ĐỀ THI NĂNG KHIẾU MÔN SINH HỌC KHỐI 10 - 11 NĂM 2020 - 2021 TRƯỜNG CHUYÊN NGUYỄN TRÃI CÓ HƯỚNG DẪN

Page 1

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU MÔN S I N H H Ọ C

vectorstock.com/28062415

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU MÔN SINH HỌC KHỐI 10 - 11 NĂM 2020 - 2021 TRƯỜNG CHUYÊN NGUYỄN TRÃI CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi ĐỀ THI THÁNG MÔN SINH HỌC 10

AL

Lần 2

(Đề gồm 8 câu- thời gian làm bài 180 phút)

CI

Câu 1(2,5 điểm)

a. Nêu các thành phần cấu trúc của màng sinh chất và vai trò của của chúng(lập bảng

FI

có 2 cột: cột 1 thành phần màng sinh chất của tế bào; cột 2 chức năng của mỗi thành phần)

OF

b. Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải đi qua màng tế bào thì họ thường gắn vào thuốc nhóm methyl (CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi thiết kế thuốc cần hoạt động bên ngoài tế bào thì họ thường gắn

ƠN

vào thuốc nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi qua màng và vào trong tế bào. Giải thích?

c. Màng sinh chất của tế bào động vật vùng nhiệt đới(vùng nóng và động vật vùng ôn

NH

đới(vùng lạnh)có tỉ lệ cholesterol khác nhau như thế nào và giải thích tại sao? Câu 2(2,5 điểm)

a. lập bảng phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua

Y

màng sinh chất của tế bào.

QU

b. Trong vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất có khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit, khuếch tán qua kênh và vận chuyển dễ dàng nhờ protein mang. Hãy chỉ ra những điểm khác biết giữa vận chuyển dễ dàng nhờ protein mang với khuếch tán qua màng và vẽ đường biểu diễn minh họa trên cùng 1trục tọa độ

M

phản ánh sự khác nhau đó.

Câu 3(2,5 điểm)

a. Trong tế bào nhân thực có các đại phân tử sinh học: tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit, ADN và prôtêin. Những đại phân tử nào có cấu trúc đa phân? Kể tên

DẠ Y

đơn phân và liên kết hóa học đặc trưng của các đại phân tử đó. b. Tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới dạng mỡ?

c. Các yếu tố chủ yếu tham gia vào xoắn cuộn tạo nên cấu trúc không gian đặc thù của protein.


Câu 4(2,5 điểm)

AL

a. Oleat là một axit béo mạch dài(cacbohydrat), glycerol(cacbohydrat) mạch ngắn

nuôi hai chủng nấm men đột biến trong hai môi trường chứa riêng tùng loại thì thấy

CI

chúng đều không phát triển được(không chuyển hóa được hai loại cacbohydrat này để tạo năng lượng và nguyên liệu cho sinh trưởng). Đột biến gây khiếm khuyết xảy ra ở

FI

hai bào quan, vậy hai bào quan này là hai bào quan nào và giả thích. Hãy phân biệt hai bào quan này về cấu trúc và chức năng(bằng phương pháp lập bảng).

OF

b. Erypoietin bản chất protein là hooc môn tiết ra khỏi tế bào nội tiết ở thận kích thích sản sinh hồng cầu. Loại hooc môn này được hình thành và hoàn thiện ở những bào quan nào của hệ nội màng? Phân biệt những loại bào quan này về cấu trúc và chức

ƠN

năng( bằng lập bảng để phân biệt)

c. giải thích tại sao sau khi dùng một loại kháng sinh kéo dài, sau đó dùng một loại kháng sinh khác thì hàm lượng kháng sinh dùng lại tăng lên so với trường hợp chưa

NH

dùng kháng sinh? Câu 5(2,5 điểm

Gỉa sử ở một loài thú cho hai các thể thuần chủng đột biến có màu lông trắng, ở F1

Y

thu được tỉ lệ 1 con cái lông nâu: 1 con đực lông trắng. Cho F1 lai với nhau ở F2 thu

QU

được tỉ lệ 3 con lông nâu: 5 con lông trắng với mỗi kiểu hình chia đều cho hai giới. biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2. Câu 6(2,5 điểm).

Biết tính trạng màu lông do 1 gen qui định. Gỉa sử cho 1 con lông đen thuần chủng

M

lai với 1 con lông trắng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ở F1 thu được 100% con

lông đen. Người ta dùng phép lai phân tích con F1 như sau: Cho con đực F1 lông đen lai với con lông trắng, được Fa 100% lông trắng a. Biện luận viết sơ đồ lai cho hai phép lai trên.

DẠ Y

b. Nếu cho F1 đem ngẫu phối với Fa thì thế hệ tiếp theo có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào?

Câu 7(2,5 điểm) Cho biết trội lặn hoàn toàn, các tính trạng cây cao, hoa đỏ, quả tròn, vị ngọt lần lượt


lượt do các alen lặn a, b, d, e qui định. Gỉa sử một phép lai cho F1 có tỉ lệ:

AL

do các alen A,B,D,E qui định; các tính trạng cây thấp, hoa trắng, quả tròn, vị chua lần 3 cây cao, hoa đỏ, quả tròn, vị ngọt: 3 cây cao, hoa trắng, quả tròn, vị chua: 1 cây

CI

thấp, hoa đỏ, quả dài, vị ngọt: 1 cây thấp, hoa trắng, quả dài, vị chua. a. Biện luận viết sơ đồ lai cho phép lai.

FI

b. Chọn 1 cây cao, hoa đỏ, quả tròn, vị ngọt cho tự thụ phấn thì xác suất ở F2 thu

được 2 cây cao, hoa đỏ, quả tròn, vị ngọt và 1 cây thấp, hoa trắng, quả dài, vị chua là

OF

bao nhiêu? Biết không có hoán vị gen và đột biến phát sinh. Câu 8 (2,5 điểm)

Gỉa sử ở một loài thú người ta cho 1 con lông đen, dài lai với 1 cá thể khác chưa biết

ƠN

kiểu gen, ở F1 thu được tỉ lệ 1 con lông đen, dài: 2 con lông trắng, dài: 1 con lông đen, ngắn. Biết tính trạng lông ngắn chỉ có ở con đực và tính trạng lông trắng trong quần thể biểu hiện nhiều ở giới đực hơn ở giới cái.

NH

a. Biện luận viết sơ đồ lai cho phép lai

b. Cho biết các dấu hiệu nhận ra gen trên NST thường, gen trên NST X ở đoạn không tương đồng với NST Y, và gen trên X ở đoạn tương đồng với NST Y

DẠ Y

M

QU

Y

……..HẾT…….


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC - KHỐI 10 – LẦN III Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 05 trang, gồm 10 câu) Ngày thi: 07 tháng 12 năm 2020

AL

ĐỀ THỨC ĐỀ CHÍNH

ƠN

OF

FI

CI

Câu 1 (2,0 điểm) 1. Hình bên mô tả sự đa dạng của các nguyên tố trong tế bào sống, theo đó, các nguyên tố C,H,O chiếm tới 95% trong tế bào, các nguyên tử này tồn tại theo tỉ lệ C:H:O = 1:2:1 tương ứng với công thức cấu tạo của cacbohidrat (CH2O). Điều này có thể kết luận hợp chất tồn tại trong tế bào sống hầu hết là đường hay không? Vì sao?

QU

Y

NH

2. Trong quá trình quang hợp, chất nào là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và không vòng? Giải thích. 3. Một chất X có tác dụng ức chế một loại enzim trong chu trình Canvil làm chu trình ngừng lại. Nếu xử lý các tế bào đang quang hợp bằng chất X thì lượng oxi tạo ra từ các tế bào này thay đổi như thế nào? Giải thích. Câu 2 (2,0 điểm) Tảo đơn bào Chlorella được dùng để nghiên cứu sự có mặt của 14C trong hai hợp chất hữu cơ X và Y thuộc chu trình Canvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào môi trường nuôi và đo tín hiệu phóng xạ trong hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng và được cung cấp một lượng CO 2 (không đánh dấu phóng xạ) nhất định. Ngay khi CO2 bị tiêu thụ hết, nguồn sáng bị tắt và 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi tảo (thời điểm thể hiện bằng đường nét đứt ở Hình 2.1). - Thí nghiệm 2: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung cấp một lượng 14CO2 nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện bằng nét đứt trên Hình 2.2), không bổ sung thêm bất kỳ nguồn CO2 nào. (dpm: số lần nhấp nháy của tín hiệu phóng xạ/phút)

M

Thí nghiệm 2

14CO , 2

DẠ Y

CO2, sáng

Tín hiệu phóng xạ (dpm)

Tín hiệu phóng xạ (dpm)

Thí nghiệm 1

tối

X Y

0

14CO

2,

Sáng

sáng

Y X

0

Thời gian

Thời gian

Hình 2.1

Hình 2.2

1


2 6

1,0 3,0

20 60

18 46

OF

0,1 0,3

FI

CI

AL

a. Mỗi chất X và Y là chất gì? Giải thích. b. Nồng độ chất Y thay đổi như thế nào trước và sau khi tắt nguồn sáng trong thí nghiệm 1? c. Tại sao tín hiệu phóng xạ của chất X luôn lớn hơn Y trong điều kiện có cả ánh sáng và 14CO2 ở thí nghiệm 2? Câu 3 (2,0 điểm) 1. Một số loài vi khuẩn có thể sử dụng êtanol (CH3-CH2-OH) hoặc axêtat (CH3-COO-) làm nguồn cacbon duy nhất trong quá trình sinh trưởng. Tốc độ hấp thụ ban đầu hai loại chất này của tế bào vi khuẩn được trình bày trong bảng dưới đây: Nồng độ cơ chất Tốc độ hấp thụ của vi khuẩn ( mol/phút) (mM) Chất A Chất B

100 150

QU

Y

NH

ƠN

10,0 200 182 a. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tốc độ hấp thụ ban đầu và nồng độ của hai chất trên. b. Dựa vào đồ thị đã vẽ, hãy cho biết: - Sự vận chuyển của hai chất A và B qua màng tế bào vi khuẩn theo cách nào? Giải thích. - Hai chất A và B, chất nào là êtanol và chất nào là axêtat? Giải thích. 2. ATP được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào, bởi quá trình thuỷ phân ATP (hình 3.1) giải phóng nhiều năng lượng cung cấp cho các quá trình chuyển hoá khác. Tuy nhiên, một học sinh cho rằng, lý thuyết trên là sai. Bạn cho rằng, sự phá vỡ một liên kết hoá học sẽ tiêu tốn năng lượng, chứ không phải giải phóng năng lượng. Vì vậy, năng lượng cung cấp cho các phản ứng chắc chắn không đến từ sự thuỷ phân ATP.

DẠ Y

M

Hình 3.1: Phản ứng thuỷ phân ATP (ΔG = - 7.3 kcal/mole) a. Theo em, nhận định của bạn học sinh đúng hay sai? Giải thích. b. Dưới đây là phản ứng đầu tiên trong quá trình đường phân: Glucose + Pi  Glucose 6 - phosphate + H2O (ΔG = 3.3 kcal/mole) Với ΔG dương, phản ứng trên rất khó xảy ra tự phát, dẫn đến đường phân xảy ra với tốc độ rất thấp. Tế bào thay đổi ΔG bằng cách nào? Câu 4 (2,0 điểm) 1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. A. Trong phân chia tế bào kiểu phân đôi của vi khuẩn, các phân tử kiểu actin có chức năng trong quá trình phân chia tế bào chất. B. Trong kì sau, sự di chuyển nhiễm sắc thể liên quan đến sự ngắn đi các vi ống thể động ở đầu cực của thoi. C. Trong chu kì tế bào, hoạt tính MPF đạt cực đại trong kì giữa.

2


Chủng I Chủng II

A -

Chủng I + Chủng II

+

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

D. Tham gia vào sự tạo thành vách ngăn ở tế bào thực vật có phức hệ Gongi, lưới nội chất và vi ống cực của thoi còn tồn dư lại ở vùng xích đạo. 2. a. Cdk là gì? Cdk có đặc điểm và vai trò gì trong quá trình phân bào? b. Phân tích sự thay đổi nồng độ cyclin và MPF trong tế bào qua các giai đoạn của chu kỳ tế bào. Câu 5 (2,0 điểm) 1. Hình ảnh dưới đây mô tả cấu trúc một loại bào quan trong tế bào nhân thực. - Hãy xác định tên của bào quan và cấu trúc A được kí hiệu trong hình 1. - Hãy chỉ ra các đặc điểm của cấu trúc A giúp bào quan thực hiện được chức năng một cách hiệu quả. 2. Trong quá trình phân bào của tế bào động vật, cần có sự tham gia của hai thành phần thuộc hệ thống khung xương tế bào. Đó là hai thành phần nào? Hãy phân biệt hai thành phần đó ở hai tiêu chí: cấu trúc và hoạt động tham gia trong chu kỳ tế bào. Câu 6 (2,0 điểm) 1. Mô tả quá trình hình thành nội bào tử ở vi khuẩn. Vì sao nội bào tử có khả năng chống chịu với nhiệt độ cao của môi trường? 2. Sau đây là kết quả nuôi cấy hai chủng vi khuẩn E.coli trên những môi trường nuôi cấy khác nhau: B + -

C +

+

+

Mức tiêu thụ O2 (ml/giờ) trên 1kg

M

QU

Y

A: môi trường tối thiểu (+): có mọc khuẩn lạc B: A + biotin (-): không mọc khuẩn lạc C: A + lizin 1. Nhận xét về nhu cầu dinh dưỡng của chủng I và chủng II với biotin và lizin. Tên gọi kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng với mỗi chất? 2. Vì sao khi nuôi cấy chung, chủng I và chủng II đều mọc khuẩn lạc trên môi trường tối thiểu? Câu 7 (2,0 điểm) 1. Hai đường cong (I) và (II) trong đồ thị bên biểu hiện biến động trao đổi chất trong các điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau của hai cá thể của một loài động vật, cùng độ tuổi và có kích thước tương tự nhau. Trong đó, một cá thể ở trạng thái vận động và một cá thể ở trạng thái nghỉ ngơi. 20

DẠ Y

15 10

(I) (II)

5

0

30 20 40 10 oC) Nhiệt độ môi trường ngoài ( 3


NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

a. Đường cong nào tương ứng với trai đổi chất của cá thể ở trạng thái vận động? Đường cong nào tương ứng với trao đổi chất của cá thể ở trạng thái nghỉ ngơi? Giải thích? b. Các đường cong ở đồ thị là thể hiện xu thế biến động trao đổi chất chung của các loài động vật hằng nhiệt hay biến nhiệt? Giải thích? c. Có phải trao đổi chất là nguồn sinh nhiệt chủ yếu cho cơ thể của các cá thể của loài này không? Giải thích? 2. Người ta đã tiến hành một thí nghiệm để kiểm tra sự ảnh hưởng của độ cao đến pH máu và pH nước tiểu. Thí nghiệm được tiến hành ở một nhóm học sinh sống ở vùng đồng bằng, cùng độ tuổi, khỏe mạnh và có hoạt động của các hệ cơ quan diễn ra theo các cơ chế sinh lý bình thường. Trong thí nghiệm, nhóm học sinh này được di chuyển từ chân núi có độ cao 400 m lên đỉnh núi có độ cao 2000 m (so với mực nước biển) bằng cáp treo (đảm bảo rằng yếu tố vận động không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm). Thời gian nhóm học sinh ở đỉnh núi là 4 tiếng. pH máu của các học sinh trong nhóm thí nghiệm được đo tại thời điểm ở chân núi trước khi lên và tại thời điểm ở đỉnh núi trước khi xuống. pH nước tiểu của các học sinh trong nhóm thí nghiệm được đo tại thời điểm ở đỉnh núi khi mới lên và trước khi xuống. a. pH máu của nhóm học sinh thí nghiệm khi ở trên đỉnh núi có giảm đi so với khi ở chân núi không? Giải thích? b. pH nước tiểu của nhóm học sinh thí nghiệm ở thời điểm trước khi xuống so với thời điểm khi mới lên đỉnh núi thay đổi như thế nào? Giải thích. Câu 8 (2,0 điểm) 1. Một bệnh nhân X bị đi tiểu rất nhiều và có kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu được thể hiện ở bảng sau: Chỉ tiêu xét nghiệm Bệnh nhân X Người bình thường Nồng độ Na+ nước tiểu (mmol/lít) <21 >21 Nồng độ ADH huyết tương (pg/ml) 30 3

N°1

N°2

N°3

N°4

N°5

N°6

Giới hạn bình thường

EPO (IU)

1

1

10

12

150

150

9 - 11

Hct (%)

20

60

40

51

20

51

DẠ Y

Chỉ số

M

QU

Y

Tốc độ tạo angiotensin I (ng/ml/giờ) 3 1 Dựa trên kết quả xét nghiệm ở bảng trên, hãy cho biết: a. Tại sao bệnh nhân X bị đi tiểu nhiều? b. Nồng độ Na+ huyết tương của bệnh nhân X thay đổi như thế nào so với người bình thường? Giải thích. 2. Erythropoietin (EPO) là hoocmôn có vai trò quan trọng trong sản sinh hồng cầu. Hematocrit (Hct) là một chỉ số trong xét nghiệm công thức máu thể hiện tỷ lệ phần trăm của thể tích hồng cầu so với thể tích máu. Bảng dưới đây thể hiện số liệu về hàm lượng EPO và chỉ số Hct của 6 mẫu xét nghiệm được đánh mã số lần lượt từ từ N°1 đến N°6 và giới hạn của các chỉ số này ở người trưởng thành khỏe mạnh.

Nữ: 34 – 44 Nam: 37 - 48

Trong số những người có mẫu xét nghiệm trên, có một người là vận động viên bơi lội Olympic quốc tế, một người là bệnh nhân suy thận nặng, một người là bệnh nhân suy tủy xương và một người là bệnh nhân bị bệnh đa hồng cầu nguyên phát. Hãy cho biết kết quả xét nghiệm của những người này tương ứng với mẫu xét nghiệm nào (từ N°1 đến N°6). Giải thích?

4


CRH

Cao

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

Câu 9 (2,0 điểm) 1. Một phụ nữ 25 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với bình thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng. Nêu 2 phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động buồng trứng. Giải thích. 2. Hai nơron A và B cùng loại, có sự chênh lệch Na+, K+ giữa bên trong và bên ngoài nơron là như nhau. a. Cho một chất làm suy yếu hoạt động của bơm Na-K tác động lên nơron A nhưng không cho chất này tác động lên nơron B thì khi kích thích biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi trục có thay đổi không và biên độ điện thế hoạt động của nơron nào lớn hơn? Giải thích. b. Cho một chất ức chế chuỗi chuyền điện tử tác động lên nơron B nhưng không cho chất này tác động lên nơron A thì nồng độ ion K+ ở trong nơron nào lớn hơn? Giải thích. Câu 10 (2,0 điểm) 1. Hoocmon cortisol của miền vỏ tuyến thượng thận kích thích phân giải protein và lipit. Bảng dướiđây cho biết mức nồngđộ các hoocmon cortisol, ACTH (hoocmon kích thích vỏ tuyến trên thận ) và CRH (hoocmon giải phóng hướng vỏ tuyến trên thận) ở 6 mẫu xét nghiệm (kí hiệu P1 – P6). Mẫu P1 P2 P3 P4 P5 P6 Hoocmon Cortisol Thấp Thấp Bình thường Cao Thấp Cao ACTH Cao Thấp Bình thường Cao Thấp Cao Bình thường

Thấp

Cao

Cao

Thấp

M

QU

Y

a) Hãy cho biết bốn mẫu nào trong sáu mẫu (P1 – P6) tương ứng với bốn bệnh nhân được chẩn đoán: (1) Ưu năng tuyến trên thận, (2) Giảm nhạy cảm thụ thể với ACTH ở vỏ tuyến trên thận, (3) Bị stress kéo dài, (4) Tăng nhạy cảm của thụ thể với cortisol ở vùng dưới đồi. Giải thích b) Ưu năng tuyến trên thận kéo dài (mãn tính) ảnh hưởng đến kích thước tuyến yên và khối lượng cơ thể như thế nào? Giải thích. 2. Một nam thanh niên khỏe mạnh có nhịp tim 75 nhịp/phút. Lượng oxi trong tĩnh mạch phổi là 0,24 ml/ml máu, động mạch phổi là 0,16 ml/ml máu, lượng oxi cơ thể tiêu thụ là 432 ml/phút. Thể tích tâm thu của người này bằng bao nhiêu ? Nêu cách tính.

DẠ Y

--------------------------Hết-------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm.

5


Gợi ý trả lời

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

Câu 1 (2,0 điểm) 1. Không thể kết luận như vậy vì: (0,5 điểm) - Phần lớn các nguyên tử H và O (70%) trong tế bào sống là thành phần cấu tạo của nước. - Phần còn lại là hỗn hợp các chất như đường, axit amin, axit nucleic, lipit...toàn bộ các phân tử và đại phân tử tạo nên tế bào sống, nên tỉ lệ các nguyên tử tương đương với CTHH của cacbohydrat chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. 2. (0,5 điểm) - Chất là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và không vòng là feredoxin -Giải thích: Clorophyl P700 được kích động chuyển electron tới Feredoxin + Ở con đường chuyền e- không vòng: Fd chuyển electron cho NADP+ + Ở con đường chuyền e- vòng: Fd chuyển e- cho một số chất chuyền e- khác (xitocrom, plastoxianin) rồi quay trở lại P700. 3. (1 điểm) - Chu trình Canvil sử dụng ATP, NADPH tạo ra ADP, Pi và NADP+ cung cấp trở lại cho pha sáng. - Nếu chu trình trên ngừng lại→lượng ADP, Pi và NADP+ không được tạo ra → Pha sáng thiếu nguyên liệu→ngừng pha sáng→lượng O2 giảm dần đến không. Câu 2 (2,0 điểm) a) Chất X là axit phosphoglyceric (APG hoặc 3- phosphoglycerate) Chất Y là ribulose 1,5-bisphosphate (RuPB hoặc ribulose 1,5-diphosphate) b) Nồng độ của chất Y (RuBP) không đánh dấu phóng xạ giảm khi sau tắt ánh sáng. Còn chất Y không đánh dấu phóng xạ không được sinh ra nên không có sự thay đổi. c) Trong điều kiện có ánh sáng và 14CO2, tảo sẽ thực hiện cả pha sáng và pha tối của quang hợp làm tăng lượng APG và RuBP có đánh dấu phóng xạ. Chỉ có 5/6 AlPG sinh ra từ APG sẽ được dùng để tái tạo RuBP. Do đó, tín hiệu của APG luôn lớn hơn RuBP trong điều kiện này. Câu 3 (2,0 điểm) 1. a. Vẽ và chú thích đầy đủ đồ thị biểu diễn tốc độ hấp thụ ban đầu các chất theo nồng độ 0,5 Hình b. Sự hấp thụ chất B qua đồ thị cho thấy tốc độ vận chuyển các chất vào trong tế bào lúc đầu tăng cùng với việc tăng nồng độ các chất. Nhưng đến một giai đoạn nhất định thì tốc độ phản ứng gần 0,25 như không tăng ngay kể cả khi nồng độ chất tan tiếp tục tăng lên. Chất B được vận chuyển qua kênh protein và việc vận chuyển của chất B không tăng ở giai đoạn sau là hiện tượng bão hòa kênh. Sự hấp thụ chất A qua đồ thị cho thấy tốc độ vận chuyển chất tan phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ chất tan. Điều này chỉ ra rằng chất A được khuếch tán trực tiếp qua lớp lipit kép của màng tế bào mà không cần phải qua kênh protein xuyên màng. 0,25 Từ đồ thị cho thấy: - Chất A là etanol vì etanol là chất phân tử nhỏ, không tích điện nên có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp lipit kép của màng tế bào dễ dàng hơn rất nhiều so với axêtat. 0,25 - Chất B là axêtat vì là chất tích điện nên sẽ khó khuếch tán trực tiếp qua lớp lipit kép của màng tế bào vì lớp phospholipit kép có chứa các đuôi hydrocacbon kị nước (không phân cực). 0,25

DẠ Y

2. (0,5 điểm) a. - Nhận định của bạn học sinh trên là sai. - Bạn học sinh đúng ở chỗ, sự phá huỷ một liên kết hoá học cần phải tiêu tốn năng lượng. Ở trường hợp này, muốn phá huỷ liên kết phosphate ở ATP cần tiêu thụ một lượng năng lượng nhất định. - Tuy nhiên, sự thuỷ phân ATP không chỉ phá huỷ liên kết phosphate mà còn hình thành lại liên kết P-OH (hình 4.1). Liên kết phosphate là liên kết cao năng, nên cần ít năng lượng để phá vỡ, bù lại, liên kết P-OH là liên kết bền, nên khi hình thành sẽ giải phóng nhiều năng lượng. Do đó, toàn bộ quá trình thuỷ phân ATP sẽ giải phóng chứ không tiêu thụ năng lượng b. - Tế bào làm giảm ΔG của phản ứng bằng cách kết hợp phản ứng này với sự thuỷ phân ATP. - Cụ thể, enzyme Hexokinase tiến hành cả hai phản ứng cùng một lúc, khiến cho toàn bộ quá trình mang ΔG âm: ΔG = -7.3 + 3.3 = -4.3 (kcal/mole). Lúc này, phản ứng mang tính chất tự

6

0.25

0,25


Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

phát. (HS không cần tính ΔG) (Lưu ý, nếu chỉ nhắc đến enzyme mà không đề cập đến sự kết cặp thuỷ phân ATP thì không cho điểm, vì bản thân enzyme chỉ làm giảm năng lượng hoạt hoá, không làm thay đổi ΔG) Câu 4 (2,0 điểm) 1. (1 điểm) a. SAI. Trong phân chia tế bào kiểu phân đôi của vi khuẩn, các phân tử kiểu actin có chức năng di chuyển các nhiễm sắc thể con về các cực đối lập của tế bào vi khuẩn. b. SAI. Trong kì sau, sự di chuyển nhiễm sắc thể liên quan đến sự ngắn đi các vi ống thể động ở đầu thể động chứ không phải ở đầu cực của thoi. c. ĐÚNG. d. ĐÚNG. 2. (1 điểm) a. (0,5 điểm) - Cdk là 1 loại kinase phụ thuộc cyclin - Đặc điểm: + Ở dạng bất hoạt, nồng độ không đổi trong tế bào. + Là các enzim gây bất hoạt hoặc kích hoạt các pr khác bằng cách photphoryl hóa chúng (khi liên kết với các cyclin tương ứng). b. 5 bước trong camp (0,5 điểm)

- Tiểu đơn vị: α và β tubulin - Tiểu đơn vị actin - Cấu tạo từ 13 tiểu đơn vị tubulin - Hai sợi polymer xoắn lấy nhau Các vi ống thể động và giúp các NST Vi sợi actin tương tác với các phân tử chuyển động về các cực trong quá trình myosin làm cho vòng actin co lại => rãnh phân chia tế bào. phân cắt sâu hơn => phân chia tế bào chất. Các vi ống không thể động trượt lên nhau giúp tế bào dãn dài về 2 cực.

DẠ Y

Cấu trúc (0,5đ) Hoạt động (0,5đ)

M

QU

Câu 5 (2,0 điểm) 1. - Bào quan này là ti thể. (0,25đ) - Cấu trúc A là mào ti thể. (0,25đ) - Đặc điểm giúp ti thể thực hiện chức năng hiệu quả: + Đây là phần gấp nếp của màng trong ti thể, cung cấp diện tích bề mặt lớn giúp ti thể thực hiện được chức năng chuyển hóa vật chất và năng lượng. (0,25đ) + Chứa thành phần của chuỗi chuyền electron => giúp H+ di chuyển từ chất nền ra xoang gian màng, rồi sau đó qua ATP synthase để tổng hợp nên ATP. (0,25đ) 2. Hai yếu tố đó là vi ống và vi sợi. Tiêu chí Vi ống Vi sợi

Câu 6 (2,0 điểm) 1. (1 điểm) Gặp điều kiện bất lợi. Bước 1: ADN NST nhân đôi

7


CI

AL

Bước 2: Tế bào phân chia thành 2: tế bào mẹ và tiền bào tử. Bước 3: Màng của tế bào mẹ bao lấy tiền bào tử. Peptidoglican hình thành giữa 2 lớp màng. Bước 4: Hình thành các lớp vỏ (cortex, bao ngoài, màng ngoài cùng) bao quanh tiền bào tử tạo bào tử. Bước 5: Phân giải ADN NST của tế bào mẹ. Bước 6: Nội bào tử giải phóng khỏi tế bào mẹ. Chỉ nêu được các bước 1,4,5,6: 0,25đ Đầy đủ: 0,5đ Vì: có chứa hợp chất canxi dipicolinat chống chịu được với nhiệt độ cao và axit L-N-succinyl glutamic giúp bào tử trở nên bền nhiệt. (0,25đ) 2. 0,5

II  Chủng II: đơn khuyết dưỡng axit amin lizin

0,5

OF

FI

- Chủng I: không thể sống được nếu thiếu biotin  biotin là nhân tố sinh trưởng cho chủng I  chủng I : đơn khuyết dưỡng biotin -Chủng II: không thể sống được nếu thiếu lizin  lizin là nhân tố sinh trưởng cho chủng

ƠN

-Khi nuôi cấy chung trong môi trường tối thiếu cả 2 chủng đều phát triển bình thường vì: -Biotin là sản phẩm chuyển hóa của trao đổi chất của chủng II, chúng lại được sử dụng làm nhân tố sinh trưởng cho chủng I phát triển -Lizin là sản phẩm chuyển hóa trao đổi chất của chủng I, chúng được sử dụng làm nhân tố sinh trưởng cho chủng II phát triển  Đồng sinh trưởng

0,25 0,25 0,25 0,25

DẠ Y

M

QU

Y

NH

Câu 7 (2,0 điểm) 1. a. - Đường cong (I) tương ứng với trao đổi chất (TĐC) của cá thể ở trạng thái vận động, đường cong (II) tương ứng với TĐC của cá thể ở trạng thái nghỉ ngơi. - Các cá thể cùng loài, cùng độ tuổi, kích thước tương đương, thì cá thể nào vận động nhiều hơn sẽ có mức trao đổi chất cao hơn – mức tiêu thụ O2 nhiều hơn. Như vậy, mức trao đổi chất ở cá thể ứng với đường cong (I) là cao hơn so với cá thể ứng với đường cong (II). b. - Các đường cong ở đồ thị là biểu hiện xu thế biến động trao đổi chất chung của các loài động vật biến nhiệt. c. - Trao đổi chất không phải là nguồn sinh nhiệt chủ yêu cho cơ thể của các cá thể của loài này. - Sinh nhiệt cho cơ thể chủ yếu thong qua trao đổi chất là đặc trưng của các động vật hằng nhiệt. Loài động vật ở trên thuộc nhóm động vật biến nhiệt cung cấp nhiệt cho cơ thể chủ yếu thông qua hấp thu nhiệt từ môi trường. 2. a. - Không, vì: giá trị pH máu thường được kiểm soát chặt chẽ và ít khi có giao động lớn - Nếu có thay đổi, pH máu của nhóm học sinh thí nghiệm khi ở trên núi cao hơn so với thời điểm ở chân núi, do: + Phân áp khí O2 ở đỉnh núi thấp kích thích các thụ thể hóa học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ. Xung thần kinh theo dây thần kinh cảm giác làm hoạt hóa trung khu hô hấp ở hành não dẫn đến tăng cường nhịp hô hấp giúp tăng cường lấy O2. + Nhịp hô hấp tăng làm tăng thông khí dẫn đến giảm hàm lượng CO2 trong phế nang. Do đó, hàm lượng CO2 máu giảm vì CO2 khuếch tán ra phế nang nhiều hơn. Kết quả là nồng độ H+ trong máu giảm, nên pH máu tăng. b. - pH trong nước tiểu của nhóm học sinh thí nghiệm ở thời điểm ngay trước khi xuống là cao hơn so với thời điểm ngay khi mới lên núi. Câu 8 (2,0 điểm) 1. a. cho thấy bệnh nhân X bị bệnh đái tháo nhạt. Trong trường hợp này tác động của ADH không gây ra đáp ứng ở các tế bào ống góp trong việc tái hấp thu nước.

8


CI

AL

- Nguyên nhân, có thể do một rối loạn chức năng của thụ thể ADH hoặc của các phân tử truyền tín hiệu ADH nội bào hoặc của prôtêin kênh nước trên các tế bào thành ống góp. Kết quả làm giảm tái hấp thu nước ở ống thận, dẫn đến đi tiểu nhiều và nước tiểu loãng. b. - Nồng độ Na trong huyết tương của bệnh nhân X tăng cao hơn so với bình thường. + Đi tiểu nhiều làm thể tích máu giảm, dẫn đến kích thích bộ máy cận tiểu cầu tiết rennin. Bằng chứng là tốc độ tạo angiotensin I tăng do tác động của rennin. + Angiotensin I được biến đổi thành angiotensin II kích thích tuyến trên thận tăng giải phóng anđôstêron. Mức anđôstêron cao làm tăng tái hấp thu Na+ từ ống lượn xa. Kết quả là làm tăng nồng độ Na+ trong huyết tương. 2. Mã số mẫu xét nghiệm N°4

Bệnh nhân suy thận nặng

N°1

OF

Vận động viên bơi lội Olympic quốc tế

FI

Người xét nghiệm

Bệnh nhân suy tủy xương

N°5

Bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát

N°2

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

Câu 9 (2,0 điểm) 1. Phương pháp 1: Tiêm FSH và LH vào người bệnh và sau đó theo dõi sự thay đổi nồng độ estradiol và progesterone máu. (0,25 điểm) (0,25 điểm) - Phương pháp 2: Đo hàm lượng FSH và LH trong máu của người bệnh. (0,25 điểm) (0,25 điểm) 2. a. Biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi trục không thay đổi. Biên độ điện thế hoạt động của nơron B lớn hơn nơron A, bởi vì: - Khi xung thần kinh lan truyền trên các sợi trục thì biên độ điện thế hoạt động không thay đổi. - Biên độ điện thến hoạt động phụ thuộc vào mức độ phân cực của nơron. b. Nồng độ ion K+ ở trong nơron A lớn hơn so với nơron B, bởi vì: - Chất ức chế chuỗi chuyền điện tử làm giảm số lượng ATP được tạo ra từ ti thể ở nơron B. - Số lượng ATP giảm dẫn đến làm suy yếu hoạt động của bơm Na – K trong việc bơm K+ vào trong tế bào. Câu 10 (2,0 điểm) 1. a) -P6:Ưu năng tuyến yên. (0,25 đ) -P1: Giảm nhạy cảm của thụ thể với ACTH ở vỏ tuyến trên thận (0,25 đ) -P4: Bị stress kéo dài (0,25 đ) -P2: Tăng nhạy cảm của thụ thể với cortisol ở vùng dướiđồi (0,25 đ) b) -Ưu năng tuyến trên thận mãn tính làm tiết liên tục cortisol ở nồngđộ cao. Do đó, liên tụcức chế lên thùy trước tuyến yên, làm giảm kích thước tuyến yên. (0,25 đ) -Cortisol cao tăng phân giải protein và lipit làm giảm khối lượng cơ thể. (0,25 đ) 2 (0,5 điểm) - Thể tích tâm thu của người này là 72 ml (0,25 đ) - Lượng O2 cung cấp cho cơ thể trong 1 ml máu = 0,24 – 0,16 = 0,08 (ml O2) - Lượng O2 cơ thể tiêu thụ trong 1 phút = Thể tích tâm thu × Nhịp tim × Lượng O2 trong 1 ml máu. Thể tích tâm thu = 432 : (75 × 0,08) = 72 (ml) (0,25 đ)

9


DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi ĐỀ THI THÁNG LẦN 3 MÔN SINH HỌC 10 Lần 3 ( Thời gian 180 phút) Câu 1 (2.5 điểm) a. So sánh cấu trúc và chức năng của ARN và prôtêin. (lập bảng) b. Người ta tìm thấy có loại ARN có hoạt tính enzim. Hãy chỉ ra những điểm cấu trúc của ARN thuận lợi cho việc hình thành cấu trúc của enzim. Câu 2 (2.5 điểm) a. Ion K+ được vận chuyển qua màng sinh chất qua kênh K+ và vận chuyển nhờ protein vận chuyển gọi là bơm K+. Hai phương thức vận chuyển này có những điểm gì giống và khác nhau? b. Hình ảnh dưới đây mô tả cấu trúc một loại bào quan trong tế bào nhân thực. - Hãy xác định tên của bào quan và cấu trúc A được kí hiệu trong hình 1. - Hãy chỉ ra các đặc điểm của cấu trúc A giúp bào quan thực hiện được chức năng một cách hiệu quả. 2. Trong quá trình phân bào của tế bào động vật, cần có sự tham gia của hai thành phần thuộc hệ thống khung xương tế bào. Đó là hai thành phần nào? Hãy phân biệt hai thành phần đó ở hai tiêu chí: cấu trúc và hoạt động tham gia trong chu kỳ tế bào. Câu 3 (2,5 điểm) a) Hình dưới đây minh họa cho cấu trúc của kênh vận chuyển ion K+ trên màng sinh chất của một tế bào động vật. Trong cấu trúc của kênh, loại axit amin nào phù hợp ở các vị trí: (i) bề mặt phía trong nơi K+ đi qua; (ii) phần tiếp xúc với lõi kỵ nước của lớp phôtpholipit; (iii) phần tiếp xúc với tế bào chất; (iv) phần tiếp xúc với chất nền ngoại bào. Hãy giải thích? Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glycoprotein màng. Giải thích tại sao chất độc A làm mất chức năng của bộ máy Golgi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô. Câu 4(2,5 điểm) a. Nêu cấu trúc của enzim và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzim. b. Tại sao chất ức chế cạnh tranh lại ảnh hưởng đến hoạt động của enzim? Vẽ sơ đồ trên trục tọa độ( trục tung tốc phản ứng, trục hoành nồng độ cơ chất) để minh họa cho tác động của chất ức chế cạnh tranh đến hoạt động của enzim và giải thích? Trình bày phương pháp làm giảm tác động của chất ức chế cạnh tranh. Câu 5(2,5 điểm)


OF

FI

CI

AL

a. Trong hô hấp tế bào giai đoạn đường phân và chu trình Crép có mối quan hệ như thế nào với hoạt động của chuỗi truyền electon trên màng trong của ti thể? Nếu hoạt động của chuỗi truyền electron bị ức chế ngừng hoạt động ảnh hưởng như thế nào đến giai đoạn đường phân và chu trình Crép? giải thích tại sao? b. Khi cơ thể hoạt động mạnh tiêu tốn nhiều ATP, hoạt động càng mạnh thì ATP tiêu tốn càng nhiều và hô hấp tế bào diễn ra càng mạnh. Thông qua thông tin này em có thể đề xuất giả thuyết về cơ chế để giải thích về sự tiêu tốn ATP đến tốc độ hô hấp tế bào. Câu 6 (2.5 điểm). a. Nêu mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối của quang hợp. Nếu cây đang để ngoài sáng mà đưa vào trong tối thì chất nào trong chu trình Canvin tăng, chất nào giảm và giải thích. b. Cho phương trình khái quát của quang hợp như sau:

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

6 CO2 + 12 H20 -> C6H1206 + 602 + H20 Thông tin nào trên phương trình trên cho biết nước sinh ra trong quang hợp là sinh ra từ pha tối và giải thích. Câu 7(2,5 điểm) a. Gỉa sử có 3 phân tử gồm tinh bột, glycogen, xenlulozo đều có 1555 đơn phân glucozo. 3 loại phân tử này có gì giống và khác nhau về cấu trúc và chức năng? Nếu phân tử glycogen trên có 10 nhánh mà mỗi nhánh có 10 đơn phân anpha glucozo thì phân tử này có bao nhiêu liên kết 1-4 anpha glucozit và giải thích. b. Dựa trên cơ sở về nào về cấu trúc mà người ta có thể xác định được mức độ phân nhánh của glycogen và giải thích. Câu 8(2,5 điểm). Gỉa sử một mạch (mạch 1) của phân tử ADN ở tế bào sinh trứng có hiệu của A với T bằng 10% số nu của mạch, có hiệu của G với A bằng 20% số nu của mạch và hiệu của G với X bằng 10% số nu của mạch. Mạch còn lại (mạch 2) có T bằng 3000 nu. a. Tính số nu mỗi loại của mỗi mạch ADN. b. Tính số liên kết photphođieste trong phân tử ADN c. Tính số liên kết hydro trong phân tử AND d. Phân tử ADN này giống hay khác với phân tử ADN nằm trong cùng một cặp NST tương đồng với nó và giải thích.

…………….HẾT……………


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 04 trang, gồm 10 câu) Ngày thi: 09 tháng 11 năm 2020

AL

ĐỀ THỨC ĐỀ CHÍNH

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC - KHỐI 10 – LẦN II

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

Câu 1 (2,0 điểm) 1. Hãy cho biết nhận định sau đây đúng? Nhận định nào sau đây sai? Nếu sai hãy giải thích. a. Trong đường phân chỉ tạo ATP mà không tạo ra ADP. b. Phân tử NADH và FADH2 đều là dạng oxi hoá, đều được giải phóng từ chuỗi chuyền điện tử ở màng trong ty thể. c. Sản phẩm của đường phân được trực tiếp đi vào chu trình Krep. d. Trong điều kiện có ôxi hay không có ôxi thì quá trình đường phân vẫn xảy ra. e. Một số enzim của chuỗi chuyền êlectron do gen trong ti thể quy định, các phân tử mARN phiên mã từ các gen này được chuyển ra tế bào chất để dịch mã. 2. Em hãy đề xuất những điểm giống nhau về quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm, diễn ra ở màng sinh chất của vi khuẩn hiếu khí, màng trong ti thể và màng tilacoit của lục lạp? Từ những điểm giống nhau đó em có thể rút ra được kết luận gì? 3. Theo em, quá trình hô hấp tế bào đã tạo ra những sản phẩm trung gian quan trọng nào? Giải thích? Câu 2 (2,0 điểm) 1. Trong quá trình đường phân nếu loại bỏ đihiđrôxyaxetol -3-phôtphat khi mới được tạo ra thì có ảnh hưởng gì tới các giai đoạn tiếp theo của quá trình đường phân? Giải thích? 2. Nghiên cứu chỉ ra rằng, oligomycin là một loại kháng sinh ức chế Enzim tổng hợp ATP bằng cách ngăn chặn dòng proton đi qua tiểu phần Fo vào chất nền ti thể. Sau khi tiêm oligomycin một thời gian, người ta thấy nồng độ lactat tăng cao trong máu của chuột thí nghiệm. - Hãy mô tả cơ chế tổng hợp ATP theo thuyết hóa thầm. - Giải thích nguyên nhân của hiện tượng nêu trên. 3. “Mặc dù quá trình electron vòng có thể là một đồ thừa của tiến hóa để lại” nhưng cũng đóng một vai trò có lợi cho thực vật bậc cao. Bằng kiến thức của mình, em hãy chứng minh điểm kém tiến hóa và ưu điểm của nó. Câu 3 (2,0 điểm) 1. Hãy cho biết các câu sau đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích? a. Cacbon là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể sống. b. Nước điều hòa nhiệt độ bằng hấp thụ nhiệt để hình thành các liên kết hidro và giải phóng nhiệt khi phá vỡ liên kết hidro giữa chúng. c. Liên kết disunfit là một loại liên kết yếu có trong cấu trúc bậc 3, bậc 4 của protein. d. Protein được gắn với cacbohydrat tạo glicoprotein ở lưới nội chất hạt. e. Lipit gắn với cacbohydrat ở bộ máy Gongi. 2. Khi ti thể dạng tinh sạch được hoà vào dung dịch đệm chứa ADP, Pi và một cơ chất có thể bị ôxi hoá, ba quá trình sau xảy ra và có thể dễ dàng đo được và biểu diễn ở đồ thị dưới đây: Cơ chất đó bị ôxi hoá; O2 được tiêu thụ và ATP được tổng hợp. Cyanua (CN) là chất ức chế sự vận chuyển điện tử đến O 2. Oligomycin ức chế enzyme ATP synthaza bằng cách tương tác với tiểu đơn vị F0. 2,4-dinitrophenol (DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và giải phóng 1 proton vào chất nền, do đó làm giảm sự chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton). Hãy cho biết x, y, z là những chất nào trong số các chất dưới đây? Giải thích.

1


AL CI

NH

ƠN

OF

FI

Câu 4 (2,0 điểm) 1. Vẽ tóm tắt sơ đồ chu trình Canvin. 2. Trong chu trình Canvin: a. Khi tắt ánh sáng: một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào? Giải thích? b. Khi giảm nồng độ CO2: Một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào? Giải thích? 3. Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống. Bằng cơ chế nào tế bào có thể ngừng việc tổng hợp một chất nhất định khi cần? Câu 5 (2,0 điểm) 1. Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường sục khí oxy, rồi sau đó được chuyển nhanh sang điều kiện thiếu oxy. Nồng độ của 3 chất: Glucozo -6- photphat, axit lactic và fructozo - 1,6 –diphotphat được đo ngay sau khi loại bỏ oxy khỏi môi trường nuôi cấy? Hãy ghép các đường cong 1,2,3 trên đồ thị cho phù hợp với sự thay đổi nồng độ 3 chất trên? Giải thích?

DẠ Y

M

QU

Y

2. Theo em, các quan điểm sau về quá trình quang hợp là đúng hay sai? Giải thích? a. Trong photphoril hóa quang hóa không vòng, điện tử bị mất của P680 được bù lại bởi điện tử của P700. b. Điện tử bật ra từ P680 đi qua chuỗi truyền điện tử tạo động lực bơm H + qua màng tilacoit, nhờ đó ATP được hình thành theo cơ chế hóa thẩm. c. Quang phân li nước ở PSII trên mặt màng phía xoang tilacoit: tạo ra 2H + từ một phân tử nước, làm tăng nồng độ H+ trong xoang tilacoit. d. Ở thực vật CAM loại bỏ hoàn toàn tinh bột ở lục lạp thì quá trình cố định CO2 ban đêm vẫn tiếp tục xảy ra. Câu 6 (2,0 điểm) 1. Nêu sự khác biệt giữa các cơ chế chất truyền tin thứ hai và cơ chế hoạt hóa gen. 2. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt ở những cấu trúc nào? Nêu chức năng của chúng ở mỗi cấu trúc đó? 3. Đồ thị nào dưới đây phản ánh sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN ti thể khi một tế bào trải qua phân chia nguyên phân? Giải thích tại sao?

2


AL CI

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

Câu 7 (2,0 điểm) 1. Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ, nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó. a. Tại sao có hiện tượng trên? b. Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen, chất AMP vòng (cAMP) có vai trò gì? 2. Giải thích tại sao, người bị nhiễm khuẩn Vibrio cholerae nhanh chóng bị mắc tiêu chảy cấp và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong do mất muối và nước? Biết rằng, độc tố tiêu chảy thực chất là một enzim làm biến đổi hóa học G-prôtêin liên quan đến điều tiết lượng muối và nước. Câu 8 (2,0 điểm) 1. Khi uống rượu, ethanol được hấp thu qua ống tiêu hoá và chuyển đến dịch ngoại bào và nội bào trong cơ thể. Ethanol được thải phần lớn qua gan (chiếm 90%), còn lại qua phổi và thận. Ở người khoẻ mạnh bình thường nặng 60 kg, mỗi giờ thải được 6 g ethanol. Theo luật giao thông, giới hạn nồng độ cồn (ethanol) trong máu cho phép đối với người điều khiển phương tiện cơ giới là 0,5 mg/mL máu. Giả sử một người khoẻ mạnh bình thường nặng 60 kg có lượng nước chiếm 65% khối lượng cơ thể. Người này uống 2 chai bia (350 mL/chai) có nồng độ ethanol là 5%. Sau một giờ, người này có được phép điều khiển phương tiện cơ giới theo luật giao thông không? Tại sao? 2. Các rối loạn hô hấp có thể được phân loại một cách đơn giản thành dạng tắc nghẽn và dạng hạn chế. Rối loạn dạng tắc nghẽn được đặc trưng bởi sự giảm dòng khí trong ống hô hấp. Rối loạn dạng hạn chế đặc trưng bởi sự giảm thể tích khí ở phổi. Hình dưới đây cho thấy hình dạng của đường cong Dòng chảy - Thể tích đo được khi hít vào cố sức và thở ra cố sức ở người khỏe mạnh với chức năng hô hấp bình thường và bốn bệnh nhân bị các rối loạn hô hấp thường gặp.

DẠ Y

a. pH máu của bệnh nhân bị rối loạn dạng 1 có thay đổi so với người khỏe mạnh không? Giải thích. b. Bệnh nhân bị rối loạn dạng 3 có nhịp thở thay đổi so với người khỏe mạnh không? Vì sao? c. Bệnh nhân bị rối loạn dạng 2 có thời gian hít vào cố sức dài hơn. Giải thích. d. Thể tích khí cặn của bệnh nhân bị rối loạn dạng 4 có thay đổi so với người khỏe mạnh không? Vì sao? Câu 9 (2,0 điểm) Bảng dưới đây thể hiện sự thay đổi áp lực máu (mmHg) ở tâm nhĩ trái, tâm thất trái và cung động mạch chủ trong một chu kỳ tim bình thường của một loài linh trưởng. T0 là thời điểm bắt đầu của một chu kì tim.

3


Thời điểm T + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 0 (giây) 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40 0,45 0,50 0,55 0,60 0,65 0,70 0,75 10

15

12

6

9

6

10

12

13

10

9

8

Áp lực máu ở tâm thất trái

4

10

15

12

30

92

112

95

55

13

10

9

8

Áp lực máu ở 86 84 cung động mạch chủ

82

80

79

92

112

95

90

96

91

90

6

5

AL

4

6

CI

Áp lực máu ở tâm nhĩ trái

FI

89

88

4

5

4

87

86

M

mV +50

QU

Y

NH

ƠN

OF

a. Van nhĩ thất, van động mạch chủ đóng hay mở tại những thời điểm: T0 + 0,20; T0 + 0,30; T0 + 0,40 và T0 + 0,50? Giải thích. b. Một cá thể của loài này bị hẹp van động mạch chủ. Thời gian trung bình của một chu kỳ tim ở cá thể này dài hay ngắn hơn so với bình thường? Giải thích. Câu 10 (2,0 điểm) 1. a. Hãy ghép các thành phần của đơn vị thận (ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp, cầu thận, nhánh lên quai Henle) ở động vật có vú với các đặc tính hoặc sự kiện tương ứng trong bảng sau: Đặc tính hoặc sự kiện Thành phần của đơn vị thận Ion Cl- được bơm tích cực ra ngoài 1 Máu được lọc 2 Hầu như tất cả gluco được tái hấp thu lại 3 Nước tiểu trở lên axit 4 Ion Na+ được tái hấp thu nhờ tác động của aldesteron 5 b. Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cầu thận của cơ quan bài tiết nước tiểu bị trở ngại, thận đã tự điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc trở lại bình thường? 2. Người ta kích thích sợi trục của nơron và ghi được đồ thị điện thế hoạt động A. Giả sử sau đó tiếp tục tiến hành 3 thí nghiệm độc lập: - Thí nghiệm 1: Kích thích sợi trục của nơron sau khi làm giảm nồng độ K+ trong nơron. - Thí nghiệm 2: Kích thích sợi trục của nơron sau khi làm tăng nồng độ K+ trong nơron. - Thí nghiệm 3: Kích thích sợi trục của nơron với cường độ kích thích nhỏ hơn lúc đầu Hãy cho biết thí nghiệm nào trong 3 thí nghiệm nêu trên gây nên sự thay đổi từ đồ thị điện thế hoạt động A(đường cong nét liền) sang đồ thị điện thế hoạt động B(đường cong nét đứt quãng)? Giải thích?

0

B A

DẠ Y

-50 -70

B

Thời gian (‰ giây) --------------------------Hết-------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm.

4


DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

Đáp án Câu 1 1. (Mỗi câu làm đúng và giải thích đúng 0,2 điểm) a. Sai. Trong giai đoạn khởi động của đường phân tế bào photphoril glucozơ bằng 2 phân tử ATP giải phóng 2 phân tử ADP. b. Sai. Chúng là dạng khử, đều là con thoi vận chuyển điện tử được đem đến chuỗi truyền điện tử để nhường e- trở thành dạng oxi hoá là NAD+, FAD+ c. Sai. Sản phẩm của đường phân là axitpiruvic trước khi vào chu trình Krep loại CO2 (khử CO2) và oxi hoá (tách H+) thành axetil- CoA, chất có hoạt tính mạnh đi vào chu trình Krep. d. Đúng e. Sai, do ribosome của ti thể dịch mã. 2. (0,5 điểm) Những điểm giống nhau: + Sử dụng một chuỗi vận chuyển electron mang năng lượng cao, kết cặp với vận chuyển prôton (H+) vào xoang màng tạo nên građien nồng độ prôton( H+). + Sự vận động của H+ xuôi chiều građien qua ATP – synthase thúc đẩy cho quá trình tổng hợp ATP từ ADP và phôt phát vô cơ. + Phức hệ ATP – synthase (F0F1) có phần F0 gắn trên màng, còn phần F1 thực hiện phản ứng xúc tác tổng hợp ATP luôn hướng vào chất nền (ti thể, lục lạp) hoặc tế bào chất vi khuẩn. - Ý nghĩa: Những điểm giống nhau trên là một bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết ‘nội cộng sinh’ về nguồn gốc của ti thể và lục lạp trong tế bào nhân thực. 3. (0,5 điểm) Các sản phẩm quan trọng từ quá trình hô hấp tế bào : - Axit piruvic : là nguyên liệu để tổng hợp Glyxeron, axit amin  tổng hợp Lipit và protein, - Axetyl CoA : nguyên liệu tổng hợp các axit béo, sterol  tổng hợp lipit đơn giản và các lipit phức tạp khác - Các axit hữu cơ từ chu trình Crep  tổng hợp các axit amin  protein - Các chất khử (NADH, FADH2) và năng lượng ATP  tham gia vào nhiều phản ứng sinh tổng hợp khác nhau Câu 2 1. (0,5 điểm) - Nếu loại bỏ dihidroxyaxetol - 3 phosphat khi mới tạo ra => không biến đổi tạo thành glixeraldehit - 3phosphat => chỉ có 1 phân tử glixeraldehit - 3phosphat tham gia vào pha thu hồi năng lượng => pha thu hồi chỉ tạo được 2ATP trực tiếp. 2. (0,5 điểm) - Cơ chế tổng hợp ATP theo thuyết hóa thẩm tại ti thể: + Vận chuyển electron, bơn H+ tạo điện thế màng + Hoạt động tổng hợp ATP của ATP-synthetaza - Khi tiêm oligomycin: + Các ATP-synthetaza bị ức chế bởi oligomycin sẽ ngừng hoạt động + Chu trình Creb bị ức chế: do chuỗi truyền e ngừng hoạt động. + Nhu cầu năng lượng của cơ thể phải được đáp ứng, các tế bào tăng cường đường phân và lên men để thu năng lượng nên lactat sản sinh nhiều nồng độ tăng cao trong máu 3. (1 điểm) - Dòng electron vòng luôn đi cùng quá trình photphoryl hóa vòng. Nó chỉ tạo ATP mà không tạo ra NADPH và O2. - Ở thực vật bậc cao có sự tồn tại của cả hai quá trình photphoryl hóa vòng và không vòng (quá trình này tạo NADPH, ATP và O2 do quá trình quang phân li nước). + Khi cây bị thiếu nước + Quá trình electron vòng có chức năng bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do ánh sáng mạnh.

5


NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

+ Ở thực vật C4, cần sử dụng ATP tái tạo chất nhận. Câu 3 1. (1 điểm – mỗi câu trả lời giải thích đúng được 0,2 điểm) a. Sai . Oxi là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong có thể sống (65%). b. Sai .Nước giải phóng nhiệt khi hình thành liên kết hidro và hấp thụ nhiệt khi bẻ gãy các liên kết hidro. c. Sai. Liên kết disunfit là liên kết cộng hóa trị giàu năng lượng. d. Đúng. e. Đúng. 2. (1 điểm) - x là cơ chất - y có thể là oligomycin hoặc CN - CN - z là DNP Câu 4

1. (0,5 điểm)

DẠ Y

M

QU

Y

2 (1 điểm) a. Khi tắt ánh sáng: một chất tăng, một chất giảm: - Chất tăng là APG (axit photphoglyxeric), chất giảm là RiDP (ribolozo diphotphat) b. Khi giảm nồng độ CO2: một chất tăng, một chất giảm: - Chất tăng là RiDP (ribolozo diphotphat), chất giảm là APG (axit photphoglyxeric) 3. (0,5 điểm) Về enzim: - Cấu tạo chung của một enzim: + Enim có bản chất là protein, có cấu trúc không gian phức tạp + Enzim có thể được cấu tạo hoàn toàn từ protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải là protein (cofactor) *Tế bào có thể điều khiển tổng hợp các chất bằng cơ chế ức chế ngược âm tính. Sản phẩm khi được tổng hợp ra quá nhiều sẽ trở thành chất ức chế quay lại ức chế enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên của chuỗi phản ứng tạo ra sản phẩm đó. Câu 5: 1. (1 điểm) Tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường sục khí oxy, rồi sau đó được chuyển nhanh sang điều kiện thiếu oxy thì tế bào sẽ chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên men. Quá trình này không có chu trình crep và chuỗi chuyền electron nên lượng ATP bị giảm mạnh, ATP chỉ được hình thành qua đường phân nhờ photphorin hóa mức cơ chất. - Đường cong số 1: sự thay đổi nồng độ của axit lactic - Đường cong số 3: ứng với sự thay đổi nồng độ của glucozo-6-photphat - Đường cong số 2: ứng với sự thay đổi nồng độ fructozo - 1,6 –diphotphat 2. (1 điểm) a. Sai. Trong photphoril hóa quang hóa không vòng, điện tử bị mất của P680 được bù lại bởi điện tử của H2O nhờ quá trình quang phân li nước.

6


OF

FI

CI

AL

b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Chất cố định CO2 tạm thời vào ban đêm là PEP được hình thành từ tinh bột nên loại bỏ hoàn toàn tinh bột thì quá trình này dừng lại. Câu 6 1. (0,5 điểm) Điểm Cơ chế chất truyền tin thứ hai Cơ chế hoạt hóa gen - Thụ thể ở màng sinh chất - Thụ thể trong tế bào chất hoặc trong 0,125 nhân. - Chất truyền tin không khuếch tán trực - Chất truyền tin khuếch tán trực tiếp 0,125 tiếp được qua màng (bản chất protein, được qua màng (bản chất lipit) 0,125 peptit,...) - Đáp ứng chậm hơn, lâu hơn. - Đáp ứng nhanh chóng, ngắn hơn. - Có sự phiên mã, dịch mã. 0,125 - Không có sự phiên mã, dịch mã.

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

2. (1 điểm) Bơm proton là một protein xuyên màng có khả năng tạo nên một gradient proton qua màng sinh học. Trong tế bào bơm proton thường có mặt trong: - Màng trong của ti thể - Màng tylacoit - Màng Lizoxom - Màng sinh chất 3. (0,5 điểm) Đồ thị hình A giải thích đúng sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN ti thể khi một tế bào trải qua phân chia nguyên phân vì: Câu 7 1. a. Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể màng, phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G hoạt hóa enzim adênylat – cyclaza, enzim này phân giải ATP → AMP vòng (cAMP), cAMP hoạt hóa các enzim kinaza, các enzim này chuyển nhóm phosphat và hoạt hoá enzim glicôgen phosphorylaza là enzim xúc tác phân giải glicôgen thành glucôzơ. Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng. b - cAMP có vai trò là chất truyền tin thứ hai: + Nhận thông tin từ chất truyền tin thứ nhất + Hoạt hóa enzim photphorilaza phân giải glycogen → glucôzơ, đồng thời có vai trò khuếch đại thông tin (1 phân tử adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ). 2. - Khi bị nhiễm khuẩn tả, vi khuẩn sẽ khu trú ở lớp lót của ruột non và sản sinh ra một độc tố. Độc tố này là một enzim làm biến đổi hóa học G-prôtêin liên quan đến điều tiết lượng muối và nước. Câu 8 1. - Sau 1 giờ uống 2 chai bia, theo luật giao thông, người này không được phép điều khiển phương tiện cơ giới. - Giải thích: + Lượng nước trong cơ thể người này là: 60 x 65% = 39 kg = 39000 mL + Lượng ethanol mà người này uống là: 2 x 350 x 5% = 35 g + Lượng ethanol còn lại trong cơ thể người này sau 1 giờ là: 35 - 6 = 29g + Nồng độ ethanol trong máu của người này sau 1 giờ là: 29/39000 = 0,00074 g/mL = 0,74 mg/mL (Nồng độ này cao hơn mức cho phép). 2.

7


AL

a. Có. Bệnh nhân 1 có dòng thở ra giảm → H+ tăng → pH giảm. b. Có. Bệnh nhân 3 có nhịp thở tăng do giảm dung tích sống, giảm thông khí, CO 2 nhiều; O2 máu giảm và tăng nhịp thở. c. Bệnh nhân 2 dòng khí hít vào giảm, thời gian hít vào dài hơn. d. Bệnh nhân 4 thở ra ít, hít vào ít và khí cặn lưu lại phổi lớn hơn. Câu 9: a. - Tại thời điểm T0 + 0,20 van nhĩ thất đóng, van động mạch chủ đóng.

OF

FI

CI

- Tại thời điểm T0 + 0,30 van nhĩ thất đóng, van động mạch chủ mở. - Tại thời điểm T0 + 0,40 van nhĩ thất đóng, van động mạch chủ đóng. - Tại thời điểm T0 + 0,50 van nhĩ thất mở, van động mạch chủ đóng. b. Cá thể bị hẹp van động mạch chủ có thời gian trung bình của một chu kì tim ngắn hơn so với bình thường. Vì ở cá thể này, van động mạch chủ không mở ra hết mức khi tâm thất co làm cho máu không được đẩy hết vào động mạch mà bị ứ lại tâm thất, gây thiếu máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Giảm lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan làm giảm lượng cung cấp O2 cho tế bào, do đó cơ thể điều hòa bằng cách tăng nhịp tim, giảm thời gian một chu kì tim. Câu 10 1. (1 điểm) a.

Thành phần của đơn vị thận

ƠN

Đặc tính hoặc sự kiện Ion Cl- được bơm tích cực ra ngoài

1.Nhánh lên của quai Henle 2. Cầu thận 3. Ống lượn gần

NH

Máu được lọc Hầu như tất cả gluco được tái hấp thu lại

DẠ Y

M

QU

Y

Nước tiểu trở lên axit 4. Ống góp Ion Na+ được tái hấp thu nhờ tác động của 5.Ống lượn xa aldesteron b. - Cầu thận chỉ lọc được dễ dàng khi có áp suất lọc. Huyết áp thấp thì áp suất lọc càng thấp nên trở ngại cho quá trình lọc máu tạo nước tiểu đầu. Thận đáp ứng lại bằng cách tiết ra rennin điều chỉnh huyết áp thông qua hệ thống RAAS để tạo thành Angiotensin II. Chất này làm co mạch máu dẫn đến tăng huyết áp. - Angiotensin II kích thích tuyến thượng thận tăng tiết Hoocmon Aldosterol và Hoocmon này tác động lên ống lượn xa làm tăng tái hấp thu Na+ và nước -> tăng thể tích máu và tăng huyết áp. 2. - Thí nghiệm 1 gây nên sự thay đổi. - Giải thích: + Giảm K+ là giảm chênh lệch điện thế hai bên màng, giảm giá trị điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. + Tăng K+ là tăng chênh lệch điện thế hai bên màng, tăng giá trị điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. - Giảm cường độ kích thích chỉ làm giảm tần số xung thần kinh.

8


KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: SINH HỌC – KHỐI 10

ĐỀ THỨC ĐỀ CHÍNH

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

FI CI A

L

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

Câu 1 (2 điểm): Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A, B, C, D và E) dưới đây (1) (4) (3) (3) (3) (3) (2) A

B

(b)

OF

(a)

(3)

ATP

D

C

E

ƠN

a. Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình trên. b. Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của prôtêin trong màng sinh chất. Câu 2 (2 điểm): Epinephrine là một hoocmon được tiết ra từ tuyến thượng thận, có tác dụng kích thích phân giải glycogen thành glucozơ-1-photphat bằng cách hoạt hóa enzyme glycogen

NH

photphorylaza có trong bào tương của tế bào.

1. Enzyme glycogen photphorylaza hoạt động trong giai đoạn nào của quá trình truyền tin bắt đầu từ epinephrine?

2. Nếu trộn epinephrine vào dung dịch có chứa glycogen và glycogen photphorylaza đựng

QU Y

trong ống nghiệm thì glucozơ-1-photphat có được tạo thành không? Vì sao? Câu 3 (2 điểm): Có ba hỗn hợp VSV được nuôi cấy trong ba bình tam giác chứa dung dịch có đầy đủ các nguyên tố thiết yếu (ở dạng các chất ion hóa), chỉ trừ nguồn cacbon. Một bình chứa VK lam, một bình chứa VK nitrat, bình còn lại chứa VK không lưu huỳnh màu lục. Cả ba bình

M

đều được đậy nút bông. Môi trường nuôi cấy ban đầu rất trong và được nuôi lắc trong tối 24h (Giai đoạn I). Mẫu nuôi cấy sau đó được chuyển ra nuôi lắc ngoài sáng 24h (Giai đoạn II), rồi

sau đó lại chuyển vào nuôi tĩnh trong tối 24h (Giai đoạn III). Độ đục thu được ở cuối mỗi giai đoạn như sau. Hãy cho biết trong mỗi bình (A, B, C) có chứa nhóm VSV nào? Giải thích.

DẠ

Y

Bình A B C

Cuối giai đoạn I Trong Trong Hơi đục

Cuối giai đoạn II Trong Hơi đục Đục hơn

Cuối giai đoạn III Trong Hơi đục Đục hơn


Câu 4 (2 điểm): Dưa cải muối chua là món ăn quen

L

thuộc của chúng ta. Vi sinh vật

FI CI A

thường thấy trong dịch lên men gồm vi khuẩn lactic, nấm men và nấm sợi. Hình dưới đây thể hiện số lượng tế bào sống (log CFU/ml) của 3 nhóm vi sinh vật khác nhau và giá trị pH

OF

trong quá trình lên men lactic dưa cải. Ôxi hòa tan trong dịch lên men

Hình 4

giảm theo thời gian và được sử dụng

ƠN

hết sau ngày thứ 22.

a. Nguyên nhân nào làm giá trị pH giảm từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba? b. Tại sao nấm men sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 26 và giảm mạnh sau ngày

NH

thứ 26?

c. Vì sao nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh trưởng vào giai đoạn cuối của quá trình lên men?

Câu 5 (2 điểm): Virus cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia câm, virus cúm A/H3N2

QU Y

chỉ lây truyền bệnh ở người. Giả sử, người ta tạo được virus lai bằng cách tách hệ gen ARN của virus A/H5N1 ra khỏi vỏ capsit của nó, rồi chuyển vào đó hệ gen ARN của virus A/H3N2. a. Trình bày giải đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virus lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sau khi xâm nhập vào tế bào người. Biết rằng virus cúm A có hệ gen ARN (-) và phiên mã tổng

M

hợp mARN từ khuôn ARN hệ gen của nó. b. Virus lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnh ở gia cầm không? Giải thích.

c. Nếu gen mã hóa gai glycoprotein H (hemagglutinin) bị đột biến ở chủng gốc A/H5N1 thì phần lớn virus lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đổi khả năng lây nhiễm ở người như thế nào? Giải thích.

Y

Câu 6 (1.5 điểm): Một nhà khoa học đã sử dụng hai chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) A và B

DẠ

để xử lý cho hạt cây rau cải ở giai đoạn trước và sau khi nảy mầm. Ông đã bố trí 3 lô thí nghiệm, mỗi lô 50 hạt đồng đều nhau về chất lượng. Mỗi chất ĐHST A và B đểu được sử dụng riêng rẽ ở nồng độ thích hợp. - Lô I: không được xử lý (lô đối chứng). - Lô II: được xử lý với chất A.


- Lô III: được xử lý với chất B. Kết quả về tỉ lệ nảy mầm (sau 24h xử lý hạt) và đặc điểm thân mầm (4 ngày tuổi) được trình Chất ĐHST

Tỉ lệ hạt nảy mầm Đặc điểm sinh trưởng của thân mầm (%)

FI CI A

Lô thí nghiệm

L

bày ở bảng dưới đây.

Lô I

Không có

51,3

Mảnh, thẳng và kích thước trung bình

Lô II

A

96,0

Mảnh, thẳng và dài

Lô III

B

59,8

Mập, cong và ngắn

OF

Mỗi chất điều hòa sinh trưởng A và B thuộc nhóm nào? Giải thích.

Câu 7 (2 điểm): Trong các thí nghiệm về tác động của ánh sáng và CO2 đến quang hợp, các cây lúa đã được trồng ở điều kiện nhiệt độ 280C, cường độ ánh sáng khác nhau. Thí nghiệm 1 Cường độ ánh sáng (đơn vị)

1

Cường độ quang hợp Thí nghiệm 1

1.5

với CO2 (đơn vị)

1.5

2

3

4

5

6

7

2.8

3.2

3.2

3.2

3.2

3.2

3.5

5.0

6.0

6.5

6.5

6.5

NH

Thí nghiệm 2

ƠN

với 0.04% CO2; còn thí nghiệm 2 với 0.4% CO2. Kết quả được ghi trong bảng 6

a. Hãy vẽ một đồ thị dạng đường liên tục để minh họa 2 kết quả thí nghiệm với quy ước trục tung là cường độ quang hợp và trục hoành là cường độ ánh sáng. không tăng? Giải thích.

QU Y

b. Trong thí nghiệm 1, vì sao khi cường độ ánh sáng ≥ 3 (đơn vị) thì cường độ quang hợp c. Hãy đưa ra 3 nguyên nhân khác nhau để giải thích vì sao cường độ quang hợp của các cây lúa giảm ở nhiệt độ trên 300C?

Câu 8 (1 điểm): Người ta có thể sử dụng enzyme glycolate oxydase trong cây để phân biệt các

M

nhóm thực vật C3, C4. Hãy thiết kết thí nghiệm để xác định được các nhóm thực vật nói trên bằng enzyme này. Giải thích kết quả thí nghiệm.

Câu 9 (1 điểm):

Thành tế bào giúp tế bào thực vật duy trì sự ổn đinh tương đối về thẻ tích trước những thay đổi lớn về thế năng nước do quá trình thoát hơi nước tạo ra. Thế năng nước của tế bào thực vật

Y

gồm thế năng chất tan và thể năng áp suất trương. Thể tích tương đối của tế bào tương quan với

DẠ

thế năng nước và các thành phần của nó như mô tả trong hình


L FI CI A OF

Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đ/S

a. Thay đổi về thế năng nước của tế bào thực vật thường đi kèm với sự thay đổi lớn của cả áp suất trương và thể tích tế bào

ƠN

b. Sự mất áp suất trương cho biết điểm kết thúc co nguyên sinh, với sự giảm khoảng 15% thể tích tế bào.

c. Khi thể tích tế bào giảm 10%, thì sự thay đổi của thế năng nước của tế bào là do giảm thế

NH

năng chất tan cùng với sự thay đổi nhỏ của áp suất trương.

d. Trong quá trình lấy lại nước (rehydration), sự tăng thể tích tế bào dừng lại khi thành tế bào tạo áp suất tương đương với áp suất trương và thế năng nước của tế bào đạt giá trị bằng 0. Câu 10 (2 điểm): Dị tật tim bẩm sinh là các bệnh phổ biến, chiếm tới 0,4 – 0,8% trẻ sinh ra. Chú thích: RA: tâm nhĩ phải RV: tâm thất phải; LA: tâm nhĩ trái; LV: tâm thất trái; PA: động mạch phổi; AO: động mạch chủ

M

QU Y

Hình dưới đây thể hiện của 2 loại dị tật tim bẩm sinh phổ biến.

a) Tại sao những người bị dị tật loại (1) có thành tim bên phải dày?

Y

b) Tại sao cơ thể bệnh nhân bị dị tật loại (2) phát triển không cân đối: phần trên (2 tay,

DẠ

cổ) to khỏe, trong khi phần dưới cơ thể (mông, 2 chân) lại nhỏ và mảnh khảnh? Câu 11 (1 điểm): Ba bệnh nhân I, II, III có triệu chứng của thyroxin thấp. Khiếm khuyết được tìm thấy ở vùng dưới đồi ở bệnh nhân I, ở thùy trước tuyến yên bệnh nhân II, và ở tuyến giáp bệnh nhân III. Sau khi hormone giải phóng hướng tuyến giáp TRH được điều trị cho các bệnh nhân, nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH trước và sau 30 phút của thời điểm điều trị


được đo đạc ở mỗi bệnh nhân. Sau khi tiêm TRH

Người khỏe mạnh

Thấp hơn 10

Từ 10 đến 40

A

Thấp hơn 10

Từ 10 đến 40

B

Từ 10 đến 40

Cao hơn 40

C

Thấp hơn 10

Thấp hơn 10

FI CI A

L

Trước khi tiêm TRH

Hãy cho biết bệnh nhân I, II, II là phù hợp với trường hợp nào trong A, B, C ở trên? Giải thích?

OF

Câu 12 (1.5 điểm): Nghiên cứu 2 giống cây của loài cây kỳ nham (Hyoscyamus niger) là A và B , trong đó có một giống là cây 2 năm và một giống là cây hằng năm. Tiến hành thí nghiệm được kết quả như sau: Xử lý

Chiếu sáng 8 giờ

Giống A

Xử lý lạnh

Không ra hoa

Ra hoa

Không xử lý lạnh

Không ra hoa

Ra hoa

Xử lý lạnh

Không ra hoa

Ra hoa

Không ra hoa

Không ra hoa

Không xử lý lạnh

NH

Giống B

ƠN

Giống cây

Chiếu sáng 14 giờ

a. Hãy cho biết điều kiện ra hoa của giống A và B? Trong 2 giống A và B giống nào là cây

QU Y

2 năm, giống nào là cây 1 năm?

b. Tiến hành thí nghiệm với cây giống A: -

Che ngọn, để thân lá trong điều kiện ngày dài.

-

Che lá, để ngọn trong điều kiện ngày dài.

DẠ

Y

M

Trường hợp nào cây ra hoa? Tại sao?

------ HẾT ------


KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC - KHỐI 10 – LẦN IV

ĐỀ THỨC ĐỀ CHÍNH

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 04 trang, gồm 10 câu) Ngày thi: 25 tháng 01 năm 2021

AL

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

ƠN

OF

FI

CI

Câu 1 (2,0 điểm) 1. Hình (A) cho thấy những thay đổi về độ ẩm tương đối của khí quyển vào các thời điểm khác nhau của ban ngày. Hình (B) cho thấy những thay đổi về áp suất trong xylem của cây trong cùng thời điểm tương ứng.

DẠ Y

M

QU

Y

NH

a. Giải thích mối quan hệ giữa độ ẩm tương đối của khí quyển và áp suất trong xylem. b. Giải thích sự chênh lệch quan sát được giữa áp suất trong xylem ở đỉnh cây (ở lá) và phía dưới cùng của cây (ở rễ). 2. Hãy phân biệt hai con đường hấp thu nước ở rễ: con đường vô bào (apoplast) và con đường tế bào (symplast). Đai caspari và lớp tế bào nội bì có vai trò gì trong sự vận chuyển nước và muối khoáng 3. Ngâm tế bào của 1 loại mô thực vật vào dung dịch đường saccarôzơ. Hãy cho biết, khi nào sức căng trương nước của tế bào xuất hiện và biến thiên như thế nào? 4. Lập phương trình thể hiện mối quan hệ giữa S, P, T của tế bào? Câu 2 (2,0 điểm) 1. Nghiên cứu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với sự sinh trưởng của một loài thực vật thân thảo ở cạn, sau 20 ngày theo dõi thí nghiệm, từ số liệu thu được người ta xây dựng đồ thị sau đây: a. Sự hấp thu ion nào bị ảnh hưởng mạnh khi lượng ATP do tế bào lông hút tạo ra giảm dưới tác động điều kiện môi trường? b. Thực tế trong môi trường đất có độ pH thấp, lượng ion khoáng nào trong đất sẽ bị giảm mạnh? Đồ thị biểu diễn nồng độ các ion khoáng 2. Khi quan sát những cây ngô trong vườn, người ta nhận thấy toàn bộ lá bị vàng. Rà soát các điều kiện trồng trọt cho thấy do nguyên nhân cây trồng thiếu khoáng chất. a. Hãy chỉ ra 5 nguyên tố khoáng có liên quan đến hiện tượng vàng lá như trên và đề xuất ít nhất 2 biện pháp để khắc phục. b. Nếu đất trồng ngô bị kiềm hóa với pH ≈ 8,0 thì hiện tượng vàng lá liên quan đến những nguyên tố khoáng nào? c. Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây. Để hấp thụ được các ion khoáng, rễ cây sử dụng cơ chế hút bám trao đổi cation. Đặc điểm chính của cơ chế này là gì? Câu 3 (2,0 điểm)

1


OF

FI

CI

AL

1. Một nhà khoa học muốn tìm hiểu về sự khác biệt trong quang hợp của hai loài thực vật C3 và C4. Người này đã trồng cây ngô và cây phong nữ trong một hộp nhựa trong suốt được dán kín với nồng độ CO2 ban đầu ở điều kiện thường (300ppm) và các điều kiện ánh sáng, nước và khoáng được cung cấp đầy đủ cho cả hai cây. Sau một thời gian một cây bị chết. a. Hãy cho biết cây bị chết là cây nào? Giải thích. b. Nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp của hai loài thực vật nói trên, kết quả được thể hiện ở đồ thị sau:

Đồ thị A và B ứng với loài nào? Các khoảng cách “1” và “2” trên đồ thị phản ánh điều gì?

M

QU

Y

NH

ƠN

2. a. Vì sao người ta lại cho rằng Archaea là ranh giới giữa vi khuẩn và sinh vật nhân thực? Đặc điểm nổi bật trong cấu trúc màng tế bào vi khuẩn ưa lạnh, vi khuẩn Micoplasma? b. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đưa tế bào trực khuẩn cỏ khô, vi khuẩn sinh metan, vi khuẩn E.coli, mycoplasma vào dung dịch nhược trương có lizozim? Giải thích? Câu 4 (3,0 điểm) 1. a. Viết sơ đồ tóm tắt quá trình nitrat hóa trong đất từ amoni thành nitrit do vi khuẩn Nitrozomonas và từ nitrit thành nitrat do vi khuẩn Nitrobacter? b. Xác định kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của 2 loại vi khuẩn trên? 2. Phân biệt quang hợp ở vi khuẩn lam và vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía? Trong hai dạng trên dạng nào tiến hóa hơn? Vì sao? 3. Nêu những điểm khác nhau giữa vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía về cách sử dụng H2S và về quan hệ của chúng với O2. 4. Hãy giải thích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động chức năng để thực hiện cố định nitơ ở các loài vi khuẩn Nostoc (vi khuẩn lam), Azotobacter (vi khuẩn hiếu khí sống tự do), Rhizobium (vi khuẩn sống cộng sinh với cây họ đậu). Câu 5 (1,0 điểm) 1. Cho đồ thị đường cong phân ly oxi - hemoglobin của người trưởng thành và thai nhi bình thường như hình vẽ:

DẠ Y

Hình 6.1. Chú thích: Fetal hemoglobin: Hemoglobin của thai nhi Maternal hemoglobin: Hemeglobin của người trưởng thành Hemoglobin saturation: Độ bão hòa hemoglobin Resting cell: Tế bào ở trạng thái nghỉ Alveoli: Phế nang

2

Hình 6.2.


ƠN

OF

FI

CI

AL

a. Khi PO2 = 20 mmHg, độ bão hòa hemoglobin bằng bao nhiêu? Tại PO2 bằng bao nhiêu thì 50% hemoglobin bão hòa với O2? b.Tại PO2 = 20 mmHg thì lượng oxi được giải phóng cho tế bào cơ ở pH máu bằng 7,2 so với 7,4 như thế nào? c. Máu của người bị bệnh bị thiếu hụt hexokinase dẫn tới giảm 2,3-DPG thì ảnh hưởng như thế nào tới đường cong phân li HbO2? d. Qua quá trình trao đổi khí ở nhau thai, hemoglobin trong máu rời nhau thai có độ bão hòa 80%, khi đó PO2 bằng bao nhiêu? 2. Nhà khoa học Marey tiến hành một thí nghiệm như sau: dùng 1 bình chứa nước có chiều cao không đổi (tức áp suất không đổi). Đáy bình có 1 vòi hình chữ U nối với 2 ống: 1 ống cao su và 1 ống thủy tinh. Dùng 1 kẹp đóng ngắt nhịp nhàng làm cho nước vào 2 ống theo từng đợt. - Hiện tượng gì xảy ra trong 2 ống trên? Thí nghiệm trên chứng minh cho hoạt động nào của hệ tuần hoàn? - Giải thích kết quả và rút ra nhận xét. Câu 6 (2,0 điểm) 1. Biểu đồ sau đây cho thấy nồng độ TSH huyết tương ở ba nhóm đối tượng. Nhóm nào sẽ phù hợp với các bệnh lý sau đây? Giải thích.

NH

(a) suy giáp nguyên phát (b) cường giáp nguyên phát (c) cường giáp thứ phát

DẠ Y

M

QU

Y

2. a. Neuron sau synap có điện thế nghỉ màng là -70 mV. Trong mỗi trường hợp sau điện thế màng có xuất hiện không? - 15 neuron nối với 1 tế bào thần kinh sau synap. Trong đó, 12 neuron tạo EPSP 2 mV và 3 neuron tạo IPSP 3 mV. Ngưỡng của tế bào sau synap là -50 mV. - 14 neuron nối với 1 tế bào thần kinh sau synap. Trong đó, 11 neuron tạo EPSP 2 mV và 3 neuron tạo IPSP 3 mV. Ngưỡng của tế bào sau synap là -60 mV. - 15 neuron nối với 1 tế bào thần kinh sau synap. Trong đó, 14 neuron tạo EPSP 2 mV và 1 neuron tạo IPSP 9 mV. Ngưỡng của tế bào sau synap là 50 mV. (Trong đó: EPSP là điện thế hưng phấn sau synap, còn IPSP là điện thế ức chế sau synap.) b. Giả sử điện thế nghỉ của nơron vận động ở người là -90mV. Giá trị điện thế nghỉ của nơron sẽ thay đổi thế nào khi sử dụng một loại thuốc gây đóng hoàn toàn các cổng Na+? Giải thích. Câu 7 (3,0 điểm) a. Giải thích vì sao tế bào bình thường ở cơ thể sinh vật nhân thực không thể gia tăng mãi về kích thước? b. Một người uống một lượng lớn rượu thì chỉ sau một thời gian ngắn trong các tế bào gan có số lượng một loại bào quan tăng gấp vài lần. Hãy cho biết tên, chức năng của bào quan đó. c. Vai trò của nước trong quang hợp? d. Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối? e. Cho đồ thị sau:

3


AL CI

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

Em hãy đưa ra nhận xét, từ đó rút ra kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính của enzim. f. Tại sao các biện pháp bảo quản nông phẩm đều hướng tới việc làm giảm cường độ hô hấp? Câu 8 (3,0 điểm) BD Mn a. Một cơ thể động vật có kiểu gen Aa giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao bd mN tử? ABDE b. Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh của một cơ thể động vật có kiểu gen giảm phân xảy ra trao đổi chéo abde và không xảy ra đột biến thì có thể tạo ra tối đa là bao nhiêu loại tinh trùng? AB DE c. 3 tế bào sinh tinh của một cơ thể động vật có kiểu gen . Trong đó tế bào thứ nhất giảm phân bình ab de thường và không xảy ra trao đổi chéo; tế bào thứ hai giảm phân chỉ xảy ra trao đổi chéo giữa B và b và không xảy ra đột biến; tế bào thứ ba giảm phân không xảy ra trao đổi chéo, không bị đột biến gen, không bị đột biến DE AB cấu trúc nhiễm sắc thể, ở giảm phân I có cặp nhiễm sắc thể không phân li, cặp nhiễm sắc phân li de ab bình thường, giảm phân II diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh trên giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? Viết kiểu gen của những loại tinh trùng đó. d. Hãy nêu 2 sự kiện trong giảm phân bình thường dẫn đến việc hình thành nhiều loại giao tử khác nhau. Giải thích? e. Tại sao nói quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh có vai trò duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài? Câu 9 (1,0 điểm) Tiến hành nuôi cấy 3 chủng vi khuẩn (kí hiệu I, II, III) trong các môi trường (kí hiệu A, B, C) thu được kết quả như sau: Môi trường Thành phần môi trường nuôi cấy Chủng I Chủng II Chủng III NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, + + A CaCl2, chiếu sáng và sục khí CO2. NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, + B CaCl2, che tối và sục khí CO2. NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, + C CaCl2, cao thịt bò, che tối. Chú thích: (+) Vi khuẩn mọc (sinh trưởng và phát triển), (-) Vi khuẩn không mọc. a. Hãy xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên? b. Chủng I phát triển trên mặt thoáng của ống nghiệm có môi trường C. Khi bổ sung thêm KNO3 vào ống nghiệm thì chủng I phát triển được cả ở mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm. Hãy giải thích hiện tượng trên. Câu 10 (1,0 điểm) a. Trong các kiểu dinh dưỡng cơ bản của sinh vật, những kiểu dinh dưỡng nào chỉ có ở vi khuẩn? Những kiểu dinh dưỡng này có đặc điểm gì về nguồn năng lượng và nguồn cacbon. b. Nhược điểm của phương pháp nuôi cấy không liên tục trong công nghệ vi sinh là gì? c. Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao? --------------------------Hết-------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm.

4


Đáp án năng khiếu lần 4/2020 – Lớp 10 Sinh

M

QU

4

- Khi tế bào nhận nước thì sức căng trương nước T của tế bào xuất hiện. - T tăng khi tế bào tiếp tục hút nước. - Tế bào mất nước thì T giảm phương trình thể hiện mối quan hệ giữa S, P, T của tế bào: S=P–T S: sức hút nước của tế bào P: Áp suất thẩm thấu của tế bào. T: sức căng trương nước của tế bào. (viết được phương trình được 0.25đ; chú thích được S, P, T được 0.25)

Y

3

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

Câu 1 (2,0 điểm) 1.a) – Độ ẩm tương đối càng thấp → áp suất trong xylem càng âm (càng giảm). – Khi độ ẩm tương đối của khí quyển thấp → thoát hơi nước nhiều từ lá (các tế bào thịt lá) → thế nước trong lá (trong các tế bào thịt lá) trở nên thấp hơn → càng nhiều nước di chuyển từ xylem vào các tế bào thịt lá → sự chênh lệch (gradient) thế nước giảm → tạo nên áp suất âm (áp suất giảm) trong các các xylem. 1.b) – Áp suất âm tăng dần từ dưới lên do lực hút từ lá tạo áp suất âm và lực đẩy từ rễ triệt tiêu áp suất âm. – Lực hút từ lá mạnh nhất ở phía trên ngọn, giảm dần xuống dưới trong khi lực đẩy từ rễ mạnh nhất ở dưới, giảm dần lên trên → Ở rễ, áp suất âm bé nhất, ở lá áp suất âm lớn nhất. 2 – Phân biệt hai con đường vô bào và tế bào Đặc điểm Con đường vô bào Con đường tế bào Con đường đi Nước đi qua khoảng trống giữa Nước đi qua tế bào chất, qua thành tế bào với màng sinh chất, không bào, sợi lien bào, qua tế các khoảng gian bào đến lớp tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của bào nội bì thì xuyên qua tế bào rễ này để vào mạch gỗ của rễ Tốc độ dòng Tốc độ di chuyển của nước Tốc độ di chuyển của nước nước nhanh chậm do gặp lực cản của keo chất nguyên sinh ưa nước và các chất tan khác Kiểm soát Các chất khoáng hòa tan không Các chất khoáng hòa tan được chất hòa tan được kiểm soát chặt chẽ kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của màng sinh chất – Vai trò: Đai caspari được cấu tạo bằng suberin, là chất không thấm nước nên ngăn không cho nước và các chất khoáng hòa tan đi qua phần gian bào. Do vậy, đai caspari cùng lớp tế bào nội bì kiểm soát các chất hòa tan và lượng nước đi vào mạch dẫn, ngăn không cho nước đi ngược trở lại.

DẠ Y

Câu 2 (2,0 điểm) 1. - Ion Mg2+ và NO3- có nồng độ trong tế bào rễ cao hơn trong dung dịch đất nên các ion này được rễ cây hấp thụ 1 cách chủ động qua kênh protein. - Quá trình hấp thu chủ động các ion này cần năng lượng ATP do tế bào rễ tạo ra. Do đó nếu điều kiện không thích hợp lượng ATP giảm mạnh → sự hấp thụ các ion này giảm theo. - Khi pH đất thấp, như vậy đất có nhiều ion H+. Loại ion này trao đổi với các ion khoáng dương trên bề mặt keo đất. Kết quả là các ion (K+, Mg+, Fe3+ ) ra dung dịch đất và dễ dàng bị rửa trôi. 2. a) Hiện tượng cây ngô bị vàng lá là dấu hiệu thiếu hụt một hoặc nhiều hơn các nguyên tố khoáng sau: Fe, N, K, Mg, S, Mo -Hai phương pháp khắc phục: cung cấp phân bón chứa các nguyên tố khoáng bị thiếu cho đất và phun phân bón chứa các nguyên tố khoáng đó lên lá cây. b) – Khi đất trồng bị kiềm tính với pH ≈ 8,0, rễ cây vẫn hấp thu được các nguyên tố N, S, Mo nhưng không hấp thu được các nguyên tố gây vàng lá khác là Fe, K và Mg.

5


NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

c. Về dinh dưỡng khoáng - Đặc điểm của cơ chế hút bám trao đổi cation: + Các hạt keo đất như hạt đất sét tích điện âm vì thế chúng mang các cation khoáng (K+, Na+, Ca2+…) trên bề mặt hạt keo. + CO2 hình thành từ quá trình hô hấp ở các tế bào của rễ sẽ khuyếch tán qua lông hút vào dung dịch đất và kết hợp với các phân tử nước để hình thành axit yếu H2CO3. Do không bền, axit này sẽ bị phân ly thành H+ và HCO3- theo sơ đồ sau: CO2 + H2O  H2CO3  H+ + HCO3+ + H sẽ thay thế vị trí của các cation trên bề mặt hạt keo đất, dẫn đến giải phóng các cation khoáng tự do làm cho lông hút có thể dễ dàng hấp thụ vào rễ. Câu 3 (2,0 điểm) 1 a. - Cây bị chết là cây phong nữ. - Giải thích; + Cây ngô là C4, cây phong nữ là C3. + Hai cây trồng chung trong một thùng bị dán kín sẽ xảy ra sự cạnh tranh nhau về nguồn CO2. Khi nồng độ CO2 giảm thấp, cây C4 có lợi thế hơn cây C3, do PEP-cacboxylaza có ái lực cao với CO2 hơn rubisco. + Hơn nữa, khi CO2 giảm thấp, O2 tăng cao do quang hợp không giải phóng ra môi trường khi hộp bị dán kín, ái lực của O2 với rubisco tăng lên làm C3 càng khó khăn trong việc cố định CO2 hơn.Cây phong nữ hô hấp tạo năng lượng duy trì sự sồng và sinh ra CO2 lại bị cây ngô hấp thụ. Cứ như vậy cây ngô sẽ sử dụng CO2 cho đến khi cây phong nữ cạn kiệt và chết. b. - A là ngô và B là phong nữ + giải thích: điểm bù và điểm bão hòa ánh sáng - Khoảng cách 1: cường độ quang hợp tối đa không chỉ phu thuộc cường độ ánh sáng mà còn phụ thuộc và các yếu tố khác. Khả năng nhân nồng độ CO2 của C4.. - Khoảng cách 2: Khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng yếu của C4 > C3

M

QU

Y

2. Vì sao người ta lại cho rằng Archaea là ranh giới giữa vi khuẩn và sinh vật nhân thực? Trả lời: - Archaea có nhiều đặc điểm giống vi khuẩn: Cấu tạo đơn bào, tế bào nhân sơ, Riboxom loại 70S, có plasmit... - Archaea có nhiều đặc điểm giống sinh vật nhân thực: Một số có Intron, có protein liên kết với ADN, aa mở đầu là metionin … Đặc điểm nổi bật trong cấu trúc màng tế bào vi khuẩn ưa lạnh, vi khuẩn Micoplasma? Trả lời: - Màng sinh chất của vi khuẩn ưa lạnh chứa nhiều axit béo không no, nhờ vậy chúng vẫn duy trì được trạng thái bán lỏng ở nhiệt độ thấp. - Micoplasma là vi khuẩn không có thành tế bào nên dễ mẫn cảm với áp suất thẩm thấu. Màng sinh chất của chúng giàu colesteron do đó hạn chế được nước đi vào tế bào trong môi trường nhược trương.

DẠ Y

- Thả tế bào vào dung dịch nhược trương thì tế bào sẽ hút nước. - Lizozim phá hủy thành tế bào vì nó cắt đứt liên kết 1 – 4 glucozid. - Trực khuẩn cỏ khô là vi khuẩn G+ nên dưới tác động của lizozim nó thành tế bào trần vỡ. Hút nước - Vi khuẩn E.Coli là vi khuẩn G- nên dưới tác động của lizozim nó thành thể hình cầu, vẫn còn khoang chu chất bảo vệ nên nó hút nước đến một mức độ nhất định mà không vỡ. - Mycoplasma là vi khuẩn không vỡ thành nên không chịu tác động của lizozim, nên nó hút nước đến một lúc - Vi khuẩn sinh mêtan là vi khuẩn cổ hút nước có thành là pseudomurein, nên không chịu tác động của lizozim không vỡ

b

Câu 4 (3,0 điểm) 1. a. Sơ đồ tóm tắt

6


Vi khuẩn lam

Sắc tố QH Quang hệ II Chất cho electron

Vi khuẩn lưu huỳnh lục và tía

FI

Dấu hiệu

CI

AL

- Giai đoạn nitrit hóa do vi khuẩn Nitrosomonas: NH4+ + 3/2 O2  NO2- + H2O + 2H+ + Q……………............................. - Giai đoạn nitrat hóa do vi khuẩn Nitrobacter NO2- + 1/2 O2  NO3- + Q…………….......…………………………....... b. Kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp - Kiểu dinh dưỡng: Là những vi sinh vật hóa tự dưỡng với nguồn năng lượng lấy từ các phản ứng hóa học trong cơ thể (NH4+  NO2- ; NO2-  NO3-), nguồn Cacbon từ CO2……….…..................................................... - Kiểu hô hấp: Hiếu khí, nếu không có O2 thì không thể oxi hóa amoni và sẽ không thể có năng lượng cho hoạt động sống………............................ 2.

Khuẩn diệp lục Không H2, H2S, S, chất hữu cơ (fumarat)

OF

Clorophin a Có H2O

NH

ƠN

Giải phóng oxi Có Không Sản phẩm tạo thành ATP + NADPH ATP Nguồn cacbon CO2 Chất hữu cơ hoặc CO2 Hiệu quả năng lượng Cao Thấp -Hai đại diện trên, dạng quang hợp của vi khuẩn lam tiến hóa hơn vì: +Sử dụng chất cho electron là nước rất phổ biến trong tự nhiên. +Thải oxi thúc đẩy tiến hóa của các sinh vật dị dưỡng. +Hệ sắc tố bẫy năng lượng hiệu quả hơn.

DẠ Y

M

QU

Y

3. - VK ôxi hóa lưu huỳnh sử dụng H2S làm nguồn cung cấp năng lượng. Chúng cần O2 làm chất nhận e- do đó thuộc nhóm VK hiếu khí bắt buộc. - VK lưu huỳnh màu tía sử dụng H2S là nguồn cung cấp H+. Chúng không phát triển được trong môi trường có O2 do vậy thuộc nhóm kị khí bắt buộc. 4. - Nostoc khi quang hợp giải phóng oxi phân tử. Để đảm bảo cho quá trình cố định nitơ, vi khuẩn lam này hình thành các tế bào đặc biệt là heterocyte (tế bào dị hình), trong các tế bào này có sự thay đổi kiểu trao đổi chất. Chỉ có phức hệ quang hợp I do đó trong quá trình quang hợp không tạo ra oxi. Do đó hệ enzim nitrogenaza vẫn hoạt động bình thường để cố định nitơ phân tử. Mặt khác Nostoc thường chứa các không bào khí giúp vi khuẩn nổi lên hay chìm xuống tránh nơi có hàm lượng oxi cao hoặc thu năng lượng ánh sáng khi quang hợp. - Azotobacter: tạo lớp màng bao dày bên ngoài tế bào ngăn không cho khí oxi xâm nhập vào một cách tùy tiện, màng tế bào chất của vi khuẩn gấp nếp tạo thành túi chứa hệ nitrogenaza hình thành nhanh chóng hiđro nhờ hệ hiđrogenaza. Để trung hòa oxi phân tử, đẩy mạnh hô hấp ở màng tế bào chất để không còn oxi đi vào bên trong. - Rhizobium ở ngoài cây họ đậu, sống tự do trong đất không cố định đạm. Chỉ khi hình thành nốt sần ở rễ cây họ đậu chúng biến thành thể giả khuẩn Bacteriode mới có khả năng hoạt hóa hệ enzim nitrogenaza. Tế bào rễ hình thành một loại protein đặc biệt (Noduline), protein này liên kết với nhân hem do Bacteriode tiết ra để trở thành leghenmoglobin, chính sắc tố màu hồng này bao quanh Bacteriode đã hấp thụ oxi loại bỏ tác động gây hại đối với hoạt tính nitrogenaza, mặt khác nó cung cấp oxi dần dần cần thiết cho quá trình oxi hóa của Rhizobium. Câu 5 (1,0 điểm) 1. a. PO2 = 20 mmHg thì Hb bão hòa 34%, Hb bão hòa 50% tại PO2 = 28 mmHg. b. Khi pH giảm, độ bão hòa giảm nên lượng oxy giải phóng nhiều hơn. c. Mất 2,3-DPG không tốt bởi vì sau đó hemoglobin liên kết chặt chẽ hơn với oxi tại các giá trị P O2 tìm thấy trong các tế bào nên cơ thể thiếu oxi. d. PO2 = 28 mmHg. 2. - Hiện tượng: nước ở ống cao su chảy ra liên tục, còn nước ở ống thủy tinh chảy ngắt quãng và lượng nước chảy ra từ ống cao su nhiều hơn từ ống thủy tinh.

7


EPSP là điện thế hưng phấn sau synap, còn IPSP là điện thế ức chế sau synap. - Cường độ tín hiệu: 12 x 2 mV + 3 x (-3) mV = 15 mV  Điện thế màng khi có tín hiệu: -70 + 15 = -55 < ngưỡng  Không xuất hiện điện thế hoạt động - Cường độ tín hiệu: 11 x 2 mV + 3 x (-3) mV = 13 mV  Điện thế màng khi có tín hiệu: -70 + 13 = -57 > ngưỡng  Xuất hiện điện thế hoạt động - Cường độ tín hiệu: 14 x 2 mV + 1 x (-9) mV = 19 mV  Điện thế màng khi có tín hiệu: -70 + 19 = -51 < ngưỡng  Không xuất hiện điện thế hoạt động. - Giá trị điện thế nghỉ tăng. - Giải thích: Các cổng Na+ đóng hoàn toàn → Na+ từ ngoài không đi vào trong tế bào được → tăng sự chênh lệch giữa bên ngoài và bên trong tế bào → điện thế nghỉ tăng lên.

DẠ Y

M

QU

Y

b.

NH

ƠN

2. a.

OF

FI

CI

AL

- Thí nghiệm chứng minh: tim co bóp tống máu theo từng nhịp nhưng máu trong hệ mạch vẫn chảy liên tục thành dòng. - Giải thích: khi tim co bóp tạo ra 1 lực khá lớn, 1 phần lực dùng để đẩy máu chảy trong hệ mạch, 1 phần làm động mạch dãn ra. Vì thế khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi của thành động mạch, máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch. - Kết luận: tính đàn hồi của thành động mạch có tác dụng làm cho máu chảy liên tục thành dòng dù tim co bóp từng đợt, đồng thời làm tăng lưu lượng máu đối với mỗi co bóp của tim nên tiết kiệm được năng lượng co tim. Câu 6 (2,0 điểm) 1. a. - Nhóm A. Suy giáp nguyên phát do tuyến giáp bị sai hỏng không tiết đủ hormone Thyroxine  Giảm ức chế ngược  tăng nồng độ TSH trong huyết tương. - Nhóm B. Cường giáp nguyên phát do tuyến giáp tự tăng tiết hormone Thyroxine  Tăng ức chế ngược  Giảm nồng độ TSH trong huyết tương. - Nhóm A. Cường giáp thứ phát: tuyến giáp tăng tiết hormone Thyroxine do sai hỏng ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên làm tăng lượng hormone kích thích tuyến giáp TSH.

8


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

AL

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC - KHỐI 10 – LẦN I

ĐỀ THỨC ĐỀ CHÍNH

CI

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 03 trang, gồm 10 câu) Ngày thi: 05 tháng 10 năm 2020

Nồng độ (g/l)

0

5

10

15

Tốc độ hấp thụ (g/l/s)

0

5

10

14

OF

FI

Câu 1 (1,0 điểm) 1. Nêu sự khác nhau giữa enzim của lizoxom và peroxixom về nguồn gốc, cơ chế tác động. Vì sao trong nước tiểu của linh trưởng và người có axit uric mà các động vật khác không có? 2. Trong một thí nghiệm, tế bào động vật được ngâm trong dung dịch glucôzơ với các nồng độ khác nhau. Mối tương quan giữa nồng độ glucôzơ trong dung dịch và tốc độ hấp thụ glucôzơ qua màng tế bào được mô tả ở bảng sau: 20

25

30

35

40

17

19

20

20

20

ƠN

Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

DẠ Y

M

QU

Y

NH

Câu 2 (1,0 điểm) 1. Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng trong tế bào động vật là glycôgen mà không phải là đường glucozơ? 2. Phân tử Ribonucleaza gồm 1 chuỗi polipeptit với 124 axit amin, có 4 cầu đisulfua. Ở pH = 7, t 0 =37°C, dùng β-mecaptoetanol dư để khử 4 cầu đisulfua và ure để phá vỡ các liên kết khác. Kết quả làm phân tử enzim mất hoạt tính xúc tác. Nếu thẩm tích dung dịch này để loại β-mecaptoetanol và ure, hoạt độ enzim tăng dần đến phục hồi hoàn toàn. Nếu oxi hóa enzim đã mất cầu –S-S- trong môi trường có ure rồi mới thẩm tích loại ure, hoạt độ enzim chỉ phục hồi 1%. Hãy giải thích? Câu 3 (1,0 điểm) 1. Tính động của màng được quyết định bởi yếu tố nào? Nêu vai trò của colesteron đối với tính động của màng. 2. Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này. Câu 4 (1,0 điểm) Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện được chức năng: dung hợp màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải thích? Câu 5 (1,0 điểm) Phân tích các yếu tố chủ yếu tham gia vào xoắn cuộn tạo nên cấu trúc không gian đặc thù của protein? Câu 6 (1,0 điểm) Các hình dưới đây mô tả sự thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của một cơ thể động vật lưỡng bội ở các pha khác nhau của chu kì tế bào.

1


AL CI

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

1. Hãy cho biết các hình 1, 2, 3, 4 tương ứng với các pha nào của chu kì tế bào? Giải thích. 2. Nếu tế bào bị xử lí bằng hóa chất cônsisin gây ức chế hình thành thoi phân bào thì đồ thị ở hình nào bị thay đổi? Thay đổi như thế nào? Giải thích. Biết 1 chu kì tế bào gồm kì trung gian trong có 3 pha G1, S, G2 và pha phân chia (M). Trong đó, pha S xảy ra sự nhân đôi của ADN làm cơ sở cho sự nhân đôi của NST. Câu 7 (1,0 điểm) Hình vẽ dưới đây mô tả một đoạn của phần trong dạ dày, những phần khác nhau được chú thích bằng các chữ cái La mã.

M

Chức năng của mỗi phần được mô tả dưới đây: A. Tiết ra axit clohidric B. Tiết ra chất nhầy giúp bôi trơn và bảo vệ các tế bào bao trong dạ dày. C. Chứa một số các hố sâu dẫn đến các tuyến D. Tiết pepsinogen E. Có ba loại tế bào khác nhau tiết ra các thành phần của acid dạ dày. Hãy sắp xếp các chức năng trên phù hợp với các thành phần (I đến V ) theo bảng sau: Chức năng

Thành phần cấu trúc (I đến V)

DẠ Y

A B C

D E

2


OF

2. Người khỏe mạnh đang ngồi tại chỗ và hít thở với nhịp tăng dần.

FI

CI

AL

Câu 8 (1,0 điểm) Một số sự kiện sau diễn ra trong quá trình hô hấp ở người khi thay đổi trạng thái hoạt động: (1) Tăng pH máu, (2) Tăng thở ra khí CO2, (3) Tăng nồng độ CO2 trong máu, (4) Giảm nồng độ CO2 máu, (5) Giảm pH máu. Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian bằng cách điền các số (1), (2), (3), (4) và (5) vào các ô tương ứng trong mỗi trường hợp dưới đây và giải thích. 1. Người khỏe mạnh đang tập thể dục với cường độ vận động tăng dần.

QU

Y

NH

ƠN

Câu 9 (1,0 điểm) Cho 4 loài động vật sau đây: hổ, mèo, đại bàng, rắn. Hãy sắp xếp đường cong phân li HbO2 của các loài đó theo thứ tự từ trái qua phải và giải thích tại sao. Biết chim có thân nhiệt cao hơn hổ và mèo. Câu 10 (1 điểm) Thú ăn cỏ sử dụng các chiến lược khác nhau trong tiêu hóa cellulose. Thú nhai lại (ví dụ: trâu, bò) sử dụng dạ dày nhiều ngăn, trong khi thú có dạ dày đơn dựa trên mở rộng manh tràng hoặc ruột kết. Hãy chỉ ra mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai. Giải thích. A. Sự phong phú tương đối của các loại axit amin trong ruột non của thú nhai lại sẽ khác với sự phong phú tương đối của các loại axit amin trong thức ăn mà nó nuốt vào. B. Thú nhai lại ăn phân đã được tiêu hóa trong manh tràng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng. C. Trong dạ dày đơn của thú ăn cỏ, sự hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột kết. D. Phần lớn các vi khuẩn trong dạ dày đơn của thú ăn cỏ có thể sản sinh ra enzym cellulase. Biết ruột kết là phần dài nhất của ruột già – còn gọi là đại trực tràng.

DẠ Y

M

--------------------------Hết-------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm.

3


Đáp án

Enzim của lizoxom

Enzim peroxixom

của

Nguồn gốc

Được tổng hợp từ các Được tổng hợp từ riboxom trên lưới nội các riboxom tự do chất hạt trong tế bào chất

CI

Tiêu chí

AL

Câu 1 1.

FI

Đặc điểm xúc Xúc tác các phản ứng Xúc tác các phản tác thủy phân ứng oxi hóa khử

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

- Peroxixom của người và linh trưởng không có thể đặc hình ống nên không sản sinh enzim uricaza phân giải axit uric. Do đó trong nước tiếu của linh trưởng và người có axit này, các động vật khác không có. 2. - Kết quả thí nghiệm cho thấy: Khi nồng độ glucozơ thấp, tốc độ hấp thụ glucozơ tỉ lệ thuận với nồng độ glucozơ. Khi nồng độ glucozơ từ 30 trở đi thì tốc độ hấp thụ giữ ổn định. - Nguyên nhân là vì glucozơ được hấp thụ qua kênh đặc hiệu. Khi toàn bộ kênh prôtêin đều tham gia vận chuyển glucozơ thì nếu tiếp tục tăng nồng độ glucozơ thì vẫn không thể tăng tốc độ hấp thụ. - Như vậy, tốc độ hấp thụ glucozơ vừa phụ thuộc nồng độ, vừa phụ thuộc số lượng kênh đặc hiệu. thường thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động buồng trứng. Câu 2: 1. - Glycôgen là chất dự trữ ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ của cơ thể động vật. Đv thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều → cần nhiều năng lượng cho hoạt động sống. - Glycôgen có cấu trúc đa phân, đơn phân là glucozơ. Các đơn phân liên kết với nhau bởi liên kết glucôzit → Dễ dàng bị thuỷ phân thành glucôzơ khi cần thiết → phù hợp dự trữ năng lượng. - Glycôgen có kích thước phân tử lớn nên không thể khuếch tán qua màng tế bào. - Glycôgen không có tính khử, không hoà tan trong nước nên không làm thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào. - Đường glucôzơ là loại đường đơn rất dễ bị ôxi hóa tạo năng lượng. Mặt khác chúng có tính khử, dễ hòa tan trong nước và bị khuếch tán qua màng tế bào nên rất dễ bị hao hụt. 2. - Phân tử ribonucleaza gồm 1 chuỗi polipeptit với 124 axit amin, có 4 cầu đisulfua, dùng βmecaptoetanol dư để khử 4 cầu đisulfua và ure để phá vỡ các liên kết khác do vậy phân tử ribonucleaza mất cấu trúc không gian (biến tính) nên enzim mất hoạt tính. - Kết quả làm phân tử enzim mất hoạt tính xúc tác. Nếu thẩm tích dung dịch này để loại βmecaptoetanol và ure, hoạt độ enzim tăng dần đến phục hồi hoàn toàn và do loại bỏ tác nhân biến tính vì vậy phân tử ribonucleaza, không khôi phục được cấu trúc, do vậy enzim không có chức năng xúc tác. - Oxi hóa enzim đã mất cầu –S-S- trong môi trường có ure rồi mới thẩm tích loại ure, hoạt độ enzim chỉ phục hồi 1%, vì trong điều kiện phục hồi cầu -S-S theo nhiều cách khác nhau, trong đó chỉ có một cách giống với cách ban đầu.

4


DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

Câu 3: 1. * Tính động của màng là khả năng chuyển động của các phân tử protein và photpholipit quanh vị trí của nó ở trên màng tế bào. Tính động của màng được quyết định bởi: - Sự chuyển động kiểu flip – flop của các phân tử photpholipit trong màng. - Sự chuyển động của một số protein trong màng. - Tỷ lệ giữa các loại photpholiptit chứa axit béo no/ không no - Tỷ lệ photpholipit / colesteron * Vai trò của colesteron đối với tính động của màng: - Ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao, các phân tử colesteron sắp xếp xen kẽ trong lớp kép photpholipit giúp cản trở sự vận động của photpholipit làm tăng tính ổn định, rắn chắc cho màng (giảm tính động của màng) - Khi ở nhiệt độ thấp, colesteron lại ngăn cản sự bó chặt đều đặn của photpholipit làm cản trở sự rắn lại của màng. Do vậy, khi ở nhiệt độ thấp colesetron có tác dụng làm tăng tính động của màng. 2. - Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin dùng để tiết ra ngoài tế bào hoặc prôtêin của màng tế bào cũng như prôtêin của các bào quan. - Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và giải độc. - Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp và tiết ra các kháng thể. - Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc. Câu 4: * Dung hợp màng: - Phospholipit: có tính phân cực, tạo thành lớp kép (các đuôi kị nước luôn quay vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài). Tính kị nước của lớp kép phospholipit làm màng luôn có xu hướng khép thành túi kín. + Khi một phần màng tách ra (nhập bào) thì phần còn lại tự động khép thành màng kín, còn phần tách ra hình thành túi tiết kín. + Khi một túi tiết đến tiếp xúc với màng sinh chất (xuất bào) thì 2 màng dễ dàng hòa nhập thành một. - Protein thụ thể: tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài (liên kết với ligand – chất gắn) hoặc từ môi trường trong (protein tương thích trên màng túi tiết), khởi động quá trình biến dạng màng. * Truyền tin vào trong tế bào: protein xuyên màng. - Gắn với các vi sợi, khung xương tế bào ở mặt trong, gắn với các phân tử của khối chất nền ngoại bào ở mặt ngoài màng. - Protein xuyên màng (ví dụ integrin) có thể thay đổi hình dạng khi gắn với một phân tử chất nền ngoại bào cụ thể hoặc một phân tử tín hiệu từ môi trường (ligand). Hình dạng mới có thể làm cho phần bên trong của protein gắn kết với protein thứ hai, loại protein tế bào chất có thể truyền thông tin vào bên trong tế bào. Câu 5: Các yếu tố chủ yếu tham gia vào xoắn cuộn tạo nên cấu trúc không gian đặc thù của protein: - Các liên kết hóa học: Liên kết hydro giữa các gốc amino (-NH) và carboxyl (-COO) của các axit amin ở các vị trí khác nhau trên cùng chuỗi polypeptit, liên kết disulfit giữa các Cystein trong cùng chuỗi polypeptit, các tương tác ưa nước và kị nước, miền giàu axit amin kị nước có xu hướng bị nước “đẩy” vào trong tạo nên phần “lõi” của phân tử, miền giàu axit amin ưa nước có xu hướng được nước “kéo” ra ngoài, liên kết Vander Waals, liên kết tĩnh điện giữa các gốc amino acid.

5


ƠN

OF

FI

CI

AL

- Thành phần và trình tự axit amin tham gia vào chuỗi polipeptit: Các axit amin tham gia hình thành liên kết hidro (trừ Proline), các axit amin tham gia hình thành liên kết disulfit (Cystein), các nhóm axit amin phân cực hay không phân cực, tích điện hay không tích điện. - Sự phân bố các miền của chuỗi polipeptit xuyên màng, phần xuyên màng thường là miền giàu axit amin không phân cực/kị nước. - Hoạt động của một nhóm protein đặc biệt gọi là chaperon. Câu 6 1. Trong chu kì tế bào, hàm lượng ADN ổn định ở mức 2C vào pha G1, sau đó, tăng lên 4C ở pha S, ổn định ở mức 4C ở pha G2. Trong pha M, hàm lượng ADN trong tế bào ổn định ở mức 4C trong giai đoạn kì đầu đến kì sau. Sang kì cuối, hàm lượng ADN lại giảm về 2C. Vì thế, thứ tự các hình tương ứng với pha G1, S, G2, M là: hình 2, hình 4, hình 3, hình 1. 2. Nếu bị xử lí consisin làm mất khả năng hình thành thoi phân bào, khi đó, NST không phân li trong nguyên phân, các pha khác bình thường. Do đó, đồ thị hình 1 bị thay đổi, đường cong chuyển sang dạng nằm ngang ở mức 4C. Khi đó không có hình 1 mà chỉ còn lại 3 hình với thứ tự là hình 2, hình 4, hình 3. Câu 7 Chức năng

Thành phần cấu trúc (I đến V)

A

II

V

NH

B C D

IV

- Ở người đang tập thể dục cường độ mạnh, thứ tự các sự kiện là:

QU

Câu 8 1.

III

Y

E

I

(3)

(5)

(2)

M

- Tập thể dục cường độ cao sinh ra nhiều CO2 khuếch tán vào máu làm tăng nồng độ CO2 trong máu (3). CO2 làm H+ trong máu tăng (thông qua phản ứng: CO2 + H2O  H2CO3 H+ + HCO3-), dẫn đến pH máu giảm (5). - H+ tăng làm giảm pH máu kích thích lên trung khu hô hấp làm tăng thở CO2 ra ngoài (2) 2. - Người đang ngồi tại chỗ và thở nhanh, thứ tự các sự kiện là:

(2)

(4)

(1)

DẠ Y

- Thở nhanh tăng thông khí làm tăng thở CO2 ra ngoài (2). Do đó, CO2 trong máu giảm (4) - Giảm CO2 máu làm giảm kết hợp với H2O để tạo H2CO3, dẫn đến giảm phân li H2CO3 thành H+ và HCO3-. Nồng độ H+ giảm làm tăng pH máu (1) Câu 9 - Thứ tự từ trái qua phải đường cong phân li HbO2 của 4 loài nói trên là: Rắn, hổ, mèo, chim - Giải thích:

6


DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

+ Rắn là động vật biến nhiệt nên nhu cầu năng lượng của rắn là ít nhất, do đó đường cong phân li HbO2 của rắn là bên trái. + Hổ, mèo, chim là động vật đẳng nhiệt song hổ, mèo có thân nhiệt thấp hơn chim nên hổ, mèo có đường cong phân li HbO2 bên nằm bên trái của chim. + Hổ có kích thước lớn, mèo có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V của mèo lớn hơn hổ, nên nhu cầu năng lượng của mèo lớn hơn hổ nên hổ có đường cong bên trái của mèo. Câu 10 A. Đúng. Vì vi sinh vật chuyển hoá nito vô cơ để tạo ra protein của riêng chúng có kiểu axit amin khác với axit amin mà thú nhai lại nuốt xuống. Trong dạ múi khế, vi sinh vật bị giết bởi HCl và protein của chúng được tiêu hoá bởi động vật nhai lại. B. Sai. Không phải động vật nhai lại mà là động vật ăn cỏ dạ dày đơn như thỏ phải ăn phân của chúng từ manh tràng. C. Sai. Trong hầu hết động vật ăn cỏ dạ dày đơn, ruột non vẫn là nơi hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng. D. Sai. Dạ dày đơn của thú ăn cỏ không chứa các vi sinh vật cộng sinh.

7


Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi

AL

ĐỀ THI THÁNG MÔN SINH HỌC 10 LẦN 1 Thời gian làm bài 180 phút

CI

Câu 1 (2,0 điểm) a. Hình 1 mô phỏng ba chất A, B, C là các pôlisaccarit.

NH

ƠN

OF

FI

Hãy cho biết tên của các chất A, B, C? So sánh cấu trúc và vai trò của ba chất đó trong tế bào?

b. Tại sao côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng cũng là yếu tố gây nguy hiểm cho chính cơ thể người?

M

QU

Y

Câu 2 (2.0 điểm) 1. Cho hỗn hợp các chất sau: α glucozo, β glucozo, axit amin, fructozo, ribozo, glyxerol, axit béo, bazo nito, deoxiribozo. Từ các hợp chất trên có thể tổng hợp được các phân tử, cấu trúc nào trong các phân tử, cấu trúc sau: tinh bột, xenlulozo, photpholipit, triglixerit, ADN, lactozo, ARN, saccarozo, chuỗi polipeptit? Giải thích? Vì sao không tổng hợp được các phân tử, cấu trúc còn lại? (Biết có đầy đủ các enzim hình thành các liên kết hóa trị giữa các cấu trúc)

DẠ Y

2. Hình 1 phản ánh cấu tạo hóa học của một steroit phổ biến trên màng sinh chất của tế bào động vật có vú. Chỉ ra tên loại steroit này là gì? Ngoài vai trò cấu trúc màng, loại steroit này còn có vai trò gì trong tế bào?

Hình 1: Steroit 2. Hoạt tính của protein do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu trúc không gian đó do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kỹ thuật di truyền, người ta tạo được hai phân tử protein đơn phân có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng ngược chiều (từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có cấu trúc không gian và hoạt tính giống nhau không ? Tại sao?


Câu 3 (2.0 điểm)

AL

1. nêu cấu trúc và chức năng của bộ máy gôngi 2. X là một loại protein ngoại tiết(đưa ra ngoài tế bào).

CI

a. Em hãy chỉ ra các bào quan tham gia tổng hợp và vận chuyển X (tính từ gen mã hóa X).

FI

b. Khi dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của X trong một tế bào nuôi cấy trong ống nghiệm, người ta thấy X không hề đi ra khỏi tế bào. Hiện tượng này có bình thường hay không? Em hãy giải thích Câu 4 ( 2.0 điểm )

OF

1. Chỉ ra những điểm cấu trúc của lizoxom phù hợp với chức năng. Tại sao tế bào gan của người cần có sự phát triển mạnh của lizoxom?

ƠN

2. Không bào trong tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm khác nhau rõ nhất ở điềm nào ? Nêu ý nghĩa của hiện tượng này ?

NH

3. Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.

M

QU

Y

Câu 5 (2,5 điểm) Giả sử ở một loài thú màu lông có hai trạng thái do một gen qui định và trong quần thể mỗi kiểu hình màu lông được chia đều cho hai giới. Một phép lai giữa một cặp bố mẹ lông đen trong lứa đầu thu được 3 đực lông đen, 3 con cái lông đen và 2 con cái lông vàng. a. xác suất ở lứa thứ 2 cặp bố mẹ lông đen trên sinh được 2 con lông vàng và 1 con lông đen là bao nhiêu? b. Chọn một cặp bố mẹ đen sinh ra ở lứa 1 để nuôi đến giai đoạn trưởng thành rồi cho lai với nhau. b.1. Xác xuất cặp này sinh được 2 con lông đen và một con lông vàng là bao nhiêu? b.2. Xác xuất cặp này sinh được 2 con lông đen là bao nhiêu? Câu 6 (2,5 điểm)

Giả sử màu lông ở một loài thú có 3 trạng thái do một gen qui định, gen trên NST thường. Phép lai giữa con lông đen với con lông nâu ở F1 có tỉ lệ 2 con lông đen: 1 con lông nâu : 1 con lông trắng. Cho F1 gồm các con lông đen và các con lông nâu thực hiện ngẫu phối (giao

DẠ Y

phối ngẫu nhiên với nhau) để thu nhận F2. a. biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2 theo yêu cầu của bài. b. Chọn một con đực lông đen F2 và 1 con cái lông nâu F2 cho giao phối với nhau thì ở F3 xác suất sinh 1 con lông đen, 1 con lông nâu và hai con lông trắng là bao nhiêu? Câu 7 (2,5 điểm)


AL

Giả sử ở một loài, một tính trạng màu lông do 1 gen qui định. Cho con cái lông nâu lai với 1 con đực lông đen , ở thế hệ lai F1 có tỉ lệ 1 con cái lông đen: 2 con đực lông nâu: 1 con cái lông trắng. Cho F1 ngẫu phối để thu F2. a. Biện luận lấp sơ đồ lai từ P đến F2

CI

b. Chọn một con cái lông nâu F2 và một con đực lông đen F2 cho lai với nhau thì xác suất ở F3 xuất hiện 1 con lông đen, 2 con lông nâu và một con lông trắng là bao nhiêu?

FI

c. Nếu ta dùng gen biểu hiện tính trạng trên NST X này để đánh dấu nhằm phân biệt con đực và con cái ngay ở giai đoạn mới sinh thì có thể có mấy phép lai để đánh dấu và viết sơ đồ minh

OF

họa. Câu 8 (2,5 điểm)

Giả sử ở một loài thực vật, người ta cho cây hoa đỏ đem lai phân tích với cây hoa trắng, ở thế

ƠN

hệ lai thu được 4 loại cây mỗi loại một màu hoa(đỏ, vàng, tím đẹp, trắng), sau đó người ta thực hiện hai phép lai

Phép lai 1. Cho cây hoa tím đẹp sinh ra lai trở lại với cây hoa đỏ đem lai phân tích, thế hệ lai

NH

thu được tỉ lệ 3 cây hoa đỏ: 2 cây hoa tím: 1 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Phép lai 2. Cho cây hoa vàng sinh ra lai trở lại với cây hoa đỏ đem lai phân tích thì thế hệ lai thu được tỉ lệ 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa tím: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng.

Y

. Biết không có đột biến phát sinh Câu 9 (2.0 điểm)

QU

Biện luận viết sơ đồ lai cho các phép lai để giải thích cho kết quả của các phép lai. Ở chuột alen kiểu dại cho kiểu hình bình thường, cơ thể đồng hợp alen đột biến cho kiểu hình

M

đột biến kích thước rất nhỏ. Cho cặp bố mẹ kiểu hình bình thường dị hợp lai với nhau ở thế hệ lai thu được tỉ lệ 1 chuột bình thường: 1 chuột kích thước rất nhỏ. Cho chuột đực F1 kích thước

rất nhỏ lai với chuột cái đồng hợp đột biến, trong một lứa thu được 100% chuột bình thường.

DẠ Y

Biện luận viết sơ đồ lai và giả thích. HẾT


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC. KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 05 tháng 10 năm 2020

AL

ĐỀTHỨC ĐỀ CHÍNH

Áp lực tâm thất trái (mm Hg)

Áp lực (mm Hg)

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

Câu 1 (2,0 điểm): Vào lúc sáng sớm, quan sát lá của những cây bụi thấp hay các loài cỏ trên bờ ruộng, người ta thường thấy có nước đọng lại trên mép lá - đó là hiện tượng ứ giọt ở thực vật. Hiện tượng này là do nước thoát ra từ thủy khổng (cấu trúc gồm những tế bào chuyên hóa với chức năng tiết nước), thường phân bố ở mép lá và luôn mở. a) Hãy cho biết ba điều kiện cần thiết dẫn đến hiện tượng ứ giọt. b) Những tế bào chuyên hóa của thủy khổng tiếp xúc trực tiếp với loại mô nào sau đây: phloem (mạch rây), xylem (mạch gỗ), mô xốp (mô khuyết), mô giậu? Giải thích. c) Những chất nào có thể có trong dịch nước được hình thành từ hiện tượng ứ giọt? Giải thích. d) Các cây ở tầng tán và tầng vượt tán có hiện tượng ứ giọt hay không? Giải thích. Câu 2 (2,0 điểm): 1. Hô hấp sáng ở thực vật là gì? Hô hấp sáng thực chất có phải là hô hấp tế bào không? Giải thích? 2. Để phân biệt cây C3 với cây C4, người ta có thể sử dụng một trong 2 cách sau: Cách 1: Xác định điểm bão hòa ánh sáng của cây. Cách 2: Xác định cường độ quang hợp của cây trong điều kiện nồng độ ôxi khác nhau. a) Vì sao sử dụng hai cách trên có thể phân biệt được cây C3 và cây C4? b) Thiết kế thí nghiệm để phân biệt cây C3 và cây C4 theo một trong hai cách trên. Câu 3 (2,0 điểm): a) Tại sao quang hợp ở thực vật lại thải ra oxi? Quang hợp thải ra oxi có ý nghĩa gì đối với sinh giới? b) Tại sao thực vật C4 và CAM đều không có hô hấp sáng, nhưng thực vật CAM có năng suất thấp hơn hẳn thực vật C4? Câu 4 (2,0 điểm): 1.Tại sao mang cá không thích hợp cho trao đổi khí ở trên cạn? 2. Hãy giải thích tại sao những người sống trên vùng núi cao có lượng hồng cầu trong máu cao hơn nhiều so với những người sống ở vùng đồng bằng? Nêu một ứng dụng về sự hiểu biết đó trong thực tiễn. 3. Vì sao khi cấp cứu người bệnh ngạt thở người ta không cho bệnh nhân thở oxy nguyên chất mà thường có lẫn cả CO2? 4. Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào? Tại sao? Câu 5 (2,0 điểm): Hình 6 thể hiện mối tương quan giữa áp lực tâm thất trái, áp lực động mạch chủ và áp lực tâm nhĩ trái. Các kí hiệu từ (1) đến (5) thể hiện các giai đoạn (pha) khác nhau (giới hạn bởi dấu ●) trong một chu kì tim. Các kí hiệu (m), (n), (p) và (q) thể hiện các giai đoạn (2) 120 120 thay đổi áp lực và thể tích máu của tâm thất trái (q) Động mạch chủ trong một chu kì tim (Hình 7). Các chỉ số được Tâm thất trái 80 80 đo ở một người khỏe mạnh bình thường ở trạng thái nghỉ ngơi. (1) (1) (3) (m)

(p)

DẠ Y

(5) a) Hãy cho biết mỗi giai đoạn (1), (2), (3), Tâm nhĩ trái (4) (n) (4), (5) ở hình 6 là tương ứng với giai đoạn (m), (n), (p), (q) nào ở hình 7? Giải thích. 0 110 40 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 b) Hãy nêu cách tính và tính giá trị lưu Thời gian (giây) Thể tích máu tâm thất trái (mL) Hình 7 Hình 6 lượng (cung lượng) tim của người này ở trạng thái nghỉ ngơi theo đơn vị mL/phút. Biết thời gian của 1 chu kì tim là 0,75 giây. Câu 6 (2,0 điểm): 1. Một cây non trồng trong hộp xốp chứa mùn ẩm, có nhiều lỗ thủng ở đáy và được treo nghiêng. Sau một thời gian thấy thân cây mọc thẳng, trong khi đó rễ mọc chui ra khỏi lỗ hộp xốp một đoạn rồi lại chui vào lỗ hộp xốp sau đó lại chui ra và cứ như vậy rễ sinh trưởng uốn lượn kiểu làn sóng. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì?


DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

2. Tại sao khi kích thích vào một điểm trên cơ thể thủy tức thì toàn thân nó co lại? Việc co lại toàn thân có ưu điểm và nhược điểm gì? 3. Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều? Câu 7 (2,0 điểm): 1. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa của các nguyên tắc đó? 2. Trong các loại ARN (mARN, tARN, rARN), loại ARN nào là đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất trong tế bào nhân thực? Loại ARN nào có thời gian tồn tại ngắn nhất? Giải thích? 3. Một mARN nhân tạo có ba loại nuclêôtit với tỉ lệ U:G:A=2:3:5. Theo lí thuyết, tỉ lệ bộ ba ở mARN chỉ chứa hai trong ba loại nuclêôtit nói trên là bao nhiêu? Câu 8 (2,0 điểm): 1.Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, sự tiếp hợp và trao đổi giữa các đoan cromatit của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng sẽ dẫn tới làm phát sinh những dạng biến dị nào? 2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa đột biến và biến dị tổ hợp. Câu 9 (2,0 điểm): 1. Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. a) Xác định bộ nhiễm sắc thể của cây B. b) Tế bào M có thể đang ở kì nào của quá trình phân bào? Giải thích. 2. Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 42 NST thường và trong tất cả các tế bào con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định bộ NST 2n của cá thể động vật nói trên. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Câu 10 (2,0 điểm): Hình dưới đây mô tả một đoạn NST từ tế bào tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm có 6 băng (kí kiệu từ 1 đến 6) tương ứng với 6 locus gen khác nhau chưa biết trật tự trên NST (kí hiệu từ A đến F). Các nhà nghiên cứu đã phân lập được 5 thể dị hợp tử về đột biến mất đoạn NST (từ I đến V) xuất phát từ một dòng ruồi giấm mang kiểu gen đồng hợp kiểu dại ở tất cả 6 locus gen (hình vẽ). Khi tiến hành lai giữa mỗi thể đột biến mất đoạn (từ I đến V) với cùng một dòng ruồi giấm đồng hợp về các đột biến lặn tại cả 6 locus gen (kí hiệu từ a đến f) thu được kết quả ở bảng dưới đây.

a) Xác định vị trí mỗi locus (từ A đến F) trên mỗi băng (từ 1 đến 6) của NST nói trên. Giải thích. b) Cho lai giữa hai dòng ruồi giấm đột biến III và IV, kết quả thu được 25% hợp tử không phát triển. Giải thích kết quả phép lai này.

-------------Hết----------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC. KHỐI 11 ( lần 1)

Câu

CI

AL

HƯỚNG DẪN CHẤM

Nội dung

a) Ba điều kiện cần thiết dẫn đến hiện tượng ứ giọt: - Không khí bão hòa hơi nước (độ ẩm cao). - Đất có nhiều nước. - Rễ đẩy nước chủ động lên thân (mạnh). b) -Xylem (mạch gỗ). - Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ, mô giậu chuyên hóa với chức năng quang hợp, mô khuyết chuyên hóa với chức năng hô hấp, xylem (mạch gỗ) chuyên hóa với chức năng vận chuyển nước => thủy khổng chuyên hóa với chức năng tiết nước => tiếp xúc với mạch gỗ c) -Thành phần có trong dịch nước là: nước, một lượng rất nhỏ muối khoáng, hoocmôn thực vật - Nước được hấp thu từ rễ vào trong cây qua hệ thống mạch gỗ mang theo chất khoáng hòa tan. Một số hoocmôn thực vật được tổng hợp ở rễ cũng được đưa vào mạch gỗ để vận chuyển lên thân và các bộ phận phía trên. d) - Không có hiện tượng ứ giọt. - Các cây ở tầng tán và tầng vượt tán gặp độ ẩm không khí thấp nên sự thoát hơi nước thuận lợi hơn. (Hoặc: ở tầng tán và vượt tán cây cao nên áp suất rễ đẩy nước lên với áp lực yếu). 1. - Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và thải CO2 ở ngoài sáng của thực vật C3. - Hô hấp sáng không phải là hô hấp tế bào. Vì quá trình này không có sự tham gia của chuỗi truyền điện tử ở màng trong ti thể và không tạo ra năng lượng có ích tích luỹ trong ATP. 2. - Vì hai cây C3 và C4 khác nhau nhiều về điểm bão hòa ánh sáng. Cây C3 có điểm bão hòa ánh sáng khoảng 30.000 lux (bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần), trong khi đó điểm bão hòa ánh sáng của cây C4 khoảng 90.000 lux (gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần). (0,25 điểm) - Vì cây C3 có hô hấp ánh sáng nên cường độ quang hợp phụ thuộc vào nồng độ ôxi trong không khí. Cụ thể là nồng độ ôxi giảm thì cường độ quang hợp ở cây tăng. Trong khi đó, cây C4 có cường độ quang hợp không phụ thuộc vào nồng độ ôxi không khí vì không có hô hấp sáng. (0,25 điểm)

DẠ Y

KÈ M

Câu 2 (2 điểm)

QU

Y

NH ƠN

OF FI

Câu 1 (2,0 điểm)

Điể m

0,5

0,25 0,25

0,25 0,25

0,25 0,25

0,5

0,5

0,25

0,25

b.

- Thí nghiệm theo cách 1. Cần có: hai cây A và B, máy đo cường độ quang hợp, một máy đo cường độ ánh sáng, một phòng trồng cây có thể điều chỉnh được cường độ ánh sáng, nồng độ ôxi ổn định. Đo cường độ quang hợp của từng cây ở các cường độ ánh sáng tăng dần sẽ tìm được điểm bão hòa ánh sáng của từng cây và xác định được cây nào 0,25 là cây C3, cây nào là cây C4. - Thí nghiệm theo cách 2. Cần có: hai cây A và B, máy đo cường độ quang hợp, máy đo nồng độ ôxi, một phòng trồng cây có thể thay đổi được nồng độ ôxi, cường độ ánh sáng ổn định. Đặt hai cây A và B trong điều kiện nồng độ ôxi 21%, đo cường độ quang


CI

a) Tại sao quang hợp ở thực vật lại thải ra oxi? Quang hợp thải ra oxi có ý nghĩa gì đối với sinh giới? - Quang hợp ở thực vật thải ra oxi vì: + Trong pha sáng thực vật sử dụng nước làm nguồn electron và Hiđrô cung cấp cho quang hợp. + Khi thực vật quang hợp, nước bị quang phân li tạo ra electrôn, H+ và O2 . Electrôn và H+ được tế bào sử dụng còn oxi được thải ra ngoài. - Ý nghĩa: Quang hợp thải ra oxi có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh giới vì: + Nó làm cân bằng nồng độ O2 và CO2 trong khí quyển. + Quang hợp tạo ra oxi, là nguồn nguyên liệu của hô hấp hiếu khí. + Trong quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất: Quang hợp thải ra oxi làm tăng nồng độ oxi trong khí quyển, tạo ra tầng ôzôn hấp thu phần lớn tia tử ngoại từ vũ trụ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên trên cạn. b) Vì TV CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM, do vậy làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây  năng suất thấp. 1. - Ở trên cạn các phiến mang dính chặt lại với nhau (do mất lực đẩy của nước) dẫn đến diện tích bề mặt trao đổi khí còn rất nhỏ. - Ở trên cạn, không khí làm cho mang bị khô, khí O2 và CO2 không khuếch tán được qua mang. Kết quả là cá sẽ bị chết vì không hô hấp được 2. + Vì trên vùng núi cao có phân áp O2 trong khí quyển thấp hơn ở vùng đồng bằng nên cơ thể phải tổng hợp nhiều hồng cầu hơn để giúp lấy được nhiều O2 hơn đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. + Hiểu về sự thay đổi số lượng hồng cầu trong máu mà trong thực tiễn người ta đã đưa các vận động viên lên luyện tập ở vùng cao trước khi thi đấu để tăng lượng hồng cầu trong máu, giúp vận động viên đáp ứng tốt nhu cầu ôxi khi thi đấu với cường độ cao. 3. - Người bị ngạt thở đã mất phản xạ hô hấp cần phải lập lại bằng các kích thích hóa học. - Thụ thể hóa học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ nhạy cảm hơn với thay đổi pH, do đó nếu chỉ có O2 thì không đủ kích thích tạo nhịp hô hấp.

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,75 0,25 0,25

0,25

KÈ M

QU

Y

Câu 4 2,0 điểm

NH ƠN

OF FI

Câu 3 2,0 điểm

AL

hợp của hai cây. Sau đó lại đặt hai cây trong điều kiện nồng độ ôxi 5%, đo cường độ quang hợp của hai cây. Ở hai nồng độ ôxi khác nhau, nếu cây nào có cường độ quang hợp không thay đổi thì đó là cây C4, cây có cường độ quang hợp thay đổi là cây C3, (hoặc bố trí thí nghiệm như trên nhưng nồng độ ôxi được thay đổi từ thấp đến cao và đo cường độ quang hợp thì vẫn được điểm như phương án trên). (T(Thí sinh bố trí thí nghiệm đúng theo một trong hai cách trên đều cho 0,5 điểm). 0,25

0,25

4. 0,25 - Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp tăng. - Nguyên nhân: + Khi huyết áp giảm  Vận tốc máu giảm  Vận chuyển cung cấp O2 và loại thải CO2 0,25 giảm  Lượng CO2 trong máu cao hơn bình thường. + Sự thay đổi huyết áp + hàm lượng CO2 cao trong máu sẽ kích thích các thụ thể áp lực và thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh hình thành xung thần kinh chuyển về hành tủy  Các trung khu hô hấp ở đây sẽ tăng cường mức hoạt 0,25 động, điều khiển hoạt động hô hấp tích cực hơn để loại thải CO2 khỏi máu. a) - Giai đoạn (1) là (p) Vì (1) là giai đoạn tâm thất bắt đầu co (co đẳng tích) làm tăng áp lực tâm thất, van bán nguyệt đóng, máu chưa chảy ra khỏi tâm thất - Tương ứng với (p) là giai đoạn thể hiện áp lực tăng, thể tích máu lớn nhất, không đổi. 0,25 - Giai đoạn (2) là (q)

DẠ Y Câu 5 (2,0 điểm)

0,25


0,25

1. - Ngọn cây mọc thẳng là do hướng trọng lực âm, hướng sáng dương - Rễ cây phải mọc theo hướng trọng lực dương theo chiều thẳng đứng nhưng nhu cầu về nước và chất dinh dưỡng nên rễ phải vòng lên qua các lỗ thủng vào nơi chứa đất ẩm, cứ thể tạo nên hình làn sóng của rễ. Thí nghiệm này thể hiện tính hướng kép: hướng trọng lực và hướng nước. 2. Trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ đi theo một chiều vì: - Cung phản xạ được cấu tạo bởi: thụ quan, nơron cảm giác, nơron trung gian, nơron vận động, cơ quan trả lời. Giữa các nơron có các synap hóa học. - Thụ quan chỉ làm nhiệm vụ thu nhận kích thích của môi trường và phát xung trên nơron cảm giác. - Cơ quan trả lời chỉ làm nhiệm vụ trả lời kích thích. - Theo chiều từ thụ quan đến cơ quan trả lời, tại mỗi synap bắt đầu là màng trước – khe synap – màng sau. - Tại synap hóa học xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ màng trước (có chất môi giới) sang màng sau (có thụ quan tiếp nhận chất môi giới). 1. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc: - Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch là mạch cũ (mạch mẹ) và một mạch mới tổng hợp. - Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với các nuclêôtit trong các mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung: A=T, G≡X. - Ý nghĩa: Nhờ các nguyên tắc trên, từ phân tử ADN ban đầu tạo ra các phân tử ADN con giống nhau và giống ADN ban đầu, đảm bảo cho tính đặc trưng của các phân tử ADN duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào. 2. - m ARN là đa dạng nhất vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa protein, mỗi gen lại cho ra một loại mARN. - Trong tế bào nhân thực, rARN có số lượng nhiều nhất, gen riboxom thường được lặp lại rất nhiều lần, hơn nữa số lượng riboxom lại rất lớn và riboxom được dùng để tổng hợp nên tất cả các loại protein của tế bào. - Loại mARN có thời gian tồn tại ngắn nhất vì mARN chỉ được tổng hợp khi các gen phiên mã và sau khi chúng tổng hợp xong một số chuỗi polipeptit cần thiết sẽ bị các enzim của tế bào phân giải thành các nuclêôtit. - tARN và rARN có cấu trúc bền hơn và có thể tồn tại qua nhiều thế hệ tế bào. 3. - Theo lí thuyết, tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa hai trong ba loại nuclêôtit nói trên là 66%.

DẠ Y

KÈ M

Câu 7 (2,0 điểm)

QU

Y

NH ƠN

Câu 6 (2,0 điểm)

OF FI

CI

AL

Vì (2) là giai đoạn tâm thất co tống máu, áp lực tâm thất cao - Tương ứng với (q) là giai đoạn có áp lực tâm thất cao đẩy máu vào động mạch làm cho thể tích máu tâm thất giảm. - Giai đoạn (3) là (m) Vì (3) là giai đoạn tâm thất bắt đầu dãn (dãn đẳng tích) ngay sau khi tống máu, van bán nguyệt chưa mở, máu chưa chảy vào tâm thất - Tương ứng với (m) là giai đoạn thể hiện áp lực tâm thất giảm và thể tích máu tâm thất là thấp nhất, không đổi. - Giai đoạn (4) và (5) là (n) Vì (4) là giai đoạn dãn chung và (5) là nhĩ co đều có áp lực tâm thất thấp, van nhĩ thất mở, máu chảy vào tâm thất - Tương ứng với (n) là giai đoạn thể hiện áp lực tâm thất thấp và thể tích máu tâm thất tăng lên. b) - Thời gian của 1 chu kì tim ≈ 0,75 giây → Nhịp tim = 60/0,75 = 80 nhịp/phút - Thể tích tâm thu (Hình 2) = (Thể tích máu lớn nhất ở tâm thất - thể tích máu bé nhất ở tâm thất) =110 - 40 = 70 mL - Lưu lượng tim = Nhịp tim × Thể tích tâm thu = 80 × 70 = 5600 (mL/phút)

0,25

0,25

0,5 0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,25

0,25

0,25

0,5


1.Trong quá trình giảm phân, vào kì đầu của giảm phân I xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các đoạn cromatit. - Sự tiếp hợp và trao đổi chéo cân giữa các đoạn cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST kép tương đồng sẽ dẫn tới hoán vị gen → biến dị tổ hợp. - Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn cromatit cùng nguồn gốc trong cặp NST kép tương đồng sẽ dẫn tới phát sinh đột biến mất đoạn, lặp đoạn. 2. a) Giống nhau: - Đều là biến dị di truyền. - Đều làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở P, nên đều làm tính đa dạng cho loài. - Đều là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa. b)Khác nhau: Biến dị tổ hợp Đột biến - Là sự tổ hợp lại có sự tổ hợp Đột biến là những biến đổi bất Khái niệm lại vật chất di truyền của bố mẹ thường trong vật chất di truyền và làm xuất hiện các kiểu mơi ở ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế đời con khác bố mẹ. bào, dẫn đến sự biến dổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng. Do sự li độc lập, tổ hợp tự do - Do các tác nhân lí, hóa, sinh Cơ chế phát của NST, sự trao đổi chéo giữa học… sinh các NST tương đồng trong quá gây rối loạn cơ chế nhân đôi trình giảm phân dẫn đến xuất ADN, phân li NST, NST bị hiện nhiều loại giao tử khác đứt, gãy, tiếp hợp không bình nhau. Các giao tử kết hợp ngẫu thường giữa các cromatir khác nhiên với nhau trong quá trình nguồn gốc của các cặp NST thụ tinh. Từ đó có thể dẫn đến tương đồng. xuất hiện các biến dị tổ hợp ở đời con. - Không biến đổi vật chất di - Biến đổi vật chất di truyền ở Đặc điểm, truyền mức phân tử hay mức tế bào. tính chất - Chỉ xuất hiện ở loài sinh sản - Xuất hiện ở cả loài sinh sản hữu tính, không xuất hiện trong hữu tính và vô tính sinh sản vô tính - Có tính chất ngẫu nhiên và vô - Có thể dự đoán được đặc điểm hướng di truyền của P. Cung cấp nguyên liệu thứ cấp Cung cấp nguyên liệu sơ cấp Ý nghĩa cho tiến hoá và chọn giống. cho tiến hoá và chọn giống. 1.a) - Giả sử cây B có n cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau. Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa = 2(n+1)=128 loại giao tử = 27  2n = 12. b)Tế bào M của cây A cùng loài với cây B, có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào, đây là kì sau II của giảm phân. 2. Xác định bộ NST 2n của cá thể động vật. * TH1: Trong tế bào có 1 NST X ---> số tế bào con là 8 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 3 lần ---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (23-1) = 6 NST - Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XY ---> số NST của bộ 2n là: 6+2=8 - Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XO ---> số NST của bộ 2n là: 6+1=7 * TH2: Trong tế bào có 2 NST X ---> số tế bào con là 4 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 2 lần ---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (22-1) = 14 NST ---> số NST trong bộ 2n là: 14+2 = 16.ộ nhiễm sắc thể 2n = 14.

0,25 0,25

0,25

DẠ Y

Câu 9 (2,0) điểm

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

-

CI

AL

Câu 8 (2,0 điểm)

0,25

0,25

0,25

0,25 0,25

0,5

0,5

0,5 0,5


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

AL

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 05 trang, gồm 10 câu) Ngày thi: 11 tháng 10 năm 2021

CI

ĐỀ THỨC ĐỀ CHÍNH

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: SINH HỌC - KHỐI 11 – LẦN I

Câu 1 (1,0 điểm)

FI

Ở ruồi giấm Drosophila, đột biến lặn (m) trên nhiễm sắc thể số 2 ở ruồi đực làm tăng tần số mất nhiễm sắc thể nguồn bố trong quá trình phân bào của hợp tử (ở đời con) và chỉ khi mất nhiễm sắc thể

OF

số 1 mới gây chết. Nểu chỉ xét trường hợp xảy ra mất nhiễm sắc thể mang gen quy định tính trạng đang xét, ở mỗi phép lai giữa các dòng thuần dưới đây, kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào ? a) Lai ruồi cái thân vàng do gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X quy định với ruồi đực kiểu dại

ƠN

thân xám và đồng hợp tử mm. b) Lai ruồi cái mắt nhỏ do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể số 3 quy định với ruồi đực kiểu dại mắt bình thường và đồng hợp tử mm.

NH

Câu 2 (1,0 điểm)

Ở ruồi giấm, các tính trạng mắt đỏ (MĐ) - cánh dài (CD) – bụng to (BT) là trội hoàn toàn so với mắt trắng (MT) – cánh cụt (CC) – bụng bình thường (BBT). Phép lai 1:

Y

-

QU

P1: ruồi cái MĐ – CD – BT x ruồi đực MT – CC – BBT F1-1: 100% MĐ – CD – BT

F2-1: 56,25% MĐ – CD – BT : 18,75% MĐ – CC – BBT : 18,75% MT – CD – BT : 6,25% MT

-

Phép lai 2:

M

– CC – BBT.

P2: ruồi cái Mt – CD – BT x ruồi đực MT – CC – BBT F1-2: 48 MT – CD – BT; 48 MT – CC – BBT; 12 MT – CD – BBT; 12 MT – CC – BT. Tương ứng với 8 kiểu gen khác nhau với tỉ lệ: 4: 4: 4: 4: 1: 1: 1: 1.

DẠ Y

Xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng trong các phép lai trên. Viết sơ đồ lai của

mỗi phép lai.

Câu 3 (1,0 điểm)

Ở một quần thể người, bệnh P do một trong hai alen của một gen qui định; bệnh Q do alen lặn

nằm trên vùng không tương đồng của NST X qui định, alen trội tương ứng qui định kiểu hình bình

1


thường. Một cặp vợ chồng đều bình thường sinh được người con gái (A) bị bệnh P nhưng không bệnh Q và một người con trai (B) bình thường. Một gia đình khác có người chồng bình thường kết hôn với người vợ bị bệnh P, họ sinh được 3 người con gồm người con gái (C) bình thường, người con trai (D)

AL

chỉ bị bệnh P và người con trai (E) bị cả 2 bệnh. (B) và (C) kết hôn với nhau sinh ra người con gái (F) bình thường. (F) kết hôn với 1 người đàn ông (G) bình thường (người (G) này đến từ một quần thể

CI

đang cân bằng di truyền về gen gây bệnh P, cứ 100 người có 1 người bị bệnh này), họ sinh được 1 đứa các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết: 1. Khả năng người (G) mang gen gây bệnh (P) là bao nhiêu?

FI

con gái (H) không bị bệnh cả 2 bệnh trên. Biết rằng không có đột biến mới ở tất cả những người trong

OF

2. Khả năng người (H) không mang alen gây bệnh về cả 2 gen trên là bao nhiêu? 3. Xác suất để cặp vợ chồng (F) và (G) sinh thêm 2 đứa con có cả trai lẫn gái và đều có kiểu hình giống nhau về cả 2 bệnh trên là bao nhiêu?

ƠN

Câu 4 (1,0 điểm) 4.1.

NH

Một quần thể người cân bằng có ba bệnh rối loạn thần kinh - cơ di truyền đều do đột biến đơn gen gây nên, gồm (1) Loạn dưỡng mặt-vai-gáy gây ra bởi đột biến trội trên nhiễm sắc thể (NST) thường, (2) Hội chứng Frai-ơ-đrai do đột biến lặn trên NST thường và (3) Loạn dưỡng cơ Du-ken-nơ do đột biến lặn liên kết NST X. Mỗi bệnh đều được tìm thấy với tần suất xấp xỉ 1/20 000 người.

Y

a) Hãy ước tính tần số alen gây bệnh và tần số kiểu gen dị hợp tử đối với mỗi bệnh ở quần thể

QU

trên.

b) Người ta tìm ra biện pháp chữa trị cả ba bệnh, dẫn đến chọn lọc chống lại các thể đột biến giảm rõ rệt; kết quả là các cá thể mắc bệnh đều có thể sinh con. Tần số các alen đột biến ở mỗi bệnh có

M

xu hướng thay đổi thế nào kể từ khi có biện pháp chữa trị? Giải thích. 4.2.

a) Ở một quần thể người, theo số liệu thống kê trong 65 năm (tương đương với 3 thế hệ), có 60 trẻ mắc tật thừa ngón (do đột biến trội ở gen trên nhiễm sắc thể thường) trong số 4 triệu trẻ em được sinh ra từ các cặp bố mẹ không mắc tật này. Tần số đột biến theo lý thuyết có thể được tính dựa vào số

DẠ Y

lượng cá thể con có tật thừa ngón trong tổng số cá thể con được sinh ra từ các cặp bố mẹ không mắc tật. Hãy đưa ra các điều kiện để tần số đột biến trội của gen được tính theo cách trên có giá trị gần đúng nhất so với tần số đột biến xảy ra trong thực tế và tính tần số đột biến gen gây tật thừa ngón ở quần thể trên trong mỗi thế hệ.

2


b) Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, giả sử những người mắc tật thừa ngón có hệ số thích nghi (giá trị thích nghi) bằng 75% so với các cá thể không mắc tật. Hãy tính tần số alen đột biến trội gây tật thừa ngón và alen lặn quy định kiểu hình bình thường khi quần thể người nêu ở ý a) đạt trạng

AL

thái cân bằng giữa đột biến và chọn lọc tự nhiên. Câu 5 (1,0 điểm)

CI

a. Phả hệ dưới đây mô tả 1 bệnh do gen lặn nằm ở vùng không tương đồng của NST giới tính X

NH

ƠN

OF

FI

quy định.

Cặp vợ chồng IV3 và IV4 sinh được 1 người con trai. Hỏi xác suất người con trai bị bệnh chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?

M

QU

Y

b. Phả hệ dưới đây mô tả 1 bệnh di truyền hiếm gặp trong 1 dòng họ của quần thể người.

DẠ Y

Bệnh được đề cập ở phả hệ trên có thể do gen lặn đơn gen quy định được hay không? Giải thích?

Câu 6 (1,0 điểm)

Xét 3 gen liên kết ở ngô: +/b; +/lg; +/v. Một phép lai phân tích giữa thể dị hợp về 3 gen và thể

đồng hợp lặn tạo ra thế hệ con như sau:

3


165 125 64 56

+ + lg 37 bv+ 33 +++ 11 b v lg 9 Tổng: 500 cá thể Xác định kiểu gen của thể dị hợp, xác định trật tự gen và khoảng cách giữa các gen, tính hệ số

AL

+ v lg b++ b + lg +v+

CI

trùng hợp. Câu 7 (1,0 điểm)

FI

Một nghiên cứu được thực hiện để xác định khả dưới tán rừng) và một loài cây bụi (Loài B, sống ngoài sáng) ở các cường độ ánh sáng (PAR) khác nhau (Hình bên).

OF

năng quang hợp của một loài dương xỉ (Loài DX, sống

ƠN

a) Hãy phân tích ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến khả năng quang hợp ở mỗi loài thực vật.

b) Hãy so sánh khả năng quang hợp giữa hai loài

NH

thực vật trong các điều kiện ánh sáng khác nhau.

c) Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra kết luận gì về khả năng thích nghi của các loài thực vật với điều kiện ánh sáng?

Y

d) Nếu cây gỗ phát triển mở rộng ở hệ sinh thái này, thì hai loài DX và B sẽ có phạm vi phân bố

QU

thay đổi thế nào? Câu 8 (1,0 điểm)

Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra

M

quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các

khu rừng trên đảo sau hai năm bị săn bắt, người ta thu thập được các số liệu số lượng cá thể ở độ tuổi trước sinh sản và sinh sản; không xuất hiện nhóm

DẠ Y

tuổi sau sinh sản (Hình 8).

a. Phân tích diễn biến thành phần nhóm tuổi

và đặc điểm của quần thể dẫn tới diễn biến đó. b. Nếu việc săn bắt dừng lại, thành phần Hình 8

nhóm tuổi của quần thể sẽ như thế nào? Tại sao?

4


Câu 9 (1,0 điểm)

FI

CI

AL

Sơ đồ dưới đây biểu diễn mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái

OF

dưới nước tách biệt.

a) Nếu hệ sinh thái này bị nhiễm thuốc trừ sâu DDT thì loài nào sẽ bị tích tụ nhiều DDT nhất trong cơ thể? Vì sao? Trong sinh vật phân hủy có tích tụ nhiều DDT không? Giải thích

ƠN

b) Người ta dự tính bổ sung thêm sinh vật tiêu thụ 4 từ quần thể bên ngoài vào để tăng nguồn thu nhập có giá trị kinh tế. Theo em việc tăng thêm sinh vật tiêu thụ 4 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật sản xuất 2. Giải thích.

NH

c) Một căn bệnh xuất hiện ở sinh vật sản xuất 1, liệu căn bệnh đó có ảnh hưởng đến sinh vật sản xuất 3 không? Giải thích. Câu 10 (1,0 điểm)

M

QU

Y

Biểu đồ sau đây cho thấy một phần của chu trình carbon.

DẠ Y

a) Các quá trình từ 1 đến 7 các là quá trình gì? Nêu vai trò của các quá trình đó. b) Quá trình nào trong các quá trình trên cần hạn chế tối đa? Vì sao? Em hãy đề xuất một số biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của nó. --------------------------------------HẾT--------------------------------------

Học sinh không được sử dụng tài liệu – Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

5


Đáp án Câu 1

AL

Quy ước: A: thân xám trội so với a: thân vàng;

B: cánh dài trội so với b: cánh ngắn; M: không mang đột biến trội so với m mang đột biến a. XaXA  XA từ bố sẽ bị mất trong một số lần phân bào của hợp tử

OF

F1:

FI

CI

E: mắt bình thường trội so với e: mắt nhỏ;

XaY  Y từ bố sẽ bị mất trong một số lần phân bào của hợp tử. b.

ƠN

- Nếu trong quá trình phát triển, các tế bào e- biệt hóa thành các tế bào mắt  ruồi F1 sẽ có kiểu hình mắt nhỏ

NH

- Nếu các tế bào Ee biệt hóa thành mắt  ruồi F1 sẽ có kiểu hình mắt bình thường. Câu 3

1. Khả năng người (G) mang gen gây bệnh (P). - Người G đến từ quần thể đang cân bằng di truyền về gen gây bệnh P, mà cứ 100 người thì có 1 1 1 9 => a = ;A= . 100 10 10

Y

người bị bệnh => aa =

QU

- Xác xuất để người G mang gen gây bệnh P = AaXBY = 2.

2  0,1  0, 9 = 18,18%. 0, 9  2  0,1  0, 9 2

70 7 × = 57,24%. 107 8

M

Xác suất để người H không mang alen gây bệnh = AAXBXB =

3. Xác suất để cặp vợ chồng (F) và (G) sinh thêm 2 đứa con có cả trai lẫn gái và đều có kiểu hình giống nhau về cả 2 bệnh trên là - Xác suất sinh 2 con có kiểu hình giống nhau về tính trạng bệnh P: 6  3 3 1 1  49 211 .       55  4 4 4 4  55 220

DẠ Y

=> XS sinh 2 con có cả trai và gái và đều có kiểu hình giống nhau =

1 2 1 3 1 1 7    C21     C21  . 4 4 4 4 2 2 16

=> Xác suất sinh 2 con có cả trai lẫn gái và đều có kiểu hình giống nhau là: 211 7 1477 × = = 41,96%. 220 16 3520

6


Câu 5 a. 1/16

Câu 7

AL

b. Biện luận  kết luận không thể xảy ra như đề bài nêu ra.

 Ở loài DX, cường độ ánh sáng tăng đến xấp xỉ PAR 200  Ở loài B, khi cường độ ánh sáng tăng thì tốc độ quang hợp tăng.

b)

 Ở điều kiện ánh sáng yếu hơn, loài DX đạt tốc độ quang hợp cao hơn so với loài B.  Ngược lại, ở điều kiện ánh sáng cao, loài B có khả năng (tốc độ) quang hợp cao hơn loài DX.  Ở khoảng PAR 200, tốc độ quang hợp của hai loài là tương đương nhau.. Cây sống dưới tán thích nghi tốt hơn với điều kiện ánh sáng yếu, trong khi cây bụi sống ngoài sáng thích nghi tốt hơn với điều kiện ánh sáng mạnh. Phạm vi phân bố của loài DX có khả năng mở rộng, còn loài B bị thu hẹp.

c) d)

OF

FI

CI

a)

ƠN

Câu 8

QU

Y

NH

a. - Trước và sau khi bị săn bắt đều không thấy xuất hiện nhóm tuổi sau sinh sản. - Sau hai năm bị săn bắt, số cá thể ở lứa tuổi sinh sản giảm mạnh . - Sau khai thác kích thước của quần thể ít biến động → việc khai thác nằm trong khả năng tự phục hồi của quần thể. → Khi tập trung khai thác các cá thể trưởng thành khiến cho số lượng cá thể ở nhóm tuổi trưởng thành của quần thể giảm mạnh. Tuy nhiên việc khai thác đều đặn theo thời gian một số lượng nhất định cá thể của quần thể, số cá thể còn lại sẽ tăng khả năng sinh sản, bù lại số đã bị săn bắt → Cơ chế tự điều chỉnh của quần thể. b. Khi dừng khai thác, mật độ của quần thể tăng . Câu 9 a)

-

M

-

Nếu hệ sinh thái này bị nhiễm thuốc trừ sâu DDT thì loài bị tích tụ nhiều DDT nhất trong cơ thể là sinh vật tiêu thụ 4. Trong sinh vật phân hủy không tích tụ nhiều DDT.

b) Việc tăng thêm sinh vật tiêu thụ 4 sẽ dẫn đến gia tăng tạm thời sinh vật sản xuất 2.

DẠ Y

c) Một căn bệnh xuất hiện ở sinh vật sản xuất 1, sẽ có ảnh hưởng đến sinh vật sản xuất 3 theo 1 trong 4 trường hợp sau: ‒ Trường hợp 1: sinh vật sản xuất 3 sẽ bị giảm ‒ Trường hợp 2: sinh vật sản xuất 2 và 3 tạm thời tăng. ‒ Trường hợp 3: sinh vật sản xuất 2 và 3 tạm thời tăng. ‒ Trường hợp 4: sv sản xuất 2 và 3 đều tăng lên

Câu 10

a. Nêu vai trò của các quá trình từ 1-7 b. Quá trình 1 – đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, đã thải một lượng lớn khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng xấu đến khí hậu toàn cầu.

7


8

DẠ Y

M

KÈ Y

QU ƠN

NH

CI

FI

OF

AL


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

L

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN II NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Sinh học 11

FI CI A

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề ) (Đề thi có 06 trang) Ngày thi: 8/11/2021

Câu 1 (2 điểm): Một nhà sinh thái so sánh sinh trưởng của 1 loài thực vật thân cỏ mọc ở 2 vị dài rễ, sinh khối rễ và sinh khối chồi. Số liệu thu được:

OF

trí A và B khác nhau. Để so sánh quần thể từ 2 vị trí, ở mỗi vị trí ông thu 30 cá thể, đo chiều Chiều dài trung bình rễ (cm)

Sinh khối trung bình rễ (g)

Sinh khối trung bình chồi (g)

A

27,2

0,2

348,7

0,5

680,7

0,1

B

13,4

0,3

322,4

0,6

768,9

0,2

ƠN

Vị trí

Dựa vào kết quả thu được cho biết nhận định nào sau đây là đúng hay sai? Giải thích. a) Nước trong đất ở vị trí B ít hơn vị trí A. c) Nước trong đất ở A ít hơn ở B? d) Dinh dưỡng trong đất ở B ít hơn ở A?

NH

b) Năng suất thực vật ở vị trí A cao hơn vị trí B

QU Y

Câu 2 (2 điểm): Các nhà khoa học tách riêng thylacoid của lục lạp và đưa vào môi trường tương tự như chất nền của lục lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa thylacoid ở các điều kiện khác nhau và thu được kết quả thể hiện ở hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu sáng,

M

(ii) là thời điểm một chất X được thêm vào môi trường

đang được chiếu sáng.

a/ Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đầu thí nghiệm, pH của môi trường chứa thylacoid thay đổi như thế nào so với trước khi chiếu sáng? Giải thích.

Y

b/ X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.

DẠ

(1) Quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa (2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco (3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II (4) Quá trình phân hủy NADPH


Câu 3 (1.5 điểm): Một nhà khoa học tiến hành nghiên cứu tác động của dịch chiết tảo Sargassum cinereum lên sự sinh trưởng của cây cà chua mầm hai ngày tuổi trong ống nghiệm.

L

Các môi trường nuôi cấy có thành phần khác nhau như sau: Môi trường 1: các chất khoáng

-

Môi trường 2: các chất khoáng + sucrose

-

Môi trường 3: các chất khoáng + dịch chiết từ Sargassum cinereum (5mg/l)

-

Môi trường 4: các chất khoáng + sucrose + dịch chiết từ Sargassum cinereum (5mg/l)

FI CI A

-

Các chỉ tiêu về sinh khối khô và số lượng rễ trung bình của các cây cà chua mầm trong mỗi loại năng quang hợp của cây mầm gần như bằng 0. Môi trường 2

Môi trường 3

Môi trường 4

Khối lượng khô (g) 0.040

0.090

0.070

0.092

Số lượng rễ

5

5

ƠN

Môi trường 1

OF

môi trường được đánh giá ở ngày thứ 15. Biết rằng trong giai đoạn phát triển sớm này, chức

15

12

Bảng chỉ tiêu về sinh khối khô và số lượng rễ trung bình của các cây cà chua mầm

NH

Đưa giải thuyết về hai yếu tố trong dịch chiết tảo Sargassum cinereum tác động đến sự tích lũy sinh khối khô và hình thành rễ của cây cà chua mầm ở thí nghiệm trên. Giải thích. Câu 4 (1.5 điểm): Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự ra hoa của các nhóm thực vật

A

M

QU Y

được mô tả trong các hình dưới đây:

B

C

Trong đó: TM là thời gian chiếu sáng tối thiểu để thực vật tạo ra chất hữu cơ cần thiết cho trao đổi chất; CP là thời gian ra hoa. Trục tung biểu thị thời gian trước khi ra hoa (ngày), trục

Y

hoành biểu thị thời gian chiếu sáng trong ngày (giờ).

DẠ

Dựa vào quang chu kì hãy cho biết mỗi hình trên tương ứng với nhóm thực vật nào? Giải thích. Câu 5 (1.5 điểm): Theo dõi sự nảy mầm của hạt đậu tương trong một thời gian, người ta thấy sự biến động hàm lượng nitơ tổng số và nitơ hòa tan trong lá mầm và các phần khác của cây mầm được thể hiện ở hai hình dưới đây.


L FI CI A

Hình 2: Biến động hàm lượng nitơ hòa tan

OF

Hình 1: Biến động hàm lượng nitơ tổng số Hãy xác định và giải thích:

- Trong hình 1, đường cong nào biểu diễn hàm lượng nitơ tổng số trong lá mầm và

ƠN

đường cong nào biểu diễn hàm lượng nitơ tổng số trong phần còn lại của cây mầm? - Trong hình 2, đường cong nào biểu diễn hàm lượng nitơ hòa tan trong lá mầm và đường cong nào biểu diễn hàm lượng nitơ hòa tan trong phần còn lại của cây mầm?

NH

Câu 6 (1.5 điểm): Có hai hệ sinh thái tự nhiên (X và Y) đều tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời ở mức 5x106 kcal/m2/ngày. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng được thể hiện qua bảng sau:

Hiệu suất sinh thái (%)

QU Y

Bậc dinh dưỡng

Hệ sinh thái X

Hệ sinh thái Y

0,1

0,5

Sinh vật tiêu thụ bậc 1

1,0

10,0

Sinh vật tiêu thụ bậc 2

5,0

12,0

Sinh vật tiêu thụ bậc 3

10,0

15,0

Sinh vật tiêu thụ bậc 4

Không có

15,0

M

Sinh vật sản xuất

Biết rằng năng lượng mất do hô hấp của sinh vật qua mỗi bậc dinh dưỡng là 90%. Hãy tính mức năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng và cho biết hệ sinh thái nào ổn định hơn? Giải thích.

Y

Câu 7 (2 điểm): Bảng dưới đây là kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng NO3- và PO43-

DẠ

trong môi trường nước với sinh khối (khối lượng vật chất trong cơ thể sinh vật) của thực vật phù du ở ba hồ nước ngọt (A, B, C) có diện tích mặt nước, độ đục và các nhân tố sinh thái khác tương đương nhau. Hàm lượng NO3- và PO43- được đo định kì hai tháng một lần. Biết rằng tỉ lệ NO3- và PO43- tối ưu cho sinh trưởng của thực vật phù du là 16 :1


Tháng 1 Tháng 3 Tháng 5 Tháng 7 Tháng 9 Tháng 11

Hồ B NO3 (mg/L) PO43-(mg/L) 149 8 133 6 135 5 37 1 51 2 155 7

Hồ C NO3 (mg/L) PO43-(mg/L) 143 9 128 8 63 4 31 2 16 1 97 6

-

-

L

Hồ A NO3 (mg/L) PO43-(mg/L) 120 10 107 9 41 5 5 2 26 3 83 7 -

FI CI A

Thời gian

a. Sinh khối thực vật phù du của hồ nào bị giới hạn bởi NO3-, hồ nào bị giới hạn bởi PO43-? Giải thích.

OF

b. Trong 3 hồ trên, hãy dự đoán hồ nào có nhiều vi khuẩn lam hơn? Đa dạng thực vật phù du trong hồ đó thay đổi như thế nào? Giải thích.

c. Nước thải giàu nito và phospho từ một trang trạng chăn nuôi được xả trực tiếp vào hồ C. Em

ƠN

hãy dự đoàn hàm lượng oxi, sinh khối thực vật phù du của hồ C thay đổi như thế nào so với thời điểm trước xả thải? Giải thích.

Câu 8 (2 điểm):Taber và Dasmann (1937) đã nghiên

NH

cứu ảnh hưởng của môi trường đến số lượng của hai nhóm cá thể hươu đen (Odocoileus hemionus colombianus) thuộc hai quần thể ổn định (I và II),

sống ở hai địa điểm dộc lập với các đặc điểm được thể

QU Y

hiện ở bảng dưới đây. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở hình bên.

a. Loài hươu đen có chiến lược chọn lọc theo r hay K? Giải

M

thích.

b. Hãy phân tích diễn biến và

xác định nguyên nhân tử vong theo tuổi của hai nhóm cá thể nghiên cứu trong mối quan hệ

Y

với môi trường sống, mật độ và

DẠ

đặc điểm sinh học của loài.

Chỉ tiêu nghiên cứu Mật độ quần thể (cá thể/km2) Tuổi thành thục sinh sản Môi trường sống Tác động của con người

Quần thể I 25

Quần thể II 10

3

3

Ít cây bụi, thảm cỏ Thảm cây bụi phát triển mạnh Đốt rừng định kì Không có tác động


Câu 9 (2 điểm): Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của loài A và B đến sự sinh trưởng hiện các thí nghiệm như sau: Thí nghiệm 1 (TN1): Loại bỏ cả 2 loài A và B ra khỏi khu vực loài C sinh sống. Thí nghiệm 2 (TN2): Loại bỏ loài A ra khỏi khu vực loài C sinh sống.

OF

Thí nghiệm 3 (TN3): Loại bỏ loài B ra khỏi khu vực loài C sinh sống.

FI CI A

L

và phát triển của loài C, người ta thực

Thí nghiệm 4 (TN4 - Đối chứng): Cả loài A và loài B sinh trưởng cùng trong khu vực loài C sinh sống. Sau 24 tháng theo dõi thí nghiệm, kết quả thu được như đồ thị sau:

ƠN

Hãy giải thích kết quả thu được từ các thí nghiệm trên.

Câu 10 (1 điểm): Các bệnh do vi sinh vật gây ra nhiều khi có liên quan đến hệ sinh thái. Ví dụ: Bệnh dịch hạch do vi khuẩn dịch hạch ở Tây Nguyên nước ta lây qua bọ chét ký sinh ở chuột

NH

chù; virut Zika gây bệnh teo não ở Brazil truyền qua muỗi; virut Hanta gây viêm não ở Malaysia truyền qua dơi; bệnh viêm não Nhật Bản là do muỗi truyền từ lợn sang người. Hãy cho biết những phát biểu dưới đây là ĐÚNG hay SAI? Giải thích.

QU Y

A. Bệnh dịch hạch ở Tây Nguyên nước ta thường xảy ra vào mùa mưa. B. Tỷ lệ trẻ em bị viêm não Nhật Bản ở Tokyo cao hơn Hà Nội. C. Khi phá rừng làm đường cao tốc, tỷ lệ nhiễm virut Hanta ở Malaysia tăng lên. D. Bệnh Zika có thể xuất hiện ở Việt Nam vào mùa mưa. Câu 11 (1 điểm): Bảng dưới đây cho biết sự thay đổi tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử vong, tỉ lệ di cư và tỉ lệ

M

nhập cư của một quần thể động vật từ năm 1980 đến năm 2000: 1990

2000

Tỉ lệ sinh

2,4%

2,0%

2,3%

Tỉ lệ tử vong

1,0%

1,2%

0,9%

Tỉ lệ di cư

0,3%

0,5%

0,2%

0,8%

0,9%

1,0%

Y

1980

DẠ

Tỉ lệ nhập cư

Dựa vào thông tin ở bảng trên, hãy vẽ đồ thị phản ánh tỉ lệ tăng trưởng của quần thể

động vật đó trong khoảng thời gian từ 1980 đến năm 2000. Câu 12 (1 điểm): Ở động vật, sự phục hồi số lượng cá thể ở quần thể có chu kỳ sống ngắn khác quần thể có chu kỳ sống dài như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?


Câu 13 (1 điểm): Loài Cừu sừng lớn (Ovis

L

canadensis) sống ở Bắc Mỹ có các con đực vốn

FI CI A

nổi tiếng nhờ sừng của chúng uốn lượn hết sức lộng lẫy. Việc săn bắt chúng bị ngăn cấm vào năm 1970. Việc ngăn cấm này dẫn đến những con "Cừu đực chiến thắng" (là những cừu đực không thiến có sừng lớn và uốn cong hoàn toàn) trở nên nếu săn bắt được. Ngân quỹ thu được từ việc này được dùng để bảo vệ nơi sống của Cừu sừng lớn. Nghiên cứu của Coltman và các cộng sự (2003)

OF

cực kỳ giá trị, đôi khi có giá đến 100,000 đô la ($)

ƠN

cho thấy mối quan hệ giữa năm và sự giảm khối

lượng trung bình và độ dài sừng trung bình của

NH

loài Cừu sừng lớn ở Alberta (Canađa), nơi việc săn bắt "Cừu đực chiến thắng" được thực hiện qua 30 năm.

Các phát biểu sau đúng hay sai? Giải thích.

QU Y

a. Số liệu về sự thay đổi khối lượng và chiều dài sừng trung bình chỉ ra rằng số lượng cá thể của quần thể Cừu sừng lớn bị suy giảm.

b. Việc săn bắt dựa trên chọn lọc kiểu hình có thể làm thay đổi các đặc điểm của quần thể nếu như nó hướng mục tiêu vào các tính trạng di truyền được.

M

c. Nếu mức biến dị về kích thước sừng chủ yếu được quy định bởi tương tác bổ sung, thì khả

thời gian.

năng di truyền (tỉ lệ biến dị kiểu hình do biến dị kiểu gen gây ra) của tính trạng này sẽ giảm qua d. Bằng việc săn bắt tập trung vào các con đực có sừng dài nhất, mức độ khác biệt về thành công trong sinh sản giữa các con đực là tăng lên nhiều.

DẠ

Y

e. Mối tương quan giữa khối lượng và độ dài sừng chỉ liên quan đến di truyền


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

AL

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC. KHỐI 11

ĐỀTHỨC ĐỀ CHÍNH

CI

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 07 tháng 12 năm 2020

QU

Y

NH ƠN

OF FI

Câu 1 (2,0 điểm): Cho cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng lai với cây thân thấp, hoa trắng thuần chủng được F1 có 100% thân cao, hoa đỏ. Sau đó cho F1 lai với cây (M) thu được F2 gồm 3 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa đỏ chiếm 25%. Biết rằng không xảy ra đột biến; mỗi gen quy định 1 tính trạng và trội, lặn hoàn toàn; không xảy ra hoán vị gen. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Câu 2 (2,0 điểm): Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng; các gen phân li độc lập. Cho 3 cây thân cao, hoa vàng (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 sẽ như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm): Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.

DẠ Y

KÈ M

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, hãy cho biết tế bào 1 và tế bào 2 đang ở kì nào của quá trình phân bào? Giải thích. Câu 4 (2,0 điểm): a) Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gen AabbDd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa mấy loại giao tử, với tỉ lệ như thế nào? b) Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo thêm 2040 NST đơn. Tất cả các tế bào con được sinh ra sau lần nguyên phân cuối cùng đều giảm phân tạo ra 512 tinh trùng chứa NST giới tính Y. Xác định số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai ban đầu. c) Ở vùng sinh sản của một động vật lưỡng bội có 2 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 360 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo được 128 giao tử và môi trường phải cung cấp liệu tương đương 384 nhiễm sắc thể đơn. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và giới tính của loài?


Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Câu 5 (2,0 điểm): Để nghiên cứu tốc độ tích lũy đột biến thay thế nuclêôtit trên gen, các nhà khoa học đã so sánh trình tự nuclêôtit ở vùng đầu (chứa trình tự nuclêôtit mã hóa tín hiệu nhận biết và tiến hành dịch mã của ribôxôm) của 149 gen của E. coli. Một phần kết quả nghiên cứu được thể hiện trên hình 5. a) Mạch ADN của các gen trên hình 5 là mạch khuôn hay mạch không làm khuôn trong quá trình phiên mã? Giải thích. b) Hãy viết trình tự một bộ ba mã hóa bảo thủ nhất trong đoạn trình tự ở hình 5. Chức năng của chúng là gì? Tại sao chúng được bảo tồn trong quá trình tiến hóa? Câu 6 (2,0 điểm): Hệ tuần hoàn ở động vật có thể được chia thành hai loại: hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn chưa có mao mạch và các tế bào của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với dịch tuần hoàn. Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có tim, hệ mạch và các tế bào của cơ thể trao đổi gián tiếp với dịch tuần hoàn qua mao mạch. Hình 1 mô tả một số mạch máu và chiều dòng máu đi vào và đi ra khỏi tim ở động vật có vú. Hình 2 mô tả độ dày các loại mô của thành mạch ở một số loại mạch máu (A → E) của cơ thể động vật có vú.

I

III

QU

II

KÈ M

V

IV

VI

DẠ Y

Hình 1

Nội mạc

Sợi đàn hồi

Cơ trơn

Mô liên kết

A B

C

D

E

Hình 2

Hãy cho biết: a) Người có lỗ thông ở giữa 2 tâm nhĩ (thông liên nhĩ) thì áp lực máu tại các vị trí I, III, IV, V, VI (ở hình 1) thay đổi như thế nào so với người bình thường khỏe mạnh? Giải thích. b) Mỗi cấu trúc tương ứng (A, B, C, D, E) ở hình 2 là phù hợp với loại mạch máu nào sau đây: động mạch, tĩnh mạch, tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch, mao mạch? Giải thích.


DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Câu 7 (2,0 điểm): Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV) thuộc nhóm retrovirus có hệ gen gồm hai bản sao ARN với kích thước khoảng 10 kb. Sau khi xâm nhập vào tế bào chủ, HIV sử dụng enzym phiên mã ngược để tạo nên ADN mạch kép từ chính hệ gen của nó. Phân tử ADN này sẽ chèn vào ADN của tế bào chủ và tiến hành phiên mã tạo thành hệ gen ARN virus. Hệ gen ARN này sẽ được đóng gói vào trong hạt virus rồi giải phóng ra khỏi tế bào chủ bằng protease của virus. Một trong những liệu pháp nhằm ức chế sự nhân lên của HIV là sử dụng các nucleotide giả (đã loại bỏ gốc phosphat) để ức chế enzym phiên mã ngược nhưng không ảnh hưởng đến ADN polymerase của tế bào chủ. Một liệu pháp khác là sử dụng các chất ức chế protease nhằm ngăn chặn sự phóng thích các hạt virus mới. Doukhan và Delwart (2001) đã nghiên cứu tần số các nhóm alen của gen mã hóa protease của hai quần thể virus HIV (kí hiệu quần thể 1 và 2 tương ứng ở hai bệnh nhân 1 và 2) sau khi họ được dùng thuốc ức chế protease. Kết quả của nghiên cứu được biểu thị trong hai đồ thị dưới đây. Trên quan điểm tiến hóa quần thể, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Hãy nhận xét về sự thay đổi tần số các nhóm alen của gen mã hóa protease của HIV khi bệnh nhân dùng thuốc ức chế protease và giải thích nguyên nhân. b) Hãy dự đoán sự thay đổi của đồ thị tần số các nhóm alen của gen mã hóa protease của quần thể 2 sau khoảng 150 ngày dùng thuốc. c) Hãy nhận định ba yếu tố quan trọng có thể tác động làm thay đổi nhanh tần số các nhóm alen của gen mã hóa protease của HIV như dữ liệu mô tả. d) Hãy dự đoán xu hướng thay đổi tần số các nhóm alen nếu bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc ức chế protease sau đợt điều trị trên. Giải thích. Câu 8 (2,0 điểm): a) Một người bị bệnh tim do một bất thường trong cầu trúc của tim được minh họa ở Hình 8.1. So sánh với người khỏe mạnh (bình thường), thì người bị bệnh có các chi số (1-3) dưới đây thay đổi như thế nào? Giải thích. (1) Tần số phát nhịp của tế bào phát nhịp nút xoang nhĩ; (2) Phân áp CO2 ở trong máu động mạch phổi; (3) Phần trăm (%) bão hòa của hêmôglôbin với O2 ở trong máu động mạch phổi.


DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

b) Hình 8.2a thể hiện sự thay đổi áp lực và thể tích máu trong tâm thất của một chu kì tim. Dấu chấm “•" tại các điểm A, B, C, D phân chia các pha. Hình 8.2b thể hiện tần số phát nhịp của tế bào nút xoang nhĩ. Các số liệu là của một người bình thường. Hãy trả lời các câu hỏi (1 - 4) dưới đây: (1) Cả van nhĩ thất và van bán nguyệt cùng ở trạng thái đóng tại các điểm A, B, C, D nào ở Hình 8.2a? Giải thích. (2) Ở người bị bệnh hẹp van bán nguyệt (bên trái) thì khoảng cách ngắn nhất từ B đến C (Hình 8.2a) thay đổi như thế nào (dài hơn, không đổi, ngắn hơn) so với người bình thường? Giải thích. (3) Ở người bị hở van nhĩ thất (bên trái) thì độ cao từ C đến D (Hình 8.2a) thay đổi như thế nào (cao hơn, không đổi, thấp hơn) so với người bình thường? Giải thích. (4) Hãy thực hiện cách tính và tính lượng O2 trong 1 mL máu tĩnh mạch rời mô (mL O2/mL máu) của người này (làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy). Biết rằng có 448 mL O2 cung cấp cho cơ thể trong 1 phút và lượng O2 trong máu động mạch cung cấp cho mô là 0,22 mL Câu 9 (2,0 điểm): Các nghiên cứu giải trình tự hệ gen ở động vật có vú cho thấy ở nhiều loài xuất hiện những đoạn lớn nhiễm sắc thể chức các cụm gen hoặc trình tự nucleotit rất bảo thủ. Tuy vậy, các cụm gen này phân bố trên một nhiễm sắc thể nhất định ở một loài, nhưng lại phân bố rải rác trên nhiều nhiễm sắc thể khác nhau ở các loài họ hàng. a) Nêu giả thuyết về sự kết hợp của ít nhất hai cơ chế giải thích cho sự xuất hiện hiện tượng trên trong quá trình tiến hóa và cơ sở hình thành giả thuyết đó. b) Tại sao các cụm gen hầu như không thay đổi về trình tự giữa hai loài thân thuộc, nhưng sự thay đổi vị trí trên các nhiễm sắc thể khác nhau lại dẫn đến sự khác biệt đáng kể về hình thái và hành vi giữa các loài ? Câu 10 (2,0 điểm): Hai loài cá hồi sinh sống trong các suối ở một vùng núi. Kết quả nghiên cứu hoạt tính một loại enzim ở hai loài dưới tác động của nhiệt độ được trình bày ở Hình 10. a) Loài nào có khả năng chịu lạnh tốt hơn? Giải thích. b) Nếu nuôi chung hai loài với số lượng tương đương ở 12°C, loài 2 có khả năng bị loại bỏ nhanh do cạnh tranh loại trừ không? Giải thích. c) Ở môi trường tự nhiên, tần suất bắt gặp hai loài cá này sống tách biệt hay cùng chung sống trong một khu vực suối là cao hơn? Giải thích. d) Vùng núi này có nhiệt độ tăng nhanh hơn so với các vùng thấp do tác động của biến đổi khí hậu. Trong một số thập niên tới, khu vực phân bố của loài 2 có thể sẽ thay đổi thế nào? Giải thích. -------------Hết----------


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN III NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Sinh học 11

FI CI A

L

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề ) (Đề thi có 06 trang) Ngày thi: 27/12/2021

Câu 1 (2 điểm): Các nhà khoa học đã sử dụng 2 loài cây A và B (một loài thực vật C3, một loài thực vật C4) để so sánh giữa hai loài về mối liên hệ giũa nhu cầu nước và lượng chất khô tích lũy trong cây. Các cây thí nghiệm giống nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan

OF

với sinh khối khô) được trồng trong điều kiện canh tác tối ưu. Sau cùng một thời gian sinh trưởng, các giá trị trung bình về lượng nước hấp thu và lượng sinh khối khô tăng thêm được

Loài A

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lượng nước hấp thu (l)

2.57

2.54

2.06

3.7

3.82

3.8

Lượng sinh khối khô tăng thêm (g)

10.09

10.52

11.03

7.54

7.63

7.51

NH

Loài B

Lần 1

ƠN

thống kê sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong bảng dưới đây.

a. Mỗi loài A, B là thực vật C3 hay C4? Giải thích.

b. Dựa vào điểm bù CO2 của thực vật C3 và C4, giải thích kết quả thí nghiệm trên.

QU Y

Câu 2 (1 điểm): Một nhà khoa học tiến hành thí nghiệm như sau: Tách lục lạp ra khỏi tế bào thực vật, lấy một phần nhỏ gồm thylakoid và một lượng tương ứng stroma. Sau đó kết hợp các thành phần này với một số phân tử khác có ở lục lạp trong điều kiện có và không có Tiến hành theo dõi và đánh giá sự đồng hóa

14

14

CO2.

CO2 trong các phân tử sản phẩm hữu cơ. Điều

Điều kiện thí nghiệm

Thí nghiệm

M

kiện thí nghiệm và kết quả được trình bày ở bảng sau: Lượng

chất hữu cơ (cup/phút)

Y

hợp chất khử và 14CO2 Đặt stroma trong tối và có 14CO2

4000

3

Đặt stroma trong tối và có 14CO2, có ATP

43000

4

Đặt thylakoid nơi có ánh sáng, không có CO2, 96000

DẠ

2

giàu ADP, Pi và các hợp chất khử. Sau đó đưa vào

CO2 được cố

định trong các phân tử

Đặt thylacoid nơi có ánh sáng, giàu ADP, Pi, các 0

1

14


trong tối và có stroma, 14CO2 Theo Haiter, Terminale S specialite 2002

L

a. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

FI CI A

b. Trong trường hợp màng thylacoid bị tổn thương khiến H+ di chuyển tự do qua màng. Điều này ảnh hưởng thế nào tới quá trình quang hợp? Giải thích.

Câu 3 (1 điểm): Vào lúc sáng sớm, quan sát lá của những cây bui thấp hay các loài cỏ trên bờ ruộng, người ta thường thấy có nước đọng trên mép lá – đó là hiện tượng ứ giọt ở thực vật. Hiện tượng này là do nước thoát ra từ thủy khổng (cấu trúc gồm những tế bào chuyên hóa với

OF

chức năng tiết nước), thường phân bố ở mép lá và luôn mở. a. Hãy cho biết ba điều kiện cần thiết dẫn đến hiện tượng ứ giọt.

b. Những tế bào chuyên hóa của thủy khổng tiếp xúc trực tiếp với loại mô nào sau đây: phloem,

ƠN

xylem, mô xốp (mô khuyết), mô giậu? Giải thích.

c. Những chất nào có thể có trong dịch nươc được hình thành từ hiện tượng ứ giọt. Giải thích. d. Các cây ở tầng tán và tầng vượt tá có hiện tượng ứ giọt hay không? Giải thích.

NH

Câu 4 (1 điểm) Giả sử cây ngô A và B giống hệt nhau, được trồng trong các điều kiện hoàn toàn như nhau, nhưng chỉ khác nhau một trong các yếu tố: a. Cây A đủ nước, cây B thiếu nước.

b. Cây A đủ dinh dưỡng, cây B thiếu Fe

QU Y

c. Cây A đủ ánh sáng, cây B thiếu ánh sáng d. Cây A chiếu sáng bằng điểm bù, cây B chiếu sáng trên điểm bù. Hãy chọn một tiêu chí thỏa đáng nhất ở a, b, c, d phản ánh chính xác ảnh hưởng của mỗi yếu tố trên đến hai cây ngô A và B.

M

Câu 5 (1 điểm): Để nghiên cứu ảnh hưởng của H+ và IAA đến sự sinh trưởng ở thục vật, một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau, cho sợi coleoptiles ngâm vào trong dung dịch có pH

= 3 tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm. Mũi tên đầu tiên trong hình 1 chỉ ra điểm mà các sợi coleoptiles được chuyển sang dung dịch pH = 7. Mũi tên thứ hai cho biết điểm mà IAA đã được thêm vào. Để kiểm tra giả thuyết rằng vận chuyển tích cực đóng một vai trò trong cơ chế

Y

hoạt động của IAA, một chất ức chế hô hấp (kali xyanua, KCN) đã được bổ sung cho một

DẠ

nhóm thử nghiệm (đường 1) và nhóm thứ hai bổ sung KCN tại mũi tên đỏ (đường 2). Nhóm thử nghiệm thứ ba (đối chứng) không sử dụng KCN (đường 3)


FI CI A

2

L

3

1

Hình 1

Hình 2

OF

a. H+ có vai trò gì trong sự sinh trưởng của chồi? Giải thích.

b. Dựa vào kết quả thí nghiệm, có thể kết luận rằng auxin kích thích sự vận chuyển tích cực của các proton hay không? Giải thích. Câu 6 (2 điểm) Trong điều hòa chu

ƠN

trình acid citric (TCA), NADH và ATP là hai chất có vai trò quan được

hoạt

NADH/NAD+

hóa

khi

tỉ

lệ

và ATP/ADP bị

giảm xuống dưới giá trị ngưỡng,

NH

trọng. Các enzyme trong chu trình

QU Y

đồng thời chịu ảnh hưởng của nồng

độ cơ chất và/hoặc nồng độ sản phẩm.

Hình trên thể hiện một số sự kiện điều hòa trong chu trình TCA (tên viết tắt của các enzyme

M

được ghi trong ô chữ nhật)

a. Hãy so sánh cường độ hô hấp của lá cây C3 giữa ban ngày và ban đêm. Giải thích

thích.

b. Hãy so sánh cường độ hô hấp giữa thực vật C3 và thực vật C4 trong điều kiện thường. Giải c. Tế bào thực vật duy trì sự cân bằng giữa đường phân và chu trình TCA như thế nào?

Y

Câu 7 (2 điểm): Cây đột biến (ĐB) có đặc điểm

DẠ

giảm khả năng sử dụng nito so với cây kiểu dại (KD). Bảng 1 cho thấy giá trị trung bình của khối lượng chồi/cây và số lượng nốt sần/cây ở 2 nhóm thí nghiệm này.

Cây KD Cây ĐB

Bảng 1 Khối lượng chồi (g) 80 52

Khối lượng nốt sần 59 105


Bảng 1 cho thấy giá trị trung bình của khối lượng chồi/cây và số lượng nốt sần/cây ở 2 nhóm thí nghiệm này. Bảng 2 cho thấy các giá trị này sau khi tiến hàng ghép các cây ĐB và cây KD

câu sau và giải thích. a. Sinh trưởng của chồi và số lượng nốt sần ở rễ cây có mối tương quan như thế nào? b. Tín hiệu kích thích tăng số lượng nốt sần là

Bảng 2 Khối lượng Số lượng chồi (g) nốt sần Cây ghép: chồi 82 52 KD – rễ ĐB Cây ghép: chồi 48 108 ĐB – rễ KD

FI CI A

Dựa vào kết quả thí nghiệm, hãy trả lời các

L

theo 2 cách khác nhau.

OF

từ chồi hay từ rễ cây?

c. Vi khuẩn Rhizobium sống tự do trong đất có khả năng cố định nito không? Câu 8 (1 điểm): Cây ngập mặn mọc ở vùng ngập triều có rễ

ƠN

thẳng đứng (gọi là rễ thở pneumatophores), đóng vai trò nước mặn. Cơ chế tạo điều kiện trao đổi khí được nghiên cứu bằng cách ghi lại áp suất khí,

NH

như ống thở cho các rễ cây ngập

QU Y

liên quan đến không khí trong khí quyển, trong điều kiện rễ thở ngập hoặc không ngập thủy

M

triều.

Hãy chỉ ra mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai. Giải thích. A. Không khí được hút vào trong rễ khi rễ thở lộ ra lúc thủy triều xuống.

Y

B. Hô hấp trong rễ góp phần làm thay đổi áp suất khí trong rễ.

DẠ

C. Rễ thở cung cấp CO2 cho quang hợp. D. Tốc độ hô hấp trong rễ chậm lại khi rễ thở ngập nước. Câu 9 (1 điểm) a) Người ta thường ngâm hạt lúa giống trong nước ấm (khoảng 30C) từ 24 đến 36 giờ rồi vớt hạt ra và tiếp tục ủ thêm khoảng 48 - 60 giờ để hạt nảy mầm rồi mới đem gieo. Hãy cho biết


quá trình sinh lí chủ yếu nào xảy ra trong thời gian ngâm, ủ hạt? Nếu kéo dài thời gian ngâm hạt đến 96 giờ thì điều gì sẽ xảy ra? Giải thích.

L

b. Để điều khiển cây cúc sinh trưởng và ra hoa theo ý muốn, vào cuối tháng 9 – 10 hàng năm,

FI CI A

người nông dân thường dùng đèn để chiếu sáng từ 5h chiều đến 9h tối mỗi ngày. Tuy nhiên, người ta không làm như vậy đối với cây hướng dương. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc làm trên. Biết rằng cúc là cây ngày ngắn và hướng dương là cây trung tính. Câu 10 (2 điểm): Hai loài cá hồi sinh sống trong các suối ở một vùng núi. Kết quả

OF

nghiên cứu hoạt tính một loại enzim ở hai loài dưới tác động của nhiệt độ được trình bày ở Hình 10.

Giải thích. b) Nếu nuôi chung hai loài với số lượng

NH

tương đương ở 12°C, loài 2 có khả năng bị

ƠN

a) Loài nào có khả năng chịu lạnh tốt hơn?

loại bỏ nhanh do cạnh tranh loại trừ không? Giải thích.

c) Ở môi trường tự nhiên, tần suất bắt gặp hai loài cá này sống tách biệt hay cùng chung sống

QU Y

trong một khu vực suối là cao hơn? Giải thích. d) Vùng núi này có nhiệt độ tăng nhanh hơn so với các vùng thấp do tác động của biến đổi khí hậu. Trong một số thập niên tới, khu vực phân bố của loài 2 có thể sẽ thay đổi thế nào? Giải thích.

M

Câu 11 (1.5 điểm) : Hồ nước ngọt Vesijarvi bị ô nhiễm nặng do nước thải của thành phố và khu công nghiệp dẫn tới vi khuẩn lam sinh trưởng bùng nổ cùng với sự phát triển của cá

Rutilus (thuộc họ cá chép). Nguồn thức ăn chính của cá Rutilus là động vật phù du. Chỉ số đa dạng Shannon của hồ là 0,5. Năm 1989, để khắc phục tình trạng ô nhiễm, người ta đã loại bỏ khoảng 20% số lượng cá Rutilus ra khỏi hồ, nhưng chỉ số đa dạng Shannon vẫn không thay đổi.

Y

Năm 1993, người ta loại bỏ 20% số lượng cá Rutilus ra khỏi hồ, đồng thời thả thêm cá

DẠ

Chó – loài ăn thịt cá Rutilus vào hồ. Kiểm soát sinh học thành công, nước hồ trở nên sạch hơn, chỉ số đa dạng Shanon là 1,36. a. Phân tích nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học của hồ từ năm 1989 đến năm 1993. b. Nêu cơ sở sinh thái học của hai cách khắc phục ô nhiễm nước hồ ở trên. Giải thích.


Câu 12 (1.5 điểm) Hình 1 thể hiện một phần lưới thức ăn trên cánh đồng trồng cỏ chăn nuôi và mía ở đảo Hawaii. Hình 2 thể hiện sự thay đổi số lượng, sinh khối của một số loài trong quần

L

xã trước và sau khi một loài vi khuẩn chỉ gây bệnh trên cóc (Bufo marinus) xuất hiện làm số

ƠN

OF

FI CI A

lượng cóc giảm mạnh.

Hình 1

Hình 2

a) Hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra với cỏ chăn nuôi và mía nếu toàn bộ cóc trong khu vực bị chết

NH

do vi khuẩn? Giải thích.

b) Nêu vai trò sinh thái của loài cóc trong quần xã nghiên cứu. Giải thích. Câu 13 (2 điểm): Ở mô ̣t đồ ng cỏ bi ̣ bỏ hoang sau khi chăn thả gia súc, mô ̣t nghiên cứu về sự

QU Y

biế n đổ i số lươṇ g loài thực vâ ̣t, đô ̣ phong phú và đô ̣ che phủ (% diê ̣n tích đấ t có cây che phủ) của cỏ BR đươc̣ tiế n hành. Kế t quả nghiên cứu đươc̣ trình bày ở bảng 11 Số năm bỏ hoang

0

4

8

12

38

33

32

18

Đô ̣ phong phú của cỏ BR (%)

2

10

36

92

Đô ̣ che phủ của cỏ BR (%)

2

11

35

92

M

Số loài thực vâ ̣t

a. Vẽ đồ thi ̣ da ̣ng đường liên tu ̣c thể hiê ̣n sự biế n đổ i đô ̣ che phủ của cỏ BR từ khi đồ ng cỏ bi ̣bỏ hoang.

b. Sự phát triể n của quân thể cỏ BR thuô ̣c kiể u tăng trưởng nào? Giải thích.

Y

c. Cỏ BR thuô ̣c nhóm loài nào trong quầ n xã? Giải thích.

DẠ

d. Chỉ số đa da ̣ng của quầ n thể đươc̣ tính theo công thức H = - (dA x lndA + dB x lndB + …) Trong đó A, B… là các loài trong quầ n xã; dA, dB, … là đô ̣ phong phú tương đố i của

các loài A, B, …Đô ̣ phong phú tương đố i là đô ̣ phong phú đươc̣ quy đổ i theo số thâ ̣p phân (VD nế u đô ̣ phong phú là 1% thì đô ̣ phong phú tương đố i là 0.01); ln là logarit tự nhiên. Cho biế t, ln


0.004 = - 5.521; ln 0.005 = - 5,298; ln 0.02 = -3.912; ln 0.026 = -3.650; ln 0.027 = - 3.612; ln 0.92 = - 0.083

L

Cho biế t các loài thực vâ ̣t khác (không phải có BR) luôn có đô ̣ phong phú bằ ng nhau. thực vâ ̣t ta ̣i thời điể m 0 và 12 năm sau khi đồ ng cỏ bi ̣bỏ hoang.

FI CI A

Hay ̃ tính chỉ số H (làm tròn đế n 3 chữ số sau dầ u phẩ y) và so sánh đô ̣ đa da ̣ng của quầ n xác e. Mô ̣t khu bảo tồ n ở hê ̣ sinh thái này đươc̣ thành lâ ̣p. Để duy trì đa da ̣ng thực vâ ̣t ở khu bảo tồ n này, có nên cấ m hoa ̣t đô ̣ng chăn thả gia súc không? Giải thích.

Câu 14 (1 điểm): Các dẫn liệu sau đây là dòng năng lượng đi qua một chuỗi thức ăn trong hệ

OF

sinh thái gồm các loài ngô, châu chấu và gà. Các thông số liên quan đến dòng năng lượng (biểu thị qua tỉ lệ %) gồm: I là năng lượng tiêu thụ, A là năng lượng hấp thụ, F là năng lượng thải bỏ (phân, nước tiểu, vỏ cây…), R là năng lượng mất đi do hô hấp và P là năng lượng sản xuất

ƠN

được.

NH

Các loài I A F R P Ngô 100 40 60 35 5 Châu chấu 100 34 60 24 10 Gà 100 90 10 88 2 Hãy tính hiệu suất sinh thái về năng lượng của mỗi loài và của chuỗi thức ăn trên.

DẠ

Y

M

QU Y

….. Hết….


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

AL

CI

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 9 tháng 11 năm 2020

OF FI

ĐỀ THỨC ĐỀ CHÍNH

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC. KHỐI 11

NH ƠN

Câu 1: (3 điểm) a. Điều hòa họat động của gen là gì? Tại sao gen cần phải có cơ chế điều hòa hoạt động? b. Trình bày phương pháp nhận biết gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính, gen ngoài nhân bằng phép lai thuận nghịch. c. Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen? Câu 2: (2 điểm) Trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, nếu đột biến xảy ra ở gen điều hòa R (còn gọi là lac I) thì có thể dẫn đến những hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của các gen cấu trúc? Câu 3: (2 điểm) Xét một gen gồm 2 alen A và a, A trội hoàn toàn so với a. Trong QT cân bằng di truyền, tần số các alen A và a lần lượt là 0,01 và 0,99.

Y

Nếu sau một thời gian chọn lọc, chỉ còn 20% các cá thể mang tính trạng trội và 10% các cá thể mang tính trạng lặn còn sống sót và sinh sản. Câu 4: (2,5 điểm)

QU

Tính tần số các alen A và a còn lại sau chọn lọc. Nghiên cứu sự di truyền hai cặp tính trạng hình dạng và vị quả ở 1 loài, người ta

KÈ M

cho tự thụ phấn F1 được F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ sau: 38,25% cây quả dẹt, vị ngọt: 6,75% quả tròn, vị chua: 6% cây quả dài, vị ngọt: 18% cây quả dẹt, vị chua: 30,75% cây quả tròn, vị ngọt: 0,25% cây quả dài, vị chua. Biết vị quả do 1 cặp alen quy định.

DẠ Y

Xác định kiểu gen và tỉ lệ giao tử của F1. Câu 5: (2 điểm) Hãy giải thích hiện tượng hai quần thể có ổ sinh thái chồng khít lên nhau nhưng cạnh tranh rất ít khi xảy ra và nếu có xảy ra thì cũng không dẫn đến cạnh tranh loại trừ mà còn giúp cho cả hai quần thể tồn tại và phát triển hưng thịnh. Câu 6: (3 điểm)


OF FI

CI

AL

a. Hãy cho biết đặc trưng của các loài có kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường không bị giới hạn. b. Vì sao sự tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn, khi quần thể có kích thước trung bình mức độ tăng trưởng nhanh hơn khi quần thể có kích thước lớn và kích thước nhỏ ? Câu 7: (2 điểm) a. Những loài như thế nào có tiềm năng sinh học cao, loài như thế nào có tiềm năng sinh học thấp? b. Khi giảm kích thước quần thể con mồi thì kích thước quần thể vật ăn thịt cũng giảm theo, sau đó kích thước quần thể con mồi có khả năng phục hồi nhanh hơn. Giải thích?

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

Câu 8: (3,5 điểm) a. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, những nhận định sau về cơ chế tiến hoá là đúng hay sai? Giải thích? 1- Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối. 2- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường. 3- Đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn giao phối sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. b. Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao ph ối theo quan điểm thuyết tiến hóa hiện đại? c. Trình bày sự khác nhau về vai trò giữa chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình tiến hoá nhỏ.


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

AL

ĐỀ CHẤM HƯỚNG DẪN

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC. KHỐI 11

OF FI

CI

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 9 tháng 11 năm 2020

NH ƠN

Câu 1: (3 điểm) a. Điều hòa họat động của gen là gì? Tại sao gen cần phải có cơ chế điều hòa hoạt động? b.Trình bày phư ng pháp nhận biết gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính, gen ngoài nhân bằng phép lai thuận nghịch. c. Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen? Hướng dẫn chấm a. Điều hòa hoạt động gen: Là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra 0,5đ Cần có cơ chế điều hòa vì:

QU

Y

+ Trong tế bào của cơ thể chứa toàn bộ các gen, song để phù hợp với giai đoạn phát triển của cơ thể hay thích ứng với các điều kiện môi trường, chỉ có một số gen họat động, phần lớn các gen ở tr ng thái không họat động hoặc họat động rất yếu 0,25đ + Tế bào chỉ tổng hợp protein cần thiết vào lúc th ch hợp với một lượng cần thiết 0,25đ

KÈ M

b.

- Nếu kết quả phép lai thuận nghịch không đổi (giống nhau) thì gen qui định tính trạng nằm trên NST thường. 0,25đ

DẠ Y

-Nếu kết quả lai thuận nghịch là khác nhau nhưng tính trạng phân bố không đồng đều ở hai giới đực, cái ở đời con thì gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính. 0,25đ - Nếu kết quả lai thuận nghịch là khác nhau nhưng đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất. 0,25đ c. - Gen trong các bào quan (ty thể, lạp thể) nằm trong tế bào chất. 0,25đ


QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

- Gen trên X không có alen trên Y hoặc gen trên Y không có alen trên X. 0,25đ - Gen trên nhiễm sắc thể không có alen tương ứng trong thể đột biến một nhiễm. 0,25đ - Gen trên đoạn NST tương ứng với đoạn bị mất do đột biến. 0,25đ - Các gen trong giao tử đơn bội bình thường hoặc giao tử thể. 0,25đ Câu 2: (2 điểm) Trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, nếu đột biến xảy ra ở gen điều hòa R (còn gọi là lac I) thì có thể dẫn đến những hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của các gen cấu trúc? Hướng dẫn chấm: - Nếu đột biến xảy ra ở gen R có thể dẫn đến các hậu quả sau: + Xảy ra đột biến câm, trong các trường hợp: a) đột biến nucleotit trong gen này không làm thay đổi trình tự axit amin trong protein ức chế, b) đột biến thay đổi axit amin trong chuỗi polypeptit của protein ức chế không làm thay đổi khả năng liên kết của protein ức chế với trình tự chỉ huy (O). Hậu quả cuối cùng của các dạng đột biến này là operon Lac hoạt động bình thường  không có thay đổi gì liên quan đến sự biểu hiện của các gen cấu trúc. 0,5đ + Xảy ra đột biến làm giảm khả năng liên kết của protein ức chế vào trình tự chỉ huy  sự biểu hiện của các gen cấu trúc tăng lên. 0,5đ + Làm mất hoàn toàn khả năng liên kết của protein ức chế hoặc protein ức chế không được tạo ra  các gen cấu trúc biểu hiện liên tục. 0,5đ + Xảy ra đột biến làm tăng khả năng liên kết của protein ức chế vào trình tự chỉ huy  sự biểu hiện của các gen cấu trúc giảm đi. 0,5đ Câu 3: (2 điểm) Xét một gen gồm 2 alen A và a, A trội hoàn toàn so với a. Trong QT cân bằng di truyền, tần số các alen A và a lần lượt là 0,01 và 0,99. Nếu sau một thời gian chọn lọc, chỉ còn 20% các cá thể mang tính trạng trội và

KÈ M

10% các cá thể mang tính trạng lặn còn sống sót và sinh sản. Tính tần số các alen A và a còn lại sau chọn lọc. Hướng dẫn chấm:

Ta có, cấu trúc di truyền của QT ban đầu là 0,0001 AA + 0,0198 Aa + 0,9801 aa = 1

0,5đ

DẠ Y

Tần số các KG còn lại sau CL là 20%(0,0001 AA : 0,0198 Aa) : 10% . 0,9801 aa <-> 0,00002 AA : 0,00396 Aa : 0,09801 aa

 Sau chọn lọc

0,5đ


Số alen a còn lại = 2 . 0,09801 + 0,00396 = 0,19998

AL

Số alen A còn lại = 2 . 0,00002 + 0,00396 = 0,004 0,5đ

Mặt khác, tổng số alen của QT sau CL là

CI

2 . 0,00002 + 2 . 0,00396 + 2 . 0,09801 = 0,20398

Tần số alen A =

0,004 = 0,02 0,20398

Tần số alen a =

0,19998 = 0,98 0,20398

Câu 4: (2,5 điểm)

OF FI

Vậy, tần số các alen sau CL là

0,5đ

NH ƠN

Nghiên cứu sự di truyền hai cặp tính trạng hình dạng và vị quả ở 1 loài, người ta cho tự thụ phấn F1 được F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ sau: 38,25% cây quả dẹt, vị ngọt: 6,75% quả tròn, vị chua: 6% cây quả dài, vị ngọt: 18% cây quả dẹt, vị chua: 30,75% cây quả tròn, vị ngọt: 0,25% cây quả dài, vị chua. Biết vị quả do 1 cặp alen quy định.

Xác định kiểu gen và tỉ lệ giao tử của F1.

Y

Hướng dẫn chấm:

QU

* Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời con F2 - Tính trạng hình dạng quả:

+ Quả dẹt: tròn: dài = 9: 6: 1:

sung.

KÈ M

→ tính trạng hình dạng quả do hai locus gen quy định và tương tác gen bổ + Qui ước gen: (A-B-): quả dẹt; (A-bb): quả tròn; (aaB-): quả tròn; (aabb): quả dài

+ Kiểu gen F1: AaBb × AaBb (1)

DẠ Y

- Tính trạng vị quả:

+ Vị ngọt: vị chua = 3: 1 + Quy ước D: ngọt; d: chua

vị ngọt là hoàn toàn so với vị chua. Kiểu gen F1: Dd × Dd (2)

* Xét đồng thời hai tính trạng:

0,5đ


AL

- Từ (1) và (2 ) → thành phần gen của P: AaBb, Dd × AaBb, Dd - Ở thế hệ lai F2 có tỉ lệ kiểu hình: 38,25%: 18%: 30,75%: 6,75%: 6%: 0,25% ≠

(56,25%: 37,5%: 6,25%) x (75%: 25%)→ cặp alen Dd phải liên kết không hoàn 0,5đ

CI

toàn với một trong hai cặp gen quy định hình dạng quả (Aa hoặc Bb) - (Lưu ý có thể dựa vào tỉ lệ kiểu hình quả dài, vị chua (aabb, dd):

OF FI

+ Nếu cặp gen dd liên kết hoàn toàn với một trong hai cặp gen quy định hình dạng quả (aa hoặc bb) thì tỉ lệ kiểu hình quả dài, vị chua (aabb, dd) là 1  6, 25% 16

+ Nếu cặp gen dd phân li độc lập với một trong hai cặp gen quy định hình dạng

NH ƠN

quả (aa hoặc bb) thì tỉ lệ kiểu hình quả dài, vị chua (aabb, dd) là

1  1,5625% 64

+ Ở F2, cây quả dài, vị chua chiếm 0,25% → cặp alen dd phải liên kết hoàn toàn với một trong hai cặp gen quy định hình dạng quả (aa hoặc bb) * Xác định kiểu gen của F1:

F2 xuất hiện loại kiểu hình quả dài, vị ngọt (aabb, D-) = 6% lớn hơn loại

Y

kiểu hình quả dài, vị chua (aabb, dd) = 0,25% → F1 tạo giao tử abD hoặc baD

QU

lớn hơn loại giao tử abd hoặc bad → Các gen liên kết theo vị trí đối. Vì vai trò A = B nên kiểu gen F1 là Aa

Bd Ad hoặc Bb . bD aD

0,5đ

* Xác định kiểu gen và tỉ lệ giao tử của F1:

KÈ M

Gọi x là tần số hoán vị gen (x < 50%). Vì F2 xuất hiện kiểu hình quả dài, vị chua (aa

bd 1 x x )= 0,25% nên x là nghiệm của phương trình: ×( × ) = 0,25 bd 4 2 2

=>x= 20% => Tỉ lệ giao tử của F1: A BD = A bd = a BD = a bd = 5% A Bd = A bD = a Bd = a bD = 20%

DẠ Y

Câu 5: (2 điểm) Hãy giải thích hiện tượng hai quần thể có ổ sinh thái chồng khít lên nhau nhưng cạnh tranh rất ít khi xảy ra và nếu có xảy ra thì cũng không dẫn đến cạnh tranh loại trừ mà còn giúp cho cả hai quần thể tồn tại và phát triển hưng thịnh. Hướng dẫn chấm * Cạnh tranh ít khi xảy ra:


NH ƠN

OF FI

CI

AL

- Khi nguồn sống và không gian sống đủ và dư thừa cho cả 2 loài tồn tại, phát triển (số lượng của loài cân bằng hoặc thấp hơn so với sức chịu đựng của môi trường nên chúng không cạnh tranh. 0,5đ - Các cá thể trong loài luôn có khả năng tiềm ẩn phân li ổ sinh thái để giảm cạnh tranh: 0,25đ + Mở rộng và phân li vùng dinh dưỡng hoặc mở rộng phổ thức ăn giữa con non và con trưởng thành, giữa con đực và con cái. 0,25đ + Nhiều loài có biến dị về hình thái, nhất là cơ quan bắt mồi, cơ quan tìm kiếm thức ăn để có thể khai thác các nguồn thức ăn khác nhau. 0,25đ + Các loài có hiện tượng di cư cả đàn hoặc một bộ phận cá thể trong quần thể đến nơi mới để giảm sức ép về dân số. 0,25đ - Cạnh tranh giúp cho loài tồn tại và phát triển, không xảy ra cạnh tranh loại trừ: + Cạnh tranh giữa các con đực để giao phối hay giữa các con cái để giành nơi tốt nhất để làm tổ, đẻ trứng giúp con non có sức sống cao hơn. 0,25đ + Kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại (động vật) hay hiện tượng tự tỉa thưa (thực vật) đều giúp cho loài tồn tại và phát triển mà không tiêu diệt loài. 0,25đ Câu 6: (3 điểm) a. Hãy cho biết đặc trưng của các loài có kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường không bị giới hạn. b. Vì sao sự tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn, khi quần thể có kích thước trung bình mức độ tăng trưởng nhanh hơn khi quần thể có kích thước lớn và kích thước nhỏ ?

QU

Y

Hướng dẫn chấm a. Đặc trưng của các loài có kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường không bị giới hạn: - Kích thước cơ thể nhỏ; - Tuổi thọ thấp; - Sức sinh sản cao (nấm, vi khuẩn, nhiều loài côn trùng...) ....

0,5 0,5 0,5

DẠ Y

KÈ M

b. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, quần thể có kích thước trung bình sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vì : - Sự tăng trưởng quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn được N KN  0,5  rN  biểu thị bằng biểu thức :  t  K  Trong đó: N là số lượng của quần thể; r là tốc độ tăng trưởng; K là số lượng (k ch thước) tối đa mà quần thể có thể đạt được; ∆N là mức tăng trưởng; ∆t là khoảng thời gian. - Trong cùng điều kiện môi trường (cùng sức chứa K của môi trường) thì : + Quần thể có kích thước nhỏ có ∆N/∆t  rN (do [K-N]/K  1), nhưng

0,5


0,5

CI

tăng trưởng của quần thể chậm. + Quần thể có kích thước lớn có N  K, như vậy ∆N/∆t  r(K-N), nhưng do N lớn nên (K-N) nhỏ. Khi quần thể có kích thước lớn thì nguồn sống giảm, tốc độ tử vong tăng, tốc độ sinh sản giảm  tốc độ tăng trưởng của quần thể chậm.

AL

do N nhỏ nên số cá thể tham gia sinh sản ít, nên rN nhỏ. Nên tốc độ

NH ƠN

OF FI

Câu 7: (2 điểm) a. Những loài như thế nào có tiềm năng sinh học cao, loài như thế nào có ti ềm năng sinh học thấp? b. Khi giảm kích thước quần thể con mồi thì kích thước quần thể vật ăn thịt cũng giảm theo, sau đó kích th ước quần thể con mồi có kh ả năng phục hồi nhanh hơn. Giải thích? Hướng dẫn chấm - Những loài SV có ti ềm năng sinh học cao là những SV có số lượng đông, kích thước cơ thể nhỏ, sinh sản nhanh, tuổi thọ thấp, chủ yếu chịu tác động của môi trường vô sinh ( rét, lũ lụt , cháy)... 0,5đ - Những loài SV có tiềm năng sinh học thấp là nh ững SV có số lượng ít, kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ cao, sinh sản thấp, khả năng khôi phục kém, chủ yếu chịu tác động của môi trường hữu sinh (dịch bệnh, kí sinh , săn bắt). 0,5đ

QU

Y

b. Vì: - Con mồi có kh ả năng phục hồi nhanh hơn do có tiềm năng sinh học cao hơn vật ăn thịt. 0,5đ - Hơn nữa 1 khi một con vật ăn thịt chết thì có nhiều con mồi có cơ hội được sống sót hơn. 0,5đ

DẠ Y

KÈ M

Câu 8: (3,5 điểm) a. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, những nhận định sau về cơ chế tiến hoá là đúng hay sai? Giải thích? - Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối. - Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường. - Đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn giao phối sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. b. Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao ph ối theo quan điểm thuyết tiến hóa hiện đại? c. Trình bày sự khác nhau về vai trò giữa chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình tiến hoá nhỏ. Hướng dẫn chấm a.


AL

- Sai, vì: Trong quần thể giao phối, alen lặn tồn tại cả ở trạng thái đồng hợp và dị hợp. Ở trạng thái dị hợp thì alen lặn thường không bị CLTN đào thải. 0,5đ

NH ƠN

OF FI

CI

- Sai, vì: CLTN không trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi với môi trường mà chỉ sàng lọc và tăng dần tần số thích nghi nhất vốn đã tồn tại sẵn trong quần thể… 0,5đ - Đúng, vì: Đột biến tạo ra vô số các alen mới nhưng phải nhờ giao phối thì các alen đột biến mới tổ hợp được với nhau và tổ hợp với các alen khác để tạo ra vô số loại kiểu gen khác nhau trong quần thể. Quá trình giao phối tạo điều kiện cho đột biến được nhân lên và phát tán trong quần thể. Nếu không có đột biến thì không có các alen mới, khi đó giao phối không thể tạo ra được các kiểu gen mới, do vậy không tạo ra được nguồn biến dị tổ hợp cho quá trình tiến hoá 0,5đ b. Mối quan hệ: - Quá trình đột biến tạo ra các alen mới, qua giao phối tạo ra các tổ hợp gen khác nhau, đồng thời phát tán cácđột biến ra quần thể. 0,25đ

Y

- Đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp, giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp (biến dị tổ hợp) cho CLTN. Hai nhân tố đó đều góp phần tạo ra nguồn biến dị di truyền trong quần thể. 0,25đ c. - Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi từ từ tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách đột ngột không theo một hướng xác định. 0,25đ

QU

- Hiệu quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường phụ thuộc vào kích thước quần thể (quần thể càng nhỏ thì hiệu quả tác động càng lớn), còn CLTN thì không. 0,25đ

KÈ M

- Dưới tác dụng của CLTN, thì một alen lặn có hại thường không bị loại thải hết ra khỏi quần thể giao phối. Dưới tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì các alen lặn có hại (hoặc bất cứ alen nào khác kể cả có lợi) cũng có thể bị loại thải hoàn toàn và một alen bất kì có thể trở nên phổ biến trong quần thể. 0,25đ

DẠ Y

- Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài mới, còn kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên đưa đến sự phân hoá tần số alen và thành phần kiểu gen và không có hướng. 0,25đ


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

KỲ THI NĂNG KHIẾU

AL

NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC. KHỐI 11

ĐỀ THỨC ĐỀ CHÍNH

CI

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 19 tháng 04 năm 2021

Câu 1: (2điểm)

OF FI

a. Trong cơ thể động vật, 2 tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trong tế bào ? Nêu 1 số vai trò quan trọng của việc nhận biết tế bào trong hoạt động sống của sinh vật. b. Màng tế bào được tổng hợp mạnh nhất khi nào ? Nhờ những bào quan nào ?

NH ƠN

c. Trong tế bào tuyến tụy, insulin được tổng hợp ở những bào quan nào? Trình bày tóm tắt sự hình thành và vận chuyển phân tử đó đến gan. Tại tế bào gan, cơ chế tác động của insulin như thế nào? Câu 2 : (1 điểm)

Có 5 ống nghiệm mất nhãn đựng 1 trong các chất sau: H2O, cazein, proline, gelatine, glixinalanin. Hãy nêu phương pháp nhận biết mỗi ống nghiệm. Câu 3: (2 điểm)

Y

Các câu sau đúng hay sai? Giải thích.

QU

a. Các axit teicoic là hợp chất đặc trưng của thành tế bào vi khuẩn Gram dương. b. Thành phần và cấu tạo khác nhau của vi khuẩn Gram dương và Gram âm làm cho tế bào vi khuẩn Gram âm khó cho cồn đi qua so với các hợp chất khác trong quá trình nhuộm Gram.

KÈ M

c. Lizozim có hoạt tính làm đứt mối liên kết β-1,4 glucozit của peptidoglican. d. Thuật ngữ vi sinh vật khuyết dưỡng dùng để chỉ các vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ nguồn CO2 .

DẠ Y

e. Nhân tố sinh trưởng là một hoặc 1 số hợp chất cần thêm vào thành phần môi trường nuôi cấy để nghiên cứu sinh trưởng của VSV. f. Tốc độ sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng cấp số mũ (tốc độ sinh trưởng riêng) có ý nghĩa như nhau. g. Khi một VSV sinh trưởng có khả năng sử dụng đồng thời 2 loại hợp chất cacbon thì gọi là sinh trưởng kép.


AL

h. Trong suốt quá trình từ khi nhiễm phage đến giai đoạn tổng hợp hợp tất cả các thành phần của phage, người ta không tìm thấy phage trong tế bào vi khuẩn. i. Prophage là 1 loại phage vô hại.

CI

k. Để tìm thấy điểm bám trên bề mặt tế bào chủ, virut đã có những phản ứng sinh hóa chủ động.

OF FI

Câu 4: (1,5 điểm)

Nghiên cứu tác động của một tác nhân trị liệu, ví dụ penixillin đối với Listeria monocytogenes. a. Cho biết penixillin thuộc nhóm tác nhân hóa trị liệu nào?

- Bổ sung penixillin vào pha log.

NH ƠN

Để nghiên cứu tác động của penixillin lên vi khuẩn, người ta nuôi cấy vi khuẩn theo 2 cách:

- Bổ sung penixillin vào pha cân bằng động. Kết quả như sau:

KÈ M

QU

Y

Sinh trưởng của VK ở lô đối chứng

DẠ Y

Bổ sung penixillin vào pha lũy thừa


AL CI OF FI b. Phân tích các đường cong trên.

NH ƠN

Bổ sung penixillin vào pha cân bằng

c. Hãy nêu vắn tắt cơ chế tác động của penixillin.

d. Một vài chủng Listeria monocytogenes biểu hiện rõ đề kháng với penixilin. Hãy chỉ rõ nguồn gốc có thể có của hiện tượng đề kháng đó.

Y

Câu 5: (2 điểm)

QU

a. Cây xanh sử dụng nguồn N không khí và trong đất bằng phương thức nào? b. Nhóm VSV nào có khả năng cố định nitơ khí quyển? Cho biết điều kiện để mỗi nhóm thực hiện được quá trình cố đinh đạm? c. Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào? Câu 6: (2,5 điểm)

DẠ Y

KÈ M

1. Tại sao hẹp van tổ chim gây ra huyết áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh? 2. Hoạt động của tim thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp sau, giải thích cơ chế? a. Khi hoạt động cơ bắp mạnh. b. Khi đang nằm ngửa, đứng dậy nhanh 3. Ở người bình thường, huyết áp ở mao mạch phổi là 5 - 10mmHg còn huyết áp ở mao mạch thận là 60mmHg. Hãy giải thích tại sao lại có sự khác nhau như vậy. Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì? Câu 7: (1 điểm) Hai nơron A và B cùng loại đều có nồng độ Na+ bên trong nơron là 15 mM và bên ngoài nơron là 150 mM. Nồng độ K+ ở bên trong hai nơron này đều là 150 mM, nhưng ở bên ngoài nơron A là 7 mM và nơron B là 5mM. Kích thích hai nơron này


NH ƠN

OF FI

CI

AL

làm xuất hiện điện thế hoạt động và điện thế hoạt động lan truyền dọc theo sợi trục của mỗi nơron. a) Hãy cho biết biên độ (độ lớn) của điện thế hoạt động lan truyền trên sợi trục của nơron nào lớn hơn ? Tại sao ? b) Nếu tính thấm của màng sinh chất đối với K+ ở nơron B giảm thì nơron B sẽ tăng phân cực hay giảm phân cực? Tại sao ? Câu 8: (2 điểm) a. Dựa vào lý thuyết tiến hóa, hãy giải thích vì sao một quần thể động vật sinh sản hữu tính sau khi bị suy giảm số lượng quá mức do yếu tố ngẫu nhiên được phục hồi số lượng như ban đầu nhưng vẫn có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong hoàn cảnh đó, để làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của quần thể nên áp dụng những biện pháp gì ? b. Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm suy giảm sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản hữu tính ? c. Khả năng thích nghi của quần thể trước những thay đổi của điều kiện môi trường phụ thuộc những yếu tố nào của quần thể? Tại sao mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có tính tương đối? Câu 9: (2đ) a. Phân biệt kích thước tối đa và kích thước tối thiểu của quần thể. Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì ảnh hưởng đến quần thể như thế nào? Giải thích. b. Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lý của con người ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? biện pháp khắc phục?

Y

c. Khi nào, môi trường nào thì lưới thức ăn phức tạp hơn?

QU

Câu 10: (2 điểm)

Bảng dưới đây cho thấy kích thước hệ gen và số lượng gen (tính trung bình) trên 1 triệu cặp nucleotit trong hệ gen ở các sinh vật khác nhau. Bảng số liệu này nói lên điều gì? Hãy giải thích.

KÈ M

Loài sinh vật

Vi khuẩn H. influenzae Nấm men Ruồi giấm Người

Kích thước hệ gen (triệu cặp nucleotit) 1,8 12 180 3200

Số lượng gen trung bình/ 1 triệu cặp nucleotit 950 500 100 10

DẠ Y

Câu 11: (2 điểm)

a. Xét hai cặp gen nằm trên NST thường, cho lai 2 cá thể bố mẹ có kiểu di truyền chưa biết, F1 thu được kiểu hình với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. Với mỗi quy luật di truyền cho một v dụ minh họa tỉ lệ trên. b. Xét phép lai: P: AaBb x Aabb. Tính tỉ lệ F1 có kiểu gen mang 2 alen trội.


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

AL

ĐỀ CHẤM HƯỚNG DẪN

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC. KHỐI 11

CI

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 19 tháng 04 năm 2021

OF FI

Câu 1: (2điểm)

a. Các tế bào nhận biết các tế bào khác thông qua các glicoprotein trên màng tế bào. Tính đa dạng và vị trí của các phấn tử hidrocacbon trên màng giúp như các dấu chuẩn để nhận biết các tế bào

NH ƠN

Các hidrocacbon là khác nhau giữa các loại tế bào của cùng 1 cá thể, giữa các cá thể của cùng loài, giữa các loài khác nhau. . (0,25đ) Một số vai trò quan trọng :

- Phân loại các tế bào, các mô, cơ quan động vật.

- Là cơ sở loại bỏ các tế bào lạ nhờ hệ thống miễn dịch. - Tinh trùng nhận ra tế bào trứng trong quá trình thụ tinh. (0,25đ)

KÈ M

QU

Y

b. a. Màng tế bào được tổng hợp mạnh nhất là trước lúc phân bào, khi bào tương được sinh tổng hợp thì màng tế bào cũng được tổng hợp đủ cho hai tế bào con. (0,25đ) Bào quan trực tiếp tổng hợp nên màng mới là lưới nội sinh chất. (0,25đ) Màng lipit do màng lưới nội sinh chất không hạt tổng hợp, prôtêin màng do các riboxom bám trên lưới nội sinh chất có hạt tổng hợp. (0,25đ) Nguồn gluxit lấy từ bào tương và một phần không nhỏ do các túi gôngi cung câp thông qua các túi tiết và các túi thải chất cặn bã.(0,25đ) c. b. Insulin được tổng hợp nhờ riboxom trên LNC hạt, sau đó được đóng gói trong các túi tiết đưa sang bộ máy Golgi để hoàn thiện cấu trúc.

DẠ Y

- Sau khi hoàn thiện cấu trúc, insulin được đóng gói trong túi tiết, đưa đến MSC. Khi có tín hiệu, túi này dung hợp với MSC để giải phóng ra dịch mô. Từ dịch mô, insulin khuếch tán vào máu để đến gan thực hiện chức năng. (0,25đ) Tại tế bào gan, insulin liên kết với thụ thể trên MSC. Thụ thể này có 1 đầu đặc trưng với chất gắn, 1 đầu thò vào tế bào chất có chức năng như là enzim có hoạt tính kinaza. Khi insulin liên kết với thụ quan thì phần enzim kinaza trở nên có


AL

hoạt tính, cả phức hệ thụ quan-insulin nhập bào và tạo nên bóng nhập bào đi sâu vào tế bào để kích hoạt các phản ứng chuyển gluco thành glicogen. (0,25đ)

CI

Câu 2 : (1 điểm)

OF FI

- Phản ứng Biure có màu xanh tím nếu hợp chất có chứa từ 2 liên kết peptit trở lên. - Phản ứng Ninhydrin có màu xanh tím nếu hợp chất có chứa nhóm amin tự do và có màu vàng nếu nó không chứa nhóm amin tự do. - Phản ứng xantoprotein dành cho những protein chứa axit amin vòng (3 loại: tyrozin, phenylalalin, triptophan) cho vòng tím, nếu hợp chất không có axit amin vòng sẽ không có vòng tím.

NH ƠN

Đáp án:

- Đánh số các ống nghiệm, mỗi lần làm thí nghiệm lấy ra một ít.

Câu 3: (2 điểm)

KÈ M

(2 điểm: 0,2đ/ý)

QU

Y

Nihydrin Màu thuốc thử H2O Xanh tím Cazein Vàng (phân tử đặc biệt, khép Proline vòng nên không có nhóm amin tự do) Xanh tím Gelatine Glixinalanin Xanh tím (1đ)

Xantoprotein

Biure

Vòng tím

Không vòng tím Xanh tím Không vòng tím Không

a. Đúng, vì đến nay không tìm thấy a.teicoic trong thành tế bào vk gram âm. b. Sai, ngược lại, cồn khó đi qua thành tế bào vk Gram dương. c. Đúng, giải phóng M và G.

DẠ Y

d. Sai, VSV khuyết dưỡng cần 1 hoặc 1 số nhân tố sinh trưởng có mặt trong môi trường để chúng sinh trưởng trong khi các VSV tự tổng hợp được chất hữu cơ từ nguồn CO2 là VSV tự dưỡng.


AL

e. Sai, nhân tố sinh trưởng (NTST) là hợp chất hữu cơ (vitamin, axit amin, bazơ nitơ) cần có trong môi trường đối với VSV khuyết dưỡng về NTST đó. Không phải mọi thành phần thêm vào môi trường nuôi cấy đều là NTST.

OF FI

CI

f. Sai, Tốc độ sinh trưởng chỉ tốc độ tăng sinh khối theo đơn vị thời gian, có thể được xác định trong suốt thời gian sinh trưởng; còn tốc độ sinh trưởng riêng đặc trưng trong pha log, khi đó nó là cực đại và không đổi, đặc trưng cho 1 chủng VSV ở điều kiện nuôi cấy xác định.

g. Sai, thuật ngữ sinh trưởng kép dùng để mô tả hiện tượng sinh trưởng mà thoạt đầu VSV sử dụng 1 loại hợp chất cácbon hết rồi mới sử dụng đến hợp chất cacbon thứ 2 có trong môi trường; do đó đường cong sinh trưởng có 2 pha lag và 2 pha log.

NH ƠN

h. Đúng, chỉ nhìn thấy phage khi lắp ráp xong các thành phần trong tế bào VK nhiễm và khi tế bào VK nhiễm bị phá hủy. i. Sai, ADN của prophage trong quá trình tồn tại đã tiêu tốn năng lượng, vật chất của tế bào chủ. k. Sai, chỉ là sự ngẫu nhiên khi điểm hấp phụ giữa virut và thụ thể tế bào chủ gặp nhau.

Y

Câu 4: (1,25 điểm)

QU

a. Đó là nhóm β- lactamin, có tác động lên sự sinh tổng hợp thành PG của tế bào vi khuẩn. (0,5đ)

KÈ M

b. Khi bổ sung penixillin vào pha log: các vi khuản bị tan bởi vì penixillin ức chế sự tổng hợp thành PG trong suốt cả pha này, hình thành tế bào trần, không bền vững, dễ bị vỡ trong môi trường nhược trương. (0,25đ) Khi bổ sung penixillin vào pha cân bằng: kháng sinh hầu như không có tác dụng, vì sự hình thành tế bào mới trong pha này hầu như không diễn ra nữa. (0,25đ)

DẠ Y

c. Penixillin tác động vào khâu tổng hợp các chất tiền thân của thành PG: không cho đính các axit amin để thành tetrapeptit. (0,25đ) d. Nguồn gốc có thể do NST (đột biến) hoặc plasmit (thu được từ 1 plasmit đối kháng mã hóa 1 enzim như penixillinase). (0,25đ) Câu 5: (2 điểm)


QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

a. Cây xanh sử dụng nguồn N trong không khí và trong đất bằng phương thức sau: - Nguồn N trong không khí: + Khi có sấm chớp: N2 + O2 -> HNO3 -> các hợp chất nitrat -> cây dễ hấp thụ. + Hoạt động của các VSV tự do và cộng sinh có khả năng cố định nitơ cho đất, từ đó biến đổi thành các hợp chất chứa nitơ => cây dễ hấp thụ (0,25đ) - Nguồn N trong đất: Do sự phân huỷ xác, bã động, thực vật + Sự chuyển hoá mùn: Xác động, thực vật nhờ vi khuẩn, nấm phân giải thành chất mùn -> các aa + Sự chuyển hoá amoniac: các aa tiếp tục nhờ vi khuẩn phân giải thành ure sau đó được phân giải tiếp tục thành NH3 + Sự chuyển hoá nitrit: NH3 oxihoá thành HNO2 sau đó hình thành muối nitrit + Sự chuyển hoá nitrat: HNO2 oxihoá thành HNO3 sau đó hình thành muối nitrat (0,5 đ) b. Nhóm VSV có khả năng cố định nitơ khí quyển: - Vi khuẩn sống tự do trong đất và trong nước: Nostoc, Clostridium… - Vi khuẩn cộng sinh: Rhizobium, Anabaena azollae… (0,25đ) * Điều kiện để mỗi nhóm thực hiện được quá trình cố đinh đạm: + Có các lực khử mạnh + Được cung cấp NL ATP + Có sự tham gia của enzim nitrogenaza + Thực hiện trong điều kiện kị khí (0,5đ) c. Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ glucozơ vì: Quá trình khử N2 thành NH3 sử dụng lực khử NADH, chất này được tạo ra từ quá trình hô hấp. Mà hô hấp sử dụng nguyên liệu là glucozơ, nguyên tử H trong glucozơ được gắn với NAD để tạo thành NADH. (0,5đ) Câu 6: (2,5 điểm)

DẠ Y

KÈ M

1. Khi van tổ chim hẹp, lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong giai đoạn tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹt. (0,25đ) - Huyết áp kẹt làm giảm áp lực bơm máu, tuần hoàn máu giảm, dễ gây phì đại tâm thất trái dẫn đến suy tim. (0,25đ) 2. a. Khi hoạt động cơ bắp mạnh thì tim đập nhanh, mạnh hơn. Vì: + Hoạt động cơ bắp mạnh, các tế bào tiêu thụ O2, thải CO2 nên nồng độ O2 trong máu giảm, CO2 trong máu tăng. + Khi nồng độ O2 trong máu giảm, nồng độ CO2 tăng tác động lên các thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Các thụ thể hóa học gửi xung thần kinh về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Từ hành não XTK theo dây giao cảm đến tim làm tim đập nhanh, mạnh hơn. (0,5đ)


DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

b. Khi đang nằm ngửa đứng dậy nhanh tim đập nhanh, mạnh hơn Vì: khi đứng dậy nhanh, máu theo chiều trọng lực dồn xuống dưới làm áp lực trong xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ giảm, tác động vào các thụ thể áp lực. Thông tin về sự thay đổi áp lực từ các thụ thể áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh truyền về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Từ hành não XTK theo dây giao cảm đến tim làm tim đập nhanh, mạnh hơn. (0,5đ) 3. Giải thích sự khác nhau: - Huyết áp ở mao mạch phụ thuộc vào lực đẩy của tim và thể tích máu trong mao mạch. Lực đẩy của tim càng mạnh, huyết áp càng cao; thể tích máu trong mao mạch càng ít, huyết áp càng thấp. (0,25đ) - Ở mao mạch phổi, huyết áp rất thấp trong khi đó ở thận, huyết áp lại rất cao, nguyên nhân là do: + Máu đến phổi nhận lực đẩy từ tâm thất phải, máu đến thận nhận lực đẩy từ tâm thất trái. Do thành tâm thất trái dày hơn nên lực đẩy cũng lớn hơn. + Số lượng mao mạch ở phổi nhiều hơn rất nhiều so với số lượng mao mạch ở thận, do đó lượng máu bơm vào mỗi mao mạch ở phổi ít hơn, dẫn đến huyết áp thấp hơn. (0,25đ) - Ý nghĩa của sự khác nhau: + Huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp, thấp hơn áp suất keo của máu, nhờ đó nước và các chất dinh dưỡng không bị đẩy vào phế nang, ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi khí. Ngoài ra, huyết áp thấp làm cho máu lưu thông qua mao mạch phổi chậm, đủ thời gian để trao đổi khí diễn ra hoàn toàn. (0,25đ) + Huyết áp ở mao mạch thận rất cao, cao hơn áp suất keo, do đó tạo ra một áp lực đẩy nước và chất tan vào nang bowman, đảm bảo sự lọc nước tiểu diễn ra bình thường. (0,25đ) Câu 7: (1 điểm) a) Biên độ (độ lớn) của điện thế hoạt động lan truyền trên sợi trục của nơron B lớn hơn. (0,25đ) Vì: - Độ lớn của điện thế hoạt động phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có điện thế nghỉ (hoặc mức độ phân cực của điện thế nghỉ). (0,125đ) - Nơron B có nồng độ K+ bên ngoài nhỏ hơn nơron A nên K+ ở nơron B khuếch tán ra ngoài tế bào nhiều hơn làm bên trong màng âm hơn, do đó phân cực (mức độ phân cực) của nơron B lớn hơn (chênh lệch điện thế hai bên màng của nơron B lớn hơn). (0,125đ) - Do mức độ phân cực của nơron B lớn hơn của nơron A nên khi hai nơron này bị kích thích biên độ của điện thế hoạt động của nơron B lớn hơn nơron A. (0,125đ)


AL

- Khi điện thế hoạt động (xung thần kinh) lan truyền trên sợi trục thì biên độ của điện thế hoạt động của nơron B luôn lớn hơn nơron A vì biên độ điện thế hoạt động không thay đổi khi lan truyền. (0,125đ)

OF FI

CI

b. Nếu tính thấm của màng sinh chất đối với K+ ở nơron B giảm thì nơron B sẽ giảm phân cực. Vì: Nếu tính thấm của màng đối với K+ ở nơron B giảm thì K+ khuếch tán ra ngoài nơron ít hơn làm bên trong màng ít âm hơn, chênh lệch điện thế hai bên màng ở nơron B giảm (giảm phân cực). (0,25đ)

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

Câu 8: (2 điểm) a. Do: - Khi bị giảm kích thước quá mức thì các yếu tố ngẫu nhiên sẽ tác động mạnh làm giảm hoặc biến mất một số alen dẫn đến làm nghèo nàn vốn gen của quần thể. (0,25đ) - Sự phục hồi số lượng của quần thể do một số ít cá thể còn sống sót tuy có làm gia tăng số lượng cá thể nhưng sự đa dạng di truyền của quần thể vẫn không tăng lên vì các cá thể này giao phối gần với nhau (giao phối cận huyết). (0,25đ) * Để làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của quần thể cần phải tăng độ đa dạng di truyền của quần thể, tiến hành di nhập gen t ừ các quần thể khác tới, tăng đột biến và biến dị tổ hợp trong quần thể... (0,25đ) b. Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa d ng của quần thể di truyền sẽ suy giảm. (0,25đ) c. Tùy thuộc: - Tiềm năng sinh học của quần thể (loài). Loài có tốc độ sinh sản cao thì khả năng thích nghi thường cao hơn. (0,25đ) - Kích thước quần thể. Nhìn chung, quần thể có kích thước lớn thì khả năng thích nghi cao hơn. (0,25đ) - Vốn gen của quần thể. Quần thể có vốn gen đa dạng và sinh sản ngẫu phối thì khả năng thích nghi cao hơn. (0,25đ) Thích nghi là tương đối vì mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của CLTN trong một điều kiện môi trường nhất định, vì thế chỉ có giá trị trong môi trường đó, khi chuyển sang môi trường khác thì giá trị thích nghi sẽ không còn. Mặt khác, do đột biến liên tục phát sinh, CLTN liên tục tác động nên sẽ có những dặc điểm thích nghi mới thay thế đặc điểm thích nghi vốn có. (0,25đ) Câu 9: (2đ) a/ Phaân bieät kích thöôùc toái ña vaø kích thöôùc toái thieåu cuûa quaàn theå : - Kích thöôùc toái thieåu laø : soá löôïng caù theå ít nhaát maø quaàn theå caàn coù ñeå duy trì vaø phaùt trieån (0,25đ)


(0,75đ)

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

- Kích thöôùc toái ña laø : giôùi haïn cuoái cuøng veà soá löôïng maø quaàn theå coù theå ñaït ñöôïc, phuø hôïp vôùi khaû naêng cung caáp nguoàn soáng cuûa moâi tröôøng . (0,25đ) b/ Neáu kích thöôùc quaàn theå xuoáng döôùi möùc toái thieåu: + Quaàn theå seõ suy giaûm daãn ñeán dieät vong. + Nguyeân nhaân : - söï hỗåâû trôï giöõa caùc caù theå bò giaûm - daãn ñeán giao phoái caän huyeát (0,25đ) - Hoaït ñoäng khai thaùc taøi nguyeân khoâng hôïp lyù cuûa con ngöôøi aûnh höôûng ñeán moâi tröôøng : + Maát caân baèng sinh thaùi + Laøm bieán ñoåi vaø daãn ñeán maát moâi tröôøng soáng cuûa nhieàu loaøi sinh vaät . + Gaây neân caùc thieân tai (0,25đ) - Bieän phaùp khaéc phuïc : + Khai thaùc taøi nguyeân hôïp lyù. + Baûo veä moâi tröôøng. (0,25đ) c/ Löôùi thöùc aên trôû neân phöùc taïp khi : +Quaàn xaõ caøng tieán gaàn ñeán traïng thaùi ñænh cöïc ( caøng ña daïng) +Löôùi thöùc aên cuûa quaàn xaõ phaân boá cuûa vuøng nhieät ñôùi xích ñaïo phöùc taïp hôn so vôùi ôû vuøng oân ñôùi, ôû vuøng ñoàng baèng phöùc taïp hôn ôû cao nguyeân, ñænh nuùi cao. +Löôùi thöùc aên cuûa quaàn xaõ phaân boá ôû vuøng gaàn bôø phöùc taïp hôn so vôùi ôû vuøng nöôùc ngoaøi khôi, ôû taàng nöôùc maët phöùc taïp hôn so vôùi ôû vuøng nöôùc bieån saâu. +Trong dieãn theá sinh thaùi, löôùi thöùc aên ngaøy caøng trôû neân phöùc taïp

KÈ M

Câu 10: (2 điểm)

DẠ Y

Bảng số liệu cho ta thấy: a. Kích thước hệ gen tăng dần theo mức độ phức tạp về tổ chức của cơ thể sinh vật. (0,25đ) b. Số lượng gen trung bình trên 1 triệu nucleotit của hệ gen giảm dần từ sinh vật nhân sơ rồi đến sinh vật nhân thực đơn giản là nấm men. Các loài động vật có cấu tạo càng phức tạp (như con người) càng có số lượng gen trung bình trên 1 triệu cặp nucleotit càng thấp. (0,25đ) c. Hệ gen của sinh vật có cấu trúc càng phức tạp thì càng có nhiều nucleotit không làm nhiệm vụ mã hoá cho các protêin. (0,25đ) Sở dĩ có sự khác biệt này là do : d. Cơ thể càng có cấu tạo phức tạp thì càng cần có nhiều gen mã hoá cho các protêin khác nhau nên làm tăng kích thước hệ gen. Tuy nhiên, ở sinh vật bậc


NH ƠN

a. - Quy luật phân ly độc lập: (0,25đ)

OF FI

CI

AL

cao có tồn tại nhiều trình tự nucleotit lặp lại ở giữa các gen, trong các intron, các gen giả vv... (0,25đ) e. Các loài vi khuẩn (nhân sơ) không có gen phân mảnh và không có hiện tượng lặp gen. (0,25đ) f. Các sinh vật nhân thực càng có cấu tạo cơ thể phức tạp thì gen của chúng càng có nhiều intron. Chỉ rất ít các gen của nấm men có intron. Gen của người đều có vài tới nhiều intron. (0,25đ) g. Số lượng gen không tăng theo tỉ lệ thuận với kích thước hệ gen vì sinh vật có cấu tạo cơ thể có gen phân mảnh nên một gen có thể qui định nhiều protein khác nhau do việc cắt nối ARN thông tin theo các cách khác nhau. (0,25đ) h. Do có gen phân mảnh nên trong quá trình hoạt động các exon có thể được sắp xếp lại theo những cách khác nhau để tạo ra các protêin khác nhau mà không cần đến quá nhiều gen. (0,25đ) Câu 11: (2 điểm)

VD: Ở đậu Hà Lan, A- hạt vàng, a- hạt xanh; B- vỏ trơn, b- vỏ nhăn. P: AaBb × Aabb → …

(0,25đ)

- Quy luật hoán vị gen với tần số f= 25% (0,25đ)

VD: Ở ruồi giám, A- thân xám, a- thân đen; B- cánh dài, b- cánh cụt (0,25đ)

Y

P: ♀ AB/ab × ♂ ab/ab →…

QU

- Quy luật tương tác bổ sung: (0,25đ)

VD: Ở gà, A-B- : mào hình quả hồ đào, A-bb: mào hình hoa hồng, aaB-: mào hình hạt đậu, aabb: mào hình lá (0,25đ)

KÈ M

P: AaBb × Aabb→…

b. P: AaBb x Aabb = (Aa x Aa)(Bb x bb)  F1: (1AA:2Aa:1aa)(1Bb:1bb)

DẠ Y

 F1có số tổ hợp giao tử là 4.2 = 8 (0,25đ) Có tổng cộng 3 vị trí trong kiểu gen F1 chưa biết các alen (---b), như vậy số kiểu tổ hợp giao tử có 2 alen trội là C23 = 3 (0,5đ)  Vậy tỉ lệ F1 có kiểu gen mang 2 alen trội là

3 3 = (0,25đ) 4.2 8


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

AL

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC. KHỐI 11

ĐỀTHỨC ĐỀ CHÍNH

OF FI

NH ƠN

Câu 1 (2,0 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng Hình bên thể hiện sự di chuyển của các chất trong mạch gỗ và mạch rây của thực vật. Cho các cơ chế vận chuyển: I. Vận chuyển dòng khối nhờ áp suất âm. II. Vận chuyển dòng khối nhờ áp suất dương. III. Vận chuyển chủ động. IV. Vận chuyển thụ động. Trong các cơ chế trên, cơ chế nào là cơ chế chính để tạo ra các dòng vận chuyển P, Q, R, S? Giải thích.

CI

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 25 tháng 01 năm 2021

Câu 2 (2.0 điểm) Quang hợp, hô hấp ở thực vật: 1. Nhà khoa học Arnon tách lục lạp của một loài thực vật C3 và lấy một phần nhỏ gồm tilacôit và chút dịch tương ứng stroma. Ông đã kết hợp các thành phần này với một số phân tử khác nhau có trong lục lạp trong điều kiện có và không có 14 CO2. Sau đó, ông theo dõi và đánh giá sự đồng hóa 14CO2 nhờ vào dấu phóng xạ trong các phân tử sản phẩm hữu cơ. Bảng A dưới đây thể hiện các điều kiện thí nghiệm còn bảng B thể hiện các kết quả thu được.

KÈ M

QU

Y

Bảng A Thí nghiệm Điều kiện thí nghiệm 1 - Đặt stroma trong tối và có 14CO2. 2 - Đặt stroma trong tối và có 14CO2, có ATP. 3 - Đặt tilacôit nơi có ánh sáng, giàu ADP, Pi, các hợp chất khử và có 14CO2. - Đặt tilacôit nơi có ánh sáng, không có CO2, giàu ADP, Pi và các hợp chất 4 khử. Sau đó đưa hỗn hợp vào trong tối có stroma và 14CO2. Bảng B Kết quả Lượng CO2 được cố định trong các phân tử chất hữu cơ (cup/phút). a 0 b 4000 c 43000 d 96000 a) Hãy sắp xếp các kết quả trong bảng B tương ứng với các thí nghiệm trong bảng A và giải thích. b) Trong trường hợp màng tilacôit bị tổn thương khiến H+ di chuyển tự do qua màng. Điều này ảnh hưởng thế nào tới sự tổng hợp ATP? Giải thích. 2. Tại sao trong bảo quản hạt giống lúa người nông dân phải phơi khô hạt trước khi cho vào kho bảo quản (độ ẩm còn khoảng 13 – 16%)? Tại sao trước khi ủ để hạt nảy mầm người ta thường ngâm hạt trong nước một thời gian?

DẠ Y

14


Câu 3 (2,0 điểm) Sinh sản ở thực vật + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật: 1. Tại thời điểm thụ phấn, hạt phấn điển hình chỉ có tế bào ống phấn và tế bào sinh sản.

AL

Trong quá trình nảy mầm của hạt phấn, một ống phấn được tạo ra và nhân của tế bào triển ống phấn? Giải thích? 2. Sự ngủ của hạt có ý nghĩa thích nghi với môi trường như thế nào?

CI

sinh sản phân chia tạo ra hai tinh trùng. Yếu tố nào đã định hướng cho sự hình thành và phát

OF FI

3. Tại sao acid abxixic (ABA) được coi là phân tử truyền tín hiệu bên trong chủ yếu cho phép cây chịu khô hạn. Một kiểu hình đột biến không mẫn cảm với ABA, phản ứng của hạt và cây sẽ như thế nào nếu bổ sung ABA?

Câu 4 (3,0 điểm) Tiêu hóa, hô hấp và tuần hoàn ở động vật:

1. Khi uống rượu, ethanol được hấp thu qua ống tiêu hóa và chuyển đến dịch ngoại bào và

NH ƠN

nội bào trong cơ thể. Ethanol được thải phần lớn qua gan (chiếm 90%), còn lại qua phổi và thận. Ở người khỏe mạnh bình thường nặng 70 kg, mỗi giờ thải được 7 g ethanol. Theo luật giao thông, giới hạn nồng độ cồn (ethanol) trong máu cho phép đối với người điều khiển phương tiện cơ giới là 0,5mg/mL máu. Giả sử một người khỏe mạnh bình thường nặng 70 kg có lượng nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Người này uống hai lon bia Hà Nội (330 mL/lon) có nồng độ ethanol là 4,6%. Sau một giờ, người này có được phép điều khiển phương tiện cơ giới theo luật giao thông không ? Tại sao ?

Y

2. Một loại thuốc ức chế hoạt động của kênh Ca2+ trên màng sinh chất của tế bào cơ trơn.

QU

Thuốc này có thể sử dụng điều trị bệnh huyết áp được không? Giải thích. 3. Thuốc Y có tác dụng làm suy yếu hoạt động của bơm Na-Ca ở màng sinh chất của cơ tim. Một bệnh nhân bị bệnh suy tim (tim co bóp yếu) có thể được điều trị bằng thuốc này được không? Giải thích.

KÈ M

4. Cục máu đông ở động mạch có thể gây nhồi máu cơ tim. Vì sao với người bị máu khó đông lại được dùng thuốc là nhân tố gây đông máu? Câu 5 (2,0 điểm) Bài tiết, cân bằng nội môi: 1. Hãy nêu các cơ chế điều hoà giúp cá xương và cá sụn duy trì được áp suất thẩm thấu của

DẠ Y

cơ thể khi sống trong môi trường bất lợi về thẩm thấu (môi trường nước ngọt, nước biển). 2. Một người bị tai nạn giao thông dẫn đến thể tích máu trong cơ thể người này giảm,

những cơ chế nội tại nào giúp duy trì và tăng thể tích máu?


OF FI

CI

AL

Câu 6 (2,0 điểm) Cảm ứng ở động vật: 1. Hình 6 cho thấy nơron M trực tiếp nhận tín hiệu từ ba tận cùng thần kinh a, c, d và nhận tín hiệu gián tiếp từ tận cùng thần kinh b. Cơ vân X nhận tín hiệu thần kinh từ nơron M. Hình 7 cho thấy các điện thế sau xinap khác nhau ghi được ở nơron M sau khi kích thích riêng lẻ các tận cùng a, c và kích thích đồng thời b và c; a và d.

Hình 6 Hình 7 a) Nếu kích thích đồng thời lên ba đầu tận cùng a, b và c thì cơ X có co không? Tại sao?

b) Nếu kích thích đồng thời lên bốn đầu tận cùng a, b, c và d thì cơ X có co không? Tại

NH ƠN

sao?

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

2. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của hai loại thuốc X và Y đến quá trình truyền tin qua xináp thần kinh - cơ xương ở mèo. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng thuốc Xthì gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian hóa học) và sử dụng thuốc Y thì gây ức chế hoạt động của enzim. Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương? Giải thích. Câu 7 (1,0 điểm): Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật: 1. Một phụ nữ 30 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với bình thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng. Nêu một phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động buồng trứng. Giải thích. 2. Một người phụ nữ (30 tuổi) có các hoạt động sinh lí bình thường. Nếu tiêm testosteron vào người cô ta trong một thời gian thì chu kinh nguyệt bình thường không? Giải thích. Câu 8 (2,0 điểm) Nội tiết: 1. Hình 8 cho thấy nồng độ glucose trong máu sau khi tiêm các hoocmôn I, II, III riêng rẽ hoặc kết hợp. Cho một số hoocmôn dưới đây: Insulin ADH Adrenanlin Renin Glucagon Angiotensinogen Cortisol Calcitonin

Hình 8 Trong số các hoocmôn đã cho ở trên, hãy chọn ra 3 hoocmôn phù hợp với kết quả thu được trên đồ thị và giải thích.


DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

2. Rối loạn chức năng các tuyến nội tiết có thể chia làm ba loại, tùy thuộc vào hoocmôn bị ảnh hưởng trực tiếp: - Các rối loạn nội tiết sơ cấp làm thay đổi sản sinh các hoocmôn tác động trực tiếp lên chuyển hóa hoặc phát triển của cơ thể. - Các rối loạn nội tiết thứ cấp làm thay đổi sản sinh hoocmôn tác động lên các tuyến khác. - Các rối loạn nội tiết hậu thứ cấp (tertiary) ảnh hưởng lên vùng dưới đồi. Hãy chỉ ra mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai, giải thích. a) Sản sinh quá mức hoocmôn kích giáp (TSH) có thể là do rối loạn sơ cấp. b) Trong trường hợp một khối u dẫn đến rối loạn nội tiết thứ cấp, nồng độ hoocmôn giải phóng tương ứng trong máu bị thay đổi. Câu 9 (1,0 điểm) Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật): Bằng phương cắt và pháp nhuộm các các cấu trúc rễ, thân, lá thực vật người ta có thể xác định mẫu nào thuộc loại thực vật một lá mầm hay hai lá mầm, thực vật C3 hay C4 và môi trường sống của nó. Quy trình này có thể viết vắn tắt như sau: cắt vi phẫu, tẩy javen, rửa nước, nhuộm xanh metylen, rửa nước, nhuộm đỏ cácmin, rửa nước, làm tiêu bản, lên kính và quan sát. 1. Tại sao phải tẩy bằng javen trước khi nhuộm nhưng sau đó phải rửa kĩ chất này bằng nước? 2. Cấu trúc nào sẽ bắt màu của xanh mêtylen? Tại sao chỉ có cấu trúc đó mà không có cấu trúc khác bắt màu chất này? Câu 10 (3,0 điểm) Cơ chế di truyền phân tử, điều hoà hoạt động gen, đột biến gen: 1. Các gen trên phân tử ADN được phiên mã thành mARN, rARN và tARN. Tốc độ tổng hợp mARN nhanh hơn so với tổng hợp rARN và tARN nhưng lượng mARN trong tế bào lại ít hơn so với hai loại còn lại. Giải thích. 2. Người ta phân lập được 8 chủng đột Chủng Chất bổ sung biến khuyết dưỡng ở nấm mốc. Phân tích các A B C D chủng đột biến này thấy chúng có thể sinh trưởng 1 + + + trên môi trường tối thiểu bổ sung các hợp chất 2 + + + + khác nhau A, B, C, D. Khả năng sinh trưởng của 3 + chúng được thể hiện ở bảng bên, trong đó (+) thể 4 + + + + hiện sự sinh trưởng được, (-) thể hiện sự không 5 + sinh trưởng được. Biết A, B, C, D thuộc cùng một 6 + + con đường hóa sinh. Xác định thứ tự của các hợp 7 + + + chất này trong con đường chuyển hóa và xác định 8 + + mỗi chủng bị rối loạn ở bước chuyển hóa nào. Giải thích.


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC. KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 05 tháng 10 năm 2020

AL

ĐỀTHỨC ĐỀ CHÍNH

Áp lực tâm thất trái (mm Hg)

Áp lực (mm Hg)

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

Câu 1 (2,0 điểm): Vào lúc sáng sớm, quan sát lá của những cây bụi thấp hay các loài cỏ trên bờ ruộng, người ta thường thấy có nước đọng lại trên mép lá - đó là hiện tượng ứ giọt ở thực vật. Hiện tượng này là do nước thoát ra từ thủy khổng (cấu trúc gồm những tế bào chuyên hóa với chức năng tiết nước), thường phân bố ở mép lá và luôn mở. a) Hãy cho biết ba điều kiện cần thiết dẫn đến hiện tượng ứ giọt. b) Những tế bào chuyên hóa của thủy khổng tiếp xúc trực tiếp với loại mô nào sau đây: phloem (mạch rây), xylem (mạch gỗ), mô xốp (mô khuyết), mô giậu? Giải thích. c) Những chất nào có thể có trong dịch nước được hình thành từ hiện tượng ứ giọt? Giải thích. d) Các cây ở tầng tán và tầng vượt tán có hiện tượng ứ giọt hay không? Giải thích. Câu 2 (2,0 điểm): 1. Hô hấp sáng ở thực vật là gì? Hô hấp sáng thực chất có phải là hô hấp tế bào không? Giải thích? 2. Để phân biệt cây C3 với cây C4, người ta có thể sử dụng một trong 2 cách sau: Cách 1: Xác định điểm bão hòa ánh sáng của cây. Cách 2: Xác định cường độ quang hợp của cây trong điều kiện nồng độ ôxi khác nhau. a) Vì sao sử dụng hai cách trên có thể phân biệt được cây C3 và cây C4? b) Thiết kế thí nghiệm để phân biệt cây C3 và cây C4 theo một trong hai cách trên. Câu 3 (2,0 điểm): a) Tại sao quang hợp ở thực vật lại thải ra oxi? Quang hợp thải ra oxi có ý nghĩa gì đối với sinh giới? b) Tại sao thực vật C4 và CAM đều không có hô hấp sáng, nhưng thực vật CAM có năng suất thấp hơn hẳn thực vật C4? Câu 4 (2,0 điểm): 1.Tại sao mang cá không thích hợp cho trao đổi khí ở trên cạn? 2. Hãy giải thích tại sao những người sống trên vùng núi cao có lượng hồng cầu trong máu cao hơn nhiều so với những người sống ở vùng đồng bằng? Nêu một ứng dụng về sự hiểu biết đó trong thực tiễn. 3. Vì sao khi cấp cứu người bệnh ngạt thở người ta không cho bệnh nhân thở oxy nguyên chất mà thường có lẫn cả CO2? 4. Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào? Tại sao? Câu 5 (2,0 điểm): Hình 6 thể hiện mối tương quan giữa áp lực tâm thất trái, áp lực động mạch chủ và áp lực tâm nhĩ trái. Các kí hiệu từ (1) đến (5) thể hiện các giai đoạn (pha) khác nhau (giới hạn bởi dấu ●) trong một chu kì tim. Các kí hiệu (m), (n), (p) và (q) thể hiện các giai đoạn (2) 120 120 thay đổi áp lực và thể tích máu của tâm thất trái (q) Động mạch chủ trong một chu kì tim (Hình 7). Các chỉ số được Tâm thất trái 80 80 đo ở một người khỏe mạnh bình thường ở trạng thái nghỉ ngơi. (1) (1) (3) (m)

(p)

DẠ Y

(5) a) Hãy cho biết mỗi giai đoạn (1), (2), (3), Tâm nhĩ trái (4) (n) (4), (5) ở hình 6 là tương ứng với giai đoạn (m), (n), (p), (q) nào ở hình 7? Giải thích. 0 110 40 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 b) Hãy nêu cách tính và tính giá trị lưu Thời gian (giây) Thể tích máu tâm thất trái (mL) Hình 7 Hình 6 lượng (cung lượng) tim của người này ở trạng thái nghỉ ngơi theo đơn vị mL/phút. Biết thời gian của 1 chu kì tim là 0,75 giây. Câu 6 (2,0 điểm): 1. Một cây non trồng trong hộp xốp chứa mùn ẩm, có nhiều lỗ thủng ở đáy và được treo nghiêng. Sau một thời gian thấy thân cây mọc thẳng, trong khi đó rễ mọc chui ra khỏi lỗ hộp xốp một đoạn rồi lại chui vào lỗ hộp xốp sau đó lại chui ra và cứ như vậy rễ sinh trưởng uốn lượn kiểu làn sóng. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì?


DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

2. Tại sao khi kích thích vào một điểm trên cơ thể thủy tức thì toàn thân nó co lại? Việc co lại toàn thân có ưu điểm và nhược điểm gì? 3. Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều? Câu 7 (2,0 điểm): 1. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa của các nguyên tắc đó? 2. Trong các loại ARN (mARN, tARN, rARN), loại ARN nào là đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất trong tế bào nhân thực? Loại ARN nào có thời gian tồn tại ngắn nhất? Giải thích? 3. Một mARN nhân tạo có ba loại nuclêôtit với tỉ lệ U:G:A=2:3:5. Theo lí thuyết, tỉ lệ bộ ba ở mARN chỉ chứa hai trong ba loại nuclêôtit nói trên là bao nhiêu? Câu 8 (2,0 điểm): 1.Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, sự tiếp hợp và trao đổi giữa các đoan cromatit của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng sẽ dẫn tới làm phát sinh những dạng biến dị nào? 2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa đột biến và biến dị tổ hợp. Câu 9 (2,0 điểm): 1. Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. a) Xác định bộ nhiễm sắc thể của cây B. b) Tế bào M có thể đang ở kì nào của quá trình phân bào? Giải thích. 2. Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 42 NST thường và trong tất cả các tế bào con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định bộ NST 2n của cá thể động vật nói trên. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Câu 10 (2,0 điểm): Hình dưới đây mô tả một đoạn NST từ tế bào tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm có 6 băng (kí kiệu từ 1 đến 6) tương ứng với 6 locus gen khác nhau chưa biết trật tự trên NST (kí hiệu từ A đến F). Các nhà nghiên cứu đã phân lập được 5 thể dị hợp tử về đột biến mất đoạn NST (từ I đến V) xuất phát từ một dòng ruồi giấm mang kiểu gen đồng hợp kiểu dại ở tất cả 6 locus gen (hình vẽ). Khi tiến hành lai giữa mỗi thể đột biến mất đoạn (từ I đến V) với cùng một dòng ruồi giấm đồng hợp về các đột biến lặn tại cả 6 locus gen (kí hiệu từ a đến f) thu được kết quả ở bảng dưới đây.

a) Xác định vị trí mỗi locus (từ A đến F) trên mỗi băng (từ 1 đến 6) của NST nói trên. Giải thích. b) Cho lai giữa hai dòng ruồi giấm đột biến III và IV, kết quả thu được 25% hợp tử không phát triển. Giải thích kết quả phép lai này.

-------------Hết----------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC. KHỐI 11 ( lần 1)

Câu

CI

AL

HƯỚNG DẪN CHẤM

Nội dung

a) Ba điều kiện cần thiết dẫn đến hiện tượng ứ giọt: - Không khí bão hòa hơi nước (độ ẩm cao). - Đất có nhiều nước. - Rễ đẩy nước chủ động lên thân (mạnh). b) -Xylem (mạch gỗ). - Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ, mô giậu chuyên hóa với chức năng quang hợp, mô khuyết chuyên hóa với chức năng hô hấp, xylem (mạch gỗ) chuyên hóa với chức năng vận chuyển nước => thủy khổng chuyên hóa với chức năng tiết nước => tiếp xúc với mạch gỗ c) -Thành phần có trong dịch nước là: nước, một lượng rất nhỏ muối khoáng, hoocmôn thực vật - Nước được hấp thu từ rễ vào trong cây qua hệ thống mạch gỗ mang theo chất khoáng hòa tan. Một số hoocmôn thực vật được tổng hợp ở rễ cũng được đưa vào mạch gỗ để vận chuyển lên thân và các bộ phận phía trên. d) - Không có hiện tượng ứ giọt. - Các cây ở tầng tán và tầng vượt tán gặp độ ẩm không khí thấp nên sự thoát hơi nước thuận lợi hơn. (Hoặc: ở tầng tán và vượt tán cây cao nên áp suất rễ đẩy nước lên với áp lực yếu). 1. - Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và thải CO2 ở ngoài sáng của thực vật C3. - Hô hấp sáng không phải là hô hấp tế bào. Vì quá trình này không có sự tham gia của chuỗi truyền điện tử ở màng trong ti thể và không tạo ra năng lượng có ích tích luỹ trong ATP. 2. - Vì hai cây C3 và C4 khác nhau nhiều về điểm bão hòa ánh sáng. Cây C3 có điểm bão hòa ánh sáng khoảng 30.000 lux (bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần), trong khi đó điểm bão hòa ánh sáng của cây C4 khoảng 90.000 lux (gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần). (0,25 điểm) - Vì cây C3 có hô hấp ánh sáng nên cường độ quang hợp phụ thuộc vào nồng độ ôxi trong không khí. Cụ thể là nồng độ ôxi giảm thì cường độ quang hợp ở cây tăng. Trong khi đó, cây C4 có cường độ quang hợp không phụ thuộc vào nồng độ ôxi không khí vì không có hô hấp sáng. (0,25 điểm)

DẠ Y

KÈ M

Câu 2 (2 điểm)

QU

Y

NH ƠN

OF FI

Câu 1 (2,0 điểm)

Điể m

0,5

0,25 0,25

0,25 0,25

0,25 0,25

0,5

0,5

0,25

0,25

b.

- Thí nghiệm theo cách 1. Cần có: hai cây A và B, máy đo cường độ quang hợp, một máy đo cường độ ánh sáng, một phòng trồng cây có thể điều chỉnh được cường độ ánh sáng, nồng độ ôxi ổn định. Đo cường độ quang hợp của từng cây ở các cường độ ánh sáng tăng dần sẽ tìm được điểm bão hòa ánh sáng của từng cây và xác định được cây nào 0,25 là cây C3, cây nào là cây C4. - Thí nghiệm theo cách 2. Cần có: hai cây A và B, máy đo cường độ quang hợp, máy đo nồng độ ôxi, một phòng trồng cây có thể thay đổi được nồng độ ôxi, cường độ ánh sáng ổn định. Đặt hai cây A và B trong điều kiện nồng độ ôxi 21%, đo cường độ quang


CI

a) Tại sao quang hợp ở thực vật lại thải ra oxi? Quang hợp thải ra oxi có ý nghĩa gì đối với sinh giới? - Quang hợp ở thực vật thải ra oxi vì: + Trong pha sáng thực vật sử dụng nước làm nguồn electron và Hiđrô cung cấp cho quang hợp. + Khi thực vật quang hợp, nước bị quang phân li tạo ra electrôn, H+ và O2 . Electrôn và H+ được tế bào sử dụng còn oxi được thải ra ngoài. - Ý nghĩa: Quang hợp thải ra oxi có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh giới vì: + Nó làm cân bằng nồng độ O2 và CO2 trong khí quyển. + Quang hợp tạo ra oxi, là nguồn nguyên liệu của hô hấp hiếu khí. + Trong quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất: Quang hợp thải ra oxi làm tăng nồng độ oxi trong khí quyển, tạo ra tầng ôzôn hấp thu phần lớn tia tử ngoại từ vũ trụ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên trên cạn. b) Vì TV CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM, do vậy làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây  năng suất thấp. 1. - Ở trên cạn các phiến mang dính chặt lại với nhau (do mất lực đẩy của nước) dẫn đến diện tích bề mặt trao đổi khí còn rất nhỏ. - Ở trên cạn, không khí làm cho mang bị khô, khí O2 và CO2 không khuếch tán được qua mang. Kết quả là cá sẽ bị chết vì không hô hấp được 2. + Vì trên vùng núi cao có phân áp O2 trong khí quyển thấp hơn ở vùng đồng bằng nên cơ thể phải tổng hợp nhiều hồng cầu hơn để giúp lấy được nhiều O2 hơn đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. + Hiểu về sự thay đổi số lượng hồng cầu trong máu mà trong thực tiễn người ta đã đưa các vận động viên lên luyện tập ở vùng cao trước khi thi đấu để tăng lượng hồng cầu trong máu, giúp vận động viên đáp ứng tốt nhu cầu ôxi khi thi đấu với cường độ cao. 3. - Người bị ngạt thở đã mất phản xạ hô hấp cần phải lập lại bằng các kích thích hóa học. - Thụ thể hóa học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ nhạy cảm hơn với thay đổi pH, do đó nếu chỉ có O2 thì không đủ kích thích tạo nhịp hô hấp.

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,75 0,25 0,25

0,25

KÈ M

QU

Y

Câu 4 2,0 điểm

NH ƠN

OF FI

Câu 3 2,0 điểm

AL

hợp của hai cây. Sau đó lại đặt hai cây trong điều kiện nồng độ ôxi 5%, đo cường độ quang hợp của hai cây. Ở hai nồng độ ôxi khác nhau, nếu cây nào có cường độ quang hợp không thay đổi thì đó là cây C4, cây có cường độ quang hợp thay đổi là cây C3, (hoặc bố trí thí nghiệm như trên nhưng nồng độ ôxi được thay đổi từ thấp đến cao và đo cường độ quang hợp thì vẫn được điểm như phương án trên). (T(Thí sinh bố trí thí nghiệm đúng theo một trong hai cách trên đều cho 0,5 điểm). 0,25

0,25

4. 0,25 - Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp tăng. - Nguyên nhân: + Khi huyết áp giảm  Vận tốc máu giảm  Vận chuyển cung cấp O2 và loại thải CO2 0,25 giảm  Lượng CO2 trong máu cao hơn bình thường. + Sự thay đổi huyết áp + hàm lượng CO2 cao trong máu sẽ kích thích các thụ thể áp lực và thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh hình thành xung thần kinh chuyển về hành tủy  Các trung khu hô hấp ở đây sẽ tăng cường mức hoạt 0,25 động, điều khiển hoạt động hô hấp tích cực hơn để loại thải CO2 khỏi máu. a) - Giai đoạn (1) là (p) Vì (1) là giai đoạn tâm thất bắt đầu co (co đẳng tích) làm tăng áp lực tâm thất, van bán nguyệt đóng, máu chưa chảy ra khỏi tâm thất - Tương ứng với (p) là giai đoạn thể hiện áp lực tăng, thể tích máu lớn nhất, không đổi. 0,25 - Giai đoạn (2) là (q)

DẠ Y Câu 5 (2,0 điểm)

0,25


0,25

1. - Ngọn cây mọc thẳng là do hướng trọng lực âm, hướng sáng dương - Rễ cây phải mọc theo hướng trọng lực dương theo chiều thẳng đứng nhưng nhu cầu về nước và chất dinh dưỡng nên rễ phải vòng lên qua các lỗ thủng vào nơi chứa đất ẩm, cứ thể tạo nên hình làn sóng của rễ. Thí nghiệm này thể hiện tính hướng kép: hướng trọng lực và hướng nước. 2. Trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ đi theo một chiều vì: - Cung phản xạ được cấu tạo bởi: thụ quan, nơron cảm giác, nơron trung gian, nơron vận động, cơ quan trả lời. Giữa các nơron có các synap hóa học. - Thụ quan chỉ làm nhiệm vụ thu nhận kích thích của môi trường và phát xung trên nơron cảm giác. - Cơ quan trả lời chỉ làm nhiệm vụ trả lời kích thích. - Theo chiều từ thụ quan đến cơ quan trả lời, tại mỗi synap bắt đầu là màng trước – khe synap – màng sau. - Tại synap hóa học xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ màng trước (có chất môi giới) sang màng sau (có thụ quan tiếp nhận chất môi giới). 1. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc: - Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch là mạch cũ (mạch mẹ) và một mạch mới tổng hợp. - Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với các nuclêôtit trong các mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung: A=T, G≡X. - Ý nghĩa: Nhờ các nguyên tắc trên, từ phân tử ADN ban đầu tạo ra các phân tử ADN con giống nhau và giống ADN ban đầu, đảm bảo cho tính đặc trưng của các phân tử ADN duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào. 2. - m ARN là đa dạng nhất vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa protein, mỗi gen lại cho ra một loại mARN. - Trong tế bào nhân thực, rARN có số lượng nhiều nhất, gen riboxom thường được lặp lại rất nhiều lần, hơn nữa số lượng riboxom lại rất lớn và riboxom được dùng để tổng hợp nên tất cả các loại protein của tế bào. - Loại mARN có thời gian tồn tại ngắn nhất vì mARN chỉ được tổng hợp khi các gen phiên mã và sau khi chúng tổng hợp xong một số chuỗi polipeptit cần thiết sẽ bị các enzim của tế bào phân giải thành các nuclêôtit. - tARN và rARN có cấu trúc bền hơn và có thể tồn tại qua nhiều thế hệ tế bào. 3. - Theo lí thuyết, tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa hai trong ba loại nuclêôtit nói trên là 66%.

DẠ Y

KÈ M

Câu 7 (2,0 điểm)

QU

Y

NH ƠN

Câu 6 (2,0 điểm)

OF FI

CI

AL

Vì (2) là giai đoạn tâm thất co tống máu, áp lực tâm thất cao - Tương ứng với (q) là giai đoạn có áp lực tâm thất cao đẩy máu vào động mạch làm cho thể tích máu tâm thất giảm. - Giai đoạn (3) là (m) Vì (3) là giai đoạn tâm thất bắt đầu dãn (dãn đẳng tích) ngay sau khi tống máu, van bán nguyệt chưa mở, máu chưa chảy vào tâm thất - Tương ứng với (m) là giai đoạn thể hiện áp lực tâm thất giảm và thể tích máu tâm thất là thấp nhất, không đổi. - Giai đoạn (4) và (5) là (n) Vì (4) là giai đoạn dãn chung và (5) là nhĩ co đều có áp lực tâm thất thấp, van nhĩ thất mở, máu chảy vào tâm thất - Tương ứng với (n) là giai đoạn thể hiện áp lực tâm thất thấp và thể tích máu tâm thất tăng lên. b) - Thời gian của 1 chu kì tim ≈ 0,75 giây → Nhịp tim = 60/0,75 = 80 nhịp/phút - Thể tích tâm thu (Hình 2) = (Thể tích máu lớn nhất ở tâm thất - thể tích máu bé nhất ở tâm thất) =110 - 40 = 70 mL - Lưu lượng tim = Nhịp tim × Thể tích tâm thu = 80 × 70 = 5600 (mL/phút)

0,25

0,25

0,5 0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,25

0,25

0,25

0,5


1.Trong quá trình giảm phân, vào kì đầu của giảm phân I xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các đoạn cromatit. - Sự tiếp hợp và trao đổi chéo cân giữa các đoạn cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST kép tương đồng sẽ dẫn tới hoán vị gen → biến dị tổ hợp. - Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn cromatit cùng nguồn gốc trong cặp NST kép tương đồng sẽ dẫn tới phát sinh đột biến mất đoạn, lặp đoạn. 2. a) Giống nhau: - Đều là biến dị di truyền. - Đều làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở P, nên đều làm tính đa dạng cho loài. - Đều là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa. b)Khác nhau: Biến dị tổ hợp Đột biến - Là sự tổ hợp lại có sự tổ hợp Đột biến là những biến đổi bất Khái niệm lại vật chất di truyền của bố mẹ thường trong vật chất di truyền và làm xuất hiện các kiểu mơi ở ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế đời con khác bố mẹ. bào, dẫn đến sự biến dổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng. Do sự li độc lập, tổ hợp tự do - Do các tác nhân lí, hóa, sinh Cơ chế phát của NST, sự trao đổi chéo giữa học… sinh các NST tương đồng trong quá gây rối loạn cơ chế nhân đôi trình giảm phân dẫn đến xuất ADN, phân li NST, NST bị hiện nhiều loại giao tử khác đứt, gãy, tiếp hợp không bình nhau. Các giao tử kết hợp ngẫu thường giữa các cromatir khác nhiên với nhau trong quá trình nguồn gốc của các cặp NST thụ tinh. Từ đó có thể dẫn đến tương đồng. xuất hiện các biến dị tổ hợp ở đời con. - Không biến đổi vật chất di - Biến đổi vật chất di truyền ở Đặc điểm, truyền mức phân tử hay mức tế bào. tính chất - Chỉ xuất hiện ở loài sinh sản - Xuất hiện ở cả loài sinh sản hữu tính, không xuất hiện trong hữu tính và vô tính sinh sản vô tính - Có tính chất ngẫu nhiên và vô - Có thể dự đoán được đặc điểm hướng di truyền của P. Cung cấp nguyên liệu thứ cấp Cung cấp nguyên liệu sơ cấp Ý nghĩa cho tiến hoá và chọn giống. cho tiến hoá và chọn giống. 1.a) - Giả sử cây B có n cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau. Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa = 2(n+1)=128 loại giao tử = 27  2n = 12. b)Tế bào M của cây A cùng loài với cây B, có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào, đây là kì sau II của giảm phân. 2. Xác định bộ NST 2n của cá thể động vật. * TH1: Trong tế bào có 1 NST X ---> số tế bào con là 8 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 3 lần ---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (23-1) = 6 NST - Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XY ---> số NST của bộ 2n là: 6+2=8 - Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XO ---> số NST của bộ 2n là: 6+1=7 * TH2: Trong tế bào có 2 NST X ---> số tế bào con là 4 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 2 lần ---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (22-1) = 14 NST ---> số NST trong bộ 2n là: 14+2 = 16.ộ nhiễm sắc thể 2n = 14.

0,25 0,25

0,25

DẠ Y

Câu 9 (2,0) điểm

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

-

CI

AL

Câu 8 (2,0 điểm)

0,25

0,25

0,25

0,25 0,25

0,5

0,5

0,5 0,5


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.