CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ PHẦN ÔN TẬP HỌC SINH KHỐI 12 (BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC)

Page 1

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QG MÔN ĐỊA LÍ

vectorstock.com/10212084

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN TEST PREP PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ PHẦN ÔN TẬP HỌC SINH KHỐI 12 (BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC) WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


SỞ GD-ĐT ……… TRƯỜNG THPT …………… **************

THPT ĐC

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPTQG MÔN ĐỊA LÍ TÊN CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Đối tượng bồi dưỡng: học sinh lớp 12 Số tiết dự kiến: 03 tiết

Năm học: ………..

1


CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ DÂN CƯ PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Trong cấu trúc chương trình đề thi THPTQG nội dung kiến thức của phần địa lí dân cư tuy không nhiều nhưng lại chiếm số điểm khoảng 0.75 điểm đến 1.0 điểm. Kiến thức của phần này lại không khó, nhiều nội dung học sinh có thể liên hệ thực tế dễ dàng, là phần kiến thức học sinh dễ có điểm khi làm bài thi. Đây là lí do chính để tôi lựa chọn chuyên đề địa lí dân cư trong phần ôn tập cho học sinh khối 12. 2. BỐ CỤC CỦA CHUYÊN ĐỀ I. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ II. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ MỞ RỘNG NÂNG CAO CỦA CHUYÊN ĐỀ III. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐẶC THÙ BỘ MÔN IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH TRONG CHUYÊN ĐỀ V. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VI. BÀI TẬP TỰ GIẢI VII. MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ

PHẦN NỘI DUNG I. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta. - Phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số, phân bố dân cư không đều giữa các vùng, các địa phương ở nước ta. - Biết được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động của nước ta. - Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động được nâng lên. -Trìnhbày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. 2


- Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động. - Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta. - Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta. 2. Kĩ năng - Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, biểu đồ, các bảng số liệu thống kê trong bài học và trong Atlat địa lí Việt Nam. - Khai thác nội dung thông tin cần thiết trong các sơ đồ, bản đồ phân bố dân cư. - Xác lập mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm. - Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ, Atlát địa lí Việt Nam. - Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị. 3. Thái độ: -Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ, tuyên truyền chính sách dân số của quốc gia và địa phương. - Quyết tâm học tập để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ. - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, cố gắng phấn đấu xây dựng đất nước. 4. Định hướng sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh - Năng lực chung:năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ… - Năng lực chuyên biệt: phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ, tính toán xử lí số liệu, tư duy theo lãnh thổ. II. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ MỞ RỘNG NÂNG CAO CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. Nội dung kiến thức cơ bản của chuyên đề a. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta *Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc Đông dân - Theo số liệu thống kê năm 2006 số dân nước ta là 84156 nghìn người, đứng thứ 3 trong khu vực sau In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin, đứng thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. (Hiện nay theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng điều tra dân số năm 2019 dân 3


số nước ta là 96,2 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực sau In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin, đứng thứ 15 trên thế giới giảm 2 bậc so với năm 2006. Dân số nam của nước ta là 47,8 triệu người và dân số nữ là 48,3 triệu người) - Thuận lợi: Dân số đông là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. - Khó khăn: dân số đông trong điều kiện kinh tế kém phát triển như hiện nay lại là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nhiều thành phần dân tộc - Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước trong đó đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người chiếm 13,8% (năm 2006). Theo số liệu thống kê năm 2019 dân tộc Kinh là 82,1 triệu người chiếm 85,3 % tổng số dân, các dân tộc còn lại chiếm 14,7%. - Thuận lợi: Trong lịch sử các dân tộc luôn đoàn kết gắn bó bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc là sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. -Khó khăn: Tuy nhiên hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp là một trở ngại không nhỏ với việc phát triển kinh tế nước ta. - Ngoài ra nước ta còn cókhoảng 4,5 triệu kiều bào sinh sống ở nước ngoài, trong đó tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôx-trây-li-a, một số nước châu Âu...Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương. * Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ Dân số còn tăng nhanh -Dân số nước ta còn tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tuy nhiên sự bùng nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần dân tộc với tốc độ và quy mô khác nhau. - Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên thời gian qua tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm (Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn 2002 - 2005 là 1,32%, giai đoạn 2009 -2019 chỉ còn 1,14%) nhưng vẫn 4


còn ở mức khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Trong vòng 10 năm từ 2009 đến năm 2019 dân số nước ta tăng thêm 10,4 triệu người. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm trung bình khoảng 1 triệu người. -Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội. + Đối với kinh tế: Nhìn chung tốc độ gia tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. + Đối với chất lượng cuộc sống: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng cũng như của các thành viên trong xã hội. + Đối với tài nguyên và môi trường: Dân số tăng nhanh gây suy giảm tài nguyên đồng thời làm cho môi trường thêm ô nhiễm. Cơ cấu dân số trẻ - Dân số nước ta thuộc loại trẻ nhưng đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số vàng và tiến tới cơ cấu dân số già. -Năm 2019 dân số trong độ tuổi lao động chiếm 69,3%, mỗi năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người. - Thuận lợi: Nguồn lao động đồi dào, năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh các tiến bộ của khoa học kĩ thuật, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. - Khó khăn: Gây sức ép đến việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và sắp xếp việc làm. * Phân bố dân cư chưa hợp lí Thực trạng -Mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2019 là 290 người/ km2 còn ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng. -Phân bố dân cư không đồng đều giữa đồng bằng và trung du miền núi: Đồng bằng chỉ có ¼ diện tích nhưng tập trung tới 75% dân số, mật độ dân số cao ( vùng Đồng bằng sông Hồng có số dân đông nhất nước ta với 22,5 triệu người chiếm 23,4 % dân số cả nước, mật độ trung bình 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long mật độ là 429 người/km2) trong khi miền núi chiếm ¾ diện tích tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước nhưng chỉ 5


có25% dân số (vùng Tây Nguyên số dân ít nhất cả nước 5,8 triệu người mật độ là 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2). - Ngay trong nội bộ vùng cũng có sự phân bố không hợp lí: giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long, giữa Đông Bắc và Tây Bắc. -Phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn: Đại bộ phận dân số nước ta sinh sống ở nông thôn với 63,1 triệu người chiếm 65,5% dân số, thành thị chỉ có 33, 1 triệu người chiếm 34,4 % dân số cả nước. Trong đó thủ đô Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có mật độ dân số cao nhất cả nước lần lượt là 2398 người/km2và 4363người/km2. Hậu quả Sự phân bố dân cư chưa hợp lí đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động (nơi thừa, nơi thiếu, sử dụng lao động lãng phí..), khai thác tài nguyên ở những vùng ít lao động rất khó khăn, đòi hỏi phải phân bố lại dân cư cho hợp lí. Nguyên nhân sự phân bố chưa hợp lí + Điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước...). + Lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ. + Trình độ phát triển kinh tế - xã hội. + Ngoài ra còn do chính sách phát triển dân số của từng vùng, từng thời kì, tính chất của nền kinh tế, sự khác biệt trong điều kiện dịch vụ và cơ sở hạ tầng... * Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta. -Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp thúc đẩy sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng -Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị -Đưa xuất khẩu lao động thành chương trình lớn, có giải pháp để đào tạo và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp trung du, miền núi. Phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng hợp lítối đa nguồn lao động của nước ta. 6


b. Lao động và việc làm *Nguồn lao động Mặt mạnh - Về số lượng: + Nguồn lao động nước ta rất dồi dào,năm 2019 dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 55,4 triệu người, chiếm 56,6% tổng dân số. + Mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1triệu lao động. - Về chất lượng: + Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ. + Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. * Hạn chế -So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ cao còn ít đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. - Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn nhiều (năm 2019 là khoảng 40%) * Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta, nhưng sự phân công lao động xã hội theo ngành chậm chuyển biến. -Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất. - Xu hướng chung: giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế - Phần lớn lao động làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước. - Tỉ trọng lao động khu vực ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn - Phần lớn lao động tập trung ở nông thôn. 7


- Tỉ trọng lao động nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng. - Thành thị tập trung lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật vì đây là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, dịch vụ, đầu mối giao thông... nên có điều kiện để đào tạo và sử dụng lao động có chất lượng cao Hạn chế. - Năng suất lao động tăng nhưng còn thấp so với thế giới. - Phần lớn lao động có thu nhập thấp làm cho quá trình phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến - Chưa sử dụng hết quỹ thời gian lao độngtrong nông nghiệp nông thôn và nhiều xí nghiệp quốc doanh. * Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm Vấn đề việc làm - Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay vì tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn lớn trong khi phương thức đào tạo hiện nay chưa phù hợp làm cho tỉ lệ này ngày càng tăng nhanh. - Theo số liệu năm 2019 tỉ lệ thất nghiệp chung cả nước là 1,99% trong đó thành thị là 2,95%, khu vực nông thôn là 1,51%. Tỉ lệ thiếu việc làm cả nước là 1,29%, khu vực thành thị là 0,77%, khu vực nông thôn là 1,57%. - Với sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế mỗi năm nước ta tạo ra gần 1 triệu việc làm mới. Hướng giải quyết việc làm - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động một cách hợp lí. - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. - Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp...), chú ý thích đáng cho các hoạt động của ngành dịch vụ. - Tăng cường hợp tác,liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động 8


c. Đô thị hóa *Đặc điểm Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp. - Quá trình đô thị hoá chậm: Từ thế kỉ III trước Công nguyên nước ta đã có đô thị đầu tiên là thành Cổ Loa. + Vào thời phong kiến một số đô thị được hình thành ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự. Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, rồi đến các đô thị Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến... + Thời Pháp thuộc công nghiệp chưa phát triển hệ thống đô thị không có điều kiện để mở rộng với chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự. Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định... +Từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1954 quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều. + Từ 1954 đến 1975 đô thị phát triển theo hai hướng khác nhau ở hai miền Nam – Bắc. + Từ 1975 đến nay quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực tuy nhiên tính đến năm 2019 tỉ lệ dân đô thị mới là 34,4%. - Trình độ đô thị hóa còn thấp: + Tỉ lệ dân đô thị thấp. + Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện nước, các công trình phúc lợi xã hội) còn ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới. Tỉ lệ dân thành thị tăng Tỉ lệ dân thành thị của nước ta tăng nhanh tuy nhiên vẫn còn thấp so với khu vực và các nước trên thế giới. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng - Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị. - Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất là Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng ít đô thị nhất là Đông Nam Bộ. b. Mạng lưới đô thị

9


-Dựa vào các tiêu chí như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp... mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại. Hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các đô thị loại 1,2,3,4,5. - Nếu căn cứ vào cấp quản lí, nước ta có các đô thị trực thuộc trung ương và đô thị trực thuộc tỉnh. Hiện nay cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các đô thị trực thuộc tỉnh. * Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội - Tích cực: + Đô thị hóa có tác động mạnh đếnquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4 % GDP cả nước, 84 % GDP khu vực công nghiệp – xây dựng, 87 % GDP khu vực dịch vụ và 80 % ngân sách Nhà nước. + Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức thu hút với đầu tư trong và ngoài nước tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. - Tiêu cực: Quá trình đô thị hóa nảy sinh nhiều hậu quả như: + Ô nhiễm môi trường. + An ninh trật tự xã hội,… 2. Kiến thức mở rộng, nâng cao của chuyên đề a. Chất lượng cuộc sống * Việt Nam trong xếp hạng HDI của thế giới - Chỉ số phát triển con người được tổng hợp từ 3 yếu tố chính là GDP bình quân đầu người, chỉ số giáo dục (tỉ lệ người lớn biết chữ và tổng tỉ lệ nhập học), tuổi thọ bình quân. - Do những thành tựu quan trọng trong giáo dục và y tế chỉ số HDI của Việt Nam có xu hướng tăng lên nhanh đạt mức trung bình cao 0,694 năm 2017 đứng thứ 116 trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay chỉ số này đang có xu hướng chững lại. Sự phát triển kinh tế đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. * Một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống 10


Về thu nhập bình quân đầu người và xóa đói giảm nghèo - Mức thu nhập bình quân đầu người có sự phân hóa giữa các nhóm thu nhập và theo các vùng lãnh thổ. + Các nhóm thu nhập gồm: nhóm có thu nhập thấp nhất, nhóm có thu nhập dưới trung bình, nhóm có thu nhập trung bình, nhóm thu nhập khá, nhóm có thu nhập cao nhất. + Các vùng lãnh thổ cũng có sự phân hóa: vùng có thu nhập cao là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhóm có thu nhập thấp tập trung ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc. + Thành thị có thu nhập cao, nông thôn có thu nhập thấp hơn mức trung bình cả nước. - Xóa đói giảm nghèo: do thực hiện tốt các chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước nên công tác xóa đói giảm nghèo của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, tỉ lệ nghèo không ngừng giảm, đồng thời ngưỡng nghèo cũng không ngừng tăng lên, do mức sống của dân cư tăng rõ rệt. Về giáo dục, văn hóa - Nước ta có tỉ lệ người biết chữ trên 15 tuổi vào loại tương đối cao so với các nước thuộc nhóm có chỉ số HDI trung bình. - Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp. Các trường tiểu học có ở khắp các xã, thôn, bản. Các trường THCS có tới các xã còn trường THPT trung bình mỗi huyện có từ 1-2 trường. - Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tăng nhanh. - Hiện nay việc học tập được cải thiện đáng kể, hệ thống thư viện công cộng phát triển với mạng lưới rộng khắp. - Việc trao đổi văn hóa nghệ thuật giữa các dân tộc trong nước, các địa phương với các nước trên thế giới phát triển mạnh. Về y tế và chăm sóc sức khỏe - Ngành y tế có sự phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất kĩ thuật. b. Cơ cấu dân số Việt Nam trong thời kì mới - Cơ cấu dân số vàng: Dân số của một quốc gia được xác định là “cơ cấu dân số vàng” khi tỉ lệ phụ thuộc chung dưới 50 % tổng số dân (số người có khả năng lao động (15-64 tuổi) lớn gấp 2 lần số người phụ thuộc (dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi)). Với thông điệp “không để ai bị bỏ lại 11


phía sau” cuộc tổng điều tra dân số năm 2019 cho thấy nước ta có quy mô dân số là 96,2 triệu người, với khoảng 56 triệu người đang tham gia hoạt động kinh tế, đây là thời kì “cơ câu dân số vàng” của nước ta. Thời kì này chỉ xuất hiện có một lần nên được coi là động lực cho phát triển kinh tế những năm tới. + Thuận lợi: làm tăng tỉ lệ người tham gia lao động, tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn, tăng mức thu nhập bình quân của dân cư. Cơ cấu dân số vàng tạo cơ hội cho tích lũy nguồn nhân lực tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai. + Khó khăn: thời kì “cơ cấu dân số vàng” này sẽ qua nhanh nhường chỗ cho cơ cấu dân số già, lực lượng lao động đông nhưng lao động chất lượng cao còn thiếu nhiều ảnh hưởng đến năng suất lao động, trong tương lai dân số già hóa nhanh gây thiếu lao động, tăng chi phí phúc lợi xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. - Cơ cấu dân số nước ta có tốc độ già hóa nhanh chóng so với các nước trên thế giới nên theo dự báo của tổng cục điều tra dân số nếu không tận dụng tốt cơ cấu dân số vàng thì nước ta sẽ mất đi cơ hội phát triển kinh tế, nhân lực, an sinh xã hội đồng thời đặt ra nhiều khó khăn về y tế, phúc lợi, nguồn nhân lực... III. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐẶC THÙ BỘ MÔN 1. Các dạng bài tập cơ bản - Dạng bài tập nhận biết: Đây là dạng bài không khó chỉ yêu cầu học sinh nắm được kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi, học sinh nêu lại kiến thức đã học hoặc kể tên các đối tượng địa lí, xác định vị trí các điểm đô thị, các khu vực dân cư trong atlat địa lí Việt Nam... - Dạng bài tập thông hiểu: Đây là dạng bài đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức, ghi nhớ được số liệu, hiểu được tình hình phát triển của đối tượng để trả lời câu hỏi. - Dạng bài tập vận dụng thấp: Dạng này tương đối khó vì ngoài yêu cầu nắm chắc kiến thức cơ bản còn đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, sử dụng các kĩ năng đã có để trả lời các bài tập, học sinh biết tính toán xử lí số liệu, biết nhận xét tình hình phát triển, diễn biến thay đổi của đối tượng, so sánh được đặc điểm khác biệt và tương đồng của đối tượng... - Dạng bài tập vận dụng cao: Đây là dạng bài khó nhất, đòi hỏi học sinh phải vận dụng chính xác kiến thức đã được học và hiểu biết của bản thân để giải thích được vấn đề. 2. Các phương pháp đặc thù dùng cho chuyên đề - Giảng giải, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề,... 12


- Hình thành kỹ năng khai thác tri thức địa lí từ bản đồ, Atlat địa lí, các bảng số liệu thống kê, các vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội thực tế. - Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học phần địa lí dân cư lớp 12: ví dụ như các sơ đồ dưới đây

13


- Hình thức tổ chức dạy học: + HS hoạt động cá nhân, cặp, nhóm. + GV tổ chức, hướng dẫn, đưa ra phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động, hướng đến sự sáng tạo cho người học. IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH TRONG CHUYÊN ĐỀ Nội dung kiến

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặc điểm dân số

- Trình bày được

- Phân tích được

- Sử dụng các

- Giải thích được

và phân bố dân

đặc điểm dân số

thuận lợi và khó

bảng số liệu,

nguyên nhân tỉ lệ

cư nước ta

và phân bố dân

khăn của đặc

biểu đồ để nhận

gia tăng dân số

cư nước ta.

điểm dân số

xét về đặc điểm

giảm nhưng quy

đông, tăng

dân số và phân

mô dân số vẫn

nhanh, cơ cấu

bố dân cư nước

tiếp tục tăng lên.

thức

trẻ, phân bố chưa ta. - Sử dụng Atlat

hợp lí đến phát

- Sử dụng Atlat

- Giải thích được

địa lí Việt Nam

triển kinh tế - xã

địa lí Việt Nam

nguyên nhân cơ

để kể tên các

hội và nâng cao

để nhận xét về

cấu dân số thành

điểm dân số.

chất lượng cuộc

đặc điểm dân số

thị và nông thôn

sống.

và phân bố dân

đang biến đổi

cư nước ta.

nhanh chóng.

- Biết về hiện

- Chứng minh

- Giải thích được

- Liên hệ thực tế

tượng bùng nổ

được dân số

nguyên nhân của

địa phương

dân số ở nước ta. nước ta tăng

sự phân bố dân

nhanh, cơ cấu

cư chưa hợp lí

- Nêu được hậu

dân số trẻ và

giữa các vùng.

quả của việc gia

đang chuyển

tăng dân số

dịch nhanh

nhanh đến sự

chóng. 14


phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Lao động và việc - Trình bày được

- Chứng minh

- Sử dụng các

- Giải thích được

làm

được việc làm là

bảng số liệu,

mối quan hệ giữa

động và việc làm vấn đề kinh tế -

biểu đồ hoặc

lao động và việc

ở nước ta.

xã hội lớn ở

Atlat địa lí Việt

làm.

nước ta.

Nam để nhận xét

đặc điểm lao

sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. - Nêu được các

- Phân tích được

- Giải thích được

phương hướng

cơ cấu lao động

nguyên nhân của

giải quyết việc

theo ngành, theo

sự chuyển dịch

làm và sử dụng

thành phần kinh

cơ cấu lao động

có hiệu quả

tế, theo lãnh thổ

ở nước ta.

nguồn lao động

ở nước ta.

ở nước ta - Phân tích được thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay. Đô thị hóa

- Trình bày được

- Chứng minh

- Sử dụng các

- Giải thích được

đặc điểm đô thị

được quá trình

bảng số liệu,

nguyên nhân sự

hóa ở nước ta.

đô thị hóa ở

biểu đồ để nhận

phân bố không

nước ta diễn ra

xét về đặc điểm

đều của mạng

chậm, trình độ

quá trình đô thị

lưới đô thị nước

đô thị hóa thấp.

hóa ở nước ta.

ta.

15


- Kể tên được

- Phân tích được

- Sử dụng Atlat

các đô thị ở nước ảnh hưởng tích

địa lí Việt Nam

- Liên hệ thực tế

ta.

cực và tiêu cực

để nhận xét về

địa phương về

của quá trình đô

mạng lưới đô thị

vấn đề đô thị

thị hóa đến sự

ở nước ta.

hóa.

phát triển kinh tế - xã hội nước ta. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh. V. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA * Phần nhận biết Câu 1. Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta? A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 2. Thời kỳ nào sau đây, ở nước ta diễn ra sự bùng nổ dân số A. Từ năm 1989-1999.

B. Từ sau năm 2000.

C. Đầu thế kỷ XX.

D. Nửa cuối thế kỷ XX.

Câu 3. Điểm nào sau đây thể hiện nước ta có dân số đông? A. Đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới B. Nước ta có dân số đông và có nguồn lao động dồi dào C. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước D. Có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ đất nước * Phần thông hiểu Câu 1. Dân số nước ta còn tiếp tục tăng do nguyên nhân nào dưới đây? A. Đông, cơ cấu trẻ.

B. Đông, nhiều thành phần dân tộc.

C. Đông, phân bố tập trung ở đồng bằng.

D. Đông, phân bố nhiều ở vùng nông thôn.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây khôngcòn đúng với cư dân Việt Nam hiện nay? 16


A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

B. Dân số còn tăng nhanh

C. Cơ cấu dân số trẻ

D. Phân bố dân cư chưa hợp lí

Câu 3. Thuận lợi của dân số đông đối với phát triển kinh tế nước ta là A. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn B. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn C. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn D. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều Câu 4. Do dân số đông và tăng nhanh nên Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc A. cải thiện chất lượng cuộc sống.

B. mở rộng thị trường tiêu thụ

C. giải quyết được nhiều việc làm.

D. khai thác và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

Câu 5. Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống ở khía cạnh thu nhập là A. ô nhiễm môi trường

B. giảm tốc độ phát triển kinh tế

C. giảm GDP bình quân đầu người.

D. cạn kiệt tài nguyên.

Câu 6. Nguyên nhân bao trùm nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm là do thực hiện tốt A. công tác kế hoạch hóa gia đình. B. chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. C. Các hoạt động giáo dục dân số. D. Các hoạt động về kiểm soát sự gia tăng tự nhiên Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố dân cư nước ta? A. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng. B. Trung du, miền núi nhiều tài nguyên nhưng dân cư ít. C. Đồng bằng có tài nguyên hạn chế nhưng dân cư đông. D. Mật độ dân cư miền núi cao hơn mật độ dân cư trung bình cả nước. Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với dân số nông thôn và thành thị nước ta? A. Dân số nông thôn nhiều hơn thành thị. B. Dân số thành thị đông hơn dân nông thôn. C. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn. D. Cả dân thành thị và dân nông thôn đều tăng. 17


Câu 9. Nội dung nào sau đây của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến dân số thành thị A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số. B. Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. C. Xây dựng chính sách đáp ứng chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị. D. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn. Câu 10. Phân bố dân cư không hợp lí đã ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế của nước ta? A. Gây trở ngại lớn cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. B. Gây trở ngại đến vấn đề nâng cao mức sống cho người lao động. C. Gây trở ngại lớn cho vấn đề việc làm và nhà ở. D. Gây ô nhiễm môi trường ở tất cả các vùng. Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện dân số nước ta vẫn tăng lên? A. Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu người.

B. Tỉ lệ gia tăng dân số trên 1% (1999-2005).

C. Dân số trẻ, quy mô dân số đông.

D. Tuổi thọ bình quân ngày càng tăng.

Câu 12. Việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết vì A. nguồn lao động thiếu tác phong công nghiệp. B. tập trung chủ yếu ở các đồng bằng. C. phân bố không đều và chưa hợp lí. D. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp còn cao. Câu 13. Dân số nước ta đang có xu hướng già đi do nguyên nhân nào dưới đây? A. Tỉ lệ sinh giảm.

B. Tỉ lệ tử giảm.

C. Tuổi thọ trung bình tăng.

D. Chất lượng cuộc sống tăng.

Câu 14. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện dân số nước ta đang già đi? A. Tỉ lệ sinh giảm.

B. Tuổi thọ trung bình tăng.

C. Nhóm 15 - 59 tuổi tăng.

D. Nhóm 0-14 tuổi giảm.

Câu 15. Dân số đông không mang lạihệ quả nào dưới đây? A. Lao động dồi dào.

B. Thị trường rộng lớn.

C. Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

D. Tuổi thọ trung bình cao. 18


Câu 16. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC VÙNG TRÊN CẢ NƯỚC NĂM 2015 Diện tích (km2)

Vùng

Dân số (Nghìn người)

Đồng bằng sông Hồng

21.060,0

20.925,5

Trung du và miền núi phía Bắc

95.266,8

11.803,7

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

95.832,4

19.658,0

Tây Nguyên

95.641,0

5.607,9

Đông Nam Bộ

23.590,7

16.127,8

Đồng bằng sông Cửu Long

40.576,0

17.590,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và dân số các vùng trên cả nước năm 2015 theo bảng số liệu là: A. Miền.

B. Tròn.

D. Cột.

C. Đường.

Câu 17. Cho bảng số liệu dưới đây TỐC ĐỘ TĂNG TỈ SUẤT SINH THÔ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Đơn vị:%0 ) Năm

2010

2012

2013

2014

2015

Thành thị

16,4

16,0

16,2

16,7

15,3

Nông thôn

17,4

17,4

17,5

17,5

16,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tỉ suất sinh thô Việt Nam giai đoạn 2010 2015 trên cùng một hệ trục tọa độ là A. Cột ghép.

B. Cột chồng. C. Đường.

D. Miền.

* Phần vận dụng thấp Câu 1. Căn cứ vào trang 15 của Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết nhận xét nào sau đây khôngđúng với tháp dân số nước ta năm 1999 và năm 2007? A. Cơ cấu dân số của tháp tuổi 1999 là dân số trẻ. B. Cơ cấu dân số của tháp tuổi 2007 là dân số chuyển sang già. C. Số người dưới tuổi lao động năm 1999 nhiều hơn năm 2007. D. Số người trên 65 tuổi năm 2007 ít hơn năm 1999. 19


Câu 2.Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC VÙNG TRÊN CẢ NƯỚC NĂM 2015 Diện tích (km2)

Vùng

Dân số (Nghìn người)

Đồng bằng sông Hồng

21.060,0

20.925,5

Trung du và miền núi phía Bắc

95.266,8

11.803,7

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

95.832,4

19.658,0

Tây Nguyên

95.641,0

5.607,9

Đông Nam Bộ

23.590,7

16.127,8

Đồng bằng sông Cửu Long

40.576,0

17.590,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây khôngđúng với diện tích và dân số của các vùng nước ta năm 2015? A. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất. B. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất. C. Dân số tập trung đông ở các đồng bằng. D. Đông Nam Bộ có mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 3. Cho bảng số liệu DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2015(Đơn vị: Nghìn người) Năm

2005

Tổng số dân

82.392

2007 84.219

2009 86.025

2011 87.860

2013 89.760

2015 91.713

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây đúng về sự gia tăng dân số Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 A. Dân số tăng liên tục, nhưng không đều qua các năm. B. Dân số tăng liên tục và đều đặn qua các năm. C. Dân số tăng không ổn định, có năm giảm. D. Càng về sau, dân số tăng thêm lại càng ít. Câu 4. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM THỜI KÌ 2005 - 2015 (Đơn vị: Nghìn người) Năm

2005

2007

2009

2011

2013

2015

Thành thị

22.332

23.746

25.585

27.719

28.875

31.132 20


Nông thôn

60 060

60.472

60.440

60.141

60.885

60.582

Tổng số dân

82.392

84.218

86.025

87.860

89.756

91.714

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thông kê, 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 - 2015? A. Số dân thành thị ngày càng giảm, số dân nông thôn ngày càng tăng. B. Số dân thành thị tăng chậm nhất vào giai đoạn 2009 - 2011. C. Số dân thành thị tăng nhanh hon số dân nông thôn. D. Số dân nông thôn luôn tăng nhanh hon số dân thành thị. Câu 5. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM THỜI KÌ 2005 - 2015 (Đơn vị: Nghìn người) Năm

2005

2007

2009

2011

2013

2015

Thành thị

22.332

23.746

25.585

27.719

28 875

31.132

Nông thôn

60.060

60.472

60.440

60141

60885

60.582

Tổng số dân

82.392

84.218

86.025

87 860

89.756

91.714

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Dân số tăng nhanh, gần 1 triệu người mỗi năm. B. Số dân thành thị tăng mạnh hơn số dân nông thôn. C. Tỉ lệ dân nông thôn cao và đang có xu hướng tăng nhanh. D. Tì lệ dân thành thị chưa cao, nhưng ngày càng tăng. Câu 6. Cho bảng số liệu: TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2015 (Đơn vị: %) Năm

2005

2007

2009

2011

2013

2015

Tỉ lệ tăng dân số

1,17

1,09

1,06

1,05

1,07

1,08

(Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đâyđúng với tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của nước ta, giai đoạn 2005 -2015? A. Tỉ lệ tăng dân số giảm dần qua các năm. B. Từ năm 2005 đến năm 2011 giảm, từ năm 2011 đến 2015 tăng. C. Từ năm 2005 đến năm 2015 tăng, riêng năm 2011 giảm. 21


D. Từ năm 2011 đến năm 2015 tăng rất nhanh. Câu 7. Cho biểu đồ sau: DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA VÀ TỈ LỆ DÂN SỐ

Nhận xét nào sau đây không đúng với dân số phân theo thành thị, nông thôn của nước ta và tỉ lệ dân số thành thị trong dân số cả nước qua các năm? A. Tổng số dân tăng, số dân thành thị tăng qua các năm, nhưng còn chậm. B. Số dân nông thôn giảm từ năm 2007 đến 2011 và giảm chậm. C. Tỉ trọng dân số thành thị trong dân số cả nước còn nhỏ và tăng chậm. D. Tổng số dân và dân thành thị tăng rất nhanh qua các năm. Câu 8. Cho biểu đồ sau:

22


Nhận xét nào sau đây không đúng với tổng số dân và tốc độ tăng dân số Việt Nam, giai đoạn 2005 – 2012? A. Tổng số dân Việt Nam tăng.B. Dân thành thị tăng nhanh và liên tục. C. Dân nông thôn nhiều hơn dân thành thị.D.Tốc độ tăng dân số tăng. Câu 9. Cho biểu đồ sau :

Biểu đồ thể hiện nội dung gì sau đây ? 23


A. Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn năm 2005 và năm 2012. B. Tốc độ tăng dân số nông thôn và thành thị năm 2005 đến 2012. C. Chuyển dịch cơ cấu dân số theo nông thôn và thành thị và nông thôn, giai đoạn 2005 – 2012. D. Quy mô dân số nông thôn và thành thị năm 2005 và năm 2012. Câu 10. Căn cứ vào trang 15 của Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với dân số Việt Nam qua các năm từ 1960 đến năm 2007? A. Dân số cả nước tăng từ năm 1960 đến 2007. B. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn. C. Dân số nông thôn luôn lớn hơn dân số thành thị. D. Dân số nông thôn tăng nhanh là xu thế chung. * Phần vận dụng cao Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là A. quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.

B. phân bố lại dân cư giữa các vùng.

C. ngành nông lâm ngư nghiệp phát triển.

D. đời sống nhân dân thành thị nâng cao.

Câu 2. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta là 1,13% và không đổi trong suốt thời kì 1999 – 2010. Dân số Việt Nam năm 2008 là Năm Số dân (nghìn người)

1999 ?

2003

2006

2008

2010

?

84 156

?

?

A. 83 900 nghìn người.

B. 82 730 nghìn người.

C. 87 987 nghìn người.

D. 86 069 nghìn người.

Câu 3. Ý nào dưới đây làkhó khăn lớn nhất của đặc điểm dân số có nhiều thành phần dân tộc ở nước ta? A. Bất đồng ngôn ngữ.

B. Bất đồng văn hóa.

C. Chênh lệch trình độ phát triển.

D. Khác biệt về tập quán canh tác.

2. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM * Phần nhận biết Câu 1.Phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, hướng chuyển dịch lao động hợp lí hơn cả là A. từ dịch vụ sang công nghiệp – xây dựng. 24


B. từ thành thị về nông thôn. C. từ nông – lâm – ngư nghiệp sang công nghiệp – xây dựng. D. từ công nghiệp xây dựng sang dịch vụ. Câu 2. Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta vì A. các tệ nạn xã hội có xu hướng tăng. B. tỉ lệngười thiếu việc làm và thất nghiệp cao. C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp. D. lao động có xu hướng xuất khẩu nhiều. Câu 3. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của A. việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động. C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hoá, hiện đại hoá. D. sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng. Câu 4. Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của nước ta thay đổi theo hướng nào? A. Giảm tỉ lệ lao động khu vực II; tăng tỉ lệ lao động khu vực I và III. B. Tăng tỉ lệ lao động khu vực II; giảm tỉ lệ lao động khu vực I và III. C. Giảm tỉ lệ lao động khu vực I; tăng tỉ lệ lao động khu vực II và III. D. Tăng tỉ lệ lao động khu vực I và II; giảm tỉ lệ lao động khu vực III. Câu 5. Ý nào dưới đây không phải ưu điểm củanguồn lao động nước ta? A. Cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.

B. Số lượng đông, tăng nhanh.

C. Tiếp thu nhanh khoa học và công nghệ.

D. Tỉ lệ lao động có trình độ cao còn ít.

* Phần thông hiểu Câu 1. Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta hiện nay? A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. B. Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít. C. Đội ngũ cán bộ quản lí còn thiếu nhiều. D. Đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đông đảo. Câu 2. Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn của nước ta trong thời gian gần đây? 25


A. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo tăng, qua đào tạo tăng. B. Tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm, chưa qua đào tạo giảm. C. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo giảm, chưa qua đào tạo tăng. D. Tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm, đã qua đào tạo giảm. Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với lao động nước ta hiện nay? A. Phần lớn lao động có thu nhập thấp. B. Quá trình phân công lao động xã hội chẩm chuyển biến. C. Quỹ thời gian lao động ở nhiều xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng triệt để. D. Năng suất lao động xã hội ngày càng tăng và đã ngang bằng thế giới. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây đúng với người lao động nước ta? A. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. B. Sáng tạo, thông minh, có kinh nghiệm trong hoạt động thương mại. C. Thông minh, cần cù, có kinh nghiệm trong hoạt động dịch vụ. D. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Câu 5. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. B. giảm tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng. C. tăng tỉ trọng lao động khu vực ngoài nhà nước. D. tăng tỉ trọng lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của nước ta từ khi Đổi mới đến nay? A. Thành phần kinh tế Nhà nước tăng. B. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm. C. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. D. Thành phần kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước đều tăng. Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn nước ta trong nhiều năm trở lại đây? A. Tỉ trọng lao động ở nông thôn tăng, ở thành thị giảm. B. Tỉ trọng lao động ở thành thị giảm, ở nông thôn giảm. C. Tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm, ở thành thị tăng. 26


D. Tỉ trọng ở thành thị tăng, ở nông thôn giảm. Câu 8. Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay? A. Đông đảo và tăng nhanh. B. Trình độ kĩ thuật cao. C. Tỉ lệ có trình độ cao vẫn còn thấp. D. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Câu 9. Nhận địnhnào dưới đây không phải thế mạnh của nguồn lao động nước ta? A. đông đảo.

B. trình độ được nâng cao.

C. năng động.

D. thiếu tác phong công nghiệp.

Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với nguồn lao động Việt Nam? A. Lực lượng lao động qua đào tạo chiếm 75%. B. Nguồn lao động đồi dào, giá rẻ. C. Chất lượng lao động đang dần được nâng lên. D. Lao động giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Câu 11. Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác về đặc điểm chất lượng nguồn lao động nước ta? A. Cần cù, khéo léo, sáng tạo. B. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp C. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. D. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao Câu 12. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây? A. Đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế. B. Việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. C. Những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. D. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông. Câu 13. Biệnpháp nào dưới đây khônggiảiquyết được vấn đề việclàm ởnôngthôn? A. Đadạnghoácáchoạtđộngsản xuất. B.Thựchiện tốtchính sáchdânsố, sứckhoẻsinh sản. C.Coitrọngkinh tếhộgiađình,pháttriểnnềnkinhtếhànghoá. 27


D.Phânchialạiruộngđất, giaođấtgiaorừngchonôngdân. Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta? A. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay. B. Sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới. C. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt đệ. D. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao. Câu 15. Hướng giải quyết việc làm nào cho người lao động nước ta sau đây không thuộc vào lĩnh vực kinh tế? A. Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất. B. Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. C. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. D. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. *Phần vận dụng thấp Câu 1. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA CÁC NĂM(Đơn vị: %) Kinh tế Nhà

Kinh tế

Khu vực có vốn đầu tư

nước

ngoài Nhà nước

nước ngoài

100,0

11,6

85,8

2,6

2011

100,0

10,4

86,2

3,4

2015

100,0

9,8

86,0

4,2

Năm

Tổng sổ

2005

(Nguồn:Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động từ 15 tuồi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế từ năm 2005 đến 2015? A. Tỉ trọng cùa khu vực kinh tế Nhà nước luôn tăng. B. Tỉ trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước luôn tăng. C. Tỉ trọng cùa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm. D. Tỉ trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước lớn nhất. Câu 2. Cho bảng số liệu: 28


LAO ĐỘNG 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2005 – 2015(Đơn vị: nghìn người) Năm

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

2005

42.775

10.689

32.086

2008

46.461

12.499

33.962

2011

50.352

14.733

35.619

2013

52.208

15.509

36.699

2015

52.840

16.375

36.465

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng thực trạng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2005 - 2015? A. Lao động tập trung ở nông thôn nhiều hơn thành thị. B. Lao động tập trung ở thành thị nhiều hơn nông thôn. C. Lao động nông thôn tăng nhanh hơn lao động thành thị. D. Lao động nông thôn và thành thị đều tăng rất nhanh. Câu 3. Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực và thế giới là do A. năng suất lao động thấp. B. nhiều lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. C. nhiều lao động làm việc trong ngành tiểu thủ công nghiệp. D. lao động chỉ chuyên sâu vào một nghề. * Phần vận dụng cao Câu 1. Nguyên nhân cơ bản làm cho tỉ lệ lao động thiêu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do A.tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển. B. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao. C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển. D. ngành dịch vụ còn kém phát triển. Câu 2. Chất lương nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao là do A.số lượng lao động trong các khu công nghiệp ngày càng đông. 29


B. ý thức tự đào tạo nghề của người lao động. C. nhiều lao động được hướng nghiệp, đào tạo tay nghề. D. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn. 3. ĐÔ THỊ HÓA * Phần nhận biết: Câu 1. Vùng có đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Duyên hải miền Trung.

Câu 2. Tính đến năm 2007 nước ta có mấy thành phố trực thuộc Trung ương? A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 3

Câu 3. Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kỳ nào dưới đây? A. Pháp thuộc.

B. 1954 - 1975.

C.1975 - 1986.

D. 1986 đến nay.

Câu 4. Thành phố nào dưới đây không trực thuộc Trung ương? A. Đà Nẵng.

B. Nam Định.

C. Hải Phòng.

D. Cần Thơ.

Câu 5. Đô thị lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long là A. Long Xuyên.

B. Cà Mau.

C. Cần Thơ.

D. Mỹ Tho.

Câu 6. Đô thị đầu tiên của nước ta là A. Hội An.

B. Thăng Long.

C. Cổ Loa.

D. Hà Nội.

Câu 7. So với các nước trong khu vực, tỉ lệ dân thành thị của nước ta A. cao hơn.

B. thấp hơn.

C. tương đương.

D. đang giảm đi.

Câu 8. Đặc điểm đô thị hoá của nước ta là A. trình độ đô thị hoá thấp.

B. tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. phân bố đô thị đều giữa các vùng.

D. quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúngvới đặc điểm đô thị thời Pháp thuộc ở nước ta? A. Hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng. B. Các tỉnh, huyện lị thường có quy mô nhỏ. C. Chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự. D. Đến cuối thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn. Câu 10. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hoá A. diễn ra nhanh, các đô thị không có sự thay đổi nhiều. 30


B. các đô thị thay đổi chậm, nhiều đô thị mở rộng. C. diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều. D. diễn ra nhanh, các đô thị lớn xuất hiện. Câu 11. Vào năm 2006, vùng nào sau đây có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Bắc Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 12.Theo thông kê năm 2006, vùng có số dân thành thị đông nhất cả nước là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 13. Căn cứ vào trang 15 của Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết các đô thị nào sau đây có dân số trên 1.000.000 người? A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.

B. Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ.

D. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa.

Câu 14. Căn cứ vào trang 15 của Atlat Địa lí Việt Nam, hai đô thị đặc biệt của nước ta là A. Hà Nội, Hải Phòng.

B. Hải Phòng, Đà nẵng.

C. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

D. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

* Phần thông hiểu Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với quá trình phát triển đô thị từ năm 1954 đến năm 1975? A. Ở miền Nam, đô thị được dùng như một biện pháp phục vụ chiến tranh. B. Ở miền Bắc, đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hoá trên cơ sở đô thị đã có. C. Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại. D. Ở cả hai miền, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ. Câu 2.Đặc điểm nào sau đây không đúng với đô thị hoá nói chung và ở Việt Nam nói riêng? A. Hoạt động của dân cư gắn với công nghiệp. B. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị. 31


C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. D. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi. Câu 3. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa nước ta từ 1975 đến nay là A. chuyển biến khá tích cực nhưng cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp. B. cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp, nhưng nếp sống đô thị đã rất tốt. C. nếp sống đô thị đã rất tốt, nhưng số lao động tự do còn nhiều. D. số lao động tự do tuy còn nhiều, nhưng môi trường đô thị tốt. Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội của nước ta? A. Tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. B. Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tê – xã hội của các địa phương. C. Sử dụng không nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn lĩ thuật. D. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Câu 5.Phát biểu nào sau đây không đúng với các thành phố, thị xã ở nước ta? A. Là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng. B. Nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. C. Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, không có sức hút đối với đầu tư nước ngoài. D. Đóng góp một tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của địa phương, các vùng. Câu 6. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đã nảy sinh những hậu quả về các vấn đề nào sau đây? A. Môi trường, an ninh trật tự xã hội. B. An ninh trật tự xã hội, gia tăng dân số tự nhiên. C. Gia tăng dân số tự nhiên, việc làm. D. Việc làm, mật độ dân số. * Phần vận dụng thấp Câu 1. Điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hóa của nước ta? A. Thời kì phong kiến, đô thị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí thuận lợi với các chức năng hành chính, thương mại, quân sự. B. Thời kì Pháp thuộc, hệ thống các đô thị mở rộng, các đô thị lớn được tập trung phát triển mạnh. 32


C. Từ 1954-1975, ở miền Bắc, đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị có từ trước. D. Từ 1975 đến nay, đô thị hóa phát triển mạnh, các đô thị được mở rộng nhanh hơn, đặc biệt là phát triển các đô thị lớn. Câu 2. Biểu hiện nào chứng tỏ trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp? A. Các vấn đề an ninh, trật tự xã hội, môi trường còn nhiều nổi cộm, chưa được giải quyết triệt để. B. Số lao động đổ xô tự do vào đô thị kiếm công ăn việc làm đang còn phổ biến ở các đô thị lớn. C. Hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội còn thấp so vơi các nước trong khu vực và thế giới. D. Nếp sống đô thị và nông thôn còn xen lẫn vào nhau, đặc biệt các thị xã, thị trấn ở vùng đồng bằng. * Phần vận dụng cao Câu 1. Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển là A. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. B. hội nhập quốc tế và khu vực. C. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh. D. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. Câu 2. Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là A. phát triển và mở rộng mạng lưới đô thị để tăng sức chứa dân cư. B. xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị. C. hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên ở cả thành thị và nông thôn. D. phát triển mạng lưới đô thị hợp lí đi đôi với xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn. VI. BÀI TẬP TỰ GIẢI * Phần tự luận Câu 1. Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. 33


Câu 2. Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh họa. Câu 3. Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua. Câu 4. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Câu 5. Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay. Câu 6. Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và địa phương em nói riêng. Câu 7. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. Câu 8. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội. * Phần trắc nghiệm Câu 1. Khó khăn nào sau đây không phải do dân số đông gây ra? A.Trở ngại cho phát triển kinh tế.

B. Trở ngại cho nâng cao đời sống nhân dân.

C. Trở ngại cho bảo vệ môi trường

D. Trở ngại cho bảo vệ quốc phòng.

Câu 2. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc A. sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.

B. khai thác tài nguyên nâng cao dân trí

C. nâng cao dân trí đào tạo nhân lực.

D. đào tạo nhân lực, khai thác tài nguyên.

Câu 3. Biểu hiệnrõ rệtvềsứcépcủagiatăng dânsốđến chất lượngcuộcsốnglà A. ônhiễmmôi trường.

B.cạn kiệttàinguyên.

C.GDPbìnhquânđầu người tăng chậm.

D. giảmtốcđộ phát triển kinhtế.

Câu 4.Ý nào dưới đây không phải đặc điểm dân số nước ta? A. Đông dân.

B. Nhiều thành phần dân tộc.

C. Cơ cấu dân số trẻ.

D. Phân bố không hợp lí.

Câu 5. Căn cứ vào các tiêu chí nào sau đây để phân loại đô thị ở nước ta? A. Số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp. B. Tỉ lệ phi nông nghiệp, mật độ dân số, các khu công nghiệp tập trung. C. Các khu công nghiệp tập trung, chức năng, mật độ dân số, số dân. D. Mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp, diện tích, số dân. 34


Câu 6. Các đô thị trực thuộc trung ương của nước ta là A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tp Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ. C. Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế. D. Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ. Câu 7. Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta được thể hiện ở A. giảm tỉ trọng dân số nông thôn, tỉ trọng dân số thành thị không đổi. B. tăng tỉ trọng dân số thành thị, tỉ trọng dân số nông thôn không đổi. C. tăng tỉ trọng dân số thành thị, tỉ trọng dân số nông thôn giảm. D. tỉ trọng dân số thành thị giảm, tỉ trọng dân số nông thôn tăng. Câu 8. Đặc điểm của sự phân bố lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là A. phân bố tập trung ở vùng nông thôn và miền núi nhằm thực hiện công nghiệp hoá. B. phân bố đồng đều ở cả nông thôn và thành thị để phát triển kinh tế cả nước. C. phân bố tập trung ở khu vực đồng bằng, nhất là ở đô thị lớn có số dân đông. D. phân bố tập trung ở các vùng biên giới để phát triển dịch vụ và thương mại. Câu 9. Hướng giải quyết việc làm nào cho người lao động nước ta sau đây chủ yếu tập trung vào vấn đề con người? A. Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất. B. Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. C. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. D. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Câu 10. Phương hướng trước tiên làm cho lực lượng lao động trẻ ở nước ta sớm trở thành một nguồn lao động có chất lượng là A. mở rộng các ngành nghề thủ công mĩ nghệ.

B. tổ chức hướng nghiệp chu đáo.

C. có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lí.

D. lập nhiều cơ sở giới thiệu việc làm.

VII. MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ 1. Ma trận đề kiểm tra Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Tổng 35


thấp cao -Biết được đặc -Hiểu được đặc -Giải thích -Tính toán Đặc điểm 8 câu điểm nổi bật điểm cơ bản được tại sao tỉ xử lí số liệu dân số và 40% - 4,0 của dân số và lệ gia tăng dâ về gia tăng phân bố dân của dân số điểm nước ta (1câu) phân bố dân cư số tự nhiên dân số nước cư nước ta nước ta. giảm dần. ta. (1câu) -Hiểu được -Giải thích chiến lược phát được sự khác triển dân số biệt trong hợp lí ở nước ta phân bố dân ( 3 câu) cư giữa đồng bằng với trung du miền núi. -Tính toán xử lí số liệu về dân số nước ta. (3 câu) -Giải thích -Giải thích Lao động và -Biết quỹ thời -Hiểu mặt hạn 6 câu gian lao động chế lớn nhất được biện được tại sao 30% - 3,0 việc làm chưa sử dụng của lao động pháp chủ yếu lao động điểm triệt để của lao nước ta là thiếu để giải quyết nước ta tập động là khu lao động trình việc làm cho trung chủ vực nông độ cao. lao động ở yếu ở khu nghiệp, nông -Hiểu về dân số nông thôn vực nông thôn (1 câu) hoạt động kinh nước ta hiện thôn (1 câu) tế ở nước ta. (2 nay(1 câu) câu) -Xác định -Hiểu được đặc -Giải thích Đô thị hóa 6 câu được các đô thị điểm đô thị hóa được tại sao tỉ 30 % - 3,0 nước ta trong ở nước ta. lệ dân thành điểm Atlat địa lí -Phân tích được thị nước ta Việt Nam. tác động lớn tăng nhanh(1 (3 câu) nhất của đô thị câu) hóa đến phát triển kinh tế xã hội nước ta. (2 câu) 4. Định hướng sự hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh. Tổng số câu 5 câu 7 câu 6 câu 2 câu 20 câu 36


Tổng điểm

số

25% - 2,5 điểm

35% - 3,5 điểm

30% - 3,0 điểm

10% - 1,0 điểm

100% 10,0 điểm

2. Đề kiểm tra và đáp án (Thời gian làm bài: 25 phút – 20 câu) Câu 1. Đặc điểm nổi bật về dân số nước ta là A. dân số đông, gia tăng dân số còn cao.B. dân cư phân bố tương đối đồng đều. C. cơ cấu dân số thuộc loại trẻ so với thế giới.

D. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao.

Câu 2. Thành Thăng Long xuất hiện vào thế kỷ A. IX.

C. XI.

B. X.

D. XII.

Câu 3.Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, đô thị lớn nhất miền Trung là A. Vinh.

B. Huế.

C. Đà Nẵng.

D. Nha Trang.

Câu 4. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố nào dưới đây là đô thị đặc biệt của nước ta? A. Hải Phòng.

B. Hà Nội.

C. Đà Nẵng.

D. Cần Thơ.

Câu 5. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm dần là do A. quy mô dân số nước ta giảm dần. B. dân số đông có xu hướng già hóa. C. thực hiện tốt các biện pháp về kế hoạch hóa dân số. D. chất lượng cuộc sống chưa được nâng cao. Câu 6. Mật độ dân số nước ta có xu hướng A. ngày càng giảm.

B. ngày càng tăng.

C. ít biến động.

D. thấp so với mức trung bình của thế giới.

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số nước ta A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc. B. Gia tăng dân số tự nhiên giảm. C. Dân cư phân bố không hợp lí giữa thành thị và nông thôn. D. Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. Câu 8. Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng là do A. cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn và lạc hậu. B. lịch sử định cư sớm hơn. C. đất đai dùng để quy hoạch phát triển cây công nghiệp. 37


D. điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Câu 9. Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở nông thôn nước ta để A. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tối đa nguồn lao động. B. hạn chế di dân tự do từ đồng bằng lên trung du, miền núi. C. chuyển quỹ đất nông nghiệp thành đất chuyên dùng và đô thị. D. hình thành các đô thị, tăng tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân. Câu 10. Tỉ lệ dân số đô thị chiếm chưa đến 1/3 dân số nước ta đã chứng tỏ A.nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

B. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.

C. điều kiện sống ở thành thị thấp.

D. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.

Câu 11. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây là do A. phân bố lại dân cư giữa nông thôn và thành thị. B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn. C. di dân tự phát từ nông thôn ra thành thị. D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở rộng, quy hoạch các đô thị. Câu 12. Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là A. tạo việc làm cho người lao động.

B. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. tăng thu nhập cho người dân.

D. tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Câu 13. Cho bảng số liệu DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014 (Đơn vị: triệu người) Năm

1995

2000

2005

2010

2014

Tổng số dân

72,0

77,6

82,4

86,9

90,7

Số dân thành thị

14,9

18,7

22,3

26,5

30,0

Sau khi xử lí số liệu, tốc độ tăng trưởng dân số thành thị của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014 là A. 190,3 %.

B. 210,3 %.

C. 201,3 %.

D. 101,3 %.

Câu 14. Với bảng số liệu câu 13, giả sử tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số nước ta là 1,0 % và không đổi trong suốt thời kì 2014 – 2019 thì dân số nước ta đến năm 2019 là bao nhiêu? A. 92,52 triệu người.

B. 93,43 triệu người.

C. 94,02 triệu người.

D. 91, 18 triệu người.

Câu 15. Biện pháp chủ yếu để giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta là 38


A. đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. B. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. C. đẩy mạnh xuất khẩu lao đông. D. phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Câu 16. Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở các ngành nông – lâm nghiệp vì A. các ngành này có cơ cấu ngành đa dạng. B. khu vực nông thôn cơ cấu ngành nghề đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. C. đã sử dụng nhiều máy móc trong công nghiệp. D. tỉ lệ lao động thủ công cao, công cụ thô sơ nên năng suất lao động thấp, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Câu 17. Dân số hoạt động kinh tế nước ta gồm A. những người có việc làm thường xuyên, những người thiếu việc làm, những người có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm. B. tất cả những người có nhu cầu làm việc. C. những người có việc làm thường xuyên và những người có việc làm tạm thời. D. những người đang làm việc và những người thất nghiệp tạm thời. Câu 18. Mặt hạn chế lớn nhất của lao động nước ta hiện nay là A. số lượng quá đông. B. lao động có trình độ cao và công nhân lành nghề còn thiếu nhiều. C. tỉ lệ người biết chữ không cao. D. lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Câu 19. Nước ta đang đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn nhằm mục tiêu chủ yếu nào dưới đây? A. phân bố lại nguồn lao động tập trung quá đông ở nông thôn. B. tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. C. xóa bỏ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng. D. mở rộng thị trường buôn bán trong và ngoài nước. Câu 20. Quỹ thời gian lao động chưa được tận dụng triệt để là tình trạng khá phổ biến hiện nay ở khu vực nào? A. Nông nghiệp, nông thôn.

B. Thành phố, thị xã. 39


C. Các xí nghiệp liên doanh.

D. Các công ty tư nhân.

3. Kết quả thực hiện trong năm học 2018 – 2019 - Lớp thực nghiệm: 12A9 trường THPT Đội Cấn - Số lượng HS thực nghiệm: 40 học sinh Làn điểm

< 5 điểm

5 – <7 điểm

7- 8 điểm

>8 điểm

Số lượng

5

24

8

3

12,5

60,0

20,0

7,5

%

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trên đây là những vấn đề tôi mong muốn truyền đạt được cho học sinh trong quá trình ôn thi THPTQG về chuyên đề địa lí dân cư. Mặc dù đã cố gắng chuẩn bị tuy nhiên bài viết chuyên đề của tôi không tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn!

40


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.