DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ BIOGAS

Page 1

Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮC LẮC TRƯỜNG THPT DTNT N’TRANGLƠNG

DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ

“BIOGAS VÀ MÔI TRƯỜNG XANH”

Người thực hiện: Phạm Thị Kim Chung Giáo viên bộ môn: Hóa học

Năm học: 2015-2016


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở Giáo dục và Đào tạo Đắc Lắc - Trường: THPT DTNT N’TRANG LƠNG Tỉnh Đắc Lắc - Địa chỉ: Khối 14- Phường Khánh Xuân- Buôn Ma Thuột Đắc Lắc - Điện thoại cơ quan: 0500. 3868 555 - Họ và tên giáo viên: PHẠM THỊ KIM CHUNG -Ngáy sinh: 15-06-1980 Môn: Hóa học - Email: Kimchunggvhoantl@gmail.com -Điện thoại cá nhân : 0989319969

ĐẶT VẤN ĐỀ Tây Nguyên , mảnh đất bazan màu mỡ, đất rộng và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Đặc biệt là ngành chăn nuôi hiện nay đang rất phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm. Chúng tôi đã tìm hiểu và được trải nghiệm thực tế tại một số huyện , theo thống kê của một xã thì các loại vật nuôi, gia súc, gia cầm rất phong phú và đa dạng ở đây có nuôi bò, dê, heo, gà… Tuy nhiên một vấn đề chúng tôi quan tâm ở đây là chất thải của các loại gia súc, gia cầm này chưa được xử lí đúng cách và tận dụng hết lợi ích. Phân của chúng được xả trực tiếp ra môi trường, không những gây ô nhiễm trầm trọng khu vực xung quanh đó mà còn là nơi tồn tại của nhiều mầm bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Mặt khác về hình thức trông rất mất thẩm mĩ và không có văn minh.


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

Ô nhiễm tại buôn Gram A-Thị xã Buôn Hồ-Tỉnh Daklak

Ô nhiễm trong chăn trâu bò tại Tp.Buôn Ma Thuột-tỉnh Daklak Vấn đề thứ hai: đó là tình trạng phá rừng bừa bãi ở Tây Nguyên, người ta chặt cây, phá rừng nhằm nhiều mục đích khác nhau, trong đó cũng không tránh khỏi việc chặt cây làm củi để làm nhiên liệu,ngăn cản quá trình phát triển của rừng cây.

Vấn đề thứ ba: Cuộc sống của nhiều người nông dân ở nhiều buôn làng Tây Nguyên còn rất khó khăn, kinh tế eo hẹp…để trồng cà phê nhiều bà con chưa thu


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

xong vụ cà phê thì tiền bán cà phê đã đem đi trả tiền phân bón cho vụ trước không đủ…

Là một giáo viên ở trường DTNT tôi lại càng thấu hiểu hơn những cái khó của các vấn đề trên đặt ra! Vậy giải pháp là gì? Trong khi học sinh của tôi là từ tất cả các buôn làng ở các huyện trong tỉnh về đây học tập, sau này các em sẽ là những cán bộ cốt lõi ở các buôn làng đó! Vậy thì ta phải giáo dục để các em trở thành những tuyên truyền viên tích cực, ta phải hình thành cho các em có những năng lực để các em sẽ trở thành chủ nhân giải quyết những vấn đề trên! Với ý tưởng như vậy, qua tìm hiểu về mô hình nông thôn mới và mô hình biogas chúng tôi nhận thấy biogas có rất nhiều lợi ích có thể giải quyết được những vấn đề trên đó là: Khi xây dựng mô hình biogas sẽ tạo ra cho chúng ta những nguồn năng lượng xanh, chống lại việc phá rừng ở Tây Nguyên, bảo vệ môi trường chống ô nhiễm. Tạo ra nguồn phân bón sạch, giàu dinh dưỡng cho cây trồng ở địa bàn Tây Nguyên. Đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cho người sử dụng. Bên cạnh đó lại tạo nên một bộ mặt buôn làng văn minh hiện đại hơn,xanh -sạch -đẹp hơn! Mặt khác khi tiến hành thực hiện dự án dạy học này lại có thể phát triển cho học sinh rất nhiều năng lực, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn- Một trong những điểm yếu lớn nhất của học sinh hiện nay nói chung và học sinh dân tộc nội trú nói riêng. Đây chính là những lí do rất cụ thể và là những vấn đề rất bức thiết đặt ra để chúng tôi mạnh dạn lựa chọn và thiết kế và thực hiện dự án dạy học với chủ đề “BIOGAS VÀ MÔI TRƯỜNG XANH”


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

TỔNG QUAN CHỦ ĐỀ


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

Phiếu mô tả hồ sơ dạy học của giáo viên 1. Tên hồ sơ dạy học

Dạy học dự án với chủ đề: “Biogas và môi trường xanh ” 2. Mục tiêu của dự án a. Về kiến thức * HS biết: - Cấu tạo và tính chất của ankan (Bài 25 – Ankan – Hoá học 11); - Vai trò của Hoá học trong phát triển kinh tế - xã hội thông qua tìm hiểu về Hoá học với năng lượng và nhiên liệu (Bài 43 – Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế – Hoá học 12); - Biết những tác động của các ngành sản xuất trong đó có sản xuất hoá học đến môi trường, tác hại của sự ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường của mọi người (Bài 45 – Hoá học và vấn đề môi trường – Hoá học 12); - Khái niệm vi sinh vật, môi trường và các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. (Bài 22 – Sinh học 10); - Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật (Bài 23 – Sinh học 10); - Đặc điểm một số chất hoá học, các yếu tố vật lý (Nhiệt độ, ánh sáng, độ pH...) ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật (Bài 27 – Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật – Sinh học 10); - Biết thế nào là áp suất và điều kiện sinh ra áp suất (Bài 7: Áp suất, Bài 8: Áp suất chất lỏng – Vật lý 8); - Kể tên các nguồn nhiên liệu sinh học, biết khí biogas là gì, nguồn gốc, thành phần và tính chất của khí biogas. - Thực trạng môi trường hiện nay, có phương hướng và biện pháp nhằm bảo vệ môi trường (Bài 12 – Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường – Giáo dục công dân 11); - Các vấn đề cấp thiết hiện nay của nhân loại, trách nhiệm, thái độ và việc làm của công dân nói chung và học sinh nói riêng đối với các vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay (Bài 15 – Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại – Giáo dục công dân 10); - Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên (Bài 58 – Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên – Sinh học 9); - Phương pháp dạy học theo dự án (DHTDA) và các bước tiến hành học theo DHTDA; - Biết cách thiết lập và sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển, trình bày ý tưởng về một chủ đề học tập. * HS hiểu:


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

- Cấu tạo, đặc điểm phản ứng cháy của ankan, viết được phương trình hoá học (Bài 25 – Ankan – Hoá học 11); - Ứng dụng của ankan trong đời sống và trong công nghiệp, cơ sở của những ứng dụng đó (Bài 25 – Ankan – Hoá học 11); - Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật, quá trình lên men trong điều kiện kị khí của vi sinh vật, tác động và ứng dụng của một số yếu tố (hoá học và lý học...) ức chế sinh trưởng của vi sinh vật. (Bài 22 – Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật; Bài 23 – Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật; Bài 27 – Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật – Sinh học 10); - Bản chất, tính chất của áp suất, điều kiện để có áp suất (Bài 7: Áp suất, Bài 8: Áp suất chất lỏng – Vật lý 8); - Ảnh hưởng của một số chất hoá học với môi trường và sức khoẻ con người: khí metan gây ngạt khi lượng oxi thấp, phản ứng cháy của ankan có thể xảy ra không hoàn toàn nên còn có thể có C, CO, … nên cần có các biện pháp để giảm các tác hại của chúng với sức khoẻ và môi trường (Bài 25: Ankan – Hoá học 11); - Cơ chế hình thành khí biogas - Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường (Bài 12 – Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường – Giáo dục công dân 11); - Trách nhiệm của công dân bằng những việc làm cụ thể để góp phần tham gia giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay (Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại – Giáo dục công dân 10). b. Kĩ năng HS có thể: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản của ankan (Bài 25: Ankan – Hoá học 11); - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất của ankan. (Bài 25: Ankan – Hoá học 11); - Biết áp dụng kiến thức về ứng dụng của metan và các ankan khác trong thực tiễn một cách hợp lí; - Phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường, giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng... Qua đó tham gia thực hiện và tuyên truyền chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân (Bài 12 – Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường – Giáo dục Công dân 11; bài 58 – Sử dụng hợp lý tài nguyên – Sinh học 9; bài 15 – Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại–Giáo dục công dân 10);


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

- Biết sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển các ý tưởng cá nhân về một chủ đề nào đó, biết cách sử dụng kĩ thuật 5W1H, biết sử dụng phần mềm Word, PowerPoint, chèn hình ảnh, âm thanh, tạo video clip,… tạo nên sản phẩm báo cáo kết quả dự án học tập; - Biết thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo, phỏng vấn,…) và xử lí thông tin thu nhận được; - Phát triển năng lực làm việc tích cực, độc lập, sáng tạo, hợp tác nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn đề ra; - Vận dụng các kiến thức liên môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; - HS có cơ hội được rèn luyện và phát triển các kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống như: + Dám nhận trách nhiệm và khả năng thích nghi, thể hiện trách nhiệm cá nhân với nhóm và phần việc của mình; + Tính sáng tạo và ham học hỏi, tìm hiểu tri thức, thực hiện và trao đổi ý tưởng mới với người khác, luôn cởi mở và tiếp nhận những ý tưởng mới mẻ, đa dạng; + Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông. c. Giáo dục tình cảm, thái độ - Thông qua tính chất, ứng dụng của ankan, giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ; ý thức sử dụng hợp lí, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. (Bài 25: Ankan – Hoá học 11); - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ và giữ môi trường trong sạch. HS có thái độ tích cực bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động, thuyết phục người khác tham gia bảo vệ môi trường. Tôn trọng, tin tưởng ủng hộ chính sách bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên của nhà nước. Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho môi trường. (Bài 12 – Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Giáo dục Công dân 11; bài 58 – Sử dụng hợp lý tài nguyên – Sinh học 9; bài 15 – Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại –Giáo dục công dân 10); - HS hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập với môn Hoá học. Bước đầu hình thành và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học. Bồi dưỡng khả năng tự học và tự học suốt đời cho HS; - HS khi thực hiện dự án học tập được tham gia hoạt động nhóm, được phát triển các kĩ năng mềm (lên kế hoạch hoạt động, tìm kiếm và xử lí thông tin, giao tiếp, thuyết trình, bày tỏ quan điểm,...),... qua đó hình thành những năng lực cần thiết chuẩn bị cho quá trình học tập cao hơn hoặc lao động sau khi tốt nghiệp THPT và hình thành, bồi đắp được những tình cảm tốt đẹp với bạn bè trong tổ/nhóm và GV bộ môn. d. Định hướng phát triển năng lực


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn; - Năng lực hợp tác; - Năng lực tự học, tự nghiên cứu; - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT); - Năng lực sáng tạo. e. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong dự án học tập, học sinh cần học tập và sử dụng các kiến thức liên môn: Môn học

Bài

Hóa học 9

Tên bài liên quan đến chủ đề tích hợp Metan

Hoá học 11

25

Ankan

Hoá học 10

29

Hidrosunfua

Sinh học 9

58

Sử dụng hợp lý tài nguyên

22

Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

23

Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

27

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

7,8

Bài 7: Áp suất

Sinh học 10

Vật lý 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng Giáo dục Công dân 10

15

Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

Giáo dục Công dân 11

12

Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Như vậy, HS được rèn năng lực vận dụng những kiến thức liên môn ở trên để giải quyết các vấn đề thực tiễn của dự án “Biogas và bảo vệ môi trường” và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, ý thức sử dụng hợp lí nguồn năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua học tập Hoá học. 3. Đối tượng dạy học của bài học - 34 học sinh lớp 11A1 năm học 2015-2016 của trường THPT DTNT N’Trang Lơng. - Đặc điểm: Là học sinh dân tộc, có học lực khá, chăm học. 4. Ý nghĩa của dự án


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

Sau khi học sinh học tập xong dự án này các em sẽ phát triển được một số năng lực cụ thể là: Về năng lực chuyên môn: Phát triển được năng lực chuyên môn của các môn Hóa học, vật lí, sinh học, công nghệ, GDCD, tin học. Cụ thể các em sẽ vận dụng được kiến thức đã học ở chương 5- bài ankan hóa học lớp 11, ôn tập được nhiều kiến thức môn sinh học, vật lí, GDCD đã học ở các lớp trước vào thực tiễn. Về năng lực xã hội: Biết cách làm việc nhóm, biết cách ứng xử tốt và thân thiện với môi trường. Về năng lực phương pháp: Biết lên kế hoạch làm việc, thực hiện kế hoạch theo mục tiêu đề ra,có phương pháp nhận xét, đánh giá bản thân và các bạn cùng làm việc. Bên cạnh đó các em còn phát triển các năng lực khác như: sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình trước tập thể, phán đoán, khái quát vấn đề, năng lực nghiên cứu khoa học. Đặc biệt thông qua dự án này nhằm giáo dục các em bảo vệ môi trường bằng hành động cụ thể, sử dụng năng lượng tiết kiệm bằng hoạt động cụ thể. Vì vậy các em sẽ hiểu được ý nghĩa đích thực của việc tiết kiệm năng lượng và có hành động ứng xử phù hợp với môi trường ta đang sống. 5. Thiết bị dạy học, học liệu a. Giáo viên - Máy vi tính, máy chiếu. - Sơ đồ tư duy và ví dụ sự phát triển ý tưởng của sơ đồ tư duy. - Sơ đồ kĩ thuật 5W1H và một ví dụ cụ thể áp dụng trong một dự án học tập hoá học. - Dự án mẫu, các phiếu đánh giá dự án (bảng kiểm quan sát, phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu tự đánh giá cá nhân...). - Riêng buổi công bố sản phẩm và thuyết trình cần chuẩn bị máy quay, máy ghi âm và máy ảnh. b. Học sinh - Bút màu, giấy A0 hoặc A1 để vẽ sơ đồ tư duy. - Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm. - Tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến nội dung của dự án (các tài liệu, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động…) về bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Máy vi tính nối mạng enternet, máy chiếu, máy quay, máy ghi âm, máy ảnh. c. Các ứng dụng công nghệ thông tin


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

- Phần mềm Microsoft Word - Phần mềm Microsoft Power Point - Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Mind maps -Các phần mềm để chụp hình, quay phim, chỉnh sửa cắt và nối phim ảnh. 6. Các hoạt động dạy học a. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Nội dung 1: Giới thiệu về dạy học theo dự án (1 tiết) Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu về dạy học theo dự án và các kĩ thuật phụ trợ - GV cho HS xem một số hình ảnh về dạy học theo dự án và sản phẩm của HS. - GV nêu vấn đề: Đây là một phương pháp học mới, dạy học theo dự án, được dùng rất phổ biến trên thế giới nhưng vẫn còn mới lạ ở Việt Nam. Trong phương pháp học tập này, các em sẽ được tìm hiểu các vấn đề có ý nghĩa với thực tiễn, được làm việc theo nhóm để tạo ra sản phẩm có thể trình bày được. Sản phẩm của dự án học tập của các em sẽ thể hiện không chỉ năng lực nhận thức mà còn cả năng lực sáng tạo của cả nhóm. Vậy thế nào là dạy học theo dự án? Học theo dạy học theo dự án có đặc điểm gì khác với các hoạt động học tập trước đây? Các bước học theo dạy học theo dự án áp dụng trong môn Hoá học của chúng ta như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu và vận dụng trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động của GV và HS

Nội dung 1. Phương pháp dạy học theo dự án a. Khái niệm

GV chiếu trên màn hình về Dạy học theo dự án được hiểu là một phương pháp khái niệm dạy học theo dự án, hay hình thức dạy học trong đó HS thực hiện một các bước học theo dạy học nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí theo dự án. HS theo dõi. thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được HS thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Sản phẩm của dự án học tập có thể trình bày được. GV là người cố vấn hoạt động của nhóm HS. b. Các bước học dạy học theo dự án


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

Bước 1: Lập kế hoạch - Lựa chọn chủ đề: HS được đề xuất hoặc lựa chọn chủ đề của dự án do GV đề xuất. GV giới thiệu kế hoạch thực - Xây dựng tiểu chủ đề: lập sơ đồ tư duy, sơ đồ hiện dự án, kết quả báo cáo 5W1H để xây dựng tiểu chủ đề của nhóm. của một dự án mẫu: “Lợi ích - Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ học tập và của học tiếng anh”. HS lắng phân công trong nhóm nghe, thảo luận và phát vấn Bước 2: Thực hiện dự án: - Thu thập thông tin dưới nhiều hình thức. những thắc mắc. - Thảo luận nhóm để xử lí thông tin. Bước 3: Tổng hợp kết quả - Tổng hợp kết quả, xây dựng sản phẩm. - Báo cáo kết quả dự án. - Đánh giá và nhận thông tin phản hồi. - Rút ra bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án.

Hoạt động 2 (10 phút): GV giới thiệu về sơ đồ tư duy, cách lập sơ đồ tư duy, kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H.


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV dẫn dắt: Ngày nay, việc sử dụng 2. Sơ đồ tư duy sơ đồ tư duy (SĐTD) trong lập kế a. Khái niệm hoạch công việc, kế hoạch tuần, ghi - SĐTD là một phương pháp ghi chép gồm chép… không còn xa lạ. Cha đẻ của một hình ảnh hoặc từ khoá ở trung tâm, và từ phương pháp này là Tony Buzan, và trung tâm đó phát triển ra nhiều ý, mỗi ý sẽ là hiện nay được hơn 250 triệu người từ khoá mới, có nhiều ý nhỏ hơn. trên thế giới đã sử dụng phương pháp - Có thể áp dụng SĐTD trong mọi mặt cuộc này. Vậy SĐTD là gì, cách lập và sử sống, qua đó cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu dụng như thế nào? quả hoạt động. GV hướng dẫn cách lập SĐTD trên b. Cách lập SĐTD bảng, phần mềm Mindmap. HS cùng - Trên giấy, bảng, bút màu… - Phần mềm Mindmap trên máy tính. thảo luận. c. Cách sử dụng SĐTD GV yêu cầu HS lập SĐTD của một - Lập kế hoạch. bài học trong chương trình, lập kế - Ghi chép (ví dụ: ghi chép bài học…) - Xây dựng các ý tưởng… hoạch 1 tuần. 3.Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H GV: Có một kĩ thuật dạy học được sử Who (ai)? What (cái gì)? Where (ở đâu)? dụng khi tìm hiểu vấn đề hoặc lập kế When (khi nào)? Why (tại sao)? How (như thế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập, nào)? (Trong đó các câu hỏi Tại sao và Như một dự án rất hiệu quả là kĩ thuật đặt thế nào là quan trọng nhất) câu hỏi 5W1H. Ví dụ: GV cho HS áp dụng với yêu cầu tìm hiểu về chủ đề “Học tiếng anh”


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

VD: Xây dựng sơ đồ tư duy bài ankan


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Có một kĩ thuật dạy học được sử 3.Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H dụng khi tìm hiểu vấn đề hoặc lập kế Who (ai)? What (cái gì)? Where (ở đâu)? hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập, When (khi nào)? Why (tại sao)? How (như một dự án rất hiệu quả là kĩ thuật đặt thế nào)? (Trong đó các câu hỏi Tại sao và câu hỏi 5W1H.

Như thế nào là quan trọng nhất)

Ví dụ: GV cho HS áp dụng với yêu cầu tìm hiểu về ví dụ một chủ đề bất kì như “Học tiếng anh”

Để thay đổi không khí giáo viên cho học sinh chơi một trò chơi ô chữ: “ Biogas”. Từ việc học sinh tìm ra ô chữ, giáo viên vừa củng cố được kiến thức về ankan học trên lớp và có lí do để đặt vấn đề vào việc tìm hiểu dự án. Nội dung ô chữ như sau: ô chữ biogas Câu 1 : Xem hình ảnh hãy cho biết đây là ngành công nghiệp gì?Đáp án:Dầu mỏ Câu 2 : Thành phần chính của là CH4 chiếm gần 95% đó là ….?


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung Đáp án:Khí thiên nhiên. Câu 3 : Để phản ứng ankan tác dụng được với halogen X2 người ta cần tác động điều kiện gì?Đáp án:Chiếu sáng Câu 4 : Hai chất có cấu tạo là CH3CH2CH(CH3)CH3 và C (CH3)4 chúng được xếp vào cùng là ….của nhau.Đáp án:Đồng phân Câu 5 : Tên của chất có công thức cấu tạo sau: CH3CH(CH3) CH3 Đáp án:Iso Butan Câu 6 : Nhìn hình đoán chữ? Đáp án: Chăn nuôi Từ khóa: Đây là một ứng dụng ngay từ các hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nó mang lại nhiều lợi ích như: lợi ích về kinh tế, lợi ích về năng lượng, lợi ích về nông nghiệp, lợi ích về môi trường. Đáp án:BIOGAS

o chu biogas.pptx

Hình ảnh ô chữ đã dạy

Hoạt động 3 (5 phút): Giáo viên nêu vấn đề định hướng cho HS xây dựng dự án Một số hình ảnh thực tiễn để đặt vấn đề:


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Với những bài học đã - Metan và các ankan đầu dãy đồng đẳng là những học trong chương 5 (Hiđro chất hữu cơ đều toả nhiệt rất nhanh và lớn khi đốt cacbon no) hãy nghiên cứu xây dựng các dự án học tập có thể thực hiện được. Dự án học tập đó cần gắn với đời sống thực tiễn, được nhiều

cháy nên có ứng dụng quan trọng là làm nguồn nhiên liệu. - Trong tự nhiên nguồn nhiên liệu này đang ngày càng

cạn kiệt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơn nữa việc khai thác và sử dụng nguồn nhiên liệu này gây ô người quan tâm. nhiễm môi trường, là nguyên nhân của nhiều dịch GV định hướng cho HS các bệnh, … Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có nguồn dự án có nhiều ý nghĩa thực nhiên liệu khác thay thế mà không gây ô nhiễm môi tiễn nhất có liên quan tới trường, tiết kiệm chi phí, không ảnh hưởng đến sức môi trường và nguồn năng khoẻ con người? lượng, từ đó cùng thống nhất Vậy làm thế nào để có môi trường trong sạch, chúng ta


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

lựa chọn chủ đề: “Biogas và sẽ cùng nhau đi nghiên cứu dự án với đề tài “biogas và bảo vệ môi trường”.

môi trường xanh”

Hoạt động 4 (5 phút): GV hướng dẫn xây dựng sơ đồ tư duy sơ lược về chủ đề: “Biogas và môi trường xanh”

Hoạt động 5 (5 phút): GV chia đều HS vào 2 nhóm làm cùng đề tài dự án “Biogas và môi trường xanh”. Cho các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí nhóm. Hoạt động 6 (10 phút): - Lập kế hoạch thực hiện dự án, xác định mục tiêu dự án, đưa ra bộ các câu hỏi định hướng. Bộ câu hỏi định hướng: Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để nông thôn Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng phát triển bền vững? Câu hỏi bài học: ? Thế nào là nhiên liệu xanh? ? Xử lý các phụ phẩm của nông nghiệp như thế nào để giảm thiểu tác hại cho môi trường?


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

Câu hỏi nội dung: Câu 1: Biogas là gì ? Câu 2: Biogas được sinh ra như thế nào? Câu 3: Áp suất là gì? Tại sao cần dùng đồng hồ giảm áp khi sử dụng khí biogas để đun nấu. Câu 4: Công nghệ biogas có những lợi ích gì? Câu 5: Trình bày cấu tạo hầm biogas, quá trình hình thành khí biogas từ chất thải động, thực vật? Câu 6: Ở địa phương em môi trường có bị ảnh hưởng nhiều của việc chăn nuôi gia súc, gia cầm không? Em có đề xuất gì nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường ở địa phương em? Hiện nay ở địa phương em đang dùng biện pháp nào để xử lí chất thải chăn nuôi? Câu 7:Là học sinh trường THPT DTNT N’TrangLơng sau khi em học xong dự án này em có hành động cụ thể như thế nào về môi trường ở nơi em đang học tập? - GV đưa bảng tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo dự án, bảng đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm. - Các nhóm HS phân công nhiệm vụ, trao đổi cách thực hiện, thời gian hoàn thành, … và báo cáo GV thường xuyên. Hoạt động 7 (5 phút): Dặn dò Các nhóm tự bố trí thời gian họp nhóm và thực hiện nhiệm vụ. Biên bản thảo luận họp nhóm được ghi đầy đủ và thường xuyên báo cáo giáo viên kết quả sau mỗi buổi họp nhóm. Nội dung 2: Triển khai thực hiện dự án ( 4 tuần) Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Theo dõi HS thực hiện, - Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc. hướng dẫn HS, kịp thời - Thực hiện dự án: thu thập thông tin dưới nhiều hình tháo gỡ những vướng


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

mắc.

thức và viết báo cáo.

- GV cung cấp cho HS - Trao đổi với GV về những khó khăn trong quá trình các tài liệu hỗ trợ thêm thực hiện qua điện thoại, email. (nếu có) - Sửa chữa, hoàn chỉnh sản phẩm. Kế hoạch thực hiện các công việc Tuần 1

Thời gian Công việc Tìm kiếm và thu thập tài liệu Tổng hợp kết quả thu thập Phân tích và xử lý thông tin Vẽ sơ đồ tư duy Viết báo cáo

Tuần 2

Tuần 3 Tuần 4

Thứ

Thứ

Thứ

Thứ

Thứ

Thứ

2–4

5–7

2–4

5–7

2–7

2–7

X

X

X X X

Thảo luận để hoàn thiện

X

Trình bày sản phẩm

X


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY Nội dung 3: Hoạt động ngoại khoá (một buổi) GV cùng với HS tham gia một buổi đi hoạt động ngoại khoá tìm hiểu về quy trình xử lí chất thải chăn nuôi bằng cách xây dựng hầm biogas tại Trường THPT DTNT N’Trang Long và tại một hộ gia đình người dân có sử dụng mô hình biogas là Chú Lamthuộc tổ 11- Khối 14- Phường Khánh Xuân- thành phố Buôn Ma Thuột- Tỉnh Đắc Lắc. HS có thể chụp ảnh, quay phim và phỏng vấn, để có thêm tư liệu hoàn thành dự án của nhóm một cách đầy đủ và chi tiết nhất. * GV yêu cầu HS viết báo cáo kết quả thu hoạch được sau buổi ngoại khoá làm rõ các nội dung sau: 1. Bể biogas của hộ gia đình được xây dựng từ thời gian nào? Mục đích của việc xây dựng bể biogas ? 2. Hộ gia đình lấy nguồn chất thải nào để sản xuất khí biogas ? Quy trình xử lí chất thải của nhà trường như thế nào? 3. Hộ gia đình sử dụng khí biogas như thế nào? Lượng khí biogas có thể cung cấp trong 1 ngày của bể này?


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

4. Hộ gia đình sử dụng phụ phẩm khí sinh học như thế nào? 5. Tại sao hầm biogas thường có dạng nắp vòm, tại sao hầm thường được xây chôn dưới đất? 6. Xử lí chất thải động thực vật theo phương pháp này có lợi ích gì? Một số hình ảnh và phim tư liệu đi thực tế có kèm theo 1. Video bắt đầu cuộc hành trình đi ngoại khóa ..\Video thuc te de gioi thieu ve mo hinh biogas ở trường học.wmv 2.Video phỏng vấn cô nhà bếp của học sinh ..\Tổ 1 phong van co nha bep cua Trường.wmv

3. Video phát biểu nhận xét về môi trường xung quanh khu vực có nuôi heo của nhà trường...\video phat bieu cua Hs ve van de moi truong o gan mo hinh biogas.MOV 4. Video bắt đầu cuộc hành trình đi ngoại khóa tại hộ nhà dân có sử dụng biogas ..\Gioi thieu hoc sinh tham quan mo hinh tai một nhà dân.wmv 5. Video phỏng vấn tại hộ nhà dân của học sinh ..\Video phong van tai ho gia dinh su dung biogas.wmv 6.Video phát biểu về môi trường của nhà dân cạnh hộ nuôi heo và làm biogas ..\Video phat bieu của ho dan xung quanh nha lam biogas.MOV


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

Hình ảnh học sinh tham quan mô hình chăn nuôi heo và mô hình biogas của nhà trường

Học sinh phỏng vấn, để tìm hiểu về mô hình biogas của nhà trường

Học sinh thăm ao cá, nơi tận dụng bã rắn của biogas làm thức ăn cho cá

Nội dung 4: Giới thiệu sản phẩm trước lớp (2 tiết) Hoạt động 1 (70 phút): Các nhóm HS báo cáo kết quả dự án Nhóm 1: Báo cáo bằng sơ đồ tư duy .


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

ỨNG DỤNG CỦA BIOGAS Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Tổ chức cho các nhóm báo - Mỗi nhóm có 3 – 5 phút trình bày lí do chọn đề tài, cáo và phát vấn, thời gian video giới thiệu về nhóm và các hoạt động của nhóm mỗi nhóm 30 – 35 phút.

trong suốt quá trình làm dự án. - Các nhóm báo cáo sản phẩm dự án của nhóm mình (PowerPoint, sơ đồ tư duy, sản phẩm cụ thể, video


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

clip…) (15 – 20 phút). - Trả lời các câu hỏi do các nhóm khác và GV phát vấn (10 phút). - Lắng nghe các nhóm khác báo cáo và đưa ra các câu hỏi, đánh giá theo phiếu. *Ví dụ một vài câu hỏi phát vấn: Câu 1: Khí biogas có an toàn không? Câu 2: Tại sao khí biogas được dùng làm nhiên liệu? Câu 3: Trong quá trình ủ phân trong bể biogas, người ta phải chú ý điều kiện gì? Câu 4: Tại sao không dùng các ankan khác làm nhiên liệu mà chủ yếu là dùng khí metan? Câu 5: Lợi ích của việc sử dụng công nghệ biogas? Các biện pháp để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Câu 6: Chất thải động vật và những phụ phẩm nông nghiệp nào cho hàm lượng khí biogas nhiều nhất? Câu 7: Vì sao nguồn không khí ngày càng trở nên ô nhiễm? Môi trường không khí ô nhiễm gây ra những tác hại nào? Làm thế nào để có môi trường không khí trong lành? Câu 8: Hãy kể tên nguồn nhiên liệu sinh học khác ngoài nhiên liệu sinh học là khí biogas? Nhóm 4 : Đang báo cáo bài thuyết trình chủ đề biogas và môi trường xanh


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

Hoạt động 2 (10 phút): Tổng hợp thông tin và đánh giá kết quả học tập theo dự án Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV lắng nghe các nhóm báo

- Nhận xét về sản phẩm dự án của nhóm mình và các

cáo, nhận xét vào phiếu.

nhóm khác. - HS đánh giá quá trình thực hiện dự án của nhóm mình và các nhóm khác theo phiếu đánh giá.

Hoạt động 3: (10 phút) Củng cố, nhận xét, rút kinh nghiệm sơ bộ GV tóm tắt nội dung bài học, và đưa ra nhận xét đánh giá sơ bộ. GV dựa trên các bảng kiểm, các phiếu đánh giá để cho điểm dự án học tập của từng nhóm và từng HS. (Việc rút kinh nghiệm sau dự án cho từng nhóm HS nên tiến hành sau 1 tuần, khoảng 10 phút trước bài học mới. GV yêu cầu các nhóm chỉnh sửa và chuyển lại sản phẩm hoàn chỉnh làm tư liệu dạy học và làm tài liệu học tập cho các nhóm HS khác cùng học tập). Có thể tiến hành kiểm tra 15 phút hoặc lồng ghép một phần nội dung vào bài kiểm tra 45 phút để đánh giá định tính về khả năng nắm bắt kiến thức của HS. GV rút kinh nghiệm dựa trên toàn bộ hồ sơ dự án bao gồm: Các sản phẩm của dự án, các phiếu đánh giá theo các nhóm, phiếu đánh giá cá nhân và các đánh giá trong quá trình HS thực hiện dự án, … để chuẩn bị cho các dự án tiếp theo. Sau buổi báo cáo cả lớp đều thấy rất vui vẻ và thành công!


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

7.Kiểm tra đánh giá kết quả học tập - Giáo viên kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình học sinh thực hiện dự án theo nhóm, đánh giá thông qua bảng tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo dự án, bảng đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm - Đánh giá thông qua bài kiểm tra 15 phút. Đề kiểm tra 15 phút: Theo nội dung các em tìm hiểu và báo cáo thì cứ 10 kg phân heo sẽ cho khoảng 400 lít khí biogas/ngày và là nguồn nhiên liệu đủ dùng cho 4 người/1 hộ gia đình. Vậy ở trường mình nuôi 20 con heo, trung bình một ngày một con cho 1kg phân. Hỏi một ngày sẽ cung cấp cho nhà bếp khoảng bao nhiêu lít khí biogas và đáp ứng nhu cầu đủ dùng cho khoảng bao nhiêu người? - Điểm của cá nhân học sinh là điểm trung bình cộng của 3 phiếu đánh giá này.

STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Họ và tên H' Chín_Niê Triệu Thị Chuyên H Doanh Byă Hoàng Tuyết Dung Bùi Xuân Định Lý Triệu Khánh Đường Cầm Thị Hà Nguyễn Hoàng Hà Vương Thị Thu Hà Đinh Thị Hiền Hoàng Thị Hòa Hồ Thị Thu Hoài Trương Hồng Huệ Bùi Cẩm Hường Lộc Thị Hương Bùi Hoàng Khang Hoàng Văn Khải Quách Gia Kiệt H Lê Na Niê Kđăm H Năc Mlô

BẢNG TỔNG KẾT ĐiỂM CHỦ ĐỀ BIOGAS VÀ MÔI TRƯỜNG XANH LỚP 11A1- TRƯỜNG THPT DTNT N'TRANGLONG- TỈNH ĐẮC LẮC HS tự đánh giá GV đánh giá KT 15 phút 70 75 10 85 81 10 65 75 10 90 81 10 65 55 8 70 75 70 100 85 90 90 60 100 95 90 95 90 65 90

65 75 90.5 90 90.5 75 75 70 90 90.5 90 81 75 81 81

8 8 9 10 10 8 10 8 10 10 10 8 9 10 9

TB 8.17 8.87 8.00 9.03 6.67 7.16 7.67 8.35 9.67 9.18 8.17 8.83 7.0 9.67 9.52 9.33 8.53 8.50 8.20 8.70


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Lý Thị Nga Hoàng Thị Nguyệt Triệu Thị Oanh Lục Thị Thu Phượng Lâm Quang Quỳnh H Tha_Knul Hứa Thị Thao Nông Thị Mỹ Thảo Nông Thị Thư Lò Thị Tuyết Nông Văn Vương Ayun Thị Uyên Vy Vũ Hoàng Yến H' Yiêm Niê

90 90.5 10 9.35 100 90.5 9 9.35 90 90.5 9 9.02 85 75 10 8.67 100 90 8 9.00 85 81 10 8.87 85 90 9 8.83 55 65 8 6.67 90 90 9 9.00 75 75 10 8.33 75 65 7 7.00 80 75 10 8.50 75 81 10 8.53 65 90 10 8.50 Ghi chú: Điểm cột 1:Nhóm đánh giá theo mẫu phiếu 1.2( điểm tối đa 100) Điểm cột 2:Giáo viên đánh giá nhóm theo phiếu 1.1( điểm tối đa 100) Điểm cột 3:Kiểm tra 15 phút( điểm tối đa 10) Điểm cột 4: Trung bình( Quy về điểm 10)

Tổng hợp điểm: Giỏi:12 Khá:22

TB:0

Yếu, kếm:0


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

8. Các sản phẩm của học sinh - Hình ảnh học sinh vẽ bản sơ đồ tư duy.

- Vi deo và hình ảnh học sinh báo cáo. San pham cua hoc sinh\Video trích đoạn báo cáo cuả tổ 3.wmv San pham cua hoc sinh\Video trích đoạn báo cáo của tổ 2.wmv San pham cua hoc sinh\Video trích đoạn báo cáo của tổ 4.wmv - Video và Hình ảnh quá trình ngoại khóa tìm hiểu về mô hình biogas ở trường THPT DTNT N’Trang Lơng và tại địa phương Tỉnh Đắc Lắc.


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

- Bài báo cáo của các nhóm bằng power poin, maid maps ( có file minh họa kèm theo) San pham cua hoc sinh\Nhóm 2- Biogas.ppt San pham cua hoc sinh\Nhom 3- bigas.ppt


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

Báo cáo với hình thức hỏi Xoáy-đáp xoay về chủ đề biogas và môi trường xanh San pham cua hoc sinh\Nhóm 4-Bao cao du an biogas va moi truong xanh.ppt - Bài kiểm tra 15 phút của học sinh sau khi thực hiện dự án.


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

-Bài dự thi kiến thức kiến thức liên môn của học sinh về chủ đề “biogas và môi trường xanh” đạt giải nhì cấp trường- Đang dự thi cấp sở- Hai học sinh thực hiện là Ayun Thị Uyên Vy – Lớp 11A1 và Quách Gia Kiệt - Lớp 11A1.

PHỤ LỤC 1 Các bảng tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo dự án Phiếu 1. 1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN NHÓM CỦA HỌC SINH (Dành cho giáo viên đánh giá học sinh)

Họ tên người đánh giá:…………………………………………………………… Nhóm:……………………………..Lớp………Trường…………………………… Tên dự án: …………………………………………………………………………. Giáo viên hướng dẫn dự án: ……………………………………………………….. Mục đánh giá

Tiếu chí

Kết quả


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung Chi tiết

Quá trình hoạt động nhóm (Tối đa 28 điểm)

Quá trình thực hiện dự án nhóm (Tối đa 30 điểm)

Điểm tối đa

Sự tham gia của các thành viên

4

Sự lắng nghe của các thành viên

4

Sự phản hồi của các thành viên

4

Sự hợp tác giữa các thành viên

4

Sự sắp xếp thời gian

4

Giải quyết xung đột trong nhóm

4

Sự thống nhất trong nhóm

4

Khả năng thu thập thông tin

6

Khả năng lựa chọn, tổ chức thông tin

6

Khả năng liên kết thông tin

6

Khả năng kết luận về thông tin, khái quát vấn đề

6

Ý tưởng

6

Nội dung

6

Thuyết trình

6

Kĩ thuật

6

Sơ đồ tư duy

6

Đánh giá bài báo cáo (Tối đa 30 điểm)

Tính sáng tạo của sản

12

phẩm (Tối đa 12 điểm) Tổng

100


Giáo án dự thi: Phạm Thị Kim Chung

Phiếu 1. 2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA DỰ ÁN CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM (Dành cho giáo viên đánh giá học sinh và học sinh trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau) Họ tên người đánh giá: …………………………………………………………………………………… Nhóm: ……………………………Lớp: ……………..Trường:…………………………………………… Tên dự án: ………………………………………………………………………………………………….. Thang điểm:

20 điểm = Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm 15 điểm= Khá; 10 điểm= Trung bình 5 điểm = Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm 0 = Không giúp ích gì cho nhóm

STT

Họ tên thành viên

1 2 3 4 5 6 7 8

Nhiệt tình, trách nhiệm

Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng nghe

Đưa ra y kiến có giá trị

Đóng góp trong việc hoàn thành sản phẩm

Hiệu quả công việc

Tổng điểm


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.