GIÁO ÁN LỊCH SỬ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ 7 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (ĐỦ 18 BÀI CẢ NĂM) SOẠN THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 2022 2023 WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL COM Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock com/28062378
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 7 SÁCH KẾT NỐI TRIT HỨC VỚI CUỘC SỐNG (ĐỦ 18 BÀI VẢ NĂM) CHƯƠNG I. TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI Bài 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (… tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: - Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu. - Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. - Phong trào văn hóa phục hung và cải cách tôn giáo. 2. Về năng lực: * Năng lực chung - Bài học góp phần phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu. - Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm. * Năng lực chuyên biệt
2 - Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.-Trình bày được các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. - Trình bày được phong trào văn hóa phục hung và cải cách tôn giáo. 3. Về phẩm chất: - Bài học giúp học sinh trân trọng thành tựu của nhân loại trong quá khứ và tôn trọng lịch sử. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ. HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: - HS chỉ ra được sự thay đổi về thời gian của máy tính và tiền VN và sự thay đổi đó gọi là lịch sử. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chiếu một số công trình kiến trúc cổ ở Châu Âu và đặt câu hỏi:
3 ? Đây là công trình kiến trúc nào? Ở đâu? ? Qua những hình ảnh vừa rồi, em nhớ đến châu lục nào trên thế giới và ở thời kì nào của lịch sử nhân loại? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi. HS: Quan sát, ghi câu trả lời ra phiếu học tập. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện trả lời câu hỏi - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS và chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu a) Mục tiêu: Giúp HS biết được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến
4 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK T.5 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nêu những việc làm của người Giec-man sau khi lật đổ đế quốc La Mã. ? Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu. - Thời gian: 5 phút B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần) HS: - Đọc SGK và làm việc cá nhân - Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau. - Thế kỉ thứ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng. Các cuộc đấu tranh cảu nô lệ dẫn đến tình trạng sản xuất sút kém, xã hội ngày càng rối ren. - Nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (476). => Chế độ phong kiến từng bước được hình thành ở Tây Âu. 2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu. b) Nội dung:
5 - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK T.6 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nêu những hiểu biết của em về lãnh địa phong kiến? ? Trình bày cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong xã hội? Từ đó em có nhận xét gì về quan hệ xã hội phong kiến Tây Âu? - Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. a. Lãnh địa phong kiến - Lãnh địa là những vùng đất đai rộng lớn bị các quý tộc biến thành những vùng đất riêng của họ, được cha truyền con nối. - Thời gian hình thành: giữa thế kỉ IX. - Lãnh chúa xây dựng lãnh địa bằng đài kiên cố, dinh thự, nhà thờ…với hào sâu và tường bao quanh. Xung quanh là đất đai canh tác, đồng cỏ, ao hồ, rừng và khu nhà ở của nông nô. - Mỗi lãnh chúa có một lãnh địa riêng, toàn quyền cai quản như một ông vua nhỏ. - Hoạt động kinh tế trong lãnh địa: Chủ yếu là nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp. Ngoài ra có nghề thủ công: dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí…
6 - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. b. Quan hệ xã hội - Lãnh chúa: là người sở hữu nhiều ruộng đất. Họ không phải lao động mà vẫn sống một cuộc sống sung sướng, xa hoa. - Nông nô: là người thuê ruộng đất của lãnh chúa để cấy cầy, trồng trọt và nộp tô thuế rất nặng cho lãnh chúa. => Đây là quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô (quan hệ gia cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột) 3. Thành thị Tây Âu thời trung đại a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vai trò của thành thị thời trung đại. b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Thời gian: Cuối thế kỉ XI
7 - HS đọc thông tin trong SGK Tr.7 & Tr.8 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nguyên nhân, quá tình hình thành và ý nghĩa của thành thị Tây Âu thời trung đại? - Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. - Nguyên nhân: do sản xuất phát triển đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa gắn liền với hoạt động sản xuất của thợ thủ công và buôn bán của thương -nhân.Quá trình hình thành: thợ thủ công và thương nhân đến những nơi thuận lợi về giao thông để mở xưởng và cửa hàng dẫn đến các thị trấn, thị tứ hình thành và phát triển thành thành thị. - Đặc điểm: có phố xá, bến càng, rạp hát, nhà thờ… - Kinh tế chủ đạo: thủ công nghiệp và thương nghiệp. - Ý nghĩa: + Thành thị góp phần phá vỡ nền kinh tế tư nhiên của lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển. + Thành thị góp phần xóa bỏ chế độ P.K phân quyền. + Tạo điều kiện cho các trường ĐH lớn ở Tây Âu hình thành. 4. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo a) Mục tiêu: Giúp HS biết được sự ra đời của Thiên Chúa giáo.
8 b) Nội dung: - GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò HĐ của thầy và trò B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK Trc .8 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nêu những hiểu biết của em về lãnh địa phong kiến? ? Trình bày cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong xã hội? Từ đó em có nhận xét gì về quan hệ xã hội phong kiến Tây Âu? - Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Thời gian: Thế kỉ I - Địa điểm: Giu-đê (Vùng Giê-rusa-lem) hiện nay thuộc Palestin (La Mã) - Nguồn gốc: kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái - Quá trình: + Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo bị đế quốc La Mã ngăn cản. + Thời trung đại, Thiên Chúa giáo trở thành tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến. Thiên Chúa giáo trở thành thế lực rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây Âu.
9 - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. HĐ 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B C B D A d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Câu 1: Bộ tộc nào đưa đến sự diệt vong của đế quốc La-mã? A. Bộ tộc Lạc Việt B. Bộ tộc Tây Âu C. Bộ tộc người La-mã D. Bộ tộc người Giéc-man Câu 2: Lãnh địa phong kiến hình thành vào thế kỉ nào? A. Thế kỉ VII B. Thế kỉ VIII C. Thế kỉ IX D. Thế kỉ X Câu 3: Lãnh địa phong kiến thuộc quyền cai quản của ai? A. Nông nô B. Nhà vua C. Lãnh chúa D. Địa chủ Câu 4: Lãnh chúa ở Tây Âu sống cuộc sống như thế nào? A. Sống cực khổ B. Sống sung sướng, xa hoa C. Làm thuê cho nhà vua D. Sống bình dân
10 Câu5: Kinh tế chủ đạocủathành thị Tây Âuthờitrung đạilà gì? A. Nông nghiệp B. Thủ công nghiệp C. Thương nghiệp D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp Câu6: Kinh tế chủ đạocủalãnh địaphong kiến Tây Âuthờitrung đạilà gì? A. Nông nghiệp tự túc, tự cấp B. Thủ công nghiệp C. Thương nghiệp D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HĐ 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ… nơi mình sinh sống). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Em có nhận xét gì về Lãnh địa phong kiến và thành thị Tây âu thời trung đại? B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
11 - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. Bài 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ VÀ SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU (… tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: - Học sinh sử dụng được lược đồ hoặc bản đồ giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới. - Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. - Trình bày được sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. - Xác định được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu. 2. Về năng lực: - Năng lực chung: + Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, có kĩ năng làm việc nhóm và thể hiện tính sáng tạo. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm cũng như quá trình trao đổi những kiến thức về nội dung bài học với giáo viên. - Năng lực chuyên biệt:
12 + Khai thác và sử dụng được những thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học, học liệu số theo sự hướng dẫn của giáo viên. + Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện được các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Về phẩm chất - Có tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm trong việc góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, thúc đẩy sự giao lưu giữa các nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Một số hình ảnh phục vụ trò chơi, video 3d về Trái Đất, hình ảnh về một số cuộc phát kiến địa lí. - Máy tính, máy chiếu. - Lược đồ các cuộc phát kiến lớn về địa lí. - Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí. - Phiếu học tập. 2. Học sinh - Sưu tầm tranh ảnh về các nhà phát kiến địa lí. - Bảng con. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Hái quả c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh tên nhân vật lịch sử, đồ vật (nêu tác dụng) và cho biết sự kiện lịch sử liên quan đến những hình ảnh đó. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cá nhân. Thể lệ trò chơi như sau: Học sinh sẽ lần lượt chọn từng ô số (ứng với mỗi quả trên cây), quan sát hình ảnh, gọi tên nhân vật lịch sử,
13 đồ vật (nêu tác dụng) và cho biết sự kiện lịch sử liên quan đến những hình ảnh đó. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi của giáo viên đề ra, quan sát các hình ảnh gọi tên nhân vật lịch sử, đồ vật (nêu tác dụng) và xác định sự kiện lịch sử liên quan đến những hình ảnh đó. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh. - Giáo viên viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới a. Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn a. Mục tiêu: HS sử dụng được lược đồ hoặc bản đồ giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới. b. Nội dung: - GV chia cả lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm quan sát lược đồ, đọc thông tin trong bảng 2 và giới thiệu về các cuộc phát kiến địa lí lớn. - Học sinh làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: - Lời giới thiệu của các nhóm về các cuộc phát kiến địa lí trên lược đồ. - Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ NV1: Giáo viên yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 1, đọc thông tin mục 1.a (SGK/14 – 15), thảo luậ nhóm, giới thiệu nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn (có thể giao mỗi nhóm tìm hiểu hành trình của một cuộc phát kiến). + Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi. + Năm 1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng tây, sang Ca-ri-bê (châu Mĩ ngày nay).
14 NV2: Theo em, cuộc phát kiến địa lí nào là quan trọng nhất? Vì sao? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời NV1: Học sinh các nhóm quan sát lược đồ, đọc thông tin, thảo luận nhóm, giới thiệu đường đi của các cuộc phát kiến địa lí trên lược đồ. NV2: Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm giới thiệu đường đi của các cuộc phát kiến địa lí trên lược đồ. HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). - HS trả lời câu hỏi của giáo viên. Bước 4. Kết luận, nhận định Nhận xét thái độ làm việc và phần trình bày của các nhóm, chốt kiến thức lên màn hình. (GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình 2 SGK/15 và kể một số câu chuyện về hành trình tìm kiếm những vùng đất mới của các nhà thám hiểm. + Năm 1497 - 1498, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thám hiểm vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ. + Năm 1519 - 1522, từ Tây Ban Nha, đoàn thám hiểm của Magien-lan tiến hành chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển.
15 - Gợi ý trả lời NV2: Cuộc phát kiến địa lí của Magien-lan là cuộc phát kiến địa lí quan trọng nhất vì: + Đây là cuộc phát kiến có hành trình dài nhất trong lịch sử các cuộc phát kiến địa lí. Ma-gien-lăng cùng đoàn thủy thủ xuất phát từ Tây Ban Nha đã đi vòng quanh thế giới, đi qua các đại dương lớn như Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. + Chứng tỏ luận điểm “Trái đất hình tròn” là đúng đắn, đây là cơ sở rất lớn để các nhà văn, nhà thơ, nhà thiên văn học, triết học thời kỳ Văn hóa Phục Hưng bảo vệ cho luận điểm “Mặt trời là trung tâm” và “Trái đất hình tròn”. + Thúc đẩy quá trình hoàn thành bản đồ thế giới từ đó tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến tiếp theo. + Tạo cơ sở quan trọng làm sụp đổ các tư tưởng triết học bảo thủ, sai lầm của giáo hội Thiên Chúa). b. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí lớn a. Mục tiêu: Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. b. Nội dung: HS đọc tài liệu để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1.b và quan sát hình 3 (SGK/16) tìm hiểu về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. - Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển. - Đem về cho châu Âu khối lượng vàng, bạc, nguyên liệu, thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp phát triển.
16 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục 1.b, quan sát hình 3 trong SGK/16, nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV. - Các HS còn lại quan sát, theo dõi bạn trình bày, nhận xét và bổ sung (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - Nhận xét về thái độ, tinh thần và kết quả học tập của học sinh, chốt kiến thức lên màn hình. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. - Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa… 2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu a. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản a. Mục tiêu: Trình bày được sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. b. Nội dung: GV chia cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc tài liệu, thảo luận để tìm hiểu sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến
17 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2.a (SGK/16 – 17), thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: Nhóm 1,2: Hãy cho biết quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu như thế nào? Nhóm 3,4: Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (nếu cần). Bước 3. Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết của của mình. - Các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày, nhận xét và bổ sung (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - Nhận xét về thái độ, tinh thần và kết quả học tập của học sinh, chốt kiến thức lên màn hình. (Gợi ý trả lời: * Quá trình tích lũy vốn: - Thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mĩ đem về châu Âu. - Ở trong nước, họ dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công,… - Việc tập trung nhân công được thể hiện: - Quá trình tích luỹ vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu: + Đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mĩ đem về châu Âu. + Dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công,... như “rào đất cướp ruộng”. + Bán nô lệ da đen từ châu Phi cho các chủ đổn điển, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ làm nhân -công.Bi ểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu: + Giai cấp tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điển quy mô lớn và cả các công ti thương mại. + Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ bóc lột giữa chủ (giai cấp tư sản) với thợ (giai cấp vô sản).
18 + Thực hiện “rào đất cướp ruộng” tước đoạt ruộng đất của nông nô và biến họ trở thành người làm thuê cho các công xưởng của tư bản. + Những người nô lệ da đen ở châu Phi cũng bị bắt để bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu và châu Mĩ làm nhân công. => Như vậy có thể khẳng định rằng quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu chính là “quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy”. * Sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Quan hệ chủ - thợ được hình thành giữa những chủ công trường thủ công, chủ đồn điền với những người lao động làm thuê. Đây thực chất là quan hệ bóc lột giai cấp. - Hình thức bóc lột: bóc lột giá trị thặng dư, người lao động không được sở hữu bất cứ tài sản nào trong xã hội. Mọi tài sản đều thuộc về giới chủ, công nhân phải bán sức lao động của mình để nhận về đồng lương ít ỏi. - Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: + Trong công nghiệp xuất hiện các công trường thủ công với các hình thức như công trường thủ công phân tán, công trường thủ công tập trung và công trường thủ công hỗn hợp. + Trong nông nghiệp xuất hiện các trang trại của phú nông, nông trang của địa chủ phong kiến, trại ấp của tư sản nông nghiệp). - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. b. Sự biến đổi của xã hội Tây Âu a. Mục tiêu: Xác định được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu.
19 b. Nội dung: Yêu cầu HS đọc tài liệu để tìm hiểu những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2.b (SGK/17), thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau: Hãy cho biết biến đổi chính trong xã hội Tây Âu giai đoạn này. (Xã hội Tây Âu giai đoạn này xuất hiện những giai cấp nào? Em biết gì về họ?) Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin tin mục 2.b (SGK/17), thảo luận và trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (nếu cần). Bước 3. Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết của của mình. - Các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày, nhận xét và bổ sung (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - Nhận xét về thái độ, tinh thần và kết quả học tập của học sinh, chốt kiến thức lên màn hình. (Gợi ý trả lời: - Sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy sự xuất hiện của các giai cấp mới trong xã hội phong kiến Tây Âu lúc bấy giờ là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. - Giai cấp tư sản vốn là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có… trở thành chủ công trường thủ công, chủđồn điền hoặc nhà buôn; họ nắm giữ nhiều của cải nhưng chưa Hình thành các giai cấp mới: - Giai cấp tư sản: + Vốn là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có,... trở thành chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn,... + Nắm giữ nhiều của cải, có thế lực kinh tế, nhưng chưa có địa vị chính trị trong xã hội. - Giai cấp vô sản: + Gổm những người lao động làm thuê cho chủ tư bản. + Trong thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời.
20 có địa vị chinh trị trong xã hội phong kiến, bị quý tộc phong kiến khinh miệt, vì vậy, họ muốn lật dổ chế độ phong kiến để giành địa vị chính trị. - Giai cấp vô sản vốn là những người lao động làm thuê, bị bóc lột thậm tệ; không có của cải, địa vị trong xã hội; Trong thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời). Hoạt động 3. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức cho HS về những cuộc phát kiến địa lí và hệ quả của nó cùng với sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm qua việc tham gia trò chơi “Bảo vệ rừng xanh”. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho học sinh cả lớp tham gia trò chơi “Bảo vệ rừng xanh”. Chọn hai bạn làm nhiệm vụ quan sát câu trả lời của các bạn trong lớp. - GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng và ghi câu trả lời trên bảng con. * Câu hỏi trắc nghiệm khách quan Câu 1. Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí? A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha B. Hi Lạp, Italia C. Anh, Hà Lan D. Tây Ban Nha, Anh Câu 2. Người đầu tiên tìm ra châu Mĩ là A. Ve-xpu-chi B. Hoàng tử Hen-ri C. Va-xcô đơ Ga-ma
21 D. C.Cô-lôm-bô Câu 3 Người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới là A. Ph.Ma-gien-lan B. C.Cô-lôm-bô C. B.Đi-a-xơ D. Va-xcô đơ Ga-ma Câu 4. Hệ quả nào là quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí? A. Đem về cho châu Âu những món lợi khổng lồ. B. Thúc đẩy sản xuất, thuong nghiệp châu Âu phát triển. C. Mở ra những con đường mới, vùng đất mới, thị trường mới. D. Thị trường thế giới được mở rộng, chủ nghĩa tư bản ra đời. Câu 5. Theo em, biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là gì? A. Xuất hiện giai cấp Lãnh chúa và Nông nô. B. Xuất hiện giai cấp Tư sản và Vô sản. C. Xuất hiện giai cấp Địa chủ và Nông dân. D. Xuất hiện giai cấp Chủ nô và Nô lệ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời theo các câu hỏi. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS đưa bảng con có ghi câu trả lời sau khi giáo viên nêu câu hỏi. Bước 4. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A D A C B Hoạt động 4. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ c. Sản phẩm: Lời giới thiệu của học sinh với tư cách là thành viên trong đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan.
22 d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu yêu cầu: Đóng vai là một thành viên trong đoàn thám hiểm của Ma-gienlan, em hãy thiệu với bạn bè về hành trình mà đoàn đã đi qua và liên hệ những điều em biết ở hiện tại. (Tư liệu tham khảo https://youtu.be/0_4OtXvj358 - Ferdinand Magellan – Người Đầu Tiên Đi Vòng Quanh Thế Giới). Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu và xác định yêu cầu của đề. - HS nhận nhiệm vụ, xem video tham khảo và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên (HS làm ở nhà, ghi bài làm vào giấy). Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành (gửi bài cho giáo viên qua một số ứng dụng mạng xã hội: zalo, messenger …). - GV có thể mời một bạn báo cáo ở lớp trong tiết học tiêp theo. Bước 4. Kết luận, nhận định - Nhận xét, nhắc nhở, động viên tinh thần, thái độ của các em trong quá trình học -bài.Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. Tuần 3. Tiết … NS:
23 ND:BÀI 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức Yêu cầu cần đạt: - Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. - Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng. - Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu - Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo. - Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu . 2. Về năng lực * Năng lực chung - Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm. * Năng lực đặc thù - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết khai thác và sử dụng được nguồn tư liệu chữ viết và hình ảnh có trong bài học. - Về năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng. Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo. - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nêu được tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối ;kháiquát được nộidung cơ bản và tác động củacác cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu . 3. Về phẩm chất
24 - Yêu nước: Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các sự kiện và nhân vật lịch sử. - Trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng và học hỏi cái hay, cái đẹp trong những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng và văn hóa của các dân tộc khác. Tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân loại. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, sách giáo viên. - Một số hình ảnh về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn -giáo.Phiếu học tập cho học sinh. 2. Chuẩn bị của học sinh -SGK, vở ghi. III. Tiến trình dạy học1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: - Giúp HS nắm được những nội dung cơ bản của bài học, tạo tâm thế đưa HS tìm hiểu bài học mới. - Tạo hứng thú, động cơ cho HS tìm hiểu, khám phá về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo. b) Nội dung: GV tổ chức hoạt động trao đổi, đàm thoại (GV sử dụng phương pháp KWL). c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng cột K và W vào bảng KWL (cột L sẽ thực hiện sau khi học xong bài học). K W L Em hãy liệt kê 1 điều mà em biết về phong trào Văn hóa Phục Hãy nêu 1 điều mà em muốn biết trong bài về phong trào Văn hóa Phục hưng Hãy nêu những điều mà em đã học được về phong trào Văn hóa
25 hưng và phong trào Cải cách tôn giáo? và phong trào Cải cách tôn giáo? Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo. d) Tổ chứcthực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:Giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS, cho HS hoàn thành cột K và cột L vào bảng KWL. - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS:hoạt động cá nhân hoàn thành cột K, L trong bảng KWL. GV chú ý theo dõi, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung - HS: Trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới - HS: Lắng nghe, vào bài mới 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI a) Mục tiêu: Trình bày được những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI b) Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ trong bài để trả lời câu hỏi c). Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện:
26 Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Yêu cầu HS đọc kênh chữ trong bài để trả lời câu hỏi - Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài 1. Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI - Quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện . - Giai cấp tư sản ra đời => họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân. Hoạt động 2.2 Tìm hiểu về phong trào Văn hóa Phục hưng a) Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng. Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu b) Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ, quan sát hình 2 và 3 trong SGK thảo luận. c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện:
27 Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập, HS trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hư Câung.hỏi 2: Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài 2. Phong trào Văn hóa Phục hưng a, Những thành tựu tiêu biểu - Thời kì này chứng kiến sự phát triển đến đỉnh cao của văn học, sự nở rộ của các tài năng nghệ thuật với các gương mặt tiêu biểu như: M.Xéc-van-tét, W.Sếchxpia, Lê-ô-na đơ Vanh-xi... b, Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu - Lên án gay gắt Giáo hội Thiên chúa giáo, đả phá trật tự phong kiến - Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan tư duy vật. - Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về phong trào Cải cách tôn giáo
28 a) Mục tiêu: Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo. Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu . b) Nội dung:- GV tổ chức cho HS thảo luận để tìm hiểu về phong trào Cải cách tôn giáo và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu . c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát tranh ảnh của mục 3, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nguyên nhân bùng nổ Phong trào Cải cách tôn giáo? - Nội dung cơ bản của Phong trào Cải cách tôn giáo? - Tác độngcủa Phong trào Cải cách tôn -giáo?HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả 3. Phong trào Cải cách tôn giáo a, Nguyên nhân bùng nổ - Đến thờì kì Phục hưng, Giáo hội công khai đàn áp những tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến xã hội. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên muốn thay đổi và “cải cách” lại tổ chức Giáo hội. b, Nội dung cơ bản Công khai phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội, chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh thánh, phủ nhận vai trò
29 - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài Giáo hội, Giáo hoàng và chủ trương không thờ tranh, tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian. c, Tác động Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo Tân giáo dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội Tây Âu TK XVI - TK XVII và châm ngòi cho cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 1524. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo. b) Nội dung: Hoàn thành các bài tập. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành câu hỏi: Câu 1: Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây: Các nhà Văn hóa Phục hưng Lĩnh vực Tác phẩm/Công trình tiêu biểu W.SM.Xéc-van-tét ế Lê-ô-nach-xpia đơ G.Ga-li-lêN.Cô-péc-nicVanh-xi
30 Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính của phong trào Cải cách tôn giáo. - HS: lắng nghe. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Hiểu được tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu b) Nội dung: Vận dụng kiến thức. c) Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:Yêu cầu HS : Sưu tầm tư liệu từ Internet và sách, báo để giới thiệu về một công trình/tác phẩm/nhà văn hóa thời Phục hưng mà em ấn tượng nhất. - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
31 - GV: Chuẩn kiến thức - HS: Lắng nghe và ghi nhớ. Ngày soạn: / /2022 BÀI 4. TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (Thời gian thực hiện: 3 tiết) I. MỤC TIÊU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh); - Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc Dưới thời Đường;-Mô tả được sự phát triển kinh tế của Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh; - Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, Sử học, Kiến trúc,…). 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn.
32 b) Năng lực đặc thù - Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. - Nhận thức và tư duy lịch sử: + Biết đọc trục thời gian bảng niên biểu về các triều đại Trung Quốc. + Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hóa. 3. Về phẩm chất - Yêu nước: Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các sự kiện và nhân vật lịch sử-. Nhân ái: Tôn trọng văn hóa, tự do tín ngưỡng của dân tộc khác. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm. - Trung thực: Hiểu được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn điển hình ở phương Đông, đồng thời là một nước láng giềng gần gũi của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển lịch sử Việt Nam. - Trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng và học hỏi cái hay, cái đẹp trong những thành tựu tiêu biểu của Trung Quốc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Giáo án; - Phiếu học tập cho HS; - Một số tranh ảnh, lược đồ (Trung Quốc thời phong kiến) được phóng to (để trình chiếu), một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học; - Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit. 2. Học sinh - SGK;
33 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung:+GV:S ử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng di sản, sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình. + Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.+HS:Xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. + Lắng nghe và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm: Hiểu biết đúng của bản thân HS về di tích Tử Cấm Thành (Thời gian, triều đại xây dựng). d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu cho HS quan sát hình 1 (SGK trang 24):
34 GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời: ? Em có biết di tích Tử Cấm Thành không ? Công trình này được xây dựng vào triều đại nào của Trung Quốc ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu, tìm câu trả lờ HSi.quan sát, suy nghĩ tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời (có thể đúng, có thể sai): Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm 1420 dưới thời Minh Thành Tổ, đến năm 1655 dưới thời Thuận Trị thì được trùng tu. Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới: Hình trên đây là di tích Tử Cấm Thành - một cung điện lớn và là một trong những biểu tượng của Trung
35 Quốc thời phong kiến. Từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Trung Quốc tiếp tục phát triển như thế nào trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ? (Hoặc: Dân tộc Trung Hoa có một lịch sử lâu đời, trải qua hàng nghìn năm với nhiều triều đại nối tiếp nhau trong thời phong kiến. Có triều đại đạt được sự toàn thịnh trên các mặt chính trị, kinh tế; có triều đại sớm suy vong. Song các triều đại đó đã có những đóng góp to lớn vào nền văn minh chung của đất nước này, có ảnh hưởng đến những quốc gia lân cận và toàn nhân loại, nhất là nền văn hóa. Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng khám phá). HS lắng nghe, tiếp nhận. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Mục 1. Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX a. Mục tiêu: HS lập được sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX. b. Nội dung:+GV:S ử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình,... + Tổ chức cho HS làm việc cá nhân. - HS: Suy nghĩ, vẽ sơ đồ theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (đúng, khoa học/sáng tạo, đẹp). d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
36 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc thông tin trong GSK, tổ chức cho HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: ? Vẽ trục thời gian thể hiện tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỳ VII đến giữa thế kỳ XIX ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu, thực hiện. HS suy nghĩ, vẽ sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX. GV lần lượt chiếu các lược đồ Trung Quốc thời phong kiến, mở rộng (sự ra đời, nối tiếp của các triều đại Trung Quốc): Cuối nhà Tùy, tình hình rối ren. Sau khi Tùy Dượng Đế chết, năm 618 Lý Uyên xưng Hoàng đế, đặt tên nước là Đường. Năm 847, cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàgn Sào lãnh đạo làm nhà Đường suy sụp. Đến năm 960, Triệu Khuông Dẫn dẹp tan các thế lực phong kiến đối lập, lập ra nhà Tống. Đầu thế kỷ XIII, trên thảo nguyên Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn (tiếng Mông Cổ tức là "vua của cả thế giới"), tiến đánh Bắc Trung Quốc. Sau đó Hốt Tất Liệt diệt Nam Tống, lên ngôi Hoàng đế, thiết lập triều Nguyên ở Trung Quốc vào năm 1279. Giữa thế kỷ XIV, Chu Nguyên Chương, lãnh tụ của phong trào
37 nông dân, lật đổ nhà Nguyên, lên ngôi hoàng để lập ra nhà Minh vào năm 1368. Năm 1644 tộc người Mãn ở phương Bắc kéo vào xâm lược nước Minh, lập ra nhà Thanh (1644 - 1911). Vua, quan Nhà Thanh cưỡng bức nhân dân phải theo phong tục của người Mãn, đưa ra nhiều chính sách áp bức dân tộc tàn bạo. Do đó, các cuộc khởi nghĩa, chống đối ngày một nhiều, làm cho triều đại ngày càng suy yếu. Nhân cơ hội đó, tư bản phương Tây đua nhau nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc. Nhà Thanh bất lực, dẫn đến sự suy sụp của chế
độ phong kiến. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV cho 1 - 2 HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. HS trình bày, các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu có). Lịch sử Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX đó là sự thành lập, phát triển và suy vong của các triều đại phong kiến:
38 - Thời Đường (618 - 907); - Thời kì Ngũ đại (907 - 960); - Thời Tống (960 – 1279); - Thời Nguyên (1271 – 1368); - Thời Minh (1368 – 1644); - và nhà Thanh (1644 – 1911) – triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.GV chiếu lược đồ, chốt ý: HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 2.2. Mục 2. Trung Quốc dưới thời Đường a. Mục tiêu: HS biết cách khai thác tư liệu, nội dung SGK tìm dẫn chứng để chứng minh cho sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Sự thịnh vượng đó được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, nội thương - ngoại thương). b. Nội dung:+GV:S ử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, đàm thoại, sử dụng tư liệu, kể chuyện,…
39 + Tổ chức cho HS làm việc nhóm (nhóm nhỏ - nhóm đôi). - HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (dẫn chứng để chứng minh cho sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường trên tất cả các lĩnh vực). d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS đọc tư liệu và thông tin trong SGK, yêu cầu hoạt động nhóm đôi: ? Trình bày những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường ? Bước 2, Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ và Báo cáo, thảo luận GV dẫn dắt: ? Điểm mới của chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường là gì ? HS thảo luận cặp đôi, sau đó trả lời; HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). GV kết luận: Thông qua việc mở các khoa thi để chọn người giỏi. Điều này thể hiện sự tiến bộ và chính sách trọng dụng người tài dưới thời Đường. GV cho HS đọc thêm thông tin ở phần "Em có biết" và kể cho HS nghe một số câu chuyện về Đường Thái Tông và chính sách cai trị đất nước của ông để HS hiểu thêm về con người cũng như tư tưởng cai trị đất nước rất tiến bộ của - Năm 618, Lý Uyên lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Đường. - Về chính trị: + Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh, mở khoa thi chọn người tài để tuyển dụng làm quan. + Các hoàng đế các thời Đường tiếp tục chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ… - Về kinh tế: + Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế, chính sách quân điền, nhiều kỹ thuật canh tác mới được áp dụng. Nông nghiệp
40 Đường Thái Tông, để HS có thể đánh giá đúng về nhà vua và triều đại này. Đó cũng chính là lí do vì sao mà chế độ phong kiến đạt được sự thịnh vượng dưới thời Đường (GV nhấn mạnh nội dung này). Về chính trị (chính sách đối ngoại): ? Hãy nêu những chính sách đối ngoại của nhà Đường ? HS cần biết được nhà Đường luôn tìm mọi cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng. GV nhấn mạnh đến các cuộc xâm lược nước ta của phong kiến Trung Quốc là phi nghĩa và cuối cùng đều thất bại.Về kinh tế: GV cho HS làm việc cá nhân: ? Nhà Đường thi hành chính sách gì để phát triển về nông nghiệp ? Chính sách đó mang lại kết quả gì ? HS suy nghĩ tìm câu trả lời: Nhà nước thi hành chính sách giảm tô, thuế, thực hiện chế độ quân điền - lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, áp dụng nhiều kỹ thuật canh tác mới như chọn giống, xác định thời vụ,… Những chính sách đó đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển xã hội đạt đến sự phồn thịnh. GV cho HS đọc và khai thác tư liệu để tìm ra một số dẫn chứng về sự phát triển của nông nghiệp và sự thịnh vượng có bước phát triển. + Thủ công nghiệp phát triển. Nhiều thành thị xuất hiện và ngày càng phồn thịnh. + Thương nghiệp phát triển mạnh: Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Từ những tuyến đường giao thông truyền thống nối các châu lục được hình thành từ các thế kỉ trước, đến thời Đường trở thành "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử.
41 của xã hội dưới thời Đường (được mùa lớn, cổng ngoài mấy tháng không đóng, ngựa bò đầy đồng, khách đi mấy nghìn dặm không cần mang lương thực,…). GV tiếp tục cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: ? Thủ công nghiệp, nội thương và ngoại thương thời Đường phát triển như thế nào ? HS suy nghĩ trả lời: Thủ công nghiệp: Nhiều xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền,… với hàng chục nhân công xuất hiện. Thương nghiệp: Nhiều thành thị xuất hiện và ngày càng phồn thịnh như Trường An, Lạc Dương,… Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á; từ các tuyến đường giao thông truyền thống nối các châu lục được hình thành từ các thế kỉ trước, đến thời Đường, trở thành "con đường tơ lụa" kết nối giữa phương Đông và phương Tây. GV kể cho HS nghe một số thông tin về "con đường tơ lụa"; HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định GV chốt lại ý những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 2.3. Mục 3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh
42 a. Mục tiêu: HS trình bày và nêu được dẫn chứng chứng minh cho bước phát triển trong nông ngiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Minh - Thanh. Trình bày được thành tựu nổi bật nhất thời Minh - Thanh và lí giải được vì sao. b. Nội dung:+GV:S ử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng di sản, thuyết trình,… + Tổ chức cho HS hoạt động nhóm (nhóm lớn - nhóm tổ)/cá nhân. - HS: Làm việc nhóm/cá nhân trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (dẫn chứng chứng minh cho bước phát triển trong nông ngiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Minh - Thanh; thành tựu nổi bật nhất thời Minh - Thanh và lí giải được vì sao). d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm tổ để hoàn thành Phiếu học tập: ? Trình bày những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh ? Lĩnh vực Biểu hiện n Nông nghiệp Thủ công nghiệp Thương nghiệp Ngoại thương Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
43 GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và hoàn thiện phiếu bài tập. HS xác định yêu cầu của bài và trao đổi nhóm để hoàn thiện phiếu bài tập. GV khắc sâu thêm về sự phát triển của kinh tế dưới thời Minh - Thanh bằng các hoạt động cung cấp tư liệu, yêu cầu HS quan sát để trả lời những câu hỏi nhỏ củaGVGV.giới thiệu Hình 2. Đó gốm men xanh thời Minh: Đây là dòng gốm sứ da dưa xanh điển hình thời vua Minh Thế Tông (trị vì từ năm 1521 đến năm 1567). Men da dưa xanh là một loại men lấy nhiệt độ thấp với oxit chì làm yếu tố chính. Lò nung nhà Minh bắt đầu nung đốt men này từ thời vua Minh Thành Tổ (trị vì từ năm 1402 đến năm 1424), sau đó các triều đại khác nhau đều có sự sáng tạo, phát triển loại men này. Đến thời vua Minh Thế Tông thì màu sắc của sản phẩm là tinh khiết nhất. GV sử dụng tư liệu về các thành thị Nam Kinh, Bắc Kinh: Ở Nam kinh thời Minh khoảng một triệu người, Bắc Kinh
44 có khoảng 600 nghìn người… Trong thành phố có nhiều khu vực đặt tên theo nghề thủ công như Nam Kinh có phường Gốm, phường Đồng, phường Sắt,… Sau đó yêu cầu HS quan sát hình 3 trả lời câu hỏi: ? Em rút ra điều gì về các thành thị lớn ở Trung Quốc thời Minh - Thanh ? HS suy nghĩ, rút ra được nhận xét: Các thành thị lớn ở Trung Quốc như Nam Kinh, Bắc Kinh,… có dân cư đông đúc, buôn bán tấp nập, sầm uất, kinh tế thủ công nghiệp phát triển với nhiều nghề thủ công được hình thành và dần chuyên môn hóa,… GV giới thiệu thêm: Bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" nghĩa là "tranh vẽ cảnh bên bờ sông vào tiết Thanh minh" hay có ý khác là "tranh vẽ cảnh bên bờ sông vào tiết trời trong sáng" là tên của một số tác phẩm hội họa nổi tiếng của Trung Quốc, trong đó bản đầu tiên và nổi tiếng nhất là bức
45 tranh của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ đời nhà Tống. Tác phẩm mô tả cảnh sống của người dân Trung Quốc tại Biện Kinh (tức Khai Phong ngày nay) với đầy đủ những cảnh sinh hoạt thường nhật, trang phục, ngành nghề, các chi tiết kiến trúc, đường xá cũng được mô tả kỹ lưỡng với nhiều màu sắc trên một diện tích rộng. Danh tiếng của Thanh minh thượng hà đồ tại Trung Quốc rất lớn. Tranh là báu vật của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc và hiện được trưng bày tại Cố Cung Bắc Kinh. Sau này rất nhiều họa sĩ khác của Trung Quốc đã mô phỏng phong cách vẽ chi tiết và cách bố cục bức tranh. Hình 3 trong SGK là cảnh Hồng Kiều do họa sĩ Qiu Ying (thế kỷ XV) vẽ, mô tả sự thịnh vượng của các thành thị thời nhà Minh. GV có thể giới thiệu thêm cho học sinh về một số thành thị tiêu biểu của Trung Quốc như: Tùng Giang - trung tâm công nghiệp dệt, là nơi "chăn áo của thiên hạ", nhà nào cũng quay thơ dệt vải,… GV đặt câu hỏi cho HS: ? Các trung tâm kinh tế đóng vai trò gì về chính trị ? HS trả lời: Nhiều thành thị ở Trung Quốc thời Minh - Thanh vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm chính trị lớn, có dân số đông nhưng Bắc Kinh, Nam Kinh. Bước 3: Báo cáo, thảo luận
46 Sau khi HS hoàn thành Phiếu học tập, GV yêu cầu HS trả lời. HS trình bày; HS các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). - Nông nghiệp có những bước tiến về kỹ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt vượt xa thời kỳ trước, sản lượng lương thực tăng nhiều,… - Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Minh - Thanh có bước phát triển vượt bậc: + Hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng. + Nhiều thành thị trở nên phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là những trung tâm chính trị mà còn là những trung tâm kinh tế lớn. Nhiều Thương cảng lớn đã trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất. Từ đây, thương nhân Trung Quốc mở rộng giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư,… Đồng thời, thương nhân nước ngoài cũng mang tới đây nhiều loại hàng hóa để buôn bán. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý (nhấn mạnh thủ công nghiệp và thương nghiệp). HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
47 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập Từ kết quả hoạt động trên, GV cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: ? Theo em, thành tựu nào là nổi bật nhất ? Vì sao ? Bước 2 và Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ và Báo cáo, thảo luận HS động não, tìm câu trả lời. GV gọi 1 - 2 HS trả lời, GV khuyến khích HS trả lời được lý do vì sao đánh giá thành tựu đó là nổi bật nhất để khuyến khích tư duy độc lập của các em. GV tiếp tục đặt câu hỏi: ? Vì sao đến thời Minh - Thanh, mầm mống quan hệ tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc ? GV định hướng, HS căn cứ vào kiến thức đã được làm rõ trong hoạt động trên và rút ra được: Thời Minh - Thanh đã xuất hiện các cơ sở sản xuất (công trường thủ công) với quy mô tương đối lớn, thuê nhiều nhân công, quan hệ giữa chủ xưởng với người làm thuê thể hiện ở việc "chủ xuất vốn", "thợ xuất sức"; thương nghiệp phát triển, thành thị được mở rộng,… Bước 4: Kết luận, nhận định GV chốt lại: Thời Minh - Thanh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng còn nhỏ bé, chưa đủ sức tạo nên ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đến nền kinh tế - xã hội Trung Quốc. - Đến thời Minh - Thanh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng còn nhỏ bé, chưa đủ sức tạo nên ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đối với nền kinh tế - xã hội Trung Quốc.
48 HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 2.4. Mục 4. Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX a. Mục tiêu: - HS giới thiệu được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX; - HS rút ra được nhận xét: Những thành tựu văn hóa mà người Trung Quốc đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hóa từ các thế kỷ trước. Đồng thời, nhiều thành tựu trong số đó có ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng và trở thành thành tựu của văn minh thế giới. b. Nội dung:+GV:S ử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, sử dụng di sản, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu, kể chuyện, thuyết trình,…+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm (nhóm lớn - nhóm tổ, nhóm nhỏ - nhóm bàn - cặp đôi)/cá nhân. - HS: Làm việc nhóm/cá nhân trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX và nhận xét). d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm lớn (nhóm tổ), quan sát hình, khai thác thông tin trong SGK để hoàn thành phiếu bài tâp: ? Thống kê những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ
49 VII đến thế kỷ XIX ? Lĩnh vực Thành tựu vă tiêu bi Tư tưởng - Tôn giáo Sử học Văn học Kiến trúc - Điêu khắc Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và hoàn thiện phiếu học tập. HS xác định yêu cầu của bài và trao đổi nhóm để hoàn thiện phiếu học tập. Trong quá trình dạy học, GV đặt câu hỏi và giải thích thêm: ? Em có biết nội dung của "Tam cương, Ngũ thường" là gì ? (Đó là quan hệ giữa vua - tôi, chacon, vợ - chồng; về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,… được coi là giường mối, kỷ cương của đạo đức phong kiến). GV giới thiệu thêm về Hình 4:
50 Một trang trong Kinh Kim Cương được thực hiện từ năm 868 chứng tỏ nghề in đã phát triển ở Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Ấy chính là cuốn sách in xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay. Cuốn Kinh Kim Cương có độ dài 5 m với chiều rộng 17 cm, là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa. GV: Ở lớp 6, các em đã biết về Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, đến đời Đường, các hoàng đế lập cơ quan biên soạn lịch sử gọi là "Sử quán". Đây là bước tiến mới và góp phần dẫn đến sự ra đời nhiều bộ sử lớn có giá trị đến ngày nay. GV nhấn mạnh hai thành tựu tiêu biểu về văn học có ảnh hưởng lớn đến sáng tác và thưởng thức văn học hiện nay, đó là thơ Đường và tiểu thuyết chương hồi. GV cho HS đọc thông tin phần "Kết nối với văn hóa" và đặt câu hỏi: ? Các em đã từng đọc hoặc từng nghe về những tiểu thuyết này chưa ?
51 Hãy kể vắn tắt nội dung một trong bốn cuốn tiểu thuyết đó. Gợi ý: + "Thủy hử" của Thi Nại Am: Kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân ở Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo; + "Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung: Miêu tả cuộc đấu tranh của ba nước Ngụy, Thục, Ngô; + "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân: Viết về nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Tây Trúc (Ấn Độ) lấy kinh Phật; + "Hồng lâu mộng" của Tào Tuyết Cần: Xoay quanh chuyện tình trắc trở giữa hai anh em con cô, con cậu là Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, qua đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc thời Minh,… GV giới thiệu thêm về Hình 5: Tượng Phật tạc trên đá ở hang Mai Cao (Đôn Hoàng): Hang đá Mạc Cao là một hệ thống kiến trúc Phật giáo, nằm cách trung tâm thành phố Đôn Hoàng (Trung Quốc) 25 km về phía đông nam. Những bích hoạ ở hang đá hay tượng Phật khác trên đó phần lớn nói về lịch sử và quá trình truyền bá Phật giáo vào Trung Hoa. Bên cạnh đó, còn thể hiện nghệ thuật kiến trúc và hội hoạ vô cùng tinh xảo của người Trung Quốc thời phong kiến.
52 Bước 3: Báo cáo, thảo luận Sau khi học sinh hoàn thành phiếu học tập, GV gọi đại diện từng nhóm trả lời thành tựu tiêu biểu thuộc từng lĩnh vực.HS trình bày; HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại ý. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. a) Tư tưởng, tôn giáo: - Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc; - Phật giáo Tiếp tục thịnh hành nhất dưới thời Đường. b) Sử học, văn học: - Sử học: Từ thời Đường, các cơ quan chép sử được thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn. - Văn học: + Thời Đường, xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. + Từ thời Nguyên đến thời Thanh: xuất hiện nhiều tiểu thuyết đồ sộ, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học các nước khác. c) Kiến trúc điêu khắc: - Các triều đại phong kiến đã
53 xây dựng nhiều cung điện cổ kính, nổi tiếng với phong cách đặc sắc như: Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành. - Những bức họa đạt tới đỉnh cao, tượng Phật được chạm khắc tinh xảo, sinh động đã chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của các nghệ nhân Trung Quốc. Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV cho HS thảo luận nhóm nhỏcặp đôi (nhóm bàn): ? Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hóa Trung Quốc ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS thông qua những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực đã trình bày trong Phiếu học tập ở trên để rút ra nhận xét theo gợi ý: + Em thấy những thành tựu văn hóa của Trung Quốc từ cuối thế kỷ VII đến thế kỷ XIX nhiều hay ít ? Có đa dạng không ? + Những thành tựu có giá trị như thế nào đối với ngày nay ? + Qua đó em nhận thấy kỹ thuật và trí tuệ của người Trung Quốc xưa như thế nào ? ? Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng dến Việt Nam như thế nào ? Bước 3: Báo cáo, thảo luận
54 Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV gọi 2 - 3 đại diện cặp đôi trả lời, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV chốt lại ý: Những thành tựu văn hóa mà người Trung Quốc đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hóa từ các thế kỷ trước. Đồng thời, nhiều thành tựu trong số đó có ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng và trở thành thành tựu của văn minh thế giới. GV giới thiệu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến các nước láng giềng, Việt Nam (Tư tưởng, Nho giáo, Văn học,…). HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới vào việc làm bài tập cụ thể. b. Nội dung: - GV: Giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập.- HS: Làm bài tập cá nhân. Trong quá trình làm việc có thể trao đổi với bạn hoặc thầy/cô giáo. c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
55 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao bài cho HS (Bài tập 1,2,3SGK trang 28): 1. Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc ? 2. Kinh tế dưới thời Minh – Thanh có điểm gì mới so với thời Đường ? 3. Trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, em ấn tượng với thành tựu nào nhất ? Vi sao ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập. GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.HS trình bày; HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung.HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. Câu 1. Thời Đường là thời kỳ thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc là vì: - Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện; - Các vị vua Đường đều cho mở khoa thi để tuyển chọn hiền tài phục vụ đất nước; - Giảm tô, thuế, thi hành chế độ quân điền, kinh tế phát triển vượt bậc hơn các triều đại
56 trước; - Là đế quốc hùng mạnh, rộng lớn vào bậc nhất thế giới lúc đó với nền văn hóa rất phát triển. Câu 2. Điểm mới của kinh tế thời Minh - Thanh so với thời Đường: - Nông nghiệp: Có những bước tiến về kỹ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt vượt xa thời kỳ trước, sản lượng lương thực tăng nhiều,... - Thủ công nghiệp: Đã hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng. + Nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hóa cao xuất hiện ở Tô Châu, Tùng Giang,… + Các xưởng đóng tàu đã đóng được những loại thuyền lớn. - Thương nghiệp: Nhiều thương cảm lớn như Quảng Châu, Phúc Kiến,… đã trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất - nơi giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư,… Câu 3. - Văn hóa Trung Quốc giai đoạn này rất phong phú, đa
57 dạng và cũng có ảnh hưởng đến Việt Nam (Tư tưởng - Tôn giáo, Sử học, Văn học, Khoa học - Kỹ thuật, Kiến trúc, Điêu khắc). - Một thành tựu văn hóa tiêu biểu mà HS ấn tượng nhất (theo quan điểm riêng. Điều quan trọng là HS giải thích được lý do vì sao). 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Phát triển năng lực của HS thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. b. Nội dung: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. - HS hoạt động nhóm hoàn thiện bài tập. c. Sản phẩm: Bài tập nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao bài cho HS (Bài tập 4 - SGK trang 28): ? Liên hệ với lịch sử Việt Nam, em hãy tìm hiểu thêm và chia sẻ: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS xác định yêu cầu của đề bài và trao đổi để làm bài tập.
58 GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và lên ý tưởng. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày ý tưởng của mình.HS trình bày; HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không tích cực hoạt động nhóm (nếu có). GV chốt định hướng nội dung; HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. GV dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau: (1) Đối với bài cũ: - Học bài cũ: + Lập được sơđồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh);+Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc Dưới thời Đường; + Mô tả được sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh; + Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, Sử học, Kiến trúc,…). Câu 4. - Liên hệ với lịch sử Việt Nam: Các triều đại phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX đều mang quân xâm lược nước ta như nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà -Thanh.M ở rộng thêm: Các vị anh hùng của dân tộc Việt Nam đã xuất hiện để lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược đó là: Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ.
59 - Hoàn thiện câu 4. (2) Đối với bài mới "Ấn Độ từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ XIX": - Đọc kĩ SGK; - Tìm hiểu: + Những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ; + Sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gup-ta, Đê-li và Mô-gôn; + Một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1). Biện pháp nhà Đường cai trị Trung Quốc: "Khi nhà Đường đã có một giang sơn, tình hình xã hội trong nước không được ổn định, trộm cướp, giặc đã nổi lên khắp nơi, do đó chính quyền có phần nào không được bền vững. Lúc ấy Đường Thái Tông mới lên ngôi được 3 tháng, nhà vua Thế tình hình đó, vội họp với quần thần để tìm cách ngăn chặn trộm cướp. Một vị đại thần khác nói: "Trộm cướp ngày càng nhiều, nguyên nhân là về hình pháp không nghiêm". Đường Thái Tông rất đồng ý với ý kiến đó, bởi vậy nhà vua hạ lệnh cho hai vị đại thần là Trưởng Tôn Vô Kỵ và Phòng Huyển Linh với một số quan pháp khác cùng tu sửa các bộ luật. Niên hiệu Trinh Quán thứ 11 (năm 637) bộ luật hình sự mới được tu sửa xong đó là bộ Đường luật nổi tiếng gồm có 500 điều, chia thành 12 thiên, nội dung rõ ràng, khúc chiết. Đó là di sản về môn Luật pháp học quan trọng của Trung Quốc ngày nay. (Dẫn theo Những mẩu chuyện lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc, Tập 1, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1968, trang 113 - 118) (2). "Chế độ quân điền quy định ở những "làng rộng" ruộng nhiều người ít, mỗi thanh niên trên 18 tuổi được chia 100 mẫu ruộng, trong đó 20 mẫu vĩnh viễn, thuộc quyền sở hữu của nông dân, còn 80 mẫu là thuộc khẩu phần, sau khi nông
60 dân chết phải trả về nhà nước. Ở những "làng hẹp" ruộng ít người nhiều, mỗi thanh niên trên 18 tuổi chỉ được chia 40 mẫu ruộng khẩu phần". (Dẫn theo Đổng Tập Minh, Sơ lược lịch sử Trung Quốc, NXB Ngoại văn, Bắc Kinh, trang 89) (3). Con đường tơ lụa: Con đường tơ lụa là một mạng lưới các tuyến đường thương mại được thành lập khi nhà Hán ở Trung Quốc chính thức mở cửa giao thương với phương Tây vào năm 130 trước Công nguyên, trải dài từ châu Á đến Địa Trung Hải, đi qua Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập, Hy Lạp và Ý. Được mệnh danh là Con đường tơ lụa vì con đường này diễn ra hoạt động buôn bán tơ lụa trong thời kì đó. Loại vải có giá trị này có nguồn gốc từ Trung Quốc, ban đầu có sự độc quyền sản xuất cho đến khi bí mật về cách làm ra nó được lan rộng. Ngoài lụa, tuyến đường cũng tạo điều kiện cho việc buôn bán các loại vải, gia vị, ngũ cốc, trái cây và rau củ, da động vật, gỗ, kim loại, đá quý và các mặt hàng khác có giá trị Các tuyến đường của Con đường Tơ lụa được sử dụng cho đến năm 1453 sau Công nguyên, khi Đế chế Ottoman tẩy chay thương mại với Trung Quốc và đóng cửa chúng. Năm 2013, Trung Quốc tuyên bố kế hoạch sẽ hồi sinh Con đường tơ lụa, kết nối với hơn 60 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Trung Đông. (4). Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam: Văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng đến chính trị, xã hội Việt Nam như thiết lập các bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyền. Văn học, chữ viết, khoa học kĩ thuật, tôn giáo (Nho giáo) cũng bị ảnh hưởng. Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc, được nhà Lý chính thức thừa nhận (xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử). Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị. Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử. Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển (những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An …).
61 Kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh, … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa. Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc. Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân.Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, ta tiếp thu có chọn lọc mang bản sắc đặc trưng riêng của văn minh Đại Việt. KÝ DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN BAN GIÁM HIỆU …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…..…..…..…..…..…..….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…..…..…..…..…..…..…..
62 Ngày soạn: ................................................ Ngày giảng: ............................................... BÀI 5: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA TK XIX I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: Sau bài học này giúp học sinh - Nêu được nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ - Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ thời các vương triều Gúp-ta, Đê-li và Mô-gôn. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: + Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV + Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thự chiện các hoạt đọng thực hành vận dụng. + Rèn luyện kĩ năng miêu tả tranh ảnh lích ử, kĩ năng so sánh, đánh giá hợp tác. 3. Phẩm chất
63 - Trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại. Liên hệ được ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo viên + Giáo án word +Tư liệu, tranh ảnh về Ấn Độ thời phong kiến. + Lược đồ Ấn Độ thời phong kiến, Lược đồ Ấn Độ ngày nay - Học sinh + Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. + Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Ấn Độ thời phong kiến. III. Tiến trình dạy – học A. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tình hình Ấn Độ thời phong kiến, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Ấn Độ d. Tổ chức thực hiện: - GV đưa ra các hình ảnh biểu tượng của Ấn Độ và yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi: Đây là đất nước nào? - Từ câu trả lười của HS, GV giới thiệu bài mới: Ấn Độ là một trong những trung tâm lớn của nhân loại được hình thành từ rất sớm. Với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hóa vĩ đại. Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại. Đó là nội dung bài học hôm nay. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Ấn Độ dưới các triều đại phong kiến. • Vương triều Gúp-ta a. Mục tiêu: Biết được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến dưới vương triều Gúp-ta.
64 b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi GV c. Sản phẩm: Tình hình chính trị kinh tế xã hội của vương triều Gúp-ta. d. Tổ chức hoạt động Hoạt động dạy – học Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 1 SGK (4 phút), và trả lời câu hỏi: ? Vương triều Gúp-ta được thành lập vào thời gian ?nào?Vương triều Gúp-ta do ai lập ra? ? Kinh tế của vương triều Gúp-ta có những đặc điểm ?gì?Xã hội của vương triều Gúp-ta như thế nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc. ? Vương triều Gúp-ta được thành lập vào thời gian -Vnào?ương triều Gúp-ta được thành lập vào đầu thế kỉ IV. ? Vương triều Gúp-ta do ai lập ra? -Vương triều Gúp-ta do San-dra Gúp-ta I ? Kinh tế của vương triều Gúp-ta có những đặc điểm -gì?Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, kinh tế -xã hội và văn hóa phát triển. Quan hệ thương mại với nhiều nước. ? Xã hội của vương triều Gúp-ta như thế nào? 1. Ấn Độ dưới các triều đại phong kiến a. Vương triều Gúp-ta. - Vương triều Gúp-ta được thành lập vào đầu thế kỉ IV. - Vương triều Gúp-ta do Sandra Gúp-ta I - Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, kinh tế -xã hội và văn hóa phát triển. Quan hệ thương mại với nhiều nước. - Đời sống người dân được ổn định, sung túc hơn.
65 Đời sống người dân được ổn định, sung túc hơn Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1.1. Vương triều Hồi giáo Đê-li a. Mục tiêu: Biết được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến dưới vương triều Hồi giáo Đê-li, b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi GV c. Sản phẩm: Tình hình chính trị kinh tế xã hội của vương triều Hồi giáo Đê-li d. Tổ chức hoạt động Hoạt động dạy – học Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 1 SGK (4 phút), và trả lời câu hỏi theo công thức 4W + 1H + When: Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập khi nào? + Who: Ai là người có quyền lực cao nhất? + What: Trong nông nghiệp nghề nào giữa vai trò quan trọng nhất? + How: Thủ công nghiệp và thương nghiệp như thế +nào?Where: Xã hội của vương triều Hồi giáo Đê-li có đặc điểm gì? b. Vương triều Hồi giáo Đê-li - Vương triều hồi giáo Đê-li thành lập vào năm 1206 - Vua là người có quyền lực cao nhất. - Trong nông nghiệp nghề trồng lúa giữ vai trò quan trong nhất. - Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhiều thành thi ra đời.
66 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc. + When: Vương triều hồi giáo Đê-li thành lập vào năm 1206 + Who: Vua là người có quyền lực cao nhất. + What: Trong nông nghiệp nghề trồng lúa giữ vai trò quan trong nhất. + How: Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhiều thành thi ra đời. + Where: Mâu thuẩn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Mâu thuẩn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh. 1.3: Vương triều Mô-gôn a. Mục tiêu: Biết được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến dưới vương triều Mô-gôn. b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi GV c. Sản phẩm: Tình hình chính trị kinh tế xã hội của vương triều Mô-Gôn d. Tổ chức hoạt động
67 Hoạt động dạy – học Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: ? Dưới thời vua A-cơ-ba vương triều Mô-gôn phát triển như thế nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. -GV cho HS xem 1 đoạn video về vua A cơ ba để mở rộng kiến thức cho HS ? Dưới thời vua A-cơ-ba vương triều Mô-gôn phát triển như thế nào? - Thế kỉ XVI người Mông Cổ chiếm đóng lập nên Vương triều Môgôn. - Dưới thời vua A-cơ-ba Ấn Độ đạt được phát triển mới. Ông đã thi hành nhiều chính sách tích cực về chính trị, xã hội và kinh tế. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh xâm lược Ấn Độ Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. c. Vương triều Mô-gôn - Thế kỉ XVI người Mông Cổ chiếm đóng lập nên Vương triều Môgôn. - Dưới thời vua A-cơ-ba Ấn Độ đạt được phát triển mới. Ông đã thi hành nhiều chính sách tích cực về chính trị, xã hội và kinh tế. - Chữ viết : chữ Phạn là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự. - Tôn giáo : Đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu + Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất - Nền văn học Hin-đu : sử thi, thơ ca... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội. - Kiến trúc : với những công trình kiến trúc đền thờ, ngôi chùa độc đáo.
68 C. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Ấn Độ thời phong kiến. b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Câu trả lười của HS d. Tổ chức hoạt động: GV mời HS tham gia trò chơi “ Bóng bay” và phổ biến luật chơi cho HS Học sinh: Học sinh trả lời thật nhanh câu hỏi trong vòng 15 giây ( Có thể đưa ra nhiều đáp án liên tục cho đến khi có đáp án đúng ). Giáo viên : Nếu học sinh trả lời đúng chỉ cần bấm vào màn hình. Bấm vào hòn đá có biểu tượng người để qua câu tiếp theo. Câu 1: Ai là người thống nhất đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta? - San-dra Gúpta I Câu 2: Nghề gì có vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển ở vương triều Hồi giáo Đê-li? – Trồng lúa Câu 3: Vị vua nào được xem là vị vua kiệt xuất của Ấn Độ? - Acơba Câu 4: Sau khi vương triều Mô-gôn sụp đổ nước đã tiến hành xâm lược Ấn Độ? –Thực dân Anh. D. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về sự phát triển của Ấn Độ dưới các vương triều. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động - GV yêu cầu học sinh: Viết một đoạn văn ngắn về 1 nhân vật hoặc sự kiện lịch sử của Ấn Độ trong bài học mà em yêu thích?
69 ******************************** Ngày soạn: ................................................. Ngày giảng: ............................................... BÀI 5: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (T2) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh - Giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu văn hóa của Ân Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: + Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV + Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thự chiện các hoạt đọng thực hành vận dụng. + Rèn luyện kĩ năng miêu tả tranh ảnh lích ử, kĩ năng so sánh, đánh giá hợp tác. 3. Phẩm chất - Trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại. Liên hệ được ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo+viênGiáo án word +Tư liệu, tranh ảnh về Ấn Độ thời phong kiến.
70 + Lược đồ Ấn Độ thời phong kiến, Lược đồ Ấn Độ ngày nay - Học sinh + Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. + Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Ấn Độ thời phong kiến. III. Tiến trình dạy – học A. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là những thành tựu tiêu biểu về Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Những thành tựu tiêu biểu về tôn giáo, văn học chữ viết, kiến trúc điêu khắc. d. Tổ chức thực hiện - GV cho HS xem 1 đoạn video về các thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến và gọi tên những thành tựu đó. - Dựa vào câu trả lời của HS GV giới thiệu bài mới: Ấn Độ là một trong những trung tâm lớn của nhân loại được hình thành từ rất sớm. Với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hóa vĩ đại. Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại. Đó là nội dung bài học hôm nay. B. Hoạt động hình thành kiến thức 2. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.a. Mục tiêu: Biết được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động Hoạt động dạy – học Dự kiến sản phẩm
71 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi: Nhóm 1: Tôn giáo Nhóm 2: Chữ viết Nhóm 3: Văn học Nhóm 4: Kiến trúc điêu khắc Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Tôn giáo: Đạo Bà La Môn, đạo Phật, Hin-du giáo Chữ viết: Chữ Phạn. Văn học: Văn học Ấn Độ hết sức phong phú, đa dạ King. ến trúc điêu khắc: Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo lớn: Phật giáo, Hin-du giáo, Hồi giáo. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 2. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. - Tôn giáo : Đạo Bà La Môn, đạo Phật, Hin-du giáo - Chữ viết: Chữ Phạn. - Văn học: Văn học Ấn Độ hết sức phong phú, đa dạng. - Kiến trúc điêu khắc: Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo lớn: Phật giáo, Hin-du giáo, Hồi giáo. C. Hoạt động luyện tập
72 a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi : Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của nền văn minh Ấn Độ? Vì sao? D. Hoạt động vận dụng a.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động - GV yêu cầu HS Tìm kiếm thông tin và hình ảnh từ sách báo và internet, hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một công trình kiến trúc của Ấn Độ thời phong kiến mà em ấn tượng nhất.******************************** Tuần Tiết CHƯƠNG 3. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI Bài 6. CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
73 (Thời lượng: …tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. 2. Năng lực - Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ. - Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Phẩm chất Trân trọng những giá trị lịch sử và văn hóa của cư dân Đông Nam Á. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
74 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập. - Tranh ảnh về Đông Nam Á TKX-TKXVI. - Video về một số nội dung trong bài học (nếu có). 2. Chuẩn bị của học sinh -Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7 -Tranh ảnh, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HĐ1. Khởi động – xác định vấn đề a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị bước vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề của bài học. b. Nội dung: GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh của Đông Nam Á TKX đến TKXVI c. Sản phẩm Câu trả lời của nhóm Hs
75 d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau 1. Hình ảnh trên giúp em liên tưởng đến khu vực nào? 2. Nêu một vài điều mà em biết về khu vực đó? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Định hướng giúp học sinh quan sát tranh ảnh và lựa chọn thông tin phù hợp để trả lời câu hỏi Hs: Tập trung quan sát – phân tích tranh ảnh, thu thập thôn tin, trả lời câu hỏi GV đã giao. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định. - Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chuẩn xác kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI a. Mục tiêu: Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
76 b. Nội dung: Hs: Quan sát tranh ảnh (Hình 1), lược đồ (Hình 2), đọc thông tin SGK/35, 36 để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh (Hình 1), lược đồ (Hình 2), đọc thông tin SGK/35, 36 để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. (GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình) c. Sản phẩm:
77 d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1.Khai thác hình 2 và thông tin trong mục, trình bày sơ lược sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu 2.TKXVIT ừ tư liệu trên, em có nhận xét gì về hoạt động kinh tế của vương quốc Ma-lắc-ca? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK, thu thập thông tin B3: Báo cáo thảo luận -Thế kỉ X, thời kì thống nhất và phát triển của một số quốc gia như: Cam-pu-chia, Pa-gan, Sri Vi-giay-Tha.ế kỉ XIII, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam -ThÁ.ế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập. nhanh chóng phát triển thịnh vượng.
78 Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn B4: Kết luận, nhận định Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực Hoạt động 2: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu a. Mục tiêu: Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. b. Nội dung:
79 Hs: Quan sát tranh ảnh (Hình 3 và 4), đọc tài liệu (Kênh chữ SGK/37, 38) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh (Hình 3 và 4), đọc tài liệu (Kênh chữ SGK/37, 38) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. c. Sản phẩm:Dự kiến sản phẩm của học sinh Lĩnh vực Thành tựu Tín ngưỡngTôn giáo - Phật giáo phát triển rực rỡ. - Thế kỉ XIII, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Đông Nam Á Chữ viếtvăn học - Thế kỉ XIII-XIV, người Thái, người Lào sáng tạo ra chữ viết trên cơ sở chữ Phạn. Người Việt cải tạo chữ Hán tạo ra chữ -Nôm.Bên cạnh văn học dân gian, văn học viết cũng phát triển với niều tác phẩm nổi tiếng Kiến trúcđiêu khắc -Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: khu đền Ăng-co (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-an-ma), chùa Vàng (Thái -NghLan)ệ thuật điêu khắc, tạc tượng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, trung Quốc,… d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Quan sát tranh (Hình 3 và 4), đọc tài liệu (Kênh chữ SGK/37, 38) em hãy: Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến TKXVI theo mẫu Lĩnh vực Thành tựu Lĩnh vực Thành tựu ngTínưỡngTôn giáo - Phật giáo phát triển rực rỡ. - Thế kỉ XIII, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Đông Nam Á. Chữ viết - văn học - Thế kỉ XIII-XIV, người Thái, người Lào sáng tạo ra chữ
80 B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK, thu thập thông tin B3: Báo cáo thảo luận Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn B4: Kết luận, nhận định Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. viết trên cơ sở chữ Phạn. Người Việt cải tạo chữ Hán tạo ra chữ Nôm. - Bên cạnh văn học dân gian, văn học viết cũng phát triển với niều tác phẩm nổi tiếng. Kiến trúc - đ khiêu ắc -Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: khu đền Ăngco (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-anma), chùa Vàng (Thái Lan). -Nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc,… HĐ3. Luyện tập a. Mục tiêu: Hiểu biết về quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI; những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. b. Nội dung -Dựa vào kiến thức vừa tiếp thu được để hoàn thành bài tập trắc nghiệm -Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau Câu 1. Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành của hai quốc gia nào? A. Cham-pa và Su-khô-thay. B. Su-khô-thay và Lan Xang. C. Pa-gan và Cham-pa. D. Mô-giô-pa-hit và Gia-va.
81 Câu 2. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? A. Thái Lan. B. Mi-an-ma. C. Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 3. Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? A. Cam-pu-chia. B. Lào. C. Phi-lip-pin. D. Mi-anCâuma. 4. Vương triều nào đã thống nhất được In-đô-nê-xi-a? A. Xu-ma-tơ-ra B. Xu-la-vê-di. C. Gia-va (Mô-giô-pa-hít) D. Ca-li-man-tan. Câu 5. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào? A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Ấn Độ. D. Phương Tây. c. Sản phẩm *Dự kiến sản phẩm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B A D C C d. Tổ chức thực hiện Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau đây (Chọn câu trả lời đúng nhất) Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hs giơ tay nhanh nhất để trả lời câu hỏi Bước 3. Báo cáo, thảo luận Câu trả lời của HS Bước 4: Kết luận, nhận định HS nhận xét bài làm của bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần) HĐ4. Vận dụng
82 a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết một bài giới thiệu về thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á TKX-TKXVI. b. Nội dung: -Tìm tòi, mở rộng kiến thức về văn hóa Đông Nam Á ảnh hưởng đến văn hóa ngày -Trnay. ả lời câu hỏi bài tập 2 trong SGK/44 c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành bài tập 2 trong SGK/38 Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện nhiệm vụ thông qua sự định hướng và giúp đỡ của GV Bước 3. Báo cáo, thảo luận Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn Bước 4: Kết luận, nhận định HS nhận xét bài làm của nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cầGVn) hướng dẫn Hs chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo
83 Bài 7 VƯƠNG QUỐC LÀO (… tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: - Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương Quốc Lào. - Nhận biết và đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.-Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào. 2. Về năng lực: * Năng lực chung - Bài học góp phần phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu. - Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm. * Năng lực chuyên biệt - Lập được trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào.
84 - Khai thác và sử dụng được thông tin trong bài học. 3. Về phẩm chất: - Nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á. - Trân trọng giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt nam với Lào. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV: cho HS quan sát hình ảnh trong SGK nêu câu hỏi: HS quan sát hình ảnh, làm việc CĐ để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: - HS có thể trả lời đúng hoặc chưa đúng, chưa đủ, GV khuyến khích, động viên để dẫn dắt HS vào bài mới d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chiếu hình ảnh đầu bài học và đặt câu hỏi: ? Công trình này được xây dựng vào thời kì nào? Em hãy chia sẻ một số hiểu biết của bản thân về đất nước Lào thời kì đó?
85 B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi. HS: Quan sát, ghi câu trả lời ra phiếu học tập. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện trả lời câu hỏi - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS và chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào a) Mục tiêu: Giúp HS biết được quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK T.39 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào. - Đầu thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đất Lào => Lào Lùm. Họ sinh sống hòa
86 ? Trình bày quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào? - Thời gian: 5 phút B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần) HS: - Đọc SGK và làm việc cá nhân - Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau. hợp với người Lào Thơng hợp chung lại là người Lào. - Năm 1353: Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các mường Lào và lên ngôi vua. Đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi). - Vương quốc Lào từng bước phát triển và đạt tới sự thịnh vượng trong các thế kỉ XV – XVII. 2. Vương quốc Lào thời Lan Xang a) Mục tiêu: Giúp HS biết được quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn trải bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 1.
87 - HS quan sát thông tin trên infographics và ND tư liệu trong SGK T.40 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ?1 Trình bày những hiểu biết của em về kinh tế của vương quốc Lan Xang? ?2 Nêu và đánh giá về sự phát triển của vương quốc Lan Xang? - Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). Chú ý các từ khóa Phát triển thịnh vượng, thế kỉ XV – XVII, sản xuất nông nghiệp, trao đổi buôn bán, thanh bình sung túc. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Từ thế kỉ XV đến XVII là thời kì phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang về mặt kinh tế: + Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc khá phát triển. Việc khai thác các sản vật quý được chú trọng. + Những sản vật quý của vùng này thường được trao đổi ra bên ngoài có thể kể đến như: tê, voi sáp trắng, vải bông, chiêng đồng. + Nhiều người châu Âu đến buôn bán thời kì này đã miêu tả cuộc sống thanh bình, trù phú của người =>LàoKinh tế phát triển thịnh đạt, xã hội ổn định, văn hóa phát triển. 2. Từ thế kỉ XV đến XVII là thời kì phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang. Biểu hiện: +Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến từng bước được củng cố, kiện toàn. + Kinh tế phát triển thịnh đạt, xã hội ổn định, văn hóa phát triển. +Trong quan hệ đối ngoại, Lan Xang chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, đồng thời
88 - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. cũng cương quyết chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ lãnh thổ, độc lập dân tộc. * Đánh giá: Đây giai đoạn thịnh vượng nhất trong lịch sử của Lào song lại diễn ra rất ngắn (trong vòng 2 thế kỷ). Từ thế kỉ XVIII trở về sau, Lan Xang suy yếu dần và sau đó đến năm 1893, Lào bị thực dân Pháp xâm lược. 3. Một số nét tiêu biểu về văn hóa a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được một số nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào. b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn trải bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK Tr.41 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nêu một số nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào? - Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ Những thành tựu văn hóa nổi bật: +Chữ viết: Từ học chữ Phạn sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình trên cơ sở chữ viết của Campuchia và Mi-an-ma. + Văn học: Văn học dân gian, Văn học viết +Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú và hồn nhiên (tiêu biểu là điệu múa Lăm vông).
89 HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. +Tôn giáo: đạo Hindu và đạo Phật. +Kiến trúc: xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là tháp Thạt Luổng ở Viêng Chăn. HĐ 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao Lập trục thời gian và điền các thông tin về sự hình thành và phát triển của vương quốc Lào. c) Sản phẩm:
90 d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu HS lập trục thời gian B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HĐ 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ… nơi mình sinh sống). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập. Tìm hiểu them trên sách, báo và In-ter-net về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của đất nước Lào , em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
91 - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS Lựa chọn một trong những thông tin trên internet, ví dụ: “Thạt Luổng”, “điệu nhảy Lăm Vông”,… Lăm Vông – điệu nhảy truyền thống của Lào. Đây là một điệu nhảy dân gian Lào và thường được nhảy trong các lễ hội, đám cưới, các bữa tiệc. Lăm Vông là nhạc 4/4. Đây là điệu nhảy mà mọi người đứng theo hai vòng tròn, nữ ở vòng tròn trong và di chuyển ngược chiều kim đồng hồ (Tuy nhiên ở trên sàn thì thường là ngược lại: Nam ở trong, nữ ở ngoài). Trước khi nhảy hai người chào nhau theo kiểu Lào bằng cách chắp tay trước ngực, chân hơi chùng xuống, đầu hơi cúi, đây cũng là kiểu chào của người Thái. Điệu nhảy này là minh chứng rõ nét cho một đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú và hồn nhiên. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. ******************************
92 Ngày soạn: ................................................. Ngày giảng: ............................................... BÀI 8: VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia. - Nhận biết và đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng Co - Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Cam-pu-chia. 2. Năng lực *Năng lực riêng/ đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: + Quan sát, khai thác và sử dụng thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học + Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam pu chia, nhận biết sự phát triển của vương quốc Cam pu chia thời Ăng co + Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của vuơng quốc Cam pu chia - Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: + Xác định trên bản đồ các quốc gia Cam-pu-chia + Nhận xét và đánh giá sự phát triển của vương quốc Cam pu chia thời Ăng – co+ Lập được trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về những thành tựu văn hóa thời phong kiến
93 HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về quá trình phát triển của khu vực. * Năng lực chung: - Tự học: phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung bài học qua SGK và tư liệu. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: phát triển năng lực này thông qua việc trả lời các câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm cùng các bạn. - Giải quyết vấn đề: giải thích được các vấn đề đặt ra trong thực tiễn có liên hệ từ nội dung bài học. 3. Về phẩm chất: - Giáo dục lòng yêu nước: có tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các nước - Trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam với Cam-pu-chia.. - Giáo dục tính chăm chỉ: tìm hiểu và thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. Tìm hiểu nội dung các kênh hình trong bài, lược đồ ĐNA thế kỷ XIII - XV. - Lược đổ Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á treo tường hoặc file trình chiếu - Tranh, ảnh về một số công trình kiến trúc, văn hoá của Cam-pu-chia. - Phiếu học tập cho HS 2. Học sinh: - Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước. - Tranh ảnh, tư liệu và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Thông qua xem video, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Nội dung: Trực quan, phát vấn.
94 - Sản phẩm: HS nêu vài hiểu biết về Ăng co vát -Tổ chức thực hiện: - Tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi nêu hiểu biết của em về Angkor?https://drive.google.com/file/d/1aIP704LVatms5HNf96gdDzBc-0HMTPwE/view?usp=sharingTrongkho ảng từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, các vị vua của Đế quốc Khmer đã cho xây dựng hàng loạt công trình kiến trúc đồ sộ để vinh danh chính mình lẫn kinh đô Angkor, trong đó, 3 ngôi đền rực rỡ nhất ở là Bayon, Ta Prohm và Angkor Wat. Đặc biệt, Angkor Wat được coi là một siêu tuyệt tác của nền nghệ thuật Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của Campuchia, xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước chùa tháp. Vậy thời kỳ phong kiến vương quốc này phát triển như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng học bài 8 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc - Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành và phát triển của vương quốc Campuchia-N ội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi để thấy được trình phát triển của vương quốc Campuchia và vận dụng vẽ được trục thời gian. - Sản phẩm: câu trả lời của HS và vẽ được sơ đồ trục thời gian - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giới thiệu về vị trí địa lý của đất nước Cam pu chia trên bản đồ GV nhắc lại sự hình thành nhà nước Phù Nam, Chân lạp sau đó yêu cầu HS Đọc thông tin và tư liệu, hãy: - Năm 802, vua Giay-a-vácman II thống nhất lãnh thổ, đổi tên nước là Cam-pu-chia. - Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV: Thời kì Ăng-co - thời kì phát triển rực rỡ nhất của Vương quốc Cam-pu-chia.
95 - Trình bày quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XVI. - Vẽ trục thời gian thể hiện sự phát triển của vương quốc Cam pu chia Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. - Đến thế kỉ XV, do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái và sự tấn công của người Thái đã khiến cho Vương quốc Cam-pu-chia suy yếu. Người Khơ-me phải chuyển kinh đô từ Ăng-co về phía nam Biển Hồ (Phnôm Pênh ngày nay). 2. Sự phát triển củaVương quốc Cam-pu-chiathờiĂng co - Mục tiêu: Trình bày được sự phát triển của vương quốc Campuchia thời kỳ Ăng co - Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích tổ chức cho học sinh tìm hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, đối ngoại (quá trình mở mang lãnh thổ) của Cam pu chia vào thời kỳ Ăng Co từ đó rút ra nhận xét - Sản phẩm: Biểu hiện sự phát triển và nhận xét - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV có thể cho HS quan sát hình ảnh Biển Hồ, hổ Ba-ray và giới thiệu thêm thông tin, cũng như cho HS chỉ trên lược đổ thời kì mà TK IX - XV: Thời kì Ăngco, là thời kì phát triển huy hoàng của chếđộ phong kiến Campuchia
96 Vương quốc Cam-pu-chia phát triển đến đỉnh cao: mở rộng sang vùng hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan ngày nay), trung lưu sông Mê Công (Lào ngày nay), Chăm-pa,.. GV tổ chức cho HS tìm hiểu về tình hình phát triển của Cam pu chia vào thời kỳ Ăng Co bằng các câu hỏi công não thông qua hoạt động nhóm? - Nhóm 1 và 3: Tình hình chính trị vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng co như thế nào? - Nhóm 2 và 4: Kinh tế vương quốc Cam-puchia thời Ăng co phát triển như thế nào? - Nhóm 5 và 6: Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng mở rộng lãnh thổ ra sao? - Nhóm 7 và 8: Em có nhận xét gì về sự phát triển của vương quốc Cam pu chia thời kỳ Ăng co? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV giới thiệu về kinh tế khu vực biển Hồ GV giới thiệu bản đồ Campuchia thời kỳ Ăng co mở rộng * Chính trị: - Xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền. - Đất nước được thống nhất và ổn định * Kinh tế: + Có bước phát triển nhất là nông nghiệp. Triều đình rất quan tâm đến thuỷ lợi như đào nhiều hồ, kênh máng để trữ nước và điều phối nước tưới như hổ Ba-ray Tây, Baray Đông,... + Cư dân ngoài sản xuất nông nghiệp còn đánh bắt cá ở Biển Hổ, khai thác lâm thổ sản, làm các nghê' thủ công như đồ trang sức, chạm khắc phù điêu,.. + Đặc biệt là thương mại, buôn bán với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng * Đối ngoại: Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay, trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á
97 * Nhận xét: Thời kì Ăng-co là thời kì phát triển thịnh đạt nhất của Vương quốc Campu-chia. Dưới thời kì này, Vương quốc Cam-pu-chia trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam 3. Một số nét tiêu biểu về văn hoá - Mục tiêu: Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá cua vuơng quốc Campuchia-N ội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, thảo luận, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi để thấy được văn hoá tiêu biểu của Campuchia - Sản phẩm: Hoàn thành được phiếu học tập về bảng thống kê các thành tựu văn hóa của Cam-pu-chia - Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS đọc thông tin sgk và quan sát các hình ảnh Hoàn thành bảng thống kê về những thành tựu văn hoá tiêu biểu của vươg quốc Cam pu chia Lĩnh vực Thành tựu Tín ngưỡng, tôn Chgiáo ữ viết, văn học Tín ngưỡng, tôn giáo: + Có tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa… + Hin-đu giáo và Phật giáo tiếp tục phát triển. Chữ viết, văn học: + Chữ Phạn và chữ Khơ-me. + Văn học: văn học dân gian và văn học viết với các truyện thần thoại, truyện cười… ngày càng phong phú. Kiến trúc- điêu khắc
98 Kiến trúc, điêu khắc Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. + Phát triển trên cơ sở chịu ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo + Kiến trúc độc đáo như Ban-tây Srêi, Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, … C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự hình thành các vương quốc Cam pu chia - Nội dung: GV tổ chức trò chơi vòng quay may mắn để HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. - Sản phẩm: đáp án câu trả lời của học sinh - Tổ chức thực hiện GV sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì? A. Thời kỳ Ăng co. B. Thời kỳ hoàng kim . C. Thời kỳ thịnh đạt. D. Thời kỳ Bay-on.
99 Câu 2: Từ thế kỉ IX, Vương quốc nào đã trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất trong khu vực Đông Nam Á? A . Pa- gan. B. Cam-pu-chia C. Cham-pa D. Phù Nam Câu 3. Thời kỳ Ăng- co là thời kỳ thịnh vượng của nước nào? A. Cam-pu-chia B. Thái Lan. C. Cham-pa D. Phù Nam Câu 4. Thời kì thịnh vượng của Lào thời phong kiến là? A. Vương triều Mô-giô-pa-hit B. Vương quốc Pagan. C. Vương quốc Lạn Xạng. D . Thời kỳ Ăng-co. Câu 5: Văn hóa của Cam-pu-chia và Lào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa nước nào?A.Nhật Bản. B. Ấn Độ. C. Việt Nam. D. Trung Quốc. Câu 6: Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là công trình nào? A. Ăng-co-vát. B. Bay-on. C Ăng co vát . DThạt luồng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng - Phương thức tiến hành: Tổ chức cho HS thực hiện trao đổi ở nhà - Tổ chức thực hiện: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS trao đổi tìm hiểu ở nhà Câu 1: Chứng minh “thời kì Ăng-co” là thời kì phát triển nhất của vương quốc Cam-pu-chia? Câu 2: Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu một di sản văn hoá của Cam-pu-chia thời kì này để giới thiệu với bạn hoặc trước lớp. Những nội dung quan trọng khi giới thiệu: - Tên di sản đó? - Nét đặc sắc của di sản. - Vì sao lại ấn tượng về di sản đó? - Những giá trị của di sản đó Dự kiến sản phẩm: 1. Nói Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co là một trong các vương quốc phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ X- XV vì: – Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển. - Thương mại phát triển, buôn bán với Trung Quốc và các nước láng giềng.
100 – Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham-pa, trung và hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai → Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á. – Kinh đô Ăngco với đền tháp đồ sộ như Ăng – co Vát, Ăng – co Thom. 2. HS có thể giới thiệu về Ăngcovat hoặc Ăng co thom - Xây dựng khi nào? ở đâu? Mục đích? - Xây dựng như thế nào? *GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà - Về nhà học bài đầy đủ - Đọc và tìm hiểu bài Ôn tập các nội dung đã học Ngày soạn: ................. Ngày giảng: ................... CHƯƠNG IV ĐẤT NƯỚC DƯỚI THỜI CÁC VƯƠNG TRIỀU NGÔ – ĐINH -TIỀN LÊ 939-1009 TIẾT....- BÀI 9 ĐẤT NƯỚC BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP 939 - 967 I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được. 1. Kiến thức - Hiểu được Ngô Quyền xây dựng nền độc lập nhất là về tổ chức nhà nước. - Tình hình chính trị cuối thời Ngô - Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ lĩnh
101 - Đánh giá được công lao của Ngô Quyền, Đinh bộ Lĩnh trong công cuộc củng cố nền độc lập & bước đầu xây dựng đất nước. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc độc lập để giải quyết vấn đề bài học, tích cực thực hiện những công việc của thầy cô giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh tích cực trao đổi nội dung để hoàn nội dung học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thấy được những việc làm cụ thể của Đinh Bộ Lĩnh trong việc chấm dứt tình trạng cát cứ đưa Đất nước trở lại bình yên. * Năng lực chuyên biệt -Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin tư liệu kênh chữ, kênh hình trong SGK để tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền, Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh trong công cuộc thống nhất Đất nước. Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền, nhận xét công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh. - Vận dụng kt- kn đã học: Qua bài học để liên hệ công cuộc thống nhất thời nay 3. Phẩm chất - Yêu nước: Giáo dục HS tinh thần yêu nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc - Nhân ái: Yêu quý các nhân vật lịch sử có công lao xây dựng Đất nước - Chăm chỉ: Chăm chỉ trong học tập, nghiên cứu tài liệu - Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ và phát huy công lao của các anh hùng dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước. Bản đồ 12 sứ quân. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính
102 2. Học sinh: Học và đọc trước bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b)Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Gv: Tổ chức trò chơi Tớ là nhà thông thái trên máy chiếu (Nội dung trên Powerpoint) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận cá nhân/cả lớp và trả lời câu hỏi: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giành lại được độc lập, Ngô Quyền đã chấm dứt hơn 10 thế ki bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nền độc lập và tự chủ được giữ vững, nhưng vận mệnh đất nước thường xuyên bị lâm nguy bởi các thế lực cát cứ và âm mưu xâm lược của phong kiến phương Bắc, các vua thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đã làm gì để chấm dứt cát cứ, củng cố nền độc lập còn non trẻ và chống phong kiến phương Bắc? Đời sống văn hóa - xã hội thời này có gì nổi bật, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu bài nhé! HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Ngô Quyền dựng nền độc lập a) Mục tiêu: Giúp HS biết được Ngô Quyền xây dựng nền độc lập nhất là về tổ chức nhà nước. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện
103 HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK ? Nêu những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng? + Bỏ chức tiết độ sứ của chính quyền phong kiến phương Bắc + Thiết lập triều đình mới + Quy định lễ nghi trong triều đình và sắc phục của quan lại ? Những việc làm trên của Ngô Quyền có ý nghĩa gì? GV bổ sung: ông muốn xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ, không phụ thuộc vào nước -khác.Gv:Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước triều Ngô? Vai trò của nhà vua ntn? -> đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, quân sự, ngoại giao - Gv: Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước và tình hình kinh tế văn hóa thời Ngô? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần) HS: - Đọc SGK và làm việc cá nhân - Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. + Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. - Ý nghĩa: Chấm dứt sự thống trị của phong kiến phương Bắc, giữ vững độc lập chủ quyền . - Tổ chức bộ máy nhà nước Vua Quan văn Quan võ Thứ sử các châu - Nhận xét: Đất nước được yên bình, văn hóa được phục hồi tạo điều kiện cho sự phát triển sau này
104 HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau. 2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập của nhà Đinh a) Mục tiêu: - Tình hình chính trị cuối thời Ngô - Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ lĩnh b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm. Thời gian: 4 phútNhóm 1 + 2 + 3: Nêu nguyên nhân loạn 12 sứ Nhómquân? 4 + 5 + 6: Nêu hậu quả của tình trạng loạn 12 sứ quân? - Năm 944, Ngô Quyền mất, chính quyền suy yếu -> đất nước loạn 12 sứ quân
105 - Gv: Cho HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi ? Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân như thế nào? ? Nhờ đâu mà ông dẹp được loạn của 12 sứ ?quân?Emhãy nhận xét công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu đọc lập? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư, liên kết một số sứ quân, cùng nhân dân dẹp loạn. - Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước ->Thống nhất đất nước, tạo điều kiện xây dựng đất nước chống ngoại xâm
106 - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của -nhóm.HScác nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV kết luận: Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ ; khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủđộng bang giao với nhà Tống...). Tạo điều kiện để xây xựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù. - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể ở hoạt động hình thành kiến thức về nước ta buổi đầu độc lập. b) Nội dung: GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm). HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B D A D A d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
107 Câu 1. Bộ máy nhà nước thời Ngô, ở các địa phương do ai đứng đầu? A. Vua. B. Các quan văn. C. Các quan võ. D. Các quan thứ sử. Câu 2. ‘Loạn 12 sứ quân’’ gây ran guy cơ lớn nhất cho đất nước là? A. Kinh tế suy sụp. B. Ngoại xâm đe dọa. C. Nhân dân đói khổ. D. Đất nước bất ổn Câu 3.Thời nhà Ngô giúp việc cho vua được gọi là gì? A. Quan văn, nô tì. B. Quan võ, gia nhân. C. Quan võ, nô lệ. D. Quan văn, quan võ. Câu 4. Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập? A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ. B. Đóng đô ở cổ Loa. C. Xưng vương. D. Lập triều đình quân chủ. Câu 5. Công lao to lớn của Ngô Quyền là; A. Đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập B. Thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. C. Chấm dứt loạn 2 sứ quân. D. Đánh tan quân xâm lược. Câu 6: Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ của mình ở đâu để dẹp loạn 12 sứ quân A. Hoa Lư ( Linh Bình) B. Phong Châu C. Tiên Lãng D Tiên Du B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn.
108 B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, làm bài tập 3 SGK HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Học sinh trả lời được bài tập 3 SGK d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Có ý kiến cho rằng Ngô Quyền quyết định về đóng đô ở Cổ Loa là để tiếp nối truyền thống cha ông? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. -----------------------------------------
109 Ngày soạn: ................................................ Ngày dạy: ................................................ TIẾT....- BÀI 10 ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH VÀ TIỀN LÊ (968 – 1009) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Kiến thức - Thời Đinh - Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh.- Mô tả được cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 của Lê Hoàn. - Nhận biết được đời sống văn hóa xã hội thời Đinh Tiền Lê. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề bài học, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày được vấn đề trước tập thể lớp, có trách nhiệm trong hoạt động nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tiếp nhận thông tin và đánh giá, nhận xét nội dung bài học, suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập. b. Năng lực đặc thù: - Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin SGK để tìm hiểu về quá trình xây dựng đất nước và tổ chức bộ máy, đời sống kinh tế văm hóa thời Đinh –Tiền Lê.-Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê. - Vận dụng KT- KN đã học: Vận dụng kiến thức bộ máy triều đình trung ương
110 thời Tiền Lê liên hệ với tổ chức bộ máy nhà nước thời nay. 3. Phẩm chất - Yếu nước: Biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kì đầu giành lại độc lập ý thức độc lập tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước của mọi người dân. - Trách nhiệm: Thấy được trách nhiệm bảo tồn các công trình văn hóa thời Đinh – Tiền Lê. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước. Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống năm 981. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính 2. Học sinh: Học và đọc trước bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Giúp HS - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về nước ta buổi đầu độc lập, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: GV: Tổ chức hoạt động: HS trả lời câu hỏi sau GV đưa lược đồ 12 sứ quân, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời: - Em hãy quan sát lược đồ và cho biết lược đồ phản ánh tình trạng gì của nước ta cuối thời Ngô? - Vậy ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân? - Vậy sau khi dẹp loạn thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh làm gì, tình hình đất nước như thế nào, hôm nay cô và các em cùng đi vào tìm hiểu...
111 c) Sản phẩm: - Học sinh thực hiện được các yêu cầu của giáo viên B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Giáo viên đưa câu hỏi để học sinh thảo luận K W L Nêu những điều em đã biết về nhà Đinh – Tiền Lê. Nêu những điều em muốn biết về nhà Đinh – Tiền Lê. Những điều em rút ra được sau khi học về nhà Đinh – Tiền Lê. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. HS: Quan sát, ghi câu trả lời ra phiếu học tập. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện trả lời câu hỏi - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS và chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệđất nước thời ĐinhTiền Lê
112 a) Mục tiêu: Nắm được tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê. Nắm được cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Hs hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. d) Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Nhiệm vụ 1 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Gv sử dụng kĩ thuật lớp học đảo ngược Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK ? Dựa vào thông tin mục 1 SGK, em hãy vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh và rút ra nhận xét? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần) HS: - Đọc SGK và làm việc cá nhân - Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) a. Chính quyền thời Đinh - Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. - Chính trị: Đứng đầu là Hoàng đế, giúp việc có Ban Văn, Ban Võ và Cao tăng. - Phong vương cho các con. - Đúc tiền đồng, xử phạt nghiêm kẻ phạm tội. - Quân đội có 10 đạo. - Giao hảo với nhà Tống.
113 B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau. Nhiệm vụ 2 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Yêu cầu HS đọc nội dung mục b SGK. Kĩ thuật khăn trải bàn Tổ chức hoạt động: GV Yêu cầu HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi: - Hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống năm 981? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện các yêu cầu: - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ và trình bày diễn biến. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV chuẩn xác kiến thức và trình bày diễn biến bằng lược đồ. b. Cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 Hoàn cảnh: - Năm 979 Đinh Bộ Lĩnh bị giết, nội bộ lục đục - Nhà Tống lăm le xâm lược. Lê Hoàn được suy tôn lê làm vua. Diễn biến: - Năm 981 quân Tống xâm lược nước ta bằng 2 đường thuỷ và bộ. - Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến Kết quả: - Tướng giặc Hầu Nhân Bảo bị giết. - Cuộc kháng chiến thắng lợi Ý nghĩa: - Khẳng định quyền làm chủ đất nước. - Đánh bại âm mưu xâm lược quân Tống. c. Chính quyền thời Tiền Lê
114 Nhiệm vụ 3 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) HS làm việc theo nhóm, thảo luận nội dung theo PHT – GV gợi ý, kích thích các nhóm làm việc. Nhóm 1,2: Nhà Tiền Lê tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? Vẽ sơ đồ? Nhóm 3,4: Quân đội thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào? Nhà Tiền Lê đã làm gì để tăng cường quản lý của nhà nước và ngoại giao. - Lê Hoàn lên ngôi lấy hiệu Thiên Phúc - lập nhà Tiền -Lê.Tổ chức bộ máy Nhà nước Vua (thái sư - đại sư) Q. văn Q. võ Tăng quan - Quan địa phương: - Chia đơn vị hành chính: 10 lộ, dưới là phủ và châu - Xây dựng quân đội gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương - Triều đình chú trọng xây dựng pháp luật và tăng cường ngoại giao với nhà Tống.
115 B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện các yêu cầu: - GV hướng dẫn HS B3: Đại diện các nhóm báo cáo. B4: Các nhóm nhận xét, so sánh kết quả và bổ -sung.GVNhận xét, chuẩn xác kiến thức và so sánh với sơ đồ minh họa của GV 2. Đời sống xã hội và văn hóa thời Đinh - Tiền Lê - Mục tiêu: HS nắm được các giai tầng trong xã hôi và và một số nét trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức qua trưc quan và đàm thoại - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Hs hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Kĩ thuật công não Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK để trả lời câu hỏi. Nhó 1+2: Trình bày những nét chính về tình hình xã hội thời Đinh – Tiền Lê? Nhóm 3+4: Đời sống văn hóa thời Đinh – Tiền Lê có điểm gì nổi bật? a.Tình hình xã hội Xã hội chia thành hai bộ phận - Bộ phận thống trị gồm vua, quan văn, quan võ (cùng một số nhà sư)
116 B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV Hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV kết luận: GV giới thiệu sơ đồ các tầng lớp xã hội Vua quan văn - quan võ - nhà sư (nông dân - thợ thủ công -t. nhân - địa chủ) Tầng lớp nô tì GV giải thích.... và lồng ghép giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. - Bộ phận bị trị là người lao động gòm: nông dân tự do, thợ thủ công, thương nhân, cuối cùng là nô tì. b. Đời sống văn hóa: - Giáo dục chưa phát triển. - Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Nhà sư được coi trọng. - Chùa chiền được xây dựng nhiều. - Các loại hình văn hóa nhân gian khá phát triển (đua thuyền, đánh đu, đấu vật) HĐ 3: LUYỆN TẬP. Sơ đồ tư duy
117 a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể ở hoạt động hình thành kiến thức về nước ta buổi đầu độc lập. b) Nội dung: GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm). HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: ĐÁP ÁN. 1 2 3 4 5 A B D C B d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho HS tham gia trò chơi trực tuyến trên trang Kahoot.com Câu 1: Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ của mình ở đâu để dẹp loạn 12 sứ quân A. Hoa Lư (Ninh Bình) B. Phong Châu C. Tiên Lãng D Tiên Du Câu 2. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua đặt tên nước là gì?Đóng đô ở đâu? a.Đại Việt. Ở Hoa Lư b.Đại Cồ Việt. Ở Hoa Lư c.Đại Cồ Việt. Ở Cổ Loa d.Đại Việt. Ở Đại La Câu 3. Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với bọn xâm lược nào? a.Nhà Minh ở Trung Quốc b. Nhà Hán ở Trung Quốc c.Nhà Đường ở Trung Quốc d.Nhà Tống ở Trung Quốc Câu 4. Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì? a.Năm 980.Niên hiệu Thái Bình b. Năm 979 Niên hiệu Hưng Thống c. Năm 980 Niên hiệu Thiên Phúc.
118 d. Năm 981. Niên hiệu Ứng Thiên Câu 5. Thời kì Tiền Lê có mấy đời vua? Vị vua nào tồn tại lâu nhất? a. 4 đời vua . Lê Long Đỉnh lâu nhất b. 3 đời vua. Lê Đại Hành lâu nhất c. 2 đời vua . Lê Long Việt lâu nhất d. 3 đời vua . Lê Long Việt lâu nhất Bài 2. Lập bảng so sánh giữa 2 nhà Đinh và Tiền Lê theo yêu cầu sau đây: Nội dung so sánh Nhà Đinh Nhà Tiền Lê Người làm vua Tên nước Niên hiệu Đời vua Thời gian tồn tại Sản phẩm Nội dung so sánh Nhà Đinh Nhà Tiền Lê Người làm vua Đinh Bộ Lĩnh ( Đinh Tiên Hoàng) Lê Hoàn( Lê Đại Hành) Tên nước Đại Cồ Việt Đại Cồ Việt Niên hiệu Thái Bình Thiên Phúc Đời vua 2 đời vua 3 đời vua Thời gian tồn tại 12 năm 29 năm B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
119 - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn. B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV dùng hệ thống câu hỏi tự luận và yêu cầu học sinh thực hiện yêuHScâu.suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Học sinh trả lời được bài tập d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) ? Giả sử em là Đinh Tiên Hoàng, em có chọn đặt kinh đô của đất nước ở Hoa Lư không? Vì sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. ----------------------------------------KẾ HOẠCH BÀI DẠY: Bài 11: NHÀ LÝ XÂY DỰNGVÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC(1009-1225) Môn: Lịch sử và địa lý 7
120 ( 3 Tiết) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS sẽ: 1. Kiến thức: - Trình bày được những nét chính về sự thành lập nhà Lý. - Đánh giá ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn. - Mô tả được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, tôn giáo thời -Lý.Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục. 2. Năng lực: * Năng lực chung: Tự học, tự chủ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Tự học và tự chủ: Đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Khai thác tranh ảnh, sơ đồ, … để tìm kiếm nội dung về thời Lý. - Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ để trình bày các vấn đề lịch sử về thời Lý * Năng lực đặc thù: - Tìm hiểu lịch sử: Biết cách khai thác và sử dụng sơ đồ, tranh ảnh để tìm hiểu về quá trình thành lập và một số tư liệu lịch sử đơn giản về Lý Công Uẩn, Hoàng thành thời Lý, những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lý dưới sự hướng dẫn của giáo viên - Nhận thức và tư duy lịch sử: HS trình bày và mô tả được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục thời Lý. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết phân tích để thấy rõ những thành tựu văn hóa, giáo dục thời Lý. So sánh và nêu được điểm khác của bộ máy nhà nước thời Lý so với thời Đinh - Tiền Lê. 3. Phẩm chất: Yêu nước : HS có lòng tự hào dân tộc. - Trách nhiệm: Hs có ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nâng cao ý thức bảo vệ những thành tựu văn hóa mà người xưa để lại. - Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, quá trình thành lập và những thành tựu chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục củathời Lý.
121 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, Phiếu học tập dành cho HS. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh -SGK.Tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến thời Lý như về : Lý Công Uẩn, Hoàng thành(nếu có) - Giấy A4 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Dự kiến tiết dạy Tiết 1: Hoạt động mở đầu, tìm hiểu mục 1. Tiết 2: Tìm hiểu mục 2 và mục 3. Tiết 3: Tìm hiểu mục 4 và luyện tập , vận dụng. A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế hứng thú cho HS đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, trả lời câu hỏi của giáo viên. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy trả lời câu hỏi sau: Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Không lâu sau khi lên ngôi. Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đổi với lịch sử dân tộc? Nhà Lý đã làm những gì để xây dựng và phát triền đất nước?
122 * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân * Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả. - HS trình bày - HS khác nhận xét. * Bước 4: Ðánh giá kết quả thực hiện. GV nhận xét GV dẫn dắt vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Nhà Lý thành lập và định đô ở Thăng Long a) Mục tiêu: - Trình bày được những nét chính về sự thành lập nhà Lý. - Đánh giá ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn. b) Nội dung hoạt động - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi + Nhà Lý thành lập như thế nào? + Khai thác tư liệu 1, tìm những từ, cụm từ miêu tả về thành Đại La? Những thông tin đó chứng tỏ điều gì về vùng đất này? Từ đó, hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn. c) Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh d)Tổ chức hoạt động: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: GV yêu cầu HS đọc SGK Mục 1/tr54,55 thảo luận cặp đôi trong thời gian 8 phút. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các cặp đôi ( thực hiện nhiệm vụ mục b) * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân - Trao đổi với bạn, thống nhất ý kiến * Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
123 - Đại diện cặp đôi trình bày - Đại diện cặp đôi khác nhận xét. * Bước 4: Ðánh giá kết quả thực hiện. - GV nhận xét đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày, kết quả học tập GV chốt kiến thức: - Sự thành lập nhà Lý: Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh mất. Giới sư sãi và các đại thần trong triều đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập. Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội ngày nay), đổi tên là Thăng Long; năm 1054 đổi tên nước là Đại Việt. Ở khu vực trung tầm, nhà Lý đã xây dựng nhiếu cung điện làm nơi ở và làm việc của vua và triều đình, nơi ở của hoàng gia. Bên ngoài là khu vực buôn bán, làm ăn của dần chúng. • Những từ/cụm từ miêu tả về thành Đại La: ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bẳng phẳng, đất cao, sáng sủa, muôn vật phồn thịnh, phong phú, thắng địa, tụ hội trọng hội, kinh sư muôn đời,... Từ đó, chứng tỏ đầy là vùng đất có địa thế rất thuận lợi để xây dựng đất nước lầu dài. • Ý nghĩa: Đây là quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn, đã chuyển vị thế đất nước từ phòng thủ sang thế phát triển lâu dài, đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô Thăng Long trở thành đô thị phát triển thịnh vượng, là trung tâm của đất nước về sau, mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của dân tộ Nhàc.Lý cho xây dựng một số cung điện, thành luỹ,... và đến thời kì này Hoàng thành Thăng Long được hoàn chỉnh với ba vòng thành, thể hiện sự phát triển của Đại Việt thời Lý. * Bước 5: Mở rộng: ? Dựa vào phần em có biết hãy nêu hiểu biết của em về Lý Công Uẩn? HS: Lý Công Uẩn quê ở châu cổ Pháp (Từ Sơn - Bắc Ninh). Thuở nhỏ, ông theo học sư Vạn Hạnh. Khi Vạn Hạnh vào Kinh đô Hoa Lư đã đưa ông đi theo. Sau này,
124 Lý Công Uẩn làm quan trong triều Tiền Lê giữ đến chức Điện tiền Chi huy sứ, chỉ huy cầm quân. Là người có tài đức nên ông được triều thần rất quý trọng. Gv giới thiệu thêm về Lý Công Uẩn. ? Em hiểu gì về tên Thăng Long. HS: Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên. Gv mở rộng thêm: GV yêu cầu HS quan sát H1, H2 giới thiệu Hình 1. Tượng đài vua Lý Thái Tổ (Hà Nội): Đây là công trình văn hoá trọng điểm chào mừng 50 năm giải phóng Thủ đô và kỉ niệm 1 030 năm ngày sinh Lý Thái Tổ, khắc hoạ hình tượng người có công khởi lập và tạo dựng nên mảnh đất ngàn năm văn hiến - vua Lý Thái Tổ, đầu đội mũ bình thiên, tay phải cầm Chiếu dời đô, tay trái chỉ xuống nơi định đô. Tượng được đặt trên đài hình bát giác (tượng trưng cho tám hướng), phần trên đài cách điệu hình bốn cổng thành Hà Nội, phần bệ gồm ba bậc thếm tượng trưng cho thiên thời - địa lợi - nhân hoà, những yếu tố làm cơ sở để vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên. Xung quanh cầu chuyện vế tượng đài Lý Thái Tổ có rất nhiếu điều thú vị như con số 214 chữ trong Chiếu dời đô ứng với 214 năm nhà Lý trị vì thiên hạ Hình 2. Sơ đồ phục dựng Cấm thành trong Hoàng thành Thăng Long: Từ năm 2011, Viện Nghiên cứu Kinh thành bắt đầu nghiên cứu phục dựng bằng công nghệ 3D hoàng cung Thăng Long thời nhà Lý, dựa trên vết tích khảo cổ học, quy mô kiến trúc, tư liệu lịch sử, so sánh với cung điện cổ các nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 2016, hoàng cung Thăng Long được phục dựng thành công bước đầu. Đến nay, toàn bộ chi tiết, công trình đã được phục dựng 3D thành công, gồm 64 kiến trúc; 38 cung điện và hành lang; 26 lầu lục giác cùng tường bao, đường đi và cổng ra vào. Điếu này đã chứng tỏ hoàng cung thời Lý được quy hoạch bài bản, khoa học, được xây dựng nguy nga với nhiều kiến trúc gỗ lớn, không thua kém cung điện nổi tiếng ở châu Á với những nét đặc sắc riêng biệt, nhất là mái được trang trí ngói ầm dương, ngói ống có diềm gắn hình lá đề. Bờ rào tường bao lợp ngói nóc, trang trí rồng, phượng. -Tư liệu 1 trích trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn miêu tả về thế địa linh nhân kiệt của thành Đại La - cũng là lí do để Lý Công Uẩn dời đô. * Hoạt động 2: Tình hình chính trị
125 a) Mục tiêu: HS trình bày được những nét chính về tình hình chính trị thời Lý: bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương; pháp luật, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại . b) Nội dung: HS đọc thông tin SGK trang 55 mục 2, hoàn thành phiếu học tập sau: (1) ? Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương dưới thời Lý? (2) ? Nêu nét chính về pháp luật , quân đội thời Lý? (3) ? Nêu nét chính về chính sánh đối ngoại, đối nội thời Lý? c) Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của học sinh d) Tiến trình hoạt động: a.Tổ chức chính quyền *Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS tiến hành làm việc nhóm- thời gian: 10 phút, sản phẩm ghi vào vở - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm( thực hiện nhiệm vụ 1 ở mục b) *Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: - Làm việc cá nhân, trao đổi, thống nhất với bạn trong nhóm - GV quan sát, hướng dẫn *Bước 3:Báo cáo sản phẩm: - GV gọi đại diện nhóm trình bày - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung *Bước 4: Ðánh giá kết quả thực hiện. - GV nhận xét đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày, kết quả học tập - GV chốt kiến thức: (1)Sơ đồ tổ chức chính quyền: * Bộ máy chính quyền TW: Vua
126 * Bộ máy chính quyền địa phương: * Bước 5: Mở rộng: ? Em có nhận xét gì về hệ thống chính quyền thời Lý? +HS có thể nhận xét: -Tổ chức bộ máy nhà nước quy củ, hoàn thiện nhất từ trước đến lúc bấy giờ. - Được tổ chức từ trung ương đến địa phương khá chặt chẽ, có hệ thống. - Các cơ quan nhà nước chuyên phụ trách một công việc cụ thể, rõ ràng trên nhiều lĩnh vực: quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục… Gv: Ở thời Lý, khi 1 Hoàng Tử được chọn nối ngôi, vua Lý bắt người đó phải ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc sông nhân dân..... Gv: Để tưởng nhớ tới công lao to lớn của ông, nhân dân ta đã lập tượng đài ông ở: Hà Nội, cố đô Hoa Lư - GV nhận xét và chuyển mục b.Xây dựng pháp luật và quân đội Quan đại thần Quan văn Quan võ Lộ, phủ ( 24 lộ, phủ) ( Huyện Hương, xãHương, xã
127 *Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS tiến hành làm việc cá nhân- thời gian: 5 phút, sản phẩm ghi vào vở - GV giao nhiệm vụ HS ( thực hiện nhiệm vụ 2 ở mục b) * Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: - Làm việc cá nhân. - GV quan sát, hướng dẫn * Bước 3:Báo cáo kết quả: + GV gọi đại diện HS trình bày + Gọi HS khác nhận xét, bổ sung * Bước 4: Đánh giá, và chốt kiến thức - GV nhận xét, đánh giá , bổ sung - GV chốt kiến thức: (2) Pháp luật , quân đội thời Lý Pháp luật: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư. - Quân đội: + Gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương, có quân bộ và quân thuỷ. + Thực hiện chính sách “ Ngự binh ư nông” * Bước 5: Mở rộng ? Em biết gì về bộ luật Hình thư? -HS: Trả lời: - Gv: Bổ sung: ( tài liệu) + Bộ Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam. + Bộ luật Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. + Pháp luật đặt ra những nội dung, quy định bảo vệ nhà vua và giai cấp thống trị. + Luật pháp thời Lý đã chú ý phát triển sản xuất và quyến lợi của nhân dần, nghiêm cấm việc mổ trộm trầu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
128 + Những người phạm tội sẽ bị xử phạt rất nghiêm khắc. ? Cho biết sự cần thiết và tác dụng của pháp luật? -Luật pháp là cán cân côngbằng xử phạt những kẻ có tội và bảo vệ những người không có tội. Pháp luật có tác dụng to lớn giữ cho xã hội ổn định. Xã hội càng phát triển đòi hỏi luật pháp càng hoàn chỉnh - Gv: Ngoài việc ban hành bộ luật Hình thư ra thì trước điện Long Trì, nhà Vua còn cho để 1 cái chuông lớn đề dân kêu oan, đặt hòm đồng giữa sân để dân bỏ thư vào đó... ? Em hiểu thế nào là “cấm quân”, “quân địa phương”? - Cấm quânđặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của các tướng lĩnh dưới quyền chỉ huy của -vua.Quân địa phương gọi là lộ quân hay sương quân (quân ở phủ, châu) ?Em hiểu thế nào về chính sách " ngụ binh ư nông" của nhà Lý? - Chính sách " ngụ binh ư nông" nghĩa là "gửi binh ở nhà nông", cho quân sĩ luân phiên về cày cấy và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động. ? Với những chính sách ấy tình hình đất nước ta như thế nào? - Vững vàng ổn định c. Chính sách đối nội và đối ngoại * Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS tiến hành làm việc cá nhân - thời gian: 4 phút, sản phẩm ghi vào vở - GV giao nhiệm vụ cho HS ( thực hiện nhiệm vụ 3 ở mục b) * Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: - Làm việc cá nhân - GV quan sát, hướng dẫn * Bước 3: Báo cáo sản phẩm + GV gọi đại diện HS trình bày + Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
129 * Bước 4: Ðánh giá kết quả thực hiện. - GV nhận xét ,đánh giá - GV chốt kiến thức: (3) Chính sánh đối ngoại, đối nội thời Lý + Củng cố khối đoàn kết dân tộc. + Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Cham- pa + Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ. * Bước 5:Mở rộng - Chính sách cùa nhà Lý đối với tù trưởng miền núi: gả con gái cho tù trưởng động giáp ở Lạng Châu, lấy con gái của châu mục làm phi: + Đây là biện pháp liên kết bằng hôn nhân nhằm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo để thu phục các tù trưởng. Nhưng nhà Lý cũng kiên quyết trấn áp những thế lực có ý định tách khỏi Đại Việt. + Thông qua những chính sách trên, vua Lý nắm đất, nắm dân miền biên ải, đổng thời thắt chặt khối đoàn kết các dần tộc, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của triếu đình. Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Cham- pa. Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ. + GV hướng dẫn HS phân tích vị trí nước ta với Chăm-pa và Chân Lạp, đặc biệt với nhà Tống - nước láng giếng nằm tiếp giáp với nước ta, nước lớn hùng mạnh hơn ta, lại đã từng đô hộ thống trị nước ta hàng nghìn năm,... Do đó, quan hệ giữa nước ta với Trung Quốc là mối quan hệ có ý nghĩa sống còn. Vì thế ngay từ khi mới giành lại được quyến độc lập, Ngô Quyền (sau đó là triều Đinh - Tiền Lê) đã hết sức chú trọng giữ mối bang giao hoà hiếu với Trung Quốc. Nhà Lý tiếp thu truyến thống đó và cũng tiến hành những công việc nhằm giữ mối hoà hiếu lầu dài. Nhưng để duy trì mối bang giao với các nước láng giếng, nhà Lý đã thực hiện một nguyên tắc không thể nhân nhượng, đó là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nếu nguyên tắc này bị vi phạm, nhà Lý sẽ sai sứ sang kiên quyết đòi lại, thậm chí cử quần đánh trả. Cuộc kháng chiến chống Tống 1075 - 1077 (sẽ học ở những tiết sau); cuộc đánh trả quần Chăm-pa năm 1068 (Năm 1068, để chuẩn bị xâm lược Đại Việt, nhà Tống đã xúi giục Chăm-pa đánh Đại Việt hòng làm suy yếu lực
130 lượng của Đại Việt. Nhà Lý đã chủ động đánh bại cuộc tiến công đó của Chăm-pa, ổn định biên giới phía nam) đã thể hiện ý chí đó của nhà Lý. ?Theo em chủ trương và việc làm của nhà Lý đối với tù trưởng dân tộc miền núi để lại bài học lịch sử gì đối với nước ta hiện nay? Chủ trương và việc làm của nhà Lý đối với tù trưởng dân tộc miền núi để lại bài học: Về tinh thần doàn kết các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tin tưởng, trao quyền xây dựng và bảo vệ quê hương cho đồng bào các dân tộc miền núi. * Hoạt động 3: Tình hình kinh tế, xã hội 3.1/ Tình hình kinh tế a) Mục tiêu: - Trình bày được những nét chính về kinh tế thời Lý; nhận xét, đánh giá về những chính sách kinh tế của nhà Lý. b) Nội dung hoạt động - Hs đọc thông tin SGK mục 3/trang 55,56, quan sát hình ảnh và thảo luận trả lời câu hỏi sau: (1) Trình bày nét chính vê tình hình kinh tế thời Lý. (2) Em có nhận xét gì về các chính sách của nhà Lý trong phát triển kinh tế? Những chính sách đó tác dụng gì? c) Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh d)Tổ chức hoạt động: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: - GV yêu cầu HS tiến hành thảo luận nhóm - thời gian: 10 phút, sản phẩm ghi vào vở - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm ( thực hiện nhiệm vụ ở mục b) * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân
131 - Trao đổi với bạn trong nhóm , thống nhất ý kiến * Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả. - Đại diện nhóm trình bày - Đại diện nhóm khác nhận xét. * Bước 4: Ðánh giá kết quả thực hiện. - GV nhận xét đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày, kết quả học tập - GV chốt kiến thức: (1) + Nông nghiệp: Nhà Lý thực hiện nhiếu biện pháp thúc đầy sản xuất nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu: chính sách “ngụ binh ư nông”, cày tịch điền, bảo vệ trầu bò, khai khẩn đất hoang, đào kênh mương,... + Thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp thời kì này khá phát triển, bao gốm hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp nhân dần. + Thương nghiệp: -> Ở các địa phương, hình thành các chợ, các trung tầm trao đổi hàng hoá. -> Quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với Trung Quốc khá phát triển, nhiều chợ ở vùng biên giới được hình thành. Cảng biển Vần Đồn trở thành nơi buôn bán với nước ngoài tấp nập, sầm uất. (2)Những chính sách của nhà Lý rất tiến bộ, thể hiện sự chăm lo, quan tâm của các vua thời Lý đến đời sống nhân dân. - Tác dụng: Thúc đẩy sản xuất, kinh tế phát triển. * Bước 5: Phân tích, mở rộng: ? Trong nông nghiệp, một trong những chính sách khuyến khích nông nghiệp của nhà Lý đó là “cày tịch điền”. Vậy em đã biết gì về lễ “tịch điền”? - HS:Lễ hội tịch điền có từ thời tiền Lê (dưới thời Lê Hoàn), được tổ chức ở xã Đọi Sơn (Duy Tiên- Hà Nam)…. - GV bổ sung: Lịch sử ghi lại: mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi
132 là Kim Ngân Điền. Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau [3] . Đến triều Nguyễn, lễ tịch điền có nhiều "niêm luật" cụ thể, được tổ chức quy mô, do bộ lễ chủ trì nhưng lễ này cũng chấm dứt dưới thời vua Khải Định . Sau một thời gian dài gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại. Vào năm 2010, lần đầu tiên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã đến mặc áo nông dân cầm cày thực hiện nghi lễ tịch điền Đọi Sơn . Lễ tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp. Bởi thế, mỗi người dân Hà Nam nói riêng, Việt Nam nói chung cần phát huy truyền thống thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình. ?GV yêu cầu HS quan sát H3, H4 giới thiệu: Hình 3. Ấm gốm hoa nâu thời Lý: Đổ gốm men hoa nâu là một dòng gốm độc đáo trong truyến thống chế tạo gốm Việt Nam. Với đặc điểm dùng màu nâu để trang trí, đồ gốm hoa nâu có cốt dày dặn, phù hợp với kĩ thuật trang trí tạo bằng nét khắc chìm và tô nâu trên nền men ngà. Hoạ tiết trang trí được sắp xếp thành những mảng to trên nền thoáng trở thành phong cách trang trí tiêu biểu. Bên cạnh đó còn có những trang trí màu nâu trên men trắng như một gạch nối với dòng gốm hoa lam. Hơn nữa trang trí nổi theo phong cách phù điêu cũng góp phần làm phong phú và tăng thêm tính hoành tráng cho sản phẩm gốm hoa nâu. Hoa văn trang trí trên gốm hoa nâu không chỉ có chủ đề Phật giáo, Đạo giáo mà còn phần nào phản ánh cuộc sống con người và thiên nhiên. - Hình 4. Đồng tiền Thuận Thiên đại bảo: Tuy nhiều bộ sử không chép về việc Lý Thái Tổ cho đúc tiến, nhưng trong lịch sử, chỉ có hai vị vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đó là Lý Thái Tổ và Lê Thái Tổ. Và có hai đồng tiền của nước Việt được ra đời trong hai thời kì đó là Thuận Thiên đại bảo và Thuận Thiên nguyên bảo (loại nhỏ). Thuận Thiên đại bảo hiếm gặp và chỉ xuất hiện trong các di tích thời Lý - Trần hoặc lẫn với các đổng tiền khác thời Lý - Trần. Trong khi đó, ở các di tích thời Lê chưa lần nào gặp loại tiền này, mà chỉ gặp Thuận Thiên nguyên bảo. Ngoài ra, cách khắc ba chữ “Thuận”, “Thiên” và “bảo” ở hai loại tiền này có sự khác biệt rất lớn. Bởi
133 vậy, nhiều nhà nghiên cứu nhất trí phân loại: Thuận Thiên đại bảo là tiền được đúc dưới thời Lý Thái Tổ, còn Thuận Thiên nguyên bảo là tiến được đúc dưới thời Lê Thái Tổ. Đồng tiền Thuận Thiên đại bảo có đường kính từ 24 mm đến 25,5 mm. Trên lưng đồng tiến này có chữ “nguyệt”. Bề mặt tiền có in bốn chữ Hán “Thuận Thiên đại bảo”. ? Đoạn tư liệu 3 trích trong Đại Việt sử ký toàn thư cho em biết gì về tơ lụa thời Lý? Tư liệu 3 trích trong Đại Việt sử ký toàn thư chứng tỏ hàng tơ lụa của Đại Việt thời Lý đã có sự phát triển vượt bậc. Trong nước có nhiếu thợ thủ công giỏi, khéo tay làm ra các loại gấm vóc không thua kém gì so với gấm vóc của nhà Tống. ? Nhận xét chung của em về nền kinh tế Đại Việt thời Lý? - Rất phát triển. b/ Tình hình xã hội. a) Mục tiêu: - Trình bày được những nét chính về xã hội Đại Việt thời Lý - Tìm hiểu lịch sử qua việc sử dụng tài liệu trong học tập lịch sử. b) Nội dung hoạt động - Hs đọc thông tin SGK và nghe câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: ?Trình bày nét chính vê tình hình xã hội Đại Việt thời Lý. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d)Tổ chức hoạt động: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: - GV yêu cầu hs làm việc cá nhân - GV: Đọc thông tin SGK Mục 3b/tr,56 (thực hiện yêu cầu mục b) * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân
134 * Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả. 1HS trình bày kết quả Hs khác nhận xét, bổ sung * Bước 4: Ðánh giá kết quả thực hiện. - GV nhận xét đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao - GV chốt kiến thức: - Xã hội có xu hướng phân hoá hơn: + Tầng lớp quý tộc (vua, quan) có nhiều đặc quyền. + Một số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ. + Nông dân chiếm đa số trong dân cư, nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước; một số phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ. + Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo. + Nô tì có địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triều đình và gia đình quan lại. * Hoạt động 4. Tình hình văn hóa, giáo dục a) Mục tiêu: HS mô tả và giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục. b) Nội dung: - GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận và KT đặt câu hỏi để hỏi. Gv giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà (vòng chuyên sâu), thực hiện ở lớp vòng mảnh ghép. Nhóm 1: Tìm hiểu về tôn giáo thời Lý. Nhóm 2: Tìm hiểu về văn học, nghệ thuật thời Lý. Nhóm 3: Tìm hiểu về giáo dục thời Lý. - Hs làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày sản phẩm. c) Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm nhóm của HS d) Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
135 - Vòng chuyên sâu (ở nhà) - Chia lớp ra làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Tìm hiểu về tôn giáo thời Lý. Nhóm 2: Tìm hiểu về văn học, nghệ thuật thời Lý. Nhóm 3: Tìm hiểu về giáo dục thời Lý. - Vòng mảnh ghép (15 phút) - Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III… mới & giao nhiệm vụ mới: 1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu. 2. Nhận xét về các thành tựu văn hóa, giáo dục thời Lý? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Vòng chuyên sâu HS: - Làm việc cá nhân, ghi kết quả ra phiếu cá nhân. - Thảo luận nhóm và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm hoặc bài trình chiếu (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). - Vòng mảnh ghép (15 phút) HS: - Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. - Thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). * Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS:
136 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. * Bước 4: Ðánh giá kết quả thực hiện. - GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - GV chốt kiến thức: Tôn giáo - Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân. Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội. Đạo giáo cũng khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian. Nhà Lý đã dựng đền "Đồ đại thành hoàng", đền "Đồng cổ" (trống đồng), đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Phùng Hưng, đền thờ Phạm Cự Lạng ở kinh thành Thăng Long; nâng lễ thờ thần Phù Đổng Thiên Vương lên tầm quốc gia. Các tục thờ nguyên thủy "vạn vật hữu linh" vẫn còn nhiều. Triều đình cũng tham gia vào đời sống tín ngưỡng với dân gian. =>Phật giáo thời Lý đã đóng góp vào việc xây dựng nền văn minh Đại Việt thịnh trị trong hơn hai thế kỷ. Bởi vì về cả phương diện tinh thần và phương diện vật chất, ảnh hưởng của Phật giáo giai đoạn này là quá rõ trên tất cả các hoạt động trong nước... Văn học, nghệ thuật - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. Một sổ bài thơ bằng chữ Hán nổi tiếng như Nam quốc sơn hà đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc, nhân dần ta; - Hát chèo, múa rối nước, các trò chơi dân gian…được ưa chuộng. -Một số công trình kiến trúc có quy mô lớn như: Cấm thành, chùa Một Cột. Trình độ điêu khắc tinh vi. Các công trình đó thể hiện rõ nét đặc điểm cùa nghệ thuật thời Lý như ngói úp trang trí chim phượng bằng đất nung thời Lý,... Giáo dục: - Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua. - Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.
137 - Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập. - Tổ chức một số kì thi. => Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử, song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi. - GV hỏi bổ sung: Vậy việc xây dựng Vãn Miếu - Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa như thế nào? + Tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK và liên hệ với vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước ngày nay để trả lời cầu hỏi. + GV gọi 1 - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại ý. Việc xây dựng Vãn Miếu - Quốc Tử Giám và mở khoa thi, đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt, đã chứng tỏ ý thức đào tạo, bổi dưỡng nhân tài, thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dần ta. Từ đó góp phần quan trọng để giữ gìn và củng cố độc lập cho quốc gia, xây dựng văn hoá dân tộc. GV nhấn mạnh: Sự phát triển đổng đều của các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật của nhân dân ta thời Lý đã khẳng định khả năng xây dựng nền độc lập: sự phát triển nền văn hoá dân tộc - văn hoá Thăng Long. Gv chuyển dẫn sang phần Luyện tập. C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d) Tổ chức thực hiện * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Câu 1. Lập sơ đổ tư duy thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội thời Lý. Câu 2. So sánh và nêu được điểm khác của bộ máy nhà nước thời Lý so với thời Đinh - Tiền Lê. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
138 - HS xác định yêu cầu của bài tập và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu yêu cầu và làm bài tập * Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. Chính quyển được xây dựng hoàn chỉnh hơn từ trung ương đến địa phương. Ở địa phương các cấp hành chính được lập ra quy củ hơn, cấp bậc rõ ràng hơn. Qua việc xây dựng bộ máy nhà nước hoàn chỉnh hơn chứng tỏ nhà Lý đã thiết lập chính quyển quần chủ lên một tầm cao mới. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Bài tìm hiểu của HS d) Tổ chức thực hiện * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Tìm hiểu từ sách, báo, internet về một thành tựu văn hoá, giáo dục tiêu biểu để viết đoạn văn giới thiệu. Có thể lựa chọn các thành tựu khác nhau nhưng khi trình bày cần đảm bảo được những nội dung sau: Tên thành tựu. Lịch sử, nguồn gốc (ai xây dựng, ai sáng lập,...). Giá trị của thành tựu đó. Dấu ấn còn lại và liên hệ với ngày nay. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà theo hướng dẫn của giáo viên * Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
139 * Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). -------------------------------------------Hết--------------------------------------------------Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075- 1077) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức - Đánh giá được những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống (Trong kế hoạch đánh giặc, tổ chức chiến đấu, cách kết thúc cuộc chiến)
140 - Đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống(1075 - 1077). - Tích hợp GDMT: Sự sáng tạo của tổ tiên ta trong việc dựa vào điều kiện tự nhiên để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn. b) Năng lực đặc thù - Tìm hiểu lịch sử: + Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. + Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng lược đồ trong khi học và trả lời cầu hỏi. - Nhận thức và tư duy lịch sử: + Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp +tác.Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận vế một vấn đề lịch sử (tấn công để tự vệ), rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý để lại bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? 3. Về phẩm chất - Yêu nước: Giáo dục tinh thần yêu nước, bồi dưỡng lòng dũng cảm, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xầm lược. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm. - Nhân ái: yêu thương con người (kết thúc đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để khỏi tốn xương máu của nhân dân cả 2 bên).
141 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Giáo án; - Phiếu học tập cho HS; Lược đồ các cuộc kháng chiến treo tường. Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit. 2. Học sinh - SGK; - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung:+GV:S ử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình. + Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.+HS:Xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. + Lắng nghe và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm: Hiểu biết đúng của bản thân HS về nhà Lý và Lý Thường Kiệt d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân + Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên cho học sinh nghe video đọc bài thơ Nam quốc sơn hà và đặt câu hỏi:
142 ? Đoạn video đề cập tới triều đại và nhân vật lịch sử nào? Nêu hiểu biết của em về các dữ kiện lịch sử đó? + Bước 2: HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi + Bước 3: GV yêu cầu HS báo cáo. HS khác nhận xét, bổ sung + Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chuyển nhiệm vụ. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: 2.1. Mục 1. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075) a. Mục tiêu: - Trình bày được những âm mưu của nhà Tống. - Hiểu và lí giải được cuộc tấn công của ta sang đất Tống để nhằm mục đích tự vệ. Đây là nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất. b. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động học tập. HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động cá nhân - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin và quan sát hình 15, lược đồ H1 hãy trả lời câu hỏi: Vòng 1: ? Nêu âm mưu của nhà Tống khi xâm lược nước ta ? Nhà Tống đã làm gì để thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt ? Trước âm mưu và hành động chuẩn bị xâm lược của nhà Tống, chủ trương đối phó của nhà Lý là gì? 1. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075) a. Âm mưu của nhà Tống - Xâm lược Đại Việt để giải quyết khó khăn trong nước và mở rộng lãnh thổ. + Xúi Chăm- pa đánh Đại Việt từ phía +NamNgăn cản việc buôn bán của nhân dân 2 nước. + Mua chuộc các từ trưởng miền núi. b. Chủ trương của nhà Lý - Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy - Đem quân trấn áp Cham-pa.
143 ? Nêu hiểu biết của em về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt? ? Lý Thường Kiệt đưa ra chủ trương gì để chống quân Tống? - Bước 2: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi - Bước 3: HS khác nhận xét, bổ sung - Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Hoạt động cặp đôi - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin và quan sát hình 15, lược đồ 15.1 hãy trả lời câu hỏi: ? Vì sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải cuộc tấn công để xâm lược? ? Việc chủ động tiến công của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào? - Bước 2: HS thảo luận - Bước 3: Đại diện các cặp đôi báo cáo. Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung - Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ta chỉ tấn công vào căn cứ quân sự, kho lương và vũ khí của quân Tống để xâm lược Đại Việt. Khi hoàn thành mục tiêu ra lập tức rút quân về nước. Cách đánh độc đáo, sáng tạo của Lý Thường Kiệt đã đẩy địch vào tình thế bị động làm thay đổi kế hoạch và làm chậm bước tấn công của chúng đồng thời tạo - Nhà Lý chủ trương: “tiên phát chế nhân” (tiến công trước để tự vệ) + Tháng 10-1075, hơn 10 vạn quân ta chia làm hai đạo dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản tấn công vào đất Tống + Hạ thành Ung Châu quân ta rút về nước -> Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tiến công xâm lược của nhà Tống
144 thuận lợi cho ta có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến. 2.2. Mục 2. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077) a. Mục tiêu: - Mô tả được phòng tuyến sông Như Nguyệt. - Hiểu được nét độc đáo của nhà Lý trong việc chuẩn bị kháng chiến - Trình bày được trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt - Lý giải được cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt - Hiểu được những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý. - Rút ra được các bài học từ cuộc kháng chiến chống Tống lần 2. b. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động học tập. HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Để tìm hiểu mục a giáo viên sử dụng kĩ thuật dạy học Think- Pair- Share Đọc thông tin trong sgk, quan sát lược đồ phòng tuyến trên sông Như Nguyệt và đoạn video về việc chuẩn bị kháng chiến chống Tống hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: ? Sau khi rút quân về nước nhà Lý chuẩn bị kháng chiến như thế nào? 2. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077) a.Chuẩn bị kháng chiến (1076- 1077) - Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng. - Cử Lý Kế Nguyên chặn vùng biển Đông Kênh - Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
145 ? Mô tả phòng tuyến sông Như Nguyệt và lí giải vì sao Lý Thường Kiệt lại cho xây dựng phòng tuyến chặn giặc ởđây? ? Hãy nêu nét độc đáo của nhà Lý trong việc chuẩn bị kháng chiến? Qua đó em rút ra được bài học gì? - Bước 2: HS hoạt động cá nhân-> -nhómBước 3: HS ghép cặp, trao đổi, thảo luận các câu hỏi đặt ra. - Bước 4: Gv gọi hs trong các cặp bất kì chia sẻ nội dung tìm hiểu được cho cả lớp. Hs khác lắng nghe, phản hồi tích cực. GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Việc xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt dựa trên sự kết hợp giữa địa hình tự nhiên, bãi chướng ngại vật cùng với lực lượng thuỷ - bộ được bổ trí trọng điểm nên vừa có thể bảo vệ được toàn chiến tuyến, vừa nhanh chóng tập trung tổ chức phản công địch. Đây chính là sự độc đáo, sáng tạo trong cách tổ chức đánh giặc của Lý Thường Kiệt. Để tìm hiểu mục a giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nhóm- kĩ thuật mảnh ghép - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Vòng 1: b. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
146 Đọc thông tin và quan sát lược đồ hình 3 hãy thảo luận theo 4 nhóm trả lời câu hỏi sau: - Nhóm 1: Dùng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 để miêu tả trận chiến đấu? - Nhóm 2: Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng giảng hòa với giặc? - Nhóm 3: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? - Nhóm 4: Nêu ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thương Kiệt? Vòng 2: Nhóm mới sẽ lấy học sinh của 4 nhóm (mỗi nhóm 2 bạn) Chuyên gia của từng nhóm chia sẻ nội dung thảo luận từ vòng 1. Sau đó thảo luận trả lời câu hỏi: ? Qua cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý các em rút ra được những bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay? - Bước 2: HS thảo luận - Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức (GV giảng tích hợp với môn Ngữ văn: cho HS nghe nguyên văn bài thơ thần của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước - Cuối năm 1076, quân Tống chuẩn bị tiến vào nước ta theo hai đường: thủy và bộ - Tháng 1-1077, quân Tống vượt ải Nam Quan tiến vào nước ta - Quân bộ bị chặn đánh và dừng chân ở bờ bắc sông Như Nguyệt. - Quân thủy bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh k thể vào sâu hỗ trợ quân bộ. - Cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông Như Nguyệt, bất ngờ tấn công vào đồn giặc. - Quân Tống thua to - Lý Thường Kiệt giảng hòa kết thúc chiến tranh * Ý nghĩa: - Là chiến thắng tuyệt vời của quân và dân ta. - Củng cố nền độc lập dân tộc. - Nhà Tống đã từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
147 Nam" và yêu cầu HS nêu cảm nhận về bài thơ. Bài học kinh nghiệm cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay: có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn, đoàn kết toàn dân, kết hợp nhiều hình thức đấu tranh, mềm dẻo nhưng kiên quyết (mềm dẻo về sách lược, phương pháp, kiên quyết giữ vững nguyên tắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ)... Giáo dục cho học sinh tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình - đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cách kết thúc chiến tranh rất độc đáo của Lý Thường Kiệt - không tiêu diệt toàn bộ quần thù khi chúng đã ở “thế cùng, lực kiệt”, mà kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hoà để bảo đảm mối quan hệ bang giao, hoà hiếu giữa hai nước sau chiến tranh; không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm một nền hoà bình lầu dài. Đồng thời, cũng nhằm bảo toàn lực lượng của quần dần ta, tránh những tổn thất, hi sinh không cần thiết. Qua đó chứng tỏ tinh thần nhân đạo của dần tộc ta và vai trò to lớn của Lý Thường Kiệt. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới. b. Nội dung: GV cho hs tham gia trò chơi Ai là triệu phú c. Tổ chức hoạt động:
148 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho học sinh tham gia trò chơi Ai là triệu phú thông qua câu hỏi trắc nghiệm để củng cố và kiểm tra kiến thức của học sinh. - GV giới thiệu luật chơi - Gv sử dụng phần mềm random name để lựa chọn hs. - GV chiếu câu hỏi Trò chơi Ai là triệu phú Câu 1: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước? A. Đánh hai nước Liêu - Hạ. B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ. C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ. D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước. Câu 2: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc? A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua Câu 3: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì? A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng trong nước. B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam. D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến. Câu 4: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của nhà Lý trước âm mưu xâm lược của quân Tống? A. Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến B. Triệu tập hội nghị Bình Than
149 C. Đập tan phối hợp tấn công của quân Tống và Chăm-pa. D. Chủ động tiến hành các biện pháp đối phó Câu 5: Tại sao Lý Thường Kiệt là chủ động giảng hòa? A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước là truyền thống nhân đạo của dân tộc B. Lý thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống C. Để bảo toàn lực lượng của nhân dân D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng Câu 6: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau? A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo. B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ C.thù.Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm. D. Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Câu 6: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”? Đó là câu nói của ai? A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Thủ Độ C. Lý Thường Kiệt D. Lý Công Uẩn Câu 7: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì? A. Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống. B. Ban thưởng cho quân lính. C. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”. D. Cả 3 ý trên. Câu 8: Tướng giặc chỉ huy cánh quân bộ xâm lược Đại Việt là ai?
150 A. Quách Quỳ B. Ô Mã Nhi C. Toa Đô D. Hòa Mâu Câu 9: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì? A. Xúi giục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam. B. Ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước. C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới. D. Tất cả các ý trên Câu 10: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là: A. đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống B. đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt. C. đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch D. đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm. Bước 2: HS tham gia chơi Bước 3: HS trả lời sai sẽ nhường quyền tham gia trò chơi cho các bạn khác. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. 4. Hoạt động vận dụng: a. Mục tiêu: Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS hoàn thành nhiệm vụ c. Tổ chức hoạt động: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Sưu tầm tư liệu về đóng góp của Lý Thường Kiệt đối với nhà Lý và dân tộc. ? Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của nhà Lý đề lại bài học gì cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
151 Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. Hướng dẫn hs chuẩn bị ở nhà: Đọc và chuẩn bị bài 13 TUẦN: TIẾ BÀIT:13. ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian thực hiện: ( tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: - Mô tả được sự thành lập nhà Trần. - Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, tôn giáo thời Trần. - Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá của Đại Việt thời Trần. 2. Về năng lực: - Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực, tìm hiểu lịch sử. - Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử
152 3. Về phẩm chất: - Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức bóc lột và tinh thần sáng tạo trong xây dựng đất nước. - Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên và ý thức kế thừa truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho HS. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống xây dựng và bảo vệ đất nước vào nội dung bài học công cuộc xây dựng đất nước thời Trần. - Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV: chuẩn bị; video về thời Trần, các phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS. HS xem video, làm việc cá nhân để hoàn thiện phiếu học tập và trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: - HS hoàn thiện được phiếu học tập : K ( NHỮNG ĐIỀU EM ĐÃ BIẾT VỀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN) W ( NHỮNG ĐIỀU EM MUỐN BIẾT VỀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN) L ( NHỮNG ĐIỀU EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC VỀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN)
153 - Từ đó kích thích được hứng thú học tập, tìm tòi của HS. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Trình chiếu video về thời Trần - ? Lê Quý Đôn từng nhận xét: “ Nhà Trần làm cho quang vinh cả sử sách, không thẹn với trời đất!” theo em, vì sao Lê Quý Đôn có thể đánh giá cao Nhà Trần như thế? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về NHà Trần vào phiếu học tập? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS xem, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả ra phiếu học tập. B3: Báo cáo sản phẩm GV: - Mời một vài HS lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - HS báo cáo sản phẩm cá nhân – chia sẻ suy nghĩ của mình. - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét (hoạt động của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. SỰ THÀNH LẬP NHÀ TRẦN a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được - Hoàn cảnh, thời gian thành lập nhà Trần. - Nhận thức được sự cần thiết phải thành lập Nhà Trần trong thời điểm bấy giờ.
B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏ
i của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức: - Cuối TK XII, nhà Lý suy yếu, Nhà Trần lên thay thế là tất yếu của lịch sử. Dòng họ Trần ở Nam Định lớn mạnh và phát triển cho đến ngày nay. Nay ở Nam Định nổi tiếng với lễ hội Khai ấn Đền - Cuối TK XII, NHà Lý suy yếu, nhà Trần từng bước thâu tóm quyền hành. - Tháng 1- 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng lag Trần Cảnh. -> Nhà Trần được thành lập.
154 - Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ… b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Đọc thông tin, tư liệu trong mục 1 và quan sát hình ảnh 1/ 62, hãy cho biết: 1. Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào? 2. Dựa vào thông tin trong mục “Em có biết”, em có suy nghĩ gì về xuất thân dòng họ Trần? 3. Em có suy nghĩ gì về việc Nhà Trần lên thay nhà Lý trong thời điểm bấy giờ? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn, gợi ý cho HS trả lời HS: - Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. - Suy nghĩ cá nhân để lấy đưa ra ý kiến, chia sẻ.
155 Trần hằng năm. Lễ hội mang đậm giá trị truyền thống văn hoá giáo dục lịch sử sâu sắc. Đồng thời thể hiện đạo lí “ uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta. 2. Tình hình chính trị. a) Mục tiêu: Giúp HS - Vẽ, lập được lược đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần. - Nhận thức được nhà Trần đã sử dụng những biện pháp tích cực trong việc củng cố chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền của mình . - Đánh giá được vai trò của những biện pháp củng cố chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền của nhà Trần. b) Nội dung: - GV sử dụng KT mảnh ghép để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến
156 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm: 3 nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc thông tin mục 2/ 63, hãy cho biết: 1. Sau khi lên nắm quyền, nhà Trần đã xây dựng bộ máy nhà nước ntn ( vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước)? Đọc thông tin mục “ Em có biết” /63, nêu nhận xét của em về cách tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với thơì Lý? 2. Về quân đôi, nhà Trần thi hành chính sách gì? Em hiểu gì về chính sách này của nhà Trần? Cấm quân được tuyển chọn ra sao? Quan sát hình ảnh khắc trên thạp gốm- hình 2/ 63, em có nhận xét gì về sức mạnh quân sự thời Trần? 3. Nhà Trần thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại ra sao? Thông tin mục ‘ Em có biết”/ 63, giúp em hiểu hơn điều gì về chính sách đối nội của nhà Trần? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm theo kĩ thuật các mảnh ghép. Vòng 1: HS thảo luận 5 phút; vòng 2, 3, 4 thảo luận, chia sẻ trong 3 phút. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm thao kĩ thuật phòng tranh, - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Trưng bày sản phẩm của nhóm. * Chế độ chính trị: Quân chủ trung ương tập quyền. * Xây dựng bội máu nhà nước: -> Tổ chức bộ máy chính quyền các cấp quy củ, hoàn thiện hơn. * Quân đội: chia 2 bộ phận: - Quân triều đình( cấm quân): chọn thanh niên ở quê hương nhà Trần. Nhiệm vụ: bảo vệ vua, kinh thành. - Quân địa phương: quân ở các lộ, phủ, quân vương hầu, dân binh… - Chính sách : ngụ binh ư nông. * Luật pháp: ban hành bộ Quốc triều hình luật-> tăng cường và hoàn thiện pháp luật. * Đối nội, đối ngoại: Đối nội: khoan hoà gần gũi với dân. - Đối ngoại: hoà hiếu với các nước láng giềng. TW: Thái thượng hoàngVua Quan văn-quan võ Trung gian: 12 lộ, phủ Huyện -châu Địa phương: xã
157 - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức trên máy chiếu bằng sơ đồ. -> Nhà Trần củng cố chế độ quân chủ TW tập quyền -> Đại Việt thời Trần phát triển, thịnh vượng. 3. Tình hình kinh tế, xã hội a) Mục tiêu: Giúp HS - Nắm được các nét chính về tình hình kinh tế, xã hội thời Trần..
158 - Nhận thức được các chính sách chăm lo đời sống kinh tế xã hội thời Trần góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng. - Đánh giá được vai trò của các chính sách chăm lo đời sống kinh tế xã hội thời Trần . b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ, GV phát phiếu học tập cho HS hoàn thiện sơ đồ câm: 1: Nêu những dẫn chứng để chứng minh nhà Trần chủ trương khuyến khích phát triển nông nghiệp? Vì sao chính sách lập điền trang của tôn thất nhà Trần lại là biện pháp phục hồi và phát triển nôngnnghieepj của nhà Trần? 2: Quan sát hình ảnh 3, 4/ 64, em có nhận xét gì về sản xuất thủ công nghiệp thời Trần? 3: Sự xuất hiện thương cảng chứng tỏ điều gì? Hình ảnh 5, 6/ 65 cho em liên tưởng gì giữa hiện tại và quá khứ? 4: Đọc thông tin mục 3.b/ 65, em nhận thấy xã hội thời Trần được phân chia thành những tầng lớp nào? Mỗi tầng lớp có đặc điểm gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận a. Tình hình kinh tế * Nông nghiệp: - Biện pháp: khai hoang, đắp đê, phòng lụt, xây dựng thuỷ lợi, giảm tô thuế, lập điền -trang…Thành tựu: kinh tế phục hồi, phát triển, đờ sống nhân dân ấm no. * Thủ công nghiệp: - Nhà nước: đóng thuyền chiến, vũ khí, đúc tiền… - Ở các làng, xã: làng nghề, phường nghề.. sản phẩm đa dạng, phong phú * Thương nghiệp: - Buôn bán tấp nập ở nhiều nơi. - Cửa khẩu, cửa biển thu hút nhiều thương nhân nước ngoài: Vân Đồn, Thăng Long.. -> Kinh tế nhà Trần ngày càng phát triển, Đạ Việt trở thành nước giàu mạnh. b. Tình hình xã hội:
159 GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình -bày.Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Quý tộc: gồm vua, quan; có nhiều đặc quyền; giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền, chủ thái ấp, điền trang. - Nhân dân lao động: cày cấy ruộng đất công làng xã, hoặc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ - Thợ thủ công, thương nhân: số lượng ngày càng nhiều. - Nông nô, nô tì: số lượng khá đông; cày cấy trong điền trang, phục dịch gia đình quý tộc. 4. Tình hình văn hoá a) Mục tiêu: Giúp HS - Nắm được một số nét đặc trưng về văn hoá, giáo dục, tư tưởng tôn giáo, KHKT, VHNT của nhân dân ta thời Trần. - Nhận thức được sâu sắc vẻ đẹp văn hoá, phong tục tập quán của nhân dân Đại Việt. - Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông,... b) Nội dung: - GV sử dụng PP dạy học hợp tác để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ trước 1 tuần. c) Sản phẩm: Phiếu học tập hoặc file trình chiếu... đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: + NV1: Giới thiệu những nét chính về tư tưởng tôn giáo thời Trần? Em biết gì về vị phật hoàng * Tư tưởng tôn giáo: + Nho giáo: được coi trọng; nhiều người làm quan…
160 Trần Nhân Tông, phái thiền Trúc Lâm Yên Tử? Từ đó nêu nhận xét về tư tưởng thời Trần so với thời Lý? + NV2: Giới thiệu một số thành tựu văn hoá thời Trần? Chia sẻ sự hiểu b iết của em về một số vị Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa thời Trần ở quê hương em? Những tấm gương ấy tác động ntn đến em? + NV 3: Về KHKT thời Trần đã đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu đó? Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao? + NV 4: Nói về văn học thời Trần, em đã học những tác phẩm nào?Từ đó em khái quát những thành tựu về văn học thời Trần ( nội dung, hình thức)? Trong thời kì này còn xuất hiện những thành tựu kiến trúc, điêu khắc nào? Điều đó chứng tỏ thành tựu VHNT thời Trần đã đạt đến trình độ ntn? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình -bày.Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. + Phật giáo: được tôn sung: thiền phái Trúc +Lâm… Đạo giáo: được tôn trọng. * Giáo dục: + Nhiều trường học: Trường công ( Quốc Tử Giám); Trường tư ( Trường Huỳnh Cung) + Các kì thi được tổ chức thường xuyên, quy củ * KHKT: + Sử học: Đại Việt Sử Kí, Việt Sử lược… + Quân sự: Binh thư yếu lược… + Y học: Sách cây thuốc Nam- Tuệ Tĩnh. * Văn học nghệ thuật: -Văn học: + Văn học chữ Hán: thể hiện long yêu nước, tự hào dân tộc, chống ngoại xâm… + Văn học chữ Nôm: phản ánh cuộc sống bình dân. -Kiến trúc: điêu khắctinh xảo: Kinh đo Thăng Long; lăng mộ vua Trần, tháp Phổ Minh… - Nghệ thuật diễn xướng: múa rối, chèo, tuồng…
161 - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. HĐ 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS -NV 1: GV giao cho HS hoàn thành phiếu học tập theo mẫu bảng/ 67/SGK: STT Lĩnh vực Thành tựu Ý nghĩa 1 Tư tưởng, tôn giáo 2 Giáo dục 3 Khoa học, kĩ thuật 4 Văn học, nghệ thuật -NV 2; Làm bài tập 2/ 67 B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân, hoạt động nhóm để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
162 - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. BT 1/ 67: STT Lĩnh vực Thành tựu Ý nghĩa 1 Tư tưởng, tôn giáo + Nho giáo: được coi trọng; nhiều người làm quan… + Phật giáo: được tôn sung: thiền phái Trúc Lâm… + Đạo giáo: được tôn trọng. -Phật giáo, Nho giáo đã tác động đến nhiều mặt trong các lĩnh vực của đời sống XH, đặc biệt là chính sách trị nội của nhà Trần. 2 Giáo dục + Nhiều trường học: Trường công ( Quốc Tử Giám); Trường tư ( Trường Huỳnh Cung) + Các kì thi được tổ chức thường xuyên, quy củ Góp phần xây dựng nền tảng đạo đức, xây dựng đội ngũ hiền tài cho đất nước phát triển vững mạnh. 3 hKhoa ọc, kĩ thuật + Sử học: Đại Việt Sử Kí, Việt Sử lược… + Quân sự: Binh thư yếu lược… + Y học: Sách cây thuốc Nam- Tuệ Tĩnh. Tác động mạnh mẽ, góp phần làm cho nền kinh tế Đại Việt phát triển thịnh vượng. 4 Văn học, nghệ thuật -Văn học: + Văn học chữ Hán: thể hiện long yêu nước, tự hào dân tộc, chống ngoại +xâm…V ăn học chữ Nôm: phản ánh cuộc sống bình dân. VHNT phát triển phản ánh đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của nhân dân Đại Việt. Khẳng định nền văn minh Đại Việt thịnh trị.
163 -Kiến trúc: điêu khắctinh xảo: Kinh đo Thăng Long; lăng mộ vua Trần, tháp Phổ Minh… - Nghệ thuật diễn xướng: múa rối, chèo, tuồng… - BT 2/ 67: Nhà Trần thay thế nhà Lý là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu lịch sử bấy giờ. Vì: + Cuối thời Lý, vua quan ăn chơi sa đoạ. Vua Lý Chiêu Hoàng là nữ, yếu thế, lực bất tòng tâm, phải dựa vào thế lực họ Trần; chính quyền không chăm lo được đời sống nhân dân, đói kém, mất mùa... + Nhà Trần tiếp quản chính quyền thay nhà Lý đã củng cố chính quyền, bảo vệ đất nước, chăm lo đời sống nhân dân.. - Trần Thủ Độ với sự ra đời của nhà Trần: + Người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần. + Sau khi nhà Trần thành lập, ông được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín của mình, ông đã củng cố nước Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự… HĐ 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Bài làm của HS d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: - NV 3: Bài tập 3/ 67, Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hoá thời nhà Trần? suy nghĩ của em về vai trò, nhiệm vụ của thế hệ sau trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển giá trị của các thành tựu văn hoá đó?( giao HS về nhà thực hiện hoạt động cá nhân và nộp bài trên Teams) B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
164 - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - HS lựa chọn các thành tựu văn hoá khác nhau nhưng cần đảm bảo được: + Tên thành tựu. + Lịch sử nguồn gốc: người xây dựng, sáng lập... + Giá trị của thành tựu + Dấu đấn còn lại với ngày nay + Vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay. - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. TUẦN: TIẾT: BÀI 14. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG –NGUYÊN Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian thực hiện: ( tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: - Vẽ, lập được lược đồ diễn biến chính ba lần kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Mông - Nguyên. - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
165 - Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt. - Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông,... 2. Về năng lực: - Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử. - Vận dụng được kiến thức lịch sử để phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại, đồng thời giải thích các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới. 3. Về phẩm chất: - Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ. HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: - Vẽ, lập được lược đồ diễn biến chính ba lần kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
166 - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi. HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ 1258 a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được - Vẽ, lập được lược đồ diễn biến lần thứ nhất kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Mông Cổ. - Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt. - Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thái Tông và Trần Thủ Độ… b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
167 c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Từ hoạt động tìm hiểu vừa rồi em hãy cho biết: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.1, sơ đồ 17, hãy:1.Dựa vào thông tin trong mục và lược đồ hình 1, hãy trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258. 2. Câu nói của Trần Thủ Độ trong tư liệu 1 thể hiện điều gì về tinh thần đánh giặc của quân dân nhà Trần? Câu nói của Trần Thủ Độ thể hiện - 1/1258: 3 vạn quân Mông Cổ từ Vân Nam tiến vào Đại Việt. - Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên, sau đó tạm rút lui để bảo toàn lực lượng. - Thi hành kế sách "vườn không nhà trống". - Mở cuộc tấn công vào Đông Bộ Đầu → Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long → Đến phủ Quy Hoá bị dân bình địa phương chặn đánh. - 2/1258: Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
168 -Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, quyết không khoan nhượng, không lùi bước trước kẻ thù xâm lược. - Sự dũng cảm, gan dạ, ý chí sắt đá và lòng tự tôn, tự chủ của dân tộc ta. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: - Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. - Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức. 2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên 1285 a) Mục tiêu: Giúp HS - Vẽ, lập được lược đồ diễn biến lần thứ 2 kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược -Nguyên.Nh ận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt. - Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn… b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện
169 HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: 1. Khai thác tư liệu 2, 3, em hãy rút ra điểm chung về tinh thần chiến đầu của vua tôi nhà Trần. - Ý chí quyết tâm tiêu diệt xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, trên dưới đồng lòng đánh giặc: + Khi vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay hòa, Trần Thủ Độ đã khẳng khái trả lời: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. + Tại hội nghị Điện Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên đánh hay hòa, cả điện đồng thanh hô “ Đánh”. + Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ , có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”.
170 + Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”. (giết giặc Mông Cổ). 2. Trình bày tóm tắt những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên năm 1258 trên lược đồ. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV.
171 - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. 3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên 1287 – 1288 a) Mục tiêu: Giúp HS - Vẽ, lập được lược đồ diễn biến lần thứ 3 kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược -Nguyên.Nh ận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.
172 - Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn… b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: -Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288 trên lược đồ. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta. Quân dân nhà Trần chặn đường tiến quân của giặc đến Thăng Long. - Trần Khánh Dư chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền lương của quân Nguyên giành thắng lợi tại Vân Đồn – Cửa Lục (Quảng Ninh). - Đầu năm 1288, quân Nguyên chiếm Thăng Long, nhưng trúng kế “vườn không nhà trống” của nhà Trần. - Nhà Trần quyết định tổ chức phản công, bố trí trận địa mai phục tại vùng cửa sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trần Quốc Tuấn. - Trận Bạch Đằng đại thắng. Cánh quân bộ trên đường rút lui cũng bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 –1288 kết thúc thắng lợi.
173 - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. 4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử a) Mục tiêu: Giúp HS - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. - Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt. - Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông,... b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: - Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (thế kỉ XIII) - Do truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Việt Nam - Do tinh thần đoàn kết của quý tộc, tướng lĩnh nhà Trần và các tầng lớp nhân dân. - Vai trò lãnh đạo, tài chỉ huy của các vua Trần cùng các tướng
174 - Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần nhà Trần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. lĩnh như Trần Thủ Độ, Lê Phụ Trần, Trần Quốc Tuấn,... Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông –Nguyên-B ảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền dân tộc, nâng cao vị thế của Đại Việt. - Khẳng định quyết tâm, sức mạnh và tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm. - Làm suy yếu đế quốc MôngNguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam. HĐ 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS - Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
175 - Từ kiến thức đã học ở bài 13 và bài 14, em hãy đánh giá ngắn gọn về vai trò của các nhân vật lịch sử: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông đối với nhà Trần và cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. - Trần Thủ Độ với sự ra đời của nhà Trần: + Người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần. + Sau khi nhà Trần thành lập, ông được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín của mình, ông đã củng cố nước Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự… - Vai trò của Trần Quốc Tuấn: Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần. + Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
176 + Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”. + Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư + Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn. - Vai trò của Trần Nhân Tông: + Xây dựng một đất nước cường thịnh, xã hội rất ổn định, biết cách thu phục nhân tâm. Dân chúng cả nước đồng lòng, đồng sức vì Vua. + Trường lớp rất được mở mang. Việc thi cử đã được mở theo định kỳ để lấy người tài giỏi ra giúp nước. + Sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm và được xem như là Phật Tổ của trường phái này. Ông có vai trò rất lớn trong việc chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam. HĐ 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Bài làm của HS d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Chiến thắng của ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên đã để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV)
177 - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Một số bài học khác có thể được vận dụng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay là: + Đoàn kết toàn dân, chung sức xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực thù địch. + Tránh đối đầu trực diện quy mô lớn với địch, chủđộng rút lui, bảo toàn lực lượng, từng bước đưa chúng vào thế trận chuẩn bị trước, đánh trận quyết định. + Nắm chắc tình hình, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản của giặc. + Có sự chỉ đạo chiến lược nhất quán và xuyên suốt. - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ 7 Tuần 29 - Tiết 86 - Bài 15: NƯỚC ĐẠI NGU THỜI HỒ (1400 -1407 ) Ngày soạn:22/06/2022 Ngày dạy NHÓM GIÁO VIÊN : THCS LIÊM TÚC-THCS TÂN THANH–THCS LIÊM SƠN. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Hiểu được :Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, đói kém. - Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã thi hành nhiều chính sách cải
178 cách để chấn hưng đất nước.Nắm được cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ . - Lược thuật sự kiện lịch sử - Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề,.. - Năng lực đặc thù: Bồi dưỡng cho Hs năng lực trình bày các sự kiện lịch sử, vẽ sơ đồ, phân tích các sự kiện lịch sử.. 3.Phẩm chất : - Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta. - Vai trò to lớn của quần chúng trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. - Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị của dân tộc trong đời sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực. Một số tư liệu hiện vật, tranh ảnh được phóng to hoặc để trình chiếu, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Thành nhà Hồ. - Soạn các câu hỏi trong sách giáo khoa. Tìm hiểu trước một số truyền thuyết, câu chuyện về lịch sử và di tích lịch sử ở địa phương. Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:(3 phút)
179 a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vu: - Tổ chức trò chơi: Đóng vai là binh sĩ thời Hồ nêu tên quốc hiệu nước ta từ khi thành lập đến thời nhà Hồ - Phương thức hoạt động : nhóm -Kĩ thuật DH : Ki thuật trò chơi -Sản phẩm : -HS các nhóm trình bày - Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. -> GV NX, động viên dẫn dắt vào bài mới . 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(30 phút) Hoạt động 1: Sự thành lập nhà Hồ (7 phút) a. Mục tiêu: -Thông qua hoạt động, HS hiểu được sự ra đời của nhà Hồ . ( Sự sụp đổ của nhà Trần, Nhà Hồ thành lập là điều tất yếu) - Bối cảnh thành lập nhà Hồ b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1.Sự thành lập nhà Hồ .
180 - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1 Sự thành lập nhà Hồ . sgk trang 74 trả lời câu hỏi nêu hiểu biết của em về Hồ Quí Li ?. - Sau khi HS trả lời câu hỏi trong SGK, GV tổ chức hoạt động cặp đôi và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk: Nhà Hồ được thành lập như thế nào ? Từ hình 1 , em hãy nhận xét về thành nhà Hồ ?. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện các yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đứng dậy báo cáo kết quả. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh Bgiá.ước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. + Cuối thế kỉ XIV nhà Trần suy yếu, tầng lớp quí tộc ăn chơi hưởng lạc . + Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần phải nhường ngôi , lập ra nhà Hồ , đặt tên nước là Đại Ngu .
181 Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Một số nội dung và tác động của những cải cách của Hồ Quý (15Ly phút) a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk, HS nêu được nội dung và tác động của những cải cách về kinh tế, xã hội, văn hóa của Hồ Quý Ly b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1 : Gv - Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau: Nhóm 1 : Trình bày cải cách của Hồ Quí Li về chính trị , quân sự ? Nhóm 2: . Trình bày cải cách của Hồ Quí Li về kinh tế, xã hội ? Nhóm 3: Trình bày cải cách của Hồ Quí Li về văn hóa giáo dục ? Đánh giá cải cách của Hồ Quí Li ? Nhóm 4: Trình bày tác động cải cách của Hồ Quí Li ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập *HĐ nhóm 2. Một số nội dung và tác động của những cải cách của Hồ Quý Ly A, Nội dung : - Về chính trị , quân sự :tiến hành các biện pháp để củng cố chế độ quân chủ tập quyền , cải tổ qui chế quan lại , lập lại kỉ cương . + Nhà Hồ tăng cường lực lượng quân đội chính qui , xây dựng nhiều thành lũi. Chế toại súng thần cơ , đóng thuyền chiến … - Về kinh tế , xã hội: Cho phát hành tiền giấy thay
182 -HS làm việc nhóm các câu Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tậpHS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. . thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. + Về xã hội: Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại. - Về văn hóa, giáo dục: Ông cũng sửa đổi chế độ thi cử, học tập để tuyển chọn nhân tài . +Đề cao việc khuyến khích sử dụng chữ Nôm cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và sáng tác văn chương. b , Tác động : Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc, tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước. Cài cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ. * Hạn chế: một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân
183 Hoạt động 3: 3 Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ:(8 phút) a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk, - Thấy rõ âm mưu và những hoạt động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh, trước hết là Đại Việt. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1 : *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu học sinh Thực hiện nhiệm vụ : + Trả lời câu hỏi : Vì sao quân Minh xâm lược nước ta, có phải quân Minh xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không +Dùng?lược đồ mô tả cuộc xâm lược của quân Minh và cuộc kháng chiến của nhà Hồ Kết quả của cuộc kháng chiến. + Trả lời câu hỏi :? Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng ? 3 Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ: - Quân Minh mượn cớ khôi phục lại nhà Trần để xâm lược nước ta. - 1-1407 quân Minh chiếm Đông Đô. - 4-1407 quân Minh chiếm Tây Đô.
184 - Học sinh tiếp nhận… Bước 2 : *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh… - GV : Dùng lược đồ mô tả cuộc xâm lược của quân Minh và cuộc kháng chiến của nhà Hồ. Kết quả của cuộc kháng chiến. ? Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng ? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động Dự kiến sản phẩm - Do đường lối đánh giặc sai lầm và do nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân đánh giặc) - GV nêu câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “ Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo”. *Báo cáo kết quả: thuyết trình cá nhân Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tậpHS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - 6-1407 cha con Hồ Quí Ly bị bắt, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(10 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
185 c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 và câu hỏi 2 trong trang 76 sgk. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Câu 1: Lập bảng hệ thống( hoặc sơ đồ tư duy) về nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quí Li ?Nêu lên mặt tích cực , mặt hạn chế của cải cách ? * Tác dụng: +Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. + Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc địa chủ. Câu 2:Đường lối kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ khác với nhà Trần - Do đường lối đánh giặc sai lầm và do nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân đánh giặc). 4.. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG,TÌM TÒI MỞ RỘNG: ( 2 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 3 trong trang 76sgk. -HS trình bày cá nhân, nhận xét chéo, đánh giá kết quả của bạn trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh Bàì học phải dựa vào dân ,phải phát huy tinh thần đoàn kết toàn dânlàm sứ mạnh.Phải giải quyết vấn đề lục đụctrong nội bộ đùng để nó là điểm yếu dẫn đến kết quả không mong muốn.Khi đánh giặc mạnh không nên đương đầu trực tiếp với giặc sẽ làm hao mòn lực lượng của ta và không rút lui cố thủ mà bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công,... *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: giao nhiệm vụ cho hs
186 Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến thời kì này. - HS: nhận nhiệm vụ và thực hiện theo đề án và báo cáo vào giờ học sau Bài 16. KHỞI NGHĨA LAM SƠN 1. Về kiến thức - Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Giải thích được nguyên nhân chính dân đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa LamSơn như: Lê Lợi, Nguyên Trãi, Nguyên Chích,... 2. Về năng lực - Năng lực chung: + Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, có kĩ năng làm việc nhóm và thể hiện tính sáng tạo. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm cũng như quá trình trao đổi những kiến thức về nội dung bài học với giáo viên. - Năng lực chuyên biệt: + Biết sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiếu về khởi nghĩa Lam Sơn.
187 + Vận dụng hiểu biết về khởi nghĩa Lam Sơn để thuyết trình về chiến lược chiến tranhnhân dân trong lịch sử dân tộc. 3. Về phẩm chất - Tự hào và trân trọng về truyền thống đánh giặc cứu nước để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước. - Có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá tốt đẹp của dân tộ II.c.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triền năng lực; Phiếu học tập dành cho HS. - Tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 7 phần Lịch sử. - Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định chung và một số tranh ảnh khác do GV sưu tầm và được phóng to, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh --SGK.Tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cấu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới. b. Nội dung:GV tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh tên nhân vật lịch sử, và cho biết sự kiện lịch sử liên quan đến nhân vật đó. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:? Theo dõi đoạn video và cho biết:
188 Đoạn video có những nhân vật nào? Nội dung của đoạn video? Từ nội dung của đoạn video gợi nhắc cho em triều đại nào trong lịch sử Trung đại VN Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:HS suy nghĩ, trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận:Học sinh trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định:Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh. - Giáo viên viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Khởi nghĩa Lam Sơn: a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa a. Mục tiêu: HS sử dụng SGK nêu được những nét chính về Lê Lợi và nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. b. Nội dung: - GV chia cả lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm quan sát, đọc thông tin trong SGK. - Học sinh làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm:- Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ NV1: Giáo viên yêu cầu HS các nhóm quan sát, đọc thông tin mục a (SGK), thảo luận nhóm. NV2: Theo em, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào? Nêu những hiểu biết của em về chủ tướng Lê Lợi? Vì sao nhiều người yên nước khắp nơi về hội tụ dưới lá cờ của LL? * Nguyên nhân: + Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh bóc lột và đàn áp nhân dân ta tàn bạo. + Trong bối cảnh ấy, nhân dân đã nổi dậy chống quân Minh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngôi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... thu
189 NV3:Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ ởđâu? Nêu hiểu biết của em về vùng đất đó? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ GVhướng dẫn HS trả lời NV1: Học sinh các nhóm quan sát lược đồ, đọc thông tin, thảo luận nhóm, giới thiệu đường đi của các cuộc phát kiến địa lí trên lược đồ. NV2,3:Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). - HS trả lời câu hỏi của giáo viên. Bước 4. Kết luận, nhận định Nhận xét thái độ làm việc và phần trình bày của các nhóm, chốt kiến thức lên màn hình. - Gợi ý trả lời NV2: + Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh bóc lột và đàn áp nhân dân ta tàn bạo. + Trong bối cảnh ấy, nhân dân đã nổi dậy chống quân Minh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngôi (14071409), Trần Quý Khoáng (14091414),... thu hút được nhiều lực lượng tham gia, song cuối cùng đểu thất bại. + Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi hút được nhiều lực lượng tham gia, song cuối cùng đểu thất bại.+ Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ các nơi về hội tụ, trong đó có Nguyễn Trãi. * Diễn biến: + Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 hào kiệt đã tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh. + Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.
190 nghĩa, nhiều người yêu nước từ các nơi về hội tụ, trong đó có Nguyên Trãi. + Lê Lợi - một hào trường có uy tin ở vùng đất Lam Sơn (Thanh Hoá) , trước cảnh nước mất nhà tan ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa. - Gợi ý trả lời NV3: Lam Sơn là vùng đồi núi phía tây Thanh Hoá, năm bên tả ngạn sông Chu. Có địa thế hiểm trở; đồng thời nằm trên con đường huyết mạch nối miền núi và miền biển, Nghệ An với Đông Quan (thuộc Hà Nội ngày nay). b. Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 - 1423) a. Mục tiêu: Trình bày được những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm tháng đầu của cuộc khởi nghĩa. b. Nội dung: HS đọc tài liệu để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm tháng đầu của cuộc khởi nghĩa. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ NV1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1.b và tìm hiểu về những khó khăn của nghĩa quân trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa NV2: Trình bày những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa? - Do lực lượng còn non yếu nên nghĩa quân gặp nhiều khó khăn. Lê Lợi tạm hòa hoãn với quân Minh
191 Để khắc phục những khó khăn đó, Lê Lợi đã làm gì? Em có nhận xét gì về đề nghị tạm hòa hoãn với quân Minh của nghĩa quân Lam Sơ NV3:Nêun?hiểu biết của em về Nguyễn Trãi. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục 1.b, nêu những khó khăn của nghĩa quân trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa Bước 3. Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV. - Các HS còn lại quan sát, theo dõi bạn trình bày, nhận xét và bổ sung (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - Nhận xét về thái độ, tinh thần và kết quả học tập của học sinh, chốt kiến thức lên màn hình. NV2:+ Trong những ngày đầu khởi nghĩa, căn cứ nhiều lần bị bao vây. Nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn, phải ba lần rút lên núi Chí Linh (huyệ Lang Chánh, Thanh Hóa). + Để khắc phục khó khăn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương tạm hòa với quân Minh để tranh thủ thời gian tìm phương hướng mới, củng cố lực lượng. NV3: Nguyẻn Trãi (1380 - 1442) hiệu Ức Trai, quê ở Thường Tín (Hà Nội), đỗ Thái học sinh và làm quan dưới
192 triều Hồ. Ông học rộng, tài cao, yêu nước, thương dân sâu sắc. Sau khi cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại. Ông vào Thanh Hoá tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, trở thành quân sư của Lê Lợi. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. c) Giai đoạn mở rộng hoạt động và giành những thẳng lợi đàu tiên (1424 - 1425) a. Mục tiêu: HS trình bày được những khó khăn mà nghĩa quân Lam Sơn gặp phải trong những năm tháng đầu khởi nghĩa b. Nội dung:GV chia cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc tài liệu, thảo luận để trình bày được những khó khăn mà nghĩa quân Lam Sơn gặp phải trong những năm tháng đầu khởi nghĩa c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những khó khăn mà nghĩa quân Lam Sơn gặp phải trong những năm tháng đầu khởi nghĩa d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc thông tin mục c (SGK), thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: NV1: Hãy cho biết vì sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch đánh chiếm Nghệ An. Kế hoạch đó đem lại kết quả như thế nào? NV2: Nêu hiểu biết của em về Nguyễn Chích? Nghệ An là một vùng đất như thế nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV. Nguyễn Chích hiến kế tiến đánh vào Nghệ An làm căn cứ, từ đó mở rộng giải phóng Tây Đô ( Thanh Hóa) và Đông +Quan.Cuối năm 1924, Nghĩa quân giải phóng Nghệ An, sau đó giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
193 - GVhướng dẫn, hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (nếu cần). Bước 3. Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết của của mình. - Các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày, nhận xét và bổ sung (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - Nhận xét về thái độ, tinh thần và kết quả học tập của học sinh, chốt kiến thức lên màn hình. Gợi ý trả lời: NV1:+ Để tháo gỡ thế bị bao vây, Nguyễn Chích hiến kế tiến đánh vào Nghệ An làm căn cứ, từ đó mở rộng giải phóng Tây Đô ( Thanh Hóa) và Đông Quan. + Nghĩa quân quyết định tiến quân vào Nghệ An chứ không phải ra Đông Quan (nếu tiến quân ra Đông Quan luôn thì tình hình địch mạnh, ta yếu, không có cơ sở hậu phương, còn nếu đánh chiếm Nghệ An trước thì địch yếu, ta mạnh, có hậu phương vững chắc là vùng đóng bầng rộng lớn, nhiéu lúa gạo. + Cuối năm 1924, Nghĩa quân giải phóng Nghệ An, sau đó giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Những thắng lợi này đã làm thay đổi căn bản cục diện cục chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho ta. NV2: Nguyễn Chích (1382-1448) quê ở Đông Sơn (Thanh Hoá). Kế sách cảa ông trong cuộc kháng chiến chống quàn Minh thể hiện phương châm "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu’ - nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam. GV liên hệ đến phuopwng châm chiến lược của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1950 –1954.
194 :- Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. d. Khởi nghĩa toàn thắng (1426-1427) a. Mục tiêu: Học sinh nắm được những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426 - 1427. b. Nội dung:Yêu cầu HS đọc tài liệu để tìm những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426 - 1427. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426 - 1427. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc thông tin mục d (SGK), quan sát lược đồ H5 trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang, thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập: Thời gian Sự kiện + Tường thuật lại diễn biến của hai trận đánh Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng –Xương Giang? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin tin mục d (SGK), thảo luận và trả lời câu hỏi của GV. - GVhướng dẫn, hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (nếu cần). Bước 3. Báo cáo, thảo luận Thời gian Sự kiện 9/1426 Tiến quân ra Bắc 11/1426 Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động 10/1927 Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang 12/1927 Tổ chức Hội thề Đông Quan 1/1928 Quân Minh rút hết về nước.
195 - Đại diện các nhóm trình bày kết của của -mình.Các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày, nhận xét và bổ sung (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - Nhận xét về thái độ, tinh thần và kết quả học tập của học sinh, chốt kiến thức lên màn hình. (Gợi ý trả lời: Thời gian Sự kiện 9/1426 Tiến quân ra Bắc 11/1426 Chiến thắng Tốt Động –Chúc Động 10/1927 Chiến thắng Chi Lăng –Xương Giang 12/1927 Tổ chức Hội thề Đông Quan 1/1928 Quân Minh rút hết về nước. 2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử a. Mục tiêu: Học sinh phân tích được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. b. Nội dung:GV chia cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầuHS đọc tài liệu, thảo luận để tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc thông tin mục c (SGK), thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: a. Nguyên nhân thắng lợi.
196 NV1: Em hãy giải thích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là qaun trọng nhất? NV2: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV. - GVhướng dẫn, hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (nếu cần). Bước 3. Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết của của mình. - Các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày, nhận xét và bổ sung (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - Nhận xét về thái độ, tinh thần và kết quả học tập của học sinh, chốt kiến thức lên màn hình. Gợi ý trả lời: NV1: Nguyên nhân thắng lợi: Nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc. Toàn dân đã đổng lòng đoàn kết chiến đấu, đóng góp của cải, lương thực, vũ khí, chịu nhiều gian khổ hi sinh để giành thắng lợi cuối+cùng.Th ắng lợi của cuộc khởi nghĩa còn gắn liền với đường lối đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đáu là những lãnh tụ xuất sắc như Lê Lợi và Nguyên Trãi cùng những vị tướng tài như Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Nguyên Biểu,... NV2: Ý nghĩa lịch sử: Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chát - Nhân dân có lòng yêu nước nồng nào, có ý chí, quyết tâm chống giặc. - Có đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy. b. Ý nghĩa lịch sử. - Chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của giặc Minh. - Mở ra thời kì phát triển mới cho dân tộc.
197 nhân dân rộng rài, chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ cùa nhà Minh, khôi phục nén độc lập, mở ra thời kì phát triển mới cho dân tộc. :- Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. Hoạt động 3. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức cho HS về những cuộc phát kiến địa lí và hệ quả của nó cùng với sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu. b. Nội dung:HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm qua việc tham gia trò chơi “Bảo vệ rừng xanh”. c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho học sinh cả lớp tham gia trò chơi “Sóc nhặt hạt dẻ”. Chọn hai bạn làm nhiệm vụ quan sát câu trả lời của các bạn trong lớp. - GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng và ghi câu trả lời trên bảng con. * Câu hỏi trắc nghiệm khách quan Câu 1: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lợi. C. Lê Lai. D. Đinh Liệt. Câu 2: Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 –1423) diễn ra như thế nào? A. Gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan và phải ba lần rút lên núi Chí Linh để chống lại sự vây quét của quân giặc. B. Đánh bại các cuộc vây quét của quân Minh và làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa. C. Liên tiếp tiến công quân Minh ở Đông Quan.
198 D. Nghĩa quân nhanh chóng đầu hàng quan địch để bảo toàn lực lượng. Câu 3: Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra? A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lợi. C. Lê Lai. D. Nguyễn Chích. Câu 4: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là: A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa. B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng. C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu. D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang. Câu 5 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta. B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước. C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta. D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:HS suy nghĩ và trả lời theo các câu hỏi. Bước 3. Báo cáo, thảo luận:HS đưa bảng con có ghi câu trả lời sau khi giáo viên nêu câu hỏi. Bước 4. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B A D D B Hoạt động 4. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS.
199 b. Nội dung:GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ c. Sản phẩm:Lời giới thiệu của học sinh với tư cách là thành viên trong đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan. d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu yêu cầu: Đóng vai Nguyễn Trãi lí giải vì sao “Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ các nơi về hội tụ, trong đó có Nguyễn Trãi”. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu và xác định yêu cầu của đề. - HS nhận nhiệm vụ, xem video tham khảo và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên (HS làm ở nhà, ghi bài làm vào giấy). Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành (gửi bài cho giáo viên qua một số ứng dụng mạng xã hội: zalo, messenger …). - GV có thể mời một bạn báo cáo ở lớp trong tiết học tiêp theo. Bước 4. Kết luận, nhận định - Nhận xét, nhắc nhở, động viên tinh thần, thái độ của các em trong quá trình học -bài.Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. Bài 17 ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (… tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức:
200 - Mô tả được sự thành lập nhà Lê Sơ - Nhận biết được tình hình kinh tế thời Lê Sơ - Giới thiệu được sự phát triển văn hóa, giáo dục và một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê Sơ. 2. Về năng lực: Biết sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về Vương triều Lê Sơ Vận dụng những hiểu biết về những thành tựu của Vương triều Lê Sơ để giới thiệu đất nước, con người Việt Nam. 3. Về phẩm chất: - Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ. HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: - HS mô tả được các đối tượng được thể hiện qua hình vẽ trên bình gốm hoa lam ở hình 1 ( trang 83- SGK) d) Tổ chức thực hiện:
201 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chiếu hình 1 ( trang 83- SGK) và đặt câu hỏi: ? Em hãy chỉ ra các đối tượng được thể hiện trong hình vẽ trên bình gốm ? Em có nhận xét gì về kĩ thuật làm gốm và vẽ tranh trên gốm ở thời Lê Sơ qua hình 1? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi. HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Sự thành lập Vương triều Lê Sơ a) Mục tiêu: Giúp HS mô tả được sự thành lập nhà Lê Sơ về: sự ra đời, tổ chức nhà nước, quân đội, luật pháp. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện
202 HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 1,Em hãy dựa vào nội dung mục 1 SGK hoàn thành phiếu học tập sau trong thời gian 5p (Làm việc cá nhân)1.Nhà Lê Sơ được thành lập vào năm: 2.Quốc hiệu là: 3.Kinh đô đóng ở 4.Đứng đầu nhà nước là 5.Cả nước được chia thành các 6. Quân đội bao gồm 7. Quân được tổ chức theo lố 8.iBan hành bộ luật 9. Đến năm 1471 lãnh thổ Đại Việt được mở rộng tới 2, Trao đổi với bạn bên cạnh để rút ra điểm giống nhau và khác nhau về tổ chức nhà nước, luật pháp của Đại Việt thời Lê Sơ với thời nhà Trần? 3. Tư liệu 1 và nội dung SGK đã thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê Sơ như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời 1. Sự thành lập Vương triều Lê Sơ - Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lấy quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long - Hoàng đế nắm mọi quyền hành, là tổng chỉ huy quân đội - Đất nước chia thành các đạo, dưới đạo là các phủ, xã -Quân đội được tổ chức theo chính sách ngụ binh ư nông. Luật pháp được coi trọng, ban hành Quốc triều hình luật với nhiều nội dung tiến bộ -Coi trọng việc bảo vệ lãnh thổ
203 HS: - Đọc, nghiên cứu nội dung trong SGK để hoàn thành phiếu học tập. - Thảo luận với bạn, nhớ lại kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. 2. Tình hình kinh tế, xã hội a) Mục tiêu: HS trình bày được những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội của Đại Việt thời Lê Sơ. b) Nội dung: - GV sử dụng KT dạy học dự án để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tóm tắt hoạt động kinh tế thời Lê Sơ, câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiệ Hn Đ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: (giao từ tiết trước) ? Nghiên cứu nội dung mục 2 SGK trang 85, 86 và vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt hoạt động kinh tế thời Lê Sơ? ( HS làm việc ở nhà) 2. Tình hình kinh tế, xã hội a.Kinh tế => Kinh tế phục hồi nhanh, ổn định, phát triển hưng thịnh
204 ? Nhận xét về kinh tếĐại Việt thời Lê Sơ so với thời Trần? ? Xã hội Đại Việt thời Lê Sơ gồm những tầng lớp nào? Nêu địa vị, vai trò của từng tầng lớp trong xã hội? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày sp của nhóm, HS trả lời. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Đại diện nhóm lên trình bày - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. b. Xã hội - Gồm: + Tầng lớp quý tộc có nhiều đặc quyền đặc lợi + Nông dân: chiếm số đông, được chia ruộng công,phải nộp thuế và các nghĩa vụ khác + Thợ thủ công và thương nhân: không được coi trọng + Nô tì có xu hướng giảm 3. Phát triển văn hóa - giáo dục a) Mục tiêu: Giúp HS nắm được những thành tựu văn hóa – giáo dục tiêu biểu thời Lê Sơ b) Nội dung: - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK và điền vào phiếu học tập, trả lời các câu hỏi của giáo viên.
205 - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Bản thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu thời Lê Sơ, câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiệ Hn Đ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: ? Nghiên cứu nội dung mục 3 SGK trang 86, 87 và hoàn thành phiếu học tập sau trong 5p Lĩnh vực Thành tựu tiêu biểu Tôn giáo Văn học Sử học Toán học Kiến trúc – điêu khắc Y học ? Nhận xét về các thành tựu văn hóa thời Lê Sơ so với thời Trần? Giải thích nguyên nhân? ? Ở thời Lê Sơ tình hình giáo dục , thi cử ở nước ta phát triển như thế nào? ? Khai thác tư liệu 2 và thông tin SGK, hãy cho biết vì sao nhà Lê Sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. 3. Phát triển văn hóagiáo dục -> Văn hóa đạt được nhiều thành tựu - Giáo dục rất phát triển: + Dựng lại Quốc Tử Giám, lập nhiều trường học, tổ chức đều các khoa thi + Nội dung học tập, thi cử: đạo nho +tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên
206 GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). - Cho HS xem tư liệu về giáo dục thời Lê Sơ HS: - Đại diện nhóm lên trình bày - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. 4. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu a) Mục tiêu: HS biết, hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê Sơ. b) Nội dung: - GV sử dụng KT dạy học dự án để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Hs kể lại những câu chuyện về con người, thân thế, sự nghiệp của một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê Sơ, d) Tổ chức thực hiệ Hn Đ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 4. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu
207 ? Nghiên cứu nội dung mục 3 SGK trang 87, 88 và tra cứu mạng internet để hoàn thành phiếu học tập sau: (giao từ tiết trước) Số TT Tên các danh nhân Lĩnh vực đóng góp Tác phẩm/ Câu nói/ sự kiện nổi bật của các danh nhân -Gv4.3.2.1, t/c cho hs tham gia trò chơi: Ông là ai? 1.Nguyễn Trãi - Ông là người được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới? - Năm 1442 bị khép vào tội “ tru di tam tộc” - Ông tham gia k/n Lam Sơn - Hiệu là Ức Trai 2.Lê Thánh Tông - Ông là chủ soái Hội Tao đàn - Tên thật là Lê Tư Thành - Là người đưa triều Lê sơ phát triển tới đỉnh cao về nhiều mặt - Là người tiến hành nhiều cải cách về chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục, văn hóa 3. Lương Thế Vinh - Ông đỗ trạng nguyên năm 1464? - Là một nhà giáo dục giỏi a. Nguyễn Trãi b. Lê thánh Tông c. Lương Thế Vinh d. Ngô Sỹ Liêm
208 - Là tác giả của cuốn Đại hình toán pháp – cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên của nước ta B2: Thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu SGK, tư liệu, tư liệu từ Internet để hoàn thành phiếu học tập và tham gia trò chơi: Ông là ai? GV cung cấp tư liệu, hướng dẫn hs tìm tư liệu trên mạng Internet (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). - Điều hành trò chơi Ông là ai? HS: - HS lên trình bày phiếu học - Tham gia trò chơi : Ông là ai bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. HĐ 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Phiếu học tập hoàn chỉnh của học sinh, câu trả lời của họ sinh d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài 1: Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có điểm gì khác và giống với thời Trần? Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:
209 So Sánh Thời Lê Sơ Thời Trần Giống nhau Khác nhau Nông nghiệp Thủ công nghiệp Thương nghiệp Bài 2: Đọc đoạn tư liệu sau và cho biết Luật pháp thời Lê Sơ có điểm gì tiến bộ B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HĐ 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy về Đại Việt thời Lê Sơ (1428 -1527) d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Hãy vẽ sơ đồ tư duy về Đại Việt thời Lê Sơ (1428 -1527) B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV vào tiết học sau
210 B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. CHƯƠNG VII. VÙNG ĐẤT PHÍA NAM VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI Bài 18 VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA VÀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI (… tiết)
211 I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực: * Năng lực chung Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực của học sinh như sau: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu TK X đến đầu TK XVI - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất giải pháp và đánh giá các giải pháp của bạn * Năng lực chuyên biệt Bước đầu rèn luyện các năng lực lịch sử: tìm hiểu LS; nhận thức và tư duy LS; vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn. Cụ thể:
212 - Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử - Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận vế một vấn để lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử - Nêu được những diễn biến cơ bản về chính trị của Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế ki XVI. - Trình bày được những nét chính về kinh tế, văn hoá của Vương quốc Chămpa, vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. - Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 2. Về phẩm chất: - Bổi dưỡng tinh thần quý trọng, có ý thức bảo vệ đối với những thành tựu và di sản văn hoá của Chăm-pa, của cư dân sinh sống ở vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI để lại. - Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học: + Lược đồ Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI + Video về lãnh thổ Đại Việt, Chăm-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI + Video về vùng Nam Bộ từ thế kỉ I đến thế kỉ XVI + Tranh ảnh về thành tựu văn hoá Chăm-pa, vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
213 a) Mục tiêu: - Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. b) Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi Lật mảnh ghép - HS hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi để lật mở các mảnh ghép, tìm ra bức hình ẩn giấu phía sau. + Câu 1: Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam đã hình thành các quốc gia sơ kì nào? (Văn Lang, sau đó là Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam) + Câu 2: Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang là khu vực nào? (Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) + Câu 3: Tôn giáo chiếm địa vị độc tôn thời Lê sơ? (Nho giáo) + Câu 4: Kể tên các danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ? (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Ngô Sĩ Liên)
214 Tiếp đó HS đọc nhanh kênh chữ, quan sát kênh hình giới thiệu về cụm tháp Dương Long và trả lời câu hỏi: 1. Trong giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, vùng đất phía Nam của Đại Việt bao gồm những phần lãnh thổ nào thuộc Việt Nam hiện nay? 2. Kênh hình gợi cho em suy nghĩ gì về vùng đất phía Nam Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI? - HS quan sát hình ảnh, có thể trao đổi với bạn cùng bàn để trả lời - GV gọi đại diện 2-3 HS trình bày kết quả của mình, các HS khác nhận xét, bổ sung - Trên cơ sở trả lời của HS, GV nêu ra vấn đề để định hướng nhận thức của HS và kết nối vào bài: Từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ tiếp tục phát triển theo tiến trình lịch sử riêng, sau đó từng bước hội nhập vào dòng chảy lịch sử - văn hóa Việt Nam thống nhất. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI a. Diễn biến cơ bản về chính trị a) Mục tiêu: Nêu được những diễn biến cơ bản về chính trị của Vương quốc Chămpa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. b) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK trang 90, 91, hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập Thời gian Sự kiện chính trị tiêu biểu Dự kiến sản phẩm: Thời gian Sự kiện chính trị tiêu biểu
215 Năm 988 Một quý tộc người Chăm đã lập ra Vương triều Vi-giay-a, kinh đô được chuyển về Vi-giay-a Từ năm 988 đến năm 1220 Tình hình Chăm-pa gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía bắc. Từ năm 1220 đến năm 1353 Là thời kì thịnh đạt nhất của Vương quốc Chăm-pa. Chăm-pa củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ Từ cuối TK XIV đến năm 1471 Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sụp đổ. Từ năm 1471 đến đầu thế kỉ XVI Lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiêu phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau - Sau khi hoàn thành bảng, HS tiếp tục hoạt động cá nhân xem video và trả lời câu hỏi: 1. Dựa vào phiếu học tập vừa hoàn thành, nhận xét khát quát về mối quan hệ của Chăm-pa và Đại Việt qua các thời kì? (+ Từ TK X đến TK XIII chiến tranh, xung đột. + Từ cuối TK XIII đến đầu TK XIV quan hệ hoà hiếu. + Nửa sau TK XIV đến đầu TK XVI chiến tranh, xung đột lại tái diễn -> đan xen giữa xung đột và hoà hiếu) 2. Quan sát lược đồ H1 tr91, nhận xét về lãnh thổ Chăm-pa qua các thời kì? Giải thích vì sao? (Sáp nhập vào Đại Việt ->Thu hẹp dần)
216 3. Quan sát H1 tr90, giới thiệu về cổng thành Đồ Bàn (Thành Đồ Bàn được xây dựng từ năm 982, là một di tích lịch sử của người Chăm, còn được gọi là thành cổ Chà Bàn (Trà Bàn), thành Hoàng Đế hoặc thành Vi-giay-a. Năm 1982, thành cổ Đồ Bàn được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia, là niềm tự hào của người dân Bình Định mỗi khi nhắc tới quê hương mình. Bốn nhà thơ nổi tiếng gồm Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan và Chế Lan Viên đã lập nên một nhóm thơ lấy tên “Bàn Thành tứ hữu” nghĩa là bốn người bạn ở thành Đồ Bàn. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần)
217 HS đọc SGK, quan sát kênh hình và làm việc cặp đôi hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. - Bổ sung kiến thức về lãnh thổ Chăm-pa, Đại Việt qua các thời kì: + Năm 1069, Lý Thánh Tông nam chinh đánh Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Jaya Rudravarman), đem về Thăng Long. Để được tha vua Chiêm đã cắt vùng đất phía bắc Chiêm Thành gồm ba châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý cho Đại Việt. Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị. + Năm 1306 vua Chế Mân (Jaya Simhavarman) của Chiêm Thành cắt đất hai châu Ô và Rí cho vua Trần Anh Tông để làm sính lễ cưới Công chúa Huyền Trân của Đại Việt, vùng đất mà ngày nay là nam Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Biên giới phía nam của Đại Việt lúc này tiến đến đèo Hải Vân. + Năm 1402, Hồ Quý Ly sai Hồ Hán Thương mang đại quân đi đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm dâng vùng đất ngày nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi cho nhà Hồ. Nhà Hồ đặt nơi đây là lộ Thăng Hoa + Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Lê sơ. Ranh giới của Đại Việt và Chăm-pa là đèo Hải Vân như ở thời Trần. + Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đưa 20 vạn quân tiến đánh vào kinh đô Vijaya (Bình Định) của Chiêm Thành, kinh đô Vijaya bị thất thủ. Lê Thánh Tông đã sáp nhập vùng đất bắc Chiêm Thành vào Đại Việt (ngày nay là 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) lập ra đạo Quảng Nam. Phần đất còn lại của Chiêm Thành vua Lê Thánh Tông đã chia làm 3 vương quốc Nam Bàn, Hoa Anh, Chămpa và giao cho tướng, hoàng thân còn lại của Chiêm Thành trấn giữ và có nghĩa vụ triều cống Đại Việt. Vua Lê cho lập 2 nước đệm là Hoa Anh và Nam Bàn để cư dân 2 nước Chăm-pa và Đại Việt có thể tự do sinh sống, qua lại tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía nam. Như vậy đến năm 1471 lãnh thổ Chăm-pa chỉ còn từ đèo Cù
218 Mông (ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên ngày nay) đến sông Dinh (Bình Thuận ngày nay) - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau. b. Tình hình kinh tế, văn hoá a) Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về kinh tế, văn hoá của Vương quốc Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV chia nhóm lớp thành 2 hoặc 4 nhóm - HS đọc thông tin trong SGK tr92,93, hoạt nhóm hoàn thành nhiệm vụ: Trình bày khái quát những nét chính về kinh tế, văn hoá của Vương quốc Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI? - HS làm trên giấy bìa A0, có thể làm dưới dạng sơ đồ tư duy hoặc bảng thống kê… Dự kiến sản phẩm: Lĩnh vực Thành tựu Kinht ế Nông nghiệp - Giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế - Tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đắp đập thuỷ lợi,... Khai thác lâm thổ sản, hải sản - Khai thác nhiều loại lâm thổ sản quý như: trầm hương, long não, sừng tê giác, ngà voi, hổ tiêu,... - Đánh bắt hải sản vẫn là một nghề quan trọng của cư dân Chăm-pa.
219 Thủ nghicông ệp - Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, nhất là sản xuất gốm, dệt vải, chế tác đồ trang sức, đóng thuyền... - Xuất hiện nhiều lò gốm nổi tiếng như: Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me (Bình Định),... Thương nghiệp - Thương mại đường biển vẫn được phát triển mạnh mẽ với nhiều hải cảng được mở rộng như Đại Chiêm (Quảng Nam) hoặc xây dựng mới như: Tân Châu (Thị Nại ở Bình Định)... - Họ buôn bán trao đổi nhiều loại lâm thổ sản quý, sản phẩm thủ công… Vă hoán Tôn giáo –tín ngưỡng - Hin-đu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chămpa, trong đó chủ yếu là thờ thần Si-va; Phật giáo tiếp tục có những bước phát triển. - Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của cư dân Chữ viết Chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện Kiến trúc và điêu khắc Nổi tiếng nhất thời kì này là các đền tháp được xây bằng gạch nung và trang trí phù điêu,... như cụm đền tháp Dương Long (Bình Định), Pô-na-ga (Khánh Hoà), Pôklong Ga-rai (Ninh Thuận)… Ca múa nhạc Người Chăm sử dụng phong phú các bộ nhạc cụ như: trống, kèn Sa-ra-na,... Những điệu múa nổi tiếng của các vũ nữ Chăm-pa gốm có múa lụa, múa quạt, đặc biệt là vũ điệu Áp-sa-ra B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
220 HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - GV bổ sung, khắc sâu kiến thức bằng các câu hỏi: 1. Giới thiệu về các H2,3,4 tr92,93? - Hình 2. Bình tì bà men nâu của Chăm-pa: Đây là một hiện vật gốm của Chămpa (thế kỉ XV) được khai quật trên con tàu cổ ở Cù Lao Chàm những năm 19971999. Bình gốm này cùng với rất nhiều hiện vật khác thời Lê sơ đang trên đường xuất khẩu sang nhiều nước khác. Với chất men gốm mịn và đẹp, hình dáng bình gốm thanh thoát,... chiếc bình là hiện thân của đôi bàn tay tài hoa, kĩ thuật chế tác gốm điêu luyện của người Chăm xưa. - Hình 3. Tháp Pô-klong Ga-rai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XIV: Theo truyền thuyết của người Chăm, tháp Pô-klong Ga-rai được Chế Mân cho xây dựng để thờ Pô-klong Ga-rai - vị vua có nhiều công trạng đối với người Chăm trong việc chống giặc ngoại xâm, khai mương, đắp đập làm cho ruộng đồng tươi tốt,... Chính vì lẽ đó mà ông đã được người Chăm coi như một vị vua - tối thượng thần (Shi-va) và được thờ phụng trong tháp đến nay. Trong phạm vi di tích hiện nay, ngoài các hạng mục sân, vườn, tường rào, đường nội bộ, cổng (cổng vào di tích và cổng phía đông), tổ hợp công trình phục vụ du lịch - văn hoá, kiến trúc phụ trợ, miếu thờ, phế tích kiến trúc,... còn ba kiến trúc gốc tương đối hoàn chỉnh,
221 gồm tháp trung tâm (Ka-lan), tháp cổng (Gô-pu-ra) và tháp nhà. Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật này được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016. - Hình 4. Phù điêu nữ thẩn Sa-ra-va-tỉ - thể hiện kiến trúc tinh xảo và đời sống tinh thần phong phú của người Chăm: Phù điêu có niên đại thế kỉ XII, được phát hiện vào năm 1988 tại phế tích tháp Châu Thành (nay thuộc khu vực Châu Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) trong quá trình người dân khai thác đất tại đây. Hiện nay, phù điêu được trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Bình Định và đã được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2020. Phù điêu này có chất liệu đá sa thạch, cao 80 cm, rộng 60 cm, dày 26 cm, trọng lượng khoảng 200 kg. Phù điêu trang trí một mặt chính diện, mặt sau lưng để trơn. Hình tượng thể hiện ở mặt chính là một vị nữ thần, được khắc tạc nổi trong một hình vòm cung đầu nhọn hình lá nhĩ. Vị nữ thần có ba đầu, bốn tay, thân mình uốn vặn trong tư thế múa, ngồi trên một toà sen, khuôn mặt nữ thần rất thanh tú. Phù điêu thể hiện trình độ kiến trúc - chạm khắc tinh xảo và đời sống tinh thần phong phú của người Chăm xưa 2. Hoạt động kinh tế nào của Chăm-pa khiến em ấn tượng nhất? Vì sao? (Gợi ý: HS có thể ấn tượng nhất với hoạt động thương nghiệp của vương quốc Chăm-pa. Vì: từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, Chăm-pa là điểm dừng chân của thương nhân và các nhà hàng hải, thám hiểm nổi tiếng thế giới như: Mác-cô Pô-lô,… Từ thế kỷ X, các cảng của Chăm Pa đã được biết đến như là những thương cảng quan trọng trên Biển Đông, nằm trên hành trình thương mại đường biển giữa phương Đông và phương Tây vẫn được gọi là “Con đường tơ lụa trên biển”. Trong các tập du kí để lại, Chămpa được mô tả là một vương quốc xinh đẹp và giàu có). 3. Em đã được tìm hiểu về thành tựu văn hoá Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X, em có nhận xét gì về thành tựu văn hoá giữa hai thời kì? (Thành tựu văn hoá Chăm-pa thời kì này có sự phát triển trên cơ sở nền tảng của những giá trị được tạo dựng được từ thời kì trước. Tuy nhiên, vẫn có những nét đặc trưng riêng mang dấu ấn lịch sử riêng của thời kì) + Với hoạt động này, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, sau đó gọi đại diện cặp đôi trả lời trước lớp. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. 2. Sơ lược vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI a. Diễn biến cơ bản về chính trị
222 a) Mục tiêu: Nêu được những diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. b) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS xem video, đọc thông tin trong SGK tr93,94, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: 1. Vì sao từng là một vương quốc hùng mạnh trong thế kỉ III -V nhưng sau đó vùng đất Nam Bộ lại bị suy yếu và bị xâm chiếm? (Do nhiều nguyên nhân: đất đai bị nhiễm mặn bởi những đợt biển tiến, diện tích đất canh tác cũng mất dần; tuyến đường giao thương trên biển không còn đi qua Phù Nam,... tác động đến tình hình kinh tế, xã hội của cư dân nơi đây, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy vong của Vương quốc Phù Nam) 2. Giới thiệu những nét chính về chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI Dự kiến sản phẩm: + Khoảng đầu thế kỉ VII, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của Vương quốc Chân Lạp. Tuy nhiên, triều đình Chân Lạp hầu như không thể quản lí được vùng đất này. + Từ sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV, do ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên nên cư dân ở đây rất thưa vắng. + Từ thế kỉ XVI mới có những nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang và lập ra những làng người Việt đầu tiên B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV.
223 - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. b. Tình hình kinh tế và văn hoá a) Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về kinh tế, văn hoá của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. b) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK tr94, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về kinh tế, văn hoá của cư dân Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Dự kiến sản phẩm: + Kinh tế: Chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thuỷ hải sản. Bên cạnh đó, họ làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Thương nghiệp không còn phát triển như thời kì Vương quốc Phù Nam. + Văn hoá: Người dân vẫn giữ nhiều truyền thống văn hoá từ thời Phù Nam, đồng thời dần tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ. Hin-đu giáo, Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian,... tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hoá của cư dân. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi. GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
224 HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện HS trình bày. - HS còn lại quan sát, theo dõi bạn trình bày và bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà hs đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức b) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho cả lớp hoạt động cặp đôi để trả lời các câu 1, 2 SGK tr94: 1. Liên hệ kiến thức đã học ở lớp 6 hãy so sánh: a/ Tình hình kinh tế Chăm-pa giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI với giai đoạn từ thế kỷ II đến thế kỷ X. b/ Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa giữa vương quốc Phù Nam (trước thế kỷ VII) và vùng đất Nam Bộ trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI2.Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lí giải những nguyên nhân khiến trong một thời kỳ dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát vùng đất Nam Bộ. Dự kiến sản phẩm: Câu 1. a. So sánh tình hình kinh tế Chăm-pa…. Nội dung Thế kỉ II – đầu thế kỉ X Đầu thế kỉ X – đầu thế kỉ XVI Giố nhaung - Canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, khai thác lâm sản và đánh bắt thủy – hải sản. - Sản xuất thủ công nghiệp phát triển, các mặt hàng đa dạng, phong phú.
225 - Thương nghiệp đường biển phát triển. Khácnhau - Việc trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài diễn ra chủ yếu ở thương cảng Đại Chiêm (Quảng Nam)… - Hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp có bước phát triển hơn trước - Các thương cảng cũ được mở rộng, nhiều thương cảng mới được xây dựng, như: cảng Tân Châu (Thị Nại ở Bình Định)… -> kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp được chú trọng hơn, thủ công nghiệp phát triển hơn với nhiều sản phẩm gốm được xuất khẩu; đặc biệt Chăm-pa giữ vai trò là một đầu mối giao thương, một trung tâm thương mại liên vùng b) So sánh tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa giữa Phù Nam và vùng đất Nam Bộ…. Nội dung Vương quốc Phù Nam (thế kỉ I – VII) Vùng đất Nam Bộ (thế kỉ VII – XVI) Chính trị - Bộ máy nhà nước của vương quốc Phù Nam được củng cố, kiện toàn. - Trong các thế kỉ III – V, vương quốc Phù Nam là đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. - Trên danh nghĩa vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia). Tuy nhiên, trên thực tế, triều đình Ăng-co hầu như không thể quản lí được vùng đất này. Kinh tế - Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm các nghề thủ công. - Thương nghiệp đường biển phát triển mạnh mẽ, thu hút thương nhân của nhiều nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, La Mã…; thương cảng Óc Eo của Phù Nam trở - Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ. - Thương nghiệp không còn phát triển như trước.
B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ, trao đổi theo cặp đôi để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
226 thành trung tâm của tuyến đường hàng hải trên vùng biển Đông Nam Á. Văn hóa - Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. - Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần mang đậm yếu tố “sông nước” - Ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Chân Lạp. - Dần tiếp thu văn hóa Trung Quốc. - Những nét văn hóa truyền thống tiếp tục được duy trì. Câu 2. - Nguyên nhân triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát vùng đất Nam Bộ: + Người Khơ-me (tộc người chủ yếu ở Chân Lạp) có truyền thống canh tác và sinh sống trên những vùng đất cao, khô ráo. Trong khi đó, vùng đất Nam Bộ có điều kiện tự nhiên bị ngập nước, là vùng đầm lầy; mặt khác, từ nửa sau thế kỉ X, một phần đất đai của vùng đất Nam Bộ bị ngập mặn, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. => Do đó, trong suốt thế kỉ VII – đầu thế kỉ XVI, cư dân Khơ-me hầu như không sinh sống ở vùng đất Nam Bộ + Trong các thế kỉ VII – đầu thế kỉ XVI, triều đình Chân Lạp phải đối mặt với nhiều khó khăn như: mâu thuẫn nội bộ, các cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài… nên khó có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ. Bên cạnh đó, dấu ấn về thời kì phát triển cường thịnh của Phù Nam rất mạnh mẽ trong lòng cư dân nơi đây, cho nên triều đình Ăng-co rất khó có thể quản lý và kiểm soát được vùng đất này mà phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam cai trị
227 Hoạt động 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn, đồng thời giúp HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm các nội dung, tranh ảnh, tư liệu lịch sử, các thông tin có liên quan đến bài học, rèn luyện kĩ năng sưu tầm tài liệu, viết tự luận b) Tổ chức thực hiện - GV giao nhiệm vụ cho HS: Về nhà tìm hiểu và trả lời câu hỏi 3 SGK tr94: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet để viết một đoạn văn giới thiệu về một di tích đền tháp Cham-pa được xây dựng trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI. Theo em, cầm phải làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích đó. - HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi theo yêu cầu sau tiết học... - GV gợi ý cách tìm hiểu, cách trả lời câu hỏi: HS sưu tầm, tìm hiểu về một di tích đền tháp Chăm-pa được xây dựng trong giai đoạn từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, sau đó viết bài giới thiệu, trong bài giới thiệu, các em thể hiện được những nội dung sau:-Công trình tên là gì? Nằm ở đâu? Do ai xây dựng? - Công trình xây dựng vì mục đích gì? - Những nét đặc sắc của công trình đó? - Giá trị của công trình đó? - Theo em, cần phải làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích đó? - Thời hạn nộp bài vào buổi học lần sau. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. - GV chốt yêu cầu và nhận xét về tiết học. - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. ******************************
228
229