BÀI GIẢNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG KHOA DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

Page 1

BÀI GIẢNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

vectorstock.com/21211255

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

BÀI GIẢNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG KHOA DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN PPT VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


Bản lĩnh Việt Nam - Đổi mới – Sáng tạo – Vươn tới những tầm cao

ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY VÀ VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ Giảng viên:DSCKI. Nguyễn Thị Hà Email: hanguyen.pmc@gmail.com


MỤC TIÊU

Trình bày được các thuận lợi và nguy cơ đặc điểm tiêu dùng thực phẩm hiện nay.

Biết cách thực hành tốt giữ gìn sức khỏe.


NỘI DUNG

1 2

Đặc điểm tiêu dùng thực phẩm hiện nay

Thực hành tốt giữ gìn sức khỏe


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY

1.1

Tính toàn cầu

1.2

Ăn uống ngoài gia đình

1.3 Sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay 1.4 Các thay đổi trong sản xuất thực phẩm

1.5

Công nghệ chế biến thực phẩm

1.6

Sử dụng thực phẩm


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY 1.1

Tính toàn cầu

Toàn cầu hoá là xu thế của thế kỷ XXI, đó là quy luật của sự phát triển của nhân loại.

Năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton, lần đầu tiên đến Việt Nam đã phát biểu ví von: “Toàn cầu hoá là ngồi ở New York được ăn mướp đắng của Việt Nam, và được uống cà phê Buôn Mê Thuột; là một người Mỹ cũng có thể cảm nhận sâu sắc một câu Kiều hay một áng thơ Hồ Xuân Hương”.


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY 1.1 Tính toàn cầu ❖ Thuận lợi của tính toàn cầu với tiêu dùng thực phẩm:

Tiếp cận và mở rộng thị trường.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tiếp cận được các thông tin về thị trường.

Thúc đẩy áp dụng phương pháp quản lý chất lượng ATVSTP theo chuẩn quốc tế. Tạo cơ hội cho liên kết, liên doanh trong sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm. Có cơ hội được lựa chọn các loại thực phẩm đa dạng, đáp ứng thị hiếu và cảm quan ngày càng phát triển.


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY 1.1 Tính toàn cầu ❖ Nguy cơ của tính toàn cầu với tiêu dùng thực phẩm: -

Năng lực kiểm soát ATVSTP, trong đó có việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu còn hạn chế:

+ Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, thanh tra chưa đầy đủ và đồng bộ. + Hệ thống văn bản pháp luật về ATVSTP còn thiếu và chồng chéo. + Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn chưa thống nhất và đồng bộ. + Các cơ sở xét nghiệm còn phân tán, trình độ thấp. -

Điều kiện VSATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phần lớn chưa đảm bảo, năng lực kiểm soát thực phẩm nhập về còn hạn chế.

-

Các mối nguy An Toàn, Vệ Sinh Thực Phẩm dễ phát tán toàn cầu (BSE : bò điên , H5N1…).


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY 1.2

Ăn uống ngoài gia đình

Thuận lợi: - Xu thế ăn uống ngoài gia đình tăng lên, thuận lợi cho công việc nhất là công chức, sinh viên, học sinh, lao động tự do,… - Có cơ hội lựa chọn thực phẩm và dịch vụ theo nhu cầu. Nguy cơ: - Thực phẩm không đảm bảo chất lượng ATVSTP do nguyên liệu và giá cả. - Nhiều nguy cơ ô nhiễm từ môi trường và từ dịch vụ chế biến, phục vụ. - Dễ sử dụng lại thực phẩm đã quá hạn.


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY 1.3 Sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay

Thuận lợi: - Xu thế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay ngày càng gia tăng giúp tiết kiệm được thời gian cho người tiêu dùng. - Thuận tiện cho sử dụng và công việc.

Nguy cơ: - Dễ có chất bảo quản. - Thiếu hụt các chất dinh dưỡng: Vitamin, hoạt chất sinh học… - Dễ ô nhiễm từ vùng này sang vùng khác theo sự lưu thông của thực phẩm.


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY 1.4 Các thay đổi trong sản xuất thực phẩm Thuận lợi: - Việc trồng trọt, chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, tập trung ngày càng phát triển. - Các giống có năng suất chất lượng cao được áp dụng ngày càng rộng rãi. - Chủng loại cây, con ngày càng phong phú.


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY 1.4 Các thay đổi trong sản xuất thực phẩm Nguy cơ: - Sử dụng hoá chất BVTV bừa bãi còn phổ biến. - Sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y còn nhiều vi phạm. - Còn hạn chế trong bảo quản, sơ chế nông sản thực phẩm, trên một nền tảng nông nghiệp lạc hậu, phân tán.


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY 1.5

Công nghệ chế biến thực phẩm

Thuận lợi: - Nhiều công nghệ mới được áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi chế tạo ra các sản phẩm có chất lượng ATVSTP cao (công nghệ gen, công nghệ chiếu xạ, công nghệ đóng gói…). - Nhiều thiết bị chuyên dụng được áp dụng: tủ lạnh, lò vi sóng, nồi chiên… - Nhiều công nghệ thủ công, truyền thống được khoa học và hiện đại hoá, tạo ra các sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng.


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY 1.5

Công nghệ chế biến thực phẩm

Nguy cơ: - Tăng sử dụng nguyên liệu thô từ nhiều nước, dẫn tới nguy cơ lan truyền các bệnh qua thực phẩm. - Đánh giá nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc áp dụng công nghệ mới còn hạn chế, chưa dựa trên nguyên tắc thoả thuận và hội nhập quốc tế và có sự tham gia của cộng đồng. - Chế biến thủ công, lạc hậu, cá thể, hộ gia đình còn khá phổ biến (nấu rượu, làm bánh kẹo, chế biến nông sản thực phẩm…).


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY 1.6

Sử dụng thực phẩm

Đặc điểm: - Sử dụng thực phẩm ăn ngay, thực phẩm chế biến, thực phẩm bảo quản, thực phẩm công nghiệp ngày càng tăng - Sử dụng các sản phẩm động vật tăng lên. - Khẩu phần giàu chất béo giàu năng lượng hơn. - Sử dụng nhiều rượu bia. - Sử dụng thuốc lá tăng lên cả nam lẫn nữ. - Gia tăng sử dụng nước uống tinh lọc, nước uống đóng chai,nước giải khát đóng hộp, đóng lon.


6 đặc điểm tiêu dùng thực phẩm Tính toàn cầu

Ăn uống ngoài gia đình

Phát tán các mối nguy ATTP

•TP kém chất lượng •TP ô nhiễm •TP giả

Sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay •TP ô nhiễm •Chất bảo quản •Thiếu hụt vitamin, chất khoáng, HCSH, chất xơ

Thay đổi trong SXTP •HCBVTV •Thuốc thú y •Phân bón hóa học •Nước tưới

Công nghệ CBTP •Thiết bị máy móc •Hóa chất, phụ gia •Chuỗi cung cấp TP kéo dài

Đặc điểm sử dụng •TP ăn ngay •TP từ động vật •Giàu béo, giàu năng lượng

Khẩu phần ăn hàng ngày Ô nhiễm Hóa chất

Tăng

Thiếu hụt Vitamin Chất khoáng

Sinh học

HCSH

Lý học

Chất xơ

RL cấu trúc chức năng – RL cân bằng nội môi – Giảm khả năng thích nghi

Cơn thủy triều dịch bệnh mạn tính không lây


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY

VÌ SAO CHỈ KHỎE MỘT PHẦN ?

MẤT CÂN BẰNG DINH DƯỠNG

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

CHẾ ĐỘ ĂN


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY

MẤT CÂN BẰNG DINH DƯỠNG


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY

MẤT CÂN BẰNG DINH DƯỠNG


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY KHÔNG KHÍ Ô NHIỄM


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY KHÔNG KHÍ Ô NHIỄM

- Gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp, taimũi-họng,mắt và các bệnh về thần kinh - Là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, nguy hiểm (ung thư phổi, các bệnh tim mạch,…)


1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HIỆN NAY CHẾ ĐỘ ĂN

Chế độ ăn truyền thống Chủ yếu: - Thực phẩm từ thực vật - Nghèo năng lượng

Chế độ ăn hiện đại Chủ yếu: - Thực phẩm từ động vật - Giàu năng lượng, nhiều chất béo bảo hòa


2. THỰC HÀNH TỐT GIỮ GÌN SỨC KHỎE

2.1. Sức khỏe và nguy cơ sức khỏe

2.2. Thực hành tốt giữ gìn sức khỏe


2.1. Sức khỏe và nguy cơ sức khỏe 2.1.1. Sức khỏe Sức khỏe là gì?

Theo WHO: Sức khỏe là tình trạng:

✓ Không có bệnh tật ✓ Thoái mái về thể chất ✓ Thoái mái về tâm thần ✓ Thoái mái về xã hội


2.1. Sức khỏe và nguy cơ sức khỏe 2.1.1. Sức khỏe ❖ Sức khỏe là gì? Sức khỏe là tài sản quý giá nhất ✓ Của mỗi người ✓ Của toàn xã hội


2.1. Sức khỏe và nguy cơ sức khỏe 2.1.1. Sức khỏe


2.1. Sức khỏe và nguy cơ sức khỏe 2.1.1. Sức khỏe: ❖ Gía trị của sức khỏe:


2.1. Sức khỏe và nguy cơ sức khỏe 2.1.1. Sức khỏe: ❖ Quan điểm về chăm sóc sức khỏe đúng

Đầu tư, chăm sóc khi còn đang trẻ: - Phòng ngừa các nguy cơ bệnh tật - Hiệu quả và kinh tế nhất

Do chính mình thực hiện


2.1. Sức khỏe và nguy cơ sức khỏe 2.1.1. Sức khỏe ❖ Quan điểm về chăm sóc sức khỏe đúng


2.1. Sức khỏe và nguy cơ sức khỏe 2.1.2. Nguy cơ sức khỏe


2.2. Thực hành tốt giữ gìn sức khỏe 2.2.1. Người tiêu dùng thông thái.

1. Biết cách chọn, mua thực phẩm an toàn.

- Chọn, mua các thực phẩm tươi sống. - Chọn mua các thực phẩm bao gói sẵn.

- Chọn mua đồ uống, gia vị…


2.2. Thực hành tốt giữ gìn sức khỏe 2.2.1. Người tiêu dùng thông thái.

2. Biết cách chế biến thực phẩm an toàn.

- Biết cách thực hành tốt chế biến thực phẩm (10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn). - Biết cách bảo quản thực phẩm an toàn. - Biết cách rửa rau quả, nấu, nướng thực phẩm đảm bảo chất lượng. an toàn, vệ sinh thực phẩm .


Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn

Nguyên tắc 2: Nẫu kỹ thức ăn

Nguyên tắc 3: Ăn ngay khi thức ăn vừa đươc nấu chín

Nguyên tắc 4: Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín

Nguyên tắc 5: Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn

Nguyên tắc 6: Không để lẫn thực phẩm sống và chín

Nguyên tắc 7: Luôn Nguyên tắc 8: Giữ bề để tay sạch sẽ khi chế mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ. biến thực phẩm

Nguyên tắc 9: Bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm nhập của các loài côn trùng, loài gặm nhắm và các loài động vật khác

Nguyên tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch


2.2. Thực hành tốt giữ gìn sức khỏe 2.2.1. Người tiêu dùng thông thái.

- Biết lựa chọn các dịch vụ thực phẩm an toàn (chọn các cơ sở cung cấp dịch vụ,

3. Biết cách sử dụng thực phẩm an toàn.

các cửa hàng ăn uống…). - Biết cách sử dụng các thực phẩm phù hợp với sức khoẻ, phòng ngừa nguy cơ bệnh tật.


2.2. Thực hành tốt giữ gìn sức khỏe 2.2.1. Người tiêu dùng thông thái.

4.Là một tuyên truyền viên và thanh tra viên về AN TOÀN, VỆ SINH THỰC PHẨM .


2.2. Thực hành tốt giữ gìn sức khỏe 2.2.1. Sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe.


TPCN -Cung cấp các chất amino acid -Bổ sung chất xơ

Cung cấp hoạt chất sinh học

Bổ sung Vitamin

Bổ sung chất khoáng

▪ Phục hồi cấu trúc, chức năng ▪ Lập lại cân bằng nội môi ▪ Tăng khả năng thích nghi ▪ Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ ▪ Tạo sức khỏe sung mãn ▪ Tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật ▪ Hỗ trợ làm đẹp ▪ Hỗ trợ điều trị bệnh tật

TPCN: - Công cụ dự phòng của thế kỷ 21 - Vaccine dự phòng dịch bệnh mạn tính - 80% sự bùng phát bệnh tim mạch, não. - 40% bùng phát ung thư

Có thể phòng tránh được


2.2. Thực hành tốt giữ gìn sức khỏe 2.2.1. Sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe.

➢ Lựa chọn 1-3 loại TPCN phù hợp để dùng hàng ngày. ➢ Lựa chọn loại TPCN nhằm hỗ trợ, tác động mà cơ thể đang cần. ➢ Chọn các sản phẩm đã được công bố ➢ Xem kỹ nhãn mác của sản phẩm, chú ý hạn sử dụng. ➢ Hiểu rõ tác dụng, cơ chế. ➢ Chọn sản phẩm của các hãng có lịch sử chất lượng, an toàn, hiệu quả.


2.2. Thực hành tốt giữ gìn sức khỏe 2.2.1. Sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe.

Cụ thể, cần áp dụng 5 bước sử dụng TPCN sau: B1: Đánh giá tình trạng sức khỏe B2: Xác định mục đích sử dụng B3: Lựa chọn sản phẩm thích hợp B4: Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và chuyên gia tư vấn B5: Đánh giá hiệu quả


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Tại sao hiện nay sức khỏe của chúng ta chỉ khỏe một phần? 2. Trình bày những ưu điểm và nguy cơ đem lại khi nước ta hội

nhập toàn cầu hóa? 3. Nêu những ưu điểm và nguy cơ khi sử dụng thực phẩm chế biến sẵn?

4. Cần làm gì để thực hành tốt giữ gìn sức khỏe?


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đáng,Thực phẩm chức năng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2017. 2. Bộ Y tế ,Thông tư số 43/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý thực phẩm chức năng.


Thank you


Bản lĩnh Việt Nam - Đổi mới – Sáng tạo – Vươn tới những tầm cao

GIỚI THIỆU VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG Giảng viên: Ths. Phạm Mỹ Duyên Email: phammyduyen@dtu.edu.vn


NỘI DUNG

1

Định nghĩa, đặc điểm của TPCN

2

Phân biệt TPCN với thực phẩm truyền thống

3

Sơ lược lịch sử phát triển TPCN

4

Phân loại TPCN

Blo gco


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.1 Thuật ngữ có liên quan 1.1.1 Thực phẩm (Food): Tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng gồm thức ăn, đồ uống, nhai, ngậm, hút và để

sản xuất, chế biến không bao gồm mỹ phẩm hoặc dược phẩm. 1.1.2. Nhãn (Label): viết, in, ghi, khắc nổi, khắc chìm hoặc gắn vào bao bì thực phẩm. 1.1.3. Nhãn hiệu hàng hoá (Trade Mark): Là những dấu hiệu của một DN dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của DN khác.


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.1 Thuật ngữ có liên quan 1.1.4. Ghi nhãn (Labelling): Dùng chữ viết hoặc hình ảnh để trình

bày các nội dung của nhãn. 1.1.5. Bao bì (container): vật chứa đựng dùng để chứa thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì (bao gồm cả lớp vỏ bọc) có thể phủ kín hoàn toàn hoặc một phần thực phẩm 1.1.6. Bao gói sẵn (Prepackaged): Việc bao gói trước trong bao bì để bán. 1.1.7. Thành phần (Ingredient):các chất có trong thực phẩm bao gồm cả phụ gia thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm và có mặt trong thành phẩm cho dù có thể ở dạng chuyển hóa


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.1 Thuật ngữ có liên quan 1.1.8. Chất dinh dưỡng (Nutrient): một thành phần của thực phẩm nhằm: (1) cung cấp năng lượng, (2) cần thiết phát triển và duy trì sự sống, (3) thiếu gây ra biến đổi sinh lý, sinh hoá. 1.1.9. Xơ thực phẩm (Fibre): Chất liệu thực vật hoặc động vật có thể ăn được không bị thuỷ phân bởi các men nội sinh trong hệ tiêu hóa của con người 1.1.10. Công bố, xác nhận (Claim): việc ghi nhãn nhằm khẳng định một thực phẩm có những chỉ tiêu chất lượng riêng biệt liên quan đến sự thay đổi về nguồn gốc, thuộc tính dinh dưỡng, bản chất tự nhiên, đặc điểm chế biến, thành phần cấu tạo TP đó.


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.1 Thuật ngữ có liên quan 1.1.11. Thực phẩm tăng cường(Fortification Food): Là TP cộng thêm chất dinh dưỡng vào TP ăn truyền thống. 1.1.12. Thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement, Vitamin and Mineral Food Supplements):Bổ sung vitamin và muối khoáng 1.1.13. Thực phẩm đặc biệt (Foods for Dietary Uses):Có công

thức và quá trình chế biến đặc biệt được đánh giá về tính an toàn, tính chất lượng, tính hiệu quả và sự phê chuẩn


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.1 Thuật ngữ có liên quan 1.1.14. TP dùng cho mục đích sức khỏe đặc biệt (Foods for Special Health Use): được đánh giá & chứng minh 1.1.15. TP Dùng cho mục đích y học đặc biệt (Foods for Special Medical Purposes): Sử dụng dưới sự giám sát của y tế


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.2. Định nghĩa TPCN  “Luật Thực phẩm chức năng và giáo dục” của Mỹ - 1994 Sản phẩm được gọi là TPCN khi có các tiêu chuẩn sau: 1. Chủ ý bổ sung vào chế độ ăn một trong các thành phần sau: - Vitamin, khất khoáng - Dược thảo hoặc thực vật (không kể thuốc lá). - Acid amin. - Một chất dinh dưỡng sử dụng cho người nhằm bổ sung vào khẩu phần ăn để tăng tổng lượng ăn vào hàng ngày (Ví dụ: các enzyme hoặc các mô từ các tổ chức hoặc các tuyến). - Một chất cô đặc như là một bữa ăn thay thế hoặc thanh năng lượng. - Sản phẩm của sự chuyển hóa, thành phần hoặc dịch chiết. 2. Được sử dụng qua đường tiêu hóa dưới dạng viên phim, viên nén, viên nang hoặc dung dịch. 3. Không thay thế được bữa ăn truyền thống hoặc coi là món ăn duy nhất trong chế độ ăn. 4. Được dán nhãn: Thực phẩm chức năng.


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.2. Định nghĩa TPCN

 Hiệp Hội thực phẩm sức khoẻ và dinh dưỡng thuộc BYT Nhật Bản “Là thực phẩm bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được Bộ Y tế cho phép xác định hiệu quả của thực

phẩm đối với sức khoẻ”.


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.2. Định nghĩa TPCN  Viện Y học thuộc Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ

Là TP mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe , là bất cứ thực phẩm nào được thay đổi thành phần qua chế biến hoặc có các thành phần có lợi cho sức khoẻ ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống.  Theo FDA:

Là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản có ích cho sức khỏe. Là thực phẩm mà nếu ăn nó thì sức khỏe sẽ tốt hơn không ăn nó.


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.2. Định nghĩa TPCN  Pháp lệnh về TPCN của Hàn Quốc (năm 2002): TPCN là sản phẩm được sản xuất, chế biến dưới dạng bột, viên nén, viên nang, hạt, lỏng... có các thành phần hoặc chất có hoạt tính chức năng, chất dinh dưỡng có tác dụng duy trì, thúc đẩy và bảo vệ sức khoẻ

 Bộ Y tế Trung Quốc đã có quy định về “Thực phẩm sức khoẻ” (không dùng TPCN): - Là thực phẩm có chức năng đặc biệt đến sức khoẻ, phù hợp cho một nhóm đối tượng nào đó. - Có tác dụng điều hoà các chức năng của cơ thể và không có mục đích sử dụng điều trị”


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.2. Định nghĩa TPCN  Hiệp Hội thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC):

“Thực phẩm chức năng là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khoẻ vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản”.


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.2. Định nghĩa TPCN  Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam định nghĩa: Thực phẩm chức năng (Functional Food) là sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không

có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật.


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.3. Đặc điểm của thực phẩm chức năng 1. Là giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, giống thực phẩm về bản chất nhưng khác về hình thức, giống thuốc về hình thức nhưng khác về bản chất. 2. Sản xuất chế biến theo công thức, bổ sung các thành phần mới hoặc làm tăng hơn các thành phần thông thường với các dạng SP: viên (viên phin, nén, nang …), bột,nước, cao, trà… 3. Có thể loại bỏ các chất bất lợi và bổ sung các chất có lợi, có tác dụng tăng cường sức khỏe, dự phòng và giảm thiểu nguy cơ gây bệnh với những bằng chứng lâm sàng và tài liệu khoa học chứng minh. 4. Có tác dụng tới một hay nhiều chức năng của cơ thể.


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.3. Đặc điểm của thực phẩm chức năng 5. Lợi ích với sức khỏe nhiều hơn lợi ích dinh dưỡng cơ bản. 6. Có nguồn gốc tự nhiên (thực vật, động vật, khoáng vật). 7. Tác dụng lan tỏa, hiệu quả tỏa lan, ít tai biến và tác dụng phụ. 8. Được đánh giá đầy đủ về tính chất lượng, tính an toàn và tính hiệu quả. 9. Ghi nhãn sản phẩm theo quy định ghi nhãn TPCN. 10. Là một phần của sự liên tục cung cấp các sản phẩm cho sự tiêu thụ của con người nhằm duy trì sự sống, tăng cường sức khỏe và giảm gánh nặng bệnh tật.


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.4. Tên gọi TPCN tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có tên gọi khác sau: (1) Thực phẩm chức năng (2) Thực phẩm bổ sung (vitamin và khoáng chất) – Food Supplement. (3) Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ - Health Produce.

(4) Thực phẩm đặc biệt - Food for Special use. (5) Sản phẩm dinh dưỡng y học - Medical Supplement.


1. ĐỊNH NGHĨA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 1.4. Tên gọi Mỹ: -

thực phẩm bổ sung

-

thực phẩm y học hay thực phẩm điều trị

EU: thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm thuốc Trung Quốc: Sản phẩm BVSK hay còn được dịch nguyên bản là Thực phẩm

vệ sinh bao gồm: -(Thực phẩm bổ sung) -(Thực phẩm y học hay Thực phẩm điều trị).


2. PHÂN BIỆT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VỚI THỰC PHẨM TRUYỀN THỐNG VÀ THUỐC TPCN là khoảng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, nên còn gọi là thực phẩm thuốc (FoodDrug).


2. PHÂN BIỆT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VỚI THỰC PHẨM TRUYỀN THỐNG VÀ THUỐC  Sự khác nhau giữa TPTT và TPCN


2. PHÂN BIỆT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VỚI THỰC PHẨM TRUYỀN THỐNG VÀ THUỐC  Sự khác nhau giữa TPTT và TPCN


2. PHÂN BIỆT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VỚI THỰC PHẨM TRUYỀN THỐNG VÀ THUỐC  Sự khác nhau giữa TPTT và Thuốc


2. PHÂN BIỆT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VỚI THỰC PHẨM TRUYỀN THỐNG VÀ THUỐC  Sự khác nhau giữa TPTT và Thuốc


2. PHÂN BIỆT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VỚI THỰC PHẨM TRUYỀN THỐNG VÀ THUỐC  Sự khác nhau giữa TPTT và Thuốc


3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG


3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TPCN thời xưa - Hypocrat: ‘‘thức ăn cho bệnh nhân cũng là một phương tiện điều trị và trong phương tiện điều trị phải có các chất dinh dưỡng’’ - Sidengai: người Anh đã chống lại sự mê tính của thuốc men và yêu cầu ‘‘lấy nhà bếp để thay cho phòng điều chế thuốc’’. - Tuệ Tĩnh (Thế kỷ 14) và Hải Thượng Lãng Ông (Thế kỷ 18): Quan điểm của hai ông là: ‘‘Dùng thuốc nam chữa bệnh cho người phương nam’’, đã nghiên cứu đến 586 vị thuốc nam, trong đó có khoảng 246 là loại thức ăn và gần 50 loại có thể dùng làm nước uống giải khát có lợi cho sức khỏe. Theo các ông ‘‘có thuốc mà không ăn thì cũng đi đến chỗ chết’’.


3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TPCN thời nay Xã hội phát triển :  Bệnh tật cũng thay đổi.  Cùng với sự già hóa dân số, tuổi thọ tăng...  Lối sống thay đổi.  Bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm và lối sống.  Chế độ ăn có vai trò quan trọng phòng và xử lý nhiều bệnh.


3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TPCN thời nay Japan: FOSHU (Foods for Specified Health Use). - Năm 1980 Bộ Y tế Nhật bản bắt đầu tổ chức điều chỉnh và công nhận thực phẩm có hiệu quả cải thiện sức khỏe. - Họ cho phép ghi trên nhãn hiệu hàng hóa thực phẩm sử dụng cho sức khỏe là FOSHU. - Đến cuối 2001 có trên 271 sản phẩm TP mang nhãn hiệu FOSHU.


3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TPCN thời nay Mỹ : - FDA (Food and Drug Association). - Các hiệp hội khác có liên quan đến thực phẩm chức năng như: + ADA (The American Dietetic Association). + IFIC ( the International Food Information Council) + ILSI (the International Life Sciences Institute of North)


3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TPCN thời nay


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

4.1. Phân loại theo phương thức chế biến. 4.2. Phân loại theo dạng sản phẩm. 4.3. Phân loại theo chức năng tác dụng. 4.4. Phân loại theo phương thức quản lý. 4.5. Phân loại theo Nhật Bản. 4.6. Phân loại theo nguyên liệu thực phẩm chức năng. 4.7. Phân loại của Việt Nam.


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.1. Phân loại theo phương thức chế biến. 4.1.1. Bổ sung vitamin:

Ví dụ: - Nước trái cây với các mùi khác nhau cung cấp nhu cầu vitamin C, vitamin E, β-caroten rất phát triển ở Anh. - Các viên: Bổ sung đa vitamin


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.1. Phân loại theo phương thức chế biến.

4.1.2. Bổ sung khoáng chất: Ví dụ: - Bổ sung Iod vào muối và bánh kẹo - Sữa bột bổ sung acid Folic, vitamin, khoáng chất ở Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Pháp, Ý,…

- Bổ sung vitamin và khoáng chất vào các loại nước tăng lực ở Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. - Các viên: Calcium, Magnesium, Kẽm, Sắt...



4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.1. Phân loại theo phương thức chế biến. 4.1.3. Bổ sung hoạt chất sinh học: Ví dụ: - Bổ sung Iod vào muối và bánh kẹo - Sữa bột bổ sung acid Folic, vitamin, khoáng chất ở Mỹ,

Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Pháp, Ý,… - Bổ sung vitamin và khoáng chất vào các loại nước tăng lực ở Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

- Các viên: Calcium, Magnesium, Kẽm, Sắt...


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.1. Phân loại theo phương thức chế biến. 4.1.3. Bổ sung hoạt chất sinh học: Ví dụ:

Bổ sung DHA, EPA, ω-3… vào sữa, thức ăn cho trẻ…


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.1. Phân loại theo phương thức chế biến. 4.1.4. Bào chế từ thảo dược Ví dụ: Viên tảo, Linh chi, Sâm, Đông trùng hạ thảo,…


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.1. Phân loại theo dạng sản phẩm 4.2.1. Dạng thực phẩm - thuốc (Food – Drug):

Bao gồm: Dạng viên, Dạng nước, Dạng bột, Dạng trà, Dạng rượu, Dạng cao, Dạng kẹo, Dạng thực phẩm cho mục đích đặc biệt (cho người không ăn uống qua đường miệng được).


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.1. Phân loại theo dạng sản phẩm 4.2.2. Dạng thức ăn - thuốc (thức ăn bổ dưỡng, món ăn thuốc, món ăn chữa bệnh...) Bao gồm: Cháo thuốc, món ăn thuốc, món ăn bổ dưỡng, canh thuốc,...


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.3. Phân loại theo chức năng tác dụng 4.3.1. TPCN hỗ trợ chống lão hoá. 4.3.2. TPCN hỗ trợ tiêu hoá. 4.3.3. TPCN hỗ trợ giảm huyết áp. 4.3.4. TPCN hỗ trợ giảm đái tháo đường. 4.3.5. TPCN tăng cường sinh lực. 4.3.6. TPCN bổ sung chất xơ. 4.3.7. TPCN phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não. 4.3.8. TPCN hỗ trợ thần kinh. 4.3.9. TPCN bổ dưỡng. 4.3.10. TPCN tăng cường miễn dịch. 4.3.11. TPCN giảm béo. 4.3.12. TPCN bổ sung canxi, chống loãng xương. 4.3.13. TPCN phòng, chống thoái hoá khớp.

4.3.14. TPCN làm đẹp. 4.3.15. TPCN bổ mắt. 4.3.16. TPCN giảm Cholesterol. 4.3.17. TPCN hỗ trợ điều trị ung thư. 4.3.18. TPCN phòng chống bệnh Gút. 4.3.19. Giảm mệt mỏi, chống stress 4.3.20. Hỗ trợ phòng chống độc. 4.3.21. Hỗ trợ an thần chống mất ngủ. 4.3.22. Hỗ trợ phòng chống bệnh răng miệng. 4.3.23. Hỗ trợ phòng chống bệnh nội tiết. 4.3.24. Hỗ trợ tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy. 4.3.25. Hỗ trợ phòng chống bệnh Tai Mũi Họng. 4.3.26. Hỗ trợ phòng chống bệnh về da.


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.4. Phân loại theo phương thức quản lý 4.4.1. Thực phẩm chức năng phải đăng ký, chứng nhận của cục ATVSTP. Ở các nước, đều do cơ quan quản lý thực phẩm chịu trách nhiệm.

4.4.2. TPCN không phải đăng ký chứng nhận , chỉ công bố của nhà SX và sản xuất theo tiêu chuẩn do quan quản lý thực phẩm ban hành: phần lớn là TPCN bổ sung Vitamin và khoáng chất. 4.4.3. TPCN được sử dụng cho mục đích đặc biệt cần có chỉ

định, giám sát của cán bộ y tế: thực phẩm cho các đối tượng đặc biệt nằm bệnh viện, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, nhai nuốt khó,...


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.5. Phân loại theo Nhật Bản TPCN chia làm 2 nhóm:

Các thực phẩm công bố về sức khoẻ: Gồm 2 loại  Hệ thống FOSHU (Food for Specific Health Use): Thực phẩm dùng cho mục đích đặc biệt: ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và hoạt tính sinh học của cơ thể. mang lại một lợi ích cụ thể

đối với sức khỏe. Được phê chuẩn bởi Chính Phủ.  Thực phẩm có khuyến cáo chức năng dinh dưỡng( FNFCFoods with Nutrient Function Claims): Nhằm cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng lành mạnh

và phát triển, duy trì sức khoẻ.


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.5. Phân loại theo Nhật Bản Bốn loại thực phẩm đặc biệt: - Thực phẩm cho người ốm

- Sữa bột trẻ em - Sữa bột cho phụ nữ có thai và cho con bú - Thực phẩm cho người già nhai nuốt khó


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.6. Phân loại theo nguyên liệu 4.6.1 Thực phẩm chức năng có nguồn gốc thực vật


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.6. Phân loại theo nguyên liệu 4.6.2. TPCN từ nguồn nguyên liệu sinh vật biển và động vật  Nguồn nguyên liệu từ rong biển

 Chất xơ trong động vật  Sữa ong chúa  Chất dầu omega trong cá,...


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.6. Phân loại theo nguyên liệu 4.6.3. Thực phẩm chức năng từ nguồn nguyên liệu nấm


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.7. Phân loại theo Bộ y tế VN 4.7.1 Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) Bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất,axit amin...và các chất có hoạt tính sinh học khác.


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.7. Phân loại theo Bộ y tế VN 4.7.2 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Food Supplement, Dietary Supplement) Là sản phẩm chế biến dưới dạng viên nén, viên nang,viên hoàn, cốm, bột,lỏng..có chứa các chất sau: - Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác - Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, khoáng chất và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, cô đặc và chuyển hóa


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.7. Phân loại theo Bộ y tế VN 4.7.3 Thực phẩm dinh dưỡng y học (Food for Special Medical Purposes, Medical Food): còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt. Là thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.


4. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 4.7. Phân loại theo Bộ y tế VN 4.7.4 Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) Dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, là những thực phẩm được chế biến theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu và chế độ ăn đặc thù theo thể trạng của người sử dụng (theo thông tư số 43/2014/TT-BYT, ngày 24/11/2014)


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Anh (chị) hãy nêu đặc điểm của TPCN?

2. Phân biệt TPCN và Thuốc? 3. Phân biệt TPCN và thực phẩm truyền thống? 4. Hãy trình bày những đặc điểm trong những cách phân loại của TPCN? 5. Hãy kể tên các Thực phẩm đặc biệt theo phân loại của Nhật Bản?



Bản lĩnh Việt Nam - Đổi mới – Sáng tạo – Vươn tới những tầm cao

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CƠ THỂ & GIẢM NGUY CƠ BỆNH TẬT Giảng viên: ThS. Phạm Mỹ Duyên phammyduyen@dtu.edu.vn


NỘI DUNG 1. Sức đề kháng. 2. TPCN và béo phì. 3. Thực phẩm chức năng và chức năng sinh dục. 4. Thực phẩm chức năng và đái tháo đường. 5. Thực phẩm chức năng và bệnh tim mạch. 6. TPCN và bệnh ung thư. 7. TPCN và bệnh xương khớp.

2


I. SỨC ĐỀ KHÁNG LÀ GÌ ?

Sức đề kháng là khả năng chống đỡ của cơ thể với tác nhân xâm hại vaò cơ thể từ ngoại lai hoặc nội lai 3


Hệ thống đề kháng không đặc hiệu

Da

Thực bào

• Niêm mạc • Mồ hôi • Dịch nhầy • Nhung mao 4


HỆ THỐNG ĐỀ KHÁNG ĐẶC HIỆU

Tế bào Lympho T

Tế bào Lympho B Kháng thể

Kháng nguyên (Tác nhân)

5


6


TÓM TẮT •Miễn dịch dịch thể •Kháng nguyên – kháng thể

Quân chính quy

Hệ thống bảo vệ

Quân địa phương

Miễn dịch tế bào

Dân quân – Tự vệ

Hàng rào bảo vệ: -Da -Niêm mạc -Chất nhày.

Tác nhân tấn công, xâm lược

1. Chống oxy hóa

2. Tạo sức khỏe sung mãn 3. Tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật TPCN

4. Hỗ trợ điều trị bệnh tật 5. Hỗ trợ làm đẹp cơ thể

7


TPCN Bổ sung các chất dinh dưỡng

Tuyến ngoại tiết Tăng sản xuất: •Dịch nhày •Các men •Mồ hôi •Trung gian hóa học…

Cơ quan tạo máu Tăng sản xuất và tái tạo máu

Tuyến nội tiết

Tăng tổng hợp Protein

Tăng sản xuất Hormone

Tăng sức đề kháng 8


9


10


11


THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ BÉO PHÌ

12


1. ĐỊNH NGHĨA: 1.1 Béo phì:  Béo phì là sự tăng cân nặng cơ thể quá mức trung bình do tăng quá mức tỷ lệ khối mỡ toàn thân, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.  Sự tích lũy quá dư thừa, lan rộng nhiều hay ít, của các mô mỡ dẫn đến sự tăng trên 20% (25%) cân nặng ước tính, phải tính đến chiều cao và giới tính.

13


1. ĐỊNH NGHĨA

1.2. Thừa cân: Là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng «nên có» so với chiều cao

14


Cách tính cân nặng lý tưởng – cân nặng “nên có” 1. Công thức Lorentz:  PI (Nam) = S - 100 - S-150

4 S-150  PI (Nữ) = S - 100 – 2 2. Ở xứ nóng: Có thể tính: PI PI = (S – 100) x 0,9 Trong đó: * PI: Trọng lượng cơ thể (kg) * S : Chiều cao (cm) 15


2. ĐƠN VỊ ĐO BÉO PHÌ 1. Chỉ số khối cơ thể:

W ( kg ) BMI  2 H (m ) W: Cân nặng ; H : chiều cao

+ Phân loại thừa cân, béo phì theo BMI: Đối với người trưởng thành (WHO – 2002) Phân loại

BMI (kg/m2)

Thiếu cân

< 18,5

Bình thường

18,5 - 24,9

Thừa cân

 25,0

Tiền béo phì

25, 0 - 29,9

Béo phì độ 1

30,0 - 34,9

Béo phì độ 2

35,0 - 39,9

Béo phì độ 3

 40,0 16


THANG PHÂN LOẠI BÉO PHÌ CHO NGƯỜI CHÂU Á:

Phân loại

BMI (kg/m2)

Thiếu cân

< 18,5

Bình thường

18,5 - 22,9

Thừa cân

 23,0

Tiền béo phì

23, 0 - 24,9

Béo phì độ 1

25,0 - 29,9

Béo phì độ 2

 30,0

17


PHÂN LOẠI THEO CHỈ SỐ CÂN NẶNG VÀ BMI Phần trăm (%) vượt cân nặng mong muốn

BMI (kg/m2)

Tăng cân quá mức (Over weigh)

> 10%

> 25,0

Béo phì (Obesity)

> 20%

> 35,0

Béo phì bệnh lý (Morbid Obesity)

> 100%

Mức độ béo

18


PHÂN LOẠI THỂ BÉO PHÌ 2. Vòng thắt lưng (vòng eo, vòng bụng – Waist Circumference): + Cách đo: Lấy thước dây đo ngang chu vi quanh rốn + Là chỉ số đơn giản để đánh giá khối lượng mỡ bụng và mỡ toàn bộ cơ thể. + Nguy cơ tăng lên khi:  90cm đối với nam  80cm đối với nữ + Nguy cơ chắc chắn khi:  102cm ở với nam  88cm ở nữ Đối với châu Á ngưỡng mỡ bụng là ≥ 90 cm đối với nam và ≥ 80cm với nữ. 19


PHÂN LOẠI THỂ BÉO PHÌ 3. Tỷ số vòng thắt lưng/ vòng mông (Waist – Hip Ratio) (W/H):

+ Cách đo:  Đo vòng thắt lưng: như trên  Đo vòng mông: Dùng thước dây đo chu vi ngang háng, nơi to nhất. + Đánh giá:  Tỉ số này  1,0 với nam và  0,85 với nữ là các đối tượng béo bụng.  Theo WHO, đối với châu Á ngưỡng của tỷ số này là:  0,9 với nam và  0,8 với nữ. 20


3. CƠ CHẾ GÂY BÉO PHÌ 1. Mất cân bằng năng lượng - Năng lượng ăn vào lớn hơn năng lượng tiêu hao. - Chế độ ăn giàu lipid hoặc đậm độ năng lượng cao. - Mức thu nhập cao, khẩu phần Protid , Lipid tăng lớn.

21


3. CƠ CHẾ GÂY BÉO PHÌ 2. Hoạt động thể lực ít: - Ăn uống, gia tăng tỷ lệ béo phì là giảm hoạt động thể lực, giảm tiêu hao năng lượng

- Lối sống tĩnh lại, công việc văn phòng, làm việc bằng máy tính, thích ngồi phòng xem phim, đọc báo, điện thoại.... - Tiêu hao năng lượng bao gồm: + Chuyển hóa cơ bản 70% + Tác dụng sinh nhiệt do ăn uống: 15%

+ Lao động thể lực: 15% 22


3. CƠ CHẾ GÂY BÉO PHÌ 3. Yếu tố di truyền: Theo Mayer J. (1959) Cả Bố và Mẹ bình thường: chỉ có 7% con béo phì Nếu một trong hai bị béo phì: 40%

Cả Bố và Mẹ béo phì: 80%

23


3. CƠ CHẾ GÂY BÉO PHÌ 4. Yếu tố kinh tế – xã hội: - Nước đang phát triển: tầng lớp giàu & tầng lớp nghèo. - Nước đã phát triển: chủ yếu ở tầng lớp nghèo. Từ xã hội thiếu ăn chuyển sang đủ ăn hay có xu hướng ăn nhiều hơn.

24


 Trong thập kỷ qua, tỉ lệ béo phì của toàn nước Mỹ từ 25 - 33%, tăng 1/3. Phụ nữ da đen tuổi từ 45-55 tuổi có tỉ lệ béo phì gấp 2 lần so nữ da trắng cùng tuổi.

 Mức kinh tế xã hội thấp thì tần suất béo phì cao hơn so với mức sống kinh tế xã hội cao.  Ở Trung Quốc, số trẻ em béo phì tăng cao trong những năm gần đây, do được nuông chiều, ăn uống quá mức, từ khi có chủ

trương mỗi gia đình chỉ có một con;  Ở Singapore, trẻ em béo phì tại các trường tiểu học gia tăng một cách đáng kể.

 Tại thành phố Hồ Chí Minh, do mức sống ngày càng cao, nên số béo phì trẻ em cũng như người lớn gia tăng.

25


3. CƠ CHẾ GÂY BÉO PHÌ 5. Về mặt sinh bệnh học, béo phì còn phụ thuộc vào sự phân bố mỡ trong cơ thể: + Tăng khối lượng mỡ do: - Tăng sản quá mức số lượng tế bào mỡ mà kích thước tế bào vẫn bình thường. - Phì đại tế bào mỡ: các tế bào mỡ phình to hết cỡ nhưng

số lượng tế bào không tăng.

26


3. CƠ CHẾ GÂY BÉO PHÌ PHÂN LOẠI THỂ BÉO PHÌ 1. THỂ TĂNG SẢN :  Ở tuổi thanh thiếu niên.  Số lượng các tế bào mỡ tăng.

 Khó điều trị hơn. 2. THỂ PHÌ ĐẠI :  Béo phì bắt đầu ở tuổi trưởng thành.  Số lượng trung bình mỡ là cố định.  Sự tăng trọng lượng là do tích mỡ trong mỗi tế bào (phì đại).

 Điều trị: giảm bớt các chất glucid là có hiệu quả. 27


3. CƠ CHẾ GÂY BÉO PHÌ + Sự phân bố mỡ trong cơ thể: - Mỡ tập trung quanh eo: béo phì hình quả táo - Mỡ tập trung quanh háng: béo phì hình quả lê - Béo phì trẻ em: mỡ tập trung ở tứ chi

28


3. CƠ CHẾ GÂY BÉO PHÌ 6. Do nội tiết

 Hội chứng Cushing và những tổn thương dưới đồi.  Chứng tăng tiết Insulin do u.  Giảm năng tuyến giáp: (phù niêm).

 Trạng thái bị hoạn nhẹ (Hội chứng phì sinh dục).

29


TÁC HẠI CỦA BÉO PHÌ: 1. Mất sự thoải mái trong cuộc sống: - Khó chịu về mùa hè. - Thường có cảm giác mệt mỏi. 2. Giảm hiệu suất trong lao động: - Mất nhiều thì giờ hoạt động do cơ thể

quá nặng nề. - Dễ bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông do phản ứng chậm chạp. 3. Nguy cơ bệnh tật cao: tỷ lệ bệnh tật cao và tỷ lệ tử vong cũng cao.

30


BÉO PHÌ VÀ BỆNH TIM MẠCH +Béo phì là một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch vành (chỉ đứng sau tuổi và

rối loạn chuyển hóa lipid)  Nguy cơ cao hơn khi tuổi còn trẻ mà bị béo bụng.  Tỷ lệ tử vong do mạch vành cũng

tăng hơn khi bị thừa cân, dù chỉ 10% so với trung bình. +Người béo phì có nguy cơ cao huyết áp hơn người bình thường. +Người béo phì có tỷ lệ đột quỵ cao hơn người bình thường 31


BÉO PHÌ VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG + Khi BMI tăng lên thì nguy cơ đái tháo

đường không phụ thuộc vào insulin (NIDD- type 2) cũng tăng lên. + Nguy cơ đái tháo đường tăng hơn khi:  Béo phì ở trẻ em và thiếu niên  Tăng cân liên tục

 Béo bụng 32


BÉO PHÌ VÀ SỎI MẬT + Béo phì làm tăng nguy cơ sỏi mật gấp 3 - 4 lần người bình thường.

+ Người béo phì, cứ 1kg mỡ thừa làm tăng tổng hợp 20mg cholesterol /ngày. Tình trạng đó làm tăng bài tiết mật, tăng mức bão hòa cholesterol trong mật cùng với mức hoạt động của túi mật giảm dẫn tới tạo thành sỏi mật.

.

33


BÉO PHÌ VÀ CÁC NGUY CƠ SỨC KHỎE KHÁC

- Giảm chức năng hô hấp. - Rối loạn xương: viêm xương khớp (đầu gối và

hông). - Tăng nguy cơ ung thư: đại tràng, vú, tử cung. - Tăng nguy cơ bệnh Gout.

34


5. ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ 1. Giảm năng lượng đưa vào, đặc biệt giảm chất béo, tăng chất xơ

trong chế độ ăn + Chế độ ăn giảm năng lượng: 800 - 1500 Kcal - Chế độ ăn giàu chất xơ, ít chất béo, đủ protein, vitamin, khoáng chất. - Thay đổi thói quen, tập quán ăn uống. + Các thực phẩm nên dùng: - Gạo tẻ, khoai, đậu - Thịt mỡ, tôm cua, cá ít béo - Giò nạc, sữa chua, sữa tách bơ, sữa đậu nành - Rau quả các loại - Dầu mỡ hạn chế: 10 – 12g/ ngày - Muối: 6g/ ngày 35


5. ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ + Thực phẩm không nên dùng:  Thịt, mỡ nhiều mỡ, bơ.  Óc, thận, tim, gan, lòng (vì nhiều cholesterol).  Hạn chế rượu, bia, chè đường, cà phê.  Hạn chế ăn mặn.

+ Cách chế biến thực phẩm:  Tránh xào, rán nhiều mỡ.  Tăng rau dạng luộc, nộm, trộn dấm. 36


5. ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ 2. Tăng năng lượng tiêu hao bằng lao động thể lực, thể dục, thể thao + Có chế độ luyện tập theo 4 nguyên tắc:  Toàn diện  Tăng dần  Thường xuyên  Thực sự thực tế + Kết hợp lao động, nghỉ ngơi, tập luyện: lao động chân tay, đi bộ, khiêu vũ, bơi, bóng các loại.

37


5. ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ 3. Sử dụng TPCN và thuốc: - Trà, viên giảm béo... - TPCN: chất xơ.

- Có nhiều sản phẩm TPCN hỗ trợ giảm béo phì

38


5. ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ 4. Can thiệp phẫu thuật:

hạn chế - Mổ lấy bớt mỡ

- Hút mỡ. - Tạo hình dạ dày.

39


5. ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Giảm năng lượng khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm 300 Kcal so với khẩu phần ăn trước đó cho đến khi đạt năng lượng tương ứng BMI.  BMI từ: 25 – 29,9: Năng lượng ăn vào/ ngày: 1500 Kcal.  BMI từ: 30 – 34,9: Năng lượng ăn vào/ ngày: 1200 Kcal.

 BMI từ: 35 – 39,9: Năng lượng ăn vào/ ngày: 1000 Kcal.  BMI ≥ 40: Năng lượng ăn vào/ ngày: 800 Kcal.

Phân bố năng lượng như sau:  Protein: 15 – 16%.  Lipid

: 12 – 13 %.

 Glucid : 71 – 72%. 40


6.DỰ PHÒNG BÉO PHÌ

Cấp III

Cấp II

Cấp I Dự phòng Phổ cập

Dự phòng Chọn lọc

Các cá thể đã tăng cân, Dự phòng chưa béo phì: Đối tượng •BMI ≥ 25 đích •Vòng bụng >90 (nam) > 80 (nữ)

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao: BMI ≥ 23

Cộng đồng

41


DỰ PHÒNG VỚI MỖI CÁ NHÂN  1. Giữ 1 chế độ ăn hợp lý:  Hợp lý về số lượng: ăn theo BMI  Hợp lý về thành phần,cơ cấu

 Cần thay đổi món ăn trong tuần  2. Thiết lập và giữ một chế độ vận động thân thể hợp lý:  Kết hợp lao động trí óc và lao động

chân tay  Kết hợp các hình thức lao động chân tay, hình thức tập luyện phù

hợp 42


DỰ PHÒNG VỚI MỖI CÁ NHÂN 3. Hạn chế uống rượu bia quá mức 4. Chú ý các đối tượng có nguy cơ cao:  Trẻ em có bố mẹ bị béo phì  Phụ nữ sau sinh  Áp dụng chiến lược phổ cập và dự phòng chọn lọc trong cộng đồng  Tăng cường tuyên truyền giáo dục  Kiểm soát cân nặng theo BMI

5. Sử dụng TPCN hợp lý, thường xuyên

43


TPCN PHÒNG CHỐNG BÉO PHÌ TPCN bổ sung chất xơ: CHẤT XƠ

Giảm tốc độ Tiêu hóa

Giảm tốc độ Hấp thu

Làm chậm tốc độ rỗng dạ dày giảm cảm giác thèm ăn

Ức chế hoạt động một số men tiêu hóa

GIẢM BÉO PHÌ • FDA: quyết định: Tăng khẩu phần chất xơ từ 15g lên 25 – 30g/d. • Chú ý: Lạm dụng chất xơ trong tình trạng thiếu dinh dưỡng gây mất thăng bằng dinh dưỡng càng suy dinh dưỡng thêm. 44


THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


Làm cách nào để xác định chỉ số đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường ? Có 2 cách thông dụng để kiểm tra và chẩn đoán người nào đã mắc bệnh tiểu đường. I/ Kiểm tra đường huýết 1/ Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn: Việc kiểm tra chỉ số đường huyết nên thực hiện vào buổi sáng và bạn cần phải nhịn ăn sáng để kiểm tra, lượng đường trong máu sẽ như sau: – Đối với người bình thường: 4,0 – 5,9 mmol/l (70-107 mg/dl) – Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: 6,0 – 6,9 mmol/l (108-126 mg/dl) – Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 6,9 mmol/l (126 mg/dl) 2/ Kiểm tra chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ: – Đối với người bình thường: dưới 7,8 mmol/l (140 mg/dl) – Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: 7,9-11,1 mmol/l (141 đến 200 mg/dl) – Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 11,1 mmol/l (200 mg/dl) 47


ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1. Tình hình và nguy cơ:  Bệnh Đái tháo đường đầu tiên được mô tả từ 1500 trước

CN ở Ai-Cập với triệu chứng là “tháo nước tiểu” quá lớn như một Siphon.  Tại Ấn Độ nước tiểu ngọt như mật ong.  Tại Trung Quốc: nước tiểu thu hút kiến.


Tiền đái tháo đường (Pre – Diabetes)  Tiền đái tháo đường (Pre – Diabetes): là mức đường máu cao hơn bình thường nhưng thấp hơn giới hạn đái tháo đường (ngưỡng thận).

49


VIỆT NAM * Tỷ lệ gia tăng ĐTĐ: 8-20%/năm (nhất thế giới). * Theo Viện Nội tiết: + Năm 2007: 2.100.000 ca ĐTĐ. + Năm 2010: 4.200.000 ca ĐTĐ. + Năm 2011: gần 5.000.000 ca * 65% trong số bị ĐTĐ: không biết mình bị mắc bệnh. * Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị: 4%. * Tỷ lệ mắc bệnh ở nông thôn: 2 - 2,5%.

50


2. ĐỊNH NGHĨA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG  Hội chứng có đặc trưng là tăng Glucose huyết và xuất hiện Glucose trong nước tiểu do thiếu Insulin hoặc sự kháng lại không bình thường của các mô đối với tác dụng của Insulin.

51


3. PHÂN LOẠI 3.1. Đái tháo đường Type 1: ĐTĐ phụ thuộc Insulin (Insulin – Dependent Diabetes Millitus – IDDM): + Tăng đường huyết do thiếu Insulin.

+ Thiếu Insulin do tế bào β của Tiểu đảo Langerhans của tuyến Tụy bị tổn thương (tự miễn).

52


Yếu tố thuận lợi (Cơ địa, môi trường)

Gene ĐTĐ nằm trong NST số 6

Phản ứng tự miễn Kháng thể TB có thẩm quyền miễn dịch

TB Tiểu đảo Langerhans

(Lympho, đại thực bào …)

Đặc điểm: (1) Thường xuyên xảy ra ở người trẻ (< 30 tuổi) (2) Lúc đầu: dùng Cyclosporin A để ngăn cản hoạt động Lympho bào và kháng thể. (3) Về sau cần thiết tiêm Insulin đều đặn (chỉ là điều trị ngọn).

90% bị phá hủy

Đái tháo đường Typ 1

53


3.2. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

 Đái tháo đường không phụ thuộc vào Insulin(Non – Insulin – Dependen Diabetes Millitus – NIDDM).  Tăng đường huyết do Insulin vẫn được sản xuất bình thường nhưng SX chậm trễ và bất lực trong việc chuyển Glucose vào tế bào.

54


Cơ chế:

Sự bất lực của Insulin

SX Insulin: • Không thích nghi (không có đỉnh sớm) • Chậm trễ (Đỉnh 2 sau 60-90 phút)

(Kháng Insulin)

• • • • • • • • •

Yếu tố gia đình Yếu tố tăng cân, béo phì Bệnh gan, tụy Lười vận động RL nội tiết Thuốc tránh thai RL chuyển hóa mỡ Có thai Một số thuốc

Glucose không vào được TB Đái tháo đường Typ 2 Đặc điểm: 1) Thường xảy ra ở người lớn tuổi (> 30 tuổi) 2) Điều trị bằng Insulin là không cần thiết. 3) Gan tiếp tục phân giải Glycogen dự trữ thành Glucose càng gây  glucose máu.

55


Bảng: phân biệt đái tháo đường type 1 và type 2 TT Tiêu chí phân loại

IDD

NIDD

1

Tỉ lệ toàn bộ

0,5 - 1,0%

2,0 - 4,0%

2

Tuổi bắt đầu

Dưới 30 tuổi

Trên 30 tuổi

3

Trọng lượng ban đầu

Bệnh nhân không béo phì

Bệnh nhân béo phì

4

Cách bắt đầu

Thường hung tợn

Âm ỉ

5

-

Đái nhiều Uống nhiều nước

Rõ rệt

Ít rõ rệt

6

-

Ăn nhiều Gầy

Không có

7

-

Tích ceton Biến chứng mạch

8

Sự tiết insulin

-

Thường có Nhất là bệnh mao mạch

Rất giảm

-

Hiếm có Nhất là xơ vữa động mạch

Bình thường


Bảng: phân biệt đái tháo đường type 1 và type 2 TT

Tiêu chí phân loại

IDD

NIDD

9

Phụ thuộc insulin

Không

10

Hàm lượng insulin huyết tương

Rất thấp hoặc không có

Bình thường

11

Cơ quan nhận insulin

Hiếm khi bị bệnh

Hay bị bệnh

12

Hàm lượng Glucagon huyết tương

Tăng

Bình thường

13

Kháng thể chống được Langerhans

Hay gặp

Không có

Hay gặp

Không có

Có thể có

Không có

14 Mối liên hệ với kháng nguyên HLA 15

Yếu tố bên ngoài (nhiễm virut, nhiễm độc)


4. ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI GÂY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2  Tăng cân, béo phì, đặc biệt là béo phì trung tâm (thể hiện chỉ số vòng eo và chỉ số eo - hông).  Những người quá cân nặng và béo phì thường có hiện tượng kháng insulin của các mô, tế bào.  Ít hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường týp 2. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: hoạt động thể lực (ít nhất 20 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần) có tiềm năng làm tăng một cách chắc chắn tính nhạy cảm của insulin, làm giảm nguy cơ đái tháo đường týp 2.  Yếu tố di truyền: con cái các bà mẹ trong thời gian có thai bị đái tháo đường, khi sinh ra có nguy cơ bị đái tháo đường týp 2 cao gấp 3 lần so với các trẻ sinh ra từ các bà mẹ không bị đái tháo đường.  Khẩu phần ăn nhiều chất béo no liên quan tới giảm dung nạp glucose và giảm tính nhạy cảm của insulin, dẫn tới nguy cơ đái tháo đường týp 2 cao hơn.  Dùng thuốc ngừa thai có nguy cơ làm tăng sự kháng insulin. 58



Triệu chứng Đái tháo đường Trung ương: •Khát •Đói •Lơ mơ •Ngủ lịm

Mắt:  thị lực

Hơi thở: mùi aceton Cơ thể: Gầy

Hô hấp: •Thở Kussmaul (sâu nhanh)

Dạ dày: •Buồn nôn •Nôn •Đau Thận: •Đái nhiều •Đường niệu 60


Biến chứng của ĐTĐ: Mắt:  Nhãn áp, đục TTT bệnh võng mạc ĐTĐ, mờ mắt Răng: nướu, viêm

Tim mạch: •Nhồi máu cơ tim •Thiếu máu cục bộ •Xơ vữa động mạch •  Cholesterol

Tâm thần: trầm cảm, lo âu Thần kinh: •Đột quỵ •Suy giảm nhận thức Hơi thở: aceton Tai: nghe kém

HA: tăng

Thận: •Lọc kém •Protein niệu Cơ: •Đau cơ •Teo cơ •Nhược cơ

Mạch máu ngoại vi: •Ngứa •Tê •Thiếu máu •Đau

Dạ dày: Liệt nhẹ

Sinh dục: bất lực

Da: •Loạn dưỡng •Nhiễm trùng

Loét Hoại tử Bệnh TK

61


62


TPCN với bệnh đái tháo đường

63


THỰC PHẨM CHỨC NĂNG PHÒNG NGỪA, HỖ TRỢ ĐTĐ

1. Các TPCN bổ sung các axit béo không no (n-3): các axit béo chưa no có tác dụng cải thiện sự dung nạp Glucose và tăng tính nhạy cảm insulin. 2. Các TPCN bổ sung chất xơ có tác dụng giảm mức Glucose và insulin trong máu, dẫn tới giảm nguy cơ ĐTĐ type 2 3. TPCN bổ sung Crom, Magie, Vitamin E:  Làm các mô sử dụng Glucose dễ dàng  Tăng các sự dung nạp Glucose

64


4. TPCN cung cấp các chất chống oxy hóa (sản phẩm của đậu tương, nghệ, gấc, chè xanh, Noni…). Có tác dụng:

 Bảo vệ và hỗ trợ các tế bào β Tuyến Tụy.  Bảo vệ và KT các thụ cảm thể của các TB, các mô nhạy cảm với Insulin.  Kích thích cơ thể sản xuất Nitric Oxyd (NO) làm tăng tuần hoàn mô, hồi phục tổ chức, tăng nhạy cảm với Insulin. 5. TPCN hỗ trợ giảm cân, giảm béo phì, giảm cholesterol và lipid máu, do đó làm giảm kháng Insulin.

65


hỗ trợ tái tạo tế bào, tổ chức và chống viêm - Nhiều sản phẩm TPCN có tác dụng tái tạo tế bào và tổ chức (sản phẩm của Nghệ …). - Nhiều sản phẩm TPCN tác dụng ức chế các yếu tố gây viêm: Ức chế các Cytokin gây viêm (bắt giữ và làm bất hoạt các Cytokin gây viêm, làm tăng nhạy cảm của các tế bào đối với Insulin). Do đó sẽ làm giảm kháng với Insulin của các mô, nhất là mô cơ, mô mỡ. 6.TPCN

66


7. Các

khuyến cáo dự phòng ĐTĐ:

a) Dự phòng và điều trị thừa cân và béo phì, đặc biệt ở các nhóm có nguy cơ cao. b) Duy trì BMI tốt nhất (trong khoảng 21 – 23kg/m2 ) c) Thực hành hoạt động thể lực: trung bình 20 – 30 phút mỗi ngày, duy trì ít nhất 5 ngày trong tuần. Tăng tiêu hao năng lượng, tăng tính nhạy cảm của insulin và cải thiện tình trạng sử dụng Glucose ở các cơ.

67


d) Duy trì chế độ ăn và bổ sung TPCN: Ăn đủ rau quả, đậu, ngũ cốc toàn phần hằng ngày, ăn ít đường ngọt và ít chất béo bão hòa (không quá 10% tổng năng lượng với nhóm có nguy cơ cao, nên ở mức < 7% tổng năng lượng), đạt đủ khẩu phần chất xơ 20g/ ngày  Nên sử dụng các TP có hàm lượng chất xơ cao và chỉ số đường huyết thấp.  Chế độ ăn phải cung cấp được 40-50% lượng Calo dưới dạng Hydrat cacbon; 15-25% dưới dạng Protein và 25-35% dưới dạng Lipid. Với phụ nữ và trẻ em cần tăng Protein.  Sử dụng thường xuyên các TPCN phòng ngừa ĐTĐ, tim mạch, huyết áp. 68


e)

Không hút thuốc lá: người ĐTĐ có nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đó. Không uống rượu và đồ uống có cồn.

f) Phòng ngừa các bệnh kèm theo: ví dụ xơ vữa động mạch, tăng HA… g) Định kỳ xét nghiệm, kiểm tra đường máu.

69


THỰC PHẨM, LỐI SỐNG VÀ NGUY CƠ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 1. Thừa cân, béo phì. 2. Béo bụng. 3. Không hoạt động thể lực. 4. Đái tháo đường bà mẹ. 5. Khấu phần nhiều Tăng chất béo no. 6. Quá nhiều rượu. 7. Tổng chất béo khẩu phần. 8. Chậm phát triển trong tử cung.

NIDD

 Xu thế gia tăng theo sự phát triển xã hội – kinh tế.  Tăng gấp đôi vào năm 2025  Tăng lên cả ở tầng lớp trẻ.

1. Giảm cân tự nguyện ở người thừa cân và béo phì (duy trì BMI ở mức tốt nhất) 2. Hoạt động thể Giảm lực 3. Thực phẩm giàu chất xơ 4. Thực phẩm giàu acid béo n-3 5. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (ngũ cốc nguyên hạt...)

70


TPCN VÀ BỆNH TIM MẠCH (CVD)

71


Tình hình bệnh tim mạch: Gánh nặng toàn cầu của bệnh tim mạch: Năm 2002:

-CVD gây ra 1/3 số ca tử vong toàn cầu (17 triệu ca) - 80% gánh nặng này ở các nước thu nhập vừa và thấp. Năm 2020: - Tử vong bệnh Tim mạch tăng lên: 20 triệu ca - Bệnh ĐMV và đột quỵ: nguyên nhân hàng đầu gây tử vong toàn cầu. 72


Tăng HA là vấn đề sức khỏe cộng đồng. + Thế giới: Tỷ lệ 18-20% (WHO) + Châu Á – Thái Bình Dương: 11-32%. + Thế giới hiện có 1,5 tỷ người tăng HA. Tỉ lệ THA ở Việt Nam

1960

1982

1992

2002

2012

1% 1,9 %

11,79 % 16,3% 25,1%

73


CÁC NGUY CƠ GÂY BỆNH TIM MẠCH:

Nguy cơ tim mạch

1.

Chế độ ăn

2.

Hút thuốc lá

3.

Gốc tự do

4.

Các bệnh mạn tính

5.

Môi trường

6.

Ít vận động Ít

7.

Béo phì

8.

Lão hóa

9.

Giới – Chủng tộc

10.

Di truyền

74


Sử dụng TP giàu chất béo bão hòa và giàu cholesterol

Cholesterol máu tăng lên theo tuổi

Tăng cân – Béo phì

Tăng Cholesterol Bệnh tiểu đường, HA cao

Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ít vận động thể lực, nhiều stress

Di truyền 75


TPCN –phòng ngừa các bệnh tim mạch

76


TPCN PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH TIM MẠCH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Tăng HA Tác động các yếu tố nguy cơ tim mạch

Đái tháo đường Rối loạn mỡ máu Tăng cân, béo phì Yếu tố khác

Giảm nguy cơ bệnh tim mạch 77


TPCN tác động trực tiếp phòng chống các bệnh tim mạch •

Phòng chống rối loạn lipid máu, giảm cholesterol, Triglycerid, LDL( lipoprotein có tỷ trọng thấp), tăng

HDL. •

Phòng chống các gốc tự do

Làm giảm kích thước các mảng xơ vữa động mạch

Ức chế ngưng tập tiểu cầu

Làm giảm HA, tan cục huyết khối.

78


79


TPCN hỗ trợ làm giảm cholesterol Cơ chế rối loạn cholesterol Lipoproteine có tỷ trọng thấp (LDL) vận chuyển cholesterol từ máu đến tổ chức  Lipoproteine có tỷ trọng cao (HDL) vận chuyển cholesterol từ tổ chức đến gan để thoái hoá.  Thay đổi LDL và HDL dẫn đến rối loạn Cholesterol máu.

80


TPCN hỗ trợ làm giảm cholesterol  Cholesterol cao sẽ gây vữa xơ động mạch, tăng nguy cơ động mạch vành.

 LDL tăng sẽ làm tăng cholesterol. - Tác hại của LDL là làm tăng ngưng tụ tiểu cầu, kích thích tăng sinh cơ trơn thành mạch, thúc đẩy vữa xơ động mạch, dễ làm hẹp vòng mạch. - Khẩu phần ăn có nhiều axit béo sẽ làm tăng LDL và cholesterol. - Khẩu phần ăn nhiều axit béo không no sẽ làm giảm LDL. 81


TPCN hỗ trợ làm giảm cholesterol  Đối với HDL, nếu tăng sẽ làm giảm cholesterol do đó làm giảm nguy cơ động mạch vành và giảm vữa xơ động mạch.  Các axit béo không no và chế độ ăn nhiều rau quả, sản phẩm thực vật sẽ làm tăng HDL.  Các TPCN bổ sung các axit béo không no (MUFA, PUFA)

có tác dụng làm giảm LDL và làm tăng HDL.

82


83


04 TPCN cung cấp chất xơ làm giảm nguy cơ tim mạch

Chất xơ không hoà tan (Insoluble Dietary Fiber)

Chất xơ hoà tan (Soluble Dietary Fiber)

Làm chậm sự thuỷ phân tinh bột, làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu, giúp làm tăng nhu động ruột, làm tăng khối lượng khối phân do giữ nước, giúp phòng chống táo bón, tăng đào thải axit mật giúp giảm cholesterol Tạo nên một lớp nhớt, tráng lên các bề mặt của thành ruột và thức ăn, qua đó làm giảm hấp thu đường vào máu, giảm hấp thu vào mỡ, giảm cholesterol. Lớp nhớt này còn làm cho khối phân di chuyển dễ dàng hơn 84 trong lòng ruột


TPCN cung cấp chất xơ làm giảm nguy cơ tim mạch

85


04

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG & BỆNH TIM MẠCH

TPCN cung cấp chất xơ làm giảm nguy cơ tim mạch

Cản trở quá trình nhũ hoá của axit mật (nhờ khả năng gắn với axit mật);

Cản trở sự hấp thu cholesterol (nhờ tính nhớt)

Tạo ra chất ức chế tổng hợp cholesterol (nhờ sự lên men).

CHẤT XƠ LÀM GIẢM CHOLESTEROL MÁU 86


TPCN cung cấp các chất phòng chống bệnh tim mạch 1. Các chất chống oxy hoá: - Vitamin E (α– Tocoferol) có tác chống lại sự oxy hoá của

LDL. Bổ sung Vitamin E làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành,. - Vitamin C :chống oxy hoá cao. phòng chống bệnh tim mạch. - β- Caroten : cũng là chất chống oxy hoá cao và có vai trò giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

2. Chất đạm trong đậu tương: làm giảm cholesterol, LDL và Triglycerid. FDA (Hoa kỳ) khuyến cáo mỗi ngày sử dụng 25g nhằm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. 87


TPCN cung cấp các chất phòng chống bệnh tim mạch

3. Một số hoạt chất trong thực vật: TT 1

2 3 4 5

Hoạt chất

Có trong

Allylic Sulfid Hành, tỏi

Catechin

Chè xanh, quả dâu

Lignan

Đậu tương, hạt toàn phần, quả nho

Monoterpen

Rau quả, cà chua.

Sterol thực vật

Rau quả, đậu tương, hạt toàn phần

Tác dụng ức chế tổng hợp cholesterol Giảm cholesterol Giảm cholesterol ức chế tổng hợp cholesterol Giảm cholesterol 88


4.TPCN cung cấp các acid béo không no.

•-3 •-6 • MUFA • PUFA

• Cholesterol • LDL Giảm nguy • HA ở thể nhẹ cơ bệnh •Chống loạn nhịp tim mạch • Chống hình thành huyết khối

89


THỰC PHẨM CHẾ ĐỘ ĂN VÀ NGUY CƠ BỆNH TIM MẠCH 1. Thực phẩm giàu acid béo no:  Chế độ ăn nhiều thịt, sản phẩm sữa: có nhiều acid Myristic và Palmitic  Mỡ động vật 2. Khẩu phần giàu các acid béo thể trans (dầu cứng công nghiệp, dầu mỡ hydrogen hóa) 3. Khẩu phần Natri cao 4. Khẩu phần rượu cao 5. Thừa cân 6. Cafe luộc không lọc 7. Cholesterol khẩu phần 8. Chất béo giàu axit laric

1. 2. 3. CVD

Tăng

Chiếm: 1/3 tổng số ca tử vong toàn cầu (15,3 triệu ca)

4. Giảm

5.

86% của DALY

6.

Ghi chú: DALY : năm cuộc sống điều chỉnh theo sự tàn tật

7.

CVD (Cardio Vascula Disease): BÖnh tim m¹ch DHA (Docosahexaenoic acid): axit Docosahexaenoic EPA (Eicosapentaenoic acid): axit Eicosapentaenoic NSP (Non - starch polysaccharides): polysascharid kh«ng tinh bét. DALY (Diability - Adjusted Life Year): Năm cuéc sèng ®iÒu chØnh theo sù tµn tËt.

8. 9.

Trái cây Rau Cá và các loại dầu cá (EHA và DHA) Thực phẩm giàu Kali Khẩu phần rượu thấp hoặc vừa phải Thực phẩm giàu acid α – Linoleic và Oleic (thực phẩm thực vật: dầu đậu nành, hướng dương) Ngũ cốc toàn phần Thực phẩm giàu chất xơ (NSP) Hoạt động thể90 lực


V. THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ UNG THƯ


NGUY CƠ GÂY UNG THƯ

Sinh học: nhiễm virus, VK, KST

Vật lý: phóng xạ; tia cực tím; sóng radio; sóng tần số thấp Hóa học: Hóa chất CN; HCBVTV; thuốc thú y; dược phẩm; nội tiết tố; hóa chất môi trường, khói, bụi … Ăn uống: thuốc lá; rượu; độc tố nấm mốc; TP chiên, nướng; TP ướp muối, hun khói; thịt đỏ; mỡ báo hòa …

• Lỗi gen di truyền • Không vận động thể lực • Suy giảm miễn dịch

92


Ung thư là bệnh của TB với 3 đặc trưng:

1.

Sinh sản tế bào vô hạn độ (cơ thể mất kiểm soát)

2.

Xâm lấn phá hoại các tổ chức xung quanh.

3.

Di căn đến nơi khác.

93


HẬU QUẢ 1.

2. 3. 4. 5. 6.

7.

Làm tê liệt một tổ chức, cơ quan, không hồi phục được. Gây suy mòn, suy nhược và suy sụp cơ thể. Gây nghẽn đường hô hấp, chèn ép các tổ chức, cơ quan khác. Làm tắc mạch máu (não…). Rối loạn đông máu: chảy máu bên trong ào ạt. Suy giảm miễn dịch, không còn sức đề kháng với các tác nhân Di căn, xâm lấn vào cơ quan quan trọng: não, tim, phổi, tuyến nội tiết.

94


NGUYÊN PHÁT

Bắt nguồn từ TB có vị trí Ban đầu hay vị trí gốc

UNG THƯ THỨ PHÁT

Là ung thư do di căn của TB ung thư đến vị trí khác vị trí ban đầu

95


TÌNH HÌNH DỊCH TỄ K là nguyên nhân gây tử vong chính trên thế giới: Mỗi năm: 10.000.000 ca mắc mới 6.000.000 ca tử vong Ở các nước phát triển: tỷ lệ tử vong do K chỉ đứng sau tim mạch. Ở các nước đang phát triển: Tỷ lệ mắc mới K: phổi, đại tràng, trực tràng, vú và tiền liệt tuyến tăng song song với pt kinh

tế và ngược lại: K dạ dày giảm cùng với sự phát triển.

96


VIỆT NAM Phía Bắc: Tỷ lệ so với tổng số K (Nguồn: Viện K): NAM GIỚI • • • • • • •

K phổi : 22,5% K dạ dày : 15,5% K gan : 12,0% K vòm : 6,7% K đại trực tràng : 5,3% K máu : 4,6% Lymphoma : 3,5%

NỮ GIỚI • • • • • • • • •

K vú : 18,9% K dạ dày : 12,4% K đại trực tràng : 6,0% K gan : 5,8% K cổ tử cung : 5,6% K phổi : 4,6% K buồng trứng : 4,3% K máu : 4,1% K vòm : 3,8% 97


PHÍA NAM: TỶ LỆ SO VỚI TỔNG SỐ K (Nguồn: Viện K TP. Hồ Chí Minh)

NAM GIỚI • • • • • • • • • •

K phổi K vòm K miệng K da K lưỡi K xương K hạch K hạ họng K sinh dục K gan

: 13,2% : 12,7% : 7,7% : 7,5% : 7,1% : 4,3% : 4,1% : 3,6% : 3.6% : 3,5%

NỮ GIỚI • • • • • • • • •

K cổ tử cung K vú K miệng K buồng trứng K da K vòm K máu K phổi K xương

: 53,3% : 10,4% : 4,2% : 3,9% : 3,6% : 2,9% : 2,4% : 2,0% : 1,8%

98


Ung thư trên thế giới: Thế giới (2008)

Nam

Nữ

Hai giới

3.414.566

3.358.715

6.773.281

6.617,8

6.044,7

12.662,6

21,2

16,5

18,6

Số ca chết (ngàn người)

4.219,6

3.345,2

7.564,8

Nguy cơ chết từ Ung thư trước tuổi 75 (%)

13,4

9,1

11,1

13.514,9

15.288,3

28.803,2

Dân số (ngàn người) Số ca K mới (ngàn người)

Nguy cơ mắc Ung thư trước tuổi 75 (%)

Số ca hiện mắc trong 5 năm, người lớn (ngàn người) 5 Ung thư thường gặp nhất

Phổi

Phổi

Tiền liệt tuyến Đại trực tràng

Đại trực tràng Cổ tử cung

Đại trực tràng

Dạ dày

Phổi

Dạ dày

Gan

Dạ dày

Tiền liệt tuyến


Nguy cơ gây ung thư

100


Cơ chế phân tử của thực phẩm gây ung thư Thực phẩm Carcinogen

Oncogen (Kích thích phân chia tế bào)

Antioncogen (Ức chế phân chia tế bào)

Kích thích phân chia TB không ngừng

Biến dị gen – mất kiểm soát phân chia TB

Ung thư 101


TP có nguy cơ gây ung thư 1. TP chiên – rán – nướng: Thịt, cá, đùi gà, đậu phụ rán giòn

Sinh amin dị vòng, gây đột biến gen

Ung thư, đặc biệt K tiêu hóa

+ Càng chiên rán già lửa càng tạo nhiều amin dị vòng, nhất là khi đang rán đổ thêm dầu mỡ vào làm nhiệt độ đột ngột. + Amin dị vòng còn có trong KK, khói bếp, khói xe, động cơ. + Nước thịt rán cũng có amin dị vòng. 2. Đun nấu ở nhiệt độ cao

Tạo ra Benzopyren bencanthraxen

3. Khoai tây chiên, phồng tôm, bánh mì trứng, bắp rang, TP giàu carbonhydrat xử lý ở nhiệt độ cao

Tạo ra Acrylamide

Ung thư nhiều cơ quan nhất là tiêu hóa K vú, K thận

102


TP có nguy cơ gây ung thư 4. Thịt hun khói, cá sấy khô

Dễ tạo Nitrosamin

K các cơ quan khác nhau.

5. Các loại thịt,cá ướp muối, cá muối khô, thức ăn mặn

Chứa gốc Nitrat, Nitrit => Dễ tạo thành Nitrosamin

K các cơ quan khác nhau.

6. Thịt hộp, cá hộp, xúc xích, giăm bông

Chứa chất Nitrit bảo quản dễ tạo thành Nitrosamin (Nitrit làm thịt cá có màu hồng, mùi vị hấp dẫn)

7.Chế độ ăn giàu năng lượng, nhiều mỡ, bơ, trứng, sữa thịt …

Cung cấp nhiều chất đốt với K đang phát triển và tạo nhiều gốc tự do gây hư hại gen

K các cơ quan khác nhau.

Dễ K các cơ quan khác nhau. 103


8. MỠ ĐỘNG VẬT + Mỡ là “chất đốt” với khối u đang phát triển. + Mỡ gây tăng axit mật ở ruột già, các axit mật làm thay đổi TB một cách không điển hình, ức chế quá trình biệt hóa niêm mạc ruột gây K. + Dư thừa mỡ động vật, mỡ thực vật là dầu ngô nhiều ω-6: làm giảm hệ miễn dịch cơ thể. Chỉ có acid béo ω-3 của cá có tác dụng ngăn cản K! + Mỡ là tiền chất tạo ra hormone steroid như Estrogen, kích thích phát triển các cơ quan liên quan như tuyến vú, tử cung, tuyến tiền liệt, dễ thành K. + Dầu mỡ đun nóng có nguy cơ gây K phổi (do có chất Carcinogen bốc hơi lên). + Dễ bị oxy hóa tạo thành Hyperoxyd lipid: chất này hoạt hóa Procarcinogen thành Carcinogen, đồng thời làm tổn thương ADN. + Dễ gây K ruột, đại tràng, trực tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến.

104


9. THỰC PHẨM NHIỄM NẤM MỐC + Ngô, lạc, quả hạnh, hạt có dầu, quả khô, gạo, đậu, gia vị bị mốc có

thể

gây

nhiễm

độc

tố

Aflatoxin (gây K gan). + Ngũ cốc, nho thối, rượu vang, cà phê, quả khô, một vài loại thịt động vật bị nhiễm độc tố

Ochratoxin (gây K thận, gan). + Ngô, gạo mốc có thể nhiễm độc tố: Fumonisin của nấm mốc có thể ây K gan, thực quản.

105


10.THỰC PHẨM Ô NHIỄM HÓA CHẤT + Rau quả còn tồn dư HCBVTV (clo hữu cơ) + Thịt gia cầm, gia súc, thủy sản còn tồn dư thuốc tăng trọng. + Thực phẩm bị ô nhiễm do thôi nhiễm hóa chất độc từ bao bì, dụng cụ chế biến, bao gói (Hg, Pb, Cd).

+ TP ô nhiễm hóa chất từ môi trường: đất, nước, không khí (Hg, Pb, Cd). + TP nhiễm Dioxin (cá, tôm, cua, sò, sữa, trứng) + TP nhiễm PAH, BaP (Benzoapyren): do đốt rác, than, dầu, xăng  nhiễm vào TP.

+ TP nhiễm BCP (Biphenyl polychlore): ở nước sông, mực in, máy biến thế, điện, vật liệu chống lửa  nhiễm vào thủy sản  gây quái thai và K. 106


11.THỊT ĐỎ + Thịt đỏ và thịt trắng khác nhau ở hàm lượng ion sắt. Thịt đỏ: có hàm lượng ion Fe cao. + Ion sắt: - Tăng xúc tác men tổng hợp N0 từ Arginin. - Tăng xúc tác biến Nitrat thành Nitrit. + Nitrit kết hợp axit amin thạo thành Nitrosamin, gây K ruột, đại tràng, trực tràng. 107


12. NƯỚC UỐNG KHỬ TRÙNG BẰNG CHLOR: Nước có nhiều chất hữu cơ, khi cho chlor vào, có thể tạo thành: - Chloroacetonitrit:

dễ

tích

tụ

ở

đường tiêu hóa và tuyến Giáp

trạng,có thể gây K. - Trihalomethan: cũng là một chất gây K.

108


13. CHẤT PCB (Polychlorobiphenyl):  Là chất cách điện, cách nhiệt, rất bền, không ăn mòn, không bắt lửa, được dùng để sản xuất biến thế điện, sản xuất dầu nhờn, cồn dán, xi đánh giày, mực dấu, thuốc trừ sâu…  PCB thải ra, trộn với Chloruabenzen, dưới tác dụng của nhiệt độ, sẽ tạo ra nhiều Dioxin.

 Dioxin ô nhiễm vào TP gây độc, K cho người.

109


14. Thuốc lá gây K 1. Nitrosamin: Nicotin→Nitro hóa → Nitrosamin 2. Các PAHs (Hydrocarbon đa vòng thơm) 3. Các Amin dị vòng (Hetero cyclic Amines) 4. Các Amin thơm (Aromantic Amines)

Biến dị gen

Ung thư 110


Rượu: C2H50H Alcol dehydrogenase (ADH) Acetaldehyd

Acetaldehyd + ADN

Biến dị TB

K (Vú, gan, trực tràng, miệng, họng, thực quản) 111


16. MUỐI VÀ DƯA VỚI NGUY CƠ K  Ăn mặn: có nguy cơ K dạ dày gấp hai lần so với người khác.  Dưa muối còn cay và dưa khú: hàm lượng Nitrit còn cao, vào dạ dày dễ tạo ra Nitrosamin, gây K.

112


17. Kẹo, bánh quy, bánh ngọt, sôcôla

Chứa lượng đường lớn,kết hợp phụ gia, chế biến nóng dễ tạo hợp chất K.

18. Cafe

• Uống quá nhiều cafê chưa lọc • Café rang cháy tạo Acrylamide

19. Nước hoa quả ép

Chứa nhiều đường, chất hóa học, gase, chất bảo quản kết hợp dễ gây K

K các cơ quan khác nhau.

Dễ gây K

K các cơ quan khác nhau.

113


20. Hít phải khói thuốc, khói hương

Chứa nhiều chất gây K như: Benzen, Naphthylamin PAHs …

21. Ăn các loại cá đáy biển, hồ, sông

Dễ nhiễm Hg, Cd, Pb, Dioxin và các độc tố khác

22. Nước tương

Chứa 3 MCPD 1-3 CPD

23.Trứng, sữa

Nhiễm Sudan, Melamin

Gây K phổi, thực quản, bàng quang, gan, thận, đại trực tràng, dạ dày ruột khí quản.

Đột biến gen dễ gây K các cơ quan khác nhau. K các cơ quan khác nhau. K thận, cơ quan khác nhau.

114


24. Các chất phụ gia TP: độc hại và nguy cơ gây K + Các Sulfit bảo quản giữ màu sắc tươi tắn.

+ Hàn the (Boax) ướp thịt, cá, bánh bọt cho dẻo, dai. + Chất tạo ngọt Cyclamade. + Formaldehyde bảo quản TP lâu hỏng. + Chất Paradimethyl aminobenzen nhuộm bơ vàng.

+ Hóa chất độc bảo quản trái cây tươi lâu. + Ure ướp cá, mực. + Carbendazim bảo quản sầu riêng.

115


CHÚ Ý: Đời thường !  Vú cao su: qua quá trình lưu hóa cũng tạo ra Nitrosamin.  Gioăng cao su: (nồi nấu ăn, lọ đường TP…) khi lão hóa cũng có thể tạo ra Nitrosamin.  Dây chun: buộc quanh thịt quay, dăm bông, chả cuốn… cũng có khả năng tạo ra Nitrosamin.

116


CÁC LOẠI K HAY GẶP        

K dạ dày K phổi K vú K ruột K cổ tử cung K miệng, hầu K thực quản K Gan 117


CÁC YẾU TỐ GÂY K HAY GẶP: 1. Ung thư khoang miệng và hầu họng, thực quản:  Yếu tố nguy cơ chính là rượu và thuốc lá (chiếm 75% ung thư loại này).

 Tiêu thụ đồ uống và thực phẩm ở nhiệt độ cao, thiếu vi chất dinh dưỡng, thực phẩm ướp muối.

118


2. Ung thư dạ dày:

Polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs)

119


CÁC YẾU TỐ GÂY K HAY GẶP: 3. Ung thư đại trực tràng: Các yếu tố nguy cơ chủ yếu liên quan đến ăn uống: chế độ ăn nhiều thịt, nhiều chất béo, ít rau quả, trong đó chủ yếu là thịt bảo quản, thịt đỏ, chất béo bão hòa, uống nhiều rượu, tăng cân, dư lượng hóa chất.

4. Ung thư gan: Gần 75% ung thư gan xảy ra ở các nước đang phát triển. Yếu tố nguy cơ chính là nhiễm trùng mạn tính virus viêm gan B, viêm gan C, thực phẩm nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin. Uống rượu là yếu tố nguy cơ quan trọng thông qua xơ gan và viêm gan do rượu.

120


CÁC YẾU TỐ GÂY K HAY GẶP: 5. Ung thư tụy: Là ung thư phổ biến ở các nước công nghiệp hơn ở các nước đang phát triển.

Yếu tố nguy cơ chính là thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều thịt, ít rau quả.

6. Ung thư phổi: Là ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Yếu tố nguy cơ chủ yếu là hút thuốc.

Yếu tố liên quan khác là khẩu phần ăn thiếu hụt βCaroten, ít rau và trái cây. 121


CÁC YẾU TỐ GÂY K HAY GẶP: 7. Ung thư vú:  Là ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới và là ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ.  Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú bao gồm: • Những người không sinh đẻ, có thai lần đầu muộn, mãn kinh muộn, phơi nhiễm với bức xạ ion khi dưới 40 tuổi, di truyền. • Đối với nguy cơ do ăn uống bao gồm: chế độ ăn nhiều thịt đỏ, ăn nhiều chất béo bão hòa, uống nhiều rượu, tăng cân béo phì, dư lượng hóa chất, trong đó béo phì và rượu là hai yếu tố quan trọng nhất. Béo phì làm nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh tăng khoảng 50%, có thể do làm tăng Estradiol tự do trong huyết thanh. Đối với rượu, nếu uống mỗi ngày một lần làm tăng nguy cơ ung thư vú lên 10%, cơ chế có thể do làm tăng Estrogen. 122


CÁC YẾU TỐ GÂY K HAY GẶP: 8. Ung thư nội mạc tử cung: Ở người béo phì, ung thư nội mạc tử cung cao hơn ba lần so với phụ nữ bình thường, cơ chế do béo phì tác động trên các mức hormone. Chế độ ăn nhiều chất béo no cũng làm tăng nguy cơ hơn là chế độ ăn nhiều rau quả.

9. Ung thư tiền liệt tuyến: Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa và chất béo động vật thường liên quan tới sự phát triển ung thư tiền liệt tuyến.

10. Ung thư thận: Thừa cân và béo phì là các yếu tố nguy cơ gây ung thư thận. 123


CÁC YẾU TỐ GÂY K HAY GẶP: 11. Ung thư máu (bệnh bạch cầu) + NN còn chưa xác định rõ. + Yếu tố dịch tễ: - Tiếp xúc phóng xạ - Sóng điện từ thấp. - Hóa chất - Di truyền - Virus 12. Ung thư bàng quang: - Hóa chất - Hút thuốc lá - Di truyền

13. Ung thư xương -Ung thư xương nguyên phát: Sarcoma -Ung thư xương thứ phát: do di căn đến 14. Ung thư da -Ánh nắng mặt trời -Tia cực tím -Hóa chất (tiếp xúc, ăn uống) 15. Ung thư miệng -Hút thuốc -Uống rượu 124 -Hóa chất


CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ UNG THƯ CÁC YẾU TỐ

TT

TĂNG NGUY CƠ UNG THƯ

1

Thừa cân và béo phì

• Thực quản • Đại, trực tràng • Vú ở phụ nữ sau mãn kinh • Nội mạc tử cung • Thận • Tụy

2

Rượu

• Khoang miệng • Hầu họng • Thanh quản • Thực quản • Gan • Vú

3

Độc tố vi nấm (Aflatoxin)

• Gan

4

Cá muối kiểu Trung Quốc

• Mũi • Hầu

125


TT

CÁC YẾU TỐ

TĂNG NGUY CƠ UNG THƯ

5

Thịt bảo quản

• Đại, trực tràng

6

Thực phẩm bảo quản bằng muối

• Dạ dày

7

Đồ uống và thực phẩm rất nóng

• Khoang miệng • Hầu họng • Thực quản

8

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, chất béo động vật

• Tiền liệt tuyến

9

•Các chất béo động vật •Các Amin khác vòng (PAHs) •Các Hydrocarbon thơm nhiều vòng •Nitrosamin

• Hệ tiêu hóa.

126


TPCN phòng chống K

127


I. CƠ CHẾ TÁC DỤNG: 1. TPCN bổ sung các vitamin, khoáng chất, hoạt chất sinh học: làm sức đề kháng không đặc hiệu và tăng sức đề kháng đặc hiệu, từ đó làm hạn chế xuất hiện ung thư hoặc làm chậm quá trình phát triển của ung thư. 2. TPCN cung cấp một số chất có hoạt tính chống ung thư: + Các hợp chất Alkyl (có trong hành, tỏi): ức chế khối u, giảm mắc ung thư dạ dày + Các hợp chất hữu cơ Isothiocyanat (bắp cải) : tác dụng ức chế gây ung thư + Các Flavonoid (flavon, isoflavon, flavonol): là nhóm chất chống oxy hóa nguồn gốc thực vật có tác dụng chống ung thư. + Các Polyphenol bao gồm catechin, flavonoid,quinol (có trong lá chè)tác dụng ức chế tạo thành nitrosamin.Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng chè có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc ung thư + Các Isoflavon (trong đậu tương): ức chế sự phát triển các khối u ở vú 128


II. TPCN và một số bệnh ung thư cụ thể: Các yếu tố làm tăng và giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Bằng chứng Thuyết phục

Giảm nguy cơ

Tăng nguy cơ

Rau quả bảo quản lạnh

Gần như chắc chắn Vitamin C Có khả năng

Chưa đủ căn cứ

• Muối • Ướp muối • Carotenoid • Tinh bột • Hạt ngũ cốc toàn phần • Thịt cá nướng • Chè xanh • Hành • Chất xơ • Selen • Tỏi

• Thịt xông khói • Nitrosamin 129


CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG VÀ GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG Bằng chứng Thuyết phục

Giảm nguy cơ

Tăng nguy cơ

•Hoạt động thể lực •Rau xanh

Gần như chắc chắn

•Thịt đỏ •Rượu

Có khả năng

•Chất xơ •Tinh bột •Carotenoid

•Béo phì •Cao quá cỡ •Ăn thường xuyên đường, acid béo no

Chưa đủ căn cứ

•Vitamin C •Vitamin D •Vitamin E •Folat •Methionin •Ngũ cốc toàn phần •Cà phê

•Sắt

130


UNG THƯ VÚ CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG VÀ GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ VÚ

Bằng chứng

Giảm nguy cơ

Tăng nguy cơ Phát triển nhanh và quá cỡ

Thuyết phục Gần như chắc chắn

• Rau xanh • Trái cây

• Thể trọng cao • Tăng cân ở tuổi trưởng thành • Rượu

Có khả năng

• Hoạt động thể lực • Chất xơ • Carotenoid

• Tổng số chất béo • Chất béo no • Thịt đỏ

Chưa đủ căn cứ

• Vitamin C • Isoflavon • Cá

• Protein động vật • Dư lượng hóa chất 131


TPCN HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG UNG THƯ VÚ Không sinh đẻ Có thai lần đầu muộn Mạn kinh muộn Phơi nhiễm với bức xạ ion khi >40 tuổi Di truyền

Rau quả Chất xơ Carotenoid Isoflavon (đậu tương) Vitamin C Cá

(+)

Ung thư vú

(-)

Oestrogen

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ Chất béo bão hòa (+) Uống rượu Tăng cân Dư lượng hóa chất (+)

(+)

Prolactin

(-)

Axit béo không no

Axit béo no

Chế độ ăn thực vật

Chế độ ăn nhiều béo (+)

Axit béo không132 no


UNG THƯ PHỔI CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG VÀ GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ PHỔI

Bằng chứng

Giảm nguy cơ

Tăng nguy cơ

Thuyết phục

• Rau quả

Gần như chắc chắn

• Carotenoid

• Hút thuốc

Có khả năng

• Vận động thân thể • Vitamin E • Vitamin C • Selen

• Tổng số chất béo • Chất béo no • Cholesterol • Rượu 133


UNG THƯ GAN CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG VÀ GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ GAN Bằng chứng Giảm Tăng nguy cơ nguy cơ Thuyết phục

• Viêm gan B, C • Rượu • Aflatoxin

Gần như chắc chắn

Có khả năng

• Rau xanh

Chưa đủ căn cứ

• Selen

• Sắt 134


Các nguy cơ ung thư khác Ung thư Khoang

miệng

TP

Mũi họng

Thanh quản

Thực quản

Tụy

Chất béo no

Bàng quang

+

Chất xơ

-

Rau quả

---

--

---

Rượu

++

++

+++

TP ướp muối, xông khói

Tiền liệt tuyến

-

+++

•Ghi chú: Ăn nhiều gây tăng nguy cơ (+) Thuyết phục: +++ Gần như chắc chắn: ++ Có khả năng: +

---

-

--

+

Ăn nhiều giảm nguy cơ (-) ----

135


TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ UNG THƯ Bằng chứng

Giảm nguy cơ ung thư

Tăng nguy cơ ung thư

Thuyết phục

•Hoạt động thể lực (đại tràng)

Gần như chắc chắn

•Rau xanh và trái cây (Khoang •Thịt bảo quản (đại trực tràng). họng, thực quản, dạ dày, trực tràng) •Muối và thực phẩm bảo quản bằng muối (dạ dày) •Đồ uống và thực phẩm quá nóng (Khoang miệng, hầu họng, thực quản)

Có thể không đầy đủ

•Chất xơ •Đậu nành •Cá •Acid béo no n-3 •Carotenoid •Vitamin B2, B6, Folat, B12, C, D, E •Canxi, kẽm, sêlen •Các thành phần thực vật không phải chất dinh dưỡng (hợp chất tỏi, Flavonoid, Isoflavon, Lignan)

•Thừa cân và béo phì (thực quản, đại trực tràng, vú sau mạn kinh, nội mạc tử cung, thận) •Rượu (khoang miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, vú, gan). •Aflatoxin (Gan) •Cá muối kiểu Trung Quốc (mũi, hầu).

•Các chất béo động vật. •Các amin khác vòng •Các Hydrocarbon thơm nhiều vòng •Các Nitrosamin

136


Lợi ích của TPCN với ung thư

1

2

3

Giảm tác dụng phụ của Tia xạ và Hóa trị liệu:

Có hoạt chất trực tiếp chống lại ung thư:

Tăng cường miễn dịch và chống các bệnh tật khác

•Buồn nôn •Rụng tóc •Mệt mỏi •Mất ngon miệng

•Ức chế phát triển TB ác tính •Bảo vệ gan và ADN trước tác nhân ung thư. •Giảm biến dị nhiễm sắc thể, chống đột biến tế bào. •Khử các tác nhân gây ung thư (FR, Nitrosanin): Flavonoid, Catechin, Iridoid, -caroten, Tocoferon ...

+ Do hóa trị đã làm sụp đổ. + Do bản thân K làm suy yếu cơ thể: Tăng cường hệ thống miễn dịch không đặc hiệu Tăng cường hệ thống miễn dịch đặc hiệu Tăng cường sức khỏe chung 137


LỜI KHUYÊN PHÒNG NGỪA UNG THƯ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Quốc tế nghiên cứu ung thư (World Cancer Research Fund) đã dưa ra lời khuyên phòng ngừa ung thư như sau (1997): 1. Chọn chế độ ăn ưu thế là thức ăn nguồn gốc thực vật, phong phú về rau quả, đậu, khoai, củ, các loại hạt, ít các loại thực phẩm từ chất bột tinh chế đã qua chế biến. 2. Ăn nhiều rau tươi và quả chín - Nên dùng hàng ngày từ 400-800g. thể giảm tới 20%nguy cơ bị ung thư. - Các loại rau lá xanh, cải bắp, cà rốt, cà chua, chanh rất có giá trị.. 138


LỜI KHUYÊN PHÒNG NGỪA UNG THƯ 3. Giới hạn lượng thịt màu đỏ không quá 80g/ngày, nên dùng cá, thủy sản, thịt gia cầm, chim thay thế.. 4. Duy trì cân nặng nên có và vận động thể thao đều đặn. - Thiếu hoặc thừa cân đều tăng nguy cơ ung thư. Duy trì chỉ số BMI ở khoảng 18,5-23,0. không nên để càng lớn tuổi càng tăng cân, nhất là sau mãn kinh. - Cần duy trì chế độ vận động thân thể (tập thể dục, thể thao, đi xe đạp, đi bộ, làm vườn, khiêu vũ…)

139


LỜI KHUYÊN PHÒNG NGỪA UNG THƯ 5. Không uống rượu quá nhiều - Nam ≤ 3 đơn vị rượu/ngày - Nữ giới ≤ 2 đơn vị rượu/ngày - (một đơn vị = 330ml bia 4% hoặc 125ml rượu vang 11%, hoặc 75ml rượu 20% hoặc 40ml rượu nặng 40%). - Nguy cơ ung thư tăng lên khi vừa uống rượu, vừa hút thuốc. 6. Sử dụng thực phẩm ít béo và ít muối. - Nên sử dụng các thực phẩm ít chất béo bão hòa, - Phần lớn các thực phẩm chế biến đều chứa nhiều muối và chất béo. 140


LỜI KHUYÊN PHÒNG NGỪA UNG THƯ 7. Chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh: - Một số nấm mốc phát triển ở thực phẩm có thể gây ra ung thư.. Hạn chế ăn thường xuyên thịt, cá, thức ăn rán, nướng ở nhiệt độ quá cao. - Các thực phẩm qua chế biến (lạp xường, xúc xích…) thường có nitrat và nitrit, khi vào cơ thể tạo thành Nitrosamin,. Quá trình hun khói tạo ra các chất gây ung thư. 8. Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá vừa gây độc hại, nguy cơ ung thư cho người 141 hút và người xung quanh.


142


143


THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ BỆNH XƯƠNG KHỚP

144


ĐẠI CƯƠNG HỆ XƯƠNG KHỚP

145


HỆ KHỚP Khớp là hai hay nhiều xương liên kết lại với nhau. Theo mức độ hoạt động và cấu tạo, chia làm ba loại:

1. Khớp sợi là khớp bất động: các xương liên kết với nhau bằng mô sợi (khớp sọ, khớp răng – hàm…)

2. Khớp sụn: là khớp bán động: có đệm sụn – sợi ở đầu xương tiếp khớp (khớp mu, khớp đốt sống…) 3. Khớp hoạt dịch: khớp động: ổ khớp

chứa hoạt dịch. 146


Cấu tạo khớp hoạt dịch

Sụn khớp

Bao khớp Màng hoạt dịch

Ổ khớp Dây chằng

147


CHỨC NĂNG KHỚP HOẠT DỊCH

1. Gấp

- Duỗi 2. Dạng - Khép 3. Quay tròn – xoay tròn 4. Sấp - ngửa

5. Nghiêng trong – nghiêng ngoài 148


CÁC BỆNH VỀ KHỚP bệnh thấp khớp: - Thấp khớp viêm. - Thấp khớp thoái hóa. 2. Viêm khớp nhiễm trùng: lao, lậu 3. Bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa: + Bệnh Goute: do rối loạn chuyển hóa axit Uric, gây lắng đọng tại khớp, làm tổn thương khớp. + Bệnh đái ra Alcapton: do rối loạn chuyển hóa axit amin thơm, gây lắng đọng ở khớp và đái ra Alcapton (bênh có tính di truyền) 4. Bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh: giang mai, hốc tủy. 5. Triệu chứng khớp là do bệnh toàn thể: bệnh Collagen, ung thư phổi… 6. Các u ở khớp: u lành tính, u ác tính. 149 1. Nhóm


TPCN HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG VÀ KHỚP

150


I.TPCN phòng, chống bệnh về bệnh khớp 1.

2.

TPCN bổ sung các vi chất nên có tác động gián tiếp tới khớp thông qua nâng cao sức khỏe chung, ví dụ: phòng chống rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, tiểu đường, chống oxy hóa… nên tác động tới chức năng khớp. TPCN ức chế các yếu tố gây viêm và các Cytokin gây viêm, phòng chống được viêm khớp.

151


I.TPCN phòng, chống bệnh về bệnh khớp 3. TPCN tác động trực tiếp tới khớp: + Sụn cá, sụn gà có tác dụng chống bệnh khớp. + Collagen: có tác dụng tái tạo cấu trúc các mô liên kết với liều lượng nhỏ. + Glucosamin có tác dụng chống thoái hóa khớp. + Silic: tham gia tái tạo sụn khớp và mô liên kết. Flour tham gia tái tạo cấu trúc xương và sụn. + Vitamin B tham gia chuyển hóa đường và Protein, vitamin C, viatmin E, Selen có tác dụng chống gốc tự do, có tác dụng bảo vệ khớp. + Lưu huỳnh có tác dụng tái tạo sụn. + Axit béo no n-3 có tác dụng thúc đẩy sự sinh sản các yếu tố chống Cytokin gây viêm và phòng chống thấp khớp 152


LOÃNG XƯƠNG  Loãng xương là quá trình giảm khoáng của xương do sự điều chuyển Calci từ xương vào máu bởi tác dụng ưu thế của thủy cốt bào (Osteoclast) so với tạo cốt bào (Osteoblast).  Loãng xương khác với nhuyễn xương (Osteomalacia) là dạng khác của giảm khoáng do thiếu Vitamin D.

153


PHÂN LOẠI LOÃNG XƯƠNG I. Loãng xương nguyên phát: + Tuýp I: Loãng xương sau mãn kinh. + Tuýp II: Loãng xương ở người già (do lão hóa). II. Loãng xương thứ phát: do các nguyên nhân gây thiếu Ca.

154


Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương 1.Mãn kinh sớm: sự giảm Oestrogen là nguyên nhân gây loãng xương. 2. Nữ giới. 3. Di truyền. 4. Cấu trúc xương mỏng. 5. Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp: thể hiện cân nặng cơ thể thấp. 6. Hút thuốc lá: làm giảm tỷ trọng xương. 7. Nghiện rượu: do ảnh hưởng chuyển hóa protein, Ca, độc với cốt bào. 8. Lối sống tĩnh tại: làm giảm khối lượng xương. 9. Chế độ ăn: nghèo Ca, nghèo các Vitamin, khoáng chất. 155 10.Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.


TPCN phòng chống các bệnh về xương: Phát triển

1. Trẻ em

2. Thiếu niên 3. Phụ nữ có thai

4. Phụ nữ cho con bú 5. Phụ nữ sau mãn kinh

TPCN

6. Người già

1. Còi xương 2. Loãng xương 3. Gãy xương 4. Miễn dịch

Bổ sung Ca

5. Thần kinh

Phòng chống chứng, bệnh

6. Cơ bắp 7. Cơn đau sinh trưởng 8. Cơn đau dạ dày-ruột 9. Vôi hóa 10. Đông máu, chảy máu

11. Hoạt động của tim

156


II. TPCN PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH LOÃNG XƯƠNG 1. TPCN bổ sung Calci làm cho quá trình cốt hóa hoàn thiện hơn, giảm nguy cơ thiếu Ca phòng tránh được nhiều chứng bệnh:

157


2. TPCN bổ sung vitamin A, B,Cu,Zn,Mg,F là các yếu tố có tác dụng tích chứa Ca ở xương. 3. TPCN bổ sung vitamin K cần thiết cho quá trình carboxyl-hóa của Osteocalcin, là chất cơ bản của xương. Nếu nồng độ vitamin K thấp trong khẩu phần có liên quan nguy cơ gãy xương. 4. TPCN bổ sung vitamin C có ảnh hưởng tốt tới chất Collagen ở khung xương, thiếu vitamin C dễ tạo thành các khuyết tật của xương.

158


5. TPCN bổ sung vitamin D, phòng chống bệnh còi xương, nhuyễn xương. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hạn chế, nên bổ sung vitamin D với liều 5-10µg/ngày 6. Chế độ ăn nhiều chất Protein sẽ làm tăng bài tiết Ca qua nước tiểu, tuy nhiên nếu ăn lương Protein thấp cũng không tốt với xương. Do đó cần duy trì hàm lượng Protein thích hợp trong khẩu phần ăn. 159


7. Khuyến cáo dự phòng loãng xương: 7.1. Tăng thêm các thức ăn giàu Ca: sữa và các sản phẩm từ sữa (phomat). Tùy theo đối tượng nên dùng TPCN bổ sung

Ca, vitamin và khoáng chất. 7.2. Trong khẩu phần ăn nên dùng lượng Protein từ động vật vừa phải, nếu ăn nhiều tăng thải Prtein qua nước tiểu, cần bổ sung Ca. 7.3. Ăn tăng cường rau và trái cây. 7.4. Hoạt động thể lực vừa phải ở người già và tăng cường ở

người trẻ. 7.5. Giảm khẩu phần Na. 160


7. Khuyến cáo dự phòng loãng xương: 7.6. Tránh hút thuốc, hạn chế uống rượu. 7.7. Có thời gian hoạt động ngoài trời nhất định. Các cụ già nên có thời gian “tắm nắng” hàng ngày. để tổng hợp vitamin ở dưới da. 7.8. Duy trì cân năng nên có (dựa trên BMI). Gầy là nguy cơ loãng xương. 7.9. Ở người có khẩu phần Ca thấp (dưới 400-500mg/ngày) nên sử dụng TPCN bổ sung Ca và vitamin D. 7.10. Ở các đối tượng có nhu cầu Ca cao: phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em người bị gãy xương, phụ nữ mạn kinh, người già nên sử dụng TPCN bổ sung Ca, vitamin và khoáng chất thích hợp. 161


162


163


THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE TÌNH DỤC


1. CƠ CHẾ TPCN TĂNG SỨC KHỎE TÌNH DỤC 1. 1 Điều kiện để có quan hệ tình dục:

Muốn có quan hệ tình dục, phải có 2 yếu tố: - Có sự ham muốn. - Có sự cương dương vật: điều kiện cơ bản.


1. CƠ CHẾ TPCN TĂNG SỨC KHỎE TÌNH DỤC 1.2 Cơ chế TPCN tăng cường sức khỏe tình dục: a. Tăng sự ham muốn:

- Các TPCN hỗ trợ tăng cường sức khỏe chung. - TPCN kích thích tăng sản xuất hormone FSH và tăng sản xuất tinh trùng. - TPCN kích thích quá trình tổng hợp Testosteron. - TPCN tăng hàm lượng hormone sinh dục trong cơ thể.


1. CƠ CHẾ TPCN TĂNG SỨC KHỎE TÌNH DỤC 1.2 Cơ chế TPCN tăng cường sức khỏe tình dục: b. Cơ chế tăng cương dương:

- TPCN ức chế men PDE 5. - TPCN kích thích men tổng hợp hormone sinh dục. - TPCN bổ sung tổng hợp NO hoặc nguyên liệu tổng hợp hormone sinh dục: protein, acid amin, lipid,…


2.THỰC PHẨM TĂNG CHỨC NĂNG SINH DỤC 1. THỊT ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

- Bò (80g protein bò mộng cho 1g tinh trùng) - Hươu - Cừu

Protein cao

- Tinh hoàn

Nhiều Arginin

- Trứng

Chứa chất có trong tinh dịch


2.THỰC PHẨM TĂNG CHỨC NĂNG SINH DỤC 1. THỊT ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT Thịt gia cầm Gà trống Vịt cạn Chim cút Chim sẻ Bồ câu đực - Dê - Hải cẩu, hải mã, mẫu lệ - Tắc kè, hổ cốt - Lộc nhung,lộc giác ( hươu, nai ))

Chứa chất có trong tinh dịch


2. THỰC PHẨM TĂNG CHỨC NĂNG SINH DỤC 2. THỰC VẬT - Rau các loại: bắp cải, súp lơ....

NHIỀU VITAMIN E

- Giá đỗ - Quả khô các loại (vừng,lạc, hướng dương)

NHIỀU ARGININ 170


2. THỰC PHẨM TĂNG CHỨC NĂNG SINH DỤC

2. THỰC VẬT               

Ba kích (cây ruột gà) Cây sộp ( còn gọi là cây Trâu cổ, vảy ốc) Phá cố chỉ Cẩu tích (cây lông khỉ) Chi ma (mè,vừng) Dâm dương hoắc Đẳng sâm Đông trùng hạ thảo Hà thủ ô Hành, hẹ Nhân sâm Đậu đen Kỷ tử Hoài sơn.. Tật lệ....

171


2. THỰC PHẨM TĂNG CHỨC NĂNG SINH DỤC 3. CÁC THỨC ĂN THUỐC Trà Đan sâm câu kỳ Chè nhân sâm Chè hải sâm Cháo hẹ Cháo Hà thủ ô Đuôi heo hầm Đỗ trọng  Trứng gà chưng hạ thảo  Cháo gà nhân sâm  Cháo chim sẻ      

 Bồ câu

 

 

hầm nhân

sâm Đuôi bò hầm Đương quy Ngầu pín chưng Câu kỷ Thịt dê hầm tỏi Rùa hầm Sa nhân.... 172


2. THỰC PHẨM TĂNG CHỨC NĂNG SINH DỤC 4.RƯỢU Rượu nhung huơu

Rượu hải mã Rượu lộc tiên (cơ quan sinh dục ngoài hươu đực)

Rượu hải cẩu thận (cơ quan sinh dục ngoài hải cẩu đực) Rượu dâm dương hoắc Ba kích dâm dương tửu Cáp giới sâm nhung tửu (tắc kè, nhân sâm, lộc nhung, ba kích, tang phiêu tiêu) 173


2. THỰC PHẨM TĂNG CHỨC NĂNG SINH DỤC 4.RƯỢU Cổ tích tửu (thục địa, kỷ tử, đương quy) Hồi xuân tửu (lệ chi nhục, nhân sâm) Lộc nhung sơn dược tửu (lộc nhung, sơn dược) Sâm bách tuế tửu (Nhân sâm, hà thủ ô)

Trùng xuân tửu (Đông trùng hạ thảo) 174


2. THỰC PHẨM TĂNG CHỨC NĂNG SINH DỤC THỰC PHẨM NHIỀU VITAMIN E (vitamin tình yêu): dâu tây, giá, rau A: kích thích và bảo vệ tầng bì cơ quan sinh dục C: uống 4 ly cam vắt/ ngày tăng khả năng tình dục B12: Tăng sản lượng tinh trùng

175


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Cơ chế thực phẩm chức năng trong hỗ trợ điều trị bệnh tật? 2. Nêu một số ví dụ và trình bày thực phẩm chức năng trong hỗ trợ điều trị bệnh tật?


Thank You!


Bản lĩnh Việt Nam - Đổi mới – Sáng tạo – Vươn tới những tầm cao

TPCN TẠO SỨC KHỎE SUNG MÃN Giảng viên: Ths. Phạm Mỹ Duyên Email: phammyduyen@dtu.edu.vn


1

2

Tác dụng TPCN

Tạo sức khỏe sung mãn

Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

3

Tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật

4

Hỗ trợ làm đẹp cho con người.

5

Hỗ trợ điều trị bệnh tật

6

Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.


NỘI DUNG

1. Thực phẩm chức năng tạo sức khỏe sung mãn 2. TPCN và quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ


KHÁI NIỆM SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT Sức khỏe và bệnh tật

Sức khỏe 1. Tình trạng lành lặn về cấu trúc và chức năng của tế bào – cơ thể

2. Giữ vững cân bằng nội môi 3. Thích nghi với sự thay đổi môi trường

Bệnh tật 1.Tổn thương cấu trúc và chức năng

của tế bào – cơ thể 2. Rối loạn cân bằng nội môi

3. Giảm khả năng thích nghi với môi trường


Trạng thái sức khỏe hiện nay Trạng thái I (khỏe hoàn toàn) : 5 – 10% Trạng thái II (ốm) :

10 – 15%

Trạng thái III (nửa ốm nửa khỏe) : 75%


Sức khỏe là gì?

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khoẻ là trạng thái thoải mái đầy đủ (toàn diện) về thể chất, tinh thần và xã hội; chứ không phải chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh hay thương tật”.


Sức khỏe là gì? Về thể chất:  Có thể lực tốt  Không ốm đau  Không có bệnh hay khuyết tật.

Về tinh thần:  Trạng thái thoái mái, tối ưu về mặt sinh học – xã hội – tâm lý.

Về xã hội:  Mối quan hệ  Việc làm  Các quy tắc


Chúng ta có thật sự khỏe không?


Sức khỏe là tài sản quý giá nhất: - Của mỗi người - Của toàn xã hội

“Sức khỏe là của cải quý giá nhất trên đời mà chỉ khi mất nó đi ta mới thấy tiếc”. Điều 10 trong 14 điều răn của Phật: “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe”.


 Gía trị của sức khỏe:


PHƯƠNG CHÂM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Đầu tư, chăm sóc khi còn đang khỏe

Do chính mình thực hiện

• Phòng ngừa các nguy cơ bệnh

• Chế độ ăn uống

tật .

• Vận động thân thể

• Giải tỏa Stress

Hiệu quả và kinh tế nhất.


SỨC KHỎE SUNG MÃN GÌ? Theo chủ tịch Liên minh toàn cầu các Hiệp hội về dược liệu TPCN (IADSA), sức khỏe sung

mãn là tình trạng sức khỏe có chất lượng cao nhất mà một đời người có thể đạt được trong suốt quãng đời của mình.


Sức khỏe sung mãn là không gặp phải các bệnh

-

Các chứng viêm khớp Bệnh loãng xương Cao huyết áp Bệnh động mạch vành Bệnh tiểu đường Béo phì Đột quỵ Chứng mất trí Ung thư..........


3 loại người

Người gây bệnh:  Hút thuốc  Uống rượu quá nhiều  Ăn uống vô độ  Lười vận động

Người chờ bệnh:  Ốm mới đi khám bệnh  Ốm đau mới đi chữa

Người phòng bệnh:  Chăm sóc bản thân  Chăm sóc sức khỏe  Chăm sóc cuộc sống


TÁC DỤNG TẠO SỨC KHỎE SUNG MÃN CỦA TPCN


CƠ CHẾ TPCN TẠO SỨC KHỎE SUNG MÃN Tác dụng của TPCN đối với 2 yếu tố quá trình sống THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Axit amin

Vitamin

Khoáng chất

1. Tham gia cấu tạo cơ quan, tổ chức của cơ thể 2. Tham gia quá trình chuyển hóa vật chất

Sự sống

Hoạt chất sinh học


Cơ chế tác dụng của TPCN tạo sức khỏe sung mãn? TPCN là 1 trong 3 yếu tố cơ bản đảm bảo cho sức khỏe sung mãn. 1. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng 2. Vận động thân thể

Tình trạng sức khỏe có chất lượng cao

3. Giải tỏa căng thẳng Tình trạng không có chứng bệnh viêm khớp, huyết áp cao, đái đường, béo phì, đột quỵ, mất trí...


Cơ chế tác dụng của TPCN tạo sức khỏe sung mãn?

Sức khỏe sung mãn


1. Đối với chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Ngoài áp dụng một chế độ ăn thích hợp, cần thiết sử dụng TPCN để bù vào sự thiếu hụt và tăng cường các vi chất có lợi cho cơ thể. Sử dụng các TPCN sẽ làm cho khẩu phần ăn của các lứa tuổi có đủ các chất cần cho sự phát triển và tăng cường các chức năng vượt trội.


1. Đối với chế độ ăn uống và dinh dưỡng Bổ sung DHA, axit folic,... cho trẻ em

Những thức ăn bổ dưỡng cho trẻ em


1. Đối với chế độ ăn uống và dinh dưỡng Những thực phẩm bổ sung canxi

Bổ sung canxi cho người cao tuổi


2.2.1. Đối với chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Những thức ăn bổ sung vitamin và khoáng chất

Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể


1. Đối với chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Chế độ ăn uống cho người bị gout

Phòng ngừa các bệnh mãn tính


2. Đối với vấn đề vận động cơ thể: - Toàn diện: Cần luyện tập toàn thân và từng bộ phận cơ thể, cả tập luyện thể lực lẫn sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai. - Nâng dần: có một chế độ tập luyện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, khi đến ngưỡng cửa thích hợp thì duy trì.


2. Đối với vấn đề vận động cơ thể: - Thường xuyên: tập luyện hàng ngày, mỗi ngày với thời gian tăng dần cho đến ngưỡng thích hợp (trung bình mỗi ngày tập luyện từ 30 đến 60 phút). - Thực sự thực tế: tùy điều kiện của mỗi người, mỗi gia đình, có thể tập luyện tại nhà, ngoài công viên, tại các câu lạc bộ với các hình thức phù hợp như: tập luyện trên máy, đi bộ, tham gia các môn thể thao, thể dục,...



3. Đối với vấn đề giải tỏa căng thẳng: * Tăng tiết hormon như các Glucocorticoid và Adrenalin của tuyến thượng thận, làm mạch co lại, giảm Na và nước trong cơ thể, làm bài tiết ít nước tiểu dẫn tới cao huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, do đó dễ bị các bệnh nhiễm trùng.

* Có sự phóng thích Insulin hoặc Insulin tiết ra đầy đủ, nhưng những tế bào nhờn Insulin, không tiêu thụ được đường glucose, dẫn tới tăng huyết áp và gây ra đái tháo đường tuýp II. * Có sự rối loạn chuyển hóa chất béo, làm tăng lượng Triglycerid, tăng lượng Cholesterol, dễ dẫn đến xơ vữa động mạch, gây các tai biến cao huyết áp, đau thắt tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.


3. Đối với vấn đề giải tỏa căng thẳng: Như vậy nếu không giải tỏa được căng thẳng thì không thể có được sức khỏe sung mãn. Vì vậy, mỗi người cần phải có biện pháp giải tỏa căng thẳng, thực hiện được ‘Tam tâm’:

Tâm bình thường: Không tham vọng, hài lòng công việc, cuộc sống. Tâm bình thản: không ham địa vị, kèn cựa công danh. Bình tĩnh khi thành công, bình thản khi thất bại. Tâm bình hòa: Xây dựng mối quan hệ hài hòa trong cơ quan, gia đình và xã hội.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày định nghĩa Sức Khỏe theo WHO? Sức khỏe sung mãn là gì?

2. Để có chế độ tập luyện đúng thì cần những yếu tố nào? 3. Những nguy cơ gì sẽ xảy ra khi con người bị căng thẳng quá mức? 4. Làm cách nào để giải tỏa căng thẳng?


THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HỖ TRỢ LÀM ĐẸP CHO PHỤ NỮ


Sắc đẹp là gì?

- Beautiful, Handsome - Có hình thức, phẩm chất. - Có sự hài hoà, cân xứng. - Làm cho người ta thích ngắm

ưa nhìn.


Biểu hiện sắc đẹp Đẹp nội dung

Đẹp hình thức

Không có bệnh tật

Cân đối chiều cao, cân nặng

Có sức bền bỉ, dẻo dai

- BMI = 18,5 – 24,9 kg/m2 - Ba chỉ số đo

Các chức năng bền vững

Biểu hiện

Da

Răng, miệng Đầu, tóc Mắt, mũi, tai Ngực, mông Dáng: đi, đứng, nằm, ngồi Lời nói


TPCN - HỖ TRỢ LÀM ĐẸP CHO CƠ THỂ BẢY BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ GIỮ VỮNG SẮC ĐẸP

1, Ăn đủ số lượng (ăn theo BMI) 2, Ăn đủ chất lượng 3, Tăng cường - Đạm thực vật - Rau quả - Axit béo không no


TPCN - HỖ TRỢ LÀM ĐẸP CHO CƠ THỂ

4, Sử dụng thực phẩm chức năng + Bổ sung vitamin + Bổ sung khoáng chất + Bổ sung hoạt chất sinh học


TPCN - HỖ TRỢ LÀM ĐẸP CHO CƠ THỂ 5, Vận động thể lực hợp lý 6, Thực hiện kế hoạch hoá gia đình 7, Giải toả căng thẳng


CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CỦA DA CẤU TRÚC DA  Da là một cơ quan sống rộng lớn nhất cơ thể và có một cấu trúc rất tinh vi  Diện tích da ở người trưởng thành khoảng 1,5 – 2,0m2.  Trọng lượng da chiếm khoảng 1/6 trọng lượng cơ thể. Da có 3 lớp: thượng bì, trung bì, và hạ bì.


CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CỦA DA LỚP THƯỢNG BÌ Gồm 5 lớp tế bào từ ngoài vào trong gồm:  Lớp sừng.  Lớp tế bào sáng (còn gọi là lớp trong) chỉ có ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.  Lớp tế bào hạt.  Lớp tế bào gai.  Lớp tế bào đáy (lớp sinh sản).


CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CỦA DA LỚP TRUNG BÌ Các sợi làm nền cho trung bì  Sợi tạo keo (collagen) (chiếm tới 90%)  Sợi đàn hồi (chiếm gần 10%)  Sợi lưới (reticulin) (chiếm rất ít). Cùng với các tế bào sợi, tổ chức bào, tương bào, dưỡng bào tắm trong một chất vô hình gọi là chất cơ bản. 38


CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CỦA DA LỚP HẠ BÌ

Lớp dưới cùng của da, nằm sát với cơ. Cấu trúc của lớp hạ bì chủ

yếu là tổ chức liên kết với các ổ mỡ dày mỏng khác nhau tuỳ vùng cơ thể


CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CỦA DA

40


1. Bảo vệ:

7. Cảm giác:

- Lớp áo bảo vệ các cơ quan - Chống tác nhân cơ học, hóa học và lý học - pH = 5,5 – 6,5

2. Điều hòa thân nhiệt: - Co giãn mạch máu, da làm giảm, tăng thải nhiệt - Tiết mồ hôi: 1lit  500Kcal

8. SX Vitamin D: từ cholesterol dưới tác động của tia UV

3. Điều hòa thân nhiệt: - 2,5 triệu tuyến mồ hôi. Mồ hôi có td điều nhiệt và thải cặn bã độc (ure). -Chất bã:2/3 là H2O, 1/3 acid béo, squalen, cholesterol, có td làm da không ngấm H2O, mềm trơn, chống nấm, chống VK

4. Dự trữ: -9% H2O trong cơ thể -Dự trữ thăng bằng NaCl -Các điện giải: Ca, K, mg -Đường, đạm, mỡ (10-15Kg) -Các men (oxydase, Hyaluronidase

5. Điều hòa HA: - Lượng máu qua da: 500ml/1’ -Khi xúc cảm, lạnhmáu dồn vào trong gây tăng HA

6. Tạo hình: Tạo hình thái cho cơ thể

CHỨC NĂNG CỦA DA

9. Tạo Keratin và Melanin 10. Miễn dịch: -TB Langerhans: bắt giữ KN - TB sừng: SX Interferon

11. Chức năng phản chiếu (nhiệt kế SK): - Bệnh tim mạch: da xanh xao - Bệnh gan mật: Da xạm vàng - Bệnh nội tiết: da xạm - Lão hóa: da nhăn nheo

12. Chức năng làm đẹp cho cơ thể - Mịn màng: (lớp phim mỡ) - Trắng mượt - Đàn hồi


TPCN HỖ TRỢ LÀM ĐẸP DA 1. Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin:  Vitamin A: Hỗ trợ làn da, niêm mạc khỏe mạnh, chống lão hóa da và giúp tuyến nội tiết hoạt động tốt, hạn chế mụn trứng cá ở da.  Các vitamin B1, B2, B6, C, Niaxin... hỗ trợ da và niêm mạc khỏe mạnh, chống nứt nẻ.  Vitamin E: giúp lông tơ và da láng mượt, hạn chế các vết nhăn, vết nám.  Vai trò của các vitamin với da rất quan trọng, cho nên người ta còn gọi các vitamin là «Vitamin làm đẹp»  Vitamin B5: được dùng để sản xuất các sản phẩm bảo vệ, làm đẹp da.


TPCN HỖ TRỢ LÀM ĐẸP DA 2. TPCN bổ sung các khoáng chất có tác dụng với các chức năng của da  Kẽm: tham gia làm liền vết thương ở da.  Silic: có tác dụng làm tái tạo lại các mô liên kết dưới da.  Lưu huỳnh: tạo nên sự thích nghi của da.

3. TPCN bổ sung collagen giúp làn da đàn hồi và chắc khỏe, giữ độ ẩm cho da, làm da sáng hơn.


TPCN HỖ TRỢ LÀM ĐẸP DA 4. Hiện nay đã có nhiều TPCN hỗ trợ tăng cường các chức năng của da, làm đẹp da và phòng chống được nhiều bệnh về da: Các sản phẩm của Lô hội có tác động bảo vệ da, làm đẹp và mịn da. Các chất Carotenoid: β – caroten, lycopen, Lutein có tác dụng làm mịn và đẹp da. Các Isoflavon của đậu tương, sắn dây làm mịn da, đặc biệt là da mặt, ngực, vú, còn làm chắc và săn vú. Chất tiền Hormone sinh dục nữ (Pregnenolon) có tác dụng làm mất các vết nhăn ở da, nhất là ở khóe mắt.



Người tiêu dùng thông thái: 1. 2. 3. 4. 5.

Có nhận thức và thực hành tốt về ATTP Biết cách chọn mua TP an toàn Biết cách chế biến TP an toàn Biết cách sử dụng TPAT và sử dụng TPCN Là một tuyên truyền viên và thanh tra viên về ATTP.


5 bước sử dụng TPCN: Bước 1:

Đánh giá tình trạng sức khỏe

Bước 2:

Xác định mục đích sử dụng

Bước 3:

Lựa chọn sản phẩm thích hợp

Bước 4:

Bước 5:

Sử dụng theo hướng dẫn của nhà SX và chuyên gia

Đánh giá hiệu quả


 Sử dụng TPCN thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày.  Hiểu đúng – làm đúng – dùng đúng TPCN.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Theo bạn hiểu sắc đẹp là gì? Những biểu hiện của sắc đẹp? 2. Những biện pháp tăng cường hỗ trợ sắc đẹp?

3. Chức năng của da? 4. TPCN trong hỗ trợ làm đẹp da? 5. Các bước sử dụng thực phẩm chức năng?



THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ QUÁ TRÌNH LÃO HÓA

GV: DS.CK1. Nguyễn Thị Hà Email: hanguyen.pmc@gmail.com


NỘI DUNG

I. LÃO HÓA II. CÁC CHẤT CHỐNG OXY HÓA III. PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC


I. LÃO HÓA:

1. Khái niệm 2. Biểu hiện 3. Mức độ thay đổi 4. Yếu tố ảnh hưởng 5. Lão hóa và bệnh tật.


1. KHÁI NIỆM LÃO HÓA

Khao khát muốn sống lâu, trẻ lâu của con người đã có từ thời xa xưa


1. KHÁI NIỆM LÃO HÓA

Lão hóa (già) là tình trạng thoái hóa các cơ quan, tổ chức, dẫn tới suy giảm các chức năng của cơ thể và cuối cùng là tử vong


Các giai đoạn phát triển cơ thể

I. Phôi thai II. Ấu thơ, dậy thì III. Trưởng thành (sinh sản) IV.Già và chết


2. BIỂU HIỆN CỦA LÃO HÓA 2.1 Biểu hiện bên ngoài :

- Yếu đuối - Đi lại chậm chạp - Da dẻ nhăn nheo - Mờ mắt, đục nhân mắt (chân chậm, mắt mờ) - Trí nhớ giảm, hay quên

- Phản xạ chậm chạp


2. BIỂU HIỆN CỦA LÃO HÓA 2.1 Biểu hiện bên trong: + Khối lượng não giảm. + Các tuyến nội tiết nhỏ dần, giảm tiết hormone + Các chức năng sinh lý giảm: - Chức năng tiêu hóa. - Chức năng hô hấp. - Chức năng tuần hoàn. - Chức năng bài tiết. - Chức năng thần kinh - Chức năng sinh dục. + Khả năng nhiễm bệnh tăng: - Bệnh nhiễm trùng. - Bệnh tim mạch, bệnh hô hấp,xương khớp, chuyển hóa, thần kinh… + Xơ cứng động mạch


3. CƠ CHẾ CỦA LÃO HÓA  Học thuyết chương trình hóa ( Program Theory):  Lão hóa được lập trình về mặt di truyền bởi các gen lão hóa nhằm loại trừ tế bào, cơ thể hết khả năng sinh sản và thích nghi, thay thế

bằng các thế hệ mới.  Cơ thể có các gen phát triển và các gen lão hóa Cơ thể có các gen phát triển và các gen lão hóa


3. CƠ CHẾ CỦA LÃO HÓA  Học thuyết Gốc tự do (Free Radical Theory)  Gốc tự do là các gốc hóa học ( nguyên tử, phân tử, ion) mang 1 điện tử tự do (chưa cặp đôi) ở vòng ngoài nên mang điện tích âm; vì thế có khả

năng oxy hóa các tế bào, nguyên tử, phân tử khác.


3. CƠ CHẾ CỦA LÃO HÓA  Học thuyết Gốc tự do (Free Radical Theory)  Bình thường các gốc tự do bị phân hủy bởi các chất chống oxy hóa (anti oxydant – AO). Tốc độ lão hóa phụ thuộc vào sự chệnh lệch giữa các

chất chống oxy hóa (AO) và gốc tự do (FR). Nếu gốc tự do chiếm ưu thế, tốc độ già nua sẽ nhanh hơn, chúng sẽ làm hư hại các tổ chức, cơ quan của cơ thể.

 Tác động của Gốc tự do (FR): -

Làm tổn thương hoặc chết tế bào

-

Làm hư hại các ADN

-

Gây sưng, viêm các tổ chức liên kết


3. CƠ CHẾ CỦA LÃO HÓA  Học thuyết Gốc tự do (Free Radical Theory)

Nguyên nhân tạo nên FR? - Quá trình hô hấp bình thường và quá trình chuyển hóa, thoái hóa của cơ thể. - Các chất ô nhiễm trong không khí - Tia tử ngoại - Bức xạ ion - Thuốc - Virus - Vi khuẩn - Ký sinh trùng - Thực phẩm bẩn - Stress - Các tổn thương,..


3. CƠ CHẾ CỦA LÃO HÓA  Học thuyết Gốc tự do (Free Radical Theory) Những vấn đề sức khỏe liên quan gốc tự do:  Rối loạn chức năng gan, thận  Rối loạn tim mạch

 Suy giảm hệ thống miễn dịch  Viêm Khớp  Ung thư  Suy giảm chức năng nghe – nhìn

 Rối loạn và tổn thương da  Chứng viêm nhiễm, thoái hóa,..


4. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH LÃO HÓA Đặc điểm của quá trình lão hóa

Giảm sút chức năng mọi cơ quan và hệ thống:  Suy giảm cấu trúc.  Suy giảm chức năng bù trừ, khả năng dự trữ.  Suy giảm thích nghi  Suy giảm chức năng khác.

Tăng cảm nhiễm với bệnh tật:  Tăng theo hàm số mũ khả năng mắc

bệnh và tử vong.


4. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH LÃO HÓA

 Mức độ thay đổi trong lão hóa Thay đổi ở mức toàn thân: - Ngoại hình: dáng dấp, cử chỉ. - Thể lực: giảm sút. - Tăng tỷ lệ mỡ (các thuốc tan trong mỡ sẽ tồn lưu lâu hơn và chậm hấp thu). - Giảm tỷ lệ nước (các thuốc tan trong nước nhanh bị đào thải).


4. LÃO HÓA VÀ BỆNH TẬT Cơ chế:  Lão hóa làm giảm chức năng và thay đổi cấu trúc do đó là tiền đề cho bệnh tật xuất hiện.  Lão hóa dẫn tới tình trạng kém bảo vệ: Thông qua biểu hiện “Ngũ giảm tam tăng”

NGŨ GIẢM

TAM TĂNG

- Giảm tái tạo, giảm phục hồi. - Giảm đáp ứng với hormone, các kích thích… - Giảm sản xuất: kháng thể, hormone, tế bào máu, các dịch, tổng hợp protein… - Giảm tỷ lệ nước trong tế bào, cơ quan, tổ chức. - Giảm chuyển hóa năng lượng.

- Tăng sinh chất xơ, tổ chức liên kết dẫn tới tăng xơ hóa các cơ quan tổ chức. - Tăng tích lũy các chất trở ngại và độc hại, tăng số lượng và kích thích thể tiêu trong tế bào. - Tăng độ dày và độ xơ các màng mạch, màng tế bào.


4. LÃO HÓA VÀ BỆNH TẬT Bệnh đặc trưng cho tuổi già: • Ung thư • Bệnh tim mạch • Bệnh tiểu đường • Loãng xương • Rối loạn chuyển hóa • Bệnh thần kinh • Bệnh hô hấp • Bệnh nhiễm trùng • Bệnh tiêu hóa…  Qua thống kê cho thấy: Người già ≥ 65 tuổi có 1 – 3 bệnh mạn tính.


5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỐC ĐỘ LÃO HÓA

1. Tính cá thể 2. Điều kiện ăn uống 3. Điều kiện ở, môi trường sống 4. Điều kiện làm việc. 5. Hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới

tốc độ lão hóa: -

Sự giảm thiểu Hormone.

-

Sự phá hủy của các gốc tự do.


5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỐC ĐỘ LÃO HÓA

6. Sử dụng TPCN bổ sung các chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học: - Bổ sung các Hormone

- Bổ sung các chất AO (anti oxydant- chất chống oxy hóa) - Bổ sung các Vitamin - Bổ sung các chất Adaptogen (chất thích nghi). - Bổ sung các chất vi lượng. - Bổ sung các hoạt chất sinh học, amino acid, hợp chất lipid…


5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỐC ĐỘ LÃO HÓA SINH

Điều kiện ăn uống

QUÁ TRÌNH LÃO HÓA

GỐC TỰ DO Điều kiện lao động Giảm thiểu Hormone (yên, tùng, sinh dục..) Bổ sung các chất dinh dưỡng,TPCN

Tử

 Yếu đuối  Mờ mắt, đục nhân  Đi lại, vận động chậm  Giảm trí nhớ  Da nhăn nheo

Biểu hiện bên trong

Tính cá thể, di truyền

Biểu hiện bên ngoài

Điều kiện sống, môi trường

   

Khối lượng não giảm Nội tiết giảm Chức năng giảm Tăng chứng bệnh: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, xương khớp, thoái hóa, chuyển hóa.....


5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỐC ĐỘ LÃO HÓA Sự cân bằng AO – FR quan trọng đối với tốc độ lão hóa


II. CÁC CHẤT CHỐNG OXY HÓA

1. Các chất chống oxy hóa 2. Các chất bổ sung hormone và các chất thích ứng 3. Các chất chống stress và bảo vệ não 4. Vitamin 5. Chất khoáng 6. Acid amin


TPCN Chống lão hóa Nguyên lý

Thực phẩm chức năng

Cung cấp chất AO 1. 2. 3. 4. 5.

Bổ sung Hormone

Vitamin: A, E, C,B... Các chất khoáng Hoạt chất sinh học Chất màu thực vật Các enzym

Làm cho AO vượt trội

1. 2. 3.

1. 2.

Hormone sinh dục Hormone phát triển (tuyến yên) Hormone tuyến tùng

Kiểm tra gen phát triển, ức chế gen lão hóa Kéo dài thời gian sinh sản

Ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật

1. 2. 3.

Tăng sức đề kháng Giảm thiểu nguy cơ gây bệnh Hỗ trợ điều trị bệnh tật

Giảm thiểu bệnh tật

Chống lão hóa tế bào

Chống lão hóa Tổ chức Chống lão hóa cơ thể

Tăng sức khỏe sung mãn 1.

2.

Phục hồi, tăng cường, duy trì chức năng tổ chức cơ quan. Tạo sự khỏe mạnh, không bệnh tật Tạo sự khỏe mạnh của tế bào+ cơ thể


1. Các chất chống oxy hóa Chủ yếu do thực phẩm cung cấp hàng ngày:  Hệ thống men của cơ thể.  Các Vitamin: A, E, C, B…  Các chất khoáng: Zn, Mg, Cu, Fe…  Hoạt chất sinh học: Hoạt chất chè xanh, thông biển, đậu tương, rau - củ - quả, dầu gan cá…  Các chất màu trong thực vật: Flavonoid…


1. Các chất chống oxy hóa CÁC CHẤT CHỐNG OXY HÓA CHỦ YẾU CÓ MẶT TRONG THỰC PHẨM Stt

Chất kháng oxy hóa (AO)

Loại thực phẩm

1.

Vitamin E thiên nhiên và các Nhiều ở các loại rau quả, dầu thực vật đồng phân

2.

-caroten và các đồng phân

Gấc, cà rốt, bí ngô, xoài, mướp đắng

3.

Lycopen

Cà chua, gấc

4.

Vitamin C

Nhiều loại quả, rau, cam, chanh

5.

Polyphenol

Chè

6.

Phytoeostrogen

Đậu tương, sắn dây

7.

Oryzanol

Cám gạo

8.

Sesaminol

Gừng

9.

Curcumin

Nghệ

10.

Zingerol

Gừng


1. Các chất chống oxy hóa Các chất chống oxy hóa chủ yếu có mặt trong thực phẩm Stt

Chất kháng oxy hóa (AO)

Loại thực phẩm

11. Allixin

Hành,tỏi

12. Quercetin

Hoa chè

13. Lutein

Cúc vạn thọ

14. Bioflavonoid

Cam, chanh, quýt

15. Proanthocyanidin

Hạt nho, thông biển

16. Anthocyanin

Vỏ quả nho

17. Flavon, diflavon

Ngân hạnh

18. Silymarin

Cúc gai

19. Anthocyanosid

Quả việt quất

20. Vitamin A

Gan cá, gan động vật


1. Các chất chống oxy hóa Một số thực phẩm có chứa các hoạt chất chống oxy hóa Stt

Thực phẩm

Hoạt chất

Hoạt tính

Isothiocyanat

Ngăn chặn khối u phổi và các cơ quan khác

1.

Bắp cải

2.

Rau súp lơ

3.

Rau súp lơ xanh

4.

Cam, chanh

Quescetin

5.

Hành và tỏi

Allicin

Làm tan cục máu, hạ huyết áp, bình thường hóa hàm lượng cholesterol trong máu, điều chỉnh nhịp đập của tim, ức chế khối u phổi và các khối u khác

6.

Gừng

Zingerol

Giảm viêm khớp, chống loét, làm mau lành vết thương ở da và là một chất chống oxy hóa

7.

Lá chè tươi

8.

Lá Ginkgo biloba

Toàn bộ Sulforaphan

Ngăn chặn khối u vú Ngăn chặn khối u Ngăn chặn dị ứng các bệnh tim

Epigallocatechin Chất chống oxy hóa ngăn chặn các khối u, gallat (EGCG) làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu Các flavon

Bảo vệ tuần hoàn, làm tan huyết khối, giảm đau đầu, ngăn chặn các bệnh thính giác và liệt dương


1. Các chất chống oxy hóa Một số thực phẩm có chứa các hoạt chất chống oxy hóa Hoạt chất

Hoạt tính

Các flavonoid

Hạ tỷ lệ cholesterol và ngăn chặn dị ứng

10. Ớt

Canthaxantin

Chất chống oxy hóa

11. Cây hương thảo

Rosmarinic acid

Ngăn chặn các khối u và tăng cường hoạt động của tim

12. Tảo xoắn Spirulla

Toàn bộ

Giải độc máu và kích thích sản xuất các phân tử SOD-Superoxid dismutass, là chất chống oxy hóa có hoạt tính cao.

13. Cà chua

Lycopen

Ngăn ngừa ung thư phổi và u tuyến tiền liệt

14. Nghệ

Curcumin

Giảm viêm khớp

15. Một số cây thực phẩm

Coumaric acid Ngăn chặn các khối u

16. Nhiều loại cây thực phẩm

Chlorophyll

Stt 9.

Thực phẩm Các loại táo gai màu đỏ

Giải độc máu, làm lành các bệnh ở da và ngăn chặn khối u


2. Các chất bổ sung hormone và các chất thích ứng  Các hormone và tiền hormone (prohormone): - Các hormone và prohormone sinh dục:

+ Hormone sinh dục nam: Testosteron, dihydrotestosterone và androstenedione) được gọi với tên chung là các androgen. + Hormone sinh dục nữ: Estrogen, Progesterone. - Các Estrogen thực vật (Phytoestrogen)

- Các thảo dược có tác dụng tương tự androgen - Hormone tăng trưởng - Melatonin


2. Các chất bổ sung hormone và các chất thích ứng  Các chất thích ứng (Adaptogen): Là chất giúp cơ thể con người thích nghi với các hoàn cảnh bất lợi của môi trường, có tác dụng kéo dài tuổi thọ. + Nhân sâm + Tam thất + Nấm Linh chi (còn gọi là nấm Trường thọ) + Cây nhàu (Noni) + Hải sâm (đỉa biển) + Yến sào + Cá ngựa + Mật ong + Dầu gan cá.


3. Các chất chống stress và bảo vệ não Sử dụng các chất an thần có tác dụng làm giảm tác hại của stress cũng như giảm áp lực bảo vệ não bộ

Sen: ngó sen, hạt sen dùng làm thực phẩm Táo ta: nhân hạt có tác dụng an thần, trấn tĩnh. Củ bình vôi: có tác dụng an thần, trấn tĩnh. Rễ Valerian: rễ cây Valerian có tác dụng an thần, chống các stress, đau đầu. - Bạch quả: có tác dụng chống lão hoá, ngăn ngừa nhũn não do tuổi -


4. Vitamin

Vitamin là các amin cần thiết cho sự sống Đặc điểm chung của Vitamin là: - Không sinh năng lượng - Cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu được - Cơ thể không tổng hợp được mà phải đưa vào theo thực phẩm hoặc thuốc - Các Vitamin không thể thay thế được cho nhau - Tác dụng của Vitamin là xúc tác thúc đẩy các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất và phục hồi các tổn thương của cơ thể - Thiếu vitamin sẽ gây bệnh, có thể nguy hiểm đến tử vong


4. Vitamin Một số vitamin và nguồn thực phẩm Vitamin tan trong nước

Vitamin

Nhu cầu (mg/ngày)

B1 (Thiamin)

1,0 – 1,8

Tác dụng -

Cần thiết chuyển hóa gluxit, sinh trưởng và phát triển. Tác động chức năng các mô thần kinh, tổng hợp chất béo

Nguồn trong thực phẩm Hạt ngũ cốc toàn phần (mầm), thịt nạc, cá, thịt gia cầm, gan.

B2 (Riboflavin)

1,0 – 1,8

Cần cho phản ứng thoái hóa gluxit để tạo năng lượng, cần cho sinh trưởng và phát triển, tổng hợp chất béo.

Đậu tương, các hạt có vỏ, sữa, phô mai, lòng đỏ trứng, phủ tạng

B3 (PP) (Niacin) (Acid Nicotinic)

15,0 - 18,0

Vai trò phân giải và tổng hơp các gluxit, acid béo, acid amin

Lạc, thịt nạc,thịt gia cầm, cá, hải sản, ớt ngọt, gan


4. Vitamin Một số vitamin và nguồn thực phẩm Vitamin tan trong nước Vitamin

Nhu cầu (mg/ngày)

Tác dụng

Nguồn trong thực phẩm

B5 (Acid Pantothenic)

7,0 – 10,0 Vai trò trong chuyển hóa đường và chất béo, là chất đồng xúc tác trong nhiều quá trình tổng hợp (sterol, acid béo, hemoglobin)

Nấm khô, gan, bầu dục, thịt, trứng, cá, ngũ cốc

B6 (Pyridoxin)

2,0 – 2,2

Vai trò trong chuyển hóa acid amin, là đồng enzym trong khoảng 60 hệ enzym

Men khô, mầm lúa mì, gan bò non, thịt gà, bột ngô, bột mì, thịt, cá , rau quả, nấm khô

B8 (Biotin, vitamin H)

0,1 – 0,3

Là đồng enzym của các enzym carboxylase, xúc tác quá trình sát nhập khí CO2 trong các chất nền, cần thiết tổng hợp acid béo và protein

Nấm khô, gan, bầu dục, trứng, đậu, thịt, cá, sữa, rau quả, bánh mì


4. Vitamin Một số vitamin và nguồn thực phẩm Vitamin tan trong nước Tác dụng

Nguồn trong thực phẩm

Vitamin

Nhu cầu (mg/ngày)

B9 (Acid folic)

0,3 – 0,5

Tham gia vận chuyển các gốc monocarbon CH3, CHO, tham gia tổng hợp acid nucleic, ADN và protein. Thiếu B9 dẫn tới thiếu máu và bệnh thần kinh

Nấm khô, gan, bầu dục, cải xoong, đậu, fomat, trứng, thịt, cá, rau xanh

B12 (Cobalamin)

3 – 4 g

Tham gia chuyển hóa acid amin, tổng hợp ADN, nhân bản các hồng cầu, tạo các tế bào mới

Gan, bầu dục, thịt, trứng, fomat, sữa , cá

C (acid Ascorbic)

50 - 100

Có vai trò tổng hợp 1 số hormone chống lão hóa, duy trì sức bền các tế bào da, mạch máu, răng, xương, giúp cơ thể hấp thu Fe và loại bỏ kim loại độc như: Pb, Cd...kích thích hoạt động miễn dịch, hạn chế hoạt động của histamin

Rau, củ, măng tây, bắp cải, xúp lơ, đậu, ớt , tỏi, hành tây, các loại quả (cam, chanh, dứa, chuối, lê, nho, xoài, đào, ổi), thịt , sữa


4. Vitamin Một số vitamin và nguồn thực phẩm Vitamin tan trong chất béo Vitamin

Nhu cầu (mg/ngày)

Tác dụng

Nguồn trong thực phẩm

A (Retinol)

80 - 100g

Tham gia hình thành tế bào võng mạc, đổi mới lớp biểu bì, ngăn chặn sự phát triển ung thư, tăng khả năng miễn dịch, chống lão hóa,tăng trưởng các tế bào.

Dầu gan cá, gan động vật,bơ, trứng, sữa,cà rốt, đậu, rau Spinard, cải xoong, cá mòi.

D (Calciferol)

10 – 15 g

Kích thích ruột hấp thu các chất Dầu gan cá, gan động dinh dưỡng có canxi và phospho, vật, lòng đỏ trừng, tăng canxi trong máu, ở xương fomat, bơ. làm xương vững chắc, kích thích hoạt động tế bào da, hoạt động cơ bắp, tổng hợp insulin trong tụy.


4. Vitamin Một số vitamin và nguồn thực phẩm Vitamin tan trong chất béo Vitamin

Nhu cầu (mg/ngày)

Tác dụng

E (Tocopherol)

15 – 18 UI (1UI = 1mg vitamin E tổng hợp)

Là chất chống oxy hóa, bảo vệ các acid béo của màng tế bào, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

K (Phylloquino n)

70 - 140 g

Nguồn trong thực phẩm Chất béo ở mầm lúa, dầu cọ, dầu đậu nành, dầu ngô, bơ, quả bồ đào, trứng, cá, ngũ cốc, thịt đỏ (bò, ngựa), rau xanh.

Tham gia quá trình cầm Gan, rau Spinard, máu xá lách, khoai tây, cải bắp, xúp lơ, thịt, trứng


4. Vitamin Các vitamin không phải vitamin: - Vitamin B4 (hay Adenin)

- Vitamin B10 (acid Paraaminobenzoic) - Vitamin B11 (vitamin O) - Vitamin B13 (acid Orotic)

- Vitamin B15 (Acid Pangamic) - Vitamin B17 (Laetrile) - Vitamin F

- Vitamin I (Inositol) - Vitamin J (Choline) - Vitamin P (Flavonoides)


4. Vitamin Một số chứng bệnh thiếu vitamin: TT

BỆNH

TRIỆU CHỨNG

NGUYÊN NHÂN

1.

Phù thũng

-Phù -Liệt

Thiếu vitamin B1

2.

Suy nhược toàn thân

Xuất huyết

Thiếu vitamin C

3.

Thiếu máu

Suy yếu sức khỏe

Thiếu vitamin B12

4.

Lở loét da

-Rối loại da -Rối loạn tâm thần

Thiếu vitamin PP

5.

Khô mắt

-Mờ -Mù

Thiếu vitamin A

6.

Còi xương

-Xương dị dạng -Chậm lớn, còi cọc

Thiếu vitamin D


4. Vitamin

.

1. Canxi 2. Kali 3. Natri 4. Magiê 5. Clo 6. Phospho 7. Lưu huỳnh 8. Đồng 9. Sắt 10. Mangan 11. Flo

12. Crôm 13. Sêlen 14. Silic 15. Kẽm 16. Coban 17. Iod 18. Lithium 19. Molypden 20. Niken 21. Vanadi 22. Nhôm


5. Chất khoáng

CANXI Vai trò:  Ca là nguyên tố nhiều nhất trong cơ thể chiếm 1,6% trọng lượng cơ thể, khoảng 1000-1500g. - Ca là thành phần chính của xương, răng, móng: 99%, còn 1% ở

máu, dịch ngoài bào và tổ chức phần mềm. - Cùng với P, Mg, Ca có vai trò hàn gắn các điểm xương bị tổ thương, giúp xương phát triển và giữ được tính cứng chắc.  Là thành phần chính trong quá trình cốt hóa của xương.


5. Chất khoáng

CANXI

Vai trò:

 Do phải chịu sức nén của cơ thể và sự ma sát khi vận động, các tế bào xương ở đầu khớp xương bị vỡ ra, rồi lại được tái tạo. Quá

trình này cần có: - Vitamin kích thích sự hấp thu Ca. -

Mg điều phối Ca vào xương.

- Ca cùng với P tạo ra những tế bào xương mới.  Ca giữ vai trò truyền dẫn thông tin thứ hai trong hoạt động của cơ thể, tham gia vào toàn bộ các hiện tượng của cơ thể và công năng

của tế bào.


5. Chất khoáng

CANXI Vai trò:  Ca còn liên quan đến quá trình đông máu, hiện tượng co cơ, nhịp đập của tim.  Trẻ sơ sinh, trẻ em ở tuổi lớn, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho

con bú, sau mãn kinh, người già,người bị gãy xương co nhu cầu cao Ca.  Người trưởng thành, người có thói quen uống nước có ga, uống cafe hàng ngày, uống thuốc corticoid đều cần được bổ sung Ca.


Nhu cầu bổ sung canxi hàng ngày : LỨA TUỔI

TT

LƯỢNG Ca DÙNG HÀNG NGÀY (mg)

1

Trẻ sơ sinh

2

Trẻ từ 1-3 tuổi

600

3

Trẻ từ 4-9 tuổi

700

4

Trẻ từ 10-12 tuổi

1.000

5

Trẻ từ 13-19 tuổi

1.200

6

Người lớn

7

Phụ nữ có thai:

300 - 400

800-900

 Thời kỳ đầu

800

 Thời kỳ giữa

1.200

 Thời kỳ cuối và cho con bú

1.200

8

Người già

1000-1200

9

Phụ nữ đã mãn kinh

1200-1500


5. Chất khoáng

CANXI THIẾU CANXI Co thắt cơ: Co thắt cơ là một trong những biểu hiệu rõ nhất cho thấy cơ thể bị thiếu canxi. Ngoài ra, chuột rút hoặc đau cũng là những triêu chứng cho thấy lượng canxi trong cơ thể đang tuột giảm nghiêm trọng. Giảm trí nhớ: Thiếu canxi trong cơ thể dẫn tới giảm trí nhớ. Điều này xảy ra vì lượng canxi thấp trong cơ thể thấp có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của hệ thần kinh. Tê hoặc ngứa ran: Những người thiếu canxi thường hay gặp phải chứng tê tay, ngứa lòng bàn tay và có xu hướng mỏi, muốn bẻ khớp tay. Điều này xảy ra vì lượng canxi thấp khiến dây thần kinh và cơ yếu và dễ bị kích thích.


5. Chất khoáng

CANXI THIẾU CANXI Mệt mỏi: Thiếu canxi trong cơ thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và thể chất. Những người bị thiếu canxi dễ cảm thấy mệt mỏi cấp và thường hay bị ốm. Loãng xương: Mất xương, loãng xương, là những triệu chứng đáng chú ý nhất khi thiếu hụt canxi. Bởi vì cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác. Gây ra vấn đề về đại tràng: Polyp đại tràng có thể phát triển do cơ thể không được cung cấp đầy đủ canxi và các yếu tố khác. Chế độ ăn giàu canxi có thể mang lại lợi ích phòng ngừa ung thư ruột kết. Dậy thì muộn: Cơ thể thiếu hụt canxi cũnggây ra dậy thì muộn ở nữ giới. Ngoài ra, các vấn đề về kinh nguyệt cũng là những triệu chứng của sự thiếu hụt canxi trong cơ thể.


5. Chất khoáng

CANXI THỪA CANXI Đối với trẻ em: - Canxi có tác dụng thúc đẩy phát triển chiều cao, nhưng khi cơ thể thừa canxi thì sẽ gặp nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi thận, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie, phospho... khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. - Thừa canxi từ nguồn thực phẩm thì phần thừa sẽ được thải ra ngoài qua đường tiểu. - Thừa canxi do thuốc khó đào thải ra ngoài sẽ gây sỏi thận, tăng canxi máu, táo bón, buồn nôn, ăn không ngon, đau xương... trẻ có thể bị lùn do thừa canxi (hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương sớm, dẫn đến hạn chế sự phát triển xương, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển chiều cao, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao vì cốt hóa xương sớm.


5. Chất khoáng

CANXI

THỪA CANXI Đối với người lớn: Bệnh cường giáp, sỏi thận, tim mạch, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn mệt mỏi, giảm hấp thu chất dinh dưỡng,..


5. Chất khoáng SẮT - Cơ thể người chứa từ 3,5 - 4g sắt, một phần ở trong hồng huyết cầu và các sắc tố cơ - Tham gia vào sự vận chuyển ôxy và C02 - Sắt cũng là nhân tố tiếp tay cho oxy hoá các tế bào và enzym, các điểm có lưu huỳnh trên màng bọc tế bào và các cơ quan nội tạng gây nên sự lão hoá và các chứng bệnh do tế bào bị lão hoá sinh ra... - Nhu cầu về sắt của cơ thể: ăn mỗi ngày có từ 10 - 30mg sắt, nhưng hấp thụ được từ 0,5 - 1mg. - Sắt có cả trong các thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc thực vật.


5. Chất khoáng Nhu cầu sắt cho cơ thể


5. Chất khoáng SẮT THIẾU SẮT Rụng tóc Vậy, đó rất có thể là triệu chứng của bệnh thiếu sắt. Khi các nang tóc thiếu oxy, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành và tăng trưởng của tóc và gây ra hiện tượng rụng tóc bất thường. Nhiễm trùng thường xuyên Sắt đóng một vai trò quan trọng giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh. Nếu thiếu sắt, bạn sẽ bị nhiễm trùng thường xuyên, vì oxy không đủ để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhức đầu Người bị thiếu sắt có hiện tượng nhức đầu thường xuyên. Khi cơ thể thiếu khoáng sắt, nó làm giảm lưu lượng máu đến các mô. Điều này gây ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt. Da nhợt nhạt Da nhợt nhạt là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh thiếu sắt. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh này bằng cách kiểm tra da, lưỡi và mắt.


5. Chất khoáng SẮT THIẾU SẮT Hội chứng ‘chân không yên’ Người thiếu sắt có hội chứng ‘chân không yên’, tức là một loại rối loạn gây bồn chồn khó chịu. Và khoảng 20% những người có hội chứng này chính là người có bệnh thiếu sắt trầm trọng. Thèm ăn một số loại thực phẩm lạ Đôi khi bạn sẽ thèm ăn vài thứ kì lạ như đất sét, bụi bẩn, nước đá hoặc gạo. Vậy hãy nghĩ ngay tới việc, cơ thể bạn đang bị thiếu sắt. Lưỡi sưng Thiếu sắt sẽ làm giảm nồng độ của myoglobin, hỗ trợ cơ bắp. Điều này sẽ gây ra các vết nứt trên miệng và lưỡi, làm cho lưỡi có hiện tượng sưng lên. Móng tay dễ gãy Móng tay giòn được coi là một trong những triệu chứng cụ thể của thiếu sắt. Trước khi đến salon làm đẹp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân vì sao móng tay mình bị yếu.


5. Chất khoáng SẮT THỪA SẮT Bệnh tim Chất sắt dư thừa cản trở quá trình dẫn điện của tim, dẫn đến suy tim hoặc loạn nhịp tim. Chức năng của tim là bơm máu đi khắp cơ thể. Dư thừa chất sắt gây trở ngại cho việc bơm máu và làm gián đoạn sự lưu thông máu. Tổn thương gan Sắt trong cơ thể dư thừa sẽ tạo áp lực lên gan và thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa của các mô gan, làm tổn hại đến nội tạng và hình thành sẹo ở mô gan. Đây chính là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư gan. Kháng insulin một số bằng chứng khoa học còn chỉ ra khi lượng chất sắt dư thừa tích tụ trong tuyến tụy sẽ gây rối tiến trình sản xuất insulin, khiến lượng đường trong máu tăng cao.


5. Chất khoáng SẮT THỪA SẮT Loãng xương sắt dư thừa có thể gây ra tình trạng mất cân bằng trong quá trình oxy hóa và chống oxy hóa liên quan đến việc hình thành xương và hấp thu canxi của xương. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến mất xương, giảm mật độ khoáng xương và gây loãng xương. Bệnh Parkinson Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ. Tuy nhiêu, nếu dư sắt sẽ gây tổn hại cho các tế bào thần kinh, có thể dẫn đến thoái hóa thần kinh không thể chữa được và ảnh hưởng đến chức năng vận động - một triệu chứng của bệnh Parkinson. Ung thư Lượng sắt quá nhiều trong khẩu phần ăn có thể là nguyên nhân phát triển xơ gan và ung thư gan.


5. Chất khoáng KẼM

Vai trò: Cơ thể người trưởng thành chứa khoảng 2,5g Zn: - 30% lượng này ở trong xương. - 60% trong các cơ bắp, nhưng tập trung nhiều nhất ở mắt, tuyến tiền liệt, thận, gan, tuỵ, tóc và huyết thanh của máu (có khoảng 0,9 mg/l). - Trong thời gian mang thai, nồng độ Zn trong máu người mẹ có khi giảm sút tới 50% vì đã truyền sang thai.


5. Chất khoáng KẼM

Vai trò: Zn có liên quan với hơn 200 enzym, với các chức năng: - Kích thích sự phát triển của các TB mới, phục hồi các tế TB bị các gốc tự do làm tổn thương. - Hình thành và điều hoà sự hoạt động của một số hormone như insulin, gustin nước bọt, testosterone - Điều hoà tỷ lệ giữa các tế bào thành phần của máu. - Tăng cường khả năng hấp thụ oxy của hồng huyết cầu. - Tăng cuờng tính bền của các thành mạch - Điều hoà sự hoạt động của tuyến tiền liệt. - Kích thích sự phục hồi các vết thương. - Kích thích sự chuyển hoá của vitamin A. - Kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ TKTW. - Giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại, các nguyên tố kim loại nặng, chống lại sự lão hoá.


5. Chất khoáng KẼM

Nhu cầu kẽm của cơ thể:


5. Chất khoáng KẼM THIẾU KẼM -

Móng tay dễ gãy Có vệt trắng Tóc rụng Da khô Dễ viêm nhiễm Đàn ông yếu sinh lý Phụ nữ dễ gặp sự cố khi mang thai, dễ sinh con thiếu tháng Đứa trẻ yếu dễ bị dị dạng hoặc có vấn đề không bình thường ở hệ thần kinh Chậm lớn Người già dễ bị suy thoaí cơ bắp và xương Giảm chiều dày của da Kém ăn hoặc ăn không ngon miệng


5. Chất khoáng KẼM

THỪA KẼM Sự thừa kẽm có thể dẫn đến các triệu chứng: - Có vị kim loại trong miệng, nhức đầu, nôn mửa và tiêu chảy. - Nồng độ kẽm cao cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác.


5. Chất khoáng

IOT -

-

Vai trò:

Cơ thể người có khoảng 50 mg iod, 20-30% lượng Iod này tập trung ở tuyến giáp. trong máu từ 0,1 - 0,3 g/100 ml và trong các hormone của tuyến giáp từ 4-8 g/100 ml. Vai trò chủ yếu việc hình thành các hormone của tuyến giáp. Sự hoạt động của các cơ. Việc phân phối oxy cho các cơ tim. Sự chuyển hoá chất ở ruột. Sự điều chỉnh thân nhiệt. Kích thích và điều khiển sự chuyển hoá các glucose và protein trong cơ thể.


5. Chất khoáng

IOT

Thiếu iod

Thiếu iod

Được chứng minh là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, suy giảm khả năng nhận thức và thính giác.

- Các nhà khoa học phát hiện những phụ nữ bị thừa iod thường mắc bệnh tuyến giáp, suy giáp nhẹ - Tuyến giáp kém hoạt động là nguyên nhân gây ra chán nản, kiệt sức, đầu óc mơ hồ, suy giảm ham muốn tình dục, rụng tóc, tăng huyết áp, đau nhức tứ chi và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt..


6. Acid amin, acid béo no, enzym Các acid amin: được dùng dưới dạng TPCN bổ sung các chất dinh dưỡng:

- Taurin: tăng cường chức năng não, tim, phổi. - Arginin: tăng cường chức năng sinh dục nam, chức năng miễn dịch, chống viêm, làm lành vết thương, chống khối u. - Lysin: có vai trò điều hoà hoạt động tuyến Tùng, tuyến vú và buồng trứng, cần cho phát triển sức lớn và xương, giúp dễ hấp thu Ca và giữ cân bằng Nitrogen. - Methionin: có vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất trong cơ thể, là chất cho nhóm Methyl, đặc biệt trong chu trình chuyển hoá Protein- Methionin- Homocysteine, Homocysteine là nguy cơ gây tai biến tim mạch.


6. Acid amin, acid béo no, enzym  Các acid amin: được dùng dưới dạng TPCN bổ sung các chất dinh dưỡng: -

-

Cystein: được sử dụng là chất bổ sung dinh dưỡng để bảo vệ tóc. Cystein là chất chống oxy hoá. L- Cystin: có nhiều ở tóc, lông, móng, sừng động vật. L- Cystin được dùng trong trường hợp sạm da, viêm da, eczema, dị ứng, trứng cá, gia tăng tiết bã nhờn, rụng tóc, gãy tóc, loạn dưỡng móng, giòn móng, được dùng cả khi suy nhược cơ thể, bệnh mắt. Valin, Leucin, Isoleucin: là 3 trong 10 acid amin cần thiết, không thể thay thế được ( 8 acid amin cần thiết là các acid amin cơ thể không tổng hợp được là : Valin, Leucin, Isoleucin, Methionin, Threonin, Lysin, Phenylalanin và Tryptophan và 2 acid amin bán cần thiết: Histidin và Arginin). Các acid amin này rất cần thiết cho quá trình chuyển hoá trong cơ thể.


6. Acid amin, acid béo no, enzym  Các acid amin: được dùng dưới dạng TPCN bổ sung các chất dinh dưỡng: -

L- carnitin: được sử dụng hỗ trợ chống lão hoá, quét dọn gốc

tự do và tăng khả năng thể lực. -

Whey Protein: Là các sản phẩm có chứa nhiều acid amin, được sản xuất từ phần nước khi chế biến sữa chua.

Các acid amin ngoài vai trò là nguyên liệu để tổng hợp Protein, còn tổng hợp nên một số hợp chất có hoạt tính sinh học như một số Hormone, Glutathion, Creatin, Taurin, acid Nicotinic...


6. Acid amin, acid béo no, enzym  Acid béo no: - Acid béo chưa no có nhiều nối đôi là những acid béo có từ hai nối đôi trở lên trong chuỗi carbon. - Nếu vị trí nối đôi đầu tiên ở vị trí thứ 3 tính từ gốc Methyl

thì gọi là n-3 (ω - 3) hoặc ở vị trí thứ 6 thì gọi là n-6 (ω - 6). - Các acid béo nhóm n-3 và n-6 có nhiều vai trò sinh học Acid Linolenic (18:3, n-3): Acid Linolenic có ̀ khử tạo thành EPA và DHA là hai acid béo chưa no cần thiết có hoạt tính sinh

học quan trọng.


6. Acid amin, acid béo no, enzym  Các enzym:  Có vai trò xúc tác của Enzym trong quá trình hoá học nhạy với tốc độ nhanh (gấp từ 108 – 1011 lần)

Ví dụ: Bromelanin từ dứa tăng cường tiêu hoá, chống viêm.  Coenzym, thiếu các chất này, thường Enzym không hoạt động được: Coenzym Q10 có vai trò quan trọng trong chuyển hoá

năng lượng (tạo ra ATP) và là chất chống oxy hoá tan trong dầu mỡ, giúp bảo vệ chống lại bệnh tim mạch, làm chậm phát triển bệnh Parkinson, chống stress, bệnh gan mạn tính và tăng sức đề kháng trong ung thư.


III. PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC


PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC

PROBIOTIC LÀ GÌ?

Định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO): Probiotic là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.


PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC Điều dễ xảy ra khi hệ vi sinh vật đường ruột bị rối loạn? Tiêu chảy, đầy hơi. Táo bón. Đau dạ dày Hệ miễn dịch yếu Mệt mỏi. Có nguy cơ dẫn đến bệnh nghiêm trọng như ung thư đường ruột.


PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC Yêu cầu cho 1 Probiotic Kháng dịch vị dạ dày và dịch mật, tiến đến ruột non vẫn sống

Đảm bảo an toàn (qua thử nghiệm và thực tế chứng minh) Chứng minh có lợi cho sức khỏe

Probiotic Có khả năng duy trì lượng khuẩn ổn định khi ở dưới dạng thực phẩm

Có khả năng phát triển trong ruột Giá cả hợp lý


PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC Hiệu quả của Probiotic đối với sức khỏe con người. 1. Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột 2. Ức chế sự hình thành các chất gây hoại tử ruột, giảm sản xuất độc tố. 3. Hỗ trợ điều hòa hệ miễn dịch. 4. Cải thiện tình trạng không dung nạp lactose. 5. Giảm hàm lượng cholesterol và nguy cơ gây các bệnh tim mạch. 6. Cải thiện những rối loạn và bệnh của ruột. 7. Giảm dị ứng. 8. Tổng hợp Vitamin. 9. Cải thiện sự hấp thu khoáng.


PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC Tác dụng của Probiotics 1. Vi khuẩn Probiotic phá vỡ các Hydratcacbon, thành các dưỡng chất tạo điều kiện cho hấp thu. 2. Xâm nhập vào lớp đáy chất thải bám trên thành ruột, do đó có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa. 3. Tổng hợp nhiều men quan trọng và làm tăng hoạt lực các Vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B,K,men Lactaza, các acid béo và canxi.


PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC Tác dụng của Probiotics 4. Làm tăng cường hệ thống miễn dịch: vì thế có tác dụng: 4.1. Hỗ trợ điều trị dị ứng 4.2. Hỗ trợ điều trị suy giảm miễn dịch. 4.3. Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm. 4.4. Hỗ trợ điều trị K: - Khử độc bằng cách tiêu hóa Carcinogen. - Giảm chuyển hóa các VSV tạo ra chất gây K. - Chuyển hóa (Butyrate) - Ngăn cản tâng trưởng tế bào khối u. - Kháng lại sự phát triển của tế bào K.


PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC Tác dụng của Probiotics 5. Có tác dụng chống táo bón, giảm tiêu chảy. 6. Kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. 7. Cộng sinh với tế bào nội mô và nội tạng để sinh tổng hợp Protein và đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. 8. Tổng hợp ra Lactoferin trong quá trình chuyển hóa, giúp cơ thể tăng hấp thu sắt bị thiếu hụt.


Vì sao nên bổ sung probiotic? CÁC YẾU TỐ GÂY RỐI LOẠN HỆ VSV ĐƯỜNG RUỘT

1. Chế độ ăn không cân đối: - Sử dụng TP ô nhiễm. - Sử dụng TP chế biến sẵn thay cho thực phẩm tự nhiên. 2. Dùng kháng sinh 3. Ngộ độc Thực phẩm (cấp tính, mạn tính). 4. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học trong canh tác. 5. Nước uống khử trùng bằng hóa chất. 6. Hóa trị liệu, xạ liệu, liệu pháp thụt tháo, tẩy rửa đường tiêu hóa. 7. Stress, làm việc quá mức. 8.Sự lão hóa 9.Uống nhiều rượu bia.

Phá hủy sự cân bằng của VSV đường ruột Cần bổ xung Probiotic.


PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC Prebiotic là gì? • Khái niệm prebiotic được Glenn Gibson và Marcel Roberfroid giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1995. Prebiotic được mô tả là một thành phần thực phẩm không tiêu hóa có ảnh hưởng có lợi đến vật chủ bằng cách kích thích có chọn lọc sự phát triển hoặc hoạt động của một hay một số lượng vi khuẩn giới hạn trong ruột già, do đó có thể cải thiện sức khỏe của vật chủ. • Tóm lại, hệ thống tiêu hóa có hàng nghìn tỷ vi khuẩn, cả tốt và xấu. Prebiotic là chất xơ hòa tan làm nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn, giúp chúng phát triển khỏe mạnh trong ruột. Từ đó, khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng được cải thiện đáng kể.


PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC Tác dụng Prebiotic Ngoài việc nuôi dưỡng các lợi khuẩn có trong đường ruột, prebiotic còn có thể: • Giúp cơ thể hấp thu canxi. • Thay đổi tốc độ thực phẩm chuyển hóa thành đường, hạn chế việc chỉ số đường huyết tăng đột biến. • Làm thực phẩm lên men nhanh hơn nên thời gian nằm lại trong hệ thống tiêu hóa ít hơn, giúp nhu động ruột đều đặn hơn. • Giữ cho các tế bào đường ruột khỏe mạnh.


Để có sức khỏe tốt Hãy giữ cho hệ đường ruột khỏe mạnh!


1. Nêu khái niệm của lão hóa và trình bày đặc điểm của quá trình lão hóa? 2. Trình bày những biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lão hóa?

3. Học thuyết gốc tự do như thế nào? Nêu tác động của gốc tự do? 4. Gốc tự do được tạo ra như thế nào? Những vấn đề sức khỏe gặp phải liên quan đến gốc tự do? 5. Nêu cơ chế lão hóa và bệnh tật? 6. Hãy kể tên một số bệnh đặc trưng của tuổi già?


Bản lĩnh Việt Nam - Đổi mới – Sáng tạo – Vươn tới những tầm cao

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TẬT


1. Đặt vấn đề: + Sự sống muốn được duy trì cần sự ổn định của 2 vấn đề : - Cấu tạo các cơ quan, tổ chức tạo nên cơ thể. - Quá trình chuyển hóa vật chất bao gồm đồng hóa và dị hóa.. + TPCN bổ sung cho cơ thể các vitamin, khoáng chất, hoạt chất sinh phục hồi, tăng cường và duy trì các chức năng của các bộ phận trong cơ thể và sẽ khỏi



CƠ CHẾ TPCN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TẬT

 Tăng cường các chức năng các bộ phận  Cấu trúc sinh lý

 Tăng sức đề kháng  Tăng khả năng miễn dịch

Bản thân TPCN tác động trực tiếp tác nhân gây bệnh:  Kháng sinh  Chống FR  Ức chế hoăc kích thích quá trình chuyển hóa

Khỏi bệnh

 Tăng quả pháp trị  Giảm dụng tai trong pháp dược

hiệu liệu điều tác phụ, biến liệu tân


2. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TPCN TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TẬT 2.1. DỊ ỨNG - Các sản phẩm từ sáp ong và mật ong chúa được kết hợp với nhau và sử dụng ở dạng vi lượng có vai trò quan trọng trong quá

trình chống cảm ứng và kích ứng, bảo vệ các chất miễn dịch. - Sêlen, Vitamin E, Vitamin C, β-caroten có tác dụng chống gốc tự do, gốc tự do tham gia vào các phản ứng dị ứng. - Vitamin B tham gia vào các quá trình chuyển hoá, góp phần

nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Vitamin A góp phần tăng cường miễn dịch. - Kẽm tham gia vào chuyển hoá một số tế bào miễn dịch (đại thực

bào, hoạt huyết bào).


2.2. BỆNH TIM MẠCH - Các axit béo không no có vai trò quan trọng trong chống bệnh tim mạch.

- Sêlen chống lại sự tăng huyết áp và bệnh tim mạch nói chung. - Crôm tham gia hoạt động Insulin và điều hoà tỷ số cholesterol. - Silic phòng ngừa vữa xơ động mạch. - Các chất xơ tác dụng làm giảm cholesterol.

- Axit Folic, Vitamin B6, Vitamin B12 làm giảm lượng Homocystein (yếu tố tăng nguy cơ tim và đột quỵ. )


2.2. BỆNH TIM MẠCH - Rutin có trong Hoa hoè có tác dụng chống xuất huyết, giảm huyết áp. - Vitamin B tham gia quá trình chuyển hoá có liên quan

tim mạch. - Các sản phẩm từ tỏi có tác dụng giảm cholesterol. - Trong lá chè có Cafein và Theophyllin có tác dụng làm

giãn mạch, hạ huyết áp, có tác dụng chống co thắt động mạch vành. - Trong quả nho có chất Resveratrol & Polyphenol có tác dụng, giảm LDL, tăng HDL do đó làm giảm cholesterol.


2.3. UNG THƯ Các TPCN nâng cao sức chống đỡ, làm chậm quá trình phát triển của ung thư. - Sêlen, Vitamin C, Vitamin E, β-caroten chống gốc tự do. - Arsenic giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi với ung thư. - Magiê tham gia vào duy trì năng lượng tế bào. - Kali tham gia vào quá trình duy trì cân bằng trao đổi chất. - Các hợp chất trong thực vật:  Alkyl ở hành, tỏi có tác dụng ức chế sinh các khối u,  Flavonoid có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ác tính,  Polyphenol có nhiều trong lá chè ức chế hình thành Nitrosamin l  Lycopen có trong gấc, cà chua và quả củ khác là AO


2.4. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: - TPCN cung cấp chất xơ có tác dụng làm giảm nguy cơ đái tháo đường. - Các chất vi lượng: Crôm, đồng, sắt, kẽm, Magiê, Vanadium và Vitamin C, Vitamin E có tác dụng giảm

nguy cơ đái tháo đường. - TPCN làm giảm béo phì sẽ làm giảm nguy cơ đái tháo đường vì béo phì gây tăng lượng mỡ dự trữ gây tăng

nguy cơ kháng Insulin, do đó làm tăng đường huyết và gây đái tháo đường Týp 2. - Hoài sơn (củ mài), Khiếm thực (củ súng), Khởi tử, Mướp Đắng, Dây thìa canh…có tác dụng hỗ trợ điều trị

đái tháo đường.


2.5. THIẾU MÁU - TPCN bổ sung sắt có tác dụng chống thiếu máu. - Bổ sung axit Folic, Vitamin B12 cũng là những

yếu tố chống thiếu máu.


2.6. CÁC BỆNH RĂNG MIỆNG - Bổ sung Flor có tác dụng chống sâu rang. - Bổ sung Molypden có tác dụng làm tăng tính Flor. - Selen, Vitamin E, Vitamin C , β-Carotene có tác dụng chống gốc tự do nên có vai trò giảm nguy cơ bệnh răng miệng. - Canxi,Silic tham gia cấu tạo răng sụn , mô liên kết quanh răng.


2.7. BỆNH DẠ DÀY – RUỘT GAN - Kẽm có tác động đến chức năng hoạt động của hệ thống men gan.

- Hoạt chất Cynain có trong cây Actiso có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan ruột. - Chất xơ hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng. - Các sản phẩm từ củ nghệ có tác dụng chữa bệnh dạ dày, chống viêm. - Sylymarin từ củ gai có tác dụng chữa viêm gan.


2.8. SUY NHƯỢC CƠ THỂ - Bổ sung các khoáng chất: Magie tham gia vào quá trình tiêu thụ năng lượng của tế bào thần kinh và quá trình truyền đạt thông tin của chúng. - LiThium có tác dụng làm dịu bớt căng thẳng thần kinh khi sử dụng vào buổi tối, nếu uống vào buổi sáng sẽ kích thích tế bào. - Kẽm tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào. - Các vitamin tham gia vào tất cả các quá trình chuyển hóa, chống lại quá trình suy nhược. - Các sản phẩm từ cao động vật có tác dụng suy nhược rất hiệu quả. - Các sản phẩm từ sâm triều tiên, đinh lăng, tam thất, yến, ong...có td chống suy dd rất tốt. - Các loại rượu ngâm động vật,thực vật, các thức ăn bổ dưỡng rất hiệu quả chống suy nhược cơ thể.


2.9. BỆNH NỘI TIẾT - Đồng, kẽm, niken có tác dụng điều hòa các nội

tiết tố - Iod phòng chống bướu cổ - Crom tham gia tổng hợp phân tử insulin dưới tác dụng của tuyến tụy và kích thích tế bào sử dụng nó - Các sp bổ sung Hormone cho cơ thể: Hormone

sinh dục nam, Hormone tuyến tùng, Hormone tăng trưởng..


2.10. CÁC BỆNH XƯƠNG KHỚP - Glucosamin và chondroitin tham gia vào chống thoái hóa khớp.

- Các sp từ cây nhàu, củ nghệ, quả ớt và từ nhiều cây cỏ khác có tác dụng chống viêm khớp, thấp khớp và thoái hóa khớp ( ba kích, bạc hà, hy thêm..). - Bổ sung canxi, Magie : chống loãng xương.


2.11. CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG - Các sản phẩm từ hành, tỏi và các hoạt chất từ cây cỏ (bông mã đề,rau sam, chó đẻ răng cưa, lô hội, sài đất..) có tác dụng kháng sinh - Cây golden seal : có chứa các alcaloid và berberin có tác dụng kháng sinh - Cây hoàng liên gai: có hoạt chất là berberin có tác dụng kháng khuẩn đướng ruột rất tốt - Cây móng mèo, cúc gai, măng cụt cũng có hoạt chất kháng sinh được sx TPCN hỗ trợ điều trị nhiễm trùng - Kẽm có vai trò quan trọng với hoạt động của các đại thực bào Lympho T - Selen, Vitamin E, Vitamin C..được kết hợp với nhau để chống ảnh hưởng của các gốc tự do


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Cơ chế thực phẩm chức năng trong hỗ trợ điều trị bệnh tật? 2. Nêu một số ví dụ và trình bày thực phẩm chức năng trong hỗ trợ điều trị bệnh tật?


Thank You!


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.