đọng hình thành nên các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu lửa ,..
_ Bầu khí quyển có nồng độ
2CO khá ổn định hàng triệu năm nay.Tuy nhiên , hiện nay với sự phát triển
của công nghiệp, giao thông vận tai, nạn,… cộng với nạn chặt phá rừng làm cho hàm lượng khí 2CO
trong không khí tăng cao và vượt sức chịu tải của môi trường, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính , làm
cho trái đất nóng lên , gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất
b. Chu trình nước
_ Nước là thành phần không thể thiếu và chiếm phần lớn khối lượng cơ thể của sinh vật .Cơ thể sinh vật
rất cần nước để sống và phát triển thông qua quá trình trao đổi không ngừng giữa cơ thể và môi trường
_ Trong môi trường tự nhiên , nước luôn vận động , tạo thành một vòng tuần hoàn. Nước mưa rơi xuống
mặt đất, thấm xuống các mạch nước ngầm , tích lũy trong đại dương, sông , hồ ,…rồi trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua sự thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên trái đất
_ Chu trình nước còn đóng vai trò quan trọng trong công việc điều hòa khí hậu hành tinh
_ Nước trên hành tinh phân bố không đồng đều, có nhiều vùng rất hiếm nước , nhiều vùng có đủ nước nhưng lại bị ô nhiễm không thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất…Nguồn nước không phải là vô tận và
đang suy giảm nghiêm trọng, do đó việc tiết kiệm và bảo vệ sự trong sạch của nước là nhiệm vụ của mọi
quốc gia và của mỗi người
c. Chu trình nito
_ Nito chiếm đến 79% thể tích của khí quyển và là một khí trơ. Thực vật chỉ hấp thụ được nito dưới dạng
nitrat ( ) 3NO và muối amôn ( ) 4NH+ .Các muối trên được hình thành bằng các con đường vật lý , hóa học và sinh học , nhưng con đường sinh học đóng vai trò quan trọng nhất
_ Một số vi khuẩn lam cộng sinh trong cây bèo hoa dâu , vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ
đậu,…có khả năng cố định nito từ không khí, trong nước …
_ Các tia chớp và phản ứng quang hóa trong vũ trụ tổng hợp nên một số lượng muối nito từ phân tử nito
trong khí quyển .Ngoài lượng đạm hình thành trong tự nhiên, hiện nay người ta tổng hợp một lượng lớn
phân đạm để phục vụ sản xuất nông nghiệp
d. Chu trình photpho
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
_ Trong tự nhiên , photpho là một trong những chất tham gia vào chu trình các chất lắng đọng có khối
lượng lớn dưới dạng quặng .Lớp này bị lộ ra ngoài và bị phong hóa, chuyển thành dạng photphat hòa tan
( ) 4PO .Nhờ đó thực vật có thể sử dụng được
_ Photpho tham gia vào thành phần cấu trúc của các chất sống quan trọng như axit nucleic
_ Sau khi đi vào chu trình photpho thường thất thoát và theo các dòng sông ra biển , lắng đọng xuống đáy
sâu , ít có cơ hội quay lại chu trình
_ Lượng photpho ở biển thu hồi lại chủ yếu nhờ vào sản lượng cá khai thác và một lượng nhỏ từ phân chim thải ra trên các bờ biển và hải đảo .Bởi vậy , hàng năm , con người vẫn phải sản xuất hàng trăm triệu
tấn phân lân để cung cấp cho cộng đồng
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
A. KHỞI ĐỘNG : NHẬN BIẾT
Bài 1 : Chu trình sinh địa hóa là
A. Sự trao đổi vật chất giữa các sinh vật và giữa quần xã với sinh cảnh
B. Sự trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã qua chuỗi thức ăn
C. Sự trao đổi vật chất giữa quần xã với môi trường vô sinh
D. Chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên
Bài 2 : Chu trình sinh địa hóa có vai trò
A. Duy trì sự cân bằng trong quần xã
B. Duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
C. Duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển
D. Duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển
Bài 3 : Chu trình sinh địa hóa gồm
A. Chu trình chất khí và chu trình chất rắn
B. Chu trình chất khí và chu trình chất lỏng
C. Chu trình chất khí và chu trình chất lắng đọng
D. Chu trình chất lỏng và chu trình chất lắng đọng
B. TĂNG TỐC : THÔNG HIỂU
Bài 1 : Trong chu trình sinh địa hóa , nito ở dạng nitrat ( ) 3NO được truyền trở lại môi trường không khí dưới dạng nito phân tử ( ) 2N thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây ?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa
B. Động vật đa bào
C. Vi khuẩn cố định nito
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Cây họ đậu
Bài 2 : Trong chu trình chất khí , cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt
động của nhóm
A. Sinh vật sản xuất
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
D. Sinh vật phân giải
Bài 3 : Chu trình sinh địa hóa không có dấu hiệu nào sau đây ?
A. Tổng hợp các chất
B. Tuần hoàn vật chất
C. Phân giải và lắng đọng một phần vật chất
D. Tái sinh hoàn phần vật chất
Bài 4 : Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Trong quá trình hô hấp của động, thực vật và sự phân giải của vi sinh vật , 2CO được trả lại môi trường
B. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó
C. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monoxit (CO)
D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trả lại môi trường không khí
Bài 5 : Điểm khác nhau cơ bản giữa vận chuyển vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái là
A. Sự vận chuyển các chất trong hệ sinh thái bao giờ cũng kèm theo năng lượng , còn dòng năng lượng
thì không kèm theo vật chất
B. Sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái chỉ diễn ra trong từng chuỗi thức ăn còn vật chất diễn ra trong lưới thức ăn
C.Sự vận chuyển vật chất thì bị hao hụt vì qua mỗi bậc dinh dưỡng sinh vật giữ lại trong các trường hợp chất hữu cơ còn dòng năng lượng không bị hao hụt
D. Sự vận chuyển vật chất trong hệ sinh thái theo vòng tuần hoàn , còn dòng năng lượng thì không theo tuần hoàn
C. BỨT PHÁ : VẬN DỤNG
Bài 1 : Nhóm sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình sinh tổng hợp muối nito
A. Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu
B. Vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu
C. Vi khuẩn sống tự do trong đất và nước
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Vi khuẩn kí sinh trên rễ cây họ đậu
Bài 2 : Sau khi phá rừng trồng lúa , bà con nông dân có thể trồng một hai vụ mà không cần bón phân .Tuy nhiên , sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể .giải thích nào dưới đây đúng ?
A. Các chất dinh dưỡng trong đất đã bị bốc hơi cùng với nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng
B. Vì trồng lúa nước nên các chất dinh dưỡng từ đất đã bị pha loãng vào nước nên đất trở nên nghèo chất dinh dưỡng
C. Các chất dinh dưỡng đã bị rủa trôi nên đất trở nên nghèo chất dinh dưỡng
D. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại đất
Bài 3 : Trong chu trình nito, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò
A. Chuyển hóa 2NO thành 3NO
B. Chuyển hóa 2N thành 4 NH +
C. Chuyển hóa 3NO thành 4 NH +
D. Chuyển hóa 4 NH + thành 3NO
Bài 4 : Điều nào không đúng đối với chu trình nước ?
A. Nước trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua sự thoát hơi nước của lá cây và hơi nước trên mặt đất
B. Nước trên trái đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn nên nguồn nước cung cung cấp cho sinh vật là vô tận
C. Sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương , mặt đất và thảm thực vật
D. Nước luôn vận động , tạo nên chu trình nước toàn cầu để cung cấp cho cơ thể sinh vật
Bài 5 : Điều nào dưới đây không đúng với chu trình photpho?
A. Photpho là một trong những chất tham gia vào chu trình các chất lắng đọng
B. Photpho tham gia vào thành phần cấu trúc của các chất sống quan trọng như axit nucleic
C. Thực vật có thể sử dụng photpho ở dạng photpho hòa tan ( ) 3 4PO
D. Phần lớn photpho quay lại chu trình các chất lắng đọng
D. VỀ ĐÍCH : VẬN DỤNG CAO
Bài 1 : Khi nói về chu trình sinh địa hóa , những phát biểu nào sau đây sai ?
I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên
II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng 2CO thông qua quá trình quang hợp
III. Thực vật hấp thụ nito dưới dạng 4 NH + và 2NO
IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. I và II
B. II và IV
C. I và III
D. III và IV
Bài 2 : Khi nói về các chu trình sinh địa hóa , có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
1. Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu trái đất nóng lên
2. Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín
3. Vi khuẩn cố định đạm , vi khuẩn nitrat hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa luôn làm giàu nguồn dinh dưỡng khoáng nito cung cấp cho cây
4. Nước trên trái đất luân chuyển theo vòng tuần hoàn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG : NHẬN BIẾT
Bài 1 : Chọn đáp án C
Bài 2 : Chọn đáp án B
Bài 3 : Chọn đáp án C
B. TĂNG TỐC : THÔNG HIỂU
Bài 1 : Chọn đáp án A
Bài 2 : Chọn đáp án A
Bài 3 : Chọn đáp án D
Bài 4 : Chọn đáp án A
Bài 5 : Chọn đáp án D
C. BỨT PHÁ : VẬN DỤNG
Bài 1 : Giải : Chọn đáp án D
Vi khuẩn kí sinh trên rễ cây họ đậu là nhóm sinh vật không tham gia vào quá trình sinh tổng hợp muối nito, đây chỉ là mối quan hệ kí sinh-vật chủ
Bài 2 : Giải : Chọn đáp án D
Vì ban đầu có lượng chất mùn và dinh dưỡng do xác thực vật và hoạt động của các vi sinh vật tạo nên
.Nhưng khi sản xuất lúa không bổ sung phân bón thì lượng dinh dưỡng trong đất sẽ bị lúa sử dụng mà
không được hoàn trả lại nên lượng dinh dưỡng kém dần làm cho năng suất giảm
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 3 : Giải : Chọn đáp án A
Trong chu trình nito, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò chuyển hóa 2NO thành 3NO
Còn , chuyển hóa 2N thành 4 NH + là nhờ vào các vi sinh vật cộng sinh với cây họ đậu
Chuyển hóa 3NO thành 4 NH + là nhờ vào sinh vật phân hủy (nấm)
Chuyển hóa 4 NH + thành 3NO là nhờ vào vi khuẩn nitrat hóa và nitrat hóa
Bài 4 : Giải : Chọn đáp án B
Trong môi trường tự nhiên , nước luôn vận động , tạo thành một vòng tuần hoàn .Nước mưa rơi xuống mặt đất , thấm xuống các mạch nước ngầm, tích lũy trong đại dương , sông, hồ,… rồi trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua sự thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất
Tuy nhiên nguồn nước lại bị ô nhiễm và không thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất .nguồn nước không phải là vô tận và đang suy giảm nghiêm trọng , do đó việc tiết kiệm và bảo vệ sự trong sạch của nước là nhiệm vụ của mọi quốc gia và của mỗi người
Bài 5 : Giải : Chọn đáp án D
Phần lớn photpho thường thất thoát và theo các dòng sông ra biển , lắng đọng xuống đáy sâu , ít có cơ hội quay lại chu trình
D. VỀ ĐÍCH : VẬN DỤNG CAO
Bài 1 : Giải : Chọn đáp án D
Các phát biểu sai là : III và IV
III : Thực vật hấp thụ nito dưới dạng là 3NO
IV : Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà có phần lắng đọng hình thành nên các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu lửa ,…
Bài 2 : Giải : Chọn đáp án B
Các phát biểu sai là 2,3
2. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà có phần lắng đọng hình thành nên các nhiên liệu hóa thạch như than đá , dầu lửa ,..
3. Vi khuẩn phản nitrat hóa làm giảm nồng độ đạm trong đất : 3NO thành 2 N
III. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
A.KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1. Năng lượng cho hệ sinh thái
_ Năng lượng là một hình thức sinh công ra , năng lượng không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên
mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
_ Năng lượng trong hệ sinh thái gồm các dạng :
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Quang năng chiếu vào không gian hệ sinh thái
Hóa năng là các chất hóa sinh học của động và thực vật Động năng là năng lượng làm cho hệ sinh thái có nhiệt độ nhất định : nhiệt độ môi trường , nhiệt độ cơ thể
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
_ Bức xạ quang hợp khi vào hệ sinh thái thì phần lớn bị thất thoát , chỉ một lượng nhỏ được sinh vật hấp
thụ , chuyển hóa năng chứa trong mô, tạo nên sản lượng sinh vật sơ cấp thô
_ Thực vật sử dụng một sản lượng sinh vật sơ thô cho sinh trưởng và phát triển .Phần còn lại làm thức ăn cho sinh vật tiêu thụ , trước hết là động vật ăn cỏ .Động vật ăn cỏ lại làm thức ăn cho động vật tiêu thụ bậc cao hơn .Xác, các chất trao đổi và bài tiết của sinh vật được vi sinh vật hoại sinh phân hủy , trả lại cho môi trường các chất vô cơ , còn năng lượng phát tán ra môi trường dưới dạng nhiệt. Như vậy , năng lượng đi theo dòng và chỉ được sinh vật sử dụng một lần qua chuỗi thức ăn
_ Trong chu trình dinh dưỡng , năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề
, trung bình năng lượng mất đi khoảng 90% , nghĩa là hiệu suất sử dụng năng lượng hay hiệu suất sinh thái của bậc sau là 10%
_ Sự thất thoát năng lượng lớn là do :
Một phần năng lượng của sinh vật làm thức ăn không sử dụng được (rễ , lá rơi rụng , xương, da, lông,..)
Một phần được động vật sử dụng , nhưng không được đồng hóa mà thải ra môi trường dưới dạng các chất bài tiết
Phần quan trọng khác mất đi là do hô hấp của động vật.
_ Do năng lượng mất mát quá lớn , chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài, thường là 4-5 bậc đối với các hệ sinh thái trên cạn và 6-7 bậc đối với các bậc dưới nước , còn tháp năng lượng luôn có dạng tháp chuẩn
_ Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất là các hồ nông, hệ cửa sông , rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới , còn nơi nghèo nhất trong sinh quyển là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp
3. Sản lượng sinh vật sơ cấp
_ Sản lượng sinh vật sơ cấp là lượng chất sống do sinh vật sản xuất (thực vật và tảo) tạo ra trong quá trình quang hợp
_ Trong quá trình quang hợp , cây xanh chỉ tiếp nhận khoảng 0,2% -0,5% tổng bức xạ mặt trời để tạo ra
sản lượng sinh vật sơ cấp thô .Thực vật tiêu thụ trung bình từ 30-40% sản lượng sinh vật sơ cấp thô cho
các hoạt động sống của mình , còn khoảng 60-70% còn lại được tích lũy làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng (sản lượng sinh vật sơ cấp tinh)
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
_ Công thức NG PPR =−
Trong đó : NP : sản lượng sinh vật sơ cấp tinh
GP : sản lượng sinh vật sơ cấp thô
R : phần hô hấp của sinh vật , rơi rụng cành , lá cây ,…
_ Dựa vào sản lượng sinh vật sơ cấp để xác định được hệ sinh thái nào có sức sản xuất cao hay thấp.
Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất là các hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới , còn nơi nghèo nhất trong sinh quyển là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc
vĩ độ thấp
4. Sản lượng sinh vật thứ cấp
_ Sản lượng sinh vật thứ cấp là lượng chất sống tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng của sinh vật dị dưỡng , chủ yếu là động vật
_ Công thức S PAR =−
Trong đó : SP : sản lượng sinh vật sơ cấp
A : sản lượng sinh vật được động vật ăn vào
R : Phần hô hấp của sinh vật , rơi rụng cành , lá cây ,…
_ Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng của chúng càng nhỏ ( do hiệu suất sinh thái của mỗi bậc chỉ là 10%) . Bởi vậy , trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài sử dụng thức ăn là thực vật hoặc
gần với nguồn thức ăn là thực vật như gà , bò, lợn , vịt , ngan , cá trắm cỏ , … để thu được tổng năng lượng là tối đa
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
A. KHỞI ĐỘNG : NHẬN BIẾT
Bài 1: Hiệu suất sinh thái là
A. Tỷ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng đầu tiên và cuối cùng trong hệ sinh thái
B. tổng tỷ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái
C. Tỷ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ
bậc một trong hệ sinh thái
D. Tỷ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái
Bài 2: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng
là
A. Càng giảm
B. Càng tăng
C. Không thay đổi
D. Tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 3: Nguồn năng lượng cung cấp cho hệ sinh thái trên trái đất là
A. năng lượng mặt trời
B. năng lượng điện
C. năng lượng nhiệt
D. năng lượng mặt trời
Bài 4: trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn , nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất ?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 3
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
C. Sinh vật sản xuất
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
Bài 5: Sản lượng sơ cấp tinh là
A. Sản lượng sinh vật bị thực vật tiêu thụ cho hoạt động sống
B. Sản lượng sinh vật được tạo ra trong quang hợp
C. Sản lượng sinh vật tiêu hao trong quá trình hô hấp của sinh vật
D. Sản lượng sinh vật để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng
Bài 6: Trong hệ sinh thái
A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
và không được tái sử dụng
B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng
C. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới
môi trường và không được tái sử dụng
D. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới
môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng
Bài 7: Mắt xích nào của chuỗi thức ăn hình thành sản lượng sinh vật sơ cấp ?
A. Động vật ăn thịt
B. Động vật ăn tạp
C. Côn trùng
D. Thực vật
B. TĂNG TỐC : THÔNG HIỂU
Bài 1: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được diễn ra như thế nào ?
A. bắt đầu từ môi trường , được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành quang năng , sau đó năng
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng được trở lại môi trường
B. Bắt đầu từ môi trường , được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học , sau
đó năng lượng được truyền hết qua các bậc dinh dưỡng
C. Từ sinh vật sản xuất hình thành năng lượng hóa học , sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường
D. Bắt nguồn từ môi trường , được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học , sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường
Bài 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái ?
A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn , nấm
B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng lại
C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng , phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt , chất thải, … chỉ có
khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn
D. Trong hệ sinh thái , năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường
Bài 3: Sự khác biệt rõ nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là :
A. Tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối
B. Năng lượng được sử dụng lại còn chất dinh dưỡng thì không
C. Các cơ thể sinh vật luôn cần chất dinh dưỡng , nhưng không phải lúc nào cũng cần năng lượng
D. Các chất dinh dưỡng được sử dụng lại còn năng lượng thì không
Bài 4: Điều nào dưới đây không đúng để xác định độ lớn của bậc dinh dưỡng ?
A. Xác định bằng số lượng cá thể của bậc dinh dưỡng
B. Xác định bằng số lượng loài của bậc dinh dưỡng
C. Xác định bằng sinh khối của bậc dinh dưỡng
D. Xác định bằng năng lượng tích lũy được của bậc dinh dưỡng
Bài 5: Trong hệ sinh thái , tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều được
A. Chuyển cho các sinh vật phân giải
B. Sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật
C. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo
D. Giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt năng
Bài 6: Phát biểu nào sau đây đúng ?
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. Năng lượng của hệ sinh thái là một dòng tuần hoàn , vì vậy sinh vật có thể tái sử dụng năng lượng đã dùng
B. Trong dòng năng lượng , bậc dinh dưỡng cao hơn sẽ sử dụng toàn bộ năng lượng của bậc dinh dưỡng thấp hơn cho các hoạt động sống của mình
C. năng lượng của hệ sinh thái đi theo dòng qua chuỗi thức ăn. Do vậy , năng lượng chỉ được sinh vật sử dụng một lần
D. Dòng năng lượng được vận chuyển trong hệ sinh thái qua chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng cao đến
bậc dinh dưỡng thấp
C. BỨT PHÁ : VẬN DỤNG
Bài 1: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài ?
A. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng
B. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp
C. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất
D. Do năng lượng bị mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng
Bài 2: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân của sự thất thoát năng lượng lớn khi qua các bậc dinh dưỡng?
A. Do một phần năng lượng được động vật sử dụng , nhưng không được đồng hóa mà thải ra môi trường dưới dạng các chất bài tiết
B. Do một phần năng lượng của sinh vật làm thức ăn không được sử dụng ( rễ , lá rơi rụng , xương, da, lông,…)
C. Do một phần năng lượng mất đi qua sự hủy diệt sinh vật một cách ngẫu nhiên
D. Do năng lượng mất đi qua hô hấp và tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng
Bài 3: Trong hệ sinh thái dưới nước , sản lượng sinh vật sơ cấp của thực vật nổi cao hơn thực vật sống ở lớp đáy sâu là do
A. Thực vật nổi tiếp nhận được nhiều oxi và không khí lớn hơn
B. Thực vật ở dưới đáy bị các loài cá và các loài động vật lớn sử dụng nhiều hơn
C. Thực vật nổi tiếp nhận được nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời hơn
D. Thực vật nổi ít bị các sử dụng làm thức ăn hơn
Bài 4: Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy cho quá trình quang hợp chỉ khoảng
A. 0,3% tổng sản lượng bức xạ
B. 1% tổng sản lượng bức xạ
C. 10% tổng sản lượng bức xạ
D. 50% tổng sản lượng bức xạ
D. VỀ ĐÍCH : VẬN DỤNG CAO
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 1: Khi truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao kề liền của chuỗi thức ăn , dòng năng
lượng trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình 90%, do
1. Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường
2. Một phần do sinh vật không sử dụng được , rơi rụng
3. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng chất bài tiết
4. Một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật
Đáp án đúng là
A. 1,3,4
B. 1,2,3
C. 2,3,4
D. 1,2,4
Bài 2: Trong một hệ sinh thái ở nước , thực vật nổi là nguồn thức ăn của động vật nổi và thân mềm .Cá trích ăn động vật và nó là thức ăn cho các loài cá lớn hơn như cá thu và mực .Cá ngừ là một loài cá siêu
ăn thịt sẽ dùng mực làm thức ăn .Con người đánh bắt các loại cá trong hệ sinh thái này. Thu hoạch loại cá nào sẽ có hiệu suất sinh thái cao nhất ? Tại sao ?
A. Cá trích vì chúng ăn động vật nổi, ở vị trí gần đầu của chuỗi thức ăn nên có hiệu suất sinh thái cao
B. Cá ngừ vì chúng là một loài các siêu ăn thịt nên có hiệu suất sinh thái cao
C. Cá ngừ vì chúng ở gần cuối của chuỗi thức ăn nên có hiệu suất sinh thái cao
D. Cá trích vì chúng là thức ăn cho các loài cá lớn nên có hiệu suất sinh thái cao
Bài 3: Xét các sinh vật sau :
1. Nấm rơm
2. Nấm linh chi
3. Vi khuẩn hoại sinh
4. Rêu bám trên cây
5. Dương xỉ Những sinh vật có chức năng tạo ra nguồn chất hữu cơ đầu tiên trong hệ sinh thái là :
A. 1,4 và 5
B. 2,3 và 5
C. 4 và 5
D. 1,2,4 và 5
Bài 4: Một hệ sinh thái nhận
được dùng trong quang hợp .Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. Hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
ă
lượ
mặt trờ
ăng lượng đó
được n
ng
ng
i 6210 kcal/m/ngaøy .Chỉ có 25% n
thụ bậc 1 là 1% , còn ở sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 10% và cấp 3 là 20% ( so với bậc dinh dưỡng đứng trước). Sinh vật tiêu thụ cấp 3 sử dụng được bao nhiêu kcal?
A. 5 kcal
B. 0,5 kcal
C. 25 kcal
D. 2,5 kcal
Bài 5: Biết năng luọng mặt trời chiếu xuống một hệ sinh thái là 99.10 kcal .Năng lượng của sinh vật sản xuất là × 84510 kcal .Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 745.10 kcal , của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
79.10 kcal .Biết hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 là 10% .Xác định :
1) Hiệu suất quang hợp của sinh vật sản xuất
A. 40%
B. 70%
C. 50%
D. 100%
2) Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 , bậc 2 lần lượt là :
A. 20% và 10%
B. 10% và 15%
C. 15% và 20%
D. 10% và 20%
3) Năng lượng bị mất đi do hô hấp và bài tiết , khi chuyển hóa từ sinh vật tiêu thụ bậc 2 sang bậc 3
A. ( ) 7 81.10calo
B. ( ) 6 91.10calo
C. ( ) 6 81.10calo
D. ( ) 7 91.10calo
HƯỚNG DẪN GIẢI , ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG : NHẬN BIẾT
Bài 1 : Chọn đáp án D
Bài 2 : Chọn đáp án A
Bài 3 : Chọn đáp án D
Bài 4 : Chọn đáp án C
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 5 : Chọn đáp án D
Bài 6 : Chọn đáp án A
Bài 7 : Chọn đáp án D
B. TĂNG TỐC : THÔNG HIỂU
Bài 1 : Chọn đáp án D
Bài 2 : Chọn đáp án C
Bài 3 : Chọn đáp án D
Bài 4 : Chọn đáp án B
Bài 5 : Chọn đáp án D
Bài 6 : Chọn đáp án C
C. BỨT PHÁ : VẬN DỤNG
Bài 1 : Giải : Chọn đáp án D
Do năng lượng mất mát quá lớn (90% bị thất thoát ra ngoài môi trường qua mỗi bậc dinh dưỡng ) do vậy chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài , thường là 4-5 bậc đối với các hệ sinh thái trên cạn và 6-7 bậc
đối với các bậc dưới nước
Bài 2 : Giải : Chọn đáp án C
Trong chu trình dinh dưỡng , sự thất thoát năng lượng lớn là do :
Một phần năng lượng của sinh vật làm thức ăn không sử dụng được ( rễ , lá rơi
rụng , xương , da, lông ,…)
Một phần được động vật sử dụng , nhưng không được đồng hóa mà thải ra môi
trường dưới dạng các chất bài tiết
Phần quan trọng khác mất đi là do hô hấp của động vật
Bài 3 : Giải : Chọn đáp án D
Sau lượng sinh vật sơ cấp là lượng chất sống do sinh vật sản xuất (thực vật và tảo) tạo ra trong quá trình quang hợp do vậy sản lượng sinh vật sơ cấp của thực vật nổi cao hơn thực vật sống ở lớp đáy sâu là do thực vật nổi ít bị các sử dụng làm thức ăn hơn
Bài 4 : Giải : Chọn đáp án A
Trong quá trình quang hợp , cây xanh chỉ tiếp nhận khoảng 0,2%-0,5% tổng bức xạ mặt trời để tạo ra sản lượng sinh vật sơ cấp thô. Thực vật tiêu thụ trung bình từ 30-40% sản lượng sinh vật sơ cấp thô cho các hoạt động sống của mình , còn khoảng 60-70% còn lại được tích lũy làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng ( sản lượng sinh vật sơ cấp tinh)
D. VỀ ĐÍCH : VẬN DỤNG CAO
Bài 1 : Giải : Chọn đáp án C
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng truyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề,
trung bình năng lượng mất đi khoảng 90% , nghĩa là hiệu suất sử dụng năng lượng hay hiệu suất sinh thái
của bậc sau là 10%
_ Sự thất thoát năng lượng lớn là do :
Một phần năng lượng của sinh vật làm thức ăn không sử dụng được ( rễ , lá rơi rụng , xương , da, lông,…)
Một phần được động vật sử dung , nhưng không được đồng hóa mà thải ra môi trường dưới dạng các chất bài tiết
Phần quan trọng khác mất đi là do hô hấp của động vật
Bài 2 : Giải : Chọn đáp án A
Hiệu suất sinh thái từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn liền kề là khoảng 10% .Do vậy để thu được hiệu suất sinh thái cao nhất phải thu hoạch loại các có bậc dinh dưỡng thấp hay gần với đầu của chuỗi thức ăn nhất
Trong hệ sinh thái trên , sinh vật sản xuất là thực vật nổi , động vật tiêu thụ bậc 1 chính là cá trích. Do vậy khai thác cá trích là sẽ có hiệu suất sinh thái cao nhất
Bài 3 : Giải : Chọn đáp án C
Sinh vật có chức năng tạo ra nguồn chất hữu cơ đầu tiên là sinh vật tự dưỡng ( thực vật và tảo).Trong hệ sinh thái trên có rêu và dương xỉ là thực vật , còn các loại nấm , vi khuẩn hoại sinh là các sinh vật phân hủy
Bài 4 : Giải : Chọn đáp án A
_ Sản lượng sinh vật sơ cấp là : ×= 65 100,252,5.10 kcal
_ Năng lượng của sinh vật sản xuất là : ×= 54 2,5.1010%2,5.10 kcal
_ Năng lượng sinh vật tiêu thụ cấp 3 sử dụng được là : ×××= 4 2,5.101%10%20%5kcal
Bài 5 : Giải : Chọn đáp án C
1) Hiệ
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
100%50%
=
Chọn đáp án
2) + Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 : 7 8 45.10 100%10% 45.10 = x + Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 : 7 7 9.10 100%20% 45.10 = x Chọn đáp án D 3) Năng lượng bị tiêu hao do bài tiết hô hấp :
u suất quang hợp : 8 10 45.10
9.10
x
C
( ) 7 69.10100%20%81.10 Kcalo ×−=
Chọn đáp án C
IV. SINH QUYỂN
A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
_ Sinh quyển là tập hợp sinh vật sống trên Trái Đất và các nhân tố môi trường vô sinh trên trái đất hoạt
động như một hệ sinh thái lớn nhất
_ Cấu trúc của hệ sinh thái :
Theo chiều thẳng đứng : Sinh quyển dày khoảng 20km, bao gồm lớp đất dày , khoảng vài chục mét ( địa quyển), lớp không khí cao 6-7km (khí quyển) và lớp nước đại dương có độ sâu đến 1011km ( thủy quyển)
Theo chiều ngang : Chia thành các khu sinh học lớn : khu sinh học trên cạn , khu sinh học nước ngọt và khu sinh học nước mặn
_ Trong sinh quyển , sinh vật và các nhân tố vô sinh có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa , hình thành nên hệ thông tự nhiên trên phạm vi toàn cầu
2. Các khu sinh học chính trên trái đất
Các hệ sinh thái lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu cho từng vùng địa lý xác định gọi là khu sinh học
(biôm) .Có hai khu sinh học lớn là khu sinh học trên cạn và khu sinh học dưới nước
a. Các khu sinh học trên cạn
Các khu sinh học Đồng rêu (Tundra)
Rừng lá kim phương bắc ( Taiga)
Phân bố Thành một đai
viền lấy rìa Bắc châu Á, Bắc Mỹ
Rừng lá rộng
rụng theo màu và
rừng hỗn hợp tạp
ôn đới Bắc Bán
Cầu
Nằm kề phía nam đồng rêu , diện tích lớn nhất tập trung
ở Xibêri
Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới
Đặc diểm khí hậu Quanh năm băng
giá , đất nghèo, Ở đây mùa đông dài , tuyết dày
Tập trung ở vùng
ôn đới Thường tập trung
ở vùng nhiệt đới xích đạo.Diện tích
lớn nhất thuộc về
lưu vực sông
Amazon (Braxin), Công Gô (Châu Phi)
Có đặc trưng là
mùa sinh trưởng
Nơi có nhiệt độ
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
cao , lượng mưa
thời kỳ sinh trưởng ngắn
.Mùa hè ngắn , nhưng ngày dài và ấm
dài , lượng mưa
trung bình , phân
trên 2250 mm/ năm
bố đều trong năm ,
độ dài ngày và các
điều kiện môi
trường biến động
lớn theo mùa và
theo vĩ độ
Đặc điểm sinh vật _ Thực vật ưu thế
là rêu , địa y và cỏ bông
_ Động vật có gấu
trắng Bắc cực, tuần
lộc , …
_ Thực vật cây lá kim( thông, tùng bách) chiếm ưu thế
_ Động vật sống
trong rừng là thỏ , linh miêu , chó sói , gấu
_ Thảm thực vật
gồm những cây
thường xanh và
nhiều cây lá rộng
rụng lá theo mùa
_ Hệ động vật khá
đa dạng nhưng
không có loài nào
chiếm ưu thế
_ Thảm thực vật phân tầng : nhiều cây cao, tán hẹp , cây dây leo thân gỗ
, cây họ Lúa kích
thước lớn ( tre, nứa
,…), nhiều cây có
quả mọc xunh
quanh ( sung , mít
,..) ,nhiều cây kí
sinh , bì sinh ,…
Động vật lớn
gồm voi, gấu , hổ, trâu , bò rừng, hươu , nai…
b. Các khu sinh học dưới nước
Các khu sinh học
Diện tích
Phân bố
Khu sinh học nước ngọt
Chiếm khoảng 2% diện tích bề mặt trái đất
Bao gồm các ao , hồ , sông , suối,…
Đặc điểm sinh vật Động vật thực vật khá phong phú
, đa dạng , song vai trò quan
trọng nhất phải kể đến là cá , sau
là một số loài giáp xác lớn (tôm,
Khu sinh học nước mặn
Chiếm khoảng 71% bề mặt hành tinh
Gồm các đầm phà, vịnh nông ven bờ , biển và đại dương
Là nơi sinh sống của khoảng
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
200.000 loài động thực vật thủy sinh như cá , tôm, cua, mực , san hô,… trong đó cá có khoảng gần
cua,…), thân mềm (trai,hến,…) 20.000 loài
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
A . KHỞI ĐỘNG : NHẬN BIẾT
Bài 1: Sinh quyển là gì
A. Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một khoảng không gian xác định
B. Tập hợp các cá thể sinh vật và các nhân tố sinh thái vô sinh
C. Tập hợp sinh vật sống trên trái đất và các nhân tố sinh thái vô sinh
D. Tập hợp các quần thể và các nhân tố sinh thái vô sinh
Bài 2: Trên trái đất , sinh quyển chia thành nhiều khu sinh học khác nhau tùy theo
A. Đặc điểm địa lý , khí hậu và sinh vật trong mỗi khu
B. Điều kiện tự nhiên của mỗi khu
C. Sự phân bố dòng năng lượng trong hệ sinh thái
D. Vai trò của hệ sinh thái
Bài 3: Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng
A. Vùng nhiệt đới
B. Vùng ôn đới
C. Vùng cận Bắc cực
D. Vùng Bắc cực
Bài 4: Tập hợp các hệ sinh thái có chung đặc điểm địa lí , khí hậu , thổ nhưỡng gọi là :
A. Siêu hệ sinh thái
B. Sinh quyển
C. Khu sinh học
D. Đại sinh vật
Bài 5: Đồng rêu hàn đới thuộc
A. Biom trên cạn
B. Biom nước ngọt
C. Biom vùng cực
D. Biom nước mặn
Bài 6: Rừng lá rộng rụng theo mùa phân bố ở
A. Vùng ôn đới
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
B. Vùng cận xích đạo
C. Vùng núi cao
D. Vùng nhiệt đới
B. TĂNG TỐC : THÔNG HIỂU
Bài 1: Trên trái đất nước mưa phân bố không đều , khu sinh học có lượng mưa ít nhất là
A. Thảo nguyên nhiệt đới
B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Đồng cỏ ôn đới
D. Đồng rêu Bắc cực
Bài 2: Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng cao nhất ?
A. Đồng rêu hàn đới
B. Rừng lá rộng ôn đới
C. Rừng lá kim phương Bắc
D. Rừng mưa nhiệt đới
Bài 3: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất ?
A. Hoang mạc
B. Thảo nguyên
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Savan
C. BỨT PHÁ : VẬN DỤNG
Bài 1: Cho một số khu sinh học
(1) Đồng rêu (Tundra)
(2) Rừng lá rộng rụng theo mùa
(3) Rừng lá kim phương Bắc (Taiga)
(4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới
Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là
A. ( ) ( ) ( ) ( )2341 →→→
B. ( ) ( ) ( ) ( )2314 →→→
C. ( ) ( ) ( ) ( )1324 →→→
D. ( ) ( ) ( ) ( )1234 →→→
D. VỀ ĐÍCH : VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Cho các nhận xét sau :
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
(1) Rừng lá rộng rụng theo mùa và vùng hỗn tạp Địa Trung Hải có mùa sinh trưởng dài , lượng mưa trung bình , phân bố đều trong năm , nhiệt độ biến động không lớn theo mùa và ngày đêm
(2) Hồ nông, hệ cửa sông , rặng san hô, rừng thường xanh nhiệt đới là những hệ sinh thái có sức sản xuất lớn nhất
(3) Các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh hưởng tới số lượng các thể của quần thể gồm : sự cạnh tranh giữa các cá thể trong 1 đàn , số lượng kẻ thù ăn thịt , sức sinh sản và mức độ tử vong
(4) Đồng rêu có thực vật ưu thế là rêu , dương xỉ , cỏ bông, địa y
(5) Sinh quyển là hệ sinh thái lớn nhất
Số nhận xét đúng là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
HƯỚNG DẪN GIẢI , ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG : NHẬN BIẾT
Bài 1 : Chọn đáp án C
Bài 2 : Chọn đáp án A
Bài 3 : Chọn đáp án B
Bài 4 : Chọn đáp án C
Bài 5 : Chọn đáp án A
Bài 6 : Chọn đáp án A
B. TĂNG TỐC : THÔNG HIỂU
Bài 1 : Chọn đáp án D
Bài 2 : Chọn đáp án D
Bài 3 : Chọn đáp án C
C. BỨT PHÁ : VẬN DỤNG
Bài 1 : Giải : Chọn đáp án C
Độ phức tạp của lưới thức ăn tỷ lệ thuận với độ đa dạng của hệ sinh thái
D. VỀ ĐÍCH : VẬN DỤNG CAO
Bài 1 : Giải : Chọn đáp án A
tất cả các nhận xét đều đúng
V. SINH THÁI HỌC VÀ VIỆC QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1. các dạng tài nguyên thiên nhiên và sự khai thác của con người
a. Các dạng tài nguyên
_ Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các dạng vật chất tự nhiên có thể được sử dụng cho các mục đích
nghiên cứu , chế biến tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống của con người
_ Tài nguyên thiên nhiên được chia thành ba nhóm :
Tài nguyên vĩnh cửu : năng lượng mặt trời , địa nhiệt , thủy triều , gió , …
Tài nguyên tái sinh : đất , nước , sinh vật ,…
Tài nguyên không tái sinh : khoáng sản ,…
b. Tác động của con người đối với môi trường
Làm suy thoái các dạng tài nguyên
_ Khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên không tái sinh phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người , phát triển kinh tế .Trữ lượng của nhiều khoáng sản quý đang giảm đi nhanh chóng , một số kim loại với trữ lượng thấp có nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn
_ Làm cho các dạng tài nguyên tái sinh như đất , rừng đang bị giảm sút và suy thoái nghiêm trọng .Nước ngọt trên hành tinh cũng không còn là tài nguyên vô tận do sử dụng lãng phí và bị ô nhiễm bởi các hoạt động của các khu công nghiệp, khu dân cư xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra các sông ngòi
, kênh gạch ,…
_ Sự đa dạng sinh học đang bị suy giảm ngày một lớn .Việc khai thác thủy hải sản quá mức cho phép ,
đáng kể là tài nguyên thủy sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác , một số phương thức khai thác
có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản như nổ mìn , hóa chất đang được sử dụng , đặc biệt các vùng ven biển
Gây ô nhiễm môi trường
_ Ô nhiễm không khí do hoạt động của con người thải vào khí quyển quá nhiều khí thải công nghiệp, nhất
là 2CO .Trong khi diện tích rừng ngày một thu hẹp
_ Hậu quả của ô nhiễm không khí và làm gia tăng hiệu ứng nhà kính , làm thủng tầng ozon, gây mưa axit, khói mù quang hóa , ảnh hưởng lớn đến khí hậu thời tiết , vật nuôi, cây trồng và sức khỏe con người
_ Đất và nước còn như một thùng rác khổng lồ chứa tất cả chất thải lỏng và rắn , nhiều mầm bệnh và các
chất phóng xạ từ mọi nguồn c. Con người làm suy giảm chính cuộc sống của mình
_ Chất lượng cuộc sống của con người rất chênh vênh ở các nước khác nhau .Hiện tại , dân số thuộc các
nước phát triển rất sung túc , trong khi ¾ dân số ở các nước đang phát triển còn phải sống qua khó khăn
_ Sự phát triển của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa và nông nghiệp hóa đã và đang để
lại cho môi trường nhiều chất thải độc hại như : các kim loại nặng , thuốc trừ sâu , diệt cỏ , các chất phóng xạ , … gây cho loài người nhiều bệnh nan y
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
2. Vấn đề quản lý tài nguyên cho phát triển bền vững
_ Trước thực trạng tài nguyên ngày càng khai thác cạn kiệt , trong khi nhu cầu của con người ngày một
tăng cao , con người phải biết quản lý , khai thác tài nguyên một cách hợp lý , bảo vệ sự đa dạng sinh học
và bảo vệ sự trong sạch của môi trường , trước hết là tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết , thay đổi hành
vi đối xử với thiên nhiên , đồng thời thực hiện các giải pháp sau :
Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh trên cơ sở tiết kiệm , tái sử dụng , tái chế nguyên vật liệu , khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên có khả năng tái sinh
Bảo tồn sự đa dạng sinh học , bao gồm bảo vệ các loài , các nguồn gen và các hệ sinh thái , nhất là những
hệ sinh thái có sức sản xuất cao mà con người sống dựa vào chúng ta những hệ sinh thái nhạy cảm của các tác động của các nhân tố môi trường
Bảo vệ sự trong sạch của môi trường đất và không khí
Kiểm soát sự gia tăng dân số , nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho con người , trong
đó con người sống bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ , đồng thời con người sống hài hòa với thiên nhiên
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
A. KHỞI ĐỘNG : NHẬN BIẾT
Bài 1: Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh ?
A. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió
B. Địa nhiệt và khoáng sản
C. Đất, nước và sinh vật
D. Năng lượng sóng và năng lượng thủy triều
Bài 2: Yếu tố nào sau đây không tuần hoàn trong hệ sinh thái ?
A. Photpho
B. Cacbohydrat
C. Nito
D. Năng lượng mặt trời
Bài 3: Con người đã cố gắng trong việc cải tạo khí hậu đó là
A. Khử mặn nước biển
B. Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
C. Tăng cường trồng rừng
D. Sử dụng than củi trong sinh hoạt
B. TĂNG TỐC : THÔNG HIỂU
Bài 1: Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
2CO thải vào không khí tăng cao , cộng với chặt rừng
v
n tải làm
lượ
đ
2
t
nghiệp , nông nghiệp , giao thông
ậ
cho
ng khí
ã làm cho nồng độ khí
CO trong không khí
ăng lên . Đó chính là nguyên nhân của
A. Hiện tượng băng ở hai cực tan
B. Hiệu ứng nhà kính
C. Bão lốc và lũ lụt
D. Thiên tai và hạn hán
Bài 2: Một trong các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường là
A. Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ mùa màng , giúp cho sinh thực vạt làm trong lành không khí
B. Tăng cường sử dụng các tác nhân gây đột biến để tạo ra nhiều giống quý , nâng cao năng suất nông nghiệp
C. Không được khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên , tránh mất cân bằng hệ sinh thái
D. Sử dụng các biện pháp hóa – sinh hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Bài 3: Hoạt động nào sau đây làm tăng thêm nguy cơ ô nhiễm môi trường ?
A. Lắp đặt thêm các thiết bị lọc khí thải , thuốc kích thích sinh trưởng vào sản xuất nông , lâm nghiệp
B. Xây dựng thêm các công viên xanh và các nhà máy xử lí , tái chế rác thải
C. Bảo tồn đa dạng sinh học , khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên
D. Sử dụng thuốc trừ sâu , thuốc kích thích tăng trưởng vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
C. BỨT PHÁ : VẬN DỤNG
Bài 1: Để đảm bảo cân bằng sinh học trong tự nhiên , tăng năng suất , chống ô nhiễm môi trường , trong sản xuất nông nghiệp càng phải đẩy mạnh việc phòng trừ sâu bệnh bằng cách sử dụng
A. Biện pháp đấu tranh sinh học và phòng trừ tổng hợp
B. Các loại thuốc hóa học phòng trừ đặc hiệu
C. Các loại tia phóng xạ gây đột biến sinh vật gây bệnh
D. Các loại thuốc hóa học có độ độc thấp
Bài 2: Để cải tạo đất nghèo đạm , người ta thường trồng các cây họ đậu vì
A. Các cây họ đậu phần thân của chúng có một lượng chất dinh dưỡng lớn trong đó có chứa nito
B. Khi trồng các cây họ đậu tạo môi trường mát mẻ để cho các vi khuẩn tự do trong đất cố định nito hoạt động
C. Khi trồng các cây họ đậu tạo làm cho nhiệt độ môi trường hạ thấp phù hợp cho các vi khuẩn tự do hoạt động
D. Một số loại vi khuẩn sống ở nốt sần rễ cây họ đậu có khả năng cố định nito từ không khí
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. VỀ ĐÍCH : VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái ?
(1) Bón phân , tưới nước , diệt cỏ dại đối với hệ sinh thái nông nghiệp
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái sinh
(3) Loại bỏ các loài tảo độc , cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm , cá
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý
(5) Bảo vệ các loài thiên địch
(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại Phương án đúng là
A. (1),(2),(3),(4)
B. (2),(3),(4),(6)
C. (2),(4),(5),(6)
D. (1),(3),(4),(5)
Bài 2: Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên ?
(1) Duy trì đa dạng sinh học
(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy
(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên tái sinh
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số , tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp
A. (1),(2),(5)
B. (2),(3),(5)
C. (1),(3),(4)
D. (2),(4),(5)
HƯỚNG DẪN GIẢI , ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG : NHẬN BIẾT
Bài 1 : Chọn đáp án C
Bài 2 : Chọn đáp án A
Bài 3 : Chọn đáp án C
B. TĂNG TỐC : THÔNG HIỂU
Bài 1 : Chọn đáp án B
Bài 2 : Chọn đáp án C
Bài 3 : Chọn đáp án D
C. BỨT PHÁ : VẬN DỤNG
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 1 : Giải : Chọn đáp án A
Sử dụng các biện pháp sinh học luôn là biện pháp tối ưu và được ưu tiên hàng đầu
Bài 2 : Giải : Chọn đáp án D
Vì, trong rễ cây họ đậu có sự cộng sinh của các vi khuẩn có thể tổng hợp được 4 + NH cung cấp đạm cho
đất
D. VỀ ĐÍCH : VẬN DỤNG CAO
Bài 1 : Giải : Chọn đáp án D
Các biện pháp nên làm đó là :
(1) Bón phân , tưới nước , diệt cỏ dại đối với hệ sinh thái nông nghiệp
(3) Loại bỏ các loài tảo độc , cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm , cá
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý
(5) Bảo vệ các loài thiên địch
Bài 2 : Giải : Chọn đáp án C
Các biện pháp là :
(1) Duy trì đa dạng sinh học
(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số , tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường
LUYỆN TẬP
ĐỀ SỐ 1
Bài 1: Nhận định nào đúng ?
A. Sinh vật sống trong nước có giới hạn nhiệt hẹp
B. Sinh vật sống trong nước có giới hạn nhiệt rộng
C. Sinh vật trên cạn có giới hạn nhiệt hẹp
D. Sinh vật trên cạn có giới hạn nhiệt hẹp hơn sinh vật sống dưới nước
Bài 2: Tác động của vi khuẩn nitrat hóa là :
A. Cố định nito trong nước thành dạng đạm nitrat ( ) 3NO
B. Cố định nito trong đất thành dạng đạm nitrat ( ) 3NO
C. Biến đổi nito trong khí quyển thành dạng đạm nitrat ( ) 3NO
D. Biến đổi nitrit ( ) 2 NO thành nitrat ( ) 3NO
Bài 3: Giới hạn sinh thái là gì ?
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường .Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một hoặc một số nhân tố sinh thái của môi trường .Nằm
ngoài giới hạn sinh thái , sinh vật không thể tồn tại được
C. Là khoảng giá trị xác định của một số nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian
D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường : nằm ngoài giới hạn sinh thái , sinh vật không thể tồn tại được
Bài 4: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %?
A. 90%
B. 50%
C. 70%
D. 10%
Bài 5: Tia hồng ngoại tác dụng như thế nào lên động vật ?
A. Làm chết sinh vật
B. Cung cấp ra nhiệt
C. Gây đột biến
D. Tổng hợp vitamin D
Bài 6: Lá của cây ưa sáng có đặc điểm :
A. Lá dày , nằm nghiêng, có nhiều tế bào mô giậu , lục lạp nhỏ
B. Lá to, nằm ngang , ít hoặc không có mô giậu , lục lạp lớn
C. Lá to, dày , nằm ngang, ít hoặc không có mô giậu , lục lạp lớn
D. Lá dày , nằm ngang , có nhiều tế bào mô giậu , lục lạp lớn
Bài 7: Nhịp sinh học là gì ?
A. Khả năng phản ứng của sinh vật khi môi trường thay đổi
B. Khả năng phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi liên tục của môi trường
C. Khả năng phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kỳ của môi trường
D. Khả năng biến đổi nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không có tính chu kỳ của môi trường
Bài 8: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì ?
A. Số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
B. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định , khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường
C. Sự phân bố các cá thể hợp lý hơn
D. Đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 9: Trong trường hợp nào sau đây sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất
A. Quần thể có kích thước tối đa
B. Quần thể có kích thước tối thiểu
C. Quần thể có kích thước bình thường
D. Quần thể phân bố theo nhóm
Bài 10: Nhân tố quyết định đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể sâu bọ ăn thực vật là
A. Khí hậu
B. Nhiệt độ
C. Ánh sáng
D. Độ ẩm
Bài 11: Xét các yếu tố sau đây :
I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể
II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể
III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường
IV : Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù , mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là :
A. I,II,III và IV
B. I và II
C. I,II và IV
D. I,II và III
Bài 12: Loài thứ yếu là
A. Loài chỉ có trong một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác
B. Loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác , duy trì sự ổn định của quần xã
C. Loài đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì một nhuyên nhân nào đó
D. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng loài cho quần xã
Bài 13: Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là :
A. Tôm sú
B. Cây mua
C. Cây tràm
D. Cây đước
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 14: Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y thuộc loại quan hệ gì ?
A. Hội sinh
B. Hợp tác
C. Cộng sinh
D. Kí sinh
Bài 15: Trong sự tồn tại của quần xã , khống chế sinh học
A. Điều hòa tỉ lệ đực cái ở các quần thể , đảm bảo cân bằng quần xã
B. Điều hòa các nhóm tuổi trong quần thể , đảm bảo cân bằng các quần xã
C. Điều hòa mật độ các quần thể đảm bảo cân bằng quần xã
D. Điều hòa nơi ở của các quần thể đảm bảo cân bằng của quần xã
Bài 16: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất : Sinh vật sản xuất ( ) 62,1.10 calo → sinh vật tiêu thụ bậc 1 ( ) 41,2.10 calo → sinh vật tiêu thụ bậc 2 ( ) 21,1.10 calo → sinh vật tiêu thụ bậc 3 ( ) 20,5.10 calo
A. 0,57%
B. 0,92%
C. 0,0052%
D. 45,5%
Bài 17: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn , năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. Quá trình bài tiết các chất thải
B. Quá trình sinh tổng hợp các chất
C. Hoạt động hô hấp
D. Hoạt động quang hợp
Bài 18: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là sự thống nhất, mối tương quan giữa
A. Mức nhập cư và xuất cư
B. Tỷ lệ sinh sản và tỉ lệ xuất cư
C. Tỉ lệ tử vong và mức nhập cư
D. Tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong
Bài 19: Nguyên nhân dẫn đến thế sinh thái thường xuyên là :
A. Thay đổi các nhân tố sinh thái
B. Sự cố bất thường
C. Tác động con người
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Môi trường biến đổi
Bài 20: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào ?
A. Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
C. mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài nhau
D. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
Bài 21: Sự phân chia các loài trong hệ sinh thái thành ba nhóm : sinh vật sản xuất , sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải dựa vào
A. Tổ chức cơ thể
B. Khả năng di chuyển
C. Phương thức dinh dưỡng
D. Hình thức sinh sản
Bài 22: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong một hệ sinh thái không thể xem là một chu trình sinh địa hóa vì sao ?
A. Đó là quá trình không khép kín
B. Không có trao đổi trực tiếp giữa cơ thể với môi trường
C. Năng lượng không tuần hoàn theo chu trình
D. Vì nó là chu trình khép kín nên không phù hợp với hệ mở
Bài 23: Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây ?
A. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật
B. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật
C. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật
D. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
Bài 24: Trên một đảo mới được hình thành do hoạt động của núi lửa , nhóm sinh vật có thể đến cư trú đầu tiên là
A. Sâu bọ
B. Thực vật thân cỏ có hoa
C. Thực vật hạt trần
D. Địa y
Bài 25: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là:
A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái Đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
B. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C. Kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
D. Làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai
Bài 26: Nhân tố nào gây ra biến động số lượng cá thể mà ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật
độ cá thể của quần thể bị tác động ?
A. Nhân tố vô sinh
B. Các bệnh truyền nhiễm
C. Nhân tố hữu sinh
D. Các loài ăn thịt
Bài 27: Tuổi sinh lí là :
A. Thời gian sống thực tế của cá thể
B. tuổi bình quân của quần thể
C. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
D. thời điểm có thể sinh sản
Bài 28: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống gọi là:
A. Kích thước phát tán
B. kích thước tối thiểu
C. kích thước tối đa
D. kích thước bất ổn
Bài 29: Ổ sinh thái của sinh vật là :
A. là môi trường chứa các nhân tố sinh thái thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật
B. là nơi làm tổ , sinh sản cho các loài sinh vật
C. là tổ của một loài sinh vật nào đó trong môi trường sống
D. là nơi các sinh vật cùng loài cùng sống và sinh hoạt
Bài 30: Cơ sở để xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là
A. vai trò của các loài trong quần xã
B. Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
C. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã
D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài
Bài 31: Người ta chia thực vật thành nhiều nhóm cây thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau gồm:
A. Nhóm cây ưa ẩm , nhóm cây chịu hạn, nhóm cây chịu ẩm
B. nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây chịu hạn, nhóm cây trung sinh
C. cây ưa sáng, cây trung sinh, cây chịu hạn
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây chịu bóng
Bài 32: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào :
A. Đặc điểm địa lí ,mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
B. Đặc điểm địa lí, khí hậu
C. đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu
D. đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
Bài 33: Hiệu suất sinh thái là gì ?
A. tỉ lệ % năng lượng được chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng
B. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng
C. tỉ lệ về số lượng cá thể giữa các bậc dinh dưỡng
D. sự mất năng lượng qua các bậc dinh dưỡng
Bài 34: Hệ sinh thái rừng taiga có đặc điểm nào sau đây ?
A. Rừng cây lá rộng chiếm ưu thế
B. Loài ưu thế là thông lá kim
C. Quần xã có khả năng chịu hạn
D. Chủ yếu cỏ và cây bụi
Bài 35: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ
A. cộng sinh
B. kí sinh- vật chủ
C. hội sinh
D. hợp tác
Bài 36: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái ?
A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ
C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng
D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ
Bài 37: Cho các hoạt động của con người sau đây :
(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động
A. (2) và (3)
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
B. (1) và (2)
C. (1) và (4)
D. (3) và (4)
Bài 38: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới , nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là
A. sinh vật tiêu thụ cấp II
B. sinh vật sản xuất
C. sinh vật phân hủy
D. sinh vật tiêu thụ cấp I
Bài 39: Đặc điểm nào sau đây không phải của diễn thế thứ sinh
A. xuất hiện ở môi trường chưa có sinh vật
B. xuất hiện ở nơi đã có sinh vật , hình thành nên quần xã suy thoái
C. do những thay đổi của tự nhiên hoặc hoạt động khai thác không hợp lí của con người
D. trong điều kiện thuận lợi, thời gian dài có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
Bài 40: Cho các nhận xét sau
(1) rừng lá rộng rụng theo mùa và vùng hỗn tạp Địa Trung Hải có mùa sinh trưởng dài , lượng mưa trung bình , phân bố đều trong năm, nhiệt độ biến động không lớn theo mùa và ngày đêm
(2) hồ nông , hệ của sông, rặng san hô, rừng thường xanh nhiệt đới là những hệ sinh thái có sức sản xuất lớn nhất
(3) Các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của quần thể gồm : sự cạnh tranh giữa các cá thể trong 1 đàn , số lượng kẻ thù ăn thịt , sức sinh sản và mức độ tử vong
(4) đồng rêu có thực vật ưu thế là rêu , dương xỉ , cỏ bông , địa y
(5) sinh quyển là hệ sinh thái lớn nhất Số nhận xét đúng là A.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
1 1.A 2.D 3.D 4.D 5.B 6.A 7.C 8.B 9.A 10.B 11.C 12.C 13.C 14.C 15.C 16.A 17.C 18.D 19.C 20.B 21.C 22.C 23.D 24.D 25.D 26.A 27.C 28.C 29.A 30.B 31.B 32.C 33.A 34.B 35.A 36.B 37.B 38.B 39.A 40.A
5 B. 4 C. 3 D. 2 ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ
Bài 1: So với động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới , động hằng nhiệt sống ở xứ lạnh thường có đặc
điểm như thế nào ?
A. giảm mất nhiệt , giảm tỉ lệ V/S
B. kích thước nhỏ hơn . Đuôi, tai, chi lớn hơn
C. kích thước lớn hơn. Đuôi, tai, chi nhỏ hơn
D. lông và mỡ dày hơn. Đuôi ,tai, chi lớn hơn
Bài 2: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã ?
A. Vì có số lượng cá thể nhiều , sinh khối lớn , có sự cạnh tranh mạnh
B. Vì có số lượng cá thể nhiều , sinh khối lớn , hoạt động mạnh
C. vì tuy có số lượng cá thể nhỏ , nhưng hoạt động mạnh
D. vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh
Bài 3: Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là
A. không khí
B. ánh sáng
C. độ ẩm
D. nhiệt độ
Bài 4: Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên :
A. tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ
B. tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định
C. hạn chế vì quần thể sẽ suy thoái
D. dừng ngay , nếu không sẽ cạn kiệt
Bài 5: Tháp số lượng được xây dựng dựa trên
A. số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng
B. số lượng cá thể ở mỗi đơn vị thể tích
C. số lượng cá thể ở mỗi đơn vị diện tích
D. số lượng cá thể ở mỗi đơn vị thời gian
Bài 6: Một hệ sinh thái điển hình gồm :
A. quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
B. quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
C. quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
D. quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 7: quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ
ĐỀ SỐ 2
A. cộng sinh
B. hội sinh
C. ức chế - cảm nhiễm
D. kí sinh
Bài 8: Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện
A. số lượng cá thể nhiều
B. có nhiều nhóm tuổi khác nhau
C. có nhiều tầng phân bố
D. có thành phần loài phong phú
Bài 9: Trong diễn thế sinh thái , vai trò quan trọng hàng đầu thuộc về nhóm loài nào
A. sinh vật ưu thế
B. sinh vật tiên phong
C. sinh vật sản xuất
D. sinh vật phân hủy
Bài 10: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ?
A. do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người
B. do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã
C. do thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu
D. do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
Bài 11: Môi trường không đồng nhất và thường xuyên thay đổi , loại quần thể nào sau đây có khả năng
thích nghi cao nhất
A. quần thể có kích thước lớn và sinh sản giao phối
B. quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính
C. quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản giao phối
D. quần thể có kích thước lớn và sinh sản tự phối
Bài 12: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh , xu hướng nào
sau đây là không đúng ?
A. lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn
B. tổng sản lượng sinh vật được tăng lên
C. ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng
D. tính đa dạng về loài tăng
Bài 13: Trường hợp nào các cá thể trong quần thể phân bố đồng đều ?
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. điều kiện sống phân bố đồng đều , có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều , các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều , các cá thể cạnh tranh gay gắt Bài 14: Trong một ao cá , người ta thường nuôi ghép nhiều loại cá như mè hoa , trắm cỏ , trắm đen, rô phi, … để
A. thỏa mãn nhu cầu khác nhau của người tiêu thụ
B. tăng tính đa dạng sinh học trong ao
C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong ao
D. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau
Bài 15: Trong mối quan hệ giữa hai loài , đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là
A. một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó
B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau
C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ , số lượng đông, một loài có lợi
D. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ , số lượng ít, một loài có lợi
Bài 16: Mối quan hệ kí sinh- vật chủ và vật ăn thịt – con mồi giống nhau ở đặc điểm
A. đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài
B. loài bị hại luôn có số lượng lớn hơn loài có lợi
C. loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi
D. đều làm chết các sinh vật bị hại
Bài 17: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật , phát biểu nào sau đây đúng ?
A. kích thước quần thể luôn ổn định , không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường
B. kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong
C. kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể
D. kích thước quần thể là khoảng không gian và cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
Bài 18: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. tỷ lệ giới tính là tỷ số giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể
B. tỷ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi
C. trong thiên nhiên , tỷ lệ giới tính là 1 :1
D. ứng dụng sự hiểu biết về tỷ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc , bảo vệ môi trường
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 19: Mắt xích nào của chuỗi thức ăn hình thành sản lượng sinh vật sơ cấp ?
A. động vật ăn thịt
B. động vật ăn tạp
C. côn trùng
D. thực vật
Bài 20: Điều nào dưới đây không dúng để xác định độ lớn của bậc dinh dưỡng ?
A. Xác định bằng số lượng cá thể của bậc dinh dưỡng
B. Xác định bằng số lượng loài của bậc dinh dưỡng
C. Xác định bằng sinh khối của bậc dinh dưỡng
D. Xác định bằng năng lượng tích lũy được của bậc dinh dưỡng
Bài 21: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài khác nhau về
A. Số lượng các loài được lợi dụng trong quần xã
B. Số lượng các loài bị hại trong quần xã
C. Đặc điểm có loài được lợi hay bị hại, hoặc ít nhất không bị hại trong quần xã
D. mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
Bài 22: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và
phát triển ổn định theo thời gian được gọi là :
A. Môi trường
B. Giới hạn sinh thái
C. Ổ sinh thái
D. Sinh cảnh
Bài 23: Trường hợp nào sau đây thể hiện nhịp sinh học
A. chim di cư về phương Nam tránh rét vào mùa đông hằng năm
B. chim xù lông khi trời rét
C. khi nhìn thấy thức ăn thì chó tiết nước bọt
D. cây trinh nữ cụp lá khi có lá va chạm
Bài 24: Ở đồng rêu phương Bắc , số lượng cáo biến động liên quan đến chuột lemmut theo :
A. chu kỳ mùa
B. chu kỳ ngày đêm
C. chu kỳ nhiều năm
D. không theo chu kỳ
Bài 25: Rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp phân bố ở
A. vùng bắc cực
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
B. vùng xích đới xích đạo
C. vùng cận nhiệt đới
D. vùng ôn đới bắc bán cầu
Bài 26: Biến động số lượng cá thể được chia làm hai dạng là biến động
A. Theo chu kì ngày đêm và theo chu kì mùa
B. Không theo chu kì và theo chu kì
C. Theo chu kì mùa và theo chu kì nhiều năm
D. Theo chu kì ngày đêm và không theo chu kì
Bài 27: khi mật độ quần thể tăng cao thì
A. Con đực và cái gặp nhau cao hơn nên khả năng sinh sản tăng
B. Quần thể dẫn tới diệt vong do cạnh tranh quá gay gắt giữa các cá thể
C. Các cá thể cạnh tranh gay gắt giành thức ăn , nơi ở dẫn tới tử vong tăng cao
D. Chỉ các cá thể ốm yếu mới bị đào thải, quần thể tiếp tục phát triển
Bài 28: Quần thể nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm số mũ
A. Ếch , nhái ven hồ
B. Ngựa vằn ở thảo nguyên
C. Cá tắm cỏ trong ao
D. Khuẩn lam trong hồ
Bài 29: Cho các ví dụ :
1. Tảo nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường
2. Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng
3. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng
4. Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y
Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
A. 3 và 4
B. 1 và 4
C. 2 và 3
D. 1 và 2
Bài 30: Cây sống nơi ẩm ướt , thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng , ven bờ suối trong rừng có
A. phiến lá dày , bản lá rộng , mô giậu kém phát triển
B. phiến lá mỏng , bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển
C. phiến lá mỏng, bản lá rộng , mô giậu kém phát triển
D. phiến lá mỏng , bản lá rộng , mô giậu phát triển
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 31: Hai loài chim ăn hạt và ăn sâu trong cùng một khu vực người ta gọi sự phân bố của chúng là
A. Thuộc một ổ sinh thái
B. Thuộc hai ổ sinh thái khác nhau
C. Thuộc hai quần xã khác nhau
D. Thuộc hai hệ sinh thái khác nhau
Bài 32: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
A. Ở đó sinh vạt sinh sản tốt nhất
B. Ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất
C. Giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường
D. Ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất
Bài 33: Trong hệ sinh thái , tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều được
A. Chuyển cho các sinh vật phân giải
B. Sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật
C. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo
D. Giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt năng
Bài 34: Tập hợp các hệ sinh thái có chung đặc điểm địa lí , khí hậu , thổ nhưỡng gọi là :
A. siêu hệ sinh thái
B. sinh quyển
C. khu sinh học
D. đại sinh vật
Bài 35: Khi quần thể vượt quá mức chịu đựng thì thường xảy ra mối quan hệ
A. hỗ trợ
B. cộng sinh
C. hội sinh
D. cạnh tranh
Bài 36: Tập hợp nào sau đây không phải là một quần thể ?
A. Đàn voi ở trong một khu rừng
B. Đàn chim hải âu ở ngoài đảo Trường Sa
C. Rừng cọ ở Vĩnh Phú
D. Cá ở Hồ Tây
Bài 37: Một trong những ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu trạng thái cân bằng của sinh vật về mặt sinh thái là :
A. Rút ngắn thời gian chọn đôi giao phối trong chọn giống
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
B. Xác định thời vụ thích hợp trong nông nghiệp, chọn cây trồng vật nuôi thích hợp
C. Chứng minh trạng thái động của quần thể , giải thích cơ sở của tiến hóa
D. Góp phần chọn cá thể cây trồng vật nuôi thích hợp để tạo ưu thế lai ở đời sau
Bài 38: Các sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái ?
A. Sinh vật tự dưỡng
B. Động vật bậc thấp, thực vật và vi sinh vật
C. Động vật bậc thấp , vi sinh vật
D. Thực vật , tảo đơn bào và vi khuẩn
Bài 39: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được diễn ra như thế nào ?
A. Bắt đầu từ môi trường , được sinh vật hấp thụ và biến đổi thành quang năng , sau đó năng lượng
được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng được trở lại môi trường
B. Bắt đầu từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng được truyền hết qua các bậc dinh dưỡng
C. Từ sinh vật sản xuất hình thành năng lượng hóa học , sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường
D. Bắt nguồn từ môi trường , được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học , sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường
Bài 40: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài ?
A. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng
B. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp
C. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất
D. Do năng lượng bị mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Đ
1.C 2.B 3.D 4.D 5.A 6.A 7.A 8.D 9.C 10.B 11.A 12.C 13.A 14.C 15.B 16.A 17.B 18.C 19.D 20.B 21.C 22.B 23.A 24.C 25.B 26.B 27.C 28.D 29.A 30.C 31.B 32.B 33.D 34.C 35D 36.D 37.B 38.D 39.D 40.D
ÁP ÁN ĐỀ SỐ 02
CHUYÊN ĐỀ 8 DI TRUYỀN NGƯỜI
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI
1. Những thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu di truyền người
a) Thuận lợi
- Mọi thành tựu khoa học cuối cùng đều nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người.
- Những đặc điểm về hình thái, sinh lí và rất nhiều những bệnh di truyền ở người đã được nghiên cứu toàn diện nhất và gần đây nhất là thành tựu giải mã thành công bộ gen người.
b) Khó khăn
- Người chín sinh dục muộn, số lượng con ít và đời sống kéo dài.
- Số lượng NST khá nhiều, kích thước nhỏ và ít sai khác về hình dạng, kích thước.
- Không thể áp dụng phương pháp lai, phân tích di truyền và gây đột biến như các sinh vật khác vì lí do xã hội.
2. Phương pháp nghiên cứu di truyền người
2.1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ
Phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát) được gọi là phương pháp nghiên cứu phả hệ
* Mục đích: nhằm xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính, di truyền theo những quy luật di truyền nào.
* Nội dung: nghiên cứu di truyền của một tính trạng nhất định trên những người có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ (tính trạng này có thể là một dị tật hoặc một bệnh di truyền…).
* Kết quả: xác định được mắt nâu, tóc quăn là tính trạng trội, còn mắt đen, tóc thẳng là tính trạng lặn.
Bệnh mù màu đỏ và lục, máu khó đông do những gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định.
* Hạn chế: Tốn nhiều thời gian, nếu sự theo dõi, ghi chép không đầy đủ thì kết quả không chính xác, không hiệu quả đối với bệnh rối loạn do phiên mã, dịch mã vì không liên quan đề kiểu gen, không di truyền qua đời sau.
* Các kí hiệu thường được sử dụng trong di truyền phả hệ:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
2.2. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
Có hai loại sinh đôi là sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng Người ta dựa vào hàng loạt đặc điểm về số lượng và chất lượng để phân biệt trẻ sinh đôi cùng hay khác trứng:
- Trẻ sinh đôi cùng trứng phát triển từ một trứng đã thụ tinh nên có cùng kiểu gen (trong nhân) bắt buộc cùng giới.
- Trẻ sinh đôi khác trứng phát triển từ hai trứng thụ tinh khác nhau trẻ sinh đôi khác trứng có kiểu gen khác nhau và có thể cùng giới tính hoặc khác giới tính.
* Mục đích: Nhằm xác định tính trạng chủ yếu do kiểu gen quyết định hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường.
* Nội dung: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của cùng một tính trạng ở trẻ đồng sinh sống
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
trong cùng một môi trường hay khác môi trường.
* Kết quả: nhóm máu, bệnh máu khó đông… phụ thuộc vào kiểu gen. Khối lượng cơ thể, độ thông minh
phụ thuộc vào cả kiểu gen lẫn điều kiện môi trường.
* Hạn chế: Không phân biệt được cách thức di truyền của tính trạng
2.3. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể
* Mục đích: Tính tần số các gen trong quần thể liên quan đến các bệnh di truyền, hậu quả của kết hôn
gần cũng như nghiên cứu nguồn gốc của các nhóm tộc người.
* Nội dung: Dựa vào công thức Hacđi-Vanbec xác định tần số các kiểu hình để tính tần số các gen trong
quần thể liên quan đến các bệnh di truyền
* Kết quả: Từ tỉ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột
biến đó trong quần thể
* Hạn chế: Chỉ xem xét được đối với quần thể cân bằng, ít có tác dụng với cá nhân cụ thể.
2.4. Phương pháp nghiên cứu tế bào
Đây là phương pháp được dùng phổ biến hiện nay để phát hiện và quan sát nhiễm sắc thể, qua đó xác
định các dị dạng nhiễm sắc thể, các hiện tượng lệch bội, hiện tượng cấu trúc lại nhiễm sắc thể dẫn đến nhiều bệnh di truyền hiểm nghèo ở người.
* Mục đích: Tìm ra khiếm khuyết về nhiễm sắc thể của các bệnh di truyền để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
* Nội dung: Quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi của bộ nhiễm sắc thể của những người mắc bệnh di truyền với những người bình thường.
* Kết quả: Phát hiện nhiễm sắc thể của những người mắc hội chứng Đao (3NST 21), Claiphentơ (XXY),
Tơcnơ (XO)…
* Hạn chế:
- Tốn kém hóa chất và phương tiện khác.
- Không giải thích được nguồn gốc phát sinh của các bệnh di truyền cấp phân tử.
- Chỉ đề cập được tới một cá thể cụ thể mà không thấy được bức tranh hoàn cảnh trong cộng đồng.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
2.5. Phương pháp di truyền học phân tử
* Mục đích: Xác định được cấu trúc từng gen tương ứng với mỗi tính trạng hay bệnh, tật di truyền nhất
định.
* Nội dung: Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau ở mức phân tử, người ta đã biết chính xác vị trí của từng nuclêôtit của từng gen tương ứng với mỗi tính trạng nhất định.
* Kết quả: Xác định được bộ gen người có trên 30 nghìn gen khác nhau. Nhưng kết quả này có ý nghĩa
lớn trong nghiên cứu y sinh học người.
- Những nghiên cứu về đột biến (ADN hoặc NST) hoặc về hoạt động của gen ở người đều dựa trên sự
biểu hiện kiểu hình (thể đột biến).
- Từ những hiểu biết về sai sót trong cấu trúc và hoạt động của bộ gen người, có thể dự báo khả năng xuất hiện những dị hình ở thế hệ con cháu. Trên cơ sở đó giúp y học lâm sàng có những phương pháp chữa trị hoặc giảm nhẹ những hậu quả
* Hạn chế: Đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao và phương tiện đắt tiền
II. DI TRUYỀN Y HỌC
- Là khoa học nghiên cứu và ngăn ngừa hậu quả của các bệnh di truyền.
- Có 2 nhóm bệnh di truyền ở người: bệnh di truyền phân tử và bệnh di truyền NST.
1. Các bệnh di truyền phân tử
1.1. Khái niệm
Là những bệnh do đột biến gen gây ra, làm ảnh hưởng đến sự tổng hợp của một protein nào đó trong cơ
thể
1.2. Cơ chế gây bệnh
Đột biến gen làm ảnh hưởng đến protein mà chúng mã hóa như mất hoàn toàn protein, mất chức năng protein hay làm cho protein có chức năng khác thường dẫn đến gây bệnh.
1.3. Một số bệnh di truyền phân tử
* Bệnh thiếu máu tế bào hồng cầu hình liềm:
- Do đột biến gen mã hóa chuỗi Hb β gây nên. Đây là đột biến thay thế T A, dẫn đến codon mã hóa axit glutamic (XTX) là codon mã hóa valin (XAX), làm biến đổi HbA HbS: hồng cầu có dạng lưỡi liềm và thiếu máu.
* Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen (teo cơ):
- Là bệnh do đột biến gen lặn liên kết với NST giới tính X, bệnh do đột biến gen mã hóa protein bề mặt tế bào cơ làm cơ bị thoái hóa, tổn thương đến chức năng vận động của cơ thể. Bệnh biểu hiện ở 2 đến 5 tuổi, chết nhiều ở tuổi 18 đến 20
* Bệnh Pheninkêto niệu:
- Do đột biến gen mã hóa enzym xúc tác chuyển hóa phenin alanin hình thành tirozin (trên NST 12).
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Pheninalanin không được chuyển hóa nên ứ đọng trong máu, lên não gây độc tế bào thần kinh, điên dại, mất trí nhớ.
2. Hội chứng liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể
2.1. Khái niệm
- Là những bệnh do đột biến cấu trúc và số lượng NST gây ra.
2.2. Đặc điểm chung của bệnh
- Bệnh có tác động lớn trong thời kì thai nghén gây ra các ca sẩy thai ngẫu nhiên.
- Bệnh thường xuất hiện lặp lại và không phải do di truyền từ đời trước.
- Bệnh được tạo ra trong quá trình phát sinh giao tử, trong hợp tử hay trong những giai đoạn khác nhau trong quá trình thai nghén.
- Những trường hợp còn sống chỉ là các lệch bội, việc thừa hay thiếu 1 NST làm rối loại cân bằng hệ gen làm dẫn đến cái chết.
2.3. Một số bệnh thường gặp ở người
a. Bệnh do biến đổi số lượng NST
Ví dụ: bệnh Đao, bệnh Tơcnơ
* Bệnh Đao
- Trong tế bào soma của bệnh nhân Đao có 47 NST (NST thừa thuộc cặp số 21)
- Cặp NST số 21 không phân li trong giảm phân tạo ra 2 loại giao tử: ( )n1 + và ( )n1 . Trong thụ tinh, giao tử ( )n1 + này kết hợp với giao tử bình thường ( )n tạo thành hợp tử ( )2n1 + có 3 NST số 21 (thể 3) gây ra bệnh Đao.
- Bệnh Đao phổ biến nhất trong các bệnh NST ở người, NST số 21 rất nhỏ nên sự mất cân bằng do phần gen thừa ra ít nghiêm trọng nên bệnh nhân sống sót nhưng người bệnh Đao thường thấp bé, cổ rụt, dị tật
tim, ống tiêu hóa, khoảng 50% chết trong 5 năm đầu.
- Có mối liên hệ khác chặt chẽ giữa tuổi mẹ với khả năng sinh con mắc bệnh Đao
B. Bệnh do biến đổi cấu trúc NST
- Bệnh “Mèo kêu”, do mất 1 phần NST số 5 dẫn đến hậu quả: trẻ có tiếng khóc như mèo kêu, thiểu năng trí tuệ chỉ nói được vài tiếng…
3. Bệnh ung thư
- Ung thư là hiện tượng tế bào phân chia một cách không kiểm soát tạo thành các khối u và sau đó di căn.
- Nguyên nhân ung thư ở mức phân tử đều liên quan đến biến đổi cấu trúc ADN. Phòng ngừa ung thư cần
bảo vệ môi trường sống trong sạch, hạn chế các tác nhân gây ung thư
- Bệnh ung thư có nguyên nhân do đột biến gen trội nhưng bệnh ung thư không thể di truyền được vì đột biến xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng (soma)
- Hiện tại có nhiều giả thuyết cho rằng khả năng gây bệnh ung thư thì có thể di truyền được. Khả năng
gây ung thư có thể xem như là khả năng phản ứng của một gen nào đó trước các tác nhân của môi trường, điều này giải thích tại sao có những dòng họ có nhiều người mắc bệnh ung thư
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
ỌC
1. Bảo vệ vốn gen của loài người
- Do nguyên nhân di truyền và đặc biệt là nhân tố môi trường: các chất thải trong công nghiệp, nông nghiệp, thuốc chữa bệnh, hàng mỹ phẩm… làm bệnh di truyền ngày càng gia tăng.
1.1. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến
- Tạo môi trường sạch, tránh đột biến phát sinh
- Tránh và hạn chế các tác hại của tác nhân gây đột biến. Nếu trong công việc cần phải tiếp xúc thì phải có các dụng cụ phòng hộ thích hợp.
1.2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh
- Là sự trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin, cho lời khuyên về khả năng mắc bệnh di truyền nào đó ở đời con của các cặp vợ chồng mà bản thân họ hay 1 số người trong dòng họ đã mắc bệnh đó.
- Để tư vấn có kết quả cần chuẩn đoán đúng và xây dựng được phả hệ của người bệnh và chuẩn đoán xác suất xuất hiện trẻ mắc bệnh giúp các cặp vợ chồng quyết định sinh con hay ngưng thai kì và tránh cho ra
đời những đứa trẻ tật nguyền.
- Dùng những xét nghiệm được thực hiện khi cá thể còn trong bụng mẹ. Hai kĩ thuật phổ biến là: chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai để tách lấy tế bào phôi cho phân tích NST.
1.3. Liệu pháp gen – kỹ thuật của tương lai
Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh hoặc thay gen bệnh bằng gen lành.
2. Một số vấn đề xã hội của di truyền học
2.1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen Làm nảy sinh nhiều vấn đề tâm lí XH:
- Việc biết về hồ sơ di truyền của cá thể cho phép tránh được bệnh di truyền nhưng đồng thời có thể chỉ thông báo cái chết sớm có thể xảy ra và không tránh khỏi
- Hồ sơ di truyền của cá thể có thể bị sử dụng để chống lại họ khi kết hôn, xin việc làm…
2.2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào
- Ngoài những lợi ích kinh tế và khoa học cũng nảy sinh nhiều vấn đề như: gen kháng thuốc từ sinh vật biến đổi gen có thể phát tán sang sinh vật hay người không? Gen kháng thuốc diệt cỏ ở cây trồng biến đổi gen có phát tán sang cỏ dại không?...
- Liệu con người có sử dụng phương pháp nhân bản vô tính để tạo ra người nhân bản không?
2.3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ
- Tính di truyền có ảnh hưởng nhất định đến khả năng trí tuệ, nhưng không thể căn cứ vào hệ số thông minh IQ để đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ
2.4. Di truyền học với bệnh AIDS
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
- Bệnh AIDS gây nên bởi virus HIV.
III. BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN H
- Virus gồm 2 phân tử ARN, các protein cấu trúc và enzym đảm bảo cho sự lây nhiễm liên tục. Enzym sử dụng ARN của virus làm khuôn để tổng hợp ADN và ADN kép, xen kẽ với ADN của tế bào chủ và ADN của virus tái bản cùng với hệ gen của con người
- Trong quá trình lây nhiễm virus có thể sống tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu T4, do đó khi tế bào
này hoạt động thì bị virus tiêu diệt. Sự giảm số lượng tế bào T4 làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể, gây ra 1 số bệnh: sốt, tiêu chảy, lao, ung thư, viêm màng não, mất trí … và chết.
3. Bảo vệ di truyền của loài người và của người Việt Nam
- Tránh gây nhiễm xạ môi trường, vì tất cả các bức xạ gây ion hóa đều có khả năng gây đột biến
- Hạn chế các chất thải hóa học, nhất là các chất độc hại vì đây cũng là nguyên nhânh gây nguy hại đến
vốn di truyền của con người
- Luật bảo vệ môi trường nước ta ra đời là cơ sở pháp lí cao nhất để đáp ứng những yêu cầu và các biện pháp bảo vệ tốt môi trường.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
DẠNG 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT
I. KHÁI QUÁT NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH, TẬT VÀ
HỘI CHỨNG DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
1. Bệnh di truyền ở người.
a. Bệnh do đột biến gen gây ra
Bệnh do đột biến gen trội:
- Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm: do đột biến gen trội kí hiệu là Hbs gây nên (HbA Hbs). Nặng
nhất người bệnh có thể tử vong khi gen ở trạng thái đồng hợp tử về alen đột biến (HbsHbs).
- Xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn do đột biến gen trội gây ra.
- Lùn vô sụn, Huntington, tâm thần phân liệt.
Bệnh do đột biến gen lặn trên NST thường:
- Bệnh bạch tạng.
- U xơ nang.
- Tay-sach.
- Bệnh điếc di truyền, điếc bẩm sinh.
- Bệnh thiếu tuyến mồ hôi.
- Bệnh lỗ mũi hẹp.
- Bệnh Pheninketo niệu và alkapto niệu.
Bệnh do đột biến gen lặn trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y
- Bệnh máu khó đông.
- Bệnh mù màu.
- Bệnh teo cơ.
b. Bệnh do đột biến NST gây ra
- Bệnh ung thư máu do đột biến cấu trúc NST (mất đoạn trên NST số 21 hoặc 22 ở người gây ung thư máu).
2. Hội chứng ở người.
a. Do đột biến cấu trúc NST
- Hội chứng mèo kêu: do mất đoạn cánh ngắn ở NST số 5.
b. Do đột biến số lượng NST
- Do đột biến số lượng NST thường: Patau (2n+l) ở NST số 13; Etuot (2n+l) ở NST số 18; Đao (2n+l) ở NST số 21.
- Do đột biến số lượng NST giới tính: hội chứng 3X hay siêu nữ (2n+l) XXX; hội chứng Claiphento (2n+l) XXY; hội chứng Tocno (2n-l) XO.
3. Các tật ở người
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
- Tật dính ngón 2, 3 và túm lông ở tai do gen thuộc vùng không tương đồng trên NST giới tính Y quy định.
- Tật cận thị bẩm sinh.
- Tật sứt môi.
- Tật thừa ngón tay, ngón chân.
4. Loại tính trạng ở người
a. Tính trạng trội
- Da đen, mắt đen, tóc quăn, môi dày, lông mi dài và cong, mũi cong.
b. Tính trạng lặn
- Da trắng, mắt nâu, tóc thẳng, môi mỏng, lông mi ngắn và thẳng, mũi thẳng.
c. Tính trạng đa gen
- Năng khiếu toán học, âm nhạc, hội họa.
II. CÂU HỎI
1. Câu hỏi tự luận mở rộng
Bài 1: Các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người, người ta đã dựa vào cơ sở di truyền học nào để nhận biết, giải thích và hạn chế 1 số bệnh di truyền ở người?
Trả lời Những cơ sở di truyền học để nhận biết là:
- Dựa vào các quy luật di truyền và sự biểu hiện bệnh.
- Nhờ xét nghiệm tế bào, di truyền học đã nhận biết những bệnh tật di truyền liên quan đến cấu trúc, số lượng NST.
Bài 2: Chứng minh con người cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị như ở các sinh vật khác?
Trả lời a. Con người tuân theo quy luật di truyền:
- Các tính trạng: màu da, hình dạng tóc, môi, mũi ... tuân theo định luật I, II của Menđen.
- Các tính trạng: nhóm máu, màu mắt... là độc lập so với tính trạng dạng tóc.
- Một số tuân theo quy luật di truyền liên kết, hoán vị xảy ra ở cả nam và nữ giới. VD.
+ Tật thừa ngón tay và đục nhân mắt do 2 gen nằm trên cùng 1 NST quy định nên thường di truyền cùng nhau, nhưng cũng có khi không liên kết với nhau.
+ Chiều cao ở người tuân theo quy luật tương tác gen kiểu cộng gộp.
+ Ở nữ giới có 1 cặp NST giới tính XX, nam giới có 1 cặp NST giới tính XY, tỉ lệ phân li giới tính
ở người trên quy mô lớn cũng xấp xỉ 1:1 quy luật giới tính.
+ Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định di truyền tuân theo quy luật di truyền chéo: bố truyền cho con gái, biểu hiện ở cháu trai.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
+ Tật dính ngón 2, 3 ở người do gen nằm trên NST giới tính Y, di truyền theo quy luật di truyền
thẳng: bố con trai cháu trai.
b. Con người cũng tuân theo quy luật biến dị:
- Thường biến: VD.
Con người sống ở vùng núi cao, không khí nghèo oxi số lượng hồng cầu cao. Khi chuyển về sống
ở đồng bằng số lượng hồng cầu giảm.
- Đột biến.
- Biến dị tổ hợp: con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau.
Bài 3: Hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên có phải là hiện tượng bệnh lý không? Tại sao?
Trả lời Hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên không phải là hiện tượng bệnh lý mà là vàng da sinh lý. Bởi: + Ở giai đoạn bào thai, sự trao đổi chất giữa mẹ và con được thực hiện qua nhau thai, mà Hb của hồng cầu thai nhi có ái lực cao với oxi hơn so với Hb người lớn. + Khi sinh ra, một số lớn hồng cầu bị tiêu huỷ và sự trao đổi khí ở trẻ được thay thế bởi Hb người lớn, gây vàng da do tăng lượng bilirubin trong máu.
Bài 4:
a) Cho rằng khối u được xuất phát từ một tế bào bị đột biến nhiều lần dẫn đến mất khả năng điều hoà phân bào, hãy giải thích tại sao tần số người bị bệnh ung thư ở người già cao hơn so với ở người trẻ
b) Thực nghiệm cho thấy, nếu nuôi cấy tế bào bình thường của người trong môi trường nhân tạo
trên đĩa petri (hộp lồng) thì các tế bào chỉ tiếp tục phân bào cho tới khi tạo nên một lớp đơn bào phủ kín toàn bộ bề mặt đĩa petri. Tuy nhiên, nếu lấy tế bào bị ung thư của cùng loại mô này và nuôi cấy trong điều
kiện tương tự thì các tế bào ung thư sau khi phân bào phủ kín bề mặt đĩa petri vẫn tiếp tục phân chia tạo thành nhiều lớp tế bào chồng lên nhau. Từ kết quả này, hãy cho biết đột biến đã làm hỏng cơ chế nào của
tế bào khiến chúng tiếp tục phân chia không ngừng. Giải thích.
Trả lời a) – Đột biến gen thường phát sinh do sai sót trong quá trình nhân đôi AND. Do vậy, tế bào càng
nhân đôi nhiều càng tích lũy nhiều đột biến. Ở người gia số lần phân bào nhiều hơn so với ở người trẻ nên
nhân đôi ADN nhiều hơn, dẫn đến xảy ra nhiều đột biến hơn so với ở người trẻ tuổi.
- Người già tiếp xúc nhiều hơn với các tác nhân đột biến và hệ miễn dịch suy yếu không đủ khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thu khiến các khối u dễ phát triển.
b) Các tế bào ung thư bị hỏng cơ chế tiếp xúc nên số lượng tế bào đông đúc vẫn không ức chế sự phân bào. Khi đó tế bào vẫn phân chia tạo thành nhiều lớp chồng lên nhau trong khi các tế bào bình
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
thường chỉ phân chia cho tới khi chúng chiếm hết diện tích bề mặt và dừng lại khi tiếp xúc trực tiếp với các tế bào bên cạnh.
Bài 5: Mai và Lan là hai trẻ đồng sinh cùng trứng:
A. Trường hợp đồng sinh cùng trứng như Mai và Lan khác với đồng sinh khác trứng như thế nào?
B. Do điều kiện kinh tế khó khăn, Lan được một người bác họ ở thành phố đưa về nuôi, còn Mai ở với bố mẹ. Tới tuổi đi học, Mai và Lan học giỏi toán và sau này Lan còn tham gia các đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia và đạt giải cao, còn Mai sau này học bình thường, Có nhận xét gì về năng khiếu toán học dựa trên quan điểm di truyền học?
Trả lời
Trẻ đồng sinh cùng trứng (Mai và Lan) Trẻ đồng sinh khác trứng
- Do 1 tinh trùng thụ tinh với 1 trứng tạo thành 1 hợp tử, trong giai đoạn đầu phát triển của hợp tử đã
tách thành 2 hay nhiều phôi tương ứng với số trẻ
đồng sinh.
- Các đứa trẻ này có cùng nhóm máu, cùng giới
tính, cùng mắc bệnh di truyền giống nhau nếu có.
- Do 2 hay nhiều trứng kết hợp với 2 hay nhiều tinh trùng ở cùng thời điểm đã tạo ra 2 hay nhiều hợp tử, mỗi hợp tử độc lập phát triển thành 1 trẻ
- Các đứa trẻ này có giới tính, nhóm máu, mắc các bệnh về di truyền ... có thể giống nhau hoặc khác nhau.
b) Nhận xét: Năng khiếu toán học là tính trạng số lượng do nhiều gen chi phối, phụ thuộc vào cả
kiểu gen lẫn môi trường.
2. Câu hỏi trắc nghiệm.
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
Bài 1: Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do ĐB gen lặn trên NST giới tính X gây nên là bệnh:
A. Đao B. Máu khó đông. C. Hồng cầu hình liềm. D. Tiểu đường.
Bài 2: Tuổi của mẹ có ảnh hưởng đến tần số sinh con bị:
A. Bệnh hồng cầu hình liềm
B. Hội chứng suy giảm miễn dịch
C. Hội chứng Đao D. Bệnh phenyl-keto niệu
Bài 3: Bệnh do gen nằm trên NST giới tính Y quy định là
A. Dính ngón tay thứ 2 và thứ 3. B. Teo cơ.
C. Mù màu.
D. Tay có 6 ngón.
Bài 4: Người ta thường nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là:
A. bệnh do đột biến gen trội nằm trên NST Y
B. bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST Y
C. bệnh do đột biến gen trội nằm trên NST X
D. bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST X
Bài 5: Đặc điểm nào không đúng khi nói về hội chứng Down ở người?
A. do ĐB thể 3 ở cặp NST thứ 21
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
B. thường gặp hầu hết ở nam giới
C. tuổi người mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Down càng lớn
D. Người mắc hội chứng có KH dị thường, thiểu năng trí tuệ, tâm sinh lí không bình thường và thường chết sớm.
Bài 6: Bệnh nào sau đây di truyền không liên kết với giới tính:
A. mù màu. B. máu khó đông. C. bạch tạng.
Bài 7: Người mang bệnh phenyl-keto niệu biểu hiện:
A. tiểu đường B. mù màu. C. máu khó đông.
Bài 78: U ác tính khác với u lành như thế nào:
D. Dính ngón tay 2 và 3.
D. mất trí
A. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u.
B. Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào.
C. Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào.
D. Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u.
Bài 9: Ung thư là một loại bệnh được hiểu đầy đủ là:
A. sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ
quan cơ thể
B. sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u.
C. sự tăng sinh không kiểm soát của một số loại tế bào dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ
quan cơ thể
D. sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u.
Bài 10: Dạng đột biến cấu trúc NST gây bệnh ung thư máu ở người là:
A. Lặp đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22
B. Đảo đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22
C. Chuyển đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22 D. Mất đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22
Bài 11: Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền ở người là
A. Phương pháp lai phân tích.
C. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
D. Phương pháp nghiên cứu tế bào.
Bài 11: Khi nghiên cứu di truyền học người gặp phải khó khăn:
A. sinh sản chậm, đẻ ít con.
B. số lượng NST nhiều, ít sai khác, khó đếm.
C. sinh sản chậm, đẻ ít con, số lượng NST nhiều, ít sai khác về hình dạng, kích thước, khó khăn về mặt xã hội.
D. sinh sản chậm, tuổi thọ dài nên khó nghiên cứu, khó khăn về mặt xã hội.
Bài 13: Để theo dõi sự di truyền của một tính trạng trên những người cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. di truyền quần thể.
B. phả hệ
C. di truyền học phân tử.
D. trẻ đồng sinh.
Bài 14: Để xác định tần số các kiểu hình từ đó suy ra tần số các gen trong quần thể liên quan đến các
bệnh di truyền người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu
A. phả hệ.
C. trẻ đồng sinh.
B. di truyền quần thể.
D. di truyền học phân tử.
Bài 15: Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người là
A. gây đột biến.
C. nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Bài 16: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là:
B. nghiên cứu tế bào.
D. nghiên cứu phả hệ
A. nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đối với một KG đồng nhất.
B. theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.
C. nghiên cứu những dị tật và những bệnh di truyền bẩm sinh liên quan tới các ĐB NST.
D. nghiên cứu những dị tật và những bệnh di truyền bẩm sinh liên quan tới các ĐB gen.
Bài 17: Khi nói về hội chứng Đao ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng thấp
B. Người mắc hội chứng Đao vẫn sinh con bình thường
C. Hội chứng Đao thường gặp ở nam, ít gặp ở nữ
D. Người mắc hội chứng Đao có ba nhiễm sắc thể số 21
Bài 18: Bệnh nào dưới đây của người bệnh là do đột biến gen lặn di truyền liên kết với giới tính:
A. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm
B. Hội chứng Claiphentơ
C. Bệnh mù màu
D. Hội chứng Tơcnơ
Bài 19: Bệnh nào dưới đây ở người chỉ biểu hiện ở nam giới:
A. Mù màu B. Máu khó đông C. Tật có túm lông ở tai D. Hội chứng Tơcnơ
Bài 20: Bệnh phêninkêtô niệu:
A. do đột biến trội nằm trên NST thường gây ra.
B. cơ thể người bệnh không có enzym chuyển hóa tirôzin thành phêninalanin.
C. nếu áp dụng chế độ ăn có ít pheninalanin ngay từ nhỏ thì hạn chế được bệnh nhưng đời con vẫn có gen
bệnh.
D. do gen đột biến lặn nằm trên NST giới tính gây ra.
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Một số bệnh tật ở người có liên kết giới tính là:
A. máu khó đông, mù màu, dính ngón tay 2, 3.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
B. điếc di truyền, dính ngón tay 2 và 3.
C. máu khó đông, hội chứng Đao, bạch tạng.
D. mù màu, câm điếc bẩm sinh, bạch tạng.
Bài 2: Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào do lệch bội NST thường?
A. Bệnh máu khó đông
C. Bệnh mù màu
B. Bệnh ung thư máu
D. Bệnh Đao
Bài 3: Trong các tính trạng sau đây ở người, những tính trạng trội là những tính trạng nào?
A. Da đen, tóc quăn, lông mi dài
C. Bạch tạng, câm điếc bẩm sinh
B. Da trắng, tóc thẳng, môi mỏng
D. Mù màu, máu khó đông
Bài 4: Tính trạng được chi phối bởi hiện tượng di truyền thẳng là:
A. Bệnh có túm lông ở tai người. B. Bệnh teo cơ ở người.
C. Bệnh máu khó đông ở người.
D. Bệnh bạch tạng ở người.
Bài 5: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.
B. Bệnh ung thư thường liên quan đến các ĐB gen và ĐB NST.
C. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
D. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.
Bài 6: Điều nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ung thư?
A. Do biến đổi di truyền ngẫu nhiên (đột biến gen, đột biến NST).
B. Do các vi khuẩn gây ung thư.
C. Do tiếp xúc với tác nhân gây đột biến (vật lí, hoá học).
D. Do các virus gây ung thư.
Bài 7: Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp có thể xác định gen qui định tính trạng là trội hay
lặn, nằm trên NST thường hay NST giới giới tính, di truyền theo những quy luật nào là phương pháp
A. nghiên cứu phả hệ.
C. di truyền học phân tử.
B. nghiên cứu di truyền quần thể
D. nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Bài 8: Để xác định vai trò của yếu tố di truyền và ngoại cảnh đối với sự biểu hiện tính trạng người ta sử
dụng phương pháp nghiên cứu
A. di truyền quần thể.
C. di truyền học phân tử.
B. phả hệ.
D. trẻ đồng sinh.
Bài 9: Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát:
A. tính chất của nước ối
C. tế bào thai bong ra trong nước ối
Bài 10: Người mắc bệnh hoặc hội chứng
A. Hội chửng Đao
C. Hội chứng Tơcno
B. tế bào tử cung của người mẹ
D. tính chất của nước ối và tế bào tử cung của người mẹ
bệnh nào sau đây là một dạng thể ba?
B. Bệnh phenyl-keto niệu
D. Bệnh ung thư vú
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 11: Hội chứng Tơcno ở người có thể xác định, bằng phương pháp nghiên cứu:
A. Tế bào. B. Trẻ đồng sinh. C. Phả hệ. D. Di truyền phân tử
Bài 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng với trẻ đồng sinh cùng trứng?
A. cùng giới hoặc khác giới. B. luôn cùng giới.
C. giống nhau về kiểu gen trong nhân. D. cùng nhóm máu.
Bài 13: Những trẻ đồng sinh cùng trứng là những trẻ có đặc điểm cùng:
A. nhóm máu, màu tóc, kiểu gen, cùng giới tính, dễ mắc cùng một loại bệnh.
B. màu tóc, khác kiểu gen.
C. cùng kiểu gen, khác giới tính.
D. khác kiểu gen, khác giới tính
luôn khác nhau về nhóm máu, giới tính.
Bài 15: Hai trẻ đồng sinh khác trứng có thể có đặc điểm
A. luôn khác nhau về nhóm máu, giới tính.
B. khác nhóm máu, nhưng cùng giới tính.
C. cùng hoặc khác nhau về nhóm máu, giới tính.
D. cùng nhóm máu, nhưng khác giới tính.
Bài 16: Để nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến KG đồng nhất, người ta dùng phương pháp nghiên
cứu trẻ đồng sinh cùng trứng. Kết quả nào sau đây rút ra từ phương pháp trên?
A. Bệnh mù màu đỏ - lục, bệnh máu khó đông di truyền liên kết với giới tính.
B. Tính tình, tuổi thọ phụ thuộc nhiều vào ngoại cảnh.
C. Các tính trạng mắt nâu, bệnh động kinh, tật thừa ngón là các tính trạng trội.
D. Các tính trạng mắt xanh, bệnh bạch tạng là các tính trạng lặn.
Bài 17: Việc so sánh các trẻ đồng sinh khác trứng có cùng môi trường sống, có tác dụng:
A. giúp các trẻ phát triển tâm lý phù hợp với nhau.
B. tạo cơ sở để qua đó bồi dưỡng cho thế chất các trẻ bình thường.
C. phát hiện các bệnh lý di truyền của các trẻ để có biện pháp điều trị.
D. Xác định vai trò của di truyền trong sự phát triển các tính trạng.
Bài 18: Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp nghiên cứu tế bào là phương pháp:
A. sử dụng kỹ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.
B. nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.
C. phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của các NST.
D. tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gene qua quá trình phiên mã và tổng hợp protein do gen đó quy
định.
Bài 19: Nội dung nào sau đây SAI khi đề cập đến vai trò của di truyền y học tư vấn:
A. dự đoán khả năng xuất hiện bệnh hay dị tật ở con cháu.
B. hạn chế tác hại của bệnh.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C. hạn chế phát sinh bệnh như hạn chế sinh đẻ, không cho kết hôn gần.
D. chữa được một số bệnh như đái tháo đường, Đao ...
Bài 20: Bệnh di truyền nào dưới dây ở người hiện đã có thể điều trị được một phần và cho phép người
bệnh sống một cuộc sống gần như bình thường
A. Bệnh teo cơ
C. Hội chứng Tơcnơ
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
B. Bệnh máu khó đông
D. Hội chứng Claiphentơ
Bài 1: Cơ chế hình thành thể đột biến gây hội chứng XXX ở người:
A. Cặp NST XX không phân li trong giảm phân
B. Cặp NST XX không phân li trong nguyên phân
C. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân
D. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân
Bài 2: Ở một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều này nào sau đây là hợp lí nhất?
A. Đột biến NST lệch bội ở cặp NST 21 có 2 chiếc và một chiếc thứ 3 gắn vào NST 14.
B. Hội chứng Đao phát sinh do ĐB NST thứ 21 có 3 chiếc nhưng một chiếc trong số đó dần bị tiêu biến.
C. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.
D. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn ở NST 14.
Bài 3: Bệnh nào sau đây là do lệch bội NST thường gây nên?
A. Bệnh ung thư máu
C. BệnhTocnơ
B. Bệnh Đao
D. Bệnh Claiphenter
Bài 4: Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên NST giới tính X gây nên là:
A. Bệnh Đao
C. Bệnh Toc nơ
B. Bệnh tiểu đường
D. Bệnh máu khó đông
Bài 5: Lan và Linh là 2 trẻ đồng sinh cùng trứng, cả 2 em đều có mắt màu nâu, nhưng Lan là học sinh
giỏi ở trường chuyên, còn Linh học khác trường và kém hơn nhiều. Tính trạng này:
A. phụ thuộc nhiều vào môi trường.
C. có cơ sở di truyền đa gen.
B. phụ thuộc vào kiểu gen.
D. do P truyền cho.
Bài 6: Di truyền y học đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ung thư ở cơ chế phân tử đều liên quan tới biến đổi:
A. Cấu trúc của NST.
C. Số lượng NST.
B. Cấu trúc của ADN.
D. Môi trường sống.
Bài 7: Phương pháp nghiên cứu phả hệ xác định được
A. Tóc quăn trội hơn tóc thẳng.
C. Hội chứng Đao do thiếu 1 NST 21.
B. Bệnh bạch tạng liên kết với giới tính.
D. Khả năng di truyền trí tuệ
Bài 8: Bằng Phương pháp nghiên cứu tế bào nhau thai bong ra trong nước ối của phụ nữ mang thai 15
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
tuần người ta có thể phát hiện điều gì?
A. Con mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
B. Đứa trẻ mắc hội chứng Đao.
C. Mẹ bị mù màu, con bị bệnh máu khó đông.
D. Mẹ mắc hội chứng tam nhiễm X.
Bài 9: Phương pháp nhuộm phân hoá NST không cho phép đánh giá trường hợp:
A. Đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn.
B. Đột biến cấu trúc NST dạng chuyển đoạn.
C. Thể một nhiễm.
D. Đột biến gen.
Bài 10: Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Claiphenter ở người?
A. Nghiên cứu di truyền phân tử.
C. Nghiên cứu di truyền tế bào.
B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
D. Phân tích giao tử.
Bài 11: Kỹ thuật ADN tái tổ hợp được ứng dụng trong phương pháp
A. Nghiên cứu di truyền tế bào.
C. Nghiên cứu di truyền phân tử.
B. Nghiên cứu phả hệ.
D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Bài 12: Để hạn chế bệnh đái tháo đường gây nên do đột biến gẹn lặn ở người, người ta dùng phương pháp
A. tiêm kháng sinh liều cao cho người bệnh.
B. tiêm insulin cho người bệnh.
C. tiêm chất sinh sợi huyết cho người bệnh.
D. phẫu thuật nối mạch cho người bệnh.
Bài 13: Khi nói về bệnh phenylketo niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Có thể phát hiện ra bệnh phenylketo niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng NST dưới kính hiển vi
B. Bệnh phenylketo niệu là do lượng axit amin tyrosine dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.
C. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phe-nylalanine ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.
D. Bệnh phenylketo niệu là bệnh do đột biến ở gene mã hóa enzym xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phenylalanine thành tyrosine trong cơ thể
Bài 14: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gene tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gene ung thư.
Khi bị đột biến, gene này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gene ung thư loại này thường
là
A. gene lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
B. gene trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C. gene lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
D. gene trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
Bài 15: Phương pháp chủ yếu chữa các bệnh di truyền ở người là:
A. ngăn ngừa sự biểu hiện của bệnh. B. làm thay đổi cấu trúc của gen đột biến.
C. khuyên người bệnh không nên kết hôn. D. khuyên người bệnh không nên sinh con.
Bài 16: Đối với y học, di truyền học có vai trò
A. tìm hiểu nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị một phần cho một số bệnh, tật di truyền bẩm sinh trên người.
B. giúp y học tìm hiểu nguyên nhân chẩn đoán và dự phòng cho một số bệnh di truyền và một số các dị tật bẩm sinh trên người.
C. giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và chẩn đoán cho một số bệnh di truyền và một số bệnh tật bẩm sinh trên người.
D. giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế của một số bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến.
Bài 17: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?
A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử
B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử.
C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử
D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên.
Bài 18: Ý nghĩa cơ bản nhất của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là:
A. Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng.
B. Biết các tính trạng nào ở loài người chủ yếu do kiểu gen, các tính trạng nào chủ yếu do môi trường quyết định.
C. Xem xét đặc điểm tâm lí, sinh lí ở loài người.
D. Nghiên cứu về kiểu gen của trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng.
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
Bài 1: Ở người, bệnh và hội chứng nào sau đây xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới:
1. bệnh mù màu
3. bệnh teo cơ
5. tật dính ngón 2, 3
A. 3, 4, 5, 6 B. 1, 2, 3
Bài 2: Cơ chế gây bệnh di truyền phân tử là
2. bệnh máu khó đông
4. hội chứng Đao
6. bệnh bạch tạng
C. 1, 2, 3, 5
D. 1, 2, 4, 6
A. Alen độ biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được protein, tăng hoặc giảm số lượng protein hoặc tổng hợp ra protein bị thay đổi chức năng dẫn đến làm rối loạn cơ chế chuyển hóa của tế bào và cơ thể
B. Đột biến đảo đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới protein mà nó mang gen mã hoá như protein
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
không được tạo thành nữa, mất chức năng protein hay làm cho protein có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.
C. Đột biến mất đoạn nhỏ NST phát sinh làm ảnh hưởng tới protein mà nó mang gen mã hoá như protein
không được tạo thành nữa, mất chức năng protein hay làm cho protein có chức năng khác thường và dẫn
đến bệnh.
D. Đột biến lặp đoặn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới protein mà nó mang gen mã hoá như protein
không được tạo thành nữa, mất chức năng protein hay làm cho protein có chức năng khác thường và dẫn
đến bệnh.
Bài 3: Đột biến gen tiền ung thư và gen ức chế khối u là những dạng đột biến gen nào?
A. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến trội
B. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột
biến lặn.
C. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột
biến trội.
D. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến
lặn.
Bài 4: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây
đều có 40 NST và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là:
A. Khi so sánh về hình dạng và kích thước của các NST trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành
từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST giống nhau về hình dạng và kích thước.
B. Số NST trong tế bào là bội số của 4 nên bộ NST 1n = 10 và 4n = 40.
C. Các NST tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
D. Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
Bài 5: Hiện nay, liệu pháp gen được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dựng trong việc chữa trị các
bệnh di truyền ở người, đó là:
A. Gây ĐB để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành
B. Thay thế các gen ĐB gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành
C. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh
D. Đưa các protein ức chế vào trong cơ thể người để các protein này ức chế hoạt động của gen gây bệnh
Bài 6: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện đựợc nguyên nhân của những bệnh
và hội chứng nào sau đây ở người?
(1) Hội chứng Etuôt.
(2) Hội chứng Patau.
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
(5) Bệnh máu khó đông.
(6) Bệnh ung thư máu.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
(7) Bệnh tâm thần phân liệt.
Phương án đúng là:
A. (1), (2), (6). B. (1), (3), (5). C. (2), (6), (7). D. (3), (4), (7).
Bài 7: Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh?
A. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh cùng trứng.
B. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng khiếu.
C. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì
các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu.
D. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì
các tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
Bài 8: Để tư vấn di truyền có kết quả cần sử dụng phương pháp nào?
A. Phương pháp phả hệ.
C. Phương pháp tế bào.
B. Phương pháp phân tử
D. Phương pháp nghiên cứu quần thể.
Bài 9: Cho một số bệnh và hội chứng di truyền ở người:
(1) Bệnh phenyl-keto niệu
(3) Hội chứng Tơcno
(2) Hội chứng Đao
(4) Bệnh máu khó đông
Những bệnh hoặc hội chứng do đột biến gene là:
A. (2) và (3) B. (1) và (2) C. (3) và (4) D. (1) và (4)
Bài 10: Cho các tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Tật dính ngón tay 2 và 3 (2) Hội chứng Đao
(3) Hội chứng Claiphenter (4) Hội chứng Etuôt
Các tật và hội chứng di truyền do đột biến xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính là
A. (2) và (4)
B. (2) và (3)
C. (3) và (4)
D. (1) và (3)
Bài 11: Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh phenyl-keto niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.
C. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tơcno.
D. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.
Bài 12: Khi nói về xét nghiệm trước sinh ở người, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Xét nghiệm trước sinh là những xét nghiệm để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền nào đó hay không
B. Xét nghiệm trước sinh đặc biệt hữu ích đối với một số bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình
chuyển hóa trong cơ thể
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C. Xét nghiệm trước sinh được thực hiện bằng hai kĩ thuật phổ biến là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai.
D. Xét nghiệm trước sinh nhằm mục đích chủ yếu là xác định tình trạng sức khỏe của người mẹ trước khi sinh con.
Bài 13: Ở người, những hội chứng nào sau đây là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở cặp nhiễm
sắc thể thường?
A. Hội chứng Patau và hội chứng Etuôt.
B. Hội chứng Đao và hội chứng Claiphenter
C. Hội chứng Etuôt và hội chứng Claiphenter
D. Hội chứng Đao và hội chứng Tơcno
Bài 14: Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là
A. bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh
B. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh
C. làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành
D. đưa các protein ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh
Bài 15: Cho các thông tin
(1) Gen bị đột biến dẫn đến protein không tổng hợp được.
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng protein.
(3) Gen bị đột biến làm thay đổi acid amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của protein.
(4) Gen bị đột biến dẫn đến protein được tổng hợp bị thay đổi chức năng.
Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người
là:
A. (2), (3), (4) B. (l), (2), (4)
C. (l), (3), (4)
D. (1), (2), (3)
Bài 16: Một người phụ nữ sinh đôi hai đứa trẻ: một bé trai và một bé gái có cùng nhóm máu AB, cùng
thuận tay phải, da đều trắng, tóc đều quăn, đều sống mũi thẳng. Nhận định nào sau đây đúng nhất?
A. Hai đứa trẻ là hai chị em
C. Hai đứa trẻ đồng sinh khác trứng
B. Hai đứa trẻ là hai anh em
D. Hai đứa trẻ đồng sinh cùng trứng.
Bài 17: Bằng phương pháp tế bào học người ta phát hiện được các tật, bệnh, hội chứng di truyền nào ở người?
(1) Hội chứng Tơ
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
ơ (2) Hộ
(3) Bệnh máu khó đông (4) Bệnh bạch tạng (5) Hội chứng Claiphenter (6) Hội chứng Đao (7) Bệnh ung thư máu (8) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (9) Tật có túm lông ở vành tai (10) Bệnh phenylketo niệu. Phương án đúng là A. (1), (5), (6), (7) B. (1), (3), (5), (7), (8), (10)
cn
i chứng AIDS
C. (1), (5), (6), (9), (10)
D. (2), (3), (4), (7), (8)
HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
Bài 1: Chọn đáp án B
Bài 2: Chọn đáp án C
Bài 3: Chọn đáp án A
Bài 4: Chọn đáp án D
Bài 5: Chọn đáp án B
Bài 6: Chọn đáp án C
Bài 7: Chọn đáp án D
Bài 8: Chọn đáp án A
Bài 9: Chọn đáp án C
Bài 10: Chọn đáp án D
Bài 11: Chọn đáp án A
Bài 12: Chọn đáp án C
Bài 13: Chọn đáp án B
Bài 14: Chọn đáp án B
Bài 15: Chọn đáp án A
Bài 16: Chọn đáp án B
Bài 17: Chọn đáp án D
Bài 18: Chọn đáp án C
Bài 19: Chọn đáp án C
Bài 20: Chọn đáp án C
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Chọn đáp án A
Bài 2: Chọn đáp án D
Bài 3: Chọn đáp án A
Bài 4: Chọn đáp án A
Bài 5: Chọn đáp án B
Bài 6: Chọn đáp án B
Bài 7: Chọn đáp án A
Bài 8: Chọn đáp án D
Bài 9: Chọn đáp án C
Bài 10: Chọn đáp án A
Bài 11: Chọn đáp án A
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 12: Chọn đáp án A
Bài 13: Chọn đáp án A
Bài 14: Chọn đáp án B
Bài 15: Chọn đáp án C
Bài 16: Chọn đáp án B
Bài 17: Chọn đáp án D
Bài 18: Chọn đáp án C
Bài 19: Chọn đáp án D
Bài 20: Chọn đáp án B
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án A
- Hợp tử XXX được hình thành từ 2 loại giao tử: giao tử không phân li XX của người mẹ trong giảm phân kết hợp với giao tử X bình thường từ bố.
Bài 2: Giải: Chọn đáp án A.
Cách lí giải hợp lí nhất cho trường hợp này là: do đột biến lệch bội ở cặp số 21 làm cho trong tế bào
của những người mắc hội chứng Đao có 3 NST số 21; nhưng trong trường hợp này vẫn có 2 NST số 21
như người bình thường nhưng NST số 14 lại dài bất thường ĐB NST lệch bội ở cặp NST 21 có 2 chiếc và một chiếc thứ 3 gắn vào NST 14.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án B.
- Bệnh ung thư máu do đột biến cấu trúc NST số 21 gây nên.
- Bệnh Toc nơ và Claiphenter do đột biến lệch bội ở cặp NST giới tính.
- Bệnh Down do đột biến lệch bội NST thường.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án D
- Trong số các bệnh trên chỉ có bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y quy định.
Bài 5: Giải: Chọn đáp án A.
Lan và Linh là 2 trẻ đồng sinh cùng trứng, cả 2 em đều có mắt màu nâu, nhưng Lan là học sinh giỏi ở trường chuyên, còn Linh học khác trường và kém hơn nhiều Điều này chứng tỏ tính trạng này phụ
thuộc nhiều vào môi trường.
Bài 6: Giải: Chọn đáp án B
Di truyền y học đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ung thư ở cơ chế phân tử đều liên quan tới biến đổi cấu trúc của ADN.
Bài 7: Giải: Chọn đáp án A
- Nhờ vào phương pháp nghiên cứu phả hệ có thể xác định được tính trạng tóc quăn là trội hơn tóc thẳng.
+ Bệnh bạch tạng do gen nằm trên NST thường chứ không phải liên kết với giới tính.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
+ Hội chứng Đao được phát hiện nhờ vào phương pháp nghiên cứu tế bào và do thừa 1 NST số 21.
+ Nghiên cứu phả hệ không xác định được khả năng di truyền trí tuệ
Bài 8: Giải: Chọn đáp án B
Bằng Phương pháp nghiên cứu tế bào nhau thai bong ra trong nước ối của phụ nữ mang thai 15 tuần người ta có thể phát hiện sớm 1 số bệnh di truyền ở trẻ như: Hội chứng Đao, hội chứng 3X, Toc nơ,
Claiphento ...
Bài 9: Giải: Chọn đáp án D
Phương pháp nhuộm phân hóa NST không cho phép đánh giá trường hợp đột biến gen.
Bài 10: Giải: Chọn đáp án C
Người ta đã sử dụng phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào để phát hiện ra hội chứng
Claiphenter ở người.
Bài 11: Giải: Chọn đáp án C
Kỹ thuật ADN tái tổ hợp được ứng dụng trong phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử.
Bài 12: Giải:
Hiện nay, để hạn chế bệnh đái tháo đường gây nên do đột biến gen lặn ở người, người ta dùng phương pháp tiêm insulin cho người bệnh.
Bài 13: Giải: Chọn đáp án D
- Bệnh này do đột biến gen lặn trên NST thường gây nên do vậy không thể dùng phương pháp nghiên cứu tế bào để phát hiện được.
- Bệnh này là bệnh do đột biến ở gene mã hóa enzym xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phenylalanine thành tyrosine trong cơ thể
- Kết luận chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phenylalanine ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh
thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn là chưa thực sự hợp lí bởi lẽ phenylalanin là 1 loại aa không thay thế cần thiết để tổng hợp nên nhiều sản phẩm trong tế bào và cơ thể. Việc không cung cấp nó
sẽ gây ảnh hưởng đến các quá trình này. Do vậy sức khỏe của người bệnh vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc loại bỏ hoàn toàn aa này trong khẩu phần ăn của người bệnh không phải là 1 việc dễ thực hiện.
Bài 14: Giải: Chọn đáp án D
- Những gen tiền ung thư là các gen lặn do vậy thường ít gây tác hại đối với cơ thể mang nó (chỉ biểu hiện ở trạng thái đồng hợp tử).
- Nhưng khi gen này bị đột biến trở thành gen trội thì chúng sẽ hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá
nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát
được. Những gen đột biến này thường không di truyền được vì chúng xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng.
Bài 15: Giải: Chọn đáp án A
Phương pháp chủ yếu chữa các bệnh di truyền ở người chủ yếu là ngăn ngừa sự biểu hiện của bệnh.
Bài 16: Giải: Chọn đáp án A
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Đối với y học, di truyền học có vai trò tìm hiểu nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị một phần cho
một số bệnh, tật di truyền bẩm sinh trên người.
Bài 17: Giải: Chọn đáp án C
- Bệnh di truyền phân tử là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế bệnh ở mức độ phân tử.
Phần lớn các bệnh di truyền kiểu này đều do các đột biến gen gây nên.
- Các đột biến cấu trúc hay số lượng NST thường liên quan đến rất nhiều gen và gây ra hàng loạt
tổn thương ở các hệ cơ quan của người bệnh nên thường được gọi là hội chứng bệnh.
Kết luận các bệnh lí do đột biến đều được gọi là bệnh di truyền phân tử là sai bởi đột biến gồm
cả đột biến gen và đột biến NST.
Bài 18: Giải: Chọn đáp án B.
Ý nghĩa cơ bản nhất của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là biết được các tính trạng nào ở
loài người chủ yếu do kiểu gen quy định, các tính trạng nào chủ yếu do môi trường quyết định.
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án B.
Các bệnh mù màu, máu khó đông và teo cơ đều do đột biến gen lặn trên NST giới tính X không
alen tương ứng trên Y gây nên Bệnh có đặc điểm di truyền gián đoạn, di truyền chéo và tỉ lệ mắc bệnh
ở nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ giới (chủ yếu ở nam giới).
- Hội chứng Đao do đột biến số lượng NST gây nên. Cụ thể, những người mắc bệnh Đao có 3 NST
số 21 và xác suất mắc bệnh này ở nam nữ là như nhau, tỉ lệ sinh con mắc bệnh Đao ở những người phụ nữ lớn tuổi thường lớn.
- Tật dính ngón 2 và 3 do gen thuộc vùng không tương đồng trên NST giới tính Y quy định Có
đặc điểm là di truyền thẳng và chỉ có nam giới mắc bệnh.
Do câu hỏi nêu ra là ít gặp ở nữ (tức vẫn có trường hợp nữ giới mắc bệnh) đáp án hợp lí nhất là B.
Bài 2: Giải: Chọn đáp án A.
Cơ chế gây bệnh di truyền phân tử là alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được protein, tăng hoặc giảm số lượng protein hoặc tổng hợp ra protein bị thay đổi chức năng dẫn đến làm rối loạn cơ
chế chuyển hoá của tế bào và cơ thể.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án D.
Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến
lặn.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án A.
Cơ sở khoa học của việc khẳng định một cây có số lượng NST là 40 là thể tứ bội 4n là: khi so sánh
về hình dạng và kích thước của các NST trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST giống nhau về hình dạng và kích thước.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 5: Giải: Chọn đáp án B.
Liệu pháp gen được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành.
Bài 6: Giải: Chọn đáp án A
Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của hội chứng
Etuôt, Patau và bệnh ung thư máu.
Bài 7: Giải: Chọn đáp án C
Đối với phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng: Trong trường hợp những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó chịu
ảnh hưởng nhiều của môi trường.
Bài 8: Giải: Chọn đáp án A. Để tư vấn di truyền có kết quả cần sử dụng phương pháp di truyền phả hệ.
Bài 9: Giải: Chọn đáp án D.
- Hội chứng Đao và Tơcno do đột biến lệch bội gây ra.
- Bệnh phenylketo niệu và máu khó đông là do đột biến gen lặn quy định trong đó:
+ Bệnh phenylketo niệu do đột biến gen lặn trên NST thường.
+ Bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y quy định.
Bài 10: Giải: Chọn đáp án D.
- Hội chứng Đao do đột biến lệch bội xảy ra ở cặp NST số 21 (NST thường).
- Hội chứng Etuot do đột biến lệch bội xảy ra ở cặp NST số 18 (NST thường).
- Tật dính ngón 2 và 3 do gen nằm trên NST giới tính Y quy định.
- Hội chứng Claiphenter do đột biến lệch bội xảy ra ở cặp NST giới tính.
Chọn (1) và (3) Bài 11: Giải: Chọn đáp án B
- Bệnh phenyl-keto niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường.
- Hội chứng Tơcno do đột biến lệch bội ở NST giới tính.
- Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở cặp NST thường số 21.
- Bệnh ung thư máu ở người do đột biến mất đoạn ở NST số 21.
- Hội chứng mèo kêu ở người do đột biến mất đoạn ở NST số 5.
Bài 12: Giải: Chọn đáp án D.
Xét nghiệm trước sinh không nhằm mục đích xác định tình trạng sức khỏe của người mẹ trước khi sinh con mà chủ yếu xem thai nhi có bị bệnh di truyền nào đó hay không.
Bài 13: Giải: Chọn đáp án A
- Hội chứng Patau do đột biến lệch bội ở cặp NST thường số 13.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
- Hội chứng Etuot do đột biến lệch bội ở cặp NST thường số 18.
- Hội chứng Tơcno và Klinefenter do đột biến lệch bội ở cặp NST giới tính.
- Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở cặp NST thường số 21.
Bài 14: Giải: Chọn đáp án A.
Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên
cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh
Bài 15: Giải: Chọn đáp án B
- Trường hợp những gen bị đột biến làm thay đổi aa này bằng aa khác nhưng không làm thay đổi chức năng của protein thường ít gây ảnh hưởng đến sinh vật. 3 loại.
Bài 16: Giải: Chọn đáp án C.
- Hai đứa trẻ được sinh đôi nhưng khác giới tính vì vậy không thể là sinh đôi cùng trứng (vì nếu là sinh đôi cùng trứng thì phải cùng giới tính).
- Do đầu bài không nói tới việc bé trai ra trước hay bé gái ra trước nên không thể kết luận chúng là
2 anh em hay 2 chị em được.
Đáp án hợp lí nhất là C. Đồng sinh khác trứng.
Bài 17: Giải: Chọn đáp án A
Phương pháp tế bào học là phương pháp quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và số lượng của bộ NST
trong tế bào của người mắc bệnh di truyền với bộ NST trong tế bào của những người bình thường Phát
hiện ra hội chứng Tơcno, Claiphenter, 3X, Đao, ung thư máu ...
GIỜ GIẢI LAO!!!
SIÊU TƯ DUY (PHẦN 2)
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
5. Gió đang thổi từ hướng nào: Bắc hay Nam? (Gợi ý: Bạn đang ở Bắc Bán cầu)
6. Đang là buổi sáng hay chiều?
7. Alex đang đi đâu?
8. Ai là người phải nấu ăn hôm qua?
DẠNG 2. BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN PHẢ HỆ.
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI.
- Bước 1: Xác định gen gây bệnh do nằm trên NST thường hay giới tính
- Bước 2: Tính xác xuất xuất hiện bệnh ở đời con.
* Lưu ý: với những bài xác định khả năng xuất hiện ở đời con nhưng là con trai hoặc con gái đầu lòng (thứ 2, 3 ...) thì phải nhân với 1/2 vì con trai/con gái =1/1.
+ Ở một số bài cần áp dụng phương pháp nhân xác suất để tính toán.
+ Chú ý dựa vào các điều kiện đầu bài và trạng thái biểu hiện bệnh ở phả hệ để xác định bệnh do gen trội hay do gen lặn quy định).
II. SỰ BIỂU HIỆN ĐỘT BIẾN GEN Ở NGƯỜI. (Căn cứ để xác định gen gây bệnh ở phả hệ là gen trội hay gen lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính)
1. Đặc điểm di truyền đột biến gen trội trên NST thường.
- VD. Bệnh lùn bẩm sinh.
- Trong phả hệ tỉ lệ các cá thể mắc bệnh trong gia đình bệnh nhân khá cao, xấp xỉ 50%.
- Bệnh được biểu hiện liên tục qua các thế hệ (Để ý: nếu bố mẹ bệnh lại sinh con bình thường gen quy định bệnh là gen trội)
2. Đặc điểm di truyền của đột biến gen lặn trên NST thường.
- VD. Bệnh bạch tạng.
- Tỉ lệ các cá thể mắc bệnh trong 1 thế hệ và trong mỗi gia đình đều rất thấp và nhỏ hơn 50%.
- Bệnh biểu hiện lẻ tẻ trong 1 số gia đình và di truyền gián đoạn.
- Bệnh biểu hiện đồng đều ở cả nam và nữ
(Để ý: nhánh nào trong phả hệ bố mẹ bình thường sinh con bệnh thì tính bệnh là tính lặn).
3. Đặc điểm di truyền của đột biến gen trội không hoàn toàn trên NST thường:
- VD. Đột biến gây bệnh hồng cầu liềm.
Hbs HbS
HbSHbS: thiếu máu nặng, chết sớm.
HbSHbs: thiếu máu nhẹ.
HbsHbs: máu bình thường.
Bệnh tuân theo quy luật di truyền trung gian, thế hệ con xuất hiện 3 loại kiểu hình khác nhau.
4. Đặc điểm di truyền của đột biến gen trội trên NST giới tính.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
a. Gen trội trên NST giới tính X (không alen trên Y)
- Di truyền giống như gen trội trên NST thường nhưng có biểu hiện di truyền chéo (bố truyền cho con gái, biểu hiện ở cháu trai hoặc mẹ truyền cho con trai biểu hiện ở cháu gái).
b. Gen trội trên NST giới tính Y (không alen trên X)
- Di truyền thẳng, chỉ nam giới mắc bệnh.
5. Đặc điểm di truyển của đột biến gen lặn trên NST giới tính X
- Đặc điểm:
+ Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ giới (chủ yếu ở nam giới).
+ Di truyền gián đoạn.
+ Di truyền chéo.
- VD. bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.
III. BÀI TẬP.
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
Bài 1: Bệnh teo cơ là do một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X gây nên, không có alen tương ứng trên
Y. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới.
B. Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới.
C. Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới.
D. Bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới.
Bài 2: Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về các bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy
định:
A. Tuân theo quy luật di truyền chéo.
B. Mẹ bị bệnh thì chắc chắn con gái sinh ra cũng bị bệnh.
C. Phép lai thuận và phép lai nghịch cho kết quả khác nhau.
D. Bệnh xuất hiện nhiều ở nam hơn ở nữ
Bài 3: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người:
A. Bệnh có xu hướng dễ biểu hiện ở người nam do gen lặn đột biến không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế
B. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp sẽ làm biểu hiện ở một nửa số con trai
C. Bố mẹ mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh cho một nửa số con gái
D. Người nữ khó biểu hiện bệnh do muốn biểu hiện gen bệnh phải ở trạng thái đồng hợp
Bài 4: Bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người có xu hướng dễ biểu hiện ở người nam do:
A. NST giới tính X bị bất hoạt nên gen bệnh trên NST giới tính X không gây biểu hiện ở người nữ XX
B. Do trong quần thể, mẹ là người mang gen bệnh nên truyền gen bệnh cho con trai
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C. Ở người nam gen lặn đột biến dễ dàng xuất hiện ở trạng thái đồng hợp và biểu hiện bệnh
D. Ở người nam gen lặn biểu hiện trên NST X không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế
Bài 5: Nghiên cứu phả hệ sau về 1 bệnh di truyền ở người:
Hãy cho biết điều nào dưới đây giải thích đúng cơ sở di truyền của bệnh trên?
A. Bệnh do gen trội nằm trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y quy định.
B. Bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y quy định.
C. Bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.
D. Bệnh do gen trội trên NST thường quy định.
Bài 6: Nghiên cứu sự di truyền một bệnh ở người trong một gia đình người ta ghi được phả hệ như sau:
Căn cứ vào phả hệ trên hãy cho biết:
a. Đặc điểm di truyền của bệnh trên:
A. Bệnh do gen trội trên NST thường quy định.
B. Bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.
C. Bệnh do gen trội trên NST giới tính X không alen trên Y quy định.
D. Bệnh do gen lặn trên NST giới tính X không alen trên Y quy định.
b. Có bao nhiêu nam giới trong phả hệ trên có thể biết chắc chắn kiểu gen của họ:
A. 8 B. 6 C. 14
c. Có bao nhiêu nữ giới trong phả hệ có thể biết chắc chắn được kiểu gen:
A. 13 B. 10 C. 3
D. 10
D. 6
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
d. Trong phả hệ trên có bao nhiêu người biết chắc chắn KG và bao nhiêu người không biết được chắc chắn kiểu gen.
A. 17 và 10
B. 24 và 3
C. 14 và 13
D. 11 và 16
Bài 7: Hiện tượng di truyền thẳng trong di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:
A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST X do đó ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY tính trạng luôn
luôn được truyền cho cá thể cùng giới ở thế hệ sau.
B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y do đó ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY tính trạng luôn
luôn được truyền cho cá thể khác giới ở thế hệ sau.
C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST X do đó ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY tính trạng luôn
luôn được truyền cho cá thể khác giới ở thế hệ sau.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y do đó ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY tính trạng luôn
luôn được truyền cho cá thể cùng giới ở thế hệ sau.
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Nghiên cứu sự di truyền của 1 bệnh trong 1 gia đình ở người, người ta ghi nhận được phả hệ dưới
đây:
Căn cứ vào phả hệ hãy cho biết:
a. Đặc điểm di truyền của bệnh trên là:
A. Bệnh do gen trội trên NST thường quy định.
B. Bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.
C. Bệnh do gen trội trên NST giới tính X không alen trên Y quy định.
D. Bệnh do gen lặn trên NST giới tính X không alen trên Y quy định.
b. Có bao nhiêu người trong phả hệ biết chắc chắn kiểu gen:
A. 10 B. 4
c. Kiểu gen của người con III2 là:
A. AA
C. aa
C. 6
B. Aa
D. 2
D. Chưa biết chắc chắn kiểu gen.
d. Xác suất để người con gái có kiểu hình bình thường III2 của cặp vợ chồng II4 và II5 có kiểu gen AA là
bao nhiêu:
A. 1/8
B. 2/3
C. 1/6
D. 1/3
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
a. Phân tích phả hệ cho biết quy luật di truyền chi phối căn bệnh trên:
A. Bệnh do gen lặn trên NST giới tính X (không alen trên Y) quy định.
B. Bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.
C. Bệnh do gen trội trên NST giới tính Y (không alen trên X) quy định.
D. Bệnh do gen trội trên NST thường quy định.
b. Số nam giới trong phả hệ có kiểu gen XAY là:
A. 7 B. 15
C. 8
c. Có bao nhiêu người biết chắc chắn KG trong phả hệ trên:
A. 7 B. 15 C. 8
D. 23
D. 19
Bài 3: Khảo sát sự di truyền về 1 bệnh (viết tắt là H) ở người qua 3 thế hệ như sau:
Căn cứ vào phả hệ hãy cho biết:
a. Đặc điểm di truyền của bệnh trên là:
A. Bệnh do đột biến gen trội trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y.
B. Bệnh do đột biến gen lặn trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y.
C. Bệnh do đột biến gen trội trên NST thường.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Bệnh do đột biến gen lặn trên NST thường.
b. Xác suất để người III2 mang gen gây bệnh H là:
Bài 2: Bệnh teo cơ Duchenne là một bệnh di truyền hiếm nhưng rất nặng phát hiện ở trẻ em biểu hiện với các sợi tơ bị thoái hóa
đó ảnh hưởng đến việc đi đứng. Nghiên cứu sự di truyền bệnh trong 1 gia đình ng
do
ười ta ghi được phả hệ sau:
A. 0,5 B. 0, 667 C. 0, 25 D. 0, 75
Bài 4: Xét sự di truyền một căn bệnh hiếm gặp ở người tại một gia đình theo phả hệ bên đây, hãy cho biết khả năng lớn nhất của quy luật di truyền chi phối căn bệnh là gì?
A. Bệnh do gen trội nằm trên NST X quy định
B. Bệnh do gen trội nằm trên NST thường quy định
C. Bệnh do gen lặn nằm trên NST Y quy định
D. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định
Bài 5: Quan sát phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh qua bốn thế hệ:
Đặc điểm di truyền của bệnh:
A. Đột biến gen lặn trên NST thường
C. Đột biến gen trội trên NST thường
Bài 6: Cho phả hệ sau:
B. Đột biến gen trên NST giới tính Y
D. Đột biến gen trội trên NST giới tính X
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
a. Xác định quy luật di truyền chi phối:
A. Do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
B. Do gen trội nằm trên NST thường quy định.
C. Do gen lặn trên NST giới tính X không alen trên Y quy định.
D. Do gen trội trên NST giới tính X không alen trên Y quy định.
b. Xác định kiểu gen những người con của cặp vợ chồng II6 và II7:
A. III9 có KG là aa; III10 và III11 có KG là AA.
B. III9 có KG là aa; III10 và III11 có KG là Aa.
C. III9 có KG là aa; III10 có KG là AA; III11 có KG là Aa.
D. III9 có KG là aa; III10 và III11 có KG hoặc AA hoặc Aa.
Bài 7: Bệnh bạch tạng do 1 gen nằm trên NST thường quy định. Khi khảo sát tính trạng này trong 1 gia
đình người ta lập được phả hệ sau:
a. Nội dung nào sau đây sai:
A. Bệnh bạch tạng do gen lặn quy định.
B. Những cá thể mắc bệnh trong phả hệ đều có kiểu gen đồng hợp lặn.
C. Tính trạng bệnh bạch tạng được di truyền chéo.
D. Bố mẹ có vai trò ngang nhau trong việc di truyền tính trạng cho con.
b. Những cá thể chưa biết được chắc chắn kiểu gen đồng hợp hay dị hợp gồm:
A. I2, I4, II7, III3
C. I4, II7, III1, III3, III4, IV1
B. I4, II7, III3, IV1
D. I4, II7, III3, III4, IV1
c. Những cá thể biết chắc chắn kiểu gen dị hợp là:
A. I2, I4, II2, II3, II4, II5, II6, III1, III2
B. I1, II2, II2, II3, II4, II5, II6, III1, III2
C. Các cá thể mang tính trạng trội trừ I4, II7, III3, III4
D. Các cá thể mang tính trạng trội trừ I4, II7, III3, III4, IV1
Bài 8: Bệnh máu khó đông ở người di truyền do đột biến gen lặn trên NST X. Khi khảo sát tính trạng này trong 1 gia đình người ta lập được phả hệ sau:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
a. Nếu người con gái II3 lấy chồng bình thường thì xác suất sinh con trai đầu lòng biểu hiện bệnh là bao nhiêu?
A. 1/2
B. ¼
C. 1/8
D. 1/16
b. Nếu người con gái II3 lấy chồng bị bệnh thì xác suất sinh con không bị bệnh là bao nhiêu?
A. 1/2
B. ¼
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Cho sơ đồ phả hệ sau:
C. 1/8
D. 3/4
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III
trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là:
A. 1/6
B. 1/8
Bài 2: Cho sơ đồ phả hệ sau:
C. 1/3
D. 1/4
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết
rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng mắc bệnh là:
A. 1/12
B. 1/8
C. 1/6
D. 1/9
Bài 3: Cho sơ đồ phả hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là:
A. 8 và 13 B. 1 và 4 C. 17 và 20 D. 15 và 16
Bài 4: Cho sơ đồ phả hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III
trong phả hệ này sinh ta đứa con gái bị mắc bệnh trên là:
A. 1 . 4
B. 1 . 8
C. 1 . 3
D. 1 . 6
Bài 5: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy
định, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III
không mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
4
A. 1 . 18 B. 1 . 9 C. 1 .
D. 1 . 32
Bài 6: Sơ đồ phả hệ sau đây một bệnh di truyền ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất
cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13
trong phả hệ này là:
A. 8 . 9 B. 3 . 4 C. 7 . 8 D. 5 . 6
Bài 7: Cho phả hệ sau, trong đó alen gây bệnh kí hiệu là a là lặn so với alen quy định bình thường lầ và
không có đột biến xảy ra trong phả hệ này:
Khi cá thể II1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II2 thì xác suất sinh con đầu lòng là trai và bị bệnh là bao nhiêu?
A. 25% B. 12,5% C. 75% D. 100%
Bài 8: Gen b gây chứng Phenylketo niệu về phương diện di truyền đây là bệnh gây ra do rối loạn sự chuyển hóa phenyalanin. Alen B quy định sự chuyển hóa bình thường, sơ đồ dưới đây, vòng tròn biểu thị giới nữ, hình vuông biểu thị giới nam, còn tô đen biểu thị người mắc chứng Phenylketo niệu:
a. Xác suất mang gen bệnh của người con gái (3) là bao nhiêu?
A. 1/2
1/3 C. 2/3 D. 3/4
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
b. Xác suất những đứa trẻ mắc chứng Phenylketo niệu sinh ra từ cặp vợ chồng là anh, chị em họ lấy nhau (người số 4 và 5)?
B.
B.
C.
D. 2/9
A. 1/3
1/6
3/16
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
Bài 1: Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định.
Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả trai, gái và đều không bị
bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ thực hiện được mong muốn là bao nhiêu?
A. 5, 56% B. 12, 50% C. 8, 33% D. 3,13%
Bài 2: Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới
đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.
a) Những người nào trong phả hệ là chưa có đủ cơ sở để xác định chắc chắn kiểu gen về bệnh nói trên?
A. (2); (4); (5). B. (5); (7).
C. (4); (5); (7).
D. (4); (7); (8).
b) Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (III) sinh con có nhóm máu B và bị bệnh trên:
A. 1/9
B. 1/12
C. 1/24.
D. 1/18.
c) Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (III) sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh trên:
A. 3/48
B. 3/24
C. 5/72.
D. 5/36
Bài 3: Bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định,
cách nhau 12 cM. Theo sơ đồ phả hệ bên, hãy cho biết:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
a) Trong các người con thế hệ thứ III (1 – 5), người con nào là kết quả của tái tổ hợp (trao đổi chéo) giữa hai gen, người con nào thì không?
A. III5 do tái tổ hợp, những người con còn lại không phải do tái tổ hợp.
B. III5 không do tái tổ hợp, những người con còn lại đều do tái tổ hợp.
C. III5 do tái tổ hợp, III1 và III3 không do tái tổ hợp, III2 và III4 không xác định được.
D. III1 và III3 do tái tổ hợp, III5 không do tái tổ hợp, III2 và III4 không xác định được.
b) Hiện nay, người phụ nữ II-1 lại đang mang thai, xác suất người phụ nữ này sinh một bé trai bình thường (không mắc cả hai bệnh di truyền trên) là bao nhiêu?
A. 25% B. 22% C. 44% D. 50%
Bài 4: Cho sơ đồ phả hệ dưới đây:
Bệnh P được quy định bởi một gen trội nằm trên NST thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất
để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả 2 bệnh P, Q là:
A. 6, 25% B. 25% C. 12, 5% D. 50%
Bài 5: Bệnh alkan niệu là một bệnh di truyền hiếm gặp. Gen gây bệnh (alk) là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể số 9. Gen alk liên kết với gen I mã hóa cho hệ nhóm máu ABO. Khoảng cách giữa gen alk và gen I là 11 đơn vị bản đồ. Dưới đây là một sơ đồ phả hệ của một gia đình bệnh nhân:
a) Xác định kiểu gen của 3 và 4.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. B 0 IALK Ialk và A 0 Ialk Ialk B. B B IALK Ialk và A A Ialk Ialk C. B 0 IALK IALK và A A Ialk Ialk D. B B IALK Ialk và A 0 Ialk Ialk
b) Nếu cá thể 3 và 4 sinh thêm đứa con thứ 5 thì xác suất để đứa con này bị bệnh alkan niệu là bao nhiêu?
Biết rằng bác sỹ xét nghiệm thai đứa con thứ 5 có nhóm máu B.
A. 25% B. 2, 75% C. 5, 5% D. 50%
Bài 6: Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của gen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả
hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh
trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.
Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II trong gia đình sinh người con có nhóm máu O và không bị bệnh
trên là
A. 1/24 B. 1/36 C. 1/48 D. 1/64 HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
Bài 1: Chọn đáp án C
Bài 2: Chọn đáp án B
Bài 3: Chọn đáp án C
Bài 4: Chọn đáp án D
Bài 5: Chọn đáp án D
Bài 6: a. Chọn đáp án D
b. Chọn đáp án C
c. Chọn đáp án C
d. Chọn đáp án A
Bài 7: Chọn đáp án D
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: a. Chọn đáp án B
b. Chọn đáp án C
c. Chọn đáp án D
d. Chọn đáp án D
Bài 2: a. Chọn đáp án A
b. Chọn đáp án C
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
c. Chọn đáp án D
Bài 3: a. Chọn đáp án D
b. Chọn đáp án B
Bài 4: Chọn đáp án D
Bài 5: Chọn đáp án B
Bài 6: a. Chọn đáp án A
b. Chọn đáp án D
Bài 7: a. Chọn đáp án C
b. Chọn đáp án D
c. Chọn đáp án D
Bài 8: a. Chọn đáp án C
b. Chọn đáp án D
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án A
- Giả sử đánh số các cá thể trong gia đình trên lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
- Cặp bố mẹ II8 và II9 bình thường nhưng sinh con III14 mắc bệnh tính bệnh là tính lặn.
- Mặt khác, bố I2 bình thường lại sinh con gái II5 mắc bệnh gen quy định bệnh nằm trên NST thường.
- Quy ước gen: A. bình thường, a bị bệnh
- Cặp bố mẹ II8 và II9 bình thường nhưng sinh con III14 bị bệnh (aa) nên phải có KG dị hợp Aa con trai III15 bình thường sẽ có tỉ lệ KG là: 1/3AA. 2/3Aa.
- Người con trai III15 này lấy vợ bị bệnh (aa) Xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra đứa con gái
bị mắc bệnh trên là: 2/3.1/2. 1/2=1/6
Bài 2: Giải: Chọn đáp án C.
- Giả sử đánh số các cá thể trong gia đình trên lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
- Cặp bố mẹ II6 và II7 bình thường nhưng sinh con III12 mắc bệnh tính bệnh là tính lặn.
- Mặt khác, bố II7 bình thường lại sinh con gái III12 mắc bệnh gen quy định bệnh nằm trên NST thường.
- Quy ước gen: A. bình thường, a bị bệnh
- Cặp bố mẹ II6 và II7 bình thường nhưng sinh con III12 bị bệnh (aa) nên phải có KG dị hợp Aa con trai III13 bình thường sẽ có tỉ lệ KG là: 1/3AA. 2/3Aa.
- Cặp vợ chồng II8 và II9 có người vợ là 119 bị bệnh (aa) sinh ra đời con III14 và III15 bình
thường phải có KG dị hợp Aa.
Xác suất để cặp vợ chồng III13 và III14 sinh con đầu lòng bị bệnh là: 2/3.1.1/4=1/6
Bài 3: Giải: Chọn đáp án C. + Dễ thấy cặp bố mẹ III12 và III13 bị bệnh nhưng lại sinh con IV18 và IV19 bình thường tính
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
bệnh là tính trội (nói cách khác bệnh do gen trội quy định). Lại có bố III12 bị bệnh giả sử gen gây bệnh
nằm trên NST giới tính X không alen trên Y (không nằm trên Y được vì trong phả hệ bệnh biểu hiện ở cả nam và nữ) mà đời con, có cả con gái bị bệnh với con gái không bị bệnh không có khả năng này gen trội gây bệnh nằm trên NST thường.
+ Lập luận logic ta có thể điền thông tin về KG của các cá thể có mặt trong sơ đồ phả hệ (Sơ đồ trên)
+ Căn cứ vào sơ đồ KG của sơ đồ phả hệ vừa tìm được ta có thể kết luận chọn đáp án C. Cần chọn theo yêu cầu của đề bài: Trong, những người thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là: cá thể số 17 và 20.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án D.
- Dễ thấy quy luật di truyền chi phối bệnh là: gen lặn trên NST thường.
- Xét cặp vợ chồng ở thế hệ III:
+ Người chồng bình thường có bố mẹ bình thường nhưng có em gái bị bệnh người chồng sẽ có
KG với tỉ lệ: 1/3AA. 2/3Aa.
+ Người vợ bị bệnh ó KG là aa
Cặp vợ chồng này muốn sinh con bị bệnh thì bố phải có KG là Aa với ti lệ là 2/3.
Xác suất sinh con gái bị bệnh của cặp vợ chồng trên là: 2/3.1.1/2.1/2=1/6
Bài 5: Giải: Chọn đáp án A
- Căn cứ vào phả hệ dễ thấy bệnh do gen lặn quy định và nằm trên NST thường.
- Mẹ của chồng III: khả năng có KG Aa = 2/3 (xét trong số ngứởi có kiểu hình bình thường). Theo
đề bố của chồng III KG AA → khả năng có KG Aa của chồng III = 2/3 x 1/2= 1/3
- Vợ III: khả năng có KG Aa = 2/3 (xét trong số người có kiểu hình bình thường).
Ta có: PIII:
→ Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là 1/3 x 2/3 x 1/4 = 1/18.
Bài 6: Giải: Chọn đáp án D
- Xác suất sinh con không bị bệnh = 1 - Xác suất sinh con bị bệnh. Để con sinh bị bệnh thì III12 và III13 phải mang KG dị hợp Aa. (trong đó III12 chắc chắn mang KG Aa (vì nhận A từ mẹ và a từ bố), III13 mang gen Aa với xác suất 2/3 (KH trội)).
Suy ra. Xác suất con bệnh 211 . 346 == Suy ra. Xác suất cần tìm = 5/6
Bài 7: Giải: Chọn đáp án B
- Theo giả thiết bệnh do gen lặn quy định.
- Lại có bố II5 bình thường sinh con gái III2 bị bệnh gen quy định bệnh nằm trên NST thường.
Bố I1 bị bệnh nên có KG là aa sinh con II1 và II2 đều bình thường nhưng chắc chắn phải nhận 1
alen a từ bố chắc chắn có KG dị hợp Aa.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Khi cá thể II1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II2 thì xác suất sinh con đầu lòng là trai
và bị bệnh là: 1/2.1/4 = 1/8 = 12, 5%
Bài 8:
a. Giải: Chọn đáp án C
- Dễ thấy bệnh do gen lặn quy định và nằm trên NST thường.
- Người con gái II3 của cặp vợ chồng I1 và I2 có KH bình thường có thể có 2 loại KG với tỉ lệ là
1/3AA. 2/3 Aa Xác suất để người con gái này mang gen bệnh là 2/3
b. Giải: Chọn đáp án B
- Người chồng III5 có KH bình thường nhưng bố bị bệnh chắc chắn phải có KG là Aa.
- Người vợ III4 bình thường nhưng có em gái (hoặc chị gái) bị bệnh bố mẹ phải có KG dị hợp là
Aa người vợ III4 có KG với tỉ lệ: 1/3AA. 2/3Aa
Để cặp vợ chồng III4 và III5 sinh con bệnh thì họ đều phải có KG dị hợp.
Xác suất cần tìm là: 2/3.1.1/4 = 1/6
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án C
Qua sơ đồ phả hệ → gen gây bệnh là gen trội nằm trên NST thường
→ Xác suất để cá thể (1) có kiểu gen Aa là: 2/3
- Xác suất cá thể (2) có kiểu gen aa là: 1
- Xác suất sinh 2 con trong đó có 1 trai, 1 gái là: 2 1 C.1/2.1/21/2 =
- Xác suất cả 2 con bình thường: 1/2. 1/2 = 1/4
→ xác suất cần tìm là: (2/3.1)(1/2)(1/4) = 1/12 = 8,33%
Bài 2: Giải:
- Dễ dàng nhận ra đặc điểm di truyền của bệnh do gen lặn trên NST thường.
- Sự di truyền các nhóm máu phải hiểu là do 3 alen IA = IB > IO gồm 6 KG quy định 4 nhóm máu.
a) (6) bệnh có KG (aa) → (1) & (2) đều dị hợp (Aa); (5) & (7) bình thường có thể là một trong hai
KG với tỉ lệ 1/3AA. 2/3Aa.
(9) bệnh → (4) dị hợp (Aa); (3) bệnh → (8) bình thường phải có KG dị hợp (Aa)
Vậy có 2 người trong phả hệ chưa thể xác định chắc chắn KG là (5) & (7) Chọn đáp án B
b) Xét riêng về di truyền bệnh trên:
SĐL: (7x8)
II: 1/3AA. 2/3Aa x Aa
G: 2/3A, 1/3a
con bệnh (aa) = 1/3.1/2=1/6
con bình thường (A-) = 1-1/6 = 5/6
Xét về di truyền nhóm máu:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Vì (5), (6) là O và AB nên
1/2A, 1/2a
-
bố mẹ (1) và (2) là IAIO x IBIO (7) máu A có KG (IAIO)
Con máu B = 1/2.2/3 = 1/3
Vậy XS sinh con máu B và b
XS sinh con trai máu A và không bị bệnh = 1/2.1/6.5/6 = 5/72
Chọn đáp án C.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án B.
Gọi gen a qui định bệnh mù màu và A - bình thường; gen b qui định máu khó đông và B - bình thường. Từ sơ đồ phả hệ suy ra kiểu gen của I.1 là Xa bY, II.1 là Xa bXA B và II.2 là Xa bY
Kiểu gen của III.1 là Xa bY, III.2 là Xa bXA B / XA bXa B, III.3 là XA BY, III.4 là XA bXA b/ XA bXa b, III.5 là XA bY
Cá thể III.5 là do tái tổ hợp, cá thể III.1 và III.3 là do không tái tổ hợp; với các cá thể III.2 và III.4
không xác định được (nếu không có các phân tích kiểu gen tiếp theo). Chọn đáp án C.
b) Kiểu gen thế hệ II sẽ là: Xa b XA B x XA bY
Tỉ lệ giao tử: 0,44 Xa b, 0, 44 XA B, 0, 06 XA b, 0, 06 Xa B 0, 5 XA b 0, 5Y
Xác suất con trai bình thường (không mắc cả 2 bệnh) là: 0,44 XA B x 0, 5Y = 0,22 XA B Y, hay 22%.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án A.
Xét sự di truyền của bệnh P:
Bệnh này do gen trội A trên thường quy định.
+ Căn cứ vào phả hệ dễ thấy người chồng bị bệnh ở thế hệ III chắc chắn có KG dị hợp Aa bởi có bố
không bị bệnh.
+ Người vợ không bệnh có KG là aa
Xác suất sinh con bệnh của cặp vợ chồng này là: ½
- Xét sự di truyền của bệnh Q:
Bệnh này do gen lặn m trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y quy định.
+ Người vợ thế hệ thứ III bình thường có ông ngoại bị bệnh nhưng có mẹ bình thường chứng tỏ mẹ phải có KG dị hợp là XMXm người vợ ở thế hệ III này có KH bình thường sẽ có tỉ lệ KG là: 1/2XMXM: 1/2XMXm
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Tần số alen: 3/4XM: 1/4Xm
- Bố mẹ (3) và (4) đều máu B sinh con (9) máu O KG bố mẹ (3) & (4) là IBIO x IBIO (8) máu B có thể 1 trong 2 KG với tỉ lệ 1/3IBIB : 2/3 IBIO SĐL: (7x8) II:
AIO x 1/3IBIB: 2/3IBIO
O : 2/3 IB, 1/31O
I
G: 1/2 IA, 1/21
Con máu A = 1/2.1/3 = 1/6 Con máu O = 1/2.1/3 = 1/6
Con máu AB = 1/2.2/3 = 1/3
ị
ệ
1/18 Chọn đ
D
b
nh =1/3.1/6 =
áp án
+ Người chồng thế hệ thứ III bình thường sẽ có KG là XMY
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con bệnh Q là: 1/4.1/2 = 1/8 (tất cả những người bị bệnh đều là trai).
Xác suất chung để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng bị cả 2 bệnh trên là: 1/2.1/8 = 1/16 = 6, 25%.
Bài 5: Giải: Chọn đáp án B.
a) Kiểu gen (3): B O IALK Ialk nhận giao tử IOalk tù bố mang 2 tính trạng lặn và giao tử IBALK từ mẹ
Kiểu gen (4): A O Ialk Ialk nhận giao tử IAalk tử từ mẹ và giao tử IOalk từ bố.
Chọn đáp án A.
b) Xác suất sinh đứa con thứ 5 bị bệnh alk, có nhóm máu B từ cặp vợ chồng 3 và 4: Đứa con này có kiểu gen là B O Ialk Ialk nhận giao tử mang gen hoán vi IBalk = 0, 055 từ 3 và giao tử
IOalk = 0,5 từ 4 → Xác suất sinh ra đứa con mang bệnh và có nhóm máu B là 0,055 x 0,5 = 0,0275 = 2,75%.
Bài 6: Giải: Chọn đáp án B
- Giả sử đánh số các cá thể trong phả hệ trên theo thứ tự từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.
Căn cứ vào phả hệ ta thấy:
+ Bố mẹ I1 và I2 bị bệnh lại sinh con II5 bình thường Gen quy định bệnh là gen trội.
+ Bố I1 bị bệnh lại sinh con gái II6 bình thường Gen quy định bệnh nằm trên NST thường.
Bệnh do gen trội trên NST thường quy định.
- Với bệnh: Từ sơ đồ phả hệ KG của vợ là: 1/3AA. 2/3Aa; KG chồng (Aa) Xác suất con không bệnh (aa) = 2/3.1.1/4 = 1/6
- Với nhóm máu: dễ thấy vợ máu B có KG (IBIO), chồng máu A có KG là: 1/3IAIA. 2/3IAIO XS con máu O là: 1.2/3.1/4 = 1/6
XS chung = 1/6.1/6 = 1/36.
DẠNG 3. XÁC ĐỊNH KIỂU GEN CÁC ĐỜI.
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
Bài 1: Ở người, bệnh mù màu là dó gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, không có alen tương
ứng trên Y. Một cặp vợ chồng: người vợ có bố bị bệnh mù màu, mẹ không mang gen bệnh, người chồng có bố bình thường và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?
A. Tất cả con trai, con gái không bị bệnh.
B. Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh.
C. 1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 còn trai không mù màu.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Tất cả con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 con trai bình thường.
Bài 2: Ở người, bệnh mù màu là do gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, không có alen tương
ứng trên Y. Một cặp vợ chồng khác, người vợ có bố, mẹ đều mù màu, người chồng có bố mù màu, mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?
A. Tất cả con trai, con gái đều bị bệnh.
B. Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh.
C. 1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 con trai không mù màu.
D. Tất cả con trai mù màu, 1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu.
Bài 3: Mẹ nhóm máu A, bố nhóm máu B. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con của họ có thể có nhóm máu A B. Con của họ có thể có nhóm máu AB
C. Con của họ có thể có nhóm máu B D. Con của họ không thể có nhóm máu O
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông
bình thường. Bố và con trai đều mắc bệnh khó đông, mẹ bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng:
A. Con trai đã nhận gen bệnh từ bố
B. Mẹ không mang gen bệnh XHXH
C. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp
D. Toàn bộ con gái của hai người này sẽ có kiểu gen dị hợp tử XHXh
Bài 2: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông
bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng:
A. Con gái của họ không bao giờ có người mắc bệnh.
B. 100% số con trai của họ sẽ mắc bệnh
C. 50% số con trai của họ có khả năng mắc bệnh
D. 100% số con gái của họ sẽ mắc bệnh
Bài 3: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông
bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh máu khó đông. Họ có một người con gái bình thường. Con gái của họ lấy chồng hoàn toàn bình thường, nhận định nào dưới đầy
là đúng:
A. Khả năng mắc bệnh ở con của họ là 50%
B. 100% số con trai của họ hoàn toàn bình thường
C. 50% số con trai của họ hoàn toàn bình thường
D. 50% số con gái của họ sẽ mắc bệnh
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông.
Bình thường khả năng để một cặp vợ chồng sinh con gái mắc bệnh máu khó đông có thể được gặp trong
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
tình huống sau:
A. bố mắc bệnh, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh
B. bố mắc bệnh, mẹ bình thường, ông bà ngoại bình thường nhưng có cậu mắc bệnh
C. bố mắc bệnh, mẹ bình thường nhưng có dì mắc bệnh
D. tất cả đều đúng
Bài 2: Mẹ mù màu sinh con mắc hội chứng Claiphenter nhưng nhìn màu rõ. Kiểu gen của bố mẹ như thể
nàò và đột biến lệch bội xảy ra ở bố hay mẹ?
A. XmXm x XmY, đột biến xảy ra ở bố
B. XmXm x XMY, đột biến xảy ra ở bố
C. XmXm x XmY, đột biến xảy ra ở mẹ
D. XmXm x XMY, đột biến xảy ra ở mẹ
Bài 3: Ở người gen mắt nâu (N) trội hoàn toàn so với gen mắt xanh (n); bệnh mù màu do gen lặn m ở nhiễm sắc thể X quy định. Bố và mẹ đều mắt nâu, không bệnh sinh 1 con gái mắt xanh, không bệnh và 1 con trai mắt nâu, mù màu. Bố mẹ có kiểu gen là:
A. Nn XMXm x NN Xm Y.
C. NN XMXm x NN Xm Y.
B. Nn XMXm x Nn XMY.
D. Nn XMXm x Nn XMY.
Bài 4: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y quy định. Một người đàn ông bị bệnh máu khó đông lấy 1 phụ nữ không bị bệnh này. Họ sinh ra 1 con gái
bình thường và 1 con trai bị bệnh máu khó đông. Kiểu gen của người đàn ông và người phụ nữ này lần
lượt là:
A. XMY và XMXM
C. XMY và XMXm
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
B. XmY và XMXM hoặc XMXm
D. XmY và XMXm
Bài 1: Bố mẹ (P) đều bình thường, sinh con XO và bị mù màu. Kiểu gen của P là gì và đột biến lệch bội xảy ra ở bố hay mẹ?
A. XMXm x XMY, đột biến ở mẹ
C. XMXm x XMY, đột biến ở bố
B. XMXm x XmY, đột biến ở bố hoặc mẹ
D. XMXM x XmY, đột biến ở mẹ
Bài 2: Ở người, gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu, các alen bình thường tương ứng
là H và M. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bình thường, một con trai mù màu và
một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của 2 vợ chồng trên là
A. Bố XmHY, mẹ XMhXmh
C. Bố XMHY, mẹ XMHXMH
B. Bố XmhY, mẹ XmHXmh hoặc XMhXmh
D. Bố XMHY, mẹ XMHXmh hoặc XMhXmH
Bài 3: Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù
màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X. Trong 1 gia đình, người bố có mắt nhìn bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu
bình thường, người con trai thứ 2 bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST,
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bình thường. KG của 2 người con trai này lần lượt là những KG nào sau
đây?
A. XaY và XAY
C. XAXAY và XaY
B. XAXAY và XaXaY
D. XAXaY và XaY
Bài 4: l cặp vợ chồng cả 2 đều không biểu hiện bệnh mù màu và teo cơ. Họ sinh đc 5 người con trong đó có 1 gái, 1 trai bình thường. 1 trai mắc bệnh teo cơ, 1 trai mắc bệnh mù màu. 1 trai mắc cả hai bệnh. Gen quy định các tính trạng nằm trên NST X. Nhận định nào sau đây đúng:
A. Kiểu gen của người chồng là XM NY, người vợ là XM NXM N, trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở người vợ xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hình thành 4 loại KH ở đời con trai.
B. Kiểu gen của người chồng là XM NY, người vợ là XM NXM n, trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở người vợ xảy ra rối loạn dẫn đến hình thành 4 loại KH ở đời con trai.
C. Kiểu gen của người chồng là XM NY, người vợ là XM NXm n hoặc XM nXm N, trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở người vợ xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hình thành 4 loại KH ở đời con trai.
D. Kiểu gen của người chồng là XM NY, người vợ là XM NXm n hoặc XM nXm N, trong quá trình giảm phân tạo
giao tử ở người vợ xảy ra rối loạn giảm phân dẫn đến hình thành 4 loại KH ở đời con trai.
Bài 5: Có hai chị em gái mang nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ
đều là nhóm máu A. Kiểu gen tương ứng của bố và mẹ của các cô gái này là:
A. IBIO và IAIO B. IAIO và IAIO
C. IBIO và IBIO D. IOIO và IAIO HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
Bài 1: Chọn đáp án D
Bài 2: Chọn đáp án B
Bài 3: Chọn đáp án D
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Chọn đáp án C
Bài 2: Chọn đáp án C
Bài 3: Chọn đáp án C
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án D
Để sinh con gái mắc bệnh máu khó đông tức có KG là XhXh mà bố mắc bệnh nên chắc chắn có KG
là XhY mẹ bình thường phải có kiểu gen dị hợp XHXh
- Mẹ bình thường:
+ Nhưng ông ngoại mắc bệnh Mẹ chắc chắn phải mang gen bệnh nên có KG là XHXh .
+ Ông ngoại bình thường nhưng có cậu mắc bệnh Bà ngoại phải có kiểu gen dị hợp XHXh
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Mẹ sẽ có khả năng có KG dị hợp XHXh .
+ Dì mắc bệnh Ông ngoại mắc bệnh và bà ngoại phải có KG dị hợp XHXh .
Cả 3 trường hợp đều có khả năng sinh ra con gái mắc bệnh máu khó đông.
Bài 2: Giải: Chọn đáp án B
- Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y quy định.
- Hội chứng Claiphenter xảy ra ở nam giới có KG là XXY
Mẹ mù màu phải có KG là XmXm nhưng lại sinh ra con trai nhìn rõ màu Người bố phải có alen XM và trong quá trình giảm phân bị rối loại dẫn đến hình thành giao tử phân li XMY. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường của mẹ là Xm Hình thành nên KG của con trai là XMXmY có khả năng nhìn màu bình thường nhưng lại mắc hội chứng Claiphenter.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án B
- Theo giả thiết bố mẹ đều mắt nâu lại sinh ra con gái mắt xanh (nn).
Bố mẹ phải dị hợp về cặp gen này tức có KG là Nn A và C loại.
- Bố mẹ không bệnh lại sinh con trai bị bệnh mù màu chứng tỏ mẹ phải có KG dị hợp là XMXm
Bài 4: Giải: Chọn đáp án D
- Người đàn ông bị bệnh máu khó đông chắc chắn phải có KG là XmY.
- Người phụ nữ bình thường nhưng lại sinh con trai bị bệnh chứng tỏ phải mang alen bệnh
KG của người phụ nữ là: XMXm .
B. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án C
- Bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y quy định.
Bố mẹ bình thường thì:
+ Người mẹ có KG là: XMXM hoặc XMXm
+ Người bố có KG là: XMY.
Loại B, D.
- Người con mắc hội chứng XO và bị mù màu sẽ có KG là: XmO.
- Xét 2 chọn đáp án A và C dễ thấy người mẹ có KG là XMXm nên sẽ giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử là XM và Xm .
Còn bố có kiểu gen XMY sẽ bị rối loại giảm phân cho ra 2 loại giao tử là XMY và O.
Giao tử bình thường Xm kết hợp với Oo sẽ tạo hợp tử XmO.
Bài 2: Giải: Chọn đáp án D
- Con trai sẽ nhận alen Y từ bố và alen X từ mẹ Mẹ sẽ truyền alen gây bệnh cho con trai của mình. Nói cách khác kiểu gen của mẹ sẽ quyết định người con trai có mắc bệnh hay không và mắc bệnh gì.
- Dễ thấy ở đáp án A. sẽ sinh ra con trai mắc cả 2 bệnh (trái giả thiết) loại.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
- Đáp án B. có bố bị bệnh (trái giả thiết) loại.
- Đáp án C. tạo ra đời con tất cả đều bình thường loại.
- Đáp án D. thỏa mãn giả thiết.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án D
- Theo giả thiết bố bình thường có KG là: XAY.
- Mẹ bị mù màu nên có KG là: XaXa
Theo giả thiết quá trình giảm phân của mẹ diễn ra bình thường. Nếu của bố cũng diễn ra bình thường thì sẽ không sinh ra đựợc con trai bình thường mà 100% con trai phải bị bệnh (trái giả thiết) chứng tỏ quá trình giảm phân ở bố bị rối loạn cho ra giao tử: XAY, O
KG của người con trai bình thường là: XAXaY
Bài 4: Giải: Chọn đáp án C
- Theo giả thiết, thế hệ con của cặp vợ chồng này có con trai có 4 loại KH là:
+ 1 bình thường có KG là: XM NY.
+ 1 mắc bệnh mù màu là: Xm nY.
+ 1 mắc bệnh teo cơ là: XM nY.
+ 1 mắc cả 2 bệnh là: Xm nY.
Con trai sẽ nhận giao tử X từ mẹ Người mẹ bình thường phải có KG dị hợp XM NXm n hoặc XM nXm N và trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử đã xảy ra hoán vị gen dẫn đến hình thành 4 loại giao tử Hình thành 4 loại KH ở đời con trai.
Bài 5: Giải: Chọn đáp án A
- Hai chị em có nhóm máu AB (tức IAIB) và O (IOIO) Phải nhận từ bố mẹ các alen IA, IB và IO
- Lại có bố mẹ của người mẹ đều có nhóm máu A (tức IAIA hoặc IAIO) Mẹ phải có KG là IAIO
- Để con có nhóm máu AB và nhóm máu O thì bố phải có alen IB và IO KG của bố là IBIO
DẠNG 4: BÀI TẬP ÁP DỤNG TOÁN XÁC SUẤT.
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI.
1. Xác suất.
Trong thực tế chúng ta thường gặp các hiện tượng xảy ra ngẫu nhiên (biến cố) với các khả năng nhiều, ít khác nhau. Toán học đã định lượng hóa khả năng này bằng cách gắn cho mỗi biến cố một số dương nhỏ hơn hoặc bằng 1 được gọi là xác suất của biến cố đó.
2. Nguyên tắc cộng xác suất.
- Nguyên tắc cộng xác suất được áp dụng khi các sự kiện ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
VD1: Khi gieo xúc xắc, mặt xuất hiện có thể là 1 hoặc 2 hoặc 3 ... không bao giờ xuất hiện cả hai mặt cùng lúc. Vậy xác suất xuất hiện hoặc mặt 5 hoặc mặt 6 là 1/6+1/6 = 1/3
VD2: Trong quy luật di truyền trội không hoàn toàn Dạ lan hồng lai với Dạ lan hồng thu được 1/4
đỏ: 2/4 hồng: 1/4 trắng. Như vậy, xác suất để một bông hoa bất kỳ có màu đỏ hoặc hồng là 1/4 + 2/4 = 3/4.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
3. Nguyên tắc nhân xác suất.
Nguyên tắc nhân xác suất được áp dụng với các sự kiện xảy ra riêng lẻ hoặc các sự kiện xảy ra theo một trật tự xác định.
VD1: Khi gieo hai xúc xắc độc lập với nhau. Xác suất để nhận được hai mặt cùng lúc đều là mặt 6 là bao nhiêu?
Việc gieo 2 xúc xắc là độc lập với nhau. Xác suất xuất hiện mặt 6 ở xúc xắc thứ nhất là 1/6. Xác suất xuất hiện mặt 6 ở xúc xắc 2 cũng là 1/6. Vì vậy xác suất xuất hiện đồng thời cả hai mặt 6 là 1/6 x1/61/36. =
VD2: Cho đậu Hà Lan hạt vàng thân cao dị hợp tự thụ phấn. Xác suất gặp cây hạt vàng thân thấp là bao nhiêu?
Vì 2 tính trạng này nằm trên 2 NST khác nhau nên hai tính trạng này di truyền độc lập. Tính trạng hạt vàng khi tự thụ phấn cho ra 3/4 hạt vàng: 1/4 hạt xanh. Xác suất bắt gặp hạt vàng là 3/4. Tính trạng thân cao khi tự thụ phấn cho ra 3/4 thân cao: 1/4 thân thấp. Xác suất bắt gặp thân thấp 1/4. Như vậy xác suất bắt gặp cây đậu hạt vàng thân thấp là 3/4 x 1/4 = 3/16
* Nguyên tắc nhân xác suất và cộng xác suất thường được áp dụng đồng thời
VD. Tính xác suất để một cặp vợ chồng có một con trai và một con gái?
Một cặp vợ chồng có 1 con trai và một con gái sẽ xảy ra 2 trường hợp ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
+ Con trai đầu lòng, con gái thứ hai. Xác suất con trai đầu lòng là 1/2, con gái thứ 2 là 1/2. Xác suất sinh con trai đầu lòng và con gái thứ hai là 1/2 x 1/2 = 1/4
+ Con gái đầu lòng, con trai thứ hai. Tương tự như trên xác suất là 1/2 x 1/2 = 1/4 Xác suất để cặp vợ chồng sinh con trai và con gái là 1/4 + 1/4 = 1/2
Như vậy sự hoán đổi hoặc con đầu là trai, con thứ hai là gái hoặc con đầu là gái con thứ hai là trai là hai phép hoán vị (hay còn gọi là cách tổ hợp).
4. Phép hoán vị.
Phép hoán vị là cách sắp xếp thứ tự các yếu tố khác đi nhưng kết quả cuối cùng không thay đổi.
VD1: Ở người bệnh phenylketo niệu (PKU) do gen lặn quy định. Một cặp vợ chồng dị hợp về bệnh này có 3 người con, thì xác suất để một trong 3 người con bị bệnh (2 người còn lại là bình thường) là bao nhiêu?
Giải:
Bố mẹ dị hợp nên các con sinh ra có 3/4 bình thường, 1/4 bệnh.
Thực tế, đứa trẻ bị bệnh có thể là con đầu, con thứ hai hoặc con thứ 3. Như vậy có 3 cách hoán vị khác nhau. Xác suất để một đứa con của họ bị bệnh (B) và hai đứa bình thường (T) là: ()()()()
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
()()()() 1B2TBTTTBTTB 2 T P 4 1/43/43/3/4l/43/43/43/4l/ PPP /43341/4 +++++++ =××+××+×× =++ = × Như vậy trong kết quả này 3 là số khả năng hoán vị, (3/4)2 x 1/4 là xác suất các sự kiện xảy ra theo một thứ tự nhất định. - Số các hoán vị của dãy n phần tử bằng n!
- Chỉnh hợp và tổ hợp:
+ Tổ hợp: cho tập hợp gồm n phân tử. Mỗi chập con k phân tử (l < k < n) được gọi là một tổ hợp chập k của n phân tử. Số tổ hợp chập k của n phân tử: ( ) k n Cn!/k!nk! =−
+ Chỉnh hợp: Mỗi bộ k phần tử có thứ tự rút từ tập n phân tử được gọi là một chỉnh hợp chập k của n. Số chỉnh hợp chập k của n: ( ) ( )( ) ( ) k n An!/nk!nnln2...nkl =−=−−−+
* Số khả năng hoán vị trong bài toán:
Trong một bài toán đơn giản (như trong VD) thì số khả năng hoán vị có thể dễ dàng tính được.
Song trong các bài toán phức tạp thì số khả năng hoán vị khó có thể tính được theo cách thông thường.
Để xác định được số khả năng hoán vị trong các trường hợp đó ta dùng hàm nhị thức mở rộng (p + q)n .
Trong đó:
- p là xác suất hiện sự kiện này (theo VD xác xuất đứa trẻ bình thường là 3/4)
- q là xác suất xuất hiện sự kiện kia (theo VD xác suất đứa trẻ bị bệnh PKU là 1/4)
- n là số sự kiện có thể xảy ra (số đứa con sinh ra trong gia đình là 3).
Trong n đứa con có s đứa bình thường (2 đứa bình thường), t đứa bị bệnh PKU (l đứa bị bệnh)
* Lưu ý: n = s + t. Như vậy số khả năng hoán vị hay hệ số của (3/4)2 x (1/4) tính bằng: ( ) ( ) s n Cn!/s!ns!n!/s!t! 1. =−=
Trong VD nêu trên số khả năng hoán vị C3!/2!l!3 ==
+ Xác suất các sự kiện xảy ra theo một trật tự nhất định
Theo VD xác suất các sự kiện xảy ra theo trật tự nhất định là ()() 2 st 3/4l/4 hay pq2 ×
Từ (1) và (2) ta có xác suất để s đứa bình thường và t đứa bị bệnh là ( ) stn!/s!t!pq
Ta có xác suất để cặp vợ chồng đó sinh 2 bình thường và 1 người bị bệnh là
()()() 21 3!/2!l!3/41/427/64. =
VD2: Vẫn cặp vợ chồng nói trên. Tính xác suất 5 trong 8 người con bình thường.
Áp dụng công thức ta có ()()()538!/5!3!3/4l/4
* Nếu từ 2 tính trạng trở lên, công thức trên trở thành: ()()() su t Pn!/s!t!u!...pq)r ( ... =
II. BÀI TẬP.
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
Bài 1: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông
bình thường. Bố mẹ bình thường, ông nội mắc bệnh máu khó đông, ông bà ngoại bình thường (và không mang gen bệnh), khả năng họ sinh con trai mắc bệnh sẽ là?
A. 12, 5% B. 50% C. 25% D. 0
Bài 2: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
bình thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh và mẹ bình thường nhưng mang gen bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con khoẻ mạnh là bao nhiêu?
A. 100% B. 25%
C. 50%
D. 75%
Bài 3: Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do đột biến gen gen lặn nằm trên NST thường. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh phêninkêtô niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là trai
không bị bệnh trên là:
A. 1/2 B. 1/4
C. 3/4
D. 3/8
Bài 4: Một đôi tân hôn đều có nhóm máu AB. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con gái mang nhóm máu là A hoặc B sẽ là:
A. 6, 25% B. 12, 5%
C. 50%
D. 25%
Bài 5: Một người phụ nữ nhóm máu AB kết hôn với một người đàn ông nhóm máu A, có cha là nhóm máu O
a. Xác suất đứa đầu là con trai nhóm máu AB, đứa thứ hai là con gái nhóm máu B.
A. 1/32 B. 1/64 C. 1/16
b. Xác suất để một đứa con nhóm máu A, đứa khác nhóm máu B
A. 1/4 B. 1/6
C. 1/8
D. 3/64
D. 1/12
Bài 6: Ở người, bệnh mù màu do gen đột biến m nằm trên NST X quy định, M nhìn bình thường. Một phụ nữ có bố mù màu mẹ không mang gen bệnh kết hôn với một người thanh niên có mẹ mù màu, bố
bình thường. Khả năng sinh ra con trai đầu lòng bị mù màu là
A. 12,5%. B. 25%. C. 50%.
D. 75%.
Bài 7: Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do đột biến gen lặn nằm trên NST thường. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh phêninkêtô niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là trai không bị
bệnh trên là
A. 1/2
B. ¼
C. 3/4
D. 3/8
Bài 8: Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về nhóm máu. Nếu họ sinh hai đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máuO là
A. 3/8
B. 3/6
C. 1/2
D. 1/4
Bài 9: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Xác suất họ sinh được người con trai nói trên là:
A. 3/8. B. 3/4.
C. 1/8.
D. 1/4.
Bài 10: Một người phụ nữ bình thường có bố mẹ bình thường và em trai bị bệnh máu khó đông kết hôn
với một người đàn ông bình thường. Nếu cặp vợ chồng sinh con trai thì xác suất để người con trai đó bị
bệnh máu khó đông là
A. 12,5%. B. 6,25%. C. 50%. D. 25%.
Bài 11: Bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Y. Một người bị bệnh máu khó đông có bố và mẹ đều bình thường nhưng ông ngoại của họ bị bệnh máu khó đông. Khả năng để người em trai của người đó cũng bị bệnh máu khó đông là:
A. 100% B. 50% C. 25% D. 12, 5%
Bài 12: Nếu alen A trội hoàn toàn so với alen a, bố và mẹ đều là dị hợp tử (Aa x Aa), thì xác suất để có
được đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là:
A. 56,5%. B. 60%. C. 42,2%. D. 75%.
Bài 13: Một đôi tân hôn đều có nhóm máu AB. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con gái mang
nhóm máu là A hoặc B sẽ là:
A. 6,25% B. 12,5%
C. 50%
D. 25%
Bài 14: Một người phụ nữ nhóm máu AB kết hôn với một người đàn ông nhóm máu A, có cha là nhóm
máu O
1/ Xác suất đứa đầu là con trai nhóm máu AB, đứa thứ hai là con gái nhóm máu B.
A. 1/32 B. 1/64
1/16
2/ Xác suất để một đứa con nhóm máu A, đứa khác nhóm máu B
A. 1/4 B. 1/6
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
C. 1/8
D. 3/64
D. 1/12
Bài 1: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Vợ và chồng đều bình thường nhưng con trai đầu lòng của họ bị bệnh bạch tạng:
a. Xác suất để họ sinh 2 người con, có cả trai và gái đều không bị bệnh:
A. 9/32 B. 9/64
C. 8/32
D. 5/32
b. Xác suất để họ sinh 2 người con có cả trai và gái trong đó có một người bệnh, một không bệnh
A. 4/32 B. 5/32
C. 3/32
D. 6/32
c. Xác suất để họ sinh 3 người con có cả trai, gái và ít nhất có một người không bệnh:
A. 126/256 B. 141/256
C. 165/256
D. 189/256
Bài 2: Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác
nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen quy định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc
1 trong 2 bệnh trên là:
A. 1/2
B. ¼
C. 3/8
D. 1/8
Bài 3: Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về nhóm máu. Nếu họ sinh hai đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O là:
A. 3/8 B. 3/6
C. 1/2
D. 1/4
R. Alen còn lại là r. Cả 40 trẻ em của quần thể này đến một trường học nhất định. Xác suất để tất cả các em đểu là Rh dương tính là bao nhiêu? (RR, Rr: dương tính, rr: âm tính).
Bài 4: Trong một quần thể cân bằng có 90% alen ở locus Rh là
A. (0, 99)40 B. (0, 90)40
C. (0, 81)40
D. 0,99.
Bài 5: Bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menđen.
Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C.
vợ bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra
sẽ bị bệnh.
a. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh.
A. 1/4 B. 1/8
C. 1/9
D. 1/16
b. Nếu đứa con đầu bị bệnh thì xác suất để sinh được đứa con thứ hai là con trai không bệnh là bao nhiêu?
A. 1/9 B. 1/18
C. 3/4
D. 3/8
Bài 6: U xơ nang ở người là bệnh hiếm gặp, được quy định bởi đột biến lặn di truyền theo quy luật
Menđen. Một người đàn ông bình thường có bố bị bệnh và mẹ không mang gen bệnh lấy một người vợ
bình thường không có quan hệ họ hàng với ông ta. Xác xuất để đứa con đầu lòng của họ bị bệnh này sẽ là bao nhiêu nếu trong quần thể cứ 50 người bình thường thì có 1 người dị hợp về gen gây bệnh.
A. 0, 3% B. 0,4%
C. 0, 5%
D. 0, 6%
Bài 7: Bố mẹ, ông bà đều bình thường, bố, bà ngoại mắc bệnh máu khó đông. Xác suất để cặp bố mẹ này sinh con mắc bệnh là bao nhiêu?
A. 1/8 B. ¼ C. 1/2
D. 1/6
Bài 8: Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng đều dị hợp về
cặp gen trên, họ có ý định sinh 3 người con. Xác suất để họ sinh được 2 trai và 1 gái trong đó ít nhất có
được 1 người con bình thường là:
A. 7,32% B. 16,43% C. 22,18% D. 36,91%
Bài 9: Trong 100.000 trẻ sơ sinh có 10 em lùn bẩm sinh, trong đó 8 em có bố mẹ và dòng họ bình thường, 2 em có bố hay mẹ lùn. Tính tần số đột biến gen:
A. 0,004% B. 0,008% C. 0,04% D. 0,08%
Bài 10: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người
bình thường. Một cặp vợ chồng đều mang gen gây bệnh ở thể dị hợp. Về mặt lý thuyết, hãy tính xác suất
để:
a. Cặp vợ chồng trên sinh được 2 con trai bình thường:
A. 9/64
B. 3/16
C. 3/64
b. Cặp vợ chồng trên sinh được 2 con gái bị bệnh:
A. 3/64
1/64
D. 9/16
9/64 D. 3/16
c. Cặp vợ chồng trên sinh được 1 trai bình thường và 1 gái bị bệnh:
A. 3/32
3/128
3/64 D. 9/81
d. Cặp vợ chồng trên sinh được 1 trai bình thường và 1 gái bình thường:
A. 9/16
9/32
9/64 D. 3/8
e. Cặp vợ, chồng trên sinh được 4 người con trong đó 3 gái bệnh và 1 trai bình thường.
A. 3/64
3/1024
3/32
3/512
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
B.
C.
B.
C.
B.
C.
B.
C.
D.
Bài 11: Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giởi tính X quy định. Một người phụ nữ bình thường có em gái bị máu khó đông, người phụ nữ này lấy một người chồng bình thường. Hãy cho biết:
a. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng là con trai bị bệnh là bao nhiêu?
A. 1/2 B. 1/4
C. 1/8
D. 1/16
b. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 đứa con đều là trai bị bệnh là bao nhiêu?
A. ¼ B. 1/8
C. 1/16
c. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra đứa con bình thường là bao nhiêu?
A. 1/4 B. 1/16
C. 3/4
D. 3/8
D. 3/8
Bài 12: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen
tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một
cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đểu bình thường nhưng có cô em
gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng.
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên:
A. 1/12 B. 1/36
C. 1/24
D. 1/8
Bài 13: Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen quy định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1 trong 2 bệnh trên là
A. 1/2 B. 1/4
C. 3/8
D. 1/8
Bài 14: Bệnh máu khó đông và mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình có người chồng nhìn màu bình thường nhưng bị bệnh máu khó đông, người vợ mang gen dị hợp về cả 2 tính trạng trên. Con gái của họ lấy chồng không bị 2 bệnh trên. Tính xác suất để cặp vợ chồng trẻ đó:
a. Sinh con trai không bị mù màu
A. 1/8 B. 3/8
b. Sinh con trai không bị máu khó đông
C. 1/4
A. 1/3 B. 1/4 C. 3/8
c. Sinh con không bị 2 bệnh trên
A. 3/8 B. 51/4
C. 5/8
d. Sinh 2 người con có cả trai và gái đều bình thường đối với 2 bệnh trên
A. 1/4 B. 1/6
C. 3/16
D. 3/16
D. 5/16
D. 3/16
D. 1/8
Bài 15: Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Một người phụ nữ bình thường có bố bị mù màu, lấy người chồng không bị bệnh mù màu:
1/ Xác suất sinh con bị mù màu là:
A. 1/2 B. 1/4
2/ Xác suất sinh con trai bình thường là:
C. 3/4
D. 1/3
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. 1/2
1/4
3/4
1/3
3/ Xác suất sinh 2 người con đều bình thường là: A. 1/2 B. 1/3 C. 4/9 D. 9/16
4/ Xác suất sinh 2 người con: một bình thường, một bị bệnh là:
A. 9/16 B. 9/32 C. 6/16 D. 3/16
5/ Xác suất sinh 2 người con có cả trai và gái đều bình thường là:
A. 1/4 B. 1/8 C. 9/16 D. 9/32
6/ Xác suất sinh 3 người con có cả trai, gái đều không bị bệnh là:
A. 6/16 B. 9/16
C. 6/32
D. 9/32
Bài 16: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn
lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Xác suất họ sinh được 2 người con nêu trên là:
A. 3/16. B. 3/64. C. 3/32. D. 1/4.
Bài 17: Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy người vợ bình
thường có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường quy định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Xác suất cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh galacto huyết là bao nhiêu?
A. 4,3% B. 6,3% C. 11,1% D. 8,3%
Bài 18: Ở người bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Trong một gia đình bố
bình thường về bệnh này, mẹ bình thường nhưng mang gen gây bệnh. Xác suất để sinh được cả 3 con trai đều không mắc bệnh mù màu
A. 1, 5625% B. 12, 5% C. 1, 25% D. 25%
Bài 19: Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen quy định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc
1 trong 2 bệnh trên là:
A. 1/8 B. 3/8
C. 1/2
D. 1/4
Bài 20: Hai anh em sinh đôi cùng trứng. Người anh lấy vợ có nhóm máu B và sinh được người con có nhóm máu A, người em lấy vợ có nhóm máu O và sinh con đầu có nhóm máu O.
Tính xác suất để:
a. Cặp vợ chồng I sinh đứa con tiếp theo có nhóm máu khác người con đầu
A. 1 B. ½
C. 2/3
b. Cặp vợ chồng I sinh 2 người con có cùng nhóm máu
A. 3/8 B. ¼
C. 1/16
c. Cặp vợ chồng I sinh 3 người con có nhóm máu hoàn toàn khác nhau
A. 1 B. ¾
C. 1/2
D. 3/4
D. 1/8
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. 3/8
B.
C.
D.
d. Cặp vợ chồng I sinh 3 người con nhưng chỉ thuộc 2 nhóm máu khác nhau
A. 1/4 B. 3/4
9/16
e. Cặp vợ chồng II sinh 2 người con có nhóm máu khác nhau
A. 1 B.1/2
1/4
g. Hai đứa con sinh ra từ 2 cặp vợ chồng trên có nhóm máu giống nhau
A. 1/4 B. 1/2
3/4
h. Hai đứa con sinh ra từ 2 cặp vợ chồng trên có nhóm máu khác nhau
A. 3/4 B.1/2
1/4
3/16
3/4
l
0
Bài 21: Một cặp vợ chồng sinh người con gái thứ 1 máu AB, trai thứ 2 máu B và gái thứ 3 máu O. Xác suất để họ sinh 3 người con nói trên là bao nhiêu?
A. 0,521% B. 0,195% C. 1,172%
D. 1,563%
Bài 22: Một người phụ nữ nhóm máu AB kết hôn với một người đàn ông nhóm máu A, có cha là nhóm
máu O. Hỏi xác suất trong trường hợp sau:
a. Đứa đầu là con trai nhóm máu AB, đứa thứ hai là con gái nhóm máu B.
A. 1/8 B. 1/16
C. 1/32
b. Một đứa con nhóm máu A, một đứa khác nhóm máu B
A. 1/4 B. 1/6
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
C. 1/8
D. 1/64
D. 1/12
Bài 1: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen
tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một
cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em
gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên:
A. 1/12
B. 1/36
C. 1/24
D. 1/8 .
Bài 2: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là: 1/10000. Tỉ lệ người mang gen dị hợp sẽ là:
A. 0,5%.
B. 49,5%.
C. 98,02%.
D. 1,98 %.
Bài 3: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người
bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Về mặt lý thuyết, hãy tính xác suất để họ:
a. Sinh người con thứ 2 khác giới tính với người con đầu và không bị bệnh bạch tạng:
A. 3/8 B. ¾ C. 1/2 D. 1/4
b. Sinh người con thứ hai là trai và người con thứ 3 là gái đều bình thường
A. 3/8 B. 9/64 C. 9/16
c. Sinh 2 người con đều bình thường A. 3/4
3/8
D. 9/32
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
9/16 D. 9/32
C.
D.
C.
D.
C.
D.
C.
D.
C.
B.
d. Sinh 2 người con khác giới tính và đều bình thường
A. 9/32 B. 9/16
C. 3/8
e. Sinh 2 người con cùng giới tính và đều bình thường
A. 9/16 B. 9/64
C. 9/32
D. 3/4
D. 3/8
g. Sinh 3 người con trong đó có cả trai lẫn gái và ít nhất có được một người không bị bệnh
A. 63/126
B. 63/256
C. 189/256
D. 27/64
Bài 4: Xác suất để một người bình thường nhận được 1 NST có nguồn gốc từ “Bà nội” và 22 NST có nguồn gốc từ “Ông ngoại” của mình:
A. 506/423
B. 529/423
C. 1/423
D. 484/423
Bài 5: Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là bao nhiêu?
A. 0,083 B. 0,063
C. 0,111
D. 0,043
Bài 6: Ở người, bệnh u xơ nang do alen a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, người bình thường mang alen A. Có 2 cặp vợ chồng bình thường và đều mang cặp gen dị hợp. Hãy xác định:
a. Xác suất để có 3 người con trai của cặp vợ chồng thứ nhất đều mắc bệnh:
A. 1/512 B. 1/64
C. 1/8
D. 1/16
b. Xác suất để có 4 người con của cặp vợ chồng thứ 2 có 3 người bình thường và 1 người mắc bệnh.
A. 27/64
B. 27/256
C. 1/64
D. 1/256
Bài 7: Tính trạng bạch tạng ở người là tính trạng lặn do gen a quy định. Nếu bố mẹ đều dị hợp họ sinh
được 5 người con thì khả năng họ sinh 2 con trai bình thường, 2 con gái bình thường và một con trai bạch tạng là.
A. 0,74
B. 0,074
C. 0,0074
D. 0,00074.
Bài 8: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là
A. 0,005%. B. 0,9925%. C. 0,0075%. D. 0,9975%.
Bài 9: Một cặp vợ chồng bình thường (đều có bố bệnh) sinh con gái bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra 3 đứa con gái đầu bệnh, 2 đứa con trai sau bình thường là
A. 0, 02747% B. 28,125% C. 4,69% D.0, 274%
Bài 10: Bệnh mù màu đỏ - lục ở người liên kết với giới tính. Một quần thể người trên đảo có 50 phụ nữ và 50 đàn ông trong đó có hai người đàn ông bị mù màu đỏ - lục. Tính tỉ lệ số phụ nữ bình thường mang gen bệnh.
A. 7, 68% B. 7, 48% C. 7, 58% D. 7, 78%
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 11: Ở người, thiếu răng hàm là tính trạng trội, trong khi đó chứng bạch tạng và bệnh Tay-Sach
(không tổng hợp được enzym hexosaminidaza) là các tính trạng lặn. Các gen quy định các tính trạng này
nằm trên các NST thường khác nhau. Nếu 1 người đàn ông có răng hàm và dị hợp tử về cả 2 căn bệnh
bạch tạng và Tay-Sach lấy 1 phụ nữ dị hợp tử về 3 gen nói trên, thì xác suất là bao nhiêu khi đứa con đầu
lòng của họ:
a. Có răng hàm, bị bạch tạng và Tay-Sach?
A. 1/32
B. 1/8
b. Thiếu răng hàm hoặc bị bạch tạng?
A. 3/4
B. 3/8
C. 1/64
C. 3/32
D. 1/16
D. 9/32
Bài 12: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Người chồng tóc xoăn có bố, mẹ đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng; người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc thẳng. Tính theo lí thuyết thì xác suất cặp vợ chồng này sinh được một gái tóc xoăn là:
A. 5/12. B. 3/8.
C. 1/4.
D. 3/4.
Bài 13: Cho biết gen A quy định bình thường, alen a gây bệnh bạch tạng nằm trên NST thường. Nếu bố, mẹ đều có kiểu gen dị hợp, họ sinh được 5 con. Hỏi khả năng họ sinh được 2 con gái bình thường, 2 con trai bình thường và 1 con gái bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu?
A. 0,74 B. 0,074
C. 0,0074
D. 0,00074
Bài 14: Nhóm máu MN ở người được quy định bởi cặp alen đồng hợp trội M, N. Người có nhóm máu M có kiểu gen MM, nhóm máu N có kiểu gen NN, nhóm máu MN có kiểu gen MN. Trong một gia đình bố và mẹ đều có nhóm máu MN. Xác suất để họ có 6 con gồm 3 con có nhóm máu M, 2 con có nhóm máu MN và 1 con có nhóm máu N là bao nhiêu?
A. 1 1024
B. 3 16
C. 33 64
D. 15 256
Bài 15: Ở người nhóm máu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội LM, LN. Người có nhóm MN có kiểu gen LMLN. Người có nhóm máu MM có kiểu gen LMLM. Nhóm máu NN có kiểu gen LNLN. Trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều có nhóm máu MN thì xác suất họ có 6 con trong đó 3 con nhóm M, 2 con có nhóm MN và 1 con có nhóm N sẽ là:
A. 30/256
B. 15/256
C. 4/16
D. 9/16
Bài 16: Ở người tính trạng nhóm máu ABO do 1 gen có 3 alen IA, IB, IO quy định; trong 1 quần thể cân
bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O, 39% người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng
đều có nhóm máu A sinh 1 người con, xác suất để người con này mang nhóm giống bố mẹ là bao nhiêu?
A. 75% B. 87,2%
C. 82,6%
D. 93,7%
Bài 17: Vợ và chồng đều thuộc nhóm máu A, đứa còn đầu của họ là trai máu O, con thứ là gái máu A.
Người con gái của họ kết hôn với người chồng có nhóm máu AB.
Xác suất để cặp vợ chồng trẻ này sinh 2 người con không cùng giới tính và không cùng nhóm máu
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
là bao nhiêu?
A. 9/16
B. 9/32
C. 22/36
D. 11/36
Bài 18: Trong một gia đinh: mẹ có nhóm máu O (IOIO), bố có nhóm máu A (IAIO). Xác suất để cặp vợ
chồng trên sinh được 2 con trai có nhóm máu O và một con gái có nhóm máu A là bao nhiêu?
A. 3/64 B. 3/32
C. 1/64
D. 1/16
Bài 19: Trong một gia đình mẹ có nhóm máu A (IAIO), bố có nhóm máu A (IAIO). Xác suất để cặp vợ
chồng trên sinh được 2 con trai có nhóm máu O và một con gái có nhóm máu A và 2 người con gái nhóm máu Oo là bao nhiêu?
A. 0,00275 B. 0,0275
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
C. 9,2.10-5
D. 3,5.10-5
Bài 1: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Trong QT người cứ 100 người bình
thường, trung bình có 1 người mang gen dị hợp về tính trạng trên. Một cặp vợ chồng không bị bệnh:
a. Xác suất sinh con bệnh:
A. 0,025 B. 0,0025 C. 0,00025
b. Xác suất sinh con trai bình thường:
A. 0,49875 B. 0,4999875 C. 0,999975
D. 0,000025
D. 0,9875
c. Nếu đứa con đầu của họ là gái bị bạch tạng thì xác suất để đứa con tiếp theo là trai bình thường là:
A. 0,75 B. 0, 375 C. 0,999975 D. 0,4999875
Bài 2: Quần thể người có sự cân bằng về các nhóm máu. Tỉ lệ nhóm máu O là 25%, máu B là 39%. Vợ và chồng đều có nhóm máu A, xác suất họ sinh con có nhóm máu giống mình bằng:
A. 72,66% B. 74,12% C. 80,38% D. 82,64%
Bài 3: Khả năng cuộn lưỡi ở người do gen trội trên NST thường quy định, alen lặn quy định người bình thường. Một người đàn ông có khả năng cuộn lưỡi lấy người phụ nữ không có khả năng này, biết xác suất gặp người cuộn lưỡi trong quần thể người là 64%. Xác suất sinh đứa con trai bị cuộn lưỡi là bao nhiêu?
A. 0,3125
B. 0,625
C. 0,375
D. 0, 24
Bài 4: Ở người, A phân biệt được mùi vị trội hoàn toàn so với a không phân biệt được mùi vị. Nếu trong
1 cộng đồng tần số alen a = 0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là?
A. 1,97% B. 9,44% C. 1,72%
D. 52%
Bài 5: Ở người, một bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Trong 1 quần thể người cân bằng di truyền người ta thấy cứ 1 triệu người thì có 25 người bị bệnh trên. Tính xác su
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
để 1 cặp vợ ch
A. 227 201512 B. 2 29 20164 C. 2 227 201512 D. 29 20164 Bài 6: Ở người, gen a nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra bệnh bạch tạng, những người bình thường đều có gen A. Trong một quần thể, cứ 100 người bình thường thì có một người mang gen bệnh. a. Hai người bình thường trong quần thể này kết hôn. Theo lí thuyết thì xác suất họ sinh hai người con đều bình thường là bao nhiêu phần trăm?
ất
ồng bình thường sinh con trong đó có sinh một con trai bệnh và 2 con gái không bệnh.
A. 0.99995 B. 0,999975 C. 0.9975
D. 0,995
b. Nếu một người bình thường trong quần thể này kết hôn với một người bình thường có mang gen bệnh
thì theo lí thuyết, xác suất họ sinh hai người con đều bình thường chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 0,99995 B. 0,999975. C. 0,9975
D.0,995
Bài 7: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường quy định, bệnh mù
màu do gen lặn (m) nằm trên NST X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu, có bà
ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia
đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh một đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả hai bệnh là bao nhiêu?
A. 5/24
B. 5/12
C. 5/8
D. 3/24
Bài 8: Ở người, bệnh phêninkêto niệu, bệnh galactôzơ huyết và bệnh bạch tạng là ba bệnh di truyền do
đột biến gen lặn nằm trên NST thường, không liên kết với nhau (các gen quy định ba bệnh trên nằm trên ba cặp NST tương đồng khác nhau). Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên. Biết rằng không xảy ra đột biến trong các lần sinh con của cặp vợ chồng ở các trường hợp trên.
1. Cặp vợ chồng trên, nếu muốn sinh con thứ hai thì:
a. Tính theo lí thuyết, xác suất mắc cả ba bệnh của đứa con thứ hai là bao nhiêu?
A. 1/16 B. 3/64
C. 1/64
D. 3/16
b. Tính theo lí thuyết, xác suất mắc một bệnh (phêninkêto niệu hoặc bệnh galactôzơ huyết hoặc bạch tạng) của đứa con thứ hai là bao nhiêu?
A. 9/64 B. 18/64
C. 3/64
D. 27/64
2. Nếu cặp vợ chồng trên có ba người con. Tính theo lí thuyết, xác suất họ sinh được hai người con trai
bình thường và một người con gái mắc cả ba bệnh trên là bao nhiêu?
A. 2187 2097152 B. 81 32768
C. 2187 262144
D. 2187 524288
Bài 9: Bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, alen trội qui định người bình thường. Vợ mang gen dị hợp có chồng bị bệnh mù màu.
a) Xác suất để trong số 5 người con của họ có nam bình thường, nam mù màu, nữ bình thường, nữ mù màu là bao nhiêu?
A. 1/64
B. 15/64
C. 1/256
D. 1/16
b) Xác suất để trọng số 6 người con của họ có nam bình thường, nam mù màu, nữ bình thường, nữ mù màu là
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
bao nhiêu? A. 1080 4096 B. 480 4096 C. 195 512 D. 480 512 Bài 10: Trên một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống trong đó có 2800 nam giới, trong số này có 196 nam giới bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do alen lặn r nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không có alen trên Y. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng tới sự thích nghi của cá thể. Khả năng để có ít nhất 1 phụ nữ trên hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu:
A. 300010,9951 B. 0,0064
C. 0,08
D. 300010,9936
Bài 11: Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân
biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a = 0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có
kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là?
A. 1,97% B. 9,4% C. 1,7% D. 52%
Bài 12: Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
A. 3/4. B. 119/144. Cc. 25/144. D. 19/24.
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
Bài 1: Chọn đáp án D
Bài 2: Chọn đáp án C
Bài 3: Chọn đáp án D
Bài 4: Chọn đáp án D
Bài 5: a. Chọn đáp án B
b. Chọn đáp án A
Bài 6: Chọn đáp án B
Bài 7: Chọn đáp án D
Bài 8: Chọn đáp án A
Bài 9: Chọn đáp án A
Bài 10: Chọn đáp án A
Bài 11: Chọn đáp án C
Bài 12: Chọn đáp án C
Bài 13: Chọn đáp án D
Bài 14: 1) Chọn đáp án B 2) Chọn đáp án A
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: a. Chọn đáp án A
b. Chọn đáp án D
c. Chọn đáp án D
Bài 2: Chọn đáp án C
Bài 3: Chọn đáp án A
Bài 4: Chọn đáp án A
HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 5: a. Chọn đáp án C
b. Chọn đáp án D
Bài 6: Chọn đáp án C
Bài 7: Chọn đáp án A
Bài 8: Chọn đáp án D
Bài 9: Chọn đáp án A
Bài 10: a. Chọn đáp án A
b. Chọn đáp án B
c. Chọn đáp án A
d. Chọn đáp án B
e. Chọn đáp án B
Bài 11: a. Chọn đáp án B
b. Chọn đáp án C
c. Chọn đáp án C
Bài 12: Chọn đáp án B
Bài 13: Chọn đáp án C
Bài 14: a. Chọn đáp án B
b. Chọn đáp án B
c. Chọn đáp án C
d. Chọn đáp án D
Bài 15: 1/ Chọn đáp án B
2/ Chọn đáp án B
3/ Chọn đáp án D
4/ Chọn đáp án C
5/ Chọn đáp án A
6/ Chọn đáp án D
Bài 16: Chọn đáp án B
Bài 17: Chọn đáp án D
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án B
Gọi: A. không bị mù màu; a. bị mù màu
B. không bị bạch tạng; b. bị bạch tạng.
Từ giả thuyết → KG của chồng là: XAYB-
Trong đó B-gồm: 1/3BB. 2/3Bb
KG của vợ là XAXaB-
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Trong đó B- gồm: 1/3BB. 2/3Bb
XS con trai mắc bệnh mù màu (XaY) = 1/4.
XS con mắc bệnh bạch tạng (bb) = 2/3.2/3.1/4 = 1/9
Vậy XS sinh con trai mắc cả 2 bệnh = 1/4.1/9 = 1/36
Bài 2: Giải: Chọn đáp án D
Theo giả thiết ta có: q(a) = 0,01 → ( ) pA10,010,99 =−=
→ tỉ lệ dị hợp Aa2pq2.0,01.0,991,98%. ===
Bài 3: Giải:
Theo giả thiết bố mẹ đều phải dị hợp về gen gây bệnh xác suất sinh:
- con bình thường (không phân biệt trai hay gái) = 3/4
- con bệnh (không phân biệt trai hay gái) = 1/4
- con trai bình thường = 3/4.1/2 = 3/8
- con gái bình thường = 3/4.1/2 = 3/8
- con trai bệnh = 1/4.1/2 = 1/8
- con trai bệnh = 1/4.1/2 = 1/8
a) - XS sinh người con thứ 2 bình thường = 3/4
- XS sinh người con thứ 2 khác giới với người con đầu =1/2
Sinh người con thứ 2 khác giới tính với người con đầu và không bị bệnh bạch tạng là: 3/4.1/23/8 =
Chọn đáp án A.
b) - XS sinh người con thứ 2 là trai và thứ 3 là gái đều bình thường = 3/8.3/8 = 9/64
Chọn đáp án B.
c) - XS sinh 2 người con đều bình thường = 3/4. 3/4 = 9/16
Chọn đáp án C.
d) - XS sinh 2 người con khác giới (1 trai, 1 gái) đều bình thường = 3/8.3/8.C1 2 = 9/32
Chọn đáp án A
e) - XS sinh 2 người cùng giới = 1/4 + 1/4 = 1/2
- XS để 2 người đều bình thường = 3/4.3/4 = 9/16
XS sinh 2 người con cùng giới (cùng trai hoặc cùng gái) đều bình thường = 1/2.9/16 = 9/32
Chọn đáp án C.
g) - XS sinh 3 có cả trai và gái (trừ trường hợp cùng giới) ( ) 12l/2.1/2.1/23/4 =−=
- XS trong 3 người ít nhất có 1 người bình thường (trừ trường hợp cả 3 bệnh) ()3 1l/463/64=−=
Xác suất chung theo yêu cầu = 3/4.63/64 = 189/256
Chọn đáp án C.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án B
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
- Bố cho số loại giao tử có 1 NST từ Mẹ (Bà nội) = C1 23
- Mẹ cho số loại giao tử có 22 NST từ Bố (Ông ngoại) = C22 23
- Số loại hợp tử = 223.223
→ XS chung = (C1 23C22 23)/ (223.223) = 529/423
Bài 5: Giải: Chọn đáp án A
Từ giả thiết ta có:
- Người chồng bình thường có bố mẹ bình thường (mẹ không mang gen bệnh) nhưng có ông nội bị
bệnh Người chồng này có thể có các KG là: 1/2AA. 1/2Aa
Tần số alen a ở chồng là 1/4
- Người vợ bình thường có bố mẹ bình thường nhưng em gái bị bệnh Người vợ có thể có KG là:
1/3AA. 2/3Aa
Tần số alen a ở vợ là 1/3
Ở đời con của cặp vợ chồng này cá thể có KG bệnh aa chiếm tỉ lệ: 1/4.1/3 = 1/12 = 0, 083
Bài 6: Giải:
- Sơ đồ lai: Aa x Aa 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
a. - Xác suất có một người con mắc bệnh là 1/4
Xác suất có 1 người con trai bị bệnh là: 1/2.1/4 = 1/8
Mà xác suất để có 3 người con trai của cặp vợ chồng thứ 1 đều mắc bệnh là: (1/8)3 = 1/512
Chọn đáp án A.
b. - Xác suất để có người con bình thường là: 3/4
- Xác suất có 1 người mắc bệnh là: 1/4
Xác suất để cặp vợ chồng thứ 2 có 4 người con trong đó có 3 người con bình thường và một người mắc bệnh là: C3 4. (3/4)3. (1/4) = 27/64
Chọn đáp án A Bài 7: Giải: Chọn đáp án B
- XS sinh 3 trai + 2 gái = C3 5 / 25 = 10/32 (1)
Ta có SĐL: P: Aa x Aa
F1 : 3/4A- : 1/4aa (3/4 bình thường: 1/4 bệnh)
- Đối với 2 gái: XS có được 2 bình thường = 3/4. 3/4 (2)
- Đối với 3 trai: XS có được 2 bình thường 11 bệnh = C2 3. (3/4)2. 1/4 = (3/4)3 (3)
VậyXS chung theo đề bài = (l). (2). (3) = 10/32. (3/4)2. (3/4)3 = 0,0741577 ... = 0,074
Bài 8: Giải: Đáp án đúng là D
* Lưu ý: Cách giải bài này gọn nhất nên tính XS để vợ chồng bình thường sinh con bị bệnh, sau đó trừ ra ta được XS sinh con bình thường. Trong các trường hợp vợ và chồng bình thường chỉ có trường hợp có cùng KG Aa mới sinh con bệnh.
- XS một người trong QT những người bình thường có KG: Aa = 1/100 = 0,01
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
SĐL: Aa x Aa 3/4 bình thường: 1/4 bị bệnh
XS sinh người con bệnh = 0, 01. 0, 01. 1/4 = 0,0025%
Vậy XS sinh con bình thường = 1 - 0,0025% = 0, 9975%
Bài 9: Giải: Chọn đáp án D
- Bố mẹ bình thường sinh con bệnh Gen quy định bệnh là gen lặn.
- Nếu gen nằm trên NST giới tính thì bố bình thường không bao giờ sinh được con gái bệnh
Gen gây bệnh nằm trên NST thường.
- Quy ước gen: A. bình thường; a. bị bệnh
- SĐL: Aa x Aa 3/4 bình thường : 1/4 Bị bệnh.
- Xác suất sinh con gái bị bệnh là: 1/2. 1/4 = 1/8
- Xác suất sinh con trai bị bệnh là: 1/2. 3/4 = 3/8
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra 3 đứa con gái đầu bệnh, 2 đứa con trai sau bình thường là:
C3 5. (1/8)3. (3/8)2 = 0,274%
Bài 10: Giải: Chọn đáp án A
- Ta có tần số alen ở 2 giới bằng nhau
+ Ở đàn ông: a = 2/50 = 0,04; A = 0, 96
+ Ở phụ nữ:
Phụ nữ bình thường mang gen bệnh gồm: XMXm = 2. 0,96. 0,04 = 7,68%
Bài 11: Giải:
a. Quy ước gen: M: thiếu răng hàm; m: có răng hàm
A: bình thường; a: bị bạch tạng
T: bình thường; t: bị Tay-sach
A: Theo giả thiết có:
P: mmAaTt x MmAaTt
Xác suất để đời con có răng hàm, bị bạch tạng và Tay-Sach là: 1/2. 1/4. 1/4 = 1/32.
Chọn đáp án A
b. Xác suất đời con chỉ thiếu răng hàm: 1/2. 3/4. 3/4 = 9/32
Xác suất đời con chỉ bị bạch tạng: 1/2. 1/4. 3/4 = 3/32
Xác suất chung cần tìm là: 9/32 + 3/32 = 3/8.
Chọn đáp án B.
Bài 12: Giải: Chọn đáp án A Ở người, tính trạng tóc xoăn là trội hoàn toàn so với tính trạng tóc thẳng
Quy ước gen:
A. Tóc xoăn; a. tóc thẳng
- Từ giả thiết P: bố A- (1/3AA. 2/3Aa) x mẹ Aa
Tần số alen A = 2/3; a=1/3 A = 1/2; a = 1/2
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Xác suất cặp vợ chồng này sinh được con tóc thẳng là: 1/3. 1/2 = 1/6
Xác suất cần tìm là: ( ) 11/6.1/25/12 −=
Vậy XS sinh con gái (trai) tóc xoăn là: 5/12
Bài 13: Giải: Chọn đáp án B
- Theo giả thiết bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp là Aa
P: Aa x Aa 3/4 bình thường: 1/4 bị bệnh
khả năng họ sinh được 2 con gái bình thường, 2 con trai bình thường và 1 con gái bị bệnh bạch
tạng là: 22 221 531 131313 C...C...C..0,074 242424
Bài 14: Giải: Chọn đáp án D
- Theo giả thiết ta có:
P: IMIN x IMIN 1/4 I
- Xác suất sinh được 3 con nhóm máu M là: (1/4)
- Xác suất sinh được 2 con nhóm máu MN là: (1/2)2
- Xác suất sinh được 1 con nhóm máu N là: 1/4
ADCT: ()n k1k2k3 n! p1p2p3p1.p2.p3 k1!k2!k3!
Biết: p1: XS sinh con có nhóm máu M p2 – MN, p3 – N (tỷ
k1, k2, k3 số con có nhóm máu M, MN,
n số con muốn có
Xác suất cần tìm là:
Bài 15: Giải: Chọn đáp án B Theo giả thiết ta có:
ADCT: ()n k1k2k3 n! p1p2p3p1.p2.p3 k1!k2!k3!
Biết: p1: XS sinh con có nhóm máu M p2 – MN, p3 – N (tỷ lệ khi
k2, k3 số con có nhóm máu M, MN,
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
=
IM : 1/2 IMIN : 1/4 ININ
M
3
++=
ệ
viết SĐL thế hệ bố mẹ)
l
khi
N
()()() 32 6! 1/4.l/2.l/4.15/256 3!2!1! =
P: LMLN x LMLN 1/4 LMLM : 1/2 LMLN : 1/4 LNLN
++=
ết SĐL thế h
b
) k1,
N
ố
có
Xác suất cần tìm là: ()()() 32 6! 1/4.l/2.l/4.15/256 3!2!1! = Bài 16: Giải: Chọ
đáp án C - Theo giả thiết số người có nhóm máu O tức IOIO = 25% r(IO) = 0,5 Nhóm máu B là 0,39 = q2 + 2qr mà r = 0,5 q2 + q - 0,39 = 0 q(IB) = 0,3 p(IA) = l - 0,5 - 0,3 = 0,2
vi
ệ
ố mẹ
n s
con muốn
n
( ) l5/6.5/6.1/482,6% −=
Bài 17: Giải: Chọn đáp
= 2/6 = 1/3 1/2 IA; 1/2 IB
Con họ: 2/6 IAIA; 2/6 IAIB; 1/6 IAIO; 1/6 IBIO
→ Tỉ lệ các nhóm máu: A = 3/6; A = 1/6; AB = 2/6
XS sinh 2 con có cùng nhóm máu ( ) ( ) ( ) 3/6.3/62/6.2/6l/6.1/614/36 =++=
→ XS sinh 2 con không cùng nhóm máu = 1 - 14/36 = 22/36
→ XS sinh 2 con không cùng nhóm máu và không cùng giới tính = (22/36). (C1 2/22) = 11/36
Bài 18: Giải: Chọn đáp án A
Ta có sơ đồ lai: IOIO x IAIO 1/2 IAIO (máu A) : 1/2 IOIO (máu O)
Xác suất sinh con trai = xác suất sinh con gái = 1/2
Xác suất sinh con trai máu O = 1/2. 1/2 = 1/4
Xác suất sinh con gái máu A = 1/2. 1/2 =1/4
Vậy, xác suất để cặp vợ chồng trên sinh được 2 con trai có nhóm máu O và một con gái có nhóm
máu A là: C2 3. (1/4)2. 1/4 = 3/43 = 3/64
Bài 19: Giải: Chọn đáp án A
Ta có sơ đồ lai: IAIO x IAIO 3/4 IAI- (máu A) : 1/4 IOIO (máu O)
Xác suất sinh con trai = xác suất sinh con gái = 1/2
Xác suất sinh con trai máu O = 1/4. 1/2 = 1/8
Xác suất sinh con gái máu A = 3/4. 1/2 = 3/8
Xác suất sinh con gái nhóm máu O = 1/4. 1/2 = 1/8
Ta có tổng số con n = 5
c = 2, p = 1/8, k = l, q = 3/8, r = 2, x = 1/8
Xác suất cần tìm là: ()()() 212 5! l/83/8l/80,00275 2!1!2! =
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
Bài 1: a. Giải: Chọn đáp án D
Theo giả thiết ta có tần số của Aa = 0,01
Bố mẹ không bị bệnh nhưng sinh con bệnh thì phải có KG là dị hợp
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
P: Aa x Aa 1/4 AA. 2/4 Aa. 1/4 aa Xác suất sinh con bệnh của cặp vợ chồng này là: 0,01. 0,01. 1/4 = 0,000025
ồ
đề
nhóm máu A có tỉ lệ là: 1/6 IAIA: 5/6 IAIO Xác
ấ
để
củ
cặp vợ chồng này có nhóm máu giống bố mẹ là:
Theo giả thiết cặp vợ ch
ng
u có
su
t
người con
a
Từ giả thiế
→ KG của P: IAIO x IAIO Fl: 1 IAIA; 2 IAIO; IOIO Cặ
ợ
ồ
ẻ
(1 IAIA; 2 IAIO) x (IAIB) tần
ố alen
4/6 = 2/3; IO
án D
t
p v
ch
ng tr
:
s
IA =
b. Giải: Chọn đáp án B
- Theo câu trên, xác suất sinh con bệnh của cặp vợ chồng trên là 2,5.10-5
Xác suất sinh con không bị bệnh của họ là: 5 12,5.10
Xác suất sinh con trai không bị bệnh của họ là: ( ) 5 1/2.12,5.10 = 0,4999875.
c. Giải: Chọn đáp án B
Do để sinh ra người con gái đầu bị bạch tạng thì chắc chắn bố mẹ có KG dị hợp Aa.
Xác suất sinh người con thứ 2 là con trai bình thường là: 1/2. 3/4 = 0, 375
Bài 2: Giải: Chọn đáp án D
Gọi pIA là tần số của alen IA
qIB là tần số của alen IB
rIO là tần số của alen IO
từ giả thiết có r2(IOIO) = 0,25
Tần số p IA = p IA = 7/12
Tương tự có r IO = r IO = 5/12
XS con máu O = (5/12) x (5/12) = 25/144
→ con có nhóm máu giống bố và mẹ =125/14482,64% −= .
Bài 3: Giải: Chọn đáp án A
Cấu trúc di truyền tổng quát của QT: p2AA + 2pqAa + q2aa
Theo giả thiết: q2 (aa) = 1- 64% = 36% q(a) = 0,6; p(A) = 0,4
Vậy cấu trúc DT của QT là: 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa
- Người vợ không cuộn lưỡi có KG là aa với tần số a = 1
- Người chồng bị cuộn lưỡi có 1 trong 2 KG: [0,16/ (0,16 + 0,48)]AA. [(0,48/ (0,16 + 0,48)]Aa = 0,25AA : 0,75Aa
Tần số ở người chồng: A = 0,25 + (0,75/2) - 0,625.
a = 075/2 = 0,375
Xác suất sinh bị cuộn lưỡi là: 0,625. 1= 0,625
Vậy XS sinh con trai bị cuộn lưỡi = 0, 625 x 1/2 = 0,3125.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án C
Cấu trúc di truyền của quần thể: p2AA + 2pqAa + q2aa
Có q(a) = 0,4 p(A) = 0,6 cấu trúc của QT là: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Vợ và chồng bình thường nên sẽ có KG là: 3/7AA: 4/7Aa
2
BIO q2 + 2qr = 0,39 mà r = 0,5 q2 + q - 0,39
0 q
ề nhóm máu pl–q–rl0,30,50,2. ==−−= ( A) p2/ (p2 + 2pr) IAIA + 2pr/ (p2 + 2pr) IAIO x ( A) p2/ (p2 + 2pr) IAIA + 2pr/ (p2 + 2pr) IAIO =
A) 1/6 IAIA + 5/6 IAIO
rIO = 0,5 nhóm máu B gồm q
IBIB. 2qr I
=
= 0,3 mà QT cân bằng di truyền v
( A) 1/6 IAIA + 5/6 IAIO x (
Để sinh ra con mắc bệnh thì bố mẹ phải cùng có KG dị hợp tử: Aa
- SĐL: Aa x Aa 3/4 bình thường : 1/4 bệnh
- Xác suất sinh con trai bình thường là: 3/4. 1/2 = 3/8
- Xác suất sinh con gái bệnh là: 1/4. 1/2 = 1/8
Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh ra 2 con trai bình thường và 1 con gái bệnh là:
(4/7)2. C2 3. (3/8)2. (1/8) = l,72%
Bài 5: Giải: Chọn đáp án C
Từ đề ra: 33 25 a510A99510 1000000 ==× =×
Xác suất của bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh là:
P: Aa x Aa
XS của bố mẹ theo yêu cầu: 2 2 Aa20,0050,9952 A10,000025201
XS sinh con: 2 32 12 111327
CC 2424512
2 227 XS 201512 =×
Bài 6: a. Giải: Chọn đáp án A
- Theo giả thiết có tần số KG dị hợp Aa trong quần thể này là 0,01.
Xác suất để 1 cặp vợ chồng bình thường trong quần thể này sinh con bệnh là: 0,01. 0,01. 0,25 = 2,5.10-5
Xác suất sinh con không bệnh của cặp vợ chồng có KH bình thường trong quần thể trên là:
5 12,5.100,999975 −=
Xác suất sinh 2 người con bình thường của cặp vợ chồng này là: 0,9999752 = 0,99995
b. Giải: Chọn đáp án D
Theo giả thiết ta có xác suất cần tìm là: () 2 11.0,01.0,250,995 −=
Bài 7: Giải: Chọn đáp án C
- Xét tính trạng bệnh bạch tạng:
+ Bà ngoại của vợ bị bệnh bạch tạng nên mẹ vợ có kiểu gen Aa; Ông nội của vợ bị bệnh bạch tạng nên bố vợ có kiểu gen Aa.
+ Bố mẹ vợ đều có kiểu gen Aa x Aa nên người vợ sẽ có kiểu gen Aa với xác xuất 2 3
+ Bố của chồng bị bạch tạng nên kiểu gen của chồng là Aa.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
×× ==
×××××=
+ Cặp vợ chồng này có kiểu gen: 2 3 Aa x Aa nên khả năng sinh ra đứa con bị bệnh bạch tạng với
xác suất: 211 346 ×=
Xác suất sinh con không bị bệnh bạch tạng là: 15 1 66 −=
- Xét tính trạng bệnh mù màu:
+ Người chồng không bị bệnh mù màu nên kiểu gen là XMY.
+ Bố của người vợ bị bệnh mù màu nên kiểu gen của vợ là XMXm .
+ Kiểu gen của cặp vợ chồng này là: XMY x XMXm nên sẽ sinh con bị bệnh mù màu với xác suất 1 4
và con không bị bệnh với xác suất 3 4
- Hai bệnh này do gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định cho nên chúng di truyền phân li độc lập với nhau Xác suất sinh con không bị bệnh nào bằng tích xác suất sinh con không bị mỗi bệnh
535
648 =×= Bài 8:
1. Giải: Quy ước. Alen a. quy định bệnh phêninkêto niệu, A. bình thường; alen b. quy định bệnh galac- tôzơ huyết, B. bình thường; alen d. quy định bệnh bạch tạng, D. bình thường.
- Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên kiểu gen của bố, mẹ
đều phải là AaBbDd.
a. Xác suất mắc cả ba bệnh của đứa con thứ 2 là: 1111 aabbdd 44464 ××= .
Chọn đáp án C
b. Xác suất mắc một bệnh (phêninkêto niệu hoặc bệnh galactôzơ huyết hoặc bạch tạng) của đứa con thứ 2
+ Xác suất mắc 1 bệnh (bệnh phêninkêto niệu) là: 1139 aaBD 44464 ×−×−= .
+ Xác suất mắc 1 bệnh (bệnh bệnh galactôzơ huyết) là: 1119 AbbD 44464 −××−= .
+ Xác suất mắc 1 bệnh (bệnh bạch tạng) là: 3319 ABdd 44464 −×−×= .
Vậy xác suất mắc một bệnh (phêninkêto niệu hoặc bệnh galactôzơ huyết hoạc bạch tạng) của
đứa con thứ 2 là: 99927 64646464 ++= .
Chọn đáp án D.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
2. Giải: Chọn đáp án A
- Xác suất sinh 3 người con gồm 2 trai và 1 gái là: C2 3/23 = 3/8
- Xác suất sinh 2 người bình thường là: (3/4. 3/4. 3/4)2
- Xác suất sinh 1 người mắc cả 3 bệnh là: 1/4. 1/4. 1/4 = 1/64
Xác suất chung là: 3/8. (3/4. 3/4. 3/4)2. 1/64 = 2187/2097152.
Bài 9: Giải:
- Quy ước gen: A: bình thường; a: bị mù màu
P: XaY x XAXa
F1: 1/4 XAXa: 1/4 XaXa: 1/4 XAY: 1/4 XaY)
a) Có 4 khả năng xảy ra (C1 4)
- 2 bình thường, 1 bệnh, l bình thường, 1 bệnh
- 1 bình thường, 2 bệnh, l bình thường, 1 bệnh
- 1 bình thường, 1 bệnh, 2 bình thường, 1 bệnh
-1 bình thường, 1 bệnh, l bình thường, 2 bệnh
5
XS4l/45!/2!1!1!1!60/25615/64. =××==
Chọn đáp án B
b) Có 2 trường hợp:
* Trường hợp 1: 6 khả năng (C2 4)
- 2 bình thường, 2 bệnh, 1 bình thường, 1 bệnh
- 1 bình thường, l bệnh, 2 bình thường, 2 bệnh
- 2 bình thường, 1 bệnh, 2 bình thường, 1 bệnh
- 2 bình thường, l bệnh, 1 bình thường, 2 bệnh
- 1 bình thường, 2 bệnh, 2 bình thường, 1 bệnh
- 1 bình thường, 2 bệnh, 1 bình thường, 2 bệnh
()() 6 XS6l/4.6!/2!2!1!1!1!1!1080/4096 1 =×=
* Trường hợp 2: có 4 khả năng (C1 4)
- 3 bình thường, 1 bệnh, 1 bình thường, 1 bệnh
- 1 bình thường, 3 bệnh, 1 bình thường, 1 bệnh
- 1 bình thường, l bệnh, 3 bình thường, 1 bệnh
- 1 bình thường, 1 bệnh, 1 bình thường, 3 bệnh
6 XS4l/4.6!/3!1!1!1!1!1!480/4096 2 =×=
()()
( ) ( ) XS chung121560/4096195/512.→=+==
Chọn đáp án C
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 10: Giải: Chọn đáp án A
()
Xét nam giới: có 196 nam giới bị bệnh (XrY) trên tổng số 2800 nam giới trong quần thể trên
q(Xr) = q(XrY) = 196/2800 = 0,07 p(XR) = l - 0,07 = 0,93
- Mà tần số alen ở 2 giới lại bằng nhau.
Xác suất để tất cả 3000 người phụ nữ đều không bị mù màu xanh đỏ là:
[(0,93)2 + 2. 0,93. 0,07]3000 = 0,99513000
Xác suất để ít nhất 1 người phụ nữ trong quần thể này bị bệnh là: 1 - 0,99513000
Bài 11: Giải: Chọn đáp án C
- Theo giả thiết cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị nhưng lại sinh con không phân biệt được
mùi vị nên sẽ có KG dị hợp.
- Lại có theo giả thiết tần số alen a = 0,4 tần số alen A = 0,6
Thành phần KG của quần thể này là: 0,36AA. 0,48Aa. 0,16aa
Mà cặp bố mẹ này đều không bị bệnh nên tỉ lệ thành phần KG là: 3/7AA: 4/7Aa
Xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong
đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là: () 2 2 2 3 1311 4/7.C....0,0171,7%. 2424 = = Bài 12: Giải: Chọn đáp án B
Theo giả thiết ta dễ dàng xác định
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
được tần số IO = 0,5;
A = 0,2 Tỉ lệ IAIA trong quần thể là: 0,04; IAIO = 2. 0,5. 0,2 = 0,2 → Tỉ lệ IAIA trong số người nhóm máu A = 0,04/ (0,04 + 0,20) = 1/6 → Tỉ lệ IAIO trong số người nhóm máu A = 5/6 → AAAOAAAO 1515 II:IIII:II 6666 × .ConmáuOchỉ tạoratừ bố mẹ IAIO ConmáuOcótỉ lệ 2 51 64 =×=→ Congiốngbố mẹ 25119 1 144144 −= DẠNG 5: BÀI TẬP LIÊN QUAN IQ Bài 1: Mộtembé7tuổitrả lời đượccáccâuhỏicủamộtembé9tuổithìchỉ số IQcủaembénàylà: A.110 B.126 C.129 D.100 Giải: Chọn đáp án C 9 IQ129 7 == Bài 2: Mộtembé8tuổitrả lời đượccáccâuhỏicủamộtembé10tuổithìchỉ số IQcủaembénàylà: A.110. B.126. C.125 D.100. Giải: Chọn đáp án C 10 IQ125 8 ==
IB = 0,3; I
Bài 3: Mộtembécóchỉ số IQlà117cóthể tr
Giải: Chọn đáp án A
isinhhọccủabé 7.100 6 117 ==
Bài 4: Mộtembécóchỉ số IQlà125cóthể tr
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
ờ
đượccâuh
bénàylàbaonhiêu: A.6.
C.8 D.9
Tu
ả l
i
ỏicủatrẻ 7 tuổi.Hỏisố tuổisinhhọccủa
B.7
ổ
ờ
đượccâuhỏ
ủ
ố
ổ
ọ
ủ
bénàylàbaonhiêu: A.6. B.7 C.8 D.9
Tuổisinhhọ
ủabé 10.100
ả l
i
ic
atrẻ 10tuổi.Hỏis
tu
isinhh
cc
a
Giải: Chọn đáp án C
cc
8 125 ==
Bài 1: Ở người bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi 1 gen lặn nằm trên NST giới tính X, không alen tương ứng trên Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ lục, mẹ không có biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng
bị bệnh mù màu đỏ lục. Xác suất họ sinh ra đứa con thứ 2 là con gái bị bệnh mù màu đỏ lục là:
A. 75% B. 25% C. 12,5% D. 50%
Bài 2: Bệnh mù màu ở người do ĐB gen lặn m nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ( ) m X gây nên. Một gia đình, cả bố và mẹ đều nhìn màu bình thường sinh ra một người con mắc hội chứng Turner và mù màu.
Biết không xảy ra đột biến gene. KG của người con này là
A. OX. m B. . mm XXY C. . mmmXXX D. . m XY
Bài 3: Chồng có một dúm lông ở tai, vợ bình thường. Các con trai của họ
A. tất cả đều bình thường.
B. tất cả đều có dúm lông ở tai.
C. một nửa số con trai bình thường, một nửa có dúm lông ở tai.
D. một phần tư số con của họ có dúm lông ở tai.
Bài 4: Ở người, nhóm máu được quy định bởi các alen ,I, ABOII ( , ABII là trội so với , OAII và B I đồng trội) thì số KG và KH về nhóm máu trong quần thể người là
A. 4:6. KGKH B. 3:3. KGKH C. 6:4. KGKH D. 6:6KH. KG
Bài 5: Với 1 gen gồm 2 alen nằm trên NST X, số KG có thể xuất hiện trong quần thể người là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Bài 6: Bệnh máu khó đông ở người do gen ĐB lặn a nằm trên NST giới tính X quy định. Gen A quy định
máu đông bình thường. KG và KH của P là trường hợp nào sau đây để tất cả con trai và con gái đều có
KH máu đông bình thường ?
A. AaXX (bình thường) × a XY (bệnh).
B. AaXX (bình thường) × A XY (bình thường).
C. aaXX (bệnh) × A XY (bình thường).
D. AAXX (bình thường) × a XY (bệnh).
Bài 7: Ở người, 2 gen lặn cùng nằm trên NST giới tính X quy định 2 bệnh mù màu và teo cơ. Hai alen trội tương phản quy định nhìn màu bình thường và cơ bình thường.
Trong 1 gia đình, P sinh được 4 đứa con trai với 4 KH khác nhau: 1 đứa chỉ bị mù màu, 1 đứa chỉ bị teo cơ, 1 đứa bị cả 2 bệnh và 1 đứa bình thường. Biết không xảy ra ĐB. Kết luận nào sau đây đúng về người mẹ?
A. Mẹ chỉ bị mù màu giảm phân không xảy ra HVG.
B. Mẹ chỉ bị teo cơ giảm phân xảy ra HVG.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
C. Mẹ bị 2 bệnh (mù màu và teo cơ) giảm phân không xảy ra HVG.
Ệ
P
LUY
N TẬ
ĐỀ SỐ 1
D. Mẹ có KH bình thường giảm phân xảy ra HVG.
Bài 8: Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người?
A. Tư vấn di truyền y học.
B. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các ĐB phát sinh.
C. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
D. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khỏa vị thành niên
Bài 9: Ở người, trên NST thường, gen A quy định thuận tay phải, gen a quy định thuận tay trái. Trên NST giới tính X, gen M quy định nhìn màu bình thường và gen m quy định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp : MmM PAaXXxaaXY ?
A. Con trai thuận tay phải, mù màu.
B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường
C. Con gái thuận tay phải, mù màu
D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường
Bài 10: Bệnh hồng cầu liềm ở người do gen ĐB trội H nằm trên NST thường quy định, gen lặn h quy
định hồng cầu bình thường. Thể đồng hợp trội bị chết trước khi đến tuổi trưởng thành, thể dị hợp chỉ bị
thiếu máu nhẹ hồng cầu liềm. KG của P như thế nào nếu đứa con sinh ra bị bệnh thiếu máu nhẹ hồng cầu liềm?
A. HHhh × hoặc Hhhh × B. HhHh × hoặc Hhhh ×
C. HHHh × hoặc HhHh × D. HHHH × hoặc HhHh × Bài 11: Ở người, xét một gen nằm trên NST thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn
ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh.
Bài 12: Khi nói về xét nghiệm trước sinh ở người, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Xét nghiệm trước sinh là những xét nghiệm để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền nào đó hay không
B. Xét nghiệm trước sinh đặc biệt hữu ích đối với một số bệnh di truyền phân tử là rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể
C. Xét nghiệm trước sinh được thực hiện bằng hai kĩ thuật phổ biến là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D. Xét nghiệm trước sinh nằm mục đích chủ yếu là xác định tình trạng sức khỏe của người mẹ trước khi sinh con Bài 13: Ở người, những hội chứng nào sau đây là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thường?
B.
C.
D.
A. 8 . 9
3 . 4
1 . 2
5 . 9
A. Hội chứng Patau và hội chứng Etuôt. B. Hội chứng Đao và hội chứng Claiphentơ
C. Hội chứng Etuôt và hội chứng Claiphentơ D. Hội chứng Đao và hội chứung Tơcnơ
Bài 14: Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh phêninkêto niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.
C. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ
D. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.
Bài 15: Để điều trị cho người mắc bệnh máu khó đông, người ta đã:
A. Sửa chữa cấu trúc của gen đột biến
C. Tiêm chất sinh sợi huyết
B. Thay gen đột biến bằng gen bình thường
D. Làm mất đoạn NST chứa gen đột biến
Bài 16: Trong 1 dòng họ giả thiết rằng ta đã biết xác suất sinh đôi cùng trứng là p. Xác suất để 2 trẻ sinh
đôi là cùng trứng biết rằng chúng cùng giới là:
A. /2 p B. p
C. ( )/1pp + D. ( )2/1 pp +
Bài 17: Khả năng cảm nhận màu sắc ở người phụ thuộc vào một số locut gen, trong đó có ba gen trội thuộc các locut khác nhau, gồm gen mã hóa protein cảm nhận màu đỏ (A), và màu xanh lục (B) nằm trên NST X; gen mã hóa protein cảm nhận màu xanh lam (C) nằm trên NST thường. Mỗi đột biến lặn của ba gen này, ký hiệu a, b và c, đều gây nên bệnh mù màu. Một cặp vợ chồng cả hai cùng bị bệnh mù màu, nhưng sau khi xét nghiệm gen, bác sĩ tư vấn di truyền cho biết mỗi người chỉ bị sai hỏng ở một gen và
khẳng định rằng, tất cả các con của họ dù là trai hay gái, đều chắc chắn không bị bệnh mù màu. Người bố có thể có kiểu gen như thế nào trong số các kiểu gen dưới đây?
A. X a B CcY B. X A B CCY
C. X a B CCY
D. X A b CcY
Bài 18: Người có nhóm máu AB có các kháng nguyên A và B và được gọi là “thể bài tiết” (kiểu gen SS và Ss) vì họ tiết các kháng nguyên A và B vào nước bọt và các chất lỏng khác của cơ thể. Trong khi người được gọi là “thể không bài tiết” (ss) không tiết được. Nếu dùng nước bọt để xác định nhóm màu thì tỷ lệ nhóm máu AB có thể xác định được ở đời con của người phụ nữ có kiểu gen s AB IIS và người đàn
ông s AA IIS là bao nhiêu?
A. 1/4
B. 3/8.
C. 1/2
D. 1/16
Bài 19: Do đột biến lệch bội, ở người có dạng XXY. Bệnh mù màu do đột biến gen lặn m trên NST X.
Một người phụ nữ bị mù màu, kết hôn với người chồng mắt bình thường. Họ sinh được một con trai XXY nhưng không bị mù màu. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. Con trai đó có kiểu gen MM XXY và bị lệch bội do mẹ.
B. Con trai đó có kiểu gen Mm XXY và bị lệch bội do mẹ
C. Con trai đó có kiểu gen MM XXY và bị lệch bội do bố
D. Con trai đó có kiểu gen Mm XXY và bị lệch bội do bố.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 20: Xét sự di truyền của 2 căn bệnh trong 1 gia đình. Bên phía nhà vợ, anh trai vợ bị bệnh bạch tạng, ông ngoại của vợ bị bệnh mù màu, những người khác bình thường về 2 bệnh này. Bên phía nhà chồng, bố chồng bị bạch tạng, những người khác bình thường về cả hai bệnh. Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh
được 2 đứa con bình thường, không bị cả hai bệnh trên là:
A. 55,34% B. 48,11%
Bài 21: Cho sơ đồ phả hệ sau:
C. 59,12%
D. 15,81%
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết
rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 18 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen
(2) Có ít nhất 13 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh
A. 5
B. 2
C. 3
D. 1
Bài 22: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu. (2) Hồng cầu hình liềm.
(4) Claiphenter. (5) Dính ngón tay 2 và 3.
(7) Tơcnơ. (8) Đao.
Những thể đột biến lệch bội là
(3) Bạch tạng.
(6) Máu khó đông.
(9) Mù màu.
A. (1), (4), (8). B. (4), (7), (8). C. (2), (3), (9). D. (4), (5), (6).
Bài 23: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu có các phát biểu sau đây:
(1) Bệnh phêninkêto niệu là bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra do đột biến gen.
(2) Bệnh phêninkêto niệu do enzym không chuyển hóa được pheninalanin thành tirôzin.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
(3) Người bệnh phải ăn kiêng hoàn toàn pheninalanin.
(4) Pheninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Bài 24: Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng hai cặp gen quy định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường qui định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ. Cặp vợ chồng III10 và III11 sinh được một người con gái không bị bệnh P và không hói đầu, xác suất để người con gái này có kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là bao nhiêu? Biết rằng người II8, II9 có kiểu gen dị hợp về 2 tính trạng trên.
A. 26,48% B. 34,39% C. 33,10% D. 15,04%
Bài 25: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do alen a nằm trên NST thường quy định, alen A quy định tai nghe
bình thường; bệnh mù màu do gen alen m nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, alen M
quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù
màu, em gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người còn lại trong gia đình trên
đều có kiểu hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả 2
bệnh trên là:
A. 43,66% B. 98% C. 41,7% D. 25%
Bài 26: Ở người, bệnh P do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh P lấy một người chồng có ông nội và bà
ngoại đều bị bệnh P. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh P của cặp vợ chồng này là
A. 1/3
B. 1/9.
C. 8/9
D. 3/4.
Bài 27: Cho phả hệ biểu hiện bệnh mù màu và các nhóm máu ở 2 gia đình (không có trường hợp đột biến):
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 28: Ở người, bệnh mù màu hồng lục do gen lặn trên NST giới tính X quy định, bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường. Các nhóm máu do một gen g
Xác định số kiểu gen nhiều nhất có thể có về 3 gen trên trong QT người?
A. 84 B. 90 C. 112 D. 72
Bài 29: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên
vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng III.10 và III.11 là con trai có tóc quăn và không mắc bệnh là bao nhiêu
A. 1/6. B. 64/81. C. 1/3. D. 1/9.
Bài 30: Cơ chế phát sinh bệnh Đao:
A. do cặp NST số 21 của bố hoặc mẹ không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường tạo giao tử chứa 2 chiếc thuộc cặp NST số 21. Qua thụ tinh với giao tử bình thường phát triển thành cơ thể bị bệnh Đao.
B. do cặp NST số 21 của bố và mẹ không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường tạo giao tử chứa 2 chiếc thuộc cặp NST số 21. Qua thụ tinh phát triển thành cơ thể bị bệnh Đao.
C. do tác nhân gây đột biến số lượng của NST làm cặp NST 21 không phân li trong nguyên phân hoặc giảm phân.
D. do cả 2 chiếc của cặp NST 21 không phân li trong nguyên phân của hợp tử dẫn đến bị bệnh Đao.
Bài 31: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Một đứa
ẻ của cặp vợ
ồ
bị đánh tráo với 1 đứa trẻ của cặp vợ chồng 2. Hai đứa trẻ đó là:
B.
C. 2 và 5 D. 2
tr
ch
ng 1
A. 1 và 4
1 và 3
và 6
ồm 3 alen nằm trên cặp NST thường khác quy định.
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng mang
alen gây bệnh ở trạng thái dị hợp tử của cặp vợ chồng III.14 – III.15 là:
A. 27/30 B. 8/16 C. 7/15 D. 13/30
Bài 32: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh bạch tạng do một gen có 2 alen
nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do một gen có 2 alen nằm trên NST X tại vùng không
tương đồng trên Y quy định.
Xác suất sinh một con trai, một gái không bị bệnh nào của cặp vợ chồng (13) và (14) là:
A. 0,302 B. 0,148.
C. 0,151. D. 0,296
Bài 33: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây không phải do đột biến nhiễm sắc thể gây ra?
A. Hội chứng AIDS.
C. Hội chứng Tơcnơ.
B. Hội chứng Đao.
D. Hội chứng Claiphenter.
Bài 34: Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh
mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Có hai anh
em đồng sinh cùng trứng, người anh (1) không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục có vợ (2) bị bệnh mù màu
đỏ - xanh lục sinh con đầu lòng (3) không bị bệnh này. Người em (4) có vợ (5) không bị bệnh mù màu đỏ
- xanh lục sinh con đầu lòng (6) bị bệnh này. Cho biết không phát sinh đột biến mới, kiểu gen của những người từ (1) đến (6) lần lượt là:
A. ,,X,,, AaaAaAAAa XYXXXXYXXXY B. ,,,,, AaaAaAAaaa XYXXXXXYXXXX
C. ,,,,, AaaAAAaa XYXXXYXYXXXY D. ,,,,, AaaAaAAaa XYXXXXXYXXXY
Bài 35: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả
những người trong phả hệ. trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Bài 36: Ở một quần thể người, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp vợ chồng:
Hùng bị bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn
với Hà, Hà không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số
alen gây bệnh M là 1/10 , sinh được con gái là Hiền không bị bệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành
và Thủy đều không bị bệnh M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết hôn với nhau, sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho
biết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) XS để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.
(2) XS sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252.
(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
(4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 5/11.
A. 1. B. 3.
C. 2.
D. 4.
Bài 37: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 – III.15 là
A. 3/5.
B. 7/15.
C. 4/9.
D. 29/30.
Bài 38: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên
vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10 – III11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là
A. 1/6. B. 1/3.
C. 4/9.
D. 1/8.
Bài 39: Ở người gen A. quy định mù màu; a. bình thường trên NST X không có alen trên NST Y. Gen quy định nhóm máu có 3 alen ,, ABOIII . Số kiểu gen tối đa có thể có ở người về các gen này là:
A. 27 B. 30
C. 9
D. 18
Bài 40: U xơ nang ở người là bệnh hiếm gặp, được quy định bởi đột biến lặn di truyền theo quy luật
Menđen. Một người đàn ông bình thường có bố bị bệnh và mẹ không mang gen bệnh lấy một người vợ
không có quan hệ họ hàng với ông ta. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ bị bệnh này sẽ là bao nhiêu nếu trong quần thể cứ 50 người thì có 1 người dị hợp về gen gây bệnh. A.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
D.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 01 1. B 2. A 3. B 4. C 5. C 6. D 7. D 8. D 9. C 10. B 11. A 12. D 13. A 14. B 15. C 16. D 17. C 18. B 19. D 20. A 21. B 22. B 23. C 24. B 25. C 26. B 27. D 28. B 29. C 30. A 31. D 32. A 33. A 34. D 35. A 36. B 37. B 38. B 39. B 40. C
0,3% B. 0,4% C. 0,5%
0,6%
ĐỀ SỐ 2
Bài 1: Ở người, xét 1 gen nằm trên NST thường có 2 alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với 1 người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao
nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả 2 gia đình trên đều không bị bệnh.
A. 1/2 B. 8/9 C. 5/9 D. 3/4
Bài 2: Bệnh Pheninketo niệu do 1 gen lặn nằm trên NST thường quy định được di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng
và anh vợ bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh:
A. 1/4
B. 1/8
C. 1/9
D. 2/9
Bài 3: Bệnh máu khó đông và mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST giới tính X không alen
tương ứng trên Y quy định. Một gia đình có người chồng nhìn màu bình thường nhưng bị bệnh máu khó
đông, vợ bình thường về 2 tính trạng trên không mang gen gây bệnh máu khó đông nhưng mang gen gây
bệnh mù màu. Con gái của họ lấy chồng không bị 2 bệnh trên. Tính xác suất để cặp vợ chồng trẻ đó sinh
2 người con gái đều bình thường đối với 2 bệnh trên?
A. 1/4
B. 1/6
C. 3/16
D. 1/8
Bài 4: Ông ngoại bị bệnh máu khó đông, bà ngoại không mang gen gây bệnh, P không bị bệnh, các cháu
trai của họ
A. tất cả đều bình thường.
C. một nửa số cháu trai bị bệnh.
B. tất cả đều bị máu khó đông
D. 1/4 số cháu trai bị bệnh.
Bài 5: Ở người, gen H quy định tính trạng máu bình thường, h quy định tính trạng máu khó đông. Một
cặp vợ chồng, vợ bình thường, chồng bệnh máu khó đông nhưng sinh con trai mắc bệnh Claiphenter và bị
máu khó đông. KG của P là gì, ĐB dị bội xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở bố hay mẹ?
A. X HHh XXxY , ĐB xảy ra ở bố
B. X Hhh XXxY , ĐB xảy ra ở bố
C. X hhH XXxY , ĐB xảy ra ở mẹ D. X HHh XXxY , ĐB xảy ra ở mẹ
Bài 6: Ở người, bệnh máu khó đông ( ) mX , máu đông bình thường ( ) MX . P đều có KH nhìn màu bình thường, sinh được con gái nhìn màu bình thường và con trai mù màu. Đứa con gái lớn lên lấy chồng không bị bện mù màu thì xác suất để xuất hiện đứa trẻ bị mù màu ở thế hệ tiếp theo là
A. 3,125% B. 6,25% C. 12,5% D. 25%
Bài 7: Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên NST thường quy định, gen A. bình thường, gen a. bạch tạng.
Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên NST giới tính X quy định, gen B quy định nhìn màu bình thường.
Mẹ mang kiểu gen, KH nào sau đây chắc chắn sinh tất cả con trai và con gái đều bình thường mà không
cần quan tâm đến KG của người cha?
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. BbAAXX , KH bình thường.
B. bbAAXX , KH chỉ bị mù màu.
C. BBAaXX , KH chỉ bị bạch tạng.
D. BBAAXX , KH bình thường.
Bài 8: Bệnh mù màu ở người do gen ĐB lặn nằm trên NST giới tính X quy định; gen trội quy định kiểu
hình nhìn màu bình thường. Một người con gái được sinh ra từ mẹ có KG dị hợp và bố nhìn màu bình thường. Người con gái này lớn lên lấy chồng bình thường, thì xác suất đứa con sinh ra bị mù màu là bao nhiêu phần trăm?
A. 12,5% B. 25% C. 37,5% D. 50%
Bài 9: Bệnh máu khó đông do gene lặn a trên NST X quy định, gene A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gene tương ứng. Trong một gia đình, P bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh.
Xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là:
A. 12,5% B. 6,25% C. 50% D. 25%
Bài 10: Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền học người:
A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ
C. Phương pháp di truyền tế bào
B. Phương pháp lai phân tích
D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
Bài 11: Phương pháp phả hệ không thể nghiên cứu đặc tính nào dưới đây ở các tính trạng hoặc bệnh của người
A. Xác định bệnh hoặc các tính trạng di truyền hay không di truyền.
B. Xác định vai trò của môi trường trong quá trình hình thành bệnh hoặc tính trạng
C. Xác định bệnh di truyền kiểu đơn gen hay đa gen
D. Xác định kiểu di truyền theo kiểu gen đột biến trên NST thường hay liên kết với giới tính
Bài 12: Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người đều do alen lặn nằm trên NST giới tính X, không
có alen tương ứng trên Y. Bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường quy định. Số kiểu gen
tối đa trong quần thể người đối với 2 gen gây bệnh máu khó đông và mù màu là:
A. 8 B. 10 C. 12 D. 14
Bài 13: Phát biểu nào dưới đây về di truyền trong y học là không chính xác.
A. Nhiều tật bệnh di truyền và các dị tật bẩm sinh liên quan đến đột biến NST hoặc đột biến gen
B. Bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại đã có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh di truyền thậm chí ngay từ giai đoạn bào thai
C. Một số bệnh di truyền hiện đã có phương pháp điều trị dứt điểm.
D. Có thể dự đoán khả năng xuất hiện các tật bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến
Bài 14: Một người con gái được sinh ra từ mẹ có kiểu gen dị hợp và bố không mù màu. Người con gái
này lớn lên lấy chồng không bị mù màu thì xác suất để sinh được đứa con bị mù màu là bao nhiêu?
A. 12,5% B. 25% C. 37,5% D. 50%
Bài 15: Ở người, gen lặn quy định hồng cầu có hình bình thường, đột biến tạo alen trội gây bệnh hồng
cầu lưỡi liềm. Có 2 đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, 1 đứa kiểu gen đồng hợp lặn và 1 đứa là thể dị hợp. Phát
biểu nào sau đây là đúng và đủ?
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. Hợp tử lúc tạo ra mang kiểu gen dị hợp.
B. Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử đã có 1 tế bào con mang đột biến g mjkuo9,mjl,mmjiojoujen quy định hình dạng hồng cầu.
C. Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của bố.
D. Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của mẹ
Bài 16: Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bình thường, một con trai mù màu và một con trai bị bệnh máu khó đông. Kiểu gen của hai vợ chồng trên như thế nào? Cho biết gen h gây bệnh máu khó đông và gen m gây bệnh mù màu các alen bình thường là H và M.
A. Bố mH XY , mẹ MhmhXX
C. Bố MH XY , mẹ MHMHXX
B. Bố mh XY, mẹ mHmhXX hoặc MhmHXX
D. Bố MH XY , mẹ MHmhXX hoặc MhmHXX
Bài 17: Người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định da bình thường, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng không có đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III.13 –III.14 trong phả hệ sinh một đứa con trai IV.16. Xác suất để đứa con này chỉ mắc một trong hai bệnh này:
A. 13/40
B. 3/16
Bài 18: Cho các bệnh và hội chứng ở người
1. Ung thư máu
4. Hội chứng Đao
2. Hồng cầu hình liềm
5. Máu khó đông
7. Hội chứng Claiphenter 8. Bệnh mù màu
Số bệnh và hội chứng do đột biến NST là
A. 4 B. 3
C. 84/200
D. 17/40
3. Bạch tạng
6. Hội chứng Tơcnơ
9. Bệnh phenyl keto niệu
C. 5
D. 6
Bài 19: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu hệ ABO và một bệnh ở người. Biết rằng gen quy
định nhóm máu gồm 3 alen ,, ABOIII ; trong đó alen A I quy định nhóm máu A, alen B I quy định nhóm
máu B đều trội hoàn toàn so với alen O I quy định nhóm máu O và bệnh trong phả hệ là do một trong 2
alen của một gen quy định, trong đó alen trội là trội hoàn toàn.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Giả sử các cặp gen quy định nhóm và quy định bệnh phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Xác suất người con đầu lòng là con trai có nhóm máu B và không bị bệnh của cặp vợ chồng (7 và 8) ở thế hệ thứ II
là:
A. 5/9 B. 5/18 C. 1/18 D. 1/9
Bài 20: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu, có mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này là con trai và không bị cả hai bệnh này là:
A. 5/16 B. 5/24
C. 5/8
D. 9/32
Bài 21: Tính trạng nhóm máu ở người do 3 alen quy định. Một huyện đảo có tần số AB I0,3;I0,5. ==
Nếu quần thể đang cân bằng về di truyền thì người có nhóm máu A chiếm tỉ lệ là:
A. 21% B. 9%
C. 15%
D. 30%
Bài 22: Quan sát tế bào sinh dưỡng của một người bị bệnh thấy có nhiễm sắc thể thứ 21 ngắn hơn nhiễm
sắc thể 21 của người bình thường. Người đó có thể bị:
A. hội chứng Patau.
C. ung thư máu.
B. hội chứng Đao.
D. bệnh bạch tạng
Bài 23: Có một bệnh nhân bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Khi sử dụng phương pháp tế bào học để xác định số lượng nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào sinh dưỡng thì thấy khi tế bào đang ở kì giữa, trong
mỗi tế bào có 47 nhiễm sắc thể đang ở dạng kép. Khả năng bệnh nhân này thuộc loại thể đột biến nào sau
đây?
(1) Hội chứng Đao. (2) Hội chứng Claiphenter. (3)Bệnh Tơcnơ
(4) Hội chứng Siêu nữ. (5) Bệnh ung thư máu.
Có bao nhiêu câu trả lời đúng?
A. 5. B. 4.
C. 6.
(6) Hội chứng Patau.
D. 3.
Bài 24: Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X qui định. Chồng bị mù màu kết hôn với vợ bình thường sinh được một đứa con trai vừa bị mù màu vừa bị Claiphenter. Có
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
bao nhiêu nguyên nhân có thể dẫn đến kết quả này?
1. Chồng bị rối loạn trong giảm phân 1, vợ giảm phân bình thường.
2. Chồng giảm phân bình thường, vợ bị rối loạn trong giảm phân 2.
3. Chồng bị rối loạn giảm phân 1, vợ bị rối loạn trong giảm phân 1.
4. Chồng giảm phân bình thường, vợ rối loạn trong giảm phân 1.
5. Chồng rối loạn trong giảm phân 2, vợ giảm phân bình thường.
6. Chồng rối loạn trong giảm phân 2, vợ rối loạn trong giảm phân 2.
A. 1 B. 2 C. 3
D. 4
Bài 25:
Cho sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do gen lặn s quy định, alen tương ứng S
không quy định bệnh. Cho biết bố mẹ của những người II5, II7, II10 và III13 đều không ai mang alen gây
bệnh. Theo lý thuyết, những kết luận nào sau đây đúng?
1. Xác suất để cặp bố mẹ IV17 – IV18 sinh một đứa con bị bệnh là 1/96.
2. Xác suất để cặp bố mẹ IV17 – IV18 sinh một đứa con trai không bị bệnh là 39/80.
3. Xác suất để cặp bố mẹ IV17 – IV18 sinh một đứa con bị bệnh, một đứa con bình thường là 3/80.
4. Xác suất để cặp bố mẹ IV17 – IV18 sinh một đứa con gái đầu lòng bình thường, con trai sau bị bệnh là 95/36864.
5. Người IV16 có thể có kiểu gen dị hợp với xác suất 2/3.
A. 1, 4, 5
B. 2, 3
C. 1, 3, 4, 5
D. 1, 2, 5
Bài 26: Ở người, gen quy định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường quy định; bệnh máu
khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương đồng với Y. Gen quy định
nhóm máu nằm trên NST thường do 3 alen: ; ABII (đồng trội) và O I (lặn). Số kiểu gen và kiểu hình tối
đa trong quần thể đối với 3 tính trạng trên:
A. 90 kiểu gen và 16 kiểu hình
C. 90 kiểu gen và 12 kiểu hình
B. 54 kiểu gen và 16 kiểu hình
D. 54 kiểu gen và 12 kiểu hình
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
Bài 27: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một
cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em
gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh bạch tạng.
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên:
A. 1/12 B. 1/36 C. 1/24
D. 1/8
Bài 28: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là: 1/10000 . Tỉ lệ người mang gen dị hợp sẽ là:
A. 0,5% B. 49,5% C. 98,02% D. 1,98%
Bài 29: Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do 3 alen chi phối ,, ABOIII . Kiểu gen , AAAOIIII
quy định nhóm máu A. Kiểu gen , BBBOIIII quy định nhóm máu B. Kiểu gen ABII quy định nhóm máu
AB. Kiểu gen OOII quy định nhóm máu O. Trong một quần thể người, nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Tỉ lệ nhóm máu A là:
A. 0,25. B. 0,40. C. 0,45. D. 0,54.
Bài 30: Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I.
Đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến ở thể ba nhiễm ( )21 n + ?
A. 25% B. 33,3% C. 66,6% D. 75%
Bài 31: Một đôi tân hôn đều có nhóm máu AB. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con gái mang nhóm máu là A hoặc B sẽ là:
A. 6,25% B. 12,5%
C. 50% D. 25%
Bài 32: Hai chị em sinh đôi cùng trứng. Chị lấy chồng nhóm máu A sinh con nhóm máu B, em lấy chồng nhóm máu B sinh con nhóm máu A. Nhóm máu của hai chị em sinh đôi nói trên lần lượt là
A. Nhóm AB và nhóm AB
B. Nhóm B và nhóm A
C. Nhóm A và nhóm B D. Nhóm B và nhóm O
Bài 33: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do một trong hai alen của một gen quy
định:
Biết rằng không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng về phả hệ trên?
I. Bệnh M do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
II. Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen giống nhau.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
III. Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của cặp vợ chồng II7 – II8 là ¼.
IV. Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 – III14 là 5/12. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bài 34: Cho phả hệ về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định:
Cho biết không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu suy luận sau đây đúng?
(1) Bệnh do alen trội nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
(2) Có thể xác định được chính xác tối đa kiểu gen của 10 người trong phả hệ.
(3) Xác suất sinh con không bị bệnh này của cặp vợ chồng ở thế hệ III là 1/2.
(4) Có ít nhất 5 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(5) Những người không bị bệnh ở thế hệ I và III đều có kiểu gen giống nhau.
A. 1. B. 2.
C. 3.
Bài 35: Kết luận nào sau đây là không đúng về di truyền ở người?
A. Con trai nhận giao tử chứa NST X của mẹ và giao tử chứa NST Y của bố.
B. Cả con trai và con gái đều nhận giao tử chứa NST X của mẹ.
C. Con gái nhận giao tử chứa NST X của mẹ và giao tử chứa NST X của bố
D. Chỉ con gái nhận giao tử chứa NST X của mẹ còn con trai thì không.
D. 4.
Bài 36: Bệnh mù màu do gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định. Cho biết trong một quần thể người ở
trạng thái cân bằng di truyền, tần số nam bị bệnh mù màu là 8%. Tần số nữ bị mù màu trong quần thể người đó là:
A. 1,28% B. 2,56%
C. 6,4%
D. 4%
Bài 37: Một quần thể người ở trạng thái cân bằng, người có nhóm máu O chiếm tỷ lệ 48,35%, nhóm máu
B chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A chiếm tỷ lệ 19,46%, con lại là nhóm máu AB. Tần số tương đối của các alen , ABII và O I trong quần thể này là:
A. 0,13;0,18;O=0,69IAIBI ==
C. 0,26;0,17;O0,57IAIBI===
B. 0,18;0,13;O0,69IAIBI===
D. 0,17;0,26;O0,57IAIBI===
Bài 38: Bố mẹ đều bình thường, sinh được con gái bình thường, một con trai bị bệnh Z và một con trai
bình thường. Người con trai bình thường lấy vợ bình thường và sinh con gái bị bệnh Z. Có thể kết luận
bệnh Z này nhiều khả năng chi phối bởi gen:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
A. Trội trên NST thường.
B. Lặn trên NST giới tính X.
C. Lặn trên NST thường.
D. Trội trên NST giới tính.
Bài 39: Ở người, alen A quy định nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu; alen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể X, cách nhau 20 cM. Một cặp vợ chồng bình thường, bên vợ có mẹ dị hợp tử đều về hai cặp gen, bố mắc
bệnh mù màu. Xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng bị bệnh là:
A. 29,5%. B. 25%. C. 14,5%. D. 7,25%.
Bài 40: Các bệnh, tật di truyền chỉ gặp ở nam mà không gặp ở nữ là
A. Claiphenter, tật dính ngón tay số 2 và số 3. B. Mù màu, máu khó đông, bạch tạng.
C. Mù màu, máu khó đông, bạch tạng, claiphenter. D. Mù màu, máu khó đông.
ĐỀ S
02
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
ĐÁP
1. B 2. C 3. A 4. C 5. B 6. C 7. D 8. A 9. C 10. B 11. B 12. D 13. C 14. B 15. B 16. D 17. A 18. A 19. B 20. B 21. A 22. C 23. B 24. B 25. B 26. A 27. B 28. C 29. C 30. C 31. B 32. A 33. B 34. C 35. D 36. A 37. A 38. C 39. C 40. A
ÁN
Ố