PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN VẬT LÍ
vectorstock.com/28062424
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN LESSON PLAN PHÁT TRIỂN NỘI DUNG
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN VẬT LÝ 6,7,8 NĂM HỌC 2020-2021 ( THEO CÔNG VĂN 3280 ) WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
Ngày soạn: 2/09/2020 Tiết 1 chủ đề: ĐO ĐỘ DÀI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. 2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng sau: - Ước lượng độ dài cần đo, chọn dụng cụ đo phù hợp. - Cách đo độ dài một vật, biết đọc, ghi và tính giá trị trung bình các kết quả đo. 3. Thái độ: Chia nhóm thảo luận, rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm. 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ: a. Cho mỗi nhóm học sinh: Thước kẽ có ĐCNN: 1mm. Thước dây hoặc thước mét ĐCNN: 0,5cm. Chép ra giấy bản H1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”. b. Cho cả lớp: Tranh vẽ to một thước kẽ có: GHĐ: 20cm, ĐCNN: 2mm. - Tranh vẽ to bản H1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề - Nhiệm vụ học tập của học sinh: Nghiên cứu tình huống mở bài ở sgk và trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành hoạt động: GV Đưa ra tình huống như trong SGK. Nhận xét và chốt lại “Sở dĩ có sự sai lệch đó là vì thước đo không giống nhau, cách đo không chính xác, hoặc cách đọc kết quả chưa đúng. Vậy để khỏi tranh cãi, hai chị em cần phải thống nhất điều gì?”. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: HS biết được đơn vị đo độ dài, dụng cụ đo độ dài và cách đo độ dài. Ước lượng độ dài cần đo, chọn dụng cụ đo phù hợp. Cách đo độ dài một vật, biết đọc, ghi và tính giá trị trung bình các kết quả đo. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm làm theo các hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành hoạt động: GV tổ chức cho học sinh lĩnh hội các kiến thức về đo độ dài theo kế hoạch đã xây dựng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Ôn lại và ước lượng độ dài của một I. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI: 1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài. số đơn vị đo độ dài. - Đơn vị đo độ dài thường dùng là?. (hs tự ôn ) C2: Cho 4 nhóm học sinh ước lượng độ 2. Ước lượng độ dài: dài 1 mét, đánh dấu trên mặt bàn, sau đó dùng thước kiểm tra lại kết quả. C3: Cho học sinh ước lượng độ dài gang tay. 1
Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. Cho học sinh quan sát hình 11 trang 7. SGK và trả lời câu hỏi C4. Treo tranh vẽ của thước đo ghi. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất . Em hãy xác định GHĐ và ĐCNNvà rút ra kết luận nội dung giá trị GHĐ và ĐCNN của thước cho học sinh thực hành xác định GHĐ và ĐCNN của thước. Yêu cầu học sinh làm bài: C5, C6, C7. Đo độ dài. Dùng bảng kết quả đo độ dài treo trên bảng để hướng dẫn học sinh đo và ghi kết quả vào bảng 1.1 (SGK). Thảo luận cách đo độ dài. Học sinh trả lời các câu hỏi: B1: Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu? GV: Nếu giá trị chênh lệch khoảng vài phần trăm (%) thì xem như tốt. B2: Em đã chọn dụng cụ đo nào? Tại sao? B3: Em đặt thước đo như thế nào? B4: Đặt mắt nhìn như thế nào để đọc và ghi kết quả đo? B5: Dùng hình vẽ minh họa 3 trường hợp để thống nhất cách đọc và ghi kết quả đo. C6: Cho học sinh điền vào chỗ trống.
II. ĐO ĐỘ DÀI. 1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài: C6: Đo chiều rộng sách vật lý 6?. (Dùng thước có GHĐ: 20cm; ĐCNN: 1mm). Đo chiều dài sách vật lý 6? (Thước dùng có GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm). Đo chiều dài bàn học. (Dùng thước có GHĐ: 2m; ĐCNN: 1cm). 2. Đo độ dài: Sau khi phân nhóm, học sinh phân công nhau để thực hiện và ghi kết quả vào bảng 1.1 SGK. KẾT LUẬN CÁCH ĐO ĐỘ DÀI: (Học sinh thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi) C6: Học sinh ghi vào vở. a. Ước lượng độ dài cần đo. b. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp. c. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. d. Đặt mằt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: luyện tập cho HS đổi một số đơn vị đo độ dài - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ và trả lời các bài tập luyện tập về các kiến thức liên quan. Cách thức tiến hành: Giáo viên đưa ra một số bài tập về đổi đơn vị đo độ dài, cách chọn dụng cụ đo độ dài. Bài 1: Đổi các độ dài sau đây ra mét (m) a) 175 mm = m ; 0,5 mm = m b) 1250 cm = m ; 0,052 cm = m c) 545 dm = m ; 0,04 dm = m d) 3,75 km = m ; 0,68 km = m Bài 2: Có 2 thước. Thước thứ nhất dài 30 cm, có độ chia tới mm, thước thứ hai dài 1m có đo chia tới cm. a) Xác định GHĐ Và ĐCNN của mỗi thước. 2
b) Nên dùng thước nào để đo chiều dài của bàn giáo viên, chiều dài của SGK Vật lý 6. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Đo độ dài một vật, biết đọc, ghi và tính giá trị trung bình các kết quả đo. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh trả lời các câu hỏi vận dụng ở trong sgk Học sinh lần lượt làm các câu hỏi: C7 đến C10 trong SGK. CỦNG CỐ BÀI : Học sinh nhắc lại ghi nhớ: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Học thuộc phần ghi nhớ. - Xem trước nội dung bài 3: Đo thể tích chất lỏng. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS biết thêm một số đơn vị đo độ dài của một số nước. - Nhiệm vụ của học sinh: Nghiên cứu mục có thể em chưa biết để tìm hiểu thêm một số đơn vị đo độ dài. Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu mục có thể em chưa biết để tìm hiểu thêm một số đơn vị đo độ dà. GV giới thiệu thêm đơn vị đo của ANH: 1 inch = 2,54cm, 1foot = 30,48cm. ******************************************************************** Ngày soạn: 8/9/2020 Tiết 2: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết tên được một số dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng. Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp. 2. Kỹ năng: Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo. Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. 3. Thái độ: Say mê tìm hiểu kiến thức, Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm. 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, Năng lực tính toán II. CHUẨN BỊ: Xô đựng nước, Bình 1 (đầy nước), Bình 2 (một ít nước), Bình chia độ, Một vài loại ca đong. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra hoạt động ghi nhớ bài cũ và làm bài tập về nhà của hs. GV tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề để gây hứng thú học tập cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi bài cũ của GV. Nghe GV giới thiệu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: GV đặt vấn đề tạo tình huống khởi động. Kiểm tra bài cũ 3
a. Nêu cách đo độ dài? b. Chữa bài tập 1 SBT Đặt vấn đề bài mới: Học sinh quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi: Làm thế nào để biết chính xác cái bình cái ấm chứa được bao nhiêu nước? Bài học hôm nay, sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi vừa nêu trên. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: HS biết được đơn vị thể tích, dụng cụ đo thể tích và cách đo thể tích chất lỏng. Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo. Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. - Nhiệm vụ của HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm làm theo các yêu cầu của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức cho học sinh lĩnh hội các kiến thức về đo độ dài theo kế hoạch đã xây dựng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Ôn lại đơn vị đo thể tích I. Đơn vị đo thể tích Đơn vị đo thể tích là gì? Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l) 1lít = 1dm3; 1ml =1cm3 (1cc) Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng. Học sinh trả lời các câu hỏi: C2: Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ trong hình. C3: Nếu không có ca đong thì dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng. C4: Điền vào chổ trống của câu sau:
II. Đo thể tích chất lỏng 1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích C2: Ca đong to: GHĐ: 1(l) và ĐCNN: 0,5l. Ca đong nhỏ: GHĐ và ĐCNN: 0,5 l. Can nhựa: GHĐ: 0,5 lít và ĐCNN: 1 lít C3: Dùng chai hoặ clọ đã biết sẵn dung tích như: chai 1 lít; xô: 10 lít.
C4: C5: C5: Điền vào chỗ trống những câu sau:
Loại bình Bình a Bình b Bình c
GHĐ
ĐCNN
100ml 2 ml 250 ml 50 ml 300 ml 50 ml
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, bình chia độ, bơm tiêm. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng. C6: H3.3: Cho biết cách đặt bình chia độ 2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất để chính xác. lỏng C7: H3.4: Cách đặt mắt cho phép đọc C6: Đặt bình chia độ thẳng đứng. 4
đúng thể tích cần đo? C8: Đọc thể tích đo ở H3.5. Rút ra kết luận. C9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
C7: Đặt mắt nhìn ngang mực chất lỏng. b) 50 cm3 c) 40 cm3 C8: a) 70 cm3 C9: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cầu: a. Ước lượng thể tích cần đo. b. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp. c. Đặt bình chia độ thẳng đứng. d. Đặt mắt nhìn ngang với chiều cao mực chất lỏng trong bình. e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chẩt lỏng.
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: HS đổi một số đơn vị đo thể tích, Biết cách xác định độ chia nhỏ nhất của bình chia độ. - Nhiệm vụ của HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV - Cách thức tiến hành: GV ra cho học sinh một số bài tập luyện tập Bài 1: Hãy đổi các đơn vị sau: a) 0,6 m3 = ………. dm3 = ………….lít b) 15 lít = ………….m3 = ……… cm3 d) 2m3 = ………….lít = …………cm3 c) 1ml = …………..cm3 = ………….lít Bài 2: Các kết qủa đo thể tích trong 2 bài báo cáo thực hành khác nhau được ghi như sau: a) V = 10 ml ; b) V = 62 ml Hãy cho biết ĐCNN của bình chia độ dùng trong từng bài. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: HS đo thể tích chất lỏng - Nhiệm vụ của HS: Thảo luận nhóm và thực hành đo thể tích chất lỏng theo nhóm - Cách thức tiến hành: GV phân nhóm và hướng dẫn HS thực hành đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ. Thực hành cho các nhóm đo thể tích chất lỏng 3. Thực hành: Từng nhóm học chứa trong bình và ghi kết quả vào bảng 3.1 sinh nhận dụng cụ thực hiện và (SGK) ghi kết quả cụ thể vào bảng 3.1. CỦNG CỐ BÀI: Học sinh nhắc lại nội dung ghi Học sinh làm bài tập: nhớ. BT 3.1: (b) Ghi nhớ: Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng BT 3.4: (c) bình chia độ, bình tràn. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc câu trả lời C9. Xem trước nội dung Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Học sinh mang theo: vài hòn sỏi, đinh ốc, dây buộc. BT về nhà: 3.5; 3.6 và 3.7 trong sách bài tập Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS biết thêm một số dụng cụ đo thể tích - Nhiệm vụ của HS: hoạt động cá nhân tìm thêm các dụng cụ đo thể tích. 5
- Cách thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu thêm các các chai lọ dùng làm dụng cụ đo thể tích ******************************************************************* Ngày soạn: 15/9/2020 Tiết 3: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước. 2. Kỹ năng: Nắm vững các cách đo và trung thực với các kết quả đo được. 3. Thái độ: Hình thành tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ - Cho cả nhóm học sinh: Hòn đá, đinh ốc, Bình chia độ, ca, bình tràn, khay chứa nước. Mỗi nhóm kẻ sẵn Bảng 4.1 “Kết quả đo thể tích vật rắn”. - Cho cả lớp: Một xô nước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi bài cũ của giáo viên. HS lắng nghe tình huống khởi động của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ: a. Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần phải làm gì? b. Chữa bài tập về nhà. Tình huống vào bài mới - GV: Đưa ra tình huống như trong SGK. - HS: Lắng đọc tình huống trong SGK và lắng nghe GV nêu tình huống khởi động Trong tiết học này chúng ta tìm hiểu cách dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước như: cái đinh ốc, hòn đá hoặc ổ khóa…. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: HS biết được cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm…Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH Kiểm tra học sinh đem dụng cụ: hòn đá, Tìm hiểu cách đo thể tích của những đinh ốc, ổ khóa, dây buộc,… vật rắn không thấm nước. Đo thể tích của vật rắn trong 2 trường I. Cách đo thể tích của vật rắn không hợp: thấm nước - Bỏ vật lọt bình chia độ. 1. Dùng bình chia độ - Không bỏ lọt bình chia độ. Trường hợp vật bỏ lọt bình chia độ 6
GV treo tranh minh họa H4.2 và H4.3 trên bảng. C1: Cho học sinh tiến hành đo thể tích của hòn đá bỏ lọt bình chia độ. Em hãy xác định thể tích của hòn đá.
Chia toàn bộ học sinh thành 2 dãy. - Dãy học sinh làm việc với H4.2 SGK - Dãy học sinh làm việc với H4.3 SGK C1:- Đo thể tích nước ban đầu V1 =150 cm3 - Thả chìm hòn đá vào bình chia độ, thể tích dâng lên V2 = 200cm3 - Thể tích hòn đá: V = V1 – V2 = 200cm3 –150cm3 = 50cm3 2. Dùng bình tràn: Trường hợp vật C2: Cho học sinh tiến hành đo thể tích không bỏ lọt bình chia độ. C2: Học sinh thực hiện: Đổ nước đầy của hòn đá bằng bình tràn, thả chìm hòn đá vào bình tràn, hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích hòn đá. C3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: C3: Rút ra kết luận. Cho học sinh điền từ thích hợp vào chỗ Thả chìm vật đó vào trong chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất trống trong SGK. lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Biết cách xác định thể tích vật rắn - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55 cm3 để đo thể tích một viên đá và một cái đinh bu loong. Sau khi thả viên đá vào, mức chất lỏng trong bình chia độ chỉ 88 cm3. Sau đó thả tiếp đinh bu loong, mức chất lỏng chỉ 97 cm3. Tính thể tích viên đá, thể tích đinh bu loong. Bài 2: Bốc một nắm cát, bỏ vào bình chia độ rồi lắc đều sao cho mặt trên của cát bằng với mực ghi 40 cm3 một bằng chia độ. Thể tích của cát là: A. 40 cm3 B. Lớn hơn 40 cm3 D. Tuỳ theo diện tích đáy của bình chia độ. C. Nhỏ hơn 40 cm3 Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: HS đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn, bình chia độ - Nhiệm vụ của học sinh: Hoạt động nhóm làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV cho HS hoạt động theo nhóm đo thể tích vật rắn Làm việc theo nhóm, phát dụng cụ thực 3. Thực hành: Đo thể tích vật rắn. 7
- Ước lượng thể tích vật rắn (cm3) hành. Quan sát các nhóm học sinh thực hành, - Đo thể tích vật và ghi kết quả vào điều chỉnh, nhắc nhở học sinh. bảng 4.1 (SGK) Đánh giá quá trình thực hành. C4: Trả lời câu hỏi SGK. C4: - Lau khô bát to trước khi sử dụng. Hướng dẫn học sinh làm C5 và C6. - Khi nhấc ca ra, không làm đổ hoặc sánh nước ra bát. CỦNG CỐ : Học sinh nhắc lại nội dung - Đổ hết nước vào bình chia độ, tránh ghi nhớ. làm nước đổ ra ngoài. Ghi nhớ: Để đo thể tích vật rắn không thấm nước có thể dùng bình chia độ, bình tràn. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : Học thuộc phần ghi nhớ và câu trả lời C3 (SGK). Làm bài tập 4.1 và 4.2 trong sách bài tập. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS biết thêm một số công thức tính thể tích của một số vật thể, tự làm được cho mình một bình chia độ. - Nhiệm vụ của học sinh: đọc thông tin sgk tìm hiểu công thức đo thể tích của một số vật thể, về nhà thực hiện các yêu cầu của GV. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt". GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tụ làm một bình chia độ ***************************************************************** Ngày soạn: 19/9/2020 Tiết 4: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nhận biết được ý nghĩa vật lý khối lượng của một vật. Quả cân 1 kg. Đơn vị đo khối lượng, ký hiệu . 2. Kỹ năng: Biết cách đo khối lượng vật bằng cân Rô béc van và trình bày cách sử dụng. Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một cái cân. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận,trung thực trong khi đọc kết quả. 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ - Cho mỗi nhóm học sinh: Mỗi nhóm đem đến lớp một cái cân bất kỳ loại gì và một vật để cân. - Cho cả lớp: Cân Rô béc van và hộp quả cân. Vật để cân.Tranh vẽ to các loại cân trong SGK. III. HOAT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. 8
- Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi bài cũ của GV, nghiên cứu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: GV hỏi bài cũ và nêu tình huống khởi động cho học sinh trả lời. Kiểm tra bà cũ: a. Ta có thể dùng dụng cụ nào để đo thể tích vật rắn không thấm nước? b. Sửa bài tập 4.1 (c), V3 = 31cm3; 4.2 (c) Tình huống vào bài mới GV đặt câu hỏi đo khối lượng bằng dụng cụ gì? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nhận biết được ý nghĩa về khối lượng của một vật. Đơn vị đo khối lượng. Biết cách đo khối lượng vật bằng cân Rô béc van và trình bày cách sử dụng. Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một cái cân. - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm…Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH Ta dùng cân để đo khối lượng của một Khối lượng – Đơn vị. vật. C1: Khối lượng tịnh 397g ghi trên hộp I. Khối lượng – Đơn vị khối lượng sữa chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng 1. Khối lượng sữa chứa trong hộp? C1: 397g chỉ lượng sữa trong hộp. C2: Số 500g ghi trên túi bột giặt chỉ gì? Học sinh điền vào chỗ trống các câu: C3, C4, C5, C6. C2: 500g chỉ lượng bột giặt trong túi C3: 500g. C4: 397g. C5: Khối lượng. C6: Lượng. Đơn vị đo khối lượng ở nước Việt Nam 2. Đơn vị khối lượng là gì? Gồm các đơn vị nào? Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Các em quan sát H5.1 (SGK) cho biết Việt Nam là kílôgam (kí hiệu: kg) kích thước quả cân mẫu. - Kílôgam là khối lượng của một quả cân Em cho biết: mẫu đặt ở Viện đo lường Quốc Tế ở - Các đơn vị thường dụng. Pháp. - Mối quan hệ giá trị giữa các đơn vị - Gam (g) 1g = 1 kg. 1000 khối lượng. - Hectôgam (lạng): 1 lạng = 100g. - Tấn (t): 1t = 1000 kg. - Tạ: 1 tạ = 100g. Đo khối lượng. II. Đo khối lượng Người ta đo khối lượng bằng cân. 1. Tìm hiểu cân Rô béc van C7: Cho học sinh nhận biết các vị trí: C7: Học sinh đối chiếu với cân thật để Đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân. C8: Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của nhận biết các bộ phận của cân. 9
cân Rô béc van.
C9: Học sinh tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
C8: - GHĐ của cân Rô béc van là tổng khối lượng các quả cân có trong hộp. - ĐCNN của cân Rô béc van là khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp. 2. Cách sử dụng cân Rô béc van C9: (1)- Điều chỉnh vạch số 0. (2)- Vật đem cân. (3)- Quả cân. (4) - Thăng bằng. (5)- Đúng giữa. (6)- Quả cân. (7) - Vật đem cân. C10: Các nhóm học sinh tự thảo luận thực hiện theo trình tự nội dung vừa nêu. C11: 5.3 cân y tế. 5.4 cân đòn. 5.5 cân tạ 5.6 cân đồng hồ
C10: Cho các nhóm học sinh trong lớp thực hiện cách cân một vật bằng cân Rô béc van. C11: Quan sát hình 5.3; 5.4; 5.5; 5.6 cho biết các loại cân. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Biết cách đổi đơn vị khối lượng. Biết cách chọn cân thích hợp để cân khối lượng một vật - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh làm các bài tập để luyện tập Nội dung Bài 1: Đổi đơn vị đo khối lượng: 3,78g = . . . . . .mg ; 476mg = . . . . .hg 1mg = . . . .g = . . . .kg ; 300g = . . . .hg 0,3kg = . . . .g ; 570kg = . . . .tấn 2760kg = . . . yến = . . . .kg ; 625g = . . . .mg Bài 2: Một hộp cân Rôbécvan gồm các quả cân sau: 1mg; 10mg; 20mg; 50mg; 100mg; 200mg; 500mg và 1g. A. GHĐ của cân là 1g và ĐCNN củacân là1mg B. GHĐ của cân là 1881mg và ĐCNN của cân là 1mg C. GHĐ của cân 1881g và ĐCNN của cân là 1g D. Cả 3 câu a, b, c đều sai. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: HS hiểu được số ghi trên biển cấm tải trọng qua cầu, xác định được GHĐ và ĐCNN của cân ở gia đình. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV cho HS trả lời câu hỏi phần vận dụng SGK C12: Các em tự xác định GHĐ và ĐCNN III. Vận dụng: của cân ở nhà. C12: Tùy học sinh xác định. C13: Ý nghĩa biển báo 5T trên hình 5.7. Ghi nhớ: Mọi vật đều có khối lượng. C13: Xe có khối lượng trên 5T không - Khối lượng của một vật chỉ lượng chấy được qua cầu. chứa trong hộp. 10
- Đơn vị khối lượng là kg. - Người ta dùng cân để đo khối lượng. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc phần ghi nhớ. Xem trước Bài 6. Bài tập về nhà: BT 5.1 và 5.3. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Nắm thêm một số kiến thức có liện quan đến khối lượng của vật - Nhiệm vụ của học sinh: thực hiện các yêu cầu của GV - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt". GV: Để cân một cái nhẫn vàng dùng cân đòn có được không? Vì sao? ****************************************************** Ngày soạn: 25/9/2020 Tiết 5: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến Thức: Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo,… và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó. Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng và xác định được hai lực cân bằng. Sử dụng được đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng. 2. Kỹ năng: Lắp các TN tốt, biết tiến hành các TN; Nhận biết các dụng cụ, làm quen cách lắp thí nghiệm 3. Thái độ : Yêu khoa học, say mê khám phá tìm tòi 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực sủ dụng ngôn ngữ vật lý II. CHUẨN BỊ: Cho mỗi nhóm học sinh Một chiếc xe lăn bằng một lò xo lá tròn một lò xo mềm dài khoảng 10cm. Một thanh nam châm thẳng- một quả gia trọng bằng sắt có móc treo. Một cái giá có kẹp để giữ các lò xo để treo gia trọng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, nghiên cứu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập 5.1 : Câu C - Chữa bài tập 5.3 : a: Biển C; b: Biển B; c: Biển A d: Biển B; e : Biển A; f: Biển C Tình huống khởi động GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề: Trong hai người ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo,… và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó. Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng và xác định được hai lực cân bằng. Sử dụng được đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng. 11
- Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm….trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1: Hình thành khái niệm lực I. LỰC: Cho học sinh làm thí nghiệm, thảo luận 1. Thí nghiệm: nhóm để thống nhất trả lời câu hỏi! Học sinh làm 3 thí nghiệm và quan sát C1: Nhận xét về tác dụng của lò xo lá hiện tượng để rút ra nhận xét. tròn lên xe và của xe lên lò xo lá tròn khi C1: Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng lên xe ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại. lăn một lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một C2: Nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe lực ép làm cho lò xo bị giãn dài ra. và của xe lăn lennlò xo khi ta kéo xe cho C2: Lò xo bị giãn đã tác dụng lên xe lăn lò xo giãn ra. một lực kéo, lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một lực kéo C3: Nhận xét về tác dụng của nam châm làm cho lò xo bị dãn. lên quả nặng. C3: Nam châm đã tác dụng lên quả nặng C4: Học sinh dùng từ thích hợp điền vào một lực hút. chỗ trống. C4: a) 1: lực đẩy ; 2: lực ép b) 3: lực kéo ; 4: lục kéo c) 5: lục hút. 2: Nhận xét và rút ra phương chiều của 2. Rút ra kết luận: lực. - Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói H.6.1: Cho biết lực lò xo lá tròn tác dụng ta nói vật này tác dụng lên vật kia. lên xe lăn có phương và chiều thế nào? II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC: H.6.2: Cho biết lực do lò xo tác dụng lên - Lực do lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn xe lăn có phương và chiều thế nào? có phương gần song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra. C5: Xác định phương và chiều của lực do - Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có nam châm tác dụng lên quả nặng. phương dọc theo lò xo và có chiều hướng 3: Nghiên cứu hai lực cân bằng C6 và từ xe lăn đến trụ đứng. C7: Học sinh trả lời câu hỏi Hình 6.4 III. HAI LỰC CÂN BẰNG: C8: Học sinh dùng từ thích hợp để điền C8: a) 1: Cân bằng ; 2:Đứng yên vào chỗ trống. b) 3: Chiều. c) 4: Phương; 5: Chiều. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Xác định được lực tác dụng lên vật trong mỗi trường hợp - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh làm các bài tập để luyện tập Bài 1: Dùng các từ thích hợp như: Lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây: A. Để nâng một tấm bêtông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bêtông một . . . . . . . . . (H. 6. 1A) B. Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một . . . . . . . 12
C. Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim có tác dụng lên cành cây một . . . . . . . . . (H. 6. 1C) D. Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một . . . . . . . . (H. 6. 1B) Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: xác định được lực nào đã tác dụng lên vật trong mỗi trường hợp - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi của SGK - Cách thức tiến hành: GV cho HS về nhà trả lời câu hỏi phần vận dụng SGK C9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống IV. Vận dụng: Củng cố bài: Ghi nhớ C9: a) Gió tác dụng vào cánh buồm là - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật một lực đẩy. khác gọi là lực. b) Đầu tàu tác dụng lên toa tàu là - Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một lực kéo. một vật mà vật đứng yên thì hai lực đó gọi là lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và ngược chiều. Hướng dẫn về nhà Trả lời câu C10. BT về nhà: sbt. Xem trước bài: Tìm hiểu kết quả tác dụng lực. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu các loại lực trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: thực hiện các yêu cầu của GV - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt". GV cho HS về nhà tìm thêm các loại lực trong thực tế cuộc sống ********************************************************** Ngày soạn: 1/10/2020 Tiết 6: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó. Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật đó. 2. Kỹ Năng: Biết lắp ráp thí nghiệm, quan sát hiện tượng để rút ra quy luật của vật chụi tác dụng. 3. Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng, xử lí các thông tin thu thập được. 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực sủ dụng ngôn ngữ vật lý II. CHUẨN BỊ: Cho mỗi nhóm học sinh Một xe lăn, một máng nghiêng, một lò xo, một lò xo lá tròn, một hòn bi, một sợi dây. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động 1: Kiểm tra 15 phút Đề ra 13
Đề 1 Câu 1: a. Đổi các đơn vị sau A. 0,5l = ....ml B. 3dm3 = ....cm3 C. 200ml = ....l D. 0,6m3 = ....cm3 b. Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia đô? Câu 2: Khối lượng của một chất cho biết điều gì? Đơn vị đo khối lượng? Dụng cụ đo khối lượng? Đề 2: Câu 1: a. Đổi các đơn vị sau A. 0,4l = ....ml B. 2dm3 = ....cm3 C. 300ml = ....l D. 0,5m3 = ....cm3 b. Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn? Câu 2: Khối lượng của một chất cho biết điều gì? Đơn vị đo khối lượng? Dụng cụ đo khối lượng? Đáp án, biểu điểm Câu 1: a (4đ). Đổi đơn vị mỗi vế đúng 1đ (2đ). Nêu đúng cách đo thể tích vật rắn không thấm nước 2đ Câu 2 (4đ): - Trả lời đúng khối lượng của một chất là gì 2đ Nêu đúng đơn vị khối lượng 1đ Nêu đúng dụng cụ đo khối lượng 1đ Hoạt động 2. Khởi động - Mục tiêu: tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV Tình huống khởi động - Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trang 24 và cho biết trong hai người ai đang dương cung? Ai chưa giương cung ? Căn cứ vào đâu để biết ai đang giương cung? Ai chưa giương cung? (cánh cung bị biến dạng). Đó chính là một trong những kết quả t/d của lực (lực kéo). Vậy khi tác dụng lực lên một vật có thể làm cho vật như thế nào? Hoạt động 3. Hình thành kiến thức mới Mục tiêu: Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó. Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật đó. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1: Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra I. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi khi có lực tác dụng. có lực tác dụng: Giáo viên cho học sinh đọc SGK để thu 1. Những sự biến đổi của chuyển động: thập thông tin và trả lời câu C1; C2. - Vật đang chuyển động bị dừng lại. - Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động. - Vật chuyển động nhanh lên. - Vật chuyển động chậm lại. 14
C1: Học sinh tìm 4 thí dụ để minh họa sự - Vật đang chuyển động theo hướng này biến đổi của chuyển động. bỗng chuyển động theo hướng khác. C2: Học sinh trả lời câu hỏi ở đầu bài. C1: Tùy từng học sinh. 2. Những sự biến dạng: C2: Người đang giương cung đã tác dụng một lực vào dây cung nên làm cho dây cung và cánh cung biến dạng. 2: Nghiên cứu những kết quả tác dụng II. Những kết quả tác dụng của lực: của lực. 1. Thí nghiệm: Cho học sinh thực hiện 4 thí nghiệm: C3, Học sinh làm thí nghiệm theo hướng dẫn SGK C4, C5 và C6. và giáo viên. C3: Nhận xét về kết quả tác dụng của lò C3: Lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lên xo tròn lên xe lúc đó. xe lăn đã làm biến đổi chuyển động. C4: Nhận xét về kết quả của lực mà tay ta C4: Khi xe đang chạy bỗng đứng yên làm biến tác dụng lên xe thông qua sợi dây. đổi chuyển động của xe. C5: Nhận xét về kết quả của lực mà lò xo C5: Làm biến đổi chuyển động của hòn bi. C6: Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm biến tác dụng lên hòn bi khi va chạm. dạng lò xo. C6: Lấy tay ép hai đầu một lò xo nhận 2. Rút ra kết luận: xét về kết quả của lực mà tay ta tác dụng C7: a) 1. Biến đổi chuyển động của xe. b) 2. Biến đổi chuyển động của xe. lên lò xo. c) 3. Biến đổi chuyển động của xe. C7: Học sinh điền cụm từ vào chỗ trống. d) 4. Biến dạng lò xo. C8: Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể C8: Học sinh điền cụm từ vào chỗ trống: làm biến đổi chuyển động của vật B hoặc làm biến dạng vật lý. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra. Hoạt động 4. Luyện Tập - Mục tiêu: Biết đơn vị của lực, biết các xác định kết quả tác dụng của lực - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ trả lời các câu hỏi, bài tập của giáo viên - Cách thức tiến hành: giáo viên ra cho học sinh một số bài tập để luyện tập các kiến thức vừa học. Bài 1:Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi chuyển động? a) Giảm ga cho xe máy hạy chậm lại. b) Tăng ga cho xe máy chạy nhanh hơn. c) Xe máy chạy đều trên đường thẳng. d) Xe máy chạy đều trên đường cong. Bài 2: Hãy chọn câu đúng. Niutơn là đơn vị của a) chiều dài. b) vận tốc. c) thể tích. d) trọng lượng Hoạt động 5. Vận dụng - Mục tiêu: HS nêu được các thí dụ về kết quả tác dụng của lực - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ trả lời các bài tập vận dụng - Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh về nhà trả lời các câu hỏi vận dụng sgk Vận dụng học sinh trả lời các câu hỏi: C9; C10; C11. III. Vận dụng: Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. Hướng dẫn học sinh trả lời 15
Ghi nhớ: Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi C9; C10; C11 chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng. Hướng dẫn về nhà: Học sinh làm bài tập số 7.3 sách bài tập. Xem trước bài: Trọng lực – Đơn vị lực. Hoạt động 6. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu kết quả tác dụng lực trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ sáng tạo, tổng hợp làm theo hướng dẫn của giáo viên. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt". GV cho HS về nhà tìm thêm kết quả tác dụng của các loại lực trong thực tế cuộc sống *************************************************************** Ngày soạn:8/10/2020 Tiết 7:
TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết ý nghĩa trọng lực hay trọng lượng của một vật. Nêu được phương và chiều của trọng lực; đơn vị đo cường độ lực. 2. Kỹ năng: Sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.Biết làm TN . 3. Thái độ: Nghiêm túc ,say mê nghiên cứu bài học 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực sủ dụng ngôn ngữ vật lý II. CHUẨN BỊ: Cho mỗi nhóm học sinh Một giá treo, một lò xo, một quả nặng 100g có móc treo, một dây dọi, một khay nước, một chiếc êke. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ: Thể nào gọi là lực? Nêu kết quả tác dụng của lực? Tình huống khởi động Giáo viên cho học sinh nghiên cứu tình huống mở bài sgk để khởi động vấn đề Hoath động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Biết ý nghĩa trọng lực hay trọng lượng của một vật. Nêu được phương và chiều của trọng lực; đơn vị đo cường độ lực. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp, HS làm thí nghiệm thảo luận…làm theo hướng dẫn của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Phát hiện sự tồn tại của trọng lực. I. Trọng lực là gì? Giáo viên cho học sinh làm 2 thí 1. Thí nghiệm: 16
nghiệm ở mục 1. Quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C1; C2. C1: Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không? Lực đó có phương và chiều như thế nào? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên?
Treo quả nặng vào lò xo ta thấy lò xo dãn ra. C1: Lò xo tác dụng vào quả nặng một lực, phương thẳng đứng, chiều hướng lên phía trên. Vì có một lực tác dụng vào quả nặng hướng xuống dưới. Viên phấn bắt đầu rơi xuống.
Cầm viên phấn lên cao, rồi đột nhiên C2: Phương thẳng đứng chiều hướng xuống dưới. buông tay ra. C3: 1- Cân bằng. 2- Trái đất. 3- Biến đổi. 4- Lực hút. 5- Trái đất. C2: Lực đó có phương và chiều như thế nào? 2. Rút ra kết luận: C3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. a. Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật lực này gọi là trọng lực. b. Trong đời sống hàng ngày, người ta còn gọi trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật. Gợi ý cho học sinh rút ra kết luận. 2. Tìm hiểu phương và chiều của II. Phương và chiều của trọng lực: 1. Phương và chiều của trọng lực: trọng lực Học sinh đọc thông báo về dây dọi và phương thẳng đứng và làm thí nghiệm để xác định phương và chiều trọng lực. C4: Điền từ vào chỗ trống. C4: a) 1- Cân bằng; 2- Dây dọi; 3- Thẳng đứng. b) 4- Từ trên xuống dưới. 2. Kết luận: C5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. C5: Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới. 3. Tìm hiểu về đơn vị lực. III. Đơn vị lực: Để đo độ mạnh (cường độ) của lực, hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam dùng đơn vị Niu tơn (Ký hiệu N). Trọng lượng của quả cân 100g được tính tròn là 1N. Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Biết tính trọng lực khi biết khối lượng và ngược lại - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi, bài tập của giáo viên - Cách thức tiến hành: Giáo viên ra một số bài tập để học sinh luyện tập kiến thức vừa học. Nội dung Bài 1: Một xe tải khối luợng 4,5 tấn sẽ nặng bao nhiêu Niutơn? a. 450N. b. 4500N. c. 45000N. d. 450000N. Bài 2: Một vật nặng 2250N sẽ có khối lượng: a. 22,5kg. b. 225kg. c. 2250kg. d. 22500kg. Hoạt động 4. Vận dụng 17
- Mục tiêu: HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm và rút ra kết luận - Nhiệm vụ của học sinh: Hoạt động nhóm làm TN thảo luận để rút ra nhận xét - Cách thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện theo nhóm để kiểm tra phương của trọng lực - GV Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm IV. VẬN DỤNG: làm thí nghiệm và trả lời C6? C6: Vuông góc. - GV hướng dẫn HSsử dụng ê ke để kiểm tra. - GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo nhận xét? - Giáo viên thống nhất ý kiến. Củng cố bài: Ghi nhớ: Trọng lực là lực hút của Trái đất. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái đất. Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật. Đơn vị lực là Niu tơn (N). Trọng lượng của quả cân 100g là 1N. Hướng dẫn về nhà: Học sinh xem trước các bài đã học chuẩn bị cho tiết 9 là bài kiểm tra 1 tiết Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu về trọng lực khi ra khỏi trái đất - Nhiệm vụ của học sinh: về nhà thực hiện các yêu cầu của giáo viên - Cách thức tiến hành: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện một sô công việc sau: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". GV giao cho hs về nhà tìm hiểu xem khi ra khoảng không gian thì các nhà du hành vũ trụ như thế nào? Vì sao? ************************************************** Ngày soạn:15/10/2020 Tiết 8: KIỂM TRA 45 PHÚT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Kiểm tra lại sự lĩnh hội của HS về các kiến thức đã học như: Đo độ dài, đo thể tích, khối lượng,lực, trọng lực. 2. Kỹ năng: Rèn luyện tính tư duy vận dụng vào thực tế 3. Thái độ: Trung thực, thật thà, cẩn thật trong làm bài. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THỜI GIAN KIỂM TRA: 45 phút IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA. Đề 1 Bài 1(3đ) a. Lực là gì, đơn vị đo lực. b. Trọng lực có phương chiều như thế nào? 18
c. Tại sao mọi vật đều rơi hướng về mặt đất? Bài 2 (2đ) Hãy đổi các đơn vị sau: a) 1kg = ………….g c) 1m 3 = ............dm 3 = ...........cm 3 b) 1tạ = ………….kg d) 1km =……..m Bài 3 (3đ). Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a) Đơn vị đo độ dài là (1) …………….Dụng cụ đo độ dài là.........(2)......... b) Người ta đo (3) ………….. Của vật bằng cân. Đơn vị đo là (4)………. c) Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm ...(5)……….hoặc làm (6)………vật B. Hai kết quả này có thể xẩy ra. Bài 4 (2 đ) a. Có 6 hòn bi bề ngoài hoàn toàn giống nhau trong đó có 1 hòn nặng hơn. Em hãy tìm ra hòn bi nặng đó với một cân Robecvan nhạy không có hộp quả cân và chỉ được thực hiện hai lần cân. b. Một vật có khối lượng M=3,5 tạ đặt trên mặt đất. Hỏi trọng lượng vật là bao nhiêu biết rằng vật có khối lượng 100g có trọng lượng 1N Đề 2 Bài 1(3đ) a. Lực là gì, đơn vị đo lực. b. Trọng lực có phương chiều như thế nào? c. Tại sao mọi vật đều rơi hướng về mặt đất? Bài 2 (2đ) Hãy đổi các đơn vị sau: a) 1,5kg = ………….g c) 1m 3 = ............dm 3 = ...........cm 3 b) 2tạ = ………….kg d) 0,2km =……..m Bài 3 (3đ). Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a) Đơn vị đo độ dài là (1) …………….Dụng cụ đo độ dài là.........(2)......... b) Người ta đo (3) ………….. Của vật bằng cân. Đơn vị đo là (4)………. c) Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm ...(5)……….hoặc làm (6)………vật B. Hai kết quả này có thể xẩy ra. Bài 4 (2 đ) a. Có 6 hòn bi bề ngoài hoàn toàn giống nhau trong đó có 1 hòn nặng hơn. Em hãy tìm ra hòn bi nặng đó với một cân Robecvan nhạy không có hộp quả cân và chỉ được thực hiện hai lần cân. b. Một vật có khối lượng M=0,5 tạ đặt trên mặt đất. Hỏi trọng lượng vật là bao nhiêu biết rằng vật có khối lượng 100g có trọng lượng 1N V. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM. Đề 1 Bài 1 2
Các bước giải và kết quả - Nêu đúng định nghĩa lực,kết quả t/d lực,đơn vị lực. - Phương chiều trọng lực. - Giải thích - Đổi các đơn vị a) 1 kg =1000 g b) 1 tạ = 100 kg 19
Điểm 1 1 1 0,5 0,5
3
4 a
c) 1 m3= 1000 dm3 = 1000000 cm3 d) 1km = 1000 m (1) mét (2)Thước; (3)Khối lượng; (4) Kilogam; (5)Biến đổi chuyển động (6)Biến dạng
0,5 0,5 3
+ Chia làm 2 nhóm + Lần cân 1:Tìm ra hòn bi nặng nằm ơ nhóm .... + Lần cân 2: Tìm ra hòn bi nặng
1
+ M = 3,5tạ = 3500kg = 3500000g + Trọng lượng vật là 3500000:100 = 35000N b
1
(HS làm đúng cách khác cũng cho điểm tối đa)
Đề 1 Bài 1 2
3
4 a
Các bước giải và kết quả
Điểm
- Nêu đúng định nghĩa lực,kết quả t/d lực,đơn vị lực. - Phương chiều trọng lực. - Giải thích - Đổi các đơn vị a) 2 kg =2000 g b) 1,5 tạ = 150 kg c) 1 m3= 1000 dm3 = 1000000 cm3 d) 0,2km = 200 m (1) mét (2)Thước; (3)Khối lượng; (4) Kilogam; (5)Biến đổi chuyển động (6)Biến dạng
1 1 1
+ Chia làm 2 nhóm + Lần cân 1:Tìm ra hòn bi nặng nằm ơ nhóm .... + Lần cân 2: Tìm ra hòn bi nặng + M = 0,5tạ = 500kg = 500000g + Trọng lượng vật là 500000:100 = 5000N
b
0,5 0,5 0,5 0,5 3
1 1
(HS làm đúng cách khác cũng cho điểm tối đa)
**************************************************************** Ngày soạn: 22/10/2020 20
Tiết 9 Bài 9: LỰC ĐÀN HỒI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo. Nắm vững đặc điểm của lực đàn hồi. - Qua kết quả thí nghiệm, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào sự biến dạng của lò xo. 2. Kỹ năng: Lắp thí nghiệm qua kênh hình,nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi 3. Thái độ: Yêu thích môn học,ham mê tìm tòi cái mới 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực làm thí nghiệm theo nhóm II. CHUẨN BỊ: Cho mỗi nhóm học sinh: Một cái giá treo, một chiếc lò xo, một cái thước chia độ đến mm, một hộp 4 quả nặng giống nhau – mỗi quả 50g. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, nghiên cứu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra bài cũ: Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Tình huống khởi động Tổ chức tình huống học tập: Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nhận biết thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo. Nắm vững đặc điểm của lực đàn hồi. Qua kết quả thí nghiệm, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào sự biến dạng của lò xo. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm…. trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1: Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi. I. Biến dạng đàn hồi – Độ biến dạng: Cho học sinh chuẩn bị bảng kết quả 9.1. 1. Biến dạng của một lò xo: - Gọi học sinh lên đo độ dài tự nhiên của lò Thí nghiệm: xo. – Đo chiều dài của lò xo khi chưa treo - Gọi học sinh lên đo độ dài treo quả nặng 1. quả nặng (l0). - Tiếp tục, treo quả nặng 2. – Đo chiều dài khi treo quả nặng 1 (l1). 21
- Tiếp tục treo quả nặng 3. Yêu cầu học sinh tớnh độ biến dạng (l – l0) ở 3 trường hợp. C1: Cho học sinh điền từ vào chỗ trống. – Cho học sinh phỏt biểu kết luận.
– Lò xo có tính chất gì?
C2: Tính độ biến dạng của lò xo, ghi bảng 9.1. 2: Hình thành khái niệm về lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi. C3: Trong thí nghiệm hình 9.2 khi quả nặng đứng yên thì lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào nó đã cân bằng với lực nào? Như vậy, cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng cường độ của lực nào?
– Đo chiều dài khi treo quả nặng 2 (l2). – Đo chiều dài khi treo quả nặng 3 (l3). Ghi kết quả đo vào các ô tương ứng trong bảng 9.1. – Đo lại để kiểm tra chiều dài tự nhiên của lò xo (l0). – Tính độ biến thiên (l – l0) của lò xo trong 3 trường hợp ghi kết quả vào các ô tương ứng. Rút ra kết luận: (1) Dãn ra. (2) Tăng lên. (3) Bằng. Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên là biến dạng đàn hồi. Lò xo là vật có tính chất đàn hồi. 2. Độ biến dạng của lò xo: Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo (l – l0). II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó: 1. Lực đàn hồi: Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng trong thí nghiệm trên gọi là lực đàn hồi. C3: Trọng lượng của quả nặng. Cường độ lực hút của Trái đất. 2. Đặc điểm của lực đàn hồi C4: Câu C: Độ biến dạng tăng thò lực đàn hồi tăng.
C4: Học sinh chọn câu hỏi đúng?
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về lực đàn hồi - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Nội dung Bài 1: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? a. Trọng lực của quả nặng. b. Lực hút của một nam châm tác dụng lên miếng sắt. c. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. d. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng. Bài 2: Lực nào sau đây không phải là lực đàn hồi? a. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp khi có người ngồi lên. 22
b. Lực đẩy quả bóng cao su nảy lên khi bóng chạm đất c. Lực căng của một sợi dây thép khi dùng nó để kéo một vật nặng. d. Lực đẩy ra của một pitông trong xi lanh khi có ai đó nén pitông vào. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: vận dụng kiến thức định luật ôm trả lời câu hỏi vận dụng SGK - Nhiệm vụ của HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - C5: Học sinh điền từ thích hợp vào chỗ IV. VẬN DỤNG: trống. C5: a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi tăng gấp đôi. b) Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực C6: Học sinh trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu đàn hồi tăng gấp ba. bài. C6: Sợi dây cao su và chiếc lò xo cũng có Ghi nhớ: Lò xo là một vật đàn hồi sau tính chất đàn hồi. khi nén hoặc kéo dãn một cách vừa phải, nếu buông ra thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên. Hướng dẫn về nhà: Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc với hai đầu của nó. Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn. Học sinh học thuộc phần ghi nhớ. Bài tập về nhà: bài tập 9.1 và 9.3. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu về lực đàn hồi trong cuộc sống - Nhiệm vụ của HS: Nghiên cứu phần có thể em chưa biết và thực hiện các yêu cầu của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". GV giao cho hs về nhà tìm hiểu thêm về các trường hợp xuất hiện lực đàn hồi trong cuộc sống thường ngày. ********************************************************** Ngày soạn: 28/10/2020 Tiết 10 : LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC. TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết được sự cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế. 2. Kỹ năng: Biết sử dụng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó. 23
3. Thái độ: Sử dụng được lực kế để đo lực. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic II. CHUẨN BỊ: Cho mỗi nhóm học sinh: Một lực kế lò xo, một sợi dây mảnh nhẹ để buộc vật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, nghiên cứu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra bài cũ: Học sinh làm bài tập 9.1, bài tập 9.3 Tình huống khởi động: Tại sao khi đi mua, bán người ta có thể dùng một cái lực kế để làm một cái cân? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nhận biết được sự cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế. Biết sử dụng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm…. trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1: Tìm hiểu lực kế. I. Tìm hiểu lực kế: Cho học sinh đọc thông báo trong sách 1. Lực kế là gì? giáo khoa. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. – Có nhiều loại lực kế, loại lực kế thường là lực kế lò xo. – Có lực kế đo lực kéo, đo lực đẩy và lực C1: Học sinh tìm từ thích hợp điền vào kế đo cả lực kéo và lực đẩy chỗ trống. 2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản: C1: (1) Lò xo. C2: Tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế (2) Kim chỉ thị. ở nhóm em. (3) Bảng chia độ. C2: Cho học sinh quan sát và chỉ vào lực kế cụ thể khi trả lời. 2: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế. III. Đo một lực bằng lực kế: C3: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ 1. Cách đo lực: trống. (1) Vạch 0. (2) Lực cần đo. (3) Phương. C4: Giáo viên cho học sinh đo trọng 2. Thực hành đo lực: lượng của một quyển sách giáo khoa. C4: Học sinh tự đo và so sánh kết quả với C5: Khi đo phải cầm lực kế ở tư thế như các bạn trong nhóm. 24
thế nào?
C5: Khi đo phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng 3 Xây dựng công thức liên hệ giữa đứng. trọng lượng và khối lượng. III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng C6: Cho học sinh tìm số thích hợp điền và khối lượng: vào chỗ trống. C6: a (1): 100g ⇒ 1N b (2): 200g ⇒ 2N c (3): 1kg ⇒ 10N Cho học sinh rút hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. Hệ thức: P = 10.m. Trong đó: P là trọng lượng, đơn vị đo là Niu tơn. m là khối lượng, đơn vị là kg. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: vận dụng được công thức P = 10m. - Nhiệm vụ của học sinh: Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Muốn đo trọng lượng và thể tích của các hòn sỏi thì dùng bộ dụng cụ nào dưới đây? a. Một cái cân và một cái thước. b. Một cái cân và một cái bình chia độ. c. Một cái lực kế và một cái thước. d. Một cái lực kế và một cái bình chia độ. Bài 2:Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Vậy khối lượng cuả quả nặng là bao nhiêu gam? a. 1g. b. 10g. c. 100g. d. 1000g. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: HS giải thích một số hiện tượng thực tế cuộc sống liên quan, HS vận dụng được công thức P = 10m. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk C7: Tại sao “Cân bỏ túi” bán ở ngoài phố IV. VẬN DỤNG: người ta không chia độ theo đơn vị Niu C7: Vì trọng lượng của một vật luôn tỉ lệ tơn mà lại chia độ theo đơn vị Kílôgam. với khối lượng của nó nên bảng chia độ C8: Giáo viên yêu cầu học sinh thử làm chỉ ghi khối lượng của vật. Thực chất “Cân bỏ túi” chính là lực kế lò xo. một lực kế và nhớ chia độ cho lực kế. C9: Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ C8: Học sinh về nhà làm lực kế. có trọng lượng bao nhiêu Niu tơn. C9: Có trọng lượng 3.200 Niu tơn. Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại phần ghi nhớ. Lực kế dùng để đo gì? Cho biết hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng? Hướng dẫn về nhà Học thuộc phần ghi nhớ. Bài tập về nhà: 10.1 và 10.4. 25
Xem trước bài: Khối lượng riêng; trọng lượng riêng chuẩn bị cho tiết học sau Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm về một số lực trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: đọc có thể em chưa biết và về nhà thực hiện các yêu cầu của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". GV giao cho hs về nhà tìm hiểu thêm trong thực tế những trường hợp nào người ta dùng lực kế để đo lực? ******************************************************************** Ngày soạn: 4/11/2020 Tiết 11 Bài 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG –– BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm vững định nghĩa khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất. Vận dụng công thức m = D.V để tính khối lượng của một vật. 2. Kỹ năng: Biết sử dụng bảng số liệu để tra cứu tìm khối lượng riêng, trọng lượng riêng của các chẩt. 3. Thái độ: Cẩn thật, yêu thích môn học 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic. Năng lực vận dụng công thức để tính toán các bài tập thực tế II. CHUẨN BỊ: Cho mỗi nhóm học sinh: lực kế GHĐ 2,5N, một quả cân 200g, bình chia độ có GHĐ 250 cm3. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, nghiên cứu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra bài cũ: - Lực kế dùng để đo gì? - Phát biểu hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. Tình huống khởi động: Khối lượng của một lít nước và khối lượng của một lít rượu có bằng nhau không? Làm thế nào so sánh khi ta không dùng cân? Bài học hôm nay cho ta giải đáp này. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nắm vững định nghĩa khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất. Vận dụng công thức m = D.V để tính khối lượng của một vật. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm…. trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng 1: Xây dựng khái niệm khối lượng I. Khối lượng riêng. Tính khối lượng riêng và công thức tính khối lượng của của các vật theo khối lượng riêng: 26
một vật theo khối lượng riêng. C1: Cho học sinh đọc câu hỏi C1 để nắm được vấn đề cần giải quyết. Khối lượng riêng của sắt là bao nhiêu? Vậy thể tích cột sắt là: 0,9m3 thì khối lượng là bao nhiêu? Cho học sinh đọc thông báo về khái niệm khối lượng riêng và đơn vị khối lượng riêng rồi ghi vào vở. Cho học sinh đọc và tìm hiểu bảng khối lượng riêng của một số chất. C2: Tính khối lượng của một khối đá biết khối đá có thể tích là 0,5m3. C3: Tìm các chử trong khung để điền vào chỗ trống.
1. Khối lượng riêng: C1: 1dm3 sắt có khối lượng 7,8kg. Mà 1m3 = 1000dm3. Vậy: khối lượng của 1m3 sắt là: 7,8kg x 1000 = 7.800kg. Khối lượng riêng của sắt là: 7800 kg/m3. Khối lượng của cột sắt là: 7800 kg/m3 x 0,9m3 = 7020kg. Khái niệm: Khối lượng riêng của một mét khối của một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. Đơn vị khối lượng riêng là Kí lô gam trên mét khối (kg/m3). 2. Bảng khối lượng riêng của một số chất: (Nội dung trang 37 – SGK) 3. Tính khối lượng của một số chất (vật) theo khối lượng riêng: C2: 2600 kg/m3 x 0,5m3 = 1300 kg. C3: m = D.V II. BÀI TẬP.
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức về khối lượng riêng - Nhiệm vụ của học sinh: Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1. Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng A. chỉ cần dùng một cái cân B. chỉ cần dùng một cái lực kế C. chỉ cần dùng một cái bình chia độ D. cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ Bài 2. Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu? A. 2700kg B. 2700N C. 2700kg/m3 D. 2700N/m3 Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng công thức m = D.V để tính khối lượng của một vật - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk C6: Tính khối lượng và trọng lượng của C6: Đổi 40dm3 = 0,04m3. một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3. 7800kg/m3 x 0,04m3 = 312kg. Dựa vào công thức P = 10.m tính trọng 27
lượng. Bài 11.2
HS: Lên bảng P = 10.m D=m/v d=
m = 397g v = 320 cm 3 Tính D = ……. kg /m 3 Giải: Đổi 397g = 0,397kg 320cm 3 = 0.000320m 3 Khối lượng riêng của sữa trong hộp là:
p = 10D v
GV: cho H/S đọc đề bài . Bài toán cho biết những đại lượng nào ?
D=
Cho biết: 10l = 0,01 m = V ; m = 15kg 1Tấn =1000kg ⇒ V = ? V = 3 m3 ⇒ d = ? 3
m 0, 397 kg = = 1240kg / m3 3 V 0, 000320m
Đáp số:1240 kg/ m3 Bài 11.3 Giải a) Thể Tích cửa 1 tấn cát là:
Tính: a ) V=? b) P=?
V=
1000.0, 01 2 = = 0, 6(6)(m3 ) 15 3
b) Trọng lượng của đống cát là: P=? Giải : Ta có:m= 50kg =500N V= 100000ml=1 m3 Áp dụng công thức tính trọng lượng riêng
Bài tập bổ sung: Tính trọng lượng riệng của hộp sữa,biết sữa trong hôp có khối lượng 50kg và có thể tích 100000ml
ta được : d=
P 500 N = = 500 N / m3 V 1m3
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm về khối lượng riêng trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: đọc có thể em chưa biết và về nhà thực hiện các yêu cầu của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". *************************************************************** Ngày soạn: 10/11/2020 Tiết 12 TRỌNG LƯỢNG RIÊNG – BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm vững định nghĩa trọng lượng riêng của một chất. d =
p = 10D để v
tính trọng lượng của một vật. 2. Kỹ năng: Biết sử dụng bảng số liệu để tra cứu tìm khối lượng riêng, trọng lượng riêng của các chẩt. 3. Thái độ: Cẩn thận, yêu khoa học 28
4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic. Năng lực hợp tác nhóm. Năng lực vận dụng công thức để tính toán các bài tập thực tế II. CHUẨN BỊ: Cho mỗi nhóm học sinh: lực kế GHĐ 2,5N, một quả cân 200g, bình chia độ có GHĐ 250 cm3. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động 1: Kiểm tra 15 phút ĐỀ RA Đề 1 Câu 1: Khối lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng và nói rõ đơn vị các dại lượng trong công thức? Câu 2: Một vật có khối lượng 5,4kg và có thể tích 2dm3. Tính khối lượng riêng của chất làm vật? Đề 2 Câu 1: Khối lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng và nói rõ đơn vị các dại lượng trong công thức? Câu 2: Một vật có khối lượng 15,6kg và có thể tích 2dm3. Tính khối lượng riêng của chất làm vật? BIỂU ĐIỂM Câu 1: Nêu đúng định nghĩa khối lượng riêng 3đ Viết đúng công thức tính khối lượng riêng 1,5đ Nêu đúng đơn vị các đại lượng trong công thức 1,5đ Câu 2: Đổi đơn vị thể tích đúng 1đ Tính đúng khối lượng riêng 3đ Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nắm vững định nghĩa trọng lượng riêng của một chất. d =
p = 10D để v
tính khối lượng của một vật. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm…. trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng II. Trọng lượng riêng: Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm trọng Trọng lượng của một mét khối của một lượng riêng. chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. Cho học sinh đọc thông báo về trọng Đơn vị trọng lượng riêng: N/m3. P lượng riêng và đơn vị trọng lượng riêng. C4: d= C4: Học sinh trả lời câu hỏi C4 và xây V Trong đó: d là trọng lượng riêng N/m3 dựng công thức tính. Dựa theo công thức P = 10.m ta có thể Giáo viên chứng minh: d = 10.D P 10.m 10.D.V tính trọng lượng riêng d theo khối lượng = = 10.D .d= = V V P riêng D: d = 10.D Hoạt động 3: Xác định trọng lượng C5: Lực kế trọng lượng quả cân, dùng riêng của một chất. bình chia độ xác định thể tích. Áp dụng: 29
P C5: Tìm cách xác định trọng lượng riêng d= . của chất làm quả cân. V 3 C6: Đổi 40dm = 0,04m3. Hoạt động 4: Vận dụng C6: Tính khối lượng và trọng lượng của 7800kg/m3 x 0,04m3 = 312kg. Dựa vào công thức P = 10.m tính trọng một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3. lượng. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức về trọng lượng riêng - Nhiệm vụ của học sinh: Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Người ta thường nói đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng? A. Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm B. Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm C. Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm D. Vì trọng lượng của miếng đồng lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích Bài 2: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng A. 1,6N B. 16N C. 160N D. 1600N Hoạt động 4. Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng công thức d =
p = 10D để tính trọng lượng riêng của một vật. v
- Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk Bài 1. Một hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch (H.11.1) Lời giải: D = 1960,8 kg/m3; d= 19608 N/m3 Thể tích thực của hòn gạch là: Vt = 1200 – (192 x 2) = 816 cm3 = 0,000816 m3 Khối lượng riêng của gạch:
Trọng lượng riêng của gạch: d = 10 x D = 19607,8 N/m3 Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm về khối lượng riêng, trọng lượng riêng trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: đọc có thể em chưa biết và về nhà thực hiện các yêu cầu của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". 30
**************************************************************** Ngày soạn:16/11/2020 Tiết: 13 - Bài 12: THỰC HÀNH - KIỂM TRA THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết xác định khối lượng riêng của một vật rắn không thấm nước như sỏi. 2. Kỹ năng: Biết cách tiến hành một bài thực hành vật lý.sử dụng cân và bình chia độ 3. Thái độ: Có hưng thú trong khi làm thực hành 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic. Năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực hợp tác nhóm II. CHUẨN BỊ: Cho mỗi nhóm học sinh: Cân có ĐCNN 10g hoặc 20g. Bình chia độ có GHĐ100cm3 – ĐCNN: 1cm3, Một cốc nước, 15 hòn sỏi cùng loại. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, nghiên cứu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra bài cũ: - Trọng lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức tính trọng lượng riêng và nói rõ đơn vị các đại lượng trong công thức? Tình huống khởi động: Làm thế nào để biết hòn sỏi có khối lượng riêng là bao nhiêu? Và đo như thế nào? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Biết xác định khối lượng riêng của một vật rắn không thấm nước như sỏi. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng 1: Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị dụng cụ I. Thực hành: thực hành và đọc nội dung tài liệu trong 1. Dụng cụ: sách giáo khoa. Một cái cân, một bình chia độ có GHĐ 2: Hướng dẫn học sinh thực hành, cho 100 cm3, một cốc nước, khoảng 15 hòn học sinh tiến hành đo và tính toán kết quả. sỏi to, khăn lau. – Toàn nhóm cân khối lượng mỗi phần sỏi 2. Tiến hành đo: trước. – Chia nhỏ sỏi làm 3 phần. – Sau đó các nhóm bắt đầu đo thể tích của – Cân khối lượng của mỗi phần m1, m2, các phần sỏi. (Trước mỗi lần đo thể tích m3 (phần nào cân xong thì để riêng, của sỏi cần lau khô hòn sỏi và châm nước không bị lẫn lộn). cho đúng 50cm3) – Đổ khoảng 50 cm3 nước vào bình chia độ. 31
– Ghi thể tích của mực nước khi có sỏi Giáo viên hướng dẫn thêm cách tính giá trong bình, suy ra cách tính V1, V2, V3 của từng phần sỏi. trị trung bình khối lượng riêng: D + D 2 + D3 3. Tính khối lượng riêng của từng Dtb = 1 phần sỏi: 3 D=
m m m m , D1 = 1 ; D2 = 2 ; D3 = 3 V V1 V2 V3
Hoạt động 3: Học sinh hoàn thành mẫu báo cáo Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá, hướng dẫn về nhà Biểu điểm đánh giá tiết thực hành Kỹ năng thực hành: 4 điểm – Đo khối lượng thành thạo: 2đ ( Đo khối lượng lúng túng: 1đ) – Đo thể tích thành thạo: 2đ (Đo thể tích lúng túng: 1đ)
Kết quả thực hành: 4 điểm Báo cáo đủ, chính xác: 2đ (Chưa đủ, chưa chính xác: 1đ) Kết quả đúng: 2đ (Còn thiếu sót: 1đ)
Thái độ tác phong: 2 điểm Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực: 2đ ( Nếu Chưa tốt: 1đ)
****************************************************************** Ngày soạn 22/11/2020 Tiết 14, 15, 16 Chủ đề Bài 13: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng. Biết kể tên một số máy đơn giản thường dùng. 2. Kỹ năng: Sử dụng lực kế để đo lực 3. Thái độ: Trung thực khi đọc kết quả đo và khi viết báo cáo thí nghiệm. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic. Năng lực hợp tác nhóm. Năng lực thực hành thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: Cho mỗi nhóm học sinh: hai lực kế có GHĐ: 2N – 5N, một quả nặng 2N hoặc túi cát có trọng lượng tương đương. Cho cả lớp: Tranh vẽ to hình: 13.1; 13.2; 13.5 và 13.6 (SGK). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, nghiên cứu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra bài cũ: a. Khối lượng riêng của một chất là gì? Công thức và đơn vị? 32
b. Trọng lượng riêng của một chất là gì? Công thức và đơn vị? Tình huống khởi động: Một ống bê tông nặng bị lăn xuống mương. Có thể đưa ống lên bằng những cách nào và dụng cụ nào? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Học sinh làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng. Biết kể tên một số máy đơn giản thường dùng. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, HS làm thí nghiệm… trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng A. Tìm hiểu về máy cơ đơn giản HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Nghiên cứu cách kéo vật lên theo I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng: phương thẳng đứng giáo viên đặt vấn đề 1. Đặt vấn đề: nêu ở SGK cho học sinh dự đoán câu trả Nếu chỉ dùng dây, liệu có thể kéo vật lên lời. Tổ chức cho học sinh theo nhóm làm theo phương thẳng đứng với lực nhỏ hơn thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Học sinh trọng lượng của vật được không? tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của 2. Thí nghiệm: SGK và ghi kết quả đo vào bảng 13.1. a. Chuẩn bị: Hai lực kế, khối trụ kim loại có móc, chép bảng 13.1 vào vở. Học sinh nhận xét, rút ra kết luận. b. Tiến hành đo: C1: Qua thí nghiệm, học sinh hãy so sánh – Học sinh đo trọng lượng của khối kim lực kéo vật lên với trọng lượng của vật. loại ghi kết quả vào bảng. – Học sinh kéo vật lên từ từ, đo lực kéo C2: Điền từ thích hợp vào chổ trống. ghi kết quả vào bảng. c. Nhận xét: C1: Lực kéo vật lên bằng (hoặc lớn hơn) C3: Nêu các khó khăn khi kéo vật lên trọng lượng vật. theo phương thẳng đứng. 3. Rút ra kết luận: 2: Tổ chức học sinh bước đầu tìm hiểu về C2: Khi kéo vật lên theo phương thẳng máy cơ đơn giảng. đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng Giáo viên gọi một học sinh đọc nội dung (hoặc lớn hơn) trọng lượng của vật. II trong SGK. C3: Trọng lượng vật lớn hơn lực kéo. Tư thế đứng kéo dễ bị ngã…. II. Các máy cơ đơn giản: Trong thực tế, người ta sử dụng các dụng cụ như tấm ván đặt nghiêng, xà beng, C4: Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc ròng rọc… để di chuyển hoặc nâng các để điền vào chỗ trống. vật lên cao một cách dễ dàng. Những dụng cụ này được gọi là các máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc…. C4: a. Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. 33
b. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là máy cơ đơn giản. B. Tìm hiểu về mặt phẳng nghiêng HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1: Học sinh làm thí nghiệm và thu thập số liệu. – Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm và phiếu giao việc cho các nhóm học sinh. – Giới thiệu với học sinh các dụng cụ thí nghiệm. – Giới thiệu học sinh các bước thí nghiệm (giáo viên ghi lên bảng). C1: Giáo viên cho các nhóm tiến hành đo theo hướng dẫn ghi vào phiếu giao việc đồng thời ghi số liệu của nhóm vào vở. C2: Em đã làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào?
2: Rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm. – Sau khi đo xong, gọi nhóm trưởng lên bảng ghi kết quả đo. – Giáo viên gọi các học sinh phân tích, so sánh lực kéo bằng mặt phẳng nghiêng (F1; F2, F3) ở 3 độ cao khác nhau với trọng lượng của vật. Giáo viên ghi nội dung kết luận lên bảng, cho học sinh chép vào vở. C. Tìm hiểu về đòn bẩy 1: Tìm hiểu cấu tạo đòn bẩy. - Cho học sinh quan sát các hình vẽ, sau đó đọc nội dung mục 1. - Các vật như thế nào gọi là đòn bẩy? - Đòn bẩy quay quanh điểm nào? Điểm đó gọi là gì? - Cho biết các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố nào?
III. Thí nghiệm: 1. Chuẩn bị: Nhóm trưởng nhận dụng cụ thí nghiệm. + Mặt phẳng nghiêng. + Lực kế có giới hạn đo 5N. + Khối trụ bằng kim loại có thể quay quanh trục. 2. Tiến hành đo: C1: Đo lực kéo vật bằng mặt phẳng nghiêng lên độ cao h. + Đo trọng lượng P của khối kim loại (lực F1). + Đo lực F2 (lực kéo vật lên độ cao là 20cm) + Đo lực F2 (lực kéo vật lên độ cao là 15cm) + Đo lực F2 (lực kéo vật lên độ cao là 10cm) C2: Tùy theo từng học sinh: + Giảm chiều cao mặt phẳng nghiêng. + Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng + Giảm chiều cao đồng thời tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng. 3. Rút ra kết luận: + Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. + Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật lên mặt phẳng đó càng nhỏ.
(Giáo viên tóm tắt nội dung và ghi lên bảng) C1: Học sinh điền các chữ O; O1; O2 IV. Tìm hiểu cấu tạo đòn bẩy: 34
vào vị trí thích hợp trên H 15.2; H 15.3. Các đòn bẩy đều có một điểm xác định - GV cho học sinh lên bảng chỉ các điểm gọi là điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điểm tựa O; O1; O2 trên màn hình - Trọng lượng của vật cần nâng (F1) tác dụng vào một điểm của đòn bẩy (O1). 2: Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ - Lực nâng vật (F2) tác dụng vào một dàng hơn như thế nào? Cho học sinh đọc nội dung đặt vấn đề điểm khác của đòn bẩy (O2). SGK sau đó giáo viên đặt câu hỏi: - Trong H 15.4 các điểm O; O1; O2 là gì? - Khoảng cách OO1 và OO2 là gì? - Muốn F2 nhỏ hơn F1 thì OO1 và OO2 C1: 1 (O1) – 2 (O) – 3 (O2) phải thỏa mãn điều kiện gì? 4 (O1) – 5 (O) – 6 (O2). - Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm? - Cách tiến hành thí nghiệm? GV Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm: “So sánh lực kéo F2 và trọng VI. Đòn bẩy giúp con người làm việc lượng F1 của vật khi thay đổi vị trí các dễ dàng hơn như thế nào? điểm O; O1, O2. 1. Đặt vấn đề: GV Cho học sinh chép bảng kết quả thí Hình 15.4: Muốn lực nâng vật lên (F2) nghiệm. nhỏ hơn trọng lượng của vật (F1) thì các C2: Đo trọng lượng của vật. khoảng cách OO1 và OO2 phải thỏa mãn Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và điều kiện gì? ghi số chỉ của lực kế theo 3 trường hợp 2. Thí nghiệm: trong bảng 15.1. a. Chuẩn bị: lực kế, khối trụ kim loại có C3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ móc, dây buộc, giá đỡ có thanh ngang. trống. b. Tiến hành đo: Gv cho học sinh thảo luận điền từ thích hợp vào ô trống C2: Học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 15.4 để đo lực kéo F2 và ghi vào bảng 15.1. 3. Rút ra kết luận: C3: Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. ( Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1) D. Tìm hiểu về ròng rọc HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Tìm hiểu cấu tạo ròng rọc VI. Tìm hiểu về ròng rọc: Cho học sinh đọc phần thu thập thông tin C1: Ròng rọc là bánh xe có rãnh, quay ở mục 1: quanh trục có móc treo. C1: Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình Ròng rọc cố định là một bánh xe có rãnh 16.2. Giáo viên giới thiệu chung về ròng để vắt dây qua, trục của bánh xe được 35
rọc: - Thế nào là ròng rọc cố định? - Thế nào là ròng rọc động ?
mắc cố định ( có móc treo trên bánh xe). Khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định. (Hình 16.2a) Ròng rọc động là một bánh xe có rãnh để vắt qua dây, trục của bánh xe không được mắc cố định. 2. Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con Khi kéo dây, bánh xe vừa chuyển động nguời làm công việc dể dàng hơn như cùng với trục của nó. VII. Ròng rọc giúp con người làm việc thế nào ? Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí dễ dàng hơn như thế nào? 1. Thí nghiệm : nghiệm: Hoc sinh làm việc theo nhóm. Giới thiệu chung về dụng cụ thí nghiệm cách lắp thí nghiệm và các bước thí a. Chuẩn bị : lực kế, khối trụ kim loại, giá đở, ròng rọc và dây kéo. nghiệm: C2 : Học sinh tiến hành đo itheo hướng C2: Tiến hành đo (Ghi kết quả vào dẫn của giáo viên C3: dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy bảng16.1) so sánh : 2. Nhận xét: a. Chiều, cường độ của lực kéo vật lên - Đo lực kéo vât theo phương thẳng đứng trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố - Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định - Đo lực kéo vật qua ròng rọc động định a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp b. Chiều, cường độ của lực kéo lực lên (dưới lên). So sánh chiều của lực kéo vật trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động qua ròng rọc cố định (trên xuống) là C4: Học sinh điền từ thích hợp vào chổ ngược nhau. Độ lớn của hai lực nầy như trống: nhau (bằng nhau) a. Cố định b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp b. Động (dưới lên ) so sánh với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động 3. Rút ra kết luận a. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp b. Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức về máy cơ đơn giản - Nhiệm vụ của học sinh: Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. 36
Bài 1: Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ giếng lên, ngưới ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây? a. F < 20N. b. F =20N. c. 20N < F < 200N. d. F = 200N. Bài 2: Người ta thường sử dụng máy cơ đơn giản nào để làm các công việc sau đây? a) Đưa thùng hàng lên ô tô tải. b) Đưa xô vữa lên cao. c) Kéo thùng nước từ giếng lên. Bài 3: Cách nào trong các cách sau đây không làm giảm được độ nghiêng của một mặt phẳng nghiêng? a. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng. b. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng. c. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. d. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức về máy cơ đơn giản để tìm ra những thí dụ về việc sử dụng máy cơ đơn giản và giải thích vì sao lại được sử dụng loại máy cơ đó. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk Vận dụng và ghi nhớ. C5: Không. Vì tổng lực kéo của cả 4 C5: Cho học sinh đọc nội dung câu hỏi người bằng 1600N nhỏ hơn trọng lượng C5 và trả lời. của ống bê tông là 2000N. C6: Ròng rọc ở cột cờ sân trường. C6: Tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản. Hướng dẫn về nhà: – Học sinh xem trước bài: mặt phẳng nghiêng. – Bài tập về nhà: (sbt) Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm về máy cơ đơn giản trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: đọc có thể em chưa biết và về nhà thực hiện các yêu cầu của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". GV giao cho hs về nhà tìm hiểu thêm vể những bộ phận, thiết bị, máy móc có sử dụng máy cơ đơn giản. ************************************************************* Ngày soạn: 18/12/2020 Tiết 17 ÔN TẬP 37
I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức đã học về phần cơ học. 2. Kỹ năng: Vận dụng các công thức và biết sử dụng để giải các bai tập. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic II. CHUẨN BỊ: Hệ thống các câu hỏi để ôn tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, nghiên cứu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: GV giới thiệu cho học sinh mục đích của tiết ôn tập. Kiểm tra bài cũ: Khi dùng đòn bẩy muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì ta phải làm thế nào? Tình huống khởi động: GV giới thiệu cho học sinh mục đích của tiết ôn tập. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức đã học về phần cơ học. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, HS làm thí nghiệm… trả lời các câu hỏi của GV. - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng A. Câu hỏi ôn tập: 1. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Viêt Nam là gì? Khi dùng thước đo cần phải biết điều gì? 2. Cho biết dụng cụ đo thể tích chất lỏng? Đơn vị đo thể tích. 3. Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước trong hai trường hợp: + Dùng bình chia độ. + Bình tràn. 4. Khối lượng của một vật là gì? Cho biết đơn vị, dụng cụ đo khối lượng? 5. Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng? Cho biết đơn vị lực. Đo lực ta dùng dụng cụ nào? 6. Cho biết những hiện tượng nòa có thể tác dụng lên vật. 7. Lực hút của Trái đất gọi là gì? Lực này có phương chiều như thế nào? 8. Một vật có khối lượng 100g thì có trọng lượng là 1N. Một vật có trọng lượng 10N thì có khối lượng 1kg. 9. Tại sao nói lò xo là một vật có tính đàn hồi? Khi lò xo bị nén hoặc bị dãn thì nó tác dụng lực gì lên các vật tiếp xúc với 2 đầu của nó? 10. Viết hệ thức liên qua giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật. 11. Khối lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị khối lượng riêng. 12. Trọng lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị trọng lượng riêng. 13. Viết công thức tương quan giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng. 14. Các máy cơ đơn giản thường dùng là loại máy nào? 38
15. Để đưa một vật lên độ cao nhất định, em phải làm thế nào để giảm lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng đó. 16. Một vật được gọi là đòn bẩy phải có 3 yếu tố nào? Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức về đã học để làm một số bài tập liên quan. - Nhiệm vụ của học sinh: Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập, vận dụng để khắc sâu các kiến thức vừa học. B Bµi tËp: Bµi 1: H·y so s¸nh lùc hót cña tr¸i ®Êt t¸c dông lªn mét hßn g¹ch cã khèi l−îng 1,5 kg víi lùc hót cña tr¸i ®Êt t¸c dông lªn mét qu¶ t¹ cã khèi l−îng 6 kg. Gi¶i Lùc hót cña tr¸i ®Êt t¸c dông lªn qu¶ t¹ 6kg lín gÊp n = 4 lÇn lùc hót cña tr¸i ®Êt t¸c dông lªn hßn g¹ch 1,5kg. N=
6 =4 1,5
Bµi 2: Bá mét khèi kim lo¹i h×nh trô vµo mét b×nh chia ®é ®ùng n−íc . N−íc trong b×nh t¨ng lªn thªm 10ml. TÝnh träng l−îng riªng cña kim lo¹i. BiÕt khèi l−¬ng vña kim lo¹i lµ 80kg. Gi¶i p v
Träng l−îng riªng cña khèi kim lo¹i lµ: d= = 80000N/m 3 Bµi 3: Dïng ®ßn bÈy ®−îc lîi vÒ lùc khi nµo ? Gi¶i 00 1 < 00 2 Bµi 4: Mét qu¶ nÆng cã khèi l−îng 400g vµ thÓ tÝch 80cm 3 . TÝnh khèi l−îng riªng cña chÊt t¹o thµnh qu¶ nÆng ®ã. Cho m = 400g V = 80cm 3 . TÝnh D? Gi¶i Tõ c«ng thøc D =
m Ta cã v
D=
400 = 5 g / cm3 80
H−íng dÉn vÒ nhµ. - ¤n tËp l¹i kiÕn thøc ®· häc - Lµm c¸c BT SBT - ChuÈn bÞ kiÓm tra häc kú I Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng * Mục Tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan về khối lượng riêng, trọng lượng riêng. - Nhiệm vụ của học sinh: Về nhà làm thêm các bài tập về khối lượng riêng, trọng lượng riêng - Cách thức tiến hành: GV cho HS về nhà lên mạng tìm thêm các dạng bài tập về khối lượng riêng, trọng lượng riêng. 39
******************************************************************** Ngày soạn: 24/12/2020 Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Kiểm tra khả năng nhớ một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng. - Kiểm tra khả năng ghi nhớ khái niệm trọng lực, trọng lượng và đơn vị lực. - Kiểm tra khả năng ghi nhớ định nghĩa, công thức tính khối lượng riêng và đơn vị đo khối lượng riêng. - Kiểm tra khả năng ghi nhó các tác dụng của đòn bẩy và cách sử dụng đòn bẩy để đạt được các tác dụng đó. 2. Về kỹ năng: - Kiểm tra kĩ năng xác định thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. - Kiểm tra kĩ năng vận dụng công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng và trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản. - Kiểm tra kĩ năng nhận biết một số trường hợp ứng dụng đòn bẩy trong thực tế có lợi về lực. 3. Về thái độ: Kiểm tra ý thức, thái độ, động cơ học tập 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực tính toán II. h×nh thøc tæ chøc: KiÓm tra tù luËn III. Thêi gian kiÓm tra: 45 phót IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA. Câu 1 (2,5 điểm). a) Em hãy kể tên các dụng cụ đo độ dài mà em biết và cho biết thế nào là độ chia nhỏ nhất (ĐCNN), thế nào là giới hạn đo (GHĐ)? b) Người ta đổ 80cm3 nước vào Bình chia độ có GHĐ 100cm3, sau đó thả chìm một vât rắn không thấm nước vào bình thì thể tích nước tràn ra là 20cm3. Em hãy cho biết thể tích của vật rắn đó là bao nhiêu ? Câu 2 (1 điểm). Thế nào là trọng lực ? Thế nào là trọng lượng ? Nêu đơn vị lực ? Câu 3 (2 điểm). Thế nào là khối lượng riêng ? Viết công thức tính khối lượng riêng và đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức ? Câu 4 (2,5 điểm). Một vật có khối lượng riêng là 2600kg/m3 và thể tích là 500 lít. Hãy tính khối lượng, trọng lượng và trọng lượng riêng của vật ? Câu 5 (2 điểm). a) Nêu các tác dụng của đòn bẩy và cách sử dụng đòn bẩy để đạt được các tác dụng đó ? b) Nêu ví dụ ứng dụng đòn bẩy trong thực tế để được lợi về lực ? V. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM. Câ Đáp án T.Điểm u 1 a) Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, 0,5đ thước kẻ. Giới hạn đo (GHĐ) của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. 0,5đ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia 0,5đ 40
2
3
liên tiếp trên thước. b) Tổng thể tích nước bị vật rắn chiếm chỗ là: (100 - 80) + 20 = 40 (cm3) Vì vật rắn không thấm nước nên thể tích vật rắn là 40cm3 Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật Trọng lượng của vật là cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất. Đơn vị lực là Niutơn (N) Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. Công thức tính khối lượng riêng: D =
4
m ; V
0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,75đ 0,5đ
Trong đó: m là khối lượng của vật có đơn vị đo là kilôgam (kg)
0,25đ
V là thể tích của vật có đơn vị đo là mét khối (m3) D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật có đơn vị đo là kilôgam trên mét khối (kg/m3) a) D = 2600kg/m3 ; V = 500l = 0,5m3
0,25đ
Từ công thức D =
m suy ra m = D . V = 2600 . 0,5 = 1300 (kg) V
b) Trọng lượng của vật là: P = 10.m = 10 . 1300 = 13000 (N) c) Trọng lượng riêng của vật là: d = 10 . D = 10 . 2600 = 26000 (N/m3) (HS có thể tính: d =
0,25đ 0,5đ 0,75đ 0,75đ 0,5đ
P 13000 3 = = 26000 (N/m ) V 0,5
5
a) - Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. 0,25đ Để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào đòn bẩy một lực hướng từ 0,5đ trên xuống. - Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. 0,25đ Để nâng vật, ta đặt đòn bẩy sao cho khoảng cách từ điểm tựa tới 0,5đ điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật. b) Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn 0,5đ lưỡi kéo để được lợi về lực. (HS có thể lấy ví dụ khác) *************************************************************** Ngày soạn 12/1/2021 TiÕt 19 - Bài 17: TæNG KẾT CHƯƠNG I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương. Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng. 41
2. Kỹ năng: Trả lời các câu hỏi và bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên 3. Thái độ: Nghiêm túc trong quá trình học tập 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic II. CHUẨN BỊ: Giáo viên có thể chuẩn bị một số nội dung trực quan nhãn ghi khối lượng tịnh kem giặt, sữa hộp… III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, nghiên cứu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên các loại ròng rọc? Ròng rọc nào giúp chúng ta có thể kéo vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật? Tình huống khởi động: GV thông báo nội dung và yêu cầu của tiết học Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương. Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, HS làm thí nghiệm… trả lời các câu hỏi của GV. - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1: Ôn tập: học sinh trả lời 1. Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo: 1 A. Độ dài A. Thước B.Thể tích B. Bình chia độ, bình tràn. C. Lực C. Lực kế. D. Khối lượng D. Cân. 2. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật 2: Lực. khác là gì? 3. Lực tác dụng lên vật có thể gây ra 3: Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến những kết quả gì trên vật? đổi chuyển động của vật. 4. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào một 4: Hai lực cân bằng. vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì? 5. Lực hút của Trái đất lên các vật gọi là gì? 5: Trọng lực hay trọng lượng. 6. Dùng tay ép hai đầu một lò xo bút bi 6: Lực đàn hồi. lại, lực mà lò xo tác dụng lên tay gọi là gì? 7: Khối lượng của kem giặt trong hộp. 7. Trên vỏ hộp kem giặt VISO có ghi 1kg. Số đó chỉ gì? 8: 7800 kg/m3 là khối lượng riêng của sắt. 8. Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ 9: Đơn vị đo độ dài là mét, kí hiệu là m. 42
Đơn vị đo thể tích là mét khối, kí hiệu là m3. Đơn vị đo lực là Niu tơn, kí hiệu là N. Đơnvị đokhối lượng là kílôgam, kí hiệulà kg Đơn vị đo khối lượng riêng là kí lô gam trên 10. Viết công thức liên hệ giữa trọng mét khối, kí hiệu là kg/m3. 10: P = 10.m lượng và khối lượng của cùng một vật. 11. Viết công thức tính khối lượng riêng 11: D = m V theo khối lượng và thể tích. 12: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy. 12. Hãy nêu tên 3 loại máy cơ đơn giản đã 13: học. 13. Nêu tên máy cơ đơn giản dùng trong - Ròng rọc. công việc sau: - Kéo một thùng bê tông lên cao để đổ trần - Mặt phẳng nghiêng. nhà. - Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên - Đòn bẩy sàn xe tải. - Cái chắn ô tô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc trống. 9. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Hoạt động 3: Luyện tập, Vận dụng 1 Dùng các từ có sẵn viết thành 5 câu Câu 1 khác nhau: 1. Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày. 2. Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá. 3. Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên các đinh. 4. Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt. 2 Một học sinh đá vào quả bóng. Có những 5. Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy hiện tượng gì xảy ra với quả bóng? lên quả bóng bàn. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 2: Chọn câu C. a. Quả bóng bị biến dạng. b. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi c. Quả bóng bị biến dạng đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi. 3 Có ba hòn bi kích thước bằng nhau được đánh số 1, 2, 3. Hòn bi 1 nặng nhất, Câu 3: Chọn cách B. hòn bi 3 nhẹ nhất. Trong 3 hòn bi đó có một hòn bi bằng sắt, một hòn bằng nhôm, hòn nào bằng chì? Chọn cách trả lời đúng trong 3 cách: A, B, C 4 Hãy chọn những đơn vị thích hợp trong Câu 4 a. Khối lượng của đồng là 8.900 kg khung để điền vào chỗ trống. trên mét khối. b. Trọng lượng của một con chó là 10 niutơn c. Khối lượng của một bao gạo là 50 kílôgam 43
d. Trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000 niu tơn trên mét khối. e. Thể tích nước trong bể là 3 mét khối. 5. a. Mặt phẳng nghiêng. b. Ròng rọc cố định. 5 Chọn từ thích hợp trong khung để điền c. Đòn bẩy. vào chỗ trống. d. Ròng rọc động. 6 Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài 6. Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng hơn lưỡi kéo? vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm. 7 Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm 7. Vì cắt giấy, cắt tóc thì chỉ cần có lực ngắn hơn lưỡi kéo? nhỏ. Lưỡi kéo dài hơn tay cầm tay ta vẫn có thể cắt được. Bù lại tay được lợi là tay ta di chuyển ít mà tạo ra được vết cắt dài theo tờ giấy. CỦNG CỐ BÀI: Trò chơi ô chữ trong SGK. DẶN DÒ: – Học sinh xem trước bài: Sự nở vì nhiệt của chất rắn. – Làm bài tập từ số 1 đến số 5. ******************************************************** Ngày soạn:26/01/2021
Ch−¬ng II: NhiÖt Häc TiÕt 20, 21, 22, 23: CHỦ ĐỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giải thích được các hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn và các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Nắm vững hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Hiểu vài giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí. 2. Kỹ năng: Đọc và biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập trung. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ: Một quả cầu bằng kim loại, vòng kim loại, đèn cồn, chậu nước, khăn lau khô sạch. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. 44
- Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, nghiên cứu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Tình huống khởi động: Dựa vào phần mở bài trong SGk giáo viên giới thiệu thêm: Tháp Epphen là tháp cao 320m do kỹ sư người Pháp Eifelt thiết kế. Tháp được xây dưng năm 1889 tại quảng trương Mars. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Giải thích được các hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn và các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, HS làm thí nghiệm… trả lời các câu hỏi của GV. - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1: Thí nghiêm về sự nở vì nhiệt của chất rắn . I. Làm thí nghiệm: Giáo viên tiến hành thí nghiệm trên lớp, Cho học sinh quan sát quả cầu và vòng cho học sinh nhận xét hiện tượng. kim loại. Trước khi hơ nóng quả cầu kim loại, thử + Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu kim xem quả cầu có bỏ lọt qua vòng kim loại loại trong 3 phút, rồi thử xem quả cầu có không? còn lọt trong vòng kim loại không? Học sinh nhận xét: quả cầu lọt qua vòng Nhúng quả cầu hơ nóng vào nước lạnh kim loại. rồi thử thả vào vòng kim loại. Học sinh nhận xét: quả cầu không lọt qua Học sinh trả lời câu hỏi C1, C2. vòng kim loại. C1: Tại sao khi bị hơ nóng, quả cầu lại Học sinh nhận xét: quả cầu lọt qua vòng không lọt qua vòng kim loại? kim loại. C2: Tại sao khi được nhúng vòa nước lạnh, quả cầu lại lọt vòng kim loại? C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên. 2. Rút ra kết luận C3: Học sinh điền từ vào chỗ trống. C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi. C3: a. Thể tích của quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên 3. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất b. Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi. C4: Các chất rắn khác nhau, nơ vì nhiệt rắn khác nhau. C4: Học sinh có nhận xét gì về sự nở vì khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến nhiệt của các chất rắn khác nhau? đồng, sắt B. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng 1 : Làm thí nghiệm I. Thí nghiệm: Giáo viên hướng dẫn hs quan sát TN Học sinh quan sát thí nghiệm, quan sát thí nghiệm hiện tượng trả lời các câu hỏi. 45
II. Trả lời: C1: Có hiện tượng gì xảy ra với mực C1: Mực nước trong ống dâng lên vì nước nước trong ống thủy tinh khi ta đặt nóng lên, nở ra. bình vào chậu nước nóng? Giải thích. C2: Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào C2: Mực nước hạ xuống vì nước lạnh đi nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy do co lại. ra với mực nước trong ống thủy tinh. 2. Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C3: Quan sát hình 19.3 mô tả thí C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt nghiệm. Cho biết mực chất lỏng dâng khác nhau. lên trong ống thủy tinh thế nào? Rút ra nhận xét. 3. Rút ra kết luận. III. Rút ra kết luận: C4: Chọn từ thích hợp trong khung để C4: a/ Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. điền vào chỗ trống. b/Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau. C. Sự nở vì nhiệt của chất khí 1. Chất khí nóng lên thì nở ra. Hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm. Giúp học sinh trả lời câu hỏi trong SGK và điều khiển thảo luận. 2. Trả lời câu hỏi Học sinh thảo luận câu C1; C2; C3. C1: Có hiện tượng gì xảy ra với giọt màu trong ống thủy tinh khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi như thế nào? C2: Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? C3: Tại sao không khí trong bình cầu lại tăng lên? C4: Tại sao thể tích không khó trong bình cầu lại giảm đi? C5: Đọc bảng 20.1 trong SGK, rút ra nhận xét.
I. Thí nghiệm: Học sinh quan sát thí nghiệm lần lược như trong sách giáo khoa. II. Trả lời câu hỏi: C1: Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng, không khí nở ra.
C2: Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm không khí co lại. C3: Do không khí trong bình bị nóng lên C4: Do không khí trong bình bị lạnh đi. C5: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, chất rắn khác nhau nở vò nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì 46
nhiệt nhiều hơn chất rắn. III. Rút ra kết luận: C6: a. Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên. b.Thể tích khí trong bình giảm khi khí C6: Chọn từ thích hợp trong khung để lạnh đi. điền vào chỗ trống. c. Chất rắn nở ra vì nhiệt ít nhất, chất khí nở ra vì nhiệt nhiều nhất. D. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Quan sát lực xuất hiện trong sự I. Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt: co dãn vì nhiệt. 1. Quan sát thí nghiệm: Giáo viên bố trí hướng dẫn thí Học sinh xem giáo viên làm thí nghiệm. nghiệm như hình 21.1a và 21.1b. 2. Trả lời câu hỏi: C1: Có hiện tượng gì xảy ra đối với thanh thép khi nó nóng lên? C1: Thanh thép nở ra (dài ra). C2: Hiện tượng xảy ra đối với chốt ngang chứng tỏ điều gì? C2: Khi dãn ở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản C3: Tiếp tục bố trí thí nghiệm ở H. thanh thép có thể gây ra lực lớn. 21.1b, thanh thép đang nóng dùng C3: Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản một khăn tẩm nước lạnh phủlên thanh thanh thép có thể gây ra lực rất lớn. thép thì chốt ngang bị gãy. Từ đó rút 3. Rút ra kết luận: ra kết luận gì? C4: a) Khi thanh thép nở ra vì nhiệt nó gây C4: Chọn từ thích hợp trong khung ra lực rất lớn. để điền vào chỗ trống. b) Khi thanh thép co lại vì nhiệt nó cũng gây ra lực rất lớn. 2. Nghiên cứu băng kép. II. Băng kép: Giáo viên giới thiệu cấu tạo băng 1. Quan sát thí nghiệm: kép. Hai thanh kim loại: một bằng đồng và một Giáo viên hướng dẫn học sinh thí bằng thép được tán chặt với nhau dọc theo nghiệm hơ nóng băng kép trong hai c hiều dài của thanh tạo băng kép. trường hợp. 2. Trả lời câu hỏi: C7: Khác nhau. – Mặt đồng ở phía dưới (H 21.4a). – Mặt đồng ở phía trên (H 21.4b). C7: Đồng và thép nở vì nhiệt giống C8: Cong về phía thanh đồng. Đồng dãn nở nhau hay khác nhau? vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng C8: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn ngắn hơn, thanh đồng dài hơn và nằm phía luôn bị cong về phía thanh nào? Tại ngoài vòng cung. sao? C9: Băng kép đang thẳng, nếu làm C9: Có và cong về phía thanh thép. Đồng cho lạnh đi thì nó có bị cong không? co lại vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh Nếu có thì về phía thanh thép hay đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và nằm ở phía ngoài vòng cung. thanh đồng? Tại sao? Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức sự nở vì nhiệt để làm một số bài tập liên quan. 47
- Nhiệm vụ của học sinh: Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. khối lượng của vật tăng B. khối lượng của vật giảm C. khối lượng riêng của vật tăng D. khối lượng riêng của vật giảm Bài 2. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở bằng cách nào trong các cách dưới đây? A. hơ nóng nút B.hơ nóng cổ lọ C. hơ nóng cả nút và cổ lọ D. hơ nóng đáy lọ Bài 3. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. khối lượng của chất lỏng tăng B. trọng lượng của chất lỏng tăng C. thể tích của chất lỏng tăng D. cả khối lượng , trọng lượng và thể tích của chất lỏng tăng Bài 4. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi? A. khối lượng B. trọng lượng C. khối lượng riêng D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt để giải thích một số hiện tượng liên quan trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk C5( trang 59 sgk): Ở đầu cán (chuôi) C5: Phải nung nóng khâu vì khi được dao, liềm bằng gỗ thường có một đai nung nóng khâu nở ra dễ lấp vào cán. sắt, gọi là cái khâu dùng để giữ chặt Khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào lưỡi dao hay lưỡi liềm. cán. Tại sao khi lấp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? C6: Hãy chỉ ra cách làm cho quả cầu C6: Nung nóng vòng kim loại. đang nóng trong H 18.1 vẫn lọt qua vòng kim loại. Làm thí nghiệm kiểm C7: Vào mùa hè, nhiệt độ tăng lên, thép chứng. nở ra, nên thép dài ra và cao lên. C7: Trả lời câu hỏi ở đầu bài học. Cho lớp thảoluận cáccâu hỏi sau và trả lời. C5: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm C5 ( trang 61 sgk):: Tại sao khi đun nở ra và tràn ra ngoài. nước ta không nên đổ nước thật đầy C6: Vì chất lỏng trong chai nở ra vì ấm? nhiệt bị nắp chai cản trở gây ra lực lớn C6: Tại sao người ta không đóng chai đẩy nắp chai bật ra. nước ngọt thật đầy? C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng C7: Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở 19.1 ta cắm hai ống có tiết diện khác hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có 48
nhau vào bình đựng dung tích bằng nhau và cùng chất lỏng như nhau. Hỏi mực nước dâng lên trong hai ống chất lỏng thế nào? Tại sao? (Khi nhúng vào nước nóng) C7 ( trang 63 sgk):: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng không khí trong quả bóng bị nóng lên lại có thể phòng lên. * Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. C8: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? C9: Dụng cụ đo nóng, lạnh (H 20.1). Dựa theo mực nước trong ống thủy tinh người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh. Giải thích. Trả lời: Khi thời tiết nóng, không khí trong bình cầu cũng nóng lên nở ra đẩy nước trong ống thủy tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi co lại do đó mực nước trong ống dâng lên.
tiết diện nhỏ hơn, thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
C8: Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi, nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vậy, trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng không khí lạnh.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng Mục Tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan về sự nở vì nhiệt của chất rắn. - Nhiệm vụ của học sinh: đọc có thể em chưa biết và về nhà thực hiện các yêu cầu của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". - Tìm thêm các ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt trong cuộc sống? ****************************************************** Ngµy so¹n 5/03/2021 TiÕt 25 : Bài 22: NHIỆT KTẾ – NHIỆ GIAI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận Phân biệt được nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai và biết chuyển đồi nhiệt độ. Biết cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau 2. Kỹ năng: Kỹ năng sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ: 49
- Cho mỗi nhóm học sinh: ba chậu thủy tinh, mỗi chậu đựng một ít nước, một ít nước đá, một phích nước nóng. - Một nhiệt kế rượu, một nhiệt kế thủy ngân, một nhiệt kế y tế. - Cho cả lớp: Tranh vẽ cac loại nhiệt kế khác nhau, ghi cả hai nhiệt Xenxiút và Farenhai. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra 15 phút. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, nghiên cứu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra 15 phút Đề ra 1 1. Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của các chất? 2. Nêu 2 ví dụ về việc sử dụng ròng rọc cố định? Đáp án, biểu điểm 1. Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 3đ Chất rắn dãn nở vì nhiệt ít nhất, chất khí dãn nở vì nhiệt nhiều nhất. 3đ HS lấy đúng 2 ví dụ 4đ Đề ra 2 1. Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của các chất? 2. Nêu 2 ví dụ về việc sử dụng ròng rọc động? Đáp án, biểu điểm 1. Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 3đ Chất rắn dãn nở vì nhiệt ít nhất, chất khí dãn nở vì nhiệt nhiều nhất. 3đ HS lấy đúng 2 ví dụ 4đ Tình huống khởi động: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nhận Phân biệt được nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai và biết chuyển đồi nhiệt độ. Biết cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, HS làm thí nghiệm… trả lời các câu hỏi của GV. - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng Hoạt động 2: thí nghiệm về cảm giác 1. NHIỆT KẾ - HS theo dõi giáo viên làm thí nghiệm và nóng lạnh - GV chuẩn bị và thực hiện thí nghiệm ở 2 hs lên làm thí nghiệm với gv . hình 22.1 và 22.2 (sgk) - Thảo luận và trả lời câu hỏi C1 - Gọi 2 hs lên làm thí nghiệm với gv để - C1:cảm giác cuả tay không cho phép từ đó rút ra kết luận: xác định chính xác mức độ nóng, lạnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệt kế - Cấu tạo của nhiệt kế: gồm một bầu HS trả lời C2: 50
đựng chất lỏng (rượu hoặc thủy ngân) nối C2: Biết được nhiêt độ của hơi nước liền với một ống có đường kính trong nhỏ đang sôi là 1000C. Của nước đá đang đặt trên một bảng chia độ tan là 00C - Quan sát hình vẽ 22.5 suy nghĩ và - Nêu mục của thí nghiệm hình 22.3 và trả lời câu hỏi 22.4 (C2)
51
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Treo hình vẽ 22.5(sgk) và yêu cầu học C3 sinh quan sát và trả lời câu hỏi C3 - Một hs lên điền vào bảng va một hs khac nhận xét - Mời một hs lên bảng điền vào bảng Bảng 22.5 22.1 Loai Giới hạn Độ chia Công nhiêt kế đo nhỏ nhất dụng - Mời một hs khác nhận xét Nhiệt kế Từ -200C 20C Đo nhiệt 0 rượu đến 50 C độ khí quyển 0 0 Nhiệt kế Từ -30 C 1 C Đo nhiệt 0 thủy đến 130 C độ trong ngân các thí - Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi C4 và nghiệm 0 0 nhận xét. Nhiệt kế Từ 35 C 1C Đo nhiệt 0 y tế đến 42 C độ cơ thể Thảo luận nhóm và trả lời C4: C4 : Ống quản ở gần bầu đựng thủy ngân có vậy nhiệt kế dùng để làm gì? Nó hoạt một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho động dựa trên nguyên tắc gì? thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại nhiệt cơ thể giai - Hs trả lời : + Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ. Yêu cầu hs đọc phần 2: nhiệt giai + Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn - Giới thiệu 2 loại nhiệt giai xenxiut và nở vì nhiệt của các chất. farenhai - Treo hình vẽ nhiệt kế rượu trên đó có - Hs chú ý lắng nghe và tự ghi ý chính vào vở. các nhiệt độ được ghi ở cả 2 loại nhiệt 2. NHIỆT GIAI giai - Yêu cầu hs tìm nhiệt độ tương ứng của Đọc SGK 2 loại nhiệt giai - Lắng nghe - Nhận xét Câu hỏi: Vậy khoảng chia 10C ứng với - Quan sát và trả lời bao nhiêu độ F? - Hướng dẫn hs cách chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai Xenxiut sang nhiệt giai Theo dõi cách quy đổi của gv Farenhai và ngược lại. Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức sự nở vì nhiệt để làm một số bài tập liên quan. - Nhiệm vụ của học sinh: Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. 52
Bài 1. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì : A. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100oC B. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC C. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC D. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC Bài 2. Chọn câu sai. Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo A. nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động B. nhiệt độ của nước đá đang tan C. nhiệt độ khí quyển D. nhiệt độ cơ thể Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt để giải thích một số hiện tượng liên quan trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk Bài 1. Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34oC và trên 42oC Lời giải: Vì nhiệt kế y tế thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người mà nhiệt độ cơ thể người chỉ vào khoảng từ 35oC đến 42oC Các bài giải bài tập sách bài tập Vật Lí 6 (SBT Vật Lí 6) khác: Bài 2. Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh? Lời giải: Do thủy ngân (là chất lỏng) nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh (là chất rắn). 1. Có mấy loại nhiệt kế ? và công dụng 1. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau của từng loại? Nhiệt kế hoạt động dựa nhưng có 3 loại chính là: trên nguyên tắc gì? + Nhiệt kế rượu : đo nhiệt độ khí quyển + Gọi hs đọc phần ghi nhớ. + Nhiệt kế thủy ngân: đo nhiệt độ trong + Đọc phần có thể em chưa biết các thí nghiệm - Hướng dẫn về nhà: + Nhiệt kế y tế: đo nhiệt độ cơ thể + Làm hết bài tập trong sách bài tâp Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng + Chuẩn bị trước bài mới. dãn nở vì nhiệt của các chất. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng Mục Tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan về việc sử dụng nhiệt kế. - Nhiệm vụ của học sinh: đọc có thể em chưa biết và về nhà thực hiện các yêu cầu của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". - Tìm thêm các các cách sử dụng các loại nhiệt kế? *************************************************************** Ngày soạn: 10/5/2021 53
Tiết 25
Kiểm tra 1 tiết
I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Kiểm tra kỹ năng và vận dụng dụng về sự nở vì nhiệt của các chất để giải thích hiện tượng. Qua kết quả kiểm tra đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh đồng thời GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về - Nhiệm vụ của học sinh: dạy và học. 2. Ký năng: Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan. 3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra 4. năng lực: Năng lực tự học, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề thực tiễn Rèn tính tư duy lô gíc. II. Hình thức kiểm tra: Tự luận 100% III. Thời lượng kiểm tra: 45 phút IV. Ma trận thiết kế đề kiểm tra Tên Chủ đề Nhận biết Thông Vận dụng Cộng hiểu Vận dung Vận dụng cao Chủ đề 1: Sự Các chất nở Khi nóng Giải thích được nở vì nhiệt của ra khi nóng lên thì thể sự nở vì nhiệt chất rắn, lỏng, lên, co lại tích tăng của chất khí. khí. khi lạnh đi và khối lượng riêng giảm So sánh sự nở vì nhiệt của các chất Số câu: 2 1 1 4 Số điểm: 2đ 1đ 1đ 4đ Tỉ lệ % 20% 10% 10% 40 % Chủ đề 2: Một Biết khi nở Hiểu ứng Giải thích số ứng dụng vì nhiệt nếu dụng của được ứng của sự nở vì gặp vật cản sự nở vì dụng sự nở nhiệt có thể gây ra nhiệt của vì nhiệt của lực rất lớn chất lỏng. chất rắn Số câu : 1 1 1 3 Số điểm: 1đ 1đ 2đ 4đ Tỉ lệ % 10% 10% 20% 40% Hiểu cấu Nêu ứng Chủ đề 3: Nhiệt kế, nhiệt tạo của dụng của các giai nhiệt kế loại nhiệt kế Số câu : 1 1 2 Số điểm : 1đ 1đ 2đ Tỉ lệ % 10% 10% 20% 54
Tổng số câu 3 3 2 1 9 Tổng số điểm 3đ 3đ 3đ 1đ 10 đ Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100% VI. Nội dung kiểm tra Đề 1 Câu 1: a. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm? b. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất? Câu 2: Em hãy điền từ còn thiếu vào các câu sau: a. Khi thanh thép (1) … vì nhiệt nó gây ra (2) … rất lớn. b. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt (3) …, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt (4) ……………. Câu 3: Có một quả bóng bàn bị móp nhưng chưa bị thủng. Làm thế nào để quả bóng phồng lên như cũ? Câu 4: a. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm? b. Giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng? Câu 5: a. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng gì? b. Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế? Câu 1
2 3
4
5
Nội dung a) - Thể tích của các chất tăng khi nhiệt độ tăng. - Thể tích của các chất giảm khi nhiệt độ giảm. b) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. a) (1) nở ra, (2) lực. b) (3) khác nhau, (4) giống nhau. Lấy quả bóng bàn bị móp đố nhúng vào nước nóng nó sẽ phồng lên như cũ, vì không khí trong quả bóng nóng lên nở ra. a) Khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm, vì khi nước nóng lên sẽ nở ra làm nước tràn ra ngoài. b) Các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. a) Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt. b) - Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển, - Nhiệt kế thủy ngân dùng trong phòng thí nghiệm, - Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của cơ thể.
Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm
Đề 2 Câu 1: a. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm? 55
b. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất? Câu 2: Em hãy điền từ còn thiếu vào các câu sau: a. Khi thanh thép (1) … vì nhiệt nó gây ra (2) … rất lớn. b. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt (3) …, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt (4) ……………. Câu 3: Có một quả bóng bàn bị móp nhưng chưa bị thủng. Làm thế nào để quả bóng phồng lên như cũ? Câu 4: a. Tại sao khi đóng các chai nước ngọt người ta không đóng đầy chai? b. Giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng? Câu 5: a. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng gì? b. Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế? Câu 1
2 3
4
5
Nội dung a) - Thể tích của các chất tăng khi nhiệt độ tăng. - Thể tích của các chất giảm khi nhiệt độ giảm. b) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. a) (1) nở ra, (2) lực. b) (3) khác nhau, (4) giống nhau. Lấy quả bóng bàn bị móp đố nhúng vào nước nóng nó sẽ phồng lên như cũ, vì không khí trong quả bóng nóng lên nở ra. a) Nếu đóng đầy chai thì khi nhiệt độ cao chất lỏng sẽ nở ra và gây ra lực đẩy bật nút chai. b) Các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. a) Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt. b) - Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển, - Nhiệt kế thủy ngân dùng trong phòng thí nghiệm, - Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của cơ thể.
Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm
******************************************************* Ngày soạn: 17/03/2021 Tiết 27 Bài 23: THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết đo nhiệt độ có thể bằng nhiệt kế y tế. 2. Kỹ năng: Biết theo dõi và biểu diễn đường thay đổi nhiệt độ theo thời gian. 3. Thái độ: Rèn luyện tính trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác. 4. Năng lực: Rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực viết báo cáo và năng lực thực hành 56
II. CHUẨN BỊ: - Cho mỗi nhóm học sinh: nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, đồng hồ, bông y tế. - Cho mỗi học sinh: Mẫu báo cáo thực hành (in sẵn). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh kiểm tra nội dung ghi nhớ. – Sửa bài tập 22.6 và 22.7 3. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1: Dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể - Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm và phát báo cáo thực hành cho mỗi nhóm - Nhắc học sinh thái độ trung thực, cẩn thận trong khi thực hành. Lưu ý: khi đo nhiệt độ có thể cần cho bầu nhiệt kế tiếp xúc trực tiếp và chặt với da, giữ 5 phút. Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đo hoặc khi đọc.
Hoạt động 2: Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước Giáo viên cho học sinh quan sát nhiệt kế dầu và điền số liệu vào chỗ trống nội dung 2b các câu C6, C7, C8, C9 trong phiếu báo cáo. Khi tiến hành thí nghiệm theo dõi nhiệt độ của nước khi đun nóng, giáo viên phân công các nhóm việc sau đây: - Theo dõi thời gian. - Theo dõi nhiệt độ. - Ghi kết quả vào bảng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn sự thay đổi của nhiệt
HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. Dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể: 1. Dụng cụ: nhiệt kế y tế (thủy ngân) 2. Tiến trình đo: - Cầm chặt phần thân nhiệt kế vẩy mạnh cho thủy ngân tụt hết xuống bầu. - Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế. - Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. - Đúng 3 phút lấy nhiệt kế ra để đọc nhiệt độ. - Tiếp tục đo nhiệt độ cơ thể một bạn cạnh bên ghi các kết quả đo được vào báo cáo thí nghiệm. II. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước: 1. Dụng cụ: - Nhiệt kế dầu, đèn cồn, giá đỡ. - Cốc thủy tinh chịu nhiệt. 2. Tiến trình đo: a. Lắp dụng cụ theo hình 23.1. b. Ghi nhiệt độ của nước trước khi đun c. Đốt đèn cồn để đun nước. Sau 1 phút lại ghi nhiệt độ của nước vào bảng theo dõi nhiệt độ, tới phút thứ 10 thì tắt đèn cồn. d. Vẽ đồ thị: (vẽ trong phiếu báo cáo) - Mỗi cạnh của ô vuông trên trục nằm ngang biểu thị 1 phút. - Mỗi cạnh của ô vuông trên trục thẳng đứng biểu thị 2oC. - Vạch góc của trục nhiệt độ ghi nhiệt độ ban đầu của nước. - Nối các điểm xác định nhiệt độ ứng với 57
độ theo thời gian.
thời gian đun ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đang được đun.
Hoạt động 3. Đánh giá nhận xét - ý thức chuẩn bị thực hành: - Thao tác thực hành: - Vệ sinh sau thực hành: - Học bài và làm bài tập 27.1 đến 27.5 (SBT). IV. Biểu điểm kiểm tra thực hành - Chuẩn bị mấu báo cáo đày đủ, trả lời các câu hỏi chính xác 2đ - Thực hành thao tác nghiêm túc, an toàn 2đ - Kết quả thực hành và rút ra kết luận chính xác 4đ - Thao tác đo nhanh đúng ***************************************************** Ngày soạn: 18/05/2020 Tiết 28, 29 Chủ đề: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết và phát biểu được những đặc trưng của sự nóng chảy, đông đặc. 2. Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản. Bước đầu khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm để vẽ đường biểu diễn và rút ra kết luận cần thiết. 3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic. II. CHUẨN BỊ: a. Chuẩn bị cho học sinh: một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ tập học sinh để vẽ đường biểu diễn. b. Chuẩn bị cho giáo viên: một giá đỡ thí nghiệm, một kiềng đun và lưới đốt, hai kẹp vạn năng, một cốc đun, một nhiệt kế chia độ tới 100oC, đèn cồn, băng phiến tán nhỏ, khăn lau, một bảng treo có kẻ ô vuông. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, nghiên cứu tình huống khởi động. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra bài cũ Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên các loại nhiệt kế Tình huống khởi động: GV cho hs nghiên cứu tình huống mở bài sgk Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 58
- Mục tiêu: Nhận biết và phát biểu được những đặc trưng của sự nóng chảy, đông đặc. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, … trả lời các câu hỏi của GV. - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1: Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng I. Sự nóng chảy: Dùng đèn cồn đun nước và theo dõi nhiệt chảy: - Giáo viên lắp ráp thí nghiệm về sự độ của băng phiến. khi nhiệt độ băng phiến nóng chảy của băng phiến (H 24.1). lên tới 60oC thì cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt - Giáo viên giới thiệu cách làm thí độ và nhận xét về thể (răn hay lỏng) của nghiệm, kết quả và trạng thái của băng phiến vào bảng theo dõi. băng phiến. Ghi cho tới nhiệt độ của băng phiến đạt đến 86oC ta được bảng 24.1. 2: Phân tích kết quả thí nghiệm. - Hướng dẫn học sinh cách vẽ các 1. Phân tích kết quả thí nghiệm. trục: trục thời gian, trục nhiệt độ. - HS quan sát cách vẽ đường biểu diễn. - Cách biểu diễn các giá trị trên các - Trục nằm ngang là trục thời gian, mỗi trục: trục thời gian bắt đầu từ phút 0, cạnh của ô vuông nằm trên trục này biểu còn trục nhiệt độ bắt đầu từ nhiệt độ thị 1 phút. 60oC. - Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ ứng với thời - Cách xác định một điểm biểu diễn gian đun ta được đường biểu diễn sự thay đổi trên đồ thị. nhiệt độ của băng phiến khi nóng chảy. - Cách nối các điểm biểu diễn thành - Nối các điểm xác định nhiệt độ ứng với đường biểu diễn. thời gian đun ta được đường biểu diễn sự Căn cứ vào đường biểu diễn học sinh thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi nóng trả lời các câu hỏi sau đây: chảy. C1: Nhiệt độ băng phiến thay đổi thế nào? Đường biểu diễn từ phút 0 đến 6 là đường thẳng nằm nghiêng hay C1: Nhiệt độ tăng dần. nằm ngang. Đoạn thẳng nằm nghiêng. C2: Nhiệt độ nào băng phiến bắt đầu nóng chảy? Băng phiến tồn tại ở thể nào? C2: Nóng chảy ở 80oC, thể rắn và lỏng. C3: Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không? Đường biểu diễn từ phút thứ 8 C3: Nhiệt độ không thay đổi. đến 11 là nằm nghiêng hay nằm Đoạn thẳng nằm ngang. ngang? C4: Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì to thay đổi như thế nào? Đường C4: Nhiệt độ tăng. biểu diễn từ phút thứ 11 đến 15 là Đoạn thẳng nằm nghiêng. nằm ngang hay nằm nghiêng? 3: Kết luận 2. Rút ra kết luận: C5: Chọn từ thích hợp trong khung a. Băng phiến nóng chảy ở 80oC, nhiệt độ điền vào chỗ trống. này gọi là nhiệt độ nóng chảy băng 59
phiến. b. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ 4: Giới thiệu thí nghiệm về sự đông băng phiến không thay đổi. II. Sự đông đặc: đặc. - Giáo viên lắp ráp thí nghiệm về sự 1. Dự đoán: Tuỳ học sinh trả lời và hướng dẫn sửa nóng chảy của băng phiến. - Giáo viên giới thiệu cách làm theo chữa. dõi nhiệt độ và trạng thái của băng phiến trong quá trình để băng phiến nguội đi 5: Phân tích kết quả thí nghiệm. 2. Phân tích kết quả thí nghiệm: Giáo viên hướng dẫn cách vẽ đường a. Đun băng phiến cho đến 90oC rồi tắt đèn biểu diễn: cồn. + Trục nằm ngang là trục thời gian b. Lấy ống thí nghiệm đựng băng phiến ra mỗi cạnh của một ô vuông nằm trên khỏi nước nóng và để cho băng phiến trục này biểu thị 1 phút. nguội dần. + Trục thẳng đứng là nhiệt độ, mỗi cạnh ô Khi nhiệt độ giảm đến 86oC thì bắt đầu ghi vuông nằm trên trục này biểu thị 1oC. góc của nhiệt độ và thể của băng phiến trong thời trục nhiệt độ ghi 60oC, gốc của trục thời gian gian quan sát. là 0 phút. Trả lời các câu hỏi sau: C1:Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc? C2: Trong các khoảng thời gian sau C1: Nhiệt độ 80oC. dạng của đường biểu diễn có những đặc điểm gì: C2: - Từ phút 0 đến phút thứ 4? Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 4 - Từ phút 4 đến phút thứ 7? là đoạn thẳng nằm nghiêng. Đường biểu diễn từ phút 4 đến phút thứ 7 - Từ phút 7 đến phút thứ 15? là đoạn thẳng nằm ngang. Đường biểu diễn từ phút 7 đến phút thứ 15 C3: Trong các khoảng thời gian sau là đoạn thẳng nằm nghiêng. nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào? C3: - Từ phút 0 đến phút thứ 4? - Giảm. - Từ phút 4 đến phút thứ 7? - Không thay đổi. - Từ phút 7 đến phút thứ 15? - Giảm. 3. Rút ra kết luận: 6: Rút ra kết luận C4: Chọn từ thích hợp trong khung để a. Băng phiến đông đặc ở 80oC, nhiệt độ điền vào chỗ trống. (Sách giáo khoa). này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng Hoạt động 5: Vận dụng phiến. Nhiệt độ đông đặc của băng phiến bằng nhiệt độ nóng chảy. b. Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ 60
băng phiến không thay đổi. C5: Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự C5: Nước đá. thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào? C6: Trong việc đúc đồng, có những C6: Đồng nóng chảy, từ thể rắn sang thể quá trình chuuyển thể nào của đồng? lỏng khi nung trong lò đúc. Đồng lỏng đông đặc từ thể lỏng sang thể rắn khi nguội C7: Tại sao người ta dùng nhiệt độ cả trong khuôn đúc. nước đá đang tan để làm mốc đo C7:Vì nhiệt độ này là xác định và không nhiệt độ. đổi trong quá trình nước đá đang tan. Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức sự nóng chảy và đông đặc để làm một số bài tập liên quan. - Nhiệm vụ của học sinh: Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước B. Đốt một ngọn nến C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Đúc một cái chuông đồng Bài 2. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức sự nóng chảy và đông đặc để giải thích một số hiện tượng liên quan trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk Bài1. Hình 24-25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn
61
1. Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy 2. Chất rắn này là chất gì? 3. Để đưa chất rắn từ 60oC tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian? 4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút? 5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy? 6. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút? Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng Mục Tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan về sự nóng chảy và đông đặc. - Nhiệm vụ của học sinh: đọc có thể em chưa biết và về nhà thực hiện các yêu cầu của giáo viên - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ và ghi vào vở. Ghi nhớ: - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc - Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. - Trong thời gian nóng chảy (đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi. Nóng chảy ở nhiệt độ xác định
Rắn
Lỏng Đông đặc ở nhiệt độ xác định
Dặn dò: - Học sinh học thuộc phần ghi nhớ. - Bài tập 24–25.6 sách bài tập. - Xem trước bài 26
***************************************************** 62
Ngày soạn: 6/04/2021 Tiết 30, 31 chủ đề: SỰ BAY HƠI VÀ NGƯNG TỤ I. MỤC TIÊU a. Kiến thức: - Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng. Tìm được thí dụ thực tế về những nội dung trên. - Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc . b. Kĩ năng: Dự đoán được các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó. c. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. d. Năng lực: Giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác nhóm trong quá trình thảo luận nhóm. Năng lực quan sát và phân tích để rút ra nhận xét, kết luận. Vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế giải thích sự bay hơi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động * Mục tiêu : Tạo tình huống gây hứng thú, Tò mò cho học sinh trước khi vào bài mới. Học sinh nghiên cứu tình huống * Nhiệm cụ của học sinh : Trả lời các câu mở bài và trả lời câu hỏi của hỏi của GV giáo viên * Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh nghiên cứu phần mở bài để đặt vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức * Mục tiêu : Học sinh nắm được khái niệm bay hơi là gì. Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào. * Nhiệm cụ của học sinh : Trả lời các câu hỏi của GV * Cách tiến hành - Hãy tìm các ví dụ về sự bay hơi? I. Sự bay hơi: - Sự bay hơi là gì? 1. Nhớ lại những điều đã học ở lớp 4 - GV thông báo sự bay hơi xẩy ra ở bất về sự bay hơi: kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng. Mỗi học sinh hãy tìm và ghi lại vào tập một thí dụ về nước bay hơi. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ các hình 26.2, 26.3, 26.4 để nhận xét. thuộc vào những yếu tố nào? C1: Quần áo vẽ ở hình A2 khô nhanh Học sinh quan sát hiện tượng các tranh hơn vẽ ở hình A1. Chứng tỏ tốc độ bay vẽ trong SGK. hơi phụ thuộc yếu tố nào? C1: Nhiệt độ. C2: Quần áo hình B1 khô nhanh C2: Gió. hơn B2. C3: Mặt thoáng. C3: Quần áo hình C2 khô nhanh 63
hơn C1. C4: Chọn từ thích hợp trong khung để 3. Rút ra kết luận: điền vào chỗ trống. C4: – Nhiệt độ càng cao (hoặc thấp) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ). – Gió càng mạnh (hoặc yếu) thì tốc độ bay hơi càng lớn (hoặc nhỏ). – Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn (hoặc nhỏ) thì tốc độ bay hơi - Cho học sinh quan sát thí nghiệm tốc càng lớn (hoặc nhỏ). độ bay hơi của nước. Hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi 4. Thí nghiệm kiểm chứng: C5: Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau? Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi C6: Tại sao phải đặt hai đĩa cùng một C5: Diện tích mặt thoáng hai đĩa bằng phòng không có gió? như nhau. C7: Tại sao phải hơ nóng một đĩa? C6: Để loại trừ tác động của gió. C8: Cho biết kết quả thí nghiệm. C7: Để kiểm tra tác động của nhiệt độ. - Giáo viên gợi ý để học sinh thảo C8: Nước ở đĩa bị hơ nóng bay hơi luận. nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng - Sự bay hơi thế nào? II. Sự ngưng tụ: - Sự ngưng tụ là như thế nào? 1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ: Em hãy dự đoán về nhiệt độ giảm thì a. Dự đoán: nhiệt độ giảm thì hiện tượng gì xảy ra? Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến bố trí và tiến hành thí nghiệm. thảo thành chất lỏng là sự ngưng. Ngưng tụ luận về các câu trả lời ở nhóm. Cho học là quá trình ngược với bay hơi: sinh theo dõi nhiệt độ của nước ở hai cốc và Dự đoán: khi giảm nhiệt độ của hơi, sự quan sát hiện tượng ở mặt ngoài của hai cốc ngưng tụ sẽ xảy ra. nước và trả lời các câu hỏi sau: C1: Có gì khác nhau giữa cốc thí b. Thí nghiệm: nghiệm và cốc ở ngoài đối chứng. Dụng cụ: hai cốc thủy tinh giống nhau, nước C2: Có hiện mặt ngoài của cốc thí có pha màu, nước đá đập nhỏ, hai nhiệt nghiệm? tượng gì xảy ra ở hiện tượng kế.Dùng khăn lau khô mặt ngoài của hai này có xảy ra với cốc đối chứng cốc. Để nước vào tới 2/3 mỗi cốc. Một dùng không? làm thí nghiệm, một cốc dùng làm đối C3: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài chứng. Đo nhiệt độ nước ở hai cốc. Đổ cốc thí nghiệm có thể là do nước trong nước đá vụn vào cốc làm thí nghiệm. cốc thấm ra ngoài không? Tại sao? C1: Nhiệt độ giữa cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng. C4: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài C2: Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí cốc thí nghiệm do đâu mà có. nghiệm không có nước đọng ở mặt C5: Dự đoán có đúng không? ngoài cốc đối chứng. C3: Không. Vì nước đọng ở mặt ngoài 64
của cốc thí nghiệm không có màu còn nước ở trong cốc có pha màu, nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài. C4: Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại. C5: Đúng. 3. Hoạt động luyện tập * Mục Tiêu: Giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức đã học về sự bay hơi khi làm các bài tập liên quan * Nhiệm vụ của HS: Trả lời các bài tập và câu hỏi do giáo viên đưa ra * Cách tiến hành : Giáo viên đưa ra các bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận, học sinh suy nghĩ và lựa chọn phương án trả lời. Bài 1. Trong các trường hợp sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng C. Không nhìn thấy được D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng Lời giải: Chọn D Sự bay hơi xảy ra ở một nhiệt độ bất kì trên mặt thoáng của chất lỏng chứ không phải xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. Bài 2. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ít C. Nước trong cốc càng nóng D. Nước trong cốc càng lạnh Lời giải: Chọn C Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, vì vậy nước trong cốc càng nóng thì nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh Bài 3. Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô? Lời giải: Vì nhiệt độ cao của máy sấy tóc làm tăng tốc độ bay hơi của nước trên tóc làm cho tóc mau khô. 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học về hiện tượng bay hơi để trả lời các câu hỏi thực tế. * Nhiệm vụ học sinh: Vận dụng kiến thức về sự bay hơi để trả lời câu hỏi. * Cách tiến hành : giáo viên cho học sinh nghiên cứu các câu hỏi phần vận dụng sách giáo khoa, vận dụng các kiến thức đã học để trả lời. 65
C9: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá? C10: Người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Thời tiết thế nào thì thu hoạch muối nhanh. Tại sao?
Vận dụng: C9: Để giảm bớt sự bay hơi làm cây ít bị mất nước. C10: Nắng và có gió.
C6: Hãy nêu ra hai thí dụ về sự ngưng tụ C6: Hơi nước trong các đám mây C7: Giải thích sự tạo thành giọt nước ngưng tụ tạo thành mưa…. đọng trên lá cây vào ban đêm? C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt sương C8: Tại sao rượu đựng trong chai đọng trên lá cây. không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút C8: Cho học sinh trả lời. kín thì không cạn? 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng * Mục Tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan về sự bay hơi. * Nhiệm vụ HS: Về nhà làm theo các yêu cầu của GV * Cách tiến hành : - Hướng dẫn HS đọc mục “Có thể em chưa biết”. - GV yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu các công việc thực tế như: nghề nông khi trồng cây thường cắt bớt lá, Tìm hiểu về công việc sản xuất muối, Tìm hiểu về quá trình phơi sấy sản phẩm nông nghiệp. * Củng cố - Hướng dẫn về nhà: Bay hơi LỎNG
HƠI Ngưng tụ
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào: nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Dặn dò: - Học sinh học thuộc nội dung ghi nhớ. - Bài tập về nhà: bài tập 26.27.3 và 26.2.4 (sách bài tập). - Xem trước bài: Sự sôi. *************************************************************** Ngày soạn:3/06/2020 Tiết 32, 33 CHỦ ĐỀ: SỰ SÔI I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Biết được nhiệt độ sôi và các đặc điểm của sự sôi. 66
2. Kỹ năng: - Rút ra được các kết luận cần thiết về sự sôi. - Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản trong thực tế. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong giờ học. - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ NỘI DUNG KIẾN THỨC TRÒ Hoạt động 1: Nhiệt độ sôi I. Nhiệt độ sôi. HS: Dựa vào kết quả thí nghiệmđể 1. Trả lời câu hỏi: trả lời các câu hỏi từ C1 C4 C1: ở 920C GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung C2: ở 960C sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C3: ở 1000C C1 C4 C4: trong khi sôi thì nhiệt độ HS: Hoàn thiện kết luận trong SGK. của nước không thay đổi. GV: Đưa ra kết luận chung cho phần 2. Rút ra kết luận: này C5: Bình đúng, An sai C6: a, … 1000C … nhiệt độ sôi … b, … không thay đổi … c, … bọt khí … mặt thoáng … II. Vận dụng. Hoạt động 2: Vận dụng. C7: vì nước sôi ở 1000C HS: Suy nghĩ và trả lời C7 C8: vì GHĐ của nhiệt kế rượu GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nhỏ hơn 1000C còn của nhiệt sao đó đưa ra kết luận chung cho câu kế thủy ngân cao hơn 1000C C7 C9: trên hình 29.1: HS: Suy nghĩ và trả lời C8 Đoạn AB biểu thị nước đang GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nóng sao đó đưa ra kết luận chung cho câu Đoạn BC biểu thị nước đang C8 sôi HS: Suy nghĩ và trả lời C9 GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu Ghi nhớ (SGK) C9 Củng cố: - GV hướng dẫn HS đọc và trả lời phần “Có thể em chưa biết” - Giải thích tại sao ninh thức ăn bằng nồi áp suất thì nhanh nhừ hơn nồi thường? - Nêu một số ứng dụng trong thực tế. 67
Dặn dò: - Học bài và làm bài tập 28-29.1,28-29.2, 28-29.7, 28-29.8 (SBT) - Chuẩn bị kiến thức về phần nhiệt học giờ sau ôn tập. ******************************************************** Ngày soạn 1/5/2021 Tiết: 34 Bài 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Ôn lại những kiến thức cơ bản về nhiệt học đã được học. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng có liên quan trong đời sống và sản xuất. - Củng cố và đánh giá viếc nắm vững kiến thức về nhiệt học. 3. Thái độ: Tạo sự yêu thích bộ môn. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic II. CHUẨN BỊ: Cả lớp: Một số bảng phụ ghi sẵn một số câu hỏi và bài tập về nhiệt học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV: Kiểm tra phần c.bị của HS thông qua lớp phó học tập hoặc các tổ trưởng. - HS: Đưa phần chuẩn bị cho lớp phó - GV: Trực tiếp kiểm tra phần chuẩn bị ở học tập kiểm tra. nhà của một số HS nêu nhận xét chung việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. - GV: H.dẫn HS hệ thống các câu hỏi trong I. ÔN TẬP phần I theo từng phần. 1. Tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của một - GV: Hướng dẫn HS thảo luận từ câu 1 số chất: đến câu 4 để hệ thống phần một số đại - HS: Đại diện HS đọc câu hỏi và phần lượng vật lý. trả lời của các câu từ câu 1 đến câu 4. Câu 1: Thể tích của các chất thay đổi như - HS: Chú ý theo dõi nhận xét và sửa thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ chữa nếu có sai sót. giảm? Câu 1: Thể tích của hầu hết các chất Câu 2: Trong các chất rắn, lỏng, khí chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ nào nở vì nhiệt nhiều nhất; chất nào nở vì giảm. nhiệt ít nhất.? Câu 3: Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn Câu 2: Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra lực rất chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. lớn? Câu 4: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện Câu 3: HS tự tìm ví dụ minh họa tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng Câu 4: Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên của các nhiệt kế thường gặp trong đời hiện tượng dãn nở vì nhiệt. 68
sống? - GV: Hướng dẫn HS thảo luận tiếp câu 5 đến câu 9 để hệ thống về phần sự chuyển thể của các chất.
Câu 5: Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với chiều mũi tên. Câu 6: Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì? Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun. Câu 8: Các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 9: Ở nhiệt độ nào thì chất lỏng cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
- GV: Phát phiếu học tập mục I của phần B v.dụng cho các nhóm. Sau 3 phút GV thu bài của HS. - GV: H.dẫn HS t.luận từng câu - GV: Chốt lại kết kết quả đúng, yêu cầu HS chữa vào vở nếu sai. - GV: Kiểm tra HS phần trả lời câu hỏi có thể cho điểm HS theo từng câu hỏi tương 69
+ Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. + Nhiệt kế thủy ngân dùng đo trong các thí nghiệm. + Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể. 2. Tìm hiểu về sự chuyển thể của các chất - HS: Hoạt động nhóm thảo luận tiếp câu 5 đến câu 9. sau đó đại diện từng nhóm trả lời các câu. Câu 5: (1) Nóng chảy (2) Bay hơi (3) Đông đặc (4) Ngưng tụ Câu 6: Mỗi chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Câu 7: Trong thời gian đang nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi dù ta vẫn tiếp tục đun. Câu 8: Không. Các chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Câu 9: Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ơ nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng cúa chất lỏng. II. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: - HS: Làm bài tập v.dụng của mục I trong phiếu học tập. Sau đó tham gia nhận xét bài làm của các nhóm. Câu 1. C Câu 2. C III. Trả lời câu hỏi. - HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi phần II theo sự chỉ định của GV.
ứng. - HS: Các HS khác còn lại nhận xét bổ - GV: Gọi HS khác trong lớp nhận xét phần sung câu trả lời của bạn. trả lời của bạn. Sau đó đánh giá cho điểm. Câu 3: Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản Câu 4: a) sắt. b) rượu c) - Vì nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng - Không, vì ở nhiệt độ này thủy ngân đông đặc. Câu 5: Bình đúng: chỉ cần để ngọn lửa dù nhỏ đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi là đã duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ở nhiệt độ sôi của nước. Câu 6: a) - Đoạn BC ứng vớiq.trình nóng chảy. - Đoạn DE ứng với quá trình sôi. b) - Trong đoạn AB ứng với nước tồn tại ở thể rắn. - Trong đoạn CD ứng với nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi.. - GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ IV. TRÒ CHƠI Ô CHỮ theo thể lệ trò chơi: - HS: Chia thành 2 nhóm, tham gia trò + Chia 2 đội, mỗi đội 4 người. chơi + Bốc thăm ngẫu nhiên câu hỏi t.tự với thứ - HS: Ở dưới là trọng tài và cổ vũ cho tự hàng dọc của ô chữ. các bạn tham gia. + Trong vòng 20 giây (có thể cho HS ở dưới đếm từ 1 đến 20) kể từ lúc đặt câu hỏi và điền vào chỗ trống. Nếu quá thời gian không được tính điểm. + Mỗi câu t.lời đúng được 1 điểm. - Phần nội dung ô chữ hàng ngang - GV gọi một HS đọc sau khi đã điền đầy đủ từ hàng dọc. Củng cố: - GV: Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức trong bài học. Dặn dò. - Về nhà ôn tập toàn bộ kiến thức của chương II. *******************************************************8 Ngày soạn 7/5/2021 Tiết 28: Kiểm tra học kỳ 2 70
I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức từ tiết thứ 20 đến tiết thứ 36 theo PPCT - Đánh giá kết quả học tập, rút ra ưu nhược điểm để tiếp tục cố gắng. - Thông qua kiểm tra đánh giá học sinh mà nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của các em, từ đó có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy để khắc phục những yếu kém của các em cũng như nâng cao chất lượng dạy học. 2. Kỹ năng:Dựa vào đồ thị xác định được nhiệt độ nóng chảy, thời gian nóng chảy. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống. 3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực và cẩn thận trong kiểm tra 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng II. Hình thức kiểm tra: Tự luận III. Thời lượng kiểm tra: 45 phút IV. Ma trận đề kiểm tra Vận dụng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cao Biết sự nở vì Tính được Chủ đề 1. nhiệt của Giải thích thể tích Sự nở vì hiện tượng chất lỏng chất khí nhiệt của nở vì nhiệt tăng trong nhiều hơn các chất chất lỏng và khi đun nước quá trình của chất rắn nở vì nhiệt Số câu Số điểm Tỉ lệ % Chủ đề 2: Sự nóng chảy, sự đông đặc Số câu Số điểm Tỉ lệ % Chủ đề 3. Sự sôi Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu
1 1 10%
1 1 10%
1 2 20%
3 4 40%
Dựa vào đồ thị xác định Biết sự đông nhiệt độ nóng đặc là gì. chảy, thời gian nóng chảy 1 1
2 3 30%
1 2
- Biết sự sôi là gì
So sánh sự sôi và sự bay hơi
1 1 10% 3
1 2 20% 2
1 71
1
2 3 30% 7
Số điểm Tỉ lệ %
3 30%
2 20%
3 30%
2 20%
10 100%
V. Nội dung kiểm tra Câu 1: a. Thế nào là sự sôi ? b. Sự bay hơi, sự sôi giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Câu 2: a. Thế nào là sự đông đặc? Trong quá trình đông đặc nhiệt độ của chất như thế nào? b. Dựa vào đồ thị vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất A trả lời các câu hỏi sau : + Nhiệt độ nóng chảy của chất A là…………. Chất A là ……………… + Thời gian nóng chảy của chất A là ..................... Ở 700C chất A tồn tại ở thể.......................... Câu 3 :a. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất? Chất nào nở vì nhiệt ít nhất? b. Tại sao khi đun nước không nên đổ nước đầy ấm? Câu 4: Một thùng đựng 200 lít nước ở 20oC. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 80oC thì một lít nước nở thêm 27cm3. Hãy tính thể tích của nước có trong thùng khi nhiệt độ lên đến 80oC. VI. Đáp án biểu điểm Đáp án Điểm Câu 1: a. Sự sôi là sự hóa hơi xảy ra cả trên mặt thoáng chất lỏng và trong lòng chất lỏng. 1 b. Sự bay hơi, sự sôi giống nhau ở chỗ đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. 1 Sự bay hơi, sự sôi khác nhau ở chỗ sự sôi xảy ra trên mặt thoáng và cả trong lòng 1 CL còn sự bay hơi chỉ xảy ra trên mặt thoáng CL; Sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định còn sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. Câu 2: a. Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn 1 Trong quá trình đông đặc nhiệt độ của chất không thay đổ b. Nhiệt độ nóng chảy 80oC – băng phiến. 1 2 phút – thể rắn. 1 Câu 3: a. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. b. Vì nếu đổ đầy ấm khi đun nóng nước sẽ nóng lên, nở ra thể tích tăng và sẽ tràn ra ngoài. 72
1 1
Câu 5: 200 lít nước nở thêm : 200 x 27 = 5400 cm3 = 5,4lít Thể tích nước trong bình ở 80oC là : 200 + 5,4 = 205,4 lít
1 1
73
Ngày soạn: 25/8/2020 CHƯƠNG I: QUANG HỌC Tiết 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG NGUỒN SÁNG VẬT SÁNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Bằng thí nghiệm, học sinh nhận thấy: Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng. 2. Kỹ năng: Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong làm thí nghiệm quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được, và trong hoạt động nhóm. 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực sủ dụng ngôn ngữ vật lý II. CHUẨN BỊ: Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: tạo tình huống để gây hứng thú cho học sinh. - Nhiệm vụ học tập của học sinh: Nghiên cứu tình huống mở bài ở sgk và trả lời các câu hỏi của GV
- Cách thức tiến hành hoạt động: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Bằng thí nghiệm, học sinh nhận thấy muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm làm theo các hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY Tìm hiểu khi nào ta nhận biết I. Nhận biết ánh sáng * Quan sát và thí nghiệm được ánh sáng - Yêu cầu HS đọc SGK để trả lời câu - HS đọc và trả lời hỏi trong các trừơng hợp đã cho - Trường hợp 2 và 3 mắt ta nhận biết được trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng ánh sáng ? C1. Mắt ta nhận biết được có ánh sáng có - Từ đó trả lời câu hỏi C1 SGK điều kiện giống nhau là : Có ánh sáng và mở - Qua câu hỏi dã tìm hiểu hãy chọn từ mắt nên ánh sáng lọt vào mắt. thích hợp điền vào chỗ trống trong kết - Kết luận: Mắt ta nhận biết đợc ánh sáng luận ? khi có ánh sáng truyền vào mắt ta 1
Nghiên cứu điều kiện nào ta nhìn thấy vật - Ta đã biết nhìn thấy ánh sáng khi nào vậy muốn nhìn thấy một vật thì phải có điều kiện gì ? ta sang phần II - Cho HS đọc SGK và quan sát hình 1.2a , 1.2b - GV hướng dẫn và phát dụng cụ cho các nhóm quan sát để trả lời C2? - HD đặt mắt gần ống - Nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trắng? - ánh sáng không đến mắt có nhìn thấy tờ giấy không ? - Qua C2 hãy trả lời câu hỏi điền từ để có kết luận ? Phân biệt nguồn sáng và vật sáng - Yêu cầu đọc câu hỏi SGK để trả lời câu hỏi C3 - Từ đó điền vào kết luận SGK
II. Nhìn thấy một vật * Thí nghiệm - HS đọc, quan sát, làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi. C2 . Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng trong trường hợp hình 1.2a đèn sáng Vì có đèn tạo ra ánh sáng, áng sáng chiếu đến trang giấy trắng, áng sáng từ trang giấy trắng đến mắt ta thì nhìn thấy trang giấy trắng. - Kết luận : Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
III. Nguồn sáng và vật sáng C3. - Vật tự phát ra ánh sáng: Dây tóc bóng đèn. - Vật hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới: Tờ giấy trắng - Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy - Vậy vật hắt lại ánh sáng là gì? Nguồn sáng là gì? lấy ví dụ minh hoạ? trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập về nguồn sáng, vật sáng - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật? A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta D. Vì vật được chiếu sáng Bài 2: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng D. Đèn ống đang sáng C. Mặt trời Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk
2
- Yêu cầu đọc ghi nhớ, vận dụng kiến IV. Vận dụng: thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK C4. Bạn Thanh đúng vì ánh sáng đèn pin không chiếu vào mắt nên mắt không nhìn thấy được. C5. Khói gồm các hạt nhỏ li ti, các hạt này được chiếu sáng và trở thành vật sáng. ánh sáng từ các hạt này truyền tới mắt. - Các hạt xếp gần liền nhau nằm trên Củng cố đường truyền của ánh sáng tạo thành vệt - Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những điều gì? sáng mắt nhìn thấy. Dăn dò- Làm bài tập 1.1 đến 1.5 SBT Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu các loại nguồn sáng trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của HS: nghiên cứu phần có thể em chưa biết, tìm các nguồn sáng thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt". GV cho HS về nhà tìm thêm về nguồn sáng, vật sáng *************************************************************** Ngày soạn: 5/9/2020 Tiết 2, 3 CHỦ ĐỀ: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết làm thí nghiệm xác định được đường truyền của ánh sáng. - Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. - Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế. - Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm sáng. Nhận biết được bóng tối. Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. 2. Kỹ năng - Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm. - Biết dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng. Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong làm thí nghiệm và hoạt động nhóm. Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực sủ dụng ngôn ngữ vật lý II. CHUẨN BỊ: Ống nhựa cong, ống nhựa thẳng. Nguồn sáng dùng pin. Màn chắn có đục lỗ nh nhau. Đinh ghim mạ mũ nhựa to III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ 3
Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, lắng nghe tình huống khởi động mà GV đặt ra. - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ HS1: - Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy vật? - Giải thích hiện tượng nhìn thấy vệt sáng trong khói hơn ? HS2 : Chữa bài tập 1.2 và 1.1 SBT? Tình huống khởi động - Cho HS đọc phần mở bài SGK. Và đặt câu hỏi Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của bạn Hải ? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Biết làm thí nghiệm xác định được đường truyền của ánh sáng. Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế. Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm sáng. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm theo nhóm…Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. A. Sự truyền ánh sáng Nghiên cứu tìm hiểu quy luật của I. Đường truyền của ánh sáng đường truyền ánh sáng - Ánh sáng đi theo đường cong hay gấp - HS nêu phương án TN khúc? Nêu phương án thí nghiệm? * Thí nghiệm: - Chúng ta cùng làm TN - HS đọc SGK - GV phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm yêu cầu từng HS quan sát dây - HS làm thí nghiệm tóc bóng đèn qua ống thẳng và qua ống C1. Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền cong để trả lới C1 SGK trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng - Không có ống thẳng thì ánh sáng có - HS nêu phương án, truyền theo đường thẳng không? Nêu - C2 Làm TN theo hướng dẫn của GV phương án kiểm tra? Ba lỗ A, B, C thẳng hàng vậy ánh sáng - GV kết luận suy ra C2 yêu cầu đọc và thuyền theo đường thẳng hướng dẫn làm TN để trả lời - Với các môi trường trong suốt khác - Kết luận : Đường truyền của ánh sáng nh thuỷ tinh, nước … ta cũng có kết trong không khí là đường thẳng luận nh trên * Định luật truyền thẳng của ánh sáng : - Mọi vị trí trong môi trường có tính Trong môi trường trong suốt và đồng tính, chất nh nhau gọi là môi trường đồng ánh sáng truyền đi theo đường thẳng tính các nhà bác học đã rút ra định luật truyền thẳng ánh sáng nh sau : 4
- Yêu cầu một vài HS đọc sau đó nhắc lại Nghiên cứu thế nào là tia sáng, chùm sáng - Cho HS đọc SGK - GV thông báo và cho ghi, vẽ hình, biểu diễn trên tấm bìa - Thực tế thường gặp chùm sáng gồm nhiều tia sáng. vậy gồm những loại chùm sáng nào ? - Cho HS đọc SGK - GV làm thí nghiệm tạo ra ba loại chùm sáng, yêu cầu quan sát và trả lời câu hỏi C3 SGK
II. Tia sáng và chùm sáng - HS đọc SGK * Biểu diễn đường truyền của tia sáng - Quy ước biểu diễn đường truyền của tia sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng là một tia sáng
*Ba loại chùm sáng C3. a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền - GV vẽ hình và hướng dẫn học sinh vẽ của chúng. hình vào vở, điền từ thích hợp vào chỗ trống - GV quan sát và sửa chữa cho HS b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. - Vậy chùm sáng như thế nào gọi là chùm sáng phân kì, hội tụ, song song, hãy biểu diễn? c) Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
B. Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng Quan sát hình thành khái niệm I. Bóng tối - bóng nửa tối * Thí nghiệm 1: bóng tối, bóng nửa tối - Yêu cầu đọc TN, nêu dụng cụ TN - HS đọc TN, nghiên cứu và làm thí nghiệm - HD: Để đèn ra xa để quan sát theo nhóm dưới sự HD của GVđể trả lời câu hỏi bóng đèn rõ hơn, chú ý quan sát C1. Trên màn chắn vùng tối ở giữa, vùng sáng ở vùng sáng, tối để trả lời câu hỏi C1 xung quanh. - Vùng tối: Do vật cản nên không nhận được - Yêu cần trả lời câu hỏi SGK. ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. - Vùng sáng: Nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. * Nhận xét : - Từ đó điền cụm từ thích hợp vào Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng nhận xét không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối. * Thí nghiệm 2: - Yêu cầu đọc TN SGK - HS làm TN theo HD 5
- HD: Thay 1 bóng đèn bằng 2 C2. Vùng tối: Vùng 1 bóng đèn để tạo nguồn sáng rộng, Vùng được chiếu sáng đầy đủ: Vùng 3 quan sát tương tự TN 1 để trả lời C2 Vùng còn lại: Vùng 2 ( Sáng hơn vùng 1, tối hơn vùng 3) – sáng mờ - Vì sao có vùng sáng hoàn toàn và - Giải thích : vùng tối hoàn toàn, vùng sáng mờ ? + Vùng tối : Hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn tới. + Vùng sáng: Nhận được tất cả ánh sáng từ các phần của nguồn sáng chiếu tới. + Vùng sáng mờ: Nhận được một ít ánh sáng (từ một phần của nguồn sáng chiếu tới). - Hãy điền cụm từ thích hợp vào * Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản nhận xét? có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối. Hình thành khái niệm nhật thực II. Nhật thực - Nguyệt thực 1. Nhật thực: Khi Mặt Trăng nằm trong khoảng và nguyệt thực. - Yêu cầu đọc thông tin SGK từ Mặt Trời đến Trái Đất thì trên Trái Đất xuất - GV kể câu truyện gấu ăn mặt hiện bóng tối và bóng nửa tối , đứng ở chỗ bóng trăng và đội quân La Mã. tối không nhìn thấy Mặt Trời gọi là nhật thực - Nhật thực là gì ? toàn phần, đứng ở chỗ bóng nửa tối chỉ nhìn - Ban ngày lúc Mặt Trăng ở khoảng thấy một phần của Mặt Trời gọi là nhật thực giữa Trái Đất và Mặt Trời. Bóng tối một phần. của Mặt Trăng n trên Trái Đất. Lúc C3. Đứng ở nơi nhật thực toàn phần ta không này đứng ở chỗ bóng tối ta có quan nhìn thấy Mặt Trời. Trời tối lại vì lúc đó Mặt sát được Mặt Trời không? Trăng che hết Mặt Trời ( vật chắn ) không cho - Yêu cầu trả lời C3? ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất. 2. Nguyệt thực - Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng - Phía sau Trái đất không nhận được ánh sáng Mặt Trời nên ban đêm ta nhìn thấy Mặt Trời ( điểm A) Mặt Trăng. - Vị trí 1 là bóng tối của Trái Đất - Quan sát H3.4 cho biết chỗ nào * Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che không được trên Trái Đất là ban đêm? Mặt Trời chiếu sáng nữa, lúc đó ta không nhìn - Chỉ ra Mặt Trăng ở vị trí nào thì thấy Mặt Trăng gọi là hiện tượng nguyệt thực. không nhận được ánh sáng từ Mặt C4. Mặt Trăng đứng ở vị trí 1 thì có nguyệt thực, Trời, không nhìn thấy Mặt Trăng vị trí 2 thì Trăng sáng. gọi là nguyệt thực? - Yêu cầu trả lời C4. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập về định luật truyền thẳng ánh sáng, tia sáng. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Câu 1: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng ? 6
Câu 2: Biểu diễn tia sáng như thế nào ? Câu 3: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực? A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt trời không đến được nơi ta đứng. B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng. C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt trăng Câu 4: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào ta thấy nguyệt thực? A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời. B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất. C. Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất. D. khi mặt trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời C4, III. Vận dụng C5 SGK C4. ánh sáng từ đèn phát ra đã truyền đến - GV hướng dẫn và cho học sinh ghi bài mắt ta theo đường thẳng. đáp án đúng C5 - Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim - Khi ngắm phân đội em thẳng hàng em gần mắt nhất không nhìn thấy hai kim phải làm thế nào? Giải thích? còn lại. - Giải thích: Kim 1 là vật chắn sáng của kim 2, kim 2 là vật chắn sáng của kim 3. Do á/sáng truyền theo đường thẳng nên á/sáng từ kim 2, kim 3 bị chắn không tới Củng cố - Qua bài học hôm nay các em cần mắt. ghi nhớ những điều gì? Vận dụng bài ứng dụng định luật Dăn dò: Làm bài tập SBT 2.1 đến 2.4 truyền thẳng ánh sáng C5. Miếng bìa cáng gần màn chắn thì vùng bóng nửa tối càng thu hẹp, khi miếng bìa sát màn chắn thì vùng bóng nửa tối hàu nh mất hẳn chỉ còn bóng tối. C6. Bóng đèn sợi đốt ( dây tóc ) : Nguồn sáng hẹp nên phía sau quyển sách là vùng tối. - Bóng đèn ống : Nguồn sáng rộng nên phía sau quyển sách có một vùng tối và vùng nửa tối Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng 7
- Mục tiêu: Tìm hiểu về một số loại chùm sáng và ứng dụng của các chùm sáng đó. - Nhiệm vụ của HS: Tìm hiểu về các chùm sáng trong thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt". GV cho HS về nhà tìm thêm về ứng dụng đường truyền các tia sáng trong cuộc sống. GV cho HS về nhà tìm hiểu ở việt nam đã xấy ra hiện tượng nhật thực toàn phần vào năm nào và đã xẩy ra ở vùng nào của việt nam? *************************************************** Ngày soạn: 17/9/2020 Tiết 4: Định luật phản xạ ánh sáng I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tiến hành được TN để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương. Biết xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. - Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn. 2. Kỹ năng: Biết làm TN, đo góc, quan sát đường truyền của ánh sáng để tìm ra quy luật phản xạ ánh sáng. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong làm thí nghiệm và hoạt động nhóm 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực sủ dụng ngôn ngữ vật lý II. CHUẨN BỊ: Gương phẳng. Nguồn sáng tạo tia sáng Thước đo độ, Tờ giấy, hộp vuông III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra HS1: Hãy giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực? HS2: Kiểm tra vở bài tập Tình huống khởi động - Tại sao khi ta dùng cái gương hứng ánh sáng mặt trời ta có thể chiếu ánh sáng đó vào trong phòng tối? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Tiến hành được TN để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương. Biết xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp, HS làm thí nghiệm…Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 8
Nghiên cứu sơ bộ tác dụng của ánh sáng - Cho HS soi gương - Thấy hiện tượng gì trong gương? - GV thông báo KN ảnh của vật trong gương. - Yêu cầu HS trả lời C1 - Vậy ánh sáng tới gương thì đi tiếp như thế nào? hình thành khái niệm phản xạ ánh sáng và định luật - Yêu cầu đọc TN, nêu dụng cụ, GV giới thiệu dụng cụ và HD HS làm TN. - GV chỉ ra tia tới, tia phản xạ - Ánh sáng đến gương phẳng sau đó còn có hướng cũ nữa hay không?
I. Gương phẳng * Quan sát - HS làm theo HD của GV - Hình ảnh của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương. C1. Vật nhẵn bóng, phẳng đều có thể là gương phẳng ví dụ: Tấm kính, tấm kim loại, mặt nước phẳng…. II. Định luật phản xạ ánh sáng * Thí nghiêm : - HS làm TN theo HD - SI: Tia tới ; - IR: Tia phản xạ - Vẽ hình và trả lời câu hỏi S N R
- GV giới thiệu đường pháp tuyến và mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến - Yêu cầu HS làm TN, quan sát xem tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào - HD: Đặt tờ giấy trùng với mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến sau đó thay đổi mặt phẳng tờ giấy quan sát xem có hưứng được tia phản xạ không - Từ TN hãy điền kết luận SGK? - Yêu cầu HS đọc thông tin về góc tới và góc phản xạ SGK - Hãy dự đoán về số đo của góc phản xạ so với góc tới? - HD HS làm TN và đo góc tới, góc phản xạ so sánh điền vào bảng kết quả.
I Hiện tượng ánh sáng đến gương phẳng bị đổi hướng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. 1. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào ? C2 . - IN: Đường pháp tuyến - HS làm theo HD * Kết luận : Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đờng pháp tuyến 2. Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới ? Góc SIN = i gọi là góc tới Góc NIR = r gọi là góc phản xạ a) HS dự đoán
b) TN kiểm tra Góc tới Góc phản xạ - Từ TN hãy điền từ vào kết luận. 0 60 600 - Kết luận trên cũng đúng với các môi trường trong suốt khác. 450 450 - Yêu cầi đọc 2 kết luận SGK, đó là nội 300 300 dung định luật phản xạ ánh sáng * Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. - Yêu cầu đọc thông tin SGK . 3. Định luật phản xạ ánh sáng (SGK) GV vẽ và HD HS vẽ theo. 9
- Yêu cầu HS vẽ tia phản xạ ở C3 - HD: Muốn vẽ tia phản xạ ta phải biết điều gì ? - Hãy đo góc tới để vẽ tia phản xạ sao cho góc tới bằng góc phản xạ? - Cho HS làm C4 - HD: b) Vẽ tia phản xạ thẳng đứng từ dưới lên Vẽ pháp tuyến là phân giác của góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ Vẽ gương vuông góc với pháp tuyến
4. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên giấy. S N R G I G: Gương phẳng SI: Tia tới IR: Tia phản xạ Góc SIN = i gọi là góc tới Góc NIR = r gọi là góc phản xạ IN: Pháp tuyến C3 . – HS lên bảng vẽ - HS đọc ghi nhớ C4. a). HS tự vẽ b) N R S G I
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập về định luật phản xạ ánh sáng. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu? A. 900 B. 750 C. 600 D. 300 Bài 2: Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất: A. bằng hai lần góc tới B. bằng góc tới C. bằng nửa góc tới D. Tất cả đều sai Bài 3: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng: A. 900 B. 1800 C. 00 D. 450 Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk Yêu cầu hs làm C4. III.Vận dụng - Gọi HS khác nhận xét. 10
- Nhận xét, hoàn chỉnh
S
Củng cố: Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những điều gì? Dăn dò: Học bài Làm bài tập SBT
N
I
b. R Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu về định luật phản xạ ánh sáng. - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về một số hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt". GV cho HS về nhà tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng xẩy ra ở những trường hợp nào trong cuộc sống, tìm hiểu kính tiềm vọng. ************************************************************ Ngày soạn 23/9/2020 Tiết 5: ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. 2. Kỹ năng: Làm được thí nghiệm tạo ảnh của vật qua gương phẳng và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất của ảnh qua gương phẳng. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng trừu tượng. 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực sủ dụng ngôn ngữ vật lý II. CHUẨN BỊ: Gương phẳng. Tấm kính trong, 2 quả pin, Tờ giấy. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ HS1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Xác định tia tới trong hình vẽ?
11
R I HS2 : BT 4.1 SBT Tình huống khởi động - GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. Nghiên cứu tính chất của ảng tạo bởi gương phẳng I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương - Yêu cầu HS đọc TN, quan sát, làm TN phẳng theo HD *Thí nghiệm: - Yêu cầu làm TN để nêu nhận xét - HS làm theo HD Nhận xét: + ảnh giống vật không? + Dự đoán: Kích thớc ảnh so với vật. + So sánh ảnh với vật, dự đoán Khoảng cánh từ ảnh đến gương và + Kích thước ảnh so với vật ( bằng nhau ) + Khoảng cách từ ảnh đến gương và khoảng cánh từ vật đến gương - Làm thế nào để kỉêm tra dự đoán đó? khoảng cách từ vật đến gương(bằng nhau) - HS nêu phơng án TN 1. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có - Yêu cầu HS làm C1 SGK để điền kết hứng được trên màn chắn không? C1. HS làm TN luận * Kết luận: - Vậy ảnh ảo là gì? Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Vì sao không hứng được ảnh trên màn không hứng được trên màn chắn, gọi là chắn? (HD: ánh sáng có truyền qua được ảnh ảo. gương phẳng không? Nếu thay gương phẳng bằng tấm kính trong làm thí nghiệm thì KL có đúng không? ) - GV HD rút ra KL đúng - Vậy độ lớn của ảnh so với vật thì sao? 2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật - GV yêu cầu đọc TN không - HD HS làm TN lu ý đánh dấu vị trí của - HS đọc TN quả pin sau tấm kính ( gương ), đặt giấy ở dới kính, kẻ đường thẳng, đặt quả pin ở C 2: Làm TN theo HD trớc gương ( vật ) và quả pin ở sau gư- * Kết luận : Độ lớn của ảnh của một vật ơng trùng ảnh trên đường thẳng đó. tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật. - Yêu cầu điền KL 3. So sánh khoảng cách từ một điểm của 12
- Từ đó điền KL 3 sau khi đo và so sánh ( do HD làm gộp )
vật đến gương và khoảng cách từ annhr của điểm đó đến gương.Dùng TN ở H 5.3 để dự đoán. * Kết luận: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương phẳng một khoảng bằng nhau. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng. gương phẳng. - Yêu cầu đọc C4 và làm theo - HS đọc - GV gọi HS lên bảng làm từng bước nh - Lên bảng làm theo HD HD SGK C4 : + a) Lấy đối xứng * Kết luận: Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các + b) Theo định luật phản xạ ánh sáng. tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài kéo dài hai tia phản xạ gặp nhau tại S’ đi qua ảnh S’. - Yêu cầu điền KL * Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất - HD : Điểm giao nhau của hai tia phản cả các điểm trên vật. xạ xuất hiện ở đâu ? - Ảnh của một vật qua gương phẳng là gì Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập về ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Nội dung Bài 1: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK, vẽ ảnh của điểm sáng s - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Làm C5, C6 SGK III. Vận dụng C5: C6: Bóng cái tháp ở dưới nước chính là ảnh Của tháp qua gương phẳng là mắt nước Bài 2: Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 5cm.
Lời giải: 1. Vẽ ảnh của S theo 2 cách: 13
1. Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách a. Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng b. Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng 2. Ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không?
a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng Vì ảnh S’ và S đối xứng nhau qua mặt gương nên ta vẽ ảnh S’ như sau: + Từ S vẽ tia SH vuông góc với mặt gương tại H. + Trên tia đối của tia HS ta lấy điểm S’ sao cho S’H = SH. S’ chính là ảnh của S qua gương cần vẽ.
Củng cố - Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những điều gì? - Yêu cầu đọc ghi nhớ Dăn dò - Học bài Làm bài tập SBT
b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng + Vẽ hai tia tới SI, SK và các pháp tuyến IN1 và KN2 + Sau đó vẽ hai tia phản xạ IR và KR’ dựa vào tính chất góc tới bằng góc phản xạ. + Kéo dài hai tia phản xạ IR và KR’ gặp nhau ở đúng điểm S’ mà ta đã vẽ trong cách a. 2. Ảnh vẽ theo hai cách trên trùng nhau
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về ứng dụng của gương phẳng trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về một số ứng dụng của gương phẳng. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt". GV cho HS về nhà lên mạng tìm hiểu về kính vạn hoa. ********************************************************* Ngày soạn 2/10/2020 Tiết 6: THỰC HÀNH + KIỂM TRA THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I. MỤC TIÊU 14
1. Kiến thức: Xác định được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 2. Kĩ năng: Làm thực hành và báo cáo thực hành 3. Thái độ: Nghiêm túc trong hoạt động nhóm 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực sủ dụng ngôn ngữ vật lý II. CHUẨN BỊ + Gương phẳng + Mẫu báo cáo thực hành + Bút chì + Thước đo độ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ HS1 : Nêu cách vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? Tình huống khởi động: Để biết ảnh tạo bởi gương phẳng của các vật khác nhau có hình dạng như thế nào ta tìm hiểu bài thực hành. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Xác định được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1 : THỰC HÀNH I. Nội dung thực hành 1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương - Cho HS đọc C1 phẳng - HD HS làm TN nh SGK C1: HS làm theo nhóm dới sự HD của GV - Phần vẽ ảnh để sau vẽ vào báo cáo 2. Xác định vùng nhìn thấy của gương - Cho HS đọc C2 phẳng - HD : Đặt gương lên cao trên đầu C2: Làm thí nghiệm lần lượt để rút ra kết đếm các bạn nhìn thấy trong gương, luận về bề rộng vùng nhìn thấy của gương sau đó đa gương ra xa đếm các bạn phẳng nhìn thấy trong gương rồi rút ra KL C3: HS làm TN theo HD - Yêu cầu làm C4 trên báo cáo C4: ( Mẫu báo cáo ) 2: BÁO CÁO THỰC HÀNH II. Mẫu báo cáo thực hành - GV phát mẫu báo cáo thực hành, 1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương yêu cầu HS làm báo cáo theo cá nhân phẳng a) Đặt bút chì song song với gương Đặt bút chì vuông góc với gương b) Vẽ hình - Thu bài, nhận xét 15
(a) (b) Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá thái độ học tập của học sinh - GV thu báo cáo TH. - Nhận xét rút kinh nghiệm về: + Thao tác TN. + Thái độ học tập của nhóm. + ý thức kỉ luật. Hoạt đông 4: Hướng dẫn về nhà - Ôn lại kiến thức về mạch mắc nối tiếp, song song đã học ở lớp 7. IV. BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA THỰC HÀNH - Chuẩn bị mấu báo cáo đày dủ, trả lời các câu hỏi chính xác 2đ - Thực hành thao tác nghiêm túc, an toàn 2 đ - Kết quả thực hành và rút ra kết luận chính xác 4 đ - Thao tác nhanh đúng 2đ Dăn dò: Học bài Làm bài tập SBT *************************************************************** Ngày soạn: 10/10/2020 Tiết 7: GƯƠNG CẦU LỒI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nêu được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi. Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi 2 . Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của gương cầu lồi. 3. Thái độ: Biết vận dụng các phương án thí nghiệm để tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi. 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực sủ dụng ngôn ngữ vật lý. II. CHUẨN BỊ Gương cầu lồi Gương phẳng cùng kích thước Hai quả pin giống nhau III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài 15 phút Câu 1: Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng.
16
Câu 2: Hãy vẽ tia phản xạ của một tia sáng qua gương phẳng (Hình sau). - xác định góc tới, góc phản xạ?
S 300 I Biểu điểm: Câu 1: Phát biểu đúng nội dung định luật 4đ 1đ Câu 2: vẽ đúng ta phản xạ đúng mõi trường hợp Xác định đúng góc tới trong mỗi trường hợp 1đ Xác định đúng góc phản xạ trong mỗi trường hợp 1đ Tình huống khởi động: GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nêu được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi. Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. *Hoạt động 2: Ảnh của một vật tạo I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi * Quan sát: bởi C1: HS làm TN theo nhóm để trả lời gương cầu lồi - Yêu cầu HS đọc C1, nêu dụng cụ TN 1. ảnh ảo vì không hứng được trên màn - GV phát dụng cụ TN, HD HS làm chắn TN để trả lòi C1 2. Ảnh nhỏ hơn vật - Vậy chúng ta làm TN nh thế nào để * Thí nghiệm kiểm tra: kiểm tra ảnh nhỏ hơn vật, ảnh ảo? - HS nêu phương án kiểm tra -GV HD HS làm TN dùng màn chắn - Làm TN nh SGK để trả lời câu hỏi hứng ảnh để kết luận ảnh ảo. So sánh * Kết luận: ảnh qua gương phẳng để kết luận ảnh 1. Là ảnh ảo không hứng được trên màn nhỏ hơn vật chắn. *Hoạt động 3: Xác định vùng nhìn 2. Ảnh nhỏ hơn vật thấy của gương cầu lồi. II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi *Thí nghiệm: - Muốn so sánh độ rộng vùng nhìn - HS nêu phương án tN thấy của gương phẳng và gương cầu - Làm TN theo nhóm lồi có cùng kích thước ta làm như thế * Kết luận: nào? Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được - Cho HS làm TN trả lời C2 một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào 17
gương phẳng có cùng kích thước. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập về gương cầu lồi - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? A. không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật. B. hứng được trên màn, nhỏ hơn vật. C. hứng được trên màn, bằng vật. D. không hứng được trên màn, bằng vật. Bài 2: Trên xe ô tô, người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát được các vật ở phía sau có lợi gì hơn là dùng gương phẳng? A. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng. B. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng. C. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài và một số tình huống thực tế cuộc sống có sử dụng gương cầu lồi. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Yêu cầu đọc ghi nhớ SGK III. Vận dụng - Cho trả lời vận dụng C3 C3: Gương cầu lồi ở xe ô tô, xe máy giúp - GV có thể cho HS quan sát vùng nhìn người lái xe quan sát được vùng rộng hơn thấy ở chỗ khuất với gương phẳng và ở phía sau. gương cầu lồi. C4: Chỗ đường gấp khúc gương cầu lồi - Yêu cầu HS vẽ tia phản xạ trong trường giúp người lái xe nhìn thấy người, xe cộ hợp ở gương cầu lồi theo định luật phản và các vật cản bên đường che khuất tránh xạ ánh sáng. tai nạn. Coi gương cầu lồi là một tập hợp các gương phẳng nhỏ ghép lại với nhau. Vẽ gương phẳng nhỏ tiếp xúc với gương cầu - Do gương cầu lồi là tập hợp các gương lồi phẳng nhỏ ghép lại với nhau, mỗi gương - Vì sao gương cầu lồi có vùng nhìn thấy phẳng quay đi một hướng nên vùng nhìn rộng hơn gương phẳng có cùng kích thấy của gương cầu lồi rộng hơn gương thứơc. phẳng cùng kích thước và quan sát được chỗ gấp khúc. Củng cố GV khái quát nội dung bài học yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung vừa học - Học bài làm bài tập SGK Dăn dò - Vẽ vùng nhìn thấy của gương cầu lồi 18
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về ứng dụng của gương cầu lồi trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về một số ứng dụng của gương cầu lồi. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt". GV cho HS về nhà tìm thêm gương cầu lồi còn úng dụng trong những lĩnh vực nào trong thực tế cuộc sống? ********************************************************** Ngày soạn 17/10/2020 TIẾT 8: GƯƠNG CẦU LÕM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết được ảnh tạo bởi gương cầu lõm - Nêu được tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cấu lõm. - Nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống, trong kỹ thuật 2. Kỹ năng - Bố trí được thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm - Bố trí được nguồn sáng để tạo ra chùm tia phản xạ trên gương cầu lõm là chùm song song và chùm hội tụ 3. Thái độ: Nghiêm túc trong làm thí nghiệm và hoạt động nhóm 4. Năng lực: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ Gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng. Gương phẳng có cùng kích thước với gương cầu lõm. Quả pin tiểu. Bộ nguồn dùng pin tạo chùm sáng. Màn chắn có giá di chuyển được. Đèn pin có pin III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ HS1: Hãy nêu đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi? HS2: Vẽ vùng nhìn thấy của gương cầu lồi (Trình bày cách vẽ) Tình huống khởi động: GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nhận biết được ảnh tạo bởi gương cầu lõm. Nêu được tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cấu lõm. Nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống, trong kỹ thuật - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV
19
- Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. Nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi I. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm *Thí nghiệm : gương cầu lõm nghiệm - Giáo viên yêu cầu đọc thí nghiệm, - HS đọc, nêu dụng cụ, cách tiến hành, tiến nêu dụng cụ, cách tiến hành. hành thí nghiệm. - GV hướng dẫn: + b1: Thay cây nến bằng quả pin, đặt quả pin sát trước gương rồi quan C1. Ảnh lớn hơn vật, ảnh ảo. sát ảnh C2. HS nêu phương án thí nghiệm dùng + b2: Di chuyển cây nến từ từ ra gương phẳng có cùng kích thước nh bài trxa gương đến khi không nhìn thấy ảnh ước. nữa - HS làm thí nghiệm theo nhóm - Yêu cầu trả lời câu hỏi c1. Kết luận: - Đấy là ta quan sát bằng mắt, vậy làm Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào thí nghiệm nh thế nào để kiểm tra? gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật -Yêu cầu HS làm thí nghiệm, quan sát - Chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, và điền kết luận. chùm sáng phân kì II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu Nghiên cứu sự phản xạ ánh sáng lõm 1. Đối với chùm tia tới song song trên gương cầu lõm - Nêu các loại chùm sáng đã học ? * Thí nghiệm - Các chùm sáng này qua gương cầu - HS đọc thí nghiêm, nêu dụng cụ lõm cho tia phản xạ nh thế nào ? -HS làm thí nhgiệm theo nhóm - GV hướng dẫn: thay đèn pin bằng bộ - C3. Chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm nguồn, hướng dẫn cách đặt thí Kết luận : nhgiệm, làm thí nhgiệm, quan sát Chiếu một chùm tia tới song song lên một chùm tia phản xạ và nêu đặc điểm của gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia nó. phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương. - Hãy điền vào kết luận. C4. Mặt trời ở rất xa nên ánh sáng từ mặt trời - Yêu cầu trả lời c4 SGK. đến gương là chùm sáng song song cho chùm - Hướng dẫn : Do mặt ở rất xa nên coi phản xạ là chùm hội tụ tại một điểm trước chùm sáng từ mặt trời đến gơng là gương: Vì ánh sáng mặt trời có nhiệt năng chùm sáng song song. nên vật để chỗ ánh sáng hội tụ sẽ nóng lên. 2. Đối với chùm tia tới phân kỳ - Làm thí nghiệm tương tự trên nhưng * Thí nghiệm: ta điều chỉnh đèn sao cho có chùm tia C5. HS làm thí nghiệm tới là chùm phân kỳ. Di chuyển bộ Kết luận: nguồn sao cho thu được chùn phản xạ Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu là chùm song song. lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một Từ thí nghiệm trên hãy điền kết luận ? chùm tia phản xạ song song. Hoạt động 3. Luyện Tập 20
- Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về gương cầu lõm - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Trong ba loại gương ( gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải? A. gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi. B. gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng. C. gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi. D. gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm Bài 2: Vì sao trên xe ô tô hay xe máy , người ta không gắn gương cầu lõm để cho người lái xe quan sát ảnh ảo của các vật ở phía sau xe? A. Vì ảnh không rõ nét. B. Vì vật phải để rất gần gương mới cho ảnh ảo. C. Vì ảnh ảo nhỏ hơn vật nhiều lần. D. Vì ảnh ảo nằm xa gương ở phía sau mắt. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài và một số tình huống thực tế cuộc sống có sử dụng gương cầu lồi. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk -Ta vận dụng những kiến thức về sự phản III. Vận dụng xạ ánh sáng trên gương cầu lõm để tìm Tìm hiểu cấu tạo đèn pin hiểu đèn pin - Pha đèn giống như một gương cầu lõm, - GV hướng dẫn các nhóm mở pha đèn bóng đèn đặt trước gương có thể di pin để HS quan sát. chuyển được. - Pha đèn và bóng đèn có đặc điểm gì? C6. Nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn - GV hướng dẫn xoay pha đèn để được pin khi bóng đèn pin ở vị trí tạo chùm tia chùm phản xạ song song, yêu cầu HS trả tới phân kỳ cho chùm tia phản xạ song lời C6 SGK song tập trung ánh sáng đi xa. - Yêu cầu trả lời C7 SGK C7. Bóng đèn ra xa tạo chùm tia tới song songchùm tia phản xạ tập trung tại một Củng cố + Ảnh tạo bởi gương cầu lõm khi đặt vật điểm. gần sát mặt gương có những tính chất gì? + Ánh sáng chiếu tới gương cầu lõm có những tính chất gì? + Hãy cho biết đặc điểm và tác dụng của gương phản xạ trong đèn pin ? Dăn dò - Học bài Làm bài tập SBT Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về ứng dụng của gương cầu lồi trong thực tế cuộc sống
21
- Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về một số ứng dụng của gương cầu lồi. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt". GV cho HS về nhà tìm thêm về tìm hiểu các đèn pha ô tô, xe máy có gì giống so với đèn pin?
************************************* Ngày 23/10/2020 TIẾT 9: ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG 1: QUANG HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của chương I Quang học 2. Kĩ năng: Biết vận dụng kién thức để giải thích các hiện tượng liên quan và làm bài tập 3. Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn 4. Năng lực: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ Nghiên cứu SGK, tài liệu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ - Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm? Tình huống xuất phát - GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của chương I Quang học - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi tự I. Tự kiểm tra kiểm tra - GV cho HS trả lời lần lượt các câu 1. C hỏi tự kiểm tra sau đố nhận xét và 2. B sửa lại. 3. …trong suốt……..đồng tính…… đường 1. Chọn câu đúng : Khi nào ta nhìn thẳng thấy một vật ? 2. Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ? 4. a) …tia tới….pháp tuyến 3. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ b)………góc tới 22
trống để được nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng. 4. Tương tự câu 3 để được nội dung định luật phản xạ ánh sáng. 5. Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng ? 6. So sánh tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi suy ra điểm giống và khác nhau ?
7. Vật ở khoảng nào của gương cầu lõm thì cho ảnh ảo, so sánh độ lớn cảu ảnh và vật ? 8. Đặt ba câu có nghĩa trong đó mỗi câu có 4 cụm từ trong 4 cột SGK (25)
5. ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng : - ảnh ảo - Độ lớn bằng vật - Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương 6. ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có những tính chất giống và khác nhau: + Giống : Đều là ảnh ảo + Khác : Ảnh tạo bởi gương phẳng bằng vật Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. 7. Khi vật ở gần gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật. 8. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật. - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. 9. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
9. So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước Hoạt động 4. Luyện tập, Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài và một số tình huống thực tế cuộc sống có sử dụng gương cầu lồi. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Yêu cầu HS đọc, cho vẽ II. Vận dụng a. Vẽ ảnh ảo của mỗi điểm sáng Để mắt trong vùng giới hạn bởi hai tia IK và tạo bởi gương phẳng. HM thì nhìn thấy đồng thời cả ảnh S’1 và S’2 b. Vẽ chùm tia tới lơn sau đó vẽ C2: ảnh ảo tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, chùm phản xạ tương ứng gương cầu lõm có những tính chất: c. để mắt trong vùng nào thì đồng + Giống nhau : Đều là ảnh ảo, giống vật thời nhìn thấy cả hai ảnh ? + Khác nhau : ảnh ảo tạo bởi gương phẳng bằng - C2. GV yêu cầu đọc câu hỏi, HD vật làm ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật C3 : An Thanh Hải Hà C3. GV HD HS vẽ tia sáng là An * * đường truyền từ mỗi HS đến nhau, Thanh * * nếu không có vật cản thì nhìn thấy Hải * * * nhau, có vật cản thì không nhìn Hà * thấy nhau. 23
Trò chơi ô chữ III. Trò chơi ô chữ V Ậ T S Á N G - GV cho hS chơi trò chơi ô chữ N G U Ồ N G S Á N G - Chia thành hai đội Ả N H Ả O - Đọc câu hỏi cho trả lời N G Ô I S A O - GV làm trọng tài P H Á P T U Y Ế N Củng cố B Ó N G T Ố I GV khái quát nội dung bài học G Ư Ơ N G P H Ẳ N G yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung vừa học Dăn dò - Về nhà ôn tập - Giờ sau kiểm tra 1 tiết Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về ứng dụng của các loại gương trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về một số ứng dụng của gương cầu lồi. - Cách thức tiến hành: GV cho HS về nhà tìm thêm về tìm hiểu các ứng dụng của các loại gương đã học ******************************************************************** Ngày soạn: 29/10/2020 TIẾT 10: KIỂM TRA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm vững kiến thức cơ bản của chương để vận dụng làm bài kiểm tra 2. Kỹ năng: Vẽ tia phản xạ, tính góc phản xạ, vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong thi cử. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic II. CHUẨN BỊ: Đề bài, đáp án III. NỘI DUNG KỂM TRA Câu 1: a. Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? b. Kể tên 2 nguồn sáng mà em biết? Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Câu 3: a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? b. áp dụng: Vẽ và tính góc phản xạ? Biết tia SI tạo bởi (G) 1 góc 350 S 350 (G ) Câu 4: a. So sánh ảnh của vật tạo bởi: Gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm? b. Trong thực tế người ta thường sử dụng gương nào để quan sát vùng nhìn thấy? Vì sao? Câu 5: Đặt một vật sáng AB trước gương phẳng. Như hình vẽ:
24
B A
(G)
a) Vẽ ảnh A’B’. b) Vẽ vùng nhìn thấy toàn bộ ảnh A’B’ IV. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta Lấy ví dụ: Bóng đèn điện đang sáng, mặt trời là nguồn sáng
ĐIỂM 0,5 đ 0,5đ
Câu 2: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo 1 đ đường thẳng . Câu 3.a. ĐL: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp 1 đ tuyến của gương tại điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới ( i =i’) b. Vẽ hình: S N 1đ R I (G) o - Tớnh gúc i’ : Vẽ tia SI tạo bởi (G) một góc 35 nên góc tới SIN = i’= 55o => góc i’= 55o Câu 4: a. So sánh ảnh và vật: Giống nhau : Đều là ảnh ảo Khác nhau - Gương phẳng: Ảnh bằng vật - Gương cầu lõm: Ảnh lớn hơn vật. - Gương cầu lồi: Ảnh nhỏ hơn vật. b. Trong thực tế người ta thường sử dụng gương cầu lồi để quan sát vùng nhìn thấy. Vẽ vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn 2 gương còn lại. Câu 5: a) Vẽ ảnh A’B’: b) Vẽ vùng nhìn thấy: Vùng nhìn thấy toàn bộ ảnh A’B’ B
1đ
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5đ 1đ
1đ
A 1đ (G) A’ B’ 25
*********************************************** Ngày soạn 4/11/2020
CHƯƠNG 2 : ÂM HỌC
Tiết 11, 12, 13 Chủ đề: Nguồn âm I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống. HS hiểu được mối quan hệ giữa dao động nhanh, chậm. Tần số, âm cao, âm thấp phụ thuộc vào tần số như thế nào? Hiểu mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm, biên độ càng lớn âm càng to Biết được đơn vị độ to của âm là Đêxiben. Vận dụng để trả lời các câu hỏi thực tế 2. Kĩ năng: Quan sát TN kiểm chứng để rút ra đặc điểm chung của nguồn âm là dao động. 3. Thái độ: Yêu thích môn học 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy vật lý, năng lực hợp tác nhóm làm thí nghiệm II. CHUẨN BỊ Sợi dây cao su mảnh, Mẩu lá chuối, Trống, dùi, Âm thoa, búa cao su - Giá treo TN Hai con lắc có l = 20cm và l = 40cm Đồng hồ đếm thời gian - Thước thép, Hộp gỗ, Đĩa nhực đục lỗ, Nguồn điện, Miếng phim nhựa - Hộp gỗ, Thép đàn hồi, Trống, dùi, Quả cầu bấc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: + Giới thiệu chương II âm học + Nêu mục tiêu bài học, v/đ cần nghiên cứu: âm thanh được tạo ra như thế nào? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. A. Nguồn âm 26
1: Nhận biết nguồn âm - Yêu cầu đọc C1 và tả lời - GV thông báo vật phát ra âm gọi là nguồn âm - Hãy lấy ví dụ về nguồn âm?
I. NHẬN BIẾT NGUỒN ÂM C1: HS tự nêu - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm C2: Trống, đài, ….
2: Tìm hiểu đặc điểm chung về nguồn âm - Cho HS đọc TN1 - Vị trí cân bằng của giây là gì ? - Cho các nhóm làm TN - Yêu cầu trả lời C3
II. CÁC NGUỒN ÂM CÓ CHUNG ĐẶC ĐIỂM GÌ ? * Thí ngiệm : 1. Vị trí cân bằng của sợi dây cao su là vị trí đứng yên, nằm trên đường thẳng. - HS làm TN C3: Dây cao su rung động và nghê được âm - GV làm TN2 phát ra - Yêu cầu quan sát để trả lời C4 - HD : Vật nào phát ra âm ? 2. Gõ vào thành cốc thuỷ tinh mỏng Vật đó có rung động không? C4: Vật phát ra âm là thành cốc thuỷ tinh Nhận biết bằng cách nào? Vật đó có dao động (ở TN này GV có thể thay cốc TT bằng Nhận biết: Sừ tay hoặc đổ nước vào trống và dùi) trong cốc thấy nước dao động. -Yêu cầu trả lời tương tự (Vật phát ra âm là mặt trống, mặt trống có dao động, nhận biết bằng cách : Đặt mẩu giấy lên mặt trống thấy giấy nẩy lên hoặc dùng quả cầu bấc treo vào giá đặt sát mặt trống thì khi đó quả cầu nảy lên) - GV thông báo KN dao động * Sự rung động ( chuyển động) qua lại vị trí - Yêu cầu HS làm TN3 quan sát và trả cân bằng gọi là dao động. lời C5 3. HS làm TN theo nhóm C5: Âm thoa có dao động Kiểm tra: Dùng quả cầu treo trên giá đặt sát vào một nhánh âm thoa thì quả cầu nảy lên khi âm thoa dao động. - Cho điền KL KL: Khi phát ra âm các vật đều dao động
B. Độ cao của âm 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa dao I. DAO ĐỘNG NHANH, CHẬM, TẦN SỐ động nhanh, chậm và khái niệm 27
tần số - Yêu cầu đọc TN, nêu dụng cụ TN - GV HD HS tìm hiểu như thế nào là một dao động - Hãy quan sát và đếm số dao động của từng con lắc trong 10s và ghi kết quả vào bảng - GV thuyết trình khái niệm tần số và yêu cầu HS ghi vở - Yêu cầu trả lời C2 để điền từ thích hợp vào nhận xét
* Thí nghiệm 1: C1:
Dao động Số dao Con Số dao động/1s động/1s lắc nhanh, châm a d đ chậm 20 2 b d đ nhanh 30 3 Số dao động trong 1s gọi là tần số Đơn vị của tần ssó là héc kí hiệu là HZ C2 : * Nhận xét: Dao động càng nhanh (chậm) tần số dao động càng lớn (nhỏ) II. ÂM CAO (ÂM BỔNG), ÂM THẤP (ÂM TRẦM) 2: Tìm hiểu âm cao (bổng), âm * Thí nghiệm 2: thấp ( trầm) - HS làm TN - Cho HS đọc TN2, nêu dụng cụ -Yêu cầu các nhóm làm TN để trả - C3: Phần tự do của thước dài dao động chậm âm phát ra thấp lời C3 Phần tự do của thớc ngắn dao động - Tương tự TN3 trả lời C4 nhanh âm phát ra cao *Thí nghiệm 3: C4: Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động - Từ TN 1,2,3 hãy điền vào kết chậm, âm phát ra thấp luận Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao * Kết luận : Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp) C. Độ to của âm 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ to, độ nhỏ của âm và biên độ dao động - Yêu cầu HS đọc TN, nêu dụng cụ TN - HD : Nâng đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng trong hai trường hợp : + Đầu thước lệch nhiều
I. ÂM TO, ÂM NHỎ - BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG * Thí nghiệm : - HS làm TN theo nhóm C1: Cách làm thước Dao động Âm to, âm dao động mạnh, yếu Nhỏ a) Nâng đầu thước lệch nhiều Mạnh To 28
+ Đầu thước lệch ít - Quan sát trả lời C1 GV yêu cầu đọc thông tin SGK, giải thích khái niệm biên độ dao động - Từ đó điền từ trả lời C2 - Yêu cầu đọc TN, nêu dụng cụ - HD HS làm TN theo nhóm - Lắng nghe, quan sát để trả lời C3 Từ TN 1,2 và C1,C2,C3 hãy nêu mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm bằng cách điền vào kết luận? 2: Tìm hiểu độ to của một số âm - Yêu cầu đọc SGK - Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì? - Ngưỡng đau ( làm đau nhức tai ) là bao nhiêu ?
b) Nâng đầu thước lệch ít
Yếu Nhỏ * Độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng Của nó được gọi là biên độ dao động. C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ). * Thí nghiệm 2 : C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít) chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ) tiếng trống càng to (nhỏ). * Kết luận :Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. II. ĐỘ TO CỦA MỘT SỐ ÂM - Độ to của âm được đo bằng đơn vị Đêxiben ( kí hiệu là: dB ). - Ngưỡng đau: 130dB
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về nguồn âm - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng. Âm thanh được tạo ra nhờ: A. Nhiệt B. Điện C. ánh sáng D. Dao động Bài 2: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây? A. khi kéo căng vật B. khi uốn cong vật. C. khi nén vật. D. khi làm vật dao dộng Bài 3: Vật phát ra âm cao hơn khi nào ? A. khi vật dao động mạnh hơn B. khi vật dao động chậm hơn C. khi vật lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn D. khi tần số dao động lớn hơn Bài 4: Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống : Số dao động trong một giây gọi là ………. Đơn vị đo tần số là ….(Hz) Tai người bình thường có thể nghe được những âm thanh có tần số từ … đến …. Âm càng bổng thì có tần số dao động càng …. Âm càng trầm thì có tần số dao động càng …. Bài 5: Vật phát ra âm to hơn khi nào? A. Khi vật dao động nhanh hơn. B. Khi vật dao động mạnh hơn. C. Khi tần số dao động lớn hơn. D. Cả 3 trường hợp trên. 29
Bài 6: Điền vào chỗ trống: Đơn vị đo độ to của âm là ... Dao động càng mạnh thì âm phát ra ... Dao động càng yếu thì âm phát ra ... Hoạt động 4. Luyện tập, Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về nguồn âm - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học về nhà sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Cho làm C6 III. VẬN DỤNG 1. Nguồn âm C6: - Tìm hiểu xem bộ phận nào dao động Tờ giấy: Búng vào tờ giấy nó dao động và phát ra âm phát ra âm ở một số nhạc cụ ? Lá chuối làm tương tự hoặc cuộn vào làm kèn thổi Yêu cầu trả lời C8 C7: - Có thể cho HS thổi nắp bút, yêu cầu nêu Sáo: Cột không kí trong ống sáo dao phương án kiểm tra cột không khí trong động phát ra âm. ống dao động. Đàn ghi ta: Dây đàn dao động phát ra âm. - GV làm TN đàn ống nghiệm, cho HS Đàn bầu: Dây đàn và cột không khí trong quan sát và trả lời đàn dao động phát ra âm. C8: HS làm theo HD của GV Kiểm tra: Gián mảnh giấy nhỏ ở trên miệng ống khi thổi thì giấy dao động. C9: HS thảo luân trả lời câu hỏi 2. Độ cao của âm - Cho làm C5 C5: Vật có tần số 70HZ dao động nhanh - Khi vặn đay đàn căng nhiều, căng ít, thì hơn âm phát ra cao thấp nh thế nào? Tần số Vật có tần số 50H phát ra âm thấp hơn Z lớn nhỏ ra sao? - Trong TN H11.3 thì chạm miếng bìa C6: Khi vặn dây đàn căng nhiều thì tần số vào hàng lỗ ở gần vành đĩa và hàng lỗ ở dao động lớn âm phát ra cao. gần tâm đĩa trường hợp nào âm phát ra Khi vặn dây đàn căng ít thì tần số dao động nhỏ âm phát ra thấp. cao hơn? C7: Chạm miếng bìa vào hàng lỗ ở gần tâm đĩa âm phát ra cao hơn 3. Độ to của âm C4: Gảy mạnh dây đàn thì tiếng đàn to và - Cho trả lời C4 biên độ lớn. 30
- So sánh biên độ dao động của điểm M C5: TH ở trên : Biên độ lớn trong 2 trờng hợp ở h 12.3 SGK? TH ở dưới : Biên độ nhỏ - Cho đọc C6 và trả lời C6: Máy thu thanh phát ra âm to thì biên độ dao động của màng loa lớn, khi phát - Hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên ra âm nhỏ thì biên độ dao động của màng sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng loa nhỏ nào ? C7: Giờ ra chơi trên sân trường có tiếng ồn khoảng 70-80dB Củng cố - Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những điều gì? - Học bài, làm bài tập SBT Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm một số nguồn âm trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về một số nguồn âm - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". GV cho HS về nhà tìm thêm về tìm hiểu cấu tạo của chiếc sáo và cho biết tại sao khi ta thổi sáo thì sáo kêu và phát ra các âm khác nhau? GV cho HS về nhà tìm thêm về tìm hiểu thêm tần số dao động của một số vật. GV cho HS về nhà tìm thêm về tìm hiểu thêm về độ to của âm phát ra trong cuộc sống thường ngày. Khi âm đó phát ra thì vật nào đã dao động và biên độ dao động của chúng như thế nào? *************************************************** Ngày soạn: 24/11/2020
TIẾT 14: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS biết được âm truyền được trong môi trường nào và không truyền được trong môi trường nào ? HS so sánh được vận tốc truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí . 2. Kỹ năng: Làm TN suy ra sự truyền âm trong các môi trường : Rắn, lỏng, khí. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong hoạt động nhóm, trong học tập. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy vật lý, năng lực hợp tác nhóm làm thí nghiệm II. CHUẨN BỊ - 2 trồng, dùi, 2 quả cầu bấc, Bình nước, đồng hồ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ
31
Nêu mối quan hệ giữa độ to của âm và biên độ dao động của âm? Khi gảy mạnh dây đàn tiếng đàn ta hay nhỏ ? vì sao ? Tình huống khởi động - GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: HS biết được âm truyền được trong môi trường nào và không truyền được trong môi trường nào? HS so sánh được vận tốc truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí . - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1: Tìm hiểu sự truyền âm trong các I. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM môi trường * Thí nghiêm : - Yêu cầu đọc TN, nêu dụng cụ, cách 1. Sự truyền âm trong chất khí làm. C1: Quả cầu bấc treo gần treo gần trống 2 - HD: Đặt sao cho 2 quả cầu bấc sát nảy ra chứng tỏ rằng âm truyền qua môi trưvào mặt trống trùng tâm của trống. ờng không khí C2: Biên độ dao động của quả cầu bấc thứ 1 - Vậy trong chất khí âm có truyền đ- lớn hơn biên độ dao động của quả cầu bấc ược không? Còn môi trường rắn thì thứ 2 chứng tỏ càng gần nguồn âm thì âm sao? càng to, càng xa nguồn âm thì âm càng nhỏ. -Yêu cầu HS đọc TN và làm TN H 2. Sự truyền âm trong chất rắn 13.2 SGK C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường - Vậy âm truyền đến tai bạn C qua môi chất rắn trường nào? 3. Sự truyền âm trong chất lỏng - Trong chất lỏng âm có truyền được C4: Âm truyền đến tai qua các môi trường : qua không? Rắn, lỏng, khí - Yêu cầu quan sát TN của GV 4. Âm có thể truyền được trong chân - Có nghe được âm từ đồng hồ phát ra không hay không ? không? Vậy trong chất lỏng âm có - Chân không là môi trường không có không truyền được qua không? khí, không có vật chất nào trong đó. - Yêu cầu HS trả lời C4 C5: Âm không truyền qua được chân không - Âm có truyền được trong chân không * Kết luận : Âm có thể truyền qua những không? môi trờng nh: Rắn, lỏng, khí và không thể - GV thông báo môi trường chân truyền qua chân không không là môi trường không có không - Ở các vị trí càng gần (xa) nguồn âm thì âm khí nghe càng to (nhỏ) - Yêu cầu đọc TN SGK 5. Vận tốc truyền âm - Trả lời C5 C6: Vận tốc truyền âm trong thép lớn hơn - Hãy điền vào Kết luận vận tốc truyền âm trong nước, vận tốc 32
3 : Tìm hiểu vận tốc truyền âm trong truyền âm trong nước lớn hơn vận tốc truyền âm trong không khí các môi trường - Yêu cầu đọc 5 SGK và trả lời C6 Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về môi trường truyền âm - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến Bài 1: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng chân không B. Tường bê tông D. Tầng khí quyển bao quanh trái đất. C. Nước biển Bài 2: Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông, cá ở trong sông lập tức "lẩn trốn ngay". Hãy giải thích tại sao? Lời giải: Tiếng động của chân người đã truyền qua đất trên bờ, và qua nước rồi đến tai cá, nên nó bơi nhanh đi chỗ khác. Bài 3: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường thấy chớp trước tiếng thấy tiếng sét. Hãy giải thích. Lời giải: Đó là vì ánh sáng truyền trong môi trường không khí nhanh hơn âm thanh rất nhiều. Vận tốc của ánh sáng trong không khí là 300.000 km/s, trong khi đó vận tốc của âm thanh trong không khí chỉ khoảng 340 m/s. Vì vậy, thời gian để tiếng sét truyền đến tai ta dài hơn thời gian mà ánh sáng chớp truyền đến mắt ta. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về môi trường truyền âm. - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Cho trả lời C7 II. VẬN DỤNG C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai - Lấy ví dụ chứng tỏ âm truyền qua được ta nhờ môi trường không khí môi trờng chất lỏng C8: Hai người bởi có thể nói chuyện được với nhau - C9 ? C9: Vì đất là môi trường chất rắn nên - Cho trả lời C10 truyền âm nhanh hơn môi trường không Củng cố khí - Qua bài học hôm nay các em cần ghi C10: Không, vì trong chân không không nhớ những điều gì? truyền được âm - Học bài, làm bài tập SBT Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng 33
- Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về môi trường truyền âm trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về môi trường truyền âm - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". Gv cho hs về nhà tìm hiểu thêm một số môi trường truyền âm tốt và ứng dụng của nó? Tìm hiểu một số môi trường truyền âm kém và ứng dụng của nó? *********************************************** Ngày soạn: 29/11/2020
TIẾT 15: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang (tiếng vọng). Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt (hay hấp thụ âm kém) và vật phản xạ âm kém. Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm. 2. Kỹ năng: Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế và từ các thí nghiệm. 3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học và vận dụng vào thực tế. II. CHUẨN BỊ - Tranh vẽ H14.1 (SGK). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra 15 phút Đề 1 Câu 1: Môi trường nào truyền được âm? Môi trường nào truyền âm tốt? Lấy ví dụ. Câu 2: a. Tần số là gì? Đơn vị tần số? b. Khi nào vật phát ra âm trầm, khi nào vật phát ra âm bổng? Đáp án, biểu điểm Câu 1: - Trả lời đúng môi trường truyền âm 2đ 1đ - Môi trường truyền âm tốt - lấy ví dụ đúng 1đ Câu 2: Tần số là số lần dao động trong 1 giây, đơn vị tần số là Hec (Hz) 2đ - Vật phát ra âm trầm khi tần số dao động nhỏ 2đ - Vật phát ra âm bổng khi tần số dao động lớn 2đ Tình huống khởi động - GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang (tiếng vọng). Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt (hay hấp thụ âm kém) và vật phản xạ âm kém. Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1: Tìm hiểu âm phản xạ - Tiếng I. Âm phản xạ - Tiếng vang - Cá nhân HS nghiên cứu SGK để nắm được: vang - Yêu cầu tất cả HS đọc kỹ mục I + Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm (SGK) và nắm được thế nào là tiếng phản xạ. 34
vang, thế nào là âm phản xạ.
- Thảo luận theo nhóm để trả lời C1, C2, C3 và phần kết luận. - Hướng dẫn HS toàn lớp thảo luận các câu trả lời của mục I để thống nhất câu trả lời. Chú ý: Với C1, HS phải nêu được âm phản xạ từ mặt chắn nào và đến tai sau âm trực tiếp 1/15s. Với C2: GV chốt lại vai trò khuyếch đại của âm phản xạ nên nghe được âm to hơn. Với C3: GV chỉ ra trường hợp trong phòng rất lớn, tai người phân biệt được âm phản xạ với âm trực tiếp nên nghe được tiếng vang. 2: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém - Yêu cầu HS đọc mục II (SGK) và trả lời câu hỏi: + Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? (Vật như thế nào thì hấp thụ âm kém?) + Vật như thế nào thì phản xạ âm kém?
+ Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất 1/15s. - Thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi và phần kết luận. C1: Nghe thấy tiếng vang ở vùng núi, ở giếng, ở ngõ hẹp dài,... Vì ta phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ. C2: Nghe thấy âm thanh trong phòng kín to hơn chính âm thanh đó ở ngoài trời. Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe thấy âm phát ra còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc đến tai nên nghe to hơn. C3: a) Cả hai phòng đều có âm phản xạ b) Khoảng cách giữa người nói và bức tường để nghe được rõ tiếng vang là: S = 340.1/15.2 = 11,3 (m) II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém - HS đọc nội dung mục II (SGK) và trả lời các câu hỏi của GV + Vật phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém) là những vật cứng có bề mặt nhẵn + Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề. + Vật phản xạ âm tốt: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch. + Vật phản xạ âm kém: Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.
- Yêu cầu HS trả lời câu C4. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về phản xạ âm, tiếng vang. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến Bài 1: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào? A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ. B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ. C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ. D. Cả 3 trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang. Bài 2: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt? A. miếng xốp B. tấm gỗ C. mặt gương D. đệm cao su Bài 3: Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ ( trên bờ ao, hồ) , tiếng nói nghe rất rõ ? Lời giải: 35
Vì không những nghe được âm nói ra trực tiếp mà còn nghe được đồng thời cả âm phản xạ từ mặt nước ao, hồ nên nghe rất rõ. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về phản xạ âm, tiếng vang - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Yêu cầu HS làm các câu C5, C6, C7, III. Vận dụng C8. - HS làm các câu C5, C6, C7, C8 - Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất - Thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả câu trả lời. lời Với C7: Yêu cầu HS nói rõ “t” là thời C5: Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng gian âm đi như thế nào? Với C8: Yêu cầu HS chọn và giải thích vang. Âm nghe được rõ hơn. C6: Hướng âm phản xạ đến tai người tại sao chọn hiện tượng đó. nghe nên nghe rõ hơn. Củng cố - Học bài và trả lời lại các câu C1 đến C8 C7: Âm truyền từ tàu đến đáy biển trong 1/2s. Độ sâu của biển là: (SGK). S = v.t = 1500.1/2 = 750 (m) - Làm bài tập 14.1 đến 14.6 (SBT). C8: a, b, d Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về môi trường truyền âm trong thực tế cuộc sống - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về môi trường truyền âm - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". GV cho HS về nhà tìm thêm về tìm hiểu thêm hiện tượng tiếng vang am thường nghe thấy ở đâu? ************************************************************** Ngày soạn: 2/12/2020
TIẾT 16: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. Kể tên được một số vật liệu cách âm. 2. Kỹ năng: Đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. 3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học và vận dụng vào thực tế 4. Năng lực: Vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế chống ô nhiễm tiếng ồn. II. CHUẨN BỊ - Tranh vẽ H15.1, H15.2, H15.3 (SGK). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động
36
- Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ HS1: Âm phản xạ là gì? Nghe được tiếng vang khi nào? Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém? HS2: Chữa bài tập 14.4 (SBT). Tình huống khởi động - GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. Kể tên được một số vật liệu cách âm. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn - GV treo tranh vẽ H15.1, H15.2, H15.3 và yêu cầu HS quan sát kỹ các - HS quan sát tranh, thảo luận trả lời C1 tranh, thảo luận theo nhóm để trả lời H15.2: Vì tiếng ồn máy khoan to, ảnh hưởng câu C1. Gọi đại diện nhóm trả lời. đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan. H15.3: Vì tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng - Yêu cầu HS tự làm câu kết lụân. đến việc học tập của HS Gọi một vài HS đọc, HS khác nhận - HS làm việc cá nhân với phần kết luận xét, bổ xung. Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người. - Hướng dẫn HS toàn lớp thảo luận - Thảo luận để trả lời C2. cách trả lời C2 để thống nhất và yêu C2: Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là: cầu ghi vở. b) Làm việc cạnh máy xay sát thóc, gạo.. 2: Tìm hiểu cách chống ô nhiễm d) Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ. tiếng ồn. II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng - Yêu cầu HS tự đọc thông tin mục II ồn (SGK) - HS đọc nội dung mục II (SGK). - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để - Thảo luận nhóm, trả lời C3 trả lời câu C3. C3: 1) Cấm bóp còi, giảm biên độ dao động - Gọi đại diện từng nhóm đọc kết của nguồn âm (vặn nhỏ tiếng đài, T.V, lắp quả, điền vào chỗ trống trong bảng ống xả cho xe máy,...) lần lượt với từng trường hợp. Các 2) Trồng cây xanh. HS khác nhận xét và bổ xung. 3) Xây tường chắn, bịt tai, làm trần nhà tường - Nêu lý do về việc đưa ra biện pháp nhà bằng xốp, tường phủ dạ, phủ nhung, đóng 37
của em? GV phân tích, bổ xung các biện pháp khác. - Yêu cầu HS làm câu C4 và thảo luận thống nhất câu trả lời.
cửa,... - HS trả lời câu C4, thảo luận để thống nhất câu trả lời. C4: a) Vật liệu dùng để ngăn chặn âm, làm âm ít truyền qua: Gạch, bêtông, gỗ,... b) Vật liệu phản xạ âm tốt dùng để cách âm: Kính, gương, lá cây,...
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về chống ô nhiễm tiếng ồn - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến Bài 1: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ? A. Tiếng sấm rền. B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy. C. Tiếng sóng biển ầm ầm. D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài. Bài 2: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng ? A. Tường bê tông B. Cửa kính hai lớp C. Rèm treo tường D. Cửa gỗ Bài 3: Hãy nêu tên và thí dụ tương ứng với ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng. Lời giải: Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng là: - Giảm độ to của tiếng ồn phát ra: lắp ống xả cho xe máy, treo biển báo “cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học. - Ngăn chặn đường truyền âm: xây tường chắn, đóng cửa kính. - Hướng âm đi theo đường khác: Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây, thân cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về chống ô nhiễm tiếng ồn - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Yêu cầu HS đề ra các biện pháp chống ô III. Vận dụng nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện với các - HS trả lời C5: tìm ra các biện pháp trường hợp trong H15.2 và H15.3. chống ô nhiễm tiếng ồn. C5: H15.2: Đóng cửa, giảm tiếng ồn của máy khoan, người thự khoan cần đội mũ - Yêu cầu HS chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi mình sống và đề bảo hộ, nút kín tai,... ra một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng H15.3: Xây tường chắn, trồng cây xanh, đóng cửa, chuyển lớp học hoặc chuyển ồn. chợ đi nơi khác,... Củng cố - Học bài và trả lời lại các câu C1 đến C6 - Thảo luận câu C6 để chỉ ra một số trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn và một 38
(SGK). số biện pháp khắc phục. - Làm bài tập 15.2 đến 15.6 (SBT). - Ôn tập các kiến thức đã học: Quang học và âm học chuẩn bị thi học kỳ. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về chống ô nhiếm tiếng ồn - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". GV cho HS về nhà tìm thêm về tìm hiểu thêm các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong thực tế cuộc sống *************************************************************** Ngày soạn: 8/12/2020 TIẾT 17: TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 - ÂM HỌC I MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học về âm thanh: Đặc điểm nguồn âm, độ cao của âm, độ to của âm, môi trường truyền âm, phản xạ âm, tiếng vang, chống ô nhiễm tiếng ồn. 2. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế và biết vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập 4. Năng lực: Phát triển năng lực tự tổng kết ôn tập kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức để giải thích các tình huống thực tế cuộc sống về ô nhiễm tiếng ồn. II. CHUẨN BỊ - HS: trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra và chuẩn bị phần vận dụng. - GV: Kẻ sẵn H16.1 vào bảng phụ (trò chơi ô chữ). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn như thế nào ? Cách làm giảm tiếng ồn gây ô nhiễm ? Tình huống khởi động - GV giới thiệu cho học sinh biết mục đích của tiết ôn tập Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức đã học về âm thanh: Đặc điểm nguồn âm, độ cao của âm, độ to của âm, môi trường truyền âm, phản xạ âm, tiếng vang, chống ô nhiễm tiếng ồn. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV
39
- Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. I. Tự kiểm tra 1. Ôn lại các kiến thức cơ bản - Yêu cầu HS phát biểu lần lượt các câu - HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong hỏi trong phần tự kiểm tra. phần tự kiểm tra. Thảo luận để thống nhất - Hướng dẫn HS cả lớp thảo luận và câu trả lời. thống nhất câu trả lời. 1) a - dao động b - tần số...Hz Đối với câu 2 và câu 3, có thể yêu cầu HS c - đêxiben d - 340m/s mô tả lại cách làm (bố trí) thí nghiệm hay e - 70dB cách lập luận với câu 5. 3) a, b, c 5) D 6) a ... cứng......nhẵn. b- ... mềm......gồ ghề 7) b, d 8) Bông, vải, xốp, gạch, gỗ, bêtông,... Hoạt động 3. Luyện tập, Vận dụng - Mục tiêu: Luyện tập và Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế và biết vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống. - Nhiệm vụ của HS: Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk 2. Làm bài tập vận dụng II. Vận dụng - Yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả - HS trả lời phần chuẩn bị của mình. Thảo lời các câu hỏi, bài tập trong phần luận và ghi vở câu trả lời đã thống nhất. vận dụng. 1. Vật dao động phát ra trongđàn ghi ta là dây - Với câu 1, 2, 3, yêu cầu thời gian đàn, trong kèn lá là phần lá bị thổi, trong sáo chuẩn bị 1 phút. là cột không khí trong sáo, trống là mặt trống. 2. C.Âm không thể truyền trong chân không. 3. a) Dao động của các sợi dây đàn mạnh, dây lệch nhiều khi phát ra tiếng to. Dao động của các sợi dây đàn yếu, dây lệch ít khi phát ra tiếng nhỏ. - Với câu 4, yêu cầu HS thảo luận b) Dao động của các sợi dây đàn nhanh khi theo gợi ý: phát ra âm cao. Dao động của các sợi dây đàn + Cấu tạo cơ bản của mũ nhà du chậm khi phát ra âm thấp. hành vũ trụ. Tại sao hai nhà du hành 4. Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua vũ tụ không thể nói chuyện với nhau không khí đến hai cái mũ và lại qua không khí một cách trực tiếp được? dến tai người kia. + Khi chạm mũ thì nói chuyện được. 5. Ban đêm yên tĩnh, nghe rõ tiếng vang của Vậy âm truyền đi qua những môi chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên trường nào? tường ngõ. 6. A.Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm - Với câu 7, yêu cầu HS xây dựng phản xạ 40
được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Giải thích được tại sao lại sử dụng biện pháp đó, biện pháp đó có thực hiện được không? 3: Tổ chức trò chơi ô chữ - GV giải thích trò chơi và hướng dẫn HS chơi. - Yêu cầu một HS lên dẫn chương trình (Có thể chuẩn bị một ô chữ khác với SGK).
7. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: Treo biển báo cấm bóp còi, xây tường xung quanh, đóng cửa, tròng nhiều cây xanh, treo rèm,... III. Trò chơi ô chữ - HS tham gia trò chơi ô chữ. Mỗi nhóm HS cử một bạn tham gia, trả lời đúng được 2 điểm. Tìm được từ hàng dọc được 5 điểm 1. Chân không 2. Siêu âm 4. Âm phản xạ 3. Tần số 5. Dao động 6. Tiếng vang 7. Hạ âm Từ hàng dọc: Âm thanh
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm các bài tập về sự truyền âm - Nhiệm vụ của học sinh: Làm các bài tập về sự truyền âm trong các môi trường - Cách thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà lên mạng tìm hiểu các dạng bài tập về sự truyền âm ************************************************************* Ngày soạn: 16/12/2020 TIẾT 18 : KIỂM TRA HỌC KỲ 1 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng. - Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, thái độ nghiệm túc trong học tập và kiểm tra . - Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học. - Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về điều kiện nhìn thấy một vật, định luật truyền thẳng của ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và kĩ năng vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, so sánh vùng nhìn thấy của các gương, đặc điểm của nguồn âm, độ to của âm, độ cao của âm, môi trường truyền âm. 2. Kỹ năng: Vẽ tia phản xạ, tính góc tới, góc phản xạ 3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong quá trình làm bài kiểm tra. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC: Kiểm tra tự luận III. THỜI GIAN KIỂM TRA: 45 phút IV. NỘI DUNG KIỂM TRA Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Khi nào ta nhìn thấy vật? Câu 2: a. So sánh ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm? b. Nêu ứng dụng của gương cầu lồi, ứng dụng của gương cầu lõm? Câu 3: a. Âm có thể truyền qua môi trường nào và không truyền qua môi trường nào? b. Lấy ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém? Câu 4: a. Ta nghe được tiếng vang khi nào? 41
b. Mộ người đứng trước một bức tường lớn và hét to. Hỏi khoảng cách từ người đó đến bức tường tối thiểu là bao nhiêu để nghe được tiếng vang? Câu 5: Chiếu một tia tới SI tới một gương phẳng hợp với gương một góc 300. a. Vẽ hình xác định tia phản xạ? b. Tính góc phản xạ bằng bao nhiêu? Đáp án, biểu điểm đề Câu 1: - Ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta 0,5 đ - Ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta 0,5đ Câu 2: - So sánh đúng ảnh của vật tạo bở gương cầu lồi và ảnh tạo bởi gương cầu lõm 1đ - Nêu ứng dụng của gương cầu lồi, gương cầu lõm 1đ Câu 3: Âm có thể truyền qua các môi trường rắn, lỏng, khí nhưng không truyền qua chân không 1đ - Lây ví dụ đúng về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém 1đ Câu 4: - Có tiếng vang khi âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhát là 1/15 giây 1đ - Tính đúng khoảng cách 2S = v.t =340.1/15 suy ra S = 11,3m 1đ Câu 5: Vẽ đúng tia phản xạ 1đ 2đ 0 N Xác định và tính đúng góc phản xạ 0 S 60 R Tớnh i’: GIN = GIS + SIN = 90 i’ => SIN = i = GIN – GIS = 900 - 300 = 600 i 0 Hay i’ = i = 60 300 G I ***************************************************************** Ngày soạn: 3/1/2021 CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC TIẾT 19, 20 CHỦ ĐỀ: ĐIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ sát. - Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ sát trong thực tế( chỉ ra các vật cọ sát với nhau là biểu hiện của sự nhiễm điện). - Biết chỉ có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai diện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích khác dấu thì hút nhau. - Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm:hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử chung hòa về điện. - Biết vật mang điện âm nhận thêm êlẻctôn, vật mang điên dương mất bớt êlectrôn. 2. Kỹ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện cho một vật bằng cách cọ xát.
42
3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tích cực trong quá trình học tập. Có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý. 4. Năng lực : Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ: - Đối với mỗi nhóm học sinh: thước nhựa dẹt, Thanh thủy tinh, 2 giải ni lông( 5x20cm), mảnh phim nhựa, các mảnh giấy vụn, quả cầu nhựa bằng xốp, mảnh vải khô, mảnh lụa, mảnh len, mảnh kim lọai, bút thử điện, phích nước nóng, cốc... - Đối với cả lớp: Hình vẽ to mô hình đơn giản của nguyên tử. - Đối với mỗi nhóm h/s: 3 mảnh ni lông màu trắng đục(cỡ 13x25cm), 1 bút chì vỏ gỗ còn mới,1 kẹp nhựa,2 thanh nhựa sẫm giống nhau dài 20cm, 1 mảnh len, một mảnh dạ, 1 thanh thủy tinh, trục quay. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠỴ HỌC: Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Tình huống khởi động - GV giới thiệu mục tiêu (trọng tâm) của chương III. - GV nêu tình huống mới như sgk. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: HS mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ sát. Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ sát trong thực tế( chỉ ra các vật cọ sát với nhau là biểu hiện của sự nhiễm điện). - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. A. Sự nhiếm điện do cọ xát 1: Làm thí nghiệm 1 phát hiện nhiều I. Vật nhiễm điện: 1. Thí nghiệm 1: vật bị cọ xát có tính chất mới - Yêu cầu h/s đọc sgk, nêu các bước tiến - HS Đọc sgk, nêu các bước tiến hành thí nghiệm. hành TN - Giáo viên tóm tắt lại các bước tiến hành - Nghe và quan sát hướng đẫn của thí nghiệm lưu ý cách cọ xát các vật, rồi gv yêu cầu các h/s tiến hành thí nghiệm...ghi - Làm TN,....rút ra kết luận 1... kết quả vào bảng.. Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ - Yêu cầu h/s căn cứ vào kết quả thí xát,có khả năng hút các vật khác. nghiệm , điền từ thích hợp vào chổ trống trong kết luận1 2: Thí nghiệm 2 phát hiện vật bị cọ xát 2. Thí nghiệm 2: bị nhiễm điện 43
- GV: Vì sao nhiều vật sau khi bị cọ xát lại có khả năng hútcác vật khác..? GV:Yêu cầu h/s đưa ra dự đoán và nêu cách kiểm tra dự đoán đó... - Yêu cầu h/s làm thí nghiệm kiểm tra (trong đó có thí nghiệm 2) - Yêu cầu h/s hoàn thánh kết luận 2. GV: thông báo khái niệm về vật nhiễm điện hay vật mang điện tích GV: Yêu cầu h/s đọc thông báo sgk. B. Hai loại điện tích 1: Tạo ra 2 vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu tác dụng của chúng GV: - Yêu cầu h/s đọc phương án TN sgk, - Lưu ý h/s về cách cọ xát... - Yêu cầu h/s làm thí nghiêm và điền từ thích hợp vào nhận xét 1 2: Phát hiện 2 vật nhiễm điện hai vật nhiễm điện hút nhau, hai điện tích khác loại - Cho h/s cọ xát thanh nhựa xẫm màu vào lụa sau đó đưa lại gần thanh thủy tinh quants và nêu hiện tượng xảy ra( .....chúng hút nhau yếu... ) - Yêu cầu h/s làm thí nghiệm 2 theo phương án sgk , quan sát hiện tượng xảy ra rồi điền từ thích hợp vào nhận xét
HS: Nêu dự đoán về nguyên nhân làm các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác, nêu phương án kiểm tra... - Làm thí nghiệm kiểm tra... - Rút ra kết luận 2:"Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện" - Ghi nhớ kết luận 2 và khái niệm về vật nhiễm điện. HS: Đọc thông báo sgk. I. Hai loại điện tích Thí nghiệm 1 HS: nêu phương án thí nghiệm,làm t/n theo phương án sgk, thảo luận nhóm và nêu nhận xét 1 Nhận xét 1: Hại vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. Thí nghiệm 2 HS: Làm thí nghiệm theo phương án giáo viên đưa ra →...thước nhựa hát thanh thủy tinh một lực yếu HS: làm t/s 2 theo phương án sgk, quan sát hiện tượng → nhận xết 2. Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau, do chúng mang điện tích khác lọai...
Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật 3: Rút ra kết luận - Thông báo quy ước về 2 loại điện tích mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, như sgk khác loại thì hút nhau. Quy ước: Điện tích của thanh thủy tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương(+), Điện tích - Yêu cầu h/s trả lời câu C1 hướng dẫn của thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô là điện tích âm(-) h/s thảo luận →đáp án C1 Mảnh vải nhiễm điện dương. vì hai vật nhiễm điện hút nhau thì chúng phải nhiễm điện khác nhau. Do thanh nhựa 44
sẫm màu khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô thì mang điện tích âm (theo quy ước). Nên mảnh vải mang điện tích dương. 4: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử HS, nghe thông báo đọc sgk, ghi chép... tử - Đặtvấn đề như sgk( mục II) - Treo hình vẽ 18.4 trên bảng , thông báo 4 nội dung cơ bản về cấu tạo nguyên tử như sgk, giảng giải, minh họa... Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về sự nhiễm điện do cọ xát - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến Bài 1: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích? A. Một ống bằng gỗ B. Một ống bằng giấy C. Một ống bằng thép D. Một ống bằng nhựa Bài 2: Câu khẳng định nào dưới đây đúng: A. Thanh nam châm luôn bị nhiễm đện do nó hút được các vụn sắt. B. Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được mảnh nam châm. C. Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy. D. Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vậy gần đó. Bài 3: Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây? A. Hai thanh nhựa này đẩy nhau. B. hai thanh nhựa này hút nhau. C. Hai thanh nhựa này không hút không đẩy nhau. D. Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau. Bài 4: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây? A. Vật đó mất bớt điện tích dương. B. Vật đó nhận thêm electron. C. Vật đó mất bớt êlectrôn. D. Vật đó nhận thêm điện tích dương. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về sự nhiễm điện do cọ xát
45
- Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ sgk II. Vận dụng: - Yêu cầu h/s vận dụng giải các bài tậpC1, 1. Sự nhiếm điện do cọ xát C2, C3 (làm việc cá nhân),hướng dẫn h/s HS nêu tóm tắt ghi nhớ. thảo luận để thống nhất đáp án... HS: làm việc cá nhân, thảo luận C1, C2, C3. C1: ...Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện do cọ xát vào nhau, do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra... C2: Khi thổi bụi trên mặt bàn luồng gió tác dụng lực đẩy làm các hạt bụi bay đi. Khi quay, cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xát với không khí nên hút các hạt bụi trong không khí, làm các hạt bụi bám vào nó. Mép cánh quạt cọ xát với không khí mạnh hơn nên nhiễm điện mạnh hơn, làm bụi bị hút bám vào đó nhiều hơn... C3: ...Gương, kính, màn hình ti vi bị nhiễm điện do cọ xát với khăn. vì thế - Cho h/s về nhà làm các bài tập C2,C3,C4, chúng hút các sợi vải bông nhẹ... 2. Hai loại điện tích C2: Trước khi cọ xát trong mỗi vật đều có cả điện tích âm và điện tích dương.Các điệntích dương ở hạt nhân của nguyên tử, còn các êlectrôn tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử. - Dặn h/s về nhà học thuộc ghi nhớ,trả lời C3: Trước khi bị cọ xát cácvật không hút lại các bài tập trong sgk,đọc thêm mục có được các mẫu giấy vụn vì chúng chưa bị thể em chưa biết, làm các bài tập trong nhiễm điện.các điện tích dương và âm sbt... trong vật trung hòa lẫn nhau. C4: Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm êlêctrôn còn mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm các bài tập về sự nhiễm điện do cọ xát và giải thích sự tạo thành các tia chớp, hiện tượng sấm sét. - Nhiệm vụ của học sinh: Đọc có thể em chưa biết - Cách thức tiến hành: GV cho học đọc có thể em chưa biết tìm hiểu về hiện tượng sấm sét. GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà lên mạng tìm hiểu các hiện tượng liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. 46
GV cho học đọc có thể em chưa biết tìm hiểu. GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà lên mạng tìm hiểu về các loại điện tích Ngày soạn: 27/1/2021 TIẾT 21: DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Nêu được tác dụng chungcủa nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng. Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc, dây nối hoạt động và đèn sáng. 2. Kỹ năng: Kỹ năng thao tác mắc mạch điện đơn giản, sử dụng bút thử điện 3. Thái độ: Có thái độ trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ - Mỗi nhóm: 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện - Cả lớp: H20.1, H20.3 (SGK), các loại pin, ácquy, đinamô. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ - Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích? - Thế nào là vật mang điện tích dương, điện tích âm? Chữa bài tập 18.3(SBT Tình huống khởi động - GV nêu tình huống mới như sgk. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Nêu được tác dụng chungcủa nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng. Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc, dây nối hoạt động và đèn sáng. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1: Tìm hiểu dòng điện là gì? I. Vật nhiễm điện - Cho HS quan sát H19.1 (SGK) và - HS quan sát H19.1 và nêu sự tương tự giữa yêu cầu HS nêu sự tương tự giữa các hiện tượng. dòng điện và dòng nước C1: a. Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự 47
+ Mảnh phim nhựa tương tự như bình đựng nước. + Mảnh tôn, bóng đèn bút thử điện tương tự như ống thoát nước. + Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt đi như nước trong bình vơi đi. + Cọ sát tăng thêm sự nhiễm điện của mảnh phim nhựa như đổ thêm nước vào trong bình. - GV yêu cầu HS thảo luận, viết đầy đủ phần nhận xét. - GV thông báo dòng điện là gì và dấu hiệu nhận biết dòng điện chạy qua các thiết bị điện. 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng - GV thông báo tác dụng của nguồn điện và hai cực của pin, ác quy. - Yêu cầu HS kể tên các nguồn điện và mô tả cực (+), cực (-) của mỗi nguồn điện đó và trả lời C5.
như nước trong bình. b. Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước chảy từ bình A sang bình B. C2: Muốn đèn lại sáng thì cần cọ sát để làm nhiễm điện mảnh phim nhựa rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn áp sát trên mảnh phim nhựa. - HS thảo luận rút ra nhận xét Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó. - Kết luận: + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. + Các thiết bị điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua.
II. Nguồn điện 1. Các nguồn điện thường dùng - Nguồn điện cung cấp dòng điện để các dụng cụ dùng điện hoạt động. - Nguồn điện có hai cực: cực dương (+) và cực âm (-). - HS trả lời C3: pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin cúc áo, ác quy, đinamô xe đạp, pin mặt trời, máy phát điện,... C5: Đồng hồ, điều khiển T.V, đồ chơi, máy tinh bỏ túi, đèn pin,... 2. Mạch điện có nguồn điện - HS mắc mạch điện theo hướng dẫn của GV và H19.3 (SGK) - HS phát hiện những chỗ mạc hở, tìm nguyên nhân và cách khắc phục.
3: Mắc mạch điện với pin, bóng đèn, công tắc, dây nối - GV hướng dẫn HS mắc mạch điện như H19.3 (SGK). - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm kiểm tra, phát hiện chỗ hở mạch. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về nguồn điện, dòng điện - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến Bài 1: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây ? A. Một mảnh nilong đã được cọ xát. B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn. C. Đồng hồ dùng pin đang chạy. D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào. Bài 2: Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện ? A. Pin B. Bóng đèn đang sáng C. Đinamô lắp ở xe đạp 48
D. Acquy Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về nguồn điện, dòng điện - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk Hoạt động 4: Làm bài tập vận dụng III. Vận dụng - GV yêu cầu và hướng dẫn HS làm các C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch bài tập vận dụng. chuyển có hướng. Với C4: yêu cầu HS lên bảng viết. Đèn điện sáng, quạt điện hoạt động khi có Củng cố dòng điện chạy qua... - Dòng điện là gì? Làm thế nào để có C6: Cần ấn vào lẫy để núm xoay tì sát dòng điện chạy qua bóng đèn vào vành xe đạp, khi bánh xe quay thì - Nguồn điện có tác dụng gì? Kể tên các dòng điện qua dây nối từ đinamô lên đèn loai nguồn điện mà em biết? và làm đèn sáng. - Dăn dò - Học bài và trả lời lại các câu C1 đến C6(SGK) Làm bài tập 19.1 đến 19.3 (SBT) - Đọc trước bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm các các loại nguồn điện - Nhiệm vụ của học sinh: Đọc có thể em chưa biết - Cách thức tiến hành: GV cho học đọc có thể em chưa biết tìm hiểu. GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà lên mạng tìm hiểu các loại nguồn điện. Ngày soạn: 10/2/2021
TIẾT 22: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Kể tên một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng. - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. 2. Kỹ năng: Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, làm TN xác định vật dẫn điện, vật cách điện. 3. Thái độ: Có thái độ trung thực và có thói quen sử dụng điện an toàn. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ 49
- Mỗi nhóm: 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện, 2 mỏ kẹp, dây đồng, dây nhôm, thuỷ tinh, 1 chỉnh lưu, 1 bóng đèn tròn, 1 phích cắm. - Cả lớp: 1 bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, H20.1, H20.3 (SGK). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ - Dòng điện là gì? Khi nào có dòng điện chạy trong mạch? Tình huống khởi động - GV cho học sinh nghiên cứu phần mở bài sgk để đặt vấn đề tình huống bài mới Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Kể tên một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1: Tìm hiểu chất dẫn điện, chất I. Chất dẫn điện và chất cách điện cách điện. + Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. - GV thông báo chất dẫn điện là gì, + Chất cách điện là chất không cho dòng điện chất cách điện là gì? đi qua. - GV cho HS quan sát bóng đèn, 1. Quan sát và nhận biết phích cắm và H20.1 để nhận biết các - HS quan sát vật thật và H20.1 để nhận biết bộ phận dẫn điện và các bộ phận các bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện. cách điện. C1: a) Các bộ phận dẫn điện: dây tóc, dây trục, - Yêu cầu HS ghi kết quả nhận biết 2 đầu dây đèn, 2 chốt cắm, lõi dây. vào chỗ trống trong câu C1. b) Các bộ phận cách điện: trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây. 2: Xác định vật liệu dẫn điện, vật 2. Thí nghiệm liệu cách điện. - HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn và ghi kết - Yêu cầu HS làm thí nghiệm như quả thí nghiệm vào vở. hướng dẫn trong SGK và ghi kết quả - Trả lời C2: thí nghiệm vào bảng trong vở. + Vật liệu để làm vật dẫn điện: đồng, sắt, - Yêu cầu HS trả lời C2. GV kiểm nhôm, chì, thân đá,... tra và sửa chữa những câu trả lời + Vật liệu để làm vật cách điện: nhựa, sứ, cao không đúng của HS. su, thuỷ tinh, không khí ở điều kiện bình thường,... - Đề nghị từng nhóm thảo luận và - HS thảo luận thống nhất câu C3 50
trình bày câu trả lời C3. + Ngắt công tắc đèn chiếu sáng thì đèn không - GV tổng kết lại sau khi đã cho cả sáng lớp thảo luận. + Dây trần tải điện đi xa tiếp xúc trực tiếp với không khí, không có dòng điện chạy qua không 3. Tìm hiểu dòng điện trong kim khí,.... loại. II. Dòng điện trong kim loại - GV làm việc với cả lớp bằng 1. Êlectrôn tự do trong kim loại phương pháp thông báo và phát vấn. - HS trả lời các câu C4, C5 theo yêu cầu. - Yêu cầu HS trả lời C4, C5 theo C4: Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, phần 1.a và 1.b (SGK). các êlectrôn mang điện tích âm. C5: Các êlectrôn tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu (-), phần còn lại của nguyên tử là vòng tròn lớn có dấu (+) mang điện tích dương vì khi đó nguyên tử thiếu e. - Yêu cầu HS làm việc cá nhận với 2. Dòng điện trong kim loại C6 và ghi đầy đủ kết luận. C6: Êlectrôn tự do mang điện tích (-) bị cực âm đẩy, cực dương hút. - Kết luận: Các êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về chất dẫn điện, chất cách điện - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến Bài 1: Electron tự do có trong vật nào dưới đây? A. Mảnh nilong B. Mảnh nhôm C. Mảnh giấy khô D. Mảnh lụa Bài 2: Trong các chất dưới đây, chất nào không là chất cách điện? A. Than chì B. Nhựa C. Gỗ khô D. Cao su Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về chất dẫn điện, chất cách điện. - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk Làm bài tập vận dụng III. Vận dụng - GV yêu cầu và hướng dẫn HS làm lần C7: B - Một đoạn ruột bút chì lượt các bài tập trong phần vận dụng. C8: C - Nhựa - Tổ chức thảo luận để thống nhất câu trả C9: C - Một đoạn dây nhựa lời. - Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại? - Dăn dò: Học bài và trả lời lại các câu 51
C1 đến C9 (SGK). - Làm bài tập 20.1 đến 20.4 (SBT). - Đọc trước bài 21: Sơ đồ mạch điệnChiều dòng điện. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm các chất dẫn điện, chất cách điện - Nhiệm vụ của học sinh: Đọc có thể em chưa biết - Cách thức tiến hành: GV cho học đọc có thể em chưa biết tìm hiểu. GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà lên mạng tìm hiểu các loại chất dẫn điện và ứng dụng của chúng trong đời sống và sản xuất. ***************************************************** Ngày soạn: 17/2/2021
TIẾT 23: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS vẽ dúng sơ đồ một mạch điện loại đơn giản. Mắc đúng mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho. Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực. 2. Kỹ năng: Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản và khả năng tư duy mềm dẻo, linh hoạt. 3. Thái độ: Có thói quen sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện (bộ phận an toàn điện). 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ - Nhóm:1 bóng đèn pin,1 công tắc,5 dây nối có vỏ bọc cách điện, 1 chỉnh lưu, 1 đèn pin ống - Cả lớp: bảng vẽ to kí hiệu biểu thị các bộ phận mạch điện, sơ đồ mạc điện của ti vi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ HS1: Dòng điện là gì? Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại? Tình huống khởi động - GV cho học sinh nghiên cứu phần mở bài sgk để đặt vấn đề tình huống bài mới Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: HS vẽ dúng sơ đồ một mạch điện loại đơn giản. Mắc đúng mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho. Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực. 52
- Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. Hoạt động của GV 1: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ - GV treo bảng phụ, giới thiệu kí hiệu của một số bộ phận mạch điện. - Yêu cầu HS sử dụng các kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện H19.3 theo đúng vị trí (C1) và thay đổi vị trí của các kí hiệu (C2). Gọi một số HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện. Từ sơ đồ câu C2, phát dụng cụ cho các nhóm HS, yêu cầu HS mắc mạch điện. - GV uốn nắn, theo dõi, kiểm tra và giúp dỡ những nhóm HS gặp khó khăn. 2: Xác định và biểu diễn chiều dòng điện quy ước. - GV thông báo về quy ước chiều dòng điện, minh hoạ cho cả lớp theo H21.1a(SGK).
Hoạt động của HS
I. Sơ đồ mạch điện 1. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện - HS tìm hiểu kí hiệu của một số bộ phận của mạch điện đơn giản theo hình vẽ của GV. 2. Sơ đồ mạch điện - HS thực hiện theo yêu cầu của GV để hoàn thành câu C1, C2. - Nhận dụng cụ và mắc mạch điện theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
II. Chiều dòng điện
- HS nắm được quy ước về chiều dòng điện và dòng điện một chiều. + Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ dùng điện tới cực âm của nguồn điện. + Dòng điện có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều (pin, ácquy). - HS vận dụng trả lời câu C4, C5. Với C5, yêu cầu HS lên bảng vẽ. C4: Chiều dịch chuyển có hướng của các - Yêu cầu HS làm câu vận dụng C4 êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại ngược và C5 vào vở. Gọi một HS lên bảng chiều với chiều dòng điện theo quy ước. vẽ, HS khác nhận xét.
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến Bài 1: Sơ đồ của mạch điện là gì? A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện. C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó. D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ. 53
Bài 2: Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào? A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch. D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện. - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk 3: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của III. Vận dụng đèn pin - HS quan sát H21.2 và vật thật, trả lời - Yêu cầu HS quan sát H21.2 và cho HS được câu C6a và C6b. quan sát chiếc đèn pin đã được tháo sẵn Nguồn điện của đèn gồm hai pin, kí hiệu: để thấy được hoạt động của công tắc đèn. + Yêu cầu HS trả lời phần a, b của câu C6. . Cực dương của pin này nối - Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả lời. tiếp với cực âm của pin kia. Cực dương Củng cố của pin lắp về phía đầu của đèn pin. - Chiều dòng điện quy ước? - Dăn dò - Học bài và trả lời lại các câu C1 đến C9 (SGK).- Làm bài tập 21.1 đến 21.3 (SBT). Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về sơ đồ mạch điện - Nhiệm vụ của học sinh: Đọc có thể em chưa biết, làm theo hướng dẫn của giáo viên. - Cách thức tiến hành: GV cho học đọc có thể em chưa biết tìm hiểu. GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu sơ đồ mạch điện nhà em. ****************************************************************** Ngày soạn: 2/5/2021
TIẾT 24, 25 Chủ đề: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên và kể tên 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện. Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của của dòng điện đối với 3 loại đèn: bóng đèn dây tóc, bóng đèn bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn Led) Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của 54
dòng điện.Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể. 2. Kỹ năng: Kỹ năng quan sát và phân tích hiện tượng. 3. Thái độ: Có thái độ trung thực, nghiêm túc trong học tập 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ - GV: 1 bóng đèn pin có đế, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện, 1 biến thế chỉnh lưu, 1 bút thử điện, 1 đèn điốt phát quang, ti vi, 1 bóng đèn có đế, 1 công tắc, 1 đoạn dây sắt, giấy, 1 số loại cầu chì, 1 nam châm vĩnh cửu, dây sắt, thép, đồng, nhôm, 1 chuông điện, 1 công tắc, 1 bình đựng dung dịch CuSO4 nắp có gắn hai điện cực bằng than chì, 6 đoạn dây nối. 1 cuộn dây có lõi thép, 1 công tắc, 5 dây nối, 1 kim nam châm, 1 đinh sắt, dây đồng, nhôm. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra 15 phút, Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra 15 phút: 1. Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? Quy ước chiều của dòng điện trong mạch điện? 2. Vẽ sơ đồ mạch điện có nguồn 1pin, một khóa K một bóng đèn, chỉ rõ chiều dòng điện trong mạch bằng mũi tên? Đáp án - Biểu điểm 1. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích 2đ 2đ - Dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng - Quy ước chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua các vật đẫn tới các thiết bị điện về cực âm của nguồn 2đ 2. Vẽ đúng ký hiệu các bộ phận trong sơ đồ và chỉ chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện 4đ Tình huống khởi động - GV cho học sinh nghiên cứu phần mở bài sgk để đặt vấn đề tình huống bài mới Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: HS nắm được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên và kể tên 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện. Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của của dòng điện đối với 3 loại đèn: bóng đèn dây tóc, bóng đèn bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn Led) - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1. Tìm hiểu tác dụng nhiệt của I. Tác dụng nhiệt dòng điện. - HS nêu tên một số dụng cụ , thiết bị thường 55
- GV yêu cầu một HS lên bảng, HS khác ghi ra giấy một số dụng cụ, thiết bị được đốt nóng bằng điện. - GV hướng dẫn hs lấy ví dụ các dụng cụ được đốt nóng bằng điện. - Yêu cầu HS đọc C2, trả lời C2. - Khi có dòng điện chạy qua thì các dây sắt, dây đồng có nóng lên hay không? Phải làm thí nghiệm như thế nào để kiểm tra? - GV tiến hành thí nghiệm như H22.2 và lưu ý HS quan sát các mảnh giấy trên dây sắt AB. - Tổ chức cho HS trả lời C3 a, b và rút ra kết luận. - GV cho HS quan sát các loại cầu chì và mô tả hiện tượng xảy ra với dây chì và đối với mạch điện khi nhiệt độ trong mạch lớn hơn 3270C. 2. Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện - GV hướng dẫn cho hs về nhà tự nghiên cứu 3. Tìm hiểu nam châm điện - Nam châm có tính chất gì? - Cho HS quan sát một vài nam châm vĩnh cửu và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao người ta sơn màu đánh dấu hai nửa cực nam châm khác nhau? - GV làm thí nghiệm: Đưa thanh nam châm lại gần kim nam châm. - GV giới thiệu về nam châm điện. mắc mạch điện như H23.1 làm thí nghiệm và hướng dẫn hs khảo sát tính chất của nam châm điện để trả lời C1 và rút ra kết luận.
dùng trong thực tế được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. - C1: Đèn điện dây tóc, bàn là, bếp điện, lò sưởi,... - HS quan sát thí nghiệm và trả lời C2. HS tra bảng nhiệt độ nóng chảy để biết được nhiệt độ nóng chảy của Vônfram. - HS đưa ra được dự đoán và phương án tiến hành thí nghiệm. - HS quan sát thí nghiệm và thấy hiện tượng: mảnh giấy bị cháy. - HS trả lời câu C3a,b và rút ra kết luận. Kết luận: + Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên. + Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng. - HS quan sát và trả lời câu C4 C4: Khi đó dây chì nóng tới nhiệt đọ nóng chảy và đứt. Mạch điện hở, tránh hư hại và tổn thất.
II. Tác dụng phát sáng HS tự về nhà nghiên cứu
III. Tác dụng từ 1. Tính chất từ của nam châm - HS nhắc lại tính chất của nam châm và chỉ ra các cực từ của nam châm vĩnh cửu. + Nam châm có khả năng hút sắt, thép. + Mỗi nam châm có hai cực, cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau. 2. Nam châm điện - HS so sánh tính chất của cuộn dây có dòng điện chạy qua với tính chất từ của nam châm (trả lời câu C1) và rút ra kết luận - C1:a) Khi đóng công tắc, cuộn dây hút đinh sắt. Khi ngắt công tắc, đinh sắt rơi. b) Một cực của nam châm hoặc bị hút, hoặc bị đẩy. Kết luận: + Cuộn dây dẫn cuốn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. + Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật 56
4. Tìm hiểu hoạt động của chuông điện - GV mắc chuông vào mạch điện và cho nó hoạt động. - GV treo H23.2 và hỏi: Chuông điện có cấu tạo và hoạt động như thế nào? GV lưu ý giải thích các bộ phận của chuông điện. - GV hướng dẫn hs trả lời các câu C2, C3, C4.
bằng sắt hoặc thép. 3. Tìm hiểu chuông địên - HS quan sát mạch điện có chuông điện. - HS tìm hiểu cấu tạo của chuông điện qua H23.2, gồm: cuộn dây, lá thép đàn hồi, thanh kim loại tì sát vào tiếp điểm, miếng sắt ở đầu thanh kim loại đối diện với một đầu của cuộn dây. - HS tìm hiểu hoạt động của chuông điện. C2: Đóng công tắc, dòng điện đi qua cuộn dây và cuộn dây trở thành nam châm điện, hút miếng sắt làm đầu gõ đập vào chuông. C3: Khi miếng sắt bị hút, rời khỏi tiếp điểm khi đó mạch hở, cuộn dây không có dòng điện đi qua, không có tính chất từ nên không hút miếng sắt. Khi đó miếng sắt lại trở về tì sát vào tiếp điểm C4: Khi miếng sắt tì sát vào tiếp điểm, mạch kín, cuộn dây lại có dòng điện chạy qua,có tính chất từ, lại hút miếng sắt,....
- GV thông báo về tác dụng cơ học của dòng điện. 5. Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện IV. Tác dụng hoá học - GV giới thiệu cho HS các dụng cụ - HS quan sát thí nghiệm, quan sát bóng đèn và thí nghiệm: bình đựng dung dịch hiện tượng xảy ra với thỏi than. CuSO4 và nắp nhựa của bình ( chất - Thảo luận trả lời C5, C6 và viết đầy đủ kết cách điện) có gắn hai thỏi than (vật luận trong SGK liệu dẫn điện). C5: Dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện (đèn - GV đóng công tắc, lưu ý HS quan sáng). sát đèn. Sau vài phút ngắt công tắc, C6: Thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp cho HS quan sát hai thỏi than. màu đỏ nhạt. - Hướng dẫn hs trả lời các câu C5, Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối C6 và viết đầy đủ câu kết luận đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được trong SGK. phủ một lớp đồng. - GV giới thiệu kỹ thuật mạ điện V. Tác dụng sinh lý 6. Tìm hiểu tác dụng sinh lý của - HS tự đọc mục III- Tác dụng sinh lí và trả lời dòng điện các câu hỏi GV yêu cầu. - Yêu cầu HS tự đọc phần “Tác dụng sinh lý” và trả lời câu hỏi: Điện giật là gì? - Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại? Khi nào có lợi, có hại? Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về các tác dụng của dòng điện. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến 57
Bài 1: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường? A. Ruột ấm điện. B. Công tắc. D. Đèn báo tivi. C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình. Bài 2: Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây làm phát sáng chất khí? A. Đèn LED (điôt phát quang) B. Đèn dây tóc đui cài D. Đèn của bút thử điện C. Đèn dây tóc đui xoáy Bài 3: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút: A. các vụn nhôm. B. các vụn sắt. C. các vụn đồng. D. các vụn giấy viết. Bài 4: Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ: A. làm dung dịch này nóng lên. B. làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn. C. làm biến màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này. D. làm biến màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện. - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Tổ chức cho HS làm bài tập C8, C9 bài VI. Vận dụng 22 C8: E- Không có trường hợp nào Củng cố – Hướng dẫn về nhà C9: Nối bản kim loại nhỏ với cực A của - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. Những nguồn điện. Nếu đèn sáng thì A là cực vật liệu nào có thể dẫn điện? (+), B là cực (-) của nguồn điện, nếu đèn Dăn dò không sáng thì A là cực (-), B là cực (+) - Học bài và làm bài tập 22.1 đến 22.3 (SBT). - Đọc trước bài 22: Tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện. Dòng điện có những tác dụng gì? GV cho HS làm C7, C8. - Học bài và làm bài tập 23.1 đến 23.4 (SBT). - Chuẩn bị các nội dung đã học cho giờ ôn tập. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về tác dụng nhiệt của dòng điện 58
- Nhiệm vụ của học sinh: Đọc có thể em chưa biết, làm theo hướng dẫn của giáo viên. - Cách thức tiến hành: GV cho học đọc có thể em chưa biết tìm hiểu. GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu các dụng cụ nào họt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. *************************************************** Ngày 9/5/2021 TIẾT 27: KIỂM TRA I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm hệ thống kiến thức đó học ở chương điện học. Biết vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đó học để giải quyết các vấn đề: trả lời các câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng vật lí liên quan 2. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức cơ bản vào việc giải thích và làm bài tập. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong kiểm tra, tích cực chủ động, sáng tạo. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. Ma trận đề kiểm tra
59
III. Nội dung kiểm tra 1. a. Dòng điện có những tác dụng nào? b. Người ta đó ứng dụng các tác dụng đó vào trong đời sống như thế nào? 2. a. Nêu quy ước chiều dòng điện? b. So sánh chiều dòng điện và chiều chuyển động của các êlectrôn tự do trong dây kim loại? 3. a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Dây dẫn, khoá K, bóng đèn, nguồn điện 1 pin b. Chỉ chiều dòng điện trên sơ đồ đó bằng các mũi tên? 4. a. Chất dẫn điện là gì? Kể tên 5 chất dẫn diện trong thực tế? Chất cách điện là gì? Cho ví dụ? b. Vì sao trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện người ta thường làm bằng nhựa? Chủ đề
Chủ đề 1: Các tác
dụng của dũng điện
Chủ đề 2: Chiều dòng điện
Nhận biết
- Nhận biết được các tác dụng của dòng điện Số câu:1 Số điểm:1 - Phát biểu quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch. Số câu:1 Số điểm:1
Chủ đề 3: Vẽ sơ đồ mạch điện
Chủ đề 4: : Chất dẫn điện, chất cách điện TS câu: TS điểm: Tỷ lệ %:
Số câu: 2 Số điểm: 2 TL%: 20%
Thụng hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
Lấy ví dụ thực tế về các tác dụng của dòng điện. Số câu:1 Số điểm:2 - So sánh được chiều dòng điện và chiều chuyển động của các electron. Số câu:1 Số điểm:1 - Vẽ được chiều - Vẽ sơ đồ mạch dòng điện. điện theo yêu cầu. Số câu:1 Số câu:1 Số điểm:1 Số điểm:1 - Hiểu được chất dẫn điện, chất cách điện, biết lấy ví dụ trong thực tế. Số câu:1 Số điểm:2 Số câu: 2 Số câu: 3 Số điểm: 3 Số điểm:4 TL%: 30% TL%:40%
60
Số câu: 2 Số điểm: 3
Số câu: 2 Số điểm: 2
Số câu: 2 Số điểm: 2 - Giải thích liên hệ thực tế. Số câu:1 Số điểm:1 Số câu: 1 Số điểm: 1 TL%: 10%
Số câu: 2 Số điểm: 3 Số câu: 8 Số điểm:10 TL%:100%
III. Đáp án + Biểu điểm Đáp án 1. Dòng điện có 5 tác dụng: - Tác dụng nhiệt. Ứng dụng: sản xuất ra nồi cơm điện, mỏ hàn, lò nướng, bóng đèn dây tóc... - Tác dụng phát sáng. Ứng dụng: Sản xuất ra bóng đèn trong bút thử điện, đèn LED,... - Tác dụng từ. Ứng dụng: sản xuất ra nam châm điện, chuông điện, rơle điện từ,... - Tác dụng hóa học. Ứng dụng: Tinh luyện kim loại, mạ điện các đồ trang sức,... - Tác dụng sinh lý. Ứng dụng: Trong ngành y học để chữa một số bệnh,... 2. Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua dây dẫn đến các vật tiêu thụ điện và tới cực âm của nguồn điện. - So sánh: Chiều dòng điện và chiều chuyển động của các êlectrôn tự do trong dây kim loại là 2 chiều ngược nhau. 3 - Sơ đồ:
Biểu điểm. 0,75 0,75 0,5 0,5 0,5 1 1
2
4- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua 1 VD: Sắt, đồng, nhôm, axít, bazơ, vàng... - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua 1 VD: sành, xứ, thuỷ tinh, nước nguyên chất,... - Giải thích: Các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện 1 người ta thường làm bằng nhựa để dễ vận chuyển v à không bị vỡ .
***************************** Ngày 5/4/2021 TIẾT 28: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh. Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu: A. Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế). 2. Kỹ năng : Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, quan sát và phân tích hiện tượng. 3. Thái độ : Có thái độ trung thực, ham hiểu biết, có hứng thú học tập bộ môn. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ 61
- Cả lớp: 1 bộ chỉnh lưu dòng điện, đèn lắp sẵn vào đế, 1 ampe kế loại to, 1 biến trở, 1 đồng hồ đa năng, dây nối. - Mỗi nhóm: 1 biến thế chỉnh lưu, 1 bóng đèn pin đã lắp sẵn vào đế, 1 ampe kế, 1 công tắc, dây nối. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ - Nêu các tác dụng của dòng điện? Tình huống khởi động - GV nêu tình huống mới như sgk. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh. Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu: A. Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế). - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1: Tìm hiểu về cường độ dòng điện và I. Cường độ dòng điện đơn vị đo cường độ dòng điện 1. Quan sát thí gnhiệm - GV giới thiệu mạch điện thí nghiệm - HS quan sát mạch điện và nhận biết được H24.1: ampe kế là dụng cụ phát hiện và các dụng cụ trong mạch điện. cho biết dòng điện mạnh hay yếu, biến trở là dụng cụ để thay đổi cường độ dòng điện tong mạch. - GV làm thí nghiệm, dịch chuyển con - HS quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng chạy của biến trở. khi đèn sáng mạnh và đèn sáng yếu - Yêu cầu HS quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh, sáng yếu (không đọc số chỉ của ampe kế, chỉ - Nhận xét: Với một bóng đèn nhất định, khi cần so sánh). đèn sáng càng mạnh thí số chỉ của ampe kế - Gọi HS nhận xét và GV chốt lại (chú cànglớn. ý cách sử dụng từ của HS). 2. Cường độ dòng điện - GV thông báo về cường độ dòng điện - Số chỉ của ampe kế là giá trị của cường và đơn vị của cường độ dòng điện độ dòng điện (cho biết mức độ mạnh, yếu - Đổi đơn vị cho các giá trị sau? của dòng điện) 0,175 A = ................ mA - Đơn vị: ampe - Kí hiệu: A 1520mA = .................. A Ước của A là: miliampe - Kí hiệu: mA 62
0,38A = .................... mA 280 mA = ....................A 2. Tìm hiểu Ampe kế - GV nhắc lại: ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu ampe kế. GV đưa ra ampe kế, vôn kế và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đặc điểm nào trên mặt đồng hồ giúp ta phân biệt được ampê kế với các dụng cụ đo khác. Yêu cầu HS tìm hiểu GHĐ, ĐCNN của ampe kế. 3. Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện - GV giới thiệu cho HS kí hiệu của ampe kế trên sơ đồ mạch điện. - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện H24.3, chỉ rõ chốt (+), chốt (-). Gọi một HS lên bảng thực hiện. - GV treo bảng 2 và hỏi: Ampe kế của nhóm em thích hợp để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào? Tại sao? - GV lưu ý HS : chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp. - Yêu cầu HS các nhóm mắc mạch điện H24.3. GV kiểm tra trước khi đóng khoá K. Khi sử dụng ampe kế phải chú ý điểm gì?
1A = 1000 mA 1mA = 0,001A
II. Ampe kế - HS ghi vở: Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện. - HS quan sát mặt ampe kế và nêu được đặc điểm: Trên mặt ampe kế có ghi chữ A hoặc mA. - HS chỉ ra được GHĐ và ĐCNN của ampe kế và chỉ được chốt (+), chốt (-), hoàn thiện câu C1.
III. Đo cường độ dòng điện
- HS nắm được kí hiệu của ampe kế trên sơ đồ mạch điện - HS vẽ sơ đồ mạch điện H24.3 và chỉ ra chốt (+), chốt (-). - HS dựa vào bảng số liệu và GHĐ của ampe kế của nhóm để trả lời câu hỏi của GV. - HS mắc mạch điện H24.3, đọc số chỉ của ampe kế và quan sát độ sáng của bóng đèn khi dùng 2 pin và 4 pin. Những điểm cần chú ý khi sử dụng ampe kế: + Chọn ampe kế có GHĐ, ĐCNN phù hợp với giá trị cường độ dòng điện cần đo. + Điều chỉnh kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0. + Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế với cực (+) của nguồn điện. + Đặt mắt để kim che khuất ảnh của nó trong gương, đọc và ghi kết quả. - Hướng dẫn HS thảo luận để rút ra C2: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ nhận xét. càng lớn (nhỏ) thì đèn càng sáng (tối).
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về cường độ dòng điện. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến Bài 1: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây? A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn. B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện. C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA. 63
D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất. Bài 2: Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì? A. Để đo nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu. B. Để đo lượng electron chạy qua đoạn mạch. C. Để đo độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch. D. Để do cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về cường độ dòng điện. - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Tổ chức cho HS làm các bài tập trong IV. Vận dụng phần vận dụng. - Cá nhận HS trả lời C4, C5 - Thảo luận chung cả lớp để thống nhất câu trả lời. - Thảo luận để thống nhất câu trả lời - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và giới thiệu phần: "Có thể em chưa biết". - Học bài và làm bài tập 24.1 đến 23.6 (SBT). Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về đồng hồ đa năng - Nhiệm vụ của học sinh: Đọc có thể em chưa biết, làm theo hướng dẫn của giáo viên. - Cách thức tiến hành: GV cho học đọc có thể em chưa biết tìm hiểu đồng hồ đa năng, ******************************************************* Ngày 21/4/2021 Tiết 29, 30 chù đề: Hiệu điện thế I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được ở hai cực của nguồn điện có sự nhiễm điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế. Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V). Nêu được tên dụng cụ đo hiệu điện thế là Vôn kế. Lựa chọn được vôn kế phù hợp và mắc đúng vôn kế. Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn và khi hiệu điện thế này càng lớn thì dòng điện chạy qua có cường độ càng lớn. Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện và giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện Nêu được khi nào dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường. 2. Kỹ năng: Xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế; chọn đúng vôn kế phù hợp để đo và đọc đúng kết quả đo. Mắc mạch điện theo hình vẽ, vẽ sơ đồ mạch điện. 3. Thái độ: tình cảm Ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống để sử dụng đúng và an toàn các thiết bị điện.
64
4. Năng lực cần phát triển: Sử dụng kiến thức VL (SD kiến thức để thực nghiệm vẽ, mắc) Thực nghiệm và mô hình hóa (Mắc mạch điện theo sơ đồ, vẽ sơ đồ từ ảnh chụp hoặc theo yêu cầu) Trao đổi thông tin (qua hoạt động nhóm II. CHUẨN BỊ - Cả lớp: Ti vi, 1 số loại pin, acquy, 1 đồng hồ đa năng, H25.2, H25.3. - Mỗi nhóm: 1 bộ nguồn dùng pin, 1 bóng đèn pin đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, dây nối, 1 vôn kế. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ - Trình bày cách sử dụng ampe kế Tình huống khởi động - GV nêu tình huống mới như sgk. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V). Nêu được tên dụng cụ đo hiệu điện thế là Vôn kế. Lựa chọn được vôn kế phù hợp và mắc đúng vôn kế. Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện và giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. Hoạt động của GV 1. Tìm hiểu về hiệu điện thế và đơn vị hiệu điện thế - GV thông báo: Nguồn điện có hai cực: cực (+) và cực (-). Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. - Vai trò nguồn điện là gì? - Ký hiệu hiệu điện thế? - Đơn vị hiệu điện thế? - GV thông báo kí hiệu và đơn vị của hiệu điện thế (giới thiệu về Alecxanđrô vônta- nhà vật lý người Itali). Bài tập 1: Đổi các giá trị cho các đơn vị sau: 2,5V = ................ mV 6kV = .................. V 110V = .................... kV
Hoạt động của HS I. Hiệu điện thế - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. - Hiệu điện thế kí hiêu: U - Đơn vị: vôn – Kí hiệu: V Ước của V là: milivôn – Kí hiệu: mA Bội của V là kilôvôn – Kí hiệu: kV 1kV = 1000 V 1mV = 0,001V - HS quan sát các loại pin và các quy để hoàn thiện câu C1 C1: Pin tròn: 1,5 V Acquy xe máy: 6V hoặc 12V Giữa hai lỗ của ổ lấy điện: 220V Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa
65
1200mV = ................V - Cho HS quan sát các loại pin, ác quy. Yêu cầu quan sát và đọc số vôn ghi trên vỏ pin, acquy trả lời C1. - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết điều gì? 2. Tìm hiểu vôn kế - GV thông báo: vôn kế là dụng cụ đo hiệu điện thế. - Dụng cụ đo hiệu điện thế là gì? - Cho HS quan sát vôn kế, yêu cầu HS chỉ ra cách để nhận biết vôn kế, các chốt ghi dấu gì? - Chốt điều chỉnh kim? - Hãy tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của các vôn kế đã cho? - Yêu cầu HS tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của vôn kế H25.2a, b. - Cho biết vôn kế nào dùng kim, vôn kế nào hiện số? - GV giới thiệu về đồng hồ vạn năng. 3. Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở - GV vẽ kí hiệu của vôn kế trên sơ đồ mạch điện. - Yêu cầu HS quan sát H25.3 và trả lời câu hỏi: Bóng đèn, khoá K được mắc như thế nào với nguồn điện? Hai chốt của vôn kế được mắc như thế nào với nguồn điện? - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện H25.3, ghi rõ chốt nối của vôn kế. Gọi một HS lên bảng thực hiện, HS khác nhận xét. Lưu ý: chốt (+) của vôn kế nối với cực (+) của nguồn, chốt (-) của vôn kế nối với cực (-) của nguồn điện. - Vôn kế của nhóm em có phù hợp để đo hiệu điện thế 6 V không? - Kiểm tra xem kim của vôn kế chỉ số không chưa? - Khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế cần chú ý gì? (Quy tắc sử dụng) - Yêu cầu HS các nhóm mắc mạch điện 66
mắc vào mạch. II. Vôn kế - HS ghi vở: Vôn kế là dụng cụ đo hiệu điện thế. - HS quan sát vôn kế và nêu được đặc điểm: +Trên mặt vôn kế có ghi chữ V (số đo của vôn kế tính theo đơn vị vôn) hoặc mV (...) + Có hai chốt (+), 1 chốt (-) + Chốt điều chỉnh kim. - HS hoạt động theo nhóm, chỉ ra được GHĐ và ĐCNN của vôn kế ở nhóm mình (Chú ý: Phân biệt GHĐ và ĐCNN của hai thang đo) - Trả lời các câu hỏi GV yêu cầu. III. Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở - HS vẽ được kí hiệu của vôn kế trên sơ đồ mạch điện. - HS vẽ sơ đồ mạch điện H25.3 và chỉ ra chốt (+), chốt (-). - Nhận xét hình vẽ của bạn trên bảng. - Trả lời các câu hỏi của GV ( câu 2, 3 phần III). - Quy tắc sử dụng vôn kế: + Chọn vôn kế có GHĐ, ĐCNN phù hợp với giá trị hiệu điện thế cần đo. + Điều chỉnh kim của vôn kế chỉ đúng vạch số 0. + Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho chốt (+) của vôn kế với cực (+), chốt (-) của vôn kế nối với cực (-) của nguồn điện. + Đặt mắt để kim che khuất ảnh của nó trong gương, đọc và ghi kết quả. - HS làm việc theo nhóm, mắc mạch điện theo H25.3. - Ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2 và rút ra kết luận: Số chỉ của vôn kế bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện. IV. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn
H25.3, đọc và ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2 trong hai trường hợp: 1pin, 2 pin - Tổ chức thảo luận để rút ra kết luận. 4. Hiêu điện thế giữa hai đầu bóng đèn - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm làm thí nghiệm 1, quan sát số chỉ của vôn kế và trả lời câu C1.
- Yêu cầu HS các nhóm thực hiện thí nghiệm 2. GV kiểm tra và hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn trước khi đóng công tắc. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên điền kết quả. - Tổ chức cho HS thảo luận C3. - Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện? - Yêu cầu HS làm việc cá nhân giải thích câu C4. - Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết điều gì?
5: Tìm hiểu sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thành câu C5. - Tổ chức cho HS thảo luận chung cả lớp để thống nhất câu trả C5.
1. Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện. - HS làm việc theo nhóm, mắc mạch điện H26.1(TN1), quan sát số chỉ của vôn kế và trả lời câu C1. C1: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch điện bằng 0. 2. Bóng đèn được mắc vào mạch điện - HS các nhóm làm thí nghiệm 2, quan sát số chỉ của vôn kế, ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 1. - Thảo luận câu trả lời C3, ghi kết quả đúng vào vở C3:+ Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn. + Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. - HS đọc thông tin và trả lời được: Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức - HS làm việc cá nhân trả lời C4: Phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế ≤ 2,5V. V. Sự tương tự giữa hiêu điện thế và sự chênh lệch mức nước - HS trả lời và thảo luận câu trả lời C5 a) Khi có sự chênh lệch mức nước giữa hai điểm A và B thì có dòng nước chảy từ A đến B. b) Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. c) Máy bơm nước tạo ra sự chênh lệch mức nước tương tự như hiệu điện thế tạo ra dòng điện.
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về hiệu điện thế, đơn. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến Bài 1: Trong những trường hợp nào dưới đây có HĐT bằng 0? A. Giữa 2 đầu bóng đèn đang sáng. B. Giữa 2 cực của pin còn mới C. Giữa 2 đầu của bóng đèn pin được tháo dời khỏi đèn pin 67
D. Giữa 2 cực của ắc quy đang thắp sáng của đèn xe máy Bài 2: Câu phát biểu nào dưới đây về nguồn điện là không đúng? A. Nguồn điện là nguồn tạo ra các điện tích. B. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. C. Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó. D. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch điện kín. Bài 3: Phát biểu nào dưới đây cho biết ý nghĩa số vôn ghi trên một bóng đèn? A. Nếu mắc vôn kế vào hai đầu bóng đèn thì trong mọi trường hợp số chỉ của vôn kế luôn bằng số vôn đó. B. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn có trị số nhỏ hơn số vôn đó thì đèn sáng bình thường. C. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn có trị số lớn hơn số vôn đó thì đèn sáng bình thường. D. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn có giá trị bằng số vôn đó thì đèn sáng bình thường. Bài 4: Vẽ 1 sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 1 am pe kế đo cường độ dòng điện trong mạch, 1 vôn kế đo HĐT của 2 đầu bóng đèn khi để mạch hở? Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về hiệu điện thế - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm VI. Vận dụng hoàn thành câu C6, C7, C8. (Trang 74 - HS hoạt động theo nhóm trả lời và thảo sgk) luận câu C6, C7, C8 - Gọi HS lên bảng trả lời câu C6, C7, C6: C. Giữa hai đầu bóng đèn pin được tháo C8. rời khỏi đèn pin - Tổ chức cho HS thảo luận chung để C7: A. Giữa hai điểm A và B thống nhất câu trả lời. C8: C Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về đồng hồ đa năng, ổn áp - Nhiệm vụ của học sinh: Đọc có thể em chưa biết, làm theo hướng dẫn của giáo viên. - Cách thức tiến hành: GV cho học đọc có thể em chưa biết tìm hiểu. GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu các dụng đồng hồ đa năng, ổn áp. Giao cho học sinh về nhà làm bài tập *************************************************** Ngày soạn 4/4/2020 TIẾT 31: THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn. 68
2. Kỹ năng: Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế, cường độ dòng điện trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn và Kiểm tra ký năng thực hành của học sinh. 3. Thái độ: Có hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng kỹ năng mắc mạch điện theo yêu cầu. II. CHUẨN BỊ - Mỗi nhóm: 1 biến thế chỉnh lưu, 2 bóng đèn pin loại như nhau đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, dây nối, 1 vôn kế, 1 ampe kế. - Mối HS chuẩn bị một mẫu báo cáo. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết điều gì? Hoạt động 2: Mắc nối tiếp hai bóng đèn 1. Mắc nối tiếp hai bóng đèn - Yêu cầu HS quan sát H27.1a và H27.1b - HS quan sát H27.1a và H27.1b, trả lời để nhận biết hai bóng đèn mắc nối tiếp. câu hỏi của GV: Ampe kế và công tắc - Cho biết ampe kế và công tắc được mắc được mắc nối tiếp với các bộ phận khác như thế nào vào bộ phận khác? trong mạch. - Yêu cầu HS các nhóm lựa chọn dụng cụ để mắc mạch điện H27.1a,b và vẽ sơ đồ - HS các nhóm làm thí nghiệm 2: mắc mạch điện vào báo cáo mạch điện, vẽ sơ đồ mạch điện vào mẫu - GV kiểm tra các nhóm mắc mạch điện báo cáo dưới sự hướng dẫn của GV. và hỗ trợ nhóm yếu. Lưu ý: Các bộ phận mắc liên tiếp không nhất thiết phải đúng thứ tự SGK. Hoạt động 3: Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch nối tiếp 2. Đo cường độ dòng điện với đoạn - Yêu cầu HS mắc ampe kế ở vị trí 1, mạch nối tiếp đóng công tắc 3 lần, ghi lại 3 số chỉ I1’, - HS trong nhóm phân công công việc cụ I1’’, I1’’’ của ampe kế và tính gía trị trung thể cho mỗi thành viên trong nhóm: mắc I '+ I ' '+ I ' ' ' bình I1 = 1 1 1 , ghi kết quả trị I1 mạch điện, đo và tính I1, I2, I3. 3 Thảo luận nhóm, hoàn thành nhận xét vào báo cáo. trong mẫu báo cáo thực hành. - Tương tự như vậy mắc ampe kế ở vị trí - Nhận xét: Trong đoạn mạch mắc nối 2, 3 để đo cường độ dòng điện. tiếp, cường độ dòng điện bằng nhau tại - GV theo dõi hoạt động của các nhóm. các vị trí khác nhau của mạch: I1=I2=I3 - HS thảo luận nhóm để đi đến nhận xét đúng. 3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn Hoạt động 4: Đo hiệu điện thế đối với mạch mắc nối tiếp đoạn mạch mắc nối tiếp - HS quan sát và thấy được vôn kế đo hiệu - GV yêu cầu HS quan sát H27.2 và cho điện thế giữa hai điểm 1 và 2 là hiệu điện biết vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu thế giữa hai đầu đèn 1 của đèn nào? 69
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện tương - Vẽ sơ đồ mạch điện vào mẫu báo cáo tự H27.2, trong đó vôn kế đo hiệu điện thực hành thế giữa hai đầu của đèn 2 vào báo cáo - HS mắc vôn kế vào điểm 1 và 2, 2 và 3, thực hành, chỉ rõ chốt nối của vôn kế 1 và 3 xác định giá trị trung bình U12, U23, - Yêu cầu HS mắc vôn kế vào mạch điện U13 , ghi kết quả vào bảng 2 trong mẫu ghi và tính giá trị trung bình U12, U23 và báo cáo. U13 - Thảo luận nhóm để hoàn thành nhận xét - GV giải thích: Số chỉ của ampe kế sai Nhận xét: Đối với đoạn mạch mắc nối khác chút ít vì mắc thêm vôn kế làm tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch thay đổi so với trước. mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để rút ra mỗi đèn: U13 = U12+ U23 nhận xét. Hoạt động 5. Đánh giá nhận xét - Ý thức chuẩn bị thực hành: - Thao tác thực hành: - Vệ sinh sau thực hành: - Học bài và làm bài tập 27.1 đến 27.5 (SBT). Dăn dò - Đọc trước bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song. - Chép mẫu báo cáo thực hành ra giấy IV. BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA THỰC HÀNH - Chuẩn bị mấu báo cáo đày đủ, trả lời các câu hỏi chính xác 2đ - Thực hành thao tác nghiêm túc, an toàn 2đ - Kết quả thực hành và rút ra kết luận chính xác 4đ - Thao tác đo nhanh đúng 2đ **************************************************************** Ngày soạn 11/4/2020 TIẾT 32: THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết mắc song song hai bóng đèn. 2. Kỹ năng: Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song hai bóng đèn. 3. Thái độ: Có hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng, kỹ năng mắc mạch điện theo yêu cầu. II. CHUẨN BỊ - Mỗi nhóm: 1 biến thế chỉnh lưu, 2 bóng đèn pin loại như nhau đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, dây nối, 1 vôn kế, 1 ampe kế. - Mỗi HS chuẩn bị một mẫu báo cáo. 70
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Trong đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp cường độ dòng điện qua các đèn như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu và mắc mạch 1. Mắc song song hai bóng đèn điện sông song với hai bóng đèn - HS quan sát H28.1a, H28.1b và kết hợp - Yêu cầu HS quan sát H28.1a, H28.1b quan sát mạch điện Gv mắc, chỉ ra được và mạch điện mắc cụ thể của GVđể điểm chung của hai bóng đèn, mạch chính, nhận biết hai bóng đèn mắc song song. mạch rẽ. - Hai điểm nào là hai điểm nối chung + Điểm M & N là hai điểm nối chung của của các bóng đèn? hai bóng đèn. - GV thông báo về mạch chính, mạch + Đoạn mạch nối mỗi bóng đèn với ahi rẽ. điểm chung là mạch rẽ. - Yêu cầu HS các nhóm lựa chọn dụng + Đoạn mạch nối hai điểm chung với nguồn cụ để mắc mạch điện H28.1a và quan điện là mạch chính. sát độ sáng của bóng đèn. - HS mắc mạch điện H28.1a theo nhóm. Sau khi được GV kiểm tra mạch, các nhóm đóng - Yêu cầu HS tháo một bóng ra, quan công tắc, quan sát độ sáng của bóng đèn. sát độ sáng của bóng đèn còn lại. - Tháo một bóng đèn và quan sát độ sáng - Quạt và bóng đèn trong lớp được mắc của bóng đèn còn lại. nối tiếp hay song song? Vì sao? - HS trả lời câu hỏi GV đưa ra. Hoạt động 3: Đo hiệu điện thế đối với 2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch đoạn mạch song song song song - Yêu cầu HS các nhóm mắc vôn kế - HS làm việc theo nhóm, mắc vôn kế vào vào mạch điện để đo hiệu điện thế tại mạch đo hiệu điện thế U12, U34, UMN, ghi kết các điểm 1 & 2, 3 & 4, điểm M & N. quả vào bảng 1 của mẫu báo cáo. Ghi kết quả vào bảng 1 trong mẫu báo HS nắm được cách mắc vôn kế và mắc cáo. được vôn kế vào mạch. - GV kiểm tra cách mắc vôn kế của các - Từ kết quả thí nghiệm thảo luận nhóm, nhóm : Mắc vôn kế như thế nào? hoàn thành nhận xét trong mẫu báo cáo thực - Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn hành 1, em phải mắc vôn kế như thế nào? - Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu các - HS thảo luận nhóm để đi đến nhận xét bóng đèn mắc song song là bằng nhau và đúng. GV chốt lại. bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối Hoạt động 4: Đo cường độ dòng điện chung: U = U = U 12 34 MN đối với đoạn mạch mắc song song 3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn - GV yêu cầu HS sử dụng mạch điện đã mạch mắc song song mắc, tháo vôn kế, mắc ampe kế lần lượt vào các vị trí để đo cường độ dòng điện qua mạch rẽ 1, mạch rẽ 2, mạch chính. - HS mắc ampe kế theo hướng dẫn của Gv - GV kiểm tra cách mắc ampe kế của để đo cường độ qua mạch rẽ I1, I2 và mạch các nhóm trước khi HS đóng công tắc. chính I, ghi kết quả vào bảng 2 trong mẫu - Yêu cầu HS trong mỗi phép đo cần báo cáo. lấy ba giá trị và tính giá trị trung bình 71
cộng I1, I2, I3 và I. Ghi kết quả vào bảng 2 của mẫu báo cáo. - GV cho HS các nhóm thảo luận, nhận xét. Lưu ý: I ≠ I1+ I2 do ảnh hưởng của việc mắc ampe kế vào mạch. - GV làm thí nghiệm với 3 ampe kế được mắc đồng thời vào mạch.
- Thảo luận nhóm để hoàn thành nhận xét HS nắm được nguyên nhân dẫn đến sai số (I ≠ I1+ I). Nhận xét: Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện trong mạch rẽ: I = I1+ I2.
Hoạt động 5. Đánh giá nhận xét - Ý thức chuẩn bị thực hành: - Thao tác thực hành: - Vệ sinh sau thực hành: Dăn dò - Học bài và làm bài tập 28.1 đến 28.5 (SBT). - Đọc trước bài 29: An toàn khi sử dụng điện. ************************************************ Ngày soạn 25/4/2020 TIẾT 33: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. 2. Kỹ năng: Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong quá trình sử dụng điện. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng II. CHUẨN BỊ - Cả lớp: một số loại cầu chì có ghi số ampe, một máy chỉnh lưu dòng điện, một bóng đèn, một công tắc, một bút thử điện, dây nối. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Nêu các tác dụng của dòng điện? Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại? Hoạt động 2: Tìm hiểu các tác dụng I. Dòng điện đi qua cơ thể người có và giới hạn nguy hiểm của dòng điện thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người 1- Dòng điện có thể đi qua cơ thể người - Tay cầm bút thử điện phải như thế - HS quan sát GV làm thí nghiệm để trả lời nào thì bóng đèn của bút thử điện câu hỏi của GV và trả lời câu C1. sáng ? - Nếu tay chạm vào đầu kia của bút thử điện để cắm vào lỗ của ổ lấy điện được không? Vì sao? - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Lắp mạch điện H29.1 để hoàn thành - HS làm việc theo nhóm mắc mạch điện nhận xét. 72
- GV hướng dẫn HS thảo luận để có nhận xét đúng. - Yêu cầu HS đọc phần thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi: Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người là bao nhiêu? - Tổ chức cho HS làm bài tập 29.2(SBT) - Một trong những nguyên nhân gây hoả hoạn là do chập điện (đoản mạch). Chúng ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này. Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì - GV mắc mạch điện H29.2 và làm thí nghiệm về sự đoản mạch như SGK. Yêu cầu HS quan sát và ghi lại số chỉ của ampe kế và trả lời câu C1. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch. GV làm thí nghiệm thí nghiệm H29.3. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra đoản mạch. - GV liên hệ thực tế hiện tượng đoản mạch như vỏ bọc dây dẫn bị hở, hai lõi đây tiếp xúc nhau (chập điện). - Hướng dẫn HS tìm hiểu về cầu chì. - Yêu cầu HS giải thích các con số ghi trên cầu chì và trả lời câu hỏi C5.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện - Yêu cầu HS tìm hiểu 4 quy tắc an toàn khi sử dụng điện (SGK). - GV cho HS vận dụng hiểu biết về các quy tắc này khi quan sát H29.5 để trả lời câu C6 (Cho HS làm việc theo nhóm và các nhóm nêu kết quả
H29.1, quan sát và hoàn thành nhận xét Nhận xét: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất kì vị trí nào của cơ thể. 2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người - Cá nhân HS đọc phần thông tin trong mục 2 và trả lời câu hỏi GV đưa ra. I > 10mA: cơ co mạnh I > 25mA: gây tổn thương tim I > 70mA (40V): tim ngừng đập - Làm bài tập 29.2 trên bảng phụ.
II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì 1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch) - HS quan sát GV làm thí nghiệm, ghi lại số chỉ của ampe kế, thấy được khi bị đoản mạch ssố chỉ của ampe kế lớn hơn nhiều so với lúc bình thường. - Thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch. - Nhận xét: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn Các tác hại của hiện tượng đoản mạch: gây hoả hoạn, làm hỏng các dụng cụ dùng điện,... 2. Tác dụng của cầu chì - HS quan sát thí nghiệm để trả lời câu C3 C3: Khi đoản mạch: dây chì nóng lên, chảy và đứt làm ngắt mạch điện. - HS quan sát cầu chì và hiểu được ý nghĩa con số ghi trên cầu chì và trả lời câu C5 C4: Ý nghĩa của số ampe ghi trên mỗi cầu chì: Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì dây chì sẽ đứt. C5: Với mạch điện thắp sáng bóng đèn (0,1A đến 1A) thì nên dùng cầu chì có ghi 1A.
III. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- HS hoạt động cá nhân tìm hiểu 4 quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Vận dụng quy tắc để trả lời C6 + Lõi dây có chỗ bị hở. Khắc phục: dùng băng 73
thảo luận với cả lớp).
dính cách điện quấn nhiều vòng,... + Nắp cầu chì ghi 2A lại được nối bằng dây chì 10A quá xa mức quy định. Khi dòng điện trong mạch có cường độ 9A, dây chì chưa bị đứt còn dụng cụ dùng điện bị hỏng. Nên dùng dây chì ghi 2A.
Hoạt động 5: Củng cố - GV khái quát lại những kiến thức cơ bản của bài và giới thiệu nội dung “Có thể em chưa biết”. Dăn dò - Học bài và làm bài tập 29.1 đến 29.4 (SBT). - Ôn tập các kiến thức đã học từ đầu học kì II để kiểm tra học kì. ************************************************ Ngày 9/5/2021 TIẾT 34: TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc kiến thức cơ bản của chương điện học. 2. Kỹ năng: Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan. 3. Thái độ: Tạo hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ - HS: trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra và chuẩn bị phần vận dụng. - Cả lớp: Kẻ sẵn H16.1 vào bảng phụ), phóng to bài tập vận dụng 2, 4, 5 (SGK/86). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Nêu quy tắc an toàn khi sử dụng điện? Hoạt động 2: Ôn lại một số kiến thức cơ bản I. Một số kiến thức cơ bản 1. Cường độ dũng điện. - Dũng điện càng mạnh thỡ cường độ Học sinh ôn tập dưới sự hướng dẫn của dũng điện càng lớn. - Đơn vị đo cường độ dũng điện là Ampe giáo viên (A). - Dụng cụ đo cường độ dũng điện là Ampekế. 2. Hiệu điện thế. - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. - Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V). 74
- Dụng cụ đo hiệu điện thế là vôn kế. - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. - Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dũng điện chạy qua bóng đèn đó. - Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thỡ dũng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. - Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bỡnh thường. 3. Đoạn mạch nối tiếp. - Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dũng điện có cường độ bằng nhau tại mọi điểm: I = I1 + I2 - Trong đoạn mạch mắc nối tiếp hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 + U2 4. Đoạn mạch song song. - Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN - Cường độ dũng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dũng điện mạch rẽ: I = I1 + I2 Hoạt động 3: Bài tập
75
II. Bài tập Bài tập 1: Trong hỡnh 10.1 là sơ đồ mạch HD Bài tập 1: Sơ đồ sai ở cách điện gồm ampekế A, nguồn điện, bóng đèn nối dây cho ampekế (chốt âm của và công tắc . Hóy cho biết sơ đồ sai ở chỗ ampekê lại nối với cực dương của nào? Phải sửa lại như thế nào cho đúng? nguồn điện). Cách mắc đúng là: Cực dương của ampekế nối với cực dương của nguồn điện, cực âm của ampekế nối với cực âm của nguồn điện.
Bài tập 2: Hướng dẫn Trong mạch điện có sơ đồ như hỡnh 10.6, a) Số chỉ Ampekế A2 là 0,35A. b) Cường độ dũng điện qua các Ampekế A1 cú số chỉ 0,35A. Hóy cho biết: bóng đèn Đ1 và Đ2 là 0,35A. a) Số chỉ của Ampekế A2. b) Cường độ dũng điện qua các bóng đèn A2 A1 Đ1 và Đ2. Hỡnh 10.6 Hướng dẫn a) U13 = 4,9V 5,4V c) U12 = 11,7V
Bài tập 3: Mạch điện có sơ đồ hỡnh 10.7 a) Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V ;U23 = 2,5V. b) U23 = Hóy tớnh U13 . b) Biết U13 = 11,2V; U12 = 5,8V . Hóy tớnh U23. c) Biết U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hóy tớnh U12.
1
2
3
Hỡnh 10.7
A
Bài tập 4: Mạch điện có sơ đồ hỡnh 10.8 a) Biết cường độ dũng điện qua các Ampekế là I1 = 0,25A; I2 = 0,35A. Hóy tớnh I. b) Biết I = 0,6A; I1 = 0,2A. Hóy tớnh I2 . c) Biết I = 0,7A; I2 = 0,45A. Hóy tớnh I1
A1 A2 Hỡnh 10.8
Hướng dẫn a) I = 0,6A. c) I1 = 0,25A.
b) I2 = 0,4A.
76
Bài tập tự luận. Bài tập 1*: Có 3 nguồn điện loại 12V, 6V, 3V và hai bóng đèn cùng loại đều ghi 6V. Hỏi có thể mắc song song hai bóng đèn này rồi mắc thành mạch kín với nguồn điện nào trên đây để hai bóng đèn này sáng bỡnh thường? Vỡ sao? Bài tập 2: Hóy tỡm hiểu và cho biết trờn thực tế cú loại dụng cụ nào vừa đo được cường độ dũng điện, vừa đo được hiệu điện thế không? Nếu có trên mặt của dụng cụ đo ấy có gỡ đặc biệt? Bài tập 3*: Cho mạch điện có sơ đồ như hỡnh 10.12 a) Biết các hiệu điện thế U12 = 12V ;U23 = 6V. Hóy tớnh U13 . b) Biết U13 = 21V; U12 = 5,8V. Hóy tớnh U23. c) Biết U23 = 15V; U13 = 24V. Hóy tớnh U12. 1 2 3 Hỡnh 10.12 Củng cố - GV khái quát lại những kiến thức cơ bản của bài và giới thiệu nội dung “Có thể em chưa biết”. Dăn dò - Học bài và làm bài tập (SBT). - Ôn tập các kiến thức đã học từ đầu học kì II để kiểm tra học kì. ***************************************************** Ngày soạn 8/5/2021 TIẾT 35: KIỂM TRA HỌC KÌ 2 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Kiểm tra các kiến thức từ tiết 19 đến tiết 26 theo PPCT. - Qua kiểm tra học sinh tự kiểm tra việc học tập của bản thân. - Thông qua kiểm tra đánh giá học sinh mà nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của các em, từ đó có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy để khắc phục những yếu kém của các em cũng như nâng cao chất lượng dạy học. 2. Kỹ năng: Vẽ được sơ đồ mạch điện theo yêu cầu. Biết cách chọn am pe kế thích hợp để đo cường độ dòng điện. Căn cứ vào sơ đồ mạch điện xác định cường độ dòng điện qua các bóng đèn, hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận 100% III. THỜI GIAN KIỂM TRA: 45 phút IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
77
Cấp độ
Nhận biết
Thông hiểu
Chủ đề Chủ đề 1: Điện tích Số câu Số điểm Tỷ lệ: Chủ đề 2: Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện Số câu Số điểm Tỷ lệ:
Biết có mấy Nếu vật mất loại điện tích bớt e thì nhiễm điện dương Số cõu: 1 Số cõu: 1 Số điểm: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Tỷ lệ: 10% Nêu quy ước chiều dòng điện
Số cõu: 1 Số điểm:1 Tỷ lệ: 10%
Vận dụng Vận dụng Vận dụng cao
Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Vẽ sơ đồ mạch điện theo yêu cầu Số câu 2 Số điểm 2 Tỷ lệ: 20%
Số cõu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10%
Chủ đề 4: Các tác dụng của dòng điện
Số câu Số điểm Tỷ lệ: Chủ đề 4: Cường độ dòng diện
đơn vị cường độ dòng điện
Chọn được am pe kế có GHD và ĐCNN phù hợp để đo cường độ dòng điện
Số câu Số điểm Tỷ lệ: 60% T. số câu T. số điểm Tỷ lệ 100%
Số cõu: 1 Số điểm:1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm:3 Tỷ lệ: 30%
Số cõu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20%
Cộng
Xác định được loại mạch điện, cường độ dòng điện, hiệu điện thế trong mạch nối tiếp Số cõu: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số câu: 3 Số điểm: 3 Tỷ lệ : 30%
Giải thích được các hiện tượng liên qua đến tác dụng của dòng điện Số cõu: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20%
Số cõu: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20%
Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20%
Số câu 4 Số điểm 4 Tỷ lệ: 40% Số câu 10 Số điểm 10 Tỷ lệ : 100%
V. NỘI DUNG KIỂM TRA Cõu 1: a. Có mấy loại điện tích, chúng có tên gọi là gỡ? b. Một vật không nhiễm điện, nếu nhận thêm electron sẽ nhiễm điện loại nào, nếu mất bớt electron sẽ nhiễm điện loại nào? Cõu 2: a. Nêu quy ước về chiều dũng điện trong mạch điện? 78
b. Hóy vẽ sơ đồ của mạch điện gồm: Nguồn điện là hai pin mắc nối tiếp, bóng đèn, dây dẫn và công tắc đóng. Vẽ mũi tên dọc theo dây dẫn mô tả chiều dũng điện trong mạch. Cõu 3: a. Nếu sơ ý để dũng điện của mạng điện trong nhà đi qua cơ thể người, dũng điện này có thể gây ra tác hại gỡ? b. Hóy giải thớch vỡ sao dõy dẫn điện thường có lừi bằng kim loại và vỏ dõy làm bằng nhựa? Cõu 4:
Cho mạch điện như hỡnh vẽ. Biết cường độ dũng điện qua đèn Đ1 là I1 = 0,4A, hiệu điện thế giữa hai điểm A, B và giữa hai điểm B, C lần lượt là UAB = 3V và UBC = 9V. a) Dũng điện qua đèn Đ2 có cường độ bao nhiêu? b) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm A và C? Cõu 5: a) Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dũng điện có tên là gỡ? Nờu kớ hiệu và đơn vị của đại lượng này? b) Có bốn ampe kế có GHĐ lần lượt là: 200mA; 0,5A; 50A; 100A. Ampe kế nào phù hợp để đo dũng điện qua một bóng đèn có cường độ khoảng 0,3A? VI. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu 1: (2,00 điểm) a) Cú hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm 1đ b) Nếu nhận thêm electron vật sẽ nhiễm điện tích âm 0,5đ Nếu mất bớt electron vật sẽ nhiễm điện tích dương 0,5đ Cõu 2: (2 điểm) a) Chiều dũng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. 1đ b) Học sinh vẽ đúng sơ đồ 1đ
Cõu 3: (2,00 điểm) a. Nếu sơ ý để dũng điện của mạng điện trong nhà đi qua cơ thể người, thỡ dũng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt, dẫn đến tử vong. 1đ 79
b. Vỡ: + Kim loại là chất dẫn điện, nên lừi dõy làm bằng kim loại để dẫn điện 0,5đ + Nhựa là chất cách điện, vỏ dây làm bằng nhựa để cách điện, đảm bảo an toàn điện 0,5đ Cõu 4: (2,00 điểm) a) Cường độ dũng điện qua đèn Đ2 là I2 = 0,4A 1đ b) Hiệu điện thế giữa hai điểm A và C là UAC = 12V 1đ Cõu 5: (20 điểm) a) Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dũng điện là cường độ dũng điện. Có kí hiệu là I, đơn vị là Ampe (A) 1đ b) Ampe kế phù hợp để đo là ampe kế có GHĐ 0,5A 1đ
80
I. MỤC TIÊU - Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc kiến thức cơ bản của chương điện học. - Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan. - Tạo hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể. II. CHUẨN BỊ - HS: Ôn tập kiến thức. - GV: Đề bài. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1- Tổ chức 2- Kiểm tra (Đề bài và đáp an Phòng GD-ĐT ra đề) 3- Kết quả kiểm tra : Điểm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Số lượng Chất lượng Giỏi khá TBình Yếu Kém SL % 4. Đánh giá Ý thức chuẩn bị kiểm tra Ý thức kiểm tra V. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI GIẢNG: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ............
81
Soạn ngày 27 tháng 08 năm 2020 Tiết 1
Bài 1: Chuyển động cơ học.
I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Nhận biết được chuyển động cơ học là gì? 2. Kỹ năng. - Vận dụng lý thuyết để lấy ví dụ về chuyển động cơ học. - Nêu được một số ví dụ về chuyển độnFg cơ học trong đời sống hàng ngày. - Nêu được một số ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái đối với mỗi vật so với vật mốc. - Nêu được trạng thái, các dạng chuyển động cơ học thường gặp, chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn, 3. Thái độ. - Cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học 4. Năng lực: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ hình 1.1 SGK, hình 1.2 SGK hình 1.3 SGK HS: Đọc tìm hiểu trước bài 1 Chuyển động cơ học III. Hoạt động dạy học Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề - Nhiệm vụ học tập của học sinh: Nghiên cứu tình huống mở bài ở sgk và trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Giới thiệu chương trình vật lý 8 - Đặt vấn đề GV: Nêu yêu cầu môn học GV: Giới thiệu tóm tắt chương trình vật lý 8 Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nhận biết được chuyển động cơ học là gì? Nêu được một số ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày. Nêu được một số ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái đối với mỗi vật so với vật mốc. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm làm theo các hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. - Giáo viên cho các nhóm học sinh trả lời I. Làm thế nào để biết một vật đang câu hỏi C1 chuyển động hay đứng yên - Bằng kinh nghiệm em hãy nêu tất cả các - Khi vị trí của vật thay đổi với vật mốc 1
cách để nhận biết một ô tô đang chuyểnt động ? - Cách nhận biết một vật chuyển động trong vật lý là gì ? - Những vật nào được gọi là vật mốc ? - Khi không nói rõ vật mốc ta hiểu vật mốc như thế nào ? - Trên cơ sở đã học em trả lời câu hỏi C2, C3 ? GV: Yêu cầu Học sinh trả lời câu hỏi C4, C5 .
theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học( gọi tắt là chuyển động) HS : Hoạt động cá nhân trả lời câu C2, C3. Vật không thay đổi vị trí so với vật mốc thì được coi là đứng yên so với vật mốc.
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên - Một vật là chuyển động so với vật này GV: Qua các câu trên em có kết luận gì ? nhưng lại là đứng yên so với vật khác ta Trả lời câu hỏi C6? nói chuyển động và đứng yên có tính chất GV: Hãy tìm ví dụ trong thực té khẳng tương đối định chuyển động hay đứng yên có tính chất tương đối ? GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C8. - Quỹ đạo của vật chuyển động là gì? III. Một số chuyển động thường gặp - Trong cuộc sống em thường gặp loại - Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi chuyển động nào? là quỹ đạo chuyển động GV: Đưa hình vẽ 1.3 cho HS quan sát - Các chuyển động thường gặp:động chuyển động thẳng, chuyển động tròn, thẳng, chuyển động tròn, chuyển động chuyển động cong. cong. GV: Em hãy nêu thêm ví dụ về chuyển HS: Trả lời C9 bằng cách tự lấy ví dụ về động thẳng, chuyển động cong, chuyển các dạng chuỷên động. động tròn thường gặp trong đời sống Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về chuyển dộng cơ học - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng? A. Ôtô chuyển động so với mặt đường. B. Ôtô đứng yên so với người lái xe. C. Ôtô chuyển động so với người lái xe. D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường. Bài 2: Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. 2
Bài 3: Một đoàn tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên đoàn tàu. Cây cối ven đường và tàu là chuyển động hay đứng yên so với: a) Người soát vé. b) Đường tàu. c) Người lái tàu. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C10, C11 IV. Vận dụng Câu C10. Ô tô dứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cây cột điện. Người lái xe đứng yên so với ô tô, chuyển động so với người đứng bên Củng cố bài - Thế nào là chuyển động cơ học ? đường và cây cột điện. - Tại sao nói chuyển động hay đứng yên Người đứng bên đường: Chuyển động so có tính tương đối ? với ô tô và người lái xe, đứng yên so với Trong thực tế ta thường gặp các dạng cây cột điện, cây cột điện dứng yên so chuyển động nào? với người đứng bên đường, chuyển động so với người lái xe và ô tô. Dặn dò - HS đọc thuộc phần ghi nhớ - Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 SBT trang 3, 4. - Đọc tìm hiểu trước bài 2 Vận tốc Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu một số chuyển động trong thực tế - Nhiệm vụ của HS: nghiên cứu phần có thể em chưa biết, tìm các chuyển động thường gặp thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt" để tìm hiểu về quỹ đạo chuyển động của đầu van xe đạp. GV cho HS về nhà tìm thêm về một số chuyển động thường gặp trong thực tế cuộc sống. *********************************************************************
3
Soạn ngày 4 tháng 9 năm 2020 Tiết 2, 3
Chủ đề: Vận tốc. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Từ thí dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động ( gọi là vận tốc ). - Nắm vững công thức tính vận tốc v =
S và ý nghĩa của các khái niệm vận tốc. t
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h. Cách đổi đơn vị vận tốc, - Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều và nêu được những thí dụ về chuyển động đều thường gặp, chuyển động không đều. 2. Kỹ năng: Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian chuyển động. Vận dụng tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học 4. Năng lực: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị. GV: Bảng phụ,tranh vẽ hình 2.2 SGK HS: Đọc tìm hiểu trước bài 2 Vận tốc. III. Hoạt động dạy học Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ học tập của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, lắng nghe tình huống khởi động mà GV đặt ra. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra bài cũ HS1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? Làm bài tập 1.2 SBT HS2: Nêu các dạng chuyển động thường gặp ? Lấy ví dụ GV: Đặt vấn đề như SGK. Tình huống khởi động: GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Từ thí dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động ( gọi là vận tốc). Nắm vững công thức tính vận tốc v =
S và ý nghĩa của các khái niệm vận tốc. Đơn vị t
hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h. Cách đổi đơn vị vận tốc. Phát biểu được định nghĩa 4
chuyển động đều, chuyển động không đều và nêu được những thí dụ về chuyển động đều thường gặp, chuyển động không đều. - Nhiệm vụ của học sinh: suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo…Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. GV: Đưa bảng phụ kẻ sẵn hình 2.1 I. Vận tốc là gì ? - Hãy thảo luận và trả lời câu hỏi C1 , C2 ? - Quãng đường đi được trong một giây gọi - GV Hướng đẫn Hs trả lời câu hỏi là vận tốc. - Hãy cho biết có mấy cách để so sánh - Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chuyển động nhanh hay chậm ? chậm của chuyển động. Độ lớn của vận tốc - Vận tốc là gì ? cho biết quãng đường vật đi được trong GV : Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3. một đơn vị thời gian. - Công thức tính vận tốc? II. Công thức tính vận tốc - Nếu biết s, v thì t =? - Nếu biết v, t thì s = ?
v=
s . t
v là vận tốc s là quãng đường vật đi được. t là thời gian vật đi hết quãng đường đó III. Đơn vị vận tốc - Đơn vị hợp pháp của vận tốc là : m/s và GV: Giới thiệu như SGK GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời km/h C5 : C4 a. 1 giờ ô tô đi được 36 km. - Đơn vị vận tốc phụ thuộc đơn vị nào ? 1 giờ xe đạp đi được 10,8 km. - Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì? 1 giây tà hoả đi được 10 m. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lởi GV : Hướng dẫn học sinh tự trả lời C5, C6 b. 36 km/h = 36000 = 10m / s 3600 10800 10,8 km/h = = 3m / s . 3600
Vậy ô tô và tầu hoả nhanh như nhau, xe đạp chậm nhất. Câu C6: Vận tốc của tàu là: v = 81 54000 = 54km / h. = = 15m / s 1,5 3600
Chú ý khi so sánh vận tốc ta phải chú ý cùng loại đơn vị B. Chuyển động đều, chuyển động không đều I. Định nghĩa Tìm hiểu chuyển động đều và chuyển - Chuyển động đều là chuyển động mà vận động không đều - Hãy đọc thông tin sgk? tốc có độ lớn không thay đổi theo thời - Thế nào là chuyển động đều? gian. 5
- Thế nào là chuyển động không đều? - Quan sát hình 3.1 cho biết dụng cụ thí nghiệm? - Nêu cách tiến hành thí nghiệm? - GV giới thiệu thí nghiệm mô hình cho hs quan sát A B C D
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. - Hs tìm hiểu dụng cụ TN và cách tiến hành TN - Quan sát TN do GV làm HS: Trả lời C1 - Trên đoạn đường AB, BC, CD là chuyển động không đều. Trên đoạn đường DE, DF là chuyển động đều Câu C2: Chuyển động a là đều, chuyển động b, d, e là không đều.
F B GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1. C2. Câu C2: Chuyển động a là đều, chuyển động b, d, e là không đều. - Lấy ví dụ thêm về chuyển động đều, chuyển động không đều trong cuộc sống? Tìm hiểu vận tốc trung bình của chuyển động không đều - Trên các đoạn đường AB, BC, CD trung II. Vận tốc trung bình bình 1 giây xe lăn được bao nhiêu m ? - Trên quãng đường AD xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi? - Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AD? s s + s + ... + sn - Tính vận tốc trung bình trên đoạn AF? Vtb = = 1 2 t t1 + t2 + ... + tn - Muốn tính vận tốc trung bình ta làm thế nào? GV: Đưa ra công thức tính vận tốc trung bình GV thông báo khi nói tới vận tốc trung bình phải nói rõ trên quãng đường nào vì trên các đoạn đường khác nhau thì vận tốc trung bình khác nhau. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc? A. km.h B. m.s C. Km/h D.s/m Bài 2: Một ôtô khởi hành từ Hà Nội đến Hải Phòng hết 2h. Cho biết đường Hà Nội – Hải Phòng dài 100km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s? 6
Lời giải: Tóm tắt: s = 100km; t2 = 10h; t1 = 8h; v = ? Khoảng thời gian ôtô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 8 = 2h Vận tốc của ôtô là:
Đổi ra m/s là:
Bài 3: Một người đi được quãng đường s1 với vận tốc v1 hết t1 giây, đi được quãng đường tiếp theo s2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên hai quãng đường s1 và s2?
D. Cả ba công thức đều không đúng. Bài 4: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A. Vận động viên trượt tuyến từ dốc núi xuống. B. Vận động viên chạy 100m đang về đích. C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Tp. Hồ Chí Minh. D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK. Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian chuyển động. - Nhiệm vụ của HS: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh tự nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk. * Vận dụng : GV yêu cầu HS tự nghiên IV. Vận dụng cứu trả lời C7, C8 1. Vận tốc 40 2 Câu C7: t = 40 phút. V = 12km/h. s = ? = h Câu C : 40 phút = 7
Câu C8: v = 4km/h, t= 30 phút, s = ?.
60
3
Quãng đường đi được là: s = vt = 12. 2 = 8km . 3
Câu C8: t= 30 phút =
30 1 = h. 60 2
Quãng đường từ nhà đến nơi làm việc là: 7
s = vt = 4.
GV: Hướng dẫn HS tự đọc và trả lời câu hỏi C4, C5.
1 = 2km . 2
2. Chuyển động đều, chuyển động không đều C4: Chuyển động của ô tô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều vì trong các khoảng thời gian như nhau thì quãng đường đi được khác nhau. Khi nói ô tô chạy với vận tốc 50km/h là nói tới vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường C5: s1 = 120m , s2 = 60m , t1 = 30s, t2 = 24s. Tính vtb=? s 120 = 4m / s . t1 30 s 60 VTB2 = 2 = = 2,5m / s t 2 24 S +S 120 + 60 180 VTB = 1 2 = = = 3,3m / s t 2 + t1 30 + 24 54
VTB1 = 1 =
C6: Quãng đường tàu đi là: s = vtb.t = 30.5 =150km. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu vận tốc của một số chuyển động - Nhiệm vụ của HS: nghiên cứu phần có thể em chưa biết, tìm hiểu vận tốc của một số chuyển động. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt" tìm hiểu vận tốc của một số. GV cho HS về nhà tìm thêm về vận tốc của một số chuyển động thường gặp trong thực tế như vận tốc của tên lửa, máy bay... GV cho HS về nhà tìm thêm về vận tốc của một số chuyển động thường gặp trong thực tế cuộc sống. ********************************************************************** ngày soạn 16 tháng 09 năm 2020 Tiết 4:
Bài 4:
Biểu diễn lực
I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được ví dụ cụ thể thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. Nêu được cách biểu diễn lực 2. Kỹ năng: Nhận biết được lực là đại lượng vec tơ. Vẽ được véc tơ lực 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học 4. Năng lực: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: 8
GV: Xe lăn, giá đỡ, nam châm, quả bóng cao xu, tranh vẽ hình 4.3 và 4.4 SGK, bảng phụ, thước thẳng HS: Đọc tìm hiểu trước bài 4 Biểu diễn lực III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ học tập của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, lắng nghe tình huống khởi động mà GV đặt ra. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là chuyển động không đều ? Vận tốc của chuyển động không đều được xác định như thế nào ? Tình huống khởi động: GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nêu được ví dụ cụ thể thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. Nhận biết được lực là đại lượng vec tơ. - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm tòi, sáng tạo, hoạt động nhóm, suy nghĩ tổng hợp…Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV để hình thành kiến thức mới - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng.
9
Ôn lại khái niệm lực. I. Ôn lại khái niệm lực GV: Y/C HS đọc câu hỏi thắc mắc Khi có lục tác dụng vào vật có thể làm phần mở bài. cho vật biến đổi chuyển động( vận tốc GV: Khi nào gọi là lực? thay đổi) hoặc làm vật bị biến dạng. GV: Làm thí nghiệm hình 4.1 và 4.2 SGK. - Hãy Trả lời câu hỏi C1. - Khi có lực tác dụng vào vật thì kết quả làm cho vật như thế nào? - Hãy lấy thêm ví dụ về khi có lực tác dụng lên vật làm cho vật biến đổi chuyển động hoặc biến dạng? Thông báo đặc điểm của lưc và cách biểu diễn lực - GV thông báo: Những đại lượng vừa II. Biểu diễn lực có phương, chiều và độ lớn gọi là đại 1. Lực là đại lượng vec tơ. lượng véc tơ. Lực là đại lượng vừa có phương, GV thông báo cách biểu diễn véc tơ chiều và độ. lớn lực là đại lượng véc lực tơ. - GV: Đưa hình vẽ 4.3 cho học sinh 2. Cách biểu diễn lực. phân tích các yếu tố về điểm đặt, a. Biểu diễn lực bằng mũi tên có: phương, chiều và độ lớn của các lực. - Gốc là điểm đặt lực. - GV nhấn manh muốn biết kết quả - Phương và chiều của mũi tên là tác dụng của lực phải biết đầy dủ ba phương và chiều của lực. yếu tố của lực: Điểm đặt, độ lớn, - Độ bài mũi tên biểu diễn cường độ phương và chiều của lực theo tỷ xích cho trước. b. Ký hiệu vec tơ lực: F Ký hiệu cường độ lực F Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức về khái niệm lực. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. B. Vận tốc tăng dần. A. Vận tốc không thay đổi. C. Vận tốc giảm dần. D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần. Bài 2 Nêu hai ví dụ chứng tỏ hai lực làm thay đổi vận tốc, trong đó có một ví dụ lực làm thay đổi vận tốc, một ví dụ làm giảm vận tốc. Lời giải: 10
Một chiếc xe đang đổ dốc, nếu không có lúc hãm thì lực hút của Trái Đất sẽ làm tăng vận tốc của xe. Xe đang chuyển động trên đoạn đường ngang, nếu không có lực tác động nữa, lực cản của không khí sẽ làm giảm tốc độ xe. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK. Vẽ được véc tơ lực - Nhiệm vụ của HS: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. Vẽ véc tơ lực, diễn tả thành lời các yếu tố của lực khi biết véc tơ lực. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk. * Vận dụng III. Vận dụng Gv gọi hai học sinh lên bảng vẽ C2 - Hai hs lên bảng trả lời C2 cả lớp cùng vẽ GV: Đưa tranh vẽ hình 4.4 cho học sinh vào vở trả lời câu hỏi C3. HS: Hoạt động cá nhân trả lời Câu C3: - H1: Lực tác dụng vào điểm A có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên * Củng cố: GV Củng cố lại toàn bộ kiến trên và có độ lớn F1 = 20N. thức bái học - H2: Lực tác dụng vào điểm B có phương nằm ngang, chiều từ trái sang và có độ lớn F2 = 30N - H3: Lực tác dụng vào điểm C có phương xiên góc 300 so với phương nằm ngang, chiều hướng lên và có độ lớn F3 = 30N. - HS nghe sự hướng dẫn về nhà 2.5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS hiểu thêm về kết quả tác dụng của lực - Nhiệm vụ của HS: tìm hiểu về các kết quả tác dụng của lực trong cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho HS về nhà tìm hiểu trong những trường hợp nào có lực tác dụng và kết quả tác dụng của lực đó là gì. ****************************************************************** soạn ngày 24 tháng 09 năm 2020 Tiết 5:
Bài 5: CÂN BẰNG LỰC- QUÁN TÍNH. I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một số thí dụ về hai lực cân bằng, nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị hai lực cân bằng bằng vec tơ lực. - Từ dự đoán về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định: " Vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vẫn chuyển động thẳng đều" - Nêu được một số ví dụ về quán tính, giải thích được hiện tượng quán tính. 2. Kỹ năng: Biết suy đoán, kỹ năng tiến hành thí nghiệm phải có thao tác nhẹ nhàng 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc và hợp tác khi làm thí nghiệm. 11
4. Năng lực: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: * GV: Xe lăn, búp bê, máy A tút, bảng phụ * HS: Đọc tìm hiểu trước bài ở nhà III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ học tập của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, lắng nghe tình huống khởi động mà GV đặt ra. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra bài cũ HS1: Nêu cách biểu diễn véc tơ lực? Chữa bài 4.5 (sbt) Tình huống khởi động: GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nêu được một số thí dụ về hai lực cân bằng, nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị hai lực cân bằng bằng vec tơ lực. Từ dự đoán về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định: " Vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vẫn chuyển động thẳng đều". Nêu được một số ví dụ về quán tính, giải thích được hiện tượng quán tính. - Nhiệm vụ của HS: Suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, HS làm thí nghiệm….để hình thành kiến thức mới - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. Tìm hiểu về hai lực lực cân bằng I. Hai lực cân bằng - Hãy nghiên cứu mục thông ti sgk. 1. Hai lực cân bằng là gì ? - GV cho hs trả lời C1 vào vở - Hai lực cân bằng là hai lực có cùng - Gv gọi một Hs lên bảng biểu diẽn các lực độ lớn, phương cùng nằm trên một tác dụng vào quả cầu, quyển sách, quả đường thẳng, chiều ngược nhau. bóng. 2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật - Hãy nhận xét về cường độ, phương chièu đang chuyển động. và điểm đặt ? a. Dự đoán. - Hai lực cân bằng là gì ? - Hs trả lời các câu hỏi và ghi dự đoán - Nguyên nhân nào làm cho vật thay đổi vận tốc ? - Các lực không cân bằng tác dụng lên vật thì vận tốc của vật như thế nào ? - Các lực cân bằng tác dụng lên vật thì vận 12
tốc của vật như thế nào ? - GV cho Hs nghiên cứu thông tin về máy b. Thí nghiệm kiểm tra. A tút - Gv giới thiệu về máy A tút - Hs tìm hiểu về máy A tút - GV cho Hs nghiên cứu câu hỏi và làm - Thảo luận nhóm trả lời C2, C3,C4 TN cho Hs quan sát - Quan sát TN do GV làm - Gv hướng dẫn Hs trả lời C2, C3,C4 Kết luận: Dưới tác dụng hai lực cân - GV cung cấp bảng số liệu TN cho Hs bằng lên vật đang chuyển động vẫn cứ quan sát. tiếp tục chuyển động thẳng đều của - Hãy tính vận tốc của quả nặng A ? - Hãy nhận xét về chuyển động của quả nặng A ? - Vậy vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế naò ? Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức về khái niệm lực cân bằng. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Nội dung Bài 1: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên? A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. B. Hai lực cùng phương, ngược chiều. C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. D. D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều. Bài 2: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần đều. B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại. C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa. D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về quán tính trả lời câu hỏi vận dụng SGK. Hiểu quán tính là gì, giải thích các hiện tượng liên quan đến quán tính. - Nhiệm vụ của HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk. GV: Y/C HS đọc SGK II. Quán tính GV: Trả lời câu C6 làm thí nghiệm chứng 1. Nhận xét: Mọi vật đều không thay đổi minh. vận tốc một cách đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. 2. Vận dụng: 13
Câu C6: Búp bê ngã về phía sau vì chân GV: Trả lời câu C7 làm thí nghiệm chứng búp bê chuyển động theo xe nhưng thân minh. chưa kịp chuyển động theo nên ngã về phía sau. Câu C7: Búp bê ngã về phía trước vì GV: Y/C HS đọc và trả lời câu C8. chân búp bê không chuyển động theo xe nhưng thân vẫn chuyển động theo nên ngã về phía sau. Củng cố - Hai lực cân bằng là gì? HS đọc và trả lời câu C8. - Vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào? - Vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào? - Vì sao mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được? 2.5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS hiểu thêm về quán tính - Nhiệm vụ của HS: về nhà tìm hiểu về các quán tính xuất hện trong cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt". GV cho HS về nhà tìm thêm về nhà tìm hiểu về các quán tính xuất hện trong cuộc sống và giải thích tại sao? Những vật có khối lượng lớn thì quán tính như thế nào? ****************************************************************** Soạn ngày 1 tháng 10 năm 2020 Tiết 6:
Bài 6: LỰC MA SÁT. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết thêm một loại lực cơ học là lực ma sát, bước đầu phân biệt sự xuất hiện loại lực là lực ma sát, ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn. Đặc điểm của mỗi loại ma sát này. 2. Kỹ năng: - Làm thí nghiệm để phát hiện lực ma sát nghỉ. - Kể và phân tích được một số hiện tượng về ma sát có lợi, ma sát có hại trong đời sống và trong kỹ thuật. - Nêu được cách khắc phục làm giảm ma sát có tác hại, tăng ma sát có lợi trong từng trường hợp. 3. Thái độ : Cẩn thận, nghiêm túc và hợp tác khi làm thí nghiệm. 4. Năng lực: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: - GV: 1 lực kế, 1 miếng gỗ, 1 quả nặng, 1 xe lăn, tranh vẽ vòng bi bảng phụ - HS: Đọc tìm hiểu trước bài ở nhà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 14
- Mục tiêu: Kiểm tra 15 phút. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ học tập của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, lắng nghe tình huống khởi động mà GV đặt ra. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra 15 phút Đề ra 1 Câu 1 : Thế nào là hai lực cân bằng ? Câu 2 : Biểu diễn các lực sau bằng mũi tên với tỉ lệ xích 1cm ứng với 1N + Trọng lực vật nặng có khối lượng 500g + Lực tác dụng lên vật A có phương tạo với phương nằm ngang một góc 450 chiều sang trái hướng lên có cường độ 3N. Biểu điểm Câu 1 : Nêu đúng khái niệm hai lực cân bằng 5đ Câu 2 : Tính trọng lực P = 10.m = 5N 1đ + Biểu diễn đúng trọng lực về điểm đặt, phương chiều, tỉ lệ xích 2đ + Biểu diễn đúng lực về điểm đặt, phương chiều, tỉ lệ xích 2đ Đề ra 2 Câu 1 : Thế nào là hai lực cân bằng ? Câu 2 : Biểu diễn các lực sau bằng mũi tên với tỉ lệ xích 1cm ứng với 1N + Trọng lực vật nặng có khối lượng 400g + Lực tác dụng lên vật A có phương tạo với phương nằm ngang một góc 450 chiều sang trái hướng lên có cường độ 6N. Biểu điểm Câu 1 : Nêu đúng khái niệm hai lực cân bằng 5đ Câu 2 : Tính trọng lực P = 10.m = 4N 1đ + Biểu diễn đúng trọng lực về điểm đặt, phương chiều, tỉ lệ xích 2đ + Biểu diễn đúng lực về điểm đặt, phương chiều, tỉ lệ xích 2đ Tình huống khởi động: GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Bước đầu nhận biết thêm một loại lực cơ học là lực ma sát, bước đầu phân biệt sự xuất hiện loại lực là lực ma sát, ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn. Đặc điểm của mỗi loại ma sát này. - Nhiệm vụ của HS: Suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, HS làm thí nghiệm….để hình thành kiến thức mới - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. Lực ma sát trượt I. Khi nào có lực ma sát ? GV: Thông báo những thí dụ xuất hiện ma 1. Lực ma sát trượt. sát trượt như SGK. 15
- Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm đẩy cho miếng gỗ trượt trên mặt bàn. - Mô tả hiện tượng xãy ra? - Nếu không có lực nào tác dụng lên miếng gỗ hoặc các lực tác dụng lên miếng gỗ là cân bằng thì miếng gỗ vẫn cứ chuyển động thẳng đều, tại sao miếng gỗ dừng lại? - Vậy lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? xuất iện ở đâu? - Lấy ví dụ về sự xuất hiện lực ma sát trượt trong đời sống và trong kỹ thuật ? - Cho học sinh làm thí nghiệm tác dụng vào xe lăn trên bàn - Xe lăn chậm dần rồi dừng lại, đã có lực nào tác dụng vào xe? - Lực ma sát lăn sinh ra khi nào? Tìm ví dụ về ma sát lăn trong đời sống và kỹ thuật? - So sánh cường độ lực ma sát trượt và cường độ lực ma sát lăn ? GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm hình 6.2. - Tại sao trong thí nghiệm mặc dù có lực tác dụng vào miếng gỗ nhưng miếng gỗ vẫn đứng yên? - Lực ma sát nghỉ sinh ra khi nào? Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật GV hướng dẫn Hs đọc và trả lời các câu C6 và C7.
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên mặt một vật khác. 2. Ma sát lăn.
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên mặt một vật khác. - Trong cùng điều kiện cường độ của lực ma sát trượt lớn hơn cường độ của lực ma sát lăn. 3. Ma sát nghỉ. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt khi bị lực khác tác dụng.
II. Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật 1. Ma sát có hại. - Ma sát trượt giữa đĩa và xích làm mòn đĩa và xích: cách làm giảm: tra dầu mỡ bôi trơn xích và đĩa. - Lực ma sát trượt của trục làm mòn trục và cản chuyển động quay của bánh xe: Cách làm giảm thay bằng trục quay có ổ bi. - Lực ma sát trượt lớn nên khó đẩy, cách HS: Tự trả lời câu C9. làm giảm: thay bằng ma sát lăn. - GV: 2. Ma sát có thể có ích. + Trong quá trình lưu thông đường bộ, ma - Không có lực ma sát bảng trơn nhẵn quá sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các không thể viết được: Cách làm giảm: Tăng 16
bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa độ nhám của bảng và phấn. phanh và vành bánh xe làm phát sinh các - Không có lực ma sát giữa mặt răng của bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi ốc vít con ốc sẽ lỏng dần khi bị rung động: khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi Cách làm giảm: Làm các rãnh của ốc vít. trường; ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh. + Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức về lực ma sát. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Trong các trường nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày. C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động. Bài 2 Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về quán tính trả lời câu hỏi vận dụng SGK. Hiểu quán tính là gì, giải thích các hiện tượng liên quan đến quán tính. - Nhiệm vụ của HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk. GV: Y/C HS hoạt động cá nhân làm câu III. Vận dụng C8 Câu C8: Ma sát giữa chân và nền nhà nhỏ GV: Củng cố lại toàn bộ kiến thức bài nên dễ bị trượt, ma sát này có lợi. học Ma sát giữa lốp xe và mặt đường nhỏ nên dễ bị trượt, ma sát này có lợi. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS hiểu thêm về lực ma sát - Nhiệm vụ của HS: về nhà tìm hiểu về lực ma sát. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biêt". GV cho HS về nhà tìm thêm về nhà tìm hiểu về ma sát có lợi được ứng dụng những lĩnh vực, thiết bị hay máy móc nào trong cuộc sống? Cách làm tăng ma sát có lợi đó là gì? ***************************************************************** 17
Soạn ngày 7 tháng 10 năm 2020 Tiết 7 : ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Ôn lại những kiến thức đã học để học chuẩn bị kiểm tra 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng công thức để giải bài tập. Rèn luyện kỹ năng biểu diễn véc tơ lực 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập 4. Năng lực: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên chuẩn bị một số bài tập trọng tâm, tiêu biểu để phục vụ cho việc ôn tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ. - Nhiệm vụ học tập của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, lắng nghe tình huống khởi động mà GV đặt ra. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. HS1: Em hãy cho biết lực ma sát trượt sinh ra khi nào? Nêu lợi ích của ma sát và cách làm tăng ma sát có lợi? HS2: Lực ma sát lăn sinh ra khi nào? Nêu tác hại của lực ma sát và các làm giảm ma sát có hại? Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học để học chuẩn bị kiểm tra - Nhiệm vụ của HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. - Chuyển động cơ học là gì ? 1. Chuyển động đều và đứng yên : - Khi nào vật đứng yên ? - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí - Vì sao nói chuyển động và đứng yên có của một vật so với vật khác được chọn làm tính tương đối ? mốc. - Nếu một vật không thay đổi vị trí của nó - Nêu các dạng chuyển động thường gặp so với vật khác thì gọi là đứng yên so với trong thực tế ? vật ấy. - Chuyển động và đứng yên có tính tương đối. (Tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc) - Các dạng chuyển đông thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. 2. Vận tốc - Chuyển động đều, chuyển - Vận tốc là gì ? động không đều. 18
a. Vận tốc - Là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay - Công thức tính vận tốc và nói rõ đơn vị chậm của chuyển động và được xác định các đại lượng trong công thức ? bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Công thức tính vận tốc:
- Nêu ý nghĩa của vận tốc ?
S
V= t Trong đó : V là vận tốc. Đơn vị : m/s hoặc km/h S là quãng đường. Đơn vị : m hoặc km t là thời gian. Đơn vị : s ( giây ), h ( giờ ) b. Chuyển động đều: Là chuyển động mà - Thế nào là chuyển động đều ? Thế nào là vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời chuyển động không đêì ? Vởn tốc trung gian bình của chuyển động không đều được tính c. Chuyển động không đều: Là chuyển động mà độ lớn vận tốc thay đổi theo thời như thế nào ? gian. Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng độ dài quãng đường đó chia cho tổng thời gian đi hết quãng đường đó. s t
Vtb= = - Vì sao nói lực là đại lượng véc tơ ? - Nêu cách biểu diễn lực ?
s1 + s2 + .... t1 + t2 + ....
3. Lực và vận tốc- Biểu diễn lực a. Lực và sự thay đổi vận tốc - Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động b. Biểu diễn lực - Lực là đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực + Phương, chiều trùng với phương và chiều của lực + Độ dài biểu thị cường độ lực theo tỉ lệ xích cho trước 4. Sự cân bằng lực- Quán tính a. Hai lực cân bằng: Là hai lực cùng đặt - Thế nào là hai lực cân bằng ? Tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, của hai lực cân bằng lên vật đang đứng yên phương nằm trên cùng một đường thẳng, sẽ như thế nào, vật đang chuyển động đều chiều ngược nhau. sẽ ra sao ? b. Tác dụng của hai lực cân bằng lên 19
một vật Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này gọi là chuyển động theo quán tính. c. Quán tính Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là - Lực ma sát sinh ra khi nào ? quán tính - Nêu lợi ích của ma sát và cách làm tăng Vật có khối lượng lớn thì quán tính lớn ma sát có lợi ? 5. Lực ma sát - Nêu tác hại của ma sát và cách làm giảm a. Lực ma sát trượt: Sinh ra khi một vật ma sát có hại ? chuyển động trượt trên bề mặt vật khác b. Lực ma sát lăn: Sinh ra khi một vật chuyển động lăn trên bề mặt vật khác c. Lực ma sát nghỉ: Giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác động của lực Hoạt động 3 : Luyện tập, vận dụng - Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức đã học về vận tốc, lực. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Một vật chuyển động trong 20 giây đầu được 50m, một phút tiếp theo chuyển động với vạn tốc 18km/h và trong 0,5 phút cuối vật chuyển động với vận tốc 4m/s. a. Tính quãng đường vật đi trong toàn bột thời gian b. Tính vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường c. Tính vận tốc trung bình trong 1,5 phút cuối - Tính quãng đường đi vật thứ 2 ? a. Quãng đường thứ 2 vật đi - Tính quãng đường đi vật thứ 3 ? S2 = v2.t2 = 60.5 = 300m Quãng đường thứ 3 vật đi S3 = v3.t3 = 4.30 = 120m Quãng đường vật đi trong toàn bộ thời - Tính tổng quãng đường đi ? gian - Tính vận tốc trung bình trên toàn quãng S = s1 + s2 + s3 = 50 + 300 + 120 = 470m đường ? b. Vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường - Quán tính là gì ?
vtb=
s1 + s2 + s3 470 470 = = m/ s t1 + t2 + t3 20 + 60 + 30 110
- Tính vận tốc trung bình trong 1,5 phút cuối ? c. Vận tốc trung bình trong 1,5 phút cuối v’tb=
s2 + s3 300 + 120 420 = = m/s t 2 + t3 60 + 30 90
Bài tập 2 : Biểu diễn các lực sau với tỉ lệ xích 1cm ứng với 2N 20
a. Lực F1 có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 5N. b. Trọng lực của vật có khối lương 500g. c. Lực F3 có phương hợp với phương ngang một góc 450 chiều từ trái sang phải hướng lên trên và có cường độ 6N. HD Bài tập 3 : Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực F1 và F2 biết F1 = 15N. a. Các lực F1 và F2 có đặc diểm gì? Tìm độ lớn của lực F2? b.Tại một thời điểm nào đó F1 mất đI vật sẽ chuyển động như thế nào Hoạt động 4 : Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS hiểu thêm về lực ma sát - Nhiệm vụ của HS: về nhà tìm hiểu về lực ma sát. - Cách thức tiến hành: GV cho HS về nhà tìm thêm về nhà tìm hiểu về ma sát có hại trong những lĩnh vực, thiết bị hay máy móc nào trong cuộc sống? Cách làm tăng ma sát có hại đó là gì? ********************************************************************** Soạn ngày 13 tháng 10 năm 2020 KIỂM TRA Tiết 8: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiểm tra việc nắm vững kiến thức của học sinh từ đó giáo viên có biện pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy. 2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức để gải các bài tập liên quan. 3. Thái độ: Kiểm tra đánh giá học sinh qua một quá trình học tập ở nửa đầu chương cơ học. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năm lực tính toán II. CHUẨN BỊ: Đề, đáp án III. NỘI DUNG KIỂM TRA: Đề 1 Câu 1 : a. Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? Nêu cách biểu diễn lực ? b. Hãy biểu diễn các lực sau với tỉ lệ xích 1cm ứng với 5N + Trọng lực của vật có khối lượng 2kg. + Lực F1 tác dụng lên vật A có phương tạo với phương nằm ngang một góc 300 chiều sang trái hướng lên, có cường độ 15N. Câu 2 : a. Hai lực cân bằng là gì ? b. Khi bút máy bị tắc mực, học sinh thường cầm bút máy vẩy mạnh cho mực văng ra. Kiến thức nào đã được áp dụng? Hãy giải thích hiện tượng? Câu 3 : a. Lực ma sát trượt sinh ra khi nào ? b. Một ô tô đang chuyển động đều với lực ma sát không đổi là 600N. Hỏi + Lực kéo của động cơ là bao nhiêu ? + Nếu lực kéo của ô tô là 700N thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào ?
21
Câu 4 : Một vận động viên đi xe đạp đi đoạn lên dốc dài 45km với vận tốc 20km/h. Đoạn xuống dốc dài 30km trong 30 phút. Đoạn đường bằng đi với vận tốc 10m/s trong 15 phút. a. Tính toàn bộ quãng đường đi ? b. Tính vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường ? Đáp án và biểu điểm Câu 1 a. HS trả lời đúng vì sao nói lực là đại lượng véc tơ 0,25đ - Nêu đúng cách biểu diễn lực 0,75đ 1đ b. + Vễ đúng véc tơ trọng lực F1 + Vẽ đúng lực về phương và chiều 1đ Câu 2 : Phát biểu đúng khái niệm 1đ Giải thích đúng hiện tượng quán tính khi rảy bút mực 1đ 1đ Câu 3 : Nêu đúng lực ma sát trượt sinh ra khi nào Tìm đúng lực kéo F = Fms = 600N 0,5đ Ô tô chuyển động nhanh lên vì F’>Fms 0,5đ Câu 4 : (3 điểm) Quãng đường thứ ba vận động viên đi S3 = v3.t3 = 10.900 = 9000m = 9km 0,5đ Toàn bộ quãng đường vận động viên đi S = S1 + s2 + s3 = 45 + 30 + 9 = 84km 0,5đ b. Thời gian đi quãng đường đầu là t1 =
s1 45 = = 2,25h v1 20
0,5đ
Tính toàn bộ thòi gian đi Vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường là Vtb=
s1 + s2 + s3 45 + 30 + 9 84 = = km / h t1 + t2 + t3 2,25 + 0,5 + 0,25 3
0,5đ 1đ
Đề 2 Câu 1 : a. Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? Nêu cách biểu diễn lực ? b. Hãy biểu diễn các lực sau với tỉ lệ xích 1cm ứng với 5N + Trọng lực của vật có khối lượng 1500g. + Lực F1 tác dụng lên vật A có phương tạo với phương nằm ngang một góc 300 chiều sang trái hướng lên, có cường độ 25N. Câu 2 : a. Hai lực cân bằng là gì ? b. Khi bút máy bị tắc mực, học sinh thường cầm bút máy vẩy mạnh cho mực văng ra. Kiến thức nào đã được áp dụng? Hãy giải thích hiện tượng? Câu 3 : a. Lực ma sát trượt sinh ra khi nào ? b. Một ô tô đang chuyển động đều với lực ma sát không đổi là 400N. Hỏi + Lực kéo của động cơ là bao nhiêu ? + Nếu lực kéo của ô tô là 500N thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào ?
22
Câu 4 : Một vận động viên đi xe đạp đi đoạn lên dốc dài 45km với vận tốc 20km/h. Đoạn xuống dốc dài 30km trong 30 phút. Đoạn đường bằng đi với vận tốc 10m/s trong 15 phút. a. Tính toàn bộ quãng đường đi ? b. Tính vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường ? Đáp án và biểu điểm Câu 1 a. HS trả lời đúng vì sao nói lực là đại lượng véc tơ 0,25đ - Nêu đúng cách biểu diễn lực 0,75đ 1đ b. + Vễ đúng véc tơ trọng lực F1 + Vẽ đúng lực về phương và chiều 1đ Câu 2 : Phát biểu đúng khái niệm 1đ Giải thích đúng hiện tượng quán tính khi rảy bút mực 1đ 1đ Câu 3 : Nêu đúng lực ma sát trượt sinh ra khi nào Tìm đúng lực kéo F = Fms = 500N 0,5đ Ô tô chuyển động nhanh lên vì F’>Fms 0,5đ Câu 4 : (3 điểm) Quãng đường thứ ba vận động viên đi S3 = v3.t3 = 10.900 = 9000m = 9km 0,5đ Toàn bộ quãng đường vận động viên đi S = S1 + s2 + s3 = 45 + 30 + 9 = 84km 0,5đ b. Thời gian đi quãng đường đầu là t1 =
s1 45 = = 2,25h v1 20
0,5đ
Tính toàn bộ thòi gian đi Vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường là Vtb=
s1 + s2 + s3 45 + 30 + 9 84 = = km / h t1 + t2 + t3 2,25 + 0,5 + 0,25 3
0,5đ 1đ
************************************************************** Soạn ngày 19 tháng 10 năm 2020 Tiết 9:
Baì 7: ÁP SUẤT. I . MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất. - Viết công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. 2. Kỹ năng: - Vận dụng được công thức tính áp suất để giải được các bài tập về áp lực, áp suất. - Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp. 3. Thái độ: Cẩn thận , nghiêm túc và hợp tác khi làm thí nghiệm 23
4. Năng lực: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chậu nhựa đựng bột mịn, ba thỏi kim loại giống nhau, hình vẽ 7.4, 7.1. - HS: Mỗi nhóm 1 chậu nhựa đựng bột mịn, ba miếng kim loai hình chữ nhật III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ học tập của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV, lắng nghe tình huống khởi động mà GV đặt ra. - Cách thức tiến hành: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. Kiểm tra bài cũ Hai học sinh trả lời bài cũ , cả lớp theo a. Kiểm tra bài cũ. - HS1 : Lực ma sát sinh ra khi nào ? dõi nhận xét Hãy biểu diễn lực ma sát khi một vật được kéo trên mặt đất chuyển động thẳng đều - HS2 : Chữa bài tập 6.4 SBT b. Tình huống khởi động: GV đặt vấn đề như SGK Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất. Viết công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. - Nhiệm vụ của HS: Suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, HS làm thí nghiệm….để hình thành kiến thức mới - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1. Hình thành khái niệm áp lực - Quan sát hình 7.2 cho biết lực mà I. áp lực là gì? người và tủ tác dụng lên nền nhà là lực áp lực là lực ép có phương vuông góc nào? với mặt bị ép. - Lực đó có phương và chiều như thế nào so với nền nhà? HS: Trả lời câu C1. - Gv thông báo kháI niệm áp lực Lực tác dụng của máy kéo tác dụng lên - Gv hướng dẫn Hs thảo luận C1 mặt đường. - Tìm thêm ví dụ về áp lực? Hb: Cả hai lực. - Gv trong các trường hợp sau trường hợp nào là áp lực?
24
F
F b
a F
F
d c 2. Nghiên cứu áp suất - Quan sát hình 7.4 nêu dụng cụ Tn và II. Áp suất cách tiến hành TN? 1. Tác dụng của áp suất phụ thuộc vào - Gv cho hs làm TN như hình 7.4 những yếu tố nào? - Hãy điền số thích hợp vào ô trống? - Trong hai trường hợp 1 và 2 đại lượng HS: Trả lời các câu hỏi của gv và rút ra nào thay đổi, đại lượng nào cố định? kết luận và ghi vở - trường hợp nào lún nhiều hơn? Tác dụng của áp suất càng lớn khi áp Trong trường hợp 1 và 3 độ lún nào lớn lực càng lớn và diện tích bị ép càng hơn? Trong hai trường hợp này so sánh nhỏ. đại lượng F và S? 2. Công thức tính áp suất. - Từ bảng so sánh em rút ra kết luận về - áp suất là độ lớn của áp lực trên một tác dụng của áp lực phụ thuộc những đơn vị diện tích bị ép. yếu tố nào? Công thức tính áp suất. GV: Đưa ra công thức tính áp suất, đơn p = F Trong đó: F là áp lực tác dụng. S vị do của các đại lượng trong công thức S là diện tích mặt bị ép. GV: áp suất là gì? p là áp suất. GV: Độ Lớn áp lực là F - Đơn vị F là Niu tơn (N) - Diện tích mặt bi ép là S - Đơn vị S là mét vuông (m2) Vậy áp suất được tính như thế nào?. 2 GV : Thông báo cho HS kí hiệu của áp Đơn vị áp suất thường dùng là: N/m gọi là Pa. 1 Pa = 1N/m2. suất là P - Đơn vị áp suất là gì? - Nói áp suất là 100N/m2 có nghĩa như thế nào? Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức về áp suất - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất? 25
A. Người đứng cả 2 chân. B. Người đứng một chân. C. Người đứng cả 2 chân nhưng cúi người xuống. D. Người đứng cả 2 chân nhưng tay cầm quả tạ. Bài 2: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào không đúng? A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về áp suất trả lời câu hỏi vận dụng SGK. Hiểu quán tính là gì, giải thích các hiện tượng liên quan đến áp suất - Nhiệm vụ của HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk. GV: Y/C HS trả lời câu C4 và C5. III. Vận dụng Lấy thêm ví dụ trong thực tế làm tăng C4: Dựa vào nguyên tắc: áp suất càng áp suất, giảm áp suất? lớn khi lực ép càng lớn, diện tích mặt bị - Hãy nêu nguyên tắc tăng giảm áp suất ép càng nhỏ và ngược lại để làm giảm trong đời sống và kỹ thuật? áp suất ta giảm áp lực và tăng diện tích bị ép. Ví dụ: Lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắc. Vì dưới tác dụng của cùng một áp GV: Cho hs đọc và ghi tóm tắt đề. lực nếu diện tích bị ép càng nhỏ thì áp Fxt = 34000N suất càng lớn, tác dụng của áp lực càng 2 Sxt = 1,5 m . lớn. 2 Fô= 250 cm . C5 : áp suất tác dụng lên mặt đường của Tính áp xuất và so sánh. ô tô là F 20000 Hướng dẫn về nhà pô = = = 800000 N / m 2 . S 0,25 - Làm bài tập trong SBT. - Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc phần có áp xuất của xe tăng lên mặt đường là: thể em chưa biết F 34000 px = x = = 226666,6 N / m 2 - Đọc tìm hiểu trước bài 8 ÁP SUẤT Sx 1,5 CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU Vì áp suất của xe tăng lên mặt đường nhỏ hơn áp xuất của ô tô lên mặt đường nên ô tô dễ bị lún. Hoạt động 5 : Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS hiểu thêm về áp suất - Nhiệm vụ của HS: về nhà tìm hiểu về áp suất. - Cách thức tiến hành: GV cho HS tìm hiểu “có thể em chưa biết” tìm hiểu áp suất ánh sáng và một số áp suất ở trang 72 (sgk) 26
- GV cho HS về nhà tìm thêm về nhà tìm hiểu áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt, đổ vỡ các công trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người như thế nào? Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường, ngoài ra còn gây ra các vụ sập, sạt lở đá ảnh hưởng đến tính mạng công nhân như thế nào? Soạn ngày 25 tháng 10 năm 2020 Tiết 10:
Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp xuất trong lòng chất lỏng. - Viết được công thức tính áp suất trong lòng chất lỏng, nêu được tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. 2. Kỹ năng: Vận dụng được công thức tính áp xuất trong lòng chất lỏng giải thích được một số bài tập đơn giản. 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: - GV: Mỗi nhóm HS. Bình nhựa hình trụ có đáy C bịt màng cao su, thành bình có hai lỗ A, B bịt màng cao su. - HS: Đọc tìm hiểu trước bài ở nhà III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ a. Kiểm tra bài cũ. Một học sinh trả lời bài cũ HS: áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, nêu ký Cả lớp theo dõi nhận xét hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: M« t¶ ®−îc thÝ nghiÖm chøng tá sù tån t¹i cña ¸p xuÊt trong lßng chÊt láng. ViÕt ®−îc c«ng thøc tÝnh ¸p suÊt trong lßng chÊt láng, nªu ®−îc tªn ®¬n vÞ cña c¸c ®¹i l−îng cã mÆt trong c«ng thøc. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 27
1 : Tìm hiểu về áp suất chất lỏng lên đáy bình, thành bình và trong lòng nó. - Tìm hiểu dụng cụ TN và cách tiến I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng hành TN? chất lỏng GV: Hướng dẫn học sinh làm thí 1. Thí nghiệm 1: - Hs tìm hiểu dụng cụ TN và cách tiến nghiệm 1, trả lời các câu hỏi C1và C2. - Tìm hiểu dụng cụ TN và cách tiến hành TN. hành TN 2? - Hs tiến hành TN theo nhóm quan sát GV: Hướng dẫn học sinh làm thí hiện tượng và trả lời các câu hỏi nghiệm 2, trả lời các câu hỏi C3 và C4. C1: Qua thí nghiệm chứng tỏ có áp suất - Qua TN em rút ra kết luậngì? tác dụng lên đáy bình và thành bình. - Chất lỏng gây áp suất tác dụng theo 2. Thí nghiệm 2: C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi các phương như thế nào trong lòng nó? phương lên các vật trong lòng nó. - GV: Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ 3. Kết luận: gây ra một áp suất rất lớn, áp suất này Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên truyền theo mọi phương gây ra sự tác đáy bình mà lên cả thành bình và các động của áp suất rất lớn lên các sinh vật vật bên trong lòng nó. sống trong đó. Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác dụng hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái. - Biện pháp: + Tuyên truyền để ngư dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá + Có biện pháp ngăn chặn hành vi đánh bắt cá này. 2 : Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng F II. Công thức tính áp suất chất lỏng - Chứng minh: từ p = ta có P = dh.? S - P = dh trong đó p là áp suất ở đáy cột Chú ý: Từ công thức trên ta có áp suất chất lỏng, d là trọng lượng riêng của cột gây ra tại các điểm trong chất lỏng ở chất lỏng, h là chiều cao của cột chất cùng độ sâu luôn luôn bằng nhau. lỏng. - áp suất chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố P tính ra đơn vị Pa, d tính ra đơn vị nào? N/m2, h tính ra đơn vị m. Dầu - Hãy so sánh áp suất tại A,B, C trong lòng chất lỏng? Nước A*
-
* B C*
D
28
E
- Hãy so sánh áp suất tác dụng lên D và E ở đáy hai bình? Biết hai bình có cùng độ cao - Những điểm nằm trên cùng mặt nằm ngang thì áp suất như thế nào? Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức về áp suất chất lỏng - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Tại sao khi ta lặn luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng? Bài 2: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về áp suất trả lời câu hỏi vận dụng SGK. Hiểu quán tính là gì, giải thích các hiện tượng liên quan đến áp suất - Nhiệm vụ của HS: trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk. Đọc và trả lời các câu hỏi phần vận C6: Vì khi lặn sâu xuống biển, áp suất dụng do nước biển gây nên lên tới hàng nghìn N/m2. Nếu người thợ lặn không mặc áo Củng cố - Viết công thức tính áp suất trong chất lặn chịu áp suất lớn thì con người không lỏng, nêu ký hiệu của các đại lượng có thể chịu được áp suất này. mặt trong công thức, đơn vị đo của các Câu C7. áp suất của nước tác dụng lên đại lượng đó? đáy thùng là: p1 = dh1 = 10000. 1,2 = 12000N/m2. áp suất của nước tác dụng lên điển cách đáy thùng 0,4 m là: p2 = dh2 = 10000(1,2 - 0,4) = 8000N/m2. Hoạt động 5 : Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS hiểu thêm về áp suất chất lỏng - Nhiệm vụ của HS: về nhà tìm hiểu về áp suất chất lỏng trong thực tế cuộc sống - Cách thức tiến hành: GV cho HS tìm hiểu “có thể em chưa biết” tìm hiểu áp suất chất lỏng ****************************************************************
29
Ngày soạn: 1/11/2020 Tiết 11:
BÌNH THÔNG NHAU - MÁY NÉN THUỶ LỰC
I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực là dựa trên nguyên tắc bình thông nhau và hoạt động dựa trên nguyên lí Pa-xcan 2. Kỹ năng: - Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp. - Dùng nguyên lí Pa-xcan để giải thích nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau và làm 1 số bài tập vận dụng 3. Thái độ: Yêu thích khoa học, làm việc trung thực, tinh thần hợp tác nhóm. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Giải thích được vì sao chất rắn và khí truyền áp suất đi theo mọi phương và cách tính áp suất đối với trường hợp bình thông nhau chứa hai chất lỏng khác nhau. II. Chuẩn bị: Mỗi nhóm: Bình thông nhau, cốc nước, tranh máy nén thuỷ lực III. Hoạt động dạy học Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ a. Kiểm tra bài cũ. Một học sinh trả lời bài cũ HS: Vì sao có áp suất chất lỏng? Viết công thức tính Cả lớp theo dõi nhận xét áp suất chất lỏng, nêu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức Tình huống khởi động : Chúng ta biết khi sửa chữa ô tô hoặc thay lốp xe thì người thợ dúng một máy nhỏ và có thể nâng nổi ô tô. Vậy dụng cụ đó hoạt động dựa trên nguyên lý náo ? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực là dựa trên nguyên tắc bình thông nhau và hoạt động dựa trên nguyên lí Pa-xcan - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1. Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của bình thông nhau. 30
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bình thông nhau trong nhóm và cho biết cấu toạ của bình thông nhau. Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên GV: Yêu cầu cá nhân làm bài tập C5 Học sinh làm theo yêu cầu cảu giáo viên GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm kiểm tra Học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành thí nghiệm, lưu ý trường hợp C
GV: Yêu cầu học sinh rút ra kết luận
I. Bình thông nhau 1. Cấu tạo: Gồm 2 hoặc nhiều nhánh thông đáy với nhau.
2. Hoạt động: Trường hợp a: Tại A chịu tác dụng áp suất PA = hA.d Tại B chịu tác dụng áp suất PB = hB.d hA > hB -> PA > PB ->Lớp nước D sẽ chuyển động từ nhánh A sang nhánh B Trường hợp b: hB > hA -> PB > PA ->nước chảy từ B sang A Trường hợp C: hB = hA -> PB = PA ->nước đứng yên 3. Thí nghiệm 4. Kết luận: trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn có cùng một độ cao.
GV: Mở rộng cho học sinh cách tính độ cao, áp suất đối với bình thông nhau và mở rộng cho học sinh giỏi đối với trường hợp bình thông nhau chứa hai chất lỏng khác nhau. 2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy nén thuỷ lực GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về bình II. Máy nén thuỷ lực thông nhau, bình thông nhau được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và kỹ thuật ta tìm hiểu một ứng dụng rất phổ biến: Máy nén thuỷ lực. 1. Cấu tạo:
31
F GV: Treo S tranh máy nén s A thuỷ lực yêu Van một cầu học sinh f chiều nêu cấu tạo và hoạt động của Hình máy nén thuỷ lực HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên
2. Hoạt động:
Theo nguyên lí Pa-xcan: F1 F2 FS = ⇒ F2 = 1 2 S1 S 2 S1
GV: Căn cứ vào hình vẽ hướng dẫn học sinh nguyên tắc hoạt động: Dựa trên Kết luận: Pít tông lớn có diện tích lớn hơn nguyên tắc bình thông nhau: Tác dụng lực pít tông nhỏ bao nhiêu lần thì tác dụng lên F1 lên pits tông nhỏ có diện tích S1 lực này pít tông lớn lớn hơn lực tác dụng lên pít gây áp suất P1= F1/S1 lên chất lỏng đựng tông nhỏ bấy nhiêu lần trong bình kính và được truyền đi nguyên vẹn sang pít tông lớn có diện tíc S2 và gây nên lực nâng F2 lên pits tông này. Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức về bình thông nhau, máy dùng chất lỏng - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. Bài 1: Trong bình thông nhau vẽ ở hình 8.7, nhánh lớn có tiết diện lớn gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30 cm. Tìm chiều cao của cột nước ở hai nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về bình thông nhau, máy nén thủy lực. - Nhiệm vụ của HS: trả lời các câu hỏi và bài tập của GV - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk. Yêu cầu học sinh trả lưòi câu C8 III. Vận dụng Bài tập vận dụng: Tác dụngmột lực 600N C8. ấm có vòi cao hơn đựng nhiều nước lên pits tông nhỏ của máy thuỷ lực. Biết hơn vì ấm và vòi là bình thông nhau nên diện tích của pits tông nhỏ là S1=3cm2 của mực nước ở ấm và vòi cùng độ cao. 32
pits tông lớn là S2 = 330cm2. Tính Bài tập máy nén thuỷ lực: f 600 a. áp suất tác dụng lên pits tông nhỏ ? 2 a. p = 1 = = 2.000.000 n/m −4 b. Lực tác dụng lên pít tông lớn ? S1 3.10 Cũng cố f2 Giáo viên chốt lại các kiến thức cơ bản đã b. P = S 2 ⇒ f 2 = P.S1 = 66000 N học GV mở rộng đối với chất khí Dặn dò: Làm các bài tập sách bìa tập, quan sát hình dạng hộp sữa đã uống song và tự học trước bài áp suất khí quyển. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về vai trò của áp suất khí quyển - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về ứng dụng của bình thông nhau, máy nén thủy lực. GV cho HS về nhà tìm thêm về lên mạng tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về ứng dụng của bình thông nhau, máy nén thủy lực. ****************************************************************** Soạn ngày: 8 / 11/ 2020 TIẾT 12: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giải thích được sự tồn tại lớp khí quyển, áp suất khí quyển. - Giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp. - Hiểu vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường tính theo chiều cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2. 2. Kỹ năng: HS biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức đã học để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển. 3. Thái độ : Cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ - Mỗi nhóm HS: - Ống thuỷ tinh dài 10 - 15 cm, tiết diện 2cm, cốc nước màu, hai miếng hút cao xu, tranh vẽ hình 9.5. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ HS1: Viết công thức tính áp suất trong chất lỏng, nêu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị đo của các đại lượng đó? Làm bài tập 8.1 SBT. 33
HS2: Nêu nguyên lý bình thông nhau? Làm bài tập 8.2 SBT. Tình huống khởi động - GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Giải thích được sự tồn tại lớp khí quyển, áp suất khí quyển. Giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp. Hiểu vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường tính theo chiều cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1 : Nghiên cứu về sự tồn tại của áp suất khí quyển GV: Y/C HS tự đọc thông báo SGK I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển - Khí quyển là gì? - Khí quyển là lớp không khí bao bọc - Vì sao có áp suất khí quyển? quanh trái đất dày hàn gngàn km - Khí quyển gây ra tác dụng áp suất theo - Không khí có trọng lượng gây ra áp các phương như thế nào? suất tác dụng lên mặt đất và cá vật - GV: Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. ở trong lòng nó. áp suất này tác dụng áp suất thấp, lượng ôxi trong máu giảm, theo mọi phương. ảnh hưởng đến sự sống của con người và động vật. Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng, áp suất tăng gây ra các áp lực chèn lên các phế nang của phổi và màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. - Biện pháp: Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình ôxi. GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm chứng minh và nêu các câu hỏi giải 1. Thí nghiệm 1 thích. HS: Các nhóm tự làm thí nghiệm 1và GV: Tại sao hộp lại bị bẹp về nhiều phía? trả lời câu hỏi C1. - Hộp bị móp theo nhiều phìa chứng tỏ áp suất khí quyển tác dụng như thế nào? - Hãy tìm hiểu dụng cụ TN 2 và cách tiến hành TN 2? - Tại sao khi bịt tay thì cột chất lỏng không bị tụt xuống? - Tại sao khi thả tay cột chất lỏng lại tụt - Khi hút sữa ra áp suất trong hộp 34
xuống? PKQ + Pn > PKq
giảm do áp suất ngoài hộp lớn hơn áp suất trong hộp nên ép hộp bị móp theo nhiều phía.
2. Thí nghiệm 2 HS làm TN 2 theo nhóm - Tìm hiểu dụng cụ và cách tiến hành TN HS: Trả lời câu hỏi C2 3? HS:Trả lời câu hỏi C3 GV: Giới thiệu thí nghiệm 3 GV: Hãy giải thích tại sao hai bán cầu không rời ra được? 3. Thí nghiệm 3 - GV qua thí nghiệm cho ta thấy áp suất khí 1HS: Đọc to thí nghiệm 3 quyển có thể gây ra một áp lực lớn. HS: Trả lời C4.. - Qua các TN ta đã chứng minh sự tồn tại áp suất khí quyển như thế nào? Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về áp suất khí quyển - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến Bài 1: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào trong nước nóng sẽ phồng lên như cũ. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên. Bài 2: Càng lên cao thì áp suất khí quyển: A.Càng tăng. B.Càng giảm. C.Không thay đổi. D.Có thể tăng và cũng có thể giảm Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về áp suất khí quyển. - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi III. Vận dụng sgk. Cá nhân HS trả lời các câu hỏi dưới sự - Vì sao áp suất khí quyển không tính hướng dẫn của GV theo công thức pkq = d.h? - Nói áp suất khí quyển là 76cmHg ó nghĩa như thế nào? GV gọi đại diện hs trả lời các câu hỏi - Hương dẫn HS về nhà Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng 35
- Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về vai trò của áp suất khí quyển - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về áp suất khí quyển - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". GV cho HS về nhà tìm thêm về tìm hiểu vai trò của khí quyển đối với sự sống trên trái đất. Và hãy nêu một số biện pháp để bảo vệ bầu khí quyển. ****************************************************************** Ngày 15/11/2020 Tiết 13: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh vận dụng công thức đã học để giải một số bài tập đơn giản 2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng - Rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh 3. Thái độ: Yêu thích môn học 4. Năng lực: Phát triển năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ - Gv chuẩn bị sẵn một số bài tập mẫu để hướng dẫn HS giải III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra 15 phút Đề ra Câu 1: Khí quyển là gì? Vì sao có áp suất khí quyển? Lấy ví dụ chứng minh sự tồn tại của áp suất khí quyển? Câu 2: Một người thợ lặn đang lặn xuống biển ở độ sâu 30m so với mặt nước biển a. Tính áp suất tác dụng lên người đó ở độ sâu đó? Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3. b. Cửa kính chiếu sáng của áo lặn có diện tính 180cm. Tính áp lực của nước biển tác dụng lên của kính ở độ sâu đó? Biểu điểm: Câu 1: Nêu đúng khái niệm khí quyển 2đ - Giải thích đúng sự tồn tại của áp suất khí quyển 2đ - Lấy ví dụ đúng 2đ Câu 2: Tính đúng áp suất 2đ 2đ - Tính đúng áp lực Hoạt động 2: Luyện tập, vận dụng - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về áp suất chất rắn, áp suất chất lỏng và máy nén thủy lực. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến 1. Giải bài 8.6(sbt) Hãy đọc đề bài? Bài ra cho biết gì? bắt tìm gì? H1 GV hướng dẫn học sinh giải bài toán H2 theo các bước: * A * B 36
Xét áp suất tại mặt phân cách hai chất lỏng. - Tại A chịu tác dụng áp suất nào? -Tại B chịu tác dụng áp suất nào? - áp suất tại A và B như thế nào? vì sao? 2: Giải bài 2 Một người thợ lặn xuống sâu 32m so với mực nước biểnbiết trọng lượng riêng trung bình của nước biển là d = 10300N/m2 a. Tính áp suất tại độ sâu ấy? b. Cửa chiếu sáng của kính lặn có diện tích 180cm2 . Tính áp lực tác dụng vào kính ở độ sâu ấy. GV hướng dẫn học sinh giải bài tập theo a. áp suât ở độ sâu 32m là các bước p = d.h = 10300.32 = 32960N/m2 - Tính áp suất tại độ sâu ấy b. áp lực tác dụng lên kính lặn - Tính áp lực tác dụng lên kính lặn F = p.S = 32960. 0,018 = 5932,8N 3: Giải bài 3 Một người nặng 450N , mỗi bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất là 150 cm2 tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất trong các trường hợp sau: a. người đó đứng cả hai chân ? b. người đó đứng một chân , một chân co c. người đó đứng trên một cái ghế 4 chân , diện tích mỗi chân ghế tiếp xúc với mặt đất là 15cm2. bỏ qua trọng lượng của ghế GV: Đề bài cho ta biết gi?cần phải xđ đail 1. Nếu người đó đứng cả hai chân thì diện lượng nào? tích tiếp xúc với mặt đất là: S = 150 . 2 = 300cm2 = 300 .10- 4m2 GV: Ta áp dụng công thức nào để tính? áp suất người đó tác dụng lên mặt đất GV: y/c một học sinh lên bảng trình bày GV: Y/c học sinh nhận xét
là: P =
450 = 15000 N / m2 −2 3.10
2. áp suất phải tìm khi người đó đứng một chân, một chân co là: P = 2P =30000 N/m2 (áp suất tỉ lệ thuận với áp lực và tỉ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc) 1. diện tích tiếp xúc của ghế với mặt đất là: S = 15 . 4 = 60cm2 = 60 .10 – 4m2 áp suất phải tìm là: P3 = F =
450 = 75000 N/m2 . −3 6.10
GV nhắc lại cho HS những kiến thức quan trọng GV chốt lại các bước giải bài tập Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về vai trò của bình thông nhau - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về bình thông nhau. 37
Giáo viên cho học sinh về nhà tìm hiểu một số bình thông nhau trong thực tế cuộc sống và giải thích hiện tượng trong mỗi tình huống thực tế đó? ****************************************************************** Ngày soạn 22/11/2020
TIẾT 14, 15, 16 CHỦ ĐỀ: LỰC ĐẨY ÁC SI MÉT - SỰ NỔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimet. Chỉ ra được đặc điểm của lực này. - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy acsimet. Nêu được ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức. Đơn vị đo của các đại lượng trong công thức. - Nghiệm lại lực đẩy ác si mét và thực hành đo được lực đẩy các si mét - Giải thích được khi nào thì vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. - Nêu được điều kiện vật nổi. Giải thích được hiện tượng vật nổi trong đời sống. 2. Kỹ năng : - Giải thích được các hiện tượng thường gặp có liên quan. - Vận dụng công thức để giải các bài tập đơn giản. - Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có - Sử dụng lực kế, bình chia độ để làm thí nghiệm kiểm chứng định luật Ac si met. - HS vận dụng các kiến thưc đã học về sự nổi để làm được các câu hỏi trong bài học và giải thích được hiện tượng nổi trong đời sống. 3. Thái độ: HS có tính cẩn thận, nghiêm túc lòng yêu thích môn học 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số tình huống thực tế cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - Giá thí nghiệm, lực kế, cốc có dây treo, cốc chứa, bình tràn, bảng phụ - Mỗi nhóm H/S gồm: Một lực kế, quả nặng có thể tích 50cm3 ; một bình chia độ; một giá đỡ và kẻ sẵn bảng ghi kết quả vào vở. - Chậu nhựa đựng nước, miếng gỗ, cái đinh, các hình vẽ phóng to trong sách giáo khoa. III. CHỨC CHO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ HS1: Khí quyển là gì ? Vì sao có áp suất khí quyển ? Tình huống khởi động - GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 38
- Mục tiêu: Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimet. Chỉ ra được đặc điểm của lực này. Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy acsimet. Nêu được ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức. Đơn vị đo của các đại lượng trong công thức. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. A. Lực đẩy ác si mét Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhấn chìm trong nó. - Nêu dụng cụ TN? I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhấn - Nêu cách tiến hành TN? chìm trong nó. - GV hướng dẫn HS tiến hành TN theo Mọi vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng nhóm tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên. - Hoàn thành C 1vào vở - Y/cầu hs nêu rõ đặc điểm của lực đẩy ? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận - Hãy chỉ ra thêm 1 ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimet? Hoạt động 2: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimet. II. Độ lớn của lực đẩy Acsimet. - Y/cầu hs đọc dự đoán & nêu dự đoán. 1 Dự đoán: - GV kể chuyện về nhà bác học Acsimet - V càng lớn lực đẩy Fđ càng mạnh. sau đó nêu 1 số câu hỏi: - Độ lớn của Fđ lên vật nhúng trong nước - Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào những bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật yếu tố nào? Acsimet căn cứ vào đâu để dự chiếm chỗ. đoán điều đó? 2. Thí nghiệm kiểm tra: - Tìm hiểu dụng cụ TN? - HS tìm hiểu dụng cụ TN và các bước tiến - Nêu cách tiến hành TN? hành TN - GV hướng dẫn HS tiến hành TN theo - HS tiến hành TN theo các bước: nhóm theo các bước đã chuẩn bị ở bảng B1: Đo P1 (cốc A + vật nặng) phụ. B2: Q.nặng ngập trong nước Đo P2 - HS hoàn thành C3 vào vở . P2 < P1 ; Fđ = P1 – P2 - Từ đó GV dẫn dắt hs xây dựng công B3: Cốc A + nước + vật nặng P3 = P1 thức tính P3 = P1 = P2 + Pcl Fđ = Pcl - Ghi công thức tính và ý nghĩa các đại C3: Vật nhúng chìm nhiều thì Pcl càng dâng lượng trong công thức. nhiều Fđ của nước càng lớn. - Trọng lượng được tính bằng CT nào? 3. Công thức tính: FA = d.V - HS trả lời và đi đến CT tính lực đẩy Trong đó: Acsimet. + d là trọng lượng riêng của chất lỏng N/m3. + V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm 39
chỗ m3. B. Thực hành đo lực đẩy ác si mét 1: Đo lực đẩy Ac si mét - Tìm hiểu dụng cụ TN? - Nêu cách thục hành? - GV phân nhóm cho HS thực hành - GV hướng dẫn HS tiến hành TN theo các bước
- HS tìm hiểu dụng cụ và cách tiến hành TN. - HS tiến hành TN theo các bước sau: a. Đo trọng lượng P của vật ngoài không khí b. Đo lực F khi vật nhũng trong nước Trả lời câu hỏi C1: xác định độ lớn của lực đẩy FA = ? Đo 3 lần rồi tính giá trị trung bình ghi vào báo cáo. 2: Đo trọng lượng phần nước có thể tích bằng thể tích của vật HS: Các nhóm thực hành theo các bước - Nêu dụng cụ thực hành? - Nêu cách đo thể tích của vật bằng bình sau. chia độ? a. Đo thể tích của vật nặng cũng chính là - Nêu cách xác định trọng lượng phần thể tích phận chất lỏng bị vật chiếm chỗ nước có thể tích bằng thể tích của vật? - Đánh dấu mực nước trong bình khi - GV theo dõi HS tiến hành TN theo các chưa nhúng vật vào (V1) bước. Thể tích vật V= V2 – V1 b. Trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ được tính như thế nào ? PN = P2 – P1 Đo 3 lần rồi tính TB cộng ghi kết quả vào báo cáo. 3. So sánh PN và FA, nhận xét và rút ra kết luận GV nhận xét giờ thực hành và thu báo HS thảo luận nhóm so sánh PN và FA cáothí nghiệm. - GV hướng dẫn HS về nhà. Hoạt động 3: Nhận xét giờ thực hành Giáo viên nhận xét quá trình hoạt động thực hành cảu học sinh và cho điểm thực hành theo các nội dung sau: - Chuẩn bị mấu báo cáo đày đủ, trả lời các câu hỏi chính xác 2đ - Thực hành thao tác nghiêm túc, an toàn 2đ - Kết quả thực hành và rút ra kết luận chính xác 4đ - Thao tác thí nghiệm nhanh đúng C. Sự nổi
1: Tìm hiểu khi nào vật nổi khi nào vật chìm. - Hãy trả lời C1 vào vở? ( GV gọi 2 học sinh trả lời và nhận xét)
I. Điều kiện vật nổi, vật chìm. - Vật chịu tác dụng hai lực P và FA hai lực này cùng phương và ngược chiều. 40
- GV cho HS trả lời C2 vào vở Gọi một HS lên bảng biểu diễn bằng hình vẽ và trả lời GV cho cả lớp quan sát nhận xét và sửa sai. FA
FA - Điều kiện để vậ nổi là gì? P P > FA Vật chìm
- Khi muốn biết một vật nổi hay chìm ta so sánh yếu tố nào?
P P = FA Vật lơ lửng
P
P < FA Vật Nổi
2: Nghiên cứu độ lớn của lực đẩy ác - si - mét khi vật nổi lên mặt thoáng của chất lỏng GV: Làm thí nghiệm thả một miếng gỗ trong nước, nhấn cho miếng gỗ chìm xuống ròi thả tay ra. Miếng gỗ nổi lên trên mặt thoáng của nước. HS: (Cả lớp) cùng chú ý quan sát GV làm thí nghiệm. GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu C3, C4, C5. - Đại diện của các nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét góp ý. GV yêu cầu Học sinh rút ra kết luận về độ lơns của lực đẩy ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng. HS: Rút ra kết luận...
II. Độ lớn của lực đẩy ác - si - met. Khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng. - Khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì lực đẩy ác si mét: FA= d.V, trong đó V là thể tích của phần vật chỉmtong chất lỏng, (không phải là thể tích của vật), d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
41
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về lực đẩy Ác si mét - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến Bài 1: Lực đẩy Ác – si – mét phụ thuộc vào A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật D. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Bài 2 Ba quả cầu bằng thép nhúng trong nước (H.10.1). Hỏi lực Ác – si –mét tác dụng lên quả cầu nào lớn nhất? Hãy chọn câu trả lời đúng:
A. Quả 3, vì nó ở sâu nhất. B. Quả 2, vì nó lớn nhất. C. Quả 1, vì nó nhỏ nhất. D. Bằng nhau vì đều bằng thép và đều nhúng trong nước Bài 3. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ A. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. B. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ. C. Bằng trọng lượng vật. D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật. Bài 4. Thả một vật đặc có trọng lượng riêng dv vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d1 thì A. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi dv > d1. B. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần trên mặt chất lòng khi dv = d1. C. vật sẽ chìm xuống đáy rồi nằm im tại đáy khi dv > d1. D. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi một nửa trên mặt chất lỏng khi dv = 2.d1. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về lực đẩy Ác si mét - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. 42
- Cách thức tiến hành: GV hướng dẫn cho học sinh về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - GV hướng dẫn HS về nhà trả lời các câu III. Vận dụng. hỏi C4 đến C7 1. Lực đẩy ác si mét - Lưu ý: Từ công thức tính hãy cho biết FA Cá nhân HS trả lời các câu hỏi dưới sự tỉ lệ như thế nào với d và V? hướng dẫn của GV. 2. Sự nổi Câu C6: Khi vật chìm trong chất lỏng nên GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi VV = Vl. C6,C7. Mà P > F do đó dV.VV > dl .Vl ⇒ GV: Gợi ý cho HS trả lời d V > d l. Câu C6: Biết trọng lượng của vật P = dV Khi vật lơ lửng:. P = F nên dV.VV< dl Vl VV; FA = dl Vl ⇒ dV < dl Chứng minh: Vật chìm khi: dV > dl. Khi vật nổi: P < F nên dV.VV < dl.Vl ⇒ dV Vật lơ lửng khi: dV = dl. < dl Vật nổi khi: dV < dl. Câu C7: Trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên viên bi sắt chìm trong nước. GV: Củng cố lại toàn bộ kiến thức của bài Còn tàu làm bằng sắt có khoảng rỗng(chứa học. không khí) nên trọng lượng riêng trung - GV: Hướng dẫn câu C8 bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước Trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng nên nó nổi trên mặt nước. lượng riêng của thủy ngân nên viên bi thép nổi trên thủy ngân. - BTVN: Làm câu hỏi C9, làm các bài tập trong sách bài tập. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về lực đẩy ác si mét - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về lực đẩy ác si mét - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết". GV cho HS về nhà tìm thêm về tìm hiểu thêm các ứng dụng liên quan đến lực đẩy ác si mét trong thực tế cuộc sống? Đối với các chất lỏng không hòa tan trong nước, chất nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Vì dầu nhẹ hơn nước nên nổi lên trên mặt nước. Lớp dầu này ngăn cản việc hòa tan ôxi vào nước vì vậy sinh vật không lấy được ôxi sẽ bị chết. - Hàng ngày, sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thải ra môi trường lượng khí thải rất lớn (các khí thải NO, NO2, CO2, SO, SO2, H2S,…) đều nặng hơn không khí vì vậy chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất. Các chất khí này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. - Biện pháp GDBVMT: 43
+ Nơi tập trung đông người, trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thông không khí (sử dụng các quạt gió, xây dựng nhà xưởng đảm bảo thông thoáng, xây dựng các ống khói,..). + Hạn chế khí thải độc hại. + Có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa, đồng thời có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu. ****************************************************************** Ngày soạn 12/12/2020
TIẾT 17: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản phần cơ học. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế. 3. Thái độ: - Cẩn thận, nghiêm túc, tích cực trong quá trình học. - Giáo dục cho HS lòng yêu thích môn học. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tính toán, năng lực tư duy logic II. CHUẨN BỊ: HS: Trả lời 17 câu hỏi trong SGK, làm bài tập phần trắc nghiệm. GV: Kẻ sẵn bảng điền vào ô trống trò chơi ô chữ. III. Tổ chức hoạt động dạy học. Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ HS1. Nêu điều kiện vật chìm, vật nổi, Một học sinh trả lời bài cũ, cả lớp theo vật lơ lửng? Khi vật nổi trên mặt chất dõi và nhận xét. lỏng thì lực đẩy ác si mét được tính như thế nào? Tình huống khởi động - GV giới thiệu cho học sinh biết mục đích ôn tập là gì Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản phần cơ học. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1. CĐ cơ học là gì? cho vd. CĐĐ và Học sinh nhớ lại kiến thức và trả lời các CĐKĐ là gì? cho vd.? câu hỏi của giáo viên 44
2. Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu vd? 3. Nêu các đặc điểm của lực & cách biểu diễn lực? 4. Thế nào là 2 lực cân bằng? - Lực ma sát xuất hiện khi nào? - Nêu 2 vd về vật có ma sát? - 2 vd về vật có quán tính? 5. áp suất là gì? Công thức tính áp suất? Nêu nguyên tắc tăng giảm áp suất trong đời sống và kỹ thuật? - Vì sao có áp suất chất lỏng? Công thức tính áp suất chất lỏng? - do đâu có áp suất khí quyển? Đo áp suất khí quyển như thế nào? 6. Lực đẩy Acsimét xuất hiện khi nào? công thức tính? 7. Nêu Đ/k vật chìm, vật nổi & lơ lửng trong c/lỏng. Hoạt động 3: Luyện tập, Vận dụng - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập và vận dụng các kiến thức cơ bản phần cơ học. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến Bài tập 1: Một người cưỡi ngựa trong 40 phút đầu đi được 50km, trong 1 giờ tiếp theo anh ta đi với vận tốc 10km/h, còn ở đoạn 6km cuối cùng anh ta đi với vận tốc 12km/h. Xác định vận tốc trung bình của người đó: 1. Trong suốt thời gian chuyển động. 2. Trong giờ đầu tiên. 3. Trong nửa đoạn đường đầu. Yêu cầu học sinh đọc kỹ, 1. Quãng đường đi được trong 1 giờ với vận tốc 10km/h phân tích và tóm tắt đầu là: bài. S2 = v2.t2 = 10.1 = 10 (km) 2 Vận tốc trên đoạn đường 50km là: t = 40 phút = giờ 1
3
v1 =
S1 50 = 75 (km/h). = 2 t1 3
S1 = 50km t2 = 1 giờ. v2 = 10km/h. S 6 1 Thời gian trên đoạn 6km là: t3 = 3 = = (giờ). S3 = 6km. v3 12 2 v3 = 12km/h. Vận tốc trung bình trên suốt thời gian chuyển động là: -Tính vtb trên cả đoạn S +S +S 50 + 10 + 6 vtb = 1 2 3 = = 30 (km/h). đường? 2 1 v1 + v 2 + v3 +1+ -Tính vtb trong một giờ 3 2 đầu? 45
-Tính vtb trong nửa đoạn đường đầu? -Trong bài tập này ta cần sử dụng những công thức nào? (học sinh nhắc lại công thức). Trong một giờ đầu, cả đoạn đường, nửa đoạn đường dài bao nhiêu?
1 giờ với vận tốc 10km/h đi được quãng đường là: 3 1 10 .10 = (km). 3 3
2.
Vận tốc trung bình trong một giờ đầu là: vtb =
10 3 = 160 (km/h). 1 3
50 +
3; Nửa quãng đường đầu là:
50 + 10 + 6 = 33 (km). 2
Vận tốc trung bình trên nửa quãng đường này chính là vận tốc trên quãng đường 50 km là v1 = 75 (km/h). Đáp số: vtb cả đoạn đường = 30km/h vtb trong 1 giờ đầu =
160 km/h 3
vtb trong nửa đoạn đường = 75km/h Hoạt động 4. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm các dạng bài tập về lực đẩy ác si mét, bình thông nhau, áp suất - Nhiệm vụ của học sinh: Về nhà làm thêm các bài tập về lực đẩy ác si mét, bình thông nhau, áp suất - Cách thức tiến hành: GV cho HS Về nhà làm thêm các bài tập về lực đẩy ác si mét, bình thông nhau, áp suất ***************************************************************** Ngày soạn: 18/12/2020 Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KỲ 1 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Đánh giá quá trình tiếp thu và nắm vững kiến thức của học sinh sau một học kỳ GV có cơ sở để diều chỉnh quá trình giảng dạy học kỳ 2 cho phù hợp. - Kiểm tra cỏc kiến thức về chuyển động cơ học, biểu diễn lực, sự nổi của vật, áp suất. 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tính toán, kỹ phân tích hiện tượng vật lý 3. Về thái độ: Nghiờm tỳc, trung thực trong quỏ trỡnh làm bài 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực tính toán… II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC: Kiểm tra tự luận III. THỜI GIAN KIỂM TRA: 45 phút IV. Nội dung kiểm tra Câu 1: a.Vận tốc là gì? Nêu công thức tính vận tốc ? b. áp dụng: Hai xe chuyển động trên đoạn đường từ A đến B. Xe thứ nhất có vận tốc 35km/h, xe thứ hai có vận tốc 10m/s. Hỏi xe nào về B sớm hơn? Câu 2. 46
a. Nêu điều kiện để: - Vật nổi trên mặt chất lỏng. - Vật lơ lửng trong lòng chất lỏng. - Vật chìm xuống đáy chất lỏng. b. áp dụng: Một hòn bi thép được thả vào một chậu nước và một chậu thủy ngân. Hiện tượng xãy ra như thế nào? Giải thích? Câu 3. a.Trình bày cách biểu diễn một véc tơ lực? b.áp dụng: Một quả cầu có khối lượng 0,3 kg được treo bằng một sợi dây mảnh như hình vẽ. Hãy biểu diễn các véctơ lực tác dụng lên quả cầu với tỷ lệ xích tùy chọn. Câu 4 : Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. áp kế đặt ở ngoài vỏ tầu chỉ áp suất 2,02.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106 N/m2. a. Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Vì sao em khẳng định được như vậy? b. Tính độ sâu của tàu ngần khi có áp suất tác dụng lên tàu là 0,86.106 N/m2. ( Biết trọng lượng riêng của nước biển là: d = 10 300 N/m3) Câu 5. Một ôtô xuất phát từ A để đến B cách nhau 180km. Trong nữa đoạn đường đầu ôtô chạy với vận tốc 50km/h, nữa đoạn đường còn lại ôtô chạy với vận tốc 30km/h. a- Sau bao lâu thì ôtô đến B? b- Tính vận tốc trung bình của ôtô trên đoạn AB. III. Đáp án biểu điểm Câu 1: a.Vận tốc là đại lượng biểu thị mức độ nhanh chậm của chuyển động. Có độ lớn bằng quãng đường trên một đơn vị thời gian . 0,5đ Công thức tính vận tốc: 0,5đ v: vận tốc m/s v = s/t Trong đó s: Quãng đường m t: thời gian s b. V1=35km/h 10 10m 1000 1 V2=10m/s= = = .3600 = 36km / h Vậy xe hai nhanh hơn xe 1. 1 s 100 3600
1đ
Câu 2. a. Nêu điều kiện để: - Vật nổi trên mặt chất lỏng: F A > P =>dlV> dvV=>dl.>dv 0.5đ - Vật lơ lửng trong lòng chất lỏng: F A = P =>dlV=dvV=>dl.=dv 0.5đ -Vật chìm xuống đáy chất lỏng:F A < P =>dlV< dvV=>dl.<dv 0.5đ b. áp dụng: Khi thả hòn bi thép vào nước thì hòn bi thép bị chìm xuống đáy vì: dn= 10.000N/m3 , dt= 7800 N/m3. 0.25đ Khi thả vào thủy ngân thì hòn bi thép sẽ nổi vì: 47
T •
dtn = 136.000N/m3 , dt= 7800 N/m3 (0 0.25đ Câu 3. a.Trình bày cách biểu diễn một véc tơ lực? (1đ) - Gốc là điểm đặt của lực - phương, chiều trùng với phương, chiều của lực - Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỷ lệ xích cho trước. b. áp dụng: m = 0.3kg=> p=10.0.3=3N học sinh biểu diễn đúng: 1đ. 6 2 Câu 4: + Lúc đầu: p1 = 2,02.10 N/m . Lúc sau: p2 = 0,86.106 N/m2. a. Tàu đã nổi lên. Vì: Trong cùng một chất lỏng thì độ lớn của áp suất chất lỏng gây ra phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng. => Ta thấy áp suất giảm chứng tỏ tầu nổi lên ( chiều cao cột chất lỏng giảm). 1đ 6 2 b. Tính độ sâu của tàu ngần khi có áp suất tác dụng lên tàu là p = 0,86.10 N/m . Ta có: p = d. h => h = p/d = 0,86.106/ 10 300 ≈ 83, 5 ( m) 1đ Câu 5 a. Thời gian ôtô từ A để đến B: t = t1 + t2 =
s s 90 90 + = + = 4,8 h 2V1 2V2 50 30
S1 + S 2 180 = = 37.5km / h b. Vận tốc trung bình của ôtô . vtb = t1 + t 2 4.8
1đ
1đ
**************************************************************** Ngày soạn: 3/1/ 2021
Tiết 19 BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được dấu hiệu để có công cơ học. - Nêu được các thí dụ về điều kiện để có công cơ học. - Viết được công thức tính công cơ học. - Biết vận dụng được công thức tính công cơ học trong một số trường hợp đơn giản. 2. Kỹ năng: Phân tích lực thực hiện công. - Tính công cơ học. - Quan sát thí nghiệm để rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố : Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng được định luật về công. 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tích cực trong quá trình học. - Giáo dục cho HS lòng yêu thích môn học. 48
4. Năng lưc: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý. II. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ con bò kéo xe, vận động viên cử tạ, máy xúc đang làm việc - Một lực kế loại 5N , ròng rọc động, quả nặng 200 g. giá thí nghiệm, 2 thước đo, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ - Nêu điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng, chữa bài tập 12.1 SBT Tình huống khởi động - GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Biết được dấu hiệu để có công cơ học. Nêu được các thí dụ về điều kiện để có công cơ học. Viết được công thức tính công cơ học. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1: Khi nào có công cơ học: - Hãy đọc thông tin SGK? I. Khi nào có công cơ học - Con bò có tác dụng lực vào xe không? 1. Nhận xét: kết quả xe như thế nào? Khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật - Trong trường hợp trên con bò có thực chuyển dời hiện công cơ học không? - Nhận xét về phương và chiều chuyển động của xe? - Người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế nào? 2. Kết luận: Chỉ có công cơ học khi có - Quả tạ có chuỷen động không? lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển - Người lực sĩ có thực hiện công không? dời - Hãy lời C1? - Công cơ học là công của lực. - Trả lời câu C2? - Công cơ học gọi tắt là công. - Trả lời câu C3? - GV: Yêu cầu HS phân tích từng yếu tố sinh công của mỗi trường hợp. 3. Vận dụng: - HS: Trả lời câu C4 C3:Trường hợp C và D có công cơ học - Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật C4: không di chuyển thì không có công cơ A - Lực đầu tàu thực hiện công cơ học học, nhưng con người và máy móc vẫn B - Lực hút của trái đất thực hiện công 49
tiêu tốn năng lượng. Trong giao thông cơ học vận tải, các đường gồ ghề làm các C - Lực kéo của người công nhân phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông nên thường xảy ra tắc đường. Khi tắc đường các phương tiện giao thông vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích đồng thời xả ra môi trường nhiều chất độc hại. - Giải pháp: Cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. 2: Xây dựng công thức tính công cơ học GV yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu rút 4. Công thức tính công a. Công thức ra biểu thức tính công cơ học. HS: nghiên cứu tài liệu rút ra biểu thức A = F.S Trong đó: tính công cơ học. + A là công cơ học của lực F; GV yêu cầu HS giải thích các đại lượng + F là lực t/d vào vật; S là quãng đường có mặt trong biểu thực. vật dịch chuyển GV đưa công thức tính công và chú Đơn vị công: jun ký hiệu (j) thích rõ từng đại lượng, đơn vị đo của Ngoài ra công cơ học còn có đơn vị là ki chúng. lô jun. (1 kj = 1000j) Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về công cơ học - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức. Bài 1: Một hòn bi sắt lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Nếu coi như không có ma sát và sức cản của không khí. Trong trường hợp này có công nào được thực hiện không? Lời giải: Không có công nào được thực hiện. Vì theo phương chuyển động của hòn bi thì không có lực nào tác dụng. Bài 2: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B họ đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về. Câu trả lời nào sau đây là đúng? A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau. B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về. C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn. D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn. 50
Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về công cơ học. Biết vận dụng được công thức tính công cơ học trong một số trường hợp đơn giản. - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk GV cho HS hoạt động cá nhân làm các câu b. Vận dụng C5: Công của đầu tàu do lực kéo sinh ra là: C5 , C6 , C7 . - Học sinh lên bảng bàm câu C5 A = F.S = 5000 . 1000 = 5000 000 (J) F = 5000N; S = 1000m; A = ? - Trọng lực của trái đất t/d vào quả dừa là - Cho HS nhận xét. F = m.10 = 2.10 = 20N - Học sinh lên bảng bàm câu C6 Công của lực là: A = F.S = 20.6 =120(J) m = 2kg; S = 6 m; A = ? - Vì trọng lực có phương vuông góc với - Cho HS nhận xét phương chuyển động nên không có công Chỉ định HS trả lời tại chỗ câu C7 rồi hs cơ học khác nhận xét. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về công cơ học - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về công cơ học - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết" tìm hiểu về công thực hiện bơm máu của trái tim ************************************************************ Ngày soạn: 10/1/ 2021
Tiết 20: Bài 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phát biểu được định luật về công dưới dạng lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. - Vận dụng định luật công để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động. 2. Kỹ năng: - Phân tích lực thực hiện công. 3. Thái độ: - Cẩn thận, nghiêm túc, tích cực trong quá trình học. - Giáo dục cho HS lòng yêu thích môn học. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, Mỗi nhóm học sinh một lực kế, một vật nặng, một giá đỡ, một ròng rọc động, một thước đo. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. 51
- Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ - Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công và nói rõ đơn vị các đại lượng trong công thức? Tình huống khởi động - GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Phát biểu được định luật về công dưới dạng lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1. Tiến hành TN ngiên cứu để đi đến định luật về công GV: Hướng dẫn học sinh làm thí I. Định luật về công nghiệm Sgk và điền kết quả vào bảng. - Trả lời câu hỏi C1, C2, C3. 1. Thí nghiệm - Rút ra kết luận? C1: F1>F2 (F1=2F2) C2: S1>S2 (S1=1/2.F2) C3: A1= F1 S1 ; A2=S2.F2 A1=A2 C4: Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi nghĩa là không có lợi gì về công. 2. Định luật về công GV thông báo thí nghiệm tương tự với 2. Định luật về công (SGK) mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy thì người ta cũng thấy rằng không được lợi gì về công nếu được lợi về lực thì thiệt về đường đi và ngược lại. - Phát biểu định luật về công ? Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về định luật về công - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức. Bài 1: Người ta đưa một vật nặng lên độ cao h bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Nếu bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng thì A. Công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì đường đi gấp hai lần. B. Công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn. 52
C. Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn. D. Công thực hiện ở cách thứ nhất nhỏ hơn vì đường đi của vật chỉ bằng nửa đường đi của vật ở cách thứ hai. E. Công thực hiện ở hai cách đều như nhau. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về định luật về công. Biết vận dụng được công thức tính công cơ học trong một số trường hợp đơn giản. - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk GV: Cho HS hoạt động cá nhân làm các 3. Vận dụng câu C5, C6. C5: a. Hai thùng hàng nặng như nhau, đều kéo lên độ cao 1 m như nhau, thùng GV: Yêu cầu học sinh đọc, tóm tắt và trả lời câu hỏi C5 thứ nhất dùng tấm ván dài 4m, thùng thứ hai tấm ván dài 2m. vậy F2 = 2F1 b. Hai trường hợp đều sinh công như nhau vì lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi và ngược lại c. Công của lực kéo bằng công nâng vật theo phương thẳng đứng: A = P.h = 500x1 =500 (J) Củng Cố: Qua bài ta ghi nhớ điều gì ? Cho học sinh đọc lại phần ghi nhớ. C6: Dùng ròng rọc ta được lợi hai lần về lực nên lực kéo F = P/2 =420/2 =210 (N) Hướng dẫn về nhà Dùng ròng rọc động thiệt hai lần về - Học thuộc phần ghi nhớ - Làm các bài tập ở sách bài tập bài14. đường đi nên khi kéo đầu dây đi 8m thì vật lên cao được 4m. Công nâng vật là: A = Ph = 4.420 = 1680 J. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về pa lăng - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về về pa lăng - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết" tìm hiểu về về pa lăng được sử dụng ở những lĩnh vực nào trong cuộc sống? ************************************************************** Ngày 23/1/2021 Tiết 21:
Bài 15: CÔNG
SUẤT
I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Hiểu công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công. - Lấy ví dụ minh họa. 53
- Viết được công thức tính công suất, hiểu các ký hiệu của các đại lượng trong công thức, Đơn vị đo của các đại lượng trong công thức. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế. 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tích cực trong quá trình học. - Giáo dục cho HS lòng yêu thích môn học. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý II. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ hình 15.1 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ Viết công thức tính công cơ học, nêu rõ ký hiệu của các đại lượng trong công thức, đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức. Tình huống khởi động - GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Hiểu công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. HS làm thí nghiệm… Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1: Tìm hiểu cách so sánh để biết ai làm khoẻ hơn Từ câu hỏi bài cũ GV cho học sinh I . Ai làm khỏe hơn. đọc và trả lời câu hỏi C2. Câu C2: Chọn phương án c,d. GV: nghe và củng cố lại ở phương án Công làm trong một giây của anh An 640 đúng c và d là: = 12,8 J 50 So sánh công thực hiện của mỗi người Công thực hiện của anh Dũng là: trong một giây? GV Hướng dẫn học sinh tính thêm 960 = 16 J phương án thời gian thực hiện cùng 60 Anh Dũng thực hiện công nhanh hơn một công là 1J nên anh Dũng làm việc khỏe hơn anh An. Câu C3: Anh Dũng làm việc khỏe hơn Yêu cầu hs đọc và trả lời câu hỏi C3. anh An vì công sinh ra trong một giây của anh Dũng nhiều hơn anh An. 2: Công suất , đơn vị của công suất. II . Công suất. 54
GV: Thông báo định nghĩa công suất, công thức tính công suất, đơn vị công suất. Yêu cầu hs nhắc lại và ghi vào vở
1. Công thực hiện trong một đơn vị thời gian gọi là công suất. 2. Công thức tính công suất. A t
P = . Trong đó A là công thực hiện, đơn vị đo là J. t là thời gian thực hiện công, đơn vị đo là s. p là công suất đơn vị đo là J/s (W). III Đơn vị công suất 1W = 1J/s. Bội của W. Ki lô oát(KW), Mê ga oát(MW)
Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về công suất - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức. Bài 1 Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong hai giờ người đó bước đi 10000 bước và mỗi bước cần một công là 40J. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK vềcông suất. Biết vận dụng được công thức tính công suấttrong một số trường hợp đơn giản. - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk IV. Vận dụng Câu C4: Công suất của anh An là: 640 GV: đưa ra các câu hỏi C4 , C5 p1 = = 12,6W 50 Yêu cầu 2hs lên bảng thực hiện Công suất của anh Dũng là: p2 =
960 = 16W 60
Câu C5: Cùng cày một sào đất có nghĩa là công thực hiện của hai trường hợp như nhau, thời gian cày: - Hãy so sánh thời gian trâu cày và thời Trâu cày t1 = 2 giờ = 120phút. Máy cày t2 = 20 phút. gian máy cày xong mảnh ruộng? Ta có: Công suất của trâu, của máy là:
55
p1 =
Hãy lập tỉ lệ thức để so sánh công suất của trâu và máy cày?
p2 = ⇒
GV: hướng dẫn hs về nhà làm câu C6
A t11
;
A t2
p1 t 2 20 1 = = = ⇒ p2 = 6 p1 p2 t1 120 6
Vậy công suất của máy gấp 6 lần công suất của trâu. C6: học sinh làm theo sự hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về đơn vị công suất - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về đơn vị công suất ở một số nước. - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết" tìm hiểu về đơn vị công suất ở một số nước. ****************************************************************** Ngày 1/2/2021 Tiết 22: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh vận dụng công thức đã học để giải một số bài tập đơn giản - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh 3. Thái độ: Nghiêm túc yêu thích môn học 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý II. CHUẨN BỊ - Gv chuẩn bị sẵn một số bài tập mẫu để hướng dẫn HS giải III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra 15 phút Nội dung kiểm tra Câu 1: a. Phát biểu định luật về công b. công suất là gì? Viết công thức tính công suất và nói rõ đơn vị các đại lượng trong công thức? Câu 1. Công suất của một ô tô là 80kW. Ô tô chuyển động trong 10s và đi được quăng đường 200m. Tính lực kéo của ô tô. Câu 2. Khi dùng một tấm ván dài 2m để đẩy một vật có trọng lượng 100N lên cao 1m, người ta phải dùng một lực là 60N. T́ m hiệu suất của mặt phẳng nghiêng. Đáp án, biểu điểm Câu 1: a. Phát biểu đúng định luật 2đ b. Trả lời đúng khái niệm cụng suất 2đ Viết đúng công thức tính công thức và nói rừ đơn vị các đại lượng trong công thức 2đ 56
Câu 2: Tính đúng vận tốc v = s/t = 200/10 = 20m/s 1đ Tính đúng lực kéo F = P/v = 80000/20 = 4000N 1đ Câu 3: Tính công có ích A1 = p.h = 100.1 = 100j 0,5 đ A2 = F.s = 2.60 = 120j 0,5 đ Tính công toàn phần Tính đúng hiệu suất H = 83% 1đ Hoạt động 2: Giải bài tập Bài 1:Khi kéo một vật có khối lượng m1 = 100kg để di chuyển đều trên mặt sàn ta cần một lực F1 = 100N theo phương di chuyển của vật. Cho rằng lực cản chuyển động ( Lực ma sát) tỉ lệ với trọng lượng của vật. a) Tính lực cản để kéo một vật có khối lượng m2 = 500kg di chuyển đều trên mặt sàn. b) Tính công của lực để vật m2 đi được đoạn đường s = 10m. dùng đồ thị diễn tả lực kéo theo quãng đường di chuyển để biểu diễn công này. Lời giải: a) Do lực cản tỉ lệ với trọng lượng nên ta có: Fc = k.P = k.10.m ( k là hệ số tỷ lệ) - Do vật chuyển động đều trong hai trường hợp ta có: F1 = k1.10.m1 F2 = k2.10.m2 - Từ (1) và (2) ta có: F2 =
m2 500 .F1 = .100 = 500N m1 100
b) Công của lực F2 thực hiện được khi vật m2 di chuyển F một quãng đường (s) là: M F2 A2 = F2 .s = 500. 10 = 5000 J - Do lực kéo không đổi trên suốt quãng đường di A2 chuyển nên ta biểu diễn đồ thị như hình vẽ. Căn cứ s s theo đồ thị thì công A2 = F2.s chính là diện tích hình 0 chữ nhật 0F2MS . Bài 2: Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m dài 40m. Tính công của người đó sinh ra. Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển độngtrên mặt đường là 25N và cả người và xe có khối lượng là 60 kg. Tính hiệu suất đạp xe. Lời giải: Trọng lượng của người và xe : P = 600 (N) Công hao phí do ma sát; Ams = Fms .l = 1000 (J) Công có ích: A1 = Ph = 3000 (J) Công của người thực hiện A = A1 + Ams = 4000 (J) Hiệu suất đạp xe: H =
A1 . 100% = 75% A
Bài 3: Dưới tác dụng của một lực = 4000N, một chiếc xe chuyển động đều lên dốc với vận tốc 5m/s trong 10 phút. a) Tính công thực hiện được khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc. b) Nếu giữ nguyên lực kéo nhưng xe lên dốc trên với vận tốc 10m/s thì công thực hiện được là bao nhiêu? 57
c) Tính công suất của động cơ trong hai trường hợp trên. Lời giải: a) Công của động cơ thực hiện được: A = F.S = F.v.t = 12000 kJ b) Công của động cơ vẫn không đổi = 12000 kJ c) Trường hợp đầu công suất của động cơ là: P =
A = F.v = 20000 W = 20kW t
Trong trường hợp sau, do v’ = 2v nên : P’ = F.v’ = F.2v = 2P = 40kW Bài 4: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này. Lời giải: Ta có m = 2500kg ⇒ P = 25 000 N Mà: F ≥ P A = F. s = 25 000. 12 = 300 000 (J) = 300 (kJ) Bài 5: Một khối gỗ hình trụ tiết diện đáy là 150m2, cao 30cm được thả nổi trong hồ nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trong lượng riêng của gỗ dg =
2 d 0 (do là trọng 3
lượng riêng của nước do=10 000 N/m 3 ). Biết hồ nước sâu 0,8m, bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ. a) Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi mặt nước. b) Tính công của lực để nhấn chìm khối gỗ đến đáy hồ. Lời giải a) - Thể tích khối gỗ: Vg = S.h = 150 . 30 = 4500 cm3 = 0,0045 m3 - Khối gỗ đang nằm im nên: Pg = FA ⇒ dgVg = doVc ⇒ hc =
d gVg d o .S
=
2 4500 = 20 cm = 0,2 m . 3 150
2 2 d 0 Vg = 10000.0,0045 = 30 N 3 3 F .S 30.0,2 - Vì lực nâng khối gỗ biến thiên từ 0 đến 30 N nên : A = = = 3 (J) 2 2
- Trọng lượng khối gỗ là: P = dgVg =
b) Lực đẩy ác-si-mét tác dụng lên toàn bộ khối gỗ là: FA = doVg = 10 000.0,0045 = 45 N Phần gỗ nổi trên mặt nước là : 10 cm = 0,1 m Công để nhấn chìm khối gỗ trong nước: A =
F .S 45.0,1 = = 2,25 (J) 2 2
Công để nhấn chìm khối gỗ xuống đáy hồ: A = F.S = 45.(0,8 - 0,3) = 22,5 (J) Toàn bộ công đã thực hiện là A = A1 + A2 = 2,25 + 22,5 = 24,75 (J) ****************************************************************** Ngày soạn: 2/2/2021 Tiết 23 : I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức:
Bài 16: CƠ NĂNG. 58
+ HS tìm được các VD minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng. + Thấy được 1 cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và khối lượng của vật. + Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng. + Nêu được ví dụ vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì có động năng càng lớn. 2. Kỹ năng: Phân tích thí nghiệm, làm thí nghiệm với các đồ dùng sẵn có. 3. Thái độ: HS hứng thú học bộ môn, Có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế, vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ. Cả lớp: H16.1, H16.4, 1 viên bi thép, 1 máng nghiêng, 1 miếng gỗ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ Công suất là gì? Viết công thức tính và nói rõ đơn vị các đại lượng trong công thức? Tình huống khởi động - GV cho HS nghiên cứu tình huống sgk để tạo tình huống vấn đề. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: HS tìm được các VD minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1. Cơ năng - Khi nào có công cơ học ? - HS: Có công cơ học khi có lực tác - GV thông báo: Khi một vật có khả dụng vào vật và làm vật chuyển dời. năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. Cơ năng là dạng năng - HS ghi đầu bài. lượng đơn giản nhất. Chúng ta sẽ tìm hiểu các dạng cơ năng trong bài học I. Cơ năng hôm nay. - Khi một vật có khả năng thực hiện - Yêu cầu HS đọc thông tin mục I, trả công cơ học thì vật đó có cơ năng. lời câu hỏi: (?) Khi nào một vật có cơ - Đơn vị của cơ năng: Jun (Kí hiệu: J ) năng? Đơn vị của cơ năng? GV nhấn mạnh cho học sinh biết khả năng thực hiện công của vật
2: Hình thành khái niệm thế năng 59
GV treo H16.1a và H16.1b cho HS quan sát và thông báo ở H16.1a: quả nặng A nằm trên mặt đất, không có khả năng sinh công. - Yêu cầu HS quan sát H16.1b và trả lời câu hỏi: Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó thì nó có cơ năng không? Tại sao? - Hướng dẫn HS trả lời C1 GV thông báo: Cơ năng trong trường hợp này là thế năng.
II. Thế năng 1. Thế năng hấp dẫn. HS quan sát H16.1a và H16.1b B A
HS trả lời câu C1. C1: A chuyển động xuống phía dưới kéo - Nếu quả nặng A được đưa lên càng B chuyển động tức là A thực hiện công cao thì công sinh ra để kéo B chuyển do đó A có cơ năng. động càng lớn hay càng nhỏ? Vì sao? HS: Nếu A được đưa lên càng cao thì B - GV thông báo kết luận về thế năng. sẽ chuyển động được quãng đường dài * Chú ý: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc: hơn tức là công của lực kéo thỏi gỗ càng + Mốc tính độ cao lớn. + Khối lượng của vật Kết luận: Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế - GV giới thiệu dụng cụ và cách làm thí năng của vật càng lớn. nghiệm ở H16.2a,b. 2- Thế năng đàn hồi. - GV làm thí nghiệm ảo cho hs quan sát - Hs quan sát hiện tượng xảy ra. - GV nêu câu hỏi C2, yêu cầu HS trả lời C2: Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng lò xo có cơ năng không? gỗ lên cao tức là thực hiện công. Lò xo khi bị biến dạng có cơ năng. - GV thông báo về thế năng đàn hồi. Kết luận: Thế năng phụ thuộc vào độ - Em hãy lấy ví dụ về vật có thế năng biến dạng đàn hồi được gọi là thế năng đàn hồi? đàn hồi. 3: Hình thành khái niệm động năng GV giới thiệu thiết bị và thực hiện thao III. Động năng tác. Yêu cầu HS lần lượt trả lời C3, C4, 1. Khi nào vật có động năng? C5 . - HS quan sát thí nghiệm 1 và trả lời C3, C4, C5 theo sự điều khiển của GV Cơ năng của vật do chuyển động mà có - Hãy lấy ví dụ về vật có động năng? được gọi là động năng. - GV tiếp tục làm thí nghiệm 2. Yêu cầu HS quan sát và trả lời C6. 60
- GV làm thí nghiệm 3. Yêu cầu HS quan sát và trả lời C7, C8. - Em hãy cho biết khi xe máy chạy với 2. Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc lớn thì động năng như thế nào? những yếu tố nào? - GV nhấn mạnh: Động năng của vật - HS quan sát hiện tượng xảy ra và trả phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của lời C6, C7, C8. nó. Động năng của vật phụ thuộc vào vận GV: Khi tham gia giao thông, phương tốc và khối lượng của nó. tiện tham gia có vận tốc lớn (có động năng lớn) sẽ khiến cho việc xử lý sự cố gặp khó khăn, nếu xảy ra tai nạn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. - Các vật rơi từ trên cao xuống bề mặt Trái Đất có động năng lớn nên rất nguy hiểm đến tính mạng con người và các công trình khác. - Giải pháp: Mọi công dân cần tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông và an toàn trong lao động. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về cơ năng - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức. Bài 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động B. Vật có động năng có khả năng sinh động. C. Động năng của vật không tháy đổi khi vật chuyển động đều. D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc khối lượng của vật. Bài 2: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn. C. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. D. Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về cơ năng - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk GV lần lượt nêu các câu hỏi C9, C10. IV- Vận dụng Yêu cầu HS trả lời. - HS suy nghĩ tìm câu trả lời và tham gia - Tổ chức cho HS thảo luận để thống thảo luận để thống nhất câu trả lời. 61
nhất câu trả lời. C9: Vật đang chuyển động trong không trung, con lắc đồng hồ,... * Củng cố : - Nêu các dạng cơ năng vừa học - Lấy ví dụ về vật vừa có động năng, vừa có thế năng. - GV: Thông báo: Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về động năng của một số vật chuyển động - Nhiệm vụ của học sinh: Tìm hiểu trong thực tế cuộc sống về động năng của một số vật chuyển động - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết" tìm hiểu động năng của một số vật chuyển động. ****************************************************************** Ngày soạn: 22/2/2021 Tiết 24 : Bài 18: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: + Ôn tập hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần cơ học. + HS vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích bài toán, áp dụng công thức để giải bài tập. 3. Thái độ: Giáo dục yêu thích môn học, thấy được vai trò của nó trong thực tế cuộc sống. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ: + HS: Trả lời sẵn các câu hỏi - Bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Ôn tập A. ÔN TẬP. GV: Lần lượt nêu câu hỏi HS: Trả lời các câu hỏi 13 -> 17. Hoạt động 2: Luyện tâp, vận dụng GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3 và B. VẬN DỤNG I. Khoanh tròn vào câu đúng: yêu cầu về nhà hoàn thiện. II. Trả lời câu hỏi III. Bài tập GV: Y/c HS đọc và nghiên cứu cách Bài 5: Tóm tắt: m = 125Kg làm. h = 70cm = 0,7m t = 0,3s GV gọi HS đọc -tóm tắt đầu bài. Tính P =? Giải - Trọng lực của quả tạ là: P = 10.m = 1250N 62
- Quả tạ có trọng lượng là bao nhiêu N? - Tính công suất mà lực sĩ đã hoạt động như thế nào? - A được tính như thế nào? GV gọi Hs đọc, tóm tắt đầu bài. - Giả sử công suất của động cơ ôtô là P. Hãy tính công của động cơ? - GV gọi HS đọc, tóm tắt đầu bài. Lưu ý: Lưu lượng dòng nước là 120m3/phút
- Trọng lượng của 1m3 nước là bao nhiêu? - Trọng lượng của 120m3 nước là bao nhiêu? - Công suất của dòng nước được tính như thế nào ? (P = A/t) - Hãy tìm A? Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ GV: Treo bảng phụ - Kẻ sẵn bảng trò chơi ô chữ.
- Công mà lực sĩ sản ra để nâng quả tạ là: A = P.h = 1250.0,7 = 875J - Lực sĩ đã hoạt động với công suất là: P = A/t = 875J/ 0,3s = 2916,7W Bài 15.3 (21 - SBT) Biết công suất của động cơ ôtô là P Thời gian làm việc là t = 2h = 7200s => Công của động cơ là: A = P.t = 7200.P (J) Bài 15.4 (21 -SBT) Cho biết: - h = 25m - Lưu lượng nước: 120m3/phút - Dnước = 1000Kg/m3 => dnước = 10 000N/m3 Tính: Pnước = ? Giải 3 1m nước có trọng lượng P = 10 000N - Trong thời gian 1 phút = 60s có 120m3 nước rơi từ độ cao h = 25m xuống dưới thực hiện 1 công là: A = 120.P.h = 120.10 000.25 = 30.106 (J) - Công suất của dòng nước là: P = A/t = 30.106J/60s = 50.104W = 500KW
HS: Hoạt động nhóm lần lượt lên điền các từ hàng ngang. - Đọc từ hàng dọc. C. Trò chơi ô chữ * Hàng ngang: 1- Cung 6- Tương đối 2- Không đổi 7- Bằng nhau 3- Bảo toàn 8- Dao động 4- Công suất 9- Lực cân * Củng cố: bằng - Khái quát nội dung ôn tập. 5- Ác-si-mét * Hướng dẫn học ở nhà: * Hàng dọc: Công cơ học - Ôn tập toàn bộ kiến thức của chương 1 HS nghe gv củng cố và dặn dò bài sau. *************************************************************** 63
Ngày soạn: 7/3/2021 Tiết 25
KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục Tiêu 1. Kiến thức: Kiểm tra việc nắm vững kiến thức của học sinh về công cơ học, định luật về công, công suất, cơ năng. - Kiểm tra việc vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế Thông qua bài KT nhằm đánh giá ý thức học của Hs từ đó rút kinh nghiệm các tiết sau. 2. Kỹ năng: Vận dung kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế 3. Thái độ: Làm bài KT nghiêm túc, chính xác… 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực tính toán và giải thích các hiện tượng vật lý II. Hình thức kiểm tra: tự luận 100% III. Thời gian kiểm tra: 45 phút IV. Ma Trận Đề Mức độ
Nhận biết
Thụng hiểu Vận dụng
Chủ đề - Phát biểu định Chủ đề 1: - Nêu điều Công - Định kiện có công, luật về công luật về công Viết công thức tính công.
Số cõu: Số điểm: Tỷ lệ %: Chủ đề 2: Công suất
Số cõu: Số điểm: Tỷ lệ %: Chủ đề 3: Cơ năng
Số cõu:1 Số điểm:2 Tỷ lệ: 20% - Nêu định nghĩa công suất, viết công thức tính công suất Số cõu:1 Số điểm:1 Tỷ lệ: 10%
Số cõu:1 Số điểm:1 Tỷ lệ: 10%
Vận dụng Vận dụng cao
- Vận dụng định luật về công để giải bài tập - Vận dụng công thức tính công để tính toán Số cõu:2 Số điểm:2 Tỷ lệ: 20% - Vận dụng công thức tính công suất để giải bài tập Số cõu:1 Số điểm:1 Tỷ lệ: 10%
- Lấy ví dụ vè vật có cả thế năng và động năng - Hiểu thế năng hấp dẫn, thế năng hấp dẫn phụ thuộc yếu
64
Tổng
- Vận dụng khái niệm hiệu suất để gải bài tập về máy cơ đơn giản.
Số cõu:1 Số điểm:1 Tỷ lệ: 10%
Số cõu: 5 Số điểm: 6 Tỷ lệ: 60%
Số cõu: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20%
tố nào?
Số cõu: Số điểm: Tỷ lệ %: TS cõu TS điểm Tỉ lệ %
Số cõu: 2 Số điểm: 3 TL%: 30%
Số cõu:2 Số điểm:2 Tỷ lệ: 20% Số cõu: 3 Số điểm: 3 TL%: 30%
Số cõu: 3 Số điểm: 3 TL%: 30%
Số cõu: 1 Số điểm: 1 TL%: 10%
Số cõu: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số cõu:9 Số điểm: 10
V. Nội dung kiểm tra Câu 1: a. Thế năng hấp dẫn là gì? Thế năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? b. Lấy hai ví dụ về vật có cả động năng và thế năng? Câu 2: a. Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công và nói rõ đơn vị các đại lượng trong công thức? b. Phát biểu định luật về công? Câu 3. a. Công suất là gì? Viết công thức tính công suất và nói rõ đơn vị các đại lượng trong công thức? b. Một cần trục nâng một vật nặng 2000N lên cao 5m trong thời gian
1 giờ. Tính công 6
suất của cần trục? Câu 4: Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ, vật có khối lượng 60kg a. Tính lực kéo tác dụng vào điểm B và quãng đường di chuyển của dây kéo? Vật được kéo lên ở độ cao 5m B b. Tính công kéo vật lên ở độ cao ấy ( bỏ qua ma sát và trọng lượng của ròng rọc động) c. Thực tế có trọng lượng của ròng rọc động nên hiệu suất của hệ thống là 80%. Tính lực kéo lúc này? Tính trọng lượng của ròng rọc động? VI. Đáp án, Biểu điểm Câu 1: 2 điểm a. Nêu đúng khái niệm 0,5đ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc khối lượng và vận tốc 0,5 đ b. Lấy ví dụ đúng 1đ Câu 2: 3 điểm Nêu đúng khái niệm 1đ Viết đúng công thức và đơn vị các đại lượng trong công thức 1đ Phát biểu định luật về công 1đ Câu 3: 2 điểm 65
m
Nêu đúng định nghĩa 0,5đ Viết đúng công thức và nói rõ đơn vị các đại lượng trong công thức 0,5đ Tính đúng công suất cần trục 1đ Câu 4: 3 điểm Tính đúng lực kéo và quãng đường di chuyển của dây kéo 1đ Tính công kéo vật lên 1đ 1đ Tính đúng lực kéo và trọng lượng ròng rọc ************************************************************ Ngày soạn: 24/3/2021
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC Tiết 26, 27 Chủ đề: CẤU TẠO CHẤT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: + HS kể được 1 số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo 1 cách gián đoạ từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. + Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng + Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số HS xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ-rao. + Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuyếch tán xảy ra càng nhanh. + Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và nhiệt lượng, đơn vị của chúng, lấy được VD. 2. Kỹ năng: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích 1 số hiện tượng vật lý đơn giản trong thực tế cuộc sống. 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ. + GV: 2 bình chia độ có đường kính cỡ 20mm; 1 bình đựng 50cm3 rượu 1 bình đựng 50cm3 nước; bình đựng dung dịch CuSO4 màu xanh Tranh hình 19.3 + Tranh vẽ hình 20.1; 20.2; 20.3; 20.4 (nếu có). III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ Khi nào vật có cơ năng? Các dạng cơ năng? Tình huống khởi động 66
GV cho học sinh quan sát Vrượu trong bình 1; Vnước trong bình 2. Đổ rượu vào nước -> tính V hỗn hợp thu được. GV yêu cầu học sinh quan sát V hỗn hợp trong bình. GVhỏi: Em có nhận xét gì về thể tích của hỗn hợp? Vậy phần V hao hụt của hỗn hợp đã biến đi đâu? -> Bài mới. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: HS kể được 1 số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. + Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng + Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuyếch tán xảy ra càng nhanh. + Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và nhiệt lượng, đơn vị của chúng, lấy được VD. - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1. Tìm hiểu cấu tạo của các chất - Yêu cầu HS đọc SGK. I. CÁC CHẤT CÓ ĐƯỢC CẤU TẠO TỪ NHỮNG HẠT RIÊNG BIỆT KHÔNG? - Các chất được cấu tạo như thế nào? - Các chất được cấu tạo từ các hạt - Nguyên tử khác phân tử ở chỗ nào? riêng biệt nhỏ bé gọi là nguyên tử, GV: Treo tranh 19.2; 19.3 GV: Thông báo phần “Có thể em chưa phân tử. biết” để HS thấy được nguyên tử, phân Nguyên tử là hạt chất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại tử vô cùng nhỏ bé. Trên hình 19.3 các nguyên tử Silíc có được sắp xếp xít nhau hay không? Vậy giữa các nguyên tử, phân tử các chất nói chung có khoảng cách hay không?. 2. Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử GV: Giới thiệu TN mô hình đổ 50cm3 II. GIỮA CÁC PHÂN TỬ CÓ KHOẢNG CÁCH HAY KHÔNG. cát vào bình đựng 50cm3 ngô, lắc nhẹ. - Nhận xét thể tích hỗn hợp sau khi trộn, 1. Thí nghiệm mô hình. HS quan sát TN C1: đổ 50cm3 cát vào so sánh với tổng thể tích ban đầu? bình đựng 50cm3 ngô, lắc nhẹ. - Nhận xét thể tích hỗn hợp sau khi trộn, so sánh với tổng thể tích ban đầu - Giải thích tại sao có sự hao hụt thể tích C1: TN - Thể tích hỗn hợp cát và ngô nhỏ hơn đó? tổng V ban đầu. - Giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm ch thể 67
tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát. - Liên hệ giải thích sự hụt thể tích của 2. Giữa các phân tử, nguyên tử có hỗn hợp rượu, nước ở trên? khoảng cách - Lưu ý: HS có thể nhầm lẫn coi hạt cát, C2: ở TN1 hạt ngô là phân tử cát, phân tử ngô. –> - Giữa các phân tử nước và các phân tử GV nhấn mạnh: Các hạt nguyên tử, rượu cũng có khoảng cách . . . khi trộn phân tử vô cùng nhỏ bé mắt thường ta rượu với nước, các phân tử rượu đã xen không nhìn thấy được nên TN trên là kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử TN mô hình giúp ta hình dung về nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích khoảng cách giữa các nguyên tử, phân hỗn hợp rượu nước giảm. tử. * Kết luận: Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. 3. Tìm hiểu về chuyển động của nguyên tử, phân tử GV: Treo hình vẽ 20.2 – HS quan sát II. NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ - Tìm hiểu dụng cụ TN của Bơ Rao, CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN? cách tiến hành TN? 1. Thí nghiệm Bơ-rao - Hiện tượng TN Bơ Rao quan sát được Quan sát các hạt phấn hoa chuyển động là gì? trong nước bằng kính hiển vi thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. GV: Dựa vào sự tương tự giữa chuyển động của các hạt phấn hoa với chuyển động của quả bang yêu cầu HS trả lời C1, C2, C3. (trang 71 sgk): GV: Treo tranh vẽ 20.2; 20.3 HS: Quan sát - đọc SGK cho biết: - Khi tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa sẽ chuyển động như thế nào? - Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong TN Bơ-rao là gì?
2. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. C1: Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa. C2: Các tương tự với phân tử nước. C3: Các phân tử nước chuyển động không ngừng, trong khi chuyển động nó va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng. - Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong trong TN Bơ-rao là do các phân tử nước không ngừng đứng yên mà chuyển động không ngừng. * Kết luận: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. 4. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ. GV: Chuyển động của các nguyên tử, III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ. phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ HS: Quan sát TN mô hình rồi trả lời các nên chuyển động này được gọi là câu hỏi của GV. 68
chuyển động nhiệt. GV: Trong TN Bơ-rao nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa sẽ thay đổi như thế nào? GV: Chốt lại: chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ. 5. Tìm hiểu khái niệm về nhiệt năng.
* Kết luận: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
- Gv yêu cầu Hs đọc nội dung bài học để IV. Nhiệt năng. 1. Khái niệm: (sgk ) trả lời các câu hỏi: 2. Quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ. + Nhiệt năng là gì? Nhiệt năng của vật càng cao nhiệt + Quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ năng càng lớn. ntn? Giải thích? - Hs đọc sgk và trả lời, Gv bổ sung KT 6: Có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng? - Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu về cách làm V. Các cách làm thay đổi nhiệt năng. thay đổi nhiệt năng: 1. Thực hiện công: + Muốn làm thay đổi nhiệt năng ta căn cứ VD: Cọ xát miếng kim loại làm cho nóng vào đâu? lên. Xoa bàn tay vào nhau, … + Nhiệt độ có quan hệ với nhiệt năng ntn? Là sự chuyển hoá năng lượng. + Làm thay đổi nhiệt độ có phải là đã làm 2. Truyền nhiệt: thay đổi nhiệt năng không? Có cách nào VD: Cho đồng xu vào cốc nước nóng. Cho không phải làm tăng nhiệt độ mà làm tăng thìa nhôm vào cốc nước lạnh… được nhiệt năng không? Là sự thay đổi nhiệt độ (tăng hay giảm) - Hs lấy vd về các cách làm thay đổi nhiệt * Để làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật có năng. hai cách: thực hiện công & truyền nhiệt. - Cuối cùng Gv chốt nội dung về cách làm thay đổi nhiệt năng Hs ghi vào vở. 7. Tìm hiểu khái niệm nhiệt lượng. - Gv yêu cầu Hs đọc nội dung sgk và trả VI. Nhiệt lượng: lời: 1. Khái niệm: (sgk ) + Nhiệt lượng là gì? 2. Kí hiệu: Q + Kí hiệu và đơn vị của chúng? 3. Đơn vị: jun (J) + Nó có quan hệ với nhiệt lượng không? + Khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp * Nhiệt lượng có q/hệ với nhiệt nhiệt năng xúc: nhiệt lượng truyền từ vật nào sang trong quá trình truyền nhiệt. vật nào? Nhiệt độ thay đổi ntn? - Hs trả lời và ghi vào vở. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức cấu tạo chất 69
- Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức. Bài 1 Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài. Bài 2 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước. B. quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian. C. Sự tạo thành gió. D. Đường tan vào nước. Bài 3: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng. A. Nhiệt độ. B. Nhiệt năng. C. Khối lượng. D. Thể tích. Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về cấu tạo chất - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. - Cách thức tiến hành: GV cho hướng dẫn học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk - Vận dụng giải thích các hiện tượng C3 VI. VẬN DỤNG C3: Thả cục đường vào cốc nước -> (trang 70 sgk):. khuấy lên, đường tan -> nước có vị ngọt vì khi đó các phân tử đường xen vào khoảng cách các phân tử nước, các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các - Giải thích hiện tượng: Quả bóng cao phân tử đường và làm nước có vị ngọt su hay quả bóng bay bơm căng, dù buộc C4. Quả bóng cao su hay quả bóng bay chặt cũng cứ ngày 1 xẹp dần? bơm căng dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày 1 xẹp dần vì thành quả bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử - Cá muốn sống được phải có không khí, không khí ở trong bóng có thể chui qua nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong các khoảng cách này mà ra ngoài, vì thế nước? Hãy giải thích? bóng xẹp dần. GV: Tại sao không khí nhẹ hơn nước C5. Cá muốn sống được phải có không mà không khí vẫn chui xuống nước khí, nhưng cá vẫn sống được trong nước được? vì các phân tử không khí đã xen vào -> tiết sau ta sẽ nghiên cứu. khoảng cách giữa các phân tử nước. 70
- Em hãy nêu nội dung cơ bản cần nắm trong bài? - Cho biết dụng cụ TN C4 (trang 73 sgk), và cách tiến hành TN? - Hiện tượng xẩy ra như thế nào? - Hiện tượng khuếch tán là gì? - Vì sao có hiện tượng khuếch tán trên?
C4: Các phân tử nước và CuSO4 đều chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử CuSO4 có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, các phân tử nước đã chuyển động xuống dưới xen vào khoảng cách giữa các phân tử CuSO4. Cứ như thế làm cho mặt phân cách giữa nước và CuSO4 mờ dần, cuối cùng trong bình chỉ còn 1 chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. C5: Trong nước hồ, ao, sông, biển có không khí là do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước. C6: Hiện tượng khuyếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng vì khi nhiệt độ tăng các phân tử chuyển động nhanh hơn -> các chất tự hoà lẫn vào nhau nhanh hơn. C7: Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về nhà bác học Jun - Nhiệm vụ của học sinh: đọc có thể em chưa biết tìm hiểu về nhà bác học Jun - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết" về nhà lên mạng tìm hiểu thêm các thông tin về nhà bác học Jun. ****************************************************************** Ngày 11/4/2021 Tiết 28, 29, 30 Chủ đề: NHIỆT NĂNG - CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Ph¸t biÓu ®−îc ®Þnh nghÜa nhiÖt n¨ng vµ nhiÖt l−îng, ®¬n vÞ cña chóng, lÊy ®−îc VD. ThÊy ®−îc mèi quan hÖ gi÷a nhiÖt ®é vµ nhiÖt n¨ng. - Tìm được vd thực tế về sự dẫn nhiệt. Thực hiện được TN về sự dẫn nhiệt. So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. - Nhận biết đc dòng đối lưu trong chất lỏng & chất khí. Tìm được vd thực tế về bức xạ nhiệt. Nêu được hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không 71
2. Kỹ năng: - Sö dông ®óng thËt ng÷ nh−: nhiÖt n¨ng, nhiÖt ®é, nhÖt l−îng, truyÒn nhiÖt - Quan sát được hiện tượng vật lý. 3. Thái độ : Có hứng thú với môn học, thích tìm hiểu các hiện tượng vật lý, khám phá thế giới xung quanh. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích hiện tượng. II. CHUẨN BỊ. - GV: + MiÕng ®ång, Cèc n−íc nãng, B¶ng phô + Dụng cụ TN giá đỡ, đinh gim, thanh đồng, thanh nhôm, thanh thủy tinh, đèn cồn, sáp, ống nghiệm thủy tinh, chậu nước. + Bảng phụ - HS: Bài cũ + Bài mới III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ M« t¶ TN Brao? Gi¶i thÝch v× sao h¹t phÊn hoa l¹i chuyÓn ®éng kh«ng ngõng vÒ mäi phÝa? Tình huống khởi động: GV cho hs nghiên cứu tình huống sgk để vào bài mới. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Tìm được vd thực tế về sự dẫn nhiệt. Thực hiện được TN về sự dẫn nhiệt. So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. Nhận biết đc dòng đối lưu trong chất lỏng & chất khí. Tìm được vd thực tế về bức xạ nhiệt. Nêu đc hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. A. Nhiệt năng 1. T×m hiÓu kh¸i niÖm vÒ nhiÖt n¨ng. - Gv yêu cầu Hs đọc nội dung bài học để trả lời các câu hỏi: + Nhiệt năng là gì? + Quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ ntn? Giải thích? - Hs đọc sgk và trả lời, Gv bổ sung KT
I. Nhiệt năng. 1. Khái niệm: (sgk ) 2. Quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ. Nhiệt năng của vật càng cao nhiệt năng càng lớn. 72
2. Có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng? - Gv hướng dẫn Hs thảo luận nhóm về II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng. cách làm thay đổi nhiệt năng: 1. Thực hiện công: + Muốn làm thay đổi nhiệt năng ta căn cứ VD: Cọ xát miếng kim loại làm cho nóng vào đâu? lên. Xoa bàn tay vào nhau, … + Nhiệt độ có quan hệ với nhiệt năng ntn? Là sự chuyển hoá năng lượng. + Làm thay đổi nhiệt độ có phải là đã làm 2. Truyền nhiệt: thay đổi nhiệt năng không? Có cách nào VD: Cho đồng xu vào cốc nước nóng. Cho không phải làm tăng nhiệt độ mà làm tăng thìa nhôm vào cốc nước lạnh… được nhiệt năng không? Là sự thay đổi nhiệt độ (tăng hay giảm) - Hs thảo luận các câu hỏi và lấy vd về các * Để làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật có cách làm thay đổi nhiệt năng. hai cách: thực hiện công & truyền nhiệt. - Cuối cùng Gv chốt nội dung về cách làm thay đổi nhiệt năng Hs ghi vào vở. 3. Tìm hiểu khái niệm nhiệt lượng. - Gv yêu cầu Hs đọc nội dung sgk và trả III. Nhiệt lượng: lời: 1. Khái niệm: (sgk ) + Nhiệt lượng là gì? 2. Kí hiệu: Q + Kí hiệu và đơn vị của chúng? 3. Đơn vị: jun (J) + Nó có quan hệ với nhiệt lượng không? + Khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp * Nhiệt lượng có q/hệ với nhiệt nhiệt năng xúc: nhiệt lượng truyền từ vật nào sang trong quá trình truyền nhiệt. vật nào? Nhiệt độ thay đổi ntn? - Hs trả lời và ghi vào vở. B. Các hình thức truyền nhiệt 1: Tìm hiểu sự dẫn nhiệt. I. Sự dẫn nhiệt. - Gv y/cầu Hs đọc nội dung sgk tìm 1. Thí nghiệm: hiểu dụng cụ TN và quan sát hiện + Tiến hành như sgk tượng TN của Gv tiến hành. + Quan sát hiện tượng và nhận xét: + Hiện tượng các đinh ghim ntn? 2, Trả lời câu hỏi: + Nhiệt độ của thanh đồng ntn? 1: Nhiệt truyền đến sáp, nóng chảy và rơi xuống - Hs đọc sgk & trả lời các câu hỏi C2: Thứ tự từ a e. C1 C3. C3: Nhiệt truyền dần từ đầu A đến đầu B. - Hs khác nhận xét sau đó Gv bổ sung * Sự dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần nếu thiếu Hs ghi vào vở. - Rút ra kết luận chung về sự dẫn nhiệt. này đến phần khác. 2: Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất - Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu về tính dẫn II. Tính dẫn nhiệt của các chất. nhiệt của các chất. * Thí nghiệm 1: C4: Không, kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh. C5: Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. 73
3: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu. - Gv y/cầu Hs đọc nội dung sgk tìm hiểu dụng cụ TN và quan sát hiện tượng TN của Gv tiến hành. + Nước màu tím CĐ ntn? + Trọng lượng riêng của nước nóng ntn với nước lạnh? + Sự truyền nhiệt trong chất lỏng theo dòng là hình thức gì? - Hs trả lời các câu hỏi C1 C3. - Gv bổ sung thêm kt cho Hs hiểu. - Gv h/dẫn Hs tìm hiểu tiếp nội dung và sau đó đi đến kết luận về đối lưu. + Đối lưu xảy ra trong môi trường nào? Không xảy ra trong môi trường nào? vì sao? - Sau đó chốt nội dung: Đối lưu xảy ra trong chất lỏng & khí …. Không xảy ra trong môi trường chất rắn và chân không. GV: Sống và làm việc lâu trong các phòng không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất oi bức, khó chịu. - Biện pháp BVMT: + Tại nhà máy, nhà ở, nơi làm việc cần có biện pháp để không khí lưu thông dễ dàng (bằng các ống khói). + Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông. 4: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt - Gv chuyển ý như phần ĐVĐ. - Gv làm TN như h23.4; 24.5 - Y/cầu Hs quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra. - Hướng dẫn Hs trả lời các câu hỏi.
* Thí nghiệm 2: Tiến hành như hình 22.3 sgk + Quan sát và nhận xét: C6: Không, chất lỏng dẫn nhiệt kém. * Thí nghiệm 3: C7: Không, chất khí dẫn nhiệt kém. III. Đối lưu. 1. Thí nghiệm + Tiến hành như sgk + Quan sát hiện tượng và nhận xét: 2. Trả lời câu hỏi: C1: Nước màu tím chuyển động theo dòng từ trên xuống. C2: Do TLR của lớp nước nóng nhẹ hơn nước lạnh nên nước nóng nổi lên, nước lạnh chìm xuống đối lưu. C3: Nhờ nhiệt kế. 3, Vận dụng: C4: TLR của khói hương ở dưới nhẹ hơn ở trên nên khói hương phía dưới đi lên và trên đi xuống… C5: Để phần dưới nóng trước đi lên … C6: Không vì chúng không tạo thành các dòng đối lưu. * Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
IV. Bức xạ nhiệt. 1. Thí nghiệm 1: + Tiến hành như sgk + Quan sát và nhận xét: 2, Trả lời câu hỏi: 74
- Gv thông báo về định nghĩa bức xạ C7: Không khí trong bình nóng lên nở ra.. nhiệt Hs ghi nhớ nội dung. C8: Không khí trong bình lạnh đi, miếng gỗ ngăn - Phân biệt đc các hình thức truyền trên sự truyền nhiệt đến bình. Nhiệt truyền đến bình - Hs ghi nội dung bài học vào vở. theo đường thẳng. GV: Nhiệt truyền từ Mặt Trời qua các C9: Không phải, là hình thức bức xạ nhiệt. cửa kính làm nóng không khí trong nhà * Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt bằng và các vật trong phòng. các tia nhiệt đi thẳng. - Biện pháp BVMT: + Tại các nước lạnh, vào mùa đông, có thể sử dụng các tia nhiệt của Mặt Trời để sưởi ấm bằng cách tạo ra nhiều cửa kính. Các tia nhiệt sau khi đi qua cửa kính sưởi ấm không khí và các vật trong nhà. Nhưng các tia nhiệt này bị mái và các cửa kính giữ lại, chỉ một phần truyền trở lại không gian vì thế nên giữ ấm cho nhà. + Các nước xứ nóng không nên làm nhà có nhiều cửa kính vì chúng ngăn các tia nhiệt bức xạ từ trong nhà truyền trở lại môi trường. Đối với các nhà kính, để làm mát cần sử dụng điều hòa, điều này làm tăng chi phí sử dụng năng lượng. Nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà. Hoạt động 3. Luyện Tập - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức các hình thức truyền nhiệt - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức. Bài 1: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng? A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí. B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí. C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng. Bài 2: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? Hãy chọn câu trả lời đúng: A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí. C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. D. Ở các chất lỏng, chất khí và chất chất rắn Hoạt động 4. Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK về các hình thức truyền nhiệt. - Nhiệm vụ của HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và một số tình huống thực tế cuộc sống. 75
- Cách thức tiến hành: GV cho học sinh về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk V. Vận dụng. - Yêu cầu Hs về nhà đọc các câu C3 C5 1. Nhiệt năng ở phần vận dụng & trả lời. C3: Nhiệt năng của đồng giảm của nước tăng đây là hình thức truyền nhiệt. C4: Từ cơ năng nhiệt năng, đây là hình thức thực hiện công. C5: biến thành nhiệt năng của qủa bóng, của không khí ở gần qủa bóng & mặt sàn. 2. Các hình thức truyền nhiệt - Gv y/cầu Hs đọc phần vận dụng và trả C8: lời các câu hỏi C9: Kim loại dẫn nhiệt tốt, sành sứ dẫn nhiệt - Gv gợi ý C12: Mùa rét nhiệt độ của cơ kém. thể so với nhiệt độ của kim loại ntn? Vậy C10: Không khí ở giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt sẽ truyền ntn? Giải thích sự dẫn nhiệt kém. nhiệt. C11: Mùa đông, tạo lớp không khí dẫn nhiệt - Gọi Hs trả lời các câu hỏi. kém giữa các lông chim. - Hs khác nhận xét. C12: Kim loại dẫn nhiệt tốt… - Sau đó Gv bổ sung và Hs ghi vào vở. * Ghi nhớ: (sgk) Củng cố: - Gv chốt nội dung bài học theo ghi nhớ sgk. - Nêu câu hỏi củng cố - Đọc phần “có thể em chưa biết” Dặn dò, hướng dẫn về nhà. - Học bài củ theo ghi nhớ sgk - Làm bài tập ở SBT - Chuẩn bị bài mới. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về cấu tạo của téc mốt (phích nước) - Nhiệm vụ của học sinh: đọc có thể em chưa biết tìm hiểu về téc mốt (phích nước) - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết" về nhà lên mạng tìm hiểu thêm các thông tin về téc mốt (phích nước). ***************************************************************** Ngày soạn: 25/4/2021 Tiết 31, 32 CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT I. MỤC TIÊU. 1. Kiến Thức: - Nêu đc các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng 1 vật cần thu vào để nóng lên. - Viết đc CT tính nhiệt lượng, kể tên và đơn vị các đại lượng trong CT. 76
- Mô tả đc TN, xử lý đc kết quả TN chứng tỏ vật phụ thuộc vào m, ∆t và chất làm vật Phát biểu được 3 nội dung nguyên nguyên lý truyền nhiệt. - Viết phương trình cân bằng nhiệt 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để làm tốt bài KT có hệ thống. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng công thức để tính toán. II. CHUẨN BỊ. - GV: Giáo án + bảng phụ - HS: Đọc trước bài mới III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài việc học và làm bài về nhà của học sinh. Tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. - Nhiệm vụ của học sinh: Trả lời các câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: Kiểm tra bài cũ HS1: Đối lưu là sự truyền nhiệt như thế - Hai học sinh trả lời bài cũ, cả lớp theo nào? và xẩy ra chủ yếu trong môi trường dõi nhận xét nào? HS2: Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt như thế nào? xẩy ra chủ yếu trong môi trường nào? GV đặt vấn đề như SGK Tình huống khởi động: GV cho hs nghiên cứu tình huống sgk để vào bài mới. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Nêu đc các yếut tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng 1 vật cần thu vào để nóng lên. Viết đc CT tính nhiệt lượng, kể tên và đơn vị các đại lượng trong CT. Viết phương trình cân bằng nhiệt - Nhiệm vụ của học sinh: Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tổng hợp. Trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫn của GV - Cách thức tiến hành: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng. 1. Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Gv: Nhiệt lượng mà vật cần thu vào để nóng lên nhiều hay ít phụ thuộc vào yếu tố nào? - Hs tìm hiểu sgk và trả lời. - Gv: phải tiến hành TN ntn để k.tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng?
I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? + khối lượng của vật m(kg), + độ tăng t0 của vật ∆t0(0C), + chất cấu tạo nên vật. 77
2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng của vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật 1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu - Gv làm TN & dẫn dắt Hs như sgk, đưa ra vào để nóng lên & khối lượng của vật. bảng kết quả ở bảng phụ. + ĐVĐ như sgk - Hs tìm hiểu nội dung bảng phụ và hoàn + Bảng 24.1 sgk thành C1, C2. C1: m1 < m2 → Q1 < Q2 - Gv nhận xét câu trả lời của Hs và bổ sung → m1 = 1/2m2 → Q1 = 1/2Q2 thêm KT. C2: Khối lượng của vật tăng thì nhiệt lượng - Hs ghi nội dung vào vở. càng vật thu vào để nóng lên càng tăng 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng của vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ. 2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu - Gv nêu VĐ như sgk vào để nóng lên & độ tăng nhiệt độ. - Y/cầu Hs nêu p.án làm TN. C3: kh/lượng, chất làm vật, ... - Hs tìm hiểu nội dung sgk & trả lời C3, C4 C4: ∆t0 lớn; thời gian đun nóng ≠ nhau Bảng 24.2 sgk: - Phân tích bảng số liệu 24.2 & nêu kết luận → ∆t01 = 1/2. ∆t02 → Q1 = 1/2.Q2 rút ra qua việc phân tích số liệu. C5: ∆t0 càng tăng thì Q vật thu vào càng lớn. 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng của vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật. 3. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu - Gv nêu VĐ như sgk vào để nóng lên với chất làm vật. - Y/cầu Hs nêu p.án làm TN. Bảng 24.3 sgk: - Hs tìm hiểu nội dung sgk & thảo luận trả C6: m1 = m2 , ∆t01 = ∆t02 , t1 > t2 ... lời các câu C6, C7 để rút ra kết luận cần C7: Có! thiết. 5: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng của vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật. II. Công thức tính nhiệt lượng. - Y/cầu Hs nhắc lại NL của vật thu vào để - Q = m.c. ∆t nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào? 0 ĐV: Jun (J) - Phụ thuộc t , m, chất làm vật. Bảng 24.4 (sgk T86) - Giới thiệu khái niệm nhiệt dung riêng ... - Y/cầu Hs giải thích con số 4200j/kg.K - Gv nhận xét bổ sung đầy đủ. 6: Tìm hiểu nguyên lý truyền nhiệt - Gv thông báo 3 nội dung của nguyên lý III. Nguyên lý truyền nhiệt truyền nhiệt như sgk. (sgk ) - Y/cầu Hs vận dụng để trả lời câu hỏi. 78
- Gv bổ sung - Hs ghi nội dung vào vở. 7: Phương trình cân bằng nhiệt. - Gv h/dẫn Hs dựa vào nội dung thứ ba của nguyên lý truyền nhiệt, viết phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả ra = Qthu vào - Y/cầu Hs viết CT tính nhiệt lượng mà vật toả ra khi giảm nhiệt độ.
IV. Phương trình cân bằng nhiệt Qtoa ra = Qthu vao Vật thu vào Vật toả ra K/lượng m1(kg) m2(kg) 0 0 t1( C) t2(0C) T ban đầu T0 cuối t (0C) t (0C) NDRiêng c1(J/kg.K) c2(J/kg.K)
- Lưu ý: ∆t0 ổ trong CT tính nhiệt lượng thu vào là độ tăng nhiệt độ. Trong CT tính nhiệt lượng toả ra là độ giảm nhiệt độ of vật.
m1c1(t1 - t) = m2c2(t -t2) → m1c1∆t1 = m2c2∆t2
8: Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt. IV. Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt. - Gv h/dẫn Hs đọc đề bài và tóm tắt bài toán (Sgk T 89) - Hs làm theo h/dẫn, tóm tắt và giải BT. Giải: - Phân tích BT theo các bước: + Qtoả ra = m1c1∆t1 = 0,15.880.75 = 9 900J + Nhiệt độ của vật khi có cân bằng nhiệt là + Qthu vào = m2c2∆t2 = m2.4200.(25-20). bao nhiêu? + Trong quá trình trao đổi nhiệt, vật nào toả + áp dụng PT cân bằng nhiệt: Qtoả = Qthu → m2 = 9900/(4200.5) nhiệt vật nào thu nhiệt? m2 = 0,47kg. + Viết CT tính nhiệt lượng? + Mối q/hệ giữa đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm? Hoạt động 3. Luyện Tập, vận dụng - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về công thức nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức. V. Vận dụng. - Y/cầu Hs đọc phần vận dụng sgk và trả lời C8: C, cân khối lượng; đo nhiệt độ bằng các câu hỏi C8,C9. nhiệt kế. - Gv h/dẫn Hs cách giải BT. C9: Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để - Hs làm việc theo nhóm. tăng nhiệt độ: Q = m.c. ∆t0 = 5.380(50-20) = 57kJ - Gv bổ sung những thiếu sót của Hs. Ghi nhớ: (sgk T86) Củng cố: - Gv chốt nội dung bài học theo ghi nhớ sgk. - Nêu câu hỏi củng cố. 79
- Hướng dẫn làm câu C10. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà. - Học bài củ + Làm bài tập. - Đọc phần “Có thể em chưa biết”. - Chuẩn bị bài mới. Hoạt động 4. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về cấu tạo của nhiệt lượng kế - Nhiệm vụ của học sinh: đọc có thể em chưa biết tìm hiểu về nhiệt lượng kế - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc "Có thể em chưa biết" ****************************************************************** Ngày soạn 2/5/2021 Tiết 33: BÀI TẬP I, MỤC TIÊU - Giúp HS vận dụng công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt và năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu để giải một số bài tập II. CHUẨN BỊ GV chuẩ bị sẵng một số bài tập ra bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra 15 phút Đề 1 Câu 1 : a. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? viết công thức tính nhiệt lượng và nói rõ các đại lượng trong công thức? b. Một học sinh đun sôi 1,2 lít nước đựng trong một ấm bằng nhôm có khối lượng 500g. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm nhước là 200C. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên ? Cho nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là C1 = 4200J/kg.K ; C2 = 880J/kg.K Câu 2 : Nêu các hình thức truyền nhiệt đã học ? Mỗi Hình thức truyền nhiệt lấy một ví dụ ? Đề 2 Câu 1 : a. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? viết công thức tính nhiệt lượng và nói rõ các đại lượng trong công thức? b. Một học sinh đun sôi 1,5 lít nước đựng trong một ấm bằng nhôm có khối lượng 400g. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm nhước là 250C. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên ? Cho nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là C1 = 4200J/kg.K ; C2 = 880J/kg.K Câu 2 : Nêu các hình thức truyền nhiệt đã học ? Mỗi Hình thức truyền nhiệt lấy một ví dụ ? Biểu điểm Câu 1 : (7điểm) a. - Nêu đúng sự phụ thuộc của nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên - Viết đúng công thức tính nhiệt lượng - Nêu đúng đơn vị các đại lượng trong công thức 80
1đ 1đ 1đ
b. Tính đúng nhiệt lượng cung cấp để dun nước 3đ Câu 2 : (điểm) - Nêu đúng mỗi hình thức truyền nhiệt 0,5đ 0,5đ - Lấy đúng mỗi ví dụ Hoạt động 2. Luyện Tập, vận dụng - Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập các kiến thức về công thức nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt. - Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV. - Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức. Giải bài tập 1 Bài tập: Đun sôi 1 lít nước ở 200C đựng trong một âm nhôm có khối lượng là 0,5kg. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước, biết cnc = 4200J/kg.K, cnh = 880J/kg.K Tóm tắt: V = 1lít → m1 = 1kg Q1 = ? c1 = 4200J/kg.K Q2 = ? 0 m2 = 0,5kg t1 = 20 C c2 = 880J/kg.K t2 = 1000C Giải: Nhiệt lượng cung cấp để nước sôi. Q1 = m1.c1.(t2 - t1) = 336 000 (J) Nhiệt lượng cung cấp cho ấm nhôm Q2 = m2.c2.(t2 - t1) = 35 200 (J) Nhiệt lượng cung cấp cần thiết là: Q = Q1 + Q2 = 371 200 (J) Giải bài 2 Một học sinh thả 1250g chì ở nhiệt độ 1200 C vào 400g nước ở nhiệt độ 300 C làm cho nước nóng lên tới 400C . a) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt. b) Tính nhiệt lựơng nước thu vào. c) Tính nhiệt dung riêng của chì. d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch đó. ( Cho Biết CNước= 4200J/kg.K , CĐất =800J/kg.K , CChì =130J /kg.K ) Giải Đổi:400g = 0,4 kg 1250g = 1,25 kg a. Nhiêt độ của chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt là 400 C b. Nhiệt lượng do nước thu vào Q = m.c(t2 –t1) = 0,4.4200.10 = 16800 J c. Qtỏa = Qthu = 1680 J Mà Q Tỏa = m.c. ∆t suy ra CPb = QTỏa /m. ∆t 81
= 16800/1,25.(120 -40) = 168J/kg.K d. Nhiệt dung riêng của chì tính được có sự chênh lệch so với nhiệt dung riêng của chì trong bảng SGK là do thực tế có nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài. Hoạt động 3. Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Nhiệm vụ của học sinh: đọc thêm bài năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Cách thức tiến hành: GV cho HS Đọc đọc thêm bài năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu ****************************************************************** Ngày 10/5/2021 Tiết 32: ÔN TẬP CHƯƠNG II – NHIỆT HỌC I. MỤC TIÊU. 1. Trả lời được các câu hỏi trong phần ôn tập 2. Làm được các bài tập vận dụng. 3. Tích cực học tập, có ý thức học. II. CHUẨN BỊ. - GV: Giáo án + bảng phụ - HS: Bài củ + Bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Tự ôn tập kiểm tra củng cố kiến thức chương II. - Gv y/cầu Hs đọc nội dung phần tự ôn tập & thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi. - Hs thảo luận nhóm trả lời các câu ở phần A, sau đó cử đại diện trả lời. - Gv treo bảng phụ các câu hỏi trọng tâm. - Gọi một số Hs trả lời.- Ghi nôi dung chính vào vở. A. Ôn tập. 1. Các chất được cấu tạo ntn? 2. Hai đặc điểm of nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các chất? 3. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động của các nguyên tử, phân tử? 4. Viết công thức tính nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên, nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy và phương trình cân bằng nhiệt? + Q = m.c.(t2 - t1) trong đó: - t = t2 - t1 + Q = q.m + Qtoả = Qthu + H = (A/Q).100% . 5. Nói nhiệt dunmg riêng của nước là 4200J/kg.K điều đó có ý nghĩa gì? 6. Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg có nghĩa gì? Hoạt động 2: Vận dụng làm bài tập. - Tổ chức cho Hs trả lời các câu trắc nghiệm bằng cách gọi Hs trả lời . - Hs đọc nội dung các câu hỏi trắc nghiệm và trả lời. - Hs khác nhận xét. Gv bổ sung nếu Hs trả lời thiếu sót. - Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm các câu hỏi 82
- Hs hoạt động nhóm, thảo luận và cử đại diện trình bày phần trả lời. - Các nhóm khác nhận xét phần trả lời. Sau đó Gv bổ sung những thiếu sót của Hs. - Gv gợi ý cách làm bài tập vận dụng. - Hs đọc nội dung và tóm tắt bài toán. Hs làm việc cá nhân. - Gọi Hs lên bảng làm bài tập B. Vận dụng I. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. II. Trả lời câu hỏi. 1. Vì các nguyên tử, phân tử CĐ & giữa chúng có khoảng cách. T0 khi hiện tượng xảy ra chậm đi. 2, Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng CĐ. 3, Không, vì đây là hình thức truyền nhiệt bằng thực hiện công. 4, Nước nóng dần lên là do có sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước; nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hoá thành cơ năng. III. Bài tập Bài 1: Nhiệt lượng cung cấp cho ấm và nước: Q = Q1 + Q2 = m1.c1. ∆ t + m2.c2 ∆ . t = 2.4200.80 + 0,5.880.80 = 707200(J). Nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra: Q3 = Q.(100/30) = 2357333(J) = 2,357.106(J) Lượng dầu cần dùng: m3 = Q3/q = 2,357.106/44.106 = 0,05(kg). Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi ô chữ. - Gv yêu cầu Hs đọc nội dung trò chơi ô chữ ở sgk. - Gv cử Hs đại diện làm người dẫn chương trình. - Hs chọn nội dung trò chơi theo hàng ngang. C. Trò chơi ô chữ h d
ẫ n
n n h
n h i
c
ơ b
ỗ n h i ệ n h ứ
n h i ệ t h ọ c
đ i ệ t d i c x
ộ ệ t l u ê
n t
n
ă
n
g
ư n n
ợ g l
n r i
g i ệ
ê u
ạ
n
h
i
ệ
t
4 Củng cố: - Gv chốt nội dung bài học theo ghi nhớ sgk - Nêu câu hỏi củng cố. - Ra thêm bài tập về nhà. 5 Dặn dò - Hướng dẫn về nhà. - Học bài củ và làm bài tập ở SBT. 83
n
g
- Chuẩn bị bài nội dung ôn tập. ******************************************************** Ngày 17/5/2021 Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KỲ II I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức về cụng suất, nhiệt học - Thông qua kiểm tra đánh giá việc nắm bắt kiến thức học kỳ 2 của học sinh. 2. Kỹ năng: Vận dụng công thức tính công suất, phương trỡnh cõn bằng nhiệt để giải một số bài tập liên quan. 3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra 4. Năng lực: - Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực vận dụng kiến thức thực tế để giải thích một số hiện tượng thực tế cuộc sống. - Phát triển kỹ năng tính toán, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế cuộc sống II. Chuẩn bị - Học sinh ôn tập các kiến thức trong chương trình học kỳ 2 III. Hỡnh thức kiểm tra: Tự luận 100% IV. Ma trận đề kiểm tra: Tên chủ đề (Nội dung chương) Chủ đề 1: Công, công suất
Số câu Số điểm Tỉ l ệ %
Chủ đề 2: Nhiệt học
Số câu Số điểm
Nhận biết
Vận dụng Vận dụng Vận dụng cao Vận dụng được công A thức: P = t để giải bài tập
Thụng hiểu
- Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất. Phát biểu định luật về công Số câu: 2 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20 % - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. - Nêu được các cách làm biến đổi nhiệt năng
- Hiểu được nhiệt lượng là gỡ - Nờu cỏc hỡnh thức truyền nhiệt - Lấy vớ dụ minh họa cho cỏc hỡnh thức truyền nhiệt
Số câu: 1 Số điểm: 1
Số câu: 2 Số điểm: 2
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Vận dụng được công thức Q = m.c.∆t Qtỏa= Qthu tính nhiệt dung riêng của chì.
Số câu: 3 Số điểm: 2
84
Cộng
Số câu 3 Số điểm 4 Tỉ lệ: 40%
So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch đó Số câu: 1 Số câu 7 Số điểm: 1 Số điểm 6
Tỉ l ệ % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %
Tỉ lệ: 10 % Số câu: 3 Số điểm 3 Tỉ lệ: 30 %
Tỉ lệ: 20 % Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20%
Tỉ lệ: 20 % Số câu: 4 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 %
Tỉ lệ: 10 % Số câu 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 %
Tỉ lệ:60 % Số câu: 10 10 điểm Tỉ lệ: 100%
V. Nội dung Kiểm tra Cõu 1: Phát biểu định luật về công? Cõu 2: Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng, kể tên? Cõu 3: a. Nhiệt lượng là gì?? b. Các hình thức truyền nhiệt? Lấy ví dụ minh họa? Cõu 4: a.Viết công Thức tính công suất và nêu các đại lượng trong công thức? (1 đ) b. Một người thợ dùng lực đẩy 200N đẩy xe cát đi quóng đường 2km. Tính công suất của người thợ trên, biết người đó mất thời gian 1800 s (2đ) Câu 5: Một học sinh thả 1250g chì ở nhiệt độ 1200 C vào 400g nước ở nhiệt độ 300 C làm cho nước nóng lên tới 400C . e) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt. f) Tính nhiệt lựơng nước thu vào. g) Tính nhiệt dung riêng của chì. h) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch đó. ( Cho Biết CNước= 4200J/kg.K , CĐất =800J/kg.K , CChì =130J /kg.K ) VI. Đáp án, biểu điểm Cõu 1: - Phát biểu định luật về công 1đ Cõu 2: Trả lời đúng nhiệt năng là gỡ 0,5đ - Kể tên các cách làm biến đổi nhiệt năng 0,5 đ Cõu 3: Trả lời đúng khái niệm nhiệt lượng 1đ Kể tên và lấy ví dụ về các hình thức truyền nhiệt 1đ Cõu 4: a. Viết cụng thức tính công suất và núi rừ các đại lượng trong công thức 1đ b. – Tính công A = F.s = 200.2000 = 400000J 1đ - Tính công suất P = A/t = 400000/1800 1đ Cõu 5: a. Tính nhiệt độ cân bằng 0,5đ b. Tính đúng nhiệt lượng nước thu vào 0,5đ c. Tớnh nhiệt dung riêng của chỡ 1đ d. So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch đó 1đ *****************************************************************
85
Ngày 25/4/2012 Tiết 35:
ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU. 1. ôn tập củng cố lại kiến thức về nhiệt học. Hệ thống hoá kiến thức của phần cơ & nhiệt 2. Làm được các bài tập vận dụng. 3. Tích cực học tập, có ý thức học. II. CHUẨN BỊ. - GV: Giáo án + bảng phụ - HS: Bài củ + Bài mới. III. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức. - Gv nêu câu hỏi ôn tập lại kiến thức đã học ở học kỳ II. - Gv treo bảng phụ các câu hỏi trọng tâm. - Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi Gv nêu ra. Cử đại diện trình bày phần trả lời. - Gv chốt nội dung trọng tâm và khắc sâu kiến thức cho Hs. - Hs ghi nội dung vào vở. I. Lý thuyết. 1. Cơ năng 2. Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng 3. Thuyết cấu tạo của các chất. 4. Nhiệt năng 5, Các hình thức dẫn nhiệt 6. Công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt. 7. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. 8. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt. 9. Động cơ nhiệt, Hiệu suất của động cơ nhiệt. Hoạt động 2: Vận dụng làm bài tập. - Gv ra một số đề bài tập vận dụng tính nhiệt lượng. - Hs đọc nội dung bài tập và tóm tắt bài toán. - Gv gợi ý cách giải bài tập. - Hs làm bài toán theo hướng dẫn của Gv. - Sau đó Gv sữa sai khi Hs mắc phải. II. Vận dụng Bài tập: Dùng bếp dầu để đun sôi 1 lít nước ở 200C đựng trong một âm nhôm có khối lượng là 0,5kg. a, Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước, biết cnc = 4200J/kg.K, cnh = 880J/kg.K 86
b, Tính lượng dầu cần dùng, biết có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra làm nóng ấm và nước trong bình. Tóm tắt: H = 40% Q1 = ? V = 1lít → m1 = 1kg 6 c1 = 4200J/kg.K q = 44.10 J/kg Q2 = ? 0 m2 = 0,5kg t1 = 20 C m3 = ? 0 t2 = 100 C c2 = 880J/kg.K Giải: Nhiệt lượng cung cấp để nước sôi. Q1 = m1.c1.(t2 - t1) = 336 000 (J) Nhiệt lượng cung cấp cho ấm nhôm Q2 = m2.c2.(t2 - t1) = 35 200 (J) Nhiệt lượng cung cấp cần thiết là: Q = Q1 + Q2 = 371 200 (J) áp dụng CT: H = A/Q = Q/Q/ → Q/ = Q/H = Q.100/40 = 928 000 (J) Vậy lượng cần dùng để đun: Q/ = q.m3 → m = Q//q = 0,02kg Hoạt động 3: Thực hiện trò chơi ô chữ. - Gv y/cầu Hs đọc nội dung trò chơi ô chữ ở sgk. - Gv cử Hs đại diện làm người dẫn chương trình. - Hs chọn nội dung trò chơi theo hàng ngang. C. Trò chơi ô chữ Củng cố: - Gv chốt nội dung bài học theo ghi nhớ sgk - Giới hạn chương trình kiểm tra - Ra thêm bài tập về nhà. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà. - Học bài củ và làm bài tập ở SBT. - Chuẩn bị bài tốt để kiểm tra học kỳ II. ......................................................................................................................................... Tuần 36 Tiết 37
Kiểm tra học kỳ 2 A. Mục tiêu. 1, Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy of Gv và cách học of Hs. 2, Vận dụng ≈ kiến thức đã học để làm bài kiểm tra, suy luận bài giải lôgíc. 3, Có ý thức làm bài tốt, cẩn thận, tỉ mĩ, trung thực… B. Phương pháp. - Kiểm tra + đánh giá C. Chuẩn bị. - GV: Giáo án (Đề ra + Đáp án + Biểu điểm). 87
- HS: Bài ôn tập chú đáo. D. Tiến trình lên lớp. 1) ổn định: 2) Kiểm tra: = Nhắc nhỡ Hs trước khi kiểm tra. 3) Bài mới: * Kiểm tra sự chuẩn bị of Hs trước khi phát bài kiểm tra. * Triển khai kiểm tra. + Phát đề: - Đề ra - Đáp án Trên giấy A4 - Biểu điểm. + Hs làm bài. + Gv theo dõi Hs làm bài và nhắc nhỡ những Hs mắc khuyết điểm. 4, Cuối giờ. - Gv thu bài kiểm tra - Nhận xét, đánh giá ý thức và thái độ làm bài kiểm tra of Hs - Rút kinh nghiệm giờ sau. 5, Dặn dò - Hướng dẫn về nhà. - Xem lại nội dung bài KT - Chuẩn bị bài mới. E. Bổ sung. …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
88
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DIỄN CHÂU TRƯỜNG THCS DIỄN THÁP
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC CƠ SỞ
MÔN VẬT LÝ (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Tài liệu chỉ đạo chuyên môn, áp dụng cho năm học 2020 - 2021
NĂM 2020
A. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦA BỘ GD&ĐT *** 1. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá a) Đổi mới phương pháp dạy học: - Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên; - Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với các bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy mọc không nắm vững bản chất; - Tăng cường tập huấn nâng cao năng lực sử dụng thiết bị thí nghiệm biểu diễn và thí nghiệm thực hành. Sử dụng tối đa và có hiệu quả các thiết bị thí nghiệm hiện có của bộ môn. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học, khuyến khích tự làm đồ dùng dạy học, cải tiến phương án thí nghiệm phù hợp với từng bài học; - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý các phần mềm, thí nghiệm mô phỏng, tư liệu thiết bị dạy học điện tử, các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học; - Sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, coi trọng việc khuyến khích động viên học sinh học tập, tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm. - Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh học lực yếu kém. - Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và thông qua việc dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi giáo viên giỏi các cấp. b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá: - Đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá năng lực của mình; - Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT; - Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh THPT, đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành; - Trong quá trình dạy học, cần hạn chế ghi nhớ máy móc, học thuộc nhưng không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học; - Các bài thực hành trong chương trình, học sinh đều phải thực hiện và viết báo cáo. Trong mỗi học kì, chỉ đánh giá tối đa 1 bài thực hành tính điểm hệ số 2, việc chọn các bài thực hành để đánh giá tính điểm hệ số 2 là do tổ chuyên môn quy định, các bài thực hành khác cho điểm hệ số 1;
- Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm 2 phần: + Phần đánh giá kỹ năng thực hành và kết quả thực hành; + Phần đánh giá báo cáo thực hành. Điểm của bài thực hành bằng trung bình cộng điểm của hai phần trên. - Các bài kiểm tra học kì không làm hình thức trắc nghiệm mà làm bằng tự luận. 2. Hướng dẫn xây dựng phân phối chương trình Căn cứ vào kế hoạch giáo dục và khung phân phối chương trình để xây dựng phân phối chương trình cho môn học: a) Đảm bảo số tiết tối thiểu trong khung phân phối chương trình để lập kế hoạch dạy học cho hợp lý; thống nhất hoàn thành chương trình theo đúng thời gian cho mỗi học kỳ và cả năm học; b) Sắp xếp thời khoá biểu một cách hợp lý để sử dụng tối đa các trang thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm; c) Tuỳ theo điều kiện của từng trường, các tiết thực hành có thể bố trí thực hiện trong thời gian học chương tiếp theo hoặc cuối học kỳ.
B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ, CẤP THCS (Số:3280/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT ngày 27 tháng 8 năm 2020) Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và bảo đảm thực hiện chương trình trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (theo sách giáo khoa của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) như sau: 1. Đối với các môn học: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân: a) Điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo Phụ lục đính kèm Công văn này. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Khổng yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh tự học; Khuyến khích học sinh tự làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện. b) Hướng dẫn này thay thế Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông. * 2. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại:
Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀÒ TẠO DIỄN CHÂU TRƯỜNG THCS DIỄN THÁP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Diễn tháp, ngày 4 tháng 9 năm 2020
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN VẬT LÝ Năm học 2020 - 2021 (Kèm theo Kế hoạch số …./KH-….ngày ….của Hiệu trưởng trường THCS Diễn Tháp) A. Chương trình theo quy định LỚP 6
Cả năm: 37 tuần – 35 tiết. Học kỳ I: 19 tuần –18 tiết. Học kỳ II: 18 tuần – 17 tiết.
TT
Bài/chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Hình thức tổ Thời chức dạy lượng học/hình Tiết dạy thức học kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn thực hiện
Chương I: CƠ HỌC
1
2
Chủ đề Đo độ dài
Đo thể tích
Kiến thức: Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHD và ĐCNN của chúng. Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. Kỹ năng: Ước lượng độ dài cần đo, chọn dụng cụ đo phù hợp. Kiến thức: Biết tên được một số dụng cụ dùng để đo thể tích
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
1
1 tiết
Tổ chức
2
Tích hợp bài 1, bài 2 (Bài 1): Đơn vị đo độ dài: HS tự ôn tập. Câu hỏi từ C1 đến C10(Bài 2): Chuyển một số thành bài tập về nhà. Mục I Đơn vị đo
chất lỏng
3
4
Đo thể tích chất rắn không thấm nước Khối lượng. Đo khối lượng
5
Lực - Hai lực cân bằng
6
Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
7
8
Trọng lực. Đơn vị lực
Kiểm tra 1 tiết
chất lỏng. Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp. Kỹ năng: Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo. Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Kiến thức: Biết sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước. Kỹ năng: Nắm vững các cách đo và trung thực với các kết quả đo được. Kiến thức: Nhận biết được ý nghĩa vật lý khối lượng của một vật. Đơn vị đo khối lượng, ký hiệu . Kỹ năng: Biết cách đo khối lượng vật bằng cân trình bày cách sử dụng. Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một cái cân. Kiến Thức: Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo,… và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó. - Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng và xác định được hai lực cân bằng. Kỹ năng: Lắp các TN tốt, biết tiến hành các TN; Nhận biết các dụng cụ, làm quen cách lắp thí nghiệm Kiến thức: Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó. Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật đó. Kỹ Năng: Biết lắp ráp thí nghiệm, quan sát hiện tượng để rút ra quy luật của vật chụi tác dụng. Kiến thức: Biết ý nghĩa trọng lực hay trọng lượng của một vật. Nêu được phương và chiều của trọng lực; đơn vị đo cường độ lực. Kỹ năng: Sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng. Biết làm TN . Kiến thức: Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 1 đến tiết 7. Kĩ năng: Lập luận, giải thích, liên hệ thực tế, vận dụng các công thức tính toán, trình bày khoa học, ngắn gọn.
hoạt động tại lớp học
thể tích: HS tự ôn tập.
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
3
Mục II Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
4
Mục II Đo khối lượng: Có thể dùng cân đồng hồ để thay cho cân Rô-béc-van.
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
5
Mục IV Vận dụng: Tự học có hướng dẫn.
6
Mục III Vận dụng: Tự học có hướng dẫn.
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
7
Mục III Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
1 tiết
Hình thức KTĐG: Viết (tự
8
9
10
11
12
13
14
Kiến thức: Nhận biết thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo. Nắm vững đặc điểm của lực đàn hồi. Lực đàn hồi. Kỹ năng: Lắp thí nghiệm qua kênh hình,nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi Kiến thức: Nhận biết được sự cấu tạo của một lực kế, GHĐ và Lực kế. Phép ĐCNN của một lực kế. đo lực. Trọng Kỹ năng: Biết sử dụng công thức liên hệ giữa trọng lượng và lượng và khối khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật khi biết lượng khối lượng của nó. Kiến thức: Nắm vững định nghĩa khối lượng riêng, trọng lượng Khối lượng riêng của một chất. Vận dụng công thức m = D.V để tính khối riêng + Bài lượng của một vật. tập Kỹ năng: Biết sử dụng bảng số liệu để tra cứu tìm khối lượng riêng, trọng lượng riêng của các chẩt. Kiến thức: Nắm vững định nghĩa trọng lượng riêng của một p Trọng lượng chất.d = = 10D để tính trọng lượng của một vật. riêng +Bài v tập Kỹ năng: Biết sử dụng bảng số liệu để tra cứu tìm khối lượng riêng, trọng lượng riêng của các chẩt. Thực hành và Kiến thức: Biết xác định khối lượng riêng của một vật rắn kiểm tra thực không thấm nước như sỏi. hành: Xác Kỹ năng: Biết cách tiến hành một bài thực hành vật lý.sử dụng định khối cân và bình chia độ lượng riêng của sỏi Kiến thức: Học sinh làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của Chủ đề vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng Máy cơ đơn đứng. Biết kể tên một số máy đơn giản thường dùng. giản. Vận dụng kiến thức mặt phẳng nghiêng vào cuộc sống và biết được lợi ích của chúng. Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp. Học sinh xác định được điểm tựa O, các điểm tác dụng lực F1 là
1 tiết
luận) Tổ chức hoạt động tại lớp học
9
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
10
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
11
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
12
1 tiết
Kiểm tra thực hành
13
3 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
14 15 16
Câu hỏi C7 (tr.35): Không yêu cầu HS trả lời
Mục III Xác định trọng lượng riêng của một chất: Không dạy.
Tích hợp Bài 13, 14, 15, 16 thành chủ đề. Mục Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
O1, lực F2 là O2. Biết sử dụng đòn bẩy trong công việc thực tiễn và cuộc sồng. Nhận biết cách sử dụng ròng rọc trong đời sống và lợi ích của chúng. Kỹ năng: Sử dụng lực kế để đo lực Sử dụng lực kế, làm thí nghiệm kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao(chiều dài) mpn. Biết đo lực kéo của ròng rọc. 15
Ôn tập
Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học để chuẩn bị kiểm tra học kỳ
1 tiết
16
Kiểm tra học kỳ I
Kiến thức: Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 1 đến tiết 16. Kĩ năng: Lập luận, giải thích, liên hệ thực tế , vận dụng các công thức tính toán, trình bày khoa học, ngắn gọn
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học Hình thức KTĐG: Viết (tự luận)
17
18
Học kỳ II
TT
17
Bài/chủ đề
Tổng kết chương I: Cơ học
Yêu cầu cần đạt
Kiến thức: Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương. Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng. Kỹ năng: Trả lời các câu hỏi và bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên Chương II. NHIỆT HỌC
Hình thức tổ Thời chức dạy lượng học/hình Tiết dạy thức học kiểm tra đánh giá 1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
19
Hướng dẫn thực hiện
18
19
Chủ đề Sự nở vì nhiệt của các chất
Nhiệt kế. Nhiệt giai
Kiến thức:Giải thích được các hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn và các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng Nắm vững hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Hiểu vài giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí. Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra 4 tiết lực rất lớn. Mô tả được cấu tạovà họat động của băng kép giải thích một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt. Kỹ năng:Đọc và biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết. Làm được thí nghiệm h19.1,19.2,chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Làm được thí nghiệm để rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của ba thể: rắn – lỏng – khí. Phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt của băng kép, rèn tính quan sát,so sánh. Kiến thức: Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. Kỹ năng: Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế 1 tiết khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ. Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.
20
Ôn tập
Ôn tập các kiến thức từ bài 18 đến bài 22
1 tiết
21
Kiểm tra 1 tiết.
Kiến thức: Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 19 đến tiết 26. Kĩ năng: Lập luận, giải thích, liên hệ thực tế , vận dụng các công thức tính toán, trình bày khoa học, ngắn gọn
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tổ chức hoạt động tại lớp học Tổ chức hoạt động tại lớp học Hình thức KTĐG:
20 21 22 23
24
25
26
Tích hợp bài 18, 19, 20, 21 thành một chủ đề. Mục Vận dụng Tự học có hướng dẫn. Thí nghiệm 21.1 (a, b) Không làm. Chỉ giới thiệu và yêu cầu phân tích để trả lời câu hỏi.
Mục 2b, mục 3 (tr.70): Đọc thêm
Viết (tự luận) 22
23
Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo Thực hành và đúng quy trình. kiểm tra thực Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo hành: Đo thời gian. nhiệt độ
1 tiết
Kiến thức: Nhận biết và phát biểu được những đặc trưng của sự nóng chảy. Chủ đề Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các Sự nóng chảy chất. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc. 2 tiết và đông đặc Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản. Vận dụng được kiến thức về quá trình chuyển thể của sự nóng chảy và đông đặc để giải thích một số hiện tượng thực tế.
24
Kiến thức:Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của Chủ đề tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng. Tìm được thí dụ Sự bay hơi và thực tế về những nội dung trên. ngưng tụ Kĩ năng: Dự đoán được các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó.
25
Kiến thức: Mô tả được sự sôi. Mô tả được sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ sôi. Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản trong thực tế Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản trong thực tế.
Chủ đề Sự sôi.
Kiểm tra thực hành
Tổ chức hoạt động tại lớp học
2 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
2 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
27
28 29
30 31
32 33
Tích hợp bài 24, 25 thành một chủ đề Bài 24 Mục 1 Phân tích kết quả thí nghiệm: Tự học có hướng Tích hợp bài 26, 27 thành một chủ đề. Mục 2b, 2c. Thí nghiệm kiểm tra: Khuyến khích học sinh tự làm Tích hợp bài 28, 29 thành một chủ đề. Bài 28 Mục I.1. Tiến hành thí nghiệm: Khuyến khích
học sinh tự làm
26
Ôn tập
Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức đã học từ tiết 19 đến tiết 31. Vận dụng thành thạo các kiến thức cơ học đã học để giải một số bài tập đơn giản.
27
Kiểm tra học kỳ II
Kiến thức: Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 19 đến tiết 32. Kĩ năng: Lập luận, giải thích, liên hệ thực tế , vận dụng các công thức tính toán, trình bày khoa học, ngắn gọn.
1 tiết
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học Hình thức KTĐG: Viết (tự luận)
34
35
LỚP 7
Cả năm: 37 tuần – 35 tiết. Học kỳ I: 19 tuần –18 tiết. Học kỳ II: 18 tuần – 17 tiết.
T T
1
Bài/chủ đề
Nhận biết ánh sáng Nguồn sáng và vật sáng
Yêu cầu cần đạt
HỌC KỲ I Chương I: Quang học Kiến thức: Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Kỹ năng: Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức dạy học/hình thức kiểm tra đánh giá
Tiết
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
1
Hướng dẫn thực hiện
2
3
4
5
6
Kiến thức: Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. - Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế. - Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm sáng. Chủ đề - Nhận biết được bóng tối. Giải thích được vì sao có hiện tượng Sự truyền ánh nhật thực và nguyệt thực sáng Kỹ năng: Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm. - Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng. Kiến thức: Biết xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. Định luật - Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường phản xạ ánh truyền ánh sáng theo mong muốn. sáng Kỹ năng: Biết làm TN, đo góc, quan sát đường truyền của ánh sáng để tìm ra quy luật phản xạ ánh sáng. Kiến thức: Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Ảnh của một Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. vật tạo bởi Kỹ năng: Làm được thí nghiệm tạo ảnh của vật qua gương gương phẳng phẳng và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất của ảnh qua gương phẳng. Thực hành và kiểm tra thực hành: Quan Kiến thức: Xác định được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng sát và vẽ ảnh Kĩ năng: Làm thực hành và báo cáo thực hành của một vật tạo bởi gương phẳng Kiến thức: Nêu được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu Gương cầu lồi. Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn lồi. vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của
2 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
4
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
5
2 3
1 tiết
Kiểm tra thực hành
6
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
7
Tích hợp bài 2, 3 thành một chủ đề. Mục III Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
Mục II.2 Xác định vùng nhìn thấycủa gương phẳng: Tự học có hướng dẫn
7
Gương cầu lõm.
8
Tổng kết chương I: Quang học. Bài tập
9
Kiểm tra 1 tiết
10 Chủ đề Âm học
11
Môi trường truyền âm
Phản xạ âm. 12 Tiếng vang. Bài tập
gương cầu lồi. Kiến thức: Nhận biết được ảnh tạo bởi gương cầu lõm - Nêu được tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cấu lõm. Kỹ năng: Bố trí được thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm Kiến thức: Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của chương I Quang học Kĩ năng: Biết vận dụng kién thức để giải thích các hiện tượng liên quan và làm bài tập Kiến thức: Kiểm tra kiến thức HS đã học trong chương I. Kĩ năng: Lập luận, giải thích, liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức để trình bày đầy đủ khoa học. Chương II: Âm học Kiến thức: Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống. - HS hiểu được mối quan hệ giữa dao động nhanh, chậm - Tần số, âm cao, âm thấp phụ thuộc vào tần số như thế nào? - Hiểu mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm, biên độ càng lớn âm càng to Biết được đơn vị độ to của âm là Đêxiben. Vận dụng để trả lời các câu hỏi thực tế Kĩ năng: - Làm thí nghiệm rút ra lết luận Kiến thức: HS biết được âm truyền được trong môi trường nào và không truyền được trong môi trường nào ? HS so sánh được vận tốc truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí . Kỹ năng: Làm TN suy ra sự truyền âm trong các môi trường : Rắn, lỏng, khí. Kiến thức: Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang. Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt (hay hấp thụ âm kém) và vật phản xạ âm kém. Kể tên một số ứng
1 tiết
1 tiết
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học Tổ chức hoạt động tại lớp học Hình thức KTĐG: Viết (tự luận)
8
9
Câu hỏi 7 (tr.25): Không yêu cầu HS trả lời.
10
2 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
11 12
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
13
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp
14
Tích hợp bài 10, 11, 12 Mục Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
Thí nghiệm hình 14.2: Không bắt buộc làm thí
14
15
Tổng kết Ôn tập
Kiểm tra học kỳ I
Chủ đề TNST: 16 Phòng chống tiếng ồn
dụng của phản xạ âm. Kỹ năng: Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế và từ các thí nghiệm. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học về âm thanh. Đặc điểm nguồn âm, độ cao của âm, độ to của âm, môi trường truyền âm, phản xạ âm, tiếng vang, chống ô nhiễm tiếng ồn. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế và biết vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 1 đến tiết 15. Kĩ năng: Lập luận, giải thích, liên hệ thực tế, vận dụng các công thức tính toán, trình bày đầy đủ khoa học.
học
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
15
1 tiết
Hình thức KTĐG: Viết (tự luận)
16
2 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
17 18
Tiết 1: Hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin, xây dựng ý tưởng thiết kế phương án . Tiết 2: Tổ chức cho HS báo cáo quá trình thực hiện, phương án thiết kế và đánh giá tính khả thi các phương án thiết kế HỌC KỲ II Chương III. Điện học
nghiệm.
17 Chủ đề Điện tích
Kiến thức: HS mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ sát. - Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ sát trong thực tế( chỉ ra các vật cọ sát với nhau là biểu hiện của sự nhiễm điện). - Biết chỉ có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai diện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích khác dấu thì hút nhau. - Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử chung hòa về điện. - Biết vật mang điện âm nhận thêm êlẻctôn, vật mang điên dương mất bớt êlectrôn. Kỹ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện cho một vật bằng cách cọ xát.
2 tiết
Kiến thức: Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Nêu được tác dụng chungcủa nguồn điện là tạo ra Dòng điện, 18 dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực 1 tiết Nguồn điện của chúng. Kỹ năng: Kỹ năng thao tác mắc mạch điện đơn giản, sử dụng bút thử điện Kiến thức: Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng Chất dẫn điện điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. và chất cách Kể tên một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng. 19 điện dòng - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do 1 tiết điện trong dịch chuyển có hướng. kim loại Kỹ năng: Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, làm TN xác định vật dẫn điện, vật cách điện. Sơ đồ mạch Kiến thức: HS vẽ dúng sơ đồ một mạch điện loại đơn giản. Mắc 20 điện, Chiều đúng mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho. 1 tiết dòng điện Kỹ năng: Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản và khả năng tư duy
Tổ chức hoạt động 19 tại lớp 20 học
Tổ chức hoạt động tại lớp học
21
Tổ chức hoạt động 22 tại lớp học Tổ chức hoạt động 23 tại lớp
Tích hợp bài 17, 18 thành một chủ đề. Bài 18: Mục II Sơ lược về cấu tạo nguyên tử Tự học có hướng dẫn. Mục III. Vận dụng Tự học có hướng dẫn
Chủ đề 21 Các tác dụng của dòng điện
22 Bài tập
23
Kiểm tra 1 tiết
Cường độ 24 dòng điện.
mềm dẻo, linh hoạt. Kiến thức: HS nắm được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của của dòng điện đối với 3 loại đèn: bóng đèn dây tóc, bóng đèn bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn Led) - Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng 2 tiết dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện. Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể Kỹ năng: Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, quan sát và phân tích hiện tượng. Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, quan sát và phân tích hiện tượng. Kiến thức: Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học trong chương 3: Điện học. Kỹ năng: Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để 1 tiết trả lời các câu hỏi, giải thích cac shiện tượng có liên quan và giải các bài tập cơ bản. Kiến thức: HS nắm hệ thống kiến thứcđó học ở chương điện học đó nghiờn cứu. Biết vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đó học để giải quyết các vấn đề: trả lời các câu hỏi, giải bài 1 tiết tập, giải thích các hiện tượng vật lí liên quan Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức cơ bản vào việc giải thích và làm bài tập. Kiến thức : Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh. Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu: A. Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp 1 tiết và mắc đúng ampe kế). Kỹ năng : Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, quan sát và phân tích hiện tượng.
học
Tổ chức hoạt động 24 tại lớp 25 học
Tổ chức hoạt động 26 tại lớp học Hình thức KTĐG: Viết (tự luận)
27
Tổ chức hoạt động tại lớp học
28
Tích hợp bài 22, 23 thành một chủ đề Mục Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
25
Chủ đề Hiệu điện thế
Thực hành và KTHH: Đo cường độ 26 dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp Thực hành: Đo cường độ dòng điện và 27 hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song. An toàn khi 28 sử dụng điện
Kiến thức: Biết được ở hai cực của nguồn điệncó sự nhiễm điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế. Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (kí hiệu: V). Sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện (lựa chọn vôn kế phù hợp và mắc đúng vôn kế). Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai hai đầu dụng cụ dùng điện. Nêu được hiệu điện thế càng lớn thì dòng điện qua bóng đèn có cường độ càng lớn. Hiểu được mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó. Kỹ năng: Mắc mạch điện đơn giản, vẽ sơ đồ mạch điện. Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế để chọn vôn kế phù hợp và đọc đúng kết quả.
Kiến thức: Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn. Kỹ năng: Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế, cường độ dòng điện trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn và Kiểm tra ký năng thực hành của học sinh.
Kiến thức: Biết mắc song song hai bóng đèn. Kỹ năng: Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song hai bóng đèn. Kiến thức: Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
2 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
1 tiết
Kiểm tra thực hành
31
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
32
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
33
29 30
Tích hợp bài 25, 26 thành chủ đề. Bài 26 Mục II Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước Khuyến khích học sinh tự đọc -Mục III Vận dụng Tự học có hướng dẫn
Kỹ năng: Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn. Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức về chương III: Điện học. 29 Tổng kết, Ôn Luyện tập thêm về vận dụng các kiến thức vào một số trường tập hợp cụ thể . Kiến thức: Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 19 đến tiết 31. Kĩ năng: Lập luận, giải thích, liên hệ thực tế, vận dụng các 30 Kiểm tra học công thức tính toán, trình bày đầy đủ khoa học. kỳ II
1 tiết
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học Hình thức KTĐG: Viết (tự luận)
34
35
LỚP 8
Cả năm: 37 tuần – 35 tiết. Học kỳ I: 19 tuần –18 tiết. Học kỳ II: 18 tuần – 17 tiết.
T T
1
Bài/chủ đề
Chuyển động cơ học
Yêu cầu cần đạt
HỌC KỲ I Chương I: Cơ học Kiến thức: Nhận biết được chuyển động cơ học là gì? Kỹ năng: Vận dụng lý thuyết để lấy ví dụ về chuyển động cơ học.
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức dạy học/hình thức kiểm tra đánh giá
Tiết
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
1
Hướng dẫn thực hiện
Kiến thức: Nắm được khái niệm vận tốc - Nắm vững công thức tính vận tốc v = 2
3
4
5
Chủ đề Vận tốc
Biểu diễn lực
Sự cân bằng lực, Quán tính
Lực ma sát
S và ý nghĩa của các t
khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h. Cách đổi đơn vị vận tốc. Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều. Kỹ năng: Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian chuyển động. Vận dụng tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường. Kiến thức: Nêu được ví dụ cụ thể thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. Nêu được cách biểu diễn lực Kỹ năng: Nhận biết được lực là đại lượng vec tơ. Vẽ được véc tơ lực Kiến thức: Nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị hai lực cân bằng bằng vec tơ lực. - Nêu được một số ví dụ về quán tính, giải thích được hiện tượng quán tính. Kỹ năng: Biết suy đoán, kỹ năng tiến hành thí nghiệm phải có thao tác nhẹ nhàng Kiến thức: Bước đầu nhận biết thêm một loại lực cơ học là lực ma sát, bước đầu phân biệt sự xuất hiện loại lực là lực ma sát, ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn. Đặc điểm của mỗi loại ma sát này. Kỹ năng: Làm thí nghiệm để phát hiện lực ma sát nghỉ. Kể và phân tích được một số hiện tượng về ma sát có lợi, ma sát có hại trong đời sống và trong kỹ thuật.
2 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
2 3
Tích hợp bài 2, 3 thành chủ đề Bài 2 Các yêu cầu C4, C5, C6, C7, C8Tự học có hướng dẫn Bài 3 Thí nghiệm C1 không làm Mục III Vận dụng. Tự học có hướng dẫn
4
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
5
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
6
Thí nghiệm mục 2b Không làm thí nghiệm chỉ cung cấp số liệu cho bảng 5.1 để phân tích.
6
7
8
9
Ôn tập, Bài tập
Kiểm tra 1 tiết
Áp suất
Áp suất chất lỏng
Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức về vận tốc, chuyển động cơ học, biểu diễn lực, quán tính, lực ma sát. Kỹ năng: Luyện tập thêm về vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể .
1 tiết
Kiến thức: Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 1 đến tiết 6. Kĩ năng: Lập luận, giải thích, liên hệ thực tế, vận dụng các công thức tính toán, trình bày đầy đủ khoa học.
1 tiết
Kiến thức: Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.Viết công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. Kỹ năng: Vận dụng được công thức tính áp suất để giải được các bài tập về áp lực, áp suất. - Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp. Kiến thức Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng. - Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
11
Áp suất khí quyển
8
1 tiết
9
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
10
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
11
1 tiết
Tổ chức hoạt động
12
chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao. - Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng. Kỹ năng: Áp dụng được công thức về máy nén thủy lực F/f = S/s để giải bài tập Kiến thức: Giải thích được sự tồn tại lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
7
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Kỹ năng: Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng. Kiến thức: Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau Bình thông 10 nhau. Máy nén thủy lực
Tổ chức hoạt động tại lớp học Hình thức KTĐG: Viết (tự luận)
Mục II. Độ lớn của áp suất khí
12
Bài tập
Kỹ năng: HS biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức đã học để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển.
tại lớp học
Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức về áp lực, áp suất Kỹ năng: Luyện tập thêm về vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể, giải bài tập về áp lực, áp suất
Tổ chức hoạt động tại lớp học
1 tiết
Chủ đề Lực đẩy 13 Acsimét Sự nổi.
Kiến thức: Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimet.Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy acsimet. Nghiệm lại lực đẩy ác si mét và thực hành đo được lực đẩy các si mét. - Giải thích được khi nào thì vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.Nêu được điều kiện vật nổi. Kỹ năng: .Vận dụng công thức để giải các bài tập đơn giản. HS vận dụng các kiến thức đã học về sự nổi để làm được các câu hỏi trong bài học và giải thích được hiện tượng nổi trong đời sống.
14 Ôn tập
Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản phần cơ học. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế.
1 tiết
Kiểm tra học 15 kỳ I
Kiến thức: Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 1 đến tiết 15. Kĩ năng: Lập luận, giải thích, liên hệ thực tế, vận dụng các công thức tính toán, trình bày đầy đủ khoa học.
1 tiết
3 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học Kiểm tra thực hành
Tổ chức hoạt động tại lớp học Hình thức KTĐG: Viết (tự luận)
quyển: Khuyến
khích học sinh tự đọc 13
14 15 16
17
18
HỌC KỲ II 16
Công cơ học
Kiến thức:
1 tiết
Tổ chức
19
Tích hợp bài 10, 11, 12 thành chủ đề Bài 10 Mục III Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
17
18
Định luật về công
Công suất
19 Bài tập 20
- Biết được dấu hiệu để có công cơ học. -Nêu được các thí dụ về điều kiện để có công cơ học. - Viết được công thức tính công cơ học. - Biết vận dụng được công thức tính công cơ học trong một số trường hợp đơn giản. Kỹ năng: Phân tích lực thực hiện công. Tính công cơ học. Kiến thức: Phát biểu được định luật về công dưới dạng lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Kỹ năng: Phân tích lực thực hiện công. Vận dụng định luật công để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động.
Kiến thức: Hiểu công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công. - Viết được công thức tính công suất, hiểu các ký hiệu của các đại lượng trong công thức, Đơn vị đo của các đại lượng trong công thức. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế.
Kiến thức: Giúp học sinh vận dụng công thức đã học để giải một số bài tập đơn giản Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh. Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng Kiến thức:
hoạt động tại lớp học
1 tiết
1 tiết
1 tiết 1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tổ chức hoạt động tại lớp học Tổ chức
20
21
22 23
Ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị: Lưu ý: - Công suất của động cơ ô tô cho biết công mà động cơ ô tô thực hiện trong một đơn vị thời gian. - Công suất ghi trên các thiết bị dùng điện là biểu thị điện năng tiêu thụ trong một đơn vị th ời gian .
+ HS tìm được các VD minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng. + Thấy được 1 cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và khối lượng của vật. + Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng. + Nêu được ví dụ vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì có động năng càng lớn. Kỹ năng: Phân tích thí nghiệm, làm thí nghiệm với các đồ dùng sẵn có.
hoạt động tại lớp học
Sự bảo toàn 21 và chuyển hóc cơ năng
Nêu được ví dụ về sự chuyển hoá của các dạng cơ năng. Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.
Câu hỏi và bài tập tổng 22 kết chương I: Cơ học
Kiến thức: Tự ôn tập và tự kiểm tra những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của toàn bộ chương I. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã có vào giải các bài tập về công, công suất, cơ năng. Kiến thức: Kiểm tra việc nắm vững kiến thức của học sinh về công cơ học, định luật về công, công suất, cơ năng. Thông qua bài KT nhằm đánh giá ý thức học của Hs từ đó rút kinh nghiệm các tiết sau. Kỹ năng: Vận dung kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế
Hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà Tổ chức hoạt động tại lớp học
Cơ năng.
23
Kiểm tra 1 tiết
Chương II: Nhiệt học
1 tiết
1 tiết
Hình thức KTĐG: Viết (tự luận)
Khuyến khích học sinh tự đọc.
24
25
Ý 2 của câu hỏi 16, câu hỏi 17: Không yêu cầu HS trả lời.
24
Chủ đề Cấu tạo chất
Kiến thức: + HS kể được 1 số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo 1 cách gián đoạ từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. + Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. + Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Kỹ năng:Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích 1 số hiện tượng vật lý đơn giản trong thực tế cuộc sống.
Kiến thức: Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và nhiệt lượng, đơn vị của chúng, lấy được VD. - So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. Chủ đề Nhận biết đc dòng đối lưu trong chất lỏng & chất khí. Tìm được Nhiệt năng – vd thực tế về bứ xạ nhiệt. 25 Các hình thức - Biết đc đối lưu xảy ra trong môi trường nào & không xảy ra truyền nhiệt trong môi trường nào? năng - Nêu đc hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không. Kỹ năng: Sử dụng đúng thật ngữ như: nhiệt năng, nhiệt độ, nhệt lượng, truyền nhiệt.
2 tiết
3 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tổ chức hoạt động tại lớp học
26 27
Tích hợp bài 19, 20 thành một chủ đề. Bài 19 Mục II.1 Thí nghiện mô hình: Không làm. Vận dụng bài 20: Tự học có hướng dẫn.
28 29 30
Tích hợp bài 21, 22, 23 thành một chủ đề. Bài 22: Tính dẫn nhiệt của các chất khuyến khích học sinh tự học có hướng dẫn Bài 23: các yêu cầu vận dụng học sinh tự học có hướng dẫn
Chủ đề Công thức tính nhiệt 26 lượng Phương trình cân bằng nhiệt
27 Bài tập
Kiến Thức: - Nêu đc các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng 1 vật cần thu vào để nóng lên. - Viết đc CT tính nhiệt lượng, kể tên và đơn vị các đại lượng trong CT. - Phát biểu được 3 nội dung nguyên nguyên lý truyền nhiệt. Viết phương trình cân bằng nhiệt Kỹ năng: Vận dụng công thức tính nhiệt lượng để giải bài toán.
Luyện tập thêm về vận dụng các kiến thức vào giải các bài tập cụ thể liên quan
2 tiết
1 tiết
Bài 26: Năng Biết được công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên 28 suất toả nhiệt liệu. của nhiên liệu 29
Bài 28: Động Biết được động cơ nhiệt là gì? Hoạt động của động cơ nhiệt. cơ nhiệt
Tổng kết, Ôn 30 tập. 31
Kiểm tra học
Kiến thức:Tổng kết, hệ thống lại kiến thức đã học trong học kỳ II. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đóđể giải quyết các vấn vào trong cuộc sống. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 19 đến tiết 32. Kĩ năng: Lập luận, giải thích, liên hệ thực tế, vận dụng các công
1 tiết 1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tổ chức hoạt động tại lớp học Hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà Hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà Tổ chức hoạt động tại lớp học Hình thức KTĐG:
31 32
Tích hợp bài 24, 25 thành chủ đề Bài 24 Thí nghiệm hình 24.1, 24.2, 24.3 Không thực hiện. Chỉ yêu cầu học sinh phân tích kết quả thí nghiệm Bài 25: Phần vận dụng học sinh tự học có hướng dẫn.
33
Khuyến khích học sinh tự đoc. Khuyến khích học sinh tự đoc.
34 35
kỳ II
Viết (tự luận)
thức tính toán, trình bày đầy đủ khoa học.
Ghi chú: Bài 26 (Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu) – Đọc thêm; Bài 27(Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ học )– Không dạy; Bài 28(Động cơ nhiệt) – Đọc thêm LỚP 9
Cả năm: 37 tuần – 70 tiết. Học kỳ I: 19 tuần – 36 tiết. Học kỳ II: 18 tuần – 34 tiết. Học kỳ I
T T
Bài/chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức dạy học/hình thức kiểm tra đánh giá
Tiết
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
1
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
2
Chương I: ĐIỆN HỌC
1
Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
2
Điện trở của dây dẫn, Định luật Ôm
Kiến thức: - Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm. - Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Kĩ năng: - Mắc mạch điện theo sơ đồ. - Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampekế. - Kĩ năng vẽ và xử lí đồ thị Kiến thức: Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở để giải bài tập. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Ôm. Kĩ năng: - Vẽ sơ đồ mạch điện sử dụng các dụng cụ đo để xác định điện trở của một dây dẫn.
Hướng dẫn thực hiện
3
4
5
Thực hành : Xác đinh điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế
Kiến thức: Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở.Mô tả được cách bố trí và tiến hành TN xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế. Kĩ năng: Mắc mạch điện theo sơ đồ. Sử dụng đúng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampe kế. Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành. Kiến thức: - Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:
Đoạn mạch nối R =R +R và hệ thức U1 = R1 từ các kiến thức đã học. Vận tđ 1 2 tiếp U 2 R2 dụng được những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp. Kĩ năng: Kĩ năng bố trí, tiến hành lắp ráp thí nghiệm. Kiến thức: - Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song: Đoạn mạch I R 1 1 1 và hệ thức 1 = 2 từ các kiến thức đã học. = + song song Rtd
6
Bài tập vận dụng định luật Ôm
R1
R2
I2
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
3
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
4
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
5
2 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
6 7
R1
Kĩ năng: - Kĩ năng bố trí, tiến hành lắp ráp TN. Kiến thức: Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở. Kĩ năng: - Giải bài tập vật lí theo đúng các bước giải. - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.
7
Chủ đề Điện trở của dây dẫn
Kiến thức: - Nêu được điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. - Biết cách xác định sự phụ thuộc của điện trở vào 1 trong các yếu tố (chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn). - Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ với chiều dài của dây - Suy luận được rằng các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một loại vật liệu thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. - Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. - So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị điện trở suất của chúng. -Vận dụng công thức R = ρ
3 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
11
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp
12
8 9 10
l để tính được một đại lượng khi S
biết các đại lượng còn lại. Kĩ năng: Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trở của dây dẫn. Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trở của dây dẫn. - Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trở của dây dẫn. - Sử dụng bảng điện trở suất của một số chất
8
9
Biến trở, Điện trở dùng trong kỹ thuật Bài tập vận dụng định luật Ôm và công
Kiến thức: - Nêu được biến trở là gì và nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở. - Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện chạy qua mạch. Kĩ năng: Mắc và vẽ sơ đồ mạch điện có sử dụng biến trở. Kiến thức: Vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để tính các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3điện trở mắc nối tiếp, song song,
Tích hợp bài 7, 8, 9 thành chủ đề Mục III Vận dụng bài 7, 8 : Tự học có hướng dẫn
thức tính điện trở của dây dẫn
hỗn hợp. Kĩ năng: - Phân tích, tổng hợp kiến thức. - Giải bài tập theo đúng các bước giải. Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của số oát ghi trên dụng cụ điện. 10 Công suất điện - Vận dụng được công thức P = U.I để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại. Kĩ năng: Thu thập thông tin. 11 Bài tập
- Vận dụng được công thức P = U.I để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
Kiến thức: - Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng. - Nêu được dụng cụ đo điện năng tiêu thụ là công tơ điện và Điện năng, mỗi số đếm của công tơ là 1 KWh. Công của dòng 12 - Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng trong hoạt điện động của các dụng cụ điện. Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp kiến thức. Vận dụng công thức A=P.t=U.I.t để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại. Kiến thức: Giải được cá bài tập tính công suất điện và điện Bài tập về năng tiêu thụ đối với các dụng cụ điện mắc nối tiếp và mắc công suất điện song song. 13 và điện năng Kĩ năng: sử dụng - Phân tích, tổng hợp kiến thức. - Kĩ năng giải bài tập định lượng. Thực hành và Kiến thức: Xác định được công suất của các dụng cụ điện kiểm tra thực bằng vôn kế và ampe kế. Kiểm tra kỹ năng thực hành mắc 14 hành mạch điện của hoạc sinh Xác định công Kĩ năng: Mắc mạch điện, sử dụng các dụng cụ đo. Kĩ năng suất của các làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.
học
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
13
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
14
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
15
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
16
1 tiết
Hình thức kiểm tra: Thực hành
17
Mục II.2. Xác định công suất của quạt điện: Không dạy.
dụng cụ điện Kiến thức: Phát biểu được định luật Jun-Len xơ và vận dụng được định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của Định luật Jun – 15 dòng điện. Lenxơ. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức để sử lí kết quả đã cho. Kiến thức: - Phát biểu được định luật Jun-Len xơ và vận dụng được Bài tập vận định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng 16 dụng định luật điện. Jun-Len-xơ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức để sử lí kết quả đã cho. Kiến thức: Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử Sử dụng an dụng điện. 17 toàn và tiết Kỹ năng: Giải thích được cơ sở vật lí của các quy tắc an toàn kiệm điện khi sử dụng điện. Kiến thức Tự ôn tập và tự kiểm tra được những yêu cầu về Tổng kết kiến thức và kĩ năng của toàn bộ chương I. 18 chuong I: Điện Kỹ năng: Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng để giải học các bài tập trong chương. Kiến thức . Vận dụng được kiến thức từ bài 1 đến bài 19 để trả lời được các câu hỏi và giải các bài tập theo đề bài kiểm 19 Kiểm tra 1 tiết tra trong thời gian 45 phút. Kỹ năng. Rèn luyện kĩ năng làm bài độc lập để có ý thức tự học Chương II. ĐIỆN TỪ HỌC
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
18
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
19
2 tiết
1 tiết
Hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà Tổ chức hoạt động tại lớp học Hình thức KTĐG: Viết (trắc nghiệm + tự luận)
Thí nghiệm hình 16.1: Không bắt buộc tiến hành thí nghiệm.
Khuyến khích học sinh tự học. 20 21
22
Chủ đề Nam châm 20 vĩnh cửu. Tác dụng từ của dòng điện, Từ trường
Từ phổ 21 Đường sức từ
Kiến thức: Mô tả được từ tính của nam châm.Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu. Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau. Trả lời được câu hỏi, từ trường tồn tại ở đâu. Biết cách nhận biết từ trường. 2 tiết K năng: - Xác định cực của nam châm. - Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định Lắp đặt TN Nhận biết từ trường. Kiến thức: Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.Biết cách vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm. Kĩ năng: Nhận biết cực của nam châm, vẽ đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U.
Kiến thức: - So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với Từ trường của từ phổ của thanh nam châm thẳng. ống dây có - Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây. 22 dòng điện chạy - Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường qua sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện. Kĩ năng:- Vẽ đường sức từ của từ trường ống dây có dòng điện đi qua Kiến thức: Giúp học sinh vận dụng kiến thức quy ước chiều Bài tập đường sức từ để giải một số bài tập. 23 Kỹ năng: Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ khi biết chiều dòng điện và ngược lại. Sự nhiễm từ Kiến thức: - Mô tả được TN về sự nhiễm từ của sắt, thép. 24 của sắt, thép, - Giải thich được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo Nam châm nam châm điện.
Tổ chức hoạt động tại lớp 23 học 24
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
25
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
26
1 tiết
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học Tổ chức hoạt động tại lớp
27
28
Tích hợp bài 21, 22 thành một chủ đề Mục III Vận dụng bài 21: Tự học có hướng dẫn. Mục I. Lực từ: Khuyến khích học sinh tự học.
điện
25
Ứng dụng của nam châm
Chủ đề 26 Lực điện từ Động cơ điện một chiều
27
- Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật. Kĩ năng:Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng biến trở trong mạch, sử dụng các dụng cụ đo điện. Kiến thức: - Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơle điện từ, chuông báo động. - Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kỹ thuật. Kỹ năng: - Giải thích được hoạt động của nam châm điện. Kiến thức: - Mô tả được TN chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều. - Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động Kỹ năng: - Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng các biến trở và các dụng cụ điện. - Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm. - Vận dụng quy tắc bàn tay trái XĐ chiều lực điện từ, biểu diễn lực điện từ. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.
Bài 29: Thực hành: Chế tạo nam châm Biết cách chế tạo nam châm vĩnh cửu vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính
học
1 tiết
2 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
29
Tổ chức hoạt động tại lớp học
30 31
Hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà
Mục II.2. Ví dụ về ứng dụng của rơ le điện từ: chuông báo động: Khuyến khích học sinh tự học. Tích hợp bài 27, 28 thành một chủ đề. Mục II. Động cơ điện 1 chiều trong kĩ thuật: Khuyến khích học sinh tự đọc. Bài 28: Mục III Sự biến đổi năng lượng Tự học có hướng dẫn. Mục IV. Vận dụng Tự học có hướng dẫn.
Khuyến khích học sinh tự làm.
28
Bài tập
Hiện tượng 29 cảm ứng điện từ.
Kiến thức: Ôn tập quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái Kỹ năng: Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. Kiến thức: - Làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng. - Mô tả cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. - Sử dụng được đúng hai thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ. Kỹ năng: Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.
30 Ôn tập
Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức về nam châm, từ trường , lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều, máy biến thế.
31 Bài tập
Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức về nam châm, từ trường , lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều, máy biến thế. Luyện tập thêm về vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể .
32
Kiểm tra học kỳ I
Kiến thức: Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 1 đến tiết 33. Kĩ năng: Lập luận, giải thích, liên hệ thực tế, vận dụng các công thức tính toán, trình bày khoa học, ngắn gọn.
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
32
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
33
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
34
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
35
1 tiết
Hình thức KTĐG: Viết (trắc nghiệm + tự luận)
36
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức dạy học/hình thức
Tiết
Học kỳ II T T
Bài/chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn thực hiện
kiểm tra đánh giá
Điều kiện xuất 33 hiện dòng điện cảm ứng
Chủ đề 34 Dòng điện xoay chiều
Các tác dụng của dòng điện xoay chiều 35 Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
Kiến thức: - Xác định được có sự biến đổi ( tăng hay giảm) của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín khi làm TN với nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.. - Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. - Vận dụng được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể, trong đó xuất hiện hay không xuất hiện dòng điện cảm ứng. Kỹ năng: Quan sát TN, mô tả chính xác tỉ mỉ TN. Kiến thức : - Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi. - Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. - Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và stato của mỗi loại máy. - Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều. - Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục. Kỹ năng : Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra. Quan sát, mô tả trên hình vẽ. Thu thập thông tin từ SGK. Kiến thức: - Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều. - Nhận biết được kí hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. Kĩ năng: Sử dụng các dụng cụ đo điện, mắc mạch điện theo sơ đồ, hình vẽ.
1 tiết
2 tiết
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
37
Tổ chức hoạt động tại lớp học
38 39
Tổ chức hoạt động tại lớp học
40
Tích hợp bài 33, 34 thành chủ đề Bài 34 Mục II. Máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật Khuyến khích học sinh tự đọc.
Kiến thức: - Lập được công thức tính năng lượng hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện. - Nêu được hai cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện. - Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm 2 cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau được quấn quanh một lõi sắt Chủ đề chung. 36 Truyền tải điện - Nêu được công dung chung của máy biến thế là làm tăng năng đi xa U n hay giảm hiệu điện thế theo công thức 1 = 1 . Máy biến thế U2
2 tiết
n2
Tổ chức hoạt động tại lớp học
41 42
Tổ chức hoạt động tại lớp học
43
- Giải thích được máy biến thế hoạt động được dưới dòng điện xoay chiều mà không hoạt động được với dòng điện một chiều không đổi. Kĩ năng: Tổng hợp kiến thức đã học để đi đến kiến thức mới. Biết vận dụng về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích các ứng dụng trong kĩ thuật. Kiến thức: Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau được cuốn quanh một lõi sắt chung hai cuộn dây. 37 Bài tập
Vận dụng công thức của máy biến thế
U 1 n1 = . U 2 n2
Công thức
1 tiết
tính hao phí điện năng để làm bài tập. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng về tính toán máy biến thế
Bài 38: Thực hành: Vận U1 n 1 của máy biến áp. = 38 hành máy phát Nghiệm lại công thức U2 n2 điện và máy biến thế Tổng kết 39 chương II:
Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng,
Hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà 1 tiết
Tổ chức hoạt động
Tích hợp bài 36, 37 thành chủ đề Bài 37: Mục II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế công nhận công thức máy biến thế Mục III. Lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây Tự học có hướng dẫn. Mục IV. Vận dụng Tự học có hướng dẫn.
Không bắt buộc 44
Điện từ học
Hiện tượng khúc xạ ánh 40 sáng.
41
Thấu kính hội tụ
Ảnh của một vật tạo bởi 42 thấu kính hội tụ
dòng điện xoay chiều, máy biến thế. Luyện tập thêm và vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể. Kĩ năng: Rèn được khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức đã học. Chương III: QUANG HÌNH HỌC
Kiến thức: - Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên. Kĩ năng: - Biết nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng TN.
Kiến thức: - Nhận dạng được thấu kính hội tụ. - Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích hiện tượng thường gặp trong thực tế. Kĩ năng: - Biết làm TN dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong SGK và tìm ra đặc điểm của thấu kính hội tụ. - Vẽ được đường truyền các tia sáng đặc biệt qua thấu kính Kiến thức: Nêu được trường hợp nào TKHT cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật và chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này. Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua TKHT. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghiên cứu hiện tượng tạo ảnh của TK hội tụ bằng thực nghiệm.
tại lớp học
1 tiết
Tổ chức hoạt động 45 tại lớp học
Mục II. Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí: Không nhất thiết phải tiến hành dạy theo phương án mà SGK đã trình bày, có thể thay thế phương án thí nghiệm khác.
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
46
Câu hỏi C4 (tr.114): Bỏ ý sau “Tìm cách kiểm tra điều này”.
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
47
43 Bài tập
44
Thấu kính phân kỳ
Ảnh của một vật tạo bởi 45 thấu kính phân kỳ
46
Ôn tập - Bài tập
47 Kiểm tra 1 tiết
Kiến thức: Vận dụng một số kiến thức về TKHT để giải các bài tập Kỹ năng: Kỹ năng vẽ ảnh của vật tạo bởi TKHT Kiến thức: - Nhận dạng được thấu kính phân kì. - Vẽ được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. - Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng đã học trong thực tiễn. Kĩ năng: - Biết tiến hành TN dựa vào các yêu cầu của kiến thức trong SGK. Từ đó rút ra được đặc điểm của thấu kính phân kì. - Rèn được kĩ năng vẽ hình. Kiến thức: - Nêu được ảnh của một vật sáng tạo bởi TKPK - Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi TKPK. Phân biệt được ảnh ảo do được tạo bởi TKPK và TKHT. - Dùng 2 tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của một vật tạo bởi TKPK. Kĩ năng: - Kĩ năng dựng ảnh của TKPK. Kiến thức:Vẽ ảnh của một điểm qua thấu kính phân kì, xác định tính chất của ảnh - Cho hình vẽ,cho vật và ảnh xác định loại thấu kính,giải thích Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng dựng được ảnh ảo của một vật qua thấu kính phân kì. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá việc tiếp thu các nội dung kiến thức từ tiết 37 đến tiết 45. - Kiểm tra việc vận dụng các kiến thức đã học để tính toán các bài tập liên quan đến máy biến thế, thấu kính hội tụ, thấu
2 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
50
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
51
2 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
52 53
1 tiết
Hình thức KTĐG: Viết (trắc nghiệm +
54
48 49
kính phân kỳ. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tinhd huống thực tế có liên quan đến nội dung kiến thức.
tự luận)
Thực hành: Đo Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí tiêu cự của 48 thấu kính hội nghiệm tụ 49
Nêu được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính là Sự tạo ảnh trong máy ảnh. vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.
50 Mắt
Mắt cận thị và 51 mắt lão
52
Hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà Hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà
Kính lúp
Kiến thức: Nêu hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới. - Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm cực viễn. - Biết cách thử mắt. Kĩ năng: - Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế. - Sử dụng kiến thức hình học để tính chiều cao của ảnh. Kiến thức: Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn dược các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo TKPK. - Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là đeo TKHT. - Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão. - Biết cách thử mắt bằng bảng thử mắt. Kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt. Kiến thức: -Biết được kính lúp dùng để làm gì? - Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp. Kĩ năng: Tìm tòi ứng dụng kĩ thuật để hiểu biết kiến thức trong đời sống qua bài kính lúp.
Khuyến khích học sinh tự làm. Khuyến khích học sinh tự đọc.
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
55
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
56
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
57
Mục II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp
Khuyến khích học sinh tự đọc.
Bài tập quang 53 hình học
Kiến thức: - Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản ( máy ảnh, con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp). - Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học. Kĩ năng: Giải các bài tập về quang hình học.
1 tiết
Sự phân tích 55 ánh sáng trắng
56
Sự trộn màu ánh sáng
Nhận biết được rằng, khi nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được trộn với nhau và cho một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với
58
Hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà
Ánh sáng trắng Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông và ánh sáng 54 màu thường, nguồn phát ra ánh sáng màu. Kiến thức: - Phát biểu được khẳng định: trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau. - Trình bày và phân tích được TN phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính đẻ rút rs kết luận: trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu. - Trình bày và phân tích được TN phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD để rút ra được kết luận về sự phân tích ánh sáng trắng. Kĩ năng: - Kĩ năng phân tích hiện tượng phân ánh sáng trắng và ánh sáng màu qua TN. - Vận dụng kiến thức thu thập được giải thích các hiện tượng ánh sáng màu như cầu vồng, bong bóng xà phòng dưới ánh trăng.
Tổ chức hoạt động tại lớp học
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
59
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
60
Màu sắc các vật dưới ánh 57 trắng và dưới ánh sáng màu
58
Các tác dụng của ánh sáng
Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc 59 và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD Tổng kết chương 3: 60 Quang hình học
nhau để thu được ánh sáng trắng. Nhận biết được rằng, vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu, vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
Hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà
Khuyến khích học sinh tự đọc.
Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này.
Hướng dẫn học sinh tự đọc
Khuyến khích học sinh tự đọc.
Xác định được một ánh sáng màu có phải là đơn sắc hay không bằng đĩa CD.
Hướng dẫn học sinh tự đọc
Khuyến khích học sinh tự đọc.
Kiến thức: -Trả lời được các câu hỏi tự kiểm tra nêu trong bài. Tổ chức - Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải hoạt động thích và giải các bài tập phần vận dụng. 2 tiết tại lớp Kĩ năng: Hệ thống được kiến thức thu thập về Quang học để học giải thích các hiện tượng Quang học. - Hệ thống hoá được các bài tập về Quang học. Chương IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
61 62
Kiến thức: -Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát được. - Nhận biết được quang năng, hoá năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng. - Nhận biết được khả năng chuyển hoá qua lại giữa các dạng năng lượng, mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự 2 tiết biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. - Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng và vận dụng định luật để giải thích hoặc dự đoán sự biến đổi năng lượng. Kĩ năng: Nhận biết được các dạng năng lượng trực tiếp hoặc gián tiếp. - Rèn kĩ năng khái quát hoá về sự biến đổi năng lượng để thấy được sự bảo toàn năng lượng.
Tổ chức hoạt động 63 tại lớp 64 học
Tích hợp bài 59, 60 thành một chủ đề. Mục III. Vận dụng Tự học có hướng dẫn.
Biết được cấu tạo và hoạt động của nhà máy nhiệt điện và thủy điện
Hướng dẫn học sinh tự đọc
Khuyến khích học sinh tự đọc
Bài 62: Điện gió. Điện mặt 63 trời Điện hạt nhân
Biết được cấu tạo và hoạt động của nhà máy điện mặt trời và điện hạt nhân
Hướng dẫn học sinh tự đọc
Khuyến khích học sinh tự đọc
64 Ôn tập
Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức nhằm giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức. Kỹ năng: Vận dụng làm các bài tập từ đơn giản đến phức tạp
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Chủ đề Sự bảo toàn và 61 chuyển hóa năng lượng
Bài 61: Sản xuất điện 62 năng. Nhiệt điện và thuỷ điện
1 tiết
65
65 Ôn tập
Kiểm tra học 66 kỳ II
Kiến thức: Nêu được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất, ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác. Kỹ năng: Chỉ ra được các bộ phận chính trong nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 37 đến tiết 66 Kĩ năng: Lập luận, giải thích, liên hệ thực tế, vận dụng các công thức tính toán, trình bày khoa học, ngắn gọn
1 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
66
1 tiết
Hình thức KTĐG: Viết (tự luận)
67
- Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy thu gom đinh sắt. - Nêu được mối quan hệ của cường độ lực hút nam châm điện CHỦ ĐỀ với số vòng dây và cường độ dòng điện chạy qua STEM: - Áp dụng kiến thức toán thống kê, ghi chép xác định lượng THIẾT KẾ đinh sắt trong quá trình làm thí nghiệm nghiên cứu, tính toán XE THU được số vòng dây và cường độ lực hút nam châm; Tổ chức GOM ĐINH - Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã hoạt động SẮT biết, thiết kế và chế tạo được Robot thu gom đinh sắt và các tại lớp 68 Tiết1:Giao phế phẩm kim loại trên đường giao thông. 67 nhiệm vụ dự 3 tiết học 69 - Tiến hành được thí ngiệm nghiên cứu và tìm ra điều kiện 70 án và HS phù hợp để thiết kế máy thu gom đinh sắt phù hợp với điều Tiết 2: Báo cáo làm tại kiện thực tế. phương án nhà - Tiến hành thử nghiệm kiểm tra hoạt động của máy đã chế thiết kế tạo Tiết 3: Triển - Vẽ được bản thiết kế của máy mà bộ phận chủ yếu là nam lãm, giới thiệu châm điện. sản phẩm. - Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác; - Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. Ghi chú: Bài 18 (Thực hành kiểm nghiệm mối quan hệ Q với I trong định luật Jun-Lenxơ) – Không bắt buộc; Bài 29 (Thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện) – Không bắt buộc.
B. Chương trình bồi dưỡng HSG 1. Vật lý 9 T T
1
Bài/chủ đề
Quang học
2
Chuyển động
3
Lực, áp suất, công công suất
4
5
Nhiệt
Điện
Yêu cầu cần đạt - Ôn tập cho học sinh các kiến thức về định luật truyền thẳng ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng. - Hướng dẫn học sinh giải các bài tập nâng cao về định luật truyền thẳng ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng Ôn tập cho học sinh các kiến thức về vận tốc, chuyển động đều, chuyển động không đều. Hướng đẫn cho học sinh giải các bài tập nâng cao về chuển động, vận tốc trung bình, chuyển động xuôi dòng ngược dòng, đồ thị trong chuyển động,… Ôn tập cho học sinh các kiến thức về trọng lực, lực đẩy Ác si mét, áp suất, áp suất chất lỏng, bình thông nhau, máy nén thủy lực, công, công suất. Hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập nâng cao về lực đẩy Ác si mét, áp suất, áp suất chất lỏng, bình thông nhau, máy nén thủy lực, công, công suất Ôn tập cho học sinh các kiến thức về công thức nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt. Hướng dẫn học sinh giải các bài tập nâng cao về công thức nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt. Ôn tập cho học sinh các kiến thức về định luật ôm, công của dòng điện, công suất điện, định luật Jun – Len xơ. Hướng dẫn học sinh giải các bài tập nâng cao về về định luật ôm, công của dòng điện, công suất điện, định luật Jun – Len xơ.
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức dạy học/hình thức kiểm tra đánh giá
3 buổi (9 tết)
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 1 đến tiết 9
5 buổi (15 tiết)
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 10 đến tiết 24
5 buổi (15 tiết)
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 25 đến tiết 39
2 buổi (6 tiết)
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Từ tiết 40 đến tiết 42
6 buổi ( 18 tiết)
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Từ tiết 43 đến tiết 60
Tiết
Ghi chú
2. Vật lý 8 T T
Bài/chủ đề
1
Chuyển động
2
Lực, áp suất, công công suất
3
Nhiệt
Yêu cầu cần đạt Ôn tập cho học sinh các kiến thức về vận tốc, chuyển động đều, chuyển động không đều. Hướng đẫn cho học sinh giải các bài tập nâng cao về chuển động, vận tốc trung bình, chuyển động xuôi dòng ngược dòng, đồ thị trong chuyển động,… Ôn tập cho học sinh các kiến thức về trọng lực, lực đẩy Ác si mét, áp suất, áp suất chất lỏng, bình thông nhau, máy nén thủy lực, công, công suất. Hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập nâng cao về lực đẩy Ác si mét, áp suất, áp suất chất lỏng, bình thông nhau, máy nén thủy lực, công, công suất Ôn tập cho học sinh các kiến thức về công thức nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt. Hướng dẫn học sinh giải các bài tập nâng cao về công thức nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt.
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức dạy học/hình thức kiểm tra đánh giá
9 buổi (27 tiết)
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 1 đến tiết 27
Tổ chức hoạt 7 buổi động tại lớp (21tiết) học
Tiết 28 đến tiết 48
4 buổi (12 tiết)
Từ tiết 49 đến tiết 60
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết
Ghi chú
C. Chương trình dạy thêm 1. Lớp 6 T T 1
Bài/chủ đề khái niệm Lực, hai lực cân
Yêu cầu cần đạt - Ôn tập Đo độ dài- Đo thể tích- Đo thể tích của vật rắn không thấm nước, Khối lượng, đo khối lượng.
Thời lượng dạy học 3 tết
Hình thức tổ chức dạy học/hình thức Tiết kiểm tra đánh giá Tổ chức hoạt Tiết 1 động tại lớp đến tiết
Ghi chú
bằng, Tìm hiểu kết quả tác dụng lực, Trọng lực, đơn vị lực
2
3
4
Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng, Máy cơ đơn giản Máy cơđơn giản, Mặt phẳng nghiêng, Đòn bẩy, Ròng rọc, Sự nở vì nhiệt của các chất: Rắn, lỏng, khí Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt, Nhiệt kế, nhiệt giai, Sự nóng chảy và đông đặc, Sự bay hơi và ngưng tụ, Sự sôi
- Ôn tập khái niệm Lực, hai lực cân bằng- Tìm hiểu kết quả tác dụng lực- Trọng lực, đơn vị lực - Ôn tập Lực đàn hồi-Lực kế, phép đo lực. - Ôn tập Trọng lượng và khối lượng - Vận dung một số kiến thức đã học để giải thích một số bài tập trong thực tiễn về đo thể tích, đo khối lượng. - Vận dung một số kiến thức đã học để giải thích một số bài tập trong thực tiễn về đo thể tích, đo khối lượng. - Vận dụng kiến thức về trọng lực để tính trọng lực khi biết khối lượng và ngược lại. - Ôn tập Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng - Vận dụng công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng để giải một số bài tập. Máy cơ đơn giản. Vận dụng kiến thức về máy cơ đơn giản để giải thích một số hiện tượng thực tế. - Ôn tập Máy cơđơn giản- Mặt phẳng nghiêng, Đòn bẩyRòng rọc. - Ôn tập Sự nở vì nhiệt của các chất: Rắn, lỏng, khí. - Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt của các chất để giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan.
- Ôn tập một số ứng dụng sự nở vì nhiệt - Nhiệt kế, nhiệt giai, Sự nóng chảy và đông đặc, Sự bay hơi và ngưng tụ, Sự sôi - Vận dụng kiến thức về sự nóng chảy, sự đông đặc để giải thích một số bài tập thực tiễn.
học
3
3 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 4 đến tiết 6
3tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 7 đến tiết 9
3 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Từ tiết 10 đến tiết 12
2. Lớp 7 T T
1
2
3
Bài/chủ đề
Yêu cầu cần đạt
- Ôn tập Nhận biết ánh sáng - Bài tập định luật phản xạ ánh sáng Nhận biết ánh - vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để giải các bài tập. sáng, Định luật - Sự truyền ánh sáng truyền thẳng - ĐÞnh luËt truyÒn th¼ng ¸nh s¸ng ánh sáng, định - Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để giải các bài tập, giải luật phản xạ ánh thích một số hiện tượng thực tế. sáng. - Ôn tập về gương cầu lồi, gương cầu lõm. Vận dụng kiến thức về gương cầu lồi, gương cầu lõm để giải bài tập. - Ôn tập về Nguồn âm, Độ cao của âm - Môi trường truyền âm. - Ôn tập Phản xạ âm, tiếng vang - Vận dụng một số kiến thức về nguồn âm, độ cao của âm, Âm học phản xạ âm để giải bài tập, câu hỏi có liên quan - Ôn lại cho học sinh kiến thức về ô nhiễm tiếng ồn và cách làm giảm ô nhiễm tiếng ồn. - Vận dụng kiến thức về ô nhiễm tiếng ồn để trả lời một số bài tập, câu hỏi có liên quan Hai loại điện - Ôn tập Sự nhiễm điện do cọ xát, hai loại điện tích, nguồn tích, nguồn điện, dòng điện, các tác dụng của dòng điện. điện, dòng điện, - Ôn tập Chất dẫn điện, chất cách điện các tác dụng của - Vận dụng các kiến thức về điện giải thích một số hiện tượng dòng điện. thực tế.
Hình thức tổ chức dạy học/hình thức kiểm tra đánh giá
Tiết
3 tết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 1 đến tiết 3
3 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 4 đến tiết 6
3tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 7 đến tiết 9
Thời lượng dạy học
Ghi chú
4
Cường độ dòng điện, hiệu điện thế.
- Vận dụng kiến thức về mạch điện vẽ sơ đồ mạch điện. - Ôn tâpCác tác dụng của dòng điện, cường độ dòng điện, hiệu điện thế. - Vận dụng kiến thức về đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song để vẽ sơ đồ mạch điện và tính toán một số đại lượng trong sơ đồ.
3 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Từ tiết 10 đến tiết 12
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức dạy học/hình thức kiểm tra đánh giá
Tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 1 đến tiết 3
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 4 đến tiết 6
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 7 đến tiết 9
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Từ tiết 10 đến tiết 12
3. Lớp 8 T T
1
2
3
4
Bài/chủ đề
Chuyển động
Áp suất, Lực
Công, công suất
Nhiệt học
Yêu cầu cần đạt
- Ôn tâp Chuyển động cơ học, Chuyển động đều, Chuyển động không đều - Vận dụng công thức tính vận tốc và mở rộng thêm một số 3 tết dạng toán về chuyển động. - Ôn tập Biểu diễn lực, sự cân bằng lực. Rèn cho học sinh kỹ năng biểu diễn lực, tổng hợp lực ở một số bài tập đơn giản Ôn tập Các loại lực ma sát đã học, áp suất chất rắn, áp suất chất lỏng, áp suất chất khí. - Vận dụng kiến thức về áp suất giải các bài tập về áp suất chất lỏng, bình thông nhau. 3 tiết - Ôn tập cho kiến thức về lực đẩy ác si mét, điều kiện vật nổi và sự cân bằng lực. - Vận dụng kiến thức về lực đẩy ác si mét để giải bài tập - Ôn tập Công cơ học, công thức tính công và định luật về công. Công suất, công thức tính công suất. 3tiết - Vận dụng kiến thức về công cơ học, công suất để giải một số bài tập về tính công cơ học, công suất - Ôn tập Cấu tạo chất, Các hình thức truyền nhiệt. vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống có liên 3 tiết quan đến cấu tạo chất. - Ôn tập công thức nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt.
Ghi chú
- Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt giải một số bài tập.
4. Lớp 9 T T
Bài/chủ đề
1
Định luật ôm
2
Công của dòng điện, công suất điện,…
3
Máy biến thế, truyền tải điện năng đi xa.
4
Thấu kính
Yêu cầu cần đạt - Ôn tập về định luật ôm, định luật ôm cho các đoạn mạch. Vận dụng định luật ôm để giải các bài tập. - Vận dụng định luật ôm để giải các bài tập đối với các đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp, mắc song song, và mắc hỗn hợp. - Vận dụng công thức tính điện trở để giải các bài tập - Ôn tập về công của dòng điện, công suất, định luật Jun – Lenxo - Vận dụng định luật ôm để giải các bài tập đối với các đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp, mắc song song, và mắc hỗn hợp. - Ôn tập các kiến thức về điện từ học. - Vận dụng làm các dạng bài tập áp dụng quy tắc bàn tay phải, quy tắc bàn tay trái Ôn tập Máy biến thế, truyền tải điện năng đi xa. Vận dụng công thức tính máy biến thế để giải các bài tập - Ôn tâp các kiến thức về, hiện tượng khúc xạ, thấu kính hội tụ. Ôn tập về thấu kính phân kỳ. - Các dạng bài tập tính toán về thấu kính hội tụ, TKPK, về hiện tượng khúc xạ
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức dạy học/hình thức kiểm tra đánh giá
3 tết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 1 đến tiết 3
3 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 4 đến tiết 6
3tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Tiết 7 đến tiết 9
3 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Từ tiết 10 đến tiết 12
Tiết
Ghi chú
5
Máy ảnh, mắt, kính lúp,…
- Ôn tập các kiến thức về máy ảnh, mắt, kính lúp - Các dạng bài tập tính toán về mắt, máy ảnh, kính lúp, TKHT, TKPK - Ôn tập các kiến thức về ánh sáng trắng, ánh sáng màu….
3 tiết
Tổ chức hoạt động tại lớp học
Từ tiết 13 đến tiết 15