HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
vectorstock.com/10212086
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THÀNH TỐ TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ “TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI” TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 11 WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ HOA
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THÀNH TỐ TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ “TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI” TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÝ
ĐÀ NẴNG - NĂM 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ HOA
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THÀNH TỐ TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ “TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI” TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 11
Chuyên ngành luận và PPDH Bộ môn Vật lí CAM ĐOAN LỜI: Lý Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu và các số Mã số : 8.14.01.11 liệu nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố bất kỳ một công trình nào khác. Đà Nẵng, tháng 11 năm 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Anh
Người hướng dẫn khoa học: TS. QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN
ĐÀ NẴNG - NĂM 2020
iii
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iiii DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT ............................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Tổng quan vấn đề cần nghiên cứu.................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 6 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 6 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 8. Dự kiến kết quả đạt được ................................................................................. 7 9. Cấu trúc luận văn............................................................................................. 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THÀNH TỐ TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ................ 8 1.1. Năng lực và năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên của học sinh dưới góc độ Vật lí ...................................................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm năng lực.................................................................................... 8 1.1.2. Năng lực của học sinh................................................................................ 9 1.1.3. Năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí ............... 11 1.1.4. Đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí . 12 1.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm ........................................................................ 16 1.2.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 16 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm ........................................................ 18 1.2.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí ............................ 20 1.2.4. Các hình thức của hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí ................. 20 1.2.5. Các yêu cầu khi dạy học bằng hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí .......................... 25 1.2.6. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm ............. 26 1.3. Bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm .................................. 27 1.3.1. Thực trạng của việc bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên
iv
dưới góc độ Vật lí cho học sinh trung học phổ thông thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm ................................................................................................................ 27 1.3.2. Biện pháp bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho học sinh trung học phổ thông ................................................................ 29 1.3.3. Qui trình bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm........................................................... 32 Kết luận chương 1 .................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ “TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI” THUỘC CHƯƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” THEO ĐỊNH HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THÀNH TỐ TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH ....................................... 34 2.1. Đặc điểm chủ đề “Trái đất và Bầu trời” .......................................................... 34 2.1.1. Vị trí và cấu trúc của chủ đề .................................................................... 34 2.1.2. Các mục tiêu cơ bản học sinh cần đạt được khi học chủ đề ...................... 34 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn khi dạy chủ đề...................................................... 35 2.2. Đặc điểm chương “ Mắt. Các dụng cụ quang” ................................................ 35 2.3. Định hướng sử dụng các kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang” trong thiết kế chủ đề “ Trái đất và bầu trời” ................................................................... 37 2.3.1. Về Mắt .................................................................................................... 37 2.3.2. Về Kính lúp ............................................................................................. 38 2.3.3. Về Kính thiên văn .................................................................................... 39 2.4. Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm góp phần bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh ........................................................................................................................... 40 2.4.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo hình thức Ngoại khóa Vật lí chủ đề “Khám phá bí ẩn bầu trời” ......................................................................................... 40 2.4.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm “Nhà thiên văn học tương lai” ................. 50 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 76 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 77 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ................................................................ 77 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................................................ 77 3.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm ................................................. 77 3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................ 77 3.4.1. Công tác chuẩn bị .................................................................................... 77 3.4.2. Tiến hành thực nghiệm: ........................................................................... 77 3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm ........... 77 3.5.1. Thuận lợi ................................................................................................. 77 3.5.2. Khó khăn ................................................................................................. 77
v
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 78 3.6.1. Đánh giá định tính ................................................................................... 78 3.6.2. Thống kê định lượng ............................................................................... 87 Kết luận chương 3 .................................................................................................... 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 99 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..... 101 PHỤ LỤC .............................................................................................................. PL1 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO) BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỘNG (BẢN SAO) NHẬN XÉT CỦA HAI PHẢN BIỆN (BẢN SAO) BẢN TƯỜNG TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN (BẢN SAO) BẢN THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TIẾNG ANH, TIẾNG VIỆT (BẢN CHÍNH)
vi
DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT
DH
dạy học
HS
học sinh
KHKT
khoa học kĩ thuật
GD
giáo dục
GV
giáo viên
M
mức
NL
năng lực
NLTTTHTGTN năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên PP
phương pháp
PPDH
phương pháp dạy học
SGK
sách giáo khoa
TB
trung bình
TN
thực nghiệm
TN
trải nghiệm
THPT
trung học phổ thông
THCS
trung học cơ sở
TNSP
thực nghiệm sư phạm
HĐNK
hoạt động ngoại khóa
KNBP
kĩ năng bộ phận
vii
DANH MỤC BẢNG Số hiệu
Tên bảng
bảng 1.1. 1.2.
Bảng kĩ năng bộ phận và chỉ số hành vi tương ứng của năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Bảng tiêu chí đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí
Trang 12 13
1.3.
Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến GV
27
1.4.
Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến HS
28
3.1. 3.2 3.3.
Thang đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Hệ số các phương pháp đánh giá Kết quả đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên
87 87 89
3.4.
Thống kê các bài kiểm tra
91
3.5.
Phân phối tần suất học sinh đạt điểm Xi
92
3.6.
Phân phối tần suất số HS đạt điểm Xi trở xuống
93
3.7.
Bảng tham số thống kê
94
3.8.
Phân loại học lực
94
viii
DANH MỤC HÌNH Số hiệu
Tên hình
hình 1.1.
Sơ đồ các phẩm chất và năng lực cốt lõi
Trang 10
Quy trình bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới 1.2
tự nhiên dưới góc độ vật lí thông qua tổ chức hoạt động
33
trải nghiệm 2.1
Sơ đồ nội dung của hoạt động ngoại khóa
44
3.1.
Kết quả đánh giá NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí
90
3.2.
Thống kê điểm các bài kiểm tra
91
3.3.
Phân phối tần suất điểm
92
3.4.
Phân phối tần suất lũy tích
93
1
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là mục tiêu quan trọng trong đường lối xây dựng và phát triển của nước ta, điều này đã được khẳng định trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI:“... đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”[1]. Để thực hiện mục tiêu này, nhân tố quyết định thắng lợi chính là nguồn nhân lực. Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng công nghiệp 4.0) với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, robot, công nghệ Nano, công nghệ sinh học… đòi hỏi nước ta cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động, sáng tạo, có đủ khả năng cạnh tranh để thích ứng nền kinh tế tri thức. Do đó giáo dục phải cung cấp nguồn nhân lực không chỉ có trình độ cao mà phải có phẩm chất và năng lực của con người lao động mới. Như vậy, giáo dục Việt Nam cần đổi mới một cách toàn diện cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp (PP) và hình thức tổ chức dạy học (DH). Trong đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh (HS), phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh là một yêu cầu cấp thiết và thực tiễn nhất. Chính vì thế trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã quán triệt và chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ..."[2]. Một trong những cách người học phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo là học thông qua trải nghiệm. Bởi tâm điểm của mọi sự học là cách mà người học xử lí những trải nghiệm có được, đặc biệt là sự chiêm nghiệm sâu sắc về những trải nghiệm đó. Học thông qua trải nghiệm là một phương pháp học tích cực, phù hợp với mọi môn học, đặc biệt là môn Vật lí nhằm phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù của môn học. Phương pháp giáo dục trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận chính cho việc học lấy người học làm trung tâm. Phương pháp học qua trải nghiệm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp này càng tạo cho người học cơ hội củng cố và tổng kết lại những ý tưởng và kĩ năng của mình thông qua việc phản hồi, phân tích, chiêm nghiệm cũng như ứng dụng những ý tưởng, kĩ năng đã tiếp thu trong những tình huống mới. Thông qua hoạt động trải nghiệm nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ hết sức phong phú, không chỉ trong sách vở, từ thầy cô mà còn từ thực tế khiến việc học trở
2
nên gắn bó với đời sống. Hoạt động trải nghiệm trước đây đã được biết đến chủ yếu ở các trường đại học, đó là những chuyến đi thực tế của sinh viên để làm sáng tỏ những kiến thuyết lí thuyết mà sinh viên đã được học. Các trường phổ thông, vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý tới học qua trải nghiệm. Tuy nhiên, các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường vẫn còn mang tính hình thức do chưa nắm vững quy trình của việc học thông qua trải nghiệm, hiểu đơn giản về hoạt động trải nghiệm nên phần lớn chỉ dừng lại ở việc đi thực tế để rõ hơn các vấn đề mới chỉ được tiếp cận từ sách vở. Đồng thời, trong chương trình vật lí phổ thông mới, “Trái đất và Bầu trời” là một trong các nội dung quan trọng nhằm định hướng giáo dục theo hướng phát triển năng lực. Việc dạy học các kiến thức phần này mà cụ thể ở đây chính là các kiến thức thuộc chương 7 “ Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lí 11 thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ giúp cho học sinh sẽ có thể bước đầu tiếp cận với nội dung kiến thức mới trong chương trình Vật lí phổ thông. Từ đó phát triển được hứng thú học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề Trái đất và Bầu trời trong dạy học Vật lí 11” 2. Tổng quan vấn đề cần nghiên cứu 2.1. Hoạt động trải nghiệm Vấn đề học tập qua trải nghiệm không phải là vấn đề mới với nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ. Đặc biệt, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu, luận văn, luận án nào trình bày cụ thể đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí. Vì vậy, tôi tìm hiểu và tham khảo các loại tài liệu đề cập đến những vấn đề chung của hoạt động trải nghiệm như sau: * Nghiên cứu nước ngoài: - Lý thuyết hoạt động nghiên cứu về bản chất quá trình hình thành con người. Trong quá trình nghiên cứu về Lý thuyết hoạt động, A. N. Leonchev (1903-1979) đã nêu ra một luận điểm cơ bản và đã trở thành nguyên tắc nghiên cứu bản chất người và quá trình hình thành con người, đó là “tâm lí hình thành thông qua hoạt động”. Nghĩa là, thông qua hành động của chính bản thân con người, nhân cách mới được hình thành và phát triển. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Nguyên tắc này có ý nghĩa chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục con người trong nhà trường. Người học có tự lực hoạt động thì mới biến kiến thức, kinh nghiệm thành trí thức, kĩ năng của bản thân [14]. - Lý thuyết xã hội đã chỉ ra rằng, môi trường xã hội - lịch sử không chỉ là đối tượng, là điều kiện, phương tiện mà còn là môi trường hình thành tâm lí mỗi cá nhân. Con người tương tác với những người xung quanh tương tác trong môi trường xã hội sẽ hình thành nên tâm lý người. Vận dụng nguyên tắc ấy trong giáo dục, nhà tâm lí học L.S. Vygotsky đã chỉ ra rằng: Trong giáo dục, trong một lớp học cần coi trọng sự khám phá
3
có sự trợ giúp hơn là sự tự khám phá. Sự khuyến khích bằng ngôn ngữ của giáo viên và sự cộng tác cả các bạn cùng lứa tuổi trong học tập là rất quan trọng. Như vậy, quá trình học tập, học sinh cần được hoạt động, tương tác với các bạn trong lớp, dưới sự chỉ huy, hướng dẫn của giáo viên để hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có hiệu quả. - Một trong những lý thuyết trực tiếp của hoạt động trải nghiệm trong dạy học là Lý thuyết học từ trải nghiệm của David A Kolb. Trong đó, Kolb đã chỉ ra rằng: “Học từ trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm học. Học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân”[16]. Lý thuyết Học từ trải nghiệm là cách tiếp cận về phương pháp học đối với các lĩnh vực nhận thức. Nếu như mục đích của việc dạy học chủ yếu là hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực và hành động khoa học cho mỗi cá nhân thì mục đích hoạt động giáo dục cho mỗi cá nhân thì mục đích hoạt động giáo dục là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, các giá trị sống, kĩ năng sống và những năng lực chung khác. Khi tiến hành tác động vào nhận thức của người học thì có thể phát triển được sự hiểu biết khoa học nhưng để hình thành và phát triển phẩm chất thì người học phải được trải nghiệm. Trải nghiệm sẽ làm cho việc học trở nên hiệu quả nếu trải nghiệm có sự định hướng, tư vấn đúng đắn của người dạy. - Nhà khoa học nổi tiếng người Mĩ ở giữa thế kỉ XX, John Dewey đã đưa ra quan điểm về vai trò của kinh nghiệm trong giáo dục. Theo ông, học qua trải nghiệm xảy ra khi một người học sau khi tham gia trải nghiệm nhìn nhận lại và đánh giá, xác định cái gì là hữu ích hoặc quan trong cần nhớ và sử dụng những điều này đề thực hiện các hoạt động khác trong tương lai [15],[21]. - Tại Anh, trong “Chương trình giáo dục phổ thông Anh Quốc” năm 2013, trung tâm Widehorizon thành lập năm 2004 như là niềm hi vọng của giáo dục ngoài trời, trong đó dạy học phiêu lưu – mạo hiểm là một hình thức của trải nghiệm. Tầm nhìn sứ mệnh của tổ chức này đơn giản là: “Chúng tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đều có cơ hội trải nghiệm những tri thức về phiêu lưu mạo hiểm như là một phần được giáo dục trong cuộc đời chúng.” Đó cũng chính là một thức của tổ chức các hoạt động sáng tạo cho trẻ em. - Một số quan niệm khác của các học giả quốc tế cho rằng giáo dục trải nghiệm coi trọng và khuyến khích mối liên hệ giữa các bài học trừu tượng với các hoạt động giáo dục cụ thể để tối ưu hóa kết quả học tập (Sakofs, 1995); học từ trải nghiệm phải gắn kinh nghiệm của người học với hoạt động phản ánh và phân tích (Chapman, McPhee and Proudman, 1995); chỉ có kinh nghiệm thì chưa đủ để được gọi là trải nghiệm; chính quá trình phản ánh đã chuyển hóa kinh nghiệm thành trải nghiệm giáo dục (Joplin, 1995). Tóm lại, từ các nghiên về tâm lí học và giáo dục học cũng như các mô hình học tập trải nghiệm trên thế giới đã và đang khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của
4
hoạt động trải nghiệm trong hình thành và phát triển năng lực học sinh. * Nghiên cứu trong nước: - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề cập đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh như là một phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học. Mục đích của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất cho người học; các giá trị sống, kĩ năng sống và những năng lực cần có của người học để đáp ứng những yêu cầu con người trong xã hội hiện đại. Các hoạt động trải nghiệm sẽ được thiết kế theo chủ đề của từng môn học và theo hướng tích hợp liên môn. Hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cũng phong phú linh hoạt hơn, mở hơn về thời gian, không gian, quy mô, đối tượng tham gia,… tạo điều kiện tối đa cho người học tham gia trải nghiệm và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo. Hơn hết, người học được chú trọng xác định là trung tâm của quá trình trải nghiệm sáng tạo. Trong nội dung của Chương trình Tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT - BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đề cập đến tám lĩnh vực học tập chủ chốt và hoạt động trải nghiệm[4]. Theo đó, hoạt động trải nghiệm sẽ được thiết kế, tổ chức ở cả ba cấp học, được phát triển từ các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa và được thiết kế theo các chuyên đề từ chọn. Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức bằng các hình thức như: tham quan thực tế, diễn đàn, giao lưu, trò chơi, câu lạc bộ,… Từ đó, học sinh được phát triển các kĩ năng, năng lực cũng như cảm xúc, phẩm chất đạo đức, … nhờ việc vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. Như vậy, có thể thấy hoạt động trải nghiệm chính là một nội dung quan trọng trong định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam giai đoạn hiện nay - Ở nước ta cũng có một công trình nghiên cứu, bài viết về lí luận dạy học cũng đề cập đến vấn đề tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: + Tác giả Loát Trần (Châu Thành, Tây Ninh) trong bài viết “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có phát huy tính tích cực ở học sinh?” cũng đã đề cập đến quan niệm về hoạt động trải nghiệm. Theo tác giả, khi tham gia trải nghiệm học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả. Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo[20]. + Tác giả Đinh Thị Kim Thoa, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình bày đến sự khác biệt giữa học đi đôi với hành, học thông qua làm và học từ trải nghiệm trong bài viết “Hoạt động trải nghiệm góc nhìn từ lí thuyết và học từ trải nghiệm”. Trong đó, “học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm nhưng khác
5
ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân”[10] + Tác giả Cao Thị Sông Hương cho rằng học tập thông qua trải nghiệm đã thiết lập hoạt động học như là một quá trình mở, được điều khiển bởi sự trải nghiệm, giải quyết các xung đột nhận thúc thông qua tương tác giữa các nhân với môi trường để tạo ra kiến thức[8]. Từ những nghiên cứu trong nước và nước ngoài có thể thấy vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong dạy học đến việc phát triển năng lực học sinh. 2.2. Hoạt động trải nghiệm trong môn học Vật lí Trong dạy học Vật lí hiện nay, hoạt động trải nghiệm đã ngày càng trở thành một trong các con đường quan trọng giúp cho học sinh tiếp cận kiến thức. Nhiều trường THCS và THPT tiến hành tổ chức dạy học theo chủ đề theo hướng trải nghiệm giúp HS phát triển nhiều năng lực. Tuy nhiên, việc thiết kế hoạt động trải nghiệm môn Vật lí đa phần đều tập trung ở chương trình THCS với nhiều nội dung như: Chưng cất nước, chế tạo pin điện hóa đơn giản, phòng chống tiếng ồn… Trong chương trình Vật lí phổ thông hoạt động trải nghiệm chủ yếu diễn ra dưới các hình thức như ngoại khóa, tham quan là các hoạt động được tiến hành dựa trên việc kết hợp với hoạt động ngoại khóa của các Tổ chuyên môn được diễn ra thường niên 1 năm 1 lần theo kế hoạch dạy học của Bộ môn Vật lí. Một trong các hình thức tiến hành hoạt động trải nghiệm tạo hứng thú để HS tham gia đó chính là các cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật như: cuộc thi KHKT hằng năm ở các tỉnh, thành phố; cuộc thi Robocon dành cho HS THPT… Các hoạt động đó kết thúc thành công với rất nhiều sáng chế, sáng kiến, giải pháp có tính ứng dụng cao ở rất nhiều lĩnh vực, trong đó có Vật lí. Tuy nhiên, các hoạt động này chủ yếu dành cho các học sinh có đam mê lớn, có khả năng ứng dụng KHKT và thời gian tiến hành hoạt động này rất dài vì các sản phẩm phải có tính ứng dụng và sáng tạo cao. Ngoài ra, trong quá trình dạy học Vật lí, các hoạt động trải nghiệm được thiết kế lồng ghép vào tiết học dưới hình thức định hướng hoạt động tìm hiểu về các ứng dụng Vật lí trong cuộc sống và trong nhà trường. Trong cuộc sống, qua mỗi tiết dạy, khuyến khích HS tìm hiểu nguyên lí hoạt động và cấu tạo cơ bản của các vật dụng xung quanh ta. Ví dụ: bàn ủi ( bộ phận tự động ngắt: rơ le nhiệt), bếp từ ( dòng điện Foucault), bếp điện ( Định luật Joule-Lenz),… Biết tận dụng những bộ phận trong các thiết bị hư hỏng để tái sử dụng hoặc có thể sữa chữa những hư hỏng nhỏ của vật dụng trong gia đình. Thông qua hoạt động tìm hiểu học sinh trải nghiệm những kiến thức trong đời sống thường hay bắt gặp nhưng chưa giải thích được. Trong nhà trường, giáo viên phát động học sinh làm ra các sản phẩm đơn giản ứng dụng kiến thức Vật lí đã biết, quá trình làm sản phẩm chủ yếu diễn ra ở nhà, một học sinh hay nhiều học sinh hoàn thành, điểm sản phẩm được cộng vào bài Kiểm tra thường
6
xuyên hoặc định kì. Đối với các sản phẩm mới, lạ, xuất sắc có thể đề nghị nhà trường tham gia cuộc thi KHKT. Như vậy, học tập trải nghiệm trong dạy học Vật lí tạo cơ hội cho HS khám phá ý nghĩa của các kiến thức đối với thực tiễn, phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy siêu nhận thức và năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề, góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận người học. 2.3. Năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí
Trong Chương trình giáo dục vật lý phổ thông, phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên được nhấn mạnh, xuyên suốt từ tiểu học đến THPT và được hiện thực hoá thông qua các mạch thực hành, trải nghiệm với các mức độ khác nhau. Năng lực này cũng được hình thành, phát triển thông qua vận dụng kiến thức, kỹ năng vật lý để giải quyết các vấn đề thực tiễn. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất được quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh và vận dụng được vào dạy học các kiến thức thuộc chủ đề “ Trái đất và Bầu trời” 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh và vận dụng được vào dạy học các kiến thức thuộc chủ để “Trái đất và bầu trời” thì sẽ bồi dưỡng được năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy và học chủ đề “Trái đất và Bầu trời” theo hướng bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm nội dung kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ Quang”, Vật lí lớp 11. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh. Xây dựng các biện pháp và qui trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực nói trên và tổ chức bồi dưỡng cho HS trong dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ Quang”, Vật lí lớp 11 với chủ để “Trái đất và bầu trời”. Tổ chức TNSP tại trường THPT Phan Thành Tài, thành phố Đà Nẵng để đánh giá kết quả nghiên cứu. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên và Hoạt động trải nghiệm - Nghiên cứu cấu trúc chương trình, xây dựng chủ đề “Trái đất và bầu trời” và tổ
7
chức hoạt động trải nghiệm chủ đề này - Thực nghiệm sự phạm 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ trên sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: + Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học và tâm lí học, chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Vật lí… + Nghiên cứu cơ sở lí luận của năng lực chung; năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. + Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo - Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn: + Nghiên cứu thực tiễn hoạt động dạy học bồi dưỡng năng tìm hiểu thế giới tự nhiên; dạy học theo hướng trải nghiệm + Tiến hành khảo sát bằng phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn và đàm thoại với HS và GV ở các trường trung học phổ thông. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm + Tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của chuyên đề bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua hoạt động trải nghiệm chủ đề“ Trái đất và Bầu trời”, thuộc chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lí 11. - Phương pháp thống kê, tính toán Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm bằng thống kê toán học. 8. Kết quả nghiên cứu Việc học sinh học tập theo hướng trải nghiệm chủ đề Trái đất và Bầu trời, thuộc chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lí 11 sẽ góp phần bồi dưỡng được năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí, từ đó phát huy được khả năng thực nghiệm, thích nghiên cứu tìm hiểu các kiến thức về tự nhiên, nâng cao được chất lượng dạy và học môn Vật lí. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm Chương 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề “Trái đất và bầu trời” thuộc chương “Mắt. Các dụng cụ quang” theo định hướng bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THÀNH TỐ TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 1.1. Năng lực và năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên của học sinh dưới góc độ Vật lí 1.1.1. Khái niệm năng lực Năng lực là một phạm trù từng được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo từ điển tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. Đứng về góc độ tâm lý học, năng lực trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên sâu từ thế kỷ XIX, trong các công trình thực nghiệm của F.Ganton năng lực có những biểu hiện như tính nhạy bén, chắc chắn, sâu sắc và dễ dàng trong quá trình lĩnh hội một hoạt động mới nào đó. Người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau. Năng lực gắn bó chặt chẽ với tính định hướng chung của nhân cách. Theo Cosmovici thì: “Năng lực là tổ hợp đặc điểm của cá nhân, giải thích sự khác biệt giữa người này với người khác ở khả năng đạt được những kiến thức và hành vi nhất định”. Còn A.N.Leonchiev cho rằng: “năng lực là đặc điểm cá nhân quy định việc thực hiện thành công một hoạt động nhất định”[14]. Nhà tâm lý học A.Rudich đưa ra quan niệm về năng lực như sau: năng lực đó là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định. Năng lực của con người không chỉ là kết quả của sự phát triển và giáo dục mà còn là kết quả hoạt động của các đặc điểm bẩm sinh hay còn gọi là năng khiếu. Năng lực đó là năng khiếu đã được phát triển, có năng khiếu chưa có nghĩa là nhất thiết sẽ biến thành năng lực. Muốn vậy phải có môi trường xung quanh tương ứng và phải có sự giáo dục có chủ đích. Theo Tâm lý học, năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả [8]. Năng lực vừa là tiền đề vừa là kết quả của hoạt động, năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy. Theo quan điểm của Tâm lý học Mác xít, năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Như vậy, năng lực được quan niệm chính là sự kết hợp một cách linh hoạt và tổ chức, kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một
9
yêu cầu phức tạp của hoạt động, trong một bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận động tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm phẩm chất, kiến thức và kỹ năng được thực hiện thông qua các hoạt động của cá nhân và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn. Trong tài liệu tập huấn “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các Hoạt động trải nghiệm trong trường trung học”, năng lực được hiểu là “tổ chức các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả. Hay nói cách khác, năng lực là khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ,…và thực hiện các nhiệm vụ trong hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn” Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực nhưng đều có sự thống nhất như sau: Về đặc điểm: Năng lực được hình thành và bộc lộ trong hoạt động; Năng lực luôn gắn với một hoạt động cụ thể; Năng lực chịu sự chi phối của các yếu tố bẩm sinh di truyền, môi trường và hoạt động của bản thân. Về mối quan hệ với tri thức, kĩ năng: Tri thức, kĩ năng là điều kiện cần thiết để hình thành năng lực; năng lực góp phần cho quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng trong lĩnh vực hoạt động nhất định được nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng; có năng lực hoạt động tức là có tri thức, kĩ năng trong lĩnh vực đó, nhưng ngược lại, có tri thức, kĩ năng không có nghĩa là có năng lực về lĩnh vực đó Năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói về một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị, năng lực dạy học của hoạt động giảng dạy… Năng lực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. Tóm lại, dù định nghĩa theo cách nào thì năng lực vẫn gắn liền với khả năng thực hiện, nghĩa là phải biết hành động, phải làm được chứ không dừng lại ở hiểu. Và những hành động này lại gắn với những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kĩ năng, trách nhiệm, thái độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra 1.1.2. Năng lực của học sinh Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục học sinh phổ thông nhằm rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực. Chương trình các môn học và sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy khi triển khai đều hướng tới mục tiêu này. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
10
Chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: - Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh. Chúng ta có thể ghi nhớ bởi sơ đồ Hình 1.1
Hình 1.1. Sơ đồ các phẩm chất và năng lực cốt lõi Trên cơ sở năng lực chung và năng lực chuyên môn, trong dạy học Vật lí giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh những năng lực sau: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tuy duy, trong đó đặc biệt là tư duy vật lí - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ và kí hiệu vật lí - Năng lực tính toán - Năng lực thực hành vật lí - Năng lực vận dụng thực tiễn (Vận dụng kiến thức vào thực tiễn) ... Ở giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp (cấp THPT), Vật lí là môn học thuộc nhóm Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Môn Vật lí giúp học sinh (HS) hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và NL chung được quy định trong Chương trình tổng thể, đồng thời giúp HS hình thành và phát triển được NL Vật lí. Qua đó, HS nhận thức được NL của bản thân, giúp định hướng
11
nghề nghiệp sau này. Chương trình coi trọng việc rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng tri thức vật lý vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển NL trên nền tảng những NL chung và NL tìm hiểu thế giới tự nhiên đã hình thành ở giai đoạn GD cơ bản, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng vào một số ngành nghề cụ thể [4],[5]. 1.1.3. Năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí 1.1.3.1. Khái niệm Năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là năng lực đặc thù, hình thành và phát triển cho học sinh trong quá trình học môn Vật lí. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí được hiểu là tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận 1.1.3.2 Vai trò của năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lý góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, hiểu, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của thế giới tự nhiên để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Trong quá trình phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí , học sinh sẽ biết trân trọng, sử dụng các kiến thức Vật lí đã hình thành để giữ gìn và bảo vệ tự nhiên; có thái độ và hành vi tôn trọng các quy định chung về bảo vệ tự nhiên; hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức vào bảo vệ thế giới tự nhiên của quê hương, đất nước. Năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là một trong 3 thành tố của năng lực Vật lí. Việc nhận thức các kiến thức Vật lí, cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, kết hợp với vận dụng kiến thức Vật lí vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triển năng lực Vật lí ở học sinh. Từ đó tiến đến mục tiêu đào tạo con người năng động sáng tạo trong nhà trường. 1.1.3.3. Các kĩ năng bộ phận của năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Để có thể phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí thì trong quá trình giảng dạy, người dạy cần tiến hành hướng dẫn để học sinh tự lực tìm tòi, khám phá một số sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống bằng cách sử dụng các kĩ năng như quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lý số liệu; dự đoán kết quả nghiên cứu,.. Đồng thời cần sử dụng các kiến thức về thế giới tự nhiên để thấy được nguyên nhân của các hiện tượng, dựa vào các kiến thức đó giải thích được một số hiện tượng khoa học đơn giản gần gũi với đời sống, sản xuất. Trong quá trình thực hiện các kĩ năng trên cần thực hiện song song với một số kỹ năng
12
tìm tòi, khám phá theo tiến trình sau: đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; trình bày kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, thực hiện được việc phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. Biết cách sử dụng các chứng cứ khoa học, lý giải các chứng cứ để rút ra kết luận. Chính vì thế, năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí có thể bao gồm 6 kĩ năng bộ phận sau: Đề xuất vấn đề liên quan đến các kiến thức tự nhiên về Vật lí; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết; Lập kế hoạch thực hiện; Thực hiện kế hoạch; Viết, trình bày báo cáo và thảo luận; Ra quyết định và đề xuất ý kiến để giải quyết. 1.1.4. Đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Các biểu hiện hành vi của năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí được thể hiện ở Bảng 1.1 Bảng 1.1. Bảng kĩ năng bộ phận và chỉ số hành vi tương ứng của năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Kĩ năng bộ phận Chỉ số hành vi Kí hiệu 1.1 1. Đề xuất vấn đề 1.1. Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề liên quan đến các 1.2. Phân tích bối cảnh để đề xuất vấn đề 1.2 kiến thức tự 1.3. Kết nối kiến thức cũ, kinh nghiệm với vấn đề mới 1.3 nhiên về Vật lí 1.4. Diễn đạt bằng lời nói, văn bản về vấn đề đã đề xuất 1.4 2.1 2. Đưa ra phán 2.1. Phân tích vấn đề đã đề xuất đoán và xây 2.2. Đưa ra các dự đoán về nguyên nhân, hệ quả của vấn 2.2 dựng giả thuyết đề 2.3. Phân tích các dự đoán 2.3 2.4. Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu 2.4 3.1 3. Lập kế hoạch 3.1. Xây dựng khung logic nội dung tìm hiểu thực hiện 3.2. Xác định các công việc cần thực hiện 3.2 3.3. Lựa chọn phương pháp thích hợp. 3.3 3.4. Lập kế hoạch triển khai tìm hiểu 3.4 4.1 4. Thực hiện kế 4.1. Thu thập, lưu giữ dữ liệu hoạch 4.2. Phân tích, xử lí dữ liệu 4.2 4.3. Đánh giá và so sánh kết quả với giả thuyết 4.3 4.4. Giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh khi cần thiết 4.4 5.1 5. Viết, trình bày 5.1. Biểu đạt quá trình làm việc và kết quả tìm hiểu báo cáo và thảo 5.2. Viết báo cáo sau quá trình tìm hiểu 5.2 luận 5.3. Trình báo cáo trước tập thể 5.3 5.4. Thảo luận để bảo vệ kết quả tìm hiểu 5.4 6. Ra quyết định 6.1. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu 6.1 và đề xuất ý kiến 6.2. Đưa ra khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu 6.2 để giải quyết
13
Kĩ năng bộ phận 1. Đề xuất vấn đề liên quan đến các kiến thức tự nhiên về Vật lí
2. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết
Bảng 1.2. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Mức độ - Gán điểm Chỉ số hành vi 3 2 1 3 điểm 2 điểm 1 điểm 1.1. Nhận ra và Tự đưa ra được Đưa ra được giả Chưa đưa ra được đặt được câu hỏi giả thuyết, vấn thuyết vấn đề cần giả thuyết vấn đề liên quan đến đề cần tìm hiểu tìm hiểu nhưng cần tìm hiểu vấn đề một cách đầy đủ. chưa đầy đủ 1.2. Phân tích Tự phân tích Phân tích được Không phân tích bối cảnh để đề được bối cảnh để bối cảnh đề đề được bối cảnh xuất vấn đề đề xuất vấn đề xuất vấn đề dưới sự trợ giúp một phần của GV 1.3. Kết nối kiến Tự kết nối được Kết nối được kiến Chưa kết nối thức cũ, kinh kiến thức cũ, thức cũ, kinh được kiến thức nghiệm với vấn kinh nghiệm với nghiệm nhưng cũ, kinh nghiệm đề mới vấn đề mới. chưa chính xác với vấn đề mới. hoàn toàn 1.4. Diễn đạt Diễn đạt vấn đề Diễn đạt được vấn Không diễn đạt bằng lời nói, văn một cách mạch đề nhưng chưa đủ được vấn đề. bản về vấn đề đã lạc, thuyết phục. thuyết phục hoặc đề xuất chưa mạch lạc 2.1. Phân tích Tự phân tích Phân tích được Không phân tích vấn đề đã đề được vấn đề vấn đề nhưng được vấn đề đã đề xuất chưa đầy đủ, cần xuất sự trợ giúp một phần của GV 2.2. Đưa ra các Đưa ra được Đưa ra được phán Không đưa ra dự đoán về phán đoán chính đoán nhưng chưa được phán đoán nguyên nhân, hệ xác và đầy đủ đầy đủ hoặc đưa ra được quả của vấn đề. các phán đoán nhưng không chính xác 2.3. Phân tích Phân tích chính Phân tích được Không phân tích các dự đoán xác các dự đoán các dự đoán được các dự đoán nhưng chưa đầy hoặc phân tích đủ được nhưng
14
Kĩ năng bộ Chỉ số hành vi phận 2.4. Xây dựng và phát biểu giả thuyết cần tìm hiểu 3. Lập kế 3.1. Xây dựng hoạch thực khung logic nội dung tìm hiểu hiện
3.2. Xác định các công việc cần thực hiện 3.3. Lựa chọn phương pháp thích hợp
4. Thực hiện kế hoạch
3.4. Lập kế hoạch chi tiết triển khai tìm hiểm 4.1. Thu thập, lưu giữ dữ liệu
4.2. Phân tích, xử lí dữ liệu 4.3. Đánh giá và so sánh kết quả với giả thuyết
Mức độ - Gán điểm 3 2 1 3 điểm 2 điểm 1 điểm không chính xác Xây đựng được Xây dựng được Không xây dựng giả thuyết cần giả thuyết nhưng được giả thuyết tìm hiểu một chưa rõ ràng cách rõ ràng. Lập được khung Lập được khung Chưa lập được logic nội dung logic nội dung tìm khung logic nội tìm hiểu một hiểu nhưng chưa dung tìm hiểu cách chi tiết, rõ rõ ràng ràng Xác định được Xác định được Không xác định các công việc các công việc cần được các công cần thực hiện thực hiện nhưng việc cần thực hiện một cách đầy đủ chưa đầy đủ Tìm được Tìm được phương Không tìm được phương pháp pháp thích hợp phương pháp thích hợp một nhưng còn chậm. thích hợp, cần sự cách nhanh hướng dẫn của chóng. giáo viên Lập được kế Lập được kế Không lập được hoạch triển khai hoạch triển khai kế hoạch triển một cách nhanh nhưng còn chậm. khai chóng. Thu thập và lưu Thu thập được Không thu thập giữ được dữ liệu nhưng không lưu và lưu giữ được chính xác giữ được dữ liệu dữ liệu. hoặc thu thập được nhưng chưa chính xác Phân tích và xử Phân tích và xử lí Không phân tích lí đúng dữ liệu được dữ liệu và không xử lí nhưng còn sai sót được dữ liệu Tự đánh giá và Đánh giá và so Không đánh giá so sánh kết quả sánh được kết quả và so sánh được với giả thuyết với giả thuyết kết quả với giả
15
Kĩ năng bộ Chỉ số hành vi phận
4.4. Giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh khi cần thiết 5. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận
5.1. Biểu đạt quá trình làm việc và kết quả tìm hiểu 5.2. Viết báo cáo sau quá trình tìm hiểu 5.3. Trình báo các trước tập thể
5.4. Thảo luận để bảo vệ kết quả tìm hiểu 6. Ra quyết 6.1. Đưa ra được định và đề quyết định xử lí xuất ý kiến cho vấn đề đã tìm hiểu để giải quyết 6.2. Đưa ra khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu
Mức độ - Gán điểm 3 2 1 3 điểm 2 điểm 1 điểm chính xác. nhưng chưa đầy thuyết đủ Giải thích được Giải thích và rút Không giải thích và rút ra các kết ra được kết luận và rút ra được kết luận một cách nhưng còn chậm luận chính xác, nhanh chóng Biểu đạt đúng và Biểu đạt được Không biểu đạt đầy đủ nhưng chưa đầy được quá trình và đủ kết quả Báo cáo viết Báo cáo viết đúng Không viết được đúng, đầy đủ nhưng chưa đầy báo cáo đủ Trình bày được Trình bày được Không trình bày báo cáo trước báo cáo trước tập được báo cáo tập thể một cách thể nhưng chưa trước tập thể lưu loát, tự tin lưu loát, tự tin Thảo luận và Có thảo luận Không tham gia bảo vệ được kết nhưng chưa bảo thảo luận quả tìm hiểu vệ được kết quả Đưa ra được Đưa ra quyết định Không đưa ra quyết định xử lí nhưng chưa xử lí quyết định cho vấn đề đã được tìm hiểu Đưa ra khuyến Đưa ra kiến nghị Không đưa ra nghị vận dụng nhưng không vận kiến nghị được kết quả tìm dụng được hiểu
16
Tiêu chí đánh giá Mức 3: 3 điểm Mức 2: 2 điểm Mức 1: 1 điểm Cách tính điểm: Điểm trung bình =
ổ
để
đá
á á
ỉ ố
Cách tích điểm chênh lệch thang đo Điểm chênh lệch thang đo = (điểm tối đa – điểm tối thiểu)/số mức đo. Phân loại năng lực: Điểm từ 1 đến 1,67 : Thành tố năng lực THTGTN ở mức độ 1 Điểm từ 1,68 đến 2,33 : Thành tố năng lực THTGTN ở mức độ 2 Điểm từ 2,34 đến 3 : Thành tố năng lực THTGTN ở mức độ 3 1.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Trải nghiệm Theo từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Trải nghiệm là trải qua, kinh qua”; như vậy, trải nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể trực tiếp được tham gia vào các hoạt động và từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân mình. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, “trải nghiệm” được diễn giải theo hai nghĩa. “Trải nghiệm” theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắc, cảm xúc nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người”. Theo nghĩa hẹp, “trải nghiệm là những tín hiệu bên trong, nhờ đó các sự kiện diễn ra đối với cá nhân được ý thức chuyển thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân”. Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, trải nghiệm hay kinh nghiệm là tổng quan khái niệm bao gồm tri thứ, kĩ năng trong quan sát sự vật hoặc sự kiện đạt được thông qua tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật, sự kiện đó. Như vậy, trải nghiệm đạt được thường thông qua thực hành, thử nghiệm để đi đến một tri thức về sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng, sự kiện. 1.2.1.2. Hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm Hoạt động giáo dục theo nghĩa rộng là “những hoạt động có chủ đích có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua cách thức phù hợp nhằm để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục”. Hoạt động giáo dục này bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp.
17
Hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp được hiểu là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch do nhà giáo dục định hướng, kế hoạch, tổ chức trong và ngoài giờ học, trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiên mục tiêu giáo dục theo nghĩa hẹp, hình thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống hoặc các năng lực tâm lý xã hội… Hoạt động dạy học là quá trình người dạy tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của người học lĩnh hội tri thức khoa học kinh nghiệm của loài người để phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách người học. Như vậy, hoạt động dạy học chủ yếu nhằm phát triển trí tuệ, hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp chủ yếu nhằm phát triển phẩm chất đạo đức, đời sống tình cảm. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục thông qua một loạt các hoạt động như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể… Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mọi hoạt động giáo dục (nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và các mục tiêu của hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) nói trên sẽ được thực hiện chỉ trong một hoạt động có tên gọi là Hoạt động trải nghiệm. Như vậy Hoạt động trải nghiệm sẽ thực hiện tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể…và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của giai đoạn mới. Như vậy khái niệm hoạt động học tập TNST trong nhà trường phổ thông có thể được hiểu là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động TNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho việc dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, hoạt động TNST sẽ khai thác kinh nghiệm của mỗi cá nhân, tạo cơ hội cho các em vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế và đưa ra những sáng kiến của mình, từ đó phát huy và nuôi dưỡng tính sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh. Từ khái niệm này cho thấy, so với hoạt động ngoài giờ lên lớp đang được tiến hành hiện nay trong chương trình phổ thông thì hoạt động TNST sẽ phong phú hơn về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động. Đặc biệt mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chật năng lực nhất định của học sinh. Theo hiệp hội “giáo dục trải nghiệm” quốc tế thì học qua trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển các năng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Học tập trải nghiệm còn được hiểu là “hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân học sinh trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình
18
cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách, các năng lực…, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạp cá nhân của mình. Các khái niệm này đều khẳng định vai trò định hướng, hướng dẫn của nhà giáo dục. Nhà giáo dục không tổ chức, phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hỗ trợ, giám sát. Học sinh là chủ thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo; hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Từ đó có thể thấy rằng hoạt động học tập trải nghiệm là phương thức hoạt động chỉ sự tương tác, sự tác động của chủ thể với đối tượng xung quanh và ngược lại. Hoạt động ở đây là hoạt động của chính bản thân chủ thể. Những hoạt động này và mang tính trải nghiệm, vừa là cách nhận thức, tác động của riêng mỗi chủ thể. Qua hoạt động giải quyết vấn đề mà người học thu nhận những giá trị cần thiết của bản thân, đó chính là quá trình mang tính trải nghiệm. Học tập trải nghiệm sáng tạo nhấn mạnh đến sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lục sáng tạo của người học. Trong đó “trải nghiệm” là phương thức giáo dục, “sáng tạo” là mục tiêu giáo dục. 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm a. Nội dung hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp. Nội dung hoạt động trải nghiệm rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chất người lao động, nhà nghiên cứu… Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. b. Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật... Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các Hoạt động trải nghiệm, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động.
19
c. Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè… Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. d. Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, những tổ chức kinh tế… Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (có thể hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, Hoạt động trải nghiệm tạo điều kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của Hoạt động trải nghiệm. e. Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế giới xung quanh bằng nhiều con đường khác nhau để phát triển nhân cách mình là mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập. Tuy nhiên có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn. Thí dụ, phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế cơ thể trong không gian, niềm vui sướng hạnh phúc... những điều này chỉ thực sự có được khi học sinh được trải nghiệm với chúng. Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật, định lý... Tóm lại, học từ trải nghiệm là một phương thức học hiệu quả, nó giúp hình thành
20
năng lực cho trẻ. Học từ trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế, xã hội… Học từ trải nghiệm cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn. Hoạt động giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm. f. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm Để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông, giáo viên có thể vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học như: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp dạy học dự án… 1.2.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí HS dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kĩ năng sống khác. Chính vì thế, hoạt động trải nghiệm buộc học sinh phải sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...), tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn; có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của người học. Thông qua trải nghiệm, học sinh thực hiện quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin; việc học cũng trở nên thú vị hơn với học sinh, học sinh không đặt nặng vấn đề điểm số. Khi chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, học sinh được rèn luyện tính kỷ luật. Học sinh cũng có thể học các kỹ năng sống được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế. Với phương pháp học thông qua trải nghiệm luyện được cho học sinh cả về kiến thức và kĩ năng học tập, tìm tòi, phân tích và áp dụng thực tiễn. Nhờ vậy, các em sẽ có được một kho tàng kiến thức vững chắc, trang bị cho bản thân kĩ năng xã hội một cách toàn diện. HĐTN làm cho nội dung giáo dục không bị rập khuôn theo sách vở, mà gắn liền với thực tiễn xã hội, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động trong môi trường học tập trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển năng lực (NL), nhân cách cho HS, đặc biệt là đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1.2.4. Các hình thức của hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí Như trên đã trình bày, hoạt động trải nghiệm có rất nhiều hình thức. Dưới đây là một vài hình thức của hoạt động trải nghiệm có thể áp dụng trong dạy học Vật lí ở trường
21
phổ thông, cũng như mục đích và các chú ý khi khai thác và sử dụng các hình thức đó Hình thức Nội dung Mục đích Chú ý Câu lạc bộ GV thành lập các Tạo môi trường giao Hoạt động của câu CLB và tổ chức cho lưu thân thiện, tích lạc bộ cần được duy HS các hoạt động cực giữa các HS với trì thường xuyên với nhau nội dung phong phú thì mới lôi cuốn HS tham gia Nghiên cứu Những hoạt động Giúp học sinh tự Cái mới trong hoạt khoa học thuộc về công việc tổ nghiên cứu cái mới động nghiên cứu khoa chức hoạt động tìm theo tư duy nhận thức học của HS khác với kiếm, khám phá của bản thân cái mới trong hoạt những điều mới mẻ động nghiên cứa khoa đối với học sinh trong học của nhà khoa học. phạm vi các hoạt động Nên khi đánh giá hoạt giáo dục của nhà động này cần phải dựa trường trên việc cái mới các em tìm ra phù hợp với nhận thức của các em Ngoại khóa Hoạt động ngoại Hoạt động ngoại khóa Cần phải xác định khóa Vật lí là một gây hứng thú cho HS , mục đích của hoạt trong những hoạt phát triển tư duy, rèn động ngoại khóa để sử động ngoài giờ lên luyện một số kĩ năng, dụng hình thức tổ lớp, có tổ chức, có kế củng cố, bổ sung, mở chức hoạt động cho hoạch, có phương rộng và nâng cao kiến phù hợp. Có 3 hình hướng xác định, được thức Vật lí của HS thức chủ yếu dành do tiến hành theo nguyên đồng thời góp phần hoạt động ngoại khóa tắc tự nguyện ở ngoài nâng cao chất lượng Vật lí: HĐNG mang giờ lên lớp chính học tập. tính chất cá nhân, khóa, dưới sự hướng HĐNG theo các dẫn của GV Vật lí với nhóm, HĐNK có tính số lượng HS không quần chúng rộng rãi. hạn chế. Trò chơi GV tổ chức các Có tác dụng giáo dục Các câu hỏi trò hoạt động vui chơi với “học mà chơi, chơi mà chơi phải được chọn nội dung kiến thức học”. Phát huy tính lọc kĩ để phù hợp với thuộc nhiều lĩnh vực sáng tạo, hấp dẫn và nội dung kiến thức khác nhau, gây hứng thú cho học cần truyền tải đến cho
22
Hình thức
Diễn đàn
Nội dung
Là cách tổ chức hoạt động để HS trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Đồng thời là dịp để các em lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau.
Tham quan, dã Tổ chức cho các em ngoại HS được đi thăm các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc một đại danh nổi tiếng của đất nước ở xa nơi các em đang sống, học
Mục đích sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, ... Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Qua các diễn đàn, các thầy cô giáo, cha mẹ HS và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhà trường và gia đình. Phát huy khả năng sáng tạo và tăng cường tính độc lập của HS. Giúp các em có được những kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính
Chú ý HS. Các câu hỏi mang tính thách thức, không nên quá dễ làm học sinh không hào hứng, cũng không nên quá khó HS sẽ không muốn tham gia
Ban Giám khảo, người dẫn chương trình phải là những người có khả năng lôi kéo học sinh tham gia vào hoạt động diễn đàn, đồng thời giúp duy trì diễn đàn bằng cách xử lí được các tình huống có thể xảy ra trong diễn đàn
Khó khăn trong việc quản lí học sinh và tìm địa điểm phù hợp
23
Hình thức
Nội dung
Mục đích
tập, ... GV tổ chức các hội thi giữa các cá nhân hoặc tập
các em Tạo môi trường cạnh tranh cho các cá nhân, tập thể thi đua vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn bằng việc tìm ra người thắng cuộc. Nội dung của hội thi rất phong phú,
Hoạt động giao GV tổ chức cho HS lưu được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó.
Thông qua hoạt động giao lưu HS có được những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của HS, được HS quan tâm và hào hứng. Tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của HS đối với các vấn đề xã hội như môi trường, giao thông, an toàn xã hội… giúp HS có ý thức hành động vì cộng đồng, tập dượt cho HS tham gia giải quyết những vấn đề xã hội, phát triển ở học
Hội thi / cuộc thi
Hoạt động chiến dịch
Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm, thấu cảm của HS trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, ... để
Chú ý Chủ yếu dành được cho một vài cá nhân tiêu biểu, có hứng thú nghiên cứu vấn đề. Quá trình tổ chức hội thi cần phải linh hoạt, sáng tạo thì mới thu hút được nhiều học sinh tham gia nên việc lựa chọn các chủ đề trở nên khó khăn Nội dung giao lưu cần phải gây hứng thú và phù hợp với HS. Người hướng dẫn hoạt động giao lưu cần phải có kĩ năng giao tiếp, gợi mở, đồng thời kiến thức về nội dung giao lưu phải sâu rộng thì mới góp phần cho hoạt động giao lưu thành công Để thực hiện hoạt động chiến dịch được tốt cần xây dựng kế hoạch để triển khai chiến dịch cụ thể, khả thi với các nguồn lực huy động được và HS phải được trang bị trước một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia vào chiến dịch.
24
Hình thức
Nội dung kịp thời giúp đỡ, giúp h ọ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng Hoạt động tình Hoạt động tình nguyện nguyện là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác cao, học sinh tự mình nhận lấy trách nhiệm, sẵn sàng làm việc (thường là những việc khó khăn, đòi hỏi phải hi sinh thời gian, công sức, tiền của,...), không quản ngại khó khăn, gian khổ, đóng góp công sức cho các hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng, của xã hội, của thế giới nói chung, không đòi hỏi lợi ích vật chất cho bản thân. Lao động công Tổ chức cho HS đóng ích góp một phần sức lao động của mình để tham gia xây dựng, tu bổ các công trình công cộng, dọn dẹp cảnh quan môi trường nơi mình sống vì lợi ích chung của cộng đồng nhằm duy trì, bảo tồn các công trình công cộng, các di tích cũng
Mục đích Chú ý sinh một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra quyết định Góp phần hình Khó thực hiện đối thành ở học sinh tính với học sinh do thời tự giác thực hiện mục gian học tập và hoạt tiêu chung. động không được linh hoạt
Lao động công ích giúp HS hiểu được giá trị của lao động, từ đó biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng. Thông qua lao động công ích HS được rèn luyện các kĩ năng sống như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng
Cần có sự đồng ý của Ban giám hiệu vì các hoạt động này thường diễn ra bên ngoài trường học.
25
Hình thức
Nội dung như tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, ...
Sinh hoạt tập thể
Là cách giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS thông qua các bài học một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn. Chúng ta nên biến những bài học đó thành những bài ca, điệu múa, điệu dân vũ, vở kịch hay trò chơi,... để các em được học tập một cách dễ hiểu, gần gũi, thoải mái nhất
Mục đích tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch, .. Sinh hoạt tập thể là một yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên. Sinh hoạt tập thể giúp các em được thư giãn sau những giờ học mệt mỏi với những bài vở, lý thuyết ở trong nhà trường. Sinh hoạt tập thể là hình thức chuyển tải những bài học về đạo đức, nhân bản, luân lý, giá trị,... đến với HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn.
Chú ý
Cần chú trọng đến không gian sinh hoạt tập thể ho phù hợp với hoạt động cần hướng đến.
1.2.5. Các yêu cầu khi dạy học bằng hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Thứ nhất, cần có đủ điều kiện và phương tiện giảng dạy tiến tiến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, dụng cụ, thư viện với đầy đủ tài liệu. Đồng thời cần cập nhật thêm một số phần mềm trợ giúp để có thể giúp cho việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên. Thứ hai, qui mô lớp học phải hợp lý, không quá đông học sinh, đảm bảo để giáo viên có thể quán xuyến, theo dõi, hỗ trợ học sinh một cách tốt nhất. Thứ ba, cần có sự thay đổi của giáo viên. Bản thân mỗi giáo viên phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nâng cao vốn hiểu biết về tự nhiên và kỹ năng giải
26
quyết các thắc mắc của học sinh này sinh trong quá trình học tập thực tế. Thứ tư, phải đảm bảo rèn luyện năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên vào việc giải quyết những vấn đề học tập và thực tiễn của cuộc sống có liên quan đến bộ môn vật lý một cách thường xuyên, kết hợp với việc rèn luyện một số năng lực cần thiết khác. Thứ năm, trong quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên cần đảm bảo được các mục tiêu giáo dục phổ thông môn Vật lí, mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và cần phải đảm bảo tính khoa học, chính xác của kiến thức. 1.2.6. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm a. Thuận lợi - Phương pháp khiến người học sử dụng tổng hợp các giác quan ( nghe, nhìn, chạm, ngửi,… ) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn. - Các cách thức dạy và học đa dạng của phương pháp có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của người học. - Người học được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. - Việc học trở nên thú vị hơn với người học và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. - Khi học sinh được chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, các em sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều học được và ít gặp vấn đề tuân thủ các kỉ luật trong giờ học. Học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, không gò bó, nhờ đó phát huy được các khả năng và năng lực vốn có của bản thân. - Học sinh có thể học các kĩ năng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kĩ năng đó vào thực tế b. Khó khăn Dạy học thông qua trải nghiệm mặc dù có rất nhiều ưu điểm, thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn một số hạn chế trong những trường hợp nhất định như: - Phương pháp với đặc điểm chú ý đến trải nghiệm của người học, chú ý đến khả năng học sinh sử dụng những điều đã trải qua để vận dụng vào giải quyết vấn đề có thể trông không quy củ và không thoải mái đối với những người dạy theo các phương pháp truyền thống trước đây. - Phương pháp đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị hơn từ người dạy và có thể cần nhiều thời gian hơn để thực hiện với người học. - Trong quá trình thực hiện phương pháp thì không phải lúc nào kết quả nhận được cũng giống với những gì mà người dạy dự kiến trong phần chuẩn bị của mình, người dạy có thể nhận được các câu trả lời khác với dự kiến hoặc sai hoàn toàn với dự kiến nên người dạy cần phải có năng lực điều hướng hoạt động của học sinh theo đúng với
27
những gì bản thân muốn học sinh tiếp nhận. Vì vậy, trong quá trình dạy học thông qua trải nghiệm, sự kiên nhẫn của người dạy là một điều rất quan trọng và không thể thiếu. 1.3. Bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm 1.3.1. Thực trạng của việc bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho học sinh trung học phổ thông thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm 1.3.1.1 Mục đích điều tra Để biết thực trạng của việc bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho học sinh trung học phổ thông thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm tôi tiến hành điều tra ở một số trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng. 1.3.1.2. Phương pháp điều tra - Trao đổi trực tiếp với 10 GV giảng dạy Vật lý tại trường THPT Phan Thành Tài và 15 giáo viên tại các trường khác cùng với 60 HS khối 11 trường THPT Phan Thành Tài - Sử dụng phiếu khảo sát đối với GV, đối với HS (xem PHỤ LỤC). 1.3.1.3. Kết quả khảo sát Qua thăm dò ý kiến, tôi nhận thấy: a. Kết quả khảo sát đối với GV: Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến GV Tổng số phiếu: 30 Phương án Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 chọn 0 24 0 24 15 0 30 A 0 80 0 80 50 0 100 Tỉ lệ (%) 18 6 30 6 6 6 0 B 60 20 100 20 20 20 0 Tỉ lệ (%) 6 0 0 0 9 9 C 20 0 30 30 Tỉ lệ (%) 6 0 15 D 20 30 Tỉ lệ (%) 100% GV đã được tiếp cận với dạy học trải nghiệm theo nhiều con đường khác nhau, trong đó có 40% là tự nghiên cứu và từ học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên khác, 60% giáo viên có bằng Thạc sĩ được đào tạo về các phương pháp dạy học mới tại các trường Đại học Sư phạm. Bên cạnh đó đa phần các giáo viên đều ở trình độ Thạc sĩ nên có cái nhìn khách quan với dạy học trải nghiệm nên thấy được việc cần thiết của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. 100% GV không tổ chức dạy học trải nghiệm thường xuyên, tổ chức hoạt động trải
28
nghiệm thông qua các hoạt động ngoại khóa của Tổ chuyên môn hoặc Hội thi Vật lí là chủ yếu, còn lại là một số trường hình thành các câu lạc bộ Vật lí, là nơi học sinh có thể tiến hành hoạt động trải nghiệm nhưng chỉ là một nhóm học sinh có đam mê. Tuy nhiên, 100% GV đều nhận thấy tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm, và hiệu quả của việc dạy học trải nghiệm đến việc phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí. Đồng thời họ cũng nhận thấy những khó khăn trong việc triển khai dạy học trải nghiệm. Tùy vào từng trường, các khó khăn mà GV gặp phải là khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều gặp phải một số khó khăn như sau: Một là, chưa có buổi tập huấn về hoạt động trải nghiệm tại TP Đà Nẵng, nên đa phần các GV tiến hành tổ chức trải nghiệm thông qua tự tìm hiểu trên Internet. Hai là, hoạt động trải nghiệm chiếm nhiều thời gian nhưng không phải là hoạt động chính khóa, chủ yếu diễn ra dưới hình thức sinh hoạt ngoại khóa của Tổ chuyên môn, mỗi năm 1 lần. Thực tế, điều này làm giảm ý thức học tập của HS. Ba là, không đảm bảo mục tiêu dạy học chính khóa khi tổ chức dạy học trải nghiệm. Hiện tại, mục tiêu dạy học chính khóa yêu cầu cao về kiến thức hàn lâm và vận dụng lý thuyết vào giải bài tập. Nhưng dạy học trải nghiệm đều yêu cầu khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Ngoài ra 100% giáo viên chưa nghĩ đến việc kết hợp các kiến thức về chủ đề “ Trái đất và bầu trời” vào chương trình Vật lí phổ thông hiện nay. b. Kết quả khảo sát đối với học sinh Bảng 1.4. Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến HS Tổng số phiếu: 30 Phương án Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 chọn 28 0 20 24 24 25 28 A 93,3 0 66,7 80 80 83,3 93,3 Tỉ lệ (%) 2 27 15 6 6 5 30 B 6,7 90 50 20 20 16,7 100 Tỉ lệ (%) 3 6 28 C 10 20 93,3 Tỉ lệ (%) 27 D 90 Tỉ lệ (%) 80% HS đều cảm thấy hứng thú khi được trải nghiệm và mong muốn nhiều hoạt động như vậy khi học ở trường. 20% HS cảm thấy học theo trải nghiệm khiến học sinh đầu tư nhiều vào việc hoàn thành các nhiệm vụ của giáo viên nên tốn thời gian. Tuy nhiên, tất cả HS đều cho rằng nhiều kiến thức ở SGK là khó và họ không tìm thấy mối liên hệ giữa chúng với cuộc sống. Ngoài ra, 83,3% HS hứng thú với chủ đề “Trái đất và bầu trời” và hy vọng sẽ biết
29
thêm nhiều kiến thức thuộc phần này, 16,7% còn lại không quan tâm đến việc triển khai chủ đề này. 1.3.2. Biện pháp bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho học sinh trung học phổ thông 1.3.2.1. Biện pháp 1: Kích thích hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các bài tập thực tế Mô tả biện pháp Việc thực hiện các bài tập vật lý liên quan đến kiến thức về tự nhiên đòi hỏi HS phải xử lý được dữ liệu đã cho, sử dụng vốn kiến thức của bản thân từ việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn hay chính là những trải nghiệm từ thực tế về các hiểu biết tự nhiên mà học sinh đã trải qua để rút ra kết luận cũng giúp học sinh phát triển thành phần năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên trong môn Vật lý. Mục tiêu biện pháp Biện pháp được đưa ra nhằm giúp học sinh sử dụng các kinh nghiệm đã có hoặc thông qua tìm hiểu để trả lời các câu hỏi liên quan đến các kiến thức về tự nhiên, tạo điều kiện để học sinh có thể kết hợp các kinh nghiệm cũ với các kiến thức mới, từ đó thấy được tầm quan trong của việc hiểu biết tự nhiên, từ đó có hướng xử lí được các tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Cách thực hiện + Tăng cường lồng ghép, tích hợp các kiến thức về tự nhiên có liên quan đến bài học để học sinh tìm hiểu, suy nghĩ và trình bày câu trả lời một cách khoa học. + Xây dựng các tình huống học tập về kiến thức tự nhiên khi giảng dạy, đặt vấn đề vào bài để học sinh trả lời, từ đó dẫn dắt vào bài mới 1.3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức tham quan, dã ngoại theo chủ đề về tự nhiên đối với bộ môn vật lí Mô tả biện pháp: Tham quan, dã ngoại theo chủ đề về tự nhiên đối với môn Vật lí là một hình thức tổ chức học tập thực tế rất hấp dẫn đối với học sinh. Giáo viên lên kế hoạch cho học sinh được có cơ hội học tập từ thực tiễn cuộc sống. Những địa điểm tham quan có thể giúp học sinh phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên như đài khí tượng thiên văn, nhà máy thủy điện, đài thiên văn. Hoạt động này giúp HS có thể hiểu sâu hơn các kiến thức về tự nhiên, qua đó giúp HS có hứng thú khám phá, tìm hiểu tự nhiên, trở nên yêu thích môn Vật lí hơn. Mục tiêu biện pháp Biện pháp đưa ra nhằm mở rộng sự trải nghiệm của học sinh bên ngoài lớp học, tìm hiểu các kiến thức về tự nhiên một cách trực tiếp, thông qua đó kiểm tra lại các kiến thức đã biết thông qua sách vở hoặc internet.
30
Cách thực hiện + Nhà trường, cụ thể ở đây là GV Vật lí, lên kế hoạch cho buổi tham quan và triển khai kế hoạch đến học sinh. Căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu dạy học và điều kiện cụ thể của từng trường học mà tiến hành lựa chọn các chủ đề khám phá cho phù hợp, lựa chọn tìm hiểu các địa điểm khám phá. + Thiết kế nội dung, hình thức tổ chức hoạt động, một số hoạt động tập thể mang tính khơi gợi mong muốn tìm hiểu tự nhiên, các trò chơi đòi hỏi học sinh có sự vận dụng kiến thức đã học trong sách vởi với các kiến thức vừa tìm hiểu từ hoạt động để trả lời. + Dự kiến thời gian, thời lượng, địa điểm tổ chức + Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết + Sau buổi tham quan, yêu cầu HS tiến hành viết bài thu hoạch về các kiến thức được hình thành, tiến hành lấy ý kiến của các cá thể tham gia hoạt động để từ đó rút kinh nghiệm tổ chức trong các lần tiếp theo 1.3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo hướng chú trọng phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Mô tả biện pháp
Đánh giá theo hướng chú trọng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên nghĩa là trong quá trình học tập cũng như trong các đề kiểm tra trên lớp, đề thi ... nên tăng cường các câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng các kĩ năng của năng lực này để giải quyết. Bên cạnh đánh giá kiến thức, cần coi trọng đánh giá khả năng đề xuất ý tưởng, các kĩ năng thực hành. Tập trung đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học sinh (ví dụ sản phẩm của các dự án học tập), cũng như cách đánh giá mang tính tích hợp (ví dụ STEm) Tiến hành đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí dựa trên các kĩ năng bộ phận và các biểu hiện hành vi tương ứng. Mục tiêu biện pháp Biện pháp này nhằm giúp HS ý thức được tầm quan trọng của năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí, từ đó các em mới vạch được kế hoạch tự rèn luyện và bồi dưỡng các kĩ năng cho bản thân. Cách thực hiện biện pháp + Tăng cường các bài tập đòi hỏi các em phải vận dụng linh hoạt tổng hợp các kiến thức lí thuyết, kĩ năng thực nghiệm, vốn hiểu biết về vật lí, kĩ thuật và thực tế trong cuộc sống để xác định mục tiêu, lựa chọn phương án, lựa chọn dụng cụ, thực hiện quan trải, trải nghiệm để tiến hành thu thập và xử lý số liệu để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Yêu cầu HS giải theo con đường thực nghiệm, hoặc đòi hỏi phải có hiểu biết về kiến thức tự nhiên để tiến hành kiểm chứng lời giải lí thuyết. + Thiết kế rubic đánh giá kết quả học sinh theo hướng phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên, từ đó tập trung đánh giá hoạt động học sinh thông qua rubic.
31
1.3.3. Quy trình bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm Việc thiết kế HĐTN một nội dung cụ thể nào đó là việc làm quan trọng, quyết định tới sự thành công của hoạt động. Việc tổ chức các HĐTN phải đảm bảo các bước cơ bản của học tập trải nghiệm, đó là: - Biết khai thác những gì HS đã từng trải nghiệm qua thực tế, từng biết. - Tiến hành một cách tích cực nhằm tạo ra những một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính đổi mới, có ý nghĩa xã hội và có giá trị. - Qua đó hình thành kinh nghiệm mới (kiến thức, kĩ năng thái độ, giá trị mới) cho HS. Chính vì vậy, để có thể phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí thông qua HĐTN thì cần tiến hành HĐTN theo 05 bước sau: Bước 1: Xác định HĐTN theo định hướng phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của HS Căn cứ vào đặc điểm nội dung kiến thức, GV xác định những nội dung kiến thức phù hợp cho việc tổ chức bồi dưỡng NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của HS. Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục và các điều kiện hiện có, GV cần xác định trong các nội dung kiên thức trên, những nội dung nào có thể tổ chức HĐTN cho HS. Bên cạnh đó, GV cần khảo sát ở thời điểm hiện tại NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của HS đang ở mức độ nào để có thể tiến hành tổ chức các HĐTN cho phù hợp với trình độ HS. Khi đã có được nội dung kiến thức, các điều kiện đảm bảo, năng lực hiện tại của HS, GV mới xác định cụ thể HĐTN sẽ tổ chức. HĐTN phải xây dựng các mục tiêu rõ ràng, cụ thể, phản ánh được sự tiến bộ, phát triển NTTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí. Các mục tiêu phải quan sát được theo chất lượng các chỉ số hành vi đã được mô tả trong bảng 1: Cấu trúc NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí. Bước 2: Xác định phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức HĐTN, các hoạt động cụ thể để tiến hành bồi dưỡng NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí Trên cơ sở HĐTN đã được xác định ở bước 1, GV tiến hành xác định các hoạt động cụ thể. NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí được cấu thành từ nhiều kĩ năng bộ phận. Do đó, các hoạt động cụ thể này hướng đến việc tập trung vào bồi dưỡng một hoặc một nhóm các kĩ năng bộ phận và bồi dưỡng ở các mức độ khác nhau. Việc phát triển từng kĩ năng bộ phận sẽ góp phần vào việc phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của HS. Mỗi hoạt động cụ thể cần có mục tiêu và sản phẩm hoạt động riêng. Căn cứ vào các nội dung các hoạt động cụ thể, GV xác định các phương pháp và hình thức tổ chức tương ứng. Ngoài việc góp phần phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của HS, việc hoàn thành mục tiêu của các hoạt động thành phần phải đảm bảo được mục tiêu chung của bài học
32
Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện HĐTN tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí Khi đã xác định được các hoạt động thành phần cụ thể, GV tiến hành xác định không gian, thời gian thực hiện cho từng nhiệm vụ, xác định các kiến thức liên quan, các vật dụng, phương tiện GV, HS cần phải chuẩn bị để có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập. Việc lập kế hoạch thực hiện ngoài việc phải đảm bảo mô tả cụ thể từng hoạt động còn phải đảm bảo về sự thuận tiện trong tổ chức, chi phí thấp, trải nghiệm và an toàn của HS. Để có một bản kế hoạch tốt, GV phải dự kiến được các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tham gia HĐTN của HS. Từ những vấn đề đã xác định, GV tiến hành thiết kế một bản kế hoạch chi tiết cho toàn bộ các hoạt động của HS. Các bản kế hoạch phải được kiểm tra liên tục nhằm phát hiện các sai sót, điều chỉnh thay đổi các nội dung, hoạt động nhằm đảm bảo khả năng hoạt động và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của HS. Bước 4: Thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí GV tiến hành tổ chức cho HS thực hiện HĐTN tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí theo bản kế hoạch đã xây dựng. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, GV phải thường xuyên theo dõi các hoạt động của HS để quản lý toàn bộ quá trình thực hiện HĐTN, kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn, nhắc nhở, điều chỉnh hành vi của HS. Đảm bảo tất cả HS đều tham gia vào hoạt động, đạt được mục tiêu cơ bản nhất của HĐTN. Đối với các HĐTN diễn ra trong thời gian dài, GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc cho từng giai đoạn cụ thể. Bước 5: Đánh giá NLTTTHTGTN dưới góc độ vật lí sau HĐTN, lưu trữ kết quả vào hồ sơ của HS HĐTN được tổ chức hướng đến việc phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ vật lí của HS. Vì vậy, sau quá trình thực hiện hoạt động, GV phải tiến hành đánh giá sự phát triển của năng lực thành tố này. Năng lực nói chung cần có một quá trình lâu dài để hình thành và phát triển. Do đó, GV cần thay đổi hình thức đánh giá theo thời điểm bằng việc đa dạng các hình thức đánh giá: đánh giá cả quá trình hoạt động, đánh giá sản phẩm, đánh giá sự khác biệt,… Như vậy, bước 4 và bước 5 là 2 bước được tiến hành song nhau. Kết quả kiểm tra đánh giá được lưu vào hồ sơ của HS phục vụ cho việc đánh giá toàn bộ quá trình rèn luyện của người học. Hồ sơ bao gồm: phiếu đánh giá, phiếu học tập, kết quả sản phẩm hoạt động của HS. Tóm lại, quy trình bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm được thể hiện ở hình 1.2
33
Hình 1.2. Quy trình bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm Kết luận chương 1 Từ cơ sở lí luận của việc tổ chức HĐTN trong DH nói chung và DH vật lí nói riêng có thể khẳng định, việc tổ chức HĐTN phù hợp với yêu cầu đổi mới trong DH hiện nay theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho HS. HĐTN được xây dựng theo chủ đề, được thiết kế, tổ chức một cách mới mẻ; hình thức tổ chức đa dạng, phong phú; nội dung lôi cuốn, hấp dẫn, nắm bắt được tâm lí và phù hợp với năng lực của HS. Từ đó, giúp HS có nhiều cơ hội học tập qua trải nghiệm và phát huy tối đa năng lực sáng tạo của HS. Trong chương này, đề tài đã trình bày cơ sở lí luận cho việc tổ chức HĐTN cho HS trong DH vật lí nhằm phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí - Đề tài đã làm rõ được khái niệm, đặc điểm của HĐTN. Trên cơ sở đó đưa ra nội dung và hình thức trải nghiệm phù hợp. - Nêu được khái niệm, biểu hiện của năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS. Từ đó, đưa ra thang đo phù hợp để đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của Học sinh. - Khảo sát được thực trạng của việc tổ chức HĐTN cho HS trong DH vật lí ở trường phổ thông. Từ đó, nhận thấy các thuận lợi, khó khăn gặp phải khi tổ chức HĐTN. - Đưa ra một số hình thức, các biện pháp tổ chức HĐTN cho HS trong DH vật lí nhằm phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí, từ đó xây dựng được quy trình tổ chức HĐTN trong DH vật lí một cách khoa học nhằm phát triển năng lực trên. Phần cơ sở lí luận đã được đề cập và phân tích ở chương 1 sẽ là căn cứ để thiết kế tiến trình DH các kiến thức theo hướng tổ chức HĐTN cho HS trong chương trình vật lí 11 THPT ở chương 2 của luận văn
34
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ “TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI” THUỘC CHƯƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” THEO ĐỊNH HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THÀNH TỐ TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH 2.1. Đặc điểm chủ đề “Trái đất và Bầu trời” 2.1.1. Vị trí và cấu trúc của chủ đề Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ quan trọng. Sự phát triển của khoa học Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức về Vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Môn Vật lí có những khả năng to lớn trong việc rèn luyện cho học sinh tư duy logic và tư duy biện chứng, hình thành ở họ niềm tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận thức của con người, khả năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống. Chủ đề “ Trái đất và Bầu trời “ là một trong các phần quan trọng trong chương trình Vật lí phổ thông mới. Nó giúp HS có được một số kiến thức cơ bản về Thiên văn, giúp học sinh xác định phương hướng, thấy được các đặc điểm chuyển động của một số thiên thể trên nền sao, đồng thời có thể giải thích được một số hiện tượng thiên văn thường gặp như Nhật thực, Nguyệt thực, Thủy triều… Cấu trúc nội dung của chủ đề đã được thể hiện rất rõ trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành vào ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm Xác định phương hướng; Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền sao; Một số hiện tượng thiên văn. 2.1.2. Các mục tiêu cơ bản học sinh cần đạt được khi học chủ đề Dựa vào Chương trình Vật lí Phổ thông mới, các mục tiêu cơ bản học sinh cần đạt được khi học chủ đề “Trái đất và bầu trời” Nội dung Kiến thức Kĩ năng Xác định phương - Xác định được trên bản đồ sao - Xác định được phương hướng (hoặc bằng dụng cụ thực hành) hướng. vị trí của các chòm sao: Gấu lớn, - Sử dụng được các dụng cụ Gấu nhỏ, Thiên Hậu. thực hành - Chỉ ra được vị trí sao Bắc Cực trên nền trời sao. - Xác định được Thiên cực Bắc bằng dụng cụ thực hành
35
Nội dung Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao Một số hiện tượng thiên văn
Kiến thức – Dùng mô hình nhật tâm của Copernic giải thích được một số đặc điểm quan sát được của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thuỷ Tinh trên nền trời sao.
Kĩ năng Sử dụng mô hình hệ Mặt Trời, thảo luận để nêu được một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thuỷ Tinh trên nền trời sao. Dùng ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện), thảo luận để giải thích được một cách sơ lược và định tính các hiện tượng: nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều.
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn khi dạy chủ đề a. Thuận lợi - Các kiến thức về Trái đất và Bầu trời thật ra không mới. Một số kiến thức nằm trong chương trình môn Địa lí lớp 6, một số kiến thức HS đã nắm được khi quan sát trong thực tế, nên việc lồng ghép vào chương trình Vật lí cũ trở nên dễ dàng hơn. - HS hứng thú khi nghiên cứu chuyển động của các hành tinh, cũng như tự mình hoàn thành các sản phẩm của dự án học tập. b. Khó khăn - Các kiến thức về chủ đề trong chương trình phổ thông trước đây rất ít được đề cập một cách rõ ràng nên việc số lượng học sinh muốn quan tâm và tìm hiểu chưa được nhiều. - Các học sinh sau khi nghiên cứu về chủ đề cũng cảm thấy rất mơ hồ về những kiến thức tìm được trên mạng và chỉ có thể hiểu rõ hơn, thích thú hơn khi các em quan sát trực tiếp và được sự trợ giúp của giáo viên 2.2. Đặc điểm chương “ Mắt. Các dụng cụ quang” Kiến thức trong chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” là một phần kiến thức trong phần quang học của chương trình Vật lí phổ thông, các nội dung kiến thức trong chương không quá mới mẻ với HS. Trong phần quang học ở chương trình Vật lí lớp 9, HS đã được nghiên cứu những kiến thức cơ bản về thấu kính; về mắt, các tật của mắt và về kính lúp. Về vị trí, chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” được bố trí ngay sau chương “Khúc xạ ánh sáng”. Các kiến thức ở chương “Khúc xạ ánh sáng” làm nền tảng cho việc nghiên cứu các nội dung của chương “Mắt. Các dụng cụ quang”. Đây là những điều kiện thuận lợi để GV đạt được mục tiêu và hiệu quả cao khi giảng dạy nội dung kiến thức.
36
Nhóm kiến thức MẮT
Nội dung kiến thức - Khái niệm Mắt - Các tật của mắt và cách khắc phục - Sự lưu ảnh của mắt
CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
- Kính lúp - Kính hiển vi - Kính thiên văn
Nội dung cần đạt được Về kiến thức Về kĩ năng - Nêu được cấu tạo của - Giải được các bài tập Mắt về mắt cận, mắt viễn và - Nêu được sự điều tiết mắt lão. của mắt khi nhìn vật ở - Dựng được ảnh của vật điểm cực cận và ở điểm tạo bởi kính lúp, kính cực viễn. hiển vi và kính thiên văn. - Nêu được góc trông và - Giải được các bài tập năng suất phân li là gì. về kính lúp, kính hiển vi - Nêu được sự lưu ảnh và kính thiên văn. trên màng lưới là gì và nêu được ví dụ thực tế ứng dụng hiện tượng này - Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt quang học và nêu cách khắc phục các tật này. Mô tả được nguyên Dựng được ảnh của tắc cấu tạo và công vật tạo bởi kính lúp, dụng của kính lúp, kính kính hiển vi và kính hiển vi và kính thiên thiên văn. Giải được các bài tập văn. Nêu được số bội giác về kính lúp, kính hiển vi là gì. và kính thiên văn. Viết được công thức tính số bội giác của kính lúp đối với các trường hợp ngắm chừng của kính hiển vi và kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
Ngoài những mục tiêu trên, đề tài còn mong muốn bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí thông qua việc xây dựng chủ đề “ Trái đất và Bầu trời”
37
Cụ thể đạt được các kĩ năng sau: - Hiểu được và phân tích được các vấn đề cần giải quyết của chương “Mắt. Các dụng cụ quang”. - Phát hiện và đề xuất được giải pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên trong quá trình học các kiến thức thuộc chủ đề “Trái đất và Bầu trời” - Rèn luyện được kĩ năng lập luận logic - Vận dụng được kiến thức vào bối cảnh mới, tình huống mới Do chương này là chương thứ hai nằm trong phần hai - Quang hình học của chương trình Vật lí 11 nâng cao nên việc vận dụng kiến thức của các chương trước vào là không nhiều. Các kiến thức được sử dụng vào quá trình hình thành kiến thức trong chương này bao gồm: kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng ở chương trước và các kiến thức về thấu kính, về mắt, về kính lúp ở chương trình Vật lí lớp 9. 2.3. Định hướng sử dụng các kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang” trong thiết kế chủ đề “ Trái đất và bầu trời” 2.3.1. Về Mắt Kiến thức về Mắt là kiến thức mở đầu cho chương “Mắt. Các dụng cụ quang”. Các nội dung của kiến thức này thường được tổ chức theo hình thức dạy học dự án, chủ yếu là tìm hiểu cấu tạo và các bệnh của mắt. Tuy nhiên, để có thể lồng ghép các kiến thức về Mắt với các nội dung thuộc chủ đề “Trái đất và bầu trời”, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra các định hướng có thể sử dụng như sau: Định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề Trái đất và Bầu trời + Tìm hiểu cấu tạo của Mắt, sử dụng mắt quan sát chuyển động của Mặt trời và đường chân trời, xác định được trên bản đồ sao (hoặc bằng dụng cụ thực hành) vị trí của các chòm sao: Gấu lớn, Gấu nhỏ, Thiên Hậu, vị trí sao Bắc Cực trên nền trời sao, từ đó tiến hành xác định phương hướng. + Chế tạo đồng hồ Mặt trời đơn giản.
Rèn luyện kĩ năng
Cách thực hiện
- Lập kế hoạch - Hợp tác trong hoạt động nhóm - Kĩ năng giao tiếp qua các hoạt động trình bày, báo cáo
- Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để tìm hiểu cấu tạo của Mắt, tìm hiểu cách xác định vị trí các chòm sao mà cụ thể là các chòm Gấu lớn, Gấu nhỏ, Thiên hậu, vị trí sao Bắc cực trên nền trời sao. - Sử dụng phương pháp dạy học thông qua quan sát từ thiên nhiên giúp học sinh quan sát và ghi lại chuyển động của Mặt trời và đặc điểm nhận dạng đường chân trời - Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để tìm hiểu cấu tạo của
38
Định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề Trái đất và Bầu trời + Nghiên cứu cấu tạo của Máy ảnh để thấy được sự tương quan giữa Mắt và máy ảnh. Dùng máy ảnh ghi lại hình ảnh Mặt trăng các ngày cụ thể trong tuần. Thấy được vì sao có sự khác nhau giữa các ngày.
Rèn luyện kĩ năng
Cách thực hiện
Máy ảnh, thấy được sự tương quan giữa máy ảnh và Mắt, ghi lại hình ảnh Mặt trăng các ngày trong tuần. Giải thích được vì sao có sự khác nhau. - Phương pháp dạy học theo Dự án để chế tạo được đồng hồ Mặt trời đơn giản, sử dụng đồng hồ Mặt trời để xác định phương hướng. - Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để giải thích các hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực và Thủy triều.
2.3.2. Về Kính lúp Kính lúp là một thấu kính hội tụ thường được dùng để khuếch đại hình ảnh. Nó có đường kính từ vài cm đến khoảng vài chục cm, thường được bảo vệ bởi một khung, có thể có thêm tay cầm. Do có tác dụng khuếch đại hình ảnh nên kính lúp là một trong các bộ phận quan trọng của các dụng cụ quang học như kính hiển vi, kính thiên văn,… Cách tiến hành hoạt động trải nghiệm chủ đề “Trái đất và bầu trời”, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra các định hướng có thể sử dụng như sau: Định hướng tổ chức hoạt Rèn luyện kĩ Cách thực hiện động trải nghiệm chủ đề năng Trái đất và Bầu trời - Sử dụng phương pháp dạy học + Tìm hiểu cấu tạo, công - Lập kế hoạch - Hợp tác trong giải quyết vấn đề để tìm hiểu cấu dụng của Kính lúp. + Tìm hiểu công thức xác hoạt động nhóm tạo, công dụng và công thức xác định độ bội giác. - Kĩ năng giao tiếp định độ bội giác của kính lúp. + Tiến hành sử dụng kính qua các hoạt động - Sử dụng phương pháp dạy học lúp để quan sát đặc điểm trình bày, báo cáo theo dự án để yêu cầu học sinh nêu đường đi của các tia sáng -Khai thác thông đặc điểm của vật quan sát được qua từ Mặt trời truyền đến Trái tin từ internet; kính lúp, dùng kính lúp quan sát đất - Thiết kế bài được các vật từ gần đến xa, sau đó rút ra nhận xét để quan sát được vật thuyết trình; qua kính lúp thì vật cần được đặt ở đâu, dựng được ảnh của vật tạo bởi
39
Định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề Trái đất và Bầu trời
Rèn luyện kĩ năng
Cách thực hiện kính lúp. - Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án vẽ được đường truyền của các tia sáng song đi qua kính lúp, tìm hiểu được kính lúp được ứng dụng trong các thiết bị nào.
2.3.3. Về Kính thiên văn Để có thể nghiên cứu chủ đề “Trái đất và Bầu trời” không thể bỏ qua nội dung về Kính thiên văn. Hoạt động trải nghiệm chế tạo Kính thiên văn, sử dụng kính thiên văn để quan sát các chuyển động trên bầu trời, quan sát các chòm sao hay bề mặt của Mặt trăng sẽ là một hoạt động đầy ý nghĩa, góp phần kích thích mong muốn được khám phá tự nhiên của HS. Hoạt động trải nghiệm chủ đề “Trái đất và Bầu trời” về kính thiên văn có thể được tiến hành dưới các hình thức sau: Cách thực hiện Định hướng tổ chức Rèn luyện kĩ năng hoạt động trải nghiệm chủ đề Trái đất và Bầu trời - Tìm hiểu cấu tạo và - Tự học, tự xử lí - Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhiệm vụ kính thiên văn, thông tin chủ đề “ Trái đất và bầu trời” để quá trình tạo ảnh qua kính - Lập kế hoạch học sinh tìm hiểu các kiến thức cơ thiên văn - Hợp tác trong hoạt bản về Trái đất và các hành tinh - Thiết kế kính thiên văn động nhóm. trong Hệ Mặt trời (Khối lượng, bán đơn giản quan sát Mặt - Giao tiếp qua các kính, thành phần, đặc điểm về trăng, Thủy tinh, Kim tinh, hoạt động trình bày, chuyển động…), đồng thời biết các chòm sao. báo cáo cách sử dụng kính thiên văn để quan sát một số hành tinh, tạo hứng - Sử dụng KTV kết hợp thú nghiên cứu thiên văn. với mô hình nhật tâm của Copernic giải thích được - Sử dụng phương pháp dạy học một số đặc điểm quan sát giải quyết vấn đề theo hướng hoạt được của Mặt Trời, Mặt động nhóm để tìm hiểu cấu tạo và Trăng, Kim Tinh và Thuỷ nhiệm vụ kính thiên văn, quá trình tạo ảnh qua kính thiên văn. Tinh trên nền trời sao. - Sử dụng phương pháp dạy học dự án để nghiên cứu cách chế tạo kính thiên văn đơn giản và tiến hành chế
40
Định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề Trái đất và Bầu trời
Rèn luyện kĩ năng
Cách thực hiện
tạo kính thiên văn đơn giản. - Tổ chức hoạt động nhóm để tìm hiểu Mô hình địa tâm, Nhật tâm, Nhà Vật lí Copernic. - Tiến hành hoạt động trải nghiệm quan sát Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh kết hợp với mô hình nhật tâm của Copernic giải thích được một số đặc điểm quan sát được chúng trên nền trời sao. 2.4. Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm góp phần bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh Để rèn luyện và phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ vật lí của HS trong dạy học Chủ đề “ Trái đất và Bầu trời” thuộc chương “ Mắt. Các dụng cụ Quang học” – Vật lí 11 theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã thiết kế 2 hoạt động trải nghiệm với 2 hình thức phổ biến hiện nay, bao gồm - Hoạt động 1: Ngoại khóa Vật lí với chủ đề “ Khám phá bí ẩn bầu trời” - Hoạt động 2: Nhà Thiên Văn học tương lai Thông qua hai hoạt động trên, HS vận dụng các kiến thức vật lí được học để tìm hiểu cấu tạo của hệ Mặt trời, quan sát được đặc điểm chuyển động mặt trăng, của các thiên thể trên nền trời sao. Bên cạnh đó học sinh tự tiến hành tổ chức các động khám phá hệ Mặt trời như ngoại khóa, chế tạo kính thiên văn… 2.4.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo hình thức Ngoại khóa Vật lí chủ đề “Khám phá bí ẩn bầu trời” Bước 1: Xác định HĐTN theo định hướng phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của HS Căn cứ vào những kết quả đã tìm hiểu được về thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường THPT, tình hình dạy, học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” lớp 11, kết hợp với việc hình thành cho học sinh năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí thông qua việc tham gia tìm hiểu, nghiên cứu, quan sát các kiến thức liên quan đến Trái đất và Bầu trời. Đây là phần kiến thức cần được mở rộng giúp học sinh từng bước tiếp cận với chương trình
41
Vật lí phổ thông mới sắp đến. Bên cạnh đó, căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu chương trình giáo dục hằng năm mỗi tổ chuyên môn tiến hành một hoạt động ngoại khóa. Sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa, HS sẽ đạt được các mục tiêu sau - Về kiến thức: + Biết được một số kiến thức cơ bản của Trái đất và các hành tinh trong Hệ Mặt trời về khối lượng, kích thước, đặc điểm + Biết được lịch sử ra đời kính thiên văn, cấu tạo và công dụng của kính thiên văn - Về kĩ năng: + Phân biệt được kính thiên văn khúc xạ và kính thiên văn phản xạ + Biết cách điều chỉnh kính thiên văn để quan sát các vật thể. - Về thái độ: + HS có hứng thú về quá trình hình thành kiến thức chủ đề “ Trái đất và Bầu trời” + HS học tập được những đức tính tốt của các nhà khoa học, hun đúc trong mình niềm say mê học tập; + Nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu các kiến thức Thiên văn trong cuộc sống hiện đại, từ đó HS có thái độ tích cực trong học tập, nghiên cứu khoa học. - Về NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí: Xác định được các kĩ năng bộ phận của Năng lực TTTHTGTN dưới góc độ Vật lí và các biểu hiện trong các hoạt động trải nghiệm Trên cơ sở các mục tiêu cần đạt được của HS trong hoạt động, để khơi gợi ham muốn tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu các kiến thức về chủ đề “Trái đất và bầu trời”, thì tên của hoạt động trải nghiệm sẽ là “KHÁM PHÁ BÍ ẨN BẦU TRỜI”. Bước 2: Xác định phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức HĐTN, các hoạt động cụ thể để tiến hành bồi dưỡng NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí Sản phẩm dự Phương Phương tiện Hình thức kiến pháp Nội dung 1. Tìm hiểu mô hình nhật tâm của Copernic Thuyết Máy chiếu Cá nhân Hoạt động 1. Bài trình chiếu trình Mô hình Hệ mặt về Hệ Mặt trời Giới thiệu vài trời nét về hệ Mặt trời Hoạt động
Hoạt động 2. Giới thiệu một vài loại kính thiên văn
Thuyết trình
Máy chiếu Một số loại kính thiên văn
Cá nhân
Bài trình chiếu về các loại kính thiên văn
42
Hoạt động 3. Đố vui thiên văn
Vấn đáp
Máy chiếu
Cá nhân
Nội dung 2. Sử dụng kính thiên văn đề quan sát bầu trời về đêm Kính thiên văn Hoạt động 1: Nhóm Hướng dẫn HS khúc xạ và phản chỉnh kính thiên xạ văn Kính thiên văn Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Bút đèn chiếu laze quan sát Mặt trăng Điện thoại sử và một số chòm dụng phần mềm sao trên bầu trời Sky Portal Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện HĐTN tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực phải lập kế hoạch theo nội dung dưới đây: Hoạt động Mục tiêu Thời gian Không gian Nội dung 1: Tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về thiên văn học Nắm được các kiến Hoạt động 1. 45 phút Sân trường Giới thiệu vài thức về các hành tinh nét về hệ Mặt trong Hệ Mặt trời: vị trí, kích thước, quỹ trời đạo, bán kính, khối lượng…. - Lịch sử ra đời kính Hoạt động 2. thiên văn Giới thiệu - Phân biệt được các một vài loại kính thiên văn loại kính thiên văn hiện nay: khúc xạ, phản xạ,…. Trả lời được các câu Hoạt động 3. hỏi Đố vui thiên văn Nội dung 2. Sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời về đêm Hoạt động 1: Nắm được cách 2 đến 3 tiếng Sân trường có phạm Hướng dẫn HS chỉnh một số loại vi quan sát rộng chỉnh kính kính thiên văn có sẵn thiên văn để quan sát được vật
43
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS quan sát Mặt trăng và một số chòm sao trên bầu trời
thể ở xa Quan sát bề mặt của Mặt trăng. Vị trí và hình dạng một số chòm sao
Để cho việc thực hiện hoạt động được diễn ra một cách thông suốt thì cần phải tiến hành thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy thông qua việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “KHÁM PHÁ BÍ ẨN BẦU TRỜI” A. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Sau khi học xong chủ đề, học sinh: + Biết được một số kiến thức cơ bản của Trái đất và các hành tinh trong Hệ Mặt trời về khối lượng, kích thước, đặc điểm + Biết được lịch sử ra đời kính thiên văn, cấu tạo và công dụng của kính thiên văn 2. Về kĩ năng: + Phân biệt được kính thiên văn khúc xạ và kính thiên văn phản xạ + Biết cách điều chỉnh kính thiên văn để quan sát các vật thể. + Xác định được vị trí và hình dạng của một số chòm sao trên nền trời 3. Về thái độ: + Nghiêm túc, say mê nghiên cứu + Hứng thú trong việc tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên và giải thích các hiện tượng tự nhiên 4. Định hướng phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí Sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa, học sinh rèn luyện và phát triển được các thành tố và kĩ năng bộ phận của NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí B. CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG Hoạt động ngoại khóa được tổ chức dưới hình thức giới thiệu các nội dung liên quan đến chủ đề “ Khám phá bí ẩn về bầu trời”. Từ đó, học sinh tiến hành thu nhập kiến thức cần thiết để trả lời các câu hỏi của Hoạt động ngoại khóa, đồng thời quan sát Mặt trăng, và một số ngôi sao về đêm. Nội dung của hoạt động ngoại khóa được biểu diễn ở sơ đồ dưới đây:
44
Hình 2.1. Sơ đồ nội dung của hoạt động ngoại khóa D. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ 1. Lập kế hoạch về đối tượng tham gia và ban tổ chức. - Người thuyết trình: Đại diện 4 nhóm của lớp 11/9 - Người lắng nghe, tham gia hoạt động tìm hiểu: Học sinh Ca chiều trường THPT Phan Thành Tài, năm học 2018 -2019 - Người hổ trợ: Giáo viên Tổ Vật lí – Công nghệ và các thành viên CLB Vật lí - Người chủ trì: Thầy Nguyễn Hữu Nhớ - Tổ trưởng tổ Vật lí – Công nghệ trường THPT Phan Thành Tài 2. Dự kiến các phương tiện cần sử dụng - Máy tính, ti vi; - Tài liệu tham khảo: SGK, sách GV, sách tham khảo, tài liệu hình ảnh từ internet; - Mô hình Hệ Mặt trời - Một số loại kính thiên văn thường dùng 3. Dự kiến thời gian và địa điểm tổ chức HĐNK - Hoạt động ngoại khóa tổ chức chung cho HS ca Chiều, năm học 2018 -2019 - Thời gian dự kiến tổ chức: Sau khi kết thúc chương Khúc xạ ánh sáng Hoạt động 1: 16h00 Hoạt động 2: 17h00 đến 20h00, cùng ngày - Địa điểm tổ chức: Sân trường, khoảng không rộng, thoáng, dễ quan sát. 4.. Dự kiến những khó khăn mà học sinh gặp phải trong khi thực hiện nhiệm vụ và phương pháp hướng dẫn học sinh - Khó khăn học sinh có thể gặp phải: + Chưa tìm được nguồn tài liệu đáng tin cậy, lúng túng trong việc lựa chọn nội dung báo cáo; + Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm chưa cụ thể;
45
+ Kĩ năng lập kế hoạch, xây dựng nội dung báo cáo, kĩ năng thuyết trình còn hạn chế. - Phương pháp hướng dẫn học sinh: + GV gợi ý nguồn tài liệu, các địa chỉ đáng tin cậy cho học sinh như: các trang web thuvienvatly.com, cunghocvatly.com… + GV hướng dẫn HS bầu trưởng nhóm, lập phiếu phân công công việc cũng như đánh giá công việc từng thành viên của nhóm một cách rõ ràng, cụ thể + GV cung cấp cho học sinh tài liệu hướng dẫn các bước xây dựng bài báo cáo khoa học (Tài liệu tập huấn trải nghiệm sáng tạo KHKT của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2015). C. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động ngoại khóa được tổ chức dưới hình thức nói chuyện, tìm hiểu gồm 2 nội dung cụ thể như sau: Nội dung 1: Tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về thiên văn học Hoạt động 1. Giới thiệu vài nét về hệ Mặt trời a) Mục tiêu: Nắm được các kiến thức về các hành tinh trong Hệ Mặt trời: vị trí, kích thước, quỹ đạo, bán kính, khối lượng…. b) Hình thức: Trong phần này, Nhóm 1 cử đại diện tiến hành báo cáo những nội dung đã được giáo viên kiếm tra và sửa chữa trước đó. Học sinh toàn trường lắng nghe và ghi nhận kiến thức. c) Nội dung trình bày PHIẾU HỌC TẬP TÌM HIỂU HỆ MẶT TRỜI I.MỤC TIÊU - Tìm hiểu Trái đất và các hành tinh trong hệ Mặt trời II. PHƯƠNG TIỆN - Bài báo cáo - Mô hình Hệ Mặt trời III. NỘI DUNG 1. Hệ Mặt Trời ( Thái Dương Hệ) Hình thành từ một đám mây phân tử không lồ cách đây khoảng 4.6 ty năm Nằm trong đám mây liên sao địa phương Có 8 hành tinh xoay quay Mặt Trời và quỹ đạo gần như nằm trên cùng một mặt phẳng 4 hành tinh phía trong có kích thước nhỏ và là 4 hành tinh đất đá 4 hành tinh phái ngoài có kích thước lớn và là hành tinh khí
46
2. Mặt Trời Mặt Trời chiếm 99,86% khối lượng toàn hệ 3. Sao Thủy - Mercury (Hermes - Hy Lạp) Là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời Khoảng cách tới Mặt Trời 58 triệu km 0.33 Quay quanh Mặt Trời mất 88 ngày (TĐ) Chu kì tự quay 58,6 ngày Bán kính 2,44 nghìn km Chênh lệch nhiệt độ -170 đến 400oC Góc nghiêng trục 1/30 độ 4. Sao Kim – Venus Là hành tinh nhỏ hai trong hệ Mặt Trời Khoảng cách tới Mặt Trời 108 triệu km 0.7AU Quay quanh Mặt Trời mất 224,7 ngày (TĐ) Chu kì tự quay là 243 ngày Bán kính 6 nghìn km Chênh lệch nhiệt độ -170 đến 462oC Áp suất gấp 92 lần Trái Đất 5. Trái Đất – Earth Khoảng cách tới Mặt Trời 149,6 triệu km Quay quanh Mặt Trời mất 365 ngày Quay quanh trục 24h Bán kính 6370 km Có một vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng 6. Sao Hỏa – Mars (Thần chiến tranh) Khoảng cách tới Mặt Trời 228 triệu km 1.5AU Quay quanh Mặt Trời mất 689 ngày 1.9 năm Quay quanh trục 24,6h Bán kính 3380 km Có 2 vệ tinh tự nhiên là Phobos và Deimos Độ nghiêng trục 25,19 độ Có đỉnh núi cao nhất Hệ Mặt Trời là Olymbus 8. Sao Mộc – Jupiter Khoảng cách tới Mặt Trời 780 triệu km 5AU Quay quanh Mặt Trời mất 11.9 năm Trái Đất Quay quanh trục 9,9h Bán kính 69,9 nghìn km , Thể tích gấp 1300 lần Trái Đất Độ nghiêng trục 3.13 độ
47
Có cơn bão lớn nhất Hệ Mặt Trời (3 lần đường kính Trái Đất) Tính đến 7/2018 có 79 vệ tinh tự nhiên ( IO, Europa, Ganymede và Calisto) 9. Sao Thổ - Saturn Khoảng cách đến Mặt Trời 1,5 tỉ km 9.5AU Chu kì quỹ đạo mất 29,46 năm Trái Đất Bán kính 9 lần bán kính Trái Đất Thể tích gấp 763 lần TĐ Khối lượng 95 lần Độ nghiêng trục 26,73 độ Vành đai Số vệ tinh tự nhiên 62 (Titan) 10. Sao Thiên Vương –Uranus Cách Mặt Trời 19,2AU Bán kính 24,5 nghìn km Thể tích gấp 63 lần Trái Đất Quay quanh Mặt Trời 84,3 năm Trái Đất Nặng gấp 14,5 Trái Đất Chu kì tự quay 17h14 bằng 0.718 ngày Trái Đất Độ nghiêng trục 97 độ Số vệ tinh tự nhiên 27(Miranda) 11. Sao Hải Vương – Neptune Cách mặt trời 30 AU Bán kính 30 nghìn km Thể tích gấp 57,7 lần Trái Đất Quay quanh Mặt Trời 164 năm Quay quanh trục 16h6’ Khối lượng gấp 17 lần TĐ Độ nghiêng trục 28,3 độ d) Yêu cầu cần đạt: + Củng cố kiến thức thuộc chủ đề “Trái đất và Bầu trời” + Đánh giá khả năng thu thập thông tin, xử lí thông tin, thuyết trình của HS. + Nhiệm vụ của HS: tra cứu và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tiến hành thiết kế trên Powerpoint với nội dung trong Phiếu học tập với hình ảnh sinh động và tiến hành báo cáo + Nhiệm vụ GV: hướng dẫn HS các nội dung cần tìm hiểu, kiểm tra và rà soát lại các thông tin mà học sinh thu thập. Chỉnh sửa bài báo cáo của HS
48
Hoạt động 2. Giới thiệu một vài loại kính thiên văn a) Mục tiêu: Biết được lịch sử hình thành kính thiên văn và hân loại được các loại kính thiên văn hiện nay b) Hình thức: Trong phần này, đại diện Nhóm 2 sẽ tiến hành báo cáo những nội dung đã được giáo viên kiếm tra và sửa chữa trước đó. Học sinh toàn trường lắng nghe và ghi nhận kiến thức. Đồng thời người báo cáo sẽ giới thiệu một vài loại kính thiên văn sẵn có và cách phân biệt các loại kính thiên văn. c) Nội dung trình bày Bài thuyết trình tìm hiểu vài loại kính thiên văn được thể hiện ở Phụ lục 4 d) Yêu cầu cần đạt + HS biết được lịch sử ra đời của kính thiên văn và công dụng của kính thiên văn, cách chế tạo kính thiên văn đơn giản, đồng thời phân loại và phân biệt được một số loại kính thiên văn + Đánh giá khả năng thu thập, xử lí, thuyết trình của HS + Nhiệm vụ của HS: tra cứu và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tiến hành thiết kế trên Powerpoint và báo cáo, nghiên cứu cấu tạo của các loại kính thiên văn để phân biệt các loại kính thiên văn + Nhiệm vụ GV: hướng dẫn HS các nội dung cần tìm hiểu, kiểm tra và rà soát lại các thông tin mà học sinh thu thập. Chỉnh sửa bài báo cáo của HS Hoạt động 3: Đố vui thiên văn a) Mục tiêu: Học sinh dựa vào các kiến thức vừa tìm hiểu ở trên để trả lời các câu hỏi Đố vui b) Hình thức: Nhóm 3 cử đại diện dẫn chương trình Đố vui thiên văn, bao gồm 5 câu hỏi đố vui liên quan đến 2 nội dung trên, khán giả dựa vào những kiến thức đã được cung cấp để trả lời c) Nội dung ĐỐ VUI THIÊN VĂN Câu 1: Hành tinh nào có kích thước lớn nhất Hệ Mặt trời? A. Sao Mộc B. Sao Thủy C. Sao Hải vương D. Sao Thiên vương Câu 2: Những hành tinh nào không có vệ tinh tự nhiên? A. Sao Thủy và Sao Kim B. Sao Hải vương và Thiên vương C. Sao Thủy và Sao Hỏa C. Sao Mộc và Sao Kim Câu 3: Hành tinh nào có kích thước nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời A. Sao Mộc B. Sao Thủy C. Sao Hải vương D. Sao Thiên vương Câu 4: Hành tinh nào được gọi là Sao Hôm (lúc gần tối) và Sao Mai (lúc sáng sớm) khi nhìn từ Trái đất A. Sao Mộc B. Sao Thủy C. Sao Kim D. Sao Hỏa Câu 5: Câu nào sau đây Sai về Trái đất
49
A. Là hành tinh lớn thứ 5 trong Hệ Mặt trời B. Có 1 vệ tinh tự nhiên là Mặt trăng C. Đứng tại Trái đất ta có thể quan sát hết mọi phía của Mặt trăng trong một đêm D. Trái đất thuộc nhóm hành tinh đất đá. d) Yêu cầu cần đạt + Giúp HS tổng hợp các kiến thức đã được cung cấp để hoàn thành nhiệm vụ + Đánh giá khả năng thu thập, xử lí, trình bày của học sinh + Nhiệm vụ của HS: tra cứu và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng bộ câu hỏi đố vui gắn liền với 2 nội dung ở trên. + Nhiệm vụ GV: Kiểm tra tính chính xác bộ câu hỏi của HS, đồng thời sửa chữa nội dung câu hỏi cho phù hợp. Nội dung 2: Sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời về đêm Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chỉnh kính thiên văn a. Mục tiêu: Nắm được cách chỉnh một số loại kính thiên văn có sẵn để quan sát được vật thể ở xa b. Hình thức: Các học sinh nhóm 4 và các thành viên trong câu lạc bộ Thiên văn tiến hành quản lí kính thiên văn, giới thiệu kính thiên văn cho các học sinh khác, đồng thời hướng dẫn học sinh khác cách chỉnh kính. c. Yêu cầu cần đạt + HS biết cách chỉnh kính, phân biệt các loại kính + Đánh giá khả năng thực nghiệm của HS. + Nhiệm vụ của HS: Đối với học sinh đã được phân công nhiệm vụ chuẩn bị kính thiên văn tiến hành nghiên cứu kĩ cách điều chỉnh kính, nghiên cứu cách báo cáo, hướng dẫn các học sinh khác cách điều chỉnh để quan sát được vật thể. + Nhiệm vụ của giáo viên: Quan sát, hổ trợ học sinh. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS quan sát Mặt trăng và một số chòm sao trên bầu trời a. Mục tiêu - Quan sát được bề mặt của Mặt trăng - Nắm được vị trí và hình dạng một số chòm sao b. Hình thức: Các học sinh nhóm 4 cùng với các học sinh trong câu lạc bộ Thiên văn tiến hành quản lí kính thiên văn để các học sinh quan sát vật thể (Mặt trăng, chòm sao….) tự điều chỉnh kính thiên văn để nhìn rõ được vật thể, đồng thời cung cấp cho các bạn quan sát thấy được vị trí và hình dạng, cách xác định của một số chòm sao như Bắc đẩu, Gấu lớn, Gấu nhỏ, Thiên hậu trên nền trời. c. Yêu cầu cần đạt + HS biết cách chỉnh kính, quan sát được vật thể, thấy được bề mặt của Mặt trăng, nắm được vị trí và hình dạng của một số chòm sao như Sao Bắc đẩu, Gấu lớn, Gấu nhỏ, Thiên hậu.
50
+ Đánh giá khả năng thực nghiệm của HS. + Nhiệm vụ của HS: Đối với học sinh đã được phân công nhiệm vụ chuẩn bị kính thiên văn tiến hành bảo quản và hướng dẫn các học sinh khác quan sát được vật thể, giới thiệu đặc điểm các sao mà học sinh quan sát được. + Nhiệm vụ của giáo viên: Quan sát, hổ trợ học sinh. Bước 4: Thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Hoạt động được tiến hành vào đầu học kì II. Bước 5: Đánh giá NLTTTHTGTN dưới góc độ vật lí sau HĐTN, lưu trữ kết quả vào hồ sơ của HS Việc đánh giá NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí được tiến hành song song với việc tổ chức HĐTN. Trong quá trình học sinh tiến hành trải nghiệm, người GV sẽ sử dụng các phiếu đánh giá như Phiếu 1.1, Phiếu 1.2 2.4.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm “Nhà thiên văn học tương lai” Bước 1: Xác định HĐTN theo định hướng phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của Học sinh Học xong chủ đề này HS sẽ đạt được các mục tiêu sau: - Về kiến thức: + Biết được đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sau + Biết được nội dung của mô hình Nhật tâm của Copernic + Nêu được công dụng và cấu tạo của kính thiên văn. + Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực. + Thiết lập và vận dụng được công thức tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
- Về kĩ năng: + Giải thích được một số đặc điểm quan sát được của Mặt trời, Mặt trăng và Kim tinh + Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ để hoàn thành việc chế tạo kính thiên văn đơn giản + Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, báo cáo kết quả đạt được - Về thái độ: + HS có hứng thú về quá trình hình thành kiến thức chủ đề “ Trái đất và Bầu trời” + HS học tập được những đức tính tốt của các nhà khoa học, hun đúc trong mình niềm say mê học tập; + Say mê, tìm tòi khám phá được tự nhiên Sau khi xác định được mục tiêu của hoạt động trải nghiệm này là học sinh phải chế tạo được kính thiên văn đơn giản để quan sát được đặc điểm của Mặt trăng, Kim tinh và
51
Thủy tinh trên nền sao , tôi tiến hành đặt tên cho hoạt động trải nghiệm là “NHÀ THIÊN VĂN HỌC TƯƠNG LAI” với các nội dung sau: Nội dung 1. Tìm hiểu mô hình nhật tâm của Copernic Nội dung 2. Tìm hiểu cấu tạo kính thiên văn và quá trình tạo ảnh qua kính Nội dung 3. Chế tạo kính thiên văn Nội dung 4: Sử dụng kính thiên văn đã thiết kế quan sát chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh và Thủy tinh Nội dung 5: Tiến hành tổng kết, đánh giá sản phẩm. Bước 2: Xác định phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức HĐTN, các hoạt động cụ thể để tiến hành bồi dưỡng NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí Để hoạt động trải nghiệm được tiến hành có hiệu quả, cần xác định được các hoạt động cụ thể của từng nội dung, đồng thời dự kiến phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức từng hoạt động để đảm bảo phát triển được các kĩ năng bộ phận của năng lực TTTHTGTN dưới góc độ Vật lí. Cụ thể như sau: Sản phẩm dự Hoạt động Phương pháp Phương tiện Hình thức kiến Nội dung 1. Tìm hiểu mô hình nhật tâm của Copernic Hoạt động Bài báo cáo Vài nét về mô Giải quyết vấn Internet đề Sách, báo nhóm hình địa tâm Phiếu học tập Internet Hoạt động Bài báo cáo Tiểu sử của Dự án nhóm Sách, báo Copernic Phiếu học tập Internet Hoạt động Bài báo cáo Tìm hiểu nội Dự án Sách, báo nhóm dung thuyết Phiếu học tập Nhật tâm của Copernic Internet Hoạt động Bài báo cáo Tìm hiểu các Sách, báo nhóm hành tinh Phiếu học tập trong hệ Mặt trời. Nội dung 2. Tìm hiểu cấu tạo kính thiên văn và quá trình tạo ảnh qua kính Hoạt động Bài báo cáo Tìm hiểu công Giải quyết vấn SGK Phiếu học tập nhóm dụng và cấu đề tạo kính thiên văn Hoạt động Bài báo cáo Tìm hiểu quá Giải quyết vấn SGK Phiếu học tập nhóm trình tạo ảnh đề
52
Hoạt động
Phương pháp
và số bộ giác của kính thiên văn Phân tích và Giải quyết vấn thiết kế kính đề Tương tự thiên văn
Phương tiện
Phiếu học tập Hình ảnh mô phỏng kính thiên văn Máy chiếu
Hình thức
Hoạt động nhóm
Sản phẩm dự kiến
Bài báo cáo
Vấn đáp Hoạt động Bài báo cáo Thuyết trình nhóm Bản thiết kế về bản thiết kế Thuyết trình kính thiên văn Nội dung 3. Chế tạo kính thiên văn Phiếu học tập Hoạt động Bảng kế hoạch Lập kế hoạch Dự án nhóm hoạt động Phiếu học tập. Hoạt động Kính thiên văn Tiến hành chế Dự án Hình ảnh nhóm tạo kính thiên văn Máy chiếu Hoạt động Bài thuyết Thuyết trình Vấn đáp nhóm trình về kính thiên văn đã chế tạo. Nội dung 4: Sử dụng kính thiên văn đã thiết kế quan sát chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh Kính thiên văn Hoạt động Sổ ghi chép các Quan sát Sổ ghi chép nhóm và cá đặc điểm quan chuyển động nhân sát được về của Mặt trăng, Mặt trăng, Kim Kim tinh, tinh, Thủy tinh Thủy tinh Sổ ghi chép Hoạt động Sổ ghi chép Giải thích Vấn đáp nhóm và cá giải thích đặc chuyển động nhân điểm quan sát của Mặt trăng, Mặt trăng, Kim Kim tinh, Tinh và Thủy Thủy tinh tinh Nội dung 5: Tiến hành tổng kết, đánh giá sản phẩm. Vấn đáp Phiếu đánh giá Tổng kết, đánh giá sản phẩm.
53
Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện HĐTN tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch : Hoạt động Mục tiêu Thời gian Không gian Công cụ Nội dung 1. Tìm hiểu mô hình nhật tâm của Copernic Hoạt động Trình chiếu bằng Vài nét về Năm được nội nhóm tại lớp Power point. mô hình địa dung cơ bản và thấy được các và báo cáo tại Phiếu học tập tâm hạn chế của mô lớp hình địa tâm. Tiểu sử của Biết được các cột 1 tiết theo mốc quan trọng phân phối Copernic trong cuộc đời chương trình Copernic. Tìm hiểu Năm được nội nội dung dung cơ bản của thuyết Nhật thuyết Nhật tâm. tâm của So sánh được 2 mô hình địa tâm Copernic và nhật tâm Tìm hiểu Biết được các các hành hành tinh thuộc tinh trong hệ Mặt trời và hệ Mặt trời. một số thông tin liên quan đến các hành tinh. Tìm hiểu được chuyển động của Mặt trăng, Thủy tinh và Kim tinh Nội dung 2. Tìm hiểu cấu tạo kính thiên văn và quá trình tạo ảnh qua kính Tại nhà theo Phiếu học tập Tìm hiểu Trình bày được 2 ngày nhóm Phiếu đánh giá công dụng công dụng và cấu sản phẩm theo và cấu tạo tạo của kính thiên nhóm kính thiên văn Điện thoại hoặc văn Zalo để báo cáo Tìm hiểu Trình bày được sơ lược kết quả quá trình quá trình tạo ảnh nghiên cứu và tạo ảnh và và số bội giác của
54
Hoạt động số bộ giác của kính thiên văn. Phân tích và thiết kế kính thiên văn
Mục tiêu kính thiên văn
Thời gian
Không gian
Vẽ được bản thiết kế kính thiên văn và cách xác định các thông số cần thiết Thuyết trình và Tại lớp Thuyết trình về các trả lời được các nội dung câu hỏi từ GV và của Phiếu HS học tập và bản thiết kế kính thiên văn Nội dung 3. Chế tạo kính thiên văn 4 ngày Tại nhà Lập kế Lập được kế Tại lớp hoạt và 1 tiết theo hoạch hoạt hoạch động chi tiết, phân phối động có phân công chương trình nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Tiến hành chế tạo kính - Kính thiên văn vận hành được thiên văn - Kính thiên văn được làm từ các vật liệu dễ kiếm, giá thành ít. Thuyết trình về kính thiên văn đã chế tạo
Báo cáo về sản 1 tiết theo phẩm của nhóm phân phối và giải đáp được chương trình các thắc mắc.
Công cụ hoạt động của nhóm
Phiếu đánh giá đồng đẳng Phiếu đánh giá của giáo viên
- Bảng phân công nhiệm vụ của cá nhân. - Phiếu đánh giá đồng đẳng. - Điện thoại hoặc Zalo để báo cáo tiến độ thực hiện công việc
- Sản phẩm của nhóm.
55
Mục tiêu Thời gian Không gian Công cụ Hoạt động Nội dung 4: Sử dụng kính thiên văn đã thiết kế quan sát chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh được Tiến hành sau Tại nhà Quan sát Thấy chuyển động chuyển động khi hoàn thành của Mặt của Mặt trăng, sản phẩm trăng, Kim Kim tinh, Thủy tinh, Thủy tinh qua kính thiên văn tự chế tinh tạo Báo cáo về sản Giải thích Nội dung được Trình bày trong Tại nhà phẩm chuyển động trình bày trong bài thuyết trình của Mặt bài báo cáo về trăng, Kim sản phẩm tinh, Thủy Giải thích được sơ lược về tinh chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh và Thủy tinh Nội dung 5: Tiến hành tổng kết, đánh giá sản phẩm - Phiếu đánh giá Tiến hành Học sinh đánh 1 tiết theo đồng đẳng và kết tổng kết, đánh giá được kết phân phối quả của hoạt giá sản phẩm quả hoạt động chương trình của nhóm, động đánh giá được Phiếu đánh giá sản phẩm giữa của Giáo viên các nhóm với nhau. Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy thông qua việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm
56
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “NHÀ THIÊN VĂN HỌC TƯƠNG LAI” A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: + Biết được đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sau + Biết được nội dung của mô hình Nhật tâm của Copecnic 2. Về kĩ năng: + Giải thích được một số đặc điểm quan sát được của Mặt trời, Mặt trăng và Kim tinh + Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ để hoàn thành việc chế tạo kính thiên văn đơn giản + Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, báo cáo kết quả đạt được 3. Về thái độ: + HS có hứng thú về quá trình hình thành kiến thức chủ đề “ Trái đất và Bầu trời” + HS học tập được những đức tính tốt của các nhà khoa học, hun đúc trong mình niềm say mê học tập; + Say mê, tìm tòi khám phá được tự nhiên 4. Định hướng phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí Sau khi học xong chủ đề, học sinh Rèn luyện và phát triển được tất cả các thành tố của NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí B. ĐẶT VẤN ĐỀ C. CẤU TRÚC CHỦ ĐỀ Chủ đề gồm các nội dung sau: CHỦ ĐỀ NỘI DUNG NHÀ 1. Tìm hiểu mô Tìm hiểu vài nét về mô hình Địa tâm THIÊN hình Nhật tâm của Tiểu sử Copernic VĂN Copernic Tìm hiểu thuyết Nhật tâm của Copernic HỌC Tìm hiểu các hành tinh trong hệ Mặt trời TƯƠNG 2. Tìm hiểu cấu tạo Tìm hiểu công dụng và cấu tạo kính thiên văn LAI kính thiên văn và Tìm hiểu quá trình tạo ảnh và số bộ giác của quá trình tạo ảnh kính thiên văn qua kính Phân tích và thiết kế kính thiên văn Thuyết trình về bản thiết kế kính thiên văn 3. Chế tạo kính Lập kế hoạch hoạt động thiên văn đơn giản Tiến hành chế tạo kính thiên văn Thuyết trình về kính thiên văn đã chế tạo. 4. Sử dụng kính Quan sát chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, thiên văn để quan Thủy tinh sát Giải thích chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh 5.Tiến hành tổng kết, đánh giá sản phẩm
57
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung 1: Tìm hiểu mô hình nhật tâm của Copernic Hoạt động 1: Tìm hiểu Vài nét về mô hình địa tâm a) Mục tiêu: - Nắm được nội dung cơ bản và thấy được các hạn chế của mô hình địa tâm. - Các thành tố năng lực phát triển: 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 2.1, 2.2, 2.3, 3.2, 3.3, 3.4, 5.1, 5.2, 5.3, 5.4 b) Các phiếu trợ giúp PHIẾU HỌC TẬP TÌM HIỂU MÔ HÌNH ĐỊA TÂM I. MỤC TIÊU: Năm được nội dung cơ bản và thấy được các hạn chế của mô hình địa tâm. II. PHƯƠNG TIỆN - Phiếu học tập - Các đường dẫn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_%C4%91%E1%BB%8Ba_t%C3%A2m
III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết mô hình Địa tâm ra đời vào thế kỉ II sau CN do ai đề xuất? Vài nét về ông? ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2. Phát biểu nội dung mô hình Địa tâm ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................... 3. Các nội dung mô hình Địa tâm có những điểm nào khác so với các kiến thức mà em biết? ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ .............................................................................................................................
58
PHIẾU ĐÁP ÁN TÌM HIỂU MÔ HÌNH ĐỊA TÂM 1. Lý thuyết mô hình Địa tâm ra đời vào thế kỉ II sau CN do ai Claudius Ptolemaeus đề xuất Ông sinh và mất vào khoảng năm 100-178 SCN là một nhà bác học Hy Lạp xuất xứ từ Tebaida, học hành và làm việc tại Alexandria. Ông viết nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực như toán học, thiên văn học, địa lý và nhạc. 2. Phát biểu nội dung mô hình Địa tâm Ptolemy - Trái đất nằm yên ở trung tâm vũ trụ - Giới hạn của vũ trụ là một vòm cầu trong suốt mà trên đó có gắn các sao. Tòa bộ vòm cầu quay quanh trục đi qua tâm Trái đất. -Mặt trăng và Mặt trời chuyển động tròn đều quanh Trái đất cùng chiều quay với vòm cầu - Các hành tinh chuyển động trong những vòng tròn phụ mà tâm các vòng tròn này chuyển động tròn đều quanh Trái đất - Trái đất, Mặt trời và tâm vòng tròn phụ của Kim tinh và Thủy tinh luôn luôn nằm trên một đường thẳng 3. Các điểm khác - Trái đất chuyển động tự quay - Mặt trăng chuyển động tròn xung quanh Trái đất, Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời - Trong hệ Mặt trời, Mặt trời là trung tâm, các hành tinh khác quay quanh Mặt trời theo các quỹ đạo elip. c) Các yêu cầu cần đạt được - Nội dung thuyết Địa tâm của Ptolemy và vài nét về ông Về nội dung - Các điểm khác giữa thuyết Địa tâm với các kiến thực học sinh có được Về hình thức - Bài thu hoạch trình bày trên giấy A0 rõ ràng, sạch sẽ, trình bày ngắn gọn, logic. Về người - Tác phong nghiêm tục, trang phục nghiêm chỉnh. thuyết trình - Phát âm to rõ, có tương tác với người nghe. - Nghiêm túc. Về nhóm hỗ - Các thành viên nhóm hỗ trợ người thuyết trình, trả lời trợ câu hỏi từ nhóm khác, GV. - Nhận xét, đánh giá nhóm khác.
59
Hoạt động 2: Tiểu sử của Copernic a) Mục tiêu: - Tự tổ chức hoạt động nhóm (phân chia vai trò, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, lập kế hoạch hoạt động, tổng kết hoạt động và đánh giá thành viên). - Có kĩ năng thu thập thông tin (từ nhiều nguồn khác nhau như: internet, sách báo, tạp chí, trao đổi với chuyên gia,…), phân tích và tổng hợp các thông tin thu được để viết bài thu hoạch, báo cáo về các cột mốc quan trọng trong cuộc đời Copernic. .- Có kĩ năng thuyết trình, giải thích, trao đổi thông tin, ghi chép. b) Các phiếu trợ giúp: PHIẾU HỌC TẬP TÌM HIỂU TIỂU SỬ COPERNIC I.MỤC TIÊU: Tìm hiểu các cột mốc quan trọng trong cuộc đời Copernic II. PHƯƠNG TIỆN - Giấy A2 - Máy tính có kết nối Internet III. NỘI DUNG Từ các nguồn sau hãy trình bày tiểu sử Nhà Vật lí Copernic với các yêu cầu sau: https://soha.vn/nicolaus-copernicus-su-ra-doi-cua-thuyet-nhat-tam20190504105444722.htm
https://vi.wikipedia.org/wiki/Miko%C5%82aj_Kopernik https://khoahoc.tv/nicolas-copernic-1473-1543-nha-ly-thuyet-thien-tai-thuyet-vutru-nhat-tam-1306 Ngày sinh, Quê quán
Hoàn cảnh gia đình
Các mốc chính
Tính cách
60
c) Các yêu cầu cần đạt được - Ngày tháng năm sinh, quê quán. Về cuộc - Hoàn cảnh gia đình. Về nội dung đời - Các mốc chính trong cuộc đời nhà phát minh. - Các điểm nổi bật trong tính cách nhà phát minh. Về hình thức - Bài thu hoạch trình bày trên giấy A0 rõ ràng, sạch sẽ, ngắn gọn, trình bày logic. Về người - Tác phong nghiêm tục, trang phục nghiêm chỉnh. thuyết trình - Phát âm to rõ, có tương tác với người nghe. - Nghiêm túc. - Các thành viên nhóm hỗ trợ người thuyết trình, trả lời câu hỏi Về nhóm hỗ trợ từ nhóm khác, GV. - Nhận xét, đánh giá nhóm khác. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung thuyết Nhật tâm của Copernic a) Mục tiêu: - Tự tổ chức hoạt động nhóm (phân chia vai trò, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, lập kế hoạch hoạt động, tổng kết hoạt động và đánh giá thành viên). - Có kĩ năng thu thập thông tin (từ nhiều nguồn khác nhau như: internet, sách báo, tạp chí, trao đổi với chuyên gia,…), phân tích và tổng hợp các thông tin thu được để viết bài thu hoạch, báo cáo về Tìm hiểu các nội dung thuyết Nhật tâm của Copernic - Có kĩ năng thuyết trình, giải thích, trao đổi thông tin, ghi chép. b) Các phiếu trợ giúp PHIẾU HỌC TẬP TÌM HIỂU THUYẾT NHẬT TÂM I.MỤC TIÊU Biết được nội dung Thuyết Nhật tâm và vẽ được mô hình Nhật tâm II.PHƯƠNG TIỆN - Phiếu học tập, giấy A2 ( trình bày) - Đường dẫn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_nh%E1%BA%ADt_t%C3%A2 m https://soha.vn/nicolaus-copernicus-su-ra-doi-cua-thuyet-nhat-tam20190504105444722.htm
III. NỘI DUNG Trả lời các câu hỏi sau và trình bày trên giấy A2 1. Thuyết Nhật tâm do Nhà Vật lí nào đề xuất? ( Năm sinh, năm mất, quê quán) ................................................................................................................................. 2. Thuyết Nhật Tâm được công bố vào năm nào? .............................................. 3. Nội dung thuyết Nhật tâm?................................................................................ 4. Vẽ mô hình Hệ Nhật tâm của Copernic ...........................................................
61
PHIẾU ĐÁP ÁN TÌM HIỂU THUYẾT NHẬT TÂM 1. Thuyết Nhật tâm do Nhà Vật lí nào đề xuất? Nicolaus Copernicus (1473 – 1544), người Ba Lan 2. Thuyết Nhật Tâm được công bố vào năm nào? 1878 3. Nội dung Thuyết Nhật tâm - Mặt trời là trung tâm của vũ trụ. - Các hành tinh (Thủy, Kim, Trái đất, Hỏa, Mộc, Thổ) chuyển động đều quanh Mặt trời theo quỹ đạo tròn, cùng chiều và gần như ở trong cùng một mặt phẳng. Càng ở xa Mặt trời chu kỳ chuyển động của hành tinh càng lớn. - Trái đất cũng là một hành tinh chuyển động quanh Mặt trời, đồng thời tự quay quanh một trục xuyên tâm. - Mặt trăng chuyển động tròn quanh Trái đất (Vệ tinh của Trái đất). - Thủy tinh, Kim tinh ở gần Mặt trời hơn Trái đất (có quĩ đạo chuyển động bé hơn) Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh có quĩ đạo lớn hơn (ở xa Mặt trời hơn) 4. Vẽ mô hình Hệ Nhật tâm của Copecnic
c) Yêu cầu cần đạt được - Trả lời đúng các câu hỏi trong Phiếu học tập - Học sinh hiểu được mô hình Hệ Nhật tâm, thấy được Về nội dung điểm khác biệt giữa mô hình Nhật tâm và hệ Địa tâm - Vẽ được sơ lược mô hình hệ Nhật tâm - Bài thu hoạch trình bày trên giấy A0 rõ ràng, sạch sẽ, Về hình thức trình bày ngắn gọn, logic. - Tác phong nghiêm tục, trang phục nghiêm chỉnh. Về người thuyết trình - Phát âm to rõ, có tương tác với người nghe. - Nghiêm túc. - Các thành viên nhóm hỗ trợ người thuyết trình, trả lời Về nhóm hỗ trợ câu hỏi từ nhóm khác, GV. - Nhận xét, đánh giá nhóm khác.
62
Hoạt động 4: Tìm hiểu các hành tinh trong hệ Mặt trời. a) Mục tiêu: - Tự tổ chức hoạt động nhóm (phân chia vai trò, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, lập kế hoạch hoạt động, tổng kết hoạt động và đánh giá thành viên). - Có kĩ năng thu thập thông tin (từ nhiều nguồn khác nhau như: internet, sách báo, tạp chí, trao đổi với chuyên gia,…), phân tích và tổng hợp các thông tin thu được để viết bài thu hoạch, báo cáo về các hành tinh trong Hệ Mặt trời. - Có kĩ năng thuyết trình, giải thích, trao đổi thông tin, ghi chép. - Có kĩ năng trao đổi thông tin để hoàn thành Phiếu học tập. b) Các phiếu trợ giúp PHIẾU HỌC TẬP TÌM HIỂU CÁC HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI I. MỤC TIÊU Kiểm tra lại các kiến thức đã tìm hiểu II. PHƯƠNG TIỆN Phiếu học tập III. NỘI DUNG 1. Tìm hiểu các hành tinh trong Hệ Mặt trời về vị trí, kích thước, đặc điểm nổi bật ( chu kì quay quanh Mặt trời, Chu kì tự quay, khoảng cách đến Mặt trời. 2. Dựa vào các kiên thức đã tìm hiểu ở trên, hãy trả lời các câu hỏi sau? 1. Hệ Mặt Trời gồm các loại thiên thể sau: A. Mặt Trời B. 8 hành tinh lớn: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên tinh, Hải tinh. Xung quanh đa số hành tinh có các vệ tinh chuyển động. C. Các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch. D. A , B và C đều đúng 2. Đường kính của hệ mặt trời vào khoảng A. 40 đơn vị thiên văn.
B. 100 đơn vị thiên văn.
C. 80 đơn vị thiên văn.
D. 60 đơn vị thiên văn.
3. Hệ Mặt Trời quay như thế nào? A. Quay quanh Mặt Trời, cùng chiều tự quay của Mặt Trời, như một vật rắn. B. Quay quanh Mặt trời, ngược chiều tự quay của mặt trời, không như một vật rắn. C. Quay quanh Mặt Trời, cùng chiều tự quay của Mặt Trời, không như một vật rắn. D. Quay quanh Mặt trời, ngược chiều tự quay của mặt trời, như một vật rắn. 4: Hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời quay quanh mình nó không theo chiều thuận là hành tinh nào?
63
A. Mộc tinh
B. Kim tinh
C. Thủy tinh
D. Hải tinh
5: Hành tinh nào sau đây không có vệ tinh tự nhiên A. Kim tinh
B. Thổ tinh
C. Trái Đất
D. Mộc tinh
6: Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo gần tròn có bán kính vào khoảng: A. 15.106 km.
B. 15.109 km.
C. 1,5.109 km.
D. 150.106 km.
C. 6400km.
D. 12800km.
7: Đường kính của Trái Đất là: A. 1600km.
B. 3200km.
8: Trục Trái Đất quay quanh mình nó nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo gần tròn một góc: A. 20027’.
B. 21027’.
C. 22027’.
D. 23027’.
C. 6.1025 kg.
D. 6.1024 kg.
9: Khối lượng của Trái Đất vào khoảng: A. 6.1023 kg.
B. 6.1026 kg.
10: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo gần như tròn có bán kính khoảng: A. 15.106km.
B. 15.107km.
C. 18.108km.
D. 15.109km.
11: Khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái Đất bằng: A. 300000km.
B. 360000km.
C. 384000km.
D. 390000km.
12: Phát biểu nào sau đây là sai về Mặt trăng? A. Có khối lượng 7,35.1022kg B. Chuyển động quanh Trái đất với chu kỳ 27,32 ngày C. Trên mặt trăng có khí quyển đáng kể và có gia tốc là 1,63m/s2 D. Luôn hướng một nửa nhất định của nó về phía Trái đất. PHIẾU ĐÁP ÁN TÌM HIỂU CÁC HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI 1 D
2 D
3 D
4 B
5 A
6 D
7 D
8 D
9 D
10 B
11 C
12 C
64
c) Yêu cầu cần đạt được - Hệ Mặt trời gồm 8 hành tinh, nêu đúng vị trí của chúng trong Hệ Mặt trời. - Các đặc điểm của mỗi hành tinh: Vị trí, kích thước, đặc Về nội dung điểm nổi bật ( chu kì quay quanh Mặt trời, Chu kì tự quay, khoảng cách đến Mặt trời. - Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm - Bài thuyết trình về các hành tinh trong hệ Mặt trời được Về hình thức trình trình bày trên Power Point rõ ràng, hình ảnh mô tả sinh động. bày - Phần trả lời câu hỏi được làm trên Phiếu trắc nghiệm Về người - Tác phong nghiêm tục, trang phục nghiêm chỉnh. thuyết trình - Phát âm to rõ, có tương tác với người nghe. - Nghiêm túc. Về nhóm hỗ - Các thành viên nhóm hỗ trợ người thuyết trình, trả lời câu trợ hỏi từ nhóm khác, GV. - Nhận xét, đánh giá nhóm khác. Nội dung 2. Tìm hiểu cấu tạo kính thiên văn và quá trình tạo ảnh qua kính Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng và cấu tạo kính thiên văn a) Mục tiêu: Nghiên cứu lịch sử ra đời kính thiên văn, từ đó biết được công dụng và cấu tạo kính thiên văn và phân loại được các loại kính thiên văn Các chỉ số hành vi cần phát triển của NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí: 1.1,1.2,1.3, 1.4, 3.2, 3.3, 3.4, 4.1, 4.2, 4.3 b) Các phiếu trợ giúp PHIẾU HỌC TẬP TÌM HIỂU KÍNH THIÊN VĂN I. MỤC TIÊU: Nghiên cứu lịch sử ra đời kính thiên văn, từ đó biết được công dụng và cấu tạo kính thiên văn và phân loại được các loại kính thiên văn II. PHƯƠNG TIỆN - Sách giáo khoa Vật lí 11 - Đường dẫn: https://voer.edu.vn/m/kinh-vien-vong/3f3885ae III. NỘI DUNG 1. Kính viễn vọng là gì? Người phát minh ra kính viễn vọng đầu tiên? Nêu các ứng dụng của kính viễn vọng 2. Kính thiên văn là gì? Công dụng của kính thiên văn? 3. Nhà Vật lí nào sử dụng kính thiên văn để quan sát Mặt trăng đầu tiên và vào thời gian nào? Ông đã phát hiện ra điều gì? 4. Hãy phân loại kính thiên văn
65
PHIẾU ĐÁP ÁN 1. Kính thiên văn có phải là kính viễn vọng không? Vì sao Kính viễn vọng là một dụng cụ giúp quan sát các vật thể nằm ở khoảng cách xa so với kích thước của con người. Người phát minh ra kính viễn vọng đầu tiên là: Hans Lippershey, vào năm 1608 Ứng dụng của kính viễn vọng: + Quan sát thiên văn + Dùng trong công tác hoa tiêu của ngành hàng hải, hàng không hay công nghệ vũ trụ + Dùng quan sát và do thám trong quân sự. 2. Định nghĩa kính thiên văn Kính viễn vọng được ứng dụng trong thiên văn gọi là kính thiên văn. Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa (các thiên thể) 3. Nhà Vật lí nào sử dụng kính thiên văn để quan sát Mặt trăng đầu tiên và vào thời gian nào? Ông đã phát hiện ra điều gì? Vào năm 1609, Galileo Galilei là nhà Vật lí đầu tiên đã sử dụng kính thiên văn để quan sát được sự lồi lõm trên Mặt Trăng, 4 vệ tinh xung quanh sao Mộc…Và ông đã chống lại được quan điểm của nhà thờ cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ. 4. Phân loại kính thiên văn Phân loại theo cơ chế: KTV khúc xạ, KTV phản xạ, KTV giao thoa, KTV tổng hợp, KTV quang phổ Phân loại theo bước sóng: KTV quang học, KTV vô tuyến, KTV hồng ngoại, KTV tử ngoại, KTV tia X, KTV tia gamma c) Yêu cầu cần đạt được Nắm được định nghĩa, cấu tạo và ứng dụng của thiên văn. Về nội dung Tìm hiểu được lịch sử ra đời kính thiên văn và các phân loại kính thiên văn theo cơ chế và theo bước sóng. Về hình thức - Nội dung trình bày trên PowerPoint với hình thức rõ trình bày ràng, hình ảnh minh họa rõ, cụ thể Về người - Tác phong nghiêm tục, trang phục nghiêm chỉnh. thuyết trình - Phát âm to rõ, có tương tác với người nghe. - Nghiêm túc. Về nhóm hỗ - Các thành viên nhóm hỗ trợ người thuyết trình, trả lời trợ câu hỏi từ nhóm khác, GV. - Nhận xét, đánh giá nhóm khác.
66
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình tạo ảnh và số bộ giác của kính thiên văn a) Mục tiêu: Nghiên cứu quá trình tạo ảnh qua kính thiên văn, từ đó biết được công thức tính độ bội giác của kính thiên văn và biết cách quan sát vật thể qua kính thiên văn b) Các phiếu trợ giúp PHIẾU HỌC TẬP TÌM HIỂU KÍNH THIÊN VĂN I. MỤC TIÊU II. PHƯƠNG TIỆN: Sách giáo khoa Vật lí 11 III. NỘI DUNG 1. Hãy nêu cấu tạo của kính thiên văn? Mỗi bộ phận của kính thiên văn có tác dụng gì? (Điền vào bảng sau) STT Tên bộ phận Đặc điểm Tác dụng 1 2 2. Đặc điểm của ảnh tạo bởi kính thiên văn ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 3. Vẽ đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn ngắm chừng vô cực
4. Nguyên tắc quan sát vật thể qua kính thiên văn là gì? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 5. Viết công thức về độ bội giác của kính thiên văn ngắm chừng vô cực ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. .............................................................................................................................
67
PHIẾU ĐÁP ÁN TÌM HIỂU KÍNH THIÊN VĂN 1. Cấu tạo và tác dụng của các bộ phận trong kính thiên văn khúc xạ STT Tên bộ phận Đặc điểm Tác dụng 1 Vật kính L1 Thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn Tạo ảnh thật của vật (ở (có thể hàng chục mét) vô cực) tại tiêu diện ảnh 2 Thị kính L2 Kính lúp là thấu kính hội tụ có Quan sát ảnh tạo bởi vật tiêu cự nhỏ (vài cm) kính 2. Đặc điểm của ảnh tạo bởi kính thiên văn: Ảnh áo, ngước chiều với vật, có góc trông lớn hơn nhiều lần so với góc trông trực tiếp vật 3. Vẽ đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn ngắm chừng vô cực
4. Nguyên tắc quan sát vật thể qua kính thiên văn - Mắt người quan sát đặt sát thị kính - Điều chỉnh kính bằng cách dời thị kính sao cho ảnh sau cùng nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. - Để quan sát trong một thời gian dài không bị mỏi mắt, ta phải đưa ảnh sau cùng ra xa vô cực: ngắm chừng vô cực (nếu mắt không có tật) 5. Viết công thức về độ bội giác của kính thiên văn ngắm chừng vô cực G
f1 f2
Trong đó: f1 là tiêu cự của vật kính f2 là tiêu cự của thị kính Số bộ giác của kính trong trường hợp ngắm chừng vô cực không phụ thuộc vị trí đặt mắt sau thị kính. c) Yêu cầu cần đạt được Nắm được quá trình tạo ảnh qua kính thiên văn, từ đó Về nội dung biết được công thức tính độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng vô cực - Nội dung trình bày trên PowerPoint với hình thức rõ Về hình thức ràng, hình ảnh minh họa rõ, cụ thể. trình bày - Các kiến thức báo cáo dễ hiểu, học sinh lắng nghe dễ nắm bắt. Về người - Tác phong nghiêm tục, trang phục nghiêm chỉnh. thuyết trình - Phát âm to rõ, có tương tác với người nghe. - Nghiêm túc. Về nhóm hỗ - Các thành viên nhóm hỗ trợ người thuyết trình, trả lời trợ câu hỏi từ nhóm khác, GV. - Nhận xét, đánh giá nhóm khác.
68
Hoạt động 3: Phân tích và thiết kế kính thiên văn a) Mục tiêu: - Liệt kê được tên và nêu được công dụng của các bộ phận cấu tạo nên kính thiên văn - Lập được bản thiết kế mô hình kính thiên văn - Viết và trình bày được bài thuyết trình về bản thiết kế kính thiên văn - Các chỉ số hành vi cần phát triển của NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí: 5.1, 5.2 b) Các phiếu trợ giúp PHIẾU HỌC TẬP THIẾT KẾ KÍNH THIÊN VĂN KHÚC XẠ ĐƠN GIẢN Dựa vào cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của kính thiên văn và quan sát hình ảnh về kính thiên văn dưới đây.
Em hãy: 1. Liệt kê tên và công dụng của các bộ phận cấu thành nên một kính thiên văn khúc xạ đơn giản Số TT Tên bộ phận Mô tả công dụng 1 2 3 4
2. Mô tả cách quan sát vật qua kính thiên văn, hình ảnh thu được .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
69
c) Yêu cầu cần đạt được Nắm được cấu tạo của kính thiên văn khúc xạ ,từ đó liệt Về nội dung kê được tên và công dụng của các bộ phận cấu thành một kính thiên văn khúc xạ Về hình thức - Nội dung trình bày trên giấy A2 với hình thức rõ ràng, trình bày hình ảnh minh họa rõ, cụ thể Về người - Tác phong nghiêm tục, trang phục nghiêm chỉnh. thuyết trình - Phát âm to rõ, có tương tác với người nghe. - Nghiêm túc. Về nhóm hỗ - Các thành viên nhóm hỗ trợ người thuyết trình, trả lời trợ câu hỏi từ nhóm khác, GV. - Nhận xét, đánh giá nhóm khác. Hoạt động 4: Thuyết trình về bản thiết kế kính thiên văn a) Mục tiêu: Thuyết trình về bản thiết kế kính thiên văn Các yêu cầu cho bài báo cáo về hoạt động chế tạo kính thiên văn đơn giản 1. Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của kính thiên văn (có hình ảnh minh họa cụ thể, chú thích rõ ràng công dụng của từng bộ phận). 2. Trình bày nguyên vật liệu cần thiết để chế tạo kính thiên văn - Các chỉ số hành vi cần phát triển của NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí:5.3, 5.4, 6.1, 6.2. b) Các phiếu trợ giúp PHIẾU HỌC TẬP 1. Bản vẽ kính thiên văn đơn giản
2. Nguyên vật liệu cần thiết để chế tạo kính thiên văn STT Tên nguyên vật liêu 1 2 …
Mô tả công dụng
70
c) Yêu cầu cần đạt được Bản vẽ kính thiên văn rõ ràng, có ghi chú các bộ phận Về nội dung từ đó dự kiến được các nguyên vật liệu cần thiết để chế tạo kính thiên văn Về hình thức trình bày - Nội dung trình bày trên giấy A2 - Tác phong nghiêm tục, trang phục nghiêm chỉnh. Về người thuyết trình - Phát âm to rõ, có tương tác với người nghe. - Nghiêm túc. - Các thành viên nhóm hỗ trợ người thuyết trình, trả lời Về nhóm hỗtrợ câu hỏi từ nhóm khác, GV. - Nhận xét, đánh giá nhóm khác. Nội dung 3. Chế tạo kính thiên văn đơn giản Hoạt động 1: Lập kế hoạch hoạt động a) Mục tiêu - Lập được danh sách các nhóm và bảng phân công vai trò của các thành viên trong từng nhóm. - Lập được kế hoạch hoạt động cho từng nhóm. b) Các phiếu trợ giúp PHIẾU HỌC TẬP 1. Bảng công việc nhóm: STT Tên thành viên Vai trò 1 2
2. Kế hoạch hoạt động: STT Mục tiêu
1 2 3
Kế hoạch hoạt động
Người phụ trách
Ngày bắt đầu
Ngày kết thúc
Đánh giá kết quả Tốt Khá Trung bình
71
Hoạt động 2: Tiến hành chế tạo kính thiên văn HS tiến hành chế tạo kính thiên văn trên lớp 1 tiết và tự tổ chức hoạt động nhóm ngoài giờ lên lớp. GV liên hệ nhóm trưởng để biết tình hình hoạt động (thời gian, địa điểm các buổi hoạt động nhóm, các khó khăn mà các nhóm gặp phải). GV thường xuyên giám sát để hoạt động nhóm diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Hoạt động 3: Thuyết trình về kính thiên văn đã chế tạo. CÁC YÊU CẦU CHO BÀI BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO KÍNH THIÊN VĂN: 1. Về sản phẩm - Bản vẽ có chú thích rõ ràng được trình bày trên khổ giấy A0. Bản vẽ cần tuân thủ các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật. - Bài thuyết trình có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, logic. - Sản phẩm kính thiên văn có mẫu mã đẹp, vận hành được, được chế tạo từ các vật liệu dễ tìm, giá thành rẻ. - Kính thiên văn có thể quan sát rõ bề mặt của Mặt trăng, quan sát được Kim tinh, thủy tinh và một số chòm sao. 2. Về phong cách báo cáo -. Người thuyết trình cần có trang phục nghiêm chỉnh, gọn gàng, tác phong nghiêm túc, có tương tác với người nghe. - Các thành viên nhóm có thể hỗ trợ người thuyết trình, nhận xét, đánh giá bài thuyết trình của nhóm khác. 3. Về nội dung báo cáo - Giới thiệu kính thiên văn do nhóm chế tạo (chỉ rõ từng bộ phận và nêu công dụng của chúng). - Tiến hành vận hành kính thiên văn của nhóm. - Trình bày những điều cần lưu ý để chế tạo thành công. - Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chế tạo. Đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn. - Nhận xét về hoạt động chế tạo kính thiên văn của nhóm: thời gian, không gian, hoạt động của các thành viên Nội dung 4: Sử dụng kính thiên văn đã thiết kế quan sát chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, thủy tinh Hoạt động 1: Quan sát chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh. Hoạt động này được tiến hành sau khi học sinh hoàn thành xong kính thiên văn. Trong quá trình quan sát học sinh dựa vào phiếu học tập ở hoạt động 2 để giải thích chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh và Thủy tinh Hoạt động 2: Giải thích chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh và Thủy tinh a) Mục tiêu: Dựa trên kết quả quan sát bằng kính thiên văn và các kiến thức tự tìm hiểu để giải thích chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh và Thủy tinh.
72
b) Các phiếu trợ giúp PHIẾU HỌC TẬP CHUYỂN ĐỘNG CỦA MẶT TRĂNG, KIM TINH VÀ THỦY TINH I. MỤC TIÊU: Dựa vào hình ảnh quan sát được, kết hợp với các thông tin tìm hiểu tiến hành giải thích được chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh và Thủy tinh. II. PHƯƠNG TIỆN III. NỘI DUNG Giải thích chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh và Thủy tinh theo các gợi ý dưới đây. 1) Chuyển động của Mặt trăng a. Vị trí Mặt trăng trong Hệ Mặt trời b. Chu kì quỹ đạo của Mặt trăng c. Mặt trăng chuyển động về hướng nào quanh Trái đất d. Chiều quay của Mặt trăng trong Hệ Mặt trời e. Mặt trăng chuyển động quay quanh Trái đất chủ yếu dưới tác dụng của lực nào:.. f. Vì sao quan sát Mặt trăng ta thấy lúc tròn, lúc khuyết? g. Giải thích hình ảnh quan sát các Pha trăng của Mặt trăng dựa vào hình vẽ sau
2) Chuyển động của Kim tinh a. Vị trí Kim tinh trong Hệ Mặt trời: b. Chu kì quỹ đạo của Kim tinh: c. Quan sát rõ nhất hình ảnh Kim tinh vào thời điểm nào trong ngày? d. Chiều quay của Kim tinh trong Hệ Mặt trời e. Chiều tự quay của Kim tinh f. Nhận xét độ sáng của Kim tinh so với các ngôi sao khác g. Nguyên nhân nào Kim tinh cũng có pha như Mặt trăng? 3) Chuyển động của Thủy tinh a. Vị trí Kim tinh trong Hệ Mặt trời: b. Chu kì quỹ đạo của Kim tinh: c. Quan sát rõ nhất hình ảnh Kim tinh vào thời điểm nào trong ngày?
73
PHIẾU ĐÁP ÁN CHUYỂN ĐỘNG CỦA MẶT TRĂNG, KIM TINH VÀ THỦY TINH I. MỤC TIÊU: Dựa vào hình ảnh quan sát được, kết hợp với các thông tin tìm hiểu tiến hành giải thích được chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh và Thủy tinh II. PHƯƠNG TIỆN III. NỘI DUNG 1) Chuyển động của Mặt trăng a. Vị trí Mặt trăng trong Hệ Mặt trời: Vệ tinh của Trái đất b. Chu kì quỹ đạo của Mặt trăng: 27,321 ngày quanh Trái đất c. Mặt trăng chuyển động về hướng nào quanh Trái đất: Mặt Trăng chuyển động biểu kiến theo hướng Đông Nam; trên nền trời sao, nó dịch chuyển theo hướng Tây trung bình mỗi ngày 13° . d. Nguyên nhân chuyển động của Mặt trăng: Mặt Trăng chuyển động biểu kiến theo hướng Đông Nam do chuyển động xoay của Trái Đất. Trên nền trời sao, nó dịch chuyển theo hướng Tây trung bình mỗi ngày 13° do chuyển động quanh Trái Đất và hàng ngày Mặt Trăng tụt lùi sau Mặt Trời 12° do Mặt Trời tiến về hướng Đông khoảng 1° mỗi ngày. e. Mặt trăng chuyển động quay quanh Trái đất chủ yếu dưới tác dụng của lực nào: . Lực hấp dẫn f. Vì sao quan sát Mặt trăng ta thấy lúc tròn, lúc khuyết? Sự biến đổi trăng tròn hay khuyết là do kết quả Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và bản thân nó không phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng Mặt Trời gây nên. g. Giải thích hình ảnh quan sát các Pha trăng của Mặt trăng dựa vào hình vẽ sau
Giả sử tia sáng Mặt trời là những tia song song và nằm trong mặt phẳng Hoàng đạo. Tia Mặt trời làm với tia sáng phản chiếu từ Mặt trăng đến Trái đất một góc ( gọi là góc pha. Tùy vị trí của Mặt trăng so với Trái đất và Mặt trời ta sẽ có góc pha khác nhau, ứng với hình dạng khác nhau của Mặt trăng. Chú ý là phần Trái đất được chiếu sáng là ban ngày, không thấy Mặt trăng. Chỉ có phần tối của Trái đất (ban đêm) mới có thể nhìn thấy Mặt trăng. Có 4 pha cơ bản của Mặt trăng
74 + Ở vị trí 1(φ = 1800 - pha Giao hội) :Ở phần tối của Trái đất (đêm) không thấy trăng nên đây là kỳ không trăng. Ở kỳ này nếu Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất thẳng hàng thì Mặt trăng sẽ che khuất Mặt trời giữa ban ngày (Nhật thực). Vị trí 1 đến vị trí 3: Mặt trăng xuất hiện như một lưỡi liềm mỏng gọi là trăng non + Ở vị trí 3(φ= 90o): ta đã thấy được nửa vầng trăng. Đó là kỳ thượng huyền, thường vào ngày 7, 8 của tuần trăng. Từ vị trí 3 đến vị trí 5 Mặt trăng tròn dần. +Ở vị trí 5 (φ = 0o -pha xung đối): thường vào ngày 14, 15, 16 của tuần trăng gọi là ngày rằm hay ngày vọng. Ở phần tối của Trái đất (đêm) thấy Mặt trăng phản xạ toàn bộ ánh sáng Mặt trời, hay trăng tròn. Tuy nhiên, đó là do độ nghiêng giữa hoàng đạo và bạch đạo. Nếu 3 thiên thể trời, đất, trăng thẳng hàng thì bóng Trái đất sẽ che Mặt trăng (nguyệt thực). Từ vị trí 5 đến 7 Mặt trăng khuyết dần. + Ở vị trí 7(φ = 270o ): ta cũng thấy còn nửa vầng trăng gọi là trăng hạ huyền (ngày 22, 23, 24 của tuần trăng). Từ đó trở đi trăng khuyết dần và trở về pha đầu ( không trăng)
2) Chuyển động của Kim tinh a. Vị trí Kim tinh trong Hệ Mặt trời: Hành tinh thứ 2 trong Hệ Mặt trời b. Chu kì quỹ đạo của Kim tinh: 224,65 ngày quanh Mặt trời c. Quan sát rõ nhất hình ảnh Kim tinh vào thời điểm nào trong ngày, vì sao? Có thể quan sát rõ Kim tinh vào sát thời điểm Hoàng hôn hoặc Bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi Kim tinh là sao Hôm (khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn) và sao Mai (khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh). d. Chiều quay của Kim tinh trong Hệ Mặt trời: chiều ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ trên cực bắc của Mặt Trời e. Chiều tự quay của Kim tinh: Chiều tự quay của Kim tinh ngược so với các hành tinh khác, Kim tinh tự quay cùng chiều kim đồng hồ f. Nhận xét độ sáng của Kim tinh so với các ngôi sao khác: Là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời về đêm, chỉ sáng sau Mặt trăng. g. Nguyên nhân nào Kim tinh cũng có pha như Mặt trăng: Do Sao Kim quay quanh Mặt Trời trong phạm vi quỹ đạo của Trái Đất nên hành tinh này cũng có các pha như Mặt Trăng. Khi Sao Kim ở vị trí đối diện với Mặt Trời là lúc nó đang ở pha tròn nhất (như trăng tròn) và khi hành tinh này nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, nghĩa là nó đang ở pha mới (như trăng đầu tháng). 3) Chuyển động của Thủy tinh a. Vị trí Thủy tinh trong Hệ Mặt trời: Hành tinh gần Mặt trời nhất trong Hệ Mặt trời b. Chu kì quỹ đạo của Thủy tinh: 88 ngày c. Cách quan sát được Thủy tinh từ Trái đất: khi nhìn từ Trái Đất hành tinh có lúc hiện lên vào buổi sáng hoặc vào buổi tối, nhưng không bao giờ có thể nhìn thấy lúc nửa đêm. Thủy tinh gần Mặt trời nhất nên rất khó quan sát.
75
c) Yêu cầu cần đạt được Giải thích được chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh và Về nội dung Thủy tinh Về hình thức trình bày - Nội dung trình bày trên PowerPoint, có hình ảnh sinh động - Tác phong nghiêm tục, trang phục nghiêm chỉnh. Về người thuyết trình - Phát âm to rõ, có tương tác với người nghe. - Nghiêm túc. - Các thành viên nhóm hỗ trợ người thuyết trình, trả lời câu Về nhóm hỗ trợ hỏi từ nhóm khác, GV. - Nhận xét, đánh giá nhóm khác. Nội dung 5: Tiến hành tổng kết, đánh giá sản phẩm. a. Tiêu chí đánh giá TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ * Về sản phẩm - Kính thiên văn được chế tạo từ các vật liệu dễ tìm, giá thành rẻ hoặc không quá đắt. - Kính thiên văn có thể quan sát rõ bề mặt của Mặt trăng, quan sát được Kim tinh, thủy tinh và một số chòm sao. * Về hoạt động - Các thành viên được tương tác, tìm kiếm, trao đổi và chia sẻ thông tin. - Các thành viên được hoạt động, đề xuất các vật liệu cần thiết; thiết kế được phương án chế tạo kính thiên văn b. Bảng đánh giá Sử dụng các Phiếu đánh giá trong PHỤ LỤC 2.1, 2.2, 2.3 Bước 4: Thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Hoạt động được tiến hành ngay sau khi học xong bài Kính lúp Đối với các hoạt động tại lớp, GV yêu cầu HS hoàn thành nhiệm vụ trong thời lượng 45 phút của tiết học. Trong quá trình thực hiện các hoạt động tại nhà, GV thường xuyên liên lạc với các nhóm trưởng thông qua mạng xã hội để theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch mà nhóm đã báo cáo Bước 5: Đánh giá NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí sau HĐTN, lưu trữ kết quả vào hồ sơ của HS Việc đánh giá NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của học sinh sau HĐTN thông qua các Phiếu đánh giá ở các Phụ lục 1,2,3 Kết quả đánh giá được lưu vào hồ sơ của HS phục vụ cho toàn bộ quá trình rèn luyện cho người học. Hồ sơ bao gồm: Phiếu đánh giá, Phiếu học tập, kết quả sản phẩm hoạt động của HS
76
Kết luận chương 2 Vận dụng được quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật và căn cứ vào mục tiêu dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” – Vật lí 11, chương 2 của luận văn đã làm được những việc sau: - Đề xuất một số nội dung chủ đề “Trái đất và bầu trời” trong dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” – Vật lí 11 - Thiết kế hai hoạt động trải nghiệm theo chủ đề “Trái đất và bầu trời” theo định hướng của Chương trình Vật lí phổ thông mới nhằm phục vụ quá trình TNSP, cũng như quá trình dạy học sau này. Từ đó, làm cơ sở để mở rộng cho các nội dung khác của chương trình vật lí THPT.
77
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm Mục đích của TNSP là kiểm chứng lại giả thuyết khoa học: Nếu đề xuất được quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh và vận dụng vào dạy học các kiến thức thuộc chủ để “Trái đất và bầu trời” thì sẽ bồi dưỡng được năng lực thành tố tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT. Ngoài ra còn kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm. 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm - Thu thập số liệu, xử lý kết quả TN để đánh giá hiệu quả của vấn đề nghiên cứu. - Đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của HS qua các tiêu chí và đánh giá kiến thức qua các bài kiểm tra. 3.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm - Đối tượng TNSP: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở lớp 11/9, trường THPT Phan Thành Tài - Thời gian TNSP: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong Học kì 2, năm học 2018 -2019 3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Công tác chuẩn bị - Gặp BGH nhà trường trao đổi về mục đích thực nghiệm và xin phép triển khai kế hoạch thực hiện - Giáo án giảng dạy. 3.4.2. Tiến hành thực nghiệm: Trong quá trình tiến hành TNSP giáo án TN được viết cho lớp 11/9 tôi đã tiến hành ghi chép, quan sát HS sau mỗi giờ thực nghiệm và tiến hành kiểm tra tương ứng với giáo án sau mỗi giờ dạy. 3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm 3.5.1. Thuận lợi - Các kiến thức về Trái đất và Bầu trời thật ra không mới. Một số kiến thức nằm trong chương trình môn Địa lí lớp 6, một số kiến thức HS đã nắm được khi quan sát trong thực tế, nên việc lồng ghép vào chương trình Vật lí cũ trở nên dễ dàng hơn. - HS hứng thú khi nghiên cứu chuyển động của các hành tinh, cũng như tự mình
78
hoàn thành các sản phẩm của dự án học tập. 3.5.2. Khó khăn - Các kiến thức về chủ đề trong chương trình phổ thông trước đây rất ít được đề cập một cách rõ ràng. Do đó, số lượng HS mong muốn quan tâm và tìm hiểu chưa nhiều. - Các HS sau khi nghiên cứu về chủ đề cũng cảm thấy rất mơ hồ về những kiến thức tìm được trên mạng và chỉ có thể hiểu rõ hơn, thích thú hơn khi các em quan sát trực tiếp và được sự trợ giúp của GV 3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm 3.6.1. Đánh giá định tính Tôi tiến hành tìm hiểu về quá trình học tập rèn luyện NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí cho HS thông qua các bài thu hoạch, quan sát phiếu học tập. Bên cạnh các tiêu chí đánh giá năng lực trên, tôi còn sử dụng các bài kiểm tra để đánh giá về mặt kiến thức của HS. Qua đó, tôi nhận thấy: Ở giai đoạn trước thực nghiệm: Trước khi tổ chức dạy học theo hương trải nghiệm, học sinh đã tiếp cận với các kiến thức về tự nhiên thông qua các phương pháp dạy học truyền thống. Thông qua việc quan sát thái độ học tập, khả năng tiếp thu các kiến thức khi gặp các vấn đề về thế giới tự nhiên tôi tiến hành nhận xét được các mức độ của NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí mà học sinh đạt được. Thông qua đó có thể kết luận rằng ở giai đoạn này việc tham gia vào các hoạt động tìm hiểu tự nhiên của HS ban đầu còn nhiều hạn chế, một số HS không có mong muốn tìm hiểu, hoặc tham gia một cách miễn cưỡng, không có tính tự giác. Học sinh không trả lời được các câu hỏi gợi mở mà giáo viên đưa ra, nếu có thì các câu trả lời chưa đầy đủ, chủ yếu dựa vào các kinh nghiệm hoặc các vấn đề đã trải qua. Ở các hoạt động học tập, nhiệm vụ chủ yếu của HS là lắng nghe và tiếp thu kiến thức nên không rèn luyện được các kĩ năng cần thiết để phát triển NL nói chung và NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí nói riêng. Đa số học sinh ở giai đoạn này chủ yếu ở mức 1 của các kĩ năng bộ phận của NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí, chỉ có một số ít HS thuộc mức 3. Tiến hành đánh giá chung thì lớp thực nghiệm có điểm ở khoảng từ 1 – 1,67 nên ở mức 1 của hoạt động đánh giá NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí Ở giai đoạn đầu thực nghiệm: tôi tiến hành tổ chức một hoạt động ngoại khóa về chủ đề “ Khám phá bí ẩn bầu trời”, học sinh có mong muốn và hứng thú tìm hiểu để tiến hành tổ chức hoạt động. Học sinh đưa ra nhiều câu hỏi đối với giáo viên với thái độ nghiêm túc, muốn giáo viên hướng dẫn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Tuy nhiên học sinh đưa ra các vấn đề cần tìm hiểu chưa được chính xác, việc chuẩn bị hoạt động của học sinh gặp nhiều khó khăn, do chưa biết lựa chọn các nguồn tài liệu. GV phải đưa ra các nguồn tài liệu cụ thể để học sinh có thể tìm hiểu kiến thức. Học sinh
79
hứng thú với các kiến thức về tự nhiên nhiều hơn, như: chuyển động của Mặt trăng, hệ Mặt trời,… Học sinh háo hức tham gia hoạt động ngoại khóa, tuy nhiên vì NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí còn hạn chế, nên lúc bắt đầu tổ chức cho học sinh thực hiện các nội dung của hoạt động ngoại khóa, học sinh rất khó khăn trong việc đề xuất các vấn đề liên quan đến kiến thức về chủ đề “Trái đất và Bầu trời”, đồng thời chưa đưa ra được các phán đoán và xây dựng được các giả thuyết. Chính vì vậy, GV tiến hành gợi mở các kiến thức về chủ đề, định hướng cho HS một số cách tiến hành, từ đó HS tiến hành dựa vào các kiến thức cũ để dự có thể phát biểu được kiến thức cần tìm hiểu. Sau hoạt động 2, NLTTTN dưới góc độ Vật lí được nâng lên mức 2 (dựa trên giá trị trung bình của cả lớp) Bên cạnh đó trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cũng xảy ra nhiều khó khăn do việc phân phối công việc cho các thành viên trong tổ chưa được đồng đều, HS học tốt đảm nhận hầu như tất cả công việc, các HS khác chủ yếu ngồi nghe và không đóng góp ý kiến hay tự giác thực hiện hoạt động HS, chính vì vậy có một số nhóm khi GV kiểm tra tiến độ công việc thì vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu đặt ra, chưa hoàn thành tốt nhiệm vu, GV phải tiến hành kiểm điểm và yêu cầu nhóm trưởng phân công lại công việc hợp lý. Sau khi được sự đóng góp ý kiến của GV, các nhóm vẫn đảm bảo được kế hoạch, đã trình bày báo cáo một cách đầy thuyết phục trong buổi ngoại khóa, mặc dù báo cáo viên của nhóm trình bày về Cách chế tạo kính thiên văn vẫn còn lủng củng trong câu chữ, chưa khớp lắm với nội dung trình bày trên bài trình chiếu. Hoạt động ngoại khóa diễn ra một cách trôi chảy, không xảy ra vấn đề sai sót về mặt kiến thức tự nhiên chứng tỏ HS của các nhóm đã tiến hành nghiên cứu kĩ các kiến thức về tự nhiên từ đó truyền đạt kiến thức này đến các HS khác trong hoạt động ngoại khóa. Nhìn chung sự thay đổi trong thái độ học tập cũng như cách tiến hành hoạt động học tập của học sinh thể hiện rất rõ nhưng vẫn có một số học sinh vẫn không háo hức khi tham gia hoạt động của nhóm mình, chưa nhiệt tình với công việc chung của nhóm nên thời gian hoàn thành nhiệm vụ học tập còn kéo dài. Ở giai đoạn sau thực nghiệm: Sau khi hoàn thành hoạt động ngoại khóa chủ đề “Khám phá bí ẩn bầu trời”, thái độ học tập của HS đã có sự thay đổi theo hướng tích cực như HS ham muốn tìm hiểu hơn, có ý thức tự giác học tập, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập mà cụ thể ở đây là học sinh đã tự tìm tòi nghiên cứu về các kiến thức tự nhiên, học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi liên quan đến tự nhiên. Trong hoạt động “Nhà thiên văn học tương lai” HS có khả năng tự đề xuất được một vài ý kiến để giải quyết câu hỏi “Trái đất hay Mặt trời là trung tâm của vũ trụ” như cần phải tìm hiểu nội dung của mô hình Địa tâm, mô hình Nhật tâm, dựa trên các kiến thức sẵn có để trả lời
80
câu hỏi. Sau 1 tiết tìm hiểu dựa trên Phiếu học tập của GV cùng với việc tìm hiểu trên Internet, HS tiến hành trình bày báo cáo của mình. GV dựa vào Phiếu đánh giá số 1 để đánh giá NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí Cũng trong hoạt động trải nghiệm “Nhà thiên văn học tương lai”, đối với hoạt động trải nghiệm Chế tạo kính thiên văn, các nhóm đã trình bày được công dụng, cấu tạo cũng như quá trình tạo ảnh và số bội giác của kính thiên văn theo nội dung SGK, ngoài ra có một số nhóm còn đưa thêm các hình ảnh cụ thể và sinh động hơn, chứng tỏ có sự đào sâu nghiên cứu thêm về các kiến thức trên mạng Internet, cũng như các nguồn khác. Học sinh tự xây dựng được sơ đồ thiết kế kính thiên văn dựa trên việc quan sát các kính thiên văn mẫu, đồng thời thông qua tìm hiểu internet cũng như hướng dẫn của Phiếu học tập học sinh biết lựa chọn được các kiến thức để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Cuối hoạt động trải nghiệm, NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của HS đã được nâng lên mức 3, điều đó chứng tỏ việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm chủ đề Trái đất và Bầu trời đã góp phần bồi dưỡng được NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí Dạy học được tổ chức dưới hình thức trải nghiệm là một hoạt động được tiến hành trong nhiều tiết học được diễn ra ngay trên lớp học và cả tại nhà nên để có thể thông qua hoạt động trải nghiệm đánh giá được NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí không phải là dễ dàng. Tất cả kĩ năng bộ phận của NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí trong một tiết học không thể bộc lộ hết toàn bộ ra nên để có thể đánh giá được năng lực này thì đầu tiên tôi tiến hành nghiên cứu để trong một tiết học, mỗi hoạt động dạy học biết được kĩ năng bộ phận nào sẽ được thể hiện rõ ràng và thể hiện dưới các chỉ số hành vi nào. Tiếp theo, tôi tiến hành thiết kế hoạt động dạy học và đưa ra bảng đánh giá cụ thể cho các hoạt động đó, đồng thời sẽ lựa chọn hoạt động qua đó sẽ giúp HS bồi dưỡng được kĩ năng bộ phận cụ thể. Để đánh giá kĩ năng bộ phận “ Đề xuất vấn đề liên quan đến các kiến thức tự nhiên về Vật lí” tôi chọn hoạt động Tìm hiểu về mô hình Nhật tâm của Copernic Kĩ năng bộ phận
Chỉ số hành vi
Mức 3
Mức 2
Mức 1
KNBP 1 Đề xuất vấn đề liên quan đến các kiến thức tự nhiên về Vật lí
1.1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề (đặt ra được câu hỏi: Trái đất hay Mặt trời là trung tâm vũ
Nhận ra nhưng chưa đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề (nhận ra được mô hình Địa tâm và Nhật tâm mẫu
Chưa nhận ra và không đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề
81
thuẫn nhau nhưng chưa đặt ra được câu hỏi cần tìm hiểu) 1.2. Phân tích Phân tích được Phân tích được Chưa phân tích bối cảnh để đề bối cảnh ( nhận bối cảnh nhưng được bối cảnh xuất vấn đề thấy 2 quan chưa cụ thể để đề xuất vấn điểm xuất hiện đề ở thời đại mà tất cả các ý kiến đều chịu sự chi phối của giáo hội) 1.3. Kết nối Kết nối được Kết nối được Không kết nối kiến thức cũ và kiến thức cũ và kiến thức cũ và được kiến thức kinh nghiệm kinh nghiệm kinh nghiệm cũ và kinh với vấn đề mới với vấn đề mới mới nhưng nghiệm với vấn (Biết được Trái chưa hoàn đề “Mặt trời hay đất là trung chỉnh Trái đất là trung tâm của vũ trụ) tâm của vũ trụ” 1.4. Diễn đạt Đề xuất được Đề xuất được Không đề xuất bằng lời nói, nhiều ý kiến để một vài ý kiến được ý kiến nào văn bản về vấn giải quyết vấn nhưng chưa đề đã đề xuất đề trên (ví dụ: chính xác hoặc Tìm hiểu nội chính xác dung mô hình nhưng còn ít. Địa tâm, mô (ví dụ: Chỉ đề hình Nhật xuất tìm hiểu tâm,… nội dung mô hình Nhật tâm) Đánh giá Đa phần HS đều có thể đề xuất được các vấn đề cần tìm hiểu với thái chung độ sôi nổi, muốn trình bày ý kiến các nhân, KNBP 1 được thể hiện ở hoạt động này rất rõ, biểu hiện cụ thể là việc các em giơ tay để trả lời câu hỏi nhanh chóng, đưa ra các vấn đề cần nghiên cứu. 2.1. Phân tích Tự phân tích Phân tích được Không phân tích KNBP 2. vấn đề đã đề được vấn đề ( vấn đề nhưng được vấn đề đã Đưa ra tự nghiên cứu chưa đầy đủ, đề xuất phán đoán xuất được nội dung cần sự trợ giúp và xây dựng trụ?)
82
giả thuyết
2.2. Đưa ra các dự đoán về nguyên nhân, hệ quả của vấn đề.
2.3. Phân tích các dự đoán 2.4. Xây dựng và phát biểu giả thuyết cần tìm hiểu
Đánh giá chung
mô hình Địa một phần của tâm, mô hình GV (sử dụng Nhật tâm, …) Phiếu học tập GV đã chuẩn bị để nghiên cứu mô hình Địa tâm, Nhật tâm, …) Đưa ra được Đưa ra được Không đưa ra phán đoán phán đoán được phán đoán chưa hoặc đưa ra chính xác và nhưng đầy đủ đầy đủ được các phán (trình bày được ( trình bày đoán nhưng đầy đủ nội nhưng chưa không chính xác dung của các đầy đủ nội dung của các mô hình,…) mô hình,…) Không đánh giá vì không phù hợp với khả năng lớp thực nghiệm
Xây đựng được Xây dựng được Không xây giả thuyết cần giả thuyết dựng được giả tìm hiểu một nhưng chưa rõ thuyết cách rõ ràng ràng.(Trình bày (Nội dung mô nhưng chưa rõ hình Địa tâm, ràng đầy đủ nội Nhật tâm, tiểu dung của các sử Copernic, giả thuyết) các hành tinh trong Hệ Mặt trời) Nhìn chung HS đã tự xác định được các giả thuyết cần tìm hiểu dựa vào phần đặt vấn đề của GV, biết cách phân tích và tự xây dựng được các giả thuyết, trong đó có một vài em trong một vài nhóm vẫn còn lơ là, thiếu tập trung khi nhóm thảo luận, không đưa ra ý kiến dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả của nhóm.
83
Để đánh giá các kĩ năng bộ phận như lập kế hoạch thực hiện, thực hiện kế hoạch, viết trình bày báo cáo và thảo luận, ra quyết định và đề xuất ý kiến giải quyết tôi chọn hoạt động Chế tạo kính thiên văn đơn giản.
KNBP 3 Lập kế hoạch hoạt động
Chỉ số hành vi 3.1. Xây dựng khung logic nội dung tìm hiểu. 3.2. Xác định các công việc thực hiện
3.3. Lựa chọn phương pháp thích hợp
3.4. Lập kế hoạch chi tiết triển khai tìm hiểu
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Không đánh giá ( HS thực hiện dựa vào phiếu học tập của GV)
Xác định được đầy đủ các công việc cần thực hiện (ví dụ: Hoàn thành bản vẽ kính thiên văn, lựa chọn chính xác các nguyên vật liệu cần ché tạo, tìm kiếm nguyên vật liệu, thời gian và không gian thực hiện). Tự lựa chọn được phương pháp thích hợp (ví dụ: Chia nhóm thành các nhóm nhỏ để thực hiện từng công việc hoặc mỗi cá nhân thực hiện mỗi công việc) Lập được kế hoạch một cách chi tiết (Thể hiện
Xác định được các công việc cần thực hiện (ví dụ: Hoàn thành bản vẽ kính thiên văn, lựa chọn chính xác các nguyên vật liệu cần ché tạo, tìm kiếm nguyên vật liệu…)
Không xác định được các công việc cần thực hiện
Lựa chọn được phương pháp thích hợp nhưng được sự trợ giúp của GV
Không lựa chọn được phương pháp thích hợp
Lập được kế Không lập hoạch nhưng được kế hoạch chưa chi tiết
84
rõ trong Phiếu học tập )
Đánh giá chung
4. Thực hiện kế hoạch (Tion hành chế tạo kính thiên văn)
Đánh giá chung
Học sinh không còn lúng túng và nhanh chóng hoàn thành được bảng kế hoạch, tiến hành chế tạo kính thiên văn. Với các thành viên có năng lực học tập không được tốt vẫn tham gia vào kế hoạch hoạt động thực hiện các nhiệm vụ đơn giản. 4.1. Thu thập, Thu thập được Thu thập được Chưa thu thập lưu giữ dữ liệu các nguyên vật các nguyên vật được các vật liệu cần thiết để liệu cần thiết để nguyên chế tạo, đảm bảo chế tạo nhưng liệu cần để chế với yêu cầu về còn thiếu hoặc tạo kính thiên kính thiên văn chưa đảm bảo văn đơn giản yêu cầu vật liệu đơn giản, dễ kiếm 4.2. Phân tích, Không đánh giá, giáo viên tiến hành thảo luận, xử lí dữ liệu HS thực hiện tại nhà 4.3. Đánh giá Đánh giá và so Đánh giá Chưa đánh giá và so sánh kết sánh được kết nhưng chưa so và so sánh kết quả với giả quả với giả sánh kết quả quả với giả thuyết thuyết (Kính với giả thuyết thuyết thiên văn cho ảnh ngược chiều vật ) 4.4. Giải thích, Giải thích và rút Giải thích và Không giải rút ra kết luận ra được kết luận rút ra được kết thích và rút ra và điều chỉnh hoàn toàn chính luận nhưng được kết luận khi cần thiết xác (Dựa vào chưa chính xác việc nghiên cứu hoàn toàn quá trình tạo ảnh qua kính thiên văn) Đa phần các nhóm đã chế tạo được kính thiên văn khúc xạ đơn giản. Theo dõi hoạt động của các nhóm qua mạng xã hội thấy được HS tham gia hoạt động này đầy đủ. HS biết thu thập kinh nghiệm chế tạo kính thiên văn từ các nguồn khác nhau, tìm kiếm các nguồn khác
85
5. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận (Thuyết trình về kính thiên văn)
nhau để tìm ra nguyên vật liệu phù hợp để chế tạo kính thiên văn. HS nhận thấy được hình ảnh qua kính thiên văn hoàn toàn phù hợp với việc nghiên cứu quá trình tạo ảnh trước đó để thấy được ảnh qua kính thiên văn ngược chiều vật. 5.1. Biểu đạt Biểu đạt được Biểu đạt được Không biểu quá trình làm một cách cụ thể quá trình tìm đạt được quá việc và kết quả quá trình hoàn hiểu nhưng trình làm việc tìm hiểu thành kính thiên chua đầy đủ và kết quả tìm văn và kết quả hiểu của kính thiên văn sau khi hoàn thành 5.2. Viết báo Viết được báo Viết được báo Không viết cáo sau quá cáo sau quá trình cáo sau quá được báo cáo trình tìm hiểu tìm hiểu đảm trình tìm hiểu sau quá trình bảo yêu cầu bài nhưng chưa tìm hiểu báo cáo mà GV đảm bảo yêu đã thông bảo cầu bài báo cáo
5.3. Trình báo Thuyết trình cáo trước tập được kính thiên thể văn, đảm bảo được các yêu cầu đã đề ra 5.4. Thảo luận Tham gia thảo để bảo vệ kết luận và bảo vệ quả tìm hiểu được kết quả kính thiên văn đã chế tạo
Đánh chung
Thuyết trình được kính thiên văn nhưng chưa đảm bảo được các yêu cầu đã đề ra Tham gia thảo luận để bảo vệ về kính thiên văn đã chế tạo nhưng chưa hoàn toàn thuyết phục
Chưa thuyết trình được về kính thiên văn
Không tham gia thảo luận hoặc có tham gia thảo luận nhưng không bảo vệ được kết quả tìm hiểu giá Các nhóm đã xây dựng được một báo cáo hoàn chỉnh để tiến hành hoạt động thuyết trình về kính thiên văn. Nhóm trưởng cử người đại diện báo cáo tự tin, văn phong rõ ràng, trình bày mạch lạc và trả lời được các câu hỏi của các nhóm khác. Điều đó chứng tỏ và khả năng
86
thuyết trình của nhóm đã được tăng lên rất nhiều. Bài thuyết trình của 3 nhóm đều đảm bảo yêu cầu của giáo viên, trong đó có một nhóm phần thuyết trình mặc dù vẫn thực hiện được nhưng chưa cụ thể, phong thái thuyết trình vẫn còn chưa tự tin. Các nhóm đưa ra ý kiến về kính thiên văn của nhóm khác (chân đế chưa cân bằng, nhìn không vững chắc; hình ảnh quan sát chưa được rõ) , đồng thời bảo vệ được kết quả về kính thiên văn của nhóm mình. 6.1. Đưa ra Không đưa ra Đưa ra quyết Đưa ra được 6. Ra quyết nhưng quyết định xử lí được quyết được quyết định định và đề chưa xử lí ( cho vấn đề đã xuất ý kiến để định xử lí cho định vấn đề đã tìm thay đổi chân tìm hiểu ( thay giải quyết đế kính thiên đổi vật liệu làm hiểu văn nhưng chân đế để đảm chưa tìm ra vật bảo kính thiên liệu phù hợp,..) văn chắc chắn, 6.2. Đưa ra Không đưa ra khuyến nghị được kiến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu
Đánh giá chung
Đưa ra khuyến nghị nhưng không vận dụng được
Đưa ra được khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu (Sử dụng kính thiên văn để quan sát chuyển động và bề mặt của Mặt trăng)
Ở hoạt động này, sau khi thiết kế được kính thiên văn và báo cáo trước lớp HS đã sử dụng kính thiên văn chế tạo để quan sát chuyển động và bề mặt của Mặt trăng, đồng thời đưa ra khuyến nghị dùng kính thiên văn chế tạo được để quan sát các ngôi sao, hành tinh khác trên bầu trời về đêm. Việc đưa ra các khuyến nghị này được viết ra giấy và nộp lại cho GV sau tiết học, từ đó GV tiến hành đánh giá KNBP “Ra quyết định và đề xuất ý kiến để giải quyết”
87
3.6.2. Thống kê định lượng 3.6.2.1. Cơ sở thống kê Năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của HS sẽ được đánh giá theo quy trình và dựa vào tiêu chí được nêu trong Bảng 1.2 và Bảng 1.3. Điểm chênh lệch thang đo = (điểm tối đa – điểm tối thiểu)/số mức đo. Bảng 3.1. Thang đánh giá NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí Mức độ biểu hiện
Điểm cho từng Độ chênh lệch Khoảng giới hạn điểm mức độ thang đo cho mỗi mức độ Mức 1 1 điểm từ 1 đến dưới 1,67 0,67 điểm Mức 2 2 điểm từ 1,67 đến dưới 2,33 Mức 3 3 điểm từ 2,33 đến dưới 3 Hệ số cho các phương pháp đánh giá được qui định trong Bảng 3.3. Bảng 3.2. Hệ số cho các phương pháp đánh giá Phương pháp đánh giá 1. Đánh giá đồng đẳng qua các hoạt động trải nghiệm (PHỤ LỤC 2.1, 2.2) 2. Đánh giá đồng đẳng sản phẩm hoạt động của học sinh 3. Đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên qua 6 thành tố năng lực (6 tiêu chí ở Bảng 1.3)
Hệ số 1 2 3
Để xử lí và phân tích số liệu liên quan đến NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí cũng như kết quả bài kiểm tra, đề tài sử dụng công thức toán thống kê, gồm: - Điểm trung bình X (3.1): là giá trị trung bình cộng của các điểm số. - Độ lệch chuẩn S (3.3): cho biết mức độ phân tán của các điểm số xung quanh giá trị trung bình nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các biện pháp tác động. S càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán. Các công thức thống kê toán học:
n X n
- Điểm trung bình:
X
i 1
i
X n
n
- Phương sai:
S2
i 1
i
i
X
n 1
(3.1) 2
X n
- Độ lệch chuẩn S: - Hệ số biến thiên: V
S S2 S .100% (3.4) X
i 1
i
X
n 1
(3.2) 2
(3.3)
88
Dùng phương pháp kiểm định sự khác nhau của hai trung bình cộng (kiểm định t - student) để kiểm định sự khác nhau giữa hai điểm trung bình của HS nhóm thực nghiệm trước khi trải nghiệm và sau trải nghiệm để trả lời câu hỏi sau: Sự khác nhau giữa giá trị TB cộng của HS trước TN và sau TN là có ý nghĩa hay không? Tổ chức hoạt động DH cho HS trong DH vật lí có thực sự tốt hơn DH thông thường hay không hay chỉ là do ngẫu nhiên? Để trả lời câu hỏi trên cần phải đề ra giả thuyết thống kê. Các giả thuyết thống kê bao gồm: Giả thuyết H0 : Sự khác nhau giữa giá trị TB cộng Xtrước TN và Xcuối TN của HS trước TN và cuối TN là không có ý nghĩa thống kê. Giả thuyết H1 : Sự khác nhau giữa giá trị TB cộng Xtrước TN và Xcuối TN của HS trước TN và cuối TN là có ý nghĩa thống kê. Để kiểm định giả thuyết, tính đại lượng kiểm định t theo công thức: t=
Xsau TN - Xtrước TN
nsauTN .ntrước TN
Sp
nsau TN + ntrước TN
với Sp =
(3.4)
(nsau TN - 1)S2sau TN + (ntrước TN - 1)S2trước TN nsau TN + ntrước TN - 2
(3.5)
Sau khi tính được t, so sánh nó với giá trị tới hạn tα được tra trong bảng Student
ứng với mức ý nghĩa và bậc tự do f = nsau TN + ntrước TN - 2
- Nếu t � thì bác bỏ giả thuyết � , chấp nhận giả thuyết � .
- Nếu t < � thì bác bỏ giả thuyết � , chấp nhận giả thuyết � .
3.6.2.2. Kết quả đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của HS
Sau khi tiến hành TNSP, kết quả đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của HS, với số lượng HS là 38 HS, thống kê điểm theo mức độ của từng tiêu chí, điểm trung bình các tiêu chí của năng lực được trình bày ở Bảng 3.3, Đồ thị 3.1 và Biểu đồ 3.1 ở giai đoạn đầu và giai đoạn sau của trải nghiệm
89
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên Trước TN
Chủ đề 1 Chủ đề 2 Ngoại khóa “ Khám Nhà thiên văn học phá bí ẩn bầu trời” tương lai M3 M2 M1 TB M3 M2 M1 TB M3 M2 M1 TB ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG QUA THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH (Hệ số 1) Hoạt động 4 10 24 1,4737 6 10 22 1,5789 18 10 10 2,2105 trải nghiệm ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH (Hệ số 2) Sản phẩm 0 18 20 1,4737 9 9 20 1,7105 9 29 0 2,2368 hoạt động ĐÁNH GIÁ QUA NĂNG LỰC THÀNH TỐ (Hệ số 3) 16 17 5 KNBP 1.1 3 8 27 1,3684 6 13 21 1 8 12 21 16 18 4 1.2 3 10 25 7 11 24 17 19 4 1.3 2 8 28 1,6840 2,3509 1.4 20 12 6 KNBP 2.1 5 10 23 1,4912 8 12 19 2 6 14 18 19 14 5 2.2 6 7 25 2.3 5 16 17 1,7015 20 15 3 2,3947 2.4 4 9 25 KNBP 3.1 1,4123 3 6 16 19 17 16 5 3.2 3 11 24 1,7632 6 18 16 17 19 2 2,3333 3.3 3 12 23 5 17 18 16 17 5 3.4 2 8 28 15 17 6 KNBP 4.1 2 11 25 1,4123 5 14 19 4 4.2 1,6315 4 13 21 18 15 5 4.3 2 12 24 6 15 17 18 16 4 2,3160 4.4 4 8 26 KNBP 5.1 4 11 23 1,4211 6 13 19 1,6970 17 17 4 5 7 16 15 15 18 5 5.2 3 11 24 5 16 17 16 17 5 5.3 2 9 27 5 15 18 17 18 3 2,3160 5.4 3 9 26 KNBP 6.1 3 9 26 1,3947 6 13 22 1,6841 17 17 4 6 8 11 22 6.2 4 7 27 17 17 4 2,4079 Trung bình 1,4250 1,6896 2,3353
90 2,5
2,3353
2
Giá trị trung bình
1,6896 1,5
1,425
1
0,5
0
Trước TN
Sau chủ đề TN1
Sau chủ đề TN 2
Thời gian đánh giá
Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí Nhận xét: Qua Bảng 3.1 và Biểu đồ 3.1 ta nhận thấy - Mức độ phát triển của các NL thành tố đã có sự cải thiện ngay sau khi TN chủ đề đầu tiên. Số lượng HS đạt mức 1 đã giảm. Số lượng HS đạt mức 3 có sự thay đổi nhưng không nhiều. Đặc biệt, số lượng HS đạt mức 2 tăng rõ rệt. Nổi trội lên trong đó là KNBP 2. Bên cạnh đó, sau hoạt động trải nghiệm 1, KNBP 3 đã có sự chuyển biến rõ ràng, điểm trung bình ở kĩ năng này đã tăng lên nhiều so với các kĩ năng khác chứng tỏ HS đã biết kĩ năng lập kế hoạch thực hiện của HS đã có sự tiến bộ, thể hiện rõ ở việc HS trước khi TN chưa biết xác định các công việc cần thực hiện, đưa ra nhiều phương pháp thực hiện nhưng chưa lựa chọn được phương pháp thích hợp, lập ra kế hoạch nhưng còn đơn giản chưa cụ thể, trong quá trình tiến hành TN hoạt động Ngoại khóa chủ đề “Khám phá bí ẩn bầu trời” HS dưới sự hướng dẫn của GV đã thực hiện tốt các hành vi ở trên. Bên cạnh đó, HS hoạt động tốt hơn các yêu cầu của HĐTN, sản phẩm của các hoạt động cũng có sự tăng lên về chất lượng, các bài thuyết trình được đầu tư kĩ hơn, thu hút sự quan tâm từ các HS tham gia ngoại khóa. Sau chủ đề 2, số lượng HS đạt mức 1 và mức 2 giảm mạnh. Số lượng HS đạt mức 3 tăng mạnh. Học sinh trở nên thành thạo hơn với các kĩ năng bộ phận của NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí, đặc biệt KNBP Ra quyết định và đề xuất ý kiến để giải quyết, HS đã biết đưa ra khuyến nghị việc sử dụng kính thiên văn thế nào cho phù hợp, ngoài việc quan sát Mặt trăng, có thể sử dụng kính để quan sát các ngôi sao khác. Sản phẩm hoạt động được đầu tư chỉnh chu, kính thiên văn sau khi hoàn thành
91
đã có chất lượng, mặc dù còn có một số ý kiến phản hồi chưa được tốt về mặt hình thức của sản phẩm, nhưng nhìn chung các sản phẩm đã đạt yêu cầu mà GV đề ra . 3.6.2.3. Đánh giá định lượng thông qua các bài kiểm tra Ngoài việc đánh giá NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí thông qua dạy học theo hướng trải nghiệm, chúng tôi còn đánh giá kết quả học tập của HS để chứng minh biện pháp tổ chức dạy học của chúng tôi nâng cao kết quả học tập của HS thông qua các bài kiểm tra ở lớp TN. Sau đó tiến hành chấm và xử lí kết quả, sử dụng biện pháp xác suất thống kê. Việc phân tích định lượng dựa vào kết quả kiểm tra ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối TN, nhằm mục đích minh họa và bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của việc dạy học theo hướng trải nghiệm nhằm phát triển NTTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của HS. Trong quá trình TN chúng tôi tiến hành một bài kiểm tra gồm 10 câu trắc nghiệm với thời gian làm bài 15 phút ở giai đoạn đầu và giữa TN, một bài kiểm tra gồm 25 câu trắc nghiệm với thời gian làm bài 45 phút ở giai đoạn cuối TN sau khi kết thúc các tiết dạy TN. Sau khi tiến hành kiểm tra, chấm bài và xử lý các số liệu theo phương pháp thống kê toán học, chúng tôi trình bày các kết quả thu được ở bảng 3.4 Bảng 3.4. Thống kê các bài kiểm tra ĐIỂM SỐ - Thời gian làm bài 45 phút
Thời gian kiểm tra 0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trước TN 0
0
0
8
11
6
7
4
1
1
0
0
0
0
0
6
5
7
13
5
2
0
Cuối TN
Biểu đồ 3.2. Thống kê điểm các bài kiểm tra
92
Để biết số % HS đạt điểm tại một giá trị nào đó, đề tài đã tính tần suất giá trị xi bằng cách tính tỉ số giữa tần số điểm với tổng số HS. Kết quả được trình bày trong Bảng 3.6 và biểu diễn trên Biểu đồ 3.2. Bảng 3.5. Phân phối tần suất học sinh đạt điểm Xi Số % HS đạt điểm số Xi Thời gian kiểm tra 0
1
2
3
4
5
6
7
8
Trước TN
0
0
0
21,1 28,9 15,8 18,4 10,5 2,6
Cuối TN
0
0
0
0
9
10
2,6 0
15,8 13,2 18,4 34,2 13,2 5,3 0
40 34,2
Số % HS đạt điểm Xi
35 28,9
30 25
21,1 18,4
20 15,8
15,8 13,2
13,2
15
10,5 10 5,3 5 0
2,6 0
0
0
0
0
1
2
3
2,6 0
4
5
6
7
8
9
10
Điểm số Xi Trước TN
Cuối TN
Biểu đồ 3.3. Phân phối tần suất điểm Từ biểu đồ 3.3 ta thấy: - Khi Xi nằm trong khoảng từ 0 đến 6 điểm: đường tần số của lớp 11/9 ở giai đoạn trước thực nghiệm cao hơn đường tần suất ở giai đoạn cuối thực nghiệm, chứng tỏ học sinh ở giai đoạn trước thực nghiệm có số điểm từ 0 đến 6 nhiều hơn giai đoạn cuối thực nghiệm, học sinh chủ yếu đạt ở mức yếu và trung bình nhiều ở giai đoạn trước thực nghiệm. - Khi Xi nằm trong khoảng từ 6 đến 10 điểm: đường tần suất của lớp ở giai đoạn
93
trước thực nghiệm thấp hơn đường tần suất ở giai đoạn cuối thực nghiệm, chứng tỏ học sinh có học lực trung bình, khá, giỏi ở giai đoạn trước thực nghiệm ít hơn ở giai đoạn cuối thực nghiệm. Ngoài ra, đề tài cũng tính tần suất lũy tích để biết tần suất của tất cả Xi kể từ một giá trị nào đó trở xuống. Các giá trị là sự cộng dồn tần suất từ dưới lên. Kết quả tính thể hiện ở Bảng 3.6 và biểu đồ 3.4 Bảng 3.6. Phân phối tần suất số HS đạt điểm Xi trở xuống Số % HS đạt điểm số Xi trở xuống Thời gian kiểm tra
0
1
2
3
4
Trước TN
0
0
0
21,1 50
Cuối TN
0
0
0
0
5
7
8
9
10
65,8 84,2 94,7 97,3 100 100
15,8 29
Trước TN
6
47,4 81,6 94,7 100 100
Cuối TN
120 94,7
SỐ %HS ĐẠT ĐIỂM XI TRỞ XUỐNG
100 84,2
97,4 94,7
100
100
9
10
81,6
80 65,8 60
50
40
28,9 21,1
20
0
47,4
0
0
0
0
0
1
2
3
15,8
4
5
6
7
8
ĐIỂM SỐ XI Biểu đồ 3.4. Phân phối tần suất lũy tích Biểu đồ 3.4 cho thấy: Đường tần suất lũy tích của lớp trước khi thực nghiệm luôn ở cao hơn so với cuối thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ với mỗi mức điểm Xi bất kì, trước khi thực nghiệm lớp có số học sinh đạt điểm Xi trở xuống nhiều hơn sau thực nghiệm hay chất lượng học tập của lớp trước khi thực nghiệm thấp hơn chất lượng học tập của lớp sau quá trình thực nghiệm. Sử dụng các công thức (3.1), (3.2), (3.3), (3.4), (3.5), (3.6) và 3.7) để tính toán, kết quả các tham số tính được nêu trong Bảng 3.7.
94
Bảng 3.7. Bảng tham số thống kê Tham số
Giai đoạn trước TN
Giai đoạn cuối TN
X
4,87
6,32
S2
2,98
3,49
S
1,73
1,87
V(%)
35, 45%
29, 57%
Từ bảng 3.7 ta thấy: - Phương sai (S2) của lớp 11/9 ở giai đoạn trước TN (2,98) nhỏ hơn phương sai ở giai đoạn cuối TN (3,49). Độ lệch chuẩn (S) của lớp 11/9 ở giai đoạn trước TN (1,73) nhỏ hơn độ lệch chuẩn ở giai đoạn cuối TN (1,87). Điều đó chứng tỏ mức độ phân tán của các điểm số xung quanh giá trị điểm trung bình của lớp khi tiến hành trải nghiệm nhỏ hơn l - Hệ số biến thiên (V) của lớp 11/9 ở giai đoạn trước TN (35,45 %) nhỏ hơn hệ số biến thiên của lớp ở giai đoạn cuối TN (29,57%), chứng tỏ mức độ biến thiên của điểm số ở lớp sau trải nghiệm là nhỏ hơn trước trải nghiệm Từ các kết quả trên, đề tài đã đánh giá kết quả bài kiểm tra theo học lực được mô tả ở Bảng 3.8 và Biểu đồ 3.5. Bảng 3.8. Phân loại học lực % SỐ HS XẾP LOẠI Kém
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
(0-2)
(3-4)
(5-6)
(7-8)
(9-10)
Trước TN
0
50
34,2
13,2
2,6
Cuối TN
0
15,8
31,6
47,4
5,3
95 60 50
SỐ % HS XẾP LOẠI
50
47,4
40
34,2
31,6
30
20
15,8
13,2
10
0
0
2,6
0
KÉM (0-2)
YẾU(3-4)
TB(5-6)
KHÁ(7-8)
5,3
GIỎI(9-10)
PHÂN LOẠI HỌC SINH Trước TN
Cuối TN
Biểu đồ 3.5. Phân loại học lực Nhận xét: Từ biểu đồ 3.5 ta thấy được sau quá trình trải nghiệm số lượng HS Khá giỏi tăng lên nhiều, đặc biệt HS Khá thể hiện rất rõ trong biểu đồ, số lượng HS Yếu giảm mạnh. Tính toán và phân tích kết quả ở trên cho thấy rằng điểm TB cộng của HS sau TN cao hơn trước TN. Sự khác nhau giữa giá trị TB cộng của HS trước TN và sau TN là có ý nghĩa hay không? Tổ chức hoạt động DH cho HS trong DH vật lí có thực sự tốt hơn DH thông thường hay không hay chỉ là do ngẫu nhiên? Để trả lời câu hỏi đó ta tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê với phần cơ sở đã nêu ở mục 3.6.2.1 Vận dụng công thức (3.4) và (3.5) tính toán ta được: Sp =
(ncuối TN - 1)S2cuối TN + (ntrước TN - 1)S2trước TN ≈ 1,80 nsau TN +ntrước TN -2
→t=
Xcuối TN - Xtrước TN Sp
ncuối TN .ntrước TN
ncuối TN + ntrước TN
≈ 3,51
Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa = 0,05 và bậc tự do f với f = nsau TN + ntrước TN - 2 = 74, ta có tα = 1,666. Như vậy, rõ ràng t > tα ; Điều đó cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ, giả thuyết H1 được chấp nhận.
96
Từ đó rút ra một số kết luận sau: - Qua quá trình TNSP có thể thấy NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của HS đã có sự phát triển so với trước khi TN. Các chủ đề đã xây dựng đã bồi dưỡng được NLTTTHTGTN của HS - Điểm TB của các bài kiểm tra sau khi TN hai chủ đề cao hơn so với điểm TB của bài kiểm tra trước TN. Điều đó có nghĩa là việc vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển NLTTTHTGTN đã xây dựng trong dạy học vật lí mang lại hiệu quả cao hơn phương pháp dạy học truyền thống. - Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong DH vật lí đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong giờ học, góp phần nâng cao chất lượng DH vật lí ở trường THPT. Kết luận chương 3 Qua quá trình TNSP, quan sát thực tiễn diễn biến của quá trình DH, trao đổi với HS và GV ở trường TNSP và từ việc phân tích xử lí các kết quả nhận được về mặt định tính và định lượng, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu đưa ra về hiệu quả của đề tài thông qua các kết quả thu được từ việc TNSP, chúng tôi rút ra kết luận: - Mức độ của các tiêu chí NTTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí có sự tăng lên rõ rệt. - Về mặt định lượng, sau khi xử lý các kết quả thu được trong quá trình TNSP bằng phương pháp thống kê cho thấy rõ sự khác biệt giữa kết quả học tập giữa các giai đoạn TN khác nhau. + Giai đoạn trước khi tiến hành TN: Học sinh còn thụ động khi tiến hành các hoạt động, không có mong muốn tìm hiểu, hoặc nếu có tìm hiểu thì các nội dung tìm hiểu chưa sát với các yêu cầu của GV. Đồng thời, trước khi tiến hành TN kết quả bài kiểm tra của HS không đạt yêu cầu. + Giai đoạn cuối TN: HS biết phân tích, đánh giá vấn đề liên quan đến tìm hiểu thế giới tư nhiên và đề xuất được vấn đề mới. Các em hứng thú trong việc lập kế hoạch và tham gia các hoạt động trải nghiệm. Biết cách tìm tòi, nghiên cứu khoa học. Kết quả làm bài kiểm tra đánh giá về học tập của các em đã tăng lên rõ rệt - Về mặt định tính, kết quả TNSP thông qua diễn biến trên lớp cho thấy: việc bồi dưỡng NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí thông qua hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm đã tạo ra được không khí học tập sôi nổi hơn, HS tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, và thể hiện được khả năng hợp tác nhóm, diễn đạt, trình bày.
97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những kết quả đạt được Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả sau: - Góp phần làm phong phú cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học trải nghiệm nhằm phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí Về mặt lí luận + Xây dựng bộ tiêu chí, công cụ và phương pháp đánh giá NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí. + Đưa ra các biện pháp phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí thông qua hoạt động trải nghiệm + Đề xuất được quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Về mặt thực tiễn + Đã tìm hiểu thực trạng dạy học theo hướng phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí cho HS trong dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay. + Phân tích đặc điểm cấu trúc nội dung của chương “Mắt. Các dụng cụ quang” thuộc chương trình Vật lí 11, từ đó đề xuất được một số nội dung chủ đề “Trái đất và Bầu trời”. Bên cạnh đó đã tiến hành xây dựng quy trình dạy học và tổ chức được 2 hoạt động trải nghiệm thuộc chủ đề “Trái đất và Bầu trời” là Hoạt động “ Khám phá bí ẩn bầu trời” và “Nhà thiên văn học tương lai”. - Tiến hành TNSP nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của quy trình dạy học theo hướng phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí. + Kết quả định tính: HS tích cực, chủ động và tỏ ra hào hứng trong các tiết học; kĩ năng hợp tác của các em đã tiến bộ rõ rệt. + Kết quả định lượng: NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí và kết quả học tập của HS sau hoạt động trải nghiệm đã tăng lên đáng kể hơn so với trước khi tổ chức hoạt động trải nghiệm Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể khẳng định việc học sinh học tập theo hướng trải nghiệm chủ đề “Trái đất và Bầu trời”, thuộc chương “Mắt. Các dụng cụ quang”-Vật lí 11 đã góp phần bồi dưỡng được NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT. 2. Một số kiến nghị - Đối với cơ quan quản lý giáo dục, cần quan tâm hơn nữa đến việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS dựa vào năng lực. Tăng cường các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, phòng học bộ môn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để GV tổ chức rèn luyện các kĩ năng hợp tác cho HS.
98
- Đối với GV trực tiếp giảng dạy, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí cho HS, dành nhiều thời gian, cơ hội để tổ chức cho HS rèn luyện các kĩ năng bộ phận của NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí - Đối với HS, cần có ý thức rèn luyện kĩ năng bộ phận của NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí bằng cách tham gia tích cực, chủ động các hoạt động được tổ chức tại lớp, tại trường và tự lực nghiên cứu, khám phá các kiến thức về thế giới tự nhiên để nâng cao vốn kiến thức cho bản thân. 3. Hướng phát triển đề tài Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lí luận và thực tiễn trong dạy học theo hướng phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm. Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các nội dung khác của chương trình Vật lí THPT.
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2016), Báo cáo chính trị của khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội [2]. BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Số 29-NQ/TW, Hà Nội. [3]. Bộ KH-KT và Giáo dục Hàn Quốc (2009), Hoạt động trải nghiệm [4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình GDPT – Chương trình tổng thể, Hà Nội [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Vật lí, Hà Nội [6]. Trần Quốc Hà (2003), Giáo trình Thiên văn học đại cương, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. [7]. Nguyễn Thị Diễm Hằng, Cao Cự Giác, Lê Danh Bình, “Phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở trong dạy học môn khoa học tự nhiên thông qua sử dụng bài tập tiếp cận theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế Pisa”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, trang 200-204 [8]. Cao Thị Sông Hương (05/2017), “Học tập thông qua trải nghiệm trong dạy học Vật lí”, Tạp chí Giáo dục, (số đặc biệt), trang 181-184. [9]. Nguyễn Thị Liên (2016) (chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh, Tổ chức Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam [10]. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức hoạt động giáo dục trong trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu tập huấn. [11]. Trần Thị Nguyên Quí (2018), Thiết kế hoạt động trải nghiệm và vận dụng vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ” theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh lớp 11 THPT, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, ĐHSP Đà Nẵng [12]. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [13]. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Tiếng nước ngoài [14]. A.N.Leonchiev (1977), Hoạt động – ý thức – Nhân cách [15]. John Dewey(1938), Experience & education [16]. Kolb, D.A (1984), Experiential Learning:Experiences as a source of learning and development Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.
100
Website [17].
[18]. [19]. [20]. [21].
https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/D%E1%BA%A1y_h%E1%BB%8 Dc_d%E1%BB%B1_%C3%A1n?fbclid=IwAR3yhLuiFKm43fUBE6sJtUH pAjBX0i5tTqiYbW0m0bCyg0wnWDBHKOL9txc https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/mon-vat-ly-trong-chuong-trinh-gdpt-moi3978444-b.html https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/8-dac-diem-cua-mon-vat-lytrong-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-20180113143530597.htm https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoat-dong-trai-nghiem-sangtao-phat-huy-tinh-tich-cuc-sang-tao-o-hoc-sinh-20180125083618519.htm http://www.hocvientaisao.com/vi-vn/giao-duc-dua-tren-kinh-nghiem-cuajohn-dewey.html
101
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Quách Nguyễn Bảo Nguyên, Dương Thị Diễm My, Phan Thị Hoa, Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Trái đất và Bầu trời” nhằm phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Số 20, Tháng 8/2019. 2. Phan Thị Hoa, Quách Nguyễn Bảo Nguyên, Nguyễn Thanh Phong, Dương Thị Diễm My, Đề xuất một số nội dung chủ đề “Trái đất và bầu trời” trong dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” – Vật lí 11, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, Cơ quan của Hiệp hội thiết bị giáo dục Việt Nam, Số 203, Kỳ 2- Tháng 10/2019.
PL1
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN PHỤ LỤC 1.1. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÀNH CHO GV Kính gửi quý thầy/cô giáo! Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài luận văn cao học tại trường Đại học Sư phạmĐHĐN. Nhằm khảo sát thực trạng dạy học ở trung học phổ thông, nay tôi tiến hành tham khảo ý kiến của các thầy cô-là những người có kinh nghiệm dạy học để lấy cơ sở góp phần thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin cam đoan những thông tin trả lời trong Phiếu khảo sát của các thầy/cô chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu. Rất mong quý thầy cô đóng góp ý kiến. Các thầy/cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Nơi công tác: .................................................... Số năm công tác: ........................ NỘI DUNG KHẢO SÁT Vui lòng khoanh tròn vào đáp án quý thầy/cô lựa chọn Câu 1. Thầy (cô) tiếp cận với dạy học trải nghiệm bằng cách nào? A. Qua các buổi tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo B. Được đào tạo ở trường. C. Tự nghiên cứu. D. Nơi khác Câu 2. Thầy (cô) đánh giá tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm như thế nào? A. Rất quan trọng. B. Quan trọng. C. Không quan trọng. Câu 3. Thầy (cô) đã từng tổ thức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lý chưa? Nếu có thì ở mức độ nào? A. Chưa từng. B. Đã từng và không thường xuyên. C. Thường xuyên tổ chức. Câu 4: Ý kiến của Thầy Cô về việc bồi dưỡng và phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho học sinh : A. Rất cần thiết C. Cần thiết B. Bình thường D. Không cần thiết Câu 5. Thầy cô đã tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lý dưới hình thức nào? A. Ngoại khóa Vật lí B. Hội thi Vật lí C. Tham quan D. Câu lạc bộ Vật lí
PL2
Câu 5. Theo thầy (cô), dạy học trải nghiệm có ưu điểm gì trong việc phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí? A. Tăng hứng thú muốn tìm hiểu thế giới tự nhiên. B. Giúp học sinh tiếp cận với các kiến thức thực tế về tự nhiên. C. Giúp học sinh có hiểu biết về tự nhiên từ đó vận dụng kiến thức có được bảo vệ tự nhiên. D. Ý kiến khác ........................................................................................................... Câu 6. Theo thầy cô, khó khăn khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông nhằm phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên là gì? (Chọn một hoặc nhiều) ? A. GV khó liên hệ các kiến thức ở SGK với đời sống. B. Phụ thuộc với điều kiện học tập của từng địa phương. C. Khó dàn xếp thời gian dạy học. D. Khó thiết kế được hoạt động trải nghiệm Câu 7: Thầy cô có nghĩ đến việc xây dựng chủ đề “Trái đất và Bầu trời” là một trong các chuyên đề dạy học trong Chương trình Vật lí Phổ thông mới theo chương trình Vật lí phổ thông hiện hành chưa? A. Có B. Không
PL3
PHỤ LỤC 1.2. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÀNH CHO HS Thân chào các em! Phiếu khảo sát chỉ nhằm khai thác thông tin để bổ trợ cho quá trình làm luận văn chứ không nhằm đánh giá kết quả của các em. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các em thông qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây. Các em vui lòng cho biết: Lớp: ............................... Trường: ......................................................................... NỘI DUNG KHẢO SÁT Vui lòng khoanh tròn vào đáp án các em lựa chọn Câu 1. Các em đã nghe đến phương pháp học trải nghiệm bao giờ chưa? A. Đã nghe B. Chưa nghe Câu 2. Các em có hay được học trải nghiệm ở trường hay không? A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng. C. Chưa bao giờ. Câu 3. Khi học trải nghiệm, các em gặp khó khăn gì? (Chọn một hoặc nhiều) A. Không biết cách vận dụng kiến thức vào thực tế. B. Không tìm thấy mối liên hệ giữa kiến thức và thực tế. C. Tốn nhiều thời gian thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên Câu 4. Theo em, các giờ học trải nghiệm có thú vị không? A. Có. B. Không. Lý do: ..................................................................................................................... Câu 5. Các em có muốn các hoạt động trải nghiệm được tổ chức thường xuyên hay không? A. Có. B. Không. Lý do: ......................................................................... Câu 6: Các em có muốn tìm hiểu các kiến thức về Trái đất và Bầu trời thông qua các hoạt động trải nghiệm không? A. Có B. Không Câu 7. Theo em, nếu được học được các kiến thức về Trái đất và Bầu trời thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ có ưu điểm gì? (Chọn một hoặc nhiều) A. Phát huy sáng tạo của HS. B. Khơi gợi ham muốn tìm hiểu thế giới tự nhiên C. Giúp giờ học trở nên thú vị D. Phát triển kĩ năng giao tiếp
PL4
PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHỤ LỤC 2.1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM (DÀNH CHO GIÁO VIÊN) Nhóm:........................................................................................... Lớp: ..................... Tên dự án: ............................................................................................................... Hoạt động 1: ............................................................................................................. Hoạt động 2: ............................................................................................................. Hoạt động 3: ............................................................................................................. Chi tiết
Điểm tối đa
Số lượng thành viên đầy đủ.
1
Tổ chức làm việc nhóm: phân công tổ trưởng, thư kí, công việc,…
1
Các thành viên tham gia tích cực hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ được giao (hoàn thành phiếu học tập)
1,5
Tạo không khí vui vẻ hòa đồng giữa các thành viên trong nhóm
1,5
Nhóm báo cáo: + Trình bày báo cáo rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ thông tin + Trả lời được các câu hỏi của GV và các nhóm khác
2,5
Nhóm không báo cáo: Lắng nghe báo cáo, đưa ra được câu hỏi phù hợp với nội dung báo cáo . + Đưa ra câu hỏi cho nhóm báo cáo.
2,5
Thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập hoặc sản phẩm của dự án
2,5
Tổng điểm
10
Điểm đạt được HĐ1
HĐ2
Điểm TB
HĐ3
….., ngày …… tháng …… năm ………. Người đánh giá
PL5
PHỤ LỤC 2.2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG (DÀNH CHO CÁ NHÂN) Nhóm:........................................................................................... Lớp: ..................... Tên dự án: ............................................................................................................... Tên người đánh giá:................................................................................................. Các thành viên trong một nhóm sẽ đánh giá lẫn nhau theo phiếu đánh giá sau: Nhiệt Tiêu tình chí trách Tên nhiệm
Tinh Đóng góp Tham gia thần hợp Đưa ra ý trong tổ chức, tác, tôn kiến có việc hoàn quản lý trọng, giá trị thành nhóm lắng nghe sản phẩm
Hiệu quả công việc
Tổng điểm
…., ngày …tháng…năm… (Họ tên, chữ ký các thành viên) Tiêu chí đánh giá: Tốt hơn các thành viên trong nhóm Tốt bằng các bạn khác Không tốt bằng các bạn khác Không giúp ích được gì Cản trở công việc của nhóm Điểm cá nhân được tính như sau Bước 1. Tính hệ số đồng đẳng cho từng cá nhân
3 điểm 2 điểm 1 điểm 0 điểm -1 điểm
di 2.N .N t
trong đó: di là điểm được chấm bởi 1 thành viên cho 1 tiêu chí N là số lượng thành viên tham gia đánh giá Nt là số lượng tiêu chí Bước 2. Tính điểm cho từng cá nhân KẾT QUẢ CÁ NHÂN = KẾT QUẢ NHÓM X HỆ SỐ ĐỒNG ĐẲNG
PL6
PHỤ LỤC 2.3. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN TÊN SẢN PHẨM: KÍNH THIÊN VĂN Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được đánh giá Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Thời gian 2 hoàn thành sản phẩm Tính hiệu 3 quả của sản phẩm Sản phẩm sử 3 dụng các thiết bị đơn giản, dễ tìm Tính thẩm 2 mỹ của sản phẩm Tổng điểm 10 Quy ước : Mức 1 ( Tốt): 8 -10 điểm Mức 2( Khá):6,5 đến dưới 8 điểm Mức 3 (Trung bình): 5 đến dưới 6,5
PL7
PHỤ LỤC 3. KỊCH BẢN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ “KHÁM PHÁ BÍ ẨN BẦU TRỜI“ A. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM: 1. Thời gian: Sau khi kết thúc chương Khúc xạ ánh sáng. 2. Địa điểm: Sân trường B. THÀNH PHẦN THAM GIA: + Toàn bộ HS ca chiều + Toàn bộ GV Tổ Vật lí – công nghệ - Hình thức tổ chức: Học sinh thuyết trình - Chuẩn bị: + Giáo viên: kịch bản chương trình + Người dẫn chương trình: Cô Trần Thị Kim Anh – Giáo viên Tổ Vật lí- Công nghệ trường THPT Phan Thành Tài + Học sinh: Công việc theo bản phân công của giáo viên - Tiến trình: - Tiết mục văn nghệ - Giới thiệu đại biểu (MC) - Tuyên bố lí do khai mạc (Thầy Nguyễn Hữu Nhớ, tổ trưởng tổ Vật lí-Công nghệ) - Tiến hành các nội dung của hoạt động ngoại khóa Mỗi nhóm trình bày trong 10 phút. Bài báo cáo và bảng phân công (phiếu 1, phụ lục 3), đánh giá (phiếu 2, phụ lục 3) của nhóm trưởng đã gửi 01 ngày trước buổi HĐNK để GV phê duyệt. Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Mục tiêu đạt được - Học sinh báo cáo tiến độ Đánh giá chính xác, - Giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ của khách quan ý thức thực nộp sản phẩm của học sinh qua email và nhận xét tiến độ nhóm hiện nhiệm vụ của từng thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân và của nhóm nhóm. thông qua sản phẩm nộp của học sinh. - Giáo viên ghi nhận thông - Học sinh đưa ra những - Giúp học sinh giải tin để giải quyết kịp thời cho khó khăn vướng mắc khi quyết được những khó học sinh. thực hiện nhiệm vụ. khăn vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ qua đó khích lệ ý thức tự giác và ham muốn tìm kiếm kiến thức của học sinh.
PL8
- Học sinh báo cáo sản phẩm của nhóm mình + Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về Hệ Mặt trời + Hoạt động 2: Giới thiệu một vài loại kính thiên văn + Hoạt động 3: Đố vui thiên văn Hoạt động 2: Sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời về đêm Giáo viên cùng với các học sinh trong câu lạc bộ thiên văn tiến hành quản lí một kính thiên văn, điều chỉnh kính thiên văn để giúp các học sinh khác quan sát. Từ đó giúp HS quan sát được vật thể, thấy được bề mặt của Mặt trăng, nắm được vị trí và hình dạng của một số chòm sao như Sao Bắc đẩu, Gấu lớn, Gấu nhỏ, Thiên hậu. Hoạt động 3: Tổng kết (10 phút) - Giáo viên thu bài thu hoạch và phiếu đánh giá đồng đẳng của các nhóm để GV cùng các nhóm trưởng tính điểm cho từng nhóm và tính điểm cho từng HS (điểm số sẽ được công bố vào tiết học tiếp theo). - GV tóm tắt lại một cách cơ bản kiến thức về Kính thiên văn, cách xác định vị trí và hình dạng một số chòm sao như Sao Bắc đẩu, Gấu lớn, Gấu nhỏ, Thiên hậu. - GV nhận xét, rút kinh nghiệm về cách trình bày bài báo cáo của HS. Khen ngợi những cá nhân và đội, nhóm có thành tích tốt
PL9 PHỤ LỤC 4. NỘI DUNG GIỚI THIỆU VỀ KÍNH THIÊN VĂN Slide 1
Giới thiệu nội dung của hoạt động
Slide 2
Giới thiệu nội dung của bài báo cáo
GIỚI THIỆU KÍNH THIÊN VĂN
Slide 3
Đặt câu hỏi gợi mở
KÍNH THIÊN VĂN LÀ GÌ? Slide 4
Kính viễn vọng là một dụng cụ giúp quan sát các vật thể nằm ở khoảng cách xa
Ứng dụng:
Quan sát thiên văn học Hàng hải
Hàng không Quân sự.
Kính viễn vọng được dùng trong lĩnh vực thiên văn được gọi là kính thiên văn
Giới thiệu về kính viễn vọng Kính viễn vọng dùng trong lĩnh vực quan sát thiên văn được gọi là kính thiên văn.
PL10 Slide 5
Giới thiệu Lịch sử kính thiên văn
LỊCH SỬ KÍNH THIÊN VĂN Slide 6
Lịch sử ra đời kính thiên văn
Năm 1608, Hans Lippershey phát minh ra kính viễn vọng
Slide 7
Lịch sử ra đời kính thiên văn
Năm 1609, Galileo Galilei dùng kính thiên văn để quan sát bầu trời
Slide 8
Giới thiệu kính thiên văn phản xạ của Newton
Năm 1671, Newton chế tạo kính thiên văn phản xạ
PL11 Slide 9
Giới thiệu kính thiên văn vũ trụ Hubble
Kính thiên văn vũ trụ Hubble
Slide 10
Trình bày các cách phân loại Kính thiên văn
PHÂN LOẠI KÍNH THIÊN VĂN Slide 11
Phân loại kính thiên văn
PHÂN LOẠI KÍNH THIÊN VĂN KTV Quang Học
KTV Vô Tuyến KTV Tia X
KTV Hồng Ngoại KTV Tia Gamma
KTV Tử Ngoại Các KTV Khác
Slide 12
Giới thiệu kính thiên văn quang học
Kính thiên văn quang học
PL12 Slide 13
Giới thiệu kính thiên văn vô tuyến
Kính thiên văn vô tuyến Slide 14
Giới thiệu các loại kính thiên văn quang học KTV Khúc xạ KTV Quang học
KTV Phản xạ KTV Tổ hợp
Slide 15
Trình bày lược đồ mô tả cách vận hành của một kính thiên văn khúc xạ
Lược đồ mô tả vận hành của một kính thiên văn khúc xạ
Slide 16
Trình bày lược đồ mô tả cách vận hành của một kính thiên văn phản xạ
Lược đồ mô tả vận hành của một kính thiên văn phản xạ
PL13 Slide 17
Trình bày lược đồ mô tả cách vận hành của một kính thiên văn tổ hợp
Lược đồ mô tả vận hành của một kính thiên văn tổ hợp
Slide 18
Giới thiệu hình ảnh một vài loại kính thiên văn khúc xạ và phản xạ trong thực tế.
KTV Khúc xạ
KTV Phản xạ
Slide 19
Giới thiệu hình ảnh kính thiên văn tổ hợp
KTV Tổ hợp
Slide 20
Giới thiệu một số hình ảnh chụp qua kính thiên văn
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP QUA KÍNH THIÊN VĂN
PL14 Slide 21
Hình ảnh Mặt trăng
Slide 22
Hình ảnh sao Thổ
Sao Thổ Slide 23
Hình ảnh Sao Mộc
Sao Mộc Slide 24
Hình ảnh Sao Hỏa
Sao Hỏa
PL15 Slide 25
Hình ảnh Sao Kim
Sao Kim Slide 26
Hướng dẫn chế tạo Kính thiên văn khúc xạ
HƯỚNG DẪN CHẾ TẠO KÍNH THIÊN VĂN KHÚC XẠ Slide 27
Cách đặt Vật kính và Thị Kính + Vật kính gần vật + Thị kính gần mắt …..
Slide 28
Giới thiệu các công thức về kính thiên văn: Độ bội giác G của kính thiên văn và quãng đường ánh sáng đi từ vật kính đến thị kính
PL16 Slide 29
Mô hình cách lắp kính thiên văn khúc xạ KÍNH THIÊN VĂN KHÚC XẠ
Slide 30
Slide 31
Slide 32
Giới thiệu các vật liệu
THỊ KÍNH
BỘ CHỈNH NÉT KHÚC XẠ
Thị kính
Bộ chỉnh nét khúc xạ
PL17 Slide 33
Các vật dụng cần thiết khác
Slide 34
Giới thiệu về kính thiên văn phản xạ
GIỚI THIỆU KÍNH THIÊN VĂN PHẢN XẠ Slide 35
Lược đồ mô tả vận hành của một kính thiên văn phản xạ
Lược đồ mô tả vận hành của một kính thiên văn phản xạ
Slide 36
Vật kính phản xạ
Vật kính phản xạ
PL18 Slide 37
Thị kính
Thị kính
Slide 38
Bộ chỉnh nét
Bộ chỉnh nét
Slide 39 Thị kính Ống ngắm
Mô hình và cách lắp các bộ phận của kính
Gương chéo Và giá đỡ
Vật kính
Chân đế
Slide 40
Mô hình mô tả cách lắp các bộ phận vào thân kính Thị kính Gương chéo Vật kính
PL19 Slide 41
Các câu hỏi đố vui
Slide 42
Câu hỏi 1: Ai là người đầu tiên sử dụng KTV để quan sát bầu trời?
Slide 43
Câu hỏi 2: Trong các KTV đã chuẩn bị tại đây, kính nào là KTV khúc xạ, phản xạ và tổ hợp?
Slide 44
Câu hỏi 3: Hai bộ phận quan trọng nhất của kính thiên văn là gì?
PL20 Slide 45
LỜI CẢM ƠN
PL21
PHỤ LỤC 4. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “NHÀ THIÊN VĂN HỌC TƯƠNG LAI” Đối tượng HS: Lớp 11/9, trường THPT Phan Thành Tài, Đà Nẵng Thời điểm triển khai đề tài: từ tiết 39 - 41 học kì 2 lớp 11CB. Nội dung kiến thức thuộc bài 23 SGK Vật lí 11CB. A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: + Biết được đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao + Biết được nội dung của mô hình Nhật tâm của Copernic + Nêu được công dụng và cấu tạo của kính thiên văn. + Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực. + Thiết lập và vận dụng được công thức tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực. 2. Về kĩ năng: + Giải thích được một số đặc điểm quan sát được của Mặt trời, Mặt trăng và Kim tinh. + Vẽ được bản thiết kế kính thiên văn đơn giản + Chế tạo được kính thiên văn đơn giản từ các vật liệu có sẵn, giá thành rẻ theo nhiều cách khác nhau. + Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm, lập kế hoạch, phân công công nhiệm vụ để hoàn thành việc chế tạo kính thiên văn đơn giản. + Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, báo cáo kết quả đạt được 3. Về thái độ: + HS có hứng thú về quá trình hình thành kiến thức chủ đề “ Trái đất và Bầu trời” + HS học tập được những đức tính tốt của các nhà khoa học, hun đúc trong mình niềm say mê học tập; + Say mê, tìm tòi khám phá được tự nhiên, có mong muốn trả lời được các câu hỏi về Trái đất và Bầu trời 4. Các năng lực định hướng phát triển. + Năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí + Năng lực hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Các câu hỏi cho hoạt động khởi động vào bài học. - Các phiếu hoạt động nhóm, phiếu đánh giá. - Các câu hỏi củng cố, nhiệm vụ về nhà. 2. Học sinh Ôn lại kiến thức về cảm ứng điện từ.
PL22
III. Phương pháp dạy học Phương pháp thuyết trình. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Phương pháp Dạy học Dự án IV. Các hoạt động dạy học TIẾT 1. THÔNG BÁO TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ VÀ TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH NHẬT TÂM CỦA COPECNIC Hoạt động của NL được Hoạt động của GV bồi dưỡng HS Họat động 1: Hướng dẫn cách chấm điểm phiếu theo dõi từng cá nhân, nêu mục tiêu của chủ đề và tiến hành phân chia nhóm Lắng nghe, thảo - Nêu mục tiêu của chủ đề luận và phát biểu - Hướng dẫn HS cách đánh giá từng các nhân các thắc mắc trong nhóm theo Phiếu theo dõi - Giải đáp thắc mắc của HS - Chia lớp thành 4 nhóm, + Nhóm 1,2: 10 HS + Nhóm 3,4: 9 HS Hoạt động 2: Tìm hiểu về mô hình Nhật tâm của Copecnic - Tiếp nhận vấn GV đưa ra vấn đề cần tìm hiểu: Vào thế kỉ 16 và 1,1, 1.2 đề và trả lời 17, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trong lĩnh vực thiên văn học xoay quanh vấn đề Trái đất hay Mặt trời là trung tâm vũ trụ. Đó là sự đấu tranh giữa mô hình Địa tâm của Ptolemy được sự ủng hộ của Giáo hội và mô hình Nhật tâm của Copecnic, được sự ủng hộ của các nhà Vật lí nổi tiếng như Galileo, Kepler. Theo em, Trái đất hay Mặt trời sẽ là trung tâm vũ trụ - Đề xuất một vài -Hỏi: Việc xác định được mô hình nào là đúng đắn 1.3, 1.4 ý kiến để giải sẽ dẫn đến việc nghiên cứu các vấn đề thiên văn học quyết vấn đề sẽ trở nên dễ dạng hơn, đặc biệt nghiên cứu về trên:Tìm hiểu nội chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt trời. dung mô hình Địa Để biết được mô hình nào đúng đắn ta nên làm gì? tâm, mô hình - GV tổng hợp lại các vấn đề mà học sinh đề xuất 2.1,2.2, 2.3 Nhật tâm, .... và đưa ra 4 nội dung cần thực hiện -GV tiến hành phân công nhiệm vụ cho 4 nhóm và phát phiếu học tập 3.2,3.3, 3.4 - Nhận nhiệm vụ + Nhóm 1: Tìm hiểu mô hình Địa tâm - Tìm hiểu chi tiết + Nhóm 2: Tìm hiểu tiểu sử Copernic nhiệm vụ được + Nhóm 3: Tìm hiểu thuyết Nhật tâm xây dựng trong + Nhóm 4: Tìm hiểu các hành tinh trong Hệ Mặt phiếu học tập số trời. 1, 2, 3, 4 - Yêu cầu HS báo cáo kế hoạch phân công nhiệm - Các nhóm thảo vụ của nhóm.
PL23
NL được Hoạt động của Hoạt động của GV HS bồi dưỡng luận, tự phân - GV hướng dẫn điều chỉnh phân công và đưa ra công nhiệm vụ cụ bảng tiêu chí đánh giá mức độ tham gia hoạt động thể cho từng cá của các thành viên trong nhóm theo Phiếu đánh giá nhân trong nhóm 1 Hoạt động 3. Báo cáo kết quả hoạt động nhóm tìm hiểu về mô hình Nhật tâm của Copernic - Trình bày kết - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận quả phiếu học tập - Mỗi nhóm có 5 phút để trình bày kết quả của nhóm 5.1, 5.2, 5.3, 5.4 số 1 mình, bao gồm: + Các tiêu chí ở Phiếu học tập . + Đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm. + GV cho HS tổng kết các kết quả thu được vào Phiếu học tập số 1. - Tổng hợp và đánh giá kết quả hoạt động nhóm bằng phiếu đánh giá số 1. - Tổng kết các kiến thức cần nắm về mô hình Nhật tâm Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà - Đặt câu hỏi: Mặt trăng chuyển động hay đứng yên 1.1,1.2,1.3, Thảo luận và trả so với Trái đất? Khi quan sát Mặt trăng thì hình 1.4 lời: Kính thiên ảnh Mặt trăng thu được có điểm gì đặc biệt? Để trả văn lời câu hỏi trên thì cần phải có dụng cụ quan sát đặc biệt nào? - Ghi nhận nhiệm - Tiến hành phát phiếu học tập “Tìm hiểu kính thiên văn“ và giao nhiệm vụ về nhà đến các nhóm. Nêu 3.2, 3.3, 3.4 vụ và phân công công việc cho các yêu cầu của kết quả tìm hiểu + Nhóm 1,2: Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của thành viên trong kính thiên văn nhóm + Nhóm 3,4: Tìm hiểu quá trình tạo ảnh và số bội giác của kính thiên văn. - Các nhóm tiến hành báo cáo bằng Power Point về các nội dung: + Hoàn thành nội dung Phiếu học tập - Nắm vững nội + Thời gian, địa điểm và thành phần tham gia khi 4.1,4.2,4.3 hoạt động nhóm, kết quả đánh giá của nhóm với các dung báo cáo thành viên trong nhóm. Tiết 2: TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHẾ TẠO KÍNH THIÊN VĂN Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng và cấu tạo kính thiên văn Yêu cầu nhóm 1, 2 tiến hành báo cáo kết quả thực 5.1, 5.2, - Nhóm 1, 2 cử hiện, các nhóm còn lại tiến hành lắng nghe và đặt câu 5.3, 5.4. người đại diện
PL24
tiến hành báo cáo hỏi (nếu có). kết quả thảo luận về phiếu học tập “Tìm hiểu kính thiên văn“ về cấu tạo và công dụng và kết quả hoạt động của nhóm. - Lắng nghe nhận - GV nhận xét các bài báo cáo, tiến hành cho điểm xét của GV và ghi hoạt động và tổng hợp các kiến thức cần nhớ. nhận các kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình tạo ảnh và số bội giác của kính thiên văn Nhóm 3,4 cử Yêu cầu nhóm 3,4 báo cáo kết quả thực hiện phiếu học 5.1, 5.2, người đại diện báo tập , các nhóm còn lại lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu 5.3, 5.4. cáo về: có). + Nội dung phiếu học tập “Tìm hiểu kính thiên văn“ về độ bội giác + Việc thực hiện - GV nhận xét về bài báo cáo của các nhóm, đánh giá nhiệm vụ của các và cho điểm. Tổng kết lại các kiến thức cần nhớ. thành viên trong nhóm. - Lắng nghe và ghi nhận. Hoạt động 3: Phân tích và thiết kế kính thiên văn - Thảo luận và - Yêu cầu HS nghiên cứu lại phiếu học tập “Thiết kế 5.1, 5.2 quan sát kính kính thiên văn khúc xạ đơn giản“ tìm hiểu cấu tạo kính thiên văn mẫu. thiên văn và quan sát kính thiên văn mẫu để đưa ra các Tiến hành vẽ lại bộ phận và công dụng của từng bộ phận. mô hình kính thiên văn đơn giản. - Thảo luận và đưa ra các bộ phận, công dụng của từng bộ phận của kính thiên văn. Hoạt động 4: Thuyết trình về bản thiết kế kính thiên văn
PL25
Thảo luận và trình - Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày cáo tạo, bày trên giấy A0 nguyên tắc hoạt động của kính thiên văn (có hình ảnh minh họa cụ thể, chú thích rõ ràng công dụng của từng bộ phận) để hoàn thành Phiếu học tập “Chế tạo kính thiên văn“ - Dựa trên việc phân tích ở trên, thảo luận trình bày nguyên vật liệu cần thiết để chế tạo kính thiên văn và mô tả công dụng. - Cử đại diện báo - Yêu cầu HS báo cáo. cáo - Nhận xét bài - Nhận xét tính khả thi của bản thiết kế, nhận xét và trình bày của các cho ý kiến về các vật liệu, địa chỉ để học sinh có thể nhóm khác và tiến tìm được các vật liệu. hành đánh giá Hoạt động 5: Triển khai nhiệm vụ về nhà - Thảo luận, nhóm GV yêu cầu HS tiến hành phân công nhiệm vụ của các trưởng phân công thành viên trong nhóm, lập kế hoạch cho hoạt động công việc cho thiết kế kính thiên văn tại nhà theo phiếu học tập “Lập từng cá nhân. Tiến kế hoạch hoạt động“ hành lập kế hoạch hoạt động theo mẫu PHIẾU HỌC TẬP 6. Tiết 3. CHẾ TẠO KÍNH THIÊN VĂN Hoạt động của HS
5.3, 5.4
5.4 6.1, 6.2
3.1, 3.2, 3.3, 3.4
Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động thiết kế, chế tạo kính thiên văn ( trên lớp) Bài trí dụng cụ đã - Yêu cầu các nhóm bày trí vật liệu và bản thiết kế kính chuẩn bị ra bàn thiên văn theo yêu cầu của - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và đánh giá theo phiếu GV. đánh giá (PHỤ LỤC 2.1)-Yêu cầu HS tiến hành hoạt động chế tạo theo bản thiết kế đã có. - Quan sát các nhóm thực hiện, đánh giá thái độ hoạt động của các thành viên. Các nhóm phân - Trợ giúp các nhóm chia nhiệm vụ cho từng thành viên, tiến hành hoạt động chế tạo kính
PL26
thiên văn. Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động chế tạo kính thiên văn ( tại nhà) - Nhóm trưởng - Giáo viên nhắc nhở học sinh tiếp tục hoàn thiện kính tiếp tục đôn đốc thiên văn theo bản thiết kế. Thông báo thời gian hoàn các thành viên thành và báo cáo sản phẩm. hoàn thành kính - Giáo viên nêu lên các tiêu chí đánh giá sản phẩm. thiên văn. Tiết 4. TỔ CHỨC BÁO CÁO Hoạt động của HS
Hoạt động của GV Hoạt động 1: Thuyết trình về kính thiên văn đã chế tạo. - Ghi nhận các - Thông báo tiêu chí đánh giá về sản phẩm và hoạt tiêu chí động của nhóm theo “Các yêu cầu cho bài báo cáo về 5.1, 5.2, hoạt động chế tạo kính thiên văn” - Trình bày theo - Yêu cầu các nhóm cử đại diện trưng bày sản phẩm 5.3,5.4 yêu cầu của GV. và thuyết minh về cách vận hành, nguyên tắc hoạt động cùng những khó khăn khi chế tạo kính thiên văn - Đánh giá kết quả báo cáo của các nhóm bằng phiếu đánh giá (PHỤ LỤC 2.1) Hoạt động 2: Thuyết trình về hoạt động sử dụng kính thiên văn để quan sát chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh và giải thích chuyển động Nghiên cứu tập và Hướng dẫn HS sử dụng các Phiếu học tập “Chuyển 4.1, 4.2, thực hiện theo nội động của Mặt trăng, Kim tinh và Thủy tinh”, yêu cầu 4.3, 4.4 dung Phiếu học HS sau khi chế tạo xong kính thiên văn thì tiến hành tập hoạt động quan sát. -Phân công nhiệm vụ đến các nhóm: Trình bày nội + Nhóm 1,2: Quan sát Mặt trăng dung của Phiếu + Nhóm 3, 4: Quan sát Kim tinh và Thủy tinh học tập trên các - Yêu cầu các nhóm cử đại diện tiến hành báo cáo Slide PowerPoint
5.1, 5.2, 5.3, 5.4 Hoạt động 3: Tiến hành tổng kết, đánh giá sản phẩm Các thành viên GV tổ chức cho lớp thực hiện đánh giá sản phẩm Kính trong mỗi tổ lắng thiên văn và kết quả nghiên cứu chuyển động của Mặt
PL27
nghe ý kiến nhận xét của GV và ghi chép để chỉnh sửa sản phẩm.
trăng, Thủy tinh, Kim tinh GV tổng kết việc hoạt động của các nhóm và thông báo điểm số thu được từ hoạt động. -Thông báo: Tiết tiếp theo kiểm tra 45 phút để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau hoạt động trải nghiệm “Chế tạo kính thiên văn”
PL28
PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM Một số hình ảnh của hoạt động trải nghiệm “ Khám phá bí ẩn bầu trời”
PL29
PL30
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “ NHÀ THIÊN VĂN HỌC TƯƠNG LAI”
PL31
PL32
PHỤ LỤC 6. BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT CUỐI HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Câu 1: Hành tinh nào có kích thước lớn nhất Hệ Mặt trời? A. Sao Mộc B. Sao Thủy C. Sao Hải vương D. Sao Thiên vương Câu 2: Những hành tinh nào không có vệ tinh tự nhiên? A. Sao Thủy và Sao Kim B. Sao Hải vương và Thiên vương C. Sao Thủy và Sao Hỏa C. Sao Mộc và Sao Kim Câu 3: Hành tinh nào có kích thước nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời A. Sao Mộc B. Sao Thủy C. Sao Hải vương D. Sao Thiên vương Câu 4: Hành tinh nào được gọi là Sao Hôm (lúc gần tối) và Sao Mai (lúc sáng sớm) khi nhìn từ Trái đất A. Sao Mộc B. Sao Thủy C. Sao Kim D. Sao Hỏa Câu 5: Câu nào sau đây Sai về Trái đất A. Là hành tinh lớn thứ 5 trong Hệ Mặt trời B. Có 1 vệ tinh tự nhiên là Mặt trăng C. Đứng tại Trái đất ta có thể quan sát hết mọi phía của Mặt trăng trong một đêm D. Trái đất thuộc nhóm hành tinh đất đá. Câu 6: Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn, độ bội giác phụ thuộc vào A. tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính. B. tiêu cự của vật kính và khoảng cách giữa hai kính. C. tiêu cự của thị kính và khoảng cách giữa hai kính. D. tiêu cự của hai kính và khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính và tiêu điểm vật của thị kính. Câu 7: Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh nhân tạo của Trái Ðất, với đặc điểm: a. Quỹ đạo luôn nằm trong mặt phẳng chứa trục tự quay của Trái Ðất. b. Quỹ đạo luôn nằm trong mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc. c. Ðứng yên đối với mọi người quan sát đứng trên Trái Ðất. d. Luôn ở trên đầu người quan sát dù người đó đứng ở đâu trên Trái Ðất
Câu 8: Trái đất là hành tinh thứ mấy trong Hệ Mặt trời A. 6 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 9: Giả sử có một hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trên quĩ đạo cùng mặt phẳng quĩ đạo với Trái Đất. Trường hợp nào sau đây thì vị trí tương đối của hành tinh ta thấy từ Trái đất là luôn như nhau:
PL33
A. Hành tinh có đường quĩ đạo trùng với của Trái Đất B. Hành tinh có cùng vận tốc góc với Trái Đất C. Hành tinh có cùng vận tốc dài với Trái Đất D. Hành tinh có cùng bán kính với Trái Đất Câu 10: Bạn luôn thấy Mặt Trời và nắng có màu hơi vàng hoặc đỏ khi về chiều tối. Đó là do: A. Lửa trên đó B. Màu sắc của khí quyển C. Hiện tượng khúc xạ ánh sang D. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng Câu 11. Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 1,6 m, thị kính có tiêu cự 10 cm. Một người mắt tốt quan sát trong trạng thái không điều tiết để nhìn vật ở rất xa qua kính thì phải chỉnh sao cho khoảng cách giữa vật kính và thị kính là A. 170 cm. B. 11,6 cm. C. 160 cm. D. 150 cm. Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng về kính thiên văn? A. Kính thiên văn là quang cụ bổ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rất xa; B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn; C. Thị kính là một kính lúp; D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính được cố định. Câu 13. Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn, độ bội giác phụ thuộc vào A. tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính. B. tiêu cự của vật kính và khoảng cách từ mắt đến thị kính. C. tiêu cự của thị kính, của vật kính và khoảng cách giữa hai kính. D. tiêu cự của hai kính và khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính và tiêu điểm vật của thị kính. Câu 14: Hành tinh nào có nhiều vệ tinh nhất? A. Sao Mộc B. Sao Thổ C. Sao Hải vương D. Sao Diêm vương Câu 15: Hệ Mặt Trời của chúng ta có mấy hành tinh? A. 10 B.9 C. 8 D. 7 Câu 16: Nhật thực thường xảy ra vào thời điểm nào? A. Ngày Trăng tròn
PL34
B. Ngày không Trăng C. Ngày Trăng bán nguyệt D. Tất cả đều có thể xảy ra Câu 17: Sao Hôm và Sao Mai là tên gọi dân gian của: A. Sao Kim B. Sao Thủy C. sao Sirius D. sao Bắc Cực Câu 18:Thiên cực Bắc, nơi có sao Bắc Cực, là: A. Giao của xích đạo trời với hoàng đạo B. Giao của trục quay Trái Đất với bán thiên cầu Bắc C. Giao của trục quay Trái Đất với bạch đạo D. Giao của hình chiếu chí tuyến Bắc với hoàng đạo Câu 19: Ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm là: A. Vega B. Polaris C. Sao Kim D. Sirius Câu 20: Khi nói về cách sử dụng kính thiên văn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và vật kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt B. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt C. Giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, thay đổi khoảng cách giữa kính với vật sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt D. Giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, thay đổi khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt Câu 21: Người ta điều chỉnh kính thiên văn theo cách nào sau đây? A. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên vật kính, dịch chuyển thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất B. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách dịch chuyển thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất C. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên thị kính, dịch chuyển thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất D. Dịch chuyển thích hợp cả vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất Câu 22: Dùng kính thiên văn gồm vật kính và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự tương ứng là f1 và f2. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm chính gần nhất của hai thấu kính là ẟ. Người sử dụng kính có điểm cực cận cách mắt đoạn OCc = Đ. Ảnh
PL35
của vật qua vật kính có số phóng đại k1. Số bội giác của kính này khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức:
Câu 23: Ai là người đầu tiên chứng minh Trái Đất có dạng hình cầu? A. Copernic B. Galileo C. Newton D. Acsimets Câu 24: Khi ghi địa chỉ của mình ta thường ghi theo thứ tự: số nhà, đường phố, thành phố, Quốc gia (hoặc thôn, xx, huyện, tỉnh, quốc gia). nếu theo thứ tự này hãy xem đâu là cách ghi “địa chỉ” theo quy luật trên, A. Trái Đất, Ngân hà, hệ Mặt Trời, Đại thiên hà. B. hệ Mặt trời, Đại thiên hà, Ngân hà, Trái Đất. C. Trái Đất, hệ Mặt Trời, Ngân hà, Đại thiên hà. D. Trái Đất, hệ Mặt Trời, Đại thiên hà, Ngân hà. Câu 25: Hành tinh nào có chiều quay không cùng chiều với các hành tinh còn lại A. Trái đất B. Thủy tinh C. Kim tinh D. Mộc tinh