KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN THƠ TRỮ TÌNH CHỐNG PHÁP
vectorstock.com/28062412
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
Báo cáo sáng kiến Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp (Ngữ văn 12) nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thanh Xuân WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang
AL
Mục lục I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
3
CI
1. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục………………………………… 2. Xuất phát từ đặc trưng của môn Ngữ văn……………………………….. 3. Xuất phát từ thực trạng viết nghị luận văn học của học sinh…………… II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến……………………………... 1.1. Về phía yêu cầu thời lượng và kiến thức chương trình thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây……………………………………………………….. 1.2. Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT hiện nay……………………………………………………………………………………. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến…………………………………... 2.1. Xác định rõ mục tiêu………………………………………………… 2.2. Xây dựng hệ thống kiến thức cơ bản đối với các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12…………………………………………………… 2.2.1. Đặc trưng của thể loại thơ………………………………………………… 2.2.2. Nguyên tắc sắp xếp các tác phẩm thơ trong SGK Ngữ văn 12……….. 2.2.3. Hệ thống kiến thức cơ bản của từng tác phẩm thơ trữ tình chống Pháp………………………………………………………………………………….. 2.3. Xây dựng kiến thức, kĩ năng làm bài…………………………………... 2.3.1. Xác định dạng đề…………………………………………………………... 2.3.2. Các bước làm bài………………………………………………………….. 2.3.3. Kĩ năng làm bài…………………………………………………………….. 2.3.3.1. Kĩ năng viết bài nghị luận về thơ……………………………………… 2.3.3.2. Gợi ý hệ thống đề bài ở từng tác phẩm thơ trữ tình chống Pháp….............................................................................................................. 2.3.4. Kĩ năng viết bài nghị luận văn học………………………………………... 2.3.4.1. Kĩ năng viết bài nghị luận văn học đúng……………………………… 2.3.4.2. Kĩ năng viết bài nghị luận văn học hay………………………………... III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI
DẠ Y
KÈ
M
1.Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thức nghiệm…………………………... 2. Thời gian thực nghiệm……………………………………………………. 3. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm…………………………… 3.1. Nội dung thực nghiệm…………………………………………………………. 3.2. Cách thức tiến hành…………………………………………………………... 4. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm……………………………………… 5. Kết quả thực nghiệm……………………………………………………… IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Phụ lục…………………………………………………………………………... Tài liệu tham khảo………………………………………………………………..
3 3 3 4 4 4 5
9 9 19 10 12 12 13 13 13 14 14 15 23 23 42 59 59 60 60 60 60 61 61 63 65 75
Trang 2
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
AL
RÈN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN THƠ TRỮ TÌNH CHỐNG PHÁP (NGỮ VĂN 12) NHẰM GIÚP HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục Thế giới đang bước vào thời đại 4.0, trong đó giáo dục đóng vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy cuộc Cách mạng này đạt được mục tiêu lớn.Vì thế, tư duy giáo dục hiện đại cũng phải thay đổi cho phù hợp. Giáo dục hiện đại không chỉ có sứ mệnh cung cấp kiến thức mà quan trọng là phát triển năng lực và phẩm chất cho người học. Xu hướng chung của những nền giáo dục tiến bộ trên thế gới là xây dựng một nền giáo dục thực sự dân chủ. Giáo dục phổ thông ở nước ta những năm gần đây cũng đang có bước chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, rèn luyện phẩm chất người học, từ chỗ quan tâm học sinh học được cái gì sang chỗ vận dụng được cái gì qua việc học, từ chỗ người thầy là trung tâm sang chỗ học sinh đóng vai trò là trung tâm trong quá trình dạy học. Hơn bao giờ hết, các nhà giáo dục phải tìm tòi những cách thức, phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Từ đó, hình thành và phát triển ở người học những phẩm chất, năng lực cần thiết, biết cách vận dụng nó để tự tin bước vào cuộc sống. 2. Xuất phát từ đặc trưng của môn Ngữ văn Bên cạnh đó, đối với bộ môn Ngữ văn, quá trình học không chỉ hình thành ở người học những năng lực chung cần thiết mà còn hướng tới những năng lực đặc thù. Một trong số ấy là năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. Người học không chỉ biết sử dụng ngôn ngữ thành thạo mà còn phải hướng đến những ngôn ngữ hay có cảm xúc, có màu sắc văn chương, không chỉ biết cảm nhận, phân tích một tác phẩm văn học đơn thuần mà còn hướng đến khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá, tái tạo và sáng tạo theo yêu cầu thẩm mĩ. 3. Xuất phát từ thực trạng viết nghị luận văn học của học sinh Đã từ lâu vẫn tồn tại trong trường phổ thông một thực trạng là học sinh coi nhẹ môn Ngữ văn. Chính vì vậy các em thiếu đi kiến thức và kĩ năng cần thiết để có thể viết một bài nghị luận văn học đảm bảo yêu cầu. Những vấn đề mà các em gặp phải thường là không nắm chắc được kiến thức cơ bản của bài học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó là vấn đề thiếu đi những kĩ năng cần thiết để viết một bài nghị luận văn học. Đọc một đề bài mà không biết sẽ giải quyết vấn đề từ đâu, bắt đầu như thế nào. Vì thế hầu như các em viết tùy tiện, nghĩ gì viết nấy...dẫn đến chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu, nội dung quan trọng lại sơ sài, nội dung cần lướt thì lan man. Do đó điểm số chưa đạt yêu cầu như kì vọng. Trang 3
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Từ những lý do cơ bản đó, sáng kiến “Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp (Ngữ văn 12) nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT” sẽ giúp người học không chỉ biết viết một bài nghị luận văn học về thơ trữ tình đúng, đủ, đảm bảo kiến thức cơ bản mà còn cần phải hướng đến một bài văn hay, có giá trị văn chương, mang màu sắc sáng tạo riêng của người viết. Hơn thế, điểm cao trong phần Nghị luận văn học của đề thi Tốt nghiệp THPT sẽ góp phần lớn đến tổng điểm toàn bài, giúp HS có cơ hội đỗ vào các trường Đại học mình mong muốn. Như vậy, việc tạo nền tảng giúp HS nắm chắc được kiến thức cơ bản và có kĩ năng viết một bài Nghị luận văn học hay, đạt điểm cao trong các kì thi khảo sát, đặc biệt là thi TN THPT là điều rất cần thiết đáp ứng được mong mỏi và nhu cầu của người dạy và người học hiện nay, giúp học sinh có cơ hội lựa chọn được con đường đi tốt nhất, trường học yêu thích nhất trên ngưỡng cửa cuộc đời. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1.Về phía yêu cầu thời lượng và kiến thức chương trình thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây. - Thời lượng và kiến thức + Thời gian: 120 phút gồm 2 phần: Đọc hiểu và Làm văn. + Kiến thức: Phần NLVH chủ yếu lớp 12. + Điểm phần NLVH : 5/10 điểm toàn bài ( chiếm 50% số điểm). - Xác định nội dung, kiến thức ôn tập Những năm gần đây Bộ giác dục và đào tạo thường công bố đề minh họa cho các môn thi. Đó là căn cứ quan trọng để giáo viên khái lược những kiến thức, dạng bài có thể xuất hiện trong đề thi, từ đó định hướng nội dung và hình thức ôn tập cho HS. Tính từ năm 2017 đến nay, đề thi môn Ngữ văn vẫn giữ nguyên cấu trúc hai phần Đọc hiểu và Làm văn với tổng thời gian thi là 120 phút. Đối với câu Nghị luận văn học, đề đảm bảo kiến thức cơ bản, vừa sức với học sinh trung bình và có mức độ phân loại với học sinh khá - giỏi. Năm 2017, phần Nghị luận văn học tập trung chủ yếu ở chương trình Ngữ văn 12. Năm 2018, phần này tập trung kiến thức chủ yếu ở chương tình Ngữ văn lớp 12, có tích hợp với kiến thức Ngữ văn lớp 11, chiếm khoảng 10% tổng số điểm của câu NLVH. Nhưng bắt đầu từ năm 2019 đến nay, nội dung kiến thức câu Nghị luận văn học tập trung chủ yếu trong chương trình Ngữ văn 12. Dạng đề thi cũng chủ yếu thiên về yêu cầu cảm nhận nên định hướng ôn tập cũng khá rõ ràng. Tuy nhiên năm 2020 và 2021 là những năm học đặc biệt khi các lớp học truyền thống phải chuyển sang lớp học online do ảnh hưởng của dịch Covid 19 trên toàn thế giới. Vì thế, đưa ra kế hoạch và phương pháp giúp học sinh ôn tập tốt phần Nghị luận văn học là rất cần thiết. Trang 4
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
1.2. Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT hiện nay. Ngữ Văn là một môn học quan trọng chiếm nhiều thời lượng trong chương trình dạy - học ở các nhà trường, là môn thi bắt buộc trong các kì thi định kì, học kì và thi tốt nghiệp THPTQG. Môn Ngữ văn không chỉ giúp các em hiểu được thế giới tự nhiên, đời sống xã hội xung quanh mình mà còn góp phần định hướng nhân cách, đạo đức, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cho các em. Song thực tế đáng buồn hiện nay đa phần học sinh không đánh giá đúng vai trò của bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường. Theo kết quả thống kê của Bộ Giáo Dục sau kì thi THPTQG năm học 2018 - 2019 đã có tới 1265 học sinh bị điểm liệt môn Ngữ Văn, số điểm từ 8 trở lên chỉ đếm trên đầu ngón tay ở các trường học. Có lẽ đây là lần đầu tiên kể từ trước đến nay môn Văn bị “mất mùa”, có số điểm liệt nhiều, số điểm cao lại quá ít như vậy. Con số ấy không khỏi khiến nhiều phụ huynh, học sinh hoang mang, lo lắng, các thầy cô dạy bộ môn Ngữ Văn băn khoăn, trăn trở. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến thực trạng trên? Có lẽ nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là cái nhìn của xã hội đối với bộ môn này. Thực tế hiện nay đa phần phụ huynh định hướng cho con học các môn tự nhiên để chọn thi các ngành kinh tế, kĩ thuật. Chính vì lí do đó nên học sinh không còn tha thiết học bộ môn Ngữ Văn, chỉ coi môn Ngữ Văn là bộ môn thi tốt nghiệp. Các em học chống đối với quan niệm không cần phải học bộ môn này nhiều chỉ cần qua điểm liệt để đỗ tốt nghiệp. Nguyên nhân thứ hai là yếu tố tâm lí của học sinh với bộ môn này. Các em ngại học môn Ngữ Văn vì cho rằng đây là môn học phải ghi chép, đọc nhiều. Xuất phát từ tư tưởng “lười biếng” đó nên trong giờ học nhiều em không tập trung tìm hiểu, khai thác kiến thức trong các bài học, không chủ động tiếp cận bài học mà chỉ dựa vào thầy cô cung cấp cho mình được những gì, thậm chí không chú ý nghe giảng, nói chuyện riêng. Trong các giờ kiểm tra chỉ loay hoay tìm cách hỏi bài, chép “phao” vì không có kiến thức. Quan trọng là các em không có hứng thú với môn học, yếu kém về năng lực cảm thụ văn chương, không tìm thấy được những giá trị mà môn học mang lại hoặc không tìm ra được phương pháp học tốt nhất để đạt điểm trung bình chứ chưa nói tới điểm cao. Thứ ba về phía thầy cô, có thể trong các giờ dạy chưa thu hút được sự yêu thích của học sinh. Có thể là do nội dung bài dạy phải dập khuôn theo sách hướng dẫn hoặc thiết kế. Nhiều thầy cô giáo dạy văn đã xuất hiện tâm lí chán nản, buông xuôi, không có động lực để trau dồi chuyên môn, tạo sức lớn trong tư duy đổi mới. Thực tế cho thấy bên cạnh năng lực chuyên môn, tình yêu văn chương và tâm huyết của các thầy cô có thể cảm hóa được học sinh, từ đó gieo vào các em niềm say mê khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Quan trọng nhất là các thầy cô vẫn chưa đưa ra được cách thức tốt nhất giúp các em ôn tập, hệ thống nội dung cơ bản để bài viết vừa đảm bảo kiến thức nền vừa có phần nâng cao, sáng tạo. Trang 5
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Để có thêm cơ sở thực tiễn về vấn đề trên, tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng dạy học kiến thức và kĩ năng làm văn cho học sinh ở các trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Nam Định thông qua hình thức sử dụng phiếu hỏi đối với giáo viên dạy khối 12 của các huyện Ý Yên, Vụ Bản,; dùng phiếu thăm dò ý kiến đối với học sinh ở các trường THPT trong huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là THPT Đại An, THPT Mỹ Tho, THPT Lý Nhân Tông. a. Khảo sát tình hình giảng dạy chương trình Ngữ văn 12 của GV ở trường THPT - Số GV được phỏng vấn: 135. - Thời gian phỏng vấn: 15/10/2021 - Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực tế dạy học Đọc hiểu văn bản và Làm văn trong chương trình Ngữ văn 12 của giáo viên hiện nay ở các trường THPT trong địa bàn tỉnh Nam Định để làm cơ sở thực tiễn cho Báo cáo “Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp (Ngữ văn 12) nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT” của khối học này. - Nội dung khảo sát: (Phụ lục 3) - Kết quả khảo sát: Bảng kết quả khảo sát giáo viên ở câu hỏi từ 1- 7 Kết quả đánh giá của giáo viên Câu A B C D hỏi SL % SL % SL % SL % 1 0 0 0 0 123 91,1 12 8,9 2 0 0 0 0 45 33,3 90 66,7 3 35 25,9 40 29,6 38 28,1 22 16,3 4 12 8,9 35 25,9 53 39,2 40 29,6 5 20 14,8 50 37 40 29,6 25 18,5 6 0 0 43 31,8 80 59,25 12 8,9 7 12 8,9 60 44,4 43 31,9 20 14,8 Qua phân tích kết quả khảo sát thực trạng rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình Ngữ văn 12 của 135 giáo viên Ngữ văn trên địa bàn các huyện Ý Yên, Vụ Bản như trên, có thể đưa ra kết luận: Hầu hết giáo viên đều ý thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng, tăng cường trải nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động hình thành kiến thức, thực hành, vận dụng trong mỗi giờ Ngữ văn. Vấn đề này đã được các nhà trường chỉ đạo thực hiện song vẫn mang tính hình thức như chỉ thể hiện trên giáo án hoặc ở các tiết dạy thanh tra, hội giảng. Học sinh chưa được giáo viên thường xuyên chú trọng giao nhiệm vụ qua hoạt động thực hành, vận dụng. Vì vậy các em còn nhút nhát, thiếu tự tin. Khi gặp các tình huống phát sinh trong thi cử, đời sống hoặc tham gia các hoạt động tập thể, các em bộc lộ rất rõ điểm yếu này. Trang 6
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
b. Khảo sát tình hình học chương trình Ngữ văn 12 của học sinh ở trường THPT Tôi sử dụng 242 phiếu điều tra cho 06 lớp 12 ban Khoa học cơ bản của 03 trường THPT trong huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là trường THPT Lý Nhân Tông, trường THPT Mỹ Tho, trường THPT Đại An, cụ thể như sau: Bảng đối tượng khảo sát học sinh TT Tên trường Lớp Số học sinh 1 Trường THPT Lý Nhân Tông - Tỉnh 12A2 40 Nam Định 12A6 39 2 Trường THPT Mỹ Tho - Tỉnh Nam Định 12A4 40 12A7 41 3 Trường THPT Đại An - Tỉnh Nam Định 12A3 42 12A8 40 4 Tổng 6 lớp 242 - Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực tế việc học rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp (Ngữ văn 12) của học sinh ở một số trường THPT hiện nay để làm cơ sở thực tiễn cho Sáng kiến. - Nội dung khảo sát: (Phụ lục 4) - Kết quả điều tra khảo sát: Thỉnh Thường TT Câu hỏi Không thoảng xuyên Em có nghe thấy thầy cô nhắc đến hoạt động rèn kĩ năng nghị 168 52 22 1 luận khi xác định mục tiêu bài (69,4%) (21,5%) (9,1%) học không ?
M
DẠ Y
3
KÈ
2
Trước khi vào các giờ học đọc hiểu các văn bản thơ trữ tình hoặc rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học về thơ trữ tình em có chuẩn bị bài ở nhà không? Khi chuẩn bị bài ở nhà, em có tìm thêm tài liệu tham khảo hoặc những đường link về bài học không?
4
Khi học đọc hiểu các văn bản thơ trữ tình hoặc làm các bài nghị luận văn học về thơ trữ tình, thầy cô có hướng dẫn em
18 (7,4%)
150 (62%)
74 (30,6%)
120 (49,6%)
92 (38%)
30 (12,4%)
22 (9,1%)
89 (36,8%)
131 (54,1%) Trang 7
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
7
151 (62,4%)
Trong quá trình học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình, em có hay bình giá những hình ảnh, những chi tiết nghệ thuật hoặc các câu văn đặc sắc trong văn bản không?
25 (10,3%)
137 56,6%)
88 (36,4%)
Khi học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình em có chú ý đến việc liên hệ, so sánh (liên văn bản), đối chiếu,... với các loại hình nghệ thuật khác không?
177 (73,1)
52 (21,5%)
Sau giờ học đọc hiểu văn bản và rèn kĩ năng làm văn nghị luận, em có làm các bài tập vận dụng thầy (cô) giao về nhà không?
67 (27,7%)
130 (53,7%)
45 (18,6%)
CI
FI
OF
13 (5,4%)
80 (33%)
QU
Y
8
11 (4,5%)
ƠN
6
Trong quá trình tiếp cận kiến thức, thầy (cô) có thường đặt câu hỏi để khơi gợi cảm xúc và liên tưởng, tưởng tượng cho các em không?
NH
5
AL
làm các bài tập vận dụng không?
DẠ Y
KÈ
M
Có thể thấy, kết quả khảo sát đã phần nào phác hoạ được bức tranh học tập phần đọc hiểu văn bản thơ trữ tình chống Pháp và rèn kĩ năng làm bài nghị luận văn học (Ngữ văn 12), nhất là hoạt động thực hành, vận dụng của phân môn này ở nhà trường phổ thông. Đọc hiểu văn bản thơ trữ tình vừa cung cấp cho học sinh tri thức phong phú về mọi lĩnh vực của đời sống, vừa bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ, đồng thời rèn luyện những kĩ năng viết cần thiết có thể áp dụng trong việc rèn kĩ năng làm văn ghị luận trong các bài kiểm tra hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Song, việc học phân môn này đang diễn ra một cách tự nhiên, không ý thức, chưa có tính mục đích rõ ràng, không tạo được hứng thú cho học sinh. Trước thực trạng trên, việc “Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp (Ngữ văn 12) nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT” là vấn đề mà người viết rất trăn trở, làm thế nào để các em yêu thích, làm thế nào để các em say mê bộ môn Ngữ văn và có thể viết được những bài văn có giá trị văn chương thực sự. Vì thế, tôi xin đưa ra một số giải pháp từ chính những kinh nghiệm từ thực tế dạy –học của mình để giúp các em yêu thích và đam mê Văn học, tìm ra
Trang 8
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
cách học phù hợp, không chỉ biết cách viết một bài văn đúng mà còn hướng đến một bài văn hay như mong muốn. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. Việc giúp học sinh đạt điểm cao phần nghị luận văn học có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy để giúp học sinh làm tốt được yêu cầu ấy trong các bài thi nói chung, đặc biệt là bài thi Tốt nghiệp THPT nói riêng, trước hết giáo viên cần xác định rõ mục tiêu, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. 2.1. Xác định rõ mục tiêu. Từ thực tế dạy học, tôi nhận thấy việc “Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp (Ngữ văn 12) nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT” có thể giúp học sinh: - Nắm vững kiến thức đã học, trên cơ sở đó học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết những bài tập hoặc xây dựng kiến thức cho bài học mới; nắm vững kiến thức đã học, có khả năng liên hệ, liên kết các kiến thức bởi những vấn đề thực tiễn liên quan + Vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào trong học tập, trong cuộc sống giúp các em học đi đôi với hành. Từ đó giúp học sinh xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, đặc biệt là năng lực tự học;... + Hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học; hình thành và phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn; có tâm thế luôn luôn chủ động trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. + Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về cuộc sống, những tác động tích cực cũng như tiêu cực đối với con người cũng như ảnh hưởng của con người đến cuộc sống. + Thông qua việc hiểu biết về thế giới quanh mình bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu, các em sẽ ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em. + Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn trên con đường dẫn tới thành công. 2.2. Xây dựng hệ thống kiến thức cơ bản đối với các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12. 2.2.1. Đặc trưng của thể loại thơ a. Đặc trưng chung Thơ tiêu biểu cho thể loại trữ tình, là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người . Những rung động của trái tim trước cuộc đời đều Trang 9
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
qua thơ mà thể hiện. Vì thế Vonte nói rằng: “thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả và đa cảm”, còn thi sĩ người Anh W.Worth khẳng định “ thơ ca là sự bộc phát của những tình cảm mãnh liệt” nhất. Thơ có đặc trưng riêng về nội dung và hình thức. Về nội dung thơ có các đặc trưng sau: thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức hoá; tính cá thể hoá của tình cảm trong thơ; chất thơ của thơ. Về hình thức, thơ có các đặc trưng sau: thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng; ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt. Các đặc trưng này vừa chi phối vừa là điểm tựa để xây dựng kế hoạch dạy học văn bản thơ. Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ. Trong Mĩ học Heghen viết: “Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người máu thịt, thần kinh... Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần” ,“Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của đời sống tinh thần và những gì lay động làm ta xúc cảm trong các dục vọng và tình cảm nhân tính”. Tình cảm trong thơ không bộc lộ một cách bản năng vô thức mà “lắng lọc qua cảm xúc, gắn liền với khoái cảm về sự tự ý thức về tình đời”. Thơ lấy điểm tựa là cuộc sống để thể hiện tình cảm.Theo tác giả Nguyễn Thanh Hùng: “Toàn bộ thế giới âm thanh và những ấn tượng có thể cảm nhận được bằng tai, bằng mắt đều được phản ánh trong nghệ thuật và tạo thành ngôn ngữ đặc trưng riêng biệt của nó”. Nhà thơ được ví như những con ong hút nhụy từ những bông hoa của cuộc sống cho nên bất cứ hiện thực nào đi vào trong thơ cũng nhằm biểu hiện tình cảm, gây xúc động với niềm vui, nỗi buồn, thú say mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng, niềm an ủi. Lê Quý Đôn cũng đã nói: “ Mây gió cỏ hoa xinh tươi kì diệu đến đâu hết thảy đều từ lòng người mà ra...hãy xúc động cho ngọn bút có thần”. Nhưng chỉ có cảm xúc thì chưa thể có thơ, mà cảm xúc đó phải được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt, đó là ngôn ngữ của thơ trữ tình. Vậy ngôn ngữ của thơ trữ tình có những đặc trưng gì. Maiacôxki nói “Quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng như người lọc quặng, lọc lấy tinh chất, tìm ra từ cái bề bộn của tấm quặng những từ đẹp, ánh sắc kim”. Nhà thơ Nga Nhêcraxôp cho rằng: “ Phép tắc cần theo một cách kiên trì là làm sao lời thơ chặt chẽ mà ý thơ mênh mông”. Tác giả Trần Thanh Đạm cũng đã nói: “Thơ là nghệ thuật của ý lớn, tình sâu trong lời hay, ý đẹp ..thơ tượng trưng cho những gì đẹp đẽ, tinh túy, lí tưởng trong cuộc sống và những gì cao quý đằm thắm, thiết tha nhất trong lòng người”...Tóm lại, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính hình tượng, đầy cảm xúc, giàu nhạc tính, hàm súc... Từ những tổng kết trên phương diện lí luận như trên cần rút ra kết luận có phương pháp luận khi dạy học thơ trữ tình là phải phân tích cảm xúc, nhân vật trữ tình và ngôn ngữ. Trang 10
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
b. Thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX Thơ giai đọạn này vừa kế tục những đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ở giai đoạn 1930-1945, đồng thời cũng tìm về nhiều yếu tố của thơ ca dân gian, thơ cổ điển; mặt khác, lại có những tìm tòi, cách tân về phương thức nghệ thuật để phù hợp với thời đại mới, với tư tưởng, cảm xúc của con người thời đại. Thơ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực theo hướng tăng cường chất liệu đời sống, nhất là đời sống cách mạng và kháng chiến. Thơ đã ghi lại được nhiều hình ảnh chân thực, sinh động về con người, về đất nước, về nhân dân trong hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dưng sau chiến tranh. Đồng thời, thơ cũng là sự biểu hiện tập trung những tình cảm, cảm xúc tiêu biểu và bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy biến động ở chặng đường 1945-1975. Thơ tập trung thể hiện những tình cảm chung của dân tộc, nhân dân như tình quê hương, lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giành độc lập tự do, tình đồng bào, đồng chí, tình cảm hậu phương với tiền tuyến, lòng kính yêu của nhân dân với lãnh tụ,… Những tình cảm riêng tư của con người như tình mẹ con, cha con, tình yêu đôi lứa, luôn được đặt trong sự thống nhất với tình cảm chung mang tính cộng đồng. Nền thơ cách mạng từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đề cao xu hướng tăng cường tính hiện thực của thơ, chủ trương “mở rộng cánh cửa cho cuộc sống vào thơ, cho thơ đi vào cuộc sống” (Xuân Diệu), đã tạo điều kiện đưa ngôn ngữ của đời sống hằng ngày, khẩu ngữ, ngôn ngữ sinh hoạt, làm ăn của quần chúng, cả ngôn ngữ chính trị, quân sự vào thơ. Mặt khác, do nhu cầu nâng cao sức khái quát, triết lí, suy tưởng nên ngôn ngữ thơ cũng gia tăng chất trí tuệ, sử dụng nhiều biểu tượng, tượng trưng. Từ sau năm 1975, nhất là từ thời kì đổi mới, thơ được mở rộng biên độ cả về chất liệu thi ca cũng như nội dung trữ tình, đề cập tới mọi phương diện của đời sống cá nhân và đời sống xã hội, thức tỉnh ý thức cá nhân, nhận thức lại nhiều vấn đề của quá khứ và hiện tại, hướng tới những giá trị nhân văn, nhân bản bền vững. Về hình thức nghệ thuật, thơ từ sau năm 1945 một mặt tiếp tục khai thác những hình thức quen thuộc trong truyền thống thơ ca dân tộc, nhất là thơ ca dân gian, đồng thời tiếp tục con đường hiện đại hoá về hình thức thơ của thơ mới 1932-1945. Xu hướng tự do hoá hình thức thơ đã được khởi phát từ thơ mới, đến sau năm 1945 và nhất là từ sau năm 1975 càng được đẩy mạnh. Quan sát tiến trình thơ có thể thấy sự biến đổi rất rõ của ngôn ngữ thơ trong sự biến đổi của các thời đại thi ca, trong các loại hình thơ. Trong thơ trung đại, do sự chi phối của cảm quan thời trung đại về vũ trụ và nhân sinh, do quan niệm mĩ học thiên về tính cân xứng, tính sùng cổ mà ngôn ngữ thơ đậm tính ước lệ, tượng trưng. Sự sáng tạo về ngôn ngữ của nhà thơ hướng vào việc lựa chọn từ ngữ cho đắt, sắp đặt câu thơ cho chỉnh với các quy định về niêm, luật. Thơ hiện đại giải phóng chủ thể trữ tình thoát khỏi những ràng buộc khắt khe, tạo điều kiện phát triển cái tôi cá Trang 11
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
nhân – cá thể, từ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và mọi cảm giác. Phù hợp với điều đó, ngôn ngữ thơ cũng thoát khỏi tình trạng nặng nề tính trang nhã, ước lệ, dày đặc điển cố từ chương sách vở để gần gũi hơn với tình cảm, cảm xúc chân thực và tự nhiên của con người. Tổ chức ngôn ngữ của câu thơ cũng chuyển sang hướng gần với lời nói. 2.2.2. Nguyên tắc sắp xếp các tác phẩm thơ trong SGK Ngữ văn 12 Việc sắp xếp các văn bản văn học chủ yếu dựa vào hai tiêu chí: tiêu chí về thể loại và tiêu chí về lịch sử văn học. Ngoài việc nắm vững đặc trưng của từng thể loại, giáo viên còn phải nắm được các tác phẩm thơ trong sách Ngữ văn 12 được sắp xếp theo tiêu chí về lịch sử văn học. Việc nắm bắt được tiêu chí ấy sẽ giúp giáo viên hệ thống được kiến thức cơ bản chính xác và giúp học sinh nắm được đặc trưng thể loại của từng giai đoạn. 2.2.3. Hệ thống kiến thức cơ bản của từng tác phẩm thơ trữ tình chống Pháp TT Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác Nội dung Nghệ thuật - Bài thơ được viết - Khắc họa tuyệt đẹp - Thể thơ thất ngôn năm 1948 bức tranh thiên nhiên - Ngôn ngữ thơ có 1 Tây Tiến - Khi nhà thơ rời xa Tây Bắc hùng vĩ dữ lúc gần gũi, giản (Quang đợn vị cũ trong nỗi dội, thơ mộng trữ tình. dị, có lúc trang Dũng) nhớ thiết tha. Lúc - Xây dựng bức tượng trọng cổ kính. đầu bài thơ có tên là đài bất tử về người - Hình ảnh thơ vừa “Nhớ Tây Tiến”, sau lính Tây Tiến hào lãng mạn vừa đậm đổi thành “Tây hùng, hào hoa và bi chất hiện thực Tiến” tráng. - Giọng điệu thơ - Được in trong tập - Tất cả được đan dệt thay đổi theo dòng “Mây đầu ô” trong nỗi nhớ thương xúc cảm. lưu luyến của nhà thơ - Sử dụng bút pháp về mảnh đất và con tả thực kết hợp với người một thời gắn lãng mạn. bó. Từ đó, thể hiện - Phối hợp các biện tình cảm trân trọng, pháp tu từ: điệp từ, tự hào quá khứ, tình ẩn dụ, đối lập yêu sâu nặng với đông tương phản, nhân đội, với đất nước quê hóa, nói giảm nói hương. tránh… - Tháng 10 - 1954, - Khắc họa bức tranh - Thể thơ lục bát những người kháng tuyêt đẹp về thiên đậm đà tính dân 2 Việt Bắc chiến từ căn cứ nhiên Việt Bắc vừa tộc. (Tố Hữu) miền núi về miền thơ mông trữ tình, vừa - Bài thơ được viết xuôi. hùng vĩ dữ dội, bức theo lối kết cấu đối Trang 12
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
NH Y QU
AL
đáp thường gặp trong ca dao dân ca. - Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi đậm sắc thái dân gian. -Hình ảnh thơ chân thực nhưng đậm sắc thái thẩm mĩ, có khả khơi gợi nhiều xúc cảm. - Giọng thơ ngọt ngào sâu lắng thiết tha, có khi mạnh mẽ hào hùng. - Các biện pháp tu từ phong phú, linh hoạt: điệp từ, ngữ, so sánh quen thuộc của ca dao, đối lập….
OF
FI
CI
tranh về cuộc sống gian khổ thiếu thốn nhưng sâu đậm nghĩa tình. - Thể hiện tình cảm lưu luyến , bịn rịn của những người cán bộ Cách Mạng về xuôi với đồng bào Việt Bắc và đó cũng là tình cảm của người dân Việt Bắc với cán bộ Cách Mạng; thể hiện tình nghĩa thủy chung gắn bó, tình cảm uống nước nhớ nguồn làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.
ƠN
- Trung ương Đảng quyết định rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. - Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. - Bài thơ nằm trong tâp thơ Việt Bắc (1946- 1954)
DẠ Y
KÈ
M
2.3. Xây dựng kiến thức, kĩ năng làm bài. 2.3.1. Xác định dạng đề + Cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ không có định hướng + Cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ có định hướng + Cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả…. - Cảm nhận đoạn thơ/ bài thơ để làm sáng tỏ một ý kiến, một nhận định. 2.3.2. Các bước làm bài Gồm 3 bước - Bước 1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý Đây là thao tác mà nhiều học sinh bỏ qua trong quá trình làm bài NLVH mà không ý thức được được nó đóng vai trò rất quan trọng giúp các em có thể xác định đúng kiểu bài, xác định đúng vấn đề nghị luận, xây dựng hệ thống luận điểm, phạm vi tư liệu dẫn chứng cũng như lựa chọn các thao tác lập luận cơ bản để hình thành cấu trúc bài viết một cách đầy đủ và khoa học nhất. Nên dành cho thao tác này khoảng 3– 5 phút. Trang 13
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
- Bước 2: Viết bài (Chính là phần trọng tâm của sáng kiến) - Bước 3: Đọc lại và sửa lỗi 2.3.3. Kĩ năng làm bài 2.3.3.1. Kĩ năng viết bài nghị luận về thơ. Văn bản thơ trước hết là một văn bản văn học cho nên cảm thụ, phân tích thơ cần tuân theo những yêu cầu, những phương pháp chung của kiểu bài cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học: cần tìm hiểu, đánh giá về giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ trong mối liên hệ với tác giả và thời đại. Khi phân tích có thể chia tách hoặc kết hợp hai mặt nội dung và nghệ thuật. Mặt khác, thơ thuộc loại hình tác phẩm trữ tình nên ngoài những đặc điểm chung của văn bản văn học còn có những đặc điểm riêng của thể loại. Do đó, phương pháp, kĩ năng làm bài cảm nhận, phân tích văn bản thơ cũng có những điểm khác biệt so với văn xuôi, kí và kịch. * Khi tìm hiểu, phân tích văn bản thơ, học sinh cần chú ý: - Học thuộc lòng văn bản thơ, vì việc thuộc lòng văn bản sẽ giúp học sinh nắm vững tác phẩm, lắng nghe được giọng điệu, nhịp điệu của tác phẩm, trên cơ sở đó có căn cứ khoa học, xác đáng và chủ động, dễ dàng hơn trong việc phân tích, lí giải. - Nắm vững xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ bởi thơ không trực tiếp kể về những sự kiện nhưng mỗi bài thơ thường được gợi lên từ một sự kiện nào đó của cuộc sống. Bởi vậy, để hiểu sâu sắc về bài thơ cần đặt nó trong hoàn cảnh ra đời để thấy mối quan hệ giữa nội dung, ý nghĩa của nó với thời đại, để hiểu thông điệp thực sự mà tác giả muốn gửi tới người đọc. - Nắm bắt được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm và sự thể hiện của cái tôi trữ tình (nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình) trong bài thơ. - Hiểu được vị trí, nội dung ý nghĩa của từng khổ thơ, đoạn thơđặt trong chỉnh thể tác phẩm. - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (đối với thơ chủ yếu là từ ngữ, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu, nhịp điệu…) - Nắm được ảnh hưởng, tác dụng, ý nghĩa của bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả và trong nền văn học nói chung. * Tìm hiểu các kiểu, dạng đề thi TN THPT về văn bản thơ, chúng tôi nhận thấy có thể chia thành bốn dạng bài như sau: - Một là: cảm thụ, phân tích một bài thơ hoặc một đoạn thơ thuần tuý (thông thường, không theo định hướng) - Hai là: cảm thụ, phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ theo định hướng - Ba là: cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả…. Trang 14
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
- Bốn là: cảm nhận /phân tích một đoạn thơ/ bài thơ để làm sáng tỏ một ý kiến, một nhận định. Mỗi dạng bài này lại có phương pháp, kĩ năng làm bài riêng. 2.3.3.2. Gợi ý hệ thống đề bài ở từng tác phẩm thơ trữ tình chống Pháp. a. Tây Tiến – Quang Dũng * Các dạng đề - Dạng 1: Cảm nhận/phân tích từng đoạn thơ trong bài thơ. - Dạng 2: Cảm nhận/phân tích từng đoạn thơ có định hướng. Đó có thể là: + Những vấn đề về phương diện nội dung như: vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây Bắc Bộ (hẹp hơn có thể là vẻ đẹp dữ dội, hiểm trở hoặc vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình); vẻ đẹp người lính Tây Tiến (hẹp hơn có thể là vẻ đẹp hào hung, hào hoa hoặc bi tráng); cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng;…. + Những vấn đề về nghệ thuật: Nghệ thuật thể hiện tài hoa; bút pháp lãng mạn; ngôn ngữ thơ giàu chất họa, chất nhạc,… + Phong cách tác giả,... - Dạng 3: Cảm nhận/ phân tích đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả….Phần nhận xét có thể là: + Những vấn đề thuộc nội dung, tư tưởng: đặc điểm của chiến trường Tây Bắc, vẻ đẹp của thiên nhiên, người lính Tây Tiến, tinh thần bi tráng, sự vận động của cảm xúc thơ… + Những vấn đề thuộc nghệ thuật: bút pháp xây dựng hình tượng, bút pháp hiện thực lãng mạn, cách sử dụng ngôn ngữ thơ, tính nhạc và tính họa trong thơ…. + Những vấn đề thuộc phong cách nghệ thuật của nhà thơ: hồn thơ lãng mạn tài hoa, cách cảm nhận độc đáo, sáng tạo - Dạng 4: cảm nhận / phân tích một đoạn thơ/ bài thơ để làm sáng tỏ một ý kiến, một nhận định. Có thể làm rõ + Một phương diện nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm + Phong cách tác giả + Lí luận văn học. * Một số đề bài gợi ý: - Dạng 1:Cảm nhận/phân tích từng đoạn thơ trong bài thơ. Đề số 1: Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thảm Heo hút cồn mây sung ngửi trời Trang 15
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luôn mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên sung mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm mường hịch cọp true người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” ( Tây Tiến- Quang Dũng – trích Ngữ văn 12- tập I) Đề số 2: Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” ( Tây Tiến- Quang Dũng – trích Ngữ văn 12- tập I) Đề số 3: Phân tích bài thơ Tây Tiến - Dạng 2: Cảm nhận/phân tích từng đoạn thơ có định hướng. Đề số 4: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ( Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2016). Đề số 5: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” ( Tây Tiến- Quang Dũng – trích Ngữ văn 12- tập I) Đề số 6: Phân tích chất nhạc và chất họa trong đoạn thơ sau (hoặc phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên và con người): “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ………………………………… Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” Trang 16
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Đề số 7: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lính trong đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ..... Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Đề số 8: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ( Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2016). Đề số 9: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. - Dạng 3: Cảm nhận/ phân tích đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả Đề số 10: Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ……………………………… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Từ đó nhận xét về đặc điểm của chiến trường Tây Bắc đối với người lính Tây Tiến Đề số 11:Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng viết: “ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa …………………………………… Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” Và “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ ……………………………….. Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Phân tích hình tượng người lính trong hai đoạn thơ trên . Từ đó cảm nhận về bút pháp xây dựng hình tượng của tác giả Đề số 12: Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời” Và “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ …………………………………. Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Cảm nhận hình tượng người lính trong hai đoạn thơ trên.Từ đó nhận xét về tinh thần bi tráng của hình tượng. Đề số 13: Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng viết “ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ……………………………………….. Trang 17
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” Trình bày cảm nhận của anh/ chị trong đoạn thơ trên, từ đó nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ. - Dạng 4: cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ để làm sáng tỏ một ý kiến, một nhận định. Đề số 14: Có ý kiến cho rằng : “ Tây Tiến gợi nhớ một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ của một đoàn quân đã đi vào huyền thoại” . Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiên trên qua đoạn thơ sau: “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ……………………………… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (Trích Tây Tiến - Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12 tập 1) Đề số 15: Có ý kiến cho rằng: “Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật là không lặp lại người khác, thậm chí không lặp lại chính mình”. Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi ……. Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Trích Tây Tiến - Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12 tập 1) Đề số 16: Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng :“người lính ở đây vừa có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước vừa mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp hôm nay”. Bằng hiểu biết về hình tượng người lính trong bài thơ, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Đề số 17: Có ý kiến cho rằng ‘Thi phẩm Tây Tiến đã được chạm khắc bằng một thứ ngôn ngữ rất độc đáo và mang sức sống kì diệu của một thời binh lửa”. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua đoạn thơ sau: “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (Trích Tây Tiến - Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12 tập 1) Trang 18
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Đề số 18: Bàn về bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có ý kiến cho rằng ‘ Thi phẩm đậm chất lãng mạn”. Qua bài thơ, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? b. Việt Bắc- Tố Hữu * Các dạng đề - Dạng 1: Cảm nhận/phân tích từng đoạn thơ trong bài thơ. - Dạng 2: Cảm nhận/phân tích từng đoạn thơ có định hướng. Đó có thể là: + Những phương diện thuộc về nội dung như: Tình yêu quê hương, đất nước; vẻ đẹp của thiên nhiên VB (núi rừng, bức tranh bốn mùa..), cuộc sống (gian khổ, nghĩa tình); vẻ đẹp của con người VB (chịu thương chịu khó trong lao động; hi sinh cho kháng chiến; gắn bó nghĩa tình, thủy chung với cách mạng…), khuynh hướng sử thi (về phương diện nội dung: đề tài, cảm hứng, nhân vật, giọng điệu, hình ảnh…); cảm hứng lãng mạn; nghĩa tình quân dân kháng chiến;… + Những phương diện về nghệ thuật như: Tính dân tộc, màu sắc dân gian, ngôn ngữ, bút pháp… + Phong cách nghệ thuật: chất trữ tình - chính trị, tính dân tộcđậm đà - Dạng 3: Cảm nhận/ phân tích đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả….Phần nhận xét có thể là: + Những vấn đề thuộc nội dung, tư tưởng: khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến, sự vận động của cảm xúc thơ, sự vận động của hình tượng thơ, vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu… + Những vấn đề thuộc nghệ thuật: bút pháp hiện thực lãng mạn, cách sử dụng ngôn ngữ thơ, chất nhạc và chất họa trong thơ…. + Những vấn đề thuộc phong cách nghệ thuật của nhà thơ: tính trữ tình chính trị, tính dân tộc đậm đà…. - Dạng 4: cảm nhận / phân tích một đoạn thơ/ bài thơ để làm sáng tỏ một ý kiến, một nhận định. Có thể làm rõ + Một phương diện nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm + Phong cách tác giả + Lí luận văn học. * Các đề bài gợi ý: - Dạng 1: Cảm nhận/phân tích từng đoạn thơ trong bài thơ. Đề bài 1:Cảm nhận đoạn thơ sau: “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thieetst ha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn song nhớn guồn Trang 19
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Tiếng ai that hiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” (Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ Văn 12 tập 1) Đề bài 2: Cảm nhận đoạn thơ sau: “ Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bọ đội rừng vây quân thù Mênh mông bốn mặt sương mu Đất trời ta cả chiến khu một lòng Ai về ai có nhớ không Ta về ta nhớ Phủ Thông, Đèo Giàng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà...” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Đề bài 3: Cảm nhận đoạn thơ sau: “Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) - Dạng 2: Cảm nhận/phân tích từng đoạn thơ có định hướng. Đề bài 4: Cảm nhận vẻ đẹp của nghĩa tình Cách mạng trong bài thơ Việt Bắc qua đoạn thơ sau: “Mình về mình có nhớ ta ………….……………….......... Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Đề bài 5: Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc qua nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến trong đoạn thơ sau: Trang 20
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
“Ta đi ta nhớ những ngày ................................................. Chày đêm nện cối đều đều suối xa” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Đề bài 6: Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau: “Ta về mình có nhớ ta ……………………........ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Đề bài 7: Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ sau: “Những đường Việt Bắc của ta …………………………………… Đèn pha bật sáng như ngày mai lên” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Đề bài 8: Phân tích đặc điểm phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu trong đoạn thơ sau. “Những đường Việt Bắc của ta ……………………………………………. Đèn pha bật sáng như ngày mai lên” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) - Dạng 3: Cảm nhận/ phân tích đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả. Đề bài 9: Cảm nhận đoạn thơ sau trong đoạn trích Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu “Mình về mình có nhớ ta ………………………………. Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Từ đó nhận xét nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà. Đề bài 10: Trong đoạn trích Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết: “Ta đi ta nhớ những ngày ………………………….. Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” Sau đó là: “Những đường Việt Bắc của ta ……………………………….. Trang 21
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Vui lên Việt Bắc đèo De núi Hồng”. ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Cảm nhận hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về sự vận động của cảm xúc trong hai đoạn thơ. Đề bài 11: “Mình đi có nhớ những ngày ……………………………… Ngòi thia sông Đáy suối Lê vơi đầy” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Cảm nhận đoạn thơ trên trong bài thơ Việt Bắc. Từ đó nhận xét về cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu. Đề bài 12: Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã viết: “ Nhớ khi giặc đến giặc lùng …………………………………. Vui lên Việt Bắc đèo De núi Hồng” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Cảm nhận đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. - Dạng 4: cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ để làm sáng tỏ một ý kiến, một nhận định. Đề bài 13. Có ý kiến cho rằng “ Thơ Tố Hữu hài hòa giữa chất chính trị với chất trữ tình”. Anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn thơ sau: “ Mình về mình có nhớ ta …………………………… Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Đề bài 14: Về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu có ý kiến cho rằng : “ Bài thơ vừa đậm đà tính dân tộc, vừa thể hiện cảm quan của thời đại Cách mạng”. Điều đó thể hiện như thế nào trong đoạn thơ sau “Ta về mình có nhớ ta ………………………….. Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Đề bài 15: “Ta về mình có nhớ ta ………………………………. Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Trang 22
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Về đoạn thơ trên trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “ Đoạn thơ tựa một khúc hát dân gian nhưng cũng tựa như một bức tứ bình cổ điển”. Bằng cảm nhận của anh chị về đoạn thơ hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Đề bài 16.“Một trong những đặc điểm của thơ TH là mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn” Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? “ Nhớ khi giặc đến giặc lùng ……………………………. Đất trời ta cả chiến khu một lòng” Và “ Những đường VB của ta ……………………………. Vui lên Việt Bắc đèo De núi Hồng” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Đề số 17: Nhận định về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến” Qua đoạn trích Việt Bắc hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Đề số 18: Về đoạn trích việt Bắc của Tố Hữu có ý kiến cho rằng “Việt Bắc ngợi ca ân tình cách mạng sắc son bền chặt”. Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau “ Mình đi có nhớ những ngày ………………………………… Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) 2.3.4. Kĩ năng viết bài nghị luận văn học. Để viết một bài nghị luận văn học hay trước hết phải biết viết một bài nghị luận văn học đúng. Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy tôi nhận bài văn đúng cần phải đảm bảo kiến thức cơ bản nhất, ngắn gọn dễ hiểu, .phù hợp với học sinh học ban Khoa học tự nhiên. Bài văn hay chẳng những đáp ứng đầy đủ kiến thức cơ bản mà còn phải mới lạ, độc đáo, hấp dẫn. Nó phù hợp với học sinh ban Khoa học xã hội, đặc biệt là học sinh của những lớp chọn và lớp chuyên văn. Vì thế, tôi chia ra hai kĩ năng làm bài để rèn luyện cho phù hợp với từng đối tượng học sinh - Kĩ năng viết bài nghị luận văn học đúng - Kĩ năng viết bài nghị luận văn học hay Từng kĩ năng được triển khai cụ thể như sau: 2.3.4.1. Kĩ năng viết bài nghị luận văn học đúng Một bài nghị luận văn học đúng trước hết là bài văn phải tuân thủ các yêu cầu của đề bài: yêu cầu về thể loại, về phạm vi nội dung nghị luận, về cách thức nghị Trang 23
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
luận. Vì vậy giáo viên cần rèn học sinh có thói quen xác định yêu cầu đề trước khi tạo văn bản. Muốn xác định được yêu cầu đề, học sinh phải đọc kĩ đề bài sau đó trả lời các câu hỏi: đối tượng nghị luận là gì? (nghị luận xã hội hay nghị luận văn học), nội dung nghị luận là gì? phạm vi nghị luận? (một hay nhiều tác phẩm? một tác phẩm trọn vẹn hay chỉ là một đoạn trích? Một tác giả hay nhiều tác giả….), thao tác nghị luận chính dùng để sử dụng là gì? Khi xác định đúng yêu cầu đề sẽ giúp học sinh tránh được những lỗi sau: lạc đề (lạc về nội dung, phương pháp, kiến thức, cách thức nghị luận); lệch đề (không xác định được trọng tâm bài văn, yêu cầu chính lại viết hời hợt qua loa, yêu cầu phụ lại trở thành yêu cầu chính). Có xác định được đề đúng, học sinh mới lập được dàn ý tốt, tạo sự thống nhất hài hòa giữa các phần của bài văn. Sau đó phải đúng những kiến thức cơ bản, bắt đầu là hình thức. Hình thức bài văn phải được trình bày đúng quy cách với bố cục rõ ràng: phần mở bài và kết bài thường được tách thành một đoạn văn riêng. Phần thân bài có thể bao gồm một hay nhiều đoạn văn tùy thuộc vào từng đề bài. Nếu nội dung nghị luạn gồm nhiều luận điểm thì tách thành một đoạn văn riêng. Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. Tuy nhiên để các luận điểm khoa học, các mạch ý nổi lên rõ ràng trong bài viết, giáo viên nên hướng các em đến cách viết đoạn văn theo phương pháp diễn dịch hoặc tổng phân hợp. Cần rèn các em ý thức không được coi thường hình thức trình bày. Bởi bố cục bài văn không chỉ đơn thuần là hình thức mà còn có tác dụng lớn trong việc rèn luyện tư duy. Ngoài ra yêu cầu viết một bài văn đúng còn là yêu cầu về chữ viết, chính tả và câu văn. Bởi lẽ chữ viết là một trong những biểu hiện của sự tôn trọng người đọc cũng là sự tôn trọng chính mình. Phải viết đúng chính tả, rõ ràng, đủ nét, đủ dấu. Câu văn đảm bảo chuẩn ngữ pháp, biết sử dụng các kiểu câu linh hoạt trong quá trình triển khai vấn đề nghị luận. Với mỗi dạng đề khác nhau, giáo viên hướng dẫn cụ thể phương pháp và kĩ năng triển khai các phần cụ thể để học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản. Dưới đây là phương pháp và kĩ năng cho từng dạng đề. a. Phương pháp, kĩ năng làm bài cảm thụ/phân tích một khổ thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ Về lí thuyết, đây là kiểu bài mà học sinh được tự do phát biểu cảm nhận của mình về tác phẩm, tự do lựa chọn các yếu tố, các bình diện của văn bản để phân tích theo suy nghĩ chủ quan của người viết. Tuy nhiên, dù lựa chọn như thế nào thì cũng cần làm nổi bật được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, lí giải được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ,....gắn với tư tưởng, tình cảm của người viết. Với thang điểm 5, đề thi thường yêu cầu phân tích toàn bộ tác phẩm đối với những bài thơ ngắn, còn đối với những bài thơ dài thường chỉ hỏi Trang 24
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
một đoạn thơ. Sau khi đã xác định được đối tượng, nội dung, phạm vi, thao tác nghị luận giáo viên xác định cho học sinh về cơ bản, phương pháp làm bài cần tuân thủ theo các bước sau: * Mở bài: Học sinh có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau, có thể chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. - Cách mở bài trực tiếp: Là đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, biến đề bài thành mở bài, có sự thay đổi, thêm bớt một số từ ngữ cho phù hợp. - Cách mở bài gián tiếp: Là không đi thẳng vào vấn đề ngay mà dùng những cách dẫn dắt phù hợp để đưa người đọc đến với vấn đề cần nghị luận. Kinh nghiệm ôn thi Tốt nghiệp THPT cho thấy: cách mở bài nhanh, tiết kiệm thời gian là mở bài trực tiếp. Đây cũng là cách mở bài mà chúng ta vẫn thường hướng dẫn cho học sinh Yếu hoặc Trung bình . Đối với kiểu bài văn nghị luận văn đúng, học sinh nên chọn cách mở bài trực tiếp. - Cụ thể như sau + Dẫn dắt vấn đề: giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm (thường giới thiệu tác giả và nêu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ) + Nêu vấn đề nghị luận: Nếu đề yêu cầu phân tích toàn bộ tác phẩm thì khái quát nét đặc sắc nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Nếu đề chỉ yêu cầu phân tích một đoạn thơ thì nêu vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích đó. - Lập công thức cho kiểu mở bài trực tiếp: Bước 1: Để đảm bảo kiến thức đúng trong mở bài, dựa vào kiến thức sách giáo khoavà nguồn tài liệu giáo viến cung cấp và học sinh tự tìm hiểu, lập bảng ghi nhớ cho từng bài học như sau: Vị trí tác phẩm (2)
- Là một nghệ sĩ đa tài, một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu lãng mạn và tài hoa
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ
M
Vị trí tác giả (1)
KÈ
Tên tác phẩm
DẠ Y
Tây Tiến ( Quang Dũng)
Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ (3) - Bài thơ được viết năm 1948 - Khi nhà thơ rời xa đợn vị cũ trong nỗi nhớ thiết tha. Lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến”, sau đổi thành “Tây Tiến” - Bài thơ được in trong Trang 25
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
AL
CI
FI
- Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về kháng chiến và những con người kháng chiến, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
NH
ƠN
OF
Việt Bắc ( Tố Hữu)
- Là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam
tập “Mây đầu ô” - Tháng 10 - 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về miền xuôi. - Trung ương Đảng quyết định rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. - Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. - Bài thơ nằm trong tâp thơ Việt Bắc (19461954)
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
Bước 2: Xây dựng công thức, có phần cố định và phần bỏ trống để học sinh điền vào chỗ trống bằng đơn vị kiến thức mà các em đã tìm hiểu được ở bảng ghi nhớ. Dưới đây là một ví dụ về công thức viết mở bài văn học đúng, đảm bảo kiến thức cơ bản: (Tên tác giả)........là .........(1)..........(nêu vị trí của tác giả). (Tên bài thơ)... ..... của...( tác giả) được đánh giá là ........(nêu vị trí của tác phẩm) (2) . Bài thơ được sáng tác ......(3)....(nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ).............. Ấn tượng đặc biệt nhất của bài thơ/ đoạn thơ........(nêu yêu cầu nghị luận) Sau khi xác lập được công thức, học sinh sẽ điền từ vào chỗ trống theo trình tự: ô trống đầu tiên là tên tác giả, ô thứ 2 là vị trí của tác phẩm (là ô thứ 1 trong bảng ghi nhớ), ô thứ 3 là vị trí bài thơ ( là mục thứ (2) trong bảng ghi nhớ), ô thứ 4 là nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ( là mục thứ (3) trong bảng ghi nhớ), ô thứ 5 là vấn đề cần nghị luận được nêu ở đề bài. Hoàn thành xong công thức, học sinh sẽ có một mở bài hoàn chỉnh đảm bảo được yêu cầu đề. Có thể lấy VD cho Đề số 2 trong hệ thống đề gợi ý của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng): Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu lãng mạn và tài hoa. Tây Tiến được đánh giá là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ được viết năm 1948 khi nhà thơ rời xa đợn vị cũ trong nỗi nhớ thiết tha. Lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến”, sau đổi thành “Tây Tiến được in trong tập “Mây đầu ô”. Ấn tượng đặc biệt nhất là đoạn thơ: Trang 26
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ........................................... Sông Mã gầm lên khúc độc hành” * Thân bài: Cần tuân thủ theo trình tự sau: - Bước 1: Cảm nhận/phân tích đoạn thơ Đây là bước quan trọng nhất của bài viết. Bước này có thể triển khai theo hai cách như sau: + Cắt ngang theo bố cục tác phẩm/ đoạn trích: lần lượt phân tích/cảm nhận từng khổ thơ, đoạn thơ; ở mỗi phần cần làm rõ nội dung chính của đoạn thơ; những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật cũng như cái hay, cái đẹp của văn bản thơ. + Bổ dọc: phân tích đoạn thơ/ bài thơ theo hai bình diện cơ bản là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Dù làm theo cách nào thì học sinh cũng cần xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ bằng cách đặt ra các câu hỏi và trả lời câu hỏi đó. VD: đoạn thơ nói về điều gì? Nội dung ấy được thể hiện trên những phương diện cụ thể nào? Tác giả đã dùng những hình thức nghệ thuật gì để thể hiện (chú ý vào hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ, nhịp điệu, giọng điệu...). Khi xây dựng hệ thống luận điểm của bài làm, học sinh phải xác định được đâu là ý chính, đâu là ý phụ để phân chia kiến thức và thời gian cho khoa học, tránh việc dàn trải, lan man. Tuy nhiên, để dễ dàng hơn trong quá trình cảm nhận/phân tích, chúng ta nên hướng dẫn học sinh làm theo cách thứ nhất: Phân tích/cảm nhận theo lời thơ. Dưới đây là VD cho Đề số 1 bài Tây Tiến: - Nội dung: đoạn thơ thể hiện thành công hình tượng người lính Tây Tiến qua nỗi nhớ của QD. Hình tượng ấy được thể hiện trên các phương diện: - Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn + Chân dung người lính kiêu hùng trong gian khổ: Ngoại hình mang vẻ đẹp độc đáo của những anh “vệ trọc” nổi tiếng một thời qua cách nói ngang tàn: “không mọc tóc”, “xanh màu lá”. + Tinh thần mang vẻ đẹp hào hùng của người lính: Tuy bệnh tật nhưng họ “ốm” mà không “yếu”, giữa chiến trường khốc liệt vẫn toát lên vẻ oai phong, dữ dội “ dữ oai hùm”. Thủ pháp nghệ thuật đối lập đã tô đậm cái phi thường, tạo ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp kiêu hùng của đoàn quân TT. + Ý chí mãnh liệt mắt trừng gửi mộng và tâm hồn giàu mơ mộng. Đó là đời sống tâm hồn mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của những chàng trai đất kinh kì: “ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. - Vẻ đẹp đậm chất bi tráng + Mất mát đau thương mà không bi lụy: Cái chết đồng hành với mỗi bước chân người lính trên mỗi con đường chiến trận: “ mồ viễn xứ”, “áo bào thay chiếu”, “anh về đất”,. Trang 27
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
+ Sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân và sự sống cho Tổ quốc với lý tưởng sống cao đẹp: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Triết lý sống ấy phảng phất vẻ đẹp của những chinh phu, tráng sĩ thuở xưa ra đi không hẹn ngày về... + Dẫu ngã xuống nhưng sự ra đi của người lính Tây Tiến không hề chìm trong bi thương, bi lụy mà đậm chất tráng ca qua hệ thống từ Hán Việt cổ kính “ biên cương”, “viễn xứ”, “áo bào”, “độc hành”, nghệ thuật nói giảm, nói tránh “anh về đất”, qua nghệ thuật nhân hóa gắn với hình ảnh thơ đột xuất, độc đáo “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. + Bước 2: Đánh giá: Ở thao tác này HS cần phải đánh giá trên hai phương diện là nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật theo trình tự như sau: • Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ/bài thơ trong sự thể hiện sâu sắc nội dung tư tưởng của tác phẩm ( Có thể đánh giá treenn hững phương diện như: cách sử dụng thể thơ, ngôn ngữ thơ, hình ảnh, giọng điệu, biệp pháp tu từ…) • Đặc sắc về nội dung, tư tưởng: Đặt đoạn thơ vào bài thơ để nhận xét đóng góp của đoạn thơ trong việc thể hiện chủ đề, nội dung, tư tưởng của bài thơ; trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và những đóng góp đối với giai đoạn văn học, đặc biệt từ đó khái quát được phong cách của nhà thơ với cái tôi riêng không trộn lẫn. • So sánh, liên hệ, mở rộng với các tác phẩm khác cùng hoặc khác tác giả. Ví dụ: Cùng viết về đề tài về người lính, nhưng Quang Dũng, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Hoàng Trung Thông… lại có cách viết khác nhau, cách cảm nhận khác nhau. Cùng viết về đề tài tình yêu nhưng Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nguyễn Bính…lại có những cách tiếp cận, phản ánh khác nhau với những ý đồ nghệ thuật riêng… c. Kết bài: + Tổng kết, đánh giá về giá trị, đóng góp của đoạn thơ/ bài thơ đối với chỉnh thể tác phẩm, đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả và với nền văn học. + Có thể chọn công thức sau cho phần kết bài Đoạn thơ đã để lại những ấn tượng đặc biệt, khơi dậy ở các thế hệ bạn đọc.....(1).... Điều đó đã góp phần làm nên sự kì điệu của bài thơ, khẳng định sức sống lâu bền của tác phẩm trước thời gian và vị trí không thể thay thế của.....(2)...trong nền văn học + Đối với các vị trí (1), học sinh sẽ điền vào những bài học sâu sắc nhận được từ đoạn thơ bài thơ như: tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào, thái độ trân trọng quá khứ và hiện tại, trách nhiệm với hiện tại đất nước hôm nay.... Đối với vị trí (2), học sinh điền tên tác giả. + Áp dụng công thức trên cho Đề số 2 bài Tây Tiến, ta có thể lắp ghép như sau: Trang 28
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Đoạn thơ đã để lại những ấn tượng đặc biệt, khơi dậy ở các thế hệ bạn đọc thái độ trân trọng, biết ơn đối với những hi sinh mất mát của người lính, cần biết sống trách nhiệm, sống cồng hiến với mình và Tổ quốc thân yêu. Điều đó đã góp phần làm nên sự kì điệu của bài thơ, khẳng định sức sống lâu bền của tác phẩm trước thời gian và vị trí không thể thay thế của Quang Dũng trong nền văn học b. Phương pháp, kĩ năng làm bài cảm thụ/phân tích một khổ thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ theo định hướng Đây là dạng bài yêu cầu học sinh cần vận dụng kiến thức về tác phẩm một cách linh hoạt. Học sinh không chỉ phân tích thuần tuý khổ thơ/đoạn thơ mà còn biết gắn việc phân tích ấy vào định hướng của đề bài; qua phân tích mà biết tổng hợp, đánh giá, nhận xét làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. Dạng đề này đòi hỏi học sinh cần bám sát vào yêu cầu của đề; xây dựng được hệ thống luận điểm, ở mỗi luận điểm, luận cứ cần lựa chọn được những luận chứng tiêu biểu nhất để phục vụ tốt nhất cho định hướng của đề bài. Về cấu trúc bài viết, có thể triển khai bài viết theo trình tự các bước đã đề xuất ở dạng đề cảm nhận/phân tích một đoạn thơ thuần túy đã nêu ở phần trên. Sau khi đã xác định được đối tượng, nội dung, phạm vi, thao tác nghị luận giáo viên xác định cho học sinh việc triển khai vấn đề nghị luận cần lưu kĩ năng làm bài như sau: * Mở bài: (Có thể vận dụng cách thức ở kiểu bài số 1) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận đã nêu ởđề bài. * Thân bài: Triển khai 2 bước theo trình tự đã đề xuất ở kiểu bài thứ nhất, tuy nhiên GV cần lưu ý kĩ năng làm bài cho HS như sau: - Dựa vào gợi ý của đề bài và kiến thức đã học, chia tách vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm và lần lượt triển khai từng luận điểm đó bằng những luận cứ phù hợp. Ở mỗi luận điểm, luận cứ cần lựa chọn những luận chứng tiêu biểu để phân tích/cảm nhận làm sáng tỏ vấn đề. - Vận dụng các thao tác lập luận một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn. Nên triển khai mỗi luận điểm, luận cứ thành một hay nhiều đoạn văn (hết mỗi ý phải xuống dòng) * Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề được nghị luận (trong việc thể hiện giá trị chung của tác phẩm, khẳng định “chỗ đứng” của tác giả, đóng góp vào các giá trị chung của thơ văn trong giai đoạn mà tác phẩm ra đời và những giai đoạn sau…) - Có thể vận dụng công thức ở dạng 1 đề làm phần kết bài cho dạng này. Ví dụ: Đề bài 6: Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau: Trang 29
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
“Ta về mình có nhớ ta ……………………........ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” Để bài viết được mạch lạc, rõ ràng, thể hiện tư duy khái quát, tư duy tổng hợp (tư duy bậc cao), học sinh cần biết xử lý kiến thức, khái quát vấn đề để chia luận điểm, luận cứ và tìm luận chứng phù hợp. Có thể theo hướng sau: - Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc trong 4 mùa. + Mùa đông: không gian tràn đầy sức sống, được điểm tô bằng những gam màu rực rỡ(màu xanh của rừng già, màu đỏ của hoa chuối). Rừng Việt Bắc giữa mùa đông vốn lạnh giá hắt hiu bỗng trở lên ấm áp lạ thường “ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” + Mùa xuân: dịu dàng mà không kém phần lộng lẫy khi rừng Việt Bắc khoác lên mình vẻ đẹp thanh khiết, tinh khôi của hoa mơ nở trắng "Ngày xuân mơ nở trắng rừng" + Mùa hè: thiên nhiên bừng sáng, rộn rã bởi âm thanh của tiếng ve "Ve kêu....vàng". Bức tranh được cảm nhận bằng cả thị giác và thính giác đang sống dậy như có linh hồn. + Mùa thu: mơ màng yên ả dưới ánh trăng trong trẻo, dịu dàng gợi về không gian Việt Bắc thanh bình, tự do. "Rừng thu trăng rọi hòa bình". - Vẻ đẹp của con người Việt Bắc. + Vẻ đẹp của tư thế chủ động, hiên ngang kiêu hãnh của con người giữa thiên nhiên, đèo cao rộng lớn " Đèo caonắng ánh dao gài thắt lưng". + Vẻ đẹp của những con người Việt Bắc cần cù, chăm chỉ với đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng "Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang" + Vẻ đẹp trẻ trung của cô em gái hái măng tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho bức tranh mùa hè tươi đẹp " Nhớ cô em gái hái măng một mình". Phải chăng đấy là hình ảnh người em gái nuôi quân cần cù chịu khó mà duyên dáng trẻ trung. + Tinh thần lạc quan trong tiếng hát trong trẻo, mê say của con người Việt Bắc mang tâm hồn nghệ sĩ. Tiếng hát "ân tình" đẹp như tiếng lòng của những con người ân nghĩa thủy chung"Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" - Vẻ đẹp ấy của cảnh và người Việt Bắc được thể hiện bằng: + Thể thơ lục bát ngọt ngào sâu lắng mang điệu hồn dân tộc + Kết cấu đối đáp mình- ta tình tứ như lời của lứa đôi (Ta về mình có nhớ ta.Ta về ta nhớ những hoa cùng người) + Hình ảnh thơ đẹpmở ra một không gian đầy chất thơ mang nét đặc trưng của thiên nhiên và con người Việt Bắc (hoa chuối, đèo cao nắng ánh, mơ nở trắng rừng, rừng phác đổ vàng, người đan nón cô em gái hái măng...) Trang 30
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
+ Ngôn ngữ thơ gần gũi tự nhiên, đậm đà tính dân tộc, kết hợp với những cặp vần lưng (cao-dao, mơ-nở...) khiến âm điệu thơ du dương trầm bổng tựa những nhịp ru, cảm xúc thơ say đắm nồng nàn,... + Biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt :hoán dụ,ẩn dụ, điệp từ. Lưu ý: những điều học sinh cần hết sức tránh khi làm kiểu bài này: + Tán thơ - nghĩa là nói suông không dựa trên cơ sở nghệ thuật hay những dấu hiệu nội dung cần thiết. + Chỉ có phân tích mà không trích dẫn. + Lối viết dàn trải, không để lại ấn tượng; không biết chia luận điểm theo định hướng của đề bài + Chỉ thấy cây mà không thấy rừng, sau khi chia tách, phân tích/ cảm nhận các câu thơ các đoạn thơ mà không tổng hợp, nhận xét đánh giá khái quát,... c. Phương pháp, kĩ năng làm bài cảm nhận/ phân tích đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả. Đây là dạng bài yêu cầu học sinh cần vận dụng kiến thức về tác phẩm một cách linh hoạt, từ đó biết cách nhận xét một yếu tố thuộc nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm hay phong cách của tác giả. Ở phần yêu cầu cảm nhận/ phân tích khổ thơ, đoạn thơ học sinh được tự do phát biểu cảm nhận của mình về tác phẩm, tự do lựa chọn các yếu tố, các bình diện của văn bản để cảm nhận/ phân tích theo suy nghĩ chủ quan. Tuy nhiên, dù lựa chọn như thế nào thì cũng cần làm nổi bật được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, lí giải được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ,....gắn với tư tưởng, tình cảm của người viết. Phần nhận xét chính là phần phân loại bài làm giữa học sinh trung bình, khá và giỏi. Học sinh sau khi cảm nhận/ phân tích khổ thơ/đoạn thơ; qua cảm nhận/ phân tích mà biết tổng hợp, đánh giá, nhận xét làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. Dạng đề này đòi hỏi học sinh cần bám sát vào yêu cầu của đề, hiểu sâu sắc được nội dung tư tưởng, đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm và phong cách của tác giả, thời đại văn học....mới mong nhận xét, lí giải được vấn đề được yêu cầu. Sau khi đã xác định được đối tượng, nội dung, phạm vi, thao tác nghị luận giáo viên xác định cho học sinh về cấu trúc bài viết, có thể triển khai theo trình tự các bước đề xuất ở dạng đề cảm nhận/phân tích một đoạn thơ thuần túy đã nêu ở phần trên. Riêng phần nhận xét cần chú ý cách làm cụ thể. Về việc triển khai vấn đề nghị luận cần lưu kĩ năng làm bài như sau: * Mở bài: (Có thể vận dụng cách thức ở kiểu bài số 1) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận đã nêu ở đề bài. - Nêu được ý kiến nhận xét trong yêu cầu thứ 2 của đề. Ví dụ. Trang 31
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Đối với Đề bài 9: Cảm nhận đoạn thơ sau trong đoạn trích Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu “Mình về mình có nhớ ta ………………………………. Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn” Từ đó nhận xét nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà. Ta có thể vận dung mở bài ở kiểu bài số 1 như sau: Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam. Việt Bắc được đánh giá là là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về kháng chiến và những con người kháng chiến, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh cụ thể: tháng 10 - 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về miền xuôi, Trung ương Đảng quyết định rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ nằm trong tập thơ Việt Bắc (1946- 1954). Ấn tượng đặc biệt nhất là đoạn thơ đầu: “Mình về mình có nhớ ta ………………………………. Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn” Từ đó ta nhận ra nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà. * Thân bài: Triển khai 2 bước theo trình tự đã đề xuất ở kiểu bài thứ nhất, tuy nhiên giáo viên cần lưu ý kĩ năng làm bài cho học sinh như sau: Đây là bước quan trọng nhất của bài viết. Bước này có thể triển khai theo hai cách như sau: + Cắt ngang theo bố cục tác phẩm/ đoạn trích: lần lượt phân tích/cảm nhận từng khổ thơ, đoạn thơ; ở mỗi phần cần làm rõ nội dung chính của đoạn thơ; những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật cũng như cái hay, cái đẹp của văn bản thơ. + Bổ dọc: phân tích đoạn thơ/ bài thơ theo hai bình diện cơ bản là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Dù làm theo cách nào thì học sinh cũng cần xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ bằng cách đặt ra các câu hỏi và trả lời câu hỏi đó. VD: đoạn thơ nói về điều gì? Nội dung ấy được thể hiện trên những phương diện cụ thể nào? Tác giả đã dùng những hình thức nghệ thuật gì để thể hiện (chú ý vào hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ, nhịp điệu, giọng điệu...). Khi xây dựng hệ thống luận điểm của bài làm, học sinh phải xác định được đâu là ý chính, đâu là ý phụ để phân chia kiến thức và thời gian cho khoa học, tránh việc dàn trải, lan man. Tuy nhiên, để dễ dàng hơn trong quá trình cảm nhận/phân tích, chúng ta nên hướng dẫn học sinh làm theo cách thứ nhất: Phân tích/cảm nhận theo lời thơ. Dưới đây là ví dụ cho Đề số 9 ở bài Việt Bắc: Trang 32
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
- Bước 1: Cảm nhận khổ thơ: Đoạn thơ là tiếng lòng tha thiết của người ở lại và người ra đi trong cuộc chia tay đầy nhớ thương lưu luyến. Cảm xúc ấy được thể hiện qua hai lời đối thoại + Lời hỏi thiết tha của người ở lại trong khúc dạo đầu thương nhớ của cuộc chia tay. • Cách xưng hô “mình- ta” ngọt ngào thương mến của ca dao khiến cho lời hỏi thân tình gần gũi. • Người ở lại tha thiết một ân tình không muốn nhạt phai nên hướng người ra đi về khoảng thời gian mười lăm năm ắp đầy kỉ niệm với bao tha thiết mặn nồng “ Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” • Lời hỏi còn hướng về cả không gian sâu tình nghĩa đậm với “cây, núi, sông, nguồn”. “ Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn” Phải chăng ý thơ còn mang đếnn hững suy ngẫm sâu xa về nghĩa tình đạo lí, về nguồn cội thủy chung, về nét đẹp ngàn đời của một dân tộc luôn phải nhắc nhở nhau biết “uống nước nhớ nguồn” + Đáp lại lời thương nhớ của người ở lại là lời đồng vọng tha thiết của người ra đi. • Đó là nỗi bâng khuâng trọng dạ, nỗi bồn chồn trong bước chân không nỡ xa rời “ Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi” Những từ láy “bâng khuâng, bồn chồn” chứa đựng bao nỗi nhớ niềm thương, bao ngập ngừng vương vấn. • Vì thế cảnh chia tay càng lúc càng xúc động với bao cử chỉ ân tình “ Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay....” Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” thật đẹp bởi đó là chiếc áo quen thuộc của đồng bào Việt Bắc cũng là sắc chàm tím thẫm của nghĩa tình không nhạt, không phai. Thế nên cử chỉ “cầm tay” xúc động biết nhường nào bởi đó là nghĩa đồng bào, tình đồng chí keo sơn gắn bó. + Đoạn thơ được diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo với thể thơ lục bát uyển chuyển nhịp nhàng; ngôn ngữ thơ giản dị với cách nói quen thuộc của dân tộc, với sự hòa nhịp giữ thanh điệu, từ láy, vần thơ; hình ảnh thơ trong sáng, gần gũi; giọng thơ tha thiết nồng nàn; các biện pháp tu từ đặc sắc: câu hỏi tu từ, điệp từ “nhớ, mình- ta”, hoán dụ. Tất cả góp phần tạo nên một đoạn thơ hay, hấp dẫn và có sức lay động lớn lao. Trang 33
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
- Bước 2: Nhận xét yêu cầu của đề Đây là câu hỏi nâng cao nhằm phân loại bài viết giữa học sinh trung bình với học sinh khá và giỏi. Những năm gần đây, đề thi Tốt nghiệp THPT quốc gia thường có yêu cầu này sau phần cảm nhận/ phân tích đoạn thơ. Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách làm cụ thể để các em không hoang mang hay lúng túng khi xử lí đề bài. Đối với thơ trữ tình, phần nhận xét có thể đưa ra những cách hỏi sau + Về nội dung: sức hấp dẫn của hình tượng/ bài thơ, cái tôi trữ tình, vẻ đẹp tâm hồn, sự thay đổi về nhận thức của nhân vật trữ tình, sự vận động của hình tượng thơ, sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình, nét riêng của bài thơ…. + Về nghệ thuật: ngôn ngữ, giọng điệu, cách xây dựng hình tượng thơ, hình ảnh, nhạc điệu…. + Nhận xét về phong cách nghệ thuật, tài năng của tác giả, quan niệm văn chương của tác giả …. Sau khi hệ thống những nội dung có thể yêu cầu nhận xét, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách làm để các em vận dụng trong phần nâng cao của bài viết. Học sinh có thể trả lời những câu hỏi sau trong phần nhận xét + Vấn đề đó ( vấn đề yêu cầu nhận xét) thể hiện như thế nào trong đoạn thơ/ bài thơ? (cần chỉ rõ sự thể hiện ấy bằng các ý cơ bản ) + Sự thể hiện đó cho thấy điều gì? – Trả lời câu hỏi này tức là học sinh đi tìm nội dung tư tưởng của tác phẩm hoặc tấm lòng, tài năng phong cách của tác giả. Lưu ý: + Nếu là các vấn đề nội dung thì phần khái quát nên quy về giá trị tư tưởng, tấm lòng, tài năng phong cách của nhà thơ. + Nếu nhận xét về nghệ thuật thì phần khái quát quy về phong cách/ tài năng hoặc những đóng góp riêng của tác giả đó đối với văn học Từ cách làm trên, ta có thể vận dụng cho phần yêu cầu nhận xét Đề số 9 bài thơ Việt Bắc như sau: Căn cứ vào cách hỏi trong phần hướng dẫn Vấn đề đó ( vấn đề yêu cầu nhận xét) thể hiện như thế nào trong đoạn thơ? ta đặt câu hỏi như sau tính dân tộc biểu hiện trên phương diện nghệ của đoạn thơ được thể hiện như thế nào? Trả lời cho câu hỏi này, học sinh căn cứ vào những hiểu biết về biểu hiện tính dân tộc trên phương diện nghệ thuật khi tìm hiểu về phong cách nghệ thuật của nhà thơ trong Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I. Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn các em cần đảm bảo những yêu cầu sau: + Cách sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc, thể thơ lục bát đã gắn bó với người Việt trong những câu ca dao hay những làn điệu dân ca. + Lối kết cấu đối đáp giữa người đi- kẻ ở - hình thức đối đáp dân gian, một hình thức phổ biến trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Nếu đoạn thứ Trang 34
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
nhất là lời ướm hỏi của người ở lại nhằm nhắn nhủ và khơi gợi cảm xúc thì đoạn thứ hai là lời hô ứng đồng vọng của người ra đi. + Cách xưng hô “mình – ta” quen thuộc và phổ biến trong ca dao tình yêu + Hình ảnh thơ cũng đậm đà tính dân tộc: “cây, núi, sông, nguồn” + Nhạc điệu của đoạn thơ cũng đậm đà tính dân tộc: từ cách gieo vần lưng: ta - tha, không – sông (đọan 1), cồn- bồn chồn , phân li- nói gì (đoạn 2); vần chân: mặn nồng – nhớ không (đoạn 1), bước đi- phân li (đoạn 2). Cách phối âm trầm bổng “Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Nhịp điệu được tạo nên nhờ cách ngắt nhịp chẵn 2/2/2, 4/4 và điệp từ “mình- ta- nhớ”. Thanh điệu phối hợp hài hòa giữa thanh bằng và thanh trắc khiến lời thơ trầm bổng, nhẹ nhàng. Sau khi trả lời xong câu hỏi thứ nhất, học sinh căn cứ vào câu hỏi thứ 2 trong phần hướng dẫn, đặt câu hỏi và trả lời cho câu hỏi đó. Ở đề bài này, có thể đặt câu hỏi như sau Cách biểu hiện nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn thơ cho thấy điều gì? Đây là phần nhận xét trên phương diện nghệ thuật nên ta sẽ quy câu trả lời về tài năng, phong cách của tác giả. Có thể trả lời như sau: + Sự thể hiện đó cho thấy tài năng đặc biệt của nhà thơ, làm nên phong cách đậm đà tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. + Đó cũng là đóng góp lớn của Tố Hữu ở mảng thơ trữ tình cách mạng. góp phần làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thi phẩm Việt Bắc. - Bước 3: Đánh giá Ở thao tác này học sinh cần phải đánh giá trên phương diện nội dung tư tưởng của đoạn thơ theo trình tự như sau: + Đặc sắc về nội dung: Đặt đoạn thơ vào bài thơ để nhận xét đóng góp của đoạn thơ trong việc thể hiện chủ đề, nội dung, tư tưởng của bài thơ; trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và những đóng góp đối với giai đoạn văn học + So sánh, liên hệ, mở rộng với đoạn thơ/ bài thơ khác hoặc chỉ ra giá trị của đoạn thơ đó trong việc khơi gợi nhưng rung ddoonhj thẩm mĩ hoặc giá trị giáo dục lơn lao. * Kết bài: - Tổng kết, đánh giá về giá trị, đóng góp của tác phẩm/ đoạn thơ đối với chỉnh thể tác phẩm, đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả và với nền văn học cũng như sức sống của nó trước thời gian. d. Phương pháp, kĩ năng làm bài cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ để làm sáng tỏ một ý kiến, một nhận định. Đây cũng là dạng bài hay xuất hiện trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn , từ đó biết cách nhận xét một yếu tố thuộc nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm hay phong cách của tác giả. Dạng bài này yêu cầu học sinh cần vận dụng kiến thức về tác phẩm một cách linh hoạt để làm sáng tỏ ý kiến được nêu trong đề bài. Đối Trang 35
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
với bài nghị luận văn học chứng minh một nhận định có thể chia ra thành các kiểu bài sau - Kiểu 1: Nhận định về một giai đoạn văn học - Kiểu 2: Nhận định về một tác giả văn học - Kiểu 3: Nhận định về một tác phẩm văn học - Kiểu 4: Nhận định về một vấn đề lí luận văn học Đối với kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia, kinh nghiệm dạy học nhiều năm cho thấy đề bài thường tập trung vào kiểu 2 nhận định về một tác giả hoặc kiểu 3 nhận định về tác phẩm văn học. Với kiểu nhận định về một tác giả văn học đề bài thường nêu ra những nhận định về tư tưởng sáng tác, phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác... của tác giả văn học đó. Ví dụ ở Đề bài 13 trong hệ thống đề cho đoạn trích Việt Bắc Đề bài: Có ý kiến cho rằng “ Thơ Tố Hữu hài hòa giữa chất chính trị với chất trữ tình”. Anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn thơ sau: Mình về mình có nhớ ta …………………………… Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ( Trích Việt Bắc- Tố Hữu- SGK Ngữ văn 12- tập I) Với kiểu nhận định về một tác phẩm văn học đề bài có thể yêu cầu làm sáng tỏ một vấn đề thuộc nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm văn học được đề cập. Ví dụ ở Đề số 14 trong hệ thống đề ở bài Tây Tiến yêu cầu làm sáng tỏ một nội dung của tác phẩm: Đề bài: Có ý kiến cho rằng : “ Tây Tiến gợi nhớ một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ của một đoàn quân đã đi vào huyền thoại” . Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiên trên qua đoạn thơ sau: “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ……………………………… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (Trích Tây Tiến - Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12 tập 1) Ở Đề số 17 trong hệ thống đề ở bài Tây Tiến lại yêu cầu làm sáng tỏ một yếu tố về nghệ thuật của tác phẩm Đề bài: Có ý kiến cho rằng ‘Thi phẩm Tây Tiến đã được chạm khắc bằng một thứ ngôn ngữ rất độc đáo và mang sức sống kì diệu của một thời binh lửa”. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua đoạn thơ sau: “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (Trích Tây Tiến - Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12 tập 1) Trang 36
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Những ý kiến xuất hiện trong đề bài nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học hoặc với tác giả rất đa dạng và phong phú. Vì thế khi tiếp cận đòi hỏi học sinh cần bám sát vào yêu cầu của đề, hiểu được ý kiến, biết cách chia luận điểm, biết vận dụng kết hợp và linh hoạt các thao tác lập luận như giải thích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ...., biết dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến. Do đó giáo viên cần đưa ra những lưu ý khi làm bài dạng đề này như sau - Cần xác định rõ ý kiến bàn về phương diện nào của tác giả và tác phẩm. + Về tác giả có thể là: tư tưởng sáng tác, phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác... + Về tác phẩm có thể là: nội dung tư tưởng ( vẻ đẹp của thiên nhiên, con người; cái tôi trữ tình của tác giả; tình yêu thiên hiên, quê hương đất nước, sự vận động của cảm xúc....), nghệ thuật ( cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh, cấu tứ...) - Ý kiến bàn luận là đúng hay sai? Quan điểm của cá nhân về ý kiến đó. - Bám sát vào tác phẩm để tìm dẫn chứng phù hợp với luận điểm và luận cứ làm rõ ý kiến. Tránh xa rời tác phẩm, dẫn đến việc nghị luận lan man và không chính xác. - Phải vận dụng thành thạo linh hoạt các thao tác lập luận, xác định thao tác nào là chính, thao tác nào là phụ, đặt các thao tác đó vào vị trí nào hoặc vận dụng kết hợp chúng ra sao để tạo nên bài nghị luận giàu sức thuyết phục. Về cấu trúc, có thể triển khai bài viết theo trình tự các bước như sau. * Tìm hiểu đề và tìm ý - Tìm hiểu đề Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề giáo viên yêu cầu các em nắm được cách thức tìm hiểu đề bằng cách đọc kĩ từ ngữ trong đề bài, chú ý những từ quan trọng để xác định nội dung cơ bản như sau: + Kiểu bài: chứng minh nhận định. Đối với nghị luận văn học dạng chứng minh một nhận định, trong đề thường xuất hiện các từ ngữ ‘làm sáng tỏ nhận xét trên”, “làm sáng tỏ ý kiến trên”... + Vấn đề nghị luận: Là nội dung chính cần làm sáng tỏ trong bài viết. Để xác định được vấn đề nghị luận, giáo viên hướng dãn học sinh đọc kĩ nhận định, tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ quan trọng, cấu trúc của nhận định gồm một câu đơn hay câu ghép. Câu đơn thường chỉ có một vế và là yêu cầu đơn, câu ghép thường có hai vế trở lên và thường là yêu cầu kép. Từ yêu cầu đó học sinh có thể nhận diện được luận điểm cho bài nghị luận của mình. Vấn đề nghị luận của dạng bài chứng minh một nhận định thường là nội dung tử tưởng, nghệ thuật của tác phẩm hoặc phong cách sáng tác, tư tưởng sáng tác...của tác giả. + Phạm vi tư liệu: Trên cơ sở xác định được vấn đề nghị luận, học sinh xác định được phạm vi tư liệu phục vụ cho việc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Phạm vi Trang 37
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
tư liệu chủ yếu là lấy trong tác phẩm văn học được yêu cầu chứng minh ở đề bài, tuy nhiên các em có thể vận dụng thêm những kiến thức văn học sử, các tác phẩm khác trong và ngoài chương trình, kiến thức về lí luận văn học để bài viết thêm phong phú. - Tìm ý Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, tìm những từ quan trọng trong ý kiến coi đó là từ khóa để xác định nội dung cơ bản, dùng bút gạch chân. Cũng từ đó các em xác định được các luận điểm cần thiết cho bài viết. Lấy ví dụ ở Đề số 15 trong hệ thống đề của đoạn trích Việt Bắc Đề số 15: “Ta về mình có nhớ ta ………………………………. Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” ( Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12- tập I) Về đoạn thơ trên trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “ Đoạn thơ tựa một khúc hát dân gian nhưng cũng tựa như một bức tứ bình cổ điển”. Bằng cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Ở đề trên ta có thể xác định như sau: Ý kiến đưa ra hai vế câu, vế đầu là “Đoạn thơ tựa một khúc hát dân gian”, vế sau là đoạn thơ “tựa như một bức tứ bình cổ điển”. Khi xác định được hai vế cũng có nghĩa là học sinh đã xác định được từ khóa ở vế thứ nhất là “khúc hát dân gian”, vế thứ hai là “bức tứ bình cổ điển”. Xác định được từ khóa cũng là lúc luận điểm của bài viết được hình thành. Từ việc xác định luận điểm, giáo viên hướng dẫn học sịnh xác lập luận cứ và phạm vi dẫn chứng để làm sáng tỏ. * Lập dàn bài Trên cơ sở các bước đã được triển khai ở phần tìm ý, giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận sắp xếp theo bố cục ba phần, đúng với nhiệm vụ từng phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài (Có thể vận dụng cách thức ở kiểu bài số 1) + Giới thiệu tác giả, tác phẩm + Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nhận định và phạm vi tư liệu. Ví dụ: Đối với Đề số 15 trong hệ thống đề của đoạn trích Việt Bắc, ta có thể vận dung mở bài ở kiểu bài số 1 như sau: Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam. Việt Bắc được đánh giá là là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về kháng chiến và những con người kháng chiến, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh cụ thể: tháng 10 - 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền Trang 38
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
núi về miền xuôi, Trung ương Đảng quyết định rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bàn về đoạn thơ sau ““Ta về mình có nhớ ta ………………………………. Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” trong bài thơ Việt Bắc, có ý kiến cho rằng: “ Đoạn thơ tựa một khúc hát dân gian nhưng cũng tựa như một bức tứ bình cổ điển”. Đoạn thơ đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tuyệt với ấy. - Thân bài Bước 1: Giải thích nhận định Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích nhận định nêu ra trong đề bài thông qua việc giải nghĩa các từ quan trọng trong nhận định bằng cách trả lời câu hỏi “.....là gì?” , “ ....nghĩa là gì?”. Từ đó khái quát ý của cả nhận định bằng cách trả lời câu hỏi: Ý kiến khẳng định điều gì? Khi trả lời câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh hướng câu trả lời vào những vấn đề cụ thể mang ý nghĩa khái quát. Nếu là một nhận định về vấn đề trong tác phẩm văn học có thể khái quát đến: nội dung tư tưởng, cảm hứng sáng tạo, đặc sắc nghệ thuật....Nếu là một nhận định về tác giả có thể khái quát đến: tài năng nghệ thuật, phong cách sáng tác, quan điểm sáng tác....Cũng có thể ý kiến đó kết hợp của tất cả các nội dung trên. Ví dụ: Đối với Đề số 15 trong hệ thống đề của đoạn trích Việt Bắc, học sinh có thể triển khai như sau: “ Đoạn thơ tựa một khúc hát dân gian”: là đoạn thơ giàu nhạc điệu, bình dị, gần gũi, mang hơi thở của cao dao dân ca, dễ đi vào lòng người. Đoạn thơ “tựa như bức tứ bình cổ điển” : là đoạn thơ giàu chất tạo hình, hài hòa, cân xứng như bức tranh bốn mùa có tính chất cổ điển, mẫu mực truyền thống. Khái quát: Ý kiến khẳng định nét đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của đoạn thơ Việt Bắc. Đó là sự hài hòa giữa vẻ đẹp giản dị, gần gũi với vẻ đẹp mẫu mực cổ điển, là sự hài hòa giữa chất nhạc và chất họa làm nên nét độc đáo của bài thơ cũng như phong cách thơ Tố Hữu. Bước 2. Chứng minh, phân tích ý kiến Trên cơ sở giải thích nhận định, giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập hệ thống luận điểm (những quan điểm, tư tưởng người viết đưa ra để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận), luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng), phương pháp lập luận. Thao tác lập luận chủ yếu để triển khai phần này là chứng minh kết hợp với phân tích. Ngoài ra các em có thể vận dụng kết hợp các thao tác khác như: so sánh, bình luận mở rộng, bác bỏ… Trang 39
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Căn cứ vào ý kiến để xác lập luận điểm, có thể có một luận điểm hoặc hai luận điểm. Từ các luận điểm các em tìm luận cứ phù hợp, tránh việc tìm luận cứ không phục vụ cho luận điểm khiến cho bài nghị luận thiếu tính thuyết phục. Có thể bổ ngang hoặc bổ dọc tác phẩm/ đoạn trích để tìm dẫn chứng phù hợp với lí lẽ và luận điểm. Ở phần này đòi hỏi học sinh phải có tư duy mạch lạc, có khả năng cảm nhận tinh tế, hiểu sâu sắc ý kiến cũng như tác phẩm, tác giả mới có thể lựa chọn luận điểm, luận cứ phù hợp và thuyết phục. Kiểu đề này có tính phân loại cao, phù hợp với học sinh khá giỏi với bộ môn. Ví dụ: Đối với Đề số 15 trong hệ thống đề của đoạn trích Việt Bắc, học sinh có thể triển khai các luận điểm và luận cứ như sau: * Đoạn thơ tựa một khúc hát dân gian. - Nội dung: + Nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc cuả người ra đi sâu nặng nghĩa tình “Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người” + Cảnh sắc thiên nhiên và khung cảnh làng bản đẹp và gần gũi, giản dị như hơi thở, như đời sống: là hoa chuối đỏ tươi giữa rừng xanh bạt ngạt vô tận, là hoa mơ nở trắng rừng khi xuân về nắng ấm, tiếng ve kêu rộn ràng khi hè đến và hoa phách trổ vàng như tấm thảm óng ánh dưới ánh nắng chói chang, là ánh trăng thu dịu dàng lan tỏa. + Con người Việt Bắc bình dị, chịu thương chịu khó mà tình nghĩa, thủy chung: người lao động trên nương, người đan nón, người hái măng nuôi quân, nuôi kháng chiến, người cất lên tiếng hát. - Nghệ thuật + Thể thơ lục bát êm đềm mang vẻ đẹp cổ điển + Kết cấu đôi đáp gợi nhớ cảnh chia tay trong những khúc hát giao duyên của người bình dân xưa. Hai câu thơ đầu chính là câu trả lời cho lời hỏi gọi nhớ gợi thương của người ở lại. + Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Cách xưng hô mình- ta đằm thắm ‘ ta về mình có nhớ ta - ta về ta nhớ…..” gợi về những câu hát huê tình của ca dap, dân ca. Đoạn thơ giàu nhạc điệu bởi cách gieo vần: vần lưng, vần chân; cách phối âm: trầm bổng, nhịp nhàng như những lời ru: ta về mình …..âm a, oa, …; cách tạo nhịp điệu qua hàng loạt các điệp từ, điệp ngữ; “ta về, nhớ, nhớ…; cách sử dụng thanh điệu: thanh bằng ngân nga trầm bổng… + Giọng thơ ngọt ngào, sâu lắng như những lời ru. * Đoạn thơ tựa như bức tứ bình cổ điển. - Nội dung: Nỗi nhớ của người đi gắn liền với cảnh và người Việt Bắc trong bốn mùa Trang 40
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
+ Bức tranh mùa đông: thiên nhiên có sự hòa sắc diệu kì với hình ảnh tuyệt đẹp “rừng xanh- hoa chuối đỏ tươi”, không gian hoang sơ lạnh giá hắt hiu bỗng trở nên ấm nồng, bừng sáng; con người Việt Bắc hiện lên gián tiếp qua hình ảnh “dao gài thắt lưng”. Đó là tư thế của con người làm chủ, tỏa sáng giữa núi đồi Việt Bắc. “ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” + Bức tranh mùa xuân: với hoa “mơ nở trắng rừng” biên giới. Sắc trắng bung nở say đắm đại ngàn khiến Việt Bắc trẻ trung, quyến rũ. Xuất hiện giữa bức tranh thiên nhiên xôn sao sự sống là hình ảnh người đan nón chăm chỉ, cần cù. Động từ “chuốt” gợi lên đôi tay mềm mại, khéo léo tài hoa của con người Việt Bắc. “ Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” + Bức tranh mùa hạ: rộn ràng với tiếng ve kêu và sắc vàng trải dài của rừng hoa phách. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng rất tài tình, sự chuyển màu được biểu hiện qua sự chuyển màu trên thảo mộc cỏ cây, cảm nhận của thính giác đã đem đến những ấn tượng tuyệt vời cho thị giác. Chữ “đổ” dung rất tài tình. Giữa thiên nhiên rực rỡ sắc màu là hình ảnh người em gái nuôi quân đang miệt mài trong lao động “ Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình” + Bức tranh mùa thu: thiên nhiên huyền ảo trong ánh trăng thu yên ả thanh bình. Mùa thu càng ngọt ngào hơn với tiếng hát “ân tình thủy chung” của con người Việt Bắc. Nhớ về đồng bào Việt Bắc không chỉ là những người lao động cần mẫn tài hoa mà còn là những con người với tâm hồn rất nghệ sĩ. “ Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” - Nghệ thuật: + Hình ảnh thơ trong sáng có sự chuyển hóa màu sắc sinh động: rừng xanhrừng trắng – rừng vàng – rừng, mang nét đặc trưng của thiên nhiên và con người Việt Bắc. + Ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình. Bước 3: Khái quát về nghệ thuật của tác phẩm và đoạn trích Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá khái quát về nghệ thuật của tác phẩm hoặc đọan trích. Đối với các tác phẩm thơ cần chú ý những yếu tố về nghệ thuật như: thể thơ, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, giọng điệu, các biện pháp tư từ…. Tuy nhiên phần khái quát về nghệ thuật chỉ phù hợp với những ý kiến yêu cầu chứng minh nội dung tư tưởng của tác phẩm hoặc tác giả. Đối với các đề bài yêu cầu chứng minh nhận định để làm rõ một vấn đề nghệ thuật hoặc kết hợp một vấn đề nội dung và nghệ thuật của tác phẩm như Đề số 15 bài Việt Bắc ở trên thì sẽ Trang 41
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
không có bước thứ ba này. Do đó học sinh rất cần phải linh hoạt trong cách vận dụng các bước làm. Bước 4: Đánh giá mở rộng vấn đề Sau khi học sinh đã lựa chọn những luận điểm và luận cứ phù hợp, giáo viên hướng dẫn các em đánh giá vấn đề. Có thể triển khai thành các ý như sau: Đánh giá thành công của vấn đề: khẳng định lại ý kiến đúng/ chưa hoàn toàn đúng/ sai. Có thể lí giải về cơ sở vấn đề bằng cách trả lời câu hỏi: Nó bắt nguồn từ đâu? Từ ý kiến có thể khái quát để đánh giá về tác phẩm/ đoạn trích: ý kiến giúp người đọc hiểu thêm về nội dung tư tưởng của tác phẩm, tấm lòng, tài năng và phong cách của tác giả; giúp người đọc tiếp cận tác phẩm theo nội dung hay theo đặc trưng thể loại. - Kết bài Tổng kết, đánh giá về giá trị, đóng góp của tác phẩm/ đoạn thơ đối với chỉnh thể tác phẩm, đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả và với nền văn học cũng như sức sống của nó trước thời gian. Sau khi hướng dẫn cách làm các dạng đề khác nhau, giáo viên cần cho học sinh thực hành, lập dàn ý, tập viết để tạo thành kĩ năng thuần thục trong các bài kiểm tra, bài thi các kì và thi tốt nghiệp THPT. 2.3.4.2. Kĩ năng viết bài nghị luận văn học hay a. Yêu cầu một bài nghị luận văn học hay. * Thứ nhất: bài viết phải có ý (yêu cầu về ý) . Vì thế đòi hỏi các em phải nắm chắc được kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm, biết cách xử lí đề bài, triển khai được các ý cơ bản cho bài viết bằng hệ thống luận điểm, luận cứ mạch lạc, khoa học để làm sáng tỏ yêu cầu của đề ra. * Thứ hai: bài viết phải có chất văn (yêu cầu về văn) Yêu cầu về ý nghiêng về nội dung (tìm tòi, lựa chọn, phát hiện và nêu lên những nội cơ bản); yêu cầu về chất văn nghiêng về cách trình bày, diễn đạt. Nói “nghiêng” nghĩa là không chỉ có hình thức trình bày, diễn đạt. Thực ra cái gốc chất văn là nội dung tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Văn sáng tác đòi hỏi phải “có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và có tình để rung động trái tim” (Chế lan Viên) thì văn nghị luận cũng cần có nội dung ấy ở một chừng mực nhất định. Trong thực tế có những bài viết rất đủ ý, thậm chí có những phát hiện mới mẻ về nội dung nhưng lại viết chưa hay. Ngược lại có những bài viết mới đọc lên thấy hay, nhưng xem kĩ thì ý lại chẳng có gì sâu sắc mới mẻ. Ý vốn nghiêng về tác động lí trí, còn văn lại nghiêng về tác động tình cảm. Có ý mà thiếu chất văn, bài viết đôi khi sẽ nặng nề, khô khan, thiếu đi tính truyền cảm. Có văn mà ý nông cạn thì bài viết sẽ hời hợt, dễ rơi vào mòn sáo kiểu “làm xiếc ngôn từ”. Trang 42
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Vậy nên, bài văn hay phải là bài văn vừa có những ý tứ sâu sắc lại vừa phải mới mẻ, sáng tạo, được diễn đạt bằng những lời văn hay, câu văn đẹp, giàu hình ảnh, tự nhiên giản dị lập luận chặt chẽ mà có sức truyền cảm mạnh mẽ tới người đọc. Mặc dù không hạn chế những phát hiện và khám phá sâu sắc của học sinh những cũng cần có giới hạn yêu cầu này ở một chừng mực nhất định, vừa phải để phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh. Do đó, giáo viên phải rất công phu, tâm huyết, người học cũng phải rất nỗ lực với niềm say mê, và tình yêu môn học để có thể tạo nên những đứa con tinh thần đẹp nhất cho sáng tạo của mình. Để giúp các em biết cách cảm nhận/phân tích bình giảng một tác phẩm văn học, giáo viên càn hướng dẫn các em thực hiện những bước sau - Bước 1: Rèn học sinh ý thức tìm hiểu tác phẩm văn học bằng những rung cảm của tâm hồn để cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm. Nghĩa là không chỉ rút ra vài ý khô khan mà còn bị lôi cuốn một cách thú vị vào niềm căm giận, nỗi vui mừng hay cái bâng khuâng man mác gây nên bởi màu sắc, đường nét của một hình ảnh, âm điệu nhẹ nhàng sâu lắng hay hào sảng trầm hùng của một vần thơ. Không cảm nhận thực sự được những điều ấy và phân tích bình luận được như thế thì dù các em có bám vào được từ ngữ, có nói nhiều đến hình thức như hiện được các biện pháp tu từ, cách dùng từ độc đáo được coi là nhãn tự của câu thơ, bài thơ cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chẳng hạn khi tìm hiểu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng học sinh không chỉ hiểu được vị trí, phong cách thơ Quang Dũng, hiểu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ mà còn phải cảm nhận được nỗi nhớ da diết, cồn cào của nhà thơ khi chia tay đồng đội và binh đoàn Tây Tiến một thời gắn bó, cảm nhận được tâm hồn lãng mạn say nồng trong đôi mắt của nhà thơ xứ Đoài mây trắng trước bức tranh miền Tây hùng vĩ mà cũng rất đỗi thơ mộng trữ tình …. Đó là cơ sở để biết nhận xét, bình giá những câu thơ hay, những từ độc đáo trong bài thơ Tây Tiến. - Bước 2: Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh đọc toàn bộ tác phẩm để cảm nhận tinh thần chung của tác phẩm và tài nghệ của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Đối với tác phẩm thơ trữ tình, cảm thụ nên hướng nhiều hơn về tình cảm. Nó thường được thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, nhip điệu, giọng điệu và các biện pháp tu từ… - Bước 3: Trên cơ sở cảm nhận tinh thần chung hướng dẫn học sinh chọn lọc hình ảnh, chi tiết để cảm nhận, phân tích, bình giá. Ngoài ra, giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh đọc tham khảo, học tập cách viết từ bạn bè, thầy cô, các bài nghiên cứu phê bình văn học để nhớ lấy những đoạn, những câu văn, được hình ảnh được phát hiện là hay, là đẹp. Nhưng phải biết biến cái của người khác thành cái của mình một cách hợp lí, tự nhiên trách nhiệm, tránh vận dụng máy móc trở thành sáo rỗng.
Trang 43
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
b. Kĩ năng viết một bài nghị luận văn học hay Giáo viên hướng dẫn một số kiến thức và kĩ năng cần thiết để tạo điểm nhấn cho bài viết của mình. Sau đây là những hướng dẫn cụ thể: * Kĩ năng viết mở bài, kết bài hay - Kĩ năng viết mở bài hay M. Gorki đã từng kết luận “ khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Mở bài trong mọi bài viết là sự mở đầu trong việc nêu ý tưởng cần diễn đạt trong bài viết đó. Mở bài rất quan trọng trong cấu trúc một bài văn nghị luận, thông thường mở bài lúc nào cũng là phần khiến học sinh trăn trở, khó khăn nhất. Khi làm văn dẫn dắt, đặt vấn đề ở mở bài hay sẽ giúp học sinh tự tin, có thêm cảm hứng cho bài viết của mình. Mở bài hay giúp cho người viết nhận được sự đánh giá cao của người đọc, có cảm tình với bài văn, người đọc hiểu được nội dung mà người viết muốn truyền đạt và có hứng thú khám phá phần sau của bài viết. Vì thế, muốn tạo nên một bài nghị luận văn học hay, học sinh phải bắt đầu từ cách viết mở bài. Mở bài hay cần phải ngắn gọn, đầy đủ, độc đáo và rất tự nhiên. Mở bài có hai cách dẫn dắt, trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, để học sinh có thể đạt điểm tối đa cho phần mở bài và đạt điểm sáng tạo cùng với toàn bài viết thì mở bài gián tiếp là lựa chọn tốt nhất. Cách mở bài gián tiếp là không đi thẳng vào vấn đề ngay mà dùng những cách dẫn dắt phù hợp để đưa người đọc đến với vấn đề cần nghị luận. Để làm điều này, giáo viên chú ý bài Rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận ở sách giáo khoa hiện hành, giới thiệu cho học sinh các cách mở bài (tương liên, tương cận, đối lập…), chọn lấy một hoặc hai cách, cho học sinh luyện tập, từ đó sẽ dễ dàng thành kĩ năng. Đơn giản hơn là dùng những câu thơ, câu hát, câu danh ngôn, những câu lí luận về thơ lấy từ các bài lí luận đã học (hoặc các em tự sưu tầm hoặc giáo viên cung cấp) có liên quan đến vấn đề nghị luận để dẫn dắt, sau đó biến đề bài thành một phần của mở bài. Để có một mở bài gián tiếp hay không hề dễ dàng, nội dung cần thể hiện đúng, đủ ý, ngôn ngữ trau chuốt, mượt mà, giàu chất văn chương. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh tổng kết “các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, viết mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại cứ thay đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới. Vì vậy có hai nguyên tắc để viết mở bài hau đó là Nêu được vấn đề một cách ngắn gọn nhất, hấp dẫn và gây hứng thú cho người đọc, người nghe. Nêu lên hướng giải quyết, phạm vi giải quyết, tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề để chuẩn bị tư tưởng cho người đọc theo dõi phần nội dung. Có nhiều cách mở bài gián tiếp như đi từ vấn đề có liên quan, vấn đề đối lập, từ một nhận định về lí luận văn học, lời tâm sự chia sẻ của tác giả, từ mối quan hệ Trang 44
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Vị trí tác phẩm
Tây Tiến (Quang Dũng)
- Một nghệ sĩ đa tài: làm thư, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc - Một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và hào hoa. - “trang tài hoa của xứ Đoài” (Chu Văn Sơn)
- “Là đứa con đầu lòng tráng kiện và hào hoa” (Phong Lê) nhất của thơ ca chống Pháp. “Thứ quả lạ trái mùa” của thơ ca kháng chiến. - Là đỉnh cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên trong sự nghiệp thơ ca của mình
Y
QU
M KÈ
DẠ Y
Việt Bắc (Tố Hữu)
- Là lá cờ đầu của thơ ca chống Pháp. - Nhà thơ trữ tình - chính trị sâu sắc, đậm đà tính dân tộc.
Hoàn cảnh sáng tác
ƠN
Vị trí, phong cách tác giả
- Cuối năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, ngôi làng nhỏ ven bờ sông Đáy hiền hòa thuộc tỉnh Hà Đông cũ. Quang Dũng nhớ về đơn vị cũ và sáng tác bài thơ. - Tháng 10 năm 1954 khi TW Đảng và chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc trở về Hà Nội.
NH
Tên tác phẩm
OF
FI
CI
AL
giữa văn học và hiện thực cuộc sống, từ tính sáng tạo của nguwoif nghệ sĩ….Sau đây là các bước mà tôi đã hướng dẫn cho HS của mình. Mở bài này phù hợp với năng lực học sinh từ mức Khá – Giỏi trở lên. Lưu ý: Để tìm ra câu dẫn dắt phù hợp, có thể dựa vào: đề tài của tác phẩm, dựa vào kiến thức lí luận chung về thơ hoặc những câu nói về phong cách tác giả để dẫn dắt… + Bước 1: Từ nguồn tài liệu giáo viên cung cấp và học sinh tự tìm hiểu, lập bảng ghi nhớ về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm cho từng bài học như sau. Chú ý những kiến thức nâng cao Nhận định về tác phẩm
Cảm hứng chủ đạo
- Tây Tiến như một viên ngọc. Ngọc càng mài càng sáng, càng lấp lánh và hấp dẫn” (Phạm Xuân Nguyên) - Tây Tiến, tượng đài bất tử về người lính vô danh (Vũ Thu Hương) - “Việt Bắc xứng đáng là khúc trường ca của lòng yêu quê hương, đất nước” (Hoài Thanh)
- Nỗi nhớ cháy bỏng nồng nàn về đồng đội Tây Tiến và mảnh đất Tây Bắc một thời gắn bó.
- Ngợi ca nghĩa tình cách mạng thủy chung son sắt giữa cán bộ kháng chiến và đồng bào Trang 45
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
CI
AL
- “Cảnh vật Việt Bắc, và con giữa quân người Việt với dân, Bắc đã nhập giữa miền vào tâm hồn xuôi và tôi, máu thịt miền tôi, Việt Bắc ngược. ở trong tôi” (Tố Hữu) + Bước 2: Xây dựng công thức, có phần cố định và phần bỏ trống để học sinh điền vào chỗ trống bằng đơn vị kiến thức mà các em đã tìm hiểu được ở bảng ghi nhớ. Có nhiều lựa chọn để viết phần dẫn dắt như: bắt đầu bằng đề tài, bắt đầu bằng lí luận văn học, bắt đầu bằng những câu thơ, câu hát.... Tuy nhiên phần mở bài cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản, cho dù là dẫn dắt trực tiếp hay gián tiếp. Đó là ngoài phần dẫn dắt, mở bài cần giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. Phần dẫn dắt phải phù hợp với nội dung của bài thơ cũng như của đề bài yêu cầu. Khi nắm chắc được những ý cơ bản trên, giáo viên hướng dẫn học sinh lập công thức cho phần mở bài gián tiếp. Dưới đây là một ví dụ về công thức viết mở bài Công thức chung: Cách 1: Mở bài gián tiếp theo kiểu tương liên đi từ một nhận định về lí luận văn học Có người đã từng nói “Thơ là những gì làm bạn khóc cười đau khổ câm lặng làm các ngón chân bạn lấp lánh, làm cho bạn muốn làm mọi điều hoặc chỉ ngồi yên một chỗ. Thơ khiến bạn thấy rằng mình không cô độc trên thế giới, rằng hạnh phúc khổ đau của riêng mình sẽ được mãi mãi sẻ chia”. Quả thật thơ ca đã mang đến cho nhân loại hơi thở ấm nồng, cho hành tinh xanh bạt ngàn hoa trái. Sinh ra từ tâm hồn và trái tim con người, thơ trở thành tri âm của bao thế hệ. Và ..(1 ) ....(2) ... đã để lòng mình trải rộng với ...(3)... để tạo nên ...(4)...(5).... Tiêu biểu là đoạn thơ...(6).... Và điền từ vào chỗ trống theo trình tự: ô trống (1) là tên tác giả, ô thứ 2 là vị trí của tác giả (cũng là mục thứ (2) trong bảng ghi nhớ), ô thứ (3) là cảm hứng chính của tác giả trong bài thơ, ô thứ (4) là tên tác phẩm, ô thứ (5) là một nhận xét về bài thơ đã được hệ thống trên bảng ghi nhớ, ô thứ (6) là vấn đề cần nghị luận được nêu ở đề bài, học sinh sẽ có một mở bài hoàn chỉnh. Cách 2: Mở bài gián tiếp bắt đầu từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống: Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
- Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng t ác bài thơ Việt Bắc.
FI
- Là nhà thơ đầu tiên “đưa thơ chính trị lên trình độ rất đỗi trữ tình” ( Xuân Diệu)
Trang 46
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy… Trái tim nghèo nhưng cũng đã tin yêu (Gởi – Chế Lan Viên) Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống, âm nhạc dùng ca từ và giai điệu để tạo nên những tiếng ca lảnh lót cho đời thì văn học dùng ngôn ngữ và hình ảnh làm chất liệu cho sáng tác. Hiện thực đời sống luôn là nguồn cảm hứng vô tận sáng tạo nên văn chương. Người nghệ sĩ phải đứng vững trên mảnh đất đời sống, lấy đó làm điểm tựa, mở hồn ra đón lấy những vang động của đời mới mang lại cho văn chương một điều gì mới mẻ. Và ……(1)…..đã đến với cuộc đời bằng những rung cảm mãnh liệt của trái tim để chưng cất lên ….(2)….làm xúc động lòng người. Ấn tượng đặc biệt nhất là …….(3)……. Và điền từ vào chỗ trống theo trình tự: ô trống đầu tiên (1) là tên tác giả, ô thứ (2) là tên tác phẩm, ô thứ (3) là vấn đề cần nghị luận được nêu ở đề bài, học sinh sẽ có một mở bài hoàn chỉnh. + Bước 3: Hoàn thiện Có thể lấy ví dụ cho Đề số 2 ở hệ thống đề gợi ý của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng): Có người đã từng nói “Thơ là những gì làm bạn khóc cười đau khổ câm lặng làm các ngón chân bạn lấp lánh, làm cho bạn muốn làm mọi điều hoặc chỉ ngồi yên một chỗ. Thơ khiến bạn thấy rằng mình không cô độc trên thế giới, rằng hạnh phúc khổ đau của riêng mình sẽ được mãi mãi sẻ chia”. Quả thật thơ ca đã mang đến cho nhân loại hơi thở ấm nồng, cho hành tinh xanh bạt ngàn hoa trái. Sinh ra từ tâm hồn và trái tim con người, thơ trở thành tri âm của bao thế hệ. Và Quang Dũng - “trang tài hoa của xứ Đoài” đã để lòng mình trải rộng với bao nỗi nhớ cháy bỏng nồng nàn về một thời binh lửa để tạo nên Tây Tiến – viên ngọc sáng ngời của thơ ca hiện đại Việt Nam. Tiêu biểu là đoạn thơ sau: “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ......................................................... Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Đối với những dạng đề khác nhau, giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách vận dụng linh hoạt mở bài để giới thiệu vấn đề nghị luận cho phù hợp. Ở dạng đề ba Cảm nhận/ phân tích đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả và bốn Cảm nhận/ phân tích đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả, học sinh sử dụng công thức làm mở bài sao cho phù hợp để có thể vừa tạo được tính hấp dẫn, vừa giới thiệu dược vấn đề nghị luận. Giáo viên hướng dẫn học sinh một công thức khác về cách mở Trang 47
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
bài gián tiếp đi từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống, sau đó học sinh vận dụng làm bài để hình thành kĩ năng thuần thục. Có thể lấy ví dụ cho Đề số 10 ở hệ thống đề gợi ý của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) ở dạng cảm nhận/ phân tích đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả như sau: Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy… Trái tim nghèo nhưng cũng đã tin yêu (Gởi – Chế Lan Viên) Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống, âm nhạc dùng ca từ và giai điệu để tạo nên những tiếng ca lảnh lót cho đời thì văn học dùng ngôn ngữ và hình ảnh làm chất liệu cho sáng tác. Hiện thực đời sống luôn là nguồn cảm hứng vô tận sáng tạo nên văn chương. Người nghệ sĩ phải đứng vững trên mảnh đất đời sống, lấy đó làm điểm tựa, mở hồn ra đón lấy những vang động của đời mới mang lại cho văn chương một điều gì mới mẻ. Và Quang Dũng đã đến với cuộc đời bằng những rung cảm mãnh liệt của trái tim để chưng cất lên thi phẩm Tây Tiến làm xúc động lòng người. Ấn tượng đặc biệt nhất là đoạn thơ đầu, đoạn thơ làm hiện lên đặc điểm rất riêng về chiến trường Tây Bắc. “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ……………………………… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Có thể lấy ví dụ cho Đề số 13 ở hệ thống đề gợi ý của bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu ở dạng cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ để làm sáng tỏ một ý kiến, một nhận định như sau: Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy… Trái tim nghèo nhưng cũng đã tin yêu (Gởi – Chế Lan Viên) Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống, âm nhạc dùng ca từ và giai điệu để tạo nên những tiếng ca lảnh lót cho đời thì văn học dùng ngôn ngữ và hình ảnh làm chất liệu cho sáng tác. Hiện thực đời sống luôn là nguồn cảm hứng vô tận sáng tạo nên văn chương. Người nghệ sĩ phải đứng vững trên mảnh đất đời sống, lấy đó làm điểm tựa, mở hồn ra đón lấy những vang động của đời mới mang lại cho văn chương một điều gì mới mẻ. Và Tố Hữu đã đến với cuộc đời bằng những rung cảm mãnh liệt của trái tim để chưng cất lên thi phẩm Việt Bắc làm xúc động lòng người. Có ý kiến cho rằng “ Thơ Tố Hữu hài Trang 48
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
hòa giữa chất chính trị với chất trữ tình”, nội dung đó được thể hiện sâu sắc qua đoạn thơ sau: “ Mình về mình có nhớ ta …………………………… Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” Muốn vận dụng được kiểu công thức trên, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành nhiều lần, có thể giao cho các em tự tìm hiểu cách mở bài khác nhau, viết bài và giáo viên trực tiếp nhận xét. Tất yếu học sinh sẽ hình thành được những kiến thức và kĩ năng tốt để làm mở bài gián tiếp mang lại hiệu quả và sức hấp dẫn riêng cho bài viết. - Kĩ năng viết kết bài hay Kết bài trong văn nghị luận là một phần khá quan trọng bởi đây là phần sẽ tạo dư âm cho bài viết. Nếu kết bài có sức nặng sẽ mang đến những cảm xúc tốt đẹp, tạo dư âm, lan tỏa giá trị thẩm mĩ. Vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời mở ra hướng suy nghĩ mới, tình cảm mới cho người đọc. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn. Các yêu cầu viết kết bài hay: Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát, không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài. Một kết bài thành công không chỉ là nhiệm vụ "gói lại" mà còn phải "mở ra" - khơi lại suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Thâu tóm lại nội dung bài viết không có nghĩa là nhắc lại, lặp lại mà phải dùng một hình thức khác để khái quát ngắn gọn; khơi gợi suy nghĩ hay tạo dư ba trong lòng người đọc, là câu văn khi đã khép lại vẫn khiến cho người đọc day dứt, trăn trở, hướng về nó. Cách viết kết bài hay: + Kết bài theo lối điểm nhãn: là kiểu kết bài mà ở đó người viết tóm tắt quan điểm, tổng hợp những ý chính đã nêu ở thân bài. Cách kết bài này dễ viết hơn và thường được sử dụng nhiều hơn. + Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn đề. Cách kết bài này đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng lí luận văn học. Dạng này phải biết khắc sâu vấn đề cần nghị luận, khẳng định tài năng nghệ thuật độc đáo của tác giả và bài học nâng cao quan điểm. + Kết bài theo lối “đầu cuối tương ứng”- kết bài ứng với mở bài: là cách kết bài khẳng định, chốt lại vấn đề đã triển khai ở thân bài bằng các ý nhận định lí luận văn học. Kiểu kết này cô đọng, gọn gàng thường hay được sử dụng để tạo nên sự trọn vẹn cho bài văn nghị luận. Trang 49
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Có nhiều cách, nhiều kiểu kết bài. Nhưng dù chọn kiểu nào đi chăng nữa cũng nhằm khắc sâu kết luận của người viết, nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề nghị luận mang đến ấn tượng cho người đọc. Do đó kết bài hay vừa phải đóng lại, vừa phải mở ra để nó ngân nga mãi trong lòng người đọc những dư âm về tác giả và tác phẩm không thể phai mờ. Giáo viên có thể hướng dẫn cách làm kết bài để học sinh lựa chọn cho mình một cách phù hợp. Có thể lựa chọn những cách sau: Kiểu kết bài theo lối điểm nhãn Ví dụ 1: Bằng cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng, đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết của tác giả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, về những người lính Tây Tiến giàu ý chí, vững niềm tin, nghị lực phi thường, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Nửa thế kỷ trôi qua, nhiều sự việc phôi pha cùng năm tháng, nhưng bài thơ “Tây Tiến” vẫn còn đó, sừng sững như một tượng đài bất tử về người chiến sĩ vô danh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ví dụ 2: Với bút pháp lãng mạn và âm hưởng bi tráng, đoạn thơ ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lính Tây Tiến. Đó là lí do vì sao thi phẩm nổi tiếng suốt nửa thế kỷ qua và sẽ mãi mãi sống trong lòng người đọc, ghi lại một chặng đường bất tử của một đơn vị bộ đội anh hung. Xin mượn những vần thơ của nhà thơ Giang Nam thay cho lời kết: “Tây Tiến biên cương mờ khói lửa Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy, con người ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông.” (Giang Nam) Ví dụ 3: Có thể nói, thơ ca kháng chiến chống Pháp là mùa vàng đầu tiên của thơ ca cách mạng, nơi cảm hứng yêu nước và nhân dân đã thăng hoa trên đầu ngọn bút để bay lên cùng núi sông đất Việt. Ngày nay đọc Việt Bắc, ta cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng ấy để những vần thơ của Tố Hữu mãi thăng hoa trên đầu ngọn bút và mãi “mênh mông bát ngát tình”. Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao: ( Kết bài này có thể vận dụng cho nhiều tác phẩm) Ví dụ 1: Nhà văn Mĩ Hemingway đã từng nói “ Tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử riêng của nó…Rồi mai này các tranh tượng có thể tiêu tan, các đền dài có thể sụp đổ, chỉ có những tác phẩm văn học chân chính mới có thể vượt qua được quy luật băng hoại của thời gian để tồn tại vĩnh viễn”. May thay trong sô ấy có ..(1)…của nhà thơ…(2)….Cảm ơn…(3)….đã “cắm một cây sào sáng tạo” để đưa …(4)….trở thành tác phẩm của lòng nhân, của đức tin và giá trị sống vĩnh viễn muôn đời. Trong đó số (1), (4) là tên tác phẩm; số (2), (3) là tên tác giả. Trang 50
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Ví dụ 2: Dù đã bao nhiêu năm trôi qua nhưng …(1)….của…(2)…..vẫn còn nguyên giá trị bởi những điều tuyệt vời mà nó mang lại cho bạn đọc. … (3)….đã giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn/ một suy nghĩ mới/ một cái nhìn đầy yêu thương và quý trọng về …(4)…. Đó là lí do để tác phẩm còn mãi với muôn đời, đúng như nhà văn Nga X. Sêđrin khẳng định “nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” Trong đó (1) là tên tác phẩm; (2), (3) là tên tác giả; (4) là nội dung của tác phẩm được đề cập. Ta có thể dùng kết bài trên cho các đề của bài Việt Bắc - Tố Hữu như sau “Dù đã bao nhiêu năm trôi qua nhưng Việt Bắc của Tố Hữu vẫn còn nguyên giá trị bởi những điều tuyệt vời mà nó mang lại cho bạn đọc. Tố Hữu đã giúp chúng ta có một cái nhìn đầy yêu thương và quý trọng về tình đồng bào đồng chí sâu nặng, về nghĩa tình cách mạng thủy chung. Đó là lí do để tác phẩm còn mãi với muôn đời, đúng như nhà văn Nga X. Sêđrin khẳng định “nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” Kĩ năng viết đoạn văn khái quát chung Ở bước này chúng ta giới thiệu vị trí tác giả (nếu mở bài chưa giới thiệu, cách này thường dành cho những mở bài gián tiếp), xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chủ đạo/(hoặc chủ đề tư tưởng)/(hoặc cấu tứ của tác phẩm) đồng thời giới thiệu vị trí của đoạn thơ trong mạch cảm hứng của toàn bộ bài thơ hoặc khái quát được nội dung đoạn thơ cần phân tích/cảm nhận. Thao tác này được đặt ở đoạn văn đầu tiên của phần thân bài, nên viết khoảng năm đến bảy câu văn. Dưới đây là một kiểu công thức: VD: đây là một kiểu công thức giới thiệu về tác giả và tác phẩm dành cho văn xuôi. - Nếu cho rằng niềm vui của người nghệ sĩ chân chính là niềm vui của người mở đường dẫn đến xứ sở của cái đẹp thì ….(1)… cũng được tôn vinh bằng chân giá trị ấy. (2)…. là….. (3)……. Trải qua lớp bụi của thời gian nhưng …(4..) của… (5)… vẫn để lại bao dấu ấn trong lòng bạn đọc. Tác phẩm ra đời …(6)………..( 7)…… Và điền từ vào chỗ trống theo trình tự: ô (1), (2), (5) là tên tác giả; ô (3) nêu vị trí hoặc phong cách nghệ thuật của tác giả ấy trong nền văn học; ô (4) điền tên tác phẩm; ô (6) nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm; ô (7) nêu được nội dung khái quát của đoạn thơ cảm nhận và phân tích. Có thể lấy ví dụ cho Đề số 1 ở hệ thống đề gợi ý của bài thơ Tây Tiến Quang Dũng như sau: Nếu cho rằng niềm vui của người nghệ sĩ chân chính là niềm vui của người mở đường dẫn đến xứ sở của cái đẹp thì Quang Dũng cũng được tôn vinh bằng chân giá trị ấy. Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn Trang 51
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
hậu lãng mạn và tài hoa của “xứ Đoài mây trắng”. Trải qua lớp bụi của thời gian nhưng Tây Tiến của Quang Dũng vẫn để lại bao dấu ấn trong lòng bạn đọc. Sau khi chuyển sang đơn vị mới một thời gian, vào cuối năm 1948, tại ngôi làng nhỏ Phù Lưu Chanh ven bờ sông Đáy hiền hòa, nỗi nhớ đơn vị cũ ào ạt ùa về...,“Tây Tiến” được dệt lên từ mạch cảm xúc nhớ thương ấy của thi nhân. Có thể coi đoạn mở đầu của thi phẩm là nỗi nhớ thương da diết của nhà thơ hướng về đồng đội và thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Có thể lấy ví dụ cho Đề số 1 ở hệ thống đề gợi ý của bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu như sau: Nếu cho rằng niềm vui của người nghệ sĩ chân chính là niềm vui của người mở đường dẫn đến xứ sở của cái đẹp thì Tố Hữu cũng được tôn vinh bằng chân giá trị ấy. Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca chống Pháp, nhà thơ đầu tiên “đưa thơ chính trị lên trình độ rất đỗi trữ tình” ( Xuân Diệu). Trải qua lớp bụi của thời gian nhưng Việt Bắc của Tố Hữu vẫn để lại bao dấu ấn trong lòng bạn đọc. Tháng 10 năm 1954 khi TW Đảng và chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc trở về Hà Nội, nhân sự kiện lịch sử có tình thời sự ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Có thể coi thi phẩm là “khúc trường ca của lòng yêu quê hương, đất nước” (Hoài Thanh), khúc tình ca ân nghĩa thủy chung. Nỗi niềm ấy mở ra ở ngay 8 câu thơ bắt đầu thi phẩm. * Chọn lọc những ngôn ngữ, hình ảnh... để cảm nhận/phân tích bình giảng chi tiết Đó là phân tích/ cảm nhận hay bình giá cụ thể từng phần, từng mặt cái tinh thần chung của tác phẩm. Đối với thơ trữ tình đó là tư tưởng tình cảm và tài năng của tác giả. Đặc biệt là tình và cảnh trong thơ, yếu tố tình cảm, cảm xúc của nhà thơ chi phối mạnh mẽ hình ảnh, màu sắc, nhịp điệu của cảnh trong thơ. Vì thế, không nên ôm đồm mà cần chọn cho tinh, cho trúng những gì quan trọng nhất, hay nhất, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao nhất ở từng bộ phận của tác phẩm. Ngay cả những chi tiết được chọn lọc cũng không nên cảm nhận, phân tích một cách quân bình mà phải có xoáy, có lướt, có đậm có nhạt tùy theo vị trí quan trọng của chi tiết ấy đối với toàn tác phẩm. Xét về nội dung bài văn hay phải có một số ý chẳng những đúng mà còn mới lạ, độc đáo. Tuy nhiên có được một vài ý mới mẻ độc đáo quả là rất khó. Muốn có được ý mới, ý riêng đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức sâu rộng, phải suy nghĩ tìm tòi. Nói chung phải huy động một vốn tri thức rộng rồi xoáy sâu vào một điểm mà cảm nhận, bình giá mới có thể bật ra được ý tứ độc đáo, tân kì. Trong quá trình hướng dẫn học sinh cảm nhận/ phân tích bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, giáo viên nên để học sinh thảo luận để xác định và lựa chọn phân tích 3 đoạn thơ: 14 câu đầu, 8 câu thơ tiếp và 8 câu còn lại. Có thể lướt đoạn thơ cuối cùng. Trong khổ thơ đầu sẽ chọn những câu thơ trọng tâm để cảm nhận bình giá như hai câu đầu để làm nổi bật nỗi nhớ của nhà thơ, câu thơ viết về dốc núi Trang 52
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
miền Tây trùng điệp, về mưa rừng trắng xóa nhưng lại gợi nét hùng vĩ dữ dội, thơ mộng trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến. VD: Khi cảm nhận bình giá nỗi nhớ trong hai câu đầu, giáo viên hướng dẫn học sinh chọn lựa từ “nhớ” trong câu thơ thứ hai “ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” làm điểm nhấn. Bởi lẽ nỗi nhớ là sợi dây xuyên suốt tựa như mạch máu kết nối sức sống của toàn thi phẩm. Do đó tạo chất văn cho bài viết bằng cách xoáy sâu, phân tích điệp từ “nhớ”, cách diễn đạt “nhớ chơi vơi” chứng tỏ sự kết hợp từ mới lạ, độc đáo làm nên phong cách thơ Quang Dũng lãng mạn, hào hoa. Chẳng hạn khi cảm nhận câu thơ này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lựa chọn để bình giá như sau: Sau đây là một cách diễn đạt: Nỗi nhớ bao trùm không gian, trải dài trên những con đường hành quân, những miền đất, những cánh rừng đã từng in dấu bao bước chân người lính. Sắc thái của nỗi nhớ cũng thật đặc biệt “nhớ chơi vơi”. Từ láy “chơi vơi” đi liền với hai thanh bằng gợi độ cao phiêu du bay bổng. Nỗi nhớ theo đó mà trải dài theo chiều rộng, lắng xuống chiều sâu, ám ảnh tâm trí con người, khiến con người không thể nào yên để cả đời phải vấn vương, nhung nhớ. Tương tự như thế, ở đoạn thơ thứ hai (8 câu thơ tiếp theo) cũng phải biết chọn lựa hình ảnh, ngôn ngữ để cảm nhận/ phân tích chi tiết. Bài viết sẽ tập trung làm nổi vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn hào hoa của những chàng trai Tây Tiến trong đêm liên hoan lửa trại và khung cảnh chiều sương giữa một miền sông nước Tây Bắc thơ mộng, ảo huyền. Ở bốn câu thơ đầu có thể xoáy vào hình ảnh “bừng lên hội đuốc hoa” như đang bừng thức cả một khoảng trời rực rỡ lung linh kỉ niệm , hai chữ “kìa em” ngân nga xúc cảm mê đắm nồng nàn của những chàng trai xanh tuổi trẻ lòng mang trong mình bao ước mơ khát vọng một thời tuổi trẻ. Ở bốn câu sau tập trung vào cách sử dụng ngôn ngữ thơ bay bổng diệu kì khiến cho bức tranh thiên nhiên nhiên mềm mại khói sương, mơ huyền tựa như thủy mặc. Bình giá hình ảnh “hoa đong đưa” trên dòng nước lũ để thấy cái tình của cảnh và người hòa quyện, quấn quýt, để vút bay lên tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và ánh mắt rất tình của những chàng lính hào hoa. Đoạn thơ thứ 3 tập trung vào cách sử dụng những từ Hán Việt, sự phát huy cao độ của các biện pháp tu từ kết hợp với hình ảnh thơ vừa đậm chất hiện thực vừa bay bổng chất lãng mạn “đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm, gửi mộng qua biên giới, mơ Hà Nội, dáng kiều thơm, áo bào thay chiếu”… Với đoạn trích Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu cũng phải chọn lựa những nội dung trọng tâm. Chẳng hạn khi phân tích tình cảm lưu luyến của người ra đi (người cán bộ kháng chiến về xuôi) và người ở lại (người dân Việt Bắc) để làm bật lên nghĩa tình cách mạng giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ 8 câu đầu. Cảm nhận/ phân tích bình giá đoạn thơ này nên chọn điểm nhấn trong lời của người ra đi là thời gian “mười lăm năm”, không gian “cây núi sông nguồn”. Trong lời đáp lại của người ra đi lại chú ý hình ảnh hoán dụ “áo chàm” hay hành động “cầm tay” Trang 53
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
tình nghĩa. Cũng không thể bỏ qua được dấu ba chấm ở cuối dòng thơ tựa như một khoảng lặng vô ngôn nhưng lại rất dư tình. Trong tình cảm đáp lại của người ra đi lựa chọn đoạn thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu....Chày đêm nện cối đều suối xa” hay đoạn bức tranh tứ bình về Việt Bắc, đoạn Việt Bắc ra trận trong khí thế hào hùng, mạnh mẽ để khắc sâu tư tưởng của bài thơ. Cách lựa chọn phân tích/ cảm nhận bình giá chi tiết từng câu thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, biện pháp tu từ...thể hiện rõ năng lực cảm thụ của người viết có tri thức về văn hóa, văn học, về lí luận và có vốn sống vững vàng không. Đó là yếu tố quan trọng để tạo nên sự sâu sắc, chất văn chương cho bài viết. Về cách cách cảm nhận/ phân tích bình giảng chi tiết không thể nói cụ thể trong từng trường hợp. Tuy nhiên giáo viên cũng cần định hướng những điều chung nhất để giúp học sinh chú ý khi lựa chọn điểm nhấn cho bài viết của mình. Sau đây là một vài định hướng theo kinh nghiệm của tôi: - Phân tích/cảm nhận chi tiết những câu thơ, hình ảnh, ngôn ngữ..... không được lạc ra ngoài bài thơ, nhất là đối lập với sự tổng quát ban đầu về nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Phân tích chi tiết là thâm nhập sâu hơn và tỉ mỉ, cụ thể hơn, biết mở rộng so sánh với các tác phẩm cùng thời, khác thời để làm rõ hơn hoặc chỉ ra cái đặc sắc hơn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm ấy. - Phân tích từng đoạn cũng phải lấy cái nhìn tổng quát (cả đoạn) để phân tích chi tiết. - Không phân tích hết mà chỉ chọn một số hình ảnh, ngôn ngữ, câu thơ, đoạn thơ có ý nghĩa nhất và hay nhất. Cần phải gắn với các thủ pháp nghệ thuật, các biện pháp tu từ để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh đó...Chẳng hạn khi phân tích đoạn thơ khắc họa bức tranh tứ bình về Việt Bắc ta sẽ chọn cặp câu thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh mùa hè làm điểm nhấn “ Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình” Khi phân tích câu thứ nhất, giáo viên hướng dẫn học sinh về cách cảm nhận thiên nhiên mùa hè bắt đầu từ yếu tố nghệ thuật. Âm thanh tiếng ve được cảm nhận qua thính giác, hình ảnh “rừng phách đổ vàng” được cảm nhận qua thị giác. Kết hợp với đó là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến cho sự chuyển mùa được biểu hiện qua sự chuyển màu trên thảo mộc cỏ cây, cảm nhận bằng thính giác đã đem đến những ấn tượng tuyệt vời cho thị giác. Chọn câu thơ này để làm điểm nhấn nhưng cũng phải tinh để đặt lời bình đúng chỗ. Có thể chọn chữ “đổ” để bình giảng làm nổi bật sự tài hoa trong cách dùng chữ của Tố Hữu: “không phải là một ngọn bút trong tay Tố Hữu nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc”, chỉ một chữ ‘đổ’ mà khiến cho bức tranh mùa hè bừng sáng, óng ánh sắc vàng. Một sự lan tỏa nhanh tới mức chỉ có chữ ấy mới diễn tả hết được sự chuyển màu đồng loạt của Trang 54
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
hoa lá cỏ cây. Có thể coi chữ ‘đổ”thần tình ấy là nhãn tự của câu thơ lục bát”. Giá trị hay không chỉ là ở chỗ nhà văn sử dụng những thủ pháp nghệ thuật một cách tài tình mà còn phụ thuộc cả vào những rung động thẩm mĩ của người cảm nhận. Tuy nhiên sự tìm tòi sáng tạo không có nghĩa là suy diễn bừa bãi. Nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm đa âm, đa nghĩa không phải vì thế mà thích nói gì cũng được, nói thế nào cũng ổn mà cần có lí có tình, hợp lí hợp tình gây xúc động thật sự cho người đọc. Do đó khi chọn lọc để phân tích, bình giá chi tiết cần phải đặt trong tính chỉnh thể của tác phẩm. * Nghệ thuật hành văn Sau khi đã lập được ý cho bài viết, hệ thống ý tựa như xương cốt và các mạch máu, thì vấn đề quan trọng nữa là cách diễn đạt hay để đắp đổi từ xương cốt và mạch máu tạo nên một thiếu nữ xinh đẹp. Người viết cần phải biết diễn đạt đúng, tinh tế, khéo léo để tạo thành câu văn, đoạn văn uyển chuyển, nhịp nhàng có sức thu hút. Do đó diễn đạt ý hay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lưu ý đến một số yếu tố cần thiết. Sau đây là một vài gợi ý: - Giọng văn và cách thay đổi giọng văn trong bài viết: Trong một bài văn nghị luận người viết bao giờ cũng thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng của mình trước một vấn đề trình bày. Giọng văn chính là sự thể hiện màu sắc biểu cảm: đồng tình, phản dối, ca ngợi, ngưỡng mộ, tôn kính, châm biếm, mỉa mai…Vì thế để tránh việc nhàm chán, các em cần sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng để tạo nên diễn đạt ấn tượng. Thông thường trong bài nghị luận bày tỏ quan điểm chủ quan, người viết có thể xưng ‘tôi”: “tôi cho rằng, tôi nghĩ rằng..theo tôi được biết…”. Nhưng để lôi kéo sự đồng tình đồng cảm với vấn đề mình bàn luận có thể xưng là ‘chúng tôi, chúng ta, ta, ai cũng hiểu rằng, ai cũng thừa nhận rằng, như ta đã thấy….”./ Khi viết về ngôi thứ ba như gọi tên tác giả, cần xác định một đại từ cho phù hợp tránh lặp lại đơn điệu. Chẳng hạn khi viết về Quang Dũng, ta có thể dùng nhiều từ để gọi: “nhà thơ, thi sĩ, người nghệ sĩ, nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, người nghệ sĩ đa tài, chàng thanh niên Hà thành lãng mạn, hồn thơ phóng khoáng, tài hoa…”. Với Tố Hữu ta có thể dùng nhiều đại từ: “nhà thơ, tác giả, người thanh niên cộng sản, người thanh niên giàu lí tưởng, người con xứ Huế, nghệ sĩ, thi sĩ – chiến sĩ, lá cờ đầu, cánh chim đầu đàn…”. Không phải chỉ ở cách dùng từ xưng hô, giọng văn linh hoạt còn thể hiện ở cách dùng các từ như: “vâng, đúng vậy, đúng thế…không, điều ấy đã rõ, vậy là đã rõ, chẳng lẽ, như thế, đúng như…” Những từ này tạo ấn tượng như người viết đang tranh luận và đối thoại trực tiếp với người đọc. Ví dụ khi phân tích nét đặc sắc trong cách sử dụng thanh điệu và vần điệu của Quang Dũng trong câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” ( Tây Tiến) có thể viết: Câu thơ toàn thanh bằng nhẹ nhõm thảnh thơi mang đến cảm giác yên bình, thư thái. Sự phối hợp tài tình của thanh điệu và các âm tiết mở “i, a, ơi”khiến thơ Quang Dũng như những nốt nhạc ngân nga trầm bổng. Đúng như Xuân Diệu Trang 55
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
khẳng định “đọc thơ Quang Dũng như ngậm nhạc trong miệng”, còn Lê Bá Chính không ngần ngại mà khen rằng “đúng là một dòng thơ bay ngang lưng trời”. Có khi ta dùng những từ phủ định như “Phải chăng, phải chăng là…..” cũng để tạo nên tính đối thoại cho giọng điệu. Trong quá trình viết, không chỉ nên dùng một loại thao tác tư duy mà giáo viên định hướng các em nên thay đổi. Khi thì diễn dịch, khi thì quy nạp, khi tổng phân hợp; khi phân tích trước dẫn chứng sau, khi dẫn chứng trước, phân tích sau, khi liên hệ so sánh …để bài viết có giọng văn sinh động phong phú, đa thanh phức điệu - Dùng từ độc đáo: Nhà nghiên cứu phê bình Hoàng Ngọc Hiến cho rằng “phải tìm được tác phẩm đích đáng, bài đích đáng, câu đích đáng, từ đích đáng” mà phân tích bình giá. Do đó muốn viết một bài nghị luận văn học hay thì tất yếu phải có cách dùng từ hay, phải có từ hay mới có câu hay, đoạn hay và bài văn hay. Dùng từ hay là một trong những yếu tố quyết định để có cách diễn đạt hay. Vì thế giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói rằng “một trong những yếu tố của văn hay là bài văn đó đọc lên từ ngữ cứ như găm vào tâm khảm của người đọc, từ ngữ linh hoạt dùng đúng lúc, đúng chỗ lột tả đươc cái thần thái của sự vật sự việc…làm cho người đọc khoái trá thấy mình không thể viết được như vậy, phải thốt lên lời cảm phục “viết tài quá ”. Muốn vậy, các em cần tích lũy cho mình vốn từ phong phú và có sự tinh tế khi sử dụng từ ngữ. Muốn viết được từ hay trong quá trình học tập các em nên có một cuốn sổ tay để ghi chép lại những từ mình đọc được, học được. Nếu là những từ Hán Việt thì cần phải giải nghĩa nó, sau đó mới dùng, quan trong là dùng đúng và dùng hay. - Viết câu linh hoạt: Bài văn hay là bài văn biết cách vận dụng các loại câu linh hoạt, tất nhiên câu phải đảm bảo cấu trúc ngữ pháp.. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ tùy từng lúc, từng nơi, tùy vào giọng văn của từng đoạn mà có những loại câu tương ứng cho phù hợp. Nói như nhà văn Nguyễn Tuân “câu văn phải co duỗi nhịp nhàng”. Chẳng hạn khi phân tích câu thơ: “Mình về mình có nhớ ta” trong bài thơ Việt Bắc –Tố Hữu, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Mới nhìn qua thì đúng là hai người, kẻ về người ở: “Mình về mình có nhớ ta” Nhưng đi sâu hơn thì “mình” cũng là “ta”,“ta”cũng là “mình”, “ta” và “mình” hòa làm một. Cuộc trò chuyện giữa hai người sống gắn bó tình nghĩa với nhau bao nhiêu năm, cùng chung kỉ niệm và mong ước cùng chung tâm trạng buổi phân li cũng là sự xúc động, nỗi băn khoăn, dằn vặt giữa cái đã qua và cái sắp tới, giữa phần đi và phần ở trong một con người”. Đoạn văn có ba câu, hai câu đầu rất ngắn nhưng câu thứ 3 lại dài, nhiều vế nhưng diễn tả được rất tài tình tâm trạng lưu luyến nhớ thương, nỗi xúc động, sự dằng xé trong tâm hồn của nhân vật trữ tình trong buổi chia tay đầy xúc động. Có lúc cần dùng kiểu câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc, có lúc để gây chú ý có thể dùng câu nghi vấn như đặt ra vấn đề rồi lại tự trả Trang 56
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
lời. Một loại câu cũng được vận dụng làm thay đổi giọng văn là loại câu có hai mệnh đề hô ứng. Chúng thường có kết cấu: “Tuy…nhưng…; Càng….càng…..; không chỉ/ không những….mà còn….; Vì thế…cho nên….”. Loại câu này nhằm nhấn mạnh một ý nào đó và ý đó luôn nằm ở vế thứ hai. Khi viết những loại câu này các em cần chú ý viết đủ hai vế rồi mới chấm câu. Ở những câu đánh giá mang tính khái quát, để biểu hiện sự thận trọng, chín chắn trong suy nghĩ, người ta thường viết những câu mở đầu với những cụm từ: “nhìn chung, về cơ bản, về một phương diện nào đó, về đại thể, ….”. Như vậy viết câu cần đúng và phải linh hoạt cũng là yếu tố để tạo nên một bài văn hay. * Viết văn cần có hình ảnh. Mặc dù văn nghị luận là văn của tư duy khái niệm, của suy lí logic với ý tứ chặt chẽ, lập luận chắc chắn, giàu sức thuyết phục nhưng không có nghĩa là nó khô khan hay từ chối mọi cảm xúc và hình ảnh. Ngôn ngữ văn nghị luận cần hấp dẫn, lôi cuốn bằng từ ngữ có tính hình tượng và có sức biểu cảm cao. Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết có hình ảnh là sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp…Một trong những biện pháp hay dùng nhiều nhất là so sánh bởi nó mang đến sức gợi cảm, gợi trí tưởng tượng. Chẳng hạn khi đánh giá vị trí và ý nghĩa độc đáo của thơ Hàn Mặc Tử, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết “ Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ”. Khi cảm nhận vẻ đẹp của thơ Tố Hữu trong bài Việt Bắc, có thể viết “ Nói đến thiên nhiên Việt Bắc và tấm lòng chân thật tình nghĩa sắt son của người Việt Bắc, thơ Tố Hữu đằm thắm như ca dao và ngọt nghào như khúc dân ca sâu lắng”. Tuy vậy cũng phải có mức độ trong kiểu viết này. Nếu lạm dụng và vụng về sẽ khiến bài viết sáo rỗng và hời hợt. * Kĩ năng liên hệ, mở rộng so sánh So sánh văn học được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận văn học. So sánh để thấy chỗ giống nhau, khác nhau nhằm soi sáng mặt kế thừa truyền thống và mặt đổi mới của tác phẩm, hoặc đánh giá những chuyển biến hoặc khẳng định tài năng của tác giả. Đôi khi so sánh chỉ cần làm nổi bật hình ảnh, chi tiết nào đó của tác phẩm. Người ta có thể so sánh hia nền văn học, hai giai đoạn, hai tác giả, tác phẩm, phong cách nghệ thuật…Trong quá trình làm văn, các em nên vận dụng so sánh thường xuyên như một biện pháp lợi hại có tác dụng lớn trong việc diễn đạt và làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Khi phân tích nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng trong hai câu đầu bài thơ Tây Tiến nhiều em liên hệ với những câu thơ viết về nỗi nhớ từ ca dao đến thơ hiện đại, để từ đó chỉ ra nét riêng trong cách diễn đạt của nhà thơ. Chẳng hạn: Cô gái trong ca dao đã từng thổn thức với nỗi nhớ ‘bổi hổi bồi hồi” “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than” Trang 57
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
( Ca dao) Chàng trai trong thơ Nguyễn Bính tương tư với nỗi “chín nhớ mười mong” khắc khoải Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người (Tương tư – Nguyễn Bính) Còn Quang Dũng lại chọn cách diễn tả rất riêng với nỗi “nhớ chơi vơi”. Hoặc khi so sánh câu thơ “ Ve kêu rừng phách đổ vàng” các em cũng hay liên hệ đến câu thơ của nhà thơ Khương Hữu Dụng để thấy được những cảm nhận tinh tế của các nhà thơ trước thiên nhiên cuộc sống “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. Không chỉ các nhà phê bình nổi tiếng mới hay liên hệ so sánh mà bất kì ai muốn bài viết của mình sinh động, phong phú, có sức thuyết phục thì cũng phải vận dụng cách thức này. Nhiều khi chỉ cần so sánh là nổi bật vấn đề. Mặt khác nó chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú, rộng rãi. Để có thể liên hệ so sánh, giáo viên yêu cầu các em cần đọc để tích lũy tri thức về văn chương. Tuy nhiên so sánh cốt là để làm nổi bật cái hay cái đẹp hoặc cái riêng biệt của tác phẩm phân tích/ cảm nhận chứ không phải phô trương kiến thức khiến bài viết lan man, lạc đề gây cảm giác khó chịu cho người đọc. * Cách viết phần đánh giá sâu sắc Phần đánh giá bao gồm những ý khái quát về nghệ thuật và nội dung. Bài văn nghị luận hay ngoài những yếu tố trên còn cần rất cần phải chú ý phần đánh giá khái quát. Bởi lẽ nó sẽ giúp người viết thâu tóm lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật toàn bài, chỉ ra được tư tưởng của bài thơ, khẳng định được tài năng và phong cách của tác giả. Trong phần đánh giá, giáo viên hướng dẫn học sinh cách khái quát về nghệ thuật trước, sau đó mới khái quát về nội dung. Về nghệ thuật đối với tác phẩm thơ trữ tình cần chú ý những yếu tố về: thể thơ, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, giọng điệu, biện pháp tu từ... Về nội dung cần chú ý khái quát lại toàn bộ nội dung của đoạn thơ hoặc bài thơ, từ đó chỉ ra tư tưởng tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm, biết cách khái quát tài năng và phong cách của tác giả đồng thời chỉ ra giá trị giáo dục hoặc giá trị thẩm mĩ của đoạn thơ/ bài thơ. Ở phần này giáo viên hướng dẫn các em cách dẫn dắt để tạo tính liên kết cho bài làm. Nên sử dụng kiến thức lí luận văn học để bài viết có chiều sâu, thể hiện sự hiểu biết rộng của người viết về đặc trưng thể loại, bản chất của văn học và thiên chức của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.Tuy nhiên cũng cần biết lựa chọn kiến thức để bài có những điểm nhấn ấn tượng, tránh sa đà lan man . Khi viết câu dẫn dắt vào phần nội dung và nghệ thuật, giáo viên hướng dẫn học sinh hai cách khác nhau, cách dẫn dắt cơ bản và nâng cao. Có thể hướng dẫn bằng công thức sau: Trang 58
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
- Không chỉ thành công trên phương diện nghệ thuật, đoạn thơ còn để lại những ấn tượng đặc sắc về nội dung.
AL
CI
FI
Y
NH
Nội dung
Cách dẫn dắt nâng cao - Nguyễn Đình Thi nói rằng: “ thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”.Và khi tiếng nói của tâm hồn cất lên, tự nó sẽ tìm đến một hình thức nghệ thuật tương ứng. Để làm nổi bật đoạn thơ/ bài thơ…..(1) …,…(2)…. đã thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo. Lưu ý: (1): là tên tác phẩm /đoạn thơ / vấn đề nghị luận; (2) là tên tác giả - Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ đẹp khi được nhà thơ sáng tạo để chuyển tải một nội dung, tư tưởng sâu sắc. Nói như nhà văn Nga L.Leonop : “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Và …(1)… của …(2)….đã thể hiện một nội dung, tư tưởng đặc sắc. Lưu ý: (1): là tên tác phẩm /đoạn thơ / vấn đề nghị luận, (2) là tên tác giả.
OF
Nghệ thuật
Cách dẫn dắt cơ bản - …(1)…đã được …(2)…lựa chọn và thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật đặc sắc Lưu ý: (1) là tên bài thơ/ đoạn thơ/ vấn đề nghị luận; (2) tên tác giả.
ƠN
Phần
DẠ Y
KÈ
M
QU
Sau đó học sinh có thể vận dụng công thức trên để sử dụng vào phần dẫn dắt khi cảm nhận/ phân tích bài thơ/ đoạn thơ. Làm được như thế bài viết sẽ trọn vẹn, có tính liên kết giữa các phần và khả năng khái quát sẽ cao. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI Để làm sáng rõ khả năng ứng dụng cũng như kiểm nghiệm được tính khả thi của sáng kiến tôi đã tiến hành thực nghiệm. Quá trình thực nghiệm cụ thể như sau: 1. Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm - Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 12 (bậc THPT) đang học sách Ngữ văn 12 (chương trình SGK Ngữ văn 12, tập 1, Ban cơ bản). - Địa bàn thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm tại hai lớp của trường THPT Mỹ Tho – huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định. Cả hai lớp đều là giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực giảng dạy tốt. Số lượng và chất lượng học sinh của hai lớp khá đồng đều. Vì thế, tôi chọn 2 lớp này để tiến hành thực nghiệm, trong đó một lớp thực nghiệm, một lớp đối chứng. Cụ thể như sau:
Trang 59
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm Sĩ số
Trường THPT
Giáo viên dạy Nguyễn Thị Thanh Xuân
12A1 40 Mỹ Tho
Lớp
Sĩ số Giáo viên dạy
CI
Lớp
12A2 40
Đỗ Thị Đông
FI
Tên trường
AL
Bảng đối tượng thực nghiệm và đối chứng
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
2. Thời gian thực nghiệm Các giờ dạy Làm văn theo kế hoạch giáo dục buổi sáng (Ngữ văn12) được bố trí ở đầu học kì I và các tiết ôn tập buổi chiều. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào bắt đầu từ tháng 9 năm học 2020 – 2021 3. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm 3.1. Nội dung thực nghiệm Để đạt được mục đích thực nghiệm ở trên, tôi tiến hành áp dụng các biện pháp đã đề xuất vào bài dạy cụ thể trong nội dung ôn tập Ngữ văn lớp 12 cho dạng đề thứ nhất Cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ không có định hướng. Làm sao vừa đảm bảo được hai yêu cầu của một bài văn nghị luận - đúng và hay. Tiếp theo, tôi tiến hành cho học sinh thực hành nhằm đánh giá năng lực cảm thụ và các năng lực khác của học sinh sau quá trình rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận nhằm hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất người học. 3.2. Cách thức tiến hành Quá trình thực nghiệm được tổ chức với ba giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm Trước khi triển khai thực nghiệm, tôi tiến hành soạn và hoàn thiện việc thiết kế giáo án. Sau đó, tôi trao đổi với giáo viên dạy lớp đối chứng và lớp thực nghiệm về nội dung và các biện pháp nhằm phát triển năng lực cảm thụ và các năng lực khác cho học trong quá trình ôn tập. Tại lớp đối chứng, giáo viên sử dụng giáo án của chính bản thân họ soạn và giảng dạy. Còn ở lớp thực nghiệm, tôi sẽ sử dụng giáo án do mình thiết kế để giảng dạy. - Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã bàn bạc và thống nhất với giáo viên dạy thực nghiệm về tinh thần cơ bản của việc dạy thực nghiệm: mục đích, ý nghĩa của việc thực nghiệm; cách thức thực nghiệm. Bên cạnh đó, tôi cũng đề nghị với giáo viên nghiên cứu giáo án mà tôi đã thiết kế và mạnh dạn đề xuất cách tổ chức giờ học thực nghiệm trên lớp sao cho hiệu quả nhất. Trong quá trình thực nghiệm, giáo viên tiến hành dạy theo giáo án đã soạn trên các đối tượng đã xác định theo đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy ở trường lựa Trang 60
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
chọn thực nghiệm. Đồng thời, cho học sinh làm bài viết kiểm tra (chung đề, chung đáp án) nhằm đánh giá và khảo sát chất lượng học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm (lớp dạy bằng giáo án thực nghiệm) và lớp đối chứng (lớp dạy theo giáo án thường). + Giai đoạn 3: Thu thập, xử lý kết quả thực nghiệm Sau quá trình dạy học và cho học sinh lớp thực nghiệm thực hiện bài viết kiểm tra, khuyến khích các em vận dụng những gì đã rèn luyện được vào bài đọc hiểu và làm văn của mình, tôi thu lại sản phẩm và tiến hành phân tích. Từ đó đánh giá kết quả sau cùng của việc phát triển năng lực toàn diện cho học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận. Có thể nói, kết quả là một trong những nội dung quan trọng của thực nghiệm, bởi kết quả thực nghiệm có tác dụng làm sáng rõ tính đúng đắn và khẳng định tính khả thi của những biện pháp được đề xuất trong SKKN. 4. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm Tôi chọn hình thức kiểm tra là đưa ra các bài tập để yêu cầu các em thực hiện các kỹ năng viết bài văn hoàn chỉnh. Sau đó, tôi thu lại kết quả, tiến hành chấm bài, thống kê kết quả đạt hay không đạt yêu cầu theo các tiêu chí vừa nêu, rồi so sánh kết quả kiểm tra của hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. 5. Kết quả thực nghiệm Sau khi kết thúc các tiết dạy thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra năng lực của học sinh nhằm so sánh mức độ nhận thức giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng. (Đề kiểm tra: Phụ lục 4). Quá trình làm bài của học sinh được giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác và khách quan. Chúng tôi sử dụng thang điểm để đánh giá là:
Ghi chú
DẠ Y
KÈ
M
Đánh giá Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
Bảng đánh giá thang điểm Thang điểm điểm 8 - đến 10 điểm 7- đến dưới 8 điểm 5 – đến dưới 7 điểm dưới 5
Trang 61
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
OF
FI
CI
AL
Qua quá trình chấm bài của HS, tôi thu được kết quả như sau: Bảng đánh giá kết quả bài kiểm tra Điểm Điểm giỏi Điểm khá Điểm yếu trung bình Nhóm Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) TN 7 17,5 18 45 13 32,5 2 5 THPT (40 HS) Mỹ Tho ĐC 5 12,5 14 35 17 42,5 4 10 (40 HS)
Điểm trung Điểm yếu bình Số Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng lượng (%) lượng % lượng % lượng % 9 6
22,5
22
55
7
17,5
2
5
15
18
45
12
30
4
10
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
Thực 40 nghiệm Đối chứng 40
Điểm khá
NH
Điểm giỏi
Tổng
Nhóm
ƠN
Bảng tổng hợp kết quả lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng
Trang 62
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Biểu đồ so sánh kết quả tổng hợp lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
Qua quá trình dạy học thực nghiệm và tổng hợp kết quả làm bài kiểm tra của 2 lớp (1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng với tổng số 80 học sinh), tôi nhận thấy như sau: có sự chênh lệch về điểm giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm, tỉ lệ điểm giỏi và điểm khá cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể: tỉ lệ điểm giỏi, điểm khá ở lớp thực nghiệm chiếm 22,5% và 55%; trong khi ở lớp đối chứng, các tỉ lệ này lần lượt là 15% và 45%. Ở lớp đối chứng phổ điểm ở mức trung bình cao hơn: thực nghiệm chiếm 17,5%; trong khi đối chứng là 30%. Với điểm yếu kém, lớp thực nghiệm có tỉ lệ là 5% trong khi lớp ĐC chiếm 10%. Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng đã cho thấy học sinh ở các lớp thực nghiệm hiểu bài, nắm vững kiến thức, kĩ năng đọc hiểu văn bản, vận dụng linh hoạt vào những tình huống học tập mới. Có không ít những bài viết có suy nghĩ độc đáo, sâu sắc, thể hiện sự chín chắn trong nhận thức, khiến người chấm bài cảm thấy thích thú và trân trọng. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp (Ngữ văn 12) nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi tốt nghiệp THPT” là kết quả của bản thân tôi đúc rút từ thực tế giảng dạy và ôn tập cho học sinh, không sao chép và vi phạm bản quyền của tác giả khác. Nếu phát hiện có bất kỳ vi phạm gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trang 63
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
FI
CI
AL
Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp (Ngữ văn 12) nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi tốt nghiệp THPT”, rất mong nhận được sự nhận xét đánh giá của Hội đồng khoa học Sở GD - ĐT Nam Định để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh đầy đủ và áp dụng có hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ý Yên,ngày 10 tháng 9 năm 2021 Người viết
OF
Cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Trang 64
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
AL
PHỤ LỤC
NH
ƠN
OF
FI
CI
Phụ lục 1: Một số hình ảnh về hoạt động Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp (Ngữ văn 12)
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
Tiết học Rèn kĩ năng viết bài NLVN đúng
Tiết học Rèn kĩ năng viết bài NLVN đúng
Trang 65
ƠN
OF
FI
CI
AL
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
Tiết học Rèn kĩ năng viết mở bài – kết bài
HS thuyết trình sản phẩm tự tìm hiểu
Trang 66
ƠN
OF
FI
CI
AL
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
HS thảo luận nhóm bài tập
HS thảo luận nhóm bài tập
Trang 67
ƠN
OF
FI
CI
AL
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
HS viết bài văn nghị luận
Trang 68
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Phụ lục 2: Sản phẩm của học sinh
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
HS vẽ sơ đồ kiến thức cơ bản bài Tây Tiến - Quang Dũng -
HS vẽ sơ đồ kiến thức cơ bản bài Việt Bắc - Tố Hữu -
Trang 69
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
Bài tập viết mở bài cho bài văn hay
ƠN
OF
FI
CI
AL
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Bài tập viết đoạn văn đánh giá cho bài NLVH hay
Bài tập viết đoạn văn đánh giá cho bài NLVH hay Trang 70
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Bài tập viết đoạn văn khái quát cho bài NLVH hay
QU
Y
Bài tập viết kết bài cho NLVH hay
DẠ Y
KÈ
M
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát giáo viên PHIẾU ĐIỀU HỎI THÔNG TIN Chào quý thầy (cô)! Để góp phần nâng cao chất lượng các bài văn nghị luận văn học về thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực người học, tôi đang thực hiện đề tài: “Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp (Ngữ văn 12)nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT”, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy (cô )bằng cách trả lời chân thực nhất những câu hỏi sau đây. Các câu hỏi sẽ chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Xin cảm ơn! Xin hãy cho biết một vài thông tin cá nhân: Năm sinh:……………………Năm vào ngành GD………….................... Trường:……………………………………………………….................... Giới tính:…………… Hãy cho biết ý kiến của thầy (cô) bằng cách khoanh tròn vào chữ số tương ứng theo quy ước trong từng câu hỏi hoặc trả lời vào phần để trống: Câu hỏi 1: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của việc giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT ? Trang 71
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
A. Không cần thiết B. Ít cần thiết C. Cần thiết D. Rất cần thiết Câu hỏi 2: Theo Thầy (Cô), hoạt động rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 12 có vai trò như thế nào trong việc phát triển năng lực toàn diện cho học sinh? A. Không quan trọng B. Bình thường C. Quan trọng D. Rất quan trọng Câu hỏi 3:Thầy (cô) đánh giá như thế nào về khả năng vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong giờ học đọc hiểu thơ trữ tình và rèn kĩ năng nghị luận vào quá trình làm bài kiểm tra hoặc giải quyết những tình huống thực tiễn của học sinh hiện nay? A. Không tốt B. Bình thường C. Tốt D. Rất tốt Câu hỏi 4: Khi soạn giáo án và thực hiện tiến trình dạy học tác phẩm thơ trữ tình trên lớp, thầy (cô) có chú trọng vào việc rèn kĩ năng nghị luận cho học sinh không? A. Không chú trọng B. Ít chú trọng C. Chú trọng D. Rất chú trọng Câu hỏi 5: Khi yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà các tri thức nền căn bản cho giờ đọc hiểu văn bản thơ trữ tình và rèn kĩ năng làm văn nghị luận, thầy (cô) có cung cấp cho các em thêm tài liệu tham khảo hoặc những đường link viết về văn bản và tác giả của văn bản không? A. Không khi nào B. Thỉnh thoảng C.Thường xuyên D. Rất thường xuyên Câu hỏi 6: Thầy (cô) có thường thiết kế hệ thống các bài tập khi dạy đọc hiểu thơ trữ tình và rèn bài nghị luận văn học theo từng dạng/ mức độ để củng cố kiến thức và khuyến khích học sinh bộc lộ năng lực của bản thân không? A. Không khi nào B. Thỉnh thoảng C.Thường xuyên D. Rất thường xuyên Câu hỏi 7: Với thầy (Cô), khi tự mình xây dựng hệ thống bài tập của hoạt động đọc hiểu thơ trữ tình và rèn kĩ năng nghị luận nhằm củng cố kiến thức và phát triển năng lực cho học sinh là việc làm: A. Đơn giản B. Bình thường C. Khó D. Rất khó
Trang 72
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
OF
FI
CI
AL
Phụ lục 4. Phiếu khảo sát học sinh PHIẾU ĐIỀU HỎI THÔNG TIN Chào các em! Để góp phần nâng cao chất lượng các bài nghị luận văn học về thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực người học, cô rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các em, bằng cách trả lời chân thực nhất những câu hỏi sau đây. Các câu hỏi sẽ chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Xin cảm ơn các em! Xin hãy cho biết một vài thông tin cá nhân: Năm sinh:……………………………………………………….... Lớp:…………Trường:…………………………………………… Giới tính:………………………………......................................... Không
ƠN
Câu hỏi
Thỉnh Thường thoảng xuyên
NH
1. Em có nghe thấy thầy cô nhắc đến hoạt động rèn kĩ năng nghị luận khi xác định mục tiêu bài học không ?
QU
Y
2. Trước khi vào các giờ học đọc hiểu các văn bản thơ trữ tình hoặc rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học về thơ trữ tình em có chuẩn bị bài ở nhà không? 3. Khi chuẩn bị bài ở nhà, em có tìm thêm tài liệu tham khảo hoặc những đường link về bài học không?
KÈ
M
4. Khi học đọc hiểu các văn bản thơ trữ tình hoặc làm các bài nghị luận văn học về thơ trữ tình, thầy cô có hướng dẫn em làm các bài tập vận dụng không? 5. Trong quá trình tiếp cận kiến thức, thầy (cô) có thường đặt câu hỏi để khơi gợi cảm xúc và liên tưởng, tưởng tượng cho các em không?
DẠ Y
6. Trong quá trình học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình, em có hay bình giá những hình ảnh, những chi tiết nghệ thuật hoặc các câu văn đặc sắc trong văn bản không? 7. Khi học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình em có chú ý đến việc liên hệ, so sánh (liên văn bản), đối Trang 73
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
CI
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
8. Sau giờ học đọc hiểu văn bản và rèn kĩ năng làm văn nghị luận, em có làm các bài tập vận dụng thầy (cô) giao về nhà không?
AL
chiếu,... với các loại hình nghệ thuật khác không?
Trang 74
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. NXB Giáo dục, Hà Nội.
2.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
AL
1.
của HS. (Lưu hành nội bộ)
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB ĐHSP.
4.
Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể. NXB ĐHQG Hà Nội.
3.
Trần Thanh Đạm (1978), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể. NXB Giáo dục, HàNội.
5.
Hà Minh Đức (2010), Lí luận văn học. NXB Giáo dục.
6.
Nguyễn Thu Hà (2014), “Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lí
FI
CI
3.
luận cơ bản”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN (30), tr. 56 – 64.
Nguyễn Thị Hạnh (2015), “Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ văn của CT giáo dục phổ thông sau
OF
7.
2015 ở Việt Nam”. NXB Giáo dục, Hà Nội. 8.
Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương.NXB Giáo dục.
9.
Đỗ Kim Hồi (1997), Nghĩ từ công việc dạy văn. NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu văn bản, NXB ĐHSP Hà Nội.
ƠN
11. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương. NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Dương Thị Hương (2015), Giáo trình Cảm thụ văn học. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 14 Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông. NXB ĐHSP.
NH
15 Phan Trọng Luận, Trương Đình, Nguyễn Thanh Hùng (1996), Phương pháp dạy học văn. NXB ĐHQG Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. NXB Giáo dục, Hà Nội 17.
V. A. Nhikonxki (1978), Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông. Nxb Giáo dục, Hà Nội học. NXB Đại học Sư phạm.
Y
18 Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người
, Hà Nội
QU
19 Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh, Muốn viết được bài văn hay, NXB Giáo dục
DẠ Y
KÈ
M
20. Nguyễn Thành Huân, Tuyển chọn những bài văn hay và khó – Nhà xuất bản Dân trí
Trang 75