
2 minute read
Hình ảnh thực hiện chủ đề STEM: “Làm giấy thử hàn the trong thực
from BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ 11 THÔNG QUA MỘT SỐ CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC STEM
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, nên một trong các khâu quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học Hoá học là tăng cường hoạt động nghiên cứu và trải nghiệm sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, qua đó giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức Hoá học, vận dụng được những kiến thức đó giải quyết vấn đề thực tiễn, đồng thời nâng cao hứng thú học tập của các em. Một trong các biện pháp đáp ứng hiệu quả các yêu cầu trên là sử dụng phương thức giáo dục STEM trong dạy học Hoá học. Đây là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng, trải nghiệm sáng tạo. STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21. Đối với môn Hoá học, thông qua giáo dục STEM học sinh thấy được ý nghĩa của môn học đối với đời sống, được dùng kiến thức Hoá học giải quyết vấn đề của cuộc sống hàng ngày, từ đó học sinh không chỉ phát triển năng lực mà còn được nâng cao hứng thú học tập rõ rệt. Qua quá trình giảng dạy phần Hoá học vô cơ 11, tôi thấy có thể áp dụng một số nội dung tiết học vào thiết kế xây dựng các chủ đề giáo dục STEM. Vì vậy tôi đã lựa chọn và triển khai biện pháp: “Nâng cao chất lượng giảng dạy phần Hoá học vô cơ 11 thông qua một số chủ đề giáo dục STEM” trong năm học 2019 – 2020. Nội dung biện pháp đã chỉ rõ từng bước tiến hành dạy học STEM qua việc thiết kế và thực hiện 3 chủ đề STEM có sử dụng những vật liệu đơn giản dễ triển khai rộng rãi với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Thông qua các chủ đề STEM này học sinh đã được phát triển một số năng lực chung như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và năng lực đặc thù môn học: năng lực thực hành Hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua Hóa học, năng lực vận dụng
Advertisement