GIÁO ÁN ĐỊA LÝ THEO CÔNG VĂN 5512 Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection GIÁO ÁN 23 BÀI PHẦN ĐỊA LÍ VÀ 2 CHỦ ĐỀ CHUNG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 - BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 2022 2023 WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL COM Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock com/10212084
GV soạn: Phạm Hữu Quý 1 Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: GIÁO ÁN 23 BÀI PHẦN ĐỊA LÍ VÀ 2 CHỦ ĐỀ CHUNG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 - BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM HỌC 2022-2023 CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU BÀI 1. THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. - Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính, đặc điểm phân hoá khí hậu; xác định được trên bản đồ các con sông lớn Rai-nơ, Đa-nuyp, Von-ga; các đới thiên nhiên. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. + Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính, đặc điểm phân hoá khí hậu, các đới thiên nhiên. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr97-101. + Sử dụng quả Địa cầu, hình 1.1 SGK tr99 để xác định vị trí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu, xác định các dãy núi, đồng bằng và các con sông cửa châu lục. + Sử dụng lược đồ hình 1.2 SGK tr99 và biểu đồ hình 1.4 trang 101 để kể tên và trình bày đặc điểm các đới và kiểu khí hậu của châu Âu. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm những hình ảnh về sông ngòi hoặc đới thiên nhiên của châu Âu. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về thiên nhiên châu Âu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV), quả Địa cầu, tập bản đồ (TBĐ) Địa lí 7.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 2 - Bản đồ tự nhiên châu Âu, hình 1.2 SGK tr99, 1.3 SGK tr101 phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được “Chướng ngại vật” GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi. - Các em dựa vào TBĐ Địa lí 7 và sự hiểu biết của bản thân để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Beclin là thủ đô của quốc gia nào? Câu 2. Quốc gia nào được mệnh danh là “xứ sở sương mù”? 1 2 3 4
2.1. Tìm hiểu vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu (25 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. b. Nội dung: Quan sát quả Địa cầu, hình 1.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 97, 98 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 3 Câu 3. Đất nước nào được danh là “đất nước hình chiếc ủng”? Câu 4. Tháp Eiffel là biểu tượng của quốc gia nào? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát TBĐ Địa lí 7 và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: Đức Câu 2: Anh Câu 3: I-ta-li-a Câu 4: Pháp CHÂU ÂU * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Châu Âu là một bộ phận của lục địa ÁÂu, có phần lớn lãnh thổ nằm trong đới ôn hòa. Thiên nhiên nơi đây đẹp như một bức tranh đầy màu sắc. Vậy, thiên nhiên châu Âu có những đặc điểm gì nổi bật và phân hóa như thế nào? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (100 phút)
4.
5.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 4 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo bản đồ tự nhiên châu Âu lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 1.1, TBĐ Địa lý 7, quả Địa cầu và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Châu Âu nằm trên lục địa nào? Thuộc bán cầu nào? Trải dài từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào? 2. Xác định trên lược đồ vị trí tiếp giáp của châu Âu.
châu Âu. 6. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ châu Âu thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? 1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu - Nằm ở phía tây lục địa Á-Âu, trên bán cầu Bắc, trải dài từ khoảng 360B và 710B. - Tiếp giáp: + Phía bắc giáp Bắc Băng Dương. + Phía nam giáp Địa Trung Hải. + Phía tây giáp Đại Tây Dương. + Phía đông giáp châu Á.
3. Châu Âu có diện tích là bao nhiêu? Đường bờ biển châu Âu dài bao nhiêu km? Nêu tên các biển, bán đảo, đảo ở
GV soạn: Phạm Hữu Quý 5 Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 1.1, TBĐ Địa lí 7, quả Địa cầu và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Nằm ở phía tây lục địa Á-Âu, trên bán cầu Bắc, trải dài từ khoảng 360B và 710B. 2. Tiếp giáp: + Phía bắc giáp Bắc Băng Dương. + Phía nam giáp Địa Trung Hải. + Phía tây giáp Đại Tây Dương. + Phía đông giáp châu Á. 3. Diện tích: khoảng 10,5 triệu km2 . 4. Đường bờ biển châu Âu dài 43000km. 5. Các biển: Biển Bắc, biển Ban-tích, biển Đen…; các bán đảo: Xcan-đi-na-vi, I-ta-li-a, I-bê-rich…; các đảo: Ai-xơ len, Ai-len, Xi-xin… 6. Thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và trao đổi hàng hóa với các châu lục khác. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. - Diện tích: khoảng 10,5 triệu km2 . 2.2. Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Âu (75 phút) a. Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính, đặc điểm phân hoá khí hậu; xác định được trên bản đồ các con sông lớn Rai-nơ, Đa-nuyp, Von-ga; các đới thiên nhiên. b. Nội dung: Quan sát hình 1.1, 1.2, 1.3 kết hợp kênh chữ SGK tr98-101, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 6 . Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo hình 1.2 lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát TBĐ Địa lí 7, hình 1.1-1.3 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các đồng bằng ở châu Âu và nơi phân bố. - Kể tên các dãy núi già, núi trẻ ở châu Âu và nơi phân bố. 2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên, nêu đặc điểm và nơi phân bố các đới, các kiểu khí hậu ở 2. Đặc điểm tự nhiên châu Âu a. Địa hình - Đồng bằng: chiếm phần lớn diện tích, phân bố ở phía đông và trung tâm. - Miền núi: gồm núi già phân bố ở phía bắc, trung tâm và núi trẻ phân bố ở phía nam. b. Khí hậu Khí hậu châu Âu phân hóa đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu: - Đới khí hậu cực và cận cực phân bố ở phía bắc. - Đới khí hậu ôn đới gồm 2 kiểu khí hậu: + Ôn đới hải dương: phân bố ở các đảo và ven biển phía tây.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 7 châu Âu. - Giải thích vì sao phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông? 3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nêu đặc điểm sông ngòi châu -Âu.Kể tên và xác định trên bản đồ các con sông quan trọng nhất châu Âu. Cho biết các sông đó đổ ra biển và đại dương nào? 4. Nhóm 7, 8 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên và xác định trên bản đồ nơi phân bố các đới thiên nhiên ở châu Âu. - Cho biết thiên nhiên ở đới ôn hòa của châu Âu có sự phân hóa như thế nào? Giải thích nguyên nhân. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát TBĐ Địa lí 7, hình 1.1-1.3 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: + Ôn đới lục địa: phân bố ở vùng trung tâm và phía đông. - Đới khí hậu cận nhiệt: phân bố ở phía nam. c. Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phần lớn các sông đầy nước quanh năm, không có lũ lớn. - Các sông quan trọng nhất: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ d. Các đới thiên nhiên - Đới lạnh: phân bố ở phía bắc châu lục với động thực vật nghèo nàn. - Đới ôn hòa: thiên nhiên phân hóa đa dạng: + Khu vực ven biển phía tây: phổ biến rừng lá rộng. + Khu vực lục địa phía đông: từ bắc xuống nam chuyển từ rừng lá kim => rừng hỗn giao => thảo nguyên => bán hoang mạc. + Phía nam châu lục: có rừng lá cứng địa trung hải.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 8 * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 3, 5 ,7 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các đồng bằng ở châu Âu và nơi phân bố. - Các đồng bằng: Pháp, Bắc Âu, Đông Âu,… - Phân bố ở phía đông và trung tâm. - Kể tê các dãy núi già, núi trẻ ở châu Âu và nơi phân bố. - Các dãy núi già: Xcan-đi-na-vi, Uran phân bố ở phía bắc và trung tâm. - Các dãy núi trẻ: Pi-rê-nê, An-pơ, Ban-căng,…phân bố ở phía nam. 2. Nhóm 3 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên, nêu đặc điểm và nơi phân bố các đới, các kiểu khí hậu ở châu Âu. - Đới khí hậu cực và cận cực: khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa ít; phân bố ở phía bắc. - Đới khí hậu ôn đới gồm 2 kiểu khí hậu: + Ôn đới hải dương: khí hậu điều hòa, mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm, mưa quanh năm; phân bố ở các đảo và ven biển phía tây. + Ôn đới lục địa: mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, lượng mưa ít; phân bố vùng trung tâm và phía đông. - Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hè nóng khô, mùa đông ấm có mưa rào; phân bố ở phía nam. - Giải thích vì sao phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông? Phía tây châu Âu giáp biển, có dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương, gió tây ôn đới mang theo hơi ẩm và ấm vào trong đất liền gây mưa lớn ở vùng ven biển; càng vào sâu phía đông và đông nam, ảnh hưởng của biển ít đi nên lạnh và khô hơn. 3. Nhóm 5 – phiếu học tập số 3
GV soạn: Phạm Hữu Quý 9 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nêu đặc điểm sông ngòi châu Âu. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phần lớn các sông đầy nước quanh năm, không có lũ lớn. - Kể tên và xác định trên bản đồ các con sông quan trọng nhất châu Âu. Cho biết các sông đó đổ ra biển và đại dương nào? - Các sông quan trọng nhất: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ. + Von-ga đổ ra biển Cax-pi. + Đa-nuyp đổ ra biển Đen. + Rai-nơ đổ ra biển Bắc. 4. Nhóm 7 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên và xác định trên bản đồ nơi phân bố các đới thiên nhiên ở châu Âu. - Đới lạnh: phân bố ở phía bắc châu lục. - Đới ôn hòa: chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu (phía tây, phía đông và phía nam châu lục). - Cho biết thiên nhiên ở đới ôn hòa của châu Âu có sự phân hóa như thế nào? Giải thích nguyên nhân. - Đới ôn hòa: thiên nhiên phân hóa đa dạng: + Khu vực ven biển phía tây: phổ biến rừng lá rộng. Nguyên nhân: khí hậu ấm áp, mưa quanh năm. + Khu vực lục địa phía đông: từ bắc xuống nam chuyển từ rừng lá kim => rừng hỗn giao => thảo nguyên => bán hoang mạc. Nguyên nhân: phía bắc có khí hậu lạnh, càng xuống phía nam khí hậu nóng và khô hơn. + Phía nam châu lục: có rừng lá cứng địa trung hải. Nguyên nhân: mùa hè nóng khô, mùa đông ấm, có mưa rào. * HS các nhóm 2, 4, 6, 8 lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá
GV soạn: Phạm Hữu Quý 10 kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. * Mở rộng: Ở các dãy núi cao phía nam châu Âu, thảm thực vật có sự thay đổi theo độ cao. Ví dụ ở sườn bắc dãy An-pơ: + Từ 200-800m: rừng lá rộng. + Từ 800-1800m: rừng hỗn giao. + Từ 1800-2200m: rừng lá kim. + Từ 2200-3000m: đồng cỏ núi cao. + Trên 3000m: băng tuyết. 3. Hoạt động luyện tập (20 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hình 1.2, 1.4 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Cho biết trạm khí tượng Bret (Pháp) và Ca-dan (Nga) thuộc kiểu khí hậu nào? b. Nhận xét đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa tại hai trạm khí tượng trên. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào hình 1.2, 1.4, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 11 Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:a.- Trạm khí tượng Bret (Pháp) thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương. - Trạm khí tượng Ca-dan (Nga) thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa. b. * Trạm khí tượng Bret (Pháp) - Nhiệt độ: + Không có tháng nào trong năm nhiệt độ dưới 0oC. + Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 18oC (tháng 8), nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 80C (tháng 1), biên độ nhiệt năm không quá lớn (10oC). - Lượng mưa: 820mm/năm. => Khí hậu mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm, mưa quanh năm, lượng mưa nhiề *u.Trạm khí tượng Ca-dan (Nga) - Nhiệt độ: + Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 20oC (tháng 6, 7), nhiệt độ thấp nhất khoảng –8oC (tháng 1), biên độ nhiệt năm lớn (28oC). - Lượng mưa: 443 mm/năm. => Khí hậu mùa hè nóng, mùa đông lạnh khô, lượng mưa ít. * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy lựa chọn thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Hãy sưu tầm những thông tin về khí hậu ở châu Âu hiện nay và viết một đoạn văn ngắn thể hiện tóm tắt những thông tin em sưu tầm được. Nhiệm vụ 2: Hãy sưu tầm những hình ảnh về sông ngòi hoặc đới thiên nhiên của châu Âu. Chia sẻ với các bạn. Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 12 Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: (Chọn nhiệm vụ 2) Sông Von-ga Sông Đa-nuyp Sông Rai-nơ * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư ở châu Âu. - Trình bày được đặc điểm di cư và đô thị hóa ở châu Âu. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư ở châu Âu. + Trình bày được đặc điểm di cư và đô thị hóa ở châu Âu. - Năng lực tìm hiểu địa lí:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 13 + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr102-105. + Sử dụng hình 2.1 SGK tr102 để nhận xét sự thay đổi quy mô dân số châu Âu. + Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ hình 2.2 SGK tr103 để trình bày cơ cấu dân cư châu Âu.+ Sử dụng lược đồ hình 2.3 SGK tr104 để trình bày sự phân bố dân cư và đô thị châu Âu.- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: nêu ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến phát triển kinh tế châu Âu hiện nay. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về dân cư, xã hội châu Âu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV), tập bản đồ (TBĐ) Địa lí 7. - Bản đồ dân cư và đô thị châu Âu, hình 2.1, 2.2 SGK phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ghép cột” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được trò chơi “Ghép cột” do GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp: Tên Thành phố Hình ảnh 1. Pa-ri a. 2. Rô-ma b.
u Quý 14 3. Ma-xcơ-va c. 4. Luân Đôn d. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tiến hành nối cột. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1 – b, 2 – c, 3 – d, 4 – a. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Châu Âu có lịch sử phát triển kinh tế và định cư lâu đời. Những yếu tố này đã tạo nên đặc điểm gì nổi bật về cơ cấu dân cư, tình hình di dân và đô thị hóa ở châu Âu? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) 2.1. Tìm hiểu đặc điểm dân cư châu Âu (30 phút) a. Mục tiêu: trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư ở châu Âu. b. Nội dung: Quan sát hình 2.1, 2.2 kết hợp kênh chữ SGK tr102-103, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 15 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo hình 2.1, 2.2 SGK lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2, bảng số liệu và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Năm 2020, dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Âu là bao nhiêu? - Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số châu Âu giai đoạn 19502020. Vì sao tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Âu đạt giá trị âm nhưng dân số vẫn tăng? 2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nhận xét cơ cấu dân số theo tuổi châu Âu từ 1950-2020. Cơ cấu dân số già có thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế châu lục? 1. Đặc điểm dân cư châu Âu a. Quy mô và gia tăng dân số - Năm 2020, số dân châu Âu đạt khoảng 747,6 triều người, xếp thứ tư trong các châu lục. - Hiện nay, quy mô dân số châu Âu tăng chậm. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu rất thấp (-0,1% năm 2020). b. Cơ cấu dân cư - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: châu Âu có cơ cấu dân số già với tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, năm 2020 chiếm 19% dân số. - Cơ cấu dân số theo giới tính: tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam và đang có sự thay đổi. Năm 2020 tương ứng là 51,7% và 48,3%.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 16 - Nhận xét tỉ lệ nam, nữ của châu Âu giai đoạn 1950 2020. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 2.1, 2.2, bảng số liệu và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Năm 2020, dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Âu là bao nhiêu? - Năm 2020, dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Âu lần lượt là 747,6 triệu người và -0,1%. - Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số châu Âu giai đoạn 19502020. Vì sao tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Âu đạt giá trị âm nhưng dân số vẫn tăng? - Quy mô dân số châu Âu tăng chậm và tăng 198,3 triệu người. - Nguyên nhân: chủ yếu do nhập cư. 2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nhận xét cơ cấu dân số theo tuổi châu Âu từ 1950-2020. Cơ cấu dân số già có thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế châu - Châu Âu có cơ cấu dân số già với tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, năm 2020 chiếm 19% dân số. - Thuận lợi: tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năKhóm. khăn:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 17 lục? + Tỉ lệ người già nhiều, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn, gây sức ép lên các vấn đề y tế. + Nguy cơ suy giảm dân số. - Nhận xét tỉ lệ nam, nữ của châu Âu giai đoạn 1950-2020. - Cơ cấu dân số theo giới tính: tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam và đang có sự thay đổi: tỉ lệ nữ ngày càng giảm, tỉ lệ nam ngày càng tăng. - Năm 2020 tương ứng là 51,7% và 48,3%. - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. * Mở rộng: Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn: Dân số châu Âu có trình độ học vấn cao. Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm; thuộc nhóm cao trên thế giới. 2.2. Tìm hiểu di cư châu Âu (15 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm di dân châu Âu. b. Nội dung: HS đọc kênh chữ SGK tr 103 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Đặc điểm di dân ở châu Âu. 2. Người nhập cư vào châu Âu có nguồn gốc từ đâu? 3. Người nhập cư mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội châu Âu? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 2. Di cư ở châu Âu - Từ giữa thế kỉ XX đến nay, người nhập cư vào châu Âu tăng mạnh. Năm 2020, châu Âu tiếp nhận khoảng 867 triệu người di cư quốc tế. - Người nhập cư đến châu Âu chủ yêu là lao động
GV soạn: Phạm Hữu Quý 18 * HS đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Từ giữa thế kỉ XX đến nay, người nhập cư vào châu Âu tăng mạnh. Năm 2020, châu Âu tiếp nhận khoảng 867 triệu người di cư quốc tế. 2. Người nhập cư đến châu Âu chủ yêu là lao động đến từ các khu vực của châu Á và Bắc Phi. +3.Thuận lợi: giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, tăng nhu cầu các sản phẩm và dịch vụ. + Khó khăn: việc nhập cư trái phép gây ra mất an ninh trật tự với nhiều quốc gia. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. đến từ các khu vực của châu Á và Bắc Phi. 2.3. Tìm hiểu đô thị hóa ở châu Âu (20 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu. b. Nội dung: Quan sát hình 2.3 kết hợp kênh chữ SGK tr 104, 105 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 19 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 3 SGK. * GV treo bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Âu lên bảng. * GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ hình 2.3 SGK và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Trình bày sự phân bố dân cư ở châu Âu. 2. Tỉ lệ dân thành thị năm 2020 ở châu Âu là bao nhiêu? Vì sao khu vực Tây Âu lại tập trung đông dân cư thành thị? 3. Nhận xét mạng lưới đô thị ở châu Âu. 4. Kể tên và xác định trên lược đồ các đô thị có quy mô trên 5 triệu người. 5. Phân tích thuận lợi và khó khăn của quá trình đô thị hóa châu Âu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 2.3, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Phân bố dân cư: không đều: + Tập trung ở các đồng bằng, các thung lũng lớn và các vùng duyên hải. + Thưa thớt ở các vùng khí hậu lạnh giá phía bắc. 2. Châu Âu hiện có mức độ đô thị hoá cao với 75% số dân số sống trong các đô thị (năm 2020). Những vùng phát triển công nghiệp lâu đời, hoạt động kinh tế sôi động ở Tây Âu tập trung đông dân cự thành thị. 3. Mạng lưới đô thị phát triển rộng khắp với nhiều thành phố đông dân và hiện đại, các đô thị vệ tinh xuất biện ngày càng nhiều. 3. Đô thị hóa ở châu Âu - Phân bố dân cư: không đều: + Tập trung ở các đồng bằng, các thung lũng lớn và các vùng duyên hải. + Thưa thớt ở các vùng khí hậu lạnh giá phía bắc. - Đô thị hóa: + Châu Âu hiện có mức độ đô thị hoá cao với 75% số dân số sống trong các đô thị (năm 2020). + Mạng lưới đô thị phát triển rộng khắp với nhiều thành phố đông dân và hiện đại, các đô thị vệ tinh xuất biện ngày càng nhiều.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 20 4. Pari, Luân Đôn, Ma-xcơ-va, Bac-xê-lô-na, Ma-đric. +5.Thuận lợi: thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn, đời sống người dân nông thôn được nâng cao, lối sống văn minh, hiện đại, ứng xử văn hóa… + Khó khăn: ô nhiễm môi trường, ùn tắt giao thông, tệ nạn xã hội… * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ hình 2.3 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Vẽ sơ đồ hệ thống hóa các đặc điểm dân cư châu Âu. 2. Nhận xét đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa tại hai trạm khí tượng trên. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào hình 2.3, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 21 * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 2.1.3 thành phố của châu Âu nằm ở ven biển: Pooc-tô, Na-pô-li, Đu-blin. * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy sưu tầm thông tin và một số hình ảnh về sự phát triển của các đô thị ở châu Âu. Hoạt động này GV hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Vào tiết học sau)
GV soạn: Phạm Hữu Quý 22 Thời trung đại, châu Âu chứng kiến quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của các đô thị, đặc biệt là ở Tây Âu. Dân số của những đô thị lớn như Pa-ri (Pháp), Luân Đôn (Anh), Mi-lan và Vơ-ni-dơ (I-ta-li),… vào khoảng 70 000 đến 250 000 người, trong đó thương nhân có vai trò đặc biệt quan trọng. Thương nhân và thợ thủ công nắm giữ hoạt độ
ng kinh tế, tài chính của các đô thị. Thương nhân lập ra các thương hội, tổ chức các hội chợ để trao đổi và buôn bán hàng hóa giữa các vùng. Hoạt động buôn bán của thương nhân đưa đến không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vỡ tính chất khép kín của các lãnh địa, tạo ra sự kết nối giữa các vùng, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, đặt cơ sở cho việc thống nhất thị trường trong nước. Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt của thường nhân thúc đẩy sự phát triển văn hóa, khoa học, kĩ thuật tại các đô thị trung đại. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 3. PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường châu Âu. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 23 - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường châu Âu. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr106-108. + Sử dụng biểu đồ hình 3 SGK tr107 để so sánh tỉ lệ một số chất gây ôn nhiễm không khí ở châu Âu. + Sử dụng bảng số liệu để so sánh tỉ lệ che phủ rừng ở một số nước châu Âu. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: nêu được một số hoạt động bảo vệ môi trường nước, không khí, đa dạng sinh học ở địa phương. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường châu Âu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV). - Hình 3 và bảng số liệu SGK tr107 phóng to. - Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường ở châu Âu. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được ô chữ GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - Trò chơi ô chữ gồm 5 chữ cái được đánh số từ 1 đến 5 sẽ tương ứng với 5 câu hỏi. - Các em dựa vào TBĐ Địa lí 6 và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Dân số châu Âu 2020 là bao nhiêu triệu người? A. 747,6 B. 757,6 C. 767,6 D. 777,6 1 2 3 4 5
GV soạn: Phạm Hữu Quý 24 Câu 2. Đô thị nào sau đây có số dân trên 10 triệu? A. A-ten B. Pa-ri C. Rô-ma D. Bec-lin Câu 3. Đô thị Ma-đrit thuộc quốc gia nào? A. Bồ Đào Nha B. Anh C. Tây Ban Nha D. I-ta-li-a Câu 4. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu: A. rất cao B. cao C. thấp D. rất thấp Câu 5. Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ở châu Âu năm 2020 là: A. 19% B. 20% C. 30% D. 40% Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS dựa vào TBĐ Địa lí 7 và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: A * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Các quốc gia châu Âu luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường trong việc khai thác, sử dụng thiên nhiên để phát triển bền vững. Vậy châu Âu bảo vệ môi trường như thế nào nhằm duy trì sự phát triển lâu dài và bền vững? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) 2.1. Tìm hiểu về bảo vệ môi trường nước (20 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường nước ở châu Âu. b. Nội dung: Đọc kênh chữ SGK tr 106 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Bảo vệ môi trường nước - Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai B Ả O V Ệ
GV soạn: Phạm Hữu Quý 25 1. Chứng minh nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu phong phú. 2. Nêu thực trang khai thác môi trường nước ở châu Âu. Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó? 3. Ô nhiễm nước ở châu Âu gây ra hậu quả gì? 4. Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Lượng nước sông và nước ngầm chiếm 88%, từ các hồ chiếm khoảng 12%. 2. Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,… khiến môi trường nước châu Âu bị ô nhiễm, chỉ khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt. +3.Gây hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều đen, gây tác hại mọi mặt đến hệ sinh thái biển. + Gây thiệt hại về kinh tế do sự xuất hiện của bật tật, ảnh hưởng đến nông sản và thủy sản, thiệt hại cho hoạt động du lịch.. 4. Bảo vệ môi trường nước: + Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải. + Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,… + Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất. thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,… khiến môi trường nước châu Âu bị ô nhiễm. - Bảo vệ môi trường nước: + Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải. + Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,… + Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 26 * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.2. Tìm hiểu về bảo vệ môi trường không khí và đa dạng sinh học (45 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường không khí và đa dạng sinh học ở châu Âu. b. Nội dung: Quan sát hình 3, bảng số liệu kết hợp kênh chữ SGK tr06-108, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2, 3 SGK. * GV treo hình 3 và bảng số liệu SGK tr107 lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 3, bảng số liệu và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô 2. Bảo vệ môi trường không khí - Thực trạng: hoạt động giao thông vận tải, hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất điện, sinh hoạt của hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một lượng đáng kể chất ô nhiễm không khí: NO2, SO2, PN2.5… - Biện pháp bảo vệ:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 27 nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó? - Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu. 2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nêu vai trò và hiện trạng đa dạng sinh học ở châu Âu. - Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 3, bảng số liệu và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 6 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó? - Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 giảm rất nhiều so với năm 2005, cụ thể: + NH3 năm 2019 giảm 8% so với năm 2005. + NO2 năm 2019 giảm 42% so với năm 2005. + PM2.5 năm 2019 giảm 29% so với + Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện. + Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp. + Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải. + Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiếm chất thải của sản xuất nông nghiệp. + Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát lượng không khí. 3. Bảo vệ đa dạng sinh học - Thực trạng khai thác: Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên, ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu,… => suy giảm đa dạng sinh học. - Biện pháp bảo vệ: + Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên. + Áp dụng các quy định rất nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản. + Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ. + Xây dựng vành đai xanh
GV soạn: Phạm Hữu Quý 28 năm 2005. + SO2 năm 2019 giảm 76% so với năm 2005. - Giải thích: do châu Âu đã triển khai các biện pháp nhằm làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí. - Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu. + Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện. + Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp. + Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải. + Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiếm chất thải của sản xuất nông nghiệp. + Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát lượng không khí. 2. Nhóm 6 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nêu vai trò và hiện trạng đa dạng sinh học ở châu Âu. - Vai trò đa dạng sinh học đối với châu Âu: + Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp gỗ,… + Sinh vật biển thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành thủy sản. - Hiện trạng: + Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên, ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu,… => suy giảm đa dạng sinh học. + Tỉ lệ che phủ rừng của châu Âu và nhiều nước như Đức, Italia, Pháp đều ở mức thấp dưới 40%. - Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu. + Thành lập các khu bảo tồn thiên +nhiên.Ápdụng các quy định rất nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản. + Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ. quanh đô thị. + Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,…
GV soạn: Phạm Hữu Quý 29 + Xây dựng vành đai xanh quanh đô thị. + Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,… - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Em hãy liệt kê các biện pháp bảo vệ môi trường nước, môi trường không khí và đa dạng sinh học ở châu Âu vào bảng theo mẫu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 30 * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy lựa chọn thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Sưu tầm hình ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường của một số quốc gia ở châu Âu. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về một hoạt động bảo vệ môi trường (nước, không khí hoặc đa dạng sinh học) ở địa phương em.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 31 Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, tham khảo thông tin, bài báo trên Internet để lấy nguồn tư liệu làm bài. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: (Chọn nhiệm vụ 2) TP.HCM có quá nhiều nguồn gây Ô nhiểm không khí (ONKK) “Cũng như các đô thị lớn khác tại Việt Nam, TP.HCM đang phải đối mặt với nguy cơ ONKK từ các phương tiện cơ giới, hoạt động công nghiệp và xây dựng, nhà máy điện, đốt rác ngoài trời, nấu ăn hộ gia đình… ONKK đang gây ra nhiều tác động cho sức khỏe, hệ sinh thái và khí hậu. Đặc biệt, ô nhiễm bụi mịn ở TP.HCM đang ở mức báo động, gây ra nhiều căn bệnh liên quan đường hô hấp”, ông Cao Tung Sơn, Giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường (thuộc Sở TN&MT TP.HCM) đánh giá . Theo Sở TN&MT TP.HCM, để quản lý chất lượng không khí, TP đang thực hiện nhiều giải pháp. Cụ thể, TP.HCM xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại địa phương, trong đó TP đã xây dựng quy chuẩn cho khí thải từ lò đốt chất thải công nghiệp không nguy hại làm nhiên liệu. Đồng thời, xây dựng quy chuẩn về chỉ số mùi phát sinh từ các trạm trung chuyển và nhà máy xử lý chất thải rắn… Một trong những giải pháp mà TP.HCM đang thực hiện nữa là kiểm soát khí thải phương tiện giao thông. Cụ thể, TP triển khai chương trình “thí điểm kiểm tra khí thải mô tô, xe gắn máy đang lưu hành, hướng tới thí điểm kiểm soát khí thải xe mô tô, gắn máy đang lưu hành trên địa bàn TP, góp phần cải thiện chất lượng không khí… Đối với những cơ sở sản xuất công nghiệp có lưu lượng khí thải lớn, hiện Sở TN&MT đã hoàn tất việc kết nối dữ liệu quan trắc tự động từ chín cơ sở sản xuất có lưu lượng khí thải lớn. Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm, Sở TN&MT phối hợp cùng Ban Quản lý các chế xuất và công nghiệp, cảnh sát môi trường, UBND quận, huyện tiến hành kiểm tra việc chấp hành công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 32 BÀI 4. LIÊN MINH CHÂU ÂU Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Nêu được dẫn chứng liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày khái quát về liên minh châu Âu và chứng minh đây là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK tr109-110. + Sử dụng hình 4 SGK tr109 để trình bày khái quát về Liên minh châu Âu. + Sử dụng bảng số liệu SGK tr110 để chứng minh Liên minh châu Âu là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: giới thiệu sản phẩm ở TPHCM xuất đi Liên minh châu Âu. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về Liên minh châu Âu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV). - Lược đồ hình 4, bảng số liệu SGK tr109-110 phóng to. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời. c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy kể tên các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu mà em biết.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 33 Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Liên minh châu Âu là một cộng đồng đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo,…Điều này góp phần giúp Liên minh châu Âu trở thành một khu vực kinh tế thống nhất và quan trọng trên thế giới. Vậy Liên minh châu Âu có vị trí thế nào trong nền kinh tế thế giới? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35 phút) 2.1. Tìm hiểu khái quát về Liên minh châu Âu (15 phút) a. Mục tiêu: trình bày khái quát về Liên minh châu Âu. b. Nội dung: Quan sát hình 2 kết hợp kênh chữ SGK tr109, 110 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 34 d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo hình 4 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 4 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Cho biết số quốc gia thành viên năm 2020 của Liên minh châu Âu là bao nhiêu? 2. Cho biết diện tích và dân số năm 2020 của Liên minh châu Âu là bao nhiêu? 3. Tên tổ chức tiền thân của Liên minh châu Âu. Tổ chức này thành lập gồm những quốc gia nào? 4. Nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào năm nào? Xác định các quốc gia Liên minh châu Âu hiện nay trên lược đồ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 4, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Số quốc gia thành viên (2020): 27. -2.Diện tích (2020): 4,1 triệu km2 . - Số dân (2020): 44,7 triệu người. 3. Tiền thân của Liên minh châu Âu là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập với 6 quốc gia thành viên (Đức, Pháp, I-ta-li-a, Hà Lan, Bỉ và Lúc-xăm-bua. +4.Anh rời khỏi Liên minh châu Âu năm 2016. + Liên minh châu Âu hiện nay gồm 27 nước: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ 1. Khái quát về Liên minh châu Âu Số quốc gia thành viên (2020): 27. - Diện tích (2020): 4,1 triệu km2 . - Số dân (2020): 44,7 triệu người. - Tiền thân của Liên minh châu Âu là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập với 6 quốc gia thành viên (Đức, Pháp, I-ta-li-a, Hà Lan, Bỉ và Lúc-xăm-bua.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 35 Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.2. Tìm hiểu về trung tên kinh tế lớn (20 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được dẫn chứng liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. b. Nội dung: Dựa vào bảng số liệu kết hợp kênh chữ SGK tr 110 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo bảng GDP một số nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2020 lên bảng. * GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu tên những hoạt động kinh tế quan trọng của Liên minh châu Âu. 2. Chứng minh Liên minh châu Âu là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. 3. Nêu tên các đối tác kinh tế lớn nhất của Liên minh 2. Trung tâm kinh tế lớn - Những hoạt động kinh tế quan trọng của Liên minh châu Âu: + Tài chính – ngân hàng; + Giao thông vận tải; + Truyền thông; + Công nghiệp công nghệ -cao,…Liên minh châu Âu là một trong bốn trung tâm
GV soạn: Phạm Hữu Quý 36 châu Âu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát bảng số liệu, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Những hoạt động kinh tế quan trọng của Liên minh châu Âu: + Tài chính – ngân hàng; + Giao thông vận tải; + Truyền thông; + Công nghiệp công nghệ cao,… 2. Liên minh châu Âu là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới: + Năm 2020, GDP đạt hơn 15 nghìn tỉ USD (xếp thứ 2 thế giới). + Trung tâm dịch vụ và công nghiệp hàng đầu thế giới. 3. Các quốc gia ở Bắc Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương là các đối tác kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. kinh tế lớn trên thế giới: + Năm 2020, GDP đạt hơn 15 nghìn tỉ USD (xếp thứ 2 thế giới). + Trung tâm dịch vụ và công nghiệp hàng đầu thế giới. 3. Hoạt động luyện tập (8 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 37 GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu tr110 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Dựa vào bảng GDP của một số nền kinh tế lớn nhất thế giới, năm 2020, em hãy tính tỉ trọng GDP của các trung tâm kinh tế lớn so với toàn thế giới năm 2020 và rút ra nhận xét. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào bảng số liệu, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:Công thức tính tỉ trọng GDP của các trung tâm kinh tế lớn so với toàn thế giới: Ví dụ Hoa Kỳ = GDP Hoa Kỳ : GDP thế giới x 100. - Tỉ trọng GDP của các trung tâm kinh tế lớn so với toàn thế giới năm 2020: + Hoa Kỳ: 24,7% + Liên minh châu Âu: 18,1% + Trung Quốc: 17,4% + Nhật Bản: 5,9% - Nhận xét: + Bốn trung tâm kinh tế lớn chiếm khoảng 2/3 trong tổng GDP của thế giới (66,1%).+Trong đó, Hoa Kỳ là trung tâm kinh tế chiếm tỉ trọng GDP nhiều nhất trong 4 trung tâm (24,7%), tiếp đến là Liên minh châu Âu (18,1%), Trung Quốc (17,4%) và Nhật Bản (5,9%). * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (2 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: + Nhiệm vụ 1: Sưu tầm và giới thiệu với bạn bè về hình ảnh những sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu đến Liên minh châu Âu.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 38 + Nhiệm vụ 2: Ở tỉnh (thành phố) nơi em sống có sản phẩm nào xuất khẩu sang châu Âu không? Nếu có, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ giới thiệu về sản phẩm đó. Hoạt động này GV hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Vào tiết học sau) Hạt điều là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ lợi ích mang lại đối với sức khỏe con người. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm có lợi cho sức khỏe tăng mạnh. Trong hạt điều có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa như vitamin E, K, B6 và khoáng chất đồng, photpho, kẽm, magie, sắt và selen giúp duy trì tốt các chức năng của cơ thể. Chính vì vật, hạt điều rất được các quốc gia châu Âu ưa chuộng. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 39 CHƯƠNG 2. CHÂU Á BÀI 5. THIÊN NHIÊN CHÂU Á Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á. - Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với sử dụng và bảo vệ tự nhiên. - Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á. + Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với sử dụng và bảo vệ tự nhiên. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr111-116. + Sử dụng quả Địa cầu, hình 5.1 SGK tr112 để xác định vị trí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Á, xác định các dãy núi, đồng bằng, các con sông và các khoáng sản của châu lục. + Sử dụng lược đồ hình 5.2 SGK tr114 để xác định các đới và kiểu khí hậu ở châu Á. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: liên hệ Việt Nam: nằm ở khu vực nào? Tên dạng địa hình chủ yếu, tên kiểu khí hậu, tên sông lớn chảy qua… 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về thiên nhiên châu Á. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV), quả Địa cầu. - Bản đồ tự nhiên châu Á, hình 5.2 SGK tr114 phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GV soạn: Phạm Hữu Quý 40 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được “Chướng ngại vật” GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi. - Các em dựa vào sự hiểu biết của bản thân để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Bắc Kinh là thủ đô của quốc gia nào? Câu 2. Tên dãy núi cao nhất thế giới. Câu 3. Đất nước nào được danh là “đất nước Mặt Trời mọc”? Câu 4. Đất nước nào có hình chữ S. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 1 2 3 4
GV soạn: Phạm Hữu Quý 41 * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: Trung Quốc Câu 2: Hymalaya Câu 3: Nhật Bản Câu 4: Việt Nam CHÂU Á * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Châu Á giáp với 3 đại dương và 2 châu lục, lãnh thổ trải dài từ vùng cực tới Xích đạo. Do phạm vi lãnh thổ rộng lớn, châu Á có điều kiện tự nhiên rất đa dạng. Vậy thiên nhiên châu Á có những đặc điểm gì nổi bật? Những đặc điểm ấy có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (100 phút) 2.1. Tìm hiểu vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Á (25 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. b. Nội dung: Quan sát quả Địa cầu, hình 5.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 111, 112 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
4. Lãnh thổ châu Á có dạng hỉnh gì? Bờ biển châu Á có đặc điểm gì?
5. Kể
3. Châu Á có diện tích là bao nhiêu? Đứng thứ mấy trên thế giới?
tên các vịnh biển và bán đảo ở châu Á. 1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Á - Nằm ở phía đông lục địa Á-Âu, trải dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo, một số đảo và quần đảo kéo dài đến 110N. - Tiếp giáp: + Phía bắc giáp Bắc Băng Dương. + Phía nam giáp Ấn Độ Dương.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 42 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo bản đồ thiên nhiên châu Á lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát lược đồ, hình 5.1, quả Địa cầu và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Châu Á nằm trên lục địa nào? Trải dài từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào? 2. Xác định trên lược đồ vị trí tiếp giáp của châu Á.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 43 6. Việt Nam nằm ở phía nào của châu Á? 7. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ châu Âu thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát TBĐ Địa lí 7, lược đồ, hình 1.1, quả Địa cầu và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Nằm ở phía đông lục địa Á-Âu, trải dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo, một số đảo và quần đảo kéo dài đến 110N. 2. Tiếp giáp: + Phía bắc giáp Bắc Băng Dương. + Phía nam giáp Ấn Độ Dương. + Phía tây giáp châu Âu, châu Phi. + Phía đông giáp Thái Bình Dương. 3. Diện tích lớn nhất thế giới: khoảng 44,4 triệu km2 . 4. Lãnh thổ có dạng khối rộng lớn. Bờ biển bị chia cắt mạnh, có nhiều bán đảo, vịnh biển. 5. Các vịnh biển: Pec-xich, Bengan, Thái Lan…; các bán đảo: Arap, Tiểu Á, Ấn Độ 6. Việt Nam nằm ở phía Đông Nam châu Á. 7. Thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và trao đổi hàng hóa với các châu lục khác. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. * Mở rộng: - Bán đảo Arap là bán đảo lớn nhất thế giới. - Châu Á có vực biển Mariana sâu nhất thế giới 11034m. + Phía tây giáp châu Âu, châu Phi. + Phía đông giáp Thái Bình Dương. - Diện tích lớn nhất thế giới: khoảng 44,4 triệu km2 . - Lãnh thổ có dạng khối rộng lớn. Bờ biển bị chia cắt mạnh, có nhiều bán đảo, vịnh biển.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 44 2.2. Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Á (75 phút) a. Mục tiêu: - Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với sử dụng và bảo vệ tự nhiên. - Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á. b. Nội dung: Quan sát hình 5.1, 5.2 kết hợp kênh chữ SGK tr112-115, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo bản đồ tự nhiên châu Á và hình 5.2 phóng to lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 5.1, 5.2 và thông tin 2. Đặc điểm tự nhiên châu Á a. Địa hình, khoáng sản - Châu Á có 2 khu vực địa hình chính: + Khu vực núi, cao
GV soạn: Phạm Hữu Quý 45 trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên và xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á. - Xác định khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á. - Trình bày ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. 2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các đới và kiểu khí hậu ở châu Á . - Cho biết khí hậu châu Á phân bố như thế nào? Kiểu khí hậu nào là phổ biến nhất? - Vì sao khí hậu châu Á lại phân hóa đa dạng? 3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên một số sông và hồ lớn ở châu Á. - Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á. nguyên và sơn nguyên như Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Xi-bia… + Khu vực đồng bằng như Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Hoa Trung, Ấn-Hằng… - Khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á: + Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á. + Than: Bắc Á, Đông Á. + Sắt: Đông Á, Nam Á. b. Khí hậu - Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thành nhiều đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo và cận xích đạo. - Mỗi đới khí hậu gồm nhiều kiểu, có sự khác biệt lớn về nhiệt độ, gió, lượng mưa. - Phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. c. Sông ngòi và hồ - Nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều. + Các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. + Các khu vực khô hạn
GV soạn: Phạm Hữu Quý 46 - Nêu ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. 4. Nhóm 7, 8 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày sự phân hóa của các đới thiên nhiên châu Á. Vì sao lại có sự phân hóa đó. - Cho biết việc khai thác và sử dụng các đới thiên nhiên cần chú ý vấn đề gì để bảo vệ môi trường? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 5.1, 5.2 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 4, 6, 8 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên và xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á. - Châu Á có 2 khu vực địa hình +chính:Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên như Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Xi-bia… + Khu vực đồng bằng như Tây Xiia, Hoa Bắc, Hoa Trung, ẤnHằng… Xác định khu Khu vực phân bố khoáng sản chính (Tây Nam Á, Trung Á): mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy. - Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy… - Vào mùa mưa thường có lũ, gây nhiều thiệt hại lớn. d. Các đới thiên nhiên - Đới lạnh: + Phân bố: phía bắc châu lục. + Thực vật: phổ biến hoang mạc cực, đồng rêu và đồng rêu rừng. + Động vật: các loài chịu lạnh, mùa hạ các loài chim di cư từ phương Nam lên. - Đới ôn hòa: + Chiếm diện tích lớn nhất. + Thực vật: phân hóa từ rừng lá kim sang rừng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên. - Đới nóng + Chủ yếu có khí hậu gió mùa, xích đạo. + Thực vật điển hình: rừng nhiệt đới; những nơi khuất gió hoặc khô hạn có rừng
GV soạn: Phạm Hữu Quý 47 vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á. ở châu Á: + Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á. + Than: Bắc Á, Đông Á. + Sắt: Đông Á, Nam Á. - Trình bày ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. + Địa hình núi, cao nguyên, sơn nguyên với ¾ diện tích lãnh thổ thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất,... + Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư. + Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm m i trường. 2. Nhóm 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các đới và kiểu khí hậu ở châu Á . - Cho biết khí hậu châu Á phân bố như thế nào? Kiểu khí hậu nào là phổ biến nhất? - Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thành nhiều đới. Mỗi đới khí hậu gồm nhiều kiểu, có sự khác biệt lớn về nhiệt độ, gió, lượng mưa. - Phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. - Vì sao khí hậu châu Á lại phân hóa đa dạng? + Sự đa dạng này là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. + Ở một số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của thưa, xavan, cây bụi và hoang mạc.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 48 biển xâm nhập sâu vào nội địa. + Trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao. 3. Nhóm 6 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên một số sông và hồ lớn ở châu Á. - Một số sông và hồ lớn ở châu Á: + Sông lớn: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,... + Hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can, A-ran, Ban khat,... - Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á. - Đặc điểm sông ngòi châu Á: + Nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều. . Các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa .khô.Các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á): mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy. + Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy… + Vào mùa mưa thường có lũ, gây nhiều thiệt hại lớn. - Nêu ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. - Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc bảo vệ tự nhiên: + Sông cung cấp nước cho cây sinh trưởng và phát triển; + Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật. 4. Nhóm 8 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày sự phân hóa của các đới thiên nhiên châu Á. Vì sao lại có sự - Đới lạnh: + Phân bố: phía bắc châu lục. + Thực vật: phổ biến hoang mạc cực, đồng rêu và đồng rêu rừng. + Động vật: các loài chịu lạnh, mùa
GV soạn: Phạm Hữu Quý 49 phân hóa đó. hạ các loài chim di cư từ phương Nam lên. + Nguyên nhân: thời tiết khắc nghiệt và có gió mạnh. - Đới ôn hòa: + Chiếm diện tích lớn nhất. + Thực vật: phân hóa từ rừng lá kim sang rừng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên. + Nguyên nhân: càng vào sâu trong nội địa càng khô hạn. - Đới nóng + Chủ yếu có khí hậu gió mùa, xích đạo. + Thực vật điển hình: rừng nhiệt đới; những nơi khuất gió hoặc khô hạn có rừng thưa, xavan, cây bụi và hoang mạc. + Nguyên nhân: nhiệt độ cao, lượng mưa lớn. - Cho biết việc khai thác và sử dụng các đới thiên nhiên cần chú ý vấn đề gì để bảo vệ môi trường? Việc khai thác và sử dụng các đới thiên nhiên cần chú ý vấn đề bảo vệ và phục hồi rừng nhằm bảo vệ môi trường. - HS các nhóm 1, 3, 5, 7 lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (20 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 50 d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.2 và bảng số liệu trang 116 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Xác định vị trí của hai trạm khí tượng E Ri-at (Riyagh) và Y-an-gun (Yangon) trên hình 5.2. b. Nhận xét đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa ở hai trạm khí tượng. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào hình 5.2, bảng số liệu tr116, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:a.Vị trí của hai trạm khí tượng E Ri-at (Riyagh) và Y-an-gun (Yangon) - Trạm khí tượng E Ri-at nằm ở khu vực Tây Á, thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô. - Trạm khí tượng Y-an-gun nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. b. Nhận xét đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa hai trạm khí tượng - Trạm khí tượng E Ri-at: Nhiệt độ: + Nhiệt độ tháng cao nhất đạt 33,50C (tháng 7, 8). + Nhiệt độ tháng thấp nhất 14,20C (tháng 1). => Biên độ nhiệt năm lớn (19,30C). Lượng mưa: + Tổng lượng mưa trong năm rất thấp, chỉ đạt 97 mm. + Các tháng có mưa: tháng 11 - 5 (nhưng không tháng nào lượng mưa vượt quá 20 mm).+Các tháng gần như không có mưa: tháng 6 - 10.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 51 - Trạm khí tượng Y-an-gun: Nhiệt độ: + Nhiệt độ tháng cao nhất đạt 30,40C (tháng 4). + Nhiệt độ tháng thấp nhất 25,10C (tháng 1). => Biên độ nhiệt năm nhỏ (5,30C). Lượng mưa: + Tổng lượng mưa trong năm rất lớn, đạt 3039 mm. + Các tháng mưa nhiều: tháng 4 -9. + Các tháng mưa ít: tháng 10 - 3. => Sự phân chia thành 2 mùa mưa và khô rất rõ rệt. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy lựa chọn thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn mô tả về đặc điểm một đồng bằng hoặc một cao nguyên ở châu Á. Nhiệm vụ 2: Em hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một con sông, hồ lớn hoặc đới thiên nhiên ở châu Á. Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm hiểu thông tin trên mạng, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Chọn nhiệm vụ 1) - Đồng bằng sông Cửu Long nước ta + Diện tích : 40.000 km2 . + Nguồn gốc hình thành: phù sa sông Tiền và sông Hậu (sông Mê Công)
GV soạn: Phạm Hữu Quý 52 + Hình dạng: hình thang. + Đặc điểm: Địa hình thấp, phẳng. Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 6. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo châu Á. - Trình bày sự phân bố dân cư và các đô thị lớn. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo châu Á. + Trình bày sự phân bố dân cư và các đô thị lớn. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr117-119. + Sử dụng bảng 6.1 SGK tr117 để nhận xét cơ cấu theo nhóm tuổi ở châu Á. + Sử dụng hình 6.1 SGK tr118, để nhận xét sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu Á. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: thu thập thông tin về dân cư của tỉnh (thành phố) nơi em sinh sống dựa trên một số thông tin gợi ý sau: số dân, mật độ dân số, tỉ suất tăng dân số tự nhiên, cơ cấu dân số theo tuổi,... 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về dân cư, xã hội châu Á. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV).
GV soạn: Phạm Hữu Quý 53 - Bản đồ dân cư và đô thị châu Á, bảng 6.1 SGK phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, máy tính bỏ túi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ghép cột” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được trò chơi “Ghép cột” do GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp: Tên Thành phố Hình ảnh 1. Hà Nội a. 2. Thượng Hải b. 3. Tô-ky-ô c. 4. Mum-bai d.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 54 Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tiến hành nối cột. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 – c. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Châu Á là châu lục có dân số đông nhất thế giới, là cái nôi của những nền văn minh lâu đời. Vậy dân cư, xã hội châu Á có những đặc điểm gì nổi bật? Phân bố dân cư và các đô thị ở châu Á như thế nào? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) 2.1. Tìm hiểu đặc điểm dân cư châu Á (50 phút) a. Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm dân cư châu Á. - Trình bày sự phân bố dân cư và các đô thị lớn. b. Nội dung: Quan sát bảng 6.1, hình 6.1 kết hợp kênh chữ SGK tr117-119, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 55 Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo bản đồ dân cư và đô thị châu Á, bảng 6.1 SGK lên bảng. * GV chia lớp làm 9 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 5 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 6.1, bảng 6.1 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Năm 2020, dân số châu Á là bao nhiêu?Nh ận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á trong giai đoạn 2005 –-2020Dân cư châu Á bao gồm những chủng tộc nào? 2. Nhóm 4, 5, 6 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày sự phân bố dân cư châu Á. - Giải thích sự phân bố dân cư châu Á. 2. Nhóm 7, 8, 9 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời - Xác định 10 đô thị đông dân nhất ở châu Á (không tính Liên bang Nga). - Cho biết các đô thị lớn của châu 1. Đặc điểm dân cư a. Quy mô và cơ cấu dân số - Số dân của châu Á năm 2020 là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga). - Châu Á có cơ cấu dân số trẻ: Nhóm người từ 0 - 14 tuổi chiếm 23,5% số dân, nhóm người từ 15 - 64 tuổi chiếm 67,6% (năm 2020). b. Phân bố dân cư Dân cư châu Á phân bố không đồng đều: - Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á. - Các khu vực thưa dân: Bắc Á, Trung Á và Ả-rậpxê-út. c. Các đô thị lớn - Các đô thị đông dân nhất ở châu Á (không tính Liên bang Nga): Tô-ky-ô, Ô-xaca, Bắc Kinh, Thượng Hải... - Các đô thị lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực ven biển.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 56 Á thường tập trung tại khu vực nào? Vì sao? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 6.1, bảng 6.1 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 4, 7 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Năm 2020, dân số châu Á là bao nhiêu? Số dân của châu Á năm 2020 là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga). Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á trong giai đoạn 2005 –2020 + Nhóm người từ 0 - 14 tuổi chiếm 23,5% số dân (2020), nhưng có xu hướng giảm (năm 2005 chiếm 27,6% số dân, năm 2020 chiếm 23,5% số dân, giảm 4,1%). + Nhóm người từ 15 - 64 tuổi chiếm 67,6% (năm 2020), dân số có sự biến động nhưng không đáng kể. + Nhóm người từ 65 tuổi trở lên chiềm gần 8,9% (năm 2020) và có xu hướng tăng (năm 2005 chỉ chiếm 6,3% dân số, đến năm 2020 là 8,9%, tăng 2,6%). => Châu Á có cơ cấu dân số trẻ. - Dân cư châu Á bao gồm những chủng tộc nào? Gồm 3 chủng tộc: Môn-gô-lô-it, Ơ rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it. 2. Nhóm 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày sự phân bố dân cư châu Á. - Năm 2020, châu Á có mật độ dân số cao nhất trong các châu lục. - Dân cư châu Á phân bố không đồng đều: + Các khu vực đông dân: Đông Á,
GV soạn: Phạm Hữu Quý 57 Nam Á, Đông Nam Á. + Các khu vực thưa dân: Bắc Á, Trung Á và Ả-rập-xê-út . - Giải thích sự phân bố dân cư châu Á. + Các khu vực đông dân do có điều kiện sống thuận lợi: địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc, giao thông thuận lợi và kinh tế phát triển. + Các khu vực thưa dân do điều kiện sống bất lợi: địa hình hiểm trở, thời tiết lạnh giá (Bắc Á) hoặc khô nóng (trun Á, Tây Á), giao thông khó khăn… 2. Nhóm 7 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời - Xác định 10 đô thị đông dân nhất ở châu Á (không tính Liên bang Nga). 10 đô thị đông dân nhất ở châu Á (không tính Liên bang Nga): Tô-kyô, Ô-xa-ca, Bắc Kinh, Thượng Hải, Ma-ni-la, Mum-bai, I-xtan-bun, Niuđê-li, Gia-cac-ta và Băng-cốc. - Cho biết các đô thị lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào? Vì sao? Các đô thị lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực ven biển vì nơi đó có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất, trao đổi, buôn bán với các nước. * HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. * Mở rộng: Vùng siêu đô thị Tô-ky-ô có số dân là 32,58 triệu người chiếm 26% dân số Nhật Bản, là vùng đô thị lớn nhất thế giới. 2.2. Tìm hiểu tôn giáo ở châu Á (15 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm tôn giáo ở châu Á. b. Nội dung: HS đọc kênh chữ SGK tr 119 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 58 d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, trả lời các câu hỏi sau: 1. Trình bày đặc điểm tôn giáo ở châu Á. 2. Trình bày hiểu biết của em về một tôn giáo ở châu Á mà em biết. 3. Tôn giáo ảnh hưởng đến những mặt nào của các nước châu Á? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Châu Á là nơi ra đời của các tôn giáo lớn, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo. -2.Ở Ấn Độ ra đời 2 tôn giáo lớn: + Ấn Độ giáo: hình thành vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên, thờ Đấng tối cao Bà La Môn + Phật giáo: hình thành vào thế kỉ VI trước Công nguyên (545), thờ Phật Thích Ca. - Trên vùng Tây Á: + Ki-tô giáo (ở Pa-le-xtin): hình thành vào đầu Công nguyên, thờ Chúa Giê-su. + Hồi giáo (A-rập Xê-ut): hình thành vào thế kỉ VII sau Công nguyên, thờ Thánh Ala. 3.Tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, kiến trúc, du lịch và lễ hội của các quốc gia châu Á. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
2. Tôn giáo ở châu Á - Châu Á là nơi ra đời của các tôn giáo lớn, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo. - Tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, kiến trúc, du lịch và lễ hội của các quốc gia châu Á.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 59 Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào bảng 6.2 và kiến thức đã học, hãy trả lời câu hỏi sau: nhận xét sự thay đổi số dân và tỉ lệ dân thành thị của châu Á trong giai đoạn 20052020. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào bảng 6.2, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:S ố dân và tỉ lệ dân thành thị của châu Á có xu hướng tăng trong giai đoạn 20052020:-Năm 2005, dân số châu Á là 3,98 tỉ người, năm 2020 là 4,64 tỉ người, tăng 660 triệu người trong vòng 15 năm, trung bình mỗi năm tăng thêm 44 triệu người. => Dân số châu Á gia tăng nhanh chóng. - Năm 2005,tỉ lệ dân thành thị là 41%, năm 2020 là 50,9%, tăng 9,9%. => Châu Á có tốc độ đô thị hoá nhanh. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 60 Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy thu thập thông tin về dân cư của tỉnh (thành phố) nơi em sinh sống dựa trên một số thông tin gợi ý sau: số dân, mật độ dân số, tỉ suất tăng dân số tự nhiên, cơ cấu dân số theo tuổi,... Hoạt động này GV hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Vào tiết học sau) - Dân số TPHCM 2020: 9.224.754 người - Tỉ suất gia tăng tự nhiên 2020: 1,02%. - Mật độ dân số: 4403 người/km2 Cơ cấu dân số theo tuổi: Theo số liệu do cục Tổng điều tra dân số và nhà ở công bố, trên 23.9% dân số ở độ tuổi dưới 15 và 5.26% số dân có đổ tuổi từ trên 65 tuổi. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 7. BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á, CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực châu Á. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 61 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày được đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr120-126. + Sử dụng bản đồ hình 7.1 SGK tr120 để xác định các khu vực châu Á và các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong từng khu vực. + Sử dụng bản đồ hình 7.2-7.6 SGK tr122-125, để trình bày đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: liên hệ đăc điểm tự nhiên Việt Nam. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về các khu vực châu Á. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV). - Bản đồ chính trị châu Á, bản đồ tự nhiên châu Á. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được ô chữ GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - Trò chơi ô chữ gồm 5 chữ cái được đánh số từ 1 đến 5 sẽ tương ứng với 5 câu hỏi. - Các em dựa vào TBĐ Địa lí 7 và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời. 1 2 3 4 5
GV soạn: Phạm Hữu Quý 62 - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Châu Á là nơi ra đời của mấy tôn giáo lớn? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2. Đô thị nào có số dân đông nhất châu Á? A. Hà Nội B. Mum-bai C. Tô-ky-ô D. Băng Cốc Câu 3. Đô thị Thượng Hải thuộc quốc gia nào? A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. Hàn Quốc D. Nhật Bản Câu 4. Châu Á là châu lục có số dân đông thứ…. Thế giới. A. nhất B. nhì C. ba D. tư Câu 5. Quốc gia ở châu Á có số dân đứng thứ 2 thế giới là: A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. Hàn Quốc D. Nhật Bản Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS dựa vào TBĐ Địa lí 7 và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: A * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Sự kết hợp giữa các điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội đã tạo nên các khu vực khác nhau trên bản đồ chính trị châu Á. Mỗi khu vực của châu Á lại có một nét độc đáo riêng về tự nhiên. Bên cạnh khu vực Đông Á thì châu Á còn có những khu vực nào? Và đặc điểm tự nhiên của khu vực nào làm em ấn tượng nhất? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (110 phút) 2.1. Tìm hiểu bản đồ chính trị các khu vực của châu Á (20 phút) a. Mục tiêu: HS xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á. b. Nội dung: HS đọc kênh chữ SGK tr 121 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. Đ Ô N G Á
GV soạn: Phạm Hữu Quý 63 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo bản đồ chính trị châu Á lên bảng. * GV yêu cầu HS dựa vào hình 7.1 và thông tin trong bày, trả lời câu hỏi sau: xác định các khu vực của châu Á và các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong từng khu vực. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 7.1 SGK tr120 và kênh chữ SGK tr121, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: - HS xác định 6 khu vực của châu Á trên bản đồ. - HS xác định các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong từng khu vực trên bản đồ (như Nội dung ghi bài). * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. 1. Bản đồ chính trị các khu vực của châu Á - Bắc Á: Phần lãnh thổ châu Á của Liên bang -Nga.Trung Á: Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-giki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gư-xtan. - Đông Á: Mông Cổ, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản. - Tây Á (Tây Nam Á): Arập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Gru-di-a, Ác-mê-ni, Adec-bai-dan, Pa-le-xtin, Ixra-en, Xi-ri, Li-băng, Gioóc-đan, I-rắc, Ca-ta,
GV soạn: Phạm Hữu Quý 64 Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. Các tiểu vương quốc Arập Thống Nhất (UAE), Ba-ranh, Cô-oét, Ô-man, -Y-ê-men.NamÁ: Ấn Độ, Pa-kixtan, I-ran, Áp-ga-ni-xtan, Nê-pan, Bu-tan, Băng-lađét, Xri Lan-ca, Man-đivơ. - Đông Nam Á: Việt Nam, Mi-an-ma, Lào, Cam-puchia, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo. 2.2. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên các khu vực của châu Á (90 phút) a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực châu Á. b. Nội dung: Quan sát hình 7.2-7.6 kết hợp kênh chữ SGK tr121-126, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 65 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo bản đồ tự nhiên châu Á lên bảng. * GV chia lớp làm 9 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 5 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 7.2-7.6 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Bắc Á. - Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Trung Á. 2. Nhóm 4, 5, 6 – phiếu học tập số 2 - Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Đông Á. - Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Tây Á. 3. Nhóm 7, 8, 9 – phiếu học tập số 3 - Trình bày đặc điểm địa hình, 2. Đặc điểm tự nhiên các khu vực của châu Á a. Khu vực Bắc Á - Địa hình: có 3 khu vực chính: Đồng bằng Tây Xibia, cao nguyên Trung Xibia, miền núi Đông và Nam Xi-bia. - Khí hậu: ôn đới lục địa. - Sông ngòi: nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ôbi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa đông, lũ vào mùa xuân. - Cảnh quan: chủ yếu là rừng tai-ga. b. Khu vực Trung Á - Địa hình: bị các hệ thống núi bao bọc xung quanh. - Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt. - Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ria, sông A-mu Đa-ri-a). - Cảnh quan: chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc; khu vực núi cao có rừng lá kim phát triển. c. Khu vực Đông Á - Địa hình: chia thành 2 bộ phận lục địa và hải đảo.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 66 khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Nam Á. - Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Đông Nam Á. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 7.2-7.6 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 5, 8 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Bắc Á. - Địa hình: có 3 khu vực chính: Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia, miền núi Đông và Nam Xi-bia. - Khí hậu: ôn đới lục địa. - Sông ngòi: nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa đông, lũ vào mùa xuân. Cảnh quan: chủ yếu là rừng tai ga. - Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Trung Á. - Địa hình: bị các hệ thống núi bao bọc xung quanh. - Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt. - Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).Cảnh quan: chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc; khu vực núi cao có rừng lá kim + Phần lục địa: Phía tây Trung Quốc có các hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa; khí hậu ôn đới lục địa, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên bán hoang mạc và hoang mạc. Phía đông là các vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng, khí hậu ẩm hơn, có thảo nguyên rừng ở phía bắc, rừng cận nhiệt ở miền Trung và rừng nhiệt đới ẩm ở phía nam. Có các sông lớn là Hoàng Hà, Trường Giang,... + Phần hải đảo: gồm các quần đảo và đảo. - Khí hậu: phía nam có khí hậu cận nhiệt, phía đông phần lục địa và hải đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa. d. Khu vực Tây Á - Địa hình: có 3 khu vực chính: các sơn nguyên ở bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và miền núi -cao.Khí hậu: chủ yếu là cận nhiệt địa trung hải ở phía bắc và nhiệt đới khô ở phía nam nên khô hạn và nóng.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 67 phát triển. 2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2 - Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Đông Á. - Địa hình: chia thành 2 bộ phận lục địa và hải đảo. + Phần lục địa: Phía tây Trung Quốc có các hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa; khí hậu ôn đới lục địa, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên bán hoang mạc và hoang mạc. Phía đông là các vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng, khí hậu ẩm hơn, có thảo nguyên rừng ở phía bắc, rừng cận nhiệt ở miền Trung và rừng nhiệt đới ẩm ở phía nam. Có các sông lớn là Hoàng Hà, Trường +Giang,...Ph ần hải đảo: gồm các quần đảo và đảo. - Khí hậu: phía nam có khí hậu cận nhiệt, phía đông phần lục địa và hải đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Tây Á. - Địa hình: có 3 khu vực chính: các sơn nguyên ở bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và miền núi cao. - Khí hậu: chủ yếu là cận nhiệt địa trung hải ở phía bắc và nhiệt đới khô ở phía nam nên khô hạn và nóng. - Sông ngòi: có 2 sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrát. - Cảnh quan: chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc. Trên vùng núi cao phát triển rừng thưa và cây bụi do khí hậu dịu mát hơn. 3. Nhóm 8 – phiếu học tập số 3 - Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Nam Á. - Địa hình: hệ thống núi trẻ Hi-malay-a cao và đồ sộ nhất thế giới, cao nguyên Đê-can ở phía nam, sơn nguyên I-ran ở phía tây và đồng bằng Ấn - Hằng. - Khí hậu: phần lớn Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình: mùa đông có gió mùa đông bắc với - Sông ngòi: có 2 sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrát. - Cảnh quan: chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc. Trên vùng núi cao phát triển rừng thưa và cây bụi do khí hậu dịu mát hơn. đ. Khu vực Nam Á - Địa hình: hệ thống núi trẻ Hi-ma-lay-a cao và đồ sộ nhất thế giới, cao nguyên Đê-can ở phía nam, sơn nguyên I-ran ở phía tây và đồng bằng Ấn - Hằng. - Khí hậu: phần lớn Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình: mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh, khô; mùa hạ có gió mùa tây nam nóng, ẩ -m.Sông ngòi: Có 2 sông lớn là sông Ấn và sông Hằng, bồi đắp nên đồng bằng Ấn Hằng màu mỡ. - Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm ở phía đông; xavan, hoang mạc ở phía tây; cảnh quan núi cao ở Hi-ma-lay-a. e. Khu vực Đông Nam Á - Địa hình: gồm 2 bộ phận. + Phần đất liền: gồm các
GV soạn: Phạm Hữu Quý 68 thời tiết lạnh, khô; mùa hạ có gió mùa tây nam nóng, ẩm. Phía tây nam có khí hậu nhiệt đới khô, trên các khu vực núi cao có sự phân hóa theo độ cao địa hình, các sườn phía nam có khí hậu nóng ẩm, các sườn phía bắc có khí hậu khô và lạnh hơn. - Sông ngòi: Có 2 sông lớn là sông Ấn và sông Hằng, bồi đắp nên đồng bằng Ấn Hằng màu mỡ. - Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm ở phía đông; xavan, hoang mạc ở phía tây; cảnh quan núi cao ở Hi-ma-laya. - Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Đông Nam Á. - Địa hình: gồm 2 bộ phận. + Phần đất liền: gồm các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp; đồng bằng phù sa màu mỡ tập trung ở ven biển và hạ lưu các con sông lớn. + Phần hải đảo: là khu vực có nhiều núi lửa, động đất. - Khí hậu: xích đạo, cận xích đạo và nhiệt đới ẩm gió mùa. + Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô. + Một số khu vực có thời tiết lạnh do có gió mùa mùa đông. + Trên các đảo và phần phía nam của lục địa có khí hậu xích đạo và cận xích đạo. - Sông ngòi: mạng lưới tương đối dày đặc, có các sông lớn: Mê Công, I-ra-oa-đi, sông Hồng,… - Cảnh quan: phần lớn là rừng nhiệt đới ẩm, phía tây có rừng rụng lá theo mùa. Trên các đảo phổ biến là rừng xích đạo ẩm và rừng gió mùa. - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: dãy núi nối tiếp dãy Hima-lay-a chạy dài hướng bắc - nam hoặc tây bắcđông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp; đồng bằng phù sa màu mỡ tập trung ở ven biển và hạ lưu các con sông lớn. + Phần hải đảo: là khu vực có nhiều núi lửa, động đất. - Khí hậu: xích đạo, cận xích đạo và nhiệt đới ẩm gió mùa. + Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô. + Một số khu vực có thời tiết lạnh do có gió mùa mùa đông. + Trên các đảo và phần phía nam của lục địa có khí hậu xích đạo và cận xích đạo. - Sông ngòi: mạng lưới tương đối dày đặc, có các sông lớn: Mê Công, I-raoa-đi, sông Hồng,… - Cảnh quan: phần lớn là rừng nhiệt đới ẩm, phía tây có rừng rụng lá theo mùa. Trên các đảo phổ biến là rừng xích đạo ẩm và rừng gió mùa.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 69 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hình 7.1-7.6 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Dựa vào hình 7.1, em hãy lựa chọn một trong các khu vực của châu Á và kể tên ít nhất 3 quốc gia trong khu vực đó. Câu hỏi 2: Hoàn thành bảng tổng hợp thể hiện đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở Châu Á theo mẫu Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 7.1-7.6 kết hợp kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:1.3 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. 2. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 70 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: 1. Em hãy sưu tầm thông tin hoặc hình ảnh về một khu vực của châu Á mà em yêu thích. 2. Em hãy trình bày một số đặc điểm thiên nhiên Việt Nam. Hoạt động này GV hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Vào tiết học sau) +2.1.Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ cao trên 210C, tổng số giờ nắng nhiều từ 1400-3000h/năm. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 15002000mm, độ ẩm không khí cao trên 80%. Có 2 loại gió hoạt động theo mùa là gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô và gió mùa Tây Nam có tính chất nóng ẩm. + Thực vật: Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 71 + Động vật: Động vật trong rừng là các loài chim, thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, trĩ, gà lôi, khỉ, vượn, nai, hoẵng, Ngoài ra, các loài bò sát, ếch, nhái, côn trùng cũng rất phong phú. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 8. THỰC HÀNH TÌM HIỂU CÁC NỀN KINH TẾ LỚN VÀ KINH TẾ MỚI NỔI Ở CHÂU Á Phần: Địa lí, Lớp: 6, Thời lượng: dạy 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày về một trong các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á (ví dụ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po). 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: trình bày về một trong các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á (ví dụ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po). - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh chữ trong SGK tr127. + Khai thác Internet để tìm hiểu nội dung. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: liên hệ các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ các nền kinh tế mới nổi trên. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê tìm tòi các thông tin về các nền kinh tế mới nổi hiện nay. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, SGV, hệ thống câu hỏi, dặn dò học sinh tìm hiểu ở nhà về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á (ví dụ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xinga-po). 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, đọc tài liệu về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á (ví dụ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
GV soạn: Phạm Hữu Quý 72 a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời. c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy kể tên các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á mà em biết. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… - HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á gồm những quốc gia nào? Nền kinh tế của các quốc gia này phát triển mạnh mẽ ra sao? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nội dung cần chuẩn bị (10 phút) a. Mục tiêu: HS biết cách tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á qua tài liệu: Internet, sách, báo… b. Nội dung: Khai thác kênh chữ SGK tr127, suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: - GV cho HS đọc yêu cầu bài thực hành. - GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy kể tên nêu cácnền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á? Nêu các bước chuẩn bị để tìm hiểu một trong các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc yêu cầu bài thực hành. - HS dựa vào kênh chữ SGK tr127 để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 73 + Các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po. + Các bước chuẩn bị: lựa chọn nội dung ví dụ Nhật Bản, lập đề cương báo cáo và phân công nhiệm vụ, thực hiện sưu tầm tài liệu qua internet sách báo, tạp chí… và xử lí thông tin. - HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu tham quan của các em. 2. Hoạt động 2: Viết và trình bày báo cáo (30 phút) a. Mục tiêu: HS biết cách viết và trình bày báo cáo khái quát và đặc điểm nền kinh tế của Nhật Bản. b. Nội dung: Sử dụng tài liệu đã tìm kiếm thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm từ 5-6 HS, yêu cầu HS dựa vào tài liệu đã chuẩn bị để hoàn thành báo cáo theo các hướng dẫn sau: - Nêu khái quát về nền kinh tế Nhật Bản. Trình bày lịch sử phát triển kinh tế Nhật Bản. - Nêu cơ cấu kinh tế của Nhật Bản. - Trình bày một số ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) của Nhật Bản. - Nêu tên các sản phẩm Việt Nam nhập từ Nhật Bản. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tổng hợp các tài liệu đã chuẩn bị để thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến để viết báo cáo và trình bày báo cáo. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi các nhóm có sản phẩm, GV lần lượt gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm của mình: Ví dụ nhóm 1 - Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương (PPP), ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển. Nhật Bản là thành viên của G7 và G20. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của quốc gia này đạt 41.637 Đô la Mỹ (2020). - Với sự thăng trầm qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhật Bản là một trong số các quốc gia được nghiên cứu nhiều nhất về lịch sử kinh tế. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ sự thành lập
GV soạn: Phạm Hữu Quý 74 thành phố Edo (năm 1603) dẫn đến sự phát triển toàn diện của kinh tế nội địa. Giai đoạn thứ hai chính từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân (năm 1868) đưa nước Nhật trở thành cường quốc đầu tiên ở châu Á có thể sánh vai được với các quốc gia châu Âu. Trong giai đoạn 1946 - 1990, từ vị thế là nước thua trận trong Thế Chiến thứ hai (năm 1945), đảo quốc này đã vươn lên trở nên kinh tế lớn thứ hai thế giới, trước khi lâm vào trì trệ kể từ năm 1991 tới nay - Trong cơ câú tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm - thủy sản. Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản có sự thay đổi theo hướng: + Tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 2,1% xuống còn 1,2%, giảm 0,9%. + Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 37,5% xuống còn 27,4%, giảm 10,1%.+Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 60,4% lên 71,4%, tăng 11,0%. - Các nghành kinh tế: + Công nghiệp: Giá trị sản lượng công nghiệp dứng thứ hai thế giới. Nhật Bản chiếm vị trí hàng đầu thế giới về máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,…Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp: chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 75 + Dịch vụ: Thương mại đứng thứ tư thế giới, bạn hàng ở khắp châu lục. Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt, với đội tàu có trọng tải lớn. Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển. + Nông nghiệp: Giữ vai trò thứ yếu, tỉ trọng chỉ chiếm khoảng 1%. Diện tích đất ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ. Phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản. Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao, chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua,.. Nghề nuôi trồng hải sản (tôm, rong biển, sò, trai lấy ngọc,…) được chú trọng phát triển. - Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản là hàng chế biến, chế tạo, trong đó các mặt hàng chủ chốt là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ( 6,2 tỷ USD ), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ( 4,4 tỷ USD ), phế liệu sắt thép ( 1,1 tỷ USD ). * HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình. Bước 4. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của các em.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 76 CHƯƠNG 3. CHÂU PHI BÀI 9. THIÊN NHIÊN CHÂU PHI Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi. - Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi. + Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr128-132. + Sử dụng quả Địa cầu, hình 9.1 SGK tr128 để xác định vị trí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Phi, xác định các dãy núi, đồng bằng, các con sông và các khoáng sản của châu lục. + Sử dụng lược đồ hình 9.2 SGK tr130 để xác định các đới khí hậu ở châu Phi. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: đưa ra các biện pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên ở châu Phi. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về thiên nhiên và bảo vệ môi trường tự nhiên ở châu Phi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV), quả Địa cầu, TBĐ Địa lí 7. - Bản đồ tự nhiên châu Phi, hình 9.2 SGK tr130 phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” cho HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 77 c. Sản phẩm: HS giải mã được “Chướng ngại vật” GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi. - Các em dựa vào TBĐ Địa lí 7 và sự hiểu biết của bản thân để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. An-giê là thủ đô của quốc gia nào? Câu 2. Kì quan “Kim Tự Tháp” nằm ở quốc gia nào? Câu 3. Tên sa mạc lớn nhất thế giới? Câu 4. Đất nước nào có tên gọi khác là “Bờ Biển Ngà”? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào TBĐ Địa lý 7, hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1 2 3 4
GV soạn: Phạm Hữu Quý 78 Câu 1: An-giê-ri Câu 2: Ai Cập Câu 3: Xa-ha-ra Câu 4: Cốt-đi-va CHÂU PHI * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Châu Á giáp với 3 đại dương và 2 châu lục, lãnh thổ trải dài từ vùng cực tới Xích đạo. Do phạm vi lãnh thổ rộng lớn, châu Á có điều kiện tự nhiên rất đa dạng. Vậy thiên nhiên châu Á có những đặc điểm gì nổi bật? Những đặc điểm ấy có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (100 phút) 2.1. Tìm hiểu vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi (25 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi. b. Nội dung: Quan sát quả Địa cầu, TBĐ Địa lí 7, hình 9.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 128, 129 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 79 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo bản đồ tự nhiên châu Phi lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát lược đồ, hình 9.1, TBĐ Địa lí 7, quả Địa cầu và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 vĩ độ nào? 2. Xác định trên lược đồ vị trí tiếp giáp của châu Phi. 3. Châu Phi có diện tích là bao nhiêu? Đứng thứ mấy trên thế giới? 4. Lãnh thổ châu Phi có dạng hỉnh gì? Bờ biển châu Phi có đặc điểm gì?
dạng lãnh thổ châu Phi thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? 1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi - Phần lớn lãnh thổ châu Pho nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. - Tiếp giáp: + Phía bắc giáp châu Âu qua Địa Trung Hải. + Phía đông bắc giáp châu Á qua Biển Đỏ và bán đảo +Xi-nai.Phía đông giáp Ấn Độ Dương. + Phía tây giáp Đại Tây
5. Vị trí địa lí và hình
GV soạn: Phạm Hữu Quý 80 Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát TBĐ Địa lí 7, lược đồ, hình 1.1, quả Địa cầu và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Phần lớn lãnh thổ châu Pho nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. 2. Tiếp giáp: + Phía bắc giáp châu Âu qua Địa Trung Hải. + Phía đông bắc giáp châu Á qua Biển Đỏ và bán đảo Xi+nai.Phía đông giáp Ấn Độ Dương. + Phía tây giáp Đại Tây Dương. 3. Diện tích lớn ba thế giới: hơn 30 triệu km2 . 4. Lãnh thổ có dạng khối. Bờ biển ít bị chia cắt. 5. thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và trao đổi hàng hóa với các châu lục khác. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. * Mở rộng: - Vịnh biển lớn nhất châu phi là vịnh Ghi-nê. - Bán đảo lớn nhất châu Phi là bán đảo Xô-ma-li. - Đảo lớn nhất châu Phi là đảo Ma-đa-gát-xca. Dương. - Diện tích lớn ba thế giới: hơn 30 triệu km2 . - Lãnh thổ có dạng khối. Bờ biển ít bị chia cắt. 2.2. Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Phi (75 phút) a. Mục tiêu: - Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 81 b. Nội dung: Quan sát hình 5.1, 5.2, TBĐ Địa lí 7, kết hợp kênh chữ SGK tr129-132, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo bản đồ tự nhiên châu phi và hình 5.2 phóng to lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 5.1, 5.2, TBĐ Địa lí 7 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Phân tích đặc điểm địa hình châu Phi. 2. Đặc điểm tự nhiên châu Phi a. Địa hình và khoáng sản - Đặc điểm địa hình châu +Phi:Bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750m so với mực nước biển. + Địa hình cao về phía đông nam và thấp dần về
GV soạn: Phạm Hữu Quý 82 - Xác định Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng trên lược đồ - Cho biết sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi. 2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các đới khí hậu ở châu -Phi.Nhận xét đặc điểm chung của khí hậu châu -Phi.Vì sao khí hậu châu Phi lại khô nóng? 3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏ Phần trả lời - Kể tên một số sông và hồ lớn ở châu Phi. - Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông ngòi châu -Phi.Vì sao mạng lưới sông hồ châu Phi lại thưa thớt? 4. Nhóm 7, 8 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời Trình bày đặc phía tây bắc. + Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng. - Sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu +Phi:Dầu mỏ: Bắc Phi. + Kim loại quý (vàng, kim cương): Nam Phi. b. Khí hậu - Khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa thấp. - Các đới khí hậu phân bố gần như đối xứng nhau qua Xích đạo. + Đới khí hậu xích đạo; + Đới khí hậu cận xích đạo; + Đới khí hậu nhiệt đới; + Đới khí hậu cận nhiệt. c. Sông, hồ - Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều. - Nguồn cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa. - Các hoang mạc rất ít sông, chỉ có dòng chảy
GV soạn: Phạm Hữu Quý 83 điểm các môi trường thiên nhiên ở châu -Phi.Nêu các biện pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên ở châu Phi. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 5.1, 5.2, TBĐ Địa lí 7 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 3, 5, 7 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Phân tích đặc điểm địa hình châu Phi. + Bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750m so với mực nước biển. + Địa hình cao về phía đông nam và thấp dần về phía tây bắc. + Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng. - Xác định Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng trên lược đồ. + Sơn nguyên: SN. Ê-ti-ô-pi-a, SN.Đông Phi,... + Bồn địa: Công-gô, Ca-la-ha-ri, +Sat,...Hoang mạc: Xa-ha-ra, Na-mip,.... + Núi thấp: Át-lát, Đrê-ken-béc,.... + Đồng bằngĐồng bằng châu thổ sông Nin, các đồng bằng ven vịnh Ghi nê,.... - Cho biết sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu + Dầu mỏ: Bắc Phi. + Kim loại quý (vàng, kim cương): Nam Phi. vào mùa mưa và không có nước vào mùa khô - Bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê có mưa nhiều nên mạng lưới sông dày đặc, lượng nước lớn. - Có nhiều hồ lớn, là nguồn cung cấp nước ngọt và thủy sản quan trọng cho người dân. d. Các môi trường tự nhiên - Môi trường xích đạo: + Phạm vi: gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê. + Sinh vật: rất phát triển, đặc trưng là rừng thường +xanh.Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều nước quanh năm. + Đất: màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp. - Môi trường nhiệt đới: + Phạm vi: phân bố ở hai bên môi trường xích đạo + Sinh vật: phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Càng về phía chí tuyến thảm thực vật chuyển từ kiểu rừng sang đồng cỏ cao và cây bụi. + Sông ngòi: lưu lượng
GV soạn: Phạm Hữu Quý 84 Phi. 2. Nhóm 3 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các đới khí hậu ở châu Phi. + Đới khí hậu xích đạo; + Đới khí hậu cận xích đạo; + Đới khí hậu nhiệt đới; + Đới khí hậu cận nhiệt. - Nhận xét đặc điểm chung của khí hậu châu Phi. + Khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa thấp. + Các đới khí hậu phân bố gần như đối xứng nhau qua Xích đạo. - Vì sao khí hậu châu Phi lại khô nóng? + Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến và nằm hoàn toàn trong đới nóng. + Diện tích Châu Phi rất rộng, hầu hết là hoang mạc. + Đường bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền. + Có dòng biển lạnh chảy qua, nước không bốc hơi được nên dù gần biển nhưng nó vẫn là hoang mạc nóng bức. 3. Nhóm 5 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên một số sông và hồ lớn ở châu Phi. + Các sông chính: Công-gô, Nin, Dăm-be-đi, Ni-giê,... + Các hồ chính: Vích-to-ri-a, Tanga ni ca, Ma la u ,... - Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông ngòi châu Phi. + Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều. + Nguồn cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa. + Các hoang mạc rất ít sông, chỉ có dòng chảy vào mùa mưa và không có nước vào mùa khô + Bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê có mưa nhiều nên mạng lưới sông dày đặc, lượng nước lớn. + Có nhiều hồ lớn, là nguồn cung cấp nước ngọt và thủy sản quan trọng cho người dân. nước khá lớn nhưng thay đổi theo mùa . + Đất: đất đỏ vàng là chủ yếu, có thể khai thác tốt cho nông nghiệp nếu đảm bảo được nước tưới. - Môi trường hoang mạc: + Phạm vi: chiếm diện tích lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến. + Thảm thực vật, sông ngòi kém phát triển. - Môi trường cận nhiệt: + Phạm vi: chiếm một phần lãnh thổ nhỏ ở phía bắc và nam châu Phi. + Thảm thực vật là cây lá cứng để hạn chế thoát nước. + Mạng lưới sông ít phát triển.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 85 - Vì sao mạng lưới sông hồ châu Phi lại thưa thớt? Do khí hậu châu Phi có khô nóng. 4. Nhóm 7 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi. - Môi trường xích đạo: + Phạm vi: gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê. + Sinh vật: rất phát triển, đặc trưng là rừng thường xanh. + Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều nước quanh năm. + Đất: màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp. - Môi trường nhiệt đới: + Phạm vi: phân bố ở hai bên môi trường xích đạo + Sinh vật: phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Càng về phía chí tuyến thảm thực vật chuyển từ kiểu rừng sang đồng cỏ cao và cây bụi. + Sông ngòi: lưu lượng nước khá lớn nhưng thay đổi theo mùa . + Đất: đất đỏ vàng là chủ yếu, có thể khai thác tốt cho nông nghiệp nếu đảm bảo được nước tưới. - Môi trường hoang mạc: + Phạm vi: chiếm diện tích lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến. + Thảm thực vật, sông ngòi kém phát triển. - Môi trường cận nhiệt: + Phạm vi: chiếm một phần lãnh thổ nhỏ ở phía bắc và nam châu Phi. + Thảm thực vật là cây lá cứng để hạn chế thoát nước. + Mạng lưới sông ít phát triển. - Nêu các biện pháp để bảo vệ môi trường tự + Phát triển kinh tế trên cơ sở sử dụng hợp lí các tài nguyên của đất nước.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 86 nhiên ở châu Phi. + Liên kết với nhau để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất giữa các nước trong khu vực. + Học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước phát triển trên thế giới. + Áp dụng các biện pháp thủy lợi nhằm hạn chế sự khô hạn. * HS các nhóm 2, 4, 6, 8 lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (20 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hình 9.2, 9.4 (tr132) và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau: a. Dựa vào hình 9.2, cho biết hai trạm khí tượng trên thuộc đới khí hậu nào? b. Ở mỗi trạm khí tượng, em hãy cho biết: - Nhiệt độ tháng cao nhất, nhiệt độ tháng thấp nhất vào những tháng nào. - Tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa cao nhất, tháng có lượng mưa thấp nhất. 2. Vì sao mạng lưới sông, hồ ở châu Phi phân bố không đều? * HS dựa vào hình 9.2, 9.4 tr116, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 87 * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. a. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa - Trạm Ba-ta thuộc đới khí hậu xích đạo. - Trạm Kêp-tao thuộc đới khí hậu cận nhiệt. Nguyên nhân: nhiệt độ chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ lớn lượng mưa trung bình năm thấp. b. Nhiệt độ, lượng mưa tại các trạm khí tượng
GV soạn: Phạm Hữu Quý 88 2. Mạng lưới sông, hồ ở châu Phi phân bố không đều do - Châu Phi có nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới, thiên nhiên thuộc nhiều kiểu môi trường của đới nóng (xích đạo, nhiệt đới, hoang mạc và cận nhiệt) và mỗi kiểu môi trường lại có nhiệt độ và lượng mưa khác nhau. - Trong khi đó, lượng nước sông hồ chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa => sông, ngòi phân bố không đều. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy sưu tầm hình ảnh và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thiên nhiên hoặc một vườn quốc gia ở châu Phi. Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm hiểu thông tin trên mạng, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:Công viên quốc gia Serengeti ở cộng hòa Tanzania là một trong những khu bảo tồn động vật hoang dã nổi tiếng và lâu đời nhất ở châu Phi. Công viên nổi tiếng với sự di cư hàng năm của hàng triệu linh dương đầu bò cộng với hàng trăm ngàn linh dương gazelle và ngựa vằn, mà chúng là những con mồi ngon của những loài động vật ăn thịt đang săn đoán trên con đường di cư. Công viên cung cấp cho người xem một trong những quang cảnh thiên nhiên ấn tượng nhất trên thế giới. Hình ảnh ngựa vằn di cư ở Vườn quốc gia Serengeti. Cuộc đại di cư là chuyến đi kéo dài, vất vả qua 1.000 km diễn ra đều đặn mỗi năm trong một khung cảnh ngoạn mục, trên những đồng cỏ, những khu vực bằng phẳng
GV soạn: Phạm Hữu Quý 89 không cây cối lớn chỉ rải rác những mỏm đá xen kẽ với dòng sông và cánh rừng. Công viên cũng là một trong số những nơi có sự tương tác giữa động vật ăn thịt - con mồi lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới. Công viên quốc gia Serengeti có diện tích 12.950 km2 và được xem là một trong những hệ sinh thái tự nhiên ít bị tác động nhất trên trái đất. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 10. DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Trình bày được một số vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội và di sản châu Phi (vấn đề nạn đói, vấn đề xung đột quân sự,…) 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày được một số vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội và di sản châu Phi (vấn đề nạn đói, vấn đề xung đột quân sự,…) - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr133-135. + Sử dụng hình 10.1 SGK tr133 để nhận xét tỉ suất tăng dân số tự nhiên và tuổi thọ trung bình của châu Phi từ giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2015 - 2020. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: liên hệ việc giúp đỡ, sẻ chia của dân tộc Việt Nam đến các dân tộc châu Phi. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về dân cư, xã hội châu Phi. Ý thức giúp đỡ, sẻ chia với các dân tộc ở châu Phi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV). - Hình 10.1 SGK phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GV soạn: Phạm Hữu Quý 90 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ghép cột” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được trò chơi “Ghép cột” do GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp: Tên Quốc gia Hình ảnh 1. Ai Cập a. 2. Nam Phi b. 3. An-giê-ri c. 4. Li-bi d.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 91 Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tiến hành nối cột. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Châu Phi có các quốc gia quy mô dân số trên 100 triệu người như Ni-giê-ri-a, Ê-ti-ô-pi-a, Ai Cập. Đây cũng là châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao và có một số vấn đề xã hội tồn tại. Vậy dân cư, xã hội châu Phi có những vấn đề nổi cộm gì? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) 2.2. Tìm hiểu những vấn đề về dân cư (25 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được những vấn đề về dân cư châu Phi. b. Nội dung: HS dựa vào hình 10.1 và đọc kênh chữ SGK tr 133-134, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo hình 10.1 lên bảng. 1. Những vấn đề và dân cư - Dân số: hơn 1,3 tỉ người
GV soạn: Phạm Hữu Quý 92 * GV yêu cầu HS dựa vào hình 10.1 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Dân số châu Phi năm 2020 là bao nhiêu? Đứng thứ mấy trên thế giới? 2. Nhận xét tỉ suất tăng dân số tự nhiên của châu Phi từ giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2015 - 2020. 3. Nhận xét tuổi thọ trung bình của châu Phi từ giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2015 - 2020. 4. Trình bày cơ cấu dân số của châu Phi năm 2020. 5. Cho biết dân số còn tăng nhanh ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội châu Phi? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 10.1, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Dân số: hơn 1,3 tỉ người năm 2020, đứng thứ 2 thế giới. 2. Giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2015 - 2020, tỉ suất tăng dân số tự nhiên của châu Phi có sự biến động: + Tỉ suất tăng dân số tự nhiên châu Phi có xu hướng tăng từ giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2010 - 2015, tăng từ 2,5% (2000 - 2005) lên 2,7% (2010 - 2015). + Giai đoạn từ 2010 - 2015 đến 2015 - 2020, tỉ suất tăng dân số tự nhiên châu Phi có xu hướng giảm, tuy nhiên tỉ suất 2,5% giai đoạn 2010 - 2020 vẫn còn ở mức cao so với thế giới. 3. Tuổi thọ trung bình có sự gia tăng từ giai đoạn 20002005 là 53,5 tuổi đến giai đoạn 2010 – 2015 là 62,7 tuổi, tăng 9,2%. 4. Châu Phi có cơ cấu dân số trẻ, năm 2020, số người trong độ tuổi 0-14 tuổi chiếm 40,6%, độ tuổi 15-64 tuổi chiếm 55,9%. +5.Thuận lợi: Dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào năm 2020, đứng thứ 2 thế giới. - Tỉ suất gia tăng tự nhiên vẫn còn ở mức cao so với thế giới, giai đoạn 20152020 là 2,5%. - Tuổi thọ trung bình được cải thiện, năm 2020 là 62,7 tuổi. - Châu Phi có cơ cấu dân số trẻ, năm 2020, số người trong độ tuổi 0-14 tuổi chiếm 40,6%, độ tuổi 1564 tuổi chiếm 55,9%.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 93 và là thị trường tiêu thụ lớn. + Khó khăn: Dân số còn tăng nhanh sẽ tạo áp lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội như vấn đề giải quyết việc làm, đói nghèo, bệnh tật, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường, chất lượng cuộc sống của người dân,... * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.2. Tìm hiểu những vấn đề về xã hội và di sản lịch sử châu Phi (40 phút) a. Mục tiêu: trình bày được một số vấn đề nổi cộm về xã hội và di sản châu Phi (vấn đề nạn đói, vấn đề xung đột quân sự,…) b. Nội dung: Đọc kênh chữ SGK tr134-135, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2, 3 SGK. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày nguyên nhân và hậu quả của một vấn đề xã hội ở châu Phi. - Nhân dân ta đã làm gì để giúp đỡ các nước châu Phi vượt qua nạn đói? 2. Những vấn đề về xã hội a. Nạn đói - Nguyên nhân: Do điều kiện canh tác hạn chế, xung đột vũ trang dẫn đến sản lượng lương thực không đủ để cung cấp cho người dân. - Hậu quả: Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi cần cứu trợ khẩn cấp về lương thực. b. Xung đột quân sự - Nguyên nhân: do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh về tài
GV soạn: Phạm Hữu Quý 94 2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Chứng minh châu Phi có nhiều di sản lịch sử. - Cho biết trong việc khai thác và phát huy các di sản, châu Phi cần lưu ý những vấn đề gì? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS đọc thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 6 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 2. Nhóm 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày nguyên nhân và hậu quả của một vấn đề xã hội ở châu Phi. - Vấn đề nạn đói: + Nguyên nhân: Do điều kiện canh tác hạn chế, xung đột vũ trang dẫn đến sản lượng lương thực không đủ để cung cấp cho người dân. + Hậu quả: Nạn đói còn xảy ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt là khu vực nam Xa-ha-ra. Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi cần cứu trợ khẩn cấp về lương thực. - Vấn đề xung đột quân sự: + Nguyên nhân: do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh về tài +nguyên,…H ậu quả: gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, quá trình phát triển kinh tế - xã hội như gây thương vong về người, gia tăng nạn -nguyên,…H ậu quả: gây thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân,... và ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên. 3. Di sản lịch sử Có nhiều di sản lịch sử nổi tiếng được công nhận là di sản thế giới như: các kim tự tháp từ Gi-gia tới Đátsua (Ai Cập), thành phố cổ Tim-bút-tu (Ma-li), hoàng cung A-bô-mây (Bênanh)...
GV soạn: Phạm Hữu Quý 95 đói, bệnh tật, di dân,... và ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên. - Nhân dân ta đã làm gì để giúp đỡ các nước châu Phi vượt qua nạn đói? Ủng hộ gạo, thương thực thực phẩm, quần áo, thuốc men… 2. Nhóm 6 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Chứng minh châu Phi có nhiều di sản lịch sử. + Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người với di sản có lịch sử từ lâu đời như: phép tính,giấy,... + Có nhiều di sản lịch sử nổi tiếng được công nhận là di sản thế giới như: các kim tự tháp từ Gi-gia tới Đát-sua (Ai Cập), thành phố cổ Tim-bút-tu (Ma-li), hoàng cung Abô mây (Bê nanh)... - Cho biết trong việc khai thác và phát huy các di sản, châu Phi cần lưu ý những vấn đề gì? + Công tác trùng tu, bảo tồn cần nguồn kinh phí lớn. + Nguy cơ xung đột quân sự. + Hoạt động khủng bố. + Ảnh hưởng của thiên tai. * HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 96 GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ hình 2.3 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Em hãy hoàn thành bảng tổng hợp thông tin về các vấn đề xã hội nổi cộm ở châu Phi theo mẫu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:*HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4: Đánh giá * GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy sưu tầm thông tin, hình ảnh từ sách báo và mạng internet về một di sản lịch sử của châu Phi và chia sẻ với các bạn cùng lớp. Hoạt động này GV hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời câu hỏi.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 97 * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Vào tiết học sau) Kim tự tháp Giza là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại và được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới vào năm 1979. Quần thể Kim tự tháp Giza được xây dựng từ cách đây khoảng 4.500 năm được các pharaoh Ai Cập cổ đại dựng lên với hy vọng sẽ là nơi đưa họ vào cuộc sống vĩnh hằng. Kim tự tháp Giza là những ngôi mộ được xây dựng cho ba trong số các Pharaoh của Ai Cập. Người Ai Cập cổ đại tin rằng khi các Pharaoh chết, họ sẽ chuyển sang thế giới bên kia sống như những vị thần. Những Pharaoh này đã chuẩn bị cho việc qua thế giới bên kia bằng cách ra lệnh xây dựng những ngôi mộ là kim tự tháp khổng lồ cho chính họ, nơi họ có thể lưu trữ tất cả các vật phẩm mà họ cần trong thế giới tiếp*theo.HSkhác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 11. PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN CHÂU PHI Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 98 - Phân tích một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên (vấn đề săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác,…) 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau. + Phân tích một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr136-138. + Sử dụng quả Địa cầu, hình 9.1 SGK tr128 để xác định vị trí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Phi, xác định các dãy núi, đồng bằng, các con sông và các khoáng sản của châu lục. + Quan sát hình 11.1, 11.2 SGK tr137 để phân tích vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và săn bắt động vật ở châu Phi. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: đưa ra các biện pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên ở châu Phi. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về thiên nhiên và bảo vệ môi trường tự nhiên ở châu Phi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV). - Hình 11.1, 11.2 SGK tr137 phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được ô chữ GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)
2.2. Tìm hiểu về khai thác và sử dụng thiên nhiên (40 phút) D Ầ U M Ỏ 1 2 3 4 5
GV soạn: Phạm Hữu Quý 99 * GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - Trò chơi ô chữ gồm 5 chữ cái được đánh số từ 1 đến 5 sẽ tương ứng với 5 câu hỏi. - Các em dựa vào TBĐ Địa lí 7 và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Thủ đô của Ai Cập là: A. Hà Nội B. Cai-rô C. Pa-ri D. Bec-lin Câu 2. Dân số châu Phi năm 2020 là hơn bao nhiêu tỉ người? A. 1,2 B. 1,3 C. 1,4 D. 1,5 Câu 3. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Phi 2015-2020 là bao nhiêu %? A. 2,5 B. 2,6 C. 2,7 D. 2,8 Câu 4. Dân số đông và tăng nhanh khiến châu Phi trở nên: A. phát triển B. hạnh phúc C. đói nghèo D. Cả A, B, C Câu 5. Kim tự tháp là di sản của: A. Ai Cập B. Xu đăng C. An-giê-ri D. Nam Phi Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào TBĐ Địa lí 7 và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: C Câu 5: A * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Châu Phi nổi tiếng thế giới với những cảnh quan đa dạng, hùng vĩ; những loài động vật hoang dã như voi, sư tử, các mỏ dầu và kim cương có giá trị;… Vậy, con người đang khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi như thế nào? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 100 a. Mục tiêu: Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau. b. Nội dung: Quan sát hình 11.1 kết hợp kênh chữ SGK tr137, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 11.1và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Người dân châu Phi đã khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo như thế -nào?Những vấn đề cần lưu ý trong khai thác và sử dụng thiên nhiên ở môi trường xích đạo? 1. Khai thác và sử dụng thiên nhiên a. Hoạt động khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo - Con người đã sử dụng đất để trồng cây công nghiệp quy mô lớn như cọ dầu, ca cao, cao su và cây lương thực như ngô, lúa nước. - Các quốc gia cũng tiến hành khai thác khoáng sản như dầu mỏ, bô-xít,... - Người dân phải lưu ý trong quá trình khai thác do diện tích rừng bị suy
GV soạn: Phạm Hữu Quý 101 2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Người dân châu Phi đã khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới như thế -nào?Những vấn đề cần lưu ý trong khai thác và sử dụng thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới? 3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời - Người dân châu Phi đã khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc như thế nào? - Những vấn đề cần lưu ý trong khai thác và sử dụng thiên nhiên ở môi trường hoang mạc? 4. Nhóm 7, 8 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời - Người dân châu Phi đã khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt như thế -nào?Những vấn đề cần lưu ý trong khai thác và sử dụng thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: giảm, đất đai xói mòn,...ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động khai thác thiên nhiên. b. Hoạt động khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới - Nhiều quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch. - Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,... - Khu vực Đông Nam châu Phi trồng cây công nghiệp (cà phê, chè,...), cây ăn quả xuất khẩu. - Vùng ven sa mạc, người dân tham gia các dự án trồng rừng ngăn chặn hiện tượng sa mạc hoá. - Khu vực xavan Nam Xaha-ra, người dân trồng các loại cây như lạc, bông,... và vật nuôi như dê, cừu,... - Diện tích hoang mạc đang có xu hướng mở rộng. c. Hoạt động khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc - Khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong
GV soạn: Phạm Hữu Quý 102 * HS quan sát hình 11.1 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 3, 5, 7 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Người dân châu Phi đã khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo như thế nào? + Con người đã sử dụng đất để trồng cây công nghiệp quy mô lớn như cọ dầu, ca cao, cao su và cây lương thực như ngô, lúa nước. + Các quốc gia cũng tiến hành khai thác khoáng sản như dầu mỏ, bôxít,... - Những vấn đề cần lưu ý trong khai thác và sử dụng thiên nhiên ở môi trường xích đạo? Người dân phải lưu ý trong quá trình khai thác do diện tích rừng bị suy giảm, đất đai xói mòn,...ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động khai thác thiên nhiên. 2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Người dân châu Phi đã khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới như thế nào? + Môi trường nhiệt đới có hệ động vật và thực vật đặc trưng, do đó, nhiều quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lị +ch.Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,... + Khu vực Đông Nam châu Phi với lượng ẩm tương đối lớn đang được khai thác để trồng cây công nghiệp (cà phê, chè,...), cây ăn quả xuất khẩu. + Vùng ven sa mạc, người dân tham gia các dự án trồng rừng ngăn chặn hiện tượng sa mạc hoá. hoang mạc Xa-ha-ra, nhất là phần lãnh thổ thuộc Libi (Libya) và An-giê-ri -(Algeria).Dùngcông nghệ tưới và công nghệ nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo. - Xây dựng các nhà máy điện mặt trời. - Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc. - Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,... - Diện tích hoang mạc đang có xu hướng mở rộng. d. Hoạt động khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt - Ở khu vực ven Địa Trung Hải và rìa Nam Phi: Người dân trồng các loại cây trồng cận nhiệt như: lúa mì, nho, ô liu,... và chăn nuôi cừu. - Hoạt động du lịch như Cai-rô (Cairo), Kep-tao (Cape Town)... - Hoạt động khai thác khoáng sản dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 103 + Khu vực xavan Nam Xa-ha-ra, người dân trồng các loại cây như lạc, bông,... và vật nuôi như dê, cừu,... - Những vấn đề cần lưu ý trong khai thác và sử dụng thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới? Người dân cần lưu ý vấn đề thoái hoá đất và nguồn nước hạn chế. 3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời - Người dân châu Phi đã khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc như thế nào? + Một số quốc gia đã ứng dụng công nghệ mới có thể thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên nhằm khai thác lãnh thổ có hiệu quả như: khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra, nhất là phần lãnh thổ thuộc Li-bi (Libya) và An-giê-ri (Algeria). + Dùng công nghệ tưới và công nghệ nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo. + Xây dựng các nhà máy điện mặt trời. + Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc. + Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,... - Những vấn đề cần lưu ý trong khai thác và sử dụng thiên nhiên ở môi trường hoang mạc? Diện tích hoang mạc đang có xu hướng mở rộng, do đó người dân cần có những biện pháp sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên. 4. Nhóm 7, 8 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời - Người dân châu Phi đã khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt như thế nào? + Ở khu vực ven Địa Trung Hải và rìa Nam Phi: Người dân trồng các loại cây trồng cận nhiệt như: lúa mì, nho, ô liu,... và chăn nuôi cừu. Hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cũng - Người dân cần lưu ý hiện tượng hoang mạc hoá, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 104 2.2. Tìm hiểu vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi (25 phút)a. Mục tiêu: HS phân tích một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên (vấn đề săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác,…) b. Nội dung: Quan sát hình 9.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 137, 138 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: được phát triển mạnh với các trung tâm du lịch nổi tiếng như Cai-rô (Cairo), Kep-tao (Cape Town)... + Hoạt động khai thác khoáng sản ở môi trường này diễn ra khá mạnh với khai thác dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam. - Những vấn đề cần lưu ý trong khai thác và sử dụng thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt? Người dân cần lưu ý hiện tượng hoang mạc hoá, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. * HS các nhóm 2, 4, 6, 8 lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 105 Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV yêu cầu HS quan sát hình 11.2 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu vấn đề về săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác ở châu Phi. 2. Nêu các chính sách bảo vệ động vật hoang dã ở các nước châu Phi. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 11.2 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Nạn săn trộm và mua bán bất hợp pháp các sản phẩm như ngà voi, sừng tê giác,... làm cho số lượng các loài động vật hoang dã ở châu Phi suy giảm đáng kể và là vấn đề nan giải của châu Phi trong công cuộc bảo vệ thiên 2.nhiên.Trước thực trạng đó, các quốc gia châu Phi đã và đang thực thi nhiều chính sách bảo vệ động vật hoang dã như: + Một số quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo vệ các loài động vật quý hiếm. + Tại một số quốc gia, việc săn bắn động vật hoang dã trong danh mục cấp phép với số lượng giới hạn là hợp pháp. Phần lớn các quốc gia đều có quy định rất nghiêm đối với việc săn bắn, mua bán động vật hoang dã. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến 2. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi - Nạn săn trộm và mua bán bất hợp pháp các sản phẩm như ngà voi, sừng tê giác,... làm cho số lượng các loài động vật hoang dã ở châu Phi suy giảm đáng kể và là vấn đề nan giải của châu Phi trong công cuộc bảo vệ thiên nhiên. - Biện pháp: + Một số quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo vệ các loài động vật quý hiếm. + Tại một số quốc gia, việc săn bắn động vật hoang dã trong danh mục cấp phép với số lượng giới hạn là hợp pháp. Phần lớn các quốc gia đều có quy định rất nghiêm đối với việc săn bắn, mua bán động vật hoang dã.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 106 thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Em hãy hoàn thành bảng tổng hợp thông tin về phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi theo mẫu. * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Môi trường xích đạo Môi trường nhiệt đới Môi trường hoang mạc Môi trường cận nhiệt Phương thức khai thác và sử dụng, bảo vệ thiên nhiên - Con người đã sử dụng đất để trồng cây công nghiệp quy mô lớn như cọ dầu, ca cao, cao su và cây lương thực như ngô, lúa nước. - Các quốc gia cũng tiến hành khai thác khoáng sản như dầu mỏ, bô-xít,... - Môi trường nhiệt đới có hệ động vật và thực vật đặc trưng, do đó, nhiều quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch. - Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị - Một số quốc gia đã ứng dụng công nghệ mới có thể thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên nhằm khai thác lãnh thổ có hiệu quả như: khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra, - Ở khu vực ven Địa Trung Hải và rìa Nam +Phi:Người dân trồng các loại cây trồng cận nhiệt như: lúa mì, nho, ô liu,... và chăn nuôi cừu. + Hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cũng được phát triển mạnh với các
GV soạn: Phạm Hữu Quý 107 như vàng, đồng,... - Khu vực Đông Nam châu Phi với lượng ẩm tương đối lớn đang được khai thác để trồng cây công nghiệp (cà phê, chè,...), cây ăn quả xuất khẩu. - Vùng ven sa mạc, người dân tham gia các dự án trồng rừng ngăn chặn hiện tượng sa mạc hoá. - Khu vực xavan Nam ngXa-ha-ra, ười dân trồng các loại cây như lạc, bông,... và vật nuôi như dê, cừu,... nhất là phần lãnh thổ thuộc Li-bi (Libya) và ngh-(Algeria).An-giê-riDùngcông ệ tưới và công nghệ nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo. - Xây dựng các nhà máy điện mặt trời. - Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc. - Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,... trung tâm du lịch nổi tiếng như Cai-rô (Cairo), Keptao (Cape -Town)...Ho ạt động khai thác khoáng sản ở môi trường này diễn ra khá mạnh với khai thác dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam. Những vấn đề cần chú ý trong khai thác và sử dụng, bảo vệ thiên nhiên - Người dân phải lưu ý trong quá trình khai thác do diện tích rừng bị suy giảm, đất đai xói mòn,...ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động khai - Người dân phải lưu ý trong quá trình khai thác do diện tích rừng bị suy giảm, đất đai xói mòn,...ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động khai - Người dân phải lưu ý trong quá trình khai thác do diện tích rừng bị suy giảm, đất đai xói mòn,...ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động khai - Người dân phải lưu ý trong quá trình khai thác do diện tích rừng bị suy giảm, đất đai xói mòn,...ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động khai
GV soạn: Phạm Hữu Quý 108 thác nhiên.thiên thác nhiên.thiên thác nhiên.thiên thác nhiên.thiên * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy vẽ tranh hoặc viết một đoạn văn thể hiện thông điệp kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã ở châu Phi. Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm hiểu thông tin trên mạng, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người chúng ta đang có mặt, chúng được ví như một tài nguyên quý giá thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội, là một mắc xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa sinh học đang diễn ra. Trong khi đó, hiện nay châu Phi đang đứng trước nguy cơ mất đi rất nhiều loài sinh vật quý do tác động chính từ con người. Nạn săn bắt và buôn bán trái pháp luật các loài động vật hoang dã đang làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều giống, loài quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái và môi trường sống. Chúng ta cần tăng cường bảo vệ động vật hoang dã, tăng cường phòng, chống vi phạm; thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống săn bắt, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, buôn bán trái phép động vật hoang dã. Người dân cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên nhiên, nhất là về pháp luật của quốc gia, quốc tế trong bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm. Hãy cùng quyết tâm đấu tranh phòng, chống buôn bán động vật hoang dã, ngăn chặn hoạt động săn bắt, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Bên cạnh đó, tuyên truyền để thay đổi hành vi của cộng đồng xã hội, góp phần hỗ trợ thực
ó, chúng ta cần nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về vấn đề này. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 12. THỰC HÀNH SƯU TẦM TƯ LIỆU VỀ CỘNG HÒA NAM PHI Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày được một số vấn đề sự kiện lịch sử của Cộng hòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: trình bày được một số vấn đề sự kiện lịch sử của Cộng hòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh chữ trong SGK tr39. + Khai thác Internet để tìm hiểu nội dung. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc trên thế giới. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê tìm tòi các thông tin về Cộng hòa Nam Phi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, SGV, hệ thống câu hỏi, dặn dò học sinh tìm hiểu ở nhà sưu tầm tư liệu về cộng hòa Nam Phi. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, đọc tư liệu về cộng hòa Nam Phi trên Internet. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GV soạn: Phạm Hữu Quý 109 hiện các quy định pháp luật, nhằm ngăn chặn việc tiêu thụ sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã bất hợp pháp khác. Việc bảo vệ các loài động vật, nhất là động vật hoang dã, trong đó có những loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng đang ngày càng trở nên cấp thiết đối với châu Phi. Do đ
GV soạn: Phạm Hữu Quý 110 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời. c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy nêu diện tích, số dân và thủ đô của Cộng hòa Nam Phi. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: - Diện tích: 1220813 km2 - Dân số 2020: 59,3 triệu người - Thủ đô: Prê-tô-ri-a * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cộng hòa Nam Phi là một quốc gia nằm ở cực Nam châu Phi có nền kinh tế phát triển bậc nhất châu lục nổi tiếng về vàng và kim cương có giá trị cao. Vậy trong lịch sử quốc gia này đã trải qua những sự kiện gì để dẫn đến kết quả nổi trội như ngày nay? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nội dung cần chuẩn bị (10 phút) a. Mục tiêu: HS biết cách tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á qua tài liệu: Internet, sách, báo… b. Nội dung: Khai thác kênh chữ SGK tr139, suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: - GV cho HS đọc yêu cầu bài thực hành. - GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy nêu các bước chuẩn bị để tìm hiểu một trong các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc yêu cầu bài thực hành. - HS dựa vào kênh chữ SGK tr139 để trả lời câu hỏi.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 111 - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: + Lựa chọn nội dung ví dụ bãi bỏ chế độ A-pac-thai. + Lập đề cương báo cáo và phân công nhiệm vụ + Thực hiện sưu tầm tài liệu qua internet sách báo, tạp chí… + Xử lí thông tin. - HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu tham quan của các em. 2. Hoạt động 2: Viết và trình bày báo cáo (30 phút) a. Mục tiêu: HS biết cách viết và trình bày báo cáo khái quát, nội dung và ý nghĩa của sự kiện bãi bỏ chế độ A-pac-thai. b. Nội dung: Sử dụng tài liệu đã tìm kiếm thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm từ 5-6 HS, yêu cầu HS dựa vào tài liệu đã chuẩn bị để hoàn thành báo cáo theo các hướng dẫn sau: - Nêu khái quát về sự kiện: + Thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện. + Bối cảnh ra đời của sự kiện. Nội dung chính của sự kiện. - Ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội của sự kiện. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tổng hợp các tài liệu đã chuẩn bị để thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến để viết báo cáo và trình bày báo cáo. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi các nhóm có sản phẩm, GV lần lượt gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm của mình: Ví dụ nhóm 2 * Chế độ Apacthai: là chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo tại Châu Phi từ năm 1652. Nó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội (Giới cầm quyền da trắng đã ban hành 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc).
GV soạn: Phạm Hữu Quý 112 * Diễn biến: - Đỉnh điểm là sự xuất hiện của chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid được thể chế hóa chính thức vào năm 1948. - Hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã nổ ra ở Nam Phi. Điển hình là những cuộc biểu tình do Nelson Mandela phát động. Với tư cách là thành viên của Đảng Đại hội Dân tộc châu Phi (ANC), cũng là người lập ra Liên đoàn Thanh niên trực thuộc ANC, Nelson Mandela đã đi khắp đất nước kêu gọi người dân kháng chiến chống lại Apartheid, chống lại sự kỳ thị của người da trắng bằng các biện pháp phản kháng hòa bình. - Một sự kiện đẫm máu nhưng lại được xem là bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống Apartheid: ngày 21/3/1960, cảnh sát đã thẳng tay nã súng vào những người biểu tình da đen khiến 69 người thiệt mạng. Đảng ANC bị cấm hoạt động. Ông Nelson Mandela chuyển sang đấu tranh vũ trang. - Năm 1964, ông bị kết án tù chung thân. Đặc biệt, năm 1966, Liên hợp quốc đã công bố chọn ngày ngày 21/3 là Ngày Quốc tế chống phân biệt chủng tộc, để kêu gọi cộng đồng tăng cường nỗ lực nhằm loại bỏ tất cả hình thức phân biệt chủng tộc. - Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt từ thế giới, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, nhà cầm quyền tại Nam Phi phải dần nhượng bộ. * Kết quả: - Chế độ Apacthai được xoá bỏ. - Ông Nelson Mandela được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù. + 5/1994 ông Nelson Mandela trở thành tổng thống người da đen đầu tiên ở Nam Phi. + Năm 1996 chính quyền mới đề ra chiến lược kinh tế vĩ mô nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. * Ý nghĩa lịch sử: - Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại. - Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. * HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình. Bước 4. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của các em.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 113 CHƯƠNG 4: CHÂU MỸ BÀI 13. PHÁT KIẾN RA CHÂU MỸ, VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI CHÂU MỸ Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Phân tích được các hệ quả địa lý-lịch sử của việc Cri-xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mỹ - Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Phân tích được các hệ quả địa lý-lịch sử của việc Cri-xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mỹ. + Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK tr140-142. + Sử dụng hình 13.1 SGK tr140 để mô tả cuộc hải trình đến châu Mỹ của Cô-lôm-bô. + Sử dụng hình 13.3 SGK tr142 để xác định vị trí địa lý và phạm vi châu Mỹ. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn ngắn mô tả các cuộc hải trình đến châu Mỹ của C. Cô-lôm-bô. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về châu Mỹ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV). - Lược đồ hình 13.1, 13.2 phóng to. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được “Chướng ngại vật” GV đặt ra.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 114 d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi. - Các em dựa vào sự hiểu biết của bản thân để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Nêu tên các cây trồng công nghiệp ở môi trường xích đạo. Câu 2. Nêu tên một số khoáng sản có giá trị đang được khai thác ở môi trường nhiệt đới. Câu 3. Nêu một số hoạt động khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc. Câu 4. Nêu tên các cây trồng ở môi trường cận nhiệt. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: Cọ dầu, ca cao, cao su. 1 2 3 4
GV soạn: Phạm Hữu Quý 115 Câu 2: Vàng, đồng. Câu 3: Dùng công nghệ tưới, công nghệ nhà kính, xây dựng các nhà máy điện mặt trời… Câu 4: Lúa mì, nho, ô liu,… CRI-XTỐP CÔ-LÔM-BÔ * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Em bao giờ tự hỏi vì sao châu Mỹ được gọi là “Tân thế giới” và người bản địa châu Mỹ được gọi là Anh-điêng hay không? Châu Mỹ có vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ như thế nào? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) 2.1. Tìm hiểu việc phát hiện ra châu Mỹ - Tân thế giới (20 phút) a. Mục tiêu: HS phân tích được các hệ quả địa lý-lịch sử của việc Cri-xtốp Côlôm-bô phát hiện ra châu Mỹ. b. Nội dung: Quan sát hình 13.1 kết hợp kênh chữ SGK tr140, 141 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 116 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo hình 13.1 phóng to lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Mô tả sự kiện Cri-xtốp Cô-lôm-bô (C. Cô-lôm-bô) phát kiến ra châu Mỹ. 2. Phân tích hệ quả địa lý - lịch sử của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502). Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 4, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: HS dựa vào kênh chữ trang 141 để trả lời (Dự kiến sản phẩm). * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 1. Phát kiến ra châu MỹTân thế giới - Sự kiện C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ: + Trong giai đoạn 14921502, Cô-lôm-bô thực hiện bốn cuộc hải trình vượt Đại Tây Dương từ châu Âu sang châu Mỹ. + Các chuyến thám hiểm của ông đã phát hiện ra các đảo thuộc quần đảo Ca-ri-bê, vùng ven Đại Tây Dương của khu vực Trung My và Nam Mỹ - Hệ quả địa lý - lịch sử của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502): - Đối với người châu Âu, việc phát kiến ra châu Mỹ đã khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất, mở ra những nhận thức mới về thế giới. - Cũng từ đó, các quốc gia châu Âu tiến hành xâm chiếm thuộc địa ở châu lục mới. - Trong lịch sử, ngoài người châu Âu còn có người châu Phi bị đưa đến châu Mỹ làm nô lệ, người
GV soạn: Phạm Hữu Quý 117 châu Á đến châu Mỹ tìm cơ hội mới,... đã đẩy nhanh quá trình di cư đến châu Mỹ. - Các hoạt động khai thác tài nguyên, thương mại, truyền giáo, diễn ra mạnh mẽ đã tác động sâu sắc đến các cộng đồng bản địa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hoá của châu Mỹ. 2.2. Tìm hiểu về vị trí địa lý và phạm vi châu Mỹ (45 phút) a. Mục tiêu: HS Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ b. Nội dung: Dựa vào hình 13.3 kết hợp kênh chữ SGK tr 141, 142 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 118 Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo lược đồ hình 13.3 phóng to lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát lược đồ, TBĐ Địa lí 7, quả Địa cầu và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Châu Mỹ nằm ở bán cầu nào? Trải dài từ đâu đến đ 2.âu?Xác định trên lược đồ vị trí tiếp giáp của châu Mỹ. 3. Châu Mỹ có diện tích là bao nhiêu? Lớn thứ mấy trên thế giới? 4. Lãnh thổ châu Mỹ chia thành những khu vực nào? 5. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ châu Âu thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát TBĐ Địa lí 7, lược đồ, hình 1.1, quả Địa cầu và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: - Câu 1, 2 ,3: HS dựa vào kênh chữ trang 141 để trả lời (Dự kiến sản phẩm). - Câu 4: Lãnh thổ châu Mỹ chia thành 3 khu vực: Bắc Mỷ, Trung Mỹ và Nam Mỹ. - Câu 5: thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và trao đổi hàng hóa với các châu lục khác. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2. Vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ. - Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây trải dài từ vùng cực Bắc đến gần châu Nam Cực. - Tiếp giáp: + Phía bắc giáp Bắc Băng Dương. + Phía đông giáp Đại Tây Dương. + Phía tây giáp Thái Bình Dương. - Diện tích: khoảng 42 triệu km2, lớn thứ 2 thế giới.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 119 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu tr110 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Em hãy lập sơ đồ tóm tắt những hệ quả địa lý - lịch sử của việc C. Côlôm-bô phát kiến ra châu Mỹ Câu hỏi 2: Dựa vào hình 13.3, hãy xác định vị trí các khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào bảng số liệu, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1.2.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 120 - Bắc Mỹ là vùng màu xanh trên bản đồ 13.3, nằm hoàn toàn ở nửa cầu bắc kéo dài từ vùng cực Bắc cho tới khoảng vĩ tuyến 150B. - Trung Mỹ là vùng màu cam trên bản đồ 13.3, nằm giữa châu Mỹ trên trục bắc nam.-Nam Mỹ là vùng màu vàng trên bản đồ 13.3, là phần lục địa nằm ở phía tây của Nam bán cầu. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn ngắn mô tả các cuộc hải trình đến châu Mỹ của C. Cô-lôm-bô (thời gian, nơi xuất phát, các vùng đất đã đến,...) có, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ giới thiệu về sản phẩm đó. Hoạt động này GV hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Vào tiết học sau) C. Cô-lôm-bô là một nhà hàng hải nổi tiếng người Ý, những chuyến hải trình vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá của Châu Âu. Với niềm tin chắc chắn rằng trái đất có hình tròn, ông đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác - từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, vòng quanh trái đất. Vào ngày 3/8/1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Cô-lôm-bô là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ. Vào ngày 12/10/1492, ông đã tới đất liền, Cô-lôm-bô đã đặt tên
GV soạn: Phạm Hữu Quý 121 dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Cô-lôm-bô gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Cô-lôm-bô khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti. Tháng 3/1493, đoàn thuyền Cô-lôm-bô trở về Tây Ban Nha, ông được triều đ
ình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa. Sau chuyến đi đầu tiên, Columbus còn thực hiện 3 chuyến thám hiểm nữa vào năm 1493, 1498 và 1502. Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Angtigua và cả bờ biển Trung Mỹ. Ngày 20/5/1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 14. THIÊN NHIÊN VÀ DÂN CƯ, XÃ HỘI BẮC MỸ Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày một trong những đặc điểm của thiên nhiên: sự phân hóa của địa hình, khí hậu, sông, hồ, các đới thiên nhiên. - Phân tích được một trong những vấn đề dân cư xã hội, vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hóa. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày một trong những đặc điểm của thiên nhiên: sự phân hóa của địa hình, khí hậu, sông, hồ, các đới thiên nhiên. + Phân tích được một trong những vấn đề dân cư xã hội, vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hóa. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr143-149. + Sử dụng hình 14.1 SGK tr143 để xác định các dãy núi, cao nguyên, bồn địa, đồng bằng của Bắc Mỹ
GV soạn: Phạm Hữu Quý 122 + Sử dụng lược đồ hình 14.2 SGK tr144 để xác định các đới và kiểu khí hậu ở Bắc Mỹ+. Sử dụng biểu đồ hình 14.3 SGK tr146 để trình bày vấn đề nhập cư ở Bắc Mỹ + Sử dụng bản đồ hình 14.4 SGK tr148 để xác định đô thị và sự phân bố đô thị Bắc Mỹ + Sử dụng biểu đồ hình 14.5 SGK tr148 để nhận xét tỉ lệ dân số đô thị các khu vực và châu lục. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: đưa ra các biện pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên ở Bắc Mỹ. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về thiên nhiên và dân cư, xã hội ở châu Mỹ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV), TBĐ Địa lí 7. - Bản đồ thiên nhiên Bắc Mỹ, Bản đồ dân cư Bắc Mỹ, hình 14.2, 14.3, 14.5 SGK phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được ô chữ GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - Trò chơi ô chữ gồm 5 chữ cái được đánh số từ 1 đến 5 sẽ tương ứng với 5 câu hỏi. - Các em dựa vào TBĐ Địa lí 7 và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Phía bắc châu Mỹ giáp với? 1 2 3 4 5
GV soạn: Phạm Hữu Quý 123 A. Bắc Băng Dương B. Ấn Độ Dương C. Đại Tây Dương D. Thái Bình Dương Câu 2. Phía tây châu Mỹ giáp với? A. Bắc Băng Dương B. Ấn Độ Dương C. Đại Tây Dương D. Thái Bình Dương Câu 3. Phía đông châu Mỹ giáp với? A. Bắc Băng Dương B. Ấn Độ Dương C. Đại Tây Dương D. Thái Bình Dương Câu 4. Châu Mỹ có diện tích lớn thứ….thế giới? A. nhất B. nhì C. ba D. tư Câu 5. Ai đã tìm ra châu Mỹ? A. Ma-gien-lan B. Cô-lôm-bô C. Đi-a-xơ D. Va-x cô Đơ-ra-ma Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS dựa vào TBĐ Địa lí 7 và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: A Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: B Câu 5: B * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Nhờ những thiên nhiên đặc sắc và văn hóa đa dạng. Bắc Mỹ là một trong những khu vực có tài nguyên du lịch phong phú. Vậy thiên nhiên Bắc Mỹ có đặc điểm gì nỗi bật? Các vấn đề dân cư, xã hội nơi đây như thế nào? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) 2.2. Tìm hiểu về đặc điểm chung của thiên nhiên Bắc Mỹ (40 phút) a. Mục tiêu: Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên: sự phân hóa của địa hình, khí hậu, sông hồ, các đới thiên nhiên. b. Nội dung: Quan sát hình 14.1, 14.2, TBĐ Địa lí 7, kết hợp kênh chữ SGK tr143-146, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. B Ắ C M Ỹ
GV soạn: Phạm Hữu Quý 124 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo bản đồ tự nhiên bắc Mỹ và hình 14.2 phóng to lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 14.1, 14.2, TBĐ Địa lí 7 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng ở Bắc Mỹ. - Trình bày sự phân hoá địa hình Bắc Mỹ theo chiều đôngtây. 1. Đặc điểm chung của thiên nhiên Bắc Mỹ a. Địa hình - Miền núi thấp và trung bình ở phía đông: gồm dãy A-pa-lat, cao nguyên Labra-đo. - Miền đồng bằng là khu rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200-500m, thấp dần từ tây bắc xuống đông -nam.Miền núi cao phân bố ở phía tây: địa hình hiểm trở, kéo dài 9000km theo chiều bắc nam. Hệ thống núi Cooc-đi-e chiếm ưu thế
GV soạn: Phạm Hữu Quý 125 2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các đới khí hậu ở Bắc Mỹ Trình. bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mỹ theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây. 3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên một số sông và hồ lớn ở Bắc Mỹ. - Nhận xét đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ 4. Nhóm 7, 8 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở Bắc Mỹ. - Nêu các biện pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên ở Bắc Mỹ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 14.1, 14.2, TBĐ Địa lí 7 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 3, 5, 7 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: b. Khí hậu - Đới khí hậu cực và cận cực: + Phân bố từ 60°B trở lên vùng cực. + Nhiệt độ trung bình năm thấp, mùa đông rất lạnh; lượng mưa rất ít. - Đới khí hậu ôn đới: Chiếm diện tích lớn nhất, ở khoảng vĩ độ 400 – 600B. + Ở vùng ven biển, khí hậu ôn hoà, lượng mưa tương đối lớn. + Vào sâu trong nội địa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh, ít mưa. - Đới khí hậu cận nhiệt: + Chiếm diện tích lớn ở phía nam. + Ven biển phía tây có khí hậu cận nhiệt địa trung hải. + Ven biển phía đông có khí hậu cận nhiệt ẩm. - Đới khí hậu nhiệt đới: + Chiếm diện tích nhỏ nhất, ở phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và quần đảo +Ha-oai.Nhi ệt độ cao quanh năm, lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 126 1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng ở Bắc Mỹ. - Các cao nguyên: La-bra-đo, Cô-lôra-đô - Bồn địa: Bồn địa Lớn - Các dãy núi: dãy Rốc -ki, A-pa-lat, Nê-va-đa, Ven Biển, Mac-ken-đi,... - Đồng bằng: Đồng bằng Trung Tâm, đồng bằng Duyên Hải vịnh Mê-hi-cô, đồng bằng Duyên Hải Đại Tây Dương,... - Trình bày sự phân hoá địa hình Bắc Mỹ theo chiều đôngtây. - Miền núi thấp và trung bình ở phía đông: gồm dãy A-pa-lat, cao nguyên La-bra-đo. - Miền đồng bằng là khu rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200-500m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, gồm đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn, đồng bằng Trung Tâm, đồng bằng Duyên Hải. - Miền núi cao phân bố ở phía tây: địa hình hiểm trở, kéo dài 9000km theo chiều bắc nam. Hệ thống núi Cooc-đi-e chiếm ưu thế, xen giữa các dãy núi là cao nguyên, bồn địa,...Ở đây có nhiều đỉnh núi cao hơn 4000m. 2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các đới khí hậu ở Bắc Mỹ. - Cực và cận cực - Ôn đới - Cận nhiệt Nhiệt đới Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mỹ theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây. - Đới khí hậu cực và cận cực: + Phân bố từ 60°B trở lên vùng cực. + Nhiệt độ trung bình năm thấp, mùa đông rất lạnh; lượng mưa rất ít. - Đới khí hậu ôn đới: + Chiếm diện tích lớn nhất, ở khoảng vĩ độ 40o – 60oB. + Ở vùng ven biển, khí hậu ôn hoà, lượng mưa tương đối lớn. + Vào sâu trong nội địa, mùa hè c. Sông ngòi - Bắc Mỹ có hệ thống sông, hồ khá phát triển. - Sông, hồ có nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan và do mưa. - Phần lớn các hệ thống sông đổ ra Đại Tây Dương. - Chế độ dòng chảy của sông phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa. - Bắc Mỹ có nhiều hồ, phần lớn phân bố ở phía bắc. d. Các đới thiên nhiên - Đới lạnh: + Chủ yếu là đồng rêu, ở phía nam có rừng thưa. + Động vật: ít phong phú, có gấu trắng, báo Bắc cực, tuần lộc... - Đới ôn hoà: + Phạm vi: có diện tích lớn nhất, gồm phía nam Cana-đa và phần lớn lãnh thổ Hoa Kỳ. + Thực vật: có sự thay đổi từ rừng lá kim chuyển dần sang đồng cỏ và rừng lá rộng. Ở Tây Nam Hoa Kỳ, vùng ven biển có rừng lá cứng, cây bụi; vùng nội địa có các hoang mạc và
GV soạn: Phạm Hữu Quý 127 nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam. + Mùa đông ở phía bắc lạnh, tuyết phủ dày; ở phía nam ít lạnh hơn. + Lượng mưa ít, nhiều nơi không mưa trong thời gian dài. - Đới khí hậu cận nhiệt: + Chiếm diện tích lớn ở phía nam. + Ven biển phía tây có khí hậu cận nhiệt địa trung hải, mùa hè nóng, khô; mùa đông ấm, lượng mưa khá +ít.Ven biển phía đông có khí hậu cận nhiệt ẩm, mùa hè nóng, ẩm; mùa đông tương đối lạnh, khô, lượng mưa khá nhiều và tăng dần về phía biển. - Đới khí hậu nhiệt đới: + Chiếm diện tích nhỏ nhất, ở phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và quần đảo +Ha-oai.Nhi ệt độ cao quanh năm, lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều. 3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên một số sông và hồ lớn ở Bắc Mỹ. - Các sông: Xanh Lô-răng, Mi-xi-xipi, Ri-ô Gran-đê,... - Các hồ: hồ Thượng, Hu-rôn, Mi-sigân, Ê ri, Ôn ta ri ô,... - Nhận xét đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ. - Bắc Mỹ có hệ thống sông, hồ khá phát triển. - Sông, hồ có nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan và do mưa. - Phần lớn các hệ thống sông đổ ra Đại Tây Dương. - Chế độ dòng chảy của sông phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa. - Bắc Mỹ có nhiều hồ, phần lớn phân bố ở phía bắc. 4. Nhóm 7, 8 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời Trình bày đặc Đới lạnh: bán hoang mạc. + Động vật: chủ yếu gồm bò rừng Mỹ, sư tử Mỹ, chó sói, gấu nâu, gấu trúc, báo Mỹ,... - Đới nóng: + Phạm vi: chiếm diện tích lớn ở phía nam Hoa Kỳ. + Thực vật: rừng nhiệt đới ẩm phát triển. + Động vật: có nhiều loài đặc hữu.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 128 điểm các môi trường thiên nhiên ở Bắc Mỹ. + Khí hậu: Có khí hậu cực và cận cực lạnh giá. + Cảnh quan: chủ yếu là đồng rêu, ở phía nam có rừng thưa. + Động vật: ít phong phú, có gấu trắng, báo Bắc cực, tuần lộc, các loài chim di trú,... + Đới này có lượng băng tuyết vĩnh cửu rất lớn. - Đới ôn hoà: + Phạm vi: có diện tích lớn nhất, gồm phía nam Ca-na-đa và phần lớn lãnh thổ Hoa Kỳ. + Thực vật: có sự thay đổi từ rừng lá kim (thông, vân sam, tuyết tùng,..) ở phía bắc chuyển dần sang đồng cỏ ở trung tâm và rừng lá rộng (sồi, dẻ gai,...) ở phía nam. Ở Tây Nam Hoa Kỳ, vùng ven biển có rừng lá cứng, cây bụi; vùng nội địa có các hoang mạc và bán hoang mạc. + Động vật: chủ yếu gồm bò rừng Mỹ, sư tử Mỹ, chó sói, gấu nâu, gấu trúc, báo Mỹ,... - Đới nóng: + Phạm vi: chiếm diện tích lớn ở phía nam Hoa Kỳ + Thực vật: rừng nhiệt đới ẩm phát triển. Phía tây nam có khí hậu khô hạn nên cảnh quan chủ yếu là cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc. + Động vật: có nhiều loài đặc hữu. - Nêu các biện pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên ở Bắc Mỹ. + Bảo vệ nguồn nước ngọt, không xả chất thải xuống sông, hồ; + Xây dựng vườn quốc gia, bảo vệ các loài động vật. - HS các nhóm 2, 4, 6, 8 lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 129 2.2. Tìm hiểu đặc điểm dân cư xã hội Bắc Mỹ (25 phút) a. Mục tiêu: HS phân tích được một trong những vấn đề dân cư xã hội, vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hóa. b. Nội dung: Quan sát TBĐ Địa lí 7, hình 14.3-14.6 kết hợp kênh chữ SGK tr 146-148 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 130 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo bản đồ dân cư châu Mỹ, hình 14.3, 14.5 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát bản đồ, hình 14.3, 14.5, TBĐ Địa lí 7 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Trình bày vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ. 2. Nêu những ảnh hưởng của vấn đề này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bắc Mỹ. 3. Xác định các đô thị trên 5-10 triệu dân, trên 10 triệu 4.dân.Phân tích vấn đề đô thị hoá ở Bắc Mỹ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát TBĐ Địa lí 7, bản đồ, hình 14.3-14.6 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Sau năm 1492, nhiều chuyến thám hiểm đến châu Mỹ được tài trợ bởi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan,... đã thúc đẩy dòng di cư lớn từ châu Âu vào Bắc Mỹ. + Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, người châu Phi bị cưỡng bức di cư đến Bắc Mỹ làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, Công trình xây dựng... + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Bắc Mỹ thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. + Những thập niên gần đây, người nhập cư vào Bắc Mỹ chủ yếu đến từ khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Á. => Dân cư Bắc Mỹ rất đa dạng về chủng tộc: vừa có người Mông-gô-lô-it từ châu Á, người Ơ-rô-nê-ô-it từ 2. Dân cư, xã hội Bắc Mỹ a. Vấn đề nhập cư và chủng tộc Sau năm 1492, nhiều chuyến thám hiểm đến châu Mỹ được tài trợ bởi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan,... đã thúc đẩy dòng di cư lớn từ châu Âu vào Bắc Mỹ. + Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, người châu Phi bị cưỡng bức di cư đến Bắc Mỹ làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, Công trình xây dựng... + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Bắc Mỹ thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. + Những thập niên gần đây, người nhập cư vào Bắc Mỹ chủ yếu đến từ khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Á. => Dân cư Bắc Mỹ rất đa dạng về chủng tộc: vừa có người Mông-gô-lô-it từ châu Á, người Ơ-rô-nê-ô-it từ châu Âu, người Nê-gôit từ châu Phi,... Trong quá trình chung sống lâu dài, các nhóm người này hoà huyết, hình thành nên
GV soạn: Phạm Hữu Quý 131 châu Âu, người Nê-gô-it từ châu Phi,... Trong quá trình chung sống lâu dài, các nhóm người này hoà huyết, hình thành nên nhiều nhóm người lai. 2. Những ảnh hưởng của vấn đề nhập cư và chủng tộc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bắc Mỹ: + Người nhập cư đóng góp đáng kể vào gia tăng dân số của khu vực, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hoá và tạo ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội ở Bắc Mỹ. + Thuận lợi: Góp phần tăng tỉ lệ nguồn lao động, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, làm phong phú đa dạng nền văn hoá,... + Khó khăn: vấn đề tội phạm quốc tế, phân biệt chủng tộc, vấn đề về an ninh trật tự xã hội, giải quyết việc làm và sức ép đối với cơ sở hạ tầng,... +3.Trên 10 triệu: Lôt-An-giơ-let, Niu I-ooc. + Từ 5-10 triệu: Đa-lat, Hiu-xtơn, Tô-rôn-tô, Phi-la-đenphi-a, Si-ca-gô, At-lan-ta, Ban-ti-mo. +4. Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. + Những khu vực phát triển công nghiệp sớm như vùng ven Hồ Lớn, vùng Đông Bắc Hoa Kỳ,... là nơi bắt đầu quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ nên tập trung nhiều đô thị lớn, nổi bật là dải đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn. + Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ được thúc đẩy bởi các ngành dịch vụ và công nghệ cao. + Các đô thị phát triển nhanh ở khu vực Tây Nam Hoa Kỳ. + Những nơi thiên nhiên ít thuận lợi như phía bắc Ca-nađa và khu vực nội địa Bắc Mỹ, đô thị thưa thớt hơn. + Năm 2020, Bắc Mỹ có hơn 300 triệu người sinh sống ở khu vực đô thị, tỉ lệ dân số đô thị gần 83%. Hai siêu đô thị của Bắc Mỹ là Niu loóc và Lốt An-giơ-let. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: nhiều nhóm người lai. b. Vấn đề đô thị hóa - Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. - Những khu vực phát triển công nghiệp sớm như vùng ven Hồ Lớn, vùng Đông Bắc Hoa Kỳ,... là nơi bắt đầu quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ nên tập trung nhiều đô thị lớn, nổi bật là dải đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn. - Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ được thúc đẩy bởi các ngành dịch vụ và công nghệ cao. - Các đô thị phát triển nhanh ở khu vực Tây Nam Hoa Kỳ. - Những nơi thiên nhiên ít thuận lợi như phía bắc Cana-đa và khu vực nội địa Bắc Mỹ, đô thị thưa thớt hơn.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 132 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hình 14.2, 14.7 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau: a. Hãy xác định vị trí hai trạm khí tượng trên hình 14.7. b. Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng trên. 2. Chứng minh rằng Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng. * HS dựa vào hình 9.2, 9.4 tr116, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 133 * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. -a.Trạm khí tượng Tô-rôn-tô thuộc đới khí hậu ôn đới. - Trạm khí tượng Mai-a-mi thuộc đới khí hậu nhiệt đới. b. Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng trên. * Trạm khí tượng Tô-rôn-tô: - Nhiệt độ: + Nhiệt độ tháng cao nhất đạt 23oC (tháng 7). + Nhiệt độ tháng thấp nhất 1oC (tháng 1). + Nhiệt độ trung bình năm thấp: 9,4oC. => Biên độ nhiệt năm lớn (22oC). - Lượng mưa: + Tổng lượng mưa trong năm rất thấp, chỉ đạt 174 mm. + Tháng có lượng mưa cao nhất: tháng 9 (70mm). + Tháng có lượng mưa thấp nhất: tháng 1,2 (30mm). * Trạm khí tượng Mai-a-mi: - Nhiệt độ: + Nhiệt độ tháng cao nhất đạt 32oC (tháng 7,8). + Nhiệt độ tháng thấp nhất 24oC (tháng 1). + Nhiệt độ trung bình năm thấp: 27,4oC. => Biên độ nhiệt năm nhỏ (8oC). - Lượng mưa: + Tổng lượng mưa trong năm lớn, đạt 1313 mm. + Tháng có lượng mưa cao nhất: tháng 6 (210mm). + Tháng có lượng mưa thấp nhất: tháng 1,2 (50mm). 2. Dân cư Bắc Mỹ rất đa dạng về chủng tộc: vừa có người Mông-gô-lô-it từ châu Á, người Ơ-rô-nê-ô-it từ châu Âu, người Nê-gô-it từ châu Phi,... Trong quá trình chung sống lâu dài, các nhóm người này hoà huyết, hình thành nên nhiều nhóm người lai.* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 134 b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Bắc Mỹ có nhiều cảnh quan thiên nhiên và công trình văn hoá nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hoá thế giới. Em hãy sưu tập hình ảnh và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thế giới ở Bắc Mỹ mà em yêu thích. Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm hiểu thông tin trên mạng, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:Vườn quốc gia Núi lửa Hawaii: Vườn quốc gia Núi lửa Hawaii, được thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 1916, là một vườn quốc gia nằm trên đảo Hawaii thuộc tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ. Nó bao gồm hai ngọn núi lửa đang hoạt động là Kīlauea, một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới và Mauna Loa, ngọn núi lửa hình khiên lớn nhất thế giới. Vườn quốc gia này cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn sâu sắc về sự hình thành và phát triển của Quần đảo Hawaii và các nghiên cứu đang diễn ra về các quá trình hoạt động của núi lửa. Đối với du khách, vườn quốc gia cung cấp cảnh quan núi lửa vô cùng ấn tượng, cũng như cái nhìn thoáng qua về hệ động thực vật quý hiếm. Để ghi nhận các giá trị nổi bật của nó, vườn quốc gia đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 1980 và Di sản thế giới từ năm 1987. Năm 2012, vườn quốc gia này là địa điểm thứ 14 được khắc trên loạt tiền xu Quarter kỷ niệm cảnh đẹp của Hoa Kỳ.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 135 * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 15. PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC TỰ NHIÊN BỀN VỮNG, MỘT SỐ TRUNG TÂM KINH TẾ CỦA BẮC MỸ Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Phân tích được các phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ. - Xác định trên bản đồ một số trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được các phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr150-152. + Quan sát hình 15.1, 15.2 SGK tr150, 151 để phân tích vấn đề khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ. + Quan sát bản đồ hình 15.3 SGK tr152 để xác định các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế ở một số trung tâm ở Bắc Mỹ - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: nêu được một số hoạt động sản xuất theo hướng phát triển bền vững ở Bắc Mỹ. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV). - Bản đồ một số trung tâm kinh tế ở Bắc Mỹ. - Hình 15.1, 15.2 SGK tr150, 151 phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GV soạn: Phạm Hữu Quý 136 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ghép cột” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được trò chơi “Ghép cột” do GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp: Tên Thành phố Hình ảnh 1. Niu-I-óoc a. 2. Lôt An-giơ-let b. 3. Tô-rôn-tô c. 4. Ôt-ta-oa d. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tiến hành nối cột.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 137 * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Mỹ rất phong phú và đa dạng. Nhờ có phương thức khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí, Bắc Mỹ đã phát triển trở thành khu vực kinh tế lớn và hiện đại hàng đầu thế giới. Vậy, khu vực này đã áp dụng những phương thức nào để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên? Nơi đây có những trung tâm kinh tế quan trọng nào? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) 2.2. Tìm hiểu về phương thức khai thác các nguồn tài nguyên theo hướng bền vững (45 phút) a. Mục tiêu: Phân tích được các phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ. b. Nội dung: Quan sát hình 15.1, 15.2 kết hợp kênh chữ SGK tr150-151, thảo c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 15.1, 15.2 và thông tin 1. Phương thức khai thác các nguồn tài nguyên theo hướng bền vững a. Khai thác tài nguyên
GV soạn: Phạm Hữu Quý 138 trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nêu phương thức con người khai thác tài nguyên đất. - Nêu các giải pháp bảo vệ tài nguyên đất. 2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nêu phương thức con người khai thác tài nguyên nước. - Nêu các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước. 3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nêu phương thức con người khai thác tài nguyên khóng sản. - Nêu các giải pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản. 4. Nhóm 7, 8 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nêu phương thức con người khai thác tài nguyên khác. - Nêu các giải pháp bảo vệ tài nguyên khác. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 15.1, 15.2 và thông tin trong bày, suy đất - Sản xuất nông nghiệp được tiến hành chuyên canh trong các trang trại lớn. Tuy nhiên, do thời gian dài sử dụng lượng phân hoá học lớn nên đất đai bị thoái hoá. - Biện pháp: đa canh và luân canh, trồng trọt kết hợp chăn nuôi, tăng cường sử dụng nguồn phân bón sinh học nên năng suất lao động vẫn rất cao, đồng thời bảo vệ và chống thoái hoá đất. b. Khai thác tài nguyên nước - Nguồn nước ở Bắc Mỹ được sử dụng tổng hợp trong nhiều lĩnh vực: giao thông thuỷ, phát triển thuỷ điện, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch,...nhưng đang bị ô nhiễm. - Biện pháp: đề ra những quy định rất chặt chẽ về việc xả thải. Tiết kiệm nguồn nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt cũng rất được chú trọng. c. Khai thác tài nguyên khoáng sản
GV soạn: Phạm Hữu Quý 139 nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 4, 6, 8 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nêu phương thức con người khai thác tài nguyên đất. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành chuyên canh trong các trang trại lớn. Tuy nhiên, do thời gian dài sử dụng lượng phân hoá học lớn nên đất đai bị thoái hoá. - Nêu các giải pháp bảo vệ tài nguyên đất. Các nước Bắc Mỹ đã áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại kết hợp với các phương thức khai thác đa canh và luân canh, trồng trọt kết hợp chăn nuôi, tăng cường sử dụng nguồn phân bón sinh học nên năng suất lao động vẫn rất cao, đồng thời bảo vệ và chống thoái hoá đất. 2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nêu phương thức con người khai thác tài nguyên nước. Nguồn nước ở Bắc Mỹ được sử dụng tổng hợp trong nhiều lĩnh vực: giao thông thuỷ, phát triển thuỷ điện, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch,... - Nêu các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước. Việc khai thác quá mức cùng với lượng chất thải rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, Công nghiệp và sinh hoạt đã làm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, các nước Bắc Mỹ đã đề ra những quy định rất chặt chẽ về việc xả thải. Tiết kiệm nguồn nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt cũng rất được chú trọng. 3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3 - Khai thác than, dầu mỏ và khí tự nhiên nên các nguồn tài nguyên này đang dần bị cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường. - Biện pháp: các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, thuỷ triều,... đang được sử dụng thay thế dần cho nguồn năng lượng hoá thạch. d. Khai thác các tài nguyên khác - Hằng năm, một lượng lớn thuỷ hải sản được đánh bắt, gỗ đã bị khai thác quá mức. - Biện pháp: + Quy định rất chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt. + Ban hành luật bảo vệ rừng, quy định trồng mới rừng sau khi khai thác,...
GV soạn: Phạm Hữu Quý 140 2.2. Tìm hiểu một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ (20 phút) a. Mục tiêu: HS xác định trên bản đồ một số trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ. Phần câu hỏi Phần trả lời - Nêu phương thức con người khai thác tài nguyên khóng sản. Từ những năm 1950, hoạt động khai thác khoáng sản của khu vực tăng lên nhanh chóng, nhất là khai thác than, dầu mỏ và khí tự nhiên nên các nguồn tài nguyên này đang dần bị cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường. - Nêu các giải pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Hiện nay, các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, thuỷ triều,... đang được sử dụng thay thế dần cho nguồn năng lượng hoá thạch. 4. Nhóm 7, 8 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nêu phương thức con người khai thác tài nguyên khác. Hằng năm, một lượng lớn thuỷ hải sản được đánh bắt, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân. Để đảm bảo sự phát triển của nguồn lợi thuỷ hải sản, các nước ở Bắc Mỹ đã có những quy định rất chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể. - Nêu các giải pháp bảo vệ tài nguyên khác. Một lượng lớn gỗ đã được khai thác dùng cho công nghiệp sản xuất giấy và chế biến gỗ. Bên cạnh việc khai thác, các quốc gia Bắc Mỹ cũng đưa ra nhiều biện pháp để bảo vệ rừng như ban hành luật bảo vệ rừng, quy định trồng mới rừng sau khi khai thác,... - HS các nhóm 1, 3, 5, 7 lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 141 b. Nội dung: Quan sát hình 15.3 kết hợp kênh chữ SGK tr 152 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo bản đồ một số trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 15.3, TBĐ Địa lí 7 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ. 2. Kể tên các ngành kinh tế ở một số trung tâm. 3. Các trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ phân bố như thế nào? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 15.3, TBĐ Địa lý 7 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái 2. Một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ: Lốt An-giơ-lét, Lat Vê-gat, Xan Phran-xi-xcô, Xit-tơn, Van-cu-vơ, Can-ga-ri, Etmơn-tơn, Hiu-xtơn, Si-cagô, Đi-tơ-roi, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an, Bô-xtơn, Niuoóc.
+2.Trung
ứ
ỏi mà
+ Trung tâm Lat Vê-gat: tài chính, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, công nghệ thông tin.
c 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việ
1.
+ Trung tâm Niu-oóc: tài chính, công nghệ thông tin, thời trang, thương mại, truyền thông.
ng? * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
ện:
ẩm: trả lời đượ
Sản
giao. d. Tổ
GV soạn: Phạm Hữu Quý 142 độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. ước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ: Lốt Angiơ-lét, Lat Vê-gat, Xan Phran-xi-xcô, Xit-tơn, Van-cuvơ, Can-ga-ri, Et-mơn-tơn, Hiu-xtơn, Si-ca-gô, Đi-tơ-roi, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an, Bô-xtơn, Niu-oóc. tâm Lốt An-giơ-lét: cơ khí, tài chính, công nghệ thông tin, thời trang, thương mại, truyền thông.
ể
3. Phân bố tập trung ở phía đông, đông bắc; phía nam và phía tây. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bướ c HS có th trao c. ph c câu h GV ch c th c hi B c Giao nhiệ GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Vì sao các hoạt động kinh tế ở Bắc Mỹ có hiệu quả cao về kinh tế và môi trườ
đổi với bạn.
ự
B
1.
ướ
m vụ:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 143 * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:+Con người ở Bắc Mỹ có phương thức khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý theo hướng bền vững. + Với tài nguyên đất, các nước Bắc Mỹ đã áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại kết hợp với các phương thức khai thác đa canh và luân canh, trồng trọt kết hợp chăn nuôi, tăng cường sử dụng nguồn phân bón sinh học nên năng suất lao động vẫn rất cao, đồng thời bảo vệ và chống thoái hoá đất. + Với tài nguyên nước, các nước Bắc Mỹ đã đề ra những quy định rất chặt chẽ về việc xả thải. Tiết kiệm nguồn nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt cũng rất được chú trọng. + Với tài nguyên khoáng sản, các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, thuỷ triều,... đang được sử dụng thay thế dần cho nguồn năng lượng hoá thạch. + Với tài nguyên thuỷ sản: Để đảm bảo sự phát triển của nguồn lợi thuỷ hải sản, các nước ở Bắc Mỹ đã có những quy định rất chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể. + Với tài nguyên gỗ: Bên cạnh việc khai thác, các quốc gia Bắc Mỹ cũng đưa ra nhiều biện pháp để bảo vệ rừng như ban hành luật bảo vệ rừng, quy định trồng mới rừng sau khi khai thác,... * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy tìm thông tin và giới thiệu với các bạn một hoạt động sản xuất theo hướng phát triển bền vững ở khu vực Bắc Mỹ. Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm hiểu thông tin trên mạng, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 144 * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:-Ngành công nghiệp thực phẩm thuỷ sản ở Bắc Mỹ đã thực hiện các biện pháp thương mại để xúc tiến khai thác thuỷ sản bền vững. Các nhà chế biến thực phẩm hay các siêu thị ở Bắc Mỹ đã đặt bền vững như một tiêu chuẩn khi tiến hành việc lựa chọn nguồn cung ứng thuỷ sản. Việc mua bán chỉ thực hiện khi nguồn cung ứng thuỷ sản có đủ điều kiện giấy phép và giấy chứng nhận của cơ quan quản lý biển thông qua hệ thống kiểm tra. Các tiêu chuẩn bền vững thuỷ sản ở đây cũng được xây dựng dựa trên Quy chuẩn ứng xử nghề cá có trách nhiệm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc. - Ngành kinh doanh thuỷ sản ở Bắc Mỹ cũng xúc tiến các biện pháp bền vững như+: Khảo sát kỹ nguồn cung cấp nguyên liệu thuỷ sản có phải từ khai thác hợp pháp hay+khôngThông cáo lời cam kết về nguồn thực phẩm thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu khai thác bền vững hoặc thực phẩm thuỷ sản có đủ điều kiện, giấy phép chứng nhận. + Giảm việc buôn bán các loài khi xác định nguồn gốc nguyên liệu được sản xuất không theo biện pháp bền vững. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 16. THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Trình bày được sự phân hóa thiên nhiên theo chiều đông – tây, theo chiều bắc – nam và theo chiều cao (trên dãy núi An-đét). 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù:
GV soạn: Ph 145 - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày được sự phân hóa thiên nhiên theo chiều đông – tây, theo chiều bắc – nam và theo chiều cao (trên dãy núi An-đét). - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr153-156. + Sử dụng bản đồ hình 16.1 SGK tr154 để trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo đông – tây. + Sử dụng bản đồ hình 16.2 SGK tr155 để trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo bắc – nam.+Quan sát hình 16.3 SGK tr156 để trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm những hình ảnh nổi bật về rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ. 3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về thiên nhiên Trung và Nam Mỹ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV), tập bản đồ (TBĐ) Địa lí 7. - Bản đồ tự nhiên khu vực Trung và Nam Mỹ, hình 16.2, 16.3 SGK phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được “Chướng ngại vật” GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng: 1 2 3 4
GV soạn: Phạm Hữu Quý 146 * GV phổ biến luật chơi: - “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi. - Các em dựa vào TBĐ Địa lý 7 và sự hiểu biết của bản thân để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Hiu-xtơn là trung tâm kinh tế của quốc gi nào? Câu 2. Tô-rôn-tô là trung tâm kinh tế của quốc gi nào? Câu 3. Nêu tên một số khoáng sản có trữ lượng lớn ở Bắc Mỹ Câu 4. Tài nguyên nước ở Bắc Mỹ sử dụng trong những lĩnh vực nào? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát TBĐ Địa lí 6 tr 30, 31 và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: Hoa Kì Câu 2: Canada Câu 3: than, đồng, sắt, vàng, dầu mỏ, khí tự nhiên… Câu 4: gia thông thủy, thủy điện, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…
2.1. Tìm hiểu về phân hóa tự nhiên theo chiều đông-tây và bắc nam (45 phút) a. Mục tiêu: trình bày được sự phân hóa thiên nhiên theo chiều đông – tây, theo chiều bắc – nam. b. Nội dung: Quan sát hình 16.1, 16.2 kết hợp kênh chữ SGK tr153-155, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả
lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1, 2 SGK. * GV treo bản đồ tự nhiên Trung và Nam Mỹ và hình 1. Phân hóa tự nhiên theo chiều đông - tây - Khu vực Trung Mỹ: Phía
GV soạn: Phạm Hữu Quý 147 TRUNG VÀ NAM MỸ * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trung và Nam Mỹ là một trong những khu vực có lượng mưa dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho giới tự nhiên phát triển phong phú. Vậy thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hóa như thế nào theo chiều đông – tây, bắc – nam và theo chiều cao? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)
GV soạn: Phạm Hữu Quý 148 16.2 lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS quan sát hình 16.1, 16.2, TBĐ Địa lý 7 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây khu vực Trung Mỹ. - Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây khu vực Nam Mỹ. 2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều bắc - nam khu vực Trung Mỹ. - Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều bắc nam khu vực Nam Mỹ Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 16.1, 16.2, TBĐ Địa lý 7 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 tây chủ yếu là các đồi núi còn phía đông là đồng bằng. - Khu vực Nam Mỹ: Chia làm 3 khu vực chính: + Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. + Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (Ô-rinô-cô, A-ma-dôn….). + Phía tây là miền núi Anđét cao trung bình 3.000 –5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. 2. Phân hóa tự nhiên theo chiều bắc - nam - Khu vực Trung Mỹ: + Khí hậu nhiệt đới; cảnh quan hoang mạc, xa van và rừng nhiệt đới ẩm. + Khí hậu xích đạo và cận xích đạo; cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm và xavan. - Khu vực Nam Mỹ: + Khí hậu xích đạo và cận xích đạo; cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm và xavan. + Khí hậu nhiệt đới; cảnh quan hoang mạc, xa van và rừng nhiệt đới ẩm. + Khí hậu cận nhiệt đới;
GV soạn: Phạm Hữu Quý 149 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây khu vực Trung Mỹ. Phía tây chủ yếu là các đồi núi còn phía đông là đồng bằng. - Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây khu vực Nam Mỹ. Chia làm 3 khu vực chính: + Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. + Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (Ô-ri-nô-cô, A-ma+dôn….).Phíatây là miền núi An-đét cao trung bình 3.000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. 2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều bắc - nam khu vực Trung Mỹ. + Khí hậu nhiệt đới; cảnh quan hoang mạc, xa van và rừng nhiệt đới ẩ +m.Khí hậu xích đạo và cận xích đạo; cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm và xavan. - Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều bắc nam khu vực Nam Mỹ + Khí hậu xích đạo và cận xích đạo; cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm và +xavan.Khí hậu nhiệt đới; cảnh quan hoang mạc, xa van và rừng nhiệt đới ẩ +m.Khí hậu cận nhiệt đới; cảnh quan là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng, hoang mạc và bán hoang mạc. + Khí hậu ôn đới; cảnh quan là rừng hôn hợp, hoang mạc và bán hoang mạc. - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá cảnh quan là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng, hoang mạc và bán hoang mạc. + Khí hậu ôn đới; cảnh quan là rừng hôn hợp, hoang mạc và bán hoang mạc.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 150 kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.2. Tìm hiểu về phân hóa thiên nhiên theo chiều cao (20 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được phân hóa thiên nhiên theo chiều cao. b. Nội dung: HS quan sát hình 16.3 và đọc kênh chữ SGK tr 156 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 3 SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào hi nh2 16.3 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao dãy núi An-đét. 2. Giải thích sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao dãy núi An-đét. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 16.3 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: - Câu 1: 3. Phân hóa tự nhiên theo chiều cao - Do địa hình núi cao nhiều đỉnh núi vượt qua 6000m nên thiên nhiên miền núi An-đét có sự thay đỏi theo chiều cao. - Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung An-đét thuộc khí hậu nóng và ẩm nên cảnh quan phổ biến là rừng xích đạo xanh quanh năm rậm rạp. Vùng nam An-đét thuộc khí hậu ôn hòa, rừng cận nhiệt và ôn đới phát triển. - Càng lên cao, nhiệt độ và
GV soạn: Phạm Hữu Quý 151 - Các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông đông Anđét qua lãnh thổ Pê-ru: + Rừng nhiệt đới: từ 0 - 1000 m. + Rừng lá rộng: 1000 - 1300 m. + Rừng lá kim: 1300 - 3000 m. + Đồng cỏ: 3000 - 4000 m. + Đồng cỏ núi cao: 4000 - 5000 m. + Băng tuyết vĩnh cửu: 6000 - 6500 m. - Các đai thực vật theo chiều cao của sườn tây An-đét qua lãnh thổ Pê-ru: + Thực vật nửa hoang mạc: từ 0 - 1000 m. + Cây bụi xương rồng: 1000 - 2000 m. + Đồng cỏ cây bụi: 2000 - 3000 m. + Đồng cỏ núi cao: 4000 - 6000 m. + Băng tuyết vĩnh cửu: 6000 - 6500 m. - Câu 2: Sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao dãy núi An đ +ét.Do địa hình núi cao nhiều đỉnh núi vượt qua 6000m nên thiên nhiên miền núi An-đét có sự thay đỏi theo chiều +cao. Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung An-đét thuộc khí hậu nóng và ẩm nên cảnh quan phổ biến là rừng xích đạo xanh quanh năm rậm rạp. Vùng nam An-đét thuộc khí hậu ôn hòa, rừng cận nhiệt và ôn đới phát triển. + Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, các cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi theo, trên các đỉnh núi cao có băng tuyết. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. độ ẩm thay đổi, các cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi theo, trên các đỉnh núi cao có băng tuyết. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 152 b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: hệ thống hóa một số đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ vào bảng theo mẫu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:*HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 153 Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: em hãy sưu tầm những hình ảnh nổi bật về rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ. Hoạt động này GV hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Vào tiết học sau) * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 17. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ TRUNG VÀ NAM MỸ, VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA, VĂN HÓA MỸ LATINH Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Trình bày được đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ latinh. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 154 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày được đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ latinh. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr157-159. + Sử dụng bản đồ hình 17.1 SGK tr158 để trình bày sự phân bố dân cư và đô thị ở trung và Nam Mỹ. + Quan sát hình 17.2 để nêu một vài nét đặc sắc văn hóa Mỹ Latinh. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm thông tin về một nét văn hóa đặc sắc Mỹ Latinh. 3. Về phẩm chất: ý - Ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ. - Ý thức bảo tồn những nét lịch sử và văn hóa. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV), tập bản đồ (TBĐ) Địa lí 7. - Lược đồ dân cư và đô thị trung và Nam Mỹ, hình 17.2 SGK phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ghép cột” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được trò chơi “Ghép cột” do GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 155 Tên Thành phố Hình ảnh 1. Mê-hi-cô Xiti a. 2. Xao Pao-lô b. 3. Ri-ô đê Gia-nê-rô c. 4. Xan-ti-a-gô d. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tiến hành nối cột. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 156 * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – d. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ đã hình thành văn hóa Mỹ Latinh như thế nào? Tại sao khu vực này có các đô thị với quy mô lớn và mức độ đô thị hóa cao? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) 2.1. Tìm hiểu đặc điểm nguồn gốc dân cư và đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ (45 phút)a.Mục tiêu: trình bày được đặc điểm nguồn gốc dân cư và đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ b. Nội dung: Quan sát hình 17.1 kết hợp kênh chữ SGK tr157, 158, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1, 2 SGK. * GV treo bản đồ dân cư và đô thị Trung và Nam Mỹ lên 1. Đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ
GV soạn: Phạm Hữu Quý 157 bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 17.1 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ. – Quy mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung và Nam Mỹ năm 2020 là bao -nhiêu?Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư trung và Nam Mỹ. 2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Xác định các đô thị trên 10 triệu dân, từ 510 triệu dân. - Trình bày vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ. - Đô thị hóa tự phát ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế xã hội và môi trường ở Trung và Nam – Dân cư gồm người nhập cư và người lai. – Người bản địa chủ yếu là người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít di cư từ châu Á sang. – Từ cuối thế kỉ XVI, đa số người nhập cư là người châu Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. – Đến thế kỉ XVII, người nhập cư chủ yếu là người châu Phi. – Sự hòa huyết giữa người gốc Âu, người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa => người lai. 2. Đô thị hóa Trung và Nam Mỹ – Tốc độ đô thị hóa cao (tỉ lệ dân thành thị chiếm trên 80% số dân – 2020). - Các đô thị trên 10 triệu: Mê-hi-cô Xi-ti, Xao Paolô, Ri-ô Gia-nê-rô,… – Đô thị hóa mang tính tự phát do quá trình cải cách ruộng đất không triệt để => Tạo ra nhiều sức ép về kinh tế – xã hội và môi trường cho các quốc gia trong khu vực.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 158 Mỹ? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 17.1 thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ. – Dân cư gồm người nhập cư và người lai. – Người bản địa chủ yếu là người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gôlô-ít di cư từ châu Á sang. – Từ cuối thế kỉ XVI, đa số người nhập cư là người châu Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. – Đến thế kỉ XVII, người nhập cư chủ yếu là người châu Phi. – Sự hòa huyết giữa người gốc Âu, người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa => người lai. – Quy mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung và Nam Mỹ năm 2020 là bao nhiêu? - Quy mô dân số: 654 triệu người. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: 0,9%. - Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư trung và Nam Mỹ. Phân bố dân cư không đều: + Tập trung chủ yếu ở đồng bằng ven biển. Do có địa hình bằng phẳng, sông ngòi dày đặc thuận lợi cho sản xuất. + Thưa thớt ở vùng sâu trong nội địa và rừng A-ma-dôn do khí hậu khô hạn, A ma dôn chủ yếu là rừng rậm. 2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2
GV soạn: Phạm Hữu Quý 159 Phần câu hỏi Phần trả lời - Xác định các đô thị trên 10 triệu dân, từ 510 triệu dân. + Trên 10 triệu: Mê-hi-cô Xi-ti, Xao Pao-lô, Ri-ô Gia-nê-rô,… + Từ 5-10 triệu: Li-ma, Xan-ti-a-gô. - Trình bày vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ. – Tốc độ đô thị hóa cao (tỉ lệ dân thành thị chiếm trên 80% số dân ––2020). Đô thị hóa mang tính tự phát do quá trình cải cách ruộng đất không triệt để. => Tạo ra nhiều sức ép về kinh tế –xã hội và môi trường cho các quốc gia trong khu vực. - Đô thị hóa tự phát ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế xã hội và môi trường ở Trung và Nam Mỹ? Thất nghiệp, thiếu việc làm, ùn tắt giao thông, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường nước, không khí… - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.2. Tìm hiểu về văn hóa Mỹ Latinh (20 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm văn hóa Mỹ Latinh . b. Nội dung: HS quan sát hình 17.2 và đọc kênh chữ SGK tr 159 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 160 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 3 SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Trình bày nét đặc sắc về ngôn ngữ Mĩ Latinh. 2. Chứng minh và giải thích vì sao nền văn hóa Mỹ Latinh đặc sắc, phong phú? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 17.2 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Ngôn ngữ: hệ Latinh (tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng chủ yếu ở Bra-xin, tiếng Tây Ban Nha được sử dụng ở đa số các quốc gia còn lại. 2. Sự kết hợp các nền văn hóa trên thế giới với nền văn hóa bản địa => nền văn hóa Mỹ Latinh đặc sắc, phong +phú.Lễ hội: Ca-ni-van. + Vũ điệu: tăng-gô, xan-xa, rum-ba, cha-cha-cha,… * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Văn hóa Mỹ Latinh - Ngôn ngữ: hệ Latinh (tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng chủ yếu ở Braxin, tiếng Tây Ban Nha được sử dụng ở đa số các quốc gia còn lại. - Sự kết hợp các nền văn hóa trên thế giới với nền văn hóa bản địa => nền văn hóa Mỹ Latinh đặc sắc, phong phú. + Lễ hội: Ca-ni-van. + Vũ điệu: tăng-gô, xanxa, rum-ba, cha-chacha,… 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 161 b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hình 17.1 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Giải thích vì sao dân cư Trung và Nam Mỹ có nguồn gốc đa dạng. 2. Nnhận xét đặc điểm phân bố các đô thị ở Trung và Nam Mỹ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào hình 17.1 và kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Dân cư Trung và Nam Mỹ có nguồn gốc đa dạng do sự hòa huyết giữa người Anh-điêng bản địa với người gốc Âu và người gốc Phi. 2. Các đô thị ở Trung và Nam Mỹ phân bố không đều: - Các đô thị lớn trên 10 triệu người phân bố chủ yếu ven biển phía đông nam Nam Mỹ (Ri-ô đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret). Ngoài ra, còn phân bố ở tây bắc Nam Mỹ và Trung Mỹ - Các đô thị trên 5 – 10 triệu người phân bố ven biển phía tây Nam Mỹ (Li-ma, Xan-ti-a-gô).-Các đô thị từ 1 – 5 triệu người phân bố rải rác, tập trung nhất ở Trung Mỹ, tây bắc Nam Mỹ và phía đông của Nam Mỹ. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 162 Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy sưu tầm tư liệu và viết một đoạn văn giới thiệu nét đặc sắc của văn hóa Mỹ Latinh. Hoạt động này GV hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Vào tiết học sau) Văn hóa Mỹ Latinh là một nền văn hóa đặc sắc và phong phú bởi sự kết hợp giữa các nền văn hóa trên thế giới với nền văn hóa bản địa. Điển hình cho nền văn hóa này là lễ hội Ca-ni-van sôi động và các vũ điệu cuốn hút (tăng-gô, xan-xa, rum-ba, chacha-cha,…). Ca-ni-van là lễ hội đường phố tràn ngập âm nhạc cùng vũ điệu sam-ba được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro (Bra-xin) vào thời gian từ 28/2 – 4/3 hàng năm. Trong lễ hội này, người dân được hòa mình vào lễ diễu hành của các vũ công sam-ba nóng bỏng và quyến rũ. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 18. VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ RỪNG A-MA-DÔN Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn. - Phân tích được vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng A-ma-dôn. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 163 + Phân tích được vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng A-ma-dôn. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK tr160, 161. + Sử dụng bảng số liệu SGK tr160 để nhận xét cơ cấu diện tích rừng A-ma-dôn theo quốc gia. + Sử dụng hình 18 để nêu các đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: nêu các biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn của các nước trong khu vực hiện nay. 3. Về phẩm chất: - Ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về rừng A-ma-dôn. - Ý thức bảo vệ rừng A-ma-dôn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV). - Hình 18 phóng to. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về một số dạng địa hình chính nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời. c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy cho biết khu rừng nào được mệnh danh là lá phổi xanh của thế giới? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩa để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: rừng A-ma-dôn - HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Rừng nhiệt đới A-ma-dôn có sự đa dạng và phong phú về thành phần loài. Người dân Nam Mỹ đã và đang khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn như thế nào? Những tác động này ảnh hưởng như thế nào đến môi
GV soạn: Phạm Hữu Quý 164 trường tự nhiên rừng A-ma-dôn? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35 phút) 2.1. Tìm hiểu đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn (20 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn. b. Nội dung: Quan sát bảng số liệu, hình 18 kết hợp kênh chữ SGK tr160, 161 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo bản đồ tự nhiên Trung và Nam Mỹ, bảng số liệu, hình 18 phóng to lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu, hình 18 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn - Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới có diện tích hơn 5,5 triệu km2 .
GV soạn: Phạm Hữu Quý 165 1. Xác định vị trí của rừng nhiệt đới A-ma-dôn trên bản đồ. 2. Nhận xét cơ cấu diện tích rừng A-ma-dôn phân theo quốc gia. 3. Nêu các đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn. 4. Nêu vai trò của rừng A-ma-dôn. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 16.1, hình 18, bảng số liệu, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Vị trí của rừng nhiệt đới A-ma-dôn: Rừng amazon là một dải đất rộng lớn chạy dọc theo dòng sông amazon, nằm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ. 2. Cơ cấu diện tích rừng A-ma-dôn phân bố không đều: Bra-xin có tỉ lệ diện tích rừng lớn nhất 60%, tiếp đến là Pê-ru 13%, thấp nhất là Guyana 1%. 3. Các đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn: - Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới có diện tích hơn 5,5 triệu km2 - Rừng trải rộng trên nhiều quốc gia, chủ yếu ở Bra-xin (chiếm 60% diện tích). - Rừng A-ma-dôn có khí hậu nóng ẩm và mức độ đa dạng sinh học rất cao. + Rừng gồm 5 – 6 tầng cây với các cây vượt tán có thể cao trên 50 m, dưới là các cây gỗ lớn, các cây bụi thấp cùng hệ thống dây leo chằng chịt. + Thành phần loài động, thực vật trong rừng hết sức phong phú, đa dạng với hàng triệu loài côn trùng, hàng nghìn loài chim, thú, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật. 4. Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, đóng vai trò quan trọng trong điều hoà khí hậu và là nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu. - Rừng trải rộng trên nhiều quốc gia, chủ yếu ở Braxin (chiếm 60% diện tích). - Rừng A-ma-dôn có khí hậu nóng ẩm và mức độ đa dạng sinh học rất cao. + Rừng gồm 5 – 6 tầng cây với các cây vượt tán có thể cao trên 50 m, dưới là các cây gỗ lớn, các cây bụi thấp cùng hệ thống dây leo chằng chịt. + Thành phần loài động, thực vật trong rừng hết sức phong phú, đa dạng với hàng triệu loài côn trùng, hàng nghìn loài chim, thú, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 166 * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.2. Tìm hiểu về vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn (15 phút) a. Mục tiêu: HS phân tích được vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng A-ma-dôn. b. Nội dung: Đọc kênh chữ SGK tr 161 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Phân tích vấn đề khai thác, sử dụng rừng A-ma-dôn. 2. Phân tích vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: -1.Thực trạng khai thác: Rừng A-ma-dôn được khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông và phát triển thuỷ điện trong lưu vực sông trong nhiều năm. - Hậu quả: diện tích rừng đang bị mất dần. + Năm 2016, rừng nhiệt đới A-ma-dôn đã mất khoảng 3,4 triệu ha diện tích rừng nguyên sinh và năm 2020 mất 2. Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng Ama-dôn - Thực trạng khai thác: Rừng A-ma-dôn được khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông và phát triển thuỷ điện trong lưu vực sông trong nhiều năm. - Hậu quả: + Diện tích rừng đang bị mất dần, năm 2020 mất khoảng 2,3 triệu ha. + Hoạt động khai thác rừng quá mức gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu. + Các vụ cháy rừng cũng
GV soạn: Phạm Hữu Quý 167 khoảng 2,3 triệu ha. + Hoạt động khai thác rừng quá mức gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu. + Các vụ cháy rừng cũng làm suy giảm số lượng loài động, thực vật. 2. Năm 2019, các quốc gia trong khu vực gồm Bô-li-vi-a, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ê-cu-a-đo, Guy-a-na, Pê-ru, Xu-rinam đã kí Hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn với các biện -pháp:H ạn chế khai thác gỗ. - Trồng lại rừng. - Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa trong phát triển bền vững. - Hỗ trợ về tài chính để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. làm suy giảm số lượng loài động, thực vật. - Biện pháp: + Hạn chế khai thác gỗ. + Trồng lại rừng. + Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa trong phát triển bền vững. + Hỗ trợ về tài chính để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng. 3. Hoạt động luyện tập (4 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Chứng minh rừng nhiệt đới A-ma-dôn có vai trò sinh thái rất quan trọng. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào bảng số liệu, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 168 Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:-Rừng A-ma-dôn chịu trách nhiệm tạo ra 50 – 75% lượng mưa tại vùng A-madôn, độ ẩm từ A-ma-dôn cũng ảnh hưởng đến lượng mưa ở Tây và Trung Mỹ, do đó rừng A-ma-dôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng mưa ở Nam Mỹ. - Rừng A-ma-dôn đang lưu trữ 86 tỉ tấn carbon, nếu lượng carbon này thoát ra, Trái Đất sẽ lâm nguy, do đó rừng nhiệt đới A-ma-dôn giúp ổn định nhiệt độ toàn cầu. - Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống.-Di sản thiên nhiên của nhân loại. - Là nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu.: 30% các loài sinh vật được tìm thấy ở Amazon, nhiều loài có giá trị tiềm năng với con người dưới dạng thuốc, lương thự-cTầm quan trọng đối với các quốc gia Nam Mỹ: Ở lưu vực Amazon, hàng chục triệu người sống phụ thuộc vào những nguồn lợi mà nó mang lại: + Giao thông vận tải đường sông. + Khai thác và thu gom lâm sản ngoài gỗ là các ngành công nghiệp chính ở nhiều thành phố. + Giảm nguy cơ hỏa hoạn và ô nhiễm không khí. + Cá ở các nhánh sông là nguồn thức ăn khổng lồ. + Rừng cung cấp phì nhiêu cho các đồng bằng. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy sưu tầm những thông tin về các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới A-ma-dôn của các nước trong khu vực hiện nay. Hoạt động này GV hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời câu hỏi.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 169 * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Vào tiết học sau) - Đặt ra các chính sách, biện pháp quyết liệt để bảo vệ rừng A-ma-dôn như cấm và hạn chế khai thác rừng bừa bãi. - Có các biện pháp xử lý hành vi phá hoại rừng, quản lý chặt chẽ rừng. - Kêu gọi người dân bảo vệ rừng, ngăn chặn và cấm phá tài nguyên rừng, tài nguyên đất. - Tuyên truyền cho mọi người về cách bảo vệ rừng và tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. - Trồng nhiều cây xanh. - Kêu gọi tẩy chay các sản phẩm tiêu dùng, nông nghiệp trồng trên đất trồng rừng. - Tăng cường tuyên truyền, có các biện pháp phòng chống cháy rừng. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 170 CHƯƠNG 5. CHÂU ĐẠI DƯƠNG BÀI 19. THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương: vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Ô-xtrây-li-a. - Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản. - Phân tích được đặc điểm khí hậu Ô-xtrây-li-a, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Đại Dương. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr162-165. + Sử dụng quả Địa cầu, hình 19.1 SGK tr162 để xác định vị trí và phạm vi lãnh thổ châu Đại Dương, xác định các dạng địa hình và các khoáng sản của châu lục. + Sử dụng lược đồ và biểu đồ hình 19.2 và 19.3 SGK tr164 để xác định các đới và kiểu khí hậu ở châu Đại Dương và phân tích đặc điểm nhiệt độ lượng mưa của các trạm khí tượng. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: đưa ra các biện pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên ở châu Đại Dương. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về thiên nhiên và bảo vệ môi trường tự nhiên ở châu Đại Dương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV), quả Địa cầu, TBĐ Địa lí 7. - Lược đồ thiên nhiên châu Đại Dương, hình 19.2, 19.3 SGK tr164 phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
GV soạn: Phạm Hữu Quý 171 a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được “Chướng ngại vật” GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi. - Các em dựa vào sự hiểu biết của bản thân để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Rừng A-ma-dôn có diện tích là bao nhiêu? Câu 2. Rừng A-ma-dôn có mấy tầng cây? Câu 3. Rừng A-ma-dôn được mệnh danh là gì? Câu 4. Nêu các biện pháp bảo vệ Rừng A-ma-dôn. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. 1 2 3 4
GV soạn: Phạm Hữu Quý 172 Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: Hơn 5,5 triệu km2 . Câu 2: Gồm 5-6 tầng cây. Câu 3: Lá phổi xanh của Trái Đất. Câu 4: Hạn chế khai thác gỗ, trồng lại rừng, đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa trong phát triển bền vững… CHÂU ĐẠI DƯƠNG * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Châu Đại Dương có diện tích nhỏ nhất trong các châu lục với nhiều đảo và quần đảo, nhưng phần lớn là những đảo nhỏ. Nơi đây có nhiều loài sinh vật đặc hữu. Vậy thiên nhiên châu Đại Dương có những nét đặc sắc nào? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) 2.1. Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ châu Đại Dương (20 phút) a. Mục tiêu: Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương: vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Ô-xtrây-li-a. b. Nội dung: Quan sát quả Địa cầu, TBĐ Địa lí 7, hình 19.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 162, 163 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 173 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo lược đồ thiên nhiên châu Đại dương lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát lược đồ, hình 19.1, TBĐ Địa lí 7, quả Địa cầu và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định các bộ phận của châu Đại Dương. 2. Xác định vị trí địa lí của lục địa Ô-xtrây-li-a. 3. Trình bày kích thước và hình dạng lục địa Ô-xtrây-li-a. 4. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ châu Phi thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát TBĐ Địa lí 7, lược đồ, hình 19.1, quả Địa cầu và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Châu Đại Dương bao gồm: + Các chuỗi đảo Mê-la-nêdi, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê+diQuần đảo Niu Di-len. + Lục địa Ô-xtrây-li-a. - Vị trí địa lí của lục địa Ô-xtrây-li-a: Lục địa Ôxtrây-li-a nằm ở phía tây châu Đại Dương với bốn phía giáp biển: + Phía bắc tiếp giáp với biển A-ra-phu-ra. + Phía tây tiếp giáp với Ấn Độ Dương. + Phía nam biển ăn lõm vào đất liền tạo thành vịnh
GV soạn: Phạm Hữu Quý 174 1. Châu Đại Dương bao gồm: + Các chuỗi đảo Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di + Quần đảo Niu Di-len. + Lục địa Ô-xtrây-li-a. 2. Vị trí địa lí của lục địa Ô-xtrây-li-a: Lục địa Ô-xtrây-lia nằm ở phía tây châu Đại Dương với bốn phía giáp biển: + Phía bắc tiếp giáp với biển A-ra-phu-ra. + Phía tây tiếp giáp với Ấn Độ Dương. + Phía nam biển ăn lõm vào đất liền tạo thành vịnh Ôxtrây-li-a Lớn. + Phía đông tiếp giáp biển San Hô và biển Ta-xman. 3. Kích thước và hình dạng lục địa Ô-xtrây-li-a: + Kích thước: là lục địa có diện tích nhỏ nhất thế giới. + Hình dạng: có dạng khối, đường bờ biển ít bị chia cắt. 4. thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và trao đổi hàng hóa với các châu lục khác. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. * Mở rộng: - Diện tích toàn châu Đại Dương: khoảng 8,5 triệu km2 - Diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a: khoảng 7,6 triệu km2 Ô-xtrây-li-a Lớn. + Phía đông tiếp giáp biển San Hô và biển Ta-xman. - Kích thước và hình dạng lục địa Ô-xtrây-li-a: + Kích thước: là lục địa có diện tích nhỏ nhất thế giới. + Hình dạng: có dạng khối, đường bờ biển ít bị chia cắt. 2.2. Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương (45 phút) a. Mục tiêu: - Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản. - Phân tích được đặc điểm khí hậu Ô-xtrây-li-a, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a. b. Nội dung: Quan sát hình 19.2, 19.3, TBĐ Địa lí 7, kết hợp kênh chữ SGK tr163-165, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 175 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo lược đồ tự nhiên châu Đại Dương và hình 19.2, 19.3 phóng to lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 19.1-19.3, TBĐ Địa lí 7 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày đặc điểm địa hình của lục địa Ôxtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở châu Đại Dương. 2. Đặc điểm tự nhiên a. Địa hình và khoáng sản - Địa hình lục địa Ô-xtrây+li-a:Khu vực phía tây: có độ cao trung bình dưới 500m với cao nguyên như Kimboc-li, hoang mạc Vích-tori-a Lớn,... + Khu vực trung tâm: là vùng đất thấp với bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và đồng bằng Nan-labo ở phía nam.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 176 - Trình bày đặc điểm khoáng sản của lục địa Ôxtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở châu Đại Dương. 2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Cho biết Ôxtrây-li-a có các đới và kiểu khí hậu nào? - Phân tích đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của các trạm khí tượng a,b,c,d. - Kể tên các loài sinh vật đặc hữu của Ô-xtrây-li-a. Nêu các biện pháp bảo vệ các loài sinh vật ở nơi đây. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 19.1-19.3, TBĐ Địa lí 7 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày đặc điểm địa hình của lục địa Ôxtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở + Ô-xtrây-li-a là một lục địa tương đối bằng phẳng với vùng cao nguyên ở phía tây; đồng bằng, bồn địa ở khu vực trung tâm và vùng núi ở phía đông. + Khu vực phía đông: là dãy Trường Sơn Ô-xtrâyli-a kéo dài từ bắc xuống nam với độ cao trung bình từ 600 – 900 m ở phía bắc, cao dần về phía nam với các định trên 2000 m. - Địa hình ở Niu Di-len và chuỗi đảo Mê-la-nê-di chủ yếu là núi cao, có đỉnh cao trên 4 000 m. Ở hai chuỗi đảo còn lại, các đảo núi lửa là những đảo núi cao trong khi các đảo san hô là đảo thấp. - Khoáng sản: có nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị như sắt, đồng, vàng, than và dầu mỏ; phân bố tập trung ở Ô-xtrây-li-a, Niu Di-len. b. Khí hậu và sinh vật * Các đới và kiểu khí hậu ở Ô-xtrây-li-a: - Đới khí hậu nhiệt đới: + Khí hậu nhiệt đới gió +mùaKhí hậu nhiệt đới khô - Đới khí hậu cận nhiệt: + Khí hậu cận nhiệt địa trung hải + Khí hậu cận nhiệt lục địa + Khí hậu cận nhiệt hải dương
GV soạn: Phạm Hữu Quý 177 châu Đại Dương. + Khu vực phía tây: có độ cao trung bình dưới 500m với cao nguyên như Kim-boc-li, hoang mạc Vích-to-ri-a Lớn,... + Khu vực trung tâm: là vùng đất thấp với bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và đồng bằng Nan-la-bo ở phía nam. + Khu vực phía đông: là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a kéo dài từ bắc xuống nam với độ cao trung bình từ 600 – 900 m ở phía bắc, cao dần về phía nam với các định trên 2000 m. + Địa hình ở Niu Di-len và chuỗi đảo Mê-la-nê-di chủ yếu là núi cao, có đỉnh cao trên 4 000 m. Ở hai chuỗi đảo còn lại, các đảo núi lửa là những đảo núi cao trong khi các đảo san hô là đảo thấp. - Trình bày đặc điểm khoáng sản của lục địa Ôxtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở châu Đại Dương. Có nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị như sắt, đồng, vàng, than và dầu mỏ; phân bố tập trung ở Ôxtrây-li-a, Niu Di-len. 2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Cho biết Ôxtrây-li-a có các đới và kiểu khí hậu nào? - Đới khí hậu nhiệt đới: + Khí hậu nhiệt đới gió mùa + Khí hậu nhiệt đới khô - Đới khí hậu cận nhiệt: + Khí hậu cận nhiệt địa trung hải + Khí hậu cận nhiệt lục địa + Khí hậu cận nhiệt hải dương - Đới khí hậu ôn đới: + Khí hậu ôn đới hải dương + Khí hậu núi cao - Đới khí hậu ôn đới: + Khí hậu ôn đới hải dương + Khí hậu núi cao * Các loài sinh vật đặc hữu của Ô-xtrây-li-a: Gấu túi; Căng-gu-ru; Chuột túi; Thú mỏ vịt.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 178 - Phân tích đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của các trạm khí tượng a,b,c,d. - Kể tên các loài sinh vật đặc hữu của Ô-xtrây-li-a. Nêu các biện pháp bảo vệ các loài sinh vật ở nơi đây. - Các loài sinh vật đặc hữu của Ôxtrây-li-a: Gấu túi; Căng-gu-ru; Chuột túi; Thú mỏ vịt. - Biện pháp: khai thác hợp lý tài nguyên rừng, trồng rừng, phòng chống cháy rừng, không săn bắt động vật, xây dựng thêm vườn quốc gia… - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 179 c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hình 19.1, 19.3 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định trên hình 19.1 các khu vực địa hình và khoáng sản của Ô-xtrây-li-a. 2. Trong 4 trạm khí tượng ở hình 19.3, trạm nào có nhiệt độ trung bình tháng 7 thấp nhất? Tại sao? * HS dựa vào hình 19.2, 19.3, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Địa hình: + Khu vực phía tây: có độ cao trung bình dưới 500m với cao nguyên như Kimboc-li, hoang mạc Vích-to-ri-a Lớn,... + Khu vực trung tâm: là vùng đất thấp với bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và đồng bằng Nan-la-bo ở phía nam. + Khu vực phía đông: là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a kéo dài từ bắc xuống nam với độ cao trung bình từ 600 – 900 m ở phía bắc, cao dần về phía nam với các định trên 2000 m. + Địa hình ở Niu Di-len và chuỗi đảo Mê-la-nê-di chủ yếu là núi cao, có đỉnh cao trên 4 000 m. Ở hai chuỗi đảo còn lại, các đảo núi lửa là những đảo núi cao trong khi các đảo san hô là đảo thấp. - Khoáng sản: phân bố tập trung ở Ô-xtrây-li-a, Niu Di-len. 2. Trạm Hô-bat có nhiệt độ trung bình tháng 7 thấp nhất vì trạm Hô-bat thuộc khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ mát, mà đông không lạnh lắm. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 180 b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy sưu tầm hình ảnh về các cảnh quan tự nhiên hoặc các loài sinh vật đặc hữu ở Ô-xtrây-li-a. Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm hiểu thông tin trên mạng, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:*HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 20. DÂN CƯ, XÃ HỘI Ô-XTRÂY-LI-A Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư Ô-xtrây-li-a. - Trình bày được một số vấn đề về lịch sử và văn hóa độc đáo của Ô-xtrây-li-a. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 181 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư Ô-xtrây-li-a. + Trình bày được một số vấn đề về lịch sử và văn hóa độc đáo của Ô-xtrây-li-a. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr166-169. + Sử dụng bảng số liệu SGK tr166 để nhận xét quy mô và sự gia tăng dân số Ô-xtrâyli-a.+ Sử dụng bản đồ hình 20.1 SGK tr167 để trình bày sự phân bố dân cư và đô thị Ôxtrây-li-a.+Quan sát hình 20.2, 20.3 để nêu một vài nét về lịch sử và văn hóa Ô-xtrây-li-a. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm thông tin về một nét văn hóa đặc trưng ở Ô-xtrây-li-a. 3. Về phẩm chất: ý - Ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a. - Ý thức bảo tồn những nét lịch sử và văn hóa. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV), tập bản đồ (TBĐ) Địa lí 7. - Lược đồ dân cư và đô thị Ô-xtrây-li-a, hình 20.2 SGK phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được ô chữ GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: 1 2 3 4 5
GV soạn: Phạm Hữu Quý 182 - Trò chơi ô chữ gồm 5 chữ cái được đánh số từ 1 đến 5 sẽ tương ứng với 5 câu hỏi. - Các em dựa vào TBĐ Địa lí 7 và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Phần lớn châu Đại dương nằm ở bán cầu…: A. Bắc B. Nam C. Đông D. Tây Câu 2. Phía tây lục địa Ô-xtrây-li-a giáp với: A. Thái Bình Dương B. Ấn Độ Dương C. châu Á D. châu Phi Câu 2. Phía đông lục địa Ô-xtrây-li-a giáp với: A. Thái Bình Dương B. Ấn Độ Dương C. châu Á D. châu Phi Câu 4. Phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu: A. khô hạn B. nóng ẩm C. lạnh ẩm D. lạnh khô Câu 5. Loài vật được sử dụng trên quốc huy Ô-xtrây-li-a là: A. Cang-gu-ru B. Báo C. Đại bàng D. Sư tử Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS dựa vào TBĐ Địa lí 7 và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: A Câu 5: A * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Nói đến xit-ni là ai ai cũng biết đó là 1 thành phố nổi tiếng của Ô-xtrây-li-a, một trong những quốc gia có mật độ dân số thấp nhất thế giới, có những nét đặc sắc về lịch sử và văn hóa. Vậy dân cư xã hội Ô-xtrây-li-a có những đặc điểm gì nổi bật? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (55 phút) 2.1. Tìm hiểu đặc điểm dân cư Ô-xtrây-li-a. (40 phút) a. Mục tiêu: trình bày được đặc điểm dân cư Ô-xtrây-li-a. b. Nội dung: Quan sát bảng số liệu, hình 20.1 kết hợp kênh chữ SGK tr166, 167, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. X I T N I
GV soạn: Phạm Hữu Quý 183 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo bản đồ dân cư và đô thị Ô-xtrây-li-a, bảng số liệu SGK lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2, bảng số liệu và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Đặc điểm dân cư a. Quy mô, gia tăng và cơ cấu dân số - Năm 2020, số dân của Ôxtrây-li-a đạt 25,7 triệu người, tăng 6,6 triệu người so với năm 2000.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 184 1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nhận xét quy mô và sự gia tăng dân số Ôxtrây-li-a, giai đoạn 2000 ––2020.Trình bày cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Ô xtrây li a. 2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Xác định khu vực có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất. Giải thích nguyên nhân. - Kể tên một số đô thị ở Ô-xtrâyli-a. Cho biết các đô thị thường tập trung tại khu vực nào? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 20.1, bảng số liệu và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nhận xét quy mô và sự gia Giai đoạn 2000 – 2020, quy mô dân số của Ô xtrây li a không lớn và có - Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, chỉ duy trì ở mức 0, 5 – 0,7% (năm 2020 đạt -0,5%).Ô-xtrây-li-a có cơ cấu dân số già với 15% dân số từ 65 tuổi trở lên (2020), xu hướng tăng trong tương lai. Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm khoảng 19% và xu hướng giảm. b. Phân bố dân cư và đô thị - Phân bố dân cư không đều: + Vùng có mật độ dân số cao nhất: bang Vich-to-ri-a với trên 25 người/km2 . + Vùng có mật độ dân số thấp nhất: vùng lãnh thổ phía bắc với dưới 1 người/km2 . - Một số đô thị ở Ô-xtrâyli-a: A-đê-lai, Xit-ni, Niu Cát-xơn, Brix-bên,… + Các đô thị thường tập trung tại khu vực phía đông nam lục địa Ô-xtrâyli-a (bang Vic-to-ri-a và bang Niu Xao Uây).
GV soạn: Phạm Hữu Quý 185 tăng dân số Ôxtrây-li-a, giai đoạn 2000 –2020. xu hướng tăng; tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức thấp. Cụ thể: + Năm 2020, số dân của Ô-xtrây-li-a đạt 25,7 triệu người, tăng 6,6 triệu người so với năm 2000. + Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, chỉ duy trì ở mức 0, 5 – 0,7% (năm 2020 đạt 0,5%). – Trình bày cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Ô-xtrây-li-a. + Ô-xtrây-li-a có cơ cấu dân số già với 15% dân số từ 65 tuổi trở lên (2020), xu hướng tăng trong tương +lai.Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm khoảng 19% và xu hướng giảm. 2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Xác định khu vực có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất. Giải thích nguyên nhân. + Vùng có mật độ dân số cao nhất: bang Vich-to-ri-a với trên 25 người/km2. Do có khí hậu ôn đới hải dương mưa nhiều, mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Vùng có mật độ dân số thấp nhất: vùng lãnh thổ phía bắc với dưới 1 người/km2. Do khí hậu khô nóng, nằm sâu trong lục địa, chủ yếu là hoang mạc. - Kể tên một số đô thị ở Ô-xtrâyli-a. Cho biết các đô thị thường tập trung tại khu vực nào? + Một số đô thị ở Ô-xtrây-li-a: Ađê-lai, Men-bơn, Gi-lông, Hô-bát, Can-be-ra, Xit-ni, Niu Cát-xơn, +Brix-bên,…Các đô thị thường tập trung tại khu vực phía đông nam lục địa Ôxtrây-li-a (bang Vic-to-ri-a và bang Niu Xao Uây). - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 186 2.2. Tìm hiểu về lịch sử và văn hóa độc đáo (15 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được một số vấn đề về lịch sử và văn hóa độc đáo của Ô-xtrây-li-a. b. Nội dung: HS quan sát hình 20.1, 20.2 và đọc kênh chữ SGK tr 168, 169 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, lần lượt trả 2. Lịch sử và văn hóa độc đáo - Lịch sử:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 187 lời các câu hỏi sau: 1. Một số sự kiện lịch sử nổi bật của Ô-xtrây-li-a. 2. Những biểu hiện cho thấy Ô-xtrây-li-a có nền văn hóa độc đáo. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 20.2, 20.3 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: +1.Cư dân đầu tiên là người bản địa. + Vào thế kỉ XVII, người Hà Lan phát hiện ra Ô-xtrây-li+a.Sau năm 1770, chính phủ Anh đã đưa dân đến khai phá và định cư ở Ô-xtrây-li-a. + Những năm 1850, làn sóng di dân đến khai thác vàng. + Năm 1901, thành lập Nhà nước Liên bang Ô-xtrây-li-a. +2. Nền văn hóa lâu đời với các cộng đồng thổ dân được hình thành từ hàng nghìn năm trước. + Nền văn hóa độc đáo kết hợp giữa văn hóa của người bản địa với văn hóa của người nhập cư + Ngôn ngữ đa dạng với khoảng 300 ngôn ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. + Cư dân đầu tiên là người bản địa. + Vào thế kỉ XVII, người Hà Lan phát hiện ra Ô+xtrây-li-a.Saunăm 1770, chính phủ Anh đã đưa dân đến khai phá và định cư ở Ô+xtrây-li-a.Nh ững năm 1850, làn sóng di dân đến khai thác +vàng.Năm 1901, thành lập Nhà nước Liên bang Ô-xtrây-li-a.V ăn hóa: + Nền văn hóa lâu đời với các cộng đồng thổ dân được hình thành từ hàng nghìn năm trước. + Nền văn hóa độc đáo kết hợp giữa văn hóa của người bản địa với văn hóa của người nhập cư. + Ngôn ngữ đa dạng với khoảng 300 ngôn ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. 3. Hoạt động luyện tập (20 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 188 b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào bảng Số dân và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ôxtrây-li-a và kiến thứ có nền văn hóa độc đáo do đây là nền văn hóa lâu đời với các cộng đồng thổ dân được hình thành từ hàng nghìn năm trước. Ngoài ra, văn hóa Ô-xtrây-lia còn là sự kết hợp giữa văn hóa của người bản địa với văn hóa của người nhập cư. * HS khác lắ
c đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Dựa vào bảng Số dân và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ô-xtrây-li-a, giai đoạn 2000 – 2020, em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện quy mô dân số của Ô-xtrây-li-a. 2. Vì sao Ô-xtrây-li-a có nền văn hóa độc đáo? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào bảng số liệu, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Biểu đồ cột thể hiện quy mô dân số của Ô-xtrây-li-a 2. Ô-xtrây-li-a
ng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (10 phút)
GV soạn: Phạm Hữu Quý 189 a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Dựa vào hình 20.3, em hãy sưu tầm thêm thông tin về một nét văn hóa đặc trưng của Ô-xtrây-li-a, viết một báo cáo ngắn và trao đổi với bạn cùng lớp. Hoạt động này GV hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Vào tiết học sau) Ô-xtrây-li-a có nền văn hóa lâu đời với các cộng đồng thổ dân được hình thành từ hàng nghìn năm trước. Nền văn hóa bản địa được bảo tồn bản sắc với các lễ hội lớn được diễn ra hàng năm như: lễ hội truyền thống Ô Va-lây, lễ hội thổ dân Lô-ra,… * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 21. PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở Ô-XTRÂY-LI-A Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ôxtrây-li-a. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 190 b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr170-172. + Sử dụng bản đồ hình 21 SGK tr170 để kể tên các khoáng sản được khai thác ở Ôxtrây-li-a.+S ử dụng bảng số liệu SGK tr171 để nhận xét sự biến động diện tích rừng ở Ô- xtrâyli-a.- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm thông tin về khai thác, sử dụng và bảo vệ một loại tài nguyên thiên nhiên khác ở Ô-xtrây-li-a. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Ô- xtrây-li-a. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV). - Hình 21 và bảng số liệu SGK tr170, 171 phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về một số dạng địa hình chính nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời. c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy kể tên các loại khoáng sản trên lục địa Ô- xtrây-lia. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩa để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: sắt, đồng, vàng, than, dầu mỏ. - HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 191 Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Ô- xtrây-li-a có nhiều tiềm năng và lợi thế về khoáng sản, đất đai, sinh vật…để trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Đại Dương. Vậy người dân Ô- xtrây-li-a tiến hành khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên như thế nào? Để biết được những điều này,
lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35 phút) 2.1. Tìm hiểu phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản và bảo vệ tài nguyên sinh vật (25 phút) a. Mục tiêu: Phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản và sinh vật ở Ô-xtrây-li-a. b. Nội dung: Quan sát hình 21, bảng số liệu kết hợp kênh chữ SGK tr170, 171, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1, 2 SGK. * GV treo hình 20 và bảng số liệu SGK tr170, 171 lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu 1. Phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản - Thực trạng: Các khoáng sản chính được khai thác ở
GV soạn: Phạm Hữu Quý 192 cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 20, bảng số liệu và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các khoáng sản chính được khai thác ở Ô-xtrâyli a. - Cho biết Ôxtrây-li-a đã sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản như thế nào? 2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nhận xét sự biến động diện tích rừng của Ôxtrây-li-a trong giai đoạn 1990 –-2020.Cho biết Ôxtrây-li-a đã thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên sinh vật. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 20, bảng số liệu và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 6 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 2 – phiếu học tập số 1 Ô-xtrây-li-a: than đá, u-rani-um, ni-ken, chì, bô-xít, đồng, vàng, sắt, kim cương, dầu mỏ, khí tự -nhiên,…Bi ện pháp: Ô-xtrây-li-a đã sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản để xuất khẩu, phát triển các ngành công nghiệp chế tạo để nâng cao giá trị xuất khẩu. 2. Phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên sinh vật - Thực trạng: + Diện tích rừng có xu hướng giảm trong giai đoạn 1990 – 2010. + Giai đoạn 2010 – 2020, diện tích rừng có xu hướng tăng trở lại. - Biện pháp: + Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên, vườn quốc gia,… + Đề ra những chiến lược bảo tồn các quần thể sinh vật và cảnh quan bản địa.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 193 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các khoáng sản chính được khai thác ở Ô-xtrâyli a. Các khoáng sản chính được khai thác ở Ô-xtrây-li-a: than đá, u-ra-nium, ni-ken, chì, bô-xít, đồng, vàng, sắt, kim cương, dầu mỏ, khí tự nhiên,… - Cho biết Ôxtrây-li-a đã sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản như thế nào? Ô-xtrây-li-a đã sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản để xuất khẩu, phát triển các ngành công nghiệp chế tạo để nâng cao giá trị xuất khẩu. 2. Nhóm 6 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nhận xét sự biến động diện tích rừng của Ôxtrây-li-a trong giai đoạn 1990 –2020. Diện tích rừng của Ô-xtrây-li-a trong giai đoạn 1990 – 2020 có sự biến động: + Diện tích rừng có xu hướng giảm trong giai đoạn 1990 – 2010. Cụ thể, năm 1990 diện tích rừng đạt 133,8 triệu ha, đến năm 2010 còn 129,5 triệu ha (giảm 4,3 triệu ha so với năm 1990). + Giai đoạn 2010 – 2020, diện tích rừng có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể, năm 2020, diện tích rừng Ôxtrây-li-a đạt 134,0 triệu ha (tăng 4,3 triệu ha so với năm 2010). => Ô-xtrây-li-a đã chú trọng thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng và trồng rừng. - Cho biết Ôxtrây-li-a đã thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên sinh vật. + Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên, vườn quốc gia,… + Đề ra những chiến lược bảo tồn các quần thể sinh vật và cảnh quan bản địa. - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá
GV soạn: Phạm Hữu Quý 194 kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.2. Tìm hiểu về phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất ở Ô-xtrây-li-a. (10 phút) a. Mục tiêu: HS phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất ở Ô-xtrây-li-a. b. Nội dung: Đọc kênh chữ SGK tr 172 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên đất của 2.Ô-xtrây-li-a.Phântích những biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất của Ô-xtrây-li-a. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: - Câu 1: + Phần lớn diện tích đất thường bị khô hạn, kém màu mỡ. + Đất dễ bị suy thoái do phải sử dụng nhiều phân bón vô cơ để thay thế. - Câu 2: + Từ năm 1989, Ô-xtrây-li-a triển khai Chương trình quốc gia về chăm sóc đất để thúc đẩy các phương pháp canh tác mới, phủ xanh đất trống, phổ biến các giải pháp kĩ thuật,… 3. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất - Thực trạng: + Phần lớn diện tích đất thường bị khô hạn, kém màu mỡ. + Đất dễ bị suy thoái do phải sử dụng nhiều phân bón vô cơ để thay thế - Biện pháp: Thúc đẩy các phương pháp canh tác mới, phủ xanh đất trống, phổ biến các giải pháp kĩ thuật,…góp phần bảo vệ tài nguyên đất, thúc đảy sự phát triển ngành nông nghiệp theo hướng mới.
GV so 195 + Chương trình thu hút đông đảo nông dân tham gia nhờ sự hỗ trợ tích cực của chính quyền liên bang, các bang cũng như các tổ chức môi trường quốc gia, góp phần bảo vệ tài nguyên đất, thúc đảy sự phát triển ngành nông nghiệp theo hướng mới. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (4 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện các phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 196 * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy tìm các thông tin về khai thác, sử dụng và bảo vệ một loại tài nguyên thiên nhiên khác ở Ô-xtrây-li-a. Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, tham khảo thông tin, bài báo trên Internet để lấy nguồn tư liệu làm bài. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:Khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở Ô-xtrây-li-a: – Ô-xtrây-li-a khai thác tài nguyên nước chủ yếu từ nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. – Trong điều kiện khí hậu khô hạn và khan hiếm tài nguyên nước, việc khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên nước luôn là mối qaun tâm hàng đâu của quốc gia–này. Để gia tăng nguồn cung cấp nước, Ô-xtrây-li-a đã xây dựng các đập và hồ trữ nước mưa, các nhà máy xử lí nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển. Ôxtrây-li-a cũng áp dụng các biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước trong sản xuất và sinh hoạt. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 197 CHƯƠNG 6: CHÂU NAM CỰC BÀI 22. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ KHÁM PHÁ VÀ NGHIÊN CỨU CHÂU NAM CỰC Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực. - Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK tr173-175. + Sử dụng hình 22.1 SGK tr173 để xác định vị trí dịa lí châu Nam Cực. + Sử dụng hình 22.2 SGK tr174 để kể tên 1 số trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về hiệp ước Nam Cực. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về châu Nam Cực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV). - Lược đồ tự nhiên châu Nam Cực, hình 22.2 phóng to. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được “Chướng ngại vật” GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ:
*
ển các
bảo tồn thiên nhiên, công viên, vườn quốc gia. 1 2 3 4
GV soạn: Phạm Hữu Quý 198 * GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi. - Các em dựa vào sự hiểu biết của bản thân để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật như thế nào? Câu 2. Vì sao tài nguyên sinh vật của Ô-xtrây-li-a lại bị suy giảm? Câu 3. Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở Ô-xtrây-li-a.
đang bị suy giảm. Câu 2:
ậu khô nóng, biến đổi khí hậu, cháy rừng. Câu 3:
vật phong phú như
1: Ô-xtrây-li-a
Câu 4. Nêu tên các khoáng sản chính được khai thác ở Ô-xtrây-li-a. ước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao Câu có sinh ng Khí h Phát tri khu
tài nguyên
đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
B
GV soạn: Phạm Hữu Quý 199 Câu 4: Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt, đồng… CHÂU NAM CỰC * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trên thế giới có một châu lục nằm hoàn ở bán cầu Nam và tách biệt với các châu lục khác. Châu lục này được biết đến muộn nhất và đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới không có quốc gia. Đó là châu Nam Cực. Vậy con người đã khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực như thế nào? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35 phút) 2.2. Tìm hiểu về vị trí địa lý châu Nam Cực (20 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí châu Nam Cực. b. Nội dung: Dựa vào hình 22.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 173, 174 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 200 d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo lược đồ thiên nhiên châu Nam Cực lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát lược đồ, TBĐ Địa lí 7, quả Địa cầu và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. 2. Cho biết châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào? 3. Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực. 4. Châu Nam Cực có diện tích bao nhiêu và đứng thứ mấy thế giới? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát TBĐ Địa lí 7, lược đồ, hình 1.1, quả Địa cầu và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: -1.Châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa. - Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực -Nam.Châu Nam Cực nằm cách xa các châu lục khác, bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương 2. Các bộ phận của châu Nam Cực: + Phần phía đông: có diện tích rộng hơn phần phía tây. + Phần phía tây: có một bộ phận kéo dài tạo thành bán đảo Nam Cực và một số đảo, quần đảo. 3. Các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực: + Đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Đại Dương. + Các biển: biển Oét-den, biển Bê-lin-hao-den, biển A1. Vị trí địa lí - Châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa. - Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam. - Châu Nam Cực nằm cách xa các châu lục khác, bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương - Diện tích: khoảng 14,1 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 201 mun-xen, biển Rớt, biển Đa-vít. 4. Diện tích: khoảng 14,1 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.2. Tìm hiểu lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực (15 phút) a. Mục tiêu: HS Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực. b. Nội dung: Quan sát hình 22.2 kết hợp kênh chữ SGK tr174, 175 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV yêu cầu HS quan sát hình 22.1, 22.2 và thông tin 2. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực
GV soạn: Phạm Hữu Quý 202 trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực. 2. Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 22.1, 22.2, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Xi-pơn, Cai-xi, Ha-lây, Vô-xtốc, Mai-xơn, Niu-maiơ -2.,...Nam Cực là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. - Đến đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm đặt chân lên lục địa Nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa. - Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện, nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây. - Ngày 1 - 12 - 1959, Hiệp ước Nam Cực đã được 12 quốc gia kí kết, thừa nhận châu Nam Cực phải được sử dụng cho mục đích hòa bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực. - Đến năm 2020, Hiệp ước Nam Cực có tổng cộng 54 quốc gia thành viên. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. - Nam Cực là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. - Đến đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm đặt chân lên lục địa Nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa. - Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện, nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây. - Ngày 1 - 12 - 1959, Hiệp ước Nam Cực đã được 12 quốc gia kí kết, thừa nhận châu Nam Cực phải được sử dụng cho mục đích hòa bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực. - Đến năm 2020, Hiệp ước Nam Cực có tổng cộng 54 quốc gia thành viên. 3. Hoạt động luyện tập (4 phút)
GV soạn: Phạm Hữu Quý 203 a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu tr110 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1: Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt. 2: Liệt kê các mốc thời gian chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào bảng số liệu, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam và tách biệt với các châu lục khác, được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương. - Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam. - Châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa. 2. - Năm 1820, con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga. - Đến đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm đặt chân lên lục địa Nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa. - Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện, nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây. - Ngày 1 - 12 - 1959, Hiệp ước Nam Cực đã được 12 quốc gia kí kết, thừa nhận châu Nam Cực phải được sử dụng cho mục đích hòa bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực. - Đến năm 2020, Hiệp ước Nam Cực có tổng cộng 54 quốc gia thành viên. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 204 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy tìm hiểu về Hiệp ước Nam Cực (1959) và viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với thông điệp: Nam Cực vì hoà bình thế giới. Hoạt động này GV hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Vào tiết học sau) Hiệp ước Nam Cực là hiệp ước được ký kết năm 1959, chính thức có hiệu lực vào năm 1961 và đến năm 2020 có tổng cộng 54 quốc gia thành viên. Mục đích của Hiệp ước là nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực với toàn bộ vùng lãnh thổ cùng vùng biển nằm dưới vĩ tuyến 60o Nam dành cho các mục đích hòa bình, đặc biệt là nghiên cứu khoa học. Từ khi được ký kết đến nay, Hiệp ước đã được bổ sung bởi một số công ước và nghị định thư liên quan đến sinh thái/môi trường và cho đến nay đã tạo thành một định chế quốc tế quan trọng đề cập tới các vấn đề về tài nguyên, quân sự và môi trường. Về nội dung, Hiệp ước bao gồm 14 điều, trong đó quy định cấm các hoạt động quân sự, việc sử dụng vũ khí nguyên tử và thải chất thải hạt nhân ở Nam Cực; khuyến khích việc tự do trao đổi thông tin về các nghiên cứu khoa học ở Nam Cực, và cấm các quốc gia đưa ra các yêu sách lãnh thổ mới đối với châu lục này. Hiệp ước Nam Cực có một ý nghĩa quan trọng mang tính chất đột phá vì trên thực tế hiệp ước này đã biến Nam Cực thành một vùng lãnh thổ không có vũ khí hạt nhân. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 205 BÀI 23. THIÊN NHIÊN CHÂU NAM CỰC Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực. - Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực, mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr176-180. + Sử dụng lược đồ hình 23.1 SGK tr176 và lát cắt hình 23.2 SGK tr177 để trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Nam Cực. + Sử dụng lược đồ và biểu đồ hình 23.3 và 23.4 SGK tr178 để nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của các trạm khí tượng. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: nêu kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về thiên nhiên và bảo vệ môi trường tự nhiên ở châu Nam Cực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV), quả Địa cầu, TBĐ Địa lí 7. - Lược đồ thiên nhiên châu Nam Cực, hình 23.3, 23.4 SGK tr178 phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ cho HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 206 c. Sản phẩm: HS giải mã được ô chữ GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - Trò chơi ô chữ gồm 5 chữ cái được đánh số từ 1 đến 5 sẽ tương ứng với 5 câu hỏi. - Các em dựa vào kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Việc nghiên cứu châu Nam cực được tiến hành một cách toàn diện vào năm: A. 1957 B. 1967 C. 1977 D. 1987 Câu 2. Diện tích câu Nam cực là bao nhiêu triệu km2? A. 14,1 B. 14,2 C. 14,3 D. 14,4 Câu 3. Hiệp ước châu Nam cực được bao nhiêu nước kí kết? A. 11 B. 12 C. 13 D. 14 Câu 4. Đại bộ phận châu Nam cực nằm trong phạm vi của? A. vòng cực bắc B. vòng cực nam C. chí tuyến bắc D. chí tuyến nam Câu 5. Trạm Vô-xtốc là trạm nghiên cứu của: A. Anh B. Pháp C. Nga D. Đức Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: A Câu 2: A Câu 3: B Câu 4: B Câu 5: C * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Châu Đại Dương có diện tích nhỏ nhất trong các châu lục với nhiều đảo và quần đảo, nhưng phần lớn là những đảo nhỏ. Nơi đây C Á V O I 1 2 3 4 5
GV soạn: Phạm Hữu Quý 207 có nhiều loài sinh vật đặc hữu. Vậy thiên nhiên châu Đại Dương có những nét đặc sắc nào? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) 2.2. Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực (45 phút) a. Mục tiêu: trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực. b. Nội dung: Quan sát hình 23.1-23.5, TBĐ Địa lí 7, kết hợp kênh chữ SGK tr176-179, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo lược đồ tự nhiên châu Nam Cực và hình 22.222.5 phóng to lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 22.1-22.5, TBĐ Địa lí 7 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để 1. Đặc điểm tự nhiên a. Địa hình - Gần như toàn bộ địa hình châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày. - Lớp phủ băng làm cho bề
GV soạn: Phạm Hữu Quý 208 trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực. - Chứng minh châu Nam Cực là lục địa cao nhất Địa Cầu. 2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Nhận xét lượng mưa hằng năm và sự phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực. - Nhận xét nhiệt độ trung bình năm tại các trạm. Cho biết sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm như thế nào? 3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên một số loài sinh vật chính ở châu Nam Cực. - Cho biết tại sao các sinh vật tồn tại được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt ở châu Nam Cực? 4. Nhóm 7, 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời mặt châu lục trở nên bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn, có dạng như những chiếc khiên khổng lồ: ở phần trung tâm địa hình cao, càng đi ra ngoài rìa càng thấp dần. b. Khí hậu - Khí hậu châu Nam Cực giá buốt với nhiệt độ thấp (không bao giờ vượt quá 0°C) và ổn định kéo dài trong suốt năm. - Lượng mưa hằng năm ở châu Nam Cực rất thấp, trung bình chỉ khoảng 166 mm/năm. Phần lớn mưa ở châu Nam Cực dưới dạng tuyết rơi. c. Sinh vật - Thực vật: như rêu, địa y, tảo, nấm - Động vật như thú chân vịt, chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, các loài chim biển,... d. Khoáng sản - Các loại khoáng sản ở châu Nam Cực: than đá, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên. - Dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở biển Rớt.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 209 - Kể tên các loại khoáng sản ở châu Nam Cực. - Cho biết dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở đâu? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 23.1-23.5, TBĐ Địa lí 7 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 3, 5, 7 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực. - Gần như toàn bộ địa hình châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày. Lớp phủ băng làm cho bề mặt châu lục trở nên bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn, có dạng như những chiếc khiên khổng lồ: ở phần trung tâm địa hình cao, càng đi ra ngoài rìa càng thấp dần. - Ngoài ra, ở Nam Cực còn có các băng thềm lục địa, hình thành chủ yếu trong các vịnh biển và các vùng bờ biển nông. - Chứng minh châu Nam Cực là lục địa cao nhất Địa Cầu. Bề dày trung bình của tầng băng ở lục địa Nam Cực là 1720m, nhưng có nhiều nơi đạt tới 3000-4000m. Với lớp băng bao phủ đó, độ cao trung bình của bề mặt lục địa đạt tới 2040m nên Nam Cực trở thành lục địa cao nhất toàn cầu. 2. Nhóm 3 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời
GV soạn: Phạm Hữu Quý 210 - Nhận xét lượng mưa hằng năm và sự phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực. - Lượng mưa hằng năm ở châu Nam Cực rất thấp, trung bình chỉ khoảng 166 mm/năm. - Sự phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực: + Mưa chủ yếu xảy ra vào mùa hè ở các khu vực ven biển và các đảo xung quanh, vùng nội địa gần như không có mưa. + Phần lớn mưa ở châu Nam Cực dưới dạng tuyết rơi. - Nhận xét nhiệt độ trung bình năm tại các trạm. Cho biết sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm như thế nào? - Trạm Bai-đơ: + Nhiệt độ trung bình năm rất thấp:27,90C + Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm: nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa các tháng mùa đông và mùa hè (chênh lệch 22,20C). Mùa đông tháng lạnh nhất là tháng 9 (-36,60C) Mùa hè tháng ấm nhất là tháng 12 (14,40C) - Trạm Mai-xơn: + Nhiệt độ trung bình năm thấp:11,90C + Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm: nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa các tháng mùa đông và mùa hè (chênh lệch 17,50C). Mùa đông tháng lạnh nhất là tháng 9 (-18,20C) Mùa hè tháng ấm nhất là tháng 1 (0,70C) => Khí hậu châu Nam Cực giá buốt với nhiệt độ thấp (không bao giờ vượt quá 0°C) và ổn định kéo dài trong suốt năm. Nhiệt độ trung bình trong năm có sự dao động lớn giữa các tháng mùa đông và các tháng mùa hè. 3. Nhóm 5 – phiếu học tập số 1
GV soạn: Phạm Hữu Quý 211 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên một số loài sinh vật chính ở châu Nam Cực. - Một số loài sinh vật chính ở châu Nam Cực: + Thực vật: như rêu, địa y, tảo, nấm + Động vật như thú chân vịt, chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, các loài chim biển,... - Cho biết tại sao các sinh vật tồn tại được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt ở châu Nam Cực? - Các sinh vật tồn tại được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt ở châu Nam Cực vì các loài động vật ở Châu Nam Cực có lớp mỡ dày, lớp lông rậm không thấm nước, đặc điểm cơ thể thích nghi với nhiệt độ khoảng -400C đến -500C. Đồng thời chúng có nguồn thức ăn dồi dào do vùng ven bờ và các đảo có nhiệt độ tương đối ấm nên thuận lợi cho các loài động vật sinh sống. 4. Nhóm 7 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Kể tên các loại khoáng sản ở châu Nam Cực. Các loại khoáng sản ở châu Nam Cực: than đá, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên. - Cho biết dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở đâu? Dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở biển Rớt. - HS các nhóm 2, 4, 6, 8 lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.2. Tìm hiểu kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu. (20 phút) a. Mục tiêu: Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 212 b. Nội dung: Quan sát hình 23.6 kết hợp kênh chữ SGK tr 179-180 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV yêu cầu HS quan sát hình 23.6 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu kịch bản khi có biến đổi khí hậu toàn cầu. 2. Viết kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 23.6 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: - Câu 1: Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỉ XXI tăng 1,1°C - 2,6°C (dao động đến 2,6°C - 4,8°C) so với trung bình thời kì 1986 - 2005. -2.Mực nước biển toàn cầu tiếp tục tăng lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng gia tăng. 2. Kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu - Mực nước biển toàn cầu tiếp tục tăng lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng gia tăng. - Nhiệt độ Trái Đất tăng lên dẫn đến lớp băng ở Nam Cực tan chảy ngày càng nhiều hơn. - Băng tan làm thu hẹp địa bàn sinh sống của loài chim cánh cụt, làm giảm số lượng loài chim này ở châu Nam Cực. Ngoài ra, băng tan còn làm thay đổi độ mặn của nước biển, làm giảm sút khối lượng các sinh vật phù du, các loài
tóm tắt những đặc điểm chính của thiên nhiên châu Nam Cực. 2. Giải thích vì sao châu Nam Cực được gọi là hoang mạc lạnh của thế giới? * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 213 - Nhiệt độ Trái Đất tăng lên dẫn đến lớp băng ở Nam Cực tan chảy ngày càng nhiều hơn. Lớp băng có xu hướng di chuyển từ vùng trung tâm ra xung quanh, khi đến bờ, băng bị vỡ ra, cùng với các khối băng thềm lục địa tạo thành các núi băng trôi trên biển, rất nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. - Băng tan làm thu hẹp địa bàn sinh sống của loài chim cánh cụt, làm giảm số lượng loài chim này ở châu Nam Cực. Ngoài ra, băng tan còn làm thay đổi độ mặn của nước biển, làm giảm sút khối lượng các sinh vật phù du, các loài nhuyễn thể vốn là thức ăn của cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt. - Điều kiện khí hậu ấm lên cũng làm các loài tảo, d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Lập sơ đồ
rêu, địa y phát triển, dẫn đến cảnh quan môi trường bị thay đổi. Hơn nữa, các loài thực vật này hấp thụ ánh nắng mặt trời, làm nhiệt độ xung quanh tăng lên khiến băng tan nhanh hơn. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. nhuyễn thể vốn là thức ăn của cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 214 Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 2.1. Châu Nam Cực được gọi là hoang mạc lạnh của thế giới vì khí hậu ở đây giá buốt với nhiệt độ thấp (không bao giờ vượt quá 0°C) và ổn định kéo dài trong suốt năm. Mùa đông (từ tháng 3 đến tháng 10) là thời kì lạnh nhất, nhiệt độ trung bình tháng ở rìa lục địa xuống tới – 15°C đến - 200C còn ở vùng trung tâm đạt tới - 60°C đến - 70°C. Lượng mưa hằng năm ở châu Nam Cực rất thấp và phần lớn mưa ở châu Nam Cực dưới dạng tuyết rơi. Bề mặt hầu như bị bao phủ bởi một lớp băng dày. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (10 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Đặc điểm nào về tự nhiên của châu Nam Cực làm em ấn tượng nhất? Hãy thu thập thêm thông tin về đặc điểm ấy.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 215 Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS tìm hiểu thông tin trên mạng, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Động vật ở châu Nam Cực Châu Nam Cực là một trong những khu vực có thời tiết khắc nghiệt nhất trên thế giới, nơi đây không hề có dấu vết sinh sống của con người nhưng vẫn có sự sinh tồn của một số loài động vật nhờ vào cấu tạo cơ thể đặc biệt và nguồn thức ăn phong phú tại lục địa này như chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi,… - Chim cánh cụt hoàng đế là sinh vật đặc trưng của Cực Nam thế giới mà không có ở bất cứ một vùng đất nào khác. Trong số các loài chim cánh cụt, cánh cụt hoàng đế là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài cánh cụt sinh sống và đặc hữu ở Châu Nam Cực. Con trống và con mái có bộ lông và kích thước tương tự nhau, chiều cao đạt tới 122 cm và cân nặng từ 22 đến 45 kg. Đầu và lưng chúng màu đen, bụng và chân màu trắng, ngực màu vàng nhạt và tai màu vàng tươi. - Hải cẩu Weddell là một trong số ít loài có thể thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Nam Cực. Chúng sống phân bố ở nhiều vùng trên lục địa này. Hải cẩu Weddell có chiều dài khoảng 2,5m. Con đực có trọng lượng nhẹ hơn con cái, thường khoảng 500 kg hoặc ít hơn. Hải cẩu đực có xu hướng cổ dày hơn, đầu và mõm rộng hơn so với con cái. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 216 CHỦ ĐỀ CHUNG 1. CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Giải thích được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lý.-Mô tả được 2 cuộc phát kiến địa lí: C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ và cuộc thám hiểm của Ph.Ma-gien-lan vòng quang Trái Đất. - Phân tích được tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: + Giải thích được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa+lý.Mô tả được 2 cuộc phát kiến địa lí: C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ và cuộc thám hiểm của Ph.Ma-gien-lan vòng quang Trái Đất. + Phân tích được tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử. - Năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr181-186. + Sử dụng bản đồ hình 1.6 SGK tr183 để mô tả cuộc phát kiến địa lí C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ. + Sử dụng bản đồ hình 1.8 SGK để mô tả cuộc phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien-lan vòng quang Trái Đất. + Sử dụng lược đồ hình 1.9 để nêu tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến tiến trình lịch sử. - Năng lực vận dụng tri thức lịch sử và địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: quan sát lược đồ để nhận biết tên các đại dương, lục địa, các quốc gia và địa danh ngày nay gắn liền với các cuộc phát kiến địa lí. 3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về các cuộc đại phát kiến địa lí. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV)
GV soạn: Phạm Hữu Quý 217 - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV). - Hình 1.6, 1.8, 1.9 SGK phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi. - Các em dựa vào sự hiểu biết của bản thân để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Kể tên một số loài sinh vật chính của châu Nam Cực. Câu 2. Bề dày trung bình của tầng băng Nam Cực là bao nhiêu m? Câu 3. Nhiệt độ của châu Nam cực thấp nhất có thể xuống dưới bao nhiêu độ C? Câu 4. Nhệt độ Trái Đất nóng lên gây ra hậu quả gì cho châu Nam cực và thế giới? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 1 2 3 4
GV soạn: Phạm Hữu Quý 218 * HS dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: Rêu, địa y, thú chân vịt, chim cánh cụt, chim biển. Câu 2: 1720m. Câu 3: -700C Câu 4: Băng tan * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lịch sử loài người đã chứng kiến một thời gian dài hầu như không có sự liên lạc hay giao thương nào giữa các châu lục. Tất cả chỉ bắt đầu từ khi có các cuộc phát kiến địa lý vào thế kỉ XV-XVI. Vậy nguyên nhân và điều kiện nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Các cuộc phát kiến địa lý đã diễn ra như thế nào và có tác động ra sao đến thế giới chúng ta? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (100 phút) 2.1. Tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí (25 phút)a.Mục tiêu: giải thích được nguyên nhân và các yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí. b. Nội dung: Đọc kênh chữ SGK tr181, 182 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện:
GV soạn: Phạm Hữu Quý 219 Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Giải thích nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa 2.lí. Phân tích những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí: + Từ giữa thế kỉ XV, nhu cầu tìm kiếm vàng bạc, thị trường và hương liệu đã thôi thúc người châu Âu tìm đường sang phương Đông - xứ sở giàu có trong hiểu biết của họ lúc bấy giờ. + Tuyến đường buôn bán truyền thống với phương Đông trước đó đã bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm giữ, sự bế tắc trong giao thương càng thôi thúc người châu Âu tìm kiếm con đường đi mới. 2. Những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí: + Người châu Âu đã có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất, họ đã vẽ được bản đồ, hải đồ đi biển, có khái niệm về dòng hải lưu hay hướng gió,... + Sự tiến bộ của kĩ thuật đóng tàu – đã xuất hiện những con tàu có bánh lái, với những cánh buồm lớn và buồm hình tam giác đủ điều kiện vượt đại dương. + Sự bảo trợ của một số nhà nước phong kiến ở châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thám hiểm tiến hành các cuộc phát kiến địa lí. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp 1. Nguyên nhân và các yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí - Nguyên nhân: + Từ giữa thế kỉ XV, nhu cầu tìm kiếm vàng bạc, thị trường và hương liệu đã thôi thúc người châu Âu tìm đường sang phương Đông - xứ sở giàu có trong hiểu biết của họ lúc bấy giờ. + Tuyến đường buôn bán truyền thống với phương Đông trước đó đã bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm giữ, sự bế tắc trong giao thương càng thôi thúc người châu Âu tìm kiếm con đường đi mới. - Những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa +lí: Người châu Âu đã có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất, họ đã vẽ được bản đồ, hải đồ đi biển, có khái niệm về dòng hải lưu hay hướng gió,... + Sự tiến bộ của kĩ thuật đóng tàu. + Sự bảo trợ của một số nhà nước phong kiến ở châu Âu.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 220 bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.2. Tìm hiểu một số cuộc đại phát kiến địa lí (45 phút) a. Mục tiêu: Mô tả được 2 cuộc phát kiến địa lí: C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ và cuộc thám hiểm của Ph.Ma-gien-lan vòng quang Trái Đất. b. Nội dung: Quan sát hình 1.6, 1.8 kết hợp kênh chữ SGK tr182-184 thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo bản đồ hình 1.6, 1.8 lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 17.1 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Giới thiệu đôi nét về nhân vật lịch sử C.Côlôm bô. - Mô tả lại cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lômbô (1492). 2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Giới thiệu đôi nét về nhân vật lịch sử Ph. Magien lan. Mô tả lại cuộc 2. Một số cuộc đại phát kiến địa lý a. Cuộc phát kiến địa lí của Cô-lôm-bô + Tháng 8 – 1492, Côlôm-bộ và đoàn thuỷ thủ bắt đầu rời cảng Pa-lốt của Tây Ban Nha, đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương. + Tháng 10 – 1492, họ đặt chân lên một hòn đảo, sau được đặt tên là Xan Xanva-đô. + Trong vài tháng sau đó, họ khám phá bờ biển phía đông bắc của Cu-ba và bờ biển phía bắc của Hi-xpa+ni-ô-la.Sau đó, ông còn tiến hành thêm ba chuyến thám hiểm tới châu Mỹ vào các năm 1993, 1498 và 1502. b. Cuộc phát kiến địa lý
GV soạn: Phạm Hữu Quý 221 phát kiến địa lí của Ph. Magien-lan (1519 –1521). Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 1.6, 1.8 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Giới thiệu đôi nét về nhân vật lịch sử C.Côlôm-bô. C. Cô-lôm-bô (1451-1506) là một thủ lĩnh người Ý, từ nhỏ đả say mê tìm hiểu hành trình của nhà thám hiểm M.Pô-lô qua phương đông. Những tường thuật sống động của M.Pô-lô đã thôi thúc Cô-lôm-bô quyết tâm mở 1 con đường biển đến vùng đất kì diệu và giàu có này. - Mô tả lại cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lômbô (1492). + Tháng 8 – 1492, Cô-lôm-bộ và đoàn thuỷ thủ bắt đầu rời cảng Palốt của Tây Ban Nha, đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương. + Tháng 10 – 1492, họ đặt chân lên một hòn đảo, sau được đặt tên là Xan Xan-va-đô. + Trong vài tháng sau đó, họ khám phá bờ biển phía đông bắc của Cuba và bờ biển phía bắc của Hi-xpani-ô-la. Cô-lôm-bô tin rằng ông đã tới được Đông Ấn Độ, nhưng thực ra đó là vùng đất mới – châu Mỹ. + Sau đó, ông còn tiến hành thêm ba chuyến thám hiểm tới châu Mỹ vào các năm 1993, 1498 và 1502. 2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời của Ma-gien-lan + Tháng 9 năm 1519, nhận được sự tài trợ của hoàng gia Tây Ban Nha, đoàn thuyền 5 chiếc của Magien-lan bắt đầu rời Tây Ban Nha tìm đường đến quần đảo hương liệu Ma+lu-cu.H ọ đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương tiến vào một đại dương lớn trong cảnh sống yên biển lặng mà Ma-gien-lan gọi là Thái Bình Dương. + Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, họ tới được đảo Mac-tan cuối năm 1520, nhưng tại đây, Magien-lan chết trong một cuộc đụng độ với thổ dân trên đảo. + Những người còn lại cuối cùng cũng tới được quần đảo Ma-lu-cu. Họ chất đầy nhục đậu khấu và định hương lên một chiếc thuyền, rồi trở về nhà bằng cách đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng. + Năm 1522, 18 thành viên còn lại về đến Tây Ban Nha, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 222 - Giới thiệu đôi nét về nhân vật lịch sử Ph. Magien-lan. Ph. Ma-gien-lan (1480-1521) là một người có tính cách táo bạo, dũng cảm và phiêu lưu, Ma-gien-lan đã tham gia các chuyến hải trình của Bồ Đào Nha tới Ấn Độ và Ma-lăcca, Ma-lay-si-a trong những năm 1505-1512. Nhưng vào thời điểm đó con đường tới Ấn Độ của Va-xcô đơ Ga-ma đã làm lưu mờ mọi phát hiện khác. Từ bỏ quê hương Bồ Đào Nha, ông qua Tây Ban Nha, tìm kiếm sự ủng hộ tài chính của triều đình cho khát vọng trở lại phương đông. - Mô tả lại cuộc phát kiến địa lí của Ph. Magien-lan (1519 –1521). + Tháng 9 năm 1519, nhận được sự tài trợ của hoàng gia Tây Ban Nha, đoàn thuyền 5 chiếc của Ma-gienlan bắt đầu rời Tây Ban Nha tìm đường đến quần đảo hương liệu Ma+lu-cu.H ọ đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương, đến được mũi cực Nam của châu Mỹ. Tại điểm hẹp nhất, nay là eo biển Ma-gien-lan, họ vượt Đại Tây Dương, tiến vào một đại dương lớn trong cảnh sống yên biển lặng mà Ma-gien-lan gọi là Thái Bình Dương. + Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, họ tới được đảo Mac-tan cuối năm 1520, nhưng tại đây, Ma-gienlan chết trong một cuộc đụng độ với thổ dân trên đảo. + Những người còn lại cuối cùng cũng tới được quần đảo Ma-lu-cu. Họ chất đầy nhục đậu khấu và định hương lên một chiếc thuyền, rồi trở về nhà bằng cách đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng. + Năm 1522, 18 thành viên còn lại về đến Tây Ban Nha, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 223 - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.3. Tìm hiểu về tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử (30 phút)a.Mục tiêu: HS phân tích được tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử. b. Nội dung: HS quan sát hình 1.9 và đọc kênh chữ SGK tr 185 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 3 SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Các cuộc đại phát kiến địa lí tác động như thế nào đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lụ 2.c?Đọc tư liệu 1.10, quan sát hình 1.11 và thông tin trong bài, em hãy cho biết hệ quả của phát kiến địa lí đã tác động thể nào tới châu Phi và châu Mỹ? 3. Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử - Sau những cuộc phát kiến địa lí, nhận thức của con người thay đổi, họ có hiểu biết mới về những vùng đất, đại dương, những con đường,... từ đó mở ra một thời kì giao lưu, tiếp xúc văn hoá, trao đổi
GV soạn: Phạm Hữu Quý 224 3. Nếu một ví dụ về sự thay đổi trong tiến trình lịch sử của các nước châu Á sau cuộc thám hiểm của Ma-gien-lan. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 1.9 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục: Sau những cuộc phát kiến địa lí, nhận thức của con người thay đổi, họ có hiểu biết mới về những vùng đất, đại dương, những con đường,... từ đó mở ra một thời kì giao lưu, tiếp xúc văn hoá, trao đổi hàng hoá, cây trồng, vật nuôi,... giữa các châu lục. Các cuộc phát kiến địa lý đã thúc đẩy quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông Tây trở nên dễ dàng hơn. 2. Hệ quả của phát kiến địa lí đã tác động tới châu Phi và châu Mỹ: - Châu Âu: + Một khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu được mang về châu Âu, thúc đẩy sản xuất, thương nghiệp phát triển, đẩy nhanh quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự nảy sinh của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. + Các cuộc phát kiến địa lí cũng dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, các nước châu Âu lần lượt chiếm đóng và phân chia thuộc địa ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á và xuất hiện nạn buôn bán nô lệ da đen. + Châu Mỹ: Người bản địa châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt. 3. Ví dụ về sự thay đổi trong tiến trình lịch sử của các nước châu Á sau cuộc thám hiểm của Ma-gien-lan: Một trong những hệ quả của phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI, đặc biệt là cuộc thám hiểm của Ma-gien-lan là sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa. Sau hàng hoá, cây trồng, vật nuôi,... giữa các châu lục. - Các cuộc phát kiến địa lý đã thúc đẩy quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông Tây trở nên dễ dàng hơn.
đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏ
ỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của
GV soạn: Phạm Hữu Quý 225 đó, nhiều nước châu Á đã trở thành thuộc thuộc địa của các nước châu Âu, các nước châu Á đã chuyển từ công cuộc chống phong kiến sang con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, trong đó có Việt Nam. Vào năm 1884, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân, trong đó chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. * HS khác lắng nghe, bổ sung, ch HS, i mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: theo em, cống hiến quan trọng nhất mà các phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô và Ph Ma-gienlăng đem lại cho lịch sử nhân loại là gì? Vì sao? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 226 Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Cống hiến quan trọng nhất mà các phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô và Ph Magien-lăng đem lại cho lịch sử nhân loại là nó đã tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới để tăng cường giao lưu giữa các châu lục. Bởi lẽ nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc phát kiến là do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng, con đường giao lưu buôn bán từ Tây Á và Địa Trung Hải lại bị người A – rập độc chiếm. Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm ra con đường thương mại mới. Chính vì thế, đây là cống hiến quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (15 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Quan sát lược đồ sau và cho biết tên các đại dương, lục địa, các quốc gia và địa danh ngày nay gắn với các cuộc phát kiến địa lí (ở các vị trí đánh dấu từ số 1 đến số 8). Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát lược đồ kết hợp với TBĐ Địa lí 7 để trả lời câu hỏi.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 227 * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:1.Lục địa Bắc Mỹ 2. Tây Ban Nha 3. Ấn Độ 4. Phi-lip-pin 5. Thái Bình Dương 6. Cu-ba 7. Mũi Hảo Vọng 8. Ấn Độ Dương * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. CHỦ ĐỀ CHUNG 2. ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một số đô thị cổ đại và trung đại. - Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại. - Trình bày được vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: + Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một số đô thị cổ đại và trung đại. + Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại. + Trình bày được vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 228 - Năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr187-192. + Sử dụng bản đồ hình 2.2 SGK tr188 để kể tên các đô thị Lưỡng Hà cổ đại. + Sử dụng bảng 2.6 SGK tr190 và bản đồ hình 2.9 SGK tr191 để xác định số dân đô thị và sự phân bố đô thị ở châu Âu. - Năng lực vận dụng tri thức lịch sử và địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: nêu được những thành tựu của văn minh đô thị thời cổ đại vẫn còn giá trị với thế giới ngày nay. 3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về đô thị. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV). - Hình 2.2, 2.9 và bảng 2.6 SGK phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ cho HS. c. Sản phẩm: HS giải mã được ô chữ GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng: * GV phổ biến luật chơi: - Trò chơi ô chữ gồm 5 chữ cái được đánh số từ 1 đến 5 sẽ tương ứng với 5 câu hỏi. - Các em dựa vào kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời. - Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút). * Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Cuộc phát kiến địa lí của Cô-lôm-bô vào năm: A. 1492 B. 1493 C. 1494 D. 1495 Câu 2. Cuộc phát kiến địa lí của Cô-lôm-bô đã tìm ra? 1 2 3 4 5
GV soạn: Phạm Hữu Quý 229 A. Châu Á B. Châu Mỹ C. Châu Âu D. Châu Phi Câu 3. Ph Magienlan sinh năm: A. 1482 B. 1481 C. 1480 D. 1479 Câu 2. Châu lục được hưởng lợi nhiều nhất từ các cuộc phát kiến địa lí là? A. Châu Á B. Châu Mỹ C. Châu Âu D. Châu Phi Câu 5. V.Gama đã phát hiện ra vùng đất: A. Ấn Độ B. Việt Nam C. Trung Quốc D. Nhật Bản Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: C Câu 5: A * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cách ngày nay khoảng 6000 năm, thế giới chỉ có một vài thành phố với số dân không đến 100000 người sinh sống trong 1 thành phố. Điều đó quả là khác xa với hiện tại. Vậy những điều kiện địa lí – lịch sử nào đã góp phần vào sự hình thành, phát triển các đô thị đó? Giữa đô thị và các nền văn minh cổ đại có mối quan hệ ra sao? Giới thương nhân có vai trò gì trong sự phát triển của đô thị châu Âu trung đại? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (110 phút) 2.1. Tìm hiểu đô thị và các nền văn minh cổ đại (60 phút) a. Mục tiêu: - Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một số đô thị cổ đại và trung đại. - Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại. b. Nội dung: Quan sát hình 2.2 kết hợp kênh hình, kênh chữ SGK tr187-189 thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. Đ Ô T H Ị
GV soạn: Phạm Hữu Quý 230 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo bản đồ hình 2.2 lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 2.2, các hình ảnh và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày những điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành nên các đô thị cổ đại phương Đông. - Đô thị có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển của văn minh cổ đại phương Đông? Điều đó thể hiện 1. Đô thị và các nền văn minh cổ đại a. Đô thị và các nền văn minh cổ đại phương Đông - Hoạt động sản xuất chính của con người phương Đông là nông nghiệp và chăn nuôi nên ở phương Đông cổ đại đã sớm hình thành nhu cầu định cư và có ý thức về xây dựng và thiết kế. Khi sản xuất thủ công và trao đổi buôn bán tách khỏi và chi phối hoạt động sản xuất nông nghiệp thì các đô thị đã được hình -thành.Cácđô thị phương Đông cổ đại ra đời đều phát triển với vai trò là trung tâm tôn giáo, chính trị của các nhà
GV soạn: Phạm Hữu Quý 231 như thế nào qua trường hợp các đô thị của Lưỡng Hà? 2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày những điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành nên các đô thị cổ đại phương Tây. - Đô thị A-ten và Rô-ma có vai trò như thế nào đối với nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 2.2, các hình ảnh và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 6 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày những điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành nên các đô thị cổ đại phương Đông. + Phương Đông là nơi có mạng lưới sông ngòi phát triển, có nhiều sông lớn như sống Ấn, sông Hằng,...Chúng là nơi có vị trí giao thông thuận lợi để trao đổi buôn bán với các khu vực khác, đồng thời các con sông lớn đã tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển, làm của cải dư thừa nhiều dẫn đến nhu cầu trao đổi buôn bán xuất hiện. nước nông nghiệp. Các nền văn minh cổ đại phương Đông hình thành và phát triển gắn với các đô thị - những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và điển hình cho trình độ phát triển của một nền văn minh. b. Đô thị và các nền văn minh cổ đại phương Tây - Các đô thị phương Tây cổ đại ra đời và phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp. Họ đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba, bến sông,… để buôn bán, từ đó các đô thị cổ đại phương Tây ra đời. - Các khu vực ven biển là nơi các đô thị phát triển lên nhanh chóng do chúng có vị trí giao thông thuận tiện cho việc trao đổi, buôn bán mà chủ yếu giao thương lúc đó bằng đường bộ và đường thuỷ - Đô thị A-ten và Rô-ma là 2 đô thị quan trọng nhất.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 232 + Hoạt động sản xuất chính của con người phương Đông là nông nghiệp và chăn nuôi nên ở phương Đông cổ đại đã sớm hình thành nhu cầu định cư và có ý thức về xây dựng và thiết kế. Khi sản xuất thủ công và trao đổi buôn bán tách khỏi và chi phối hoạt động sản xuất nông nghiệp thì các đô thị đã được hình thành. - Đô thị có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển của văn minh cổ đại phương Đông? Điều đó thể hiện như thế nào qua trường hợp các đô thị của Lưỡng Hà? + Các đô thị phương Đông cổ đại ra đời đều phát triển với vai trò là trung tâm tôn giáo, chính trị của các nhà nước nông nghiệp. Các nền văn minh cổ đại phương Đông hình thành và phát triển gắn với các đô thị - những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và điển hình cho trình độ phát triển của một nền văn minh. + Các đô thị của Lưỡng Hà: Các đô thị Lưỡng Hà cổ đại là nơi đến của nhiều tộc người khác nhau. Nhà buôn khắp nơi tụ tập về các thành thị của Lưỡng Hà để trao đổi và mua bán. Vào thế kỉ VII TCN, Ba-bi-lon có quy mô lớn và sầm uất nhất thời bấy giờ. Sau thế kỉ IV TCN, Ba-bilon và những thành thị khác ở khu vực Lưỡng Hà dần suy tàn. Nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại cũng sụp đổ theo những thành thị của nó. 2. Nhóm 6 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời - Trình bày những điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành nên các đô thị cổ đại phương Tây. + Các đô thị phương Tây cổ đại ra đời và phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp. Sản xuất phát triển, hàng thủ công làm ra ngày càng nhiều làm nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa, họ đến những nơi có đông người qua lại
GV soạn: Phạm Hữu Quý 233 như ngã ba, bến sông,… để buôn bán, từ đó các đô thị cổ đại phương Tây ra đời. + Các khu vực ven biển là nơi các đô thị phát triển lên nhanh chóng do chúng có vị trí giao thông thuận tiện cho việc trao đổi, buôn bán mà chủ yếu giao thương lúc đó bằng đường bộ và đường thuỷ - Đô thị A-ten và Rô-ma có vai trò như thế nào đối với nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại? + A-ten là đô thị quan trọng nhất của Hy Lạp cổ đại ra đời vào thế kỉ VII TCN và phát triển rực rỡ trong thế kỉ V TCN. Những thành tựu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại như: mô hình nhà nước dân chủ, văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc, điêu khắc,... hầu hết khởi nguồn ở A-ten. + Năm 146 TCN, sau khi A-ten và các đô thị của Hy Lạp bị chinh phục bởi người La Mã, Rô-ma bắt đầu giữ vai trò là trung tâm của vùng Địa Trung Hải cho đến năm 476. Những đóng góp cơ bản của La Mã cổ đại cho văn minh nhân loại về hệ thống luật pháp, thể chế cộng hoà, quy hoạch và xây dựng đô thị,... chủ yếu là những đóng góp của Rô ma. - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.2. Tìm hiểu đô thị và các nền văn minh cổ đại (50 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại. b. Nội dung: HS quan sát bảng 2.6, hình 2.9 và đọc kênh chữ SGK tr 190-192 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 234 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào bảng 2.6, hình 2.9 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định Vùng nào ở châu Âu tập trung các đô thị phát triển vào thế kỉ XIV? 2. Xác định Vùng nào tập trung các đô thị phát triển vào thế kỉ XV? 3. Tại sao lại có sự thay đôi này? 4. Hãy nêu vai trò của giới thương nhân đối với sự phát triển của các đô thị châu Âu thời trung đại. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát bảng 2.6, hình 2.9 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Vùng tập trung các đô thị phát triển vào thế kỉ XIV: nước Ý 2. Vùng tập trung các đô thị phát triển vào thế kỉ XV: 2. Các đô thị châu Âu thời trung đại và vai trò của giới thương nhân a. Sự ra đời và phát triển của các đô thị châu Âu thời trung đại - Khoảng X-XI sản xuất thủ công nghiệp trong các lãnh địa phát triển dẫn đến như cầu trao đổi sản phẩm => đô thị ra đời. - Thế kỉ XIV châu Âu có hàng trăm đô thị, còn tồn tại đến ngày nay như Luân Đôn, Pa-ri, Rô-ma... b. Vai trò của giới thương nhân đối với sự phát triển của các đô thị châu Âu thời trung đại + Tầng lớp là động lực thúc đẩy sự phát triển của đô thị
.
.
triển, thu nhập từ buôn bán cao hơn nên tầng lớp thương nhân càng ngày càng có vai trò quan trọng hơn và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển c
.
những công dân hàng đầu của đô thị + Thương nhân thường bỏ tiền ra xây dựng những công trình công cộng như nhà thờ, đài phun nước, thuê
thành những công dân hàng đầu của đô thị. + Thương nhân thường bỏ tiền ra xây dựng những công trình công cộng như nhà thờ, đài phun nước, thuê các hoạ sĩ trang hoàng phố xá, nhà cửa, bảo trợ cho các nhà văn hoá, khoa học có tư tưởng tiến bộ. + Thương nhân một số đô thị châu Âu còn tập hợp lại với nhau thành lập các hiệp hội buôn bán với mục đích bảo vệ tự do thương mại, thống nhất thị trường và an toàn cho các thương nhân buôn bán đường dài. + Tại nhiều nước, hàng năm thương nhân còn tổ chức các hội chợ để thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa các vùng và giữa các quốc gia.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 235 vùng biển Ban-tích và biển Bắc 3. Tại vì: Trước thế kỉ XIV, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi nên thương mại ở Italia rất phát triển. Các hoạt động phát triển công nghiệp dệt và đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá đã thúc đẩy các thành phố ở Italia phát triển nhanh chóng. Mặt khác, Italia không tồn tại một thực thể chính trị duy nhất mà nó chia thành nhiều lãnh địa, thị quốc nhỏ nên ở Italia hình thành nên nhiều thành phố lớn mà sau phát triển thành đô thị Đến khi sản xuất hàng hoá phát ủa đô thị Thương nhân liên kết với giới quý tộc quyền quý, lập nên hội đồng đô thị Thương nhân một số đô thị châu Âu còn tập hợp lại với nhau thành lập các hiệp hội buôn bán. Đến thế kỉ XV, là thời kì hùng mạnh của liên minh Han-xi-tích của các đô thị thuộc vùng ven biển Ban-tích. 4. Vai trò của giới thương nhân đối với sự phát triển của các đô thị châu Âu thời trung đại: + Tầng lớp là động lực thúc đẩy sự phát triển của đô thị. + Thương nhân liên kết với giới quý tộc quyền quý, lập nên hội đồng đô thị, họ trở thành các hoạ sĩ trang hoàng phố xá, nhà cửa, bảo trợ cho các nhà văn hoá, khoa học có tư tưởng tiến bộ + Thương nhân một số đô thị châu Âu còn tập hợp lại với nhau thành lập các hiệp hội buôn bán với mục đích bảo vệ tự do thương mại, thống nhất thị trường và an toàn cho các thương nhân buôn bán đường dài. + Tại nhiều nước, hàng năm thương nhân còn tổ chức các hội chợ để thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa các vùng và giữa các quốc gia. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá + Thương nhân liên kết với giới quý tộc quyền quý, lập nên hội đồng đô thị, họ trở
GV soạn: Phạm Hữu Quý 236 kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Em hãy trình bày những hoạt động của tầng lớp thương nhân thời trung đại ở Tây Âu. Vì sao tầng lớp thương nhân lại có vai trò quan trọng với sự phát triển của các đô thị châu Âu trung đại? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:- Những hoạt động của tầng lớp thương nhân thời trung đại ở Tây Âu. + Thương nhân liên kết với giới quý tộc quyền quý, lập nên hội đồng đô thị, họ trở thành những công dân hàng đầu của đô thị + Thương nhân thường bỏ tiền ra xây dựng những công trình công cộng như nhà thờ, đài phun nước, thuê các hoạ sĩ trang hoàng phố xá, nhà cửa, bảo trợ cho các nhà văn hoá, khoa học có tư tưởng tiến bộ. + Thương nhân một số đô thị châu Âu còn tập hợp lại với nhau thành lập các hiệp hội buôn bán với mục đích bảo vệ tự do thương mại, thống nhất thị trường và an toàn cho các thương nhân buôn bán đường dài. + Tại nhiều nước, hàng năm thương nhân còn tổ chức các hội chợ để thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa các vùng và giữa các quốc gia. - Tầng lớp thương nhân có vai trò quan trọng với sự phát triển của các đô thị châu Âu trung đại vì thương nhân giữ vai trò trung gian trong việc sản xuất và buôn bán hàng hoá và là nhân tố kết nối các chủ sản xuất, kết nối hoạt động thương mại giữa các khu vực, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đô thị.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 237 * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: 1. Những thành tựu nào của văn minh đô thị thời cổ đại vẫn còn có giá trị với thế giới ngày nay? 2. Tổ chức thương mại nào có số nước tham gia đông nhất? Tổ chức đó có điểm gì giống với Liên minh Han-xi-tích? Tham khảo trang web: https://www.wto.org cho câu trả lời của em. Hoạt động này GV hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào tiết học sau. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (Vào tiết học sau) -1.Nhiều quảng trường được xây dựng ở các đô thị hiện nay là một trong những địa điểm du lịch và khám phá hấp dẫn cho du khách. - Các đô thị đã để lại nhiều thành tựu rực rỡ về hội họa và kiến trúc cũng như quy hoạch và thiết kế của đô thị. -2.Tổ chức thương mại WTO có số nước tham gia đông nhất. - Điểm giống nhau của Liên minh Han-xi-tích với tổ chức WTO: - Mục đích của tổ chức: + Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới. + Bảo vệ thương mại. + Thống nhất thị trường thương mại thế giới.
GV soạn: Phạm Hữu Quý 238 + Đảm bảo an toàn cho sự phát triển thương mại của các nước thành viên. - Đều có cuộc họp thường niên hằng năm để giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên hoặc các vấn đề nảy sinh liên quan đến thương mạ*i. HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. HẾT