CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH THCS NĂM 2022 DỰ ÁN GEL HẠ SỐT TỪ CÂY NHỌ NỒI

Page 1

DỰ ÁN CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH THCS NĂM 2022 DỰ ÁN GEL HẠ SỐT TỪ CÂY NHỌ NỒI (TRÍCH ĐOẠN) WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


3

MỤC LỤC STT

NỘI DUNG

TRANG

1

1. LỜI MỞ ĐẦU

4

2

2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

5

3

2.1. Lý do nghiên cứu

5

4

2.2. Cơ sở khoa học

6

5

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

6

6

2.4. Công việc chính đã thực hiện

6

7

2.5. Kết quả đạt được.

7

8

2.6. Lợi ích đề tài đạt được.

8

9

3. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

8

10

3.1. Thực trạng vẫn đề nghiên cứu

8

11

3.2. Ý tưởng về những giải pháp

9

12

3.3. Sự sáng tạo của đề tài

9

13

4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

9

14

4.1. Giả thiết khoa học

9

15

4.2. Mục đích nghiên cứu

11

16

5. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU

10

17

5.1. Đối tượng nghiên cứu

10

18

5.2. Phạm vi nghiên cứu

10

19

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

20

6.1. Phương pháp nghiên cứu

10

21

6.2. Những vấn đề lý thuyết cần tìm hiểu

11

22

6.2.1. Thành phần Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi.

11

23

6.2.2. Tác dụng sát khuẩn và giảm các triệu chứng tiêu hóa của cây bạc hà.

11

24

6.2.3. Tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da của cây lô hội

12

25

6.3. Những chuẩn bị về thực hành

12

26

7. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

14


4

27

7.1. Cơ chế hạ sốt của gel hạ sốt từ cây nhọ nồi

14

28

7.2. Quy trình chung tạo keo

14

29

7.3. Thử nghiệm các phương pháp chiết dịch cây nhọ nồi, cây lô hội và bạc hà.

15

30

7.4. Tạo keo

16

29

7.5. Theo dõi kết quả của gel trong 40 ngày

17

30

7.6. Tiến hành nghiên cứu thử nghiệm

18

31

8. KẾT LUẬN - HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

19

31

8.1. Kết luận

19

33

8.2. Hướng phát triển của sản phẩm.

19

34

9. TÀI LIỆU THAM KHẢO

20


5

1. LỜI MỞ ĐẦU Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn phòng GD&ĐT Đồng Hỷ đã tạo ra sân chơi bổ ích để chúng em được giao lưu học hỏi. Việc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật giúp chũng em bước đầu làm quen với hoạt động nhóm, cách xử lý tình huống, xử lý vấn đề. Từ đó hình thành đam mê với môn học và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu đòi hỏi chúng em phải vận dụng kiến thức liên quan tới nhiều môn học, nghiên cứu thực nghiệm để xử lý thông tin. Tuy việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn nhưng luôn được sự động viên của BGH nhà trường, thầy hướng dẫn trực tiếp dự án và của thầy cô bộ môn để hoàn thành sản phẩm. Chúng em mong rằng cuộc thi khoa học kỹ thuật càng thu hút nhiều bạn học sinh tham gia để có nhiều sản phẩm giúp ích cho xã hội và cộng đồng.


6

2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2.1. Lý do nghiên cứu Trong 2 năm qua, sự bùng phát của dịch bệnh COVID - 19 khiến số lượng người phải trải qua triệu chứng sốt cao kỉ lục. Rất nhiều địa phương không có đủ thuốc hạ sốt dùng cho bệnh nhân. Đặc biệt, nhiều trường hợp lại tự ý sử dụng thuốc hạ sốt có thể gây ngộ độc. Theo Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), trước tình hình dịch COVID-19 đang gia tăng số lượng người bệnh cùng với các biểu hiện đau hoặc sốt cao do các nguyên nhân khác tại gia đình cần được chữa ban đầu, nhu cầu sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt tăng lên. Trên thực tế, các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, nhất là thuốc nhập ngoại như Tylenol, đang được nhiều người tìm mua, giá còn tăng gấp mấy lần do nhu cầu tăng đột biến. Vào thời gian chuyển mùa từ thu sang đông thời tiết thay đổi nhanh cơ thể của em bé không thích ứng kịp nên hay bị sốt do viêm họng, viêm phế quản, viêm VA… Và thời gian các bé bị ốm lặp đi lặp lại rất nhiều, chỉ khoảng 10 ngày đến 15 ngày các em lại có thể bị viêm họng lại và bị sốt. Nếu các bé sử dụng quá nhiều thuốc hạ sốt sẽ ảnh hưởng tới chức năng của gan. Bảng khảo sát điều trị hạ sốt của 100 trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi trên địa bàn xã Quang Sơn Uống thuốc giảm đau hạ sốt

60/100

Chườm khăn mát lên trán.

47/100

Sử dụng tinh dầu xoa bóp.

25/100

Miếng dán hạ sốt.

80/100

Đi khám tại các bênh viện và trung tâm y tế.

17/100

Thông thường khi điều trị để hạ sốt các loại thuốc như ibuprofen hoặc paracetamol (acetaminophen) có thể giúp giảm tình trạng này cũng như hạ nhiệt độ. Trẻ em dưới ba tháng tuổi cần được chăm sóc y tế, cũng như những người có vấn đề y tế nghiêm trọng như hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc những người có các triệu chứng khác. Sốt là một trong những dấu hiệu y tế phổ biến


7

nhất khoảng 30% lượt khám bệnh của trẻ em và xảy ra ở 75% người lớn bị bệnh nặng. Các biện pháp hạ sốt vật lý như chườm nóng, chườm lạnh miếng dán chỉ dán vào một chỗ và làm mát tại đó, còn cả cơ thể vẫn nóng. Dẫn đến trán thì mát lạnh nhưng cơ thể con vẫn sốt thậm chí sốt nặng hơn mà không biết, có thể gây biến chứng nguy hiểm. Với mong muốn tạo ra một sản phẩm hỗ trợ hạ sốt thân thiện với môi trường, được tạo từ nguồn vật liệu gần gũi với thiên nhiên, chúng em tập trung nghiên cứu chế tạo: “Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi”. 2.2. Cơ sở khoa học Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và sản phẩm hạ sốt được bán trên thị trường nhưng trong số các loại có chất lượng tốt tuy nhiên cũng có một số sản phẩm gây hại cho da đặc biệt là loại da nhạy cảm của các em bé. Nhiều trường hợp lại tự ý sử dụng thuốc hạ sốt quá liều lượng có thể gây nguy hiểm. Vậy làm thế nào để có một sản phẩm hạ sốt phù hợp với nhiều đối tượng được sản xuất từ nguyên liệu sạch, đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường? Từ kiến thức môn hóa, sinh học lớp 8, lớp 9 và tìm hiểu thêm kiến thức trên mạng internet và hỏi các thầy cô giáo…Chúng em chúng em đã xây dựng ý tưởng chế tạo “gel hạ sốt từ cây nhọ nồi”. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Có thể chế tạo một sản phẩm hạ sốt với nguyên liệu thảo mộc của Việt Nam thân thiện với môi trường hay không ? 2.4. Công việc chính đã thực hiện - Tìm kiếm loại cây thuốc của Việt Nam phổ biến, dễ tìm. - Điều chế sản phẩm gel hạ sốt từ cây nhọ nồi. - Thử nghiệm sản phẩm gel hạ sốt từ cây nhọ nồi. - Xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn để thiết kế và chế tạo phù hợp với trường học và sử dụng cho gia đình, văn phòng làm việc. - Tiến hành thí nghiệm kiểm tra hiệu quả của gel hạ sốt từ cây nhọ nồi.


8

2.5. Kết quả đạt được. Chúng em chế tạo được “ Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi” có các tính năng sau: Làm mát, hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, thoát nhiệt ra ngoài, hạ sốt cho người bị sốt. Thành phần: Lô hội, vitamin E được coi là thần dược trong làm mềm và dưỡng ẩm cho da. Khi bị sốt khiến cơ thể mất nhiều nước qua da, dẫn đến da khô, nóng. Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi có thêm tinh chất lô hội chứa các thành phần có tác dụng dưỡng ẩm giúp làm mềm da hơn khi lau, tạo cảm giác dễ chịu. Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi đảm bảo đầy đủ các tiêu chí của một sản phẩm được dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, nhờ vào nguồn gốc thảo dược từ thiên nhiên dịch chiết từ cây nhọ nồi không có tác dụng phụ. Khi trẻ sốt cao trên 38.5 oC kết hợp giữa gel hạ sốt và thuốc giúp con hạ sốt nhanh hơn, tránh được các biến chứng nguy hiểm. Kết quả thử nghiệm như sau:

Nước nóng có sử dụng

Nước nóng có sử dụng

miếng dán hạ sốt

Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi

Nước nóng


9

Bảng kết quả thử nghiệm mức độ hạ nhiệt Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi Nước nóng

Nước nóng có sử dụng Gel

Nước nóng có sử dụng

hạ sốt từ cây nhọ nồi

miếng dán hạ sốt

Ban đầu

40.8oC

40.9 oC

40.8 oC

Sau 1 phút

40.3 oC

39.5 oC

39.6 oC

Sau 2 phút

39.2 oC

38.7 oC

38.9 oC

Sau 3 phút

39 oC

38.2 oC

38.3 oC

2.6. Lợi ích đề tài đạt được. Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi đã giúp con người chủ động hạ sốt khi bị các bệnh do virut và vi khuẩn gây ra. Với chi phí nhỏ và được đóng thành các gói nhỏ, dễ mang theo để sử dụng khi cần thiết, dễ sử dụng, dễ bảo quản. 3. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng vẫn đề nghiên cứu: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt và miếng dán hạ sốt có chất lượng tốt. Tuy nhiên giá thành khá cao.

Việc tự ý sử dụng thuốc ngay cả khi bác sĩ xác định được thân nhiệt của người bệnh và kê đơn thuốc thì việc sử dụng thuốc hạ sốt cũng có thể gây ra tai họa nếu người sử dụng không tuân thủ theo chỉ định. Năm 2017, tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã từng có một trường hợp trẻ tử vong do gia đình cho bé uống thuốc hạ sốt không đúng cách bé đã nhập viện trong tình trạng gan bị


10

tổn thương nặng, suy hô hấp, không thể cứu chữa. Việc uống thuốc hạ sốt quá liều và không đúng cách có thể gây ra tình trạng phá hủy gan, thận và thậm chí có thể gây ngộ độc, tử vong. Mặc dù các bác sĩ cũng đã khuyến cáo về việc dùng đúng liều hạ sốt nhưng dường như những cảnh báo này vẫn không có sức tác động mạnh. Một số người vẫn tự ý mua thuốc hạ sốt và không dùng theo chỉ định của thầy thuốc hoặc bác sĩ. Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc hạ sốt bao gồm: Buồn nôn, khó ngủ, phản ứng dị ứng: Khó thở, khò khè, mề đay, sưng phù mặt,...Phản ứng da: phát ban, nổi mẩn,... Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi có tác dụng làm mát, làm ra mồ hôi, thoát nhiệt ra ngoài, hạ sốt, làm mềm và dưỡng ẩm cho da người sử dụng. Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi có giá thành rẻ vật liệu có sẵn trong tự nhiên dễ làm dễ bảo quản và sử dụng tại gia đình. Tuy nhiên, Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi chưa được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở các các trường học hay hộ gia đình. Mục đích việc chế tạo Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi giúp mọi người chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. 3.2. Ý tưởng về những giải pháp Xuất phát từ nhu cầu được thực hành, củng cố, vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Từ những đam mê khi còn đang học tập trong nhà trường chúng em luôn muốn vận dụng kiến thức của mình để tạo ra sản phẩm giúp ích cho xã hội. 3.3. Sự sáng tạo của đề tài - Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi có tác dụng hạ sốt nhanh và an toàn với người sử dụng, dưỡng ẩm cho da. Không gây nhờn thuốc kháng sinh - Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi có giá thành rẻ vật liệu có sẵn trong tự nhiên. 4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4.1. Giả thiết khoa học Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi đã hoàn thiện phải đảm bảo được yêu cầu sau: Gel có tác dụng hạ sốt dễ sử dụng, dễ bảo quản, an toàn với người dùng.


11

Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi

4.2. Mục đích nghiên cứu - Tìm kiếm loại cây thuốc của Việt Nam phổ biến, dễ tìm. - Điều chế sản phẩm gel hạ sốt từ cây nhọ nồi. - Thử nghiệm sản phẩm gel hạ sốt từ cây nhọ nồi. 5. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng em xác định đối tượng nghiên cứu gồm: - Thực trạng các bệnh có dấu hiệu sốt ở Việt Nam nói chung và ở Tỉnh Thái Nguyên, tại địa bàn Xã Quang Sơn nói riêng. - Nghiên cứu các thành phần có trong lá cây nhọ nồi, lô hội, bạc hà với sức khỏe con người. - Nghiên cứu tác dụng Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi với sức khỏe con người, tác dụng của cây lô hội với da và bạc hà với hệ tiêu hóa của con người. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu gel hạ sốt từ cây nhọ nồi có thể tạo ra từ các vật liệu có sẵn trong tự nhiên. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát - Phương pháp phân tích - Phương pháp thiết kế kỹ thuật


12

- Phương pháp thực nghiệm 6.2. Những vấn đề lý thuyết cần tìm hiểu Trong quá trình nghiên cứu em thấy tác dụng của Gel hạ sốt từ cây nhọ nồi có tác dụng với sức khỏe con người như sau: 6.2.1. Tác dụng hạ sốt từ cây nhọ nồi Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, mặc hán liên, hạn liên thảo. Đây là loại cây cỏ, kích thước 30 - 40cm. Thân cây có màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống lá, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông.Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây nhọ nồi. Khi sử dụng để làm thuốc có thể dùng cây tươi, hoặc cây khô. Nếu dùng khô, trước khi cây ra hoa, bạn cần cắt lấy hết toàn bộ bộ phận trên mặt đất, phơi khô. Khi dùng thì rửa sạch lại, để ráo nước, cắt đoạn 3 – 5 cm, phơi khô. Tùy theo yêu cầu sử dụng có thể sao qua hoặc sao cháy để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc. Cỏ nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận.... 6.2.2. Tác dụng sát khuẩn và giảm các triệu chứng tiêu hóa của cây bạc hà. Bạc hà (Mentha piperita) là một loại thảo mộc thơm thuộc họ bạc hà, đây là cây lai giữa cây bạc hà và cây bạc hà lục. Thành phần hoạt chất: Trong bạc hà tinh chất phổ biến nhất là các tinh dầu (menthol, pinene, camphene, limonine), các hợp chất đắng (piperitone, pieritenone, pulegone), và một số hoạt chất khác. Các hoạt chất trong cây bạc hà có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, làm giãn cơ,


13

chống co giật, làm giãn mạch, sát trùng, làm tiết mồ hôi và hạ thân nhiệt… Vì vậy bạc hà là vị thuốc giải cảm, hạ sốt rất phổ biến theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Bạc hà rất giàu chất chống ôxy hóa, tinh dầu bạc hà và chất dinh dưỡng thực vật giúp các enzym tiêu hóa thức ăn. Các loại tinh dầu trong bạc hà có tác dụng kháng khuẩn và khử trùng mạnh, làm dịu cơn co thắt dạ dày và giúp giảm bớt axit và đầy hơi. 6.2.3. Tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da của cây lô hội. Lô hội còn có tên khác là Nha đam, lô hội được dùng trong chế biến món ăn, làm đẹp và làm thuốc. Lô hội có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, mát gan, giải độc, thông tiện (thông đại tiện), sát khuẩn, thường dùng làm thuốc xổ trị táo bón, chữa viêm loét dạ dày, làm lành vết thương. Lô hội có thể giúp cơ thể chúng ta giảm quá trình lão hóa cũng như mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. cung cấp vitamin E cho da. 6.3. Những chuẩn bị về thực hành 1. Dịch từ cây nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận....


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.