BỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 NGỮ VĂN 6,7,8,9 (CÓ MA TRẬN, ĐỀ, ĐÁP ÁN CHI TIẾT)

Page 1

BỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ NGỮ VĂN

vectorstock.com/20159077

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

BỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 20202021 NGỮ VĂN 6,7,8,9 (CÓ MA TRẬN, ĐỀ, ĐÁP ÁN CHI TIẾT GỒM NHIỀU ĐỀ) WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


Ngày soạn: Ngày thực hiện: KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I.MỤC ĐÍCH KIỂM TRA - Đánh giá khả năng và sự tiến bộ của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức về phần truyện ngụ ngôn, phần tiếng Việt về danh từ, cụm danh từ, chỉ từ. Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự biết viết một bài văn kể chuyện đời thường có nhân vật, sự việc,...có ý nghĩa. Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Căn cứ kết quả đạt được sau bài kiểm tra của học sinh, giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp về PPDH, KTĐG nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. 1. Bước 2: XÁC ĐỊNH CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức truyện ngụ ngôn; kiến thức về nghĩa của từ, cụm danh từ, chỉ từ; - Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự biết viết một bài văn kể chuyện đời thường có nhân vật, sự việc,...có ý nghĩa. Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 2. Kĩ năng: - HS biết giải thích nghĩa của từ, xác định cụm danh từ, chỉ từ văn cảnh cụ thể. - Học sinh biết rút ra bài học, ý nghĩa của truyện. - Biết vận dụng các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài. 3. Thái độ: Có ý thức chuẩn bị bài, trung thực trong làm bài. 4. Năng lực cần đánh giá: Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học/thẩm mĩ, năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản. Bước 3: LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Cấp độ tư duy Mô tả Nhận biết - Nhớ được kiến thức cơ bản về văn bản: tên văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể. Nhớ được ngôi kể của văn bản. Xác định cụm danh từ, chỉ từ trong câu, văn bản cụ thể. Nhớ được các văn bản cùng thể loại. Thông hiểu - Hiểu được ý nghĩa truyện ngụ ngôn. Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể. Hiểu được ý nghĩa của chỉ từ. Vận dụng thấp Vận dụng cao - Viết được bài văn hoàn chỉnh kiểu kể chuyện đời thường. HỆ THỐNG CÂU HỎI DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1


- Ghi lại tên văn bản truyện ngụ ngôn. - Nhớ được ngôi kể của văn bản. - Xác định cụm danh từ, chỉ từ.

- Hiểu được ý nghĩa truyện ngụ ngôn - Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể.

- Viết được bài văn hoàn chỉnh kiểu bài tự sự kể chuyện đời thường.

BƯỚC 4: LÀM ĐỀ I. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng cao

Cộng

Chủ đề - Nhớ được tên Hiểu được ý Văn bản văn bản, ngôi nghĩa truyện kể ngụ ngôn Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Tiếng Việt

Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Tập làm văn

3 1 1,5 1,0 15% 10% - Nhận biết cụm - Hiểu được danh từ, chỉ từ nghĩa của từ trong câu. trong văn cảnh cụ thể. 1 1 1,0 0,5 10% 5%

Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 4 2 Số điểm: 2,5 1,5 Tỉ lệ: 25% 15% II. ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN ĐỀ BÀI 2

3 2,5 25%

2 1,5 15% Viết được bài văn kể chuyện đời thường 1 6 60% 1 6 60%

1 6 60% 7 10 100%


Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.” (Truyện ngụ ngôn) Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Câu 2 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể của văn bản đó. Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu từ “nhâng nháo” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì? Câu 4 (1,0 điểm). Tìm cụm danh từ, chỉ từ trong câu văn sau: “Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.” Câu 5 (1,0 điểm). Qua truyện ngụ ngôn trên tác giả dân gian muốn phê phán và khuyên nhủ mỗi chúng ta điều gì? Câu 6 (0,5 điểm). Kể tên 2 truyện ngụ ngôn khác mà em đã học. Phần II: Tập làm văn (6 điểm): Kể về một người mà em yêu quý. III. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Câu 1 (0,5 điểm) *Yêu cầu trả lời: Học sinh xác định đúng đoạn trích trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” *Hướng dẫn chấm: - Điểm 0,5: HS ghi lại chính xác tên văn bản. - Điểm 0,25: HS trình bày thiếu hoặc chưa chính xác tên văn bản. - Điểm 0: HS ghi sai hoặc không ghi. Câu 2 (0,5 điểm) *Yêu cầu trả lời: Học sinh xác định đúng ngôi kể văn bản: Ngôi thứ ba *Hướng dẫn chấm: - Điểm 0,5: HS xác định chính xác ngôi kể của văn bản. - Điểm 0,25: HS chưa chính xác ngôi kể của văn bản. - Điểm 0: HS không ghi. Câu 3 (0,5 điểm) *Yêu cầu trả lời: HS giải thích được nghĩa của từ “nhâng nháo” trong văn bản là: ngông nghênh, không coi ai ra gì *Hướng dẫn chấm: 3


- Điểm 0,5: HS giải thích được nghĩa của từ “nhâng nháo” trong văn bản là: ngông nghênh không coi ai ra gì - Điểm 0,25: HS có giải thích nghĩa của từ “nhâng nháo” trong văn bản nhưng trình bày thiếu hoặc chưa rõ nghĩa. - Điểm 0: HS giải thích từ sai hoặc không ghi. Câu 4 (1,0 điểm). *Yêu cầu trả lời: HS trả lời - Cụm danh từ: một năm nọ - Chỉ từ: nọ *Hướng dẫn chấm: - Điểm 0,5: HS trả lời cụm danh từ và chỉ từ. - Điểm 0,25: HS có trả lời thiếu hoặc chưa chính xác. - Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không ghi. Câu 5 (1,0 điểm). *Yêu cầu trả lời: HS trả lời đúng ý nghĩa của truyện: Qua truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo *Hướng dẫn chấm: - Điểm 1,0: HS trả lời đúng ý nghĩa của truyện - Điểm 0,25-0,75: HS trình bày thiếu hoặc chưa chính xác ý nghĩa của truyện - Điểm 0: HS ghi sai hoặc không ghi. Câu 6 (0,5 điểm). *Yêu cầu trả lời: Học sinh ghi đúng tên 2 truyện ngụ ngôn đã học: “Thầy bói xem voi”; “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” *Hướng dẫn chấm: - Điểm 0,5: HS trả lời đúng tên 2 truyện ngụ ngôn đã học: “Thầy bói xem voi”; “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” - Điểm 0,25: HS trả lời đúng tên 1 truyện ngụ ngôn đã học. - Điểm 0: HS ghi sai hoặc không ghi. Phần II: Tập làm văn 1. Yêu cầu chung - Học sinh viết vận dụng kĩ năng làm văn tự sự để kể về một người mà mình yêu quý (ông, bà, bố, mẹ, anh,..; thầy (cô) giáo; bạn thân) - Trình bày đúng - đủ bố cục ba phần của bài văn. - Hành văn mạch lạc, trong sáng. Tránh mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo thể thức một bài văn hoàn chỉnh (0,5 điểm) 4


b. Xác định đúng đối tượng kể, có sự lựa chọn ngôi kể phù hợp. (0,5 điểm) c. Chia vấn đề đối tượng kể (Kể ngoại hình, tính tình, hoạt động, việc làm, thói quen, sở thích, kỷ niệm sâu sắc với người được kể (5 điểm) *Điểm 5: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau - Mở bài (0,5 điểm): *Yêu cầu: Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người được kể, cảm xúc, ấn tượng chung về người ấy. *Hướng dẫn chấm: + Điểm 0,5: Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người được kể, cảm xúc, ấn tượng chung về người ấy. + Điểm 0,25: HS đã biết giới thiệu khái quát về người được kể nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt hay dùng từ. + Điểm 0: Mở bài không đạt yêu cầu, chưa giới thiệu người được kể hoặc không có mở bài. - Thân bài (3,0 điểm): *Yêu cầu: HS viết được biết kể theo thứ tự của các sự việc hoặc kể theo dòng hồi tưởng; làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm ngoại hình, tính cách, kể lại được một kỷ niệm sâu sắc của mình với người được kể. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học. *Hướng dẫn chấm: + Điểm 3,0: HS viết được biết kể theo thứ tự của các sự việc, làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm ngoại hình, tính cách, kể lại được một kỷ niệm sâu sắc của mình với người được kể. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học. + Điểm 2 - 2,75: HS đã biết kể theo thứ tự của các sự việc, làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm ngoại hình, tính cách, kể lại được một kỷ niệm sâu sắc của mình với người được kể. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học nhưng chưa hay. + Điểm 0,5 - 1,75: Học sinh kể được câu chuyện song chưa đầy đủ các sự việc; bố cục bài chưa rõ ràng. + Điểm 0: Học sinh lạc đề, không kể được câu chuyện hoặc không làm bài. - Kết bài: (0.5 điểm) *Yêu cầu: Học sinh nêu cảm nghĩ, mong ước của bản thân với người được kể, về bài học được rút ra sau câu chuyện. *Hướng dẫn chấm: + Điểm 0,5: Học sinh nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về câu chuyện, về bài học được rút ra sau câu chuyện nhưng chưa hay. + Điểm 0: Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài. 5


d. Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm...); lời văn cảm xúc; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Ngày soạn: Ngày thực hiện: KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I.MỤC ĐÍCH KIỂM TRA - Đánh giá khả năng và sự tiến bộ của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức về phần truyện ngụ ngôn, phần tiếng Việt về danh từ, cụm danh từ, chỉ từ. Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự biết viết một bài văn kể chuyện đời thường có nhân vật, sự việc,...có ý nghĩa. Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Căn cứ kết quả đạt được sau bài kiểm tra của học sinh, giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp về PPDH, KTĐG nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. 2. Bước 2: XÁC ĐỊNH CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức truyện ngụ ngôn; kiến thức về nghĩa của từ, cụm danh từ, chỉ từ; - Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự biết viết một bài văn kể chuyện đời thường có nhân vật, sự việc,...có ý nghĩa. Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 2. Kĩ năng: - HS biết giải thích nghĩa của từ, xác định cụm danh từ, chỉ từ văn cảnh cụ thể. - Học sinh biết rút ra bài học, ý nghĩa của truyện. - Biết vận dụng các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài. 3. Thái độ: Có ý thức chuẩn bị bài, trung thực trong làm bài. 4. Năng lực cần đánh giá: Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học/thẩm mĩ, năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản. 6


Bước 3: LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Cấp độ tư duy Mô tả Nhận biết - Nhớ được kiến thức cơ bản về văn bản: tên văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể. Nhớ được ngôi kể của văn bản. Xác định cụm danh từ, chỉ từ trong câu, văn bản cụ thể. Nhớ được các văn bản cùng thể loại. Thông hiểu - Hiểu được ý nghĩa truyện ngụ ngôn. Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể. Hiểu được ý nghĩa của chỉ từ. Vận dụng thấp Vận dụng cao - Viết được bài văn hoàn chỉnh kiểu kể chuyện đời thường. HỆ THỐNG CÂU HỎI DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Ghi lại tên văn bản - Hiểu được ý nghĩa - Viết được bài văn truyện ngụ ngôn. truyện ngụ ngôn hoàn chỉnh kiểu bài - Nhớ được ngôi kể - Hiểu được nghĩa tự sự kể chuyện đời của văn bản. của từ trong văn thường. - Xác định cụm danh cảnh cụ thể. từ, chỉ từ. BƯỚC 4: LÀM ĐỀ I. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng cao

Cộng

Chủ đề - Nhớ được tên Hiểu được ý Văn bản văn bản, ngôi nghĩa truyện kể ngụ ngôn Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Tiếng Việt

3 1 1,5 1,0 15% 10% - Nhận biết cụm - Hiểu được danh từ, chỉ từ nghĩa của từ trong câu. trong văn cảnh cụ thể. 7

3 2,5 25%


Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Tập làm văn

1 1,0 10%

1 0,5 5%

2 1,5 15% Viết được bài văn kể chuyện đời thường 1 6 60% 1 6 60%

Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60% Số câu: 4 2 7 Số điểm: 2,5 1,5 10 Tỉ lệ: 25% 15% 100% II. ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN ĐỀ BÀI Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.” (Truyện ngụ ngôn) Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Câu 2 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể của văn bản đó. Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu từ “nhâng nháo” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì? Câu 4 (1,0 điểm). Tìm cụm danh từ, chỉ từ trong câu văn sau: “Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.” Câu 5 (1,0 điểm). Qua truyện ngụ ngôn trên tác giả dân gian muốn phê phán và khuyên nhủ mỗi chúng ta điều gì? Câu 6 (0,5 điểm). Kể tên 2 truyện ngụ ngôn khác mà em đã học. Phần II: Tập làm văn (6 điểm): Kể về một người mà em yêu quý. III. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Câu 1 (0,5 điểm) *Yêu cầu trả lời: Học sinh xác định đúng đoạn trích trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” 8


*Hướng dẫn chấm: - Điểm 0,5: HS ghi lại chính xác tên văn bản. - Điểm 0,25: HS trình bày thiếu hoặc chưa chính xác tên văn bản. - Điểm 0: HS ghi sai hoặc không ghi. Câu 2 (0,5 điểm) *Yêu cầu trả lời: Học sinh xác định đúng ngôi kể văn bản: Ngôi thứ ba *Hướng dẫn chấm: - Điểm 0,5: HS xác định chính xác ngôi kể của văn bản. - Điểm 0,25: HS chưa chính xác ngôi kể của văn bản. - Điểm 0: HS không ghi. Câu 3 (0,5 điểm) *Yêu cầu trả lời: HS giải thích được nghĩa của từ “nhâng nháo” trong văn bản là: ngông nghênh, không coi ai ra gì *Hướng dẫn chấm: - Điểm 0,5: HS giải thích được nghĩa của từ “nhâng nháo” trong văn bản là: ngông nghênh không coi ai ra gì - Điểm 0,25: HS có giải thích nghĩa của từ “nhâng nháo” trong văn bản nhưng trình bày thiếu hoặc chưa rõ nghĩa. - Điểm 0: HS giải thích từ sai hoặc không ghi. Câu 4 (1,0 điểm). *Yêu cầu trả lời: HS trả lời - Cụm danh từ: một năm nọ - Chỉ từ: nọ *Hướng dẫn chấm: - Điểm 0,5: HS trả lời cụm danh từ và chỉ từ. - Điểm 0,25: HS có trả lời thiếu hoặc chưa chính xác. - Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không ghi. Câu 5 (1,0 điểm). *Yêu cầu trả lời: HS trả lời đúng ý nghĩa của truyện: Qua truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo *Hướng dẫn chấm: - Điểm 1,0: HS trả lời đúng ý nghĩa của truyện - Điểm 0,25-0,75: HS trình bày thiếu hoặc chưa chính xác ý nghĩa của truyện - Điểm 0: HS ghi sai hoặc không ghi. Câu 6 (0,5 điểm). 9


*Yêu cầu trả lời: Học sinh ghi đúng tên 2 truyện ngụ ngôn đã học: “Thầy bói xem voi”; “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” *Hướng dẫn chấm: - Điểm 0,5: HS trả lời đúng tên 2 truyện ngụ ngôn đã học: “Thầy bói xem voi”; “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” - Điểm 0,25: HS trả lời đúng tên 1 truyện ngụ ngôn đã học. - Điểm 0: HS ghi sai hoặc không ghi. Phần II: Tập làm văn 1. Yêu cầu chung - Học sinh viết vận dụng kĩ năng làm văn tự sự để kể về một người mà mình yêu quý (ông, bà, bố, mẹ, anh,..; thầy (cô) giáo; bạn thân) - Trình bày đúng - đủ bố cục ba phần của bài văn. - Hành văn mạch lạc, trong sáng. Tránh mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo thể thức một bài văn hoàn chỉnh (0,5 điểm) b. Xác định đúng đối tượng kể, có sự lựa chọn ngôi kể phù hợp. (0,5 điểm) c. Chia vấn đề đối tượng kể (Kể ngoại hình, tính tình, hoạt động, việc làm, thói quen, sở thích, kỷ niệm sâu sắc với người được kể (5 điểm) *Điểm 5: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau - Mở bài (0,5 điểm): *Yêu cầu: Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người được kể, cảm xúc, ấn tượng chung về người ấy. *Hướng dẫn chấm: + Điểm 0,5: Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người được kể, cảm xúc, ấn tượng chung về người ấy. + Điểm 0,25: HS đã biết giới thiệu khái quát về người được kể nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt hay dùng từ. + Điểm 0: Mở bài không đạt yêu cầu, chưa giới thiệu người được kể hoặc không có mở bài. - Thân bài (3,0 điểm): *Yêu cầu: HS viết được biết kể theo thứ tự của các sự việc hoặc kể theo dòng hồi tưởng; làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm ngoại hình, tính cách, kể lại được một kỷ niệm sâu sắc của mình với người được kể. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học. *Hướng dẫn chấm: + Điểm 3,0: HS viết được biết kể theo thứ tự của các sự việc, làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm ngoại hình, tính cách, kể lại được một kỷ niệm sâu sắc của 10


mình với người được kể. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học. + Điểm 2 - 2,75: HS đã biết kể theo thứ tự của các sự việc, làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm ngoại hình, tính cách, kể lại được một kỷ niệm sâu sắc của mình với người được kể. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học nhưng chưa hay. + Điểm 0,5 - 1,75: Học sinh kể được câu chuyện song chưa đầy đủ các sự việc; bố cục bài chưa rõ ràng. + Điểm 0: Học sinh lạc đề, không kể được câu chuyện hoặc không làm bài. - Kết bài: (0.5 điểm) *Yêu cầu: Học sinh nêu cảm nghĩ, mong ước của bản thân với người được kể, về bài học được rút ra sau câu chuyện. *Hướng dẫn chấm: + Điểm 0,5: Học sinh nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về câu chuyện, về bài học được rút ra sau câu chuyện nhưng chưa hay. + Điểm 0: Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài. d. Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm...); lời văn cảm xúc; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2020 -2021 Môn: Ngữ văn - Khối 6 Thời gian làm bài: 90 phút

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Giúp HS viết bài văn tự sự trên cơ sở kiến thức văn bản “ Sơn Tinh Thủy Tinh” 11


2. Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng diễn đạt ý thành đoạn văn, bài văn. 3. Thái độ : - Giáo dục HS tính nghiêm túc, có ý thức làm bài kiểm tra II. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA - Tự luận. Kiểm tra viết theo kế hoạch của nhà trường - Thời gian 90’ III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng Phần văn, tiếng Việt, TLV từ tuần 1 đến tuần 18 theo khung PPCT - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra - Xác định khung ma trận. Mức độ cần đạt

Nội dung Chủ đề

Nguồn ngữ liệu

Ngữ liệu: - Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. I. - Văn bản ĐỌC “Thạch Sanh”. HIỂU Số câu Số điểm Tỉ lệ Câu 1. Viết đoạn văn:

Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp cao - Xác định Giải ngôi kể. thích - Phương thức nghĩa của biểu đạt. từ . - Nêu khái niệm thể loại. 3

1

2,0 điểm

1,0 điểm

20 %

10 %

4 3,0 điểm 30 % - Nêu tác hại của thiên tai, lũ lụt - Vai trò của thiên nhiên đối với con người

II. TẠO LẬP VĂN BẢN

12

Cộng


Số câu Số điểm

1 2,0 điểm

Tỉ lệ Câu 2. Viết bài văn kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo.

20 % - Tạo lập được một văn bản tự sự dựa trên cốt truyện. Biết tưởng tượng, sáng tạo và mở rộng vấn đề. 1

Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu 3 Tổng Số điểm 2,0 điểm cộng Tỉ lệ % 20 % IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

1 2,0 điểm 20 %

5,0 điểm 1

1

50 % 1

1,0 điểm

2,0 điểm

5,0 điểm

10 %

20 %

50 %

1 5,0 điểm 50 % 6 10,0 điểm 100 %

ĐỀ CHẴN: Phần I: Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm) Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: “Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.” (Sơn Tinh, Thủy Tinh – SGK Ngữ văn 6, tập 1 NXB GD Việt Nam - 2014) Câu 1: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “nao núng”. 13


Câu 3: Tìm một số từ và một lượng từ có trong đoạn văn. Câu 4: Nêu khái niệm về truyện truyền thuyết. Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 dòng) về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống con người. Câu 2: Đóng vai Mị Nương, kể lại truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và nói lời nhắn gửi tới mọi người trong cuộc sống hôm nay. ĐỀ LẺ: Phần I: Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm) Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai." (Thạch Sanh - SGK Ngữ văn 6, tập 1 NXB GD Việt Nam - 2014) Câu 1: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “thái tử”. Câu 3: Tìm một số từ và một chỉ từ có trong đoạn văn. Câu 4: Nêu khái niệm về truyện cổ tích. Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 dòng) về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người. Câu 2: Đóng vai Mị Nương, kể lại truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và nói lời nhắn gửi tới mọi người trong cuộc sống hôm nay. V. HƯỚNG DẪN CHẤM * ĐỀ CHẴN: Phần Câu Nội dung Điểm Đọc hiểu văn bản 3,0 - Đoạn văn được kể theo ngôi thứ 3. 0,5 1 - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. 0,5 2 Nghĩa của từ “nao núng”: lung lay, không vững lòng tin ở mình. 0,5 I - Số từ: hai (bên) 0,25 3 - Lượng từ: từng (dãy núi) 0,25 (HS có thể tìm số từ, lượng từ khác đúng yêu cầu đề bài) 14


II

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố 4 tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Tập làm văn a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Tác hại của thiên tai lũ lụt. c. Nội dung: Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý chính sau: - Tác hại của thiên tai lũ lụt: + Gây thiệt hại về tính mạng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con 1 người. (2 + Tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, gây thiệt hại lớn về kinh tế. điểm) + Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, môi trường ô nhiễm, ách tắc giao thông… - Cần bảo vệ thiên nhiên môi trường để hạn chế tác hại của thiên tai lũ lụt. d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: có mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng ngôi kể và vấn đề kể: đóng vai Mị Nương (ngôi thứ nhất - xưng ta) kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy 2 Tinh. (5 điểm) c. Triển khai nội dung kể thành các đoạn văn, đảm bảo được các sự việc chính: - Vua cha (Hùng Vương thứ 18) kén rể cho ta. - Vua cha ra điều kiện chọn rể. - Sơn Tinh đến trước lấy được ta. - Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. - Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút quân về. - Mối thù sâu nặng, hàng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua. * Lời nhắn gửi của Mị Nương: 15

1,0

7,0 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5

3,0


- Để tránh những hậu quả do thiên tai lũ lụt, con người ngày nay phải có ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng, tránh chặt phá rừng bừa bãi, luôn có ý thức phòng chống lũ lụt… d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,5 0,5

Lưu ý: Do đặc trưng của môn Ngữ văn, giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá, cho điểm hợp lí. * ĐỀ LẺ: Phần

Câu 1 2

3 I

4

1 (2 điểm)

Nội dung

Điểm 3,0 0,5 0,5

Đọc hiểu văn bản - Đoạn văn được kể theo ngôi thứ 3. - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. Nghĩa của từ “thái tử”: con trai vua, người được chọn sẵn để 0,5 sau nối ngôi vua. - Số từ: hai (vợ chồng) 0,25 - Chỉ từ: (Từ) đó 0,25 (HS có thể tìm số từ, chỉ từ khác đúng yêu cầu đề bài) Cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc (như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật...). Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

1,0

Tập làm văn 7,0 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,25 b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Vai trò của thiên nhiên 0,25 đối với đời sống con người. c. Nội dung: Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý chính sau: 0,25 16


II

- Thiên nhiên bao gồm không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật. - Vai trò của thiên nhiên: + Thiên nhiên giúp tâm hồn con người sảng khoái, làm bầu không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người, là tài sản giá trị chung của dân tộc và nhân loại. + Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết, tạo nên cảnh quan môi trường sạch đẹp, cân bằng sinh thái, nâng cao sức khỏe con người. - Con người cần yêu thiên nhiên, bảo vệ, hòa hợp với thiên nhiên... d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: có mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng ngôi kể và vấn đề kể: đóng vai Mị Nương (ngôi thứ nhất - xưng ta) kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. c. Triển khai nội dung kể thành các đoạn văn, đảm bảo được các sự việc chính: - Vua cha (Hùng Vương thứ 18) kén rể cho ta. 2 - Vua cha ra điều kiện chọn rể. (5 điểm) - Sơn Tinh đến trước lấy được ta. - Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. - Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút quân về. - Mối thù sâu nặng, hàng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua. * Lời nhắn gửi của Mị Nương: - Để tránh những hậu quả do thiên tai lũ lụt, con người ngày nay phải có ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng, tránh chặt phá rừng bừa bãi, luôn có ý thức phòng chống lũ lụt…

17

0,25

0,25

0,25

0,25 0,25 0,5 0,5

3,0


d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.

0,5

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,5

Lưu ý: Do đặc trưng của môn Ngữ văn, giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá, cho điểm hợp lí. Phòng GD&ĐT Tiên Lữ KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Thủ Sỹ Môn: Ngữ Văn 6 Năm học: 2020 - 2021 MA TRẬN ĐỀ Mức độ Chủ đề Văn bản

Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Tiếng việt

Số câu Số điểm Tỉ lệ: %

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng Vận dụng Vận dụng thấp cao

Tổng

- Biết được tên truyện, nhân vật, thể loại truyện đã học. - Xác định được ngôi kể, phương thức biểu đạt được sử dụng trong truyện. Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15%

Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15%

- Kể tên cụm - Sắp xếp vào từ mô hình cụm từ Số câu: 1/2 Số câu: 1/2 Số điểm: 1,75 Số điểm: 1,75 Tỉ lệ: 17,5% Tỉ lệ: 17,5%

Số câu: 1 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35%

18


Tập làm văn

Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Tổng số câu Số câu: 2+ 1/2 Số câu: 1/2 Tổng số điểm Số điểm: 3,25 Số điểm: 1,75 Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 32,5% Tỉ lệ: 17,5%

Viết được một bài văn tự sự có bố cục rõ ràng, hoàn chỉnh Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 4 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100%

ĐỀ BÀI I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi." (Ngữ văn 6- tập 1) Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy kể tên một truyện dân gian cùng loại mà em biết ? Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt là gì? Câu 3 (3,5 điểm): a. Kể tên các cụm danh từ có trong đoạn trích trên. b. Hãy sắp xếp các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình cấu tạo cụm danh từ dưới đây: Phần trước Phần trung tâm Phần sau

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm) Kể về một chuyến trải nghiệm thực tế mà em ấn tượng nhất. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 19


Câu Yêu cầu cần đạt Tổng điểm Câu 1 - Văn bản: Sơn Tinh - Thủy Tinh 0.25điểm - Thể loại: truyền thuyết 0.25điểm - Một văn bản cùng thể loại: + Thánh Gióng 0.25điểm + Con Rồng Cháu Tiên 0.25điểm (Hs kể các văn bản phần đọc thêm họặc ngoài sách hướng dẫn mà đúng thể loại vẫn cho điểm) Câu 2 - Ngôi kể: thứ ba - - Phương thức biểu đạt chính: tự sự Câu 3

a. Các cụm danh từ (mỗi cụm từ đúng được 0,175 điểm) - Hai chàng - một trăm ván cơm nếp - một trăm nệp bánh chưng - chín ngà - chín cựa - chín hồng mao - voi chín ngà - gà chín cựa - ngựa chín hồng mao - một đôi b. Mỗi cụm từ đúng được 0,175 điểm Phần trước hai một trăm một trăm chín chín chín

một Câu 4

0.25điểm 0.25điểm

Phần trung tâm chàng ván cơm nếp nệp bánh chưng ngà cựa hồng mao voi gà ngựa đôi

Mở bài:

1.75 điểm

1.75 điểm

Phần sau

chín ngà chín cựa chín hồng mao 0,5 điểm

20


- Giới thiệu về chuyến trải nghiệm - Lý do của chuyến đi? Đi với ai? Thời gian nào?... Thân bài: Kể về chuyến trải nghiệm - Chuẩn bị cho chuyến đi - Cảnh dọc đường đi - Khi đến nơi : em tham quan những gì? Kể các hoạt động diễn ra ở nơi trải nghiệm theo dòng thời gian. - Lúc ra về Kết bài: - Cảm nghĩ về chuyến đi. * Bài viết có bố cục rõ ràng, văn phong lưu loát, không sai lỗi chính tả

3 điểm

0.5 điểm 1.0 điểm

2. Học sinh: Ôn tập để làm bài cho tốt III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động. Bước 1: Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số lớp. Lớp 6A: Bước 2: GV nêu mục đích, yêu cầu chung của giờ kiểm tra. Hoạt động 2: GV phát đề, HS làm bài Hoạt động 3: Thu bài, nhận xét chung về giờ kiểm tra. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. - Xem lại kiến thức đã học ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình Ngữ văn THCS, trọng tâm là học kỳ I lớp 6 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh 2. Kĩ năng và năng lực - Đọc hiểu văn bản - Tạo lập văn bản (Viết bài văn tự sự) 3. Thái độ - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết một cách hợp lí nhất - Tự nhận thức được giá trị chân chính trong cuộc sống 21


II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Nghiên cứu ra đề và hướng dẫn chấm. 2. Học sinh - Ôn tập theo hướng dẫn của GV. - Chuẩn bị giấy, bút,... để làm bài kiểm tra. A. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng độ cao Chủ đề Chủ đề 1: -Nhớ khái Liên hệ rút Ếch ngồi đáy niệm thể loại ra bài học giếng truyện ngụ kinh ngôn; PTBĐ nghiệm. Số câu: 1.5 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ 20% Chủ đề 2: Danh từ; CDT; Thành ngữ Số câu: 1 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ 15% Chủ đề 3: Văn tự sự

Số câu: 1 Số điểm: 1.0

Tổng số

Số câu: 2 2.0 điểm = 20%

Số câu: 0,5 Số điểm: 1.0

Xác định Liên hệ DT, CDT; thành ngữ

Số câu: 1 Số điểm:1.5

Số câu: 1.5 2.0 điểm = 20%

Số câu: 0,5 Số điểm:0.5

Kể về một việc tốt mà Số câu: 1 em đã làm 6 điểm = 60% Số câu: 1 Số điểm: 6

Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ 60% Số câu: 6 Số câu: 2 Số câu: 0.5 Số câu: 0.5 Số câu: 1 Số điểm: 10 Số điểm: 2.5 Số điểm: 0.5 Số điểm: 1 Số điểm:6 Tỉ lệ 100% 25% 5% 10% 60%

22

TS câu: 6 TS điểm:10 Tỉ lệ 100%


B. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA I. Đọc hiểu (4.0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch cứ nghênh ngang đi khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. (Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục 2015, trang 100) Câu 1.(1đ): Văn bản Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Trình bày khái niệm của thể loại truyện dân gian đó. Xác định phương thức biểu đạt chính của truyện? Câu 2.(1,5đ): Từ hình ảnh con ếch trong câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân? Câu chuyện này liên quan đến thành ngữ dân gian nào ? Câu 3. (1,5đ) : Hãy tìm hai động từ, một cụm danh từ có trong câu văn sau: Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Xếp cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình Cụm danh từ đã được học. II.Tập làm văn (6.0 điểm): Kể về một việc tốt mà em đã làm.

-----------------------------Hết----------------------------C. HƯỚNG DẪN CHẤM- BIỂU ĐIỂM PHẦN

NỘI DUNG * Mức tối đa: (3,0 điểm) Câu 1: - Thể loại: truyện ngụ ngôn - Phương thức biểu đạt: tự sự - HS nêu đúng khái niệm truyện ngụ ngôn:

23

ĐIỂM

0,25 0,25 0,5


ĐỌC – HIỂU

Câu 2: * Học sinh nêu được bài học cho bản thân, đảm bảo các ý cơ bản sau : ( 4,0 điểm) - Xác định được việc mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức là vô cùng quan trọng. - Phải chịu khó học hỏi bằng nhiều cách khác nhau, cần tích cực đi đây, đi đó ra ngoài xã hội để mở mang tầm hiểu biết của mình. - Trong quá trình học tập phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những kiến thức bổ ích cho mình. Khiêm tốn học hỏi để hoàn thiện bản thân về mọi mặt. - Không nên quanh quẩn trong môi trường sống nhỏ bé vì như vậy sẽ khiến mình hiểu biết hạn hẹp, nông cạn. * Liên hệ thành ngữ: Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung,… (0,5đ) Câu 3: Tìm đúng 2 động từ và 1 cụm danh từ ( Mỗi từ đúng được 0,25 điểm) Xếp đúng vào mô hình CDT (0,75đ) * Mức tối đa: ( 6,0 điểm) a. Nội dung (5,0 điểm) HS thực hiện được các yêu cầu sau: * Mở bài: Giới thiệu khái quát được việc tốt em đã làm và ấn tượng để lại trong lòng em về việc làm đó. * Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc đó theo một trình tự nhất định. - Viêc đó diễn ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào? - Việc tốt mà em đã làm đó là việc gì? Em làm để giúp đỡ TẬP LÀM ai? VĂN - Việc làm đó diễn ra như thế nào? ( 6,0 điểm) - Việc làm của em đã đem lại kết quả gì tốt đẹp cho bản thân em và mọi người? * Kết bài: Cảm xúc của em khi làm được việc tốt ra sao? Bài học rút ra cho bản thân là gì? b. Hình thức: (0,5 điểm) Bài làm của HS cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Thể loại: tự sự - kể chuyện đời thường, ngôi kể thứ nhất. - Bố cục: ba phần rõ ràng, đảm bảo logic, có sự chuyển ý linh hoạt. 24

1,0

0,5

0,75 0,75

0,5 4,0

0,5 0,5

0,5


- Trình bày sạch sẽ, chữ viết cẩn thận, không sai chính tả, không mắc lỗi diễn đạt. c. Sáng tạo (0,5 điểm) HS thể hiện được sự sáng tạo trong cách xây dựng sự việc, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. Có cách diễn đạt mới mẻ mang dấu ấn cá nhân. * Mức chưa tối đa: ( 0,25 điểm - 4,75 điểm) GV căn cứ vào mức tối đa để xem xét, đánh giá mức chưa tối đa theo thang điểm trên. * Không đạt: (0 điểm) HS làm bài bị lạc đề hoặc không có câu trả lời. ---------------------------Hết--------------------------Tiết 67-68 KIỂM TRA HỌC KÌ I A. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA 1.Kiến thức. - Củng cố kiến thức văn, tiếng Việt , tập làm văn trong HKI qua việc giải quyết những câu hỏi cụ thể. 2. Kỹ năng. - Luyện kỹ năng thực hành tổng hợp kiến thức ngữ văn; tựđánh giá chất lượng cá nhân mỗi học sinh. 3. Thái độ. - Tự giác, tích cực làm bài đểđánh giá chất lượng học môn ngữ văn 6 kỳ I. ➔ Định hướng phát triển năng lực: *Hình thành năng lực: tự học, sáng tạo; *Phẩm chất sống trách nhiệm. B. CHUẨN BỊ 1.GV: Giáo án, ma trận đề, đề , đáp án - biểu điểm MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNGHỌC KÌ I Dạng đề Tự luận. Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề Bậc thấp Bậc cao I. Đọc - Nhớ được tên văn Hiểu được giá hiểu bản, thể loại trị nội dung văn bản truyện 25


Truyện ngụ ngôn Số câu Số điểm, Tỉ lệ II. Tiếng Việt Từ loại, cụm từ. - Số từ, lượng từ Số câu Số điểm, tỉ lệ III. Tập làm văn Kể chuyện tưởng tượng.

01 1 đ=10%

01 1 đ=10%

02 2= 20%

- Nhận diện được cụm danh từ

- Viết đoạn văn theo chủ đề sử dụng số từ và lượng từ.

01 1 đ=10%

01 2đ = 20%

Số câu Số điểm, tỉ lệ Tổng số 02 câu 2,0 đ Tổng số 20% điểm Tỉ lệ

03 3 đ=30%

Kể lại chuyện Thầy bói xem voi bằng một kết thúc mới. 01 01 5,0đ=50% 5 đ=50% 01 1,0 đ 10%

01 2,0 đ 20%

01 5,0 đ 50%

5 10 đ 100%

ĐỀ BÀI: Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng , 26


khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.” (Ngữ văn 6, tập I) a/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại truyện gì? (1,0 điểm) b/ Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn trên. (1,0 điểm) c/ Nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. (1,0 điểm) Câu 2 (2điểm) : Viết một đoạn văn ngắn 5-7 dòng kể về con vật mà em yêu quý , trong đó sử dụng ít nhất 1 số từ và 1 lượng từ. Gạch 1 gạch dưới số từ và 2 gạch dưới lượng từ. Câu 3 ( 5 điểm) : Kể lại chuyện Thầy bói xem voi bằng một kết thúc mới. Đáp án: Câu 1 (3đ) a/ Đoạn văn trên trích từ văn bản Ếch ngồi đáy giếng , thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. b/ Các cụm danh từ là : một con ếch ; một giếng nọ; vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ; cả giếng; một vị chúa tể. c/ Ý nghĩa: Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch , truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang , khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình , không được chủ quan, kiêu ngạo. Câu 2: - Viết đúng chủ đề , dung lượng ( 0,5 đ) - Đoạn văn sử dụng ít nhất 1 số từ và lượng từ theo yêu cầu (1đ) - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy ( 0,5 đ) • Tham khảo : Nhà em có nuôi một chú mèo rất dễ thương tên là Mi Mi. Mi Mi rất ngoan, vâng lời. Mỗi khi em đi học về là Mi Mi lại ra trước cửa đón em. Chú quấn quýt bên chân em như muốn em chơi cùng hay vuốt ve bộ lông mượt như nhung của chú vậy. Mi Mi không như những chú mèo khác, cứ đến giờ ăn là Mi Mi ngoan ngoãn nằm dưới bàn chứ không trèo lên ăn vụng đâu ! Vì thế mà nhà em rất thích chơi cùng với Mi Mi! Câu 3 : a/ Mở bài : - Giới thiệu hoàn cảnh xem voi. - Giới thiệu 5 ông thầy bói mù vì chưa biết hình thù con voi thế nào nên góp tiền xem voi b/ Thân bài: - Cách xem voi của 5 thầy :mỗi ông sờ 1 bộ phận của con voi 27


+ Thầy sờ vòi phán voi : sun sun như con đỉa + Thầy sờ tai phán voi: bè bè như cái quạt thóc + Thầy sờ ngà phán : chần chẫn như cái đòn càn + Thầy sờ chân phán: sừng sững như cái cột đình + Thầy sờ đuôi phán: tun tủn như chổi sể cùn - Các thầy tranh luận , không ai chịu ai - Xuất hiện 1 cô bé ( cậu bé ) học sinh chừng 12- 13 tuổi ( hoặc 1 nhân vật nào đó do các em tưởng tượng ra ) đứng ra khuyên can 5 thầy + Thưa 5 thầy cả 5 thầy phán về voi vừa đúng lại vừa sai ạ + Đúng ở chỗ: các thầy nói rất chính xác về đặc điểm từng bộ phận trên cơ thể con voi. + Chưa chính xác ở chỗ: 5 thầy đều lấy 1 bộ phận của voi để chỉ toàn bộ con voi ạ - Sau khi giải thích xong – có thể chỉ để cho 1 thầy sờ toàn bộ con voi - Quả đúng như thế các ông ạ : Con voi nó to lớn lắm, không phải như chúng ta phán vừa nãy đâu - Đoạn 5 thầy cảm ơn và tiếp tục ngày làm việc của mình c/ Kết bài : - Nêu ý nghĩa bài học rút ra từ cách xem voi của 5 thầy : Muốn hiểu biết sự vật sự việc phải xem xét chúng 1 cách toàn diện. * Biểu điểm - Điểm 4-5: Kể sáng tạo, lưu loát, trình bày sạch sẽ, không sai chính tả. - Điểm 2-3: Bài viết đúng thể loại, đủ yêu cầu, sai không quá 5 lỗi chính tả. - Điểm 1: Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, sơ sài, sai chính tả nhiều Tiết 69 + 70: KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN 6 A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Giúp học sinh tổng hợp lại các kiến thức về tiếngViệt, Tập làm văn, Văn bản. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng trình bày. - Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự học. B. Chuẩn bị Gv: đọc TLTK, soạn kế hoạch, .... Hs: ôn bài C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 28


Mức độ Lĩnh vực nội dung Chủ đề 1 Văn bản

Nhận biết

Vận dụng

Truyện dân Nhận biết thể gian loại Ếch ngồi đáy Hiểu ý nghĩa giêng thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng”.

Số câu Số điểm Tỉ lệ

1 1,0 10%

Cụm từ Chủ đề 2 Tiếng Việt Chữa lỗi dùng từ Số câu Số điểm Tỉ lệ Văn chuyện

kể

1 1,0 10%

4 4,0 40%

29

Tổng

2 2,0 20%

1 1,0 10% Xác định được danh từ Xác định và phân tích cấu tạo cụm danh từ Phát hiện lỗi dùng từ và chữa lỗi 3 3,0 30%

Từ loại

Chủ đề 3 Tập làm văn Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu Số điểm Tỉ lệ

Thông hiểu

3 3,0 30%

Kể chuyện theo ngôi kể mới

1 5,0 50%

1 5,0 50% 1 5,0 50%

6 10,0 100%


KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút I.VĂN: (2.0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm): Nối thông tin cột A (tên văn bản) với cột B (thể loại) cho phù hợp: A (văn bản) Lợn cưới áo mới. Thầy bói xem voi. Em bé thông minh Thánh Gióng.

B (thể loại) Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười.

Câu 2 (1.0 điểm): Em hiểu thế nào về thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” ? II. TIẾNG VIỆT: (3.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới: “Mã lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.” (Cây bút thần) a. Xác định và phân tích cấu tạo của một cụm danh từ có trong đoạn văn? (1.0 điểm) b. Xác định từ loại của những từ in đậm trong đoạn văn? (1.0 điểm) Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra lỗi dùng từ trong những câu sau và sửa lại cho đúng? a. Bạn Lan nói năng tự tiện trong lớp. b. Ngày 2-9, tại quảng trường Ba Đình-Hà Nội, Bác Hồ đọc bảng Tuyên ngôn Độc lập. III.

TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm) Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển. 30


-HẾT-

Họ và tên thí sinh:....................................................... Số báo danh:................... Chữ kí giám thị 1:................................ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. VĂN: (2.0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm): Mỗi kết hợp đúng đạt 0.25 điểm Lợn cưới áo mới - Truyện cười. Em bé thông minh - Truyện cổ tích. Thầy bói xem voi - Truyện ngụ ngôn. Thánh Gióng - Truyền thuyết. Câu 2 (1.0 điểm): Thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang. II. TIẾNG VIỆT: (3.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): a. HS xác định chính xác 1 cụm danh từ có trong đoạn văn đạt 0.5 điểm. - một chiếc thuyền buồm lớn. Hoặc: các quan đại thần/vài nét bút HS phân tích đúng cấu tạo của 1 cụm danh từ đạt 0.5 điểm. PHẦN PHỤ TRƯỚC PHẦN TRUNG TÂM PHẦN PHỤ SAU một chiếc thuyền buồm /lớn Các quan đại thần Vài nét bút b.HS xác định đúng từ loại của một từ đạt 0.25 điểm - Chiếc thuyền: danh từ. - Nhè nhẹ: tính từ. - Vài: lượng từ. - Vẽ: động từ. Câu 2 (1.0 điểm): HS chỉ đúng từ dùng sai và sửa đúng một trường hợp đạt 0.5 điểm a. Từ dùng sai: tự tiện thay bằng từ tùy tiện. b. Từ dùng sai: bảng bằng từ bản (tuyên ngôn). III.TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm) 31


Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển. 1. Yêu cầu chung: - Phương thức: Tự sự (kể chuyện theo ngôi kể mới). - Nội dung tự sự: câu chuyện Treo biển - Ngôi kể: ngôi thứ nhất 2. Yêu cầu cụ thể: a. Về nội dung kiến thức: (3.0 điểm) Mở bài: (0.5 điểm) - Giới thiệu sự việc chính (treo biển) và nhân vật chính (ông chủ cửa hàng bán cá). ❖ Thân bài: (2.0 điểm) - Kể diễn biến sự việc treo biển - tháo biển ❖ Kết bài: (0.5 điểm) - Bài học rút ra từ câu chuyện. b.Về hình thức, kĩ năng: (2.0 điểm) - Bố cục rõ ràng, cân xứng (0.25 điểm) - Sử dụng ngôi kể thứ nhất trong vai ông chủ cửa hàng (0.5 điểm) - Kể theo trình tự thời gian, không gian diễn ra sự việc. (0.5 điểm) - Diễn đạt trôi chảy, rành mạch; dùng từ, viết câu chuẩn xác. (0.5 điểm) - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, mắc một vài lỗi chính tả (0.25điểm) c. GV linh hoạt chấm, chú ý những bài làm sáng tạo. ……………………….HẾT………………………..

TIẾT 71- 72 KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I- NGỮ VĂN 6 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Thông qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập cuối kì của HS về: + Văn bản: Xác định được tên văn bản; Xác định được thể loại của văn bản + Tiếng Việt: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật; Xác định được từ ghép, từ láy và giải thích nghĩa của từ; Viết đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép, từ mượn + Tập làm văn: Kể lại truyện truyền thuyết bằng lời văn của em 32


2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có kết hợp với kiến thức Tiếng việt, biết tạo lập văn bản hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - HS có ý thức tự giác trong học tập II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV: Đề bài, đáp án - HS: Giấy, bút III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Kiểm tra viết (45') - Đề kiểm tra, đáp án và ma trận: xem sổ lưu đề 4. Củng cố - luyện tập - GV đánh giá giờ làm bài 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Học bài, làm bài, chuẩn bị bài mới. UBND QUẬN ĐỐNG ĐA

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ /HK I NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: Ngữ Văn 6 – Đề 1 (Thời gian làm bài 90 phút kể cả thời gian phát đề) Câu 1: (5 điểm ) Cho đoạn văn sau: “Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân .” a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại gì? b. Chỉ ra một từ láy có trong đoạn trích trên và giải thích nghĩa của từ. c. Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Sơn Tinh. Trong đoạn có sử dụng một từ mượn, một từ láy. Gạch chân và ghi kí hiệu. Câu 2: (5 điểm) Kể lại truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của em.

33


UBND QUẬN ĐỐNG ĐA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ /HK I NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Ngữ Văn 6 – Đề 2 (Thời gian làm bài 90 phút kể cả thời gian phát đề)

Câu 1: (5 điểm ) Cho đoạn văn sau: “Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các món võ nghệ và mọi phép thần thông.” a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại gì? b. Chỉ ra một từ mượn có trong đoạn trích trên và giải thích nghĩa của từ. c. Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh. Trong đoạn có sử dụng một từ láy, một từ ghép. Gạch chân và ghi kí hiệu. Câu 2: (5 điểm) Kể lại truyện truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I-NGỮ VĂN 6 Năm học 2019-2020 Đề 1 Đề 2 Điểm Câu 1 a.Văn bản “Sơn Tinh, Thủy a. Văn bản “Thạch Sanh” 0,5 đ Tinh” (5điểm) -Văn bản thuộc thể loại truyện 0,5 đ -Văn bản thuộc thể loại truyện cổ tích. truyền thuyết. b. VD: nao núng: lung lay, b.VD: gia tài: của cải riêng không vững lòng tin ở mình của một người, một gia đình nữa Hoặc học sinh có thể tìm các từ khác, nếu tìm và giải nghĩa 34

1,0đ


Hoặc học sinh có thể tìm các từ đúng, giáo viên cho điểm tối khác, nếu tìm và giải nghĩa đa đúng đúng, giáo viên cho điểm tối đa c.Viết đoạn văn: c. Viết đoạn văn: *Hình thức:

*Hình thức:

- Đảm bảo số lượng câu

- Đảm bảo số lượng câu

1,0đ

- Trình bày sạch sẽ, cẩn thận, - Trình bày sạch sẽ, cẩn thận, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc diễn đạt trôi chảy, mạch lạc -Đúng hình thức đoạn

-Đúng hình thức đoạn

-Yêu cầu TV: từ mượn, từ láy

-Yêu cầu TV: từ láy, từ ghép

*Nội dung bài làm của học sinh *Nội dung bài làm của học phải đạt được những ý cơ bản sinh phải đạt được những ý cơ sau: bản sau: - Nguồn gốc, lai lịch của nhân - Nguồn gốc, lai lịch của nhân vật vật - Tài năng:

- Tài năng:

+ qua lời giới thiệu

+ qua lời giới thiệu

+ trong cuộc giao chiến với + qua những chiến công Thủy Tinh ->thể hiện những phẩm chất ->Sự bình tĩnh và tài năng đã đáng quý của Thạch Sanh giúp Sơn Tinh chiến thắng NT: sử dụng những yếu tố kì Thủy Tinh ảo, hoang đường… NT: sử dụng những yếu tố kì *Biểu điểm: ảo, hoang đường… NT: sử dụng những yếu tố kì -Đoạn văn có bố cục đầy đủ: ảo, hoang đường… 35

2,0đ


* Biểu điểm:

-Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy,trình bày sạch sẽ.

- Đoạn văn có bố cục đầy đủ:

-> Tuỳ vào bài làm của từng -Diễn đạt mạch lạc, trôi học sinh mà giáo viên chấm và chảy,trình bày sạch sẽ. cho điểm cho phù hợp.

Câu 2

-> Tuỳ vào bài làm của từng học sinh mà giáo viên chấm và cho điểm cho phù hợp. *Yêu cầu về kiến thức: *Yêu cầu về kiến thức:

(5điểm) -HS nắm được những chi tiết, -HS nắm được những chi tiết, sự việc chính của truyện và sắp sự việc chính của truyện và xếp theo thứ tự hợp lí sắp xếp theo thứ tự hợp lí * Yêu cầu về kĩ năng:

* Yêu cầu về kĩ năng:

-Bài làm của học sinh phải tổ chức thành một văn bản hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc không mặc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp

-Bài làm của học sinh phải tổ chức thành một văn bản hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc không mặc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp

đảm bảo bố cục 3 phần:

đảm bảo bố cục 3 phần:

a.Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh (lí do) kể lại câu chuyện. Có thể đưa kết truyện vào phần mở bài hoặc nêu ý nghĩa truyện)

a.Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh (lí do) kể lại câu chuyện. Có thể đưa kết truyện vào phần mở bài hoặc nêu ý nghĩa truyện)

b.Thân bài: kể lại nội dung câu chuyện bằng lời kể của mình. b.Thân bài: kể lại nội dung câu chuyện bằng lời kể của + Giới thiệu hai vợ chồng lão mình. nông nghèo, chăm chỉ là ăn, sống phúc đức nhưng không có + Giới thiệu Mỵ Nương và ý con. muốn kén rể của Vua Hùng.

36

0.5đ


+Sự ra đời và tuổi thơ kì lạ của +Sơn Tinh và Thủy Tinh đến Gióng. cầu hôn. + Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói + Giới thiệu Sơn Tinh và Thủy đòi đi đánh giặc cứu nước. Tinh (Nguồn gốc, lai lịch, tài năng..) + Gặp sứ giả, yêu cầu rèn vũ khí + Vua Hùng ra điều kiện. + Chú bé lớn nhanh như thổi-> ra trận, đánh giặc. -> Kết quả: Sơn Tinh đến trước lấy được Mỵ Nương. -> Kết quả:Đánh thắng giặc, Thủy Tinh đến sau không lấy bay về trời. được vợ, đùng đùng nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh. + Vua nhớ ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương. + Thủy Tinh thua trận, hàng

năm dâng nước gây ra hiện tượng lũ lụt.

+Những dấu ấn còn sót lại.

c.Kết bài: Nêu ý nghĩa truyện c.Kết bài: Nêu ý nghĩa truyện và rút ra cảm xúc, suy nghĩ của và rút ra cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. bản thân. *Biểu điểm: Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu tốt các yêu cầu về kiến thức, kĩ * Biểu điểm: năng nêu trên. Lời văn kể Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu chuyện hấp dẫn, sáng tạo, từ tốt các yêu cầu về kiến thức, kĩ ngữ phong phú, hàm súc song năng nêu trên. Lời văn kể vẫn gợi lại không khí cổ xưa chuyện hấp dẫn, sáng tạo, từ ngữ phong phú, hàm súc song Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu, kĩ năng nêu trên, còn mắc vẫn gợi lại không khí cổ xưa một số lỗi diễn đạt và dùng từ, Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu lỗi chính tả cầu, kĩ năng nêu trên, còn mắc 37

0.5đ


một số lỗi diễn đạt và dùng từ, Điểm 3: Bài viết đảm bảo lỗi chính tả đúng các yêu cầu kiến thức và kĩ năng, nắm được nội dung Điểm 3: Bài viết đảm bảo đúng câu chuyện, bố cục bài sáng các yêu cầu kiến thức và kĩ rõ, tuy nhiên, lời văn kể năng, nắm được nội dung câu chuyện chưa sinh động, thiếu chuyện, bố cục bài sáng rõ, tuy hấp dẫn nhiên, lời văn kể chuyện chưa sinh động, thiếu hấp dẫn Điểm 2: Bài viết chỉ đáp ứng một nửa những yêu cầu về Điểm 2: Bài viết chỉ đáp ứng kiến thức, kĩ năng, còn mắc lỗi một nửa những yêu cầu về kiến diễn đạt, dùng từ, các ý sắp thức, kĩ năng, còn mắc lỗi diễn xếp lộn xộn, chưa khoa học đạt, dùng từ, các ý sắp xếp lộn xộn, chưa khoa học Điểm 0-1: Không làm được, không hiểu được yêu cầu của Điểm 0-1: Không làm được, đề bài. không hiểu được yêu cầu của đề bài.

38


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I- MÔN VĂN 6 Năm học 2019-2020 Cấp độ Tên Chủ đề (nội dung, chương…) Văn bản

Số câu Số điểm

Tiếng Việt

Số câu Số điểm

Nhận biết

Thông hiểu

TL

TL

Xác định được tên văn bản Xác định được thể loại của văn bản 2 1đ

Vận dụng Cấp độ Cấp độ cao thấp

Cộng

-Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật 1 2.5 điểm

Xác định được từ ghép, từ láy và giải thích nghĩa của từ 1 1đ

Tập làm văn

3 3.5 điểm = 35%

Viết đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép, từ mượn 1 0.5 đ

2 1.5 điểm = 15 % Kể lại truyện

39


truyền thuyết bằng lời văn của em 1 5đ

Số câu Số điểm Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %

2 1đ 10%

1 1đ 10%

2 3đ 30%

1 5đ 50%

1 5đ =50% 6 10đ 100%

Ngày giảng: 6A: …........ Tiết 67,68: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI 6B:…......... HỌC KÌ I (Đề chính thức môn Ngữ văn 6) 6C:............. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá được khả năng nhận thức kiến thức của mỗi học sinh về các chủ đề: Truyện dân gian, từ và cụm từ, văn tự sự. 2. Kỹ năng: - Kiểm tra, đánh giá được kĩ năng cảm thụ văn bản, phân biệt được các từ loại, cụm từ, tạo lập văn bản tự sự 3. Thái độ: - Nghiêm túc khi làm bài. - Tự hào về kho tàng văn học dân gian Việt Nam. 4. Năng lực và phẩm chất: - Năng lực chung: Năng lực sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học - Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm thụ thẩm mĩ. - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; trung thực; yêu quê hương. II. Hình thức. - Tự luận. - Học sinh làm bài trên giấy, thời gian 90 phút. III. Ma trận. Mức độ Vận dụng Chủ Nhận biết Thông hiểu Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao đề 40


1. Văn bản Biết tên văn Hiểu nội dung (truyện dân bản và thể ý nghĩa của gian) loại (câu 1) đoạn trích (câu 2) Số câu 1 1 2 Số điểm 1 1 2 Tỉ lệ % 10% 10% 20% 2. Tiếng Việt Nhận ra cụm Vận dụng kĩ (từ và cụm từ) danh từ có năng xây trong đoạn dựng đoạn trích, xếp văn để viết đúng vào mô đoạn văn có hình (câu 3) sử dụng danh từ (câu 4) Số câu 1 1 2 Số điểm 2 1 3 Tỉ lệ % 20% 10% 30% 3. Tập làm văn Vận dụng (văn tự sự) kiến thức về văn tự sự để kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em (câu 5) Số câu 1 1 Số điểm 5 5 Tỉ lệ % 50% 50% Tổng số câu 2 1 2 5 Tổng số điểm 3 1 6 10 Tỉ lệ % 30% 10 % 60% 100% IV. Câu hỏi Phần 1: Đọc hiểu văn bản: ( 5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (Từ câu 1 đến câu 4) "Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân." 41


Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? (1 điểm) Câu 2: Em hiểu ý nghĩa của đoạn văn trên như thế nào? (1 điểm) Câu 3: Tìm cụm danh từ trong câu văn sau: "Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ". Xếp các cụm danh từ tìm được vào mô hình cụm danh từ. (2 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn từ 3-4 câu giới thiệu về bản thân, trong đó có sử dụng danh từ riêng, gạch chân dưới danh từ ấy. (1 điểm) Phần 2: Tập làm văn: (5 điểm) Câu 5: (5 điểm) Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em. V. Hướng dẫn chấm: Câu Nội dung Điểm - Văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh. 0,5 1

2

- Thể loại: Truyền thuyết. - Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

0,5 0,5

- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. 3

0,5 0,5

- Cụm danh từ: + Từng quả đồi + Từng dãy núi

0,5

- Xếp vào mô hình cụm danh từ: Phụ trước từng từng

Trung tâm quả đồi dãy núi

Phụ sau

0,5 0,5 4

- Viết đúng hình thức đoạn văn, không sai chính tả. - Nội dung giới thiệu về bản thân: Họ tên, học ở trường, sở thích, năng lực, ước mơ,...

0,5

- Gạch chân đúng dưới các danh từ riêng trong đoạn văn 0,5 42


5

a. Mở bài: - Giới thiệu về truyền thuyết Thánh Gióng. b. Thân bài: - Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng + Hai ông bà đã già, chưa có con. + Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai. + Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai. + Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi. - Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi + Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài. + Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt để đi đánh giặc. + Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú. - Thánh Gióng đánh giặc + Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. + Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận. + Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ. + Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc. - Thánh Gióng bay về trời + Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi áo để lại cùng ngựa bay lên trời. + Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ. c. Kết bài: - Kết thúc câu chuyện. - Cảm nhận của em về câu chuyện.

43

0,5

1

1

1


1

0,5 VI. Nhận xét giờ kiểm tra: - Gv nhận xét giờ kiểm tra. VII. Hướng dẫn về nhà: - Đọc, chuẩn bị bài Chương trình Ngữ văn địa phương. Tổ chuyên môn duyệt

Ban giám hiệu duyệt

Người ra đề

Bùi Thị Ngọc Mai

KIỂM TRA HỌC KỲ I I. Mục tiêu: Thu thập thông tin để đánh giá kiến thức, kĩ năng lực của HS sau khi học xong các kiến thức tiếng việt (các từ loại và cụm từ loại), các kiến thức về văn bản, kĩ năng viết văn tự sự. II. Hình thức: - Hình thức: tự luận - Cách tổ trức kiểm tra: cho HS làm bài tự luận trong 90 phút rồi thu bài III. Ma trận: 44


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

1. Văn bản

Nhận biết được sự việc trong văn bản, thể loại, nhớ được khái niệm truyện truyền thuyết.

Số câu Số điểm Tỷ lệ %

1 2.0 20%

-Hiểu được được đặc điểm của từng thể loại văn học - Chỉ ra được điểm giống nhau, khác nhau của truyện cổ tích và truyền thuyết 1 1.5 15%

Biết vận dụng ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện dân gian vào thực tế đời sống 1 1 10%

2.Tiếng việt

-Nhận biết được các từ loại trong một đoạn văn bản 1 0.5 5% - Nắm được cách tạo lập một văn bản tự sự.

-Hiểu được đặc điểm của từng loại từ

-Biết giải nghĩa của từ

1 0.5 5% - Hiểu được đặc điểm của ngôi kể thứ nhất

1 1 10% 3 3.5

1 1 10% 3 3.0 45

1 0.5 5% Biết vận dụng các kiến thức về ngôi kể, kiến thức về văn bản và kĩ năng viết văn tự sự để kể sáng tạo một câu chuyện có sẵn 1 2 20% 3 3.5

Cộng

Mức độ Chủ đề

Số câu Số điểm Tỷ lệ % 3. Tập làm văn

Số câu Số điểm Tỷ lệ % Tổng số câu Tổng s điểm

3 4.5 45%

4 1.5 15%

1 4 40% 9 10


Tổng %

35%

30%

46

35%

100%


Trường THCS Mỗ Lao -----------

ĐỀ KIỂM TRA KÌ I Năm học 2020 -2021

Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề (Đề gồm 1 trang) Xem kĩ bức tranh sau đây và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Bức tranh trên minh họa cho sự việc gì trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”. “Sơn Tinh Thủy Tinh” được xếp vào thể loại truyện dân gian nào? Vì sao? (2.0 điểm) Câu 2: Em hãy so sánh thể loại của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” với truyện cổ tích? (1.5 điểm) Câu 3: Em hãy giải nghĩa 2 từ: “Sơn Tinh”, “Thủy Tinh”. Xét về cấu tạo từ “Sơn Tinh”, “Thủy Tinh” thuộc từ loại nào? Vì sao? (1.5 điểm) Câu 4: Những ngày gần đây đồng bào miền Trung đang phải vật lộn và chịu nhiều đau thương mất mát do bão lũ. Theo em hiện tượng đó có phải do sự trả thù của Thủy Tinh không? Từ câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” em rút ra bài học gì? (1.0 điểm) Câu 5: Thạch Sanh là nhân vật chính diện đẹp nhất trong truyện cổ tích Việt Nam, là nhân vật lập được nhiều chiến công nhất, hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp nhất và cũng trải qua nhiều thử thách nhất. Em hãy kể lại thử thách thứ 2 của Thạch Sanh bằng ngôi kể thứ nhất. 47


(4.0 điểm) ----------------Hết--------------------------Học sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

48


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM THI HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2020- 2021 Môn : Ngữ văn lớp 6 I.HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo, tránh việc đếm ý cho điểm. - Giám khảo cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lý ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ xuất nhỏ. - Không làm tròn điểm. II. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu

Kiến thức, kĩ năng cần đạt

Điểm

Bài viết không mắc lỗi cơ bản ( chính tả, ngữ pháp, diễn đạt...); trình bày thành câu, đoạn hoặc bài viết theo yêu cầu. 1

Bức tranh trên minh họa cho sự việc gì trong truyện “Sơn 2.0 Tinh Thủy Tinh”. “Sơn Tinh Thủy Tinh” được xếp vào thể loại truyện dân gian nào? Vì sao? - Xác định đúng sự việc được minh họa là: cuộc giao chiến của Sơn Tinh, Thủy Tinh ( xác định sai không cho điểm)

0.5

- “Sơn Tinh Thủy Tinh” thuộc thể loại truyện truyền thuyết 0,5 - Giải thích được “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” là truyện truyền thuyết. Vì nó: 0,25 + Là một loại truyện dân gian + Kể về nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử quá khứ như 0,25 vua Hùng,... + Có chi tiết tưởng tượng kì ảo: tài năng của Sơn Tinh, Thủy 0,25 Tinh... 49


2

+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với nhân vật sự kiện được kể: ca ngợi công lao trị thủy và sức mạnh 0,25 chế ngự thiên tai của nhân dân ta... Em hãy so sánh thể loại của truyện “ Sơn Tinh Thủy 1,5 Tinh” với truyện cổ tích?

Chỉ rõ điểm giống và khác nhau của truyện cổ tích và truyền thuyết: Giống nhau: 0,25 - Đều là truyện dân gian - Thường có yếu tố hoang đường, kì ảo. 0,25 Khác nhau: Cổ tích - Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật quen thuộc… - Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội

Truyền thuyết -Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử

0,25

- Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể

0,25

- Người đọc không tin có thật - Người đọc tin có thật - Thời gian phiếm chỉ -Thời gian cụ thể, rõ ràng

K 3

0,25

0,25

E Em hãy giải nghĩa 2 từ: “Sơn Tinh”, “Thủy Tinh”. Xét về 1.5 cấu tạo từ “Sơn Tinh”, “Thủy Tinh” thuộc từ loại nào? Vì sao? - Giải thích đúng nghĩa của từ “Sơn Tinh” “Thủy Tinh” 0,25 + “ Sơn Tinh”: thần núi 0,25 + “ Thủy Tinh”: thần nước - Xác định đúng từ “Sơn Tinh” “Thủy Tinh” là từ ghép 0,5 50


( từ phức) - Vì hai từ “Sơn Tinh” “Thủy Tinh” đều có 2 tiếng, giữa 0,5 các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. 4

Những ngày gần đây đồng bào miền Trung đang phải vật 1 lộn và chịu nhiều đau thương mất mát do bão lũ. Theo em hiện tượng đó có phải do sự trả thù của Thủy Tinh không? Từ câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” em rút ra bài học gì? - Câu chuyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” là do nhân dân ta tưởng tượng ra để giải thích hiện tượng lũ lụt lặp lại có tính chất chu 0.5 kì ở nước ta từ thủa trình độ của con người chưa đủ khả năng để giải thích hiện tượng thiên nhiên đó. Vì vậy hiện tượng bão lụt không phải do Sơn Tinh gây ra mà do nhiều yếu tố ( điều kiện tự nhiên, sự biến đổi khí hậu, con người thiếu ý thức bảo vệ môi trường, chặt cây, phá rừng...) 0.5 - Bài học rút ra: Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản có thể nêu được các ý sau: nâng cao ý thức phòng chống thiên tai lũ lụt, tích cực trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường...

5

Thạch Sanh là nhân vật chính diện đẹp nhất trong truyện 4.0 cổ tích Việt Nam, là nhân vật lập được nhiều chiến công nhất, hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp nhất và cũng trải qua nhiều thử thách nhất. Em hãy kể lại thử thách thứ 2 của Thạch Sanh bằng ngôi kể thứ nhất. 1.Yêu cầu cần đạt * Về nội dung: HS phải đóng vai một nhân vật trong truyện để kể . Yêu cầu kể được đầy đủ sự việc: có mở đầu, diễn biến, kết thúc sự việc * Về hình thức: Bài làm phải được tổ chức thành bài văn tự sự, dùng ngôi kể thứ nhất, lời kể có sáng tạo phù hợp. Không sai chính tả, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ. 2.Biểu điểm *Mở bài :

51


- Nhập vai một nhân vật giới thiệu thử thách thứ 2 của 0,5 Thạch Sanh. 3đ *Thân bài 0,5 - Sau khi bị mẹ con Lý Thông lừa cướp công, Thạch Sanh lại trở về sống ở gốc đa. - Một hôm, đi kiếm củi, Thạch Sanh gặp Đại bàng cắp một vật lạ, liền giương cung bắn đại bàng bị thương

0,5

- Một thời gian sau, Thạch Sanh gặp lại Lý thông và nhận lời 0,5 giúp Lý Thông tìm công chúa 0,5 - Thạch Sanh giao chiến với đại bang 0,5 - Sau khi cứu được công chúa Thạch Sanh bị lý Thông mưu hại. - Thạch Sanh cứu được thái tử, thoát chết, được vua thủy tề tặng cho cây đàn thần. *Kết bài : Nêu kết thúc sự việc và suy nghĩ của nhân vật kể chuyện.

0,5

0,5

Điểm 4 : -Đáp ứng tất cả 2 yêu cầu nội dung và hình thức. Lời kể có cảm xúc và sáng tạo Điểm 3: -Đáp ứng cơ bản những yêu cần về nội dung, hình thức.Còn vài sai sót nhưng không phải lỗi cơ bản. Điểm 2: -Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu. -Có thể hạn chế về diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Điểm 1: Bài viết sơ sài , sắp xếp ý lộn xộn ,diễn đạt hạn chế hay dùng sai ngôi kể.

Hä vµ tªn:............................... Líp 6...........

BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn 6 - Thời gian: 90 phút 52


§iÓm

Lêi phª cña thÇy, c« gi¸o

§Ò bµi I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. ... “Vài hôm sau có người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói: - Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa? Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!” (Ngữ văn 6- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu định nghĩa loại truyện dân gian em vừa xác định. Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt là gì? Câu 3: Xác định Lượng từ trong đoạn trích trên. Đặt 1 câu với Lượng từ vừa tìm được. Câu 4: Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Hành động nào của nhà hàng khiến ta đáng cười? Vì sao? Câu 5: Từ sự hiểu biết về văn bản chứa đoạn trích trên, kết hợp với sự hiểu biết xã hội hãy trình bày suy nghĩ về tác hại của sự thiếu tính chủ kiến trong cuộc sống (viết đoạn văn khoảng 6-8 dòng). II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Kể về người bạn thân của em. bµi lµm ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 53


....................................................................................................................................... ........................................................................................................................ ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 54


....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................ ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .................... HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn 6 I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Đoạn trích được trích trong văn bản "Treo biển” 0,25 - Văn bản đó thuộc thể loại truyện cười. 0,25 - Nêu đúng định nghĩa truyện cười 0,5 Câu 2 - Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3 0,25 - Theo phương thức biểu đạt tự sự 0,25 - lượng từ: vài, những 0,5 Câu 3 - Đặt câu đúng với 1 lượng từ 0,5 - Người chủ nhà hàng nghe lời góp ý thứ 4 - Chi tiết đáng cười: Nhà hàng cất luôn biển - Vì: Không có chủ kiến Câu 5- - Hình thức: Đoạn văn khoảng 6 - 8 dòng - - Nội dung: Khẳng định không có chủ kiến, ba phải có rất nhiều tác hại (dễ nghe theo lời người khác, không suy xét mọi việc, có thể dẫn tới hỏng việc); mọi người cười chê; Cần suy nghĩ trước mọi lời góp ý, rủ rê, khen chê… II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5điểm) Mở bài - Giới thiệu những nét chung về người bạn thân

0,5 0,5 0,5 0,25

Thân bài

0,5 0,5 2

Câu 4

- Tả qua về ngoại hình (những nét nổi bật nhất) Kể về tính cách của người bạn thân - Kể về tình cảm của người bạn thân dành cho em hoặc kỉ niệm sâu sắc của người bạn thân đối với em - Kể về sở thích, năng khiếu của bạn 55

0,75

0,5

1


Kết bài - Tình cảm của em dành cho người bạn thân.

0,5

Lưu ý: - Điểm 5: Bài viết lưu loát, cảm xúc chân thành, bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. - Điểm 4: Bài viết đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc, trình bày rõ ràng, diễn đạt khá lưu loát, sai từ 1-2 lỗi chính tả. - Điểm 3: Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, sai 4 - 5 lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 2: Bài viết lan man, trình bày chưa khoa học, câu văn rườm rà, rời rạc. Nội dung bài viết còn đơn giản, sai 6 - 7 lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1: Bài viết không đúng yêu cầu của đề, nội dung quá sơ sài.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN 6 A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Đánh giá được mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng về môn ngữ văn trong chương trình học kì I. - Đánh giá kỹ năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức về phần Tiếng Việt , phần văn bản trong việc viết bài văn của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Thu thập thông tin về sự nhận biết của HS để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. B. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Cho HS làm bài 90' C. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng Cộng hiểu cao Tên chủ đề - Nhớ được tên - Hiểu được - Viết đoạn 1. Truyện dân truyện, thể loại , nhân vật, sự văn trình gian Việt định nghĩa truyện việc, nội bày những Nam đã học. dung trong suy nghĩ của Truyện cười đoạn trích. bản thân về 56


vấn đề đặt ra từ văn bản

- Ngôi kể,pt biểu đạt được sử dụng trong truyện

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

2 1,5 15%

1 1,5 15%

2. Tiếng Việt Lượng từ

Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3. Tập làm văn Văn tự sự Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %

2 1, 5 15%

1 1,5 15%

Ngày soạn : 16.11.20 Ngày kiểm tra: Tuần 11 tiết 41,42 KIÊM TRA GIỮA KỲ I. Môc tiªu cÇn ®¹t: 1. Kiến thức: 57

1 1 10% - Phát hiện và chỉ ra được lượng từ… Đặt câu với lượng từ 1 1 10% Viết bài văn kể về người bạn thân 1 5 50% 2 6 60%

4 3 30 %

1 1 10%

1 1 10%

1 5 50% 6 10 100%


- Học sinh nắm vững kiến thức về văn tự sự. 2. Kỹ năng: - Đọc, hiểu một đoạn trích trong văn bản tự sự. - Biết viết một bài văn tự sự có bố cục đầy đủ,mạch lạc, hợp lí. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức sống theo phương châm “ Ở hiền gặp lành”, chân thành, trung thực. Đồng thời giáo dục cho HS thêm yêu văn học dân gian, ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hóa dân gian. Giáo dục lòng kính trọng, biết ơn đối với thầy cô giáo. -> Năng lực : Giao tiếp, tự nhận thức, tư duy sáng tạo, kể chuyện sáng tạo , sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản, giao tiếp tiếng Việt. II. Hình thức thực hiện 1. Hình thức :Tự luận ( trên lớp), thời gian: 90 phút. 2. Cách tổ chức kiểm tra : tổ chức kiểm tra từng lớp. III. Ma trận Mức độ Nội dung (chủ đề) I.Đọc - Văn hiểu bản /văn học ngoài chương trình SGK THCS. - Dung lượng 504chữ

Tổng

Số câu Số điểm Tỷ lệ %

Mức độ cần đạt Nhận biết

Thông hiểu

- Nhận biết đuợc phương thức biểu đạt - Xác định được ngôi kể trong văn bản tự sự - Xác định được từ mượn có trong vb

Xác định được các chi tiết tưởng tượng và hiểu được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng trong truyện cổ tích

3 2,5 điểm 25%

1 1,5điểm 15% 58

V/dụng

V/dụng cao

Tổng số

4câu 4điểm 40%


II. Làm văn

- Biết xác định Kể chuyện đúng nhân vật sáng tạo. và sự việc cần kể. - Biết xác định được thứ tự kể hợp lí.

Số câu Số điểm Tỷ lệ %

- Hiểu được cách triển khai sự việc theo trình tự hợp lí. - Hiểu được cách làm văn tự sự tưởng tượng

Biết vận dụng kiến thức và kỹ năng về văn tự sự để hoàn thành bài viết đúng kiểu bài. 1 4 40%

- Tạo được giọng kể chuyện riêng, mới mẻ, hấp dẫn. - Lựa chọn trình tự kể sáng tạo.

1 10%

1 10%

Tổng số câu

2 câu

1 câu

Tổng số điểm

2,5 điểm

2,5 điểm

4điểm

1 điểm

25%

25%

40%

10%

Tỷ lệ %

1 10%

1 câu

1 câu 7 điểm 70% 4 câu 10 điểm 100%

IV. ĐỀ RA I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu : Trong một gia đình nọ, có hai anh em trai, mẹ mất sớm, cùng sống với người cha già rất hòa thuận. Ít lâu sau khi hai anh em lập gia đình, người cha bị bệnh nặng, qua đời. Bị vợ xúi giục, người anh viện cớ mình là con cả, chiếm hết tài sản, chỉ chia cho người em một mảnh đất nhỏ với cây khế trong đó. Dù bị thiệt thòi, người em vẫn nín nhịn, nhận lấy phần của mình mà không một lời trách móc. Người em dựng một cái chòi gần gốc cây khế và ngày ngày, lên rừng đốn củi, đem ra chợ bán hoặc là gánh nước làm thuê, sinh sống cho qua ngày.[…]Sáng hôm sau, chim hạ cánh xuống gốc cây khế, cho người em ngồi lên lưng rồi bay vút lên trời, để lại người vợ đang lo lắng cho sự an nguy của người chồng. Chim bay qua bao núi cao, biển rộng, rồi bay tới một hòn đảo. Chim bay chậm lại và hạ cánh ở trước một cái hang chứa đầy sỏi đá. Người em cứ nghĩ mình đã bị chim lừa, ấy thế mà, nghe lời chim nói cứ nhặt đá bỏ vào túi, thì lập tức đá sỏi biến thành vàng. Chim ra hiệu, bảo người em muốn lấy bao nhiêu thì cứ lấy. Nhưng người em chỉ nhặt bỏ đầy túi ba gang rồi bảo chim nhanh chóng quay về. ( Sự tích cây khế- truyện cổ tích Việt Nam, NXB nhi đồng) 59


Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2: Đoạn văn được kể theo ngôi kể thứ mấy? Được kể theo thứ tựnào? Câu 3: Tìm từ mượn trong câu 1. Câu 3: Tìm những chi tiết tưởng tượng, kì ảo có trong đoạn văn và nêu ý nghĩa của những chi tiết ấy. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Kể về một kỉ niệm ấu thơ làm em nhớ mãi. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM: 1.Hướng dẫn chung: - Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá phát triển năng lực. Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. (Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản, thuyết phục thì vẫn chấp nhận). - Thang điểm 10, chiết điểm đến 0,5. 2. Hướng dẫn cụ thể: I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) 3,0 Câu 1 Đoạn văn sử dụng các phương thức biểu đạt chính là : tự sự. 0,5 Câu 2 - Đoạn văn được kể theo ngôi thứ 3, người kể dấu mặt. 0,5 - Thứ tự kể: việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì 0,5 kể sau ( Kể xuôi) Câu 3 Từ mượn : gia đình, hòa thuân 1 Câu 4 *Chi tiết kì ảo: Chim hạ cánh xuống gốc cây khế, cho người em 1,0 ngồi lên lưng rồi bay vút lên trời. Nghe lời chim nói cứ nhặt đá bỏ vào túi, thì lập tức đá sỏi biến thành vàng. Chim ra hiệu, bảo người em muốn lấy bao nhiêu thì cứ lấy. * Ý nghĩa của chi tiết: - Làm cho đoạn văn kể chuyện thêm hấp dẫn, li kì. 0,5 - Thể hiện giá trị nhân văn của truyện cổ tích. Người em ở hiền gặp lành, được ban những phần thưởng xứng đáng II. LÀM VĂN. (7,0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Có đủ các phần mở đầu sự việc định kể, kể lại sự việc chính, kết thúc sự việc. b. Xác định đúng nội dung, chủ đề của sự việc mà mình kể ( một kỉ niêm ấu thơ đáng nhớ) 60

0,5 0,5


c. Triển khai sự việc :Trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng ngôn ngữ và các biện pháp nghệ thuật để kể đối tượng. - Giới thiệu về sự việc định kể: Một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi. - Học sinh kể lại được một kỉ niệm ấu thơ của mình với các sự việc cơ bản sau: + Kể về sự việc mở đầu, sự việc tiếp diễn và sự việc kết thúc… + Sự việc và nhân vật được kể chân thực, sinh động và hợp lý thể hiện ý nghĩa, thông điệp có tác động tốt đến người đọc. - Cảm xúc của nhân vật sau khi kết thúc sự việc và liên hệ thực tiễn: Chúng ta cần bồi đắp những p hẩm chất đáng qúy: Trân trọng và tin yêu cuộc sống. Biết giữ gìn và p hát huy nh ững điều tốt đẹp của cuộc sống. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, cách dẫn dắt, kể chuyện hấp dẫn, mới mẻ. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

5,0 1,0

3,0

1,0 0,5 0,5

HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ - soạn bài “Õch ngåi ®¸y giÕng”. E. RÚT KINH NGHIỆM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn 6 - Thời gian: 90 phút I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. ... “Vài hôm sau có người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói: - Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa? Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!” (Ngữ văn 6- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu định nghĩa loại truyện dân gian em vừa xác định. Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt là gì? Câu 3: Xác định Lượng từ trong đoạn trích trên. Đặt 1 câu với Lượng từ vừa tìm được. 61


Câu 4: Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Hành động nào của nhà hàng khiến ta đáng cười? Vì sao? Câu 5: Từ sự hiểu biết về văn bản chứa đoạn trích trên, kết hợp với sự hiểu biết xã hội hãy trình bày suy nghĩ về tác hại của sự thiếu tính chủ kiến trong cuộc sống (viết đoạn văn khoảng 6-8 dòng). II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Kể về người bạn thân của em.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn 6 I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Câu Nội dung Câu 1 - Đoạn trích được trích trong văn bản "Treo biển” - Văn bản đó thuộc thể loại truyện cười. 62

Điểm 0,25 0,25


Câu 2

Câu 3

- Nêu đúng định nghĩa truyện cười - Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3 - Theo phương thức biểu đạt tự sự - lượng từ: vài, những - Đặt câu đúng với 1 lượng từ

0,5 0,25 0,25 0,5 0,5

- Người chủ nhà hàng nghe lời góp ý thứ 4 - Chi tiết đáng cười: Nhà hàng cất luôn biển - Vì: Không có chủ kiến Câu 5- - Hình thức: Đoạn văn khoảng 6 - 8 dòng - - Nội dung: Khẳng định không có chủ kiến, ba phải có rất nhiều tác hại (dễ nghe theo lời người khác, không suy xét mọi việc, có thể dẫn tới hỏng việc); mọi người cười chê; Cần suy nghĩ trước mọi lời góp ý, rủ rê, khen chê… II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5điểm) Mở bài - Giới thiệu những nét chung về người bạn thân

0,5 0,5 0,5 0,25

Thân bài

0,5 0,5 2

Câu 4

0,75

- Tả qua về ngoại hình (những nét nổi bật nhất) Kể về tính cách của người bạn thân - Kể về tình cảm của người bạn thân dành cho em hoặc kỉ niệm sâu sắc của người bạn thân đối với em - Kể về sở thích, năng khiếu của bạn Kết bài - Tình cảm của em dành cho người bạn thân. Lưu ý: - Điểm 5: Bài viết lưu loát, cảm xúc chân thành, bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. - Điểm 4: Bài viết đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc, trình bày rõ ràng, diễn đạt khá lưu loát, sai từ 1-2 lỗi chính tả. - Điểm 3: Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, sai 4 - 5 lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 2: Bài viết lan man, trình bày chưa khoa học, câu văn rườm rà, rời rạc. Nội dung bài viết còn đơn giản, sai 6 - 7 lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1: Bài viết không đúng yêu cầu của đề, nội dung quá sơ sài.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019 - 2020 63

0,5

1 0,5


MÔN: NGỮ VĂN 6 A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Đánh giá được mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng về môn ngữ văn trong chương trình học kì I. - Đánh giá kỹ năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức về phần Tiếng Việt , phần văn bản trong việc viết bài văn của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Thu thập thông tin về sự nhận biết của HS để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. B. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Cho HS làm bài 90' C. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng Cộng hiểu cao Tên chủ đề - Nhớ được tên - Hiểu được - Viết đoạn truyện, thể loại , nhân vật, sự văn trình 1. Truyện dân định nghĩa truyện việc, nội bày những gian Việt đã học. dung trong suy nghĩ của Nam - Ngôi kể,pt biểu đoạn trích. bản thân về Truyện cười đạt được sử dụng vấn đề đặt ra trong truyện từ văn bản Số câu Số điểm Tỉ lệ %

2 1,5 15%

1 1,5 15%

1 1 10% - Phát hiện và chỉ ra được lượng từ… Đặt câu với lượng từ 1 1 10% Viết bài văn kể về người bạn thân

2. Tiếng Việt Lượng từ

Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3. Tập làm văn Văn tự sự 64

4 3 30 %

1 1 10%


Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %

2 1, 5 15%

1 1,5 15%

1 5 50% 2 6 60%

1 1 10%

1 5 50% 6 10 100%

KHỐI 6 Giáo viên: Nguyễn Thị Thơm- THCS HÀ THANH- TỨ KỲ- HẢI DƯƠNG Email: nguyenthomht2011@gmail.com

TuÇn 18 tiÕt 67+68 Ngµy so¹n: 17.12.2019 Ngµy d¹y: 27.12.2019 KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2019-2020 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Qua giờ kiểm tra tiếp tục củng cố, hệ thống hoá kiến thức cả 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, tập làm văn học kì I lớp 6. 2. Kĩ năng: * Kĩ năng bài học: + §¸nh gi¸ kh¶ n¨ng nhËn thøc cña häc sinh vÒ m«n Ng÷ v¨n trong häc kú I. + RÌn luyÖn kü n¨ng tæng hîp, hÖ thèng ho¸, suy luËn l« gÝch vÊn ®Ò trªn c¬ së kiÕn thøc ®· häc. + §Þnh h-íng häc tËp m«n Ng÷ v¨n ë häc kú II ®Ó ®¹t kÕt qu¶ tèt h¬n. * Kĩ năng sống - Ra quyết đinh: Lựa chọn cách diễn đạt hợp lí nhất cho bài làm. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức thức tự giác, tích cực trong kiểm tra, thi cử. 4. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo 65


- Năng lực phân tích ngôn ngữ, tạo lạp đoạn văn. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: §Ò cña PGD & §T huyÖn Tứ Kỳ. 2. Học sinh: - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học theo sự hướng dẫn của giáo viên. C. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Thời gian: 90phút. D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm trabài cũ : không 3. Bài kiểm tra:

I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

66


Mức độ Nhận biết

Thông hiểu

NLĐG I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: văn bản văn học - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn văn/văn bản hoàn chỉnh

- Nhận biết được thể loại, nhân vật chính -Xác định các cụm danh từ

Câu Số điểm Tỉ lệ % II. Tập làm văn -Đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật. -Bài văn tự sự. Số câu Số điểm Tỉ lệ %

C1; C3 1,25 12,5%

Tổng số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài

Vận dụng Vận dụng cao

Cộng

- Sự việc và thứ tự kể - Viết mô hình cấu tạo của 01 cụm danh từ -Ý nghĩa của chi tiết đặc sắc trong đoạn truyện

C2; C3; C4 1,75 17,5%

4 3,0 30% Viết 01 đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình tượng Thánh Gióng 1 2,0 20%

Viết 01 bài văn tự sự: kể chuyện đời thường

1 5,0 50%

2 7,0 70%

10

1,25

1,75

2,0

5,0

12,5%

17,5%

20%

50% 100%

67


II. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần

Câu 1

Nội dung - Thể loại: Truyện cổ tích - Nhân vật chính: Thạch Sanh

Điểm 0,25 0,25

I. Đọc hiểu (3,0đ)

2

3

4

- Sự việc chính: Thạch Sanh dùng tiếng đàn đánh lui 0,5 quân mười tám nước chư hầu. -Thứ tự kể: Kể xuôi: sự việc nào diễn ra trước thì kể 0,25 trước; sự việc nào diễn ra sau thì kể sau. -03 cụm danh từ: các hoàng tử; một bữa cơm; những 0,75 kẻ thua trận - HS chọn một cụm danh từ và viết mô hình cấu tạo 0,25 cụm danh từ: VD: Phần trước Phần trung tâm Phần sau các hoàng tử ……. …… …… *Mức tối đa: 1,0 điểm - HS nêu ngắn gọn một số ý: + Tiếng đàn trong đoạn truyện là một chi tiết thần kì 0,25 đặc sắc: giúp Thạch Sanh đánh lui quân mười tám nước chư hầu... + Thể hiện tấm lòng nhân hậu, yêu chuộng hoà bình 0,5 của Thạch Sanh... *Mức chưa tối đa -0,5 đ: Nêu được một ý trọn vẹn. -0,25 đ: Nêu được một ý nhưng chưa đầy đủ. * Mức không đạt: 0 đ: Không trả lời hoặc sai hoàn toàn. 1. Về kĩ năng - HS biết vận dụng kĩ năng viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về một nhân vật trong truyện dân gian đã học. Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, sáng tạo; không mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ. 2. Về kiến thức 68


- HS có thể trình bày bằng các cách khác nhau, song cơ bản 1 gồm những ý sau: (2,0đ) -Hình tượng Thánh Gióng mang màu sắc thần kì : 0,75 + Gióng sinh ra và lớn lên kì lạ… + Gióng có lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí diệt giặc giúp nhân dân… + Gióng không màng công danh… -Thánh Gióng là biểu tượng của lòng yêu nước, tinh 0,5 thần chống giặc ngoại xâm… -Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng 0,25 II. Tập cứu nước… làm -Tình cảm : Yêu mến, ngưỡng mộ, tự hào… 0,5 văn 3. Các mức đánh giá -Mức tối đa: 2,0đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. -Mức chưa tối đa: + 1,5-1,75 đ: Cơ bản đáp ứng tốt các yêu cầu trên; còn mắc một vài sai sót nhỏ. +1,0 đ: Đạt 50% các yêu cầu trên. + 0,5-0,75 đ: Chỉ nêu được một vài ý sơ sài; mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt… + 0,25 đ: Chỉ nêu được một ý nhưng chưa đầy đủ… -Mức không đạt: 0 đ: Không làm bài hoặc sai hoàn toàn. Viết bài văn kể chuyện về một chuyến đi thú vị em được tham gia cùng gia đình, hoặc bạn bè. 1. Về kĩ năng - HS biết tạo lập văn bản tự sự theo ngôi thứ nhất, có bố cục ba phần rõ ràng, trình tự kể hợp lí; Lời kể tự nhiên, chân thực, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và diễn đạt 2. Về kiến thức: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được một số ý chính: MB: Giới thiệu chuyến đi nào ? (Kỉ niệm về quê hay 0.5 đi chơi cùng gia đình hoặc chuyến đi trải nghiệm cùng bạn bè…)…Cảm xúc của em… 2 TB:Lựa chọn các chi tiết để kể hợp lí, hấp dẫn… 4,0 (5,0đ) -Chuẩn bị những gì cho chuyến đi…Tâm trạng, cảm xúc của em ? 69


-Kể về chuyến đi : + Em đi cùng ai ? Bao giờ ? + Gặp gỡ, trò chuyện với những ai ? + Những hoạt động em được tham gia trong chuyến đi đó ?... -Xen miêu tả cảnh quan trên đường đi và nơi mình đến… - Đan lồng lời thoại hợp lí… - Chuyến đi thú vị gắn kết các thành viên, giúp em có thêm động lực học tập, rèn luyện… KB: Cảm nghĩ về chuyến đi đó…Mong ước, hứa hẹn 0,5 gì ? 3. Các mức đánh giá - Mức tối đa: 5,0đ : Đảm bảo tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức… - Mức chưa tối đa: + 3,5-4,5đ: Đạt được cơ bản các yêu cầu nhưng còn mắc lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả… + 2,5- 3,5đ: Đạt được cơ bản 2/3 yêu cầu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu… + 1,5-2,5đ: Bài kể sơ sài. Mắc nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt… + 1-1,5đ: Kể quá sơ sài, chỉ nêu được một số ý. - Mức không đạt: 0đ: Lạc đề, không làm bài. 4. Củng cố: - GV thu bài. Nhận xét ý thức của học sinh trong qu¸ tr×nh lµm bµi kiÓm tra häc k×. 5. Hướng dẫn về nhà: - Lµm l¹i bµi. - ¤n vµ n¾m v÷ng kiÕn thøc ®· häc trong HKI. - So¹n v¨n b¶n: Hoạt động Ngữ văn thi kể chuyện _________________________________________ Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 70


KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KỲ I I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức tổng hợp về ba phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn phần trọng tâm của chương trình. 2. Kĩ năng: Biết cách ôn tập và làm bài thi tổng hợp một cách hiệu quả. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực viết sáng tạo: rèn kĩ năng diễn đạt, hành văn của học sinh. - Năng lực cảm thụ văn chương. 4. Thái độ:Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và tình cảm qua cảm nhận của người viết. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. II. Chuẩn bị * Giáo viên: Đề, hướng dẫn chấm, ma trận. * Học sinh: Ôn luyện theo hệ thống câu hỏi đề cương giáo viên yêu cầu. III. Thiết lập ma trận đề (Có tệp đính kèm) - Liệt kê chuẩn kiến thức, kỹ năng của các đơn vị kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 15. - Thiết lập ma trận đề. - Xác định khung ma trận. MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nội dung Câu 1 (5,0đ) Văn bản “Sông núi nước Nam”

Nhận biết

1

2

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

T

1

Chép thơ (1,0đ)

1

- Tên văn bản (0,5đ) - Thể loại (0,5đ)

1

1

71


Nghĩa của từ Hán Việt (0,5đ) Tác dụng của việc dùng từ Hán Việt (0,5đ) Lí do được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên (1,0đ)

3

4

5

1

1

1

1

Viết đoạn văn suy nghĩ về việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền 72

1

1


đất nước (1,0đ) Câu 2 (5,0đ)

Tổng số điểm 2 Tỉ lệ % 20% IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Phát đề cho học sinh

2 20%

PHÒNG DG&ĐT Hoài Đức Trường THCS: ..................................... Họ và tên: ............................................ Lớp:...........

Điểm

Tạo lập một văn bản biểu cảm (5,0đ) 5 50%

BÀI KIỂM TRAHỌC KÌ I Năm học : 2020 – 2021 Môn :Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Lời phê của thầy cô

73

5

5

1 10%

1


ĐỀ BÀI Câu 1 (5,0 điểm)Cho câu thơ sau: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở” 1. Chép những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh bài thơ. 2. Nêu nhan đề và cho biết thể thơ của bài thơ. 3. Em hiểu “Nam đế, thiên thư” là gì? Tác giả sử dụng từ “Nam đế” nhằm thể hiện điều gì? 4. Vì sao bài thơ trên được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta? 5. Từ bài thơ trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn suy nghĩ về việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đất nước trong giai đoạn hiện nay. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nghĩ về người thân. BÀI LÀM ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .............................................................................................................. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRAHỌC KÌ I Môn : NGỮ VĂN LỚP 7 Năm học : 2020 – 2021 Câu Phầ YÊU CẦU NỘI DUNG Điểm n 1 Chép chính xác (1,0đ), (thiếu 1, 2 từ 1,0 (5,0đi 1 trừ : 0,25đ; thiếu từ 3 từ trở lên trừ ểm) : 0,5đ). - Tên bài thơ : Sông núi nước Nam 0,5 2 - Thể loại: thơ tứ tuyệt Đường luật 0,5

74


3

4

5

2 (5,0 điểm)

- “Nam đế, thiên thư” là: + Nam đế: vua nước Nam + thiên thư: sách trời - Tác giả sử dụng từ “Nam đế” nhằm: + Nước Nam đã có chủ quyền, lãnh thổ riêng; + Thể hiện sự bình đẳng ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa, để chứng tỏ ý thức độc lập tự cường, không chịu phụ thuộc vào nước lớn của nước Đại Việt ta. Bài thơ được coi là Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc vì : - Bài thơ ra đời sớm nhất tuyên bố về chủ quyền độc lập của dân tộc - Khẳng định sự bất khả xâm phạm về chủ quyền đó. HS có thể trình bày các ý sau: - Đất nước trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, trải qua nhiều cuộc chiến tranh gian khổ, nhưng toàn dân tộc luôn quyết tâm một lòng đoàn kết chiến đấu để bảo vệ, giữ gìn non sông gấm vóc này. - Chúng ta phải phát huy truyền thống đấu tranh giữ nước của ông cha ta ngày xưa, quyết tâm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc.... - Liên hệ bản thân : Chúng ta là học sinh, là những chủ nhân tương lai của đất nước phải ra sức học tập, rèn luyện trí lực...để góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu mạnh. 1. Yêu cầu về hình thức: - Đảm bảo đúng yêu cầu một bài văn biểu cảm.

75

0,25 0,25 0,25 0,25

0,5 0,5

0,25

0,25

0,5


- Có đủ bố cục ba phần, trình bày sạch đẹp, diễn đạt tốt, không sai ngữ pháp, chính tả; văn viết phải có cảm xúc. 2. Yêu cầu về nội dung a. Mở bài: - Giới thiệu chung về người em yêu quý - Giới thiệu khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ, cảm phục,... b. Thân bài: - Biểu cảm những nét ấn tượng về ngoại hình của người đó: mái tóc, dáng vẻ,... - Biểu cảm về tính cách của người thân: nêu những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân. - Nhắc kỉ niệm sâu sắc giữa bản thân với người đó thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó. c. Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình với người đó. - Mức 4 -> 5 điểm: Đáp ứng được những yêu cầu trên, văn viết rõ ràng, lưu loát, có cảm xúc, có thể còn vài lỗi nhỏ. - Mức 3 -> dưới 4 điểm: Đáp ứng cơ bản 2/3 những yêu cầu trên, văn viết rõ ràng, diễn đạt còn một vài chỗ chưa thật tốt. - Mức 2 -> dưới 3 điểm: Đạt được ½ các yêu cầu cơ bản về kiến thức; kĩ năng còn lỗi diễn đạt và chính tả - Mức độ từ 1 -> dưới 2 điểm: Xác định đúng thể loại và đối tượng, nhưng mắc nhiều lỗi, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả...; hoặc viết quá ngắn, quá sơ sài. - Mức 0 điểm: lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng. 76


Lưu ý: Bài đạt từ 3 điểm trở lên học sinh phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố miêu tả và biểu cảm. (Đề+ đáp án+ biểu điểm nộp lưu tổ chuyên môn) 3. Kỹ năng làm bài -GV: Yêu cầu HS thực hiện làm bài đúng về nội dung đẹp, khoa học về hình thức * Trả lời tốt phần đọc – hiểu * Viết đúng quy trình một bài văn - Đọc kĩ đề làm bài đúng yêu cầu 4 bước: - Tìm hiểu đề, tìm ý (định hướng văn bản) - Lập dàn ý. - Viết văn bản biểu cảm - Đọc lại bài viết và sửa chữa 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (3 phút) * Đối với bài cũ - Nhớ các kiến thức cơ bản khi làm bài. * Đối với bài mới Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần tiếng Việt ..........................................................................................

KIỂM TRA HỌC KÌ I (Theo đề của PGD)

Tuần: 17 Tiết: 65-68 Soạn: 19/12/2020 Giảng:

/12/2020

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của cả ba phần:Văn bản-Tiếng ViệtTập Làm Văn. - Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần:Văn- Tiếng Việt-Tập Làm Văn. 2. Kĩ năng Vận dụng kiến thức của văn bản, Tiếng Việt để xây dựng đoạn văn, bài văn. 3. Thái độ Tự học,tự nhận xét đánh giá quá trình rèn luyện của bản thân để sang kì II học tốt hơn. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên 77


- SGK, SGV, soạn giáo án - Chuẩn bị hệ thống ôn tập cho HS 2. Học sinh Xem trước nội dung các bài đã học từ lý thuyết đến bài tập. III.TIẾN TRÌNH TỒ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1 (2’) KHỞI ĐỘNG -Ổn định lớp: -Kiểm tra: -Giới thiệu bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT TRÒ

ĐỘNG CỦA

-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ -Lớp trưởng báo cáo. sinh. -Cá nhân -Kiểm tra phần chuẩn bị của -Chuẩn bị làm bài HS -Kiểm tra HK I

* Hoạt động 2 ( 80’) Làm bài chất lượng HKI -GV phát đề cho HS -Theo dõi HS làm bài -GV nhắc nhở những HS không nghiêm túc. -Thông báo thời gian để HS nắm. * Hoạt động 3 (3) THU BÀI-DẶN DÒ -GV thu bài của HS.Kiểm bài. -Dặn dò môn thi ngày sau

-HS nhận giấy thi – đề -HS làm bài -Cá nhân. -Lắng nghe.

-HS nộp bài -HS lắng nghe môn thi tiếp theo

MA TRẬN Mức độ Nhận biết

Thông hiểu

NL ĐG I. Đọc hiểu Phương thức Hiểu được - Ngữ liệu: biểu đạt nội dung văn bản văn chính trong học. vănbản. - Tiêu chí lựa Liên hệ với chọn ngữ 78

Vận dụng Liên hệ với bản thân về một vấn đề đặt ra

Vận dụng cao

Cộng


liệu: 01 đoạn trích/ văn bản dài khoảng 50-100 từ Số câu Số điểm Tỉ lệ % II. Tạo lập văn bản

Kiến thức kiến thức trong văn Tiếng Việt đã Tiếng Việt bản. học 2 1.5 đ 15%

Số câu Số điểm Tỉ lệ Tổng - Số câu 2 - Số điểm 1.5 đ - Tỉ lệ % điểm 15%

2 1.5đ 15%

4 3.0đ 30% Viết 01 Viết 01 bài đoạn biểu văn biểu cảm cảm 1 1 2 2.0đ 5.0đ 7.0đ 20% 50% 70%

2 1.5đ 15%

1 2.0đ 20%

1 5.0đ 50%

6 10.0đ 100%

ĐỀ KIỂM TRA I.Đọc-hiểu: (3.0đ) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: “Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc ...Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên... Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.” ( Dòng kinh quê hương – Nguyễn Thi) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. (0.5đ) Câu 2: Điều gì đã đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui? (0.5đ) Câu 3: Nêu ngắn gọn tình cảm được thể hiện trong đoạn văn. (1.0đ) Câu 4: Thế nào là từ đồng nghĩa? Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu sau: (1.0đ) “Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui”. 79


II. Làm văn: (7.0đ) Câu 1. Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) bày tỏ tình cảm của em dành cho quê hương. Câu 2. Viết bài văn biểu cảm về người thân yêu của mình.

HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu

Nội dung

I. ĐỌC HIỂU

Điểm 3.0

1

PTBĐ chính: Biểu cảm

0.5

2

Giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.

0.5

3

Tình yêu dành cho quê hương được gợi lên từ những điều bình dị, quen thuộc/gần gũi trong cuộc sống.

1.0

4

- Nêu đúng khái niệm từ đồng nghĩa - Tìm được từ đồng nghĩa: trẻ thơ (trẻ em, trẻ nhỏ, em thơ...)

0.5

II. LÀM VĂN 1

0.5 7.0

Viết đoạn văn: HS viết đoạn văn: Đảm bảo dung lượng (5-7 dòng),bố cục ba phần (mở đoạn-thân đoạn-kết đoạn); đảm bảo quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

2.0

Nội dung: Bày tỏ tình cảm của bản thân dành cho quê hương. - Giới thiệu về quê hương - Nét đặc trưng/quen thuộc nơi quê hương...(kết hợp miêu tả, tự sự) gợi những cảm xúc, tình cảm gì... - Khái quát lại tình cảm dành cho quê hương... 2

Viết bài văn tự sự

5.0

a. Đảm bảo thể thức văn bản (bố cục bài văn tự biểu cảm)

0.25

b. Xác định đúng đối tượng để biểu cảm

0.25

c. Nội dung kể

80


Lớp 8A1 8A5

Ngày soạn 3/12/2020 3/12/2020

Ngày giảng / 12/2020 /12/2010

Điều chỉnh

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý về nội dung:

0.5

- Giới thiệu được đối tượng .

3.0

- Kết hợp với miêu tả, tự sự, bày tỏ tình cảm dành cho người thân + Nét đặc trưng về hình dáng..., tính cách... + Vai trò của người thân đối với gia đình/bản thân em... + Những điều gì người thân để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em (hồi tưởng, suy ngẫm...)

0.5

- Suy nghĩ, tình cảm dành cho người thân. d. Sáng tạo: có cái nhìn riêng, sử dụng từ ngữ chọn lọc, vận dụng 0.25 biện pháp tu từ, kết hợp miêu tả, tự sự phù hợp, khéo léo. e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

TIẾT 69,70: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức, khả năng cảm thụ của học sinh về các văn bản đã học, kiến thức tiếng Việt, kĩ năng tạo lập văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 kì I. 2. Kĩ năng: HS biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo ND đã học trong phần VB vào bài làm cụ thể. 4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề. 3. Thái độ: - Có thái độ trung thực, tự giác trong việc làm bài kiểm tra. - Nỗ lực hết mình để hoàn thành bài kiểm tra một cách tốt nhất. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, chuẩn đề in sẵn. 81


2. Học sinh: Chuẩn bị theo y/c của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Lớp

TSHS

Vắng

8A1 8A5 2. Kiểm tra: Không 3. Bài mới: ĐỀ BÀI Câu 1. (2,5 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào... Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’. (Sách HDH Ngữ văn 7, tập một) a. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai? b. Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó? c. Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ? Câu 2. (2,5 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày a. Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào? Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc? b. Câu ca dao nhắc em nhớ đến bài ca dao nào em đã học, thuộc chủ đề nào? Câu 3. (5,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý. ...Hết...

82


PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊNĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 7 TRƯỜNG THCS ĐỘC LẬPNĂM HỌC 2020 -2021 KIỂM TRA HỌC KỲ I Thời gian: 90 phút I.THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ Mức độ Chủ đề 1. Văn bản + Nhật dụng:

Nhận biết

Số câu

3

Số điểm

1,5

1,5

1,0

4,0

Tỉ lệ%

15%

15%

10%

40 %

- Cuộc chia tay của những con búp bê.

- Nhớ được tên tác giả, tác phẩm, chủ đề văn bản.

- Ca dao, dân ca

Từ láy

Số câu

3.Tập văn

Vận dụng Vận dụng Tổng số thấp cao -Biết vận dụng kiến thức đã học với vấn đề trong thực tế cuộc sống: vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. 1 6

- Hiểu yếu tố nghệ thuật trong văn bản - Nhớ được bài ca dao đã học - Hiểu ý nghĩa của yếu tố nghệ thuật trong văn bản. 2

Văn -Cổng trường bản mở ra.

2.Tiếng Việt + Từ láy

Thông hiểu

-Hiểu tác -Nhận biết dụng của từ được từ láy láy. 1 1

2

Số điểm

0,5

0,5

1,0

Tỉ lệ

5%

5%

10% Cảm nghĩ về một người

làm

83


- Văn biểu cảm

Tổng cộng

Số câu

thân mà em yêu quí. 1 1

Số điểm

5

5

Tỉ lệ

50%

50%

1 5 50%

9 10 100%

Số câu 4 Số điểm 2,0 Tỉ lệ 20%

3 2,0 20%

1 1,0 10%

I.HƯỚNG DẪN CHUNG -GV khi chấm cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài của HS. Tránh chấm đếm ý cho điểm. -Khi vận dụng đáp án và thang điểm cần chủ động, linh hoạt trên tinh thần trân trọng bài làm của HS. Cần chú ý đến nhứng bài viết có cảm xúc, có ý kiến độc lập, thể hiện sự sáng tạo trong tư duy. -Điểm toàn bài là tổng điểm các câu hỏi. Chấm điểm lẻ đến 0,25. II.ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1: ( 2,5 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào... Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’. (Sách HDH Ngữ văn 7, tập một) a. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai? b. Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó? c. Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ? * Đáp án: – Đoạn trích trong tác phẩm Cổng trường mở ra, của tác giả Lí Lan.( 0,5 điểm) 84


b. Từ láy: nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng ( 0,5 điểm) - Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc về ngày đầu tiên đi học của người mẹ.( 0,5 điểm) c. Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ : ( 1 điểm) + Dạy tri thức cho học sinh, học sinh có thể tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức từ nhà trường vẫn là kiến thức giữ vị trí quan trọng hàng đầu… + Giáo dục, rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức, cách sống, cách ứng xử có văn hóa… + Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện… * Biểu điểm - Điểm 2,5: Trả lời đúng cả ba ý trên. - Điểm 1,5: Trả lời đúng ý 1, ý 3 hoặc trả lời đúng ý 2 và ½ ý 1; ½ ý 3 - Điểm 1: Trả lời đúng 1 trong hai ý 1 hoặc 3 và ý 2 hoặc ½ ý 1 và ½ ý 3. -Điểm 0,5: Trả lời đúng ½ ý 1 hoặc ½ ý 3 hoặc chỉ đúng ý 2 - Điểm 0: Không trả lời được câu hỏi. Câu 2. (2,5 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày a. Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào? Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc? b. Câu ca dao nhắc em nhớ đến bài ca dao nào em đã học, thuộc chủ đề nào? * Đáp án: a. Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc: ” thân em”.( 0,5 điểm) - Cảm xúc gợi lên từ cụm từ ’’ thân em”: ngậm ngùi, buồn thương, xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa.( 1 điểm) b. Câu ca dao gợi nhớ đến bài ca dao đã học: ( 0,5 điểm) Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu - Thuộc chủ đề: Những câu hát than thân, châm biếm.( 0,5 điểm) * Biểu điểm - Điểm 2,5: Trả lời đúng cả hai ý trên. - Điểm 1,5: Trả lời đúng ý 1, ý 3 hoặc trả lời đúng ý 2 và ½ ý 1; - Điểm 1: Trả lời đúng 1 trong hai ý 1 hoặc ý 2 hoặc ½ ý 1 và ½ ý 2. -Điểm 0,5: Trả lời đúng ½ ý 1 hoặc ½ ý 3 hoặc chỉ đúng ½ ý 1 hoặc ½ ý 2 - Điểm 0: Không trả lời được câu hỏi. Câu 3 (5 điểm) Cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quí Yêu cầu chung: 85


- HS biết lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng và thể hiện tình cảm, cảm xúc theo 1 trình tự hợp lý của sự việc, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt khả năng quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, miêu tả...trong quá trình bày tỏ cảm xúc; biết bộc lộ suy nghĩ nhằm thể hiện quan điểm của bản thân về đối tượng; nội dung biểu cảm phải phù hợp, chân thực người thân mà mình yêu quí. - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng viết bài văn biểu cảm. Đảm bảo thể thức bố cục bài văn đầy đủ bố cục ba phần. Bài viết có cách bộc lộ cảm xúc riêng, sinh động, sáng tạo, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của bản thân. Đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm (0,5) - Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, giải quyết được vấn đề mà yêu cầu đề bài đặt ra; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được suy nghĩ của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa được đầy đủ như trên; phần thân bài chỉ có một đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. b. Xác định đúng đối tượng và vấn đề biểu cảm (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Xác định được đối tượng và vấn đề biểu cảm. - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ đối tượng và vấn đề còn chung chung không xác định được trọng tâm. - Điểm 0: Xác định sai yêu cầu của đề, trình bày sai lạc vấn đề hoặc lạc kiểu bài. c. Vấn đề biểu cảm cần được chia thành các ý lớn, các ý đó được triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác khi viết đoạn để triển khai các tốt các ý, diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. ( 6 điểm) Bài viết có thể trình bày theo định hướng sau: a. Mở bài - Giới thiệu về người thân của em. - Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân b. Thân bài - Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi... Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của người thân và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy. - Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân làm em yêu mến, xúc động... Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của người thân và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.

86


- Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với người thân. Kể sơ qua một kỉ niệm với người thân để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn... Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc. c. Kết bài - Khẳng định lại tình cảm với người thân - Những mong ước với người thân và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân * Lưu ý: Học sinh có thể có những cách trình bày và cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục vẫn cho điểm tối đa. -Từ 5 đến 6 điểm: Bài làm đảm bảo đầy đủ các ý, các câu văn, đoạn văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ. - Điểm 4,0 đến 5,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, nhưng có ý chưa được trình bày đủ. - Điểm 2,0 đến 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng một hoặc hai ý trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ. - Điểm 1,0 đến 1,75: Đáp ứng được gần 1/4 các yêu cầu trên nhưng một hoặc hai ý chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa chặt chẽ. - Điểm 0,25 đến 0,75: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên d. Sáng tạo ( 0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo ( viết câu biết kết hợp yếu tố miêu tả hoặc biện pháp nghệ thuật…), văn viết giàu cảm xúc, có cách biểu cảm riêng, sinh động, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0,5 điểm) - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 7 Năm hoc 2020-2021 TUẦN 18 Tiết

Ngày soạn: 12/2020 Ngày d ạy 12/2020 87


I/ Mục đích bài kiểm tra: Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I nhằm đánh giá HS ở các phương diện sau: 1. Kiến thức: Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK NV7/1 2. Kĩ năng: - Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần Văn, Tiếng Việt, và Tập làm văn của môn học ngữ văn trong bài kiểm tra. - Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự nói riêng và các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài viết. Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới. 3. Thái độ: có ý thức tự giác, nghiêm túc cao khi làm bài 4. Năng lực, phẩm chất: + Phẩm chất: trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự trọng + Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. II- Hình thức đề kiểm tra: Dạng đề Tự luận 100% MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2020 -2021 Môn: Ngữ văn - Khối (lớp): 7 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ cần đạt

Nội dung Chủ đề

Nguồn ngữ liệu

Ngữ liệu: một đoạnthơ, bài thơ, một đoạn văn trong I. ĐỌC chương trình HIỂU ngữ văn 7 Tập 1..

Nhận biết Thông hiểu - Nhận biết được tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt. - từ Loại, các

Hiểu được cụm từ , ý nghĩa một chi tiết…

88

Vận dụng Vận dụng Vận dụng thấp cao - sửa lỗi - Giải thích ngữ liệu có trong đoạn trích.viết đoạn văn ngắn trình bày cảm

Cộng


Số câu Số điểm Tỉ lệ

II. LÀM . Văn biểu cảm VĂN Viết bài văn biểu cảm Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu Tổng Số điểm cộng Tỉ lệ %

BPTT…lỗi thường gặp 2 2,0 điểm 20 %

1 1,0 điểm 10 %

nhận….về 1 chi tiêt 1 1,0 điểm 10 %

2

1

1

2,0 điểm

1,0 điểm

1,0 điểm

20 %

10 %

30 %

89

4 4,0 điểm 40 %

Viết bài văn Biểu cảm 1 1 6,0 điểm 6,0 điểm 40 % 40 % 1 6 10,0 6,0 điểm điểm 40 % 100 %


SỞ GD&ĐT Trường THCS-

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Năm học 2020 - 2021 MÔN: Ngữ Văn 7 ( Thời gian làm bài 90 phút) ……………………………………………………………………………………… …………………………. I. Văn, Tiếng việt. (4,0 điểm) Câu 1: Đọc kỹ văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi : CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Sách Ngữ văn 7, tập một Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015) a) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? b) Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Các biện pháp tu t ừ được tác giả sử dụng trong bài thơ? c) Hai câu thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả? Câu 2: Chữa lại câu văn cho hoàn chỉnh. a, Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa. b, Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng lúc. II. Phần tập làm văn. (6điểm) Cảm nghĩ của em về tình bạn. ............... ...........................................HẾT..................................................................... ( Đề thi gồm một trang, giám thị không giả thích gì thêm) 90


ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM ,HƯỚNG DẪN CHẤM Môn : Ngữ văn 7, Năm học 2020-2021 ( Đáp án gồm hai trang)

Câu1 a

b

c

Nội dung Điểm Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt 0,5đ Bắc năm 1947, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 0,5đ - Biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ: Biện pháp so sánh , điệp ngữ. 0,5đ - Sự rung động, niềm say mê của bác trước vẻ đẹp như tranh của cảnh 0.5đ rừng Việt Bắc. - Nỗi lo của bác đối với cách mạng, vận mệnh của đất nước, của dân tộc. 0.5đ

a, Thừa quan hệ từ: đối với. Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa. 4 b, Thay quan hệ từ và bằng nhưng. Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng lúc. II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 6 điểm Các phần Yêu cầu Điểm 91

0,75đ 0,75đ


- Dẫn dắt, giới thiệu về người bạn đó Mở bài ( 1 điểm) - Cảm nghĩ chung

Thân bài: (4 điểm)

0,5đ 0,5đ

- Kể, tả về người đó ( chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu) - Tình cảm của người đó đối với mình ( những việc làm, sự quan tâm, những kỉ niệm sâu đậm…) - Tình cảm của mình đối với người đó

- Em đã và sẽ làm những gì để đáp lại tình cảm của người đó, những suy nghĩ bản thân .... - Khái quát lại cảm xúc, tình cảm của bản thân Kết bài - Mong ước của mình cho người đó, cầu mong những (1 điểm) gì? Lời hứa…

1đ 1đ 1đ 1đ 0.5đ 0,5đ

III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1 điểm Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi Hình thức chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt. Sáng tạo

Lập luận

Sử dụng ngôn ngữ biểu cảmchọn lọc, có sử dụng kết hợp miêu tả, tự sự và biểu cảm . Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc. Bài làm cần tập trung làm nổi bật tình cảm của em với người thân. Viết theo một trình tự hợp lý logic, giữa các phần có sự liên kết chặt chẽ..

* Điểm 5-6 : - Bài làm đảm bảo các yêu cầu nội dung đã nêu ở đáp án. - Bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt mạch lạc, biết vận dụng linh hoạt yếu tố tự sự, miêu tả vào bài làm. - Bài làm giàu cảm xúc, tình cảm bộc lộ một cách tự nhiên. - Trình bày sạch sẽ, văn phong, diễn đạt tốt - Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Không sai chính tả, ngữ pháp không quá 2 lỗi. * Điểm 4 - 5 : - Bài làm đảm bảo các yêu cầu nội dung đã nêu ở đáp án. - Bố cục 3 phần khá rõ ràng, mạch lạc. 92

0,25 đ

0,5đ

0,25đ


- Diễn đạt khá mạch lạc, biết vận dụng các yếu tố tự sự,miêu tả vào bài làm nhưng cảm xúc chưa tự nhiên - Một vài ý nhỏ diễn đạt chưa thực sự mạch lạc, còn sai chính tả, ngữ pháp khá đảm bảo. * Điểm 3 - 4 : - Đảm bảo cơ bản những yêu cầu về nội dung đã nêu. - Chưa vận dụng linh hoạt các yếu tố tựi sự, miêu tả, biểu cảm vào bài làm. - Còn sai lỗi chính tả.. - Bài viết có bố cục, nhưng chưa thực sự chặt chẽ. * Điểm 2 - 3 : -Bài viết có ý nhưng còn chung chung, còn rơi vào văn kể - Diễn đạt chưa thực sự mạch lạc. Sai nhiều lỗi chính tả, sử dụng yếu tố kể nhiều. - Bố cục khá sơ sài, thiếu chặt chẽ. * Điểm 1 - 2 -Bài viết có ý nhưng còn chung chung, còn rơi vào văn kể - Diễn đạt lủng củng. Sai nhiều lỗi chính tả, sử dụng yếu tố kể nhiều. - Bố cục sơ sài, thiếu chặt chẽ.* Điểm 0.5- 1 : - Bài viết còn qúa sơ sài, chưa có bố cục 3 phần, ý lan man, không đi vào trọng tâm của đề. - Sai quá nhiều lỗi chính tả. - Trình bày cẩu thả. - Điểm 0 : Bài làm bỏ giấy trắng. *****************************************************

… k7 cuối kì 1, huyện Thanh Oai ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Kiến thức - Nhận biết được tác giả, tác phẩm. - Nhận biết và vận dụng các kiến thức về biện pháp tu từ - Xác định được nội dung đoạn văn. 2/ Kĩ năng 93


- Học sinh có kĩ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng, biết nhận diện tác giả, tác phẩm nhận diện một - Biết viết một đoạn văn có bố cục chặt chẽ, mạch lạc. 3/ Thái độ - Giáo dục tính trung thực và cẩn thận khi làm bài. - Giáo dục học sinh tình yêu tiếng Việt, biết vận dung khi giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II,CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HÓC SINH. 1.Giáo viên: -Chuẩn bị ma trận, đề, đáp án. 2.Học sinh: -Ôn bài. III.HÌNH THỨC RA ĐỀ -Kiểm tra tự luận. IV.Tiến trình lên lớp. 1.Ổn định tổ chức lớp học. 2.Phát đề cho hs. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN VĂN 7 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng thấp cao Nội dung 1.Cổng trường mở ra.

Câu 2

Câu 1 Câu 3

2.Tiếng gà trưa

Câu 1 Câu 2

Câu 5

Số câu

3

Câu 3 Câu 4 Câu 5 5

1

1

10

Số điểm

1,5

2.75

0,75

5

10

Tỉ lệ %

15 %

27,5 %

7,5 %

50%

100

94

Câu 3


ĐỀ BÀI : PHẦN I: ( 7 điểm). Câu 1: Cho đoạn văn sau: “ Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” 1.Vì sao người mẹ trong đoạn văn lại không ngủ được ? 2. Xác định các từ Hán Việt có trong đoạn văn trên ? 3.Em hiểu thế giới kì diệu mà người mẹ nói đến là thế giới như thế nào ? 4.Trường hocj là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người, nơi đào tạo thế hệ hệ trẻ thành chủ nhân tương lai của đất nước, nơi ấy chưa đựng bao tình thầy trò, tình bạn bè thân thiết…Em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về mái trường mình yêu quý nhất. Phần II. ( 3 điểm) Cho câu thơ sau: “ Trên đường hành quân xa.” 1. Chép tiếp 6 câu thơ còn lại để hoàn thành một khổ thơ trong một bài thơ mà em đã học? 2. Đoạn thơ em vừa chép nằm trong văn bản nào ? Của ai? 3. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ? 4. Theo em cảm hứng sáng tác của bài thơ được khơi gợi từ những sự việc nào ? 5. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả biện pháp nghệ thuật đó ?

95


ĐÁP ÁN. PHẦN I ( 7 ĐIỂM) 1.Lí do người mẹ không ngủ được ( 0,5 điểm) -Người mẹ lo lắng cho con vì đây là lần đầu tiên con bước chân vào nhà trường để học lớp Một . -Mẹ nhớ về những kí ức tuổi thơ về ngày khai trường đầu tiên của chính mình. 2.Các từ Hán Việt có trong đoạn văn : Khai trường, kì diệu, thế giới ( o. 5 điểm) 3.Thế giới kì diệu mà người mẹ nói đến là một thế giới vừa rất lạ và rất đẹp. ( 1 điểm) +Thế giới của tri thức, trí tuệ, sự hiểu biết. +Thế giới của tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương, long nhân hậu, sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia. +Thế giới của ý chí, nghị lực, khát vọng và niềm tin. 4.Viết bài biểu cảm về mái trường mình yêu quý. *Về hình thức: ( 1 điểm) -Đảm bảo bố cục 3 phần. -Trình bày sạch sẽ. -Viết đúng văn biểu cảm. + Chọn đúng đối tượng. + Cảm xúc chân thành. *Về nội dung: ( 4 điểm) 1.Mở bài : ( 0, 5 điểm) -giới thiệu được ngôi trường em học đó là ngôi trường nào ? -Cảm xúc của em về ngôi trường mình yêu quý. 2. Thân bài : ( 3 điểm) -Những suy nghĩ , tình cảm , cảm xúc của em về ngôi trường gắn liền với cảnh vật…. -Những cảm xúc, suy nghĩ về thầy cô, bạn bè, tình thầy trò… -Nhắc một vài kỉ niệm sâu sắc cuarv em với ngôi trường qua đó thể hiện sự gắn bó tha thiết. 3.Kết bài ( 0,5 điểm ) -Khái quát những suy nghĩ tình cảm của em dành cho mái trường. -Suy nghĩ về việc học tập của bản thân để xứng đáng với mái trường mến yêu. Phần II.( 3 điểm). 1.HS chép chinh xác 6 câu thơ tiếp theo của một khổ thơ ( 0,5, điểm) 2. Đoạn thơ nằm trong văn bản : Tiếng gà trưa ( 0,2 5 điểm ) Tác giả : Xuân Quỳnh. 3. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuả cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ,in lần đầu trong tập thơ “ Hoa dọc chiến hào ( 1968) của Xuân Quỳnh. (0,25 điểm) 96


4. Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ tiếng gà trưa mà người lính nghe trên đường hành quân. ( 0, 25 điểm) 5.Biện pháp tu từ trong đoạn thơ : điệp từ “ nghe” và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ nghe xao động nắng trưa, nghe bàn chân đỡ mỏi, nghe gọi về tuổi thơ” ( 0, 5 điểm) Hiệu quả : Diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc trong tâm hồn người chiến sĩ. Âm thanh của tiếng gà có sức lan tỏa lớn, nó không chỉ mở ra theo chiều rộng của không gian mà còn là chiều sâu của cảm xúc. Người chiến sĩ nghe tiếng gà bằng cả tâm hồn. Tiếng gà đánh thức cả một bầu trời kỉ niệm. ( 0, 75 điểm) Soạn : Giảng: BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I A.-Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức : - Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh về KT ba phân môn đã học từ đầu năm đến nay. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng trình bày bài viết phù hợp thời gian quy định và bước đầu rèn cho học sinh cách viết bài cảm nhận riêng mình. 3. TĐ: - Giáo dục ý thức nghiêm túc, trung thực khi kiểm tra. → Định hướng năng lực, phẩm chất: - Năng lực chung: năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt B) Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Ma trận đề, đề, đáp án. I. Ma trận đề. Chủ đề Nội dung

CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng Vận thấp dụng cao

97

Tổng


I. ĐỌC Chủ đề : HIỂU Quê hương

- Nêu được phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. - Nêu nội dung của đoạn thơ.

Số câu

Số câu 2

Số câu 2

Số điểm

Số điểm 1,5

Tỉ lệ %

Tỉ lệ 15%

Số 1,5

điểm

Tỉ lệ 15% Chuû ñeà 2: Điệp ngữ

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ

Số câu

Số câu 1

Số câu 1

Số điểm

Số điểm 1,5

Tỉ lệ

Tỉ lệ 10%

Số 1,0

điểm

Tỉ lệ 10% II. Chủ đề: PHẦN Quê TẠO hương LẬP VĂN BẢN

Viết đoạn văn (từ 6 đến 8 câu ) trong đó có sử dụng từ láy, phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương của mình.

98


Số câu

Số câu 1

Số câu 1

Số điểm

Số điểm 2

Số điểm 2

Tỉ lệ

Tỉ lệ 20%

Tỉ lệ 20%

Chủ đề 2: Văn bản: Cảnh khuya

Viết bài văn biểu cảm về bài thơ Cảnh Khuya

Số câu

Số câu 1

Số câu 1

Số điểm

Số điểm 5

Số điểm 5

Tỉ lệ

Tỉ lệ 50%

Tỉ lệ 50%

Số câu

Số câu 3

Số câu 1

Số câu 1

Số câu 5

Số điểm

Số điểm 3

Số điểm 2

Số điểm 5

Tỉ lệ

Tỉ lệ 30 %

Tỉ lệ 20%

Tỉ lệ 50%

Số 10

điểm

Tỉ lệ 100%

II.Biên soạn đề kiểm tra : ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Quê hương là chùm khế Cho con trèo hái mỗi Quê hương là đường đi Con về rợp bướm vàng bay. (Trích “Quê hương” – Đỗ Trung Quân) Câu 1(0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?

99

ngọt ngày học


Câu 2(1,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 3(1,0 điểm). Nêu nội dung của đoạn thơ trên. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm). Viết đoạn văn (từ 6 đến 8 câu, trong đó có sử dụng từ láy, gạch chân dưới từ láy đó) phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương của mình. Câu 2(5,0 điểm). Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Hết

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm hỏi 1 Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: Biểu cảm 0,5 2 - Điệp ngữ: “quê hương” được lặp đi lặp lại 2 lần. 0,5 - Tác dụng: Tạo dấu ấn sâu sắc về quê hương, nhắc nhở mỗi người luôn 1,0 phải nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn của mình. Tạo nhạc điệu cho câu thơ êm ái, nhẹ nhàng như tiếng ru, tiếng hát. 3 Nội dung của đoạn thơ: Bộc lộ tình yêu quê hương gắn với những hình 1,0 ảnh bình dị. Quê hương không phải là cái gì trừu tượng mà nó hiện hữu trong những gì cụ thể, gần gũi, thân thương gắn bó với cuộc đời mỗi con người. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) 100


Câu Nội dung hỏi 1 a) Kĩ năng: - Viết đúng hình thức một đoạn văn. - Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không sai câu và chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Viêt đúng số câu quy định. - Sử dụng từ láy, gạch chân dưới từ láy đó. b) Nội dung: - Học sinh diễn đạt bằng các cách khác nhau miễn là hợp lí đúng đắn và nêu bật được tình cảm yêu mến quê hương mình. Gợi ý tham khảo: + Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta; Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp; Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Tình yêu quê hương luôn hiện hữu trong trái tim. + Luôn tự hào, coi trọng quê hương; giữ gìn bản sắc, truyền thống phong tục tốt đẹp của quê hương. + Cố gắng học tập, rèn luyện xây dựng quê hương ngày càng đẹp giàu. 2 Bài văn cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1, Về kĩ năng: - Kiểu bài: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Ít mắc các loại lỗi về câu, dùng từ, chính tả.

101

Điểm 1,0

1,5

0,5


2, Về kiến thức: HS có thể triển khai theo các hướng khác nhau để làm nổi bật lên suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. Gợi ý: * Mở bài:Giới thiệu bài thơ và hoàn cảnh ra đời bài thơ, nêu cảm xúc chung về bài thơ. Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc. *Thânbài: - Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc; + Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Bác đã có sự so sánh đầy độc đáo. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối vô cùng gần gũi với con người. + Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, điệp từ “lồng” làm cho các sự vật của bức tranh thiên nhiên ấm áp, hòa hợp, quấn quýt. Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng song vẫn tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. - Tâm trạng của nhà thơ + Điệp ngữ “chưa ngủ” thể hiện sự chuyển biến bất ngờ, tự nhiên của tâm trạng. + Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ. - Hòa quyện chất thi sĩ với chất chiến sĩ tạo nên phong thái ung dung, tự tại trong Bác. *Kết bài: Ấn tượng chung về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ. c) Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề… ĐIỂM TOÀN BÀI KIỂM TRA: I + II = 10,0 điểm 2. Học sinh: - Ôn tập kĩ nội dung kiến thức đã học, giấy kiểm tra C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ Khởi động: 102

4,0

0,5

0,5

0.5

0,5 0,5

0,5

0,5

0,5


1. Hoạt động khởi động(5’) - Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới. - PP: Nêu vấn đề. - Kĩ thuật dạy học: động não - Hình thức tổ chức: Cá nhân. - Năng lực cần phát triển cho học sinh: làm chủ bản thân, gqvđ. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm. 1. Ổn định tổ chức(1’) GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh, tư cách HS 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Khởi động bài mới: Hát tập thể 1 bài. D. Hình thức kiểm tra + Tự luận E. TIẾN HÀNH TIẾT KIỂM TRA I. Giáo viên phát đề II. Giáo viên giám sát giờ kiểm tra Giáo viên nhắc nhở, cảnh cáo và kỉ luật đối với những học sinh vi phạm quy chế làm bài kiểm tra, tùy theo từng mức độ mà giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật phù hợp: + Nhắc nhở đối với những học sinh trao đổi bài, coi bài lần 1 + Trừ 25 % tổng số điểm đối với những học sinh tái phạm quy chế lần 2 + Trừ 50 % tổng số điểm toàn bài đối với học sinh cố tình sử dụng tài liệu sau khi giáo viên nhắc nhở lần 2 III. Thu bài kiểm tra - Thu bài theo bàn sau khi có hiệu lệnh trống hết giờ IV. GV nhận xét tiết kiểm tra ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… * Dặn dò - Ôn lại kiến thức KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của HS về cả ba phần ( Đọc hiểu văn bản , Tiếng Việt và Tập làm văn) trong sgk Ngữ văn tập 1. 103


2. Kĩ năng: -KNCM: Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. - Kĩ năng sống: Ra quyết định ( lựa chọn đáp án đúng) suy nghĩ sáng tạo khi làm bài phần tự luận đạt mục tiêu quản lí thời gian đểlàm bài theo đúng thời gian quy định. 3. Thái độ: Thể hiện sự nỗ lực ý thức tự giác, trung thực trong kiểm tra, thi cử. 4. Nội dung trọng tâm của bài : Theo ma trận 5. Định hướng phát triển năng lực: 1. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán 2. Năng lực chuyên biệt: Giao tiếp Tiếng Việt, cảm thụ thẩm mỹ, tiếp nhận VB, đọc hiểu VB, tạo lập VB II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS -Giáo viên: Nhắc nhở HS ôn tập theo ma trận để làm bài kiểm tra tốt. HS: ôn tập toàn bộ nội dung cả ba phân môn Ngữ văn trong chương trình học kì 1. III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA: 1. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kiểm tra: 2. Giáo viên phát đề: IV.MA TRẬN ĐỀ:

104


Mức độ nhận thức

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phần I. nghiệm:

Trắc Khái niệm, Biết xác phân loại, định các biện pháp tu 1. Tiếng Việt: từ, các kiểu từ. - Đồng âm, chơi chữ, quan hệ từ,… Nhận diện về 2. Văn học: tác giả, tác Hiểu nội phẩm. thể dung, nghệ Nội dung, nghệ loại, nghệ thuật, hình thuật… các văn bản thuật sử dụng ảnh thơ, văn trong chương trình, trong văn bản, được sử các biện pháp dụng trong tu từ, từ vựng văn bản Tiếng Việt.

Hiểu đặc Đặc điểm, điểm văn cách tìm ý. biểu cảm trong dạng đề cụ thể. 3. Tập làm văn: Văn biểu cảm Số câu Số điểm Tỉ lệ

4 1,0 10%

4 1,0 10%

105

8 2,0 20%


Phần II. Tự luận

- Đọc hiểu:

Nhan đề bài Xác định từ thơ, tác giả, loại đã học. phương thức biểu đạt

Liên hệ bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản

Ngữ liệu: Đoạn văn, bài thơ biểu cảm

Viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

- Tập làm văn: Văn biểu cảm Số câu 1 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5% 5

1 0,5 5% 5

Tổng cộng

1,5 15%

1,0 10% 1

1 6,0 60% 1

2 8,0 80% 10

1,5

1,0

6,0

10

15%

10%

60%

100%

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PLEIKU TRƯỜNG THCS LÊ LỢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 -2021 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút TIẾT PPCT: 70, 71 MÃ ĐỀ: 01 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Chọn đáp án bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng. Câu 1: Bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) – Hồ Chí Minh, bản phiên âm được làm theo thể thơ gì? ( nhận biết) A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. C. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Lục bát.

106


Câu 2:Hình ảnh “trái bần trôi” trong bài ca dao “Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”tượng trưng cho người phụ nữ nào trong xã hội? ( nhận biết) A. Người phụ nữ nghèo khổ, tội nghiệp. B. Người phụ nữ cô đơn, bị phụ bạc, tha hương. C. Người phụ nữ có số phận chìm nổi, vô định, chịu nhiều đắng cay, đau khổ. D. Người phụ nữ lưu lạc lênh đênh trên dòng sông chịu nhiều sóng gió. Câu 3:Đại từ “ai” trong câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” là: (thông hiểu): A. Đại từ hỏi về sự việc. B. Đại từ trỏ tính chất C. Đại từ hỏi về người. D. Đại từ trỏ người. Câu 4: Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, tác giả xa quê đã lâu nhưng điều gì vẫn không thay đổi? ( nhận biết) A. Gương mặt. B. Dáng người. C. Giọng nóiD. Mái tóc. Câu 5: Nét nổi bật trong phong cách thơ Hồ Chí Minh thể hiện như thế nào qua bài thơ “Rằm tháng Giêng”?(thông hiểu) A. Vừa cổ điển vừa hiện đại. B. Vừa giản dị vừa khoa trương. C. Vừa tài hoa vừa góc cạnh. D. Vừa chững chạc vừa tươi trẻ. Câu 6: Dòng nào nêu đúng các quan hệ từ trong câu thơ sau? ( thông hiểu ) Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) A. Mà, vẫn B. Mặc dầu, mà C. Mặc dầu, mà, vẫn D. Mặc dầu, vẫn Câu 7:Trong những từ sau từ nào là từ láy toàn bộ? ( thông hiểu ) A. Mạnh mẽ. B. Ấm áp. C. Mong manh. D. Thăm thẳm. Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học? A. Là trình bày cảm xúc, tưởng tưởng, liên tưởng của mình về sự việc, nhân vật để câu chuyện hấp dẫn. B. Là trình bày cảm xúc, tưởng tưởng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung, hình thức của tác phẩm đó. C. Là miêu tả, kể về đặc điểm tính cách nhân vật. D. Kể lại tuần tự các sự việc xoay quanh nhân vật chính. II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm) Câu 1: Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Cháu chiến đấu hôm nay 107


Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.” ( Ngữ văn 7, tập 1) a. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (Nhận biết) b. (0,5 điểm) Tìm một từ ghép Hán Việt có trong đoạn thơ trên? (Thông hiểu) c. (1,0 điểm) Kể hai việc làm thể hiện lòng hiếu thảo của em đối với ông bà, cha mẹ, hoặc người thân (vận dụng). Câu 2: Tạo lập văn bản (6 điểm) Đề:Phát biểu cảm nghĩ bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. ( vận dụng cao) ………………… HẾT PHẦN TỰ LUẬN…………………….

PHÒNG GD&ĐT TP.PLEIKU TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 - TIẾT: 70,71

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

108


Câu Đáp án

1 A

2 C

3 D

4 C

5 A

6 C

7 D

II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu Nội dung * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh có kĩ năng đọc - hiểu văn bản - Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: ĐọcCâu 1: - Văn bản: Tiếng gà trưa. hiểu - Tác giả: Xuân Quỳnh. Câu 2: Từ ghép Hán Việt: Tổ quốc, chiến đấu, thân thuộc, tuổi thơ. (HS xác định một trong số các từ trên) Câu 3. Tùy nội dung câu trả lời của học sinh, Gv linh động ghi điểm. Gợi ý: - Chăm ngoan, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, … - Biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ, …bằng những việc làm vừa sức của mình. ... A.Yêu cầu chung: 1. Kĩ năng: Bài viết có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; thể hiện được kĩ năng làm bài văn Biểu cảm; kết cấu hợp lí, cân đối; diễn đạt lưu loát, chữ viết, cách trình bày sạch đẹp; biết dựng đoạn văn; không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Trình bày đúng kiểu bài văn Biểu cảm. - Thể loại: Biểu cảm về tác phẩm văn học. - Nội dung: Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Câu 2: - Hình thức: Bố cục đầy đủ 3 phần (MB-TB-KB), trình bày rõ ràng (Tạo mạch lạc,biểu cảm, đúng chính tả, ngữ pháp,... lập văn 2. Kiến thức: bản - Xác định đúng đối tượng biểu cảm. (6,0đ) - Bài viết rõ ràng, văn viết có cảm xúc, trình bày rõ ý. B. Yêu cầu cụ thể: 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn Biểu cảm về tác phẩm văn học: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 1. Mở bài : Dẫn dắt, giới thiệu bài thơ và khái quát nội dung. 109

8 B

Điểm

0.25 0.25 0.5

0.5 0.5

0,5


2. Thân bài: Đảm bảo các ý sau: - Hình ảnh bánh trôi nước + Hình dáng, màu sắc 0,5 + luộc bánh, nhân bánh. 0,5 - Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ. 1,0 + Giới thiệu nhan sắc của người phụ nữ. 1,0 + Số phận: chìm nổi, long đong, bất hạnh, của người phụ nữ trong cuộc đời, gặp nhiều cảnh ngộ bấp bênh. 0,5 + Số phận phụ thuộc vào người khác. 0,5 + Phẩm chất cao quý của người phụ nữ. - Mở rộng, liên hệ với những văn bản khác, người phụ nữ ngày nay. 1,0 3. Kết bài: Khẳng định giá trị của bài thơ 0,5 * Lưu ý: Trong quá trình chấm, giáo viên linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, tránh đếm ý cho điểm; chi tiết hóa điểm số phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và có sự thống nhất.

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Củng cố kiến thức mà học sinh đã học ở kì I trong chương trình ngữ văn lớp 7 về Văn bản, Tiếng việt và Tập làm văn. 2. Kĩ năng Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra. Vận dụng kiến thức, kĩ năng của cả 3 phân môn trong một bài kiểm tra. 3. Thái độ Giáo dục thái độ yêu thích, tự giác, độc lập suy nghĩ, nghiêm túc, trung thực trong khi kiểm tra. 4. Năng lực cần đánh giá: Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng việt, thưởng thức văn học, thẩm mĩ, năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị 1. GV: Đề bài và biểu điểm chấm 2. HS: Học bài, chuẩn bị giấy- bút III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp. 110


- Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ làm bài 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động - GV kiểm tra sĩ số lớp và kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nêu yêu cầu của tiết học: Kiểm tra viết – phân môn Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn. - GV động viên, khích lệ để HS có tâm thế làm bài kiểm tra đạt kết quả cao. - GV phát đề bài cho HS. Hoạt động 2,3,4: Hình thành kiến thức, luyện tập, vặn dụng. A.Thiết lập ma trận đề. NỘI DUNG CẤP ĐỘ CẦN ĐẠT TỔNG ĐIỂM Nhận Thông Vận dụng biết hiểu Cấp độ Cấp độ thấp cao I.Đọc Ngữ liệu: Xác Cảm -Nêu hiểu. Các văn định được nhận được thế bản trong tên văn được giới kì chương bản, tác ngày đầu diệu mở trình sgk. giả,PTBĐ tiên đi ra sau - Tiêu chí Nhận học của cánh lựa chọn biết từ trái mình. cổng ngữ liệu: nghĩa trường + Một đoạn trích của một văn bản . Số câu:4

Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ :

Số câu:2 Số câu:1 Sốđiểm:2 Sốđiểm:2 Tỉlệ :20% Tỉ lệ :20%

II. Tạo Tạo lập lập văn văn bản: bản. Văn biểu cảm.

Số câu:1 Số câu:0 Số câu:4 Sốđiểm:1 Sốđiểm:0 Sốđiểm:5 Tỉ Tỉ lệ :0 Tỉ lệ :50% lệ :10% Viết được một bài văn biểu cảm kết hợp

111


Số câu:1

Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ :

TS câu: Số câu: TSđiểm: Sốđiểm: Tỉ lệ : Tỉ lệ

yếu tố tự sự miêu tả, Số câu:0 Số câu:0 Số câu:0 Số câu:1 Sốđiểm:0 Sốđiểm:0 Sốđiểm:0 Sốđiểm:5 Tỉ lệ :0 Tỉ lệ :0 Tỉ lệ :0 Tỉ lệ :50% Số câu:2 Số câu:1 Số câu:1 Số câu:1 Sốđiểm:2 Sốđiểm:2 Sốđiểm:1 Sốđiểm:5 Tỉ Tỉ Tỉ Tỉ lệ :20% lệ :20% lệ :10% lệ :50%

Số câu:1 Sốđiểm:5 Tỉ lệ :50 Số câu:5 Sốđiểm:10 Tỉ lệ :100%

B. Đề bài. Phần I: Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Ngữ văn 7- tập 1) Câu 1(1.0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ? Đoạn văn đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2(1.0 điểm): Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên? Câu 3(2.0 điểm):Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. Câu 4(1.0 điểm): Theo em thế giới kì diệu đó là gì? (1điểm). Phần 2: TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về người thân của em. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung. - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. 112


- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm. ĐÁP ÁN ĐIỂM

I.Đọc hiểu (5 điểm)

Câu 1: - Trích từ văn bản: Mẹ tôi - Tác giả: Ét- môn-đô đơ A-mi-xi -Phương tức biểu đạt chính : Tự sự Câu 2: Cặp từ trái nghĩa: đêm- ngày cầm tay- buông tay Câu 3. HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ tình yêu của mình đối với mẹ. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức - Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. - Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. - Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. - Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. - Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. - Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh. Câu 4: Thế giới kì diệu" đó là: - Là thế giới của những điều hay lẽ phải, thế giới của tình thương -Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú - Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp - Là thế giới của những ước mơ, khát vọng,… 113

0.25 0.25 0.5 0.5 0.5

2

0.25 0.25 0.25


Tiêu chí Yêu cầu chung: - Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết II. Tạo hoàn chỉnh bài văn biểu cảm. lập văn - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch bản. lạc (5 điểm) - Biết kết hợp tự sự với các yếu tố miêu tả *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm, có đầy đủ ba phần. b. . Xác định đúng đối tượng cần biểu cảm: ngoại hình, giọng nói, tính tình, sự quan tâm, chăm sóc gia đình và em, mối quan hệ với mọi người, tâm trạng của em khi người đó không có bên cạnh, khi em mắc lỗi, tình cảm của em dành cho người đó. c .Triển khai hợp lí trình tự các ý của đối tượng được biểu cảm trong bài văn . d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt và dùng dấu câu phù hợp.

0.25 Điểm

0,5 0,5

3 0,5 0,5

* Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh làm bài. - Giáo viên thu bài, kiểm đếm số lượng bài kiểm tra. - GV nhận xét ý thức làm bài của HS. * Hoạt động 5: Mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Ôn lại toàn bộ chương trình đã học ở 3 phân môn: Văn học, Tiếng việt và Tập làm văn * Dặn dò: Học bài và làm lại bài vào vở soạn. - Đọc, chuẩn bị bài “Luyện tập sử dụng từ”. KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2018 -2019 Môn: Ngữ văn - Khối (lớp): 7 Thời gian làm bài: 90 phút A. Mục đích kiểm tra 1. Kiến thức 114


- Nhằm đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh được quy định trong Chuẩn kiến thức, kỹ năng 7 học kì 1: Cụ thể - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của các văn bản đã học trong học kì 1. - Nắm được khái niệm và bản chất của các từ loại; các loại từ; các phép tu từ: điệp ngữ; chơi chữ; và thành ngữ... 2. Kỹ năng: - Đọc – hiều văn bản - Biết cách xây dựng một đoạn văn, một bài văn biểu cảm 3. Thái độ: - Chủ động tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí. - Thấy được những tác động của văn học đến việc hình thành nhân cách. B. Nội dung kiến thức 1. Đọc-hiểu: Ngữ liệu các văn bản: Cổng trường mở ra – Lí Lan; Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh; Nắm nội dung chính của văn bản, từng đoạn văn; đoạn thơ; nêu ý nghĩa một số chi tiết quan trọng trong văn bản; chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử dụng. Trình bày cảm nhận, suy nghĩ về một vấn đề được đặt ra trong đoạn ngữ liệu. 2. Phần Tiếng Việt: Khái niệm thành ngữ; giải thích một số thành ngữ. 3. Tập làm văn: Văn biểu cảm: Cảm nhận bài thơ Cảnh khuya. C. Đề kiểm tra Đề I I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu 1: (0,5 điểm) : Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: (0,5 điểm) : Tìm các cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên. Câu 3: (1 điểm): Em hãy nêu nội dung của đoạn trích trên ? Câu 4: (1 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn( 5-7 câu) nói về "thế giới kì diệu" ở đoạn trích trên. II. Kiểm tra kiến thức ( 2,0 điểm) Câu 1: Thành ngữ là gì? Câu 2: Em hãy giải thích thàng ngữ sau: "Tứ cố vô thân", " Năm châu bốn biển" Phần III. Làm văn (5,0 điểm) 115


Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ "Cảnh khuya" của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đề II. I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ" Câu 1: (0,5 điểm) : Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Ai là tác giả? Câu 2: (0,5 điểm) : Em hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên? Xác định dạng điệp ngữ. Câu 3: (1 điểm): Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ ? Câu 4: (1 điểm): Qua đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 -7 câu) cảm nghĩ của mình về người cháu. II. Kiểm tra kiến thức ( 2,0 điểm) a. Thành ngữ là gì? b. Em hãy giải thích thàng ngữ sau: " Sơn hào hải vị", " Nhanh như chớp" III. Tập làm văn (5,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Chủ tịch Hồ Chí Minh D. Hướng dẫn chấm

Phần PHẦN I. ĐỌC – HIỂU

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn - Lớp (Khối): 7 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 1 Câu Nội dung 1 2

- Đoạn trích trên trích từ văn bản: Cổng trường mở ra - Tác giả: Lí Lan Cặp từ trái nghĩa: đêm - ngày, cầm tay – buông tay

116

Điểm 0,25 0,25 0,5


(3 điểm) 3

4 (mỗi ý 0,25 điểm) PHẦN II. KIỂM TRA KIẾN THỨC PHẦN III. LÀM VĂN (5 điểm)

1 (2 điểm)

1 (5 điểm)

Thông điệp của tác giả gửi gắm là vai trò to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người thông qua kí ức tâm sự của người mẹ.

HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung sau: "Thế giới kì diệu" đó là: - Là thế giới của những điều hay lẽ phải, thế giới của tình thương - Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú - Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp - Là thế giới của những ước mơ, khát vọng,… a. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh b. - "Tứ cố vô thân" : bốn phía không có người thân quen. - " Năm châu bốn biển": năm châu lục và bốn đại dương. Viết bài văn biểu cảm Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: " Cảnh khuya" a. Đảm bảo cấu trúc bài. Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: * Mở bài. – Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. – Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ. * Thân bài 2. TB: Nêu cảm nghĩ cụ thể về: a. Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng: + Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo. 117

1,0

1,0

1,0 1,0

0,25 0,25

0,5

3,5


+ Điệp từ “ lồng” được nhắc lại 2 lần. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo… b. Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác: + Điệp ngữ “chưa ngủ” vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước) – Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ để thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. c. Cảm nghĩ về mối tương quan giữa cảnh và tình trong bài thơ: – Cảm xúc về thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu Tổ quốc được bộc lộ, đó là sự đan xen của hai tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ trong thơ Bác. – Qua đó em hiểu Bác có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan. – Cảm xúc về hình ảnh Hồ Chí Minh: Khâm phục yêu quí, biết ơn, tự hào… về vị lãnh tụ Cách mạng Việt Nam. * Kết bài. – Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ… Tổng điểm

0,5

10,0

ĐỀ 2 Phần I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1 2

Nội dung - Đoạn trích trên trích từ văn bản: Tiếng gà trưa - Tác giả: Nhà thơ Xuân Quỳnh - Điệp ngữ trong đoạn thơ trên là từ " vì" - Đây là dạng điệp ngữ cách quãng 118

Điểm 0,25 0,25 0,5


3

4

II. KIỂM TRA KIẾN THỨC

PHẦN III. LÀM VĂN (5 điểm)

1 (2 điểm)

1 (5 điểm)

- Lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu phương và mục đích chiến đấu của mình. - Tình yêu bà hoà quyện trong tình yêu quê hương, đất nước. HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung sau: Trân trọng và cảm phục người cháu. - Người cháu luôn yêu thương, kính trọng bà, chấp nhận mọi hi sinh gian khổ để bảo vệ bình yên cho bà. - Ở người cháu có tình cảm lớn lao ( Tình yêu quê hương đất nước) hoà quện với tình cảm gia đình ( tình bà cháu) a, Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh b, -" Sơn hào hải vị" Những món ăn ngon, quý hiếm được chế biến từ những sản vật ở núi và biển. - "Nhanh như chớp" Có nghĩa là hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác

Viết bài văn biểu cảm Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: " Cảnh khuya" a. Đảm bảo cấu trúc bài. Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: * Mở bài. – Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. – Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ. * Thân bài 2. TB: Nêu cảm nghĩ cụ thể về: 119

1,0

1,0

1,0

1,0

0,25 0,25

0,5

3,5


a. Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng: + Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo. + Điệp từ “ lồng” được nhắc lại 2 lần. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo… b. Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác: + Điệp ngữ “ chưa ngủ” vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước ) – Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ để thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. c. Cảm nghĩ về mối tương quan giữa cảnh và tình trong bài thơ: – Cảm xúc về thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu Tổ quốc được bộc lộ, đó là sự đan xen của hai tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ trong thơ Bác. – Qua đó em hiểu Bác có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan. – Cảm xúc về hình ảnh Hồ Chí Minh: Khâm phục yêu quí, biết ơn, tự hào… về vị lãnh tụ Cách mạng Việt Nam. * Kết bài. – Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ… Tổng điểm

10,0 Người ra đề: Hà Thị Lan Hương

120

0,5


Kiểm tra học kì 1- Văn 7 A.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã được học trong học kì 1. 2. Kĩ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học trong học kì 1 để làm bài kiểm tra .- Rèn kỹ năng làm bài tự luận 3.Thái độ: Tích cự, chủ động, tự giác làm bài B. Các hoạt động dạy- học I.THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Vận dụng Tên Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề Thơ ca dao Chép chính Trình bày Phần I (6đ) xác bài ca dao Phát hiện được cảm nhận đã học; Nhận biện pháp tu từ của bản thân biết được và nêu tác dụng. về bài ca dao phương thức bằng một biểu đạt và thể đoạn văn thơ. Số câu Số câu 2 Số câu 1 Số câu 1 Số điểm Số điểm 1,5 Số điểm 1 Số điểm 3,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ 15% Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 35% Văn bản nhật Nhận biết được Phân biệt được từ Từ nội dung văn dụng tên văn bản, ghép bản suy nghĩ về Phần II(4đ) tên tác giả Giải thích được ý một vấn đề xã nghĩa chi tiết hội bằng một trong văn bản đoạn văn Số câu Số câu 1 Số câu 2 Số câu 1 Số điểm Số điểm 0.5 Số điểm 1.5 Số điểm 2 Tỉ lệ % Tỉ lệ 5% Tỉ lệ 15% Tỉ lệ 20% Tổng số câu Số câu 3 Số câu 4 Số câu 1 Số câu 1 Tổng số điểm Số điểm 2 Số điểm 2,5 Số điểm 3,5 Số điểm 2 Tỉ lệ % 20% Ti lệ 25% Tỉ lệ 35% Ti lệ 20% 121

Cộn

Số câu 6 điểm =60%

Số câu 4 điểm = 40% Số câu Sốđiểm Tỉ lệ 10


Ti l II. Đề bài

PHÒNG GD&ĐT QUẬN NAM TỪ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2019-2020) LIÊM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 TRƯỜNG THCS TÂY MỖ Thời gian: 90 phút ĐỀ 1: Phần I: (6đ) Cho câu thơ: “Công cha như núi ngất trời” Câu 1: Chép chính xác bài ca dao có chứa câu thơ trên. Câu 2: Phương thức biều đạt chính của bài ca dao em vừa chép là gì? Bài ca dao đó được viết theo thể thơ gì? Câu 3: Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nhận của em về bài ca dao vừa chép, trong đoạn có sử dụng một từ láy, một từ ghép (gạch chân và chú thích rõ) (3,5đ) Phần II: (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo: - Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?(0,5đ) Câu 2: Phân biệt các từ ghép: kim chỉ, khéo tay. (0,5đ) 122


Câu 3: Nhân vật anh và nó là ai? Chi tiết người em ra tận sân bóng vá áo cho anh gợi cho em những suy nghĩ gì? (1đ) Câu 4: Từ văn bản trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình với mỗi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 10-15 câu.(2đ) --------------------Hết-------------------

PHÒNG GD&ĐT QUẬN NAM TỪ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2019-2020) LIÊM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 TRƯỜNG THCS TÂY MỖ Thời gian: 90 phút ĐỀ 2: Phần I: (6đ) Cho câu thơ: “Yêu nhau như thể tay chân” Câu 1: Chép chính xác bài ca dao có chứa câu thơ trên. Câu 2: Phương thức biều đạt chính của bài ca dao em vừa chép là gì? Bài ca dao đó được viết theo thể thơ gì? Câu 3: Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nhận của em về bài ca dao vừa chép, trong đoạn có sử dụng một từ láy, một từ ghép (gạch chân và chú thích rõ). Phần II: (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. - Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Phân biệt các từ ghép: ráo hoảnh, chiếc giường. Câu 3: Nhân vật anh và em là ai? Chi tiết người em đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ và bắt anh hứa không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau gợi cho em những suy nghĩ gì?

123


Câu 4: Từ văn bản trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình với mỗi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 10-15 câu. --------------------Hết-------------------

III.ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 7 Đáp án Đề 1

Phần/Câu

Phần I (6đ) Câu 1 (1đ) Học sinh chép chính xác bài ca dao: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! (Hs chép sai 2 lỗi chính tả trở lên, thiếu dấu chấm than trừ 0,25 điểm; không viết đúng hình thức thơ lục bát trừ 0,25đ) Câu 2: - Phương thức biều đạt chính của ca dao là biểu cảm (0,5đ) - Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát. Câu 3: (0,5đ)

Câu 4: (3,5đ)

Điể

1

0,2 0,2

- Câu thơsử dụng biện pháp tu từ so sánh - Tác giả so sánh “công cha” với “núi ngất trời”. - Tác dụng: + Gợi tình cha cao cả, lớn lao không cùng. + Câu thơ nhắc nhở mỗi người chúng ta phải luôn hiếu thảo, kính yêu cha mẹ. * Hình thức: - Diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, kết cấu chặt chẽ, đúng hình thức đoạn, đủ số câu theo yêu cầu. - Đoạn văn có sử dụng từ ghép, từ láy(gạch chân từ ghép, từ láy và chú thích)

0,2 0,2 0,2 0,2

* Nội dung đoạn văn: - Bài ca dao là lời người mẹ ru con, nói với con về tình cha nghĩa mẹ. - Hình ảnh so sánh gợi tình cha nghĩa mẹ lớn lao, cao cả, khôn cùng.

2,5

124

0,

0,


- Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái không gì đo đếm được. - “Chín chữ cù lao” => cha mẹ vất vả, khó nhọc nhiều bề nuôi con khôn lớn. - Bổn phận làm con phải hiếu thảo, kính yêu cha mẹ. (Không khai thác nghệ thuật mà chỉ diễn xuôi chỉ cho tối đa nội dung 1đ) Phần II (4 điểm) Câu 1 (0,5điểm)

Câu 2: (0,5đ) Câu 3: (1đ)

C©u 4 (2 điểm)

- Đoạn văn trên trích trong văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê. Tác giả: Khánh Hoài Phân biệt các từ ghép: kim chỉ, khéo tay - kim chỉ: từ ghép đẳng lập - khéo tay: từ ghép chính phụ - Nhân vật “nó”: bé Thủy - Nhân vật “anh”: Thành - Chi tiết người em ra tận sân bóng vá áo cho anh cho thấy: + Bé Thủy rất yêu thương và quan tâm tới anh trai của mình. + Qua đó, ta thấy tình anh em vô cùng thân thiết, gắn bó.

0,2

0,2

0,2 0,2 0,2 0,2

0,2 0,2

- Viết đoạn văn: * Hình thức: một đoạn văn khoảng 10-15 câu (không phải hình thức 0,2 đoạn văn trừ 0,25 điểm; đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,25 điểm).

* Nội dung: -Giải thích: Gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng huyết 1,7 thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. -Biểu hiện của tình cảm gia đình. + Tình thương của cha mẹ với con cái. + Tình anh em, tình cảm con cái với cha mẹ. + Tình anh em. - Vai trò, ý nghĩa: + Là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, + là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng 125


+ là sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. - Phản đề: Phê phán những kẻ sống không biết quý trọng tình cảm gia đinh. - Liên hệ bản thân:Giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Lưu ý: - Trên đây chỉ là những gợi ý, tổ chấm cần trao đổi, thống nhất để đánh giá - Giáo viên căn cứ các mức điểm trên để chấm phù hợp.

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 7 Đáp án Đề 2

Phần/Câu

Phần I (6đ) Câu 1 (1đ) Học sinh chép chính xác bài ca dao: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy. (Hs chép sai 2 lỗi chính tả trở lên trừ 0,25 điểm; không viết đúng hình thức thơ lục bát trừ 0,25đ) Câu 2: - Phương thức biều đạt chính của ca dao là biểu cảm (0,5đ) - Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát

126

Điể

1

0,2 0,2


Câu 3: (0,5đ)

- Câu ca dao trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh - Tác giả so sánh tình anh em với “tay chân”.

0,2 0,2

0,2 0,2

Câu 4: (3,5đ)

- Tác dụng: + Gợi tình anh em thân thiết, gắn bó không thể tách rời + Câu thơ nhắc nhở mỗi người chúng ta là anh em phải luôn đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. * Hình thức: - Diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, kết cấu chặt chẽ, đúng hình thức đoạn, đủ số câu theo yêu cầu. - Đoạn văn có sử dụng từ ghép, từ láy(gạch chân từ ghép, từ láy và chú thích) * Nội dung đoạn văn: - Bài ca dao là lời cha mẹ, ông bà nói với con cháu về tình anh em. + Câu ca đầu sử dụng lối nói phủ định để khẳng định anh em không phải người xa lạ mà gần gũi ruột thịt, chung cha mẹ, chung mái nhà. + Hình ảnh so sánh trong câu ca thứ 3 => tình anh em gắn bó không thể tách rời. => Anh em biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau => vượt qua nhiều chông gai, trở ngại. + Anh em hòa thuận => cha mẹ vui lòng, gia đình hạnh phúc. (Không khai thác nghệ thuật mà chỉ diễn xuôi chỉ cho tối đa nội dung 1đ)

2,5

- Đoạn văn trên trích trong văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê. Tác giả: Khánh Hoài

0,2

- ráo hoảnh: từ ghép đẳng lập - chiếc giường: chính phụ - Nhân vật “em”: bé Thủy - Nhân vật “anh”: Thành - Chi tiết người em đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ và bắt anh hứa không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau gợi cho thấy: + Bé Thủy rất yêu thương anh trai, không bao giờ muốn xa cách anh. + Thể hiện niềm khát khao được đoàn tụ, tình anh em không bao giờ chia cách. 127

0,2 0,2 0,2 0,2

Phần II (4 điểm) Câu 1 (0,5điểm)

Câu 2: (0,5đ) Câu 3: (1đ)

0,

0,

0,2

0,2 0,2


C©u 4 (2 điểm)

- Viết đoạn văn: * Hình thức: diễn đạt mạch lạc, trong sáng, bố cục một đoạn văn 0,2 khoảng 10-15 câu (không phải hình thức đoạn văn trừ 0,25 điểm; đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,25 điểm).

* Nội dung: 1,7 - Giải thích: Gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. -Biểu hiện của tình cảm gia đình. + Tình thương của cha mẹ với con cái. + Tình anh em, tình cảm con cái với cha mẹ. + Tình anh em. - Vai trò, ý nghĩa: + Là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, + là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng + là sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. D/C trong văn học, trong đời sống) - Phản đề: Phê phán những kẻ sống không biết quý trọng tình cảm gia đinh. - Giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Lưu ý: - Trên đây chỉ là những gợi ý, tổ chấm cần trao đổi, thống nhất để đánh giá - Giáo viên căn cứ các mức điểm trên để chấm phù hợp.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MA TRẬN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 128


p độ

TRƯỜNG THCS SÔNG ĐÀ

NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 (Thời gian làm bài 90 phút khôngkể thời gian giao đề)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 6 theo ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. II. NỘI DUNG Kiểm tra việc đọc hiểu giá trị nội dung, thể loại, ý nghĩa của văn bản thuộc thể loại đã học; Tích hợp nội dung kiểm tra đọc, hiểu với Tiếng Việt, Tập làm văn. 1. Kiến thức - Kiểm tra phần đọc hiểu với những thông tin về tác phẩm, thể loại, nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, cảm nhận của bản thân qua văn bản. - Kiểm tra phần kiến thức tiếng Việt: Học sinh nhận biết được từ mượn. Nhận diện được câu có chứa từ mượn, số từ, động từ, danh từ, cụm danh từ. - Tập làm văn: Kiểm tra kiểu bài tự sự (Học sinh chọn 1 trong hai câu) 2. Kĩ năng Kĩ năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng tạo lập văn bản. 3. Năng lực Rèn cho học sinh năng lực tạo lập văn bản, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sử dụng ngôn ngữ. III. HÌNH THỨC, THỜI GIAN - Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận - Thời gian: 90 phút IV. MA TRẬN Nhận biết

TNKQ

TL

Thông hiểu

TNKQ

Vận dụng

TL

dung, …) 129

TN KQ

TL

Vận TN KQ


ăn bản - Nhớ được tên các văn bản đã học phân theo thể loại. - Biết và nhớ lại được nội dung văn bản. - Nhớ được tên tác giả, tác phẩm, thể loại của văn bản. 4 Số câu: 3 Số câu: 1/2 : 2,75 Số điểm: 0,75 S.điểm: 1,0 7,5% Tỉ lệ: 7,5% Tỉ lệ: 10% tiếng - Nhận biết và tìm, xác định được câu có chứa từ mượn, số từ, động từ, danh từ, cụm danh từ. 4 Số câu: 3 : 1,75 Số điểm: 0,75 7,5% Tỉ lệ: 7,5% ập làm - Nhận biết được đặc điểm văn tưởng tượng 3 Số câu: 1 : 5,5 Số điểm: 0,25 5% Tỉ lệ: 2,5% : 11 Số câu: 7+1/2 m: 10 Số điểm: 2,75 00% Tỉ lệ: 27,5%

- Hiểu được ý nghĩa của văn bản

Số câu: 1/2 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% - Phân tích được cấu tạo của cụm danh từ

Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% Xác định được ngôi kể trong văn bản tự sự Số câu: 1 S.điểm: 0,25 Tỉ lệ: 2,5% Số câu:1+1/2 Số điểm: 1,25 Tỉ lệ: 12,5%

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS SÔNG ĐÀ

Tạo lập bản tự sự Số Số Tỉ Số câu: 2 Số điểm: 6,0 Tỉ lệ: 60%

MA TRẬN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 (Thời gian làm bài 90 phút khôngkể thời gian giao đề)

I. Mục tiêu đề kiểm tra - Đánh giá: kết quả học tập của học sinh sau quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra. 130


- Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực: mức độ đạt chuẩn KTKN các đơn vị kiến thức trong chương trình Ngữ văn lớp 6 kỳ I theo ba phân môn đọc - hiểu, tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. II. Hình thức, thời gian - Hình thức : Tự luận - Thời gian: 90 phút III. Ma trận Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng điểm cao

Tên chủ đề I. Phần đọc - Nhớ được tên hiểu tác giả, tác phẩm, thể loại của văn bản. - Nhận biết và tìm được cụm danh từ. Số câu Số câu: 1+1/2 Số điểm Số điểm: 1,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ:15% II. Phần tạo lập văn bản

- Hiểu được - Phân tích ý nghĩa của được cấu tạo văn bản của cụm danh từ - Đặt câu có chứa danh từ Số câu: 1 Số câu: 1+ 2/3 Số điểm: 1,0 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 10%. Tỉ lệ: 25%

Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Số câu: 1+1/2 Số câu: 1 Tổng số điểm: Số điểm: 1,5 Số điểm: 1 Tỉ lệ % Tỉ lệ:15% Tỉ lệ: 10%.

131

Số câu: 1+ 2/3 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20%

Số câu: 4 Số điểm: 5 Tỉ lệ:50% Tạo lập được một văn bản tự sự. Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ:50% Số câu: 1 Số điểm: 5,0 Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ:50% Số câu: 5 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100%


MA TRẬN ĐỀ KIỂM CUỐI HỌC KÌ I N MÔN: N I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 6 theo ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. II. NỘI DUNG Kiểm tra việc đọc hiểu giá trị nội dung, thể loại, ý nghĩa của văn bản thuộc thể loại đã học; Tích hợp nội dung kiểm tra đọc, hiểu với Tiếng Việt, Tập làm văn. 1. Kiến thức - Kiểm tra phần đọc hiểu với những thông tin về tác phẩm, thể loại, ý nghĩa của tác phẩm, cảm nhận của bản thân qua văn bản. - Kiểm tra phần kiến thức tiếng Việt: Học sinh biết xác định nghĩa của từ và phương thức chuyển nghĩa của từ. Nhận diện được các số từ, lượng từ. - Tập làm văn: Kiểm tra kiểu bài tự sự (Học sinh chọn 1 trong hai câu) 2. Kĩ năng Kĩ năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng tạo lập văn bản. 3. Năng lực Rèn cho học sinh năng lực tạo lập văn bản, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sử dụng ngôn ngữ. III. HÌNH THỨC, THỜI GIAN - Hình thức: Tự luận - Thời gian: 90 phút IV. MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Tên chủ đề I. Phần đọc hiểu

Thông hiểu

Vận dụng

- Viết được đoạn văn ngắn thể hiện được 132


1. Văn học: Truyện - Nhận diện được tác cổ tích Việt Nam: phẩm, thể loại, khái Thạch Sanh niệm thể loại, ý nghĩa của bài thơ 2. Tiếng Việt - Số từ, lượng từ - Cụm danh từ - Nhận biết được số từ, lượng từ. - Trình bày được khái niệm cụm danh từ

Số câu: Số câu: 1+1/2 Số điểm: Số điểm: 2,5 Tỉ lệ %: Tỉ lệ: 25% II. Phần tạo lập văn bản - Kiểu bài tự sự

Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ %:

Số câu: 1+1/2 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25%

Ngàysoạn: Ngày dạy: Tiết 71,72:

KIỂM TRA HỌC KÌ I 133

cảm nghĩ của bản thân về nhận vật.

- Hiểu được số từ, lượng từ bổ sung ý nghĩa cho những danh từ nào. - Xác định được cụm danh từ và vẽ mô hình cấu tạo của cụm danh từ Số câu: 1/2 Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1/2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15%

Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10%


I, Mục tiêu bài học 1) Kiến thức - HS nắm chắc các đơn vị kiến thức đã học trong học kì I và vận dụng kiến thức đó vào làm bài kiểm tra cụ thể. - Qua đó giúp GV đánh giá mức độ đạt được của HS so với mục tiêu đã đề ra ở học kì I; phát hiện những hạn chế trong nhận thức, kĩ năng của HS để kịp thời điều chỉnh. 2) Kĩ năng - Hệ thống hóa các kiến thức đã học - Kĩ năng làm bài tổng hợp - Viết một bài văn biểu cảm 3) Thái độ - Có ý thức học tập đúng đắn 2) Các phẩm chất, năng lực - Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị 1. GV Soạn đề kiểm tra và đáp án, biểu điểm. 2. HS Ôn tập III, Tiến trình 1) Ổn định tổ chức 2) Kiểm tra bài cũ 3) Bài mới MA TRẬN ĐỀ Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Văn học: - Truyện kí hiện đại Việt Nam (19301945)

- Giới thiệu về nhà văn - Kể tên các tác phẩm và tác giả

- Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể - Hiểu ý nghĩa của một số chi tiết truyện

Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật trong tác phẩm thơ

134

Vận dụng cao

Tổng điểm


- Thơ Việt Nam (19001945) Số câu Số điểm Tỉ lệ Tiếng Việt - Từ tượng hình, từ tượng thanh - Câu ghép Dấu ngoặc kép - Nói quá

2 1,25 12,5% - Nhận biết được các từ tượng hình, từ tượng thanh - Nhận biết câu ghép

Số câu ½ Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5% Tập làm văn Văn tự sự hoặc Văn thuyết minh

Số câu Số điểm Tỉ lệ TSC TSĐ Tỉ lệ

2½ 1,75 17,5%

3,75đ 37,5 %

2 1,0 10%

3/4 1,5 15% Hiểu được tác Viết văn sử dụng của dấu dụng biện pháp ngoặc kép nói quá

1,25đ 12,5 %

¼ 0,5 5%

½ 0,25 2,5%

2½ 1,25 12,5%

1 2,0 20% ĐỀ BÀI

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 135

Vận dụng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm hoặc bài văn thuyết minh 1 5 50% 1 5 50%

5đ 50% 7 10đ 100%


Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc…Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”. (Trích Lão Hạc - Nam Cao) 1) Hãy giới thiệu những nét chính về nhà văn Nam Cao trong 5 câu văn. (0,75đ) 2) Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc đề tài Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 mà em được học ở lớp 8 kì 1. (0,5đ) 3) Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện ? (0,5đ) 4) Chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh và 1 câu ghép có trong đoạn trích. Dấu ngoặc kép trong câu văn cuối đoạn có tác dụng gì? (0,75đ) 5) Em hiểu gì về nguyên nhân cái chết của lão Hạc và thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc qua đoạn kết trên ? (0,5đ) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ hai bài thơ: Đập đá ở Côn Lôn và Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác hãy trình bày những cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà Nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, chỉ rõ từ ngữ nói quá được sử dụng. Câu 2. (5,0 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề: Đề 1. Đóng vai là nhân vật chị Dậu kể lại đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”. Đề 2. Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3,0 điểm Câu Nội dung Điểm Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nam Cao: - Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở 0,15 làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (Nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân), 1 tỉnh Hà Nam. - Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, ông là một nhà văn hiện 0,15 thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về 136


người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. - Sau Cánh mạng Tháng 8 năm 1945, Nam Cao đi theo cách 0,15 mạng, ông tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến và ông đã hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch. - Nam Cao được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh 0,15 về văn học nghệ thuật năm 1996. - Các tác phẩm chính: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn… 0,15 Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945: 2

3

4

5

- HS kể được 2 tác phẩm và tác giả đã học trong sách Ngữ văn 8, 0,5 tập một: Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố và Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. - Đoạn văn được kể ở ngôi thứ nhất. - Ngôi kể ấy có tác dụng: +Tăng thêm tính chân thực của chuyện, câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực hơn. + Qua lời kể của nhân vật tôi, câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, giúp tác giả thể hiện sâu sắc suy nghĩ, tình cảm của nhân vật nên sức thuyết phục của câu chuyện cao hơn. - Chỉ ra các từ tượng thanh, tượng hình: nhốn nháo, vật vã - 1 câu ghép có trong đoạn trích: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào. - Dấu ngoặc kép trong câu văn cuối đoạn có tác dụng: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. - Nguyên nhân cái chết của lão Hạc: Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát -> Qua đây ta thấy số phận cơ cực của người nông dân VN trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945. - Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc qua đoạn kết trên: đồng cảm, xót xa trước cái chết đau đớn của lão Hạc; trân trọng nhân cách của lão Hạc...

II. PHẦN LÀM VĂN Câu Ý

0,25 0,25

0,25 0,25

0,25 0,25

0,25

7,0 điểm Nội dung 137

Điểm


Câu 1

Ý 1

Ý 2

Câu 2

Yêu cầu: HS trình bày những cảm nhận về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà Nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX qua hai bài thơ: Đập đá ở Côn Lôn và Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, chỉ rõ từ ngữ nói quá được sử dụng. HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được 2 ý sau: -Hai tác phẩm trên đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến 0,75 sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn của cuộc sống. -Chí khí lớn lao, hành động dũng mãnh nên không ngại gì 0,75 khó khăn, không kể đến tấm thân phong trần. Dù có bị vùi dập chốn lao tù họ vẫn một lòng kiên trung với lí tưởng cách mạng 0,5 - Có sử dụng biện pháp tu từ Nói quá, chỉ rõ từ ngữ Nói quá đã sử dụng.

Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam 1 Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: chiếc áo dài Việt Nam 2 Thân bài: Yêu cầu hs biết vận dụng các phương pháp thuyết minh chủ yếu (nêu khái quát, giới thiệu, giải thích, liệt kê, so sánh, phân loại, dùng số liệu, có thể kết hợp miêu tả...) để làm rõ chiếc áo dài về: -Nguồn gốc - Cấu tạo, hình dáng áo dài - Sử dụng áo dài - Bảo quản áo dài - Ý nghĩa áo dài 3 Kết bài: - Bày tỏ thái độ, tình cảm với chiếc áo dài Việt Nam Viết bài văn tự sự đóng vai là nhân vật chị Dậu kể lại đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”. 1 Mở bài: 138


- Chị Dậu giới thiệu bản thân và tình cảnh gia đình 2 Thân bài: Yêu cầu hs biết vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm để kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ theo các sự việc chính sau: - Tình huống diễn ra câu chuyện. - Quá trình tức nước. - Quá trình vỡ bờ - Kết quả 3 Kết bài: - Bày tỏ thái độ, suy nghĩ của người viết. VẬN DỤNG CHO ĐIỂM (Câu 2 Phần làm văn) Điểm 5 : Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn , trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, gãy gọn, khúc chiết, sáng tỏ; diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả. Điểm 3 - 4: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, bài viết chưa đảm bảo chính xác, gãy gọn, diễn đạt có thể chưa tốt, còn có chỗ lạc sang miêu tả, giải thích, mắc một số lỗi chính tả. Điểm 2 - 3: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn, còn thiếu nhiều ý, nhiều chỗ lạc sang kể chuyện hoặc miêu tả lan man; bài viết chưa có bố cục mạch lạc, chữ viết chưa đúng chính tả, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 1: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn , lạc đề. Điểm 0: Bỏ giấy trắng. 4, Củng cố Giáo viên thu bài và nhận xét ý thức làm bài của học sinh 5, Dặn dò Ôn tập và chuẩn bị bài Nhớ rừng IV, Rút kinh nghiệm: Ngày tháng năm KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở cả ba phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn của môn học Ngữ văn 8 trong một bài kiểm tra. 2. Kỹ năng 139


Vận dụng phương phỏp thuyết minh để viết đoạn văn; vận dụng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự. 3. Thái độ, phẩm chất Giáo dục ý thức chăm học, nghiêm túc, trung thực, tự giác trong giờ kiểm tra. 4. Năng lực cần hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác... - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ tiếng việt, sử dụng tiếng mẹ đẻ, đọc hiểu vb, tạo lập vb. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: GV chuẩn bị ma trận, đề bài kiểm tra, đáp án và biểu điểm MA TRẬN Mức độ

Nhận biết

TN TL Tên chủ đề Chủ đề 1: Nhớ tác Văn học giả của văn bản, hiểu nội dung của chi tiết văn bản Số câu 02 Số điểm 0,5 Tỷ lệ % 5% Chủ đề 2: Nhận ra từ Tiếng Việt tượng Từ địa thanh, phương chọn từ - Từ tượng thay thế, thanh. xác định - Biệt ngữ xã số câu hội ghép trong - Câu ghép đoạn văn. - Trường từ vựng.

Thông hiểu TN

TL

Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích 01 0,5 5% Xác định được biện pháp tu từ trong đoạn thơ

Hiểu giá trị của phép tu từ trong văn bản

140

0,5 01 10% Đặt được câu ghép quan hệ nguyên nhân - hệ quả

Vận dụng Thấp

Cộng

Cao

3,5 2,0 20 %


Số câu Số điểm Tỷ lệ % Chủ đề 3: Tập làm văn - Phương thức biểu đạt. - Tạo lập bài văn tự sự.

Số câu Số điểm Tỷ lệ % Tổng số câu Tổng điểm Tỷ lệ: %

06 1,5 15 % Nhận ra Phương thức biểu đạt.

01 0,25 5% 09 2,25 22,5%

0,5 1,0 10 %

1,5 1,5 15%

01 0,25 2,5%

1,5 1,25 12,5%

7,5 2,75 27,5% Viết bài văn tự sự kết hợp cỏc yếu tố miờu tả và biểu cảm. 01 05 50 %: 01 05 50%

02 5,25 52,5 % 13 10 100%

ĐỀ BÀI A. Trắc nghiệm (3 điểm): Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi sau, trả lời bằng cách viết thêm vào phần để trống hoặc khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất “… Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi kia mà. Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còn còm cõi xơ xác quỏ như cô tụi nhắc lại lời người họ nội của tôi. gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Câu 1: Tác giả đoạn văn trên là ai? 141


A. Ngô Tất Tố B. Vũ Bằng C. Nam Cao D. Nguyên Hồng Câu 2: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Lập luận Câu 3: Câu văn nào thể hiện rõ nhất cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng? A. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại. B. Tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. C. Mẹ tôi cũng sụt sùi nức nở theo. D. Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Câu 4: Đoạn văn trên có mấy từ địa phương? A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. Không có từ nào Câu 5. Trong các từ sau đây từ nào là từ tượng thanh? A. Xơ xác B. Hồng hộc C. Mồ hôi D. Hơi thở Câu 6: Có thể thay từ “nức nở” trong câu "Tôi oà khóc rồi cứ thế nức nở” bằng từ nào trong các từ sau? A. Thút thít B. Tức tưởi C. Sụt sùi D. Rả rích Câu 7: Có thể thay từ "Mợ" bằng từ nào hợp lý nhất trong các từ sau? A. Mẹ B. Mợ C. Cô D. Dì Câu 8: Đoạn văn trên có mấy câu ghép? A: 2 câu B: 3 câu C: 4 câu D: 5 câu Câu 9: Điền vào chỗ trống dưới đây các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” mà em tìm được trong đoạn văn trên: ................................................................................................................................ Câu 10: Cho các từ: Đoạn trích, tủi cực, Nguyên Hồng, chân thực, thời thơ ấu, bất hạnh, cảm động, cháy bỏng. Hãy điền các từ đó vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau: ........................................... “ Trong lòng mẹ”, trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của..............................., đã kể lại một cách ..................................và ..............................những cay đắng, ................................,cùng tình yêu thương ........................của nhà văn .........................đối với người mẹ....................... Câu 11: Đặt một câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – hệ quả. ................................................................................................................................ B. Tự luận (7,0 điểm) Câu 12 (2,0 điểm): Học sinh lớp chọn làm ý a, học sinh lớp đại trà làm ý b. a. Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế 142


Ôm cả non sông mọi kiếp người.” (Tố Hữu) b. Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao bằng một đoạn văn ngắn (8-10 dòng Câu 13 (5,0 điểm): Hình ảnh một người thân trong kí ức tuổi thơ. HƯỚNG DẪN CHẤM A. Trắc nghiệm - Mỗi câu đúng được 0,25 điểm ( Câu 1 -> 8) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C D D B B A C - Câu 9 (0,25 điểm) tìm đủ các từ: mẹ, mợ, con, cô, người họ nội. - Câu 10 (0,5 điểm) Học sinh điền từ cho phù hợp. Lần lượt là: Đoạn trích, Nguyên Hồng, chân thực, cảm động, tủi cực, cháy bỏng, thời thơ ấu, bất hạnh. - Câu 11: Đặt được câu ghép theo yêu cầu, câu đúng được 0, 25 điểm. B. Tự luận Câu 1: a. - Ý 1: Chỉ ra được biện pháp tu từ nói quá ( 1 điểm) - Ý 2: Trình bày được 2 ý được 1,0 điểm + Ca ngợi tình yêu thương vô bờ của Bác Hồ .( 0,75 điểm) + Lòng biết ơn và tự hào của người dân VN với Bác.( 0,25 điểm ) b. Tóm tắt đúng, đủ nội dung (1,5 điểm) Đúng đoạn văn diễn dịch, dung lượng (8-10 dòng) (0.5 điểm) Câu 2: * Hình thức: bài văn có đủ 3 phần, rõ ràng, biết ngắt đoạn hợp lí, có sự liên kết đoạn, kết hợp hài hòa 3 yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.( 1 điểm) * Nội dụng 1) Mở bài : Giới thiệu được hình ảnh người thân có kỉ niệm sâu sắc trong kí ức tuổi thơ (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn bè...) – 0,5 điểm. 2) Thân bài : (3,0 điểm) - Tập trung kể, tả, biểu cảm về nhân vật được giới thiệu . Lưu ý cần kể được một vài kỉ niệm về người đó để làm nổi bật được ý “sống mãi trong kí ức tuổi thơ.” 3) Kết bài: Tình cảm của bản thân dành cho người đó (0,5 điểm.) 2. Học sinh: Ôn tập để làm bài cho tốt III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động. Bước 1: Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số lớp. 143


Lớp 8C: Bước 2: GV nêu mục đích, yêu cầu chung của giờ kiểm tra. Hoạt động 2: GV phát đề, HS làm bài Hoạt động 3: Thu bài, nhận xét chung về giờ kiểm tra. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. - Xem lại kiến thức đã học PHÒNG GD& ĐT TP. VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 8 I. Mục tiêu đề kiểm tra: Chủ đề 1: Văn học * Kiến thức cần đạt: - Nhớ được các thông tin về tác giả, tác phẩm của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8 học kì I. - Nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. - Thuộc lòng các văn bản thơ đã học trong chương trình học kì I. * Kĩ năng cần đạt - Đọc - hiểu văn bản. - Biết vận dụng các kiến thức SGK vào thực tiễn đời sống. Chủ đề 2: Tiếng Việt * Kiến thức cần đạt: - Nhớ khái niệm về các kiểu từ loại, chỉ ra mục đích sử dụng các kiểu từ loại đó. - Nắm đặc điểm, biết cách sử dụng giá trị của từ tượng thanh, từ tượng hình trong văn cảnh, tạo lập câu có sử dung từ tượng thanh, từ tượng hình. - Nắm được đặc điểm câu ghép; phân biệt câu đơn và câu ghép; đặt các loại câu ghép. - Hiểu thế nào là nói quá, nói giảm nói tránh, nêu được giá trị của các phép tu từ đó trong văn bản. * Kĩ năng cần đạt Rèn luyện kĩ năng tổng hợp: nhận diện, vận dụng kiến thức liên quan nội dung nêu trên. Chủ đề 3: Tập làm văn * Kiến thức cần đạt: Nắm vững các kiến thức về tạo lập bài văn thuyết minh. 144


* Kĩ năng cần đạt - Biết triển khai các kỹ năng trong làm văn thuyết minh. - Tiến hành các bước làm bài văn thuyết minh. II. Hình thức và thời gian kiểm tra: - Hình thức kiểm tra: tự luận - Số câu: 4 - Thời gian làm bài: 90 phút,

145


III. Thiết lập ma trận đề

Tên chủ đề

Nhận biết (cấp độ 1)

Thông hiểu (cấp độ 2)

1.Văn học - Truyện và ký Việt Nam: + Tôi đi học (Thanh Tịnh) + Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) + Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) + Lão Hạc (Nam Cao) - Thơ Việt Nam: + Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh) - Văn học nước ngoài: + Cô bé bán diêm (An-đécxen) + Chiếc lá cuối cùng(O.Henry) 2. Tiếng Việt - Từ tượng hình, từ tượng thanh - Trợ từ, thán từ, tình thái từ - Câu ghép - Nói quá - Nói giảm, nói tránh

- Nắm được một số thông tin về tác giả, tác phẩm, thuộc thơ, nhận ra thể thơ, các biện pháp nghệ thuật trong văn bản;

- Hiểu được đặc điểm nhân vật, nội dung, các văn bản; - Tác dụng của các chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.

- Nhớ khái niệm và nhận biết từ tượngthanh, tượng hình. - Nhận ra các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh. - Nhận biết đặc điểm câu ghép.

- Hiểu tác dụng của các từ tượng thanh, tượng hình. - Phân tích được cấu trúc câu ghép.

146

Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp(3) cao(4) Từ nhận thức về giá trị của các văn bản, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Tạo lập câu ghép, đặt câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh, nói quá.

Cộng

Sốcâu: 2 Sốđiểm: 3 Tỉ lệ:30%

Số câu: 1 Sốđiểm: 1 Tỉ lệ10%


3. Tập làm văn Tạo lập bài văn thuyết minh

Tổng số câu Tỉ lệ….% Số điểm

1 10 1,0

1 20 2,0

1 10 1,0

Viết bài văn thuyết minh về một đồ dùng,mộ t loại hoa, quả 1 60 6,0

Số câu:1 Sốđiểm: 6 Tỉ lệ 60%

4 100 10

IV/ Ra đề ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài : 90 phút Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi : Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc… (Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập 1, trang 42) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Ai là tác giả ? b. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích. Câu 2 (1,0 điểm) Em hãy xác định một từ tượng hình, một từ tượng thanh trong đoạn trích trên. Câu 3 (1,0 điểm) Từ văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, hãy nêu suy nghĩ của em về giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống. Câu 4 (6,0 điểm) 147


Trong quãng đời cắp sách tới trường của người học sinh, bên cạnh sách, vở, bút, thước thì chiếc cặp là một trong những người bạn hết sức thân thiết. Em hãy thuyết minh về chiếc cặp sách thân yêu của em.

………………..Hết………………..

V. Hướng dẫn chấm Câu 1

Nội dung Điểm a. Trích từ văn bản : “Lão Hạc” ; Tác giả : Nam Cao 0,5 - 0,5 b. Tâm trạng nhân vật : đau đớn, xót xa, ân hận, dằn vặt, … 1,0 HS có thể trình bày theo suy nghĩ nhưng cần đảm bảo các ý trên. 148


2

3

4

HS xác định mỗi loại một từ được 0,5đ, VD : - Từ tượng thanh : hu hu - Từ tượng hình : móm mém (hoặc một trong các từ ngoẹo, co rúm, mếu ) Giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống : - Làm cho người với người xích lại gần nhau hơn, cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. - Có lòng yêu thương, mọi người sẽ có thêm nghị lực, cùng nhau đoàn kết tạo nên sức mạnh vượt qua gian khổ, thử thách. - Khi chúng ta biết sống yêu thương người khác và nhận được tình yêu thương thì tâm hồn chúng ta sẽ được bồi đắp trở nên trong sáng, cao đẹp hơn, … - Tình yêu thương chân thành, xuất phát từ đáy lòng khiến cho người khác cảm động, biết ơn và hành động bằng những việc làm cụ thể, … HS có nhiều cách cảm nhận khác nhau, khi chấm GV cần linh hoạt. Cần trình bày dưới dạng đoạn văn. I. MB : Giới thiệu cái cặp sách : là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.

0,5 0,5 1,0

0,75

II. TB : 1. Nguồn gốc lịch sử (xuất xứ): 0.5 – Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. – Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. 2. Quy trình làm ra chiếc cặp: 0,5 + Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, … + Xử lý chất liệu để có độ bền, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu. + Khâu cắt may: bộ phận chuyên dụng dùng máy may để may từng phần của chiếc cặp theo thiết kế. + Hoàn thiện: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh kèm trang trí bên ngoài cặp. 3. Cấu tạo – công dụng: 2,0 - Hình dáng: chữ nhật, nhiều kích cỡ khác nhau, … 149


- Màu sắc: nhiều màu (chủ yếu dành cho HS Tiểu học), từ cấp THCS trở lên chủ yếu màu đen. - Cấu tạo gồm 2 phần: + Phía ngoài: gồm mặt trước và mặt sau, mỗi mặt có một hoặc hai ngăn phụ nhỏ dùng để đựng những đồ lặt vặt, …; quai xách, quai đeo, khóa cặp. + Bên trong: Có hai hoặc nhiều ngăn chính to, rộng dùng để đựng sách vở, hộp bút, áo mưa, bình nước, … 4. Cách sử dụng – bảo quản: 1,5 - Khi sử dụng cặp cần lưu ý không nên mang quá nặng, thường xuyên thay đổi quai xách và quai đeo. - Dùng quai xách để xách tay khi đi bộ. Đi bộ đoạn đường ngắn dùng quai đeo chéo để tránh mỏi và lệch vai. Đi bộ quãng đường xa cần sử dụng quai đôi đeo sau lưng. - Đừng để đồ quá nhiều khiến cặp, quai mau hư. - Đặt để cặp nhẹ nhàng, tránh quăng, ném. - Những đồ vật nhọn như compa, eke, kéo, … cần để trong hộp bút không để trực tiếp vào cặp tránh làm lủng cặp. - Thường xuyên giặt cặp để giữ độ mới của cặp, đồng thời tránh vi trùng, vi khuẩn trú ngụ. Khi cặp bị ẩm mốc cần phơi khô ngay. - Để sửa chữa cặp khi bị rách, hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp. III. KB : Nêu cảm nghĩ của em về chiếc cặp sách (Cùng với 0,75 những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam) GIÁO ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp HS tổng hợp kiến thức đã học từ đầu năm đến nay từ đó biết cách vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận theo đúng cấu trúc, tạo lập văn bản thuyết minh 2. Kĩ năng: rèn cho HS kĩ năng làm bài đọc hiểu, tạo lập đoạn văn nghị luận và tạo lậpmột văn bản thuyết minh hoàn chỉnh 150


3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác làm bài 4. Định hướng năng lực: HS có năng lực giải quyết vấn đề, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, STK, đề, hướng dẫn chấm - HS: chuẩn bị kiến thức III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động: * Ổn định tổ chức. 2. Hoạt động kiểm tra A. Ma trận đề Mức độ Vận dụng Thông tên Nhận biết Cấp độ Cấp độ cao Cộng hiểu Chủ đề thấp - Nhận biết Số câu: 2 tác giả, tác - Hiểu được Só điểm: Tức phẩm, lí do khiến 2,5 nước phương chị Dậu Tỷ lệ: 25% vỡ bờ thức biểu vùng lên đạt, ngôi phản kháng Phần I. kể. mạnh mẽ. Đọc - Nhớ được hiểu nội dung đoạn trích. Trường - Nhận diện Số câu: 1 từ được các Só điểm: Vựng trường từ 0,5 vựng có Tỷ lệ: 5% trong đoạn trích Số câu: 2 1 3 Số 2 1,0 3,0 điểm: 20% 10% 30% Tỉ lệ%: Phần Đoạn Tạo lập Số câu: 1 2. văn đoạn văn Só điểm: Tập nghị nghị luận 2,0 làm luận xã xã hội về Tỷ lệ: 20% văn hội 151


tình yêu thương Văn bản thuyết minh Số câu: Số điểm: Tỉ lệ%: Tổng số câu: 2 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ%: 20%

1 2,0 20% 1 1,0 10%

1 2 20%

Taọ lập bài Số câu: 1 văn thuyết Só điểm: 5 minh về Tỷ lệ: 50% chiếc áo dài Việt Nam 1 2 5,0 7,0 50% 70% 1 5 50%

5 10 100%

B. Đề bài: Phần I. Đọc hiểu văn bản ( 3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…” (Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt, ngôi kể và nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Câu 3. Tìm tập hợp các từ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động của tay trong đoạn văn trên? 152


Câu 4. Theo em, sức mạnh nào đã khiến nhân vật vùng lên quật ngã hai tên tay sai? Phần II. Tập làm văn (7 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương. Câu 2 (5,0 điểm): Hãy giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. C. Hướng dẫn chấm Câu – đáp án Điểm Câu 1. - Đoạn văn trích từ văn bản “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt 0,25đ đèn” 0,25đ - Tác giả: Ngô Tất Tố

Phần I (3điểm)

Câu 2: - PTBĐ: Tự sự 0,25đ - Ngôi kể: thứ 3 0,25đ - Nội dung chính của đoạn văn: Diễn tả cuộc phản kháng quyết liệt 0,5đ của chị Dậu với cai lệ khi hắn cùng người nhà lí trưởng đến nhà vợ chồng chị Dậu đòi bắt anh Dậu vì thiếu sưu.

Câu 3. Tập hợp các từ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động của tay trong 1đ đoạn văn trên: bịch, trói, tát, túm, ấn dúi, xô đẩy Câu 4. Sức mạnh đã khiến nhân vật vùng lên quật ngã hai tên tay sai đó là : - Do sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không 0,5đ thể chịu đựng được nữa - Do sức mạnh của tình yêu thương chồng con, vì chồng con chị Dậu 0,5đ sẵn sàng ngồi tù Câu 1 ( 2 điểm) * Mức tối đa: ( 2,0 điểm) a. Về hình thức - Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không sai Phần II chính tả, ngữ pháp … ( 7 điểm) - Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. b. Về nội dung:Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau song cần làm rõ suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương. 153


- Nêu vấn đề: + Tình yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó thấu hiểu giữa con gười với con người + Tình yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con người với con người - Ý nghĩa của tình yêu thương: + Tình yêu thưng cho ta chỗ dựa tinh thần để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được chia sẻ (0,25đ) + Tình yêu thương cho ta cảm giác mình không đơn độc, một mình, có đủ dũng khí, niềm tin để vượt qua những khó khăn thử thách. (0,25đ) + Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha để cuộc sống tốt đẹp thân ái với nhau hơn. (0,25đ) + Thiếu tình yêu thương con người nên đơn độc, thiếu tự tin, mất phương hướng. (0,25đ) - Dẫn chứng: + Tình yêu thương mà chị Dậu dành cho chồng ... + Tình yêu thương của nhân dân ta dành cho nhân dân ở vùng lũ, người không may mắn,... - Rút ra bài học rút , liên hệ: + Mỗi chúng ta phải sống có tình yêu thương + Sẵn sàng cảm thông giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn. * Mức tối đa ( 2 điểm): Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: Đạt cơ bản các yêu cầu trên. Tuy nhiên còn lan man hoặc sơ sài... còn mắc lỗi về hình thức… (Dựa vào chất lượng từng bài mà GV linh hoạt cho điểm cho phù hợp từ: (0,25- 1,75 đ) * Mức không đạt: Lạc đề, sai về kiểu văn bản -> Không cho điểm. (điểm 0). Câu 2 ( 5 điểm) * Yêu cầu chung: Học sinh có kỹ năng làm bài văn thuyết minh theo bố cục ba phần, bài viết mạch lạc, chặt chẽ, ngôn ngữ chính xác. Bài viết biết kết hợp tốt các phương pháp thuyết minh và không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt... * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam:Áo dài là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. 154

0,25đ

0,25đ

0,5đ

(0,5 đ)


2. Thân bài: - Lịch sử chiếc áo dài: Tiền thân của áo dài là chiếc áo gần giống áo tứ thân, về sau được cải tiến để phù hợp với đặc thù lao động của người Việt. Qua thời gian, chiếc áo dài ngày càng được cải tiến, cách điệu theo nhiều mẫu mã khác nhau. - Hình dáng, vẻ đẹp của áo dài: Chất liệu, màu sắc, cổ áo, khuy áo, thân áo, tay áo... (Dựa vào hiểu biết của mình, mỗi học sinh có thể có sự thuyết minh khác nhau, đa dạng và phong phú. Ở điểm này, giáo viên dựa vào hiểu biết và khả năng giới thiệu của học sinh để cho điểm phù hợp) - Vị trí, ý nghĩa của áo dài trong đời sống của người phụ nữ Việt Nam: + Phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài vào những ngày lễ đặc biệt: Ngày Tết, các ngày lễ của ngành, hoặc nhiều trường học lấy áo dài làm đồng phục cho nữ sinh. (0,5 đ) + Áo dài là một biểu tượng của phụ nữ Việt, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam. (0,5 đ) + Áo dài được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Áo dài đã góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè năm châu. (0,5 đ) + Hiện nay, áo dài ngày càng được các nhà thiết kế đổi mới, sáng tạo để tạo nên những sản phẩm vừa truyền thống, lại vừa kết hợp hơi hướng hiện đại và ngày càng được phụ nữ Việt Nam ưa chuộng. (0,5 đ) 3. Kết bài: Khái quát lại vẻ đẹp của chiếc áo dài Việt Nam, liên hệ Cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục ngày nay rất phong phú, đa dạng nhưng chiếc áo dài vẫn chiếm một vị trí quan trọng, là nét văn hóa của người Việt Nam. (Gv vận dụng linh hoạt vào bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo) * Mức tối đa ( 5 điểm): Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: Đạt cơ bản các yêu cầu trên. Tuy nhiên còn lan man hoặc sơ sài... còn mắc lỗi về hình thức… (Dựa vào chất lượng từng bài mà GV linh hoạt cho điểm cho phù hợp từ: (0,5- 4,5điểm) * Mức không đạt: Lạc đề, sai về kiểu văn bản -> Không cho điểm. (điểm 0). 155

(1 đ)

(1 đ)

(2,0 đ)

(0,5 đ)


3. Hoạt động thu bài và hướng dẫn tìm tòi, mở rộng. - Gv thu bài - Yêu cầu HS về xem lại kiến thức - Tìm hiểu kiến thức về chiếc áo dài Việt Nam và tham khảo những bài văn giới thiệu về chiếc áo dài. Tiết 65, 66

KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng: a. Kiến thức: - Vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần : Văn học, Tập làm văn, Tiếng Việt b. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh : a. Các phẩm chất: - Giáo dục học sinh ý thức tự học nghiêm túc; luôn trung thực khi làm bài kiểm tra b. Các năng lực chung : - Tư duy, giải quyết vấn đề c. Các năng lực chuyên biệt : - Tạo lập văn bản, sử dụng ngôn ngữ. II. Chuẩn bị - Gv : Bài kiểm tra đã pôtô - Hs : chuẩn bị giấy kiểm tra III. Tổ chức hoạt động dạy học A. Ma trận đề kiểm tra Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Chủ đề thấp cao 1. Đọc hiểu - Nhớ tên - Hiểu nội Viết được đoạn văn bản, tên dung, giá trị văn liên hệ về tác giả. biểu cảm của từ bài học cuộc - Nhận biết láy. sống gợi ra từ tình thái từ, - Hiểu về cấu văn bản. từ láy, từ tạo ngữ pháp ghép. của câu. 156


Số câu 4 Số điểm 1,0 Tỉ lệ 10% 2. Làm văn

Số câu Số điểm Tỉ lệ Tổng câu 4 Tổng điểm 1,0 Tỉ lệ 10%

. 2

1 1,0

10%

7 2,0

4,0 40%

20% Viết Viết được bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.

1

1 6,0

2

60% 1

1 1,0

10%

2,0 20%

6,0 60%

6,0 60% 8 10 100%

B. Đề kiểm tra Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ? - Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm. - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.” ( Ngữ văn 8, tập một, trang 29, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) Câu 1 (0,25 điểm): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Câu 2 (0,25 điểm): Tác giả của văn bản đó là ai? Câu 3 ( 0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 4 (0.25 điểm): Từ “chứ” trong câu: “Bác trai đã khá rồi chứ?” là từ loại gì? Câu 5 (0,5 điểm): Tìm các từ láy có trong câu văn sau và nêu tác dụng của các từ láy đó? “Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm” Câu 6 (0,25 điểm).:Về mặt cấu tạo ngữ pháp, câu: “ Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàng hồn.” là đơn hay câu ghép? 157


Câu 7 (2,0 điểm):Từ nội dung đoạn trích trên, viết đoạn văn từ 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống. Phần II : Làm văn (6.0đ): Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam C. Đáp án – Biểu điểm I.Đọc hiểu( 4,0đ) Mức độ Câu 1 2 3

4 5

6 8

Mức độ 3

Mức độ 2

Mức độ 1 (0,0đ) Trả lời sai hoặc Tức nước vỡ bờ – 0,25đ không trả lời. Trả lời sai hoặc Ngô Tất Tố– 0,25đ không trả lời. - Cho 0,5đ khi HS trả lời đúng - Cho 0,25 Trả lời sai hoặc các ý sau: khi HS trả lời không trả lời. + Tình cảnh đáng thương của được 50% anh Dậu. (0.25đ) các ý nêu ở + Sự quan tâm của bà lão láng mức độ 3. giềng đối với gia đình chị Dậu.(0.25đ) Trả lời sai hoặc Tình thái từ nghi vấn – 0,25đ không trả lời. - Cho 0,5đ khi HS trả lời đúng - Cho 0,25 Các phương án các ý sau: khi HS trả lời còn lại hoặc + Xác định đúng từ láy: lề bề, được 50% không trả lời. lệt bệt. (0.25đ) các ý nêu ở + Nêu được tác dụng của từ láy: mức độ 3. Nhấn mạnh sự đau yếu của anh Dậu.(0.25đ) Trả lời sai hoặc Câu ghép– 0,25đ không trả lời. - Cho 2,0đ HS trình bày đầy - Cho 1,0đ – Viết lạc đề đủ các ý sau: 1,5đ khi HS hoặc không -Về hình thức: Đảm bảo hình trình bày viết. thức của đoạn văn; đủ số câu; chưa đầy đủ diễn đat rõ ràng mạch lạc, không chỉ nêu đảm mắc lỗi dùng từ, lỗi câu. (0,5đ) bảo được - Về nội dung: 50% - 70% 158


+ HS nêu nội dung của đoạn các ý nêu ở trích: thể hiện sự quan tâm, lo mức độ 3. lắng của bà lão láng giềng trước tình cảnh của anh Dậu, chia sẻ với gia đình chị Dậu trong lúc hoạn nạn. Đó là biểu hiện của tình yêu thương giữa con người với con người. (0,5đ) + HS nêu giá trị của tình người trong cuộc sống nói chung: tình yêu thương giữa con người với con người là tình cảm nhân bản, nhân văn; là sự sẻ chia, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần giúp con người vượt qua những khó khăn, hoạn nạn của cuộc sống. (0,5đ) + HS nêu hướng hành động để trở thành con người biết sống có tình người, biết quan tâm, chia sẻ. (0,5đ)

II. Phần làm văn (6,0điểm) : Tiêu chí KĨ NĂNG

Nội dung cần đạt - Biết làm bài văn thuyết minh về chiếc nón lá theo bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu... 1. Mở bài : - Giới thiệu về chiếc nón lá và nêu vai trò của chiếc nón đối với người phụ nữ Việt Nam. ( Vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam, là hình ảnh đặc trưng rất riêng của người Việt.....) 2. Thân bài: 159

Điểm 1,0

0,5


- Giới thiệu về nguồn gốc của chiếc nón lá ( có từ lâu đời, Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Trên khắp đất nước, nón lá được sản xuất ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều nhất là vùng Hà Tây cũ, Quảng Bình, Huế...) KIẾNTHỨC - Nêu các chủng loại nón: nón quai thao, nón ba tầm, nón chóp.... Màu sắc trắng sữa hoặc trắng ngà.. - Quy trình làm nón:

0,5

0,5

1,5

+ Nguyên liệu gồm: tre, nứa, lá cọ, móc.... + Làm nón trải qua nhiều công đoạn như: phơi lá, làm lá, làm vòng nón, đặt khuôn, xếp lá, khâu, làm quai,.... / Người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. / Nón được chằm (khâu) bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. / Khi nón đã chằm hoàn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón. Quai nón thường được làm bằng lụa, the, nhung,…với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..càng làm tăng thêm nét duyên cho người đội nón. - Công dụng, ý nghĩa của nón trong cuộc sống người Việt: + Che nắng, che mưa, làm quạt mát, đựng đồ, món quà thể hiện tình cảm.... + Nón lá đã trở thành môt biểu tượng tinh thần của người phụ nữ Việt Nam. + Hình ảnh nón lá đi vào nghệ thuật : văn, thơ, nhạc, hoạ,... - Sử dụng, bảo quản: + Nón làm xong được quang dầu, phơi đủ nắng cho bền, bóng đẹp. + Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón; bọc nilong… 160

1,0

0,5


3. Kết bài - Khái quát giá trị của chiếc nón lá Việt Nam.

0,5

- Mức cho điểm thứ nhất: + 5,0 – 6,0 điểm khi đạt từ 80 đến 100% yêu cầu. + 3,0 – 4,0 điểm khi đạt hơn một nửa yêu cầu MỨC ĐỘ - Mức cho điểm thứ hai: ĐÁNH GIÁ + 1,0 – 2,0 điểm khi đạt dưới 50% yêu cầu - Mức cho điểm thứ ba: + 0.0 điểm khi lạc đề hoặc không làm bài

PHÒNG GD VÀ ĐT CAN LỘC TRƯỜNG THCS TRÀ LINH

ĐỀ KHẢO SÁT KÌ I NĂM HỌC: 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Đánh giá việc vận dụng những tri thức cơ bản của các phân môn để đọc hiểu một đoạn trích ngoài SGK. Đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức ấy vào việc đọc - hiểu và tạo lập văn bản - Qua bài làm của học sinh, đánh giá mức độ hiểu biết về đặc điểm kiểu bài và cách làm bài văn tự sự 2. Kỹ năng - Kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học ngoài SGK. - Kĩ năng phân tích đề, kĩ năng viết bài văn tự sự, biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách. 3. Thái độ Học sinh tích cực, chủ động, tự giác khi làm bài. Bồi đắp thái độ sống tích cực, nhân văn.  Phát triển năng lực: Năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo… II. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Hình thức: Tự luận. 161


2. Thời gian: 90 phút. 3. Cách tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung toàn khối III.MA TRẬN MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT NỘI DUNG I. ĐỌC HIỂU

Ngữ liệu:Văn bản nghệ thuật hoặc văn bản thông tin ngoài SGK - Tiêu chí: Một đoạn trích. - Độ dài: khoảng 50 400 chữ.

Tổng

Số câu Số điểm Tỉ lệ

Thông Nhận biết hiểu Nhận biết phương thức biểu đạt Nhận biết được một trong số các kiến thức Tiếng Việt lớp 8 như: Trường từ vựng, trợ từ, thán từ, Từ tượng hình, từ tượng thanh 2 1.0 10

162

Vận dụng

Vận dụng cao

TỔNG SỐ

- Hiểu nội dung khái quát của văn bản.

1 1.0 10

3 2.0 20


II. LÀM VĂN 1.Viết đoạn văn từ một vấn đề văn học.

Tổng 2. Văn tự sự

Viết đoạn vănvề một vấn đề được rút ra từ vấn đề văn học.

Nhận biết yêu cầu cầu của đề và biết hình thức đoạn văn.

- Hiểu đúng vấn đề, lựa chọn sắp xếp các câu văn hợp lí, khoa học.

- Vận dụng hiểu biết để xây dựng, tổ chức đoạn văn ngắn đáp ứng yêu cầu của đề.

- Biết liên hệ thực tế. - Bày tỏ chính kiến cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.

Số câu Số điểm

0.5

0.5

1.5

0.5

1 3.0

Tỉ lệ%

5

5

15

0.5

30

- Vận dụng kiến thức về văn tự sự để hoàn thành bài viết theo đặc trưng thể loại - Kết hợp nhuần nhuyễn

- Xây dựng được nội dung câu chuyệ n có ý nghĩa, , hấp dẫn và giàu tính nhân văn.-

Văn tự sự: Kể Văn tự sự: Kể chuyện chuyện đời thường đời có kết hợp yếu tố thường có miêu tả, biểu cảm kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm

1

Nhận - Hiểu diện được để lựa yêu cầu chọn đề, kiểu tình bài huống câu chuyện; các sự việc, ngôi kể, trình tự kể... Bố cục đảm bảo ba phần. 163


các yếu tố miêu tả , biểu cảmTổng

Số câu Số điểm

1.0

1.0

2.5

0.5

1 5

Tỉ lệ

10

10

25

0,5

50

1

Số phần

2

Tổng cộng Số điểm Tỉ lệ%

2.5 25

2.5 25

4.0 40

1.0 10

10.0 100

IV. ĐỀ RA Phần I. Đọc hiểu( 2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […]. Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời. ( Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời Tr. 147, NXB Văn học, 2013) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích? Câu 2: Tìm trường từ vựng về bộ phận của cây ? Câu 3: Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào? Phần II. Làm văn( 8 điểm): Câu 1: (3 điểm) Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng có đoạn. 164


“Phải bé lại, lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một dịu êm vô cùng”. Từ ý nghĩa của câu văn trên, em hãy viết một đoạn văn suy nghĩ về vẻ đẹp của tình mẫu tử? Câu 2 (5 điểm) Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò. Phần Câu I. Đọc hiểu 1 2 3 II. Làm 1 văn

Yêu cầu

Điểm 2.0

Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 0.5 - Trường từ vựng bộ phận của cây: Hoa vải, cành vải, 0.5 nhánh cỏ may, cánh hoa Tình cảm của tác giả với miền hoa của giấc mơ ngọt 1.0 ngào: yêu say, gắn bó tha thiết… Tình mẫu tử

3.0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận : có mở đoạn, 0.5 thân đoạn, kết đoạn. Biết làm dạng đề nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội . Triển khai ý rõ ràng, mạch lạc

b. Về kiến thức bài viết phải thể hiện được các ý cụ thể: 2 - Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và tình mẫu tử. - Cảm nhận ngắn gọn tình mẫu tử trong ý văn của Nguyên Hồng: Câu văn được trích là lời của nhân vật bé Hồng trong tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyễn Hồng. Thể hiện tâm trạng vui mừng, xúc động mãnh liệt và tình cảm yêu thương tha thiết của nhân vật với người mẹ bất hạnh. - Cảm nhận về tình mẫu tử trong cuộc sống: Tình mẫu tử là tình cảm gần gũi, thiêng liêng cao quý, có một sức mạnh thật lớn lao, nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Nhờ đó con người có đủ dũng cảm đối mặt với mọi 165


cám dỗ, mọi thử thách trong cuộc sống bộn bề gian khó hôm nay. Con người phải biết nâng niu, trân trọng và giữ gìn tình cảm đó. . c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, 0.25 dùng từ, đặt câu

2

d , Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ...

0.25

Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự : có đủ các phần mở 0.5 bài, thân bài, kết b. Xác định đúng vấn đề tự sự: kể lại được một câu chuyện Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học 0.5 trò.

c. Trình bày câu chuyện, vận dụng kĩ năng làm bài văn tự sự và các kĩ năng khác để hoàn thành bài văn đảm 3.0 bảo các ý chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc.

HS có thể có nhiều cách trình bày. Sau đây là một số gợi ý: Mở bài. Giới thiệu được kỷ niệm đẹp nhất về tình bạn. 0.5 * Thân bài : Kể chi tiết về kỷ niệm. - Kỷ niệm đó gắn liền với thời gian, địa điểm nào? - Kỷ niệm đó gắn với ai? Với sự việc gì? - Sự việc ấy có diễn biến, kết quả ra sao? - Kỷ niệm ấy để lại trong em ấn tượng, suy nghĩ gì? (kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm) Kết bài :Cảm nghĩ của bản thân em về kỷ niệm, tình bạn tuổi học trò. 166

2.0

0.5


d.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, 0.5 dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ...

TRƯỜNG THCS TRÙ SƠN

0.5

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8NĂM HỌC 2020 - 2021 ( Thờigianlàmbài 90 phút)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Qua bài kiểm tra, đánh giá HS về kiến thức, kĩ năng ở cả ba phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. - Kỹ năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức của ba phân môn vào bài làm. - Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, đọc hiểu và tạo lập văn bản. - Rènluyệnkĩnăngdiễnđạt, trìnhbày… - GD tínhtựlực, tựgiác, trungthựctrongkiểmtra B. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Tự luận C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội dung

I. Đọchiểu

Tổng

II. Làmvăn

Nhậnbiết Ngữliệu:vănbảnngoàisgk. - Xácđịnh PTBĐ chínhcủavănbản -Bàihọc - Xácđịnhchủngữ, vịngữcủacâu. Xácđịnhkiểucâuphântheocấutạongữpháp. Sốcâu Sốđiểm Tỉlệ Vănnghịluận

3 1,5 15% Nhậnbiếtđoạnvăn .

Sốcâu Sốđiểm Tỉlệ

0,5 5%

167

Hiểucác


Vănthuyết minh

Sốcâu Tổng Sốđiểm Tỉlệ Sốcâu Tổngcộng Sốđiểm Tỉlệ

HS nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu Hiểu đ bài,đốitượngtrongbàivănthuyết minh. bài văn - Hiểu bày, thứcvềđ minh. 0,5 5% 2,5 25%

D. ĐỀ RA: PHẦN I: ĐỌC HIỂU (2,0điểm) Đọcmẩuchuyệnsauvàthựchiệncácyêucầu: CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN Mùaxuânđếnđấttrờithậtđẹp. DếMènthơthẩn ở cửahang ,hai con ChimÉnthấytộinghiệpbènrủDếMèndạochơitrêntrời. DếMènhốthoảng.NhưngsángkiếncủaChimÉnrấtgiảndị :haiChimÉnngậmhaiđầucủamộtcọngcỏkhô. Mènngậmvàogiữa.Thếlàcảbacùng bay lên.Mâynồngnàn ,đấttrờigợicảm, cỏhoavuitươi. DếMèn say sưa. Saumộthồilâumiên man Mèn ta chợtnghĩbụng: “Ơ hay, việcgì ta phảigánhhai con énnàytrênvaichomệtnhỉ . Sao ta khôngquẳnggánhnợnàyđiđểdạochơimộtmìnhcósướnghơnkhông ?”. Nghĩlàlàm, Mènhámồmra.Vànórơivèoxuốngđấtnhưmộtchiếclálìacành. (Theo Quàtặngcuộcsống) Câu 1: Xácđịnhphươngthứcbiểuđạtchính. (0,5điểm) Câu 2: Xácđịnhchủngữ, vịngữcủacâu in đậm.(0,5 điểm) Câu 3:Dựavàođặcđiểmcấutạo, câutrênthuộckiểucâugì ? (0,5điểm) Câu 4:Bàihọcrútratừcâuchuyệntrên. (0,5điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (8 ĐIỂM) Câu 1. (3,0điểm)Emhãyviếtđoạnvăntrìnhbàysuynghĩcủamìnhvềlòngyêuthương con ngườitrongxãhộingày nay. (khoảngnửatranggiấythi) Câu 2 (5,0điểm): 168


Thuyết minh vềchiếcáodàiViệt Nam.

TRƯỜNG THCS TRÙ SƠN

HƯỚNG DẪN CHẤMĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8NĂM HỌC 2020 - 2021 A. Những hướng dẫn chung: - Đề thi nhằm kiểm tra, đánh giá cả hai mặt kiến thức và kĩ năng trên tinh thần đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học; theo chuấn kiến thức, kĩ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra những thang điểm lớn, những điểm cơ bản, giám khảo cần chủ động có những quyết định hợp lý, có những yêu cầu cụ thể và những thang điểm nhỏ. - Khuyến khích, trân trọng những bài làm diễn đạt rõ ràng; có giọng điệu riêng, có những sáng tạo hợp lý, có “chất văn”. - Điểm tổng toàn bài là thang điểm 10, chiết đến 0,25 điểm. B. Hướng dẫn cụ thể và biểu điểm Phầ Câu Nội dung Điể n m I ĐỌC HIỂU 2.0 1 Phươngthứcbiểuđạtchính : Tựsự 0.5 2 Mâynồngnàn , đấttrờigợicảm, cỏhoavuitươi. 0.5 CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3 3 CâuGhép 0,5 4 Bàihọc: Khôngnênquáảotưởngvềbảnthânmình, nósẽkhiến 0,5 con ngườicócáinhìnsailệchvềvịtrícủabảnthân. 169


II 1

Đồngthờikhôngnênsốngquáíchkỉ,toantính. Hãybiếthợptácvàsẻ chia, nếubiếthợptácvàsẻ chia thìtấtcảmọingườicùngcólợi. (HS cóthểcócáchdiễnđạtkhácnhưnghợplíthìvẫnchấpnhận) LÀM VĂN Viếtđoạnvănnghịluậntrìnhbàysuynghĩcủamìnhvềlòngyêuthư ơng con ngườitrongxãhộingày nay. a. Đảmbảoyêucầucủamộtvănbảnnghịluậnxãhộicómởđoạn, thânđoạnvàkếtđoạn. b. Xácđịnhđúngvấnđềnghịluận:lòngyêuthương con ngườitrongxãhộingày nay c. Triểnkhaiđượccác ý theotrìnhtựhợplí: * Mở đoạn: Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: Lòng yêu thương của con người trong xã hội hiện nay. * Thân đoạn - Giải thích:Lòng yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người. - Biểu hiện: + Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác. + Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ, biết hy sinh, tha thứ cho người khác. - Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò,bạnbè, hàng xóm láng giềng,tìnhcảmvớinhữngngườikém may mắn, chung tay góp từ thiện ủng hộ... - Ý nghĩa: + Mang lại hạnh phúc cho con người. + Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn. + Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người. - Phản đề:Cầnphêphánnhững người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau. - Liên hệ, rút ra bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn. * Kếtđoạn: Mởrộng, kếtluậnlạivấnđề: Biếtyêuthương là ngườigiàulòngnhânái, là lốisốngcaođẹp.Đólàmộttruyềnthốngquýbáucủadântộc, cầngiữgìnvàpháthuy. 170

3.0 0.25 0.25

0,25 1,5

0,25


2

Tuần: 18 Tiết: 85, 86 2019

d. Sángtạo: cócáchdiễnđạtmớimẻ, sángtạo. e. Chínhtả, dùngtừ, đặtcâu: đảmbảoquytắcchínhtả, dùngtừ, đặtcâu. a. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài b. Xácđịnhđúngđốitượngthuyết minh c. Thuyết minh theomộttrìnhtựhợplý ,đảmbảocácphầntrọngtâm, biếtkếthợpcácphươngphápthuyết minh trongbàivăn. - Giớithiệuđốitượngcầnthuyết minh (Chiếcáodài) - Trìnhbàynguồngốc, đặcđiểm, kíchthước, hìnhdáng, màusắc, chấtliệu,…củachiếcáodài. - Vịtrí ,tácdụng ,…củachiếcáodài. - Cáchsửdụngvàgiữgìnchiếcáodài. - Vaitrò, vịtrícủachiếcáodàitronghiệntạivàtươnglai. (Biếtvậndụngcácphươngphápthuyếtminh :địnhnghĩa, giớithiệu, phântích, so sánh, … khilàmbài). - Bàytỏtháiđộđốivớiđốitượng. d. Sángtạo: Cócáchdiễnđạtmớimẻ, thểhiệnsuynghĩsâusắcvềđốitượngđượcthuyết minh. e. Chínhtả, dùngtừ, đặtcâu: Đảmbảoquytắcchínhtả, dùngtừ, đặtcâu.

0.25 0.25 0,5 0,25 0,5

0,5 2,0

0,25 0,5 0,5

Ngày thực hiện: 18 / 12 /

KIỂM TRA HỌC KÌ I  I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: - Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh ở cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình SGK Ngữ Văn 8 – tập một 2/ Về kĩ năng: Vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. - Rèn kĩ năng làm bài trắc nghiệm và tự luận 3. Về thái độ: Làm bài trắc nghiệm, làm bài tự luận nghiêm túc 171


II. CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn đề kiểm tra, hướng dẫn chấm 2- Học sinh: - Ôn tập lại kiến thức đã học từ đầu năm học, xem lại các bài tập theo đề cương của GV - Chuẩn bị kĩ, đầy đủ dụng cụ kiểm tra III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: 2/ Tiến hành kiểm tra: HĐ CỦA THẦY * Hoạt động 1: Khởi động: GV nhắc nhở quy chế kiểm tra cho HS. * Hoạt động 2: Tiến hành kiểm tra: Phối hợp nhà trường tổ chức tốt kì thi cho học sinh. - Phát đề kiểm tra - Yêu cầu học sinh đọc đề - Ghi biểu đồ thời gian lên bảng -GV quan sát HS làm bài - Nhắc nhở còn 15 phút hết giờ, yêu cầu HS đọc và kiểm tra lại bài làm * Hoạt động 3: Báo thời gian và thu bài *Hoạt động 4: Kiểm tra số lượng bài thi của HS

HĐ CỦA TRÒ

NỘI DUNG

HS nghe

* ĐỀ KIỂM TRA - Nhận đề - Đọc lại đề - Tiến hành làm bài - Nghe, hoàn thành, đọc, kiểm tra lại bài làm - Nộp bài

172


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI. Năm học 2019- 2020 Môn Ngữ Văn 8. MÃ ĐỀ: 181 Nội dung kiến thức

Nhận biết TN

I. Phần Nhận biết tác văn bản giả, tác phẩm 1. Tức trong đoạn trích nước vỡ bờ 2. Trong lòng mẹ 3. Ôn dịch thuốc lá

Thông hiểu T L

TN

2. Tình thái từ

2 0,5 5,0% Nhận biết thế nào là trường từ vựng và các từ cùng trường từ vựng trong câu Nhận biết được điều lưu ý khi sử dụng tình thái từ trong câu

T T L N

TL

Vận dụng cao T TL N

Tổng

Hiểu được ý nghĩa từ ngữ, tâm trạng nhân vật, tư tưởng của tác giả Hiểu nhân vật trong văn bản Nắm được quan điểm của tác giả về việc hút thuốc lá

4. Thông tin về ngày trái đất năm 2000

Số câu Số điểm Tỉ lệ II. Phần tiếng Việt 1. Trường từ vựng

Vận dụng thấp

5 1,25 12,5%

173

Nêu những biện pháp nhằm hạn chế nguy hại của việc sử dụng bao bì ni lông và nêu biện pháp khác. 1 1 10% Viết đoạn văn sử dụng trường từ vựng

8 2,75 27,5%


Hiểu được tác dụng dấu ngoặc kép trong câu

4. Dấu ngoặc kép

5. Từ Nhận biết được tượng từ tượng hình hình, từ tượng thanh 4 1 10 III. Tập làm văn: Văn tự sự

Số câu Số điểm Tỷ lệ TSố câu TS điểm Tỷ lệ

6 1,5 15

1 0,25 2,5

6 1.5 15

174

1 1 10

2 2 20

6 2,25 22,5% Biết viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả, kết hợp biểu cảm 1 5 50% 1 5 50

1 5 50% 15 10 100


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NH: 2019-2020 Môn: Ngữ văn 8. MÃ ĐỀ: 181.1 Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) ĐỀ CHÍNH THƯC I. TRẮC NGHIỆM: (12 câu, 3đ) Học sinh làm bài trong 15 phút Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4) bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời. "Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm…" 175


(Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên của tác giả nào? A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng D. Tế Hanh Câu 2: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? A. Tôi đi học B. Lão Hạc C. Tức nước vỡ bờ D. Trong lòng mẹ Câu 3: Em hiểu từ "lực điền" trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ có nghĩa là gì? A. Người chuyên cày ruộng. B. Người nông dân khỏe mạnh. C. Người to béo, đẫy đà. D. Người nông dân. Câu 4: Trong câu: “Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm” dấu ngoặc kép dùng để làm gì? A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được dẫn trực tiếp. C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn. D. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Câu 5: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình? A. Xô đẩy. B. Nham nhảm. C. Lẻo khoẻo. D. Giằng co. Câu 6: Em hiểu cụm từ “chị Dậu xám mặt” trong câu “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn” như thế nào? A. Chị quá giận dữ, bực bội B. Chị rất tức giận nhưng cố kiềm chế C. Chị quá sợ hãi, hoảng hốt D. Chị tức giận đến không kiềm chế nổi Câu 7: Thế nào là trường từ vựng? A. Là tập hợp tất cả các từ có chung về cách phát âm B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa D. Là tập hợp các từ có chung nguồn gốc Câu 8: Những từ: trao đổi, mua bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào? A. Hoạt động kinh tế B. Hoạt động văn hóa C. Hoạt động chính trị D. Hoạt động xã hội Câu 9: Dòng nào sau đây nhận xét đúng về nhân vật người cô trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”? 176


A. Giả dối, thâm hiểm, trơ trẽn B. Lạnh lùng, cay nghiệt, giọng ngọt ngào C. Rất mực yêu thương bé Hồng D. Nghiêm khắc với cháu Câu 10: Khi sử dụng tình thái từ (nói hoặc viết) cần chú ý điều gì? A. Điều cần nhấn mạnh trong câu. B. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. C. Phù hợp với địa phương. D. Phù hợp với tầng lớp xã hội của người nói Câu 11: Nhận định nào nói lên quan điểm của tác giả về việc hút thuốc lá và tác hại của thuốc lá trên phương diện xã hội? A. Là “một tội ác”. B. Là “một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng”. C. Là “quyền của anh” D. Là một loại “ôn dịch” Câu 12: Theo em nhận định nào nói đúng tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ? A. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: Có áp bức là có đấu tranh B. Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ C. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất D. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả II. TỰ LUẬN NGỮ VĂN 8: (7 đ) Học sinh làm bài trong 75 phút) Câu 1: (1 điểm) Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” em hãy cho biết những biện pháp nào nhằm hạn chế nguy hại của việc sử dụng bao bì ni lông ? Ngoài ra, em còn nghĩ ra biện pháp nào khác ? Câu 2: (1 điểm) Viết đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất 2 từ cùng trường từ vựng và chỉ ra trường từ vựng đó. Câu 3: (5điểm) Người ấy (thầy cô, người thân, bạn bè) sống mãi trong lòng em

177


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 8. Mã đề : 181.1 Năm học: 2019 – 2020 I. TRẮC NGHIỆM: (3 đ) Học sinh chọn mỗi đáp án đúng đạt 0,25 đ CÂU ĐÁP ÁN

1 B

2 C

3 B

4 D

5 C

6 B

7 C

8 A

9 B

10 B

11 D

12 A

II. TỰ LUẬN: (7 đ) Câu

Nội dung Theo văn bản đã học, học sinh nêu các biện pháp: - Hạn chế sử dụng bao bì ni –lông, không sử dụng khi không cần thiết. Nếu sử dụng thì giặt và dùng nhiều lần Câu 1 - Tuyên truyền mọi người về tác hại của loại bao bì này. - Dùng giấy, lá thay thế. - Nếu học sinh có nghĩ ra biện pháp khác hợp lí Câu 2 - Học sinh diễn đạt hình thức đoạn văn ngắn - Sử dụng ít nhất 2 từ cùng thuộc trường từ vựng - Chỉ ra trường từ vựng đã sử dụng Câu 3 Tập làm văn 1. Về nội dung: Đề bài thuộc thể loại văn tự sự cần vận dụng phương thức biểu đạt cho phù hợp yêu cầu của đề. HS có thể làm bài theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý sau: a) Mở bài: Có tình huống truyện hấp dẫn, tự nhiên. b) Thân bài: - Chọn được một thứ tự kể chuyện hợp lí. 178

Điểm 0,25đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5 đ 0,25đ

0,5đ (1đ)


- Câu chuyện đã diễn ra ở đâu ? Khi nào ? Với ai ? - Chuyện xảy ra như thế nào ? (mở đầu, diễn biến, kết quả) - Khi kể kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm. c) Kết bài : Kết thúc câu chuyện khắc sâu được chủ đề. 2. Về hình thức : Bài làm phải có bố cục chặt chẽ ba phần, dùng từ đúng chính tả, đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.

(1đ) (1đ) (1đ) 0,5đ

GIÁO ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp HS tổng hợp kiến thức đã học từ đầu năm đến nay từ đó biết cách vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận theo đúng cấu trúc, tạo lập văn bản thuyết minh 2. Kĩ năng: rèn cho HS kĩ năng làm bài đọc hiểu, tạo lập đoạn văn nghị luận và tạo lậpmột văn bản thuyết minh hoàn chỉnh 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác làm bài 4. Định hướng năng lực: HS có năng lực giải quyết vấn đề, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, STK, đề, hướng dẫn chấm - HS: chuẩn bị kiến thức III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động: * Ổn định tổ chức. 2. Hoạt động kiểm tra A. Đề bài: Phần I. Đọc hiểu văn bản ( 3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: 179


- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…” (Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt, ngôi kể và nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Câu 3. Tìm tập hợp các từ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động của tay trong đoạn văn trên? Câu 4. Theo em, sức mạnh nào đã khiến nhân vật vùng lên quật ngã hai tên tay sai? Phần II. Tập làm văn (7 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương. Câu 2 (5,0 điểm):Hãy giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. B. Hướng dẫn chấm Câu – đáp án Điểm Câu 1. - Đoạn văn trích từ văn bản “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt 0,25đ đèn” 0,25đ - Tác giả: Ngô Tất Tố Câu 2: - PTBĐ: Tự sự 0,25đ - Ngôi kể: thứ 3 0,25đ - Nội dung chính của đoạn văn: Diễn tả cuộc phản kháng quyết liệt 0,5đ Phần I của chị Dậu với cai lệ khi hắn cùng người nhà lí trưởng đến nhà vợ (3điểm) chồng chị Dậu đòi bắt anh Dậu vì thiếu sưu. Câu 3. Tập hợp các từ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động của tay trong 1đ đoạn văn trên: bịch, trói, tát, túm, ấn dúi, xô đẩy Câu 4. Sức mạnh đã khiến nhân vật vùng lên quật ngã hai tên tay sai đó là : - Do sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không 0,5đ thể chịu đựng được nữa 180


- Do sức mạnh của tình yêu thương chồng con, vì chồng con chị Dậu sẵn sàng ngồi tù Câu 1 ( 2 điểm) * Mức tối đa: ( 2,0 điểm) a. Về hình thức - Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không sai chính tả, ngữ pháp … - Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. b. Về nội dung:Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau song cần làm rõ suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương. - Nêu vấn đề: + Tình yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó thấu hiểu giữa con gười với con người + Tình yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con người với con người - Ý nghĩa của tình yêu thương: + Tình yêu thưng cho ta chỗ dựa tinh thần để niềm vui được nhân Phần II lên, nỗi buồn được chia sẻ (0,25đ) ( 7 điểm) + Tình yêu thương cho ta cảm giác mình không đơn độc, một mình, có đủ dũng khí, niềm tin để vượt qua những khó khăn thử thách.(0,25đ) + Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha để cuộc sống tốt đẹp thân ái với nhau hơn.(0,25đ) + Thiếu tình yêu thương con người nên đơn độc, thiếu tự tin, mất phương hướng.(0,25đ) - Dẫn chứng: + Tình yêu thương mà chị Dậu dành cho chồng ... + Tình yêu thương của nhân dân ta dành cho nhân dân ở vùng lũ, người không may mắn,... - Rút ra bài học rút , liên hệ: + Mỗi chúng ta phải sống có tình yêu thương + Sẵn sàng cảm thông giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn. * Mức tối đa ( 2 điểm): Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: Đạt cơ bản các yêu cầu trên. Tuy nhiên còn lan man hoặc sơ sài... còn mắc lỗi về hình thức… 181

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ


(Dựa vào chất lượng từng bài mà GV linh hoạt cho điểm cho phù hợp từ: (0,25- 1,75 đ) * Mức không đạt: Lạc đề, sai về kiểu văn bản -> Không cho điểm. (điểm 0). Câu 2 ( 5 điểm) * Yêu cầu chung: Học sinh có kỹ năng làm bài văn thuyết minh theo bố cục ba phần, bài viết mạch lạc, chặt chẽ, ngôn ngữ chính xác. Bài viết biết kết hợp tốt các phương pháp thuyết minh và không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt... * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam:Áo dài là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. 2. Thân bài: - Lịch sử chiếc áo dài: Tiền thân của áo dài là chiếc áo gần giống áo tứ thân, về sau được cải tiến để phù hợp với đặc thù lao động của người Việt. Qua thời gian, chiếc áo dài ngày càng được cải tiến, cách điệu theo nhiều mẫu mã khác nhau. - Hình dáng, vẻ đẹp của áo dài: Chất liệu, màu sắc, cổ áo, khuy áo, thân áo, tay áo... (Dựa vào hiểu biết của mình, mỗi học sinh có thể có sự thuyết minh khác nhau, đa dạng và phong phú. Ở điểm này, giáo viên dựa vào hiểu biết và khả năng giới thiệu của học sinh để cho điểm phù hợp) - Vị trí, ý nghĩa của áo dài trong đời sống của người phụ nữ Việt Nam: + Phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài vào những ngày lễ đặc biệt: Ngày Tết, các ngày lễ của ngành, hoặc nhiều trường học lấy áo dài làm đồng phục cho nữ sinh.(0,5 đ) + Áo dài là một biểu tượng của phụ nữ Việt, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam. (0,5 đ) + Áo dài được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Áo dài đã góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè năm châu. (0,5 đ) + Hiện nay, áo dài ngày càng được các nhà thiết kế đổi mới, sáng tạo để tạo nên những sản phẩm vừa truyền thống, lại vừa kết hợp hơi hướng hiện đại và ngày càng được phụ nữ Việt Nam ưa chuộng. (0,5 đ) 3. Kết bài: Khái quát lại vẻ đẹp của chiếc áo dài Việt Nam, liên hệ 182

(0,5 đ)

(1 đ)

(1 đ)

(2,0 đ)

(0,5 đ)


Cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục ngày nay rất phong phú, đa dạng nhưng chiếc áo dài vẫn chiếm một vị trí quan trọng, là nét văn hóa của người Việt Nam. (Gv vận dụng linh hoạt vào bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo) * Mức tối đa ( 5 điểm): Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: Đạt cơ bản các yêu cầu trên. Tuy nhiên còn lan man hoặc sơ sài... còn mắc lỗi về hình thức… (Dựa vào chất lượng từng bài mà GV linh hoạt cho điểm cho phù hợp từ: (0,5- 4,5điểm) * Mức không đạt: Lạc đề, sai về kiểu văn bản -> Không cho điểm. (điểm 0). 3. Hoạt động thu bài và hướng dẫn tìm tòi mở rộng. - Gv thu bài - Yêu cầu HS về xem lại kiến thức - Tìm hiểu kiến thức về chiếc áo dài Việt Nam và tham khảo những bài văn giới thiệu về chiếc áo dài. Tiết 86,87:

KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức đọc – hiểu một đoạn trích/ văn bản ngoài sách giáo khoa. - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 9 2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản và viết bài văn nghị luận văn học. 3. Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài kiểm tra 4. Năng lực cần hướng tới: phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo... II. HÌNH THỨC THỰC HIỆN 1.Hình thức: tự luận 2. Thời gian : 90 phút 3.Cách tổ chức kiểm tra: tổ chức kiểm tra chung III. KHUNG MA TRẬN Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 183


I. Đọc Ngữ liệu: hiểu - Văn bản thông tin/ văn bản nghệ thuật ngoài chương trình SGK. - Độ dài khoảng 50 300 chữ.

Số điểm

2 1,5

- Hiểu tác dụng của phép tu từ trong đoạn trích/văn bản - Hiểu ý nghĩa của một hình ảnh/ 1 chi tiết có trong đoạn văn bản. - Hiểu nội dung chính của đoạn trích/ văn bản. 2 1,5

4 3,0

Tỉ lệ

15%

15%

30%

- Biết xác định đúng vấn đề nghị luận. - Nhận biết các yêu cầu của đề về vấn đề nghị luận, phạm vi nghị luận, thao tác lập luận chính.

Hiểu được vấn đề nghị luận để xây dựng luận điểm hợp lí.

Số câu

II. Làm văn: Nghị luận văn học về một vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học. Số câu Số điểm

Truyện trung đại Việt Nam. Thơ/ truyện hiện đại Việt Nam. (Trừ văn bản nhật dụng, đọc thêm)

Biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận để hoàn thành bài viết đúng đặc trưng thể loại.

Bài viết thể hiện sự khám phá, cảm nhận riêng về vấn đề nghị luận, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn.

1

Tỉ lệ Tổng

- Nhận biết phương thức biểu đạt chính hoặc thể loại hoặc thể thơ của đoạn trích/văn bản. - Nhận biết phép tu từ trong đoạn trích/ văn bản.

1,0

2,0

3,0

1,0

7,0

10%

20%

30%

10%

70%

Số câu Số điểm Tỉ lệ

1

5 2,5

3,5

3,0

1,0

10

25%

35%

30%

10%

100%

III. ĐỀ KIỂM TRA: 184


Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bóng nắng, bóng râm Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: - Nhà ngoại ở cuối con đê Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng, mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố. Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng: - Đang lúc mát trời, đi nhanh lên, kẻo nắng đến bây giờ ! Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội? Trời vẫn nắng, vẫn râm… …Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên. (Theo vinhvien.edu.vn) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra. Câu 3 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra. Câu 4 (1,0 điểm): Trong văn bản hình ảnh “bóng nắng”, “bóng râm” có ý nghĩa gì ? Phần 2: Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận về giây phút chia tay của hai cha con ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng V. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM: A. Hướng dẫn chung: 1. GV nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chung. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo của học sinh. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận 2. Tổng điểm toàn bài là 10 điểm, chiết đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra một số mức điểm, trên cơ sở đó GV có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể hơn. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần Câu Nội dung 185

Điể m


I

II

ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự 2 Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: nói quá 3 Tác dụng của biện pháp tu từ: + nhấn mạnh về mức độ của nắng (rất nắng, nắng gay gắt) + gây cảm giác khó chịu về cái nắng 4 Ý nghĩa của hình ảnh “bóng nắng”, “bóng râm”: - Bóng nắng: tượng trưng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, thách thức và cả những thất bại con người có thể gặp trên đường đời. - Bóng râm: tượng trưng cho những cơ hội, thuận lợi, thành công trong cuộc sống. LÀM VĂN Cảm nhận về giây phút chia tay của hai cha con ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài b. Biết xác định đúng vấn đề: giây phút chia tay của hai cha con ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp theo một trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng; dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể, sinh động. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt để giới thiệu giây phút chia tay - Cảm nhận chung về giây phút chia tay Thân bài: 1. Cảm nhận về giây phút chia tay của cha con ông Sáu và bé Thu a. Trước hết ta vô cùng xúc động trước tình phụ tử thiêng liêng cao đẹp của cha con ông Sáu trong giờ phút chia tay *Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu trong giây phút chia tay làm người đọc rơi nước mắt - Đến giờ phút chia tay mọi người kể cả ông Sáu đều tưởng con bé sẽ đứng yên thì bất ngờ tiếng gọi ba của bé Thu vang lên đau đớn, nghẹn lòng… + Niềm hạnh phúc tột cùng, tự hào của đứa con tội nghiệp cũng như bao yêu thương ân hận tủi hờn đã vỡ òa ra trong tiếng ba đau đớn nghẹn ngào đó. 186

3,0 0,5 1,0 0,5

0,5

0,5 7,0

0,5 0,5 5,0

0,5

0,5


+ Tiếng ba đơn sơ đó giúp ta hiểu chiến tranh dù tàn khốc dữ dội đến bao nhiêu cũng không thể hủy diệt được tình cảm thiêng liêng cao quý của con người + Ngòi bút miêu tả tâm lý trẻ thơ của Nguyễn Quang Sáng vô cùng tinh tế, phải từ cuộc chiến tranh đau thương của dân tộc bước ra, phải hiểu sâu sắc đời sống người dân Nam Bộ tác giả mới miêu tả được chân thực, cảm động, tinh tế đến đến thế tình cảm của bé Thu dành cho ba. 0,5 - Tình yêu ba tha thiết của bé Thu được dồn vào những hành động, cử chỉ cuống quýt, hối hả, vội vàng… + Bé Thu chạy xô tới nhanh như một con sóc, chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba, rồi nó hôn lấy hôn để, hôn cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vào vết thẹo dài… dang hai chân nó còn câu chặt lấy người ba, đôi vai nhỏ bé của nó run run + Những hành động, cử chỉ cuống quýt vội vàng ấy diễn tả niềm yêu thương xen lẫn nỗi ân hận, xót xa tiếc nuối, lo sợ phải chia xa ba mình + Dường như bé Thu đang gấp gáp chuộc lỗi, bù đắp tình yêu thương cho ba … + Cách bày tỏ tình cảm của trẻ thơ được nhà văn miêu tả thật tinh tế chân thực với tất cả sự am hiểu sâu sắc, sự từng trải và bằng cả tấm lòng yêu thương trẻ thơ vì vậy mà ông đã thể hiện được tận lòng tình yêu thương của bé Thu đối với ba làm người chứng kiến đau đớn quặn lòng, không ai cầm được nước mắt - Tình yêu thương của bé Thu dành cho ba còn dồn hết cả vào lời dặn 0,25 cuối cùng trong tiếng nấc mếu máo nghẹn ngào: “Ba về ! Ba mua cho con cây lược nghe ba”. Với lời dặn này của con, người cha đã mang theo khắp mọi nẻo đường đánh giặc với bao yêu thương đau đớn, nghẹn ngào. *Tình yêu thương của người cha trong giây phút chia tay cũng thật 1,0 xúc động - Niềm hạnh phúc tột cùng của người cha được đón tiếng gọi ba tha thiết ngọt ngào của con cất lên sau bao mong chờ, đớn đau thất vọng. Ông Sáu chẳng thể nào ngờ rằng tận giây phút cuối cùng, tiếng gọi ba lại thiêng liêng đến thế và ông cũng không thể ngờ rằng mình được làm cha trong giây phút ấy. - Những cử chỉ của người cha ôm chặt con, rút khăn lau nước mắt diễn tả niềm hạnh phúc vô bờ, yêu thương mãnh liệt thiết tha của người cha trong giây phút tiễn biệt. 187


- Ông nghe rất rõ lời dặn trong nước mắt của con gái mình “Ba về ! Ba mua cho con cây lược nghe ba !”. Lời dặn đó đã theo ông khắp mọi nẻo đường khó nhọc, là động lực mạnh mẽ trong hành trình tìm ngà voi đầy gian khổ để làm tặng con một cây lược đặc biệt - Bằng những chi tiết đặc sắc, tài năng tạo dựng những khoảnh khắc thời gian đáng nhớ kết hợp với ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế Nguyễn Quang Sáng đã làm ta xúc động trước tình cảm yêu thương con sâu sắc của người lính trong cuộc chiến đầy đau thương này. b. Giây phút chia tay của hai cha con làm chúng ta càng thấm thía hơn bao đau thương mất mát, nỗi đau của con người trong chiến tranh - Đó là nỗi đau của con trẻ: yêu ba, tôn thờ ba nhưng đã cự tuyệt đến cùng, kiên quyết không nhận ba để rồi vỡ òa trong giây phút chia tay nghiệt ngã. - Đó còn là nỗi đau của người lính: đến lúc ra đi ông Sáu mới thực sự được làm cha, con mới kịp nhận ra mình. Ẩn sâu trong niềm hạnh phúc là nỗi đau. Nỗi đau chiến tranh hiện hữu qua tiếng gọi ba đau đớn xé lòng trong nước mắt - Chiến tranh nghiệt ngã khiến tiếng gọi ba của con trẻ vang lên duy nhất một lần trong đời trong khoảnh khắc chia tay. Chiến tranh đã chia cắt tình phụ tử đẩy con người vào hoàn cảnh éo le, làm con người phải chịu bao đau khổ và mặc dù chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm nhưng nỗi đau của con người đâu đây vẫn còn hiện hữu c. Đằng sau những đau thương mất mát, tình phụ tử là vẻ đẹp của người chiến sĩ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng biết gác tình riêng vì sự nghiệp chung của dân tộc. 2. Đánh giá khái quát: - Qua giây phút chia tay ta thấy được tình phụ tử thật thiêng liêng cảm động đồng thời ta cũng thấm thía bao đau thương mất mát mà dân tộc ta phải nếm trải - Đánh giá về tác giả: + Tài năng: Tác giả đã đặt các nhân vật vào tình huống éo le, khoảnh khắc đặc biệt bằng cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện rất chân thực, người đọc như đang nghe bác Ba kể một câu chuyện tình người trong chiến tranh với bao xúc động. Đặc biệt ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn vô cùng tinh tế chân thực sắc sảo làm câu chuyện trở thành bài ca cảm động về tình người 188

0,75

0,25

0,25

0,5


d. e.

+ Tấm lòng: Nguyễn Quang Sáng hiểu một cách sâu sắc đời sống tình cảm của người dân Nam Bộ và đồng cảm, sẻ chia với những khổ đau, mất mát, cảnh ngộ éo le của họ. 0,5 Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân về giây phút chia tay của hai cha con Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ và độc đáo trong cách viết. Liên hệ 0,5 vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,5 nghĩa tiếng Việt. Lời văn trong sáng, rõ ràng, có cảm xúc.

Tiết 86,87:

KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức đọc – hiểu một đoạn trích/ văn bản ngoài sách giáo khoa. - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 9 2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản và viết bài văn nghị luận văn học. 3. Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài kiểm tra 4. Năng lực cần hướng tới: phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo... II. HÌNH THỨC THỰC HIỆN 1.Hình thức: tự luận 2. Thời gian : 90 phút 3.Cách tổ chức kiểm tra: tổ chức kiểm tra chung III. KHUNG MA TRẬN Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc Ngữ liệu: hiểu - Văn bản thông tin/ văn bản nghệ thuật ngoài chương trình SGK.

- Nhận biết phương thức biểu đạt chính hoặc thể loại hoặc thể thơ của đoạn trích/văn bản. 189

- Hiểu tác dụng của phép tu từ trong đoạn trích/văn bản - Hiểu ý nghĩa của một hình ảnh/ 1 chi tiết


- Độ dài - Nhận biết khoảng 50 - phép tu từ 300 chữ. trong đoạn trích/ văn bản.

Số điểm

2 1,5

có trong đoạn văn bản. - Hiểu nội dung chính của đoạn trích/ văn bản. 2 1,5

4 3,0

Tỉ lệ

15%

15%

30%

- Biết xác định đúng vấn đề nghị luận. - Nhận biết các yêu cầu của đề về vấn đề nghị luận, phạm vi nghị luận, thao tác lập luận chính.

Hiểu được vấn đề nghị luận để xây dựng luận điểm hợp lí.

Số câu

II. Làm văn: Nghị luận văn học về một vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học. Số câu Số điểm

Truyện trung đại Việt Nam. Thơ/ truyện hiện đại Việt Nam. (Trừ văn bản nhật dụng, đọc thêm)

Bài viết thể hiện sự khám phá, cảm nhận riêng về vấn đề nghị luận, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn.

1

Tỉ lệ Tổng

Biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận để hoàn thành bài viết đúng đặc trưng thể loại.

1,0

2,0

3,0

1,0

7,0

10%

20%

30%

10%

70%

Số câu Số điểm Tỉ lệ

1

5 2,5

3,5

3,0

1,0

10

25%

35%

30%

10%

100%

III. ĐỀ KIỂM TRA: Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bóng nắng, bóng râm Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: - Nhà ngoại ở cuối con đê Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng, mẹ kéo tay con: 190


- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố. Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng: - Đang lúc mát trời, đi nhanh lên, kẻo nắng đến bây giờ ! Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội? Trời vẫn nắng, vẫn râm… …Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên. (Theo vinhvien.edu.vn) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra. Câu 3 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra. Câu 4 (1,0 điểm): Trong văn bản hình ảnh “bóng nắng”, “bóng râm” có ý nghĩa gì ? Phần 2: Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận về giây phút chia tay của hai cha con ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng V. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM: A. Hướng dẫn chung: 1. GV nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chung. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo của học sinh. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận 2. Tổng điểm toàn bài là 10 điểm, chiết đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra một số mức điểm, trên cơ sở đó GV có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể hơn. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần Câu Nội dung I 1 2 3

4

ĐỌC HIỂU Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: nói quá Tác dụng của biện pháp tu từ: + nhấn mạnh về mức độ của nắng (rất nắng, nắng gay gắt) + gây cảm giác khó chịu về cái nắng Ý nghĩa của hình ảnh “bóng nắng”, “bóng râm”:

Điể m 3,0 0,5 1,0 0,5

0,5 191


II

- Bóng nắng: tượng trưng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, thách thức và cả những thất bại con người có thể gặp trên đường đời. - Bóng râm: tượng trưng cho những cơ hội, thuận lợi, thành công trong cuộc sống. LÀM VĂN Cảm nhận về giây phút chia tay của hai cha con ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài b. Biết xác định đúng vấn đề: giây phút chia tay của hai cha con ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp theo một trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng; dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể, sinh động. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt để giới thiệu giây phút chia tay - Cảm nhận chung về giây phút chia tay Thân bài: 1. Cảm nhận về giây phút chia tay của cha con ông Sáu và bé Thu a. Trước hết ta vô cùng xúc động trước tình phụ tử thiêng liêng cao đẹp của cha con ông Sáu trong giờ phút chia tay *Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu trong giây phút chia tay làm người đọc rơi nước mắt - Đến giờ phút chia tay mọi người kể cả ông Sáu đều tưởng con bé sẽ đứng yên thì bất ngờ tiếng gọi ba của bé Thu vang lên đau đớn, nghẹn lòng… + Niềm hạnh phúc tột cùng, tự hào của đứa con tội nghiệp cũng như bao yêu thương ân hận tủi hờn đã vỡ òa ra trong tiếng ba đau đớn nghẹn ngào đó. + Tiếng ba đơn sơ đó giúp ta hiểu chiến tranh dù tàn khốc dữ dội đến bao nhiêu cũng không thể hủy diệt được tình cảm thiêng liêng cao quý của con người + Ngòi bút miêu tả tâm lý trẻ thơ của Nguyễn Quang Sáng vô cùng tinh tế, phải từ cuộc chiến tranh đau thương của dân tộc bước ra, phải hiểu sâu sắc đời sống người dân Nam Bộ tác giả mới miêu tả được chân thực, cảm động, tinh tế đến đến thế tình cảm của bé Thu dành cho ba. 192

0,5 7,0

0,5 0,5 5,0

0,5

0,5


- Tình yêu ba tha thiết của bé Thu được dồn vào những hành động, cử 0,5 chỉ cuống quýt, hối hả, vội vàng… + Bé Thu chạy xô tới nhanh như một con sóc, chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba, rồi nó hôn lấy hôn để, hôn cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vào vết thẹo dài… dang hai chân nó còn câu chặt lấy người ba, đôi vai nhỏ bé của nó run run + Những hành động, cử chỉ cuống quýt vội vàng ấy diễn tả niềm yêu thương xen lẫn nỗi ân hận, xót xa tiếc nuối, lo sợ phải chia xa ba mình + Dường như bé Thu đang gấp gáp chuộc lỗi, bù đắp tình yêu thương cho ba … + Cách bày tỏ tình cảm của trẻ thơ được nhà văn miêu tả thật tinh tế chân thực với tất cả sự am hiểu sâu sắc, sự từng trải và bằng cả tấm lòng yêu thương trẻ thơ vì vậy mà ông đã thể hiện được tận lòng tình yêu thương của bé Thu đối với ba làm người chứng kiến đau đớn quặn lòng, không ai cầm được nước mắt - Tình yêu thương của bé Thu dành cho ba còn dồn hết cả vào lời dặn cuối cùng trong tiếng nấc mếu máo nghẹn ngào: “Ba về ! Ba mua cho 0,25 con cây lược nghe ba”. Với lời dặn này của con, người cha đã mang theo khắp mọi nẻo đường đánh giặc với bao yêu thương đau đớn, nghẹn ngào. *Tình yêu thương của người cha trong giây phút chia tay cũng thật xúc động 1,0 - Niềm hạnh phúc tột cùng của người cha được đón tiếng gọi ba tha thiết ngọt ngào của con cất lên sau bao mong chờ, đớn đau thất vọng. Ông Sáu chẳng thể nào ngờ rằng tận giây phút cuối cùng, tiếng gọi ba lại thiêng liêng đến thế và ông cũng không thể ngờ rằng mình được làm cha trong giây phút ấy. - Những cử chỉ của người cha ôm chặt con, rút khăn lau nước mắt diễn tả niềm hạnh phúc vô bờ, yêu thương mãnh liệt thiết tha của người cha trong giây phút tiễn biệt. - Ông nghe rất rõ lời dặn trong nước mắt của con gái mình “Ba về ! Ba mua cho con cây lược nghe ba !”. Lời dặn đó đã theo ông khắp mọi nẻo đường khó nhọc, là động lực mạnh mẽ trong hành trình tìm ngà voi đầy gian khổ để làm tặng con một cây lược đặc biệt - Bằng những chi tiết đặc sắc, tài năng tạo dựng những khoảnh khắc thời gian đáng nhớ kết hợp với ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế Nguyễn Quang Sáng đã làm ta xúc động trước tình cảm yêu thương con sâu sắc của người lính trong cuộc chiến đầy đau thương này. 193


d. e.

b. Giây phút chia tay của hai cha con làm chúng ta càng thấm thía hơn bao đau thương mất mát, nỗi đau của con người trong chiến tranh - Đó là nỗi đau của con trẻ: yêu ba, tôn thờ ba nhưng đã cự tuyệt đến cùng, kiên quyết không nhận ba để rồi vỡ òa trong giây phút chia tay nghiệt ngã. - Đó còn là nỗi đau của người lính: đến lúc ra đi ông Sáu mới thực sự được làm cha, con mới kịp nhận ra mình. Ẩn sâu trong niềm hạnh phúc là nỗi đau. Nỗi đau chiến tranh hiện hữu qua tiếng gọi ba đau đớn xé lòng trong nước mắt - Chiến tranh nghiệt ngã khiến tiếng gọi ba của con trẻ vang lên duy nhất một lần trong đời trong khoảnh khắc chia tay. Chiến tranh đã chia cắt tình phụ tử đẩy con người vào hoàn cảnh éo le, làm con người phải chịu bao đau khổ và mặc dù chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm nhưng nỗi đau của con người đâu đây vẫn còn hiện hữu c. Đằng sau những đau thương mất mát, tình phụ tử là vẻ đẹp của người chiến sĩ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng biết gác tình riêng vì sự nghiệp chung của dân tộc. 2. Đánh giá khái quát: - Qua giây phút chia tay ta thấy được tình phụ tử thật thiêng liêng cảm động đồng thời ta cũng thấm thía bao đau thương mất mát mà dân tộc ta phải nếm trải - Đánh giá về tác giả: + Tài năng: Tác giả đã đặt các nhân vật vào tình huống éo le, khoảnh khắc đặc biệt bằng cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện rất chân thực, người đọc như đang nghe bác Ba kể một câu chuyện tình người trong chiến tranh với bao xúc động. Đặc biệt ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn vô cùng tinh tế chân thực sắc sảo làm câu chuyện trở thành bài ca cảm động về tình người + Tấm lòng: Nguyễn Quang Sáng hiểu một cách sâu sắc đời sống tình cảm của người dân Nam Bộ và đồng cảm, sẻ chia với những khổ đau, mất mát, cảnh ngộ éo le của họ. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân về giây phút chia tay của hai cha con Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ và độc đáo trong cách viết. Liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Lời văn trong sáng, rõ ràng, có cảm xúc. 194

0,75

0,25

0,25

0,5

0,5 0,5 0,5


Ngày soạn: /12 /2020 Ngày dạy : /12/2020 Tiết 88+89 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Kiểm tra kiến thức đã học trong học kì I: + Văn bản: nhật dụng, trung đại, hiện đại + Tiếng Việt: Từ vựng, các biện pháp tu từ + Tập làm văn: đoạn văn nghị luận, bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Đọc đề, xác định yêu cầu của đề - Trình bày, diễn đạt, phân chia thời gian... - Kĩ năng viết đoạn văn, bài văn. 3. Thái độ : - Tích cực làm bài. 4. Phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân, ... B. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Hướng dẫn HS ôn tập, phương pháp làm bài, đề bài 2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học. C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp:Giải quyết vấn đề, .... 2. Kỹ thuật: Giao nhiệm vụ.. D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Khởi động/tình huống xuất phát 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (1 phút) KT giấy kiểm tra II. Làm bài (86 phút) Ma trận: Tổng Nội dung Mức độ cần đạt số I. Vận Đọc Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng hiểu cao

195


- Ngữ liệu: Văn bản truyện Trung đại.

- Nhận biết nhớ tên văn bản và hoàn cảnh sáng tác.

- Hiểu nội - Lí giải nét dung đoạn độc đáo của thơ 1 câu thơ - Hiểu tác dụng cảu biện pháp tu từ 2 1 1,5 1,0 15 10 Viết đoạn văn.

Số câu 1 Tổn Số điểm 0,5 g Tỉ lệ % 5 II. Câu 1: Làm - Bày tỏ ý văn kiến về vấn đề XH. Số câu 1 Tổn Số điểm 2,0 g Tỉ lệ % 20 Câu 2: Văn Viết tự sự (nhập bài vai nhân vật văn. trong tác phẩm văn học lớp 9 để kể lại chuyện). Số câu 1 Tổn Số điểm 5,0 g Tỉ lệ % 50 Số câu 1 2 2 1 Tổn Số điểm 0,5 1,5 3,0 5 g số Tỉ lệ % 5 15 30 50 Đề bài: Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, 196

4 3,0 30

1 2,0 20

1 5,0 50 6 10,0 100


Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!” (Ngữ văn 9, tập Một – trang 128) Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 2. (0,5 điểm): Khái quát nội dung đoạn thơ. Câu 3. (1,0 điểm): Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu,”. Câu 4. (1,0 điểm): Sự độc đáo của câu thơ “Đồng chí!”. Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ việc nhân dân cả nước đang hướng về miền Trung, em hãy viết một đoạn văn nghị luận nêu ý nghĩa của tình thần “tương thân tương ái” Câu 2( 5,0 điểm) Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương. Hướng dẫn chấm: Phần Câu Nội dung Điểm a. Yêu cầu trả lời - Tác phẩm “Đồng chí”. 0,25 - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Đồng chí” được sáng 0,25 tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của 1 giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. b. Hướng dẫn chấm Phần I. - Mức tối đa (1,0 điểm): Đảm bảo yêu cầu nêu trên. Đọc - Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Trả lời được ½ yêu cầu - Hiểu trên. (3,0 - Mức không đạt (0 điểm): Nêu sai hoàn toàn hoặc điểm) không làm bài. a. Yêu cầu trả lời: 0,5 Nội dung đoạn trích: Lí giải về cơ sở hình thành tình đồng chí. b. Hướng dẫn chấm 2 - Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo yêu cầu nêu trên. - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Nêu chưa đầy đủ ý . - Mức không đạt (0 điểm): Nêu sai hoàn toàn hoặc không làm bài 197


3

4

a. Yêu cầu trả lời: -Biện pháp nghệ thuật: +Hoán dụ ( “súng” và “đầu”): “súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lí tưởng. + Điệp ngữ: “Súng, bên, đầu”. - Tác dụng: Câu thơ trở nên chắc khỏe, nhịp nhàng nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ của những người lính.. b. Hướng dẫn chấm - Mức tối đa (1,0 điểm): Đảm bảo yêu cầu nêu trên. - Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Nêu chưa đầy đủ ý. - Mức không đạt (0 điểm): Nêu sai hoàn toàn hoặc không làm bài a. Yêu cầu trả lời Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: + Cấu tạo đặc biệt: chỉ gồm một từ, hai tiếng và dấu chấm than. +Nội dung sâu sắc: - Như một sự phát hiện, một lời khẳng định, nhấn mạnh tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ nhưng hết sức thiêng liêng cao đẹp là sự kết tinh của tình bạn, tình người giữa những người lính nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. - Câu thơ “ Đồng chí” như một bản lề gắn kết tự nhiên, khéo léo giữa hai phần của bài thơ: khép lại phần giải thích cội nguồn cao quý thiêng liêng của tình đồng chí và mở ra những biểu hiện cao đẹp hơn của tình đồng chí. =>Câu thơ độc đáo trở thành nhan đề của bài thơ; câu thơ làm nổi bật và sáng bừng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng. b. Hướng dẫn chấm - Mức tối đa (1,0 điểm): Đảm bảo yêu cầu nêu trên. - Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm): Nêu chưa đầy đủ ý hoặc nêu lan man, không thoát ý. - Mức không đạt (0 điểm): Nêu sai hoàn toàn hoặc không làm bài 198

0,25 0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25


Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

1.

a.

b.

c.

1.1.Yêu cầuchung 2,0 Đảm bảo thể thức đoạn văn; hướng về chủ đề, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt trôi chảy, giàu chất văn chương, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 1.2. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo thể thức đoạn văn: Học sinh trình bày đoạn 0,25 văn hoàn chỉnh, có câu chủ đề, có các câu phát triển chủ đề. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tình thần 0,25 “tương thân tương ái” Nghị luận về một khía cạnh của vấn đề: Triển khai đoạn văn thành các ý phù hợp, có sự liên 1,0 kết chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề. + Nội dung cần đảm bảo những ý sau : c.1. Mở đoạn - Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tình thần “tương thân tương ái” c.2. Phát triển đoạn - Giải thích: + “Tương thân tương ái”: thương yêu, gắn bó thân thiết với nhau - Vai trò tình yêu thương: + Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện phẩm chất, nhân cách cao quý của con người, là biểu hiện của tình yêu thương. + Tinh thần tương thân, tương ái giúp gắn kết con người lại với nhau, tạo ra sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. + Tinh thần tương thân, tương ái giúp con người sống nhân ái hơn. +Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện lối sống trọng tình, trọng nghĩa của dân tộc ta. + Người có tinh thần tương thân, tương ái là người sống có tấm lòng nhân nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, được mọi người quí mến. 199


+ Sống không có tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện sự vô cảm của con người, con người sẽ bị tách biệt khỏi tập thể. (Dẫn chứng: Học sinh có thể chọn 1- 2 dẫn chứng tiêu biểu để minh họa VD: Nhân dân cả nước đóng góp sức người, sức của để khắc phục hậu quả lũ ở miền Trung, sự giúp đỡ các bệnh nhân Cô-vid...). c.3. Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa của tinh thần tương thân tương ái Không có gì đẹp bằng ánh sáng của lòng nhân ái. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ người khác.. a. Hướng dẫn chấm: * Mức tối đa (1,0 điểm): Đảm bảo các nội dung trên. * Mức chưa tối đa (0,25->0,75 điểm): Trả lời được 1/3 -> 2/3 yêu cầu. * Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời. d. Sáng tạo Cách diễn đạt độc đáo, có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ sâu sắc về vấn đề. e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 2.1. Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức (5đ) và kỹ năng về dạng bài tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm, nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2.2. Yêu cầu cụ thể: a- Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 200

0,25

0,25

0,25


- Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. b. Xác định đúng kiểu bài văn tự sự và nội dung tự sự: Trương Sinh kể kể lại câu chuyện. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề, trình bày sai lạc sang vấn đề khác. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài - Trương Sinh giới thiệu về bản thân mình (tên, gia cảnh, tính cách) - Trương Sinh dẫn dắt vào câu chuyện (Có một câu chuyện làm tôi ân hận suốt đời, dù có chết tôi cũng không tha thứ cho bản thân). 2. Thân bài 1. Quá trình kết hôn và chung sống với Vũ Nương - Vợ tôi là Vũ Nương, xinh đẹp, đảm đang, khéo léo - Chúng tôi chung sống với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc, háo hức chờ đón đứa con đầu lòng. - Đang trong thời gian mặn nồng, hạnh phúc, chiến tranh phi nghĩa xảy đến, tôi phải từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi chiến đấu. - Chia tay vợ trong niềm lưu luyến, nhớ thương, tôi xúc động nhất khoảnh khắc vợ rót chén rượu đưa tiễn tôi và nói nàng không cần vinh hoa phú quý, chỉ cần tôi được bình yên. 2. Thời gian xa nhà (Được nghe những người hàng xóm kể lại) - Tôi đi được một tuần thì vợ sinh con trai đặt tên là Đản - Mẹ tôi ở nhà vì quá thương nhớ tôi nên sinh bệnh - Vợ tôi ở nhà chăm nom mẹ tôi ân cần, chu đáo, ai ai cũng phải công nhận sự hiền thảo đó - Khi mẹ mất, vợ tôi khóc thương và lo liệu cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp. - Tôi thầm tự hào và biết ơn vợ, tự nhủ với lòng sẽ yêu thương và trân trọng nàng suốt đời 201

0,25

4,0


3. Trương Sinh trở về và nghi oan cho vợ. - Ba năm sau tôi trở về, trước sự ra đi của mẹ tôi đau đớn, xót xa vô cùng. - Tôi định bế con trai ra mộ để cùng thắp nén hương cho mẹ, nhưng nó khóc lóc, không chịu nhận tôi, nói cha nó chỉ nín thin thít, đêm nào cũng đến - Tính tôi đa nghi lại vội vàng nên vô cùng giận giữ, không để cho vợ thanh minh mà ngay lập tức đuổi đi. 4. Vũ Nương thanh minh, được giải oan và sự hối hận của chàng Trương. - Trước cơn thịnh nộ của tôi, Vũ Nương hết lời giải thích, thanh minh, nàng hỏi tôi chuyện kia nhưng tôi cố tình không nói, tôi vẫn mắng nhiếc thậm tệ và đuổi đi mặc cho hàng xóm can ngăn - Sau đó, vợ tôi tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang tự tử để chứng minh lòng thành. Dù vẫn còn rất giận nhưng biết tin nàng tự tử tôi cũng động lòng thương, vớt xác lên nhưng không thấy. - Một đêm, nằm cùng bé Đản, bé chỉ tay lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha mình. Tôi bàng hoàng nhận ra nỗi oan tày đình của vợ. Tôi đau đớn, dằn vặt tự trách mình. - Cạnh bến sông có người tên Phan Lang, vì được Linh Phi dưới thủy cung đền ơn cứu mạng nên đã được cứu vớt trong một lần chạy giặc Minh. - Ở dưới thủy cung, ông ta gặp lại vợ tôi. Nàng đã nhờ Phan Lang chuyển lời và chuyển kỉ vật đến tôi. Ban đầu không tin nhưng khi nhìn thấy vật cũ của vợ mới hốt hoảng tin theo. - Hôm sau, tôi nghe theo lời dặn, lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về đẹp lung linh. Tôi xúc động, nghẹn ngào gọi vợ, nàng chỉ thấp thoáng giữa nói vọng vào lời từ biệt tôi. - Tôi đau đớn, ân hận, giày vò, vì những cơn ghen mù quáng của mình. 3. Kết bài

202


- Trương Sinh tự rút ra cho mình bài học: Vợ chồng phải biết yêu thương tôn trọng và đặt niềm tin ở nhau mới có hạnh phúc bền lâu - Trương Sinh tự hứa với lòng sẽ ở vậy, chăm con thật tốt, bù đắp sai lầm. * Mức tối đa (4,0 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: - Từ 3,0 đến 3,75 điểm: Đáp ứng tất cả các yêu cầu cơ bản trên, song còn thiếu sót một vài vấn đề nhỏ, hoặc một vài nội dung viết chưa sâu, tính liên kết chưa chặt chẽ. - Từ 2,0 đến 2,75 điểm: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu đặt ra, song lời kể chưa sâu, thiếu tính sáng tạo và tính liên kết chưa cao. - Từ 1,0 đến 1,75 điểm: Đáp ứng được một phần các yêu cầu đặt ra, song chuyện kể chưa sâu, cảm xúc chưa thật sâu sắc. - Từ 0,25 đến 0,75 điểm: Đáp ứng được rất ít các yêu cầu đặt ra, viết sơ sài, thiếu cảm xúc cá nhân. * Mức không đạt (0 điểm): Không làm hoặc lạc đề. d. Sáng tạo: Bài viết diễn đạt độc đáo, có tính sáng 0,25 tạo, văn giàu hình ảnh và cảm xúc trong sáng. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, 0,25 ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. III. Vận dụng (1 phút) - Thu bài, nhận xét quá trình kiểm tra. V. Tìm tòi, mở rộng/sáng tạo (1 phút) - Tiếp tục ôn tập toàn bộ chương trình học kì I. TUẦN 18: Tiết 87+ 88 Ngày thực hiện: / 01 / 2020 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đánh giá việc nắm bắt các nội dung kiến thức cơ bản đã học trong học kì I ở 3 phân môn: Văn bản - Tiếng việt - Tập làm văn. 2. Kĩ năng - Trình bày bài khoa học, sạch sẽ. - Đánh giá khả năng cảm nhận và diễn đạt văn biểu cảm 203


3. Thái độ - Có ý thức tự giác, nghiêm túc làm bài kiểm tra - Chủ động tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất 4. Định hướng và phát triển năng lực học sinh - Giải quyết vấn đề, tự học, vận dụng vào bài viết, sáng tạo, diễn đạt, tự tạo lập văn bản theo yêu cầu cho trước. II. HÌNH THỨC : Tự luận III. MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận Cộng dụng NLĐG cao I. Đọc hiểu. - Phương thức - Biết phân biệt - Ngữ liệu: biểu đạt loại từ đã được Văn bản văn - Nhận diện học. học được dấu hiệu - Nắm được - Tiêu chí , nội dung văn kiểu câu chia lựa chọn bản bằng kiến theo cấu trúc ngữ liệu: thức TV, đề ngữ pháp. một đoạn tài, chủ đề của - Hiểu được trích VB… nội dung của đoạn trích. Số câu 1 3 4 Số điểm 0.5 2.5 3.0 Tỉ lệ % 5% 25% 30% II. Tạo lập Viết một đoạn Viết một văn bản văn nghị luận bài văn nêu suy nghĩ của phân tích bản thân về đề đặt ra trong đoạn trích. Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Số câu 1 3 1 1 6 Số điểm 0.5 2.5 2.0 5.0 10.0 Tỉ lệ % 5% 25% 20% 50% 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 204


I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm . Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh… ( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán) Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì? Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao? Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm): Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đọan trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi ? Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long ? V. HƯỚNG DẪ CHẤM: Phần

Đọc hiểu

Câu 1 2 3 4

Yêu cầu Phương thức biểu đạt : Tự sự Từ láy Câu trần thuật đơn Vì: Câu chỉ có một kết cấu C - V Thế hiện tình yêu và lòng biết ơn với người bố . Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng. 205

Điểm 3.0 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 2.0


1

2

a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Những việc làm thể hiện lòng biết ơn. c. Nội dung cần trình bày: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý. + Hiểu và cảm nhận được sự vất vả, tần tảo của người bố trong đoạn trích. + Từ đó bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng những hành động, việc làm cụ thể. * Các yêu cầu: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn : Có đầy đủ MB,TB,KB Xác định đúng vấn đề cần phân tích.

0.25

b. Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau + NỘI DUNG - Giới thiệu tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” và nhận xét khái quát về nhân vật anh thanh niên. - Cách xuất hiện, hoàn cánh sống, công việc, quan niêm, thái độ đối với công việc của anh thanh niên => hoàn cảnh sống đặc biệt, yêu nghề, có quan điểm mới đúng đắn, về công việc - Những phẩm chất tốt đẹp khác: quan tâm yêu thương người khác, hiếu khách, khiêm tốn, chân thành cởi mở; có nếp sống tươi vui giản dị, ham học hỏi.. + NGHỆ THUẬT - Cách đặt tên nhân vật vô danh, cách nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, lời văn nhẹ nhàng trau chuốt, đầy chất thơ. c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt d. Liên hệ anh thanh niên têu biểu cho con người mới, con người XHCN, sống có lý tưởng cao đẹp. Tổng điểm 206

0.5 1.0

0.5

0.5

1.5 1.0

1.0

0.5

10.0


Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lý. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ kể chung chung, sắp xếp ý lộn xộn. VI. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức Lớp 9A: V Lớp 9B: V 2. Kiểm tra - Giám thị phát đề, HS độc lập, tự giác làm bài 3. Hướng dẫn về nhà - Xem lại và làm lại bài ra vở soạn

207


Ngày soạn: 12/12/2019

Ngày kiểm tra: 17/12/2019

Tiết 84 - 85: KIỂM TRA HỌC KÌ I (Kiểm tra tập trung theo lịch của PGD) 1. Mục tiêu bài kểm tra: a. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về phần Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn qua bài kiểm tra tổng hợp b. Kĩ năng: làm bài kiểm tra, xây dựng bố cục c. Thái độ: yêu thích tác phẩm văn học, văn thuyết minh * Năng lực cần đạt - Năng lực tự học - Năng lực ngôn ngữ - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tạo lập văn bản 2. Nội dung đề: * Thiết lập ma trận: Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Cấp độ Cấp độ thấp cao Chủ đề I. Đọc hiểu - Nhận diện - So sánh - Rút ra bài văn bản văn bản, tác được sự học giả, phương giống và thức biểu đạt khác nhau - Chỉ ra được giữa cách cách dẫn trực dẫn trực tiếp tiếp sử dụng và cách dẫn trong đoạn gián tiếp trích - Hiểu những phẩm chất đáng quý của nhân vật anh thanh niên Số câu Số câu: Số câu: Số câu: Số câu: 3 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm:1,5 Số điểm:0,5 Số điểm: 3 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ : 5% Tỉ lệ: 30% 208


II. Tạo lập văn bản

- Nêu được những việc mà thế hệ trẻ hiện nay cần làm để xây dựng quê hương

- Hiểu được đặc điểm của đoạn văn tự sự - Hiểu được ý nghĩa của những việc làm thể hiện trách nhiệm với quê hương - Biết kể về - Hiểu cách sự việc xem làm của một trộm nhật kí bài văn tự sự của bạn có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm Số câu: Số câu: Số điểm: 2 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 35% Số câu: Số câu: Số điểm: 3 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 50 %

- Viết một đoạn văn tự sự

- Viết bài văn tự sự hoàn chỉnh

Số câu Số câu: Số câu: Số câu: 2 Số điểm Số điểm:0,5 Số điểm: 1 Số điểm: 7 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 70 % T.số câu Số câu: Số câu: Số câu: 6 T. số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 1 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 100% * Đề bài: PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần 209


dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” (Ngữ văn 9 - Tập 1) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2: (1,5 điểm) Tìm cách dẫn trực tiếp trong đoạn văn? So sánh sự giống và khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Câu 3: (1 điểm) Qua lời tâm sự, em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên? Rút ra được bài học cho bản thân? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) nói lên những suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay đối với quê hương đất nước. Câu 2: (5 điểm) Trong cuộc đời, ai cũng đã từng một lần mắc sai lầm, nhưng nếu bạn biết nhìn nhận và sửa chữa thì không có gì là quá muộn. Hãy kể về một lần tình cờ xem trộm nhật kí của bạn. 3. Hướng dẫn chấm: Câu Nội dung Điểm PHẦN I: ĐỌC HIỂU 1 - Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa; tác giả: Nguyễn Thành Long 0,25đ - Phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm và 0,25đ nghị luận 2 - Cách dẫn trực tiếp: Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng 0,5đ “thèm” người là gì?” - So sánh; + Giống: Đều là dẫn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân 0,5đ vật + Khác: Dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của 0,25đ người hoặc nhân vật, được đặt trong dấu ngoặc kép Dẫn gián tiếp: thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc 0,25đ nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.

210


3

1

2

- Nhân vật anh thanh niên: yêu nghề, có ý thức trách nhiệm với công việc, sống tình cảm, chân thành. * Bài học rút ra: - Sống có trách nhiệm, có ý thức với những việc mình đã làm - Yêu gia đình, quê hương; cố gắng học tập xây dựng quê hương, đất nước. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN A. Yêu cầu chung: - HS viết được một đoạn văn tự sự hoàn chỉnh - Trình bày khoa học, diễn đạt rõ ràng, đúng chính tả, lời văn có sự sáng tạo * Lưu ý: GV cần linh hoạt chấm theo sự sáng tạo của học sinh B. Yêu cầu cụ thể: Đây là đề mở, học sinh cần làm nổi bật được yêu cầu: - Thế hệ trẻ hiện nay cần làm gì để thể hiện ý thức trách nhiệm đối với quê hương, đất nước - Bản thân em thấy cần phải làm như thế nào A. Yêu cầu chung: - HS biết cách làm văn tự sự - Kể được về một lần trót xem nhật kí của bạn, diễn biến các sự việc theo một trình tự nhất định - Đảm bảo bố cục ba phần, ngôi kể thứ nhất, văn phong mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, lời văn có sự sáng tạo * Lưu ý: GV cần linh hoạt chấm theo sự sáng tạo của học sinh B. Yêu cầu cụ thể: * Mở bài: - Ai cũng từng mắc sai lầm - Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn * Thân bài: - Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: đến nhà bạn học nhóm, cầm hộ bạn cặp sách... vô tình nhìn thấy quyển nhật kí - Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: có nên hay không? Bao biện cho bản thân: xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến 211

0,5đ

0,25đ 0,25đ

0,25đ 0,25đ 0,5đ


thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại) - Kể một số nội dung được ghi trong nhật kí : hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò ... - Kể lại tâm trạng: hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại) * Kết bài: - Tình cảm với người bạn sau sự việc ấy - Rút ra bài học ứng xử cho bản thân

0,5đ

0,25đ 0,25đ

4. Đánh giá, nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra: Thực hiện trong tiết trả bài PHÒNG GD - ĐT TP. QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

MA TRẬNĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2020–2021 Môn:Ngữ văn - Lớp 9 Thờigianlàmbài: 90 phút (khôngkểthờigiangiaođề)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Thu thậpthông tin đểđánhgiámứcđộđạtchuẩn KT – KN trongchươngtrìnhhọckỳ I theobanội dung: Vănhọc, TiếngViệt, Tậplàmvănvớicácmụcđíchđánhgiánănglựcđọc – hiểuvàtạolậpvănbảncủahọcsinhthông qua hìnhthứckiểmtratựluận. B. CHUẨN BỊ: GV:Ma trận, đề, hướng dẫn chấm. HS:Nội dung kiểm tra theo đề cương đã chuẩn bị; dụng cụ kiểm tra. C. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 1. Hìnhthức: Tựluận 2. Cáchtổchứckiểmtra: Kiểmtratậptrungtheođềchung. D. MA TRẬN: MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT NỘI DUNG Nhậnbiết

212

Thônghiể u

Vận dụng VDT

VDC

Tổng


- Ngữ liệu: Đoạn I. thơ. ĐỌC- - Tiêu chí lựa chọn: HIỂU 1 đoạn trích từ văn bản nghệ thuật đã học. Số câu: Tổng Số điểm: Tỉ lệ: Câu 1: Nghị luận xã hội: - Viết đoạn văn từ 7 - 10 câu về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống của II. con người hiện nay. LÀM Số câu: VĂN Số điểm: Tỉ lệ: Câu 2: Bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm- Kể về buổi đi thăm thầy(cô) giáo cũ trong ngày 20-11. Số câu: Số điểm: Tổng Tỉ lệ: Số câu: Tổng Số điểm: cộng Tỉ lệ:

- Nhận biết được: thể thơ, phương thức chuyển nghĩa.

Hiểu được tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích. 2 1 2.5 0.5 25% 5% Nhận biết Hiểu được quy cách được cách viết đoạn văn. triển khai đoạn văn.

0.5 5%

0.5 5% Nhận biết Hiểu được quy cách được các viết bài văn tự bước triển sự. khai bài văn tự sự.

1.0 10%

2.0 20%

4.0 40%

3.0 30%

213

3 3.0 30% Viếtđược Đoạn văn đoạnvănh có sự oàn chỉnh sáng tạo. theo yêu cầu.

0.5 0.5 5% 5% Viếtđược Bài văn bàivăntự có sự sự hoàn sáng tạo. chỉnh theo yêu cầu.

1.5 15%

0.5 5%

2.0 20%

1.0 10%

1 2.0 20%

1 5.0 50% 5 10.0 100%


PHÒNG GD& ĐT TP. QUẢNG NGÃI ĐỀ KIỂM TRAHỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Năm học: 2020-2021 Môn: Ngữvănlớp9 CHÍNH Thờigian: 90ĐỀ phút (khôngkểthờigiangiaođề) THỨC (Đề gồm 01 trang) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơsau và trả lời các câu hỏi: “Buồntrôngcửabểchiềuhôm, Thuyềnaithấpthoángcánhbuồmxaxa? 214


Buồntrôngngọnnướcmớisa, Hoatrôi man mácbiếtlàvềđâu? Buồntrôngnộicỏrầurầu, Chânmâymặtđấtmộtmàuxanhxanh. Buồntrônggiócuốnmặtduềnh, Ầmầmtiếngsóngkêuquanhghếngồi”. (Ngữvăn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam) Câu 1.Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2.Từ chân trong câu thơ: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh.” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức nào? Câu 3.Đoạn thơ gợi tả tâm trạng gì của Thúy Kiều? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống của con người hiện nay. Câu 2. (5,0 điểm) Đã có lần em cùng các bạn đến thăm thầy (cô) giáo cũ trong ngày 20-11. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.

-------------HẾT-----------Giám thị không phải giải thích gì thêm. PHÒNG GD& ĐT TP. QUẢNG NGÃI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Năm học: 2020-2021 Môn: Ngữvănlớp9 Thờigian: 90 phút (khôngkểthờigiangiaođề)

HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu/ý

Nội dung Đọchiểu Phần Câu 1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ:lục bát. I 215

Điểm 3.0 điểm 1.0 điểm


Đọchi Câu 2 Từ chântrong câu thơ: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu, chân mây ểu mặt đất một màu xanh xanh.” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức: ẩn dụ. Câu 3 Đoạn thơ gợi tảtâm trạng nhân vật Thúy Kiều: buồn, cô đơn, sầu lo, sợ hãi,... Đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ về Câu 1 vai trò của thiên nhiên đối với đời sống của con người hiện nay. - Hình thức: Đúnghìnhthứcđoạnvăn nghị luận; diễnđạtmạchlạc, khôngmắclỗichínhtả, lỗidùngtừ,đặtcâu,... - Nội dung: Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng làm nổi bậtvai trò của thiên nhiên đối với đời sống của con người hiện nay. Định hướng: + Giới thiệu vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người; + Nêu cách hiểu về thiên nhiên, biểu hiện; + Vai trò, ý nghĩa của thiên nhiên đối với đời sống của con người hiện nay; + Phê phán sự tác động của con người đối với thiên nhiên hiện Phần nay, gây ra những hậu quả nghiêm trong đối với đời sống của II con người như: bão, lũ, sạt lở núi, thiệt hại lớn về người và tài Làmv sản,... ăn + Bài học nhận thức và hành động. Viết bài văn kể về buổi đi thăm thầy(cô) giáo cũ trong ngày 20-11. 1. Yêucầucầnđạt. a. Yêucầuvềkĩnăng: - Viếtđúngkiểubàivăntự sự, có kết hợp với yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm; diễnđạtlôgic, mạchlạc, vănphongtrongsáng, khôngmắclỗichínhtả, dùngtừ, đặtcâu, … Câu 2 - Đảm bảo bố cục 3 phần. b.Yêucầukiếnthức. HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 1.Giớithiệubuổi đithămthầy (cô) giáocũvàtâmtrạngcủaemtronglầnđếnthămấy. 2.Lần lượt kể lại buổi đi thăm đó theo trình tự như sau: 2.1. Hoàn cảnh: Buổi đi thăm diễn ra khi nào? ở đâu? với ai?,... 216

1.0 điểm 1,0điểm 2.0 điểm

0,5 điểm

1,5 điểm

5.0 điểm

1,0 điểm

0,5 điểm 3,0điểm


2.2. Kể lại mở đầu, diễn biến, kết thúc của buổi đi thăm. 2.3. Tâm trạng, cảm xúc của buổi gặp gỡ, trò chuyện,... 3. Cảm nghĩvềbuổi đi thăm đáng nhớ đó; hứa hẹn, mong ước.

0.5 điểm

2. Chođiểm: Điểm 5:Đảmbảotốtcácyêucầutrên. Bốcụcrõràng, hợplí;Diễnđạttrôichảy, logic,khôngmắclỗichínhtả, lỗidùngtừ, ngữpháp.Trìnhbàyrõràng, bàilàmsạchđẹp, có sự sáng tạo,... - Điểm 4: Đúng, đủcácyêucầu, bốcụcrõràng, hợplí. Diễnđạttrôichảynhưngchưasâusắc, mắcmộtvàilỗichínhtả, dùngtừ, đặtcâu. Điểm 3: Đảmbảotươngđốiđầyđủyêucầu; diễnđạtđôichỗcònhạnchế, mắcmộtsốlỗichínhtả, dùngtừ, đặtcâu. - Điểm 1- 2:Bàiviếtcònthiếumộtsố ý, diễnđạtcònhạnchế, mắcnhiềulỗi, ... - Điểm 0:Khôngviếtđượcgì.

2 phần

5 câu

Lưu ý: Tùytheobàilàmcủahọcsinh, tổchấmthốngnhất, chođiểmhợplý.Cầnkhuyếnkhíchnhữngbàiviết hay, có ý sángtạo. Tổngđiểm 10,0 điểm

217


KỲ THI GIỮA KÌ HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Ngữ Văn lớp 9 Thời gian thi: 90 phút(không kể thời gian giao đề)

I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình học kỳ I(Từ tuần 1-tuần 10) Ngữ văn 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (viết bài văn NLVH) 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. 4. Năng lực cần hình thành: - Năng lực tự chủ và tự học: tự chủ về thời gian làm bài - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ đúng, hiệu quả để tạo lập văn bản nghị luận II. HÌNH THỨC ĐỀ: Tự luận III. MA TRẬN: Mức độ NL ĐG I. Đọc hiểu Câu 1 - Ngữ liệu: văn bản nghệ thuật. - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: + 01 bài thơ.

Nhận biết

Thông hiểu

- Nhận diện thể thơ, nghĩa của từ - Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ

- Chỉ rõ được tác dụng phép tu từ, xác định được nội dung bài thơ.

218

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng


Số câu Số điểm Tỉ lệ II. Tạo lập văn bản: Nghị luận văn học - Ngữ liệu: Về một đoạn trích “Truyện Kiều” Số câu Số điểm Tỉ lệ Tổng Số câu Số điểm Tỉ lệ

2 2 20%

2 2 20%

4 4.0 40%

Viết bài văn nghị luân văn học

2.5 2.0 20%

1.5 2.0 20%

1 6.0 60%

1 6.0 60%

1 6.0 60%

5 10 100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: Phần I – Đọc hiểu ( 3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 29) Câu 1(0,5điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2(0,5điểm) Từ “ Bàn tay” trong bài thơ là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Câu 3(1.0điểm) Nội dung chính của bài thơ là gì? Câu 4(2,0điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: 219


Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Phần II – Tạo lập văn bản ( 6.0 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”(trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM : Phần I – Đọc hiểu (4 điểm) Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát(0,5đ) Câu 2: Bàn tay : Nghĩa gốc(0,5đ) Câu 3: Nội dung của bài thơ là người con đang bày tỏ tình cảm biết ơn với người mẹ của mình.(1đ) Câu 4: Biện pháp tu từ: - Ẩn dụ: "giấc tròn" => Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" không phải chỉ là giấc ngủ của con mà còn mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất thảy yêu thương.(1đ) - So sánh “Mẹ là ngọn gió” -> Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời. Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta t hấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con.(1đ) Phần II – Tạo lập văn bản(6 điểm): - Yêu cầu chung: HS viết bài văn nghị luận đủ 3 phần. Trong khi phân tích phải dẫn thơ và phân tích cả nội dung và nghệ thuật. Nếu không dẫn thơ mà chỉ kể chung chung trừ nửa số điểm của bài. Giáo viên khi chấm chỉ coi đây là định hướng chấm, cần linh hoạt cho điểm hợp lý. - Yều cầu cụ thể: a. Mở bài (0,5đ) - Giới thiệu Nguyễn Du và “Truyện Kiều”. - Giới thiệu đoạn trích và vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích. b. Thân bài (5,0đ)

220


* Vị trí đoạn trích (0,5đ): Nằm ở phần 2 của “Truyện Kiều”, Tú Bà đưa Kiều ra sống một mình ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng Kiều, rắp tâm chuẩn bị một âm mưu mới. -HS trích dẫn thơ và phân tích cả nội dung và nghệ thuật. * Không gian mênh mang (bốn bề bát ngát), cảnh tình tan tác, chia lìa (non xa trăng ngần; cát vàng cồn nọ - dặm hồng bụi kia), lòng người phụ bạc đã đẩy Kiều sa vào cảm xúc bẽ bàng, bơ vơ.(1 đ) * Nỗi nhớ của Kiều (1,0đ) - Nàng xót xa, thương nhớ người yêu, thương nhớ cha mẹ. Nàng xót thương cho người yêu trước (Xót người… đó giờ), xót thương cho cha mẹ sau (Sân Lai… người ôm). Điều đó rất hợp với logic tâm trạng của nàng. Bởi vì để cứu nguy cho gia đình, nàng đã phải lỗi thề với người yêu. Mặc cảm tội lỗi cứ đau đáu, đeo đẳng mãi trong tâm hồn nàng. Với ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ta thấu hiểu nỗi nhớ của Kiều và càng trân trọng tấm lòng vị tha, hiếu nghĩa chung tình của nàng. * Nỗi buồn của Kiều (2,0đ) - Sau cảm xúc nhớ người yêu, cha mẹ, lòng Kiều lại hụt hẫng và nỗi buồn điệp điệp (Buồn trông… ghế ngồi). Cảnh như khơi như vẽ từng biến thái tinh tế trong điệu buồn riêng của nàng. (HS phân tích từng cặp câu thơ để làm nổi bật diễn biến t âm trạng của Kiều, đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, là nỗi buồn lênh đênh trôi dạt vô định như cánh hoa, là nỗi chán ngán triền miên mịt mờ, là nỗi lo sợ, hãi hùng như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều) * Khái quát (0,5đ) Với bút phát nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh diệu, Nguyễn Du đã khắc họa thật rõ nét từng biến thái tâm trạng nỗi buồn đau đáu của nàng Kiều trước lầu Ngưng Bích, đồng thời cũng làm sáng lên tấm lòng thuỷ chung, đức tính hiếu thảo, rất đáng được trân trọng ở Thuý Kiều. c. Kết bài (0,5đ) - Suy nghĩ bản thân về tác giả và nhân vật. - Liên hệ thực tế. 221


Ngày soạn: 30/11/2020

Ngày: .../12/2020. Kiểm tra 9A, B, C

Tiết 83 - 84. KIỂM TRA HỌC KỲ I 1. Mục tiêu bài kiểm tra. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. a. Kiến thức: Hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, tiếng Việt, Tập làm văn trong học kì I. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng. * GDKNS: Kĩ năng vận dụng, suy nghĩ sáng tạo. c. Thái độ: Có ý thức hoàn thành tốt bài làm của mình. * Từ đó học sinh có thể hình thành những năng lực sau: + Năng lực thu thập thông tin. +Năng lực tạo lập văn bản. + Năng lực tự quản bản thân. 2. Nội dung đề : a. Ma trận: Mức độ Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

1. 1. Văn bản - - Chép theo trí Phân tích nghệ - Thơ văn hiện nhớ đủ khổ thơ thuật của các biện đại Việt Nam - - Nêu hiểu biết về pháp tu từ vựng. tác giả - - Chỉ rà các từ ngữ thực hiện phép tu từ trong khổ thơ Số câu C1+1/2C2 1/2 C2 Số điểm 3,0 1,0 Tỉ lệ % 30% 10%

222

Vận dụng

Cộng

2 4,0 40%


2.Văn hiện đại

Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2. Tiếng Việt - Trường từ vụng

Cảm nhận về nhân vật trong băn bản Làng 1C3 1,0 10% Tìm từ cùng trường từ vựng thể thao, giáo dục, thời tiết 1C4 3,0 30%

1 1 10%

Số câu 1 Số điểm 3 Tỉ lệ % 30% 3.Tập làm văn Viết đoạn văn - Nghị luận về bàn về vai trò một vấn đề thực của thế hệ trẻ tế hôm nay. Số câu 1C5 1 Số điểm 2 2 Tỉ lệ % 20% 20% Tổng số câu 1+1/2 2+1/2 1 5 Tổng số điểm 3,0 5,0 2 10 Tỉ lệ % 30% 50% 20% 100% b. Đề bài: Câu 1:(2 điểm) Đoạn kết của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 có câu: Câu hát căng buồn với gió khơi, b. Chép tiếp câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ ? a. Nêu hiểu biết của em về tác giả Huy Cận? Câu 2: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” a. Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng trong khổthơ? b. Phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó? 223


Câu 3: ( 1 điểm) Có người bảo: “ Tình yêu làng của ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân là cơ sở của tình yêu nước”, em có đồng ý không ? Vì sao? Câu 4: (3 điểm) Tìm từ cùng trường từ vựng với: thể thao, giáo dục, thời tiết. Câu 5: (2 điểm) Hãy viết đoạn văn ( 7- 10 câu) bàn về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với quê hương mình? 3.Hướng dẫn chấm : CÂU M. ĐỘ ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 N. biết - Chép theo trí nhớ đủ khổ thơ. (2điểm) Câu hát căng buồm với gió khơi, 0,25 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, 0,25 Mặt trời đội biển nhô màu mới, 0,25 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. 0,25 - Huy cận (1919 - 2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, 0,25 - Quê ở làng Ân Phú, huyện Vụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. 0,25 - Ông là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới và là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt 0,25 Nam. - Huy Cận được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. 0,25 2 a.Nhận a. a.Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa được biết sở dụng trong khổ thơ? ( NB) 0,5 (1điểm) - Ẩn dụ: “Trăng cứ tròn vành vạnh 0,5 - Nhân hóa: Ánh trăng im phăng phắc b.Phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó? 0,5 b.thông - Tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, ven nguyên chẳng phai mờ. hiểu - Trăng chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm 0,5 (1điểm) khắc đang nhắc nhở người lính( chúng ta) : con người có thể vô tình nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. 3 Thông- - ( HS trình bày theo ý hiểu cá nhân): Đồng ý với ý kiến vì tình hiểu yêu nước bắt nguồn từ tình cảm yêu mến những gì gần gũi, thân (1điểm) thiết nhất như con đường, giếng nước, gốc đa, ngôi nhà, làng 1 xóm. 4

Thông - Tìm các từ có cùng trường từ vựng: hiểu + Thể thao: vận động viên, trọng tài, sân bãi, huấn luyện viên, (3điểm) thắng, hòa, huy trương, kỉ lục...

1

1 224


5

+ Giáo dục: nhà trường, chương trình, sách giáo khoa, giáo viên, học sinh, hiệu trưởng, học bạ, bảng đen, lớp học, phòng thí nghiệm... + Thời tiết: gió mùa, nhiệt độ, độ ẩm, lạnh, hanh, khô, mưa phùn, mưa rào, dông, bão, nóng ẩm, rét hại... Vận Đảm bảo các ý sau: dụng Tích cực học tập tu dưỡng đạo đức, nhân cách. (2điểm) Bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước. Phê phán một số thanh niên, học sinh không có ý thức rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách. Tự rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

1

0,5 0,5

0,5 0,5

4. Nhận xét, đánh giá sau khi chấm bài: Thực hiện trong tiết trả bài. TIẾT 84 – 85 KIỂM TRA HỌC KÌ I A. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: + Qua bài kiểm tra giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức về văn học, TLV, TV kì I + Học sinh có ý thức yêu mến phân môn văn học. 2 Kỹ năng: + Rèn kĩ năng viết bài tự luận văn học, nghị luận xã hội + Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học, phân tích nhân vật cho học sinh. 3. Đánh giá năng lực: viết sáng tạo, cảm thụ nhân vật văn học 4 Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, cố gắng suy nghĩ vận dụng các kiến thức vào bài kiểm tra. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: ôn tập học kì * Học sinh: Ôn tập kiến thức Văn bản, TV, TLV C. Tiến trình giờ dạy: 1 Ổn định lớp: 2 Kiểm tra bài cũ: 3 Bài mới: 225


TRƯỜNG THCS DƯƠNG LIỄU Tổ Khoa học Xã hội Đề số 1 Cấp độ Chủ đề Chủ đề 1 Văn bản

Số câu Số điểm Tỷ lệ %

Nhận biết Nhận biết được tên tác giả, tác phẩm, thể loại, nhân vật

Số câu 2 Số điểm 1,5 Tỷ lệ 15%

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học 2020-2021 Môn: Ngữ văn 9

Thông Vận dụng hiểu Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn, giải thích chi tiết Số câu 2 Số điểm 1 Tỷ lệ 10% 226

Vận dụng cao Nhận xét được số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Tổng

Số câu 1 Số điểm 1 Tỷ lệ 10%

Số câu 3 Số điểm: 3,5 Tỷ lệ 35%


Chủ đề 2 Tiếng Việt

Xác định được thántừ, câu hỏi tu từ

Số câu Số điểm Tỷ lệ Chủ đề 3 Tập làm văn

Số câu 1 Số điểm 1 Tỷ lệ 10 Hiểu được yêu cầu đề bài : văn nghị luận, cảm thụ Số câu 2 Số điểm 1,5 Tỷ lệ 15%

số câu Số điểm Tỷ lệ T số điểm Tỷ lệ %

4 40%

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ Số câu 1 Số điểm 1 Tỷ lệ 10% Biết cách Viết đoạn xây dựng văn đúng bố cục đoạn kiểu đoạn, văn thể loại Số câu 2 Số câu Số điểm 2 Số điểm 1 Tỷ lệ 20% 3 30%

TRƯỜNG THCS DƯƠNG LIỄU Tổ Khoa học Xã hội Đề số 1

Tỷ lệ 10% 2 20%

Số câu 2 Số điểm 2 Tỷ lệ 20%

Số câu 3 Số điểm 4,5 Tỷ lệ 45% 1 10%

10 100%

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I (6,5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp. 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Cho biết thể loại của tác phẩm. (1,0 điểm) 2. Thiếp trong đoạn văn trên là nhân vật nào? Vì sao nhân vật này có lời nói trên? (1,0 điểm) 227


3. Chỉ bằng một lời nói, ta cảm nhận rõ một phẩm chất đáng quý của nhân vật là lòng thuỷ chung. Dựa vào hiểu biết của mình về tác phẩm, em hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu phân tích về phẩm chất thuỷ chung của “thiếp”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ và một thán từ. Gạch chân chỉ rõ câu hỏi tu từ và một thán từ mà em sử dụng trong đoạn văn. (3,5 điểm) 4. Qua việc tìm hiểu tác phẩm nêu trên, em cảm nhận như thế nào về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa? (1 điểm) Phần II (3,5 điểm) Những ngày gần đây ta có thể dễ dàng đọc được những bài báo về lũ lụt miền Trung. Bên cạnh những bài viết về tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, ta cũng ấm lòng khi đọc những bài viết, những đoạn văn xúc động về người Việt trong cơn hoạn nạn: “…Rất, rất nhiều người bình thường khác, ở ngay vùng lũ, ở khắp mọi miền Tổ quốc đang hướng về miền Trung. Họ là dân. Họ là lính. Đủ mọi tầng lớp, thành phần. Việc gì có lợi cho dân miền Trung đều hết sức làm, từ việc cứu hộ tàu bè, tìm kiếm người mất tích, nấu cơm mang đến cho bà con vùng ngập nước đến chở hàng cứu trợ cho dân gặp thiên tai. Kể cả những dòng chia sẻ, những bài thơ mang tính thời sự viết vội, công bố vội đậm đà tình nghĩa với miền Trung …” (Miền Trung, tình người trên đỉnh lũ, Nguyễn Hữu Quý, theo báo Sức khoẻ &Đời sống, ngày 20/10/2020) 1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm) 2. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu sau “Việc gì có lợi cho dân miền Trung đều hết sức làm, từ việc cứu hộ tàu bè, tìm kiếm người mất tích, nấu cơm mang đến cho bà con vùng ngập nước đến chở hàng cứu trợ cho dân gặp thiên tai.” (1 điểm) 3. Đọc đoạn văn ta cảm nhận rõ, ở mỗi việc làm của ngừoi dân Việt đã bộc lộ rõ lòng yêu nước. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước. (2 điểm)

TRƯỜNG THCS DƯƠNG LIỄU Tổ Khoa học Xã hội Đề số 1 P/câu

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ văn 9

Yêu cầu nội dung

228

điểm


Phần - Đoạn văn trên trích từ tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” I - Tác giả: Nguyễn Dữ Câu 1 - Thể loại: Truyện truyền kì - “Thiếp” trong đoạn văn trên là Vũ Nương, một người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh Câu 2 - Vũ Nương có lời nói trên vì: Trương Sinh, chồng nàng nghi ngờ nàng thất tiết. Nàng nói lời trên để giải thích, khẳng định tấm lòng thuỷchung, tình yêu dành cho chồng và mong muốn cứu vãn cuộc hôn nhân của mình a. Về hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn quy nạp - Sử dụng và chỉ rõ câu hỏi tu từ và thán từ. Gạch chân chỉ rõ. - Viết đúng chính tả, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc b. Về nội dung - Phần kiến tức cảm thụ cần đảm bảo các yêu cầu: HS phân tích các chi tiết chứng minh tấm lòng thuỷ chung của Vũ Nương với chồng: + Khi chồng đi lính: nhớ thương, chăm sóc mẹ chồng, con + Khi bị nghi oan: tìm mọi cách giải thích để cứu vãn cuộc hôn nhân Câu 3 (các lời nói của nhân vật); tự vẫn chững minh sự trong sạch của mình + Ở nơi cung nước: luôn nhớ về chồng con; không trách cứ chồng khi hiện về bên sông - Nhận xét khái quát về nghệ thuật: HS nêu được một số nét nghệ thuật đặc trưng: yếu tố kì ảo, lời đọc thoại, lối văn biền ngẫu, sử dụng điển tích… HS có thể đồng thời cảm nhận nội dung nghệ thuật. Bài viết cần có dẫn chứng cụ thể và phân tích chi tiết - Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: xinh đẹp, có phẩm hạnh nhưng cuộc đời đau khổ, oan trái, bất hạnh thậm chí bị đẩy vào Câu 4 cái chết oan khuất. - Qua đó, tố cáo xã hội phong kiến bất công đồng thời là tiếng nói cảm thông, trân trọng của tác giả… P2 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (kết hợp vớ tự sự)

229

0,25 0,25 0,5 0,25 đ

0,75 đ

0,5 đ 0,5đ

1,5 đ

1 điểm

0,5đ

0,5 đ

0,5đ


- Biện pháp tu từ liệt kê: việc cứu hộ tàu bè, tìm kiếm người mất tích, nấu 0,25 đ cơm mang đến cho bà con vùng ngập nước, chở hàng cứu trợ cho dân gặp thiên tai Câu 2 - Tác dụng: 0,75 đ + Giúp ta hình dung những việc làm, hành động ý nghĩa của mọi người để giúp đỡ nhân dân miền Trung + Cảm nhận được tinh thần đoàn kết, thương người như thể thương thân của người Việt Nam… * Nêu cách hiểu về lòng yêu nước 2 điểm - Lòng yêu nước là: tình yêu đối với quê hương, đất nước; là tình cảm cao quý mà mỗi người dành cho đất nước của mình. * Vì sao con người cần có lòng yêu nước - Đất nước là nơi ta sinh ra và lớn lên - Đất nước là nơi để ta tự hào - Đất nước là nơi mà cha ông ta, tổ tiên của ta đã đổ biết bao xương Câu 3 máu để giữ gìn, dựng xây. - Nơi đi xa ta sẽ nhé, nơi ta muốn xây dựng, vun đắp… * Biểu hiện của lòng yêu nước - Khi có giặc ngoại xâm ta đứng lên chống giặc - Luôn luôn cố gắng góp phần xây dựng đất nước - Giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ gìn những nét đẹp văn hóa - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường - Tuân thủ mọi đường lối chủ trương của Đảng; thực hiện tốt mọi quyền và nghĩa vụ của công dân * Phê phán biểu hiện trái chiều - Bên cạnh những con người có lòng yêu nước nồng nàn thì có một bộ phận nhở những người trong xã hội chưa thể hiện lòng yêu nước như: nói xấu chế độ, đem những văn hóa lai căng không phù hợp vào đất nước; chưa có tinh thần xây dựng tổ quốc giàu đẹp… * Trách nhiệm của thế hệ trẻ - Không chỉ bằng lời nói mà bằng các hành động cụ thể - Luôn luôn nỗ lực, học tập, nâng cao trình độ - Luôn luôn vun đắp tình yêu tổ quốc từ những hành động nhỏ như: bảo vệ môi trường sống, yêu gia đình, quê hương… * Liên hệ bản thân * Lưu ý: HS cần lấy dẫn chứng cụ thể, liên hệ thực tế 2 điểm: Các bài viết đảm bảo dung lượng, đầy đủ ý, diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả 230


1,25- 1,75 điểm: dảm bảo dung lượng, thiếu một vài ý hoặc thiếu dẫn chứng, sai một vài lỗi chính tả 0,75- 1 điểm: Đảm bảo dung lượng, làm được ½ nội dung, sai một vài llõi chính tả, diễn đạt tương đối tốt 0,5 điểm: Bài viết quá sơ sài, có luận điểm hoặc có dẫn chứng… 0 điểm: với các bài bỏ trắng, hoặc nhận thức sai, lạc đề hoàn toàn Lưu ý: Học sinh làm quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,5 điểm. GV chấm linh động dựa vào hướng dẫn chấm TRƯỜNG THCS DƯƠNG LIỄU PHẢN BIỆN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, Tổ Khoa học Xã hội NĂM HỌC 2020-2021 Đề số 1 Môn: Ngữ văn 9 * Người phản biện: Nguyễn Thị Hồng - Đề bài đảm bảo được các yêu cầu: chính xác, khoa học, đáp ứng được tỷ lệ điểm giữa các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. - Hướng dẫn chấm cần cụ thể hơn phần viết đoạn văn. Phần, Yêu cầu nội dung câu Phần I - Đoạn văn trên trích từ tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” Câu 1 - Tác giả: Nguyễn Dữ - Thể loại: Truyện truyền kì - “Thiếp” trong đoạn văn trên là Vũ Nương, một người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh Câu 2 - Vũ Nương có lời nói trên vì: Trương Sinh, chồng nàng nghi ngờ nàng thất tiết. Nàng nói lời trên để giải thích, khẳng định tấm lòng thuỷchung, tình yêu dành cho chồng và mong muốn cứu vãn cuộc hôn nhân của mình a. Về hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn quy nạp - Sử dụng và chỉ rõ câu hỏi tu từ và thán từ. Gạch chân chỉ rõ. - Viết đúng chính tả, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc b. Về nội dung - Phần kiến tức cảm thụ cần đảm bảo các yêu cầu: HS phân tích các chi tiết chứng minh tấm lòng thuỷ chung của Vũ Nương với chồng: + Khi chồng đi lính: nhớ thương, chăm sóc mẹ chồng, con 231


Câu 3

Câu 4

Phần 2 Câu 1

Câu 2

Câu 3

+ Khi bị nghi oan: tìm mọi cách giải thích để cứu vãn cuộc hôn nhân (các lời nói của nhân vật); tự vẫn chững minh sự trong sạch của mình + Ở nơi cung nước: luôn nhớ về chồng con; không trách cứ chồng khi hiện về bên sông - Nhận xét khái quát về nghệ thuật: HS nêu được một số nét nghệ thuật đặc trưng: yếu tố kì ảo, lời đọc thoại, lối văn biền ngẫu, sử dụng điển tích… HS có thể đồng thời cảm nhận nội dung nghệ thuật. Bài viết cần có dẫn chứng cụ thể và phân tích chi tiết - Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: xinh đẹp, có phẩm hạnh nhưng cuộc đời đau khổ, oan trái, bất hạnh thậm chí bị đẩy vào cái chết oan khuất. - Qua đó, tố cáo xã hội phong kiến bất công đồng thời là tiếng nói cảm thông, trân trọng của tác giả… Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (kết hợp vớ tự sự) - Biện pháp tu từ liệt kê: việc cứu hộ tàu bè, tìm kiếm người mất tích, nấu cơm mang đến cho bà con vùng ngập nước, chở hàng cứu trợ cho dân gặp thiên tai - Tác dụng: + Giúp ta hình dung những việc làm, hành động ý nghĩa của mọi người để giúp đỡ nhân dân miền Trung + Cảm nhận được tinh thần đoàn kết, thương người như thể thương thân của người Việt Nam… * Nêu cách hiểu về lòng yêu nước - Lòng yêu nước là: tình yêu đối với quê hương, đất nước; là tình cảm cao quý mà mỗi người dành cho đất nước của mình. * Vì sao con người cần có lòng yêu nước - Đất nước là nơi ta sinh ra và lớn lên - Đất nước là nơi để ta tự hào - Đất nước là nơi mà cha ông ta, tổ tiên của ta đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn, dựng xây. - Nơi đi xa ta sẽ nhé, nơi ta muốn xây dựng, vun đắp… * Biểu hiện của lòng yêu nước - Khi có giặc ngoại xâm ta đứng lên chống giặc - Luôn luôn cố gắng góp phần xây dựng đất nước - Giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ gìn những nét đẹp văn hóa 232


- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường - Tuân thủ mọi đường lối chủ trương của Đảng; thực hiện tốt mọi quyền và nghĩa vụ của công dân * Phê phán biểu hiện trái chiều - Bên cạnh những con người có lòng yêu nước nồng nàn thì có một bộ phận nhở những người trong xã hội chưa thể hiện lòng yêu nước như: nói xấu chế độ, đem những văn hóa lai căng không phù hợp vào đất nước; chưa có tinh thần xây dựng tổ quốc giàu đẹp… * Trách nhiệm của thế hệ trẻ - Không chỉ bằng lời nói mà bằng các hành động cụ thể - Luôn luôn nỗ lực, học tập, nâng cao trình độ - Luôn luôn vun đắp tình yêu tổ quốc từ những hành động nhỏ như: bảo vệ môi trường sống, yêu gia đình, quê hương… * Liên hệ bản thân * Lưu ý: HS cần lấy dẫn chứng cụ thể, liên hệ thực tế 2 điểm: Các bài viết đảm bảo dung lượng, đầy đủ ý, diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả 1,25- 1,75 điểm: dảm bảo dung lượng, thiếu một vài ý hoặc thiếu dẫn chứng, sai một vài lỗi chính tả 0,75- 1 điểm: Đảm bảo dung lượng, làm được ½ nội dung, sai một vài llõi chính tả, diễn đạt tương đối tốt 0,5 điểm: Bài viết quá sơ sài, có luận điểm hoặc có dẫn chứng… 0 điểm: với các bài bỏ trắng, hoặc nhận thức sai, lạc đề hoàn toàn Lưu ý: Học sinh làm quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,5 điểm. GV chấm linh động dựa vào hướng dẫn chấm

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: - Soạn Cố hương Tuần:18Tiết PPCT:88,89 Ngày soạn: Ngày dạy:

KIỂM TRA HỌC KỲ I

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: 233


- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng phần Văn, Tiếng Việt, tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9 học kì I của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Kiểm tra tập trung. III. THIẾT LẬP MA TRẬN : - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần Văn, Tiếng Việt, tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9 học kì I - Chọn các nội dung cần, kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN 9 Cấp độ Vận dụng Thông Nhận biết Cấp độ Cấp độ Cộng hiểu Tên chủ đề thấp cao ĐỌC – HIỂU VĂN - Tên tác giả, -Ý nghĩa BẢN tác phẩm văn bản 1.Văn bản - Lời dẫn trực - Dấu hiệu - Truyện Trung đại Việt tiếp nhận biết Nam lời dẫn trực Lục Vân Tiên cứu Kiều tiếp Nguyệt Nga 2. Tiếng Việt: - Hoạt động giao tiếp Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Suy 3. Tập làm văn nghĩ về Văn nghị luận lòng -Nghị luận xã hội biết ơn Số câu 1.5 1.5 1 4 Số điểm 1.0 1.0 2.0 4.0 Tỉ lệ %: 10.0 10.0 20.0 40.0 B. LÀM VĂN Văn tự sự Đóng vai -Truyện Việt Nam sau nhân vật kể cách mạng tháng Tám lại chuyện 1945 234


Chiếc lược ngà Số câu 1 1 Số điểm 6 6 Tỉ lệ %: 60 60 Tổng số câu: 1.5 1.5 2 5 Tổng số điểm: 1.0 1.0 8 10.0 Tỉ lệ %: 10.0 10.0 80 100 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC – HIỂU:(4.0 điểm) Đọc bài thơ sau rồi trả lời các câu hỏi: Vân Tiên nghe nói liền cười: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. ( Ngữ văn 9, tập 1 ) 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào ? Cho biết tên tác giả của tác phẩm ấy. 2. Nêu ý nghĩa văn bản của đoạn trích có chứa đoạn thơ trên? 3. Lời nói của nhân vật trong đoạn thơ được dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Giải thích dấu hiệu để nhận ra cách dẫn ấy. 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 07->10 câu) trình bày suy nghĩ của em về Lòng biết ơn trong cuộc sống. II. LÀM VĂN: (6.0 điểm) Đề bài:Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, kể lại kỉ niệm về người cha thân yêu cùng kỷ vật chiếc lược ngà. -----------------------------Hết------------------------V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM A. Hướng dẫn chung: Giáo viên khi chấm bài lưu ý đọc kĩ, chấm cẩn thận, không đếm ý cho điểm mà cần cân nhắc tổng thể bài làm theo từng câu của đề để cho điểm chung. Hướng dẫn sau đây chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nêu những yêu cầu chung, không đi vào chi tiết. Tổ chấm bài cần thảo luận kĩ yêu cầu, vận dụng biểu điểm để có thống nhất chung trước khi chấm. Cần lưu ý những điểm sau: - Trong từng phần, tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên xem xét để trừ điểm về các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, trình bày … sao cho phù hợp. 235


- Giáo viên cần vận dụng đáp án và biểu điểm một cách linh hoạt; căn cứ tình hình thực tế bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm hợp lý; trân trọng và đánh giá cao những suy nghĩ sáng tạo của học sinh. B. Đáp án và biểu điểm: Nội Câu Hướng dẫn chấm Biểu dung điểm 1 2

Đọc hiểu

3

4

- Tên tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên 0.25 - Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu 0.25 Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của 0.5 hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả. - Lời nói của nhân vật được dẫn trực tiếp. 0.5 - Dấu hiệu để nhận biết: Lời nói của nhân vật Lục Vân Tiên được nhắc lại nguyên văn, được đặt trong dấu ngoặc kép. 0.5 Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu trình bày suy nghĩ về lòng biết 2.0 ơn trong cuộc sống * Yêu cầu về kĩ năng - Đoạn văn dài từ 5 đến 7 câu, tạo được sự liên kết, trình bày đúng yêu cầu về cách viết đoạn văn. - Diễn tả mạch lạch, trong sáng; viết đúng chính tả, chữ viết cẩn thận. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh trình bày cảm nhận bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý chính sau: 1. Giải thích thế nào là “Lòng biết ơn”? Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình. 2. Biểu hiện của Lòng biết ơn - Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong lòng - Có những hành động thể hiện sự biết ơn - Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình 3. Tại sao phải có long biết ơn? - Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa. - Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi 236


Làm văn

con người. - Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có Lòng biết ơn. 4. Mở rộng vấn đề - Phê phán những người sống vô ơn,… Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, kể lại kỉ niệm về người cha thân yêu 6.0 cùng kỷ vật chiếc lược ngà. *Yêu cầu chung: - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, trình bày dưới dạng một bài văn có đẩy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; nắm vững phương pháp làm bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. - Diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận. - Chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất, xưng “tôi” * Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể kế nhiều cách song cần đảm bảo các ý sau: *Mở bài: Nhân vật tự giới thiệu khái quát về mình, về câu 0.75 chuyện mình định kể, và thể hiện niềm ân hận. *Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc: - Kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với bác Ba - người đồng đội thân thiết với cha tôi và việc bác trao lại cây lược ngà - kỉ vật của ba tôi nhờ trao lại cho tôi trước khi hi sinh. - Mỗi lần giở cây lược ra chải, tôi thường ngắm nghía hồi lâu. Rồi những kỉ niệm về người cha thân yêu chợt hiện về. - Kể câu chuyện ba ngày về phép của ba, năm tôi lên tám tuổi (chuyện những ngày đầu tôi lảng tránh, sợ hãi cha vì vết sẹo lớn trông thật dễ sợ trên má phải của ba khiến tôi không nhận 4.5 ra ba; chuyện tôi kiên quyết không chịu nhận ba với những biểu hiện có phần hỗn láo và giận dỗi khi bị ba đánh liền bỏ nhà về bà ngoại; chuyện bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba; về cuộc chia tay lần cuối cùng hôm buổi sáng ba quay trở lại đơn vị; chuyện tôi khóc đòi ba về mua cho tôi cây lược...) - Rồi lâu lắm, hai má con tôi không nhận được tin tức của ba cho đến khi gặp được bác Ba, nghe bác kể ba đã anh dũng hi sinh và trao lại cây lược ngà này cho tôi, tôi đã bật khóc.... 237


* Kết bài: - Ân hận, tiếc nuối vì không sớm nhận ra ba -Suy nghĩ về sự tàn phá của chiến tranh. 0.75 - Lời tự hứa với bản thân và người ba đã mất. *Lưu ý: Đối với phần thân bài, học sinh có thể triển khai các nội dung theo nhiều cách khác nhau. Ở từng nội dung, học sinh biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu để kể, đảm bảo tính hợp lí, logic. Thông qua kể, người kể nêu được ý kiến, nhận xét (yếu tố nghị luận), tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, diễn biến tâm trạng, đặc biệt là bày tỏ được nỗi nhớ ba, niềm ân hận, day dứt vì lỡ ương ngạnh, không chịu nhận ba (yếu tốmiêu tả nội tâm)

PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH

Mức độ

Nhận biết

Chủ đề Chủ đề 1 - Xác định Văn bản và phương thức Tiếng Việt biểu đạt. - Xác định lời dẫn trực tiếp. - Nêu nội dung đoạn trích.

Số câu: Số điểm:

Số câu: 3 Số điểm: 2,5

MA TRẬN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN 9 KIỂM TRA CUÔI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020

Bảng ma trận đề (Đề số 1) Vận dụng Thông hiểu Cấp Cấp độ cao độ thấp - Hiểu câu nói của Vũ Nương, ý nghĩa việc không trở về nhân gian của Vũ Nương. - Nhận xét về nhân vật Vũ Nương. Số câu: 2 Số điểm: 2,5 238

Cộng

Số câu: 5 Số điểm: 5,0


Tỷ lệ: % Tỷ lệ: 25% Chủ đề 2 Văn thuyết minh

Tổng số câu: Số câu: 3 Tổng số điểm: Số điểm: 2,5 Tỷ lệ: Tỷ lệ: 25%

Tỷ lệ: 25%

Tỷ lệ: 50% Viết bài văn thuyết minh về động vật hoặc vật nuôi (có sử dụng các biện pháp tu từ và yếu tố miêu tả, biểu cảm) Số câu: 1 Số điểm: 5,0 Tỷ lệ: 50% Số câu: 1 Số điểm: 5,0 Tỷ lệ: 50%

Số câu: 2 Số điểm: 2,5 Tỷ lệ: 25%

Số câu: 1 Số điểm: 5,0 Tỷ lệ: 50% Tổng số câu: 6 Tổng số điểm: 10,0 Tỷ lệ: 100%

PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề số 1) Họ và tên:...............................................Lớp................. Điểm

Nhận xét của giáo viên

ĐỀ BÀI Phần I: Đọc -hiểu (5,0 điểm). Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5)

239


“Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất”. (Theo sách Ngữ văn 9, tập 1, trang 48, NXB Giáo dục, 2014) Câu 1 (1,0 điểm). Cho biết nội dung chính của đoạn văn trên? Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 3 (1,0 điểm).Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên? Câu 4 (1,5 điểm). a. Em hiểu như thế nào về câu nói của Vũ Nương: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”? b. Việc Vũ Nương không trở về nhân gian có ý nghĩa gì? Câu 5(1,0 điểm).Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy nàng là con người như thế nào? Phần II: Làm văn (5,0 điểm) Hãy thuyết minh về một loài động vật hoặc vật nuôi ở quê em. BÀI LÀM ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 240


............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020 (Đề số 1) (Bản hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)

I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của học sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giáo viên cần chủ động, linh hoạt với tính thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. - Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. II. Đáp án và thang điểm Phần I: Đọc - hiểu Câu 1: (1,0 điểm) - Yêu cầu trả lời: - Nội dung của đoạn trích trên: Đoạn trích trên nói đến việc Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương bên bến sông Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về giữa dòng rồi biến mất.(Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhưng sát ý). 241


- Hướng dẫn chấm: + Điểm 1,0: Trả lời đúng nội dung của đoạn trích trên. + Điểm 0,5: Trả lời đúng một nửa nội dung đoạn trích trên. + Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời sai nội dung đoạn trích trên. Câu 2: (0,5 điểm) * Yêu cầu trả lời: - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Tự sự. * Hướng dẫn chấm: + Điểm 0,5: Trả lời đúng phương thức biểu đạt chính. + Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời. Câu 3: (1,0 điểm) * Yêu cầu trả lời: - Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. * Hướng dẫn chấm: + Điểm 1,0: Trả lời đúng lời dẫn trực tiếp. + Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời. Câu 4: (1,5 điểm) * Yêu cầu trả lời: a. Câu nói của Vũ Nương “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” cho thấy Vũ Nương cảm tạ ơn đức của Linh Phi và từ chối trở về nhân gian. b. Ý nghĩa câu nói của Vũ Nương: + Khẳng định nhân cách tốt đẹp, lòng tự trọng của Vũ Nương. + Là lời nhắc nhở nghiêm khắc thói đa nghi, ghen tuông hồ đồ của Trương Sinh. + Cảnh tỉnh mỗi người: Hạnh phúc đã mất đi không bao giờ lấy lại được vì vậy cần nâng niu, trân trọng hạnh phúc của chính mình. + Tố cáo xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng. * Hướng dẫn chấm: + Điểm 1,5: Trả lời đúng tất cả các ý trên. + Điểm 1,0: Chỉ trả lời đúng nội dung ý a và 1/2 nội dung ý b hoặc trả lời đúng ý b. + Điểm 0,5: Chỉ trả lời đúng nội dung ý a hoặc trả lời đúng 1/2 nội dung ý b. + Điểm 0,25: Chỉ trả lời đúng 1/2 nội dung ý a hoặc chỉ trả lời đúng 1/4 nội dung ý b. + Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời không đúng tất cả các ý trên. Câu 5: (1,0 điểm) * Yêu cầu trả lời: 242


- Với Linh Phi: Vũ Nương là người sống nặng nghĩa, nặng tình. Với Trương Sinh: Nàng là người bao dung, nhân hậu => Đó là người phụ nữ có lòng tự trọng, tốt đẹp, đáng được trân trọng, ngợi ca. * Hướng dẫn chấm: + Điểm 1,0: Trả lời đúng lời dẫn trực tiếp. + Điểm 0,5: Trả lời đúng 1/2 nội dung trên. + Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời. Phần II: Làm văn (0,5 điểm) a. Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài thuyết minh. Đảm bảo thể thức bài văn, có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ,có sự sáng tạo, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b. Yêu cầu cụ thể: a, Đảm bảo thể thức bài văn. (0,25 điểm) - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và giới thiệu được đối tượng thuyết minh; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm nổi bật tri thức về đối tượng thuyết minh; phần kết bài khái quát được đối tượng thuyết minh. - Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. b, Bài viết phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau: (4,0 điểm). -Về nội dung: Thuyết minh, cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng thuyết minh (một loài động vật hoặc vật nuôi ở quê em).Yêu cầu bài viết phải sử dụng được các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. 1. Mở bài: Giới thiệu loài động vật hoặc con vật nuôi đó 2. Thân bài: - Nguồn gốc - Đặc điểm, sinh trưởng - Phân loại - Lợi ích - Cách chăm sóc 3. Kết bài: tiềm năng phát triển, khái quát lại. -Về hình thức: Đúng kết cấu của một bài văn, bố cục, trình bày hợp lí, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. - Điểm 3,0 - 4,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Biết xây dựng bố cục, văn bản thể hiện sự mạch lạc, bài viết biết sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật.

243


- Điểm 2,0 - 3,0: Xây dựng bố cục, lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, bài làm còn hạn chế về trình bày, một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thật sự chặt chẽ, bài viết biết sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật. - Điểm 1,0 - 2,0: Chọn ngôn ngữ phù hợp, bố cục tương đối đủ ý, còn mắc một vài lỗi chính tả, yếu tố miêu tả còn sơ sài, sử dụng chưa linh hoạt biện pháp nghệ thuật. - Điểm 0,5 - 1,0: Thuyết minh còn hạn chế => Chưa có sức thuyết phục, kĩ năng viết văn còn hạn chế. Sai lỗi chính tả. - Điểm 0: Sai, lạc đề c. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0,5 điểm) d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. (0,25 điểm) KHỐI 9 Giáo viên: Nguyễn Thị Thơm- THCS HÀ THANH- TỨ KỲ- HẢI DƯƠNG Email: nguyenthomht2011@gmail.com TuÇn 18 TiÕt 86 + 87 Ngµy soạn: 20 /12/2019 Ngµy kiểm tra: 27/12/2019 KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2019-2020 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Qua giờ kiểm tra tiếp tục củng cố, hệ thống hoá kiến thức cả 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, tập làm văn học kì I lớp 9. 2. Kĩ năng: * Kĩ năng bài học - Rèn kĩ năng phân tích và tổng hợp cho học sinh. * Kĩ năng sống - Ra quyết đinh: Lựa chọn cách diễn đạt hợp lí nhất cho bài làm. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức thức tự giác, tích cực trong kiểm tra, thi cử. 4. Năng lực 244


- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo - Năng lực phân tích ngôn ngữ, tạo lạp đoạn văn. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - §Ò cña PGD & §T huyÖn Tứ Kỳ. 2. Học sinh: - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học theo sự hướng dẫn của giáo viên. C. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Thời gian: 90phút. D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm trabài cũ : không 3. Bài kiểm tra: I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Mức độ NLĐG I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: văn bản văn học - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn thơ/văn bản hoàn chỉnh Số câu Số điểm Tỉ lệ

Nhận biết

Thông hiểu

- Chép thơ - Tác giả, tác phẩm - Nhận diện từ láy

- Hiểu và nhận xét về thiên nhiên, tâm trạng của nhân vật và tình cảm của nhà thơ. - Phát hiện được bút pháp tả cảnh ngụ tình

C1, C2,C3 1,5 15%

C3, C4 1,5 15%

245

Vận dụng

Vận dụng Cao

Tổng

3,0 30%


II.Tập làm văn -Đoạn văn phân tích tác dụng các biện pháp tu từ - Bài văn tự sự

Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài

-Vận dụng viết đoạn văn phân tích tác dụng của các phép tu từ 1 2,0 20% 1,5 15%

1,5 15%

2,0 20%

- Viết bài văn tự sự đúng yêu cầu: linh hoạt, sáng tạo...

1 5,0 50%

2 7,0 70%

5,0 50%

10 100%

II. ĐỀ BÀI: PHẦN I: ĐỌC – HIỂU(3,0 điểm) Cho câu thơ sau: Buồn trông cửa bể chiều hôm, (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, trang 94) Câu 1 (0,5 điểm) Em hãy ghi lại chính xác 7 câu thơ tiếp theo. Câu 2 (0,5 điểm) Em cho biết tên văn bản, tác giả của đoạn thơ trên. Câu 3 (1,0 điểm) Đoạn thơ đã sử dụng bút pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Chỉ ra các từ láy trong đoạn. Câu 4(1,0 điểm) Nhận xét về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trong đoạn thơ. Qua đó, em hiểu gì về tấm lòng, tình cảm của nhà thơ? PHẦN II: TẬP LÀM VĂN(7,0 điểm) 246


Câu 1 (2,0 điểm) Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đặc sắc trong khổ thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) Câu 2 (5,0 điểm) Dựa vào đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1), em hãy nhập vai nhân vật anh thanh niên kể lại cuộc gặp gỡ bất ngờ với ông họa sĩ và cô kĩ sư nơi Sa Pa thơ mộng. ------------Hết -----------

III. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Ghi chính xác: 07 câu thơ 1 ( Sai 1 lỗi – 0,25. Sai 2 lỗi: không cho điểm) 2 3

4

Kiều ở lầu Ngưng Bích – Nguyễn Du -Bút pháp đặc sắc: tả cảnh ngụ tình -Các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm. - Bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích rộng lớn, hoang vắng, đầy biến động...ẩn dụ cho tâm trạng của nhân vật. - Tâm trạng của nàng Kiều: buồn rầu, lo âu, kinh sợ, hãi hùng... - Tấm lòng của nhà thơ: đồng cảm, thương yêu con người... -> Giá trị nhân đạo sâu sắc.

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu Nội dung 1. Yêu cầu về kĩ năng 1(2,0 HSviết được một đoạn văn, chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện đ) pháp tu từ, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc… 247

Điểm 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25

Điểm 0,25


2. Yêu cầu về kiến thức - Giới thiệu được các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, nói quá... - Phân tích: + So sánh: mặt trời – hòn lửa vừa gợi màu sắc rực rỡ của vầng dương lúc cuối ngày vừa gợi cảm giác gần gũi, ấm áp của thiên nhiên, vũ trụ. + Nhân hóa, ẩn dụ: sóng cài then, đêm sập cửa khiến ta liên tưởng đến vũ trụ như là một ngôi nhà, những con sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa khổng lồ -> thiên nhiên, vũ trụ trở nên gần gũi, tin cậy với người đi biển. + Ẩn dụ, nói quá khoa trương lãng mạn trong hình ảnh câu hát căng buồm: câu hát có một sức mạnh kì diệu hòa cùng gió khơi làm căng cánh buồm đẩy con thuyền lướt sóng ra khơi trong niềm vui, lạc quan, hăng say... ->Bức tranh cảnh hoàng hôn rực rỡ, huy hoàng mà cũng vô cùng gần gũi, gắn bó với con người. - Trên phông nền ấy, nhà thơ đã tô đậm hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá với khí thế hăng say, náo nức... - Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên, con người vùng biển. 3. Các mức đánh giá - Mức tối đa:2,0đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa: + 1,5-1,75 đ: Cơ bản đáp ứng tốt các yêu cầu trên; còn mắc một vài sai sót nhỏ. + 1,0 đ: Đạt 50% các yêu cầu trên. + 0,5-0,75 đ: Chỉ nêu được một vài ý sơ sài; mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt… + 0,25 đ: Chỉ nêu được một ý đúng… -Mức không đạt: 0 đ:Không làm bài hoặc sai hoàn toàn. 1.Yêu cầu kĩ năng 2 - Văn tự sự kể theo ngôi thứ nhất : lời nhân vật anh thanh niên (5,0đ) phải đảm bảo bố cục 3 phần. Văn kể lưu loát, linh hoạt, sâu sắc, có cảm xúc, câu văn đúng ngữ pháp… 248

0,25

0,25

0,5

0,25

0,5


-Biết kết hợp tốt với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận khi kể chuyện, kiểu ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm khi kể… 2.Về kiến thức: a. MB: HS có thể tạo tình huống giới thiệu nhân vật tôi - anh thanh niên và cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng để lại nhiều dư vị với ông họa sĩ và cô kĩ sư… b. TB:HS tập trung kể các sự việc chính sau: -Cuộc sống một mình của anh trên đỉnh núi Yên Sơn… - Nhờ bác lái xe giới thiệu mà anh có cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ và cô kĩ sư… - Anh mời khách lên thăm nhà cũng là nơi ở, nơi làm việc của anh. - Kể cụ thể về công việc của mình, pha trà mời khách và trò chuyện với họ về người bạn trên đỉnh Phan-xi-păng; về việc hai bố con cùng viết đơn ra trận… - Họa sĩ vẽ chân dung anh, anh từ chối và giới thiệunhững người xứng đáng hơn như ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu… - Cảnh chia tay ông họa sĩ và cô kĩ sư… c. KB: Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật tôi về cuộc gặp gỡ, rộng hơn là về cuộc đời…Luôn thấy đóng góp của mình là nhỏ bé, luôn cảm thấy vui, hạnh phúc vì tuổi trẻ được cống hiến cho quê hương, đất nước… 2.Biểu điểm * Mức tối đa: Điểm 5 : Đáp ứng tốt các yêu cầu: Câu chuyện kể linh hoạt, có ý nghĩa, triết lí sâu sắc; sáng tạo tình huống, cảm xúc sâu sắc, chân thực; kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn tự sự. * Mức chưa tối đa: - Điểm 3.5 - 4.75: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu. Biết tạo tình huống truyện. Còn mắc lỗi nhỏ về diễn đạt, về chính tả. - Điểm 2.0 - 3.25: Kể được sự việc song cốt truyện còn sơ sài. Bài còn mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả. - Điểm 1.0- 1.75: Bài viết chưa hoàn chỉnh về bố cục. Bài mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. -Điểm 0.25- 0.75: Chỉ viết được một vài câu văn kể chuyện... * Mức không đạt: Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề sai cả nội dung và phương pháp. 249

0,5

4,0

0,5


* Lưu ý: GV đánh giá tổng thể bài làm của HS về kiến thức và kĩ năng để cho điểm toàn bài sao cho phù hợp, chính xác. Khuyến khích bài làm sáng tạo, kể sinh động, hấp dẫn, cảm xúc chân thật, tự nhiên, diễn đạt linh hoạt.

4. Củng cố: - GV thu bài. Nhận xét ý thức của học sinh trong qu¸ tr×nh lµm bµi kiÓm tra häc k×. 5. Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục vận dụng các yếu tố kết hợp trong quá trình tạo lập văn bản tự sự. - Tìm trong chương trình những bài thơ 8 chữ, nhận xét, bình luận. - Tự sáng tác 1 bài thơ 8 chữ, chủ đề phù hợp. - Soạn văn bản: Những đứa trẻ. Ngày soạn: KIỂM TRA TỔNG HỢP HK I A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Giúp học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức qua các phần đã học. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập tổng hợp. 3. Thái độ: - Tinh thần tự giác học tập. 4. Năng lực: Phát triển các năng lực như : - Năng lực chung : năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác... - Năng lực chuyên biệt : năng lực nghe , nói , đọc , viết, tạo lập văn bản. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : Soạn giáo án 2. Học sinh :Ôn lại kiến thức đã học C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Khởi động: 2. Hình thành kiến thức: (kiểm tra): 88' THIẾT LẬP MA TRẬN

250


Mức độ Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Chủ đề 1 : Văn Tác giả, tác bản "“Chuyện phẩm, nhan đề người con gái Nam Xương”

Giải thích chi tiết, yếu tố kì ảo, chuyển lời dẫn trực tếp thành gián tiếp Số câu : Số câu:2 Số câu:3 Số điểm : Số điểm:1,0 Số điểm:3,0 Tỉ lệ % 10% 30% Chủ đề 2 : Văn Tác giả, tác phẩm Tìm điển cố, bản "Kiều ở lầu nêu tác dụng, Ngưng Bích" đặc sắ cách dùng từ Số câu : Số câu:1 Số câu:2 Số điểm : Số điểm:0,5 Số điểm:2 Tỉ lệ % 5% 20% Phần I (4.0 điểm): Cho đoạn văn:

Số câu:4 4đ =40% Viết đoạn văn

Số câu:1 Số điểm:3,5 35%

Số câu:4 6đ =60%

“Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện . Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát , bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” (Ngữ văn 9, tập I, Trang 48) 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ? 2. Giải thích nhan đề tác phẩm có văn bản trên ? 3. Chi tiết “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện” trong đoạn văn trên có ý ngĩa gì? 4. Tìm những yếu tố kì ảo khác trong truyện. Đưa yếu tố kì ảo vào câu chuyện, tác giả nhằm thể hiện điều gì? 5. Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích trên sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp. Phần II (6.0 điểm): Cho đoạn thơ sau: 251


Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010) 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? 2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó? 3. Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Hãy phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó. 4. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu mở rộng thành phần (gạch chân, chú thích). ............................. Hết ................................

Câu Phần I 4,0 Câu 1 0.5

Câu 2 0.5 Câu 3 1,0 Câu 4

HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung

Điểm

- Đoạn văn trên trích trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” - Tác giả: Nguyễn Dữ

0.25

Nhan đề “Truyền kì mạn lục” : ghi chép tản mạn những câu chuyện kì lạ được lưu truyền Chi tiết đã nêu là chi tiết kì ảo. Chi tiết đó có ý nghĩa phản ánh ước mơ của người xưa mong muốn giá trị của người phụ nữ được tôn trọng. - HS nêu được những yếu tố kì ảo khác

0.5

252

0.25

0,5 0,5 0.5


1,0 Câu 5 1,0 Phần II 6,0 Câu 1 0.5 Câu 2 1,0

Câu 3 1,0

Câu 4 3,5

- Ý nghĩa của các yếu tố kì ảo

0,5

- HS chỉ ra lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích trên sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

1,0

Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn 0.5 Du - Tìm được hai điển cố: Sân Lai, gốc tử 0.5 - Hiệu quả: + Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với mẹ cha; ngầm so sánh 0.25 Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa. + Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với 0.25 việc ca ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều - Từ tưởng trong câu thơ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng 0.5 nghĩa là: nhớ về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào. - Từ xót trong câu thơ Xót người tựa cửa hôm mai nghĩa là yêu 0.5 thương thấm thía, xót xa. Từ này đã bộc lộ rõ lòng tình yêu thương, lòng hiếu thảo hết mực của nàng với cha mẹ trong hoàn cảnh phải cách xa, li biệt. -> Cách sử dụng từ ngữ hết sức chuẩn xác và tinh tế. - Đoạn văn quy nạp 0.5 - Nội dung: Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm 1.0 chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích + Lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt . Nhớ Kim Trọng da diết . Xót xa khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày đêm ngóng chờ mình 1.0 . Khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng không bao giờ phai nhạt. + Lòng hiếu thảo hết mực với mẹ cha: 0.5 . Hiểu rõ tấm lòng đau đớn, nhớ nhung con của cha mẹ, vì thế mà càng xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh cha mẹ vì mình mà vò võ ngóng trông . Lo lắng vì mình không thể ở gần để ngày đêm phụng dưỡng song thân. 253


. Xót xa nghĩ tới cảnh cha mẹ mỗi ngày một già yếu mà mình thì vẫn ở “bên trời góc bể” 0.25 + Lòng vị tha hết mực: . Trong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đầy trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn nghĩ và lo lắng cho người thân hơn cả lo nghĩ cho mình . Nàng luôn tự trách, tự nhận lỗi về mình trong mọi việc. 0.25 * Sử dụng đúng lời dẫn trực tiếp và một câu mở rộng thành phần Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm 4. Vận dụng: - Nhấn mạnh nội dung quan trọng: Các giải quyết một số dạng bài tập. 5. Hướng dẫn học tập: (2’) - Hoàn thành bài tập - Soạn bài : Đồng chí. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Năm học: 2020 - 2021 I. Mục tiêu đề kiểm tra. - Đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh sau khi học xong chương trình Ngữ văn 7 học kì 1. Khả năng vận dụng kiến thức Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn vào việc tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản. - Đánh giá quá trình giảng dạy của GV để từ đó có sự điều chỉnh về phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. 1. Kiến thức:Nhận biết được tác giả, tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung văn bản, liên hệ thực tiễn cuộc sống. - Chỉ ra được thành ngữ trong bài ca dao - Nắm được cách viết một bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm… 2. Kỹ năng: Cảm thụ được tác phẩm, biết liên hệ với thực tiễn, tạo lập được văn bản. 3. Năng lực: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tạo lập văn bản. II. Thời gian, hình thức kiểm tra - Thời gian: 90 phút - Hình thức: tự luận. III. Ma trận Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao điểm Tên chủ đề 254


I. Phần đọc -Xác định được hiểu. biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích. - Nhận diện được bài thơ, tác giả và phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Số câu Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 2 Tỉ lệ % Tỉ lệ:20% II. Phần tạo lập văn bản. Văn biểu cảm.

Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Số câu: 2 Tổng số Số điểm: 2 điểm Tỉ lệ:20% Tỉ lệ %

Hiểu được tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích. -Hiểu được nội dung, nghệ thuật của văn bản.

Kết nối vấn đề đặt ra trong văn bản với thực tiễn cuộc sống.

Số câu: 2 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10 %

Số câu: 2 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20%

255

Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10 %

Số câu: 5 Số điểm: 5 Tỉ lệ:50% Viết bài văn biểu cảm về sự vật, con người, đoạn thơ (bài thơ). Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ:50 % Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ:50%

Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ:50 % Số câu: 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100


TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH (Đề kiểm tra có 01 trang)

Họ và tên:............................

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Năm học: 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ 1 Lớp:................. 256

Điểm:................


ĐỀ BÀI Phần I: Đọc - hiểu (5 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới: “Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự Sách trời định phận rõ non sông Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm? Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong.” (Tổng tập văn học Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980) Câu 1: Đọc đoạn thơ trên, em liên tưởng đến bài thơ nào? Hãy chép chính xác lại phần phiên âm và dịch thơ của bài thơ ấy? Tác giả là ai? Câu 2: Chủ đề của bài thơ em vừa chép là gì? Câu 3: Em hiểu thế nào là Tuyên ngôn độc lập? Bài thơ em vừa chép có phải là một bản Tuyên ngôn độc lập không? Vì sao? Câu 4: Phân loại các từ ghép Hán Việt sau thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập: sơn hà, xâm phạm, giang san, quốc gia, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng, thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc. Câu 5: Từ văn bản ngữ liệu và văn bản em vừa chép, hãy viết đoạn văn trình bày tình yêu của em với quê hương, đất nước. Phần II: Tạo lập văn bản (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Cảm xúc về một loài cây em yêu. Đề 2: Cảm nghĩ về một bài thơ (đoạn thơ) mà em yêu thích nhất trong chương trình ngữ văn 7 kì . BÀI LÀM

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn. Lớp: 7 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. Hướng dẫn chung 257


- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. - Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học. B. Hướng dẫn chấm cụ thể PHẦN I: ĐỌC HIỂU Câu Nội dung Điểm 1 - Đọc đoạn thơ em liên tưởng tới bài thơ Sông núi nước Nam, chưa 0,5 rõ tác giả là ai - Phiên âm: 0,5 “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ...” - Dịch thơ: Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời, chia xứ sở 0,5 Giặc dữ cớ sao phạm dến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ 2 Chủ đề văn bản vừa chép: Khẳng định chủ quyền và nêu cao ý chí quyết 0,5 tâm bảo về chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược. 3

4

- Tuyên ngôn độc lập: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nướcvà 0,5 khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm - Bài thơ em vừa chép: là một bản Tuyên ngôn độc lập - Vì theo các tài liệu nghiên cứu từ trước đến nay thì bài thơ là văn bản 0,5 ra đời sớm nhất tuyên bố về chủ quyền đọc lập dân tộc và khẳng định sự bất khả xâm phạm của chủ quyền. - Hai câu đầu + Khẳng định nước Việt Nam thuộc chủ quyền của người Việt Nam. + Điều đó ghi ở sách trời, do tạo hoá định sẵn, không thể thay đổi. - Hai câu cuối: Lời cảnh báo kẻ thù giặc dữ sang xâm lược sẽ bị thất bại. Khẳng định sức mạnh vô địch của quân và dân ta trong chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước. - Từ ghép đẳng lập: Sơn hà, giang sơn, xâm phạm 1 258


5

6

- Từ ghép chính phụ: Ái quốc, thạch mã, thiên thư, thủ môn, chiến thắng, tái phạm. - Về hình thức: 1 + HS trình bày dưới dạng một đoạn văn. + Đủ số câu qui định. - Về nội dung: tình yêu của mình với quê hương, đất nước (HS có thể diễn đạt theo cách khác, GV linh hoạt cho điểm nhưng không cho điểm tối đa) Tổng 5 PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN A. Yêu cầu chung. 1. Kiến thức - HS biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng văn phát biểu cảm nghĩ về một sự vật, sự việc, con người hoặc phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học để viết một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh. - Biết định hướng về những đặc điểm của sự vật, sự việc, con người hoặc về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm để làm cơ sở cho việc bộc lộ những tình cảm, cảm xúc. - Cảm xúc trong sáng, chân thực, khơi gợi sự đồng cảm của người đọc. - Bài viết có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả. 2. Kỹ năng. - Bài viết có bố cục rõ ràng, đảm bảo được tính liên kết và mạch lạc. - Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt rõ ràng, trong sáng. - Chữ viết đúng chính tả. II. Yêu cầu cụ thể. Đề 1 a. Đảm bảo đúng cấu trúc của bài văn. (0,5 đ) - Trình bày đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. a)Mở bài - Giới thiệu về loài cây em yêu. - Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây) b. Thân bài - Các đặc điểm nổi bật của cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát (có sử dụng yếu tố miêu tả). - Cảm nghĩ về vai trò của loài cây trong cuộc sống con người (bộc lộ cảm xúc). - Cảm nghĩ về mối quan hệ gần gũi giữa cây với đời sống của em (bộc lộ cảm xúc). 259


c. Kết bài. - Khẳng định tình cảm, ấn tượng của em với loài cây đó. * Yêu cầu: - Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên. - Trình bày đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu như trên, phần Thân bài chỉ có một đoạn. - Thiếu mở bài hoặc kết bài. Thân bài chỉ có một đoạn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn. b. Xác định đúng đối tượng. (0,5 đ) * Yêu cầu - Xác định đúng đối tượng biểu cảm: người em yêu thương nhất. - Xác định chưa rõ đối tượng biểu cảm, nêu chung chung. - Xác định sai đối tượng (hoặc) trình bày lạc sang đối tượng khác. c. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng và thể hiện tình cảm, cảm xúc theo một trình tự hợp lý của sự việc, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, miêu tả… trong quá trình bày tỏ cảm xúc; biết bộc lộ suy nghĩ nhằm thể hiện được quan điểm của bản thân về đối tượng; nội dung biểu cảm phải phù hợp với đời sống thực tiễn, chân thực. (3 đ) - Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các nội dung biểu cảm còn chung chung, chưa nổi bật, một số ý liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên, việc kết hợp thuyết minh với các yếu tố khác còn chưa rõ. - Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo. (0,5 đ) - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh miêu tả đặc sắc, sinh động…), văn viết giàu cảm xúc, nhận thức tốt về đối tượng. - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, thể hiện được một số nhận thức tương đối tốt về đối tượng. - Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Không thể hiện được nhận thức về đối tượng. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,5 đ) - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 260

0,5 0,25 0

0,5 0,25 0

3-2,5

1,5 -2 1-0,5 0 0,5

0,25 0


Đề 2 a. Đảm bảo đúng cấu trúc của bài văn. (0,5 đ) - Trình bày đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. a)Mở bài - Giới thiệu bài thơ và hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ. b.Thân bài: - Những cảm xúc, suy nghĩ do bài thơ gợi lên. c. Kết bài:- Ấn tượng chung về bài thơ. * Yêu cầu: - Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên. - Trình bày đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu như trên, phần Thân bài chỉ có một đoạn. - Thiếu mở bài hoặc kết bài. Thân bài chỉ có một đoạn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn. b. Xác định đúng đối tượng. (0,5 đ) * Yêu cầu - Xác định đúng đối tượng biểu cảm: Bài thơ em yêu thích. - Xác định chưa rõ đối tượng biểu cảm, nêu chung chung. - Xác định sai đối tượng (hoặc) trình bày lạc sang đối tượng khác. c. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng và thể hiện tình cảm, cảm xúc theo một trình tự hợp lý của sự việc, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, miêu tả… trong quá trình bày tỏ cảm xúc; biết bộc lộ suy nghĩ nhằm thể hiện được quan điểm của bản thân về đối tượng; nội dung biểu cảm phải phù hợp với đời sống thực tiễn, chân thực. (3 đ) - Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các nội dung biểu cảm còn chung chung, chưa nổi bật, một số ý liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên, việc kết hợp thuyết minh với các yếu tố khác còn chưa rõ. - Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo. (0,5 đ) - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh miêu tả đặc sắc, sinh động…), văn viết giàu cảm xúc, nhận thức tốt về đối tượng. - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, thể hiện được một số nhận thức tương đối tốt về đối tượng. 261

0,5 0,25 0

0,5 0,25 0

0,5 0,25 0

3-2,5

1,5 -2 1-0,5 0 0,5

0,25


- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Không thể hiện được nhận 0 thức về đối tượng. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,5 đ) - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0 Tổng 5,0

TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Năm học: 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

(Đề kiểm tra có 01 trang)

ĐỀ 2 Họ và tên:............................

Lớp:................. ĐỀ BÀI 262

Điểm:................


PHẦN I: ĐỌC - HIỂU Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tiếng suối trong như tiếng hát xa (Ngữ văn 7- tập 1, trang 140) Câu 1: Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? Câu 3: Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ được dùng để sáng tác bài thơ trên. Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên. Câu 5: Hai câu thơ cuối bài đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả? Phần II: Tạo lập văn bản (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Cảm xúc về một loài cây em yêu. Đề 2: Cảm nghĩ về một bài thơ (đoạn thơ) mà em yêu thích nhất trong chương trình ngữ văn 7 kì . BÀI LÀM

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn. Lớp: 7 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) A. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. 263


- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học. B. Hướng dẫn chấm cụ thể PHẦN I: ĐỌC – HIỂU Câu Nội dung Điểm 1 - Chép chính xác 3 câu thơ còn lại: 1 Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà 2 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0.5 3 - Thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật quy định mỗi bài có 4 câu thơ, mỗi 0.5 câu có 7 tiếng, có niêm luật chặt chẽ. 4 * Biện pháp tu từ: - So sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa 0.5 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ - Điệp ngữ: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 0.5 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. * Tác dụng: (gợi ý) - So sánh tiếng suối với tiếng hát làm cho tiếng suối trở nên gần gũi hơn, thân mật với con người hơn. Âm thanh trong trẻo, tô đậm thêm sự thanh 1 vắng của đêm khuya. - Hai từ "lồng" được lặp lại trong câu thơ đã tạo nên bức tranh có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đường nét hình khối. Ánh trăng bao trùm, lồng vào những vòm cây cổ thụ; ánh trăng, bóng cây lồng vào hoa. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo Cảnh khuya đẹp như vẽ, như bức tranh sơn thủy hữu tình, khiến cho thi nhân chưa thể ngủ, bộc lộ tình yêu thiên nhiên của nhà thơ. Từ "chưa ngủ" được lặp lại trực tiếp bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Người. 5 Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: 1 264


6

- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ) Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. Tổng PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN A. Yêu cầu chung. 1. Kiến thức - HS biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng văn phát biểu cảm nghĩ về một sự vật, sự việc, con người hoặc phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học để viết một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh. - Biết định hướng về những đặc điểm của sự vật, sự việc, con người hoặc về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm để làm cơ sở cho việc bộc lộ những tình cảm, cảm xúc. - Cảm xúc trong sáng, chân thực, khơi gợi sự đồng cảm của người đọc. - Bài viết có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả. 2. Kỹ năng. - Bài viết có bố cục rõ ràng, đảm bảo được tính liên kết và mạch lạc. - Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt rõ ràng, trong sáng. - Chữ viết đúng chính tả. II. Yêu cầu cụ thể. Đề 1 a. Đảm bảo đúng cấu trúc của bài văn. (0,5 đ) - Trình bày đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. a)Mở bài - Giới thiệu về loài cây em yêu. - Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây) b. Thân bài - Các đặc điểm nổi bật của cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát (có sử dụng yếu tố miêu tả). - Cảm nghĩ về vai trò của loài cây trong cuộc sống con người (bộc lộ cảm xúc). - Cảm nghĩ về mối quan hệ gần gũi giữa cây với đời sống của em (bộc lộ cảm xúc). 265

5


c. Kết bài. - Khẳng định tình cảm, ấn tượng của em với loài cây đó. * Yêu cầu: - Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên. - Trình bày đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu như trên, phần Thân bài chỉ có một đoạn. - Thiếu mở bài hoặc kết bài. Thân bài chỉ có một đoạn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn. b. Xác định đúng đối tượng. (0,5 đ) * Yêu cầu - Xác định đúng đối tượng biểu cảm: người em yêu thương nhất. - Xác định chưa rõ đối tượng biểu cảm, nêu chung chung. - Xác định sai đối tượng (hoặc) trình bày lạc sang đối tượng khác. c. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng và thể hiện tình cảm, cảm xúc theo một trình tự hợp lý của sự việc, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, miêu tả… trong quá trình bày tỏ cảm xúc; biết bộc lộ suy nghĩ nhằm thể hiện được quan điểm của bản thân về đối tượng; nội dung biểu cảm phải phù hợp với đời sống thực tiễn, chân thực. (3 đ) - Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các nội dung biểu cảm còn chung chung, chưa nổi bật, một số ý liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên, việc kết hợp thuyết minh với các yếu tố khác còn chưa rõ. - Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo. (0,5 đ) - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh miêu tả đặc sắc, sinh động…), văn viết giàu cảm xúc, nhận thức tốt về đối tượng. - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, thể hiện được một số nhận thức tương đối tốt về đối tượng. - Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Không thể hiện được nhận thức về đối tượng. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,5 đ) - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 266

0,5 0,25 0

0,5 0,25 0

3-2,5

1,5 -2 1-0,5 0 0,5

0,25 0


Đề 2 a. Đảm bảo đúng cấu trúc của bài văn. (0,5 đ) - Trình bày đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. a)Mở bài - Giới thiệu bài thơ và hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ. b.Thân bài: - Những cảm xúc, suy nghĩ do bài thơ gợi lên. c. Kết bài:- Ấn tượng chung về bài thơ. * Yêu cầu: - Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên. - Trình bày đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu như trên, phần Thân bài chỉ có một đoạn. - Thiếu mở bài hoặc kết bài. Thân bài chỉ có một đoạn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn. b. Xác định đúng đối tượng. (0,5 đ) * Yêu cầu - Xác định đúng đối tượng biểu cảm: Bài thơ em yêu thích. - Xác định chưa rõ đối tượng biểu cảm, nêu chung chung. - Xác định sai đối tượng (hoặc) trình bày lạc sang đối tượng khác. c. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng và thể hiện tình cảm, cảm xúc theo một trình tự hợp lý của sự việc, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, miêu tả… trong quá trình bày tỏ cảm xúc; biết bộc lộ suy nghĩ nhằm thể hiện được quan điểm của bản thân về đối tượng; nội dung biểu cảm phải phù hợp với đời sống thực tiễn, chân thực. (3 đ) - Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các nội dung biểu cảm còn chung chung, chưa nổi bật, một số ý liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên, việc kết hợp thuyết minh với các yếu tố khác còn chưa rõ. - Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo. (0,5 đ) - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh miêu tả đặc sắc, sinh động…), văn viết giàu cảm xúc, nhận thức tốt về đối tượng. - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, thể hiện được một số nhận thức tương đối tốt về đối tượng. 267

0,5 0,25 0

0,5 0,25 0

0,5 0,25 0

3-2,5

1,5 -2 1-0,5 0 0,5

0,25


- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Không thể hiện được nhận 0 thức về đối tượng. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,5 đ) - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0 Tổng 5,0

268


269


270


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.