CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
vectorstock.com/28062415
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN LESSON PLAN PHÁT TRIỂN NỘI DUNG
CHUYÊN ĐỀ “TUẦN HOÀN MÁU” SINH HỌC 11 GỒM 3 BÀI TRONG CHƯƠNG I, PHẦN B CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
………………………………..
A. LỜI GIỚI THIỆU Xã hội ngày càng hiện đại, giáo dục nói chung và công tác giảng dạy nói riêng cần phải đổi mới để phù hợp với xu hướng của thời đại. Hiện nay, thiên hướng học tập của học sinh có nhiều thay đổi. Đặc biệt, các em ngày càng ít say mê với việc học tập hơn, nhiều em còn lơ là, chưa xác định được mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Nhiệm vụ quan trong của việc dạy học là làm sao giúp các em tìm lại hứng thú, đam mê với môn học. Không dừng lại ở đó, quá trình dạy học cần giúp cho học sinh đạt được khả năng chủ động tư duy, chiếm lĩnh kiến thức. Đồng thời giáo viên phải rèn luyện cho học sinh khả năng độc lập, hình thành kĩ năng, thao tác tiếp cận tri thức. Biết được xu thế ấy, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều công văn hướng dẫn đổi mới công tác chuyên môn, đổi mới hoạt động dạy học, kiểm tra đáng giá… Đơn cử như công văn số: 5555/BGD ĐTGDTrH, ngày 8/10/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Môn sinh học là môn khoa học thực nghiệm, các phương pháp dạy học tích cực rất phù hợp để áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn, để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Trong chương trình của học kì I sinh học 11, tôi nhận thấy phần kiến thức về tuần hoàn máu có nhiều kiến thức liên hệ với thực tế, có thể tổ chức nhiều hoạt động học tập cho học sinh tự lĩnh hội kiến thức nên tôi chọn chuyên đề “ TUẦN HOÀN MÁU” Nội dung chuyên đề được viết theo ý chủ quan của tác giả nên không thể tránh khỏi các sai sót. Tác giả mong nhận được những chia sẻ, đóng góp để chuyên đề được hoàn thiện hơn. B. TÊN CHUYÊN ĐỀ: “TUẦN HOÀN MÁU” C. ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH: Lớp 11 D. THỜI LƯỢNG: Số tiết học trên lớp: 3 tiết Thời gian học ở nhà : 2 tuần E. PHỔ KIẾN THỨC CỦA CHUYÊN ĐỀ Nội dung chuyên đề gồm 3 bài trong chương I, phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11. Bài 18: Tuần hoàn máu Bài 19: Tuần hoàn máu (tt)
Bài 21: Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người. G. CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ STT
Theo GSK
Theo chuyên đề
Tiết 1
Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
Tiết 2
Hoạt động của tim.
Hoạt động của tim.
Hoạt động của hệ mạch.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của tim.
Các dạng hệ tuần hoàn.
Các bài tập luyện tập hoạt động cho tim Thực hành đo nhịp tim. Tiết 3
Thực hành. Đo nhịp nhịp, huyết áp
Hoạt động của hệ mạch. Đo huyết áp
H. KẾ HOẠCH DẠY HỌC I. Mục tiêu Sau khi học xong chuyên đề này, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo và chức năng, ý nghĩa của tuần hoàn máu. - Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín. - Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn. - Nêu dược chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn. - Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì. - Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó. - Phân tích được mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể. - Giải thích được tại sao lại có sự khác nhau về nhịp im ở các laoif động vật khác nhau. - Nêu được cấu trúc của hệ mạch, khái niệm huyết áp, vận tốc máu. - Phân tích được sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hệ tuần hoàn đến huyết áp - Mô tả được sự biến động của huyết áp trong hệ mạch. - Phân tích được sự khác nhau về vận tốc máu ở ĐM, MM, TM và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch. - Giải thích được nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh tim mạch. 2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng - Làm việc nhóm, giao tiếp, hợp tác, tự học, tự nghiên cứu - Quan sát, phân tích, tổng hợp, phân loại, định nghĩa. - Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề. - Thực hành: đếm nhịp tim và đo được huyết áp ở người. 3. Thái độ - Yêu thích tìm hiểu tri thức sinh học. - Có ý thức bảo vệ trái tim và phòng chống các bệnh tim mạch như: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não… cho bản thân. - Yêu thích chương trình “ Trái tim cho em”. 4. Năng lực. 4.1. Các năng lực chung a. Năng lực tự học: Hs xác định được mục tiêu học tập của chuyên đề là - Mô tả được cấu tạo và chức năng của HTH. - Trình bày được hoạt động của tim và hệ mạch. - Đề xuất được các biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch. b. Năng lực giải quyết vấn đề Thu thập thông tin từ sách báo, internet…để phân tích các tác nhân ảnh hưởng đến tim, huyết áp và đề ra các biện pháp phòng chống tim mạch. c. Năng lực tư duy sáng tạo Áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh tim mạch cho bản thân và những người xung quanh. d. Năng lực hợp tác: thông qua hoạt động nhóm e. Năng lực giao tiếp: sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh gioa tiếp giữa HS với HS ( thảo luận), HS với GV ( thảo luận, hỗ trợ kiến thức) g. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông 4.2 . Các kĩ năng khoa học a. Quan sát: quan sát hình ảnh liên quan đên sHTH, quan sát video b. Đo lường: đếm nhịp tim, đo huyết áp c. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: phân loại được các dạng HTH.
d. Tìm mối liên hệ: liên hệ giữa các thành phần trong HTH, liên hệ giữa các yếu tố môi trường với hoạt động của HTH. e. Xác định được các biến và đối chứng: - Đối chứng: đếm nhịp tim, đo huyết áp trước khi chạy tại chỗ 2 phút - Xác định biến: đếm nhịp tim, đo huyết áp ngay sau khi chạy tại chỗ 2 phút và sau khi nghỉ chạy 5 phút. g. Thực hành thí nghiệm: đếm nhịp tim và đo huyết áp ở người. II. Phương tiện dạy học 1. GV: - Các đoạn video về quá trình mổ tim ếch và qúa trình ghép tim ở người, các bệnh tim mạch ở người - Sơ đồ : HTH kín, HTH hở, HTH của cá, lưỡng cư, bò sát, thú, hệ dẫn truyền tim, nhịp tim của thú, biến động huyết áp trong hệ mạch, biến động của vận tốc máu - Máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint, máy vi tính, sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản, Giấy A0, giấy màu, các mảnh giấy màu nhỏ, bút dạ, .... - Dụng cụ đo huyết áp, ống nghe, đồng hồ - Các phiếu học tập, phiếu trò chơi Phiếu học tập số 1: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. • Cấu tạo Cấu tạo
Thành phần
Chức năng
• Chức năng của HTH Đáp án phiếu học tập số 1 Cấu tạo
Thành phần
Chức năng
Dịch tuần hoàn
Máu và Hoà tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển dịch mô các chất từ cơ quan này sang cơ quan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Tim Hệ thống mạch máu
Hút và đẩy máu trong hệ mạch→ máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch Động mạch
Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào
Mao mạch
Dẫn máu từ tim động mạch với tĩnh mạch
Tĩnh mạch Dẫn máu từ tim mao mạch về tim
* Chức năng chung của hệ tuần hoàn. - Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động. - Đưa các chất thải đến thận, phổi để thải ra ngoài. →Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. PHT 2: So sánh HTH đơn với HTH kép. Nội dung
HTH đơn
HTH kép
HTH đơn
HTH kép
Đại diện Cấu tạo tim Số vòng tuần hoàn Áp lực, vận tốc máu Đáp án PHT số 2: Nội dung Đại diện
Cá
Lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Cấu tạo tim
2 ngăn
3 hoặc 4 ngăn
Số vòng tuần hoàn
1 vòng
2 vòng
Áp lực, vận tốc máu
Máu chảy chậm với áp lực Máu chảy nhanh với áp lực trung bình cao
PHT số 3: cấu trúc hệ dẫn truyền tim Các thành phần của hệ dẫn truyền tim
Chức năng
Đáp án PHT số 3 Các thành phần của hệ dẫn truyền tim
Chức năng
Nút xoang nhĩ
có khả năng tự phát xung điện, truyền xung điện đến nút nhĩ thất và cơ tâm nhĩ
Nút nhĩ thất
nhận xung điện từ nút xoang nhĩ đến bó His
Bó His
dẫn truyền xung điện đến mạng Puôckin
Mạng Puôckin
truyền xung điện đến cơ tâm thất làm tâm thất co.
PHT số 4: Chu kì hoạt động của tim ở người Các pha trong chu kì tim
Thời gian của mỗi pha Thời gian hoạt động
Thời gian nghỉ ngơi
Đáp án PHT số 4 Các pha trong chu kì tim
Thời gian của mỗi pha Thời gian hoạt động
Thời gian nghỉ ngơi
Tâm nhĩ co
0,1s
0,7s
Tâm thất co
0,3s
0,5s
Dãn chung
2. HS:
0,4s
- SGK sinh 11, bút dạ, bút highlight, bút màu - Giấy A0, keo dán... - Bài thuyết trình III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề - Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ - Dạy học khám phá - Dạy học theo trạm - góc - Kĩ thuật động não - Kĩ thuật mảnh ghép. - Kĩ thuật hỏi và trả lời IV. Tổ chức hoạt động dạy học Tiết 1: CẤU CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN * Hoạt động khởi động. 1. Mục đích: - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. - Tạo mối liên hệ giữa những kiến thức đã học (hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và hệ hô hấp, HTH đã học cấp 2) với kiến thức mới cần lĩnh hội trong bài học mới - Giúp học sinh huy động những kiến thức kĩ năng có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học. 2. Nội dung: - Học sinh tham gia chơi trò chơi ô chữ, tìm ra ô chữ bí mật là MÁU. Sau đó trình bày hiểu biết của mình về MÁU ( ví dụ máu được lưu thông trong hệ tuần hoàn ) - GV vào bài mới: HTH có cấu tạo chức năng như thế nào và có những dạng HTH nào 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh: - HS giải được ô chữ bí mật là MÁU, xác định được Máu có liên quan đến HTH 4. Kĩ thuật tổ chức:
Giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ bí mật
Thể lê : GV đọc câu hỏi dạng câu hỏi có câu trả lời ngắn học sinh sẽ trả lời , mỗi đáp án đúng thì sẽ có một từ khóa được mở. Câu 1. Các loài động vật cá, tôm, cua, trai, ốc có hình thức hô hấp bằng gì? ĐA : Mang – chữ cái A. Câu 2. Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên hạ xuống của bộ phận nào? ĐA. Thềm miệng - chữ M. Câu 3. Sự trao đổi khí qua bề mặt cơ thể nhờ cơ chế nào? ĐA. Khuếch tán- chữ U. Từ khóa. MÁU. GV. Kể những điều em biết về máu. HS. Chia sẻ. GV. Vào bài. * Hoạt động Hình thành kiến thức. 1. Mục đích: - Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. - Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. - Chỉ ra được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. - Chỉ ra được chiều hướng tiến hóa của HTH 2. Nội dung: Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hoàn thành: I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn 1. Cấu tạo chung. 2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn. II. Các dạng hệ tuần hoàn của động vật. 1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. 2. Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép III. Chiều hướng tiến hóa của HTH 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
3.1. Nội dung I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn Học sinh hoạt động nhóm, quan sát video của hệ tuần hoàn, hoàn thành PHT số 1. Có những ý kiến chưa chính xác sẽ được các bạn và cô giáo chỉnh sửa, hoàn chỉnh. 3.2. Nội dung II. Các dạng hệ tuần hoàn của động vật. HS làm việc theo nhóm, nghe gợi ý của giáo viên, hoàn thiện nhiệm vụ được giao. Sau khi các nhóm hoàn thiện xong, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm dán phiếu trả lời của mình vào vị trí dễ quan sát để các nhóm khác đánh giá, . Sẽ có một số đáp án của các nhóm chưa chính xác. 3.3. Nội dung III: Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn HS làm việc theo nhóm, nghe gợi ý của giáo viên, hoàn thiện nhiệm vụ được giao. Sau khi hoàn thành các nhóm tự đánh giá nhận xét, chấm điểm lẫn nhau. Trong việc nhận xét, chấm điểm lẫn nhau sẽ có ý chưa chính xác, GV chỉnh sửa 4. Kỹ thuật tổ chức: I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 HS GV. Chiếu clip về hệ tuần hoàn yêu cầu HS xem clip và hoàn thiện phiếu học tập 1. HS. Xem clip; Thảo luận nhóm; hoàn thành phiếu học tập 1. GV. Yêu cầu HS chia sẻ thông tin hoàn thiện phiếu học tập và chốt kiến thức và yêu cầu HS chấm chéo phiếu học tập ( nhóm 1 chấm PHT tập nhóm 2, nhóm 2 chấm nhóm 3, nhóm 3 chấm nhóm 4, nhóm 4 chấm nhóm 1) II. Các dạng hệ tuần hoàn. - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh của các loài động vật như: thủy tức, trùng roi, trùng giày, giun dẹp, cá, ếch, rắn, chim, hổ - GV hỏi: em hãy cho biết trong các loài động vật trên thì loài nào chưa có hệ tuần hoàn, loài nào đã có hệ tuần hoàn? - HS suy nghĩ, trả lời: + Các loài chưa có hệ tuần hoàn: thủy tức, trùng roi, trùng giày, giun dẹp. + Các loài đã có hệ tuần hoàn: cá, ếch, rắn, chim, hổ. - GV: Những loài chưa có hệ tuần hoàn thuộc nhóm nào, chúng trao đổi chất như thế nào? - HS trả lời: Là những động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp. Các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể. - GV: Tại sao những động vật như cá, rắn, ếch, chim, hổ cần có hệ tuần hoàn? - HS: Vì đây là những động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể nên chúng cần có hệ tuần hoàn.
- GV chiếu hình ảnh HTH hở, HTH kín, HTH đơn và HTH kép sau đó yêu cầu HS quan sát hình ảnh các dạng hệ tuần hoàn khác nhau của các loài động vật: - GV hỏi: Hệ tuần hoàn ở động vật gồm những dạng nào? - HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ, trả lời: Hệ tuần hoàn ở động vật gồm các dạng: + Hệ tuần hoàn hở + Hệ tuần hoàn kín:
Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
1. Hệ tuần hoàn kín- Hệ tuần hoàn hở. GV nêu nhiệm vụ: Nhóm 1 và 3 tìm hiểu hệ tuần hoàn đơn. Nhóm 2 và 4 tìm hiểu hệ tuần hoàn kép. Các nhóm có 5 phút hoàn thiện nội dung vào giấy A0, )về cấu tạo, đặc điểm, khả năng điều phối máu và vẽ hình). HS : làm việc nhóm vẽ sơ đồ trong 5 phút. GV: quan sát, các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu Sau 5 phút GV yêu cầu: -
Các nhóm dán sản phẩm của mình vào vị trí dễ nhìn
-
HS làm việc theo cặp: HS ở nhóm 1 với nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 chia sẻ với nhau phần kiến thức của nhóm mình cho bạn. HS phải ghi chép lại kiến thức của bạn đã chia sẻ và có câu hỏi phản biện trong 3 phút.
GV yêu cầu HS tự nhận xét và cho điểm về quá trình làm việc của các nhóm. GV nhận xét và chốt kiến thức bằng trò chơi mảnh ghép. Mỗi HS nhận một mảnh ghép có các mầu khác nhau và trên đó có các câu hỏi mà HS phải hoàn thành. 1 A. Đại diện nhóm động vật có hệ tuần hoàn hở: ĐA. Đa số ĐV thân mềm và chân khớp. 2A. Cấu tạo của hệ tuần hoàn hở? ĐA. Tim, động mạch, tĩnh mạch. 3A. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở. ĐA Tim- ĐM- Khoang cơ thể - TM- Tim. 4A. Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở?
ĐA. máu và trôn lẫn với dịch mô. Máu chảy dưới áp lực thấp và chảy chậm 5A. Khả năng điều phối máu của HTH hở ĐA: kém 1 B. Đại diện nhóm động vật có hệ tuần hoàn kín: ĐA. ĐV có xương sống. 2 B. Cấu tạo của hệ tuần hoàn kín? ĐA. Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. 3B. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín. ĐA Tim- ĐM- MM - TM- Tim. 4B. Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín? ĐA. máu lưu thông liên tục trong mạch kín Máu chảy dưới áp lực cao hoặc trung bình và chảy nhanh. 5B. Khả năng điều phối máu của HTH kín ĐA: linh hoạt Sau khi HS hoàn thành công việc cá nhân thì phải đi tìm các bạn nhóm bên cạnh ( có mảnh ghép cùng mầu) nghép lại thành mảnh kiến thức hoàn chỉnh và phải nói lại nội dung mình đã trả lời cho các thành viên khác phải nhớ để hoàn thiện kiến thức so sánh hệ tuần hoàn hở và kín vào vở. HS: Tìm bạn có mảnh ghép cùng màu, nói lại nội dung câu hỏi mình đã nhận được, nói nội dung câu trả lời của mình để bạn nhận xét và nhớ nội dung câu hỏi, câu trả lời của bạn. Sau đó về nhóm chia sẻ với các bạn cùng nhóm để tự hoàn thiện bảng so sánh HTH hở và HTH kín vào vở HTH hở
HTH kín
Đại diện
Đa sô động vật thân mềm, chân khớp
Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống
Cấu tạo
Không có mao mạch
Có mao mạch
Đường đi Tim – Động mạch – Khoang cơ thể - Tim – Động mạch – Mao mạch - Tĩnh của máu Tĩnh mạch - Tim mạch - Tim
Đặc điểm
- Hệ tuần hoàn hở có 1 đoạn máu đi ra - Hệ tuần hoàn kín có máu lưu thông khỏi mạch máu và trôn lẫn với dịch liên tục trong mạch kín mô. - Máu chảy dưới áp lực cao hoặc trung - Máu chảy dưới áp lực thấp và chảy bình và chảy nhanh chậm
Khả năng kém điều phối máu
Linh hoạt
- GV hỏi mở rộng: Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? - HS: thảo luận theo nhóm, trả lời: Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở là: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao. GV. YC HS chia sẻ về quá trình làm việc và bài học HS rút ra nhận xét gì? HS. Chia sẻ. GV. Nhận xét trao đổi thông tin với HS. 2. Hệ tuần hoàn đơn và kép. GV. Yêu cầu các nhóm học sinh chơi trò chơi ghép chữ Thể lệ. Mỗi nhóm được cấp các bảng chữ Cá
Lưỡng cư, bò sát, chim, thú
2 ngăn
3 hoặc 4 ngăn
1 vòng
2 vòng
Máu chảy chậm với áp lực trung bình
Máu chảy nhanh với áp lực cao
Yêu cầu các nhóm thảo luận, dán các mảnh chữ vào đúng ô của PHT số 2 bảng so sánh HTH đơn và HTH kép Đội nào ghép đúng 1 ô được 1 điểm nhanh nhất cộng 2 điểm. GV. Yêu cầu HS nhận xét đánh giá nhận xét các nhóm làm việc và chấm điểm các nhóm. HS. Nhận xét đánh giá, cho điểm, hoàn thiện nội dung. GV cho HS xem video về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép H: Mô tả đường đi của máu trong HTH đơn và HTH kép?
HS: Vòng tuần hoàn đơn: Tim bơm máu giàu CO2 động mạch mang mao mạch mang ( trao đổi khí máu giàu O2 ) động mạch lưng mao mạch (Trao đổi chất + trao đổi khí) tĩnh mạch tim Vòng tuần hoàn kép: + Vòng tuần hoàn nhỏ(tuần hoàn phổi) : Máu giàu CO2 từ tim động mạch phổi -> mao mạch phổi( trao đổi khí máu giàu O2 )>tĩnh mạch phổi tim + Vòng tuần hoàn lớn(tuần hoàn toàn cơ thể) : Máu giàu O2 từ tim động mạch chủ mao mạch( trao đổi chất + trao đổi khí ) tĩnh mạch tim GV mở rộng kiến thức bằng câu hỏi: Giải thích tại sao cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn, trong khi động vật có xương sống bậc cao(chim ,thú) có vòng tuần hoàn kép? HS nhóm 2 trả lời: Ở cá, môi trường nước có nhiệt độ tương đương nhiệt độ thân nhiệt của cá→ giảm nhu cầu năng lượng→ nhu cầu ôxi thấp→ cá có hệ tuân hoàn đơn -
Ở chim, thú có nhu cầu năng lượng cao→ cần nhiều ôxi. Máu mang ôxi từ cơ quan trao đổi khí đến tim. Từ tim máu phân bố khắp cơ thể → tuần hoàn kép giúp tăng áp lực máu và vận tốc dòng chảy
III. Chiều hướng tiến hóa của HTH - GV giao bài tập cho các nhóm: Nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn GV gợi ý HS nêu về tiến hóa của HTH, của tim, khả năng điều phối máu, máu đi nuôi cơ thể Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành câu hỏi và viết ra giấy A3 trong 3 phút -
HS hoạt động theo nhóm, trả lời câu hỏi
Sau 3 phút GV yêu cầu các nhóm chấm chéo: nhóm 2 chấm nhóm 1, nhóm 3 chấm nhóm 2, nhóm 4 chấm nhóm 3 và nhóm 1 chấm nhóm 4. Mỗi ý đúng cho 5 điểm. -
Sau khi chấm xong, dành 2 phút cho các nhóm thắc mắc về kết quả chấm
-
Cuối cùng GV giúp HS chốt kiến thức:
-
Chiều hướng tiên shoas của HTH:
+ Từ chưa có hệ tuần hoàn ( động vật đơn bào) → có hệ tuần hoàn hở ( ở giun, thâm mềm, chân khớp) → hệ tuần hoàn kín ( ở đông vật cơ xương sống) + Từ tuần hoàn đơn (ở cá) → tuần hoàn kép ( lưỡng cư, bò sát , chim , thú) + Từ tim chưa phân hoá( giun đốt) → tim 2 ngăn(cá) → tim 3 ngăn (lưỡng cư) → tim 4 ngăn ( chim ,thú) + Máu đi nuôi cơ thể: từ máu pha ( lưỡng cư) → máu ít pha(bò sát) → máu không pha ( chim, thú) + Khả năng điều hoà phân phối máu từ chậm đến nhanh
* Hoạt động 3: Luyện tập 1. Mục đích: Học sinh thực hành ghi nhớ và vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học được ở trên để trả lời các câu hỏi luyện tập. 2. Nội dung: HS trả lời được các câu hỏi sau: 1. …… có vai trò như cái bơm hút và đẩy máu 2. Vận chuyển các chất dinh dưỡng từ bộ phận này đến bộ phận khác là chức năng của…. 3. Ở cá máu đi nuôi cơ thể là máu….. 4. Hệ tuần hoàn hở không có….. 5. Ở HTH kín máu chảy trong động mạch……… 6. Ở thú, máu trong động mạch phổi giàu…… 7. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là….. 8. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với HTH hở? 9. Tim cá sấu có … ngăn 10. Tôm, ốc sên, trai có hệ tuần hoàn dạng nào? 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh: 1. ĐA: tim 2. ĐA: hệ tuần hoàn 3. ĐA: không pha 4. ĐA: mao mạch 5. ĐA: dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. 6. ĐA: CO2 7. ĐA: Máu ĐM khoang cơ thể TM tim 8. ĐA: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao. 9. ĐA: 4 10. ĐA: Hệ tuần hoàn hở 4. Kỹ thuật tổ chức. GV đã chuẩn bị 10 câu hỏi được in trên 4 tờ giấy màu khác nhau được dán ở 4 vị trí phù hợp ( 10 câu hỏi đã được cắt dời 1 phần, HS đễ dàng lấy được)
Nhóm 1: màu vàng Nhóm 2: màu đỏ Nhóm 3: màu xanh Nhóm 4: màu hồng Thể lệ như sau: Đầu tiên mỗi nhóm có 1 HS chạy ra vị trí dán câu hỏi của nhóm mình, lấy 1 câu hỏi rồi chạy về nhóm, nhóm thảo luận viết câu trả lời vào khổ giấy A3. Tiếp theo HS số 2 chạy đến vị trí câu hỏi, rồi đến HS 3 cứ như vậy. Mỗi nhóm có 5 phút để chơi, ( trong quá chơi các nhóm gấp hết sách vở) Sau 5 phút, Gv chốt đáp án, các nhóm chấm điểm chéo. Mỗi câu trả lời đúng 2 điểm Nội dung và đáp án 10 câu hỏi ( như mục 2,3) Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng 1. Mục đích: giúp HS khắc sâu kiến thức, vận dụng vào một số tính huống thực tế 2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời 3 câu hỏi Câu 1: Tại sao áp lực máu trong hệ tuần hoàn kép cao hơn hệ tuần hoàn đơn? Câu 2: Taị sao hệ tuần hoàn hở kém ưu việt nhưng các loài sâu bọ vẫn hoạt động rất tích cực? Câu 3: Một người đi xét nghiệm thấy lượng hồng cầu ở tĩnh mạch chiếm 44% thể tích, còn ở động mạch chỉ chiếm 40% thể tích. Hãy cho biết người này có bệnh hay không và nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên? (hiện tượng này chỉ xảy ra ở vòng tuần hoàn lớn) 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh: Với câu 1: HS có thể trả lời đúng là do + Tim của các loài trong hệ tuần hoàn kép hoàn thiện hơn, khả năng co bóp mạnh hơn + Trong hệ tuần hoàn kép, máu sau khi trao đổi khí ở cơ quan hô hấp được quay về tim, nhận lực co bóp từ tim rồi mới đi đến các cơ quan để trao đổi chất Với câu 2 và câu 3: Nhiều HS trả lời chưa đúng hoặc có ý đúng, một số ít sẽ trả lời được GV sẽ giúp HS trả lời hoàn thiện câu 2 và 3 4. Kỹ thuật tổ chức: GV đưa câu hỏi cuối bài Câu 1: Tại sao áp lực máu trong hệ tuần hoàn kép cao hơn hệ tuần hoàn đơn? Câu 2: Taị sao hệ tuần hoàn hở kém ưu việt nhưng các loài sâu bọ vẫn hoạt động rất tích cực?
Câu 3: Một người đi xét nghiệm thấy lượng hồng cầu ở tĩnh mạch chiếm 44% thể tích, còn ở động mạch chỉ chiếm 40% thể tích. Hãy cho biết người này có bệnh hay không và nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên? (hiện tượng này chỉ xảy ra ở vòng tuần hoàn lớn) YC HS làm bài tập vào vở bài tập GV giao việc cho HS chuẩn bị cho tiết sau Nhóm 1: Tìm hiểu một số bệnh về tim Nhóm 2: Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch Nhóm 3: Các biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch Nhóm 4: Tìm hiểu về các chương trình thực tế giúp đỡ những người bệnh tim liên hệ với địa phương TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG CỦA TIM Hoạt động 1: Khởi động GV tổ chức chơi trò chơi ô chữ GV phổ biến hình thức chơi: có 3 câu hỏi tương ứng với 3 câu trả lời là 3 hàng ngang Nhiệm vụ của HS là phải trả lời câu hỏi để tìm ra từ khóa. Trong quá trình chơi HS có quyền đoán từ khóa, nếu đoán sai bị trừ điểm, đúng sẽ được cộng điểm ( điểm tích cực) Câu hỏi 1: Đây là 1 hệ cơ quan trong cơ thể có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác. ĐA: hệ tuần hoàn Chữ T Câu hỏi 2: Máu trước khi trở về tim đi qua hệ thống mạch máu nào? ĐA: Tĩnh mạch Chữ I Câu hỏi 3: Qúa trình trao đổi chất và trao đổi khĩ diễn ra ở đâu của hệ tuần hoàn? M: mao mạch chữ M GV dẫn vào bài mới: Khi tim ngừng đập thì cơ thể chết vậy khi cơ thể chết tim có ngừng đập không? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới III.
Hoạt động của tim
1. Tính tự động của tim GV chia lớp thành 4 nhóm GV chiếu video mổ tim ếch, yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng sau khi cắt rời tim và đùi ếch ra khỏi cơ thể và ngâm vào dung dịch nước muối Yêu cầu HS quan sát rút ra nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm
HS: Tim ếch vẫn đập, đùi ếch thì không. Tim ếch sau khi cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng đập do tính tự động của tim -
GV hỏi: Thế nào là tính tự động của tim? Tim có khả năng năng hoạt động tự động là do cấu trúc nào của tim quy định?
HS trả lời: Tính tự động là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim Tính tự động do hệ dẫn truyền tim quy định GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy quan sát hình 19.1 SGK, lựa chọn nội dung hoàn thành bảng trong PHT số 3 trong 2 phút GV mời các nhóm lên dán nội của nhóm mình lên bảng, sau đó với kết quả của mỗi nhóm yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét và cho điểm, mỗi ý đúng 5 điểm *Cơ chế dẫn truyền: GV cho HS chơi trò chơi sắp xếp các chữ theo trình tự Thể lệ: Mỗi nhóm có các mảnh giấy màu nhỏ như sau: Cơ tâm nhĩ
Cơ tâm thất
Nút xoang nhĩ tự phát xung điện
Tâm nhĩ co
Bó His
Tâm thất co
Nút nhĩ thất
Mạng Puôckin
Các nhóm sẽ được xem video về hoạt động của tim kết hợp nghiên cứu SGK YC các nhóm sẽ dán các mảnh giấy theo trình tự đúng, giữa các mảnh dán là dấu , nhóm nào xong trước sẽ nói to “ stop ” và các nhóm khác phải dừng lại. Sau đó các nhóm dán kết quả lên bảng, cả lớp cùng chấm điểm. Đáp án: Cơ chế dẫn truyền: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện cơ tâm nhĩ tâm nhĩ co nút nhĩ thất bó His mạng puôckin cơ tâm thất tâm thất co GV mở rộng kiến thức: H: Trên thế giới có rất nhiều bệnh nhân tim mạch và nhiều trẻ em sinh ra đã mang trong mình bệnh tim bẩm sinh... Vậy y học đã ứng dụng tính tự động của tim như thế nào để đem lại sự sống cho nhiều bệnh nhân tim mạch? HS trả lời: Ghép tim tạo cơ hội sống cho bệnh nhân Máy tạo nhịp tim và sốc điện tim GV liên hệ thực tế: Hiện nay có nhiều chương trình hỗ trợ cho người bệnh tim. Em hãy kể tên một số chương trình mà em biết. Từ những chương trình đó em rút ra bài học gì trong cuộc sống?
HS: chương trình: Trái tim cho em, trái tim hồng và chia sẻ về bài học rút ra từ chương trình này ( như hiến tim sau khi qua đời…) 2. Chu kì hoạt động của tim a. Chu kì tim GV đặt vấn đề: Một ngày có 24 giờ, trong 24 giờ đó chúng ta cần nghỉ ngơi ít nhất 8 giờ. Vậy tim có nghỉ không? Khi chúng ta ngủ tim có ngừng đập không? GV cho HS xem video về chu kì hoạt động của tim, sau đó giao nhiệm vụ cho học sinh: Em hãy quan sát đoạn video hoàn thành nội dung phiếu học tập số 4 Sau 2 phút GV cho các nhóm kiểm tra, chấm chéo kết quả PHT, mỗi ý đúng 2đ GV chữa đáp án PHT GV hỏi: Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi HS: Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì: - Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim. (Tâm nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s; dãn chung là 0,4s) H: Hoạt động của trái tim đã dạy chúng ta bài học gì? b. Nhịp tim GV yêu cầu học sinh làm bài tập nhỏ: Ở người trưởng thành 1 chu kì tim kéo dài 0,8s, vậy trong 1 phút có bao nhiêu chu kì tim? Số chu kì tim trong 1 phút gọi là gì? HS trả lời: Số chu kì tim trong 1 phút ở người = 60/0,8 = 75 chu kì Số chu kì tim trong 1 phút gọi là nhịp tim người trưởng thành có nhịp tim là 75 nhịp/phút Gv hướng dẫn HS đếm nhịp tim: Sau đó Gv yêu cầu các nhóm thực hiện đếm nhịp tim của thành viên trong nhóm và ghi lại kết quả vào phiếu (phiếu này được giữ lại dùng cho tiết sau),so sánh rút ra nhân xét và giải thích kết quả tại 3 thời điểm + Trước lúc chạy tại chỗ + Sau khi chạy tại chỗ 2 phút + Sau khi nghỉ chạy 5 phút ( Trong hoạt động này có thể bật nhạc để tạo tâm thế vui vẻ cho HS) Sau 15 phút yêu cầu các nhóm trình bày kết quả GV chốt: Khi hoạt động hoặc khi hưng phấn nhịp tim thường tăng hơn so với trạng thái bình thường, do khi hoạt động cơ thể cần nhiều ôxi cho hô hấp GV chiếu bảng 19.1: nhịp tim của thú
YC các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi H1: Em có nhận xét gì về nhịp tim với khối lượng cơ thể HS nhóm 1: Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể H2: Tại sao động vật càng nhỏ lại có nhịp tim càng cao và ngược lại HS nhóm 4: Do + ĐV càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn → cơ thể mất nhiệt càng nhiều → tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn O2 để giải phóng năng lượng cho duy trì thân nhiệt càng nhiều → tần số hô hấp càng lớn và nhịp tim càng nhanh. + ĐV càng nhỏ có khối lượng tim càng nhỏ, lực co bóp của tim càng yếu nên tim càng phải đập nhanh để kịp thời cung cấp máu cho cơ thể * Tìm hiểu phương pháp vệ sinh hệ tim mạch GV chia việc cho các nhóm ( đã giao việc từ tiết trước) Nhóm 1: Tìm hiểu một số bệnh về tim Nhóm 2: Các tác nhân gay hại cho hệ tim mạch Nhóm 3: Các biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch Nhóm 4: Tìm hiểu về các chương trình thực tế giúp đỡ những người bệnh tim liên hệ với địa phương ( VD : chương trình “ trái tim cho em”) GV yêu cầu lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày về sản phẩm của nhóm Các nhóm nhận xét đánh giá GV nhận xét, cùng các nhóm chấm điểm cho nhóm trình bày Hoạt động 3: Luyện tập GV yêu cầu mỗi nhóm làm bài tập sau: Bài tập: Các câu sau đúng hay sai? Giải thích? 1) Nhịp tim của trẻ sơ sinh nhỏ hơn nhịp tim người trưởng thành 2) Nhịp tim luôn tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. 3) Trong hệ dẫn truyền tim nút nhĩ thất có khả năng tự phát xung điện giúp tim có tính tự động. 4) Người bị hở van tim có nhịp tim nhỏ hơn người bình thường Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng Gv đưa câu hỏi vào cuối giờ học:
Câu 1: Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1giây, của tâm thất là 1,5 giây. Tính tỉ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì tim của loài động vật trên? Câu 2: Một người ở vùng đồng bằng nên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo ôxi. Em hãy cho biết cơ thể người đó xảy ra những thay đổi gì để thích nghi với môi trường mới đó? HS làm việc cá nhân, ở nhà và trình bày vào vở bài tập Gv sẽ kiểm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào cuối buổi học hôm sau Câu 3: Mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây nên không? Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trước cách đo huyết áp và nghiên cứu bài cho tiết sau TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH Hoạt động 1 : khởi động Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tìm chữ Thể lệ: mỗi nhóm có 1 tờ giấy A3 như sau A
D
M A
O
Đ
Ê
H
Đ
H
N
I
L
Ê
M A
N
G
P
U
B
O
B
Ê
Â
V
Ư
U
Ô
C
K
I
N
G
T
U
N
I
K
Ô
T
I
N
H
M A
N
G
N
G
Ô
Đ
M H
Â
H
M Y
I
T
H
U
Y
Ê
T
A
P
K
G
N
Â
Ô
A
N
M E
A
Ê
S
E
T
I
Ê
U
T
I
N
H
M G
H
N
C
T
N
D
G
R
H
A
V
A
H
T
I
N
H
M A
C
H
G
H
N
H
Â
G
H
Ê
C
N
U
T
N
H
I
T
H
C
A
T
N
X
O
I
N
I
E
D
H
A
N
G
T
A
M N
I
H
T
R
A
I
P
H
T
U
D
Â
E
M A
C
H
N
O
I
Y
C
H
Â
T
T
M A
R
A
A
N
R
Đ
Â
H
O
T
U
Â
N
I
O
A
N
K
I
N
U
C
N
T
D
C
O
B
O
H
P
M T
U
A
P
H
A
V
A
Y
Ô
T
R
A
T
Â
M T
H
Â
T
C
H
N
G
Ă
N
H
U
Ê
T
R
U
Y
Đ
Ô
N
G
K
H
Ô
N
G
M A
O
M A
C
H
R
U
Y
H
C
O
X
Ư
T
I
M Ơ
G
C
H
Â
N
H
Đ
Q
A
Y
Ê
A
S
P
D
C
A
E
A
T
L
Ơ
T
P
Y
Ê
U
U
O
Ê
N
P
T
O
U
H
N
S
I
E
E
C
I
O
U
T
Â
M Đ
N
T
P
U
L
K
I
T
M M Y
G
L
M P
H
U
H
A
Ô
T
I
R
O
G
C
S
O
A
E
G
O
E
U
J
Â
Ô
N
I
I
M E
D
C
H
K
H
A
C
S
I
O
S
L
B
N
H
I
P
T
I
E
O
C
K
O
T
H
B
N
K
N
E
G
H
K
P
C
T
M A
H
Ê
T
U
Â
N
H
O
A
N
K
I
N
O
E
I
H
H
A
O
S
U
G
A
R
G
G
H
P
R
O
Y
I
A
Y
N
Â
A
C
C
C
A
R
B
O
N
H
I
D
R
A
T
Y
N
S
G
T
N
Y
H
O
X
I
G
E
N
D
S
T
A
R
E
A
H
H
S
T
H
S
A
R
E
S
P
I
R
A
Y
S
I
T
I
N
Ơ
O
O
U
M V
D
P
H
O
T
O
S
I
N
T
H
E
S
I
S
P
A
N
A
Â
T
Y
M
Gv yêu cầu các nhóm tìm các từ, cụm từ liên quan đến hệ tuần hoàn, dùng bút Highlight tô từ tìm được Sau 5 phút, yêu cầu các nhóm dán sản phẩm của mình tại vị trí dễ nhìn, mỗi nhóm cử 1 đại diện đi chấm nhóm khác, mỗi đáp án đúng 1 điểm. ( Nếu trong 5 phút không có nhóm nào tìm được hết các từ, sau khi chấm điểm các nhóm xong, GV chiếu đáp án ) GV vào bài mới Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới GV sử dụng pp trạm – góc – chuyên gia GV đặt tên cho từng thành viên của mỗi nhóm lần lượt là: 1.Động mạch, 2. Mao mạch, 3. Tĩnh mạch,
4. Huyết áp,
5. Vận tốc máu
Sau dó GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm Nhóm chuyên gia 1: ( trạm 1) : Nghiên cứu SGK và hình 19.4 + Nêu cấu tạo của hệ mạch + So sánh tổng tiết diện của các loại mạch Nhóm chuyên gia 2: ( trạm 2) + Huyết áp là gì? Nguyên nhân gây ra huyết áp + Tại sao huyết áp có 2 giá trị là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương + Huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Nhóm chuyên gia 3: ( trạm 3): Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2 + Mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó. Nhóm chuyên gia 4: ( trạm 4) + Vận tốc máu là gì? + Vận tốc máu biến đổi như thế nào trong hệ mạch? + Vận tốc máu phụ thuộc vào yếu tố nào? GV yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình trong 7 phút, trình bày sản phẩm của nhóm vào giấy A0. (Với nhóm 1,3,4 yêu cầu có hình vẽ hoặc bảng minh họa) Sau 5 phút yêu cầu các nhóm dán sản phẩm vào 4 góc dễ quan sát trong lớp học Gv sắp xếp lại nhóm: Nhóm động mạch : gồm các HS được đặt tên là động mạch ở 4 nhóm và 1 HS vận tốc máu ở nhóm bất kì Nhóm Tĩnh mạch: gồm các HS được đặt tên là tĩnh mạch ở 4 nhóm và 1 HS vận tốc máu ở nhóm bất kì. Nhóm mao mạch: gồm các HS được đặt tên là mao mạch ở 4 nhóm và 1 HS vận tốc máu ở nhóm bất kì. Nhóm huyết áp: gồm các HS được đặt tên là huyết áp ở 4 nhóm và 1 HS vận tốc máu ở nhóm bất kì. Mỗi nhóm sẽ được học tập ở mỗi trạm 3 - 4 phút, sau đó chuyển sang trạm tiếp theo dưới sự hướng dẫn của gv. Tại mỗi trạm có 1 chuyên gia giảng bài cho các bạn trong nhóm, các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ ghi chép lại kiến thức. GV chốt đáp án Đáp án trạm 1: 1. Cấu tạo hệ mạch Hệ mạch gồm các động mạch ,tĩnh mạch, nối với nhau qua mao mạch . - ĐM: là những mạch máu có chức năng dẫn máu từ tim ra. Hệ thống ĐM bắt đầu từ ĐM chủ--> ĐM nhỏ hơn--> tiểu ĐM nối với mao mạch - MM: gồm các mạch có đường kính nhỏ, phân nhánh đến tận các tế bào của mô, là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu với dịch mô, 1 đầu thông với ĐM, đầu kia thông với TM. - TM: là những mạch máu có chức năng dẫn máu từ các cơ quan về tim. Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu TM--> TM lớn hơn--> TM chủ, đổ về tim * Tổng tiết diện của mao mạch là lớn nhất, của ĐM là nhỏ nhất
Đáp án trạm 2 2. Huyết áp * Khái niệm: Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch * Nguyên nhân: Do tim co bóp ( tâm thất co) làm đẩy máu vào động mạch tạo ra áp lực lên thành mạch đẩy vào hệ mạch HA có 2 giá trị do hoạt động của tim + HA tối đa: (HA tâm thu) ứng với lúc tim co + HA tối thiểu (HA tâm trương) ứng với lúc tim dãn Ở người bình thường lúc nghỉ ngơi, huyết áp tâm thu là 120mmHg, huyết áp tâm trương là 80mmHg * Giá trị của HA phụ thuộc vào các yếu tố: Nhịp tim và lực co tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu, sức cản của hệ mạch Đáp án trạm 3: * Sự biến động của huyết áp trong hệ mạch: Huyết áp cao nhất ở ĐM chủ, sau đó giảm dần ở tiểu động mạch, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ ( gần bằng 0). Sự giảm huyết áp trong hệ mạch là do ma sát giữa máu với thành mạch và ma sát giữa các phần tử máu với nhau Đáp án trạm 4: 3.Vận tốc máu : Là tốc độ máu chảy trong 1s: vận tốc máu ở ĐM chủ 500mm/s, MM 0,5mm/s, TM chủ 200mm/s - Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch . Tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh (và ngược lại), tổng tiết diện của mao mạch là lớn nhất nên vận tốc máu ở mao mạch là thấp nhất - Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chảy chậm nhất trong các mao mạch → đảm bảo cho sự trao đổi giữa máu và tế bào. GV nhận xét, đánh giá nhóm chuyên gia, ổn định lại lớp, HS ngồi theo nhóm ban đầu GV hỏi: + Ở người HA được đo ở vị trí nào ? Trâu, bò, ngựa được đo ở đâu? HS nhóm 3: Ở người thường đo ở cánh tay, trâu bo, ngưa đo ở đuôi + Cách đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ
HS nhóm 2: trả lời GV hướng dẫn HS đo HA, cho HS tập đo HA trong 2 phút Sau đó GV yêu cầu các nhóm: đo và ghi kết quả vào phiếu đo HA , nhận xét và giải thích kết quả tại 3 thời điểm + Trước lúc chạy tại chỗ + Sau khi chạy tại chỗ 2 phút + Sau khi nghỉ chạy 5 phút Phiếu đo nhịp tim và huyết áp Nhịp tim
HA tối đa
HA tối thiểu
Trước lúc chạy Sau khi chạy tại chỗ 2 phút Sau khi nghỉ chạy 5 phút HS: Nhận xét:
- Tim đập nhanh và mạnh → huyết áp tăng - Tim đập chậm và yếu → huyết áp hạ.
Giải thích: Tim đập nhanh và mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch, gây ra áp lực lớn → huyết áp tăng. + Tim đập chậm, yếu thì lượng máu bơm ít, áp lực thấp → huyết áp giảm H: Tại sao khi cơ thể bị mấtm áu nhiều thì huyết áp giảm HS: Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm, kết quả là huyết áp giảm Hoạt động 3: Luyện tập GV đưa hình ảnh người bị tai biến mạch máu não Câu 1: Theo WHO -2011, có đến 6 triệu người tử vong do tai biến mạch máu não. Ở việt nam có khoảng 200.000 người mắc tai biến mạch máu não, trong đó có hơn 100.000 người tử vong. Nguyên nhân nào gây tai biến mạch máu não? HS thảo luận: GV đưa hình ảnh về bệnh cao huyết áp Câu 2: Bạn An và bạn Minh trang luận về bệnh cao huyết áp. Bạn an cho rằng chỉ nguồi cao tuổi mới mắc bệnh cao huyết áp, nguyên nhân do thành mạch bị xơ vữa
Bạn Minh cho rằng: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh cao huyết áp, nhưng người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân không chỉ do xơ vữa động mạch mà còn rất nhiều nguyên nhân khác Theo em ý kiến bạn nào đúng? Hãy nêu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh này HS thảo luận nêu ý kiến Câu 3: Mẹ bạn Lan cảm thấy mệt mỏi, hay hoa mắt, chóng mặt. Bác đi khám bệnh, được đo huyết áp và có kết quả 80/60 mmHg -
Em đánh giá như thế nào về kết quả trên?
-
Em hãy dự đoán các nguyên nhân đã dẫn đến huyết áp bất thường của bác và đưa ra một số lời khuyên giúp bác ổn định huyết áp
HS thảo luận nêu ý kiến Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng GV đưa câu hỏi vào cuối giờ 1.Tại sao suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu lại làm thay đổi huyết áp 2. Hãy nghiên cứu và cho ý tưởng về các thiết bị hỗ trợ cho người bị bệnh huyết áp. 3. Đề ra các biện pháp phòng chống bệnh tim mạch cho bản thân và cộng đồng. GV yêu cầu câu 1 HS trình bày vào vở bài tập HS căn cứ vào câu 2 và 3 viết thành một cuốn sổ tay về bệnh tim mạch, trình bày tùy theo ý tưởng của HS. GV sẽ kiểm tra sau 1 tuần và chấm điểm GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập trắc nghiệm II. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào ? A. Tim mao mạch động mạch tĩnh mạch tim. B. Tim tĩnh mạch mao mạch động mạch tim. C. Tim tĩnh mạch động mạch mao mạch tim. D. Tim động mạch mao mạch tĩnh mạch tim.. Câu 2: HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận : A.tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn C. máu và nước mô
B. hồng cầu D. bạch cầu
Câu 3: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữ máu giàu ôxi và máu giàu cacbônic ở tim là
A. cá xương, chim, thú
B. Lưỡng cư, thú
C. bò sát( Trừ cá sấu), chim, thú
D. lưỡng cư, bò sát, chim
Câu 4: Diễn biến của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào? A. Tim Động mạch Khoang máu trao đổi chất với tế bào Hỗn hợp dịch mô – máu tĩnh mạch Tim. B. Tim Động mạch trao đổi chất với tế bào Hỗn hợp dịch mô – máu Khoang máu tĩnh mạch Tim. C. Tim Động mạch Hỗn hợp dịch mô – máu Khoang máu trao đổi chất với tế bào tĩnh mạch Tim. D. Tim Động mạch Khoang máu Hỗn hợp dịch mô – máu tĩnh mạch Tim. Câu 5: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào? A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao. B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh. D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm. Câu 6: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra theo thứ tự nào? A. Tim Động Mạch Tĩnh mạch Mao mạch Tim. B. Tim Động Mạch Mao mạch Tĩnh mạch Tim. C. Tim Mao mạch Động Mạch Tĩnh mạch Tim. D. Tim Tĩnh mạch Mao mạch Động Mạch Tim. Câu 7: Máu trao đổi chất với tế bào A. qua thành tĩnh mạch và mao mạch. B. qua thành mao mạch. C. qua thành động mạch và mao mạch. D. qua thành động mạch và tĩnh mạch. Câu 8: Hệ tuần hoàn hở có ở A. đa số động vật thân mềm và chân khớp.
B. các loài cá sụn và cá xương.
C. động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.
D. động vật đơn bào.
Câu 9: Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?
A. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối. B. Vì tốc độ máu chảy chậm. C. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn. D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô – máu. Câu 10: Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được? A. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được. B. Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước. C. Vì phổi không thải được CO2 trong nước. D. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước. Câu 11: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào? A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm. B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh. D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. Câu 12: Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào? A. Chỉ có ở động vật có xương sống. B. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống. C. Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp. D. Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu. Câu 13: Nhịp tim trung bình là A. 75 lần/phút ở người trưởng thành, 100 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh. B. 85 lần/ phút ở người trưởng thành, 120 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh. C. 75 lần/phút ở người trưởng thành, 120 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh. D. 65 lần/phút ở người trưởng thành, 120 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh. Câu 14: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở? A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng. B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. C. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. Câu 15: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát ( trừ cá sấu) có sự pha máu? A. Vì chúng là động vật biến nhiệt. B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất. C. Vì tim chỉ có 2 ngăn. D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn. Câu 16: Diễn biến của hệ tuần hoàn nhỏ diễn ra theo thứ tự nào? A. Tim Động mạch phổi giàu O2 Mao mạch phổi Tĩnh mạch phổi giàu CO2 Tim. B. Tim Động mạch phổi giàu CO2 Mao mạch phổi Tĩnh mạch phổi giàu O2 Tim. C. Tim Động mạch phổi ít O2 Mao mạch phổi Tĩnh mạch phổi giàu CO2 Tim. D. Tim Động mạch phổi giàu O2 Mao mạch phổi Tĩnh mạch phổi có ít CO2 Tim. Câu 17: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây. B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. Câu 18: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào? A. Nút xoang nhĩ Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất Bó his Mạng Puôc – kin Các tâm nhĩ, tâm thất co. B. Nút nhĩ thất Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ Bó his Mạng Puôc – kin Các tâm nhĩ, tâm thất co. C. Nút xoang nhĩ Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất Mạng Puôc – kin Bó his Các tâm nhĩ, tâm thất co. D. Nút xoang nhĩ Hai tâm nhĩ Nút nhĩ thất Bó his Mạng Puôc – kin Các tâm nhĩ, tâm thất co. Câu 19: Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim A. Pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung -> pha co tâm thất
B. Pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất -> pha giãn chung C. Pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung D. pha giãn chung -> pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ Câu 20: Huyết áp là A. áp lực dòng máu khi tâm thất co B. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn C. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch D. Do sự ma sát giữa máu và thành mạch Câu 21: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào 1. Lực co tim
2. Khối lượng máu
3. Nhịp tim
4. Số lượng hồng cầu
5. Độ quánh của máu
6 . Sự đàn hồi của mạch máu
Đáp án đúng là A. 1, 2, 3, 4, 5
B. 1, 2, 3, 5, 6
C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 3, 4, 6
Câu 22: Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ A. động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch B. tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch C. động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch D. mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch Câu 23: Khi nói về HTH kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ? I. Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với tế bào II. Máu đi từ động mạch sang mao mạch và theo tĩnh mạch trở về tim III. Máu chảy trong ĐM với áp lực trung bình hoặc cao. IV. Tốc độ máu chảy trong mạch nhanh A.1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn. B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ. C. Càng xa tim, huyết áp càng tăng.
D. Ở hầu hết các loài động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Câu 25: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch? A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.
B. Vì mao mạch thường ở xa tim.
C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn. D. Vì áp lực co bóp của tim giảm. Câu 26: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết ấpco dễ làm vỡ mạch. C. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 27: Cho các phát biểu sau : 1. Máu chảy trong ĐM luôn là máu đỏ tươi giàu ôxi. 2. Nhờ sự đàn hồi của thành ĐM mà HA được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông 3. Tim bò sát 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể là máu không pha 4. Khi HA tăng quá mức bình thường thì lượngmáu ra khỏi tim giảm và các tiểu ĐM dãn ra 5. Sau khi nín thở vài phút thì nhịp tim vẫn bình thường Trong các phát biểu trên số phát biểu đúng là A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 28 : Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào? A. Vận chuyển chất dinh dưỡng. B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết. C. Tham gia vào quá trình vận chuyển khí trong hô hấp. D. Vận chuyển dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết. Câu 29 : Câu nào sau đây không đúng? A. Các loài đẳng nhiệt đều có tim 4 ngăn. B. Động vật ở cạn có hệ tuần hoàn kép. C. Chỉ hệ tuần hoàn kín mưói có mao mạch.
D. Cá là động vật có xương sống duy nhất có hệ tuần hoàn đơn. Câu 30: Phần nào của hệ mạch dưới đây có huyết áp cao nhất? A. Tiểu tĩnh mạch.
B. Tĩnh mạch chủ
C. Tiểu động mạch.
D. Mao mạch
Câu 31: Khi tim bị cắt rồi khỏi cơ thể vẫn có khả năng A. Co bóp đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi. B. Co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp C. Co dãn nhịp nhàng với chu kì 0,8s và 75 chu kì trong một phút. D. Co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ dẫn truyền tự động. Câu 32: Một đặc trưng mà lưỡng cư và con người có điểm chung là A. Số buồng tim B. Các vòng tuần hoàn là tách biệt nhau C. Số lượng vòng tuần hoàn D. Huyết áp thấp trong hệ thống mạch máu. Câu 33: Hệ mạch của thú có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây? 1) Máu ở ĐM chủ giàu O2 2) Máu ở ĐM phổi giàu CO2 3) Máu ở TM chủ giàu O2 4) Máu ở TM phổi giàu O2 A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 34: Khi nói về HTH, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1) Khi cơ thể mất máu, huyết áp giảm 2) Tăng nhịp tim sẽ làm tăng huyết áp. 3) Tâm nhĩ co sẽ đẩy máu vào động mạch. 4) Loài có cơ thể càng lớn thì có nhịp tim càng chậm A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 35 : Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1) Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch
2) Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất 3) Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch 4) Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 36:Có bao nhiêu phát biểu sau đúng khi nói về hoạt động của hệ mạch? I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm. II. Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm. III. Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch. IV. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 37: Ở người chu kì tim có 3 pha, pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất, pha giãn chung và có tỉ lệ là 1:3:4. Một em bé có nhịp tim là 80 lần/phút. Thời gian pha co tâm thất là A. 0,225 s.
B. 0,28125 s.
C. 0,375 s.
D. 0,5 s.
Câu 38: Có bao nhiêu phát biểu sai? I. Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể II. Càng xa tim huyết áp càng tăng, tốc độ máu chảy càng lớn III. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm IV. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, cực tiểu lúc tim dãn A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 39: Khi nói về hệ tuần hoàn ở người, có những phát biểu sau: (1) Máu chứa trong tất cả các tĩnh mạch là máu nghèo dinh dưỡng. (2) Máu chứa trong động mạch luôn là máu giàu oxy. (3) Trong 1 phút, hệ đại tuần hoàn (tuần hoàn lớn) nhận lượng máu gấp 3 lần hệ tiểu tuần hoàn. (4) Máu chảy ở mao mạch với tốc độ chậm nhất, nhưng huyết áp mao mạch không thấp nhất trong hệ tuần hoàn. Số phát biểu đúng là: A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
a TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Khắc Nghệ (2013), Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 11, Nxb ĐHQG Hà Nội. 2. Sách giáo khoa Sinh học 11, Nxb Giáo dục. 3. TS. Vũ Đức Lưu (2007), Bài Tập trắc nghiệm tích hợp sinh học 11, Nxb ĐHQG Hà Nội 4. Nguồn Internet.
PHỤ LỤC BẢNG ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NHÓM Các hoạt động Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4