GIÁO ÁN MỸ THUẬT LỚP 7, 8, 9 ĐAN MẠCH KÌ I THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) NĂM HỌC 2021-2022

Page 1

GIÁO ÁN MỸ THUẬT THEO CÔNG VĂN 5512

vectorstock.com/10212107

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

GIÁO ÁN MỸ THUẬT LỚP 7, 8, 9 ĐAN MẠCH KÌ I THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) NĂM HỌC 2021-2022 WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI TRẦN

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Qua bài học HS hiểu được sơ lược kiến thức mĩ thuật thời Trần - Mô phỏng được một tác phẩm chạm khắc thời Trần; sử dụng được họa tiết, hoa văn thời Trần vào trang trí trang phục truyền thống. - Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm. 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt – Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật. – Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo – Mô tả, phân tích được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn. – Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Yêu quý các di sản văn hóa, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm


- Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh về một số tác phẩm mĩ thuật thời Trần. + Các tư liệu có liên quan đến mĩ thuật thời Trần - Sách học mĩ thuật 7 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật lớp 7. - Tranh, ảnh, tư liệu về mĩ thuật thời Trần. - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán… III. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Hình thức tổ chức dạy học - Học tập trong lớp. - Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 2. Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan, quan sát, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành. 3. Kỹ thuật dạy học - Kỹ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não, phòng tranh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một số tác phẩm của mĩ thuật thời Trần b, Nội dung: GV cho HS nhắc lại kiến thức về mĩ thuật thời Lý, sau đó giới thiệu về mĩ thuật thời Trần. c, Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe GV giới thiệu


d, Tổ chức thực hiện: - GV gọi 1 HS đứng tại chỗ nhắc lại kiến thức cũ về mĩ thuật thời Lý. - HS thực hiện yêu cầu của GV => GV giới thiệu chủ đề: Việt Nam được biết đến là một trong những cái nôi của sự phát triển loài người, lịch sử dân tộc gắn liền với sự phát triển của lịch sử mĩ thuật dân tộc đó. Trong chương trình môn lịch sử, các em dã dược làm quen với nền mĩ thuật của Thời Lý, thời kì đầu tiên khi xây dựng đất nước với những công trình kiến trúc có quy mô to lớn,..... Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vài nét về mĩ thuật thời Trần để thấy được sự khác nhau giữa mĩ thuật thời Trần với mĩ thuật thời Lý. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Tìm hiểu mĩ thuật thời Trần( năm 1226 – 1400) a. Mục tiêu: - Hiểu được vài nét khái quát về mĩ thuật thời Trần. - Cảm thụ được vẻ đẹp của một số công trình mĩ thuật thời Trần b. Nội dung: Tìm hiểu sơ lược một số tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần c. Sản phẩm: - Hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Trần d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tìm hiểu mĩ thuật thời Trần (năm

1.1. Tìm hiểu

1226 – 1400) 1.1. Tìm hiểu


- GV hướng dẫn HS đọc SGK và tìm hiểu + Các địa danh có nhiều công trình mĩ các tư liệu đã sưu tầm, thảo luận để tìm thuật thời Trần. hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Trần: 1.2. Thực hành - GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm trình bày những hiểu biết sơ lược về mĩ thuật thời Trần trên giấy A3/A0. 1.3. Nhận xét

Chùa Thái Lạc – Hưng Yên

- GV hướng dẫn học sinh trình bày phần thực hành. - Hướng dẫn HS nhận xét bài của nhóm mình và nhóm bạn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV. - Trình bày theo nhóm những hiểu biết sơ lược về mĩ thuật thời Trần trên giấy A3/A0. Bước 3: Báo cáo thảo luận

Tháp Bình Sơn – Vĩnh Phúc + Các loại hình mĩ thuật.

Chia sẻ, nhận xét về nội dung trình bày của nhóm mình và nhóm bạn theo hướng dẫn Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Mĩ thuật thời Trần là sự nói tiếp và kế thừa thành tựu của mĩ thuật thời Lý. Tạo hình Tượng Hổ - lăng Trần Thủ Độ - Thái Bình. của mĩ thuật thời Trần khoáng đạt, đơn giản, mập mạp, khoẻ khoản, đậm chất hiện thực hơn mĩ thuật thời Lý.


Các nhạc công – Chùa Thái Lạc – Hưng Yên.

Đồ gốm thời Trần + Các đề tài chủ yếu trong các tác phẩm chạm khắc. 1.2. Thực hành Hoạt động 2: (Tiết 2) Mô phỏng một tác phẩm chạm khắc mĩ thuật thời Trần a. Mục tiêu: - Hiểu được vài nét khái quát về mĩ thuật thời Trần. - Mô phỏng được một số hoa tiết của nghệ thuật chạm khắc mĩ thuật thời Trần dựa trên những hiểu biết sơ lược về mĩ thuật thời Trần.


- Cảm thụ được vẻ đẹp của một số công trình mĩ thuật thời Trần. b. Nội dung: HS tìm hiểu SGk, vẽ mô phỏng lại một tác phẩm chạm khắc của mĩ thuật thời Trần c. Sản phẩm: Bài vẽ của HS d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Mô phỏng một tác phẩm chạm khắc

2.1. Tìm hiểu

mĩ thuật thời Trần

- GV Hướng dẫn HS quan sát hình 1.3 và 2.1. Tìm hiểu nghiên cứu các tư liệu sưu tầm được của Một số tác phẩm chạm khắc thời Trần nhóm, thảo luận để tìm hiểu tác phẩm chạm khắc thời Trần. 2.2. Cách thực hiện - GV thị phạm cách chép lại một tác phẩm chạm khắc. Cánh cửa gỗ chạm rồng ( chùa Phổ Minh – Nam Định)

2.3 Thực hành - GV hướng dẫn học sinh chọn một tác phẩm chạm khắc để mô phỏng lại.

Tiên nữ dâng hoa Chùa Thái Lạc – Hưng Yên


2.4 Nhận xét - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét theo các tiêu chí: + Bố cục chung + Hình ảnh, đường nét, màu sắc Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Sen cánh “dẹo”

- Thảo luận nhóm, lựa chọn nội dung, hình Chùa Phổ Minh – Nam Định thức để mô phỏng lại một số tác phẩm chạm khắc thời Trần. Cá nhân thực hiện theo ý tưởng của nhóm. - Quan sát GV thị phạm - Vẽ mô phỏng lại một tác phẩm chạm khắc theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo thảo luận

Hoa văn sen và cúc

- HS trình bày bài vẽ mô phỏng của mình

Chùa Phổ Minh – Nam Định

- Nhận xét bài vẽ của mình và của bạn

2.2. Cách thực hiện

Bước 4: Kết luận nhận định

2.3. Thực hành

- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Cách chép (về lại) tác phẩm chạm khắc: + Vẽ phác bố cục. + Vẽ mảng chính, mảng phụ. + Vẽ chỉ tiết để hoàn thiện.. Hoạt động 3: (Tiết 3) Sử dụng họa tiết hoa văn thời Trần trong trang trí trang phục áo dài. a. Mục tiêu:


- Tạo hình được một số sản phẩm trang phục áo dài - Lựa chọn được họa tiết hoa văn trang trí và sắp xếp họa tiết để trang trí trang phục áo dài. - Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại. b. Nội dung: - Quan sát tranh và nêu lại các bước mô phỏng - Mô phỏng tác phẩm yêu thích - Nhận xét bài vẽ - Hoàn thiện bài vẽ mô phỏng c. Sản phẩm: - Nắm được cách sử dụng họa tiết để trang trí trang phục áo dài. - Mô phỏng được tác phẩm theo cảm nhận riêng. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. - Có ý thức giữ gìn, học tập và trân trọng những giá trị nghệ thuật do tầng lớp trước để lại. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Sử dụng họa tiết hoa văn thời Trần

3.1. Tìm hiểu

trong trang trí trang phục áo dài.

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh về 3.1. Tìm hiểu áo dài để tìm hiểu về hình dáng, màu sắc, họa 3.2. Cách thực hiện tiết, chất liệu và ý nghĩa của trang phục áo Cách thực hiện tạo dáng và trang trí dài. trang phục áo dài: - GV yêu cầu HS quan sát các bài vẽ từ tiết + Cách 1: Về tạo đáng trang phục và cắt học trước, suy nghĩ, thảo luận về cách sử rời khỏi tờ giấy, dụng họa tiết vào trang phục áo dài.


về hoạ tiết trang trí để hoàn thiện trang phục (có thể cắt các hoạ tiết, dán lên để trang trì). + Cách 2: Vẽ tạo dáng trang phục trên giấy, trang trí, hoàn thiện trang phục và cắt rời khỏi tờ giấy để được sản phẩm trang phục áo dài. 3.3 Thực hành Thiết kế trang phục áo dài

+ Từ bài vẽ trước em chọn toàn bộ hay một phần họa tiết trong đó để trang trí trang phục áo dài? + Họa tiết có đặc điểm gì? + Theo em họa tiết đó phù hợp để trang trí bộ phận nào của trang phục áo dài? Vì sao 3.2. Cách thực hiện - GV thị phạm cách sử dụng họa tiết để trang trí trang phục áo dài.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.9 sách học mĩ thuật để có thêm ý tưởng sử dụng họa tiết hoa


văn thời Trần trong thiết kế trang phục truyền thống. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm cách thức sử dụng họa tiết để trang trí trên áo dài. Phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân 3.3 Thực hành - Yêu cầu HS thực hành thiết kế trang phục áo dài truyền thống theo nhóm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát và nhận xét theo hướng dẫn của GV. - Quan sát bài vẽ, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của giáo viên. - Quan sát GV thị phạm. Thảo luận thống nhất cách thực hiện trong nhóm. - Thực hành theo sự thống nhất trong nhóm. Bước 3: Báo cáo thảo luận - GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét. - Các nhóm trình bày bài vẽ mô phỏng của nhóm mình Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 4: (Tiết 4) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm. a. Mục tiêu: - Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.


- Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm. - Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại. b. Nội dung - Trưng bày sản phẩm mô phỏng - Chia sẻ và thảo luận về sản phẩm c. Sản phẩm - Giải thích, nhận xét, đánh giá được các sản phẩm. - Tổ chức trưng bày được sản phẩm. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. d. Cách thực hiện Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

4. Trưng bày và giới thiệu sản

- GV hướng dẫn học sinh cách trưng bày/ trình phẩm diễn sản phẩm của nhóm mình - GV yêu cầu các nhóm trình bày về sản phẩm của nhóm mình Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS Trưng bày/ trình diễn sản phẩm Bước 3: Báo cáo thảo luận Các nhóm giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Bài thiết kế của HS


a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi b. Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Cách thực hiện - GV nêu câu hỏi: Mĩ thuật thời Trần có những đặc điểm gì nổi bật? - HS tiếp nhận trả lời: Đó là sự tiếp nối MT Lý với đầy đủ các loại hình nghệ thuật: kiến trúc , điêu khắc, trang trí, đồ gốm . Cách tạo hình khoẻ khoắn gần gũi với người dân lao động. - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng một số họa tiết mĩ thuật thời trần vào trang trí các đồ vật trong cuộc sống. b. Nội dung: - Vận dụng một số họa tiết mĩ thuật thời trần vào trang trí các đồ vật trong cuộc sống. c. Sản phẩm - Bài vẽ của HS d. Cách thực hiện - GV hướng dẫn học sinh cách vận dụng họa tiết hoa văn trang trí thời Trần vào trang trí một số đồ vật trong gia đình. Cách sử dụng nhiều hình thức, chất liệu để thực hành như: làm mô hình, xé dán giấy, làm hình 3D


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: TẠO HÌNH CĂN PHÒNG Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 7A, 7B, 7C Thời gian thực hiện: (4 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được cấu trúc, không gian, đặc điểm riêng của một số căn phòng - Vẽ được phối cảnh không gian ba chiều của căn phòng trên mặt phẳng hai chiều và tạo hình được đồ vật trong không gian ba chiều. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối trong không gian. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt – Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật. – Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo


– Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái, phong cách nghệ thuật. – Mô tả, phân tích được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm, phong cách, trường phái nghệ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn. – Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Hình minh họa phù hợp với chủ đề: Tạo hình căn phòng - Sách Học Mĩ thuật lớp 7 theo định hướng phát triển năng lực 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật lớp 7 theo định hướng phát triển năng lực - Tranh ảnh sưu tầm về các bài vẽ phối cảnh. - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, giấy màu, bìa, xốp, kéo, keo dán/ băng dính III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một số cách tạo hình căn phòng


b, Nội dung: GV cho HS quan sát một số tranh ảnh minh họa với chủ đề: Tọa hình căn phòng c, Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe GV giới thiệu d, Tổ chức thực hiện: - GV cho HS quan sát một số hình ảnh với chủ đề: Tạo hình căn phòng. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về các hình ảnh đó. - HS thực hiện yêu cầu của GV => GV giới thiệu chủ đề: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Vẽ phối cảnh căn phòng a. Mục tiêu: - Hiểu được cấu trúc, không gian, đặc điểm riêng của một số căn phòng - Vẽ được phối cảnh không gian ba chiều của căn phòng trên mặt phẳng hai chiều. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối trong không gian. b. Nội dung: - HS quan sát tranh ảnh trả lời câu hỏi - Vẽ phối cảnh căn phòng theo ý thích c. Sản phẩm: - Bài vẽ của HS d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Vẽ phối cảnh căn phòng

1.1. Tìm hiểu

1.1. Tìm hiểu Hình ảnh một số căn phòng:


- Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình 2.1 trang 15 – sách học mĩ thuật 7 để nhận bết về cách sắp xếp đồ vật trong một căn phòng. - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu + Không gian và bối cảnh các căn phòng có giống nhau không? + Đồ vật được sắp đặt như thế nào trong căn phòng? + Hình dáng của cùng một đồ vật khi quan sát ở các góc cảnh khác nhau có giống nhau không? 1.2. Thực hiện - GV Yêu cầu HS quan sát hình 2.2 sách Học MT để nhận biết các bước vẽ phối cảnh căn phòng.

- Thông thường các căn phòng thường được gọi tên theo chức năng sử dụng nên cách sắp xếp đồ đạc hay bài trí căn phòng tùy thuộc chức năng sử dụng và đặc điểm của mỗi địa phương.

+ Em hãy nêu lại các bước để vẽ phối cảnh căn 1.2. Thực hiện phòng?

- Các bước vẽ phối cảnh căn phòng:

- Yêu cầu HS quan sát hình 2.3 sách Học MT, + Lựa chọn căn phòng muốn vẽ. tham khảo một số bài vẽ phối cảnh căn phòng. + Vẽ bức tường đối diện với vị trí quan sát bằng hai cặp canh song song và vuông góc với nhau, vẽ điểm tụ. 1.3. Thực hành

+ Vẽ phác đường chéo đi qua hai điểm góc đối diện bức tường


- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành cá nhân: + Vẽ phác các đồ vật dựa vào điểm Vẽ cách sắp xếp đồ vật trong một căn phòng theo tụ và các đường chéo. ý thích

+ Vẽ đặc điểm chi tiết của đồ vật.

1.3. Nhận xét

+ Vẽ màu hài hòa.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bài vẽ 1.3. Thực hành của bạn và đưa ra nhận xét theo các điểm sau: HS làm bài + Bài vẽ đã đúng phối cảnh chưa? + Sự sắp xếp các đồ vật trong không gian căn phòng đã hợp lí, hài hòa chưa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát hình 2.1, sách Học MT. Thảo luận trả lời câu hỏi. - Quan sát hình 2.2 sách Học MT, sách Học MT để biết các bước vẽ phối cảnh căn phòng. - Quan sát hình 2.3 sách Học MT, tham khảo một số bài vẽ phối cảnh căn phòng. - Vẽ phối cảnh căn phòng theo ý thích - Nhận xét theo hướng dẫn của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV - Trình bày bài vẽ của mình - HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 2: (Tiết 2) Tạo hình đồ vật 3 chiều


a. Mục tiêu: - Nắm được cách tạo hình đồ vật ba chiều. - Tạo hình được đồ vật ba chiều và trang trí theo ý thích. - Nêu được cảm nhận, chia sẻ bài tập của mình/của bạn b. Nội dung: - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi - Tạo hình đồ vật cho cùng một căn phòng c. Sản phẩm: - Bài thực hành của HS d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Tạo hình đồ vật 3 chiều

2.1. Tìm hiểu

2.1. Tìm hiểu

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2.4 Chức năng, cấu trúc, tỉ lệ các bộ trang 18 sách học mĩ thuật để tìm hiểu về chức phận của đồ vật năng, cấu trúc, tỉ lệ các bộ phận của đồ vật + Đồ vật có cấu tạo dạng hình gì? Cấu tạo gồm mấy phần? Đặc điểm, tỉ lệ các bộ phận. 2.2. Cách thực hiện - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2.5 trang 18 sách học mĩ thuật để tìm hiểu cách tạo hình đồ vật ba chiều. - Giáo viên thị phạm theo từng bước. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số mẫu đồ 2.2. Cách thực hiện vật được tạo hình để học sinh tham khảo.


2.3. Thực hành

- Cách thực hiện tạo hình đổ vật:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm + Xác định hình dáng, tỉ lệ căn để lựa chọn chất liệu và hình thức tạo hình.

phòng và những đổ vật sẽ thực hiện.

2.4. Nhận xét

+ Lựa chọn vật liệu để làm đồ vật

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản (chú ý ti lệ và màu sắc đổ vật phù phẩm của nhóm. Yêu cầu các nhóm khác quan hợp vởỉ không gian căn phòng). sát và nhận xét bài thực hành của nhóm mình và + Vẽ các bộ phận của đồ vật lên bìa nhóm bạn.

và cất rời, dùng keo dính các bộ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

phận tạo thành đổ vật, trang trí cho

- Quan sát hình 2.4 sách Học MT, thảo luận nhóm theo gợi ý của GV.

sản phẩm đẹp hơn. 2.3. Thực hành

- Quan sát hình 2.5 sách Học MT để biết cách - Có thế tận dụng các vỏ hộp có dạng khối hình hộp, khối hình trụ để làm thực hiện tạo hình ba chiều với đồ vật. - Quan sát giáo viên thị phạm.

các đố vật trong căn phòng. Kết hợp nhiều loại vật liệu với nhau sẽ tạo

- Thảo luận, phan công nhiệm vụ cho các thành được mô hình đồ vật sinh động và viên trong nhóm tạo hình đồ vật cho cùng một đẹp mắt. căn phòng.

- Các thành viên trong nhóm luôn

Bước 3: Báo cáo thảo luận

phối hợp đề tạo hình các sản phẩm

- Trưng bày sản phẩm của nhóm mình

đồ vật có kích cỡ phù hợp với không

- Chia sẻ kinh nghiệm, nhận xét sản phẩm của

gian của căn phòng. -

nhóm mình và nhóm bạn theo hướng dẫn của GV Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Lưu ý HS: tận dụng vỏ hộp, các vật liệu khác nhau; luôn phối hợp với nhau để có kích cỡ phù hợp với không gian ‘căn phòng”.

`


Hoạt động 3: (Tiết 3) Sắp đặt đồ vật và tạo không gian cho căn phòng a. Mục tiêu: - Biết cách sắp đặt đồ vật và tạo không gian cho mô hình căn phòng. - Sắp đặt đồ vật và tạo được không gian cho “căn phòng” hợp lý, thể hiện rõ chức năng của căn phòng theo ý thích. - Nhận xét, nêu được cảm nhận về mô hình của nhóm mình/nhóm bạn b. Nội dung: - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi - Lựa chọn phương án để tạo mô hình, sắp đặt đồ vật và tạo không gian cho căn phòng. c. Sản phẩm: - Hiểu được cấu trúc, không gian, đặc điểm riêng của một số căn phòng và những đồ vật được sắp xếp trong căn phòng. - Lựa chọn được đồ vật phù hợp và sắp đặt được đồ vật trong căn phòng sao cho hợp lí và tiện dụng. - Tập trung vào nhiệm vụ được giao, biết hợp tác và tôn trọng ý kiến của người khác. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Sắp đặt đồ vật và tạo không gian cho

3.1. Tìm hiểu

căn phòng

- - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một 3.1. Tìm hiểu số hình ảnh về cách sắp xếp đồ vật phù hợp với chức năng và không gian của căn phòng. + Đồ vật trong từng căn phòng có giống nhau không?

3.2. Thực hành


+ Cách sắp xếp đồ vật có chức năng như thế - Kết hợp nhiều loại vật liệu để tạo được nào trong từng căn phòng?

bối cảnh, không gian đẹp, phù hợp.

+ Yếu tố trang trí và màu sắc trong từng căn - Tạo cảnh vật và hoạt động của con người phòng có đặc điểm như thế nào?

sao cho phù hợp với đặc điểm căn phòng.

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số - Sắp xếp vị trí các mô hình để tạo thành sản phẩm tạo hình để có thêm ý tưởng tạo bố cục hợp lí, thể hiện rõ chức năng của mô hình và sắp đặt đồ vật trong căn phòng. căn phòng. 3.2. Thực hành - Giáo viên yêu cầu HS dựa vào các sản phẩm của hoạt động trước, thảo luận để lựa chọn phương án tạo mô hình căn phòng của nhóm + Các mô hình đồ vật có phù hợp với diện tích căn phòng không? + Đỗ vật nào sẽ được đặt ở trung tâm căn phòng? Vỉ sao? * Những đồ vật nào sẽ được đặt ở vị trí sát tưởng? + Không gian trong căn phòng có phù hợp vơi việc đi lại không? + Cách trang trí như thế nào cho căn phòng đẹp hơn/ 2.4. Nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:


- Quan sát hình 2.7 sách Học MT thảo luận theo hướng dẫn của GV. - Quan sát hình 2.8 sách Học MT, có ý tưởng tạo mô hình, sắp xếp các đồ vật và tạo không gian cho căn phòng. - Thảo luận nhóm, lựa chọn phương án để tạo mô hình, sắp đặt đồ vật và tạo không gian cho căn phòng. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trưng bày sản phẩm của nhóm mình - Chia sẻ kinh nghiệm, nhận xét sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo hướng dẫn của GV Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức * Lưu ý HS: kết hợp các vật liệu, thêm chi tiết tạo không gian phù hợp với đặc điểm căn phòng. Hoạt động 4: (Tiết 4) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm a. Mục tiêu: - Biết cách trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình/nhóm bạn. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối trong không gian b. Nội dung: - HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nhóm - Nhận xét đánh giá về sản phẩm


c. Sản phẩm: - Tổ chức trưng bày sản phẩm. - Giải thích, nhận xét, đánh giá các sản phẩm. nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá. - Tập trung vào nhiệm vụ được giao, biết hợp tác và tôn trọng ý kiến của người khác. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

4. Trưng bày và giới thiệu sản

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm phẩm ở vị trí thích hợp. Hướng dẫn học sinh quan HS trưng bày sản phẩm mô hình ở sát, nhận xét sản phẩm theo các tiêu chí:

vị trí thích hợp.

+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?

HS thảo luận, chia sẻ, thuyết trình

+ Cách sắp đặt đồ vật có hợp lí về bố cục không? bằng những câu hỏi gợi mở: + Màu sắc chung của các sản phẩm và căn phòng + Ý tường hình thành sản phẩm nhóm. có hài hòa không? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Vị trí, không gian.

- Trưng bày sản phẩm của nhóm ở vị trí thuận lợi, + Bố cục và màu sắc. dễ quan sát.

+ Sự phù hợp của các yếu tố trong

Bước 3: Báo cáo thảo luận

căn phòng.

- Các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm + Cảm nhận cá nhân vể sản phẩm của mình/ của bạn. mình. - Nhận xét về sản phẩm của nhóm mình và nhóm khác. Bước 4: Kết luận nhận định


Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm của cá nhân và nhóm học tập. – Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. b. Nội dung: - Trưng bày sản phẩm của cá nhân và nhóm một cách khoa học và thẩm mĩ - Ứng dụng tác phẩm của mình vào trong thực tiễn c. Sản phẩm: - Trưng bày và giới thiệu được tác phẩm của HS - Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm. d. Cách thực hiện - HS trưng bày sản phẩm nhóm - HS giới thiệu sản phẩm D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để sắp xếp căn phòng cho hài hòa. b. Nội dung: -Mở rộng không gian cho các mô hình căn phòng bằng cách tạc thêm bối cảnh để kết nổi các căn phòng trong ngôi nhà. c. Sản phẩm - Bài thực hành của HS


d. Cách thực hiện - GV khuyến khích HS sáng tạo/ phát triển – mở rộng - Gợi ý HS: + Mở rộng không gian cho các mô hình căn phòng bằng cách tạc thêm bối cảnh để kết nối các căn phòng trong ngôi nhà. + Vận dụng kiên thức, kĩ năng đã học để sắp xếp căn phòng trong gia đình cho hài hoà, hợp lí, tiện ích,...

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 3: CHỮ TRANG TRÍ TRONG ĐỜI SỐNG Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 7A, 7B, 7C Thời gian thực hiện: (4 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được sự đa dạng và vai trò của chữ trang trí trong đời sống. - Biết cách tạo chữ trang trí, thể hiện các dòng chữ để trình bày được báo tường/tập san. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm 2. Năng lực Năng lực chung:


HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt – Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật. – Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo – Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái, phong cách nghệ thuật. – Mô tả, phân tích được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm, phong cách, trường phái nghệ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn. – Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Yêu quý các di sản văn hóa, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh, một số đồ vật có sử dụng chữ trang trí: báo, tập san, sách, truyện … + Một số mẫu chữ đẹp, thông dụng.


2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật 7 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Tranh, ảnh, tư liệu về các kiểu chữ và sắp xếp chữ - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu d, Tổ chức thực hiện: - GV giới thiệu chủ đề: Chúng ta thường thấy trên các báo, tạp chí, sách và các mẫu sản phẩm, hàng hoá đều có nhiều kiểu chữ trang trí khác nhau, trong những trường hợp đó chữ không chỉ có vai trò thông tin về nội dung mà hình dáng, đường nét,cách trang trí của nó còn đem lại cảm xúc thẩm mĩ, tác động rất nhiều đến sự cảm nhận của người đọc. Vậy chữ trang trí dùng như thế nào, làm cách nào để tạo ra chữ trang trí thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Tạo mẫu chữ trang trí a. Mục tiêu: - Hiểu được vai trò và sự đa dạng của chữ trang trí trong đời sống. - Trình bày được một số kiểu chữ trang trí đẹp. - Nêu được cảm nhận về ý tưởng sáng tạo, kiểu dáng chữ, màu sắc của nhóm mình/ nhóm bạn. b. Nội dung: - Các kiểu chữ trang trí


- Các bước tạo chữ trang trí c. Sản phẩm: - Nắm bắt được cấu trúc, hình dáng của các kiểu chữ trang trí. - Sử dụng chữ để trang trí báo tường, tập san, sách, truyện, …. - Hiểu được ý nghĩa của chữ viết trong đời sống hàng ngày và trong nghệ thuật. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tạo mẫu chữ trang trí

1.1. Tìm hiểu

1.1. Tìm hiểu

- GV cho HS quan sát một số kiểu chữ trang - Các kiểu chữ được cách điệu đều dựa trí đẹp mà GV và các nhóm sưu tầm.

trên kiểu chữ cơ bản.

- Chia lớp thành 6 nhóm.

- Chữ cách điệu thường được sử dụng để

-Yêu cầu học sinh thảo luận và trình bày về trình bày bìa sách, quảng cáo, báo các kiểu chữ đã sưu tầm, qua đó nêu cảm tường,... nhận về: + Em thích kiểu chữ nào? Kiểu chữ đó mang lại cho em cảm giác gì? ấn tượng gì? + Hình dáng chữ có ý nghĩa như thế nào 1.2. Thực hành trong trang trí? - Các bước thực hiện: 1.2. Thực hành + Chọn một kiểu chữ cơ bản và vẽ phác ra - Yêu cầu HS quan sát Hình 3.2 Tr23 tham giấy. khảo các mẫu chữ trang trí.

+ Dựa trên chữ đã có, điều chỉnh hình dáng chữ theo ý tưởng riêng. + Vẽ chi tiết hoàn thiện hình dãng chữ và màu.


- Không cách điệu quá nhiều làm mất đặc trưng của chữ ban đầu. - Nên thể hiện các chữ thống nhất theo một phong cách - Gợi ý HS chọn nội dung để tạo dáng và trang trí. - Đặt câu hỏi gợi ý các bước thực hiện: + Theo em, để có một chữ trang trí đẹp, chúng ta thực hiện như thế nào? + Để chữ được đẹp hơn, chúng ta cần phải làm gì? 1.3. Nhận xét - Hướng dẫn HS chia sẻ, nhận xét sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn: + Ý tưởng sáng tạo. + Kiểu dáng chữ, màu sắc.. - Điều chỉnh bài sau nhận xét để làm rõ ý tưởng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát lắng nghe. - Thảo luận, cử đại diện trình bày về kiểu chữ của nhóm mình. - Quan sát Hình 3.2 Tr23. Lắng nghe và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS làm bài


- Giáo viên dán bài học sinh đã hoàn thiện lên bảng. - Chia sẻ kinh nghiệm, nhận xét sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo hướng dẫn của GV Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức * Lưu ý +Không cách điệu quá nhiều làm mất đặc trưng của chữ ban đầu. +Nên thể hiện các chữ thống nhất theo một phong cách. Dặn dò HS: Sưu tập một số mẫu báo tường, tập san đẹp. Chuẩn bị: giấy A0, giấy màu, kéo, keo… Hoạt động 2: (Tiết 2) Trình bày báo tường, tập san a. Mục tiêu: - Biết cách chọn lọc hình ảnh để trình bày được một bài báo tường/ tập san đẹp. - Trình bày được một sản phẩm với hình thức trình bày phong phú. - Nhận xét, được về hình thức, nội dung của báo tường/tập san của nhóm mình/nhóm bạn. b. Nội dung: - Hs quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi - Các bước trình bày một bài báo tường - Trang trí tờ báo tường/ tập san theo nhóm. c. Sản phẩm: - Hình thành được ý tưởng để trang trí báo tường, tập san.


- Phát huy trí tưởng tượng của mình để lựa chọn nội dung, hình ảnh, chữ viết phù hợp trang trí báo tường, tập san. - Yêu thích quy trình mĩ thuật hợp tác. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Trình bày báo tường, tập san

2.1. Tìm hiểu

2.1. Tìm hiểu

- Giáo viên yêu cầu hoc sinh quan sát hình 3.3 - Tiêu đề của tờ báo tường được trang 24 – sách học mĩ thuật để tìm hiểu về trình trình bày ở vị trí nổi bật nhất trên tờ bày báo tường, tập san.

báo. - Màu sắc hài hoà, gây ấn tượng, hấp dẫn người xem. - Hình minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.

- Báo tường/ tập san thể hiện nội dung gì? Gồm những nội dung nào? - Bố cục của tờ báo tường/ tập san như thế nào? - Cách trình bày báo tường/ tập san có giống nhau không? 2.2. Cách thực hiện - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 3.4 trang 25 – sách học mĩ thuật tham khảo một số hình thức bố cục báo tường.

2.2. Cách thực hiện - Các bước trình bày báo tường, tập san:


- Lựa chọn nội dụng chủ đề, khuôn khổ, kích thước tờ báo, tập san. - Xác định bố cục chung. - Vẽ phác đầu báo (tên báo, hình

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 3.5 minh hoạ,...). trang 25 – sách học mĩ thuật nêu các bước để - Vẽ chi tiết kiểu chữ, hình minh hoạ trình bày tên báo tường. và vẽ màu. - Trình bày thêm các thông tin, hình ảnh khác hoàn thiện tờ báo.

- Giáo viên minh họa trên bảng theo từng bước. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 3.6 trang 26 – sách học mĩ thuật tham khảo một số sản phẩm bìa tập san để có thêm ý tưởng sáng tạo.

2.3. Thực hành - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để thống nhất nội dung và ý tưởng trình bày tờ báo tường/ tập san. - Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm trình bày báo tường/ tập san. 2.3. Thực hành


2.4. Nhận xét

- Tiêu đề tờ báo nên ngắn gọn, cỡ

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm chữ to, cân đối với khổ giấy của báo của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ tường, tập san. Kiểu chữ tạo hình sung. + Bố cục chung của tờ báo. + Cách trình bày tiêu đề. + Sự phù hợp giữa nội dung và hình thức tình bày của báo tường/ tập san. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát, thảo luận và trình bày theo yêu cầu của GV. - Quan sát hình và nêu các bước vẽ đầu báo tường - HS quan sát, thảo luận để chọn ra một bố cục đẹp cho nhóm mình. -Thảo luận để thống nhất nội dung và ý tuởng thể hiện tờ báo tường. -Thực hành trình bày báo tuờng theo nhóm. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trình bày sản phẩm của nhóm mình, lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhóm khác. - Chia sẻ kinh nghiệm, nhận xét sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo hướng dẫn của GV Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức *Lưu ý:

đẹp, dễ đọc, phù hợp với nội dung, màu sắc tươi sáng, ấn tượng. - Các thông tin khác có kích thước vừa phải, kiểu chữ đơn giản hơn. - Hình minh hoạ cân phù hợp với nội dung, làm nổi bật chủ để và thu hút mắt người đọc.


+Tiêu đề tờ báo nên ngắn gọn, cỡ chữ to cân đối. +Hình minh họa cần phù hợp với nội dung, làm nổi bật chủ đề và thu hút mắt nguời đọc. Dặn dò HS: Tham khảo một số ý tưởng ứng dụng chữ trang trí vào đời sống. Chuẩn bị: chất liệu phù hợp với ý tuởng (hạt cườm, nút áo, các lọai dây sợi…), keo, kéo… Hoạt động 3: (Tiết 3) Ứng dụng chữ trang trí trong đời sống a. Mục tiêu: - Biết cách ứng dụng chữ trang trí vào sản phẩm. - Trình bày được một sản phẩm với hình thức, chất liệu phong phú. - Nhận xét, đánh giá được về hình thức, nội dung sản phẩm của nhóm mình/nhóm bạn. b. Nội dung: - Hs quan sát tranh ảnh và nêu đặc điểm của chữ trang trí - Suy nghĩ tìm ý tưởng cho chữ trang trí để trang trí một sản phẩm, đồ vật cụ thể. - Trang trí tờ báo tường/ tập san theo nhóm. c. Sản phẩm: - Hiểu được sự đa dạng và vai trò của chữ trang trí trong đời sống - Tạo được mẫu chữ trang trí, cách thể hiện dòng chữ phù hợp cho từng đồ vật trong cuộc sống. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. - Học sinh biết áp dụng những kiến thức đã học và trang trí trong cuộc sống, góp phần làm cho cuộc sống ý nghĩa hơn. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Ứng dụng chữ trang trí trong

3.1. Tìm hiểu

đời sống

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 3.7 3.1. Tìm hiểu để tìm hiểu về sự đa dạng, phong phú của chữ - Chữ trang trí có nhiều kiểu dáng đa trang trí trong đời sống.

dạng, phong phú, phù hợp từng nội dung, yêu cầu, đối tượng cần trình bày: sách, biển quảng cáo, bưu thiếp…

+ Chữ trang trí trong từng lĩnh vực có giống nhau không? + Hình dáng chữ, màu sắc chữ trang trí có đặc điểm như thế nào? 3.2. Thực hành

3.2. Thực hành

- Giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ tìm ý Có thể sử dụng kết hợp các hình ảnh tưởng cho chữ trang trí để trang trí một sản phẩm, tranh minh họa kết hợp với chữ để đồ vật cụ thể.

trình bày. Sử dung các chất liệu dễ

- Hướng dẫn học sinh lựa chọn chất liệu để thể tìm như: hạt cườm, khuy áo, len sợi hiện sản phẩm theo ý thích. … - Yêu cầu học sinh trang trí chữ cho một đồ vật: áo, thiệp chúc mừng, 3.3. Nhận xét - Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm, các học sinh khác quan sát và nhận xét Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:


- Quan sát hình và nêu đặc điểm chữ trang trí. - Trình bày sản phẩm của nhóm mình, lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhóm khác. - Suy nghĩ tìm ý tưởng trang trí. Lựa chọn chất liệu phù hợp => Thực hành Bước 3: Báo cáo thảo luận - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - Chia sẻ kinh nghiệm, nhận xét sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo hướng dẫn của GV Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên nhận xét, động viên, khuyến khích để học sinh có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn nữa. *Lưu ý: +Có thể sử dụng các hình ảnh, tranh minh họa kết hợp với chữ để trình bày. +Có thể sử dụng nhiều lọai vật liệu tìm được như hạt cườm, nút áo, các lọai dây sợi. Hoạt động 4: (Tiết 4) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm a. Mục tiêu: - Biết cách trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình/nhóm bạn. - Cảm nhận được vẻ đẹp của chữ trang trí b. Nội dung: - Trưng bày sản phẩm của nhóm, nhận xét đánh giá sản phẩm c. Sản phẩm:


- Giải thích, nhận xét, đánh giá được các sản phẩm. - Tổ chức trưng bày được sản phẩm. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

4. Trưng bày và giới thiệu sản

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm phẩm ở vị trí thuận lợi, dễ quan sát.

HS trưng bày sản phẩm mô hình ở

- Hướng dẫn các nhóm chia sẻ và nhận xét về các vị trí thích hợp. sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

HS thảo luận, chia sẻ, thuyết trình

+ Ý tưởng thể hiện, kiểu chữ sử dụng.

bằng những câu hỏi gợi mở:

+ Ý tưởng kết hợp các hình ảnh, chất liệu để tạo + Ý tưởng sáng tạo? hiệu quả thẩm mĩ.

+ Ý tưởng sử dụng, thể hiện chữ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu vai trò của chữ +Ý tưởng kết hợp với các hình ảnh, trang trí trong đời sống. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Trưng bày sản phẩm. - Nhận xét, chia sẻ về ý tưởng thể hiện. - Nêu vai trò của chữ trang trí. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. Bước 4: Kết luận nhận định

chất liệu để tạo hiệu quả thẩm mĩ?


- Giáo viên nhận xét, động viên, khuyến khích để học sinh có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn nữa. - Giáo viên nhấn mạnh: Chữ trang trí có vai trò quan trọng trong đời sống. Chữ có mặt trong hầu hết các sản phẩm gắn bó với con người. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm của cá nhân và nhóm học tập. – Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. b. Nội dung: - Trưng bày sản phẩm của cá nhân và nhóm một cách khoa học và thẩm mĩ - Ứng dụng tác phẩm của mình vào trong thực tiễn c. Sản phẩm: - Trưng bày và giới thiệu được tác phẩm của HS - Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm. d. Cách thực hiện - HS trưng bày sản phẩm nhóm - HS giới thiệu sản phẩm D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học về chữ trang trí để trình bày các sản phẩm ứng dụng trong thực tế b. Nội dung: - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học về chữ trang trí kết hợp sử dụng các chất liệu khác nhau để trình bày các sản phẩm ứng dụng khác trong thự tế như: bìa lịch, bưu thiếp …


c. Sản phẩm - Bài thực hành của HS d. Cách thực hiện - GV yêu cầu HS v-ận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học về chữ trang trí kết hợp sử dụng các chất liệu khác nhau để trình bày các sản phẩm ứng dụng khác trong thự tế như: bìa lịch, bưu thiếp …

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: PHONG CẢNH THIÊN NHIÊN Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 7A, 7B, 7C Thời gian thực hiện: (3 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết cách kí họa phong cảnh. - Kí họa và vẽ được bức tranh phong cảnh từ kí họa. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt


– Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật. – Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo – Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái, phong cách nghệ thuật. – Mô tả, phân tích được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm, phong cách, trường phái nghệ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn. – Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Thêm yêu thích phong cảnh thiên nhiên xung quanh mình. Thấy được vai trò to lớn của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh một số bài vẽ kí họa phong cảnh thiên nhiên. + Một số bài vẽ phong cảnh của các họa sĩ, học sinh 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật 7 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.


- Tranh, ảnh, tư liệu vẽ kí họa phong cảnh. - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu d, Tổ chức thực hiện: - GV cho HS quan sát một số bức tranh kí họa. => GV giới thiệu vào chủ đề: Kí hoạ là một công việc cần thiết cho một tác phẩm hội hoạ.Vậy như thế nào là là kí hoạ, cách kí hoạ như thế nào chúng ta sẽ được tìm hiểu qua tiết học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Kí họa phong cảnh a. Mục tiêu: - Biết cách kí họa phong cảnh - Kí họa và vẽ được bức tranh phong cảnh từ kí họa. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. - Thêm yêu thích phong cảnh thiên nhiên xung quanh mình. Thấy được vai trò to lớn của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. b. Nội dung: - Quan sát các bức tranh kí họa, trả lời câu hỏi - Các bước kí họa phong cảnh - Vẽ kí họa phong cảnh c. Sản phẩm:


- Lựa chọn được khung cảnh, biết cách cắt cảnh, kí họa phong cảnh theo ý thích. - Kí họa và vẽ được bức tranh phong cảnh từ kí họa. - Thấy được vai trò to lớn của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Kí họa phong cảnh

1.1. Tìm hiểu

1.1. Tìm hiểu

- - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một - Kí hoạ là hình thức vẽ nhanh cốt ghi lại số bài vẽ kí họa.

những nét chính chủ yếu nhất, đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên cảnh vật con người. - Mục đích: Dựng làm tài liệu cho sáng tác - Chất liệu để kí hoạ. + Là những chất liệu thuận tiện dễ vẽ dễ sử dụng. VD. bột mầu thuốc nước, chì đen, bút dạ, bút pi, bút sắt...


+ Thế nào là kí họa? + Mục đích của việc kí họa? + Các chất liệu có thể kí họa? + Kí họa phong cảnh là gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trang 30 – sách học mĩ thuật để tìm hiểu về kí họa. 1.2. Cách thực hiện - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát một số phương án cắt cảnh khác nhau để lựa chọn được góc cảnh phù hợp 1.2. Cách thực hiện - Các bước thực hiện: + Chọn và cắt cảnh: Chọn cảnh có bố cục đẹp, tạo được cảm xúc cho người xem. Cắt cảnh sau khi đã chọn được khung cảnh để lựa chọn được bố cục ưng ý. + Kí họa: Xác định đường tầm mắt – vẽ phác hình – Vẽ chi tiết – Vẽ đậm nhạt.


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4.3 trang 31 – sách học mĩ thuật và thảo luận để nhận biết cách kí họa phong cảnh.

- Hãy nêu lại các bước kí họa phong cảnh? 1.3. Thực hành

1.3. Thực hành


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát phong Kí họa hình ảnh tự chọn cảnh thực tế, cắt một phần, một góc cảnh để Giấy vẽ A4 vẽ lại bằng nét. 1.4. Nhận xét Giáo viên dán bài vẽ kí họa của học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát, chia sẻ, nhận xét về bài vẽ của mình và của bạn. + Khung cảnh thiên nhiên trong bức tranh + Bố cục của cảnh trong tranh + Hình mảng, đường nét… + cách vẽ kí họa. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát tranh, trả lời câu hỏi - Nêu các bước vẽ - Thực hành cá nhân ngoài sân trường. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Giáo viên dán bài vẽ kí họa của học sinh lên bảng. - HS quan sát bài vẽ của mình và của bạn, chia sẻ, nhận xét về bài vẽ theo hướng dẫn của giáo viên. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 2: (Tiết 2) Vẽ màu cho bức tranh phong cảnh từ kí họa a. Mục tiêu:


- Biết cách vẽ màu cho bức tranh kí họa phong cảnh. - Kí họa và vẽ được bức tranh phong cảnh từ kí họa - Thêm yêu thích quy trình học mĩ thuật hợp tác b. Nội dung: - Quan sát các bức tranh kí họa để biết cách vẽ màu cho bức tranh phong cảnh từ kí họa. - Thực hành vẽ màu cho bức tranh kí họa từ tiết học trước c. Sản phẩm: - Sử dụng màu sắc hài hòa, hợp lí để vẽ màu cho bức tranh kí họa. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Vẽ màu cho bức tranh phong

2.1. Cách thực hiện

cảnh từ kí họa

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4.6 2.1. Cách thực hiện trang 33 – sách học mĩ thuật để biết cách vẽ màu - Các bước thực hiện: cho bức tranh phong cảnh từ kí họa.

+ Vẽ màu mảng chính, mảng phụ của tranh. + Vẽ màu thể hiện rõ chi tiết + Nhấn đậm nhạt để hoàn thiện.


- Giáo viên vẽ minh họa - Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài vẽ màu bằng nhiều chất liệu khác nhau để học sinh có thêm ý tưởng thể hiện màu.

2.2. Thực hành


- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một bức vẽ kí 2.2. Thực hành họa từ tiết học trước để vẽ màu. Có thể sử dụng Thực hành vẽ màu cho bức tranh kí nhiều loại màu khác nhau. họa 2.3. Nhận xét, đánh giá - Yêu cầu các học sinh khác quan sát bài vẽ chia sẻ, nhận xét của mình về bài vẽ của mình và của bạn + Đường nét, hình mảng, + Màu sắc, đậm nhạt Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát tranh, lắng nghe giáo viên giới thiệu - Thực hành theo cá nhân. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Giáo viên dán bài vẽ kí họa của học sinh lên bảng. - HS quan sát bài vẽ của mình và của bạn, chia sẻ, nhận xét về bài vẽ theo hướng dẫn của giáo viên. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức - Giáo viên lưu ý: màu sắc cần phù hợp để thể hiện được chủ đề bức tranh. Luôn quan sát khi vẽ để điều chỉnh màu sắc cho phù hợp. Chú ý tới đậm nhạt, sự tương phản màu sắc để tạo hiệu quả thẩm mĩ cho bức tranh. Hoạt động 3: (Tiết 3) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm


a. Mục tiêu: - Phân tích và nhận xét những bài vẽ kí họa phong cảnh của mình và của bạn. - Phát triển kĩ năng thuyết trình giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm của quá trình thực hiện sản phẩm. - Lắng nghe và phản hồi tích cực từ phần thuyết trình của các học sinh khác. b. Nội dung - Trưng bày sản phẩm kí họa - Chia sẻ và thảo luận về sản phẩm c. Sản phẩm - Giải thích, nhận xét, đánh giá được các bài vẽ của mình và của bạn. - Tổ chức trưng bày được sản phẩm. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. d. Cách thực hiện Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

4. Trưng bày và giới thiệu sản

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách bo viền phẩm khung bằng giấy và trưng bày tác phẩm trong - Bài thực hành của HS lớp học. - Yêu cầu cá nhân học sinh lên chia sẻ về tác phẩm của mình. Các học sinh khác đặt câu hỏi để biết thêm thông tin về sản phẩm của bạn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Bo viền cho tranh và trưng bày tranh. - HS Trưng bày/ trình diễn sản phẩm


Bước 3: Báo cáo thảo luận Các nhóm chia sẻ, giới thiệu về bài vẽ của mình, trả lời câu hỏi của các bạn về tác phẩm. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi b. Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Cách thực hiện - GV nêu câu hỏi: + Nhắc lại cách kí hoạ? Tác dụng của kí hoạ? + Em thấy màu sắc trong những bức tranh phong cảnh như thế nào? - HS tiếp nhận trả lời: - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết thể hiện bức tranh phong cảnh bằng chất liệu giấy màu b. Nội dung: - Thể hiện bức tranh phong cảnh bằng chất liệu giấy màu (xé dán tranh phong cảnh bằng giấy màu) c. Sản phẩm - Bài vẽ của HS d. Cách thực hiện


- GV yêu cầu HS về nhà: Thể hiện bức tranh phong cảnh bằng chất liệu giấy màu (xé dán tranh phong cảnh bằng giấy màu)

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: CUỘC SỐNG QUANH EM Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 7A, 7B, 7C Thời gian thực hiện: (4 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kí họa được một số dáng người khác nhau. - Tạo được bố cục bức tranh thể hiện vẻ đẹp của con người, cảnh vật trong cuộc sống từ các kí họa.


- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt – Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật. – Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo – Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái, phong cách nghệ thuật. – Mô tả, phân tích được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm, phong cách, trường phái nghệ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn. – Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Biết yêu quý cuộc sống quanh mình, thêm yêu thích quy trình học tập sáng tạo trải nghiệm. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh một số bài vẽ kí họa dáng người của các họa sĩ, học sinh + Một số bài vẽ tranh đề tài bằng nhiều chất liệu khác nhau. 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật 7 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Tranh, ảnh, tư liệu vẽ kí họa dáng người - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu d, Tổ chức thực hiện: - GV giới thiệu một số tranh ảnh về cuộc sống xung quan em cho HS quan sát. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Cuộc sống quanh em có những hoạt động nào? - HS tiếp nhận trả lời: - Gia đình: đi chợ, nấu ăn, lau nhà, quét sân,…. - Nhà trường: đi học, học nhóm, vui chơi, trồng cây, giữ gìn môi trường xanh, sạch,…. => GV: Cuộc sống quanh em có rất nhiều hoạt động khác nhau từ gia đình, nhà trường, xã hội…. Để giúp các em thể hiện những hoạt động đó vào tranh. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách vẽ tranh. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Kí họa dáng người


a. Mục tiêu: - Biết cách kí họa dáng người ở các tư thế khác nhau. - Kí họa được dáng người trong các hoạt động. Thể hiện rõ đặc điểm dáng người của từng hoạt động khác nhau - Biết yêu quý cuộc sống quanh mình, thêm yêu thích quy trình học tập sáng tạo trải nghiệm. b. Nội dung: - Quan sát các bức tranh kí họa, trả lời câu hỏi - Các bước kí họa dáng người - Vẽ kí họa một vài dáng người c. Sản phẩm: - Biết cách kí họa dáng người ở một số tư thế chính như: đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy… - Kí họa được dáng người trong các hoạt động. Thể hiện rõ đặc điểm dáng người của từng hoạt động khác nhau. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Kí họa dáng người

1.1. Tìm hiểu

1.1. Tìm hiểu

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát những - Kí họa dáng người có nhiều mục đích tranh, ảnh đã sưu tầm được về kí họa dáng khác nhau: kí họa để làm tài liệu bố cục, người, thảo luận trả lời câu hỏi:

để ghi nhớ, để làm tranh kí họa… Có thể

+ Kí họa dáng người có mục đích gì?

kí họa bằng nhiều chất liệu: bút chì, mực

+ Đặc điểm các dáng người? + Bố cục dáng người? 1.2. Cách thực hiện

tàu, phấn màu, bột màu …Có thể kí họa


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh chân dung, dáng người, nhóm người. minh họa thảo luận cách kí họa dáng người.

- Nêu lại các bước để kí họa dáng người? - Giáo viên thị phạm theo từng bước - Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài vẽ kí họa dáng người để có thêm ý tưởng về chọn dáng hình và bố cục trên giấy.

1.2. Cách thực hiện - Các bước thực hiện:


+ Chọn hình dáng đẹp, thể hiện rõ hoạt động để kí họa. + Quan sát để ghi nhận hình dáng, đường nét, độ đậm nhạt của mẫu. +So sánh đối chiếu để ước lượng tỉ lệ, 1.3. Thực hành

kích thước.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh học ngoài + Vẽ những đường nét chính trước rồi mới trời. vẽ chi tiết. - Hướng dẫn học sinh chọn và kí họa một 1.3. Thực hành vài dáng người thể hiện rõ hoạt động. Lựa chọn dáng người tiêu biểu để kí họa 1.4. Nhận xét - Giáo viên yêu cầu học sinh dán bài lên bảng. - Yêu cầu học sinh quan sát, chia sẻ, nhận xét bài kí họa của mình và của bạn. + Bố cục + Hình dáng + Đường nét Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát tranh, trả lời câu hỏi - Nêu lại các bước kí họa dáng người. - Lựa chọn dáng người tiêu biểu để kí họa. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Dán bài kí họa lên bảng - Quan sát bài vẽ, chia sẻ, nhận xét bài vẽ của mình, của bạn.


Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

Hoạt động 2: (Tiết 2 + 3) Thể hiện tranh đề tài “ Cuộc sống quanh em” a. Mục tiêu: - Biết sử dụng các hình ảnh đã kí họa được từ tiết học trước vào bài vẽ. - Vẽ được tranh đề tài “cuộc sống quanh em” với hình dáng sinh động, phù hợp. - Biết yêu quý cuộc sống quanh mình, thêm yêu thích quy trình học tập sáng tạo trải nghiệm. b. Nội dung: - Quan sát các bức tranh kí họa, trả lời câu hỏi - Các thực hiện vẽ tranh/ xé dán tranh chủ đề “ cuộc sống quanh em” từ những bản vẽ kí họa. - Thực hành vẽ theo nhóm c. Sản phẩm: - Sử dụng được các hình dáng kí họa từ tiết học trước, biết cách sắp xếp các hình dáng thành một bức tranh hoàn chỉnh. - Thể hiện được tranh đê tài “cuộc sống quanh em” phong phú, hấp dẫn, dáng hình sinh động. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Thể hiện tranh đề tài “ Cuộc sống

2.1. Tìm hiểu

quanh em”

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một 2.1. Tìm hiểu số ảnh chụp thảo luận nhóm để tìm hiểu:

- Cuộc sống quanh ta có rất nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong mọi lĩnh vực như: lao động, sản xuất, học tập, vui


chơi, lễ hội. Có thể thể hiện “cuộc sống quanh em” bằng nhiều hình thức như: vẽ, xé dán, nặn …

+ Nội dung hoạt động trong các ảnh. + Hình ảnh thể hiện. + Địa điểm, thời gian trong ảnh - Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài vẽ trranh đề tài thể hiện các nội dung khác nhau.


+ Nội dung hoạt động trong các ảnh. + Hình ảnh thể hiện. + Địa điểm, thời gian trong ảnh - Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài vẽ trranh đề tài thể hiện các nội dung khác nhau.


2.2. Cách thực hiện - Dựa vào các dáng kí họa để sắp xếp các dáng thành bố cục chính của tranh, vẽ thêm hình ảnh cho bố cục tranh chặt chẽ.

+ Nội dung của các tranh. + Hình ảnh trong các tranh 2.2. Cách thực hiện - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5.6 và 5.7 trang 40 – sách học mĩ thuật để nhận biết cách thực hiện vẽ tranh/ xé dán tranh chủ đề “ cuộc sống quanh em” từ những bản vẽ kí họa.


- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm để chọn nội dung chủ đề, hình thức, vật liệu thể hiện đề tài của nhóm.

Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh vẽ, xé dán, mô hình thể hiện các đề tài khác nhau để học sinh có thêm ý tưởng về đề tài, lựa chọn chất liệu.

2.3. Thực hành Sắp xếp hình ảnh, nhân vật cân đối, hợp lí trong bố cục chung, sử dụng màu sắc hài hòa, có đậm nhạt.


2.3. Thực hành - Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm lựa chọn nội dung, hình thức, vật liệu để sáng tạo. - Thực hành theo các bước thực hiện. 2.4. Nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh giới thiệu, trình bày ý tưởng. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét đóng góp ý kiến về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát tranh, trả lời câu hỏi - Thảo luận nhóm thống nhất nội dung chủ đề, phân chia nhiệm vụ, thực hành vẽ Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trình bày ý tưởng của nhóm. - Nhận xét, góp ý về các sản phẩm. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 3: (Tiết 4) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm


a. Mục tiêu: - Phân tích và nhận xét những sản phẩm về chủ đề “ cuộc sống quanh em” của mình và của bạn. - Phát triển kĩ năng thuyết trình giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm của quá trình thực hiện sản phẩm. - Lắng nghe và phản hồi tích cực từ phần thuyết trình của các học sinh khác. b. Nội dung - Trưng bày sản phẩm - Chia sẻ và thảo luận về sản phẩm c. Sản phẩm - Giải thích, phân tích và nhận xét những sản phẩm về chủ đề “ cuộc sống quanh em” của mình và của bạn. - Tổ chức trưng bày được sản phẩm. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá. d. Cách thực hiện Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản - Bài thực hành của HS phẩm ở vị trí thích hợp. - Đại diện nhóm lên trình bày, giới thiệu về sản phẩm của nhóm. Các nhóm khác nhận xét, góp ý cho sản phẩm của nhóm bạn. + Nội dung, hình thức, chất liệu của sản phẩm. + Bố cục, hình dáng và màu sắc. + Cảm nhận cá nhân về sản phẩm của nhóm mình/ nhóm bạn.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS Trưng bày/ trình diễn sản phẩm Bước 3: Báo cáo thảo luận Nhận xét, góp ý bổ sung cho sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm của cá nhân và nhóm học tập. – Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. b. Nội dung: - Trưng bày sản phẩm của cá nhân và nhóm một cách khoa học và thẩm mĩ - Ứng dụng tác phẩm cảu mình vào trong thực tiễn c. Sản phẩm: - Trưng bày và giới thiệu được tác phẩm của HS - Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm. d. Cách thực hiện - HS trưng bày sản phẩm nhóm - HS giới thiệu sản phẩm D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu - Quan sát, nghiên cứu và kí họa các dáng khác nhau của con người, con vật, đồ vật, cảnh vật


b. Nội dung: - Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài cuộc sống quanh em của các họa sĩ và HS có trên sách báo tạp chí c. Sản phẩm - HS sưu tầm tranh ảnh d. Cách thực hiện - GV yêu cầu HS về nhà: + Quan sát, nghiên cứu và kí họa các dáng khác nhau của con người, con vật, đồ vật, cảnh vật … để tạo thành tập tư liệu dùng khi cần thiết.


+ Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài cuộc sống quanh em của các họa sĩ và HS có trên sách báo tạp chí


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: TẾT TRUNG THU Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 8A, 8B, 8C Thời gian thực hiện: (4 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết cách kí họa dáng người, tạo hình được dáng người phù hợp với bối cảnh tết Trung Thu - Tạo được sản phẩm về đề tài Tết Trung Thu - Hiểu thêm ý nghĩa và các hoạt động của Tết trung Thu - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt - Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. - Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. - Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ.


- Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. - Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. - Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Yêu quý các di sản văn hóa, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh về Tết Trung thu. - Sách hoc mĩ thuật 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. HS chuẩn bị: - Sách hoc mĩ thuật 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm về Tết Trung thu - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán, giấy báo, bìa cứng, … III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a, Mục tiêu: Tạo hứng thú hấp dẫn với tiết học b, Nội dung: Hoạt động cá nhân, cá lớp trả lời câu hỏi c, Sản phẩm: Trả lời miệng d, Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS giới thiệu về nhứng kiến thức đã tìm hiểu về Tết Trung Thu - HS thực hiện yêu cầu của GV => GV giới thiệu chủ đề: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Kí họa a. Mục tiêu: - Nắm được các hoạt động diễn ra trong dịp tết Trung Thu, cách kí họa dáng người - Tạo dáng và kí họa được dáng người phù hợp với chủ đề Trung Thu - Thêm yêu thích và hình thành thói quen vẽ kí họa dáng người. b. Nội dung: - Quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi - Các bước kí họa dáng người - Thực hành kí họa dáng người. c. Sản phẩm: - Kí họa được một số dáng người cơ bản với tỉ lệ hợp lí cho từng lứa tuổi - Thêm hứng thú học tập theo quy trình trải nghiệm sáng tạo. Có ý thức học tập nghiêm túc, tiến bộ. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Kí họa


1.1. Tìm hiểu

1.1. Tìm hiểu

- GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh về hình dáng người trong các hoạt động, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu: + Hoạt động của các nhân vật. + Sự thay đổi về tư thế, động tác của dáng người trong mỗi hoạt động.

1.2. Cách thực hiện - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1.2 trang 6 – sách học mĩ thuật để so sánh và thảo luận:

1.2. Cách thực hiện Để kí họa được dáng người chúng ta tiến thành theo các bước. +Quan sát đặc điểm, hình dáng của đối tượng.


+ Nắm bắt tư thế, ước lượng tỉ lệ các các bộ phân cơ thể. + Vẽ phác nét chính của dáng người đang hoạt động trước rồi vẽ các chi tiết sau.

+ Động tác tư thế của đầu, thân, tay, chân + Hướng nhìn của mặt


+ So sánh để nhận biết tỉ lệ giữa các bộ phận trên cơ thể 1.3. Thực hành - GV yêu cầu mỗi nhóm cử 2 bạn lên tạo dáng, các bạn khác quan sát dáng hình và kí họa lại dáng người trên khổ giấy A4. - GV lưu ý: Nên tạo dáng về chủ đề Tết Trung thu: đang rước đèn, múa lân, … 1.4. Nhận xét - GV hướng dẫn học sinh trình bày bài vẽ trên bảng. Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét bài vẽ của mình và của bạn: + Bài vẽ đã thể hiện được dáng hoạt động chưa? + Tỉ lệ dáng người và các bộ phận trên cơ thể được thể hiện đã hợp lí chưa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát tranh, ảnh và thảo luận nhóm tìm hiểu. - Quan sát hình, so sánh và thảo luận. - Thực hành kí họa dáng người. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Dán bài lên bảng - Quan sát nhận xét bài vẽ của mình và của bạn. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

1.3. Thực hành Thực hành kí họa dáng người.


GV dặn dò: Về nhà vẽ thêm một số dáng người cùng chủ đề, giờ sau mang đi để tạo hình. Hoạt động 2: (Tiết 2) Tạo hình a. Mục tiêu: - Nắm được cách tạo hình một nhân vật - Tạo được hình dáng hoạt động theo chủ đề Tết Trung Thu - Phát triển năng lực hợp tác nhóm, tăng thêm tinh thần đoàn kết trong lớp b. Nội dung: - Tìm hiểu một số dáng hình được làm bằng các chất liêu khác nhau. - Tạo hình một số hoạt động của con người. c. Sản phẩm: - Có khả năng tạo hình được một số hoạt động của con người như: đi, đứng, chạy, nhảy, … - Phát triển tư duy sáng tạo, học sinh thêm hứng thú và yêu thích học tập trải nghiệm sáng tạo. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Tạo hình

2.1. Tìm hiểu

2.1. Tìm hiểu

- GV cho học sinh quan sát một số dáng hình - Có thể tạo hình dáng người bằng được làm bằng các chất liêu khác nhau

cách: Vẽ, xé dán, làm mô hình …


- Có thể tạo hình dáng người bằng những cách nào? 2.2. Thực hiện - GV hướng dẫn học sinh lựa chọn hình kí họa trong kho hình ảnh, dựa vào đó tạo hình dáng người hoạt động bằng các hình thức vẽ tranh, xé dán tranh hay làm mô hình. 2.3. Nhận xét - GV hướng dẫn học sinh trình bày các hình dáng người đã làm được. - Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét , góp ý cho hình dáng của nhóm mình và nhóm bạn.

2.2. Thực hiện Tạo hình dáng người hoạt động bằng các hình thức vẽ tranh, xé dán tranh hay làm mô hình Lưu ý: Thể hiện các dáng người có tỉ lệ kích thước tương đồng với nhau trong mỗi nhóm để dễ kết hợp trong những hoạt động sau


+ Các dáng người đã thể hiện những tư thế, động tác gì? + Tỉ lệ giữa các bộ phận cơ thể đã cân đối chưa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát các hình dáng người và trả lời câu hỏi. - Lựa chọn hình kí họa trong kho hình của nhóm. Thảo luận, lựa chọn hình thức thực hành. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trình bày sản phẩm của nhóm. - Quan sát, nhận xét, góp ý cho phần tạo hình của nhóm mình và nhóm bạn. Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức - GV dặn dò: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 thùng carton để tạo hình hoạt cảnh cho nhóm mình theo gợi ý trong sách HỌC MT Hoạt động 3: (Tiết 3) Tạo hoạt cảnh a. Mục tiêu: - Nắm được cách tạo 1 hoạt cảnh - Cùng nhau tạo được 1 hoạt cảnh chủ đề Trung Thu - Có kĩ năng làm việc nhóm, thêm hứng thú với môn học. b. Nội dung: - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Các bước tạo hình - Thực hành tạo hoạt cảnh cho bức tranh


c. Sản phẩm: - Có khả năng tạo hoạt cảnh cho tranh theo chủ để tết trung thu. - Cảm nhận được nét đẹp truyền thống trong ngày tết trung thu, thêm yêu thích sáng tạo, tìm tòi để trau dồi kiến thức trong học tập. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Tạo hoạt cảnh

3.1. Tìm hiểu

3.1. Tìm hiểu

- GV cho học sinh quan sát một số tranh, ảnh về Có rất nhiều hoạt động diễn ra trong Tết Trung thu.

dịp Tết Trung thu như: rước đèn, bày cô trông trăng, múa sư tử, thiếu nhi múa hát….Dựa vào các hoạt động đó, có thể tạo hình các sản phẩm mĩ thuật về Tết Trung thu bằng hình thức như: vẽ tranh, xé dán, tạo hình ba chiều


+ Các nhân vật trong mỗi hình đang thực hiện hoạt động gì? + Ngoài những hoạt động trong hình, em còn biết những hoạt động nào? Em đã từng tham gia hoạt động nào vào dịp Tết Trung thu? 3.2. Cách thực hiện - Giáo viên cho học sinh quan sát một số sản

3.2. Cách thực hiện Các bước thực hiện:

phẩm tạo hình của học sinh về Tết Trung thu để + Lựa chọn các dáng người trong kho hình. học sinh có thêm ý tưởng thực hiện. + Sắp xếp các dáng người thành bố cục theo nội dung câu chuyện ( rước đèn, múa sư tử, …) + Thêm các chi tiết để làm rõ hơn hành động của nhân vật và nội dung chủ đề.

- GV hướng dẫn học sinh theo từng bước. 3.3 Thực hành - Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm thảo luận, thống nhất nội dung để tạo hình hoạt cảnh về tết Trung thu bằng một trong các hình thức: vẽ tranh, cắt dán tranh, tạo mô hình. 3.4. Nhận xét

3.3 Thực hành Tạo hình hoạt cảnh về tết Trung thu bằng một trong các hình thức: vẽ tranh, cắt dán tranh, tạo mô hình.


- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm, yêu cầu các bạn khác quan sát, nhận xét, gó ý cho sản phẩm hoàn thiện hơn. + Sản phẩm đã thể hiện rõ được hình ảnh chính, phụ chưa? + Màu sắc được thể hiện như thế nào? + Các hoạt động của nhân vật đã thể hiện rõ được nội dung chủ đề chưa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát và nhận xét theo hướng dẫn của GV. - Hoạt động nhóm. Thảo luận thống nhất nội dung. - Thực hành theo nhóm Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trưng bày sản phẩm - Quan sát, nhận xét, góp ý cho sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn hoàn thiện hơn. Bước 4: Kết luận nhận định - Gv nhận xét về cách tạo hình, tạo hoạt cảnh của từng nhóm, những điểm cần lưu ý bổ sung, và hoàn thành nốt. Hoạt động 4: (Tiết 4) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm. a. Mục tiêu: - Hiểu được các cách giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.


- Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc b. Nội dung - Trưng bày sản phẩm - Chia sẻ và thảo luận về sản phẩm c. Sản phẩm - Giải thích, nhận xét, đánh giá được các sản phẩm. - Tổ chức trưng bày được sản phẩm. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. d. Cách thực hiện Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

4. Trưng bày và giới thiệu sản

-Hướng dẫn các nhóm tìm hiểu, trình bày về sản phẩm phẩm của nhóm mình theo các nội dung GV gợi ý - Sản phẩm của nhóm - Nhận xét, bổ sung, đánh giá về ý thức và cách thực hiện của từng nhóm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - - Hs tìm hiểu trao đổi trong nhóm Bước 3: Báo cáo thảo luận - Đại diện nhóm lên trình bày + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong sản phẩm + Màu sắc + Các hoạt động thể hiện rõ được các nội dung


+ Những ưu điểm đạt được, khó khăn trong quá trình làm Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm của cá nhân và nhóm học tập. b. Nội dung: - Thuyết trình và giới thiệu về các hoạt động của ngày Tết Trung Thu c. Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS d. Cách thực hiện - GV nêu nhiệm vụ: Tập thuyết trình và giới thiệu về các hoạt động của ngày Tết Trung Thu - HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn b. Nội dung: - Khuyến khích HS vận dụng- sáng tạo, việc kí họa, tạo hình vào làm những sản phẩm trang trí Tết Trung Thu: mặt nạ, đồ chơi.... c. Sản phẩm - Bài vẽ của HS


d. Cách thực hiện - GV khuyến khích HS vận dụng sáng tạo: Sử dụng kiến thức kĩ năng của bài để làm những sản phẩm như mặt nạ, đồ chơi hay tự trang trí, bày mâm cỗ trung thu để tham gia các hoạt động trong dịp tết Trung thu sắp tới. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI LÊ Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 8A, 8B, 8C Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời Lê. - Trình bày được một số nét khái quát về mĩ thuật thời Lê bằng sơ đồ tư duy. - Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị nghệ thuật mà cha ông để lại. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm 2. Năng lực Năng lực chung:


HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt - Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. - Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. - Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. - Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. - Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. - Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Yêu quý các di sản văn hóa, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị:


- Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời Lê - Sách học mĩ thuật 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm về mĩ thuật Việt Nam thời Lê - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, … III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo hứng thú, hấp dẫn với tiết học b, Nội dung: Hoạt động cá nhân/nhóm trả lời câu hỏi c, Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe GV giới thiệu d, Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ + GV tổ chức cho HS giới thiệu nhứng kiến thức đã tìm hiểu về mĩ thuật thời Lê - HS tiếp nhận thực hiện yêu cầu => GV giới thiệu chủ đề: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Tìm hiểu mĩ thuật Việt Nam thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII) a. Mục tiêu: - Hiểu được sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời Lê. - Trình bày được một số nét khái quát về mĩ thuật thời Lê bằng sơ đồ tư duy - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị nghệ thuật của mĩ thuật thời Lê.


b. Nội dung: - HS quan sát tranh ảnh trả lời câu hỏi - Trình bày, thuyết trình các nội dung theo câu hỏi gợi ý của GV - Lắng nghe, ghi nhớ KT c. Sản phẩm: - Trình bày được một số nét khái quát về mĩ thuật thời Lê bằng sơ đồ tư duy. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm. - Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị nghệ thuật mà cha ông để lại. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tìm hiểu mĩ thuật Việt Nam

1.1. Tìm hiểu

thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế

- Hướng dẫn HS trưng bày hoặc trình chiếu các

kỉ XVIII)

tư liệu về mĩ thuật thời Lê đã sưu tầm, chuẩn bị. + Nghệ thuật kiến trúc - Yêu cầu các nhóm lên trình bày phẩn chuẩn bị của nhóm mình theo nhiệm vụ được phân công. + Kiến trúc + Điêu khắc + Chạm khắc + Nghệ thuật gốm. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách học mĩ thuật 8 trang 12, 13, 14, 15 tìm hiểu Chùa Keo – Thái Bình thêm về mĩ thuật thời Lê. 1.2. Thực hiện


- Nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận: + Địa danh công trình kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc trang trí tiêu biểu + Chất liệu + Đặc điểm gốm thời Lê và cách thể hiện họa tiết

Chùa Bút Tháp – Bắc Ninh

1.3. Nhận xét - Yêu cầu HS đọc bài viết để nắm được sơ lược bối cảnh lịch sử và một số nét khái quát về mĩ thuật thời Lê. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Trưng bày/ trình chiếu các tư liệu về mĩ thuật Đình Chu Quyến – Hà Tây thời Lê đã sưu tầm, chuẩn bị theo nhóm Bước 3: Báo cáo thảo luận - Thảo luận nhóm, cử đại diện lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên tóm tắt KT, khen ngợi, động viên nhóm có sự chuẩn bị tốt về sưu tầm sản phẩm và khả năng thuyết trình. - Giáo viên nhấn mạnh: Mĩ thuật thời Lê có sự phát triển bề rộng so với thời Lý, Trần, Lan tỏa tới các tầng lớp nhân dân, thể hiện nhu cầu về đời sống văn hóa của người dân lao động. Đình làng được chú trọng xây dựng với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo, công phú. Tranh dân gian phát triển mạnh đặc biệt là dòng tranh Đông Hồ và

Đình Bảng – Bắc Ninh + Nghệ thuật điêu khắc


Hàng Trống. Dòng gốm hoa lam trở nên phổ biến.

Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp – BN)

Tượng voi ( Lăng miếu Lam Kinh)

Bệ rồng điện Kính Thiên + Nghệ thuật chạm khắc


Hình rồng – Bia Vĩnh lăng + Nghệ thuật gốm

Lư hương

Bát gốm


Nhóm bình, lọ men trắng

Nhóm đồ sứ hoa lam Hoạt động 2: (Tiết 2) Thể hiện nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy a. Mục tiêu: - Biết cách chọn lọc hình ảnh, kết hợp với kiểu chữ để trình bày được một số nét khái quát về mĩ thuật thời Lê - Trình bày được sơ đồ tư duy bằng các hình thức tạo hình khác nhau - Nhận xét, đánh giá được về hình thức, nội dung của sơ đồ tư duy của nhóm mình/nhóm bạn. b. Nội dung: - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi - Thực hành tạo sơ đồ tư duy c. Sản phẩm: - Vẽ được sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về mĩ thuật Việt Nam thời Lê. - Có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị nghệ thuật mà cha ông để lại.


d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Thể hiện nội dung bài học bằng

2.1. Cách thực hiện

sơ đồ tư duy

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình tham 2.1. Cách thực hiện khảo về thể hiện nội dung bài học bằng sơ đồ tư + Các loại hình nghệ thuật của mĩ duy

thuật thời Lê + Tên, địa điểm các công trình mĩ thuật tiêu biểu. + Đặc điểm của các công trình mĩ thuật tiêu biểu thời Lê. - Giáo viên lưu ý: Thể hiện sơ đồ tư

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lựa chọn cách trình bày nội dung bài học để thực hành thể hiện kiến thức khái quát về mĩ thuật thời Lê bằng sơ đồ tư duy. 2.2. Thực hành - Yêu cầu cá nhân/nhóm HS trình bày một sơ đồ tư duy theo hình thức nhóm đã lựa chọn 2.3. Nhận xét - Giáo viên yêu cầu các nhóm giới thiệu nhanh về sơ đồ tư duy của nhóm mình. - Yêu cầu các nhóm quan sát, nhận xét, góp ý cho nhóm mình và nhóm bạn. + Nội dung kiến thức bài học

duy bằng màu sắc và hình ảnh giúp tăng cường sự biểu đạt tới người học. Các nét cong, mềm luôn hấp dẫn, cuốn hút thị giác hơn các nét thẳng 2.2. Thực hành - Sản phẩm vẽ sơ đồ tư duy của học sinh


+ Cách thể hiện sơ đồ tư duy Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát hình 2.1 sách Học MT, thảo luận theo gợi ý của GV để tìm hiểu về cách tạo sơ đồ tư duy, hình thức thể hiện các nội dung: +Các loại hình NT của MT thời Lê +Tên, địa danh của các công trình + Đặc điểm - Thảo luận lựa chọn hình thức tạo sản phẩm cá nhân/nhóm. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên thể hiện sản phẩm của nhóm. - Chia sẻ kinh nghiệm, nhận xét sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo hướng dẫn của GV Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT b. Nội dung: - Trình bày các bài viết, tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê (các công trình kiến trúc, đình chùa, tượng,…) c. Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS d. Cách thực hiện


- GV nêu nhiệm vụ: Trình bày các bài viết, tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê (các công trình kiến trúc, đình chùa, tượng,…) - HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn b. Nội dung: - Trao đổi với bạn bè những phát hiện của mình về di tích lịch sử địa phương - Tạo tập san, trang thông tin tuyên truyền về mĩ thuật thời Lê, cũng như hoạt động bảo vệ di sản nghệ thuật trong cộng đồng. c. Sản phẩm - Kết quả bài tập của HS d. Cách thực hiện - GV khuyến khích HS vận dụng – sáng tạo: + Trao đổi với bạn bè những phát hiện của mình về di tích lịch sử địa phương + Tạo tập san, trang thông tin tuyên truyền về mĩ thuật thời Lê, cũng như hoạt động bảo vệ di sản nghệ thuật trong cộng đồng. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………..

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…


CHỦ ĐỀ 3: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 8A, 8B, 8C Thời gian thực hiện: (3 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu và biết cách khai thác nội dung, hình thức tạo hình từ chủ đề “Thầy cô và mái trường” - Tạo hình được các sản phẩm mĩ thuật chào mưng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt - Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. - Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. - Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. - Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. - Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. - Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống.


3. Phẩm chất - Yêu nước: Yêu quý các di sản văn hóa, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh, bưu thiếp về Ngày Nhà giáo Việt Nam - Sách học mĩ thuật 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Một số mẫu bưu thiếp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Tranh, ảnh về đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam. - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, bìa màu, một số vật liệu tìm được như: lá khô, dây trang trí, hoa khô… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo hứng thú tò mò cho HS vào tiết học b, Nội dung: Hoạt động cá nhân/nhóm trả lời câu hỏi


c, Sản phẩm: Trình bày miệng d, Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS giới thiệu về những kiến thức đã tìm hiểu về Ngày Nhà giáo Việt Nam B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Làm bưu thiếp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam a. Mục tiêu: - Biết tạo hình dáng bưu thiếp - Biết chọn nội dung thông điệp và kiểu dáng chữ để trình bày bưu thiếp. - Sắp xếp mảng hình, mảng chữ cho cân đối và tìm họa tiết trang trí phù hợp với chủ đề - Thêm yêu thích tạo hình trang trí các sản phẩm có tính ứng dụng. b. Nội dung: - Tìm hiểu một số mẫu bưu thiếp chúc mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam - Các bước làm bưu thiếp. - Thực hành làm bưu thiếp với chủ đề Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam theo cá nhân. c. Sản phẩm: - Tạo hình được bưu thiếp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. - Thể hiện được tình cảm của mình đối với thầy cô giáo và bạn bè. Thêm yêu quý, trân trọng, biết ơn thầy cô giáo. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Làm bưu thiếp chào mừng ngày Nhà

1.1. Tìm hiểu

giáo Việt Nam 1.1. Tìm hiểu


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một - Bưu thiếp chào mừng ngày Nhà giáo số mẫu bưu thiếp chào mừng Ngày Nhà Việt Nam được dùng để thể hiện tình cảm Giáo Việt Nam.

với các thày cô giáo. Bưu thiếp có thể

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu được tạo hình theo nhiều hình dạng, chất liệu khác nhau với sự phong phú, đa dạng về: + Hình dáng, màu sắc của bưu thiếp + Hình ảnh, họa tiết, kiểu chữ trên bưu thiếp. + Chất liệu tạo hình

về hình ảnh, kiểu chữ.


1.2. Cách thực hiện

1.2. Cách thực hiện

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát video - Các bước thực hiện: hướng dẫn cách làm thiệp.( hoặc tranh minh + Tạo hình dáng bưu thiếp học các bước tiến hành). + Chọn nội dung thông điệp và kiểu dáng - Hãy nêu lại các bước làm bưu thiếp. chữ/ số số để trình bày trên bưu thiếp. - Giáo viên minh họa trên bảng theo từng + Sắp xếp mảng hình, mảng chữ cân đối bước. + Tìm họa tiết trang trí bưu thiếp cho phù hợp chủ đề.

1.3. Thực hành 1.3. Thực hành - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bưu thiếp với chủ đề Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam theo cá nhân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát, thảo luận nhóm - Nêu các bước làm bưu thiếp. - Quan sát giáo viên thị phạm - Thực hành cá nhân. Bước 3: Báo cáo thảo luận - HS trưng bày sản phẩm - Chia sẻ kinh nghiệm, nhận xét sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo hướng dẫn của GV

- Học sinh làm bưu thiếp với chủ đề Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam theo cá nhân. - Giáo viên lưu ý: Có thể áp dụng cách thực hiện trên với các hình thức tạo hình khác như vẽ, tạo hình …


Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét, bổ xung, đánh giá về ý thức và cách thực hiện của từng nhóm. Hoạt động 2: (Tiết 2) Vẽ, xé dán tranh theo chủ đề “ Thầy cô và mái trường” a. Mục tiêu: - Vẽ/ xé dán tranh theo đúng chủ đề - Biết cách chọn chất liệu, bố cục, hình ảnh, màu sắc phù hợp với nội dung tranh - Phát triển năng lực hợp tác nhóm, tăng thêm tinh thần đoàn kết cho nhóm b. Nội dung: - Hs quan sát tranh ảnh về ngày 20/11 - Nêu lại các bước vẽ tranh đề tài “ Thầy cô và mái trường”. - Thực hành cá nhân vẽ tranh/ xé dán tranh chủ đề “ Thầy cô và mái trường” c. Sản phẩm: - Tranh vẽ/ xé dán của học sinh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Vẽ, xé dán tranh theo chủ đề “

2.1. Tìm hiểu

Thầy cô và mái trường”

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số 2.1. Tìm hiểu tranh, ảnh về các hoạt động chào mừng ngày Nhà Có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm giáo Việt Nam.

và sự quan tâm giữa thầy cô và học trò. Dựa vào đó có thể lựa chọn nội dung, hình ảnh để vẽ/ xé dán tranh


chủ đề “ Thầy cô và mái trường”

2.2. Thực hành - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh 2.2. Thực hành họa các bước vẽ tranh đề tài.

- Các bước vẽ/xé dán:

- Nêu lại các bước vẽ tranh đề tài “Thầy cô và + Chọn nội dung yêu thích mái trường”. + Vẽ phác nhóm chính, phụ - Giáo viên minh họa theo từng bước. + Tìm hình ảnh phù hợp - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành cá nhân + Vẽ màu hài hòa vẽ tranh/ xé dán tranh chủ đề “ Thầy cô và mái trường” 2.3. Nhận xét


- Giáo viên yêu cầu học sinh dán tranh lên bảng. - Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét bài vẽ của bạn. + Nội dung tranh + Bố cục tranh + Màu sắc tranh Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát tranh, ảnh về ngày 20/11 - Quan sát tranh minh họa nêu lại các bước vẽ. - Thực hành cá nhân Bước 3: Báo cáo thảo luận - Dán tranh lên bảng - Nhận xét, góp ý cho bài vẽ của bạn. Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên hướng dẫn học sinh chỉnh sửa, hoàn thiện bài. - Hoàn thiện sản phẩm Hoạt động 3: (Tiết 3) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm a. Mục tiêu: - Hiểu được các cách giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm - Cảm nhận được vẻ đẹp có ý thức giữ gìn và trân trọng tình cảm thầy cô, bạn bè dưới mái trường b. Nội dung: - Trưng bày sản phẩm của nhóm, nhận xét đánh giá sản phẩm


c. Sản phẩm: - Giải thích, nhận xét, đánh giá được các sản phẩm. - Tổ chức trưng bày được sản phẩm. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. - Thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn đối với thầy cô giáo. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Trưng bày và giới thiệu sản

- - Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm phẩm ở vị trí thuận lợi (có thể tổ chức triển lãm HS trưng bày sản phẩm ở vị trí thích tranh của học sinh)

hợp.

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh, nhận xét, góp HS thảo luận, chia sẻ, thuyết trình ý cho tác phẩm của mình va của bạn để hoàn bằng những câu hỏi gợi mở: thiện tốt hơn

+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

trong tranh

- Trưng bày sản phẩm.

+ Màu sắc

- Nhận xét, chia sẻ về ý tưởng thể hiện.

+ Các hoạt động thể hiện rõ được

Bước 3: Báo cáo thảo luận

các nội dung

- Trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của giáo + Những ưu điểm đạt được, khó khăn trong quá trình làm bưu thiếp viên - Quan sát, nhận xét, góp ý cho sản phẩm mĩ thuật + Phân tích về hình ảnh, dáng chữ, phần hình, chất liệu cảu bạn. Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên nhận xét, động viên, khuyến khích để học sinh có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn nữa.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT b. Nội dung: - Tập thuyết trình giới thiệu về các hoạt động của ngày Nhà giáo Việt Nam c. Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS d. Cách thực hiện - GV nêu nhiệm vụ: Tập thuyết trình giới thiệu về các hoạt động của ngày Nhà giáo Việt Nam - HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn b. Nội dung: - Có ý tưởng để vận dụng việc làm bưu thiếp tặng bạn bè, người thân vào các dịp lễ, sinh nhật, ….. - HS vận dụng kiến thức bài học để trang trí lớp học chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam c. Sản phẩm - Kết quả bài thực hành của HS d. Cách thực hiện - GV khuyến khích HS vận dụng – sáng tạo: + Có ý tưởng để vận dụng việc làm bưu thiếp tặng bạn bè, người thân vào các dịp lễ, sinh nhật, ….. + HS vận dụng kiến thức bài học để trang trí lớp học chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam


Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………..

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: THẾ GỚI CỔ TÍCH Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 8A, 8B, 8C Thời gian thực hiện: (4 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được nội dung và biết cách khai thác những hình ảnh tiêu biểu của câu chuyện để vẽ minh họa. - Biết chọn lọc hình ảnh, kết hợp với kiểu chữ để trình bày được bìa truyện. - Giới thiệu, nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt - Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống.


- Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. - Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. - Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. - Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. - Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Thêm yêu thích phong cảnh thiên nhiên xung quanh mình. Thấy được vai trò to lớn của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Một số tranh, ảnh về bìa truyện cổ tích khác nhau. + Tranh minh họa các bước vẽ tranh theo đề tài.


- Sách học mĩ thuật 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Bút chì, màu vẽ, giấy vẽ, hồ dán… - Tranh, ảnh, bìa truyện sưu tầm được … III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào tiết học b, Nội dung: Hoạt động cá nhân, cả lớp, nhóm trả lời câu hỏi c, Sản phẩm: Trả lời miệng d, Tổ chức thực hiện: - GV trình chiếu một số hình ảnh minh họa chuyện cổ tích:

? Các hình vẽ trên gợi cho em nghĩ đến những nhân vật nào trong truyện cổ tích? - HS trả lời => GV giới thiệu vào bài mới B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1 + 2) Vẽ minh họa truyện cổ tích a. Mục tiêu: - Biết khái niệm về tranh minh hoạ và các bước vẽ minh họa truyện cổ tích. - Vẽ được minh họa truyện cổ tích.


- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp tạo hình của các sản phẩm minh họa truyện cổ tích của mình/của bạn. b. Nội dung: - Quan sát các bức tranh, trả lời câu hỏi - Các bước vẽ minh họa truyện cổ tích. - Thực hành theo cá nhân vẽ minh họa truyện cổ tích. c. Sản phẩm: - Biết cách khai thác những hình ảnh tiêu biểu của câu chuyện để vẽ tranh minh họa. - Biết chọn lọc hình ảnh để trình bày được bìa truyện. Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Vẽ minh họa truyện cổ tích

1.1. Tìm hiểu

1.1. Tìm hiểu

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số - Tranh minh họa là tranh vẽ theo nội hình ảnh minh họa tranh truyện cổ tích, yêu dung của câu chuyện. Tranh minh họa cầu học sinh quan sát và thảo luận:

góp phần thể hiện rõ nội dung, làm cho

+ Tên của truyện cổ tích trong hình ảnh minh truyện hấp dẫn hơn. Truyện được thể hiện bằng tranh minh họa còn được gọi họa dưới đây? + Nội dung của những hình ảnh minh họa? + Thế nào là tranh minh họa truyện cổ tích?

là truyện tranh. Đường nét, màu sắc, hình vẽ của tranh minh họa thường mang tính trang trí và tượng trưng. HÌnh

+ Tên những truyện cổ tích khác mà em biết? minh họa trong truyện cổ tích giúp người xem hình dung được đầy đủ hơn về sự việc, thời gian, không gian, nhân vật, trang phục, …



1.2. Cách thực hiện - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa hướng dẫn các bước vẽ, thảo luận 1.2. Cách thực hiện để nhận biết cách vẽ. - Các bước thực hiện: + Tìm hiểu nội dung truyện. + Chọn một ý thể hiện rõ nội dung nhất để minh họa. - Giáo viên minh họa trên bảng theo từng + Tạo bố cục bằng cách vẽ phác nhân bước cụ thể. vật chính. 1.3. Thực hành

+ Vẽ thêm những hình ảnh phụ và vẽ kĩ

- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận lựa chi tiết các hình ảnh. chọn nội dung thống nhất và hình thức thể + Vẽ màu hài hòa và phù hợp với nội hiện để vẽ tranh minh họa. dung của truyện. - Hướng dẫn các nhốm phân chia nhiệm vụ 1.3. Thực hành thể hiện nội dung tranh phù hợp với mỗi - Tranh minh họa truyện của học sinh thành viên, viết lời dẫn cho tranh sau đó đóng thành quyển. 1.4. Nhận xét - Giáo viên yêu cầu các nhóm giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình, yêu cầu các nhóm khác quan sát, nhận xét, góp ý cho nhóm bạn hoàn thiện sản phẩm. + Nội dung tranh minh họa. + Bố cục tranh + Hình ảnh, màu sắc tranh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:


- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi - Quan sát tranh minh họa, thảo luận để nhận biết cách vẽ. - Thảo luận nhóm thống nhất nội dung, phân chia nhiệm vụ. - Thực hành theo cá nhân sau khi thảo luận. - Sắp xếp tranh theo từng nội dung và đóng thành quyển. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Giới thiệu tranh của nhóm, lắng nghe ý kiến đóng góp. - Nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 2: (Tiết 3) Trình bày bìa cuốn truyện a. Mục tiêu: - Biết cách chọn lọc hình ảnh, kết hợp với kiểu chữ để trình bày bìa truyện. - Trình bày được bìa truyện theo nội dung câu chuyện nhóm đã chọn. - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp tạo hình của các bìa truyện. b. Nội dung: - Quan sát các bức tranh tìm hiểu về bìa truyện - Cách trình bày bìa truyện - Thực hành vẽ c. Sản phẩm: - Biết chọn lọc hình ảnh, kết hợp với kiểu chữ để trình bày được bìa truyện.


- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Trình bày bìa cuốn truyện

2.1. Tìm hiểu

2.1. Tìm hiểu

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4.4 Bìa truyện giúp bảo vệ quyển trang 26 – sách học mĩ thuật thảo luận nhóm để truyện. Bìa truyện là gương mặt của tìm hiểu về bìa truyện.

quyển truyện, phản ánh khái quát

+ Vai trò, tác dụng của bìa truyện?

nọi dung bên trong. Thông tin trên

+ Nội dung bìa.

bìa truyện gồm có: tên truyện, tên tác giả, nhà xuất bản và hình ảnh

+ Bố cục ( cách sắp xếp hình ảnh, chữ) của bìa minh họa khái quát nội dung. Bìa truyện. truyện cổ tích cần trình bày đẹp, + Màu sắc bìa. 2.2. Cách thực hiện - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa, thảo luận và nêu cách trình bày bìa truyện.

hình ảnh, màu sắc hấp dãn, phù hợp với nội dung để thu hút người đọc. 2.2. Cách thực hiện - Các bước thực hiện: + Tìm hiểu nội dung truyện + Phác bố cục: mảng hình, mảng chữ + Tìm kiểu chữ và hình minh họa cho phù hợp với nội dung truyện.

- Giáo viên lưu ý: Cần hiểu nội dung, ý nghĩa cuốn truyện để có ý tưởng trang trí về kiểu chữ, hình minh họa và màu sắc cho phù hợp. - Giáo viên minh họa trên bảng theo từng bước


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số bài vẽ của học sinh năm trước để có thêm ý tưởng trình bày bìa truyện. 2.3. Thực hành

2.3. Thực hành - Chọn bìa truyện tiêu biểu nhất của

- Giáo viên yêu cầu thực hành cá nhân theo nội nhóm làm bìa, tạo thành cuốn truyện dung câu chuyện mà nhóm đã thống nhất. tranh của nhóm. - Sau khi hoàn thiện tác phẩm, nhóm thảo luận để lựa chọn bài vẽ tiểu biểu nhất để đóng vào quyển truyện tranh minh họa đã hoàn thiện từ tiết trước. 2.4. Nhận xét - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, góp ý cho bài của nhóm mình và nhóm bạn. + Nội dung khái quát của truyện + Cách sắp xếp hình và chữ trên bìa. + Kiểu chữ, hình minh họa và màu sắc trên bìa. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát tranh, thảo luận nhóm tìm hiểu về bìa truyện - Quan sát tranh thảo luận nhóm tìm hiểu các trình bày bìa truyện. - Thực hành theo sự thống nhất của nhóm. - Lựa chọn tác phẩm đóng hoàn thiện quyển truyện Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trình bày sản phẩm của nhóm.


- Quan sát, nhận xét, góp ý cho bài vẽ của mình và của bạn. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 3: (Tiết 4) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm a. Mục tiêu: - Hiểu được các cách giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm. - Biết cách trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. - Trân trọng những giá trị văn hoá, phát huy tính sáng tạo trong nghệ thuật trang trí bìa sách b. Nội dung - Trưng bày sản phẩm của nhóm - Chia sẻ và thảo luận về sản phẩm c. Sản phẩm - Giải thích, nhận xét, đánh giá được các bài vẽ của mình và của bạn. - Tổ chức trưng bày được sản phẩm. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. d. Cách thực hiện Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm

- Gáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản - Trưng bày, giới thiệu sản phẩm của phẩm ở vị trí thích hợp tỏng lớp. - Yêu cầu các nhóm chia sẻ về nôi dung, hình thức thể hiện của sản phẩm:

nhóm


+ Nhóm của em đã lựa chọn câu chuyện nào để vẽ minh họa và trình bày bìa? + Các hình ảnh minh họa đa làm rõ ý cho câu chuyện chưa? + Bối cảnh, trang phục, dáng người và màu sắc trong phần vẽ minh họa có phù hợp với nội dung câu chuyện không? + Ý tưởng thể hiện bìa của nhóm em như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS Trưng bày/ trình diễn sản phẩm Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trưng bày sản phẩm ở vị trí thích hợp. - Các nhóm chia sẻ, giới thiệu về bài vẽ của mình, trả lời câu hỏi của các bạn về tác phẩm. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm cho HS C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT b. Nội dung: - Tập thuyết trình và giới thiệu về nội dung truyện cổ tích của nhóm c. Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS d. Cách thực hiện - GV nêu nhiệm vụ:


Tập thuyết trình và giới thiệu về nội dung truyện cổ tích của nhóm - HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn b. Nội dung: - Vẽ tranh minh họa cho một câu chuyện cổ tích em yêu thích. - Trang trí bìa truyện, sổ tay, trình bày tập san, tạp chí.. - Tập sử dụng phần mềm đồ họa trên máy tính để thiết kế tranh minh họa cho một câu chuyện và trình bày bài cho câu chuyện đó. c. Sản phẩm - Kết quả bài thực hành của HS d. Cách thực hiện - GV khuyến khích HS vận dụng – sáng tạo: + Vẽ tranh minh họa cho một câu chuyện cổ tích em yêu thích. + Trang trí bìa truyện, sổ tay, trình bày tập san, tạp chí.. + Tập sử dụng phần mềm đồ họa trên máy tính để thiết kế tranh minh họa cho một câu chuyện và trình bày bài cho câu chuyện đó. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 8A, 8B, 8C Thời gian thực hiện: (3 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 qua tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu. - Mô phỏng được tác phẩm theo cảm nhận riêng. - Có ý thức giữ gìn, học tập và trân trọng giá trị nghệ thuật. - Giới thiệu, nhân xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt - Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. - Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống.


- Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. - Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. - Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. - Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Biết yêu quý cuộc sống quanh mình, thêm yêu thích quy trình học tập sáng tạo trải nghiệm. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Một số tranh, ảnh về chân dung một số họa sĩ và một số tác phẩm tiêu biểu giai đoạn 1954 – 1975. + Một số bài vẽ mô phỏng của học sinh về các nội dung liên quan đến chủ đề. - Sách học mĩ thuật 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Bút chì, màu vẽ, giấy vẽ, hồ dán…


- Sưu tầm tranh, ảnh về một số họa sĩ và tác phẩm mĩ thuật giai đoạn 1954 - 1975 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò cho HS vào tiết học b, Nội dung: Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp trả lời câu hỏi c, Sản phẩm: trả lời miệng d, Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS giới thiệu về những kiến thức đã tìm hiểu về các tác giả, tác phẩm tieu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 - HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ => GV giới thiệu vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Tìm hiểu sơ lược mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 a. Mục tiêu: - Học sinh hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sỹ nói chung, giới mỹ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng XHCN ở mền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. - Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng - Yêu quý và trân trọng tác phẩm của các hoạ sỹ. b. Nội dung: + Bối cảnh lịch sử + Các đề tài, hình tượng trong tranh + Chất liệu thể hiện. c. Sản phẩm: - Biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 qua tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu.


- Mô phỏng được tác phẩm theo cảm nhận riêng. - Có ý thức giữ gìn, học tập và trân trọng giá trị nghệ thuật những nghệ sĩ đã đề lại. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tìm hiểu sơ lược mĩ thuật Việt Nam

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các giai đoạn 1954 – 1975 bức tranh trong hình 5.1 và một số tranh học * Vài nét về bối cảnh lịch sử. sinh sưu tầm được để tìm hiểu về mĩ thuật Sau năm 1954, đất nước tạm chia cắt làm Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 về các nội hai miền. Niềm Bắc đi lên xây dựng dung:

CNXH, miền Nam tiếp tục chiến tranh

+ Bối cảnh lịch sử

chống đế quốc mĩ xâm lược và chính

+ Các đề tài, hình tượng trong tranh

quyền tay sai.

+ Chất liệu thể hiện.

* Một số tác phẩm tiêu biểu của mĩ

- Gáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung

thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975

tham khảo trang 32-> 38 sách học mĩ thuật - Tranh sơn mài: là chất liệu truyền thống: để ghi nhớ những nét đặc trưng về mĩ thuật Tát nước đồng chiêm – Trần Văn Cẩn; Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Nhớ một chiều Tây Bắc – Phan Kế An; Con nghé quả thực – Nguyễn Tư Nghiêm; Tổ đổi công cấy lúa – Hoàng Tích Chù;

- Quan sát tranh, đọc nội dung và trả lời câu Tre – Trần Đình Thọ. hỏi - Tranh lụa. Có nhiều thay đổi về kĩ thuật Bước 3: Báo cáo thảo luận cũng như nội dung đề tài: Ghé thăm nhà – - Các HS báo cáo kết quả - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận nhận định

Nguyễn Trọng Kiệm; Bữa cơm mùa thắng lợi – Nguyễn Phan Chánh; Được mùa – Nguyễn Tiến Chung; Về nông thôn sản xuất – Ngô Minh Cầu.


- Giáo viên nhấn mạnh: Mĩ thuật Việt nam - Tranh khắc gỗ. Kết hợp giữa nghệ thuật giai đoạn 1954 – 1975 có sự phát triển vượt truyền thống và phương tây: Ông cháu – bậc so với các giai đoạn trước về số lượng Huy Oánh; Mùa Xuân – Nguyễn Thụ; Ba tác phẩm, đội ngũ tác giả, sự đa dạng phong thế hệ - Hoàng Trầm; Lớp học bổ túc văn phú về chất liệu. Nội dung thể hiện về lao hóa – Thế Vinh. động sản xuất và chiến đấu. Ngoài ra còn - Tranh sơn dầu: Một buổi cày – Lưu một số nội dung ca ngợi vẻ đẹp của quê Công Nhân; Đồi cọ - Lương Xuân Nhị; hương, đất nước. Tiếng đàn bầu – Sĩ Tốt; Phố cổ Hà Nội – Bùi Xuân Phái. - Tranh bột màu: Đền Voi Phục- Văn Giáo; Ao làng – phan Thị Hà; Hà Nội đêm giải phóng – Lê Thanh Đức.. - Điêu khắc: Võ Thị Sáu – Diêp Minh Châu; Vân dại – Lê Công Thành Hoạt động 2: (Tiết 2) Mô phỏng lại tác phẩm yêu thích của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 a. Mục tiêu: - Giúp học sinh trải nghiệm nghiên cứu về tác phẩm thông qua nội dung chủ đề, bố cục, đường nét, màu sắc, chất liệu, phong cách thể hiện giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của các tác phẩm mĩ thuật. b. Nội dung: - Lựa chọn tranh và vẽ mô phỏng - Nhận xét vè bài mô phỏng của mình và của bạn c. Sản phẩm: - Nắm được cách mô phỏng lại một tác phẩm nghệ thuật yêu thích của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 -1975.


- Mô phỏng được tác phẩm theo cảm nhận riêng. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. - Có ý thức giữ gìn, học tập và trân trọng những giá trị nghệ thuật do tầng lớp trước để lại. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Mô phỏng lại tác phẩm yêu

2.1. Thực hành

thích của mĩ thuật Việt Nam giai

- Yêu cầu HS thực hành mô phỏng lại một số tác

đoạn 1954 – 1975

phẩm hay một phần của các tác phẩm mĩ thuật việt 2.1. Thực hành

nam giai đoạn 1954-1975

- Bài vẽ mô phỏng của học sinh

+ Gợi ý HS chọn một số tác phẩm hay các tác phẩm - Giáo viên lưu ý: Có thể linh hoạt ở Hình5.2 sách học mĩ thuật 8

sử dụng màu sắc theo cảm nhận

+ Hướng dẫn học sinh chọn giáy , bố cục để thể riêng. hiện tác mô phỏng lại tác phẩm - Gợi ý HS cách phân công nhiệm vụ thể hiện nội dung tranh. 2.2. Nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh dán tranh lên bảng. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh, nhận xét, góp ý kiến cho bài vẽ của bạn. + Nội dung tranh. + Bố cục tranh + Hình ảnh, màu sắc tranh Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Lựa chọn tranh và vẽ mô phỏng.


Bước 3: Báo cáo thảo luận - Dán tranh lên bảng. - Quan sát, nhận xét bài vẽ của bạn. - Lắng nghe ý kiến đóng góp của bạn để hoàn thiện tác phẩm. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện tác phẩm tho sự đóng góp ý kiến của các bạn để tác phẩm hoàn thiện hơn. Hoạt động 3: (Tiết 3) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm a. Mục tiêu: - Hiểu được các cách giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm. - Biết cách trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. - Trân trọng những giá trị văn hoá, phát huy tính sáng tạo trong nghệ thuật b. Nội dung - Trưng bày sản phẩm - Chia sẻ và thảo luận về sản phẩm c. Sản phẩm - Giải thích, phân tích và nhận xét những sản phẩm về chủ đề “ cuộc sống quanh em” của mình và của bạn. - Tổ chức trưng bày được sản phẩm. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá. d. Cách thực hiện Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm


- Hướng dẫn HS tìm hiểu các hình thức trưng - Thực hiện theo hướng dẫn của GV dựa bày, giới thiệu sản phẩm

vào nội dung của hoạt động 3 về:

- Gợi ý câu hỏi để HS giới thiệu, chia sẻ

+ Nội dung?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Hình thức?

- HS Trưng bày/ trình diễn sản phẩm Bước 3: Báo cáo thảo luận Nhận xét, góp ý bổ sung cho sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT b. Nội dung: - Trình bày các bài viết, tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 c. Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS d. Cách thực hiện - GV nêu nhiệm vụ: + Trình bày các bài viết, tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. - HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn


b. Nội dung: - Cùng chia sẻ thông tin, tranh ảnh, hoàn thiện bộ sưu tập về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Yêu cầu HS đọc thêm một số tác giả tiêu biêu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-— 1975 c. Sản phẩm - Kết quả bài thực hành của HS d. Cách thực hiện - GV yêu cầu HS: Đọc nội dung trong sách học mĩ thuật trang 40, 41 để tìm hiểu về một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. + Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 – 1988) + Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 – 1994) + Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923 – 1988). Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………..


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: VẼ TĨNH VẬT CÓ BA VẬT MẪU Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 9A, 9B, 9C Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết được vẻ đẹp về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ, bố cục của vật mẫu; - Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối và hợp lí trên giấy. - Hiểu được các sắc độ đậm nhạt để tạo không gian cho tranh tĩnh vật. - Vẽ được tranh tĩnh vật có đặc điểm gần giống mẫu vẽ. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận thẩm mỹ trong bài tập của mình và của bạn. 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt - Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. - Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống.


- Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. - Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. - Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. - Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. 3. Phẩm chất - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và hoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Mẫu vẽ: Một vài đồ dùng trong gia đình: ấm tích, bát, bình hoa, khối hộp… - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, que đo, dây dọi 2. HS chuẩn bị: - Sách hoc mĩ thuật 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, que đo, dây dọi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo hứng thú hấp dẫn với tiết học b, Nội dung: Hoạt động cá nhân, cá lớp trả lời câu hỏi


c, Sản phẩm: Trả lời miệng d, Tổ chức thực hiện: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi lật miếng ghép đoán nội dung tranh. - HS thực hiện yêu cầu của GV => GV giới thiệu chủ đề: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Vẽ hình a. Mục tiêu: - Nhận biết được vẻ đẹp về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ, bố cục của vật mẫu; Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối và hợp lí trên giấy. - Vẽ được hình bài vẽ tĩnh vật có ba vật mẫu. - Cảm nhận được vẻ đẹp về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ, bố cục của vật mẫu. b. Nội dung: - Sắp đặt mẫu vẽ - Thực hành vẽ - Nhận xét bài vẽ c. Sản phẩm: - Tập trung vào quan sát đường nét, màu sắc, đậm nhạt của vật mẫu. - Có khả năng kết hợp mắt và tay, vẽ hình liền mạch không nhấc bút khỏi giấy trong khi vẽ. Làm việc tập trung và yên lặng. - Học sinh thêm hứng thú với bài học vẽ theo mẫu, yêu thích tìm hiểu, phân tích vẻ đẹp của vật mẫu thông qua hình ảnh, đường nét, tỉ lệ. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Vẽ hình

1.1. Sắp đặt mẫu vẽ

1.1. Sắp đặt mẫu vẽ

- GV hướng dẫn học sinh cách bày mẫu. Quan sát Trình bày mẫu vẽ, chọn góc nhìn thể vật mẫu ở các góc độ khác nhau để chọn góc vẽ hiện được bố cục của mẫu hợp lí. thích hợp.

- Trong các hình em đã quan sát, em chọn hình nào? Tại sao? - Hướng dẫn HS quan sát hướng ánh sáng chính và cũng các bạn sắp xếp lại mẫu vẽ cho phù hợp.


1.2. Thực hành

1.2. Thực hành

- GV vẽ thị phạm lên bảng hướng dẫn lại các Trong khi vẽ cần luôn so sánh tỉ lệ, bước vẽ tranh theo mẫu.

khoảng cách giữa các vật mẫu và so

- Yêu cầu học sinh nêu tên các bước vẽ theo mẫu. sánh bài vẽ với mẫu để có tương quan tổng thể. - Yêu cầu học sinh quan sát mẫu và vẽ bài. 1.3. Nhận xét - GV hướng dẫn học sinh quan sát các bài vẽ và thảo luận vể: + Bố cục + Hình dáng + Cấu trúc, vị trí, tỉ lệ của vật mẫu trên bài vẽ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Bày mẫu và quan sát mẫu ở các góc độ khác nhau. - Quan sát và bày mẫu vẽ. - Nêu tên các bước vẽ. - Quan sát mẫu vẽ và thực hành. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Dán bài lên bảng - Quan sát nhận xét bài vẽ của mình và của bạn. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 2:( Tiết 2) Vẽ đậm nhạt a. Mục tiêu: - Hiểu được các sắc độ đậm nhạt để tạo không gian cho tranh tĩnh vật.


- Vẽ được tranh tĩnh vật có đặc điểm gần giống mẫu vẽ. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. b. Nội dung: - Quan sát vật mẫu và nhận xét về đậm nhạt. - Thực hành vẽ đậm nhạt, hoàn thiện bài vẽ. - Tham gia đánh giá quá trình học tập, kết quả bài vẽ của mình và của bạn. c. Sản phẩm: - Tập trung vào quan sát đường nét, màu sắc, đậm nhạt của vật mẫu. Hiểu biết về ba hình thức đậm nhạt trong tranh tĩnh vật: đậm nhạt trên vật mẫu, đậm nhạt do bóng đổ của vật mẫu và đậm nhạt do ánh sáng phản quang trên vật mẫu. - Có khả năng kết hợp mắt và tay, vẽ hình liền mạch không nhấc bút khỏi giấy trong khi vẽ. Làm việc tập trung và yên lặng. - Học sinh yêu thích tìm hiểu, phân tích vẻ đẹp của vật mẫu thông qua hình ảnh, đường nét, tỉ lệ. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Vẽ đậm nhạt

2.1. Tìm hiểu

2.1. Tìm hiểu

- GV hướng dẫn HS quan sát vật mẫu để nhận + Đậm nhạt chung của các vật mẫu biết các mảng đậm nhạt lớn trên vật mẫu, gồm:

+ Đậm nhạt trên từng vật mẫu và

+ Đậm nhạt chung?

bóng phản quang trên vật mẫu.

+ Đậm nhạt trên từng vật mẫu? bóng phản + Tương quan đậm nhạt giữa các vật quang?

mẫu và bóng đổ của các vật mẫu

+ Tương quan đậm nhạt?

trong không gian xung quanh.


2.2. Thực hành vẽ đậm nhạt, hoàn thiện bài 2.2. Thực hành vẽ đậm nhạt, hoàn vẽ.

thiện bài vẽ.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 sách Học MT Trong quá trình vẽ cần quan sát và để nhận biết cách vẽ đậm nhạt

nhận biết các hình thái của đậm nhạt

- Gợi ý HS quan sát hình 1.4 sách Học MT tham trên vật mẫu để vẽ: đạm nhạt trên vật mẫu; đậm nhạt do bóng đổ của vật khảo một số bài vẽ đậm nhạt - Yêu cầu HS trình bày mẫu giống hình ở HĐ1, vẽ đậm nhạt vào bài vẽ ở HĐ1 2.3. Nhận xét, đánh giá - GV hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ theo nhóm. - Yêu cầu học sinh đánh giá, nhận xét bài vẽ của mình và bạn về: + Bố cục hình vẽ + Đậm nhạt của hình vẽ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát vật mẫu và nhận xét về đậm nhạt. - Quan sát tranh minh họa. - Thực hành vẽ đậm nhạt. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trình bày sản phẩm theo nhóm. - Quan sát, nhận xét, góp ý cho bài vẽ của mình và bạn. Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

mẫu tạo nên và lưu ý đạm nhạt do ánh sáng phản quang lại vật mẫu.


a. Mục tiêu: – Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm của cá nhân và nhóm học tập. – Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. b. Nội dung: - Trưng bày sản phẩm của cá nhân và nhóm một cách khoa học và thẩm mĩ - Ứng dụng tác phẩm của mình vào trong cuộc sống c. Sản phẩm: - Trưng bày và giới thiệu được tác phẩm của HS - Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm. d. Cách thực hiện - HS trưng bày sản phẩm nhóm - HS giới thiệu sản phẩm D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn b. Nội dung: - Vận dụng cách vẽ hình, vẽ đạm nhạt để thực hiện các bài vẽ theo mẫu khác bằng bút chì, màu vẽ hoặc hình thức xé dán giấy màu… trên cơ sở quan sát và cảm nhận đậm nhạt trên mẫu. c. Sản phẩm - Bài vẽ của HS d. Cách thực hiện - GV yêu cầu HS:


+ Vận dụng cách vẽ hình, vẽ đạm nhạt để thực hiện các bài vẽ theo mẫu khác bằng bút chì, màu vẽ hoặc hình thức xé dán giấy màu… trên cơ sở quan sát và cảm nhận đậm nhạt trên mẫu. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: SƠ LƯỢC MĨ THUẬT THỜI NGUYỄN Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 9A, 9B, 9C Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được vài nét khái quát về mĩ thuật thời Nguyễn. - Mô phỏng được bức tranh sinh hoạt với hình vẽ của thời Nguyễn. - Hiểu được giá trị mĩ thuật thời Nguyễn trong kho tàng mĩ thuật Việt Nam và chia sẻ được với bạn, với mọi người về những giá trị đó - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm 2. Năng lực


Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt - Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. - Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. - Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. - Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. - Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. - Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Yêu quý các di sản văn hóa, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh về một số tác phẩm mĩ thuật thời Nguyễn. + Các tư liệu có liên quan đến mĩ thuật thời Nguyễn. 2. HS chuẩn bị: - Sách hoc mĩ thuật 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Tranh, ảnh, tư liệu về mĩ thuật thời Nguyễn - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo hứng thú, hấp dẫn với tiết học b, Nội dung: Hoạt động cá nhân/nhóm trả lời câu hỏi c, Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe GV giới thiệu d, Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ + GV yêu cầu học sinh nêu lại các đặc điểm chính về mĩ thuật thời Lê đã học ở năm học trước. - HS tiếp nhận thực hiện yêu cầu => GV giới thiệu chủ đề: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật thời Nguyễn a. Mục tiêu: - Hiểu được sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời Nguyễn. - Phát triển khả năng tìm hiểu, so sánh đề tìm ra một số đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc, hoa văn trang trí của mĩ thuật thời Nguyễn


- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của một số công trình kiến trúc. Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại. b. Nội dung: - Kiến trúc - Điêu khắc - Hội họa, đồ họa thời Nguyễn c. Sản phẩm: - Cảm thụ được vẻ đẹp của một số công trình mĩ thuật thời Nguyễn. - Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật thời

1.1. Kiến trúc

Nguyễn

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1. Kiến trúc ảnh và sử dụng các tư liệu, hình ảnh đã sưu tầm được để tìm hiểu những nét khái quát của kiến trúc thời Nguyễn. + Nêu tên, địa danh, năm xây dựng của các công trình kiến trúc trong hình mà em biết?

Điện Thái Hòa ( Huế)

+ Cảm nhận về hình thức kiến trúc, vật liệu của công trình. + Điểm chung và sự khác biệt của những công tình kiến trúc đó. Chùa ThiênMụ (Huế)


- GV yêu cầu học sinh đọc các nội dung

trong

sách học

thuật

Tr12,13,14. Thảo luận để tìm ra những nét tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn. - GV hướng dẫn các nhóm trình bày Lăng Khải Định ( Huế) phần thảo luận của nhóm, nhận xét, Kết luận: đánh giá phần tóm tắt của nhóm mình Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển rất đa dạng về và nhóm bạn. nhiều mặt. Kiến trúc thời Nguyễn phần lớn 1.2. Điêu khắc theo lối kiến trúc cung đình, hài hòa với thiên - GV yêu cầu HS đọc các nội dung nhiên. trong sách học mĩ thuật trang 15 và 1.2. Điêu khắc thảo luận để tìm ra những nét đặc trưng của của điêu khắc và chạm khắc trang trí thời Nguyễn. + Thể loại điêu khắc + Chất liệu của các tác phẩm điêu khắc. + Hình tượng trong điêu khắc. + Hình thức thể hiện tác phẩm điêu khắc. - GV hướng dẫn các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm, nhận xét, đánh giá phần tóm tắt của nhóm mình và nhóm bạn. 1.3. Hội họa, đồ họa thời Nguyễn - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong sách học mĩ thuật Tr 16, 17, 18 và thảo


luận nhóm để tìm ra những nét tiêu biểu về hội họa và đồ họa thời Nguyễn. - GV hướng dẫn các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm, nhận xét, đánh giá phần tóm tắt của nhóm mình Tượng Thú các quan, lính hầu và nhóm bạn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. - Đọc các mục để tìm hiểu thêm thông tin. Thảo luận nhóm, viết các nội dung chính ra giấy A3. Bước 3: Báo cáo thảo luận

Hinh chạm khắc phòng đặt di hài vua – cung Thiên Định

- Trình bày phần thảo luận, nhận xét, góp ý cho nhau. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên tóm tắt KT, khen ngợi, động viên nhóm có sự chuẩn bị tốt về sưu tầm sản phẩm và khả năng thuyết trình. Hình chạm khắc ở lăng Khải Định Kết luận: Điêu khắc thời Nguyễn gắn liền với kiến trúc và được diễn tả mang tính hiện thực. 1.3. Hội họa, đồ họa thời Nguyễn


Chân dung Lý Nam Đế và Hoàng hậu, thế kỉ XVIII – XIX ( Thái Bình)

Tranh thờ Thập điện (giấy), thế kỉ XIX.


Một số hình ảnh trong cuốn “ Kĩ thuật của người An Nam” Kết luận: Đồ họa và hội họa thời Nguyễn phát triển đa dạng. đặc biệt đáng chú ý là 4577 hình vẽ trong sách Bách khoa thư bằng tranh “Kĩ


thuật của người An Nam” do Henri Oger và nghệ nhân người việt thực hiện.

Hoạt động 2: (Tiết 2) Mô phỏng hình vẽ thời Nguyễn a. Mục tiêu: - Mô phỏng được một số hình vẽ của mĩ thuật thời Nguyễn dựa trên những hiểu biết về mĩ thuật thời Nguyễn - Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại. b. Nội dung: - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi - Lựa chọn hình vẽ để tiến hành vẽ mô phỏng - Trưng bày, chia sẻ và đánh giá tác phẩm c. Sản phẩm: - Mô phỏng được một số họa tiết của mĩ thuật thời Nguyễn dựa trên những hiểu biết của mình. - Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Mô phỏng hình vẽ thời Nguyễn

2.1. Thực hành

2.1. Thực hành

- Yêu cầu HS tham khảo các hình vẽ trong sách - Các bước mô phỏng: học mĩ thuật để tìm hiểu về các hình vẽ thời + Chọn hình vẽ có từ hai nhân vật Nguyễn. trở lên, mô phỏng lại theo nguyên - GV hướng dẫn HS cách mô phỏng lại hình vẽ

mẫu và vẽ màu theo ý thích.


- Yêu cầu HS lựa chọn hình vẽ để tiến hành mô phỏng 2.2. Trưng bày, chia sẻ và đánh giá tác phẩm - GV hướng dẫn HS treo tác phẩm thuận tiên cho việc quan sát để thảo luận, chia sẻ và đánh giá kết quả bài tập. Chia sẻ cảm nhận cá nhân như:

+ Lựa chọn một vài hình vẽ từ các

+ Ấn tượng về bức vẽ; kĩ thuật thể hiện; những tranh khác nhau mô phỏng và sắp điểm giống và khác nhau giữa hai hình mẫu và xếp lại bố cục tranh vẽ màu theo ý bài tập; những thay đổi trong bài tập; màu sắc, tưởng của mình. hòa sắc với nội dung trong hình vẽ, những điểm đặc trưng của đồ họa thời Nguyễn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Lựa chọn hình vẽ để tiến hành vẽ mô phỏng. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Các nhóm trưng bày sản phẩm

2.2. Trưng bày, chia sẻ và đánh

- Chia sẻ cảm nhận cá nhân như:

giá tác phẩm

+ Ấn tượng về bức vẽ; kĩ thuật thể hiện; những - Trưng bày sản phẩm mô phỏng và điểm giống và khác nhau giữa hai hình mẫu và nêu cảm nhận bài tập; những thay đổi trong bài tập; màu sắc, hòa sắc với nội dung trong hình vẽ, những điểm đặc trưng của đồ họa thời Nguyễn. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT


b. Nội dung: - Trình bày các bài viết, tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Nguyễn (kiến trúc, điêu khắc, hội họa, đồ họa,….) c. Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS d. Cách thực hiện - GV nêu nhiệm vụ: + Trình bày các bài viết, tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Nguyễn (kiến trúc, điêu khắc, hội họa, đồ họa,….) - HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn b. Nội dung: - Tìm hiểu và mô phỏng lại hình vẽ trong sách “ Kĩ thuật người An Nam” theo nhiều hình thức khác nhau để kế thừa những nét tinh hoa của mĩ thuật thời Nguyễn và hiểu rõ thêm nét văn hóa và mĩ thuật thời kì này. c. Sản phẩm - Kết quả bài tập của HS d. Cách thực hiện - GV yêu cầu HS: + Tìm hiểu và mô phỏng lại hình vẽ trong sách “ Kĩ thuật người An Nam” theo nhiều hình thức khác nhau để kế thừa những nét tinh hoa của mĩ thuật thời Nguyễn và hiểu rõ thêm nét văn hóa và mĩ thuật thời kì này. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………..


………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………..

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 3: TẠO HÌNH CON RỐI VÀ SÂN KHẤU BIỂU DIỄN RỐI Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 9A, 9B, 9C Thời gian thực hiện: (4 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tạo hình được con rối có đặc điểm và tính cách riêng. - Thiết kế và tạo dựng được sân khấu phù hợp với tiểu phẩm. - Trưng bày và thể hiện được tiểu phẩm rối. 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt - Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. - Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.


- Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. - Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. - Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. - Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. - Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Yêu quý các di sản văn hóa, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh về một số côn rối. + Các vật liệu để làm rối: vỏ hộp giấy, nhựa, dây… 2. HS chuẩn bị: - Sách hoc mĩ thuật 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Các vật liệu để làm rối: vỏ hộp giấy, nhựa, dây… - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán…


III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo hứng thú tò mò cho HS vào tiết học b, Nội dung: Hoạt động cá nhân/nhóm trả lời câu hỏi c, Sản phẩm: Trình bày miệng d, Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS giới thiệu về những kiến thức đã tìm hiểu về tạo hình con rối và sân khấu biểu diễn rối B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Tạo hình rối dây a. Mục tiêu: - Nhận biết được đặc điểm của rối dây, biết lựa chọn chất liệu phù hợp để tạo được con rối. - Tạo được con rối từ những ý tưởng của mình. Tạo được tính cách cho nhân vật. - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của nghệ thuật dân gian. b. Nội dung: - Tìm hiểu một số vật liệu để nhận biết hình thức làm con rối dây. - Thực hành tạo hình rối c. Sản phẩm: - Tạo được con rối từ những ý tưởng của mình. Tạo được tính cách cho nhân vật. Mô tả được đặc điểm, tính cách nhân vật. - Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tạo hình rối dây

1.1. Tìm hiểu

1.1. Tìm hiểu

- GV yêu cầu HS quan sát một số vật liệu - Tìm hiểu một số vật liệu làm rối dây để nhận biết hình thức làm con rối dây.

- GV hướng dẫn HS có thể tạo mới hoặc sử dụng các vật liệu có sắn có dạng khối hộp, khối cầu,… các vật dạng hình ống trụ để tạo các bộ phận của con rối, sau đó liên kết chúng lại bằng cách luồn dây để tạo hình con rối. - GV giới thiệu cho HS một số hình thức con rối khác.

- Một số hình thức con rối khác


Rối que

Rối ngón tay

Rối tay 1.2. Thực hành - GV hướng dẫn HS tạo hình rối theo các bước - Yêu cầu HS tạo hình rối Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát một số vật liệu.

1.2. Thực hành - Các bước thực hiện:


- Tạo hình rối theo hướng dẫn của GV

* Tạo các bộ phận của con rối.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

+ Sử dụng khối hộp, khối trụ làm thân rối.

- HS trưng bày sản phẩm

+ Sử dụng khối cầu, khối lục lăng làm đầu

- Chia sẻ kinh nghiệm, nhận xét sản phẩm rối. của nhóm mình và nhóm bạn theo hướng + Sử dụng ống trúc, vỏ bút hay cuộn giấy dẫn của GV

thành ống làm cánh tay, ống chân rối.

Bước 4: Kết luận nhận định

+ Tạo ngón tay rối bằng dây nhỏ.

Giáo viên nhận xét, bổ xung, đánh giá về ý + Tìm vật liệu hình chữ nhật/ bầu dục hay thức và cách thực hiện của từng nhóm.

hình tương tự làm chân con rối. * Liên kết các bộ phận thành con rối. + Dùng dây mền đính vào thân rối ở các vị trí cổ, tay, chân của rối. + Luồn dây qua ống vật liệu làm cổ, tay, chân rối tạo liên kết các bộ phận cho rối. + Đính vật liệu làm đầu, bàn tay, chân rối vào đầu dây ở cổ, tay, cổ chân rối. - GV nhắc HS khi luồn dây không nên để dây quá ngắn hoặc quá dài sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của rối. Tùy điều kiện có thể làm các hình thức rối khác nhau.

Hoạt động 2: (Tiết 2) Tạo đặc điểm và thiết kế trang phục rối a. Mục tiêu: - Nhận biết được đặc điểm của rối dây. - Tạo được con rối từ những ý tưởng của mình. Thiết kế được trang phục cho rối phù hợp với cốt truyện. Tạo được tính cách cho nhân vật.


- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của nghệ thuật dân gian. b. Nội dung: - Xây dựng câu chuyện và đặc điểm nhân vật - Thực hành tạo đặc điểm và thiết kế trang phục rối c. Sản phẩm: - Biết tìm hiểu, chọn lọc các chất liệu phù hợp để tạo trang phục cho rối - Tạo được con rối từ những ý tưởng của mình. Thiết kế được trang phục cho rối phù hợp với cốt truyện. Tạo được tính cách cho nhân vật. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Tạo đặc điểm và thiết kế

2.1. Xây dựng câu chuyện và đặc điểm nhân vật trang phục rối - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để xây dựng tiểu 2.1. Xây dựng câu chuyện và phẩm cho những con rối theo một trong các cách đặc điểm nhân vật sau:

- Các bước thiết kế trang phục rối:

+ Dựa vào hình dạng các con rối của nhóm để tưởng + Vẽ khuôn mặt: mắt, mũi, tượng câu chuyện cho tiểu phẩm.

miệng, kiểu tóc… cho nhân vật

+ Khai thác nội dung từ truyện cổ tích hay truyện rối. trong sách giáo khoa để tạo thành tiểu phẩm.

+ Lựa chọn chất liệu để thiết kế

+ Dựa vào những hoạt động thực tế của trường, địa trang phục rối: vải, giấy, bìa cứng… phù hợp từng nhân vật phương để xây dựng nội dung cho tiểu phẩm. - Thảo luận nhóm để thống nhất xây dựng đặc điểm nhân vật theo nội dung tiểu phẩm: + Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện + Đặc điểm hình dánh, tính cách của mỗi nhân vật.

rối.


+ Tuổi, giới tính của các nhân vật. + Trang phục của các nhân vật. - GV hướng dẫn HS cách thiết kế trang phục rối theo các bước 2.2. Thực hành

2.2. Thực hành

- GV hướng dẫn HS cách tạo biểu cảm khuôn mặt. - GV gợi ý: Nên có sự thống nhất về vật liệu khi thể hiện trang phục cho con rối trong tiểu phẩm. Có thể kết hợp các vật liệu để tạo ấn tượng về tính cách, đặc điểm nhân vật rối

- Vẽ mắt, mũi, miệng, kiểu tóc cho nhận vật. Sử dụng vật liệu vải, giấy, bìa cứng để thiết kế trang phục phù hợp với đặc điểm của từng nhân vật rối trong tiểu phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - Thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tạo đặc điểm, tính cách cho từng nhân vật rối trong tiểu phẩm Bước 3: Báo cáo thảo luận - Các nhóm trình bày về tác phẩm của nhóm mình


- Nhận xét, góp ý cho tác phẩm của nhóm bạn. Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên hướng dẫn học sinh chỉnh sửa, hoàn thiện bài. - Hoàn thiện sản phẩm Hoạt động 3: (Tiết 3) Tạo dây điều khiển rối và mô hình sân khấu biểu diễn rối. a. Mục tiêu: - Nhận biết được đặc điểm của rối dây. - Biết tìm hiểu, chọn lọc các chất liệu phù hợp để hoàn thiện con rối và tạo mô hình biểu diễn rối. - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của nghệ thuật dân gian. b. Nội dung: - Tạo dây điều khiển rối - Tạo mô hình sân khấu biểu diễn rối. c. Sản phẩm: - Tạo được con rối từ những ý tưởng của mình. Thiết kế được trang phục cho rối phù hợp với cốt truyện. Tạo được tính cách cho nhân vật, thiết kế được sân khấu phù hợp với câu chuyện. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Tạo dây điều khiển rối và mô

3.1. Tạo dây điều khiển rối

hình sân khấu biểu diễn rối

- GV hướng dẫn HS cách tạo dây điều khiển rối. 3.1. Tạo dây điều khiển rối Dây điều khiển rối cần được nối đúng vị trí như hướng dẫn và cố độ


dài thích hợp để không ảnh hưởng đến hoạt động của rối.

+ Gắn hai thanh gỗ với nhau thành hình chữ thập để tạo thanh điều khiển rối. + Nói đầu rối với vị trí giao nhau của thanh điều khiển.(1) + Nối hai chân rối ( khoảng trên đầu gối) với thanh điều khiển.(2) + Nối hai cổ tay rối với đầu phía trước của thanh điều khiển (3) + Nói lưng rối với đầu phía sau của thanh điều khiển (4). - Thử điều khiển rối để điều chỉnh độ dài của dây

điều khiển tới đầu, tay, chân và lưng rối cho phù 3.2. Tạo mô hình sân khấu biểu diễn rối. hợp. 3.2. Tạo mô hình sân khấu biểu diễn rối.

- Các bước thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận về + Xác định kích thước sân khấu biểu hình thức và chất liệu thể hiện sân khấu biểu diễn diễn phù hợp với tỉ lệ con rối. tiểu phẩm rối.

+ Xác định bối cảnh đặc trưng phù hợp với câu chuyện của tiểu phẩm rối. + Vẽ trang trí phông sân khấu. + Tạo các đồ vật liên quan đến nội dung tiểu phẩm.


+ Sắp xếp các đồ vật tạo bối cảnh câu chuyện trong tiểu phẩm. GV lưu ý: Có thể sử dụng vỏ hộp hay thùng các tông lớn làm khung sân khấu cho tiểu phẩm. Khi vẽ trang trí phông và tạo các đồ vật, chi tiết thể hiện bối cảnh, cần chọn hình ảnh đặc trưng thể hiện được nội dung chính của tiểu phẩm. Tùy điều kiện thực tế có thể tạo bối cảnh sân khấu đơn giản.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Thảo luận nhóm phân công nhiệm vụ tạo dây điều khiển cho rối. - Thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ, tạo mô hình sân khấu biểu diễn cho các con rối theo các bước: Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nhóm - Quan sát, nhận xét, góp ý cho sản phẩm mĩ thuật của bạn. Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên nhận xét, động viên, khuyến khích để học sinh có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn nữa. Hoạt động 4: ( Tiết 4) Trình diễn tiểu phẩm rối a. Mục tiêu: - Thảo luận và xây dựng được nội dung của buổi diễn. - Tự làm và hỗ trợ các thành viên trong nhóm giúp cho buổi biểu diễn dễ hiểu và rõ nét. - Tự tin biểu diễn trước đám đông. Thêm yêu thích quy trình học tập theo nhóm. b. Nội dung: - Trình diễn tiểu phẩm c. Sản phẩm: - Thảo luận và xây dựng được nội dung của buổi diễn.


- Mạnh dạn trình diễn trước đám đông. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

4. Trình diễn tiểu phẩm rối

4.1. Chuẩn bị

4.1. Chuẩn bị

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm chuẩn bị.

+ Phân công vai diễn và điều khiển

+ Phân công vai diễn và điều khiển nhân vật, học nhân vật, học lời thoại và dẫn chuyện,… lời thoại và dẫn chuyện,… + Luyện tập biểu diễn tiểu phẩm để rút kinh + Luyện tập biểu diễn tiểu phẩm để rút kinh nghiệm cho buổi biểu diễn nghiệm cho buổi biểu diễn 4.2. Trình diễn tiểu phẩm

4.2. Trình diễn tiểu phẩm

- GV yêu cầu các nhóm lên trình diễn tiểu phẩm - Hỗ trợ, hợp tác và giúp đỡ nhau trình diễn tiểu phẩm. rối. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Thảo luận và lên kế hoạch diễn tiểu phẩm rối. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Hỗ trợ, hợp tác và giúp đỡ nhau trình diễn tiểu phẩm. + Lắng nghe khi nhóm bạn trình diễn tiểu phẩm và cổ vũ động viên các nhóm biểu diễn. Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên nhận xét, động viên, khuyến khích để học sinh có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn nữa. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu:


– Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT b. Nội dung: - Tập biểu diễn về tiểu phẩm rối trên sân khấu c. Sản phẩm: Bài biểu diễn của HS d. Cách thực hiện - GV nêu nhiệm vụ: + Tập biểu diễn về tiểu phẩm rối trên sân khấu - HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn b. Nội dung: - Đọc thêm một số hình thức nghệ thuật rối cạn - sách học mĩ thuật 9 Trang 28, 29, 30. + Rối dây + Rối que + Rối tay + Rối bóng - Nghệ thuật múa rối nước c. Sản phẩm - Kết quả bài thực hành của HS d. Cách thực hiện - GV yêu cầu HS: - Đọc thêm một số hình thức nghệ thuật rối cạn - sách học mĩ thuật 9 Trang 28,29,30.


+ Rối dây + Rối que + Rối tay + Rối bóng - Nghệ thuật múa rối nước Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………..

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: SƠ LƯỢC VỀ KIẾN TRÚC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 9A, 9B, 9C Thời gian thực hiện: (3 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết sơ lược về kiến trúc của một số dân tộc thiểu số Việt Nam. - Tạo được mô hình nhà rông của dân tộc Tây Nguyên. - Giới thiệu, nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm 2. Năng lực Năng lực chung:


HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt - Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. - Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. - Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. - Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. - Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. - Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Thêm yêu thích phong cảnh thiên nhiên xung quanh mình. Thấy được vai trò to lớn của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị:


- Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh về tháp Chàm và nhà Rông Tây Nguyên + Các vật liệu để làm mô hình nhà Rông: bìa cứng, giấy màu, bút chì, màu vẽ. 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Giấy vẽ, giấy bìa, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào tiết học b, Nội dung: Hoạt động cá nhân, cả lớp, nhóm trả lời câu hỏi c, Sản phẩm: Trả lời miệng d, Tổ chức thực hiện: - GV kiểm tra đồ dùng, tài liệu của HS - GV giới thiệu vào chủ đề: + Mỗi dân tộc lại có một đời sống văn hóa tinh thần riêng bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu khát quát về văn hóa của một số dân tộc đó. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Tìm hiểu về một số công trình kiến trúc của dân tộc thiểu số Việt Nam a. Mục tiêu: - Hiểu được khái quát về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam. - So sánh một số đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hoa văn trrang trí của một số dân tộc. - Cảm thụ được vẻ đẹp của một số công trình kiến trúc/ sản phẩm mĩ thuật của một số dân tộc ít người.


b. Nội dung: - Kiến trúc Chăm - Kiến trúc nhà Rông Tây Nguyên c. Sản phẩm: - So sánh một số đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hoa văn trrang trí của một số dân tộc. - Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tìm hiểu về một số công trình

1.1. Kiến trúc Chăm

kiến trúc của dân tộc thiểu số

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4.1

Việt Nam

trang 32 – sách học mĩ thuật để nhận biết đặc điểm 1.1. Kiến trúc Chăm kiến trúc của dân tộc Chăm.

+ Tháp Chàm thường có nhiều tầng, các tầng thu nhở dần, phía trên mở rộng rồi thon vút như hình búp hoa. + Tháp chằm được xây dựng bằng gạch, màu đỏ cam trầm, họa tiết trang trí được chạm khắc trên gạch. + Hình tượng trang trí thường là họa tiết hoa lá, chim thú, vũ nữ và các vị thần.


+ Hãy nêu đặc điểm cấu trúc, hình dáng của tháp Chăm? + Màu sắc và chất liệu của tháp? + Hình thức trang trí bên ngoài tháp? + Hình tượng trong trang trí tháp. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trang 33 – sách học mĩ thuật 9 để tìm hiểu thêm về tháp Chăm. 1.2. Kiến trúc nhà Rông Tây Nguyên 1.2. Kiến trúc nhà Rông Tây Nguyên


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4.3 Nhà rông được xây dựng chủ yếu trang 34 – sách học mĩ thuật 9 để tìm hiểu về nhà bằng tre, gỗ, nứa, cỏ tranh, … Nhà rông Tây Nguyên.

rông cao khoảng 15 – 20 m, sàn nhà dài khoảng 4- 6 m được dựng trên 8 thân gỗ lớn. Mái nhà có hình giống như lưỡi rìu…

+ Hình dáng, cấu trúc của nhà rông?


+Tỉ lệ giữa phần mái và thân của nhà rông? + Vật liệu dùng để tạo dựng nhà rông? + Hình thức trang trí trên nhà rông? - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 4.4 trang 35 – sách học mĩ thuật 9 để tìm hiểu về hình thức trang trí bên ngoài của nhà rông.


+ Vị trí trang trí của nhà rông? + Hình tượng trang trí trên nhà rông? + Hình trang trí trên bậc thang của nhà rông? + Màu sắc của hình trang trí? - GV yêu cầu HS đọc nội dung trang 35, 36 – sách học mĩ thuật 9 để tìm hiểu thêm về nhà rông ở Tây Nguyên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát tranh, ảnh và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo thảo luận - GV gọi 1 – 2 HS trình bày về đặc điểm cấu trúc, hình dáng,… của tháp Chăm và nhà Rông. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét và góp ý bổ sung Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 2: (Tiết 2) Tạo hình nhà rông a. Mục tiêu:


- Tạo hình được một số sản phẩm mĩ thuật hai chiều hoặc ba chiều dựa trên những hiểu biết về nhà Rông - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của một số công trình kiến trúc b. Nội dung: - Quan sát tranh, thảo luận nhóm chọn mẫu nhà Rông để tạo hình hoặc vẽ c. Sản phẩm: - Tạo hình được mô hình nhà rông Tây Nguyên - Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Tạo hình nhà rông

2.1. Thực hành

2.1. Thực hành

- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm. Quan sát + Kích thước các bộ phận của nhà hình 4.3 và 4.5 để lựa chọn mẫu nhà rông để tạo rông. hình hoặc vẽ

+ Số cột của nhà rông + Kiểu dáng, vị trí của cầu thang. + Đặc trưng hình trang trí bên ngoài.

2.2. Nhận xét Nhận xét về: + Kĩ thuật tạo dựng mô hình nhà rông + Hình dáng cấu trúc, tỉ lệ của mô hình/ hình vẽ.


- GV yêu cầu HS thảo luận thống nhất kích + Họa tiết trang trí và màu sắc. thước, hình thức thực hành. + Kích thước các bộ phận của nhà rông. + Số cột của nhà rông + Kiểu dáng, vị trí của cầu thang. + Đặc trưng hình trang trí bên ngoài. - Giáo viên yêu cầu học sinh tạo hình bằng các vật liệu tìm được. 2.2. Nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. + Kĩ thuật tạo dựng mô hình nhà rông + Hình dáng cấu trúc, tỉ lệ của mô hình/ hình vẽ. + Họa tiết trang trí và màu sắc. - Yêu cầu các nhóm nhận xét, góp ý cho nhau để hoàn thiện sản phẩm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát, thảo luận nhóm - Tạo hình bằng các vật liệu tìm được Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trình bày sản phẩm của nhóm. - Quan sát nhận xét sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. - Nhận xét, góp ý cho nhau. Bước 4: Kết luận nhận định


Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

Hoạt động 3: (Tiết 3) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm a. Mục tiêu: - Hiểu được các cách giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm. - Biết cách trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. - Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm. b. Nội dung - Trưng bày sản phẩm của nhóm - Chia sẻ và thảo luận về sản phẩm c. Sản phẩm - Giải thích, nhận xét, đánh giá được các bài vẽ của mình và của bạn. - Tổ chức trưng bày được sản phẩm. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. d. Cách thực hiện Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Trưng bày và giới thiệu

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. sản phẩm Chọn vị trí thích hợp, tạo không gian cho sản phẩm góp - Trưng bày, giới thiệu sản phần thể hiện rõ hơn tính chất, ý nghĩa của sản phẩm.

phẩm của nhóm

- Yêu cầu các nhóm gới thiệu về sản phẩm tạo hình nhà - Nhận xét về: rông Tây Nguyên của nhóm mình.

+ Kĩ thuật tạo dựng mô hình nhà rông.


- Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, góp ý cho sẩn + Hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ của phẩm của nhóm bạn:

mô hình.

+ Kĩ thuật tạo dựng mô hình nhà rông.

+ Họa tiết trang trí, màu sắc

+ Hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ của mô hình. + Họa tiết trang trí, màu sắc Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Trưng bày sản phẩm. - Tạo thêm khung cảnh xung quanh hỗ trỡ cho việc thể hiện sản phẩm. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình. - Quan sát, nhận xét, góp ý cho các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên nhận xét, góp ý cho học sinh hoàn thiện sản phẩm. Tuyên dương những nhóm hoàn thành tốt, động viên khuyến khích những nhóm còn chậm, chưa thể hiện rõ đặc điểm tạo hình. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT b. Nội dung: - Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc Chăm ? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Cách thực hiện


- GV nêu nhiệm vụ: + Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc Chăm ? - HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn b. Nội dung: - Nhà Rông dùng để làm gì? - Sưu tầm tranh, ảnh các mẫu thêu, thổ cẩm của các dân tộc ít người, nhà sàn, nhà rông, tượng nhà mồ, tháp chăm và điêu khắc chăm. c. Sản phẩm - Kết quả bài thực hành của HS d. Cách thực hiện - GV giao nhiệm vụ + Nhà Rông dùng để làm gì? + Sưu tầm tranh, ảnh các mẫu thêu, thổ cẩm của các dân tộc ít người, nhà sàn, nhà rông, tượng nhà mồ, tháp chăm và điêu khắc chăm. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: SÁNG TẠO TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 9A, 9B, 9C Thời gian thực hiện: (3 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hình thành được ý tưởng sáng tạo từ vật tìm được. - Biết lựa chọn và kết hợp các vật liệu để sáng tạo được tác phẩm mĩ thuật từ đó có thêm ý thức về tiết kiệm và bảo vệ môi trường. 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt - Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. - Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. - Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. - Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo.


- Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. - Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Biết yêu quý cuộc sống quanh mình, thêm yêu thích quy trình học tập sáng tạo trải nghiệm. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh về một số tác phẩm mĩ thuật được làm từ vật liệu tái chế. + Một số đồ vật có thể tái sử dụng như: vỏ hộp giấy, hộp sữa, vỏ bút … - Sách hoc mĩ thuật 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật lớp 9 - Một số đồ vật bỏ đi trong gia đình: lon bia, vỏ hộp bánh, hộp sữa, vỏ bút, … - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a, Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò cho HS vào tiết học b, Nội dung: Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp trả lời câu hỏi c, Sản phẩm: trả lời miệng d, Tổ chức thực hiện: - GV chiếu một số hình ảnh:

? Hình ảnh trên nói lên điều gì? ? Nó tác động như thế nào đến đời sống chúng ta? - HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ => GV giới thiệu vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Sáng tạo tự do a. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết lựa chọn các vật liệu, phế liệu để sáng tạo tái sử dụng. - Tạo được một sản phẩm từ vật liệu phế thải. - Có ý thức bảo vệ môi trường, tái sử dụng các vật liệu đơn giản có ở quanh ta. b. Nội dung: + Tìm ý tưởng sáng tạo


+ Tạo hình sản phẩm từ ý tưởng sáng tạo c. Sản phẩm: - Sử dụng trí tưởng tượng về hình ảnh tạo ra những ý tưởng sáng tạo mới. - Biết lựa chọn và kết hợp các vật liệu để sáng tạo được tác phẩm mĩ thuật từ đó có thêm ý thức về tiết kiệm và bảo vệ môi trường - Trình bày và phát triển được ý tưởng sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình. Thêm hứng thú với phương pháp học tập trải nghiệm sáng tạo d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Sáng tạo tự do

1.1. Tìm ý tưởng sáng tạo

1.1. Tìm ý tưởng sáng tạo

- GV yêu cầu các nhóm học sinh tập hợp các vật - Quan sát kho vật liệu để hình liệu đã tìm được tạo kho nguyên liệu của nhóm.

thành ý tưởng sáng tạo. Tập trung

- GV hướng dẫn học sinh quan sát kho nguyên liệu suy nghĩ những vật liệu gây ấn để hình thành ý tưởng sáng tạo, tập trung suy nghĩ tượng với mình trên những phương vào những vật liệu gây ấn tượng với mình, tưởng diện: tượng:

+ Hình dáng, màu sắc của đồ vật đó làm ta liên tưởng đến hình tượng nào + Tưởng tượng khi ghép một vài vật với nhau, chúng sẽ tạo được hình tượng mới nào + Điều chỉnh kích thước, hình dáng của vật liệu để đạt được ý tưởng sáng tạo hay nhất


+ Hình dáng, màu sắc của vật đó làm ta lên tưởng đến hình tượng nào? + Tưởng tượng khi ghép một vài vật với nhau chúng ta sẽ được hình tượng mới nào? + Cần phải điều chỉnh kích thước hay hình dáng của vật để đạt ý tưởng sáng tạo của mình. 1.2. Tạo hình sản phẩm từ ý tưởng sáng tạo

1.2. Tạo hình sản phẩm từ ý tưởng sáng tạo

- GV hướng dẫn học sinh tập hợp các vật liệu phù - Tập hợp các vật liệu phù hợp với hợp với ý tưởng sáng tạo ý tưởng sáng tạo. - GV hướng dẫn cách lắp ghép, điều chỉnh để sản - Lắp ghép điều chỉnh để sản phẩm phẩm thể hiện được ý tưởng cá nhân. Trang trí thể hiện được ý tưởng cá nhân hoặc vẽ thêm màu để sản phẩm thể hiện rõ ý tưởng cá nhân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Tập hợp vật liệu của cả nhóm để làm kho nguyên liệu.

- Trang trí hoặc vẽ thêm màu để sản phẩm thể hiện rõ ý tưởng cá nhân.


- Quan sát tìm ý tưởng của mỗi cá nhân. - Tập hợp các vật liệu phù hợp với ý tưởng cá nhân. - Lắp ghép, điều chỉnh hình tượng sao cho hợp lí Bước 3: Báo cáo thảo luận - Các nhóm trình bày về sản phẩm của nhóm mình - HS nhận xét bổ sung cho nhau qua các sáng tạo của nhóm mình và nhóm bạn. Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 2: (Tiết 2) Trưng bày và hoàn thiện sản phẩm a. Mục tiêu: - Học sinh biết lựa chọn các vật liệu để tạo được một ý tưởng sáng tạo. - Tạo được một sản phẩm sáng tạo từ các vật tìm được. - Tăng cường tính sáng tạo qua các vật liệu, phế liệu thải. b. Nội dung: - Trưng bày, chia sẻ và thảo luận - Hoàn thiện sản phẩm c. Sản phẩm: - Biết lựa chọn và kết hợp các vật liệu để sáng tạo được tác phẩm mĩ thuật từ đó có thêm ý thức về tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Tạo ra các sản phẩm tạo hình mới từ những vật liệu sẵn có trong gia đình. - Thêm hứng thú với phương pháp học tập trải nghiệm sáng tạo d. Cách thực hiện:


Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Trưng bày và hoàn thiện sản

2.1. Trưng bày, chia sẻ và thảo luận

phẩm

– GV hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm cùng 2.1. Trưng bày, chia sẻ và thảo chia sẻ và thảo luận với các bạn trong nhóm và luận nhóm khác.

Thảo luận về một số vấn đề sau:

+ Quá trình hình thành ý tưởng sáng tạo.

+ Lí do em chọn sản phẩm.

+ Cách thức tạo dựng sản phẩm.

+ Cách thức tạo ra sản phẩm ra sao.

+ Cần thay đổi gì trong sản phẩm của mình.

+ Theo em cần thay đổi chất liệu, vật

+ Mình học tập được gì từ bài của bạn

liệu gì để sản phẩm tốt hơn.

+ Điểm em yêu thích tác phẩm của bạn là gì?

+ Điểm em thích trên sản phẩm của

+ Sản phẩm nào của bạn em yêu thích nhất? Vì sao em lại yêu thích sản phẩm đó? + Cần điều chỉnh phần nào để sản phẩm của bạn hoàn thiện hơn? + Nên thay thế bằng vật liệu nào để sản phẩm thể hiện rõ ý tưởng hơn. + Tìm hiểu kĩ thuật, hình thức thể hiện của những sản phẩm tương tự với mình để học hỏi. + Liên kết với bạn để hoàn thiện ý tưởng sáng tạo. - GV cho học sinh quan sát một số tác phẩm để học sinh có thêm ý tưởng thể hiện.

bạn và của mình là gì. + Em thích nhất sản phẩm nào, vì sao.


2.2. Hoàn thiện sản phẩm 2.2. Hoàn thiện sản phẩm - GV Yêu cầu học sinh tự hoàn thiện sản phẩm của

- Học sinh tiếp tục bổ sung hoàn thiện sản phẩm của mình.

mình sau khi đã chia sẻ, thảo luận ý kiến với các - Hổ trợ nhau để sản phẩm hoàn thiện hơn. bạn. - Yêu cầu học sinh chuẩn bị ý tưởng cho phần trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh trưng bày sản phẩm của hoạt động trước, chia sẻ và thảo luận theo nội dung yêu cầu của giáo viên. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Hoàn thiện sản phẩm sau khi trao đổi với bạn.


- Hỗ trợ bạn và nhờ bạn góp ý về kĩ thuật cũng như ý tưởng để hoàn thiện sản phẩm. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện tác phẩm theo sự đóng góp ý kiến của các bạn để tác phẩm hoàn thiện hơn. Hoạt động 3: (Tiết 3) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm a. Mục tiêu: - Hiểu được các cách giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận được sản phẩm sáng tạo của mình. - Giới thiệu được sản phẩm sáng tạo của mình và của bạn, biết cách sử dụng các vật liệu thải để tái sử dụng. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. b. Nội dung - Trưng bày sản phẩm - Chia sẻ và thảo luận về sản phẩm c. Sản phẩm - Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm. - Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm. - Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại. d. Cách thực hiện Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm


- GV yêu cầu học sinh tự trưng bày sản phẩm và giới thiệu sản phẩm của mình, nêu cảm nhận về sản phẩm của mình và sản phẩm của bạn. + Ý tưởng hình thành sản phẩm. + Quá trình thực hiện để hoàn thiện sản phẩm. + Cảm nhận của mình về tác phẩm của mình và của bạn.+ Sự độc đáo trong ý tưởng và cách thực hiện sản phẩm. + Sản phẩm nào có kĩ thuật thể hiện tốt. + Sản phâm sẽ được sử dụng như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS Trưng bày/ trình diễn sản phẩm Bước 3: Báo cáo thảo luận Nhận xét, góp ý bổ sung cho sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT b. Nội dung: - Trình bày các tranh ảnh, sản phẩm liên quan đến ý tưởng sáng tạo sản phẩm mới từ các vật liệu tái chế c. Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS d. Cách thực hiện


- GV nêu nhiệm vụ: + Trình bày các tranh ảnh, sản phẩm liên quan đến ý tưởng sáng tạo sản phẩm mới từ các vật liệu tái chế - HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn b. Nội dung: - Em hãy tưởng tượng và sáng tạo thêm các sản phẩm mĩ thuật khác từ các vật liệu quanh em. c. Sản phẩm - Kết quả bài thực hành của HS d. Cách thực hiện - GV yêu cầu HS: + Em hãy tưởng tượng và sáng tạo thêm các sản phẩm mĩ thuật khác từ các vật liệu quanh em. - HS về nhà sưu tầm làm thêm sản phẩm khác. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………..

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…


CHỦ ĐỀ 6: VÀI NÉT VỀ HỘI HỌA NHẬT BẢN VÀ HỘI HỌA TRUNG QUỐC Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 9A, 9B, 9C Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết được nét tiêu biểu của hội họa Nhật Bản và hội họa Trung Quốc. - Mô phỏng được bức tranh mình yêu thích theo cảm nhận riêng. 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt - Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. - Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. - Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. - Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. - Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. - Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống.


3. Phẩm chất - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và hoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh về một số tác phẩm hội họa Nhật Bản và hội họa Trung Quốc - Sách hoc mĩ thuật 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật lớp 9 - Tranh, ảnh sưu tầm về hội họa Nhật Bản và Trung Quốc. - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo hứng thú hấp dẫn với tiết học b, Nội dung: Hoạt động cá nhân, cá lớp trả lời câu hỏi c, Sản phẩm: Trả lời miệng d, Tổ chức thực hiện:


- Giáo viên tổ chức cho học sinh giới thiệu về những kiến thức đã tìm hiểu về một số tác phẩm hội họa Nhật Bản và hội họa Trung Quốc - HS thực hiện yêu cầu của GV => GV giới thiệu chủ đề: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Tìm hiểu tranh khắc gỗ Nhật Bản a. Mục tiêu: - Nhận biết được nét tiêu biểu của hội họa Nhật Bản. - Mô phỏng được một bức tranh mình yêu thích theo cảm nhận riêng dựa trên những tác phẩm hội họa Nhật Bản - Cảm thụ được vẻ đẹp và giá trị thẩm mĩ của một số tác phẩm hội họa Nhật Bản. b. Nội dung: - Mô phỏng tranh - Tìm hiểu nét đặc trưng của tranh khắc gỗ Nhật Bản c. Sản phẩm: - Mô phỏng được bức tranh mình yêu thích theo cảm nhận riêng. - Hiểu nét đặc trưng trong tranh khắc gỗ Nhật Bản. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tìm hiểu tranh khắc gỗ Nhật

1.1. Mô phỏng tranh

Bản

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 6.1 trang 42 1.1. Mô phỏng tranh – sách học mĩ thuật.


- Yêu cầu học sinh lựa chọn một tác phẩm mình Lựa chọn một tác phẩm mình yêu yêu thích và mô phỏng lại theo cảm nhận riêng.

thích để mô phỏng lại theo cảm nhận riêng


- GV yêu cầu học sinh nêu cảm nhận riêng sau khi trải nghiệm hoạt động mô phỏng bức tranh yêu thích. + Em thích bức tranh đã chọn ở điều gì? + Khi vẽ lại bức tranh đó, em thấy dễ hay khó, vì sao? + Em học tập được gì qua bức tranh mẫu. 1.2. Tìm hiểu nét đặc trưng của tranh khắc gỗ Nhật - GV hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm mô phỏng tác phẩm hội họa.

1.2. Tìm hiểu nét đặc trưng của tranh khắc gỗ Nhật Tranh khắc gỗ Nhật Bản là thể loại tranh mộc bản với nhiều chi tiết và và màu sắc rất tinh tế. Nghệ thuật

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét đặc trưng tranh khắc gỗ thể hiện nhân sinh trong tranh khắc gỗ Nhật Bản. quan, thế giới quan và và gu thẩm mĩ - Yêu cầu học sinh đọc nội dung trang 44 – sách độc đáo của người Nhật. học mĩ thuật rồi so sánh tranh mẫu và tranh vừa chép để nắm được nét đặc trưng của tranh khắc gỗ Nhật Bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát hình, lựa chọn tác phẩm để mô phỏng lại. - Nêu cảm nhận của cá nhân sau khi hoàn thiện bài mô phỏng. - Trưng bày sản phẩm mô phỏng. - Tìm hiểu nét đặc trưng trong tranh khắc gỗ Nhật Bản. - Đọc nội dung và so sánh.


Bước 3: Báo cáo thảo luận - Các nhóm trình bày sản phẩm mô phỏng của mình - Quan sát nhận xét bài mô phỏng của mình và của bạn. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 2: (Tiết 2) Tìm hiểu nét đặc trưng trong tranh thủy mặc Trung Quốc. a. Mục tiêu: - Nhận biết được nét tiêu biểu của hội họa Trung Quốc. - Mô phỏng được bức tranh mình yêu thích theo cảm nhận riêng dựa trên những tác phẩm hội họa Trung Quốc. - Cảm thụ được vẻ đẹp và giá trị thẩm mĩ của một số tác phẩm hội họa Trung Quốc. b. Nội dung: - Tìm hiểu về tranh thủy mặc Trung Quốc - Làm quen với kĩ thuật vẽ tranh thủy mặc c. Sản phẩm: - Nhận biết được nét tiêu biểu của hội họa Trung Quốc. - Mô phỏng được bức tranh mình yêu thích theo cảm nhận riêng. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Tìm hiểu nét đặc trưng trong

2.1. Tìm hiểu

tranh thủy mặc Trung Quốc 2.1. Tìm hiểu


- GV yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách học mĩ thuật trang 44, 45, 46 để tìm hiểu về tranh thủy mặc Trung Quốc. 2.2. Làm quen với kĩ thuật vẽ tranh thủy mặc - GV cho học sinh xem video về cách vẽ tranh thủy mặc + Để vẽ tranh thủy mặc cần có những đồ dùng gì? + GV hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh. - GV yêu cầu học sinh chọn một bức tranh thủy mặc để ô phỏng lại - Yêu cầu các nhóm chia sẻ cảm nhận sau khi mô phỏng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Đọc nội dung trong sách giáo khoa. - Xem video hướng dẫn. - Chọn một bức tranh để mô phỏng lại. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trình bày sản phẩm mô phỏng theo nhóm. - Chia sẻ, cảm nhận sau khi mô phỏng tranh với các bạn. Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

Tranh của họa sĩ Vương Duy


Tranh của họa sĩ Tề Bạch Thạch


Tranh của họa sĩ Từ Bi Hồng 2.2. Thực hành vẽ đậm nhạt, hoàn thiện bài vẽ. Tranh thủy mặc là sự tổng hợp giữa thơ, họa và dấu ấn, tranh có lối vẽ nhanh, phóng khoáng, tùy hứng mang tính ẩn dụ, ngẫu hợp tạo hiệu quả bất ngờ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm của cá nhân và nhóm học tập. – Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. b. Nội dung: - Trưng bày sản phẩm của cá nhân và nhóm một cách khoa học và thẩm mĩ - Ứng dụng tác phẩm của mình vào trong cuộc sống c. Sản phẩm: - Trưng bày và giới thiệu được tác phẩm của HS - Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.


d. Cách thực hiện - HS trưng bày sản phẩm nhóm - HS giới thiệu sản phẩm D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn b. Nội dung: - Tìm hiểu thêm từ sách báo, tạp chí, .. về các họa sĩ và các tác phẩm hội họa nổi tiếng của Nhật Bản và Trung Quốc và một số nước khác để có thêm kiến thức về mĩ thuật một số nước châu Á. c. Sản phẩm - HS hoàn thiện bài tập d. Cách thực hiện - GV yêu cầu HS: + Tìm hiểu thêm từ sách báo, tạp chí, .. về các họa sĩ và các tác phẩm hội họa nổi tiếng của Nhật Bản và Trung Quốc và một số nước khác để có thêm kiến thức vè mĩ thuật một số nước châu Á. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 7: CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 9A, 9B, 9C Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được vài nét về đặc điểm chung của đình làng Việt Nam. - Hiểu được vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc đình làng và ý nghĩa của ngôi đình trong đời sống xã hội. - Mô phỏng được hình ảnh điêu khắc đình làng. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. 2. Năng lực Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, Năng lực chuyên biệt - Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. - Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống.


- Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. - Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. - Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. - Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Yêu quý các di sản văn hóa, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. - Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm - Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và hoạt động. - Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị: - Hình ảnh phù hợp với chủ đề: + Tranh, ảnh về chạm khắc gỗ trong đình làng Việt Nam. - Sách học mĩ thuật 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật lớp 9 - Tranh, ảnh sưu tầm về chạm khắc gỗ đình làng. - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo hứng thú hấp dẫn với tiết học b, Nội dung: Hoạt động cá nhân, cá lớp trả lời câu hỏi c, Sản phẩm: Trả lời miệng d, Tổ chức thực hiện: - GV giới thiệu chủ đề: Ở vùng đồng bằng miền Bắc và Trung Việt Nam, theo truyền thống, mỗi làng xã thường xây dựng ngồi đình riêng. Trên mỗi đình làng thường có các bức chạm khắc gắn liền với sinh hoạt làng xã. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bức chạm khắc của các ngôi đình cổ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: (Tiết 1) Mô phỏng lại hình ảnh chạm khắc trong đình làng a. Mục tiêu: - Hiểu được một số nét về đình làng Việt Nam. - Hiểu được vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng và ý nghĩa của ngôi đình trong đời sống xã hội - Mô phỏng được hình ảnh điêu khắc đình làng b. Nội dung: - Mô phỏng lại một hình ảnh chạm khắc gỗ đình làng. - Nhận xét bài mô phỏng c. Sản phẩm: - Mô phỏng được hình ảnh điêu khắc đình làng - Biết trân trọng, yêu quý và giữ gìn những nét đẹp nghệ thuật của cha ông ta để lại. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Mô phỏng lại hình ảnh chạm

1.1. Mô phỏng

khắc trong đình làng

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 7.1 trang 49 1.1. Mô phỏng – sách học mĩ thuật

+ Vẽ lại hình ảnh trên phù điêu bằng

+ Vẽ lại hình ảnh trên phù điêu bằng bút chì từ bút chì từ hình mảng khái quát đến chi tiết. hình mảng khái quát đến chi tiết. + Vẽ màu theo cảm nhận của cá nhân. 1.2. Nhận xét - GV hướng dẫn học sinh trưng bày bài vẽ ở vị trí thích hợp. - Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét bài mô phỏng của bạn và của mình. + Hình ảnh trong bài thể hiện hoạt động gì? + Hoạt động này diễn ra ở đâu? Vào dịp nào? + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong bài là gì? Màu nào là màu chủ đạo của bức vẽ.

+ Vẽ màu theo cảm nhận của cá nhân. 1.2. Nhận xét Trưng bày bài vẽ, học sinh thảo luận về nội dung đề tài, hoạt động của các nhân vật trong bài vẽ: + Hình ảnh thể hiện hoạt động gì? + Hình ảnh nãy diễn ra ở đâu, trong dịp nào? + Hình ảnh chính, phụ trong bài là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát và vẽ mô phỏng lại một hình ảnh chạm khắc gỗ đình làng. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trưng bày bài vẽ mô phỏng. - Quan sát, nhận xét bài mô phỏng. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 2: (Tiết 2) Tìm hiểu sơ lược về chạm khắc và kiến trúc đình làng


a. Mục tiêu: - Hiểu được một số nét về đình làng Việt Nam. - Hiểu được vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng và ý nghĩa của ngôi đình trong đời sống xã hội. - Nêu được cảm nhận về những giá trị ông cha ta để lại. Biết phát huy, giữ gìn những giá trị tốt đẹp đó. b. Nội dung: - Chạm khắc đình làng - Kiến trúc đình làng c. Sản phẩm: - Nắm được vài nét về đặc điểm chung của đình làng Việt Nam. d. Cách thực hiện: Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Tìm hiểu sơ lược về chạm khắc

2.1. Chạm khắc đình làng

và kiến trúc đình làng

- GV hướng dẫn học sinh so sánh bài mô phỏng 2.1. Chạm khắc đình làng từ tiết học trước với hình ảnh mẫu.

+ Đề tài: đấu khiên, hát chèo, đi săn

- Yêu cầu các nhóm thảo luận:

thú, nam nữ tự tình, uống rượu,...hay

+ Các tác phẩm thể hiện những nội dung gì?

các trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, đá cầu,... ở các đình làng

+ Các nhân vật trong đó là những ai? Đang thực Việt Nam. hiện hoạt động gì? + Thể kỷ XVI, XVII là thời kỳ chạm + Các tác phẩm chạm khắc này có xuất xứ từ khắc trang trí phát triển rất mạnh công trình kiến trúc cổ nào? Nó thuộc bộ phận nên các đình làng được chú ý trang nào của công trình kiến trúc đó? trí nhiều bởi những tác phẩm chạm khắc tinh xảo, công phu.


+ Em đã từng nhìn thấy các tác phẩm này ở đâu? + Chạm khắc trong đình làng Việt Ở địa phương nào?

Nam được coi là đỉnh cao của nghệ

+ Hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của tác thuật chạm khắc dân gian, có giá trị như một kho tàng chứa đựng bức phẩm chạm khắc gỗ đình làng. 2.2. Kiến trúc đình làng

tranh toàn cảnh về đời sống nông thông Việt Nam và tạo nên giá trị

- GV yêu cầu học sinh đọc nội dung trang 51, nghệ thuật độc đáo của kiến trúc 52, 53, 54 để tìm hiểu về kiến trúc đình làng. đình làng. - Yêu cầu học sinh nêu lại các nét chính về kiến 2.2. Kiến trúc đình làng trúc đình làng. Đình làng thường nằm trong quần Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: thể kiến trúc hài hòa, bao gồm đình - So sánh tác phẩm mô phỏng với hình ảnh thực, làng, cây xanh và ao, hồ … Mái đình thảo luận để tìm ra đặc điểm của chạm khắc gỗ có dạng hình cánh diều thường đình làng. - Nêu lại những nét chính về kiến trúc đình làng.. Bước 3: Báo cáo thảo luận

chiếm 2/3 chiều cao của đình. Đình làng được xây dựng và phát triển mạnh vào khoảng thế kỉ XVI, XVII.

- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm - Các HS khác lắng nghe, nhận xét và góp ý Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: – Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT b. Nội dung: - Trình bày các bài viết, tranh ảnh liên quan đến các tác phẩm chạm khắc trong đình làng Việt Nam.


c. Sản phẩm: - Bài thuyết trình của HS d. Cách thực hiện - GV nêu nhiệm vụ: + Trình bày các bài viết, tranh ảnh liên quan đến các tác phẩm chạm khắc trong đình làng Việt Nam. - HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu – Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn b. Nội dung: - Lựa chọn một đình làng để mô phỏng lại hoặc tạo hình 3 chiều. c. Sản phẩm - HS hoàn thiện bài tập d. Cách thực hiện - GV yêu cầu HS: + Lựa chọn một đình làng để mô phỏng lại hoặc tạo hình 3 chiều. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.