ĐỀ THI NĂNG KHIẾU MÔN LỊCH SỬ
vectorstock.com/28062378
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU MÔN LỊCH SỬ KHỐI 10 - 11 NĂM 2020 - 2021 TRƯỜNG CHUYÊN NGUYỄN TRÃI CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN 1 LỚP 10 SỬ NĂM HỌC 2020 – 2021 Ngày thi: 05/10/2020 Thời gian làm bài: 150 phút Câu hỏi (2,0 điểm): Phân biệt trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn? Vì sao nói trống đồng Ngọc Lũ là bộ sử thu nhỏ của dân tộc Việt? Câu 2 (3,0 điểm): Tìm hiểu truyền thuyết “An Dương Vương xây thành Cổ Loa” dưới góc độ Lịch Sử, hãy cho biết: a. Nỏ thần Kim Quy thực chất là gì? Dấu tích khảo cổ ngày nay còn những gì về loại vũ khí này? b. Chuyện Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần có thể được coi là nguyên nhân duy nhất giải thích việc nước ta bị mất vào tay phong kiến phương Bắc không? c. Từ việc mất nước Âu Lạc vào tay Triệu Đà (năm 179 TCN), hãy rút ra bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Câu 3 (2,0 điểm ): Phân tích đặc điểm và vị trí của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Câu 4 (3,0 điểm): Bằng những kiến thức đã được học về Các quốc gia cổ đại phương Đông: a. Hãy cho biết: Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông? b. Nêu hiểu biết của em về thành tựu văn hóa được coi là phát minh quan trọng nhất của các quốc gia cổ đại phương Đông. Theo em, nền văn hóa phương Đông cổ đại còn tồn tại những “khiếm khuyết gì”?
DẠ
Y
KÈ
M
--------Hết-------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………………….; Số báo danh:………………...
L
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Điểm
Nội dung
a. Phân biệt - Trống đồng Đông Sơn là hiện vật có giá trị hàng đầu của loại hình di vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn (gọi theo địa điểm khảo cổ học Đông Sơn, Thanh Hóa, phát hiện 1924), nằm trong tổng số hơn 140 chiếc trống đồng Đông Sơn đã phát hiện trên đất Việt Nam. - Trống đồng Đông Sơn có nhiều loại, song tiêu biểu nhất, đẹp nhất là trống đồng 0,5 Ngọc Lũ được gọi theo tên địa danh phát hiện được chiếc trống (1902, người ta phát hiện ra báu vật này đang được cất giữ ở đình làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) => Trống đồng Ngọc Lũ là chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp nhất, tiêu biểu nhất. b. Tại sao nói trống đồng Ngọc Lũ là bộ sử thu nhỏ của dân tộc Việt - Có thể nói trống đồng Ngọc Lũ là bộ sử thu nhỏ của dân tộc Việt vì các hoa văn, 0,5 hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ thể hiện gần như toàn cảnh sinh hoạt vật chất và tinh thần của Người Việt cổ - thật là hào hùng, kì diệu. Với những hình vẽ cảnh người, cảnh vật trên mặt trống, có thể coi trống đồng Ngọc Lũ là một bộ sử bằng hình ảnh về thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Và như vậy, trống đồng trở thành cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. HS bằng hiểu biết của mình sẽ nêu cụ thể, chi tiết các dẫn chứng để chứng minh: + Trên tang trống khắc những hình người đội mũ lông chim đang cầm cung tên, giáo mác ở trên những chiếc thuyền mũi cong hình đầu chim (biểu hiện sức mạnh và ý thức chống ngoại xâm bảo vệ đất nước). + Mặt trống hình tròn được trang trí bằng nhiều lớp hoa văn khác nhau với các hình chim, thú, nhà sàn, các cảnh sinh hoạt của con người như giã gạo, đánh trống, nhảy múa… Con chim hạc thể hiện cho nền nông nghiệp lúa nước vì con chim này thường sống ở vùng lúa nước. Hình khắc động vật thể hiện môi trường thiên nhiên phong phú. Hình người hoá trang lông chim thể hiện ước ao được bay bổng hoà nhập với thiên 1,0 nhiên. Cảnh người giã gạo (một nam một nữ) thể hiện vai trò của người phụ nữ đã được khẳng định trong lao động. Trên trống đồng Đông Sơn có cảnh mô tả dàn trống: hai đến bốn chiếc, dàn cồng: sáu đến tám chiếc và một tốp người vừa múa vừa sử dụng những nhạc khí khác nhau như chuông, khèn, sênh. Người nhảy múa hoá trang. + Tất cả được bố trí một cách cân đối, sinh động trên nền của lớp hoa văn trang trí hình răng cưa, hình tròn, hình chữ S và hướng về tâm trống là ngôi sao 14 cánh biểu trưng cho mặt trời, một biểu tượng gắn liền với đời sống của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Từ tâm trống tới sát mép trống có 12 vòng tròn đồng tâm tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Cảnh vật trên trống đồng thể hiện xã hội nông nghiệp làm lúa nước có tín ngưỡng
o
DẠ
Y
o
M
o o
KÈ
o
QU Y
NH
ƠN
OF
Ý 1
FI CI A
Câu 1.
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
phồn thực. Những hình ảnh trên trống đồng phản ánh trung thực cuộc sống văn hoá hàng ngày hàng ngày của cư dân Việt cổ, thể hiện không khí sôi động, lạc quan trong tâm thức người xưa. + Trống đồng là đỉnh cao của kĩ thuật luyện kim và chế tác đồng thau của tổ tiên tiên ta; tượng trưng cho quyền uy của các vị thủ lĩnh; là vật thiêng để giao hòa Trời Đất trong nghi lễ cầu mưa, làm mùa; là nhạc cụ bộ gõ dùng trong lễ hội và chiến trận. HS có thể khẳng định: Với người dân Việt Nam, trống đồng là niềm tự hào về truyền thống lịch sử. Người dân mỗi khi nghe thấy âm thanh giòn giã, hào hùng của trống đồng lại gợi nhớ về những chiến công oanh liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ..... Câu 2 Ý Nội dung Điểm a. Nỏ thần Kim Quy thực chất là gì? - - Nỏ thần Kim Quy trong truyền thuyết thực chất là nỏ Liên Châu, một loại vũ khí có thể bắn một phát được nhiều mũi tên đồng có ngạnh có thể giết chết được nhiều 0,5 kẻ thù… - Nỏ Liên Châu tương truyền do tướng quân Cao Lỗ, một vị tướng tài, đầy tâm huyết của vua Thục chế tạo ra, là vũ khí đặc biệt lợi hại của quân dân Âu Lạc trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu… - - Trong quá trình nghiên cứu, khảo cổ về di chỉ Cổ Loa, các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều mũi tên đồng, mỗi mũi tên đều có ngạnh, nếu tên trúng vào kẻ thù thì các ngạnh sắc sẽ móc vào da thịt chúng không rút ra được… 0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
b. Trọng Thủy đánh cắp được nỏ thần thực chất là một hoạt động gián điệp tìm hiểu được bí mật của nỏ Liên Châu, đây ko phải là nguyên nhân duy nhất khiến nước ta bị rơi vào tay bọn phong kiến phương Bắc… * Phân tích nguyên nhân mất nước - Nguyên nhân khách quan: Triệu Đà có dã tâm xâm lược, chuẩn bị chu đáo … - Nguyên nhân chủ quan: + An Dương Vương chủ quan mất cảnh giác (sau nhiều lần thắng quân Triệu sinh lòng kiêu ngạo, chủ quan, khinh địch, dựa vào thành cao hào sâu, không phòng bị…; không nghe lời can gián của trung thần, cho Trọng Thủy ở rể và vì thế để mất bí mật quốc gia vào tay kẻ thù, làm suy yếu lực lượng quốc phòng của đất nước…) + An Dương Vương bạc đãi công thần (Cao Lỗ, Nồi Hầu…) khiến đất nước mất những người tài giỏi, nội bộ triều đình bất hòa, chia rẽ… -> Do những sai lầm chủ quan, An Dương Vương bị đẩy vào tình thế cô lập, xa rời nhân dân. Mất lòng dân là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mất nước… * Bài học kinh nghiệm - Khái quát bối cảnh đất nước hiện nay - Để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần và phải phát huy những bài học dựng nước và giữ nước của cha ông, trong đó có bài học từ thất bại của An Dương Vương. Đó là: + Phải phải xây dựng đất nước vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là sức mạnh phòng thủ… + Lực lượng lãnh đạo phải có đường lối đúng đắn, phải luôn gần dân, lắng nghe ý
1,0
1,0
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
kiến của nhân dân… điều chỉnh kịp thời những hạn chế, thiếu xót mới tránh được những hậu quả khôn lường… + Đoàn kết toàn dân, trọng thị người tài… khối đoàn kết toàn dân là nhân tố quan trọng hàng đầu để gữi gìn, bảo vệ nền độc lập dân tộc…; + Luôn đề cao cảnh giác trước những âm mưu chống phá của kẻ thù … Câu 3 Ý Nội dung Điểm 1 a. Đặc điểm 1,0 - Đây là nền văn minh có nguồn gốc lâu đời, là sự hợp nhất của những nền văn hóa trước đó, tiêu biểu là văn hóa Đông Sơn. - VM VL – ÂL hình thành và phát triển gắn liền với quá trình liên kết các địa phương lại thành lãnh thổ Văn Lang, quá trình đấu tranh và dung hợp các bộ lạc, các nhóm dân cư lại thành cộng đồng dân cư Văn Lang; VM AL – Âu là kết quả, sự phản ánh quá trình tác động qua lại, dung hợp của nhiều nền văn hóa bản địa của những thành phần cư dân khác nhau ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tạo nên tính thống nhất trong sự đa dạng và phong phú, kết tinh trong đó là bản sắc văn hóa Việt Nam với ý thức cốt lõi là độc lập – tự chủ, yêu nước. - Về mặt kĩ thuật: là nền VM hình thành và phát triển trên cơ sở cuộc cách mạng luyện kim với nghề đúc đồng dần đạt đến mức hoàn thiện và trên cơ sở đó bước vào sơ kỳ thời đại đồ sắt. - Về mặt kinh tế”: là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của người Việt cổ sống trong khu vực nhiệt đới gió mùa, cùng với nó là nhiều phong tục, tập quán, đặc trưng gắn với nền nông nghiệp trồng lúa nước. - Về mặt xã hội: là một nền văn minh xóm làng dựa trên cơ cấu nông thôn kiểu châu Á của một xã hội phân hóa chưa gay gắt và nhà nước mới hình thành (nhà nước đó vừa có mặt bóc lột công xã, lại vừa đại diện cho lợi ích chung của công xã trong yêu cầu tổ chức đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, khai hoang, làm thủy lợi và tự vệ, chống ngoại xâm) - Về nguồn gốc và mói quan hệ giao lưu văn hóa: + Nền VM Sông Hồng là một nền văn minh bản địa, có cội rễ và cơ sở sâu xa trong cuộc sống lâu đời của các cư dân trên lãnh thổ VL – AL thuở đó. + Nền VM Sông Hồng cũng sớm có quan hệ giao lưu mật thiết với các nền VM láng giềng (đặc biệt là VM Trung Hoa và VM Ấn Độ). 2 b. Vị trí - VM VL – AL là nền văn minh đầu tiên của dân tộc. Trong tiến trình LSTG, VM VL - AL là một hiện thân tiêu biểu của cơ tầng văn hóa ĐNA nói chung. - Trong khoảng 5 thế kỉ tồn tại, nền văn minh VL – AL đã đạt được những thành 1,0 tựu phong phú, tạo ra những tác phẩm mang tinh biểu tượng và lưu truyền lâu đời. - VM VL – AL từ trong quá trình hình thành và phát triển của nó đã định hình những truyền thống tốt đẹp của người VN, tạo ra những nguyên lý sơ khai của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam như: đoàn kết dựng nước, tình nghĩa đồng bào, xả thân cứu nước; VM VL – AL đã thai nghèn ra những bản sắc văn hóa đầu tiên mang đậm tính dân tộc mà sau này đã được các nền văn minh, văn hóa sau kế tiếp và trở thành những đặc trưng của dân tộc ( đã tạo nên viên gạch để xây nền móng đầu tiên cho lịch sử văn hóa dân tộc). - VM VL – ÂL đã thai nghén ra những bản sắc văn hóa đầu tiên mang đậm tính
DẠ
Y
KÈ
M
2
QU Y
NH
ƠN
OF
Ý 1
FI CI A
L
dân tộc mà sau này đã được các nền văn minh, văn hóa sau kế tieesp và trỏ thành những đặc trưng của dân tộc. Nó là nguồn sức mạnh tinh thần góp phần thắng lợi trong sự nghiệp giữ nước (mà trước hết là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta chống đồng hóa thành công trong 1000 năm Bắc thuộc). Câu 4 Nội dung Điểm Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông? - Khái quát điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông: xuất hiện ở lưu vực những con sông lớn, có đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ 0,5 canh tác, lượng mưa đều đặn, khí hậu ấm nóng... - Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế: + Nền kinh tế chính là nông nghiệp, ngoài ra thủ công nghiệp và buôn bán là những 0,25 ngành hỗ trợ nghề nông... + Công tác trị thủy trong nông nghiệp rất được quan tâm... 0,25 - Ảnh hưởng đến chính trị: + Do điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm nên 0,25 nhà nước ra đời sớm vào khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN... + Đất đai rộng lớn, thống nhất và nhu cầu trị thủy cũng tạo điều kiện cho việc tập 0,25 trung quyền lực hình thành thể chế chuyên chế trung ương tập quyền... - Ảnh hưởng đến xã hội: + Điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế sớm phát triển đã dẫn tới sự phân hóa trong xã 0,25 hội thành các tầng lớp: Qúy tộc, nông dân công xã, nô lệ... Do nông nghiệp là gốc nên nông dân công xã chiếm số lượng đông đảo nhất trong xã hội... + Quan hệ bóc lột chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là quan hệ bóc lột giữa quý tộc và nông dân công xã... 0,25 Chữ viết là phát minh quan trọng nhất: 0,5 + Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu ghi chép, trao đổi, lưu giữ của con người. Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết ( từ TNK IV TCN). Ban đầu chữ viết là những hình vẽ quy ước, gọi là chữ tượng hình, về sau người ta cách điệu hóa thành nét và ghép các nét theo quy ước gọi là chữ tượng ý, rồi tượng thanh… Người AI Cập viết chữ trên giấy papyrut, người Lưỡng Hà viết chữu trên đất sét, người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa…. + là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh loài người. Là cơ sở, chìa khoá để học tập, nghiên cứu, phát minh. Nhờ đó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại. - Chúng ta dễ dàng nhận thấy bóng dáng của những khuyết khiếm trong nền văn hóa 0,5 cổ đại phương Đông, chẳng hạn như: sự thiếu hệ thống của các tri thức khoa học, sự phức tạp và thiếu tính khái quát của văn tự, sự thống trị của thế giới quan tôn giáo thần bí trong đời sống văn hóa… Điều đó đã hạn chế phần nào khả năng phát triển và truyền bá của văn hóa cổ đại, phương Đông./ Tuy vậy, những thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông cổ đại vẫn thật lớn lao và là biểu tượng cho khả năng sáng tạo của loài người từ khi vừa mới giã từ xã hội nguyên thủy.
Y
DẠ M
KÈ QU Y ƠN
NH
FI CI A
OF
L
L
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN 1 LỚP: 10 SỬ Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)
FI CI A
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 11/10/2021
NH
ƠN
OF
A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6.0 điểm) 1. Nhà chính trị nổi tiếng của La Mã cổ đại Xi-xê-rông đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống, là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”. Anh (Chị) hãy làm rõ: a. Lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? b. Từ việc phân tích sự tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ lao động của con người thời nguyên thủy, hãy rút ra bài học cho bản thân. 2. Mô tả hai bức ảnh dưới đây, từ đó nêu rõ đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây? Nhu cầu phát triển kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống chính trị của các quốc gia này?
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Cảnh gặt lúa ở Ai Cập Xưởng chế biến dầu Ô-liu ở Nam Italia 3. Dựa trên cơ sở nào để người Hy Lạp – Rô ma sáng tạo ra nền văn hóa cao hơn thời kỳ trước? Bằng kiến thức đã học hãy làm sáng tỏ những “sáng tạo” của người Hy Lạp – Rô-ma cổ đại? Lý giải việc hầu hết học sinh, sinh viên đều chọn các bộ môn khoa học tự nhiên để nghiên cứu, học tập nhưng riêng em lại chọn môn Sử? B. LỊCH SỬ VIỆT NAM (4.0 điểm) Bằng những kiến thức lịch sử đã học về thời cổ đại và thời Bắc thuộc trên đất nước Việt Nam, Anh (Chị) hãy: 1. Phân tích điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc? Điều kiện nào là quan trọng nhất? Sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc? 2. Nêu những hiểu biết của Anh (Chị) về chính sách đồng hóa về mặt văn hóa của phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam thời Bắc thuộc. Từ đó, nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong quá trình hội nhập văn hóa của Việt Nam hiện nay. ----------------------------------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu
L 0,25 0,25
1,5 0,5
0,5
0,5
Y
c
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
b
Điểm 2,0
FI CI A
a
OF
Câu 1
ĐÁP ÁN PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI Nội dung trả lời Lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? Phân tích sự tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ lao động của con người thời nguyên thủy và rút ra bài học cho bản thân. Lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người - Học lịch sử để hiểu biết quá khứ, nhận biết hiện tại, phán đoán tương lai… Phân tích sự tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ lao động của con người thời nguyên thủy * Chế tác công cụ thời kỳ đồ đá cũ (cách đây 4 triệu năm) - Kĩ thuật chế tác: lấy hai hòn đá hoặc hòn cuội ghè vào nhau tạo thành một mặt sắc cho vừa tay cầm thành những chiếc rìu tay vạn năng - Tác động: + Là công cụ để tự vệ và kiếm ăn + Là nguyên nhân quan trọng giúp vượn cổ chuyển hóa thành người tối cổ * Chế tác công cụ thời kỳ đồ đá mới (cách đây 1 vạn năm) - Kỹ thuật chế tác: ghè sắc, mài nhẵn, đục lỗ, tra cán, khoan, cưa - Tác động: + Công cụ lao động phong phú, hình dạng gọn, chính xác, phù hợp với từng công việc, đặc biệt con người biết làm lao và cung tên + Năng suất lao động cao hơn trước, con người chuyển từ săn bắt sang săn bắn, biết trồng trọt và chăn nuôi, biết làm đồ trang sức, làm sạch tấm da thú để che thân, cư trú nhà cửa trở nên phổ biến Từ chỗ hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, con người đã biết chế ngự thiên nhiên. Cuộc sống vui hơn, tốt hơn. * Chế tác công cụ thời kỳ kim khí (cách đây 5500 năm) - Kỹ thuật chế tác: luyện kim, được phát triển từ đồng đỏ đồng thau đồ sắt, là những công cụ sắc bén hơn nhiều so với đồ đá - Tác động: + Năng suất lao động vượt xa thời kỳ đồ đá, con người biết cày sâu, cuốc bẫm, khai phá rừng rậm…, là cuộc cách mạng trong sản xuất + Sản phẩm dư thừa thường xuyên tư hữu xuất hiện giai cấp nhà nước ra đời con người bước sang nền văn minh cổ đại. Bài học cho bản thân - Từ việc chỉ ra nguyên nhân của sự tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ lao động của người nguyên thủy là do quá trình lao động, học sinh có thể rút ra bài học cho bản thân: chăm chỉ học tập, lao động, sáng tạo… Mô tả hai bức ảnh dưới đây, từ đó nêu rõ đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây? Nhu cầu phát triển kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống chính trị của các quốc gia này?
DẠ
2
0,25
2
3
DẠ
L
0,5 0,5
FI CI A
Y
KÈ
b
M
QU Y
NH
a
OF
c
-Học sinh mô tả vài nét về 2 bức tranh… - Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây + Phương Đông: kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo + Phương Tây: kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải phát triển Nhu cầu phát triển kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống chính trị của các quốc gia này? - Ở các quốc gia cổ đại phương Đông: Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết để khai phá đất đai, làm thủy lợi.., phải có người đứng đầu chế độ chuyên chế cổ đại… - Ở các quốc gia cổ đại phương Tây: Do thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển cần sự tự do, cởi mở trong giao lưu buôn bán… Thế lực của chủ nô rất lớn; không chấp nhận có vua… Thể chế dân chủ chủ nô… Dựa trên cơ sở nào để người Hy Lạp – Rô ma sáng tạo ra nền văn hóa cao hơn thời kỳ trước? Bằng kiến thức đã học hãy làm sáng tỏ những “sáng tạo” của người Hy Lạp – Rô-ma cổ đại? Lý giải việc hầu hết học sinh, sinh viên đều chọn các bộ môn khoa học tự nhiên để nghiên cứu, học tập nhưng riêng em lại chọn môn Sử? Cơ sở để người Hy Lạp – Rô ma sáng tạo ra nền văn hóa cao hơn thời kỳ trước: - Điều kiện tự nhiên thuận lợi: nằm ở ven biển Địa Trung Hải, thích hợp cho sự giao lưu văn hoá; là cầu nối giữa các vùng ; việc tiếp xúc với biển đã mở ra cho họ một chân trời mới. - Sự phát triển cao về mọi mặt kinh tế, chính trị và xã hội: + Trình độ sản xuất đã phát triển cao: nếu như phương Đông chủ yếu dựa trên kinh tế đồng thau thì phương Tây, đồ sắt là phổ biến ; kinh tế công thương nghiệp và hàng hải phát triển=> là cơ sở vật chất thúc đẩy văn hoá phát triển; + Xã hội chiếm nô tạo nên 1 tầng lớp trí thức chỉ chuyên lao động trí óc, làm chính trị hoặc khoa học nghệ thuật; + Thể chế dân chủ đã tạo nên bầu không khí tự do tư tưởng đem lại giá trị nhân văn hiện thực cho nội dung văn hoá - Ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông hàng nghìn năm do đó đã tiếp thu, kế thừa phát triển nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông. Làm sáng tỏ những “sáng tạo” của người Hy Lạp – Rô-ma cổ đại - Lịch: dùng dương lịch 1 năm có 365 ngày và 1/4, chính xác hơn. - Chữ viết: Hệ chữ cái Rôma (chữ Latinh) gồm 26 chữ cái; hoàn chỉnh, đơn giản và rất linh hoạt, được dùng phổ biến hiện nay. - Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học: tiểu thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch…Một số tác phẩm và nhà văn, nhà thơ nổi tiếng: Iliat và Ô-đi-xê; nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin - Khoa học: đạt tới trình độ khái quát hóa và trừu tượng hóa, trở thành nền tảng của các khoa học. Xuất hiện một số nhà khoa học nổi tiếng: Talet, Pitago, oclit (toán); Acsimet (vật lý); Platon, Đêmocrit, Arixtot (triet học); Hipocrat (y hoc); Herodot; Tuxidit (sử học) ... - Nghệ thuật hoàn mỹ đậm tính hiện thực và tính dân tộc. - Kiến trúc: một số công trình tiêu biểu như đền Pactenon, đấu trường Colide
ƠN
a b
1,0
2
1,0 0,25
0,5
0,25 0,75
1
L
FI CI A 0,25
2
1,0
b
0,25
0,5
2
Y
2
KÈ
M
c
QU Y
NH
ƠN
a
OF
c
- Điêu khắc: một số tác phẩm tiêu biểu như tượng lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần Atena, tượng thần Dớt (khảm ngà voi và vàng), tượng thần vệ nữ Milo.. ==> Kết luận: Văn hóa cổ đại phương Tây phát triển cao, đạt tới trình độ khái quát và trừu tượng hóa…; có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài tới quá trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại… Lý giải việc hầu hết học sinh, sinh viên đều chọn các bộ môn khoa học tự nhiên để nghiên cứu, học tập nhưng riêng em lại chọn môn Sử Học sinh có thể nêu quan điểm của mình, lập luận chặt chẽ, khoa học. Gợi ý: - Khẳng định thực trạng - Nêu suy nghĩ của bản thân về hiện tượng đó - Lý giải việc bản thân lựa chọn học chuyên Sử PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Phân tích điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc? Điều kiện nào là quan trọng nhất? Sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Lịch sử dân tộc? Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc - Điều kiện tự nhiên: + Ở lưu vực các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, đất đai màu mỡ, tơi xốp, gần nguồn tưới nước, dễ canh tác đặt ra nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi + Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận tiện cho các cây trồng phát triển… - Điều kiện kỹ thuật: xuất hiện các công cụ lao động bằng đồng thau… tăng năng suất lao động, có của cải dư thừa thường xuyên… - Điều kiện kinh tế: Nghề nông trồng lúa nước kết hợp với sử dụng cày và sức kéo của trâu bò, nghề chăn nuôi, đánh cá, nghề thủ công… - Điều kiện xã hội: hình thành sự phân hóa giàu nghèo cả trong gia đình và toàn xã hội… Trong bối cảnh sự phân hóa xã hội chưa sâu sắc, nhu cầu trị thủy, chống ngoại xâm đã thúc đẩy sớm sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc … Điều kiện quyết định nhất - Điều kiện kĩ thuật vì từ những tiến bộ trong công cụ lao động dẫn tới sự thay đổi trong sản xuất và xã hộisự ra đời của Nhà nước đầu tiên… Ý nghĩa của sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc - Mở ra thời kỳ hình thành và phát triển nền văn minh đầu tiên, văn minh Văn Lang – Âu Lạc hay còn gọi là văn minh sông Hồng - Mở ra thời đại lịch sử mới – thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc Nêu những hiểu biết của Anh (chị) về chính sách đồng hóa về mặt văn hóa của phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam thời Bắc thuộc. Từ đó, nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong quá trình hội nhập văn hóa của Việt Nam hiện nay. Nêu những hiểu biết của Anh (chị) về chính sách đồng hóa về mặt văn hóa của chính quyền phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam thời Bắc thuộc - Âm mưu: + Xóa bỏ những giá trị văn hóa truyền thống của người dân Việt, làm cho các
DẠ
a
0,5
L
FI CI A
thế hệ người Việt quên đi nguồn gốc của mình, xa rời bản sắc văn hóa dân tộc, quên đi thân phận của một dân tộc đang bị đô hộ, làm suy giảm ý chí chiến đấu của người dân Việt + Tạo điều kiện cho sự mở rộng tầm ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, thực hiện âm mưu biến nước ta thành một phần lãnh thổ của Trung Quốc - Thủ đoạn: + Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán theo người Hán + Đưa nho sĩ, quan lại người Hán vào đất Âu Lạc trực tiếp thực hiện chính sách và mở một số lớp dạy chữ Nho - Kết quả: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã không hoàn thành được mục tiêu đã đề ra + Nhân dân ta không bị đồng hóa, tiếng Việt vẫn được bảo tồn, các phong tục tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì. +Nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa thời Hán, Đường và “Việt hóa’’ nó, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Việt Suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong quá trình hội nhập văn hóa của Việt Nam hiện nay. + Khái quát bối cảnh hiện nay: đất nước trong thời kì toàn cầu hóa, hội nhập, có cơ hội giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu những thành tựu văn hóa đa dạng, tiên tiến của thế giới song cũng đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc… + Trong bối cảnh đó, thế hệ trẻ cần phải ra sức học tập, biết trân trọng và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo các giá trị văn hóa bên ngoài, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
b
ƠN
OF
0,5
0,5
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ II MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10
L
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 8/11/2021
FI CI A
Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề) (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)
Câu 1 (2,5 điểm): Bằng kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc, Anh (chị) hãy: a. Điền thông tin còn thiếu vào bảng sau: Năm
Tên cuộc đấu tranh
Đóng góp nổi bật
ƠN
OF
40 542 905 938
M
QU Y
NH
b. Trên cơ sở đó rút ra nhận xét? Câu 2 (1,5 điểm): Nêu hiểu biết về chính sách đoàn kết dân tộc và chính sách ngoại giao của các triều đại Lý, Trần, Hồ. Từ thực tiễn đó có thể rút ra bài học gì đối với đất nước hiện nay? Câu 3 (2,0 điểm): "Chiến thắng chống quân Nguyên thời Trần đã đạt trình độ một cuộc chiến tranh nhân dân, đưa khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam tiến lên một bước dài…" (Nguyễn Phan Quang). Bằng kiến thức lịch sử đã học, Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nghệ thuật quân sự của quân dân nhà Trần thế kỉ XIII. Câu 4 (2,0 điểm): Bộ máy nhà nước Trung Quốc thời phong kiến đã được hình thành, phát triển như thế nào từ thời Tần – Hán đến thời Đường – Tống? Nhận xét và liên hệ với bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XIV. Câu 5 (2,0 điểm): Chứng minh rằng: Từ cơ sở truyền thống ban đầu, nền văn hóa Ấn Độ đã được đa dạng hóa trong thời gian từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII. Vì sao nền văn hóa Ấn Độ lại phong phú, đa dạng?
Y
KÈ
-------------------------- Hết --------------------------
DẠ
Họ và tên thí sinh: ………………………………………. Số báo danh ……………… Chữ ký CBCT 1: ………………………………………… Chữ ký CBCT 2:…………
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ II - LỚP 10 SỬ
L
Nội dung cần trình bày Điểm Bằng kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc, Anh (chị) hãy: 2,5 điểm a. Điền thông tin còn thiếu vào bảng … b. Trên cơ sở đó rút ra nhận xét? a. Điền thông tin Thời gian Tên cuộc đấu tranh Đóng góp nổi bật Khởi nghĩa Hai Bà - Lật đổ ách thống trị của nhà Hán, khôi phục 40 Trưng nền độc lập. XD chính quyền độc lập, tự chủ tuy 0.5 còn sơ khai… - Mở đầu, cổ vũ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta thời Bắc thuộc… Khởi nghĩa Lý Bí - Lật đổ ách thống trị của nhà Lương, khôi phục 542 nền độc lập dân tộc - XD nhà nước Vạn Xuân độc lập -> khẳng định 0.5 nền độc lập tự chủ, thể hiện sự trưởng thành của ý thức dân tộc… Khởi nghĩa Khúc Thừa - Lật đổ ách thống trị của nhà Đường, giành 905 Dụ quyền tự chủ. - Đánh dấu cuộc đấu tranh giành độc lập cơ bản thắng lợi, đặt nền móng vững chắc để tiến tới độc lập hoàn toàn 0.5 - Mở đầu cách ứng xử khôn khéo với phong kiến phương Bắc (độc lập thực sự, thần phục danh nghĩa) Kháng chiến chống - Đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán, đè 938 quân Nam Hán của Ngô bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Quyền nền tự chủ giành được từ thời Khúc Thừa Dụ - Cùng với khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ đã kết thúc ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra 0.5 thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc. - Để lại nhiều bài học (đặc biệt về thuỷ chiến…) 0.5 b. Nhận xét: - Diễn ra quyết liệt, lãnh đạo chủ yếu là quý tộc bản địa, hào trưởng địa phương… Các cuộc khởi nghĩa khi lật đổ được chính quyền đô hộ thì người lãnh đạo ngay lập tức xây dựng bộ máy chính quyền tự chủ, hoặc xưng vương, đặt quốc hiệu, xác định kinh đô -> chứng tỏ tinh thần dân tộc, độc lập, tự chủ của nhân dân ta… - Cuối cùng, phong trào đấu tranh giành được thắng lợi… Thể hiện tinh thần yêu nước, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý … Nêu hiểu biết về chính sách đoàn kết dân tộc và chính sách ngoại giao của các triều đại 1,5 điểm Lý, Trần, Hồ. Từ thực tiễn đó có thể rút ra bài học gì đối với đất nước hiện nay? * Chính sách đoàn kết dân tộc và chính sách ngoại giao của các triều đại Lý, Trần, Hồ: - Chính sách đoàn kết dân tộc: + Các triều đại đều gần gũi, coi trọng và quan tâm đến đời sống nhân dân; cùng nhân dân 0.5 hợp lực chăm lo bảo vệ sản xuất, gia cố đê điều, chống lụt bão… + Đoàn kết với các dân tộc ít người, đặc biệt trong kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên cũng rất nghiêm khắc đối với những tù trưởng dân tộc chống đối hoặc muốn li khai… - Chính sách ngoại giao + Đối với các triều đại phong kiến phương Bắc: giữ lệ thần phục, triều cống nhưng luôn giữ 0.5
DẠ
Y
2
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
Câu 1
DẠ
Y
4
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
3
FI CI A
L
tư thế của quốc gia độc lập, tự chủ. + Đối với các nước láng giềng phía Nam (đặc biệt là Cham-pa): tuy có lúc căng thẳng nhưng luôn giữ quan hệ hoà hiếu, vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để giữ biên cương. 0.5 * Rút ra bài học lịch sử - Phả i luôn ý thứ c đ ư ợ c tầ m quan trọ ng và sứ c mạ nh củ a khố i đ ạ i đ oà n kế t dân tộ c; từ đ ó có nhữ ng chính sách thiế t thự c đ ể củ ng cố , phát huy đ oà n kế t toà n dân; kiên quyế t xử lý nhữ ng âm mư u và hà nh đ ộ ng phá hoạ i khố i đ oà n kế t toà n dân… - Thự c hiệ n chính sách đ ố i ngoạ i mề m dẻ o, kiên quyế t. Nề n tả ng cơ bả n là giữ vữ ng đ ộ c lậ p chủ quyề n… "Chiến thắng chống quân Nguyên thời Trần đã đạt trình độ một cuộc chiến tranh 2 điểm nhân dân, đưa khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam tiến lên một bước dài…" (Nguyễn Phan Quang). Bằng kiến thức lịch sử đã học, Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nghệ thuật quân sự của quân dân nhà Trần thế kỉ XIII. - Phát huy cao độ nghệ thuật chiến tranh nhân dân, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân. 0.5 + Tổ chức HN Bình Than, HN Diên Hồng -> trên cơ sở khối đoàn kết của quý tộc và tướng lĩnh cao cấp, nhà Trần mở rộng và củng cố khối đoàn kết toàn dân (HN Diên Hồng là 1 sự kiện độc đáo, 1 đỉnh cao của nghệ thuật tập hợp lực lượng…) + Hịch tướng sĩ: khơi dậy lòng yêu nước, căm thù giặc -> động viên quân sĩ, đoàn kết dân tộc quyết tâm đánh giặc … - Nghệ thuật sử dụng lực lượng: Kết hợp giữa lực lượng quân đội chính quy với dân binh 0.25 các lộ và miền núi, giữa quân đội và nhân dân (d/c)… - Thực hiện kế "thanh dã" (vườn không nhà trống)… -> nhờ đó cho địch khó khăn, thiếu 0.25 thốn về lương thực và mất thông tin về đối phương, đẩy quân địch vào thế lúng túng, bị động, mất phương hướng, tiến thoái lưỡng nan… - Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh; tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu (VD: tránh giao 0.25 chiến nơi biên thuỳ, ngay khi giặc vừa đặt chân lên đất nước ta để tránh thế mạnh ban đầu của chúng. Chọn vị trí phát huy sở trường của ta và là sở đoản của địch, thể hiện tập trung trong trận Bạch Đằng…) - Sử dụng nhiều cách đánh khác nhau: mai phục, tiến công, bao vây triệt nguồn tiếp tế, kết 0.25 hợp các quy mô khác nhau, đánh tiêu diệt và tiêu hao, đánh vào quân lương… - Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ: trên cơ sở thế và lực thay đổi từ kế sách thanh dã, lấy ít 0.25 địch nhiều … quân ta đã chủ động chớp thời cơ, kết thúc cuộc kháng chiến bằng những trận đánh, trận quyết chiến chiến lược (đặc biệt trận Bạch Đằng được coi là trận chung kết LS làm thất bại hoàn toàn mưu đồ XL của quân Nguyên) - Chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo nhưng kiên quyết giữ được hoà khí hai bên 0.25 (trước chiến tranh, trong giai đoạn hưu chiến 1258-1285, cả khi quân ta đang thắng lợi: lần 2, với mong muốn hoà bình, thiết lập lại quan hệ ngoại giao vua Trần tha cho 5 vạn tù binh về nước và sai đem lễ vật sang cống…) * Nếu học sinh có ý sáng tạo thì cho điểm khuyến khích nhưng không vượt quá tổng điểm của câu. Bộ máy nhà nước Trung Quốc thời phong kiến đã được hình thành, phát triển như thế 2 điểm nào từ thời Tần – Hán đến thời Đường – Tống? Nhận xét và liên hệ với bộ máy nhà nước Việt Nam trong các thế kỉ X – XIV. a. Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện… 0.75 * Hình thành dưới thời Tần- Hán: - Chính quyền trung ương: đứng đầu là Hoàng đế có quyền lực tuyệt đối. Dưới có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ - đây là hai chức quan cao nhất của triều đình giúp Hoàng đế trị nước. Ngoài ra còn các chức quan coi giữ binh mã, tiền tài, lương thực… - Địa phương: lãnh thổ được chia thành các quận, huyện do thái thú (ở quận), huyện lệnh (Huyện) đứng đầu. Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước.
NH
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
5
ƠN
OF
FI CI A
L
- Quan lại được tuyển chọn theo hình thức tiến cử và thế tập. => Bộ máy nhà nước hình thành nhưng chưa hoàn thiện, quyền lực của Thừa tướng và Thái úy lớn, đưa tới nguy cơ lấn át hoàng đế và chuyên quyền, bè phái; việc tuyển chọn quan lại chủ yếu là tiến cử nên chưa thu hút được nhân tài tham gia bộ máy nhà nước…. 0.5 * Phát triển dưới thời Đường- Tống: - Nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị. Hoàng đế có quyền vô biên. Về cơ bản, bộ máy nhà nước thời Đường giống với thời Tần- Hán. Nhà Đường cử thân tín cai quản các địa phương, đặc biệt là người thân tộc, công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương. Đặt khoa thi để tuyển chọn người làm quan… - Nhà Tống bỏ chức Tiết độ sứ, bãi bỏ việc tiến cử nhân tài... b. Nhận xét và liên hệ… - Bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố và hoàn thiện theo hướng tập trung quyền lực 0.25 trong tay hoàng đế ... Đó là bộ máy theo thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền điển hình ở phương Đông, có ảnh hưởng lớn đến cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của các nước trong khu vực (trong đó có Việt Nam) - Liên hệ với bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XIV + Bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XIV và bộ máy nhà nước 0.25 phong kiến Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng (đều là bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, lấy Nho giáo làm cơ sở tư tưởng; việc tuyển chọn quan lại ban đầu là tiến cử hoặc là con em quý tộc, quan lại, về sau chủ yếu qua khoa cử…). + Tuy có học tập, chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng bộ máy nhà nước Việt Nam thời 0.25 Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ vẫn mang đậm tính dân tộc, có sáng tạo (dẫn chứng: trong bộ máy thời Ngô, Đinh, Tiền Lê có Tăng ban…) Chứng minh rằng: Từ cơ sở truyền thống ban đầu, nền văn hóa Ấn Độ đã được đa 2 điểm dạng hóa trong thời gian từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII. Vì sao nền văn hóa Ấn Độ lại phong phú, đa dạng? 0.5 * Dưới thời Vương triều Gúp ta và Hác sa, từ thế kỉ IV-VII, văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển với nhiều thành tựu nổi bật... - Đạo Phật được truyền bá rộng rãi dưới thời vua A-sô-ca, nhiều chùa hang tượng Phật được dựng lên. Ấn Độ giáo ra đời và phát triển. Nhiều ngôi đền bằng đá được xây dựng, các tượng thần được tạc bằng đá, đúc bằng đồng với nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo - Từ kiểu chữ Bra-hmi ban đầu, người Ấn Độ đã nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) với ngữ Pháp hoàn chỉnh. Chữ Phạn dùng để viết văn bia, chuyền tải, truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ - Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học nghệ thuật làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ 0.5 * Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển (1206-1526), Vương triều Hồi giáo Đê-li đã áp đặt, truyền bá Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hin đu giáo. Yếu tố văn hóa Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ khiến văn hóa Ấn Độ vốn đã phong phú càng trở nên đa dạng hơn - Những công trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng, Kinh đô Đê-li trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” - Với sự du nhập của nền văn hóa Hồi giáo, hai nền văn minh đặc sắc Ấn Độ Hinđu giáo và Ả rập Hồi giáo đã phát hiện ra nhau. Sự giao lưu văn hóa Đông – Tây cũng được thúc đẩy. 0.5 * Từ 1526-1707, những người Hồi giáo gốc Trung Á tự nhận mình là dòng dõi Mông Cổ đã lập nên vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ. Dưới triều vua A-cơ-ba với chính sách hòa hợp dân tộc, khuyến khích văn hóa nghệ thuật, nền văn hóa Ấn Độ có điều kiện đa dạng hơn và đạt nhiều thành tựu... Tiêu biểu như lăng mộ Tagiơ Mahal, lâu đài Thành đỏ (La Ki-la) là những biểu tượng đa dạng của văn hóa Ấn Độ và cũng là di sản bất hủ của con người 0.5 b. Văn hóa Ấn Độ đa dạng vì: - Lịch sử lâu đời: Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành sớm ở lưu vực sông Ấn
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Người ra đề: Nguyễn Thị Nga
FI CI A
L
(Khoảng thiên niên kỉ thứ III TCN) nên nền văn hóa hình thành từ sớm... - Diện tích đất nước Ấn Độ rộng lớn, địa hình phân tán đa dạng, có nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau nên nền văn hóa Ấn Độ phát triển phong phú, đa dạng... - Có thời gian bị ngoại tộc xâm lược và thống trị -> đã du nhập yếu tố văn hóa mới vào Ấn Độ…
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN 3
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
AL
Môn: LỊCH SỬ 10
Ngày thi: 7/12/2020
Thời gian làm bài: 180 phút
FI
Câu 1 (2.5 điểm): Trong bài Lịch sử nước ta của Hồ Chí Minh có đoạn viết:
CI
(Không kể thời gian giao đề)
Lý Thường Kiệt là hiền thần,
Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta.
Đuổi quân nhà Tống, phá quân Xiêm Thành.
Mở mang văn hoá nước nhà,
Tuổi già phỉ chí công danh,
Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân.
Mà lòng yêu nước trung thành không phai”.
OF
“Công Uẩn là kẻ phi thường,
ƠN
Bằng những sự kiện lịch sử đã học, em hãy làm rõ những thành tựu của nhà Lý được đề cập đến trong đoạn thơ trên.
NH
Câu 2 (1.5 điểm): Từ việc phân tích nguyên nhân thắng lợi của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thế kỉ XIII, em hãy đề xuất những biện pháp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Câu 3 (2.0 điểm): Trình bày những nét chính về nền kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ X – XV? Vị trí của nền nông nghiệp đối với sự phát triển của đất nước đương thời?
QU
Y
Câu 4 (2.0 điểm): Lập bảng thống kê các triều đại lớn trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến? Phân tích điểm chung về chính trị của các triều đại đó. Câu 5 (2.0 điểm): Phát biểu suy nghĩ của em về thành tựu tư tưởng, tôn giáo của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?
---------------------------------Hết---------------------------------
DẠ Y
KÈ
M
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 10 SỬ Điểm
AL
Câu Nội dung 1 - Khẳng định: Đoạn thơ trên không chỉ nêu được những nét chính, nổi bật của nhà Lý về người sáng lập, thời gian tồn tại, tài năng đức độ của LTK… mà còn khái quát được những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, chống ngoại xâm của vương triều Lý - Thành tựu + Nhà Lý tiếp tục củng cố bộ máy nhà nước, có xu hướng gần dân. Định đô ở Thăng Long, đổi tên nước, xây dựng Hoàng thành… Chính quyền TW, địa phương từng bước được hoàn chỉnh… Ban hành bộ luật thành văn đầu tiên… Thi hành c/s nhu viễn … + Phát triển kinh tế: “Dĩ nông vi bản”: Đắp đê, làm thủy lợi, cấm giết mổ trâu bò… => XD được nền kinh tế tự chủ, ổn định đời sống nhân dân (Ngoài ra còn Phát triển TCN và thương nghiệp…) + Mở mang văn hóa dân tộc Triều đại đầu tiên tổ chức khoa cử, lập Văn Miếu, Quốc tử giám… Đề cao Phật giáo… Phát triển văn học yêu nước và nhân văn: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà … Nghệ thuật đậm tính dân tộc Kiến trúc: Hoàng thành, chùa chiền,… + Đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền đất nước 1075 – 1077 dưới sự lãnh đạo tài giỏi của LTK, với nghệ thuật tiến hành chiến tranh độc đáo (tiên phát chế nhân, đánh – đàm,… quân dân nhà Lý đã đánh bại cuộc xâm lược lần 2 của nhà Tống… Nhiều lần đánh Chiêm Thành trong đó tiêu biểu nhất là sự kiện năm 1069, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Sau đó, biên giới phía nam của Đại Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Trong “hai trăm mười sáu năm” tồn tại, nhà Lý thực sự là 1 triều đại lớn, có nhiều đóng góp cho LSDT, “để lại dấu ấn sâu đậm trong xã hội trên mọi phương diện.” 2 *) Nguyên nhân thắng lợi - Tiềm lực đất nước (Đại Việt là quốc gia cường thịnh, đang ở thế đi lên. Sự ổn định, phát triển KT, chính trị, XH, quốc phòng được tạo ra từ đường lối lấy dân làm gốc…) - Đoàn kết, nhất trí trong nội bộ triều đình, trong nhân dân…và tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm của quân, dân Đại Việt - Nghệ thuật quân sự sáng tạo dưới sự chỉ huy của các vua Trần và tướng lĩnh tài ba … - Kẻ thù không quen địa hình, thổ nhưỡng… Nếu HS chỉ nêu, không phân tích thì không cho điểm tối đa. *) Đề xuất biện pháp HS có thể đề xuất các biện pháp khác nhau, nhưng cần bám sát thực tiễn nguyên nhân thắng lợi của nhà Trần. Gợi ý: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, lấy dân làm gốc,… 3 a) Trình bày Khái quát: sau khi giành độc lập, các nhà nước Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ đã cùng nhân dân ta vừa bắt tay xây dựng củng cố chính quyền, vừa xây dựng và phát triển kinh tế...
CI
0.25
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25 0.25 0.25
0.5
0.25
0.25
CI
AL
(HS có thể nêu ngắn gọn bối cảnh Lịch sử) *) Nông nghiệp: - Diện tích đất ngày càng mở rộng - Thuỷ lợi được mở mang. - Nhà nước quan tâm bảo vệ sức kéo - Phát triển các giống cây nông nghiệp. => C/s trọng nông *) Thủ công nghiệp: + TCN trong ND - Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. - Các làng nghề thủ công ra đời như: Thổ Hà, Bát Tràng, Chu Đậu, Huê Cầu - Nguyên nhân phát triển: + Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước độc lập thống nhất có điều kiện phát triển mạnh. + Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa, nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển. + Thủ công nghiệp Nhà nước: - Nhà nước thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: Tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến. - Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu. *)Thương nghiệp: + Nội thương: Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi.... Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường)... + Ngoại thương: thời Lý – Trần khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài, hình thành các địa điểm buôn bán ở biên giới Việt – Trung, Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp (do NN không khuyến khích giao lưu) b) Vị trí của nền nông nghiệp đương thời đối với sự phát triển của đất nước: - Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt, là cội nguồn sức mạnh vật chất của đất nước – dĩ nông vi bản: + Góp phần từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu của hơn 1000 năm Bắc thuộc + Là cơ sở/ tiền đề thúc đẩy kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. + Góp phần đảm bảo đời sống nhân dân ấm no, ổn định tình hình chính trị - XH. + Tạo điều kiện tăng cường sức mạnh của quân đội và quốc phòng, để vừa củng cố vừa giữ vững nền độc lập, nâng cao vị thế của Đại Việt trong khu vực… - Là cơ sở của nền văn hóa / văn minh Đại Việt với đặc trưng là văn minh nông nghiệp, biểu hiện trong các lĩnh vực tín ngưỡng, văn học, nghệ thuật dân gian... *) Các triều đại
0.25
0,75
DẠ Y
4
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
0.25
0.25 1.0
CI
AL
*) Điểm chung - Xây dựng bộ máy nhà nước QCCCTW tập quyền: đứng đầu là vua – có quyền lực tối cao, được coi là thiên tử; dưới vua là bộ máy quan lại thừa hành,… - Đối ngoại xâm lược láng giềng…
- Đạt nhiều thành tựu to lớn, phong phú Nho gia/ Nho giáo/ Nho học – trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở TQ. HS khái quát về người sáng lập, cơ sở, nội dung cơ bản, quá trình phát triển Phật giáo: được truyền bá từ Ấn Độ vào TQ từ cuối thời Tây Hán => Đông Hán: chỉ có 1 số quý tộc theo => Tam quốc (220 - 280) truyền bá rộng rãi trong ND, chùa chiền bắt đầu được XD => từ Đông tấn đến Tùy Đường: ngày càng thịnh hành, nhất là thời Đường: nhiều nhà sư sang Ấn Độ và ngược lại; kinh Phật được dịch ra chữ Hán; Xây chùa, tạc tượng… Ngoài ra có Đạo gia/Đạo giáo, Pháp gia, Mặc gia… Nếu HS nêu được ý này, có thể cho điểm khuyến khích … - Chi phối mọi mặt đời sống chính trị XH, kinh tế, văn hóa XHTQ Chính trị XH: được coi là công cụ sắc bén của giai cấp phong kiến, là cơ sở lý luận cho sự tồn tại của chế độ phong kiến, giúp duy trì trật tự, ổn định xã hội, giáo dục con người sống theo các chuẩn mực đạo đức, tạo nên đặc trưng tính cách của người Trung Hoa và văn hóa Trung Quốc…. Kinh tế: trọng nông ức thương, dĩ nông vi bản… VH: làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân TQ, ảnh hưởng đậm nét đến văn học, nghệ thuật, kiến trúc, giáo dục khoa cử,… Ngày nay, nhiều giá trị của Nho giáo (đặc biệt là giá trị đạo đức) vẫn còn ảnh hưởng đến đời sống xã hội TQ… - Ảnh hưởng lớn tới các nước láng giềng: Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, VN. - Hạn chế: Xung đột Phật – Đạo – Lão… Công cụ thủ tiêu đấu tranh giai cấp… Kìm hãm sự tiến bộ xã hội. Điển hình là Nho giáo (Càng về sau, Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lạc hậu và trở thành vật cản cho những tiến bộ kinh tế, xã hội của Trung Quốc…)
0.5
0.25
0.5
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
5
FI
1.0
Người ra đề: Trần Lan Phương
0.25 0.5
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LỚP 10 SỬ LẦN THỨ 3
L
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề)
FI CI A
Ngày thi: 27/12/2021
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Câu 1 (1,5 điểm): Giải thích “tính cộng đồng” của thị tộc. Theo em, “tính cộng đồng” ảnh hưởng như thế nào đến văn hoá của người Việt hiện nay? Câu 2 ( 2,5 điểm): Phân tích tác động của việc “lấy nghề nông làm gốc” đến sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông? Theo em, hiện nay, Việt Nam có nên tiếp tục “lấy nghề nông làm gốc”? Câu 3 (1,5 điểm): Khái quát những nét chính về Nho giáo Trung Quốc thời phong kiến. Đánh giá về vị trí của Nho giáo trong lịch sử Trung Quốc. Câu 4 (1,5 điểm): Chứng minh rằng: “Làn sóng xâm lăng của quân Nguyên xuống Đông Nam Á đã tạo nên những “xáo trộn” nhất định trong khu vực” [SGK Lịch sử nâng cao 10, trang 65]. Câu 5 (3,0 điểm): Bằng những kiến thức lịch sử về các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV – XVI, hãy trả lời những câu hỏi sau: a. Tại sao nói: Phát kiến địa lý đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người? b. Theo em, các cuộc phát kiến địa lý đem đến “thách thức” hay “cơ hội” cho Đại Việt? c. Em học được gì từ tấm gương của những nhà phát kiến địa lý?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 10 SỬ ĐIỂM 1.5
DẠ
Y
KÈ
M
2
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
1
NỘI DUNG Giải thích “tính cộng đồng” của thị tộc. Theo em, “tính cộng đồng” ảnh hưởng như thế nào đến văn hoá của người Việt hiện nay. * Giải thích tính cộng đồng của thị tộc: - Khái niệm: Thị tộc là nhóm người gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu, “cùng họ” sống chung với nhau. Mối quan hệ trong thị tộc là con cháu có thói quen tôn kính lớp ông bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà, cha mẹ đều chăm lo, bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc. - Biểu hiện của tính cộng đồng của thị tộc: mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, sự hợp tác lao động, sự hưởng thụ bằng nhau và tất cả mọi của cải, sinh hoạt đều được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung, thậm chí ở chung một nhà. - Cơ sở của tính cộng đồng trong thị tộc: + Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là kiếm thức ăn, nhưng do yêu cầu công việc và trình độ lao động thời nguyên thuỷ còn thấp, công cụ thô sơ nên đòi hỏi sự phân công hợp lý, sự “chung lưng đấu cật” của nhiều người….=> sự hợp tác lao động của các thành viên trong thị tộc. + Công việc vất vả, nguồn thức ăn kiếm được chưa nhiều, mọi người đều phải cố gắng cao nhất để kiếm sống….=> cần phải công bằng, hưởng thụ bằng nhau. + Ở thời đồ đá, con người chưa có gì thừa để dành, chưa có gì riêng để cất giữ….=> tất cả mọi của cải đều là của chung. * Ảnh hưởng của tính cộng đồng đến văn hoá của người Việt hiện nay: - Ảnh hưởng tích cực: người Việt luôn có tinh thần tập thể, đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái… - Ảnh hưởng tiêu cực: thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, tâm lý xuề xòa, đại khái, tâm lý đám đông, cả nể, tư tưởng bình quân, cào bằng, coi nhẹ giá trị cá nhân…. Phân tích tác động của việc “lấy nghề nông làm gốc” đến sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông. Theo em, hiện nay, Việt Nam có nên tiếp tục “lấy nghề nông làm gốc”? * Tác động của tư tưởng “lấy nghề nông làm gốc”… - Cơ sở của tư tưởng “lấy nghề nông làm gốc”: do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông nghiệp phát triển: lưu vực các con sông lớn, đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, nguồn nước dồi dào….(dẫn chứng) - Tác động + Tư tưởng “lấy nghề nông làm gốc” là một nhân tố thúc đẩy các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm (thiên niên kỉ IV – III TCN): sản xuất nông nghiệp + nhu cầu trị thuỷ sớm tạo nên sự gắn kết dân cư, hình thành các liên minh bộ lạc => sự ra đời của nhà nước… + Tư tưởng “lấy nghề nông làm gốc” ảnh hưởng toàn diện đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của các quốc gia phương Đông: Kinh tế: nông nghiệp trồng lúa trở thành ngành chủ đạo, công việc trị thuỷ được chú trọng, các nghề khác chỉ “bổ trợ” cho nghề nông…=> tính chất kinh tế tự cung, tự cấp…. Chính trị: do yêu cầu của sản xuất nông nghiệp dẫn sự liên kết dân cư, nhu cầu trị thuỷ đòi hỏi có sự chỉ đạo thống nhất dẫn đến sự tập trung quyền lực vào người đứng đầu…=> hình thành chế độ chuyên chế cổ đại Xã hội: nhu cầu trị thuỷ và xây dựng các công trình thuỷ lợi khiến nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong các công xã => hình thành giai cấp nông dân công xã (đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất…)
L
CÂU
0.25
0.25
0.5
0.25 0.25 2.5
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
L
0.25
FI CI A
OF
DẠ
Y
KÈ
4
M
QU Y
NH
ƠN
3
Văn hoá: nhiều thành tựu văn hoá xuất phát từ nhu cầu của nông nghiệp và phục vụ sản xuất nông nghiệp như lịch pháp, thiên văn, chữ viết, toán học… + Càng về sau, tư tưởng “lấy nghề nông làm gốc” cũng là một rào cản khiến các quốc phương Đông trở nên trì trệ, bảo thủ, khó đạt đến sự phát triển đỉnh cao, bị các quốc gia phương Tây vượt qua về mọi mặt… * Hiện nay, Việt Nam có nên tiếp tục “lấy nghề nông làm gốc”…. - Nông nghiệp là thế mạnh của VN, là ngành truyền thống, có vai trò quan trọng đối với kinh tế, chính trị, xã hội…nên vẫn phải chú trọng và có chiến lược phát triển phù hợp theo hướng nông nghiệp xanh, sạch, bền vững… - Tuy nhiên hiện nay, không nên “lấy nghề nông làm gốc” vì xu thế của thời đại và mục tiêu của VN là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó phải giảm tỉ trọng của nông nghiệp, nâng cao tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ…. Khái quát những nét chính về Nho giáo Trung Quốc thời phong kiến. Đánh giá về vị trí của Nho giáo trong lịch sử Trung Quốc. * Khái quát về Nho giáo: - Hoàn cảnh ra đời: người sáng lập là Khổng tử (551 – 479 TCN). Trên cơ sở của việc chỉnh lí lại những sách Thi, Thư, Lễ, Nhạc…Khổng Tử đã dần dần sáng lập ra một học thuyết gọi là Nho gia. Sau này, trong quá trình phát triển, Nho gia thịnh hành, người ta xây văn miếu, tạc tượng Khổng Tử để thờ nên học thuyết này dần trở thành một tôn giáo, được gọi là Nho giáo… - Nội dung cơ bản của Nho giáo: chú trọng việc giáo dục đạo đức cho người quân tử, bao gồm ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Trong đó, chữ nhân là cơ bản, là cái gốc. Đưa ra các quan niệm về quan hệ phục tùng vua – tôi, cha – con, chồng – vợ được coi là kỉ cương xã hội, là đạo đức phong kiến…. - Quá trình phát triển: Nho giáo không được sử dụng vào thời của Khổng Tử, cũng không được trọng dụng dưới thời Tần và đầu Hán. Bắt đầu từ thời Hán Vũ Đế, Nho giáo mới được đưa lên vị trí độc tôn và trở thành công cụ của giai cấp thống trị trong việc ổn định và duy trì trật tự xã hội phong kiến…. * Vị trí của Nho giáo: - Thời phong kiến: là hệ tư tưởng chủ đạo, chi phối sâu sắc đến mọi mặt….là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền…Tuy nhiên về sau, Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lạc hậu và trở thành vật cản cho những tiến bộ kinh tế, xã hội của Trung Quốc… - Hiện nay: Nho giáo không còn là hệ tư tưởng chủ đạo nhưng vẫn ảnh hưởng đến tư tưởng, văn hóa người Trung Hoa. Nhiều tư tưởng tích cực của Nho giáo vẫn tiếp tục được đề cao, đặc biệt là việc thu thân, giáo dục đạo đức cho con người… Chứng minh rằng: “Làn sóng xâm lăng của quân Nguyên xuống Đông Nam Á đã tạo nên những “xáo trộn” nhất định trong khu vực”. - Khái quát về triều đại Mông – Nguyên: Thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập với lực lượng quân đội mạnh, hiếu chiến, liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước ở châu Á, châu Âu. Sau khi xâm lược Trung Quốc, lập nên nhà Nguyên… - Với Đông Nam Á: quân Mông – Nguyên nhiều lần tấn công các nước trong khu vực: 3 lần đánh Đại Việt, 5 lần đánh Mi-an-ma, đánh Chăm-pa, Cam-pu-chia, Giava…. - Làn sóng xâm lăng của quân Nguyên tạo ra nhiều xáo trộn trong khu vực ĐNA: + Do bị dồn đẩy, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam, tạo nên những nhóm cư dân nói tiếng Thái, những quốc gia Thái sẽ tham gia vào lịch sử và đời sống Đông Nam Á:
0.25
0.25
1,5
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
1.5 0.25
0.25
0.5
L 0.5
FI CI A
Một nhóm người Thái di cư xuống lưu vực sông Mê Nam, lập nên hai vương quốc Su-khô-thay và A-út-thay-a…. Một bộ khác đến vùng trung lưu sông Mê Công, hoà nhập với cư dân bản địa, lập nên vương quốc Lan Xang… Một nhóm khác di cư vào vùng Tây Bắc của Đại Việt, tạo nên một cộng đồng người Thái ở đây… + Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên đã thúc đẩy sự liên kết giữa các quốc gia và các tộc người trong mỗi quốc gia, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển thịnh đạt sau đó….(D/c: sự liên kết giữa Đại Việt và Chăm-pa, hay sự ra đời và lớn mạnh của vương triều Mô-giô-pa-hit ở In-đô-nê-xi-a…) Bằng những kiến thức lịch sử về các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV – XVI, hãy trả lời những câu hỏi sau: a. Tại sao nói: Phát kiến địa lý đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người? b. Theo em, các cuộc phát kiến địa lý đem đến “thách thức” hay “cơ hội” cho Đại Việt? c. Em học được gì từ tấm gương của những nhà phát kiến địa lý? * PKĐL mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người: - Khái quát về PKĐL: thế kỉ XV do nhu cầu tìm kiếm con đường giao lưu buôn bán Đông – Tây cùng với những tiến bộ về khoa học, kĩ thuật => các cuộc PKĐL của Đia-xơ, Cô-lôm-bô, Va-xcô đơ Ga-ma, Ma-gien-lan…. - PKĐL đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người: + Đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, hàng hóa của Tây Âu từ đó thúc đẩy thương mại Tây Âu phát triển, mở rộng thị trường thế giới và đưa đến sự ra đời của mậu dịch hàng hải quốc tế. + Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, tri thức: đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, những vùng đất mới, dân tộc mới, thúc đẩy sự ra đời của những ngành khoa học mới…. Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do dự tiếp xúc và giao lưu giữa nhiều nền văn hóa khác nhau…. + Thúc đẩy nhanh quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu….. + Tuy nhiên, PKĐL cũng dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và chế độ thực dân….=> dẫn đến thời kì đen tối, nhiều đau khổ cho các nước phương Đông… * Các cuộc PKĐL đem đến cho Đại Việt…. - Khẳng định: PKĐL vừa đem đến “cơ hội”, vừa đem đến “thách thức” cho Đại Việt. - “Cơ hội”: + Kinh tế: sự có mặt của thương nhân châu Âu, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá, sự hưng thịnh của các đô thị, sự xuất hiện của mầm mống sản xuất TBCN…=> kinh tế Đại Việt phát triển và tiệm cận với xu thế của kinh tế thế giới… + Văn hoá: theo chân các thuyền buôn, các giáo sĩ đạo Thiên chúa đến truyền đạo, chữ La Tinh được truyền bá, góp phần tạo ra chữ Quốc Ngữ…=> làm phong phú văn hoá dân tộc… - “Thách thức”: sự giao lưu tiếp xúc Đông – Tây đã tạo điều kiện cho các nước phương Tây => nguy cơ bị nhòm nhó, xâm lược (thực dân Pháp)… * Bài học từ tấm gương của những nhà PKĐL: Tuỳ HS, có thể rút ra một số bài học như: lòng dũng cảm, dám chấp nhận khó khăn, thử thách, tinh thần say mê học hỏi, khám phá những điều mới mẻ… ---Người ra đề: Phùng Thị Hà---
OF
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
5
3.0
0.5
0.25
0.25
0.25 0.25
0.25 0.25
0.25
0.25
0.5
Y
DẠ M
KÈ QU Y ƠN
NH
FI CI A
OF
L
L
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ HAI MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề) (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)
FI CI A
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 9/11/2020
Câu 1 (2,0 điểm):
OF
Giải thích và chứng minh rằng: Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời sau các quốc gia cổ đại phương Đông nhưng đạt trình độ phát triển cao hơn. Câu 2 (2,0 điểm):
ƠN
Phát biểu suy nghĩ của em về chính sách đồng hóa về văn hóa của phong kiến phương Bắc ở Việt Nam thời Bắc thuộc. Liên hệ với văn hóa Việt Nam thời hội nhập. Câu 3 (2,0 điểm):
NH
Lập bảng thống kê những cuộc đấu tranh vũ trang tiêu biểu của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc theo các tiêu chí: tên cuộc đấu tranh, thời gian, kẻ thù, kết quả. Từ đó phát biểu suy nghĩ về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc của dân tộc Việt Nam.
QU Y
Câu 4 (2,0 điểm):
Chứng minh rằng: Thế kỉ X là thế kỉ đầy biến động trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chọn phân tích một biến động mà em cho là có ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển của dân tộc trong thời gian sau đó.
M
Câu 5 (2,0 điểm):
KÈ
Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện như thế nào trong các thế kỉ X – XV? Bài học lịch sử đối với công cuộc cải cách hành chính hiện nay?
DẠ
Y
-------------------------- Hết --------------------------
Họ và tên thí sinh: ……………………………………….Số báo danh……………… Chữ ký giám thị 1: ………………………Chữ ký giám thị 2:………………………..
Nội dung cần trình bày Điểm Giải thích và chứng minh rằng: các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời sau các quốc gia cổ đại phương Đông nhưng đạt trình độ phát triển cao hơn. * Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn … - Thời gian: khoảng thiên niên kỉ I TCN (các quốc gia cổ đại phương Đông khoảng 0.25 TNK IV-III TCN) - Nguyên nhân: các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven bờ Địa Trung Hải, 0.5 phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai không màu mỡ, chủ yếu là đất ven đồi khô và rắn. Do đó, lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng đồng không có tác dụng. Đến thiên niên kỉ I TCN, công cụ lao động bằng sắt xuất hiện thì hoạt động sản xuất nông nghiệp mới đem lại kết quả, sản phẩm dư thừa, tư hữu và nhà nước xuất hiện (so sánh với phương Đông…) * Tuy ra đời sau nhưng các quốc gia cổ đại phương Tây đạt trình độ phát triển cao hơn - Nguyên nhân: được hình thành trên cơ sở trình độ kĩ thuật cao hơn (đồ sắt), nền 0.25 kinh tế công thương nghiệp là chủ đạo … - Biểu hiện: + Nền kinh tế phát triển hơn (kinh tế hàng hóa giản đơn – d/c)… 0.25 + Chính trị: thể chế dân chủ (tiến bộ hơn thể chế quân chủ chuyên chế của phương 0.25 Đông)… + Xã hội: xã hội chiếm nô điển hình (so sánh với phương Đông …) 0.25 + Văn hóa: đạt nhiều thành tựu rực rỡ, trình độ phát triển cao hơn phương Đông… 0.25 Lưu ý: các luận điểm học sinh phải so sánh với phương Đông, có dẫn chứng cụ thể Phát biểu suy nghĩ của em về chính sách đồng hóa về văn hóa của phong kiến phương Bắc ở Việt Nam thời Bắc thuộc. Liên hệ với văn hóa Việt Nam thời hội nhập. - Là một trong những chính sách cai trị thâm độc của phong kiến phương Bắc ở 0.25 nước ta thời Bắc thuộc… - Âm mưu: Xóa bỏ những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt, khiến người 0.25 Việt dần quên nguồn gốc, quên đi thân phận nô lệ, suy giảm ý chí chiến đấu; mở rộng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa… -> thực hiện âm mưu biến nước ta trở thành một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc 0.25 - Thủ đoạn: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán theo người Hán. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc để thực hiện chính sách nói trên và mở một số lớp dạy chữ Nho... - Kết quả: thất bại. Nhân dân ta không bị đồng hóa; tiếng Việt vẫn được bảo tồn; các 0.5 phong tục tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì. Đồng thời, nhân dân ta biết tiếp nhận và "Việt hóa" những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc … - Nguyên nhân thất bại: Việc truyền bá VH Hán chỉ chủ yếu trong bộ phận quan lại 0.25 đô hộ và tầng lớp trên…; quá trình đồng hoá bị gián đoạn … Nhân dân ta có ý thức đấu tranh bền bỉ, kiên cường; có nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc đã định hình bản
DẠ
Y
KÈ
M
2
QU Y
NH
ƠN
OF
Câu 1
FI CI A
L
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ HAI - LỚP 10 SỬ
Nhà Hán
- Lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, tồn tại trong 3 năm. Năm 42 bị đàn áp…
KN Bà Triệu
Năm 248
Nhà Ngô
Thất bại
KN Lý Bí
Năm 542
Nhà Lương
- Lật đổ ách thống trị của nhà Lương, khôi phục nền độc lập dân tộc. XD nhà nước Vạn Xuân độc lập … - Lật đổ ách thống trị của nhà Đường, giành quyền tự chủ. Cuộc đấu tranh giành độc lập cơ bản thắng lợi
Nhà Đường
QU Y
KN Khúc Thừa Năm 905 Dụ
Kháng chiến của Năm 938 Ngô Quyền
Nam Hán
- Bảo vệ vững chắc nền tự chủ giành được từ thời Khúc Thừa Dụ. Chính thức kết thúc 1000 năm Bắc thuộc…
0.25
0.25 0.25
0.25
0.5
KÈ
M
* Phát biểu suy nghĩ 0.5 - Độc lập và chủ quyền dân tộc là khát vọng cao nhất, chính đáng nhất của mọi quốc gia dân tộc trên thế giới trong đó có VN… - Từ khi lập quốc, dân tộc VN đã không ngừng đấu tranh để bảo vệ độc lập, chủ quyền bằng nhiều hình thức, trong đó, chủ yếu là đấu tranh vũ trang… Điều đó thể hiện tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc… Chứng minh rằng: Thế kỉ X là thế kỉ đầy biến động trong lịch sử dân tộc Việt Nam? Theo em, sự kiện nào có ảnh hưởng lớn nhất đến tiến trình phát triển của dân tộc trong thời gian sau đó? Vì sao? * Thế kỉ X là thế kỉ đầy biến động với dồn dập các sự kiện … - Họ Khúc dựng nền tự chủ (905)… 0.25 - Chiến thắng quân Nam Hán lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ (931)… 0.25 - Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938), triều Ngô thành lập (939)… 0.25 - Loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, triều Đinh thành lập (968)… 0.25 - Sự thành lập nhà Tiền Lê (980). Chiến thắng quân Tống lần thứ nhất (981)… 0.25
DẠ
Y
4
OF
Năm 40
ƠN
KN Hai Bà Trưng
NH
3
FI CI A
L
sắc, truyền thống … 0.5 - Liên hệ: Học sinh có thể trình bày theo cách riêng, nhưng nêu được thời cơ và thách thức của Việt Nam, sự cần thiết phải chủ động hòa nhập nhưng không hòa tan, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... Lập bảng thống kê những cuộc đấu tranh vũ trang tiêu biểu của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc theo các tiêu chí: tên cuộc đấu tranh, thời gian, kẻ thù, kết quả. Từ đó phát biểu suy nghĩ về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc của dân tộc Việt Nam. * Các cuộc đấu tranh vũ trang tiêu biểu Tên cuộc đấu Thời gian Kẻ thù Kết quả tranh
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
5
FI CI A
L
=> Thế kỉ X diễn ra những sự kiện dồn dập liên quan đến vận mệnh dân tộc: Cuộc 0.25 đấu tranh giành và khẳng định độc lập dân tộc, đấu tranh giữa hai khuynh hướng tập quyền thống nhất và phân tán cát cứ, sự thay thế các triều đại và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đồng thời đó cũng là thế kỉ bước đầu công cuộc xây dựng đất nước, nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền chính thức xác lập… * Biến động có ảnh hưởng lớn nhất: - Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 (giới thiệu vài nét…) 0.25 - Giải thích: Đã bảo vệ vững chắc nền tự chủ giành được từ thời Khúc Thừa Dụ; 0.25 đồng thời cùng với khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ đã kết thúc 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời đại mới: thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc… Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện như thế nào trong các thế kỉ X – XV? Bài học lịch sử đối với công cuộc cải cách hành chính hiện nay. * Quá trình hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước trong các thế kỉ X - XV - Thế kỉ X: Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ sơ 0.25 khai, gồm 3 ban: văn ban, võ ban và tăng ban, chia cả nước thành 10 đạo… -> nhà nước quân chủ chuyên chế Việt Nam chính thức xác lập, tuy còn sơ khai … - Thế kỉ XI - XIV, các triều đại Lý, Trần, Hồ ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị: 0.5 + Chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ: Đứng đầu là vua, có quyền quyết định, quyền hành ngày càng cao. Giúp vua có Tể tướng và một số đại thần, dưới là các cơ quan trung ương như sảnh, viện, đài. + Ở địa phương: cả nước chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là phủ, huyện, châu, xã (thời Trần đứng đầu xã gọi là xã quan) + Tuyển chọn quan lại: chủ yếu là con em quan lại và các gia đình quý tộc, một số tuyển chọn quan lại qua thi cử. - Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Lê, khôi phục quốc hiệu Đại Việt. 0.25 Nhà nước quân chủ mới được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ … - Từ những năm 60 của thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành cuộc cải cách 0.5 hành chính lớn -> tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh nhất, đạt đến đỉnh cao: + Ở Trung ương: bãi bỏ chức Tể tướng và Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc, dưới là 6 bộ. Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn trước + Ở địa phương: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã (đứng đầu là xã trưởng do dân bầu) + Tuyển chọn quan lại: chủ yếu thông qua thi cử. (Nếu học sinh nhận xét được về tổ chức bộ máy nhà nước có thể cho thêm điểm khuyến khích) 0.5 * Bài học với công cuộc cải cách hành chính hiện nay: - Muốn xây dựng và phát triển đất nước, một trong những điều kiện quan trọng là phải xây dựng bộ máy nhà nước thống nhất, với luật pháp chặt chẽ, tinh gọn, hiệu quả... Chú trọng đúng mức việc bồi dưỡng, đào tạo và trọng dụng người tài...
Người ra đề: Nguyễn Thị Nga
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN 5
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
LỚP: 10 SỬ
Ngày thi: 19/4/2021
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)
L
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
FI CI A
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (6.0 điểm) Câu 1 (2,5 điểm):
Có đúng không khi nhận định rằng: Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều Nguyễn từ tư tưởng cầu hoà đã đi đến nhượng bộ, thoả hiệp rồi đầu hàng hoàn toàn? Nhà Nguyễn có trách nhiệm như thế nào trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX?
OF
Giải thích? Câu 2 (1,5 điểm):
Kẻ thù nói về ông: “Trong 18 tháng trường, người du kích không biết mệt mỏi ấy mà ta có thể gọi là Áp-đen-ca-đê của Việt Nam bị truy nã từ chỗ này đến chỗ nọ, trong rừng sâu,
ƠN
trong vũng lầy không thể đi đến được, người du kích ấy đã phá vỡ cuộc truy nã của chúng ta với cả một nghị lực bền bỉ mà ta phải thừa nhận kẻ thù ấy là địch của chúng ta” (Theo Trần Văn Giàu, “Chống xâm lăng”, trang 146).
NH
Người du kích ấy là ai? Dựa vào kiến thức lịch sử đã học, hãy làm rõ cơ sở của nhận định trên? Từ đó phát biểu quan điểm về vai trò của cá nhân trong lịch sử. Câu 3 (2 điểm):
QU Y
Trình bày nội dung cơ bản của các đề nghị canh tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX và rút ra nhận xét? Theo em, để một cuộc cải cách thành công cần những điều kiện gì?
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (4.0 điểm) Câu 1 (2,5 điểm):
Làm rõ những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ
M
XVII và cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Lý giải nguyên nhân làm cho Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất.
KÈ
Câu 2 (1,5 điểm):
Đánh giá vai trò của các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đối với
DẠ
Y
sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước tư bản Âu – Mĩ.
-----------------------------------------------------
Họ và tên học sinh………………………………/ Chữ ký giám thị………………………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN 10SỬ LỊCH SỬ VIỆT NAM Nội dung Có đúng không khi nhận định rằng: Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều
Điểm
L
Câu
1
FI CI A
Nguyễn từ tư tưởng cầu hoà đã đi đến nhượng bộ, thoả hiệp rồi đầu hàng hoàn
toàn? Nhà Nguyễn có trách nhiệm như thế nào trong việc để nước ta rơi vào tay 2,5đ thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX? Giải thích?
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Khẳng định: Nhận định chưa hoàn toàn chính xác vì khi Pháp xâm lược, triều đình 0,25đ Nguyễn đã có tổ chức kháng chiến và chỉ đến khi gặp phải thất bại mới đi dần vào con đường nhượng bộ, thỏa hiệp rồi đầu hàng… 1,0 đ Chứng minh - Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam: Triều Nguyễn có tổ chức đánh Pháp (cử Nguyễn Tri Phương lập phòng tuyến Liên Trì chặn giặc, quân đội triều đình ở Đà Nẵng, Gia Định,… tổ chức lực lượng đánh trả). Tuy nhiên, thái độ dè dặt, bị động, thiếu sáng tạo, quyết tâm … - Khi thực dân Pháp chuyển hướng đánh Gia Định (1859): triều Nguyễn từ tư tưởng 0,5 đ cầu hòa đã đi đến nhượng bộ, thỏa hiệp rồi đầu hàng thực dân Pháp. - Khi thực dân Pháp đánh chiếm được các tỉnh miền Đông Nam Kỳ … triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất (5 - 6- 1862), ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp…. - Khi thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây… triều đình lúng túng bạc nhược… Phan Thanh Giản và quan quân 3 tỉnh hạ vũ khí nộp thành. - Từ 1867-1873, thực dân Pháp dừng thôn tính … triều đình không nghĩ đến việc giành lại các vùng đất đã mất, tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại thiển cận... - Khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần I ….--> Thành Hà Nội thất thủ, triều Nguyễn ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất … 0,5 đ - Khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần II…--> Thành Hà Nội thất thủ lần 2, triều đình nuôi ảo tưởng thương thuyết thu hồi Hà Nội, hạ lệnh rút quân và giải tán đội quân địa phương …. - Khi thực dân Pháp đánh Huế ….--> triều đình bối rối ký hiệp ước Hac - măng, sau đó ký hiệp ước Pa-tơ-nốt. Hai bản hiệp ước đánh dấu triều đình đã đầu hàng hoàn toàn Nhà Nguyễn có trách nhiệm như thế nào trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân 1,25 đ Pháp? - Triều Nguyễn chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân 0,25 đ Pháp - Giải thích 1,0 đ Trước nguy cơ xâm lược: Triều Nguyễn vẫn tiếp tục các chính sách sai lầm, thiển cận, làm cho thế nước ngày càng suy yếu…. tạo cơ hội thuận lợi cho Pháp nổ súng xâm 0,25 đ lược nước ta Trước cuộc xâm lăng của thực dân Pháp: Triều Nguyễn chậm chạp, bị động và thiếu 0,25 đ tích cực trong việc chuẩn bị kháng chiến
- Khẳng định: nhân vật đó là Trương Định - Vài nét tiểu sử: Ông quê Quảng Ngãi … theo cha vào lập nghiệp ở vùng Gia Định, được phong chức quản cơ nên còn gọi là Quản Định… được nhân dân suy tôn là “Bình Tây đại nguyên soái… Cơ sở của nhận định - Trong suốt quá trình hoạt động, Trương Định cũng nghĩa quân của ông đã chiến đấu bền bỉ, không mệt mỏi: + Khi thực dân Pháp đánh gia Định 1859: chiêu mộ nghĩa binh, sát cánh cùng quân triều đình đánh giặc... + Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ: đem quân về Tân Hòa, Gò Công, tổ chức những trận phục kích tiêu diệt quân pháp … + Sau điều ước 1862, triều đình buộc Trương Định bãi binh -> Ông kháng lệnh triều đình, ở lại cùng nhân dân 3 tỉnh miền Đông kháng chiến. … Căn cứ Tân Hòa thành đại bản doanh của phong trào toàn miền… + 2/1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công), xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước, ven sông Soài Rạp tiếp tục hoạt động… + Sau đó, Pháp lại mở đợt tấn công mới, nghĩa quân chống trả quyết liệt… Trương Định bị thương nặng đã tự sát … + Sau khi ông mất, nghĩa quân còn tiếp tục duy trì cuộc chiến đấu thêm một thời gian - Kết luận: HS liên hệ giữa Trương Định với người anh hùng Ap- đen Ca-đê ở Angiêri Phát biểu quan điểm về vai trò của cá nhân trong lịch sử - Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong lịch sử, song cá nhân xuất sắc cũng có vai trò quan trọng trong những bước ngoặt của lịch sử - Các cá nhân xuất chúng thường đóng vai trò là người định hướng, tổ chức lãnh đạo quần chúng… Trình bày nội dung cơ bản của các đề nghị canh tân nửa cuối thế kỉ XIX và rút ra
0,5
nhận xét? Theo em, một cuộc cải cách thành công cần những điều kiện gì?
2,0 đ
0,75
0,5
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
2
OF
FI CI A
L
Trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp: + Không xác định được đường lối kháng chiến đúng đắn nên không thể phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, bỏ lỡ nhiều cơ hội để có thể đánh bại quân địch + Khước từ mọi đề nghị cải cách, duy tân để tăng cường tiềm lực cho đất nước 0,5 đ + Từ việc muốn bảo toàn quyền lợi dòng họ, giai cấp, triều Nguyễn đã phản bội cuộc kháng chiến của nhân dân, từ chống cự yếu ớt, đến cắt đất cầu hòa, đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn… + Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận vua quan nêu những tấm gương cao cả, quyết tâm bảo vê độc lập dân tộc, chủ quyền của đất nước (vua Hàm Nghi, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu … ) Kẻ thù nói về ông: “Trong 18 tháng trường, người du kích không biết mệt mỏi ấy mà ta có thể gọi là Áp-đen-ca-đê của Việt Nam bị truy nã từ chỗ này đến chỗ nọ, trong rừng sâu, trong vũng lầy không thể đi đến được, người du kích ấy đã phá vỡ cuộc truy nã của chúng ta với cả một nghị lực bền bỉ mà ta phải thừa nhận kẻ 1,5 đ thù ấy là địch của chúng ta” (Theo Trần Văn Giàu, “Chống xâm lăng”, trang 146). Người du kích ấy là ai? Cơ sở của nhận định này? Từ đó phát biểu quan điểm về vai trò của cá nhân trong lịch sử.
DẠ
3
0.25 0,25
Nội dung cơ bản của các đề nghị canh tân cuối thế kỉ XIX. 0,75 - Khái quát vài nét về hoàn cảnh lịch sử: Nửa sau thế kỉ XIX, chế độ phong kiến 0,25đ Việt Nam dưới triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt… Trước nguy cơ mất nước đang đến gần, một số quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam có trí thức và tâm huyết đã mạnh dạn đưa ra những lời đề nghị canh tân đất
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
nước. - Nội dung: đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội nước ta lúc đó. 0,5đ + Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định) + Đinh Văn Điền (1868): xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng + Nguyễn Trường Tộ (1863-1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục -> Tiêu biểu nhất + Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước…. Nhận xét 0,75 - Tích cực: + Từ việc nhìn thấy rõ sự khủng hoảng về kinh tế, sự bất ổn về chính trị, xã hội, sự tồn tại quá lâu của ý thức hệ phong kiến đã lỗi thời đề xuất nội dung cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế... 0,25 + Thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với dân tộc, Tổ quốc, phản ánh khát vọng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp… - Hạn chế: + Nặng về sự mô phỏng, sao chép bên ngoài … 0,25 + Nội dung lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tính khả thi… - Ý nghĩa: + Góp phần làm rạn nứt thành trì của ý thức hệ phong kiến, vạch trần bộ mặt bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của nhà Nguyễn, mở ra khả năng đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, đủ sức đối phó với họa xâm lăng bên ngoài như Xiêm, Nhật (nếu các cải cách được 0,25 thực hiện). + Thức tỉnh dân tộc trên con đường đổi mới, tạo đà cho những cải cách dân chủ đầu thế kỉ XX … Điều kiện để một cuộc cải cách thành công 0,5 - Phải có sự đồng thuận từ trên xuống dưới, từ trung ương xuống địa phương. - Người lãnh đạo phải có quyết tâm, thu phục nhân tâm, được nhân dân ủng hộ, biết phát huy trí tuệ của toàn dân - Nội dung cải cách phải phù hợp với đất nước, đánh giá đúng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, đáp ứng được những yêu cầu của đất nước đặt ra - Phải thực hiện trong bối cảnh đất nước độc lập, có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội đảm bảo cho cải cách thành công
1
KÈ
PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI Làm rõ những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII và cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Lý giải nguyên nhân làm cho
2,5đ
CMTS Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
DẠ
Y
Những điểm giống và khác nhau giữa cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII và cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
1,25
* Giống nhau - Mục tiêu: đều lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển... - Động lực cách mạng: quần chúng nhân dân. - Ý nghĩa: đều xóa bỏ những rào cản, mở đường cho KTTBCN phát triển, có ảnh
0,5
hưởng sâu rộng và có ý nghĩa quốc tế to lớn...
L
Lưu ý: Nếu học sinh có ý sáng tạo, GV cho điểm khuyến khích nhưng không vượt quá tổng điểm toàn câu hỏi
FI CI A
* Khác nhau
- Hình thức cách mạng: Cách mạng tư sản Anh là nội chiến, cách mạng tư sản Pháp vừa nội chiến vừa chống ngoại xâm. - Lãnh đạo: Lãnh đạo cách mạng tư sản Anh là liên minh tư sản và quý tộc mới; cách mạng tư sản Pháp chỉ có giai cấp tư sản
0,75
OF
- Diễn biến: Trong cách mạng tư sản Anh không có bầu quốc hội, không ban hành hiến pháp. Cách mạng tư sản Pháp có tiến hành bầu cử, có Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, có ban hành Hiến pháp 1791, 1793.
1,25
- CMTS Pháp diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII sau các cuộc CMTS Hà Lan, Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nên đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng tư sản nổ ra trước đó.
0.25
- Trước khi cách mạng bùng nổ, ở Pháp diễn ra cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng hết sức quyết liệt - trào lưu Triết học Ánh sáng… có ý nghĩa tiến bộ; góp phần trang bị cho giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân Pháp tư tưởng mới, châm ngòi và định hướng cho sự phát triển đi lên của cách mạng.
0.25
- Trong quá trình diễn ra, cách mạng xuất hiện thêm nhiệm vụ chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Tình thế cấp bách đó đã trở thành động lực để CMTS Pháp phát triển đến đỉnh cao.
0.25
- Quần chúng nhân dân có tinh thần cách mạng cao... đã từng bước đưa cuộc cách mạng tiến lên đạt đến đỉnh cao và thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.
0.25
- Giai cấp tư sản Pháp đủ mạnh để nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng: Trong thành phần của cuộc cách mạng tư sản Pháp, lãnh đạo chỉ có giai cấp tư sản, không hề có thành phần quý tộc mới nên đoạn tuyệt hẳn với chế độ phong kiến, xóa bỏ triệt để những tàn tích của chế độ phong kiến.
0.25
Đánh giá vai trò của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước tư bản Âu – Mĩ.
1,5đ
- Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII: Cách mạng tư sản Hà Lan thế kỷ XVI, cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII, cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế kỷ XVIII và Cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII.
0,5
* Vai trò:
1,0
Y
M
QU Y
NH
* Nguyên nhân làm cho CMTS Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất:
KÈ
ƠN
- Tính chất: Cách mạng tư sản Anh chưa triệt để (còn tàn dư của chế độ phong kiến, vấn đề ruộng đất của nhân dân chưa được giải quyết...). Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để (vì đã xoá bỏ mọi tàn dư chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân...)
DẠ
3
- Xác lập sự thắng lợi của CNTB với chế độ phong kiến, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển với tốc độ nhanh chóng, tạo ra khối lượng của cải đồ sộ, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước cũng như đời sống con người.
0,5 0,25
- CNTB ra đời tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ và tiến bộ hơn. Từ nền dân chủ đó, các nước tư bản Âu - Mĩ đã sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại, chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.
0,25
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
- Mở đường cho cách mạng công nghiệp, làm thay đổi sản xuất, chuyển từ sản xuất công trường thủ công sang sản xuất bằng máy móc trong các công xưởng thúc đẩy CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền…
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LỚP 10 SỬ LẦN THỨ 4
L
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề)
FI CI A
Ngày thi: 25/01/2021
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày và nhận xét về bộ máy nhà nước Aten thời cổ đại. Câu 2 ( 2,0 điểm): Lập bảng so sánh lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại Tây Âu theo mẫu: Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại Thời gian ra đời Hoạt động kinh tế Đời sống xã hội Văn hóa Tác động đến chế độ phong kiến Câu 3 (1,5 điểm): Phân tích những đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 42). Từ đó, phát biểu suy nghĩ của em về vai trò, của người phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu 4 (2,5 điểm): Trong cuốn “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885” [NXB Tri thức, 2011], tác giả Yoshiharu Tsuboi đã nhận định: “Lịch sử của đất nước Việt Nam cũng là lịch sử của sự khẳng định độc lập với Trung Hoa”. a. Thông qua chính sách ngoại giao của Đại Việt với Trung Quốc thời Lý, Trần và Lê sơ, em hãy chứng minh nhận định trên. b. Theo em, Đảng ta có thể kế thừa và phát huy chính sách ngoại giao đó như thế nào trong quan hệ đối ngoại với Trung Quốc hiện nay? Câu 5 (2,0 điểm): a. Từ tình hình văn học và nghệ thuật của Đại Việt trong các thế kỷ XVI – đầu XVIII, em hãy làm rõ nhận định: đây là thời kỳ “phục hưng, trỗi dậy của vốn văn hóa dân gian”. b. Kể tên một số loại hình nghệ thuật dân gian của Việt Nam thời kỳ này được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới? Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật dân gian truyền thống?
L
ĐIỂM 2.0 1.25 0.25
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 10 SỬ CÂU NỘI DUNG Câu 1 Trình bày và nhận xét về bộ máy nhà nước Aten thời cổ đại. Bộ máy nhà nước Aten thời cổ đại - A-ten là một thành thị nằm ở phía tây bán đảo Át-tích, tiêu biểu cho hình thức quốc gia thành thị và cho sự phát triển thịnh vượng của Hy Lạp thời cổ đại. Thông qua các cuộc cải cách của Xô-lông, Clixten và đỉnh cao là thời Pê-ri-clet, thể chế dân chủ chủ nô ở A-ten dần hoàn thiện. - Cơ cấu tổ chức gồm: + Đại hội công dân (gồm 30.000 người là công dân A-ten, có tư cách và quyền công dân), họp mỗi tháng 3-4 lần, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi việc công việc nhà nước. + Hội đồng dân biểu (Hội đồng 500 người) là đại biểu của 50 phường, có vai trò như một quốc hội, thay mặt dân quyết định các công việc trong nhiệm kì 1 năm. + 10 viên chức điều hành công việc (như một chính phủ) có nhiệm kì 1 năm, có thể tái cử hoặc bị bãi miễn thông qua bỏ phiếu. - Hàng năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trường, nơi ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia như buôn bán với nước nào, dùng ngân quỹ vào việc gì, nên trợ cấp cho dân nghèo bao nhiêu, có biện pháp gì để duy trì chế độ dân chủ và đặc biệt là có tiến hành chiến tranh hay không?.... Nhận xét… - Bộ máy nhà nước A-ten là điển hình cho chế độ dân chủ chủ nô thời cổ đại, một thể chế chính trị tiến bộ hơn hẳn so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông… - Thể chế dân chủ đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa của các quốc gia Hi Lạp, Rô-ma cổ đại, trở thành truyền thống để lại dấu ấn sâu sắc đối với châu Âu hiện nay… - Tuy nhiên đây chỉ là nền dân chủ cho thiểu sổ giai cấp thống trị (chủ nô), còn nô lệ và phụ nữ không được hưởng quyền công dân, thậm chí nô lệ bị bóc lột tàn bạo, bị coi là “công cụ biết nói”…. Câu 2 Lập bảng so sánh lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại Tây Âu theo mẫu…
DẠ
Y
KÈ
M
Lãnh địa phong kiến IX (giai đoạn sơ kì) Thời gian ra đời kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, Kinh tế mang tính chất khép kín, tự cấp tự túc… - Bao gồm: lãnh chúa và nông nô Xã hội - Lãnh chúa: sống xa hoa, sung sướng, nhàn rỗi. - Nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa, bị bóc lột nặng nề, đời sống khổ cực => mâu thuẫn gay gắt với lãnh chúa, thường nổi dậy đấu tranh… Văn hóa Văn hóa nghèo nàn do lãnh chúa
0.25
0.25 0.25 0.25
0.75 0.25 0.25
0.25
2.0
Thành thị trung đại XI (giai đoạn trung kì) 0.25 chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp, mang tính chất kinh tế hàng hóa giản đơn…
0.5
- Cư dân chủ yếu là thị dân (thợ thủ công, thương nhân). - Thị dân tự do sinh sống, tự do trao đổi hàng hóa và có sự hợp tác trong sản xuất (phường hội, thương hội)
0.75
Văn hóa phát triển, nhiều trường
0.5
ĐIỂM
L
NỘI DUNG không chú trọng đến việc học… đại học được xây dựng để mở mang tri thức cho mọi người… Câu 3 Phân tích những đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Từ đó, phát biểu suy nghĩ của em về vai trò, khả năng của người phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phân tích những đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Thời gian bùng nổ: vào mùa xuân năm 40. Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc. - Lãnh đạo khởi nghĩa là Hai Bà Trưng và nhiều nữ tướng. - Quy mô: rộng lớn, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở quận Giao Chỉ và nhanh chóng được các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố hưởng ứng... - Hình thức: khởi nghĩa vũ trang, thực chất là một cuộc đồng khởi của toàn dân trên phạm vi cả nước... - Kết quả: + Năm 40, cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi, thái thú Tô Định chạy trốn về nước, nền độc lập dân tộc được phục hồi sau hơn 200 năm chìm đắm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. + Một chính quyền mới ra đời và tồn tại trong 2 năm... tuy còn sơ khai nhưng là chính quyền độc lập, tự chủ đầu tiên mà nhân dân ta đã giành được. - Ý nghĩa: + Mở đầu cho công cuộc đấu tranh giành lại độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc. + Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự chủ của nhân dân ta. + Gương chiến đấu kiên cường của Hai Bà Trưng và các nữ nghĩa binh đã mở ra truyền thống anh hùng, bất khuất của phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, nếu HS nêu được các đặc điểm khác, có thể cho thêm điểm nhưng không vượt quá tổng số điểm của câu. Phát biểu suy nghĩ về vai trò, của người phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Phụ nữ Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, làm nên truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”...(dẫn chứng) - Phụ nữ Việt Nam có nhiều đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, văn hóa,...xứng đáng với phẩm chất: anh hùng-bất khuất-trung hậu- đảm đang...(dẫn chứng) Câu 4 Trong cuốn “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885” [NXB Tri thức, 2011], tác giả Yoshiharu Tsuboi đã nhận định: “Lịch sử của đất nước Việt Nam cũng là lịch sử của sự khẳng định độc lập với Trung Hoa”. a. Thông qua chính sách ngoại giao của Đại Việt với Trung Quốc thời Lý, Trần và Lê sơ, em hãy chứng minh nhận định trên. b. Theo em, Đảng ta có thể kế thừa và phát huy chính sách ngoại giao đó như thế nào trong quan hệ đối ngoại với Trung Quốc hiện nay? a. Thông qua chính sách ngoại giao của Đại Việt với Trung Quốc thời Lý, Trần và Lê sơ, hãy làm rõ nhận định trên. tác giả Tsuboi - Khái quát về các triều đại Lý, Trần, Lê sơ: là thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam về nhiều mặt và có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa….Đồng thời các triều đại thực hiện chính sách đối ngoại tích cực, mềm dẻo…. - Chính sách đối ngoại
1.5
FI CI A
CÂU
0.5 0.25 0.25
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
1.0
2.5
1.5 0.25
0.25
ĐIỂM 0.5
L
NỘI DUNG + Hàng năm: thực hiện đầy đủ lệ triều cống nhưng luôn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập tự chủ… + Khi bị xâm lược, nhà nước Đại Việt và nhân dân sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ quốc…(dẫn chứng). + Thực hiện tư tưởng nhân văn, nhân ái trong việc kết thúc chiến tranh để ngay sau đó, quan hệ hòa hiếu lại được thiết lập trên tinh thần “mỗi bên làm chủ một phương”…. => KL: đó là chính sách đối ngoại vừa mềm dẻo, linh hoạt vừa cứng rắn, nguyên tắc luôn khẳng định độc lập với Trung Quốc, “độc lập thực sự, thần thuộc danh nghĩa”… b. Đảng ta kế thừa và phát huy chính sách ngoại giao đó như thế nào trong quan hệ đối ngoại với Trung Quốc hiện nay? - Bối cảnh thời đại ngày nay khác nhiều so với thời kỳ XI - XV, quan hệ quốc tế phức tạp hơn, vị thế và lực của Việt Nam cũng khác trước nhưng Đảng tiếp tục kế thừa và phát huy chính sách ngoại giao của triều Lý, Trần và Lê sơ.. - Trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Việt Nam vẫn luôn duy trì nguyên tắc: hợp tác phát triển, hai bên cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam… - Trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc hiện nay: Việt Nam luôn nêu cao nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nỗ lực đàm phán nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết nếu như chủ quyền quốc gia bị xâm phạm… Câu 5 Bằng những kiến thức cơ bản về tình hình văn học và nghệ thuật của Đại Việt trong các thế kỷ XVI – đầu XVIII, em hãy: a. Chứng minh rằng, đây là thời kỳ “phục hưng, trỗi dậy của vốn văn hóa dân gian” b. Kể tên một số loại hình nghệ thuật dân gian của Việt Nam thời kỳ này được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới? Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật dân gian truyền thống? Chứng minh đây là thời kỳ “phục hưng, trỗi dậy của vốn văn hóa dân gian”.
0.25
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
CÂU
1.0
0.25
0.5
0.25
2.0
1.25 0.25
0.5
DẠ
Y
KÈ
M
- Khẳng định: đời sống văn hóa Đại Việt XVI – XVIII có nhiều chuyển biển, hàm chứa gam màu tương phản. Bên cạnh sự suy thoái của ý thức hệ chính thống và những chuẩn mực cũ là hiện tượng bùng nổ một trào lưu văn hóa dân gian, được thể hiện trong văn học và nghệ thuật…. - Văn học: trong khi văn học chính thống có phần suy thoái thì văn học dân gian phát triển khá rầm rộ với hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười…vừa nói lên tâm tư nguyện vọng của nhân dân về một cuộc sống tự do, thoát khỏi các ràng buộc của lễ giáo phong kiến, vừa ca ngợi quê hương, đất nước, phản ánh những phong tục, tập quán vùng miền… - Nghệ thuật: sự phục hồi và phát triển của các loại hình nghệ thuật diễn xướng và tạo hình cổ truyền: + Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào, quan họ, ví dặm….đa dạng, phong phú phản ánh đời sống và ước vọng của nhân dân…nhiều làng có phường tuồng, phường chèo… + Nhiều đình, chùa, các công trình kiến trúc, điêu khắc đã diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở làng quê như chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đánh cờ, đi cày…trình độ nghệ thuật tuy đơn giản nhưng phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân lao
0.25
0.5
ĐIỂM
L
NỘI DUNG động… Kể tên một số loại hình nghệ thuật dân gian của Việt Nam thời kỳ này được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới? Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật dân gian truyền thống? - Một số loại hình nghệ thuật dân gian được UNESCO công nhận: dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ, ca trù, dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh… - Để bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật dân gian truyền thống: HS có thể đưa quan điểm riêng nhưng cần nêu được một số ý như: + Phải đẩy mạnh giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng và giá trị của nghệ thuật dân gian truyền thống thông qua việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục trong nhà trường… + Thông qua nhiều hình thức để lưu giữ, phổ biến và phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian trong cộng đồng xã hội gồm mọi lứa tuổi, đặc biệt là thế hệ trẻ thông qua tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ tại địa phương, lễ hội, giao lưu văn hóa… + Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, đầu tư cho những người trực tiếp giữ gìn và bảo tồn các loại hình nghệ thuật dân gian…
0.75
ƠN
OF
FI CI A
CÂU
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
Người ra đề: Phùng Thị Hà
0.25 0.5
SỞ GD & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
L
Ngày thi: 11/10/2021
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN I LỚP 11 SỬ Thời gian: 180 phút ( không kể phát đề)
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
Câu 1 (1,5 điểm) Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng? Câu 2 (2.0 điểm) Có nhận định cho rằng: Chiến tranh thế giới thứ nhất là “phải xảy ra và không thể tránh được”. a. Giải thích nhận định trên. b. Theo em, bài học lớn nhất mà nhân loại rút ra từ Đại chiến thế giới thứ nhất là gì? Câu 3 (1.5 điểm) Ngày 26/1/1930, Nguyễn Thái Học triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Việt Nam Quốc dân đảng để khẳng định chủ trương khởi nghĩa với tư tưởng “Không thành công cũng thành nhân”. Phát biểu suy nghĩ của em về quyết định trên. Câu 4 (2,5 điểm) Trình bày và nhận xét về những cách thức Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX. Từ đó rút ra bài học cho công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Câu 5 (2,5 điểm) Sự kiện lịch sử nào đã chấm dứt hoàn toàn cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài suốt những năm cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX? Giải thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 11 SỬ ĐIỂM 1.5
1.0 0.25 0.25
0.25
0.25 0.5
2.0
1.5 0.25 0.25 0.25 0.25
0.25 0.25 0.5
1.5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
CÂU/Ý NỘI DUNG CÂU 1 Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng? Ý1 Ảnh hưởng của CMT10 đến phong trào GPDT thế giới - Khái quát về ý nghĩa chung của CMT10…. - Với phong trào GPDT: CMT10 đã mở ra một thời kì mới: + Thức tỉnh tinh thần và ý chí đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Vì CMT10 mang tính chất GPDT => trở thành tấm gương… + Đã vạch ra một con đường mới cho các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc – con đường cách mạng vô sản, con đường kết hợp giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH…. + Trở thành cầu nối giữa phong trào GPDT ở các nước thuộc địa với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản ở chính quốc…Tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào GPDT: góp phần làm suy yếu CNĐQ, trở thành đồng minh của phong trào GPDT…. Ý2 Ảnh hưởng của CMT10 đến cách mạng Việt Nam CMT10 Nga đã góp phần cổ vũ, vạch ra con đường mới cho CMVN, tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc theo khuynh hướng vô sản, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối và giải cấp lãnh đạo cách mạng…. CÂU 2 Có nhận định cho rằng: Chiến tranh thế giới thứ nhất là “phải xảy ra và không thể tránh được”. a. Giải thích nhận định trên. b. Theo em, bài học lớn nhất mà nhân loại rút ra từ Đại chiến thế giới thứ nhất là gì? Ý1 Giải thích nhận định - Quy luật phát triển không đều của CNĐQ dẫn đến mâu thuẫn giữa hai khối ĐQ già và trẻ về vấn đề thuộc địa => tất yếu dẫn đến chiến tranh đế quốc để giành giật thuộc địa… - Các cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra….=> không giải quyết được mâu thuẫn, mà chỉ là “màn dạo đầu”, báo hiệu một cuộc đại chiến thế giới…. - Nước Đức rất hung hăng, hiếu chiến, tích cực chuẩn bị cho chiến tranh thế giới…. - Sự ra đời của hai khối quân sự đối lập ở châu Âu: Liên minh và Hiệp ước => cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang, sẵn sàng cho chiến tranh…..biến cả châu Âu thành thùng thuốc súng… - Sự kiện thái tử Áo – Hung bị ám sát đã trở thành ngòi nổ của chiến tranh… => Kết luận: Với bản chất của chủ nghĩa đế quốc, tư duy giải quyết mâu thuẫn bằng chiến tranh…..thì sự bùng CTTG I là tất yếu, không thể tránh được. Ý2 Bài học lớn nhất…. HS lựa chọn một trong hai bài học: - Bài học về giá trị của hoà bình và hậu quả của chiến tranh… - Bài học về việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình… CÂU 3 Ngày 26/1/1930, Nguyễn Thái Học triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Việt Nam Quốc dân đảng để khẳng định chủ trương khởi nghĩa với tư tưởng “Không thành công cũng thành nhân”. Phát biểu suy nghĩ của em về quyết định trên. HS có thể diễn đạt theo ý kiến riêng nhưng cần làm nổi bật những vấn đề sau: - Là quyết định nóng vội của những người lãnh đạo mang tâm lý bi quan, thất bại chủ nghĩa (tiến hành khởi nghĩa khi chưa có sự chuẩn bị chu đáo, lực lượng bị tổn thất nặng, kẻ thù còn mạnh….thực chất là cuộc bạo động non)…. - Quyết định sai lầm này dẫn đến hậu quả nặng nề là sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái,
0.5
0.5
0.5
CÂU 4
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
CÂU 5
NH
Ý2
ƠN
OF
Ý1
FI CI A
L
sự tan rã của VNQDĐ, sự kết thúc vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản trong phong trào cách mạng VN…. - Tuy nhiên quyết định đó thể hiện thể hiện tinh thần yêu nước, chí khí cách mạng của các chiến sĩ VNQDĐ, góp phần cổ vũ tinh thần đấu tranh của dân tộc, để lại bài học kinh nghiệm về việc tiến hành khởi nghĩa…. Trình bày và nhận xét về những cách thức Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX. Từ đó, rút ra bài học cho công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản VN với nhân dân hiện nay? Trình bày và nhận xét về cách thức NAQ truyền bá CN Mác Lê-nin về VN…. - KQ về quá trình NAQ đến với CN Mác Lê-nin và bắt đầu truyền bá về VN…. - Cách thức truyền bá: + Ở Pháp và Liên Xô: truyền bá gián tiếp thông qua sách báo, tài liệu….(dẫn chứng) + Ở Trung Quốc: thành lập hội VNCMTN, đào tạo cán bộ, xuất bản sách báo, tài liệu, cử người về nước trực tiếp hoạt động và giác ngộ quần chúng (phong trào vô sản hoá)…(dẫn chứng) - Nhận xét: + Cách thức truyền bá phong phú, sáng tạo, phù hợp và hiệu quả với thực tiễn Việt Nam… + Góp phần truyền bá sâu rộng CN Mác Lê-nin về nước, thúc đẩy phong trào CN phát triển sang tự giác, phong trào yêu nước ngả theo khuynh hướng vô sản, chuẩn bị về tư tưởng chính trị … đưa đến sự ra đời của ĐCSVN….. Bài học cho Đảng trong công tác tuyên truyền đường lối, chính sách hiện nay… - Đảng phải luôn coi trọng công tác truyền truyền đường lối, giác ngộ quần chúng… - Đảng phải sử dụng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng: sách báo, truyền thông, mạng xã hội, đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên giáo gần dân, hiểu dân và giác ngộ trực tiếp cho quần chúng…. Sự kiện lịch sử nào đã chấm dứt hoàn toàn cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài suốt những năm cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX? Giải thích. - Sự kiện: ĐCSVN ra đời (2/1930). - Trình bày khái quát sự ra đời của Đảng (hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng) - Giải thích: + Cuối XIX đầu XX: các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng PK hay DCTS đều thất bại….=> CMVN khủng hoảng trầm trọng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. + 1920: Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo luận cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản … -> mở ra khả năng giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước… + 1930: ĐCSVN ra đời đã chấm dứt hoàn toàn cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp (giai cấp công nhân trở thành giai cấp hoàn toàn tự giác, từ đây đủ khả năng lãnh đạo cách mạng; CMVN đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN với đường lối khoa học và sáng tạo, tổ chức chặt chẽ, kỉ luật nghiêm minh, đội ngũ cán bộ kiên trung, sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng của Đảng… ). === Người ra đề: Phùng Thị Hà ===
2.5
2.0 0.25 0.5 0.75
0.25 0.25
0.5 0.25 0.25
2.5
0.25 1.0 0.25 0.25
0.75
L
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN II LỚP 11 SỬ Thời gian: 180 phút ( không kể phát đề)
FI CI A
SỞ GD & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 8/11/2021
ƠN
OF
Câu 1 (2,0 điểm): Bằng kiến thức lịch sử đã học về chủ nghĩa phát xít ở Đức, Ý, Nhật Bản trong những năm 30 của TK XX, hãy chỉ rõ điểm giống và khác về cơ bản giữa 3 nước phát xít đó? Theo em, bản chất của chủ nghĩa phát xít là gì? Câu 2 (2,0 điểm): Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tác động đến tình hình thế giới và Việt Nam như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm): Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam như thế nào? Đảng ta đã thực hiện nhiệm vụ đó trong giai đoạn 1930 - 1945 ra sao? Phân tích sự sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ trên? Câu 4 (2,0 điểm): Nhận xét về phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1931, Hồ Chủ tịch nói: “Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho Cách mạng Tháng Tám sau này”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, hãy chứng minh phong trào cách mạng 1930 1931 là cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám. Câu 5 (2,0 điểm): Phân tích tính chất của phong trào dân chủ 1936 – 1939.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
--------------------------- HẾT--------------------------------Yêu cầu 11 Sử nghiêm túc tuyệt đối khi làm bài!
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 11 SỬ
FI CI A
Nội dung * Giống nhau: - Đặc điểm kinh tế: đều nghèo tài nguyên, ít thuộc địa (hoặc không có), thị trường tiêu thụ hẹp. - Mưu đồ, thái độ trong quan hệ quốc tế: đều bất mãn với hệ thống Vecxai- Oasinhtơn, đều muốn dùng vũ lực và chiến tranh để chia lại thế giới. * Khác nhau: Sự - Quá trình xác - Chế độ dân - Thay chế nền - Chế độ chuyên chế Thiên khác lập chủ đại nghị dân chủ đại nghị hoàng dựa trên nền tảng chủ nhau chuyển sang chế bằng chế độ phát nghĩa quân phiệt, do đó, quá độ chuyên chế xít trình phát xít hóa chủ yếu phát xít. diễn ra trong chính sách của nhà nước. - Quá trình phát - Quá trình phát - Quá trình phát xít hóa kéo xít hóa nhanh xít hóa nhanh và dài về thời gian và gắn liền chóng. sớm với quá trình chiến tranh xâm lược. - Tiềm lực - Mạnh (nước - Hạn chế: Lênin - Khá mạnh lớn, có trình độ gọi là “CNĐQ cao về kinh tế, của những kẻ KH- KT) nghèo khổ” => Bản chất: CNPX là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính. Do vậy, chủ nghĩa phát xít không chỉ mâu thuẫn với CNXH mà còn đối lập với tất cả các lực lượng đấu tranh cho hòa bình dân chủ trên thế giới. Câu 2 (2,0 điểm): Nội dung * Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 - Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản bước vào thời kỳ ổn định… Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các ngành kinh tế trong các nước tư bản và giữa các nước tư bản. Do sản xuất của CNTB tăng lên quá nhanh, cung vượt quá xa cầu dẫn đến hàng hóa ngày càng giảm giá, ế thừa dẫn tới sự suy thoái trong sản xuất. - Cuối tháng 10/1929, khủng hoảng kinh tế đã bùng nổ ở Mỹ, sau đó nhanh chóng lan sang các nước tư bản châu Âu rồi bao trùm cả hệ thống thuộc địa, chấm dứt thời kỳ ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. * Tác động đến tình hình thế giới: - Cuộc khủng hoảng diễn ra trong gần 4 năm (trầm trọng nhất là năm 1932), là cuộc khủng hoảng kéo dài nhất, nặng nề nhất trong TK XX và để lại nhiều hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị - xã hội cho các nước tư bản: + Về kinh tế, cuộc khủng hoảng đã diễn ra trên tất cả các ngành kinh tế, sx công nghiệp của TG trung bình giảm 38% (HS nêu dẫn chứng ở Mỹ và các nước TB khác). Để duy trì giá cả độc quyền, thu lợi nhuận cao, hàng triệu hecta cây trồng bị phá bỏ, hàng triệu gia súc bị tiêu diệt... + Về chính trị, xã hội: Từ khủng hoảng kinh tế dẫn tới những hậu quả nặng nề về xã hội và những chấn động dữ dội
Điểm 0,5
0,75
0,25
0,5 Điểm
0,5
DẠ
Y
KÈ
M
Ý 1
QU Y
2
NH
ƠN
OF
Ý 1
L
Câu 1 (2,0 điểm): HS có thể lập bảng
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
Điểm
0,5
0,25
DẠ
Y
KÈ
M
2
QU Y
NH
Ý 1
ƠN
OF
FI CI A
L
về chính trị ở hầu khắp các nước TBCN và thuộc địa. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, nghèo đói, bần cùng; những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Để cứu vãn, trong khi Anh, Pháp, Mỹ tiến hành cải cách kinh tế- xã hội thì Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm lối thoát bằng hình thức thống trị mới (thiết lập chế độ phát xít và gây ra cuộc chiến tranh thế giới II). Cuộc CTTG thứ II là cuộc CT đẫm máu, lớn nhất trong lịch sử nhân loại, để lại hậu quả và di chứng hết sức nặng nề - là hậu quả trực tiếp lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 để lại cho nhân loại. * Tác động đến Việt Nam: - Giới cầm quyền Pháp đã trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế lên nhân dân lao động Pháp và nhân dân các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Kinh tế Việt Nam vốn đã phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp, nay lại càng suy sụp hơn, đời sống nhân dân ngày càng cực khổ, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc, phong kiến tay sai ngày càng sâu sắc. - Tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo phong trào CMVN trong những năm 1930- 1931… dẫn đến sự ra đời của Xô viết Nghệ Tĩnh. Phong trào cách mạng 1930- 1931 là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945…. Ý này thay diễn đạt chút (trao đổi trực tiếp nhé) Câu 3 (2,0 điểm): Nội dung * Xác định nhiệm vụ: - Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo làm Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN. Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã xác định nhiệm vụ của cách mạng là: đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc và chống phong kiến tay sai phản động giành ruộng đất cho dân cày… Như vậy, nhiệm vụ của cách mạng được xác định trong Cương lĩnh bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và phong kiến nhưng nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu. * Thực tế từ 1930 - 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các nhiệm vụ của CMVN từng bước được thực hiện và hoàn thành. - Trong phong trào 1930 – 1931, cách mạng Việt Nam vừa chống Pháp vừa chống phong kiến tay sai, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ. Đảng Cộng sản Việt Nam (10/130 đổi ĐCS Đông Dương) nêu cao khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc, đả đảo phong kiến”, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang chống lại thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Kết quả có nhiều địa phương, điển hình là Nghệ Tĩnh thành lập được chính quyền cách mạng (Xô viết Nghệ Tĩnh là một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân, đã thực thi được những chính sách tiến bộ...) - Trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 , Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh kết hợp các hình thức đấu tranh công khai – bí mật, hợp pháp – bất hợp pháp (đưa người của Đảng ra hoạt động công khai, tham gia nghị trường, ứng cử)... - Trong thời kì 1939 – 1945 , Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng đấu tranh, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 và Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Trải qua 6 năm thực hiện cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945, cách mạng Việt Nam đã bước đầu thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra. Ngày 2/9/1945, HCM đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân
0,25
0,5
0,5
Điểm 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Ý
OF
3
FI CI A
L
chủ cộng hòa, đánh dấu cách mạng Việt Nam chính thức hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trước đó ngày 30/8/1945 Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ đánh dấu nhiệm vụ dân chủ, nhiệm vụ giải phóng giai cấp đã được thực hiện được 1 phần mặc dù không triệt để (vì vấn đề ruộng đất chưa giải quyết thấu đáo..) * Sáng tạo: Mặc dù trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng đã vạch ra nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, nhưng trên thực tế, Đảng đã không vận dụng máy móc, cứng nhắc. Quan điểm xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng là bám sát thực tiễn, trong từng giai đoạn, căn cứ vào những điều kiện lịch sử, bối cảnh quốc tế và trong nước chi phối, Đảng ta đã có sự thay đổi, điều chỉnh, xác định và thực hiện các nhiệm vụ cách mạng sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế. Điều đó nói lên sự linh hoạt, sáng tạo của Đảng, đó chính là căn nguyên cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Câu 4 (2,0 điểm): Nội dung Phong trào cách mạng 1930- 1931, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ- Tĩnh là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đó là một phong trào cách mạng triệt để, diễn ra trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. Phong trào được coi là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bỏi vì: - Tập dượt về đường lối đấu tranh: Đảng ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên vạch ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. Phong trào 1930 – 1931 là sự kiểm chứng đầu tiên về đường lối đấu tranh do của Đảng đề ra: xác định kẻ thù đế quốc Pháp và PK tay sai, khẩu hiệu đấu tranh, hình thức – phương pháp đấu tranh - Tập dượt về vai trò tổ chức, lãnh đạo của Đảng: Phong trào đã khẳng định trên thực tế nhân tố cơ bản đầu tiên đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đó là: vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng với đường lối đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân… Qua thực tiễn lãnh đạo phong trào, Đảng ta trưởng thành nhanh chóng và sớm khẳng định uy tín và địa vị của mình trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. - Là cuộc tập dượt về phương thức tập hợp lực lượng: Cương lĩnh đầu 30 xác định động lực cách mạng là toàn dân tộc (trừ bộ phận ra mặt phản cách mạng) trong đó công - nông là đội quân chủ lực. Trong phong trào 1930 – 1931 lần đầu tiên liên minh công - nông được hình thành trên thực tế, công nhân và nông dân đoàn kết với nhau trong đấu tranh cách mạng, chứng minh sự đúng đắn của cương lĩnh. Từ đó, đặt cơ sở cho việc hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất sau này trên nền tảng liên minh công nông - Đây là cuộc tập dượt về phương pháp đấu tranh cách mạng: Cương lĩnh đầu năm 1930 xác định rõ phương pháp bạo động, đánh đuổi Pháp, đánh đổ PK tay sai, kết hợp với tuyên truyền vận động giác ngộ nhân dân… Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, lần đầu tiên, quần chúng được tập dượt phương pháp cách mạng đúng đắn: phương pháp bạo lực cách mạng của quần chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân kết hợp đấu tranh chính trị (là chủ yếu) với đấu tranh vũ trang, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.. - Tập dượt về xây dựng mô hình nhà nước mới của dân do dân vì dân. Từ trong phong trào, Xô viết Nghệ - Tĩnh, mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam- một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân đã ra đời, thực hiện những chính sách tiến bộ mà trước đó chưa có. Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng đã có tác dụng cổ vũ khích lệ nhân dân tiến lên. Chính quyền Xô viết trở thành biểu tượng về lòng tin và sức mạnh của quần chúng công nông. - Phong trào tuy thất bại nhưng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng sau này
0,25
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
được vận dụng thành công trong cuộc vận động giải phóng dân tộc (bài học về chỉ đạo chiến lược - phải giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai 0,5 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến; về xây dựng lực lượng - phải kết hợp phong trào công nhân với phong trào nông dân, xây dựng khối liên minh công nông vững mạnh, và trên cơ sở đó phải xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi; về phương pháp cách mạng- phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để lật đổ ách thống trị của đế quốc và tay sai thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân; phải chờ đợi, nắm bắt và chớp thời cơ hành động; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trong đó đấu tranh chính trị là nòng cốt khi thời cơ tới thì tổng khởi nghĩa..) => Phong trào cách mạng 1930 – 1931 có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 Câu 5 (2,0 điểm): Ý Nội dung Điểm 1 Có 3 tính chất: - Tính chất dân chủ: Mục tiêu: đòi các quyền dân chủ đơn sơ; lực lượng: tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân chủ (bao gồm cả những người có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương); đối 0,5 tượng/kẻ thù: nhằm vào bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh – những thế lực có âm mưu bóp nghẹt tự do dân chủ 2- Tính dân tộc: - - Xác định nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu chiến lược (chống đế quốc, chống phong kiến; giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày)- > PT 36 – 39 vẫn nằm trong quá trình vận động giải phóng 0,5 dân tộc Việt Nam 1930 – 1945; kẻ thù trước mắt: chống lại bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù dân tộc (bọn phản động thuộc địa); mục tiêu đấu tranh chỉ chủ trương đòi quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình - các quyền dân chủ đơn sơ, nhưng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh để đòi từ tay kẻ thù dân tộc; lực lượng: từ quần chúng cơ bản (công – nông) đến các tầng lớp trên, và cả một bộ phận những người Pháp có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương nhưng đông đảo nhất là lực lượng dân tộc; quy mô rộng lớn, cả trong và ngoài nước. + Phong trào là một bước chuẩn bị lực lượng để tiến lên làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc (xây dựng được một đội quân chính trị - là lực lượng cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong cuộc 0,25 Tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau) 3- Là phong trào mang tính cách mạng, không phải mang tính cải lương. Là một bước đi, một giai 0,5 đoạn trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo; không coi mục tiêu trước mắt là mục tiêu cuối cùng mà coi mục tiêu trước mắt là tiền đề điều kiện để cách mạng đi lên, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc....; phong trào triệt để sử dụng những hình thức đt công khai, nửa công khai... nhưng là sự chuẩn bị lực lượng để tiến lên sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân....
L
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ BA MÔN: LỊCH SỬLỚP 11
FI CI A
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 7/12/2020
Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề) (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)
NH
ƠN
OF
Câu 1 (2,0 điểm): Phát biểu suy nghĩ về tính chất xã hội của các nước Á, Phi và Mĩ La tinh sau mấy thế kỉ xâm lược của thực dân Âu – Mĩ. Đặc điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc Á, Phi, Mĩ la tinh trong giai đoạn cuối TK XIX – 20 năm đầu thế kỉ XX? Câu 2 (1,5 điểm): Hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc thời kỳ 1919 – 1930. Câu 3 (2,0 điểm): Có đúng hay không khi khẳng định: Hoạt động của tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925 mang nặng tính chất cải lương? Giải thích. Câu 4(2,0 điểm): Phát biểu ý kiến về nhận định: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Câu 5 (2,5điểm): So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930), Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương có những hạn chế gì? Những hạn chế đó được khắc phục như thế nào ở Hội nghị Trung ương lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)?
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
--------Hết-------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………………….; Số báo danh:………………...
FI CI A
L
Điểm 2,0
1,0
1,0
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Câu 1
BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN CHẤM 11 SỬ Phát biểu suy nghĩ về tính chất xã hội của các nước Á, Phi và Mĩ La tinh sau mấy thế kỉ xâm lược của thực dân Âu – Mĩ. Đặc điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc Á, Phi, Mĩ la tinh trong giai đoạn cuối TK XIX – 20 năm đầu thế kỉ XX? - Sự biến đổi tính chất xã hội của các nước Á, Phi và Mĩ la tinh sau mấy thế kỉ xâm lược của thực dân Âu – Mĩ: + Sau mấy thế kỉ xâm lược của thực dân Âu – Mĩ, từ những nước phong kiến độc lập (như ở châu Á hay một số khu vực ở châu Phi) hoặc vùng đất tự do của các bộ lạc và các nhà nước cổ đại của châu Mĩ, các nước châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh đã trở thành thuộc địa (VD: Ấn Độ là thuộc địa của Anh), nửa thuộc địa (VD, Trung Quốc trước sức ép của 8 nước đế quốc trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến) hoặc phụ thuộc (như Nhật Bản trước duy tân). + Sự chuyển hóa tính chất xã hội cũng như mức độ của tính chất xã hội của các nước Á, Phi, Mĩ la tinh trong thời kì thực dân phụ thuộc vào mức độ xâm lược, thống trị, thủ đoạn của thực dân Âu – Mĩ và điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội của từng khu vực, từng nước. + Mặc dù có sự khác biệt, song bản chất của các xã hội này cũng như bản chất của chế độ cai trị thực dân là giống nhau và đều nhằm mục tiêu thiết lập ách thống trị, biến các khu vực này thành nơi bóc nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân công rẻ mạt, thị trường tiêu thụ hàng hóa của chủ nghĩa tư bản. - Đặc điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc Á, Phi, Mĩ la tinh trong giai đoạn cuối TK XIX – 20 năm đầu thế kỉ XX: - Đây là giai đoạn đầu của chiến tranh giải phóng dân tộc- cũng là thời kì chuyển từ phong trào đấu tranh bảo vệ đất nước sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Trong quá trình đấu tranh giải phóng, các hình thức, các con đường, các xu hướng cứu nước đã được thể nghiệm. Đây là giai đoạn thay đổi tính chất cuộc đấu tranh chống thực dân (từ phong kiến sang dân chủ tư sản), vì thế mà tính chất của phong trào cũng mang tính đa dạng của sự quá độ: phong trào mang ý thức hệ phong kiến, phong trào theo xu hướng tư sản, phong trào tư sản. - Sự thay thế các phong trào mang ý thức hệ phong kiến bằng phong trào có xu hướng tư sản và sau đó chính là phong trào tư sản trong cuộc đấu tranh đòi độc lập dân tộc ở các nước này là một sự thay thế tất yếu, vì nó thể hiện xu hướng đi lên của phong trào giải phóng dân tộc.
Câu
Hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Điểm
thời kỳ 1919 – 1930. - Mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu TK XX: Sau 10 năm tìm đường cứu nước, kết hợp tìm hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin và khẳng định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản…
1,5 0,5
FI CI A
L
2
0,5
- Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng: 1. Triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất.. 2. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất…. 3. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, với tư tưởng cốt lõi là độc lập tự do…
0,5
NH
ƠN
OF
- Chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam: 1. Về tư tưởng chính trị: xây dựng và truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam… 2. Về tổ chức: sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên… đào tạo cán bộ cho quá trình vận động thành lập Đảng….
Có đúng hay không khi khẳng định: Hoạt động của tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925 mang nặng tính chất cải lương? Giải thích. * Khẳng định: Đây là nhận định Đúng * Giải thích - HS giới thiệu hoạt động của tư sản Việt Nam: + Tư sản Việt Nam ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, giai cấp tư sản Việt Nam sớm bị tư sản Pháp và tư sản nước ngoài cạnh tranh, chèn ép. Họ có ý thức dân tộc, sớm tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản nên đã sớm đứng lên đấu tranh nhằm giành lấy một vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. + Năm 1919, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều… « chấn hưng nội hóa », « bài trừ ngoại hóa »…Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền… một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì lập ra Đảng Lập hiến … + Hoạt động của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925 có tác dụng cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta và góp phần chuẩn bị điều kiện cho những phong trào đấu tranh sau. - Những hoạt động này mang tính cải lương vì: + Mục tiêu: chỉ đòi quyền lợi cho tầng lớp trên hoặc đòi thay đổi một số
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Câu 3
Điểm 2,0 0,25
0,75
L
chính sách trong khuôn khổ chế độ thuộc địa, không hướng tới lật đổ chế độ thực dân phong kiến, không nhằm chuẩn bị lực lượng để tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, coi những mục tiêu trước mắt cũng là mục tiêu cuối cùng. + Về hình thức – phương pháp: tư sản dân tộc chỉ phát động những cuộc đấu tranh bằng những hình thức công khai hợp pháp... không chuẩn bị cho bạo lực cách mạng. + Tổ chức: Đảng Lập hiến chỉ tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên. Mặc dù có đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng, nhưng lại dễ dàng thỏa hiệp. =>Tóm lại Phong trào chỉ giới hạn trong khuôn khổ của chế độ thực dân phong kiến, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên nên nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua.
Phát biểu ý kiến về nhận định sau: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. * Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời do Nguyễn Ái Quốc sáng lập trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức cộng sản đầu tiên ở nước ta, là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp… là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac – Lênin với phong trào công nhân… * Giải thích - Đảng Cộng sản VN ra đời đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX ở nước ta. Kể từ đây CMVN bước lên một con đường mới – con đường ĐLDT gắn liền với CNXH. - ĐCSVN ra đời đã xác định được đường lối chiến lược là tiến hành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng là Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Vn được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành CM ruộng đất... - ĐCS VN ra đời đã xác định được lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, TTS, trí thức... - Đảng ra đời giải quyết khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng: làm cho giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình, có tổ chức lãnh đạo thống nhất, có đường lối chính trị đúng đắn, kể từ đây PTCN hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác. - ĐCS VN ra đời đã đề ra được một phương pháp cách mạng đúng đắn phù hợp với thực tiễn đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. - Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận
Điểm 2,0 0,25
0,25
0,25
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
Câu 4
ƠN
OF
FI CI A
1,0
0,25
0,25
0,25
L
khăng khít của CMTG. Từ đây giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam tham gia vào sự nghiệp CMTG một cách có tổ chức…. - Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, là sự chuẩn bị cho những thắng lợi vang dội và những bước phát triển nhảy vọt của CMVN, là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi… đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong thế kỉ XX : CM tháng Tám, chống Pháp, chống Mĩ…
FI CI A
OF
So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930), Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương có những hạn chế gì? Những hạn chế đó được khắc phục như thế nào ở Hội nghị Trung ương lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)? * Luận cương do Trần Phú soạn thảo, thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương lâm thời… tháng 10-1930 - Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến: Cương lĩnh: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Vn được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành CM ruộng đất........Luận cương: + Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là: đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau => Như vậy, bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định nhiệm vụ cách mạng bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến nhưng nổi lên hàng đầu là chống đế quốc và giành độc lập dân tộc, quyền lợi ruộng đất của nông dân chỉ đặt ra ở mức độ thích hợp. Còn Luận cương chưa thấy được mâu thuẫn xã hội chủ yếu ở Đông Dương… nên không đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất… - Về tập hợp lực lượng CM: Cương lĩnh: xác định được lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, TTS, trí thức; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. Luận cương: Động lực cách mạng là: giai cấp công nhân và nông dân => Như vậy, bản cương lĩnh chính trị đầu tiên chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc, thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc... Còn Luận cương không thấy được khả năng cách mạng của tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc của tư sản dân tộc, khả năng phân hóa và lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ đi theo cách mạng ->cho thấy Luận cương thiếu một chiến lược đoàn kết dân tộc…
0,25
Điểm 2,5
0,25
0,5
0,25
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Câu 5
0,25
0,25
0,25
1,0
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
* Khắc phục tại HN Trung ương 8 tháng 5- 1941 - Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. HN tháng 5-1941 đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nhấn mạnh đó là nhiệm vụ bức thiết nhất… Chủ trương tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất… tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian… tiến tới thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng....=> Như vậy, HN TW 8 giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến... - Về tập hợp lực lượng cách mạng: Quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng: Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) là mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc...=> Nhờ đó đoàn kết được sức mạnh của toàn thể dân tộc vào cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do. Đó là một điển hình thành công của Đảng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. => Hội nghị 5-1941 đã khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương, khẳng định lại chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh… NGƯỜI RA ĐỀ: ĐẶNG THU HÀ
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ III
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
LỚP 11 SỬ Môn: Lịch sử
AL
Ngày thi: 27/12/2021
Thời gian làm bài: 180 phút
CI
Câu 1 (1.5 điểm): Phân tích vai trò của Lênin đối với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Hiện nay ở nước Nga và trên thế giới có những hoạt động nào thể hiện sự tri ân đối với Lê-nin
OF FI
và Cách mạng tháng Mười?
Câu 2 (2.5 điểm): Bằng kiến thức lịch sử đã học về Liên Xô trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, em hãy a. Hoàn thành bảng thống kê theo mẫu: Thời gian
Sự kiện
22 - 6 - 1941
NH ƠN
6 - 12 - 1941 2 - 1943 30 - 4 - 1945 8 - 8 - 1945
b. Từ bảng trên, hãy đánh giá vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và lí giải nguyên nhân thắng lợi của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này. Câu 3 (2.0 điểm): Trước nguy cơ chiến tranh thế giới mới, Đại hội VII Quốc tế cộng sản (7 -
QU Y
1935) đã có những chủ trương gì? Đảng cộng sản Đông Dương đã vận dụng những chủ trương đó như thế nào trong phong trào dân chủ 1936 - 1939? Câu 4 (2.0 điểm): Cho các dữ kiện: - Pháp, Nhật - Trường Chinh
M
- 12 - 3 - 1945
Những dữ kiện đó đề cập đến sự kiện nào trong lịch sử dân tộc? Giải thích mối liên hệ giữa các
KÈ
dữ kiện và phát biểu suy nghĩ của em về sự kiện lịch sử đó. Câu 5 (2.0 điểm): Phân tích những điểm độc đáo của nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang trong
DẠ Y
cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
---------------------------------Hết---------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI NĂNG KHIẾU 11 SỬ Nội dung cần trình bày
Câu
Phân tích vai trò của Lênin đối với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Cho biết
AL
1
Điểm
những việc làm thể hiện sự tri ân đối với Lênin và cách mạng tháng Mười ở nước Nga và trên thế giới hiện nay.
CI
- Xác định rõ con đường tất yếu của CM Nga sau CMT2 là chuyển từ CMDCTS 1.0 sang CMXHCN: 3 - 4 - 1917, Lê-nin từ Thụy Sĩ trở về nước, đưa ra bản Luận - Tận dụng khả năng đấu tranh hòa bình….
OF FI
cương tháng 4, …
- Khi khả năng đấu tranh hòa bình không còn => Lê-nin quyết định chuyển sang GĐ đấu tranh vũ trang và tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang. - Trực tiếp từ Phần Lan về nước chỉ đạo CMT 10 (7 - 10 - 1917)…
- Khi thời cơ CM chín muồi, Lênin đã kiên quyết chỉ đạo tiến hành khởi nghĩa vũ
NH ƠN
trang sớm… và trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở thủ đô.
- Ở Nga: các công trình liên quan đến Lênin vẫn hiện diện ở nhiều nơi như tượng 0.5 đài, lăng Lênin, vùng Lêningrad, 1 số nơi Lênin dự họp, phát biểu ý kiến chuẩn bị cho CMT10 vẫn còn và trở thành di tích LS, HĐ kỉ niệm CMT10 vào ngày 7 11...
- Trên TG: Tại VN, Cuba, cũng có HĐ kỉ niệm CMT10 đặc biệt vào những năm chẵn, treo ảnh Lênin, học môn CNXHKH,...
Hoàn thành bảng thống kê (theo mẫu), từ đó đánh giá vai trò của Liên Xô trong Chiến
QU Y
2
tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và lí giải nguyên nhân thắng lợi của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này. Thời gian 22 - 6 - 1941
KÈ
1 - 1942
M
6 - 12 - 1941
Hồng quân LX chuyển sang phản công và giành thắng lợi ở Moscow Với nỗ lực của Liên Xô góp phần hình thành Mặt trận Đồng minh chống PX
30 - 4 - 1945
Chiến thắng Berlin
DẠ Y
Chiến thắng Stalingrad Liên Xô tuyên chiến với đạo quân Quan Đông của Nhật Bản
- Liên Xô là lực lượng đi đầu trong cuộc chiến chống CNPX: + Trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, đã nhiều lần kêu gọi các nước tư bản Anh, Pháp thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít (nhưng bị khước từ…)
0.75
Đức tấn công Liên Xô
2 - 1943
8 - 8 - 1945
Sự kiện
0.25
+ Liên Xô tham gia chiến tranh làm cho tính chất chiến tranh thay đổi… - Liên Xô là lực lượng chủ chốt, quyết định giành được những thắng lợi to lớn, 0.75
AL
tạo bước ngoặt trong cuộc chiến chống phát xít, kết thúc chiến tranh: + Chiến thắng Mát-xcơ-va (12 - 1941)…; chiến thắng Xta-lin-grat (11 - 1942)… Chiến thắng Cuốc-xcơ…
CI
+ Liên Xô tấn công Béc-lin, tiêu diệt CNPX Đức, cùng với Mĩ – Anh buộc Đức đầu hàng không điều kiện (9 - 5 - 1945), chiến tranh kết thúc ở châu Âu…
OF FI
+ Liên Xô tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông mạnh nhất của
phát xít Nhật, góp phần quan trọng buộc quân phiệt Nhật đầu hàng không điều kiện, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai… Nguyên nhân:
- Chủ quan: Sự lãnh đạo của Stalin và Đảng CS Liên Xô; vai trò của những cá 0.5 nhân kiệt xuất (Zhukov,… ); tinh thần chiến đấu bền bỉ, dũng cảm của Hồng quân
NH ƠN
và nhân dân LX; tiềm lực CN, KHKT của LX; điều kiện tự nhiên thuận lợi... - Khách quan: những sai lầm và sự chia rẽ nội bộ của phe phát xít; sự hỗ trợ của 0.25 phe Đồng minh,... 3
Trước nguy cơ chiến tranh thế giới mới, Đại hội VII Quốc tế cộng sản (7 - 1935) đã có những chủ trương gì? Đảng cộng sản Đông Dương đã vận dụng những chủ trương đó như thế nào trong phong trào dân chủ 1936 - 1939?
Khái quát hoàn cảnh LS: Nguy cơ CNPX và CTTG ...
0.25
-
Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935) tại Mátxcơva đã quyết nghị
0.5
QU Y
-
nhiều vấn đề quan trọng:
+ Xác định kẻ thù là CNPX, nhiệm vụ trước mắt của phong trào cách mạng thế giới là chống phát xít và nguy cơ chiến tranh + Mục tiêu: giành dân chủ, bảo vệ hoà bình
M
+ Thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi. + Phương pháp: kết hợp các hình thức, phương pháp đấu tranh, trong đó có đấu
KÈ
tranh nghị trường...
*) Vận dụng của ĐCS Đông Dương trong PT dân chủ 1936 - 1939 - Vận dụng trong chủ trương:
DẠ Y
Tháng 7 - 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) do Lê Hồng Phong chủ trì. HN đã dựa trên nghị quyết ĐH VII QTCS và căn cứ vào tình hình cụ thể trong nước để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh. Hội nghị xác định: - Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. - Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp
0.5
và bất hợp pháp. - Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3 -
AL
1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương. - ĐCSĐD kêu gọi các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng và ND Đông
Dương hành động, đấu tranh cho dân chủ. Phong trào quần chúng lan rộng trong
CI
cả nước - Vận dụng trong thực tiễn đấu tranh:
0.5
OF FI
Trong những năm 1936 - 1939, Đảng đã lãnh đạo quần chúng phát huy các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp... tích cực đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh dân chủ, cơm áo, hòa bình + Đông Dương đại hội + Đón rước Gô-đa và B-rê-vi-ê + Đấu tranh báo chí + Đấu tranh nghị trường Nhận xét:
NH ƠN
+ Tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tỉnh (tiêu biểu là Mít tinh tại nhà Đấu Xảo...)
- So với GĐ trước, những chủ trương sách lược của Đảng đã có sự chuyển hướng kịp thời thể hiện sự vận dụng Nghị quyết ĐH VII QTCS sát hợp với thực tiễn tình
0.25
hình đất nước ta lúc bấy giờ => Vấn đề DT và DC đặt ra ở mức độ thấp, hòa chung với cuộc đấu tranh chống PX của nhân loại trong nửa cuối 30s TKXX.
QU Y
- Dấy lên PTQC rộng lớn, có tổ chức, buộc chính quyền TD phải nhượng bộ 1 số yêu sách cụ thể trước mắt về dân sinh, dân chủ ... tập dượt cho CMT8 4
Cho các dữ kiện: - Pháp, Nhật - 12 - 3 - 1945
M
- Trường Chinh
Những dữ kiện đó đề cập đến sự kiện nào trong lịch sử dân tộc? Giải thích mối liên hệ
KÈ
giữa các dữ kiện và phát biểu suy nghĩ của em về sự kiện lịch sử đó. *) Sự kiện cần tìm là chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
0.25
của BTVTW Đảng CS Đông Dương. *) Giải thích:
0.25
DẠ Y
- Nhật và Pháp là 2 đối tượng cách mạng được đề cập đến trong chỉ thị - 12 - 3 - 1945 là thời gian ra đời chỉ thị - Trường Chinh là Tổng bí thư - người chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ TW Đảng cho ra đời chỉ thị *) Phát biểu suy nghĩ: - Chỉ thị... ra đời hết sức kịp thời, đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc VN lúc
0.5
bấy giờ... - Chỉ thị... ra đời đã xác định được những nhiệm vụ cơ bản của CMVN sau ngày
0.5
AL
Nhật đảo chính Pháp ... - Chị thị có ý nghĩa hết sức to lớn...
0.5
+ Thể hiện rõ sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng trong việc nắm bắt tình hình và
CI
lãnh đạo CM
+ Có giá trị và ý nghĩa như 1 lời hiệu triệu, 1 ngọn cờ dẫn dắt ND ta tiến hành cao
OF FI
trào kháng Nhật cứu nước rộng rãi…
+ Tạo điều kiện cho các địa phương chủ động, sáng tạo vận dụng chủ trương, nghị quyết của Đảng sát hợp với tình hình cụ thể ở địa phương mình… 5
Phân tích những điểm độc đáo của nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? - CMT8 là cuộc CM bạo lực
NH ƠN
Làm đáp án gọn lại nhé
0.5
+ Trong quá trình chuẩn bị cho CM, Đảng đã xây dựng cả LL chính trị và LL VT....
+ Trong CM, Đảng đã phát động toàn dân nổi dậy khởi nghĩa giành CQ với sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang...
=> Sự kết hợp 2 LL này đã tạo nên sức mạnh áp đảo, dẫn tới thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu, lập ra nước VNDCCH...
QU Y
- CMT8 có hình thức phát triển đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa
0.5
+ Từ 3 – 1945 đến 8 - 1945 Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước – thực chất là một thời kì khởi nghĩa từng phần, làm cho trận địa CM được mở rộng, LLCM được tăng cường, toàn Đảng toàn dân được rèn luyện, sẵn sàng chủ động
M
tiến lên chớp thời cơ TKN, ... + 8 - 1945: Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ CM chín muồi, Đảng đã kịp
KÈ
thời, khẩn trương phát động TKN và kiên quyết hành động CM => Thắng lợi to lớn, nhanh chóng, ít đổ máu - CMT8 diễn ra theo hình thái kết hợp cả nông thôn và thành thị
DẠ Y
+ LLCM được chuẩn bị trên cả 2 địa bàn nông thồn và thành thị vì khi CTTG II bùng nổ, Đảng đã rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn... đồng thời không coi nhẹ vai trò thành thị... + Khi thời cơ CM xuất hiện, Đảng chủ trương phát động TKN, chiếm ngay những căn cứ chính, không kể nông thôn hay thành thị
0.5
- CMT8 có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuẩn bị lâu dài và chớp thời cơ
0.5
+ Quá trình chuẩn bị diễn ra trong 15 năm trên tất cả các mặt, qua 3 thời kì,...
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF FI
CI
+ Đánh giá chính xác thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ phát động TKN
AL
+ Tích cực dự đoán thời cơ, thúc đẩy thời cơ qua cao trào kháng Nhật cứu nước
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LỚP 11 SỬ - LẦN THỨ 2
L
Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề)
FI CI A
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 09/11/2020
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích điều kiện hình thành phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX. Vì sao ở thời điểm đó, các sĩ phu cho rằng“cứu nước phải gắn liền với cứu dân”? Câu 2 (2,0 điểm): Phát biểu suy nghĩ của em về câu nói của Nguyễn Tất Thành: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” (Trích theo "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch", Trần Dân Tiên) Câu 3 (2,5 điểm): Làm sáng tỏ nhận định: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 mang nội dung mới so với các phong trào yêu nước trước đó. Câu 4 (2,0 điểm): Khái quát quá trình xâm lược Đông Nam Á của chủ nghĩa thực dân cuối thế kỉ XIX? Vì sao ở Đông Nam Á, chỉ có Xiêm là quốc gia duy nhất giữ được độc lập? Câu 5 (1,5 điểm): Giải thích tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc.
HƯỚNG DẪN CHẤM 11 SỬ Điểm
L
Nội dung
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích điều kiện hình thành phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX. Vì sao ở thời điểm đó, các sĩ phu cho rằng“cứu nước phải gắn liền với cứu dân”? * Điều kiện hình thành phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX - ĐK chính trị: sự thất bại của phong trào yêu nước cuối XIX chứng tỏ độc lập không 0.25 gắn với khuynh hướng phong kiến…=> cần tìm kiếm con đường cứu nước mới. - ĐK kinh tế: CT khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp đã thay đổi cơ cấu kinh tế, du nhập 0.25 quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa… - ĐK xã hội: giai cấp cũ phân hóa, giai cấp tầng lớp mới xuất hiện: công nhân, tư sản, 0.25 tiểu tư sản….Trong khi giai cấp địa chủ phong kiến đã chấm dứt vai trò lịch sử, giai cấp mới ra đời chưa đủ khả năng lãnh đạo cách mạng, một bộ phận sĩ phu yêu nước đang trong quá trình tư sản hóa đã đứng lên tập hợp và khởi xướng phong trào cách mạng theo khuynh hướng mới…. - ĐK tư tưởng: hệ tư tưởng dân chủ tư sản thâm nhập vào VN thông qua tân thư, tân 0.25 văn….Duy tân Minh Trị, duy tân Mậu Tuất, cách mạng Tân Hợi… * Trong phong trào yêu nước đầu XX, “cứu nước phải gắn liền với cứu dân” vì: - Do yêu cầu của thực tiễn: khi Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, Pháp không thủ 0.25 tiêu chế độ phong kiến mà vẫn sử dụng làm công cụ tay sai cho Pháp…=> nhiệm vụ cách mạng: vừa chống Pháp để giải phóng dân tộc, vừa chống phong kiến để giải phóng giai cấp (cứu nước gắn với cứu dân). - Do phong trào yêu nước cuối XIX thất bại, cho thấy sự nghiệp giải phóng dân tộc không gắn liền với con đường phong kiến, tư tưởng “trung quân ái quốc”, “cứu nước 0.25 gắn với cứu vua” không phù hợp… => các sĩ phu đoạn tuyệt tư tưởng phong kiến, xác định cứu nước gắn liền với cứu dân, tiến tới xây dựng một xã hội tiến bộ hơn.. - Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần I, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam có 0.25 sự chuyển biến sâu sắc…. => Hệ quả chung là làm cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội bị bần cùng hóa, đời sống khổ cực, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải cứu nước gắn với cứu dân… - Do tư tưởng dân chủ tư sản bên ngoài du nhập vào, dù đến từ nhiều nước khác nhau, 0.25 nhưng đề hướng đến điểm chung là thực hiện quyền dân chủ cho con người, đấu tranh vì con người, giải phóng con người…nên có sức hấp dẫn với các sĩ phu yêu nước thức thời…. Câu 2 (2,0 điểm): Phát biểu suy nghĩ của em về câu nói của Nguyễn Tất Thành: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” (Trích theo "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch", Trần Dân Tiên) * Câu nói trên thế hiện: khát vọng muốn sang phương Tây, trước hết là sang Pháp để 0.25 học hỏi, tìm kiếm một con đường cứu nước mới của Nguyễn Tất Thành. * Phát biểu suy nghĩ: - Đây là nhận thức mới mẻ vì các bậc tiền bối chủ yếu đi sang các nước phương Đông 0.25 như Trung Quốc, Nhật Bản với mục đích tìm kiếm đồng minh, cầu viện… nhưng NTT lại muốn sang phương Tây, trước hết là Pháp để học hỏi, tìm kiếm con đường cứu nước… - Đây là nhận thức đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn:
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
+ Mục đích đúng: trong bối cảnh phong trào yêu nước dù theo khuynh hướng PK hay 0.25 DCTS đều thất bại… yêu cầu đặt ra không chỉ là tìm một đồng minh, một sự trợ giúp từ bên ngoài mà cần một đường lối cách mạng đúng đắn… + Hướng đi đúng: sang nước ngoài mà trước hết là sang Pháp vì: Pháp là kẻ thù của dân tộc, muốn đánh kẻ thù phải biết rõ về kẻ thù, nhất là với 0.25 một kẻ thù mạnh như Pháp… Pháp là nước văn minh, tiến bộ, có trình độ kinh tế và khoa học kĩ thuật tiên 0.25 tiến, hơn hẳn Việt Nam…=> cần học hỏi… Pháp là quê hương của CMTS Pháp, Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền, tư 0.25 tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái”…=> NTT muốn tìm hiểu bản chất thực sự của khẩu hiệu tự do, bình đẳng của nước Pháp…. - Thể hiện lòng yêu nước của NTT, là cơ sở để Người bắt đầu hành trình tìm đường 0.5 cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin …đồng thời giúp Người kết nối cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, trước hết là với cách mạng Pháp… Câu 3 (2,5 điểm): Làm sáng tỏ nhận định: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 mang nội dung mới so với các phong trào yêu nước trước đó. - Về quy mô: 0.25 + Các PT trước: PT Cần Vương chủ yếu diễn ra ở Bắc và Trung Kì, phong trào đầu XX chủ yếu ở các thành thị lớn… + PT 30-31 mang quy mô rộng lớn, tính thống nhất cao: từ Bắc vào Nam, từ nông thôn ra thành thị… 0.5 - Về đối tượng, mục tiêu cách mạng: + PT trước: PT Cần Vương: chống TD Pháp và phong kiến đầu hàng, khôi phục chế độ phong kiến. PT đầu XX: chống Pháp hoặc chống PK, thiết lập chế độ tư bản… + PT 30-31: nhằm trúng cả hai kẻ thù chính là đế quốc và phong kiến với mục tiêu giành độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày, thiết lập chính quyền công – nông – binh… 0.25 - Về lãnh đạo: đây là phong trào đầu tiên do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo… - Về lực lượng tham gia: 0.5 + PT trước: PT Cần Vương: chủ yếu là văn thân, sĩ phu yêu nước và nông dân, phong trào đầu XX: sĩ phu tiến bộ, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân… + PT 30-31: thu hút đông đảo quần chúng tham gia, từ công nhân, nông dân đến các tầng lớp nhân dân thành thị. Đặc biệt sự hình thành liên minh công – nông, phát huy sức mạnh cách mạng to lớn của quần chúng công – nông… 0.5 - Về hình thức đấu tranh: + PT trước: PT Cần Vương: hình thức đấu tranh duy nhất là khởi nghĩa vũ trang, PT đầu XX: theo xu hướng bạo động hoặc xu hướng cải cách.. + PT 30-31: sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, từ thấp đến cao, từ đấu tranh chính trị như bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân, bãi thị, bãi khóa….đến những hình thức vũ trang như phá đồn điền, nhà lao, đập phá huyện đường… - Về kết quả: phong trào 30-31 đã làm tan rã bộ máy chính quyền địch ở địa phương, 0.25 thiết lập mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên theo mô hình Xô viết, … 0.25 - Về tính chất: phong trào 30-31 mang tính cách mạng triệt để, đoạn tuyệt hoàn toàn
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
với chủ nghĩa cải lương… Câu 4 (2,0 điểm): Khái quát quá trình xâm lược Đông Nam Á của chủ nghĩa thực dân cuối thế kỉ XIX? Vì sao ở Đông Nam Á, chỉ có Xiêm là quốc gia duy nhất giữ được độc lập? * Khái quát quá trình xâm lược của CNTD phương Tây vào các nước Đông Nam 1.0 Á: - Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên…Giữa XIX, chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng => các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á. - Ở In- đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV, XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước này. - Phi-líp-pin bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Sau chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha năm 1898, đế quốc Mĩ liền tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Philíp-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình. - Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi sát nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. - Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po) sớm bị các nước tư bản nhòm ngó, can thiệp. Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh. - Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa. - Xiêm trong nửa sau thế kỉ XIX trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối ổn định về chính trị. * Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ đươc độc lập vì: - Xiêm: + Chủ quan: Trước nguy cơ bị xâm lược, Xiêm đã sáng suốt tiến hành cải cách toàn diện 0.25 theo hướng TBCN, thoát khỏi sự khủng hoảng của chế độ phong kiến… Xiêm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, triệt để lợi dụng 0.25 mâu thuẫn giữa Anh – Pháp, đồng thời cắt một số vùng đất lệ thuộc cho Anh, Pháp để giữ chủ quyền… + Khách quan: Xiêm nằm ở vị trí “vùng đệm” giữa hai hệ thống thuộc địa của Anh và 0.25 Pháp ở Đông Nam Á, cả hai đế quốc đều muốn có ảnh hưởng ở Xiêm… - Các nước Đông Nam Á còn lại thì tiếp tục duy trì chế độ phong kiến, từ chối cải 0.25 cách, mở cửa, khi bị xâm lược không có đường lối kháng chiến đúng đắn ….nên cuối cùng đều bị thực dân thôn tính. Câu 5 (1,5 điểm): Giải thích tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc. * Nêu tính chất: CM Tân Hợi mang tính chất cách mạng tư sản không triệt để. 0.25 * Giải thích: - Cách mạng Tân Hợi là cách mạng tư sản vì: + Mục tiêu: đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc 0.25 (chế độ Cộng hòa), thực hiện bình đẳng ruộng đất. + Lãnh đạo: tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội – đại diện cho giai cấp tư sản Trung 0.25 Quốc. Lực lượng tham gia: đông đảo các giai cấp, bao gồm tư sản, tiểu tư sản, nông dân… + Kết quả: lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tai 0.25
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Người ra đề: Phùng Thị Hà
DẠ
L
0.5
FI CI A
lâu đời của Trung Quốc, thành lập chính phủ Trung Hoa dân quốc, công nhận các quyền bình đẳng và tự do dân chủ của công dân… - Cách mạng Tân Hợi chưa triệt để vì: chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, chưa đụng chạm đến các nước đế quốc, chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân…
L
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ V MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề) (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)
FI CI A
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 19/4/2021
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Câu 1 (2,0 điểm): Phát biểu quan điểm về nhận định: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954), mặt trận ngoại giao đóng vai trò quyết định thắng lợi. Liên hệ với vai trò của đấu tranh ngoại giao trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền của Việt Nam hiện nay. Câu 2 (2,0 điểm): Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 – 1951) được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào? Từ vai trò lịch sử của Đại hội đối với cuộc kháng chiến chống Pháp, hãy phát biểu suy nghĩ về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Câu 3 (2,0 điểm): “Điện Biên Phủ là điểm hẹn mà Lịch sử dành cho những cuộc chiến tranh xâm lược trong thời đại ngày nay”(trích "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử", Võ Nguyên Giáp) - Tại sao Điện Biên Phủ lại trở thành "điểm hẹn lịch sử" cho một trận quyết chiến chiến lược giữa Việt Nam và Pháp năm 1954? - Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam đã được chuẩn bị và giành thắng lợi như thế nào? Câu 4 (2,0 điểm): Đánh giá về Hội nghị hoà bình Véc- xai và Oa- sinh- tơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất,có quan điểm cho rằng: "Hội nghị hoà bình chỉ làm được một việc là chuẩn bị những xung đột quốc tế trong tương lai". Bằng kiến thức lịch sử đã học về quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, hãy làm rõ nhận định trên. Câu 5 (2,0 điểm): Từ kết quả của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, Tây Ban Nha và Pháp trong những năm 30 của thế kỉ XX, hãy lý giải nguyên nhân và rút ra bài học quan trọng nhất đối với việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
-------------------------- Hết --------------------------
Họ và tên thí sinh: ……………………………………….Số báo danh……………… Chữ ký giám thị 1: ………………………Chữ ký giám thị 2:………………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ V - LỚP 11 SỬ
L
Nội dung cần trình bày Điểm Phát biểu quan điểm về nhận định: Mặt trận ngoại giao đóng vai trò quyết định 2 điểm thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Liên hệ với vai trò của đấu tranh ngoại giao trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền của quốc gia, dân tộc hiện nay. * Nhận định chưa chính xác: Mặt trận ngoại giao đóng vai trò quan trọng, nhưng 0.5 không quyết định thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (quyết định là mặt trận quân sự) * Giải thích - Trong đấu tranh cách mạng, đấu tranh ngoại giao là một trong những hình thức đấu 0.25 tranh cơ bản cùng với đấu tranh chính trị và quân sự. Đấu tranh ngoại giao có vai trò quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các bên tham chiến … song giữ vai trò quyết định là mặt trận quân sự - Chủ trương của Đảng: kháng chiến toàn diện trên tất cả mọi phương diện… nhưng 0.25 quyết định là mặt trận quân sự - Trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám: mặt trận ngoại giao là mũi nhọn, quyết 0.25 định trong việc bảo vệ độc lập… song chưa thắng lợi … - Từ khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ (1946) đến trước Đông – Xuân 1953 – 1954: 0.25 đấu tranh quân sự được đưa lên thành mặt trận chính, đấu tranh ngoại giao chỉ là mặt trận phối hợp … - Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến (1953-1954): Thắng lợi trên mặt trận 0.25 quân sự (trong Đông – Xuân 1953 – 1954, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ) đã quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao (kí hiệp định Giơ-ne-vơ). Mặt trận ngoại giao cùng thắng lợi quân sự đưa đến kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp… 0.25 * Liên hệ - Trong bối cảnh hiện nay, đấu tranh ngoại giao để bảo vệ độc lập chủ quyền của quốc gia, dân tộc là giải pháp hàng đầu… phù hợp với xu thế chung của thế giới và nguyên tắc hoạt động của các tổ chức quốc tế, khu vực… Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 – 1951) được 2 điểm triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào? Từ vai trò lịch sử của Đại hội đối với cuộc kháng chiến chống Pháp, hãy phát biểu suy nghĩ về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. * Bối cảnh lịch sử: 0.25 - Đại hội được triệu tập trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động, có cả khó khăn phức tạp và thuận lợi. 0.25 - Về tình hình thế giới + Thuận lợi: Hệ thống XHCN đã hình thành, được củng cố -> chỗ dựa cho CMTG (trong đó có VN). Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao -> cổ vũ CMVN + Khó khăn: Mĩ chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu về châu Á (VN là mắt xích quan trọng…). Quan hệ quốc tế phức tạp, cuộc Chiến tranh lạnh đang diễn ra gay gắt -> tác động sâu sắc đến chiến tranh Đông Dương 0.25 - Về Đông Dương + 3 nước Đông Dương có kẻ thù chung, đã đoàn kết chống Pháp, nhưng mỗi nước lại có đặc điểm riêng, cuộc kháng chiến mỗi nước có bước phát triển riêng -> cần phát
DẠ
Y
KÈ
M
2
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
Câu 1
DẠ
Y
KÈ
M
3
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
huy tinh thần tự lực tự cường… + HN 8 (5/1941) đã chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước… đến lúc này cần tách đảng để đề ra đường lối phù hợp với từng nước… 0.25 - Cuộc kháng chiến của NDVN có cả khó khăn và thuận lợi + Thuận lợi: sau chiến thắng Biên giới, cuộc kháng chiến có bước phát triển mới … + Khó khăn: Mĩ can thiệp sâu hơn + Pháp đẩy mạnh chiến tranh Đông Dương với KH Đờ Lát đờ Taxinhi … -> đòi hỏi Đảng phải tăng cường lãnh đạo … 0.25 - Về phía Đảng + Kể từ ĐH I (1935) -> tình hình thế giới + trong nước có nhiều thay đổi -> đòi hỏi Đảng phải bổ sung, hoàn chỉnh đường lối… + Bản thân Đảng cũng có sự phát triển…-> phải bổ sung, sửa đổi điều lệ + 11/1945: ĐCS tuyên bố tự giải tán (rút vào hoạt động bí mật) -> ảnh hưởng tới sự lãnh đạo của Đảng -> tình hình thực tế đòi hỏi và cho phép Đảng ra công khai hoạt động… => Để giải quyết tất cả các vấn đề trên, ĐH II của Đảng được triệu tập… * Từ vai trò của Đại hội …, phát biểu suy nghĩ về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. 0.5 - Vai trò của Đại hội II: + Việc Đảng ra công khai hoạt động với cương lĩnh đúng đắn (hoàn thiện đường lối CMDTDCND tiến lên CNXH ở nước ta) đã tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kháng chiến, củng cố mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, củng cố niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến -> góp phần thúc đẩy, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp + Là 1 sự kiện trọng đại, 1 thắng lợi lớn về chính trị trong cuộc kháng chiến. ĐH 0.25 đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng, đi vào lịch sử là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. - Phát biểu suy nghĩ: Đảng là lực lượng lãnh đạo, là nhân tố hàng đầu quyết định 0.25 những thắng lợi, thành tựu của dân tộc trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VNXHCN… Nếu học sinh liên hệ với thành công của Đại hội XIII và ý nghĩa đối với đất nước có thể cho thêm điểm khuyến khích (không vượt quá số điểm cả câu) “Điện Biên Phủ là điểm hẹn mà Lịch sử dành cho những cuộc chiến tranh xâm 2 điểm lược trong thời đại ngày nay” (trích "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử", Võ Nguyên Giáp) - Tại sao Điện Biên Phủ lại trở thành "điểm hẹn lịch sử" cho một trận quyết chiến chiến lược giữa Việt Nam và Pháp năm 1954? - Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị và giành thắng lợi như thế nào? * Nguyên nhân Điện Biên Phủ trở thành "điểm hẹn lịch sử" cho một trận quyết chiến chiến lược giữa Việt Nam và Pháp năm 1954: 0.25 - Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều muốn nắm giữ - Về phía Pháp: Trong tình thế kế hoạch Nava bị đảo lộn, phá sản bước đầu (do 0.25 cuộc TCCL Đông – Xuân 1953 – 1954), thực dân Pháp đã quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, quyết chiến chiến lược với ta, kết thúc chiến tranh trong thế thắng… (+ cơ sở Pháp lựa chọn) - Về phía ta: Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng và Tổng Quân ủy cũng 0.25 quyết định chọn Ðiện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với quân Pháp …
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
4
OF
FI CI A
L
(+ cơ sở lựa chọn của ta) -> Từ chỗ không có trong kế hoạch của cả hai bên, Điện Biên Phủ trở thành điểm hẹn lịch sử mang tính chất một mất, một còn đối với cả hai phía. * Chiến dịch Điện Biên Phủ được chuẩn bị và giành thắng lợi - Chuẩn bị: + Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954 đã buộc địch phân tán cao độ 0.25 binh lực địch, làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava -> tạo điều kiện thuận lợi, là bước chuẩn bị quan trọng về vật chất tinh thần cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ. + 12- 1953: Bộ CT TW họp thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và 0.25 quyết định mở chiến dịch ĐBP … + Ta huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch… Đầu 3-1954, công cuộc 0.25 chuẩn bị hoàn tất… - Giành thắng lợi: khái quát diễn biến, kết quả, ý nghĩa 0.5 Đánh giá về Hội nghị hoà bình Véc-xai và Oa-sinh-tơn sau Chiến tranh thế giới 2 điểm thứ nhất, có quan điểm cho rằng "Hội nghị hoà bình chỉ làm được một việc là chuẩn bị những xung đột quốc tế trong tương lai". Bằng kiến thức lịch sử đã học về quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, hãy làm rõ nhận định trên. * Khái quát về hai hội nghị - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở 0.25 Véc- xai (1919-1920). Hội nghị này không thoả mãn quyền lợi của các nước thắng và bại trận… - Không thoả mãn với Hội nghị Véc- xai, Mĩ triệu tập Hội nghị 9 nước tại Oa- sinh0.25 tơn (1921-1922) -> Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là hệ thống Vécxai – 0.25 Oasinhtơn, phản ánh so sánh lực lượng mới giữa các nước tư bản * Giải thích nhận định: - Muốn nhấn mạnh: hội nghị hòa bình chứa đựng đầy mâu thuẫn, do vậy không bền 0.25 vững, và là một trong những nguyên nhân đưa đến bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai + Thực chất HN hòa bình là sự phân chia thế giới và phân chia quyền lợi giữa các 0.25 nước thắng trận. Các nước thắng trận trước hết là Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế + Xác lập sự áp đặt, nô dịch với các nước bại trận (tiêu biểu là Đức: bị o ép nên nảy 0.25 sinh tâm lý phục thù, tìm mọi cách phá vỡ trật tự V-O…); đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc + Giữa các nước tư bản thắng lợi cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về 0.25 quyền lợi (tiêu biểu nhất là Nhật: mất ưu thế ở thị trường Trung Quốc, ưu thế hải quân sau Mĩ, do áp lực của Mĩ mà liên minh Anh- Nhật bị huỷ bỏ) -> Hệ thống V- O chứa đựng đầy mâu thuẫn (mâu thuẫn giữa các nước thắng trận và 0.25 bại trận, giữa các nước thắng trận với nhau, giữa đế quốc và thuộc địa) -> quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mỏng manh, "chuẩn bị những xung đột quốc tế trong tương lai"… Từ kết quả của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, Tây Ban Nha và 2 điểm Pháp trong những năm 30 của thế kỉ XX, hãy lý giải nguyên nhân và rút ra bài học quan trọng nhất đối với việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
5
0.25
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
* Kết quả của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, Tây Ban Nha và Pháp - Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, chạy đua vũ trang báo hiệu nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới…Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản, phong trào chống phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra sôi nổi ở các nước, trong đó có Đức, Tây Ban Nha và Pháp –> kết quả: thắng lợi ở Pháp, thất bại ở Đức và Tây Ban Nha * Nguyên nhân - Ở Pháp: + Đảng Cộng sản giữ vai trò quan trọng trong việc đoàn kết các lực lượng, thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít. MTND giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử (6- 1936), thành lập được chính phủ do Lê- ông Blum đứng đầu, ban hành những chính sách tiến bộ + Kết quả: bảo vệ nền dân chủ, đưa nước Pháp thoát khỏi hiểm hoạ phát xít. - Ở Tây Ban Nha: + MTND cũng được thành lập và thắng lợi trong tổng tuyển cử 2- 1936, chính phủ của mặt trận được thành lập và thi hành nhiều chính sách cải cách tiến bộ + Mặc dù được phong trào cách mạng thế giới ủng hộ nhưng cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha vẫn thất bại do so sánh tương quan lực lượng chênh lệch giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng, sự can thiệp của các nước phát xít Đức, Italia, sự nhượng bộ của các nước tư bản. - Ở Đức: + Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ mạnh để duy trì chế độ cộng hoà tư sản, đưa Đức vượt qua khủng hoảng nên dung túng chủ nghĩa phát xít hành động. + Đảng XHDC - đảng có ảnh hưởng rộng trong quần chúng- bất hợp tác với những người cộng sản => tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền. + Các hoạt động tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù,… của Đảng Quốc xã do Hit- le đứng đầu -> lôi kéo được một bộ phận quần chúng…. + Gánh nặng của hoà ước Véc- xai làm nảy sinh tâm lý phục thù. * Bài học: Hiện nay hòa bình thế giới vẫn bị đe dọa bởi chiến tranh, xung đột, chủ nghĩa khủng bố … -> bài học quan trọng nhất: đoàn kết trong từng nước, giữa các nước…
Người ra đề: Nguyễn Thị Nga
0.5
0.5
0.5
0.25
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN 4
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
LỚP: 11 SỬ
Ngày thi: 25/1/2021
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)
FI CI A
L
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM(6.0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc về lịch sử Việt Nam trong những năm 1945-1946, Anh (Chị) hãy:
OF
1. Trình bày suy nghĩ về nhận định: “Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bị động đối phó với Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1945 – 1954)” 2. Giải thích tại sao trong khoảng một năm đầu sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
ƠN
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng nhiệm vụ xây dựng chính quyền mới?
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI(4.0 điểm)
NH
3. Phân tích kết quả và ý nghĩa của việc thực hiện nhiệm vụ trên.
Tháng 6 năm 1941, khi Đức tấn công Liên Xô, Phó Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã tuyên bố: “Nếu chúng ta thấy Đức chiến thắng thì chúng ta phải giúp người Nga, và
QU Y
nếu Nga chiến thắng thì chúng ta phải giúp người Đức, và theo cách đó, cứ để họ giết nhau càng nhiều càng tốt, mặc dù tôi không muốn nhìn thấy Hitler chiến thắng trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Nguồn: “National Affairs: Anniversary Remembrance” (Các vấn đề quốc gia – kỷ niệm tưởng nhớ” -1951)
M
1. Vì sao cuối năm 1941, Mĩ lại đồng ý hợp tác với Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai? Biểu hiện của sự hợp tác này?
KÈ
2. Bằng kiến thức lịch sử đã học về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Anh (Chị) hãy đánh giá trách nhiệm của Mỹ, Anh, Pháp với việc bùng nổ chiến tranh.
DẠ
Y
-----------------------------------------------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu
L
FI CI A
Điểm 2,5
0,5 2,0 0,5
1,0
ƠN
OF
Câu 1
ĐÁP ÁN 11 SỬ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Nội dung trả lời Trình bày suy nghĩ về nhận định: “Đảng Chính phủ và CT HCM đã bị động đối phó với Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược VN lần thứ 2 (1945 – 1954)” - Khẳng định đây là một nhận định sai vì BCH TW ĐCS ĐD, HCM, chính phủ đã luôn chủ động trong cuộc kháng chiến này Chứng minh + Chủ động phát động và lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trước khi Pháp kịp thu thập tàn quân… + Trong TNĐL 2/9/1945, CT HCM đã tuyên bố thoát ly mọi quan hệ với Pháp, Việt Nam là quốc gia độc lập … Chủ động chuẩn bị đối phó với khả năng chiến tranh + Trước khi rời Việt Bắc về thủ đô Hà Nội (cuối 8/1945) để lại khá nhiều cán bộ tại Việt Bắc để xây dựng căn cứ địa, sẵn sàng đối phó với hành động xâm lược của các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp. + Chủ động đàm phán với Pháp nhằm kéo dài thời gian chuẩn bị kháng chiến (dẫn chứng…)
QU Y
NH
+ Tranh thủ thời gian hòa bình, Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ra sức chuẩn bị về mọi mặt nhằm sẵn sàng đối phó với khả năng chiến tranh, đó chính là công cuộc xây dựng chế độ mới, đặc biệt là xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang. + Chuẩn bị về đường lối kháng chiến qua bản chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945) , chỉ thị “Toàn dân kháng chiến ” (12/12/1946), “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ( 19/12/1946) thể hiện sự chủ động trong việc đón nhận kẻ thù chính, đón nhận cuộc kháng chiến này. - Chủ động phát động kháng chiến khi không thể tránh chiến tranh
0,5
+ Chủ động phát động cuộc kháng chiến tại Nam Bộ…
M
+ Chủ động phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp… Giải thích tại sao trong một năm sau khi CM/8 thành công, Đảng Chính phủ và CT HCM đặc biệt coi trọng xây dựng chính quyền mới - Lý luận: "giành chính quyền đã khó, nhưng giữ chính quyền càng khó hơn" > muốn giữ chính quyền, phải xây dựng… - Xuất phát từ thực tiễn khó khăn của CMVN đang phải đối mặt sau khi CMT8 thành công (d/c) -> Yêu cầu đặt ra: phải tiến hành xây dựng chính quyền mới để lãnh đạo công cuộc kháng chiến, kiến quốc… - Xuất phát từ việc sau CM tháng tám, nước VN bị cô lập về ngoại giao -> Việc xây dựng và củng cố một chính quyền cách mạng hợp pháp, hợp hiến mới có thể tạo ra điều kiện bên trong để VN có thực lực đặt quan hệ ngoại giao với các nước … - Sau CM tháng Tám, chúng ta mới chỉ có Chính phủ lâm thời (được cải tổ từ UBDTGP) -> cần phải củng cố, tạo cơ sở pháp lý… - Xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam lúc đó cần phải xây dựng một chính quyền mới do dân, của dân, vì dân
DẠ
Y
KÈ
2
2 0,75
0,5
0,5 0,25
1,5 1,0
L
Phân tích kết quả và ý nghĩa của việc thực hiện nhiệm vụ trên. - Kết quả: + Cuối năm 1946, bộ máy chính quyền mới đã từng bước được kiện toàn, được hoàn thiện…đã có tác dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn, nguy hiểm mà dân tộc ta đang phải đối mặt. Đời sống nhân dân VN từng bước được cải thiện, ổn định. Nhân dân ngày càng tin tưởng và đi theo chính quyền mới + Bản Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH chính thức được thông qua (11/1946). Đến nay, dù đã trải qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung nhưng tư tưởng vẫn còn nguyên vẹn. + Quân đội quốc gia VN đã chính thức được thành lập trên cơ sở hợp nhất VNTTGPQ và Cứu quốc quân, là lực lượng bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng là cánh tay phải để bảo vệ chính quyền. - Ý nghĩa: + Đây là một đòn giáng mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của các thế lực đế quốc, tay sai.
0,5
ƠN
OF
FI CI A
3
+ Tạo cơ sở pháp lý vững chắc và nâng cao uy tín của nước VNDCCH
NH
+ Khơi dậy, phát huy tinh thần yêu nước và ý thức làm chủ đất nước của toàn dân. + Chính quyền CM được xây dựng và củng cố đóng vai trò quan trọng tổ chức nhân dân tiến hành kháng chiến kiến quốc thắng lợi. Điểm 2 0,5
KÈ
M
A
QU Y
Câu 1
PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI Nội dung trả lời Vì sao cuối năm 1941, Mĩ lại đồng ý hợp tác với Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai? Biểu hiện của sự hợp tác này? Vì sao cuối năm 1941, Mĩ lại đồng ý hợp tác với Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai? - Trước năm 1941, Mĩ theo đuổi chủ nghĩa biệt lập với tư tưởng “Trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi” Mĩ bán vũ khí cho cả 2 bên tham chiến… - Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô ; tháng 12/1941, Nhật tấn công Mỹ ở Trân Châu Cảng …> Đến thời điểm này, 2 nước có chung kẻ thù là CNPX, có chung mục tiêu đó là đánh bại chủ nghĩa phát xít để bảo vệ mình và bảo vệ hòa bình thế giới. Mĩ đồng ý cùng đứng chung trong một chiến hào, đứng chung trong một mặt trận chống phát xít với Liên Xô… - Lúc này, PX Đức đang uy hiếp Liên Xô. Mĩ bắt tay với LX để Xô - Đức huyết chiến, suy yếu “ Nếu chúng ta thấy Đức chiến thắng thì chúng ta phải giúp người Nga, và nếu Nga chiến thắng thì chúng ta phải giúp người Đức….” Biểu hiện của sự hợp tác Xô – Mỹ? - Hai nước cùng đứng chung trong Mặt trận đồng minh chống phát xít và trở thành nòng cốt của mặt trận này. - Về phía Mỹ: + Họ từ bỏ chủ nghĩa biệt lập, thông qua đạo luật cho mượn, cho thuê, viện trợ cho các nước Đồng Minh châu Âu về vũ khí, về thiết bị chiến tranh trong đó có cả LX. + Mỹ chấp nhận lời đề nghị của LX mở mặt trận thứ 2 chống phát xít
DẠ
Y
B
1,5 0,5 0,5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
2
OF
L
FI CI A
Đức. 6/6/1944, Mỹ và Anh mở mặt trận thứ 2 ở miền Bắc nước Pháp cùng với LX ở phía Đông tạo nên gọng kìm với quân Đức. Quân Đức bị kẹp giữa 2 gọng kìm nên nhanh chóng bị thất bại. - Về phía Liên Xô: + LX chấp nhận lời đề nghị của Mỹ và Anh ở Hội nghị Ianta sau khi kết thúc chiến tranh ở châu Âu từ 2-3 tháng sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương. + 8/8/1945, thực hiện thỏa thuận này, LX tuyên chiến với Nhật và ngày hôm sau 9/8/1945 mở cuộc tấn công vào Đông Bắc Trung Quốc, đánh bại 1 triệu quân quan Đông của Nhật, góp phần cùng quân Mỹ và Anh buộc Nhật đầu hàng vào 15/8/1945. Đánh giá về trách nhiệm của Mỹ, Anh, Pháp với việc bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai - Thủ phạm gây ra CTTGT2 là chủ nghĩa phát xít mà đại biểu là 3 nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản nhưng các nước Anh, Pháp, Mỹ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về việc để bùng nổ cuộc chiến tranh này. - Mỹ là nước giàu mạnh nhất nhưng lại đi theo chủ nghĩa biệt lập ở Tây bán cầu, không tham gia HQL mặc dù Mỹ đề xướng thành lập… - Mỹ chủ trương không can thiệt vào các sự kiện bên ngoài châu Mỹ gián tiếp tiếp tay cho CNFX hoành hành và chuẩn bị gây chiến tranh. - Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của CNFX, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên từ chối liên kết với với LX xây dựng vành đai an ninh tập thể ngăn chặn CNFX; thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hi vọng đổi lấy hòa bình, đẩy phát xít hướng vào đánh LX - kẻ thù chiến lược của họ với mưu toan làm suy yếu cả 2 kẻ thù. - Trong hội nghị Muynich (9/1938) bàn về quan hệ giữa nước Đức phát xít và Tiệp Khắc nhưng Anh và Pháp không mời Tiệp Khắc và Liên Xô; đã bán rẻ đồng minh của mình (tức là Tiệp Khắc) bằng cách kí kết một hiệp ước giao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy cam kết của Hitle về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính các nước châu Âu - đồng minh của họ. => Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít, các nước Anh, Pháp, Mỹ không hợp tác với LX để chống CNFX và nguy cơ chiến tranh mà còn có hành động "dọn đường", tiếp tay cho các nước phát xít đã góp phần thúc đẩy các nước phát xít gây ra cuộc CTTGT2.
0,5
2 0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN 1
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
AL
Môn: LỊCH SỬ LỚP 11
Ngày thi: 5/10/2020Thời gian làm bài: 180 phút
CI
(Không kể thời gian giao đề)
OF
FI
Câu 1 (2.5 điểm): Vì sao năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) có điểm gì khác so với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X - XVIII? Câu 2 (3 điểm): Phong trào đấu tranh nào là đỉnh cao của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX? Em hãy khái quát về phong trào đó và giải thích?
ƠN
Câu 3 (3 điểm): So sánh những điểm giống và khác nhau giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX? Câu 4 (2.5 điểm): Có đúng hay không khi cho rằng: Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam?
NH
Câu 5 (3 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là một sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Y
Câu 6 (3 điểm): Chứng minh rằng, những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng đã được khắc phục trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848.Từ đó cho biết ý nghĩa của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
QU
Câu 7 (3 điểm): Phát biểu suy nghĩ của em về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, từ đó rút ra bài học cho bản thân?
M
---------------- HẾT -----------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu
DẠ Y
KÈ
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
AL
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 11 SỬ
Điểm
0.5
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
Câu Nội dung 1 *) Vì sao - Về phía Pháp: Sự phát triển của KT TBCN ở Pháp => nhu cầu thị trường thuộc địa; cạnh tranh với Anh trong cuộc chạy đua về thuộc địa cũng như kinh tế; hiện thực hóa âm mưu xâm lược VN đã có từ trước đó (thông qua hoạt động của các giáo sĩ); đã kí được điều ước Thiên Tân với triều đình Mãn Thanh (27/6/1858), đánh chiếm xong Quảng Châu TQ. - Về phía VN: giàu TNTN, nhân công, CĐ PK khủng hoảng suy yếu… - Duyên cớ:Lấy cớ trả thù việc triều đình Huế không nhận quốc thư, làm nhục quốc thể nước Pháp và bênh vực đạo thiên chúa đang bị khủng bố ở VN, Pháp đã kêu gọi triều đình TBN phối hợp hành động, mở cuộc tấn công nước ta bằng vũ lực Chiều 31/8/1858, liên quân Pháp và TBN đã kéo tới cửa biển Đà Năng, 1.9.1858 chính thức nổ súng xâm lược VN *) Điểm khác - Bối cảnh thời đại: CNTB đang thắng thế, CĐPK khủng hoảng, suy vong - Kẻ thù: TDP hơn hẳn các kẻ thù trước đó và hơn hẳn VN một phương thức SX, một trình độ tổ chức, tác chiến,… - Lãnh đạo: không quyết tâm đánh giặc, đi từ thỏa hiệp từng bước đến đầu hàng hoàn toàn… - Lực lượng: nhân dân hình thành 1 mặt trận riêng, ngày càng tách biệt so với triều đình, ngoài chống ngoại xâm chống cả triều đình PK - Hình thức đấu tranh: phong phú, ngoài khởi nghĩa còn có các PT tị địa, sử dụng thơ văn, đầu độc binh lính, không bán lương thực cho giặc… - Thời gian: kéo dài 2 *) Đỉnh cao của PT chống Pháp cuối TK XIX: PT Cần vương *) Khái quát về PTCV *) Giải thích - Xét về thời gian: diễn ra liên tục, kéo dài (gần 12 năm) - Xét về kẻ thù: xác định đúng kẻ thù dân tộc: ĐQ + PK đầu hàng - Xét về mục tiêu: đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của đông đảo nhân dân lúc bấy giờ: chống Pháp, chống PK đầu hàng, giành độc lập dân tộc, khôi phục chế độ PK với 1 ông vua yêu nước tiến bộ - Xét về lãnh đạo: chủ yếu là văn thân sĩ phu + lần đầu tiên được phát động và đặt dưới sự lãnh đạo của 1 ông vua yêu nước - Xét về lực lượng: đông đảo QCND tham gia: văn thân sĩ phu, nông dân, dân tộc thiểu số… - Xét về quy mô: rộng lớn, tập trung chủ yếu ở Bắc, Trung Kỳ với hàng trăm cuộc khởi nghĩa - Xét về trình độ tổ chức: nhiều cuộc khởi nghĩa có trình độ tổ chức cao… (dẫn chứng) - Xét về tính chất: PT mang tính tự giác, tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc. - So với các cuộc khởi nghĩa khác trong cùng thời gian (phong trào nông dân Yên Thế, các phong trào đấu tranh tự phát của nông dân, binh lính và các dân tộc ít người: quy mô nhỏ hơn, tính chất chủ yếu là tự vệ, tự phát với mục tiêu bảo vệ cuộc sống) …
0.25 0.25
0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25
0.25 0.25
0.25 0.25 0.25 0.25
=> PTCV là đỉnh cao của PT chống Pháp cuối TK XIX
AL
*) So sánh - Khái quát về 2 xu hướng: + Xu hướng bạo động (Phan Bội Châu): chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài chủ yếu là Nhật Bản để tiến hành vũ trang chống Pháp giải phóng dân tộc. HĐ tiêu biểu: Duy tân hội (5/1904), phong trào Đông Du (1905-1908), thành lập Việt Nam quang phục hội (1912) + Xu hướng cải cách (đại diện Phan Chu Trinh): chủ trương dùng những cải cách chính trị, kinh tế, văn hoá làm cho dân giàu nước mạnh để buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam. Tiêu biểu: phong trào Duy Tân ở Trung kì 1906-1908, Đông kinh nghĩa thục 1907. - Giống: Đều xuất phát từ động cơ yêu nước Mục tiêu: cứu nước, cứu dân; giành ĐLDT, xây dựng XH tiến bộ Lãnh đạo: văn thân sĩ phu tư sản hóa Lực lượng tham gia: đông đảo QCND (cả những giai tầng mới) Tính chất: DCTS Kết quả, ý nghĩa: thất bại nhưng cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các PT sau này Hạn chế: chưa xác định/phân biệt đúng bạn – thù; chưa kết hợp hai nhiệm vụ, chưa thấy được sức mạnh của công – nông; chưa kết hợp được các phương pháp đấu tranh… - Khác Nội dung Xu hướng bạo động Xu hướng cải cách Kẻ thù trước ĐQ Pháp Vua quan PK hủ bại mắt Nhiệm vụ Chống Pháp, nhấn mạnh Chống phong kiến, nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc, cải cách dân chủ, cứu dân để cứu nước để cứu dân cứu nước Đồng minh Nhật Pháp Hình Bạo động vũ trang Cải cách thức/phương Bí mật, bất hợp pháp, có tổ Công khai,hợp pháp(không pháp chức…(Duy tân hội và VN qua tổ chức chính trị nào) Quang phục hội.) Địa bàn hoạt Rộng lớn cả trong và ngoài Trong nước: chủ yếu ở Bắc và động nước Trung Kỳ Lực lượng Chủ yếu là bộ phận tầng Rộng rãi hơn, chủ yếu là tầng lớp trên lớp dưới
0.5
1.0
*) Đúng *) Vì - Trước khi TD Pháp tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa, nền KT VN mang đặc trưng của 1 nền KT PK với quan hệ KT đặc trưng là sự bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân, tự nhiên, khép kín, tự cấp, tự túc… - Khái quát các cuộc khai thác thuộc địa của TD Pháp… - Từ khi TD Pháp tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa, nền KTVN thay đổi: + Cơ cấu kinh tế đa dạng hơn (cơ cấu ngành, thành phần, cơ cấu vùng kinh tế…) + Quan hệ bóc lột của GCTS với GCVS hình thành…
DẠ Y
4
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
3
0.25 0.25 0.25 0.25
0.25 0.25
0.25
0.5
0.5 0.5 0.25
0.25
AL
+ Phương thức bóc lột PK vẫn được duy trì… 2 QHSX TB, PK song song tồn tại … => Tính chất nền KTVN có thay đổi từ một nền kinh tế phong kiến thuần túy, trở thành một nền kinh tế thuộc địa, phụ thuộc. Tuy nhiên, do không thủ tiêu hoàn toàn PTBL PK, QHSX TBCN du nhập không hoàn chỉnh nên VN không thể phát triển bình thường lên CNTB được. *) Giới thiệu về HVNCMTN *) Sáng tạo - Thời điểm thành lập: PTYN và PTCN đang phát triển, bước đầu có sự chuyển biến nhưng CN Mác Lênin chưa được truyền bá sâu rộng, GCCN chưa giác ngộ, điều kiện thành lập Đảng chưa chín muồi - Cách thức thành lập: cải tổ từ 1 tổ chức đã có từ trước… rút ngắn thời gian và ít nhiều đã có ảnh hưởng trong PTCM - Đối tượng tham gia: thanh niên, HS trí thức… có sức trẻ, sức khỏe, nhiệt tình yêu nước, dễ tiếp thu tư tưởng mới - Phương thức hoạt động: đa dạng, linh hoạt, hiệu quả + Mở các lớp huấn luyện đào tạo cho lực lượng nòng cốt + Tích cực sử dụng sách báo với phong cách ngôn ngữ quần chúng… + Mở rộng địa bàn không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài, tạo cơ sở vững chắc trong nhân dân + Thâm nhập thực tiễn thông qua PT vô sản hóa… =>HVNCMTN là tổ chức quá độ để tiến lên thành lập ĐCS, phù hợp với bối cảnh lịch sử và nhận thức của thanh niên yêu nước lúc bấy giờ => Vắn tắt về vai trò của Hội VNCMTN…
CI
*) Chứng minh - Khái quát nội dung CNXH không tưởng và hạn chế của nó. - Khái quát về Tuyên ngôn của ĐCS và chứng minh Tuyên ngôn của ĐCS đã vạch ra bản chất của XH tư bản và quy luật phát triển của LS XH có giai cấp… Tuyên ngôn của ĐCS xác định được sứ mệnh LS của GCCN... Tuyên ngôn của ĐCS chỉ ra được con đường đấu tranh đúng đắn… *) Ý nghĩa - Là văn kiện mang tính cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, … - Là kim chỉ nam chỉ đạo mọi hoạt động của phong trào công nhân và cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. - Đánh dấu bước chuyển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác, GCCN đã ý thức được sứ mệnh LS của mình *) Phát biểu suy nghĩ - Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành kịp thời, đúng đắn và táo bạo Khái quát bối cảnh lịch sử và sự lựa chọn của NB. So sánh với các nước châu Á khác - Nội dung cải cách tiến bộ Khái quát nội dung cải cách, so sánh với CĐ PK để thấy điểm tiến bộ - Đạt được kết quả to lớn Thành công => NB thoát khỏi khủng hoảng, thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, mở đường cho CNTB Nhật phát triển => ĐQ da vàng - Tuy nhiên, vẫn có hạn chế Vẫn duy trì quyền sở hữu RĐPK; tầng lớp quý tộc đặc biệt là giới võ sĩ có ưu thế chính trị lớn; quyền bầu cử chỉ giành cho thiểu số…
0.5
0.25
0.25 0.25
0.25 0.25 0.25 0.5 0.25
0.25 0.5 0.25 0.5 0.5 0.5 0.75
DẠ Y
7
KÈ
M
QU
Y
6
NH
ƠN
OF
FI
5
0.25
0.75
0.75 0.5 0.5
0.5
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
CI
OF
FI
Người ra đề: Trần Lan Phương
AL
*) Bài học - Nhạy bén với thời cuộc, dám thay đổi bản thân … - Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng ngoại lai… - Tích cực học hỏi ngoại ngữ, KHKT… HS có thể rút ra nhiều bài học khác nhau nhưng phải có cơ sở.