GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) NĂM HỌC 2021-2022

Page 1

GIÁO ÁN ÂM NHẠC CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

vectorstock.com/10212118

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) NĂM HỌC 2021-2022 WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 1: VUI BƯỚC ĐẾN TRƯỜNG ( 4 TIẾT) HÁT: BÀI HÁT “MÙA KHAI TRƯỜNG” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - HS hát thuộc lời, đúng cao độ, trường độ bài Mùa khai trường - Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau - Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. 2. Năng lực - Năng lực chung: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Năng lực âm nhạc: Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi, hồn nhiên của bài Mùa khai trường. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu mái trường, có ý thức giữ gìn và bảo vệ lớp học, trường học. - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: tệp âm thanh bài hát, video bài hát Mùa khai trường, bàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có)... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi âm nhạc”:


+ GV cho HS quan sát để nhận biết âm hình tiết tấu (ta-ta-ta-a) với âm “tùng tùng tùng”. GV gõ và đọc mẫu, HS làm theo với các hình thức khác nhau: vỗ tay, giậm chân,… + GV đặt câu hỏi để HS phát biểu về những trải nghiệm đã từng được biết những tiếng trống nào, nêu cảm xúc khi nghe tiếng trống. + HS chia sẻ cảm xúc của mình khi nghe tiếng trống trường. - GV tổ chức hoạt động: “ Xem tranh chủ đề”: + GV cho HS quan sát bức tranh chủ đề và cho biết nội dung mô tả điều gì ( GV lồng ghép giáo dục phẩm chất cho HS) - GV dẫn dắt vào bài học mới => Bài hát - Mùa khai trường. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu bài hát a. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu bài hát

- GV mở bài hát cho HS nghe, yêu cầu HS Bài hát chia thành 2 đoạn: nghe và quan sát văn bản để tìm hiểu về cấu + Đoạn 1: Từ “Mùa thu sang…” trúc hai đoạn của bài; chia câu hát trên văn đến “ông mặt trời”. bản ca khúc; …

+ Đoạn 2: Từ “tùng tùng tùng…”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

đến hết bài.

- HS thực hiện các yêu cầu của GV - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi


- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS Hoạt động 2: Khởi động giọng a. Mục tiêu: Khởi động giọng trước khi tập hát b. Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm: HS thực hiện d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 2. Khởi động giọng

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng bằng trò - HS thực hiện luyện giọng chơi hát theo những đường nét chuyển động của âm thanh thông quá bàn tay di chuyển lên xuống của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV chỉnh sửa cho những HS luyện giọng sai. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá, chuyển sang tập hát bài Mùa khai trường. Hoạt động 3: Học hát bài Mùa khai trường a. Mục tiêu: HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu b. Nội dung: HS nghe bài hát Mùa khai trường c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

3. Bài hát Mùa khai trường

- GV giới thiệu nhạc sĩ Phan Việt Phương a. Lời bài hát và bài hát Mùa khai trường. - GV tiến hành bật nhạc bài hát, HS nghe để cảm nhận lời và giọng điệu bài hát. - GV hướng dẫn học sinh vỗ tay theo phách theo đúng nhịp điệu - GV yêu HS tìm hiểu nội dung bài hát SGK - GV hướng dẫn HS khởi động giọng - GV hướng dẫn HS hát từng câu, hát kết nối các câu, ghép đoạn 1,2 và hoàn thiện cả bài - Sau khi hướng dẫn hát xong bài hát, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Em cảm nhận gì khi tập hát xong bài hát Mùa khai trường? + Theo em, HS cần làm gì để giữ gìn ngôi trường của mình? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS xung phong phát biểu tìm hiểu về tác giả và bài hát - GV gọi các nhóm/ cá nhân thể hiện bài hát trước lớp, HS còn lại nghe và nhận

b. Cảm nhận bài hát - Bài hát thể hiện giai điệu vui tươi, hồn nhiên, bài hát thể hiện niềm hân hoan của các em học sinh khi bước vào năm học mới. - Thông qua bài hát, HS phải biết yêu trường, yêu lớp, biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp,….


xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS - GV sửa những chỗ HS hát sai ( nếu có). C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (BIỂU DIỄN) a. Mục tiêu : HS nhớ lời và cảm nhận âm nhạc rõ nét b. Nội dung : Hát và biểu diễn bài hát trên nền nhạc và kết hợp vận động c. Sản phẩm : HS cảm nhận được bài hát d. Tổ chức thực hiện : - GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động. - HS hát đồng thanh, vận động theo nhịp sau đó các nhóm lần lượt trình bày. - GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật hát của HS, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO a. Mục tiêu : HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc d. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS sáng tạo về hình thức biểu diễn hoặc tiết tấu gõ đệm, động tác vận động. - GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tự thảo luận và trình diễn (đơn ca, song ca, tốp ca, kết hợp gõ đệm cùng bạn). - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát nhuần nhuyễn bài hát Mùa khai trường - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “Nhạc cụ: Bài thực hành số 1”.



NHẠC CỤ TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu gõ đệm cho bài Mùa khai trường. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành. + Xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm. - Năng lực âm nhạc: Vừa gõ đúng tiết tấu, vừa thực hiện đúng động tác của nhạc cụ. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu mái trường, có ý thức giữ gìn và bảo vệ lớp học, trường học. - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: video hoặc file âm thanh bài hát Mùa khai trường, bàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có)... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi truyền tín hiệu”: + GV tổ chức theo nhóm, mỗi nhóm xếp một hàng dọc: GV vỗ lên vai bạn đứng cuối cùng ở mỗi nhóm theo mẫu tiết tấu nhất định và các thành viên trong nhóm


tiếp tục truyền tín hiệu đến bạn đầu hàng. Bạn đầu hàng sẽ dùng trống nhỏ gõ lại tiết tấu ( tín hiệu) đã được nhận.

- GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét a. Mục tiêu: HS nhận xét được mẫu tiết tấu. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Nhận xét mẫu tiết tấu.

- GV cho HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, b.

- Nhịp 2/4.

- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm 4 - Hình nốt đen, dấu lặng đen, dấu nhận xét về điểm giống và khác của hai mẫu lặng tròn đôi, móc đơn. trên. (GV gợi ý so sánh: nhịp, hình nốt, sự - Trường độ: sắp xếp trường độ,..)

+ Nốt đen ♩ : 1 phách.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Nốt trắng : 2 phách

- HS trao đổi nhóm, thực hiện trả lời câu hỏi + Dấu lặng đơn: 1 phách của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, khái quát lại các


đặc điểm của mẫu tiết tấu. Hoạt động 2: Gõ đệm cho bài hát a. Mục tiêu: HS đọc được các mẫu tiết tấu, sử dụng được nhạc cụ, đệm được đúng tiết tấu cho bài hát “Mùa khai trường”. b. Nội dung: HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 2. Luyện tập đọc tiết tấu và gõ tiết tấu

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đọc theo mẫu tiết tấu mẫu a, b theo âm tiết và kết - Đọc tiết tấu. hợp với nhạc cụ gõ bất kì. (GV - Gõ tiết tấu. hướng dẫn thực hiện âm hình tiết 3. Gõ đệm tấu lặp đi lặp lại liên tiếp vài lần) - Sau khi HS vừa đọc, vừa gõ được thì cho HS chỉ và gõ đọc thầm âm hình tiết tấu trong đầu. - GV cho HS tập tiết tấu từ tốc độ chậm chuyển sang tốc độ nhanh hơn cho đến khi đạt tốc độ yêu cầu. - GV cho HS hát bài “Mùa khai trường” kết hợp luyện tập gõ đệm. - GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm HS hát và gõ đệm cho bài hát dùng kĩ thuật mảnh ghép để thực hiện. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu dưới sự


điều hành, hướng dẫn của GV. - GV: quan sát, hướng dẫn và sửa lỗi cho HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS vừa hát vừa gõ. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của HS và những lưu ý khi thực hiện gõ đệm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : HS luyện chơi được nhạc cụ theo mẫu b. Nội dung : HS thực hiện vừa đệm vừa hát . c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV yêu cầu HS sử dụng mẫu tiết tấu đệm cho đoạn 2 của bài hát với các nhạc cụ gõ và vận động cơ thể: + GV cho HS tìm hiểu, đọc mẫu tiết tấu đoạn 2 của bài hát. ( GV phân tích những điểm cần chú ý; cao đọ, trường độ, phân chia câu nhạc…) + GV mời 1 -2 HS làm mẫu vừa đọc vừa gõ âm hình tiết tấu đoạn 2 với nhạc cụ gõ. + GV chữa, lưu ý HS thực hiện đúng động tác của nhạc cụ và thực hiện mẫu cho HS theo dõi và luyện tập theo. + GV mời cá nhân, nhóm thực hiện trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức theo tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát và gõ đệm bài hát “Mùa khai trường”. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1”



ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành. + Xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm. + Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho. - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng đọc nhạc cho HS. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu mái trường, có ý thức giữ gìn và bảo vệ lớp học, trường học. - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, đàn phím điện tử, máy chiếu, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi nghe và đoán tên nốt nhạc”:


+ GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím đàn từng nốt và yêu cầu HS nghe, đọc lại để ghi nhớ cao độ của các nốt nhạc từ Đô đến Son (hoặc các nốt theo ý muốn). Sau đó, GV thực hiện đàn các nốt và HS đọc lại tên nốt nhạc. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động: Tìm hiểu bài đọc nhạc số 1. a. Mục tiêu: HS đọc được đúng cao độ, trường độ của Bài đọc nhạc số 1. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 1.

- GV cho HS quan sát Bài đọc nhạc số 1, - Bài đọc nhạc số 1 được viết ở yêu cầu HS chia sẻ cặp đôi nhận xét cao độ, + Giọng Đô trưởng. trường độ, nhịp độ…

+ Nhịp 2/4

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu để nêu được:

+ Các cao độ: Đồ - Rê - Mi- Fa -

+ Bài đọc hạc số 1 được viết ở giọng nào, Son - La. nhịp nào?

+ Trường độ:

+ Các cao độ, trường độ có trong bài.

• Nốt đen ♩: 1 phách

+ Các chỗ ngắt hơi.

• ♫ : nửa phách

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

• Dấu lặng đen: 1 phách.

- HS hoạt động, thực hiện các yêu cầu dưới

• Nốt trắng: 2 phách.

sự điều hành của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các HS tự nhận xét, đánh giá quá trình


hoạt động. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đúc kết lại kiến thức để HS ghi nhớ các thuộc tính trên. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : HS thực hành, luyện tập đọc được gam Đô trưởng và đọc được âm hình tiết tấu. b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng, quãng 2 ( đi lên và đi xuống) theo mẫu.

( GV dùng đàn để làm điểm tựa về cao độ cho HS nghe và đọc) - GV hướng dẫn HS luyện đọc âm hình tiết tấu của Bài đọc nhạc số 1 theo âm tiết ( phương pháp Kodaly).

- GV cho HS đọc toàn bộ Bài đọc nhạc số 1 với tốc độ vừa phải, tổ chức đọc theo nhóm, theo tổ, theo cá nhân cho nhuần nhuyễn.


- GV cho HS thực hành đọc nhạc: + GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc số 1. (GV chia làm hai câu nhạc hoặc bốn vế nhạc để hướng dẫn) + GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím để làm điểm tựa về độ cao cho HS. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Luyện đọc âm hình tiết tấu của “Bản nhạc số 1” - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Lý thuyết âm nhạc: Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc”


LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA ÂM THANH CÓ TÍNH NHẠC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành. + Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho. - Năng lực âm nhạc: HS nhận biết được các kí hiệu âm nhạc và bước đầu vận dụng vào hoạt động hát, đọc nhạc, tìm hiểu bài hát... 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu mái trường, có ý thức giữ gìn và bảo vệ lớp học, trường học. - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: hình ảnh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, file âm thanh trích đoạn nhạc Lên đàng, bảng tương tác ( nếu có) 2 - HS: SGK âm nhạc 6, đồ dùng học tập.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi âm nhạc”: + GV cho HS nghe các nốt dưới đây:


+ GV đàn mẫu a và yêu cầu HS so sánh âm thứ nhất với âm thứ 2, âm nào cao hơn? + GV đàn mẫu b và yêu cầu HS so sánh âm thứ nhất với âm thứ 2, âm nào dài hơn? + GV đúc kết tinh chất cao – thấp, dài – ngắn của âm thanh. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động: Tìm hiểu các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc a. Mục tiêu: - HS nhận biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh. - Tìm được nốt ngắn nhất, dài nhất, cao nhất, thấp nhất trong bài đọc nhạc. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu thuộc tính cơ bản

- GV giới thiệu âm thanh trong âm nhạc có của âm thanh có tính nhạc. 4 thuộc tính nhưu trong SGK.

- Âm thanh trong âm nhạc có 4

- GV tổ chức trò chơi để HS nhận biết các thuộc tính: thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc + Cao độ: độ cao, thấp của âm theo cách riêng.

thanh.

- GV tổ chức trò chơi phản ứng theo âm + Trường độ: độ dài, ngắn của thanh: nghe âm thanh mạnh thì vỗ tay to, âm âm thanh. Để biểu thị trường độ, thanh nhẹ thì vỗ tay nhỏ,.. để cảm nhận người ta dùng các kí hiệu nốt


thuộc tính cường độ.

tròn, trắng, đen (♩), móc đơn

- GV tổ chức trò chơi nghe âm thanh đoán (♪).. tên nhạc cụ: nghe âm thanh của các nhạc cụ + Âm sắc: Màu sắc của âm sau đó đoán tên nhạc cụ và cho biết tính thanh, chỉ sự khác nhau về tính chất của âm thanh nhạc cụ đó để cảm nhận chất âm thanh của các nhạc cụ, thuộc tính âm sắc.

giọng hát…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động, thực hiện các yêu cầu dưới sự điều hành của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các HS tự nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đúc kết lại kiến thức để HS ghi nhớ các thuộc tính trên. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : HS thực hành nhận biết các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV hướng dẫn HS quan sát Bài đọc nhạc số 1 và thảo luận nhóm chỉ ra được trong bài có nốt nào cao nhất, thấp nhất; trường độ dài nhất, trường độ ngắn nhất. - GV cho HS luyện tập đọc Bài nhạc số 1 với tốc độ vừa phải. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Luyện đọc “Bản nhạc số 1”


- Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Thưởng thức âm nhạc: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và Nghe nhạc: Bài hát Lên Đàng”


THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC VÀ NGHE NHẠC: BÀI HÁT LÊN ĐÀNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Nêu được những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. - Nêu được cảm nhận và bộc lộ cảm xúc của bài hát “Lên đàng” 2. Năng lực - Năng lực chung: + Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành. + Xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm. + Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho. - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng cảm nhận và bộc lộ cảm xúc âm nhạc cho HS. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu mái trường, có ý thức giữ gìn và bảo vệ lớp học, trường học. - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, đàn phím điện tử, máy chiếu, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi.


d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi mảnh ghép”: + GV dùng hình ảnh một số nhạc sĩ in trên giấy A4 cắt ra thành 4 đến 8 mảnh, chia nhóm và tổ chức cho các nhóm ghép lại hình ảnh. Nhóm nào thực hiện nhanh nhất thì sẽ chiến thắng. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhạc sĩ “Lưu Hữu Phước” a. Mục tiêu: - HS nắm được khái quát về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước ( tên, tuổi, sự nghiệp; vai trò, vị trí trong quá trình phát triển âm nhạc..) b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu về nhạc sĩ Lưu

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để yêu Hữu Phước: cầu HS tìm hiểu thông tin về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

Lưu

Hữu Phước (1921 -

1989):

Các thông tin gồm: tên, năm sinh, năm mất, + Nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu tiên sự nghiệp sáng tác,…

của nền âm nhạc Việt Nam hiện

- Sau khi làm việc nhóm xong, mỗi nhóm cử đại. đại diện trình bày sản phẩm.

+ Đặc trưng các tác phẩm: tràn

- GV đúc kết lại thông tin của các nhóm đầy khí thế cách mạng, gắn trình bày và nêu những điểm cơ bản về nhạc nhiều sự kiện lịch sử trọng đại sĩ Lưu Hữu Phước; đặc biệt nhấn mạnh của đất nước. những đóng góp trong sự nghiệp xã hội và + Sự nghiệp sáng tác:


giáo dục âm nhạc của nhạc sĩ để HS ghi

• Các bài hát hành khúc:

nhớ.

Bạch Đằng giang, Lên

- GV yêu cầu HS hoặc nhóm HS trình bày

đàng, Tiếng gọi thanh

lại những nét chính trong sự nghiệp sáng tác

niên, Giải phóng miền

của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

Nam, Tiến về Sài Gòn,..

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

• Các bài chính ca xuất sắc:

- HS hoạt động nhóm, thực hiện các yêu cầu

Hồn tử sĩ, Ca ngợi Hồ Chủ

dưới sự điều hành của GV.

tịch,…

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực

• Các bài hát thiếu nhi: Mùa

hiện.

vui, Reo vang bình minh,

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Thiếu nhi thế giới liên

- Đại diện các nhóm trình bày . Các HS khác

hoan…

chú ý lắng nghe và bổ sung.

+ Một trong những thành viên

Bước 4: Kết luận, nhận định:

thành lập Viện nghiên cứu Âm

- GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động nhạc Việt Nam. của các nhóm và khái quát lại các đặc điểm + Được Nhà nước truy tặng Giải chính về tác giả, yêu cầu HS ghi nhớ.

thưởng HCM về Văn học – Nghệ thuật năm 1996.

Hoạt động 2: Nghe bài hát “Lên Đàng” và vận động theo nhạc: a. Mục tiêu: - HS cảm nhận được giai điệu bài hát, b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 2. Nghe nhạc : Bài hát “ Lên


- GV giới thiệu tên bản nhạc.

Đàng”

- GV mở nhạc trích đoạn bài “Lên Đàng” và - Sáng tác năm 1944, thuộc thể vận động theo nhạc, HS bắt chước và thực loại hành khúc. hiện theo vận động của GV.

- Giai điệu mạnh mẽ, là lời kêu

- Sau khi HS nghe và vận động theo nhạc, gọi, cổ vũ nhân dân xuống GV yêu cầu HS đọc trong SGK thông tin về đường tham gia vào sự nghiệp bài hát “Lên Đàng” để nêu cảm nhận về tính giải phóng dân tộc. chất âm nhạc, hiểu thêm ý nghĩa nội dung - Ý nghĩa: của bài hát và trả lời câu hỏi:

+ Có sức lan tỏa rộng rãi trong

Vì sao bài hát Lên Đàng có sức lan tỏa rộng những ngày Cách mạng tháng rãi trong những ngày Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống xâm Tám và kháng chiến chống xâm lược của lược của nhân dân ta. nhân dân ta?

+ Là lời thúc giục thế hệ trẻ hăng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

say lao động và học tập để trở

- HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng thành những người chủ của dẫn của GV.

tương lai đất nước.

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS thực hành và GV kiểm tra tại lớp Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của các HS và khái quát lại các đặc điểm chính về bài hát, yêu cầu HS ghi nhớ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : HS củng cố lại kiến thức đã được học trong bài. b. Nội dung : HS thực hiện hoàn thành các câu hỏi trong « Góc âm nhạc » dưới sự điều hành của GV.


c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm hoặc từng cá nhân, hoàn thành các câu hỏi: 1. Em hãy cùng bạn hát kết hợp đánh nhịp 2/4 cho bài hát “Mùa khai trương” 2. Thực hiện gõ tiết tấu dưới đây bằng các nhạc cụ gõ và vận động cơ thể.

- GV đặt thêm một số câu hỏi khác về các nội dung có trong chủ đề. ( Em hãy sáng tạo mẫu gõ đệm cho bài hát cùng bạn…) - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Đọc và chép lại giai điệu bài tập 3 (Góc Âm nhạc); sưu tầm thêm một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và chia sẻ với bạn vào buổi sau. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung chủ đề sau.


Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 2: BÀI CA HÒA BÌNH ( 4 TIẾT) HÁT: BÀI HÁT “TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Hát đúng giai điêu, lời ca và tính chất hành khúc bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ” ; hát rõ lời. - Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau - Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Biết tập và thực hiện các kế hoạch học tập. + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao. + Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho. - Năng lực âm nhạc: Hát đúng giai điệu, lời bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ. 3. Phẩm chất: - Hình thành phẩm chất yêu nước, nhân ái và tinh thần trách nhiệm. - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: file âm thanh bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”; đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu


c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi khám phá âm thanh bằng giọng hát” + GV dùng bàn tay di chuyển trong không gian lên hoặc xuống, HS quan sát và hát bằng các âm “a”, “ê”, “u”,… theo đường nét chuyển động của bàn tay GV. - GV dẫn dắt vào bài học mới => Bài hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ” B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu bài hát a. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu bài hát

- GV mở bài hát cho HS nghe, giới thiệu Bài hát chia thành 2 đoạn: hoàn cảnh sáng tác của bài:

+ Đoạn 1: Lời 1: Từ “Trái đất …

“Tiếng chuông và ngọn cờ được nhạc sĩ của ta” Phạm Tuyên sáng tác năm 1985 để hưởng + Đoạn 2: Từ “Boong bính ứng phong trào quốc tế thiếu nhi Ngọn cờ boong…hòa bình” hòa bình.” - GV yêu cầu HS nghe và quan sát văn bản để tìm hiểu về cấu trúc hai đoạn của bài; chia câu hát trên văn bản ca khúc + Qua phần nghe và tìm hiểu bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ, em hãy chỉ ra đoạn 1 và 2 của bài”. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV


- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS Hoạt động 2: Dạy bài hát a. Mục tiêu: - HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu. - HS hát được bài hát. b. Nội dung: HS luyện hát theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 2. Dạy bài hát

- GV hướng dẫn HS học bài hát theo lối móc a) Lời bài hát: xích, tùy vào năng lực HS mà GV tổ chức các b) Cảm nhận bài hát: bước dạy học hát phù hợp.

- Bài hát thể hiện sử khỏe

- GV cho HS vừa hát vừa kết hợp vận động để khoắn ở đoạn 1; trong sáng, tự HS ghi nhớ bài dễ dàng.

hào ở đoạn 2.

- GV lồng ghép giáo dục phẩm chất cho HS:

- Thông qua bài hát, chúng ta

“Em cần làm gì để thể hiện tinh thần đoàn kết, cần thể hiện tinh thần đoàn yêu chuộng hòa bình?” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

kết, yêu chuộng hòa bình.


- GV chỉnh sửa cho những HS hát sai giọng điệu. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá, chuyển sang biểu diễn bài hát bài Tiếng chuông và ngọn cờ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (BIỂU DIỄN) a. Mục tiêu : - HS biểu diễn được hát đúng lời, đúng giai điệu. - HS nhớ lời và cảm nhận âm nhạc rõ nét b. Nội dung : Hát và biểu diễn bài hát trên nền nhạc và kết hợp vận động c. Sản phẩm : HS cảm nhận được bài hát d. Tổ chức thực hiện : Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động cơ thể hoặc dùng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát. - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thực hành biểu diễn hát lại bài hát vừa học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS biểu diễn cá nhân và theo nhóm dưới dự điều hành của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS xung phong biểu diễn. - GV gọi các nhóm/ cá nhân thể hiện bài hát trước lớp, HS còn lại nghe và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS - GV sửa những chỗ HS hát sai ( nếu có). D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO


a. Mục tiêu : HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc d. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS sáng tạo về hình thức biểu diễn hoặc tiết tấu gõ đệm, động tác vận động cơ thể,.. - GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tự thảo luận và trình diễn (đơn ca, song ca, tốp ca, kết hợp gõ đệm cùng bạn). - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát nhuần nhuyễn bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “Lý thuyết âm nhạc: Kí hiệu âm bằng hệ thống chữ cái Latin””.


LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: KÍ HIỆU ÂM BẰNG HỆ THỐNG CHỮ CÁI LATIN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Nhận biết được kí hiệu âm bằng hệ thống chữ cái Latin. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành. + Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho. - Năng lực âm nhạc: HS nhận biết được các kí hiệu âm nhạc và bước đầu vận dụng vào hoạt động hát, đọc nhạc, tìm hiểu bài hát... 3. Phẩm chất: - Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương. - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: đàn phím điện tử hoặc kèn phím, bảng tương tác ( nếu có).. 2 - HS: SGK âm nhạc 6, đồ dùng học tập.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi những chữ cái vui vẻ”: + GV chia lớp thành ba nhóm, lần lượt đặt tên các nhóm bằng chữ cái C, E, G. + GV viết lên bảng hoặc chieeuss 4 ô nhịp đầu tiên của Bài đọc nhạc số 2 và ghi kí hiệu chữ cái dưới các nốt.


+ GV hướng dẫn chơi: Các nhóm đọc tên nhóm mình bằng chữ cái với cao độ theo tiến trình giai điệu trên 4 ô nhịp đã cho, thứ tự là: G - G - E - G - E - C - E - G. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động: Tìm hiểu kí hiệu âm bằng hệ thống chữ cái Latin a. Mục tiêu: - HS nhận biết được các kí hiệu âm nhạc và biết vận dụng vào hoạt động hát, đọc nhạc. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu kí hiệu âm bằng hệ thống

- GV giới thiệu về các kí hiệu chữ cái chữ cái Latin. dùng để chỉ tên nốt nhạc. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS nghe, tiếp nhận kiến thức, ghi Hệ thống 1: C D vở. (C) Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

E

F

Hệ thống 2: C D E F G

G

B A H

- Các HS tự nhận xét, đánh giá quá (H) trình hoạt động. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đúc kết lại kiến thức để HS ghi nhớ các thuộc tính trên. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH) a. Mục tiêu : HS thực hành đọc nốt nhạc theo chữ cái để ghi nhớ và thực hiện được một số bài tập trong SBT Âm nhạc.


b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV hướng dẫn HS thực hành đọc nốt nhạc theo chữ cái để ghi nhớ. - GV hướng dẫn HS thực hiện một số bài tập trong SBT Âm nhạc 6 để luyện viết tên nốt. - GV tổ chức cho HS đọc tên nốt bằng chữ cái theo tiết tấu trong Bài đọc nhạc số 2. D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH) a. Mục tiêu : b. Nội dung : c. Sản phẩm : d. Tổ chức thực hiện : - GV tổ chức hoạt động « Trò chơi đoán nốt » : + GV thực hiện ôn lại kí hiệu nốt nhạc bằng bàn tay để HS ghi nhớ. + Trong quá trình tổ chức chơi, GV thực hiện kí hiệu nốt nhạc bàn tay và yêu cầu HS đọc tên nốt kèm theo kí hiệu chữ cái. Ví dụ : Mi – E. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ghi nhớ các kí hiệu và hoàn thành các bài tập trong sách Bài tập Âm nhạc 6. - Chuẩn bị và đọc trước bài sau.


NHẠC CỤ TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 NHẠC CỤ: SÁO RECORDER VÀ KÈN PHÍM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu gõ đệm cho bài Tiếng chuông và ngọn cờ - Thực hiện được các nốt Si, La trên sáo Recorder hoặc các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son trên kèn phím. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập. + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. + Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao. - Năng lực âm nhạc: + Vừa gõ đúng tiết tấu, vừa thực hiện đúng động tác của nhạc cụ. + Có các kiến thức cơ bản về sáo recorder: cách lấy hơi, cách cầm sáo, cách thổi sáo, cách bảo quản sáo... 3. Phẩm chất: - Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương. - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: file âm thanh bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ, sáo recorder, nhạc cụ gõ, kèn phím 2 - HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi.


d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi truyền tín hiệu”: + GV tổ chức theo nhóm, mỗi nhóm xếp một hàng dọc: GV đưa ra mẫu tiết tấu cho mỗi nhóm để thực hiện. Bạn cuối cùng vỗ lên vai bạn đứng trước theo mẫu tiết tấu đã cho và tiếp tục truyền tín hiệu đến bạn đầu hàng. Bạn đầu hàng sẽ dùng trống nhỏ gõ lại tiết tấu ( tín hiệu) đã được nhận. Nhóm nào thực hiện đúng nhiều lần thì chiến thắng. + Sau khi luyện tập, GV lựa chọn một vài HS ở mỗi nhóm để cùng nhau kết hợp biểu diễn. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 2. a. Mục tiêu: - HS nhận xét, đọc được mẫu tiết tấu. - Thể hiện được nhạc cụ theo mẫu tiết tấu. - Gõ đệm cho bài hát cùng bạn. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Nhận xét và luyện tập mẫu tiết

- GV cho HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, tấu. b.

2. Gõ đệm cho bài hát

- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm 4 nhận xét về điểm giống và khác của hai mẫu trên. (GV gợi ý so sánh: nhịp, tiết tấu, hình nốt, sự sắp xếp

3. Biểu diễn âm nhạc


trường độ,..) - GV hướng dẫn và yêu cầu HS đọc tiết tấu mẫu a, b theo âm tiết và kết hợp với nhạc cụ gõ bất kì. (GV hướng dẫn thực hiện âm hình tiết tấu lặp đi lặp lại liên tiếp vài lần) - GV cho HS hát bài “ Tiếng chuông và ngọn cờ” kết hợp gõ đệm. - GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm HS hát và gõ đệm bài hát theo hình thức ostinano. - GV chia nhóm và sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để yêu cầu nhóm HS tự sáng tạo mẫu tiết tấu để đệm cho bài hát bằng nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu, dưới sự điều hành của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay trả lời câu hỏi - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS vừa hát vừa gõ. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, khái quát lại các đặc điểm của mẫu tiết tấu, đánh giá


quá trình hoạt động của HS và những lưu ý khi thực hiện gõ đệm. Hoạt động 2: Nhạc cụ giai điệu: Sáo recorder a) Mục tiêu: - Thổi được nốt Si, la - Thực hiện được bài thực hành - Tạo một nét nhạc với các nốt đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV. c) Sản phẩm: - HS sử dụng được sáo recorder d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Khởi động

- GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi vận 2. Cấu tạo và cách sử dụng sáo động theo nhịp điệu”:

recorder

+ GV sử dụng sáo recorder thổi một đoạn nhạc thiếu nhi (tùy chọn) với sự thay đổi tốc độ giữa các tiết nhạc/ câu nhạc. + GV hướng dẫn HS vận động theo tính chất nhanh, chậm theo tốc độ thổi của GV bằng cách giặm chân, vỗ tay, lắc lư cơ thể… - GV hướng dẫn HS quan sát sáo recoder và tìm hiểu cấu tạo của sáo. - GV thổi một câu nhạc ở nhịp độ chậm,

3. Thực hành thổi các nốt Si, La và Bài thực hành số 1.


hướng dẫn HS quan sát kĩ để rút ra được kết luận về cách thổi và âm sắc sáo recorder. - GV hướng dẫn HS thực hành tư thế cầm, giữ sáo, kĩ thuật bấm và kĩ thuật thổi hơi. - GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thế tay bấm hai nốt Si, La nhiều lần ( không trường độ) cho đến khi thuần thục và có âm thanh sáng, rõ ràng. - GV hướng dẫn HS luyện tập bài luyện tập a, b và Bài thực hành số 1 theo hình thức nhóm - cá nhân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài. Hoạt động 3: Nhạc cụ giai điệu: Kèn phím


a) Mục tiêu: - Nhận biết được cấu tạo và luyện tập, sử dụng được kèn phím. b) Nội dung: - HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV. c) Sản phẩm: - HS sử dụng được kèn phím d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Khởi động

- GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi 2. Cấu tạo và cách sử dụng kèn nghe giai điệu đoán tên bài hát”:

phím

+ GV diễn tấu hoặc mở nhạc một vài trích đoạn ca khúc thiếu nhi, HS nghe giai điệu đoán tên bài hát. - GV hướng dẫn HS quan sát nhạc cụ, mô tả cấu tạo và tự khám phá cách diễn tấu. - GV làm mẫu và hướng dẫn HS tìm hiểu về kĩ thuật thổi, cách bấm phím, tư thế cánh tay, bàn tay và ngón tay khi 3. Thực hành – Luyện tập bấm lên phím. - GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ bàn phím, để thổi và bấm các nốt C, D, E, F, G ( không trường độ). - Gv hướng dẫn HS thực hành luyện tập bài luyện tập: + Bước 1: Tập thổi và bấm các nốt không trường độ.


+ Bước 2: Diễn tấu bài luyện tập với máy gõ nhịp hoặc thiết bị giữ nhịp khác. - GV lưu ý HS thả lỏng cánh tay và khum tròn ngón khi luyện tập; giữ hơi thổi ra có lực đều nhau cho các nốt, không phồng má khi thổi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG a. Mục tiêu : HS luyện chơi các nhạc cụ theo yêu cầu b. Nội dung : HS thực hiện theo sự phân công của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV tổ chức chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS tập luyện: gõ đệm, thổi sáo, thổi kèn phím một đoạn nhạc bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”.


+ GV mời các nhóm – cá nhân thực hiện biểu diễn bất kì một hình thức trước lớp. + GV chữa, lưu ý HS thực hiện đúng động tác của nhạc cụ và thực hiện mẫu cho HS theo dõi và luyện tập theo. - GV yêu cầu HS trao đổi sáng tạo một nét nhạc ngắn với các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son theo mẫu tiết tấu tự chọn. - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức theo tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát và gõ đệm bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”. Ôn lại kĩ năng thổi sáo recorder và kèn phím và tự sáng tạo một nốt nhạc với các nốt đã học. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2”


ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 2 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 2. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Biết lập và thực hiện các kế hoạch học tập. + Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng đọc nhạc cho HS. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, đàn phím điện tử, kèn phím, bảng tương tác.. 2 - HS: SGK âm nhạc 6. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi những nốt nhạc vui”: + GV chia lớp thành bốn nhóm, đặt tên mỗi nhóm làn lượt là các tên nốt Đô, Rê, Mi, Son. + GV đàn từng nốt và hướng dẫn các nhóm nghe, ghi nhớ cao độ nốt mà nhóm mang tên.


+ GV cho HS tiến hành chơi: GV đàn từng nốt riêng lẻ, các nhóm nghe đàn, khi nhận ra cao độ của nhóm mình thì đọc tên nốt ( có cao độ) - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động: Tìm hiểu, nhận xét Bài đọc nhạc số 2 a. Mục tiêu: HS đọc được đúng cao độ, trường độ của Bài đọc nhạc số 2. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 2.

- GV cho HS quan sát Bài đọc nhạc số - Bài đọc nhạc số 2 được viết ở 2, yêu cầu HS chia sẻ cặp đôi nhận xét + Giọng Đô trưởng. cao độ, trường độ, nhịp độ…:

+ Nhịp 2/4

+ Bài đọc hạc số 2 được viết ở giọng + Các cao độ: Đồ - Rê - Mi- Fa - Son nào, nhịp nào?

- La – Si - Đô.

+ Các cao độ, trường độ có trong bài.

+ Trường độ

+ Các chỗ ngắt hơi. - GV cho HS đối chiếu với Bài đọc nhạc số 1 để rút ra được trường độ mới là nốt móc đơn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động, thực hiện các yêu cầu dưới sự điều hành của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận:


- Các HS tự nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đúc kết lại kiến thức để HS ghi nhớ các thuộc tính trên. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : HS thực hành, luyện tập đọc được gam Đô trưởng và đọc được âm hình tiết tấu. b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng, quãng 2 ( đi lên và đi xuống) theo mẫu.

- GV hướng dẫn và cho HS thực hiện đọc quãng 3 dựa theo gam Đô trưởng ( đi lên và đi xuống):

( GV dùng đàn làm điểm tựa về cao độ cho HS nghe và đọc. - GV hướng dẫn HS luyện đọc âm hình tiết tấu của Bài đọc nhạc số 2 theo âm tiết.

- GV cho HS đọc toàn bộ Bài đọc nhạc số 2 với tốc độ vừa phải, tổ chức đọc theo nhóm, theo tổ, theo cá nhân cho nhuần nhuyễn.


- GV cho HS thực hành đọc nhạc: + GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc số 2. (GV chia làm hai câu nhạc hoặc bốn vế nhạc để hướng dẫn) + GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím để làm điểm tựa về độ cao cho HS. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Luyện đọc “Bản nhạc số 2” - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Thưởng thức âm nhậc: Nhạc sĩ Văn Cao và nghe nhạc: Nghe bài hát Tiến về Hà Nội” THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ VĂN CAO VÀ NGHE NHẠC: BÀI HÁT TIẾN VỀ HÀ NỘI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Nêu được những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao. - Nêu được cảm nhận và bộc lộ cảm xúc của bài hát “Tiến về Hà Nội” 2. Năng lực - Năng lực chung: + Biết lập và thực hiện các kế hoạch học tập + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao giao tiếp. + Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng cảm nhận và bộc lộ cảm xúc cho HS. 3. Phẩm chất:


- Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương. - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, hình ảnh nhạc sĩ Văn Cao, file âm thanh bài hát Tiến quân ca, Tiến về Hà Nội; video clip/hình ảnh về sự kiện giải phóng thủ đô, máy chiếu, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi, Đồ dùng học tập.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi mảnh ghép”: + GV dùng hình ảnh một số nhạc sĩ in trên giấy A4 cắt ra thành 4 đến 8 mảnh, chia nhóm và tổ chức cho các nhóm ghép lại hình ảnh. Nhóm nào thực hiện nhanh nhất thì sẽ chiến thắng.

- GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhạc sĩ “Văn Cao” a. Mục tiêu:


- HS nắm được khái quát về nhạc sĩ Văn Cao ( tên, tuổi, sự nghiệp; vai trò, vị trí trong quá trình phát triển âm nhạc..) b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu về nhạc sĩ Văn

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, chia Cao: nhóm và đưa ra vấn đề cho mỗi nhóm:

- Văn Cao (1923 - 1995):

+ Nhóm 1: Tiểu sử của nhạc sĩ Văn Cao.

+ Nhạc sĩ thuộc thế hệ “cánh

+ Nhóm 2: Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc chim đầu đàn”, có nhiều đóng sĩ Văn Cao.

góp cho nền âm nhạc Việt Nam

+ Nhóm 3: Đặc điểm âm nhạc của nhạc sĩ.

hiện đại.

+ Nhóm 4: Các tác phẩm tiêu biểu.

+ Thể loại nổi bật: trữ tình, hành

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

khúc,

- HS hoạt động nhóm, thực hiện các yêu cầu + Sự nghiệp sáng tác: theo sự phân công của GV trong 5 phút.

• Các bài hát trữu tình:

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực

Thiên

hiện.

Làng tôi, Mùa xuân đầu

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

tiên…

- Đại diện các nhóm trình bày . Các HS khác

Thai, Suối

mơ,

• Các bài hành khúc: Tiến

chú ý lắng nghe và bổ sung.

quân ca, Chiến sĩ Việt

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Nam, Tiến về Hà Nội,…

- GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động => Ca khúc của Nhạc sĩ Văn của các nhóm và tổng kết thông tin về nhạc Cao luôn mang tính nhân văn sâu sĩ Văn Cao và đúc kết để HS ghi nhớ.

sắc, thấm đượm tình yêu cuộc sống và khát vọng hòa bình, độc


lập, tự do của dân tộc Việt Nam. + Được Nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về Văn học – Nghệ thuật năm 1996. Hoạt động 2: Nghe bài hát “Tiến về Hà Nội” và vận động theo nhạc: a. Mục tiêu: - HS cảm nhận được giai điệu bài hát, b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

2. Nghe nhạc : Bài hát “ Tiến

- GV giới thiệu tên bản nhạc.

về Hà Nội”

- GV mở nhạc trích đoạn bài “Tiến về Hà - Sáng tác vào mùa xuân năm Nội” và vận động theo nhạc, HS bắt chước 1949, ông đã dự cảm về ngày và thực hiện theo vận động của GV.

Giải phóng Thủ đô.

- Sau khi HS nghe và vận động theo nhạc, - Âm điệu hào hùng, khỏe khoắn GV yêu cầu HS đọc trong SGK thông tin về theo nhịp hành khúc. bài hát “Lên Đàng” để nêu cảm nhận về tính - Ý nghĩa: chất âm nhạc, hiểu thêm ý nghĩa nội dung Vẽ lên bức tranh toàn cảnh Thủ của bài hát và trả lời câu hỏi:

đô Hà Nội tưng bừng, náo nức

“Nêu cảm nhận của em về bài hát “Tiến về chào đón đoàn quân chiến thắng Hà Nội?” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.

trở về.


- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS thực hành và GV kiểm tra tại lớp Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của các HS và khái quát lại các đặc điểm chính về bài hát, yêu cầu HS ghi nhớ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG a. Mục tiêu : HS củng cố lại kiến thức đã được học trong bài. b. Nội dung : HS thực hiện hoạt động và hoàn thành các câu hỏi trong « Góc âm nhạc » dưới sự điều hành của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV khuyến khích HS tự nói lên cảm nghỉ của mình khi học về nhạc sĩ Văn Cao và các ca khúc của ông. Thông qua đó, GV giáo dục HS biết yêu quý nền hào bình độc lập, yêu đất nước Việt Nam. - GV tổ chức hoạt động: “ Trò chơi: Đoán nốt” + GV tổ chức theo nhóm 3 người + Học sinh A: Thực hiện các kí hiệu nốt nhạc bàn tay đã học bất kì. + Học sinh B: Thực hiện cà đọc từng tên nốt nhạc theo mẫu A thực hiện. + Học sinh C: đóng vai trò tài quan sát và đánh giá. - GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm hoặc từng cá nhân, hoàn thành các câu hỏi: 1. Em hãy cùng bạn hát sáng tạo mẫu tiết tấu để gõ đệm cho bài “Tiếng chuông và ngọn cờ” 2. Đọc tiết tấu và thể hiện giai điệu dưới đây bằng sáo recorder.


- GV đặt thêm một số câu hỏi khác về các nội dung có trong chủ đề. - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Đọc và chép lại giai điệu bài tập 3 (Góc Âm nhạc); sưu tầm thêm một số bài hát của nhạc sĩ Văn Cao để nghe và chia sẻ với bạn vào buổi sau. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung chủ đề sau.


Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ ( 4 TIẾT) HÁT: BÀI HÁT “NIỀM TIN THẮP SÁNG TRONG TIM EM” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất nhẹ nhàng, trong sáng của bài hát “ Niềm tin thắp sáng trong tim em” ; hát rõ lời. - Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau - Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự học theo hướng dẫn của GV về các nội dung bài học. + Làm việc nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập. - Năng lực âm nhạc: Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi, hồn nhiên của bài Niềm tin thắp sáng trng em”. 3. Phẩm chất: - Ghi nhớ công lao và thêm kính yêu thầy cô giáo, làm những điều thầy cô dạy. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: file âm thanh bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”; đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV d. Tổ chức thực hiện:


* GV tổ chức hoạt động “ Nhận diện – khám phá” - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi âm nhạc” + GV tổ chức cho HS nghe ba bài hát: Mùa khai trường, Ước mơ xanh, ước mơ hồng và yêu cầu HS cho biết bài hát nào viết về nghề dạy học ( GV lựa chọn những bài hát khác để phù hợp với tình hình thực tế). - GV dẫn dắt vào bài học mới: Chủ đề có tên Biết ơn thầy cô, vì vậy GV cần hướng dẫn HS bộc lộ, thể hiện lòng yêu mến thầy cô thông qua những cố gắng trong học tập, hoàn thành tốt các yêu cầu được giao và thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu bài hát a. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu bài hát

- GV tổ chức khởi động: dùng bàn tay di Bài hát chia thành 2 đoạn: chuyển trong không gian lên hoặc xuống, + Đoạn 1: Từ đầu đến “ …màu HS quan sát và hát các âm “a”, “ê”, “u”. .. xanh cánh đồng” theo đường nét chuyển động của bàn tay + Đoạn 2: Từ “trắng bao cánh GV.

cò” đến…“cười vui mái trường”

- GV mở bài hát “ Niềm tin thắp sáng trong Câu kết bài: Từ “thầy cô..” đến tim em “ - GV yêu cầu HS nhận xét bài hát về các nội dung như: tác giả, nhịp, nhịp độ, ý nghĩa nội dung bài hát,… + Qua phần nghe và tìm hiểu bài hát “Niềm

“.. trong tim mình”


tin thắp sáng trong tim em”, em hãy chỉ ra đoạn 1 và 2 của bài”. - GV chỉ ra và hướng dẫn HS cách thực hiện các dấu nhắc lại trong bài. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS Hoạt động 2: Dạy bài hát a. Mục tiêu: - HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu. - HS hát được bài hát. b. Nội dung: HS luyện hát theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 2. Dạy bài hát

- GV hướng dẫn HS học bài hát theo lối móc a) Lời bài hát: xích, tùy vào năng lực HS mà GV tổ chức các b) Cảm nhận bài hát: bước dạy học hát phù hợp.

- Bài hát có giai điệu nhẹ

- GV cho HS vừa hát vừa kết hợp vận động để nhàng, trong sáng, tha thiết; HS ghi nhớ bài dễ dàng.

thể hiện tình cảm yêu mến,


- GV lồng ghép giáo dục phẩm chất cho HS:

lòng biết ơn của HS đối với

“Em cần làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết thầy cô giáo. ơn thày, cô giáo?” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV chỉnh sửa cho những HS hát sai giọng điệu. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá, chuyển sang biểu diễn bài hát bài Niềm tin thắp sáng trong tim em. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (BIỂU DIỄN) a. Mục tiêu : - HS biểu diễn được hát đúng lời, đúng giai điệu. - HS nhớ lời và cảm nhận âm nhạc rõ nét b. Nội dung : Hát và biểu diễn bài hát trên nền nhạc và kết hợp vận động c. Sản phẩm : HS cảm nhận được bài hát d. Tổ chức thực hiện : Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động cơ thể hoặc dùng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát. - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thực hành biểu diễn hát lại bài hát vừa học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS biểu diễn cá nhân và theo nhóm dưới dự điều hành của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS xung phong biểu diễn. - GV gọi các nhóm/ cá nhân thể hiện bài hát trước lớp, HS còn lại nghe và nhận xét.


Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS - GV sửa những chỗ HS hát sai ( nếu có). D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO a. Mục tiêu : HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc d. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS sáng tạo về hình thức biểu diễn hoặc tiết tấu gõ đệm, động tác vận động cơ thể,.. - GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tự thảo luận và trình diễn (đơn ca, song ca, tốp ca, kết hợp gõ đệm cùng bạn). - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát nhuần nhuyễn bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “Lý thuyết âm nhạc: Nhịp 4/4.”.


LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: NHỊP 4/4 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Nhận biết được nhịp 4/4 và vận dụng vào thực hành. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành. + Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho. - Năng lực âm nhạc: + Tự học theo hướng dẫn của GV về các nội dung bài học. + Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất: - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: sơ đồ minh họa nhịp 4/4, đàn phím điện tử, file âm thanh bài hát Niềm tin thắp sáng trong tim em, bảng tương tác. 2 - HS: SGK âm nhạc 6, đồ dùng học tập.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi âm nhạc”: + GV tổ chức cho HS vận động ( vỗ tay, giậm chân, bước đều, ..) theo nhịp 4/4, lưu ý các phách mạnh. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)


Hoạt động: Tìm hiểu nhịp 4/4 a. Mục tiêu: - HS hiểu và ghi nhớ nhịp 4/4 . b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu nhịp 4/4.

- GV yêu cầu HS đọc định nghĩa về nhịp 4/4 - Có 4 phách trong một ô nhịp, trong SGK.

mỗi phách có giá trị bằng một

- GV chốt lại các ý chính về định nghĩa để nốt đen: giúp HS ghi nhớ và thông hiểu.

+ Phách 1: mạnh, phách 2: nhẹ,

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

phách 3: mạnh vừa, phách 4:

- HS nghe, tiếp nhận kiến thức, ghi vở và nhẹ. thực hiện các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu. Các HS khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.

+ Nhịp 4/4 kí hiệu là ऍ

Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, chốt lại các ý chính và yêu cầu HS ghi nhớ C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH) a. Mục tiêu : Nhận biết và vận động theo nhịp 4/4 b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV hướng dẫn HS đánh nhịp 4/4 theo sơ đồ bằng hai tay: + Phách 1: hai tay đánh từ trên xuống và nảy lên


+ Phách 2: hai tay chuyển động vào trong + Phách 3: hai tay chuyển động chếch lên trên cao về vị trí ban đầu. + Phách 4: hai tay chuyển động chếch lên trên cao về vị trí ban đầu.

- GV cho các HS luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân. - GV lưu ý sửa lỗi cho HS. D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH) a. Mục tiêu : HS biết đánh nhịp 4/4 theo bài hát b. Nội dung : HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV mở nhạc bài Niềm tin thắp sáng trong tim em và hướng dẫn cả lớp đánh nhịp 4/4 theo bài hát. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ghi nhớ các kí hiệu và hoàn thành các bài tập trong sách Bài tập Âm nhạc 6. - Chuẩn bị và đọc trước bài sau.


NHẠC CỤ TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 NHẠC CỤ: SÁO RECORDER VÀ KÈN PHÍM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu gõ đệm cho bài Niềm tin thắp sáng trong tim em. - Thực hiện được các nốt Son, Si, La trên sáo Recorder hoặc các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son trên kèn phím. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự học theo hướng dẫn của GV về các nội dung bài học. + Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực âm nhạc: + Vừa gõ đúng tiết tấu, vừa thực hiện đúng động tác của nhạc cụ. + Củng cố kĩ năng chơi nhạc cụ, thể hiện đúng tiết tấu, giai điệu, hòa âm đơn giản. 3. Phẩm chất: - Ghi nhớ công lao và thêm kính yêu thầy cô giáo. - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: file âm thanh bài hát Niềm tin thắp sáng trong tim em, , nhạc cụ gõ, sáo recorder, kèn phím.. 2 - HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi.


d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi nghe và đoán tên nhạc cụ”: + GV tổ chức trò chơi, sử dụng các nhạc cụ gõ như; song loan, thành phách, trống nhỏ, triangle, tambourine, maracas,… để gõ tạo ra âm thanh, sau đó yêu càu HS nghe và đoán đúng tên nhạc cụ. ( Các HS nhắm mắt khi nghe) + GV mời một HS lên thực hiện gõ nhạc cụ. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 3. a. Mục tiêu: - HS nhận xét, đọc được mẫu tiết tấu. - Thể hiện được nhạc cụ theo mẫu tiết tấu. - Gõ đệm cho bài hát cùng bạn. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Nhận xét và luyện tập mẫu tiết

- GV cho HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, tấu. b. - GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm 4 nhận xét về điểm giống và khác của hai mẫu trên. (GV gợi ý so sánh:

2. Gõ đệm cho bài hát

nhịp, tiết tấu, hình nốt, sự sắp xếp trường độ,..) - GV hướng dẫn và yêu cầu HS đọc tiết

3. Biểu diễn âm nhạc


tấu mẫu a, b theo âm tiết và kết hợp với nhạc cụ gõ bất kì. (GV hướng dẫn thực hiện âm hình tiết tấu lặp đi lặp lại liên tiếp vài lần) - GV cho HS hát bài “ Niềm tin thắp sáng trong tim em” kết hợp gõ đệm. - GV chia hai nhóm HS: nhóm hát, nhóm gõ đệm, sau đó đổi cho nhau. Sau khi thành thạo, GV yêu cầu HS vừa hát, vừa đệm. - GV chia nhóm và sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để yêu cầu nhóm HS tự sáng tạo mẫu tiết tấu nhạc cụ để đệm cho bài hát. - GV lựa chọn một vài HS ở mỗi nhóm để cùng nhau kết hợp biểu diễn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu, dưới sự điều hành của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay trả lời câu hỏi - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS vừa hát vừa gõ. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, khái quát lại


các đặc điểm của mẫu tiết tấu, đánh giá quá trình hoạt động của HS và những lưu ý khi thực hiện gõ đệm. Hoạt động 2: Nhạc cụ giai điệu: Sáo recorder a) Mục tiêu: - Thổi được nốt Si, la - Thực hiện được bài thực hành - Tạo một nét nhạc với các nốt đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV. c) Sản phẩm: - HS sử dụng được sáo recorder d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Khởi động: Ôn lại các nốt Si, La.

- GV tổ chức hoạt động: “Ôn lại các 2. Học cách bấm nốt Son nốt Si, La” đã học ở chủ đề trước. + GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm khi HS ôn tập - GV hướng dẫn HS cách bấm và thổi nốt Son ( bấm lỗ 0, 1, 2, 3). - GV yêu cầu HS thực hiện, sau đó luyện tập các mẫu a, b. - GV lưu ý lại cho HS thực hành tư thế 3. Thực hành Bài thực hành số 2. cầm, giữ sáo, kĩ thuật bấm và kĩ thuật thổi hơi. ( GV mời một vài HS nhắc lại, sau đó GV chốt lại).


- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thế tay bấm nốt Son. - GV hướng dẫn HS luyện tập bài luyện tập a, b và Bài thực hành số 2 theo hình thức nhóm - cá nhân: + GV giới thiệu bài thực hành và hướng dẫn HS thực hiện. Tùy vào năng lực HS, GV chia làm hai về ( mỗi vế 2 ô nhịp) để hướng dẫn. + GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm trong quá trình HS thổi từng vế và hết câu nhạc. - GV yêu cầu HS thực hiện một nét nhạc ngắn với các nốt Si, La, Son đã học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của


bài. Hoạt động 3: Nhạc cụ giai điệu: Kèn phím a) Mục tiêu: - Thực hiện được bài cũ. - Thực hiện được bài thực hành. - Tạo một nét nhạc với các nốt đã học b) Nội dung: - HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Khởi động: Ôn lại các nốt Đô,

- GV tổ chức hoạt động: “Ôn lại các Rê, Mi, Pha, Son nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son”: + GV tổ chức thổi các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son đã học. + GV yêu cầu HS thực hiện lại Bài thực hành số 1 với kèn phím. + GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm khi HS ôn tập - GV giới thiệu bài thực hành và hướng dẫn HS thực hiện. Tùy vào năng lực HS mà GV chia làm hai câu ( mỗi câu bốn ô nhịp) để hướng dẫn. - GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm trong quá trình HS thổi từng vế và hết câu nhạc.

2. Thực hành Bài thực hành số 2:


- GV lưu ý lại cho HS thả lỏng cánh tay và khum tròn ngón khi luyện tập; giữ hơi thổi ra có lực đều nhau cho các nốt, không phồng má khi thổi. - GV yêu cầu HS sáng tạo và thực hiện một nét nhạc ngắn với các nốt đã học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG a. Mục tiêu : HS luyện chơi các nhạc cụ theo yêu cầu b. Nội dung : HS thực hiện theo sự phân công của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV tổ chức chia lớp theo nhóm và yêu cầu HS tập luyện: gõ đệm, thổi sáo, thổi kèn phím một đoạn nhạc bài hát “ Niềm tin thắp sáng trong tim em”.


+ GV mời các nhóm – cá nhân thực hiện biểu diễn bất kì một hình thức trước lớp. + GV chữa, lưu ý HS thực hiện đúng động tác của nhạc cụ và thực hiện mẫu cho HS theo dõi và luyện tập theo. - GV yêu cầu HS trao đổi sáng tạo một nét nhạc ngắn với các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son theo mẫu tiết tấu tự chọn. - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức theo tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát và gõ đệm bài hát “Niềm tin thắp sáng trong tim em”. Ôn lại kĩ năng thổi sáo recorder và kèn phím và tự sáng tạo một nốt nhạc với các nốt đã học. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3”


ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 3 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 3. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự học theo hướng dẫn của GV về các nội dung bài học. + Làm việc nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập. - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng đọc nhạc cho HS. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, đàn phím điện tử, kèn phím, bảng tương tác.. 2 - HS: SGK âm nhạc 6. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi và đoán tên nốt nhạc”: + GV sử dụng kèn phím hoặc đàn phím để đàn ba nốt Đô, Mi, Son, yêu cầu HS lắng nghe. + Sau đó, GV đàn các nốt bất kì trong ba âm đó để HS đoán tên nốt và cao độ của âm đó. - GV dẫn dắt vào bài học mới.


B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động: Tìm hiểu, nhận xét Bài đọc nhạc số 3 a. Mục tiêu: HS đọc được đúng cao độ, trường độ của Bài đọc nhạc số 3. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 3.

- GV cho HS quan sát Bài đọc nhạc số - Bài đọc nhạc số 2 được viết ở 3, chia nhóm và yêu cầu HS viết ra + Giọng Đô trưởng. giấy và trình bày nhận xét cao độ, + Nhịp 2/4 trường độ, nhịp độ…:

+ Các cao độ: Đồ - Rê - Mi- Fa - Son

+ Bài đọc hạc số 3 được viết ở giọng - La – Si - Đô. nào, nhịp nào?

+ Trường độ:

+ Các cao độ, trường độ có trong bài.

• Nốt đen chấm dôi

+ Các chỗ ngắt hơi.

• Nốt móc đơn ♪ : 0,5 phách

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động, thực hiện các yêu cầu dưới sự điều hành của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các HS tự nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đúc kết lại kiến thức . C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

: 1,5 phách

• Dấu lặng đơn : 1 phách • Nốt trắng : 2 phách


a. Mục tiêu : HS thực hành, luyện tập đọc được gam Đô trưởng và đọc được âm hình tiết tấu. b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng, quãng 2, quãng 3 theo mẫu và các âm ổn định: + Đọc gam Đô trưởng

+ Đọc quãng 2 ( đi lên và đi xuống):

+ Đọc quãng 3 dựa theo gam Đô trưởng ( đi lên và đi xuống):

+ Đọc các gam ổn định của gam Đô trưởng:

( GV dùng đàn làm điểm tựa về cao độ cho HS nghe và đọc. - GV hướng dẫn HS luyện đọc âm hình tiết tấu của Bài đọc nhạc số 3 theo âm tiết.

- GV cho HS đọc toàn bộ Bài đọc nhạc số 3 theo các bước: đọc tên nốt theo trường độ, đọc riêng cao độ, đọc từng câu,…


Tùy vào năng lực HS mà GV chia làm hai câu nhạc hoặc bốn vế nhạc để hướng dẫn. - GV cho HS thực hành đọc nhạc:

+ GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc số 3. (GV chia làm hai câu nhạc hoặc bốn vế nhạc để hướng dẫn) (GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím để làm điểm tựa về độ cao cho HS.) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Luyện đọc “Bản nhạc số 3” - Ôn và học thuộc lại bài hát “ Niềm tin thắp sáng trong tim em - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Thưởng thức âm nhậc: Nhạc sĩ Antonio Vivaldi và nghe nhạc: Trích đoạn tác phẩm Concerto số 3 Mùa Thu”


THƯỞNG THỨC ÂM NHẬC: NHẠC SĨ ANTONIO VIVALDI VÀ NGHE NHẠC: TRÍCH ĐOẠN TÁC PHẨM CONCERTO SỐ 3 MÙA THU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Nêu được những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Antonio Vivaldi. - Nêu được cảm nhận về trích đoạn “Concerto số 3 Mùa thu” 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự học theo hướng dẫn của GV về các nội dung bài học. + Thành lập các nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng cảm nhận âm nhạc cho HS. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, hình ảnh nhạc sĩ Vivaldi, file âm thanh trích đoạn Concerto số 3 Mùa thu, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi, Đồ dùng học tập.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Nghe và vận động theo bài hát”:


+ GV yêu cầu HS thực hiện lại bài hát “ Niềm tin thắp sáng trong tim em” kết hợp vận động hoặc gõ đệm. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhạc sĩ “Antonio Vivaldi” a. Mục tiêu: - HS nắm được khái quát về nhạc sĩ Antonio Vivaldi ( tên, tuổi, sự nghiệp; vai trò, vị trí trong quá trình phát triển âm nhạc..) b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu về nhạc sĩ Antonio

- GV sử dụng kĩ thuật chia nhóm và khăn Vivaldi: trải bàn yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về - Antonio Vivaldi

(1923 -

nhạc sĩ Vivaldi, các thông tin gồm: tên, 1995): năm sinh, năm mất, người nước nào, sự + Nhà soạn nhạc người Ý, nghệ nghiệp sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu, đặc sĩ vĩ cầm xuất sắc ở thế kỉ XVII điểm âm nhạc,..

– nửa đầu XVIII.

- Sau khi làm việc nhóm,mỗi nhóm cử đại + Là thầy giáo có công trong lĩnh diện trình bày sản phẩm.

vực giảng dạy violon của nước

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Ý, có nhiều công trình trong lĩnh

- HS hoạt động nhóm, thực hiện các yêu cầu vực giảng dạy âm nhạc. theo sự phân công của GV trong 5 phút.

+ Sự nghiệp sáng tác: Ông sáng

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực tác nhiều thể loại cho đàn violon, hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

nhiều bản hợp xướng nhà thờ.. • Hơn 500 concerto gồm


- Đại diện các nhóm trình bày . Các HS khác

hơn 300 bản viết cho nhạc

chú ý lắng nghe và bổ sung.

cụ dây.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

• Chủ đề thiên nhiên: The

- GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động

Sea Storm, The Night,

của các nhóm và tổng kết thông tin về nhạc

Pastorale, Four Seasons…

sĩ Văn Cao và đúc kết để HS ghi nhớ.

=> Âm nhạc của ông trong sáng, tinh tế, giàu cảm xúc, tràn đầy tình yêu cuộc sống.

Hoạt động 2: Nghe trích đoạn tác phẩm Concerto số 3 Mùa Thu và vận động theo nhạc: a. Mục tiêu: - HS cảm nhận được giai điệu bài hát, b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

2. Nghe trích đoạn “ Concerto

- GV giới thiệu tên bản nhạc.

số 3 Mùa Thu”:

- GV mở nhạc trích đoạn bài “Concerto số 3 Mùa Thu” và vận động theo nhạc, HS bắt chước và thực hiện theo vận động của GV. - Sau khi HS nghe và vận động theo nhạc, GV yêu cầu HS đọc trong SGK thông tin về tác phẩm “Bốn mùa” để nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc, hiểu thêm ý nghĩa nội dung của bài hát và trả lời câu hỏi:


“Nêu cảm nhận hoặc tưởng tượng của em sau khi được nghe tác phẩm?” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS thực hành và GV kiểm tra tại lớp Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của các HS và khái quát lại các đặc điểm chính về đoạn trích. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG a. Mục tiêu : - HS sáng tạo được mẫu vận động hoặc gõ đệm theo trích đoạn nhạc. - Củng cố các kiến thức đã học trong bài. b. Nội dung : HS thực hiện hoạt động và hoàn thành các câu hỏi trong « Góc âm nhạc » dưới sự điều hành của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm sáng tạo mẫu vận động hoặc gõ đệm theo trích đoạn nhạc Concerto số 3 Mùa thu. - GV tổ chức cho các nhóm biểu diễn trước lớp. - GV đặt câu hỏi gợi mở để yêu cầu HS nêu cảm nhận của bản thân sau khi nghe trích đoạn nhạc. - GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm hoặc từng cá nhân, hoàn thành các câu hỏi:


1. Em hãy cùng bạn hát sáng tạo mẫu tiết tấu để gõ đệm cho bài “Niềm tin thắp sáng trong tim em” 2. Thực hiện mẫu tiết tấu dưới đây bằng các nhạc cụ gõ và vận động cơ thể

3. Đọc tiết tấu và thể hiện dưới đay bằng kèn phím:

4. Đọc giai điệu dưới đây kết hợp với đánh nhịp 4/4

- GV hướng dẫn HS làm nhạc cụ gõ bằng dụng cụ tái chế. ( Các bước thực hiện như trong SGK). - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Sưu tầm thêm một số tác phẩm của nhạc sĩ Antonio Vivaldi để nghe và chia sẻ với bạn. - Thực hành làm nhạc cụ lục lạc theo nhóm, tổ và nộp sản phẩm vào buổi sau. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung chủ đề sau.


Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 4: KHÚC HÁT QUÊ HƯƠNG ( 4 TIẾT) HÁT: BÀI HÁT “ĐI CẮT LÚA” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất nhẹ nhàng, trong sáng của bài hát “ Đi cắt lúa” ; hát rõ lời. - Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau - Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Giải quyết được các nhiệm vụ học tập được đặt ra theo cá nhân hoặc nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập - Năng lực âm nhạc: Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi, hồn nhiên của bài Niềm tin thắp sáng trng em”. 3. Phẩm chất: - Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: file âm thanh bài hát “ Đi cắt lúa”; video clip về Tây Nguyên, đàn phím điện tử, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu


c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV d. Tổ chức thực hiện: * GV tổ chức hoạt động “ Nhận diện – khám phá” - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi âm nhạc” + GV tổ chức cho HS nghe trích đoạn ba hoặc bốn bài hát các em đã học ( ca khúc thiếu nhi và dân ca) và nhận dạng đâu là bài hát dân ca. + GV hát và vận động theo nhạc các bài dân ca đã học này. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Khúc hát quê hương, vì vậy GV cần hướng dẫn HS biết yêu mến, quý trọng, gìn giữ dân ca, phát huy truyền thống dan tộc. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Khởi động và tìm hiểu bài hát a. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Khởi động:

1. Khởi động

- Vùng đất Tây Nguyên là nơi

- GV tổ chức khởi động: Nghe và vận động sinh sống của nhiều dân tộc thiểu theo nhạc:

số như: Ba –na, Hre, Gia –rai, Ê

GV mở nhạc bài “ Đi cắt lúa”, thực hiện vận – đê, Xơ – đăng, Cơ – ho… động và yêu cầu HS bắt chước theo.

+ Nổi tiếng với văn hóa cồng

- GV cho HS xem đoạn video clip về Tây chiêng độc đáo, với những điệu Nguyên.

múa có tiết tấu sôi động và

- Nhóm HS lên báo cáo kết quả nhiệm vụ đã những bài ca đặc sắc. được giao: Trình bày những điều em biết về 2. Tìm hiểu bài hát vùng đất Tây Nguyên theo các câu hỏi gợi ý:


+ Vị trí địa lí + Các dân tộc ít người ở Tây Nguyên + Nhạc cụ đặc trưng của Tây Nguyên + Nét văn hóa chính, các lễ hội. - Các nhóm nhận xét, giáo viên kết luận. 2. Tìm hiểu bài hát - GV hướng dẫn HS phân tích cấu trúc của bài hát gồm một đoạn, hai câu. - GV yêu cầu HS nhận xét bài hát về các vấn đề như: xuất xứ, nhịp, nhịp độ, các nét giai điệu giống nhau, nội dung bài hát,..: + Nội dung của bài hát nói về điều gì? + Tây Nguyên có nhạc cụ gì nổi tiếng? - GV yêu cầu HS nêu cảm nhận bước đến sau khi nghe bài hát. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS Hoạt động 2: Dạy bài hát a. Mục tiêu: - HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu. - HS hát được bài hát.


b. Nội dung: HS luyện hát theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 2. Dạy bài hát

- GV hướng dẫn HS học bài hát theo lối móc a) Lời bài hát: xích, tùy vào năng lực HS mà GV tổ chức các b) Cảm nhận bài hát: bước dạy học hát phù hợp.

- Bài hát có giai điệu vui tươi,

- GV cho HS vừa hát vừa kết hợp vận động để lạc quan, trong sáng, nói lên HS ghi nhớ bài dễ dàng.

niềm vui khi đi cắt lúa, sự

- GV lồng ghép giáo dục phẩm chất cho HS:

phấn khởi mùa màng bội thu.

“Em cần làm gì để tỏ lòng trân trọng và gìn giữ những giá trị âm nhạc dân tộc?” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV chỉnh sửa cho những HS hát sai giọng điệu. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá, chuyển sang biểu diễn bài hát bài Đi cắt lúa. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (BIỂU DIỄN) a. Mục tiêu : - HS biểu diễn được hát đúng lời, đúng giai điệu. - HS nhớ lời và cảm nhận âm nhạc rõ nét b. Nội dung : Hát và biểu diễn bài hát trên nền nhạc và kết hợp vận động c. Sản phẩm : HS cảm nhận được bài hát d. Tổ chức thực hiện : Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


- GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động cơ thể hoặc dùng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát. - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thực hành biểu diễn hát lại bài hát vừa học theo nhóm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS biểu diễn cá nhân và theo nhóm dưới dự điều hành của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS xung phong biểu diễn. - GV gọi các nhóm/ cá nhân thể hiện bài hát trước lớp, HS còn lại nghe và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS - GV sửa những chỗ HS hát sai ( nếu có). D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO a. Mục tiêu : HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc d. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS sáng tạo về hình thức biểu diễn theo phong cách nhảy điệu Xoang vùng Tây Nguyên và thực hiện vừa hát vừa nhảy múa. - HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát nhuần nhuyễn bài hát “ Đi cắt lúa”. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “Nhạc cụ giai điệu: Bài thực hành số 3 nhạc cụ sáo recorder hoặc kèn phím”


NHẠC CỤ GIAI ĐIỆU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 NHẠC CỤ: SÁO RECORDER VÀ KÈN PHÍM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu hoặc sáo recorder haowjc kèn phím để đẹm cho bài hát “Đi cắt lúa” 2. Năng lực - Năng lực chung: + Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Giải quyết được các nhiệm vụ học tập được đặt ra theo cá nhân hoặc nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập. - Năng lực âm nhạc: + Vừa gõ đúng tiết tấu, vừa thực hiện đúng động tác của nhạc cụ. + Củng cố kĩ năng chơi nhạc cụ, thể hiện đúng tiết tấu, giai điệu, hòa âm đơn giản. 3. Phẩm chất: - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: các mẫu luyện tập, các bài thực hành, đàn phím điện tử hoặc piano, bảng tương tác.. 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Ôn lại các nốt Si, Son”:


+ GV tổ chức ôn tập thổi các nốt Si, Son đã học ở chủ đề trước. + GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm khi HS ôn tập. ( Các HS nhắm mắt khi nghe). - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Nhạc cụ giai điệu: Sáo recorder a. Mục tiêu: - HS thổi được các nốt Đo, Si, Son. - Thực hiện được bài thực hành - Tạo một nét nhạc với các nốt đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV. c) Sản phẩm: - HS sử dụng được sáo recorder d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Học cách bấm nốt Đô.

- GV tổ chức hoạt động: “Ôn lại các nốt Si, La” đã học ở chủ đề trước. + GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm khi HS ôn tập. - GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thế tay bấm nốt Đô. - GV hướng dẫn HS cách bấm và thổi 2. Thực hành Bài thực hành số 3. nốt Đô( bấm lỗ 0, 2). - GV yêu cầu HS thực hiện, sau đó luyện tập các mẫu a, b. - GV lưu ý lại cho HS thực hành tư thế


cầm, giữ sáo, kĩ thuật bấm và kĩ thuật thổi hơi. ( GV mời một vài HS nhắc lại, sau đó GV chốt lại). - GV giới thiệu bài thực hành và hướng dẫn HS thực hiện thổi đệm cho giai điệu bài hát “ Đi cắt lúa” - GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để thực hiện giai điệu bài hát cho HS thổi đệm. ( hoặc GV mở file âm thanh bài hát để HS thổi đệm). - GV tổ chức cho HS trình diễn đệm với hình thức khác nhau như một nhóm hát, một nhóm đệm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài.


Hoạt động 2: Nhạc cụ giai điệu: Kèn phím a) Mục tiêu: - Thực hiện được bài cũ. - Thực hiện được bài thực hành. - Tạo một nét nhạc với các nốt đã học b) Nội dung: - HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Khởi động: Ôn lại các nốt Đô,

- GV tổ chức hoạt động: “Ôn lại các Rê, Mi, Pha, Son nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son”: + GV tổ chức thổi các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son đã học. + GV yêu cầu HS thực hiện lại Bài thực hành số 2 với kèn phím. + GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm khi HS ôn tập - GV giới thiệu bài thực hành và hướng dẫn HS thực hiện. - GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để thực hiện giai điệu bài hát cho HS thổi đệm. ( GV mở file âm thanh để HS thổi đệm). - GV yêu cầu HS thực hiện một nét nhạc ngắn với các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son đã học.

2. Thực hành Bài thực hành số 3:


- GV tổ chức một trò chơi để HS nhận dạng các quãng 2 có một cung hoặc nửa cung. Ví dụ: nghe một cung – bước dài, nghe nửa cung - bước ngắn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG a. Mục tiêu : HS luyện chơi các nhạc cụ theo yêu cầu b. Nội dung : HS thực hiện theo sự phân công của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV tổ chức chia lớp theo nhóm và yêu cầu HS tập luyện: thổi sáo, thổi kèn phím một đoạn nhạc bài hát “ Đi cắt lúa”. + GV mời các nhóm – cá nhân thực hiện biểu diễn bất kì một hình thức trước lớp.


+ GV chữa, lưu ý HS thực hiện đúng động tác của nhạc cụ và thực hiện mẫu cho HS theo dõi và luyện tập theo. - GV yêu cầu HS trao đổi sáng tạo một nét nhạc ngắn với các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son theo mẫu tiết tấu tự chọn. - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức theo tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát và gõ đệm bài hát “Đi cắt lúa”. Ôn lại kĩ năng thổi sáo recorder và kèn phím và tự sáng tạo một nốt nhạc với các nốt đã học. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4”


ĐỌC NHẠC : BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 4 LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: CUNG VÀ NỬA CUNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 4. - Nhận biết được cung và nửa cung. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Biết giao lưu, hợp tác trong hoạt động nhóm - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng đọc nhạc cho HS. 3. Phẩm chất: - Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, hình vẽ thang âm Đô trưởng, đàn phím điện tử, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi âm nhạc”: + GV có thể tổ chức một trò chơi để HS nhận dạng các quãng 2 có một cung hoặc nửa cung.


Ví dụ: nghe một cung – bước dài, nghe nửa cung – bước ngắn - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu về cung và nửa cung a. Mục tiêu: - HS hiểu và nhận biết cung và nửa cung. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu về cung và nửa cung

- GV yêu cầu HS đọc phần giới thiệu về - Là đơn vị thường dùng để xác cung và nửa cung trong SGK.

định khoảng cách giữa hai cao độ

- GV chốt lại: các nốt liền bậc khác đều trong âm nhạc. một cung.

+ Giữa các bậc cơ bản liền kề có 5

- GV kết hợp đọc gam Đô trưởng, phân khoảng cách một cung (1c) và 2 tích các quãng một cung, quãng nửa cung khaonrg cách nửa cung ( ½ c) trong gam. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS nghe, tiếp nhận kiến thức, ghi vở và thực hiện các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu. Các HS khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, chốt lại các ý chính và yêu cầu HS ghi nhớ.


Hoạt động 2: Tìm hiểu, nhận xét Bài đọc nhạc số 4 a. Mục tiêu: HS đọc được đúng cao độ, trường độ của Bài đọc nhạc số 4. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 4.

- GV cho HS quan sát Bài đọc nhạc số - Bài đọc nhạc số 4 được viết ở 4, chia nhóm và yêu cầu HS viết ra + Giọng Đô trưởng. giấy và trình bày nhận xét cao độ, + Nhịp 2/4 trường độ, nhịp độ…:

+ Các cao độ: Đồ - Mi - Fa - Son - La

+ Bài đọc hạc số 4 được viết ở giọng – Si - Đô. nào, nhịp nào? + Các cao độ, trường độ có trong bài. + Các chỗ ngắt hơi. - GV yêu cầu HS nhận xét âm hình tiết tấu chủ đạo. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động, thực hiện các yêu cầu dưới sự điều hành của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các HS tự nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đúc kết lại kiến thức . C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

+ Trường độ: • Nốt đen ♩: 1 phách • Nốt đen chấm dôi

: 1,5 phách

• Nốt móc đơn ♪ : 0,5 phách • Nốt trắng : 2 phách • ♫ : nửa phách


a. Mục tiêu : HS thực hành, luyện tập Bài đọc nhạc số 4. b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV cho HS luyện âm hình tiết tấu:

+ Luyện cao độ:

+ Gắn cao độ với tiết tấu + Hoàn chỉnh bài, tốc độ từ chậm đến nhanh vừa. - GV hướng dẫn, cho HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo mẫu tiết tấu:

- GV cho HS đọc toàn bộ Bài đọc nhạc số 4 theo các bước: đọc tên nốt theo trường độ, đọc riêng cao độ, đọc từng câu,… - GV cho HS thực hành đọc nhạc:

+ GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc số 4. (GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím để làm điểm tựa về độ cao cho HS.) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Luyện đọc “Bản nhạc số 4”


- Ôn và học thuộc lại bài hát “ Đi cắt lúa” - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Thưởng thức âm nhậc: Giới thiệu một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam và nghe nhạc: Trích đoạn tác phẩm Cung đàn đất nước”


THƯỞNG THỨC ÂM NHẬC: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ NGHE NHẠC: TRÍCH ĐOẠN TÁC PHẨM CUNG ĐÀN ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Nêu được đặc điểm và phân biệt âm sắc của đàn bầu, đàn nhị. - Nêu được cảm nhận về trích đoạn tác phẩm “Cung đàn đất nước” qua tiếng đàn bầu. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Giải quyết được các nhiệm vụ học tập được đặt ra theo cá nhân hoặc nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập. - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng cảm nhận âm nhạc cho HS. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, hình ảnh nhạc cụ ( đàn bầu, đàn nhị), các đoạn video clip biểu diễn nhạc cụ truyền thống có đàn bầu, đàn nhị, file âm thanh trích đoạn nhạc “Cung đàn đất nước” 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi, Đồ dùng học tập.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện:


- GV tổ chức hoạt động: “Hát và vận động theo bài hát”: + GV yêu cầu HS thực hiện lại bài hát “ Đi cắt lúa ” kết hợp vận động (hoặc gõ đệm). - GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Em biết được những nhạc cụ truyền thống nào của Việt Nam? ( tên gọi, hình dạng…?) + Xem hình trong SGK, em nhận dạng được các loại nhạc cụ nào? - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu về đàn bầu, đàn nhị a. Mục tiêu: - HS nhận biết được đàn bầu, đàn nhị và phân biệt được đàn bầu, đàn nhị ( hình dạng, âm sắc, tên gọi khác) b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

VÀ HS Bước

1:

Chuyển

giao 1. Tìm hiểu về nhạc cụ

nhiệm vụ: - GV cho HS nghe một đoạn nhạc hoặc xem một trích đoạn video clip biểu diễn hòa tấu nhạc cụ truyền thống có đàn bầu, đàn nhị.

* Đàn bầu, đàn nhị là các nhạc cụ dây, dùng

- Gv cho HS xem thêm hình để đọc tấu, hòa tấu hoặc đệm cho hát. ảnh và giới thiệu về hình - Đàn bầu ( độc huyền cầm):


dạng, kích cỡ, chất liệu, tên + thuộc họ dây chi gẩy gọi khác của hai nhạc cụ.

+ đàn chỉ có một dây, người chơi dùng que để

Bước 2: Thực hiện nhiệm gảy vào dây, mmoojt đầu đàn có vòi tre dài uốn vụ:

cong, xuyên ngang qua vỏ quả bầu nậm khô.

- HS chú ý nghe và thực hiện => Nhạc cụ độc đáo, mang đậm sắc dân tộc Việt hoàn thành các yêu cầu của Nam với âm thanh đàn bầu rất đặc sắc: thánh GV.

thót, thiết tha, trầm tư, ngọt ngào…

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng Tiếng đàn bầu da diết, sâu lắng dường như chứa dẫn HS thực hiện.

đựng những thăng trầm của lịch sử, như tiếng

Bước 3: Báo cáo, thảo nói chân tình, đằm thắm của người Việt Nam. luận:

- Đàn bầu ( độc huyền cầm, đàn cò…):

- HS giơ tay trình bày. Các + thuộc họ dây chi kéo, làm bằng gỗ. HS khác chú ý lắng nghe và + có 2 dây, có cung vĩ đặt giữa hai dây, giữa hai bổ sung.

dây; người chơi dùng tay phải kéo cung vĩ, tay

Bước 4: Kết luận, nhận trái bấm trên dây đàn. định:

=> Nhạc cụ truyền thống được du nhập vào Việt

- GV nhận xét, đánh giá quá Nam từ xa xưa có âm thanh trong sáng, ngân trình hoạt động của các nga, réo rắt, có khả năng diễn tả nhiều cung bậc nhóm và tổng kết các đặc tình cảm của con người: sâu lắng, buồn thảm, điểm chính về đàn bàu và trữ tình, vui tươi… đàn nhị. Hoạt động 2: Nghe trích đoạn tác phẩm “Cung đàn đất nước” a. Mục tiêu: - HS nêu được cảm nhận và bộc lộ cảm xúc riêng sau kh nghe trích đoạn nhạc. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

2. Nghe và vận động theo nhạc

- GV giới thiệu tên bản nhạc.

3. Cảm thụ âm nhạc

- GV mở nhạc trích đoạn bài “Cung đàn đất nước” và vận động theo nhạc, HS bắt chước và thực hiện theo vận động của GV. - Sau khi HS nghe và vận động theo nhạc, GV yêu cầu HS đọc trong SGK thông tin về tác phẩm và trả lời câu hỏi: + “Nêu cảm nhận hoặc tưởng tượng của em sau khi được nghe trích đoạn nhạc?” + “ Em hãy nói lên suy nghĩ của mình về việc bảo vệ di sản văn hóa dan tộc” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS thực hành và GV kiểm tra tại lớp Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của các HS và khái quát lại các đặc điểm chính về đoạn trích. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG a. Mục tiêu : - Củng cố các kiến thức đã học trong bài.


b. Nội dung : HS thực hiện hoạt động và hoàn thành các câu hỏi trong « Góc âm nhạc » dưới sự điều hành của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV đặt câu hỏi gợi mở để yêu cầu HS nêu cảm nhận của bản thân sau khi nghe trích đoạn nhạc. - GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm hoặc từng cá nhân, hoàn thành các câu hỏi: 1. Thực hiện tiết tấu dưới đây bằng các nhạc cụ gõ và vận động cơ thể

2. Đọc tiết tấu và thể hiện giai điệu dưới đây bằng sáo recorder

3. Đọc giai điệu dưới đây:

- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Sưu tầm thêm một số tác phẩm, trích đạn tác phẩm hòa tấu cho đàn bầu hoặc đàn nhị hoặc một nhạc cụ truyền thống khác mà em yêu thích - Học thuộc tất cả các bài hát đã học và ôn lại toàn bộ kiến thức để ôn tập vào buổi sau.


Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 5: BÀI CA LAO ĐỘNG ( 4 TIẾT) HÁT: BÀI HÁT “HÒ BA LÍ” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát “ Hò ba lí” và thể hiện sự vui tươi, phấn khởi. - Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau. - Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập + Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát và hòa tấu nhạc cụ; hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực âm nhạc: Hát đúng giai điệu, lời bài hát Hò ba lí 3. Phẩm chất: - Yêu quý âm nhạc dân gian Việt Nam yêu lao động, biết trân trọng thành quả người lao động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: file âm thanh bài hát “ Hò ba lí”; hình ảnh, video clip minh họa, đàn phím điện tử, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, dẫn dắt tạo hứng thú cho HS, giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV


d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Biểu diễn bài hát “Đi cắt lúa” + GV yêu cầu HS biểu diễn bài “ Đi cắt lúa” theo hình thức nhóm hoặc cá nhân, kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo phong cách Tây Nguyên. - Gv hướng dẫn, gợi ý để HS kể được tên một số bài dân ca, bài hát nói về lao động. Ví dụ: Hò giã gạo, Hò nện, Hò vượt thác, Hò tát nước. Lí kéo chài, Lí cai phảng, Lí nhổ mạ… - GV dẫn dắt vào bài học mới => Bài hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ” B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu bài hát a. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Khởi động

- GV hướng dẫn HS nghe bài dân ca “Hò ba 2. Tìm hiểu bài hát lí” kết hợp vận động tự nhiên theo cảm nhận - Hò: về tính chất, nhịp điệu tác phẩm.

+ Thể loại dân ca, gắn với nhịp

- Gv hướng dẫn HS phân tích cấu trúc của điệu lao động, để động viên cổ bài hát gồm một đoạn nhạc với nhiều câu vũ, bày tỏ tình cảm hoặc giải trí hát xướng –xô luân phiên nhau.

sau những giờ làm việc mệt

- Gv yêu cầu HS nhận xét bài hát về các nội nhọc. dung như: xuất xứ, nhịp độ, các nét giai điệu + Lời ca của Hò thường sử dụng giống nhau, nội dung bài hát…

các câu thơ lục bát, được hát

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận bước đầu theo lối đáp xướng – xô. sau khi nghe bài hát.

- Nội dung: Bài hát thể hiện

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

niềm lạc quan và tình yêu bình dị


- HS thực hiện các yêu cầu của GV

của người nông dân trong lao

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực động. hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS Hoạt động 2: Khởi động giọng và dạy bài hát a. Mục tiêu: - Khởi động giọng trước khi tập hát. - HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu. - HS hát được bài hát kết hợp vận động b. Nội dung: HS luyện hát theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Khởi động giọng

- GV tổ chức hoạt động khởi động giọng với 2. Dạy bài hát mẫu luyện thanh hoặc thông qua trò chơi để giúp HS khởi động giọng. - GV hướng dẫn HS học bài hát theo lối móc xích, tùy vào năng lực HS mà GV tổ chức các bước dạy học hát phù hợp. - GV cho HS vừa hát vừa kết hợp vận động để HS ghi nhớ bài dễ dàng. - GV tổ chức, hướng dẫn GS luyện tập hát bài


hát theo hình thức xướng – xô. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV chỉnh sửa cho những HS hát sai giọng điệu. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá, và cho HS luyện tập thể hiện bài hát dưới các hình thức khác nhau C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (BIỂU DIỄN) a. Mục tiêu : HS nhớ lời và cảm nhận âm nhạc rõ nét b. Nội dung : Hát và biểu diễn bài hát trên nền nhạc và kết hợp vận động c. Sản phẩm : HS cảm nhận được bài hát d. Tổ chức thực hiện : - GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động. - HS hát đồng thanh, vận động theo nhịp sau đó các nhóm lần lượt trình bày. - GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật hát của HS, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (SÁNG TẠO) a. Mục tiêu : - HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày. - Hát được cùng bạn theo lối xướng – xô kết hợp gõ đệm và vận động. - GV lồng ghép giáo dục phẩm chất cho HS: “Em cần làm gì để thể hiện tình yêu lao động (trong công việc, trong học tập…)?” b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát cá nhân và theo nhóm dưới dự điều hành của GV.


c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc d. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS sáng tạo về hình thức biểu diễn hoặc tiết tấu gõ đệm, động tác vận động cơ thể,.. - GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tự sáng tạo mẫu gõ đệm và vận động theo bài hát kết hợp hình thức hát xướng – xô. - GV dùng kĩ thuật mảnh ghép để kết thành các nhóm mới và thực hiện sản phẩm âm nhạc. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát nhuần nhuyễn bài hát “ Hò ba lí”. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 4” ; “Nhạc cụ giai điệu: Bài thực hành số 4 nhạc cụ sáo recorder hoặc kèn phím”


NHẠC CỤ TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 NHẠC CỤ: SÁO RECORDER VÀ KÈN PHÍM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu gõ đệm cho bài Hò ba lí - Thực hiện được các nốt Rê, Si, La trên sáo Recorder hoặc các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La trên kèn phím. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập + Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát và hòa tấu nhạc cụ; hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Hoàn thành được các yêu cầu cần đạt trong chủ đề; sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, tiết tấu gõ đệm, giai điệu mới trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã có. - Năng lực âm nhạc: + Vừa gõ đúng tiết tấu, vừa thực hiện đúng động tác của nhạc cụ. + Có các kiến thức cơ bản về sáo recorder: cách lấy hơi, cách cầm sáo, cách thổi sáo, cách bảo quản sáo... 3. Phẩm chất: - Có ý thức giữu gìn, phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian Việt Nam. - Có ý thức trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: file âm thanh bài hát Hò ba lí, sáo recorder, nhạc cụ gõ, kèn phím 2 - HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV.


c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Biểu diễn bài hát “Hò ba lí” + GV yêu cầu HS biểu diễn bài “ Hò ba lí” theo hình thức hát xướng - xô - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 5. a. Mục tiêu: - HS nhận xét, đọc được mẫu tiết tấu. - Thể hiện được nhạc cụ theo mẫu tiết tấu. - Gõ đệm cho bài hát cùng bạn. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Khởi động

1. Khởi động

* Nghe và nhận biết tiết tấu

- GV tổ chức hoạt động “ Nghe và * Quan sát và nhận xét nhận biết tiết tấu”: + Gv tổng hợp một vài âm hình tiết tấu đã học từ các chủ đề trước, viết lên bảng hoặc trình chiếu. + GV gõ một âm thanh bất kì trong số - Giống nhau: Nhịp 2/4 các tiết tấu trên, HS nghe và chỉ ra âm - Khác: hình đúng.

+ Tiết tấu a: đen chấm dôi, đơn,

* Quan sát và nhận xét:

đen, đen  chậm; hình nốt: đen

- GV cho HS quan sát, so sánh để nêu chấm dôi, đơn, nốt đen. + Tiết tấu b: đơn, đơn, đơn, đen,


được sự khác nhau giữa hai mẫu tiết tấu lặng đen  nhanh; hình nốt: a, b. (GV gợi ý so sánh: nhịp, tiết tấu, đơn, đen và lặng đen. hình nốt, sự sắp xếp trường độ,..)

2. Luyện tập các mẫu tiết tấu

2. Luyện tập các mẫu tiết tấu

- Đọc tiết tấu

- GV hướng dẫn HS luyện tập đọc và gõ - Gõ tiết tấu hai mẫu tiết tấu a, b cho đến khi thuần 3. Gõ đệm cho bài hát thục. - GV chia nhóm và tổ chức cho các nhóm lần lượt gõ hai mẫu tiết tấu a và b. - GV tổ chức hòa tấu các nhạc cụ gõ và sự kết hợp cùng lúc hai mẫu tiết tấu. 3. Gõ đệm cho bài hát - GV hướng dẫn HS luyện tập gõ đệm cho bài hát bằng nhạc cụ gõ và vận động cơ thể theo mẫu. - GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm HS hát và gõ đệm bài hát theo hình thức ostinano. ( hoặc dùng kĩ thuật mảnh ghép) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu, dưới sự điều hành của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay trả lời câu hỏi - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS vừa hát vừa gõ.


- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, khái quát lại các đặc điểm của mẫu tiết tấu, đánh giá quá trình hoạt động của HS và những lưu ý khi thực hiện gõ đệm. Hoạt động 2: Nhạc cụ giai điệu: Sáo recorder a) Mục tiêu: - Thổi được nốt La cùng các nốt đã học - Thực hiện được bài thực hành số 4 - Sáng tạo được một nét nhạc với các nốt đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV. c) Sản phẩm: - HS sử dụng được sáo recorder d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Khởi động: “Ôn lại bài thực hành

1. Khởi động:

số 3 – chủ đề 4”

- GV tổ chức hoạt động: “Ôn lại bài 2. Học cách bấm nốt Rê thực hành số 3 – chủ đề 4”: + GV tổ chức HS hòa tấu Bài thực hành số 3 2. Học cách bấm nốt Rê - GV hướng dẫn HS cách bấm nốt Rê ( bấm lỗ 2) cho đến khi thuần thục và có âm thanh sáng, rõ ràng. - Gv cho HS thực hành thổi nốt Rê vài 3. Thực hành: Bài thực hành số 4.


lần, sau đó luyện tập mẫu a và b + GV hướng dẫn HS vận động theo tính chất nhanh, chậm theo tốc độ thổi của GV bằng cách giặm chân, vỗ tay, lắc lư cơ thể… - GV lưu ý lại cho HS thực hành tư thế cầm, giữ sáo, kĩ thuật bấm và kĩ thuật thổi hơi đúng cách. 3. Thực hành: Bài thực hành số 4. - GV giới thiệu bài thực hành và hướng dẫn HS thổi từng tiết nhạc, sau đó ghép hoàn chỉnh câu nhạc. - GV tổ chức cho HS luyện tập bài luyện tập a, b và Bài thực hành số 4 theo hình thức nhóm - cá nhân. - GV quan sát sửa ỗi cho từng cá nhân. - GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm cho HS trong quá trình ghép câu và luyện tập thổi câu nhạc trọn vẹn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực


hiện. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài. Hoạt động 3: Nhạc cụ giai điệu: Kèn phím a) Mục tiêu: - Thổi được nốt La cùng các nốt đã học. - Thực hiện được Bài Thực hành số 4. - Sáng tạo được một nét nhạc với các nốt đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV. c) Sản phẩm: - HS sử dụng được kèn phím d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Khởi động

1. Khởi động

2. Nhận biết nốt La trên kèn phím

- GV tổ chức hoạt động: “Ôn đệm cho bài Thực hành số 3.”: + GV tổ chức cho HS thực hiện hát và đệm cho Bài thực hành số 3. 2. Nhận biết nốt La trên kèn phím - GV hướng dẫn HS luyện tập bấm ngón 4 và ngón 5 theo mẫu, GV quan sát, sửa lỗi tư thế tay và ngón tay của HS.

3. Thực hành : Bài thực hành số 4


- GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập Bài thực hành số 4. - GV lưu ý HS thả lỏng cánh tay và khum tròn ngón khi luyện tập; giữ hơi thổi ra có lực đều nhau cho các nốt, không phồng má khi thổi. - Đối với những HS có năng lực thực hành chậm, GV chú ý thực hiện chậm, hoặc chia nhỏ các bước để thực hiện Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : HS luyện chơi các nhạc cụ theo yêu cầu b. Nội dung : HS thực hiện theo sự phân công của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện :


- GV tổ chức chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS tập luyện: gõ đệm, thổi sáo, thổi kèn phím một đoạn nhạc bài hát “ Hò ba lí ”. + GV mời các nhóm – cá nhân thực hiện biểu diễn bất kì một hình thức trước lớp. + GV chữa, lưu ý HS thực hiện đúng động tác của nhạc cụ và thực hiện mẫu cho HS theo dõi và luyện tập theo. - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức theo tiết học. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - SÁNG TẠO) a. Mục tiêu : HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn về thể hiện kiến thức về âm nhạc d. Tổ chức thực hiện: - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm HS tự sáng tạo mẫu tiết tấu mới để gõ đệm cho bài hát “Hò ba lí”. - GV tổ chức cho HS hòa tấu recorder với các nhạc cụ hõ đệm “Bài thực hành số 4”. - GV yêu cầu HS thực hiện một nét nhạc ngắn với các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La đã học. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát và gõ đệm bài hát “Hò ba lí”. Ôn lại kĩ năng thổi sáo recorder và kèn phím và tự sáng tạo một nốt nhạc với các nốt đã học. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5”


ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 5 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 5. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Hoàn thành được các yêu cầu cần đạt trong chủ đề, sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, tiết tấu gõ đệm, giai điệu mới trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã có. - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng đọc nhạc cho HS. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. - Có ý thức trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, đàn phím điện tử, máy chiếu, bảng tương tác.. 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở chép nhạc, đồ dùng học tập, vở ghi.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Nghe và nhận biết tiết tấu”:


+ GV chuẩn bị một số mẫu tiết tấu; chia nhóm, sua đó gõ và yêu cầu nhóm HS nghe rồi viết lại mẫu tiết tấu. Nhóm nào viết đúng nhiều mẫu tiết tấu nhất sẽ chiến thắng. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động: Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 5 a. Mục tiêu: HS đọc được đúng cao độ, trường độ của Bài đọc nhạc số 5. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 5.

- GV cho HS quan sát Bài đọc nhạc số - Bài đọc nhạc số 5 có cấu trúc gồm 5, yêu cầu HS chia sẻ cặp đôi để nêu hai câu nhạc cân phương, câu hai những đặc điểm cơ bản, nhận xét cao nhắc lại nguyên dạng câu một và có độ, trường độ, nhịp độ…:

thay đổi ở âm kết, mỗi câu nhạc có 8

+ Bài đọc hạc số 5 được viết ở giọng ô nhịp được viết ở: nào, nhịp nào?

+ Giọng Đô trưởng.

+ Các cao độ, trường độ có trong bài.

+ Nhịp 2/4

+ Các chỗ ngắt hơi.

+ Các cao độ: Đồ - Rê - Mi - Son –

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

La.

- HS hoạt động, thực hiện các yêu cầu + Trường độ dưới sự điều hành của GV.

• Nốt đen: 1 phách

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS

• Nốt móc đơn: 0, 5 phách

thực hiện.

• Nốt đen chấm dôi: 1,5 phách.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

• Nốt trắng: 2 phách.

- Các HS tự nhận xét, đánh giá quá


trình hoạt động. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đúc kết lại kiến thức để HS ghi nhớ các thuộc tính trên. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH a. Mục tiêu : HS thực hành, luyện tập đọc được gam Đô trưởng và đọc được âm hình tiết tấu. b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng, quãng 2, quãng 3 theo mẫu và các âm ổn định:

- GV hướng dẫn HS luyện đọc âm hình tiết tấu của Bài đọc nhạc số 5 theo âm tiết.

( GV dùng đàn làm điểm tựa về cao độ cho HS nghe và đọc. - GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc số 5 với nhịp độ thong thả, có xủ lí sắc thái phù hợp tính chất âm nhạc của bài.

- GV đánh giá chuẩn kiến thức, kĩ năng.


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu : - HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày. - Đọc được Bài đọc nhạc số 5 kết hợp gõ đệm. b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn . c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS đọc toàn bộ Bài đọc nhạc số 5 với tốc độ vừa phải, tổ chức đọc theo nhóm, theo tổ, theo cá nhân cho nhuần nhuyễn. ( GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím để làm điểm tựa về độ cao cho HS) - GV yêu cầu HS sáng tạo âm hình tiết tấu để gõ đệm cho bài đọc nhạc. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Luyện đọc “Bản nhạc số 5” - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Thưởng thức âm nhậc: Nghệ nhân Hà Thị Cầu và nghe nhạc: Nghe trích đoạn Xẩm thập ân”


THƯỞNG THỨC ÂM NHẬC: NGHỆ NHÂN HÀ THỊ CẦU VÀ NGHE NHẠC: NGHE TRÍCH ĐOẠN XẨM THẬP ÂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Nêu được những đóng góp của nghệ nhân Hà Thị Cầu cho nghệ thuật hát Xẩm. - Nêu được cảm nhận về trích đoạn “Xẩm thập ân” 2. Năng lực - Năng lực chung: + Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát và hòa tấu nhạc cụ; hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Hoàn thành được các yêu cầu cần đạt trong chủ đề; sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, tiết tấu gõ đệm, giai điệu mới trên cơ sở và kiến thức kĩ năng đã có - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng cảm nhận và bộc lộ cảm xúc cho HS. 3. Phẩm chất: - Yêu quý âm nhạc dân gian Việt Nam; yêu lao động, biết trân trọng thành quả lao động của mọi người. - Có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian Việt Nam. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, hình ảnh , video clip nghệ nhân Hà Thị Cầu hát Xẩm và một số bài hát Xẩm, bảng tương tác.. 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi, Đồ dùng học tập.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi.


d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Tìm hiểu nghệ thuật ca hát dân gian”: + GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, yêu cầu: Kể tên các loại hình nghệ thuật ca hát dân gian. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhạc sĩ “Văn Cao” a. Mục tiêu: - HS trình bày được đôi nét về cuộc đời của nghệ nhân Hà Thị Cầu. - Trình bày được những đóng góp của nghệ nhân Hà Thị Cầu cho nghệ thuật hát Xẩm. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu những đóng góp

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, chia của nghệ nhân Hà Thị Cầu cho nhóm và yêu cầu HS tìm hiểu thông tin nghệ thuật hát Xẩm: chính về nghệ nhân Hà Thị Cầu.

- Nghệ nhân HÀ THỊ CẦU

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

(1928 - 2013):

- HS hoạt động nhóm, thực hiện các yêu cầu + Nghệ nhân xuất sắc, sinh ra theo sự phân công của GV trong 5 phút.

trong gia đình có ba đòi hát

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực Xẩm. hiện.

+ Bà là người lưu giữ được nhiều

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

làn điệu cổ ( của nghệ thuật hát

- Đại diện các nhóm trình bày . Các HS khác Xẩm) chú ý lắng nghe và bổ sung.

+ Có khả năng đặt lời mới mang


Bước 4: Kết luận, nhận định:

hơi thở thời đại cho các làn điệu

- GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động Xẩm truyền thống. của các nhóm và tổng kết thông tin về nhạc + Bà rong ruổi khắp xóm chợ, sĩ Văn Cao và đúc kết để HS ghi nhớ.

làng quê để mang các làn điệu hát Xẩm đến cho mọi người. => Cách hát của bà đậm yếu tố vang rền, luyến láy của ca hát dân gian, tiếng hát của bà luôn lạc quan, tràn đầy nghị lực tạo nên một vẻ đẹp không thể trộn lẫn. + Năm 2004, bà được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, Huy chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam và danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Hoạt động 2: Nghe trích đoạn “Xẩm thập ân” và vận động theo nhạc: a. Mục tiêu: - HS cảm nhận được giai điệu và có cảm xúc riêng về trích đoạn . b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

2. Nghe trích đoạn “Xẩm thập

- GV giới thiệu tên trích đoạn.

ân”

- GV mở nhạc trích đoạn bài “Xẩm thập ân”


và vận động theo nhạc, HS bắt chước và thực hiện theo vận động của GV. - Sau khi HS nghe và vận động theo nhạc, GV yêu cầu HS nêu cảm nhận về trích đoạn “ Xẩm thập ân” do nghệ nhân Hà Thị Cầu trình bày. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS thực hành và GV kiểm tra tại lớp Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của các HS và khái quát lại các đặc điểm chính về trích đoạn, yêu cầu HS ghi nhớ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : HS củng cố lại kiến thức đã được học trong bài. b. Nội dung : HS thực hiện các yêu cầu dưới sự điều hành của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện : - GV khuyến khích HS tự nói lên cảm nghĩ của mình khi học về nghệ nhân Hà Thị Cầu và trích đoạn của bà. Thông qua đó, GV cho HS rút ra bài học cho bản thân sau khi nghe bài « Xẩm thập ân » D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu : HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân.


b. Nội dung : HS chú ý lắng nghe, trình bày, chia sẻ với các bạn c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: Lồng ghép giáo dục phẩm chất cho HS: « Em hãy nêu suy nghĩ của em về việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. » + Khuyến khích HS tìm hiểu và hát dân ca, đặc biệt dân ca ở địa phương. + Tôn trọng và tham gia các hoạt động bảo vệ các di tích văn hóa của địa phương ( GV tìm hiểu và nêu cụ thể) + Ghi nhớ công ơn của cha mẹ; chăm chỉ học tập. - GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm hoặc từng cá nhân, hoàn thành các câu hỏi: 1. Em hãy cùng với bạn sáng tạo mẫu tiết tấu để gõ đệm cho bài hát “Hò ba lí” 2. Thực hiện mẫu tiết tấu dưới đây bằng các nhạc cụ gõ và vận động cơ thể.

- GV đặt thêm một số câu hỏi khác về các nội dung có trong chủ đề. - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Đọc và chép lại giai điệu bài tập 3 (Góc Âm nhạc); sưu tầm thêm một số bài hát của nghệ nhân “Hà Thị Cầu” để nghe và chia sẻ với bạn vào buổi sau. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung chủ đề sau.


Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 6: CÙNG VUI HÒA CA ( 4 TIẾT) HÁT: BÀI HÁT “EM ĐI TRONG TƯƠI XANH” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Hát đúng giai điệu ( có bè đơn giản), lời ca và tính chất tha thiết của bài “ Em đi trong tươi xanh”. - Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau. - Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. + Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động. - Năng lực âm nhạc: Hát đúng giai điệu, lời bài hát Em đi trong tươi xanh. 3. Phẩm chất: - Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác. - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: file âm thanh bài hát “ Em đi trong tươi xanh ”; đàn phím điện tử, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, dẫn dắt tạo hứng thú cho HS, giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV


d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Nghe và vận động theo nhạc” + GV mở nhạc bài Em đi trong tươi xanh, thực hiện vận động và yêu cầu HS bắt chước theo. - GV dẫn dắt vào bài học mới => Bài hát: “Em đi trong tươi xanh” B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu bài hát a. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Khởi động

- GV hướng dẫn HS nghe bài dân ca “Em đi 2. Tìm hiểu bài hát trong tươi xanh” kết hợp vận động tự nhiên - Bài nhạc gồm hai đoạn: theo cảm nhận về tính chất, nhịp điệu tác + Đoạn 1: từ “ Em đi trong tươi phẩm.

xanh…” đến “.. trong ánh nắng

- Gv hướng dẫn HS phân tích cấu trúc của bình minh” bài hát gồm hai đoạn, mỗi đoạn hai câu nhạc + Đoạn 2: từ “ Em đi trong tươi - Gv yêu cầu HS nhận xét bài hát về các nội xanh, bao la tình non nước..”đến dung như: xuất xứ, nhịp độ, các nét giai điệu hết. giống nhau, nội dung bài hát…

- Nội dung: Bài hát là cảm xúc

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận bước đầu của các bạn thiếu nhi về đất nước sau khi nghe bài hát.

Việt Nam thống nhất, hòa bình,

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

tươi đẹp.

- HS thực hiện các yêu cầu của GV - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.


Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS Hoạt động 2: Dạy bài hát a. Mục tiêu: - HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu. - HS hát được bài hát kết hợp vận động b. Nội dung: HS luyện hát theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Dạy bài hát

- GV hướng dẫn HS học bài hát theo lối móc a) Lời bài hát: xích, tùy vào năng lực HS mà GV tổ chức các b) Cảm nhận: bước dạy học hát phù hợp.

- Lời ca trong sáng, giai điệu

- GV cho HS vừa hát vừa kết hợp vận động để bay HS ghi nhớ bài dễ dàng. - GV lồng ghép giáo dục phẩm chất cho HS. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV chỉnh sửa cho những HS hát sai giọng điệu. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá, và cho HS luyện tập thể hiện

bổng,

tiết

chuyển, nhịp nhàng.

tấu

uyển


bài hát dưới các hình thức khác nhau C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( BIỂU DIỄN) a. Mục tiêu : HS nhớ lời và cảm nhận âm nhạc rõ nét b. Nội dung : Hát và biểu diễn bài hát trên nền nhạc và kết hợp vận động c. Sản phẩm : HS cảm nhận được bài hát d. Tổ chức thực hiện : - GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động. - HS hát đồng thanh, vận động theo nhịp sau đó các nhóm lần lượt trình bày. - GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật hát của HS, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (SÁNG TẠO) a. Mục tiêu : - HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày. - Hát được cùng bạn theo lối xướng – xô kết hợp gõ đệm và vận động. b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát cá nhân và theo nhóm dưới dự điều hành của GV. c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc d. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS sáng tạo về hình thức biểu diễn hoặc tiết tấu gõ đệm, động tác vận động cơ thể,.. - GV dùng kĩ thuật mảnh ghép để kết thành các nhóm mới và thực hiện sản phẩm âm nhạc. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát nhuần nhuyễn bài hát “ Em đi trong tươi xanh”. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau:


“Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 5” ; “Nhạc cụ giai điệu: Bài thực hành số 5 nhạc cụ sáo recorder hoặc kèn phím”


NHẠC CỤ TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 NHẠC CỤ: SÁO RECORDER VÀ KÈN PHÍM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu gõ đệm cho bài Em đi trong tươi xanh - Thực hiện được các nốt đã học trên sáo Recorder hoặc kèn phím. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự đặt mục tiêu học - Năng lực âm nhạc: + Vừa gõ đúng tiết tấu, vừa thực hiện đúng động tác của nhạc cụ. + Có các kiến thức cơ bản về sáo recorder: cách lấy hơi, cách cầm sáo, cách thổi sáo, cách bảo quản sáo... 3. Phẩm chất: - Có ý thức giữu gìn, phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian Việt Nam. - Có ý thức trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: file âm thanh bài hát Hò ba lí, sáo recorder, nhạc cụ gõ, kèn phím 2 - HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Biểu diễn bài hát “Hò ba lí” + GV yêu cầu HS biểu diễn bài “ Hò ba lí” theo hình thức hát xướng - xô - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)


Hoạt động 1: Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 5. a. Mục tiêu: - HS nhận xét, đọc được mẫu tiết tấu. - Thể hiện được nhạc cụ theo mẫu tiết tấu. - Gõ đệm cho bài hát cùng bạn. - Cùng hòa đệm với các mẫu tiết tấu khác. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Quan sát và nhận xét

1. Quan sát và nhận xét - GV cho HS quan sát, so sánh để nêu được sự khác nhau giữa hai mẫu tiết tấu a, b. (GV gợi ý so sánh: nhịp, tiết tấu, hình nốt, ..) 2. Luyện tập các mẫu tiết tấu - GV hướng dẫn HS luyện tập đọc và gõ hai mẫu tiết tấu a, b cho đến khi thuần thục. - GV chia nhóm và tổ chức cho các nhóm lần lượt gõ hai mẫu tiết tấu a và b. - GV tổ chức hòa tấu các nhạc cụ gõ và sự kết hợp cùng lúc hai mẫu tiết tấu. 3. Gõ đệm cho bài hát - GV hướng dẫn HS luyện tập gõ đệm cho bài hát bằng nhạc cụ gõ và vận

- Giống nhau: Nhịp 3/4 - Khác: + Tiết tấu a: đen, đen, đen. + Tiết tấu b: lặng đen, đen, đen. 2. Luyện tập các mẫu tiết tấu - Đọc tiết tấu - Gõ tiết tấu 3. Gõ đệm cho bài hát


động cơ thể theo mẫu. - GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm HS hát và gõ đệm bài hát theo hình thức ostinano.(hoặc dùng kĩ thuật mảnh ghép) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu, dưới sự điều hành của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay trả lời câu hỏi - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS vừa hát vừa gõ. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, khái quát lại các đặc điểm của mẫu tiết tấu, đánh giá quá trình hoạt động của HS và những lưu ý khi thực hiện gõ đệm. Hoạt động 2: Nhạc cụ giai điệu: Sáo recorder a) Mục tiêu: - Thực hiện thổi được các nốt nhạc. - Thực hiện được bài thực hành. - Tổ chức biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau. b) Nội dung: - HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV. c) Sản phẩm: - HS sử dụng được sáo recorder


d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Khởi động: “Ôn lại các nốt Rê, Si,

1. Khởi động:

La, Son”

- GV tổ chức hoạt động: “Ôn lại các 2. Thực hành: Bài thực hành số 5. nốt Rê, Si, La, Son”: + GV tổ chức ôn tập thổi các nốt Rê, Si, La, son đã học ở chủ đề trước. GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm khi HS ôn tập. + GV yêu cầu HS đọc tên nốt nhạc Bài thực hành số 5. 2. Thực hành: Bài thực hành số 4. - GV giới thiệu bài thực hành và hướng dẫn HS thổi từng tiết nhạc, sau đó ghép hoàn chỉnh câu nhạc. - GV tổ chức cho HS luyện tập bài luyện tập Bài thực hành số 5 theo hình thức nhóm - cá nhân. - GV quan sát sửa lỗi cho từng cá nhân. - GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm cho HS trong quá trình ghép câu và luyện tập thổi câu nhạc trọn vẹn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV.


- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài. Hoạt động 3: Nhạc cụ giai điệu: Kèn phím a) Mục tiêu: - Thực hiện thổi được các nốt nhạc. - Thực hiện được Bài Thực hành số 5. - Tổ chức biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau. b) Nội dung: - HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV. c) Sản phẩm: - HS sử dụng được kèn phím d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Khởi động: “Ôn lại các nốt Đô,

1. Khởi động

Rê, Mi, Pha, Son”.

- GV tổ chức hoạt động: “Ôn lại các 2. Thực hành : Bài thực hành số 5 nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son”: + GV tổ chức cho HS ôn tập, thổi các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son đã học ở chủ


đề trước. (GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm khi HS ôn tập) + GV yêu cầu HS đọc tên nốt nhạc Bài thực hành số 5 2. Thực hành Bài thực hành số 5. - GV giới thiệu bài thực hành và hướng dẫn HS thực hiện, tùy năng lực HS mà GV có thể chia từng vế hoặc từng câu để hướng dẫn. - GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập Bài thực hành số 5. - GV lưu ý HS thả lỏng cánh tay và khum tròn ngón khi luyện tập; giữ hơi thổi ra có lực đều nhau cho các nốt, không phồng má khi thổi. - GV yêu cầu từng nhóm tổ chức biểu diễn theo nhiều hình thức song tấu/ tam tấu/ hòa tấu kết hợp gõ đệm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện.


- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : HS luyện chơi các nhạc cụ theo yêu cầu b. Nội dung : HS thực hiện theo sự phân công của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV tổ chức chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS tập luyện: gõ đệm, thổi sáo, thổi kèn phím một đoạn nhạc bài hát “ Em đi trong tươi xanh ”. + GV mời các nhóm – cá nhân thực hiện biểu diễn bất kì một hình thức trước lớp. + GV chữa, lưu ý HS thực hiện đúng động tác của nhạc cụ và thực hiện mẫu cho HS theo dõi và luyện tập theo. - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức theo tiết học. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu : - HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày. - Tổ chức biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau. b. Nội dung : HS trình bày, thực hiện dưới sự điều hành của GV. c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc d. Tổ chức thực hiện: - GV chia nhóm và sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để yêu cầu các nhóm HS tự sáng tạo mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát.


( GV lựa chọn một vài HS ở mỗi nhóm để cùng nhau kết hợp biểu diễn.) - GV yêu cầu từng nhóm tổ chức biểu diễn theo nhiều hình thức song tấu/ hòa tấu kết hợp gõ đệm. - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức theo tiết học * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát và gõ đệm bài hát “Em đi trong tươi xanh”. Ôn lại kĩ năng thổi sáo recorder và kèn phím và tự sáng tạo một nốt nhạc với các nốt đã học. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 6”


ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 6 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép được lời ca của Bài đọc nhạc số 6. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện + Đánh giá khả năng của từng thành viên, đề xuất phương án tổ chức hoạt động. - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng đọc nhạc cho HS. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. - Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, mẫu thang âm Đô trưởng, đàn phím điện tử, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở chép nhạc, đồ dùng học tập, vở ghi.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi nghe và đoán tên nốt nhạc”:


+ GV sử dụng kèn phím hoặc đàn phím để đàn cho HS nghe các nốt trong thnag âm Đô trưởng, sau đó yêu càu HS nghe và đọc lại tên nốt kết hợp với kí hiệu nốt nhạc bàn tay. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động: Tìm hiểu và nhận xét Bài đọc nhạc số 6 a. Mục tiêu: HS đọc được đúng cao độ, trường độ và nhận xét được Bài đọc nhạc số 6. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 6.

- GV chia nhóm và yêu cầu nhóm HS - Bài đọc nhạc số 6 có mỗi câu nhạc viết ra giấy và trình bày nhận xét về có 8 ô nhịp được viết ở: Bài đọc nhạc số 6, để nêu những đặc + Giọng: Đô trưởng điểm cơ bản, nhận xét cao độ, trường + Nhịp 3/4 độ, nhịp độ…:

+ Cách ngắt nhịp: cứ một dấu lặng là

+ Bài đọc hạc số 6 được viết ở giọng một nhịp ngắt nào, nhịp nào?

+ Các cao độ: Có sử dụng quãng hòa

+ Các cao độ, trường độ có trong bài.

thanh.

+ Các chỗ ngắt hơi.

Đồ - Rê - Mi - Son – La - Si - Đô.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Trường độ:

- HS hoạt động, thực hiện các yêu cầu

• Nốt trắng: 2 phách

dưới sự điều hành của GV.

• Nốt đen: 1 phách

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS

• Dấu lặng đen: 1 phách

thực hiện.

• Trắng chấm dôi: 3 phách


Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các HS tự nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng kết và nhận xét từng nhóm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH a. Mục tiêu : - HS thực hành, luyện tập đọc được gam Đô trưởng và đọc được âm hình tiết tấu. - Đọc được Bài đọc nhạc số 6 b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng, quãng 2, quãng 3 theo mẫu và các âm ổn định:

( GV dùng đàn làm điểm tựa về cao độ cho HS nghe và đọc.) - GV hướng dẫn HS luyện đọc âm hình tiết tấu của Bài đọc nhạc số 6 theo âm tiết.

+ GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc số 6.


( Tùy vào năng lực HS mà GV chia làm hai câu hoặc bốn câu nhạc để hướng dẫn) + GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím để làm điểm tựa về độ cao cho HS. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu : HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày b. Nội dung : HS thực hành dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS đọc toàn bộ Bài đọc nhạc số 6 với tốc độ vừa phải, tổ chức đọc theo nhóm, theo tổ, theo cá nhân cho nhuần nhuyễn. ( GV dùng đàn làm điểm tựa về cao độ cho HS nghe và đọc.) - GV cho HS thực hành đọc nhạc: - GV cho HS ghép lời ca kết hợp vận động. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Luyện đọc “Bản nhạc số 6” và luyện hát lại bài hát “ Em đi trong tươi xanh” - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Thưởng thức âm nhậc: Hát bè và nghe nhạc : Nghe trích đoạn hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc”


THƯỞNG THỨC ÂM NHẬC: HÁT BÈ VÀ NGHE NHẠC : NGHE TRÍCH ĐOẠN HỢP XƯỚNG CA NGỢI TỔ QUỐC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Nhận biết và thực hành được một số hình thức hát bè đơn giản. - Nêu được cảm nhận về trích đoạn hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. + Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động. - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng cảm nhận và bộc lộ cảm xúc cho HS. 3. Phẩm chất: - Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân nhân của những người khác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, file âm thanh trích đoạn hợp xướng Ca ngợi Tổ Quốc, bảng tương tác 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi, Đồ dùng học tập.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Nghe và vận động theo nhạc”: + GV yêu cầu HS nghe và vận động theo nhạc bài Em đi trong tươi xanh hoặc kết hợp gõ đệm. - GV dẫn dắt vào bài học mới.


B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình thức hát bè a. Mục tiêu: - HS nêu được khái quát về hình thức hát bè. - Trình bày được minh họa hình thức hát bè cho một bài hát cụ thể. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu về hình thức hát bè

- GV tổ chức theo nhóm, dùng kĩ thuật - Là cách hát có từ hai bè giai khăn trải đàn để yêu cầu nhóm HS nêu khái điệu trở lên, do hai hay nhiều quát về các hình thức hát bè.

giọng hát thể hiện.

- GV chia nhóm bằng hình thức ostinato, tổ  Tạo nên sự hòa hợp của các chức cho HS hát bè theo bài hát “ Em đi loại giọng, âm thanh đầy đặn, trong tươi xanh” hoặc bài hát “Hành khúc nhiều màu sắc, mang lại tính tới trường”.

nghệ thuật cao.

- GV hướng dẫn HS hát và vận động theo - Có: 2 dạng hát bè chủ yếu: nhạc bài hát “ Hành khúc tới trường”, nhóm + Bè hòa âm: hát cùng lúc, cùng 1 vào trước, tuần tự các nhóm còn lại thứ tự tiết tấu, lời ca, nhưng khác nhau vào sau theo dạng bè đuổi.

về cao độ.

- GV đặt câu hỏi để HS trả lời về hình thức + Phức điệu: khác nhau về cả hát bè trong lúc luyện tập hoặc sau khi luyện giai điệu và lời ca. tập để HS nhận diện.

2. Minh họa hình thức hát bè

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

3. Luyện tập thực hành hình

- HS hoạt động nhóm, thực hiện các yêu cầu thức hát bè. theo sự phân công của GV trong 3 phút.


- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện các nhóm trình bày . Các HS khác chú ý lắng nghe và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm và tổng kết thông tin, các đặc điểm chính về hình thức hát bè. Hoạt động 2: Nghe trích đoạn hợp xướng “Ca ngợi Tổ quốc” và vận động theo nhạc: a. Mục tiêu: - HS cảm nhận được giai điệu và có cảm xúc riêng về trích đoạn . - Sáng tạo mẫu vận động hoặc gõ đệm theo trích đoạn nhạc. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

2. Nghe trích đoạn hợp xướng

- GV giới thiệu tên trích đoạn.

“Ca ngợi Tổ quốc”

- GV mở nhạc trích đoạn hợp xướng “ca ngợi Tổ quốc ” và vận động theo nhạc, HS bắt chước và thực hiện theo hướng dẫn của GV. - Sau khi HS nghe và vận động theo nhạc, GV cung cấp thông tin về tác phẩm để HS


ghi nhớ - GV gợi ý cho HS tự nói lên cảm nhận của mình sau khi nghe trích đoạn hợp xướng “ Ca ngợi Tổ quốc”. - GV lồng ghép giáo dục phẩm chất cho HS. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS thực hành và GV kiểm tra tại lớp Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của các HS và khái quát lại các đặc điểm chính về trích đoạn, yêu cầu HS ghi nhớ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : - HS sáng tạo được mẫu vận động hoặc gõ đệm theo trích đoạn nhạc. - Củng cố các kiến thức đã học trong bài. b. Nội dung : HS thực hiện hoạt động dưới sự điều hành của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm sáng tạo mẫu vận động hoặc gõ đệm theo trích đoạn hợp xướng “Ca ngợi Tổ quốc” - GV tổ chức cho các nhóm biểu diễn trước lớp. - GV đặt câu hỏi gợi mở để yêu cầu HS nêu cảm nhận của bản thân sau khi nghe trích đoạn nhạc.


- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu : HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân. b. Nội dung : HS chú ý lắng nghe, trình bày, chia sẻ với các bạn c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV mở rộng thêm về nội dung thể loại hát bè ở Việt Nam cũng như trên Thế giới. - GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm sáng tạo mẫu vận động hoặc gõ đệm trích đoạn nhạc “ Ca ngợi Tổ quốc” sau đó biểu diễn theo nhóm trước lớp. - GV đặt thêm một số câu hỏi khác về các nội dung có trong chủ đề. - GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm hoặc từng cá nhân, hoàn thành các câu hỏi: 1. Em hãy thực hiện lại cách đánh nhịp ¾

2. Em hãy cùng với bạn hát và đánh nhịp ¾ cho bài “ Em đi trong tươi xanh” 3. Thực hiện mẫu tiết tấu dưới đây bằng vận động cơ thể. 4. Đọc tiết tấu và thể hiện giai điệu dưới đây bằng kèn phím

- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


- Tự luyện tập và hoàn thành bài tập 5 ( Góc âm nhạc) ; sưu tầm một số video có hình thức hát bè ở Việt Nam hoặc trên Thế giới để nghe và chia sẻ với bạn vào buổi sau. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung chủ đề sau.


Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU NĂM CHÂU ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 7 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép được lời ca của Bài đọc nhạc số 6 – Kỉ niệm xưa. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự học theo hướng dẫn của giáo viên về các nội dung bài học. + Làm việc nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập. - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng đọc nhạc cho HS. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, đàn phím điện tử hoặc kèn phím, bảng tương tác. 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở chép nhạc, đồ dùng học tập, vở ghi.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi âm nhạc”:


+ GV tổ chức cho HS nghe ( hoặc xem video) và vận động theo nhạc bài Happy birthday – nhạc Anh) + GV cho HS thảo luận và kể tên một vài bài hát nước ngoài mà các em biết. - GV tổ chức hoạt động “ Giáo dục phẩm chất”: + Chủ đề có tên “ Giai điệu năm châu”, vì vậy GV cần hướng dẫn HS biết yêu mến, quý trọng văn hóa các nước, các dân tộc khác nhau, yêu chuộng hòa bình trên thế giới - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động: Tìm hiểu và nhận xét Bài đọc nhạc số 7 a. Mục tiêu: HS đọc được đúng cao độ, trường độ và nhận xét được Bài đọc nhạc số 6. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Khởi động: “ Trò chơi nghe

1. Khởi động:

nhạc và nhận biết tiết tấu”

- GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi nghe 2. Tìm hiểu và nhận xét Bài đọc nhạc và nhận biết tiết tấu”:

nhạc số 7.

+ GV viết lên bảng và trình chiếu cho - Bài đọc nhạc số 7 được viết ở: HS xem một vài âm hình tiết tấu ( trong + Giọng: Đô trưởng đó có âm hình tiết tấu của bài đọc nhạc). + Nhịp 4/4 + GV gõ các âm hình đó ( không theo + Cách ngắt nhịp: lấy hơi sau dấu thứ tự sắp xếp các âm hình) và yêu cầu phẩy và dấu chấm. HS chỉ ra được âm hình mà mình vừa gõ. + Các cao độ: Đồ - Rê – Mi - Pha – VD:

Son - La - Si – Đô.


+ Tiết tấu: đen chấm dôi đơn đen đen xuyên suốt cả bài. + Trường độ: • Nốt đen: 1 phách 2. Tìm hiểu và nhận xét Bài đọc nhạc

• Dấu lặng đen: 1 phách

số 7.

• Đen chấm dôi: 1,5 phách

- GV chia nhóm và yêu cầu nhóm HS

• Trắng chấm dôi: 3 phách

thảo luận, viết ra giấy và trình bày nhận xét về Bài đọc nhạc số 7 để nêu những đặc điểm cơ bản như: tiết tấu, nhận xét cao độ, trường độ, nhịp độ…: + Bài đọc nhạc số 7 được viết ở giọng nào, nhịp nào? + Các cao độ, trường độ có trong bài. + Các chỗ ngắt hơi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động, thực hiện các yêu cầu dưới sự điều hành của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các HS tự nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng kết và nhận xét từng nhóm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu :


- HS thực hành, luyện tập đọc được gam Đô trưởng và đọc được âm hình tiết tấu. - Đọc được Bài đọc nhạc số 7 b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng, quãng 2, quãng 3 theo mẫu và các âm ổn định:

( GV dùng đàn làm điểm tựa về cao độ cho HS nghe và đọc.) - GV hướng dẫn HS luyện đọc âm hình tiết tấu của Bài đọc nhạc số 7 theo âm tiết.

- GV cho HS đọc toàn bộ Bài đọc nhạc số 7 với tốc độ vừa phải, tổ chức đọc theo nhóm, theo tổ, theo cá nhân cho nhuần nhuyễn. ( GV dùng đàn làm điểm tựa về cao độ cho HS nghe và đọc.) - GV cho HS thực hành đọc nhạc: GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc số 7 theo các bước: + Đọc cao độ ( không trường độ) + Đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu trong bài + Đọc kết hợp cao độ, trường độ ở tốc độ chậm. ( GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím để làm điểm tựa về cao độ cho HS.) - GV hướng dẫn HS đọc toàn bộ Bài đọc nhạc số 7 với tốc độ vừa phải. Tùy vào năng lực HS mà Gv chia làm hai câu nhạc hoặc bốn vế nhạc để hướng dẫn. ( GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím để làm điểm tựa về cao độ cho HS.) D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


a. Mục tiêu : HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày b. Nội dung : HS thực hành dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc. d. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách. - GV cho HS ghép lời ca kết hợp vận động. - GV hướng dẫn HS sáng tạo âm hình tiết tấu đơn giản để gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 7. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Luyện đọc “Bản nhạc số 7” - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Hát: Bài hát Kỉ niệm xưa ( Auld lang syne)”


HÁT: BÀI HÁT KỈ NIỆM XƯA ( AULD LANG SYNE) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất hành tha thiết, nhịp nhàng và gõ đệm cho bài hát “Kỉ niệm xưa” - Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau - Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự học theo hướng dẫn của GV về các nội dung bài học. + Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Làm việc nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập. - Năng lực âm nhạc: Hát đúng giai điệu, lời bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ. 3. Phẩm chất: - Yêu hòa bình, có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc. - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: file âm thanh bài hát “ Kỉ niệm xưa”; đàn phím điện tử, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Nghe bài hát và nêu cảm nhận”


+ GV hướng dẫn HS nghe lại bài Kỉ niệm xưa kết hợp vận động tự do nhẹ nhàng, sau đó yêu cầu HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát. - GV dẫn dắt vào bài học mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu bài hát a. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Tìm hiểu bài hát

- GV mở bài hát cho HS nghe.

Bài hát gồm một đoạn nhạc với 4

- GV hướng dẫn HS phân tích cấu trúc của câu hát: bài hát

+ Câu 1: Từ “ Bạn ơi..”

- GV yêu cầu HS nhận xét bài hát về các nội + Câu 2: Từ “ Hãy luôn..” dung như: xuất xứ, nhịp độ, các nét giai điệu + Câu 3: Từ “ Đến đây…” giống nhau, nội dung bài hát,…

+ Câu 4: Từ “ Hãy luôn..” đến

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

hết.

- HS thực hiện các yêu cầu của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS Hoạt động 2: Dạy bài hát a. Mục tiêu:


- HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu. - HS hát được bài hát. b. Nội dung: HS luyện hát theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

2. Dạy bài hát

- GV cho HS ôn lại “ Bài đọc nhạc số 7”

a) Lời bài hát:

- GV hướng dẫn HS ghép lời trong bài hát “ Kỉ b) Cảm nhận bài hát: niệm xưa”.

- Nhịp điệu mang tính nhảy

( GV dùng đàn làm điểm tựa về cao độ cho HS múa, uyển chuyển  giai điệu nghe và đọc)

rất phù hợp với cách hát tập

- GV cho HS vừa hát vừa kết hợp vận động để thể, được nhiều nước trê thế để giúp HS dễ dàng nhớ lời ca.

giới sử dụng để hát trong dịp

- GV lồng ghép giáo dục phẩm chất cho HS:

chia tay năm cũ, kết thúc năm

“Em cần làm gì để thể hiện thêm yêu và trân học, trong các dịp hội hè,… trọng những thành tựu âm nhạc của các quốc gia trên thế giới?” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV chỉnh sửa cho những HS hát sai giọng điệu. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá, chuyển sang biểu diễn bài hát bài Tiếng chuông và ngọn cờ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (BIỂU DIỄN) a. Mục tiêu :


- HS biểu diễn được hát đúng lời, đúng giai điệu. - HS nhớ lời và cảm nhận âm nhạc rõ nét b. Nội dung : Hát và biểu diễn bài hát trên nền nhạc và kết hợp vận động c. Sản phẩm : HS cảm nhận được bài hát d. Tổ chức thực hiện : Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS thực hiện mẫu tiết tấu gõ đệm. - GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thực hiện hành gõ đệm cho bài hát vừa học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS biểu diễn cá nhân và theo nhóm dưới dự điều hành của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS xung phong biểu diễn. - GV gọi các nhóm/ cá nhân thể hiện bài hát trước lớp, HS còn lại nghe và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS - GV sửa những chỗ HS hát sai ( nếu có). D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – SÁNG TẠO a. Mục tiêu : HS vận dụng các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày, sáng tạo mẫu đệm cho bài hát và biểu diễn cùng bạn. b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu nhóm HS sáng tạo mẫu tiết tấu gõ đệm cho bài hát bằng nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể.


- HS biểu diễn hát kết hợp gõ đệm cho bài hát “ Kỉ niệm xưa” theo mẫu tiết tấu cùng bạn - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát nhuần nhuyễn bài hát Kỉ niệm xưa ( Auld lang syne). - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “Lý thuyết âm nhạc: Các bậc chuyển hóa, dấu hóa”.


LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: CÁC BẬC CHUYỂN HÓA, DẤU HÓA nI. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Nhận biết được các bậc chuyển hóa, dấu hóa. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự học theo hướng dẫn của giáo viên về các nội dung bài học. + Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu nhanh và đảm bảo trật tự; thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực âm nhạc: HS nhận biết được các kí hiệu âm nhạc và bước đầu vận dụng vào hoạt động hát, đọc nhạc, tìm hiểu bài hát... 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: đàn phím điện tử, kèn phím, bảng tương tác ( nếu có) 2 - HS: SGK âm nhạc 6, đồ dùng học tập.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi nghe và nhận biết cao độ”: + GV xướng âm các âm có bậc chuyển hóa và yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét về cao độ ( đi lên hoạc đi xuống) của các âm cùng tên trong nét nhạc nghe được. VD: mẫu a


- GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động: Tìm hiểu về bậc chuyển hóa, dấu hóa a. Mục tiêu: - Nêu được định nghĩa các bậc chuyển hóa và ý nghĩa các loại dấu hoas - Nhận biết được các bậc chuyển hóa trong bản nhạc. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu về bậc chuyển hóa,

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, chia dấu hóa. nhóm và yêu cầu các nhóm đọc SGK, ghi - Bậc chuyển hóa: mỗi bậc cơ lại, trình bày những dữ kiện liên quan về bậc bản có thể nâng cao hoặc hạ chuyển hóa, dấu hóa;

thấp. Những bậc được nâng cao

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

hoặc hạ thấp đó gọi là bậc

- HS hoạt động, thực hiện các yêu cầu dưới chuyển hóa. sự điều hành của GV.

- Dấu hóa: là kí hiệu thay đổi

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực cao độ các âm trong bản nhạc. hiện.

Có 3 loại dấu hóa thường dùng:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Dấu thăng (♯)

- Các HS tự nhận xét, đánh giá quá trình + Dấu giáng (♭) hoạt động. + Dấu bình (♮) Bước 4: Kết luận, nhận định: Dấu hóa có 2 cách sử dụng: - GV đúc kết lại kiến thức để HS ghi nhớ + Dấu hóa cố định ( hóa biểu) các lý thuyết trên.


+ Dấu hóa bất thường C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : HS củng cố kiến thức về bậc chuyển hóa, dấu hóa . b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV chia nhóm và hướng dẫn HS đọc tên các nốt trong mẫu ở mục 2 ( tr51SGK) GV yêu cầu HS nêu tác dụng của dấu hóa trong đó. - GV hướng dẫn HS mở lại bản nhạc một số bài hát đã học và nhận xét về các dấu hóa trong các bài hát đó như: Mùa khai trường, Tiếng chuông và ngọn cờ, Niềm tin thắp sáng trong tim em, Em đi trong tươi xanh… D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu : HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày b. Nội dung : HS thực hành dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức “Trò chơi nghe nhạc và nhận biết âm chuyển hóa” + GV xướng âm hoặc đàn hai nốt ( nhưng chỉ đọc tên của nốt thứ nhất) và yêu cầu HS đoán bậc chuyển hóa còn lại.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc lý thuyết - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Thưởng thức âm nhạc: Giới thiệu một số nhạc cụ phương Tây và Nghe nhạc: Trích đoạn tác phẩm Czardas”



THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY VÀ NGHE NHẠC: TRÍCH ĐOẠN TÁC PHẨM CZARDAS I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Nêu được đặc điểm và phân biệt được âm sắc của đàn violon, violoncelle. - Nêu được cảm nhận về tác phẩm trích đoạn Czardas. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự học theo hướng dẫn của giáo viên về các nội dung bài học. + Làm việc nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập. - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng cảm nhận và bộc lộ cảm xúc cho HS. 3. Phẩm chất: - Yêu hòa bình, có tính thần đoàn kết giữa các dân tộc. - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK Âm nhạc 6, hình ảnh minh họa đàn violon, violoncelle, video clip biểu diễn nhạc cụ dây, trích đoạn nhạc Czardas, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi, Đồ dùng học tập.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi nghe và cảm nhận âm sắc”: + GV cho HS quan sát hình ảnh của các nhạc cụ violon, violoncelle, trống và recorder ( không mở theo thứ tự hình ảnh).


GV yêu cầu HS nghe và tìm hình ảnh phù hợp với âm thanh vừa nghe được. + GV chia HS hoàn thành các nhóm để thảo luận và đưa ra ý kiến. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhạc cụ a. Mục tiêu: - HS nêu được đặc điểm của đàn violon, violoncelle b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu về nhạc cụ

- GV cho HS quan sát hình ảnh của từng - Violon: nhạc cụ và yêu cầu HS nhận xét về cấu trúc, + Nhạc cụ thuộc bộ dây trong cách phát ra âm thanh,…

dàn nhạc giao hưởng có 4 dây.

- GVchia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm + Tiếng đàn tươi sáng, biểu hiện hiểu và ghi lại các đặc điểm của violon và đa dạng trạng thái tình cảm của violoncelle trong SGK, sau đó trình bày.

con người: rộn ràng, nhí nhảnh,

GV đúc kết lại các ý chính để giúp HS ghi vui tươi, dịu dàng; cũng có khi nhớ và thông hiểu.

ảm đạm hoặc kịch tính.

- GV minh họa thêm cho HS bằng một số  nữ hoàng trong dàn nhạc giao video clip biểu diễn nhạc cụ dây.

hưởng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Violoncelle:

- HS hoạt động nhóm, thực hiện các yêu cầu + Nhạc cụ thuộc bộ dây trong theo sự phân công của GV trong 3 phút.

dàn nhạc giao hưởng, có 4 dây

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực và dùng vĩ kéo, có kích thước hiện.

lớn.


Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Âm sắc trầm ấm, phù hợp với

- Đại diện các nhóm trình bày . Các HS khác những giai điệu mượt mà, ấm áp chú ý lắng nghe và bổ sung.

hoặc trầm tư, đĩnh đạc.

Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm và tổng kết thông tin, các đặc điểm chính về các nhạc cụ. Hoạt động 2: Nghe nhạc: Nghe trích đoạn tác phẩm Czardas a. Mục tiêu: - HS nghe và vận động theo trích đoạn nhạc Czardas. - HS cảm nhận được giai điệu và có cảm xúc riêng về trích đoạn . - Sáng tạo mẫu vận động hoặc gõ đệm theo trích đoạn nhạc. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 2. Nghe trích đoạn tác phẩm

- GV giới thiệu tên trích đoạn và ý nghĩa của Czardas và vận động theo nhạc tên trích đoạn Czardas

- Czardas là tên gọi của một vũ

- GV mở nhạc trích đoạn Czardas và vận điệu dân gian Hungary, của động theo nhạc, HS bắt chước và thực hiện Vittorio Monti. theo hướng dẫn của GV. - Sau khi HS nghe và vận động theo nhạc, GV cung cấp thông tin về tác phẩm để HS ghi nhớ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:


- HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS thực hành và GV kiểm tra tại lớp Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của các HS và khái quát lại các đặc điểm chính về trích đoạn, yêu cầu HS ghi nhớ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : HS củng cố lại kiến thức đã được học trong bài. b. Nội dung : HS thực hiện hoạt động và hoàn thành các câu hỏi trong « Góc âm nhạc » dưới sự điều hành của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về tác phẩm sau khi nghe và vận động theo nhạc. Kết quả : Tiếng đàn violon lúc mềm mại, lúc du dương, lúc sôi nổi, lúc nồng nhiệt  mang lại không khí ngày hội tưng bừng của những vũ điệu dân gian Hungary. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu : HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân. b. Nội dung : HS chú ý lắng nghe, trình bày, chia sẻ với các bạn c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện:


- Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm sáng tạo mẫu vận động theo trích đoạn nhạc Czardas, sau đó mỗi nhóm sẽ lên biểu diễn trước lớp. - GV đặt thêm một số câu hỏi khác về các nội dung có trong chủ đề. - GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm hoặc từng cá nhân, hoàn thành các câu hỏi: 1. Hát và đánh nhịp 4/4 cho bài “Kỉ niệm xưa” 2. Kể tên các loại dấu hóa và cho biết tác dụng của chúng. 3. Xác định số cung giữa hai bậc âm trong các mẫu dưới đây:

- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Sưu tầm một số video biểu diễn nhạc cụ phương Tây để nghe và chia sẻ với bạn vào buổi sau. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung chủ đề sau.


Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 8: KHÚC CA TÌNH BẠN ( 3 TIẾT) HÁT: BÀI HÁT “TIA NẮNG HẠT MƯA” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi nhẹ nhàng của bài hát “ Tia nắng hạt mưa ”; hát đúng lời. - Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau. - Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự học theo hướng dẫn của GV về các nội dung bài học - Năng lực âm nhạc: Hát đúng giai điệu, lời bài hát Tia nắng hạt mưa. 3. Phẩm chất: - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. - Quý trọng và biết thể hiện tình bạn tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: file âm thanh bài hát “ Tia nắng hạt mưa”; đàn phím điện tử, bảng tương tác... 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Nhận diện khám phá”


+ Trò chơi âm nhạc: GV mở nhạc cho HS nghe một số bài hát ( VD: Mùa xuân tình bạn, Em đi trong tươi xanh,..) và yêu cầu HS cho biết bài hát nào viết về tình bạn tuổi học trò. - Gv hướng dẫn, gợi ý để HS kể được tên một số bài dân ca, bài hát nói về lao động. Ví dụ: Hò giã gạo, Hò nện, Hò vượt thác, Hò tát nước. Lí kéo chài, Lí cai phảng, Lí nhổ mạ… + Giáo dục phẩm chất: GV hướng dẫn HS biết bộc lộ, thể hiện tình bạn vui tươi, trong sáng, luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. - GV dẫn dắt vào bài học mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu bài hát a. Mục tiêu: - HS nắm được cấu trúc bài hát. - Hát được bài hát, hát kết hợp vận động. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: HS hát được bài hát. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Khởi động

1. Khởi động:

2. Tìm hiểu bài hát

- GV tổ chức hoạt động “ Luyện thanh”:

- Tia nắng hạt mưa được nhạc sĩ

GV tùy ý có thể sử dụng các mẫu luyện Khánh Vinh phổ nhạc từ bài thơ thanh, HS nghe đàn và hát bằng các âm của Lệ Bình: “a”, “ê”, “u”… theo đường nét chuyển + Giành giải Nhất cuộc thi viết động của bàn tay GV.

cho tuổi học trò báo Thiếu niên

- GV tổ chức hoạt động “Nghe và vận động Tiền phong và Hội Nhạc sĩ Việt theo nhạc”:

Nam tổ chức năm 1992.

GV mở nhạc bài “ Tia nắng hạt mưa” và + Nội dung: Ca ngợi tình bạn


vận động theo nhạc, HS quan sát, bắt chước hồn nhiên, trong sáng. và thực hiện theo.

+ Gồm hai đoạn:

2. Tìm hiểu bài hát

• Đoạn 1: Từ “ Hình như

- Gv hướng dẫn HS phân tích cấu trúc của

trong từng tia nắng…” đến

bài hát gồm hai đoạn nhạc có coda.

“… dòng lưu bút đọng lại”

- Gv yêu cầu HS nhận xét bài hát về các nội dung như: tác giả, nhịp, nhịp độ, các nét giai

• Đoạn 2: Từ “ Tia nắng, hạt mưa..” đến hết.

điệu, nội dung bài hát… - GV yêu cầu HS nêu cảm nhận bước đầu sau khi nghe bài hát. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS Hoạt động 2: Dạy và biểu diễn bài hát a. Mục tiêu: - Khởi động giọng trước khi tập hát. - HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu. - HS hát được bài hát kết hợp vận động b. Nội dung: HS luyện hát theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 3. Dạy bài hát

- GV hướng dẫn HS học bài hát theo lối móc xích, tùy vào năng lực HS mà GV tổ chức các bước dạy học hát phù hợp. - GV cho HS vừa hát vừa kết hợp vận động để HS ghi nhớ bài dễ dàng. - GV lồng ghép giáo dục phẩm chất cho HS: “Em cần làm gì để thể hiện tình bạn tốt đẹp?” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV chỉnh sửa cho những HS hát sai giọng điệu. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá, và cho HS luyện tập thể hiện bài hát dưới các hình thức khác nhau C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (BIỂU DIỄN) a. Mục tiêu : HS nhớ lời và cảm nhận âm nhạc rõ nét b. Nội dung : Hát và biểu diễn bài hát trên nền nhạc và kết hợp vận động c. Sản phẩm : HS cảm nhận được bài hát d. Tổ chức thực hiện : - GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động. - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thực hành biểu diễn hát lại bài hát vừa học. - GV đặt câu hỏi gợi mở để HS trả lời những suy nghĩ của bản thân về tình bạn. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - SÁNG TẠO a. Mục tiêu :


- HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày. - Hát kết hợp gõ đệm và vận động cùng bạn. b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát cá nhân và theo nhóm dưới dự điều hành của GV. c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc d. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS sáng tạo về hình thức biểu diễn hoặc tiết tấu gõ đệm, động tác vận động cơ thể,.. - GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tự sáng tạo mẫu gõ đệm và vận động cho bài hát.. - GV dùng kĩ thuật mảnh ghép với mỗi nhóm từ 2 đến 3 để HS kết thành các nhóm mới và thực hiện sản phẩm âm nhạc. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát nhuần nhuyễn bài hát “ Tia nắng hạt mưa”. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 6” ; “Nhạc cụ giai điệu: Bài thực hành số 6 nhạc cụ sáo recorder hoặc kèn phím”


NHẠC CỤ TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 6 NHẠC CỤ: SÁO RECORDER VÀ KÈN PHÍM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu và vận động cơ thể để đệm cho bài Tia nắng hạt mưa. - Thực hành hòa tấu thổi sáo recorder hoặc kèn phím. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự học theo hướng dẫn của GV về các nội dung bài học + Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực âm nhạc: + Vừa gõ đúng tiết tấu, vừa thực hiện đúng động tác của nhạc cụ. + Có các kiến thức cơ bản về sáo recorder: cách lấy hơi, cách cầm sáo, cách thổi sáo, cách bảo quản sáo... 3. Phẩm chất: - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. - Quý trọng và biết thể hiện tình bạn tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: file âm thanh bài hát Hò ba lí, sáo recorder, nhạc cụ gõ, kèn phím 2 - HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi nghe và đoán tên nhạc cụ”


+ GV tổ chức trò chơi, sử dụng các nhạc cụ gõ như: song loan, thanh phách, trống nhỏ, triangle, tambourine, maracas,.. để gõ tạo ra âm thanh, sau đó yêu cầu HS nghe và đoán đúng tên nhạc cụ. ( GV lưu ý HS nhắm mắt khi nghe, GV mời một HS lên thực hiện gõ nhạc cụ). - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 6. a. Mục tiêu: - HS nhận xét, đọc được mẫu tiết tấu. - Thể hiện được nhạc cụ theo mẫu tiết tấu. - Gõ đệm cho bài hát cùng bạn. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Quan sát và nhận xét

- GV cho HS quan sát mẫu tiết tấu và nêu nhận xét. - GV hướng dẫn HS luyện tập đọc và gõ + Nhịp 2/4 mẫu tiết tấu cho đến khi thuần thục. + Tiết tấu: đơn đơn đen đen. - GV yêu cầu HS đọc mẫu tiết tấu kết 2. Luyện tập các mẫu tiết tấu hợp với các nhạc cụ gõ bất kì. - Đọc tiết tấu - GV mở nhạc nền và hướng dẫn HS gõ - Gõ tiết tấu đệm theo nhạc bài hát “ Tia nắng hạt 3. Gõ đệm mưa” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu, dưới sự 4. Biểu diễn âm nhạc.


điều hành của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay trả lời câu hỏi - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS vừa hát vừa gõ. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, khái quát lại các đặc điểm của mẫu tiết tấu, đánh giá quá trình hoạt động của HS và những lưu ý khi thực hiện gõ đệm. Hoạt động 2: Nhạc cụ giai điệu: Sáo recorder a) Mục tiêu: - Thổi đúng từng bè - Thực hiện được bài hòa tấu - Tạo một nét nhạc với các nốt đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV. c) Sản phẩm: - HS sử dụng được sáo recorder d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Khởi động: “Ôn lại bè 1”

1. Khởi động:

2. Tập thổi bè 2:

- GV tổ chức hoạt động: “Ôn lại bè 1”:

3. Thực hành hòa tấu:

+ GV cho HS ôn lại bè 1, đọc tên nốt


nhạc theo tiết tấu. 2. Tập thổi bè 2 - GV hướng dẫn HS cách bấm và thổi bè 2. - Gv cho HS thực hành thổi bè 2 vài lần, sau đó luyện tập bài thực hành số 6 3. Thực hành hòa tấu: - GV chia nhóm để luyện tập theo bè: nhóm 1: thổi bè 1, nhóm 2: thổi bè 2. - GV tổ chức cho HS luyện tập hòa tấu, HS vừa thổi bè của mình, vừa lắng nghe bè kia. - GV cho HS tập từng 2 ô nhịp với một tốc độ chậm. Luyện tập theo lối móc xích đến hết câu. - GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm trong quá trình HS thổi từng vế và hết câu nhạc. - GV quan sát, hướng dẫn và sửa sai cho HS. ( GV lưu ý HS thổi đều hơi). - GV gợi ý HS thêm một vài nốt nhạc vào bè 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.


Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài. Hoạt động 3: Nhạc cụ giai điệu: Kèn phím a) Mục tiêu: - HS nhận xét, đọc được mẫu tiết tấu. - Thể hiện được nhạc cụ theo mẫu tiết tấu. - Gõ đệm cho bài hát cùng bạn. b) Nội dung: - HS thực hiện các hoạt động dưới dự điều hành của GV. c) Sản phẩm: - HS sử dụng được kèn phím d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Khởi động

1. Khởi động:

2. Nhận biết nốt La trên kèn phím

- GV tổ chức hoạt động: “Ôn lại bè 1”: + GV cho HS ôn lại bè 1, đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu. 2. Tập thổi bè 2 - GV hướng dẫn HS cách bấm và thổi bè 2.

3. Thực hành : Bài thực hành số 4


- Gv cho HS thực hành thổi bè 2 vài lần, sau đó luyện tập bài thực hành số 6 3. Thực hành hòa tấu: - GV chia nhóm để luyện tập theo bè: nhóm 1: thổi bè 1, nhóm 2: thổi bè 2. - GV tổ chức cho HS luyện tập hòa tấu, HS vừa thổi bè của mình, vừa lắng nghe bè kia. - GV cho HS tập từng 2 ô nhịp với một tốc độ chậm. Luyện tập theo lối móc xích đến hết câu. - GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm trong quá trình HS thổi từng vế và hết câu nhạc. - GV quan sát, hướng dẫn và sửa sai cho HS. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, quan sát, tiếp nhận kiến thức và thực hiện các yêu cầu dưới sự tổ chức của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời 1 vài HS, 1 vài nhóm HS thực hiện. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá nhận xét, sửa sai và cho


HS chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : HS luyện chơi các nhạc cụ theo yêu cầu b. Nội dung : HS thực hiện theo sự phân công của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV tổ chức chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS tập luyện: gõ đệm, thổi sáo, thổi kèn phím một đoạn nhạc bài hát “ Tia nắng hạt mưa ”. + GV mời các nhóm – cá nhân thực hiện biểu diễn bất kì một hình thức trước lớp. + GV chữa, lưu ý HS thực hiện đúng động tác của nhạc cụ và thực hiện mẫu cho HS theo dõi và luyện tập theo. - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức theo tiết học. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu : HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày b. Nội dung : HS trình bày, thực hiện dưới sự điều hành của GV. c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc d. Tổ chức thực hiện: - GV chia nhóm và sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để yêu cầu các nhóm HS tự sáng tạo mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đệm cho bài hát. Sau khi luyện tập, GV lựa chọn một vài HS ở mỗi nhóm để cùng nhau kết hợp biểu diễn. - GV yêu cầu GS sáng tạo một nét nhạc với các nốt đã học. - GV gợi ý HS thay đổi trật tự các nốt, thay đổi tiết tấu. - GV yêu cầu GS sáng tạo một nét nhạc với các nốt đã học.


- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức theo tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tập hát và gõ đệm bài hát “Tia nắng hạt mưa”. Ôn lại kĩ năng thổi sáo recorder và kèn phím và tự sáng tạo một nốt nhạc với các nốt đã học.


NGHE NHẠC : NGHE TRÍCH ĐOẠN HỢP XƯỚNG “ODE TO JOY” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này: - Nêu được cảm nhận về tác phẩm trích đoạn hợp xướng Ode to joy. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng cảm nhận và bộc lộ cảm xúc cho HS. 3. Phẩm chất: - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Hình ảnh nhạc sĩ Ludwig Van Beethoven, file âm thanh trích đoạn Ode to joy, chương IV – Bản giao hưởng số 9, bảng tương tác.. 2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi, Đồ dùng học tập.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và không khí cho lớp học trước khi vào bài học. b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều hành của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: “Nghe nhạc hợp xướng”: + GV mở nhạc bài Ode to joy, thực hiện vận động và yêu cầu HS bắt chước và cùng thực hiện. - GV dẫn dắt vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu về bài Ode to joy a. Mục tiêu:


- HS trình bày được một số thông tin về tác phẩm - Nghe và vận động theo nhạc. - Sáng tạo mẫu gõ đệm cho tác phẩm. b. Nội dung: HS quan sát SGK, thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Tìm hiểu về bài Ode to joy

- GV sử dụng kĩ thuật chia nhóm và khăn - Nội dung bài học: Là khúc trải bàn để yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về nhạc khải hoàn, hướng đến tình bài hát:

đoàn kết, thương yêu của con

+ Nhạc sĩ nào sáng tác?

người: “ Hỡi triệu triệu nhan loại

+ Tính chất âm nhạc của tác phẩm?

hãy siết chặt tay nhau”

+ Những tác phẩm nào cùng nhạc sĩ sáng tác? … - Sau khi các nhóm trình bày, GV đúc kết thông tin về tác phẩm để HS ghi nhớ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS thực hành và GV kiểm tra tại lớp Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động


của các HS và khái quát lại các đặc điểm chính về trích đoạn, yêu cầu HS ghi nhớ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : HS nghe và vận động theo nhạc b. Nội dung : HS thực hiện các yêu cầu dưới sự điều hành của GV. c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện : - GV mở nhạc bài Ode to joy và yêu cầu HS thực hiện vận động theo nhạc. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu : HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân. b. Nội dung : HS chú ý lắng nghe, trình bày, chia sẻ với các bạn c. Sản phẩm : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tự tạo một mẫu gõ đệm cho bài Ode to joy. - Nhóm HS biểu diễn sản phẩm âm nhạc - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nguyên liệu và các bước thực hiện “Thực hành làm nhạc cụ và trống lắc tay” - GV đặt thêm một số câu hỏi khác về các nội dung có trong chủ đề. - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - GV yêu cầu HS thực hành làm nhạc cụ: Trống lắc tay và nộp sản phẩm vào buổi học sau. - Học thuộc tất cả các bài hát đã học và ôn lại toàn bộ kiến thức để ôn tập vào buổi sau.



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.