TÀI LIỆU, CHUYÊN ĐỀ MÔN GDCD LỚP 11
vectorstock.com/23461730
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
DẠY KÈM QUY NHƠN CIVIC EDUCATION PHÁT TRIỂN NỘI DUNG
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan GDCD theo chủ đề Lớp 12 WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group
Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/HoaHocQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
BÀI 1. PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Khái niệm pháp luật a. Pháp luật là gì? - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hàng và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. - Các quy tắc xử sự chung chính là nội dung của pháp luật, là các chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm. b. Các đặc trưng của pháp luật - Tính quy phạm phổ biến + Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. + Đây là đặc trưng để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác. + Tính quy phạm phố biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định. - Tính quyền lực, bắt buộc chung: + Pháp luật do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, bắt buộc đối với mọi tổ chức cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật. + Đây là đặc điếm phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: + Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng chặt chẽ trong từng điều khoản. + Thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. + Các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong một thể thống nhất: Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn). Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp không được trái Hiến pháp. 2. Bản chất của pháp luật a. Bản chất giai cấp của pháp luật (Điểm a mục 2: Bản chất giai cầp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào... ” đại diện là nhà nước của nhân dân lao động”: Không dạy) - Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do Nhà nuớc ban hành, mà Nhà nước đại diện cho giai cấp cầm quyền, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động. - Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bao vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động...” b. Bản chất xã hội của pháp luật - Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện. - Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (giảm tải) b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị (giảm tải) c. Qua hệ giữa pháp luật với đạo đức - Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phố biến, phù họp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật. - Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội a. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có pháp luật, Nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tồ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. - Để tăng cường pháp chế trong quản lí nhà nước phải: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật. b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình - Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở các văn bản pháp luật, căn cứ vào các quy định này mà công dân thực hiện quyền của mình. - Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của mình thông qua các văn bản luật. - Công dân phải chấp hành pháp luật, tuyên truyền cho mọi người, tố cáo những người vi phạm pháp luật. Như vậy, pháp luật vừa quy định quyền công dân vừa quy định cách thức để công dân thực hiện. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành A. một quy phạm pháp luật.
B. một quy định pháp luật.
C. một thể chế pháp luật.
D. một ngành luật.
Câu 2: Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp trên là thể hiện A. tính bắt buộc chung.
B. quy phạm phổ biến.
C. tính cưỡng chế.
D. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 3: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính cưỡng chế.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 4: Quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành là A. công văn.
B. nội quy.
C. pháp luật.
D. văn bản.
Câu 5: Dựa vào đặc trưng cơ bản nào của pháp luật để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 6: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. tính quyền lực bắt buộc chung.
B. tính quy phạm phổ biến.
C. tính cưỡng chế.
D. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 7: Nội dung nào sau đây là đặc trưng cơ bản của pháp luật nước ta? A. Tính quốc tế rộng lớn.
B. Tính ổn định lâu dài.
C. Tính đối ngoại chặt chẽ.
D. Tính quyền lực bắt buộc chung.
Câu 8: Quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính cưỡng chế.
D. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 9: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính cưỡng chế.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 10: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành là A. vi phạm pháp luật.
B. quy phạm pháp luật.
C. quy phạm thông tư.
D. quy phạm chỉ thị.
Câu 11: Pháp luật được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi, tất cả mọi lĩnh vực là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính cưỡng chế.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 12: Văn bản luật nào sau đây của nước ta có hiệu lực pháp lí cao nhất? A. Hiến pháp.
B. Chỉ thị.
C. Thông tư.
D. Nghị quyết.
Câu 13: Quy phạm nào sau đây được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước? A. Tập quán.
B. Đạo đức.
C. Giaó dục.
D. Pháp luật.
Câu 14: Pháp luật là A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện. B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. C. hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban. D. hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Câu 15: Các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền của Nhà nước là A. đạo đức.
B. qui ước.
C. pháp luật.
D. quy định.
Câu 16: Pháp luật do tổ chức nào sau đây ban hành? A. Đoàn Thanh niên.
B. Mặt trận Tổ Quốc.
C. Nhà nước.
D. Chính quyền.
Câu 17: Một trong các đặc trưng của pháp luật thể hiện ở A. tính dân tộc.
B. tính nhân dân.
C. tính quyền lực bắt buộc chung.
D. tính đại chúng.
Câu 18: Pháp luật quy định những việc được làm, những việc phải làm và những việc A. sẽ làm.
B. không nên làm.
C. cần làm.
D. không được làm.
Câu 19: Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung vì pháp luật A. được hình thành từ đạo đức.
B. được hình thành từ xã hội.
C. do nhà Nước ban hành.
D. do người dân xây dựng.
Câu 20: Văn bản nào dưới đây là văn bản pháp luật? A. Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Nghị quyết của Quốc hội. C. Nghị quyết của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Câu 21: Đặc trưng của pháp luật không bao gồm những nội dung nào dưới đây? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính công khai dân chủ. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 22: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm A. các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm. B. quy định các hành vi không được làm. C. quy định các bổn phận của công dân. D. các quy tắc xử sự chung. Câu 23: Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định quy định “cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với A. quy tắc xử sự trong đời sống xã hội. B. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người. C. nguyện vọng của mọi công dân. D. Hiến pháp. Câu 24: Chuẩn mực về những việc được làm, việc phải làm, việc không được làm là A. đạo đức.
B. pháp luật.
C. kinh tế.
D. chính trị.
Câu 25: Ý nào sau đây là đúng khi nói về pháp luật? A. Pháp luật là chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần, tình cảm của con người. B. Pháp luật là những quy định về những hành vi không được làm. C. Pháp luật là những quy định về những hành vi được làm. D. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung. Câu 26: Nội dung nào của văn bản luật dưới đây không phải là văn bản dưới luật? A. Nghị quyết.
B. Luật Hôn nhân và Gia đình.
C. Chỉ thị.
D. Nghị định
Câu 27: Luật Hôn nhân và Gia đình quy định điều kiện kết hôn, li hôn phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xã hội rộng lớn.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 28: Quy định khi tham gia điều khiển xe mô tô gắn máy phải tuân thủ theo Luật Giao thông đường bộ phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xã hội rộng lớn.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 29: Người tham gia giao thông chấp hành tín hiệu vạch kẻ đường, tín hiệu đèn phản ánh đặc trung cơ bản nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính áp chế.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 30: Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?
A. Những việc được làm.
B. Những việc phải làm.
C. Những việc cần làm.
D. Những việc không được làm.
Câu 31: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi vì pháp luật được áp dụng A. nhiều lần, nhiều nơi.
B. một số lần, một số nơi.
C. với một số đối tượng.
D. trong một số trường hợp nhất định
Câu 32: Bạn X vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt là thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính cưỡng chế.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 33: Trên đường phố, tất cả mọi người đều tuân thủ Luật Giao thông đường bộ là sự phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính cưỡng chế.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 34: Cảnh sát giao thông xử phạt A khi A vi phạm Luật Giao thông là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính cưỡng chế.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 35: Anh A bắt trộm gà bị công an xử phạt hành chính là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính cưỡng chế.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 36: Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên sau mỗi buổi học, C lại cùng với anh trai lén lút phá rừng lấy gỗ bán lấy tiền giúp đỡ gia đình. H là bạn của C đã quay clip cảnh vận chuyển gỗ lậu của anh em C và đăng tải trên trang cá nhân nên cả hai anh em C bị tạm giữ để điều tra. K phản đối gay gắt H vì đã gián tiếp khiến C bị bắt. Hành vi của những ai đã vi phạm pháp luật? A. Hai anh em C.
B. Anh em C và H.
C. Anh em C, H và K.
D. Bạn H và K.
Câu 37: Anh A yêu chị B nhưng chị B lại yêu anh C nên A đã nhờ G và S đánh anh C xây xước nhẹ. Trong lúc G và S đánh anh C thì anh V đã chứng kiến toàn bộ sự việc rồi lẳng lặng ra về. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Chị B và anh A.
B. Chị B, anh A, anh G, anh V và S.
C. Anh A, anh G và S.
D. Anh A, anh G, anh V và S.
Câu 38: Bạn M không cho B nhìn bài trong lúc kiểm tra nên B rủ X chặn đường đe doạ M khiến M hoảng loạn tinh thần. Nghe M kể lại chuyện đó, H là bạn cùng lớp với M và B đã rủ thêm L đánh B và X. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Bạn B và X.
B. Bạn B, X và M.
C. Bạn B, X, H và L.
D. Bạn H và L.
Câu 39: Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở việc các quy phạm pháp luật được A. xã hội tạo nên.
B. Nhà nước ban hành.
C. hình thành từ đạo đức.
D. được nhân dân ghi nhận.
Câu 40: Nếu cá nhân tổ chức xâm phạm đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, của Nhà nước thì Nhà nước sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi trái pháp luật thể hiện bản chất nào của pháp luật? A. Bản chất giai cấp.
B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất kinh tế.
D. Bản chất răn đe.
Câu 41: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn của đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu lợi ích của A. một bộ phận nhân dân.
B. Nhà nước.
C. Đảng Cộng sản.
D. các giai cấp, tầng lớp nhân dân.
Câu 42: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện, thể hiện bản chất nào sau đây của pháp luật? A. Bản chất giai cấp.
B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất kinh tế.
D. Bản chất chính trị.
Câu 43: Bản chất xã hội của pháp luật phản ánh A. nhu cầu của một bộ phận nhân dân trong xã hội. B. nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. C. nghĩa vụ của một bộ phận nhân dân trong xã hội. D. nhu cầu của dân nghèo trong xã hội. Câu 44: Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của A. những người giàu.
B. đa số nhân dân lao động.
C. những người nghèo.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 45: Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật A. đứng trên xã hội. B. bắt nguồn từ thực tiễn của đời sống xã hội. C. luôn tồn tại trong mọi xã hội. D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền. Câu 46: Nếu pháp luật mang tính bắt buộc thì đạo đức mang tính A. tự phát.
B. tự nhiên.
C. tự giác.
Câu 47: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về bản chất xã hội của pháp luật? A. Pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội. B. Pháp luật là những điều cấm đoán trong xã hội. C. Pháp luật xử lí người vi phạm trong xã hội. D. Pháp luật chỉ mang tính bắt buộc.
D. tự nó.
Câu 48: Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương của nước ta là A. Uỷ ban nhân dân.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Toà án nhân dân.
D. Viện Kiểm sát nhân dân.
Câu 49: Pháp luật nước ta được ban hành bởi A. Quốc hội.
B. Mặt trận Tổ quốc.
C. Đảng Cộng sản.
D. Hội Liên hiệp Phụ nữ.
Câu 50: Pháp luật được thực hiện trong đời sống vì sự phát triển của xã hội thế hiện bản chất nào của pháp luật? A. Bản chất giai cấp.
B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất kinh tế.
D. Bản chất chính trị.
Câu 51: Pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Nhà nước.
B. Giai cấp.
C. Xã hội.
D. Các giai cấp.
Câu 52: Từ quy tắc thuận mua vừa bán trong đời sống xã hội, Nhà nước đã thừa nhận và quy định thành những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Bản chất giai cấp.
B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất kinh tế.
D. Bản chất chính trị.
Câu 53: Quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội nói lên mối quan hệ giữa A. đạo đức và pháp luật.
B. đạo đức và kinh tế.
C. đạo đức và lối sống.
D. đạo đức và phong tục tập quán.
Câu 54: Dấu hiệu nào sau đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức? A. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức. B. Pháp luật bắt buộc đối với cán bộ công chức. C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội. D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. Câu 55: Điểm khác biệt cơ bản giữa pháp luật với đạo đức xã hội được thể hiện ở A. tính tự giác.
B. tính quy phạm phổ biến.
C. tính quần chúng.
D. tính cục bộ địa phương.
Câu 56: Phạm vi điều chỉnh của pháp luật như thế so với phạm vi điều chỉnh của đạo đức? A. Rộng hơn.
B. Hẹp hơn.
C. Lớn hơn.
D. Nhiều hơn.
Câu 57: Hành vi không nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai là hành vi vi phạm A. pháp luật hình sự.
B. chuẩn mực đạo đức.
C. pháp luật dân sự.
D. pháp luật hành chính.
Câu 58: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? A. Khi đạo đức thành pháp luật sẽ được đảm bảo bằng sức mạnh của Nhà nước. B. Pháp luật bảo vệ đạo đức và một số quy định bắt nguồn từ đạo đức. C. Đạo đức là cơ sở duy nhất để pháp luật tồn tại, phát triển. D. Pháp luật sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực tới các quy phạm đạo đức. Câu 59: Bạn B trộm cắp tài sản của người khác. Vậy bạn B vi phạm A. đạo đức.
B. pháp luật, đạo đức.
C. nghĩa vụ, pháp luật.
D. nội quy, đạo đức.
Câu 60: Đang trên đường đi học, A gặp người bán hàng rong bị đổ hàng tràn ra đường nhưng A vẫn phớt lờ không giúp đỡ họ. Vậy hành vi của bạn A vi phạm. A. đạo đức.
B. pháp luật.
C. nghĩa vụ.
D. nội quy.
Câu 61: Đang trên đường đi học bằng xe buýt, H gặp một cụ già cũng lên xe nhưng không có ghế ngồi. Mỗi lần xe thắng gấp là cụ lại ngã nhào về phía trước. Thấy vậy H ái ngại định nhường ghế cho cụ, nhưng vì nhân viên xe buýt không nhắc nhở nên trên xe không ai nhường ghế cho cụ già. Hành vi của H là A. vi phạm đạo đức.
B. vi phạm pháp luật.
C. vi phạm nghĩa vụ.
D. vi phạm nội quy.
Câu 62: Khi thấy người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có khả năng cứu giúp, cách xử sự nào sau đây là phù hợp với đạo đức và pháp luật? A. Chờ người khác đến cứu.
B. Bỏ mặc.
C. Cứu người.
D. Đứng nhìn.
Câu 63: Q biết trên xe buýt A không nhường ghế cho một cụ già nên trong buổi sinh hoạt lớp, Q phản đối A gay gắt. Bực mình vì bị Q lên án, A đã nói xấu Q trên trang cá nhân và nhờ U và L chia sẻ cho M và N. Hành vi của những ai dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Bạn A.
B. Bạn A, bạn U và bạn L.
C. Bạn A, bạn M và N.
D. Bạn A, U, L, M và N.
Câu 64: Lớp trưởng giao cho A giúp đỡ bạn B học bài. Nhưng A không giúp đỡ vì cho rằng việc học là chuyện của mỗi người. N và H phản đối suy nghĩ của bạn A nhưng lại không giúp được B vì hai bạn học cũng yêu. Hành vi của những ai dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Lớp trưởng và bạn A.
B. Bạn N và H.
C. Bạn A.
D. Lớp trưởng, A, N và H.
Câu 65: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước A. quản lí xã hội.
B. quản lí công dân.
C. bảo vệ các giai cấp.
D. bảo vệ các công dân.
Câu 66: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các biện pháp để Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật? A. Nhà nước ban hành pháp luật. B. Nhà nước tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. D. Đây là phương pháp quản lí cố định và bất biến. Câu 67: Vai trò của pháp luật đối với công dân được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân. B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. C. Bảo vệ lợi ích tuyệt đối của công dân. D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Câu 68: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ A. lợi ích kinh tế của mình.
B. quyền và nghĩa vụ của mình.
C. các quyền của mình.
D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 69: Quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí A. hữu hiệu và phức tạp nhất.
B. dân chủ và hiệu quả nhất.
C. hiệu quả và khó khăn nhất.
D. dân chủ và cứng rắn nhất.
Câu 70: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng A. giáo dục.
B. đạo đức.
C. pháp luật.
D. kế hoạch.
Câu 71: Không có pháp luật, xã hội sẽ không có A. dân chủ và hạnh phúc.
B. hoà bình và dân chủ.
C. trật tự và ổn định.
D. sức mạnh và quyền lực.
Câu 72: Phát biểu nào sau đây là sai khi trả lời câu hỏi tại sao quản lí xã hội bằng pháp luật là dân chủ và hiệu quả nhất? A. Pháp luật do Nhà nước ban hành. B. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất. C. Pháp luật bảo đảm sức mạnh quyền lực của Nhà nước. D. Pháp luật là phương tiện duy nhất quản lí xã hội. Câu 73: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật? A. Nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật. B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để Nhà nước quản lí xã hội. C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. D. Pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của Nhà nước. Câu 74: Phát biểu nào sau đây không đúng khi trả lời câu hỏi tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật? A. Đe đảm bảo quyền tự do cơ bản của công dân. B. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất. C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. D. Đây là phương pháp quản lí cố định và bất biến.
Câu 75: Để quản lí xã hội bằng pháp luật một cách hiệu quả, Nhà nuớc cần phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng nguời dân và của toàn xã hội nói lên A. vai trò của pháp luật.
B. ý nghĩa của pháp luật.
C. nội dung của pháp luật.
D. đẳng cấp của pháp luật.
BÀI 2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật (Điểm c mục 1: Các giai đoạn thực hiện pháp luật: Không dạy? a. Khái niệm "thực hiện pháp luật" Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. b. Các hình thức thực hiện pháp luật Gồm 4 hình thức sau: STT
1
Hình thức thực hiên pháp luật
Sử dụng pháp luật
Nội dung
Các cá nhân tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm.
2
Thi hành pháp luật
Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm.
3
Tuân thủ pháp luật
Các cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm.
4
Áp dụng pháp luật
Căn cứ pháp luật ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
Giống nhau: Đều là hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào đời sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện. Khác nhau: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình không bị ép buộc phải thực hiện. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí a. Vi phạm pháp luật Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật - Thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Biểu hiện: + Hành độn: Chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật. VD: Nhà máy thải chất ô nhiễm…. + Không hành động: Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật. VD: Sản xuất – kinh doanh không nộp thuế, đi xe mô tô đèo ba người… - Thứ 2: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Năng lực trách nhiệm pháp lí là: + Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí bình thường. + Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. + Chịu trác nhiệm độc lập về hành vi của mình. - Thứ 3: Người vi phạm phải có lỗi.
+ Lỗi cố ý Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra. Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác, tuy không mong muốn những vẫn để cho nó xảy ra. + Lỗi vô ý Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác nhưng hi vọng không xảy ra. Vô ý do cẩu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác. Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b. Trách nhiệm pháp lí - Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tồ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. - Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm: + Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật (mục đích trừng phạt). + Giáo dục răn đe người khác để họ không vi phạm pháp luật (mục đích giáo dục). c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - Vi phạm hình sự. + Khái niệm: Là hành vi vi phạm luật, gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. + Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra. Tâm sinh lí bình thường, có khả năng nhận thức. Đủ từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng. Lưu ý: Việc xử lí người chưa thành niên (từ đủ 14 đến dưới 18 tuôi) phạm tội theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu, không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình nhằm giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. + Trách nhiệm hình sự: với các chế tài nghiêm khắc nhất (7 hình phạt chính) và 7 hình phạt bổ sung do toà án áp dụng với người phạm tội. - Vi phạm hành chính: + Khái niệm: Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. + Chủ thể: Là cá nhân hoặc tổ chức + Trách nhiệm hành chính: Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định pháp luật.
- Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt về vi phạm hành chính do cố ý. - Người đủ từ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. - Vi phạm dân sự. + Khái niệm: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Vi phạm này thường thể hiện ở việc chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các hợp đồng dân sự. + Chủ thể: Là cá nhân hoặc tổ chức. + Trách nhiệm dân sự: Toà án áp dụng đối với chủ thể vi phạm như bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện nghĩa vụ do hai bên thoả thuận. Người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện. - Vi phạm kỉ luật: + Khái niệm: Là hành vi xâm hại đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước... do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. + Chủ thể: Cán bộ; công nhân viên; học sinh sinh viên... + Trách nhiệm kỉ luật: Do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỉ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, sa thải. Như vậy: Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lí và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lí. Chú ý: Truy cứu trách nhiệm pháp luật phải đảm bảo: + Tính pháp che. + Tính công bằng và nhân đạo. + Tính phù hợp. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật A. cho phép làm.
B. quy định làm.
C. bắt buộc làm.
D. khuyến khích làm.
Câu 2: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ làm những gì mà pháp luật A. quy định phải làm.
B. khuyến khích làm.
C. cho phép làm.
D. bắt buộc phải làm.
Câu 3: Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tố chức là A. thực hiện pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 4: Các tổ chức cá nhân thực hiện quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép là A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 5: Các tổ chức cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 6: Các tồ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 7: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 8: Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật A. quy định làm.
B. quy định phải làm.
C. cho phép làm.
D. không cấm.
Câu 9: Cá nhân tổ chức sử dụng pháp luật là làm những việc mà pháp luật A. quy định làm.
B. quy định phải làm.
C. cho phép làm.
D. không cấm.
Câu 10: Cá nhân tổ chức áp dụng pháp luật là các cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định làm phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các A. quyền và nghĩa vụ.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. ý thức công dân.
D. nghĩa vụ công dân.
Câu 11: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức áp dụng pháp luật? A. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ. B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép. C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm. D. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm. Câu 12: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức sử dụng pháp luật? A. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ. B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép. C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm. D. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm. Câu 13: Trường họp nào dưới đây thuộc hình thức thi hành pháp luật?
A. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ. B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép. C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm. D. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm. Câu 14: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức tuân thủ pháp luật? A. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ. B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép. C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm. D. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm. Câu 15: Người tham gia giao thông tuân thủ theo Luật Giao thông đường bộ là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 16: Đến hạn nộp tiền điện mà anh X vẫn không nộp. Vậy anh X không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 17: Ông A trốn thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình là không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 18: Anh B săn bắt động vật quý hiếm. Trong trường hợp này, anh B đã không A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 19: Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 20: Trong lúc kiểm tra, A cho B nhìn bài của mình. Vậy cả A và B không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 21: A 15 tuổi nhưng không sử dụng xe có dung tích xi lanh 50cm3. Vậy A đã không thực hiện đúng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 22: Chị X vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Vậy chị X không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 23: Anh A không phá rừng. Vậy anh A đang A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 24: Anh M đi bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội. Trong trường họp này, anh M đã A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 25: Chị C đi nộp thuế cho Nhà nước. Vậy chị C đang A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 26: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường. Trong trường hợp này, chị C đã không A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 27: Anh A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma tuý. A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 28: Chị C là trưởng phòng. Chị vừa ra quyết định kỉ luật một nhân viên dưới quyền. Vậy chị C đang A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 29: Cảnh sát giao thông xử phạt một người vi phạm Luật Giao thông. Vậy cảnh sát giao thông đang A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 30: Hiệu trưởng trường THPT X ra quyết định kỉ luật học sinh A. Vậy hiệu trưởng trường X đã A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 31: Tòa án nhân dân huyện X triệu tập A để xét xử vụ án li hôn giữa A với vợ. Vậy tòa án đang A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 32: Công an huyện X ra quyết định khởi tố bị can bắt tạm giam đối tượng Y. Vậy công an huyện X đang A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 33: Công xã X bắt tạm giữ A để điều tra việc A đánh nhau. Vậy công an xã đang
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 34: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ từ các sở về tăng cường cho Ủy ban nhân dân các huyện miền núi. Trong trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 35: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm 100.000 đồng. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 36: Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày hẹn, ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K ra toà. Vậy chị H đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 37: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đã A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 38: Ông A săn bắn động vật quý hiếm. Vậy ông A không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 39: Ông A vượt đèn đỏ. Vậy ông A không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 40: M thương hoàn cảnh của A nhà nghèo nên đã lấy trộm tiền của H đem cho A và bị công an bắt. Vậy hành vi của M là vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 41: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường là biểu hiện của hình thức A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 42: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức áp dụng pháp luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước. C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn. Câu 43: Đang học lớp 12 nhưng V được cha mẹ mua xe máy 100cm3 để đi học. K là bạn học cùng lớp khuyên V không nên đi xe phân khối lóp đến trường. M và J lại khuyên V cứ dùng xe 100cm3 đó đi học. Hành vi của những ai dưới đây không tuân thủ pháp luật? A. Mình bạn V.
B. Bạn V và K.
C. Bạn V, bạn M và J.
D. Bạn M và J.
Câu 44: Anh G có tình cảm với chị H nhưng chị H lại thích anh K. Bực tức vì anh K ở nơi khác mà lại dám đến “tán gái làng” nên G đã rủ thêm anh Z và anh X đón đường đánh anh K, nhưng may mắn, anh K chạy thoát được. Anh K nhờ F đến khuyên G không nên đánh K nữa, nếu G không đồng ý, anh F sẽ báo cơ quan công an. Hành vi của những ai dưới đây không tuân thủ pháp luật? A. Anh G và chị H.
B. Anh G, Z và X.
C. Anh Z và X.
D. Anh G, Z, X và F.
Câu 45: Đang đi học thì V gặp X, Y, Z đang ngồi uống bia. vốn quen biết nên V nên X mời V uống cùng cho vui nhưng V khước từ. Thấy vậy, Y bực mình ép V phải uống bia, nếu không sẽ bị đánh. Lo sợ bị Y đánh nên V phải ngồi uống bia với X, Y và Z. Hành vi của những ai dưới đây không tuân thủ pháp luật? A. Anh Y.
B. Anh Y và X.
C. Anh Z và X.
D. Anh X, Y và Z.
Câu 46: Hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là A. xâm phạm pháp luật.
B. trái pháp luật.
C. vi phạm pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 47: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quy tắc quản lí nhà nước. B. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. các quan hệ lao động. D. các quan hệ công vụ nhà nước. Câu 48: Hành vi xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp là vi phạm A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 49: Hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện là vi phạm A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 50: Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là vi phạm A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 51: Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật Hình sự là vi phạm A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 52: Chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự là vi phạm A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 53: Chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính là vi phạm A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 54: Chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm kỉ luật là vi phạm A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 55: Chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự là vi phạm A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 56: Vi phạm hình sự là những hành vi A. gây nguy hiểm cho xã hội.
B. cực kì nguy hiểm.
C. đặc biệt nguy hiểm.
D. rất nguy hiểm.
Câu 57: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các A. quy tắc quản lí nhà nước.
B. quy tắc kỉ luật lao động.
C. quy tắc quản lí xã hội.
D. nguyên tắc quản lí hành chính.
Câu 58: Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm A. hình sự.
B. kỉ luật.
C. dân sự.
D. hành chính.
Câu 59: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các A. quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm. B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình. D. quan hệ tài sản và quan hệ gia đình. Câu 60: Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với người vi phạm pháp luật với vi phạm về tài sản là A. Cấm cư trú.
B. cấm đi lại.
C. Buộc xin lỗi công khai.
D. Đền bù thiệt hại về tài sản.
Câu 61: Các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là A. nghĩa vụ.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm gia đình.
D. trách nhiệm công dân.
Câu 62: Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với người vi phạm pháp luật với vi phạm về tinh thần là A. phạt tiền.
B. cấm đi lại.
C. buộc xin lỗi công khai.
D. phạt tù.
Câu 63: Độ tuổi nào dưới đây khi vi phạm pháp luật được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ yếu để họ sửa chữa sai lầm, thành công dân có ích? A. Đủ 12 - dưới 14.
B. Đủ 14 - dưới 16.
C. Đủ 16 - dưới 18.
D. Đủ 14 - dưới 18.
Câu 64: Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng? A. Đủ 12 - dưới 14.
B. Đủ 14 - dưới 16.
C. Đủ 16 - dưới 18.
D. Đủ 14 - dưới 18.
Câu 65: Đạt độ tuổi nhất định để có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình là A. năng lực trách nhiệm pháp lí.
B. năng lực hình sự.
C. năng lực dân sự.
D. hành vi hợp pháp.
Câu 66: Độ tuổi nào khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện đồng ý, có quyền nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện A. Đủ 6 - dưới 18.
B. Đủ 8 - dưới 18.
C. Đủ 14 - dưới 18.
D. Đủ 16 - dưới 18.
Câu 67: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra? A. Đủ 14.
B. Đủ 16.
C. Đủ 12.
D. Đủ 18.
Câu 68: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra? A. Đủ 14.
B. Đủ 16.
C. Đủ 12.
D. Đủ 18.
Câu 69: Người tham gia giao thông bằng xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiêm thì thuộc hình thức vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỉ luật.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Hình sự.
Câu 70: Vi phạm pháp luật là hành vi thực hiện không đúng với A. Các quy định của pháp luật. B. Các quy tắc đạo đức xã hội. C. Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Câu 71: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm hình sự.
C. vi phạm dân sự.
D. vi phạm kỉ luật.
Câu 72: Hình thức xử phạt nào sau đây không đúng khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính A. cải tạo không giam giữ.
B. tịch thu tang vật vi phạm.
C. phạt tiền.
D. cảnh cáo.
Câu 73: Khi nhà hàng không đáp ứng đủ thức ăn theo hợp đồng thuộc loại vi phạm nào dưới đây? A. Hành chính.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
Câu 74: Chủ thể vi phạm thường bị phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục hiện trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện dùng để vi phạm là vi phạm nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Kỉ luật.
D. Hành chính.
Câu 75: Khi vi phạm, chủ thể vi phạm phải bồi thường thiệt hại, thực hiện trách nhiệm dân sự theo đúng thoả thuận giữa các bên tham gia là vi phạm A. Hành chính.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
Câu 76: Khi vi phạm, chủ thể vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, chuyên công tác khác, cách chức, hạ bậc lương hoặc đuổi việc là vi phạm A. Hành chính.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
Câu 77: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự? A. Tội giết người, tội cố ý gây thương tích. B. Bên mua không trả tiền đầy đủ cho bên bán. C. Vi phạm nghiêm trọng kỉ luật lao động. D. Bên mua không trả tiền đúng hạn cho bên bán. Câu 78: Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự? A. Sản xuất buôn bán hàng giả có giá trị tương đương hàng thật 32 triệu đông. B. Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận. C. Công chức nhà nước thường đi làm trễ giờ. D. Vi phạm quy định về an toàn giao thông. Câu 79: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự? A. Đi xe máy chở 3 người. B. Đánh người gây thương tích 13%. C. Công chức vi phạm thời giờ làm việc. D. Đi xe vào đường một chiều. Câu 80: Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỉ luật? A. Công chức đi làm trễ giờ.
B. Sản xuất hàng giả.
C. Chạy xe vượt đèn đỏ.
D. Tội lây HIV cho người khác.
Câu 81: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính? A. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của Nhà nước. B. Buôn bán hàng hoá lấn chiếm lề đường. C. Phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người. D. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học. Câu 82: Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt A. chỉ một người bị xử phạt. B. chỉ một nửa số người vi phạm bị xử phạt. C. không xử phạt ai. D. từng người đều bị xử phạt.
Câu 83: Theo quy định của pháp luật, học sinh đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được phép lái xe có dung tích xi lanh bao nhiêu? A. Dưới 50cm3.
B. Từ 50cm3 - 70cm3.
C. 90cm3.
D. ll0cm3.
Câu 84: Hình thức chịu trách nhiệm kỉ luật nào sau đây không đúng đối với giáo viên khi vi phạm? A. Cảnh cáo.
B. Khiển trách.
C. Chuyển công tác.
D. Cải tạo không giam giữ.
Câu 85: Hình thức chịu trách nhiệm kỉ luật nào sau đây không đúng đối với công chức khi vi phạm? A. Cảnh cáo.
B. Khiển trách.
C. Chuyển công tác.
D. Cải tạo không giam giữ.
Câu 86: Hình thức chịu trách nhiệm kỉ luật nào sau đây không đúng đối với công nhân khi vi phạm kỉ luật? A. Hạ bậc lương.
B. Phạt tù.
C. Chuyển công tác.
D. Khiển trách.
Câu 87: Hình thức chịu trách nhiệm hình sự nào sau đây không đúng đối với người vi phạm? A. Hạ bậc lương.
B. Cảnh cáo.
C. Cải tạo không giam giữ.
D. Phạt tù.
Câu 88: Hình thức chịu trách nhiệm hình sự nào sau đây không đúng đối với nguời vi phạm? A. Buộc thôi việc.
B. Trục xuất.
C. Cải tạo không giam giữ.
D. Phạt tù.
Câu 89: Hình thức chịu trách nhiệm hành chính nào sau đây không đúng đối với người vi phạm? A. Buộc thôi việc.
B. Phạt tiền.
C. Khắc phục hậu quả.
D. Tịch thu tang vật vi phạm.
Câu 90: Khi nào công dân bị xem xét về độ tuổi, trạng thái tâm lí, lỗi, mức độ hành khẩn, mục đích, hậu quả của hành vi? A. Khi tham gia pháp luật.
B. Khi vi phạm pháp luật.
C. Khi làm nhân chứng.
D. Khi thực hiện pháp luật.
Câu 91: Ông A vận chuyển gia cầm nhiễm cúm H5N1, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
Câu 92: Ông H xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông H phải chịu trách nhiệm A. Hành chính.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
Câu 93: Ông A buôn ma túy. Ông A phải chịu trách nhiệm A. Hành chính.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
Câu 94: Anh B điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm
A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
Câu 95: Anh C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác. Trong trường họp này, anh C sẽ phải chịu trách nhiệm A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
Câu 96: H đã lừa bán trẻ em qua biên giới. Trong trường họp này, H đã vi phạm A. kỉ luật.
B. luật dân sự.
C. luật hành chính.
D. luật hình sự.
Câu 97: Anh M thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh M đã vi phạm A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
Câu 98: Khi thuê nhà của ông A, ông B đã tự ý sửa chữa mà không hỏi ý kiến của ông A. Vậy ông B đã vi phạm A. kỉ luật.
B. luật dân sự.
C. luật hành chính.
D. luật hình sự.
Câu 99: A không còn tiền để mua quà tặng cho người yêu nhân dịp 20/10 nên đã chót trộm của bạn cùng lớp 2 trăm ngàn đồng. Vậy A vi phạm A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
Câu 100: Ông A không chở hàng đến người nhận theo thỏa thuận. Vậy ông A vi phạm A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
Câu 101: Học sinh A thường bỏ tiết. Vậy A vi phạm A. kỉ luật.
B. dân sự.
Câu 102: A 17 tuổi, bắt trộm 1 con gà. Vậy A phải chịu trách nhiệm A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
Câu 103: Anh B 20 tuổi, điều khiển xe gắn máy vượt đèn đỏ. B sẽ phải chịu trách nhiệm A. phạt tiền.
B. không bị xử phạt.
C. truy cứu trách nhiệm hình sự.
D. cải tạo không giam giữ.
Câu 104: Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị phạt mấy lần? A. l lần.
B. 2 lần.
C. 3 lần.
D. 4 lần.
Câu 105: Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt A. chỉ một hành vi vi phạm.
B. chỉ một nửa số hành vi vi phạm.
C. từng hành vi vi phạm.
D. không xử phạt.
Câu 106: Ông A kiện bà B lấn lm đất ra tòa. Vậy tòa án phải sử dụng luật nào dưới đây để giải quyết? A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Kỉ luật.
D. Hành chính.
Câu 107: A biết việc mình dùng gậy đánh B là sai, trái pháp luật nhưng vẫn đánh. Vậy hành vi của A theo quy định của luật hình sự mang tính A. vô ý khách quan.
B. cố ý khách quan.
C. cố ý chủ quan.
D. vô ý chủ quan.
Câu 108: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuối điều khiến xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện sẽ bị xử phạt A. cảnh cáo.
B. phạt tiền và cảnh cáo.
C. phạt tù và cảnh cáo.
D. phạt tiền cha mẹ.
Câu 109: Anh A đánh người gây thương tích 13%. Vậy anh A phải chịu trách nhiệm nào dưới đây? A. Dân sự.
B. Hình sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
Câu 110: Theo quy định của pháp luật, cửa hàng internet mở cửa đến quá 23h đêm thuộc loại vi phạm nào dưới đây? A. Dân sự.
B. Hình sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
Câu 111: M (17 tuổi) vì mâu thuẫn với anh K (người cùng xóm) nên đã rủ một bạn mang theo hung khí đến đánh anh K gây thương tích 15%. Hành vi của bạn M thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm dân sự.
B. Vi phạm hình sự.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm kỉ luật.
Câu 112: Học sinh sử dụng tài liệu khi kiếm tra học kì là hành vi vi phạm A. Dân sự.
B. Hình sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
Câu 113: Ông A xây nhà để vật liệu trên hè phố nên đã bị Thanh tra Giao thông xử phạt. Hành vi của ông A là vi phạm A. Dân sự.
B. Hình sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
Câu 114: Công ty X xả chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với công ty X là A. hành chính và dân sự.
B. hình sự và dân sự.
C. hành chính và trách nhiệm hình sự.
D. hình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 115: Trong khi đốt nương để làm rẫy, do bất cẩn nên ông H đã làm cháy 5ha rừng đặc dụng. Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với ông H là A. Hành chính.
B. Hình sự.
C. Kỉ luật.
D. Dân sự.
Câu 116: Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng qua đường va chạm với xe máy của anh G đang lưu thông đúng luật khiến cả hai bị ngã xây sát nhẹ. Anh G đứng dậy rồi lái xe đi. Chị V thấy vậy liền lao lên giữ anh G lại. Thấy chị V đang cố giữ anh G, anh M và X lao vào đánh anh G vì nhầm anh G là người có lỗi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Chị B, chị V.
B. Chị V, anh M và X.
C. Anh M và anh X.
D. Chị V, anh M, anh G và X.
Câu 117: Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là G đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà mắng chửi và bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Vợ chồng chị V và chồng chị N.
B. Vợ chồng chị V và chị G.
C. Vợ chồng chị V và G.
D. Vợ chồng chị V, G và chồng chị N.
Câu 118: Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến liên hoan. Ăn xong, A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà còn C và D thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, anh C tò mò bấm thử, không ngờ chạm vào cầu dao cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã làm ngập và thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản xung quanh. Thấy vậy, C và D sợ quá liền bỏ trốn. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Anh A, B, C, D.
B. Anh A, B, C
C. Anh C, D.
D. Anh B, C, D.
Câu 119: Anh K chở bạn gái trên đường thì va chạm với anh S đi ngược chiều. Thấy anh G lấy điện thoại ra quay video, anh K và bạn gái bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. Anh K và bạn gái.
B. Anh K và anh S.
C. Anh K, S và G.
D. Anh K và anh G.
Câu 120: Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với người vi phạm pháp luật với vi phạm về tài sản là A. cấm cư trú.
B. cấm đi lại.
C. buộc xin lỗi công khai.
D. đền bù thiệt hại về tài sản.
Câu 121: Các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là A. nghĩa vụ.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm gia đình.
D. trách nhiệm công dân.
Câu 122: Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với người vi phạm pháp luật với vi phạm về tinh thần là A. phạt tiền.
B. cấm đi lại.
C. buộc xin lỗi công khai.
D. phạt tù.
Câu 123: Độ tuổi nào khi vi phạm pháp luật được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ yếu để họ sửa chữa sai lầm, thành công dân có ích? A. Đủ 12 - dưới 14.
B. Đủ 14 - dưới 16.
C. Đủ 16 - dưới 18.
D. Đủ 14 - dưới 18.
Câu 124: Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng? A. Đủ 12 - dưới 14.
B. Đủ 14 - dưới 16.
C. Đủ 16 - dưới 18.
D. Đủ 14 - dưới 18.
Câu 125: Đạt độ tuổi nhất định để có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình là A. năng lực trách nhiệm pháp lí.
B. năng lực hình sự.
C. năng lực dân sự.
D. hành vi hợp pháp.
Câu 126: Độ tuổi nào khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện đồng ý, có quyền nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện? A. Đủ 6 - dưới 18.
B. Đủ 8 - dưới 18.
C. Đủ 14 - dưới 18.
D. Đủ 16 - dưới 18.
Câu 127: Người đủ từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra? A. Đủ 14.
B. Đủ 16.
C. Đủ 12.
D. Đủ 18.
Câu 128: Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra? A. Đủ 14.
B. Đủ 16.
C. Đủ 12.
D. Đủ 18.
Câu 129: Khi nào công dân bị xem xét về độ tuổi, trạng thái tâm lí, lỗi, mức độ hành khẩn, mục đích, hậu quả của hành vi? A. Khi tham gia pháp luật.
B. Khi vi phạm pháp luật.
C. Khi làm nhân chứng.
D. Khi thực hiện pháp luật.
Câu 130: Một công ty xả chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với công ty này là trách nhiệm A. hành chính.
B. hành chính và trách nhiệm hình sự.
C. hình sự.
D. hình sự và trách nhiệm dân sự.
BÀI 3. CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Công dân bình đẳng trước pháp luật là mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ - Bình đẳng là việc đối xử bình đẳng về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa... không phân biệt nam, nữ... - Khái niệm: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. - Biểu hiện: + Bất kì công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình. + Quyền và nghĩa vụ của công dân không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội. 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí - Bất kì công dân nào (dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì) vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. - Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không bị phân biệt đối xử. 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và Luật. - Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình. - Nhà nước còn xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, xã hội. - Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Bất kì công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân là A. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. công dân bình đẳng về kinh tế. D. công dân bình đẳng về chính trị.
Câu 2: Bất kì công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được bầu cử, ứng cử, tự do lựa chọn nghề nghiệp. Điều này thể hiện A. công dân bình đẳng về quyền.
B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về cơ hội.
D. công dân bình đẳng về trách nhiệm.
Câu 3: Bất kì công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều phải nộp thuế, bảo vệ Tổ quốc. Điều này thể hiện A. công dân bình đẳng về quyền.
B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về cơ hội.
D. công dân bình đẳng về trách nhiệm.
Câu 4: Công dân dù làm việc gì, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là A. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. công dân bình đẳng về kinh tế. D. công dân bình đẳng về chính trị. Câu 5: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ của mình là A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bình đẳng về kinh tế.
D. bình đẳng về chính trị.
Câu 6: Công dân bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bình đẳng về kinh tế.
D. bình đẳng về chính trị.
Câu 7: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.
B. thu thập, tuổi tác, địa vị.
C. dân tộc, độ tuổi, giới tính.
D. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
Câu 8: Một trong những quyền cơ bản của công dân là bình đẳng A. trước pháp luật.
B. trước công dân.
C. trước Nhà nước.
D. trước dân tộc.
Câu 9: Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là một trong những A. quyền, bổn phận của công dân.
B. trách nhiệm của công dân.
C. nghĩa vụ của công dân.
D. quyền, nghĩa vụ của công dân.
Câu 10: Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là A. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ. B. công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của cơ quan mà họ tham gia. C. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo. D. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống. Câu 11: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là
A. mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. B. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau. C. công dân nào cũng được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. D. công dân có quyền thì mới thực hiện nghĩa vụ. Câu 12: Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào A. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người. B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người. C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người. D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người. Câu 13: Công dân bình đẳng trước pháp luật là A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo. B. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống. C. công dân nào vi phạm pháp luật chỉ bị xử lí trong cơ quan mà họ tham gia. D. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ. Câu 14: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước A. gia đình theo quy định của dòng họ. B. tổ chức, đoàn thể theo quy định của điều lệ. C. tổ dân phố theo quy định của xã, phường. D. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Câu 15: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. đều có quyền như nhau. B. đều có nghĩa vụ như nhau. C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Câu 16: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nghĩa là A. mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật. B. mọi công dân dều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình. C. mọi công dân đủ từ 21 tuổi trởi lên có quyền ứng cử vào Đại biểu Quốc hội. D. những người có cùng mức thu nhập cao phải đóng thuế thu nhập như nhau. Câu 17: Học tập là một trong những A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền của công dân.
C. trách nhiệm của công dân.
D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 18: Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là một trong những A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền của công dân.
C. trách nhiệm của công dân.
D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 19: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định bảo vệ Tổ quốc là A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền của công dân.
C. trách nhiệm của công dân.
D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật là A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền của công dân.
C. trách nhiệm của công dân.
D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân do A. Hiến pháp quy định.
B. Luật quy định.
C. Luật công dân quy định.
D. Hiến pháp và luật quy định.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây không nói về công ân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ? A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp quỹ từ thiện. C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế. D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử. Câu 23: Nội dung nào sau đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ? A. Công dân bình đẳng về quyền trong hợp đồng dân sự. B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế. C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ vào quỹ tiết kiệm giúp người nghèo. D. Công dân bình đẳng về quyền ứng cử. Câu 24: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về thành phần xã hội.
B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Bình đẳng tôn giáo.
D. Bình đẳng dân tộc.
Câu 25: Mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. quyền và trách nhiệm.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. trách nhiệm pháp lí.
Câu 26: Công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản X luôn tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Công ty X đã thực hiện A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền của công dân.
C. bổn phận của công dân.
D. quyền, nghĩa vụ của công dân.
Câu 27: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân? A. Trong lớp học có bạn được miễn phí các bạn khác thì không. B. Trong thời bình các bạn nam đủ tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không.
C. T và Y đều đủ tiêu chuẩn vào công ty X nhưng chỉ Y được nhận vào làm vì có người thân là giám đốc công ty. D. A đủ điểm trúng tuyển vào đại học vì được hưởng cộng điểm ưu tiên. Câu 28: Bố mẹ X sợ con vất vả nên đã nhờ người xin hoãn nghĩa vụ quân sự giúp con. Là em trai của X, em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Không có ý kiến gì vì không phải việc của mình. B. Đồng ý với gia đình vì sợ anh trai sẽ vất vả khi nhập ngũ. C. Tùy thuộc vào ý kiến số đông của các thành viên trong gia đình. D. Không đồng ý với gia đình vì đó là hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Câu 29: Khi tranh luận với bạn bè về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, A cho rằng các bạn nam phải có nhiều quyền hơn các bạn nữ. Nếu em là bạn của A, em sẽ xử sự như thế nào cho A hiểu về quyền bình đẳng của công dân? A. Đồng tình với quan điểm của A vì nam phải được coi trọng hơn nữ nên phải có nhiều quyền hơn. B. Không quan tâm đến vấn đề đang tranh luận mà để cho A muốn nói sao cũng được. C. Khuyên các bạn bỏ đi nơi khác không trah luận với A nữa. D. Giải thích cho A hiểu về mọi công dân đều được bình đẳng như nhau về quyền và nghĩa vụ. Câu 30: Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm bắt các bạn nam phải lao động dọn vệ sinh còn các bạn nữ thì được ngồi chơi. Nhiều bạn nam bất bình nhưng không dám có ý kiến gì. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với quyền bình đẳng của công dân? A. Đồng tình với giáo viên chủ nhiệm vì có nói cũng chẳng ích gì khi giáo viên chủ nhiệm đã quyết định như vậy. B. Miễn cưỡng lao động nhưng ấm ức trong lòng và tìm cách chống đối với giáo viên chủ nhiệm. C. Khuyên các bạn không lao động vì thấy quá bất công với các bạn nam và thiên vị cho các bạn nữ. D. Trao đổi với giáo viên về việc mọi công dân đều được bình đăng như nhau nên các bạn nữ cũng cần phải tham gia lao động. Câu 31: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là A. công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau. B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật. C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật. D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí. Câu 32: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. bình đẳng về kinh tế.
D. bình đẳng về chính trị. Câu 33: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng A. về quyền và nghĩa vụ. B. về trách nhiệm pháp lí. C. về thực hiện pháp luật. D. về trách nhiệm trước tòa án. Câu 34: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. A. như nhau.
B. ngang nhau.
C. bằng nhau.
D. có thể khác nhau.
Câu 35: Việc xét xử các vụ án không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về A. quyền trong kinh doanh.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. nghĩa vụ pháp lí.
Câu 36: Công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau đều bị xử lí như nhau là thể hiện công dân bình đẳng A. về quyền và nghĩa vụ.
B. về trách nhiệm pháp lí.
C. về thực hiện pháp luật.
D. về trách nhiệm trước tòa án.
Câu 37: Vụ án Phạm Công Danh và đồng bọn tham nhũng 9.000 tỉ của Nhà nước đã bị xét xử. Điều này thể hiện A. công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. công dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. công dân đều có nghĩa vụ như nhau. D. công dân đều bị xử lí như nhau. Câu 38: Trong cùng một hoàn cảnh, người lãnh đạo và nhân viên vi phạm pháp luật với tính chất mức độ như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí A. nặng hơn nhân viên.
B. như nhân viên.
C. nhẹ hơn nhân viên.
D. có thể khác nhau.
Câu 39: Anh A và chị B cùng làm việc trong một công ty có cùng mức thu nhập cao. Anh A sống độc thân, B có mẹ già và con nhỏ. Anh A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi chị B. Điều này thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí phụ thuộc vào A. điều kiện làm việc cụ thể của A và B. B. điều kiện hoàn cảnh cụ thể của A và B. C. độ tuổi của A và B. D. địa vị của A và B.
Câu 40: Bạn N và M (18 tuổi) cùng một hành vi chạy xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Mức xử phạt nào sau đây thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí? A. Chỉ phạt bạn M, còn bạn N thì không do N là con Chủ tịch huyện. B. Mức phạt của M cao hơn bạn N. C. Bạn M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau. D. Bạn M và bạn N đều không bị xử phạt. Câu 41: Bốn học sinh đi xe đạp dàn hàng ngang, bị cảnh sát giao thông xử phạt như sau: hai học sinh lớp 12A bị phạt tiền; hai học sinh lớp 12S thì không bị phạt tiền mà chỉ bị cảnh cáo. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông là A. trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. đúng với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. cùng một hoàn cảnh như nhau nhưng bị xử phạt khác nhau là sai. D. không công bằng vì lỗi như nhau nhưng lại xử phạt khác nhau. Câu 42: Bạn An (19 tuổi) rủ Minh (15 tuổi) cùng thực hiện hành vi cướp dây chuyền của một phụ nữ đang đi xe máy. Tòa án xét xử hai bạn với hai mức án khác nhau. Trường hợp này là A. bình đẳng về nghĩa vụ.
B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bất bình đẳng về nghĩa vụ.
D. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Câu 43: Bốn học sinh lớp 12 cùng đi xe đạp dàn hàng ngang, bị cảnh sát giao thông xử phạt như nhau. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông là A. trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. đúng với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. cùng một hoàn cảnh như nhau nhưng bị xử phạt khác nhau là sai. D. không công bằng vì lỗi như nhau nhưng xử phạt khác nhau. Câu 44: A là nông dân đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. B là Chủ tịch huyện cũng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Cả hai người bị cảnh sát giao thông xử phạt giống nhau. Vậy cảnh sát giao thông thực hiện bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụ.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ kinh tế.
D. nghĩa vụ nộp phạt.
Câu 45: A là học sinh đi xe máy khi chưa đủ tuổi. B là giáo viên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Cảnh sát giao thông bắt phạt A và tha cho B. Vậy cảnh sát giao thông không thực hiện bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụ.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ kinh tế.
D. nghĩa vụ nộp phạt.
Câu 46: Do không muốn con mình là S vất vả nên ông bà H và K đã đưa cho M 15 triệu đồng để nhờ M lo cho S khỏi phải đi bộ đội dù S rất muốn nhập ngũ. Những ai dưới đây đã vi phạm về luật nghĩa vụ quân sự? A. Ông bà K và H.
B. Ông bà K, H và S.
C. Ông bà K, H và M.
D. Ông M.
Câu 47: Anh G, F và X cùng tuổi, cùng nhau lấy trộm 50 triệu đồng của anh H và bị bắt. Anh G đã đưa cho công an điều tra tên K 20 triệu để xin giảm nhẹ hình phạt. Anh K quen biết với thẩm phán L nên đã nhờ ông L cho G được hưởng án treo. Khi tòa án công bố bản án cho các bị cáo thif anh G được hưởng án treo trong khi anh F và anh X bị tuyên tù có thời hạn. Những ai dưới đây đã vi phạm bình đẳng về trách nhiệm pháp lí? A. Anh G, F và X.
B. Anh G và anh K.
C. Anh K, G và ông L.
D. Anh K, G, F, X và ông L.
Câu 48: Bạn H (15 tuổi) và X (17 tuổi) cùng phạm tội đánh người thi hành công vụ gây hậu quả rất nghiêm trọng. Nhưng khi xét xử, H chỉ bị kết án 2 năm tù giam, còn X bị kết án 3 năm 4 tháng tù giam. Gia đình X phản đối kịch liệt vì cho rằng những người có trách nhiệm không thực hiện đúng luật. Theo em, việc xét xử này của tòa án là A. sai luật. Vì tòa án có dấu hiệu bao che cho H. B. đúng luật. Vì H nhỏ tuổi hơn được giảm án nhiều hơn. C. sai luật. Vì cả X và H phải có chung mức án mới đúng luật. D. đúng luật. Vì cùng nằm trong khung tù có thời hạn. Câu 49: Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước A. ngăn chặn, xử lí.
B. xử lí nghiêm minh.
C. xử lí thật nặng.
D. xử lí nghiêm khắc.
Câu 50: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc A. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật. B. chỉ quy định nghĩa vụ của công dân. C. chỉ quy định quyền của công dân. D. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực quan trọng. Câu 51: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc. A. tạo ra các điều kiện đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật. B. tạo ra điều kiện để số ít công dân được bình đẳng trước pháp luật. C. tạo điều kiện để phần lớn công dân được bình đẳng trước pháp luật. D. tạo điều kiện để hững ai quan tâm được bình đẳng trước pháp luật. Câu 52: Việc đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của A. Nhà nước.
B. Nhà nước và xã hội.
C. Nhà nước và pháp luật.
D. Nhà nước và công dân.
C. ĐÁP ÁN
1-A
2-A
3-B
4-B
5-A
6-A
7-C
8-A
9-D
10-A
11-A
12-C
13-D
14-D
15-D
16-B
17-D
18-D
19-C
20-B
21-D
22-B
23-C
24-B
25-B
26-A
27-C
28-D
29-D
30-D
31-C
32-B
33-B
34-A
35-B
36-A
37-A
38-A
39-B
40-C
41-A
42-B
43-B
44-B
45-B
46-C
47-C
48-B
49-B
50-A
51-A
52-A
BÀI 4. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. (Điểm c mục 1: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình: Không dạy) a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình Khái niệm: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vị gia đình và xã hội. b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình Bình đẳng giữa vợ và chồng - Trong quan hệ nhân thân Vợ, chồng bình đẳng với nhau có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt. + Vợ chồng tôn trọng, giữ gìn danh dự, uy tín cho nhau, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau... + Giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt... - Trong quan hệ tài sản Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung. Ngoài ra, giữa và và chồng có quyền có tài sản riêng. Bình đẳng giữa cha, mẹ và con Đối với cha, mẹ: - Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau đối với con cái. + Cha mẹ đại diện trước pháp luật cho con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi nhân sự. + Cha mẹ không được phân biệt đối xử với các con (trai, gái, con nuôi); không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không xúi dục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật. Đối với con: - Các con có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình. - Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ. - Con không được có hành vi xúc phạm ngược đãi cha mẹ. Có quyền có tài sản riêng, lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Bình đẳng giữa ông bà và cháu + Đối với ông bà (nội, ngoại): Có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. + Đối với cháu: Có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà (nội, ngoại). Bình đẳng giữa anh, chị, em
Anh chị em có bổn phận yêu thương chăm sóc, giúp đỡ nhau có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ, hoặc cha mẹ không còn điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 2. Bình đẳng trong lao động (Điểm c mục 2: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động: Không dạy) a. Thế nào là bình đẳng trong lao động Khái niệm: Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động; bình đẳng giữa lao động nam và nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. - Thể hiện + Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. + Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. + Bình đẳng giữa lao động nam và nữ. b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động - Được tự do sử dụng sức lao động: + Lựa chọn việc làm; + Làm việc cho ai; + Bất kì ở đâu. - Người lao động phải đủ (15 tuổi) người sử dụng lao động (18 tuổi) - Không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình... Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) - HĐLĐ: Là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động. - Hình thức giao kết HĐLĐ: + Bằng miệng; + Bằng văn bản; - Nguyên tắc giao kết HĐLĐ: + Tự do tự nguyện bình đẳng. + Không trái pháp luật, thỏa ước tập thể; + Giao kết trực tiếp. - Tại sao phả kí kết HĐLĐ: Là cơ sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
- Tìm việc làm, độ tuổi, tiêu chuẩn. - Tiền công, tiền thưởng, BHXH, điều kiện lao động. - Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ nghỉ chế độ sản thai. 3. Bình đẳng trong kinh doanh. (Điểm c mục 3: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh: Không dạy) a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh - Khái niệm: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. - Bình đẳng trong kinh doanh được thể hiện: + Tự do kinh doanh, tự chủ đăng kí kinh doanh, đầu tư. + Tự do chọn nghề, địa điểm, hình thức tổ chức doanh nghiệp, thực hiện quyền và nghĩa vụ. + Bình đẳng dựa trên cơ sở pháp luật. b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh - Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. - Tự chủ đăng kí kinh doanh (pháp luật không cấm). - Biết hợp tác, phát triển, cạnh tranh lành mạnh. - Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh. - Bình đẳng trong tìm kiếm thị trường, khách hàng, kí kết hợp đồng. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là bình đẳng A. trong quan hệ nhân thân.
B. trong quan hệ tài sản.
C. trong quan hệ việc làm.
D. trong quan hệ nhà ở.
Câu 2: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng danh dự, uy tín của nhau là bình đẳng A. trong quan hệ nhân thân.
B. trong quan hệ tài sản.
C. trong quan hệ việc làm.
D. trong quan hệ nhà ở.
Câu 3: Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là bình đẳng A. trong quan hệ nhân thân.
B. trong quan hệ tài sản.
C. trong quan hệ việc làm.
D. trong quan hệ nhà ở.
Câu 4: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây? A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 5: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào sau đây? A. Tài sản và sở hữu.
B. Nhân thân và tài sản.
C. Dân sự và xã hội.
D. Nhân thân và lao động.
Câu 6: Hành vi nào sau đây vi phạm nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha mẹ cùng nhau yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc và tôn trọng ý kiến của con. B. Cha mẹ coi trọng con trai hơn con gái vì con trai phải nuôi cha mẹ khi về già. C. Cha mẹ chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con về mọi mặt. D. Cha mẹ không xúi dục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật. Câu 7: Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng giữa ông bà và cháu? A. Việc chăm sóc ông bà là nghĩa vụ của cha mẹ nên cháu không có bổn phận. B. Chỉ có cháu trai sống cùng ông bà mới có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà. C. Cháu có bổn phận kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. D. Khi cháu được thừa hưởng tài sản của ông bà thì sẽ có nghĩa vụ chăm sóc ông bà. Câu 8: Sự bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình được thể hiện như thế nào trong các ý dưới đây? A. Con trưởng có quyền quyết định mọi việc trong gia đình. B. Các em được ưu tiên hoàn toàn trong thừa kế tài sản. C. Chỉ có con trưởng mới có nghĩa vụ chăm sóc các em. D. Anh chị em có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau. Câu 9: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là A. người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình. B. vợ chỉ làm nội trợ và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình. C. vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình D. người chồng quyết định việc giáo dục con cái còn vợ chỉ giữ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ chồng. Câu 10: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là A. chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạc hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái. B. chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con. C. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. D. người chồng quyết định việc lựa chọn các hình thức kinh doanh trong gia đình. Câu 11: Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là A. các thành viên trong gia đình phải đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau. B. gia đình quan tâm đến lợi ích của cá nhân, cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình. C. các thành viên trong gia đình phải chăm sóc, yêu thương nhau. D. cha mẹ phải yêu thương và giáo dục con cái thành công dân có ích. Câu 12: Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. Vậy tài sản chung là
A. tài sản hai người có được sau khi kết hôn. B. tài sản có trong gia đình. C. tài sản được cho riêng sau khi kết hôn. D. tài sản được thừa kế riêng. Câu 13: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa A. vợ và chồng, ông bà và các cháu. B. vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình. C. cha mẹ và các con. D. vợ và chồng, anh, chị, em trong gia đình với nhau. Câu 14: Bình đẳng trong hôn nhân được hiểu là A. vợ, chồng có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ khác nhau. B. vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau nhưng quyền khác nhau. C. vợ, chồng cơ quyền và nghĩa vụ ngang nhau nhưng tùy vào từng trường hợp. D. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mọi trường hợp. Câu 15: Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã A. có con.
B. kết hôn.
C. làm đám cưới.
D. sống chung.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân? A. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. B. Vợ, chồng bình đẳng trong việc bàn bạc, lựa chọn nơi cư trú. C. Chỉ có vợ mới được quyền quyết định sử dụng biện pháp tránh thai. D. Vợ, chồng đều có trách nhiệm chăm sóc con khi còn nhỏ. Câu 17: Bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng về tài sản được hiểu là vợ, chồng có quyền A. sở hữu, sử dụng, mua bán tài sản. B. chiếm hữu, sử dụng, mua bán tài sản. C. chiếm hữu, phân chia tài sản. D. sử dụng, cho, mượn tài sản. Câu 18: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình? A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình. B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình. C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động. D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. Câu 19: Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân? A. Xây dựng gia đình hạnh phúc. B. Củng cố tình yêu đôi lứa. C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình. D. Thực hiện các nghĩa vụ của công dân.
Câu 20: Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ vợ chồng với họ hàng nội, ngoại. B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. C. Quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản. D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Câu 21: Khi tổ chức đăng ký kết hôn, có cần hai bên nam nữ bắt buộc phải có mặt hay không? A. Bắt buộc hai bên nam nữ phải có mặt. B. Chỉ cần một trong hai bên có mặt là được. C. Chỉ cần ủy quyền cho người khác. D. Tùy từng trường hợp có thể đến, có thể không. Câu 22: Vợ chòng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ A. nhân thân.
B. gia đình.
C. tình cảm.
D. xã hội.
Câu 23: Trường hợp nào sau đây là tài sản chung? A. Những thu nhập hợp pháp được vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân. B. Tài sản được thừa kế riêng, tặng, cho riêng trong thời kì hôn nhân. C. Tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn. D. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân. Câu 24: Ý kiến nào dưới đây đúng về bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con. B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển. C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con. Câu 25: Trong nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con, cha mẹ có nghĩa vụ A. không phân biệt đối xử giữa các con. B. yêu thương con trai hơn con gái. C. chăm lo cho con khi chưa thành niên. D. nghe theo mọi ý kiến của con. Câu 26: Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì? A. Hôn nhân.
B. Hòa giải.
C. Li hôn.
D. Li thân.
Câu 27: Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình? A. Đùm bọc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhau. B. Không phân biệt đối xử giữa các anh, chị, em. C. Yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ. D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.
Câu 28: Theo Luật Hôn nhân và Gia đình thì con có thể tự quản lí tài sản riêng của mình hoặc nhờ cha mẹ quản lí khi đủ bao nhiêu trở lên? A. 15 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. 17 tuổi.
D. 18 tuổi.
Câu 29: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải như thế nào đối với hôn nhân trái pháp luật? A. Duy trì.
B. Chấm dứt.
C. Tạm hoãn.
D. Tạm dừng.
Câu 30: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên A. không đồng ý.
B. chưa đủ tuổi kết hôn.
C. chưa đăng kí kết hôn.
D. không tự nguyện.
Câu 31: Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là A. nguyên tắc.
B. nguyên lí.
C. quy định.
D. trách nhiệm.
Câu 32: Việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng kí kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định là A. tảo hôn.
B. kết hôn trái pháp luật.
C. kết hôn.
D. ly hôn.
Câu 33: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình. B. Phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng. C. Khắc phụ tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu “trọng nam, khinh nữ”. D. Đảm bảo quyền lợi cho người chồng và con trai trưởng trong gia đình. Câu 34: Để xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, trách nhiệm thuộc về A. cha mẹ và con cái.
B. ông bà và cha mẹ.
C. con cái với nhau.
D. tất cả các thành viên trong gia đình.
Câu 35: Sau khi kết hôn, anh A buộc vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình. Vậy anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân.
B. việc làm.
C. tài sản riêng.
D. tình cảm.
Câu 36: Trước khi kết hôn, anh A gửi tiết kiệm được 50 triệu đồng. Số tiền này là tại sản riêng của A. anh A.
B. vợ chồng anh A.
C. gia đình anh A.
D. cha mẹ anh A.
Câu 37: A là con nuôi trong gia đình nên cha mẹ quyết định chia tài sản cho A ít hơn các con ruột. Việc làm này đã vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con vì đã A. phân biệt đối xử giữa các con. B. ép buộc con nhận tài sản theo ý cha mẹ. C. không tôn trọng ý kiến của các con. D. phân chia tài sản trái đạo đức xã hội.
Câu 38: Ông T là con trưởng trong gia đình nên đã phân công em út chăm sóc người anh kế bị bệnh tâm thần với lí do em út giàu có hơn nên chăm sóc tốt hơn. Hành động của ông T là A. vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa anh chị em trong gia đình. B. hợp lí vì em út có đủ điều kiện chăm sóc tốt nhất cho anh trai. C. phù hợp với đạo đức vì anh cả có toàn quyền quyết định. D. xâm phạm tới quan hệ gia đình vì em út bị anh cả ép buộc. Câu 39: Trong thời kì hôn nhân, ông A và bà B có mua một căn nhà. Khi li hôn, ông A tự ý bán căn nhà đó mà không hỏi ý kiến của vợ. Việc làm đó của ông B đã vi phạm quan hệ A. sở hữu.
B. nhân thân.
C. tài sản.
D. hôn nhân.
Câu 40: Anh A là giám đốc một công ty tư nhân, do nghĩ xe ô tô là do mình mua nên tự mình có quyền bán xe. Trong trường hợp này anh A đã vi phạm nội dung nào về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng? A. Mua bán tài sản.
B. Sở hữu tài sản chung.
C. Chiếm hữu tài sản.
D. Khai thác tài sản.
Câu 41: Do phải chuyển công tác nên anh H đã bắt vợ mình phải chuyển gia đình đến ở gần nơi công tác mới của mình. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về A. tôn trọng, giữ gìn danh dự của nhau. B. lựa chọn nơi cư trú. C. tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt. D. sở hữu tài sản chung. Câu 42: A cấm đoán vợ không được đi học cao học. Vậy A vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Trong quan hệ nhân thân.
B. Trong quan hệ tài sản.
C. Trong quan hệ việc làm.
D. Trong quan hệ nhà ở.
Câu 43: A cấm đoán vợ không được theo Phật giáo. Vậy A vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Trong quan hệ nhân thân.
B. Trong quan hệ tài sản.
C. Trong quan hệ việc làm.
D. Trong quan hệ nhà ở.
Câu 44: Anh X bực tức vì vợ mình là H muốn đi học cao học trong khi anh chỉ có bằng cao đẳng nên anh đã bán đất mang tên hai vợ chồng để mua nhà riêng mang tên anh nhằm uy hiếp vợ không được đi học. Bố mẹ anh X là ông bà Z, M khuyên X nên li hôn vì vợ dám học cao hơn chồng. Biết chuyện, U là anh trai của H đã thuê S đánh anh X để bênh vực em gái mình. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh X.
B. Anh X và ông bà Z, M.
C. Ông bà Z, M.
D. Anh X, ông bà Z, M và anh U.
Câu 45: Ông F và vợ là bà X sinh được 3 con gái. Dù vậy, ông F vẫn sống như vợ chồng và có trai là D với bà H. Bà X bực tức nên đã đi nhà nghỉ với anh K (đã có vợ) nhiều lần. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Ông bà F, X.
B. Ông F và bà H.
C. Bà X.
D. Ông F, bà X, anh K.
Câu 46: Sau khi nộp đơn thuận tình li hôn ra tòa án, anh H bàn với chị U kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị U có ý đồ chiếm đoạt tài sản gia đình, lại được bà nội tên G đã nhiều lần xúi giục nên con trai anh H đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục anh H và chị U. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bà G và bố con anh H.
B. Chị U và bố con anh H.
C. Bà G và con trai anh H.
D. Anh H và chị U.
Câu 47: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Hợp đồng lao động.
B. Hợp đồng kinh doanh.
C. Hợp đồng kinh tế.
D. Hợp đồng làm việc.
Câu 48: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua A. tìm việc làm.
B. kí hợp đồng lao động.
C. sử dụng lao động.
D. thực hiện nghĩa vụ lao động.
Câu 49: Bình đẳng giữa người sử dụng lao động với người lao động được thể hiện qua A. thỏa thuận lao động.
B. hợp đồng lao động.
C. việc sử dụng lao động.
D. quyền được lao động.
Câu 50: Việc giao kết hợp đồng được tuân theo nguyên tắc nào sau đây? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. B. Tự do, dân chủ, công bằng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. C. Tự do, tự nguyện, công bằng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. D. Tự do, chủ động, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. Câu 51: Lao động nữ được làm điều nào dưới đây để thể hiện quyền bình đẳng trong lao động? A. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc. B. Được mặc đồng phục. C. Được đóng quỹ cơ quan. D. Được vay vốn ngân hàng. Câu 52: Đề giao kết hợp đồng lao động, người lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
C. Tích cực, chủ động, tự quyết.
D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
Câu 53: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ mỗi bên là A. hợp đồng lao động.
B. hợp đồng kinh tế.
C. hợp đồng hôn nhân.
D. hợp đồng vận chuyển.
Câu 54: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. B. Bình đẳng trong thực hiện hợp đồng lao động. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Bình đẳng trong tự chủ đăng kí kinh doanh. Câu 55: Nội dung nào dưới không thể hiện quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ? A. Không phân biệt điều kiện làm việc. B. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc. C. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau. D. Có tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng như nhau. Câu 56: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là mọi người đều A. có quyền tự do sử dụng lao động trong việc tìm kiếm việc làm. B. có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp. C. có quyền làm việc cho bất cứ người nào mình thích. D. có quyền làm việc ở bất cứ nơi đâu mình muốn. Câu 57: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Bình đẳng giữa tất cả mọi người ở mọi độ tuổi. Câu 58: Trong quan hệ lao động, quyền bình đẳng của công dân được thể hiện qua A. ý muốn của giám đốc.
B. ý muốn của người lao động.
C. ý muốn của toàn công ty.
D. hợp đồng lao động.
Câu 59: Ý nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động? A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động. B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn. C. Hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc. D. Lao động nam khỏe mạnh hơn nên được trả lương cao hơn lao động nữ ở cùng một việc làm. Câu 60: Chủ thể của hợp đồng lao động là A. người lao động và đại diện của người lao động. B. người lao động và người sử dụng lao động. C. đại diện của người lao động và người sử dụng lao động.
D. người lao động và đại diện của người sử dụng lao động. Câu 61: Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng tỏng giao kết hợp đồng lao động. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Bình đẳng giữa những người lao động với nhau. Câu 62: Theo Hiến pháp nước ta, đối với mỗi công dân, lao động là A. nghĩa vụ.
B. bổn phận.
C. quyền lợi.
D. quyền và nghĩa vụ.
Câu 63: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi họ A. kết hôn.
B. nghỉ việc không có lí do.
C. nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
D. có thai.
Câu 64: Văn bản luật có tính pháp lí cao nhất khẳng định quyền bình đẳng của công dân trong lao động là A. Hiến pháp. B. Luật Lao động. C. Luật Dân sự. D. Luật Doanh nghiệp. Câu 65: Theo Bộ luật Lao động thì mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là A. công việc.
B. việc làm.
C. nghề nghiệp.
D. người lao động.
Câu 66: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện qua A. tiền lương.
B. chế độ làm việc.
C. hợp đồng lao động.
D. điều kiện lao động.
Câu 67: Nội dung nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Không trái với pháp luật. C. Không trái với thỏa ước lao động tập thể. D. Giao kết qua khâu trung gian. Câu 68: Ý nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Bình đẳng giữa những người sử dụng lao động.
Câu 69: Để giao kết hợp đồng lao động, anh K cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây? A. Tự giác, trách nhiệm, công bằng. B. Công bằng, dân chủ, tiến bộ. C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Tự do, bình đẳng, tích cực. Câu 70: Sau thời gian nghỉ thai sản, chị B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Giám đốc công ty. Trong trường hợp này, Giám đốc công ty đã A. vi phạm giao kết hợp đồng lao động. B. vi phạm quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. vi phạm quyền bình đẳng tự do sử dụng sức lao động. D. vi phạm quyền tự do lựa chọn việc làm. Câu 71: A là người dân tộc Kinh, X là người dân tộc Tày. Cả 2 đều tốt nghiệp trung học phổ thông cùng xin vào làm một công ty. Sau khi xem xét hồ sơ, công ty quyết định chọn A và không chọn X vì lí do X là người dân tộc thiểu số. Hành vi của công ty đã vi phạm nội dung nào về bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong sử dụng lao động. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng giữa các dân tộc. Câu 72: Thấy chị T được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 30 phút vì đang nuôi con nhỏ 7 tháng tuổi. Chị N (đang độc thân) cũng yêu cầu được nghỉ như chị T vì cùng lao động như nhau. Theo quy định của pháp luật thì chị N có được nghỉ như chị T không? A. Không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc của công ty. B. Không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật. C. Cung được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động và cùng là lao động nữ. D. Cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động và cùng là lao động nữ. Câu 73: Hiện nay, một số doanh nghiệp không tuyển nhân viên nữ, vì cho rằng lao động nữ được hưởng chế độ thai sản. Các doanh nghiệp này đã vi phạm nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng trong tuyển chọn người lao động. B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Bình đẳng trong sử dụng lao động. Câu 74: Trong hợp đồng lao động giữa giám đốc công ty A với người lao động có quy định lao động nữ sau năm năm làm việc cho công ty mới được sinh con. Quy định này là trái với nguyên tắc A. không phân biệt đối xử trong lao động. B. tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động. C. bình đẳng nguyện trong giao kết hợp đồng lao động.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. Câu 75: Giám đốc công ty A đã chuyển chị B sang làm việc thuộc danh mục được pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ” trong khi công ty có lao động nam để đảm nhận công việc này. Quyết định của giám đốc công ty đã xâm phạm tới. A. quyền ưu tiên lao động nữ. B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ. C. quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. D. quyền bình đẳng giữa người lao động nam và lao động nữ. Câu 76: Ông S là giám đốc một công ty nhà nước nên đã tự bổ nhiệm cháu gái mình là chị U lên chức trưởng phòng. Biết chuyện, anh G lên ép giám đốc S phải thăng chức cho mình nếu không sẽ cung cấp sự việc cho báo chí. Vô tình, chị T nghe được cuộc trao đổi giữa anh G và giám đốc S nên đã quén quay video để tống tiền cả anh G và ông S. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Giám đốc S và chị U.
B. Giám đốc S, anh G và chị U.
C. Giám đốc S, anh G và chị T.
D. Giám đốc S và chị T.
Câu 77: Vì mẹ ép buộc nên H, 14 tuổi đang học lớp 9 đã bỏ học để xin làm nhân viên massage trong khách sạn X. H yêu cầu phải lập hợp đồng và được chủ khách sạn chấp nhận nên đã tự mình kí vào hợp đồng lao động. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Hai mẹ con H.
B. Mẹ H và chủ khách sạn.
C. Hai mẹ con H và chủ khách sạn.
D. Mẹ của H.
Câu 78: Vì vợ bị vô sinh, Giám đốc X đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi tông đường. Khi biết mình có thai, cô V ép Giám đốc phải sa thải chị M là trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ Giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vợ, ông X đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Vợ chồng Giám đốc.
B. Giám đốc X và cô V.
C. Vợ chồng Giám đốc X và cô V.
D. Vợ chồng Giám đốc X và chị M.
Câu 79: Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền A. tự chủ đăng kí kinh doanh. B. kinh doanh không cần đăng kí. C. xin ý kiến chính quyền để kinh doanh. D. kinh doanh trước rồi đăng kí sau. Câu 80: Mọi doanh nghiệp đề có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật là nội dung thuộc quyền nào sau đây? A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong lao động. C. Quyền bình đẳng trong sản xuất.
D. Quyền bình đẳng trong mua bán. Câu 81: Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là nội dung thuộc quyền nào sau đây? A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong lao động. C. Quyền bình đẳng trong sản xuất. D. Quyền bình đẳng trong mua bán. Câu 82: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung thuộc quyền nào sau đây? A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong lao động. C. Quyền bình đẳng trong sản xuất. D. Quyền bình đẳng trong mua bán. Câu 83: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc tìm kiếm thị trường, khách hàng là nội dung thuộc quyền nào sau đây? A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong lao động. C. Quyền bình đẳng trong sản xuất. D. Quyền bình đẳng trong mua bán. Câu 84: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước là nội dung thuộc quyền nào sau đây? A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong lao động. C. Quyền bình đẳng trong sản xuất. D. Quyền bình đẳng trong mua bán. Câu 85: Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư là A. kinh doanh.
B. lao động.
C. sản xuất.
D. buôn bán.
Câu 86: Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, tức là lựa chọn loại hình doanh nghiệp tùy theo A. sở thích và khả năng.
B. nhu cầu thị trường.
C. mục đích bản thân.
D. khả năng và trình độ.
Câu 87: Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền A. tự chủ đăng kí kinh doanh.
B. kinh doanh không cần đăng kí.
C. miễn giảm thuế.
D. tăng thu nhập.
Câu 88: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là
A. bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh nếu muốn. B. bất cứ ai cũng có quyền mua bán hàng hóa mà không cần xin phép. C. khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, công dân đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. D. mọi hoạt động kinh tế phát sinh lợi nhuận đều phải xin giấy phép. Câu 89: Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh. B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh. D. Tìm mọi cách để thu lợi nhuận trong kinh doanh. Câu 90: Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế? A. Được khuyến khích, phát triển lâu dài. B. Là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. C. Doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu tiên phát triển. D. Được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Câu 91: Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là A. tiêu thụ sản phẩm.
B. tạo ra lợi nhuận.
C. nâng cao chất lượng sản phẩm.
D. giảm giá thành sản phẩm.
Câu 92: Nội dung nào sau đây không phải là quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. B. Quyện tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật. C. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề. D. Quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm. Câu 93: Pháp luật không cấm kinh doanh ngành, nghề nào sau đây? A. Kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện, truyền thông. B. Kinh doanh các chất ma túy. C. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật. D. Kinh doanh các động vật quý hiếm. Câu 94: Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh. B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh. D. Tìm mọi cách để thu lợi trong kinh doanh. Câu 95: Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế. B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước. D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh. Câu 96: Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển là A. hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp. B. khuyến khích người dân tiêu dùng. C. tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng. D. xúc tiến các hoạt động thương mại. Câu 97: Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh? A. Tự do lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh. B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong sản xuất. C. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh. D. Xúc tiến các hoạt động thương mại. Câu 98: Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách gì của Đảng ta? A. Đại đoàn kết dân tộc.
B. Bình đẳng giới.
C. Tiền lương.
D. An sinh xã hội.
Câu 99: Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ trở lên? A. Đủ 50%.
B. Trên 50%.
C. Dưới 50%.
D. 100%.
Câu 100: Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây? A. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. B. Quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh. C. Quyền định đoạt tài sản. D. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề. Câu 101: Công ty Q kinh doanh thêm cả bánh kẹo, trong khi giấy phép kinh doanh là quần áo trẻ em. Công ty Q đã vi phạm nội dung nào dưới đây theo quy định của pháp luật? A. Tự chủ kinh doanh. B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. C. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí. D. Mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh. Câu 102: Ông A bán rau tại chợ, hằng tháng ông A đều nộp thuế theo quy định. Việc làm của ông A thuộc nội dung nào của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. B. Bình đẳng về quyền lựa chọn hình thức kinh doanh.
C. Bình đẳng về quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. D. Bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô. Câu 103: Công ty X ở Gia Lai và công ty N ở Bình Định cùng sản xuất ván ép. Công ty X phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cá nhân thấp hơn công ty N. Căn cứ yếu tố nào dưới đây hai công ty có mức thuế khác nhau? A. Lợi nhuận thu được.
B. Quan hệ quen biết.
C. Địa bàn kinh doanh.
D. Khả năng kinh doanh.
Câu 104: Ông G đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng thấy việc kinh doanh thuận lợi nên ông G làm hồ sơ xin đăng kí kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống ở hai địa điểm khác. Ông G đã sử dụng quyền nào sau đây? A. Quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh. B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. C. Quyền chủ động mở rộng quy mô. D. Quyền được khuyến khích phát triển trong kinh doanh. Câu 105: Chất thải của công ty X và công ty Y cùng gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở gần đó, điều này được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Nhưng Chủ tịch xã nơi công ty X đứng chân lại bảo vệ công ty X và cho rằng chỉ có công ty Y mới xả chất thải ra môi trường. Bực tức, ông H và K là đại diện cho người dân đã viết đơn khiếu nại gửi đến tòa án. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Công ty X và Y. B. Chủ tịch xã. C. Ông H và ông K. D. Chủ tịch xã, công ty X và Y. Câu 106: Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phe H gợi ý, anh G đã “bồi dưỡng” cho H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên U cũng hứa giúp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh K và anh G. B. Anh G và H. C. Anh G, H và U. D. Anh K, G, H và U. C. ĐÁP ÁN 1-A
2-A
3-A
4-A
5-B
6-B
7-C
8-D
9-C
10-C
11-A
12-B
13-B
14-D
15-B
16-C
17-B
18-A
19-D
20-C
21-A
22-A
23-A
24-A
25-A
26-A
27-A
28-A
29-B
30-B
31-A
32-B
33-D
34-D
35-A
36-A
37-A
38-A
39-C
40-B
41-B
42-A
43-A
44-D
45-B
46-C
47-A
48-A
49-B
50-A
51-A
52-A
53-A
54-D
55-A
56-B
57-D
58-D
59-D
60-B
61-D
62-D
63-B
64-A
65-B
66-C
67-D
68-D
69-C
70-A
71-C
72-B
73-A
74-C
75-D
76-C
77-B
78-C
79-A
80-A
81-A
82-A
83-A
84-A
85-A
86-D
87-A
88-C
89-D
90-C
91-B
92-D
93-A
94-D
95-A
96-C
97-D
98-B
99-B
100-B
101-C
102-A
103-C
104-B
105-D
106-D
BÀI 5. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Bình đẳng giữa các dân tộc a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc - Khái niệm “dân tộc”: chỉ một bộ phận dân cư của quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ, có chung sinh hoạt kinh tế, ngôn ngữ, nét đặc thù về văn hoá... - Khái niệm “quyền bình đẳng giữa các dân tộc”: Là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. - Quyền bình đẳng xuất phát từ những quyền cơ bản của con người trước pháp luật. - Mục đích: + Hợp tác, giao lưu, xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc. + Khắc phục chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc Các dân tộc ở Việt Nam đều dược bình đẳng về chính trị. - Mọi dân tộc được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội. - Mọi dân tộc được tham gia bầu - ứng cử. - Mọi dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước. Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế. - Mọi dân tộc đều được tham gia vào các thành phần kinh tế. - Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho tất cả các vùng. - Nhà nước ban hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở các xã có điều kiện kinh tế khó khăn Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hoá, giáo dục. - Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp. - Văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy. - Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện các dân tộc đều có cơ hội học tập. c. Ý nghĩa quyền “bình đẳng giữa các dân tộc” - Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc. - Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. - Góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh... 2. Bình đẳng giữa các tôn giáo a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - Các tôn giáo được Nhà nước công nhận bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. + Hiến pháp nước ta quy định: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo tôn giáo nào và đều bình đẳng trước pháp luật. + Sống “tốt đời, đẹp đạo”; + Giáo dục lòng ỵêu nước, phát huy giá trị đạo đức văn hoá; + Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, ý thức trước pháp luật. - Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo, các cơ sở tôn giáo họp pháp được pháp luật bảo hộ. + Nhà nước đối xử bình đẳng với các tôn giáo. + Các tôn giáo tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. + Quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo được Nhà nước đảm bảo. + Các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ. c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giảo - Là bộ phận không thể tách rời toàn thể dân tộc Việt Nam. - Là cơ sở thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ là quyền bình đẳng giữa các A. cá nhân.
B. tổ chức.
C. tôn giáo.
D. dân tộc.
Câu 2: Nguyên tắc tôn trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là A. các bên cùng có lợi.
B. bình đẳng.
C. đoàn kết giữa các dân tộc.
D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.
Câu 3: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. xã hội.
Câu 4: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bình đẳng về văn hóa.
B. Bình đẳng về giáo dục.
C. Bình đẳng về ngôn ngữ.
D. Bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 5: Công dân được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận góp ý các vấn đề chung của đất nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. xã hội.
Câu 6: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được tham gia bầu cử, ứng cử là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. xã hội.
Câu 7: Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thế hiện bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. xã hội.
Câu 8: Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện để các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. giáo dục.
Câu 9: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp, văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. phong tục.
Câu 10: Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc thiểu số đối với tiếng nói chữ viết của mình thì A. không được dùng.
B. tùy lúc mà được dùng.
C. có quyền dùng.
D. phải xin phép mới được dùng.
Câu 11: Một trong các nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam A. đều có số đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước. B. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương. C. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước. D. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước. Câu 12: Những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy là nội dung bình đẳng về A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. thể thao.
Câu 13: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là A. bình đẳng, các bên cùng có lợi.
B. đoàn kết giữa các dân tộc.
C. đảm bảo lợi ích của thiểu số.
D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.
Câu 14: Số lượng các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay là A. 54.
B. 55.
C. 56.
Câu 15: Dân tộc được hiểu theo nghĩa, là A. một bộ phận dân cư của quốc gia.
B. một dân tộc thiểu số.
D. 57.
C. một dân tộc ít người.
D. một cộng đồng có chung lãnh thổ.
Câu 16: Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập, quyền này thề hiện các dân tộc được bình đẳng về A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. giáo dục.
D. xã hội.
Câu 17: Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa.
D. giáo dục.
Câu 18: Nội dung quyền bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc là các dân tộc có quyền A. dùng tiếng nói, chữ viết, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình. B. tự do ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói trong quá trình phát triển văn hoá của mình. C. dùng tiếng địa phương, lưu giữ các giá trị, truyền thống văn hoá của mình. D. dùng tiếng phổ thông và giữ gìn các tập quán, hủ tục lạc hậu của mình. Câu 19: Các dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước. Điều đó không trái với nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng về chính trị.
B. Bình đẳng về kinh tế.
C. Bình đẳng về văn hóa.
D. Bình đẳng về giáo dục.
Câu 20: Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của vấn đề nào sau đây? A. Đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết giữa các dân tộc. B. Sự thống nhất giữa văn minh và nhân đạo. C. Đảm bảo quyền năng của công dân. D. Định hướng cho con người phát triển toàn diện. Câu 21: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
B. Bình đẳng về chính trị.
C. Bình đẳng về xã hội.
D. Bình đẳng về kinh tế.
Câu 22: Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị? A. Các dân tộc đều được bầu cử, ứng cử. B. Các dân tộc đều được tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Các dân tộc đều được góp ý các vấn đề chung của cả nước. D. Các dân tộc đều được vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế. Câu 23: Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế? A. Các dân tộc đều được tham gia các thành phần kinh tế. B. Các dân tộc đều được vay vốn ngân hàng. C. Những dân tộc ở vùng sâu vùng xa được Nhà nước quan tâm hơn trong phát triển kinh tế. D. Những dân tộc ở vùng thuận lợi mới được quan tâm hơn trong phát triển kinh tế. Câu 24: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của chính phủ còn có tên gọi khác là
A. Chương trình 134.
B. Chương trình 135.
C. Chương trình 136.
D. Chương trình 138.
Câu 25: Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn còn có tên gọi là A. Chương trình 134.
B. Chương trình 135.
C. Chương trình 136.
D. Chương trình 138.
Câu 26: Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng giữa các dân tộc.
B. Bình đẳng giữa các địa phương.
C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.
Câu 27: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng A. giữa các dân tộc.
B. giữa các công dân.
C. giữa các vùng, miền.
D. trong công việc chung của nhà nước.
Câu 28: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều có quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục.
D. xã hội.
Câu 29: Những chính sách phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước ban hành cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng sâu vùng xa. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục.
D. xã hội.
Câu 30: Quan điểm nào sau đây không đúng về thái độ đối với phong tục, tập quán và văn hóa tốt đẹp của các dân tộc? A. Không được sử dụng.
B. Luôn được phát huy.
C. Khuyến khích phát triển.
D. Nhà nước tạo điều kiện phát triển.
Câu 31: Huyện X tại tỉnh Y là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn sinh sống đã được Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Chính sách này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây? A. Bình đẳng giữa các vùng miền.
B. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. Bình đẳng giữa các dân tộc.
D. Bình đẳng giữa các công dân.
Câu 32: N là người dân tộc thiểu số được cộng 1.5 điểm ưu tiên trong xét tuyển vào đại học. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục.
D. xã hội.
Câu 33: Tại Trường Dân tộc nội trú tỉnh A, Ban Giám hiệu nhà trường khuyến khích học sinh hát những bài hát, điệu múa thuộc đặc trưng của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về A. chính trị.
B. văn hóa.
C. kinh tế.
D. giáo dục.
Câu 34: Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Giáo dục.
Câu 35: Sau giờ học trên lớp, X (dân tộc Kinh) giảng bài cho Y (dân tộc Ê- đê). Hành vi của X thể hiện A. quyền tự do, dân chủ.
B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.
D. sự tương thân tương ái.
Câu 36: Trong ngày hội đoàn kết các dân tộc, để thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc mình, em sẽ lựa chọn trang phục nào sau đây để tham dự? A. Trang phục truyền thống của dân tộc mình.
B. Trang phục truyền thống của dân tộc khác.
C. Trang phục hiện đại.
D. Trang phục theo ý thích cá nhân của mình.
Câu 37: Vừa qua chị X (người dân tộc Khơ-me) được Nhà nước hỗ trợ tiền để mở lớp dạy những điệu múa truyền thống cho con em đồng bào dân tộc mình. Nếu là người dân tộc Khơ-me, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp? A. Ủng hộ, đồng tình với việc này.
B. Không quan tâm đến.
C. Tùy theo ý người khác để quyết định.
D. Tham gia nhưng yêu cầu được trả công.
Câu 38: Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều này nói lên điều gì của bình đẳng giữa các dân tộc? A. Ý nghĩa.
B. Nội dung.
C. Điều kiện.
D. Bài học.
Câu 39: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ giữa các dân tộc. Mọi hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí nghiêm minh. Điều này nhằm đảm bảo A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. quyền bình đẳng giữa các quốc gia.
D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số.
Câu 40: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy là A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Câu 41: Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất.... được gọi chung là A. các cơ sở vui chơi.
B. các cơ sở họp hành tôn giáo.
C. các cơ sở truyền đạo.
D. các cơ sở tôn giáo.
Câu 42: Niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhiên như thánh thần, chúa trời là A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Câu 43: Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo là A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Câu 44: Nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo là A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Câu 45: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khô của A. giáo hội.
B. pháp luật.
C. đạo pháp.
D. hội thánh.
Câu 46: Hành vi lợi dụng các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tổn hại đến an ninh quốc gia là hành vi mà pháp luật nước ta A. nghiêm cấm.
B. tạo điều kiện.
C. cho phép.
D. không đề cập.
Câu 47: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo A. tín ngưỡng cá nhân.
B. quan niệm đạo đức.
C. quy định của pháp luật.
D. phong tục tập quán.
Câu 48: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ là nội dung quyền bình đẳng giữa các A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Câu 49: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật là nội dung quyền bình đẳng giữa các A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Câu 50: Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở A. để đảm bảo trật tự xã hội và an toàn xã hội. B. thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, hợp tác. C. tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. D. nguyên tắc để chống diễn biến hoà bình. Câu 51: Các tôn giáo ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuồn khổ A. tôn giáo.
B. pháp luật.
C. Nhà nước.
D. Hiến pháp.
Câu 52: Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều phải A. yêu thương lẫn nhau.
B. tôn trọng lẫn nhau.
C. giúp đỡ lẫn nhau.
D. chăm sóc lẫn nhau.
Câu 53: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Công dân có quyền theo hoặc không theo bất kì tôn giáo nào. B. Công dân theo các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân. C. Người theo tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. D. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được hoạt động tự do không cần theo quy định của pháp luật. Câu 54: Đâu là nhận định không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. B. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật. C. Các hoạt động tôn giáo được tự do hoạt động theo giáo lí của mình. D. Các tôn giáo có quyền hoạt động theo pháp luật. Câu 55: Tìm câu phát biểu sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
A. Các tôn giáo đuợc Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật. B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm. C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo qui định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận được hoạt động khi đóng thuế hàng năm. Câu 56: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng? A. Thắp hương trước lúc đi xa.
B. Yểm bùa.
C. Không ăn trứng trước khi đi thi.
D. Xem bói.
Câu 57: Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước? A. Buôn thần bán thánh.
B. Tốt đời đẹp đạo.
C. Kính chúa yêu nước.
D. Đạo pháp dân tộc.
Câu 58: Ý nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào. B. Người đã theo tôn giáo không có quyền bỏ để theo tôn giáo khác. C. Người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. D. Người theo các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật. Câu 59: Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa công dân có hoặc không có tôn giáo và giữa công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ gì với nhau? A. Tôn trọng.
B. Độc lập.
C. Công kích.
D. Ngang hàng.
Câu 60: Các cơ sở tôn giáo được pháp luật thừa nhận dù lớn hay nhỏ được Nhà nước đối xử A. không bình đẳng.
B. có sự phân biệt.
C. bình đẳng như nhau.
D. tùy theo từng tôn giáo
Câu 61: Ông A không đồng ý cho M kết hôn với K vì do hai người không cùng tôn giáo. Ông A đã không thực hiện quyền bình đẳng giữa A. các dân tộc.
B. các tôn giáo.
C. tín ngưỡng.
D. các vùng, miền.
Câu 62: Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K biểu hiện của A. lạm dụng quyền hạn.
B. không thiện chí với tôn giáo.
C. tôn trọng quyền tự do cá nhân.
D. phân biệt, đối xử vì lí do tôn giáo.
Câu 63: A và B chơi thân với nhau nhưng mẹ của A kịch liệt ngăn cản A vì B có theo tôn giáo. Hành vi của mẹ A xâm phạm quyền bình đẳng giữa A. các địa phương.
B. các tôn giáo.
C. các giáo hội.
D. các gia đình.
Câu 64: Ngày 27/7 hằng năm, nhà trường tổ chức cho học sinh đến viếng nghĩa trang các anh hùng liệt sĩ ở địa phương. Hoạt động này thể hiện A. hoạt động tín ngưỡng.
B. hoạt động mê tín dị đoan.
C. hoạt động tôn giáo.
D. hoạt động công ích.
Câu 65: Hằng ngày, gia đình bà A đều thắp nhang cho ông bà tổ tiên. Việc làm của gia đình bà A thể hiện điều gì? A. Hoạt động tín ngưỡng.
B. Hoạt động mê tín dị đoan.
C. Hoạt động tôn giáo.
D. Hoạt động công ích.
Câu 66: Bố chị T không cho chị T kết hôn với anh A vì anh A là người theo đạo Thiên Chúa. Trong trường hợp này, bố chị T đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Tôn giáo.
D. Văn hoá.
Câu 67: Ở địa phương em xuất hiện một số người lạ mặt cho tiền và vận động mọi người tham gia một tôn giáo lạ. Trong trường hợp này, em sẽ xử sự như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật? A. Nhận tiền và vận động mọi người cùng tham gia. B. Không nhận tiền và báo chính quyền địa phương. C. Không quan tâm cũng không nhận tiền. D. Nhận tiền nhưng không tham gia. Câu 68: Gia đình ông X ngăn cản việc con trai mình kết hôn với chị Y vì lí do hai người không cùng tôn giáo. Nếu là Y, em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với pháp luật? A. Nghe theo lời ông X và chia tay người yêu đường ai nấy đi. B. Giả vờ chia tay vói người yêu rồi âm thầm đăng kí kết hôn để sống với nhau. C. Đưa nhau đi trốn thật xa để được sống với nhau. D. Giải thích cho ông X hiểu việc ngăn cản kết hôn vì lí do tôn giáo là trái pháp luật. Câu 69: Nếu thấy những hành động phá hoại trụ sở Phật giáo ở địa phương. Em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để đúng vói quy định của pháp luật? A. Báo với chính quyền địa phương để xử lí. B. Tự mình ngăn cản những hoạt động đó. C. Ủng hộ, cổ vũ những hoạt động đó. D. Coi như không biết vì mình không theo tôn giáo. C. ĐÁP ÁN 1-D
2-B
3-C
4-D
5-C
6-C
7-A
8-D
9-B
10-C
11-B
12-A
13-A
14-A
15-C
16-C
17-A
18-D
19-A
20-A
21-B
22-D
23-D
24-B
25-A
26-A
27-A
28-B
29-A
30-A
31-C
32-C
33-B
34-B
35-B
36-A
37-A
38-A
39-A
40-A
41-D
42-B
43-D
44-C
45-B
46-A
47-C
48-A
49-A
50-C
51-B
52-B
53-D
54-C
55-D
56-A
57-A
58-B
59-A
61-B
62-D
63-B
64-A
65-A
66-C
67-B
68-D
69-A
60-C
BÀI 6. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Quyền tự do cơ bản của công dân là quyền quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nuớc và công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật. 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (Điểm a mục 1: Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: Đọc thêm) Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? - Khái niệm: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: - Hành vi bắt người trái pháp luật: tự ý bắt, giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ phải bị xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật (đọc phần đọc thêm SGK). - Các trường hợp cần thiết bắt, giam, giữ người để điều tra tội phạm, ngăn chặn tội phạm phải do cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án và một số cơ quan khác được bắt, giam, giữ người nhưng phải theo đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Trường hợp 1: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội. Đây là việc của Viện Kiểm sát, Toà án có thẩm quyền. Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành. + Có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ xác đáng: + Khi có người trông thấy và xác nhận đúng là người đó đã thực hiện phạm tội. + Ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết phạm tội xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ. Trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt người khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay. Trường hợp 3: Bẳt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã (đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc người đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất). b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. Nội dung quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. - Nội dung 1: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác. Hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác, dù họ là nam hay nữ, đã thành niên hoặc chưa thành niên. Pháp luật nước ta quy định: + Không ai được đánh người, nhất là những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác. + Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng như: giết người, đe doạ giết người, làm chết người - Nội dung 2: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác. Hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó. Bất kì ai, dù ở cương vị nào cũng đều không có quyền xâm phạm đến nhân phẩm, làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác. c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Thế nào là quyền Bắt khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. - Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành một cách tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Nội dung quyền Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. - Nội dung 1: Không một ai có quyền tuỳ tiện vảo chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. - Nội dung 2: Khám chỗ ở của công dân phải theo đúng pháp luật. + Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở, địa điểm của người đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoặc có tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án. + Trường hợp 2: Việc khám chỗ ở, làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần bắt người dang bị truy nã. - Trình tự khám xét (cả 2 trường hợp) + Phải đọc lệnh khám, đưa cho đương sự đọc và giải thích cho đương sự. + Khi khám phải có mặt người chủ hoặc người thành niên trong gia đình và đại diện chính quyền địa phương (xã…). + Không được khám vào ban đêm (nếu khám phải ghi biên bản). + Khi khám chỗ làm việc thì phải có mặt người đó (nếu không thể trì hoãn thì phải ghi biên bản).
d. Quyền được đảm bảo an toàn và bỉ mật thư tín, điện thoại, điện tín - Thư tín, điện tín, điện thoại là phương tiện sinh hoạt thuộc đời sống tinh thần của con người thuộc về bí mật đời tư của cá nhân cần phải được đảm bảo. - Không ai được tự tiện bóc mở, giữ, tiêu huỷ điện tín của người khác. - Chỉ có những người có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết được kiểm soát điện thoại, điện tín của người khác. - Ý nghĩa: + Đảm bảo đời sống riêng tư của mỗi người. + Công dân có đời sống tinh thần thoải mái. e. Quyền tự do ngôn luận. - Quy định tại Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (sđ). - Là quyền tự do cơ bản của công dân. - Là điều kiện chủ động và tích cực để công dân tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội. - Hình thức: + Trực tiếp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố ... + Gián tiếp: thông qua báo, đóng góp ý kiến, kiến nghị với Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. - Ý nghĩa: + Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự của công dân. + Là điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội. 2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân a. Trách nhiệm của Nhà nước (Điểm a mục 2: Trách nhiệm của Nhà nước: Đọc thêm) b. Trách nhiệm của công dân - Công dân phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình. - Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân. - Công dân tích cực tham gia giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành quyết định băt người, khám người trong những trường hợp được pháp luật cho phép. - Công dân cần tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Không ai bị bắt nếu A. không có sự phê chuẩn của ưỷ ban nhân dân cấp tỉnh. B. không có sự chứng kiến của đại diện gia đình bị can bị cáo. C. không có phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ phạm tội quả tang.
D. không có sự đồng ý của các tổ chức xã hội. Câu 2: Biểu hiện của quyền bất khả xâm phạm về thân thể là A. trong mọi trường hợp, không ai bị bắt nếu nhu không có lệnh của cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền. B. chỉ đuợc bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang. C. Công an được bất người khi thấy nghi ngờ người đó phạm tội và xác định dấu vết tội phạm. D. trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của Toà án. Câu 3: Người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử là A. bị hại.
B. bị cáo.
C. bị can.
D. bị kết án.
Câu 4: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm A. ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật. B. bảo vệ sức khỏe cho công dân theo quy định của pháp luật. C. ngăn chặn hành vi vô cớ đánh người giữa công dân với nhau. D. bảo vệ về mặt tinh thần, danh dự, nhân phẩm của mỗi công dân. Câu 5: Trong trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt người? A. Người đang bị truy nã.
B. Người phạm tội rất nghiêm trọng.
C. Người phạm tội lần đầu.
D. Người chuẩn bị trộm cắp.
Câu 6: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người? A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Bị nghi ngờ phạm tội.
Câu 7: Các quyền tự do cơ bản của công dân là các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ giữa công dân với A. công dân.
B. Nhà nước.
C. pháp luật.
D. Tòa án.
Câu 8: Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc A. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
B. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp.
C. bắt người phạm tội quả tang.
D. bắt người đang bị truy nã.
Câu 9: Bắt người khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đứng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được thuộc A. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
B. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp.
C. bắt người phạm tội quả tang.
D. bắt người đang bị truy nã.
Câu 10: Bắt người khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn thuộc A. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
B. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp.
C. bắt người phạm tội quả tang.
D. bắt người đang bị truy nã.
Câu 11: Theo pháp luật Việt Nam, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội A. quả tang.
B. do nghi ngờ.
C. trước đó.
D. rất lớn.
Câu 12: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Việc bắt giữ người phải đeo đúng quy định của A. công an.
B. địa phương.
C. pháp luật.
D. tòa án.
Câu 13: Bắt người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân? A. bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. bắt người hợp pháp của công dân.
Câu 14: Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt giam người? A. Công an cấp huyện.
B. Phòng điều tra tội phạm, an ninh trật tự tỉnh.
C. Các đội cảnh sát tuần tra giao thông.
D. Toà án, Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra các cấp.
Câu 15: Việc vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thể hiện qua việc làm trái pháp luật nào sau đây? A. Đánh người gây thương tích.
B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật.
C. Khám xét nhà khi không có lệnh.
D. Tự tiện bóc mở thư tín, điện tín của người khác.
Câu 16: Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bất bị can, bị cáo để tạm giam là A. thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp.
B. công an viên khu vực.
C. công an cấp xã.
D. lực lượng dân phòng.
Câu 17: Để bắt người đúng pháp luật, ngoài thẩm quyền cần tuân thủ quy định nào khác của pháp luật? A. Đúng công đoạn.
B. Đúng giai đoạn.
C. Đúng trình tự, thủ tục.
D. Đúng thời điểm.
Câu 18: Đâu là quyền tự do cơ bản của công dân? A. Bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Bầu cử và ứng cử của công dân.
D. Khiếu nại và tố cáo của công dân.
Câu 19: Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam? A. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp.
B. Cơ quan điều tra các cấp.
C. Toà án nhân dân các cấp.
D. Ủy ban nhân dân.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây bắt người đúng pháp luật? A. Mọi trường hợp cán bộ, chiến sĩ cảnh sát đều có quyền bắt người. B. Bắt, giam, giữ người dù nghi ngờ không có căn cứ. C. Việc bắt, giam, giữ người phải đúng trình tự và thủ tục do pháp luật qui định. D. Do nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Câu 21: Ý kiến nào sau đây là sai về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật. B. Khi cần thiết, có thể bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
C. Khi cần công an có quyền bắt người để điều tra. D. Chỉ những người có thấm quyền và được pháp luật cho phép mới được quyền bắt người, trừ phạm tội quả tang. Câu 22: Việc bất người nào sau đây chưa cần phê chuẩn của Viện Kiểm sát? A. Người chuẩn bị phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. B. Người chuẩn bị phạm tội ít nghiêm trọng. C. Nghi ngờ người đó lấy trộm tiền. D. Nghi ngờ người đó bắt trộm bò. Câu 23: Bắt người trong trường hợp nào sau đây không thuộc trường hợp khẩn cấp? A. Khi có người trông thấy và xác định đúng là người đã thực hiện hành vi tội phạm. B. Khi thấy tại người hoặc nơi ở của người bị nghi là tội phạm có dấu vết của tội phạm. C. Người đó đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. D. Khi nghi ngờ người đó trộm chó. Câu 24: Việc xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thể hiện qua việc làm nào sau đây? A. Đánh người gây thương tích.
B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật.
C. Khám xét nhà khi không có lệnh.
D. Đọc trộm tin nhắn.
Câu 25: Trong các quyền tự do sau, đâu là quyền tự do về thân thể? A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 26: Theo quy định của pháp luật, người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp điều phải A. Phạt hành chính.
B. Lập biên bản.
C. Phạt tù.
D. Phạt cải tạo.
Câu 27: Nhận định nào dưới đây là đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Trong mọi trường hợp không ai có thể bị bắt. B. Công an có thể bắt người nếu nghi là tội phạm. C. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của Toà án. D. Chỉ được bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Câu 28: Nội dung nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. B. Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật. C. Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt. D. Chỉ cần nghi ngờ là phạm tội thì công an có quyền bắt. Câu 29: Anh A phạm tội giết người, nhưng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định nào sau đây?
A. Bắt bị cáo.
B. Bắt bị can.
C. Truy nã.
D. Xét xử vụ án.
Câu 30: Anh A thấy anh B đang bắt trộm gà của nhà hàng xóm, anh A có quyền gì sau đây? A. Bắt anh B và giam giữ tại nhà riêng. B. Bắt anh B giao cho người hàng xóm hành hạ. C. Bắt anh B giao cho Ủy ban nhân dân gần nhất. D. Đánh anh B buộc A trả lại tài sản cho người hàng xóm. Câu 31: Anh A vay tiền của B. Đen hẹn trả mà A vẫn không trả. B nhờ người bắt nhốt A để gia đình A đem tiền trả nợ thì mới thả A. Hành vi này của B xâm phạm tới A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. quyền tự do ngôn luận. C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe. Câu 32: Công an bắt giam nguời mà không có lệnh vì nghi lấy trộm xe máy là vi phạm quyền A. tự do ngôn luận. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Câu 33: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lóp học.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khoá lấy trộm xe máy.
Câu 34: Công an được phép bắt người không cần lệnh để điều tra trong trường hợp nào sau đây? A. Bắt gặp B đang bắt trộm gà.
B. Nghi ngờ B lấy trộm tiền.
C. Nghi ngờ B đánh nhau trước đó.
D. Nghi ngờ B dùng ma túy.
Câu 35: Chứng kiến anh A vào bắt trộm gà của anh B khi anh B không có nhà, em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây? A. Chờ công an đến bắt.
B. Chờ chủ nhà về bắt.
C. Được phép bắt anh B.
D. Coi như không có gì.
Câu 36: Thấy B đi chơi với người yêu của mình về muộn, A cho rằng B tán tỉnh người yêu của mình nên A đã bắt và nhốt B tại phòng trọ của mình. Nếu em là A, khi thấy B đi chơi với người yêu mình về muộn em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Cảnh cáo B không được gặp và tán tỉnh người yêu mình. B. Nhắc nhở người yêu không nên đi chơi với bạn khác giới quá khuya. C. Gọi bạn thân đến đánh B một trận rồi tha cho về. D. Đánh B và cấm không được gặp người yêu của mình.
Câu 37: Người bị khởi tố hình sự theo quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát là A. bị cáo.
B. bị can.
C. khởi tố bị can.
D. truy nã.
Câu 38: Hoạt động của cơ quan điều tra để lùng bắt bị can khi bị can trốn hoặc không biết ở đâu là A. bị cáo.
B. bị can.
C. khởi tố bị can.
D. truy nã.
Câu 39: Hành vi tố tụng hình sự do cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội là A. bị cáo.
B. bị can.
C. khởi tố bị can.
D. truy nã.
C. khởi tố bị can.
D. truy nã.
Câu 40: Người đã bị Toà án đưa ra xét xử là A. bị cáo.
B. bị can.
Câu 41: Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác là vi phạm quyền A. tự do ngôn luận. B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 42: Ở nước ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và A. bảo vệ.
B. khuyến khích.
C. độc lập.
D. tự do.
Câu 43: Những hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác thì pháp luật nước ta A. nghiêm cấm.
B. khuyến khích.
C. ủng hộ.
D. cho phép.
Câu 44: Dù cố ý hay vô ý, việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác là A. vi phạm pháp luật. B. không vi phạm.
C. điều bình thường.
D. việc được phép.
Câu 45: Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị A. phạt cảnh cáo. B. cải tạo không giam giữ đến hai năm. C. phạt tù từ ba tháng đến hai năm. D. tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên. Câu 46: Tính mạng và sức khoẻ của con người được bảo đảm an toàn, không ai có quyền xâm phạm tới là nội dung của quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. tự do về thân thể của công dân. Câu 47: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. tự do về thân thể của công dân. Câu 48: Đánh người gây thương tích bao nhiêu % trở lên thì bị truy, cứu hình sự? A. 11%.
B. 12%.
C. 13%.
D. 14%.
Câu 49: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Câu 50: Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự? A. Vu khống.
B. Vào chỗ ở của người khác.
C. Bóc mở thư của người khác.
D. Tung tin nói xấu người khác trên facebook.
Câu 51: Việc làm nào sau đây xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác? A. Khi con có lỗi bố mẹ phê bình.
B. Khống chế và bắt giữ tên trộm.
C. Bắt người theo quyết định của Toà án.
D. Đánh người gây thương tích.
Câu 52: Nội dung nào dưới đây là sai khi nói về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? A. Được phép đánh người khi người đó phạm tội. B. Nghiêm cấm các hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích. C. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác. D. Không ai được xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Câu 53: Không ai được đánh người, nghiêm cấm các hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích là nội dung của quyền nào sau đây? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về tự do ngôn luận của công dân. Câu 54: Đi xe máy gây tai nạn cho người khác là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. tự do ngôn luận. Câu 55: Giam giữ người quá thời gian qui định là vi phạm quyền A. tự do ngôn luận.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 56: Những hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại cho người khác là hành vi A. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. C. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ vê danh dự, nhân phẩm. Câu 57: Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân. C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. Câu 58: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đấu học sinh c đang đứng ngoài. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B? A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. Tự do ngôn luận của công dân. Câu 59: Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em trường hợp này xử phạt như thê nào? A. Phạt tiền chị B. B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A. C. Không xử lí chị B vì chị B là người đi xe đạp. D. Phạt tù chị B. Câu 60: Anh A đi xe máy vượt đèn đỏ dẫn đến gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 61: Hành vi nào sau đây không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân? A. Nói những điều không đúng về người khác. B. Nói xấu, tung tin xấu về người khác.
C. Trêu đùa làm người khác bực mình. D. Chửi bới, lăng mạ người khác khi họ xúc phạm mình. Câu 62: A mắng chửi, nói xấu B là vi phạm đến A. thân thể công dân.
B. sức khỏe của công dân.
C. nhân phẩm, danh dự của công dân.
D. tính mạng của công dân.
Câu 63: Hành vi nào sau đây xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác? A. X cầm cây đánh Y.
B. X chửi bới Y.
C. X nói xấu Y.
D. X yêu Y.
Câu 64: Hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác? A. X tung tin đồn nói xấu Y.
B. X hay đăng ảnh trên facebook.
C. X đi bắt trộm gà để bán.
D. X buôn bán ma túy.
Câu 65: Sau một thời gian yêu nhau anh A và chị B chia tay. Sau khi chia tay, A đăng nhiều hình ảnh nhạy cảm xúc phạm chị B trên mạng xã hội. Việc này làm chị B rất buồn và đau khổ. Trong trường hợp này em chọn cách ứng xử nào để giúp chị B? A. Khuyên chị không cần để tâm đến kẻ xấu đó. B. Khuyên chị B trình báo với công an. C. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh. D. Khuyên chị B đến vạch trần bộ mặt anh A. Câu 66: Anh B vì ghen ghét N nên tung tin là anh N hay trộm vặt đồ hàng xóm. Nếu là N, em chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với pháp luật? A. Khuyên B xin lỗi mình nếu không sẽ báo công an. B. Im lặng vì không cần thanh minh với những người như thế. C. Gặp và khuyên B không nên nói nói xấu người khác vì đó là hành vi trái luật. D. Rủ bạn tìm gặp kể tội và đánh B cho hả giận. Câu 67: Học cùng lớp 12 với nhau nhưng B lại thường xuyên hành hung C khiến C rất lo lắng. Nếu là bạn của C em chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật? A. Không quan tâm vì đó không phải là chuyện của mình. B. Khuyên C nhờ bạn bè giúp đỡ để đánh B. C. Khuyên C nên báo cho nhà trường biết để xử lí. D. Nhờ bạn bè của mình đánh C để trả thù cho B. Câu 68: Việc khám xét chỗ ở, địa điểm của người nào đó được cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi nào? A. Người bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn trốn ở đó. B. Chỉ người bị truy nã. C. Người đang phạm tội quả tang. D. Chỉ người phạm tội đang lẩn trốn ở đó. Câu 69: Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong các trường hợp nào sau đây?
A. Vào nhà lấy lại đồ đã cho người khác mượn khi người đó đi vắng. B. Nghi ngờ người đó lấy trộm đồ của mình. C. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó. D. Bắt người không có lí do. Câu 70: Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp A. công an cho phép.
B. có người làm chứng.
C. pháp luật cho phép.
D. trưởng ấp cho phép.
Câu 71: Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là nội dung của quyền A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. bất khả xâm phạm đến tính mạng.
C. bất khả xâm phạm đến sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự.
Câu 72: Chỗ ở của công dân là nơi bất khả xâm phạm, không một ai có quyền tuỳ tiện vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó A. đồng ý.
B. chuẩn y.
C. chứng nhận.
D. cấm đoán.
Câu 73: Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong mấy trường hợp? A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 74: Để thể hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, đòi hỏi mỗi người phải A. tôn trọng tính mạng của người khác.
B. tôn trọng bí mật của người khác.
C. tôn trọng tự do của người khác.
D. tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
Câu 75: Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Bất kì ai cũng có quyền khám xét chỗ ở của người khác. B. Cơ quan điều tra muốn thì khám xét chỗ ở của công dân. C. Thủ trưởng cơ quan khám xét chỗ ở của nhân viên. D. Công an khám nhà của công dân khi có lệnh. Câu 76: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Giúp chủ nhà phá khoá để vào nhà. B. Con cái vào nhà không xin phép bố mẹ. C. Trèo qua tường nhà hàng xóm để lấy đồ bị rơi. D. Hết hạn thuê nhà nhưng không chịu dọn đi. Câu 77: Hành vi tự ý vào nhà của người khác là xâm phạm A. quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. B. quyền tự do về nơi ở, nơi cư trú của công dân. C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. Câu 78: Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nhằm A. đảm bảo cuộc sống tự do trong xã hội dân chủ văn minh.
B. đảm bảo cuộc sống tự chủ trong xã hội dân chủ văn minh. C. đảm bảo cuộc sống tự do trong xã hội dân giàu nuớc mạnh. D. đảm bảo cuộc sống ý nghĩa trong xã hội dân chủ văn minh. Câu 79: Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là để A. tránh hành vi tùy tiện, lạm dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ. B. tránh hành vi tùy ý, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ. C. tránh hành vi cố ý, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ. D. tránh hành vi vi phạm, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ. Câu 80: Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác là xâm phạm đến quyền A. Quyền bí mật đời tư của công dân. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản của công dân. D. Quyền bí mật tự do tuyệt đối của công dân. Câu 81: Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 82: Chỗ ở của công dân là nơi bất khả xâm phạm, không một ai có quyền tuỳ tiện vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là nội dung quyền nào sau đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 83: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở, địa điểm của người đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoặc có tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án là nội dung của quyền nào sau đây? A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 84: Việc khám chỗ ở, làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 85: Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ, đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án là nội dung của quyền A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. bất khả xâm phạm đến tính mạng.
C. bất khả xâm phạm đến sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm.
Câu 86: Khám xét chỗ ở của một người khi cần bắt người bị truy nã đang lấn trốn và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là nội dung của quyền A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. bất khả xâm phạm đến tính mạng.
C. bất khả xâm phạm đến sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm.
Câu 87: Chỉ được khám xét nơi ở của công dân trong trường hợp nào sau đây? A. Lấy lại đồ đã cho mượn nhưng người đó đi vắng. B. Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ của mình. C. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó. D. Bắt người không có lí do. Câu 88: Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào sau đây? A. Do pháp luật quy định.
B. Có nghi ngờ tội phạm.
C. Cần tìm đồ vật quý.
D. Do một người chỉ dẫn.
Câu 89: Pháp luật nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác là nhằm mục đích nào dưới đây? A. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. B. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. Bảo vệ quyền tự do cư trú của công dân. D. Bảo vệ quyền có nhà ở của công dân. Câu 90: Ai trong những người dưới đây có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân? A. Cán bộ, chiến sĩ công an. B. Những người làm nhiệm vụ điều tra. C. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. D. Những người mất tài sản cần phải kiểm tra xác minh. Câu 91: Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải tôn trọng A. nhân phẩm người khác.
B. danh dự người khác.
C. chỗ ở của người khác.
D. uy tín của người khác.
Câu 92: Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 93: Nghi ngờ tên trộm chạy vào nhà anh A nên anh B đòi khám xét nhà anh A. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 94: A và B là bạn thân, khi A đi vắng B tự ý vào nhà của A. Hành vi này là vi phạm A. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. C. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 95: Nghi con ông B lấy trộm, ông A tự tiện vào nhà ông B khám xét. Trong trường hợp này ông A đã xâm phạm quyền A. được pháp luật bảo vệ danh dự, uy tín.
B. bất khả xâm phạm về thân thể.
C. tự do ngôn luận.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 96: Đang truy đuổi người phạm tội quả tang nhưng mất dấu, ông A định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu em là ông A em chọn cách ứng xử nào sau đây để đúng quy định của pháp luật? A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm.
B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người.
D. Đến trình báo với cơ quan công an.
Câu 97: Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một nhà dân, hai người đàn ông đã chạy thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý. Trong trường hợp trên em chọn cách ứng xử nào cho phù hợp? A. Xin phép chủ nhà cho vào nhà khám xét.
B. Gọi nhiều người cùng vào nhà khám xét.
C. Chạy vào nhà khám xét.
D. Ở ngoài chờ tên trộm ra rồi bắt.
Câu 98: Dù chị K không đồng ý, bà B tự ý vào phòng chị K lấy tài sản khi chị đi vắng với lí do bà là chủ cho thuê nhà nên có quyên. Em chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp? A. Khuyên chị K thay khoá.
B. Khuyên chị K chấp nhận vì bà là chủ nhà.
C. Khuyên chị K nhờ người thân giúp đỡ.
D. Khuyên chị K trình báo sự việc với công an.
Câu 99: Áo của B phơi bị bay sang nhà hàng xóm khi họ đi vắng. Nếu là B, em ứng xử như thế nào cho phù hợp quy định pháp luật? A. Trèo sang nhà hàng xóm lấy áo. B. Chờ gia đình hàng xóm về rồi xin vào lấy áo. C. Không cần áo đó nữa. D. Rủ thêm vài người nữa cùng sang để làm chứng khi lấy áo. Câu 100: Anh B mất trộm gà. Do nghi ngờ A là thủ phạm nên B đòi vào nhà A để khám. Nếu là A, em ứng xử như thế nào cho phù hợp quy định pháp luật? A. Cho B vào nhà mình khám để chứng minh sự trong sạch.
B. Không cho vào nhà khám. C. Thách đố B xông vào nhà mình để khám. D. Gọi điện cho gia đình hỏi ý kiến. Câu 101: Ai có quyền bóc mở thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác? A. Mọi công dân trong xã hội. B. Cán bộ công chức nhà nước. C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư. D. Những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Câu 102: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền A. bí mật của công dân.
B. bí mật của công chức.
C. bí mật của Nhà nước.
D. bí mật đời tư.
Câu 103: Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú. C. Quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền bí mật đời tư. Câu 104: Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín? A. Tin nhắn điện thoại.
B. Email.
C. Bưu phẩm.
D. Sổ nhật kí.
Câu 105: Đối với thư tín, điện thoại, điện tín của con thì cha mẹ A. có quyền kiểm soát.
B. không có quyền kiểm soát.
C. nên kiểm soát.
D. không nên kiểm soát.
Câu 106: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là nội dung quyền nào sau đây? A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú. C. Quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền bí mật đời tư. Câu 107: Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân? A. Đã là bạn thì có thể tự ý xem.
B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý.
C. Khi người lớn đồng ý thì có quyền xem.
D. Bạn đồng ý thì mình xem hết các tin nhắn khác.
Câu 108: Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi. B. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.
C. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ. D. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị. Câu 109: Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Thư của người thân thì được phép mở ra xem. B. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau. C. Thư nhặt được thì được phép xem. D. Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra. Câu 110: Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân. C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân. D. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Câu 111: Bạn H lấy trộm mật khẩu facebook của em để đọc trộm tin nhẳn trên mạng. Vậy bạn H đã vi phạm quyền nào sau đây? A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân. C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 112: A có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, B tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của A trên email. Hành vi này xâm phạm A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. B. quyền tự do dân chủ của công dân. C. quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín của công dân. D. quyền tự do ngôn luận của công dân. Câu 113: Biết H tung tin nói xấu về mình với các bạn cùng lớp. T rất tức giận. Nếu là bạn của T em chọn phương án nào sau đây mà em cho là phù hợp nhất? A. Khuyên T tung tin nói xấu lại H.
B. Khuyên T đánh H để dạy H một bài học.
C. Nói với H cải chính tin đồn trước lớp.
D. Khuyên T yêu cầu cơ quan công an bắt H.
Câu 114: Mỗi lần biết M nói chuyện qua điện thoại với bạn trai. K lại tìm cách đến gần nghe. Hành vi này xâm phạm quyền gì? A. An toàn và bí mật điện tín của công dân.
B. Bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
C. Bảo hộ về danh dự của công dân.
D. Đảm bảo an toàn bí mật điện thoại của công dân.
Câu 115: A và B yêu nhau nên B cho rằng mình có quyền đọc tin nhắn của A. Dù A không thích điều này nhưng rất bối rối không biết phải nói với người mình yêu như thế nào cho phải. Nếu là A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Cứ cho B đọc tin nhắn điện thoại của mình. B. Cấm không cho B đọc tin nhắn. C. Nhẹ nhàng khuyên A không nên xem tin nhấn của người khác. D. Đưa chuyện này lên facebook nhờ mọi người tư vấn. Câu 116: A đã 16 tuổi nhưng cha mẹ A thường xuyên kiểm tra điện thoại và xem nhật ký của A. Nếu là A em sẽ làm gì trong tình huống này? A. Giận và không nói chuyện với cha mẹ, nếu cần tuyệt thực để phản đối. B. Xem lại tin nhắn trên điện thoại của cha mẹ cho công bằng. C. Nói chuyện với cha mẹ, mong cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của mình. D. Kể chuyện này cho người khác biết mong mọi người tư vấn. Câu 117: Quyền tự do ngôn luận là A. tự chủ trong các quan điểm về chính trị - xã hội của công dân. B. một trong các quyền tự do cơ bản của công dân. C. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân. D. quyền được nhà nước bảo đảm phát triển của công dân. Câu 118: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước là A. quyền tự do ngôn luận.
B. quyền tự do phát biểu.
C. quyền tự do phát ngôn.
D. quyền tự do chính trị.
Câu 119: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề A. chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước. B. chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của đất nước. C. chính trị, kinh tế, văn hoá - y tế, giáo dục của đất nước. D. chính trị, văn hoá, xã hội, y tế của đất nước. Câu 120: Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được A. tự do phát biểu ý kiến ở bất cứ nơi nào mình muốn. B. tụ tập nơi đông người để nói tất cả những gì mình suy nghĩ. C. tự do phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường lớp, nơi cư trú. D. tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến ở bất kì nơi nào mình muốn. Câu 121: Việc làm nào là đúng khi thể hiện quyền tự do ngôn luận? A. Gửi tin cho chuyên mục bạn xem truyền hình trên đài VTC14. B. Viết bài thể hiện nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người nào đó. C. Tập trung đông người nói tất cả những gì mình muốn nói. D. Cản trở không cho người khác phát biểu khi ý kiến đó trái với mình. Câu 122: Ý kiến nào là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
B. Được phát biểu ở bất cứ nơi nào mình muốn. C. Được tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến. D. Được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn. Câu 123: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước là nội dung của A. quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. quyền tự do tôn giáo của công dân.
C. quyền tự do học tập của công dân.
D. quyền tự do dân chủ của công dân.
Câu 124: Công dân có quyền trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước của quyền trong lĩnh vực nào? A. Chính trị.
B. Học tập.
C. Tự do ngôn luận.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 125: Công dân kiến nghị với đại biểu quốc hội là nội dung của quyền nào sau đây? A. Chính trị.
B. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Tự do ngôn luận.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 126: Công dân trực tiếp phát biểu ý kiến trong cuộc hợp nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương là biểu hiện của quyền nào dưới đây? A. Quyền tham gia phát biểu ý kiến.
B. Quyền tự do hội hợp.
C. Quyền xây dựng đất nước.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 127: Một trong những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là A. tự do nói chuyện trong giờ học. B. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật. C. trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học ở địa phương mình. D. nói những điều mà mình thích. Câu 128: Trong các quyền tự do sau, đâu là quyền tự do về tinh thần? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 129: Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận? A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình. B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai. C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử tri. D. Viết bài trên mạng internet với nội dung xuyên tạc sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước. Câu 130: Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận? A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, truờng học, địa phương mình. B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình. C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội trong các dịp tiếp xúc cử tri.
D. Viết bài với nội dung xuyên tạc sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước. Câu 131: Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 132: B thường bình phẩm A với dụng ý chê bai, nói xấu ở chỗ đông người. Dù A đã nhắc nhở nhưng B không từ bỏ vì cho rằng đó là quyền tự do ngôn luận của mình. A phân vân chưa biết xử lí như thế nào. Nếu là A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Cứ cho B nói về mình như thế nào, ở đâu cũng được. B. Cấm B nói những điều không tốt về mình trước đám đông nữa. C. Nói xấu lại B với bạn bè của mình và cả bạn bè của B. D. Nói chuyện trực tiếp với B để B biết đó là hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận. Câu 133: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và A. nhân dân.
B. công dân.
C. dân tộc.
D. cộng đồng.
Câu 134: Để thực hiện các quyền tự do cơ bản, công dân cần tránh việc làm nào sau đây? A. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình. B. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác. C. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. D. Tích cực giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành pháp luật. Câu 135: Quyền nào sau đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận của công dân. B. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm tính mạng sức khỏe của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 136: Quyền nào sau đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận của công dân. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm tính mạng sức khỏe của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 137: Quyền nào sau đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận của công dân. B. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm tính mạng sức khỏe của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. ĐÁP ÁN 1-C
2-B
3-B
4-A
5-A
6-B
7-B
8-A
9-A
10-A
11-A
12-C
13-A
14-D
15-B
16-A
17-C
18-A
19-D
20-C
21-C
22-A
23-D
24-B
25-B
26-B
27-D
28-D
29-C
30-C
31-A
32-D
33-D
34-A
35-C
36-B
37-A
38-D
39-C
40-A
41-D
42-A
43-A
44-A
45-D
46-B
47-A
48-C
49-B
50-D
51-D
52-A
53-B
54-B
55-B
56-D
57-D
58-B
59-B
60-B
61-C
62-C
63-A
64-A
65-B
66-A
67-C
68-A
69-C
70-C
71-A
72-A
73-B
74-D
75-D
76-D
77-C
78-A
79-A
80-B
81-D
82-D
83-D
84-D
85-A
86-A
87-C
88-A
89-A
90-C
91-C
92-A
93-B
94-C
95-D
96-D
97-A
98-D
99-B
100-B
101-D
102-A
103-C
104-D
105-B
106-C
107-B
108-C
109-D
110-D
111-C
112-C
113-C
114-A
115-C
116-C
117-B
118-A
119-A
120-C
121-A
122-A
123-A
124-A
125-C
126-D
127-C
128-D
129-D
130-D
131-D
132-D
133-B
134-B
135-B
136-B
137-B
BÀI 7. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân (Điểm b mục 1: đoạn từ “Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử…” đến “đang bị quản chế hành chính” (7 dòng cuối trang 69): Đọc thêm. Điểm b mục 1: Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước – cơ quan đại biểu của ND: Không dạy). a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cả vào các cơ quan đại biểu của nhân dân - Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân: + Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. + Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành hình phạt tù; người mất năng lực hành vi dân sự,… - Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân: + Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo nguyên tắc: bầu cử phổ thông, bình dẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. + Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và được giới t nnnnnnnhiệu ứng cử. c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân - Là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. - Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta. 2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội a. Khái niệm về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi của cả nước và trong địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế xã hội. b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội * Ở phạm vi cả nước: - Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật.
- Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. * Ở phạm vi cơ sở: Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”: - Những việc phải được thông báo để dân biết mà thực hiện (chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước…). - Những việc dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định. - Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát, kiểm tra các hoạt động tại nơi mình cư trú. 3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân dược quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại. - Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi của công dân. - Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân * Ngươi có quyền khiếu nại, tố cáo: - Người khiếu nại: Mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại. - Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo. * Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo - Người giải quyết khiếu nại: Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Người giải quyết tố cáo: Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì do các cơ quan tố tụng giải quyết. * Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo - Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại: + Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
+ Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định. + Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành. Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đàu cơ quan hành chính cấp trên, hoặc kiện ra Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân giải quyết. + Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại. Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời gian do luật quy định, có quyền khởi kiện ra Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân. - Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau: + Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. + Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật, + Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. + Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định. c. Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân. 4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các nền dân chủ của công dân a. Trách nhiệm của Nhà nước (giảm tải) b. Trách nhiệm của công dân Thực hiện quyền dân chủ tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Là một công dân Việt Nam, muốn làm một người chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ của mình. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền tham gia bầu cử? A. 17 tuổi.
B. 18 tuổi.
C. 19 tuổi.
D. 21 tuổi.
Câu 2: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền tham gia ứng cử? A. 18 tuổi.
B. 20 tuổi.
C. 21 tuổi.
D. 23 tuổi.
Câu 3: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây? A. Tôn trọng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông, công khai, trực tiếp và bỏ phiếu kín. C. Tông trọng, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín. D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Câu 4: Hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định các công việc của cộng đồng, của nhà nước là A. Dân chủ trưc tiếp.
B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ tập trung.
D. Dân chủ xã hội.
Câu 5: Hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện của mình quyết định các công việc của cộng đồng, của Nhà nước là A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ cá nhân.
D. Dân chủ xã hội.
Câu 6: Đối với Nhà nước, quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện A. Quyền lợi của Nhà nước.
B. Bản chất dân chủ, tiến bộ.
C. Quyền lực của Nhà nước.
D. Quyền lợi của giai cấp cầm quyền.
Câu 7: Đâu là nguyên tắc của bầu cử? A. Phổ thông, có lợi. B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp. C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và có lợi. Câu 8: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín là A. Đặc điểm của bầu cử.
B. Nguyên tắc của bầu cử.
C. Ý nghĩa của bầu cử.
D. Nội dung của bầu cử.
Câu 9: Quyền bầu cử là quyền của công dân trong lĩnh vực A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
Câu 10: Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường A. Tự đề cử.
B. Tự bầu cử.
C. Tự tiến cử.
D. Được đề cử.
Câu 11: Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật? A. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu. B. Nhờ người khác bỏ phiếu. C. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu. D. Nhờ người khác viết phiếu rồi tự mình bỏ phiếu. Câu 12: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân thể hiện trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Tư tưởng.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
Câu 13: Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 14: Trong các nguyên tắc bầu cử, không có nguyên tắc nào sau đây?
A. Phổ thông.
B. Bình đằng.
C. Gián tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
Câu 15: Quyền bầu cử là quyền của A. Cán bộ.
B. Cán bộ, công chức.
C. Công dân đủ 18 tuổi. D. Công dân đủ 21 tuổi.
Câu 16: Quyền ứng cử là quyền của A. Mọi công dân.
B. Cán bộ, công chức.
C. Công dân đủ 18 tuổi. D. Công dân đủ 21 tuổi.
Câu 17: Thực hiện quyền ứng cử là thực thi hình thức dân chủ A. Trực tiếp.
B. Gián tiếp.
C. Xã hội.
D. Tự nguyện.
Câu 18: Pháp luật quy định về điều kiện tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là A. Mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật. B. Mọi công dân đủ 18 tuổi, có năng lực và tín nhiệm với cử tri. C. Mọi công dân đủ 21 tuổi, có năng lực và tín nhiệm với cử tri. D. Mọi công dân đủ 21 tuổi, có năng lực và không vi phạm luật. Câu 19: Việc quy dịnh mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử? A. Phổ thông.
B. Trực tiếp.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Bình đẳng.
Câu 20: Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ khi Nhà nước tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội hoặc Đại biểu Hội đồng nhân dân là vi phạm nguyên tắc nào của Luật Bầu cử? A. Phổ thông.
B. Trực tiếp.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Bình đẳng.
Câu 21: Cơ quan nào có trách nhiệm giới thiệu ứng viên về nơi công tác hoặc nơi cư trú để lấy ý kiến của Hội nghị trước khi lập danh sách ứng viên chính thức? A. Hội đồng nhân dân.
B. Ủy ban nhân dân.
C. Huyện ủy.
D. Mặt trận Tổ quốc.
Câu 22: Đâu là câu trả lời đúng nhất về quyền bầu cử, ứng cử? A. Là cơ sở để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước. B. Không cần bầu cử, ứng cử để xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước. C. Người tàn tật thì không có quyền bầu cử, ứng cử. D. Người dân tộc thiểu số không được tự ứng cử. Câu 23: Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử? A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
Câu 24: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những cách nào dưới đây? A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. B. Vận động người khác giới thiệu mình. C. Giới thiệu về mình với Tổ bầu cử. D. Tự tuyên truyền mình trên phương tiện thông tin đại chúng. Câu 25: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?
A. Phổ thông.
B. Trực tiếp.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Bình đẳng.
Câu 26: Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử? A. Phổ thông.
B. Trực tiếp.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Bình đẳng.
Câu 27: Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo Luật Bầu cử? A. Phổ thông.
B. Trực tiếp.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Bình Đẳng.
Câu 28: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử chính là A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân. C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế. D. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân. Câu 29: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để A. Thực hiện cơ chế “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. B. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp. C. Đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri. D. Hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước. Câu 30: Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử? A. Phổ thông.
B. Trực tiếp.
C. Công khai.
D. Bình đẳng.
Câu 31: Giả sử, ngày 22/05/2017, Việt Nam tiến hành bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân có ngày sinh nào dưới đây đủ điều kiện ứng cử? A. 21/05/1995.
B. 21/04/1998.
C. 21/05/1999.
D. 21/05/2000.
Câu 32: Ông X đủ 20 tuổi là người Mỹ, lập gia đình và nhập quốc tịch Việt Nam được 1 tháng thì diễn ra bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Vậy ông X A. Có quyền bầu cử.
B. Có quyền ứng cử.
C. Không được bầu cử.
D. Không được ứng cử.
Câu 33: Mẹ nhờ em đi bỏ phiếu bầu cử thay. Em thấy việc làm của mẹ mình vi phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền ứng cử.
B. Quyền bầu cử.
C. Quyền tham gia vài quản lí xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 34: Nhân viên Tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho người này, gạch tên người kia là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bầu cử.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bình đẳng.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 35: Những người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Đang điều trị ở bệnh viện.
B. Đang thi hành án phạt tù.
C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
Câu 36: Trường hợp nào sau đây không được bầu cử? A. Người đang bị tam giam hình sự.
B. Người đang nằm bệnh viện.
C. Người không biết chữ.
D. Người không có hộ khẩu tại nơi bầu cử.
Câu 37: Lá phiếu của Chủ tịch nước so với lá phiếu của nông dân có giá trị A. Cao hơn.
B. Thấp hơn.
C. Cao hơn rất nhiều.
D. Như nhau.
Câu 38: Anh Z đang viết phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì chị N là người trong tổ bầu cử hướng dẫn anh Z nên gạch tên người này, để lại tên người kia nhưng anh Z không thực hiện theo. Bà G đã quay lại clip đó và yêu cầu chị N phải đưa cho bà 10 triệu đồng nếu không sẽ công khai lên mạng. Lo sợ, chị N đã nhờ anh K đánh để buộc bà G phải xóa clip đó. Những ai dưới dây vi phạm nguyên tắc bầu cử? A. Chị N.
B. Bà G.
C. Chị N và anh K.
D. Chị N, anh K, bà G.
Câu 39: Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị K phát hiện anh D có hành vi gian lận phiếu bầu, chị K đã kể cho bạn thân của mình là anh N và anh M. Vốn mâu thuẫn với D nên N đã đăng tin đồn thất thiệt bôi nhọ D trên trang cá nhân, còn anh M nhắn tin tống tiền D. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử? A. Chị K, anh D.
B. Vợ chồng chị K, anh D.
C. Chị K, anh D, anh N và M.
D. Anh M, N.
Câu 40: Chủ thể nào dưới đây được quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? A. Mọi công dân.
B. Cán bộ, công chức.
C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Đại biểu Quốc hội.
Câu 41: Một trong các nội dung của quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là A. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước. B. Xây dựng các công ước quốc tế. C. Phê phán cơ quan nhà nước trên facebook. D. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Câu 42: Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 43: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
Câu 44: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc A. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. B. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch. C. Dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi.
D. Dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra. Câu 45: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội có nghĩa là A. Công dân được tham gia thảo luận những công việc chung của đất nước. B. Công dân trực tiếp quyết định những công việc chung của đất nước. C. Chỉ có cán bộ lãnh đạo mới có quyền thảo luận những vấn đề chung của đất nước. D. Mọi công dân đều có quyền quyết định mọi vấn đề chung của đất nước. Câu 46: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua việc A. Tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở cộng đồng. B. Tham gia lao động công ích ở địa phương. C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước trưng cầu ý dân. D. Viết bài đăng báo, quảng bá cho du lịch ở địa phương. Câu 47: Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước trưng cầu ý dân. B. Tự ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương. C. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã. D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương. Câu 48: Công dân tham gia đóng góp ý kiến cho Dự thảo Hiến pháp là thực hiện quyền A. Kiểm tra, giám sát.
B. Bình đẳng.
C. Khiếu nại, tố cáo.
D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 49: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc phải được thông báo để nhân dân biết và thực hiện là A. Xây dựng cơ sở hạ tầng.
B. Đường lối chủ trương chính sách.
C. Xây dựng hương ước.
D. Kiểm tra đạo đức của cán bộ xã.
Câu 50: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân bàn và quyết định trực tiếp là A. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế.
B. Xây dựng quy ước hương ước.
C. Xét xử lưu động của Tòa án.
D. Đạo đức của cán bộ xã.
Câu 51: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân thảo luận góp ý trước khi chính quyền xã quyết định là A. Dự thảo quy hoạch phát triển kinh tế.
B. Xây dựng quy ước hương ước.
C. Xây dựng các công trình phúc lợi.
D. Kiểm tra việc sử dụng các loại phí.
Câu 52: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân ở xã được giám sát, kiểm tra là A. Đề án định canh định cư.
B. Đường lối chủ trương chính sách.
C. Xây dựng các công trình phúc lợi.
D. Kiểm tra việc sử dụng các loại quỹ, phí.
Câu 53: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế? A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.
B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
C. Trực tiếp, thằng thắn, thực tế.
D. Dân là trên hết.
Câu 54: Khằng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân. A. Phát huy sức mạnh của toàn dân. B. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân. C. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp. D. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội. Câu 55: Biểu hiện nào dưới đây là vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? A. Chính quyền xã giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng thiếu công khai. B. Chính quyền xã quyết định đề án định canh, định cư mặc dù có một số ý kiến của nhân dân không nhất trí. C. Chính quyền xã công khai các khoản chi tiêu của địa phương. D. Chính quyền xã triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho dân biết. Câu 56: Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng thuộc nội dung quyền dân chủ nào sau đây? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Quyền bầu cử và ứng cử. C. Quyền khiếu nại và tố cáo. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và điện tín. Câu 57: Công dân thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây? A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền về đời sống xã hội.
Câu 58: Công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây? A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền về đời sống xã hội.
Câu 59: Công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây? A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền về đời sống xã hội.
Câu 60: Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây? A. Quyền tự do phát biểu. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền về đời sống xã hội.
Câu 61: Công dân đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với Nhà nước về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của chính sách, pháp luật để Nhà nước sửa đổi, hoàn thiện hội là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây? A. Quyền tự do xây dựng pháp luật. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền về đời sống xã hội. Câu 62: Công dân thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây? A. Quyền trưng cầu ý dân. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền về đời sống xã hội. Câu 63: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây? A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Công dân đủ từ 20 tuổi trở lên.
C. Cán bộ công chức nhà nước.
D. Của mọi công dân.
Câu 64: Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường là A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. C. Những việc dân được tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định. D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra. Câu 65: Theo quy định của pháp luật nước ta, người có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là A. Công dân đủ 21 tuổi trở lên.
B. Cán bộ, công chức nhà nước.
C. Tất cả mọi công dân.
D. Người đứng đầu các cơ quan trong nhà nước.
Câu 66: Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đỏi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở A. Phạm vi cơ sở.
B. Phạm vi cả nước.
C. Mọi phạm vi.
D. Phạm vi địa phương.
Câu 67: Trước khi công bố phương án thi năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước. Điều đó thể hiện quyền A. Xây dựng xã hội học tập.
B. Tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
C. Quyết định của mọi người.
D. Xây dựng nhà nước pháp quyền
Câu 68: Trong quá trình thực hiện pháp luật, nhân dân có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với Nhà nước những vướng mắc, bất cập, là một nội dung thuộc. A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Câu 69: Quyền kiến nghị của công dân là một nội dung thuộc A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Câu 70: Anh A đóng góp ý kiến xây dựng quy ước, hương ước cho thôn của mình là thể hiện quyền dân chủ nào sau đây? A. Quyền bầu cử và quyền ứng cử. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo. D. Quyền tự do lập hội và tự do hội họp. Câu 71: Ủy ban nhân dân xã A họp dân để bàn và cho ý kiến và mức đóng góp xây dựng đường bê tông tại địa phương. Như vậy, nhân dân xã A đã thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây? A. Dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ công khai.
C. Dân chủ trực tiếp.
D. Dân chủ tập trung.
Câu 72: Anh A góp ý xây dựng Luật Hôn nhân – Gia đình năm 2014 là thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi A. Cơ sở.
B. Cả nước.
C. Địa phương.
D. Trung ương.
Câu 73: Hằng năm, một số luật được bổ sung và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Theo em, ai có quyền tham gia đóng góp? A. Người có thẩm quyền.
B. Công dân có trình độ cao.
C. Mọi công dân.
D. Quốc hội.
Câu 74: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý. Như vậy, công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới dây? A. Quyền ứng cử.
B. Quyền đóng góp ý kiến.
C. Quyền kiểm tra, giám sát.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 75: Anh D bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề phát triển kinh tế của nơi mình đang sinh sống trong một cuộc hợp Hội đồng nhân dân. Như vậy anh A đã thực hiện A. Nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tự do báo chí. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Câu 76: Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai ngân sách thu chi của xã nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được trực tiếp chất vấn kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? A. Người dân xã X và ông K.
B. Người dân xã X, kế toán M và ông K.
C. Chủ tịch và người dân xã X.
D. Chủ tịch xã và ông K.
Câu 77: Hiến pháp năm 2013 quy định, chủ thể có thể thực hiện quyền khiếu nại là A. Cá nhân.
B. Tổ chức.
C. Cán bộ công chức.
D. Cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Câu 78: Mục đích của quyền khiếu nại nhằm A. Chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại. B. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. C. Phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật. D. Ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Câu 79: Công dân thực hiện quyền tố cáo là hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ đại diện.
D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Câu 80: Quy định pháp luật về khiếu nại là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ đại diện.
D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Câu 81: Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong A. Luật lao động.
B. Nghị quyết Quốc hội. C. Hiến pháp.
D. Luật Hình sự.
Câu 82: Quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi, quyết định hành chính là A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền xã hội.
D. Quyền chính trị.
Câu 83: Quyền của công dân được báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cơ quan tổ chức cá nhân nào là A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền cơ bản.
D. Quyền chính trị.
Câu 84: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích của A. Tố cáo.
B. Đền bù thiệt hại.
C. Khiếu nại.
D. Chấp hành án.
Câu 85: Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, các tổ chức hoặc công dân là mục đích của A. Tố cáo.
B. Đền bù thiệt hại.
C. Khiếu nại.
D. Chấp hành án.
Câu 86: Mục đích của khiếu nại là A. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định, hành vi hành chính. B. Báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật. C. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật. D. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm. Câu 87: Mục đích của tố cáo là
A. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật. B. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định, hành vi hành chính. C. Báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật. D. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm. Câu 88: Người khiếu nại là A. Chỉ tổ chức.
B. Chỉ cá nhân.
C. Cơ quan, tổ chức và cá nhân.
D. Chỉ những người trên 18 tuổi.
Câu 89: Người tố cáo là A. Chỉ tổ chức.
B. Chỉ cá nhân.
C. Cơ quan, tổ chức và cá nhân.
D. Chỉ những người trên 18 tuổi.
Câu 90: Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại là người giải quyết A. Khiếu nại.
B. Tố cáo.
C. Việc làm.
D. Rắc rối.
Câu 91: Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là biểu hiện quyền A. Ứng cử.
B. Bầu cử.
C. Tố cáo.
D. Khiếu nại.
Câu 92: Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyền công dân được đảm bảo, bộ máy nhà nước càng được củng cố là một nội dung thuộc A. Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.
C. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.
D. Cách thức khiếu nại, tố cáo.
Câu 93: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? A. Công ty tư nhân có quyền khiếu nại. B. Công ty tư nhân không có quyền khiếu nại. C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại. D. Người không biết chữ không có quyền khiếu nại. Câu 94: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? A. Cá nhân có quyền khiếu nại. B. Tổ chức chính trị xã hội có quyền khiếu nại. C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại. D. Người bị xử phạt hành chính có quyền khiếu nại. Câu 95: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? A. Người tố cáo có quyền nhờ luật sư. B. Người tố cáo không có quyền nhờ luật sư. C. Người tố cáo dưới 18 tuổi được nhờ luật sư. D. Người nghèo được nhờ luật sư.
Câu 96: Công dân sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật? A. Quyền tố cáo.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bầu cử.
D. Quyền khiếu nại.
Câu 97: Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương, ông A đã thực hiện A. Quyền tố cáo
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền bãi nại.
D. Quyền khiếu nại và tố cáo.
Câu 98: Nhân dân yêu cầu ủy ban nhân dân xã A công khai kết quả thanh tra, kiểm tra hành vi tham nhũng của ông B(Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân). Việc yêu của này của nhân dân xã A thuộc hình thức dân chủ nào? A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ công khai.
C. Dân chủ tập trung.
D. Dân chủ trực tiếp.
Câu 99: Anh A khoe với chị B: Hôm nay tớ thay mặt gia đình đi họp và biểu quyết mức đóng góp xây dựng đường giao thông. Chị B cười và bảo: quyền quyết định đó thuộc về Chủ tịch xã còn dân thường mình thì không được. Theo em, chủ thể nào dưới đây là người có quyền trực tiếp biểu quyết mức đóng góp? A. Cán bộ xã.
B. Toàn bộ nhân dân ở xã.
C. Cán bộ chủ chốt ở xã.
D. Chỉ những người có địa vị ở xã.
Câu 100: Chị A bị Giám đốc kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Chị A cho rằng quyết định này là sai, xâm phạm đến quyền lợi của mình. Vậy chị A cần sử dụng quyền nào dưới đây theo quy định của pháp luật? A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền bình đẳng của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 101: Khi nhận được quyết định kỷ luật do Phó Hiệu trưởng trường kí mà em cho là không đúng, em sẽ gửi đơn khiếu nại đến chủ thể nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Hiệu trưởng nhà trường.
B. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
D. Tòa án nhân dân.
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Câu 102: Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình cho sinh viên K quay video. Sau đó sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo? A. Anh B, K và T.
B. Vợ chòng anh B và sinh viên T.
C. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T.
D. Vợ chồng anh B, sinh viên K.
ĐÁP ÁN 1-B
2-C
3-D
4-A
5-B
6-B
7-C
8-B
9-A
10-D
11-A
12-B
13-C
14-C
15-C
16-D
17-A
18-D
19-D
20-C
21-A
22-A
23-C
24-A
25-D
26-D
27-B
28-D
29-D
30-C
31-A
32-A
33-B
34-C
35-B
36-A
37-D
38-D
39-A
40-B
41-A
42-C
43-A
44-A
45-A
46-C
47-B
48-D
49-B
50-B
51-A
52-D
53-A
54-A
55-A
56-A
57-C
58-C
59-C
60-C
61-C
62-C
63-D
64-C
65-A
66-B
67-B
68-B
69-B
70-B
71-C
72-C
73-B
74-D
75-D
76-D
77-D
78-B
79-A
80-A
81-C
82-B
83-A
84-C
85-A
86-D
87-A
88-C
89-C
90-A
91-C
92-B
93-A
94-C
95-B
96-D
97-A
98-D
99-B
100-B
101-A
102-B
BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Quyền học tập, sang tạo và phát triển của công dân a. Quyền học tập của công dân - Khái niệm: Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. - Nội dung: + Học không hạn chế: Học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học. + Học bất cứ ngành nghề nào: các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, kỹ thuật. + Học thường xuyên, học suốt đời: Học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, tập trung hoặc không tập trung; học ở trường quốc lập, dân lập, tư thục; học ở các độ tuổi khác nhau. + Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập: Không phân biệt đối xử giữa công dân thuộc các dân tộc, tôn giáo; giữa người ở thành phố và nông thôn, đồng bằng và miền núi; học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nhà nước và xã hội tạo điều kiện để thực hiện quyền học tập. b. Quyền sáng tạo của công dân - Khái niệm: Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội. - Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và họa động khoa học, công nghệ. - Pháp luật nước ta: + Khuyến khích sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ. + Bảo vệ quyền sáng tạo của công. c. Quyền được pháp triển của công dân - Khái niệm: Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. - Nội dung: + Quyền của công dân được hưởng đời sống tinh thần và vật chất đầy đủ để phát triển toàn diện. + Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. 2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
- Là quyền cơ bản của công dân. - Là điều kiện để con người phát triển toàn diện. - Là điều kiện đảm bảo sự bình đẳng. - Những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập và nghiên cứu. 3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. a. Trách nhiệm của Nhà nước - Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện phát cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Các quyền này của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện của Nhà nước được quy định trong Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và trong nhiều văn bản pháp luật khác của Nhà nước. - Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. - Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. - Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. b. Trách nhiệm của công dân - Có ý thức học tập tốt để trở thành người có ích trong cuộc sống. - Có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cần thiết cho xã hội. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại A. Sự phát triển toàn diện của công dân. B. Sự công bằng bình đẳng. C. Cơ hội việc làm. D. Cơ hội phát triển tài năng. Câu 2: Học tập, sáng tạo và phát triển của là quyền A. Cơ bản công dân.
B. Tự do công dân.
C. Quyết định công dân. D. Quan trọng công dân.
Câu 3: Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung A. Quyền được phát triển của công dân.
B. Quyền được sáng tạo của công dân.
C. Quyền được tự do của công dân.
D. Quyền học tập của công dân.
Câu 4: Công dân có quyền học tập không hạn chế là thể hiện nội dung của A. Quyền được phát triển của công dân.
B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền tự do của công dân.
D. Quyền học tập của công dân.
Câu 5: Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời là thể hiện nội dung của quyền nào dưới đây? A. Quyền được phát triển của công dân.
B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền tự do của công dân.
D. Quyền học tập của công dân.
Câu 6: Công dân có quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện nội dung của quyền nào dưới đây? A. Quyền được phát triển của công dân.
B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền tự do của công dân.
D. Quyền học tập của công dân.
Câu 7: Mọi công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với A. Năng khiếu, khả năng, điều kiện yêu cầu của mình. B. Điều kiện, sở thích, đam mê, yêu cầu của xã hội. C. Năng khiếu, khả năng, sở thích, điều kiện của mình. D. Sự yêu thích, say mê, ước mơ, điều kiện của mình. Câu 8: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình đều bình đẳng về cơ hội học tập là nói tới yếu tố nào sau đây của quyền học tập? A. Nội dung.
B. Mục đích.
C. Ý nghĩa.
D. Yêu cầu.
Câu 9: Công dân có quyền học từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện A. Quyền học tập thường xuyên, học suốt đời. B. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. C. Có quyền học bất cứ ngành nghề nào. D. Quyền học không hạn chế. Câu 10: Công dân có thể học bác sĩ, kĩ sư, học sư phạm, học khoa học tự nhiên, hoặc khoa học xã hội là thể hiện A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. C. Có quyền học bất cứ ngành nghề nào. D. Quyền học không hạn chế. Câu 11: Công dân có thể học hệ chính quy, hệ giáo dục thường xuyên, hệ tại chức, hệ từ xa, học ở các trường chuyên biệt là thể hiện A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. C. Có quyền học bất cứ ngành nghề nào. D. Quyền học không hạn chế. Câu 12: Trong học tập công dân không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc, thành phần, tôn giáo và địa vị xã hội là thể hiện A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. C. Có quyền học bất cứ ngành nghề nào. D. Quyền học không hạn chế.
Câu 13: Pháp luật quy định công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào. C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 14: Pháp luật quy định công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện A. Quyền học không hạn chế của công dân. B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân. C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 15: Quyền học không hạn chế của công dân có nghĩa là A. Công dân có thể học từ mầm non đến đại học, sau đại học. B. Công dân có thể học ở hệ chính quy, hệ từ xa, tại chức, ở các trường chuyên biệt. C. Công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, thành phần trong học tập. D. Công dân có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực để học. Câu 16: Quyền học thường xuyên suốt đời của công dân có nghĩa là A. Công dân có thể học từ mầm non đến đại học, sau đại học. B. Công dân có thể học ở hệ chính quy, hệ từ xa, tại chức, ở các trường chuyên biệt. C. Công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, thành phần trong học tập. D. Công dân có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực để học. Câu 17: Quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân có nghĩa là A. Công dân có thể học từ mầm non đến đại học, sau đại học. B. Công dân có thể học ở hệ chính quy, hệ từ xa, tại chức, ở các trường chuyên biệt. C. Công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, thành phần trong học tập. D. Công dân có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực để học. Câu 18: Quyền được đối xử bình đẳng trong học tập của công dân có nghĩa là A. Công dân có thể học từ mầm non đến đại học, sau đại học. B. Công dân có thể học ở hệ chính quy, hệ từ xa, tại chức, ở các trường chuyên biệt. C. Công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, thành phần trong học tập. D. Công dân có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực để học. Câu 19: Quyền học không hạn chế của công dân có nghĩa là công dân có quyền A. Học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. B. Học ở bất cứ trường nào mà không qua thi tuyển. C. Học ở mọi lúc, mọi nơi.
D. Học bất cứ ngành nghề nào. Câu 20: Pháp luật quy định thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm A. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành. B. Tạo điều kiện để ai cũng được phát triển. C. Tạo điều kiện để ai cũng được sáng tạo. D. Tạo điều kiện để ai cũng được nghiên cứu khoa học. Câu 21: Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là mọi công dân đều A. Được tuyển chọn vào các trường đại học. B. Phải đóng học phí. C. Được học ở các trường chất lượng cao. D. Có quyền học tập từ thấp đến cao. Câu 22: Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện A. Công bằng xã hội trong giáo dục. B. Sự quan tâm trong giáo dục. C. Định hướng đổi mới giáo dục. D. Chủ trương phát triển giáo dục. Câu 23: Để thể hiện tốt nghĩa vụ học tập, việc làm nào dưới đây là đúng đắn nhất? A. Chỉ học khi có bài kiểm tra. B. Chỉ học khi bố mẹ treo giải thưởng. C. Học tập theo kế hoạch và có phương pháp tốt. D. Vừa học vừa thưởng thức ca nhạc và phim ảnh. Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai về quyền học tập của công dân? A. Công dân co quyền học thường xuyên. B. Công dân có thể học khoa học tự nhiên. C. Công dân có thể học thường xuyên suốt đời. D. Người tàn tật không được học. Câu 25: Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. Công dân có quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. C. Công dân có quyền học bất cứ nghành nghề nào phù hợp với năng khiếu. D. Công dân có thể học bất cứ trường đại học nào theo sở thích. Câu 26: Nội dung nào sau đây không đúng với quyền học tập của công dân? A. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. B. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội phát triển bản thân. C. Công dân được đối xử bình đẳng về phát triển khả năng.
D. Công dân được khuyến khích bồi dưỡng tài năng. Câu 27: Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là quyền này của công dân không bị phân biệt đối xử bởi A. Dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội. B. Dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình. C. Dân tộc, tôn giáo, thành phần, giới tính, địa vị xã hội. D. Dân tộc, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế. Câu 28: Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân. A. Quyền học tập không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào. C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Câu 29: Trong kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018 bạn A đã lựa chọn đăng ký xét tuyển vào ngành kế toán Học viện Ngân hàng vì đã từ lâu A mơ ước trở thành kế toán. Việc làm này thể hiện nội dung nào trong thực hiện quyền học tập của A? A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên, học suốt đời.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 30: Là một học sinh lớp 12 nhưng H thường xuyên nghỉ học, bỏ giờ, không học bài trước khi đến lớp. Việc làm này của H chưa thể hiện trách nhiệm trong thực hiện quyền nào của công dân? A. Học tập.
B. Được phát triển.
C. Sáng tạo.
D. Tự do.
Câu 31: Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây? A. Học thường xuyên, học suốt đời?
B. Quyền kết hợp lao động và học tập.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được sáng tạo trong lao động và học tập.
Câu 32: Bạn K tìm ra phương pháp giải toán mới khác với cách giải của thầy giáo. Theo em, bạn K đã thực hiện tốt quyền. A. Học tập.
B. Sáng tạo.
C. Phát triển.
D. Sáng chế.
Câu 33: Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về. A. Điều kiện học chăm sóc về thể chất.
B. Điều kiện học tập không hạn chế.
C. Điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa.
D. Điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Câu 34: Để con được vào trường chuyên của tỉnh, ông bà U, V đã đưa cho chị T 20 triệu đồng để chị T nhờ ông S chạy điểm. Anh X là người yêu của chị T biết chuyện đã nhắn tin đe dọa ông U và buộc ông U phải chi 50 triệu đồng để giữ im lặng. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền học tập của công dân? A. Ông U, bà V.
B. Chị T, ông S.
C. Ông U, bà V, anh X, chị T, ông S.
D. Ông U, bà V, chị T, ông S.
Câu 35: Công dân có quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển A. Kỹ năng.
B. Trí tuệ.
C. Tư duy.
D. Tài năng.
Câu 36: Công dân được vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền tham gia.
Câu 37: Những người có tài được tạo điều kiện để làm việc và cống hiến cho đất nước là nội dung của quyền nào sau đây? A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền tham gia.
Câu 38: Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân? A. Sáng tạo.
B. Học tập.
C. Được phát triển.
D. Thu hút nhân tài.
Câu 39: Những người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân. A. Sáng tạo.
B. Học tập.
C. Được phát triển.
D. Thu hút nhân tài.
Câu 40: Công dân có quyền hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân? A. Sáng tạo.
B. Học tập.
C. Được phát triển.
D. Thu hút nhân tài.
Câu 41: Để phát triển về thể chất, công dân còn quyền được hưởng sự chăm sóc y tế. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân? A. Sáng tạo.
B. Học tập.
C. Được phát triển.
D. Thu hút nhân tài.
Câu 42: Một trong những nội dung thuộc quyền được phát triển của công dân là A. Công dân quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. B. Công dân được học ở các trường đại học. C. Công dân được học ở nơi nào mình thích. D. Công dân được học ở môn nào mình thích. Câu 43: Nội dung nào sau đây không thuộc quyền được phát triển của công dân? A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền học vượt lớp. B. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí. C. Những học sinh xuất sắc có thể được học ở trường chuyên. D. Những học sinh đạt học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học. Câu 44: Biểu hiện nào sau đây thuộc quyền phát triển? A. Học sinh học xuất sắc được vào các trường chuyên. B. Học sinh nghèo được giúp đỡ về vật chất để học. C. Học sinh dân tộc thiểu số được ưu tiên trong tuyển chọn. D. Học sinh con nghèo được nhận học bổng. Câu 45: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được phát triển của công dân?
A. Công dân được sống trong môi trường xã hội lành mạnh. B. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên có lợi. C. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên, xã hội lành mạnh. D. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên và xã hội có lợi. Câu 46: Nhà nước ban hành chính sách về học phí, học bổng, để giúp đỡ khuyến khích người học nhằm A. Đảm bảo phát huy sự sáng tạo của công dân. B. Đảm bảo quyền học tập của công dân. C. Đảm bảo công bằng trong giáo dục. D. Đảm bảo sự phát triển của đất nước. Câu 47: Thực hiện tốt quyền được phát triển sẽ đem lại A. Sự phát triển toàn diện của công dân. B. Sự công bằng, bình đẳng. C. Cơ hội học tập của công dân. D. Nâng cao dân trí. Câu 48: Nội dung nào sau đây không thuộc quyền được phát triển của công dân? A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền học vượt cấp. B. Mọi công dân đều được hưởng những chăm sóc y tế như nhau. C. Mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triên năng khiếu. D. Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng. Câu 49: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được phát triển của công dân. A. Có mức sống đầy đủ về vật chất. B. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe. C. Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. D. Được phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật. Câu 50: Việc học sinh được tiếp cận các nguồn thông tin phong phú, bổ ích, được vui chơi giải trí là nội dung quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền khỏe mạnh.
Câu 51: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí sáu loại vắc – xin phòng bệnh là nội dung của quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền khỏe mạnh.
Câu 52: Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc để thể hiện quá trình thực hiện quyền gì của Nhà nước ta? A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền cống hiến.
Câu 53: Những học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền ưu tiên.
Câu 54: UBND xã A đã đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí tại trung tâm xã nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí và tham gia vào đời sống văn hóa cộng đồng của nhân dân. Điều này góp phần A. Phát triển đời sống vật chất cho công dân. B. Phát triển đời sống tinh thần cho công dân. C. Chăm sóc sức khỏe cho công dân. D. Tạo điều kiện cho công dân thể hiện năng khiếu. Câu 55: Gia đình ông T có một đứa con trai tên X, em rất có năng khiếu về ca hát. Gia đình đã tạo điều kiện cho X tham gia thi chương trình Sô lô cùng Bolero của Đài truyền hình tỉnh. Vậy em X đã được thực hiện quyền gì? A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền được học tập.
D. Quyền tác giả.
Câu 56: Bạn A học giỏi nên đã được tuyển vào trường chuyên của tỉnh. Vậy bạn A đã được hưởng quyền nào sau đây? A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền được học tập.
D. Quyền tác giả.
Câu 57: Bạn A đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nên đã được tuyển thẳng vào trường đại học. Vậy bạn A đã được hưởng quyền nào sau đây? A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền được học tập.
D. Quyền tác giả.
Câu 58: Mọi công dân đều có quyền nghiên cứu khoa học – công nghệ, sáng tạo văn học nghệ thuật, đó là nội dung thuộc quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền học tập.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tác giả.
Câu 59: Công dân có quyền tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các bài hát là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền học tập.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tác giả.
Câu 60: Quyền đưa ra các phát minh sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền học tập.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tác giả.
Câu 61: Quyền sáng tạo của công dân bao gồm các quyền nào dưới đây?
A. Tác giả, sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học công nghệ. B. Tác giả, học thường xuyên, học suốt đời. C. Hoạt động khoa học công nghệ, bình đẳng, dân chủ. D. Được nghỉ ngơi, sở hữu công nghệ, tác giả. Câu 62: Quyền sáng tạo của công dân được thể hiện ở những lĩnh vực nào dưới đây? A. Công nghiệp, nông nghiệp, quản lí. B. Dịch vụ, thương mại, khoa học tự nhiên. C. Sản xuất kinh doanh, khoa học xã hội. D. Các lĩnh vực của đời sống xã hội. Câu 63: Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Tự do nghiên cứu khoa học. B. Kiến nghị với các cơ quan, trường học. C. Đưa ra các phát minh sáng chế. D. Sáng tác văn học nghệ thuật. Câu 64: Dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau là A. Nhãn hiệu.
B. Tác phẩm.
C. Quyền sở hữu công nghiệp.
D. Sáng chế.
Câu 65: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học công nghệ là nội dung của A. Quyền học tập của công dân.
B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền phát triển của công dân.
D. Quyền tự do của công dân.
Câu 66: Dựa trên quy định của pháp luật về quyền sáng tạo, công dân có thể tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong lĩnh vực. A. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. B. Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật. C. Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. D. Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật. Câu 67: Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo họ thuộc quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền phát minh sáng chế.
D. Quyền được phát triển.
Câu 68: Nội dung nào sau đây thuộc quyền sáng tạo của công dân? A. Được học tập suốt đời. B. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe. C. Được tự do nghiên cứu khoa học. D. Khuyến khích để phát triển tài năng. Câu 69: Phát biểu nào sau đây đúng về quyền sáng tạo của công dân?
A. Muốn sáng tạo phải học thật giỏi. B. Đang là học sinh cần gì quyền sáng tạo. C. Là học sinh nhưng vẫn có thể sử dụng quyền sáng tạo. D. Nếu có khả năng chỉ nên sáng tạo máy bay. Câu 70: Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu là quyền A. Tác giả.
B. Tác phẩm báo chí.
C. Quyền sở hữu.
D. Sáng chế.
Câu 71: Sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào là A. Tác giả
B. Tác phẩm.
C. Quyền sở hữu công nghiệp.
D. Sáng chế.
Câu 72: Là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trifh nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên là A. Tác giả
B. Tác phẩm.
C. Quyền sở hữu công nghiệp.
D. Sáng chế.
Câu 73: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân? A. Chỉ nhà khoa học mới có quyền sáng tạo. B. Chỉ những người lao động trí óc mới có quyền sáng tạo. C. Mọi công dân đều có quyền sáng tạo. D. Chỉ những người đủ tuổi trưởng thành mới có quyền sáng tạo. Câu 74: Y là học sinh lớp 11 đã chế tạo được máy diệt muỗi thân thiện với môi trường trong kỳ thi tìm hiểu khoa học cấp Tỉnh và đạt giải III. Vậy Y đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền tự do.
Câu 75: Sau một thời gian nghiên cứu, A đã cải tiến thành công máy gặt đập liên hoàn cho phù hợp với điều kiện ở địa phương. Anh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình? A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền tự do.
Câu 76: Bạ A đang là học sinh lớp 12 nhưng lại thường có thơ đăng báo. Vậy A đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình? A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền tự do.
Câu 77: Gia đình không cho A tham gia các hoạt động vui chơi do trường học tổ chức. Trong trường hợp này, gia đình bạn A đã không thực hiện A. Quyền học tập đối với A.
B. Quyền vui chơi đối với A.
C. Quyền được phát triên đối với A.
D. Quyền sáng tạo đối với A.
Câu 78: Nhà trường tổ chức cuộc thi “Sáng tạo trẻ”. Em cũng đăng ký dự thi, theo em đây là quyền nào của công dân? A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
Câu 79: Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân nhằm
D. Quyền tự do.
A. Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. B. Đáp ứng nguồn nhân lực cho quốc gia. C. Đáp ứng nhu cầu học tập và thực hiện công bằng xã hội. D. Đáp ứng nguồn lao động cho đất nước. Câu 80: Việc xác định đúng quyền học tập, sáng tạo và phát triển sẽ giúp chúng ta có được điều gì sau đây? A. Đạt được mục đích trước mắt. B. Có điều kiện để phát triển toàn diện. C. Chán nản và không cố gắng. D. Gian dối trong kiểm tra, thi cử. Câu 81: Chọn phương án sai về trách nhiệm của Nhà nước trong đảm bảo quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân A. Ban hành chính sách pháp luật. B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. C. Phát huy sự tìm tòi công bằng xã hội trong giáo dục. D. Đánh thuế vào sự sáng tạo của công dân. Câu 82: Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền học tập của công dân? A. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách. B. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi người. C. Cấp học bổng cho học sinh giỏi. D. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. BÀI 8. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỀN CỦA CÔNG DÂN 1-A
2-A
3-D
4-D
5-D
6-D
7-C
8-A
9-A
10-C
11-D
12-B
13-B
14-D
15-A
16-B
17-D
18-C
19-A
20-A
21-D
22-A
23-C
24-D
25-D
26-B
27-D
28-D
29-B
30-A
31-A
32-B
33-B
34-C
35-D
36-C
37-C
38-C
39-C
40-C
41-C
42-A
43-B
44-A
45-D
46-C
47-A
48-C
49-D
50-C
51-C
52-C
53-C
54-B
55-B
56-B
57-B
58-A
59-A
60-A
61-A
62-D
63-B
64-C
65-B
66-D
67-A
68-A
69-B
70-C
71-A
72-C
73-C
74-B
75-B
76-B
77-C
78-C
79-C
80-B
81-D
82-B
BÀI 9. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước (Mục 1: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước: Đọc thêm) 2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước a) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế * Tự do kinh doanh của công dân Quyền tự do kinh doanh được qui định trong Hiến pháp và các luật về kinh doanh. Tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có thể thực hiện hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh. * Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh - Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. - Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. - Bảo vệ môi trường. - Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Ở nước ta hiện nay có nhiều loại thuế khác nhau - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là khoản thuế thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có thu nhập của các tổ chức, cá nhân. - Thuế giá trị gia tăng: Là khoản thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là thuế đối với một số mặt hàng hoá và dịch vụ đặc biệt được sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu vào Việt Nam. + Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Là thuế thu đối với công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác nước ngoài và cá nhân khác định cư tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập cao theo quy định của pháp luật. b) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển về văn hoá c) Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong phát triển các lĩnh vực xã hội - Pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới. - Pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính để thực hiện xoá đói giảm nghèo. - Luật Hôn nhân và Gia đình và Pháp lệnh Dân số đã quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hoá gia đình; xây dựng giá đình hạnh phúc, bền vững,...
- Luật Phòng, chống ma tuý, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định về phòng, chống tội phạm, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma tuý; ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS,... Chủ chương, chính sách và pháp luật nhằm tăng trưởng kinh tế, Nhà nước ta phải quan tâm đến giải quyết các vấn đề xã hội, với quan điểm thể hiện rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 – 2020 là “tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. d) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường - Để bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thuỷ sản, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước,... - Các hoạt động bảo vệ môi trường: + Bảo tồn và quản lí tài nguyên môi trường. + Bảo vệ môi trường trong ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ. + Bảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư. + Bảo vệ môi trường biển và các nguồn nước. - Tầm quan trọng của rừng: + Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước. + Có giá trị lớn về kinh tế. - Nghiêm cấm những hành vi: + Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Các hành vi khai thác đánh bắt nguồn tài nguyên sinh vật bằng các phương tiện huỷ diệt. + Kinh doanh, tiêu thụ các động, thực vật quý hiếm. + Thải các chất độc hại chưa được xử lí. - Biện pháp xử lý: + Xử lý hành chính, kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự. + Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại. - Trách nhiệm của bản thân: + Ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với bảo vệ môi trường. + Thực hiện quy định về bảo vệ môi trường. + Phát hiện, tố các những hành vi vi phạm. e) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự,... Nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt
động xâm phạm an ninh quốc gia; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toà dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là A. mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh tất cả các mặt hàng. B. công dân bao nhiêu tuổi cũng có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh. C. công dân có thể kinh doanh bất kì ngành, nghề nào mà pháp luật không cấm khi đủ điều kiện. D. công dân thích kinh doanh mặt hàng nào cũng được tuỳ theo sở thích của mình. Câu 2: Công dân được quyền tiến hành kinh doanh khi A. chủ doanh nghiệp xây dựng xong cơ sở kinh doanh. B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh. C. chủ cơ sở kinh doanh đảm bảo an toàn cho xã hội. D. đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế và bảo vệ môi trường. Câu 3: Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của người sản xuất kinh doanh? A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh. B. Xoá đói giảm nghèo ở địa phương. C. Giải quyết vấn đề việc làm cho lao động địa phương. D. Đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất cho người lao động. Câu 4: Nghĩa vụ nào dưới đây rất quan trọng, cần được người sản xuất, kinh doanh nghiêm chỉnh thực hiện? A. Bảo đản an toàn thực phẩm. B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định pháp luật. D. Tuân thủ quy định về tật tự, an toàn xã hội. Câu 5: Căn cứ nào để pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với doanh nghiệp? A. Uy tín của người đứng đầu kinh doanh. B. Thời gian kinh doanh. C. Khả năng kinh doanh. D. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn. Câu 6: Công dân có quyền kinh doanh A. theo ý muốn của gia đình.
B. theo ý muốn của địa phương.
C. theo ý muốn của Nhà nước.
D. theo quy định của pháp luật.
Câu 7: Hiến pháp năm 2013 có nêu rõ: Mọi công dân có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà A. mình thích.
B. lợi nhuận cao.
C. dễ kinh doanh.
D. pháp luật không cấm.
Câu 8: Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận A. đăng kí kinh doanh.
B. tiền lót tay.
C. sự xin phép.
D. chi hoa hồng.
Câu 9: Một trong những nghĩa vụ của người kinh doanh là A. giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
B. đảm bảo sự phát triển đất nước.
C. nộp thuế cho Nhà nước.
D. đảm bảo an sinh xã hội.
Câu 10: Một trong những nghĩa vụ của người kinh doanh là A. giữ gìn trật tự an toàn xã hội. B. đảm bảo sự phát triển đất nước. C. đảm bảo an sinh xã hội. D. kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh. Câu 11: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được đăng kí kinh doanh? A. 17 tuổi.
B. 18 tuổi.
C. 20 tuổi.
D. 21 tuổi.
Câu 12: Ở nước ta, đối tượng nào dưới đây có quyền thành lập doanh nghiệp? A. Tất cả mọi người. B. Tổ chức cá nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp. C. Người làm trong cơ quan nhà nước. D. Người không phải là cán bộ công chức nhà nước. Câu 13: Hoạt động nào sau đây không cần đăng kí kinh doanh? A. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. B. Doanh nghiệp tư nhân. C. Hợp tác xã sản xuất rau sạch. D. Công ty trách nhiệm hữu hạn. Câu 14: Để giải quyết việc làm cho người lao động, pháp luật khuyến khích các nhà sản xuất, doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp để A. mở rộng thị trường kinh doanh. B. tạo ra nhiều việc làm mới. C. xuất khẩu lao động. D. đào tạo nghề cho lao động. Câu 15: Nhà nước ban hành các quy định về ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nhằm mục đích khuyến khích doanh nghiệp A. giúp cho người lao động tăng thu nhập. B. có khả năng sử dụng nhiều lao động. C. sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô. D. các chủ thể kinh tế ngày một phát triển làm giàu.
Câu 16: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. C. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 17: Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu nào dưới đây để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? A. Tỉ giá ngoại tệ.
B. Thuế.
C. Lãi suất ngân hàng.
D. Tín dụng.
Câu 18: Thuế tính trên khoảng tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng là thuế nào sau đây? A. Thu nhập.
B. Tiêu thụ đặc biệt.
C. Giá trị gia tăng.
D. Thu nhập cá nhân.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây nói về quyền tự do kinh doanh của công dân? A. Công dân có quyền kinh doanh khi đủ điều kiện. B. Công dân được kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. C. Công dân được quyền tuyệt đối trong lựa chọn mặt hàng kinh doanh. D. Công dân có quyền kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào. Câu 20: Một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh của công dân là A. công dân có đủ điều kiện sẽ được đăng kí kinh doanh. B. công dân được kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. C. công dân được quyền tuyệt đối trong lựa chọn mặt hàng kinh doanh. D. công dân có quyền kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào. Câu 21: Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng trong lựa chọn loại hình kinh doanh. B. Bình đẳng trong việc tìm kiếm thị trường kinh doanh. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh. Câu 22: Khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh. Đây là nội dung quyền tự do kinh doanh của: A. công dân.
B. tổ chức.
C. Nhà nước.
D. Quốc hội.
Câu 23: Những trường hợp nào dưới đây được thực hiện quyền tự do kinh doanh? A. Người chưa thành niên. B. Người bị mất hành vi dân sự. C. Người đang chấp hành hình phạt tù.
D. Người đủ từ 30 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật. Câu 24: Một thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình kinh doanh. A. phải có vốn. B. lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. C. Phải có kinh nghiệm kinh doanh. D. phải có giấy phép kinh doanh. Câu 25: Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không cần phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? A. Nộp thuế đầy đủ. B. Công khai thu nhập trên báo chí. C. Bảo vệ môi trường. D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh. Câu 26: Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không cần phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? A. Nộp thuế đầy đủ. B. Công khai thu nhập trên mạng xã hội. C. Bảo vệ môi trường. D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Câu 27: Cở sở sản xuất kinh doanh X được cấp phép kinh doanh ngành đá quý, nhưng bị thua lỗ nên chuyển sang kinh doanh mặt hàng điện thoại di động. Vậy cơ sở X đã vi phạm nghĩa vụ gì? A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng kí. B. Nộp thuế và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. D. Tuân thủ các quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Câu 28: Anh H là trưởng phòng kinh doanh của một công ty X, cuối năm anh H được thưởng 500 triệu đồng và chủ động đến cơ quan nộp thuế. Trong trường hợp này, anh H đã thực hiện nghĩa vụ thuế gì? A. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
B. Thuế giá trị gia tăng.
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
D. Thuế thu nhập cá nhân.
Câu 29: Cửa hàng buôn bán đồ điện của ông T đang kinh doanh thì bị cơ quan thuế yêu cầu ngừng hoạt động kinh doanh, vì lý do chưa nộp thuế theo quy định. Trong trường hợp này ông T đã không thực hiện tốt nghĩa vụ gì? A. Kinh doanh ngành nghề pháp luật cấm. B. Nộp thuế trong kinh doanh. C. Gây mất trật tự an toàn xã hội. D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Câu 30: Công ty A ở vùng núi và công ty B ở vùng đồng bằng cùng sản xuất bánh kẹo, công ty A phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty có mức thuế khác nhau? A. Lợi nhuận thu được.
B. Địa bàn kinh doanh.
C. Quan hệ quen biết.
D. Khả năng kinh doanh.
Câu 31: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, B xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Theo em, trong các lý do dưới đây, lý do từ chối nào của cơ quan đăng ký kinh doanh là đúng pháp luật? A. B mới học xong Trung học phổ thông. B. B chưa quen kinh doanh thuốc tân dược. C. B chưa có chứng chỉ kinh doanh thuốc tân dược. D. B chưa nộp thuế cho Nhà nước. Câu 32: Xoá đói giảm nghèo và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là nội dung của pháp luật trong lĩnh vực nào sau đây? A. Xã hội.
B. Môi trường.
C. Kinh tế.
D. Quốc phòng.
Câu 33: Dân số và giải quyết việc làm và phòng, chống tệ nạn là nội dung của pháp luật trong lĩnh vực nào sau đây? A. Xã hội.
B. Môi trường.
C. Kinh tế.
D. Quốc phòng.
Câu 34: Để thực hiện xoá đói giảm nghèo, nhà nước sử dụng biện pháp nào dưới đây? A. Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất. B. Nhân rộng một số mô hình thoát nghèo. C. Kinh tế - tài chính đối với các hộ nghèo. D. Xuất khẩu lao động sang các nước. Câu 35: Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ thuộc nội dung cơ bản của pháp luật về A. phát triển kinh tế.
B. các lĩnh vực xã hội.
C. quốc phòng, an ninh.
D. chính trị.
Câu 36: Chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lĩnh vực nào? A. kinh tế.
B. xã hội.
C. văn hoá.
D. quốc phòng, an ninh.
Câu 37: Áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ là trách nhiệm của A. nhân dân.
B. xã hội.
C. nhà nước.
D. gia đình.
Câu 38: Mở rộng các cơ sở sản xuẩ có khả năng sử dụng nhiều lao động thuộc nội dung cơ bản của pháp luật về
A. phát triển kinh tế.
B. các lĩnh vực xã hội.
C. chính trị.
D. quốc phòng, an ninh.
Câu 39: Để giải quyết việc làm cho người lao động, pháp luật khuyến khích các nhà sản xuất, kinh doanh làm điều gì sau đây? A. Mở rộng thị trường kinh doanh.
B. Tạo ra nhiều việc làm mới.
C. Xuất khẩu lao động.
D. Đào tạo nghề cho lao động.
Câu 40: Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội quy định về việc A. ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội. B. phòng chống thiên tai. C. thúc đẩy phát triển dân số. D. phòng chống thất nghiệp. Câu 41: Để phòng chống tệ nạn, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có A. bài trừ tệ nạn ma tuý, mại dâm.
B. bài trừ tệ nạn hút thuốc lá.
C. cấm người dân uống rượu.
D. hạn chế tác hại của ma tuý.
Câu 42: Một trong những nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là A. xoá đói, giảm nghèo.
B. phát triển kinh tế.
C. phát triển văn hoá.
D. bảo vệ môi trường.
Câu 43: Trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, luật nào dưới đây quy định nhà nước phải áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu để giảm tỉ lệ mắc bệnh, tăng tuổi thọ cho người dân? A. Luật Bảo hiểm y tế. B. Luật Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. C. Luật bảo vệ trẻ em. D. Luật Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Câu 44: Đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội nhất là mại dâm ma tuý được quy định trong luật nào dưới đây? A. Hiến pháp và Luật Phòng chống ma tuý. B. Hiến pháp, Luật Phòng chống ma tuý. C. Luật phòng chống ma tuý và Pháp lện Phòng, chống mại dâm. D. Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm. Câu 45: Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nguòi lao động đào tạo nâng cao trình độ thuộc nội dung cơ bản của pháp luật về A. phát triển kinh tế.
B. các lĩnh vực xã hội.
C. quốc phòng, an ninh.
D. chính trị.
Câu 46: Sự gia tăng nhanh dân số là một trong các nguyên nhân làm cho đất nước phát triển A. không bền vững.
B. không hiệu quả.
C. không liên tục.
D. không mạnh mẽ.
Câu 47: Hiện nay, các tỉnh đã hình thành nhiều khu công nghiệp ở nông thôn. Mục đích quan trọng nhất mà nhà nước ta hướng đến là A. giải quyết việc làm cho người lao động. B. tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh phát triển. C. giúp kinh tế xã hội các tỉnh năng động hơn. D. sản xuất và cung cấp hàng hoá thuận lợi. Câu 48: Phát biểu nào sau đây sai về chính sách Nhà nước trong việc phòng chống tệ nạn xã hội? A. Trộm cướp sẽ bị xử lí. B. Khuyến khích tập thể dục. C. Khuyến khích buôn lậu. D. Người vi phạm pháp luật sẽ bị xử lí nghiêm. Câu 49: Chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội thể hiện sự quan tâm của nước ta đối với lĩnh vực A. kinh tế - xã hội.
B. văn hoá giáo dục.
C. việc làm thu nhập.
D. quốc phòng an ninh.
Câu 50: Trong các vấn đề xã hội thì yếu tố nào dưới đây luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm bởi vì nó có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường của đất nước? A. Kinh doanh.
B. Dân số.
C. Phòng chống tệ nạn xã hội.
D. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Câu 51: Phát biểu nào sau đây sai về chính sách Nhà nước trong việc tạo việc làm cho người lao động? A. Tăng đầu tư. B. Giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. C. Tăng thuế. D. Giảm thuế cho doanh nghiệp. Câu 52: Phát biểu nào sau đây sai về chính sách Nhà nước trong việc tạo việc làm cho người lao động? A. Khuyến khích đầu tư ở vùng khó khăn. B. Giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. C. Nhà nước hỗ trợ thêm về kĩ thuật cho doanh nghiệp. D. Tăng thủ tục đầu tư. Câu 53: Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lí doanh nghiệp? A. Cán bộ công chức nhà nước.
B. Người không có việc làm.
C. Nhân viên Doanh nghiệp tư nhân.
D. Sinh viên.
Câu 54: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội? A. Giải quyết việc làm.
B. Kiểm soát dân số.
C. Chăm sóc sức khoẻ.
D. Khuyến khích tệ nạn xã hội.
Câu 55: Nhà nước sử dụng biện pháp cho vay vốn ưu đãi để kinh doanh nhằm A. giảm thiểu sự gia tăng dân số.
B. thực hiện xoá đói giảm nghèo.
C. bảo vệ môi trường.
D. bảo vệ an ninh quốc phòng.
Câu 56: Hiện nay Việt Nam đang nỗ lực thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo. Đây chính là nội dung của pháp luật về A. phát triển văn hoá.
B. phát triển kinh tế.
C. bảo vệ môi trường.
D. các lĩnh vực xã hội.
Câu 57: Gia đình anh A và chị B đã sinh hai đứa con gái. Để nối dõi tông đường, anh yêu cầu chị B sinh thêm đến khi nào có con trai. Vậy anh A đã vi phạm chính sách gì? A. Chính sách giải quyết việc làm. B. Chính sách xoá đói giảm nghèo. C. Chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình. D. Chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Câu 58: Việc Nhà nước thực hiện phun thuốc chống ổ dịch ở vùng dịch đó là thể hiện việc Nhà nước quan tâm đến A. phát triển đất nước. B. phát huy quyền của con người. C. chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. D. vệ sinh môi trường. Câu 59: Công an triệt phá đường dây mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý quy mô lớn đối với nhiều đối tượng tại nhiều tỉnh, thành phố tham gia. Điều đó thể hiện trách nhiệm của công an trong việc A. phòng chống vi phạm xã hội. B. phòng chống ma tuý và mại dâm. C. phòng chống ma tuý trong xã hội. D. phòng chống tệ nạn ma tuý và mại dâm. Câu 60: C bị công an bắt về hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý. Hành vi này của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Phòng chống tội phạm.
B. Kinh doanh trái phép.
C. Phòng chống ma tuý.
D. Tàng trữ ma tuý.
Câu 61: Do bị bạn bè rủ rê, A đã sử dụng và nghiện ma tuý. Hành vi sử dụng ma tuý của A đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục. B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội. C. Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. D. Pháp luật về cưỡng chế.
Câu 62: Những vi phạm nghiêm trọng vè bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của A. Bộ Luật hình sự.
B. Luật Dân sự.
C. Luật Hành chính.
D. Luật Môi trường.
Câu 63: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của A. Nhà nước và của cơ quan bảo vệ rừng. B. cơ quan kiểm lâm. C. mọi tổ chức, cá nhân. D. những người quan tâm. Câu 64: Để bảo vệ môi trường, mỗi công dân phải có trách nhiệm A. xin phép chứng nhận về môi trường. B. định hướng đánh giá hiện trạng môi trường. C. phối hợp với nhà nước để bảo vệ môi trường. D. thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường. Câu 65: Đối với các hành vi phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì pháp luật nước ta A. khuyến khích.
B. hạn chế.
C. giúp đỡ.
D. ngăn cấm.
Câu 66: Đối với các hành vi khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài động vật quý hiếm, đánh bắt sinh vật bằng công cụ huỷ diệt thì pháp luật nước ta A. ngăn cấm.
B. hạn chế.
C. giúp đỡ.
D. khuyến khích.
Câu 67: Bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh là các nội dung về A. bảo vệ môi trường.
B. bảo tồn môi trường.
C. bảo đảm môi trường.
D. khuyến khích môi trường.
Câu 68: Phân chia trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường dựa trên cơ sở A. tính chất, mức độ vi phạm.
B. tính chất hoàn cảnh vi phạm.
C. mức độ, điều kiện vi phạm.
D. điều kiện hoàn cảnh vi phạm.
Câu 69: Trong các hoạt động bảo vệ môi trường sau, hoạt động bảo vệ môi trường nào dưới đây được xác định là có tầm quan trọng đặc biệt? A. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. B. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư. C. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. D. Bảo vệ rừng. Câu 70: Theo pháp luật về bảo vệ môi trường thì mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải A. nộp thuế hoặc trả tiền thuế. B. khai thác triệt để, mạnh mẽ.
C. giao cho chủ đầu tư nước ngoài. D. do nhân dân khai thác và sử dụng. Câu 71: Tác động của việc bảo vệ môi trường. A. làm cho môi trường luôn sạch và không ô nhiễm. B. làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. C. bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên của đất nước. D. bảo vệ được tài nguyên rừng đang ngày cạn kiệt. Câu 72: Để bảo vệ môi trường, những hành vi nào dưới đây pháp luật nghiêm cấm? A. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. B. Bảo vệ môi trường rừng và các tài nguyên thiên nhien. C. Không săn bắt động vật quý hiếm. D. Phá hoại khai thác trái phép rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 73: Để bảo vệ môi trường, hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm? A. Phục hồi môi trường. B. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. C. Chôn lấp chất độc chất phóng xạ. D. Bồi thường thiệt hại theo quy định. Câu 74: Đâu không phải biện pháp hiệu quả để giữ cho môi trường trong sạch? A. Các nhà máy phải có hệ thống xử lí chất gây ô nhiễm. B. Thu gom, xử lí tốt rác thải sinh hoạt. C. Mỗi người phải chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường. D. Bình luận về chính sách môi trường của Nhà nước. Câu 75: Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế nhằm mục đích nào dưới đây? A. Ngăn chặn tình trạng huỷ hoại đang diễn ra nghiêm trọng. B. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên để chống thất thoát. C. Hạn chế việc sử dụng để cho phát triển bền vững. D. Sử dụng hợp lí, ngăn chặn khai thác bừa bãi, chống xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt. Câu 76: Để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường phải gắn kết với A. phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội. B. ổn định chính trị và bảo đảm tiến bộ xã hội. C. phát triển kinh tế và ổn định chính trị. D. ổn định chính trị và văn hoá. Câu 77: Phát biểu nào sau đây là sai về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? A. Dân số tăng nhanh. B. Quy mô dân số lớn. C. Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt.
D. Ý thức con người không ảnh hưởng đến môi trường. Câu 78: Theo nguyên tắc về bảo vệ môi trường, giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường phải có mối quan hệ A. tồn tại độc lập.
B. tồn tại song song.
C. gắn kết hài hoà.
D. tách rời nhau
Câu 79: Phát biểu nào sau đây sai về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? A. Dân số tăng nhanh. B. Đốt rừng làm nương rẫy. C. Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. D. Diện tích rừng tăng, chất lượng rừng tốt. Câu 80: Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của A. Bộ Luật Hình sự.
B. Luật Hành chính.
C. Luật Môi trường.
D. Luật Dân sự.
Câu 81: Phát biểu nào sau đây sai về việc bảo vệ môi trường? A. Đóng cửa rừng tự nhiên. B. Hạn chế lượng khí thải. C. Coi trọng kinh tế trước, bảo vệ môi trường sau. D. Có nhà máy xử lí rác thải. Câu 82: Phát biểu nào sau đây đúng về hành vi bảo vệ môi trường? A. Nhập, quá cảnh chất thải. B. Chôn lấp chất độc hại, chất phóng xạ. C. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn. D. Tích cực phân loại rác. Câu 83: Để thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, nước ta sẽ kết hợp chặt chẽ hợp lí và hài hoà giữa phát triển A. khoa học – công nghệ với bảo vệ tài nguyên và môi trường. B. kinh tế - xã hội với bảo vệ tài nguyên và môi trường. C. du lịch với bảo vệ tài nguyên và môi trường. D. giáo dục – đào tạo với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Câu 84: Nhà máy D sản xuất tinh bột mì đã xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Nhà máy đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Lao động.
B. Sản xuất kinh doanh.
C. Kinh doanh trái phép.
D. Công nghiệp.
Câu 85: Ông X đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến cháy 2 ha rừng gần khu di tích lịch sử văn hoá. Hành vi của ông X là trái pháp luật về
A. bảo vệ di sản văn hoá.
B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
C. bảo vệ và phát triển rừng.
D. bảo vệ nguồn lợi rừng.
Câu 86: Sau sự cố môi trường gây ra cho người dân, công ty X đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp hệ thống xử lí chất thải theo quy định. Việc làm này của công ty là A. phòng, chống sự cố môi trường. B. ứng phó sự cố môi trường. C. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. D. đánh giá thiệt hại môi trường. Câu 87: Anh X thường lén lên rừng đặc dụng khai thác gỗ hương bán kiếm tiền. Hành vi này của X đã vi phạm A. pháp luật kinh doanh.
B. chính sách bảo vệ thiên nhiên.
C. pháp luật về bảo vệ môi trường.
D. chính sách môi trường.
Câu 88: Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự phát triển liên tục về kinh tế, có sự ổn định và phát triển về văn hoá, xã hội, có môi trường được bảo vệ, cải thiện và có A. nền quốc phòng và an ninh vững chắc. B. vũ khí trang bị tinh nhuệ và hiện đại. C. chính sách đối ngoại phù hợp. D. sự giúp đỡ phong trào hoà bình và an ninh thế giới. Câu 89: Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toà dân tộc, trong đó có sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân nòng cốt là A. an ninh.
B. quốc phòng.
C. quân đội.
D. toàn dân.
Câu 90: Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là A. bảo vệ an ninh quốc gia.
B. an ninh quốc gia.
C. an ninh.
D. quốc phòng.
Câu 91: Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là lực lượng A. bộ đội biên phòng. B. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. C. dân quân tự vệ. D. Công an nhân dân và Bộ đội Biên phòng. Câu 92: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là A. từ 18 đến 27 tuổi.
B. từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
C. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
D. từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 93: Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự? A. Đủ 17.
B. Đủ 18.
C. Đủ 19.
D. Đủ 20.
Câu 94: Những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế nền xã hội an ninh quốc phòng, đối ngoại độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. B. hoạt động xâm phạm quốc phòng an ninh. C. hoạt động xâm phạm an toàn quốc gia. D. hoạt động xâm phạm an ninh quốc phòng. Câu 95: Hiến pháp nước ta quy định, đối với công dân, bảo vệ Tổ quốc là A. việc làm của công dân. B. nghĩa vụ của mọi công dân. C. quyền của mọi công dân. D. nghĩa vụ và quyền của công dân. Câu 96: Tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là trách nhiệm của A. mọi công dân. B. lực lượng quân đội và công an. C. lực lượng quân đội chủ lực. D. mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Câu 97: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2016), thanh niên đã bị phạt tiền trốn tránh nghĩa vụ quân sự mà còn tái phạm sẽ bị A. phạt hành chính.
B. xử phạt hình sự.
C. xử phạt dân sự.
D. xử phạt kỷ luật.
Câu 98: Bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là nội dung cơ bản của pháp luật về A. phát triển kinh tế.
B. phát triển các lĩnh vực xã hội.
C. bảo vệ môi trường.
D. quốc phòng an ninh.
Câu 99: Pháp luật về quốc phòng an ninh quy định nội dung nào sau đây? A. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
B. Phòng, chống thiên tai.
C. Bảo vệ di sản văn hoá.
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 100: N là lao động trực tiếp nuôi dưỡng mẹ không còn khả năng lao động, ba N mất sớm. Vậy khi 18 tuổi N sẽ được A. miễn đăng kí nghĩa vụ quân sự. B. vẫn phải đăng kí nghĩa vụ quân sự. C. được hoãn 1 năm đăng kí nghĩa vụ quân sự. D. được hoãn 1 năm đăng kí nghĩa vụ quân sự. Câu 101: Hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập chủ quyền thống nhất lãnh thổ Việt Nam, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. tội phản bội Tổ quốc.
B. tội bạo loạn.
C. tội khủng bố.
D. tội phá rối an ninh.
C. ĐÁP ÁN 1-C
2- B
3-A
4-C
5-D
6-D
7-D
8-A
9-C
10-D
11-D
12-A
13-A
14-B
15-A
16-B
17-B
18-C
19-A
20-A
21-C
22-A
23-D
24-D
25-C
26-B
27-A
28-D
29-B
30-B
31-C
32-A
33-A
34-A
35-B
36-B
37-C
38-A
39-A
40-A
41-A
42-A
43-B
44-C
45-B
46-A
47-A
48-C
49-A
50-B
51-C
52-D
53-A
54-D
55-B
56-D
57-C
58-D
59-D
60-C
61-C
62-D
63-C
64-D
65-D
66-A
67-A
68-A
69-A
70-A
71-A
72-D
73-C
74-D
75-D
76-A
77-D
78-B
79-D
80-A
81-A
82-D
83-A
84-B
85-A
86-A
87-C
88-A
89-A
90-A
91-B
92-D
93-A
94-A
95-B
96-D
97-B
98-D
99-A
100-A
101-A