ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 (22 ĐỀ CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT)

Page 1

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN NGỮ VĂN

vectorstock.com/24597468

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 (22 ĐỀ CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT) WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

AL

ĐỀ SỐ: 01

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

CI

(Đề thi HSG năm học 2020 – 2021, Huyện Hoằng Hóa, ngày thi 09/3/2021) ĐỀ BÀI

FI

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

ƠN

OF

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần, nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đối mặt bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe và chính Thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.

NH

(Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Colleen MeCullough). Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích.

Y

Câu 3 (2.0 điểm): Hình ảnh "chiếc gai nhọn" và "bài ca duy nhất, có một không hai" trong đoạn trích tượng trưng cho những điều gì trong cuộc sống"?

QU

Câu 4 (2.0 điểm): Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến người đọc điều gì? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm):

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi cho rằng: Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống.

M

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2 (10.0 điểm):

Theo em, hình tượng nước mắt trong văn chương có thể hiểu như thế nào?

DẠ Y

Hãy trình bày cảm nhận về hình tượng ấy qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng). ----------------------Hết---------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

1


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

ĐỀ SỐ: 01

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

Yêu cầu cần đạt

Câu

ĐỌC HIỂU

I

Điểm 6,0

1

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

2

Nội dung của đoạn trích: Để dành những điều tốt đẹp nhất, quý giá nhất, con người phải trả giá bằng công sức thậm chí cả sinh mệnh của chính mình.

1,0

3

Hình ảnh "chiếc gai nhọn" và "bài ca duy nhất, có một không hai" trong đoạn trích tượng trưng cho:

2,0

- Chiếc gai nhọn: Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách mà mỗi người phải vượt qua trong cuộc sống.

1,0

ƠN

NH

4

OF

Phần

FI

. HƯỚNG DẪN CHẤM

CI

(Đề thi HSG năm học 2020 – 2021, Huyện Hoằng Hóa, ngày thi 09/3/2021)

1,0

- Bài ca duy nhất, có một không hai: Tượng trưng cho những điều tốt đẹp, có giá trị nhất trong cuộc sống mà con người có được nhờ vượt qua khó khăn, thử thách.

1,0

Học sinh có thể trình bày những ý sau:

2,0

QU

Y

- Những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau, bằng cả sự sống và sinh mạng của mình. - Mỗi người hãy biết vươn lên trên những gian khổ, bất hạnh để khẳng định bản thân mình. TẠO LẬP VĂN BẢN

14,0

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống.

4,0

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

0,25

DẠ Y

1

M

II

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: - Quà tặng bất ngờ của cuộc sống: Là những giá trị vật chất, tinh thần mà người khác trao cho mình, những cơ hội, may mắn bất ngờ do khách quan đem lại.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

0,5

2


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

0,5

AL

- Tự mình làm nên cuộc sống: Là do chính bản thân mình tự tạo nên.

CI

=> Nội dung của câu nói khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông chờ vào người khác. Cuộc sống của mỗi người do chính mỗi chúng ta tạo nên.

1,0

OF

FI

- Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được quà tặng bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là phải biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào. Tuy nhiên cuộc sống không phải lúc nào cũng là trải đầy hoa hồng, cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp. Muốn cuộc sống của chính mình tốt đẹp thì hãy tự mình làm nên cuộc sống. (Dẫn chứng).

0,5

- Phải chủ động trang bị, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kỳ diệu cho cuộc sống của chính mình.

0,5

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo,có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

Theo em, hình tượng nước mắt trong văn chương có thể hiểu như thế nào? Hãy trình bày cảm nhận về hình tượng ấy qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng). a. Đảm bảo thể thức của một bài văn nghị luận có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài..

0,5

b. Đảm bảo kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương đề làm bài.

0,5

DẠ Y

M

2

QU

Y

NH

ƠN

- Nhiều người khi nhận quà tặng bất ngờ; Có tâm lý chờ đợi, ỷ lại, thậm chí vung phí những quà tặng ấy. Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi vào những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm.

8,0

1. Giải thích: - Hình tượng giọt nước mắt trong văn chương từ xưa đến nay có rất nhiều cung bậc, nó bộc lộ tâm trạng, cảm xúc góp phần làm sâu sắc hơn tính cách của nhân vật.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

1,0

3


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

- Giọt nước mắt ấy có khi cụ thể bật lên từ khổ đau hay vui sướng, từ những khát vọng hay đam mê. - Giọt nước mắt ấy, có khi là sự rỏ giấu thầm lặng bởi chính nỗi đau khổ, niềm thương cảm nghẹn ngào của người cầm bút.

CI

2. Chứng minh vấn đề.

1,0

* Hình tượng nước mắt trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” vừa mang ý nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng.

4,0

FI

* Vài nét về tác giả Nguyên Hồng và tác phẩm “Những ngày thơ ấu”

OF

+ Hình tượng nước mắt trong đoạn trích mang ý nghĩa thực đó là nỗi niềm, tâm trạng của cậu bé Hồng qua những lần bật khóc. - Lần thứ nhất là những giọt nước mắt của sự đau đớn, tủi hờn: 2,0

NH

ƠN

Từ đầu đoạn trích người cô cố châm chọc, miệt thị, mỉa mai hình ảnh người mẹ „Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe”. Tình cảnh túng quẩn, hình vẻ gầy guộc, rách rưới của mẹ ... Sau lời hỏi thứ hai của người cô lòng chú bé càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay. Đến lời nói thứ ba thì “nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.

QU

Y

= > Khi nhắc đến mẹ, nỗi nhớ dâng trào, nhưng những giọt nước mắt sớm được Hồng kìm nén. Trong cuộc đối thoại với bà cô, từ sâu thẳm trái tim, những giọt nước mắt của bé Hồng là nước mắt của lòng thương và nỗi hận, thương mẹ bao nhiêu lại hận những cổ tục đày đọa mẹ bấy nhiêu. 1,5

M

- Lần thứ hai là những giọt nước mắt của hạnh phúc, của mãn nguyện: Gặp lại mẹ, những giọt nước mắt cứ vỡ òa tuôn trào không phải kìm nén trông chừng, không nghẹn ngào uất ức. Nước mắt ấy được thoải mái được bật thành ra tiếng nấc, nức nở trong tiếng dỗ dành ấm áp thân quen của mẹ. Nước mắt tuôn trào từ niềm hạnh phúc, hân hoan, rạo rực trong tình mẫu tử thiêng liêng.

DẠ Y

= > Vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ. + Hình tượng nước mắt trong đoạn trích mang ý nghĩa biểu thượng. Qua hình tượng giọt nước mắt thể hiện cách nhìn đời, nhìn người bằng tình yêu thương và lòng nhân ái, sự cảm thông và lòng bao dung. + Chương IV được nhà văn đặt tên “Trong lòng mẹ” Nguyên Hồng đã muốn bất tử hóa cái khoảnh khắc quý giá được ở trong lòng mẹ mà bé Hồng hằng khao khát.

0,5

3. Đánh giá, tổng hợp: - Ngòi bút tinh tế của Nguyên Hồng lách sâu vào nội tâm nhân

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

4


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

1,0

CI

AL

vật, để giọt nước mắt của nhân vật làm hiện lên trong đoạn trích một bức tranh cuộc sống chân thực và cảm động: đầy cay đắng, tủi cực nhưng cũng ngập tràn khao khát yêu thương, luôn hướng về tình người bao dung ấm áp. Sức hấp dẫn của đoạn trích “Trong lòng mẹ” cũng như văn chương của Nguyên Hồng bắt rễ từ chính những cảm thông.

FI

- Hình tượng nước mắt là hình tượng đẹp, có sức chứa lớn về tư tưởng, cảm xúc, góp phần khắc họa nhân vật; thể hiện chủ đề tác phẩm. Nó còn cho ta hiểu sâu hơn tài năng và tấm lòng nặng trĩu nhân tình thế thái, nỗi thương đời của các nhà văn.

OF

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

0,5

ƠN

Lưu ý chung:

0,5

1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phàn nội dung lớn nhất thiết phải có.

NH

2. Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 3. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

Y

4. Đối với đoạn văn nghị luận xã hội nếu viết dài quá 1,5 trang giấy thì trừ 0,5 điểm. Nếu không có dẫn chứng trừ 0,5 điểm.

DẠ Y

M

QU

---------------------- Hết ----------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

5


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

AL

“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ SỐ: 02

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi HSG năm học 2020 – 2021, Huyện Hậu Lộc, ngày thi 09/3/2021) ĐỀ BÀI

FI

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) GÁNH MẸ

OF

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

ƠN

Cho con gánh mẹ một lần, Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con, Cho con gánh mẹ đầu non, Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời.

NH

Ngày xưa mẹ gánh à ơi, Con xin gánh lại những lời mẹ ru, Đường đời sương gió mịt mù, Vì con hạnh phúc chẳng từ gian lao. Để con gánh mẹ đừng can, Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai, Cho con gánh cả tháng dài, Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.

M

QU

Y

Cho con gánh cả đôi vai Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy Mẹ già lá sắp xa cây Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao.

Mẹ ơi sóng biển dạt dào, Con sao gánh hết công lao một đời, Bông hồng cải áo đúng nơi, Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la, Cho con gánh lại mẹ già, Để sau người gánh chính là con con… (Quách Beem)

Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

DẠ Y

Câu 2 (1.0 điểm): Em hiểu nghĩa của từ "gánh" trong đoạn trích là gì? Câu 3 (2.0 điểm): Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn trích? Câu 4 (2.0 điểm): Thông điệp mà phần ngữ liệu muốn gửi tới chúng ta là gì? (Viết từ 7 đến 10 câu). II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (14.0 điểm)

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

6


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

Câu 1 (4.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói: "Sự học như thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi".

CI

Câu 2 (10.0 điểm): Nhận xét về bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: "Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật, vùng biển hùng vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với người dân vạn chài nơi đây".

FI

Bằng hiểu biết của mình về bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh - Ngữ văn 8 - tập 2. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

OF

---------------------- Hết ---------------------HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 02 Nội dung

Câu ĐỌC HIỂU

I

Điểm 6.0đ

1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm

1,0

2

-Nghĩa của từ “gánh”:

1,0

ƠN

Phần

NH

+ Nghĩa gốc gánh là: Mang một vật nặng bằng cách mắc vào hai đầu một cái đòn đặt lên vai.

-Các biện pháp tu từ: (Lưu ý chỉ ra ít nhất 2 biện pháp tu từ thì cho điểm tối đa)

1,0

QU

3

Y

+ Trong đoạn trích này từ gánh chủ yếu được hiểu theo nghĩa chuyển: Đó là sự lam lũ, tần tảo của người mẹ trong hành trình mưu sinh, nuôi con khôn lớn. Đố còn là thái độ của người con muốn đền ơn, báo đáp công ơn của mẹ...

+ Điệp ngữ: Cho con gánh mẹ +Hoán dụ: Gánh mẹ; Đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh đôi vai,...

M

+Ẩn dụ: Biển trời, lời ru, thân có lặn lội, bông hồng, bông hiếu,... 1,0

Thông điệp:

2,0

-Tác dụng: Bằng sự lặp đi lặp lại các câu từ như muốn khẳng định tấm lòng hiếu thảo của con dành cho mẹ yêu của mình. Các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ gần gũi, giàu sức biểu cảm thể hiện được công ơn trời biển của mẹ dành cho con.

DẠ Y

4

- Lời bài thơ Gánh mẹ đưa người đọc trở về những ngày tháng xưa cũ, được mẹ ẵm bồng, yêu thương, che trở. Để rồi trở về với thực tại, những người con mới thấm thía công lao của cha mẹ ngày nào.

- Lời bài thơ Gánh mẹ là tình yêu, sự biết ơn của những người con gửi đến cha mẹ mình, người đã vất vã sinh thành, dưỡng www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

7


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

dục để chúng ta có ngày hôm nay.

AL

- Với nhịp điệu nhẹ nhàng, da diết, mỗi khi đọc bài thơ, tiếng lòng của những người con lại từ từ rung lên những nhịp đập đẹp đẽ và bình dị,...

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về: "Sự học như thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi". a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

OF

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

FI

1

CI

LÀM VĂN

II

c. Triển khai hợp lí nội dung nghị luận:

14,0 4,0

0,25 0,25 3,0

- Dẫn dắt vào vấn đề: 1. Giải thích:

ƠN

Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau miễn là hợp lí và có sức thuyết phục, trên cơ sở hiểu đúng nội dung câu chuyện và yêu cầu của đề. Sau đây là một số gợi ý: 0,5

NH

- Học là hoạt động thu nhận kiến thức, rèn kĩ năng,... do người khác truyền lại. -Con thuyền bơi ngược nước là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách trong quá trình học tập,...

0,5

QU

Y

-Không tiến ắt sẽ lùi: Khi con thuyền bơi ngược nước trên dòng sông, người lái thuyền phải cố gắng hết mình để giữ vững tay chèo thì con thuyền mới tiến lên được. Nếu dừng tay chèo thì con thuyền không thể đứng lại mà sẽ chuồi theo dòng nước chảy mạnh.

M

= > Ý nghĩa câu nói: Việc học cũng như bơi thuyền ngược nước nhiều gian nan thử thách, khó khăn. Nếu chúng ta không nỗ lực, kiên trì để học tập nâng cao hiểu biết, học vấn của mình sẽ bị tụt hậu,... 2.Bàn luận.

DẠ Y

- Học là một hoạt động khám phá và sáng tạo, thu nhận kiến thức và vận dụng sáng tạo kiến thức. Nó đòi hỏi con người phải tiêu tốn thời gian, của cải,sức lực... Hiểu như vậy mới thấy việc học khó khăn gian khổ,... - Kiến thức của nhân loại thì mênh mông, được bổ sung từng ngày, từng giờ, từng giây,... Điều ta biết chỉ là hạt cát, điều ta chưa biết là cả sa mạc mênh mông. Nếu học mà không tiến bộ thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu so với người khác trên con đường học tập,...

- Điều cốt yếu của việc học là kiên trì, quyết tâm. Học suốt đời, không ngừng nghỉ, học ở thầy cô, bạn bè, sách vở, cuộc sống. www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

1,0

8


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

(Lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh). 3. Mở rộng. 4. Bài học:

FI

-Mỗi chúng ta cần có phương pháp học tập hiệu quả.

CI

- Phê phán những người không nỗ lực, kiên trì học tập,...

AL

Học kiến thức trong tự nhiên, học đạo đức lối sống, học cách đối nhân xử thế...

0,5 0,5

OF

(Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS mà GV cho điểm phù hợp với khả năng cac em) d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật trong cuộc sống hiện nay.

0,25

Làm rõ ý kiến cho rằng: "Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật, vùng biển hùng vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với người dân vạn chài nơi đây".

10.0

ƠN

e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

NH

2

0,25

Qua bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh - Ngữ văn 8 - tập 2. 0,25

QU

Y

a. Đảm bảo thể thức của một bài văn nghị luận có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài: Mở bài giới thiệu về vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng.

9,0

M

Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

* Dẫn dắt vấn đề. - Dẫn dắt vấn đề

DẠ Y

-Trích ý kiến

0,25

*Giải thích ý kiến: Ý kiến trên muốn khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương với người đọc không chỉ bởi cảnh vật vùng biển quê ông được miêu tả rất đẹp bằng ngòi bút tinh tế mà còn hấp dẫn bởi tình yêu chân thành, tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho con người quê hương.

0,75

2. Chứng minh.

5.0đ

2.1. Giời thiệu tác giả, tác phẩm:

0.5

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

9


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

4.5

Luận điểm 1: Bài thơ hấp dẫn người đọc trước hết bởi cảnh vật vùng biển quê hương hiện lên thật tự nhiên mà cũng thật đẹp.

1.25

AL

2.2. Chứng minh qua “Quê hương” của Tế Hanh

CI

- Ngay ở lời thơ mở đầu nhà thơ đã giới thiệu với người đọc về quê hương yêu dấu của mình với nghề nghiệp và vị trí cụ thể,...với niềm tự hào về một vùng quê chài lưới thanh bình.

FI

- Cảnh dân chài ra khơi:

+ Hình ảnh thiên nhiên: yên ả, trong lảnh, tươi sáng, kỳ vĩ...

OF

+ Hình ảnh con thuyền ra khơi: “Chiếc thuyền nhẹ...vượt trường giang”. = > Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, sử dụng động từ mạnh khi mưu tả con thuyền và cánh buồm:

ƠN

+ Chiếc thuyền như một chiến binh dũng mãnh, được mưu tả bằng một loạt các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ vượt”,... thể hiện sự dũng mãnh, tràn đầy sức sống, sẵn sàng đương đầu với biển cả bao la, chinh phục thiên nhiên.

NH

+ Hình ảnh cánh buồm đầy lãng mạn, thi vị khi được so sánh với “mãnh hồn làng”. Cánh buồm chính là linh hồn, là biểu tượng của người dân làng chài. Cánh buồm ấy hiên ngang “rướn” mình lên, nỗi bật giữa nền trời bao la ngoài biển khơi, như chính con người đang đứng giữa biển, làm chủ thiên nhiên.

Y

= > Bức tranh thiên nhiên vùng biển tươi sáng, sống động.

QU

(HS dẫn chứng thơ phân tích) Luận điểm 2: Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi tình yêu của người con xa quê (tác giả) dành cho người dân vạn chài.

1,25

- Ông viết về họ với tất cả niểm tự hào hứng khởi:

M

+ Đó là cảnh đoàn thuyền trở về bến trong sự mong đợi của người dân chài - > bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui, sự sống... + Đó là hình ảnh người dân vạn chài khỏe mạnh, rắn giỏi,...

DẠ Y

(HS chú ý bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn) + Hình ảnh con thuyền mệt mỏi, say sưa sau một hành trình vất vả.... (HS phân tích biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ) + Bài thơ kết thúc trong nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của người con xa quê... (HS lấy dẫn chứng thơ phân tích)

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

10


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

- Thể thơ, biện pháp nghệ thuật, giọng điệu, cú pháp.

1.0

AL

Luận điểm 3: Bài thơ hấp dẫn người đọc còn được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc.

CI

+ Thể thơ tám chữ phóng khoáng phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên. + Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, giàu sức sáng tạo.

FI

+ Hình ảnh tả thực, miêu tả chân thật kết hợp với lãng mạn bay bổng.

OF

+ Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc; giọng điệu nhẹ nhàng, da diết... (HS lấy dẫn chứng thơ tiêu biểu phân tích)

3. Đánh giá, tổng hợp:

ƠN

= > Với tài năng sáng tạo hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm, vừa chân thực, vừa lãng mạn của Tế Hanh cho ta thấy tình yêu quê hương da diết và hồn hậu của ông thủơ hoa niên. 0,5

NH

- Khẳng định ý kiến là đúng. Hình ảnh quê hương thân yêu theo suốt cuộc đời Tế Hanh. Dù ở bất kì thời gian nào. Quê hương vẫn là nguồn cảm hứng dạt dào tha thiết để cảm xúc trong thơ ông thăng hoa thành những bài thơ tuyệt bút.

1.0đ

QU

Y

- Thơ Tế Hanh có sức lay động tới độc giả. Nó đánh thức trái tim ta trong tình yêu nỗi nhớ quê hương... Từ đó ta càng trân trọng quê hương và yêu bài thơ hơn d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp.

0,25

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

0,25

M

Lưu ý chung:

0,5

1.Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá khái quát, tránh đếm ý cho điểm.. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát.

DẠ Y

3. Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. ---------------------- Hết ----------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

11


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 03

CI

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi HSG năm học 2018 – 2019, Huyện Thiệu Hóa, ngày thi 16/05/2019)

OF

I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

FI

ĐỀ BÀI

Trở về với mẹ ta thôi

Giữa bao la một khoảng trời đắng cay

ƠN

Mẹ không còn nữa để gầy Gió không còn nữa để lay tóc buồn Người không còn dại để khôn

Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm.

NH

(Trở về với mẹ ta thôi- Đồng Đức Bốn) Câu 1.(1.5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên và nêu đặc điểm của thể thơ đó. Câu 2.(1.0 điểm): Theo em người con trở về với mẹ “ Giữa bao la một khoảng trời đắng cay” trong hoàn cảnh nào?

Y

Câu 3.(0.5 điểm): Từ “ nhớ thương” thuộc loại từ ghép gì?

QU

Câu 4 .(3.0 điểm): Xác định và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? II. TẬP LÀM VĂN (14.0 điểm)

M

Câu 1 (4.0 điểm): Từ nội dung phần đọc – hiểu trên, em hãy viết đoạn văn (từ 150-200 chữ) nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử. Câu 2 ( 10.0 điểm)

Bàn về thơ, nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh”

DẠ Y

Em hiểu như thế nào về quan niệm thơ của Chế Lan Viên? Hãy làm sáng tỏ quan niệm đó qua việc phân tích hai bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên và Quê hương của Tế Hanh trong sách giáo khoa Ngữ văn 8. ---------------------- Hết ----------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

12


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

ĐỀ SỐ: 03

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

CI

(Đề thi HSG năm học 2018 – 2019, Huyện Thiệu Hóa, ngày thi 16/05/2019) HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN CÂU

NỘI DUNG

1

FI

Đọc đoạn thơ Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bổng Thể thơ : Lục bát.

ĐIỂM 6.0 0.5 1.0

2

Người con trở về với mẹ “Giữa bao la một trời đáng cay” trong hoàn cảnh mẹ không còn trên đời nữa.

1.0

3

Từ “nhớ thương ” thuộc loại từ ghép đẳng lập

0.5

ƠN

OF

Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản của thể thơ.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng:

Ẩn dụ: Khoảng trời cay đắng, vùi chôn đất mềm.

ĐỌC HIỂU

1.0

NH

Điệp từ: không còn Nhân hóa: tóc buồn -Hiệu quả thẩm mĩ:

+ Nhấn mạnh nỗi đau đớn khi mẹ mất, gợi lên hình ảnh người mẹ với biết bao khổ cực gian lao cuối cùng cuộc đời lam lũ cũng kết thúc, hình ảnh mẹ hòa lẫn vào thiên nhiên, đất trời.

Y

4

QU

+ Thể hiện tình cảm sâu nặng với mẹ, dù mẹ không còn nữa nhưng trong trái tim con vẫn sống mãi hình ảnh của mẹ, con vẫn luôn hướng và nhớ về mẹ với một tình yêu bất diệt. Suy nghĩ về tình mẫu tử

4.0 0.5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình mẫu tử

0.5

M

a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn.

c. Nội dung nghị luận: Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý:

1

DẠ Y

TẬP LÀM VĂN

2.0

- Thế nào là tình mẫu tử? Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con. Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ con.Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc - Bình luận về tình mẫu tử:

2.0

+Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người: Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

13


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ta,….

AL

Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta

Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa

CI

+Tình mẫu tử đối với mỗi người:

FI

Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương

Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi

OF

+Vai trò của tình mẫu tử: Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi

Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống.

ƠN

-Mở rộng vấn đề : Phê phán những người có thái độ không coi trọng tình mẫu tử, vô ơn với cha mẹ. -Bài học: luôn trân trọng tình mẫu tử, cần thường xuyên giữ gìn và bồi đắp tình cảm cao đẹp này. 0.5

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.5

Vẻ đẹp bài thơ “Ông đồ”

10

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: có mở bài, thân bài, kết bài.

0.5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp bài thơ Ông đồ: vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật.

0.5

NH

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, nhận thức sâu sắc về vấn đề cần bàn phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.

QU

Y

2

M

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.

Học sinh có thể viết bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu sau:

DẠ Y

-

Vẻ đẹp và dấu ấn bài thơ Ông đồ chính là từ hai nguồn cảm thi hứng: “Lòng thương người và tình hoài cổ” (Hoài Thanh). Hai nguồn cảm hứng này đã làm nên kiệt tác: Ông đồ- âm vang sâu xa nhất trong phong trào thơ mới.

0.25

* Nét đẹp hình thức của bài thơ: - - Bài thơ xây dựng được một hình tượng đặc sắc: ông đồ- một lớp người- một nền văn hóa tồn tại cả một thiên niên kỉ, góp phần làm nên diện mạo văn học một thời kì. - - Hình tượng thơ ấy được diễn đạt bằng một hình thức giản dị, trong sáng qua thể thơ ngũ ngôn quen thuộc; qua giọng thơ

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

0.5

0.5

14


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

nhỏ nhẹ điềm đạm, lắng sâu; qua phép đăng đối đã dựng lên hình tương ông đồ qua hai thời kì: hoàng kim và mạt vận.

CI

- - Nhà thơ đã thể hiện tâm trạng “Lòng thương người và tình hoài cổ” qua khổ cuối bài thơ. Ông khóc thương cho “cái di tích tiều tụy” đã bị bỏ rơi, tiếc nuối cho nền Nho học đã có thời kì rực rỡ nay trở thành dĩ vãng. * Nét đẹp trong nội dung:

FI

- Hình ảnh ông đồ thời hoàng kim:

0.5

1.0

OF

+Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong thời gian “Tết đến xuân về”, khi “hoa đào nở”: Ông đồ và hoa đào như một cặp hình ảnh báo hiệu mùa xuân đến, năm mới bắt đầu.

ƠN

Cặp từ “mỗi năm…lại” như thể hiện sự xuất hiện của ông đồ vào mùa xuân như một việc quen thuộc, một điều đã trở thành thói quen, thường lệ của chính ông đồ và những người xung quanh. 0.5

NH

+Hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ giữa chốn phố sá nhộn nhịp đã trở thành hình ảnh thân thuộc, là một phần không thể thiếu của ngày Tết truyền thống, in sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Y

Ông đồ lúc này là trung tâm của mọi sự chú ý bởi những nét “phượng múa rồng bay”, người người đều “tấm tắc ngợi khen tài”.

QU

+ Ý thơ mộc mạc, giản dị nhưng tái hiện sinh động nét sinh hoạt văn hóa truyền thống lâu đời trong đời sống nhân dân ta. Nhà thơ không chỉ phản ánh vẻ đẹp văn hóa ấy mà còn tôn vinh giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

0.5

- Hình ảnh ông đồ thời tàn

M

+ Khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ:

DẠ Y

Cụm từ “mỗi năm mỗi vắng” thể hiện mức độ, không phải ông đồ và truyền thống cho chữ ngay lập tức bị lãng quên mà điều ấy diễn ra dần dần, theo thời gian mà ngày càng phai nhạt và biến mất.

0.5

Câu hỏi tu từ như một lời thốt lên đầy xót xa về sự thay đổi của xã hội, của lòng người. + Hình ảnh ông đồ ngồi đơn độc, lạc lõng giữa đường phố tập nập: Giấy – “không thắm”, “mực” – “đọng trong nghiên sầu”, “lá” – “rơi trên giấy”… Một loạt các hình ảnh được miêu tả đều mang một nỗi buồn chung: nỗi buồn bị lãng quên.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

15


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

1.0

AL

Hình ảnh lá vàng rơi và mưa bụi như làm tăng thêm sự ảm đạm, gợi cảm giác úa tàn, lãnh lẽo.

CI

+Tâm trạng ông đồ: buồn bã, chán nản, u uất, dường như tất cả đang nghẹn ứ lại, dồn nén và kết thành một khối sầu thảm muôn thuở.

0.5

FI

->Hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa xã hội tượng trưng cho sự mai một của một nét văn hóa truyền thống, sâu hơn đó là sự xuống dốc của văn hóa xã hội, của lòng người đối với những giá trị truyền thống của dân tộc.

OF

-Tình thương và nỗi niềm hoài cổ của thi nhân:

+ Không còn nghi ngờ nữa, hình ảnh ông đồ đã biến mất. 0.75

ƠN

+ Hai câu thơ cuối- một câu tự vấn vang lên cứa sâu vào trái tim nhân hậu- nhà thơ, làm da diết lòng người. Những người muôn năm cũ biến mất đồng nghĩa với sự biến mất của một nền văn hóa. Tấm lòng tha thiết của nhà thơ hướng về các bậc tiền bối, sẻ chia cùng họ những vui buồn, được mất, hoài niệm .

NH

- Vũ Đình Liên gửi lại bức thông điệp cho hậu thế: hãy bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống đã làm rạng rỡ nề văn hiến dân tộc cả một thời kì dài.

0.5 0.5

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.5

QU

Y

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học.

Tổng điểm

20.0

DẠ Y

M

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

16


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

AL

“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ SỐ: 04

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

OF

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:

FI

(Đề thi thử năm học 2020 – 2021, Huyện Nông Cống, ngày thi 19/03/2021)

Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt thấy dằn vặt, cắn dứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.

ƠN

Một ngày nọ chiếc bình nứt nói với ông chủ: “Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông” “Ngươi thấy xấu hổ về chuyện gì?” – Người chủ hỏi.

NH

“Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra”. – Chiếc bình nói.

Y

“Không đâu !” – Ông chủ trả lời. “Khi về ngươi có chú ý đến luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên đường phía nhà ngươi sao?”. Ta biết được vết nứt của ngươi nên gieo hạt giống hoa bên ấy. Nếu không có ngươi ngôi nhà của ta có ấm cúng và duyên dáng được như thế này không?”

QU

Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả. Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (1.0 điểm): Hình ảnh vết nứt trên bình ẩn dụ cho điều gì? Câu 3 (2.0 điểm): Nhận xét về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt.

M

Câu 4 (2.0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về một bài học sâu sắc được rút ra từ câu chuyện trên.

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

DẠ Y

Câu 1 (4.0 điểm): Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký tâm sự trên báo Văn nghệ trẻ: "Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn... Còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ." (Theo báo Văn nghệ trẻ ngày 16/01/2008). Từ câu chuyện trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lời tâm sự trên. Câu 2 (10.0 điểm): Sóng Hồng có nhận xét: "Thơ cũng là thơ nhưng cũng là họa, là nhạc, là chạm khắc riêng". Bằng việc phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó liên hệ với khổ thơ đầu của bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu. -------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

17


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

ĐỀ SỐ: 04

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

HƯỚNG DẪN CHẤM Phần ĐỌC HIỂU

I

FI

.

CI

(Đề thi thử năm học 2020 – 2021, Huyện Nông Cống, ngày thi 19/03/2021)

Điểm 6.0đ

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

2

Hình ảnh vết nứt ẩn dụ cho những hạn chế, khiếm khuyết của mỗi con người.

1,0

3

Người gánh nước trồng hoa bên đường để nước từ chiếc bình nứt tưới mát cho luống hoa.

2,0

1,0

ƠN

OF

1

- Không chê trách khuyết điểm của chiếc bình nứt. Đây là cách ứng xử vừa bao dung, vừa nhân hậu sâu sắc.

- Thái độ coi thường của chiếc bình lành đối với chiếc bình nứt chưa đúng. Thái độ ấy gợi ta liên tưởng đến cách ứng xử vô cảm với những người kém may mắn.

2,0

Y

4

NH

- Cách ứng xử thông minh: người gánh nước đã biến vết nứt của chiếc bình, những khuyến khích hạn chế thành ưu điểm, hữu dụng.

QU

- Thái độ tự ti của chiếc bình nứt về những khiếm khuyết của bản thân. Từ đó bàn về việc con người nên ứng xử như thế nào khi đối diện với khiếm khuyết của bản thân.

M

- Cánh ứng xử của người gánh nước gợi cho chúng ta bài học về lòng bao dung, chia sẻ, nâng đỡ, giúp đỡ những người kém may mắn. TẠO LẬP VĂN BẢN

14,0

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,5

II Câu 1

DẠ Y

c. Triển khai hợp lí nội dungđoạn văn: * Giải thích:

0,5

- Khiếm khuyết là sự thiếu hụt, không bình thường, không hoàn thiện... trong tâm hồn hoặc trên cơ thể. - Khiếm khuyết tâm hồn có nghĩa là tâm hồn ấy có nhiều điểm xấu, lệch lạc, xa rời chuẩn mực đạo đức của con người. Những người khiếm khuyết tâm hồ thường là ích kỉ, vô cảm.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

18


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

- Khiếm khuyết trên cơ thể có nghĩa là cơ thể ấy sinh ra đã không lành lặn, hoặc bị tổn thương do các tác động từ bên ngoài.

CI

- > Lời tâm sự đề cao vẻ đẹp tâm hồn của con người: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” * Bàn luận.

1,5

FI

- Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều người có hình thức bên ngoài đẹp đẽ mà tâm hồ khiếm khuyết. Đó là những kẻ vô cảm, ích kỉ, toan tính, độc ác,...

OF

- Bên cạnh đó ta vẫn thấy những người đằng sau cơ thể không lành lặn là một tâm hồn cao đẹp, đáng quý (HS dẫn chứng)

ƠN

- Tâm hồn khiếm khuyết đáng sợ hơn một cơ thể khiếm khuyết. Khuyết tật cơ thể có thể khắc phục, chữa lành bằng khoa học, bằng ý chí, bằng niềm tin. Người khuyết tật có tâm hồn đẹp trở thành một thứ gương soi đặc biệt, họ có thể truyền đi cảm hứng soogns cho nhiều người cùng hoàn cảnh.

NH

- Khuyết tật tâm hồn vô cùng khó chữa vì cái xấu, cái ác làm cho tâm hồn vẩn đục. Họ tự biến mình thành kẻ nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm. Từ đó gây tổn hại không nhỏ cho gia đình và xã hội.

QU

* Mở rộng.

Y

- Người lành lặn hay người khuyết tật đều cần bồi dưỡng vun đắp tâm hồn để sống tốt hơn và yêu thương nhiều hơn. 0.25

M

Những người khuyết tật có tâm hồn đẹp vẫn mạnh mẽ bước đi cùng cuộc đời và họ được trân trọng, ngưỡng mộ. Trong khi đó người khuyết tật về tâm hồn luôn sống nhỏ nhen, ích kỉ vô cảm, thờ ơ ... họ sẽ bị xã hội phê phán, lên án. * Bài học nhận thức và hành động:

0,5

DẠ Y

Tâm hồn, nhân cách, năng lực bên trong mới là cái đáng quý. Hãy luôn luôn bồi dưỡng những giá trị ấy. Có thể bạn yếu kém về thể chất, nhưng nếu biết nỗ lực bạn có thể làm được những điều mình mong muốn.

Câu

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ mới mẻ phù hợp với vấn đề nghị luận

0,25

e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

0,25

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp

0.5

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

19


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

lí và nêu được vấn đề; Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

AL

2

0.5

FI

CI

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thơ là thơ nhưng có màu sắc, đường nét của hội họa, âm thanh của âm nhạc và hình khối của chạm khắc được thể hiện trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Từ đó liên hệ với khổ thơ đầu của bài thơ “Khi con tú hú” của Tố Hữu.

OF

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm phù hợp: Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: *Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

ƠN

Trích dẫn ý kiến. *Giải thích ý kiến -Thơ là thơ:

0.5 1.0

NH

Thơ trước hết phải là chính nó, nghĩa là phải mang đầy đủ những đặc trưng riêng khác với bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào: Truyện, kịch... Thơ là phương thức trữ tình, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc được thể hiện bằng một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt.

Y

-Thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo cách riêng:

M

QU

+ Thơ - nhạc-họa-chạm khắc đều là những loại hình nghệ thuật, song có sự khác biệt, trước hết là chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật để phản ánh đời sống. Chất liệu thơ là ngôn ngữ, vì vậy tác động nhận thức không trực tiếp bằng các loại hình nghệ thuật khác song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào, mạnh mẽ. Nó tác động vào liên tưởng con người và khơi dậy những cảm nhận cụ thể về màu sắc, đường nét, âm thanh, hình khối.

DẠ Y

+ Thơ là họa: họa có nghĩa là hội họa, đặc trưng ngôn ngữ thơ có tính chất tạo hình, thơ có thể gợi lên trong tâm trí người đọc những hình ảnh, chi tiết sống động, chân thực như bản thân sự sống vốn có: “Thi trung hữu họa”. + Thơ là nhạc: nhạc là âm nhạc, ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Tính nhạc của thơ thể hiệ ở: thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu... “Thi trung hữu nhạc”. + Thơ còn là chạm khắc: chạm khắc là điêu khắc, cũng vì tính tạo hình, ngôn ngữ thơ ca có khả năng tạo dựng hình khối, đường nét sống động, chân thực. + Một phong cách riêng: phong cách nghệ thuật của mỗi nhà

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

20


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

thơ.

CI

AL

-> Như vậy Sóng Hồng đã khẳng định tính chất kì diệu của thơ ca: Thơ là thơ nhưng còn có màu sắc, đường nét của hội họa, âm thanh của âm nhạc và hình khối của chạm khắc. Tuy nhiên tất cả những biểu hiện ấy phải thể hiện theo một cách riêng, nghĩa là nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật độc đáo. *Phân tích, chứng minh

FI

1. Chứng minh làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

OF

- Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

0,25

*Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên một bộ tranh tứ bình về chúa sơn lâm khá hoàn hảo trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình.

ƠN

“Thi trung hữu họa”. Các cụ xưa từng nói thế. 0,5

NH

-Bức tranh về một đêm trăng đầy thơ mộng: cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hình ảnh trung tâm của bức tranh là hình ảnh con hổ đang đứng trên bờ suối say sưa ngắm nhìn cảnh đẹp đến mê lòng ấy.

0,5

QU

Y

- Bức tranh về thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: mịt mù, dữ dội, rung chuyển cả núi rừng, sự ngả nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ào ào của ngày mưa là phông nền cho hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới. Cảnh ở đây thật dữ dội nhưng cũng thật tráng lệ. Nó gợi sự thay đổi và gợi cả uy quyền của chúa sơn lâm.

M

- Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh: một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ của hổ thêm say, giấc mơ của hổ đẹp bấy nhiêu.

0,5

DẠ Y

- Bức tranh về cảnh hoàng hôn: đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng, đó là màu đỏ rực của ánh mặt trời sắp tắt. Trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mãnh. Trong bức tranh mọi vật dường như nhỏ hơn, chìm hẳn, chỉ có hổ là đứng uy nghi chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. = > Chỉ vài nét chấm phá mà cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động. Với sự phối cảnh hài hòa, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Bút pháp tạo hình đã tập trung khắc họa cái phi thường làm nổi bật hình ảnh rừng già hoang vu, bí hiểm, dữ dội và oai linh.

0,5

*Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo tạo nên chất nhạc cho

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

21


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

bài thơ: “Thi trung hữu nhạc”.

CI

AL

- Bên cạnh những hình ảnh phi thường, độc đáo ta còn thấy tác giả sử dụng đại từ “ta” được lặp lại nhiều lần, nó có tác dụng thể hiện sự kiêu hãnh, khí phách ngang tàn của con hổ, đồng thời tạo nhạc điệu trầm bỗng cho câu thơ. Đoạn thơ còn liên tiếp sử dụng các câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng.

1,0

OF

FI

- Cách sử dụng câu hỏi tu từ với từ “đâu” và câu cảm thán “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” cho thấy sự gắn bó máu thịt của con hổ với núi rừng, nơi nó từng được sống với đúng tư thế dũng mãnh, hào hùng của một vị chúa tể. Đồng thời những câu hỏi ấy cứ dồn dập, mỗi lúc một xoáy sâu vào tâm can, cho thấy sự quằn quại, nhớ tiếc quá khứ tới đớn đau tột cùng của con hổ.

ƠN

- Cách gieo vần phối thanh: những câu thơ dùng nhiều thanh bằng như trải dài tạo nên giọng điệu say sưa, tha thiết: Nào đâu những đèn vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

NH

- Cách ngắt nhịp linh hoạt tạo nên nhạc điệu cho câu thơ: Hoa chăm/cỏ xen/lối phẳng/cây trồng 2. Chứng minh làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.

Y

-Giới thiệu vài nét về Tố Hữu, hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.

0,25

QU

-Giới thiệu khổ thơ đầu: - Chứng minh khổ thơ đầu qua nhận định: thơ là thơ nhưng còn có màu sắc, đường nét của hội họa, âm thanh của âm nhạc và hình khối của chạm khắc:

M

*Chất nhạc trong thơ -Âm thanh

1,0

+ Tiếng chim tu hú kêu + Tiếng ve ngân

DẠ Y

+ Tiếng sáo diều vi vu trên trời. -> Âm thanh báo hiệu mùa hè sang, như một ban nhạc sôi động đầu mùa * Chất họa trong thơ -Màu sắc +Màu vàng của lúa chín, của bắp

1,0

+Màu hồng của nắng mới

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

22


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

+Màu xanh thẳm của bầu trời

AL

-> Gam màu tươi sáng, màu của sự sống, đó là những màu tượng trưng cho tự do.

CI

-Hình ảnh: đồng lúa chín, trái cây bắt đầu chín dần: báo hiệu mùa hè, bước chuyển mình của thời gian từ xuân qua hạ.

FI

=> Bức tranh mùa hè tươi mới, sinh động, tràn đầy sức sống qua một tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Phải vô cùng tinh tế mới cảm nhận được từng bước chuyển của không gian và thời gian như vậy.

OF

Để sáng tác được những bài thơ hay, nhà thơ không chỉ cần cảm xúc mãnh liệt chân thành mà còn cần có tài năng trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu, nhịp điệu thật độc đáo để tạo được phong cách riên của mình. 1.0

ƠN

* Đánh giá tổng hợp:

NH

Tóm lại, thơ là sự thăng hoa của cảm xúc, là sản phẩm tinh thần của nhà thơ. Mỗi bài thơ là kết tinh vốn văn hóa, thể hiện cái nhìn về cuộc đời và biểu hiện những trạng thái cảm xúc của người sáng tác. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học. Trong sự lao động của nhà thơ có sự lao động về ngôn ngữ. Thành công của một tác phẩm một phần lớn là nhờ khả năng ngôn ngữ của tác giả.

QU

Y

Với đặc trưng: tính chính xác, tính hình tượng, tính tinh luyện hàm súc kết hợp với tính nhạc phong phú của tiếng Việt, thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. Tuân thủ nghiêm ngặt điều đó nên “Nhớ rừng” của Thế Lữ và “Khi con tu hú” của Tố Hữu đã trở thành những bài thơ lưu danh hậu thế.

M

Vậy nên để sáng tác được những bài thơ hay, nhà thơ không chỉ cần cảm xúc mãnh liệt, chân thành mà còn cần có tài năng trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu, nhịp điệu thật độc đáo để tạo phong cách riêng của mình. 0.5

e. Chính tả, dùng từ, đắt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.5

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ mới mẻ phù hợp với vấn đề nghị luận.

DẠ Y

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

23


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

AL

“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ SỐ: 05

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi HSG năm học 2017 – 2018, Huyện Thiệu Hóa, ngày thi 11/04/2018)

FI

ĐỀ BÀI CÂU 1 (2,0 điểm)

OF

Cho khổ thơ sau:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

ƠN

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)

NH

a, Nêu ngắn gọn chủ đề của khổ thơ trên.

b,Trong khổ thơ, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của từng biện pháp tu từ đó. CÂU II (6,0 điểm)

Y

Trong bài “Bàn luận về phép học” ( Luận học pháp) La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã mở đầu cho bài viết của mình bằng câu châm ngôn:

QU

“Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.” Em hiểu như thế nào về câu châm ngôn trên? Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 – 15 câu , theo phương pháp tổng – phân – hợp để bàn về mục đích và tác dụng của việc học. CÂU III (12,0 điểm)

DẠ Y

M

Vẻ đẹp tâm hồn, nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ “Đi đường” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bài thơ “khi con tu hú “ của nhà thơ Tố Hữu. ĐI ĐƯỜNG Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. ( Bản dịch thơ của Nam Trân)

Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù; Sách Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD, trang 39.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

24


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

KHI CON TU HÚ

AL

Khi con tu hú gọi bầy, Lúa chiêm đương chín , trái cây ngọt dần. Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào. Trời xanh càng rộng càng cao,

OF

Ta nghe hè dậy bên lòng,

FI

Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không...

CI

Vườn râm dậy tiếng ve ngân,

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! Ngột làm sao chết uất thôi,

ƠN

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

NH

( Tố Hữu; Sách Ngữ văn 8 tập 2, NXB GD, trang 19)

DẠ Y

M

QU

Y

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

25


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ SỐ: 05

ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

CI

(Đề thi HSG năm học 2017 – 2018, Huyện Thiệu Hóa, ngày thi 11/04/2018) . Nội dung

Điểm

Chủ đề của khổ thơ là: Niềm thương nhớ cháy bỏng, tự hào và tình yêu tha thiết của nhà thơ đối với con sông quê hương.

0,5 điểm

b

Tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa

0,5 điểm

+ So sánh: Nước (như) tấm gương trong. Tâm hồn tôi (là) một buổi trưa hè.

0,25điểm

+ Nhân hóa: Soi tóc những hàng tre ( Những hàng tre soi tóc).

0,25điểm

FI

a

ƠN

I

Ý

OF

Câu

Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ

1,0 điểm

NH

+ Hình ảnh con sông quê hương hiện lên trong ký ức của người con xa 0,25 quê thật trong trẻo, thơ mộng và hữu tình. Dòng sông xanh biếc được so điểm sánh như một tấm gương soi lung linh phản chiếu bầu trời, cảnh vật. Những hàng tre được nhân hóa như những cô gái duyên dáng nghiêng mình soi tóc xuống dòng sông khiến cho dòng sông bỗng đẹp hơn, sinh động hơn.

QU

Y

+ Biện pháp so sánh : tâm hồn là một khái niệm trừu tượng, vô hình được cụ thể hóa qua hình ảnh hữu hình buổi trưa hè tỏa ánh nắng chói chang nhất của mình để tô đẹp cho dòng sông. + Nhờ những biện pháp tu từ này , tác giả đã diễn tả được tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào đối với vẻ đẹp trong sáng, thơ mộng của dòng sông quê, đặc biệt là tình cảm thiết tha, mặn nồng của nhà thơ đối với quê hương. Về hình thức:

M

1

0,25 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm

2

Về nội dung:

5,0 điểm

Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các ý chính sau đây:

DẠ Y

II

Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp tổngphân – hợp, không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp.

+Để nhấn mạnh mục đích chân chính và tầm quan trọng của việc học La 1,5 điểm Sơn Phu Tử đã dẫn câu châm ngôn vừa dễ hiểu , vừa tăng sức thuyết phục. Đây chính là một chân lý đúng đắn đã hình thành từ lâu đời . Khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể nên dễ hiểu. “Học” là quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức , tăng sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội, cuộc sống, con người,…. “Đạo” là lẽ sống đẹp trong

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

26


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

quan hệ xã hội giữa con người với con người, tức là nhân cách, đạo đức của con người. Chỉ bằng bằng con đường học tập, con người mới có thể trưởng thành , là người có đạo chân chính. Vì học tập là một yêu cầu tất yếu , một quy luật muôn đời trong cuộc sống của con người ở mọi thời đại.

CI

+Phải thấy được học có tác dụng thiết thực, to lớn đối với bản thân, gia đình và đất nước nên phải biết cách học: Học từ thấp lên cao, phát triển bồi dưỡng tuần tự để có kiến thức vững vàng; học kết hợp giữa rộng và sâu, học phải đi đôi với hành mới thể hiện được ý nghĩa của việc học( lấy dẫn chứng để chứng minh)

FI

2,0điểm

OF

+ Phải phê phán lối học chuộng hình thức , học vì danh lợi của bản thân; lối học lệch lạc ấy sẽ sản sinh ra những con người không có tài đức , làm đảo lộn mọi giá trị đích thực trong cuộc sống, kìm hãm sự phát triển 1,5 điểm của đất nước.

ƠN

III

Bằng việc phân tích hai bài thơ Đi đường (Nhật kí trong tù- Hồ Chí Minh), “Khi con tu hú” ( Tố Hữu) để làm sáng tỏ vẻ đẹp tâm hồn , nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.

NH

Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách chọn ý thơ ở hai bài thơ để phân tích, bố cục ba phần mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng; biết cách chuyển ý, phân 1,0 điểm đoạn phù hợp; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. Yêu cầu về nội dung kiến thức:

11điểm

QU

Y

Phân tích từng bài thơ hoặc phân tích lồng ghép ý thơ ở mỗi bài thơ để làm sáng tỏ vẻ đẹp tâm hồn , nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng. Đảm bảo các ý như sau: * Hoàn cảnh ra đời hai bài thơ:

0,5 điểm

M

- Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), người chiến sĩ cách mạng tài ba lỗi lạc, nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Bài thơ “ Đi đường” trích từ tập Nhật ký trong tù , khi Bác bị chính quyền Tưởng GiớiThạch bắt giải tới giải lui từ nhà lao nọ đến nhà lao kia ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc

DẠ Y

- Tố Hữu (1920-2002) là nhà thơ lớn, tiêu biểu của nền văn học cách mạng và kháng chiến. Bài thơ “Khi con tu hú” sáng tác tháng 7 năm 1939, tại nhà lao Thừa Phủ( Huế), khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu.

Đánh giá khái quát: hai bài thơ đều được sáng tác trong cảnh ngộ tù đày, bằng thể thơ lục bát giản dị, thiết tha thể hiện vẻ đẹp tâm hồn , nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.

0,5 điểm

* Bối cảnh của đất nước trong những năm 1930 – 1945 thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

27


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

1,0 điểm

AL

của người chiến sĩ cách mạng: Chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược dưới ánh sáng của Đảng cộng sản.

FI

CI

- Hồ Chủ Tịch: Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, vị lãnh tụ của dân tộc, có vị trí ,vai trò vô cùng quan trọng trong con đường cách mạng nhưng lại bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tù đày; đường chuyển lao núi non trùng điệp, vực thẳm hun hút hiểm sâu, trong tư thế gông cùm xiềng xích, vô cùng gian lao. Bài thơ “Đi đường” ( tẩu lộ) đã toát lên một phong thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt.

ƠN

OF

- Tố Hữu, người thanh niên trẻ tuổi vừa bắt gặp lý tưởng cộng sản, đang 1,0 điểm hăng say hoạt động cách mạng với niềm hân hoan phơi phới , bỗng bị bắt giam trong nhà lao chật chội, ngột ngạt. Bởi vậy tâm trạng tác giả lúc này thấy đau khổ,bức bối, khao khát được tự do.Từ cảnh ngộ và tâm trạng cảm xúc ấy bài thơ đã thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. 1,0 điểm + Vẻ đẹp tâm hồn tinh thần lạc quan của người chiến sĩ

NH

- Ở bài thơ “Đi đường”: bằng nét bút và tâm hồn thơ ca phong phú, đặc sắc . Bác đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ cùng tư thế hào hùng, khí phách của người chiến sĩ cách mạng.

M

QU

Y

- Bài thơ “Khi con tu hú”Sáu câu thơ đầu với thể thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Tiếng chim tu hú đã thức dậy , mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả: Lúa chiêm đang chín vàng trên cánh đồng, trái cây đượm ngọt dần, vườn râm dậy tiếng ve râm ran, bắp rây vàng hạt, nắng đào, trời xanh cao rộng, đôi con diều sáo... Tất cả đang tấu lên khúc nhạc mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, chan 1,0 điểm hòa ánh sáng, ngọt ngào hương vị. Mùa hè trong hoài niệm thật yên bình ấm áp, trong trẻo, khoáng đạt, tự do. Điều đó cho thấy sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, khao khát tự do đến cháy bỏng. 1,0 điểm + Vẻ đẹp ý chí nghị lực phi thường của người chiến sĩ

DẠ Y

- Đi đường: Sau những vất vả nhọc nhằn trên đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh , người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vĩ “ muôn trùng nước non”. Niềm tự hào sung sướng khi được đứng trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Vị thế của con người sánh ngang tầm nước non. Hồ Chí Minh đã có những cảm nhận lạc quan tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lý tưởng mà gược llại đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ sắt đá và niềm lạc quan tin tưởng vào cách mạng. Đó là tinh thần thép, là vẻ đẹp tâm hồn Bác. - Khi con tu hú: Bốn câu thơ tiếp theo trực tiếp thể hiện tâm trạng của người tù cách mạng: đau khổ, uất ức, ngột ngạt . Đoạn thơ với cách ngắt

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

28


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

1,0 điểm

CI

AL

nhịp bất thường : 6/2( câu 8); 3/3 ( câu 9 ) với cách dùng những từ ngữ mạnh( đạp tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm thán( ôi, thôi, làm sao) tất cả như truyền đến độc giả cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do ở bên ngoài. ở câu đầu tiếng tu hú kêu đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống vào hè, đến câu kết tiếng chim ấy lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm hết sức, đau khổ, bực bội.

1,0 điểm

OF

FI

Tiếng chim tu hú, tiếng gọi tha thiết của tự do, bức tranh mùa hè tự do phóng khoáng - thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình, người tù cách mạng trẻ tuổi.Chính quyền thực dân Pháp có thể giam cầm được thân thể chứ không giam cầm được tâm hồn, tinh thần, ý chí của người tù chiến sĩ cộng sản.

*Đánh giá khái quát về nghệ thuật

ƠN

* Chốt khẳng định lại ý kiến: Hai bài thơ thể hiện ánh sáng của Đảng của Bác đã soi đường cho con vượt qua được những thử thách chông gai, gian khổ để chiến đấu kiên cường vì một đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc.

1,0 điểm

Y

NH

- Bài thơ Khi con tu hú gồm hai đoạn: cảnh và tình hòa quện truyền cảm. Cảnh thì thật đẹp với một loạt hình ảnh vừa quen thuộc và đầy ấn tượng, tất cả đều dạt dào sức sống, rất có hồn; tình thì sôi nổi, sâu sắc da diết . Có được hiệu quả nghệ thuật đó một phần là nhờ thể thơ lục bát 1,0 điểm mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt. Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên; cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt u uất, rất phù hợp với cảm xúc thơ.

DẠ Y

M

QU

- Bài thơ Đi đường : Nguyên tác bài thơ chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt, hàm súc cô đọng, niêm luật nghiêm ngặt nhưng tứ thơ vẫn phóng khoáng, cảm xúc dạt dào. Bản dịch theo thể thơ lục bát mềm mại uyển chuyển vẫn thể hiện được nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của bài 1,0 điểm thơ. Bằng nét bút tài hoa của người nghệ sĩ mang tâm hồn thép, bài thơ tả cảnh ngụ tình, tình lẫn vào trong cảnh, ý thơ nhẹ nhõm nhưng thầm thì triết lý, từ chuyện đi đường để nói về con đường cách mạng, một bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích. Cuộc đời phấn đấu, hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi. Trên con đường cách mạng đầy chông gai, sóng gió, với trí tuệ sáng suốt, ý chí và nghị lực tuyệt vời, Người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách để lên đến đỉnh cao vinh quang của thời đại. -------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

29


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2019-2020

ĐỀ SỐ: 06

CI

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

FI

ĐỀ BÀI Phần I: Đọc - hiểu (6.0 điểm):

OF

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NH

ƠN

“Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết”. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 NXB Tổng hợp TP HCM, 2012)

Y

Câu 1. (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

QU

Câu 2. (1.5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai”.

M

Câu 3. (2.0 điểm): Tại sao có thể nói:“Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu”.

Câu 4. (2.0 điểm): Thông điệp mà em rút ra từ câu nói: “Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước”? II. Phần II: Tập làm văn (14.0 điểm)

DẠ Y

Câu 1. (4.0 điểm):Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói trong phần đọc - hiểu: “Để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết”. Câu 2. (10 điểm): Bàn về truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

30


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao (Ngữ văn 8- tập 1), có liên hệ với truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri (Ngữ văn 8- tập 1).

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ SỐ: 06

FI

ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

CI

------------------Hết-------------------

OF

. I. Hướng dẫn chung:

ƠN

- Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ văn học sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng.

NH

- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu ý chính và thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra ý chi tiết và thang điểm cụ thể hơn.

QU

Y

- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan, công bằng. - Tổng điểm toàn bài là 20 điểm. II. Hướng dẫn cụ thể:

Nội dung

M

Phần Câu

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

1

Điểm 0,5

DẠ Y

Câu văn: “ Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước măt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hông nhưng cũng không ít chông gai”.

2

ĐỌC

- Biện pháp tu từ : Ân dụ :“ Đi qua” ( sống , trải qua) ; “Hoa hồng” 0,5 ( niềm vui, niềm hạnh phúc, thuận lợi ,thành công...); Chông gai: ( nỗi buồn, khó khăn, thất bại …) -Tác dụng: Ẩn dụ giúp cho sự diễn đạt giàu hình ảnh, gợi cảm. Mượn hình ảnh cụ thể để diễn tả về giá trị cuộc đời: Để có được 1,0 niềm vui , niềm hạnh phúc thành công trong tương lai, chúng ta phải trải qua, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách…

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

31


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Phần Câu

Điểm

-Có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu.

AL

HIỂU

Nội dung

CI

- Bởi vì: Cuộc sống luôn phong phú và đa dạng,vì vậy bản thân nó luôn chứa đựng những khó khăn ,thử thách . Vượt qua được những thử thách đó chúng ta phải chấp nhận đau đớn,thậm chí phải trả giá 2,0 bằng nhiều thứ, không phải chỉ một lần mà là nhiều lần. Mỗi lần như thế sẽ giúp ta tường thành hơn trong cuộc đời.

FI

3

OF

- Điều quan trọng là mỗi người cần phải có dũng khí đề đương đầu với nghịch cảnh, khó khăn và biết đứng lên sau vấp ngã. - Thể thức : viết đúng quy ước của đoạn văn - Nội dung: HS có thể viết theo gợi ý sau:

+ Khó khăn thử thách là môi trường để con người rèn luyện ý chí và nghị lực.

ƠN

4

2,0

+ Sự nỗ lực, cố gắng, sự trải nghiệm của bản thân mỗi người sẽ đem đến thành công, vinh quang cho bạn và ngược lại : nếu nhụt tâm, chùn bước bạn sẽ chỉ nhận thất bại…

(4đ)

NH

TẬP LÀM VĂN

- Có thể viết đoạn văn theo hướng sau : 1. Giải thích:

Y

1

- Xác định đúng vấn đề nghị luận; Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác 0,25 lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

QU

- Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc , một kế hoạch, mục tiêu …nào đó buộc con 1,0 người phải vượt qua.

M

- Thất bại là trạng thái không đáp ứng được mục tiêu, mong muốn hoặc dự định. Thất bại có thể để lại hậu quả không mong muốn, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần từ nhỏ đến lớn.

=> Trong cuộc sống , thử thách và thất bại luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội :

DẠ Y

2. Bàn luận vấn đề: - Con người luôn phải đối diện với những thử thách, thất bạị trong cuộc sống, lao động , học tập và trong cả những mối quan hệ xã hội . Không có ai sống mà không phải đối diện với khó khăn, thử thách 2,0 và không từng nếm trải một lần thất bại trong cuộc đời - Những thử thách, thất bạị có thể do khách quan hoặc chủ quan đem lại, có thể hữu hình, cũng có thể vô hình. Thử thách và thất bạị có mặt ở khắp mọi măt đời sống, tồn tại dưới mọi hình thức

- Con người cần phải có những khó khăn, thử thách , thất bại để phát www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

32


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Phần Câu

Nội dung

Điểm

AL

triển. Đây cũng là động lực đê con người phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.Chỉ có dũng cảm đương đầu với thách thức, thất bại, mới có thể có cơ hội tồn tại ,phát triển và thành công.

CI

( dẫn chứng ) 3. Mở rộng:

OF

4. Bài học nhận thức và hành động.

FI

- Trong thực tế vẫn tồn tại số ít những con người đã đầu hàng trước thử thách (dù là thử thách nhỏ) và chấp nhận thất bại.Thậm chí còn 0,25 ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, xã hội. - Thử thách, thất bại luôn là môi trường để rèn luyện con người. tuổi trẻ cần học tập, rèn luyện để vượt qua thử thách, không run sợ 0,5 trước thất bai để vươn lên. (10 đ)

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận có đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu về vấn đề nghị luận; 0,5 Thân bài triển khai các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

ƠN

2

NH

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng các thao tác lập luận, có sự kết hợp giữa các lí lẽ và dẫn chứng. * Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo các hướng sau:

Y

1. Giải thích ý kiến: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”.

QU

- Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn xây dựng theo lối “lạ hóa” , là hoàn cảnh có vấn đề mà nhà văn đặt nhân vật vào để nhân vật được thử thách và bộc lộ tính cách , số phận…

1,0

M

- Vấn đề sống còn : là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cốt tử, quyết định nên sự thành công của truyện ngắn.

=>Đây là nhận định đúng đắn, sâu sắc, đặt ra yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm có giá trị và sức sống lâu dài. Giá trị và sức sống ấy chỉ có được khi tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng tình huống .

DẠ Y

2.Lí giải quan điểm của NMC: - Tại sao NMC lại cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”. Vì :- Tình huống truyện là sự việc xảy ra trong bối cảnh đặc biệt; tình huống là "thứ nước rửa ảnh diệu kì" mà nhờ đó nhân vật nổi hình, nổi sắc, tư tưởng và tài năng của nhà văn được bộc lộ một cách rõ nét;

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

33


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Phần Câu

Nội dung

Điểm

AL

- Xây dựng được một tình huống truyện độc đáo là vấn đề sống còn của truyện ngắn, là chiếc chìa khoá để có thể mở được cánh cửa đi vào khám phá giá trị của một tác phẩm văn chương.

1,0

3. Chứng minh qua các tác phẩm: (7,5 đ)

FI

CI

-Điều này đòi hỏi nhà văn phải có tài năng khám phá , phát hiện những khía cạnh nghịch lý của đời sống , có vốn sống, sự trải nghiệm sâu sắc để sáng tạo được những tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.

* Truyện ngắn “ Lão Hạc” . a. Giới thiệu tác giả Nam Cao.

OF

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bám sát định hướng của đề, cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

b. Chứng minh ý kiến:

ƠN

- Giới thiệu truyện ngắn LH, nêu ý kiến của MNC.

NH

- Truyện Lão Hạc của Nam Cao đã thực sự thành công khi nhà văn xây dựng được các tình huống có giá trị: + Tình huống 1: Cuộc trò chuyện giữa ông giáo và lão Hạc về chuyện bán con chó Vàng : - Phân tích, lí giải giá trị của tình huống ( có dẫn chứng cụ thể) * Gợi ý :

QU

Y

Nam Cao xây dựng một tình huống truyện bình thường ( Ai nuôi chó mà chả giết thịt hay bán đi) nhưng làm nổi bật một nhân cách phi thường - Lão Hạc nhà nghèo, vợ chết ,con trai bỏ đi; sống tuổi già cô dơn côi cút, bệnh tật, lay lắt qua ngày…

M

- Lão nuôi con chó vàng để bầu bạn sớm tối ( cho nó ăn trong bát…, tắm cho nó, trò chuyện, tâm sự ,mắng yêu….) 5,0

DẠ Y

- Nhiều lần lão nói chuyện : Sẽ bán cậu Vàng với ông giáo, vì lão “ không nuổi nổi”, vì “ Cả tôi và cậu Vàng ngày ăn hết ba hào gạo ….mà vẫn đói deo đói dắt…” -Phải dứt ruột bán đi cậu Vàng, lão Hạc đau đớn, khổ tâm, dằn vặt, ân hận, tự trách móc bản thân: “ tôi già bằng ngần này tuổi còn đi lừa một con chó” ….. - Bán xong cậu Vàng, lão Hạc lấy tiền gửi ông giáo để lo hâụ sự cho mình. Từ đó lão sống vật vờ, qua ngày và rơi vào bế tắc cùng quẫn… => Qua đó khái quát được ý: Lão Hạc, một người nông dân hiền lành, nhân hậu, tốt bụng , có lòng tự trong. Cuộc đời dù gặp nhiều

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

34


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Phần Câu

Nội dung

Điểm

AL

đau khổ ,bất hạnh nhưng nhân cách vẫn cao đẹp, đáng nể phục. + Tình huống 2: Lão Hạc xin bả chó và cái chết đầy bất ngờ, dữ dội. - Phân tích, lí giải giá trị của tình huống ( có dẫn chứng cụ thể)

CI

* gợi ý:

FI

Nam Cao xây dựng một tình huống truyện bất thường ( lão Hạc tự đánh bả chính mình ) nhưng làm nổi bật một khát vọng phi thường. (quan niệm sống tự trọng, đói cho sạch, rách cho thơm ở lão Hạc).

OF

- Lão Hạc nói dối Binh Tư xin bả để đánh bẫy con chó lạ , nhưng thực chất là lão “ đánh bẫy” chính mình. => Chi tiết lão Hạc xin Binh Tư ít bả chó đã khiến câu chuyện trở nên gay cấn, gợi sự tò mò cho người đọc và sự hiểu nhầm nơi ông giáo. - Lão Hạc chết một cách bất thường : Vật vã, đau đớn, khổ sở

ƠN

( dẫn chứng ) suốt hai giờ đồng hồ rồi mới nhắm mắt. - Cái chết dữ dội, tủi nhục nhưng là sự giải thoát cho lão Hạc và có giá trị tố cáo hiện thực xã hội sâu sắc.

NH

=> Qua đó khái quát được ý: Nhà văn Nam Cao đã đặt nhân vật vào những hoàn cảnh éo le nhằm giúp nhân vật tự bộc lộ tính cách bản thân. Cũng như làm nổi bật chủ đề của tác phẩm : Phản ánh hiện thực xã hội PK đen tối, bất công; Cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ.

Y

* Liên hệ với truyện ngắn : Chiếc lá cuối cùng

QU

- Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. + Lần đảo ngược thứ nhất: Giôn-xi bị bệnh hiểm nghèo, cô tuyệt 1,5 vong nằm chờ cái chết , bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật.

M

+ Lần đảo ngược thứ hai: cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời.

=> Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống.

DẠ Y

* HS : Lí giải giá trị của tình huống nêu trên trong việc làm nổi bật nhân vật và chủ đề tư tưởng của t/p (có dẫn chứng cụ thể ,phù hợp ) 5. Đánh giá nét sáng tạo riêng trong việc xây dựng tình huống truyện của cả hai tác giả: - Vốn sống,vốn trải nghiệm của mỗi nhà văn: + Nam Cao am hiểu sâu sắc cuộc sống và tâm lí người nông dân , chọn được những tình huống độc đáo góp phần làm nổi bật số phận 0,5 nhân vật và chủ đề tác phẩm.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

35


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Phần Câu

Nội dung

Điểm

AL

+ Ô - Hen ri cảm thông sâu sắc trước cảnh ngộ éo le của hai cô họa sĩ nghèo, Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn , làm nổi bật cảnh ngộ, tính cách nhân vật và chủ đề của tác phẩm……..

CI

4. Bàn luận, khái quát vấn đề:

Khẳng định giá trị, vẻ đẹp, sức sống của thể loại truyện ngắn.

FI

- Truyện ngắn rất quan trọng tình huống. "Tình huống truyện như một lát cắt trên thân cây cổ thụ mà qua từng đường vân thớ gỗ, ta có thể thấy được trăm năm của một đời thảo mộc".

OF

- Đối với người sáng tác: Phải có hiểu biết sâu sắc về đặc trưng thể loại , lao động nghệ thuật sáng tạo, đặc biệt chú trọng cách dựng tình huống truyện độc đáo để tác phẩm có ý nghĩa và sức sống lâu dài, vượt tầm thời đại.

0,5

ƠN

- Đối với người đọc: trân trọng giá trị của những tác phẩm truyện ngắn ; Càm nhận vể truyện qua phân tích tình huống truyện là một con đường tiếp cận tác phẩm đúng đắn.

NH

* Lưu ý:1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

Y

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ sác đáng và lí lẽ thuyết phục.

QU

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

DẠ Y

M

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

36


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 07

CI

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI

FI

PHẦN I- ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

OF

Đại đa số người sở dĩ thất bại, chỉ là bởi không nguyện ý nhẫn nại thêm một lần nữa, kết quả lại là, chính ngay cái thời khắc thành công gần kề đó, bản thân lại đầu hàng chính mình. Thất bại là cơ hội và kinh nghiệm không ngừng tích lũy cho thành công sau này, nếu như từ bỏ nỗ lực phấn đấu, đó mới là thất bại thật sự.

Y

NH

ƠN

Có nhiều người lâm vào cảnh suy sụp sau khi gặp thất bại, cũng có không ít người đã đánh mất bản thân khi không gặt hái được thành công, song lại có nhiều người thất bại cả nghìn lần nhưng vẫn miệt mài làm lại, để rồi trở thành người nổi tiếng. Churchill từng bị đúp năm lớp 6. Ông cũng bị đánh bại ở tất cả các vị trí trong những cơ quan chính phủ mà ông xin vào. Tuy nhiên, tới năm 62 tuổi, Churchill đã trở thành Thủ tướng Anh. Ông tự nhận mình là “một người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội” và “một người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn”. Edison – nhà phát minh đại tài đã làm hơn 1.200 lần thí nghiệm, mới khiến cho dây tóc bóng đèn lóe sáng được 5 giây. Một phóng viên trẻ tuổi đã từng hỏi ông cảm tưởng về 1.200 lần thất bại đó, ông thản nhiên trả lời rằng: “Tôi vốn chưa từng thất bại lần nào cả, tôi phát minh ra bóng đèn điện, mà toàn bộ quá trình vừa khéo là cần hơn 1.200 bước đi”.

QU

(Quang Minh- Con đường đi đến thành công)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản?

(0,5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, vì sao lại có nhiều người thất bại trong cuộc sống? (0,5 điểm) Câu 3: Muốn gặt hái được thành công, con người cần có những phẩm chất nào?(1,5 điểm).

M

Câu 4: Nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về câu nói của Churchill:“một người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội” và “một người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn”.?(1,5 điểm). PHẦN II-TẬP LÀM VĂN (16.0 điểm) Câu 1 (6.0 điểm) : Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

DẠ Y

Câu 2 ( 10.0 điểm) Trong cuốn “ Từ điển văn học”, Nguyễn Xuân Nam viết : “ Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

37


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

-------------------------------------- Hết --------------------------------------ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

ĐỀ SỐ: 07

FI

HƯỚNG DẪN CHẤM

CI

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

Câu Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

1

Phương thức biểu đạt: nghị luận

2

Vì : thiếu sự nhẫn nại, đánh mất bản thân, từ bỏ sự nỗ lực.

3

Muốn thành công, cần có những phẩm chất: lòng kiên nhẫn, bản lĩnh, ý chí, 1.5 nghị lực vượt khó, niềm tin lạc quan…

4

Nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về câu nói của Churchill:“một người bi 1.5 quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội” và “một người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn”.

II

TẬP LÀM VĂN

1

Nghị luận xã hội

0.5 0.5

NH

ƠN

OF

I

QU

Y

a- Đảm bảo thể thức của một đoan văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn 0.25 đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận b-Xác định đúng vấn đề nghị luận : ý nghĩa của tinh thần lạc quan

0.25

M

c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, 5.0 kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: *Giải thích vấn đề:

1.0

*Bàn luận vấn đề:

2.0

DẠ Y

- Lạc quan là một trạng thái cảm xúc tích cực, luôn yêu đời, xem cuộc đời là đáng sống, luôn giữ một niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, phiền muộn, gian truân. - Vì sao con người cần phải có tinh thần lạc quan: + Cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thử thách, sống lạc quan giúp con người có cái nhìn sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn để giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp. + Sống lạc quan giúp con người trở nên can đảm, tự tin vào bản thân, tâm hồn phong phú, rộng mở, sống có ích, họ luôn học hỏi được những kinh www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

38


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

nghiệm quí giá kể cả trong thành công hay thất bại.

AL

+ Thái độ sống lạc quan giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tích cực của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội mà người sống bi quan không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống.

CI

+ Lạc quan là biểu hiện của thái độ sống đẹp, được mọi người yêu quí, trân trọng.

FI

-Trong cuộc sống có biết bao người phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng họ luôn lạc quan, kiên cường vượt lên và chiến thắng ( HS lấy dẫn chứng để chứng minh cho mỗi ý của vấn đề nghị luận)

1.0

- Bài học nhận thức và hành động:

ƠN

OF

- Mở rộng vấn đề: Cần lên án những người sống bi quan, gặp khó khăn là chán nản, buông xuôi, họ sẽ thất bại trong cuộc sống. Tuy nhiên, lạc quan không phải là luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, thậm chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. 1.0

NH

+ Cần nuôi dưỡng, phát huy tinh thần lạc quan, thực hiện ước mơ trong cuộc sống, hãy có niềm tin vào bản thân, không gục ngã trước khó khăn, có ý chí nghị lực vươn lên, biết chia sẻ với mọi người và luôn tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. + Liên hệ bản thân.

d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải 0.25 mới mẻ về vấn đề

Nghị luận văn học

QU

2

Y

e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, 0.25 dùng từ, đặt câu.

M

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận : Có đầy đủ phần Mở bài, 0,25 thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận

b- Xác định đúng vấn đề nghị luận: đặc trưng của thơ ca, lấy bài “ Quê 0,25 hương’ của Tế Hanh để chứng minh c- HS triển khai vấn đề: luận điểm cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể trình bày theo hướng sau:

DẠ Y

1- Giải thích nhận định

Ý kiến của Nguyễn Xuân Nam khẳng định vể đẹp của thơ trên hai phương 1,0 diện : nội dung và hình thức. * Vẻ đẹp nội dung: “ Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng 0,5 mạnh mẽ”:

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

39


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

-Thơ ca phản ánh cuộc sống:

0.5

AL

+ Thơ phản ánh cái đẹp của cuộc sống, thiên nhiên, tạo vật

+ Thơ chắt lọc vẻ đẹp tinh túy, bình dị cao quí của con người, cuộc đời

5.0

CI

-Thơ phản ánh tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ:

FI

+Thơ là thể loại trữ tình biểu hiện sự rung động mãnh liệt trong tâm hồn của người nghệ sĩ trước cuộc đời

0,5

OF

+ Thơ là tiếng nói của tình cảm, tình cảm càng chân thành bao nhiêu thì hồn thơ càng thăng hoa bấy nhiêu. Vẻ đẹp muôn màu sắc của cuộc sống hiện ra qua “ những cảm xúc dạt dào, sự tưởng tượng mạnh mẽ” của thi sĩ. * Vẻ đẹp hình thức: Thơ- một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng”

ƠN

+Thơ hay phải có ngôn từ đẹp, giàu sức gợi và sắc điệu thẩm mĩ, thơ là 0,5 hình tượng. +Thơ hay phải có âm điệu, nhạc điệu, nhịp điệu trầm bổng, du dương, khoan thai, hùng tráng, thiết tha.. thơ là nhạc

NH

=> Ý kiến trên khẳng định thơ hay phải hay cả nội dung và hình thức “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác” ( Xuân Diệu) 2-Chứng minh qua bài thơ “ Quê hương” ( Tế Hanh)

1,25

- Giới thiệu những nét chính về tác giả Tế Hanh và bài thơ “ Quê hương” ( Xuất xứ, chủ đề)

QU

Y

* Quê hương- sáng tác văn học “phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ”:

M

* Giới thiệu làng chài ven biển Quảng Ngãi. Quê hương của Tế Hanh là một làng nghèo thuộc duyên hải miền Trung “ cách biển nửa ngày sông”. Con sông mà nhà thơ nhắc tới là con sông Trà Bồng chảy qua huyện Bình Sơn, phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Làng như một điểm ấm sáng duyên dáng, chơi vơi trong nỗi thương nhớ đến quặn lòng của thi nhân * Khí thế của người dân chài ra khơi

DẠ Y

+ Một loạt hình ảnh so sánh, ẩn dụ mới mẻ về con thuyền, mái chèo và cánh buồm..”Tuấn mã” là chú ngựa tơ, đẹp, phi nhanh. Ví chiếc thuyền “ nhẹ hăng như con tuấn mã”, tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe, trẻ trung, diễn tả khí thế hăng hái, phấn khởi lên đường, chinh phục biển rộng sông dài + Tính từ “ hăng” dùng rất hay liên kết với các từ ngữ “ dân trai tráng” và “ tuấn mã” hợp thành tính hệ thống.. Mái chèo như những lưỡi kiếm khổng lồ chém xuống nước, động từ “phăng” đầy mạnh mẽ, đưa con thuyền “ 0.5 vượt trường giang”. + Hình ảnh “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” là so sánh đẹp, sáng tạo biểu tượng cho hình bóng và sức sống quê hương, tượng trưng cho www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

40


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

sức mạnh, lao động sáng tạo, ước mơ về ấm no hạnh phúc . Nó còn tiêu biểu cho chí khí và khát vọng chinh phục biển khơi của đoàn trai tráng đang hừng hực khí thế.

OF

* Cảnh dân làng chài đón đoàn thuyền đánh cá trở về

FI

CI

+Hình ảnh nhân hóa “ rướn thân trắng bao la thâu góp gió” mang đậm cảm hứng lao động và cảm hứng vũ trụ.. Ba chữ “ rướn thân trắng” gợi tả một cuộc đời trải qua nhiều mưa nắng, đồng thời thể hiện tư thế làm chủ thiên nhiên. Người dân chài ra khơi như mang đi một phần máu thịt quê hương, “cánh buồm” gắn với con thuyền như "hồn vía" làng quê chở che, neo giữ họ...Tế Hanh, với trái tim mẫn cảm đã thấy ở cánh buồm tâm hồn lộng gió của quê hương mình

1.25

+ Cảnh dân làng đón thuyền về đông vui “khắp dân làng tấp nập đón ghe về”, đó là ngày hội lao đông đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui…

ƠN

+ Người dân chài cảm tạ trời đất, biển mẹ đã cho những chiếc ghe đầy cá, từ những “con cá tươi ngon thân bạc trắng” - là hình ảnh cụ thể thành quả lao động của chuyến đi biển, đem lại niềm vui và hứa hẹn sự no đủ của làng chài đến “biển lặng” sóng êm để họ trở về an toàn. 1.0

NH

*Hình ảnh người dân chài và con thuyền trở về sau chuyến ra khơi. + Hình ảnh dân chài lưới “làn da ngăm rám nắng” là hình ảnh tả thực người dân chài nước da ngăm nhuộm nắng nhuộm gió thân hình vạm vỡ, rắn chắc, khỏe mạnh…

QU

Y

+ “Cả thân hình nồng thở vị thở xa xăm” là ẩn dụ sáng tạo độc đáo gợi cảm, thú vị bởi thân hình người dân chài thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa “vị xa xăm” khoáng đạt, huyền bí của đại dương -> Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn đã trở nên có tầm vóc phi thường ngang với không gian thời gian…

M

+ Hình ảnh “con thuyền” nằm im nghỉ ngơi trên bến sau khi vật lộn cùng sóng gió trở về. Nhà thơ đã sử dụng kết hợp hai biện pháp tu từ: nhân hóa con thuyền qua các từ ngữ “im, mỏi, trở về, nằm…” và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe” đã biến con thuyền vốn là một sự vật vô tri đã trở nên có hồn rất tinh tế. Con thuyền cũng như người dân làng chài sau chuyến ra khơi về nghỉ ngơi để chiêm nghiệm, thấm đẫm vị mặn mòi của biển khơi, nghĩ đến những vất vả và niềm vui trong cuộc sống của mình. * Nối nhớ quê hương cúa Tế Hanh

DẠ Y

+ Xa quê nên “ tưởng nhớ” khôn nguôi, nhớ “ màu nước xanh” “ cá bạc”, “ chiếc buồm vôi”,.. Thấp thoáng trong hoài niệm là hình ảnh con thuyền “ rẽ sóng ra khơi” đánh cá. Xa quê nên mới“ thấy nhớ” hương vị biển, hương vị làng chài thân yêu “ cái mùi nồng mặn quá”. Tình cảm thấm vào câu chữ, màu sắc, vần thơ. Tiếng thơ cũng là tiếng lòng trang trải hồn quê vơi đầy thương nhớ. Cảm xúc dịu dàng, đằm thắm, mênh mang -> Tình yêu quê hương sâu nặng, gắn bó máu thịt....

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

41


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

* Quê hương- sáng tác văn học được diễn đạt bằng“ một ngôn ngữ giàu 2.0 hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng”

CI

-Giàu hình ảnh đẹp: các hình ảnh “ nước bao vây”, “ con thuyền”, “ cánh 0.5 buồm”, “ mảnh hồn làng”, “ dân chài lưới”, “ chiếc thuyền im bến mỏi”, “ thân hình nồng thở vị xa xăm”, “ màu nước xanh”, “ cá bạc”... Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi khiến cho bài thơ thêm phần thi vị, bay bổng

FI

-Nhịp điệu : nhẹ nhàng khoan thai, hào hùng, vui tươi, tha thiết theo từng 0.5 cung bậc cảm xúc..

OF

- Thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc trữ tình, kết hợp khéo léo phương 0.5 thức biểu cảm và miêu tả, bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn. sự quan sát, cảm nhận vô cùng sắc sảo, tinh tế của nhà thơ. -Các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và sử dụng các từ láy 0.5 ( ồn ào, tấp nập, xa xăm..) thành công.

ƠN

3- Đánh giá:

NH

-Đoạn thơ là bức tranh đẹp về cảnh vật, con người lúc đoàn thuyền đánh cá 1.0 trở về bến. Tế Hanh phải là người có tâm hồn tinh tế, tài hoa, nhất là tấm lòng gắn bó sâu nặng, tình yêu máu thịt quê hương thì mới sáng tạo nên những vần thơ đẹp đến vậy. Bài thơ xứng đáng với lời nhận xét của Nguyện Xuân Nam về một tác phẩm thơ hay - Để sáng tác được một bài thơ hay, người nghệ sĩ cần đến với cuộc đời bằng trái tim nhiệt huyết, sự sáng tạo, nỗ lực không ngừng.

Y

-Người đọc khi tiếp nhận tác phẩm cần mở rộng tâm hồn, trái tim để cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà người nghệ sĩ gửi gắm trong thi phẩm

QU

d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải 0.25 mới mẻ về vấn đề

M

e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, 0.25 dùng từ, đặt câu.

DẠ Y

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

42


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 08

CI

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề

FI

ĐỀ BÀI

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

OF

I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)

ƠN

... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế.

NH

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt (...). Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa. (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010)

Câu 1 (1,0 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích? Câu 2 (2,0 điểm): Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?

QU

Y

Câu 3 (1,0 điểm): Thông điệp sâu sắc từ phần trích trên? II. LÀM VĂN (16,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm):

M

Bài thơ" Tức cảnh Pác Bó" (Hồ Chí Minh, Văn 8, tập 2, NXB GD 2010) kết thúc bằng câu thơ: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của câu thơ trên và nét độc đáo trong "thú lâm tuyền" của Hồ Chí Minh với người xưa?

Câu 2 (12,0 điểm):

Hình tượng quê hương trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tế Hanh (Văn 8, tập 2, NXB GD 2010); từ đó nêu suy nghĩ về giá trị của quê hương trong cuộc sống?

DẠ Y

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

43


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 08

I. Hướng dẫn chung

FI

HƯỚNG DẪN CHẤM

CI

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề

ƠN

OF

- Giám khảo cần vận dụng hướng dẫn chấm chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ văn học sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc...) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng.

NH

- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu ý chính và thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra ý chi tiết và thang điểm cụ thể hơn.

Y

- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan, công bằng.

QU

- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm, cho điểm lẻ đến 0,5 điểm. II. Hướng dẫn cụ thể

1

Nội dung

Điểm

I. ĐỌC - HIỂU

M

Câu

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

1,0

* Sự khác nhau trong cách viết của 2 câu văn đã cho: 0,5

- Câu 2: “Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa”: Không dùng cách nói giảm nói tránh.

0,5

DẠ Y

- Câu 1: “Họ đã về chầu thượng đế”: Dùng cách nói giảm nói tránh.

*Hiệu quả của cách viết đó:

2

- Câu 1: Tránh sự nặng nề, tạo cảm giác nhẹ nhàng, phù hợp với tâm lí và khát khao của nhân vật, sự thấu hiểu và tinh tế của nhà văn.

0, 5

- Câu 2: Nổi bật bi kịch, tăng tiếng nói tố cáo, bức thông điệp gửi đến người đọc càng sâu sắc hơn.

0,5

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

44


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

- HS rút ra những thông điệp hợp lí, thuyết phục, phù hợp với nội dung phần trích trên. II. LÀM VĂN

CI

Bài thơ" Tức cảnh Pác Bó" (Hồ Chí Minh) kết thúc bằng câu thơ: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của câu thơ trên và nét độc đáo trong "thú lâm tuyền" của Hồ Chí Minh với người xưa?

FI

1

1,0

AL

3

a. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Viết đúng thể thức của đoạn văn, có kĩ năng cảm thụ thơ.

0,5

OF

- Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh và cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

ƠN

b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, câu thơ.

0,5

- Vẻ đẹp của câu thơ:

1,0

NH

+ Niềm vui thích của nhân vật trữ tình về cuộc đời cách mạng -> Nổi bật vẻ đẹp của niềm lạc quan phong thái ung dung của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh cách mạng còn nhiều gian khổ, thử thách. + Nghệ thuật điểm nhãn, giọng thơ hóm hỉnh, kết hợp triết lí và trữ tình... 1,0

Y

- Nét độc đáo trong "thú lâm tuyền" của Hồ Chí Minh:

QU

+ Thiên nhiên là căn cứ địa, là nơi "hành đạo" của người chiến sĩ cách mạng + "Khách lâm tuyền" có dáng dấp ẩn sĩ nhưng vẫn mang cốt cách chiến sĩ. Hình tượng quê hương trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tế Hanh, từ đó nêu suy nghĩ về giá trị của quê hương trong cuộc sống?

M

2

a. Yêu cầu về kĩ năng:

1,0

- Biết cách tạo lập văn bản nghị luận văn học, từ đó trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trong đời sống xã hội. - Bố cục bài văn chặt chẽ, mạch lạc.

DẠ Y

- Diễn đạt trôi chảy, văn có hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý sau:

1,0

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận - Nêu ngắn gọn cách hiểu về hình tượng văn học quê hương: Là cội

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

1,0

45


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

nguồn gần gũi, thiêng liêng, là nơi gửi gắm tình cảm, là điểm tựa tinh thần của cuộc đời mỗi con người... 6,0

+ Đánh giá, khái quát: hình tượng quê hương, hình tượng cái tôi nhà thơ Tế Hanh, liên hệ, mở rộng...

1,0

FI

CI

- Cảm nhận về hình tượng quê hương trong bài thơ: Quê hương hiện lên trong dòng tâm tưởng là một miền quê bình dị, sức sống, trong sáng, tươi sáng và mang đậm đặc trưng của quê hương vùng biển: Qua vẻ đẹp của con người và cảnh sắc quê hương trong cảnh ra khơi, cảnh trở về trong nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ...

OF

- Giá trị của quê hương:

1,0

+ Phản đề, bài học...

1,0

ƠN

+ Giá trị của quê hương: Là cội nguồn sinh dưỡng gần gũi và thiêng liêng, là nơi lưu giữ những buồn vui của mỗi người và những đặc trưng của vùng miền về văn hóa, phong tục...một điểm tựa tinh thần bền bỉ trong cuộc đời mỗi người.

DẠ Y

M

QU

Y

NH

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

46


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 09

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI

FI

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

OF

Tiểu đội giải phóng quân chúng tôi trong Trung đội “ký con” đã hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn.

NH

ƠN

Còn như chúng tôi được phát hiện muộn hơn sau 5 năm 10 năm – tự do quý giá, thì xin cho chúng tôi gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó, trong một thời đại vinh quang, lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa. Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng. (Trích Thư gửi thế hệ mai sau của 3 liệt lĩ Lê Hoàng Vũ, Nguyễn Chí, Trần Viết Dũng thuộc Tiểu đội 1 - Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam)

Y

Câu 1. (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản

QU

Câu 2. (1,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản Câu 3. (2,0 điểm): Suy nghĩ về những lời tâm sự của các anh hùng liệt sĩ trong đoạn trích gửi đến chúng ta – những con người thế hệ hôm nay (trình bày 6 đến 8 dòng) II. LÀM VĂN (16,0 điểm)

M

Câu 1. (6,0 điểm)

Nhưng ô kìa ! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.

DẠ Y

(Trích Chiếc lá cuối cùng, O Hen-ri, Ngữ văn 8, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.87) Từ ý nghĩa đoạn trích trên, hãy trình bày suy nghĩ về nghị lực sống của con người.

Câu 2.(10,0 điểm)

Đánh giá về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, trong phần ghi nhớ, Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam trang 18 viết:

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

47


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

“Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài”

CI

Hãy phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy: “một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển” và “hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài”

OF

FI

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 09

ƠN

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) .

NH

HƯỚNG DẪN CHẤM Câu

Nội dung

ĐỌC HIỂU

Điểm 4,0

Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm.

0,5

2

Nội dung chính của đoạn trích:

1,5

Y

1

QU

- Lời nhắn gửi của những người lính đến thế hệ mai sau: ghi nhận họ đã từng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc - Mong ước thế hệ mai sau tiếp tục lao động, cống hiến dựng xây đất nước - Suy nghĩ về những lời tâm sự của các anh hùng liệt sĩ gửi đến chúng ta – những con người của thế hệ hôm nay

M

3

- Thí sinh bày tỏ suy nghĩ theo những cách riêng miễn là hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là một hướng suy nghĩ: + Trân trọng biết ơn những gì mà thế hệ cha anh đi trước đã hi sinh cho Tổ quốc để chúng ta có được cuộc sống hòa bình hôm nay

2,0

DẠ Y

+ Từ đó biết sống xứng đáng, cống hiến sức mình để dựng xây quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp

1

LÀM VĂN

16,0

Từ ý nghĩa đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ về nghị lực sống của con người.

6,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề,

0,25

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

48


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề 0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:Triển khai luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để làm rõ luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể sinh động. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật các ý sau:

5.0

* Giới thiệu tác giả và vấn đề nghị luận

0.5

FI

CI

AL

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị lực sống của con người

* Nghị luận về nghị lực sống của con người

OF

* Nghị luận về đoạn trích: Đoạn trích làm hiện lên hình ảnh chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân. Trước sự dữ dội của thiên nhiên, chiếc lá vẫn kiên cường treo bám vào cành. Từ sức sống mãnh liệt ta nghĩ về nghị lực của con người trong cuộc sống.

1

0,5

ƠN

- Nghị lực sống của con người chính là bản lĩnh, ý chí, sự cố gắng để vượt lên tất cả những khó khăn, dám nghĩ, dám làm, dám sống. - Vai trò, ý nghĩa của nghị lực sống:

1,5

NH

+ Tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm, tự tin trong cuộc sống + Ứng phó và cải biến được khó khăn, thử thách + Ngoài trí tuệ và tài năng, tình cảm và nhiệt huyết thì nghị lực sống là một nhân tố quan trọng, là động lực giúp cho con người thành công trong cuộc sống.

Y

+ Nghị lực sống là thước đo phẩm chất con người 0,5

- Phê phán những biểu hiện tiêu cực: thiếu nghị lực, bản lĩnh, chỉ biết sống trong sự bao bọc, chở che, không dám đối diện với khó khăn, thử thách

0,5

M

QU

- Nêu và phân tích những tấm gương cụ thể trong đời sống trên các mặt: vượt khó để học tập, lập nghiệp, lao động và sáng tạo…

- Rút ra bài học:

0,5

+ Rèn luyện nghị lực sống để vượt qua khó khăn, gian khổ và vượt qua chính mình + Kiên định mục đích sống của mình, không chán nản, bi quan, bỏ cuộc 0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực xã hội)

0,25

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy: “một bức tranh

10,0

DẠ Y

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ nghĩa, dùng từ, đặt câu.

2

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

49


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển” và “hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài”

CI

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,5

FI

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài…

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận

OF

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để làm rõ luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể sinh động.

8,0

ƠN

- Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, miễn là hợp lí, thuyết phục. Sau đây là một định hướng: * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

0,5

* Giải thích ý kiến:

1,0

NH

- Ý kiến trên nhằm khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương khi nhà thơ đã vẽ ra được bức tranh cảnh vật vùng biển tươi sáng bằng ngòi bút tinh tế, sinh động, tình yêu quê hương sâu nặng.

QU

* Chứng minh:

Y

- Điểm sáng trong bức tranh ấy là vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động miệt mài của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài 1

- Vẻ đẹp tươi sáng, sinh động của một làng quê miền biển + Khung cảnh ra khơi trong trẻo, tươi sáng được khắc họa trong buổi sớm mai hồng

M

+ Cảnh đoàn thuyền trở về mang hơi thở mặn mòi của địa dương

- Nổi bật lên trong bức tranh ấy là hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài: 1

+ Hình ảnh cánh buồn là một so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài với bao ước mơ, khát vọng của người dân vùng biển

1

+ Cảnh ồn ào tấp nập là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng chài được miêu tả hết sức sinh động, chan chứa niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no, hạnh phúc của người dân làng chài.

1,5

DẠ Y

+ Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

(Chú ý phân tích nhịp thơ, giọng thơ, từ ngữ, hình ảnh và các biện

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

50


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

pháp nghệ thuật để làm rõ) * Đánh giá:

AL

1

CI

- Đằng sau hình ảnh bức tranh làng quê mà nổi bật là hình ảnh người dân chài là niềm vui, niềm tự hào, tình yêu của nhà thơ Tế Hanh đối với quê hương. Từ đó làm nên cảm hứng thơ mãnh liệt.

FI

- Với cách viết giản dị, tự nhiên mà sâu sắc qua ngôn ngữ mộc mạc, gợi cảm, hình ảnh thơ tươi sáng, giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, âm điệu vui tươi, đằm thắm, hồn thơ trẻ trung của một cái nhìn ấm áp về làng quê trong kỉ niệm.

OF

- Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp của cuộc sống và con người ở mọi làng chài, do vậy nó có sức hấp dẫn, đánh thức trái tim con người Việt Nam.

ƠN

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,5 0,5

DẠ Y

M

QU

Y

NH

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

51


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 10

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC – HIỂU: (6,0 điểm)

FI

ĐỀ BÀI Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (Từ câu 1 - câu 4):

OF

… Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi

ƠN

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ…

NH

(Trích: Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2: Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ những hình ảnh nào?

Y

Câu 3: Trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

QU

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. II. TẬP LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương.

M

Câu 2 (10,0 điểm): “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập I, Nhà xuất bản Giáo dục). Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên.

DẠ Y

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

52


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 10

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) . Phần

Nội dung

Câu

ĐỌC - HIỂU

I

FI

HƯỚNG DẪN CHẤM

Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

2

Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ các hình ảnh:

OF

1

Điểm 6,0 1,0

3

ƠN

Hoa bí(vàng), giậu mồng tơi(hồng tím), đôi bờ dâm bụt (đỏ), 1,0 hoa sen (trắng tinh khôi). - Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi”: - Xác định chính xác được hai biện pháp tu từ:

NH

+ Điệp ngữ: chỉ một(lặp lại hai lần).

+ So sánh: Quê hương …Như là chỉ một mẹ thôi. - Phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ:

2,0

Y

+ Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ tạo nhịp điệu nhịp nhàng; nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của quê hương.

- Nội dung chính của đoạn thơ: Quê hương trong tình cảm của nhà thơ Đỗ Trung Quân(Quê hương hiện thân trong những thứ 2,0 bình dị, thân thương nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và cao cả).

II

M

4

QU

+ So sánh: “Quê hương” với “mẹ”mang ý nghĩa sâu sắc, tác giả muốn nói lên sự thiêng liêng của hình bóng quê hương đối với mỗi người cũng như tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với quê hương.

DẠ Y

1

TẬP LÀM VĂN

14,0

Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về 4,0 tình yêu quê hương. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, 0,5 tổng – phân – hợp... b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Tình yêu quê hương.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

0,5

53


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

c. Triển khai vấn đề nghị luận

2,5

CI

AL

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp của con người. Có thể theo hướng sau:

FI

- Tình yêu quê hương: là thứ tình cảm gắn bó yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc xây dựng quê hương.

OF

- Tình yêu quê hương gắn liền với yêu gia đình, làng xóm. Mỗi khi đi xa ai cũng trông ngóng về quê hương nơi mình đã sinh ra và lớn lên. - Phê phán những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. - Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với quê hương mình

ƠN

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo

0,25

“Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao”(Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập I, Nhà xuất bản Giáo dục). Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên.

10,0

QU

Y

2

NH

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,25 cần nghị luận.

1.Kĩ năng:

M

-Đảm bảo là một bài văn nghị luận văn học, có bố cục rõ ràng.

-Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1,0

DẠ Y

-Hành văn trôi chảy, mạch lạc; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. -Trình bày khoa học, chữ viết đẹp. 2.Nội dung: -Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

1,0

54


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

a.Mở bài:

AL

-Giới thiệu tác giả, tác phẩm. -Trích dẫn nhận định.

CI

b. Thân bài:

* Giải thích ý kiến: Ý kiến đã khái quát được những đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc, nhất là đặc sắc về mặt nội dung.

FI

-Truyện khắc họa thành công số phận, cuộc đời đầy đau khổ, bất hạnh của Lão Hạc.

OF

-Thể hiện được những phẩm chất cao đẹp của Lão Hạc

- Tấm lòng đồng cảm, thương yêu trân trọng của nhà văn đối với người nông dân cùng khổ. - Những nội dung đó được xây dựng qua tài năng nghệ thuật

ƠN

của tác giả: xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật dựng truyện… *Phân tích:

NH

- Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. 7,0

Y

+ Cuộc đời và số phận đau thương của người nông dân qua

QU

nhân vật lão Hạc ( Vợ chết sớm, cảnh gà trống nuôi con, con trai

M

duy nhất bỏ đi phu đồn điền cao su. Tuổi già sống trong bệnh tật, cô đơn và cái chết thê thảm (ăn bả chó để kết thúc cuộc đời...) + Phẩm chất cao quý của lão Hạc: giàu lòng yêu thương (thương con, thương chó vàng), sống lương thiện, giàu lòng tự trọng...

-Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng đồng cảm,thương yêu trân trọng của nhà văn đối với người nông dân cùng khổ.

DẠ Y

+ Nhà văn đứng về phía người nông dân miêu tả một cách chân thực cuộc sống, tâm tư, tình cảm của họ. + Đồng cảm, xót xa trước số phận bất hạnh, khổ đau. + Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ. + Bênh vực, đòi quyền sống cho kiếp người nghèo khổ. -Tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao: + Thành công ở nghệ thuật dựng truyện, xây dựng và miêu tả

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

55


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

tâm lí nhân vật tinh tế, kết thúc truyện đầy ám ảnh.

AL

+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lối kể linh hoạt, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc... * Đánh giá:

CI

- Khái quát chung về tác phẩm( nghệ thuật, nội dung) nâng lên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo cao cả.

FI

-Liên hệ, mở rộng: Có thể liên hệ một số tác phẩm khác cùng đề tài, hoặc các tác phẩm khác của nhà nhà văn.

OF

-Khẳng định lại nội dung nhận định. c.Kết bài:

- Khẳng định những đóng góp của tác giả và sức sống của tác 1,0 phẩm.

ƠN

- Cảm xúc, ấn tượng sâu sắc của người viết về tác phẩm.

NH

Lưu ý: - Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo cần căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh. - Cần trân trọng những bài viết có cách khai thác mới, độc đáo và sự sáng tạo trong cách triển khai.

DẠ Y

M

QU

Y

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

56


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 11

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

FI

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

OF

Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất.

ƠN

Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng dẫn đến thất bại, bất hạnh. Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.

Y

NH

Chúng ta ai cũng ít nhất một đôi lần mắc phải sai lầm, gặp thất bại, hay ở một trạng thái tinh thần chán nản tồi tệ – nhưng không vì thế mà chúng ta mãi bị ám ảnh, day dứt mà không bao giờ dám tin mình sẽ khác đi hay không dám làm một điều gì cả. Chính thái độ sống của chúng ta sau những va vấp ấy sẽ quyết định: Liệu chúng ta có cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quí báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn?

QU

(Nhập đề – Thay Thái Độ Đổi Cuộc Đời 2 – Keith D. Harrell – https://gacsach.com/doc-online))

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Nội dung của văn bản bàn về vấn đề gì?

M

Câu 3. (1,0 điểm) Theo tác giả, thái độ sống tích cực sẽ mang đến điều ích lợi gì cho mỗi người?

Câu 4. (2,0 điểm) Anh/ chị có đồng ý với ý kiến cho rằng “Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm”? Vì sao? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (16.0 điểm)

DẠ Y

Câu 1. (6.0 điểm): Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Bằng một bài văn ngắn (một trang giấy), hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được nêu trong câu ngạn ngữ.

Câu 2. (10.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

57


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc- xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó.

CI

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 .

ĐỀ SỐ: 11

OF

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

FI

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN

HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu

Điểm

Xác định phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận

0.5

2

Thái độ sống ảnh hưởng đến cuộc sống

0.5

3

Giúp mỗi người luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

4

Đồng ý. Vì:

ƠN

1

NH

I

Nội dung

+ Thái độ sống tích cực giúp chúng ta có năng lượng và tự tin trong công việc.

1

1.0 1.0

1

1. Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành bài văn nghị luận giải thích kết hợp trình bày quan điểm của bản thân. 0.5 2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức:

QU

II

Y

+ Ngược lại, thái độ tiêu cực sẽ kiềm hãm năng lực, khiến con người trở nên nhút nhát, tự ti.

* Ý nghĩa câu ngạn ngữ.

1.5

M

- Câu ngạn ngữ có phép ẩn dụ: chùm rễ đắng cay, hoa quả ngọt ngào - 0.25 Tạo nên nghĩa hàm súc, cô đọng. 0.25 - Học vấn được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. - Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ 0.5 đắng cay).

DẠ Y

- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người (hoa quả ngọt ngào). 0.5 - Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập. 0.5 * Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ. 3.0 - Có học vấn thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, 58 www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.

AL

- Muốn có học vấn cao phải nỗ lực không ngừng. Lao động trí óc vất 0.75 vả, phải lao tâm khổ trí.

CI

- Cần có thái độ khó khăn mấy cũng không lùi bước. Thắng không 0.5 kiêu, bại không nản.

OF

FI

- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ nghiêm túc trong học tập nên đã đạt tới trình độ học vấn cao, giáo sư Ngô Bảo 0.75 Châu đạt giải toán học lừng danh trên thế giới, các thủ khoa trong các đợt thi vào đại học hàng năm... Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người mà mình biết để làm sáng tỏ 1.0 thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên. * Mở rộng và nâng cao (bày tỏ quan điểm).

1.0

ƠN

- Học vấn không chỉ là tri thức mà còn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quý. Để đạt được những 0.5 điều đó, chúng ta cần cố gắng rất nhiều. Từ bỏ một thói xấu, làm một việc tốt cũng cần phải đấu tranh với bản thân, vượt qua khó khăn, thử thách.

2

NH

- Không phải khi nào trong quá trình học tập cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Trong học tập nhiều lúc vừa có nỗi khổ vừa 0.5 có niềm vui. Khi đã ham học, chăm học thì sự say mê sẽ làm ta quên cả mệt nhọc. Những lúc đó, kết quả học tập đạt được sẽ rất cao. I. Yêu cầu về kỹ năng, hình thức:

0.5

Y

- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.

QU

- Vấn đề cần chứng minh: Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người. - Phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm ( An-đéc-xen).

M

II. Yêu cầu cơ bản về kiến thức: 1. Mở bài:

0.5

- Nêu vấn đề: trích ý kiến...

0.5

DẠ Y

- Dẫn dắt vấn đề: Vai trò, nhiệm vụ của văn chương: Phản ánh cuộc sống thông qua cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà văn...về cuộc đời, con người.

- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và 0.25 Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) 2. Thân bài: 2.1. Giải thích ý kiến “nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người” -> Đồng cảm, chia sẻ, tiếng nói đòi quyền sống cho con người, tinh thần nhân đạo cao cả...

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

0.25 8.5

59


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

2.2. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc. 0.75 * Nhân vật lão Hạc:

FI

CI

- Sống lương thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhưng số phận 0.5 lại nghèo khổ, bất hạnh. 0.5 + Sống mòn mỏi, cơ cực: (dẫn chứng)... 0.5 + Chết đau đớn, dữ dội, thê thảm: (dẫn chứng)...

OF

- Những băn khoăn thể hiện qua triết lí về con người của lão Hạc: "Nếu kiếp chó là kiếp khổ.... may ra có sướng hơn kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn" 0.5 - Triết lí của ông giáo: Cuộc đời chưa hẳn...theo một nghĩa khác. 0.5 * Nhân vật con trai lão Hạc: Điển hình cho số phận không lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn...(dẫn chứng)...

ƠN

2.3. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những trí thức nghèo trong xã hội:

1.0

NH

- Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, có nhân cách đáng trọng... 1.0 nhưng phải sống trong cảnh nghèo túng: bán những cuốn sách... 2.4. Những băn khoăn của An-đéc-xen về số phận của những trẻ em nghèo trong xã hội: 1.0 - Cô bé bán diêm khổ về vật chất: (dẫn chứng)...

Y

- Cô bé bán diêm khổ về tinh thần, thiếu tình thương, sự quan tâm của 1.0 gia đình và xã hội: (dẫn chứng)...

QU

2.5. Đánh giá chung:

- Khắc họa những số phận bi kịch... -> giá trị hiện thực sâu sắc

0.5

M

- Đồng cảm, chia sẻ, cất lên tiếng nói đòi quyền sống cho con người 0.75 ... -> tinh thần nhân đạo cao cả. 0.5 3. Kết bài: 0.5

- Liên hệ...

0.5

- Khẳng định lại vấn đề... * Lưu ý: Hướng dẫn chấm Phần II:

DẠ Y

- Câu 1, chỉ nêu nội dung cơ bản mang tính định hướng, giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục. - Câu 2: đáp án mang tính định hướng các ý cơ bản. HS có thể tách từng bài từng ý để làm rõ và có thể lồng ghép các ý giữa các văn bản (dẫn chứng) với nhau. Giám khảo cần linh hoạt để chấm điểm cho học sinh. -------------------------------------- Hết --------------------------------------www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

60


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN ĐỀ SỐ: 12

AL

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

I. PHẦN ĐỌC-HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

FI

ĐỀ BÀI

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

OF

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

ƠN

- Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không ? Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:

NH

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu.

Y

Nói xong, nó ân cần đặt bó hoa lên mộ.

QU

Tức thì , anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ. ( Qùa tặng cuộc sống)

Câu 1: ( 0.5 điểm ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

M

Câu 2: (1.5 điểm) Điều gì đã khiến nhân vật "anh" hủy bỏ dịch vụ gửi hoa bằng việc về nhà trao tận tay bó hoa cho mẹ ? Thông điệp của văn bản trên là gì?

Câu 3: (1.0 điểm) Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu sau và nêu tác dụng của trường từ vựng đó: „Tức thì , anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ.”

DẠ Y

Câu 4: (3.0 điểm) Từ thông điệp của văn bản trên, em hãy rút ra bài học có ý nghĩa đối với bản thân. II. TẬP LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1:(4.0 điểm): Từ văn bản ở phần đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tình mẫu tử.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

61


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao).

AL

Câu 2: (10.0 điểm): Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.” (Sgk Ngữ văn 8, tập 1 NXB Giáo dục).

CI

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 .

ĐỀ SỐ: 12

OF

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

FI

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN

HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung

ƠN

Câu

Phương thúc biểu đạt chính của văn bản: tự sự

0,5

2

- Sự bất hạnh và lòng hiếu thảo đối với người mẹ đã mất, tình cảm rất hồn nhiên và đầy cảm động của em bé đã làm thức tỉnh chàng trai, anh nhận ra rằng mất mẹ là một sự mất mát lớn lao.

0,5

Thông điệp từ văn bản :

Y

- Hãy trân trọng những gì gần gũi, đơn giản trong cuộc sống của mỗi người.

3

0,5

Trường từ vựng chỉ hoạt động: quay lại, hủy bỏ, gửi hoa, lái, trao

0.5

Tác dụng: Thể hiện tình cảm của người con với mẹ.

0.5

Học sinh tự rút ra bài học cho bản thân. Có thể nêu 1 số ý sau: - Tình mẫu tử là thiêng liêng mà mỗi người cần phải trân trọng.

1.0

- Phải biết yêu thương, quan tâm đến mẹ khi còn có thể.

1.0

M

4

0,5

- Gía trị của một món quà thực sự ý nghĩa không phải chỉ ở vật chất mà chính là sự quan tâm, tấm lòng và tình yêu thương.

QU

Đọchiểu

Điểm

1

NH

Phần

- Nêu những việc làm, hành động cụ thể......

1.0

( Lưu ý: tôn trọng sự sáng tạo của học sinh)

DẠ Y

1.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn về ý nghĩa tình mẫu tử thiêng liêng theo hướng sau: - Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, gắn bó với mỗi người từ khi lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

0.75

62


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

0.75

AL

- Tình mẫu tử là tình cảm cao cả: người mẹ hết lòng hi sinh vì con, mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, che chở, là chỗ dựa vững chắc, chia sẻ những vui buồn, là động lực để giúp ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

0.75

- Tình mẫu tử là tình cảm tự nhiên, là cội rễ của tình yêu thương.

0.75

CI

- Là người con, chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn và yêu thương mẹ bằng những hành động và việc làm cụ thể.

FI

d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

0,25

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận, Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,25

c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

4.0

Phần TLV

ƠN

OF

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt.

NH

Mở bài:

- Dẫn dắt để giới thiệu nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc

0,25

0,25

QU

Thân bài

Y

- Nêu vấn đề nghị luận về giá trị nội dung của tác phẩm: “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ” * Giải thích ý kiến:

3,5 0,5

M

- Bằng tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo, sự cảm thông sâu sắc về số phận con người, nhà văn Nam Cao đã tái hiện chân thực, cảm động cuộc đời, số phận bi thảm của Lão Hạc- người nông dân hiền lành, chân chất. Nhân vật Lão Hạc để lại cho người đọc ám ảnh về số phận con người, về người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời, qua truyện ngắn, tác giả cũng ca ngợi tấm lòng lương thiện, phẩm chất cao đẹp của lão Hạc nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung.

DẠ Y

2

*Tác phẩm giúp ta hiểu về số phận đau thương của người nông dân trước cách mạng:

1,5

- Nỗi khổ về vật chất: Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, gia tài cũng chỉ có một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và làm thuê. Do thiên tai, tật bệnh nên cuộc sống vô cùng khó khăn.

0,5

- Nỗi khổ về tinh thần:

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

63


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

0,5

AL

+ Vợ mất sớm, con trai đi phu đồn điền, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn. Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu Vàng + Đau đớn, dằn vặt, ân hận, khổ sở khi nỡ lừa một con chó.

CI

- Cái chết đau đớn dữ dội kết thúc số phận con người

OF

FI

+ Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng nhưng lão đã tự trừng phạt mình bằng một cái chết thật dữ dội . Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hạc đã không có lối thoát.

0,5

* Truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân:

1,5

- Lòng nhân hậu:

0,5

ƠN

+ Tình cảm của lão dành cho con chó như tình cảm của người cha đối với người con, như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút. + Tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu Vàng. Đau đớn, dằn vặt, ân hận, khổ sở khi nỡ lừa một con chó.

NH

- Tình yêu thương sâu nặng

+ Vợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai lão. Bao nhiêu tiền bòn vườn lão đều dành dụm để lo cho tương lai của con.

0,5

Y

+ Lão sống vì con, chết cũng vì con. Trong hoàn cảnh cùng cực, ông đã chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con

QU

-Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả + Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. 0,5

* Đánh giá, nâng cao, mở rộng

0,5

M

+ Lão Hạc chọn cái chết cho mình, không phiền lụy đến ai. Đó là lòng tự trọng, là nhân cách sáng ngời của người nông dân nghèo thà chết chứ nhất định không đánh mất nhân phẩm của mình.

DẠ Y

- Liên hệ một số tác phẩm cùng đề tài về người nông dân trong xã hội cũ. - Lão Hạc cũng như một số nhân vật khác là hình ảnh người nông dân trước Cách mạng Tháng tám có số phận bi đát và rơi vào bước đường cùng không lối thoát. Người nông dân trong xã hội cũ không thể thoát khỏi số phận thê thảm bởi do hoàn cảnh xã hội chi phối, họ chỉ có thể tìm đến cái chết để giải thoát. Kết bài - Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

0,25

64


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

0,25

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt.

0,25

AL

d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

FI

CI

Lưu ý: Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng trong những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng…) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng.

OF

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN

ƠN

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 13

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I- ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

NH

ĐỀ BÀI

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

QU

Y

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.Lập tức, chàng trai làm theo. - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

M

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. Người thầy chậm rãi nói:

DẠ Y

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích. (Theo “Câu chuyện về những hạt muối”- vietnamnet.vn, 17/06/2015)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ? www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

65


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Câu 2: Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “hòa tan” trong văn bản ?

CI

Câu 4: Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?

AL

Câu 3: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : "những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm cho họ mất đi niềm vui và sự yêu đời”?

FI

PHẦN II-TẬP LÀM VĂN (14.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm): Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

OF

Câu 2 (10.0 điểm)

Trong cuốn “ ừ điển văn học”, Nguyễn Xuân Nam viết: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng”

ƠN

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

NH

-------------------------------------- Hết --------------------------------------ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 13

Y

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) .

QU

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu I

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

0.5

2

-Hình ảnh “thìa muối” tượng trưng cho khó khăn, thử thách, những nỗi buồn đau, phiền muộn mà con người gặp phải trong cuộc đời

1.5

M

1

- Chi tiết “ hòa tan” là thái độ sống, cách giải quyết những khó khăn, thách thức, những buồn đau, phiền muộn của mỗi người 2- Chỉ ra:

2.0

- Biện pháp tu từ so sánh: " những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước”

0.5

DẠ Y

3

- Hiệu quả:

1.5

+ Khẳng định những con người có thái độ sống tích cực, luôn lạc quan, yêu đời, mở rộng tấm lòng, biết chia sẻ với mọi người xung quanh, luôn có

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

66


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

niêm tin vào bản thân và mọi người dù cuộc sống gặp chông gai, trắc trở

AL

+ Tạo ra cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho lời văn.

Bài học rút ra: Cuộc sống luôn có những khó khăn và thử thách, thành công phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của mỗi người.Thái độ sống tích cực sẽ giúp chúng ta có được niềm tin, sức mạnh, bản lĩnh, giúp ta khám phá khả năng vô hạn của bản thân. Chúng ta không nên sống bi quan, chán nản mà phải sống lạc quan, yêu đời, hãy mở rộng tâm hồn giống như hồ nước để nỗi buồn sẽ vơi đi và niềm vui được nhân lên khi hoà tan.

2.0

TẬP LÀM VĂN

OF

II 1

FI

CI

4

Nghị luận xã hội

ƠN

a- Đảm bảo thể thức của một đoan văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận.

0.25

0.25

c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

3.0

NH

b-Xác định đúng vấn đề nghị luận : ý nghĩa của tinh thần lạc quan

*Giải thích vấn đề:

QU

*Bàn luận vấn đề:

0.5

Y

- Lạc quan là một trạng thái cảm xúc tích cực, luôn yêu đời, xem cuộc đời là đáng sống, luôn giữ một niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, phiền muộn, gian truân. - Vì sao con người cần phải có tinh thần lạc quan: + Cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thử thách, sống lạc quan giúp con người có cái nhìn sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn để giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp.

0.25

M

+ Sống lạc quan giúp con người trở nên can đảm, tự tin vào bản thân, tâm hồn phong phú, rộng mở, sống có ích, họ luôn học hỏi được những kinh nghiệm quí giá kể cả trong thành công hay thất bại. + Thái độ sống lạc quan giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tích cực của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội mà người sống bi quan không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống.

DẠ Y

+ Lạc quan là biểu hiện của thái độ sống đẹp, được mọi người yêu quí, trân trọng.

0.25

0.25

-Trong cuộc sống có biết bao người phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng họ luôn lạc quan, kiên cường vượt lên và chiến thắng ( HS lấy dẫn chứng để chứng minh cho mỗi ý của vấn đề nghị luận) - Mở rộng vấn đề: Cần lên án những người sống bi quan, gặp khó khăn là

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

0.25

67


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

- Bài học nhận thức và hành động:

0.5

d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề

0.25

e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

FI

CI

+ Cần nuôi dưỡng, phát huy tinh thần lạc quan, thực hiện ước mơ trong cuộc sống, hãy có niềm tin vào bản thân, không gục ngã trước khó khăn, có ý chí nghị lực vươn lên, biết chia sẻ với mọi người và luôn tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

ƠN

OF

+ Liên hệ bản thân.

Nghị luận văn học

0.5

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

0,25

b- Xác định đúng vấn đề nghị luận: đặc trưng của thơ ca, lấy bài “ Quê hương’ của Tế Hanh để chứng minh

0,25

NH

2

0.5

AL

chán nản, buông xuôi, họ sẽ thất bại trong cuộc sống. Tuy nhiên, lạc quan không phải là luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, thậm chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

QU

Y

c- HS triển khai vấn đề: luận điểm cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể trình bày theo hướng sau: 1- Giải thích nhận định

1,0

* Vẻ đẹp nội dung: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ”:

0,5

M

Ý kiến của Nguyễn Xuân Nam khẳng định vể đẹp của thơ trên hai phương diện : nội dung và hình thức.

-Thơ ca phản ánh cuộc sống: + Thơ phản ánh cái đẹp của cuộc sống, thiên nhiên, tạo vật

0.5

DẠ Y

+ Thơ chắt lọc vẻ đẹp tinh túy, bình dị cao quí của con người, cuộc đời -Thơ phản ánh tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ: +Thơ là thể loại trữ tình biểu hiện sự rung động mãnh liệt trong tâm hồn của người nghệ sĩ trước cuộc đời + Thơ là tiếng nói của tình cảm, tình cảm càng chân thành bao nhiêu thì

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

68


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

hồn thơ càng thăng hoa bấy nhiêu. Vẻ đẹp muôn màu sắc của cuộc sống hiện ra qua “ những cảm xúc dạt dào, sự tưởng tượng mạnh mẽ” của thi sĩ. * Vẻ đẹp hình thức: Thơ- một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng”

5.0

CI

+Thơ hay phải có ngôn từ đẹp, giàu sức gợi và sắc điệu thẩm mĩ, thơ là hình tượng.

0,5

FI

+Thơ hay phải có âm điệu, nhạc điệu, nhịp điệu trầm bổng, du dương, khoan thai, hùng tráng, thiết tha.. thơ là nhạc

OF

=> Ý kiến trên khẳng định thơ hay phải hay cả nội dung và hình thức “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác” ( Xuân Diệu) 2-Chứng minh qua bài thơ “Quê hương” (Tế Hanh)

- Giới thiệu những nét chính về tác giả Tế Hanh và bài thơ “Quê hương” (Xuất xứ, chủ đề)

ƠN

* Quê hương- sáng tác văn học “phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ”:

0,5 1,25

NH

* Giới thiệu làng chài ven biển Quảng Ngãi. Quê hương của Tế Hanh là một làng nghèo thuộc duyên hải miền Trung “ cách biển nửa ngày sông”. Con sông mà nhà thơ nhắc tới là con sông Trà Bồng chảy qua huyện Bình Sơn, phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Làng như một điểm ấm sáng duyên dáng, chơi vơi trong nỗi thương nhớ đến quặn lòng của thi nhân * Khí thế của người dân chài ra khơi

0.5

QU

Y

+ Một loạt hình ảnh so sánh, ẩn dụ mới mẻ về con thuyền, mái chèo và cánh buồm..”Tuấn mã” là chú ngựa tơ, đẹp, phi nhanh. Ví chiếc thuyền “ nhẹ hăng như con tuấn mã”, tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe, trẻ trung, diễn tả khí thế hăng hái, phấn khởi lên đường, chinh phục biển rộng sông dài

M

+ Tính từ “ hăng” dùng rất hay liên kết với các từ ngữ “ dân trai tráng” và “ tuấn mã” hợp thành tính hệ thống.. Mái chèo như những lưỡi kiếm khổng lồ chém xuống nước, động từ “phăng” đầy mạnh mẽ, đưa con thuyền “ vượt trường giang”.

1.25

DẠ Y

+ Hình ảnh “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” là so sánh đẹp, sáng tạo biểu tượng cho hình bóng và sức sống quê hương, tượng trưng cho sức mạnh, lao động sáng tạo, ước mơ về ấm no hạnh phúc . Nó còn tiêu biểu cho chí khí và khát vọng chinh phục biển khơi của đoàn trai tráng đang hừng hực khí thế. +Hình ảnh nhân hóa “ rướn thân trắng bao la thâu góp gió” mang đậm cảm hứng lao động và cảm hứng vũ trụ.. Ba chữ “ rướn thân trắng” gợi tả một cuộc đời trải qua nhiều mưa nắng, đồng thời thể hiện tư thế làm chủ thiên nhiên. Người dân chài ra khơi như mang đi một phần máu thịt quê hương, “cánh buồm” gắn với con thuyền như "hồn vía" làng quê chở che, neo giữ họ...Tế Hanh, với trái tim mẫn cảm đã thấy ở cánh buồm tâm hồn

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

69


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

lộng gió của quê hương mình

AL

* Cảnh dân làng chài đón đoàn thuyền đánh cá trở về

CI

+ Cảnh dân làng đón thuyền về đông vui “khắp dân làng tấp nập đón ghe về”, đó là ngày hội lao đông đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui…

FI

+ Người dân chài cảm tạ trời đất, biển mẹ đã cho những chiếc ghe đầy cá, từ những “con cá tươi ngon thân bạc trắng” - là hình ảnh cụ thể thành quả lao động của chuyến đi biển, đem lại niềm vui và hứa hẹn sự no đủ của làng chài đến “biển lặng” sóng êm để họ trở về an toàn.

OF

*Hình ảnh người dân chài và con thuyền trở về sau chuyến ra khơi. + Hình ảnh dân chài lưới “làn da ngăm rám nắng” là hình ảnh tả thực người dân chài nước da ngăm nhuộm nắng nhuộm gió thân hình vạm vỡ, rắn chắc, khỏe mạnh…

1.0

NH

ƠN

+ “Cả thân hình nồng thở vị thở xa xăm” là ẩn dụ sáng tạo độc đáo gợi cảm, thú vị bởi thân hình người dân chài thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa “vị xa xăm” khoáng đạt, huyền bí của đại dương -> Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn đã trở nên có tầm vóc phi thường ngang với không gian thời gian…

QU

Y

+ Hình ảnh “con thuyền” nằm im nghỉ ngơi trên bến sau khi vật lộn cùng sóng gió trở về. Nhà thơ đã sử dụng kết hợp hai biện pháp tu từ: nhân hóa con thuyền qua các từ ngữ “im, mỏi, trở về, nằm…” và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe” đã biến con thuyền vốn là một sự vật vô tri đã trở nên có hồn rất tinh tế. Con thuyền cũng như người dân làng chài sau chuyến ra khơi về nghỉ ngơi để chiêm nghiệm, thấm đẫm vị mặn mòi của biển khơi, nghĩ đến những vất vả và niềm vui trong cuộc sống của mình. * Nối nhớ quê hương cúa Tế Hanh

0.5

M

+ Xa quê nên “ tưởng nhớ” khôn nguôi, nhớ “ màu nước xanh” “ cá bạc”, “ chiếc buồm vôi”,.. Thấp thoáng trong hoài niệm là hình ảnh con thuyền “ rẽ sóng ra khơi” đánh cá. Xa quê nên mới“ thấy nhớ” hương vị biển, hương vị làng chài thân yêu “ cái mùi nồng mặn quá”. Tình cảm thấm vào câu chữ, màu sắc, vần thơ. Tiếng thơ cũng là tiếng lòng trang trải hồn quê vơi đầy thương nhớ. Cảm xúc dịu dàng, đằm thắm, mênh mang -> Tình yêu quê hương sâu nặng, gắn bó máu thịt....

2.0

* Quê hương- sáng tác văn học được diễn đạt bằng“ một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng”

DẠ Y

-Giàu hình ảnh đẹp: các hình ảnh “ nước bao vây”, “ con thuyền”, “ cánh buồm”, “ mảnh hồn làng”, “ dân chài lưới”, “ chiếc thuyền im bến mỏi”, “ thân hình nồng thở vị xa xăm”, “ màu nước xanh”, “ cá bạc”... Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi khiến cho bài thơ thêm phần thi vị, bay bổng -Nhịp điệu: nhẹ nhàng khoan thai, hào hùng, vui tươi, tha thiết theo từng cung bậc cảm xúc..

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

0.5

0.5

70


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

0.5

AL

- Thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc trữ tình, kết hợp khéo léo phương thức biểu cảm và miêu tả, bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn. sự quan sát, cảm nhận vô cùng sắc sảo, tinh tế của nhà thơ.

CI

-Các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và sử dụng các từ láy ( ồn ào, tấp nập, xa xăm..) thành công. 3- Đánh giá:

OF

FI

-Đoạn thơ là bức tranh đẹp về cảnh vật, con người lúc đoàn thuyền đánh cá trở về bến. Tế Hanh phải là người có tâm hồn tinh tế, tài hoa, nhất là tấm lòng gắn bó sâu nặng, tình yêu máu thịt quê hương thì mới sáng tạo nên những vần thơ đẹp đến vậy. Bài thơ xứng đáng với lời nhận xét của Nguyện Xuân Nam về một tác phẩm thơ hay. - Để sáng tác được một bài thơ hay, người nghệ sĩ cần đến với cuộc đời bằng trái tim nhiệt huyết, sự sáng tạo, nỗ lực không ngừng.

1.0

ƠN

-Người đọc khi tiếp nhận tác phẩm cần mở rộng tâm hồn, trái tim để cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà người nghệ sĩ gửi gắm trong thi phẩm 0.25

e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

NH

d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề

DẠ Y

M

QU

Y

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

71


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 14

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI

FI

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

ƠN

OF

Những ai từng quan tâm đến đợt thi Đại học – Cao đẳng 2012 vừa qua hẳn không thể nào quên được tấm gương hiếu học của cậu học trò nghèo Ngô Văn Thuận (Yên Thành – Nghệ An). Nhà nghèo không đủ điều kiện mua vé xe, vé tàu ra Hà Nội dự thi, Thuận đã một mình vượt quãng đường 300 km với chiếc xe đạp cũ đi mượn, 1 chai nước, 2 chiếc bánh mỳ và 30 ngàn đồng trong túi.

NH

Khởi hành từ 1h trưa tại quê nhà, Thuận lên đường mang theo ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ. Lúc mệt thì xuống dắt xe, hết mệt lại đi tiếp, đêm xuống không có chỗ ngủ, cậu phải xin ngủ nhờ một bệnh viện ven đường. Nghe qua có lẽ ít người dám tin nhưng Ngô Văn Thuận đã dũng cảm làm những việc “không tưởng” để theo đuổi đam mê và tương lai của mình. Hành trình ấy đã viết nên một câu chuyện cảm động trong cuộc sống này.

M

QU

Y

Khi chiếc xe đạp của cậu học trò nhỏ dừng tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, hoàn cảnh đáng thương và nỗ lực tuyệt vời đáng quý của Thuận đã làm động lòng người dân tại đây. Đích thân đồng chí Đại úy Nguyễn Quốc Khánh, công an phụ trách Liên Ninh và đồng chí Trần Trọng Dực - Ủy viên thường vụ thành ủy, trưởng ban kiểm tra thành ủy Hà Nội đã giúp đỡ Thuận trong hai ngày thi đại học. Sau khi trở về từ Hà Nội, Ngô Văn Thuận lại đạp xe đạp đi làm đủ nghề để kiếm từng đồng tiền nhỏ giúp gia đình. Khi trường sĩ quan lục quân 1 công bố điểm chuẩn là 16,5 điểm. Thuận tiếc vì không đủ điểm đỗ. Tuy nhiên cậu học trò vẫn quyết tâm vừa đi làm thêm giúp bố mẹ, vừa dành dụm tiền để học tiếp. “Chỉ có học em mới đi được thật xa trên đường đời” – Thuận khẳng định. Những tưởng rằng câu chuyện sẽ kết thúc ở đây với bao niềm tiếc nuối cho cậu học trò nghèo hiếu học, thì ngày 29/8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Phùng Quang Thanh đã ký quyết định về việc tuyển bổ sung đào tạo đại học cấp phân đội cho Ngô Văn Thuận vào trường sĩ quan Tăng Thiết Giáp. Thuận đã được tuyển thẳng. Hàng triệu con tim vỡ òa khi biết tin, nhưng vui nhất có lẽ là Thuận và gia đình. Kể từ nay, tương lai cậu học trò đã bước sang một trang mới.

DẠ Y

Theo ANTĐ. (Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất. 06/07/2012) a. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b. Theo em dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? “Chỉ có học em mới đi được thật xa trên đường đời” – Thuận khẳng định. c. Nội dung chính của văn bản là gì ?

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

72


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

d. Câu chuyện trên đã gửi gắm đến bạn đọc thông điệp gì? Thông điệp đó có ý nghĩa gì đối với em? Phần II. Làm văn (15,0 điểm)

CI

Câu 1. (5,0 điểm)

FI

Ở phần cuối truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn-xi: “...Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men”. Hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày cảm nhận của em về câu nói của Xiu.

OF

Câu 2. (10,0 điểm)

Cảm nhận sự tương đồng và khác biệt trong hai đoạn thơ sau: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

ƠN

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua, Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.

NH

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Y

(Trích Nhớ rừng - Thế Lữ)

QU

và:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi ! Ngột làm sao, chết uất thôi

M

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ! ( Trích Khi con tu hú - Tố Hữu)

DẠ Y

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

73


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN

AL

ĐỀ SỐ: 14

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 HƯỚNG DẪN CHẤM

CI

A. YÊU CẦU CHUNG

FI

1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn và mục đích của kì thi chọn học sinh giỏi, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm; khuyến khích những bài viết sáng tạo, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.

OF

2. Tổng điểm của toàn bài là 20.0 điểm, cho lẻ đến 0.5 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ cho điểm từng câu, từng ý, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các mức điểm cụ thể khác. B. YÊU CẦU CỤ THỂ

ƠN

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.

NH

- Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức Phần

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

0.5

b

Tác dụng của dấu “ ” trong câu dùng để đánh dấu câu dẫn trực tiếp

1,0

c

Nội dung chính của văn bản : Cậu học trò nghèo hiếu học

1,0

d

Thí sinh có thể nhận ra và nêu được bức thông điệp mà câu chuyện gửi gắm đến cho mọi người và có ý nghĩa với bản thân miễn là hợp lí, thuyết phục và phù hợp với nội dung văn bản. Chẳng hạn như: ý chí và nghị lực vượt khó; chỉ cần có quyết tâm, thành công sẽ mỉm cười với bạn…

2,5

M

QU

a

Y

I

Phần II

Nội dung

Điểm

Làm văn

Câu 1

5,0

1.Về kĩ năng

DẠ Y

1

Phần II. Làm văn (15,0 điểm)

- Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận. - Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, phù hợp. - Diễn đạt lưu loát, linh hoạt, hành văn uyển chuyển, kết hợp các thao tác

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

74


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

chứng minh, giải thích, bình luận, phân tích, …

AL

-Không mắc các lỗi về viết câu, dùng từ, chính tả. 2. Về nội dung

0,5

Khẳng định “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác, vì: + Nó được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt.

FI

+ Nó có giá trị nhân sinh (cứu người).

CI

Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề cần nghị luận

OF

+ Giàu lòng nhân ái, đức hy sinh, sẵn sàng cho, thậm chí là cả cuộc sống của mình vì người khác + Là kết tinh của trái tim nhân đạo và vai trò của nghệ thuật chân chính.

0,5 0,5 0,5 1,0

- Khẳng định vai trò chi tiết cuối trong tác phẩm tự sự .

1,0

- Rút ra bài học, liên hệ bản thân

0,5

Câu 2.

NH

2

ƠN

+ Hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, làm cho câu chuyện bất ngờ hấp dẫn. (Giôn-xi đi từ chết -> sống; Bơ -men đi từ sống -> chết).

0,5

I. Yêu cầu về kĩ năng

10,0 1,0

- Thí sinh tạo lập được một văn bản nghị luận văn học hoàn chỉnh, bàn, phân tích một nội dung liên quan đến hai tác phẩm đã học.

Y

- Xây dựng bố cục bài văn chặt chẽ, mạch lạc. - Trình bày rõ ràng, ít mắc lỗi diễn đạt, chính tả, có cảm xúc khi viết.

QU

II. Yêu cầu về kiến thức

9,0

Thí sinh sinh có thể trình bày bằng những cách khác nhau. Sau đây là một hướng giải quyết : 1. Giới thiệu chung

M

- Giới thiệu được hai tác giả, hai tác phẩm, vị trí 2 đoạn thơ (đoạn thơ trích trong Nhớ rừng là đoạn đầu của bài; đoạn trong bài Khi con tu hú là phần cuối của bài). 2. Điểm tương đồng: Khát vọng tự do đều thể hiện: - Tâm trạng bức bối, căm uất của những thân phận tù ngục, mất tự do trong cảnh nô lệ tăm tối của đất nước. (dẫn chứng và phân tích)

DẠ Y

- Hướng đến cuộc sống tự do bên ngoài, đấu tranh để thoát khỏi cảnh ngục tù, mất tự do. 3. Điểm riêng độc đáo: Cách thể hiện khát vọng tự do, biểu hiện cụ thể của khát vọng này ở hai đoạn thơ khác nhau: - Đoạn thơ trong Nhớ rừng đậm chất lãng mạn, dạt dào cảm xúc, rất mới về ngôn từ. Khát vọng tự do thể hiện qua: tình cảnh tù ngục, mất tự do rất

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

75


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

đỗi thê thảm của chúa sơn lâm; nỗi căm uất cho thân phận; thể hiện sự ý thức rõ về thân phận sa cơ, bị hạ thấp, bị biến thành trò mua vui cho người đời; tâm trạng tủi nhục vì thân phận mất tự do, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động…Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực. (dẫn chứng và phân tích).

OF

FI

CI

- Đoạn thơ trong Khi con tu hú thể hiện khát vọng tự do qua tâm trạng căm uất của một chiến sĩ cộng sản khi bị tù đày mà nghe hè về bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do qua cảm giác ngột ngạt, bức bối vì mất tự do. Đặc biệt, khát vọng ấy thể hiện qua khao khát tung phá, đập tan gông cùm, xiềng xích tù đày để đến với tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc . Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực. (dẫn chứng và phân tích).

ƠN

- Đoạn thơ trong Nhớ rừng của Thế Lữ là những vần thơ tự do lãng mạn, thể hiện khát vọng tự do, tâm sự của cả một lớp trí thức bế tắc trước thời cuộc qua hình ảnh con hổ bị giam cầm. Đoạn thơ trong Khi con tu hú của Tố Hữu lại là những vẫn thơ lục bát- một thể thơ truyền thống của dân tộc nhằm thể hiện tinh thần cách mạng đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, đại diện cho khát vọng tranh đấu vì độc lập tự do của dân tộc - một lý tưởng cao cả của thời đại, là tiếng nói đấu tranh của những chiến sỹ cộng sản kiên trung.

NH

4. Đánh giá, mở rộng.

Y

- Hai đoạn thơ tuy đại diện cho hai trào lưu khác nhau, cách thức thể hiện khác nhau, nhưng đều hướng đến mong muốn tự do, khao khát tự do cháy bỏng. Đây cũng chính là tâm sự chung, khát vọng chung của một thế hệ trí thức trước cách mạng tháng Tám 1945 đang chìm trong đêm đen nô lệ.

QU

- Có thể liên hệ đến các bài thơ khác thuộc Thơ mới và thơ ca yêu nước, cách mạng trước 1945. - Tuy là hai đoạn thơ song cũng đã khẳng định được tài năng và sự sáng tạo trong lao động nghệ thuật tạo nên dấu ấn riêng của hai nhà thơ... * Biểu điểm:

M

* Đạt 9,0-10,0 điểm : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn phong sắc sảo, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả.

* Đạt 7,0 – 8,0 điểm: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết lưu loát, có cảm xúc, Còn một số sai sót nhỏ về dùng từ, viết câu. * Đạt 5,0 – 6,0 điểm: Đáp ứng 1/2 các yêu cầu trên, văn viết lưu loát, song còn mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp.

DẠ Y

* Đạt 3,0 – 4,0 điểm: Hiểu đề song chưa xác định đúng trọng tâm, lập luận còn lúng túng, diễn đạt còn một số hạn chế. ( Các mức điểm còn lại GV cần căn cứ cụ thể vào mức độ bài làm của HS để linh động cho điểm cho hợp lí) -------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

76


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 15

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI

FI

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) TRUYỆN NGẮN

OF

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi:

ƠN

Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.

NH

Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những “lát cắt” của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó mà truyện ngắn thường là ngắn. Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của nhiều bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó.

Y

(Theo Từ điển văn học)

QU

Câu 1: (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên? Câu 2: (1,0 điểm). Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng truyện ngắn trong phần trích ? Câu 3: (1,0 điểm). Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng gì?

M

Câu 4: (1,0 điểm). Đoạn 2 và đoạn 3 trong phần trích được liên kết với nhau bằng việc sử dụng phương tiện liên kết nào?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (16,0 điểm) Câu 1: (4,0 điểm). Dựa vào gợi ý của phần trích trên, em hãy viết đoạn văn(từ 10 – 12 câu) thuyết minh về một trong các đặc điểm của truyện ngắn trên cơ sở truyện ngắn “Lão Hạc” – Nam Cao.

DẠ Y

Câu 2: (12,0 điểm). An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Những truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích mang lại cho trẻ thơ nhiều niềm vui nhưng cũng tràn ngập nỗi buồn để ta phải suy ngẫm. Bằng hiểu biết về truyện Cô bé bán diêm (SGK Ngữ văn 8 – Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? -------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

77


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN

ĐỀ SỐ: 15

AL

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

CI

HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4, điểm) Nội dung

Câu

Biểuđiểm

FI

- Phương thức biểu đạt chính : Thuyết minh

1

- Chủ đề của phần trích: Đặc điểm của thể loại truyện ngắn

0,5 điểm 0,5 điểm

OF

- Học sinh xác định đúng 4 từ trong số các từ sau của trường từ vựng 1,0 điểm truyện ngắn .

2

(Tự sự, nhân vật, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, tác phẩm, thể loại) Tác dụng của dấu câu:

ƠN

3

+ Dấu hai chấm : Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho một phần 0,5 điểm trước đó. + Dấu ngoặc kép : Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

0,5 điểm

- Đoạn 2 và đoạn 3 trong phần trích được liên kết với nhau bằng việc sử 0,5 điểm dụng từ ngữ có tác dụng liên kết.

NH

4

- Từ được dùng liên kết: truyện ngắn

0,5 điểm

Y

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (16,0 điểm)

1

QU

Câu

Nội dung

- Yêu cầu về hình thức:

Biểuđiểm 1,0 điểm

+ Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn

M

+ Đoạn văn khoảng 10 – 12 câu.

+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Yêu cầu về nội dung:

3,0 điểm

Thông qua phần trích, học sinh biết lựa chọn một trong các đặc điểm của thể loại truyện ngắn để thuyết minh thông qua truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao. Cụ thể:

DẠ Y

+ Về hình thức: - Truyện ngắn có dung lượng nhỏ: truyện Lão Hạc dài khoảng 9 trang. - Số nhân vật trong truyện ít : Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, vợ ông giáo, con trai Lão Hạc. - Sự việc không nhiều: Lão Hạc trước khi bán chó

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

78


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Lão Hạc sau khi bán chó.

AL

Cái chết của Lão Hạc. + Về cốt truyện:

CI

- Truyện ngắn diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc , những lát cắt của cuộc sống để thể hiện...

OF

FI

Cụ thể : Trong truyện Lão Hạc cốt truyện tập trung viết về cuộc đời nghèo khó, bất hạnh của một lão nông trước CMT8/1945. Vợ chết, con phẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su, lão Hạc sống cô đơn thui thủi dưới mái tranh siêu vẹo, chỉ có con chó vàng làm bạn sớm hôm. Để giữ cho con trai mảnh vườn và số tiền ít ỏi, lão Hạc đã lo liệu xong xuôi, lão tự chọn cái chết để giải thoát khỏi mọi nỗi đau. + Về kết cấu:

ƠN

- Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề.

NH

- Sự đối lập trong truyện Lão Hạc thể hiện qua cuộc đời nghèo khổ, nhiều bất hạnh của lão Hạc với phẩm chất cao đẹp: lương thiện, giàu lòng tự trọng, giàu tình yêu thương...Qua đó thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý tiềm tàng của người nông dân trong xã hội cũ. * Ngoài ra học sinh có thể thuyết minh về một số đặc điểm khác của truyện như : ngôn ngữ, chủ đề, tình huống truyện...

Y

- Biểu điểm:

Điểm 3: Hiểu sâu sắc, đáp ứng tốt yêu cầu về nội dung.

QU

Điểm 2: Học sinh không chọn mà thuyết minh về các đặc điểm của truyện ngắn Lão Hạc . Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, không bám sát yêu cầu của đề. 2

1. Về hình thức:

2,0 điểm

M

- Xác định đúng kiểu bài : Nghị luận chứng minh.

- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. - Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả, ngữ pháp. - Bài viết có sự sáng tạo độc đáo phù hợp...

DẠ Y

2. Về nội dung: Học sinh có thể có các cách lập ý và sắp xếp ý khác nhau 10,0 điểm nhưng cần tập trung làm rõ những nội dung sau: 2.1 Mở bài: Giới thiệu chung về truyện ngắn “Cô bé bán diêm” của An- 1,0 điểm đéc-xen và vấn đề cần nghị luận. 2.2 Thân bài: a. Chứng minh:

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

79


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

3,0 điểm

- Truyện Cô bé bán diêm mang lại nhiều niềm vui cho trẻ thơ.

AL

+ Niềm vui được sưởi ấm trong những ngày đông giá lạnh. + Niềm vui được ăn ngon dưới mái ấm của gia đình.

+ Được yêu thương trong vòng tay của người thân.

FI

- Truyện Cô bé bán diêm còn chất chứa nhiều nỗi buồn .

CI

+ Được vui chơi vào đêm giao thừa với những cây thông Nô-en trang trí lộng lẫy.

3,0 điểm

OF

+ Buồn vì hoàn cảnh nghèo khổ, bất hạnh: Phải đi bán diêm để kiếm sống trong một thời điểm hết sức đặc biệt đêm giao thừa, trong một không gian giá rét tuyết rơi. + Buồn vì em bé phải sống cô đơn, thiếu tình yêu thương:

ƠN

Trong gia đình: Mẹ mất; bà nội mất; người cha sẵn sàng đánh, mắng khi em không bán được bao diêm nào. Xã hội: Người đời lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm khi không ai bố thí cho em đồng nào lúc em đi bán diêm; khi chứng kiến cái chết của em.

NH

+ Buồn vì niềm vui chỉ đến với em trong mộng tưởng. Khi những que diêm tắt em lại phải đối diện với thực tại phũ phàng. b. Khái quát, mở rộng và nâng cao:

2,0 điểm

- Những niềm vui và nỗi buồn trong truyện Cô bé bán diêm đều thể hiện tình yêu thương con người sâu sắc của nhà văn :

Y

- Qua đó tác giả lên án xã hội lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm.

QU

- Gửi bức thông điệp đến mọi người: Hãy sống yêu thương, chia sẻ... - Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm Cô bé bán diêm của Anđéc-xen truyền đến cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với một em bé bất hạnh.

M

2.3. Kết bài:

1,0 điểm

- Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh - Liên hệ bản thân..

DẠ Y

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

80


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 16

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI

FI

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): MUỐI TO, MUỐI BÉ Hạt muối Bé nói với hạt muối To:

OF

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

- Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

ƠN

Muối To trố mắt:

- Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên!

NH

Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm, còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp…

QU

Y

Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể: Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác…

M

Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan… (Theo Truyện cổ tích chọn lọc)

Câu 1( 0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 ( 1,0 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn:

DẠ Y

Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

Câu 3 (1,0 điểm). Trước việc hòa tan vào đại dương, tại sao muối To cho đó là “ dại” còn muối Bé lại thấy là “ tuyệt lắm” ? Câu 4 (0,5 điểm). Khi vào mùa thu hoach, số phận của muối To như thế nào?

Câu 5 (1,0 điểm). Nêu ý nghĩa biểu tượng của hạt muối trong câu chuyện trên? II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

81


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

Câu 1 (6,0 điểm). Trình bày suy nghĩ của em về cách sống của muối Bé trong câu chuyện ở phần ĐỌC HIỂU. Câu 2 (10,0 điểm). Nhận xét về bài thơ Quê Hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: mẻ.

FI

Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh.

CI

Tuy viết về một đề tài không mới nhưng nhà thơ đã tạo lên nhiều điều hấp dẫn, mới

OF

-------------------------------------- Hết --------------------------------------ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 16

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ƠN

.

HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):

Yêu cầu cần đạt

NH

Câu

Điểm

1

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

0,5

2.

Phân tích được cấu trúc ngữ pháp của câu văn đã cho. Mỗi thành phần được 0,25 điểm.

1,0

CN

VN

- Muối To cho rằng việc hòa tan vào đại dương là “ dai” vì sẽ đánh mất mình, sẽ bị biến mất, không còn giữ được những cái của riêng mình nữa.

0,5

- Muối Bé cho là “ tuyệt lắm” vì khi hòa vào biển, nó được hóa thân, được cống hiến sức mình cho trái Đất…

0,5

M

3.

VN

QU

CN

Y

Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

Vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, bị xếp vào loại phế phẩm.

0,5

5

Ý nghĩa biểu tượng của mỗi hình ảnh:

1,0

4.

Muối To: Hình ảnh của con người sống ích kỉ, chỉ khư khư giữ lấy giá trị riêng của mình.

-

Muối Bé: Hình ảnh của con người biết cống hiến, biết dâng cho đời những điều đẹp đẽ, tinh túy nhất của cuộc đời mình.

DẠ Y

-

II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm) Câu

Yêu cầu cần đạt

a/ Về hình thức:

1

Điểm 1,0

-Viết được bài văn nghị luận:

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

82


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

6.0đ

+ Luận cứ chính xác, tiêu biểu

AL

+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Không mắc các loại lỗi về câu, từ, chính tả.

CI

b/ Về nội dung: Trình bày được suy nghĩ về cách sống của muối Bé được gợi ra từ câu chuyện Phần ĐỌC HIỂU. Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày, miễn sao hợp lí. Dưới đây là một số ý tham khảo:

FI

+ Xác định cách sống của muối Bé (sống cống hiến cho cuộc đời)

0,5 2,0

+ Đưa ra và phân tích được các dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục về lối sống cống hiến.

2,0

+ Rút ra bài học: Mỗi người cần và nên biết sống cống hiến để đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

0,5

1.Yêu cầu về kĩ năng

1,0

ƠN

OF

+ Phân tích cụ thể về ý nghĩa, sự cần thiết của cách sống cống hiến.

Biết làm bài văn nghị luận về một ý kiến văn học. Có kiến thức vững 10.0đ chắc về văn bản Quê Hương của Tế Hanh. Văn viết có tính khái quát; có cảm xúc, hình ảnh; bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi về dùng từ, chính tả, diễn đat, kiến thức và ngữ pháp.

NH

2

2. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm. - Có thể có nhiều cách trình bày những bài viết cần đame bảo những ý cơ bản trong Hướng dẫn chấm.

Y

- Những bài làm có hướng đi khác nhưng phù hợp, thuyết phụcvẫn chấp nhận.

QU

*Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn được ý kiến đánh giá về bài thơ.

1,0

*Giải thích về ý kiến đánh giá:

M

- Bài thơ viết về tình yêu quê hương- một đề tài không mới, một tình cảm có tính truyền thống được nhiều nhà thơ khai thác.

- Tế Hanh đem đến nhiều điều hấp dẫn, mới mẻ chỉ riêng có bài thơ Quê hương: Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, những hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài; những vần thơ bình dị nhưng gợi cảm, nhiều ý nghĩa sâu xa…

1,0

DẠ Y

*Làm sáng tỏ ý kiên đã cho: -Vẻ hấp dẫn, mới mẻ của những bức tranh làng chài: + Khung cảnh ra khơi trong bình minh tươi sáng; con người trẻ trung, khỏe mạnh, hăm hở; những con thuyền đầy khí thế, những cánh buồm bao la mang nét vẻ đẹp riêng không hề lẫn của làng chài.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

1,5

83


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

1,5

+ Nỗi nhớ nằm sâu da diết, thường trực về những dấu hiệu đặc trưng, thân thiết, của làng chài.

1,0

-Vẻ hấp dẫn, mới mẻ của thể thơ tám chữ; của những biện pháp tu từ đặc sắc( so sánh, ẩn dụ, nhân hóa…),của các từ ngữ giàu sức gợi(phăng phăng, vượt; dân trai tráng; im bến mỏi…)

1,0

*Đánh giá về tính đúng đắn của nhận định.

1,0

OF

FI

CI

AL

+ Cảnh trở về tấp nập, no đủ, bình an; những con người trở về nhuộm nắng gió biển khơi, toát lên vẻ từng trải, gợi niềm khát khao khám phá, trinh phục biển rộng sông dài; những con thuyền mệt nằm thư gian, bằng lòng với một chuyến ra khơi tốt đẹp.

*Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, tỏ ra am hiểu sâu sắc về kiểu bài chứng minh văn học cũng như về tác phẩm.

1,0

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

84


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 17

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

FI

ĐỀ BÀI

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

OF

Con cò bay lả bay la

Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non

ƠN

Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây Nghìn năm trên dải đất này

NH

Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa Cũ sao được khúc dân ca quê mình! (Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

Y

1.(0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

QU

2.(0,5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 3.(2,0 điểm). Tìm biện pháp tu từ nổi bật và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 câu cuối đoạn trích trên. 4.(1,0 điểm). Đoạn thơ trên khơi gợi trong em tình cảm, cảm xúc gì?

M

II. LÀM VĂN (16,0 điểm)

Câu 1: (6,0 điểm) Từ sự hồi sinh kì diệu của nhân vật Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri, em hãy viết một đoạn văn khoảng 20 dòng bàn về nghị lực sống của mỗi con người.

DẠ Y

Câu 2: (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Quê hương là bức tranh về quê hương vùng biển, cảnh và người vùng biển, nhất là tình của nhà thơ với quê hương đầy dư vị, ngân nga. (Vũ Dương Quý - Lê Bảo, Bình giảng văn học 8). Bằng sự hiểu biết của em về bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. -------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

85


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN

ĐỀ SỐ: 17

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

CI

. HƯỚNG DẪN CHẤM *YÊU CẦU CHUNG:

OF

FI

1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, bước đầu thể hiện chiều sâu; kĩ năng làm văn khá tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp… 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm.

ƠN

3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm B. YÊU CẦU CỤ THỂ:

ĐÁP ÁN

NH

I. ĐỌC HIỂU. (4,0 điểm)

ĐIỂM 4,0

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm

0,5

Câu 2.

Thể thơ: lục bát

0,5

Câu 3.

- BPTT nổi bật:

QU

+ điệp ngữ: cũ sao

Y

Câu 1.

0,5

- Hiệu quả của BPTT:

+ Thể hiện niềm tin vào sức sống bền bỉ mãnh liệt của dân ca nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống nói chung…

0,75

M

0,75

Học sinh có thể tự do phát biểu cảm xúc của mình: tự hào, yêu quý đối với khúc hát dân ca quê hương… tình yêu, sự gắn bó với nguồn cội với quê hương, đất nước…

Câu 4.

+ Nhấn mạnh những câu hát dân ca không bao giờ lạc hậu, xưa cũ.

1,0

II. LÀM VĂN. (16,0 điểm) 6,0

a. Đảm bảo cấu trúc viết đoạn văn nghị luận.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

0,5

DẠ Y

Câu 1:

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

4,0

86


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

- Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sống, trạng thái tinh thần và nghị lực sống của nhân vật Giôn-xi trong tác phẩm. - Bàn về nghị lực sống: trọng tâm:

CI

+ Nghị lực sống là không lùi bước trước khó khăn thử thách, luôn lạc quan tin tưởng...

+ Là phẩm chất cao đẹp, cần thiết: tiếp sức cho con người vượt qua khó khăn, gian khổ… là con đường dẫn đến thành công... (lấy dẫn chứng).

FI

+ Phản biện: trong cuộc sống có một số người thiếu ý chí nghị lực, thấy khó khăn thì nản chí, buông xuôi…

OF

+ Nhận thức và hành động bản thân: ý thức được vai trò của nghị lực sống, biết cách rèn luyện và duy trì ý chí tinh thần,... 0,5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,5

Câu 2:

10,0

ƠN

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận.

NH

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

0,5

0,5

Y

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

QU

HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:

8,0

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. - Chứng minh ý kiến:

4,0

M

Ý 1: Quê hương là bức tranh về quê hương vùng biển, cảnh và người vùng biển. - Giới thiệu về quê hương làng chài.

- Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân làng chài. + Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: con thuyền, cánh buồm…->Bức tranh lao động đầy hứng khởi, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống.

DẠ Y

+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: tấp nập, nhộn nhịp, niềm vui lời cảm tạ chân thành của người đi biển.. + Vẻ đẹp con người vùng biển: vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường… Ý 2: Tình yêu quê hương của nhà thơ đầy dư vị, ngân nga.

3,0

- Tự hào về một làng quê miền biển…

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

87


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

- Nỗi nhớ bộc lộ trực tiếp: nhớ hương vị riêng của quê hương...

AL

- Nỗi nhớ da diết, đằm sâu về cảnh và người vùng biển... 1,0

CI

Ý 3: Đánh giá: Với những hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn, giọng điệu tươi vui, tha thiết nhẹ nhàng, cảm xúc trong trẻo, khỏe khoắn, bút pháp lãng mạn kết hợp với các BPTT đặc sắc: so sánh, nhân hóa… Bài thơ Quê hương được xem là một giọng điệu lạ trong phong trào thơ mới lãng mạn (so sánh cảm xúc trong thơ lãng mạn thường buồn bã, cô đơn, bế tắc..)

FI

=> Thơ Tế Hanh không có màu sắc bi lụy buồn thương mà hồn hậu, trong trẻo thể hiện một tình yêu tha thiết nồng thắm về quê hương đất nước.

0,5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

OF

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận.

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

88


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 18

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI

FI

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

ƠN

OF

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này).

Y

NH

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

QU

Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

M

(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”. Nguồn: radiovietnam.vn/…/xa…/loi-khuyen-cuocsong-suy-nghi-ve-cho-va-nhan)

Câu 1. (0,5 điểm) Nội dung chính của văn bản trên? Câu 2. (0.5 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.‟‟ ? Câu 3. (1.0 điểm) Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.”?

DẠ Y

Câu 4. (2.0 điểm) Anh/chị hãy nêu thông điệp từ đoạn trích? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (16,0 điểm)

Câu 1. (6,0 điểm) Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, hình ảnh chiếc lá thường xuân được cụ Bơ-men vẽ trên bức tường đã giữ lại sự sống cho Giôn-xi trong lúc cô tuyệt vọng nhất. Hình ảnh ấy đã đem đến cho em bài học gì về cuộc sống?

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

89


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Câu 2. (10,0 điểm)

AL

Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: … Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

OF

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

FI

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

CI

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

ƠN

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (Quê hương – Tế Hanh, Ngữ Văn 8, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.16 - 17) Khi con tu hú gọi bầy

NH

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao

Y

`

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

QU

(Khi con tu hú – Tố Hữu, Ngữ văn 8, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.19)

DẠ Y

M

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

90


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN

ĐỀ SỐ: 18

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

CI

. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu

Nội dung

FI

ĐỌC HIỂU

I

Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

2

Người “cho đi” chỉ thật sự hạnh phúc khi hành động đó xuất phát từ tấm lòng yêu thương thực sự, không tính toán hơn thiệt, không vụ lợi.

OF

1

Điểm 4,0 0,5

0,5

– Nếu như ta đem một niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. – Nếu như ta đem nhiều niềm vui đến cho nhiều người, có nghĩa là ta đã đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc.

1,0

4

Thí sinh tự rút ra những ý nghĩa có giá trị sâu sắc định hướng cho nhận thức và hành động của bản thân và có kĩ năng diến đạt rõ, gọn) (Tham khảo: Cái quan trọng nhất thực sự tồn tại trong cuộc sống là tình yêu thương. Chúng ta không chỉ sống cho riêng mình mà phải biết sống vì người khác. Vì thế đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình, phải biết sống vì mọi người, yêu thương, chia sẻ.)

2,0

QU

Y

NH

ƠN

3

TẠO LẬP VĂN BẢN

II

Bài học từ hình ảnh chiếc lá cuối cùng mà nhân vật họa sĩ Bơmen vẽ trong tác phẩm cùng tên của O Hen-ri.

6,0

Yêu cầu về mặt kỹ năng

1,0

M

1

Học sinh vận dụng các kỹ năng, thao tác nghị luận để viết một đoạn, hoặc một bài văn nghị luận ngắn về bài học rút ra từ hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri. Bài (đoạn) văn cần đảm bảo yêu cầu sau:

DẠ Y

- Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, phù hợp. - Diễn đạt lưu loát, linh hoạt; hành văn uyển chuyển, kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, bình luận, phân tích, bác bỏ… - Không mắc các lỗi về viết câu, dùng từ, chính tả. Yêu cầu về kiến thức

5,0

Đây là một dạng đề mở, học sinh có thể có nhiều cách hiểu,

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

91


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

rút ra nhiều bài học khác nhau từ một hình ảnh giàu sức gợi trong tác phẩm. Do đó, bài làm có thể tập trung nghị luận về một hoặc nhiều bài học mà học sinh rút ra từ hình ảnh này. Dưới đây là một số khả năng nghị luận:

CI

- Niềm tin, nghị lực trong cuộc sống. - Tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia. - Nét tính cách bao dung, vị tha.

FI

- Lối sống nhân ái, giàu đức hy sinh, sẵn sàng cho, thậm chí là cả cuộc sống của mình vì người khác.

OF

Tuy nhiên, dù nghị luận theo hướng nào cũng cần thể hiện được những luận cơ bản sau: - Giải thích rõ ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng theo cách hiểu của học sinh, rút ra bài học về lẽ sống từ đó.

2,0

+ Những biểu hiện cụ thể. + Ý nghĩa, tác dụng.

ƠN

- Luận bàn về bài học đã được rút ra:

1,0 0,5

+ Phương hướng rèn luyện để hình thành cho mình tư tưởng, lẽ sống tích cực.

0,5

Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Quê hương của Tế Hanh và đoạn thơ trong bài Khi con tu hú của Tố Hữu.

10,0

NH

+ Liên hệ thực tế đời sống và bản thân.

Y

2

1,0

QU

Yêu cầu về mặt kỹ năng: Viết một bài văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích thơ trữ tình với những yêu cầu cụ thể sau:

M

- Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự phân tích, bình giá, cảm thụ về nội dung cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, thể thơ, nhịp điệu, các thủ pháp tu từ…) trong hai đoạn trích thơ.

- Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển; không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả. Yêu cầu về kiến thức:

DẠ Y

a. Giới thiệu vấn đề nghị luận (1,0 điểm) - Giới thiệu về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương, tác giả Tố Hữu và bài Khi con tu hú.

1,0

- Dẫn dắt và trích hai đoạn thơ trong đề bài. b. Cảm nhận về hai đoạn thơ (7,0 điểm) * Về đoạn thơ trong bài Quê hương của Tế Hanh

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

92


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

- Nội dung, cảm xúc: 0,5

AL

+ Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của quê hương miền biển qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình khi đã rời xa, với hình ảnh gần gũi, bình dị mà xúc động.

CI

+ Khung cảnh làng quê với không gian bao la, kỳ vĩ của biển cả, của bầu trời mang tầm vóc vũ trụ, mang điệu hồn riêng của làng chài.

0,5 0,5

OF

FI

+ Không khí lao động khẩn trương, sôi nổi, tấp nập khi đoàn thuyền đánh cá về bến đỗ với tôm cá đầy khoang. Khung cảnh ấy gợi ra một cuộc sống yên bình, ấm no, vui tươi và hạnh phúc. + Hình con người lao động quê nhà bình dị, chất phác, lam lũ, cơ cực mà vạm vỡ, mạnh mẽ, lớn lao sánh ngang với sự kỳ vĩ của thiên nhiên, biển trời.

0,5 0,5

ƠN

+ Tình yêu, sự gắn bó sâu sắc và niềm tự hào của nhân vật trữ tình về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người quê hương. - Nghệ thuật:

NH

+ Hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi, mang ý nghĩa biểu tượng cao, để lại ấn tượng mạnh mẽ.

0,5 0,5

+ Giọng điệu say mê, hào sảng, xen với giọng trữ tình đằm thắm của nỗi nhớ.

0,5

QU

Y

+ Ngôn ngữ giàu sức sợi, giàu chất tạo hình và biểu cảm, cùng với cách diễn đạt gần với lời ăn tiếng nói của người miền biển; các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa, so sánh… được sử dụng linh hoạt, tinh tế.

* Về đoạn thơ trong bài Khi con tu hú của Tố Hữu. 0,5

+ Đoạn thơ là những dòng hồi ức về quê hương, về đồng ruộng thân yêu, quen thuộc được đánh thức từ tiếng chim tu hú gọi hè vang vọng vào nhà nhà ngục khi tác giả bị giam cầm trong xà lim ở Thừa Thiên.

0,5

+ Khung cảnh quê hương được mở ra với không gian mênh mông, bát ngát của đồng ruộng vào mùa, của bầu trời xanh trong, của vườn đang đơm hoa kết trái.

0,5

+ Hình ảnh quê nhà trong ký ức của người tù – nhân vật trữ tình hiện ra lung linh trong nắng hè với màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương vị… được miểu tả sống động, ngập tràn vẻ đẹp và nhựa sống.

0,5

DẠ Y

M

- Nội dung, cảm xúc:

+ Nỗi nhớ đồng quê gắn với niềm cô đơn, u uất, với khát vọng tự do của người tù phải xa cuộc sống, xa đồng bào đồng chí. - Nghệ thuật:

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

0,5

93


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

0,5

AL

+ Thể thơ lục bát với giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết; ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

CI

+ Hình thơ bình dị, mộc mạc mà bay bổng, lãng mạn; kết hợp nhiều giác quan trong việc cảm nhận và thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đồng ruộng. c. Điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ (2,0 điểm). - Điểm tương đồng:

OF

FI

+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ về quê hương với những hình ảnh thân thương, gần gũi, hằn sâu trong tâm tưởng, với không bao la, bát ngát mang hồn cốt riêng của mỗi vùng quê qua tình yêu mãnh liệt, cảm xúc sâu lắng.

0,5

0,5

+ Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm; hình ảnh thơ dung dị, mộc mạc mà ý nghĩa biểu tượng cao; giọng điệu tha thiết, say mê.

ƠN

- Sự khác biệt:

0,5

Y

NH

+ Khung cảnh quê hương trong đoạn thơ của Tế Hanh mang nét đặc trưng của không gian miền biển, gắn với những kỷ niệm tuổi thơ, với cuộc sống, lao động của con người; cảm xúc thơ nghiêng về yêu thương, tự hào về mảnh đất, vẻ đẹp của con người quê hương. Còn đoạn thơ của Tố Hữu khắc họa khung cảnh đồng quê ngày hè với âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hương vị đặc trưng, với vẻ đẹp lung linh, sống động; cảm xúc thiên về nỗi niềm cô đơn, khắc khoải của một người tu khao khát tự do bị cách ly khỏi cuộc sống.

0,5

M

QU

+ Tế Hanh sử dụng thể thơ thất ngôn; hình ảnh, thi liệu thiên về những trải nghiệm, những quan sát thực tế tuổi thơ với những ấn tượng đậm nét nhất trong ký ức. Còn nhà thơ Tố Hữu lại sử dụng thể thơ lục bát mang đậm phong vị dân gian; hình ảnh, thi liệu mang đậm cảm xúc lãng mạn, bay bổng trong tương quan đối lập giữa thế giới đồng quê tươi đẹp với không gian ngục tù tăm tối, mất tư do.

20,0

Tổng điểm toàn bài:

DẠ Y

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

94


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 19

ĐỀ BÀI I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

FI

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ƠN

OF

Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau… Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở…

NH

…Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình. (Trích Yêu xứ sở, thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy) Câu 1.(1,0 điểm): Xét về mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiểu câu gì?

Y

Câu 2.(1,0 điểm): Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của câu văn vừa xét về mục đích nói.

QU

Câu 3.(2,0 điểm): Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn (trình bày bằng 2-3 câu văn). Câu 4.(2,0 điểm): Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc là gì?

M

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm).

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 25-30 câu) triển khai câu chủ đề “Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc” để phê phán sự việc một số bạn học sinh nhìn thấy bạn bị đánh, bắt nạt nhưng không can thiệp, không báo cáo nhà trường, giáo viên để giải quyết, trái lại còn cổ vũ, tiếp tay… cho bạo lực học đường.

DẠ Y

Câu 2 (10,0 điểm). Xuân Diệu khẳng định thơ hay là “hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Hãy chứng minh qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh. -------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

95


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN

ĐỀ SỐ: 19

HƯỚNG DẪN CHẤM Phần PHẦN ĐỌC HIỂU

FI

I

Nội dung

CI

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

Câu 2 Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng:

OF

Câu 1 Xét về mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiểu câu Nghi vấn

Điểm 6,0 1,0

0,5

+ Chức năng: Bộc lộ cảm xúc.

0,5

ƠN

+ Dấu hiệu hình thức: từ để hỏi Làm sao. Câu 3 Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ:

NH

Hs nêu được tác dụng của phép điệp ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về vấn đề phát triển xã hội ổn định trên nhiều mặt Câu 4 Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc: Mỗi chúng ta hãy biết nghĩ đến người khác, đừng để cảm xúc bị “thiểu năng” vì sự vô cảm. II

PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN

2,0

2,0 14,0

QU

Y

Câu 1 + Về hình thức: HS viết đúng cấu trúc đoạn văn diễn dịch; đảm bảo dung lượng đoạn văn. + Về nội dung: Đây là một đề mở để HS bàn luận vấn đề nóng hổi về tình trạng sự vô cảm trước bạo lực học đường. Học sinh có thể triển khai ý theo nhiều cách, bài viết có thể không giống đáp án nhưng làm nổi bật được vấn đề giám khảo vẫn cho điểm tối đa.

M

Gợi ý đáp án:

0,5

* Mở bài Giới thiệu về bạo lực học đường, sự việc một số bạn học sinh nhìn thấy bạn bị đánh, bắt nạt nhưng không can thiệp, không báo cáo nhà trường, giáo viên để giải quyết, trái lại còn cổ vũ, tiếp tay… cho bạo lực học đường. sự vô cảm ấy chính là biểu hiện của căn bệnh “thiểu năng cảm xúc”

DẠ Y

Thân bài: Nghị luận khái quát về bạo lực học đường và sự vô cảm - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác. -Biểu hiện của sự vô cảm cần lên án: Hiện nay, trạng thái trơ lì cảm xúc của HS đang diễn ra ngày càng nhiều, hàng loạt HS chứng kiến bạn cùng lớp, cùng trường… bị đánh đập dã man, lột quần áo, bị chửi bới xúc www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

3,0 0,5

96


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

0,5

AL

phạm mà không hề phản ứng, can ngăn hay kêu gọi sự can thiệp, trái lại còn cổ vũ, tiếp tay (dùng điện thoại quay clip đưa lên mạng…) - Nguyên nhân của sự vô cảm:

0,5

+ Mặt trái của công nghệ thông tin, của kinh tế thị trường, sự phát triển và hội nhập kinh tế, lối sống thực dụng…

0,5

- Bàn luận để tìm giải pháp khắc phục sự Vô cảm: Chỉ cần các bạn biết sống yêu thương hơn, không vô cảm trước nỗi đau của người khác để từ đó có những phản ứng, can thiệt kịp thời thì chắc hẳn bạo lực học đường đã được hạn chế hoặc bị ngăn chặn.…

1,0

Kết bài: Học sinh nêu cảm nghĩ: Đây là một hành vi không tốt. Em sẽ làm gì để góp phần ngăn chặn tình trạng này.

0,5

ƠN

OF

FI

CI

+ Nguyên nhân trước tiên khiến HS sống thiếu tình yêu thương, thiếu niềm tin cuộc sống, cảm xúc… là bởi gia đình, cha mẹ ít giáo dục con về sự đồng cảm với những người xung quanh; chưa thực sự quan tâm và có hình thức để giáo dục lối sống, đạo đức.

Câu 2 * Yêu cầu về kỹ năng

NH

- Biết vận dụng kỹ năng giải thích, lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện, làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. - Kết cấu, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ. * Yêu Cầu về nội dung

Mở bài:

QU

Y

Học sinh trình bày theo nhiều hướng, nhưng cần đảm bảo làm rõ nội dung 1,0

- Dẫn dắt được vấn đề và hướng vào nhận định của Xuân Diệu về thơ hay phải là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.

M

- Khẳng định bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đúng với nhận định về thơ của thi sĩ Xuân Diệu.

Thân bài

1. Giải thích nhận định 1,0

DẠ Y

+ Xuân Diệu thật tinh tế khi quan niệm về thơ hay, thơ hay phải là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Hồn ở đây chính là nội dung, là tình cảm, là tấm lòng, là hiện thực và điều gửi gắm của tác giả vào bài thơ, còn xác là nghệ thuật thơ hay chính là hình thức thơ, là cấu tứ, thể thơ, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, hình ảnh thơ, là cái phản ánh nội dung của bài thơ. Có thể thấy quan niệm của Xuân Diệu thật toàn vẹn, đầy đủ và hài hòa về thơ hay, phải là một thi sĩ, một người am hiểu và từng trải về nghệ thuật mới có cái nhìn sâu sắc đến vậy. + Cái hồn trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh chính là tình cảm yêu

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

97


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

1,0

CI

AL

nhớ quê hương của nhà thơ, tình cảm ấy hướng về vị trí địa lí, nghề nghiệp của làng, là cảnh dân làng ra khơi đánh cá, cảnh trở về, là hình ảnh con thuyền và những chàng trai miền biển đầy thơ mộng, là cánh buồm căng gió, là nỗi nhớ chơi vơi, da diết, còn xác trong bài thơ là thể thơ tám chữ, hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn, ngôn từ, giọng điệu trong sáng, thiết tha, là phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm và các biện pháp tu từ được sử dụng tinh tế, hài hòa.

FI

2. Chứng minh nhận định qua việc phân tích chi tiết bài thơ (4,0).

* Nội dung bài thơ (Đây là luận điểm chủ yếu: kết hợp phân tích cả nội dung và nghệ thuật).

3,0

OF

+ Vị trí, nghề nghiệp: Hai câu đầu giới thiệu về vị trí rất đặc biệt và nghề chài lưới của làng quê tác giả. + Cảnh ra khơi đánh cá: Đó là cảnh rất đẹp, đầy khí thế với những hình ảnh thật đẹp và ấn tượng về thời tiết, con người, cánh buồm.

ƠN

“ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ……………………………………….

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

NH

- Thời tiết trong lành, sáng sủa, mát mẻ: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Con người khỏe mạnh: Dân trai tráng. - Chiếc thuyền được so sánh và nhân hóa như: con tuấn mã rất hăng hái vượt trường giang.

QU

Y

- Cánh buồm là hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo được so sánh như mảnh hồn làng, nhân hóa như con người biết “Rướn thân trắng” để thâu góp gió. + Cảnh trở về thật ồn ào, đông đúc, yên bình, tươi vui, no đủ, một bức tranh ấm cúng, giàu sự sống, thơ mộng với lời cảm tạ chân tình của người dân chài.

M

“ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ ……………………………………

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

- Hình ảnh người dân chài vừa tả thực vừa sáng tạo với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa vị xa xăm của biển.

DẠ Y

- Con thuyền được nhân hóa như có một tâm hồn tinh tế biết nằm nghỉ ngơi và lắng nghe. - Người viết có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương. + Nỗi nhớ quê hương: Biểu cảm trực tiếp với nỗi nhớ biển, cá, cánh buồm, thuyền, mùi biển… tất cả được cảm nhận bằng tấm tình trung

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

98


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

hiếu của người con xa quê.

AL

“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ ………………………………………

CI

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” Nghệ thuật:

1,0

FI

- Quê hương là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Ngòi bút miêu tả thẫm đẫm cảm xúc. Hình ảnh, ngôn từ đẹp, bay bổng, lãng mạn, biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo thổi linh hồn vào sự vật.

OF

- Sáng tạo hình ảnh thơ rất phong phú, chính xác, chân thực qua ngôn ngữ giản dị. 1,0

ƠN

Kết bài : - Học sinh khái quát bài thơ và đánh giá nhận định

DẠ Y

M

QU

Y

NH

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

99


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 20

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI

FI

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

OF

“Ngày xưa tựu trường chúng con bên nhau thầy vẫn đọc lời văn năm cũ: “Hằng năm cứ vào cuối thu …

ƠN

Mười mấy năm xa trường chạm kiếp bể dâu đôi lần trường xưa hiện lên như chớp lửa đôi đứa trong chúng con đã thành ông này bà nọ chỉ kỉ niệm là cứ trẻ hoài như màu mắt trẻ thơ. Kỉ niệm cứ hóa thành chiếc lá sau mưa cứ ẩm mát mặt sân trường cũ riêng thầy hóa thành cây phượng già năm cũ buổi con về tí tách trận mưa hoa ”

NH

(Trương Vũ Thiên An – Chiếc lá, in trong tập thơ “Tạ”, NXB Hội Nhà Văn, 2018, trang 36) Câu 1. (0.5 điểm). Chỉ ra “lời văn năm cũ” mà thầy vẫn đọc trong ngày tựu trường ở đoạn thơ trên. Câu 2. (0.5 điểm). Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai.

QU

Y

Câu 3. (1.0 điểm) Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về hình ảnh người thầy trong hai dòng thơ sau: “ riêng thầy hóa thành cây phượng già năm cũ buổi con về tí tách trận mưa hoa”

M

Câu 4. (2.0 điểm). Đoạn thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì về mái trường (viết khoảng 5 đến 7 dòng)?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (16.0 điểm) Câu 1. (6.0 điểm)

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui

DẠ Y

Chọn những bông hoa và những nụ cười. (Trịnh Công Sơn. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui )

Từ nội dung của những ca từ trên, em hãy viết một bài văn bàn luận về niềm vui trong cuộc sống. Câu 2. (10.0 điểm)

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

100


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: “Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kì vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây”.

CI

Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN

ĐỀ SỐ: 20

OF

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

FI

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung yêu cầu

I

ĐỌC - HIỂU

4.0

1

Lời văn năm cũ mà thầy vẫn đọc trong ngày tựu trường: “Hằng năm cứ vào cuối thu…”

0.5

2

Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.

0.5

3

Hình ảnh người thầy:

NH

ƠN

Câu

Điểm

1.0

– Trong suy cảm của nhà thơ, người thầy “hóa thân” vào cây phượng già, bung nở muôn hoa ngày học sinh cũ về thăm.

4

QU

Y

– Như cây phượng già, người thầy năm cũ vẫn hiện hữu, gắn mình với mái trường, vững chãi và lặng lẽ dõi theo sự trưởng thành của bao lớp học trò; nao nức vui khi đón trò cũ trở về. Học sinh có thể trình bày cảm nghĩ với những nội dung khác nhau. Song cảm xúc phải chân thành, tích cực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một vài

2.0

M

– Đoạn thơ gợi nỗi nhớ thầy xưa, trường cũ.

– Gợi cảm xúc tiếc nhớ tuổi học trò, tình cảm yêu quý trường lớp, thầy cô, bè bạn sau ba năm học tập. – Thái độ trân quý hiện tại, nỗ lực sống, học tập, rèn luyện để thành đạt…

II

16.0

I. Yêu cầu về kĩ năng

1.0

DẠ Y

1

TẠO LẬP VĂN BẢN - Kiểu bài: nghị luận xã hội - Phạm vi dẫn chứng: trong cuộc sống - Bài làm có bố cục rõ 3 phần - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục; diễn đạt trôi

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

101


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

chảy, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… II. Yêu cầu về kiến thức

AL

5.0

Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng sau:

CI

1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề

FI

- Trích dẫn đoạn ca từ a. Giải thích được nội dung của những ca từ:

OF

2. Thân bài

0.5

1.0

ƠN

+ Câu hát khẳng định: cuộc sống đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa hạnh phúc và đau khổ. Mỗi người sẽ có những thái độ, lựa chọn khác nhau trước những vấn đề của cuộc sống. Để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, ý nghĩa chúng ta nên chọn cho mình niềm vui, niềm hạnh phúc...

b. Bàn luận về vấn đề:

NH

+ Niềm vui không hẳn là những điều to tát mà có thể chỉ là những điều nhỏ bé, giản dị như ngắm một bông hoa, nở một nụ cười. - Hiểu biết chung về niềm vui:

3.5

Niềm vui là những điều mang lại cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, hân hoan cho con người trong cuộc sống.

Y

- Chỉ ra được ý nghĩa của niềm vui:

QU

+ Niềm vui đem lại cho con người sự sảng khoái về tinh thần, là động lực cho con người tham gia tốt tất cả mọi công việc. (dẫn chứng) + Có niềm vui, con người thêm lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. (dẫn chứng) + Niềm vui nâng cao sức khỏe và trí tuệ cho con người. (dẫn chứng)

M

- Chỉ ra được những biểu hiện của niềm vui:

+ Người có niềm vui là người luôn hòa đồng, sống chan hòa, yêu đời, yêu cuộc sống. (dẫn chứng) + Người có niềm vui luôn biết đồng cảm và tạo ra niềm vui cho những người xung quanh. (dẫn chứng)

DẠ Y

- Liên hệ: + Cần rèn luyện cho mình thái độ sống tích cực, lạc quan, yêu đời, biết tìm niềm vui trong những điều giản dị nhất. + Thái độ của bản thân đối với những người sống bi quan, tiêu cực. 3. Kết bài Khẳng định lại tính đúng đắn của quan điểm.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

0.5

102


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

0.5

I. Yêu cầu về kĩ năng

1.0

AL

2

Mong muốn của bản thân. - Kiểu bài: nghị luận xã hội

CI

- Bài làm có bố cục rõ 3 phần

- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

FI

II. Yêu cầu về kiến thức

9.0

OF

Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng sau: 1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề - Trích dẫn ý kiến

ƠN

2. Thân bài

b. Làm sáng tỏ ý kiến:

NH

a. Giải thích ý kiến: Sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương với người đọc không chỉ bởi cảnh vật vùng biển được miêu tả rất đẹp bằng ngòi bút tinh tế mà còn hấp dẫn bởi tình yêu chân thành tha thiết mà Tế Hanh dành cho con người quê hương. - Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi cảnh vật vùng biển quê hương:

0.5

0.5

6.5

Y

+ Giới thiệu về vùng quê thanh bình + Cảnh dân chài ra khơi:

QU

+) Hình ảnh thiên nhiên: yên ả, trong lành, tươi sáng, kì vĩ. +) Hình ảnh con thuyền ra khơi: căng tràn sức sống. Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, sử dụng động từ mạnh

M

=> Bức tranh thiên nhiên vùng biển tươi sáng, sống động. - Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi tình yêu dành cho người dân vạn chài:

+ Cảnh đoàn thuyền trở về bến: bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống. + Hình ảnh người dân chài khỏe mạnh, rắn rỏi. Nghệ thuật miêu tả: kết hợp tả thực và lãng mạn.

DẠ Y

+ Hình ảnh con thuyền mệt mỏi sau hành trình. Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - Nỗi nhớ quê hương. c. Đánh giá, mở rộng - Khẳng định ý kiến là đúng

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

1.0

103


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

- Liên hệ, mở rộng một số tác phẩm khác.

AL

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề chứng minh, khẳng định giá trị của bài thơ Quê hương về nội dung và nghệ thuật.

CI

0.5

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

104


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 21

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

OF

Đã có lần con khóc giữa chiêm bao

FI

ĐỀ BÀI

Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở

ƠN

Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn. Anh em con chịu đói suốt ngày tròn

NH

Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa. Có gì nấu đâu mà nhóm lửa Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về.

Y

Chiêm bao tan nước mắt dầm dề

QU

Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng. Dù biết lời con chẳng thể nào vang vọng Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương. (Trích “Khóc giữa chiêm bao”, Vương Trọng)

M

Câu 1.(1,0 điểm) Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích?

Câu 2.(1,0 điểm) Gọi tên và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau: Dù biết lời con chẳng thể nào vang vọng Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.

Câu 3.(2,0 điểm) Em hiểu câu thơ “Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn” như thế nào ?

DẠ Y

Câu 4.(2,0 điểm) Thông điệp mà tác giả gửi đến chúng ta qua bài thơ. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Nên bắt đầu từ sự cho đi. Đó là bí mật của sự may mắn”.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

105


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

Câu 2. (10 điểm): Bàn về truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”.

CI

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao (Ngữ văn 8- tập 1), có liên hệ với truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri (Ngữ văn 8- tập 1).

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN .

ĐỀ SỐ: 21

OF

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

FI

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu

Yêu cầu cần đạt

ƠN

ĐỌC HIỂU

I

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích là: đồng sau lụt, bờ đê lụt lở, gánh gồng xộc xệch, chịu đói suốt ngày tròn , ngồi co ro, ngô hay khoai…

2

Thí sinh có thể trả lời một trong hai biện pháp tu từ sau:

NH

1

Điểm 6,0 1,0

1,0

- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ (vuông đất- chỉ nấm mồ của mẹ)/Nói giảm, nói tránh.

3

QU

Y

-Tác dụng: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; gợi hình ảnh cụ thể; làm giảm sự đau xót khi nhớ về người mẹ đã qua đời. Cách hiểu câu thơ “Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn”:

2,0

Thông điệp: HS có thể chọn một trong các thông điệp sau:

4

M

Mẹ hiện lên qua hình ảnh “gánh gồng” trước hoàng hôn, trong cái chật vật của từ “xộc xệch” -> Câu thơ gợi lên hình ảnh người mẹ nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp; ngày đêm lam lũ, tần tảo, chịu thương chịu khó trong cuộc mưu sinh để nuôi con nên người. 2,0

- Biết ơn mẹ - Sự thấu hiểu và sẻ chia với mẹ

DẠ Y

- Tình mẫu tử…. II

1

TẠO LẬP VĂN BẢN

14,0

1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có câu mở đoạn, các câu phát triển ý và câu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 200 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn.

4,0

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

106


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

0,25

FI

a. Giới thiệu vấn đề và trích dẫn câu văn

CI

Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể viết đoạn văn theo những cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ ý nghĩa của sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

AL

Yêu cầu chung

* Giải thích:

OF

- Nên bắt đầu từ sự cho đi: Cho đi là chuyển cái sở hữu của mình sang người khác mà không đợi nhận lại; chia sẻ cống hiến một cách tự nguyện. Cho đi là yếu tố cần có đầu tiên của con người.

ƠN

- Bí mật của sự may mắn: là điều tốt lành tình cờ đưa đến, không biết trước được, không đoán định được. - Ý kiến muốn nói: Nếu con người biết sống vì người khác thì những may mắn, thành công sẽ bất ngờ đến với mình.

3,5

NH

* Bàn luận: Đây là đề mở nên thí sinh có nhiều hướng suy nghĩ khác nhau, miễn là hợp lý, thuyết phục. Sau đây là một số phương án: - Đồng tình với ý kiến trên:

QU

Y

+ Con người sống trước hết cần biết cho đi, biết hỗ trợ, biết giúp đỡ (vật chất, tinh thần, tri thức…). Điều đó đem lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân và cho người khác. Đó là lẽ sống đẹp cần khích lệ, động viên, ghi nhận, là truyền thống đạo lý của con người Việt Nam + Từ sự cho đi, con người sẽ nhận được những điều tốt lành bất ngờ, không báo trước mà cuộc đời ban tặng

M

- Không đồng tình với ý kiến:

DẠ Y

+ Mỗi người nên bắt đầu từ sự tích lũy chứ không phải cho đi. Sống cho mình chứ không phải cho người khác. Mặt khác, không phải khi nào mình cũng có điều kiện để cho và khi cho chưa hẳn người ta đã nhận; cho dễ tạo cho người ta tâm lý ỷ lại, thiếu động lực phát huy, phát triển chính mình. + May mắn là yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ nhưng hiếm gặp và không phải cứ cho đi là may mắn sẽ đến… + …. - Vừa đồng tình vừa không đồng tình: Thí sinh kết hợp 2 hướng giải quyết trên. * Mở rộng:

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

107


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

- Người cho phải biết cho đúng đối tượng, đúng lúc, đúng nơi, không vì mục đích vụ lợi - Phê phán những người nhận không biết trân trọng giá trị người khác mang đến cho mình

CI

* Bài học nhận thức:

FI

- Con người sống ở đời cần biết cho và biết nhận. Đó là cách tự hoàn thiện bản thân và vươn tới lẽ sống cao đẹp. Khi có nhiều người biết cho, biết nhận, xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

c. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận có đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu về vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

0,5

ƠN

2

OF

- Khi nhận được sự may mắn phải biết trân trọng, giữ gìn và tiếp tục phát huy, lan tỏa…

NH

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng các thao tác lập luận, có sự kết hợp giữa các lí lẽ và dẫn chứng. * Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo các hướng sau:

1.0

Y

1. Giải thích ý kiến: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”.

QU

- Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn xây dựng theo lối “lạ hóa” , là hoàn cảnh có vấn đề mà nhà văn đặt nhân vật vào để nhân vật được thử thách và bộc lộ tính cách , số phận…

M

- Vấn đề sống còn : là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cốt tử, quyết định nên sự thành công của truyện ngắn.

=>Đây là nhận định đúng đắn, sâu sắc, đặt ra yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm có giá trị và sức sống lâu dài. Giá trị và sức sống ấy chỉ có được khi tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng tình huống .

DẠ Y

2. Lí giải quan điểm của NMC: - Tại sao NMC lại cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”.

1.0

Vì :- Tình huống truyện là sự việc xảy ra trong bối cảnh đặc biệt; tình huống là "thứ nước rửa ảnh diệu kì" mà nhờ đó nhân vật nổi hình, nổi sắc, tư tưởng và tài năng của nhà văn được bộc lộ một cách rõ nét; - Xây dựng được một tình huống truyện độc đáo là vấn đề

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

108


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

sống còn của truyện ngắn, là chiếc chìa khoá để có thể mở được cánh cửa đi vào khám phá giá trị của một tác phẩm văn chương.

CI

-Điều này đòi hỏi nhà văn phải có tài năng khám phá , phát hiện những khía cạnh nghịch lý của đời sống , có vốn sống, sự trải nghiệm sâu sắc để sáng tạo được những tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.

FI

3. Chứng minh qua các tác phẩm:

* Truyện ngắn “ Lão Hạc” . a. Giới thiệu tác giả Nam Cao.

OF

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bám sát định hướng của đề, cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau: 5.0

b. Chứng minh ý kiến:

ƠN

- Giới thiệu truyện ngắn LH, nêu ý kiến của MNC.

- Truyện Lão Hạc của Nam Cao đã thực sự thành công khi nhà văn xây dựng được các tình huống có giá trị:

NH

+ Tình huống 1: Cuộc trò chuyện giữa ông giáo và lão Hạc về chuyện bán con chó Vàng : - Phân tích, lí giải giá trị của tình huống ( có dẫn chứng cụ thể) * Gợi ý :

QU

Y

Nam Cao xây dựng một tình huống truyện bình thường ( Ai nuôi chó mà chả giết thịt hay bán đi) nhưng làm nổi bật một nhân cách phi thường - Lão Hạc nhà nghèo, vợ chết ,con trai bỏ đi; sống tuổi già cô dơn côi cút, bệnh tật, lay lắt qua ngày… - Lão nuôi con chó vàng để bầu bạn sớm tối ( cho nó ăn trong bát…, tắm cho nó, trò chuyện, tâm sự ,mắng yêu….)

M

- Nhiều lần lão nói chuyện : Sẽ bán cậu Vàng với ông giáo, vì lão “ không nuổi nổi”, vì “ Cả tôi và cậu Vàng ngày ăn hết ba hào gạo ….mà vẫn đói deo đói dắt…”

DẠ Y

-Phải dứt ruột bán đi cậu Vàng, lão Hạc đau đớn, khổ tâm, dằn vặt, ân hận, tự trách móc bản thân: “ tôi già bằng ngần này tuổi còn đi lừa một con chó” ….. - Bán xong cậu Vàng, lão Hạc lấy tiền gửi ông giáo để lo hâụ sự cho mình. Từ đó lão sống vật vờ, qua ngày và rơi vào bế tắc cùng quẫn… => Qua đó khái quát được ý: Lão Hạc, một người nông dân hiền lành, nhân hậu, tốt bụng , có lòng tự trong. Cuộc đời dù gặp nhiều đau khổ ,bất hạnh nhưng nhân cách vẫn cao đẹp,

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

109


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

đáng nể phục.

AL

+ Tình huống 2: Lão Hạc xin bả chó và cái chết đầy bất ngờ, dữ dội. - Phân tích, lí giải giá trị của tình huống ( có dẫn chứng cụ thể)

CI

* gợi ý:

FI

Nam Cao xây dựng một tình huống truyện bất thường ( lão Hạc tự đánh bả chính mình ) nhưng làm nổi bật một khát vọng phi thường. (quan niệm sống tự trọng, đói cho sạch, rách cho thơm ở lão Hạc).

OF

- Lão Hạc nói dối Binh Tư xin bả để đánh bẫy con chó lạ , nhưng thực chất là lão “ đánh bẫy” chính mình. => Chi tiết lão Hạc xin Binh Tư ít bả chó đã khiến câu chuyện trở nên gay cấn, gợi sự tò mò cho người đọc và sự hiểu nhầm nơi ông giáo.

ƠN

- Lão Hạc chết một cách bất thường : Vật vã, đau đớn, khổ sở ( dẫn chứng ) suốt hai giờ đồng hồ rồi mới nhắm mắt. - Cái chết dữ dội, tủi nhục nhưng là sự giải thoát cho lão Hạc và có giá trị tố cáo hiện thực xã hội sâu sắc.

Y

NH

=> Qua đó khái quát được ý: Nhà văn Nam Cao đã đặt nhân vật vào những hoàn cảnh éo le nhằm giúp nhân vật tự bộc lộ tính cách bản thân. Cũng như làm nổi bật chủ đề của tác phẩm : Phản ánh hiện thực xã hội PK đen tối, bất công; Cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ.

QU

* Liên hệ với truyện ngắn : Chiếc lá cuối cùng

1,5

- Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần.

M

+ Lần đảo ngược thứ nhất: Giôn-xi bị bệnh hiểm nghèo, cô tuyệt vong nằm chờ cái chết , bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật.

+ Lần đảo ngược thứ hai: cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời.

DẠ Y

=> Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. * HS : Lí giải giá trị của tình huống nêu trên trong việc làm nổi bật nhân vật và chủ đề tư tưởng của t/p (có dẫn chứng cụ thể, phù hợp ) * Đánh giá nét sáng tạo riêng trong việc xây dựng tình huống truyện của cả hai tác giả:

0.5

- Vốn sống,vốn trải nghiệm của mỗi nhà văn:

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

110


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

+ Nam Cao am hiểu sâu sắc cuộc sống và tâm lí người nông dân , chọn được những tình huống độc đáo góp phần làm nổi bật số phận nhân vật và chủ đề tác phẩm.

CI

+ Ô - Hen ri cảm thông sâu sắc trước cảnh ngộ éo le của hai cô họa sĩ nghèo, Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn , làm nổi bật cảnh ngộ, tính cách nhân vật và chủ đề của tác phẩm…….. 4. Bàn luận, khái quát vấn đề:

FI

Khẳng định giá trị, vẻ đẹp, sức sống của thể loại truyện ngắn.

OF

- Truyện ngắn rất quan trọng tình huống. "Tình huống truyện như một lát cắt trên thân cây cổ thụ mà qua từng đường vân thớ gỗ, ta có thể thấy được trăm năm của một đời thảo mộc".

0,5

ƠN

- Đối với người sáng tác: Phải có hiểu biết sâu sắc về đặc trưng thể loại , lao động nghệ thuật sáng tạo, đặc biệt chú trọng cách dựng tình huống truyện độc đáo để tác phẩm có ý nghĩa và sức sống lâu dài, vượt tầm thời đại.

NH

- Đối với người đọc: trân trọng giá trị của những tác phẩm truyện ngắn ; Càm nhận vể truyện qua phân tích tình huống truyện là một con đường tiếp cận tác phẩm đúng đắn. Lưu ý: Giám khảo linh hoạt cho điểm đối với những bài làm triển khai theo hướng khác nhưng có bố cục rõ ràng, lập luận thuyết phục, khả năng sáng tạo và tư duy độc đáo.

DẠ Y

M

QU

Y

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

111


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 22

ĐỀ BÀI I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

FI

CI

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ƠN

OF

Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau… Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở…

NH

…Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình. (Trích Yêu xứ sở, thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy)

Y

1. Xét về mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiểu câu gì?

QU

2. Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của câu văn vừa xét về mục đích nói. 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn (trình bày bằng 2-3 câu văn).

M

4. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc là gì? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 25-30 câu) triển khai câu chủ đề “Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc” để phê phán sự việc một số bạn học sinh nhìn thấy bạn bị đánh, bắt nạt nhưng không can thiệp, không báo cáo nhà trường, giáo viên để giải quyết, trái lại còn cổ vũ, tiếp tay… cho bạo lực học đường.

DẠ Y

Câu 2. (10 điểm): Giáo sư, nhà giáo, nhà lý luận - phê bình văn học Lê Ngọc Trà có nhận định cho rằng: “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.”.

Em hiểu nhận định trên như thế nào? Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) để làm sáng tỏ nhận định trên. Liên hệ với bài thơ “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh, Ngữ văn 8, tập 2) để làm rõ sự “tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” của nhà thơ. -------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

112


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN

ĐỀ SỐ: 22

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

CI

.

Phần Câu

Yêu cầu cần đạt ĐỌC HIỂU

I

FI

HƯỚNG DẪN CHẤM

Điểm

Xét về mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiểu câu: Nghi vấn

1.0

2

Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng:

1.0

OF

1

ƠN

+ Dấu hiệu hình thức: từ để hỏi Làm sao. + Chức năng: Bộc lộ cảm xúc. 3

Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ:

2.0

Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc: Mỗi chúng ta hãy biết nghĩ đến người khác, đừng để cảm xúc bị “thiểu năng” vì sự vô cảm.

Y

4

NH

Hs nêu được tác dụng của phép điệp ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về vấn đề phát triển xã hội ổn định trên nhiều mặt.

1

TẠO LẬP VĂN BẢN

14,0

+ Về hình thức: HS viết đúng cấu trúc đoạn văn diễn dịch; đảm bảo dung lượng đoạn văn.

4,0

QU

II

2.0

M

+ Về nội dung: Đây là một đề mở để HS bàn luận vấn đề nóng hổi về tình trạng sự vô cảm trước bạo lực học đường. Học sinh có thể triển khai ý theo nhiều cách, bài viết có thể không giống đáp án nhưng làm nổi bật được vấn đề giám khảo vẫn cho điểm tối đa.

DẠ Y

Gợi ý đáp án: * Mở bài Giới thiệu về bạo lực học đường, sự việc một số bạn học sinh nhìn thấy bạn bị đánh, bắt nạt nhưng không can thiệp, không báo cáo nhà trường, giáo viên để giải quyết, trái lại còn cổ vũ, tiếp tay… cho bạo lực học đường. sự vô cảm ấy chính là biểu hiện của căn bệnh “thiểu năng cảm xúc” * Thân bài: Nghị luận khái quát về bạo lực học đường và sự vô cảm

0.5

1.0

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

113


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

những tổn thương về tinh thần và thể xác.

CI

AL

Biểu hiện của sự vô cảm cần lên án: Hiện nay, trạng thái trơ lì cảm xúc của HS đang diễn ra ngày càng nhiều, hàng loạt HS chứng kiến bạn cùng lớp, cùng trường… bị đánh đập dã man, lột quần áo, bị chửi bới xúc phạm mà không hề phản ứng, can ngăn hay kêu gọi sự can thiệp, trái lại còn cổ vũ, tiếp tay (dùng điện thoại quay clip đưa lên mạng…)

FI

- Nguyên nhân của sự vô cảm:

1.0

OF

+ Nguyên nhân trước tiên khiến HS sống thiếu tình yêu thương, thiếu niềm tin cuộc sống, cảm xúc… là bởi gia đình, cha mẹ ít giáo dục con về sự đồng cảm với những người xung quanh; chưa thực sự quan tâm và có hình thức để giáo dục lối sống, đạo đức.

ƠN

+ Mặt trái của công nghệ thông tin, của kinh tế thị trường, sự phát triển và hội nhập kinh tế, lối sống thực dụng… - Bàn luận để tìm giải pháp khắc phục sự Vô cảm :

1.0

NH

Chỉ cần các bạn biết sống yêu thương hơn, không vô cảm trước nỗi đau của người khác để từ đó có những phản ứng, can thiệt kịp thời thì chắc hẳn bạo lực học đường đã được hạn chế hoặc bị ngăn chặn.… * Kết bài

Học sinh nêu cảm nghĩ: Đây là một hành vi không tốt.

0.5

Qua hai bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu, liên hệ tác phẩm Ngắm trăng của Hồ Chí Minh làm rõ ý kiến của Lê Ngọc Trà

QU

2

Y

Em sẽ làm gì để góp phần ngăn chặn tình trạng này. 10,0

Yêu cầu chung

M

- Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.

DẠ Y

- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng. 2. Yêu cầu về kiến thức: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Làm sáng tỏ bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu và bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh làm toát vẻ đẹp vườn tược làng quê và thể hiện một cách chân thật, cảm động tình bạn thiêng liêng, cao cả. - Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; phân tích dẫn chứng phù hợp

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

114


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

với luận điểm, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

AL

Yêu cầu cụ thể 1. Giải thích ý kiến

1,0

CI

- Tiếng nói tình cảm trong văn học được bày tỏ rất đa dạng: “sự giãi bày” là thể hiện tình cảm một cách trực tiếp, chân thành; “gửi gắm tâm tư” là bộc lộ tình cảm âm thầm kín đáo, mong chờ tiếng nói đồng vọng tri âm tri kỉ.

FI

OF

2

- Văn học phải thể hiện được mọi khía cạnh trong đời sống con người: số phận, tư tưởng, trí tuệ, và đặc biệt là tình cảm. Văn học phải chuyên chở mọi cung bậc tình cảm của con người, là cầu nối giữa biết bao tâm hồn, biết bao cảm xúc.

ƠN

- Cảm xúc trong văn học không phải là thứ cảm xúc vu vơ hời hợt, mà bao giờ nó cũng phải là một cảm xúc mãnh liệt. Nó không phải cái mãnh liệt ầm ào bên ngoài, mà nó là sự cô đặc về chất của cảm xúc. - Cảm xúc của văn học phải được soi chiếu dưới lý tưởng của thời đại, phải được dẫn dắt bởi một tư tưởng.

Y

NH

 Nhận định của giáo sư Lê Ngọc Trà đã đề cập đến đặc trưng quan trọng trong nội dung của tác phẩm văn học: tính cảm xúc. Từ sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư, văn học cất lên tiếng nói chung, tạo ra tiếng vọng kêu gọi những tấm lòng đồng cảm, để biết bao người đọc tìm thấy mình trong từng con chữ của người nghệ sĩ. 8,0

2.1. Chứng minh nhận định qua bài thơ “Khi con tu hú”:

4,0

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

0,5

QU

2. Chứng minh: Chứng minh nhận định qua bài thơ Khi con tu hú và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

M

* Luận điểm 1. Tiếng chim tu hú là yếu tố gợi mở để mạch cảm xúc trào dâng mãnh liệt, là sự “tự giải bày” của người tù cộng sản:

DẠ Y

- Tiếng chim tu hú gọi bầy gợi cho nhà thơ nghĩ đến khung trời lồng lộng ở bên ngoài và càng cảm thấy ngột ngạt trong xà lim chật chội, càng khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do. - Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng sinh sôi nảy nở. Tiếng chim vô tình tác động đến tâm hồn người tù trẻ tuổi. - Sáu câu thơ lục bát uyển chuyển mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều âm thanh, hình ảnh tiêu biểu của mùa hè được đưa vào bài thơ: tiếng ve ngân trong vườn cây, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

0,5 0,5

0,5

115


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

cánh diều chao lượn, trái cây chín mọng ngọt lành…

AL

->Đoạn thơ thể hiện khả năng cảm nhận tinh tế và khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ trung, yêu đời nhưng đang bị quân thù tước mất tự do. Sức sống mãnh liệt của mùa hè chính là sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ khát khao lí tưởng cách mạng, khát khao hoạt động, cống hiến cho dân, cho nước.

CI

FI

(HS lấy dẫn chứng để phân tích)

0,5

OF

* Luận điểm 2. Tiếng chim tu hú không chỉ gợi nhớ yêu 1,5 thương, mà còn là lời giục giã người chiến sĩ nhanh chóng trở về với cách mạng, cũng là sự “gửi gắm tâm tư” của người tù cộng sản.

NH

ƠN

- Tâm trạng đau khổ, uất ức bật thốt thành lời thơ thống thiết chứa đựng nỗi khắc khoải, vật vã, day dứt khôn nguôi cả về thể xác lẫn tâm hồn của nhà thơ trẻ. Trong hoàn cảnh ấy, thời khắc ấy, người cộng sản phải tự đấu tranh với bản thân để làm chủ mình, vượt lên những đắng cay nghiệt ngã của lao tù đế quốc, nuôi dưỡng ý chí, giữ vững khí tiết và tinh thần đấu tranh cách mạng. - Tiếng chim tu hú cứ kêu hoài như nhắc nhở tới nghịch cảnh của nhà thơ, giục giã nhà thơ phá tung tù ngục để giành lại tự do.

QU

Y

- Tiếng chim tu hú chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi đã làm dậy lên tất cả cảnh và tình mùa hè trong tâm tưởng nhà thơ. Người tù thấu hiểu được cảnh ngộ trớ trêu của mình trong chốn lao tù ngột ngạt, giữa lúc cuộc sống bên ngoài đang nảy nở, sinh sôi. Phải bứt tung xiềng xích, phá tan những nhà ngục hữu hình và vô hình đang giam hãm cả dân tộc trong vòng nô lệ.

M

- Bài thơ hay ở hình thức nghệ thuật: những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sàu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản. (HS lấy dẫn chứng để phân tích)

DẠ Y

2.2. Chứng minh nhận định qua bài thơ Ngắm trăng: Bài thơ “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh) là sự bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước chân thành, sâu lắng với tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh, cũng là sự “tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” của nhà thơ.

2,5

- Trái tim yêu thiên nhiên mãnh liệt đã giúp Bác quên đi cảnh thiếu thốn đọa đày nơi tù ngục (2 câu đầu) + Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt: “Ngục trung vô tửu diệc vô

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

116


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

1.0

+ Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn – Đây có thể được coi là cuộc vượt ngục về tinh thần lần lần thứ nhất.

1.0

FI

CI

AL

hoa” (Trong tù không rượu cũng không hoa). Người xưa uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, đối thơ, còn Bác ngắm trăng trong ngục tù, nơi ấy không có “tửu”, không có “hoa”, mà chỉ có xiềng xích và bóng tối.

OF

- Trái tim của sức mạnh tinh thần kỳ diệu, phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ vượt lên cảnh ngục tù( 2 câu sau)

ƠN

- Trong cảnh ngục tù tối tắm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích

- Nghệ thuật

Y

NH

- Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một long muốn giải phóng dân tộc – và đây có thể được coi là cuộc vượt ngục về tinh thần lần lần thứ hai của Bác.

0.5

0.5

QU

* Đánh giá chung.

- Hai bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) và “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh) tuy sáng tác ở hai thời kỳ khác nhau, có những nét khác biệt về nội dung và nghệ thuật song đều là những bài thơ hay của dòng văn học cách mạng Việt Nam.

DẠ Y

M

- Cả hai bài thơ đều hướng tới ngợi ca những tình cảm cao đẹp của người Việt Nam: tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, tinh thần lạc quan… Những tình cảm đó chính là “sự giải bày và gửi gắm tâm tư” của nhà thơ đến với bạn đọc thông qua sáng tác của mình. - Khẳng định nhận định của giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Lê Ngọc Trà là hoàn toàn chính xác bởi đặc trưng quan trọng trong nội dung của tác phẩm văn học chính là tính cảm xúc. 3. Tổng hợp: - Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

1.0

117


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

AL

- Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình. Tổng điểm: 20,0

FI

CI

Lưu ý: Giám khảo linh hoạt cho điểm đối với những bài làm triển khai theo hướng khác nhưng có bố cục rõ ràng, lập luận thuyết phục, khả năng sáng tạo và tư duy độc đáo.

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

118


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.