Chuyên đề “Hệ thống kiến thức và giải bài tập phần quy luật di truyền của Menđen” theo các mức độ

Page 1

ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC

vectorstock.com/28062415

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN TEST PREP PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

Chuyên đề “Hệ thống kiến thức và giải bài tập phần quy luật di truyền của Menđen” theo các mức độ vận dụng có lời giải WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 3 1. Lý do lựa chọn chuyên đề......................................................................................... 3 2. Đối tượng giảng dạy ................................................................................................. 3 3. Thời lượng giảng dạy: 4 tiết. .................................................................................... 3 NỘI DUNG ........................................................................................................................... 4 PHẦN I: HỆ THỐNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT ............................................................ 4 I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN. ................ 4 II. QUY LUẬT PHÂN LI CỦA MENĐEN ................................................................. 5 1. Nội dung quy luật phân li. ........................................................................................ 5 2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li. ..................................................................... 5 3. Bản chất của quy luật phân li. ................................................................................. 5 4. Ý nghĩa quy luật phân li. .......................................................................................... 5 III. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP CỦA MENĐEN.............................................. 5 1. Nội dung quy luật phân li độc lập. ........................................................................... 5 2. Cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập. ............................................................... 5 3. Ý nghĩa quy luật phân li độc lập. ............................................................................. 6 4. Bản chất quy luật phân li độc lập. ........................................................................... 6 5. Nhận biết quy luật phân li độc lâp. .......................................................................... 6 IV. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN BỔ SUNG CHO QUY LUẬT MENĐEN...................................................................................................................... 6 1. Tính trạng đa alen trội lặn hoàn toàn. ..................................................................... 6 2. Tính trạng trội không hoàn toàn. ............................................................................ 6 3. Tính trạng đồng trội. ................................................................................................ 7 4. Tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính. ................................................................ 7 5. Tính trạng có tổ hợp gen gây chết............................................................................ 7 PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN ....................................................................... 9 DẠNG 1: TÍNH SỐ LOẠI VÀ TÌM THÀNH PHẦN GEN CỦA GIAO TỬ ............. 9 1. Số loại giao tử. .......................................................................................................... 9 2. Thành phần gen của giao tử. .................................................................................... 9 DẠNG 2: TÍNH SỐ KIỂU TỔ HỢP – KIỂU GEN – KIỂU HÌNH .......................... 11 1. Số kiểu tổ hợp. ........................................................................................................ 11 2. Số loại kiểu gen và kiểu hình. ................................................................................. 11 DẠNG 3: TÌM TỈ LỆ KIỂU GEN VÀ TỈ LỆ KIỂU HÌNH...................................... 11 1. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong trường hợp lai 1 cặp tính trạng. .......................... 11 2. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong trường hợp lai nhiều cặp tính trạng. ................... 13 3. Số loại kiểu gen hoặc tỉ lệ kiểu gen của đời con thỏa mãn điều kiện nhất định. .. 14 DẠNG 4. BÀI TOÁN BIẾT TỈ LỆ PHÂN LI KIỂU HÌNH Ở ĐỜI CON XÁC ĐỊNH KIỂU GEN CỦA P. .................................................................................................... 15 DẠNG 5. TOÁN XÁC SUẤT TRONG QUY LUẬT MENĐEN............................... 16 1. Một số khái niệm về xác xuất. ................................................................................ 16 2. Một số bài tập phổ biến. ......................................................................................... 17 3. Toán xác suất cho các tính trạng di truyền theo quy luật Menđen ở người. ........ 20 PHẦN III: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG ........................................................... 23 I. BÀI TẬP TỰ LUẬN. .............................................................................................. 23 1. Phần tự luận lí thuyết có lời giải. ........................................................................... 23 2. Phần tự luận bài tập có đáp án. ............................................................................. 25 3. Phần bài tập tự giải. ............................................................................................... 29 II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. .................................................................................. 30 1. Bài tập trắc nghiệm tổng hợp................................................................................. 30 2. Bài tập trắc nghiệm trong các đề thi...................................................................... 36 1


KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 42

2


MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn chuyên đề Trong chương trình sinh học 12 hiện nay thì kiến thức về các quy luật di truyền là không thể thiếu trong các đề thi THPT Quốc Gia, đây là một phần kiến thức khá khó, nhưng lại có khá nhiều câu. Trong đó, phần kiến thức di truyền Menđen là phần kiến thức nền tảng để học sinh có thể tìm hiểu các quy luật di truyền khác. Mặt khác học sinh hiện nay có nhiều hạn chế trong việc học phần kiến thức này như: giới hạn về thời gian học, số lượng học sinh có nhu cầu về điểm cao để xét tuyển khối B thấp, khả năng nhận thức của học sinh chưa tốt. . . Chính vì vậy để thuận lợi cho các em học sinh trong việc ứng dụng kiến thức được học vào giải quyết các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm liên quan đến tính quy luật của hiện tượng di truyền, tôi sưu tầm và biên soạn chuyên đề “Hệ thống kiến thức và giải bài tập phần quy luật di truyền của Menđen”. Với mong muốn tổng hợp lại kiến thức phần di truyền Menđen để phù hợp với đối tượng học sinh thi THPT Quốc Gia, tôi xây dựng chuyên đề gồm 3 phần: Phần 1 – Hệ thống kiến thức lý thuyết. Phần 2 – Các dạng bài tập cơ bản về quy luật Menđen. Phần 3 – Câu hỏi và bài tập vận dụng. 2. Đối tượng giảng dạy - Dùng cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia. 3. Thời lượng giảng dạy: 4 tiết.

3


NỘI DUNG PHẦN I: HỆ THỐNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT * Một số thuật ngữ cơ bản. - Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí, sinh hóa của một cơ thể nào đó. - Tính trạng tương ứng: là những biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng. - Alen: là những trạng thái khác nhau của cùng một gen. Alen này khác alen kia ở một hoặc một số cặp nucleotit nào đó và là sản phẩm của quá trình đột biến gen. - Cặp gen tương ứng (alen với nhau): là cặp alen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng. - Cặp gen không tương ứng (không alen với nhau): là cặp alen nằm ở vị trí tương ứng khác nhau trên cùng cặp hoặc khác cặp NST tương đồng. - Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. - Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình của một cơ thể thay đổi tùy giai đoạn phát triển tùy điều kiện môi trường. - Thể đồng hợp (đồng hợp tử): thể đồng hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong cặp gen tương ứng giống nhau. - Thể dị hợp (dị hợp tử): thể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong cặp gen tương ứng khác nhau. - Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng đều và ổn định qua các thế hệ. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN. * Chọn đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà Lan. * Đậu Hà Lan có nhiều ưu điểm: - Thời gian thế hệ ngắn. - Số lượng cá thể đời con của mỗi cặp lai rất lớn. - Có đặc điểm tự thụ phấn khá nghiêm ngặt, nên nhà nghiên cứu có thể kiểm soát chặt chẽ được việc lai giữa các cây đậu với nhau. - Những tính trạng được nghiên cứu có hai đặc tính tương phản rõ ràng. * Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai: Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.

4


Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở các đời F1, F2, F3. Bước 3: Sử dụng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích kể quả lai, sau đó đưa ra giải thuyết giải thích kết quả. Bước 4: Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình. II. QUY LUẬT PHÂN LI CỦA MENĐEN 1. Nội dung quy luật phân li. Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia. 2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li. + Trong tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và chứa các cặp alen tương ứng. + Khi GP tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử → sự phân li của các alen tương ứng và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen tương ứng. 3. Bản chất của quy luật phân li. Các alen trong cặp alen phân li đồng đều về các giao tử.

4. Ý nghĩa quy luật phân li. + Giải thích tại sao tương quan trội lặn là phổ biến trong tự nhiên, hiện tượng trội cho thấy mục tiêu của chọn giống là tập trung nhiều tính trội có giá trị cao. + Không dùng con lai F1 làm giống vì thế hệ sau sẽ phân li do F1 có kiểu gen dị hợp. III. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP CỦA MENĐEN 1. Nội dung quy luật phân li độc lập. Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập và tổ hợp tự do (ngẫu nhiên) trong quá trình hình thành giao tử. 2. Cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập. - Mỗi tính trạng của một cơ thể đều do một cặp alen của một gen quy định (tính trạng đơn gen). - Mỗi cặp alen nằm trên một cặp NST khác nhau. - Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST ở cặp tương đồng trong quá trình giảm phân đã làm cho các alen trong hai NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về các giao tử. 5


- Trong quá trình thụ tinh, các giao tử sẽ kết hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra hợp tử hay chính là sự tổ hợp ngẫu nhiên của các NST trong các cặp tương đồng, dẫn tới sự tổ hợp ngẫu nhiên của các alen trong các cặp NST tương đồng. 3. Ý nghĩa quy luật phân li độc lập. - Trong di truyền: + Giải thích được nguyên nhân xuất hiện các biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài giao phối. + Khi biết kiểu gen của đời bố mẹ không cần thực hiện lai cũng có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu gen và kiểu hình ở đời sau. - Trong tiến hóa: + Giải thích cơ chế hình thành được nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa. + Giải thích được sự đa dạng và phong phú của sinh giới. - Trong chọn giống: nếu biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau. 4. Bản chất quy luật phân li độc lập. - Sự phân li độc lập của các cặp alen nằm trên các cặp NST khác nhau trong quá trình giảm phân. 5. Nhận biết quy luật phân li độc lâp. - Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng nằm trên 1 cặp NST khác nhau. - Tỉ lệ phân li chung về kiểu gen và kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ phân li riêng từng cặp tính trạng. IV. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN BỔ SUNG CHO QUY LUẬT MENĐEN. 1. Tính trạng đa alen trội lặn hoàn toàn. - Gen đa alen: là các gen tồn tại ở nhiều dạng alen khác nhau cùng quy định một tính trạng. Giả sử có n alen, quan hệ trội lặn hoàn toàn theo thứ tự. a1> a2> a3> . . . > an: Ta sẽ có:

n kiểu hình khác nhau.

n(n+1)/2 kiểu gen khác nhau 2. Tính trạng trội không hoàn toàn. - Trội không hoàn toàn: là hiện tượng kiểu hình do kiểu gen dị hợp quy định ở dạng trung gian giữa các kiểu hình do kiểu gen đồng hợp quy định. Ví dụ: loài hoa phấn, khi lai giống hoa đỏ với giống hoa trắng thuần chủng thì cây F1 có màu hồng, ở F2 có sự phân li theo tỉ lệ 1đỏ : 2 hồng : 1 trắng. 6


3. Tính trạng đồng trội. + Đồng trội: là hiện tượng cả 2 alen cùng tham gia vào quá trình biểu hiện của kiểu hình do kiểu gen dị hợp quy định. Ví dụ 1: Nhóm máu MN ở người được quy định bởi kiểu gen MN gồm các alen đồng trội mã hóa cho hai phân tử khác nhau nằm trên bề mặt hồng cầu, phân tử M và phân tử N. Những người có kiểu gen đồng hợp MM thì trên bề mặt hồng cầu chỉ có toàn một loại phân tử M, người có kiểu gen NN thì trên bề mặt hồng cầu chỉ có một loại phân tử N. Ví dụ 2: Nhóm máu ABO ở người được quy định bởi 1 gen gồm 3 alen: IA, IB và IO, trong đó IA và IB là hai alen đồng trội và trội hơn alen IO đã hình thành 4 kiểu hình là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB và nhóm máu O. + Kiểu hình nhóm máu A có kiểu gen: IAIA và IAIO. + Kiểu hình nhóm máu B có kiểu gen: IBIB và IBIO. + Kiểu hình nhóm máu AB có kiểu gen: IAIB. + Kiểu hình nhóm máu O có kiểu gen: IOIO. Tính trạng nhóm máu ABO được gọi là nhóm máu đa alen (là tính trạng được quy định bởi một gen gồm nhiều hơn 2 alen). 4. Tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính. Tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính: là tính trạng được chi phối bởi gen trên nhiễm sắc thể thông thường. Do ảnh hưởng của nhân tố nội tiết, tính trạng của nó chỉ biểu hiện ở một loại giới tính, hoặc biểu hiện tính trội ở một giới tính, còn giới tính kia biểu hiện tính lặn. Ví dụ: Ở động vật, tính trạng có sừng ở một số con cừu là tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính. Alen H: quy định có sừng, alen h quy định không có sừng. Trong đó, kiểu gen HH biểu hiện có sừng ở cả cừu đực và cừu cái, kiểu gen hh biểu hiện không sừng ở cả cừu đực và cừu cái, kiểu gen Hh lại biểu hiện có sừng ở cừu đực nhưng lại biểu hiện không sừng ở cừu cái. 5. Tính trạng có tổ hợp gen gây chết. - Sự tương tác giữa các alen trong trường hợp lai một tính trạng đó là trường hợp gen gây chết. Đây là trường hợp làm biến đổi tỉ lệ theo định luật Menđen đơn giản nhất. Ví dụ: Ở chuột Ay: lông vàng (trội) a: đen hoặc sôcôla (lặn). Khi người ta lai chuột vàng x chuột vàng => F1 thu được hai loại chuột: 2 lông vàng : 1 lông khác (sôcôla), đồng thời trong các lứa chuột đẻ ra thì số con của nó ít hơn 1/4 so với các tổ hợp lai khác. Các nhận xét này dẫn đến giả thiết là chuột lông vàng có kiểu gen dị hợp tử Aa 7


khi chúng lai với nhau làm xuất hiện chuột AyAy không có sức sống và chúng bị chết ở giai đoạn sớm của phôi. - Dấu hiệu để nhận biết có hiện tượng gen gây chết là: ở đời con bị thiếu một loại tổ hợp nào đó. + Gen trên NST thường: Xuất hiện tỉ lệ 2:1 về cặp tính trạng đem lai. + Gen trên NST giới tính: Xuất hiện tỉ lệ 2:1 về giới tính.

8


PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN DẠNG 1: TÍNH SỐ LOẠI VÀ TÌM THÀNH PHẦN GEN CỦA GIAO TỬ 1. Số loại giao tử. * Số loại giao tử thực tế của 1 tế bào. - Một tế bào sinh trứng (noãn) chỉ cho 1 trứng (noãn) => chỉ cho 1 loại giao tử. - Một tế bào sinh tinh (hạt phấn) cho 4 tinh trùng (hạt phấn). =>

Một tế bào khi giảm phân nếu là thể đồng hợp cho 1 loại giao tử. Một tế bào khi giảm phân nếu là thể dị hợp cho 2 loại giao tử.

* Số loại giao tử của 1 cá thể hoặc 1 loại kiểu gen nào đó theo lí thuyết. - KG của cá thể gồm 1 cặp gen đồng hợp sẽ sinh ra 1 loại giao tử. - KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 21 loại giao tử. - KG của cá thể gồm 2 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 22 loại giao tử. - KG của cá thể gồm 3 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 23 loại giao tử. => Số loại giao tử của cá thể có KG gồm n cặp gen dị hợp = 2n. Ví dụ 1: 3 TB sinh tinh có KG: AaBbDdEE giảm phân tạo tinh trùng. Thực thế, số loại tinh trùng tối đa được tạo ra là bào nhiêu? Giải:

- Một tế bào sinh tinh khi giảm phân nếu là thể dị hợp cho 2 loại giao tử. - Kiểu gen AaBbDdEE có thể cho tối đa 8 loại giao tử khác nhau. => 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEE có thể tạo ra tối đa 6 loại giao tử nếu các tế bào có cách phân li NST khác nhau. 2. Thành phần gen của giao tử. * Xác định thành phần gen của giao tử có thể được thực hiện bằng phương pháp nhân đại số. Tách thành phần gen trong giao tử của mỗi cặp gen (Tương ứng với việc chia đôi cặp gen ra làm 2 chiếc, mỗi giao tử chứa 1 alen. Lấy tích thành phần gen của từng cặp gen. Ví dụ 1: Xác định thành phần gen của giao tử mà tế bào sinh giao tử có kiểu gen là AaBbdd. Cặp Aa cho 2 Ioại giao tử: A và a Cặp Bb cho 2 loại giao tử: B và b Cặp dd cho 1 loại giao tử: d Thành phần gen trong các giao tử: (A:a).(B:b).d = (AB:Ab:aB:ab).d = ABd, Abd, aBd, abd. Ví dụ 2: Xác định thành phần gen của giao tử mà tế bào sinh giao tử có kiểu gen là AaBbDd. 9


Cặp Aa cho 2 loại giao tử: A và a Cặp Bb cho 2 loại giao tử: B và b Cặp Dd cho 2 loại giao tử: D và d Thành phân gen trong giao từ: (A:a).(B:b).(D:d) = (AB:Ab:aB:ab).(D:d) = ABD, ABd AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd. * Cách xác định giao tử sử dụng sơ đồ phân nhánh Auerbac. + Đối với cơ thể thuần chủng (đồng hợp) chỉ tạo 1 loại giao tử. Ví dụ 1: AAbbCCDD cho một loại giao tử AbCD. + Đối với cơ thể dị hợp: Ví dụ 2: Xác định giao tử của cơ thể có KG AaBbDd. Bước 1: Xác định giao tử của từng cặp gen: - Cặp gen đồng hợp chỉ có 1 nhánh, cặp gen di hợp có 2 nhánh. - Aa cho 2 loại giao tử: A và a; Bb cho 2 loại giao tử: B và b; Dd cho 2 loại giao tử: D và d; Bước 2: Tổ hợp trên mạch nhánh, mỗi nhánh là một loại giao tử A

a

B D ABD

b d

D

ABd

AbD

B d Abd

b

D

d

D

d

aBD

aBd

abD

abd

Ví dụ 3: AaBbDDEeFF A

a

B

b

B

b

D

D

D

1 D E

e

E

e

E

e

E

e

F

F

F

F

F

F

F

F

ABDEF

ABDeF

AbDEF

aBDEF

aBDeF

abDEF

abDeF

AbDeF

10


DẠNG 2: TÍNH SỐ KIỂU TỔ HỢP – KIỂU GEN – KIỂU HÌNH 1. Số kiểu tổ hợp. Số kiểu tổ hợp = Số loại giao tử đực x Số loại giao tử cái. 2. Số loại kiểu gen và kiểu hình. Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng. Ta cần tìm số kiểu gen và kiểu hình của từng cặp tính trạng. a. Nếu 1 gen có 2 alen (A và a) trội lặn hoàn toàn: Phép lai

Số kiểu gen

Số kiểu hình

AA x AA

1

1

AA x Aa

2

1

AA x aa

1

1

Aa x Aa

3

2

Aa x aa

2

2

aa x aa

1

1

b. Nếu 1 gen có n alen (a1, a2, a3. . .an). Mỗi alen quy định 1 loại kiểu hình trội lặn hoàn toàn: Tùy từng phép lai sẽ có số loại kiểu gen và kiểu hình khác nhau. * Các trường hợp khác của những hiện tượng di truyền bổ sung cho quy luật phân li của Menđen. (Số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa có thể có) a. Nếu 1 gen có 2 alen (A và a) trội lặn không hoàn toàn: + Số loại kiểu gen: 3 Kiểu gen (AA, Aa, aa). + Số loại kiểu hình: 3 Kiểu hình. b. Gen quy định nhóm máu ABO ở người được quy định bởi 1 gen gồm 3 alen: IA, IB và IO, trong đó IA và IB là hai alen đồng trội và trội hơn alen IO. + Số loại kiểu gen: 6 Kiểu gen (IAIA; IAIO; IBIB; IBIO; IAIB; IOIO). + Số loại kiểu hình: 4 Kiểu hình (Nhóm máu A; B; AB; O) c. Nếu 1 gen có 2 alen (A và a) chịu sự ảnh hưởng của giới tính. + Số loại kiểu gen: 3 Kiểu gen (AA, Aa, aa). + Số loại kiểu hình: 2 Kiểu hình. d. Nếu 1 gen có 2 alen. Gây chết ở trạng thái đồng hợp tử trội (AA). + Số loại kiểu gen: 2 Kiểu gen (Aa, aa). + Số loại kiểu hình: 2 Kiểu hình. DẠNG 3: TÌM TỈ LỆ KIỂU GEN VÀ TỈ LỆ KIỂU HÌNH 1. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong trường hợp lai 1 cặp tính trạng. * Các bước giải: B1: Xác định các loại giao tử và tỉ lệ từng loại của cá thể bố và mẹ. B2: Lập bảng xét tỉ lệ các loại tổ hợp => Xác định được tỉ lệ kiểu gen. 11


B3: Từ quy ước gen xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con. Ví dụ 1. Cho biết, ở một loài thực vật: alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của phép lai. P: Aa (hoa đỏ) x aa (hoa trắng). Giải Ta có:

P:

Aa

x

aa

GP: A = a =50% F1:

a = 100%

KG: 50% Aa : 50% aa KH: 50% Hoa đỏ: 50% Hoa trắng.

Ví dụ 2. Gen quy định nhóm máu ABO ở người được quy định bởi 1 gen gồm 3 alen: IA, IB và IO, trong đó IA và IB là hai alen đồng trội và trội hơn alen IO. Một người đàn ông có nhóm máu A dị hợp tử kết hôn với một người phụ nữ có nhóm máu B dị hợp tử, về mặt lí thuyết thì con của họ có thể có những nhóm máu nào và tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu? Giải Ta có: Người đàn ông có kiểu gen là: IAIO. Người đàn ông có kiểu gen là: IBIO. Ta có phép lai: P

IAIO

x

IBIO.

GP:

IA = IO =50%

F1:

KG: 25% IAIB : 25% IAIO: 25% IBIO: 25% IOIO . KH:

IB = IO =50%

25% có nhóm máu AB 25% có nhóm máu A 25% có nhóm máu B 25% có nhóm máu O

Ví dụ 3. Ở dê, tính trạng có râu là tính trạng chịu ảnh hưởng bởi giới tính. Alen trội H quy định có râu ở cả con đực và con cái, alen h quy định không râu ở cả hai giới. Riêng hiểu gen Hh ở con đực biểu hiện có râu, nhưng lại biểu hiện không râu ở con cái. Cho con đực không râu giao phối với con cái có râu, thu được F1 gồm 50% số con không râu, 50% số con có râu. Cho F1 giao phối với nhau, ở thế hệ F2 tỉ lệ kiểu hình của đàn dê con là: A. 3 không râu : 1 có râu

B. 3 có râu : 1 không râu

C. 3 không râu : 5 có râu

D. 1 không râu : 1 có râu

Giải Ở thế hệ F2 tỉ lệ kiểu gen ở cả hai giới giống nhau đều là: 1/4 HH : 2/4 Hh : 1/4 hh. Nên tỉ lệ kiểu hình thu được: 12


Giới đực: 3/4 có râu : 1/4 không râu. Giới cái: 1/4 có râu : 3/4 không râu. => Tỉ lệ kiểu hình chung ở cả hai giới: 1 không râu : 1 có râu 2. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong trường hợp lai nhiều cặp tính trạng. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình chung = tích tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình riêng từng tính trạng. + Để xác định số kiểu gen, kiểu hình, tỉ lệ hay xác suất của kiểu gen và kiểu hình: ta chia phép lai kép thành các phép lai đơn, sau đó sử dụng quy luật nhân xác suất để tìm ra kết quả. + Nếu kiểu gen của P dị hợp về các cặp gen, ta có thể áp dụng công thức tổng quát sau: F1 KG

F2 Số kiểu

Số kiểu

Số loại

giao tử

tổ hợp

KG

Tỉ lệ KG

Số loại

Tỉ lệ KH

KH

giao tử Aa

21

21 x 21

31

(1: 2: 1)1

21

( 3: 1)1

AaBb

22

22 x 22

32

(1: 2: 1)2

22

( 3: 1)2

AaBbDd

23

23 x 23

33

(1: 2: 1)3

23

( 3: 1)3

AaBbDd..... 2n

2n x 2n

3n

(1: 2: 1)n

2n

( 3: 1)n

(n cặp gen) Ví dụ 1: Cho phép lai P: AaBb x Aabb. Hãy xác định số kiểu tổ hợp giao tử, số kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ kiểu gen AaBb và kiểu hình A-B- ở F1. Giải: + Số kiểu tổ hợp giao tử = 4 x 2 = 8. + Tách phép lai: AaBb x Aabb = (Aa x Aa)(Bb x bb) + Xác định kết quả của từng phép lai đơn: P: Aa x Aa

F1: ¼ AA : ½ Aa : ¼ aa;

¾ A- : ¼ aa

P: Bb x bb

F1: ½ Bb : ½ bb;

½ B- : ½ bb

+ Áp dụng quy luật nhân xác suất: Số kiểu gen = 3 . 2 = 6 Số kiểu hình = 2 . 2 = 4 Tỉ lệ kiểu gen AaBb = ½ . ½ = ¼ Tỉ lệ kiểu hình A-B- = ¾ . ½ = 3/8 Ví dụ 2: A: hạt vàng, a: hạt xanh; B: hạt trơn, b: hạt nhăn; D: thân cao, d: thân thấp P: AabbDd x AaBbdd. 13


Tỷ

Số cặp gen

lệ

KG

riêng

Số KG

Tỷ lệ KH riêng

Số KH

Aa x Aa

1AA:2Aa:1aa

3

3 vàng : 1 xanh

2

bb x Bb

1Bb:1bb

2

1 trơn : 1 nhăn

2

Dd x dd

1Dd:1dd

2

1 cao : 1 thấp

2

Số KG chung = ( 1AA:2Aa:1aa)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) = 3 x 2 x 2 = 12. Số KH chung = (3 vàng : 1 xanh)(1 trơn : 1 nhăn)(1 cao : 1 thấp) = 2 x 2 x 2 = 8. 3. Số loại kiểu gen hoặc tỉ lệ kiểu gen của đời con thỏa mãn điều kiện nhất định. Nếu tỉ lệ trội/ lặn ở các cặp tính trạng không như nhau thì ta phải sử dụng công thức nhân tỉ lệ riêng từng cặp: Ví dụ 1: Các gen phân li độc lập, phép lai AaBbDdEE x AabbDdEe cho tỉ lệ kiểu hình gồm: 1 trội và 3 lặn là bao nhiêu? 3 trội và 1 lặn là bao nhiêu? 2 trội và 2 lặn là bao nhiêu? Ta phân tích từng cặp tính trạng như sau: * cặp 1: Aa x Aa → 3/4 trội; 1/4 lặn

* cặp 2: Bb x bb → 1/2 trội; 1/2 lặn

* cặp 3: Dd x Dd → 3/4 trội; 1/4 lặn

* cặp 4: EE x Ee → 1 trội; 0 lặn

Tổ hợp

KH 4T 3T + 1L

2T + 2L 1T + 3L

TRỘI

Tổ hợp LẶN

TỈ LỆ RIÊNG

1,2,3,4

0

3/4 . 1/2 . 3/4 . 1 = 9/32

4,1,2

3

1. 3/4 . 1/2 . 1/4 = 3/32

4,1,3

2

1. 3/4 . 3/4 . 1/2 = 9/32

4,2,3

1

1. 1/2 . 3/4 . 1/4 = 3/32

4,1

2,3

1. 3/4 . 1/2 . 1/4 = 3/32

4,2

1,3

1. 1/2 . 1/4 . 1/4 = 1/32

4,3

1,2

1. 3/4 . 1/4 . 1/2 = 3/32

4

1,2,3

1. 1/4 . 1/2 . 1/4 = 1/32

TỈ LỆ CHUNG 9/32 15/32

7/32 1/32

Ví dụ 2: Trong phép lai: ♂ AaBbCcDdEe x ♀ aaBbccDdee. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết: a. Tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu? - Phân tích từng cặp gen: Số cặp gen

Tỷ lệ KG

Tỷ lệ KH

Aa x aa

1/2 Aa : 1/2 aa

1/2 trội : 1/2 lặn 14


Bb x Bb

1/ 4 BB : 2/4 Bb : 1/4 bb

3/ 4 trội : 1/4 lặn

Cc x cc

1/2 Cc : 1/2 cc

1/2 trội : 1/2 lặn

Dd x Dd

1/ 4 DD : 2/4 Dd : 1/4 dd

3/ 4 trội : 1/4 lặn

Ee x ee

1/2 Ee : 1/2 ee

1/2 trội : 1/2 lặn

Tỷ lệ KH trội về gen A là 1/2, về gen B là 3/4, về gen C là 1/2, về gen D là 3/4, về gen E là 1/2. Do vậy tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng = 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128. b. Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ = 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128. c. Tỉ lệ đời con có KG giống bố = 1/2 x 2/4 x 1/2 x 2/4 x 1/2 = 4/128 = 1/32. DẠNG 4. BÀI TOÁN BIẾT TỈ LỆ PHÂN LI KIỂU HÌNH Ở ĐỜI CON XÁC ĐỊNH KIỂU GEN CỦA P. - Ta cần xét riêng từng cặp tính trạng để tìm kiểu gen từng cặp tính trạng ở P. + Nếu F1 đồng tính => P: AA x AA; AA x aa; AA x Aa; aa x aa. + Nếu F1 phân li theo tỉ lệ 3:1 => P: Aa x Aa. + Nếu F1 phân li theo tỉ lệ 1:1 => P: Aa x aa. - Kết hợp các tính trạng với nhau để tìm kiểu gen đầy đủ của P. Ví dụ 1: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai nào dưới đây? A. Aa x Aa

B. aa x aa

C. AA x Aa

D. AA x AA

Giải Phép lại C cho đời con có tỉ lệ kiểu gen 1 AA: 1 Aa nên có tỉ lệ kiểu hình 1 Trội: 1 Trung gian. Ví dụ 2: (HSG 12 2018-2019) Ở chuột lang, màu lông được quy định bởi 4 alen như sau: Cđ - màu đen; Ck - màu kem; Cb - màu bạc; Ct - màu bạch tạng. Dựa vào kết quả các phép lai sau: Phép lai

Kiểu hình của P

Kiểu hình của đời con Đen

Bạc

Màu kem

Bạch tạng

1

Đen x Đen

235

79

0

0

2

Đen x Bạch tạng

81

80

0

0

3

Kem x Kem

0

0

238

80

4

Bạc x Kem

0

156

78

79

Hãy xác định thứ tự tính trội giữa các alen và kiểu gen của các cặp bố mẹ trong mỗi phép lai trên. 15


Giải: Thứ tự trội lặn của các alen và kiểu gen của P là: - Ở phép lai thứ 1: Đen x Đen thu được đời con 3 đen: 1 bạc → đen trội so với bạc. Kiểu gen của P là CđCb x CđCb. - Ở phép lai thứ 2: Đen x bạch tạng thu được đời con 1 đen: 1 bạc → đen trội so với bạc, bạc trội so với bạch tạng. Vậy bạc lặn so với đen. Kiểu gen của P là CđCb x CtCt. - Ở phép lai thứ 3: Kem x Kem thu được đời con 3 kem : 1 bạch tạng → kem trội so với bạch tạng. Kiểu gen của P là CkCt x CkCt.. - Ở phép lai thứ 4: Bạc x kem thu được đời con 2 bạc : 1 kem: 1 bạch tạng → bạc trội so với kem, kem trội so với bạch tạng. Kiểu gen của P là CbCt x CkCt. =>Thứ tự trội lặn của các alen là đen > bạc > kem > bạch tạng Ví dụ 3: Cho hai cây chưa rõ kiểu gen và kiểu hình lai với nhau thu được F1 : 3/8 cây đỏ tròn, 3/8 cây đỏ bầu dục, 1/8 cây vàng tròn, 1/8 cây vàng bầu dục. Tìm kiểu gen của 2 cây thuộc thế hệ P. Biết mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau và không xảy ra đột biến. Hướng dẫn: - Xét riêng từng cặp tính trạng: +Màu sắc: F1 có tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng => P : Aa x Aa. +Hình dạng: F1 có tỉ lệ 1 Tròn : 1 Bầu dục =>lai phân tích. => P : Bb x bb. - Xét chung các cặp tính trạng: Biết mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau Quy luật chi phối: phân li độc lập. Kết hợp kết quả => ta có KG của P : AaBb x Aabb. DẠNG 5. TOÁN XÁC SUẤT TRONG QUY LUẬT MENĐEN. 1. Một số khái niệm về xác xuất. - Quy luật cộng xác suất: xác suất của một sự kiện mà nó có thể xảy ra theo hai hoặc nhiều cách độc lập và loại trừ nhau bằng tổng các xác suất riêng lẻ. - Quy luật nhân xác suất: xác suất của một sự kiện phức hợp bằng tích của xác suất của các sự kiện độc lập riêng rẽ. Ví dụ: Xác suất tung 2 đồng xu trong đó có 1 đồng sấp và 1 đồng ngửa là: ½ . ½ + ½ . ½=½ - Tổ hợp: Cho tập hợp A gồm n phần tử; n⩾1. Một chỉnh hợp chập k các phần tử của A là một cách sắp xếp k phần tử khác nhau của A; 1⩽k⩽n; k∈N. Số các chỉnh hợp chập k của n phần tử: Akn=n!/(n−k)! Số các tổ hợp chập k của n phần tử: Ckn=n!/((n−k)!k!). 16


Áp dụng: với các trường hợp tính số cách sắp xếp trong đó các phần tử sắp xếp ở các vị trí khác nhau có giá trị khác nhau. - Công thức nhị thức Niu-tơn (a + b)n = C0nan + C1nan-1b + ... Cknan-kbk + ... Cn-1nabn-1 + Cnnbn. 2. Một số bài tập phổ biến. Ví dụ 1: Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt màu vàng trội hoàn toàn so với tính trạng hạt màu xanh. Tính trạng do một gen quy định nằm trên NST thường. Cho 5 cây tự thụ và sau khi thu hoạch lấy ngẫu nhiên mỗi cây một hạt đem gieo được các cây F1. Xác định: a) Xác suất để ở F1 cả 5 cây đều cho toàn hạt xanh? b) Xác suất để ở F1 có ít nhất 1 cây có thể cho được hạt vàng? Bài giải a) Xác suất để ở F1 cả 5 cây đều cho toàn hạt xanh: Ta có SĐL P : Aa x Aa F1 : 1AA , 2Aa , 1aa KH : 3/4 vàng : 1/4 xanh Nếu lấy ngẫu nhiên mỗi cây 1 hạt thì xác suất mỗi hạt lấy ra: 3/4 là hạt vàng, 1/4 là hạt xanh . Đây là trường hợp các sự kiện (phần tử) không đồng khả năng tức có xác suất khác nhau. - Gọi a là xác suất hạt được lấy là màu vàng: a = 3/4 - Gọi b là xác suất hạt được lấy là màu xanh: b = 1/4 Xác suất 5 hạt lấy ra là kết quả của (a + b)5 = a5 + 5a4 b1 + 10a3 b2 + 10a2 b3 + 5a1 b4 + b5 → Có 6 khả năng xảy ra, trong đó 5 hạt đều xanh = b5 = (1/4)5 . Để cả 5 cây F1 đều cho toàn hạt xanh tức cả 5 hạt lấy ra đều là hạt xanh (aa) Vậy xác suất để ở F1 cả 5 cây đều cho toàn hạt xanh = (1/4)5 b) Xác suất để ở F1 có ít nhất 1 cây có thể cho được hạt vàng: F1 ít nhất có 1 cây cho được hạt vàng đồng nghĩa với trừ trường hợp 5 hạt lấy ra đều xanh (tính chất của 2 biến cố giao) Vậy xác suất để ở F1 có ít nhất 1 cây có thể cho được hạt vàng = 1 – (1/4)5 . Ví dụ 2: Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho đời con có tỉ lệ kiểu gen aaBbDD là bao nhiêu, cho tỉ lệ kiểu hình A-bbD- là bao nhiêu? Giải: 17


- Xét riêng phép lai của mỗi cặp gen: Cặp gen

Tỉ lệ phân li kiểu gen

Aa x Aa

1AA : 2 Aa : 1aa

Bb x Bb

1BB : 2 Bb : 1bb

Dd x DD

1DD : 1Dd

- Tỉ lệ kiểu gen aaBbDD trong phép lai: + Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, tỉ lệ kiểu gen aa trong phép lai của cặp gen Aa x Aa là: 1/4. + Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, tỉ lệ kiểu gen Bb trong phép lai của cặp gen Bb x Bb là: 1/2. + Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, tỉ lệ kiểu gen DD trong phép lai của cặp gen Dd x DD là: 1/2. + Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ kiểu gen aaBbDD trong phép lai là: 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16. - Tỉ lệ kiểu hình A-bbD- trong phép lai: + Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, tỉ lệ kiểu hình A- trong phép lai của cặp gen Aa x Aa là: 3/4. + Áp dụng công định nghĩa xác suất, tỉ lệ kiểu hình bb trong phép lai của cặp gen Bb x Bb là: 1/4. + Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, tỉ lệ kiểu hình D- trong phép lai của cặp gen Dd x DD là: 1. + Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ kiểu hình A-bbD- trong phép lai là: 3/4 x 1/4 x 1 = 3/16. Ví dụ 3: Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai ♂ AaBbDd x ♀ Aabbdd cho đời con có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 cặp tính trạng là bao nhiêu? Giải: Cách 1: - Tính tỉ lệ tính trạng lặn ở phép lai của mỗi cặp gen: Cặp gen

Tỉ lệ phân li kiểu Tỉ lệ phân li kiểu Tỉ lệ kiểu Tỉ

lệ

gen

hình

hình trội

hình lặn

Aa x Aa

1AA : 2 Aa : 1aa

3 Trội : 1 Lặn

3/4

1/4

Bb x bb

1Bb : 1bb

1 Trội : 1 Lặn

1/2

1/2

Dd x dd

1Dd : 1dd

1 Trội : 1 Lặn

1/2

1/2

kiểu

- Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 cặp tính trạng là: 18


1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16. Cách 2: Áp dụng khi bài toán yêu cầu xác định đời con có tỉ lệ kiểu hình trội (hoặc lặn) về cả n cặp tính trạng. - Đời con mang kiểu hình lặn về cả 3 cặp tính trạng có kiểu gen aabbdd. - Tỉ lệ giao tử abd ở cơ thể ♂ là 1/23 = 1/8. - Tỉ lệ giao tử abd ở cơ thể ♀ là 1/21 = 1/2. - Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ kiểu hình trội về 3 cặp tính trạng là: 1/8 x 1/2 = 1/16. Chú ý: Khi bài toán yêu cầu tính tỉ lệ kiểu hình vừa trội, vừa lặn (a tính trạng trội: b tính trạng lặn) thì ta phải áp dụng thêm công thức tổ hợp để giải. Ví dụ 4: Cho hai cơ thể bố mẹ có kiểu gen AaBbDdEeFf giao phấn với nhau. Cho biết tính trạng trội là trội hoàn toàn và mỗi gen quy định một tính trạng. Tính tỉ lệ cá thể ở đời con có hiểu hình 3 trội : 2 lặn? Giải: - Tính tỉ lệ tính trạng trội, lặn ở phép lai của mỗi cặp gen: Cặp gen

Tỉ lệ phân li kiểu Tỉ lệ phân li Tỉ

lệ

kiểu Tỉ

lệ

gen

kiểu hình

hình trội

hình lặn

Aa x Aa

1AA : 2 Aa : 1aa

3 Trội : 1 Lặn

3/4

1/4

Bb x Bb

1BB : 2 Bb : 1bb

3 Trội : 1 Lặn

3/4

1/4

Dd x Dd

1DD : 2Dd : 1Dd

3 Trội : 1 Lặn

3/4

1/4

Ee x Ee

1EE : 2Ee : 1ee

3 Trội : 1 Lặn

3/4

1/4

Ff x Ff

1FF : 2Ff : 1ff

3 Trội : 1 Lặn

3/4

1/4

kiểu

- Tính tỉ lệ cá thể ở đời con có hiểu hình 3 trội : 2 lặn: + Áp dụng công thức tổ hợp, ta tính được xác suất có được 3 trội trong tổng số 5 trội là: C35 = 10. + Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ 3 trội là: 3/4.3/4.3/4. + Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ 2 lặn là: 1/4.1/4. + Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ cá thể ở đời con có hiểu hình 3 trội : 2 lặn là: 10 x (3/4)3 x (1/4)2 = 270/1024 = 135/512. Chú ý: Khi bài toán yêu cầu tính tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội hoặc tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn của phép lai có n cặp gen dị hợp, thì có thể tính theo cách khác: - Bước 1: Tính tỉ lệ giao tử chứa toàn gen trội (hoặc lặn). - Bước 2: Áp dụng công thức nhân xác suất, tính tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội (hoặc lặn).

19


Ví dụ 5: Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có tỉ lệ kiểu gen aabbdd là bao nhiêu? Giải: - Số giao tử của cơ thể bố, mẹ là: 2n (áp dụng công thức tổng quát cho phép lai có n cặp gen dị hợp). - Tỉ lệ giao tử abd ở mỗi cơ thể bố, mẹ là: 1/2n = 1/23 = 1/8. - Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ kiểu gen aabbdd là: 1/8 x 1/8 = 1/64. (Nếu áp dụng theo cách ban đầu, ta có tỉ lệ kiểu gen aabbdd là: 1/4 x 1/4 x 1/4 = 1/64). 3. Toán xác suất cho các tính trạng di truyền theo quy luật Menđen ở người. Áp dụng: - Xác định tỉ lệ kiểu hình (giới tính, tật bệnh) ở đời con trong di truyền học người ở các bài toán thông thường. - Xác định tỉ lệ sinh con mắc bệnh hay không mắc bệnh, hoặc mang một loại kiểu hình nào đó trong bài toán sơ đồ phả hệ. (Không đề cập đến ở chuyên đề này). Cách giải: - Bước 1: Xác định sự xuất hiện kiểu gen, kiểu hình ở đời con. - Bước 2: Áp dụng công thức tổ hợp, công thức cộng xác suất, công thức định nghĩa xác suất để tính xác suất là con trai hay con gái theo yêu cầu của đề bài. - Bước 3: Áp dụng công thức nhân xác suất, công thức nhị thức Niu-tơn để xác định tỉ lệ kiểu hình (giới tính, tật bệnh) ở đời con. Ví dụ 1: Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do đột biến gen gen lặn nằm trên NST thường. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh phêninkêtô niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là trai không bị bệnh là bao nhiêu? Giải: - Kiểu gen, kiểu hình của đời con: + Bố mẹ bình thường sinh con đầu lòng bị bệnh phênin kêtô niệu có nghĩa là bố mẹ mạng gen bệnh ở trạng thái dị hợp. + Qui ước: A : bình thường; a: bệnh phênin kêtô niệu. + Kiểu gen của bố mẹ là: Aa x Aa. Ta có: P: ♂ Aa x ♀ Aa GP: A, a A, a F1: KG: 1AA : 2Aa : 1 aa. 20


KH: 3/4 bình thường : 1/4 bị bệnh. - Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, xác suất sinh con bình thường là: 3/4 - Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, ta có xác suất sinh con trai là:1/2 (Vì sinh con trai hay con gái xác suất là: 50% con trai : 50% con gái). - Áp dụng công thức nhân xác suất, xác suất để cặp vợ chồng sinh con trai không bị bệnh là: 3/4 x 1/2 = 3/8. Ví dụ 2: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Vợ và chồng đều bình thường nhưng con trai đầu lòng của họ bị bệnh bạch tạng. 1. Xác suất để họ sinh 2 người con, có cả trai và gái đều không bị bệnh? 2. Xác suất để họ sinh 2 người con có cả trai và gái trong đó có một người bệnh, một không bệnh? 3. Sinh 2 người con cùng giới tính và một người bình thường, một người bị bệnh bạch tạng? 4. Xác suất để họ sinh 3 người con có cả trai, gái và ít nhất có một người không bệnh? Giải: - Kiểu gen, kiểu hình của đời con: + Bố mẹ bình thường sinh con đầu lòng bị bệnh bạch tạng có nghĩa là bố mẹ mạng gen bệnh ở trạng thái dị hợp. + Qui ước: A : bình thường; a: bệnh bạch tạng. + Kiểu gen của bố mẹ là: Aa x Aa. Ta có: P: ♂ Aa x ♀ Aa GP: A, a A, a F1: KG: 1AA : 2Aa : 1 aa. KH: 3 bình thường : 1 bị bệnh. - Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, ta có: + Xác suất sinh con bình thường là: 3/4. + Xác suất sinh con bị bệnh là: 1/4. 1. Xác suất để họ sinh 2 người con, có cả trai và gái đều không bị bệnh: - Xác suất sinh con trai hay con gái là :1/2. - Áp dụng công thức tổ hợp, công thức định nghĩa xác suất, ta có xác suất sinh 2 người con có cả trai và gái là : C21 x 1/2 x 1/2 = 1/2 (hoặc C21 /22 = 1/2). - Áp dụng công thức nhân xác suất, xác suất để cặp vợ chồng sinh 2 người con, có cả trai và gái đều không bị bệnh là: 1/2 x 3/4 x 3/4 = 9/32. 21


2. Xác suất để họ sinh 2 người con có cả trai và gái trong đó có một người bệnh, một không bệnh: - Áp dụng công thức nhân xác suất, xác suất để cặp vợ chồng sinh 2 người con, có một người bệnh, một người không bệnh: C21 x 3/4 x 1/4 = 6/16. - Áp dụng công thức nhân xác suất, xác suất để cặp vợ chồng sinh 2 người con, có cả trai và gái trong đó có một người bệnh, một không bệnh: 1/2 x 6/16 = 6/32. 3. Sinh 2 người con cùng giới tính và một người bình thường, một người bị bệnh bạch tạng: - Áp dụng công thức nhân xác suất, công thức cộng xác suất, ta có xác suất sinh 2 người con đều con trai hoặc đều con gái là : (1/2 x 1/2 + 1/2 x 1/2) = 1/2. - Áp dụng công thức nhân xác suất, xác suất để cặp vợ chồng sinh 2 người con cùng một giới và một người bình thường, một người bị bệnh bạch tạng là: 1/2 x 3/4 x 1/4 = 3/32. 4. Xác suất để họ sinh 3 người con có cả trai, gái và ít nhất có một người không bệnh: - Áp dụng công thức tổ hợp, công thức nhân xác suất, công thức cộng xác suất, ta có xác suất sinh 3 người con có cả trai và gái là : C32 x 1/2 x 1/2 x 1/2 + C32 x 1/2 x 1/2 x 1/2 = 3/4.

Vì có thể hai người con trai, một người con gái hoặc hai người con gái một người con trai cũng đúng. Còn C32 là xác suất 2 trong 3 người con là con trai hoặc là con gái. (Hoặc tính bằng cách: C13 /23 + C23 /23 = 2(C13 /23) = 3/4). - Áp dụng công thức nhân xác suất, công thức nhị thức Niu-tơn, xác suất để cặp vợ chồng sinh 3 người con có cả trai, gái và ít nhất có một người không bệnh là: 3/4 x [(3/4)3 + 3 x (3/4)2 x 1/4 + 3 x 3/4 x (1/4)2 ] = 189/256. Ví dụ 3: Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về nhóm máu. Nếu họ sinh hai đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O là bao nhiêu? Giải: - Kiểu gen, kiểu hình của đời con: + Kiểu gen của bố mẹ là: IAIO x IAIO. P : IAIO x IAIO GP : IA; IO IA; IO F:

KG: 1/4 IAIA : 2/4 IAIO : 1/4 IOIO. KH: 3/4 nhóm máu A : 1/4 nhóm máu O.

- Áp dụng công thức nhị thức Niu tơn ta tính được khả năng sinh hai đứa con một đứa nhóm máu A một đứa nhóm máu O là: C12 x 3/4 x 1/4 = 3/8. 22


PHẦN III: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG I. BÀI TẬP TỰ LUẬN. 1. Phần tự luận lí thuyết có lời giải. a. Quy luật phân li. Câu 1. (Thông hiểu) Nếu bố mẹ đem lai không thuần chủng, các alen của một gen không có quan hệ trội lặn hoàn toàn mà là đồng trội (mỗi alen biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân li của Menđen còn đúng hay không? Tại sao? Lời giải. Vẫn đúng. Vì quy luật phân li của Menđen chỉ sự phân li của các alen mà không nói về sự phân li tính trạng mặc dù qua sự phân li tính trạng, Menđen phát hiện ra quy luật phân li của các alen. * Quan hệ đồng trội: Ví dụ ở nhóm máu của người có 3 alen quy định là IA , IB và IO , trong đó IA và IB là đồng trội. Khi kiểu gen có đồng thời hai alen là IAIB thì kiểu hình biền hiện là nhóm máu AB (biểu hiện kiểu hình của cả hai alen). Câu 2. (Thông hiểu)Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện nào? Lời giải: Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện nào? - Cá thể bố mẹ đem lai phải dị hợp tử về một cặp gen đang xét (Aa x Aa). - Số lượng con lai phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy của tỉ lệ. - Các alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn (trường hợp đồng trội và trội không hoàn toàn sẽ không đúng). - Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau (đảm bảo sự sống sót của các kiểu gen khác nhau). Câu 3. (Thông hiểu)Cần phải làm gì để biết chính xác kiểu gen của một kiểu hình trội. Lời giải. Ta cần tiến hành phép lai phân tích, hoặc cho tự thụ phấn (nếu là thực vật). - Nếu kết quả phép lai phân tích, hoặc tự thụ phấn là 100% trội -> Cá thể trội đem lai là thuần chủng (AA) - Nếu kết quả phép lai phân tích cho tỉ lệ 1 trội : 1 lặn; kết quả phép lai tự thụ phấn là 3 trội : 1 lặn -> Cá thể trội đem lai là dị hợp (Aa) Câu 4. (Thông hiểu)Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào? Lời giải. 23


- Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho các cây đậu dùng làm dạng bố, dạng mẹ tự thụ phấn liên tục qua các thế hệ . - Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hay một vài tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi tính trạng trên cơ sở đó phát hiện các quy luật di truyền chung của nhiều tính trạng. - Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là do sự phân li tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết. - Dùng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho thế hệ sau. Câu 5. (Thông hiểu)Vì sao Menđen lại chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu? Lời giải Vì có ba thuận lợi cơ bản - Dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng một năm. - Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao độ do cấu tạo của hoa, nên tránh được sự tạp giao trong lai giống, dễ tao dòng thuần - Có nhiều tính trạng đối lập và tính trạng đơn gen dễ phân biệt. b. Quy luật phân li độc lập. Câu 1. (Nhận biết)Phát biểu các điều kiện nghiệm đúng cho định luật phân li độc lập của Menđen. Lời giải. Điều kiện nghiệm đúng cho định luật phân li độc lập của Menđen. - Các cặp alen quy định các tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Câu 2. (Thông hiểu)Các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 là gì? Lời giải. Các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 - Bố mẹ phải dị hợp tử về 2 cặp gen - Các gen alen phải có quan hệ trội lặn hoàn toàn - Số lượng cá thể con phải lớn đảm bảo tính chính xác của tỉ lệ - Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau. - Quá trình giảm phân xảy ra bình thường. 24


Câu 3. (Vận dụng)Làm thế nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của các phép lai? Lời giải. Để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của các phép lai. - Dựa vào kết quả lai phân tích hoặc ở đời F2 ta có thể biết được hai gen nằm trên hai NST nếu tỉ lệ phân tính là 1 : 1 : 1 : 1 hoặc ở F2 là 9 : 3 : 3 : 1. - Dựa vào quy luật nhân xác suất để xác định, nếu hai gen nằm trên hai cặp NST khác nhau => Hai cặp gen phân li độc lập => Tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng riêng rẽ. 2. Phần tự luận bài tập có đáp án. a. Các bài tập thông thường. Câu 1. (Vận dụng)Khi lai thuận và nghịch hai dòng chuột thuần chủng lông xám và lông trắng với nhau đều được F1 toàn lông xám. a. Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F1 b. Đem F1 lai phân tích xác định kết quả ở đời con c. Cho F1 tự giao phối với nhau. Xác định kết quả ở F2 Cho biết màu lông do một gen quy định. ĐA Ptc: chuột lông xám x chuột lông trắng -> F1: 100% lông xám => lông xám là trội hoàn toàn so với lông trắng. Quy ước gen A – lông xám a – lông trắng a. HS tự viết b. F2: 1Aa : 1aa (50%lông xám : 50%lông trắng) c. F2: 1AA : 2Aa : 1aa (75%lông xám: 25%lông trắng) Câu 2. (Vận dụng)Khi lai cây dâu tây quả đỏ thuần chủng với cây dâu tây quả trắng thuần chủng, F1 thu được toàn cây dâu tây quả hồng . Cho biết tính trạng màu sắc do 1 cặp gen quy định . a. Giải thích và viết SĐL từ P đến F1 . b. Cho F1 tự thụ phấn. Xác định kết quả ở F2? c. Kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ như thế nào để đời con thu được tỉ lệ KH 1:1? ĐA a. HS tự viết b. F2: 1AA : 2Aa : 1aa (1quả đỏ : 2 quả hồng : 1 quả trắng) c. Để đời con thu được tỉ lệ kiểu hình là 1:1 25


TH1- P: AA (đỏ) x Aa (hồng) -> F1: 1AA (đỏ) : 1Aa (hồng) TH2- P: Aa (hồng) x aa (trắng) -> F1: 1Aa (hồng) : 1aa (trắng) Câu 3. (Vận dụng)Dựa trên các phép lai sau đây ở cừu, hãy xác định kiểu gen của mỗi cá thể. Phép lai

Đời con

Trắng 1 x Trắng 2

6 trắng : 1 đen

Trắng 1 x Trắng 3

5 trắng

Trắng 1 x Đen 1

3 trắng : 3 đen

ĐA PL1: Kiểu gen của trắng-1 và trắng-2 là Aa. Aa x Aa -> 1AA : 2Aa : 1aa PL2: trắng-1 (Aa) x trắng 3 (A_ ) -> F1 đồng tính -> Kiểu gen của trắng-3 là AA PL3: trắng-1 (Aa) x đen-1 (aa) -> 1Aa : 1aa Câu 4. (Vận dụng cao)Cho các thỏ có cùng KG giao phối với nhau, thu được F1 như sau: 57 thỏ đen, lông thẳng : 20 thỏ đen, lông xù : 18 thỏ trắng, lông thẳng : 6 thỏ trắng, lông xù. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập. a. Xác định tính trội lặn và lập sơ đồ lai. b. Cho thỏ trắng, lông thẳng giao phối với thỏ trắng lông xù thì kết quả như thế nào ? ĐA: a. Xác định tính trội lặn: - Xét tính trạng về màu sắc lông: Đen : trắng = 3: 1. Lông đen là trội so với lông trắng. - Xét tính trạng về hình dạng của lông: Thẳng : xù = 3 : 1. Lông thẳng là trội so với lông xù. b. Thỏ lông trắng thẳng P có KG : aaBB hay aaBb. Ta có 2 phép lai: aaBB x aabb; aaBb x aabb. Học sinh tự viết sơ đồ lai để tìm kết quả. Câu 5. (Vận dụng cao)Cho cây A giao phấn với 3 cây khác nhau, thu được kết quả như sau: - Với cây 1 thu được 6,25% cây thấp, quả vàng - Với cây 2 thu được 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây cao, quả vàng. - Với cây 3 thu được 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây thấp, quả đỏ. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp. ĐA: 1. Cây thứ nhất có kiểu gen là AaBb. 2. Cây thứ hai có kiểu gen là AABb. 26


3. Cây thứ ba có kiểu gen AaBB Câu 6. (Vận dụng cao)Cho lai 2 cá thể AaBbCc, với 3 cặp gen nằm trên cặp NST khác nhau, các tính trạng đều trội hoàn toàn. a. Tỉ lệ cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp là bao nhiêu? b. Tỉ lệ cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp là bao nhiêu? ĐA: a. Tỉ lệ cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp là : (2/4 × 2/4 × 1/4) × 6 = 4/64 × 6 = 24/64 b. Tỉ lệ cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp là : (2/4 × 1/4 × 1/4) × 12 = 2/64 × 12 = 24/64 Câu 7. (Vận dụng cao)Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tử tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả đỏ có kiểu gen đồng hợp và 1 quả đỏ có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là bao nhiêu? ĐA. C23 x (1/3)2 x 2/3 = 2/9 b. Bài tập có ứng dụng toán xác suất trong đề thi các kì thi quốc gia. Bài 1: (Vận dụng cao)(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009) Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục là: A. 50%.

B. 25%.

C. 12,5%.

D. 75%.

HD giải: - Con trai đầu lòng bị bệnh mù màu → gen trên X mang bệnh lấy từ mẹ có xác suất 0,5. - Xác suất con gái bị bệnh mù màu là: 0, 5 x 0,5 = 0,25 = 25% (lấy gen trên X mang bệnh từ bố và từ mẹ đều có xác suất 0,5 ) → Đáp án B. Bài 2: (Vận dụng)(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011) Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd × AaBbdd là: A. 1/4.

B. 1/8.

C. 1/2.

D. 1/16.

HD giải: - Áp dụng công thức nhân xác suất: 2/4 x 2/4 x 1/2 = 1/8 → Đáp án B. 27


Bài 3: (Vận dụng)(Đề thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2008) Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd × AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-Dở đời con là: A. 3/256.

B. 1/16.

C. 81/256.

D. 27/256.

HD giải: Áp dụng công thức nhân xác suất: 3/4 x 1/4 x 3/4 x 3/4 = 27/256 → Đáp án D. Bài 4: (Vận dụng cao)(Đề thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2009) Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ: A. 27/256.

B. 81/256.

C. 9/64.

D. 27/64.

HD giải: - Áp dụng công thức tổ hợp, công thức nhân xác suất: C34 x (3/4)3 x (1/4)1 = 27/64 → Đáp án D. Bài 5: (Vận dụng)(Đề thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2010) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: A. 9/256.

B. 27/128.

C. 9/64.

D. 9/128.

HD giải: - Áp dụng công thức tổ hợp, công thức nhân xác suất: C24 x (3/4)2 x (1/4)2 = 27/128 → Đáp án B. Bài 6: (Vận dụng cao)(Đề thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2012) Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh. A. 1/2.

B. 8/9.

C. 5/9.

D. 3/4.

Đáp án B.

28


3. Phần bài tập tự giải. Câu 1. (Thông hiểu)Ở ruồi giấm phép lai giữa ruồi có thân đen với ruồi có thân màu xám sinh ra tất cả ruồi con có thân màu xám. Biết màu thân được quy định bởi một cặp alen. Hỏi kiểu di truyền màu thân của các con ruồi này? Câu 2. (Thông hiểu)Khi lai hai chuột lông đen, người ta thu được 16 chuột con lông đen và 5 con chuột lông nâu. Hãy viết sơ đồ lai của phép lai trên Câu 3. (Thông hiểu)Phép lai giữa chuột lông đen với chuột lông nâu sinh ra 8 chuột lông đen và 7 chuột lông nâu. Hãy viết sơ đồ lai phép lai trên Câu 4. (Thông hiểu)Phép lai giữa hai ruồi giấm cánh cong sinh ra 50 ruồi con cánh cong và 23 ruồi con cánh thẳng. Hãy giải thích kết quả thu được bằng sơ đồ lai thích hợp Câu 5. (Vận dụng)Một cây thân cao, hạt màu xanh thụ phấn với cây thân thấp hạt màu vàng cho ra 30 cây thân cao – hạt màu xanh 28 cây thân cao – hạt màu vàng 32 cây thân thấp – hạt màu xanh 27 cây thân thấp – hạt màu vàng Xác đinh kiểu gen của các cây bố mẹ Câu 6. (Vận dụng)Ở ruồi giấm tính trạng cánh cong trội hoàn toàn so với tính trạng cánh thẳng, những con ruồi cánh cong đồng hợp tử bị chết ngay trong trứng. Thân màu đen là tính trạng lặn so với thân màu xám. Đời con sẽ có kiểu hình như thế nào nếu lai hai ruồi cùng dị hợp tử về hai cặp gen này? Câu 7. (Vận dụng)Trong hệ thống nhóm máu ở người, alen IA và IB trội hơn alen IO. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con nếu một người có nhóm máu A kết hôn với có nhóm máu B. Câu 8. (Vận dụng cao)Cho phép lai sau P. ♀AaBbddEe

x

♂AabbDDEe

Tính xác suất để nhận được một cá thể a. biểu hiện tất cả các tính trạng trội b. biểu hiện tất cả tính trạng lặn c. kiểu hình giống bố d. kiểu gen giống bố e. dị hợp tử về tất cả cá cặp gen ĐÁP ÁN: Câu 1. Thân màu xám là tính trạng trội hoàn toàn so với thân màu đen. Câu 2. P: Aa x Aa. 29


Câu 3. P: Aa x aa. Câu 4. P: Aa x Aa; có gen gây chết ở trạng thái đồng hợp tử trội AA. Câu 5. P: AaBb x aabb. Câu 6. Tỉ lệ ở đời con (2 cánh cong : 1 cánh thẳng)(3 thân xám : 1 thân đen). Câu 7. TH1. IAIA x IBIB => 100% con có máu AB. TH2. IAIA x IBIO =>50% máu AB : 50 % máu A. TH3. IAIO x IBIB =>50% máu AB : 50 % máu B. TH4. IAIO x IBIO =>25% máu AB : 25% máu A : 25% máu B: 25% máu O. Câu 8. a. 9/32. b. 0. c. 9/32. d. 0. e. 1/8. II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. 1. Bài tập trắc nghiệm tổng hợp. Câu 1: (Thông hiểu)Ở đậu Hà lan, mỗi gen quy định một tính trạng/1 NST, trội hoàn toàn. Khi cho cây dị hợp 2 cặp gen lai phân tích, đời con thu được tỉ lệ kiểu hình: A. 9 : 7.

B. 9 : 3 : 3 : 1.

C. 3 : 3 : 1 : 1.

D. 1 : 1 : 1 :1.

Câu 2: (Nhận biết)“Nhân tố di truyền” mà Menden gọi, ngày nay được xem là: A. Locut.

B. Cromatit.

C. Operon.

D. Alen.

Câu 3: (Vận dụng)Cho các cá thể có kiểu gen AaBBDdEe tự thụ phấn, thế hệ sau có tỉ lệ kiểu hình A-BBD-E- là: A. 9/16.

B. 27/64.

C. 3/4.

D. 9/8.

Câu 4: (Thông hiểu)Phép lai thuận nghịch là: A. ♂AA x ♀aa và ♀AA x ♂aa.

B. ♂Aa x ♀Aa và ♀aa x ♂AA.

C. ♂AA x ♀AA và ♀aa x ♂ aa.

D. ♂AA x ♀aa và ♀Aa x ♂Aa.

Câu 5: (Thông hiểu)Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập qui định n tính trạng, các tính trạng trội lặn hoàn toàn thì số loại kiểu hình tối đa ở thế hệ Fn có thể là: A. 2n

B. 4n

C. 3n

D. n3

Câu 6: (Nhận biết)Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là: A. Sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. B. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. C.Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng. 30


D.Cơ chế nhân đôi trong kì trung gian và sự tổ hợp trong thụ tinh. Câu 7: (Thông hiểu)Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen: A. AaBbdd

B. AaBbDd

C. AABBDd

D. aaBBDd

Câu 8: (Vận dụng)Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: A. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy. B. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy. C. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy. D. 100% cá chép không vảy. Câu 9: (Thông hiểu)Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu gen có thể có ở F2 là: A. 1n.

B. 3n.

C. 4n.

D. 2n.

Câu 10: (Thông hiểu)Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16 ? A. AaBb x AaBb.

B. AaBb x Aabb.

C. AaBB x aaBb.

D. Aabb x AaBB.

Câu 11: (Nhận biết)Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng di truyền là: A. Lai giống.

B. Sử dụng xác xuất thống kê.

C. Lai phân tích

D. Phân tích các thế hệ lai.

Câu 12: (Thông hiểu)Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là: A. 4.

B. 6.

C. 8.

D. 2.

Câu 13: (Thông hiểu)Trong phép lai một tính trạng, để đời sau có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 3 trội : 1 lặn cần có các điều kiện gì ? (1) P dị hợp tử về 1 cặp gen.

(2) Số lượng con lai phải lớn.

(3) Tính trạng trội – lặn hoàn toàn. sống như nhau.

(4) Các cá thể có KG khác nhau phải có sức

Câu trả lời đúng là: A. (1), (2), (4).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (1), (2), (3).

Câu 14: (Nhận biết)Để biết chính xác KG của một cá thể có KH trội, người ta thường sử dụng phép lai nào ? A. Lai thuận nghịch. B. Lai phân tích.

C. Tự thụ phấn.

D. Lai phân tính. 31


Câu 15: (Vận dụng cao)Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt xanh; gen B qui định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là: A. 1/4.

B. 1/3.

C. 12.

D. 2/3.

Câu 16: (Thông hiểu)Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng ? A. Aa × aa.

B. AA × aa.

C. Aa × Aa.

D. AA × Aa.

Câu 17: (Thông hiểu)Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 ? A. aaBb × AaBb.

B. Aabb × AAbb.

C. AaBb × AaBb.

D. Aabb × aaBb.

Câu 18: (Vận dụng)Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết, phép lai AABBDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là: A. 3/4.

B. 9/16.

C. 2/3.

D. 1/4.

Câu 20: (Vận dụng)Khi phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai: AaBbccDdEeFf x AabbCcddEeff có thể sinh ra đời con có số loại kiểu gen là: A. 72.

B. 256.

C. 64.

D. 144.

Câu 21: (Vận dụng)Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là: A. 50% và 25% .

B. 50% và 50%.

C. 25% và 25%.

D.25% và 50%.

Câu 22: (Vận dụng)Với 3 cặp gen dị hợp di truyền độc lập tự thụ thì số tổ hợp ở đời lai là: A. 64.

B. 8.

C. 16.

D. 81.

Câu 23: (Vận dụng cao)Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1 là: A. 30.

B. 60.

C. 76.

D. 50.

Câu 24: (Thông hiểu)Phương pháp ngiên cứu của Menđen gồm các nội dung: (1) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. (2) Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3. (3) Tiến hành thí nghiệm chứng minh. (4) Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn. Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lý: A. (4), (1), (2), (3).

B. (4), (2), (1), (3). 32


C. (4), (3), (2), (1).

D. (4), (2), (3), (1).

Câu 25: (Thông hiểu)Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai Aabb × aaBb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: A. 1 : 1 : 1 : 1.

B.9 : 3 : 3 : 1.

C.1 : 1.

D.3 : 1.

Câu 26: (Vận dụng)Nếu các gen phân li độc lập, giảm phân tạo giao tử bình thường thì hợp tử AaBbddEe tạo giao tử abdE chiếm tỉ lệ bao nhiêu ? A. 6,25%.

B. 50%.

C. 12,5%.

D. 25%.

Câu 27: (Vận dụng)Nếu lai các cây đậu Hà Lan khác nhau về 7 tính trạng mà Menden đã nghiên cứu, thì đời F2 có thể có: A. 27 kiểu gen và 37 kiểu hình.

B. 37 kiểu gen và 27 kiểu hình.

C. 27 kiểu gen và 27 kiểu hình.

D. 37 kiểu gen và 37 KH.

Câu 28: (Vận dụng)Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Phép lai AaBbDd × Aabbdd cho tỉ lệ kiểu hình lặn về cả ba cặp tính trạng là: A. 1/32.

B. 1/2.

C. 1/16.

D. 1/8.

Câu 29: (Vận dụng cao)Nếu các gen phân li độc lập và tác động riêng lẻ, phép lai: AaBbCcDdEe x aaBbccDdee cho F1 có kiểu hình lặn về cả 5 gen chiếm tỉ lệ: A. (3/4)7.

B. 1/27.

C. 1/26.

D. (3/4)10.

Câu 30: (Nhận biết)Cơ sở tế bào học của hiện tựơng di truyền độc lập khi lai nhiều tính trạng là: A. Số lựơng cá thể và giao tử rất lớn. B. Các alen tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh. C. Các cặp alen là trội - lặn hoàn toàn. D. Các alen đang xét không cùng ở một NST. Câu 31: (Thông hiểu)Một giống cây, A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Muốn xác định kiểu gen của cây thân cao thì phải cho cây này lai với: A. Cây thân cao và thân thấp.

B. Với chính nó.

C. Cây thân thấp.

D. Cây thân cao khác.

Câu 32: (Vận dụng cao)Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ: A. 81/256.

B. 27/256.

C. 9/64.

D. 27/64.

Câu 33: (Nhận biết)Menden đã giải thích quy luật phân ly bằng: A. Hiện tượng phân ly của các cặp NST trong nguyên phân. B. Giả thuyết giao tử thuần khiết. 33


C. Hiện tượng trội hoàn toàn. D. Sự phân ly ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân. Câu 34: (Thông hiểu)Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. Menđen đã phát hiện ở thế hệ lai: A. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ B. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố. C. Chỉ biểu hiện 1 trong 2 kiểu hình của bố hoặc mẹ. D. Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ. Câu 35: (Vận dụng)Ở một loài thực vật, các gen quy định các tính trạng phân li độc lập và tổ hợp tự do. Cho cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen aabb ở đời con là: A. 3/16.

B. 1/16.

C. 9/16.

D. 2/16.

Câu 36: (Thông hiểu)Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn thì phép lai nào sau đây cho F1 có 4 kiểu hình phân li 1 : 1 : 1 : 1 ? A. AaBb x AaBb.

B. AaBB x AaBb.

C. AaBB x AABb

D. Aabb x aaBb.

Câu 37: (Thông hiểu)Tại sao đối với các tính trạng trội không hoàn toàn thì không cần dùng lai phân tích để xác định trạng thái đồng hợp trội hay dị hợp ? A.Vì mỗi kiểu hình tương ứng với một kiểu gen. B.Vì gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn. C.Vì trội không hoàn toàn trong thực tế là phổ biến. D.Vì tính trạng biểu hiện phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường. Câu 39: (Thông hiểu)Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì ? A. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường. B. Số lượng cá thể con lai phải lớn. C. Bố mẹ phải thuần chủng. D. Tất cả các điều kiện trên. Câu 40: (Thông hiểu)Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra: A. 2 loại giao tử.

B. 8 loại giao tử.

C. 4 loại giao tử.

D. 16 loại giao tử.

Câu 41: (Nhận biết)Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li độc lập là: A. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống. B. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hóa quan trọng của sinh giới. C. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những lòai sinh sản theo lối giao phối. D. Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết. 34


Câu 42: (Vận dụng)Khi phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai: AaBbccDdEeFf x AabbCcddEeff có thể sinh ra đời con có số loại kiểu hình là: A. 72.

B. 64.

C. 144.

D. 256.

Câu 43: (Vận dụng)Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là: A. 27/256.

B. 81/256.

C. 3/256.

D. 1/16.

Câu 44: (Thông hiểu)Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời con nhiều loại tổ hợp gen nhất là: A. AaBb × AABb.

B. aaBb × Aabb.

C. AaBb × aabb.

D. Aabb × AaBB.

Câu 45: (Vận dụng)Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình? A. AaBbDd × aabbdd.

B. AaBbDd × AaBbDD.

C. AaBbDd × aabbDD

D. AaBbdd × AabbDd.

Câu 46: (Vận dụng cao)Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau: (1) AaBbDd × AaBbDd;

(2) AaBBDd × AaBBDd;

(3) AABBDd × AabbDd;

(4) AaBBDd × AaBbDD.

Có bào nhiêu phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen? A. 1.

B. 3

C. 2.

D.4.

Câu 47: (Vận dụng)Trong trường hợp các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, cơ thể có kiểu gen aaBbCcDd khi giảm phân có thể tạo ra tối đa số loại giao tử là: A. 4.

B. 2.

C. 16.

D. 8.

Câu 48: (Vận dụng)Nếu các gen phân li độc lập, 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb có thể sinh ra số loại giao tử: A. 4.

B. 2.

C. 8.

D. 16

Câu 49: (Vận dụng cao)Ở người, kiểu gen IA IA, IA IO quy định nhóm máu A; kiểu gen IB IB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IA IB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IO IO quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ? A. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB. B. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu C. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A. 35


D. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O. Câu 50: (Nhận biết)Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì ? A. Xác định được các dòng thuần. B. Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai. C. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống. D.Xác định được phương thức di truyền của tính trạng. 2. Bài tập trắc nghiệm trong các đề thi Câu 1 (2013): (vận dụng)Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai: AaBbDD × aaBbDd thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ A. 37,5%.

B. 12,5%.

C. 50%.

D. 87,5%.

Câu 2 (2011): (vận dụng)Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là: A. 5/16

B. 3/32

C. 27/64

D. 15/64

Câu 3 (2010): (vận dụng)Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: A. 27/128 .

B. 9/256.

C. 9/64

D. 9/128

Câu 4 (2010): (vận dụng)Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là A. 25% và 50%.

B. 50% và 50%.

C. 25% và 25%.

D. 50% và 25%.

Câu 5 (2012): (vận dụng)Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là: A. 3:1:1:1:1:1.

B. 3:3:1:1.

C. 2:2:1:1:1:1.

D. 1:1:1:1:1:1:1:1.

Câu 6 (2012): (vận dụng)Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự 36


thụ phấn thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là: A. 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp.

B. 3 cây thân cao : 5 cây thân thấp.

C. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp.

D. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.

Câu 7 (2013): (vận dụng)Ở một loài thực vật, lôcut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1? A. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng. B. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng. C. Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây có cả quả đỏ và quả vàng. D. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng. Câu 8 (2011): (vận dụng)Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Ta thu được đời con phân li theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB:1A-bb : 1aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên? A. AaBb × aaBb.

B. AaBb × Aabb.

C. Aabb × aaBb.

D. AaBb × AaBb

Câu 9 (2012): (vận dụng)Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau: - Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1. - Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là: A. AaBb, Aabb, AABB.

B. AaBb, aaBb, AABb.

C. AaBb, aabb, AABB.

D. AaBb, aabb, AaBB.

Câu 10 (2014): (vận dụng cao)Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là A. 1/3.

B. 1/9.

C. 3/4.

D. 8/9. 37


Câu 11 (THPTQG 2015): (vận dụng cao)Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình. (2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử. (3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. (4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen. B. 4. C. 3. A. 1. D. 2. Câu 12 (THPT QG 2016): (vận dụng)Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1? A. AaBb × aabb. B. AaBb × AaBb. C. AaBB × aabb. D. Aabb × Aabb. Câu 13 (MH Lần 1 - 2017). (vận dụng)Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là A. 8. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 14 (MH lần 1 - 2017). (vận dụng)Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1? A. Aabb × aaBb. B. AaBb × AaBb. C. AaBB × AABb. D. AaBB × AaBb. Câu 15 (MH Lần 2 - 2017). (thông hiểu)Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây thân cao và cây thân thấp? A. Aa × Aa. B. Aa × AA. C. AA × aa. D. aa × aa. Câu 16 (MH Lần 2 - 2017) . (vận dụng)Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 448 cây, trong đó có 112 cây thân thấp, quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên? I. AaBb × Aabb. II. Aabb × Aabb. III. AaBb × AaBb. IV. aaBb × aaBb. V. aaBb × AaBB. VI. aabb × aaBb. VII. AaBb × aabb. VIII. Aabb × aabb. A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 17(MH Lần 2 - 2017). (vận dụng)Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp (P), thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Cho các cây F2 tự thụ phấn, thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ A. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp. B. 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp. C. 3 cây thân cao : 5 cây thân thấp. D. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp. Câu 18. (MH Lần 2 - 2017). (thông hiểu)Ở một loài động vật giao phối, xét hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai khác nhau giữa các cá thể của loài này (chỉ tính 38


phép lai thuận) đều tạo ra đời con có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen đang xét? A. 10. B. 16. C. 8. D. 4. Câu 81(MH Lần 3 - 2017). (thông hiểu)Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AaBB × aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 19 (MH Lần 3 - 2017). (vận dụng)Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình lặn về hai tính trạng chiếm 12,5%? A. AaBb x AaBb. B. Aabb x aaBb. C. AaBb x Aabb. D. AaBb x aaBB. Câu 20 (MH Lần 3 - 2017). (vận dụng)Một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Giao phấn cây thân cao với cây thân thấp, thu được F1 gồm 50% cây thân cao; 50% cây thân thấp. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, trong các cây thân cao ở F2, số cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ A. 5/8. B. 1/16. C. 3/8. D. 1/7. Câu 21(THPT QG 2017). (vận dụng)Theo lý thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBBDd tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 8. D. 6 B. 2. C. 4. Câu 22 (THPTQG 2017). (vận dụng cao)Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định hoa hồng; hai cặp gen này phân ly độc lập. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến.Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. F2 có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa hồng. B. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, số cây thuần chủng chiếm 25%. C. F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa trắng. D. F2 có 12,5% số cây thân thấp, hoa hồng. Câu 23 (Đề tham khảo 2018). (nhận biết)Biết rằng không xảy ra đôṭ biến. Theo lí thuyết, phép lai AABb × aabb cho đời con có bao nhiêu loaị kiểu gen? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24 (Đề tham khảo 2018). (vận dụng cao)Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy đinh thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy đinh hoa trắng. Hai cặp gen này phân li độc lập. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở loài này có tối đa 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ II. Cho một cây thân cao, hoa trắng tự thụ phấn, có thể thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm 75% III. Cho một cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, nếu thu được đời con có 4 loại kiểu hình thì số cây thân cao, hoa trắng ở đời con chiếm 18,75% IV. Cho một cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn, có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 25. (THPTQG 2018). (thông hiểu)Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội? A. AA x Aa. B. Aa x Aa. C. Aa x aa. D. AA x AA. 39


Câu 26 (Đề MH 2019): (thông hiểu)Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân ch giao tử aB chiếm tỉ lệ A. 50% B. 15% C. 25% D. 100%. Câu 27 (Đề MH 2019): (thông hiểu)Theo lí thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen? B. AA x aa C. Aa x Aa D. Aa x aa A. AA x Aa Câu 28 (Đề MH 2019): (thông hiểu)Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 ? B. Aa x aa C. Aa x Aa D. AA x aa A. AA x AA Câu 29 (Đề MH 2019). (thông hiểu)Cho biết alen D qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d qui định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo đời con có 2 loại kiểu hình A. Dd x Dd B. DD x dd C. dd x dd D. DD x DD Câu 30 (Đề MH 2019): (vận dụng)Ở đậu Hà lan, alen qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen qui định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 1 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác . Theo lí thuyết dự đoán nào sau đây sai? A. Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình B. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình C. Đời con có thể có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình D. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. Câu 31 (THPT QG 2019). (thông hiểu)Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn kiểu gen dị hợp? A. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. AA × Aa. B. AA × aa. Câu 32 (THPT QG 2019). (vận dụng cao)Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống khi trồng trong đất ngập mặn và hạt có kiểu gen bb không nảy mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven biển, người ta cho 2 cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo ra các cây F1 ở vườn ươm không nhiễm mặn; sau đó chọn tất cả các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển. Các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F2 ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 64/81. B. 9/16. C. 8/9. D. 2/3.

40


KẾT LUẬN

1. Một số kết quả cụ thể: - Thực tế giảng dạy ở trường THPT, đặc biệt là ở nội dung ôn thi THPT Quốc Gia, bản thân tôi nhận thấy việc phân loại để tiếp cận và giải quyết một cách có hệ thống các bài toán quy luật Menđen tỏ ra rất hiệu quả, vừa phát triển được kĩ năng tư duy, giúp học sinh tiếp cận các quy luật di truyền khác, đồng thời vẫn có thể giải nhanh các bài toán trắc nghiệm. Với cách làm ở trên, tôi đã định hướng cho học sinh lấy điểm hoàn toàn những câu hỏi liên quan đến quy luật di truyền cấp độ thông hiểu và vận dụng. 2. Bài học kinh nghiệm: - Trong việc hướng dẫn học sinh giải các bài tập phần quy luật di truyền nếu giáo viên đã phân dạng và xây dựng phương pháp giải chung cho từng dạng thì sẽ thuận lợi cho giáo viên khi dạy tiết giải bài tập, nhờ đó tiết dạy có tính chủ động và tạo hứng thú cho học sinh hơn. - Học sinh sau khi đã tiếp cận với dạng bài tập và phương pháp giải mỗi dạng bài tập thì sẽ tự tin và lập luận chặt chẽ, nhờ đó hiệu quả bài giải cao hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân về việc hệ thống hoá các dạng bài toán hoán vị gen, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn!

41


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008. 2. Sách giáo viên Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008. 3. Phương pháp giải sinh học 12. Nhà xuất bản đại học Sư phạm, 2012. 4. Tổng ôn tập sinh học. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà nội,2013. 5. Chuyên đề di truyền Menđen – Trần Anh Diệp. 6. PP giải nhanh các dạng bài tập sinh học – Phan Khắc Nghệ NXB ĐHQG Hà Nội 2014.

42


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.