GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6 DẠY TRỰC TUYẾN SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CÔNG VĂN 4040 (BÀI 1,2,3,4)

Page 1

GIÁO ÁN NGỮ VĂN DẠY TRỰC TUYẾN

vectorstock.com/28062412

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6 DẠY TRỰC TUYẾN SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CÔNG VĂN 4040 (BÀI 1,2,3,4) NĂM HỌC 2021-2022 WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


KẾ HOẠCH BÀI DẠY ( GIÁO ÁN) DẠY TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN 6 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (LƯU Ý BÀI 1 MÌNH SOẠN 2 VĂN BẢN (VĂN BẢN 1,2 VÀ PHẦN TẬP LÀM VĂN TỪ BÀI 2 MÌNH SOẠN ĐÀY ĐỦ) BÀI 1: TÔI VÀ CÁC BẠN Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (TÔ HOÀI) (Thời lượng 02 tiết) I. Mục tiêu 1. Năng lực: - Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. - Xác định được chủ đề và ý nghĩa của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. - Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. 2. Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung với người khác; biết trân trọng những giá trị của cuộc sống. II. Thiết bị và học liệu: - Sử dụng tài khoản Microsoft Teams hoặc một số phần mềm khác. - SGK Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a.)Mục tiêu: HS xác định được một số đặc điểm của truyện đồng thoại, và bước đầu HS chỉ ra được ngôi kể, tóm tắt được đọan trích Bài học đường đời đầu tiên; tìm được một số chi tiết thể hiện sự kiêu căng ngạo mạn của Dế Mèn. Qua sự ra đi của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học gì cho bản thân. b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi:

1


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc Bài 1 trang 11 rong SGK Ngữ văn 6 tập 1 và những tìm hiểu thêm, hoàn thiện phiếu học tập sau: Truyện đồng thoại Đối tượng hướng tới

Nhân vật

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Đọc đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”cho biết văn bản được kể ngôi thứ mấy? Vì sao em biết? 2. Tóm tắt lại văn bản trong khoảng 7- 10 câu. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Hoàn thành phiếu bài tập sau về nhân vật Dế Mèn. Ngoại hình

Hành động

Lời nói

Tâm trạng

Nhận xét tính cách Dế Mèn

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 1. Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra là gì? 2. Qua hình ảnh nhân vật Dế Mèn em rút ra được bài học gì cho bản thân? c) Sản phẩm: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Truyện đồng thoại 2


Đối tượng đọc hướng tới Trẻ em Nhân vật

Thường là loài vật, đồ vật được nhân cách hóa giống như con người

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Văn bản kể theo ngôi thứ nhất – người kể xưng “tôi” 2. Tóm tắt: Văn bản kể về Dế Mèn là một chàng dế cường tráng. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, ngạo mạn. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Ngoại hình

Hành động

Lời nói

* Ngoại hình

+ Đạp phanh + Cách xưng hô: Xưng hô + Đôi càng: phách mẫm bóng + Nhai là "ta", gọi Dế Mèn là + Vuốt: ngoàm "chú mày" cứng, nhọn ngoạm, hoắt + Trịnh trọng + Mắng chửi đưa hai chân DC "có lớn + Cánh dài, lên vuốt râu. mà chẳng có + Răng đen khôn" + Đi đứng oai nhánh 3

Tâm trạng

Nhận xét tính cách DM

+ Hãnh diện, tự mãn "tôi lấy là hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm", "tôi tợn lắm, tôi cho tôi là giỏi"

Tính cách: Dế Mèn là một chàng thanh niên trẻ trung, yêu đời, tự tin nhưng cũng kiêu căng, tự phụ, hống hách, coi khinh và cậy sức bắt nạt kẻ yếu.


+ Râu dài vệ uốn cong, + Cà khịa, to hùng dũng.... tiếng với tất cả mọi người

+ Lời nhận xét về DC: cẩu thả, tuềnh toàng, hôi như cú mèo

+ Quát chị + Lời từ chối Cào Cào phũ phàng + Ghẹo anh "đào tổ nông Gọng Vó thì cho chết"

+ Sợ hãi "tôi cũng khiếp, nằm im thít, hoảng hốt" + Ân hận "anh mà chết là tại tôi ngông cuồng" + Hối lỗi "tôi biết làm thế nào bây giờ"

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 1. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng rước vạ vào thân. 2. Không nên kiêu căng ngạo mạn, phải biết khiêm tốn - Cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người kem may mắn hơn mình - Học tập ở Dế Mèn thói quen rèn luyện và ăn uống tốt để có một sức khỏe tráng kiện ................... d)Tổ chức thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn) HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, kịp thời hỗ trợ nếu HS gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thông qua các nhóm Zalo, Mesenger, phiếu học tập thông qua các nhóm học tập. GV Dự kiến trước những khó khăn HS có thể gặp để có phương án giúp đỡ kịp thời

4


2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (trực tuyến khoảng 40 phút) a. Mục tiêu: Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại: cốt truyện, nhân vật, - Xác định được ngôi kể. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật Dế Mèn. - Rút ra được bài học nhận thức cho bản thân. b. Nội dung: -Chuẩn bị trình bày bài làm của mình trước lớp - Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. - Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Ví dụ: - Ngôi kể của truyện là ngôi kể thứ nhất. Tuy nhiên, một số bạn khác lại xác định đó là ngôi kể thứ hai., thứ ba Nguyên nhân: một số bạn có kết quả sai do chưa biết cách xác định được dấu hiệu để nhận biết ngôi kể thứ ba là người kể giấu mình, không xưng “ta”, “tôi”,.. b. Tổ chức thực hiện: * GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ dưới hình thức trò chơi “Vòng quay may mắn” Thể lệ như sau: - Lượt 1: Trên màn hình có 4 ô số tương ứng với 4 câu hỏi. GV gọi tên HS và trả lời lần lượt theo thứ tự từ câu 1 – 4 (sở dĩ không để hs chọn ô bất kì là vì GV có ý đồ muốn HS trả lời các câu hỏi theo thứ tự GV đưa ra). GV tiến hành quay vòng quay may mắn, trên mỗi ô vòng quay sẽ có ghi những nội dung phần thưởng, mũi tên khi quay dừng lại ô nào thì Hs sẽ được nhận phần thưởng theo nội dung đã ghi trong ô đó. Khi vòng quay dừng lại, Hs sẽ tiến hành trả lời nội dung câu hỏi. 5


- Lượt 2 GV lại tiếp tục tổ chức lại như lượt 1. Mục đích tổ chức quay 2 lượt để tạo cơ hội cho mỗi câu hỏi ít nhất có 2 HS trình bày kết quả (việc gọi tên HS trả lời GV cũng nên chuẩn bị sẵn bằng cách kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS trước đó để chọn những bài làm có sự khác nhau để giúp Hs so sánh, đối chiếu và đưa ra đánh giá cá nhân đâu kết quả nào là phù hợp, kết quả nào chưa phù hợp) - Sau khi HS báo cáo xong, GV có thể yêu cầu Hs thảo luận vấn đề sau: a. Dấu hiệu nào giúp em biết được truyện BHĐĐĐT là truyện đồng thoại? b. Qua những nhận xét đánh giá về tính cách của DM theo em nhận xét nào là phù hợp? Vì sao? c. Bài học đắt giá mà Dế Mèn rút ra được ở đây là gì? Tại sao tác giả lại để cho DM kể lại câu chuyện của mình, điều này có tác dụng gì? d. Qua câu chuyện của DM em rút ra được bài học gì cho bản thân? * GV kết luận a. Là truyện đồng thoại bởi vì nhân vật trong truyện là loài vật (DM), có tính cách, suy nghĩ, lời nói, tình cảm giống như con người. b. GV kết luận như mục sản phẩm (i) và lưu ý HS khi đọc hiểu về nhân vật cần chú ý đến các chi tiết về đặc điểm như: ngoại hình, lời nói, hành động, tâm trạng… để từ đó hiểu rõ về tính cách của nhân vật. c. Bài học đường đời đầu tiên - Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau cái chết của Dế Choắt đó là thói ngông cuồng của mình, trêu đùa, khinh thường người khác, thoả mãn niềm vui cho mình đã gây ra hậu quả khôn lường, phải ân hận suốt đời. - Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua. => Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt với Dế Mèn vì qua đó chú đã nhận thức được những sai lầm của bản thân đó là tính kiêu căng, tự phụ. Với mọi người, Dế Mèn đã nhận thức được sự ích kỉ, coi thường người khác. d. Bài học cho bản thân - Qua truyện của Dế Mèn ta thấy Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành nên đã lầm tưởng sự ngông cuồng là 6


tài ba của mình, có thái độ kiêu căng, tự phụ, xốc nổi. Đây cũng là những lỗi lầm dễ mắc phải ở những người tuổi mới lớn. - Tuy nhiên, trước những lỗi lầm, chúng ta phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải, phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình... 3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (khoảng 30 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học; nhận biết được các dấu hiệu để nhận diện thể loại văn bản Bài học đường đời đầu tiên. 2. Tổ chức thực hiện: a. GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bằng phần mềm Kahoot. - HS đăng nhập vào website https://kahoot.it/ hoặc tải phần mềm ứng dụng Kahoot (thực hiện từ trước) để tham gia. b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS đăng nhập vào website https://kahoot.it/ hoặc sử dụng phần mềm ứng dụng Kahoot để trả lời các câu hỏi. Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên là của tác giả nào? A. Tô Hoài. B. Thạch Lam. C. Nguyễn Tuân. D. Võ Quảng. Câu 2. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào? A. Đất rừng phương Nam. B. Dế Mèn phiêu lưu kí. C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. D. Những năm tháng cuộc đời. Câu 3. Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn. 7


B. Dế Mèn và chị Cốc. C. Dế Mèn và Dế Choắt. D. Chị Cốc và Dế Choắt. Câu 4. Câu nào dưới đây không nói về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí? A. Đây là tác phẩm đặc sắc và nổi bật nhất của của Tô Hoài viết về loài vật. B. Tác phẩm gồm có 10 chương, kể về những chuyến phiêu lưu đầy thú vị của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé. C. Tác phẩm được in lần đầu tiên năm 1941. D. Tác phẩm viết dành tặng cho các bậc cha mẹ. Câu 5. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể lại theo lời của nhân vật nào? A. Dế Mèn. B. Chị Cốc. C. Dế Choắt. D. Tác giả. Câu 6. Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào? A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao. B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ. C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch. D. Thân hình bình thường như bao con dế khác. Câu 7. Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào? A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác. B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh, C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác. D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người. Câu 8. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của Dế Choắt là gì? A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc. 8


B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ. C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân. D. Cần đối xử với mọi người thân thiện, hòa nhã, tránh thái độ xem thường người khác. Câu 9. Trước khi chết, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn những gì? A. Thói kiêu căng, hống hách chỉ mang lại điều xấu, phải sống thân ái, đoàn kết với mọi người xung quanh. B. Ở đời không nên xem thường người khác, cần tôn trọng người khác như chính bản thân mình. C. Cần phải báo thù cho Choắt. D. Không nên trên ghẹo người khác. Câu 10. Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào? A. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động. B. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn. C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. D. Cả ba câu A, B và C. c) GV tổ chức báo cáo và thảo luận và kết luận: - Sau khi HS hoàn thành việc trả lời các câu hỏi, GV căn cứ vào kết quả HS vừa đạt được để nhận xét. - GV giao cho HS hoàn thiện phiếu học tập

Những điều em nhận biết và làm được

Những điều em còn băn khoăn

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

9


- HS suy nghĩ hoàn thiện phiếu học tập - GV gọi một số HS chụp phiếu học tập đã hoàn thành gửi qua cho GV qua Zalo,Messenger… - GV chia sẻ màn hình các phiếu học tập đó, gọi HS trình bày và tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận. - Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh băn khoăn, chốt lại kiến thức 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng tương tự tình huống/vấn đề đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: GV cho HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ về nhà: 1/ Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hiểu thêm điều gì về lỗi lầm của những người ở tuổi mới lớn và về thái độ cần có trước những lỗi lầm có thể mắc phải trong cuộc sống? 2/ Qua trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hãy tự dặn bản thân 05 việc nên làm để có thể trở thành một đứa trẻ tốt. Hãy trình bày những điều đó thành một bảng ghi chú hoặc một sơ đồ tư duy. c) Sản phẩm: Bài làm của HS về 1 trong 2 nhiệm vụ ở mục Nội dung. d) Tổ chức thực hiện - GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, HS liên hệ GV nếu cần hướng dẫn hoặc hỗ trợ. Chụp hình sản phẩm và gửi lên gian triển lãm bài tập của lớp sau khi hoàn thành. - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. - GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp. GV cung cấp đường link dẫn để cả lớp xem được sản phẩm của nhau. * GV có thể dùng một số phần mềm hỗ trợ để nhận bài của học sinh: 10


1. Dùng Padlet.com với những giao diện trưng bày khác nhau. 2. Nộp bài trực tiếp lên hệ thống học trực tuyến phần bài tập. Học sinh đính kèm ảnh chụp bài viết trong vở.

Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 1: TÔI VÀ CÁC BẠN. VĂN BẢN 2: NẾU CẬU MUỐN CÓ MỘT NGƯỜI BẠN… (Trích “Hoàng tử bé”) – Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri– 1. Về năng lực. a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề. 2. Phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Kế hoạch bài dạy. - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

11


- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh. - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. - GV sử dụng tài khoản google meet được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) 2. Chuẩn bị của HS: - HS sử dụng tài khoản google meet được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: - HS chỉ ra được một số thông tin cơ bản về nhà văn Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pêri. - Nhận biết và chỉ ra được đặc điểm của truyện đồng thoại trong văn bản (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và chỉ ra được ngôi kể. - Tóm tắt được đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn. - Xác định được bố cục của đoạn trích và tìm hiểu được hoàn cảnh nhân vật hoàng tử bé gặp Cáo, cảm hóa và kết bạn với Cáo, chia tay Cáo. - Tìm hiểu được nghĩa của từ “cảm hóa” trong văn bản và sự thay đổi của Cáo trước và sau khi được hoàng tử bé cảm hóa. b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: 1. Đọc chú thích thông tin về tác giả sgk/25 và hoàn thiện các phiếu bài tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhà văn Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri. Năm sinh- năm Quê quán mất

Đặc điểm sáng tác

12

Một số tác phẩm chính


2. Đọc văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” sgk/ 21 và xác định: xuất xứ, ngôi kể, tóm tắt lại văn bản trong khoảng 5-7 câu. 3. Đọc văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn”, từ “Thế rồi một con cáo xuất hiện …” đến “mình chưa được cảm hóa” và hoàn thành phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Hoàng tử bé và Cáo gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng của cả hai ra sao? Hoàng tử bé

Cáo

……………………………………………… ……………………………………… .. . Tâm trạng của hai:…………………………………………………………………..

cả

………………………………………………………………………………………… …. 4 . Đọc văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn”, từ “ – À! Xin lỗi!- Hoàng tử bé thốt lên …” đến “bạn ấy trở thành duy nhất trên đời. ” và hoàn thành phiếu học tập số 3, 4. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: KẾT BẠN

13


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: CẢM HÓA

Cuộc sống của cáo trước khi cảm hóa

Cuộc sống của cáo sau khi cảm hóa

Cảm nhận của cáo về bước chân Cảm nhận của cáo về đồng lúa mì Nhận định của cáo về cuộc sống 5. Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng, cảm xúc của Cáo và hoàng tử bé khi chia tay nhau. Cáo đã tặng hoàng tử bé món quà bí mật gì và nhắc nhở hoàng tử bé ra sao? Qua cuộc gặp gỡ và kết bạn giữa hoàng tử bé và Cáo em hiểu gì về giá trị của tình bạn? c) Sản phẩm:

14


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhà văn Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri. Năm sinh- Quê quán năm mất

1900-1944

Lyons, Pháp

Đặc điểm sáng tác

Một số tác phẩm chính

nước - Ông là phi công và hầu hết - Hoàng tử bé, các tác phẩm của ông đều - Bay đêm, lấy đề tài, cảm hứng từ những chuyến bay và cuộc - Cõi người ta,... sống của người phi công. -Ngòi bút của nhà văn đậm chất trữ tình, trong trẻo và giàu cảm hứng lãng mạn.

*Xuất xứ đoạn trích: trích chương XXI trong tác phẩm “Hoàng Tử bé”. Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và con cáo trên Trái Đất. Cuộc gặp gỡ đã mang lại cho cả hai món quà quý giá. *Ngôi kể: ngôi thứ ba. * Tóm tắt đoạn trích: Hoàng từ bé vừa đến Trái Đất thì bắt gặp một vườn hoa hồng rực rỡ màu sắc. Cậu cảm thấy buồn bã khi nghĩ đến bông hồng duy nhất ở hành tinh của mình. So với khu vườn này, cậu chỉ có “một bông hoa tầm thường”. Khi hoàng tử bé đang nằm khóc lóc trên bãi cỏ, một con cáo bỗng xuất hiện và chào hỏi. Hoàng tử bé đã đề nghị cáo đến chơi với mình. Nhưng cáo từ chối vì nó chưa được cảm hóa. Nó muốn cậu cảm hóa mình, nhưng hoàng tử bé cần phải đi tìm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ. Cáo nói với cậu nếu muốn có một người bạn thì hãy cảm hóa nó. Và rồi hoàng tử bé đã cảm hóa cáo, họ đã trở thành những người bạn. Cáo khuyên hoàng tử bé quay trở lại khu vườn hoa hồng để nhận ra bông hồng của cậu là khác biệt. Hoàng tử bé quay lại chào tạm biệt cáo và nhận được lời khuyên ý nghĩa của cáo về tình bạn.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

15


Hoàng tử bé và Cáo gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng của cả hai ra sao? Hoàng tử bé

Cáo

+ Đến từ một hành tinh nhỏ bé và kì lạ

+ Bị coi là tinh ranh và gian xảo

+ Tâm trạng: Buồn bã và chán nản

+ Tâm trạng: Cô đơn và buồn chán.

Tâm trạng: Cả hai nhân vật đều đang cô đơn, buồn bã.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: KẾT BẠN

Lời đề nghị của Cáo:

Được hoàng tử cảm hóa.

Từ “Cảm hóa” xuất hiện số lần:

Từ cảm hóa xuất hiện 15 lần

Nghĩa của từ “cảm hóa” trong văn bản:

Cảm hóa là kết bạn, là gắn kết tình cảm với nhau, làm cho gần gũi nhau hơn.

Mong muốn của Cáo với hoàng tử bé:

Cáo mong được kết bạn với hoàng tử bé, mong được quan tâm, gắn bó, được đón nhận, trân trọng, đánh thức những điều đẹp đẽ, xóa bỏ khoảng cách, định kiến, trở thành bạn bè, thấu hiểu, yêu thương.

Điều gì ở hoàng tử bé khiến Cáo thiết tha mong được kết bạn với cậu?

Thái độ, cách nhìn đối với Cáo: - Lịch sự, thân thiện, khác với nhiều người trên trái đất vẫn coi cáo là con vật xấu tính, tinh ranh, gian xảo. - Cái nhìn hồn nhiên, trong sáng, thơ ngây, đầy thiện cảm, luôn tin cậy và hướng tới phần đẹp đẽ, tốt lành, không bị giới hạn bởi định kiến, hoài nghi. 16


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: CẢM HÓA

d) Tổ chức thực hiện: #1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. #3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn (trực tuyến, khoảng 60 phút) a) Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyên, nhân vật, người kể chuyện, lời nhân vật) -Hiểu được hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và con cáo. 17


- Hiểu được hoàng tử bé đã cảm hóa Cáo như thế nào và tâm trạng Cáo ra sao trước và sau khi được hoàng tử bé cảm hóa. - Ý nghĩa giá trị của tình bạn. b) Nội dung: - HS chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. - Các em khác lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Ví dụ: - Ngôi kể của truyện là ngôi kể thứ ba. Tuy nhiên, một số bạn khác lại xác định đó là ngôi kể thứ hai, thứ ba. Nguyên nhân: một số bạn có kết quả sai do chưa biết cách xác định được dấu hiệu để nhận biết ngôi kể thứ ba là người kể chuyện giấu mình gọi tên nhân vật bằng tên của họ. d) Tổ chức thực hiện (1): GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. (2): Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác lắng nghe và góp ý bổ sung. GV chỉnh sửa và chốt ý. (3): GVnhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS tập trung thảo luận các nội dung các phiếu học tập 2,3,4 tập trung vào các nội dung sau: 1. Cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và Cáo:

? Hoàng tử bé đến từ đâu và gặp cáo trong hoàn cảnh nào? ? Cáo gặp hoàng tử bé trong khi nó đang cảm nhận như thế nào về cuộc sống? ? Cả hai nhân vật khi gặp nhau đều mang tâm trạng gì? ? Từ cuộc gặp gỡ của cáo và hoàng tử bé, em có rút ra được kinh nghiệm gì khi mình gặp gỡ 1 người bạn mới? 2. Kết bạn và cảm hóa:

? Gặp hoàng tử bé, cáo có đề nghị gì? 18


? Từ cảm hóa xuất hiện bao nhiêu lần trong đoạn trích? ? Qua những lời giải thích của cáo, em hiểu cảm hóa nghĩa là gì? ? Vậy, cáo mong muốn điều gì ở hoàng tử? ? Điều gì ở hoàng tử bé khiến cáo thiết tha mong được kết bạn với cậu? ? Tìm những chi tiết thể hiện sự thay đổi trong cảm nhận của cáo về cuộc sống trước và sau khi được cảm hóa. 3. Hoàng tử bé chia tay cáo:

? Khi chia tay hoàng tử bé, cáo đã có những cảm xúc gì? Những cảm xúc ấy có khiến cáo hối tiếc về việc kết bạn với hoàng thử bé không? ? Hoàng tử bé đã nhắc lại những lời nào của cáo để cho nhớ? Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của một trong những lời nói đó. ? Cáo đã chia sẻ với hoàng tử nhiều bài học về tình bạn. Em thấy bài học nào ý nghĩa, gần gũi với mình? (4): GV kết luận: 1. Ở phiếu học tập thứ nhất các em đều xác định đúng những thông tin về tác giả như năm sinh, năm mất, quê quán, đặc điểm phong cách sáng tác , đề tài và các tác phẩm nổi tiếng của tác giả. 2. Ở phiếu học tập 2 đa số các em làm chính xác, biết được hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác và vì thất vọng về bông hoa hồng duy nhất của mình nên hoàng tử bé thấy cô đơn mong muốn đi đến các hành tinh khác và khi đến hành tinh Trái đất hoàng tử bé muốn tìm con người để kết bạn và tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống. Còn Cáo luôn bị con người săn đuổi vì Cáo săn gà, con người săn Cáo nên Cáo luôn sợ hãi trốn tránh mọi người, Cáo thật sự cô đơn buồn chán vì thấy cuộc sống thật đơn điệu. Cả hai gặp nhau trong tâm trạng buồn chán cô đơn. 3. Ở phiếu học tập 3 đa số các em hiểu được lời đề nghị của Cáo là muốn được hoàng tử bé cảm hóa, tìm được từ cảm hóa xuất hiện 15 lần trong văn bản, bước đầu hiểu nghĩa của từ cảm hóa trong văn bản nghĩa là gì. Tuy nhiên mong muốn của Cáo ở hoàng tử bé và vì sao Cáo thiết tha muốn hoàng tử bé cảm hóa mình thì các em tìm hiểu chưa được đầy đủ còn lúng túng hoặc chưa biết chắt lọc từ chi tiết để nhận xét khái quát. - GV nhận xét chốt sản phẩm cho HS: 19


+ Cáo mong được kết bạn với hoàng tử bé là mong được quan tâm, gắn bó, được đón nhận, trân trọng, đánh thức những điều đẹp đẽ, xóa bỏ khoảng cách, định kiến, trở thành bạn bè, thấu hiểu, yêu thương.

+ Cáo thiết tha muốn hoàng tử bé cảm hóa mình vì Cáo nhận thấy thái độ, cách nhìn của hoàng tử bé đối với mình thật thân thiện, lịch sự, khác với nhiều người trên trái đất vẫn coi cáo là con vật xấu tính, tinh ranh, gian xảo. Hoàng tử bé có cái nhìn hồn nhiên, trong sáng, thơ ngây, đầy thiện cảm, luôn tin cậy và hướng tới phần đẹp đẽ, tốt lành, không bị giới hạn bởi định kiến, hoài nghi đối với Cáo. 4. Ở phiếu học tập 4 HS đã tìm được một số chi tiết thể hiện sự thay đổi trong cảm nhận của cáo về bước chân trước và sau khi được cảm hóa, về cánh đồng lúa mì trước và sau khi được cảm hóa, về cuộc sống trước và sau khi được cảm hóa tuy nhiên chưa được đầy đủ, chưa biết chắt lọc chi tiết. GV bổ sung và kết luận: - Nếu được cảm hóa, cuộc sống của cáo sẽ thay đổi: từ buồn tẻ, quẩn quanh, sợ hãi trở nên tươi sáng, đẹp đẽ, tràn đầy hạnh phúc như được chiếu sáng.

- Con cáo sẽ rất vui thích khi được kết bạn với hoàng tử bé và nhận ra được giá trị của tình bạn. 5. Ở câu hỏi 5 HS cũng đã nhận ra cảm xúc của Cáo khi chia tay hoàng tử :Cáo buồn nhưng không hối tiếc vì màu lúa mì làm cáo nhớ hoàng tử. Cáo cảm thấy cuộc sống không buồn tẻ, sợ hãi mà sẽ tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn từ khi làm bạn với hoàng tử bé. - HS chưa xác định việc hoàng tử bé nhắc lại những lời của Cáo nhằm mục đích gì? Hoàng tử bé nhắc lại lời nói của cáo để cho nhớ và hiểu trách nhiệm của mình đối với những gì mà hoàng tử bé cảm hóa: “ Bạn có trách nhiệm mãi mãi với những gì bạn cảm hóa. Bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn.” - Món quà Cáo dành tặng hoàng tử chính là bài học về cách kết bạn: cần thân thiện, kiên nhẫn, dành thời gian để cảm hóa nhau. Giá trị của tình bạn mang đến cho ta niềm vui, hạnh phúc, khiến cuộc sống trở nên phong phú, tươi đẹp. Đặc biệt là bài học về cách nhìn nhận, đánh giá, trách nhiệm với bạn bè bằng tình cảm chân thành từ trái tim, biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu. sẻ chia, bảo vệ bạn bè. 20


3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 20 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố lại kiến thức đã học. b) Nội dung

1. Đoạn trích kể về nội dung gì? Cho em hiểu gì về cách kết bạn? 2. Hãy dẫn ra các ví dụ cụ thể khi đọc văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” (trích “Hoàng tử bé”) của Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri để chứng minh đây là một chuyện đồng thoại? c) Sản phẩm 1. Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và con cáo trên Trái đất. Cuộc gặp gỡ đã mang lại cho cả hai món quà quý giá đó là tình bạn cao đẹp giữa hoàng tử bé và Cáo. - Cách kết bạn: Kiên nhẫn, thân thiện, cởi mở, chân thành và nhìn vào điểm tốt của bạn. 2. - Là truyện viết cho trẻ em. - Nhân vật cáo là nhân vật của truyện đồng thoại vì là con vật được nhân hóa, biết nói chuyện. Nó vẫn mang đặc tính của loài cáo: săn gà và bị người săn bắt, nhưng bên cạnh đó, nó mang đặc điểm của con người: có khát khao được kết bạn, được trân trọng và đón nhận những điều tốt đẹp của bản thân. d) Tổ chức thực hiện #1:Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. #2:HS làm bài tập. GVtheo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. #3:- GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: 1/ GV kết luận như mục Sản phẩm 2/ HS được hướng dẫn dựa vào đặc điểm của truyện đồng thoại để đưa ra câu trả lời. GV gọi 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung nếu HS này trả lời chưa chính 21


xác. GV kết luận: như mục sản phẩm. GV nhấn mạnh muốn xác định một truyện có phải là truyện đồng thoại không, các em cần phải bám sát vào đặc điểm của truyện đồng thoại: truyện viết cho lứa tuổi nào, thuộc kiểu nhân vật nào, có được nhân cách hóa hay không, nhân vật có mang đặc tính vốn có cũng như đặc điểm của con người hay không,.. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: Thực hành viết kết nối với đọc

? Viết đoạn văn (5-7 câu) miêu tả cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé. c) Sản phẩm: Bài làm của HS về nhiệm vụ ở mục Nội dung. d) Tổ chức thực hiện: #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. #3: – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.

– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 11 NÓI VÀ NGHE KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1 I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 22


1. Về kiến thức: - Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật). - Tình bạn cao đẹp được thể hiện qua 3 văn bản đọc. - Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), nghĩa của từ ngữ. - Biện pháp tu từ so sánh. 2. Về năng lực: - Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật). - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản. - Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước. - Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV Và HS sử dụng tài khoản Zoom. được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 bộ kết nối tri thức III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề để học sinh tìm hiểu quy trình nói; sử dụng bảng kiểm để đánh giá c) Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS d) Tổ chức thực hiện: 23


HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Hs trả lời dựa trên trải - GV: Em đã bao giờ em chia sẻ trải nghiệm nghiệm cá nhân của em cho người khác nghe chưa?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời - GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày trải nghiệm cá nhân - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài:

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài. b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị trước 1. Trước khi nói khi nói a. Chuẩn bị nội dung nói Bước 1: Bhuyển giao nhiệm vụ - GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định mục 24


đích nói, bám sát mục đích nói và đối b. Tập luyện tượng nghe. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói bằng cách đọc lại nhiều lần - GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - Các nhóm luyện nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Hướng dẫn Hs trình bày bài nói Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Trình bày bài nói

- Gv nhắc học sinh một số lưu ý

- Tự tin, thoải mái. Chú ý chào hỏi khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc bài nói

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực - Xưng hô thống nhất, tập trung vào diễn hiện nhiệm vụ biến câu chuyện - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến - Điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói cho 25


phù hợp

bài học. - Các nhóm luyện nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV3: Tìm hiểu bước sau khi nói Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv nhắc học sinh một số lưu ý - HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ 3. Sau khi nói - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - Gv quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trao đổi - Gv tổ chức hoạt động Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

26


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện:

Ti ết

27


CỦNG CỐ, MỞ RỘNG VÀ THỰC HÀNH ĐỌC MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1 I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: - Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật). - Tình bạn cao đẹp được thể hiện qua 3 văn bản đọc. - Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), nghĩa của từ ngữ. - Biện pháp tu từ so sánh. 2. Về năng lực: - Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật). - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản. - Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước. - Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV Và HS sử dụng tài khoản Zoom. được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 bộ kết nối tri thức A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập 28


c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV trình chiếu các câu hỏi: Câu 1. Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhận định đúng nhất về Dế Mèn? A. Tự tin, dũng cảm B. Tự phụ, kiêu căng C. Khệnh khạng, xem thường mọi người D. Hung hăng, xốc nổi Câu 2: Đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” kể về cuộc gặp gỡ của những nhân vật nào? A. Hoàng tử bé và một con cáo trên Trái Đất. B. Hoàng tử bé và một người phi công bị rơi máy bay trên sa mạc. C. Hoàng tử bé và người thợ săn. D. Con cáo và người thợ săn. Câu 3: Hoàng tử bé từ đâu đến? A. Từ hoàng cung. B. Từ hành tinh khác. C. Từ Trái Đất. D. Từ thủy cung. Câu 4. Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bài học đường đời đầu tiên? A. Truyện viết cho thiếu nhi B. Là truyện đồng thoại C. Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người D. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn Câu 5: Theo tác giả, thời gian trong một ngày nên làm gì? A. Học hát, nhảy híp-hóp 29


B. Đá bóng C. Nhảy híp- hóp, học múa D. Đọc sách Câu 6: Vì sao lúc đầu con cáo lại “Không thể chơi” với Hoàng tử bé? A. Con cáo không biết nói tiếng người. B. Con cáo không thích hoàng tử bé. C. Con cáo chưa được “cảm hóa”. D. Con cáo đang buồn. Câu 7: Trong bài thơ, tác giả so sánh “bạn nhút nhát” giống ai? A. Giống em bé B. Giống thỏ non C. Giống mèo con D. Giống chim non Câu 8. Văn bản bài học đường đời đầu tiên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất (Dế Mèn) B. Ngôi thứ nhất (Dế Choắt) C. Ngôi thứ ba (chị Cốc) D. Ngôi thứ ba (Dế Choắt) Câu 9: Trong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn”, từ “cảm hóa” có nghĩa là gì? A. Cảm hóa là dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà nghe theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực. B. Cảm hóa là yêu thương, trân trọng người khác, không vụ lợi. C. Cảm hóa là dùng li lẽ để giảng giải cho người khác hiểu về một vấn đề nào đó. D. Cảm hóa là thuyết phục người khác tin theo mình. Câu 10: Trong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn”, khi chia tay, Hoàng tử bé đã nhắc lại lời nói nào của cáo? A. Vĩnh biệt. B. Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình.

30


C. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần. D. Cần chăm sóc bản thân mình tốt hơn. Câu 11. Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn? A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ Câu 12. Dế Choắt trước khi chết nói với Dế Choắt? A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình D. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình Câu 13. Trước cái chết của Dế Choắt, thái độ của Dế Mèn? A. Buồn thương, sợ hãi B. Buồn thương và ăn năn hối hận C. Than thở, buồn phiền D. Nghĩ ngợi, cảm động Câu 14. Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc? A. Nghệ thuật miêu tả B. Nghệ thuật kể chuyện C. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ D. Nghệ thuật tả người Câu 15: Trong đoạn trích “Nêu cậu muốn có một người bạn”, từ “cảm hóa” xuất hiện bao nhiêu lần? A. 10 lần. B. 12 lần. 31


C. 14 lần. D. 16 lần. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV điều phối: + HS trình bày sản phẩm thảo luận; + HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, MỞ RỘNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, mở rộng thêm vấn đề b. Nội dung: Gv tổ chức thảo luận nhóm đôi kết hợp PHT để làm bài tập số 1, gợi mở để HS sáng tạo các sản phẩm liên quan đến chủ đề c. Sản phẩm học tập: PHT, sản phẩm sáng tạo của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Phát PHT số 1,2 để học sinh thảo luận theo hình thức nhóm đôi Bài 1: Giới thiệu truyện đồng thoại mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau: + Xác định người kể chuyện + Chỉ ra một số đặc điểm giúp em nhận biết được tác phẩm đó là truyện đồng thoại theo sơ đồ sau: Phiếu học tập số 1

32


- Người kể chuyện: - Đặc điểm

+ Chọn một nhân vật yêu thích. Liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả miêu tả hoặc khắc họa nhân vật đó. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức hoạt động - HS trình bày sản phẩm thảo luận, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (THỰC HÀNH ĐỌC) a. Mục tiêu: Vận dụng kĩ năng đọc qua văn bản 1,2,3 để thực hành đọc hiểu văn bản b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh đọc và hoàn thiện các phiếu học tập

33


c. Sản phẩm học tập: PHT d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + Hướng dẫn học sinh đọc văn bản + Yêu cầu học sinh trả lời 4 câu hỏi 1. Xác định người kể chuyện, ngôi kể và các nhân vật có trong truyện 2. Hoàn thành sáng để thấy được lời đối thoại, cử chỉ, hành động của hai nhân vật Lai-ca và Bi-nô Lai-ca

Bi-nô

3. Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi” (Bê-tô) về hai người bạn. Lai-ca

Bi-nô

4. Thông điệp về tình bạn mà em nhận được từ văn bản. Dự kiến sản phẩm 1. Người kể chuyện, ngôi kể và nhân vật trong truyện đồng thoại: - Người kể chuyện: ngôi thứ nhất (chú chó Bê-tô xưng “tôi”) - Nhân vật: Bê-tô, Lai-ca, Bi-nô 2. Lời đối thoại, cử chỉ, hành động của hai nhân vật Lai-ca và Bi-nô. Lai-ca

Bi-nô

Nghịch ngợm, sôi nổi: Nhai giày dép, nhai xà phòng, nhảy chồm chồm

Điềm tĩnh, nhẹ nhàng, hành động thông thái: Nhìn thấy nắng sau những cơn mưa, nghe mưa rơi xuống mái tôn, được 34


trong giờ ăn.

sợ hãi, được cọ mình vào tấm chăn Binô gợi những điều quen thuộc.

3. Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi” (Bê-tô) về hai người bạn. Lai-ca

Bi-nô

Một người bạn thú vị

Một người bạn thông thái

+ Khoảng cách không thể ngăn cản tình bạn. Kể cả khi hình ảnh người bạn trong mắt không còn như cũ cũng không phải lí do để không yêu.

+ Đem lại cách nhìn đời mới mẻ, học được nhiều điều từ Bi-nô. + Cảm thấy không còn xa lạ với Bi-nô, nhớ về những điều thân thuộc, tự nhiên.

4. Thông điệp về tình bạn mà em nhận được từ văn bản. - Mỗi người bạn trong cuộc đời sẽ đem lại những trải nghiệm khác nhau. - Tình bạn không phân biệt bởi sự khác nhau về ngoại hình, hành động hay khoảng cách. Tình bạn được tạo nên từ những kỉ niệm, thời gian cạnh nhau. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức hoạt động - HS trình bày sản phẩm thảo luận, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

*Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……

35


Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 2: GÕ CỬA TRÁI TIM Số tiết: 12 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Tri thức ngữ văn (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ). - Vẻ đẹp của tình cảm gia đình qua ba văn bản - Biện pháp tu từ ẩn dụ. 2. Về năng lực: - Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, tác dụng của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ - Nhận biết được ẩn dụ và tác dụng của ẩn dụ - Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả - Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống 3. Về phẩm chất: - Nhân ái, yêu gia đình, yêu vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính 36


- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 13: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN I. Mục tiêu 1.Kiến thức: Nhận biết chủ đề của bài học. Giới thiệu thể loại chính của văn bản (thơ). 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. - Nhận biết và bước đầu nhận xét, phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua hình thức nghệ thuật, tiếp nhận đúng nội dung chủ đề. 3. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các VB được học. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - GV sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để dạy trực tuyến. - Thiết kế bài dạy PowerPoint. - SGV, SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). - Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học sinh: 37


- HS sử dụng tài khoản zoom được nhà trường cung cấp để học. - SGK, SBT Ngữ văn 6. - Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao. III.Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (HS thực hiện ở nhà, trước khi kết nối, GV chuyển giao nhiệm vụ bằng học liệu đã chuẩn bị trước) a. Mục tiêu: HS xác định chủ đề của bài học, đặc điểm của thể loại thơ b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: Nhiệm vụ 1: - Đọc SGK Bài 2 kết hợp với những hiểu biết của em, thực hiện nhiệm vụ sau: a. Nêu cách hiểu của em về ý nghĩa câu ca dao?

“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. b. Tên bài học và lời đề từ giúp em khái quát lên chủ đề nào của bài học? c. Để thể hiện chủ đề, bài học đưa vào mấy ngữ liệu? - Các văn bản:

+ Chuyện cổ tích về loài người. + Mây và sóng. + Bức tranh của em gái tôi. - GV nhận xét, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: - Dựa vào phần Tri thức ngữ văn trong SGK/39 và qua các bài thơ mà em biết hoàn thiện bảng khái quát đặc điểm của thơ: Phương diện

Đặc điểm

Thể thơ Ngôn ngữ 38


Biện pháp tu từ Nội dung PT biểu đạt

Nhiệm vụ 3: Chỉ ra các yếu tố mà em quan tâm trong đoạn thơ sau: “Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng”.

( Trích “Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ) c. Sản phẩm: Sản phẩm 1 a. Ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao nói về công ơn cha mẹ, và đạo làm con phải ghi nhớ, biết ơn, đền đáp công lao đó. b. Tên bài và lời đề từ khái quát lên chủ đề: - Chủ đề: Gia đình. c. Để thể hiện chủ đề, bài học đưa vào các văn bản:

+ Chuyện cổ tích về loài người; + Mây và sóng; + Bức tranh của em gái tôi. Sản phẩm 2: Khái quát đặc điểm của thơ Phương diện Thể thơ

Đặc điểm Mỗi bài thơ được sáng tác theo một thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về: Số tiếng trong mỗi dòng, số 39


dòng trong mỗi bài,… Ngôn ngữ

Cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh.

Biện pháp tu từ

Sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: So sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,…

Nội dung

Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống.

PT biểu đạt

Nội dung chuhr yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có thể có yếu tố tự sự (kể lại một sự việc, câu chuyện), miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng). Những yếu tố ấy là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Sản phẩm 3 Phương diện

Đặc điểm

Thể thơ

5 chữ.

PT biểu đạt

Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

Vần

gieo vần chân ( cuối dòng thơ: mộng- lộng- hồng), liên tiếp.

Nhịp

3/2. 2/3

Biện pháp tu từ

So sánh.

Nội dung

Ngợi ca tình yêu thương của Bác dành cho chiến sĩ,cho nhân dân.

d. Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học.

40


- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. - Bước 3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 25 phút) a. Mục tiêu: HS nhận xét, phân tích được nét độc đáo thể thơ thể hiện qua hình thức nghệ thuật, tiếp nhận đúng nội dung chủ đề. b. Nội dung - Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. - Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. - Nguyên nhân: một số bạn có kết quả sai do chưa hiểu rõ nội dung. - Hoàn thiện bài dàn ý d. Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. - Bước 2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ. GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. Bước 3: GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ). Bước 4: GV nhận xét và kết luận. 1. Giới thiệu bài học - Chủ đề: Tình cảm gia đình. - Ngữ liệu: Văn bản 1 - Chuyện cổ tích về loài người; Văn bản 2 - Mây và sóng; Văn bản 3 - Bức tranh của em gái tôi. 41


- Thể loại: Thơ (Văn bản:01, 02), truyện ngắn (văn bản 03) 2. Tri thức ngữ văn: Một số đặc điểm của thơ Thể thơ: Số tiếng trong mỗi dòng,số dòng trong mỗi bài… Ngôn ngữ: Cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh. Biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: So sánh, ẩn dụ, điệp ngữ… Nội dung: Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. PT biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự (kể lại một sự việc,câu chuyện), miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng).

3. Hoạt động 3: Luyện tập (trực tuyến khoảng 5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành các câu hỏi nhằm củng cố kiến thức cho HS. b. Nội dung: Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm của thơ. c. Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 1. Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm suy nghĩ, trả lời cá nhân 2. HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. 3. GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (HS làm tại nhà, giáo viên hướng dẫn khoảng 5 phút) 42


* Giao nhiệm vụ về nhà - Bài vừa học: + Học thuộc một số đặc điểm thơ. + Tìm đọc những bài thơ về chủ đề tình cảm gia đình. + Vẽ một bức tranh về chủ đề trên. - Bài của Tiết sau: + Đọc văn bản “Chuyện cổ tích về loài người”. + Hoàn thành các phiếu học tập cô giao vào zalo.

*Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 14 : VĂN BẢN 1. CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI (Trích: Lời ru trên mặt đất, tác giả: Xuân Quỳnh) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thơ: phương thức biểu đạt, thể thơ, vần, nhịp, âm điệu. - Hình ảnh trái đất khi trẻ em được sinh ra. 2. Năng lực: a. Năng lực chuyên biệt: 43


- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, v.v… - Chỉ ra và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh , biện pháp tu từ độc đáo. b. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… 3. Phẩm chất: - Hình thành phẩm chất tốt đẹp ở học sinh: Trân trọng lịch sử của loài người. Yêu cuộc sống hiện tại , yêu thương nhau và biết yêu thương cây cỏ, con vật. Yêu thiên nhiên và môi trường, có ý thức bảo vệ trẻ em, bảo vệ thiên nhiên và môi trường . II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - GV sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để dạy trực tuyến. - Thiết kế bài dạy PowerPoint. - SGV, SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). - Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học sinh: - HS sử dụng tài khoản Zoom được nhà trường cung cấp để học. - SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. - Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (học sinh chuẩn bị ở nhà trước giờ học) a. Mục tiêu:

44


HS xác định được một số đặc điểm của thơ và bước đầu HS chỉ ra được thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ tìm được phương thức biểu đạt, tác giả, hoàn cảnh ra đời và bố cục của bài thơ, tìm được một số chi tiết về hình ảnh trái đất khi trẻ em được sinh ra và sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ em được sinh ra từ đó đưa ra được nhận xét của bản thân. b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi:

- Đọc phần "sau khi đọc" - Sgk Tr43 thực hiện yêu cầu theo phiếu học tập số 1 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 1 Tác giả Yêu cầu

Nội dung

Tên, quê quán tác giả Phong cách sáng tác Tác phẩm tiêu biểu viết cho thiếu nhi Tác phẩm Năm sáng tác Xuất xứ của văn bản

- Đọc phần Tri thức ngữ văn (sgk Kết nối tri thức Tr39) và hoàn thiện phiếu học tập số 2 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 2 Đặc điểm của bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” Phương thức biểu đạt Thể thơ Cách chia khổ thơ 45


Cách gieo vần Cách ngắt nhịp - Đọc văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" và hoàn thành phiếu học tập số 3. Tìm hiểu yếu tố tự sự trong văn bản Chuyện cổ tích về loài người . Phiếu học tập số 3 Tóm tắt câu chuyện được kể Ý nghĩa của chuyện được kể

câu

- Hoàn thành phiếu học tập số 4, số 5 tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản "Chuyện cổ tích về loài người”. Phiếu học tập số 4 Thế giới trước khi trẻ con ra đời

Sự thay đổi của thế giới sau khi trẻ con ra đời

Hình ảnh Sự thay đổi của thiên nhiên

Màu sắc

Màu đen

Âm thanh Ánh sáng

Nhận xét

Phiếu học tập số 5: Em hãy trả lời các câu hỏi sau vào phiếu học tập 46


1. Nhà thơ lí giải vì sao mẹ được sinh ra? Món quà tình cảm nào mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ? 2. Bà đã kể cho em nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều bà muốn gửi gắm qua câu chuyện đó? 3. Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho em có gì khác so với bà và mẹ dành cho bé? 4. Trong khổ thơ cuối em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào? Hình ảnh

Sự xuất hiện của gia đình, xã hội

Nhận xét

Mẹ Bà Bố Trường học

- Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chính của văn bản vào Phiếu học tập số 6. Phiếu học tập số 6 Tổng kết Nghệ thuật

Nội dung

c. Sản phẩm: Sản phẩm 1

47


Tác giả Yêu cầu

Nội dung

Tên, quê quán tác - Xuân Quỳnh (1942 - 1988) giả - Quê quán: Hà Tây (nay là Hà Nội) Truyện và thơ viết cho thiếu nhi của bà tràn đầy tình yêu Phong cách sáng thương trìu mến, hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo, tác phù hợp với cách cảm của trẻ em. TáCác tác phẩm tiêu Lời ru mặt đất (thơ, 1978); Bầu trời trong quả trứng (thơ, biểu viết cho thiếu 1982); Bến tàu trong thành phố (truyện, 1984); Vẫn có nhi ông trăng khác (truyện, 1986),… Tác phẩm Năm sáng tác

1978

Xuất xứ của văn bản

Trích từ "Lời ru trên mặt đất".

Sản phẩm 2 Đặc điểm của bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” Phương biểu đạt

thức Biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự.

Thể thơ

5 tiếng / dòng

- Khổ đầu: Thế giới trước khi có trẻ con ra đời. Cách chia khổ - 6 khổ cuối: Tương ứng với sự thay đổi của thế giới, sự thơ xuất hiện của mẹ, bà, bố và mái trường Cách gieo vần

Vần gieo ở cuối dòng gọi là vần chân (Ví dụ: Từ cánh cò rất trắng/Từ vị gừng rất đắng/[…]/ Từ

48


bãi sống cát vắng) Cách ngắt nhịp

3/2 hoặc 2/3 tạo âm điệu nhịp nhàng như thủ thỉ, tâm tình, gẫn gũi với trẻ em.

Sản phẩm 3 Tóm tắt câu - Trái đất trơ trụi, chìm trong bóng tối. chuyện - Trời sinh ra trẻ con trước nhất. được kể - Sau khi trẻ con được sinh ra, thiên nhiên đã thay đổi thành một thế giới sinh động, rực rỡ màu sắc, rộn rã âm thanh, lộng lẫy ánh sáng. Ý nghĩa của Xuân Quỳnh kể theo cách riêng rằng trẻ con được sinh ra trước nhất câu chuyện chứ không phải người lớn. Trẻ con chính là trung tâm vũ trụ. Vạn vật được kể trên trái đất đều được sinh ra vì trẻ em. Cách kể độc đáo thể hiện tình cảm yêu thương trẻ thơ từ trái tim của một người mẹ.

Sản phẩm 4 Thế giới trước khi trẻ con ra đời

Sự thay đổi của thiên nhiên

Trái đất trụi trần, chưa có mặt trời

Sự thay đổi của thế giới sau khi trẻ con ra đời - Mặt trời: cho ánh sáng - Cỏ cây, hoa lá - Chim chóc: nghe tiếng hót

Hình ảnh

- Sông: được tắm - Biển: sinh cá tôm - Cánh buồm: cho đi khắp - Đám mây: cho bóng rợp - Con đường: tập đi

49


Màu sắc

Nhận xét

Màu đen

Màu xanh của cỏ, cây, màu đỏ của hoa

Âm thanh

Tiếng chim hót

Ánh sáng

Mặt trời chiếu sáng

- Nghệ thuật: Miêu tả

- Nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

- Thế giới tối tăm, đơn điệu, tẻ nhạt, hoang - Thế giới được sinh sôi, sơ, thiếu ánh sáng của sự sống. Tất cả mới nảy nở lien tục, rực rỡ, tràn đầy sức sống và hơi ấm chỉ là một màu đen. tình yêu sau khi trẻ em được sinh ra. - Các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để bao bọc, nâng đỡ, nuôi dưỡng góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về vật chất và tâm hồn. Ý nghĩa to lớn của trẻ em với thế giới.

Sản phẩm 5 Hình ảnh

Mẹ

Sự xuất hiện của gia đình, xã hội

Nhận xét

- Bế bồng, chăm sóc hàng Mẹ mang đến cho em tình yêu vô bờ, bồi ngày. đắp trái tim nhân hậu cho trẻ thơ. - Những lời hát ru chưa đựng những ước mong của mẹ dành cho em. - Bà hiện lên vẻ gần gũi, hiền Bà bồi đắp những điều tốt đẹp cho tâm 50


hậu như bà tiên (với mái tóc hồn trẻ thơ qua những câu chuyện cổ tích. bạc, con mắt lấp lánh niềm vui. - Bà kể những câu chuyện cổ tích. * Điều bố dành cho trẻ khác Bố là biểu hiện của lý trí và sự hiểu biết. với mẹ và bà:

Bố

- Bố không bế bồng, không kể chuyện mà bố dạy vừa nghiêm khắc vừa yêu thương. - Bố giúp trẻ khám phá thế giới

Trường Hiện lên với hình ảnh: chữ Những hình ảnh thân thương, bình dị học viết, ghế, bàn, lớp học, bảng, nhưng đã mang đến cho trẻ thơ những bài phấn và thầy giáo. học về đạo đức, tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ giúp trẻ em trưởng thành.

Sản phẩm số 6 Tổng kết Nghệ thuật

Nội dung

- Thể thơ 5 chữ, với giọng thơ hồn - Câu chuyện cổ tích về sự hình thành vạn vật trên thế gian dưới góc nhìn con trẻ, lấy trẻ em nhiên trong sáng. - Sự hài hòa giữa hai yếu tố tự sự và làm trung tâm. miêu tả khiến bài thơ vừa cuốn hút, - Tình yêu thương vô vàn của cha mẹ và thú vị lại vừa sinh động, chân thực. những người thân yêu xung quanh dành cho - Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, những tâm hồn ngây thơ, trong sáng của trẻ điệp ngữ tăng sức gợi hình, gợi cảm em sẽ là những điều nâng đỡ các em trên hành trình khôn lớn. cho hình ảnh thơ. - Lời nhắn nhủ: Trẻ em là những tạo vật đẹp đẽ, trân quý nhất của thế gian. Hãy nâng niu, 51


bảo vệ và mang đến những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. d. Tổ chức thực hiện: 1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. 3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật 4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" (Trực tuyến - khoảng 25 phút) a. Mục tiêu - Nắm được đặc trưng của thơ 5 chữ thông qua xác định phương thức biểu đạt thể thơ, vần, nhịp, âm điệu - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích những hình ảnh biện pháp tu từ độc đáo b. Nội dung

B1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp; Sản phẩm 1,2,3,4. B2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình theo chỉ định của GV. - HS trình bày sản phẩm 1,2,3,4. - Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), 52


- GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. VD: Phiếu 1: Văn bản thuộc thể loại gì? Căn cứ nào để em biết được điều đó? VD: Phiếu 4: + Thiên nhiên trước và sau khi có sự xuất hiện của trẻ em đã có sự thay đổi. Em hãy nêu những sự thay đổi đó? + Sự thay đổi đó nói lên ý nghĩa gì của trẻ em đối với thế giới? + Có HS thiếu hình ảnh thể hiện sự thay đổi của thế giới khi có tre em ? Nguyên nhân ( Chưa đọc kĩ thơ). Có HS chưa thấy được ý nghĩa của các sự vật trong thế giới đối với trẻ em? 3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:

1. Từ phiếu học tập số 1: Làm thế nào có thể nhận biết thể thơ 5 chữ? 2. Từ phiếu học tập số 4: Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ có ý nghĩa gì? 4. GV kết luận: 1. Đặc điểm của thể thơ 5 chữ: + Một dòng thơ có 5 chữ, + Các dòng thơ được sắp xếp theo khổ thơ, không giới hạn về số câu thơ trong một bài thơ + Bài thơ chủ yếu sử dụng vần chân. + Ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, âm điệu nhịp nhàng. 2. Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ có ý nghĩa: + Thế giới đã có sự thay đổi khi trẻ em xuất hiện. Từ tối tăm sang có ánh sáng. + Ý nghĩa to lớn của trẻ em đối với thế giới, trẻ em là trung tâm của thế giới, là tương lai của thế giới.

53


+ Mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con. Các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về vật chất và tâm hồn. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành các câu hỏi nhằm củng cố kiến thức cho HS b. Nội dung: HS sử kiến thức đã học để tham gia trò chơi: Hỏi nhanh, đáp gọn. c. Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm. Câu 1. Trong "Chuyện cổ tích loài người", ai là người được sinh ra đầu tiên? A. Thầy giáo

B. Trẻ con

C. Cha

D. Mẹ

Câu 2. Tại sao mặt trời xuất hiện? A. Để giúp trẻ con nhìn rõ B. Để chiếu sáng muôn loài C. Đê cỏ cây phát triển D. Để bố mẹ đi làm Câu 3. Dòng nào dưới đây nói đúng và đủ nội dung của bài? A. Trẻ em mới là người được sinh ra đầu tiên trên trái đất, không phải cha mẹ hay thầy cô giáo. B. Trẻ em là sinh ra rất nhỏ bé và yếu đuối, cần được chăm sóc, dạy dỗ và che chở. C. Mọi vật sinh ra trên trái đất đều là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. D. Tất cả các ý trên Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 54


1. Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm suy nghĩ, tả lời cá nhân 2. HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. 3. GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (HS làm tại nhà) a. Mục tiêu: HS hệ thống lại kiến thức và vận dụng. b. Nội dung: Nhiệm vụ về nhà Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. GV gợi ý: - Bước 1: Lựa chọn một trong các đoạn thơ: đoạn thơ nói về sự thay đổi của thế giới khi trẻ em xuất hiện. - Bước 2: Sau khi tìm đoạn thơ yêu thích; xác định nội dung chính, những yếu tố nghệ thuật nổi bật và cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ đó. - Bước 3: Tiến hành viết đoạn văn: + Câu mở đầu cần giới thiệu được tên bài thơ, tên tác giả, nội dung đoạn thơ, cảm xúc chung của em về đoạn thơ. + Các câu tiếp theo thể hiện cảm xúc đối với các khía cạnh nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. + Câu kết đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về đoạn thơ c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. 3. GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. - GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp. 55


- Xem lại các phiếu học tập 4,5,6.

*Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………. Ngày 23 tháng 9 năm 2021

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 15 : VĂN BẢN 1. CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI (Trích: Lời ru trên mặt đất, tác giả: Xuân Quỳnh) I. MỤC TIÊU 2. Kiến thức: - Vai trò của trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội - Nội dung, ý nghĩa của VB Chuyện cổ tích về loài người. 2. Năng lực: a. Năng lực chuyên biệt: - Chỉ ra và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh , biện pháp tu từ độc đáo. - Trình bày cảm xúc, cảm nhận của cá nhân về một đoạn thơ của văn bản Chuyện cổ tích về loài người; b. Năng lực chung:

56


Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… 3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tốt đẹp ở học sinh: Trân trọng lịch sử của loài người. Yêu cuộc sống hiện tại , yêu thương nhau và biết yêu thương cây cỏ, con vật. Yêu thiên nhiên và môi trường, có ý thức bảo vệ trẻ em, bảo vệ thiên nhiên và môi trường . II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - GV sử dụng tài khoản Zoom được nhà trường cung cấp để dạy trực tuyến. - Thiết kế bài dạy PowerPoint. - SGV, SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). - Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học sinh: - HS sử dụng tài khoản Zoom được nhà trường cung cấp để học. - SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. - Hoàn thành các câu hỏi, xem lại các phiếu học số 5, 6. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (học sinh chuẩn bị ở nhà trước giờ học) a. Mục tiêu: HS xác định được một số đặc điểm của thơ và bước đầu HS chỉ ra được thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ tìm được phương thức biểu đạt, tác giả, hoàn cảnh ra đời và bố cục của bài thơ, tìm được một số chi tiết về hình ảnh trái đất khi trẻ em được sinh ra và sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ em được sinh ra từ đó đưa ra được nhận xét của bản thân. b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi:

- Đọc phần "sau khi đọc" - Sgk Tr43 thực hiện yêu cầu theo phiếu học tập số 1 rồi ghi vào vở Phiếu học tập số 1 57


Tác giả Yêu cầu

Nội dung

Tên, quê quán tác giả Tác phẩm tiêu biểu viết cho thiếu nhi Tác phẩm Năm sáng tác Xuất xứ của văn bản

- Đọc phần tri thức ngữ văn (sgk Kết nối tri thức Tr39) và hoàn thiện phiếu học tập số 2 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 2 Đặc điểm của bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” Phương thức biểu đạt Thể thơ Cách chia khổ thơ Cách gieo vần Cách ngắt nhịp - Đọc văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" và hoàn thành phiếu học tập số 3. Tìm hiểu yếu tố tự sự trong văn bản Chuyện cổ tích về loài người . Phiếu học tập số 3: Tóm tắt câu chuyện

58


được kể Ý nghĩa của chuyện được kể

câu

- Hoàn thành phiếu học tập số 4, số 5 tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản "Chuyện cổ tích về loài người”. Phiếu học tập số 4 Thế giới trước khi trẻ con ra đời

Sự thay đổi của thế giới sau khi trẻ con ra đời

Sự thay đổi của thiên nhiên

Nhận xét Phiếu học tập số 5: Em hãy trả lời các câu hỏi sau vào phiếu học tập 1. Nhà thơ lí giải vì sao mẹ được sinh ra? Món quà tình cảm nào mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ? 2. Bà đã kể cho em nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều bà muốn gửi gắm qua câu chuyện đó? 3. Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho em có gì khác so với bà và mẹ dành cho bé? 4. Trong khổ thơ cuối em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào? Hình ảnh

Sự xuất hiện của gia đình, xã hội

Mẹ Bà

59

Nhận xét


Bố Trường học

- Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chính của văn bản vào Phiếu học tập số 6 Phiếu học tập số 6 Tổng kết Nghệ thuật

Nội dung

c. Sản phẩm: Sản phẩm 1 Tác giả Yêu cầu Tên, quê quán tác giả

Nội dung - Xuân Quỳnh (1942 - 1988) - Quê quán: Hà Tây (nay là Hà Nội)

TáCác tác phẩm tiêu Lời ru mặt đất (thơ, 1978); Bầu trời trong quả trứng (thơ, biểu viết cho 1982); Bến tàu trong thành phố (truyện, 1984); Vẫn có ông thiếu nhi trăng khác (truyện, 1986),… Tác phẩm Năm sáng tác

1978

Xuất xứ của văn bản

Trích từ "Lời ru trên mặt đất".

60


Sản phẩm 2 Đặc điểm của bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” Phương biểu đạt

thức Biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự.

Thể thơ

5 tiếng / dòng

- Khổ đầu: Thế giới trước khi có trẻ con ra đời. Cách chia khổ - 6 khổ cuối: Tương ứng với sự thay đổi của thế giới, sự xuất thơ hiện của mẹ, bà, bố và mái trường Vần gieo ở cuối dòng gọi là vần chân Cách gieo vần

Cách nhịp

(Ví dụ: Từ cánh cò rất trắng/Từ vị gừng rất đắng/[…]/ Từ bãi sống cát vắng)

ngắt 3/2 hoặc 2/3 tạo âm điệu nhịp nhàng như thủ thỉ, tâm tình, gẫn gũi với trẻ em.

Sản phẩm 3 Tóm tắt câu - Trái đất trơ trụi, chìm trong bóng tối. chuyện - Trời sinh ra trẻ con trước nhất. được kể - Sau khi trẻ con được sinh ra, thiên nhiên đã thay đổi thành một thế giới sinh động, rực rỡ màu sắc, rộn rã âm thanh, lộng lẫy ánh sáng. Ý nghĩa của Xuân Quỳnh kể theo cách riêng rằng trẻ con được sinh ra trước nhất câu chuyện chứ không phải người lớn. Trẻ con chính là trung tâm vũ trụ. Vạn vật được kể trên trái đất đều được sinh ra vì trẻ em. Cách kể độc đáo thể hiện tình cảm yêu thương trẻ thơ từ trái tim của một người mẹ.

Sản phẩm 4 Thế giới trước khi trẻ con ra đời

61

Sự thay đổi của thế giới


sau khi trẻ con ra đời

Sự thay đổi của thiên nhiên

Trái đất trụi trần, chưa có mặt trời

- Mặt trời: cho ánh sáng - Cỏ cây, hoa lá - Chim chóc: nghe tiếng hót

Hình ảnh

- Sông: được tắm - Biển: sinh cá tôm - Cánh buồm: cho đi khắp - Đám mây: cho bóng rợp - Con đường: tập đi Màu sắc

Nhận xét

Màu đen

Màu xanh của cỏ, cây, màu đỏ của hoa

Âm thanh

Tiếng chim hót

Ánh sáng

Mặt trời chiếu sáng

- Nghệ thuật: Miêu tả

- Nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

- Thế giới tối tăm, đơn điệu, tẻ nhạt, hoang - Thế giới được sinh sôi, sơ, thiếu ánh sáng của sự sống. Tất cả mới nảy nở lien tục, rực rỡ, tràn đầy sức sống và hơi chỉ là một màu đen. ấm tình yêu sau khi trẻ em được sinh ra. - Các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để bao bọc, nâng đỡ, nuôi dưỡng góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về vật chất và tâm hồn. Ý nghĩa to lớn của trẻ 62


em với thế giới.

Sản phẩm 5 Hình ảnh

Sự xuất hiện của gia đình, xã hội

Nhận xét

- Bế bồng, chăm sóc hàng ngày.

Mẹ

Mẹ mang đến cho em tình yêu vô bờ, - Những lời hát ru chứa đựng bồi đắp trái tim nhân hậu cho trẻ thơ. những ước mong của mẹ dành cho em.

- Bà hiện lên vẻ gần gũi, hiền Bà bồi đắp những điều tốt đẹp cho hậu như bà tiên (với mái tóc bạc, tâm hồn trẻ thơ qua những câu con mắt lấp lánh niềm vui. chuyện cổ tích. - Bà kể những câu chuyện cổ tích. * Điều bố dành cho trẻ khác với Bố là biểu hiện của lý trí và sự hiểu mẹ và bà: biết.

Bố

- Bố không bế bồng, không kể chuyện mà bố dạy vừa nghiêm khắc vừa yêu thương. - Bố giúp trẻ khám phá thế giới

Trường Hiện lên với hình ảnh: chữ viết, Những hình ảnh thân thương, bình dị học ghế, bàn, lớp học, bảng, phấn và nhưng đã mang đến cho trẻ thơ những thầy giáo. bài học về đạo đức, tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ giúp trẻ em trưởng thành.

Sản phẩm số 6 Tổng kết

63


Nghệ thuật

Nội dung

- Thể thơ 5 chữ, với giọng thơ hồn - Câu chuyện cổ tích về sự hình thành nhiên trong sáng. vạn vật trên thế gian dưới góc nhìn - Sự hài hòa giữa hai yếu tố tự sự và con trẻ, lấy trẻ em làm trung tâm. miêu tả khiến bài thơ vừa cuốn hút, - Tình yêu thương vô vàn của cha mẹ thú vị lại vừa sinh động, chân thực. và những người thân yêu xung quanh - Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, dành cho những tâm hồn ngây thơ, điệp ngữ tăng sức gợi hình, gợi cảm trong sáng của trẻ em sẽ là những điều nâng đỡ các em trên hành trình khôn cho hình ảnh thơ. lớn. - Lời nhắn nhủ: Trẻ em là những tạo vật đẹp đẽ, trân quý nhất của thế gian. Hãy nâng niu, bảo vệ và mang đến những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.

d. Tổ chức thực hiện: 1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. 3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật 4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" (Trực tuyến - khoảng 25 phút) a. Mục tiêu - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích những hình ảnh biện pháp tu từ độc đáo. - Cảm nhận được vai trò của gia đình và nhà trường đối với sự phát triển của trẻ em. 64


b. Nội dung

B1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp; Sản phẩm 5,6. B2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình theo chỉ định của GV. - HS trình bày sản phẩm 5, 6. - Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), - GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. VD: Phiếu học tập số 5:

+Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về bố, trường lớp, thầy cô giáo. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh ấy. +Theo em vai trò của nhà trường, thầy cô là gì? + Sự giống và khác nhau giữa câu chuyện của nhà thơ Xuân Quỳnh với những câu chuyện nguồn gốc khác như thế nào? + Có HS thiếu hình ảnh thể hiện sự thay đổi của thế giới khi có tre em ? Nguyên nhân ( Chưa đọc kĩ thơ). Có HS chưa cảm nhận được ý nghĩa của các hình ảnh mẹ, bà, bố … đối với trẻ em? 3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); 4. GV kết luận:

65


- Thông qua những hình ảnh về bố, về trường lớp, thầy cô giáo học sinh cảm nhận được tình yêu thương của gia đình dành cho trẻ em nhưng mỗi người lại có cách thể hiện tình yêu và vai trò riêng đối với trẻ. - Những hình ảnh về mái trường bình dị thân thương đã mang đến cho trẻ những bài học về đạo đức, tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ đẹp giúp trẻ trưởng thành. - Qua văn bản tác giả muốn gửi gắm thông điệp: + Tới trẻ em: yêu thương những người thân trong gia đình từ những cử chỉ, hành động nhỏ nhất, giản dị gần gũi nhất + Tới các bậc làm cha mẹ: Yêu thương, chăm sóc và dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất vì các em chính là tương lai của đất nước. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng của mỗi con người. + Nhà trường có vai trò to lớn trong việc truyền thụ kiến thức cũng như giáo dục đạo đức trẻ em. => Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của thế hệ trẻ Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành các câu hỏi nhằm củng cố kiến thức cho HS b. Nội dung: c. Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: - Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành các câu hỏi nhằm củng cố kiến thức cho HS. b. Nội dung: Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người”? c. Sản phẩm:

66


Nhan đề: hé lộ cho người đọc hiểu biết bài thơ kể lại câu chuyện về sự xuất hiện của loài người dưới hình thức cổ tích mang màu sắc kì ảo. - HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. - GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (HS làm tại nhà) a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. b. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. 1. Hằng ngày, em nhận được sự quan tâm của thầy cô, bạn bè trong học tập, rèn luyện. Em có cảm xúc như thế nào trước những tình cảm đó? 2. Sưu tầm các bài thơ, các bài hát, các bộ phim có nội dung nói về trẻ em HOẶC vẽ bức tranh về một hình ảnh em thích sau khi học xong văn bản “Chuyện cổ tích về loài người”. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. - Báo cáo và thảo luận: GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. - Kết luận và nhận định: GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

*Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………… Ngày 23 tháng 9 năm 2021

Ngày soạn: 67


Ngày dạy: BÀI 2 : GÕ CỬA TRÁI TIM Tiết 16 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Yêu cầu cần đạt - Nhận biết và phân tích được vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ; - Nhận diện và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và phân tích các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV Và HS sử dụng tài khoản Zoom....hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 bộ kết nối tri thức III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1 HOẠT ĐỘNG 1 : Mở đầu (thực hiện ở nhà ,trước giờ học) a. Mục tiêu : -HS trình bày được khái niệm các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, củng cố lại kiến thức về nghĩa của từ - HS vận dụng làm bài tập về nghĩa của từ, so sánh, nhân hoá, điệp ngữ. 68


b. Nội dung: thực hiện các nhiệm sau vào vở NHIỆM VỤ 1 : PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Dựa vào kiến thức về so sánh, nhân hóa, điệp ngữ làm bài tập sau: Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp Cột A

Nối

Cột B

1.So sánh

a, Là lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.

2. Điệp ngữ

b, Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

3.Nhân hóa

c, Là gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm cho diễn đạt

NHIỆM VỤ 2 : PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Mắt trẻ con sáng lắm Nhưng chưa thấy gì đâu Mặt trời mới nhô cao Cho trẻ con nhìn rõ a. Giải thích nghĩa của từ nhô b. Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên thay thế cho từ nhô được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nhô.

69


CÂU 2 . Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng. Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa. NHIỆM VỤ 3 : PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Hoàn thành nội dung các câu hỏi vào bảng dưới đây: CÂU 1 (Bài 3-TR 44 SGK) . Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ. CÂU 2 (bài 4 –sgk tr 44). Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ “Những làn gió thơ ngây”. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy. CÂU 3 (bài5-sgk tr 44). Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ “Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng”. Câu hỏi

Biện pháp tu từ

Tác dụng

1 2 3 c. sản phẩm Nhiệm vụ 1: Phiếu học tập số 1: 1 - b;2-a ;3-c Nhiệm vụ 2 : phiếu học tập số 2 Câu 1 a) Giải thích nghĩa của từ nhô: là đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trước hoặc ra phía trước so với những cái xung quanh.

 mặt trời nhô cao: mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời và có phần đột ngột, vượt lên so với sự vật xung quanh như núi non, cây cối. b. Không thể thay thế từ nhô bằng từ lên vì lên chỉ là một nét nghĩa có trong từ nhô.

70


- Nhô có tính biểu cảm, gợi lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu của hình ảnh mặt trời, phù hợp với cách nhìn, cách cảm của trẻ thơ Câu 2 - Những từ trong văn bản: màu sắc, khao khát, thơ ngây, mênh mông,… - Những từ ngoài văn bản: đen đỏ, mơ ước, mong chờ, ngất ngây , cao to, bạn bè, quần áo, … Nhiệm vụ 3: Phiếu học tập số 3 Câu hỏi 1

2

Biện pháp tu từ

Tác dụng

Biện pháp tu từ so sánh:

Tác dụng: Hình ảnh thiên nhiên (vế A) - Cây cao bằng gang tay, được so sánh với những hình ảnh nhỏ, xinh, gắn với thế giới con người (vế B). - Lá cỏ bằng sợi tóc, Tiếng hót của chim – âm thanh được so - Cái hoa bằng cái cúc, - Tiếng hót trong bằng sánh với nước, mây trời làm tăng tác dụng biểu đạt cho sự trong trẻo, cao vút nước, - Tiếng hót cao bằng của tiếng chim  Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mây. mắt trẻ thơ Cây, lá cỏ, cái hoa, tiếng hót (vế A) được so sánh với gang tay, sợi tóc, cái cúc, nước, mây (vế B). Biện pháp tu từ: nhân hóa;

Tác dụng: + Thơ ngây – một tính từ thường dùng để nói về đặc điểm của con người, đặc biệt là trẻ em để nói về gió

 Tác dụng: khiến làn gió mang vẻ đáng yêu, hồn nhiên như trẻ thơ. 3

- BPTT: Điệp ngữ trong các Tác dụng: đoạn thơ là các từ ngữ: + “rất”  Nhấn mạnh mức độ, tính chất + “rất” của các sự vật có trong lời ru của mẹ; + “Từ cái…”, “Từ…”

+ “Từ cái…”, “Từ…”  liệt kê lần lượt 71


những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ: là những hình ảnh nổi bật trong kho tàng văn hóa dân tộc.

d. Tổ chức thực hiện 1) GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu. HS nộp lại sản phẩm vào tối hôm trước buổi học. 2) HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà . GV theo dõi từ xa hỏi thăm quá trình làm bài của HS, nếu có khó khăn sẽ kịp thời hỗ trợ. 3) HS nộp bài qua hệ thống quản lý học tập. GV theo dõi, hỗ trợ khó khăn về kĩ thuật. - GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn lọc ra các bài có kết quả khác nhau và những nội sung cần đưa ra thảo luận. 2) Hoạt động 2:hình thành kiến thức mới (trực tuyến khoảng 20p) a) Mục tiêu : - Nắm được các khái niệm về ngôn ngữ thơ, so sánh, nhân hóa, điệp ngữ. - HS vận dụng làm được các bài tập về nghĩa của từ, so sánh, nhân hoá, điệp ngữ. b. Nội dung: - Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp - Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm học tập: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Ví dụ: Từ phiếu học tập số 1: HS lấy ví dụ để nắm rõ hơn về so sánh, nhân hóa,điệp ngữ. Từ phiếu học tập số 2: bài tập 1 SGK ý b trang 44 - Không thể dùng từ “lên” thay thế cho từ “nhô’’ vì đó là những từ khác nhau về nghĩa 72


- Nguyên nhân: do 1 số bạn chưa hiểu hết về nghĩa của từ. - Giải thích nghĩa của một số từ các em vừa tìm được. d) Tổ chức thực hiện : #1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung #2. Một số học sinh trình bày về bài làm của mình khi được giáo viên chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ lắng nghe. GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống nhau và khác nhu ở mỗi bài. #3.GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài của cả lớp, có thể chọn 1 vài HS báo cáo giải thích bài làm, yêu cầu HS thảo luận:

1. Vì sao em cho rằng từ “ thơ ngây” tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá 2.Có phải bất cứ từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần đều được gọi là phép tu từ điệp ngữ không. #4. GV kết luận - Tuỳ chất lượng bài làm của học sinh để giáo viên kết luận ,lưu ý . - Đưa bảng chuẩn của giáo viên ở phiếu học tập số 3 3. Họat động 3: luyện tập ( khoảng 10 p) a. Mục Tiêu : Củng cố kiến thức đã học :nghĩa của từ, biện pháp tu từ :so sánh,nhân hoá, điệp ngữ b. Nội dung : sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập Bài 1 Giải thích nghĩa của các từ sau chinh phục mạnh mẽ Bài 2 : Xác định biện pháp tu từ có trong câu sau nêu tác dụng của nó

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” (Hồ Chí Minh) 73


c) Sản phẩm Bài 1 Giải thích nghĩa của các từ sau chinh phục

dùng sức mạnh để bắt phải phục tùng.

hoài niệm

tưởng nhớ về những gì đã qua từ lâu.

Bài 2 Biện pháp tu từ: Điệp ngữ : Đoàn kết, thành công Tác dụng: Nhấn manh tinh thần đoàn kết của dân tộc, có đoàn kết sẽ thành công, càng đoàn kết thì càng thành công. d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung, yêu cầu HS làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. #3: HS nộp sản phẩm thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. #4.Nhận xét và kết luận: HOẠT ĐỘNG 4. Vận dụng kiến thức (khoảng 5p giao nhiệm vụ , thực hiện ở nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Nhiệm vụ ở nhà

GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5 – 7 câu) có sử dụng các biện pháp tu từ so sánh (nhân hóa, điệp ngữ) đã học nêu suy nghĩ của em về vai trò của trẻ em đối với xã hội. Chỉ ra những biện pháp tu từ đó. c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS nhiệm vụ ở mục Nội dung d. Tổ chức thực hiện: 74


#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. #3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. - GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

*Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………

Ngày soạn: Ngày dạy: 9 / 10 / 2021 (6B) ĐỌC VĂN BẢN : Tiết 17-18: Văn bản: MÂY VÀ SÓNG -- Ra-bin-đơ -ra-nát Ta-go-75


I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Nhận biết được đặc điểm một bài thơ văn xuôi: không quy định số lượng tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, cũng như không yêu cầu có vần, nhịp. - Nhận biết và nêu được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Nhận diện được đặc điểm nhất quán của tác phẩm: bài thơ là lời yêu thương của nhà thơ dành cho trẻ em, là tình mẫu tử thiêng liêng thấm đượm trong từng yếu tố hình thức như: sự lặp lại có biến đổi trong cấu trúc của bài thơ, giọng điệu tâm tình trò chuyện, các biện pháp tu từ. 2. Về năng lực: - Xác định được cấu trúc của bài thơ tự do - Phân tích được nội dung, nghệ thuật bài thơ qua cuộc trò chuyện của em bé với thế giới thiên nhiên kì ảo (những người trên mây và trong sóng) từ đó thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. - Hiểu được sự hòa quyện giữa tình mẫu tử với thiên nhiên, vũ trụ. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái, yêu gia đình, trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - HS: Sử dụng tài khoản Zoom được nhà trường cung cấp. - Link tư liệu dạy học: you tobe bài thơ Mây và sóng - SGK Ngữ văn 6 - SGK, SGV, Điện thoại, máy tính. - Phiếu học tập. - Tranh ảnh về nhà văn Ra-bin-đơ -ra-nát Ta-go - Phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Mở đầu (GV giao nhiệm vụ ở nhà chuẩn bị nội dung câu hỏi, vào phiếu học tập 1,2,3,4. 76


- HS thực hiện ở nhà, chuẩn bị nội dung đáp án trước giờ học. ? Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui mà em rất muốn chơi tếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy, em sẽ làm gì ? - Giả vờ quên thời gian mẹ dặn và vẫn chơi tiếp.( Phê bình ) - Gọi điện về xin phép mẹ ở lại chơi tiếp.( Nhắc nhở) - Nghe lời mẹ dặn, rời bỏ trò chơi để về nhà đúng giờ.( Tuyên dương) - Hẹn bạn hôm khác sẽ tiếp tục chơi.( Khen ngợi ) a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. HS xác định được một số đặc điểm của thơ và bước đầu HS chỉ ra được thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ tìm được phương thức biểu đạt, tác giả, hoàn cảnh ra đời và bố cục của bài thơ, tìm được một số chi tiết về hình ảnh hình ảnh “mây và sóng” , lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng. Lời từ chối của em bé, niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ. Từ đó, HS cảm nhận được giá trị của bài thơ: Ca ngợi, tôn vinh tình mẫu tử bao la, thiêng liêng , vĩnh cửu và rút ra được bài học cho bản thân. b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi:

- Đọc phần "sau khi đọc" - Sgk Tr46 thực hiện yêu cầu theo phiếu học tập số 1 rồi ghi vào vở. * Phiếu học tập số 1. Tác giả, tác phẩm .Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Ra-bin-đơ -ra-nát Ta-go và xuất xứ của bài thơ

-Tác giả:…………………………….. -Tác phẩm:……………………………

Bài thơ này viết theo thể thơ gì?

-Thể - Xác định phương thức biểu đạt thơ:……………………………. chính? Phương thức biểu đạt chính:……….. Bài thơ chia làm mấy phần? Nêu nội 77

Bố


dung của từng phần?

cục:…………………………….

Phiếu học tập số 2. Lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” Đọc bài thơ, ai đang kể chuyện với ai Người và kể về điều gì ? kể:………………………….

Qua lời trò chuyện của những người -Thế giới của người trên mây và “trên mây” và “trong sóng”, em thấy trong thế giới của họ hiện lên như thế nào? sóng:………………………….. Thế giới đó có gì hấp dẫn?

Phiếu học tập số 3

Lời từ chối của em bé Câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình - Tâm trạng của em bé:................... lên đó được? Nhưng làm thế nào ...................................................... mình ra ngoài đó được? Thể hiện ...................................................... tâm trạng gì của em bé ? Tại sao em bé không từ chối ngay -Em bé không từ chối ngay lời mời lời mời của họ? của họ vì:....................................... ....................................................... Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của - Em bé từ chối lời mời gọi của những những người “trên mây” và “trong người “trên mây” và “trong sóng” sóng”? vì:.......................................................... ............................................................. 78


Phiếu học tập số 4 Trò chơi của em bé Em bé đã tưởng tượng ra những trò chơi Trò chơi của nào? bé..........................

em

Trò chơi đó có gì thú vị so với lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?

Sự thú vị của trò chơi…………...

Em cảm nhận được gì về tình cảm mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

Tình cảm con…………………

mẹ

Phiếu học tập số 5 Giá trị của bài thơ Những nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của bài thơ? Ý nghĩa của văn bản ?

c.Sản phẩm: Sản phẩm 1: Tác giả, tác phẩm .Nêu những hiểu biết của em về -Tác giả: Tên: Rabindranath Tagore ( Tanhà văn Ra-bin-đơ -ra-nát Tago ),(1861 – 1941). Nhà thơ hiện đại lớn go và xuất xứ của bài thơ nhất của Ấn Độ -Tác phẩm: Mây và sóng được in trong tập Trăng non, viết cho trẻ thơ.

79


Bài thơ này viết theo thể thơ gì? -Thể thơ: tự do - Xác định phương thức biểu đạt -Phương thức biểu đạt chính: Biểu câm chính?

Bài thơ chia làm mấy phần? - Bố cục: 3 phần Nêu nội dung của từng phần? + P1: Lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” + P2: Lời từ chối của em bé + P3: Niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ. Sản phẩm 2: Lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” Đọc bài thơ, ai đang kể - Người kể: em bé đã kể với mẹ một câu chuyện với ai và kể về điều gì chuyện tưởng tượng của em, ?

Qua lời trò chuyện của những -Thế giới của người trên mây và trong người “trên mây” và “trong sóng: Xa xôi, cao rộng,lung linh, rực rỡ sắc sóng”, em thấy thế giới của họ màu, chứa đựng biết bao điều bí ẩn. hiện lên như thế nào? Thế giới đó có gì hấp dẫn? Sản phẩm 3: Lời từ chối của em bé Câu hỏi: “Nhưng làm thế nào - Tâm trạng của em bé: Tò mò, háo hức, mình lên đó được? Nhưng làm mong muốn được khám phá những nơi xa thế nào mình ra ngoài đó được? xôi thú vị của mây và sóng. Thể hiện tâm trạng gì của em

80


bé ? Tại sao em bé không từ chối -Em bé không từ chối ngay lời mời của ngay lời mời của họ? họ vì: em bé có khát khao muốn khám phá. Vì sao em bé từ chối lời mời - Em bé từ chối lời mời gọi của những gọi của những người “trên người “trên mây” và “trong sóng” vì: Với mây” và “trong sóng”? em bé, điều quan trọng hơn, ý nghĩa hơn những cuộc đi chơi chính là sự chờ đợi, mong mỏi em trở về nhà của mẹ. Sản phẩm 4: Trò chơi của em bé Em bé đã tưởng tượng ra những trò chơi nào?

Trò chơi của em bé: Em bé đã sáng tạo ra hai trò chơi để em và mẹ hóa thân thành mây và trăng, sóng và biển

Trò chơi đó có gì thú vị so Sự thú vị của trò chơi: Sáng tạo ra những trò với lời mời gọi của những chơi hấp dẫn,thú vị để mẹ có thể chơi cùng người “trên mây” và “trong sóng”? Em cảm nhận được gì về tình cảm mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

Tình cảm mẹ con: Em bé rất yêu mẹ. Tấm lòng, tình cảm của mẹ là bến bờ cho con neo đậu, thoát khỏi những cám dỗ ở đời.

Sản phẩm 5: Giá trị của bài thơ Những nét đặc sắc về nghệ Nghệ thuật: Kết cấu bài thơ như một câu thuật, nội dung của bài thơ? chuyện tạo sự thú vị +Sử dụng nhiều phép tu từ nhân hóa, điệp 81


ngữ, ẩn dụ đặc sắc. +Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. - Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thiết tha của em bé đối với mẹ, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Qua đó, ta cũng thấy được tình cảm yêu mến thiết tha với trẻ em của nhà thơ, với thiên nhiên, cuộc đời bình dị Ý nghĩa của văn bản ?

Ca ngợi, tôn vinh tình mẫu tử bao la, thiêng liêng và vĩnh cửu.

d.Tổ chức thực hiện: 1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. 3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật 4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. 2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới ( Trực tuyến 25 phút )

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của mình; - GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc ham chơi mà quên không nói với bố mẹ. Chúng ta sẽ có lúc quên đi gia đình đầy yêu thương của mình để đi khám phá những điều ta cho là hấp dẫn bên ngoài. Nhưng gia đình vẫn luôn ở đó, che chở, vỗ về, động viên ta, cho ta một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Em bé trong bài thơ Mây và sóng của Tagore đã đi chơi quên đường về, hay ở nhà với mẹ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. 82


2.1 Đọc – hiểu văn bản I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Ra-bin-đơ -ranát Ta-go và tác phẩm “Mây và sóng”. b) Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi. - Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Bài làm của HS ghi phiếu học tập HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. d) Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. 3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: -.Từ phiếu học tập số 1: những hiểu biết của em về nhà văn Ra-bin-đơ -ranát Ta-go và xuất xứ của bài thơ . - Từ phiếu học tập số 2: Qua lời trò chuyện của những người “trên mây” và “trong sóng”, em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào? Thế giới đó có gì hấp dẫn? - Từ phiếu học tập số 3: Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”? -Từ phiếu học tập số 4: Em cảm nhận được gì về tình cảm mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

83


- Từ phiếu học tập số 5: Ý nghĩa của bài thơ ? 4. GV kết luận: 1.Tác giả: Tên: Rabindranath Tagore ( Ta-go ),(1861 – 1941). Nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ -Tác phẩm: Mây và sóng được in trong tập Trăng non, viết cho trẻ thơ. -Thể thơ: tự do -Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 2.Lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” - Người kể: em bé đã kể với mẹ một câu chuyện tưởng tượng của em, -Thế giới của người trên mây và trong sóng: Xa xôi, cao rộng,lung linh, rực rỡ sắc màu, chứa đựng biết bao điều bí ẩn. 3.Lời từ chối của em bé : - Tâm trạng của em bé: Tò mò, háo hức, mong muốn được khám phá những nơi xa xôi thú vị của mây và sóng. -Em bé không từ chối ngay lời mời của họ vì: em bé có khát khao muốn khám phá. - Em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” vì: Với em bé, điều quan trọng hơn, ý nghĩa hơn những cuộc đi chơi chính là sự chờ đợi, mong mỏi em trở về nhà của mẹ. 4.Trò chơi của em bé: Em bé đã sáng tạo ra hai trò chơi để em và mẹ hóa thân thành mây và trăng, sóng và biển. -Sự thú vị của trò chơi: Sáng tạo ra những trò chơi hấp dẫn,thú vị để mẹ có thể chơi cùng. -Tình cảm mẹ con: Em bé rất yêu mẹ. Tấm lòng, tình cảm của mẹ là bến bờ cho con neo đậu, thoát khỏi những cám dỗ ở đời. 5.Giá trị của bài thơ: -Nghệ thuật: Kết cấu bài thơ như một câu chuyện tạo sự thú vị +Sử dụng nhiều phép tu từ nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ đặc sắc. +Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. - Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thiết tha của em bé đối với mẹ, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Qua đó, ta cũng thấy được tình cảm 84


yêu mến thiết tha với trẻ em của nhà thơ, với thiên nhiên, cuộc đời bình dị *Ý nghĩa của văn bản : Ca ngợi, tôn vinh tình mẫu tử bao la, thiêng liêng và vĩnh cửu.

HĐ 3: Luyện tập : 10 phút a) Mục tiêu: Giúp HS - Hs viết được đoạn văn kể chuyện tưởng tưởng - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. b) Nội dung: Hs viết đoạn văn c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa. d) Tổ chức thực hiện

Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về cuộc trò chuyện ấy. d) Tổ chức thực hiện 1: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. 2: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. 3: GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận:

( GV cho hs tham khảo đoạn văn ) Vào một buổi chiều mùa hè, tôi đang dạo chơi trên bãi biển thì nghe trên cao có tiếng gọi: “Hãy lên chơi cùng bọn tớ, cậu sẽ được làm bạn với bình minh vàng và vầng trăng bạc”. Tôi tò mò nhìn lên bầu trời, nhận ra rằng đó là những đám mây. Tôi liền hỏi: “Làm thế nào để mình lên đó được?”. Mây nói rằng: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất rồi đưa tay lên trời, chúng tớ sẽ nhấc bổng cậu lên”. Rồi trong sóng lại có tiếng gọi “Hãy xuống chơi cùng bọn tớ, cậu sẽ được đi ngao du khắp mọi nơi. Cậu chỉ cần đến rìa biển, nhắm mắt lại thì sẽ được làn sóng nâng đi”. Những lời mời thật hấp dẫn, nhưng khi nhớ đến mẹ vẫn còn ở nhà đợi, tôi đã từ chối họ. Đối với tôi, ở bên mẹ mới là điều hạnh phúc nhất. 85


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG : 5 phút a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS nêu ý kiến của mình trong các tình huống: Tình huống 1: Nếu có bạn rủ em đi chơi và em thấy rất thú vị, nhưng ở nhà em vẫn còn bài tập chưa làm xong, bố mẹ cũng muốn em ở nhà để giúp đỡ bố mẹ, em sẽ làm gì? Tình huống 2: Nếu có bạn rủ em đi chơi, nhưng cả tuần mới có một ngày nghỉ, em muốn dành thời gian để đi chơi với gia đình, em sẽ làm gì? Tình huống 3: Nếu em được đi chơi, em rủ bạn em đi cùng, nhưng bạn lại từ chối vì còn bài tập phải hoàn thành, vì còn cần ở nhà phụ giúp bố mẹ hay vì bạn muốn dành thời gian cho gia đình của bạn, em sẽ có thái độ và ứng xử như thế nào? d) Tổ chức thực hiện 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

– GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. – GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp. GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. *Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………

86


Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 2: GÕ CỬA TRÁI TIM TIẾT 19: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 87


1. Kiến thức - Khái niệm biện pháp tu từ ẩn dụ. 2. Năng lực - Nêu được khái niệm biện pháp tu từ ẩn dụ. - Chỉ ra và phân tích được tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong ví dụ cụ thế. - Vận dụng làm được các bài tập về ẩn dụ, điệp ngữ, dấu ngoặc kép, đại từ nhân xưng. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. Thiết bị dạy học và học liệu - GV, HS sử dụng tài khoản Zoom được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: - HS trình bày được khái niệm của phép tu từ ẩn dụ; củng cố lại kiến thức về dấu câu và đại từ đã được học ở bậc Tiểu học. - HS vận dụng làm được các bài tập về phép tu từ ẩn dụ, dấu ngoặc kép, đại từ nhân xưng. b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: Nhiệm vụ 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu1. Trong bài thơ “Mây và sóng”, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Lời mời gọi của mây và sóng gợi em liên tưởng tới những đối tượng nào? Tại sao em lại có liên tưởng như vậy? Cách nói hàm ẩn này mang lại hiệu quả diễn đạt như thế nào? Câu 2. Từ những hiểu biết trong câu 1 kết hợp với đọc nội dung nhận biết về ẩn dụ trang 47, em hãy điền những từ còn thiếu vào dấu ... sau để có khái niệm đầy đủ về phép tu từ ẩn dụ.

88


Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng …………có nét tương đồng với nó, nhằm …..... Câu 3. (Bài 2, SGK/47) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc”và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Nhiệm vụ 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu1. Hãy kể tên và nêu công dụng các dấu câu đã học ở bậc Tiểu học theo bảng sau:

Số thứ tự

Tên các dấu câu

Công dụng

Câu 2: (Bài 4, SGK/47) Trong bài thơ “Mây và sóng” có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó. Nhiệm vụ 3: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Dựa vào kiến thức về đại từ nhân xưng ở bậc Tiểu học, làm 2 bài tập 5,6/SGK trang 47: Câu 1: (Bài 5, SGK/47): “Bọn tớ” trong những lời nói trực tiếp ở bài thơ “Mây và sóng” dùng để chỉ những ai? Câu 2: (Bài 6, SGK/47): Trong tiếng Việt, ngoài “bọn tớ” còn có một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như “chúng ta, chúng tôi, bọn mình, chúng tớ”... Có thể dùng một từ nào trong đó để thay thế cho “bọn tớ ” trong văn bản không? Vì sao? c) Sản phẩm: Nhiệm vụ 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: 89


+ “Mây” và “sóng” là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp đầy hấp dẫn gợi liên tưởng đến những cám dỗ của cuộc sống. + Em có liên tưởng như vậy bởi giữ chúng có nét tương đồng đều hấp đãn cuốn hút con người. + Cách nói hàm ẩn này làm cho lời thơ hàm súc tăng sức gợi hình gợi cảm. Câu 2: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Câu 3: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc”: ẩn dụ; - Tác dụng: + “Bình minh vàng”: mở ra không gian đẹp, tràn ngập ánh sáng rực rỡ, như dát vàng  gợi ý nghĩa về sự quý giá của mỗi khoảnh khắc thời gian. + “Vầng trăng bạc”: mỹ lệ hóa vẻ đẹp của vầng trăng: sáng lấp lánh như chiếc đĩa làm bằng bạc. => gợi thế giới lung linh đầy màu sắc của thiên nhiên hấp dẫn lôi cuốn trẻ thơ. Nhiệm vụ 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu1. STT

Tên các dấu câu

Công dụng

1

Dấu chấm

Đặt ở cuối câu kể, tả, thông báo...

2

Dấu hỏi chấm

Đặt ở cuối câu hỏi (nghi vấn).

3

Dấu chấm than

Đặt ở cuối câu cảm thán hoặc cầu khiến.

Dấu ba chấm

Đặt ở cuối câu người nói chưa hết hoặc biểu thị lời nói bị đứt quãng, kéo dài âm thanh.

Dấu phẩy

Đặt trong câu, dùng tách các vế câu hoặc các bộ phận cùng loại.

4 5

90


6

Dấu chấm phẩy

Đặt giữa các vế câu hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau.

Dấu hai chấm

Báo hiệu lời nói trực tiếp hoặc giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.

Dấu ngoặc kép

Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, tên tác phẩm, tài liệu, sách báo được dẫn trong câu hoặc từ ngữ dùng theo nghĩa đặc biệt.

9

Dấu ngoặc đơn

Để bổ sung, giải thích hoặc nguồn trích dẫn.

10

Dấu gạch ngang

Đặt trước những câu đối thoại, chú thích, ...

7 8

Câu 2: (Bài 4 SGK/47) Trong bài thơ “Mây và sóng” dấu hai chấm và dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp. Nhiệm vụ 3:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: - Bọn tớ là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều. - Bọn tớ trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”. Câu 2: - Bọn tớ trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”. - Chúng ta: những đại từ ngôi thứ nhất số nhiều bao gồm cả người nói và người nghe. - Chúng tôi, bọn mình, chúng tớ, bọn tớ: những đại từ ngôi thứ nhất số nhiều chỉ bao gồm người nói. => Có thể chọn những từ bọn mình, chúng tớ thay cho bọn tớ. Vì hai từ này đều là những đại từ ngôi thứ nhất số nhiều chỉ bao gồm người nói, có cùng ý nghĩa và mang sắc thái gần gũi, thân thiện. d) Tổ chức thực hiện

91


#1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. #3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 20 phút) a) Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ. - HS hiểu, vận dụng làm được các bài tập về ẩn dụ, dấu ngoặc kép, đại từ nhân xưng. b) Nội dung

(i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. (ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao.

Ví dụ: Ở nhiệm vụ học tập 3, bài tập 6 SGK/47 - Không thể dùng các từ “chúng ta, chúng tôi, bọn mình, chúng tớ” thay thế cho từ “bọn tớ”. Vì đó là các từ khác nhau về nghĩa..... - Nguyên nhân: một số bạn có kết quả sai do chưa hiểu ý nghĩa và cách dùng các đại từ nhân xưng....... d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. #2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.

92


#3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:

1. Vì sao em biết hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc” sử dụng phép tu từ ẩn dụ? 2. Có phải lúc nào dấu ngoặc kép cũng dùng để đánh dấu những lời dẫn trực tiếp? #4: GV kết luận: - Tùy chất lượng bài làm của HS để giáo viên kết luận, lưu ý. - Đưa sản phẩm chuẩn của giáo viên ở 3 phiếu học tập. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 10 phút) a) Mục tiêu:.Củng cố lại kiến thức đã học: biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; dấu câu; đại từ nhân xưng. b) Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. Bài 1: Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “ tôi” thuộc ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ nhất số nhiều C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ ba số ít Bài 2: (Bài tập 3- SGK/ T47)

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong trong đoạn thơ sau: Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào

93


Điệp ngữ

Xá c địn h

Tác dụng của biện pháp

……………………………………………………………………………………… ………………….. ……………………………………………………………………………………… ………………….. c) Sản phẩm Bài 1: A. Ngôi thứ nhất số ít. Bài 2: Điệp ngữ Xác định

Tác dụng của biện pháp + Hình ảnh tả thực: hành động em bé sà vào lòng mẹ hết lần này đến lần khác.

- Điệp ngữ : “lăn”

+ Hình ảnh biểu tượng: những con sóng nối tiếp nhau, chạy đuổi theo nhau lan xa trên mặt đại dương bao la rồi vỗ vào bờ cát. => Gợi hình ảnh em bé vô tư hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ, dịu dàng, âu yếm che chở cho con. - Tạo nhịp điệu cho câu thơ.

d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung, yêu cầu HS làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 94


#3: HS nộp sản phẩm thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. #4.Nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a. Mục tiêu:HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. b. Nội dung: Nhiệm vụ về nhà:

Tưởng tượng em là em bé trong bài Mây và sóng. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về hai người bạn “trên mây” và “trong sóng”, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều và biện pháp tu từ ẩn dụ hoặc điệp ngữ . c. Sản phẩm: Bài làm của HS nhiệm vụ ở mục Nội dung. d. Tổ chức thực hiện: #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. #3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. - GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

*Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………

Ngày soạn: 95


Ngày dạy:

TIẾT 20 - 21: VĂN BẢN 3. BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tạ Duy Anh) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức - Củng cố kiến thức về người kể chuyện ngôi thứ nhất đã được học ở bài 1. Tôi và các bạn; - Cảm nhận và biết trân trọng tình cảm gia đình. 2. Năng lực - Hiểu rõ về ngôi kể thứ nhất và tác dụng -Chỉ ra được các sự việc chính, tóm tắt được truyện -Phân tích được diễn biến tâm lý của người anh và tấm lòng nhân hậu của Kiều Phương - Xác định được chủ đề, ý nghĩa của truyện . - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một số nhiệm vụ trong thực tiễn. Đó là cách ứng xử với những người thân và những người xung quanh 3. Phẩm chất: - Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, yêu thương gia đình, cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - HS sử dụng tài khoản Zoom được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) 96


a) Mục tiêu: HS chỉ ra được những nét chính về tác giả, văn bản, ngôi kể, nhân vật ; tóm tắt được truyện; tìm được các chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng người anh; tài năng phẩm chất của Kiều Phương, từ đó đưa ra nhận xét của bản thân; nêu được khái quát nội dung, nghệ thuật b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi( tiết 1 nhiệm vụ 1,2,3; tiết 2 phiếu 4,5) 1. Đọc phần ghi chú trong văn bản và đọc văn bản tr.48,49,50 trong SGK và hoàn thiện Phiếu học tập số 1 Tác giả

Văn bản

Ngôi kể và tác Nhân vật dụng

-Tên

-Xuất xứ

-Ngôi kể:…

-Quê quán

-Thể loại

-Tác dụng

Phương biểu đạt

thức

-Các nhân vật -Phương thức trong văn bản:.. biểu đạt:……. -Nhân chính…

vật

-Nhân vật trung tâm…

2. Đọc văn bản tóm tắt lại văn bản Bức tranh của em gái tôi trong khoảng 57 câu. 3. Hoàn thành phiếu học tập số 2 về nhân vật người anh trai

Thái độ, hành động của người anh

Từ trước cho tới Khi tài năng hội họa của em gái được khi thấy em gái tự chế màu vẽ: phát hiện: ………………… ………………… ………………… ………………… ………………… ………………… ………………… …………………

……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… 97

Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ: ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ………………………


………………… ……………………… ………………… ……………………… ………………… … ………………… ..................

Nhận xét

…………

……………………… …

……………

……….

4.Hoàn thành các chi tiết về nhân vật Kiều Phương(Phiếu học tập số 3)

Ngoại hình, tài năng, cử chỉ, hành động

Việc Kiều Phương lựa Qua nhân vật KP, em có suy chọn vẽ anh mình trong nghĩ gì về lòng nhân hậu và cuộc thi cho thấy cô bé là sự độ lượng trong cuộc sống? người như thế nào?

……………..

…………………………

…………………………….… …………………………..

5.Xác định nội dung, nghệ thuật của văn bản và rút ra bài học cho bản thân (Phiếu học tập số 4) Nội dung

Nghệ thuật

Bài học

……………..

………………….

…………………….

c , Sản phẩm 1.Phiếu học tập số 1

Tác giả

Văn bản

Ngôi kể và tác Nhân vật dụng 98

Phương thức biểu đạt


- Ngôi kể: -Các nhân vật trong Ngôi thứ nhất văn bản:Bố, -Tác dụng:khai mẹ,người anh trai, thác được Kiều Phương, chú Lê, bé -Quê: Chương Mĩ -Thể loại: chiều sâu tâm Tiến – Hà Nội Truyện ngắn lí nhân vật, lời Quỳnh.. kể chân thành -Nhân vật đáng tin cậy. chính:người anh trai và Kiều Phương… - Tạ Duy Anh -Xuất xứ: In (1959), tên khai trong “ Con sinh là Tạ Viết dế ma” Đãng. (1999)

-Phương thức biểu đạt:… Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm ….

-Nhân vật trung tâm: người anh trai 2.Tóm tắt văn bản Câu chuyện kể về hai anh em Kiều Phương (còn gọi là mèo) qua lời kể của người anh. Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen tranh của em gái, người anh rơi vào trạng thái mặc cảm. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em. 3.Sản phẩm 3 (Phiếu học tập số 2)

Thái độ, hành động của người anh

Từ trước cho tới Khi tài năng hội họa Khi đứng trước bức khi thấy em gái của em gái được tranh em gái vẽ: tự chế màu vẽ: phát hiện: - Sững sờ, bám chặt tay - Đặt biệt danh - Cảm thấy mình bất mẹ cho em là Mèo tài -Ngỡ ngàng  Hãnh

 Vui vẻ, thân thiết - Khi thấy em

-Chỉ muốn gục xuống khóc -Gắt um lên, không thân với Mèo như 99

diện  Xấu hổ -Muốn khóc khi mẹ hỏi


pha màu vẽ

trước nữa - Xem trộm tranh – thở dài - Viện cớ dở việc đẩy em ra

Nhận xét

Vừa ngạc Buồn bã, mặc cảm, đố nhiên, vừa xem kị thường, coi đó là trò trẻ con

 Người anh nhận ra tính xấu của mình và tấm lòng nhân hậu, trong sáng của em gái

4.Sản phẩm 4 (Phiếu học tập số 3)

Ngoại hình, tài năng, cử chỉ, hành động

Việc Kiều Phương lựa chọn vẽ anh mình trong cuộc thi cho thấy cô bé là người như thế nào?

-Ngoại hình: Mặt luôn bị bẩn, lọ lem

Là cô bé hồn nhiên, trong -Lòng nhân hậu rất cần thiết sáng, đáng yêu có tài năng trong cuộc sống và lòng vị tha, nhân hậu -Giúp con người nhận ra hạn chế của bản thân

-Tài năng: Vẽ rất đẹp

Qua nhân vật KP, em có suy nghĩ gì về lòng nhân hậu và sự độ lượng trong cuộc sống?

-Giúp gắn kết tình cảm giữa con người với nhau

-Cử chỉ:Lục lọi đồ vật -Hành động:Tự chế màu vẽ

5.Sản phẩm 5 (Phiếu học tập 4)

100


Nội dung

Nghệ thuật

Bài học

Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

-Kể chuyện theo ngôi -Ghen ghét, đố kị trước thứ nhất tài năng hay thành công - Nghệ thuật miêu tả của người khác là tính xấu tâm lí nhân vật tinh tế -Cần vượt qua mặc cảm, tự ti để có niềm vui trước tài năng, thành công của người khác -Cần có thái độ nhân ái, độ lượng trước thiếu sót của người khác

d) Tổ chức thực hiện 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Bức tranh của em gái tôi (trực tuyến, khoảng 60 phút) a) Mục tiêu: tìm được các chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng người anh; tài năng phẩm chất của Kiều Phương, từ đó đưa ra nhận xét của bản thân; nêu được khái quát nội dung, nghệ thuật,rút ra bài học - Nhận biết được tính cách, tâm lí nhân vật - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề. - Nhân ái, yêu thương gia đình, cuộc sống 101


b) Nội dung

(i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. (ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Ví dụ: -Nhân vật chính là người anh trai và Kiều Phương -Nhân vật trung tâm là người anh trai nhưng có học sinh đưa ra nhân vật trung tâm là Kiều Phương -Giải thích lí do -Giáo viên kết luận d) Tổ chức thực hiện 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. 2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. 3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: 1. .Giải thích lí do vì sao nhân vật “tôi” khi xem tranh của em gái lại có những cảm giác “ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ”, sau đó điền vào ô trống dưới đây: Ngỡ ngàng …………

………

Hãnh diện ………

2.Tại sao bức tranh lại làm cho người anh thay đổi như vậy 3.Theo em nhân vật người anh đáng thương hay đáng trách 4. Tại sao tác giả lại để KP vẽ anh mình hoàn thiện đến thế? 4: GV kết luận:

102

Xấu hổ


1. Người anh đứng trước bức tranh -Ngỡ ngàng:Vì không ngờ em gái lại vẽ mình trong bức tranh dự thi, coi mình là người thân nhất -Hãnh diện;Thấy mình hiện lên trong tranh đẹp và hoàn hảo, bức tranh ấy được nhiều người xem trong triển lãm -Xấu hổ: Tự nhận ra tính xấu của bản thân: Ích kỉ, đố kị, ghen tị, tầm thường 2.Bức tranh là nghệ thuật. Sức mạnh của nghệ thuật là tìm kiếm cái đẹp, giúp con người phát hiện ra cái đẹp, cái toàn mĩ: Chân, thiện, mĩ; gi úp con người nhận ra cái khuyết điểm của mình và hoàn thiện nó. Bức tranh còn được người em gái vẽ bằng cả tài năng và tình cảm trong sáng của mình. 3. Người anh đáng trách nhưng cũng đáng cảm thông: - Đáng trách vì đã ích kỉ, ghen tức với em, chỉ nghĩ đến bản thân mình - Đáng cảm thông vì cậu đã nhận ra lỗi lầm của mình, thấy xấu hổ và biết sửa lỗi 4.Là cô bé hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu có tài năng và lòng vị tha, nhân hậu a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và nêu ý kiến của mình trong các tình huống: Tình huống 1:Nếu em có một khả năng đặc biệt nào đó so với mọi người xung quanh, mọi người tự ti vì họ không giỏi bằng em và có xu hướng đố kỵ. Trong trường hợp đó, em sẽ làm gì? Tình huống 2: Nếu em thấy bạn khác thông minh, giỏi hơn mình và được mọi người công nhận. Em cũng muốn được người khác công nhận mình như thế, em có buồn vì bạn giỏi hơn mình không? Em sẽ làm gì để em và bạn vẫn thân thiết với nhau? Em sẽ làm gì để mọi người công nhận em? Tình huống 3: Nếu em thấy một người bạn của mình đang tự ti vì bạn ấy không giỏi được như người khác, em sẽ khuyên bạn điều gì?

103


- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: GV cho HS chọn 1 nhiệm vụ về nhà

GV yêu cầu HS:Từ các VB Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn để nêu quan điểm của em. c) Sản phẩm: Bài làm của HS về 1 nhiệm vụ ở mục Nội dung. d) Tổ chức thực hiện 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. 3: – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. – GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

*Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………

Ngày soạn: Ngày dạy:

104


TIẾT 22 : VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Hình thức của đoạn văn - Bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả - Cảm xúc của người viết về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả 2. Về năng lực: - Biết viết đoạn văn theo đúng quy định về hình thức, nội dung - Nêu được cảm xúc của bản thân về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả 3. Về phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập II. Thiết bị dạy học và học liệu - GV, HS sử dụng tài khoản Zoom được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) III.Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a. Mục tiêu: HS trình bày được các yêu cầu của đoạn văn ghi lại cảm xúc vê một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi Nhiệm vụ 1 :

phiếu học tập số 1 :

Kể tên một bài thơ em học có sử dụng có yếu tố miêu tả và tự sự. Vậy nhà thơ dùng có yếu tố miêu tả và tự sự ấy trong bài thơ của mình nhằm mục đích gì? Nhà thơ có những cách thức nào để bày tỏ tình cảm, cảm xúc?

105


+ Theo em, một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Nhiệm vụ 2 :

phiếu học tập số 2 :

Đoạn văn giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết bằng câu văn nào? Cảm xúc của người viết được thể hiện qua từ ngữ nào? Người viết đã nêu và đánh giá ý nghĩa của các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả nào trong bài thơ? Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ được tác giả viết và chỉ ra ở câu văn nào? Câu kết có nội dung gì? Dựa vào kết quả làm việc nhóm trình bày những điểm cần lưu ý khi đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ có yếu tố miêu tả và tự sự? c) Sản phẩm: Nhiệm vụ 1 :

phiếu học tập số 1 :

Kể tên một bài thơ em học có sử dụng có yếu tố miêu tả và tự sự.

Chuyện cổ tích về loài người

Vậy nhà thơ dùng có yếu tố miêu tả và tự sự ấy trong bài thơ của mình nhằm mục

- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

106


đích gì? Nhà thơ có những cách thức nào để bày tỏ - Kết hợp yểu tố biểu cảm với tự sự và tình cảm, cảm xúc? miêu tả + Theo em, một đoạn văn ghi lại cảm - Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và giả; miêu tả cần đáp ứng những yêu cầu gì? - Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ; - Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ; - Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

Nhiệm vụ 2 :

phiếu học tập số 2 :

Đoạn văn giới thiệu nhan đề bài thơ, tên - Câu mở đoạn tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết bằng câu văn nào? Cảm xúc của người viết được thể hiện - Từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết : qua từ ngữ nào? Xúc động trước tình mẹ con thiết tha, thấm thía hơn….. Người viết đã nêu và đánh giá ý nghĩa Người viết đã nêu và đánh giá ý nghĩa của các của các chi tiết mang tính tự sự và miêu chi tiết mang tính tự sự và miêu tả nào trong tả nào trong bài thơ? bài thơ : lời kể của em bé với lời mời gọi ở trên mây, và dưới sóng, lời từ choiis, lí do từ chối và những trò chơi em bé nghĩ ra….. Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của của nhà thơ được tác giả viết và chỉ ra ở nhà thơ được tác giả viết và chỉ ra ở câu văn: câu văn nào? Giọng thơ tâm tình trò chuyện thủ thỉ, câu đáp 107


lại của em bé chứa đựng tâm trang…. Câu kết có nội dung gì?

Khái quát cảm xúc chung về bài thơ

Dựa vào kết quả làm việc nhóm trình bày những điểm cần lưu ý khi đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ có yếu tố miêu tả và tự sự?

- Đọc kĩ để hiểu bài thơ; chú ý các yếu tố tự sự, miêu tả và tác dụng của các yếu tố này trong việc thể hiện nội dung. - Lựa chọn một yếu tố về nội dung hoặc nghệ thuật trong bài thơ mà em thấy ấn tượng, yêu thích. - Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,... nào trong bài thơ? Vì sao?

d) Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. - Bước 3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 20 phút) a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của đoạn văn ghi lại cảm xúc vê một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả b) Nội dung - Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. - Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. 108


- Nguyên nhân: một số bạn có kết quả sai do chưa hiểu rõ nội dung. d) Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. - Bước 2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ . GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. - Bước 3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); 3. Hoạt động 3 : Hoạt động luyện tập ( 10 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao Bài tập 1: Đọc và chỉ ra những yếu tố tự sự và miêu tả có trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người ” (Xuân Quỳnh) c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d) Tổ chức thực hiện - bước 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung, yêu cầu HS làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. - Bước 3: HS nộp sản phẩm thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. - Bước 4.Nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. 109


Bài tập : Tìm một số bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả ? c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. - Bước 2 : 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. - Bước 3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. - Bước 4 : GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

*Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………

Ngày soạn: Ngày dạy: ) TIẾT 23 : THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nắm được cách viết đoạn văn - Trình bày cảm xúc của bản thân về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả 2. Về năng lực: - Biết viết đoạn văn theo đúng quy định về hình thức, nội dung - Nêu được cảm xúc của bản thân về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả 110


3. Về phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập II. Thiết bị dạy học và học liệu - GV, HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams, Zoom hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) III.Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: Giúp HS - Nắm được cách viết đoạn văn - Trình bày cảm xúc của bản thân về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: Nhiệm vụ 1:

Phiếu học tập số 1 :

? Trước khi viếu cần thực hiện những thao tác sau như thế nào ? Lựa chọn bài thơ ? Tìm ý ? Lập dàn ý ?

Nhiệm vụ 2 :

Phiếu học tập số 2 :

? Bước viết bài cần thực hiện như thế nào ? Nhiệm vụ 3 :

Phiếu học tập số 3 :

? Chỉnh sửa bài viết cần thực hiện như thế nào ? c) Sản phẩm: Nhiệm vụ 1 :

phiếu học tập số 1 : 111


1. Trước khi viết

Lựa chọn bài thơ ?

- Bài thơ đó có tên là gì? Tác giả là ai?

Tìm ý ?

- Nội dung của bài thơ là gì? Cảm xúc chung của em với bài thơ? - Các chi tiết tự sự trong bài thơ và ý nghĩa của nó trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ ? - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và ý nghĩa của nó trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ? - Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ

Lập dàn ý ?

- Mở kết: : giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết. - Thân đoạn:

 Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?  Đâu là chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?  Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?  Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn nói ra sao? - Kết đoạn: Khái quát cảm xúc chung của người viết về bài thơ trong hình thức kể chuyện độc đáo.

112


Nhiệm vụ 2 :

Phiếu học tập số 2 :

* Khi viết cần lưu ý : - Bám sát dàn ý để viết đoạn. - Thể hiện được cảm xúa chân thành của em về nội dung và hình thức trữ tình độc đáo của bài thơ. - Trình bày đúng hình thức đoạn văn . Nhiệm vụ 3 :

Phiếu học tập số 3 :

PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI VIẾT Nhiệm vụ: Hãy đọc bài viết của mình và hoàn chỉnh bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau: 1. Đoạn văn em viết đã giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết ? .............................................................................................................................. 2. Nội dung đoạn văn em viết đã nêu và đánh giá ý nghĩa của các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ chưa? .............................................................................................................................. 3.Em có dùng những từ ngữ thể hiện được cảm xúc của mình về bài thơ chưa? ............................................................................................................................. 4.Có nên bổ sung nội dung cho bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ ý cần bổ sung.) ............................................................................................................................. 5.Có nên lược bỏ các câu trong bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ câu hay đoạn cần lược bỏ.) ............................................................................................................................ 6.Bài viết có mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt không? (Nếu có, hãy viết rõ các mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt cần sửa chữa.) ............................................................................................................................ 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 20 phút)

113


a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của đoạn văn ghi lại cảm xúc vê một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả b) Nội dung - Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. - Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. - Nguyên nhân: một số bạn có kết quả sai do chưa hiểu rõ nội dung. d) Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. - Bước 2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ . GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. Bước 3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); 3. Hoạt động 3 : Hoạt động luyện tập ( 10 phút) 3. Hoạt động 3 : Hoạt động luyện tập ( 10 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người ” (Xuân Quỳnh) c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d) Tổ chức thực hiện - bước 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung, yêu cầu HS làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 114


- Bước 3: HS nộp sản phẩm thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. - Bước 4.Nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. Bài tập : Tìm một số bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả ? c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. - Bước 2 : 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. - Bước 3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.

*Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 24 NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU 115


1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Biết cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình sao cho hấp dẫn và thuyết phục, biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hồi từ phía người nghe; - Biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu - GV, HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams, Zoom hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: a) Mục tiêu: HS chuẩn bị bài nói chia sẻ được một vấn đề trong đời sống gia đình khiến mình quan tâm suy nghĩ. b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: Em hãy chia sẻ về một vấn đề trong đời sống gia đình khiến em quan tâm và suy nghĩ. c, Sản phẩm - Dựa vào chính trải nghiệm của em để chọn một đề tài phù hợp. Ví dụ: 116


+ quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; + việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ đối với con cái; + thái độ cư xử của con cái đối với cha mẹ; + những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương; + sự tôn trọng sở thích và mong muốn của từng người,... - Có thể đọc lại các văn bản đã học trong bài để được gợi ý thêm về ý tưởng. Ví dụ: + hình ảnh em bé và sự chăm sóc của người thân trong “Chuyện cổ tích về loài người”, + tình cảm gắn bó của con đối với mẹ trong “Mây và sóng”, + tình yêu thương của anh chị em trong “Bức tranh của em gái tôi”,... - Tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để có được cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói. - Chuẩn bị tranh ảnh, bài hát,... về gia đình để minh họa cho bài nói (nếu có). - Chuẩn bị tranh ảnh, bài hát,... về gia đình để minh họa cho bài nói (nếu có). - Ghi ra giấy những ý chính cần nói và sắp xếp theo trật tự phù hợp. Ví dụ: + nêu vấn đề và các biểu hiện cụ thể của vấn đề; + nêu tác động của vấn đề đối với các thành viên trong gia đình; + trình bày mong muốn của em và cách em đã làm để giải quyết vấn đề;... d) Tổ chức thực hiện 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.

117


3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 20 phút) a) Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ. - HS hiểu, vận dụng làm được các bài tập về ẩn dụ, dấu ngoặc kép, đại từ nhân xưng. b) Nội dung

(i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. (ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. #2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. #3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung: #4: GV kết luận: - Tùy chất lượng bài làm của HS để giáo viên kết luận, lưu ý.

118


3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 10 phút) a) Mục tiêu:.Củng cố lại kiến thức đã học. b) Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS tự thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( Sau kết nối) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Nói tron vẹn một chủ đề tự chọn c. Sản phẩm học tập: Bài nói của hs được quay video d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS tự thực hiện tại nhà - GV nhận xét, đánh giá vào thời điểm thích hợp. Tiết 25: Bài 2: Củng số mở rộng và thực hành đọc 119


THỰC HÀNH ĐỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nội dung chính, đặc điểm nghệ thuật: hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự, miêu tả trong các bài thơ đã học 2. Năng lực - Vận dụng kiến thức làm bài tập. - vận dụng kĩ năng đọc qua văn bản 1,2,3 để thực hành đọc hiểu văn bản 3. Phẩm chất - Chăm chỉ trong học tập II. Thiết bị dạy học và học liệu - GV, HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams, Zoom hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: - HS vận dụng làm được các bài tập về nội dung chính, đặc điểm nghệ thuật: hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự, miêu tả trong các bài thơ đã học. b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: Đọc yêu cầu và chọn đáp án đúng cho các câu sạu: NHIỆM VỤ 1 Câu 1: Bài thơ Mây và sóng là lời của ai, nói với ai? A. Lời của người mẹ nói với đứa con B. Lời của đứa con nói với mẹ C. Lời của con nói với bạn bè D. Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây. Câu 2. Dòng nào dưới đây nói đúng và đủ nội dung của bài Chuyện cổ tích về loài người? 120


A. Trẻ em mới là người được sinh ra đầu tiên trên trái đất, không phải cha mẹ hay thầy cô giáo. B. Trẻ em là sinh ra rất nhỏ bé và yếu đuối, cần được chăm sóc, dạy dỗ và che chở. C. Mọi vật sinh ra trên trái đất đều là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. D. Tất cả các ý trên Câu 3: Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng biểu tượng cho điều gì? A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống. B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên C. Tặng vật trời đất D. Những gì không có thực trong đời Câu 4: Nhận xét về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Mây và sóng? A. Vừa lung linh, kì ảo, vừa chân thực, sinh động B. Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ độc đáo C. Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc D. Gồm 3 ý trên Câu 5: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng? A. Yếu đuối, không thích các trò chơi B. Ham chơi, tinh nghịch C. Hóm hỉnh, sáng tạo D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết Câu 6. Kiều Phương trong văn bản Bức tranh của em gái tôi là người như thế nào? A. Có tính ích kỉ, thường xuyên ganh đua với người anh. B. Có tính siêng năng, chăm chỉ, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ. C. Có tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu. 121


D. Cả hai đáp án B và C Câu 8. Nội dung Kiều Phương thể hiện trong bức tranh tham gia trại thi vẽ quốc tế là gì? A. Cha mẹ và những người thân trong gia đình. B. Góc học tập của em. C. Ngôi trường mà em đang theo học. D. Người anh trai. Câu 9. Thái độ của người anh trai thế nào khi nhận ra nội dung trong bức tranh của em gái? A. Từ ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. B. Cảm thấy hãnh diện và tự hào vì có một người em gái tài giỏi. C. Cảm thấy buồn vì mình thua em gái. D. Lòng tức giận lại dâng trào vì thành tích của em gái. Câu 10: Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào? A. Đối thoại B. Độc thoại C. Độc thoại nội tâm D. Đối thoại lồng trong độc thoại Câu 11. Người anh trai đã gọi những gì trong bức tranh là: A. Tài năng của người em gái. B. Tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. C. Những gì đẹp nhất trên đời này. D. Chính bản thân người anh trai. Câu 12. Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại nào? A. Truyện dài. B. Tiểu thuyết. C. Truyện ngắn. D. Hồi kí. 122


Câu 13: Bài thơ Mây và sóng gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống? A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết B. Niềm vui, hành phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ngay ở chính cõi đời này và do chính con người tạo nên C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy D. Gồm 2 ý B và C Câu 14. Bố sinh ra đã giúp trẻ em những gì? A. Khiến bé nhìn thấy rõ mặt trời. B. Dạy cho trẻ những kiến thức ở trường lớp, sách vở. C. Trao tình yêu, lời ru và chăm sóc bé ân cần. D. Dạy cho trẻ hiểu biết: biết ngoan và biết nghĩ. Câu 15: Chủ đề bài thơ Mây và sóng là gì? A. Tình mẫu tử thiêng liêng B. Tình bạn bè thắm thiế C. Tình anh em sâu nặng D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc

NHIỆM VỤ 2: Điền thông tin về đặc điểm của các bài thơ đã được học trong bài Gõ cửa trái tim. Đặc điểm nghệ thuật Nhan đề bài thơ

Nội dung chính

Biện pháp tu từ

Hình ảnh

123

Yếu tố tự sự, miêu tả


Chuyện cổ tích về loài người Mây và sóng

NHIỆM VỤ 3: Đọc văn bản Những cánh buồm sgk/57, hoàn thành phiếu học tập Khía cạnh

Nhân vật người cha

Không gian xuất hiện Hình ảnh

Lời nói

Câu thơ thể hiện lời nói Qua lời nói nhận xét về nhân vật

Nhận xét về nghệ thuật

Nhận xét về nội dung

c) Sản phẩm: NHIỆM VỤ 1 124

Nhân vật người con


1.D

2.D

3.A

4.D

5.A

6.D

8.D

9. A

10. A

11.B

12.C

13.D

14.D

15.A

NHIỆM VỤ 2 Nhan đề bài thơ

Đặc điểm nghệ thuật Nội dung chính

Hình ảnh

Biện Yếu tố tự xự, miêu tả pháp tu từ

Chuyện cổ tích về loài người

Bài thơ đã bộc lộ Trẻ tình yêu mến đối con, bố với con người nhất mẹ, bà. là trẻ em em.Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời là vì trẻ em vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.Những gì sinh ra ở trên đời này là vì cuộc sống của con người của trẻ em. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.

So sánh.

Kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người.Mỗi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.

Mây và sóng

Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng

Điệp ngữ, đối lập, ẩn dụ, nhân hóa.

Cuộc trò chuyện giữa em bé và những người

Em bé, mẹ, mây, sóng.

125

“trên mây”, “trong sóng” Miêu tả hình


liêng sâu sắc, chứa đựng những triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.

ảnh thiên nhiên tượng trưng cho tình mẫu tử bao la.

NHIỆM VỤ 3 Khía cạnh

Nhân vật người con

Không gian xuất hiện

Mặt trời rực rỡ, biển xanh, sau trận mưa biển càng trong, nắng mai hồng

Hình ảnh

Bóng tròn chắc nịch

Lời nói

Câu thơ - Sao xa kia chỉ thấy thể hiện lời nước, thấy trời/ Không nói thấy nhà, không thấy cây, thấy người - Cha mượn cho con chiếc buồm trắng nhé/ Để con đi… Cảm nhận - Đứa trẻ ngây thơ, hồn về nhân vật nhiên nhưng có khao qua lời nói khát, khát vọng khám phá mọi thứ trên đời

Nhân vật người cha

Bóng dài lênh khênh

- Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây có cửa có nhà/ Vẫn là đất nước của ta/ Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến

Sự cởi mở, chân thành, trung thực, không giấu về những hạn chế của mình đồng thời người cha khéo léo khơi gợi trí tò mò, khám phá cho con

Nhận xét về nghệ thuật - Từ láy: rực rỡ, lênh khênh, rả rích, phơi phới, trầm ngâm, thầm thì - Ẩn dụ: cánh buồm (khao khát, ước mơ); ánh nắng chảy đầy vai(ánh nắng tràn ngập khắp mọi 126


nơi) - Điệp ngữ: cha dắt con đi Nhận xét về nội dung

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng để đi khám phá thế giới. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. #3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 20 phút) a) Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ. - HS hiểu, vận dụng làm được các bài tập về ẩn dụ, dấu ngoặc kép, đại từ nhân xưng. b) Nội dung (i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. (ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Ví dụ: d) Tổ chức thực hiện 127


#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. #2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. #3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: 1. Vì sao em chọn đáp án D....? #4: GV kết luận: - Tùy chất lượng bài làm của HS để giáo viên kết luận, lưu ý. - Đưa sản phẩm chuẩn của giáo viên ở 3 phiếu học tập. 3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (khoảng 10 phút) a) Mục tiêu:.Củng cố lại kiến thức đã học: biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; dấu câu; đại từ nhân xưng. b) Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. : Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: Nắng Ba Đình mùa thu Thắm vàng trên lăng Bác Vẫn trong vắt bầu trời Ngày tuyên ngôn Độc lập. Ta đi trên quảng trường Bâng khuâng như vẫn thấy Nắng reo trên lễ đài Có bàn tay Bác vẫy. (Nắng Ba Đình - Nguyễn Phan Hách) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên. Câu 2: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: 128


Nắng reo trên lễ đài Có bàn tay Bác vẫy. Câu 3: Đoạn thơ trên gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào của nước ta Câu 4: Viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của em về đoạn thơ trên. c) Sản phẩm Câu 1: Biểu cảm, miêu tả Câu 2: - Biên pháp: nhân hóa “nắng reo” - Hiệu quả: Câu 3: Sự kiện: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình, 2/9/1945 Câu 4: Bác Hồ kính yêu đã vĩnh biệt chúng ta lâu rồi nhưng Người vẫn mãi mãi sống cùng non sông đất nước này. Hình bóng của Người, tinh thần của Người vẫn vẹn nguyên,vẫn hiển hiện khắp nơi, từ cỏ cây đến sắc trời, từ con đường đến màu nắng...Cảm giác này càng kì lạ và càng rõ ràng mỗi khi chúng ta đi trên quảng trường Ba Đình. Nhà thơ Nguyễn Phan Hách dường như đã nói thay chúng ta điều đó.Từ ngày Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Người đã mang về đây mùa thu cách mạng và trong ánh nắng mùa thu bao đời của thiên nhiên xứ sở, bắt đầu từ đấy cũng có một màu sắc mới: Nắng Ba Đình! Đó là nắng cách mạng, Nắng Tuyên ngôn, Nắng Bác Hồ!Đi trên quảng trường hôm nay, cảm xúc thơ đến từ ánh nắng in trên lăng Bác:“ Nắng Ba Đình mùa thu/Thắm vàng trên lăng Bác”. Hai chữ “ thắm vàng” được dùng ở đây dường như nói được cả sự tươi tắn, sáng trong của nắng trời, cả ánh nắng huy hoàng từ sao vàng cờ đỏ, có cả ánh sáng kiêu hãnh tự hào của tấm lòng một công dân độc lập, lòng biết ơn sâu nặng của một người con đối với Bác Hồ. Tác giả còn nhận ra sắc nắng, sắc trời hôm nay còn là sắc nắng, sắc trời của hôm nào: “Vẫn trong vắt bầu trời/ Ngày Tuyên ngôn Độc lập”. Chao ôi! Màu nắng, màu trời trong vắt hiện ra trong một ngày thế rồi cũng hoá thành vĩnh viễn! Nghĩa là khoảnh khắc đã hoá thành vĩnh cửu. Đúng thế, bầu trời trong vắt ngày Tuyên ngôn Độc lập không bao giờ phai đối với tâm trí mỗi người dân Việt Nam!Cảm xúc của tác giả tiếp tục được nâng lên nữa:“Ta đi trên quảng trường/ Bâng khuâng như vẫn 129


thấy/Nắng reo trên lễ đài/ Có bàn tay Bác vẫy”. Nắng không chỉ có màu sắc “thắm vàng”. Nắng còn cất lên tiếng nói của riêng mình nữa “Nắng reo trên lễ đài”. Đó là ánh nắng thu đang xao động, hay nắng chính là tiếng sóng reo hò của muôn vạn con tim Việt Nam trong giờ phút Người đọc Tuyên ngôn, đén nay dư âm vẫn còn vang vọng, vẫn còn dạy lên trong sắc nắng Ba Đình? Có lẽ tất cả những ấn tượng ấy đã ùa đến trong lòng nhà thơ và hội tụ trong ngòi bút thơ ca, hội tụ vào hai chữ “Nắng reo”. Từ hai chữ “Nắng reo”, người viết còn như hình dung cả bàn tay Bác vẫy trên lễ đài làm xao động cả nắng Ba Đình- “Có bàn tay Bác vẫy”. Tác giả nhìn màu nắng thực hôm nay làm sống động cả quá khứ; đem những hình ảnh của quá khứ làm hiển linh trong hiện tại này. Đoạn thơ đã cho ta thêm một lần cảm nhận về sự hiện diện thiêng liêng mà gần gũi của Bác Hồ trong đời sống hàng ngày của non sông và của mỗi một chúng ta! d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung, yêu cầu HS làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. #3: HS nộp sản phẩm thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. #4.Nhận xét và kết luận:

Bài 3 130


YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ (12 tiết) Tiết 29. Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn

Con chào mào I. MỤC TIÊU CHUNG 1. Về kiến thức: - Tri thức ngữ văn (cốt truyện, nhân vật trong truyện: Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, thế giới nội tâm). - Tác hại của sự vô cảm, Sức mạnh của giá trị nhân văn, tình yêu thương, chia sẻ từ 3 văn bản. - Thành phần chính của câu, các cụm từ, dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu. 2. Về năng lực: - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các nhân vật trong các văn bản. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nhận biết được tác hại của sự vô cảm, giá trị của tình yêu thương và sự chia sẻ. 131


- Nhận biết được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và hiểu được tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của câu.. - Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước. - Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái, đồng cảm; yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ, những người thiệt thòi, bất hạnh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - HS: Sử dụng tài khoản Google Meet hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 ( Kết nối tri thức ) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (học sinh chuẩn bị ở nhà trước giờ học) a. Mục tiêu: - Tri thức ngữ văn (cốt truyện, nhân vật trong truyện: Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, thế giới nội tâm). - Tác hại của sự vô cảm, Sức mạnh của giá trị nhân văn, tình yêu thương, chia sẻ từ 3 văn bản. - Thành phần chính của câu, các cụm từ, dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu. b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: Phiếu học tập số 1 GV trình chiếu( quan sát tranh) một số hình ảnh về tình yêu thương sự sẻ chia: Tình yêu thương, có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

132


- Đọc Sgk Tr59,60 thực hiện yêu cầu theo phiếu học tập số 2 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 2 1. Những câu chuyện được kể, ngoài cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất, người ta có thể kể chuyện ở ngôi nào nữa? 2.Như các em đã học, nhân vật trong truyện kể thường được xây dựng trên các phương diện nào?

Ngoại hình Hành động Ngôn ngữ Thế giới nội tâm

Phiếu học tập số 3 1.Trong câu , thành phần chính có cấu tạo như thế nào?(là từ/ hay cụm từ). 133


2.Ở bậc tiểu học, các em đã được học những loại cụm từ nào? Hãy kể tên c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 Ý nghĩa của tình yêu thương: Một điều kì lạ, cả người cho và người đón nhận yêu thương đều bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, họ đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Đó chính là sức mạnh của tình yêu thương. Cho dù đó là chuyện vui, hay buồn, đau khổ hay hạnh phúc, nhưng mỗi câu chuyện cho chúng ta hiểu sâu sắc và biết quý trọng tình yêu thương xung quanh cuộc sống mình. Phiếu học tập số 2. 1.Trong truyện kể, ngoài người kể chuyện ngôi thứ nhất, còn có người kể chuyện theo ngôi thứ ba. 2.

Ngoại hình

Hành động

Ngôn ngữ

dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục,…);

những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh; lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại;

những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. Thế giới nội tâm

Phiếu học tập số 3 1. Thành phần chính của câu có thể cấu tạo bằng từ, hoặc cụm từ. 2. Có nhiều loại cụm từ tiêu biểu như: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. 134


d. Tổ chức thực hiện: 1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. 3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật 4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn (Trực tuyến - khoảng 25phút) a. Mục tiêu - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các nhân vật trong các văn bản. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nhận biết được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và hiểu được tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của câu.. b. Nội dung b1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp b2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác lắng nghe phần trình bày của bạn, GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS.

135


3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); Từ phiếu học tập số 1 đến phiếu học tập số 3 4. GV kết luận Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu tri thức chung cho bài học. b. Nội dung Em đã đọc câu chuyện nào trong chủ đề yêu thương và chia sẻ chưa, hãy chỉ ra một số đặc điểm tiêu biểu về một nhân vật trong câu chuyện đó? Em ấn tượng với chi tiết miêu tả nào về nhân vật? c. Sản phẩm: Chuyện kể của HS d. Tổ chức thực hiện 1: GV giao cho HS bài tập như mục Nội dung. 2: HS thực hiện. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. 3: GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (HS làm tại nhà) b. Mục tiêu: HS hệ thống lại kiến thức và vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: Nhiệm vụ về nhà GV cho HS nhiệm vụ/ HS thực hiện Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu thể hiện cảm xúc của em về tình yêu thương. b. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. 136


3: – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. – GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Ngày soạn: Ngày dạy : VĂN BẢN 1. ĐỌC VĂN BẢN: CÔ BÉ BÁN DIÊM ( Han cri – Xti – An – đec – xen)) Môn: Ngữ văn lớp: 6 (Thời gian thực hiện: 1 tiết- 30 phút ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Những nét tiêu biểu về nhà văn An-đéc-xen. - Người kể chuyện ở ngôi thứ ba. - Hoàn cảnh nhân vật thể hiện qua hình dáng, hành động, ngôn ngữ, mộng ước… - Hình ảnh ở mỗi lần quẹt diêm và ý nghĩa của những hình ảnh ấy - Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của văn bản 2. Năng lực: - Xác định được ngôi kể trong văn bản “Cô bé bán diêm”. Phân biệt được lời kể của người kể chuyện, lời kể của nhân vật. - Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, công việc, quang cảnh đêm giao thừa. Từ đó hình dung ra hoàn cảnh sống của nhân vật. - Phân tích được giá trị của những hình ảnh cô bé nhìn thấy sau mỗi lần quẹt diêm. 137


- Đánh giá được sự vô cảm của xã hội đương thời, thấy được lòng nhân ái của tác giả. - Rút ra bài học về cách ứng xử với những người có hoàn cảnh khó khăn, cách chia sẻ, đồng cảm với cuộc sống của họ. 3. Phẩm chất: Nhân ái, yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ, giúp đỡ với những người có hoàn cảnh khó khăn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Giáo viên: - GV sử dụng tài khoản Microsoft Teams hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. - Thiết kế bài dạy PowerPoint. - SGV, SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). - Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học sinh: - HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp để học. - SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. - Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (học sinh chuẩn bị ở nhà trước giờ học) a. Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn An-đéc-xen và tác phẩm “Cô bé bán diêm”. và bước đầu HS chỉ ra được ngôi kể, nhân vật chính, tóm tắt được truyện Cô bé bán diêm; tìm được một số chi tiết về bối cảnh diễn ra câu chuyện, cảnh ngộ của cô bé bán diêm, những lần quẹt diêm và mong ước của cô bé, thái độ của người đi đường, cách kết thúc truyện , từ đó đưa ra được nhận xét của bản thân. b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: 138


1. Đọc phần "Sau khi đọc" - Sgk Tr61 giới thiệu những hiểu biết của em về tác giả, văn bản vào phiếu học tập số 1. Phiếu học tập số 1 Tác giả Văn bản

2.Đọc văn bản “ Cô bé bán diêm” - Xác định: ngôi kể, nhân vật chính, phương thức biểu đạt và tóm tắt lại văn bản trong khoảng 5-7 câu. Phiếu học tập số 2: Nhân vật chính

Bố cục

Đề tài

Người kể Lời kể người Phương chuyện kể chuyện biểu đạt

thức Yếu tố hoang đường, kì ảo

- Bối cảnh diễn ra câu chuyện và cảnh ngộ của cô bé bán diêm: Phiếu học tập số 3 ối cảnh diễn ra câu chuyện

ảnh ngộ của cô bé bán diêm

Thời tiết:

Những người mà em thương yêu:

Thời gian:

Cuộc sống thực tại:

Không gian:

Không gian:

Nhận xét của em về tình cảnh của nhân vật:

139


- Những lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô bé bán diêm Phiếu học tập số 4

Lần

Hình ảnh

Mong ước

1 2 3 4 5

- Cách ứng xử của người đi đường, thái độ của người kể chuyện và thông điệp mà nhà văn An-đec-xen muốn gửi gắm: Phiếu học tập số 5

Cách ứng xử của người đi đường

Thái độ của người kể chuyện

Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm

Phiếu học tập số 6 - Nghệ thuật đặc sắc: Điền vào cột B các chi tiết, hình ảnh tương phản, đối lập với cột A. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tương phản đó. 140


A

B

Ý nghĩa

Trời đông giá rét, tuyết rơi Em bé bụng đói, cả ngày chưa ăn uống gì Những ảo ảnh đẹp đẽ khi quẹt diêm

Khung cảnh tươi sáng " mặt trời lên trong sáng, chói chang", không khí tươi vui của ngày đầu năm mới

c) Sản phẩm:

- Sản phẩm 1 Tác giả

- Han Cri-xti-an An-đéc-xen (1805 – 1875), là nhà văn Đan Mạch Chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. - Bằng trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn, ông đã sáng tạo nên một thế giới huyền ảo mà rất gần gũi với con người, cuộc sống đời thường.

141


-Một số tác phẩm nổi tiếng: Nàng tiên cá, Nữ thần băng giá, Bầy chim thiên nga, Chú lính chì dũng cảm…

Văn bản

Cô bé bán diêm là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất của An-đec-xen.

- Sản phẩm 2: Nhân vật chính

Bố cục

Đề tài

Cô bé - Văn bản - Yêu bán chia làm thương diêm 3 phần con trẻ, + P1: Từ phê đầu …đôi phán sự bàn tay thờ ơ, em cứng vô cảm trước đờ ra.

Người Lời kể Phương Yếu tố hoang kể người thức biểu đường, kì ảo chuyện kể đạt chuyện Dùng Tự sự lời kể Ngôi thứ ba ( để thuật lại sự người kể giấu việc mình)

142

Có yếu tố kì ảo, hoang đường


Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.

nỗi bất hạnh của trẻ thơ

+ P2: Chà...chà  Thượng đế.

Những lần quẹt diêm và mộng tưởng P3: Còn lại.

Cái chết thương tâm của cô bé

Tóm tắt: Trong đêm giao thừa trời rét mướt, lạnh giá có một cô bé bán diêm mồ côi mẹ đầu trần, bụng đói đang cố bán những bao diêm vì cả ngày chưa bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà sợ bố đánh, ngồi nép vào góc tường em rút những que diêm trong bao ra để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra; quẹt que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn; quẹt que diêm thứ ba em thấy cây thông Noel; quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết diêm để được nhìn thấy bà. Em bé đã chết rét trong đêm giao thừa.

- Sản phẩm 3: 143


ối cảnh diễn ra câu chuyện

ảnh ngộ của cô bé bán diêm

Thời tiết: Gió rét dữ dội, tuyết rơi

Những người mà em thương yêu: Mồ côi mẹ, bà nội hiền hậu cũng đã mất

Thời gian: Đêm khuya, gần giao thừa

Cuộc sống thực tại: + Gia sản tiêu tán + Sống với cha trong một xó tối tăm, luôn bị mắng nhiếc chửi rủa; + Phải đi bán diêm để kiếm sống; ngồi nép ở góc tường không dám về nhà vì sợ cha đánh khi chưa bán được diêm; + Giữa trời đông giá rét: - Đầu trần, bông tuyết bám đầy trên tóc xõa thành từng búp trên lưng - Đi chân đất, đỏ ửng lên rồi tím bầm lại; - Mặc chiếc tạp dề cũ kĩ

Không gian: Nhiều người qua lại nhưng không ai đoái hoài Nhận xét của em về tình cảnh của nhân vật: Tình cảnh khổ cực tội nghiệp, đáng thương: Cô độc, đói rét, bị đày ải, thiếu tình yêu thương, sự quan tâm.

- Sản phẩm 4:

Lần

Hình ảnh

Mong ước

144


1

Ngồi trước lò sưởi lửa cháy Vì em đang chịu đựng cái rét dữ dội, vui mắt toả hơi nóng dịu muốn được sưởi ấm; dàng…

2

Bàn ăn, bát đĩa bằng sứ quý giá, ngỗng quay…

Vì em đang đói, muốn được ăn

3

Cây thông Noel, ngọn nến sáng rực, lấp lánh…

Em bé muốn được đón niềm vui, hi vọng vào năm mới an lành;

4

Thấy bà nội hiện về đang mỉm cười với em.

Em đang khao khát tổ ấm, tình yêu thương, hạnh phúc, sự chở che

5

em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao: Thấy hình ảnh bà em to lớn và đẹp lão, bà cầm tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên cao

khát khao cháy bỏng của cô bé về một cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc, không còn cô độc, buồn đau…

Theo em có thể thay đổi trình tự của những hình ảnh trên không ? => Trình tự xuất hiện của các hình ảnh là phù hợp, không thể thay đổi.

Sản phẩm 5:

Cách ứng xử của người điThái độ của người kể đường chuyện

145

Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm


+ "Khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em, chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh",

- Xót xa, thương cảm + Thể hiện qua cách miêu tả ngoại hình và cảnh ngộ: Đầu trần, chân đất, chân đỏ ửng lên, rồi bầm tím lại vì rét ; Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc…

+ "khách qua đường vội vã mặc quần áo ấm đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với hoàn cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm", + Câu chuyện về đôi + "Mọi người bảo giày của em : đi giày nhau: chắc nó muốn do mẹ để lại, một chiếc bị dính bào bánh xe sưởi ấm". tuyết, một chiếc bị một thằng bé lượm được và có ý định giữ lại để làm nôi cho chó…

- Thông điệp mà nhà văn An-đéc-xen gửi gắm: Hãy yêu thương con trẻ! Hãy dành cho trẻ em một cuộc sống bình yên và hạnh phúc! Đồng thời phê phán mạnh mẽ đối với sự thờ ơ, vô cảm trước con người, + Em ngồi nép mình ở nhất là trước nỗi bất hạnh góc tường và không của trẻ thơ. dám về nhà vì sẽ bị cha đánh… + Sự tương phản giữa những ảo ảnh (lò sưởi, đồ ăn, cây thông, bà nội) với hiện thực phũ phàng khi diêm tắt - Yêu thương, trân trọng + Trân trọng khi kể về những mộng tưởng của em

146


+ Miêu tả cái chết của em bé với hình ảnh đôi má hồng, đôi môi đang mìm cười + Có lẽ, để em bé chết, về với Thượng đế cũng là cách thể hiện sự yêu thương, trân trọng bởi vì từ nay em không còn phải chịu cảnh cô độc, đói rét, bất hạnh nữa + Cách dùng từ ngữ: em, em bé, em gái nhỏ, em gái => Đây là thái độ và sự ứng xử thờ ơ, thiếu sự đồng cảm và tình yêu thương giữa con người đối với con người.

=> Em bé bán diêm không chỉ hiện lên với thân phận người đau khổ, bất hạnh mà còn có cả sự thơ ngây, trong sáng, đáng yêu như một thiên thần, xứng đáng được hưởng những gì đẹp đẽ, an lành, hạnh phúc nhất.

Sản phẩm 6 A

B

Ý nghĩa

Trời đông giá rét, Một em gái nhỏ đầu tuyết rơi trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối

147

Nhấn mạnh tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của em bé bán diêm


Em bé bụng đói, cả ngày chưa ăn uống gì

Trong phố sực nức mùi ngỗng quay

Những ảo ảnh đẹp đẽ khi quẹt diêm

Hiện thực nghiệt ngã khi Gợi lên niềm xót xa, thương cảm, diêm tắt với em bé ngây thơ đang phải chịu cảnh đói rét, cô đơn

Khung cảnh tươi sáng "mặt trời lên trong sáng, chói chang", không khí tươi vui của ngày đầu năm mới

Em bé chết rét nơi xó tường "em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã hết nhẵn"

Thể hiện nỗi đau đớn, xót xa trước cái chết ; lên án sự thờ ơ, vô cảm của con người

d) Tổ chức thực hiện 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. 4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Cô bé bán diêm (trực tuyến, khoảng 40 phút) a) Mục tiêu - Cốt truyện, nhân vật, đặc sắc nghệ thuật của văn bản - Cảnh ngộ và nỗi khổ cực của cô bé bán diêm - Niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh 148


- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, thái độ của người kể chuyện - Nhận biết được bối cảnh diễn ra câu chuyện, cảnh ngộ, ngoại hình, khát khao của nhân vật - Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra - Nhân ái: Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội; có tinh thần đấu tranh với những quan điểm thiếu lành mạnh, trái đạo lý b) Nội dung (b1) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. (b2) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Ví dụ: - Ngôi kể của truyện là ngôi kể thứ ba. Tuy nhiên, một số bạn khác lại xác định đó là ngôi kể thứ nhất, thứ hai. Nguyên nhân: một số bạn có kết quả sai do chưa biết cách xác định được dấu hiệu để nhận biết ngôi kể thứ ba là người kể giấu mình, không xưng “ta”, “tôi”,.. d) Tổ chức thực hiện 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. 2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. 3: GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: (1) Làm thế nào để các em có thể nhận biết được ngôi kể thứ 3 trong truyện “ Cô bé bán diêm” ? (2) Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm đều thể hiện những mong ước của cô bé bán diêm. Theo em, có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình 149


ảnh đó không ? Vì sao ? (3). Bàn về thái độ, cách ứng xử của người đi đường, có ý kiến phê phán vì họ đã thờ ơ, vô cảm trước một em bé đáng thương. Có ý kiến cho rằng chúng ta cần phải thông cảm với những người đi đường vì họ cũng đang vội vã trong ngày cuối năm, phần vì giá rét nên họ đang muốn nhanh chóng chở về với gia đình của mình. Em có đồng tình với ý kiến nào? Vì sao? (4). Bài học mà em rút ra được cho bản thân qua truyện ngắn “Cô bé bán diêm” là gì? (5) Trong những câu chuyện cổ tích mà em biết đến thường kết thúc như thế nào? Theo em, truyện “Cô bé bán diêm” có kết thúc giống như vậy không? Vì sao? 4: GV kết luận: 1/ Ngôi kể của truyện “ Cô bé bán diêm” là ngôi kể thứ ba. Một số bạn xác định là ngôi kể thứ nhất hoặc thứ hai là chưa chưa chính xác. Để xác định được ngôi kể thứ ba trong truyện cổ tích, chúng ta có thể dựa vào một số dấu hiệu như: người kể chuyện không trực tiếp xưng “tôi”, “ta”, người kể chuyện giấu mình. 2/ GV kết luận: Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm đều thể hiện những mong ước của cô bé bán diêm. Không nên thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó vì: Trình tự xuất hiện của các hình ảnh là phù hợp: theo cấp độ từ vật chất đến tinh thần, bởi lẽ suy cho cùng, khát khao lớn nhất của mỗi người là nhận được tình yêu, hạnh phúc tức những giá trị tinh thần. Đồng thời thể hiện được tâm hồn ngây thơ, trong sáng của em. 3. Bàn về thái độ, cách ứng xử của người đi đường, có ý kiến phê phán vì họ đã thờ ơ, vô cảm trước một em bé đáng thương. Có ý kiến cho rằng chúng ta cần phải thông cảm với những người đi đường vì họ cũng đang vội vã trong ngày cuối năm, phần vì giá rét nên họ đang muốn nhanh chóng chở về với gia đình của mình. Đồng tình với ý kiến thứ nhất: yêu thương, đồng cảm. giúp đỡ chia sẻ với người gặp hoàn cảnh khó khăn,; không đồng ý với ý kiến thứ 2 vì đó là biểu biện của thái độ thờ ơ, vô cảm… (4). Bài học mà em rút ra được cho bản thân qua truyện ngắn “Cô bé bán diêm”:

150


- Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội; có tinh thần đấu tranh với những quan điểm thiếu lành mạnh, trái đạo lý ( ích kỷ, thờ ơ, vô cảm…) (5) Trong những câu chuyện cổ tích mà em biết đến thường kết thúc có hậu. Truyện “Cô bé bán diêm”: kết thúc không giống như nhiều truyện cổ tích khác vì cô bé bán diêm đã chết rét ngoài đường phố, ngay trong đêm giao thừa - Truyện kết thúc có hậu vì cô bé bán diêm đã ra đi như một thiên thần, được đoàn tụ với người bà yêu quý ở nơi “chẳng còn đói rét, khổ đau nào đe dọa họ nữa”. - Kết thúc truyện vừa có điểm giống, vừa có điểm khác với các truyện cổ tích khác * Giống : Em bé được nhìn thấy những điều kì diệu, bay lên trong cảnh huy hoàng * Khác : + Truyện Cô bé bán diêm: Nhân vật chính chết ở cuối tác phẩm (vì cô bé bán diêm đã ra đi như một thiên thần, được đoàn tụ với người bà yêu quý ở nơi "chẳng còn đói rét, khổ đau nào đe dọa họ nữa" ) + Truyện cổ tích khác : Nhân vật chính được sống cuộc sống hạnh phúc, sung sướng, kẻ ác bị trừng trị… 3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 30 phút) a) Mục tiêu: HS khái quát được một số đặc điểm của truyện cổ tích, tình yêu thương của nhà văn dành cho trẻ thơ và bài học liên hệ bản thân b) Nội dung: 1. Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật; cách kết thúc truyện; ý nghĩa;...). 2. Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm? 3. Cảnh ngộ đau khổ của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn nào trong cuộc sống ? Em cần làm gì để góp phần chia sẻ những khó khăn với những mảnh đời bất hạnh ? 151


c) Sản phẩm 1. Một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích: Yếu tố kì ảo: 5 lần quẹt diêm Kiểu nhân vật: những người hiền lành Truyện có ý nghĩa khuyên răng,dạy bảo không chỉ chúng ta mà còn nhiều người: sống cần quan sẻ chia. 2.Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả các chi tiết trong tác phẩm Cô bé bán diêm: Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm, miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời, miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. 3. Cảnh ngộ đau khổ của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn như những em bé mồ côi ở làng trẻ mồ côi SOS, những em bé vào hoàn cảnh một mình không nơi nương tựa + Hành động: chúng ta có thể tổ chức các đoàn thăm, du lịch tới thăm và động viên các em, hỗ trợ việc làm, phê phán hành động vô cảm… d) Tổ chức thực hiện 1. Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. 2. HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. 3. - GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: - GV kết luận như mục Sản phẩm và nhấn mạnh: + Kì ảo, hoang đường là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của câu chuyện… + Trong cuộc sống, chúng ta cần giúp đỡ, yêu thương, quan tâm, chia sẻ với những người thiệt thòi, bất hạnh; kém may mắn… + Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội; có tinh thần đấu tranh với những quan điểm thiếu lành mạnh, trái đạo lý ( ích kỷ, thờ ơ, vô cảm…) 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) 152


a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: Viết đoạn văn khoảng ( 5 -7 câu ) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “ Anđec-xen” c) Sản phẩm: Bài làm của HS ở mục Nội dung. VD:

Bác An-đéc-xen kính mến!

Đã hơn một thế kỉ trôi qua kể từ ngày bác viết truyện ngắn “Cô bé bán diêm”, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này nhất là các bạn nhỏ vẫn luôn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu của cô bé. Ước mơ nhỏ bé của cô bé đó là được sống bên bà, được sống trong một mái ấm hạnh phúc.Thực tế, cô bé đã chết rét, chết đói trong đêm giao thừa giữa phố phường ngập tràn ánh sáng. Nhưng dưới ngòi bút tràn ngập yêu thương của bác cháu cảm thấy cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đã đi vào một thế giới khác với đủ hạnh phúc và tình yêu thương. Cảm ơn bác đã gieo vào tâm hồn của các bạn nhỏ nói chung và bản thân cháu nói riêng một trái tim của tình yêu thương và sự chia sẻ. Cháu mong rằng ở Việt Nam và trên thế giới sẽ không còn những mảnh đời bất hạnh như cô bé bán diêm nữa. Trẻ em là tương lai của đất nước, mọi người hãy quan tâm, chăm sóc, dành những điều tốt nhất cho trẻ. d) Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. Gv gợi ý cho HS: Nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm” cho thấy hình thức đoạn văn là một bức thư. Bức thư này là bức thư nói lên suy nghĩ của em sau khi đọc xong truyện “Cô bé bán diêm”. Em có thể viết về niềm thương cảm của em dành cho cô bé bán diêm, có thể viết về sự đồng tình của em với suy nghĩ của nhà văn, hay em cũng có thể bày tỏ quan điểm , mong ước của mình 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. 3. GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. – GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

153


Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 32: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; - Nhận biết được cụm danh từ; - Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhật biết và phân tích tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; nhận biết và phân tích được cụm danh từ; - Năng lực mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - GV sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để dạy trực tuyến. - Thiết kế bài dạy PowerPoint. - SGV, SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). - Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học sinh: 154


- HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để học. - SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. - Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (Chuẩn bị ở nhà, trước giờ học) a. Mục tiêu: Hs bước đầu nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; nhận biết được đặc điểm, cấu tạo của cụm danh từ. Bước đầu biết vận dụng để làm bài tập trong SGK. Tạo tâm lý cho HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, tự tin khi bước vào giờ học trực tuyến. b. Nội dung: Nhiệm vụ 1: Em hãy đọc phần thông tin trong SGK trang 66 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 So sánh hai câu (1) Tuyết/ rơi. (2) Tuyết trắng/ rơi đầy trên đường Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

Nhiệm vụ 2: Em hãy đọc phần thông tin trong SGK trang 66 và nêu hiểu biết về cụm danh từ. Lấy ví dụ một danh từ và phát triển nó thành cụm danh từ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đặc điểm cụm danh từ.

155


Lấy ví dụ một danh từ và phát triển nó thành cụm danh từ

Nhiệm vụ 3: Làm các bài tập 1,2,3,4/SGK/66,67 c. Sản phẩm: Phần chuẩn bị bài của hs Nhiệm vụ 1: Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 So sánh hai câu (1) + Câu (1), mỗi thành phần chính của câu chỉ là một từ; Tuyết/ rơi. + Câu (2), mỗi thành phần chính của câu là một cụm (2) Tuyết trắng/ rơi từ; đầy trên đường + Chủ ngữ tuyết trắng cụ thể hơn tuyết vì có thông tin về đặc điểm màu sắc của tuyết; + Vị ngữ rơi đầy trên đường cụ thể hơn rơi vì có thông tin về mức độ và địa điểm rơi của tuyết.

Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

Thành phần chính của câu có thể là từ và có thể là một cụm từ. Việc sử dụng cụm từ sẽ làm cho thông tin về sự vật, hiện tượng, hoạt động, … được đầy đủ, rõ ràng, cụ thể hơn.

Nhiệm vụ 2: Cụm danh từ gồm ba phần: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

156


Đặc điểm cụm danh từ.

Cụm danh từ có cấu tạo đầy đủ gồm 3 phần: + Phần trung tâm ở giữa: là danh từ + Phần phụ trước: thường thể hiện số lượng của sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện + Phần phụ sau: thường nêu đặc điểm của sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.

Lấy ví dụ một danh từ và phát triển # Gà con – Những chú gà con xinh nó thành cụm danh từ xắn # Học sinh – Tất cả học sinh trên sân trường

Nhiệm vụ 3: Các bài tập Bài tập 1/ SGK trang 66 Cụm danh từ trong các câu là: Phần phụ trước

Phần trung tâm

Phần phụ sau

Khách

qua đường (bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm)

Lời

chào hàng, của em( phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung

157


tâm) Những ( Bổ sung ý nghĩa về số lượng)

ngôi sao

trên trời (bổ sung ý nghĩa về địa điểm)

Tất cả các (Bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật và chỉ số lượng)

ngọn nến

Bài tập 2/ SGK trang 66 Cụm danh từ trong bài “Cô bé bán diêm” Tất cả những que diêm còn lại trong bao

Phần trung tâm Que diêm

Cụm danh từ được tạo ra

+ Những que diêm sáng lấp lánh kia; + Một que diêm bị ngấm nước này; + Rất nhiều que diêm trong hộp.

buổi sáng lạnh lẽo ấy

Buổi sáng

+ Buổi sáng hôm ấy; + Những buổi sáng của mùa thu trong xanh; + Một buổi sáng.

một em gái có đôi má Em gái hồng và đôi môi đang mỉm cười

+ Em gái củatôi; + Em gái có mái tóc dài đen óng; + Hai em gái kia.

Bài tập 3/ SGK trang 66

158


Câu có chủ ngữ là

Câu có chủ ngữ là cụm danh từ

Nhận xét

danh từ Em bé vẫn lang thang trên đường

– Em gái đang dò dẫm trong đêm tối.

- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.

- Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. + Cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) + Cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). - Những câu văn có chủ ngữ là cụm danh từ còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm. =>Tác dụng của việc dùng cụm danh từ làm thành phần chính của câu giúp câu văn có thêm nhiều thông tin và thể hiện được nhiều ý tưởng của người viết/nói.

Bài tập 4 /SGK trang 67 Câu có chủ ngữ là

Câu có chủ ngữ là

một danh từ

một cụm danh từ

a. Gió vẫn thổi rít vào

Những cơn gió lạnh vẫn thổi rít vào trong nhà.

159


trong nhà Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng

Ngọn lửa hồng tỏa ra hơi nóng dịu dàng.

d. Tổ chức thực hiện: 1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. 3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật 4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Trực tuyến 10 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết a. Mục tiêu: Nhận biết được cụm danh từ và phân tích được tác dụng của nó trong việc mở rộng thành phần chính của câu. b. Nội dung: b1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp b2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS.

160


3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); đưa ra câu hỏi để trao đổi, thảo luận - Từ đó nhận xét về tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. - Cụm danh từ có thể cấu tạo gồm 2 bộ phận không? Đó là những bộ phận nào? Từ đó cho thấy bộ phận nào là bắt buộc có mặt trong cụm danh từ? 4. GV kết luận: I. Cụm danh từ - Cụm danh từ có cấu tạo đầy đủ gồm ba phần: + Phần trung tâm ở giữa: là danh từ + Phần phụ trước: thường thể hiện số lượng của sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện + Phần phụ sau: thường nêu đặc điểm của sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. - Cụm danh từ có thể cấu tạo gồm 2 phần: Phần trung tâm và phần phụ trước hoặc phụ sau. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Trực tuyến 20 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học: cụm danh từ, áp dụng để nhận biết được cụm danh từ, biết sử dụng cụm danh từ trong đặt câu, viết văn. b. Nội dung: b1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp b2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung

161


2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. 3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: - Sau khi tìm được các cụm danh từ, em hãy chỉ ra các thành phần trong cụm danh từ đó và phân tích tác dụng của chúng trong bài tập 1. - Tác dụng của việc dùng cụm danh từ làm thành phần chính của câu trong bài tập 3. 4. GV kết luận: II. Luyện tập: Bài tập 1/ SGK trang 66 Cụm danh từ trong các câu là: a. – khách qua đường (khách: danh từ trung tâm; qua đường: phần phụ sau, bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm); - lời chào hàng của em (lời: danh từ trung tâm; chào hàng, của em: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm); b. – tất cả các ngọn nến (ngọn nến: danh từ trung tâm; tất cả các: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)); - những ngôi sao trên trời (ngôi sao: danh từ trung tâm; những: phần phụ trước, chỉ số lượng; trên trời: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). Bài tập 2 /SGK trang 66 - Chỉ ra cụm danh từ đó nằm trong câu nào, đoạn nào của VB: đoạn cuối của VB; - Cụm danh từ: Tất cả những que diêm còn lại trong bao Danh từ trung tâm: que diêm Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Những que diêm sáng lấp lánh kia; + Một que diêm bị ngấm nước này; 162


+ Rất nhiều que diêm trong hộp. - Cụm danh từ: buổi sáng lạnh lẽo ấy Danh từ trung tâm: buổi sáng Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Buổi sáng hôm ấy; + Những buổi sáng của mùa thu trong xanh; + Một buổi sáng. - Cụm danh từ: một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười Danh từ trung tâm: em gái Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Em gái của tôi; + Em gái có mái tóc dài đen óng; + Hai em gái kia. Bài tập 3/ SGK trang 66 a. – Em bé vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là danh từ em bé). - Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là cụm danh từ em bé đáng thương, bụng đói rét). b. – Em gái đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là danh từ em gái). - Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là cụm danh từ một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất). - Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. - Hai câu có chủ ngữ là cụm danh từ : + Cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) + Cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Những câu văn có chủ ngữ là cụm danh từ còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm. 163


=>Tác dụng của việc dùng cụm danh từ làm thành phần chính của câu giúp câu văn có thêm nhiều thông tin và thể hiện được nhiều ý tưởng của người viết/nói. Bài tập 4 /SGK trang 67 a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà - Chủ ngữ: Gió; - Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: những cơn gió lạnh. b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng - Chủ ngữ: Lửa ; - Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: Ngọn lửa hồng. luận D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( Hướng dẫn về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập 5/SGK/67 c. Sản phẩm học tập: Bài làm của hs d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS về nhà làm: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (5 – 7 dòng) về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình, trong đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu. - GV có thể gợi ý: Khi gặp lại người bà của mình, khung cảnh lúc đó như thế nào? Trông bà của cô bé bán diêm như thế nào? Có ai khác ngoài hai bà cháu không? Bà đã hỏi cô bé bán diêm những gì và cô bé bán diêm đã kể với bà điều gì?, v.v... - HS làm bài ở nhà và nộp sản phẩm qua Zalo cá nhân. - GV nhận xét, đánh giá, qua Zalo cá nhân và nhận xét chung trên Zalo lớp. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh Phương pháp giá đánh giá

Công cụ đánh giá Gh i ch ú

164


- Hình thức hỏi – - Phù hợp với mục tiêu, - Báo cáo thực đáp; nội dung; hiện công việc; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).

- Hấp dẫn, sinh động;

- Phiếu học tập;

- Thu hút được sự tham gia - Hệ thống câu hỏi tích cực của người học; và bài tập; - Sự đa dạng, đáp ứng các - Trao đổi, thảo phong cách học khác nhau luận. của người học.

BÀI 3: YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ VĂN BẢN 2: GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (Thời gian thực hiện: 02 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Ngôi kể thứ ba; tóm tắt văn bản; một số chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ,... của nhân vật Sơn. 2. Về năng lực - Xác định được ngôi kể trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa”, tóm tắt được văn bản. - Nhận biết được và phân tích được một số chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ,... của nhân vật Sơn. Từ đó hiểu đặc điểm nhân vật và nội dung của truyện; - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một số nhiệm vụ trong thực tiễn: Rút ra bài học về cách ứng xử với mọi người và biết yêu thương giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. 3. Về phẩm chất: Nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. II. Thiết bị dạy học và học liệu 165


- HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: HS xác định được một số đặc điểm của truyện, và bước đầu HS chỉ ra được ngôi kể, tóm tắt được văn bản; tìm được một số chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ,... của nhân vật Sơn. b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao cho HS các nhiệm vụ và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: Nhiệm vụ 1: Đọc phần “Tri thức đọc hiểu”, tr.11 trong SGK và văn bản Gió lạnh đầu mùa, sau đó hoàn thiện phiếu bài tập sau: Thể loại

Phương thức Cốt truyện biểu đạt

Nhân vật

Ngôi kể

Nhiệm vụ 2: Tóm tắt văn bản Nhiệm vụ 3: Đọc phần “Tri thức Ngữ văn”, tr.60 trong SGK và văn bản Gió lạnh đầu mùa, sau đó hoàn thiện phiếu bài tập sau: Nhân vật Sơn Gia cảnh Ngoại hình( trang phục) Hành động Ngôn ngữ, lời nói Tình cảm, cảm xúc

166

Nhân vật Hiên


Nhận xét của em Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Sản phẩm: 1/ Thể loại

Phương thức Cốt truyện biểu đạt

Nhân vật

Ngôi kể

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp Các sự việc Nhân vật Thứ ba miêu tả và chính: chính: Sơn; biểu cảm nhân vật phụ: chị Lan, Hiên, mẹ Sơn, mẹ Hiên, những đứa trẻ, vú nuôi…

2/ Tóm tắt: Buổi sáng hôm nay, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Về đến nhà, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con. 3/ Nhân vật Sơn

167

Nhân vật Hiên


Gia cảnh

Sơn có gia cảnh sung túc Nghèo khổ ( mẹ phải đi (gia đình trung lưu, có mò cua bắt ốc nuôi con) vú nuôi)

Ngoại hình( trang phục)

Mặc áo ấm (áo dạ chỉ Mặc một manh áo rách đỏ, áo về sinh, ngoài lại tả tơi, hở cả lưng và tay mặc phủ áo vải thâm dài)

Hành động

Chơi cùng trẻ con nghèo Co ro đứng bên cột quán xóm chợ, bước đến gần hỏi han bạn, đem áo cho bạn

Ngôn ngữ, lời nói

“Hay là chúng ta đem Bịu xịu nói: “ Hết áo rồi, cho nó cái áo bông cũ, chỉ còn cái này” chị ạ”

Tình cảm, cảm xúc

Thấy động lòng thương ban, lòng thấy ấm áp vui vui khi cho bạn áo

Nhận xét của em

Chị em Sơn có gia cảnh Hiên có hoàn cảnh khó sung túc hơn so với khăn những người dân xóm chợ. Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, nhạy cảm, giàu tình thương yêu.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. Bước 4: Kết luận và nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 25 phút) 168


a) Mục tiêu: HS xác định được một số đặc điểm của truyện, và HS chỉ ra được ngôi kể, tóm tắt được văn bản; tìm được một số chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ,... của nhân vật Sơn. b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nội dung 1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. 2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (2). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Ví dụ: Ngôi kể của truyện là ngôi kể thứ ba. Tuy nhiên, một số bạn khác lại xác định đó là ngôi kể thứ nhất, thứ hai. Nguyên nhân: một số bạn có kết quả sai do chưa biết cách xác định được dấu hiệu để nhận biết ngôi kể thứ ba là người kể giấu mình, không xưng “ta”, “tôi”,.. Bước 3: Báo cáo và thảo luận: GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: 1. Làm thế nào để các em có thể phân biệt ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba? 2. Em thấy bé Hiên trong truyện và cô bé bán diêm trong văn bản “ Cô bé bán diệm” có điểm gì giống và khác nhau? 3. Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao? Bước 4: Kết luận và nhận định:

169


1/ Một số bạn xác định chưa chính xác ngôi kể. Để xác định được ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba, chúng ta có thể dựa vào một số dấu hiệu như: ngôi kể thứ nhất là người kể trực tiếp tham gia vào câu chuyện, xưng “tôi”,..ngôi kể htuws ba: người kể giấu mình, không xưng “ta”, “tôi”,.. 2/ Giống: nghèo khổ, bất hạnh, xuất hiện trong mùa đông rét mướt, không có đủ trang phục giữ ấm Khác: cô bé bán diêm phải làm việc, không có ai yêu thương Hiên: vẫn đc chơi đùa cùng bạn, có mẹ để yêu thương 3/ Vừa đáng khen vừa đáng trách. + Đáng khen ở chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn. + Đáng trách ở chỗ đó là chiếc áo kỉ niệm của đứa em xấu số, chưa được sự cho phép của mẹ mà hai chị em đã đem đi cho người khác. Các em có thể đưa ra nhiều phương án trả lời khác nhau nhưng câu trả lời cần kết nối với nội dung câu chuyện và lí giải hợp lý với phương án trả lời đó. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 5 phút) a) Mục tiêu: HS khái quát được một số nội dung của văn bản. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên nêu thể lệ trò chơi Nội dung Thực hành tại lớp ( Chơi trò chơi: Vui mà học- Học mà vui) Thể lệ: Có 4 mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép là 1 câu hỏi xoay quanh tác văn bản. Mỗi câu trả lời đúng, 1 mảnh ghép sẽ được mở ra. Đằng sau mảnh ghép là chân dung về 1 tác giả văn học. Nhiệm vụ của học sinh là trả lời câu hỏi và đoán tên tác giả. Mỗi câu trả lời đúng được nhận 1 bông hoa điểm 10. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. Sản phẩm 170


Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS trình bày câu trả lời, các HS góp ý, bổ sung. Bước 4: Kết luận và nhận định: GV nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. - Em hãy vẽ bức tranh về những đứa trẻ nơi xóm chợ trong văn bản theo trí tưởng tượng của em. - Trong cuộc sống, đã có bao giờ em trải qua cảm xúc hạnh phúc vì được giúp đỡ người khác chưa? Hãy chia sẻ cho mọi người cùng nghe? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Bước 3: Báo cáo và thảo luận: GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. Bước 4: Kết luận và nhận định: GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

BÀI 3: YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ VĂN BẢN 2: GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (Thời gian thực hiện: 02 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: cách ứng xử của mẹ Hiên, mẹ Sơn. 2. Về năng lực - Nhận biết được và phân tích được một số chi tiết miêu tả cách ứng xử của nhân vật mẹ Sơn. Từ đó hiểu nội dung của tác phẩm, hiểu con người và cuộc sống. 171


- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một số nhiệm vụ trong thực tiễn: Rút ra bài học về cách ứng xử với mọi người và biết yêu thương giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. 3. Về phẩm chất: Nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. II. Thiết bị dạy học và học liệu - HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: HS xác định được một số chi tiết cho thấy cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn, và bước đầu HS cần nêu được nhận xét, đánh giá về cách ứng xử của các nhân vật, từ đó hiểu nội dung của tác phẩm, hiểu con người và cuộc sống. b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao cho HS các nhiệm vụ và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: Nhiệm vụ 1: Đọc phần (3), từ đầu đến chỗ“không mắng đâu”, tr.71, 72 trong SGK: 1. Tìm các từ miêu tả tâm trạng của hai chị em Sơn khi về nhà. 2. Việc Sơn đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao? Nhiệm vụ 2: Theo dõi đoạn trích từ đoạn “Hai chị em lo lắng dắt nhau lẻn về nhà” đến hết, sau đó hoàn thiện phiếu bài tập sau: Mẹ Sơn

Mẹ Hiên

Hành động, việc làm Thái độ

172


Ngôn ngữ, lời nói Nhận xét của em về cách cư xử của hai người mẹ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Sản phẩm: Sản phẩm 1: 1. Các từ miêu tả tâm trạng của hai chị em Sơn khi về nhà:ngạc nhiên, lo quá, lo sợ, thở dài, lo lắng, cúi đầu lặng yên, nép… 2. Việc Sơn đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ không làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn vì nhà văn miêu tả đúng đặc điểm của một em nhỏ thơ ngây: sợ mẹ mắng. Nhưng trong suy nghĩ, tình cảm, Sơn vẫn là một đứa trẻ nhân hậu. Sản phẩm 2: Mẹ Sơn

Mẹ Hiên

Hành động, Với mẹ Hiên: Cho mẹ Hiên vay Mang trả lại chiếc áo việc làm tiền mua áo bông Với các con: ôm các con vào lòng, trách nhẹ, nhưng vẫn khen các con. Thái độ

Với mẹ Hiên: Nhẹ nhàng, đúng Nhún nhường, kính trọng mực. Với các con: nghiệm nghị, âu yếm.

Ngôn ngữ, lời Với mẹ Hiên: “ Đây, tôi cho mượn - “… Thôi, bây giờ, xin nói năm hào về mà may áo cho con” phép mợ tôi về” Với các con: “ Hai con tôi quý - “ Bẩm nhà cháu độ này quá, dám tự do lấy áo đem cho khổ lắm…” người ta không sợ mẹ mắng ư?”

173


Nhận xét của Với mẹ Hiên: Cách cư xử nhân Cách cư xử đúng đắn, tự em về cách cư hậu, tế nhị trọng xử của hai Với các con: Vừa người mẹ nghiêm khắc vừa ấm áp yêu thương Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. Bước 4: Kết luận và nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 25 phút) a) Mục tiêu: : HS xác định được một số chi tiết cho thấy cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn, và cần nêu được nhận xét, đánh giá về cách ứng xử của các nhân vật, từ đó hiểu nội dung của tác phẩm, hiểu con người và cuộc sống. b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nội dung 1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. 2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (2). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Bước 3: Báo cáo và thảo luận: GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: 1. Vì sao mẹ Hiên lại trả cho mẹ Sơn chiếc áo bông? 174


2. Tại sao mẹ Sơn không cho Hiên chiếc áo bông cũ mà lại cho mẹ Hiên vay tiền để mua áo cho con? 3. Bằng cử chỉ ôm các con vào lòng và lời nói“ Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?”, mẹ sơn muốn các con hiểu điều gì? Bước 4: Kết luận và nhận định: 1/ Mẹ Hiên lại trả cho mẹ Sơn chiếc áo bông vì biết Sơn tự ý đem cho, và vì lòng tự trọng của một người mẹ nghèo. 2/ Mẹ Sơn không cho Hiên chiếc áo bông cũ mà lại cho mẹ Hiên vay tiền để mua áo cho con vì chiếc áo là kỉ vật của cô con gái đã mất, đó cũng là cách cư xử tế nhị để mẹ Hiên nhận sự giúp đỡ mà không cảm thấy xấu hổ hay tự ái. 3/ Bằng cử chỉ ôm các con vào lòng và lời nói“ Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?”, mẹ sơn muốn các con hiểu giúp đỡ người khác là một việc làm tốt nhưng phải biết xin phép người lớn chứ không tự tiện đem đồ đi cho. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 5 phút) a) Mục tiêu: HS thực hành một số nội dung từ bài học. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục; yêu cầu làm tại lớp học trực tuyến và làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. Nội dung Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch… Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”. (Ngữ văn 6,Tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó. Câu 2: Đoạn trích trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc kết hợp đó là gì? 175


Câu 3: Vì sao những đứa trẻ nghèo không dám lại gần chơi với Sơn và Lan? Câu 4: Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh những đứa trẻ nghèo? Câu 5: Qua lời thoại giữa Sơn và Lan, em cảm nhận như thế nào về hai nhân vật này? Cảm xúc của Sơn “tự nhiên thấy ấm áp vui vui” giúp em hiểu gì về ý nghĩa của sự chia sẻ? Nếu là em, em có hành động như hai em nhỏ này không? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. Sản phẩm Câu 1: - Đoạn trích được trích từ tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. - Giới thiệu tác giả: Thạch Lam (1910 - 1942) là người đôn hậu và rất tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn. Ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình... Câu 2: Đoạn trích trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả. Tác dụng của việc kết hợp đó là: làm hiện lên bức tranh cuộc sống của những đứa trẻ sống ở xóm chợ nghèo. Câu 3: Vì chúng ngại cái nghèo của mình, biết thân biết phận Câu 4: - Những đứa trẻ nghèo: chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiếu chỗ, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi, run lên, hàm răng đập vào nhau. - Hiên: co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Câu 5: - Qua lời thoại giữa Sơn và Lan, em cảm nhận: Sơn và Lan rất hồn nhiên, đáng yêu, có tấm lòng nhân hậu, yêu thương giúp đỡ bạn.

176


- Ý nghĩa của sự chia sẻ: sự chia sẻ rất cần thiết trong cuộc sống, nó không chỉ đem lại sự ấm áp cho người được giúp đỡ mà còn mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính người giúp đỡ. - Học sinh bày tỏ quan điểm. Bước 3: Báo cáo và thảo luận: GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. Bước 4: Kết luận và nhận định: GV nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. Viết một đoạn văn khảng 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về món quà tinh thần em có được khi giúp đỡ người khác. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Bước 3: Báo cáo và thảo luận: GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. Bước 4: Kết luận và nhận định: GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Ngày soạn : Ngày dạy : TIẾT 37 : THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nhận biết được cụm động từ, cụm tính từ; 177


- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; - Biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm động từ và cụm tính từ. - Đặt câu với cụm động từ, tính từ. 2. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực nhật biết và phân tích tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; nhận biết và phân tích được cụm danh từ; - Năng lực mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - GV sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để dạy trực tuyến. - Thiết kế bài dạy PowerPoint. - SGV, SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). - Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (Chuẩn bị ở nhà, trước giờ học) a. Mục tiêu - Nhận biết được cụm động từ, cụm tính từ; - Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; - Biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm động từ và cụm tính từ. - Đặt câu với cụm động từ, tính từ. b. Nội dung: Nhiệm vụ 1: Em hãy đọc phần thông tin trong SGK trang 74 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: 178


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Các từ ngữ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Đó là những ý nghĩa gì? - Chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ; - Mẹ cái Hiên rất nghèo.

Nhiệm vụ 2: Em hãy đọc phần thông tin về Cụm động từ, cụm tính từ trong SGK trang 74 – 75, trả lời các câu hỏi: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Thế nào là cụm động từ và cụm tính từ? 2. Cụm động từ và tính từ có cấu tạo như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ và phân tích cấu tạo?

c. Sản phẩm PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Các từ ngữ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Đó là những ý nghĩa gì? - Chúng ta đem cho nó cái áo bông + Cái áo bông cũ bổ sung ý nghĩa cho cụm từ đem cho nó. Đem cho nó là cũ; một cụm động từ, cái áo bông cũ làm - Mẹ cái Hiên rất nghèo. rõ hơn đối tượng được cho là gì – cụm động từ + Rất bổ sung ý nghĩa cho nghèo. Nghèo là một tính từ, rất làm rõ hơn về mức độ của nghèo – cụm tính từ. 179


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Thế nào là cụm động từ và cụm tính Cụm động từ là tổ hợp từ gồm động từ từ? và các từ ngữ bổ trợ cho động từ tạo thành. - Cụm tính từ gồm tính từ và một số từ ngữ khác bổ nghĩa cho tính từ.

2. Cụm động từ và tính từ có cấu tạo - Cụm động từ gồm ba phần: như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ và + Phần trung tâm ở giữa: là động từ phân tích cấu tạo? + Phần phụ trước: thường bổ sung cho động từ những ý nghĩa như: thời gian, khẳng định, phủ định, tiếp diễn… + Phần phụ sau: thường bổ sung về đối tượng, địa điểm, thời gian… - Cụm tính từ gồm ba phần: + Phần trung tâm ở giữa: tính từ + Phần phụ trước: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về mức độ, thời gian, sự tiếp diễn,... + Phần phụ sau: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về phạm vi, mức độ,.. d. Tổ chức thực hiện: 1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. 3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật 180


4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Trực tuyến 10 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết a. Mục tiêu: Nhận biết được cụm động từ, cụm tính từ b. Nội dung: b1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp b2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. 3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); đưa ra câu hỏi để trao đổi, thảo luận 4. GV kết luận: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Trực tuyến 20 phút) a. Mục tiêu: Nhận biết được cụm động từ, cụm tính từ b. Nội dung: Nhiệm vụ 3: Làm các bài tập 1,2,3,4/SGK/66,67 c. Sản phẩm 1. Bài tập 1 SGK trang 74

181


- Tìm một cụm động từ trong VB Gió lạnh đầu mùa. Ví dụ: chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng; - Xác định động từ trung tâm: động từ chơi; - Từ động từ trung tâm, tạo ra ba cụm động từ khác: + đang chơi ở ngoài sân; + đang chơi kéo co; + chơi trốn tìm. 2. Bài tập 2 SGK trang 74 Cụm động từ a.

Động từ trung Ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung tâm

- Nhìn ra - Nhìn ngoài sân - Thấy - Thấy đất khô trắng

- Hướng, địa điểm của hành động nhìn;

b.

- Lật cái Lật; vỉ buồm; - Lục. Lục đống quần áo rét.

Đối tượng của hành động lật, lục.

c.

Hăm hở Chạy chạy về nhà lấy quần áo

Cách thức, hướng, địa điểm của hành động chạy.

- Đối tượng của hành động thấy.

3. Bài tập 3 SGK trang 74 Tìm thêm trong VB Gió lạnh đầu mùa hai câu văn có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt đó. Ví dụ: (1) Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. 182


(2) Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. (3) Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van. Tác dụng: Kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ thường thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau (câu 1, 2) hoặc nguyên nhân – kết quả (câu 3: trạng thái lo quá ở nhân vật Sơn dẫn đến kết quả sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van. 4. Bài tập 4 SGK trang 74 - Tìm một cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa: đã cũ. - Xác định tính từ trung tâm: cũ. - Tạo ra ba cụm tính từ khác từ tính từ trung tâm: + chưa cũ; + cũ lắm; + rất cũ. 5. Bài tập 5 SGK trang 74 – 75 Cụm tính từ

Tính từ trung tâm

Ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung

a.

Trong hơn mọi Trong hôm

Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa so sánh

b.

Rất nghèo

Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ

Nghèo

HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. 3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: 183


4. GV kết luận: D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( Hướng dẫn về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập 5/SGK/67 c. Sản phẩm học tập: Bài làm của hs d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS về nhà làm: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (5 – 7 dòng) về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình, trong đoạn văn có ít nhất một cụm động từ . - GV có thể gợi ý: Khi gặp lại người bà của mình, khung cảnh lúc đó như thế nào? Trông bà của cô bé bán diêm như thế nào? Có ai khác ngoài hai bà cháu không? Bà đã hỏi cô bé bán diêm những gì và cô bé bán diêm đã kể với bà điều gì?, v.v... - HS làm bài ở nhà và nộp sản phẩm qua Zalo cá nhân. - GV nhận xét, đánh giá, qua Zalo cá nhân và nhận xét chung trên Zalo lớp. _______________________________________________________________ __ Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản 3: CON CHÀO MÀO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Thông tin về tác giả, tác phẩm. - Nội dung, nghệ thuật của VB. 2. Năng lực: - Tiếp tục hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm thơ (thể loại chính HS được học ở bài 2); 3. Phẩm chất:

184


- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương, chia sẻ không chỉ là tình cảm đẹp đẽ, quý giá giữa con người với con người mà còn là tình yêu, sự trân trọng cái đẹp, ý thức bảo vệ thiên nhiên,... của con người. II. Thiết bị dạy học và học liệu - GV, HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams, Zoom hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: - Biết thông tin về tác giả, tác phẩm. - Biết, hiểu nội dung, nghệ thuật của VB. b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Đọc sgk Ngữ văn tập 1 trang 75-76, giới thiệu ngắn gọn về tác giả, văn bản. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Thể thơ

Tự do

Tìm những hình ảnh và tiếng hót của chom chào mào. Cảm nhận của em Cảm xúc của nhân vật “tôi” về con chim chào mào

c) Sản phẩm: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: * Tác giả 185


- Tên: Mai Văn Phấn - Năm sinh: 1955 - Quê quán: Ninh Bình - Ông sáng tác thơ và viết tiểu luận phê bình. Thơ Mai Văn Phấn rất phong phú về đề tài; có những cách tân về nội dung và nghệ thuật; một số bài thơ được dịch ra nhiều thứ tiếng. * Tác phẩm Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che, NXB Hội nhà văn, 2010.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Đọc sgk văn bản Con chào mào Ngữ văn tập 1 trang 75-76, hoàn thành phiếu học tập sau: Thể thơ Tìm những hình ảnh và tiếng hót của Màu sắc: đốm trắng mũ đỏ tươi tắn chom chào mào. Cảm nhận của em - Tiếng hót: triu... uýt... huýt... tu hìu...  Tiếng hót dài, trong trẻo; - “Cây cao chót vót”  Khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, bình yên.

Vừa gợi ra vẻ đẹp của chú chim chào mào, vừa gợi ra vẻ đẹp của thiên nhiên

Cảm xúc của nhân vật “tôi” về con - Khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý chim chào mào nghĩ”, nhân vật “tôi” đã muốn “giam cầm” con chim chào mào – muốn “độc chiếm” cái đẹp của thiên nhiên. - Khi “hối hả đuổi theo”, nhân vật 186


“tôi” mang theo cả không gian đầy nắng, gió, cây xanh mong níu giữ con chim chào mào và tiếng hót. - Nhưng khi không còn thấy tăm tích, nhân vật “tôi” đã hình dung con chim chào mào đang mổ những “con sâu, trái cây chín đỏ, giọt nước thanh sạch của tôi” – những món quà “chuộc lỗi” khi con người hiểu rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, tự nhiên giữa thiên nhiên… - Sự khẳng định của nhân vật “tôi” ở hai dòng thơ cuối thể hiện những đổi thay trong ý nghĩ, cảm xúc; trong tình yêu dành cho thiên nhiên. Chẳng cần con chim chào mào lại bay về, tiếng hót du dương vẫn vang lên trong tâm trí. Bởi vì, nhân vật “tôi” đã biết ứng xử với thiên nhiên bằng sự tôn trọng và tình yêu chứ không phải bằng mong muốn “độc chiếm” hẹp hòi, ích kỉ. Tình yêu thương ấy khiến cho tâm hồn con người rộng mở, phong phú, tràn đầy niềm vui và sức sống.

d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.

187


#3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 20 phút) a) Mục tiêu: - Biết thông tin về tác giả, tác phẩm. - Hiểu nội dung, nghệ thuật của VB. b) Nội dung (i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. (ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. #2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. #3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: #4: GV kết luận: - Tùy chất lượng bài làm của HS để giáo viên kết luận, lưu ý. - Đưa sản phẩm chuẩn của giáo viên ở phiếu học tập. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 10 phút) a) Mục tiêu:.Củng cố lại kiến thức đã học b) Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. Câu 1: Bài thơ “Con chào mào” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

188


A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Nghị luận kết hợp với biểu cảm. D. Miêu tả kết hợp với tự sự. Câu 2: Bài thơ “Con chào mào” được viết theo thể thơ nào? A. Tự do. B. Bốn chữ. C. Lục bát. D. Năm chữ. Câu 3: Con chào mào trong bài thơ “Con chào mào” được miêu tả như thế nào? A. Đốm trắng, mũ vàng. B. Đốm trắng, mũ đỏ. C. Đốm đỏ, mũ xanh. D. Đốm vàng, mũ xanh. Câu 4: Câu thơ “triu…uýt…huýt….tu hìu…..trong bài thơ “Con chào mào” được lặp lại mấy lần? A. Hai lần. B. Ba lần. C. Bốn lần. D. Năm lần. Câu 5: Nhân vật “tôi” trong bài thơ “Con chào mào” nghĩ con chào mào sẽ ăn trái cây loại nào? A. Trái táo đang chín. B. Trái cam đang chín. C. Trái cây chín đỏ. D. Trái cây đang chín. Câu 6: Chào mào là loại chim như thế nào? A. Loài chim đầu có chỏm lông màu vàng rực rỡ, tiếng hót trong, cao. 189


B. Loài chim đầu có chỏm lông màu đỏ tía, tiếng hót trong, cao. C. Loài chim đầu có chỏm lông màu trắng, tiếng hót trong, cao. D. Loài chim đầu có chỏm lông nhọn, tiếng hót trong, cao. Câu 7: Nghĩa của từ “vô tăm tích” là: A. Đi chơi xa. B. Không có dấu vết nào. C. Đi chơi một thời gian. D. Mất tích một thời gian. c. Sản phẩm: Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: D Câu 7: B d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung, yêu cầu HS làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. #3: HS nộp sản phẩm thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. #4.Nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)

190


a. Mục tiêu:HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. b. Nội dung:Nhiệm vụ về nhà: Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể nghe rất rõ tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức. c. Sản phẩm: Bài làm của HS nhiệm vụ ở mục Nội dung. d. Tổ chức thực hiện: #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. #3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. - GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp. Đoạn văn tham khảo: Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp in đậm trong kí ức em là cánh đồng lúa ngày thu hoạch. Đồng lúa chín vàng. Sắc vàng của lúa, sắc vàng của nắng, tất cả làm lòng em thấy náo nức, vui tươi. Hương lúa chín đặc biệt vô cùng. Vì hương sắc ấy là hương của bội thu, hương của lao động nhọc nhằn. Một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những bông lúa rung rinh tạo thành sóng lượn. Chúng nghiêng mình, thầm thì như trò chuyện, tâm sự râm ran. Chẳng mấy chốc, những bông lúa ấy sẽ đi theo các bác nông dân, những bông lúa sẽ làm đẹp cho đời và đẹp mãi trong lòng người. Tuổi thơ em đã sống, đã lớn lên cùng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy!

Bài 3. YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ 191


Tiết 39 HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM Môn: Ngữ văn lớp: 6 (Thời gian thực hiện: 1 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Những yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. Phân tích những yêu cầu đó thể hiện trong bài viết tham khảo. Hướng dẫn thực hành theo các bước. 2. Về năng lực: - Nhận biết và chỉ ra được những yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân - Chỉ ra và phân tích được những yêu cầu đó trong bài viết tham khảo - Nắm vững các bước làm bài - Tiếp tục rèn luyện và phát triển kỹ năng viết bài văn tự sự (tiếp nối bài 1). Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ. Tập trung vào sự việc đã xảy ra. 3. Về phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. - Nhân ái, trân trọng trải nghiệm của bản thân. II. Thiết bị dạy học và học liệu - HS: sử dụng tài khoản Google Meet - SGK Ngữ văn, SGV III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (HS thực hiện ở nhà, trước khi kết nối, GV chuyển giao nhiệm vụ bằng học liệu đã chuẩn bị trước). a) Mục tiêu: HS xác định được những yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm, HS phân tích được bài viết tham khảo, chỉ ra được các bước làm bài, biết cách lập dàn ý cho bài viết. b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: 192


Nhiệm vụ 1: Phân tích bài viết tham khảo - Đọc sgk Tr 77 kết hợp với những kiến thức đã học ở phần Viết bài 1, em hãy chỉ ra những yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm? - Đọc bài viết: Trải nghiệm buồn của tôi (tr77) và trả lời các câu hỏi sau: + Bài viết kể về trải nghiệm gì? Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy, vì sao em xác định được? + Xác định bố cục, nội dung của bài viết bằng cách hoàn thành bảng sau?

Bố cục 1. Mở bài Giới thiệu trải nghiệm và cảm xúc của người viết

Các câu văn, các chi tiết thể hiện - Câu văn giới thiệu trải nghiệm - Câu văn thể hiện cảm xúc

................................................................. ................................................................. ....................................................................

- Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan 2. Thân bài Kể diễn biến trải nghiệm

- Các sự việc xảy ra

Nhận xét (Giới thiệu câu chuyện như thế nào?)

( Đã rõ ràng, cụ thể chưa?)

Nguyên ................................................. nhân sự việc Diễn biến sự việc

.................................................

193

(Đã tập trung kể rõ các sự việc chính chưa? - Sắp xếp các chi tiết sự


- Cảm xúc của người viết

3. Kết bài Nêu cảm xúc về trải nghiệm

Kết quả ................................................ sự việc

việc có hợp lý không?)

.............................................................

(Đã nêu được chưa, cảm xúc có chân thật không)

- Ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm với người viết

(Đã nêu được chưa, ...?)

- Cảm xúc:

(Đã nêu được chưa,...?)

Nhiệm vụ 2:Thực hành viết theo các bước Từ việc phân tích bài tham khảo, kết hợp sgk trang 79, 80 và kiến thức phần Viết ở bài 1 trả lời các câu hỏi sau: - Nêu các bước viết bài văn kể về một trải nghiệm? - Trước khi viết bài em sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ nào, hãy lựa chọn một đề tài cụ thể và tìm ý, lập dàn ý cho đề tài ấy? c) Sản phẩm: Nhiệm vụ 1: Phân tích bài viết tham khảo - Những yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm: + Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất; + Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ; + Tập trung vào sự việc đã xảy ra; + Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo trình tự hợp lý;

194


+ Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện; + Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể; rút ra được ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với người viết. - Bài viết tham khảo: Trải nghiệm buồn của tôi + Bài viết kể về trải nghiệm: một câu chuyện buồn - một lần hiểu nhầm bạn Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, vì người kể xưng "tôi" + Xác định bố cục, nội dung của bài viết bằng cách hoàn thành bảng:

Bố cục 1. Mở bài Giới thiệu trải nghiệm và cảm xúc của người viết

2. Thân bài Kể diễn biến trải nghiệm

Các câu văn, các chi tiết thể hiện - Câu văn giới thiệu trải nghiệm

Câu 1

- Câu văn thể hiện cảm xúc

Câu 3

- Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan

- cuối tháng 9, năm học lớp 6

- Các sự việc xảy ra

- Cô giáo giao cho "tôi" viết Nguyên bản tổng hợp nề nếp và học nhân sự tập, tôi đã chuẩn bị rất công việc phu

Nhận xét - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ một cách rõ ràng, ngắn gọn, có cảm xúc

Câu 2

- tại lớp học

- Đã rõ ràng, cụ thể

- cô giáo, Duy, Tuấn

- Tập trung kể rõ các sự việc đã xảy ra

- Sắp xếp các - Khi mang đến lớp bị ai đó chi tiết, các sự vẽ nguệch ngoạc vào việc hợp lý

Diễn biến sự

- Tôi nghĩ chắc chắn là Duy nên đã hét vào mặt bạn và

195


việc

một mực đổ lỗi cho Duy - Duy đã giải thích và cả khi cô giáo vào lớp tôi vẫn khẳng định thủ phạm là Duy - Được cô giáo can thiệp Tuấn đã đứng lên nhận lỗi

Kết quả - Tôi xấu hổ xin lỗi Duy và sự việc ân hận về hành động nóng nảy của mình. - Sau đó các bạn cũng bỏ qua lỗi cho tôi, Duy đã nói chuyện bình thường với tôi

3. Kết bài Nêu cảm xúc về trải nghiệm

- Cảm xúc của người viết

- Về nhà càng nghĩ càng xấu hổ, ân hận, ngày mai đến lớp sẽ rất buồn, sợ các bạn sẽ nhìn mình như thế nào...

- Đã nêu được cảm xúc trước sự việc một cách chân thật

- Ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm với người viết

- Tôi không quên câu chuyện này, giữ nó trong trí nhớ như lời nhắc nhở bản thân về hậu quả của sự nóng giận. Nhất định phải bình tĩnh khi đánh giá, nhận xét người khác.

- Đã chỉ ra được sự quan trọng của trải nghiệm với người viết

- Cảm xúc: Kể trải nghiệm để cảm ơn cô giáo, cảm ơn Duy và các bạn

Nhiệm vụ 2:Thực hành viết theo các bước - Các bước viết bài văn kể về một trải nghiệm? 1.Trước khi viết bài 196

- Đã nêu được cảm xúc về trải nghiệm


2. Viết bài 3. Chỉnh sửa bài viết - Trước khi viết bài sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ: a, Lựa chọn đề tài: b, Tìm ý c, Lập dàn ý - Lựa chọn đề tài cụ thể: Trải nghiệm một lần em bị phê bình - Tìm ý: Chuyện xảy ra khi nào, ở đâu, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa? - Lập dàn ý: a. Mở bài: Là một học sinh hiếu động, tuổi học trò của em có rất nhiều kỉ niệm để nhớ đến, vui có, buồn có. Nhưng kỉ niệm mà em nhớ kĩ nhất chính là một lần bị thầy giáo thể dục phê bình trước lớp. b. Thân bài - Hoàn cảnh diễn ra sự việc: + Giờ thể dục ngoài sân luyện tập. + Thầy giáo cho hs tập 12 động tác cuối của bài thể dục. + Chúng em chia thành từng nhóm nhỏ, tập cùng nhau ở các góc sân để sớm thuộc nhuần nhuyễn - Diễn biến sự việc: + Trong khi các bạn đang nghiêm túc tập luyện, em cảm thấy nhàm chán và nghĩ các chọc phá các bạn nữ. + Em di chuyển về phía bạn Mi đang cố gắng giữ tư thế chống đẩy cho bạn khác bấm thời gian. + Nhân lúc không ai để ý, em chạy lại, ấn mạnh bạn Mi xuống, làm bạn ấy hét lên một tiếng đau đớn rồi ngã lăn ra đất. + Nhìn thấy vậy, em hết sức hoảng sợ, không ngờ mình lại mạnh tay đến như vậy.

197


+ Thầy giáo dặn cả lớp giữ trật tự rồi đưa Mi lên phòng y tế - Kết quả: Lúc trở về, thầy đã tập trung cả lớp lại và nghiêm túc phê bình, cảnh cáo em trước tập thể lớp. - Cảm xúc: Trước ánh nhìn của các bạn, em vô cùng xấu hổ và nhận thức sâu sắc sai lầm của mình. Em đã đến xin lỗi trực tiếp Mi và được bạn ấy tha thứ. - Ý nghĩa của trải nghiệm: Từ hôm đó, em thay đổi bản thân, không còn ham chơi và nghịch dại như trước nữa c. Kết bài - Kỉ niệm đó là một bài học đắt giá mà em mãi mang theo trong hành trang của cuộc đời. Giúp em trưởng thành hơn, thành một người học sinh được mọi người yêu quý d) Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. - Bước 3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 35 phút) a. Mục tiêu: HS nắm chắc các yêu cầu của bài văn kể lại một trải nghiệm, phân tích và nhận xét bài viết tham khảo từ đó biết cách viết bài văn, nắm vững các bước làm bài, hoàn thiện được phần dàn ý cho bài viết. b) Nội dung - Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. - Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. - Nguyên nhân: một số bạn có kết quả sai do chưa hiểu rõ nội dung. 198


- Hoàn thiện bài dàn ý d) Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. - Bước 2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ. GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. Bước 3: GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ). GV nhận xét và kết luận. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 10 phút) a) Mục tiêu:.Củng cố lại kiến thức đã học b) Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. Viết thành bài văn hoàn chỉnh đề lập dàn ý c) Sản phẩm: bài viết của HS d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung, yêu cầu HS làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. #3: HS nộp sản phẩm thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. #4.Nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a. Mục tiêu:HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. b. Nội dung:Nhiệm vụ về nhà: Viết thành bài văn hoàn chỉnh đề kể về một lần em mắc lỗi với mẹ 199


c. Sản phẩm: Bài làm của HS nhiệm vụ ở mục Nội dung. d. Tổ chức thực hiện: #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. #3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. - GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

TIẾT 40, 41: VIẾT VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Người kể chuyện ngôi thứ nhất - Trải nghiệm đáng nhớ của bản thân - Cảm xúc của người viết trước sự việc được kể, - Ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với người viết. 2. Về năng lực: - Biết kể chuyện ở ngôi thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ - Tập trung vào sự việc đã xảy ra - Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo trình tự hợp lí. - Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyên

200


3. Về phẩm chất: - Nhân ái, trân trọng trải nghiệm của bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV, máy chiếu, máy tính, đề bài - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu để viết một bài văn trải nghiệm thuwucj hành viết bài văn tốt hơn. b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: Ôn tập lại yêu cầu cần viết một bài văn trải nghệm: Lựa chọn đề tài, Tìm ý, Lập dàn ý và hoàn thành vào phiếu bài tập sau:

Đó là câu chuyện gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu? ............ Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì? ............ Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự thế nào? ............ Vì sao câu chuyện lạ xảy ra như vậy?

............

Cảm xúc của em ntn khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại? ............ Câu chuyện đó cho em rút ra bài học gì? Nó có ý ............ nghĩa, sự quan trọng ntn đối với em? c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thiện phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện

201


Bước 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Bước 3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Thực hành: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết viết bài theo các bước. - Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý. - Tập trung vào những sự việc đã xảy ra. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. b) Nội dung: - GV sử dụng KT công não để hỏi HS về việc lựa chọn đề tài. - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết viết bài theo các bước. - Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý. - Tập trung vào những sự việc đã xảy ra. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. b) Nội dung: - GV sử dụng KT công não để hỏi HS về việc lựa chọn đề tài. - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV. 202


c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 1. Trước khi viết a) Lựa chọn đề tài - GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc. b) Tìm ý ? Liệt kê những sự việc đáng nhớ trong cuộc đời theo trình tự thời Đó là chuyện gì? Xảy ra khi gian? Sự việc nào để lại cho ấn nào? tượng sâu sắc và có ý nghĩa Những ai có liên quan đến câu ? Tìm ý, lập dàn ý và viết bài chuyện? Họ đã nói gì và làm theo dàn ý cho đề tài mà em lựa gì? chọn? ? Sửa lại bài sau khi đã viết xong? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phiếu tìm ý.(Phiếu số 1) HS: Xác định mục đích viết bài, người đọc? Đọc những gợi ý trong SGK và lựa chọn đề tài. Tìm ý bằng việc hoàn thiện phiếu.

…… ….. …… ……. ……

Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào?

……

Vì sao truyện lại xảy ra như vậy?

……

……

……

Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

……

Câu chuyện đó cho em rút ra bài học gì? Nó có ý nghĩa, sự quan trọng ntn đối với em?

……

…… ……

…… ……

Lập dàn ý ra giấy và viết và viếtc) Lập dàn ý bài theo dàn ý. - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. Sửa lại bài sau khi viết. - Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện. B3: Báo cáo thảo luận + Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu 203


GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. chuyện và những người có liên quan. HS: Đọc sản phẩm của mình.

+ Kể lại các sự việc trong câu chuyện theo trình tự hợp lý:

Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu (Thời gian, không gian, nguyên nhân kết quả, mức độ quan trọng của sự việc….) cần) cho bài của bạn. • Sự việc 1 B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và sản • phẩm của HS. Chuyển dẫn sang • mục sau. •

Sự việc 2 Sự việc 3 …

Kết bài: Nêu cảm xúc của người viết và và rút ra ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với bản thân. 2. Viết bài Kể theo dàn ý Nhất quán về ngôi kể Sử dụng những yếu tố của truyện như cốt truyện, nhân vật… 3. Chỉnh sửa bài viết Đọc và sửa lại bài viết

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 42: NÓI VÀ NGHE KỂ VỀ MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

204


- HS tiếp tục rèn luyện, phát triển kỹ năng nói và nghe về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân (tiếp nối bài 1. Tôi và các bạn). 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - GV sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để dạy trực tuyến. - Thiết kế bài dạy PowerPoint. - SGV, SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). - Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học sinh: - HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để học. - SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. - Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao, tập trình bày bài nói của mình.… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (Chuẩn bị ở nhà, trước giờ học) a. Mục tiêu: Học sinh nắm kĩ lại các bước thực hành nói. Chuẩn bị dàn ý bài nói, tập trình bày bài nói để chủ động và tự tin khi tham gia giờ học trực tuyến, trình bày bài nói trước lớp học. b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để hoàn thành các yêu cầu sau: 205


Nhiệm vụ 1: Nêu lại các bước thực hành nói. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Các bước thực hành Nội dung thực hiện nói Trước khi nói Trình bày bài nói Sau khi nói

Nhiệm vụ 2: Chọn đề tài, trải nghiệm mình muốn chia sẻ, xây dựng dàn ý bài nói để chia sẻ trải nghiệm đó. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Tên nghiệm

trải

Dàn ý bài nói Mở đầu bài nói Trình tự các sự việc Kết thúc bài trong bài nói nói

Nhiệm vụ 3: Tập trình bày bài nói chia sẻ trải nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Bài chuẩn bị của học sinh PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:

Các bước thực hành Nội dung thực hiện nói Trước khi nói

- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói (trình bày). - Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý 206


- Bước 3: Tập luyện Trình bày bài nói

Khi trình bày cần lưu ý: -

Sau khi nói

Tự tin và thoải mái. Chào hỏi khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc. Thống nhất trong cách dùng từ ngữ xưng hô. Tập trung vào diễn biến câu chuyện Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp

- Nhận xét, đối chiếu bài nói với các yêu cầu đánh giá. - Rút kinh nghiệm cho bản thân trong cách trình bày nói.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Tên nghiệm

trải

Dàn ý bài nói Mở đầu bài nói Trình tự các sự việc Kết thúc bài trong bài nói nói - Chào hỏi

- Chuyện xảy ra khi nào?

- Thể hiện ý nghĩa câu chuyện đối với bản thân.

- Giới thiệu trải - Chuyện xảy ra ở đâu? nghiệm muốn - Điều gì đã xảy ra? chia sẻ - Những ai đã tham gia - Cảm ơn vào câu chuyện? Họ đã nói và làm gì? - Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? (Nguyên 207


nhân) - Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

- Phần tập nói của học sinh ở nhà d. Tổ chức thực hiện: 1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. 3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật 4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Trực tuyến 5 phút) a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài. b. Nội dung: b1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp b2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. 208


3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); đưa ra câu hỏi để trao đổi, thảo luận - Từ đó nhận xét về tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm 4. GV kết luận: 1. Chuẩn bị bài nói và các bước tiến hành Trước khi nói - Lựa chọn đề tài, nội dung nói; - Tìm ý, lập ý cho bài nói; - Chỉnh sửa bài nói; - Tập luyện. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (TRỰC TUYẾN 30 PHÚT) a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói, tự tin trình bày trải nghiệm của bản thân trước tập thể lớp học và cô giáo. Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày. b. Nội dung: HS sử dụng dàn ý bài nói đã chuẩn bị để trình bày. c. Sản phẩm học tập: Bài nói của học sinh (ít nhất 3 bài) d. Tổ chức thực hiện: #. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung #. Một số HS trình bày về bài nói của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. #. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); đưa ra câu hỏi để trao đổi, thảo luận - GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá. #. Gv kết luận 2. Trình bày bài nói 209


3: Trao đổi về bài nói D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Trực tuyến 3 phút, hướng dẫn về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: xây dựng dàn ý, tập luyện và trình bày một bài nói thành video cá nhân. Nội dung: Kể về một trải ngiệm của em trong thời gian địa phương và cả nước đang phòng chống dịch bệnh Covid 19 hiện nay. c. Sản phẩm học tập: Video ghi lại bài nói của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS vận dụng thực hiện bài nói ở nhà - Hs thực hiện bài nói, ghi lại và nộp về zalo cá nhân.

210


Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 43: ĐỌC MỞ RỘNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS trình bày, trao đổi kết quả đọc mở rộng ngay tại lớp. HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học trong bài 1. Tôi và các bạn, bài 2. Gõ cửa trái tim, và bài 3. Yêu thương và chia sẻ để tự đọc VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB vừa học; - HS nêu được nội dung cơ bản của VB vừa đọc; trình bày được một số yếu tố của truyện (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật), phân tích được một số đặc điểm của nhân vật; nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả, v.v... 2. Năng lực - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v… 3. Phẩm chất - Những phẩm chất được gợi ra từ nội dung của VB đọc; - Ý thức tự giác, tích cực của HS. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

211


- GV sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để dạy trực tuyến. - Thiết kế bài dạy PowerPoint. - SGV, SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). - Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học sinh: - HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để học. - SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. - Tìm văn bản cùng chủ đề bài 3 để đọc. - Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (Chuẩn bị ở nhà, trước giờ học) a. Mục tiêu: hs tìm và đọc hiểu được một số văn bản truyện, thơ cùng chủ để bài 3. HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học trong bài 1 “Tôi và các bạn”, bài 2. “Gõ cửa trái tim”, và bài 3. “Yêu thương và chia sẻ” để tự đọc VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB vừa học; - HS nêu được nội dung cơ bản của VB vừa đọc; trình bày được một số yếu tố của truyện (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật), phân tích được một số đặc điểm của nhân vật; nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả, v.v... b. Nội dung: HS đọc và hoàn thành các phiếu học tập. Nhiệm vụ 1: Tìm đọc một số truyện về đề tài tình bạn hay lòng nhân ái, khoa dung. Ví dụ tham khảo truyện “Cái tết của mèo con” của Nguyễn Đình Thi trên trang https://thegioicotich.vn/cai-tet-cua-meo-con/ Khi đọc cần chú ý: Người kể chuyện là ai, thuộc ngôi kể nào, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật. Hoàn thành phiếu học tập sau: Phiếu học tập số 1

212


Tên truyện

Người chuyện

(Tác giả)

(Ngôi kể)

kể Cốt truyện

Nhân vật Những (nhân vật điều em chính) thấy thú vị trong truyện

Nhiệm vụ 2: Tìm đọc một bài thơ viết về tình cảm gia đình. Vú dụ tham khảo bài thơ “Nhật kí của mẹ” trên https://vangson.info/nhac-xanh/nhat-ky-cua-nguyen-van-chung.html

trang

Khi đọc cần chú ý: cách sử dụng thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. Hoàn thành phiếu học tập sau: Phiếu học tập số 2 Tên thơ

bài Thể thơ

(Tác giả)

Hình ảnh thơ Biện pháp tu Những điều em đặc sắc từ sử dụng thấy thú vị trong bài thơ

213


c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. Phiếu học tập số 1 Tên truyện

Người kể Cốt truyện chuyện

(Tác giả)

(Ngôi kể)

Ngôi thứ 3 Cái tết của (người kể giấu mình, mèo con gọi tên (Nguyễn nhân vật Đinh Thi) bằng tên của chúng)

- Mèo Con – Về nhà mới - Đêm đầu tiên mèo con ở trong bếp - Chuột Cống và đám đàn em lục lọi trong bếp chia đồ ăn, mèo con run sợ. - Mèo con phơi nắng ngoài góc sân và gặp gỡ, trò chuyện với bác chổi, chị cau, chú rán, … - Cuộc chiến với rắn Hổ Mang - Đêm trước của cuộc chiến - Cuộc chiến với Chuột Cống - Cái Tết đầu tiên

214

Nhân vật (nhân vật chính)

Những điều em thấy thú vị trong truyện

-Bà, Bống, Miu, Chuột Cống, chị Chổi Rơm, Rắn hổ mang, …

- Mèo con là một chú mèo thật dễ thương, hiếu động, lanh lợi, mưu trí và dũng cảm.

- câu chuyyeenj làm hiện lên thế giới của các loài vật, đồ vật quanh Nhân ta thật sinh động.

vật chính là mèo con (Miu)

- Hình ảnh mèo con nhỏ bé, xinh xắn, đáng yêu, thông minh và dũng cảm chính là hình ảnh của những bạn nhỏ chúng ta. Đặc biệt cuộc chiến đấu của mèo con với lũ chuột, rắn hổ mang là một cuộc chiến tiêu


diệt cái xấu, cái ác dưới cái nhìn hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ.

Phiếu học tập số 2

Tên thơ

bài Thể thơ

(Tác giả) Nhật kí Thơ tự do của mẹ (Nguyễn Văn Chung)

Hình ảnh thơ Biện pháp tu Những điều em đặc sắc từ sử dụng thấy thú vị trong bài thơ - Hình ảnh - Điệp ngữ người mẹ với - So sánh những cảm xúc, sự lo lăng, niềm - Ẩn dụ hạnh phúc, tình yêu thương, … của mình dõi theo mỗi chặng đường đời của con

- Bài thơ nói lên những điều giản dị nhất mà bất cứ người mẹ nào trên thế giới cũng dành cho con mình. - Điều bình thường và giản dị ấy lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao với cuộc đời người con. _ Thể hiện tình yêu bao la, tấm

215


lòng người mẹ đối với con. - Khiến mỗi chúng ta thêm biết ơn, kính yêu mẹ hơn.

d. Tổ chức thực hiện: 1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. 3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật 4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Trực tuyến 30 phút) a. Mục tiêu: Nắm được nội dung cơ bản của VB vừa đọc; trình bày được một số yếu tố của truyện (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật), phân tích được một số đặc điểm của nhân vật; nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả, v.v... b. Nội dung: b1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp b2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm

216


HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. 3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); đưa ra câu hỏi để trao đổi, thảo luận + Để hoàn thành tốt tiết học hôm nay, các em hãy đọc lại phần Tri thức ngữ văn trong các bài học trước để nắm vững về thể loại, cũng như cách phân tích các đặc điểm nghệ thuật; + Người kể chuyện trong VB là ai? + Cốt truyện? (Nêu các sự kiện chính trong câu chuyện) + Nhân vật (Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật trong truyện gồm những ai?) + Đối với VB truyện: Tìm lời người kể chuyện và lời nhân vật (Cho biết đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật) + Đối với VB thơ: tìm và nêu cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Trực tuyến 3 phút, hướng dẫn về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Tìm và đọc thêm các văn bản truyện hoặc thơ về chủ đề của bài 1, 2, 3 của tác giả Trần Đăng Khoa, Nguyễn Nhật Ánh, … và ghi lại những điều em thấy thú vị trong những văn bản đó. c. Sản phẩm học tập: Bài làm của hs d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS vận dụng thực hiện ở nhà - Hs thực hiện và làm bài nộp về zalo cá nhân. 217


IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp

Công cụ đánh giá

đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – - Phù hợp với mục tiêu, - Báo cáo thực hiện đáp; nội dung; công việc; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).

- Hấp dẫn, sinh động;

- Phiếu học tập;

- Thu hút được sự tham - Hệ thống câu hỏi và gia tích cực của người bài tập; học; - Trao đổi, thảo luận. - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

Ngày soạn: 5/ 11/ 2021 Ngày dạy: BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4 - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB;

218


- Nhận biết được từ đồng âm, từ đa nghĩa; nhận biết được hoán dụ và tác dụng của việc sử dụng hoán dụ; - Bước đầu biết làm bài thơ lục bát và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lục bát; - Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống. - Trân trọng, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống và vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Ngày soạn: 1/ 11/ 2021 Ngày dạy: 13 / 11/ 2021 (6A), 17/ 11/ 2021 (6B) TIẾT 41: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN I. Mục tiêu 1.Kiến thức: - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB; 2. Năng lực - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v… - Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm nghệ thuật của thơ lục bát, cảm nhận được cảm xúc và thông điệp của người viết thông qua ngôn ngữ VB. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các VB được học. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - GV Sử dụng tài khoản Zoom hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp để dạy trực tuyến. - Thiết kế bài dạy PowerPoint. - SGV, SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). 219


- Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học sinh: - - HS: Sử dụng tài khoản Zoom hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cấp để học. - SGK, SBT Ngữ văn 6. - Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao. III.Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (HS thực hiện ở nhà, trước khi kết nối, GV chuyển giao nhiệm vụ bằng học liệu đã chuẩn bị trước) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: + Hs đọc đoạn VB thơ và cho biết thể thơ được sử dụng ở đây là gì? “Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều” (Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi) + Em đã bắt gặp những đoạn thơ có cùng thể loại với đoạn thơ trên hay chưa? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời và chia sẻ về thơ lục bát. a. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. b. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. c. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật d. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (Trực tuyến - khoảng 25phút)

220


a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học, một số yếu tố của thơ lục bát như: số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB; b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: - HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. - HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. - HS nêu/trình bày được + Tri thức ngữ văn: thơ lục bát, lục bát biến thể, từ đồng âm, từ đa nghĩa ( từ nhiều nghĩa), hoán dụ. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. - Bước 2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ. GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. Bước 3: GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ). Bước 4: GV nhận xét và kết luận. Hoạt động 3: Luyện tập(trực tuyến khoảng 5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Hãy lựa chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ lục bát như: số tiếng, số dòng, vần, nhịp. Những đặc trưng đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ? - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng (HS làm tại nhà, giáo viên hướng dẫn khoảng 5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời,trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: 221


1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. 3: – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. – GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp. Ngày 4 tháng 11 năm 2021 Đã duyệt

Ngày soạn: 6 / 11/ 2021 Ngày dạy: TIẾT 42, 43: VĂN BẢN 1: CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát thể hiện qua các bài ca dao: số dòng, số tiếng, vần, nhịp của mỗi bài; - HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của từng bài ca dao nói riêng và chùm ca dao nói chung thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; 2. Năng lực a. Năng lực chung - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v… b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước;

222


- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - HS cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu mến tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau mà tác giả dân gian thể hiện qua ngôn ngữ VB. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - GV Sử dụng tài khoản Zoom hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp để dạy trực tuyến. - Thiết kế bài dạy PowerPoint. - SGV, SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). - Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học sinh: - - HS: Sử dụng tài khoản Zoom hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cấp để học. - SGK, SBT Ngữ văn 6. - Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (học sinh chuẩn bị ở nhà trước giờ học) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: - Đọc phần "sau khi đọc" - Sgk Tr92 thực hiện yêu cầu theo phiếu học tập rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 1 Đọc các bài ca dao 1,2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bổ số tiếng trong mỗi dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát? Phiếu học tập số 2 Đọc tri thức ngữ văn về thơ lục bát 1. Trang 90 -91: Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức đọc hiểu về thể thơ lục bát ở bảng phía dưới, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp 223


và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1 và 2. Vần Thanh điệu Nhịp

Câu lục Câu bát Câu lục Câu bát Câu lục Câu bát

Phiếu học tập số 3 Trang 91 Quan sát lại lục bát biến thể ở bảng tri thức ngữ văn, em hãy chỉ ra tính chất biến thể của thể thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,..

Phiếu họcĐông tập số 4 đò qua Đập Số tiếng Đò từ Ba, Đá Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài Cách gieo Luật bằng trắc : học, hãy địnhthẳng cách gieo nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài Đò vềxác Vĩ Dạ, ngã vần, ba ngắt vần, phối ……………………… caSình dao 1,2.Phiếu học tập số 5 hợp thanh ……………………….. Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ điệu ngữ, hình ảnhNhận để miêu xét:tả………........... thiên nhiên xứ LờNhững đờ bóng ngả trăng Huế? từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông chênh nước nơi đây. Tiếng hò xa vọng, nặng tình c. Sản phẩm: nước non Phiếu học tập số 1

Trong bài thơ 1,2, mỗi bài ca dao có 4 dòng. Cách phân bổ số tiếng trong mỗi dòng cho thấy những đặc điểm của thơ lục bát: Thơ lục bát là một thể loại (Ca dao) nằm trong thể loại thơ của dân tộc Việt Nam, gồm các cặp câu thơ kết thành một bài. Thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài. Phiếu học tập số 2 Tri thức ngữ văn về thơ lục bát Về vần, thơ lục bát gieo vần theo quy luật : Tiếng thứ 6 dòng 6 vần với tiếng 6 dòng 8

Ví dụ Việt Nam/ đất nước/ ta ơi Mênh mông biển lúa /đầu trời đẹp hơn 224


Cánh cò/ bay lả/ rập rờn Mây mờ che đỉnh/ Trường Sơn sớm chiều. (Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải) Tiếng thứ 8 dòng 8 lại vần với tiếng 6 dòng 8 Về thanh điệu: Câu lục : Theo thứ tự tiếng 2- 4 - 6 là Bằng (B)- Trắc (T) – Bằng Câu bát: Theo thứ tự tiếng 2- 4 - 68 là Bằng (B)- Trắc (T) – Bằng – Bằng

Nước non nặng một lời thề B T B Nước đi đi mãi không về cùng non. B T B B (Tản Đà, Thề non nước)

Tiếng thứ 6 và thứ 8 của dòng 8 cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ 4 dòng 6 và 8 đều phải là thanh trắc Về nhịp: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn. Câu lục thường là: 2/2/2, 2/4, 4/2 còn câu bát là 4/4, 2/2/4, 2/2/2/2, 4/2/2,... Ngắt nhịp lẽ trong câu lục 3/3 để nhấn mạnh Phiếu học tập số 3 Tri thức ngữ văn Lục bát biến thể :

225

Ví dụ: Bầu ơi/ thương lấy/ bí cùng Tuy rằng khác giống / nhưng chung một giàn. ( Ca dao)


1. Có sáo thì sáo nước trong

- Tiếng thứ 2 có thể biến thành thanh trắc ( biến đổi cách gieo vần, cách ngắt

T

T

B

Đừng sáo nước đục đau lòng cò con

nhịp, cách phối thanh.)

T

- Biến đổi số tiếng giữa các dòng

T

B

B

2. Mình nói dối ta mình chưa có chồng T B B B Ta đi qua ngõ mình bồng con ra Con mình khéo giống con ta Con mình bày rưỡi con ta ba phần. (Ca dao)

Phiếu học tập số 4 1. Bài ca dao 1,2 - Thể thơ: lục bát, + Dòng 6 có 6 tiếng + Dòng 8 có 8 tiếng - Cách gieo vần: - Tiếng cuối của dòng 6 ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 ở dưới, tiếng cuối của dòng 8 lại vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp theo... Câu lục : 2- 4 - 6 là B- T- B Câu bát: 2- 4 - 6- 8 là B- T- B- B Ví dụ : 1. Gió đưa cành trúc la đà B

T

B

Tiếng chuông Trấn Võ canh gà thọ Xương B

T

B

B

- Ngắt nhịp: nhịp chẵn: 2/2/2; 4/4 Nội dung bài ca dao 1: - Biện pháp tu từ: 226


+ Ẩn dụ: mặt gương Tây Hồ vẻ đẹp của Tây Hồ, nước trong vào buổi sớm như sương (ẩn dụ - so sánh ngầm) Vẻ đẹp nên thơ vào sáng sớm của Thăng Long xưa Nội dung bài ca dao 2: Lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông Lời gọi, nhắn gửi tha thiết hãy dừng lại mà xem vẻ đẹp của xứ Lạng. Phiếu học tập số 5 Huế là một miền đất có một cảnh quan thơ mộng, xinh đẹp. Mỗi địa danh ( Chợ Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình), tất cả đều có một giòng chảy của ca dao. Cách miêu tả đã làm cho khung ảnh Huế trở nên sinh động, nên thơ, đậm đà hơn bao giờ hết (Lờ đờ bóng ngả chăng nghênh), và nó đi vào trong tâm thức của con người. d. Tổ chức thực hiện: 1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. 3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật 4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản (Trực tuyến - khoảng 50phút) a. Mục tiêu - Nắm được nội dung và nghệ thuật của các văn bản trong Chùm ca dao về quê hương đất nước. - HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. b. Nội dung b1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp b2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. 227


d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác láng nghe phần trình bày của bạn, GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. 3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: Từ phiếu học tập số 1 đến phiếu 5 4. GV kết luận - Nghệ thuật: Thể thơ lục bát và lục bát biến thể, phù hợp với việc tâm tình, bộc lộ tình cảm, cụ thể ở đây là tình yêu quê hương đất nước. -Nội dung : Chùm ca dao thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào của tác giả dân gian đối với vẻ đẹp của quê hương đất nước. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để giải bài tập. b. Nội dung: Em hãy tìm một bài ca dao mà em thích, phân tích cấu trúc thể thơ lục bát. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: : Em hãy tìm một bài ca dao mà em thích, phân tích cấu trúc thể thơ lục bát.. -HS làm bài , báo cáo kết quả. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (HS làm tại nhà) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức làm bài tập. b. Nội dung: - Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. - Nhiệm vụ về nhà - GV cho HS nhiệm vụ/ HS thực hiện Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước. b. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS 228


Ví dụ : Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có “Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn”… Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ. Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc. d) Tổ chức thực hiện - GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. – GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

229


Ngày

11

tháng

11 năm

2021 Đã duyệt

Ngày soạn: 6 /11/ 2021 Ngày dạy: TIẾT 44: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt - Thông qua việc thực hiện, giải quyết các yêu cầu, bài tập của phần Thực hành tiếng Việt 230


- HS hiểu và phân biệt rõ từ đồng âm, từ đa nghĩa, cách dùng một số từ đồng âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các ngữ cảnh quen thuộc và điển hình. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và phân biệt các từ đồng âm, từ đa nghĩa, cách dùng một số từ đồng âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các ngữ cảnh quen thuộc và điển hình. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (học sinh chuẩn bị ở nhà trước giờ học) a. Mục tiêu: HS hiểu và phân biệt rõ từ đồng âm, từ đa nghĩa, cách dùng một số từ đồng âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các ngữ cảnh quen thuộc và điển hình. b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: - Đọc phần Sgk tr 89, Tr92, thực hiện yêu cầu theo phiếu học tập số 1 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 1 Từ đồng âm là từ như thế nào? Từ đa nghĩa là từ như thế nào? - Đọc phần sgk trang 92 và hoàn thiện phiếu học tập số 2 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 2 Bài tập 1 SGK trang 92 Từ nào trong ba trường hợp sau là từ đồng âm? Giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp a. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh 231


Tiếng hò xa vọng , nặng tình nước non b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc c. Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng - Đọc phần sgk trang 92 và hoàn thiện phiếu học tập số 3 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 2 Bài tập 2 SGK trang 92 Phân biệt nghĩa của từ in đậm trong các câu sau. Theo em, đó có phải là từ đồng âm hay không. Vì sao? a- Đường lên xứ Lạng bao xa - Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường b.Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát . Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát mênh mông - Tôi mua bút này với giá hai mươi nghìn đồng. - Đọc phần sgk trang 93 và hoàn thiện phiếu học tập số 4 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 4 Bài tập 3 SGK trang 93 Nghĩa của từ trái trong những trường hợp sau đây có liên quan gì với nhau không? Vì sao? a.Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái. b. Bố vừa mua cho em một trái bóng. c. Cách một trái núi với ba quãng đồng. - Đọc phần sgk trang 93 và hoàn thiện phiếu học tập số 5 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 5 Bài tập 4 SGK trang 93 4. Xác định từ đồng âm và từ đa nghĩa trong các câu sau: a. Con cò có cái cổ cao. 232


b. Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao câu c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội. - Đọc phần sgk trang 93 và hoàn thiện phiếu học tập số 6 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 6 Bài tập 5 SGK trang 93 Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: -Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non. -Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non. Tìm thêm một số từ ngữ có từ nặng được dùng với nghĩa khác c. Sản phẩm Sản phẩm 1: Từ đồng âm là từ - Từ đồng âm là từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan với nhau; như thế nào? Từ đa nghĩa là từ - Từ đồng âm là từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan với nhau; như thế nào? - Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, các nghĩa khác nhau lại có liên quan với nhau. Sản phẩm 2: Từ nào trong ba trường hợp sau là từ đồng âm? Giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp a.Lờ đờ bóng ngả trăng chênh a. “bóng”hình ảnh của vật do phản chiếu mà Tiếng hò xa vọng , nặng tình có; nước non b. “bóng”: quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao; b. Bóng đã lăn ra khỏi đường c. “bón”: nhẵn đến mức phản chiếu được ánh biên dọc sáng gần như mặt gương. c. “bóng”: nhẵn đến mức phản chiếu được ánh c. Mặt bàn được đánh véc-ni thật sáng gần như mặt gương. 233


bóng Sản phẩm 3:

Phân biệt nghĩa của từ in đậm trong các câu sau. Theo em, đó có phải là từ đồng âm hay không. Vì sao? a- Đường lên xứ Lạng bao xa

“đường”: chỉ khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa - Những cây mía óng ả này chính điểm khác; là nguyên liệu để làm đường - “đường”: chỉ chất kết tinh có vị ngọt, dùng trong thực phẩm; b.Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát . Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát mênh mông - Tôi mua bút này với giá hai mươi nghìn đồng.

- Khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt

- Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng đồng: đơn vị tiền tệ

Sản phẩm 4: Nghĩa của từ trái trong những trường hợp sau đây có liên quan gì với nhau không? Vì sao? a.Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái. b. Bố vừa mua cho em một trái bóng. c. Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Trái trong ba ví dụ đều biểu thị sự vật có dạng hình cầu => Từ đa nghĩa.

Sản phẩm 5: Xác định từ đồng âm và từ đa nghĩa trong các câu sau: 234


a. Con cò có cái cổ cao.

a,b.“Cổ” Từ đa nghĩa.

b. Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao câu c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội.

c. Cổ: tính từ, chỉ sự cổ kính, lâu đời, không liên quan gì đến nghĩa của từ cổ trong hai câu a. và b. Từ đồng âm.

Sản phẩm 6: Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: -Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước “Nặng”: tính chất, mức độ nhiều tình cảm. non. -Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước - Một số ví dụ có từ “nặng” được non. Tìm thêm một số từ ngữ có từ dùng với nghĩa khác: + Túi hoa quả này nặng quá ; nặng được dùng với nghĩa khác + Em rất buồn vì bà nội bị ốm nặng. d. Tổ chức thực hiện: 1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. 3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật 4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: (Trực tuyến - khoảng 30phút) a. Mục tiêu HS hiểu và phân biệt rõ từ đồng âm, từ đa nghĩa, cách dùng một số từ đồng âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các ngữ cảnh quen thuộc và điển hình. b. Nội dung b1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp

235


b2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. 3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: 1.Từ phiếu học tập số 1: Làm thế nào có thể nhận biết đó là từ đồng âm từ đa nghĩa? - Từ đồng âm là từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan với nhau - Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, các nghĩa khác nhau lại có liên quan với nhau. 2. Từ phiếu học tập số 2,3:Khắc sâu từ đồng âm? - Từ đồng âm là từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan với nhau 3. Từ phiếu học tập số 4, 5,6 Khắc sâu từ đa nghĩa? - Từ đồng âm là từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan với nhau; - Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, các nghĩa khác nhau lại có liên quan với nhau. 4. GV kết luận Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về từ đồng âm, từ đa nghĩa để hoàn thành các câu hỏi nhằm củng cố kiến thức cho HS b. Nội dung: Đọc câu sau và chú ý những từ đồng giống nhau về âm: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. c. Sản phẩm: - Từ “chín” thứ nhất chỉ tính chất còn còn từ “chín” thứ hai chỉ số lượng. Nghĩa của hai từ này hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau. Nghĩa của hai từ đồng âm này được xác định nhờ sự kết hợp của chúng với các từ khác trong câu d.Tổ chức thực hiện 236


1: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. 2: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. 3: GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (HS làm tại nhà) c. Mục tiêu: HS hệ thống lại kiến thức và vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. d. Nội dung: Nhiệm vụ về nhà Tự đặt 2 câu có sử dụng từ đồng âm. Sản phẩm học tập: Hs tự làm trong vở d) Tổ chức thực hiện 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 45 - 46: CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH (Lâm Thị Mỹ Dạ) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thể thơ lục bát thể hiện qua bài thơ; - HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; - HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v… b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện cổ nước mình; 237


- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chuyện cổ nước mình; - Năng lực hợp tác - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu quê hương, đất nước, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (học sinh chuẩn bị ở nhà trước giờ học) a. Mục tiêu: HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thể thơ lục bát thể hiện qua bài thơ; - HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. Từ đó cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: - Đọc phần "sau khi đọc" - Sgk Tr93 thực hiện yêu cầu theo phiếu học tập số 1 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 1 Tác giả Yêu cầu

Nội dung

Tên, quê quán tác giả Đặc điểm thơ của tác giả

- Đọc phần tri thức ngữ văn (sgk Kết nối tri thức Tr95) và hoàn thiện phiếu học tập số 2 rồi ghi vào vở.

238


Phiếu học tập số 2 Đặc điểm thơ của bài thơ “Chuyện cổ nước mình” Thể thơ Cách chia khổ thơ Cách gieo vần Cách ngắt nhịp Phương thức biểu đạt - Đọc văn bản " Chuyện cổ nước mình " và hoàn thành phiếu học tập số 3, số 4 Phiếu học tập số 3 Qua bài thơ em thấy bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Em hãy tìm những câu thơ gợi đến những câu chuyện đó + Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp tình người? Phiếu học tập số 4 “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên? “Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời ông cha dạy cũng vì đời sau” Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì? Phiếu học tập số 5

239


“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời ông cha dạy cũng vì đời sau” Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì? - Những câu chuyện cổ “vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm” - Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chính của văn bản vào phiếu học tập số 2 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 6 Tổng kết Nghệ thuật Nội dung của bài thơ

c. Sản phẩm Sản phẩm 1:

Tác giả Yêu cầu

Nội dung

Lâm Thị Mỹ Dạ - Năm sinh: 1949; - Quê quán: Quảng Bình; Tên, quê quán tác giả, đặc - Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nhẹ điểm thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ nhàng, đằm thắm, trong trẻo, thể hiện một tâm hồn tinh tế, giàu yêu thương 2. Tác phẩm - Rút từ Tuyển tập, NXB Hội Xuất xứ nhà văn, Hà Nội, 2011, tr.203. 240


Sản phẩm 2: Đặc điểm thơ của bài thơ “Chuyện cổ nước mình” Lục bát

Thể thơ

Theo cặp: 1 dòng 6 chữ, 1 dòng 8 chữ

Cách chia khổ thơ

Vần của tiếng cuối cùng câu 6 hiệp vần với vấn của tiếng thứ 6 của câu 8. Vần của tiếng thứ 8 trong câu bát hiệp vần với tiếng thứ 6 trong câu lục tiếp theo....

Cách gieo vần

(Vần chân: hiệp vần ở tiếng thứ 6 câu lục và tiếng thứ 8 câu bát. Cách ngắt nhịp

Nhịp 2/2/2,4/4… Tự sự kết hợp biểu cảm;

Phương thức biểu đạt

Sản phẩm 3 Qua bài thơ em thấy bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Em hãy tìm những câu thơ gợi đến những câu chuyện đó

-Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà) - Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) - Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người)

+ Chuyện cổ đã kể với - Lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,... Tôi nhà thơ những điều gì yêu chuyện cổ nước tôi vì vừa nhân hậu lại tuyệt vời về vẻ đẹp tình người? sâu xa, vì rất công bằng, rất thông minh, vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

241


Sản phẩm 4 “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên?

-> So sánh, hoán dụ ->là cầu nối,là nhân chứng, là lưu giữ những suy nghĩ, tình cảm… của ông cha, ->Thấy đượcthế giới tinh thần: tâm hồn, phong tục, quan niệm, triết lý nhân sinh…của cha ông

Sản phẩm 6: “Tôi nghe chuyện cổ thầm thì ->Bài học về đạo lý làm người : chân Lời ông cha dạy cũng vì đời sau” thành, nhân ái, cần cù. Có kiến thức Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì? - Những câu chuyện cổ “vẫn luôn mới - Vẻ đẹp về tình người và những bài mẻ rạng ngời lương tâm” học về cuộc sống trong những câu chuyện cổ vẫn còn nguyên giá trị, GD con người - Là hành trang, là động lực phấn đấu của mỗi con người -> khẳng định tầm quan trọng của những câu chuyện cổ trong đời sống tinh thần

Sản phẩm 7: Tổng kết Nghệ thuật

- Dùng thể thơ lục bát để nói về những giá trị truyền thống, nhân văn. - Giọng thơ thủ thỉ, nhẹ nhàng, tâm tình, tha thiết

242


Nội dung của bài Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào thơ của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.

d. Tổ chức thực hiện: 1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. 3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật 4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản " Chuyện cổ nước mình " (Trực tuyến khoảng 30phút) a. Mục tiêu - Nắm được đặc trưng của thơ lục bát thông qua xác định phương thức biểu đạt thể thơ, vần, nhịp, âm điệu - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự ,những hình ảnh biện pháp tu từ độc đáo b. Nội dung b1. Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp b2. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. 243


3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: 1.Từ phiếu học tập số 2: Làm thế nào có thể nhận biết đó là thể thơ lục bát? Theo cặp: 1 dòng 6 chữ, 1 dòng 8 chữ.Vần của tiếng cuối cùng câu 6 hiệp vần với vấn của tiếng thứ 6 của câu 8. Vần của tiếng thứ 8 trong câu bát hiệp vần với tiếng thứ 6 trong câu lục tiếp theo 2. Từ phiếu học tập số 3:? Qua bài thơ em thấy bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Em hãy tìm những câu thơ gợi đến những câu chuyện đó? Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà) - Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) - Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người) - Lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,... Tôi yêu chuyện cổ nước tôi vì vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa, vì rất công bằng, rất thông minh, vừa độ lượng lại đa tình, đa mang. 3. Từ phiếu học tập số 4 - “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên? -> So sánh, hoán dụ ->là cầu nối,là nhân chứng, là lưu giữ những suy nghĩ, tình cảm… của ông cha, ->Thấy đượcthế giới tinh thần: tâm hồn, phong tục, quan niệm, triết lý nhân sinh…của cha ông -“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời ông cha dạy cũng vì đời sau” Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì? ->Bài học về đạo lý làm người : chân thành, nhân ái, cần cù. Có kiến thức… 4.Từ phiếu học tập số 5: -“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời ông cha dạy cũng vì đời sau” Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì? ->Bài học về đạo lý làm người : chân thành, nhân ái, cần cù. Có kiến thức… 5. Từ phiếu học tập số 6

244


- Vì sao với nhà thơ những câu chuyện cổ “vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”: - Vẻ đẹp về tình người và những bài học về cuộc sống trong những câu chuyện cổ vẫn còn nguyên giá trị, GD con người - Là hành trang, là động lực phấn đấu của mỗi con người -> khẳng định tầm quan trọng của những câu chuyện cổ trong đời sống tinh thần -“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời ông cha dạy cũng vì đời sau” Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì? ->Bài học về đạo lý làm người : chân thành, nhân ái, cần cù. Có kiến thức… 4. GV kết luận: 1. Xác định được thể thơ lục bát. Trong bài thơ tác giả tổ chức theo cặp: 1 câu 6 chữ, 1 câu 6 chữ + Vần của tiếng cuối cùng câu 6 hiệp vần với vấn của tiếng thứ 6 của câu 8. Vần của tiếng thứ 8 trong câu bát hiệp vần với tiếng thứ 6 trong câu lục tiếp theo.... 2. - Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà) - Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) - Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người) 3. - Lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,... Tôi yêu chuyện cổ nước tôi vì vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa, vì rất công bằng, rất thông minh, vừa độ lượng lại đa tình, đa mang. 4. “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” -> So sánh, hoán dụ ->là cầu nối,là nhân chứng, là lưu giữ những suy nghĩ, tình cảm… của ông cha, ->Thấy đượcthế giới tinh thần: tâm hồn, phong tục, quan niệm, triết lý nhân sinh…của cha ông. 5 . Nhận xét chung về nghệ thuật và nội dung: - Dùng thể thơ lục bát để nói về những giá trị truyền thống, nhân văn. - Giọng thơ thủ thỉ, nhẹ nhàng, tâm tình, tha thiết - Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) 245


a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành các câu hỏi nhằm củng cố kiến thức cho HS b. Nội dung: 1. Bài thơ chuyện cổ nước mình làm theo thể thơ gì? Vì sao em biết điều đó? 2. Nhà thơ yêu câu chuyện cổ nước mình vì lý do gì? c. Sản phẩm: Câu 1. - Thể loại: thơ lục bát. Vì: + Tồn tại theo cặp: 1 câu 6 chữ, 1 câu 6 chữ + vần của tiếng cuối cùng câu 6 hiệp vần với vấn của tiếng thứ 6 của câu 8. Vần của tiếng thứ 8 trong câu bát hiệp vần với tiếng thứ 6 trong câu lục tiếp theo.... Câu 2: Vì những câu chuyện cổ ẩn chứa vẻ đẹp tình người thiết tha nhân hậu-> Chuyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất đẹp đẽ và bài học quý giá mà ông cha muốn truyền lại cho con cháu. d.Tổ chức thực hiện 1: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. 2: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. 3: GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (HS làm tại nhà) e. Mục tiêu: HS hệ thống lại kiến thức và vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. f. Nội dung: Nhiệm vụ về nhà g. Viết đoạn văn ( 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình b. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS- GV gợi ý: Chú ý phân tích thể thơ lục bát có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ; chú ý đến các từ ngữ, các quan hệ từ, biện pháp tu từ, v.v... d) Tổ chức thực hiện

246


1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp. Ngày 11 tháng 11 năm 2021 Đã duyệt

Kế hoạch bài dạy trực tuyến QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU TIẾT 48: VĂN BẢN 3. CÂY TRE VIỆT NAM (Thép Mới) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt - HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre với những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam; - HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu; cách sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,... 2. Năng lực a. Năng lực chung - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v… b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cây tre Việt Nam; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cây tre Việt Nam; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: 247


- Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương đất nước, với biểu tượng cây tre của dân tộc Việt Nam. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh, các đoạn phim ngắn giới thiệu về cây tre Việt Nam. - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… Xem video Thép Mới và cây tre VN III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: HS xác định được một số hiểu biết về tác giả, đề tài, hoàn cảnh sáng tác, và bước đầu HS chỉ ra được bố cục, cảm nhận phẩm chất đẹp đẽ cao quí của cây tre VN, sự gắn bod của tre đối với con người và dân tộc VN; từ đó đưa ra được nhận xét của bản thân về tình yêu quê hương, đất nước; niềm tự hào dân tộc .... b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: Phiếu bài tập 1. Đọc Văn bản “ Cây tre VN” chú thích về tác giả và hoàn thiện: Tên tác Hoàn cảnh sáng Chủ đề văn Thể Phương Bố cục giả tác bản loại thức biểu đạt Phiếu bài tập 2: cảm nhận về Vẻ đẹp của cây tre Chi tiết- hình ảnh Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam Nhận xét Phiếu bài tập 3: Ý nghĩa của tre đối với nông dân, người dân Việt Nam

248


Tre trong đời sống Tre gắn bó với Vị trí của tre trong vật chất và tinh thần kháng chiến tương lai Hình ảnh cây tre Nhận xét: Phiếu bài tập 4 Giá trị của văn bản Những nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của văn bản? Nội dung của văn bản ?

c. Sản phẩm: Học sinh hoàn thiện được các câu hỏi ở phần nội dung theo yêu cầu của giáo viên. Sản phẩm 1: Tác Hoàn cảnh sáng tác giả

Chủ đề văn bản

Thể loại

Phương thức biểu đạt Thuyết minh + Biểu cảm + Miêu tả + Nghị luận

Sự gắn bó của Bút Bài “Cây tre Việt Nam” sáng tác năm 1955, là lời bình cho cây tre với con kí bộ phim cùng tên của nhà người VN. Cây điện ảnh Ba Lan. Bộ phim tre là biểu tượng thông qua hình ảnh cây tre, bộ của con người phim thể hiện vẻ đẹp của đất VN ngay thẳng, nước và con người Việt Nam, thủy chung, can ca ngợi cuộc kháng chiến đảm chống thực dân Pháp của nhân dân ta Phần 1 (từ đầu đến “chí khí con người”): Giới thiệu chung về cây tre - Phần 2 (tiếp đó đến “tiếng hát giữ trời của trúc, của tre”): Sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu. - Phần 3 (còn lại): Tre vẫn còn mãi với đất nước trong tương lai Sản phẩm 2 Thép mới

249


Chi tiết- hình ảnh Vẻ đẹp của + dáng vươn mộc mạc và thanh cao; mầm măng non mọc cây tre Việt thẳng; Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng Nam + màu tre tươi nhũn nhặn màu xanh bình dị, vừa phải, dễ chịu, không thái quá, rực rỡ hay gay gắt tính cách khiêm tốn, nhún nhường; + có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi, vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt dễ thích nghi, không kén chọn; Nhận xét Hình ảnh bên ngoài Liên tưởng đến phẩm chất của con người Đức tính của người hiền (hiền tài): thanh cao, giản dị, ngay thẳng. Sản phẩm 3: Tre trong đời sống Tre gắn bó với Vị trí của tre trong vật chất và tinh thần kháng chiến tương lai Hình ảnh + cối xay tre Tre là vũ khí bảo vệ nhưng tre vẫn là cây tre + tre làm nhà Tre giữ làng, giữ một hình ảnh vô + giang chẻ lạt, cho nước, giữ mái nhà cùng thân thuộc, bóng mát tranh, giữ đồng lúa bởi: + Từ thuở lọt lòng chín. + Tre đã gắn với con đến khi nhắm mắt + vũ khí người Việt Nam qua xuôi tay: chiếc nôi + đồng chí chiến rất nhiều thế hệ Hình ảnh của tre là tre nằm trên đấu giường tre. + cái chông tre thân thuộc Hình ảnh - Đời sống tinh sông Hồng có sự kế tiếp, từ đời thần: + chống lại sắt thép này sang đời khác truyền cho nhau; Tin + giang chẻ lạt, cho quân thù bóng mát + tre xung phong tưởng vào truyền thống văn hóa: uống + Văn hóa: Dưới vào xe tăng; bóng tre xanh, ta + tre hi sinh để bảo nước nhớ nguồn. + Tre có sức sống gìn giữ một nền văn vệ con người; hóa lâu đời; tre ăn + gậy tầm vông mãnh liệt, ở đâu ở với người đời đời dựng Thành đồng cũng có thể sống kiếp kiếp Tổ quốc được; + anh hùng lao + Tre mang những 250


động, anh chiến đấu.

hùng đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý Nhận xét- Cây tre được miêu tả trong bài rất đẹp, giàu sức sống, giản dị mà thanh cao. Với những phẩm chất đáng quý như người Việt: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam bởi cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. Sản phẩm 4: Giá trị của văn bản Những nét đặc sắc - Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa về nghệ thuật, nội biểu tượng dung của văn bản? - Sử dụng rộng rãi và thành công nhân hóa, so sánh; điệp từ “là”; hình ảnh ẩn dụ: "măng non mọc thẳng" - Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu Nội dung của văn Qua hình ảnh cây tre -thể hiện tình yêu quê hương, bản ? đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre với những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam; thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre với những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam; d) Tổ chức thực hiện. 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 251


Hoạt động 2: Hoạt động khám phá kiến thức Đọc hiểu văn bản “ Cây tre Việt Nam”(trực tuyến). a) Mục tiêuHS xác định được một số hiểu biết về tác giả, đề tài, hoàn cảnh sáng tác, PTBĐ và bước đầu cảm nhận chi tiết, hình ảnh miêu tả cây tre; hiểu được sự gắn bó của cây tre với đất nước con người Việt Nam. b) Nội dung (-) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. (-) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Ví dụ: - Chủ đề của văn bản là ca ngợi cây tre; sự gắn bó của cây tre với con người VN. Cây tre là biểu tượng của con người VN ngay thẳng, thủy chung, can đảm Nguyên nhân: một số bạn có kết quả chưa chính xác là vì chưa đọc kĩ văn bản chưa hiểu tác dụng của biện pháp tu từ và dụng ý của nhà văn. - Phương thức biểu đạt là thuyết minh + biểu cảm + miêu tả + nghị luận. Tuy nhiên một số bạn cho rằng chỉ có phương thức Tự sự + miêu tả Nguyên nhân:chưa chịu suy nghĩ, còn rập khuôn theo các văn bản văn xuôi đã học d) Tổ chức thực hiện 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. 2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (-). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để liên hệ mở rộng tới những tác phẩm cùng chủ đề. 3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: ?1. Tác giả đã sử dụng từ loại nào nhiều nhất để miêu tả cây tre? Qua đó, em có cảm nhận gì về cây tre Việt Nam? ?2 biện pháp nghệ thuật nào giữ vai trò quan trọng trong việc nêu bật chủ đề văn bản? 4: GV kết luận: *Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hàng loạt tính từ để miêu tả cây tre: xanh tốt, kiên cường, cứng cáp, dẻo dai, thanh cao chí khí, thẳng thắn, bất khuất, anh hùng….. 252


Qua đó, hình ảnh cây tre hiện lên với sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp đơn sơ, khỏe khoắn, gắn liền với khí phách, phẩm chất kiên cường của người dân Việt Nam. Tre trở nên gần gũi và thân thương như một người bạn, tre không chỉ giúp đỡ, đồng hành mà còn sống cùng con người từ ngàn xưa cho đến mãi sau này nữa. *Bài Cây tre Việt Nam có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng. Lời văn giàu nhịp điệu và cảm xúc tràn đầy chất thơ. Có thể nói nghệ thuật tu từ chủ yếu của bài viết này là nhân hóa. Phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về tre và sự gắn bó của tre với người: cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc...Tre là đồng chí chiến đấu của ta. Tre cùng ta làm ăn, lại cùng ta đánh giặc....Hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre. Nứa tre... chia bùi sẻ ngọt... với chúng ta. => Việc sử dụng biện pháp nhân hóa đã giúp cho hình ảnh của cây tre hiện lên trước mặt người đọc sinh động, chân thực và gần gũi hơn. Qua đó cũng góp phần thể hiện rõ nét sự gắn bó thân thuộc của tre với đời sống con người, tre như trở thành một người bạn, một chiến hữu Các em có thể đưa ra nhiều phương án trả lời khác nhau nhưng câu trả lời cần kết nối với nội dung văn bản và lí giải hợp lý với phương án trả lời đó. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: HS có được những hiểu biết cơ bản về tác phẩm b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi GV nêu yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre Việt Nam c) Sản phẩm: vở ghi của HS - Nội dung cần: Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre Việt Nam: Tre xanh xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Từ lâu tre đã trở thành người bạn của ng dân Việt Nam, là biểu tượng cho những phẩm chất của con người Việt Nam: nhũn nhặn, đoàn kết, thuỷ chung, bất khuất ...Tre thường mọc gần nhau theo khóm tạo thành những lũy tre xanh rì rào trong gió. Từ bao đời nay, tre mọc luôn đứng cạnh nhau chứ không hề 253


riêng lẻ, nó cũng giống như tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam vậy. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc: Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta cùng chống lại sắt thép của quân thù... Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Dù bất cứ chỗ nào, đất có cằn cỗi bao nhiêu thì tre vẫn cứ vươn lên xanh tốt giống như tinh thần vươn lên trước mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống của người dân lao động. Yêu sao cây tre Việt Nam! d) Tổ chức thực hiện: - Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm ở nhà vào vở bài tập và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. - HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. - GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. GV nhận xét và kết luận: + GV nhận xét về cách diễn đạt, hành văn, nội dung trình bày trong đoạn văn + GV kết luận nội dung như mục Sản phẩm + GV nhấn mạnh vào thông điệp và ý nghĩa của tác phẩm. 4. Hoạt động vận dụng ( Khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn theo yêu cầu của GV b. Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: sưu tầm những câu thơ, bài văn viết về tre(khuyến khích làm thành video hoặc bộ sưu tập), hình ảnh về sự gắn bó của tre với con người VN c. Sản phẩm: Bài làm của HS về 1 trong 2 nhiệm vụ ở mục Nội dung. d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu HS nghiêm túc thực hiện. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

TIẾT 52: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt 254


- HS nhận biết được biện pháp tu từ hoán dụ, chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ này; - HS hiểu được ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và phân tích biện pháp tu từ hoán dụ, chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ này; - Hiểu được ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: - HS trình bày được khái niệm của phép tu từ hoán dụ; nhận biết được từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa. - HS vận dụng làm được các bài tập về phép tu từ hoán dụ, từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: Nhiệm vụ 1: Phiếu học tập số 1: Đọc câu thơ và phân tích về cụm từ:" Áo chàm” theo bảng dưới đây. Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Tố Hữu- Việt Bắc) Nhận xét (1). “Áo chàm”là cụm từ được dùng để diễn đạt thay cho đối tượng nào? (2)Giữa “ Áo chàm” và người Việt Bắc có mối quan hệ như thế nào?

255


(3) Cách viết “Áo chàm đưa buổi… nay” diễn tả tình cảm cảm xúc gì? Phiếu học tập số 2: Nối hình ảnh hoán dụ( in đậm) vào ô phân loại tương ứng? Phân loại hoán dụ Đáp án a)“Áo chàm đưa buổi phân li 1.Lấy bộ phận để chỉ toàn thể Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” (Việt Bắc - Tố Hữu) b)“Bàn tay ta làm nên tất cả 2. Lấy vật chứa đựng Có sức người sỏi đá cũng thành để gọi tên vật bị cơm” chứa đựng (Bài ca ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông) c)“Vì sao trái đất nặng ân tình, 3. Lấy dấu hiệu của Nhắc mãi tên người Hồ Chí sự vật gọi tên sự Minh” vật (Tố Hữu) d)“Một cây làm chẳng nên 4.Lấy cái cụ thể gọi non cái trừu tượng Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” (Ca dao) Phiếu học tập số3 :bài tập 1 sgk/99 1.Các từ ngữ in đậm trong những câu sau có ý nghĩa hoán dụ. Em hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ đó và hoàn thành bảng: ví dụ

Hoán dụ

a. Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên chiếc giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. b. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. c. Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà. Phiếu học tập số 4: 256

Ý nghĩa


Câu 1. Những dòng thờ Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải thích ý nghĩa ngắn gọn của từ ngữ đó. Câu 2. Tre già măng mọc là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào bài Cây tre Việt Nam, hãy nêu cách hiểu của em về thành ngữ này. c) Sản phẩm: Nhận xét (1). “Áo chàm”là cụm từ được dùng để diễn Đồng ào Việt Bắc trong kháng đạt thay cho đối tượng nào? chiến (2)Giữa “ Áo chàm” và người Việt Bắc có mối quan hệ như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết sự vật

(3) Cách viết “Áo chàm đưa buổi… nay” diễn tả tình cảm cảm xúc gì?

Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn, xúc động

Phiếu số 2 Phân loại hoán dụ Đáp án a) “Áo chàm đưa buổi phân li 1.Lấy bộ phận để chỉ A3 toàn thể Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” (Việt Bắc - Tố Hữu) b)“Bàn tay ta làm nên tất cả 2. Lấy cái cụ thể gọi B1 Có sức người sỏi đá cũng thành cái trừu tượng cơm” (Bài ca ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông) c)“Vì sao trái đất nặng ân tình, 3. Lấy dấu hiệu của C4 Nhắc mãi tên người Hồ Chí sự vật gọi tên sự Minh” vật (Tố Hữu) d)“Một cây làm chẳng nên 4. Lấy vật chứa D2 non đựng để gọi tên vật Ba cây chụm lại nên hòn núi bị chứa đựng cao” (Ca dao) Phiếu 3: ví dụ Hoán dụ Ý nghĩa a. Suốt một đời người, từ thuở

Nhắm mắt 257

lìa đời, chết đi, về cõi


lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên chiếc giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. b. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

xuôi tay

vĩnh hằng.

mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Áo cơm cửa nhà

hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

c. Thị thơm thì giấu người cuộc sống vật chất, giản thơm/Chăm làm thì được áo đơn, giản dị của con người cơm cửa nhà. Việt Nam. d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. #3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 20 phút) a) Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ. - HS hiểu, vận dụng làm được các bài tập về ẩn dụ, giải nghĩa từ. b) Nội dung (i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. (ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Ví dụ: Ở phiếu học tập số 2 hs có thể nối sai - Nguyên nhân: một số bạn có kết quả sai do chưa hiểu ý nghĩa mối quan hệ giữa hoán dụ và sự vật mà nó tượng trưng d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. #2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. #3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì 258


các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: 1. Vì sao em biết áo chàmlà nét đặc trưng, là dấu hiệu để nhận ra người dân Việt Bắc? 2. Có mấy loại hoán dụ? #4: GV kết luận: - Tùy chất lượng bài làm của HS để giáo viên kết luận, lưu ý. - Đưa sản phẩm chuẩn của giáo viên ở 3 phiếu học tập. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 10 phút) a) Mục tiêu:.Củng cố lại kiến thức đã học: biện pháp tu từ hoán dụ, nghĩa của từ b) Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. Phiếu học tập số 4: Câu 1. Những dòng thờ Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải thích ý nghĩa ngắn gọn của từ ngữ đó. Câu 2. Tre già măng mọc là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào bài Cây tre Việt Nam, hãy nêu cách hiểu của em về thành ngữ này. c) Sản phẩm Câu 1:Những dòng thờ Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ Đẽo cày giữa đường. Câu thành ngữ này hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì. Câu 2. Tre - Măng: Loại cây thường được dùng người việt nam để làm những vật dụng trong cuộc sống Già - Mọc: Ở đây có nghĩa là những cây già sẽ chết để làm chất dinh dưỡng nuôi cây non mọc lên Ý nghĩa thành ngữ tre già măng mọc có nghĩa là Thế hệ trước sẽ đào tạo thể hệ sau để thế hệ sau có kinh nghiệm và phát triển những gì mà thế hệ trước đã tạo ra và sau đó sẽ truyền lại cho thế hệ sau nữa, cứ thế cứ thế mà thế hệ trẻ luôn kế thừa và sẽ phát huy nó. Tre và măng luôn mọc gần nhau vì thế tre già luôn che chở và bảo vệ măng tránh ánh nắng mặt trời để cho măng lớn và phát triển. Hình ảnh tre và măng tựa vào nhau và cứ thế cứ thế thế hệ này sẽ tiếp nối thế hệ trước để phát huy. d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung, yêu cầu HS làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. #3: HS nộp sản phẩm thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. 259


GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. #4.Nhận xét và kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a. Mục tiêu:HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. b. Nội dung:Nhiệm vụ về nhà: vận dụng những kiến thức đã học về so sánh, nhân hóa để hoàn thành bài 2 (sgk 100) . c. Sản phẩm: Bài làm của HS nhiệm vụ ở mục Nội dung. d. Tổ chức thực hiện: #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. #3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. - GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU D. VIẾT Tiết 54. TẬP LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - HS lựa chọn đề tài và vận dụng những hiểu biết về thể thơ để tập làm một bài thơ lục bát; - HS yêu thích và bước đầu có ý thức tìm hiểu thơ văn.

260


2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất - Giáo dục tình cảm yêu mến thơ ca, tự hào về ngôn ngữ phong phú của đất nước. - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. - Tự lập, tự tin, tự chủ ; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - GV sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để dạy trực tuyến. - Thiết kế bài dạy PowerPoint. - SGV, SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). - Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học sinh: - HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để học. - SGK, SBT Ngữ văn 6. - Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu

261


(HS thực hiện ở nhà, trước khi kết nối, GV chuyển giao nhiệm vụ bằng học liệu đã chuẩn bị trước: Phiếu học tập; Video…. nhằm giảm thời lượng kết nối trực tiếp) a. Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu đối với một bài thơ lục bát và bước đầu HS lựa chọn được đề tài, vận dụng những hiểu biết về thể thơ để tập làm một bài thơ lục bát. b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành phiếu học tập sau vào vở Yêu cầu đối với một bài Tập làm thơ lục bát

Yêu cầu đối với một bài thơ lục bát đúng luật

Nhiệm vụ 2: Xác định nội dung của các bước làm một bài thơ lục bát bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau vào vở. Tên bước

Nội dung

Khởi động viết

Thực hành viết

Chỉnh sửa

262


Nhiệm vụ 3: Hãy tập làm một bài thơ lục bát về đề tài mà em yêu thích. c. Sản phẩm: Sản phẩm 1 Yêu cầu đối với một bài Tập làm thơ lục bát

Yêu cầu đối với một bài thơ lục bát đúng luật

- Đúng luật của thơ lục bát;

+ Số chữ: Câu lục: 6 tiếng Câu bát: 8 tiếng - Nội dung gần gũi, phù hợp + Gieo vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với với lứa tuổi, bộc lộ những tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối của dòng tình cảm đẹp đẽ, chân thành; tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo; - Ngôn ngữ thích hợp, sinh + Thanh điệu: Theo luật bằng (B)- trắc (T) Câu lục: Theo thứ tự tiếng 2- 4 - 6 là B – T- B động, gợi cảm. Câu bát: Theo thứ tự tiếng 2- 4 - 6- 8 là B- TB- B + Nhịp chẵn: 2/2/2- 2/2/2/2(4/4); đôi khi nhịp lẻ: 3/3 để nhấn mạnh Sản phẩm 2: Nội dung của các bước làm một bài thơ lục bát bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau vào vở. Tên bước Khởi động viết

Nội dung Tập gieo vần Xác định đề tài

Thực hành viết

Hình dung cụ thể về đề tài em định viết. Tìm một nhan đề thích hợp cho bài thơ theo đề tài mà em định chọn; Thử viết dòng hoặc cặp lục bát đầu tiên. Chú ý số tiếng, lựa chọn vần, ngắt nhịp

263


Viết những dòng lục bát tiếp theo; Phát triển ý tưởng, cảm xúc và hình ảnh theo nhiều cách khác nhau. Tập sử dụng các biện pháp tu từ Chỉnh sửa

Đọc lại bài thơ Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp và luật bằng trắc chưa? Có mắc lỗi chính tả không? Bài thơ có tập trung thể hiện đúng đề tài chọn viết và tình cảm không? Có từ ngữ nào cần thay thế để bài thơ hay hơn không?

Sản phẩm 3: Hãy tập làm một bài thơ lục bát theo các bước Ví dụ: Ai là bạn gió, gió ơi Gió đi tìm bạn, đất trời mênh mông. Gió đưa con sáo sang sông Gió lùa tóc mẹ bồng bềnh như mây. d. Tổ chức thực hiện #1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học qua ứng dụng Azota #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. #3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 25 phút) a. Mục tiêu: học sinh biết tập làm một bài thơ lục bát b. Nội dung 264


(i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. (ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. #2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. #3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ). Yêu cầu học sinh thảo luận trên sản phẩm của phiếu học tập số 1 và 2. #4: GV kết luận về các bước làm một bài thơ lục bát. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (trực tuyến khoảng 10 phút) a. Mục tiêu:.học sinh biết vận dụng kiến thức về thơ lục bát để đánh giá nội dung và hình thức một bài thơ lục bát. b. Nội dung Nội dung 1. Đánh giá một bài thơ lục bát theo Bảng tự đánh giá hình thức và nội dung bài thơ Phương diện

Nội dung

Nội dung

Bài thơ gồm các dòng lục (6 tiếng và các dòng bát (8 tiếng) Các dòng thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp chẵn. Tiếng cuối của cậu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng cuối của câu bát lại vần với tiếng thứ 265

Đạt/chưa đạt


6 của câu lục kế tiếp. Bài thơ sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, … Hình thức

Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy nghĩ, một cách nhìn nào đó về cuộc sống.

c. Sản phẩm Sản phẩm 1: đánh giá trên cơ sở bài thơ lục bát do học sinh tự làm d. Tổ chức thực hiện #1: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. #2: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. #3: - GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, đánh giá bài thơ của các bạn thông qua bảng tiêu chí, các HS góp ý, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận về các tiêu chí đánh giá nội dung và hình thức một bài thơ lục bát 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện ở nhà) a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. b. Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: Làm một bài thơ lục bát về chủ đề “Thầy cô và mái trường” c. Sản phẩm: Bài làm của HS nhiệm vụ ở mục Nội dung. d. Tổ chức thực hiện: #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. #3: – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. 266


– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

TIẾT 55,56: VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT Ngày soạn: Ngày dạy: I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - HS biết viết bài văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập ý; viết đoạn văn; chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. - HS viết được đoạn văn nêu cảm xúc về một bài thơ lục bát đảm bảo bố cục và số lượng câu đúng quy định. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. - Vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 267


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Kế hoạch bài dạy. - Phiếu bài tập. 2. HS: - HS sử dụng zalo, olm hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. -Sách giáo khoa - Hoàn thành phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Hoạt động 1: Mở đầu (HS thực hiện ở nhà, trước dạy trực tuyến) a. Mục tiêu: HS nhận biết được các yêu cầu của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơlục bát. Nắm được cách viết đoạn văn. b. Nội dung: HS thực hiện đọc văn bản và hoàn thành các phiếu học tập các phiếu học tập. HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

Phiếu học tập số 1 1.Bài ca dao số 1 thuộc chủ đề quê hương đất nước gợi cho em những cảm xúc gì? 2.Những hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu trong bài ca dao khiến em rung động như thế nào? 3.Hãy ghi lại những cảm nhận của em về bài ca dao trên.? 4.Theo em, một đoạn văn nêu cảm nhận về một bài thơ hoặc bài ca dao lục bát cần đảm bảo những yêu cầu gì ?

268


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Phân tích bài viết tham khảo 1.Đoạn văn nêucảm nhận về bàicadaonào? 2. Đoạn văn gồm mấycâu, hình thức đoạn như thế nào? 3. Những câunàogi ớithiệutác giả bàicadao? 4. Những câu nào nêu cảm xúc về nộidung chính củabàicadao. Em hãytáihiện lạinộidung ấy? 5. Những câu nào nêu cảm nhận về một số yếu tố nghệ thuật củabàicadao? Chỉ rõ các yếu tố nghệ thuật ấy? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 PHIẾU TÌM Ý : Bài ca dao “ Trong đầm gì đẹp bằng sen…” Họ và tên HS: …………………………. Nhiệm vụ: Tìm ý cho đoạn văn nêu cảm nhận về một bài ca dao / thơ lục bát Gợi ý: Em hãy tìm ý cho đoạn văn bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái. Cảm xúc của em khi đọc / nghe bài ca dao trên? Bài ca dao miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh ấy khiến em liên tưởng đến điều gì? Những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu

……………………………………………………. ……………………………………………………. …………………………………………………… …………………………………………………….

269


PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI VIẾT c.Sản phẩm: Phiếu số 1: 1.Bài ca dao số 1 thuộc chủ đề quê hương đất nước gợi cho em những cảm xúc gì? 2.Những hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu trong bài ca dao khiến em rung động như thế nào?

3.Hãy ghi lại những cảm nhận của em về bài ca dao trên.?

4.Theo em, một đoạn văn nêu cảm nhận về một bài thơ hoặc bài ca dao lục bát cần đảm bảo những yêu cầu gì ?

Bài ca dao số 1 thuộc chủ đề quê hương đất nước gợi cho em những cảm xúc yêu quê hương đất nước mình nhiều hơn. Những hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu trong bài ca dao khiến em rung động trước cái đẹp của thiên nhiên,trân trọng phẩm chất trong sạch,ý chí vươn lên của con người Việt Nam trước khó khăn thủ thách. + Những cảm nhận của em về bài ca dao trên: - Bông sen đã hiện lên trước mắt chúng ta qua cách tả rất độc đáo từ ngoài vào trong theo cấu tạo của hoa -sắc màu thật trang nhã: xanh, trắng, vàng đã đem lại vẻ dịu dàng của sen . Ta tưởng tượng như người tả đang trỏ tay vào từng bông, từng nét đẹp của hoa để giới thiệu với người ngắm cảnh - cả đầm sen bát ngát, thơm ngào ngạt hương sen…… + Giới thiệu được bài thơ ( bài ca dao, đoạn thơ) , tác giả (nếu có) + Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một khía cạnh nội dung của bài thơ. + Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ/ bài ca dao… ( thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ….)

270


Phiếu học tập số 2 bài viết tham khảo (sgk)

1. Đoạn văn nêu cảm nhận về bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà” 2. Đoạn văn gồm 7 câu. Hình thức tính từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến dấu chấm xuống dòng. 3. -Câu 1: giới thiệu tác giả. 4. Câu 2: cảm nhận về nội dung. 5. Câu 3,4,5,6,7: cảm nhận về hình ảnh, ngôn từ, biện pháp nghệ thuật.

Phiếu số 3 PHIẾU TÌM Ý : Bài ca dao “ Trong đầm gì đẹp bằng sen…” Họ và tên HS: …………………………. Nhiệm vụ: Tìm ý cho đoạn văn nêu cảm nhận về một bài ca dao / thơ lục bát Gợi ý: Em hãy tìm ý cho đoạn văn bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái. Cảm xúc của em khi đọc / nghe bài ca dao trên? Bài ca dao miêu tả hình ảnh gì?

Thư thái ,yêu thiên nhiên,lạc quan yêu cuôc sống. Bài ca dao miêu tả về vẻ đẹp của những bông hoa sen Hình ảnh ấy khiến em liên tưởng Điều đó giúp em liên tưởng vẻ đẹp phẩm đến điều gì? chất cao quý trong sạch của người nông dân Việt Nam trong bất cứ hoàn cảnh nào. Những từ ngữ, hình ảnh, biện - So sánh hơn kém để khẳng định vẻ đẹp của pháp tu từ nào nổi bật? hoa sen. - Trình tự tả ( từ ngoài vào trong), đảo ngữ , đảo trình tự tả ( từ trong ra ngoài). - Ẩn dụ: khẳng định phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện: B1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 271


B2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, giáo viên theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn kịp thời hỗ trợ. B3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lý học tập, GVtheo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật B4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp B.Hoạt động 2:HTKT (trực tuyến, khoảng 40 phút) a. Mục tiêu: HS nhận biết được các yêu cầu của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát. Nắm được cách viết đoạn văn. b. Nội dung - Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. - Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng, giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. 2. Một số HS trình bày về bài làm của mình theo chỉ định của GV. - HS trình bày sản phẩm - Các HS khác thực hiện nhiệm vụ - GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. 3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); 4. GV kết luận: a) Yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát: -Giới thiệu được bài thơ ( bài ca dao, đoạn thơ) , tác giả ( nếu có) 272


-Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một khía cạnh nội dung của bài thơ. -Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ/ bài ca dao… ( thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ….) b) phân tích bài viết tham khảo - Đoạn văn nêu cảm nhận về bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà” - Đoạn văn gồm 7 câu. Hình thức tính từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến dấu chấm xuống dòng. -Câu 1: giới thiệu tác giả. -Câu 2: cảm nhận về nội dung. -Câu 3,4,5,6,7: cảm nhận về hình ảnh, ngôn từ, biện pháp nghệ thuật. C.Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 10 phút) 1.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. 2.Nội dung: Đọc đoạn văn tham khảo sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. Những câu thơ trên đã được người dân ta truyền tai nhau qua bao đời như một câu hát dân gian. Trong câu thơ, điệp từ “cùng” được lặp lại hai lần, đã khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa những người anh em. Đặc biệt, tác giả dân gian đã rất tinh tế khi dùng hình ảnh anh em để so sánh với tay chân. Tay và chân là hai bộ phận cơ thể tách rời, nhưng luôn phối hợp nhịp nhàng với nhau để lao động, chống đỡ cơ thể. Anh em cũng vậy, là hai con người khác nhau, nhưng sẽ luôn ở cạnh, cùng nhau sinh sống, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau. Đó chính là tình cảm ruột thịt vô cùng thiêng liêng, đáng quý. Với nhịp điệu nhẹ nhàng, tình cảm của thể thơ lục bát, bài thơ là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, thắm thiết của mẹ cha với các con của mình về tình cảm anh em thương mến. Giúp người đọc thêm hiểu và trân trọng những người anh chị em của mình. a) ?Tìm câu văn mở đoạn,nhiệm vụ của câu mở đoạn này làm gì b) ? phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì? c) ?Tìm câu kết đoạn? nhiệm vụ câu kết đoạn làm gì? d) Bài ca dao để lại cho em cảm xúc gì? 3. Tổ chức thực hiện: B1: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập.

273


B2: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. B3: - GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: - HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. - GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. B4:GV nhận xét và kết luận theo sản phẩm. D.Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. Bài tập : Hãy tìm một bài ca dao về địa phương em và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài ca dao ấy.? c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. - Bước 2 : 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. - Bước 3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. – GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

_______________________________________________________________ __ Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 4. QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU

274


Tiết 57: THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu các bước viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát. - HS lựa chọn đề tài và vận dụng những hiểu biết về đặc điểm của đoạn văn, một bài thơ lục bát đề viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát ; 2. Năng lực - Trình bày được các bước viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát; - HS viết được bài văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát; - Trình bày được suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân khi trao đổi, nhận xét 3. Phẩm chất - HS yêu thích thơ ca, tự hào về ngôn ngữ phong phú của đất nước và bước đầu có ý thức tìm hiểu thơ văn. - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - GV sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để dạy trực tuyến. - Thiết kế bài dạy PowerPoint. - SGV, SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). - Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học sinh: - HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams được nhà trường cung cấp để học. - SGK, SBT Ngữ văn 6. 275


- Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (học sinh chuẩn bị ở nhà trước giờ học trực tuyến) a. Mục tiêu: - HS xác định được các bước viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát, hiểu được dàn ý và các yêu cầu khi viết đoạn văn này. - Bước đầu biết viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát. b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi: - Đọc mục 1 SGK/103 thực hiện yêu cầu theo phiếu học tập số 1 rồi ghi vào vở. Phiếu học tập số 1 Trình bày các bước viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát. STT

Tên bước

Nội dung cần thực hiện

1 2 3

- Dựa vào phần hướng dẫn các bước làm bài SGK trang 103, 104 em hãy tìm ý, lập dàn ý và viết đoạn văn cho đề bài sau: Đề bài: Viết đoạn văn từ 7-10 câu trình bày cảm xúc của em về bào thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Vỹ Dạ. Phiếu học tập số 2 Tìm ý

Lập dàn ý

276


c. Sản phẩm: Sản phẩm 1 Trình bày các bước viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát. STT

Tên bước

1

Lựa chọn bài thơ

2

Tìm ý

3

Lập dàn ý

Nội dung cần thực hiện - Nhớ lại những bài thơ lục bát đã học, đã đọc hoặc tìm đọc một bài thơ lục bát mới. - Bài thơ được chọn có thể là một bài ca dao (khuyết danh) hoặc sáng tác của một nhà thơ. - Đọc bài thơ nhiều lần. Khi lời thơ vang lên, hãy lắng nghe những cảm xúc, suy nghĩ của em và ghi lại điều đó. Nên viết nhanh ra giấy các ý tưởng nảy sinh bằng những cụm từ ngắn gọn. - Có thể tìm ý bằng cách tự đặt ra và trả lời câu hỏi: Cảm nhận chung khi đọc bài thơ là gì? Bài thơ biểu hiện những điều gì? Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh nà, biện pháp tu từ,….nào nổi bật? - Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả (nếu có). - Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ. + Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ. + Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ. + Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ. - Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ. Sản phẩm 2

Tìm ý

Lập dàn ý

- Khái quát ấn tượng, cảm xúc của em khi đọc bài thơ: - Cảm xúc của em về nội dung của bài thơ: + Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương

Sắp xếp các thông tin, ý tưởng làm được cho bài viết thành một dàn ý như sau: - Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, tác giả 277


đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. Lời thơ ngợi ca chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau… + Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn - Cảm nhận về nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,.. nổi bật): Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng từ láy, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc,…

Lâm Thị Mỹ Dạ, khái quát ấn tượng, cảm xúc của em về bài thơ . - Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ. – Cảm xúc của em về nội dung của bài thơ: + Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. Lời thơ ngợi ca chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau… + Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp nhà thơ và các thế hệ con cháu hôm nay đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn - Cảm nhận về nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,.. nổi bật): Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng từ láy, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc… - Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

Đoạn văn tham khảo: Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được viết bằng thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc, có cách gieo vần uyển chuyển, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao dân ca. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. Lời thơ ngợi ca chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, chuyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp nhà thơ và các thế hệ con cháu hôm nay đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. 278


d. Tổ chức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. * Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. - GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. * Báo cáo sản phẩm - HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. - GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. - GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. * Nhận xét, kết luận - GV thực hiện trong tiết thực hành viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát 2. Hoạt động 2: Thực hành viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát (trực tuyến, khoảng 30 phút) a. Mục tiêu: Nắm được cách viết đoạn văn. b. Nội dung: HS chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. HS lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c. Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung chính mà các bạn có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện: 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. 279


2. Một số HS trình bày về bài làm của mình theo chỉ định của GV. - HS trình bày sản phẩm 1,2. - Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2), - GV điều hành phần trình bày và đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài làm của HS. 3. GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài báo cáo/giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: 1. Từ phiếu học tập số 2: GV chốt và yêu cầu học sinh nhận xét xem bạn viết đoạn văn cảm nhận đã đảm bảo các yêu cầu sau chưa: - Bám sát dàn ý, chú trọng những yếu tố đã khơi gợi cảm xúc của em như: nhan đề bài thơ, thể thơ, nhịp thơ, vần thơ,… - Lựa chọn từ ngữ để diễn đạt cảm xúc. Kết nối các ý thành đoạn văn. Mỗi ỹ nên diễn đạt thành 2, 3 câu. - Bảo đảm cách trình bày của một đoạn văn: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Sau khi bạn nhận xét, góp ý, học sinh chỉnh sửa lại bài viết theo yêu cầu sau: Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được nhan đề và tác giả của Nếu bài thơ có nhan đề và tác giả mà bài thơ lục bát. bài viết chưa nêu được thì cần bổ sung. Nêu được cảm xúc về nội dung chính Nếu cần thì bổ sung các ý cụ thể để của bài thơ người đọc hiểu rõ nội dung bài thơ. Nêu được cảm nhận về một số yếu tố Rà soát những ý trong bài thơ nêu cảm hình thức nghệ thuật nhận về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,….nổi bật của bài thơ. Hãy chỉnh sửa, bổ sung nếu thấy còn thiếu. Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…và chỉnh sửa nếu phát hiện có 280


lỗi.

đạt.

4. GV kết luận: - Gv nhận xét về các bước viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ, nhận xét về hình thức và nội dung đoạn văn đã trình bày. - GV chốt nội dung và hình thức đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Vỹ Dạ. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 5 phút trực tuyến) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Dựa vào phiếu chỉnh sửa, hãy chỉnh sửa lại đoạn văn của em cho hoàn chỉnh. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (HS làm tại nhà) a. Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức đã học để làm những bài tập liên quan. b. Nội dung: - Hs về nhà thực hiện yêu cầu sau vào vở bài tập: Đề bài: Viết đoạn văn từ 7-10 câu trình bày cảm xúc của em về bài ca dao: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói toả ngàn sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. (Ca dao) c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS. 281


d. Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS về nhà làm ra vở bài tập. Chụp bài làm gửi vào zalo nhóm bài tập văn. - Gv theo dõi, đôn đốc qua tin nhắn zalo. - Gv nhận xét bài làm của Hs qua nhóm zalo. - GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

TIẾT 58: NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY SUY NGHĨ VỀ TÌNH CẢM CỦA CON NGƯỜI VỚI QUÊ HƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - HS biết trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. 3. Phẩm chất: 282


- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. - SGK Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, chuẩn bị bài nói theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a. Mục tiêu:HS chuẩn bị kĩ bài nói thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b.Nội dung: HS huy động tri thức để thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở: 1.Nhiệm vụ 1:Xác định mục đích nói và nghe Mục đích nói

Đối tượng nghe

2.Nhiệm vụ 2:Xây dựng đề cương bài nói Nêu khái quát về Những biểu hiện

Ý nghĩa của tình yêu

tình cảm của mình

quê hương

với quê hương 3.Nhiệm vụ 3:Xác định tiêu chí khi nói và nghe theo bảng 283


PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ Nhóm:………. Tiêu chí

Mức độ Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Chọn Chưa có ý kiến để trình Có ý kiến, suy nghĩ Trình bày hay được nội bày. để trình bày nhưng và ấn tượng. dung hay, chưa hay. có ý nghĩa 2. Nội dung trình bày phong phú, hấp dẫn

ND sơ sài, chưa có đủ Có đủ luận điểm để Nội dung ý kiến luận điểm để người người nghe hiểu trình bày phong nghe hiểu ý kiến trình được ý kiến phú và hấp dẫn. bày

3. Nói to, Nói nhỏ, khó nghe; nói Nói to nhưng đôi chỗ Nói to, truyền rõ ràng, lắp, ngập ngừng… lặp lại hoặc ngập cảm, hầu như truyền cảm. ngừng 1 vài câu. không lặp lại hoặc ngập ngừng. 4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.

Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.

5. Mở đầu Không chào hỏi/ và Có chào hỏi/ và có Chào hỏi/ và và kết thúc không có lời kết thúc lời kết thúc bài nói. kết thúc bài nói hợp lí bài nói. một cách hấp dẫn. TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm

c. Sản phẩm: 1.Sản phẩm 1.Xác định mục đích nói và nghe

284


Mục đích nói

Đối tượng nghe

Trình bày, chia sẻ cảm nghĩ của mình Các bạn trong lớp hoặc những người với quê hương

quan tâm muốn được trao đổi

2. Sản phẩm 2.Xây dựng đề cương bài nói Nêu khái quát về Những biểu hiện

Ý nghĩa của tình yêu

tình cảm của mình

quê hương

với quê hương Đó

tình

cảm + với những người thân + giúp con người sống

thiêng liêng của mỗi thiết, người

tốt hơn

+ với phong cảnh thiên + là động lực giúp nhiên,

chúng ta luôn có ý thức

+ với những phong tục tập phấn đấu hoàn thiện quán,

bản thân và không

+ với những món ăn gần quên nguồn cội,… gũi, đậm đà hương vị quê hương, … 3.Sản phẩm 3.Khi nói và nghe học sinh sẽ chú ý các tiêu chí đó để thực hiện d. Tổ chức thực hiện: 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

285


2.Hoạt động 2:Trình bày bài nói a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói, khi lắng nghe. Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày. b) Nội dung (i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. (ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. Chú ý - Khi trình bày bài nói, cần bám sát vào mục đích nói lên suy nghĩ của em về tình cảm gắn bó của con người với quê hương nói chung, có thể liên hệ với tình cảm của em với quê hương mình. - Để nội dung trình bày được tập trung, không bỏ sót những ý quan trọng, thỉnh thoảng em có thể nhìn lướt các ý đã được ghi ra giấy. - Chú ý kết hợp trình bày ý kiến với việc sử dụng tranh ảnh, bài hát,... để tăng sức hấp dẫn cho bài nói. Có thể thu hút sự chú ý của người nghe bằng cách đặt câu hỏi gợi mở về tình cảm của mỗi người đối với quê hương. Trong khi nói có thể kết hợp ngâm thơ hoặc hát một hai đoạn về quê hương để bài nói thêm sinh động và ấn tượng. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng các phương tiện hỗ trợ để không lam loãng nội dung bài nói. c) Sản phẩm - Đánh giá bài nói, trao đổi về bài nói HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. d) Tổ chức thực hiện 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

286


2: Một số HS trình bày về bài nói của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ trong mỗi bài. 3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: +Tiếp thu góp ý của bạn +Giải thích những điều bạn muốn làm rõ +Đánh giá theo bảng tiêu chí C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để nói và nghe. b. Nội dung:HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh Phương pháp giá

Công cụ đánh giá Ghi

đánh giá

chú

- Hình thức hỏi – - Phù hợp với mục tiêu, - Báo cáo thực đáp;

nội dung;

hiện công việc;

- Hình thức nói – - Hấp dẫn, sinh động;

- Phiếu học tập;

nghe (thuyết trình - Thu hút được sự tham gia - Hệ thống câu hỏi sản phẩm của mình tích cực của người học; 287

và bài tập;


và nghe người khác - Sự đa dạng, đáp ứng các - Trao đổi, thảo thuyết trình).

phong cách học khác nhau luận. của người học.

V. HỒ SƠ DẠY HỌC CỦNG CỐ MỞ RỘNG GV hướng dẫn HS tự hoàn thành các nội dung Củng cố, mở rộng ở nhà: + Đọc lại các VB Chùm ca dao về quê hương đất nước, Chuyện cổ nước mình, Cây tre Việt Nam và xác định lại nội dung, nghệ thuật nổi bật của các VB để hoàn thành bài tập. + Em có thể tìm thêm các bài ca dao, thơ lục bát và thực hành đọc diễn cảm. ......................................................................................

288


289


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.