ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
vectorstock.com/28062412
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
ĐỀ DỰ ĐOÁN MINH HỌA KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 MÔN NGỮ VĂN CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT (01-10) (Prod. by Dạy Kèm Quy Nhơn) WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 ĐỀ DỰ ĐOÁN BÁM SÁT CẤU TRÚC BGD VIP Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
FI CI A
L
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
QU Y
NH
ƠN
OF
Trong gần 3/4 thời gian của năm 2021, đại dịch đã khiến việc tiếp xúc trực tiếp giữa người với người gặp khó khăn. Giãn cách xã hội buộc nhiều cơ quan, trường học, xí nghiệp, bệnh viện phải tạm đóng cửa. Trong bối cảnh đó, phần lớn các giao tiếp đã được đưa lên môi trường số. Chuyển đổi số trong năm 2021 đã phát huy hiệu quả vai trò của mình không chỉ trong phòng chống dịch, mà còn là nền tảng giúp kinh tế, xã hội vận hành, tạo tiền đề để phục hồi và phát triển trong tương lai. Trong công tác phòng chống dịch, các nền tảng số, dù còn gây bối rối ở giai đoạn đầu triển khai, đã dần thể hiện được giá trị của mình khi đi vào cuộc sống. Dữ liệu về người dân, tình hình dịch bệnh được số hóa. Các quy trình về khai báo y tế, khai báo di chuyển, tiêm chủng, được triển khai trên nền tảng số. Năm nay, học trực tuyến không còn là giải pháp tạm thời, mà được nhiều trường học áp dụng xuyên suốt, giúp học sinh không đến trường mà vẫn tiếp thu kiến thức.[...] Chuyển đổi số cũng giúp tạo ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới, tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền cho biết các lao động trong lĩnh vực công nghệ số đã tăng hơn 60.000, số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng thêm 5.600 so với năm 2020. Ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP. (Dẫn theo vnexpreess.net, Những dấu ấn khoa học công nghệ nổi bật 2021, ngày 20/12/2021) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo văn bản, hiệu quả chuyển đổi số trong năm 2021 được đánh giá như thế nào? Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về “bối rối” của việc sử dụng các nền tảng số mà văn bản đã đề cập đến? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “Năm nay, học trực tuyến không còn là giải pháp tạm thời, mà được nhiều trường học áp dụng xuyên suốt, giúp học sinh không đến trường mà vẫn tiếp thu kiến thức.” được nêu trong văn bản không? Vì sao?
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của anh/ chị về sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống.
M
Câu 2. (5,0 điểm)
DẠ
Y
KÈ
“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. [...] Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.” (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.24) Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét ngắn về giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện qua đoạn trích.
----------------Hết-----------------MA TRẬN
TT
Thông hiểu
Vận dụng cao
Vận dụng
Kĩ năng
Tổng
FI CI A
Nhận biết
% Tổng điểm
L
Mức độ nhận thức
Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) Đọc hiểu
10
10
10
5
10
5
2
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
5
5
5
5
5
5
Viết bài nghị luận văn học
20
10
15
10
10
35
25
30
20
25
Tỉ lệ %
40
Tỉ lệ chung
30 70
QU Y
Lưu ý:
0
04
20
30
5
5
01
20
20
20
5
10
01
50
50
30
10
15
06
90
100
ƠN
Tổng
NH
3
0
OF
1
20
10 30
100 100
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
DẠ
Y
KÈ
M
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
L
Điểm 3,0 0,75 0,75
1,0
0,5
II
7,0 2,0 0,25 0,25 1,0
DẠ
Y
KÈ
M
1
QU Y
NH
ƠN
4
ĐỌC HIỂU Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Theo văn bản, hiệu quả chuyển đổi số trong năm 2021 được đánh giá là “đã phát huy hiệu quả vai trò của mình không chỉ trong phòng chống dịch, mà còn là nền tảng giúp kinh tế, xã hội vận hành, tạo tiền đề để phục hồi và phát triển trong tương lai”. Có thể hiểu “bối rối” của việc sử dụng các nền tảng số mà văn bản đã đề cập đến là thái độ lúng túng, chưa quen, chưa thành thạo trong việc sử dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại. (Thí sinh có thể lí giải khác miễn sao hợp lí) Thí sinh thể hiện rõ quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần và lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lí. Có thể tham khảo: - Em đồng ý với ý kiến: “Năm nay, học trực tuyến không còn là giải pháp tạm thời, mà được nhiều trường học áp dụng xuyên suốt, giúp học sinh không đến trường mà vẫn tiếp thu kiến thức.” - Vì: +Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra thì dạy và học trực tuyến là giải pháp tối ưu được nhiều trường áp dụng. + Đó là cách tổ chức dạy học linh hoạt, tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học, giúp ổn định chất lượng giáo dục dù dịch bệnh đang xảy ra. + Dù trực tiếp hay trực tuyến thì chất lượng giáo dục vẫn được đầu tư và có cách quản lí linh hoạt nên học sinh vẫn tiếp thu được kiến thức. LÀM VĂN Viết một đoạn văn về sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống. Có thể theo hướng: - Nền tảng số giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận thông tin, kiến thức, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian và thời gian. - Việc sử dụng nền tảng số giúp cho chúng ta có nhiều cơ hội học tập, phát triển bản thân. - Chúng ta có thể tự trang bị những kĩ năng cần thiết để làm việc, học tập một cách tự chủ mà không bị gián đoạn bởi các yếu tố xung quanh. - Đây là cầu nối liên lạc, trao đổi thông tin của mọi người khắp mọi nơi dù ở bất cứ đâu và điều kiện như thế nào. d. Chính tả, ngữ pháp
FI CI A
3
Nội dung
OF
Phần Câu I 1 2
0,25
0,25 5,0
L
OF
FI CI A
2
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Phân tích đoạn trích trong truyện ngắn “Vợ nhặt”. Từ đó nhận xét ngắn về giá trị hiện thực của tác phẩm. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích đoạn trích; nhận xét giá trị hiện thực trong tác phẩm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
0,5
0,5 2,5
M
QU Y
NH
ƠN
*Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt và đoạn trích. *Cảm nhận về đoạn trích - Bức tranh bi thảm về nạn đói khủng khiếp năm 1945: + Thời gian: “Xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút” → Gợi khung cảnh ảm đạm, thê lương, tiêu điều. + Không gian: bao trùm một màn đêm tăm tối “dãy phố úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa”. + Mùi: ngột ngạt, kinh dị “Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. + Âm thanh: Nghe ớn lạnh với tiếng quạ “cứ gào lên từng hồi thê thiết” thật não nùng, đáng sợ. + Người đói hiện diện khắp nơi: “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”. Một thảm họa vô cùng khủng khiếp “người chết như ngả rạ” và chết trong tư thế đau khổ “Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường”. → Nạn đói bao trùm khắp không gian và thời gian, khiến con người ta rơi vào tuyệt vọng.
0,25
DẠ
Y
KÈ
- Khát vọng đáng trân trọng của người nông dân ngay khi cận kề cái chết: + Giữa cái cảnh đói khát, chết chóc kinh hoàng: “Cái đói đã tràn vào xóm tự lúc nào”, vậy mà “một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa” khi chính anh còn không biết cuộc đời phía trước mình ra sao. + Trong bi kịch Tràng bật lên niềm tin, niềm hi vọng: “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh” → Gợi lên niềm hạnh phúc mới mẻ, khát khao mái ấm gia đình. - Cách kể chuyện tự nhiên hấp dẫn, cách dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc. Tình huống truyện bất ngờ. Ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng có sự chọn lọc kĩ lưỡng, tinh tế mang đậm dấu ấn của vùng nông thôn Bắc Bộ. Câu văn nhẹ nhàng nhưng đầy ám ảnh. *Nhận xét giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện qua đoạn trích.
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
- Giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện trong việc Kim Lân đã tái hiện chân thật và thành công nạn đói khủng khiếp năm 1945. Khung cảnh cái đói, cái chết hiện lên một cách ám ảnh, ghê rợn. Cái đói đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, giữa sự sống và cái chết có ranh giới vô cùng mỏng manh. Qua đó, tác giả gián tiếp tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta. - Giá trị con người giữa nạn đói như rơm, như rác có thể nhặt nhạnh một cách rất dễ dàng. Tuy vậy từ trong cái đói vẫn ánh lên tình người và khát vọng hạnh phúc đáng trân trọng của người nông dân. d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM ----------------Hết------------------
0,25 0,5 10
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 ĐỀ DỰ ĐOÁN BÁM SÁT CẤU TRÚC BGD VIP Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
L
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
Đọc đoạn trích: “dân tin cậy các anh như núi như sông như rừng như nước như tình yêu như gỗ hóa trầm như hạt lúa như ngọn rau ngọn cỏ như bí bầu khoai sắn bốn ngàn năm sát cánh chung vai dắt dìu nhau dẫu gập ghềnh dẫu lênh đênh dẫu chông chênh đi qua vận nước còn dân là còn nước dân tin cậy các anh sắc áo xanh rợp bóng vòm xanh phận người mong manh thêm bàn tay ấm cái kiến con ong non sông nước Việt dân với quân như cội với cành chỉ một tấm lòng”. [21-8-2021] (Chỉ một tấm lòng , Lê Minh Quốc, bài đăng trong chuyên mục Văn hóa trên báo Tuổi trẻ online ngày 2/9/2021) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 5 câu thơ đầu. Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ “dân với quân như cội với cành/ chỉ một tấm lòng”. Câu 4. Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ văn bản?
KÈ
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vẻ đẹp của những chiến sĩ quân đội giúp dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Y
Câu 2. (5,0 điểm)
DẠ
“Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
----------------Hết------------------
FI CI A
L
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió , cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm lược qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ đòi lật ngửa bụng thuyền ra. Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn . Không thuyền nào dám men gần cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực.” (Trích Người lái đò đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr186-187) Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về phong cách của Nguyễn Tuân thể hiện qua tác phẩm.
MA TRẬN % Tổng điểm
TT
Thông hiểu
Vận dụng cao
Vận dụng
Kĩ năng
Tổng
FI CI A
Nhận biết
L
Mức độ nhận thức
Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) Đọc hiểu
10
10
10
5
10
5
2
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
5
5
5
5
5
5
Viết bài nghị luận văn học
20
10
15
10
10
35
25
30
20
25
Tỉ lệ %
40
Tỉ lệ chung
30 70
Lưu ý:
0
04
20
30
5
5
01
20
20
20
5
10
01
50
50
30
10
15
06
90
100
ƠN
Tổng
20
NH
3
0
OF
1
30
10
100 100
QU Y
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
Nội dung
KÈ
ĐỌC HIỂU Thể thơ của văn bản trên là tự do. Biện pháp tu từ so sánh kết hợp liệt kê: “như núi”, “như sông”, “như rừng”, “như nước”, “như tình yêu”, “như gỗ hóa trầm”, “như hạt lúa”, “như ngọn rau ngọn cỏ”, “như bí bầu khoai sắn”. Tác dụng: Nhấn mạnh và làm nổi bật sự tin tưởng của nhân dân dành cho các anh chiến sĩ bộ đội trong công tác hỗ trợ người dân phòng chống dịch bệnh Covid – 19. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp sự diễn đạt trở nên sinh động hơn. Có thể hiểu ý nghĩa hai câu thơ “dân với quân như cội với cành/ chỉ một tấm lòng” như sau: - Mối quan hệ giữa dân và quân vô cùng thân thiết, gần gũi như người thân ruột thịt trong gia đình.
Điểm 3,0 0,75 0,75
DẠ
Y
Phần Câu I 1 2
M
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
3
1,0
0,5
7,0 2,0 0,25
0,25
1,0
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
1
OF
II
FI CI A
L
4
- Dân và quân đều có chung tinh thần quyết tâm, đoàn kết chiến thắng đại dịch Covid -19. Thí sinh có thể có những thông điệp khác nhau miễn hợp lí. Có thể tham khảo: - Tình quân dân từ trước đến nay luôn có sự gắn kết mật thiết, thống nhất chặt chẽ với nhau. Đó là một tình cảm đáng quý, là động lực và niềm tin để chiến thắng đại dịch Covid – 19. - Hình ảnh những chiến sĩ bộ đội giúp đỡ nhân dân trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 là một hình ảnh đẹp. Các anh bộ đội đã luôn đến đúng lúc người dân gặp khó khăn, khổ cực để giúp đỡ dân vượt qua đại dịch. ... LÀM VĂN Viết một đoạn văn về vẻ đẹp của những chiến sĩ quân đội giúp dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vẻ đẹp của những chiến sĩ quân đội giúp dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19 c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vẻ đẹp hình ảnh những chiến sĩ quân đội giúp dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Có thể theo hướng: - Phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước trong quá khứ, các chiến sĩ quân đội thời nay vẫn luôn quả cảm, tinh nhuệ góp phần đắc lực trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. - Với tinh thần “vì dân phục vụ” các chiến sĩ áo xanh luôn có mặt ở những nơi tuyến đầu căng thẳng của dịch bệnh. Họ sẵn sàng gác lại những nỗi niềm cá nhân xông pha vào nguy hiểm để giúp đỡ người dân. - Họ đã đi đến từng nhà, tận tình hướng dẫn nhân dân phòng chống dịch, đi chợ, phục vụ trong khu cách ly, canh gác các điểm dịch, cứu chữa người bệnh... bằng tất cả tình thương và trách nhiệm. - Dù có vất vả, hiểm nguy nhưng họ vẫn luôn vui vẻ, phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ không chỉ bằng sứ mệnh của người lính mà còn bằng sứ mệnh của trái tim. - Những chiến sĩ quân đội trong công tác phòng chống dịch đã lan tỏa hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Phân tích đoạn trích trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”; nhận xét về phong cách của Nguyễn Tuân thể hiện qua tác phẩm. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
2
0,25 0,25 5,0 0,25
0,5
FI CI A
L
được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích đoạn trích; nhận xét phong cách của Nguyễn Tuân thể hiện qua tác phẩm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò sông Đà” và đoạn trích. *Cảm nhận về đoạn trích - Cảnh vách đá bờ sông Đà: + Cảnh đá bờ sông: Hai bên bờ sông là vách đá cao chót vót, dựng đứng; lòng sông bị vách đá chắn, nhỏ hẹp; khoảng sông âm u lạnh lẽo đáng sợ. - Cảnh ghềnh Hát Loóng rất dữ dội: + Cảnh mặt ghềnh với đá, với sóng, với gió gợi lên sự hoang sơ, dữ dội của sông Đà, làm cho người đọc hình dung rõ những nguy hiểm, những tai họa bất ngờ mà sông Đà có thể gây ra cho con người. + Sự hung bạo của con sông ở mạn Tây Bắc Tổ quốc đã được nhà văn khắc hoạ độc đáo đầy cá tính. Đấy là thác nước trên sông luôn tìm cách chặn bắt những con thuyền qua lại nơi đây, luôn luôn gào thét bài ca của gió, của sóng “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…”. - Cảnh Tà Mường Vát: + Tiếng thác nước nghe ghê rợn dữ tợn: “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”. + Con sông như một loài thuỷ quái khổng lồ, một kẻ nham hiểm đầy quỉ kế. Những khúc sông đầy hút xoáy, đe dọa “Không thuyền nào dám men gần cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông”. + Hình ảnh liên tưởng đến “quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” đã giúp người đọc dễ dàng hình dung ra cảm giác hãi hùng nếu phải đi thuyền men gần hút nước đáng sợ. + Đọc những dòng văn Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà hiểm ác, người đọc như có cảm giác nghẹt thở. Văn tả của ông như đặt người ta trên bờm sóng sông Đà để nhận ra tính ác của dòng sông hùng vĩ và hiểm trở. - Nguyễn Tuân đã gieo vào lòng người đọc ấn tượng độc đáo bằng một thứ văn tạo hình, tạo nhạc, bằng ngôn ngữ biến hoá, phong phú. Cấu trúc câu trùng điệp, biện pháp nhân hóa, cách dùng từ láy, cách nói độc đáo, mới lạ. Nghệ thuật so sánh, liên tưởng độc đáo, thú vị, quan sát miêu tả tinh tế.
0,5
*Nhận xét phong cách của Nguyễn Tuân thể hiện qua tác phẩm. - Đoạn trích đã thể hiện sự tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã sử dụng vốn kiến thức sâu rộng về địa lí, lịch sử, quân sự, võ thuật, điện ảnh, văn học một cách rất tài tình và khéo léo để khắc họa lên hình tượng con sông
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
2,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Đà. - Thể tùy bút pha chất bút kí với kết cấu phóng túng, câu văn dài, nghệ thuật dùng từ độc đáo in đậm cá tính sáng tạo của bậc thầy ngôn từ. - Cái tôi nghệ sĩ tài hoa, giác quan tinh tế và trí tưởng tượng phong phú. Nghệ thuật nhân hoá, so sánh của nhà văn rất táo bạo. Mỗi so sánh trong tác phẩm thực sự là một phát hiện sắc sảo, độc đáo về sông Đà. d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM ----------------Hết------------------
0,25 0,5 10
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022
Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 3 - LN Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
L
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
Đọc đoạn trích sau: Thanh xuân là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất trong đời, cũng là những năm tháng then chốt có thể quyết định tương lai của một người. Nếu bạn lựa chọn an nhàn trong 10 năm, tương lai sẽ buộc bạn phải vất vả trong 50 năm để bù đắp lại. Nếu bạn bươn chải vất vả trong 10 năm, thứ mà bạn chắc chắn có được là 50 năm hạnh phúc. Điều quý giá nhất không phải là tiền bạc. Thế nên, bạn à, đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ. Tháng 11 năm 2015, Jack Ma - tỉ phú thích đi giày vải đã nói rằng: "Tôi nguyện dùng toàn bộ tài sản của mình để đổi lấy thanh xuân." Điều quý giá nhất không phải là tiền bạc mà là thời gian. Đừng lựa chọn an nhàn trong những năm tháng cần sự phấn đấu. Nhân khi còn ở độ tuổi thanh xuân, với sự nhiệt huyết, năng động và những bài học thất bại, hãy bước đều về phía trước, dựng xây một cuộc đời khác biệt. Trên hành trình đi đến trưởng thành, mỗi người trẻ đều phải trải qua những tháng ngày trầm luân, vất vả. Những tháng ngày đó có thể là một năm, cũng có thể là ba năm, năm năm. Xét cho cùng, muốn một đời không khổ nhọc, chúng ta phải chịu khổ nhọc một thời. (Theo Đừng chọn an nhàn khi còn trẻ, Cảnh Thiên, NXB Thế giới, 2021, tr. 11, 12,13) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 2. Theo tác giả, nếu bạn bươn trải vất vả trong 10 năm, thứ mà bạn chắc chắn có được là gì ? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: "Muốn một đời không khổ nhọc, chúng ta phải chịu khổ nhọc một thời" ? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: "Điều đáng nói nhất không phải là tiền bạc mà là thời gian" không ? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. Câu 2. (5,0 điểm) Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăn ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm nhìn đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta... (Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.120)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét điểm mới trong tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ gửi gắm trong đoạn trích.
FI CI A
L
----------------HẾT------------------
Mức độ nhận thức Nhận biết TT
Thông hiểu
Vận dụng
Kĩ năng
OF
MA TRẬN ĐẶC TẢ
Vận dụng cao
% Tổng điểm
Tổng
10
10
10
2
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
5
5
5
3
Viết bài nghị luận văn học
20
10
15
Tổng
35
Tỉ lệ %
25
M
10
5
0
0
04
20
30
5
5
5
5
5
01
20
20
10
10
20
5
10
01
50
50
25
30
10
15
06
90
100
20
30
70
KÈ Y
30
40
Tỉ lệ chung
DẠ
5
NH
Đọc hiểu
QU Y
1
ƠN
Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút)
20
10 30
100 100
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
3
1,0
0,5
II
DẠ
Y
KÈ
M
1
QU Y
NH
ƠN
4
ĐỌC HIỂU Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Theo tác giả, nếu bạn bươn trải vất vả trong 10 năm, thứ mà bạn chắc chắn có được là 50 năm hạnh phúc. Câu nói: "Muốn một đời không khổ nhọc, chúng ta phải chịu khổ nhọc một thời" có ý nghĩa: - Để chuẩn bị cho bản thân một tương lai tốt đẹp, một cuộc sống sau này không phải lo toan thì tuổi trẻ phải vất vả phấn đấu, nỗ lực. - Bởi vậy, khi còn trẻ chúng ta không nên chọn cách sống an nhàn mà cần làm việc để an nhàn về sau. (Thí sinh có thể lí giải khác miễn sao hợp lí) Thí sinh thể hiện rõ quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần và lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lí. Có thể tham khảo: - Em đồng ý với ý kiến: "Điều đáng nói nhất không phải là tiền bạc mà là thời gian". Vì: + Tiền bạc tuy là vật chất có giá nhưng có thể mất đi và kiếm lại được dễ dàng. Còn thời gian, mất đi không thể lấy lại. + Thời gian có thể khiến bạn mất đi nhiều thứ song cũng có thể giúp bạn có được nhiều thứ, trong đó có tiền. + Vì thế, mỗi chúng ta cần biết trân trọng thời gian sao cho mỗi giây, mỗi phút trôi qua không vô nghĩa để sau này không phải tiếc nuối, xót xa. LÀM VĂN hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề nghị luận điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa: Có thể theo hướng: - Trau dồi kiến thức, hiểu biết, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách. - Hãy nhìn vào hiện thực mà có ước mơ phù hợp. - Sống có trách nhiệm, sống tích cực và nỗ lực hằng ngày. - Phải ra ngoài bươn trải với cuộc sống để không phải nuối tiếc với tuổi trẻ của chính mình. - Đảm bảo kỉ luật của bản thân và dành thời gian quan tâm đến gia đình, đến những người thân yêu.
Điểm 3,0 0,75 0,75
FI CI A
1 2
Nội dung
L
Câu
OF
Phần I
7,0 2,0 0,25
0,25 1,0
* HS có hướng triển khai khác, miễn hợp lí, vẫn được điểm tối đa.
0,25
FI CI A
L
0,25 5,0
0,25
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
2
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Cảm nhận về đoạn thơ trích trong "Đất Nước" (Nguyễn Khoa Điềm). Từ đó, nhận xét điểm mới trong tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ gửi gắm trong đoạn trích. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân qua góc nhìn địa lí; nhận xét điểm mới trong tư tưởng Đất Nước của nhân dân được nhà thơ gửi gắm trong đoạn trích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích. *Cảm nhận về nội dung đoạn trích: Đoạn thơ thể hiện sâu sắc và cụ thể sự "hóa thân" của nhân dân vào đất nước muôn đời. - 8 câu đầu: + Tác giả gọi tên các danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam: Lạng Sơn, Thanh Hóa với núi Vọng Phu, hòn Trống Mái; con cóc, con gà ở Hạ Long; chín mươi chín con voi về dựng đất tổ Hùng Vương; Đà Nẵng vơi núi Bút, non Nghiên; miền Nam với những địa danh ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm. + Những danh lam thắng cảnh, hình sông thế núi không còn là những cảnh thú thiên nhiên thuần túy mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, những số phận của nhân dân, được nhìn nhận như những đóng góp của nhân dân, như một phần máu thịt của nhân dân. Đó là sự hóa thân của nhân dân từ những gì có thật: ->"Núi vọng Phu", "hòn Trống Mái" là kết tinh từ câu chuyện của biết bao người vợ, người chống trong chiến tranh liên miên, của sự gắn kết muôn đời bất chấp thử thách thời gian. -> Những "ao đầm" trên khắp mọi nẻo đường quê hương đất nước và ở đất tổ Hùng Vương được tạc hình bởi quá khứ hào hùng đánh giặc của cha ông. -> "Núi Bút", "non Nghiên" kết tinh truyền thống hiếu học của nhân dân ta từ bao đời. -> Con Cóc, con gà quê hương và những con người không tên không tuổi cũng hóa thân thành dáng hình xứ sở, làm giàu đẹp, sang trọng cho đất nước. - 4 câu cuối: Từ những hình ảnh, những sự vật, hiện tượng cụ
0,5 1,5
L 0,5
0,5
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
thể nhà thơ đút kết thành một khái quát sâu sắc: Nhân dân đã hóa thân thành Đất Nước. Bởi trên khắp ruộng, đồng, gò bãi đâu đâu cũng là hình ảnh của văn hóa, của lịch sử, của đời sống tâm hồn, cốt cách Việt Nam. * Cảm nhận về nghệ thuật: - Đoạn thơ có cấu trúc quy nạp, đi từ những hình ảnh cụ thể đến khái quát mang tính triết lí. - Thể thơ tự do. - Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào bộc lộ niềm tự hào sâu xa, sự trân trọng của nhà thơ về vai trò của Nhân dân. - Vận dụng thành công chất liệu văn hóa, văn học dân gian để diễn tả ý tưởng. * Đánh giá - Đoạn thơ khẳng định trên không gian địa lí Đất Nước mỗi đại danh đều là một địa chỉ văn hóa được làm nên bởi sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn con người Việt Nam. Cách nhìn vừa mới mẻ, vừa mang đậm sắc thái dân gian đã giúp nhà thơ khẳng định và ngợi ca công lao to lớn của nhân dân đối với Đất Nước. - Đoạn thơ nói riêng và đoạn trích "Đất Nước" nói chung đã góp phần thể hiện thành công phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: thơ trữ tình - chính luận, vốn hiểu biết phong pú về địa lí, lịch sử, đưa người đọc vào một không gian riêng- không gian địa lí * Nhận xét điểm mới trong tư tưởng Đất Nước của nhân dân được nhà thơ gửi gắm trong đoạn trích - Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong văn học không phải đến Nguyễn Khoa Điềm mới được phát hiện. Tuy nhiên, để nhìn Đất Nước là của Nhân dân qua góc nhìn địa lí vừa mới mẻ và có chiều sâu thì phải đến chương V, trường ca " Mặt đường khát vọng" mới có. Trong đoạn thơ, tất cả những danh lam, thắng cảnh trên đất nươc ta từ Bắc tới Nam đều là sự hóa thân, sự kết tinh dáng hình, tâm hồn, cốt cách Nhân dân ta trong đó. - Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của Nhân dân. Chính Nhân dân đã tạo dựng nên Đất Nước, đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất Việt Nam. Do đó, Đất Nước là của Nhân dân rất đỗi tự hào thân thộc, gần gũi và gắn bó. Đây cũng là một góc nhìn riêng, một đóng góp mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm khi gọi tên Đất Nước là Đất Nước của Nhân dân. d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM
0,25 0,5 10,0
----------------HẾT------------------
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
L
ĐỀ THI THAM KHẢO
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 4 - PT Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: "Đất nước tôi trong những ngày chống dịch Lại bất khuất gian lao như đánh giặc thuở nào Cuộc đấu trí từng giây không chậm trễ Sai một nước cờ là chết chóc, lao đao Những chiến sĩ ngành y giờ ở tuyến đầu Không ngại hiểm nguy từng đêm thức trắng Thương lắm những vợ chồng nhìn nhau qua cửa kính Con thơ gửi lại người nhà Những anh bộ đội Cụ Hồ đâu quản ngại phong ba Rừng núi xuyên đêm canh dọc dài đất nước Chăm từng suất ăn, lo từng chai nước Cho vạn người trong bao khu cách ly Những cụ già run rẩy bước đi Chia sẻ gạo rau, từng xu tiết kiệm Những ATM lạ kỳ, những suất quà từ thiện Bao yêu thương lòng lại ấm lòng" (Đất nước tôi những ngày chống dịch ,Tuyển tập "Mùa nhớ - Thơ những ngày giãn cách", NXB Văn học năm 2020, Tạ Minh Châu ). Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Đất nước tôi trong những ngày chống dịch Lại bất khuất gian lao như đánh giặc thuở nào” Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ: “ Sai một nước cờ là chết chóc, lao đao” Câu 4. Anh/ chị rút ra thông điệp gì qua đoạn thơ? II/ LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về tình người quan tâm giúp đỡ nhau trong mùa dịch. Câu 2. (5,0 điểm) Trong bóng tối, Mị đứng im lặng,như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào..." Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi. Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa xa. Mị
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ. Mị bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mị. Mị không thể biết. Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2019, tr 8,9) Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn về khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc họa lên qua đoạn trích. ----------------Hết------------------
MA TRẬN % Tổng điểm
TT
Thông hiểu
Vận dụng cao
Vận dụng
Kĩ năng
Tổng
FI CI A
Nhận biết
L
Mức độ nhận thức
Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) Đọc hiểu
10
10
10
5
10
5
2
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
5
5
5
5
5
5
Viết bài nghị luận văn học
20
10
15
10
10
35
25
30
20
25
Tỉ lệ %
40
Tỉ lệ chung
30 70
Lưu ý:
0
04
20
30
5
5
01
20
20
20
5
10
01
50
50
30
10
15
06
90
100
ƠN
Tổng
20
NH
3
0
OF
1
30
10
100 100
QU Y
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
DẠ
Y
KÈ
M
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
DẠ
FI CI A
Y
KÈ
M
QU Y
1
NH
II
Điểm 3,0 0,75 0,75 1,0
L
ĐỌC HIỂU Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Biện pháp tu từ so sánh “như đánh giặc thuở nào”. Có thể hiểu câu thơ “Sai một nước cờ là chết chóc, lao đao” là: Trong tình hình dịch bệnh diễn ra căng thẳng và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho đời sống con người thì việc chống dịch giống như chống giặc. Chỉ cần người dân lơ là, các cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước không thực hiện tốt công tác quản lí phòng chống dịch bệnh thì sẽ gây ra nhiều hậu quả đau thương như “chết chóc”, “lao đao”. (Thí sinh có thể lí giải khác miễn sao hợp lí) (Thí sinh thể nêu thông điệp khác nhau miễn sao hợp lí) Gợi ý: - Những tấm lòng và tình người của dân ta đóng góp vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 là những liều thuốc quý, ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch. - Truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam vẫn luôn được phát huy cao để cùng hỗ trợ nhau bằng nhiều cách làm sáng tạo, cùng nhau quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19. LÀM VĂN Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về tình người quan tâm giúp đỡ nhau trong mùa dịch. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Tình người quan tâm giúp đỡ nhau trong mùa dịch. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tình người quan tâm giúp đỡ nhau trong mùa dịch. Có thể theo hướng: - Dịch bệnh cứ diễn biến từng ngày thêm phức tạp, những hoàn cảnh khó khăn vì thế mà mỗi ngày lại tăng lên và tình người cứ như thế lan tỏa muôn nơi. - Đảng bộ, chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể và nhân dân đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người nghèo, người gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. - Các ATM gạo mọc lên nhiều nơi, những chiến sĩ áo xanh đi từng con hẻm, di chuyển khắp nơi hỗ trợ người dân. Khi TP. Hồ Chí Minh trở thành tâm dịch thì có biết bao chuyến xe nghĩa tình từ các tỉnh, thành đã chuyên chở lương thực thực phẩm, rau củ, cá tươi, đồ khô, trứng… về hỗ trợ người dân an tâm thực hiện giãn cách xã hội. - Những hoạt động nhân ái đầy ý nghĩa, nhằm chia sẻ hạnh phúc, lan tỏa yêu thương, để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống “giặc dịch” COVID-19 đã góp phần thắp lên ngọn lửa niềm tin và sức mạnh đoàn kết,
ƠN
4
Nội dung
OF
Phần Câu I 1 2 3
0,5
7,0 2,0 0,25
0,25 1,0
0,25
ƠN
OF
2
FI CI A
L
chung sức, đồng lòng cùng nhau vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh. - Dịch bệnh rồi sẽ qua đi nhưng sự tử tế, tình yêu thương lan tỏa từ những tấm lòng vàng sẽ vẫn còn đọng lại mãi. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn về khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc họa lên qua đoạn trích. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích; nhận xét ngắn về khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc họa lên qua đoạn trích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
5,0 0,25
0,5
0,5 2,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
*Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và đoạn trích. * Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích. - Hoàn cảnh của Mị trước khi bị trói: + Mị là cô gái trẻ đẹp, hiếu thảo, giỏi giang và chăm chỉ. + Vì món nợ từ đời ba mẹ mà Mị phải dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, sống cuộc đời nô lệ. + Cuộc đời rơi vào bi kịch nhưng ẩn sâu trong tâm hồn vẫn có khát vọng sống. - Mùa xuân đến: + Tiếng sáo gọi bạn văng vẳng bên tai. + Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát. + Mị nhớ về ngày trước. Mị còn trẻ. Mị muốn đi chơi. → A Sử dùng thắt lưng trói Mị lại. - Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối bị A Sử trói: + Mị lặng im trong bóng tối. + Nghe tiếng sáo, Mị vùng bước đi quên cảm giác bị trói sức sống tiềm tàng trỗi dậy. + Tay chân đau không cử động được → Quay về cảm giác thực tại phũ phàng đang bị trói. Lòng Mị đau đớn. + Mị lúc mê lúc tỉnh. Mị nghĩ đến người đàn bà bị trói đến chết. Mị bàng hoàng tỉnh giấc. + Mị cựa quậy trong sợ hãi xem mình còn sống hay đã chết và sợi dây càng ngày siết chặt khiến Mị đau đớn tột cùng. - Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng diễn biến tâm lý nhân vật; cách kể chuyện tự nhiên; ngôn ngữ tinh tế, đậm màu sắc Tây Bắc... *Nhận xét ngắn về khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc họa lên qua đoạn trích. - Với ngôn ngữ giàu chất thơ, lời văn giàu tính tạo hình và ngòi bút khắc họa
0,25
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
nội tâm nhân vật sắc sảo, Tô Hoài đã thể hiện thành công cuộc đời nô lệ đớn đau, tủi nhục của Mị. - Nhân vật Mị đã khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp khát vọng sống của con người. Mị có tâm hồn trong sáng, khao khát hạnh phúc, sức sống mãnh liệt. Bạo lực và dây trói chỉ có thể trói buộc thể xác Mị chứ không trói buộc được tình yêu và thể xác của Mị. - Tô Hoài đã ngợi ca khát vọng sống của người phụ nữ miền núi nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung. Qua nhân vật Mị, giúp chúng ta hiểu hơn về tài năng và tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài. d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM ----------------Hết------------------
0,25 0,5 10
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 5 - PT Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
L
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
NH
ƠN
OF
FI CI A
Theo thống kê từ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, tỉ lệ trẻ em Việt Nam bị bạo hành, xâm hại bởi chính người thân là rất cao, gần đây có xu hướng gia tăng. Rõ ràng, mối quan hệ thân thiết khiến trẻ ít đề phòng và mặc định hành vi bạo lực của người thân là điều chúng hiển nhiên phải chịu đựng. Nguy cơ bạo lực trong các mối quan hệ xung quanh trẻ tùy thuộc đặc điểm của đối tượng người thân, khả năng tiếp cận, mức độ gần gũi với trẻ, đặc biệt là lịch sử, phạm vi kinh nghiệm của những người này. Vì vậy, cần xây dựng một cơ chế cung cấp thông tin đánh giá chất lượng các mối quan hệ xung quanh trẻ để có các chính sách giúp lành mạnh hóa và giảm rủi ro bạo lực. Để bảo đảm an toàn trong các mối quan hệ, những người nhận nhiệm vụ nuôi dạy trẻ, dù dưới tư cách nào, cũng cần tham gia các khóa đào tạo để có thể nắm bắt được tâm sinh lý trẻ, điều tiết suy nghĩ và hành vi của chính mình, có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vai trò người đồng hành với trẻ. Những người này cũng cần hiểu rõ hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em. Bên cạnh đó, cần xây dựng và kiện toàn hệ thống các tổ chức, hiệp hội đóng vai trò cung cấp hoặc khuyến khích cung cấp thông tin có liên quan đến vấn đề bạo hành trẻ em cùng việc tổ chức những kênh tiếp nhận và xử lý các thông tin này hiệu quả.
(Dẫn theo báo Người lao động, Khi bạo lực gia đình trở thành tội ác: xây dựng hệ sinh thái bảo vệ trẻ em, ngày 24/01/2022)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
QU Y
Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo văn bản nguy cơ bạo lực trong các mối quan hệ xung quanh trẻ tùy thuộc vào những điều gì? Câu 3. Nạn bạo lực có phải chỉ xuất phát khi có dấu hiệu bạo hành, xâm phạm hay không? Câu 4. Nếu anh/chị chứng kiến hoặc phát hiện trường hợp bạo lực gia đình, anh/chị sẽ làm gì?
Câu 2. (5,0 điểm)
M
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về những biện pháp bảo vệ trẻ em một cách toàn diện trước vấn nạn bạo lực gia đình.
DẠ
Y
KÈ
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau: Ta về mình có nhớ ta, Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh, dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.111)
Từ đó nhận xét về nét độc đáo trong bút pháp miêu tả của nhà thơ Tố Hữu. MA TRẬN
TT
Thông hiểu
Vận dụng cao
Vận dụng
Kĩ năng
Tổng
FI CI A
Nhận biết
% Tổng điểm
L
Mức độ nhận thức
Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) 10
10
10
5
10
5
2
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
5
5
5
5
5
5
Viết bài nghị luận văn học
20
10
15
10
35
25
30
20
Tổng Tỉ lệ %
40
Tỉ lệ chung
30 70
QU Y
Lưu ý:
0
04
20
30
5
5
01
20
20
10
20
5
10
01
50
50
25
30
10
15
06
90
100
NH
3
0
OF
Đọc hiểu
ƠN
1
20
10 30
100 100
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
DẠ
Y
KÈ
M
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
II
L
Điểm 3,0 0,75 0,75 1,0
0,5
7,0 2,0 0,25 0,25 1,0
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
1
NH
ƠN
4
ĐỌC HIỂU Thao tác lập luận chính: phân tích. Theo văn bản nguy cơ bạo lực trong các mối quan hệ xung quanh trẻ tùy thuộc vào “đặc điểm của đối tượng người thân, khả năng tiếp cận, mức độ gần gũi với trẻ, đặc biệt là lịch sử, phạm vi kinh nghiệm của những người này”. (Thí sinh có thể lí giải khác miễn sao hợp lí) Gợi ý: Nạn bạo lực không phải chỉ xuất phát khi có dấu hiệu bạo hành, xâm phạm mà còn khi bị tác động bởi những ngôn từ, lời nói mang tính miệt thị, xúc phạm gây ảnh hưởng đến tinh thần. Thí sinh thể hiện rõ quan điểm và lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lí. Gợi ý: - Làm gì? - Cần ai giúp đỡ? - Giải quyết ra sao? ... LÀM VĂN Viết một đoạn văn về những biện pháp bảo vệ trẻ em một cách toàn diện trước vấn nạn bạo lực gia đình. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Những biện pháp bảo vệ trẻ em một cách toàn diện trước vấn nạn bạo lực gia đình c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ những biện pháp bảo vệ trẻ em một cách toàn diện trước vấn nạn bạo lực gia đình. Có thể theo hướng: - Xây dựng và lồng ghép vào chương trình giáo dục - đào tạo quốc gia những kỹ năng sống một cách toàn diện, giúp trẻ hiểu và có bản năng tự bảo vệ mình trong những tình huống khẩn cấp. - Những người nhận nhiệm vụ nuôi dạy trẻ cần tham gia các khóa đào tạo để nắm bắt được tâm sinh lý trẻ, điều tiết suy nghĩ và hành vi của chính mình, có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết nuôi dạy và chăm sóc trẻ. - Nâng cao hệ thống pháp luật, siết chặt công tác xử lí vi phạm các hành vi bạo lực trẻ. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
FI CI A
3
Nội dung
OF
Phần Câu I 1 2
0,25 0,25
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ. Từ đó nhận xét về nét độc đáo trong bút pháp miêu tả của nhà thơ Tố Hữu. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận đoạn thơ; nhận xét về nét độc đáo trong bút pháp miêu tả của nhà thơ Tố Hữu. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn thơ. *Cảm nhận về đoạn thơ. - Khái quát nỗi nhớ cảnh và người : “Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người” + Thể thơ lục bát, câu hỏi mở đầu có tính chất gợi: hỏi để bộc lộ tình cảm. + Điệp từ “ta về” và “nhớ” → nỗi nhớ về những ngày gian nan gắn bó với cảnh và người Việt Bắc. + Hình ảnh hoán dụ “hoa” và “người” → thiên nhiên và con người Việt Bắc. + Cụm từ “nhớ những hoa cùng người” → hai nỗi nhớ hòa quyện: nhớ cảnh có người, nhớ người có cảnh. - Thiên nhiên hài hòa cùng con người Việt Bắc qua bốn mùa: + Mùa đông không lạnh với con người Việt Bắc khỏe khoắn: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” → Rừng núi Việt Bắc bốn bề trùng điệp một màu xanh thẫm, bạt ngàn, màu “hoa chuối đỏ tươi” rực rỡ xua đi cái lạnh lẽo, hoang vắng của mùa đông làm cho bức tranh ấm áp, gần gũi. Con người đẹp lồng lộng, khỏe khoắn, vững chãi, làm chủ núi rừng. + Mùa xuân dịu dàng cùng con người Việt Bắc cần cù: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” → Thiên nhiên mùa xuân được miêu tả với những gam màu sáng, tươi trẻ. Đảo ngữ “trắng rừng” đem đến ấn tượng về khung cảnh rừng núi lộng lẫy, choáng ngợp lòng người. Con người hiện lên dịu dàng, siêng năng, cần mẫn khi đan nón, chiết giang. Đó cũng là nét đáng yêu, đáng nhớ của Việt Bắc đọng mãi trong lòng người ra đi. + Cảnh mùa hè sinh động cùng con người Việt Bắc lặng lẽ: “Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình” → Âm thanh tiếng ve, sắc vàng của rừng hổ phách đẹp và sinh động báo hiệu mùa hè đến. Tố Hữu đã có sự phối màu hài hòa giữa sắc vàng của rừng phách và những búp măng thầm lặng. Con người chịu thương chịu khó, siêng năng, cần cù, giàu đức hi sinh. “Em gái” là cách gọi thân thương như mối quan hệ gia đình, “một mình” gợi cảm giác đượm buồn nhưng cảnh vật và con người
5,0 0,25
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
2
0,5
0,5 2,5
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
vẫn đẹp một cách trong sáng. + Cảnh mùa thu thanh bình cùng con người Việt Bắc thủy chung: “Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” → Ánh trăng trong trẻo, hiền hòa gợi lên khung cảnh thanh bình. Bức tranh mùa thu hiện lên với gam màu dịu mát, ngọt ngào. Con người dù đi hay ở đều sắt son chung thủy và ẩn chứa niềm mong ước cuộc sống bình yên. - Đoạn thơ chứa những hình ảnh đẹp, giọng thơ trữ tình ngọt ngào, tha thiết, cấu trúc cân đối hài hòa; một câu tả cảnh đan xen một câu tả về người tạo nên sự đối xứng, hài hoà. Đoạn thơ là bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên đa dạng, sinh động có phần hoang sơ nhưng không hiu quạnh mà rực rỡ, ấm áp, gắn bó thân thiết với con người. Cảnh sắc thiên nhiên làm nổi bật con người Tây Bắc: siêng năng, cần cù, giàu tình cảm. * Nhận xét về nét độc đáo trong bút pháp miêu tả của nhà thơ Tố Hữu. - Đoạn thơ đã cho thấy tài năng độc đáo trong bút pháp miêu tả của nhà thơ Tố Hữu khi miêu tả về cảnh và con người Việt Bắc. Cảnh và người hiện lên trong nỗi nhớ được tác giả miêu tả một cách nhẹ nhàng, tình cảm, sâu lắng. Tố Hữu đã vận dụng thành công yếu tố hội họa phối màu để miêu tả trong thơ góp phần làm cho văn chương trở nên mĩ miều, lung linh, huyền ảo. - Nhà thơ Tố Hữu trong cảm hứng sử thi cách mạng đã miêu tả cảnh vật và con người Việt Bắc gắn bó, hòa quyện vào nhau. Đây vừa là tình cảm riêng tư vừa là tình cảm chung mang hơi thở thời đại với chiến thắng Điện Biên lẫy lừng. d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM ----------------Hết------------------
0,25 0,5 10
Trẻ thơ thì thích ăn quà và nghe kể chuyện đời xưa Có tiếng hát à ơi mới đi vào giấc ngủ. Trẻ thơ thì hay trốn bà bỏ giấc ngủ trưa Thương lảnh lót tiếng dế ngâm ngoài bụi cỏ.
OF
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: “Trẻ thơ thì xinh như những trái đào, Em thích mặc áo đỏ, áo xanh, áo vàng, áo tím. Trẻ em thì trăm em đều đẹp như nhau, Thấy một vũng nước mưa cũng xếp giấy thả thuyền ra biển.
L
ĐỀ THI THAM KHẢO
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 6 - PT Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
FI CI A
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ƠN
Tuổi thơ là tuổi đất trời yêu thương Nên tháng tám ông trăng cũng tròn để trẻ thơ phá cỗ [...]” (Nói chuyện với trẻ thơ, Viễn Phương, Tuyển tập Văn thơ Viễn Phương, NXB Văn hóa – Nghệ thuật, tr.349)
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 2. Tìm và chỉ ra những từ ngữ trong đoạn thơ nêu lên đặc điểm của trẻ thơ? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Trẻ thơ thì xinh như những trái đào, Em thích mặc áo đỏ, áo xanh, áo vàng, áo tím”. Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “Tuổi thơ là tuổi đất trời yêu thương” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của anh/ chị về sự cần thiết của việc yêu thương trẻ em trong xã hội hiện nay. Câu 2. (5,0 điểm) “Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh “Núi cao sông hãy còn dài – Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc mà ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh cánh hến của Sông Gâm , Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
----------------Hết------------------
FI CI A
L
anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”. (Trích Người lái đò đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.190 - 191) Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích.
MA TRẬN % Tổng điểm
TT
Thông hiểu
Vận dụng cao
Vận dụng
Kĩ năng
Tổng
FI CI A
Nhận biết
L
Mức độ nhận thức
Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) Đọc hiểu
10
10
10
5
10
5
2
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
5
5
5
5
5
5
Viết bài nghị luận văn học
20
10
15
10
10
35
25
30
20
25
Tỉ lệ %
40
Tỉ lệ chung
30 70
Lưu ý:
0
04
20
30
5
5
01
20
20
20
5
10
01
50
50
30
10
15
06
90
100
ƠN
Tổng
20
NH
3
0
OF
1
30
10
100 100
QU Y
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
DẠ
Y
KÈ
M
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần Câu
3
L
Điểm 3,0 0,75 0,75
1,0
0,5
II
LÀM VĂN Viết một đoạn văn về sự cần thiết của việc yêu thương trẻ em trong xã hội hiện nay. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sự cần thiết của việc yêu thương trẻ em trong xã hội hiện nay. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ Có thể theo hướng: - Yêu thương trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của Việt Nam. Vì trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước. - Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi xảy ra không ít những vụ việc xâm hại đến trẻ em gây nên nỗi bất an và lo lắng cho gia đình, nhà trường và xã hội thì trẻ em cần được quan tâm yêu thương nhiều hơn. - Trẻ em cần được tạo mọi điều kiện để giáo dục, phát triển nhằm tạo nguồn nhân lực cho tương lai của đất nước. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về
7,0 2,0 0,25
0,25 1,0
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
1
NH
ƠN
4
FI CI A
1 2
ĐỌC HIỂU Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Những từ ngữ trong đoạn thơ nêu lên đặc điểm của trẻ thơ: “xinh”, “thích mặc áo đỏ, áo xanh, áo vàng, áo tím”, “đều đẹp như nhau”, “xếp giấy thả thuyền”, “thích ăn quà”, “nghe kể chuyện đời xưa”, “Có tiếng hát à ơi mới đi vào giấc ngủ, “trốn bà bỏ giấc ngủ trưa”. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là: So sánh “như những trái đào” và liệt kê “áo đỏ, áo xanh, áo vàng, áo tím”. Tác dụng: Nhấn mạnh và làm nổi bật tất cả sự ngây thơ đáng yêu của trẻ em. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp sự diễn đạt trở nên sinh động hơn. Thí sinh thể hiện rõ quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần và lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lí. Có thể tham khảo: - Tôi đồng tình với ý kiến: “Tuổi thơ là tuổi đất trời yêu thương”. Vì: Tuổi thơ là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, vô tư, vô lo. Đó là giai đoạn lứa tuổi cần được người lớn bảo vệ, yêu thương, chăm sóc dành cho tất cả những gì tốt đẹp nhất để có thể phát triển một cách tối ưu về thể chất lẫn tinh thần.
OF
I
Nội dung
2
0,25 0,25 5,0
0,25
0,5
0,5 2,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Phân tích đoạn trích; nhận xét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò sông Đà” và đoạn trích. *Phân tích đoạn trích. - Hình dáng con sông Đà: thướt tha, uyển chuyển. Nếu như Tây Bắc được ví như người phụ nữ kiều diễm, thì sông Đà là áng tóc của nàng: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù núi Mèo đốt nương xuân”. - Sông Đà đẹp cả màu sắc của làn nước. Nước sông có sự biến đổi kỳ diệu: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích…Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa…” - Chất thơ mộng, gợi cảm của con sông Đà được gợi lên từ nhiều góc độ, dòng sông mang vẻ đẹp của một “cố nhân”. - Gợi nhớ đến một trò chơi của con trẻ “trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”, đẹp một cách hồn nhiên và trong sáng. - Gợi nhớ đến thơ Đường “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. - Gợi nhớ đến những giấc mơ đẹp diệu kỳ “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. → Sông Đà là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, tạo nên chất men trong cuộc sống. - Bằng trí tưởng tượng phong phú với nghệ thuật so sánh tài tình, tác giả giúp người đọc dễ dàng liên tưởng và hình dung ra hình ảnh một con sông êm đềm thơ mộng, dịu dàng, khả ái, đầy quyến rũ, như một người bạn thân thiết của con người. Sông Đà là một thực thể tự nhiên nhưng không vô tri vô giác. Qua ngòi bút của tác giả Nguyễn Tuân sông Đà thật sống động như một sinh thể có linh hồn có tình cảm. *Nhận xét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích. - Đoạn trích đã thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã sử dụng trí tưởng tượng phong phú một cách rất tài tình và khéo léo để khắc họa lên hình tượng con sông Đà trữ tình. - Nghệ thuật nhân hoá, so sánh được nhà văn sử dụng tài tình, rất lôi cuốn, hấp dẫn. Mỗi so sánh về sông Đà của Nguyễn Tuân trong tác phẩm thực sự là một phát hiện sắc sảo, độc đáo về thiên nhiên Tây Bắc. - Việc sử dụng thể tùy bút pha chất bút kí với kết cấu phóng túng, câu văn dài, nghệ thuật dùng từ độc đáo đã in đậm cá tính sáng tạo của bậc thầy ngôn từ Nguyễn Tuân.
0,5
0,25
L
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM ----------------Hết------------------
10
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 7 ĐỀ THI DỰ ĐOÁN THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
FI CI A
L
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Trong cuộc sống, rất may hầu hết chúng ta được quyền lựa chọn theo ý mình, và chính sự chọn lựa của ta mới mang đến những kết quả ý nghĩa. Có thể không phải lúc nào chúng ta cũng hành động đúng, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy là mình không còn sự lựa chọn nào khác...chúng ta buộc phải hành động như thế và chỉ có cách ấy. Nhưng thường thì chúng ta có quyền lựa chọn. Khi nhận ra hầu hết những điều mình làm đều do lựa chọn, lúc đó chúng ta mới có thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.
ƠN
OF
Bạn hãy thử trải nghiệm những điều sau đây xem sao. Trong 48 giờ kế tiếp, hãy loại bỏ các từ “tôi phải” ra khỏi vốn từ của bạn và thay thế bằng “tôi sẽ”. Đừng nói: “Tối nay tôi phải làm việc khuya”, thay vào đó, hãy nói: “Tôi sẽ làm việc khuya”. Khi bạn chọn làm một điều gì đó tức là bạn đang kiểm soát được cuộc sống của mình. Thay vì nói: “Tôi phải ở nhà”, hãy nói: “Tôi muốn ở nhà”. Sử dụng thời gian có ý nghĩa chính mình là lựa chọn khôn khéo. Bạn là người chịu trách nhiệm. Bạn nắm quyền kiểm soát cuộc đời mình – không ai khác ngoài bạn.
NH
Trong cuộc sống những điều mà chúng ta buộc phải làm thật ra không nhiều. Bạn và tôi chọn làm một số việc bởi vì chúng ta tin rằng đó là điều tốt nhất. Khi loại bỏ cụm từ “tôi phải” khỏi kho từ vựng của mình, chúng ta đã nắm được quyền kiểm soát nhiều hơn. (Sự lựa chọn của bạn, Steve Goodier, Sự mầu nhiệm của lòng quan tâm, NXB Phụ nữ, 2010, tr. 73- 74)
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích khi nào thì chúng ta có thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình ? Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào là “quyền lựa chọn” được nhắc đến trong đoạn trích? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “Khi loại bỏ cụm từ “tôi phải” khỏi kho từ vựng của mình, chúng ta đã nắm được quyền kiểm soát nhiều hơn” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc tự chịu trách nhiệm về những việc làm của bản thân. Câu 2. (5,0 điểm) Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi đến ngày rũ xương ở đây thôi...Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ...Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
FI CI A
L
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại...Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.13- 14) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị. Từ đó nhận xét ngắn gọn về giá trị nhân đạo được Tô Hoài gửi gắm trong đoạn trích trên.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
----------------Hết------------------
MA TRẬN % Tổng điểm
TT
Thông hiểu
Vận dụng cao
Vận dụng
Kĩ năng
Tổng
FI CI A
Nhận biết
L
Mức độ nhận thức
Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) 1
Đọc hiểu
10
10
10
5
10
5
0
2
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
5
5
5
5
5
5
5
Viết bài nghị luận văn học
20
10
15
10
10
20
35
25
30
20
25
30
Tỉ lệ %
40
Tỉ lệ chung
30 70
Lưu ý:
20
30
5
01
20
20
5
10
01
50
50
10
15
06
90
100
OF
04
ƠN
Tổng
20
NH
3
0
30
10
100 100
QU Y
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
DẠ
Y
KÈ
M
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần Câu
3
1,0
0,5
II
7,0 2,0 0,25 0,25 1,0
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
1
ƠN
OF
4
Điểm 3,0 0,75 0,75
L
1 2
ĐỌC HIỂU Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Theo đoạn trích: “Khi nhận ra hầu hết những điều mình làm đều do lựa chọn, lúc đó chúng ta mới có thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.” Có thể hiểu “quyền lựa chọn” được nhắc đến trong đoạn trích là tự đưa ra các quyết định về việc chúng ta sẽ thực hiện liên quan đến cuộc sống của chính mình. (Thí sinh có thể lí giải khác miễn sao hợp lí) Thí sinh thể hiện rõ quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần và lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lí. Có thể tham khảo: - Tôi đồng tình với ý kiến: “Khi loại bỏ cụm từ “tôi phải” khỏi kho từ vựng của mình, chúng ta đã nắm được quyền kiểm soát nhiều hơn.” Vì lúc đó chúng ta sẽ không làm việc trong trạng thái tâm lý ép buộc mà bản thân sẽ có thái độ chủ động thực hiện, biết chịu trách nhiệm về việc mình đang làm. Từ đó sẽ kiểm soát được hành động của bản thân. LÀM VĂN Viết một đoạn văn về ý nghĩa của việc tự chịu trách nhiệm về những việc làm của bản thân. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa của việc tự chịu trách nhiệm về những việc làm của bản thân. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc tự chịu trách nhiệm về những việc làm của bản thân. Có thể theo hướng: - Khi biết tự chịu trách nhiệm về những việc làm của bản thân sẽ giúp chúng ta hoàn thành tốt tất cả công việc và nhiệm vụ được giao. - Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công, hoàn thiện bản thân của mỗi cá nhân. - Việc tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm sẽ đem đến niềm tin và thiện cảm cho những người xung quanh. Từ đó chúng ta sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị. Từ đó nhận xét ngắn gọn về giá trị nhân đạo được Tô Hoài gửi gắm trong đoạn trích trên. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
FI CI A
I
Nội dung
2
0,25 0,25 5,0 0,25
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Phân tích tâm trạng nhân vật Mị; nhận xét ngắn về giá trị nhân đạo được thể hiện trong đoạn trích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và đoạn trích. *Phân tích tâm trạng nhân vật Mị. - Tâm trạng ban đầu của Mị khi nhìn thấy A Phủ bị trói là “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”, “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Có lẽ cuộc sống đau khổ làm cho cô Mị tài hoa, xinh đẹp ngày nào đã chai sạn và vô cảm, không quan tâm đến những gì ở xung quanh mình. Thái độ ấy của Mị như tố cáo sâu sắc sự tàn bạo của chúa đất phong kiến miền núi lúc bấy giờ. - Nhưng khi ánh lửa vừa mới nhen lên, Mị “lé mắt trông sang” nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” thì Mị thay đổi tâm trạng. Mị nhớ lại tình cảnh mình bị trói đứng một năm về trước, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ cổ không thể lau đi được. Chi tiết “giọt nước mắt” này đã khơi gợi lên sự hồi sinh cảm xúc trong Mị. Mị xót thương thân mình. Rồi Mị thương người cùng cảnh ngộ “cơ chừng chỉ đến đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét...Người kia việc gì phải thế”. Đồng thời Mị hiểu được “Chúng nó thật ác độc”. - Rồi Mị nhớ lại đời mình, Mị nghĩ đến việc nếu A Phủ mà trốn thoát thì “Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy”. Tuy nhiên Mị cũng sẽ không thấy sợ. Rõ ràng nếu Mị có giúp cho A Phủ thì cũng vì tình thương người đồng cảnh ngộ, là sự vùng lên trong sự bức bách khắc nghiệt chứ không hề sợ liên lụy. - Từ sự thức tỉnh của lòng thương người đồng cảnh ngộ, Mị rón rén bước lại, “rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”, cởi trói cho A Phủ. Thế nhưng khi A Phủ đi rồi, bản năng tự vệ đến với Mị “Mị đứng lặng trong bóng tối rồi cũng vụt chạy ra”. Mị đã chạy theo A Phủ với lời giải thích đơn giản “ở đây thì chết mất” và “hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi” → Sự phản kháng mãnh liệt của người dân Tây Bắc đối với bọn thống trị. Cởi trói cho A Phủ thực chất là Mị đang cởi bỏ xiềng xích đè lên trên cuộc đời của mình và hành động chạy theo A Phủ là Mị đang chạy theo tiếng gọi của cuộc sống. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp và niềm khát khao tự do mãnh liệt… đã thôi thúc Mị có một quyết định táo bạo cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cuộc đời mình. - Nhân vật Mị được miêu tả chủ yếu theo dòng tâm trạng. Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả một cách chi tiết và tinh tế những diễn biến phức tạp trong tâm hồn Mị. Diễn biến tâm trạng của Mị khá phức tạp nhưng hợp lí. Người đọc được thuyết phục hoàn toàn trước những suy nghĩ và hành động của cô. Sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô đã trỗi dậy mãnh liệt. Hành động cắt đứt dây trói cho A Phủ rồi trốn theo A Phủ để tự cứu mình là hành động tất yếu của những con người luôn bị chế độ thống trị áp bức bất công. Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mạnh mẽ, khả năng cách mạng của người lao động Tây Bắc.
0,5 2,5
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
*Nhận xét nhận xét ngắn về giá trị nhân đạo được Tô Hoài gửi gắm trong đoạn trích. - Qua đoạn trích, nhân vật Mị đã cho ta thấy được con người dù bị chà đạp về thể xác lẫn tinh thần thì khát vọng sống của họ cũng không thể nào bị dập tắt. Đó chính là vẻ đẹp của người lao động miền núi Tây Bắc đã được nhà văn trân trọng và ca ngợi. - Tác giả đồng tình với tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động chống lại cường quyền và vạch ra con đường giải phóng cho họ. - Qua đoạn trích, Tô Hoài cũng đã thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận khổ đau của người dân lao động miền núi trước Cách mạng. - Tác phẩm nói chung, đoạn trích nói riêng là lời tố cáo sâu sắc sự tàn ác của bọn giai cấp thống trị. d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM ----------------Hết------------------
0,25 0,5 10
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
L
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022
FI CI A
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 8 - TA Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian phát đề
ĐỀ THAM KHẢO
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản Đang đi dạo trên đường, người đàn ông bỗng khựng lại vì ngạc nhiên. Ông thấy bên vệ đường có một con voi to lớn, chân bị buộc bởi một sợ dây thừng nhỏ xíu đang đứng cùng ông chủ của nó. Điều khiến anh ta ngạc nhiên ở đây chính là, một con voi to lớn như vậy – tại sao lại chịu đứng yên một chỗ chỉ với một sợi dây thừng bé tý? Bởi vì chúng ta có thể thấy rằng, việc phá đứt sợi dây thừng kia là điều cực kỳ đơn giản. Anh ta tiến đến bên ông chủ của con voi để hỏi lý do vì sao con voi lại không làm như vậy. Khi nghe câu hỏi của người đàn ông này, chủ của con voi đã lên tiếng: “Đơn giản lắm! Khi con voi này còn bé, chúng tôi đã buộc ở chân nó bằng sợi dây thừng này. Thời gian trôi qua, con voi lớn lên, chúng tôi vẫn buộc chân nó bằng sợi dây này. Anh có thể thấy rằng, sợi dây thừng bé xíu ấy đã làm cho con voi to lớn luôn tin rằng, nghĩ rằng sợi dây ở chân của nó vẫn đủ chắc để giữ nó lại. Mặc dù giờ con voi đã lớn, nó hoàn toàn có đủ sức để có thể kéo đứt mọi sợi dây, nhưng tiếc là nó không hề nghĩ rằng nó làm được điều đó.” (Câu chuyện suy ngẫm: Con voi và sợi dây thừng trói chân, trithucvn.org, 27/01/2019) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Câu 2. Trong văn bản, điều gì đã khiến người đàn ông ngạc nhiên? Câu 3. Theo anh/chị, hình ảnh sợi dây thừng trong văn bản có ý nghĩa gì? Câu 4. Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra sau khi đọc văn bản trên là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của anh/ chị về ý nghĩa của những thất bại trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy cỏ dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn
Viết đoạn văn nghị luận xã hội Viết bài nghị luận văn học
DẠ
Y
2
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về hướng đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cánh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam của thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chú được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất chả sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà… (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.199-200) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài bút kí. ----------------Hết-----------------MA TRẬN Mức độ nhận thức % Tổng Tổng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm cao TT Kĩ năng Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30
3
5
5
5
5
5
5
5
10
01
25
20
20
10
15
10
10
20
5
35
01
75
50
Tổng
40
25
30
20
20
30
10
45
06
120
100
OF
FI CI A
L
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
ƠN
Điểm 3,0 0,75 0,75 1,0
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
4
ĐỌC HIỂU Phương thức biểu đạt chính: tự sự Trong văn bản, người đàn ông ngạc nhiên vì thấy con voi to lớn lại bị trói bằng sợi dây thừng nhỏ xíu. - Hình ảnh sợi dây thừng trước hết có ý nghĩa tả thực, đó là phương tiện trói buộc con voi. - Hình ảnh sợi dây thừng còn có ý nghĩa biểu tượng cho thái độ chần trừ, sợ hãi, không dám đối mặt và vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Thí sinh nêu được bài học ý nghĩa nhất với bản thân và lí giải thuyết phục Có thể tham khảo: - Bài học ý nghĩa nhât mà tôi rút ra sau khi đọc văn bản: Trong cuộc sống, có muôn vàn khó khăn, thử thách, nhưng chỉ cần tự tin, kiên trì ta sẽ vượt qua được. - Bởi sau khi gặp những khó khăn, nếu con người cứ khăng khăng giữ lấy ý nghĩ tự ti là sẽ không thể làm được điều gì đó thì sẽ để tuột mất rất nhiều cơ hội phía sau. Cơ hội chính là do ta nắm bắt lấy, có khó khăn thì khi hoàn thành, chúng ta mới cảm thấy hạnh phúc và tự hào về bản thân. Kiên trì và dám đối mặt với khó khăn sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. LÀM VĂN Viết một đoạn văn về ý nghĩa của những thất bại trong cuộc sống
NH
3
Nội dung
QU Y
Phần Câu I 1 2
II
1
7,0 2,0
L
0,25
0,25
FI CI A
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa của những thất bại trong cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của những thất bại trong cuộc sống Có thể theo hướng: - Thất bại là khi con người không đạt được những mục tiêu đã đề ra trong cuộc sống. - Thất bại là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, góp phần làm cho đời sống trở nên trọn vẹn, ý nghĩa. - Thất bại cho con người nhận thức rõ về bản thân từ đó tìm ra con đường đi thích hợp để phát huy thế mạnh, khắc phục tồn tại, tránh những sai lầm tiếp theo. - Thất bại là một cơ hội để con người tôi luyện bản lĩnh, ý chí … d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Phân tích đoạn trích trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Từ đó nhận xét về cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trong tác phẩm. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích đoạn trích; nhận xét về cái tôi tác giả trong tác phẩm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm và đoạn trích.
0,25 0,25 5,0
0,25
DẠ
Y
KÈ
M
2
QU Y
NH
ƠN
OF
1,0
0,5
0,5
L
2,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
*Cảm nhận về đoạn trích - Khái quát vẻ đẹp của sông Hương khi về đồng bằng + Hình ảnh liên tưởng, nhân cách hoá “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng” gợi nhắc một cách tự nhiên đến câu chuyện cổ tích “Công chúa ngủ trong rừng” và đem đến cho dòng sông vẻ đẹp thơ mộng, huyền bí, nhuốm màu cổ tích. + Hình ảnh “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” mở ra một không gian yên bình, trong trẻo, thơ mộng làm phông nền tô điểm vẻ đẹp của sông Hương. -> Hình ảnh mở đầu đem đến ấn tượng về vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng, hấp dẫn của dòng sông. - Nhận xét về hành trình của sông Hương qua lăng kính tình yêu + Tác giả nhìn về hành trình của sông Hương qua lăng kính tình yêu và thấy đó là “cuộc tìm kiếm có ý thức” của một người con gái với “người tình mong đợi của mình” -> cách nhìn mới mẻ, độc đáo, đậm nét phong tình. + Trong hành trình của mình, sông Hương luôn nỗ lực làm mới mình, làm đẹp mình tạo nên một dòng chảy thơ mộng, hấp dẫn. - Tái hiện cụ thể hành trình của dòng sông qua góc nhìn địa lí, hội họa + Tác giả liệt kê hàng loạt địa danh của Huế gắn liền với hành trình của sông Hương: ngã ba Tuần, điện Hòn Chén, Ngọc Trản… đem đến ấn tượng về sự phong phú của các danh lam thắng cảnh của Huế đồng thời cho thấy vốn tri thức uyên bác cùng tình yêu, niềm tự hào về quê hương xứ sở của ông. + Hệ thống động từ được sử dụng tài tình “vấp, chuyển hướng, vòng…” cho người đọc hình dung cụ thể về dòng chảy của sông Hương đồng thời làm cho dòng sông trở thành một sinh thể có hồn đầy sức sống. + Gắn với mỗi địa danh trên hành trình của mình, sông Hương mang một dấu ấn, một vẻ đẹp riêng: vẻ mềm mại, duyên dáng, hấp dẫn như một tấm lụa; sắc nước biến đổi theo từng thời điểm trongngày giống như một đoá hoa phù dung biến ảo, lung linh đầy mê hoặc; vẻ trầm mặc, u tịch khi đi qua những lăng tẩm, đền đài… => Với việc sử dụng bút pháp miêu tả, nhân cách hoá, phép tu từ so sánh, liên tưởng độc đáo; ngôn ngữ vừa trí tuệ vừa giàu chất thơ, chất
L
FI CI A
hoạ; giọng văn mượt mà, truyền cảm…, Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa cho người đọc cảm nhận chân thực, cụ thể thủy trình của sông Hương khi ra khỏi đại ngàn Trường Sơn, xuôi dần về đồng bằng vừa đem đến ấn tượng về những vẻ đẹp đa dạng của dòng sông gắn với từng địa danh của xứ Huế. Qua đó, ta cũng cảm nhận sâu sắc tình yêu, sự gắn bó của nhà văn với sông Hương, với mảnh đất này. * Nhận xét về cái tôi của tác giả trong bài tuỳ bút: - Cái tôi uyên bác với vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về địa lí, lịch sử, văn hóa xứ Huế. - Cái tôi tinh tế trong quan sát, cảm nhận và miêu tả với trí tưởng tượng phong phú, độc đáo. - Cái tôi có tình yêu say đắm, gắn bó với quê hương xứ Huế, với sông Hương. - Cái tôi tài hoa với văn phong tao nhã, hướng nội, ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc, nhịp điệu. => Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn uyên bác, tài hoa và có một tình yêu tha thiết dành cho sông Hương, xứ Huế. d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM ----------------Hết------------------
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
0,5
0,25 0,5
10
FI CI A
ĐỀ THAM KHẢO
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 9 - TA Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian phát đề
L
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: Một lần, đức Khổng Tử đang nằm đọc sách, bất ngờ đưa mắt xuống bếp thấy Nhan Hồi lấy đũa xới cơm cho vào tay, nắm lại từng nắm nhỏ rồi đưa lên miệng. Đức Khổng Tử thở dài mà than rằng: "Chao ôi! Học trò thân tín nhất của ta mà lại ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt đến thế này ư?". Khi các học trò quây quần lại chuẩn bị dùng cơm, đức Khổng Tử nói rằng: "Các con ơi! Chúng ta đi từ Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, một dạ theo thầy và thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Hôm nay thầy trò chúng ta may mắn có được bữa cơm, thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương, nhớ ơn cha mẹ thầy. Cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?". Các học trò đều chắp tay thưa: "Dạ thưa thầy, nên ạ!". Chỉ riêng Nhan Hồi vẫn đứng im. Đức Khổng Tử lại nói: "Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?". Các học trò không rõ ý thầy nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: "Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch. Vì khi con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con đã xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi. Nhưng con lại nghĩ cơm thì ít mà anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì sẽ mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em. Như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi, bây giờ con xin phép chỉ ăn phần rau thôi. Và thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!". Nghe Nhan Hồi nói xong, đức Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Chao ôi, thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu đúng sự thật. Chao ôi! Suýt chút nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ mất rồi!". Phán xét dù đúng đắn đến đâu thì nó cũng là lưỡi gươm sòng phẳng cắt đứt tình thâm, tạo thêm sự cách biệt giữa mọi cá thể trong cùng bản thể. Cho nên, ta hãy cố gắng thực tập cho mình thói quen nhận diện đơn thuần - nhìn thực tại như chính nó đang là - để buông bỏ bớt những nhận xét phân biệt không cần thiết. Hãy thay thế thói quen phán xét bằng những lời góp ý chân thành để ta luôn tạo cho nhau cơ hội được hoàn thiện hơn. (Hiểu về trái tim, Minh Niệm, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2013, Tr. 95)
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Trong văn bản, tại sao Khổng Tử thở dài khi thấy Nhan Hồi lấy đũa xới cơm cho vào tay, nắm lại từng nắm nhỏ rồi đưa lên miệng? Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến của Khổng Tử “thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu đúng sự thật”? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “ Hãy thay thế thói quen phán xét bằng những lời góp ý chân thành để ta luôn tạo cho nhau cơ hội được hoàn thiện hơn” không? Tại sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về ý kiến “Phán xét dù đúng đắn đến đâu thì nó cũng là lưỡi gươm sòng phẳng cắt đứt tình thâm, tạo thêm sự cách biệt giữa mọi cá thể trong cùng bản thể” Câu 2. (5,0 điểm) Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. (Trích Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.39) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong tác phẩm. ----------------Hết------------------
MA TRẬN Mức độ nhận thức
Đọc hiểu
2
Viết đoạn văn nghị luận xã hội Viết bài nghị luận văn học Tổng
3
10
10
5
5
5
5
5
5
5
5
5
20
10
15
10
10
20
40
25
30
20
L
15
0
20
30
FI CI A
1
Vận dụng
0
OF
Kĩ năng
Thông hiểu
ƠN
TT
Tổng Vận dụng cao Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) (phút) Nhận biết
% Tổng điểm
04
20
30
5
10
01
25
20
5
35
01
75
50
10
45
06
120
100
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
Điểm 3,0 0,75 0,75
ĐỌC HIỂU Phương thức biểu đạt được sử dụng: tự sự, nghị luận. Trong văn bản, Khổng Tử thở dài thất vọng vì Nhan Hồi là học trò thân tín nhất của ông mà lại ăn vụng thầy, vụng bạn. Câu nói của Khổng Tử “thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu đúng sự thật” có thể hiểu: - “Những việc chính mắt mình trông thấy rành rành”: những việc con người tận mắt chứng kiến và là căn cứ để đánh giá, nhận xét về một điều gì đó. Câu nói của Khổng Tử đặt ra vấn đề là trong cuộc sống có những khi ta tận mắt chứng kiến và cho rằng như vậy đã đủ để nhìn nhận, đánh giá về một người, một việc nhưng thực tế vẫn là chưa đủ vì điều ta nhìn thấy chưa phải là toàn bộ sự thực. Từ đó, câu nói nhắc nhở mọi người cần có cái nhìn toàn diện, khách quan tránh việc phán xét phiến diện về một con người, một sự việc trong đời sống. Học sinh nêu quan điểm (đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình) và lí giải hợp lí Sau đây là một gợi ý - Tôi đồng tình với quan điểm trên - Bởi vì + Phán xét người khác là một thói quen xấu có thể làm tổn thương đến người khác và những mối quan hệ xã hội của mỗi chúng ta. + Những lời góp ý chân thành sẽ tạo cơ hội để kết nối con người với nhau, cải thiện những mối quan hệ, giúp cho con người tự hoàn thiện mình hơn. LÀM VĂN Viết một đoạn văn về ý kiến “Phán xét dù đúng đắn đến đâu thì nó cũng là lưỡi gươm sòng phẳng cắt đứt tình thâm, tạo thêm sự cách biệt giữa mọi cá thể trong cùng bản thể” a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
1,0
0,5
II
KÈ
M
QU Y
4
NH
ƠN
OF
3
Nội dung
FI CI A
Phần Câu I 1 2
L
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
DẠ
Y
1
7,0 2,0
0,25
L
0,25 1,0
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận hậu quả của sự phán xét c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ hậu quả của sự phán xét Có thể theo hướng: - Phán xét là nhận xét, đánh giá về sự việc, con người một cách dễ dàng, phiến diện theo quan điểm cá nhân của mình. Bằng cách nói hình ảnh thông qua biện pháp so sánh, ý kiến trên đã đề cập đến hậu quả của sự phán xét trong cuộc sống mỗi con người. - Mỗi con người, sự việc trong đời sống luôn là tổng hòa của nhiều mặt, nhiều khía cạnh nên không thể dùng một góc nhìn, một quan niệm để làm cơ sở đánh giá. Khi phán xét, chúng ta có thể khiến người khác bị tổn thương, làm cho các mối quan hệ bị rạn nứt thậm chí đổ vỡ. - Việc phán xét không chỉ ảnh hưởng đến người khác mà còn khiến bản thân con người rơi vào những nhận định phiến diện, chủ quan mất đi lí trí, sự sáng suốt và có thể có những suy nghĩ, hành động tiêu cực. - Trong cuộc sống này mỗi cá nhân là một thực thể khác biệt, với biết bao trạng thái, đặc điểm khác nhau. Hãy dừng việc phán xét, sống thật hòa đồng, tôn trọng điểm khác biệt của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Phân tích đoạn mở đầu trong “Tuyên ngôn độc lập”. Từ đó nhận xét về nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong tác phẩm. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích đoạn trích; nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả trong tác phẩm.
DẠ
Y
2
0,25 0,25 5,0 0,25
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
L
FI CI A
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm và đoạn trích. *Cảm nhận về đoạn trích - Mở đầu, Hồ Chí Minh sử dụng lời hô gọi “Hỡi đồng bào cả nước” vừa thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người vừa xác định đối tượng hướng tới của bản tuyên ngôn chính là nhân dân Việt Nam. - Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mĩ + Việc lựa chọn dẫn chứng thể hiện sự khôn khéo và kiên quyết trong nghệ thuật lập luận: . Hai bản tuyên ngôn ra đời trước đó hàng thế kỉ, được toàn thế giới công nhận về mặt pháp lí và tư tưởng chính nghĩa -> tạo cơ sở vững chắc cho bản tuyên ngôn độc lập ở Việt Nam. . Sử dụng tuyên ngôn của Pháp va Mĩ, Bác thể hiện thái độ trân trọng, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới. . Đặt ba bản tuyên ngôn, ba cuộc cách mạng, ba dân tộc ngang hàng, Hồ Chí Minh ngầm thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc . Việc trích dẫn cũng cho thấy thái độ kiên cương quyết và bản lĩnh chính trị phi thường ở Người. Lời lẽ của Mĩ và Pháp trong hai bản tuyên ngôn chính là đề cao sự tự do, bình đẳng, bác ái giữa người với người, nêu cao ngọn cờ của sự tự do, hạnh phúc. Vậy mà hơn 80 năm nay, thực dân Pháp lại sang đô hộ nước ta, cướp đi sự tự do, bình đẳng đó của chúng ta, đế quốc Mĩ lăm le biến nước ta thành thuộc địa phục vụ cho lợi ích của chúng -> Hồ Chí Mình đã chỉ ra sự mâu thuẫn trong lời nói và hành động của Pháp và Mĩ. Dù chỉ trích dẫn xong lại như một đòn chí mạng, “gậy ông đập lưng ông” để lật tẩy bản chất giả dối của thực dân và đế quốc, phê phán và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng. + Sự sáng tạo trong trích dẫn: Từ quyền bình đẳng, tự do, mưu cầu hạnh phúc của con người (tuyên ngôn của Mĩ và Pháp) Bác “suy rộng ra“, nâng lên thành quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới. Đó là suy luận hợp lí, sáng tạo, là đóng góp quan trọng nhất
0,5 2,5
L 0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa. - Lời khẳng định “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” + Hình thức câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định + Hùng hồn, đanh thép, khẳng định vững vàng cho những lí lẽ và dẫn chứng, đặc biệt là quyền tự do của dân tộc => Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu bản tuyên ngôn thật súc tích, ngắn gọn, với cách trích dẫn sáng tạo và cách lập luận chặt chẽ, vừa kiên quyết vừa vô cùng khéo léo để nêu ra nguyên lí chung về quyền tự do độc lập của các dân tộc trên thế giới cũng như khẳng định một cách mạnh mẽ, hùng hồn cơ sở pháp lí của Tuyên ngôn độc lập * Nhận xét về nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh - Lập luận: chắc chắn, dứt khoát, dẫn chứng thuyết phục, khẳng định nguyên lí độc lập – tự do không ai có thể chối cãi được. - Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lý, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải đã được nhân dân thế giới công nhận và từ các cuộc đấu tranh chính nghĩa trong lịch sử nhân loại. - Giọng văn: đanh thép, hùng hồn, giàu tính luận chiến. - Ngôn ngữ: trong sáng, sắc sảo, giàu hình ảnh, cách xưng hô của Bác tạo được sự gần gũi với nhân dân cả nước trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc. d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM ----------------Hết------------------
0,25 0,5
10
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
L
ĐỀ THI THAM KHẢO
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 10 - PT Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền với tôi rằng họ mất quá nhiều thời gian để nuôi nấng con cái cho đến khi chúng tốt nghiệp đại học. Trong thời buổi hiện nay tại Mỹ hầu như giới trẻ đều dễ dàng bước vào cổng trường đại học dù chỉ học bán thời gian. Tôi hỏi một ông bố là tương lai con trai ông ta sẽ như thế nào sau khi tốt nghiệp đại học, ông ta trả lời “là một ông già”. Mark Twain nói về chuyện học hành của ông ấy thế này: “Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình là người đần độn. Lúc nào tôi cũng cảm thấy việc dạy học đối với hầu hết các thầy cô giáo là việc rất khó khăn”. Nhưng giáo dục ở nhà trường chỉ là một phần trong việc học của cuộc đời. Bản thân tôi cũng đã từng ngồi ghế nhà trường, nhưng hầu hết những hiểu biết của tôi cho đến ngày hôm nay, là những điều tôi học được bên ngoài lớp học. Trong tác phẩm “The Three Minute Mediator” của David Harpe có một chương viết riêng về thiết “Bất Tri” của Thiền tông Phật giáo. Trong đó tác giả đề cập đến thái độ của người mốn dành cả đời vào việc học hỏi, tiếp thu các kiến thức mới. Một nhà khoa học tìm đến một Thiền sư để tìm hiểu triết lý nhà Phật đứng trên quan điểm “khoa học”. Thiền sư mời khách ngồi và từ tốn rót trà mời khách. Nước trà được rót đầy ngập chiếc tách. Nhưng nhà khoa học ngạc nhiên vì thấy vị Thiền sư tiếp tục rót thêm trà vào cho đến khi nó trào ra trên mặt bàn và khiến nhà khoa học phải đứng bật lên khi trà nóng chảy vào người. Và đó là bài học đầu tiên. Thiền sư giảng rằng: “Một tách trà đã đầy thì không thể chứa thêm một giọt trà nào nữa. Tâm trí của chúng ta cũng vậy.” Chúng ta có thể học nhiều điều khi tâm trí ta sẵn sàng tiếp thu. Sự giáo dục của “trường đời” không đòi hỏi bạn phải dự thi – ngay lúc này đây bạn đang đứng trong ngôi trường ấy rồi. Trường này không xếp hạng cho các học sinh nhưng sự thành công của bạn trong cuộc sống sẽ chứng tỏ bạn đã học tập như thế nào.
DẠ
Y
KÈ
M
(Hãy mở rộng tầm nhìn, Steve Goodier, Sự mầu nhiệm của lòng quan tâm, NXB Phụ nữ, 2010, tr.132- 133) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, nhiều bậc phụ huynh thường than phiền về điều gì? Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói của thiền sư trong đoạn trích: Một tách trà đã đầy thì không thể chứa thêm một giọt trà nào nữa. Tâm trí của chúng ta cũng vậy ? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: Chúng ta có thể học nhiều điều khi tâm trí ta sẵn sàng tiếp thu không? Vì sao? II/ LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về sự cần thiết rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh. Câu 2. (5,0 điểm) Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một quãng bờ phá nước ngập đến quá đầu gối. Bất giác tôi nghe người đàn ông nói chõ lên thuyền như quát: “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.
ƠN
OF
FI CI A
L
Chắc chắn họ không trông thấy tôi. Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà. Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân. Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !”. Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy. Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.
NH
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2019, tr 71- 72) Phân tích phát hiện của nhân vật Phùng qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc sống của tác giả.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
----------------Hết------------------
L FI CI A
MA TRẬN Mức độ nhận thức
Đọc hiểu
2
Viết đoạn văn nghị luận xã hội Viết bài nghị luận văn học Tổng
3
15
10
10
5
5
5
5
5
5
5
5
20
10
15
10
40
25
30
20
40
30
QU Y
Tỉ lệ % Tỉ lệ chung
70
OF
1
Vận dụng
0
0
04
20
30
5
5
10
01
25
20
10
20
5
35
01
75
50
20
30
10
45
06
120
100
ƠN
Kĩ năng
Thông hiểu
NH
TT
Tổng Vận dụng cao Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) Nhận biết
20
10 30
100 100
Y
KÈ
M
Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
DẠ
% Tổng điểm
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
L
Điểm 3,0 0,75 0,75 1,0
0,5
II
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
1
NH
ƠN
4
ĐỌC HIỂU Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Theo tác giả, nhiều bậc phụ huynh thường than phiền về việc họ mất quá nhiều thời gian để nuôi nấng con cái cho đến khi chúng tốt nghiệp đại học. Có thể hiểu câu nói của thiền sư Một tách trà đã đầy thì không thể chứa thêm một giọt trà nào nữa. Tâm trí của chúng ta cũng vậy như sau: Nếu bạn muốn học hỏi điều gì thì điều trước tiên là phải thật sự muốn học, không cho mình là hiểu biết nhiều mà tự mãn mà phải thấy mình nhỏ bé, sự hiểu biết còn nông cạn nên sẵn lòng muốn học hỏi thì mình sẽ học được nhiều điều bổ ích, bổ sung cho kiến thức của mình giống như tách trà cạn được rót đầy nước vậy. (Thí sinh có thể lí giải khác miễn sao hợp lí) (Thí sinh thể nêu thông điệp khác nhau miễn sao hợp lí) Gợi ý: Tôi đồng tình với ý kiến: Chúng ta có thể học nhiều điều khi tâm trí ta sẵn sàng tiếp thu. Vì khi tâm trí ta sẵn sàng nghĩa là chúng ta thật sự muốn tiếp nhận kiến thức một cách thành tâm. Từ đó sẽ tạo được niềm yêu thích, sự húng thú để tiếp thu kiến thức một cách nhiều nhất có thể. LÀM VĂN Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về sự cần thiết rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sự cần thiết rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh. Có thể theo hướng: - Kỹ năng tự học là khả năng tự phân tích, tổng hợp các tài liệu. Từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập. - Nếu có được kỹ năng tự học sẽ giúp cho người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc hơn. - Việc tự học còn giúp học sinh hình thành được tính độc lập tự giác trong học tập cũng như nề nếp làm việc khoa học; giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định năng lực phẩm chất và vận dụng vào đời sống. - Người có tinh thần rèn luyện các kỹ năng tự học thì sẽ dần hoàn thiện được bản thân, thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội và sớm thành công trong cuộc sống.
FI CI A
3
Nội dung
OF
Phần Câu I 1 2
7,0 2,0 0,25
0,25 1,0
DẠ
0,25 0,25
L
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
2
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Phân tích phát hiện của nhân vật Phùng qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cách nhìn cuộc sống của tác giả. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích phát hiện của nhân vật Phùng; nhận xét ngắn về cách nhìn cuộc sống của tác giả. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và phát hiện của nhân vật Phùng qua đoạn trích. * Phân tích phát hiện của nhân vật Phùng qua đoạn trích - Khái quát phát hiện của nhân vật Phùng: Đang trong tâm trạng xúc động bởi cảm giác cái đẹp chính là đạo đức thì ngay lập tức anh lại phát hiện điều thứ hai thật trớ trêu với người nghệ sĩ. Đó là việc chứng kiến cảnh tượng một người đàn ông đánh vợ dã man hoàn toàn trái ngược với cảnh chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ mà anh đã nhìn thấy trước đó. - Cảnh gia đình thuyền chài: + Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà: khắc khổ, xấu xí, mệt mỏi và chỉ biết cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn. + Lão đàn ông: thô kệch, dữ dằn, độc ác, quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Và cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !” như một cách để giải toả uất ức, khổ đau. → Đây là hình ảnh nghịch lí đằng sau cái đẹp toàn bích, toàn thiện mà Phùng vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. - Thái độ của người nghệ sĩ: + Chết lặng, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt: kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn → Anh không ngờ đằng sau cái vẻ đẹp tuyệt đỉnh của tạo hoá lại có cái xấu, cái ác đến mức không thể tin được. + Không thể chịu được khi thấy cảnh ấy, Phùng đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới → Bản chất của người lính khiến anh không thể làm ngơ trước sự bạo hành. Phùng đã cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa trong gia đình kia đã làm cho những điều huyền diệu mà anh đã phát hiện hiện hình ra thật khủng khiếp, ghê sợ. - Đánh giá: + Nghịch lí xót xa, trớ trêu thể hiện qua hai phát hiện, đặc biệt là phát hiện thứ hai sẽ đưa người nghệ sĩ đến với những nhận thức sâu sắc về cách nhìn hiện
5,0
0,25
0,5
0,5 2,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
thực cuộc đời. + Tình huống truyện bất ngờ mang ý nghĩa nhận thức; Nghệ thuật kể chuyện sinh động với người kể chuyện là nhân vật Phùng đã tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, có khả năng khám phá đời sống; lời kể khách quan, chân thực, thuyết phục; Xây dựng nhân vật thành công với ngôn ngữ phù hợp đặc điểm tính cách của từng người. Tất cả những yếu tố này đã làm nổi bật chủ đề - tư tưởng của tác phẩm. *Nhận xét cách nhìn cuộc sống của tác giả. - Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. - Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật, mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện – ác. d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM ----------------Hết------------------
0,5
0,25 0,5 10