CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QG MÔN SINH HỌC
vectorstock.com/10212094
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN TEST PREP PHÁT TRIỂN NỘI DUNG
CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN (PHÂN LOẠI BÀI TẬP THEO DẠNG VÀ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC) WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình sinh học ôn thi tốt nghiệp THPT, kiến thức chương II - tính qui luật của hiện tượng di truyền đóng một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ: chiếm tỉ lệ câu hỏi cao, nhiều câu hỏi bài tập khó. Trong đó, bài tập di truyền các quy luật của Menđen là một nội dung cơ bản, cốt lõi, nền móng của tất cả các bài toán quy luật di truyền sau này. Để giúp các em HS nắm vững kiến thức cơ bản và vận dụng vào giải các bài tập liên quan ,tôi mạnh dạn viết chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN * Điểm mới của chuyên đề là: - Phân loại bài tập theo dạng và mức độ kiến thức, đưa ra được phương pháp giải từng dạng bài cụ thể. - Hệ thống các câu hỏi, các dạng bài tập liên quan trong các đề thi THPT Quốc gia những năm gần đây. * Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12 * Thời lượng bồi dưỡng: 6 tiết
PHẦN II: HỆ THỐNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO I. QUY LUẬT PHÂN LI CỦA MEN ĐEN 1. Nội dung quy luật phân li Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia. 2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li + Trong tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và chứa các cặp alen tương ứng. + Khi GP tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử → sự phân li của các alen tương ứng và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen tương ứng. 3. Ý nghĩa quy luật phân li Giải thích tại sao tương quan trội lặn là phổ biến trong tự nhiên, hiện tượng trội cho thấy mục tiêu của chọn giống là tập trung nhiều tính trội có giá trị cao. Không dùng con lai F1 làm giống vì thế hệ sau sẽ phân li do F1 có kiểu gen dị hợp. *Tỉ lệ vàng trong phép lai cơ bản 1 gen có 2 alen A, a (mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn): - AA x AA => 1AA - AA x Aa => 1AA : 1Aa - AA x aa => 1Aa - Aa x Aa => 1AA : 2Aa : 1aa - Aa x aa => 1Aa : 1aa - aa x aa => 1aa 4. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li Quá trình giảm phân diễn ra bình thường II. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP CỦA MENĐEN 1. Nội dung quy luật phân li độc lập Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập và tổ hợp tự do (ngẫu nhiên) trong quá trình hình thành giao tử. 2. Cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập + Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
+ Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng. 3. Ý nghĩa quy luật phân li độc lập + Quy luật phân li độc lập là cơ sở góp phần giải thích tính đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên, làm cho sinh vật ngày càng thích nghi với môi trường sống. + Quy luật phân li độc lập còn là cơ sở khoa học của phương pháp lai tạo để hình thành nhiều biến dị, tạo điều kiện hình thành nhiều giống mới có năng suất và phẩm chất cao, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường. + Nếu biết được các gen nào đó là phân li độc lập có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau. * Chú ý : Khi lai 2 cơ thể có kiểu gen giống nhau, với n cặp alen phân li độc lập với nhau (mỗi cặp alen quy định một tính trạng) thì ở thế hệ lai thu được : - Số lượng các loại giao tử : 2n
- Số tổ hợp giao tử : 4n
- Số lượng các loại kiểu gen : 3n
- Tỉ lệ phân li kiểu gen : (1 : 2 : 1)n
- Số lượng các loại kiểu hình : 2n
- Tỉ lệ phân li kiểu hình : (3 : 1)n F2
F1 Phép lai Lai 1 tính Lai 2 tính Lai 3 tính
KG
Số loại giao tử
Aa AaBb AaBbDd
21 22 23
Số kiểu tổ hợp giao tử 21 x 21 22 x 22 23 x 23
Số loại KG
Tỉ lệ KG
31 32 33
(1: 2: 1)1 (1: 2: 1)2 (1: 2: 1)3
2n 2n x 2n 3n (1: 2: 1)n AaBbDd.. ... 4. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập Lai n tính
Số loại KH 21 22 23
( 3: 1)1 ( 3: 1)2 ( 3: 1)3
2n
( 3: 1)n
Tỉ lệ KH
- Quá trình giảm phân xảy ra bình thường - Các cặp alen quy định các cặp tính trạng nằm trên các NST tương đồng khác nhau. * Kiến thức mở rộng phần quy luật Menđen: - Một số dạng mở rộng của quy luật phân li: 1. Gen trội không hoàn toàn 2. Gen đa alen 3. Tích hợp các quy luật di truyền khác B. CÁC DẠNG BÀI TOÁN QUY LUẬT MENDEN - Tìm số loại giao tử, số tổ hợp, số kiểu gen, số kiểu hình ở đời con khi biết P - Tìm kiểu gen, kiểu hình của P khi biết tỉ lệ kiểu hình ở đời con - Xác định tỉ lệ các loại giao tử, tỉ lệ phân li kiểu hình, phân li kiểu gen ở đời con
- Tìm xác suất xuất hiện 1 loại kiểu gen, kiểu hình nào đó ở đời con - Một số dạng mở rộng của quy luật menden Dạng 1. Tìm số tổ hợp ,số kiểu gen, số kiểu hình ở đời con khi biết P: * Số loại giao tử: 2n ( n là số cặp gen dị hợp) * Số kiểu tổ hợp = số giao tử đực × số giao tử cái *Số loại kiểu gen bằng tích số loại kiểu gen của từng cặp gen *Số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của các cặp tính trạng Ví dụ 1: Xét phép lai ♂AaBbDDEe x ♀AabbDdee a) Xác định số giao tử đực và giao tử cái trong phép lai b) Ở đời con có bao nhiêu kiểu tổ hợp ở đời con Giải a) AaBbDDEe có 3 cặp gen dị hợp 1 kiểu gen đồng hợp có số kiểu giao tử là 23 AabbDdee có 2 cặp gen dị hợp 2 kiểu gen đồng hợp có số kiểu giao tử là 22 b) Số tổ hợp ở đời con là : 23 x 22 = 32 kiểu Ví dụ 2 (ĐH 2017) Theo lý thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBbDD tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 2.
B. 8.
C. 6.
D. 4.
Đáp án là D. Theo lý thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBbDD (dị hợp 2 cặp gen) tạo ra tối đa là :22 = 4 loại giao tử: ABD, AbD, aBD, abD. Ví dụ 3 (ĐH 2019) Theo lí thuyết. phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp? A. AA x aa.
B. aa x aa.
C. AA X Aa.
D. Aa x Aa.
Ví dụ 4 (ĐH 2016): Ở một loài thực vật, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và mỗi gen đều có hai alen. Cho hai cây (P) thuần chủng có kiểu hình khác nhau về cả hai tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, ở F2 có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình? A. 8. B. 6. C. 4. D. 9. Đáp án: D P: AABB × aabb hoặc AAbb × aaBB F1: 100%AaBb F1 × F1: AaBb × AaBb
F2: 1AABB : 1AAbb : 1aaBB : 1aabb : 2AaBB : 2AABb : 2Aabb : 2aaBb : 4AaBb Nếu các alen đều trội hoàn toàn, ta sẽ có 2 × 2 = 4 kiểu hình. Nếu một alen trội hoàn toàn, còn alen thuộc gen còn lại trội không hoàn toàn, ta sẽ có 2 × 3 = 6 kiểu hình. Nếu các alen đều trội không hoàn toàn, ta sẽ có 3 × 3 = 9 kiểu hình. → Theo lí thuyết, ở F2 có tối đa 9 loại kiểu hình. Ví dụ 5: Cho biết mỗi tính trạng do một kiểu gen quy định trong đó A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh , B quy định hạt trơn và b quy định hạt nhắn , D quy định thân cao d quy định thân thấp . Xét phép lai có AabbDd x AaBbdd cho bao nhiêu kiểu gen và kiểu hình ở đời con? Giải : Xét từng phép lai : Số cặp gen
Tỷ lệ KG riêng Số KG
Tỷ lệ KH riêng Số KH
Aa x Aa
1AA:2Aa:1aa
3
3 vàng : 1 xanh 2
bb
x Bb
1Bb:1bb
2
1 trơn : 1 nhăn 2
Dd x dd
1Dd:1dd
2
1 cao : 1 thấp
2
+Phép lai Aa x Aa cho ra 3 kiểu gen và hai kiểu hình +Phép lai Bb x bb cho ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình +Phép lai Dd x dd cho ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình Số KG = 3 x 2 x 2 = 12. Số KH = 2 x 2 x 2 = 8. Ví dụ 6: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, alen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ A. 27/128 B. 9/256 C. 9/64 D. 9/128 Giải: Đáp án A Tỉ lệ đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn = C42 x 3/4 x 3/4 x 1/4 x 1/4 = 54/256 = 27/128. Dạng 2 : Tìm kiểu gen, kiểu hình của P khi biết tỉ lệ kiểu hình ở đời con Phương pháp: Xác định trội, lặn =>Xác định tỉ lệ kiểu hình lặn ở đời con => Xác định tỉ lệ giao tử lặn ở hai bên bố mẹ => Xác định kiểu gen của cơ thể bố mẹ. * Lưu ý: 1 cặp tính trạng + Nếu F1 đồng tính => P: AA x AA hoặc AA x Aa , AA x aa hoặc aa x aa + Nếu F1 phân tính 1:1 => P: Aa x aa + Nếu F1 phân tính 1: 2 : 1 => P: Aa x Aa
- Nếu lai 2 hay nhiều cặp tính trạng: Phân tích kết quả kiểu hình dưới dạng tích số rồi xét riêng rẽ từng phép lai 1 cặp tính trạng. Ví dụ 1 (ĐH 2018) Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn cá thể có kiểu hình lặn? A. aa x aa
B. Aa x aa
C. Aa x Aa.
D. AA x aa.
Giải: Đáp án A B: Phân li kiểu hình: 1:1 C: Phân li kiểu hình: 3:1 D: Phân li kiểu hình: 100% trội Ví dụ 2 (ĐH 2016) Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1? A. AaBb × aabb. B. AaBb × AaBb. C. AaBB × aabb. D. Aabb × Aabb Đáp án: C Đáp án C đúng vì phép lai AaBB × aabb sẽ cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1AaBb : 1aaBb. Đáp án A sai vì phép lai AaBb × aabb sẽ cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb. Đáp án B sai vì phép lai AaBb × AaBb sẽ cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1AABB : 1Aabb : 1aaBB : 1aabb : 2AABb : 2Aabb : 2aaBb : 2AaBB : 4AaBb. Đáp án D sai vì phép lai Aabb × Aabb sẽ cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1AAbb : 2Aabb : 1aabb. Ví dụ 3: Ở 1 loài thực vật, gen A quy định quả đỏ, a quả vàng. Gen B quy định quả tròn, b bầu dục. Cho 2 cây chưa biết KG lai với nhau được F1: 3 đỏ, tròn: 3 đỏ, bầu dục: 1 vàng, tròn:1 vàng, bầu dục. Xác định KG của P? Giải: * Xét riêng: Đỏ/ vàng = 3+3/1+1 = 3/1 => KG của P quy định cặp tính trạng này là Aa x Aa Đỏ/ vàng = 1/1=>KG của P quy định cặp tính trạng này là Bb x bb *Xét chung: (3:1).(1: 1) = 3: 3: 1: 1 => các gen phân li độc lập (PLĐL) Kết hợp KG của từng cặp TT: KG của P AaBb x Aabb Ví dụ 4(ĐH 2017): Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 2:2:1:1:1:1 I. AaBbdd x AABBDD
II. AaBBDD x AABbDD
IV. AaBbdd x aaBbdd
V. AaBbDD x AABbdd
III Aabbdd x AaBbdd
VI AaBBdd xAabbDD A. 3
B. 5
C.6
D. 4
Giải: Đáp án A 2:2:1:1:1:1 tức (1:1)(2:1:1) ta chọn các phép lai phù hợp là III, IV và V Ví dụ 5: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen là: B. AA x AA. C. Aa x Aa. D. AA x aa A. AA x Aa. Giải: đáp án C - Bố mẹ đều tóc xoăn sinh được 1 trai tóc xoăn, 1 gái tóc thẳng => Tóc xoăn là trội. - Xét con gái tóc thẳng có KG: aa => Nhận 1 giao tử a của bố và 1 giao tử a của mẹ. => Bố mẹ có kiểu gen dị hợp: Aa Dạng 3: Xác định tỉ lệ các loại giao tử, tỉ lệ phân li kiểu hình, phân li kiểu gen ở đời con Phương pháp: Xét các cặp gen phân li độc lập thì - Tỉ lệ kiểu gen của phép lai bằng tích tỉ lệ phân li kiểu gen của các cặp gen - Tỉ lệ phân li kiểu hình của một phép lai bằng tích tỉ lệ phân li kiểu hình của các cặp tính trạng Ví dụ 1: (ĐH 2017) Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen Aabb tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ A. 50%
B.12,5%
C. 75%
D.25%
Giải: Đáp án A Kiểu gen Aabb có 1 cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp nên số giao tử được tạo ra: 21 giao tử. Tỉ lệ các giao tử: Ab = ab = 50% Ví dụ 2 (ĐH 2017) Theo lý thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBbDD tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 2.
B. 8.
C. 6.
D. 4
Giải: Đáp án D Theo lý thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBbDD (dị hợp 2 cặp gen) tạo ra tối đa là 4 loại giao tử: ABD, AbD, aBD, abD. Ví dụ 3 (SGK sinh12) : Xét phép lai có ♂ AaBbCcDdEe x ♀ aaBbccDdee. các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và gen trội là gen trội hoàn toàn . Hãy cho biết :
a) Tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu? b) Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ là bao nhiêu ? c) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố là bao nhiêu ? Giải : Xét từng cặp gen riêng rẽ Số cặp gen
Tỷ lệ KG
Tỷ lệ KH
Aa x aa
1/2 Aa : 1/2 aa
1/2 trội : 1/2 lặn
Bb
1/ 4 BB : 2/4 Bb : 1/4 bb
3/ 4 trội : 1/4 lặn
Cc x cc
1/2 Cc : 1/2 cc
1/2 trội : 1/2 lặn
Dd x Dd
1/ 4 DD : 2/4 Dd : 1/4 dd
3/ 4 trội : 1/4 lặn
Ee x ee
1/2 Ee : 1/2 ee
1/2 trội : 1/2 lặn
x Bb
- Tỷ lệ KH trội về gen A là 1/2, - Tỷ lệ KH trội về gen B là 3/4, - Tỷ lệ KH trội về gen C là 1/2, - Tỷ lệ KH trội về gen D là 3/4, - Tỷ lệ KH trội về gen E là 1/2. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là = 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128 =>Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ = 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128 =>Tỉ lệ đời con có KG giống bố = 1/2 x 2/4 x 1/2 x 2/4 x 1/2 = 4/128 = 1/32 Ví dụ 4 (ĐH 2019) Một loại thực vật xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1 . Theo lí thuyết, phái biểu nào sau đây sai về F1? A. Có thể chỉ có 1 loại kiểu hình. B. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1:1. C. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1. D. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 3:1. Giải: Đáp án D 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng => có 2 trường hợp: • Trường hợp 1: (A-B- x aabb) ◊ ( A- x aa)(B- x bb) • Trường hợp 2: (A-bb x aaB-) ◊ ( A- x aa)(bb x B-)
=> Ta nhận thấy cả 2 trường hợp đều là phép lai phân tích nên tỉ lệ KH phải là 1:1, 1:1:1:1, 100% chứ không thể có tỉ lệ 3:1 => Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 3:1 là Sai Bài tập nâng cao Bài 1(tích hợp di truyền quần thể): Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là: A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. C. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng D. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng. B. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Giải: Đáp án D F2 : 2/3Aa : 1/3 AA => P(A) = 2/3, q(a) = 1/3 Tỉ lệ hoa trắng = (1/3)2 = 1/9 Tỉ lệ hoa đỏ = 1-1/9 = 8/9 Bài 2(ĐH 2016): Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen là 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau đây về cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Có tối đa 10 loại kiểu gen. (2) Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen chiếm tỉ lệ 13,75%. (3) Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 54,5%. (4) Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ 32,3%. A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Giải: Đáp án B. P: 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb Tự thụ: 0,3(AABb × AABb) : 0,2(AaBb × AaBb) : 0,5(Aabb × Aabb) F1: 0,3(1/4AABB : 2/4AABb : 1/4AAbb) : 0,2(1/16AABB : 1/16AAbb : 1/16aaBB : 1/16aabb : 2/16AaBB : 2/16AABb : 2/16Aabb : 2/16aaBb : 4/16AaBb) : 0,5(1/4AAbb : 2/4Aabb : 1/4aabb) Ở thế hệ F1, có tối đa 9 loại kiểu gen là AABB, AAbb, aaBB, aabb, AaBB, AABb, Aabb, aaBb, AaBb. → Dự đoán (1) sai. Ở thế hệ F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen (aabb) sẽ chiếm tỉ lệ = 0,2 × 1/16 + 0,5 × 1/4 = 0,1375 = 13,75%. → Dự đoán (2) đúng. Ở thế hệ F1, số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng (AAbb, Aabb, aaBB, aaBb) sẽ chiếm tỉ lệ = 0,3 × 1/4 + 0,2 × (1/16 + 1/16 + 2/16 + 2/16) + 0,5 × (1/4 + 2/4) = 0,525 = 52,5%.
→ Dự đoán (3) sai. Ở thế hệ F1, số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội (AAbb, aaBB, AaBb) sẽ chiếm tỉ lệ = 0,3 × 1/4 + 0,2 × (1/16 + 1/16 + 4/16) + 0,5 × 1/4 = 27,5%. → Dự đoán (4) sai. Vậy chỉ có 1 dự đoán đúng lả dự đoán số (2). Bài 3: (Xác định tỉ lệ kiểu hình thu được trong 1 nhóm phép lai) Ở thực vật, cho A: thân cao, a: thân thấp. Cho 3 cặp P: P1: Aa x Aa P2: AA x aa P3: AA x Aa Xác định tỷ lệ kiểu hình thu được chung cho 3 cặp P? Giải: P1: Aa x Aa => 3 cao : 1 thấp P2: AA x aa => 4 cao ( có 4 tổ hợp) P3: AA x Aa => 4cao (có 4 tổ hợp) Kết quả tỷ lệ kiểu hình: 11 cao : 1 thấp. Bài 4: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 có sự phân tính chiếm tỉ lệ A. 1/4. B. 1/3. C. 3/4. D. 2/3. Giải: Đáp án D P: AA x aa F1: 100% Aa F2: 1AA : 2Aa : 1aa Trong số lúa hạt dài: 1/3AA : 2/3Aa tính theo lý thuyết số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 phân tính chiếm tỉ lệ 2/3 Bài 5 (Tích hợp tương tác cộng gộp) Ở một loài thực vật, chiều cao cây được quy định bởi 3 gen nằm trên các NST khác nhau, mỗi gen có 2 alen. Những cá thể chỉ mang alen lặn là những có thể thấp nhất với chiều cao 150 cm. Sự có mặt của mỗi alen trội trong kiểu gen sẽ làm cho cây tăng thêm 10 cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất được F1. Cho các cây F1 lai với cây cao nhất. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời F2 là? A. 1:1:1:1
B. 1: 3: 3:1
C. 1: 4: 4:1
D. 9: 3: 3:1.
Giải: Đáp án B P : AABBCC × aabbcc → F1: AaBbCc Cho cây F1 lai với cây cao nhất: AaBbCc × AABBCC → 8 tổ hợp Dạng 4: Tìm xác suất xuất hiện 1 loại kiểu gen, kiểu hình nào đó ở đời con. Phương pháp: Áp dụng phương pháp nhân xác suất để giải bài tập Chú ý:
- Khi bài toán yêu cầu tính tỉ lệ kiểu hình vừa trội, vừa lặn (a tính trạng trội: b tính trạng lặn) thì ta phải áp dụng thêm công thức tổ hợp để giải. - Khi bài toán yêu cầu tính tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội hoặc tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn của phép lai có n cặp gen dị hợp, thì có thể tính theo cách khác: + Bước 1: Tính tỉ lệ giao tử chứa toàn gen trội (hoặc lặn). -+Bước 2: Áp dụng công thức nhân xác suất, tính tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội (hoặc lặn). - Nếu có n cặp gen dị hợp, PLĐL, tự thụ thì tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội ( hoặc lặn ) là: Ca2n/4n. - Xác định tỉ lệ kiểu hình (giới tính, tật bệnh) ở đời con trong di truyền học người. + Bước 1: Xác định sự xuất hiện kiểu gen, kiểu hình ở đời con. + Bước 2: Áp dụng công thức tổ hợp, công thức cộng xác suất, công thức định nghĩa xác suất để tính xác suất là con trai hay con gái theo yêu cầu của đề bài. + Bước 3: Áp dụng công thức nhân xác suất, công thức nhị thức Niu-tơn để xác định tỉ lệ kiểu hình (giới tính, tật bệnh) ở đời con. Ví dụ 1: Ở người, alen A: da bình thường. a: da bạch tạng P: Aa x Aa. Theo lý thuyết hãy tính xác suất: a. Sinh một con bị bệnh b. Sinh 1 con trai bình thường c. Sinh 1 con trai bình thường hoặc 1 con gái bị bệnh. d. Sinh 3 con trong đó 1 bệnh và 2 bình thường e. Sinh 3 con trong đó có ít nhất 1 con bình thường. Giải: a. P : Aa x Aa => 3/4 bình thường : 1/4 bạch tạng Vậy xác suất sinh 1 đứa con bị bệnh: 1/4 b. Xác suất sinh đứa con bình thường: 3/4 Theo di truyền giới tính, xác suất sinh con trai: 1/2 => Xác suất sinh 1 con trai bình thường: 3/4 x 1/2= 3/8 c. XS sinh con trai bình thường: 3/8 XS sinh con gái bị bệnh: 1/4 x 1/2= 1/8 => Xác suất sinh 1 con trai bình thường hoặc 1 con gái bị bệnh: 1/8 + 3/8 = 1/2 d. XS sinh 1 con bị bệnh: 1/4 XS sinh con bình thường: 3/4 => XS sinh 1 con bị bệnh và 2 con bình thường: 1/4 x (3/4)2 x 3 = 27/64 Giải thích:Có 3 khả năng sinh 3 đứa lần lượt là:
+ KN1: 1bt
1bt
+KN2: 1bt
1 bệnh
+KN3:1 bệnh 1bt
1 bệnh 1bt 1bt
e. XS để 3 con bị bệnh: (1/4)3 XS cần tìm: 1- (1/4)3 = 63/64 Chú ý: - Đối với gen trên NST thường => XS của 1 loại kiểu hình có yêu cầu giới tính phải nhân với XS giới tính: 1/2 - Đối với gen trên NST giới tính => XS của 1 loại kiểu hình có yêu cầu giới tính thì không cần nhân với XS giới tính. Bài tập nâng cao Bài 1: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen dị hợp và 1 quả có kiểu gen đồng hợp từ số quả đỏ ở F1 là: A. 1/16 B. 6/27 C. 12/27 D. 4/27 Giải: Đáp án C XS để chọn được 1 quả cà chua đỏ đồng hợp trong số cà chua đỏ là: 1/3 XS để chọn được 1 quả cà chua đỏ dị hợp trong số cà chua đỏ là: 2/3 XS theo yêu cầu đề bài: (2/3)2 x 1/3 x C23 = 12/27 Bài 2 Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là A. 4/9. B. 2/9. C. 1/9. D. 8/9. Giải: Đáp án B - Cây thân cao, hoa trắng ở F1 có kiểu gen: 1/3 AAbb: 2/3 Aabb giảm phân cho giao tử: 2/3Ab: 1/3ab - Cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 có kiểu gen: 1/3 aaBB: 2/3 aaBb giảm phân cho giao tử: 1aB: 1/3 ab XS xuất hiện cây đậu thân cao, hoa trắng (A-bb) ở F2 là: 2/3Ab x 1/3ab = 2/9 Bài 3 (ĐH 2019): Phả hệ ở hình bên mô tả sự biểu hiện 2 bệnh ở 1 dòng họ. Biết rằng: alen H qui định bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen h qui định không bị bệnh N; kiểu gen Hh qui định bị bệnh N ở nam, không bị bệnh N ở nữ; bệnh M do l trong 2 alen của 1 gen qui định; 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST thường và mẹ của người số 3 bị bệnh N. Cho các phát biểu sau về phả hệ này: I. Bệnh M do alen lặn quy định.
II. Có tối đa 6 người chưa xác định được chính xác kiểu gen. III. Có tối đa 7 người dị hợp 2 cặp gen. IV. Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 gen của cặp 10-11 là 7/150. Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
I. Đúng - 1-2 không bị bệnh M sinh 5 bị bệnh Bệnh M do alen lặn quy định. II. Sai - Có tối đa 7 người chưa xác định được chính xác kiểu gen.(4,5,6,7,10,11,13) III. Sai - Có tối đa 6 người dị hợp 2 cặp gen.( 1,6,7,10,11,13) IV. Đúng -Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 gen của cặp 10-11 là 7/150. Bệnh N: (6) Hh x (7) 1/2 Hh : 1/2 hh (10) 1/5 HH : 4/5 Hh x (11) Hh G 3/5H, 2/5h, 1/2 H, 1/2 h
Nữ không bị bệnh N có KG đồng hợp = 2/5x1/2x1/2=1/10. Bệnh M (6) 1/3 AA: 2/3 Aa x (7) Aa (10) 2/5AA : 3/5Aa x (11) 1/3 AA: 2/3 Aa G 7/10A, 3/10a 2/3 A, 1/3 a không bị bệnh M có KG đồng hợp = 7/10x 2/3 = 7/15. Dạng 5: Một số dạng mở rộng của quy luật Menđen 1. Trội không hoàn toàn: A trội không hoàn toàn với a => Aa sẽ biểu hiện kiểu hình trung gian => Trong phép lai giữa 1 cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu hình sẽ cho tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen ở F2 bằng nhau : (1:2:1) Ví dụ (ĐH 2017)Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định hoa hồng, hai cặp gen này phân li độc lập. Cho cây thân
cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất lấy được cây thuần chủng là 1/9. B. F2 có 6,25% số cây thân thấp, hoa trắng. C. F2 có 9 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình. D. F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa đỏ. Giải: Đáp án A A. số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 = 3 cây (A-BB) nên xác suất lấy được cây thuần chủng là 1/3 => sai B. Cây thân thấp hoa trắng ở F2 (aabb) chiếm tỉ lệ 1/16 = 6,25% => đúng C. Đúng D. Số cây thân cao hoa đỏ ở F2 chiểm tỉ lệ: 3/16 = 18,75% => đúng 2. Gen đa alen - Trường hợp 1: Trội lặn hoàn toàn A1
>
A2
> a
Ví dụ (ĐH 2016) Ở một loài thú, màu lông được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 alen: alen Cb quy định lông đen, alen Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng. Trong đó alen Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy , Cg và Cw ; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw ; alen Cg trội hoàn toàn so với alen Cw . Tiến hành các phép lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? (1) Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình. (2) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình. (3) Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình. (4) Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. (5) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có ít nhất 2 loại kiểu gen. A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Giải: Đáp án A. Quy ước gen: Cb lông đen > Cy lông vàng > Cg lông xám > Cw lông trắng.
- Kiểu hình lông đen có 4 kiểu gen sau: CbC b , CbC y , CbC g , CbC w . - Kiểu hình lông vàng có 3 kiểu gen sau: CyC y , CyC g , CyC w . - Kiểu hình lông xám có 2 kiểu gen sau: CgC g , CgC w . - Kiểu hình lông trắng có 1 kiểu gen sau: CwC w . Xét các kết luận: Kết luận (1): Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen nhưng chỉ có tối đa 2 loại kiểu hình vì hai cá thể đem lai có cùng kiểu hình nên sẽ có 1 hoặc 2 loại alen giống nhau: + Trường hợp thứ nhất: 2 cá thể đem lai có 2 loại alen giống nhau thì đời con sẽ có tối đa1 kiểu gen và 1 kiểu hình. +Trường hợp thứ hai: 2 cá thể đem lai có 1 loại alen giống nhau thì đời con sẽ có tối đa 4 kiểu gen, trong 4 kiểu gen này thì có 3 kiểu gen chứa alen quy định kiểu hình bố mẹ nên sẽ có cùng 1 kiểu hình và 1 kiểu gen không chứa alen quy định kiểu hình của bố mẹ nên sẽ có kiểu hình khác nên tối đa chỉ có 2 loại kiểu hình. Kết luận (1) sai. Kết luận (2): Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau có thể tạo ra đời con có nhiều hoặc ít số loại kiểu gen và số loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình. Ví dụ: Phép lai CbC g × CyC w (khác kiểu hình) sẽ có nhiều loại kiểu gen và loại kiểu hình hơn phép lai CbC g × CbC g (cùng kiểu hình). Nhưng phép lai CbC b × CyC y (khác kiểu hình) lại có ít loại kiểu gen và loại kiểu hình hơn phép lai CbC g × CbC g (cùng kiểu hình). → Kết luận (2) sai. Kết luận (3): Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình. Ví dụ : Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng: CbC g (lông đen) × CyC g (lông vàng); CbC g (lông đen) × CyC w (lông vàng); CbC w (lông đen) × CyC g (lông vàng); CbC w (lông đen) × CyC w (lông vàng); → Kết luận (3) đúng. Kết luận (4): Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. → Kết luận (4) đúng. Kết luận (5): Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có ít nhất 1 loại kiểu gen. → Kết luận (5) sai. Vậy có 2 kết luận đúng là kết luận (3) và (4)
- Trường hợp 2: Đồng trội (bài tập liên quan đến nhóm máu) Ở người, các alen quy định nhóm máu: IA = IB > IO Ví dụ: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là: A. chồng IAIO vợ IBIO. B. chồng IBIO vợ IAIO. C. chồng IAIO vợ IAIO. D. một người IAIO người còn lại IBIO. Giải: Đáp án D - Con trai có nhóm máu O, kiểu gen: IO IO sẽ nhận 1 giao tử IO từ bố, 1 giao tử IO từ mẹ => Bố mẹ có kiểu gen dị hợp về nhóm máu => đáp án D Ví dụ 2 (ĐH 2018) ( tích hợp bài tập phả hệ, tính xác suất) Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định dạng tóc đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta vẽ được phả hệ sau: Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều quy định nhóm máu A, kiểu gen IBIB và IBIO đều quy định nhóm máu B, kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB và kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O, gen quy định dạng tóc có hai alen, alen trội là trội hoàn toàn, người số 5 mang alen quy định tóc thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Xác định được tối đa kiểu gen của 8 người trong phả hệ II. Người số 4 và người số 10 có thể có kiểu gen giống nhau III. Xác suất sinh con có nhóm máu A và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/32. IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/2.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
Có 1 phát biểu đúng, đó là II. → Đáp án B. Giải: - Xác định kiểu gen của 9 người trong phả hệ về cả 2 bệnh: + Về nhóm máu: xác định được kiểu gen của người số 1, 2, 3, 5, 6, 7, 10, 11. + Về dạng tóc: 1, 2, 3, 5, 7, 9, 10, 11.
D. 4.
→ Có 7 người đã biết được kiểu gen về cả 2 tính trạng, đó là 1, 2, 3, 5, 7, 10, 11. → Những người chưa biết được kiểu gen là: 4, 6, 8, 9. Những người có kiểu hình giống nhau và chưa xác định được kiểu gen thì những người đó có thể có kiểu gen giống nhau và cũng có thể có kiểu gen khác nhau. người số 4, số 8 và số 10 có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau; Người số 6 và số 9 có thể có kiểu gen giống nhau; -
Người số 10 có kiểu gen IAIO; người số 11 có kiểu gen IOIO nên cặp 10-11 sẽ sinh con có máu O với xác suất 1/2; Người số 10 dị hợp về dạng tóc, người 11 có tóc thẳng. Do đó, xác suất cặp 10-11 sinh con tóc thẳng = 1/2; sinh con tóc xoăn = 1/2. → Cặp 10-11 sinh con có máu O và tóc thẳng là 1/4; sinh con có máu O và tóc xoăn là 1/4. -
Người số 8 có xác suất kiểu gen về nhóm máu là 1/3IBIO và 2/3IBIB nên sẽ cho giao tử IB với tỉ lệ 5/6 và giao tử IO với tỉ lệ 1/6; Người số 9 có xác suất kiểu gen 1/2IAIO; 1/2IAIA nên sẽ cho giao tử IA với tỉ lệ 3/4; Giao tử IO với tỉ lệ 1/4 → Sinh con -
có máu AB với xác suất = 5/6×3/4 = 5/8. Sinh con máu A với xác suất = 1/6 ×3/4 = 1/8; Sinh con máu B với xác suất = 5/6 ×1/4 = 5/24. Người số 8 có xác suất kiểu gen về dạng tóc là 3/5Aa : 2/5AA → Cho giao tử a = 3/10. Người số 9 có kiểu gen Aa. → Xác suất sinh con tóc xoăn của cặp 8-9 là = 1 - 3/10 × 1/2 = 17/20. -
→ Xác suất sinh con có máu AB và tóc xoăn của cặp 8-9 là = 5/8 × 17/20 = 17/32. . ^ Xác suất sinh con có máu A và tóc xoăn của cặp 8-9 là = 1/8 × 17/20 = 17/160. → Xác suất sinh con có máu B và tóc xoăn của cặp 8-9 là = 5/24 × 17/20 = 17/96. C. MA TRẬN KIẾN THỨC VÀ CÁC ĐỀ ÔN LUYỆN TỔNG HỢP I. Ma trận kiến thức Mức độ Dạng 1: Tìm số tổ hợp ,số kiểu gen, số kiểu hình ở đời con khi biết P
Nhận biết - Tìm được số giao tử sau giảm phân, số giao tử đực, giao tử cái. - Xác định được số kiểu gen đồng hợp, dị hợp sau phép lai.
Thông hiểu
Vận dụng thấp
- Giải các bài - Giải các bài tập tổ hợp từ P tập lai nhiều hơn 2 cặp tính trạng. đến F2 , tìm được số tổ hợp, số kiểu hình, số kiểu gen tối đa trong các phép lai.
Vận dụng cao
Dạng 2: Tìm kiểu gen, kiểu hình của P khi biết tỉ lệ kiểu hình ở đời con
- Tìm phép lai phù hợp khi biết kiểu gen của P trong quy luật phân li
Dạng 3: Xác định tỉ lệ các loại giao tử, tỉ lệ phân li kiểu hình, phân li kiểu gen ở đời con
- Xác định được số loại giao tử được tạo ra và tỉ lệ các giao tử khi biết kiểu gen P
Dạng 4: Tìm xác suất xuất hiện 1 loại kiểu gen, kiểu hình nào đó ở đời con.
- Tìm phép lai phù hợp với kết quả đời con trong các bài tập lai hai hay nhiều tính trạng
- Tìm Tỉ lệ đời con có kiểu gen, kiểu hình giống với bố hoặc mẹ.
- Tích hợp các - Giải các bài tập lai nhiều hơn quy luật di 2 cặp tính trạng. truyền khác trong bài tập tổng hợp. - Xác định tỷ lệ kiểu hình thu được trong 1 nhóm phép lai. - Tích hợp tính xác suất trong các bài tập tổng hợp khác.
- Tính xác suất xuất hiện 1 loại kiểu hình nào đó ở đời con khi biết P.
Dạng 5: Một số dạng mở rộng của quy luật Menden
II. Đề luyện tập tổng hợp 1. Mức độ: Nhận biết + Thông hiểu
- xác định kiểu gen, kiểu hình của con cái khi biết P hoặc ngược lại trong các bài tập liên quan đến nhóm máu (gen đa alen).
- Tích hợp các dạng mở rộng (trội không hoàn toàn, gen đa alen...) vào các bài toán có nhiều quy luật di truyền.
Câu 1: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen? A. AA × Aa.
B. AA × aa.
C. Aa × Aa.
D. Aa × aa
Câu 2: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn phân li độc lập, phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỷ lệ: A. 1:1:1:1 B. 3:1 C.1:1 D.9:3:3:1 Câu 3: Cơ thể nào sau đây có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen? A. AaBBdd B. aaBBdd. C. aaBBDd D. AaBbdd
Câu 4: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp? A. AaBbDd
B. AAbbdd
C. aaBBDD
D. aaBBdd
Câu 5: Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỷ lệ phân ly tính trạng 1:1 ở đời con là kết quả của phép lai nào sau đây A. Aa × aa
B. AA ×Aa
C. Aa × Aa
D. AA × aa
Câu 6: Ở người, nhóm máu ABO do gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB, nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải nhóm máu của người bố? A. Nhóm máu B
B. Nhóm máu A
C. Nhóm máu O
D. Nhóm máu AB
Câu 7: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb × aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen? A. 1
C. 4
B. 3
D. 2
Câu 8: Theo quy luật phân li độc lập, cơ thể có kiểu gen AaBbDdEE khi giảm phân cho ra số giao tử là: A. 6
B. 8
C.2
D.4
Câu 9: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội không hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai Aa × Aa cho đời con có A. 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
B. 3 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
C. 2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
D. 4 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
Câu 10: Loại giao tử AbdE có thể được tạo ra từ kiểu gen: A. AABBDDEe
B.AABbddEE
C.AabbDdee
D.aaBbDdEe
Câu 11: Ở một loài thực vật, các gen quy định các tính trạng phân ly độc lập và tổ hợp tự do. Cho cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thì tỷ lệ kiểu gen aabb ở đời con là B. 1/16 C. 9/16 D. 3/16 A. 2/16 Câu 12: Tỉ lệ loại giao tử ABD được tạo ra từ kiểu gen AaBbDd là: A.100%
B.50%
C.25%
D.12,5%
Câu 13: Ở lúa, gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định hạt tròn, b quy định hạt dài. Phép lai cho đồng loạt thân cao, hạt tròn là: A. AaBB x aabb
B.AABb x aabb
C. Aabb x aaBB
D. AABb x Aabb
Câu 14: Trong một thí nghiệm lai giữa các cây cà chua quả đỏ có kiểu gen dị hợp với nhau người ta thu được 1200 quả đỏ lẫn quả vàng. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. Số lượng quả đỏ thuần chủng theo lý thuyết có trong số quả trên là A. 500. B. 60. D. 300. C. 400.
Câu 15: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về 2 cặp gen trong 3 cặp gen đang xét? A. aaBbdd
B. AABbDd
C. aaBbDd
D. AABBDD
Câu 16: Theo phân li độc lập, kiểu gen aaBbdd tạo ra từ phép lai aaBbDd x AabbDd là: B. 6,25%
A. 3,125%
C. 56,25%
D. 18,75%
Câu 17: Ở cà chua, alen A quy định của đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, Quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và quả vàng? A. Aa x aa và AA x Aa.
B. Aa x Aa và AA x Aa.
C. Aa x Aa và Aa x aa.
D. AA x aa và AA x Aa.
Câu 18: Ở cà chua, quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Khi lai 2 giống cà chua quả đỏ dị hợp với quả vàng, tỉ lệ phân tính ở đời lai là: A. 3 đỏ: 1 vàng
B. 1 đỏ: 1 vàng
C. 100% quả đỏ
D. 9 đỏ: 7 vàng
Câu 19: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là: A. 27/256
B. 1/16
C. 81/256
D. 3/ 256.
Câu 20: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AaBB × aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen? A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4
Câu 21: Trong phép lai giữa hai cá thế có kiểu gen AaBBDd × aaBbDd (mỗi gen quy định một tính trang, các gen trội hoàn toàn) thu được kết quả A. 4 loại kiểu hình : 12 loại kiểu gen.
B. 8 loại kiểu hình : 27 loại kiểu gen.
C. 8 loại kiểu hình : 12 loại kiểu gen.
D. 4 loại kiểu hình : 8 loại kiểu gen
Câu 22: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các alen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là A. 3/256 B. 1/16 C. 81/256 D. 27/256 Câu 23: Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do đột biến gen lặn nằm trên NST thường. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh phêninkêtô niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là trai không bị bệnh trên là A. 1/2.
B. 1/4.
C. 3/4.
D. 3/8.
Câu 24: Ở người nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen: IAIA, IAIO; nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IBIB, IBIO; nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IAIB; nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen IOIO. Hôn nhân giữa bố và mẹ có kiểu gen như thế nào sẽ cho các con sinh ra có đủ 4 loại nhóm máu? A. IAIO và IAIB
B. IBIO và IAIB
C. IAIB và IAIB
D. IAIO và IBIO
Câu 25: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt
nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau? A. AaBb x AaBb
B. Aabb x aaBb
C. aabb x AaBB
D. AaBb x Aabb
2. Mức độ vận dụng: Câu 1: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa là A. 4 kiểu hình,12 kiểu gen B. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen C. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen
D. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen
Câu 2: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen: AaBbDdEeHh × aaBBDdeehh. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỷ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng trên là A. 1/128
C. 3/32
B. 9/128
D. 9/64
Câu 3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội lặn hoàn toàn. Cho phép lai (P) ♂ AaBbDD × ♀ AabbDd. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang ba tính trạng trội ở F1 là A. 1/4
B. 1/16
D.3/8
C. 1/8
Câu 4: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P; AabbDd × AaBbDd tạo ra F1 có số cá thể mang kiểu hình khác P chiếm tỉ lệ A. 7/16 B. 9/32 C. 18/32 D. 23/32 Câu 5. Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Cho cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1. Theo lí thuyết, F1 không thể có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây? A. 3:3:1:1.
B. 1:2:1.
C.3:1.
D.9:3:3:1.
Câu 6: Bệnh bạch tạng do một alen lặn nằm trên NST thường qy định, alen trội tương ứng quy định tính trạng bình thường. Trong một gia đình, người bố bị bạch tạng, còn người mẹ bình thường nhưng có bố mắc bệnh bạch tạng. Cặp bố mẹ này sinh con mắc bệnh với xác suất là A. 75% con gái
B. 25% tổng số con
C. 75% con trai
D. 50% tổng số con
Câu 7: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là A. 2
B. 8
C. 6
D. 4
Câu 8: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao, alen a : thân thấp; alen B : hoa đỏ, alen b : hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu? A. 1/4
B. 9/16
C. 1/16
D. 3/8
Câu 9: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Lai phân tích một cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội về cả 2 tính trạng, thế hệ sau được tỉ lệ 50% cây hạt vàng, trơn : 50% cây hạt xanh, trơn. Cây đậu Hà Lan đó có kiểu gen A. aabb
B. AaBB
C. AABb
D. AABB
Câu 10: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên
các cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là A. 54
B. 24
C. 10
D. 64
Câu 11: Cho biết mõi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau: (1) AaBb x aabb. (2) aaBb x AaBB. (3) aaBb x aaBb. (4) AABb x AaBb. (5) AaBb x AaBB. (6) AaBb x aaBb. (7) Aabb x aaBb. (8) Aabb x aabb. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình? A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
Câu 12: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp NST khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả 3 cặp gen có thể được tạo ra là A. 3
B. 8
C. 1
D. 6
Câu 13: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong 1 phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3AB- : 3aaB- : 1A-bb: 1aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên? A. AaBb x aaBb
B. AaBb x Aabb
C. Aabb x aaBb
D. AaBb x AaBb
Câu 14: Một phụ nữ nhóm máu AB kết hôn với một người đàn ông nhóm máu A, có cha là nhóm máu O. Cặp vợ chồng trên sinh 2 con, tính xác suất đứa con đầu là con trai nhóm máu AB đứa thứ hai là con gái nhóm máu B. A. 3/64 B. 1/16 C. 1/64 D. 1/32 Câu 15: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thâp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân thân thấp.Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân cao dị hợp. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây thân cao thuần chủng ở F2 là A. 1/2
B. 3/8
C. 1/3
D. 2/3
Câu 16: Một loài thực vật có A- cây cao , a - cây thấp , B- hoa kép, b- hoa đơn , DD hoa đỏ , Dd hoa hồng , dd hoa trắng Cho giao phấn hai cây bố mẹ thu được tỷ lệ phân li kiêu hỉnh là 6:6:3:3:3:3:2:2:1:1:1:1 Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên ? A. AaBbDd × AabbDd hoặc AaBbDd × AabbDd B. AaBbDd × aaBbDd hoặc AaBbDd × aaBbDD . C. AaBbDd × aaBbDd hoặc AaBbDd × aaBbdd D. AaBbDd × AabbDd hoặc AaBbDd × aaBbDd Câu 17: Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi cho cây hoa đỏ giao phân với cây hoa đỏ (P) ở thế hệ F1 thu được kiểu hình gồm 3 cây hoa đỏ:1 cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột
biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lý thuyết, trong các trường hợp tỷ lệ phân ly kiểu gen dưới đây, có bao nhiêu trường hợp thỏa mãn F1 ? (1) 1:2:1 (2) 1:1:1:1 (3) 1:1:1:1:1:2:2 (4) 3:3:1:1 A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 18: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết phép lai AaBbGgHh × AaBbGgHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ là ? A. 9/64 B. 81/256 C. 27/64 D. 27/256 Câu 19: Ở một loài thực vật có hoa, tính trạng màu sắc hoa có 2 gen alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phối với cây hoa trắng thuần chủng (P) thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân ly 1/4 cây hoa đỏ: 2/4 cây hoa hồng: 1/4 cây hoa trắng . biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường.Dựa vào kết quả trên hãy cho biết trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng? Đời con của một cặp bố mẹ bất kỳ đều có tỷ lệ kiểu gen giống kiểu hình (2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây dị hợp tử (3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng thì đời con có kiểu hình phân li (1)
theo tỷ lệ 50% hoa đỏ: 50% hóa trắng Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng 1 gen. A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 (4)
Câu 20: Ở ruồi giấm cho con đực có mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ thu được F1 đồng hợp mắt đỏ . Cho các cá thể F1 giao phối tự do với nhau, đời F2 thu được 3 con đực mắt đỏ , 4 con đực mắt vàng , 1 con đực mắt trắng : 6 con cái mắt đỏ , 2 con cái mắt vàng . Nếu cho con đực mắt đỏ F2 giao phối với con cái mắt đỏ F2 thì kiểu hình mắt đỏ ở đời con có tỉ lệ là : A. 24/41
B. 19/54
C. 31/54
D. 7/9
Câu 21: Ở một loài thú, có 2 gen quy định màu sắc lông, mỗi gen gồm 2 alen, các kiểu gen này biểu hiện thành 3 loại kiều hình khác nhau về màu lông; lôcut gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Ba lôcut này cùng nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thưòng. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Có tối đa 10 loại kiểu gen quy định màu lông. II. Có tối đa 12 loại kiểu gen dị hợp tử về 2 trong 3 cặp gen trên. III. Có tối đa 6 loại kiểu hình khác nhau.
IV. Có tối đa 8 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 cặp gen trên. A. 2 B. 1 C. 4
D. 3
Câu 22: Ở một loài thực vật, gen A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định cây thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Cho hai cây đều dị hợp tử hai cặp gen lai với nhau thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ cho lai với một cây thân cao, hoa đỏ thì ở F2 xuất hiện cây thân thấp, hoa trắng với tỉ lệ là A . 2/3
B. 1/27
C. 8/27
D. 4/9
Câu 23: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây hoa vàng thuần chủng (P) thu được các hợp tử, dùng conxixin xử lý các hợp tử , sau đó cho phát triển thành cây F1. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 176 cây quả đỏ và 5 cây quả vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân bình thường chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết các cây F2 thu được tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ? A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 24: Ở cà chua, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Hai cặp gen này phân ly độc lập . biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ? I. Ở loài này có tối đa 4 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ II. Cho một cây thân cao, quả đỏ tự thụ phấn đời con luôn thu được nhiều hơn 1 loại kiểu hình III. Cho một cây thân cao, quả đỏ tự thụ phấn nếu thu được 4 loại kiểu hình thì số cây thân thấp quả vàng chiếm tỷ lệ 18,75% IV. Cho một cây thân thấp quả đỏ tự thụ phấn có thể thu được 2 loại kiểu hình ở đời con. A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 25: Ở người, bệnh M di truyền do một gen có 2 alen quy định, trội lặn hoàn toàn. Người đàn ông (1) không mang alen bệnh lấy người phụ nữ (2) bình thường, người phụ nữ (2) có em trai (3) bị bệnh M. Cặp vợ chồng (1) và (2) sinh một con trai bình thường (4). Người con trai (4) lớn lên lấy vợ (5) bình thường, nhưng người vợ (5) co chị gái (6) mắc bệnh M. Những người khác trong gia đinh đều không mắc bệnh M. Khả năng nào sau đây có thể xảy ra với con của cặp vợ chồng (4) và (5)? A. Khả năng con đầu lòng mắc bệnh là 1/18. B. Khả năng con họ không mang alen bệnh là 18,75%
C. Chắc chắn con gái của họ không mang alen bệnh. D. Khả năng con trai của họ bình thường là 15/18. Câu 26: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy đinh thân thâp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1? I. 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. II. 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. III. 100% cây thân thấp, hoa đỏ. IV. 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. V. 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. A. 3 B. 5 C. 2
D. 4
Câu 27: một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỷ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỷ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 12,5% A. 24/2401
B. 216/2401
C. 1296/2401
D. 864/2401
Câu 28: Ở một loài thực vật lưỡng bội. alen A1 quy định hoa đỏ. Alen A2 quy định hoa hồng , A3 quy định hoa vàng, A4 quy định hoa trắng. Các alen trội hoàn toàn theo thứ tự A1 > A2 > A3 > A4 các dự đoán sau đây có bao nhiêu dự đoán đúng? I. lai cây hoa đỏ với cây hoa vàng có thể cho 4 loại kiểu hình. II. lai cây hoa hồng với cây hoa vàng có thể cho F1 có tỷ lệ: 2 hồng :1 vàng: 1 trắng III. Lai cây hoa hồng với cây hoa trắng có thể cho F1 không có hoa trắng IV. Lai cây hoa đỏ với cây hoa vàng sẽ cho F1 có tỷ lệ hoa vàng nhiều nhất là 25%. A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 29: ở một loài động vật, cho con đực (X) lần lượt lai với 3 con cái khác. Quan sát tính trạng màu lông, sau nhiều lứa đẻ, thu được số lượng cá thể tương ứng với các phép lai như sau:
Phép Lông Lông Lông lai xám nâu trắng 1 44 61 15 2 100 68 11 3 18 40 19 Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Con đực X có kiểu hình lông trắng.
II. Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác át chế. III. Kiểu hình lông nâu được tạo ra từ phép lai 1 có thể do 3 loại kiểu gen quy định. IV. Cho một con đực lông nâu ở phép lai 2 giao phối với một con cái lông nâu ở phép là 3, thu được đời con có 100% kiểu hình lông nâu có xác suất là 50%. A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 30: Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy đinh thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên hợp tử F1 để gây đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao phấn với cây lưỡng bội thân cao, hoa trắng dị hợp thu được F2.Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lý thuyết tỷ lệ cây thân cao hoa trắng có tỷ lệ B. 11/144 C. 5/72 D. 11/72 A. 5/16 Câu 31: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do hai cặp gen Aa và Bb tương tác kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng; gen E quy định quả to trội hoàn toàn so với e quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm hai loại kiểu hình về màu sắc nhưng toàn quả nhỏ trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với phép lai nói trên? A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 32: Ở môt loài thưc vật, hình dạng quả do hai cặp alen Aa và Bb, nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau quy định. Sự có mặt của hai alen trội A và B cho kiểu hình quả tròn, nếu thiếu một trong hai gen trội A hoặc B hoặc thiếu cả hai gen trội A và B sẽ cho kiểu hình quả dài. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, khi nói về đời lai F1, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả tròn và 50% số quả dài. II. Trong số các cây F1, có 43,75% số cây cho quả dài. III. Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 56,25% số cây quả tròn, 37,5% số cây quả dài và 6,25% số cây có cả quả tròn và quả dài. IV. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó số quả tròn chiếm 56,25%. V. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, 100% quả tròn hoặc 100% quả A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 33: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các cặp gen phân li độc lập. Cho hai cây dị hợp (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa vàng: 37,5% cây thân thấp, hoa vàng;12,5% cây thân cao, hoa trắng; 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là: A. 1:1:1:1 B. 2:2:1:1:1:1 C. 4:2:2:1:1 D. 3:3:1:1:1:1 Câu 34: Ở một loài thực vật, khi cho cây quả đỏ lai với cây quả vàng thuần chủng thu được F1 toàn cây quả đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 với tỉ lệ 56,25% cây quả đỏ: 43,75% cây quả vàng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho cây quả đỏ F1 giao phấn với 1 trong số các cây quả đỏ F2 có thể thu được tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng. II. Ở F2 có 5 kiểu gen quy định cây quả đỏ. III. Cho 1 cây quả đỏ ở F2 giao phấn với 1 cây quả vàng F2 có thể thu được F3 có tỉ lệ 3 cây quả đỏ: 5 cây quả vàng. IV. Trong số cây quả đỏ ở F2 cây quả đỏ không thuần chủng chiếm 8/9. A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 35: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Khi trong kiểu gen có mặt alen A và B thì cho kiểu hình hoa màu đỏ; các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) lai với cây hoa trắng đồng hợp lặn thu được F1 có 4 kiểu tổ hợp giao tử khác nhau. Biết không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ. II. Cho các cây hoa trắng có kiểu gen khác nhau giao phấn, có thể xuất hiện 4 phép lai thu được cây hoa đỏ. III.
Cho các cây hoa trắng có kiểu gen khác nhau giao phấn, có thể xuất hiện 2 phép lai có tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. IV. Cho cây hoa đỏ (P) giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 36: Màu lông đen, nâu và trắng ở chuột do sự tương tác của các gen không alen A và B. Alen A quy định sự tổng hợp sắc tố đen; a quy định sắc tố nâu. Chỉ khi có alen trội B thì các sắc tố đen và nâu được chuyển đến và lưu lại ở lông. Thực hiện phép lai P. AaBb × aaBb, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Màu lông tương ứng của các chuột bố mẹ nêu trên là đen và nâu.
II. Màu lông đen và nâu ở đời con phân li theo tỉ lệ 1: 1. III. 3/4 số chuột ở đời con có lông đen. IV. 1/4 số chuột ở đời con có lông trắng. B. 3 C. 2 A. 4
D. 1
Câu 37: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng hoa trắng. Xét phép lai P: ♂Aa × ♀ Aa . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực đã xảy ra đột biến thuận (A→ a), cơ thể cái giảm phân bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh đã tạo được các cây hoa trắng ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 30%. Tính theo lí thuyết trong tổng số các cây hoa đỏ ở thế hệ F1, cây có kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ A. 5/7 B. 1/7 C. 3/7 D. 2/7 Câu 38: Ở một loài thực vật, cho lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng cây cao, hoa vàng và cây thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm: 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng. Trong phép lai trên, tỉ lệ cây thấp, hoa đỏ thuần chủng ở F2 là bao nhiêu? Cho biết các gen thuộc nhiễm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau trong quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái. A. 5,5% B. 21,5% C. 4,25% D. 8,5%. Câu 39: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A chi phối thân cao là trội hoàn toàn so với alen a chi phối thân thấp; alen B chi phối hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b chi phối hoa trắng, kiểu gen Bb cho kiểu hình hoa hồng. Hai cặp alen trên phân li độc lập với nhau. Thực hiện phép lai (P) thuần chủng thâncao, hoa trắng laivới thân thấp, hoa đỏ được F1, cho F1 tự thụ được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, cho các phát biểu sau đâyvề sự di truyền của 2 tính trạng kể trên: I. Tất cả các cây thân thấp, hoa đỏ tạo ra ở F2 đều thuần chủng. II. Ở F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa hồng. III. Không cần phép lai phân tích có thể biết được kiểu gen của các cá thể ở F2. IV. Lấy từng cặp cây F2 giao phấn với nhau, có 8 phép lai khác nhau mà chiều cao cây cho tỉ lệ 100%, màu sắc hoa cho tỉ lệ1:1. Số phát biểu không chính xác là: A. 4 B. 3
C. 2
D. 1
Câu 40: Ở một loài động vật giới đực dị giao tử, tính trạng râu mọc ở cằm do một cặp alen trên NST thường chi phối, tiến hành phép lai P thuần chủng, tương phản được F1: 100% con đực có râu và 100% cái không râu, cho F1 ngẫu phối với nhau được đời F2, trong số những con cái 75% không có râu, trong khi đó trong số các con đực 75% có râu. Có bao nhiêu nhận định dưới đây là chính xác? I. Tính trạng mọc râu do gen nằm trên NST giới tính chiphối.
II. Tỷ lệ có râu: không râu cả ở F1và F2 tính chung cho cả 2 giới là1:1 III. Cho các con cái F2 không râu ngẫu phối với con đực không râu, ở đời sau có 83,33% cá thể không râu IV. Nếu cho các con đực có râu ở F2 lai với các con cái không râu ở F2, đời F3 vẫn thu được tỷ lệ 1:1 về tính trạng này. A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 41: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được chi phối bởi 2 cặp alen phân li độc lập là A/a và B/b. Kiểu gen chứa cả alen A và B sẽ cho hoa màu đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Một locus thứ 3 nằm trên cặp NST khác có 2 alen trong đó D cho lá xanh và d cho lá đốm trắng. Tiến hành phép lai AaBbDd × aaBbDd được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết phát biểu nào dưới đây chính xác về F1? A. Có 3 loại kiểu gen đồng hợp quy định kiểu hình hoa trắng, lá đốm. B. Có 43,75% số cây hoa trắng, lá xanh. C. Có 4 loại kiểu hình xuất hiện với tỉ lệ 3:3:8:8 D. Có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, lá đốm. Câu 42: Một cơ thể cái có kiểu gen AaBbXDeXdE giảm phân tạo giao tử abXde chiếm tỉ lệ 2,25%. Cho cơ thể trên lai với cơ thể có kiểu gen AaBbXDE Y, biết rằng quá trình giảm phân ở cơ thể đực và cái diễn ra bình thường, mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Trong số nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1) Tỉ lệ giao tử đực mang tất cả các alen lặn chiếm tỉ lệ 25%. (2) Cơ thể cái tạo ra giao tử mang ít nhất mang 1 alen trội chiếm tỉ lệ 97,75%. (3) Đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 54,5%. (4) Cơ thể cái khi giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cặp NST giới tính XX với tần số 18%. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 43: Cho P dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được đời con có 6 loại kiểu hình. Biết 2 gen cùng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Có bao nhiêu nhận định đúng? I. Có hiện tượng trội không hoàn toàn. II. Tỷ lệ kiểu hình ở đời con là 6:3:3:2:1:1. III. Tỷ lệ kiểu gen ở đời con là 4:2:2:2:1:1. IV. Hai gen tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. A. 3 B. 2 C. 1
D. 4
Câu 44: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; alen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Các gen này nằm trên các cặp NST khác nhau. Cho P thuần chủng: cây hạt vàng, trơn lai với cây xanh, nhăn thu được F1; tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Lấy ngẫu nhiên các cây hạt vàng, trơn F2 tự thụ phấn thu được F3 bao gồm: 25 cây hạt vàng, trơn : 5 cây hạt xanh,
trơn : 5 cây hạt vàng, nhăn : 1 cây hạt xanh, nhăn. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? I. Ở F2, cây hạt vàng, trơn dị hợp 2 cặp gen chiếm tỷ lệ 4/9 II. Lần lượt cho các cây hạt vàng, trơn F2 lai phân tích, xác suất thu được đời con 100% hạt vàng, trơn 1/9 III. Cho các cây hạt vàng, trơn F2 giao phấn với nhau, xuất hiện 5 phép lai thu được kiểu hình 100% hạt vàng, trơn. IV. Cho các cây hạt vàng, trơn F2 giao phấn với nhau, xác suất thu được cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỷ lệ 25/81 A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 45: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Cho hai cây cùng loài đều dị hợp tử về hai cặp gen (P) giao phấn với nhau. Theo lí thuyết, ở F1 không thể xuất hiện tỉ lệ kiểu hình nào sau đây? A. 14 : 4 : 1 : 1. C. 25 : 5 : 1 : 1.
B. 3 : 1. D. 11 : 3 : 1 : 1.
Câu 46: Một loài thực vật, xét hai cặp gen (Aa và Bb) trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Trong kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định hoa đỏ, có một trong 2 loại alen trội A hoặc B quy định hoa hồng, không có alen trội nào quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa hai dòng thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng thu được F1. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây sai? A. Cho F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình đời con là 1 : 2 : 1. B. Cây hoa đỏ F2 có 4 kiểu gen khác nhau. C. Tỉ lệ kiểu hình F2 là 9 : 6 : 1. D. Trong số cây hoa hồng ở F2, tỉ lệ cây thuần chủng là 1/6. Câu 47: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có hai alen quy định. Cho giao phấn giữa hai dòng thuần chủng thân cao, hoa đỏ với thân thấp, hoa trắng, kết quả F1 thu được 100% thân cao, hoa đỏ. Cho F1 lai phân tích, kết quả thu được Fa: 100 cây thân cao, hoa đỏ : 98 cây thân cao, hoa trắng : 301 cây thân thấp, hoa đỏ : 299 cây thân thấp, hoa trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? (1) Tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen tương tác bổ sung quy định. (2) Các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. (3) Nếu cho F1 tự thụ phấn tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 27 : 21 : 9 : 7. (4) Cho cây thân cao hoa đỏ (Fa) giao phấn với nhau, theo lí thuyết tỉ lệ cây dị hợp tử có kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở đời con là 27/64. A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 48: Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng trội hoàn toàn. Một cặp bố mẹ có kiểu gen
AaBbDdEeGg × AaBbDdEeGg. Tỷ lệ xuất hiện ở F1 một cá thể mang 2 tính trạng trội, 3 tính trạng lặn bằng bao nhiêu? A. 27/1024. B. 135/1024. C. 270/1024. D. 90/1024. Câu 49: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu tỉ lệ kiểu hình có thể bắt gặp ở F1? (1) 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (2) 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (3) 100% cây thân thấp, hoa đỏ. (4) 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (5) 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 50 : Xét các tổ hợp lai: (1) AAaa x AAaa (2) AAaa x Aaaa (3) AAaa x Aa (4) Aaaa x Aaaa (5) AAAa x aaaa (6) Aaaa x Aa Biết alen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả vàng. Theo lí thuyết, những tổ hợp lai sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con 11 quả đỏ : 1 quả vàng là A. (2), (3)
B. (2), (3), (5)
C. (1), (2), (6)
D. (4), (5), (6)
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả thực nghiệm Tiến hành dạy học thực nghiệm theo đề tài tại trường THPT ĐỘI CẤN - VĨNH PHÚC, đối với các lớp học sinh khối 12 tôi thu được kết quả sau: có tới 70% - 85% học sinh biết cách vận dụng và giải nhanh các bài tập mà tôi đưa ra. 2. Kết luận Qua nghiên cứu chuyên đề, đối chiếu với nội dung và nhiệm vụ đặt ra, tôi rút ra một số kết luận sau: - Áp dụng được đề tài của minh vào giảng dạy học sinh khối 12 có hiệu quả hơn. - Kết quả thực nghiệm sư phạm góp phần đánh giá hiệu quả sử dụng phương pháp giải nhanh rất bổ ích cho học sinh, giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn khi giải bài tập trắc nghiệm và tự luận trong kì thi THPT Quốc Gia cũng như thi học sinh giỏi cấp tỉnh, góp phần trong việc phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của HS, nâng cao hiệu quả - Qua việc giải bài tập (toán) học sinh có thể hiểu, nhớ, vận dụng kiến thức linh hoạt, sáng tạo kiến thức với từng tình huống cụ thể. Thông qua đó học sinh có thể rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic, vận dụng sáng tạo kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống, thêm thích học môn sinh học. 3. Kiến nghị - Tiếp tục nghiên cứu, phát triển và thực nghiệm trên phạm vi rộng để tìm ra nhiều phương pháp giải hay hơn nữa trong nhiều dạng bài tập của sinh học để giúp giáo viên có được tài liệu dạy học thiết thực, phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Nhà trường tạo điều kiện về thời gian dành cho môn Sinh hơn nữa để giảng dạy học sinh tốt hơn.