Giáo án Sinh học 11 cơ bản theo 5 hoạt động Năm học 2018-2019 GV Lê Thị Ngọc Trâm

Page 1

GIÁO ÁN SINH HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

vectorstock.com/28062415

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN LESSON PLAN PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

Giáo án Sinh học 11 cơ bản theo 5 hoạt động Năm học 2018-2019 GV Lê Thị Ngọc Trâm WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


Giáo án Sinh học 11

Tiết 1

Năm học 2018- 2019

Phần IV. SINH HỌC CƠ THỂ CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Ngày soạn: 25/08/2018 BÀI 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường với chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. - Trình bày được vai trò của nước ở thực vật - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây - Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng. 2. Kỹ năng - Rèn luyện được kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp - Rèn luyện kỹ năng thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường 4. Năng lực - Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh vẽ hình 1-1; 1-2; 1-3 SGK - Giáo án tiết 1 - Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu bài mới trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Vấn đáp- tìm tòi - Trực quan - tìm tòi - Dạy học theo nhóm IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Hoạt động khởi động: Giáo viên giới thiệu; chương trình sinh học 11 nghiên cứu sinh học ở mức độ cơ thể. Một cơ thể sống có những đặc trưng cơ bản nào để phân biệt với vật vô sinh? HS: Trao đổi chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Lê Thị Ngọc Trâm

1


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

GV: chúng ta sẽ cùng nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật trong chương trình sinh học 11. - GV: Cây xanh tồn tại phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường, sự trao đổi chất đó diễn ra như thế nào? và ở mức độ cơ thể sự trao đổi chất với môi trường khác ở mức độ tế bào chúng ta đã học ở sinh học 10 như thế nào? Dân gian có câu: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Trong đời sống thực vật nước có vai trò quan trọng bậc nhất hay không? Thiếu nước cây có sống được không? Cây uống nước bằng cách nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với thực vật - GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm theo bàn liên hệ với thực tế để tìm hiểu vai trò của nước: ? Nếu không có nước, cây có lấy được muối khoáng hay không? ? Tại sao khi khô hạn, tốc độ lớn của cây lại chậm? Buổi trưa nắng gắt tại sao cây không bị chết bởi nhiệt độ?....

Nội dung kiến thức I. Vai trò của nước đối với thực vật Nước: + Là dung môi hòa tan các chất trong tế bào +Là môi trường cho các phản ứng hóa học +Là nguyên liệu cho các phản ứng chuyển hóa vật chất trong tế bào, cơ thể +Đảm bảo độ bền của chất nguyên sinh +Duy trì cấu trúc của tế bào và cở thể thực vật. -Thoát hơi nước ở cây làm giảm nhiệt cho tán lá, làm lá cây không bị cháy -Nước ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật trên trái đất. II. Rễ là cơ quan hấp thụ nước: 1. Hình thái của hệ rễ:

- Học sinh liên hệ kiến thức cũ, tiến hành thảo luận nhóm để nêu vai trò của nước đối với thực vật -GV hoàn thiện nội dung b. Hoạt động2: Tìm hiểu cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở thực vật - GV lồng ghép nội dung mục I ? Dựa vào hình 1-2 hãy tìm ra mối liên hệ giữa nguồn nước ở trong đất và sự phát triển của hệ rễ? - HS: Rễ cây phát triển hướng tới nguồn 2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp nước thụ: (?) Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng như thế nào? - HS: Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các Lê Thị Ngọc Trâm

2


Giáo án Sinh học 11

lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và mối khoáng. (?) Đặc điểm cấu tạo của lông hút? - HS Đặc điểm của tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước: + Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. + Có một không bào trung tâm lớn. + Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh. - GV: Cho HS nghiêm cứu mục II-1 SGK hỏi: ? Nước được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế nào? Giải thích? - HS: Nước từ đất → lông hút theo cơ chế thụ động ? Vì sao dịch của tế bào lông hút là ưu trương? - HS: Dịch của tế bào lông hút là dịch ưu trương do : dịch tế bào chứa các chất hoà tan và áp suất thẩm thấu cao trong dịch tế bào chủ yếu do quá trình thoát hơi nước tạo nên. - GV: Các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút như thế nào? - HS: Theo 2 cơ chế: Thụ động và chủ động ? Phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây? - HS trả lời - GV: Bổ sung - GV: Cho học sinh quan sát tranh hình 1-3 Dòng nước và các ion khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào? - HS: Theo 2 con đương: Gian bào và tế bào chất ? Vì sao nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo 1 chiều? - HS trả lời Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

III. Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây. 1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ chất vào tế bòa lông hút: a. Hấp thụ nước: - Nước đi từ môi trường (thể nước cao) trong đất → tế bào lông hút, nơi có dịch bào ưu trương (thể nước thấp hơn) . => Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu (hay chênh lệch thể nước) mà nước từ môi trường đất → tế bào lông hút.

b. Hấp thụ ion khoáng: - Cơ chế thụ động: Đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) → tế bao lông hút (nơi có nồng độ ion thấp) → không cần năng lượng, có thể cần chất mang - Cơ chế chủ động: Đi từ đất vào lông hút ngược chiều nồng độ → cần năng lượng và chất mang 2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: Theo 2 con đường: + Con đường qua thành tế bào - gian bào: H2O và một số ion khoáng từ đất → TB lông hút → không gian giữa các bó sợi 3


Giáo án Sinh học 11

- GV: Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của tế bào theo hướng tăng dần từ ngoài vào - GV: Lưu ý: Ở con đường gian bào khi đến nội bì bị đai Caspary chặn lại chuyển sang con đường tế bào chất.

Năm học 2018- 2019 của các tế bào vỏ rễ → nội bì đai Caspari  → TBC của nội bì → mạch gỗ rễ

(Đai caspari nằm ở phần nội bì của rễ, có vai trò kiểm soát các chất đi vào trung trụ, điều hòa vận tốc hút nước của rễ). Đặc điểm của con đường này là nhanh, không được chọn lọc. + Con đường qua chất nguyên sinh - GV lồng ghép nội dung mục III không bào: ? Hãy cho biết môi trường ảnh hưởng đến H2O và một số ion khoáng từ đất → TB quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng của lông hút → xuyên qua TBC của các tế rễ như thế nào? Cho ví dụ. bào vỏ rễ → TBC của các tế bào nội bì - HS : Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình → mạch gỗ rễ. Đặc điểm của con đường hấp thụ nước và các ion khoáng là: Nhiệt độ, này là Chậm, được chọn lọc. ánh sáng, ôxy, pH., đặc điểm lý hoá của đất..... - GV : nêu ảnh hưởng của rễ cây đến môi trường, ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn? - HS: Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường: Rễ tiết các chất làm thay đổi tính chất lý hoá của đất, giúp đất giữ nước, khoáng, một số rễ cây làm sạch môi trường hấp thụ các ion kim loại nặng như bèo, sậy… - GV hoàn thiện nội dung 3. Hoạt động luyện tập Câu 1: Nêu đặc điểm của lông hút liên quan đến qúa trình hấp thụ nước của rễ ? Lông hút hình thành từ tế bào biểu bì rễ, các tế bào này có đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng nhận nước và các chất khoáng từ đất như : - Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. - Chỉ có một không bào trung tâm lớn. - Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh. Câu 2. Có bao nhiêu con đường hấp thụ nước ở rễ? Nêu những đặc điểm lợi và bất lợi của hai con đường đó? Đó là hai con đường : - Con đường qua thành tế bào lông hút vào các khoảng trống gian bào, đến thành tế bào nội bì, gặp vòng đai Caspari, chuyển vào tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ. Lê Thị Ngọc Trâm

4


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- Con đường tế bào: nước vào tế bào chất, qua không bào, sợi liên bào. Nói chung là nước đi qua các phần sống của tế bào, qua tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ. * Nêu những đặc điểm lợi và bất lợi của hai con đường - Con đường dọc thành tế bào và gian bào: hấp thụ nhanh và nhiều nước (lợi), nhưng lượng nước và các chất khoáng hoà tan không được kiểm tra (bất lợi). - Con đường tế bào: lượng nước và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của tế bào sống (lợi), nhưng nước được hấp thụ chậm và ít (bất lợi) Sự khắc phục của hệ rễ: Đặt vòng đai Caspari trên thành tế bào nội bì. Vòng đai Caspari được cấu tạo bằng chất không thấm nước và không cho các chất khoáng hoà tan trong nước đi qua. Vì vậy nước và các chất khoáng hoà tan phải đi vào trong tế bào nội bì, ở đây lượng nước đi vào được điều chỉnh và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra Cau 3: Nguyên nhân nào dẫn đến dịch tế bào rễ ưu trương hơn dung dịch đất? - Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân: + Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút. + Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1: Thiếu nước cây có sống được không? Không. Chỉ cần giảm khoảng 30% hàm lượng nước trong tế bào là đã gây ra sự kìm hãm đáng kể những chức năng quan trọng trong cơ thể, ảnh hưởng sinh trưởng toàn bộ cơ thể. Thiếu nước cây sẽ héo và chết. Mọi vật sống đều chứa nước. Lá cây rau diếp chứa lượng nước bằng 94% sinh khối tươi của cơ thể, cơ thể người chứa khoảng 60-70% nước, cây thông chứa 55% nước. Cây xương rồng khổng lồ ở Mỹ, cây saguaro cao tới 15m và hấp thu 1 tấn nước trong 1 ngày. Câu 2. Vì sao nhiều loại thực vật thủy sinh lại không bị ngập úng? Cây thủy sinh không bị ngập úng và chết rễ vì:trong vỏ rễ có khoảng trống chứa khí, biểu bì rễ mỏng nên O2 có thể hòa tan vào trong phân tán đi khắp nơi, đảm bảo hô hấp rể diễn ra bình thường. Câu 3. Khi cùng bị mất nước đột ngột thì cây non héo rũ trước cây già chỉ héo lá non, vì sao? Khi bị mất nước, xảy ra hiện tượng co nguyên sinh, tế bào giảm thể tích gây ra hiện tượng héo Ở cây non thành xenlulozo mỏng, yếu dễ bị héo hơn Ở cây già thành xelulozo cứng dày giữ nguyên được thể tích nên không biểu hiện héo toàn bộ. V. Hướng dẫn HS tự học ở nhà 1. Bài cũ: Học bài, trả lời câu hỏi SGK. 2. Chuẩn bị bài mới - Nghiên cứu trước bài 2: Vận chuyển các chất trong cây ? Các chất trong cây vận chuyển theo dòng nào? ? Nêu cấu tạo, động lực, thành phần của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây? Lê Thị Ngọc Trâm

5


Giáo án Sinh học 11

Tiết: 02 Bài 2 :

Năm học 2018- 2019

Ngày soạn: 31/08/2018 VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được cơ chế vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây. - Phân biệt được dòng mạch gỗ và dòng mạch rây 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ - Rèn luyện kỹ năng thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ cây trồng 4. Năng lực - Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh vẽ hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 SGK. - Giáo án tiết 2 - bài 2 vận chuyển các chất trong cây 2. Chuẩn bị của học sinh Kiến thức bài mới, bài cũ theo hướng dẫn IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động - GV nêu vấn đề: Vậy con đường vận chuyển của nước và các ion khoáng từ trung trụ rễ đến lá và các cơ quan khác của cây như thế nào? - GV giới thiệu trong cây có hai dòng vận chuyển: + Dòng mạch gỗ (còn gọi là dòng nhựa nguyên hay dòng đi lên) + Dòng mạch rây (còn gọi là dòng nhựa luyện hay dòng đi xuống) Vậy hai dòng vận chuyển vật chất trong cây có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng của chúng? Lê Thị Ngọc Trâm

6


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

a. Hoạt động1: Tìm hiểu về dòng mạch gỗ I. Dòng mạch gỗ - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2 trả lời câu hỏi: ? Hãy mô tả con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ trong cây? ? Hãy cho biết quản bào và mạch ống khác nhau ở điểm nào? ? Vì sao mạch gỗ rất bền chắc? - HS: Quan sát hình 2.1, nghiên cứu thông tin 1. Cấu tạo của mạch gỗ: SGK → trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận. - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục 2, 3 thảo luận nhóm theo bàn để trả lời các câu hỏi: ? Hãy nêu thành phần của dịch mạch gỗ? ? Hãy cho biết nước và các ion khoáng được vận chuyển trong mạch gỗ nhờ những động lực nào? - HS: nghiên cứu mục 2,3 thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến → trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận

- Mạch gỗ gồm các tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá. - Các tế bào xếp sát vào nhau theo cách lỗ bên của tế bào này khớp với lỗ bên của tế bào kia - Dòng vận chuyển ngang. - Thành mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước. 2. Thành phần của dịch mạch gỗ: Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các ion khoáng ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ. 3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ - Lực đẩy(áp suất rễ): Động lực đầu dưới để đẩy nước từ dưới lên. - Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên). - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ:

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về dòng mạch rây II. Dòng mạch rây - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.2, 2.3, đọc 1. Cấu tạo của mạch rây SGK, thảo luận nhóm theo cặp để trả lời câu - Mạch rây gồm các tế bào sống, không rỗng Lê Thị Ngọc Trâm

7


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

hỏi.

được chia thành 2 loại: Tb ống rây và tb

? Mô tả cấu tạo của mạch rây? ? Vai trò của tế bào ống rây và tế bào kèm? ? So sánh cấu tạo của mạch rây và mạch gỗ?

kèm. - Tế bào ống rây là loại tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển dịch rây.

- HS: Quan sát hình 2.2, 2.3 và thông tin - Tế bào kèm nằm cạnh tế bào ống rây, cung SGK, thảo luận, thống nhất ý kiến để trả lời. cấp năng lượng cho tế bào ống rây. - GV: Thành phần của dịch mạch rây? 2. Thành phần của dịch mạch rây. - HS: Nghiên cứu thông tin SGK → trả lời Dịch mạch rây gồm: câu hỏi. - GV: Động lực vận chuyển?

- Đường saccarozo(95%), các aa, vitamin, hoocmon thực vật, ATP…

- HS: Nghiên cứu thông tin SGK → trả lời - Một số ion khoáng sử dụng lại, nhiều kali câu hỏi. làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5. - GV: nhận xét, bổ sung → kết luận. 3. Động lực của dòng mạch rây. - GV: Từ đó nêu điểm khác nhau giữa dòng - Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ mạch gỗ và dòng mạch dây? quan nguồn (lá: nơi tổng hợp saccarôzơ)có - HS: Thảo luận nhóm để trả lời. áp suất thẩm thấu cao và các cơ quan chứa( - GV: Nhận xét, bổ sung → kết luậ rễ, hạt: nơi saccarôzơ được sử dụng, dự trữ) có áp suất thấp hơn. 3. Hoạt động luyện tập Câu 1: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể đi lên được không? Tại sao? Có. bởi vì: mạch gỗ gồm hệ thống các ống mạch thông với nhau nhờ các lỗ bên, do đó nếu một ống mạch bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó sẽ được vchuyển ngang qua các lỗ bên sang ống mạch khác và tiếp tục đi lên. Câu 2: Sự hút nước từ rễ lên lá qua những giai đoạn nào? Sự hấp thụ nước từ đất vào tế bào lông hút mạch gỗ của rễ mạch gỗ của thân lá 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1: Vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây hay thân cây thì một thời gian sau ở chỗ bị bóc phình to ra? Trả lời: Khi thực hiện thao tác cắt vỏ bạn đã vô tình cắt bỏ luôn một đoạn trong bó mạch rây. Vì tế mà chất hữu cơ do lá cây tổng hợp không chuyển hết xuống những phần phía dưới khoanh vỏ bị cắt. Lượng chất hữu cơ này tích tụ lại ở phần trên của khoanh vỏ bị cắt lâu ngày làm nó phình to lên. Câu 2: Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (phloem) ở cây thân gỗ khác nhau như thế nào? Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không? Lê Thị Ngọc Trâm

8


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- Mạch gỗ gồm các tế bào chết nối kế tiếp nhau tạo thành ống rỗng giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực vận chuyển nước và muối khoáng trong mạch gỗ gồm ba lực: lực đẩy (áp suất rẽ), lực hút do thoát hơi nước ở lá (lực chủ yếu), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ. - Mạch rây gồm các tế bào sống có vai trò vận chuyển các sản phẩm đồng hoá ở lá cũng như một số ion khoáng sử dụng lại đến nơi sử dụng hoặc nơi dự trữ. Động lực vận chuyển của dòng mạch rây theo phương thức vận chuyển tích cực. - Sự vận chuyển trong mạch rây là quá trình vận chuyển tích cực nên mạch rây phải là các tế bào sống. - Sự vận chuyển trong mạch gỗ không phải là vận chuyển tích cực. Do mạch gỗ là các tế bào chết, có tác dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây. Đồng thời thành của những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không bị phá huỷ bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá. V. Hướng dẫn HS tự học ở nhà 1. Bài cũ: - Trả lời câu hỏi SGK. - Nêu các con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ? Đai

caspari có vai trò gì? - Đọc thêm: “Em có biết” 2. Chuẩn bị bài mới: + Thoát hơi nước có vai trò như thế nào? + Nêu các con đường thoát hơi nước ? + Mô tả cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước . +Trình bày cơ chế đóng mở lỗ khí của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

Lê Thị Ngọc Trâm

9


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 03

Ngày soạn: 08/09/2018 Bài 3 THOÁT HƠI NƯỚC

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được ý nghĩa của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật. - Trình bày được cơ chế thoát hơi nước ở thực vật. - Nêu được sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng. - Trình bày được sự trao đổi nước phụ thuộc vào điều kiện môi trường. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ - Rèn luyện kỹ năng thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ cây trồng - GD ý thức bảo vệ môi trường: + Ý thức được vai trò của nước đối với thực vật + Có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, tích cực trồng cây ở trường, nơi công cộng + Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước. 4. Năng lực - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh vẽ hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK. - Giáo án tiết 3 - bài 3 thoat hơi nước 2. Chuẩn bị của học sinh Kiến thức bài mới, bài cũ theo hướng dẫn IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động Cây hấp thụ 1000g nước nhưng chỉ giữ lại cho mình 10g còn lại lãng phí 990g ra ngoài qua quá trình thoát hơi nước. Là tai họa - quá lãng phí. Nhưng điều gì cũng có cái lý của nó. Bức tranh sinh giới ngày nay hoàn hảo do chọn lọc tự nhiên qua hàng trăm triệu năm. Để giải thích điều này, Lê Thị Ngọc Trâm

10


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

chúng ta cùng tìm hiểu xem thoát hơi nước có ý nghĩa như thế nào mà cây xanh lại bỏ ra 1 số vốn không hề nhỏ như vậy. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động1: Tìm hiểu vai trò của thoát I. Vai trò của thoát hơi nước: - Tạo động lực để hút nước ở rễ và vận hơi nước GV : HS đọc thông tin ở SGK trả lời câu chuyển nước ở thân. tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây. Tạo độ cứng cho thực hỏi: vậ thân thảo. Hãy nêu vai trò của thoát hơi nước ? - Làm giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước HS :Trả lời câu hỏi. tránh cho lá cây không bị đốt nóng khi GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận. GV : Thoát hơi nước và dinh dưỡng khí có nhiệt độ quá cao. - Tạo điều kiện để cho CO2 đi vào thực hiện mối quan hệ như thế nào ? HS : Trả lời. quá trình quang hợp, giải phóng khí O2 điều GV : Bổ sung kiến thức. hòa không khí. GV: Tại sao “ Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”? HS: Tai họa: 99% lượng nước cây lấy vào từ đất phải thoát ra ngoài. Cần thiết: tạo động lực bên trên của lá cho qúa trình vận chuyển nước từ ngoài vào trong cây. Giúp cây không bị đốt nóng, khi thoát hơi nước khí khổng mở ra để CO2 đi vào lục lạp cần cho QH. b. Hoạt động2: Tìm hiểu thoát hơi nước qua lá GV: Cơ quan thoát hơi nước của cây là lá Bổ sung: Số lượng khí khổng trên bề mặt lá lớn. Mỗi mm2 lá có đến hàng trăm khí khổng và mặc dù diện tích của toàn bộ khí khổng chỉ chiếm gần 1% S lá nhưng lượng hơi nước thoát ra từ khí khổng nhiều hơn sơ với bề mặt lá. Tại sao? (Hiệu quả mép) GV: Nước có thể thoát ra ngoài ở phần thân và cành không? HS: Nước có thể thoát ra ngoài ở phần thân và cành nhời các vết sần. (bì khổng) Lê Thị Ngọc Trâm

II. Thoát hơi nước qua lá. 1. Lá là cơ quan thoát hơi nước. - Cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá: + Tầng cutin (không đáng kể). + Khí khổng

11


Giáo án Sinh học 11

- Ở cây còn non, lớp cutin mỏng nên cường độ thoát hơi nước qua 2 con đường là như nhau. Cây trưởng thành quá trình thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu. Do vậy cơ chế của quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế đóng mở khí khổng. GV: Khí khổng có cấu tạo như thế nào để thực hiện chức năng thoát hơi nước? HS: có 2 tế bào hạt đậu, mép trong khí khổng dày hơn mép ngoài. Ở giữa có khe khí khổng. GV : Em có nhận xét gì về tốc độ thoát hơi nước ở mặt trên và mặt dưới của lá cây ? HS : đọc số liệu, quan sát hình → trả lời câu hỏi. GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận. GV Trong các con đường thoát hơi nước kể trên con đường nào là chủ yếu ? - HS : Trả lời. - GV : Nhận xét. - GV:HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm theo bàn dựa vào hình vẽ 3.4 trả lời câu hỏi: ? Khí khổng mở và đóng trong trường hợp nào? ? Hãy giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng ? - HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận. - GV: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm gì? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét.

Năm học 2018- 2019

2. Hai con đường thoát hơi nước:

a. Con đường qua khí khổng (chủ yếu): - Vận tốc lớn, có thể điều cỉnh nhờ cơ chế đóng mở khí khổng. - Sự đóng mở của khí khổng chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. + Khi tế bào no nước → khí khổng mở. + Khi tế bào mất nước → khí khổng đóng. - Có 2 cơ chế đóng mở khí khổng: + Cơ chế mở quang chủ động + Cơ chế đóng thủy chủ động b. Con đường qua cutin:(không đáng kể) - Lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại. c. Hoạt động 3: Tìm hiểu về các tác nhân - Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước, cân bằng nước III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá - GV: cho HS đọc mục III, trả lời câu hỏi: trình thoát hơi nước: Lê Thị Ngọc Trâm

12


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Quá trình thoát hơi nước của cây chịu ảnh Các nhân tố ảnh hưởng: hưởng của những nhân tố nào? + Ánh sáng: tác nhân gây đóng mở khí khổng. - HS :Trả lời . - GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận. + Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến thoát hơi nước ở lá qua ảnh hưởng đến độ ẩm không khí + Độ ẩm: Độ ẩm độ ẩm không khí càng tăng thì sự thoát hơi nước càng giảm. + Dinh dưỡng khoáng: một số ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá. ví dụ như ion Kali tạo nên áp suất thẩm thấu ở tế bào khí khổng, tăng hút nước vào tế bào khí khổng dẫn đến khí khổng mở thoát d. Hoạt động 4: Tìm hiểu về cân bằng nước hơi nước. và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng - GV: HS đọc mục IV, trả lời câu hỏi: IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng. ? Thế nào là cân bằng nước? - Cân bằng nước là tương quan giữa quá - HS : Trả lời. trình hấp thụ nước và thoát hơi nước, đảm - GV : Nhận xét. - GV Tại sao phải tưới tiêu cho cây một cách bảo cho cây phát triển bình thường. - Cân bằng nước được duy trì bởi tưới tiêu hợp lí? hợp lí: Tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách. - HS :Trả lời . GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận. 3. Hoạt động luyện tập Câu 1: Những cây ở sa mạc, ánh sáng gay gắt suốt ngày, nếu lỗ khí mở, hơi nước sẽ thoát ra ngoài và cây sẽ nhanh chết. Nhưng thực tế cây vẫn bình thường. Vậy điều gì sẽ xảy ra? - Những cây sống trong môi trường đặc biệt sẽ có cơ chế đổng mở lỗ khí riêng. Đó là sự đóng mở chủ động. VD: Cây xương rồng, cỏ lạc đà. Câu 2: Vì sao bón nhiều phân hóa học cây bị héo? Làm tăng nồng độ chất tan, giảm thế nước trong đất thấp hơn thế nước tế bào rễ làm nước không thẩm thấu vào rễ được, trong khi thoát hơi nước vẫn xảy ra. Câu 3: Tại sao tỉ lệ S khí khổng trên bề mặt lá rất nhỏ (<1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng rất lớn (80 – 90%)? Vì sự thoát hơi nước xảy ra theo cơ chế hiệu quả mép (các phân tử nước ở thành bốc hơi nhanh hơn so với các phân tử nước ở giữa). Vì vậy dù tổng S của khí khổng bé nhứng số lượng khí khổng rất lớn nên tổng chu vi của khí khổng là cực lớn nên lượng nước thoát ra lớn. Mặt khác các phân tử nước đi qua khí khổng hoàn toàn tự do còn các phân tử nước qua bề mặt lá bị lớp cutin cản trở làm hạn chế sự thoát hơi nước. Lê Thị Ngọc Trâm

13


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu1: Trong canh tác để cây hút nước dễ dàng cần chú ý những biện pháp nào? - Xới đất, làm cỏ, sục bùn - Cần có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, trồng cây ở vườn trường, nơi công cộng.; Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. Câu 2: Vì sao không tưới nước cho cây vào giữa trưa? Nhiệt độ, ánh sáng cao cây hô hấp mạnh cần nhiều O2, tưới nước làm đất nén chặt cây không lấy O2 được làm chuyển sang hô hấp kị khí: năng lượng giảm, tạo các sản phẩm trung gian gây độc, cây không lấy được nước trong khi thoát hơi nước xảy ra mạnh. - Những giọt nước đọng trên lá như 1 thấu kính hấp thụ ánh sáng làm đốt nóng lá cây Kết quả: cây héo Câu 3. Trong các chất hữu cơ do quá trình quang hợp tạo ra, chất nào có vai trò chủ yếu và được xem là chất có hoạt tính thẩm thấu làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào hình hạt đậu? Nêu những biến đổi của tế bào hình hạt đậu khi ở ngoài sáng và khi lá thiếu nước. Trả lời Chất đó là đường. - Ở ngoài sáng, CO2 được sử dụng cho quá trình quang hợp CO2 giảm, pH của tế bào tăng và gần trung tính xúc tác hoạt tính của enzim photphorinaza trong phản ứng phân giải tinh bột thành đường tế bào hút nước khí khổng mở. - Khi lá thiếu nước, AAB được tích lũy trong tế bào khí khổng AAB ức chế tổng hợp amilaza ngừng thủy phân tinh bột thành đường giảm chất có hoạt tính thẩm thấu khí khổng đóng lại. V. Hướng dẫn HS tự học ở nhà 1. Bài cũ: - Học bài cũ và đọc thêm: “Em có biết” - Giải thích sự đóng mở khí khổng phụ thuộc vào ánh sáng. - Giải thích vì sao cây gặp hạn thì khí khổng đóng? 2. Chuẩn bị bài mới: + Kể tên các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. + Nêu vai trò chính của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. + Phân biệt nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng + Tìm hiểu dấu hiệu thiếu các nguyên tố khoáng N, K P, Fe, Mg ở một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương. + Sưu tầm mẫu vật cây trồng thiếu các nguyên tố khoáng N, K P, Fe, Mg ở một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương.

Lê Thị Ngọc Trâm

14


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 04

Ngày soạn: 17/09/2018 Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân biệt được các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng. - Trình bày được vai trò của chất khoáng ở thực vật. - Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón cây hấp thụ được 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ - Rèn luyện kỹ năng thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ cây trồng - GD ý thức bảo vệ môi trường: + Bón phân cho cây không hợp lí, dư thừa gây ô nhiễm nông sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, đến sức khỏe của con người và động vật, giảm năng suất cây trồng. 4. Năng lực - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 4 - bài 4 Vai trò các nguyên tố khoáng - Tranh vẽ hình 4.1, 4.2, 4.3 SGK, Bảng 4 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài mới, bài cũ theo hướng dẫn IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV mô tả thí nghiệm ở hình 4.1 yêu cầu HS nêu nhận xét và giải thích kết quả. HS Cây lúa nếu thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu sẽ sinh trưởng yếu, còi cọc Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì ? chúng có vai trò như thế nào trong đời sống của cây? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Lê Thị Ngọc Trâm

15


Giáo án Sinh học 11

Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động1: Tìm hiểu nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây GV: Từ thí nghiệm mô tả ở hoạt động khởi động hãy cho biết nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì ? - HS :Trả lời câu hỏi. - GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận. - GV : Nêu câu hỏi ? Phân biệt các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ? - HS :Trả lời câu hỏi. - GV : Nhận xét, bổ sung

- GV : Cho HS trả lời câu hỏi sau: Tại sao khi lúa sắp làm đồng thì bón phân kali ? - HS :Trả lời câu hỏi. - GV : Nhận xét b. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu - GV yêu cầu HS quan sát và ghi nhớ vai trò của từng nguyên tố khoáng theo bảng 4 trong SGK. - GV treo 2 bảng phụ lên bảng, mỗi bảng có 2 cột, cột A ghi tên các nguyên tố và cột B ghi vai trò của các nguyên tố không tương ứng với tên các nguyên tố ở cột A. Yêu cầu 2 HS lên bảng nối tên từng nguyên tố dinh dưỡng khoáng ở cột A sang vai trò tương ứng của nguyên tố đó ở cột B. - GV gọi HS khác nhận xét bài của 2 bạn lên bảng. GV đánh giá cho điểm cho 2 HS lên bảng, đồng thời mở rộng thêm kiến thức về vai trò của các nguyên tố đinh dưỡng Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

Nội dung kiến thức I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây: 1. Khái niệm Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là : + Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. + Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác. + Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. 2. Phân loại Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu gồm : + Nguyên tố khoáng đại lượng (> 0.01%): C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. Chủ yếu đóng vai trò cấu trúc của tế bào, cơ thể, điều tiết các quá trình sinh lí. + Nguyên tố khoáng vi lượng(<0.01%) : Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. Chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim. II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. Bảng 4. Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. (sgk) .

16


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

khoáng thiết yếu. - GV yêu cầu HS sát hình 4.2 và bảng 4 trong SGK. - Dựa vào số liệu trên bảng 4, hãy giải thích màu sắc của các lá trên Hình 4.2? c. Hoạt động 3: Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây - GV : Cho HS nghiên cứu Sgk để trả lời các câu hỏi sau ? Nguồn cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây là gì ? ? Nguyên tố khoáng tồn tại trong đất ở dạng nào ? Tại sao khi bón phân người ta kèm theo tưới nước ? - HS :Trả lời câu hỏi. - GV : Nhận xét

III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây: 1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây. - Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: + Không tan. + Hòa tan. - Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng - GV :HS nghiên cứu mục III, quan sát đồ hòa tan. thị hình 4.3 → trả lời câu hỏi. Tại sao không bón phân với hàm lượng quá cao ? - HS :Trả lời . 2. Phân bón cho cây trồng. - Bón không hợp lí với liều lượng cao quá - GV : Nhận xét mức cần thiết sẽ: - GV : HS trả lời câu hỏi ở mục lệnh SGK + Gây độc cho cây. - HS :Trả lời câu hỏi. + Ô nhiễm nông sản. - GV : Nhận xét - GV : Tích hợp giáo dục môi trường + Ô nhiễm môi trường đất, nước… ? Bón phân không hợp lí ảnh hưởng đến môi - Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng trường, đến sức khỏe con người, đến năng để bón liều lượng cho phù hợp suất cây trồng như thế nào ? HS : Trả lời GV : Nhận xét, bổ sung - Bón phân không hợp lí, dư thừa ảnh hưởng xấu đến môi trường nước, không khí, đất, đến sức khỏe con người và động vật, giảm năng suất cây trồng 3. Hoạt động luyện tập Lê Thị Ngọc Trâm

17


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- Trả lời câu hỏi 1 SGK. - Nêu vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu? Cho ví dụ về một số biểu hiện không bình thường của cây khi thiếu các nguyên tố dinh dưỡng? + Vì sao thiếu sắt, magie lá cây bị vàng? (sắt là thành phần hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục, thiếu sắt diệp lục không được tổng hợp) + Vì sao thiếu canxi rễ bị thối, đỉnh không sinh trưởng? (canxi là thành phần liên kết tạo ra sự kết nối một mô. Thiếu canxi sự kết nối lỏng lẽo làm rễ bị thối, đỉnh sinh trưởng không phân chia được 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Vì sao đất trồng cây lâu năm thường bị chua và nghèo dinh dưỡng? Trong thời gian cây trồng ở trong đất, cây và đất đã trao đổi nhiều loại ion: hoạt động trao đổi chất của cây sinh ra nhiều H+ sẽ được đẩy ra ngoài dung dịch đất trong khi các ion dinh dưỡng như Ca2+, K+, ….được rễ hấp thụ vào. Do đó thời gian dài trồng cây sẽ làm cho H+ trong dung dịch đất nhiều lên, làm đất hoá chua và mất đi nhiều dinh dưỡng, đất trở nên nghèo dinh dưỡng Câu 2. Giải thích vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn? - Để sống được trên đất ngập mặn, tế bào của cây phải có áp suất thẩm thấu cao hơn (dịch bào phải ưu trương) so với môi trường đất mặn bao quanh rễ, cây mới hấp thụ được nước từ đất. Dịch bào rễ cây trên cạn nhược trương so với môi trường đất ngập mặn nên không thể hấp thụ được nước từ đất, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây bị chết. - Cây ngập mặn thường có các đặc điểm thích nghi đảm bảo cung cấp ôxy cho quá trình hô hấp của các tế bào rễ như có các rễ hô hấp (các cây thuộc chi Bần, Vẹt, Mắm). Cây trên cạn không có được các đặc điểm đó nên không thể sống được trên đất ngập mặn. Câu 3. Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích? Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thường dẫn đến tốc độ sinh trưởng của cây giảm. Vì : - Làm giảm khả năng hút nước của rễ do nồng độ dung dịch đất cao. - Một số ion khoáng của dung dịch môi trường ảnh hưởng xấu lên khả năng hút khoáng của cây do nồng độ của chúng trong dung dịch quá cao. V. Hướng dẫn HS tự học ở nhà 1. Bài cũ: - Học bài cũ - Đọc thêm: “Em có biết” 2. Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị : Bài 5,6 Dinh dưỡng nitơ ở thực vật + Nêu vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ ? + Nêu các nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây?

Lê Thị Ngọc Trâm

18


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết 5.

Ngày soạn: 24/9/2018 Bài 5,6 DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Nêu được vai trò của nitơ trong đời sống của cây. - Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây. - Nêu được các dạng nitơ cây hấp thụ được từ đất. - Trình bày được các con đường cố định và vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt. - Nêu được mối liên hệ giữa liều lượng phân đạm hợp lí với sinh trưởng và môi trường 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ : - Xây dựng ý thức quan tâm và tìm hiểu những vấn đề thực tiễn nông nghiệp. - Giáo dục ý thức vận dụng lí thuyết vào việc giải quyết thực tiễn sản xuất. 4.Năng lực - Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, vận dụng vào thực tiễn sản xuất II. Chuẩn bị của thầy và trò: - Tranh vẽ hình 5.1, 5.2, 6.1, 6.2 SGK. - Máy chiếu. III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: - Trực quan - tìm tòi, thảo luận và hỏi đáp- tìm tòi IV. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động khởi động : Vì sao đất nghèo đạm thì cây còi cọc, vàng lá, năng suất thấp? Khí quyển là nguồn cung cấp nitơ lớn nhất. Nhưng vì sao thực vật tắm mình trong “biển khí nitơ” nhưng vẫn thiếu đạm. Vậy cây lấy đạm từ đâu? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài hôm nay 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò sinh lí I. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ: * Vai trò chung: của nguyên tố nitơ. GV hỏi : - Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. - Nitơ thuộc nhóm nguyên tố nào ? - Nitơ được hấp thụ ở dạng NO3-, NH4+. - Dạng nitơ mà cây hấp thụ là gì ? * Vai trò cấu trúc : HS liên hệ bài cũ trả lời. - Nitơ là thành phần không thể thay thế của GV cho HS quan sát hình 5.1, 5.2, trả lời nhiều hợp chất sinh học quan trọng như : câu hỏi: prôtêin, axit nucleic, diệp lục, ATP… trong - Em hãy mô tả thí nghiệm, từ đó rút ra cơ thể thực vật. nhận xét về vai trò của nitơ đối với sự * Vai trò điều tiết : phát triển của cây? - Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao Lê Thị Ngọc Trâm

19


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Hoạt động của thầy - trò HS quan sát hình → trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

Nội dung kiến thức đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm của các phân tử prôtêin trong tế bào chất. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguồn III. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây: nitow tự nhiện cho cây. 1. Nitơ trong không khí GV cho nghiên cứu mục III, trả lời câu - Cây không thể hấp thụ được nitơ phân tử hỏi: (N2) trong không khí. - Hãy nêu các dạng Nitơ chủ yếu trên 2. Nitơ trong đất : Trái đất? - Nguồn cung cấp nitơ cho cây chủ yếu từ - Hoàn thành PHT đất. - Nitơ trong đất gồm : + Nitơ khoáng : NO3- và NH4+. Cây hấp Dạng Đặc Khả năng hấp thụ trực tiếp. nitơ điểm thụ của cây + Nitơ hữu cơ : Xác sinh vật. Cây không Nitơ v/c hấp thụ trực tiếp được. Nitơ h/c HS nghiên cứu mục III → trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung → kết luận. IV. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình chuyển và cố định nitơ. 1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất: hóa nitơ trong đất và cố định nitơ. *Chuyển hóa nitơ hữu cơ gồm : - Quá trình amôn hóa : Chất hữu cơ + vi sinh GV yêu cầu HS : vật→ NH4+. - Quan sát hình 6.1 SGK trang 29 - Chỉ ra con đường chuyển hóa nitơ - Quá trình nitrat hóa : NH4+ nitrosomonas NO2- nitrobacter NO3trong đất thành dạng nitơ khoáng ? - Cây hấp thụ NO3- trong đất nhờ lông hút. - Trả lời lệnh SGK. - Trong đất kị khí xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử → phản nitrat hóa. - Phản nitrat hóa gây mất mát nitrat. - Phải đảm bảo độ thoáng khí cho đất. 2. Quá trình cố định nitơ - Con đường hóa học cố định nitơ: GV yêu cầu HS : N2 + H2 → NH3 - Thế nào quá trình cố định nitơ phân - Con đường sinh học cố định nitơ: do các tử ? - Hãy chỉ ra quá trình cố trình cố định VSV thực hiện. + Nhóm VSV sống tự do: Vi khuẩn lam. ntơ phân tử trong đất và sản phẩm của Lê Thị Ngọc Trâm

20


Giáo án Sinh học 11

Hoạt động của thầy - trò quá trình đó ? GV bổ sung kiến thức :Quá trình cố định nitơ cần có các điều kiện : - Có lực khử mạnh(FADP, NAD) - Có đủ năng lượng, tham gia của nguyên tố Mg. - Enzim nitrogenaza - Điều kiện kị khí.

* Hoạt động 4 : Tìm hiểu phân bón với năng suất cây trồng và môi trường GV nêu vấn đề : Tại sao có mối quan hệ giữa phân bón với năng suất cây trồng và môi trường ? GV yêu cầu HS nghiên cứu mục V, trả lời câu hỏi : - Thế nào là bón phân hợp lí ?Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng có mối quan hệ như thế nào ? -Có mấy phương pháp bón phân ? - Cơ sở sinh học của các biện pháp bón phân là gì ? - Cho ví dụ về cách bón phân cho từng loại cây ? HS nghiên cứu mục V → trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

Năm học 2018- 2019

Nội dung kiến thức + Nhóm VSV sống cộng sinh: các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium… - Sơ đồ tóm tắt : 2H

3. Hoạt động luện tập: Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng: Câu 1. Nitơ có vai trò gì trong đời sống của cây? Lê Thị Ngọc Trâm

2H

2H

H 2O

N≡N→NH=NH→NH2-NH2→2NH3→NH4+ - Điều kiện : + Có lực khử mạnh + Được cung cấp năng lượng ATP + Có sự tham gia của enzim nitrogenaza + Thực hiện trong điều kiện kị khí V. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường 1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng: - Để cây trồng có năng suất cao phải bón phân hợp lí: + Đúng loại, đúng nhu cầu của giống, đúng thời điểm, phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây. + Đủ lượng. + Điều kiện đất đai, thời tiết. 2. Các phương pháp bón phân: - Bón qua rễ: Dựa vào khả năng của rễ hấp thụ ion khoáng từ đất. + Bón lót. + Bón thúc. - Bón qua lá: Dựa vào sự hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng: dung dịch phân bón qua lá phải: + Có nồng độ các ion khoáng thấp. + Chỉ bón khi trời không mưa và nắng không quá gắt. 3. Phân bón và môi trường - Lượng phân bón quá mức ảnh hưởng đến tính chất lí hóa của đất, gây ô nhiễm nguồn nước.

21


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

A. Tham gia cấu trúc prôtêin, các bào quan B. Có trong thành phần của Axit nuclêic, ADP, ATP C. Cấu tạo prôtêin, các sắc tố quang hợp, các chất điều hòa sinh trưởng D. Cả A, B và C Câu 2. Quá trình khử NO3 (NO3- → NH4+ ) : A. thực hiện ở trong cây. B. là quá trình ôxi hóa ni tơ trong không khí. C. thực hịên nhờ enzim nitrôgenaza. D. bao gồm phản ứng khử NO2- thành NO3Câu 3: Thực vật sử dụng dạng Nitơ nào để trực tiếp tổng hợp cấc axit amin? A. Nitrat (NO3-) B. Amoni (NH4+) C. Nitơ tự do (N2) D. Nitrat (NO3-) và Amoni (NH4+) 4. Vận dụng- mở rộng Câu 1. Quá trình hình thành amit có ý nghĩa gì? 2 axit amin dicacboxilic là axit glutamic và axit aspactic hình thành liên kết este với NH3 dư thừa tạo amit làm giảm NH3 trong tế bào. Sau đó amit được thủy phân lại cung cấp NH3 cho quá trình đồng hóa axit amin do đó hình thành amit là con đường giải độc và dự trữ NH3 cho cây. Câu 2. Vì sao khi chu trình crep bị ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc NH3? Vì chu trình crep sinh ra các chất trung gian dạng axit RCOOH kết hợp NH3 tạo aa qua 4 phản ứng khử amin hóa. Nếu crep ngừng hoạt động thì NH3 không được sử dụng, tích lũy và gây độc Câu 3. Vì sao trong công tác phủ xanh đất trống đồi trọc, các đối tượng như keo lá tràm, tai tượng lại được sử dụng tiên phong? Đất trống đồi trọc nghèo dinh dưỡng, các đối tượng trên có khả năng cố định N2 nhờ hệ rễ chứa các VSV cộng sinh đảm bảo sinh trưởng tốt Câu 4. a. Sau một thời gian dài mưa lá cây lạc bị vàng, vì sao? Mưa nhiều đất thiếu O2 ức chế hoạt động của vk rhizobium.đồng thời rửa trôi NO3- làm cây thiếu nitrogen vàng lá b. Cơ chế nào giúp vi khuẩn Rhizobium trong rễ hoạt động trong điều kiện hiếu khí nhưng lại có thể cố định N2 trong điều kiện kị khí? Tăng cường hô hấp tế bào để tiêu giảm O2. Có enzim ái lực cao liên kết với O2 tạo điều kiện kị khí cho cố định xảy ra. - Nitơ có vai trò gì đối với cây xanh? - Vì sao khi trồng các cây họ đậu người ta chỉ cần bón 1 lượng phân đạm rất ít? V. Hướng dẫn HS học ở nhà: 1. Bài cũ: Yêu cầu hs học bài cũ, chỉnh sửa phiếu học tập dán vào vở - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục ‘em có biết’ 2. Chuẩn bi bài mới. - Ôn tập về sự cố định nitơ trong tự nhiên và sự cố định nitơ nhò cây học đậu. - Chuẩn bị thực hành : 1 chậu cây bất kì có lá to, chậu nhựa, phân NPK, cặp gỗ, đồng hồ Tiết 6. Ngày soạn: 30/09/2018 BÀI 7 : THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC 22 Lê Thị Ngọc Trâm


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019 VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh thấy rõ là cây thoát hơi nước . - Phân biệt tác dụng các loại phân hóa học chính, biết bố trí thí nghiệm để phân biệt được tác dụng các loại phân hóa học chính. 2. Kỹ năng - Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm. 3.Thái độ - Nghiêm túc, chính xác, khoa học trong thực hành - Ý thức được việc làm các thao tác thí nghiệm. 4. Năng lực - Phát triển các năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Mẫu vật : Lá cây khoai lang, cải, đậu (cắm vào cốc nước) - Hóa chất : Các loại phân urê, lân và ka li. - Dụng cụ : cân dĩa, giấy kẻ ôli, đồng hồ bấm giây. - Chậu để trồng cây 2. Chuẩn bị của học sinh - Mẫu vật : Lá cây khoai lang, cải, đậu III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Thí nghiệm- tìm tòi - Trực quan- tìm tòi IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Khởi động Giáo viên nêu yêu cầu bài thực hành, cho HS đọc sách giáo khoa để xác định mục tiêu và cách tiến hành thí nghiệm . 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1. Đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG - Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ GV chuẩn bị và - HS tiến hành thí nghiệm làm thử trước . - Chuẩn bị cân ở trạng thái cân bằng - Tiến hành thí nghiệm GV hướng dẫn HS đọc thông - Đặt lên đĩa cân 1 lá cây ,cân khối tin trong SGK về tiến hành thí nghiệm, hướng dẫn lượng ban đầu (P1g) cách quan sát . - Để lá cây thoát hơi nước trong vòng - GV: Hướng dẫn cách tính diện tích lá. Dùng 1 tờ 15 phút giấy to, đo và cắt 1 hình vuông mỗi cạnh 1dm.Đem - Cân lại khối lượng (P2g) Lê Thị Ngọc Trâm

23


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

cân miếng giấy đó khối lượng là Ag.Vẽ chu vi lá làm - Đem lá đặt lên giấy ôli ,vẽ chu vi và thí nghiệm lên giấy đó rồi cắt theo hình lá và cân tính diện tích (dm2) theo số ôli (mỗi ôli được khối lượng là Bg .Tính diện tích lá. Cứ Ag là 1cm2 ) tương ứng với diện tích 1dm3.Vậy Bg tương ứng với - Tính cường độ thoát hơi nước theo công thức: diện tích là X= (1dm3 xB ):A(dm3) . I = (P1-P2) x 60 : 15 x S g/dm2/giờ - Lưu ý cho HS so sánh giữa các loại lá ? - Ở khoai lang ,lá đậu xanh mạnh hơn lá xà cừ ,lá bạch đàn - Lá non thoát hơi nước mạnh hơn lá giá . - Lá để nơi có gió thoát nước mạnh hơn lá để nơi lặng gió. Hoạt động 2. Thí nghiệm về các loại phân hóa học chính Tiến hành theo hướng dẫn trong SGK .Phần nhận xét về các loại phân hóa học - Phân urê có màu gì ? Độ hòa tan ? - Phân lân có màu gì ? Độ hòa tan ? - Phân kali có màu gì ? Độ hòa tan ? - HS báo cáo kết quả thí nghiệm đã tiến hành ở nhà với các loại phân N,P,K 3. Hoạt động luyện tập : - Dựa vào kiến thức đã học ,em hãy giải thích thí nghiệm - Học sinh viết báo cáo kết quả thí nghiệm . 4. Hoạt động vận dung, mở rộng Thí nghiệm trồng cây ngoài vườn Bố trí thí nghiệm giống phần chuẩn bị tại vườn ươm. Theo dõi thí nghiệm với các chỉ tiêu: + Tỉ lệ nảy mầm + Chiều cao cây + Số lá và diện tích lá + Khối lượng tươi trung bình mỗi cây (3 cây/ 1 công thức) V .Hướng dẫn HS học ở nhà Ôn kiến thức toàn bộ phần đã học Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết vào tiết sau: + Hình thức: Tự luận( 30%) + trắc nghiệm(70%)

Tiết 7.

Ngày soạn:5/10/2018 KIỂM TRA 1 TIẾT

Lê Thị Ngọc Trâm

24


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019 Thời gian: 45 phút

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Chủ đề I. Trao đổi nước ở thực vật - Trình bày được ý nghĩa của thoát hơi nước với đời sống của thực vật. - Trình bày được cơ chế trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp: Hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước. - Trình bày được sự trao đổi nước ở thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường. - Giải thích được hiện tượng ứ giọt - Vận dụng được cân bằng nước giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Chủ đề II- Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật - Phân biệt được các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng. - Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở thực vật. - Trình bày vai trò sự cố định nitơ tự do (N2) trong khí quyển bằng con đường sinh học. - Phân tích được tác dụng của việc bón phân hợp lý với năng suất cây trồng và môi trường. 2. Kĩ năng: 2.1. Có kĩ năng làm bài tập tự luận 2.2. Kĩ năng quản lí thời gian II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Tự luận

Lê Thị Ngọc Trâm

25


Giáo án Sinh học 11 III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Năm học 2018- 2019

Tên Chủ đề (nội dung, chương)

Nhận biết (cấp độ 1)

Thông hiểu (cấp độ 2)

Chủ đề I. Trao đổi nước ở thực vật Số tiết (Lý thuyết /TS tiết): 2/ 6

1. Nêu được ý nghĩa của thoát hơi nước với đời sống của thực vật 2. Nêu được các con đường thoát hơi nước qua lá Số câu: 1 Số điểm: 2

3. Phân biệt hai con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ.

Số câu: 2 Số điểm:4 Tỉ lệ: 40% Chủ đề II- Trao đổi khoáng ở thực vật Số tiết (Lý thuyết /TS tiết): 3 / 6

Số câu :3 Số điểm:6 Tỉ lệ 60% Tổng số câu: 5 T số điểm: 10 Tỷ lệ: 100%

Lê Thị Ngọc Trâm

Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao (cấp độ 3) (cấp độ 4)

Số câu: 1 Số điểm:2

Số câu:0 Số điểm: 0

Số câu:0 Số điểm:0

4. Phân biệt được các tố nguyên khoáng đại lượng và vi lượng. 5. Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở thực vật.

6. Giải thích được lợi ích của việc xen canh cây họ đậu, kết hợp trồng lúa và thả bèo hoa dâu.

7. Phân tích được tác dụng của việc bón phân hợp lý với năng suất cây trồng và môi trường.

Số câu:0 Số điểm:0

Số câu:1 Số điểm:1

Số câu:1 Số điểm:3

Số câu:1 Số điểm:2

Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20%

Số câu: 2 Số điểm: 3 Tỷ lệ: 30%

Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỷ lệ: 30 %

Số câu: 1 Số điểm:2 Tỷ lệ: 20%

26


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 IV.ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Đề kiểm tra. SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA Môn : Sinh học - Khối 11- Ban CB ---------Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Họ và tên:………………...............…….. Lớp………………………………… Điểm

Lời nhận xét

Đề ra 01 Câu 1(2 điểm): Đọc đoạn thông tin sau: Thoát hơi nước là một quá trình tương tự bay hơi. Nó là một phần của chu trình nước trong cơ thể thực vật, và là sự mất hơi nước từ các bộ phận của cây, đặc biệt xảy ra trong lá. Thoát hơi nước qua lá xảy ra qua các lỗ khí hoặc qua bề mặt lớp cutin, có thể coi thoát hơi nước là một "phí tổn" cần thiết đối với sụ sống của thực vật. (Theo https://vi.wikipedia.org) a. Nêu vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật. b. Nêu các con đường thoát hơi nước qua lá. Câu 2 (2 điểm)Quan sát hình ảnh sau:

Hãy phân biệt hai con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ. Câu 3 hãy đọc đoạn thông tin sau: Có khoảng 16 nguyên tố C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo là những nguyên tố khoáng thiết yếu đối với cây. Tuỳ theo hàm lượng, người ta phân chia các nguyên tố thiết yếu thành hai nhóm: Nhóm đa lượng: bao gồm:N, P, K…. Nhóm vi lượng: bao gồm các nguyên tố: Zn, Fe, Cu, Mn, Cl... Để tăng năng suât cây trồng người ta phải bón phân cho cây. Tuy nhiên phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Câu a (1 điểm): Phân biệt các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng Câu b (2 điểm): Phân tích tác dụng của việc bón phân hợp lý với môi trường. Câu 4 (3 điểm): Vì sao người ta thường trồng xen cây đậu với các cây lương thực khác? Bài làm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lê Thị Ngọc Trâm

27


Giáo án Sinh học 11 SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ---------ĐỀ CHÍNH THỨC

Năm học 2018- 2019

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Sinh học - Khối 11- Ban CB Thời gian làm bài: 45 phút

Họ và tên:………………...............…….. Điểm

Lời nhận xét

Đề ra 02 Câu 1(2 điểm):

a. Nêu vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật. b. Nêu các con đường thoát hơi nước qua lá. Câu 2 (2 điểm) đọc thông tin sau: Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất xâm nhập vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: Con đường thành tế bào - gian bào và con đường tế bào chất. Hai con đường hấp thụ đó được thực hiện được dựa trên cơ sở chênh lệch áp suất thẩm thấu theo hướng tăng dần từ đất đến mạch gỗ của rễ. Hãy phân biệt hai con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ. Câu 3. Hãy đọc đoạn thông tin sau: Sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ là một trong những quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. Muối khoáng hòa tan trong nước và phân li thành các ion. Vì vậy sự hấp thụ nước và ion khoáng luôn gắn liền với nhau. Các ion khoáng được hấp thụ theo cơ chế thụ động và cơ chế chủ động. Sự bón phân qua rễ dựa trên khả năng hấp thụ ion khoáng của tế bào lông hút. Tuy nhiên phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sống. Câu a (1 điểm): Phân biệt hai cơ chế hấp thụ các ion khoáng Câu b (2 điểm): Phân tích hệ quả của việc bón phân không hợp lý với môi trường. Câu 4 (3 điểm): Vì sao người ta thường kết hợp trồng lúa với thả bèo hoa dâu? Bài làm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lê Thị Ngọc Trâm

28


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ Môn : Sinh học - Khối 11- Ban CB TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA Thời gian làm bài: 45 phút ---------ĐỀ CHÍNH THỨC Họ và tên:………………...............…….. Lớp………………………………… Điểm

Lời nhận xét

Đề ra 03 Câu 1(2 điểm): Đọc đoạn thông tin sau: Thoát hơi nước là một quá trình tương tự bay hơi. Nó là một phần của chu trình nước trong cơ thể thực vật, và là sự mất hơi nước từ các bộ phận của cây, đặc biệt xảy ra trong lá. Thoát hơi nước qua lá xảy ra qua các lỗ khí hoặc qua bề mặt lớp cutin, có thể coi thoát hơi nước là một "phí tổn" cần thiết đối với sụ sống của thực vật. (Theo https://vi.wikipedia.org) a. Nêu vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật. b. Nêu các con đường thoát hơi nước qua lá. Câu 2 (2 điểm)Quan sát hình ảnh sau:

Hãy phân biệt hai con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ. Câu 3 Hãy đọc đoạn thông tin sau: Sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ là một trong những quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. Muối khoáng hòa tan trong nước và phân li thành các ion. Vì vậy sự hấp thụ nước và ion khoáng luôn gắn liền với nhau. Các ion khoáng được hấp thụ theo cơ chế thụ động và cơ chế chủ động. Sự bón phân qua rễ dựa trên khả năng hấp thụ ion khoáng của tế bào lông hút. Tuy nhiên phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sống. Câu a (1 điểm): Phân biệt hai cơ chế hấp thụ các ion khoáng Câu b (2 điểm): Phân tích hệ quả của việc bón phân không hợp lý với môi trường. Câu 4 (3 điểm): Vì sao người ta thường trồng cây họ đậu để cải tạo dất? Bài làm -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lê Thị Ngọc Trâm

29


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA Môn : Sinh học - Khối 11- Ban CB ---------Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC

Họ và tên:………………...............…….. Điểm

Lời nhận xét

Đề ra 04 Câu 1(2 điểm):

a. Nêu vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật. b. Nêu các con đường thoát hơi nước qua lá. Câu 2 (2 điểm) đọc thông tin sau: Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất xâm nhập vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: Con đường thành tế bào - gian bào và con đường tế bào chất. Hai con đường hấp thụ đó được thực hiện được dựa trên cơ sở chênh lệch áp suất thẩm thấu theo hướng tăng dần từ đất đến mạch gỗ của rễ. Hãy phân biệt hai con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ. Câu 3. Hãy đọc đoạn thông tin sau: Có khoảng 16 nguyên tố C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo là những nguyên tố khoáng thiết yếu đối với cây. Tuỳ theo hàm lượng, người ta phân chia các nguyên tố thiết yếu thành hai nhóm: Nhóm đa lượng: bao gồm:N, P, K…. Nhóm vi lượng: bao gồm các nguyên tố: Zn, Fe, Cu, Mn, Cl... Để tăng năng suât cây trồng người ta phải bón phân cho cây. Tuy nhiên phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Câu a (1 điểm): Phân biệt các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng Câu b (2 điểm): Phân tích hệ quả của việc bón phân không hợp lý với môi trường. Câu 4 (3 điểm): Vì sao người nông dân thường thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa? Bài làm ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lê Thị Ngọc Trâm

30


Giáo án Sinh học 11 2.Đáp án và hướng dẫn chấm. SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ---------ĐỀ CHÍNH THỨC

Năm học 2018- 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : sinh học - khối 11CB MÃ ĐỀ: 01

Câu 1 a. (2 điểm): Nêu vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật - Thoát hơi nước là động lực trên cuả dòng mạch gỗ 0.25 - Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá. 0.25 - Khi thoát hơi nước thì khí khổng mở, đồng thời khí CO2 sẽ đi từ khí khổng vào lá cung cấp 0.5 nguyên liệu cho quá trình quang hợp. b. (1 điểm) Nêu các con đường thoát hơi nước qua lá. Thoát hơi nước qua lá xảy ra theo hai con đường: Qua khí khổng và qua lớp cutin 1.0 Câu 2 (2 điểm): Hãy phân biệt hai con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ. Con đường thành tế bào- gian bào Con đường tế bào chất → 1.0 - H2O và một số ion khoáng từ đất TB lông H2O và một số ion khoáng từ đất → TB → → hút không gian giữa các bó sợi của các tế lông hút xuyên qua TBC của các tế bào đaiCaspari vỏ rễ → TBC của các tế bào nội bì → bào vỏ rễ → nội bì → TBC của nội bì mạch gỗ rễ. → mạch gỗ rễ . - Đặc điểm của con đường này là nhanh, không Đặc điểm của con đường này là Chậm, được chọn lọc. được chọn lọc. 1.0 Câu 3 Câu a (1 điểm): Phân biệt các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng Nguyên tố đại lượng Nguyên tố vi lượng - Là những nguyên tố chiếm hàm lượng lớn - Là những nguyên tố chiếm hàm lượng lớn 0.5 trong tế bào (>0.01% KL chất khô) trong tế bào (>0.01% KL chất khô) Ví dụ: C, H, O, N , K, P, Ca.... Ví dụ: C, H, O, N , K, P, Ca.... 0.25 - Là thành phần của các đại phân tử (P, L, G) - Nguyên tố vi lượng là thành phần của các 0.25 → Cấu trúc tế bào. enzim. - Các nguyên tố khoáng còn ảnh hưởng đến - Hoạt hóa cho các enzim. → Có vai trò điều tiết các quá trình trao đổi tính chất hệ thống keo trong chất nguyên chất sinh, hoạt hóa một số enzim. Câu b (2 điểm): Phân tích tác dụng của việc bón phân hợp lý với môi trường. Bón phân hợp lý là sử dụng loại phân bón với lượng phân bón thích hợp cho cây trồng sử dụng 0.5 để tăng năng suất để trồng trọt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại hậu quả tiêu cực cho môi trường sinh thái. Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, làm tăng độ mầu mỡ của đất, trái lại cũng có 1.0 thể gây tác động xấu tới môi trường nếu không được sử dụng hợp lý. Cụ thể lượng phân bón tồn dư trong đất gây ô nhiễm môi trường đất, nếu ngấm vào mạch nước ngầm thì gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nếu theo nước mưa cuốn trôi xuống sông, suối, ao hồ thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Một số loại phân bón qua lá và các phân hữu cơ còn tươi bốc hơi trong không khí gây ô nhiễm không khí Bón phân hợp lí góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. 0.5 Câu 4 (3 điểm): Vì sao người ta thường trồng xen cây đậu với các cây lương thực khác? Vì trong rễ cây họ đậu có vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh trong các nốt sần. Vi khuẩn này có 1.0 khả năng cố định ni tơ phân tử thành NH3. Ngoài việc ít tốn tiền mua phân đạm bón cho cây (giảm được 50 ~ 100 kg Urê/ ha), trồng cây họ đậu còn có tác dụng cải tạo đất nhờ: Lê Thị Ngọc Trâm

31


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 - Các loại nốt sần trong rễ còn lại trong đất sẻ giúp cho đất màu mỡ hơn. 1.0 - Xác bả cây họ đậu còn lại là nguồn phân hữu cơ quý giá giúp cải tạo đất được phì nhiêu 1.0 và giữ chất phân hóa học bón cho cây tốt hơn. SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ---------ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : sinh học - khối 11CB MÃ ĐỀ: 02

Câu 1 a. (2 điểm): Nêu vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật - Thoát hơi nước là động lực trên cuả dòng mạch gỗ 0.25 - Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá. 0.25 - Khi thoát hơi nước thì khí khổng mở, đồng thời khí CO2 sẽ đi từ khí khổng vào lá cung cấp 0.5 nguyên liệu cho quá trình quang hợp. b. (1 điểm) Nêu các con đường thoát hơi nước qua lá. Thoát hơi nước qua lá xảy ra theo hai con đường: Qua khí khổng và qua lớp cutin 1.0 Câu 2 (2 điểm): Hãy phân biệt hai con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ. Con đường thành tế bào- gian bào Con đường tế bào chất → 1.0 - H2O và một số ion khoáng từ đất TB lông H2O và một số ion khoáng từ đất → TB hút → không gian giữa các bó sợi của các tế lông hút → xuyên qua TBC của các tế bào đaiCaspari vỏ rễ → TBC của các tế bào nội bì → bào vỏ rễ → nội bì → TBC của nội bì mạch gỗ rễ. → mạch gỗ rễ . - Đặc điểm của con đường này là nhanh, không Đặc điểm của con đường này là Chậm, được chọn lọc. được chọn lọc. 1.0 Câu 3 Câu a (1 điểm): Phân biệt hai cơ chế hấp thụ các ion khoáng Hấp thụ thụ động Hấp thụ chủ động - Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh - Các chất khoáng vận chuyển từ nơi có 0.5 lệch nồng độ từ cao đến thấp. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ. - Sự hấp thụ này không cần năng lượng ATP - Sự hấp thụ này cần năng lượng ATP và cần và có thể cần chất mang. chất mang 0.25 - Một số các ion khoáng được hấp thụ theo - Đa số các ion khoáng được hấp thụ theo cơ 0.25 cơ chế thụ động chế thụ động Câu b (2 điểm): Phân tích hệ quả của việc bón phân không hợp lý với môi trường. Bón phân không hợp lý là sử dụng chưa đúng loại phân bón hoặc lượng phân bón chưa thích 0.5 hợp. Nếu bón phân với liều lượng cao, cây trồng không sử dụng hết, lượng phân bón tồn dư trong đất gây ô nhiễm môi trường đất, nếu ngấm vào mạch nước ngầm thì gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, 1.0 nếu theo nước mưa cuốn trôi xuống sông, suối, ao hồ thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Một số loại phân bón qua lá và các phân hữu cơ còn tươi bốc hơi trong không khí gây ô nhiễm không khí. Bón phân không hợp lí gây ô nhiễm môi trường 0.5 Câu 4 (3 điểm): Vì sao người ta thường kết hợp trồng lúa với thả bèo hoa dâu? Vì trong rễ cây bèo hoa dâu có vi khuẩn Anabaena azollae sống cộng sinh. Vi khuẩn này có 1.0 khả năng cố định ni tơ phân tử thành NH3. Ngoài việc ít tốn tiền mua phân đạm bón cho cây (giảm được 50 ~ 100 kg Urê/ ha), còn có tác dụng cải tạo đất nhờ: Lê Thị Ngọc Trâm

32


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 - Vi khuẩn này sẽ giúp cho đất màu mỡ hơn. - Xác bả cây bèo hoa dâu có thể sử dụng để ủ phân. Đây là nguồn phân hữu cơ quý giá 1.0 giúp cải tạo đất được phì nhiêu và giữ chất phân hóa học bón cho cây tốt hơn. 1.0 V. Kết quả và rút kinh nghiệm 1. Kết quả Lớp 0-3.0 3.5-4.5 5.0-6.0 6.5- 7.5 8-10 11 B1 11 B2 11 B3 11 B4 11 B5 11 B6 11 B7 11 B8 2.Rút kinh nghiệm ...................................................................................................................................................

Lê Thị Ngọc Trâm

33


Giáo án Sinh học 11

Tiết 8

Năm học 2018- 2019

Ngày soạn: 15 / 10 BÀI 8. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

/2018

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp. - Nêu được lá cây là cơ quan chứa các lục lạp mang hệ sắc tố quang hợp. - Phân biệt được các sắc tố thành phần về cấu trúc hóa hóa học và chức năng tronghệ sắc tố quang hợp của thực vật . 2. Kỹ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, suy luận. 3.Thái độ - Tích hợp GD môi trường: Ý thức được vai trò của quang hợp ở cây xanh + Điều hòa không khí (hấp thụ CO2, giải phóng O2) góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính. + Chuyển hóa năng lượng tạo nguồn hữu cơ cung cấp cho toàn bộ sinh giới, góp phần giữ cân bằng sinh thái. + Giáo dục ý thức bảo vệ rừng và khai thác tài nguyên rừng hợp lý, tránh nguy cơ bị cạn kiệt, ảnh hưởng lớn đến môi sinh. 4. Năng lực - Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 8- bài 8 Quang hợp ở thực vật - Phiếu học tập và đáp án - Hình 8.1, 8.2, 8.3 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Lá một số cây có màu sắc khác nhau - Ôn lại kiến thức về quang hợp và các loại sắc tố quang hợp (Sinh học 10) III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Vấn đáp- tìm tòi - Trực quan - tìm tòi - Dạy học theo nhóm IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Hoạt động khởi động Cây xanh được ví như một người nhà máy sản xuất khổng lồ bởi chỉ từ nguyên liệu là CO2 và H2O có thể tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ khác nhau. Sự kì diệu này do đâu mà có? 2. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG Hoạt động a. Tìm hiểu khái niệm quang - Phương trình QH : 6CO2+ 6H2O Ánh sáng C6H12O6 + 6O2 hợp và vai trò quang hợp GV : HS quan sát hình 8.1, trả lời câu hỏi: Hệ sắc tố ?Em hãy cho biết quang hợp là gì? Viết Lê Thị Ngọc Trâm

34


Giáo án Sinh học 11

phương trình tổng quát? - HS :Trả lời câu hỏi. - GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận. - GV : HS nghiên cứu mục I.2, kết hợp với kiến thức đã học trả lời câu hỏi. Em hãy cho biết vai trò của quang hợp ? - HS : Trả lời câu hỏi. - GV : Nhận xét, bổ sung - GV : Tại sao chúng ta phải tích cực trồng cây xanh ? - HS : Trả lời . - GV : Nhận xét, bổ sung - GV : HS trả lời câu hỏi ở mục lệnh SGK. - HS : Trả lời . - GV : Nhận xét, bổ sung GV: Tích hợp giáo dục môi trường ? Vai trò của quang hợp đã tác động tích cực tới môi trường như thế nào? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? - HS trả lời Hoạt động b. Tìm hiểu bộ máy quang hợp GV cho HS quan sát hình cấu tạo hình thái, giải phẩu của lá. Giới thiệu sơ qua về hình thể hiện mối quan hệ giữa lá- lục lạp- hệ sắc tố GV : HS quan sát hình 8.2 và 1 số mẫu lá cây → trả lời câu hỏi ở mục lệnh. - HS : Trả lời - GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận. - GV: Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp ? - HS: trả lời - GV bổ sung :Trong lá thực vật C3, thực vật CAM có các tế bào mô giậu chứa các lục lạp, lá thực vật C4 có các tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch chứa các lục lạp.

Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

- Quang hợp ở cây xanh : Là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng ôxy từ CO2 và H2O I. Vai trò của quang hợp - Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất. - Biến đổi và tích lũy năng lượng (NL vật lí thành NL hóa học) - Hấp thụ CO2 và thải O2 , điều hòa không khí.

II. Bộ máy quang hợp 1. Lá -là cơ quan quang hợp

- Lá có dạng bản mỏng, bề mặt lá vuông góc với tia sáng để hấp thụ nhiều ánh sáng . - Cấu trúc phù hợp với chức năng năng lượng. + Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra dễ dàng + Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa một số lượng khí khổng lớn. + Lá có 1 hoặc 2 lớp mô giậu chứa lục lạp 35


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

nằm sát lớp biểu bì. + Dưới lớp mô giậu là mô khuyết có các khoảng gian bào lớn . + Có hệ mạch dẫn dày đặc đưa các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan . - GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành PHT các bộ phận cấu tạo chức năng màng tilacoit stoma - HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu - HS cử đại diện trình bày - Các HS khác bổ sung - GV hoàn thiện nội dung dựa trên hình ảnh mô tả lục lạp

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn để trình bày về hệ sắc tố quang hợp + Có những nhóm sắc tố quang hợp nào? Vai trò của chúng? + Sơ đồ truyền năng lượng ánh sáng. - HS thảo luận nhóm trình bày theo gợi ý của GV GV : Giải thích tại sao lá cây màu xanh ? HS : Vì lá cây không hấp thụ màu xanh. Do đó lá có màu xanh. Lê Thị Ngọc Trâm

2. Lục lạp – bào quan thực hiện chức năng quang hợp - Có màng kép bao bọc xung quanh. - Bên trong có có hạt grana và cơ chất (Strôma) - Hạt grana là các tilacôit chứa hệ sắc tố, các chất chuyền điện tử và các trung tâm phản ứng, phù hợp với pha sáng. - Chất nền có cấu trúc dạng keo lỏng, trong suốt chứa các enzim cacboxi hóa phù hợp với việc thực hiện các phản ứng pha tối.

3. Hệ sắc tố quang hợp a.Các nhóm sắc tố - Nhóm sắc tố chính(chlorophyl) + Diệp lục a:C55H72O5N4Mg + Diệp lục b: C55H70N4Mg - Nhóm sắc tố phụ(Carotenoit) + Caroten : C40H56 + Xantôphyl : C40H56On b.Vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp. - Nhóm diệp lục hấp thụ ánh sáng ở vùng 36


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

ánh sáng vùng đỏ và xanh tím. - Diêp lục a : Chứa tung tâm phản ứng trực tiếp tham gia vào chuổi truyền điện tử trong các phản ứng sáng tạo ra ATP và NADPH - Diệp lục b và Carôtenôit: Hấp thụ ánh sáng, truyền cho DL a ở trung tâm phản ứng 3. Hoạt động luyện tập 1. Trình bày cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp. Đặc Cấu tạo lá Sự phù hợp với chức năng điểm Tầng cutin phía trên dày Bảo vệ mặt trên lá, hạn chế mất nước Cấu Diện tích bề mặt lớn Tăng cường khả năng nhận ánh sáng tạo Phiến lá mỏng Thuận lợi cho sự khuyếch tán của CO2 ngoài Biểu bì dưới biến thành tế bào Điều khiển sự đóng mở lỗ khí, điều tiết trao

Cấu tạo trong

bảo vệ nằm hai bên lỗ khí Lục lạp nằm sát lớp biểu bì trên

đổi khí và thoát hơi nước. Hấp thụ tối đa năng lượng ánh sáng

Mô dậu chứa nhiều diệp lục Biểu bì trên chỉ có một lớp tế bào

Tăng hiệu quả quang hợp Ánh sáng xuyên suốt đến các tầng sâu hơn thuận lợi cho quang hợp. Chứa nhiều nguyên liệu cho quang hợp Thuận lợi cho dòng vận chuyển CO2, H2O Tăng tốc độ vận chuyển nước và sản phẩm quang hợp

Không bào ở mô dậu lớn Khoảng gian bào ở mô xốp lớn Hệ mạch dẫn phân bố dày đặc 4. Hoạt động vận dụng Câu 1. a. Tại sao nhóm thực vật bậc thấp lại có nhóm sắc tố phycobilin? Tại sao một số cây cảnh có màu tím đỏ nhưng vẫn quang hợp bình thường? Thực vật bậc thấp thường sống dưới tán cây rừng hay dưới nước do đó sự có mặt của phycobilin là cần thiết cho sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng ngắn Cây cảnh có màu tím đỏ song vẫn quang hợp bình thường vì nó vẫn có diệp lục. Sở dĩ lá cây có màu tím đỏ là do nó có nhiều sắc tố Autoxian. b. Vì sao lá cây có màu xanh lục? Nếu chiếu tia sáng đơn sắc có màu đỏ vào lá cây thì lá cây có màu gì ? - Trong dải bức xạ mặt trời có một vùng ánh sáng chúng ta nhìn thấy đó là ánh sáng trắng . Khi ánh sáng trắng chiếu qua lá, cây hấp thụ vùng đỏ và vùng xanh tím, để lại hoàn toàn vùng lục,vì vậy khi nhìn vào lá cây chúng ta thấy lá cây có màu xanh lục . - Khi chiếu ánh sáng đỏ đơn sắc vào lá cây thì lá cây có màu xanh lục (điều kiện chiếu sáng ban ngày),hoặc màu đen (điều kiện chiếu sáng ban đêm) c. Vì sao tia đỏ có hiệu ứng oxy hoá mạnh nhất? - Vận tốc các phản ứng quang hoá phụ thuộc vào số lượng phân tử (photon) chứa trong bức xạ, năng lượng của từng bức xạ, hoạt tính quang hoá của chất cảm quang. - Tia đỏ chứa nhiều lượng tử nhất trong các tia sáng (vì năng lượng của mỗi photon đỏ bé Lê Thị Ngọc Trâm

37


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

hơn năng lượng của các photon ánh sáng khác như vàng, xanh, tím…) , năng lượng mỗi photon đỏ cũng đủ lớn để gây ra phần lớn các phản ứng hoá học thu năng lượng. 5. Hoạt động mở rộng Câu 1. Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ như thế nào? Hai loại ánh sáng trên thích hợp với những nhóm thực vật nào? Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ và thành phần quang phổ + Ánh sáng dưới tán cây thích hợp cho cây ưa bóng + Ánh sáng nơi quang đãng thích hợp với cây ưa sáng Câu 2. Trên cùng 1 cây lá ngoài nhiều ánh sáng, lá trong ít ánh sáng có màu sắc và khả năng quang hợp khác nhau như thế nào? Lá ngoài màu nhạt. Diệp lục ít. Tỉ lệ diệp lục a/b cao. Quang hợp mạnh khi cường độ ánh sáng mạnh . Lá trong màu đậm, nhiều diệp lục. Tỉ lệ diệp lục a/b thấp. Quang hợp mạnh khi cường độ ánh sáng yếu V. Hướng dẫn HS tự học ở nhà 1. Bài cũ: Làm các bài tập cuối bài. Nêu khái niệm, vai trò của quang hợp. Trình bày mối liên quan giữa hình thái- cấu trúc, hệ sắc tố quang hợp với việc thực hiện chức năng của lá. 2. Chuẩn bị bài mới: Phân biệt quang hợp ở các nhóm thực vật khác nhau Diễn biến cơ bản xảy ra ở pha sáng? Quang phân li nước là gì? Ý nghĩa của quá trình này? Kể tên các nhóm thực vật C3 , C4 và CAM ? Phân biệt các con đường cố định CO2 trong pha tối ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM bằng việc hoàn thành bảng sau : Nhóm TV Thực vật C3 Thực vật C4 Thực vật CAM Đặc điểm ĐK môi trường Chất nhận CO2 Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên Thời gian cố định CO2 Không gian cố định CO2 Số lần cố định CO2 Vị trí tổng hợp tinh bột

Lê Thị Ngọc Trâm

38


Giáo án Sinh học 11

Tiết

Năm học 2018- 2019

9

Ngày soạn: 22/ 10 /2018 Bài 9 :

QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được quá trình quang hợp ở thực bao gồm pha sáng và pha tối. - Trình bày được đặc điểm của thực vật C4: sống ở khí hậu nhiệt đới, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch, có hiệu suất cao. - Nêu được thực vật CAM mang đặc điểm của cây ở vùng sa mạc, có năng suất thấp. 2. Kỹ năng - Phát triển năng lực phân tích, so sánh, khái quát hóa. - Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc độc lập với SGK . 3. Thái độ - Hình thành thái độ yêu thiên nhiên, quan tâm đến các hiện tượng của sinh giới. 4. Năng lực - Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp kiến thức. - Suy luận, giải thích các vấn đề sinh học II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sử dụng sơ đồ về phương trình quang hợp phóng to và các sơ đồ quang hợp. Tranh 8.1 ; 8.2 ; 8.3 và 8.4 của SGK . 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức về đặc điểm các nhóm thực vật C3, C4 và CAM III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Vấn đáp- tìm tòi - Trực quan- tìm tòi - Dạy học theo nhóm IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Hoạt động khởi động Mỗi nhóm thực vật có sự thích nghi kỳ diệu đối với môi trường. Trong đó sự quang hợp ở các nhóm thực vật cũng có những đặc điểm thích nghi khác nhau trong các điều kiện sống khác nhau. Quang hợp được thực hiện ở các nhóm thực vật khác nhau như thế nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất hai pha I. Khái niệm về hai pha của quang hợp Quang hợp gồm 2 pha: Pha sáng và pha tối của quang hợp GV : Hãy phân tích sơ đồ quang hợp dưới - Pha sáng : Diễn ra khi có ánh sáng, thực chất Lê Thị Ngọc Trâm

39


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

đây để thấy rõ bản chất hóa học của quá là pha oxi hóa H2O trình quang hợp ? tại sao? - Pha tối : Diễn ra không cần ánh sáng, thực HS: là quá trình oxi hóa – khử chất là pha khử CO2

HS: Quang hợp gồm 2 pha : Pha sáng và pha tối - Pha sáng : Diễn ra khi có ánh sáng- là pha oxi hóa nước - Pha tối : Diễn ra không cần ánh sáng- là pha khử CO2 Hoạt động 2. Tìm hiểu quang hợp ở các nhóm thực vật - GV cho quan sát hình 9.1, mục I.1 hoàn thành PHT, trả lời câu hỏi: - Pha sáng diễn ra ở đâu, những biến đổi nào xảy ra trong pha sáng? - PHT Khái niệm Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm

II. Quang hợp ở các nhóm thực vật 1. Pha sáng: cơ bản giống nhau ở các nhóm thực vật. 1.1. Khái niệm : là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. 1.2. Cơ chế - Diễn ra trên màng tilacoit của lục lạp - Nguyên liệu: CO2, H2O, Ánh sáng - Diễn biến: diễn ra theo các giai đoạn:

GV: Nguồn gốc của ôxy trong quang hợp? HS: Do quang phân ly nước

→ Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH, O2 2. Pha tối ở các nhóm thực vật

+ Giai đoạn quang lí: Diệp lục(clorophyl) hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển thành trạng thái kích thích: Chl + hγ → Chl*, năng lượng - HS quan sát hình, nghiên cứu SGK → kích thích đó được sử dụng cho giai đoạn tiếp theo: hoàn thành PHT và trả lời câu hỏi. + Giai đoạn quang hóa: - GV nhận xét, bổ sung → kết luận. Quang phân li nước: Khái niệm Pha sáng là pha chuyển →  hoá năng lượng ánh sáng 2H2O Chl* 4H+ + 4e- + O2 đã được diệp lục hấp thụ Phot phoril hoá tạo ATP: thành năng lượng của ADP + Pi → ATP các liên kết hoá học Tổng hợp NADPH: trong ATP và NADPH NADP + H+ → NADPH Nơi diễn ra ở tilacôit Nguyên liệu H2O và ánh sáng PTTQ: 12 H2O + 18 ADP + 18 Pv + 12 Sản phẩm ATP,NADPH và O2 NADP → 12NADPH + 18ATP + 6O2

Lê Thị Ngọc Trâm

40


Giáo án Sinh học 11

GV: Quan sát hình và cho biết vị trí xảy ra pha tối ? HS: Pha tối diễn ra trong chất nền (stroma) của lục lạp GV: Khái niệm pha tối ? HS: Là pha khử CO2 nhờ ATP, NADPH để tạo các hợp chất hữu cơ (C6H12O6) GV: Dựa vào sơ đồ hai pha của quang hợp, hãy nêu mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối? HS: Sản phẩm của pha sáng là : ATP, NADPH tham gia vào pha tối GV cho HS nghiên cứu mục I.2, quan sát hình 9.2 để nêu đặc điểm của thực vật C3 HS trả lời GV: Pha tối ở thực vật C3 diễn ra ở đâu, chỉ rõ nguyên liệu, sản phẩm của pha tối ? HS nghiên cứu mục I.2, quan sát hình → trả lời câu hỏi. GV: Nêu các giai đoạn trong chu trình Canvin HS nghiên cứu mục I.2, quan sát hình → trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung → kết luận. GV có thể giải thích thêm cho HS hiểu : Để khử được APG thành AlPG thì APG phải được hoạt hoá bằng con đường photphoryl hoá nghĩa là phải dùng đến ATP của pha sáng. Để khử APG là dạng oxy hoá vì có nhóm (-COOH) . Muốn biến nhóm (COOH) (Oxy hoá) thành andehyl (khử) thì phài cung cấp lực khử có nghĩa là phải cần đến NAPDH. GV thông báo cho Hs nhóm thực vật C4 có 2 loại tế bào tham gia vào Pha tối GV treo tranh Hình 9.3 (SGK) yêu cầu HS đọc hình theo hướng dẫn của giáo viên để mô tả được chu trình C4 ( Về vị trí và tiến trình ) Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

2.1. Khái niệm : là pha sử dụng năng lượng ATP và NADPH từ pha sáng để khử CO2 thành cacbohidrat. 2.2.Cơ chế: Diễn ra trong chất nền (stroma) * Ở nhóm thực vật C3 - Đặc điểm của thực vật C3: Sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới trong điều kiện khí hậu ôn hòa bao gồm: Rêu, đa số cây trồng(lúa, khoai, sắn, các loài rau, đậu,...) - Cơ chế: pha tối ở TV C3 được thực hiện bằng chu trình Canvin trải qua 3 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn cố định CO2(cacboxil hoá ): + Giai đoạn khử với sự tham gia của 6ATP và 6NADPH: 6APG → 6AlPG + Giai đoạn tái sinh chất nhận RiDP và tạo đường với sự tham gia của 3 ATP: 5AlPG → 3RiDP 1AlPG → Tham gia tạo C6H12O6 PTTQ: 12 H2O + 6 CO2 + Q (năng lượng ánh sáng) → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O * Ở nhóm thực vật C4 - Đặc điểm của thực vật C4: sống ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm kéo dài, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch. Có cường 41


Giáo án Sinh học 11

HS nghiên cứu tranh và trả lời : Pha tối ở C4 chia thành 2 giai đoạn ( Xảy ra ở ban ngày) + Giai đoạn cố định CO2 + Giai đoạn tái cố định CO2 GV cho HS đọc thông tin đoạn 1 SGK nêu ưu việt của thực vật C4 và thực vật C3? - HS trả lời: Thực vật C4 có ưu việt : + Cường độ quang hợp cao hơn + Điểm bão hoà ánh sáng cao hơn + Điểm bù CO2 thấp hơn + Nhu cầu nước thấp hơn + Thoát hơi nước thấp hơn => TV C4 có năng suất cao hơn thực vật C3

Năm học 2018- 2019

độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn...nên có năng suất cao hơn. Cơ chế : Pha tối ở C4 chia thành 2 giai đoạn ( Xảy ra ở ban ngày)

-Giai đoạn cố định CO2: Chất nhận CO2 là hợp chất 3 cacbon : PEP (Photpho enol piruvat) hợp chất C4 (AOA (axit oxaloaxetic))diễn ra trong mô giậu. Hợp chất C4 di chuyển qua cầu sinh chất vào các Tế bào bao bó mạch , chúng bị loại CO2 và tạo thành AxitPyruvic (C3). -Giai đoạn tái cố định CO2: Tại các tế bào bao bó mạch CO2 tiếp tục được cố định theo chu trình Canvin -> C6H12O6; còn axit pyruvic (C3) quay trở lại các tế bào mô giậu -> PEP để tiếp tục nhận CO2

GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III, trả lời câu hỏi: Pha tối của thực vật CAM diễn ra như thế nào ? Chu trình CAM có ý nghĩa gì đối với thực vật ở vùng sa mạc ? Pha tối ở thực vật C3, C4 và CAM có điểm nào giống và khác nhau? HS nghiên cứu mục II → trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Liên hệ : Mỗi nhóm thực vật đều có sự Lê Thị Ngọc Trâm

* Ở nhóm thực vật CAM - Đặc điểm của thực vật CAM: Sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài. Vì lấy được ít nước nên tránh mất nước do thoát hơi nước cây đóng khí khổng vào ban ngày và nhận CO2 vào ban đêm khi khí khổng mở → có năng suất thấp. Cơ chế: pha tối ở thực vật CAM diễn ra theo chu trình C4 (ban đêm) và chu trình C3(ban ngày).

42


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

thích nghi với môi trường sống nhất định . Như vậy theo em để tăng năng suất cây trồng chúng ta cần phải làm gì ? 3. Hoạt động luyện tập - Hãy chọn đáp án đúng: Câu 1. Sản phẩm của pha sáng là: a. H2O, O2, ATP b. H2O, ATP và NADPH c. O2, ATP và NADPH d. ATP, NADPH và APG Câu 2. Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối là : a. O2, ATP và NADPH b. ATP, NADPH và CO2 c. H2O, ATP và NADPH d. NADPH, APG và CO2 Câu 3. So sánh pha tối ở các nhóm thực vật bằng cách hoàn thành bảng sau: Chỉ số so sánh Thực vật C3 Thực vật C4 Thực vật CAM Nhóm thực vật Chất nhận CO2 Sản phẩm đầu tiên Thời gian cố định CO2 Các tế bào quang hợp của lá Đáp án: SO SÁNH PHA TỐI Ở THỰC VẬT C3,C4, CAM Chỉ số so sánh Nhóm thực vật

Chất nhận CO2

Thực vật C3 Đa số thực vật

Ribulôzơ 15-diP Sản phẩm đầu APG(hợp tiên chất 3 cacbon) Thời gian cố định Chỉ 1 giai CO2 đoạn vào ban ngày Các tế bào quang Tế bào nhu hợp của lá mô 4. Hoạt động vận dụng

Lê Thị Ngọc Trâm

Thực vật C4 Một số thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới như:mía, rau dền, ngô… PEP (phôtphoenolpiruvat) AOA(hợp chất 4 cacbon)

Thực vật CAM Những loài thực vật sống ở vùng hoang mạc khô hạn như dứa , xương rồng…… PEP

Cả 2 giai đoạn đều vào ban ngày

Giai đoạn 1 vào ban đêm Giai đoạn 2 vào ban ngày

AOA

Tế bào nhu mô và tế bào Tế bào nhu mô bao bó mạch

43


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Câu 1. Dứa là thực vật C4- có 2 loại lục lạp ở tb mô giậu và tb bao bó mạch. Sự phù hợp về vị trí, cấu trúc, chức năng của 2 loại lục lạp đó : Lục lạp tế bào mô giậu Lục lạp tế bào bao bó mạch Vị trí : TB mô giậu nằm dưới biểu bì lá, gần + Nằm bao quanh bao bó mạch thuận lợi vận khí khổng thuận lợi cho việc cố định CO2 và chuyển sản phẩm quang hợp. Lục lạp này thải CO2. Lục lạp này thực hiện pha sáng nên thực hiện chu trình canvin với hệ enzim của vị trí này giúp chúng nhận được nhiều as pha tối nằm sâu trong thịt lá giảm tác động của nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh do đó TV C4 có điểm bão hòa nhiệt độ và ánh sáng rất cao. Cấu trúc : Hệ grana phát triển thực hiện + Hệ grana kém phát triển thực hiện chuỗi chuỗi phản ứng sáng tạo nhiều nguyên liệu phản ứng sáng tạo nhiều nguyên liệu ATP cho pha tối cung cấp cho lục lạp TB bao bó bù lại lượng ATP hao hụt do quá trình CO2 mạch. Có enzim cố định CO2 sơ cấp (CT sơ cấp. Do không có hệ PSII nên nồng độ O2 C4). Không thực hiện CT canvin, không có thấp không xảy ra hô hấp sáng. Không có hệ enzim rubisco. enzim CT C4 có hệ enzim thực hiện CT canvin tổng hợp CHC 5. Hoạt động mở rộng Câu 1 a. Nguyên nhân chính giúp thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là gì? vì ở 2 nhóm thực vật này có hệ enzim phosphoenolpyruvat cacboxylaz có ái lực với cao gấp 100 lần so với RiDP cacboxilaza với khả năng cố định CO2 trong điều kiện hàm lượng CO2 thấp ,tạo acid malic là nguồn dự trữ CO2 cung cấp cho các tế bào bao quanh bó mạch ko gây cạn kiệt CO2 nên ngăn chặn được hiện tượng quang hô hấp. b. Vì sao thực vật CAM có năng suất sinh học thấp hơn C4? + Điều kiện sống khắc nghiệt, không thuận lợi cho quá trình quang hợp (quá khô hạn, nồng độ CO2 thấp) + Do đặc điểm di truyền nên khả năng đồng hóa CO2 kém + Pha sáng cần ánh sáng nhưng khí khổng đóng ban ngày nên lượng ATP và NADPH tổng hợp ít, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp CHC ở pha tối + Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM, điều này làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây năng suất thấp c. Vì sao nói: Hô hấp sáng gắn liền với nhóm TV C3? + Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 , phân giải CHC và giải phóng CO2 ở ngoài sáng + Điều kiện: hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện ánh sáng mạnh, oxi nhiều. + Ở TV C3: Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao tại lục lạp lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. Enzim rubisco đóng vai trò như 1 enzim oxigenaza oxi hóa RiDP tạo thành axit glycolic, không tạo ATP và NADPH. Hô hấp sáng làm giảm năng suất quang hợp. Lê Thị Ngọc Trâm

44


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

* Hô hấp sáng được xem là một hướng biến đổi sản phẩm QH có tính thích nghi: trong ĐK nhiệt độ- ánh sáng- nồng độ O2 cao, nước lại hạn chế làm ức chế QH thì cây sử dụng một lượng sản phẩm nhất định để chuyển hóa theo hướng hình thành 2 aa quan trọng là glyxin và serin để tổng hợp prôtêin. Mặt khác quá trình tổng hợp NADPH2 tăng cường làm nồng độ NADPH2 tăng nên quang hô hấp tiêu thụ bớt năng lượng. Câu 2. a. Sự đồng hoá cacbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào? TL. a- Thực vật CAM là nhóm mọng nước, sống trong điều kiện khô hạn (ví dụ hoang mạc…). Để tiết kiệm nước (bằng cách giảm sự mất nước do thoát hơi nước) nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng CO2 cho quang hợp, ở nhóm thực vật này có sự phân chia thời gian cố định CO2 như sau: + Giai đoạn cố định CO2 đầu tiên diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở. + Giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi khí khổng đóng, sử dụng nguồn CO2 trong hợp chất cố định CO2 đầu tiên. Do đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh thái như vậy, nên ở thực vật CAM có thể đảm bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi ban ngày khí khổng luôn đóng. b- Quá thiếu hay thừa CO2 đều làm giảm năng suất cây trồng vì: * Trường hợp quá thiếu CO2 (thường do lỗ khí đóng, hô hấp yếu): - RiDP tăng, APG giảm, ảnh hưởng đến hoạt động của chu trình Canvin. - Enzym Rubisco tăng hoạt tính oxygenaza -> xuất hiện hiện tượng hô hấp sáng. -> đều dẫn đến làm giảm hiệu suất quang hợp -> giảm năng suất cây trồng. * Trường hợp quá thừa CO2 : - Gây ức chế hô hấp -> ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, vận chuyển, sinh tổng hợp các chất cần năng lượng -> ảnh hưởng đến quang hợp -> giảm năng suất cây trồng V. Hướng dẫn HS học ở nhà 1. Bài cũ. Trả lời câu hỏi và bài tập trang 39 SGK. Sưu tầm 3 câu hỏi vận dụng, mở rộng 2. Chuẩn bị bài mới : Bài 10 Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp và bài 11 Quang hợp và năng suất cây trồng HS chuẩn bị theo các nội dung : + Nêu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang hợp + Mô tả mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2 + Nêu vai trò của nước đối với quang hợp. + Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp + Giải thích được quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng + Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế.

Lê Thị Ngọc Trâm

45


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết 10

Ngày soạn: 29/ 10 /2018

Bài 10 : ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP Bài 11: QUANG HỢP VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường. - Giải thích được quang hợp quyết định năng suất cây trồng - Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế. - Trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân tạo. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3 Thái độ - Yêu thích môn học - Tích hợp giáo dục môi trường + Quang hợp ở cây xanh có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường. Môi trường ô nhiễm (hàm lượng CO2 tăng quá ngưỡng) gây ức chế quang hợp. + Chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quang hợp ( sử dụng ánh sáng nhân tạo cho cây quang hợp). + Cung cấp đủ nước, phân bón, chăm sóc hợp lí -> tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa tốt năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường. 4. Năng lực - Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 10- bài 9 Ảnh hưởng cuả ngoại cảnh tới quang hợp và bài 10 Quang hợp và năng suât cây trồng - Hình 9.1, 9.2, 9.3 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Các tổ chuẩn bị các nội dung về ảnh hưởng của các nhân tố đến quang hợp theo phân công. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động Quang hợp chịu ảnh hưởng của những yếu tố ngoại cảnh nào ? Quang hợp có mối quan hệ như thế nào với năng suất cây trồng ? Năng suất sinh học là gì ? Năng suất sinh học có phải là mục đích cuối cùng của người trồng trọt? Cần làm gì để tăng năng suất cây trồng?

Lê Thị Ngọc Trâm

46


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

2.Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng các nhân tố ngoại cảnh đến QH GV: Phân tích sơ đồ sau để thấy rõ mối quan hệ giữa quang hợp với ánh sáng ?

HS: Trả lời sau đó GV hoàn thiện và bổ sung - Ánh sáng là yếu tố cơ bản để tiến hành quang hợp và ánh sáng quan hệ chặt chẽ, trực tiếp với quang hợp. - Điểm bù ánh sáng : - Điểm bão hòa ánh sáng GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn nghiên cứu mục II , III, IV, V. + Nhóm 1,2: Em có nhận xét gì về quan hệ giữa nồng độ CO2 và cường độ quang hợp ? + Nhóm 3,4,5: Nêu vai trò của nước đối với quang hợp? + Nhóm 6.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở thực vật + Nhóm 8,9,10: Nguyên tố khoáng ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp ? - GV : Cường độ quang hợp không chỉ phụ thuộc vào nồng độ CO2 mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. - GV: Tích hợp giáo dục môi trường + Quang hợp ở cây xanh có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường. Môi trường ô nhiễm (hàm lượng CO2 tăng quá ngưỡng) gây ức chế quang hợp. + Nhóm thực vật C4 và CAM thích ứng với nhiệt độ cao trong quang hợp và sinh trưởng. Lê Thị Ngọc Trâm

47

NỘI DUNG A. Ảnh hưởng các nhân tố ngoại cảnh đến Q I. Ánh sáng. 1. Cường độ ánh sáng - Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bảo hòa thì cường độ quang hợp tăng dần. - Từ điểm bảo hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần. 2. Thành phần quang phổ ánh sáng - Quang hợp diễn ra mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ và miền ánh sáng xanh tím. - Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, protein - Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat

II. Nồng độ CO2 - Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bảo hoà thì cường độ quang hợp tăng dần.Từ điểm bảo hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần. III. Nước - Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng đến qúa trình thoát hơi nước ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp ảnh hưởng đến cường độ quang hợp. - Nước là nguyên liệu, môi trường để quá trình quang hợp xảy ra.

IV. Nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

GV: Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất cây trồng ? HS: đọc kiến thức trong SGK và các kiến thức của mình để trả lời Vì quang hợp tạo ra 90 - 95% tổng lượng chất hữu cơ trong cây . Hoạt động 2: Quang hợp và năng suất cây trồng GV: Nêu biểu thức quan hệ giữa quang hợp và năng suất ? - GV: Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất cây trồng ? - HS: đọc kiến thức trong SGK và các kiến thức của mình để trả lời : Vì quang hợp tạo ra 90 - 95% tổng lượng chất hữu cơ trong cây . GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu lên các biện pháp nhăm nâng cao năng suất cây trồng HS: - Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống và kỹ thuật . - Điều khiển sự sinh trưởng diện tích lá - Nâng cao hiệu số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế . - Chọn giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc đúng thời vụ.

tăng rất nhanh (thể hiện chủ yếu ở pha tối ). - Nhiệt độ từ 25 - 35oC là quang hợp mạnh nhất,sau đó giảm . - Nhóm thực vật C4 và CAM thích ứng với nhiệt độ cao trong quang hợp và sinh trưởng. V. Dinh dưỡng khoáng - Các nguyên tố khoáng vừa là thành phần cấu trúc của bộ máy quang hợp, vừa tham gia vào các hoạt động của nó. - Do đó, dinh dưỡng khoáng có vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ với cường độ, hiệu suất quang hợp. B. Quang hợp và năng suất cây trồng II. Quang hợp và năng suất cây trồng. 1. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng. - Quang hợp quyết định 90% - 95% năng suất cây trồng. - Năng suất sinh học là khối lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. - Năng suất kinh tế là khối lượng chất khô được tích luỹ trong các cơ quan kinh tế(chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người : hạt, củ, quả , lá...) 2. Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp. - Tăng diện tích lá - Tăng cường độ quang hợp. - Tăng hệ số kinh tế. * Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng: -Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống có năng suất cao và kỹ thuật trồng trọt: + Cung cấp nước, phân bón, chăm sóc hợp lí + Trồng cây đúng mật độ + Trồng cây đúng thời vụ

3. Hoạt động luyện tập : Câu 1. Điểm bù ánh sáng là gì? Nêu nguyên tắc xác định cây ưa sáng, cây ưa bóng dựa vào điểm bù ánh sáng? Trả lời: Điểm bù ánh sáng: là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. Lê Thị Ngọc Trâm

48


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Nếu cường độ ánh sáng lớn hơn điểm bù thì Iqh > Ihh. Dựa vào điểm bù ánh sáng có thể phân loại cây ưa bóng và cây ưa sáng. (cây có điểm bù as cao hơn) vì: cây ưa bóng có lục lạp to hơn, nhiều diệp lục hơn cây ưa sáng nên hấp thụ ánh sáng tích cực hơn, hiệu quả hơn, thích nghi với cường độ chiếu sáng yếu Câu 2. Nếu trồng 2 cây trong điều kiện hoàn toàn giống nhau, cây 1 thải CO2, cây 2 hấp thụ CO2. Nhận xét gì về 2 loài cây trên? Trả lời: Ở cùng một cường độ chiếu sáng, cây 1 thải CO2 → Ihh > Iqh→ cường độ chiếu sáng này thấp hơn điểm bù ánh sáng của cây. Cây 2: hấp thụ CO2 → Iqh > Ihh→ cường độ chiếu sáng này cao hơn điểm bù ánh sáng của cây. → Cây 1: cây ưa sáng; cây 2: cây ưa bóng. 4. Hoạt động vận dụng Tính hiệu suất tối đa của chuyển hóa năng lượng trong quang hợp. Biết 1 mol ánh sáng có năng lượng trung bình 45kcal, 1mol glucozo có năng lượng 674kcal và 1 chu kì photphorin hóa vòng tạo 2 ATP, 1 chu kì photphorin hóa không vòng tạo 1 ATP và 1 NADPH + PT pha tối của QH: 6CO2 + 12 NADPH + 18 ATP → C6H12O6 + H2O + 12NADP+ + 18ADP+ + 18Pv 12mol 18 mol 1mol 1 chu kì photphorin hóa vòng tạo 2ATP 1 chu kì photphorin hóa không vòng tạo 1ATP và 1 NADPH Như vậy để tạo được 12 NADPH và 18ATP cần : 12 chu kì chu kì photphorin hóa không vòng và 3 chu kì photphorin hóa vòng Số photon ánh sáng để thực hiện: (12 x 4) + (3 x 2) = 54 Vậy hiệu suất chuyển hóa:

674 = 28% 54 x 45

5. Hoạt động mở rộng Khi cây xanh được chiếu ánh sáng với một quang phổ đầy đủ và loại ánh sáng đơn sắc toàn tia đỏ thì loại cây nào gây hiệu quả quang hợp cao hơn? Vì sao? Quang phổ đầy đủ sẽ cho hiệu quả quang hợp cao hơn vì diệp lục a hấp thụ mạnh tia đỏ để xúc tiến tổng hợp cacbonhđrat nhưng khi tham gia vào chức năng QH diệp lục a bị mất điện tử sẽ lấy điện tử từ diệp lục b – diệp lục b hấp thụ mạnh các tia có bước sóng ngắn. V. Hướng dẫn HS học ở nhà: 1) Học bài cũ : - Học bài và trả lờ các câu hỏi SGK trang 42 và trang 45. 2)Chuẩn bị bài mới : - Tìm hiểu: khái niệm, vai trò, phương trình tổng quát của hô hấp ở thực vật. - Nghiên cứu Hình 11.1 SGK trang 47.Hãy cho biết : +Vị trí, nguyên liệu, sản phẩm ở giai đoạn đường phân, chu trình Crep, chuôi truyền điện tử). + Nêu tên bào quan hô hấp của thực vật? -Nghiên cứu Hình 11.2 cho biết: + Nguồn gốc nguyên liệu của hô hấp sáng. + Hô hấp sáng xảy ra ở thực nào và ở các bào quan nào ? +Vì sao nói: Hô hấp sáng gắn liền với nhóm TV C3? + Vì sao nói: Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quang hợp. Lê Thị Ngọc Trâm

49


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết 11 Bài 12 :

Ngày soạn: 03 / 11 /2018 HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được ý nghĩa của hô hấp. - Trình bày được ti thể (chứa các loại enzim) là bào quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật - Trình bày được hô hấp hiếu khí và sự lên men. - Trình bày được mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp . - Nhận biết được hô hấp ánh sáng diễn ra ngoài sáng. - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ -Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu thích môn học - Tích hợp giáo dục môi trường + Hô hấp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường: O2, nước, nhiệt độ, CO2… Nồng độ CO2, trong môi trường cao ức chế hô hấp. + Bảo vệ môi trường để cây xanh hô hấp tốt 4. Phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp. - Năng lực chuyên ngành Sinh học: NL kiến thức Sinh học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Hình 12.1, 12.2, 12.3 SGK. - PHT 2. Chuẩn bị của học sinh - Để nghiên cứu nội dung bài 12 HÔ HẤP Ở THỰC VẬT các em cần thực hiện + Mục I. Khái quát về hô hấp • Quan sát hình 12.1 sgk nêu cách bố trí và giải thích thí nghiệm 12.1 a, 12.1b, 12.1c • Nêu khái niệm, viết PTTQ của hô hấp • Nêu vai trò của hô hấp + Mục II. Con đường hô hấp Phân biệt phân giải kị khí và phân giải hiếu khí( Điều kiện, vị trí (xảy ra ở đâu trong tế bào), các giai đoạn và sản phẩm của từng giai đoạn (Xem lại bài hô hấp tế bào ở sinh học 10), hiệu quả năng lượng) + Mục III. Hô hấp sáng Lê Thị Ngọc Trâm

50


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

• Khái niệm, đặc điểm + Mục IV. Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường 1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp 2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa hô hấp với môi trường • Hàm lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp • Vì sao hô hấp lại phụ thuộc vào hàm lượng nước của mô, cơ thể? • Nồng độ O2 ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp? • Nồng độ CO2 ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp? • Vì sao giảm nồng độ O2 và tăng nồng độ CO2 làm giảm hô hấp • Liên hệ các biện pháp bảo quản nông sản ở địa phương IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động : trò chơi hái hoa giải chữ + Luật chơi: HS lựa chọn các câu hỏi tương ứng với các bông hoa trên cây với mục đích để tìm ra từ khóa - Nếu trả lời đúng mỗi câu hỏi , đáp án hiển thị và HS nhận được 1 phần quà đồng thời tìm ra vài chữ cái trong từ khóa. HS nào giải được từ khóa sẽ nhận được 1 phần quà và ghi điểm 10 vào cột điểm miệng + Nội dung Câu 1: Miền ánh sáng này xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat Đ/A: Ánh sáng đỏ Câu 2: Đây là một trong những biện pháp làm tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển quang hợp - Để thực hiện tăng chỉ số này cần tuyển chọn giống có năng suất kinh tế cao và thực hiện chăm sóc cây trồng hợp lí. Đ/A: Tăng hệ số kinh tế Câu 3: Đây là nhóm thực vật có năng suất sinh học cao nhất Đ/A : Thực vật C4 Câu 4: Tổng lượng chất khô tích lũy được trong mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng gọi là gì? Đ/A: Năng suất sinh học Từ khóa (Năng suất kinh tế) 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về hô hấp I. Khái quát về hô hấp ở thực vật ở thực vật 1. Khái niệm GV cho học sinh quan sát hinh 12.1 sgk yêu a. Định nghĩa cầu HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà (Nêu - Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi cách bố trí và giải thích kết quả thí nghiệm). năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các HS trình bày phân tử hữu cơ bị phân giải đến CO2 và H2O, TN a: chứng minh hạt nảy mầm thải CO2 đồng thời năng lượng được giải phóng và TN b: Phát hiện hạt nảy mầm hấp thụ O2 một phần năng lượng đó được tích lũy trong TN c: Phát hiện hạt nảy mầm thải nhiệt ATP. GV Thải CO2 , hấp thụ O2, thải nhiệt là những biển hiện bên ngoài của hô hấp ở thực vật. Hô hấp ở thực vật là gì? Lê Thị Ngọc Trâm

51


Giáo án Sinh học 11

HS trả lời GV hoàn thiện nội dung ? Hô hấp xảy ra ở các loại tế bào nào? HS trả lời: Quá trình hô hấp xảy ra ở các tế bào do có chứa ti thể GV : Nhận xét và bổ sung. GV : Từ khái niệm cho HS lên bảng viết phương trình tổng quát của hô hấp HS : Viết PTTQ. GV: lưu ý HS: Hô hấp ở thực vật là một chuỗi các phản ứng hóa sinh chứ không phải là phản ứng đốt cháy 1 phân tử glucôzơ. GV: Từ các sản phẩn cua hô hấp hãy cho biết hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật? HS : Trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung

Năm học 2018- 2019

b. . Phương trình tổng quát : C6H12O6 +6O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Q(ATP + t0 )

2. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật. - Tạo nhiệt năng : tạo nhiệt độ thuận lợi cho mọi hoạt động sống. - Tạo ATP sử dụng cho các hoạt động sống - Tạo ra các sản phẩm trung gian : tạo nguyên Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường hô hấp ở liệu cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào. II. Con đường hô hấp ở thực vật: thực vật GV: HS quan sát hình 12.2 SGK 1. Phân giải kị khí PHT ? Ở thực vật xảy ra những con đường hô hấp 2. Phân giải hiếu khí nào? HS : Trả lời. GV yêu cầu nghiên cứu SGK thảo luận nhóm Chỉ tiêu Phân giải kị Phân giải hiếu theo bàn để hoàn thành PHT trong 5 phút. SS khí khí Chỉ tiêu Phân giải kị Phân giải hiếu Điều Thiếu ôxi Có đủ ôxi phân SS khí khí kiện tử Điều kiện Vị trí Tế bào chất Tế bào chất và ti thể Vị trí Các giai Gồm 2 giai Gồm 3 giai Các giai đoạn và đoạn: đoạn: đoạn và sản - Đường - Đường phân: 1 sản phẩm phân: 1 glucôzơ tạo 2 phẩm glucôzơ Tạo axit Piruvic và 2 ra 2 axit ATP, 2 NADH Piruvic và 2 - Chu trình Crep: Hiệu quả ATP 8 NADH, 2 năng - Lên men: FADH2, 2 ATP, lượng Tạo 2rượu 6CO2 êtilic và 2CO2 - Chuỗi chuyền HS : thảo luận nhóm hoàn thành PHT hoặc 2axit e:, 6H2O, 34 GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày lactic ATP Các HS khác phản biện. GV: Nhận xét, bổ sung Cao GV cho HS quan sát hình cây ngập úng và hạt Hiệu quả Thấp Lê Thị Ngọc Trâm

52


Giáo án Sinh học 11

bị ngâm lâu trong nước ? Vì sao cây ở cận bị ngập úng sẽ ảnh hưởng đến STPT của cây thậm chí cây chết ? HS trả lời ? Để hạn chế hô hấp kị khí, ta cần có những biện pháp gì trong trồng trọt? HS: Các biện pháp nông sinh như cày xới → tơi xốp đất → độ thoáng khí → hô hấp của bộ rễ, bón phân vi sinh, phân khoáng, tưới tiêu nước hợp lí. GV cho HS quan sát sơ đồ quá trình hô hấp sáng (?) Hô hấp sáng là gì? Đặc điểm của hô hấp sáng? HS : Trả lời. GV : Nhận xét và lưu ý về điều kiện xảy ra hô hấp sáng . GV lưu ý học sinh : Ở thực Vật C3 có hô hấp sáng nên năng suất quang hợp trung bình, còn thực vật C4 không có hô hấp sáng nên năng suất quang hợp cao hơn.

Năm học 2018- 2019

năng lượng

1 C6H12O6 → 1 C6H12O6 → 38 2 ATP ATP

Hoạt động 3:Tìm hiểu quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường GV : Dựa vào kiến thức về quang hợp và hô hấp, hãy chứng minh quang hợp là tiền đề của hô hấp và ngược lại? HS : Trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung GV: Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng của môi trường đến hô hấp ? HS : Trả lời GV: Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp HS trình bày HS phản biện GV có thể vấn đáp bổ sung (nếu HS trình bày không tốt) : ? Vì sao Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu> IHH tăng, vượt quá IHH giảm ? Hàm lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp ? Vì sao hô hấp lại phụ thuộc vào hàm lượng nước của mô, cơ thể? ? Nồng độ O2 ảnh hưởng như thế nào đến hô

III. Hô hấp sáng : 1. Khái niệm: Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. 2. Đặc điểm: - Chủ yếu xảy ra ở thực vật C3 trong điều kiện cường độ ánh sáng cao (CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều) - Enzim cacbôxilaza chuyển thành ôxigenaza với sự tham gia của 3 bào quan: ti thể, lục lạp, peroxixom. - Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu hao rất nhiều sản phẩm quang hợp. III. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường : 1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp: - Quang hợp tích luỹ năng lượng, tạo các chất hữu cơ, oxi là nguyên liệu cho quá trình hô hấp. - Hô hấp tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống trong đó có tổng hợp các chất tham gia vào quá trình quang hợp (sắc tố, enzim, chất nhận CO2...), tạo ra H2O, CO2 là nguyên liệu cho quá trình quang hợp... 2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường a. Nước: - Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong mô thực vật. b. Nhiệt độ: - Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu-> IHH tăng, vượt quá IHH giảm . c. Oxi: - IHH tỷ lệ thuận với nồng độ O2

Lê Thị Ngọc Trâm

53


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

hấp? ? Nồng độ CO2 ảnh hưởng như thế nào đến d. Hàm lượng CO2: - IHH tỷ lệ nghịch với nồng độ CO2 hô hấp? ? Vì sao giảm nồng độ O2 và tăng nồng độ CO2 làm giảm hô hấp - Liên hệ các biện pháp bảo quản nông sản ở địa phương GV : Bổ sung và liên hệ các biên pháp bảo quản nông phẩm (chiếu hình minh họa) * Bảo quản khô * Bảo quản lạnh * Bảo quản trong nồng độ CO2 cao HS trả lời GV : Nhận xét, bổ sung. GV : Muốn hạt từ trạng thái ngủ →nãy mầm phải làm gì ? HS trả lời GV : Nhận xét, bổ sung. GV : Tích hợp môi trường ? Cần làm gì để đảm bảo cho cây xanh hô hấp tốt ? - HS : Bảo vệ môi trường 3. Hoạt động luyện tập Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí? A. Chu trình Crep B. Đường phân C. Chuỗi chuyền electron D. Lên men Câu 2: Quá trình hô hấp sáng là quá trình A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối. B. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng. C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng. D. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 trong bóng tối. Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng nhất A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp. B. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp. C. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau D. Nồng độ O2 tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Vì sao thực vật C4, CAM không có hô hấp sáng? Nguyên nhân chính giúp thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là vì ở 2 nhóm thực vật này có hệ enzim phosphoenolpyruvat cacboxylaza có ái lực với cao gấp 100 lần so với RiDP cacboxylaza với khả năng cố định CO2 trong điều kiện hàm lượng CO2 thấp, tạo acid malic là nguồn dự trữ CO2 cung cấp cho các tế bào bao quanh bó mạch ko gây cạn kiệt CO2 nên ngăn chặn được hiện tượng quang hô hấp. Lê Thị Ngọc Trâm

54


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Câu 2. Nếu khí hậu trong một vùng địa lí tiếp tục trở nên nóng và khô hơn thì thành phần của các loại thực vật (C3 , C4 và CAM) ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào? - Nếu khí hậu của một vùng bị nóng và khô hơn thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm gia tăng dần số lượng các loài cây C4 và CAM vì những cây này có các cơ chế quang hợp thích hợp với điều kiện khô nóng. Ngược lại, số lượng các loài cây C3 sẽ bị giảm vì trong điều kiện khí hậu khô nóng hiệu quả quang hợp của chúng sẽ bị giảm. V. Hướng dẫn HS học ở nhà 1)Học bài cũ - Học bài và trả lời câu hỏi SGK và đọc mục “Em có biết” - So sánh quá trình hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật 2)Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị: bài 13 thực hành phát hiện diệp lục và carôtenôit Mỗi tổ: + Mẫu vật • Một ít lá xanh tươi ( Rau khoai, rau muống, rau cải..) và lá vàng. • 1 củ carôt, 5 củ nghệ, 1 quả cà chua chín, 1 quả xoài chín + Hóa chất 50ml cồn 900 Mỗi HS : Kẻ bảng thu hoạch vào vở và đọc trước cách tiến hành thực PHIẾU HỌC TẬP Bài 12 HÔ HẤP Ở THỰC VẬT Quan sát hình 12.2( sgk tr 53) kết hợp nghiên cứu nội dung mục II (sgk - tr 52) hoàn thành bảng sau: Nội dung 1. Phân giải kị khí 2. Phân giải hiếu khí Điều kiện Vị trí (nơi xảy ra) Các giai đoạn và sản phẩm Hiệu quả năng lượng

Lê Thị Ngọc Trâm

55


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 12

Ngày soạn: 09 /11 /2018 Bài 13 : THỰC HÀNH : PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CARÔTENÔIT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Xác định được diệp lục trong lá, carôtenôit trong lá già, trong quả và trong củ. 2. Kỹ năng -Thực hiện được thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí thông tin 3. Thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong giờ thực hành, yêu thích môn học 4. Phát triển năng lực - Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tự chủ và tự học, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Thực hành thí nghiệm - Hỏi đáp tái hiện III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 12 bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit - Thí nghiệm mẫu a. Dụng cụ: - Cốc thủy tinh 20 - 50 ml. - Ống đong 20 - 50 ml có chia độ. - Ống nghiệm. - Kéo. - Bình thủy tinh 1000 ml, nút cao su không khoan lỗ, nút cao su có khoan lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cốc có mỏ. b. Hóa chất: - Nước sạch. - Cồn. - Nước bari [Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2], diêm 2. Chuẩn bị của học sinh + Một ít lá xanh tươi ( Rau khoai, rau muống, rau cải..) và lá vàng. + Một củ carôt, 1 củ nghệ, 1 quả cà chua chín . + Kẻ bảng thu hoạch vào vở. + Hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV: Có những nhóm sắc tố quang hợp nào? HS: Sắc tố chính (diệp lục) và sắc tố phụ (carôtenôit) GV: Hàm lượng của các sắc tố trong các cơ quan của thực vật khác nhau như thế nào? Cách tách chiết các sắc tố ra sao? Hôm nay, chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm tách chiết sắc tố. Lê Thị Ngọc Trâm

56


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, chuẩn bị của bài thực hành - GV Kiểm tra việc chuẩn bị thực hành + Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ. + Kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của các nhóm. + Phân chia dụng cụ thực hành cho các nhóm. + Nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành. - HS nêu mục tiêu - Gv yêu cầu HS nêu các thiết bị cần cho thí nghiệm - HS nêu các thiết bị - GV giới thiệu các thiết bị thí nghiệm

Nội dung kiến thức I. Mục tiêu: - Làm được thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit. II. Chuẩn bị 1. Dụng cụ: - Cốc thủy tinh 20 - 50 ml. - Ống đong 20 - 50 ml có chia độ. - Ống nghiệm. - Kéo. - Bình thủy tinh 1000 ml, nút cao su không khoan lỗ, nút cao su có khoan lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cốc có mỏ. 2. Hóa chất: - Nước sạch. - Cồn. - Nước bari [Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2], diêm 3. Mẫu vật + Lá xanh tươi ( Rau khoai, rau muống, rau cải..) và lá vàng. + 1 củ carôt, 1 củ nghệ, 1 quả cà chua chín . + Hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm. III. Nội dung và cách tiến hành Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và cách 1. Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục - Cân 0,2 g lá lọc bỏ cuống và gân,dùng kéo tiến hành - GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo cắt ngang thành những lát thật mỏng. Bỏ các trình tự SGK. lá vào 2 ống nghiệm số lượng tương đương - Các nhóm HS quan sát cách làm thí nghiệm nhau - HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm + Ống 1: Cho thêm 20ml nước cất. + Nhóm 1: Làm chiết rút diệp lục từ lá xanh + Ống 2: Cho thêm 20ml cồn. và carotenoit từ lá vàng Để các ống trong thời gian 20- 25 phút + Nhóm 2: Làm chiết rút diệp lục từ lá xanh và quan sát. và carotenoit từ củ cà rốt 2. Thí nghiệm 2: Chiết rút carôtenôit. + Nhóm 3: Làm chiết rút diệp lục từ lá xanh - Chiết rút carôtenôit từ lá vàng, củ, quả và carotenoit từ quả cà chua tương tự chiết rút diệp lục + Nhóm 4: Làm chiết rút diệp lục từ lá xanh - Sau thời gian 20 – 30 phút rót dung dịch có và carotenoit từ củ nghệ màu vào ống nghiệm. - Quan sát, ghi kết quả vào bảng. - Quan sát, ghi kết quả vào bảng theo hướng dẫn Lê Thị Ngọc Trâm

57


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Cơ quan của cây

Xanh tươi Vàng

Quả Củ - GV yêu cầu HS kẻ bảng vào vở, ghi kết quả quan sát được vào các ô tương ứng và rút ra nhận xét về độ hòa tan các sắc tố trong các dung môi (nước và cồn), vai trò của lá xanh và các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng của con người - Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp

Cà chua Cà rốt Nghệ

Màu sắc dịch chiết Đỏ, Dung môi da chiết rút Xanh cam, lục vàng, vàng lục Nước(ĐC) Cồn (TN) Nước(ĐC) Cồn (TN) Nước(ĐC) Cồn (TN) Nước(ĐC) Cồn (TN) Nước(ĐC) Cồn (TN)

IV. Thu hoạch - HS kẻ bảng vào vở, ghi kết quả quan sát được vào các ô tương ứng và rút ra nhận xét về độ hòa tan các sắc tố trong các dung môi (nước và cồn), vai trò của lá xanh và các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng của con người - Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp

3. Hoạt động luyện tập - HS nhắc lại các sắc tố và sự hoà tan các sắc tố trong các dung môi. - Nhận xét giờ thực hành. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng - GV giới thiệu sâu hơn về sắc tố quang hợp: Trong lục lạp có 3 nhóm sắc tố chính là chlorophyll, carotenoid và phicobilin. Ở thực vật bậc cao có chlorophyll, carotenoid, còn ở thực vật bậc thấp thêm nhóm phicobilin. - Chlorophyll: Quang phổ hấp thụ cực đại của chlorophyll vùng tia xanh (λ: 430-460 nm) và vùng ánh sáng đỏ (λ: 620-700 nm). Khi hấp thụ năng lượng từ các lượng tử ánh sáng, năng lượng của các lượng tử đã làm biến đổi cấu trúc của chlorophyll làm cho phân tử chlorophyll trở thành trạng thái giàu năng lượng – trạng thái kích động điện tử. Ở trạng thái đó phân tử chlorophyll thực hiện các phản ứng quang hoá tiếp theo. Một tính chất quan trọng khác của chlorophyll là có khả năng huỳnh quang. Nhờ khả năng huỳnh quang mà năng lượng được truyền qua các hệ sắc tố để tập trung vào hai tâm quang hợp. - Carotenoid gồm 2 nhóm có thành phần khác nhau: caroten và xantohophyl. + Caroten: có công thức tổng quát C40H56. + Xantophyl: có công thức tổng quát C40HnOm (trong đó: n = 52¸ 58; m = 1¸ 6) Carotenoid cũng có khả năng huỳnh quang nhờ đó mà năng lượng ánh sáng do nhóm này hấp Lê Thị Ngọc Trâm

58


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

thụ có thể truyền sang cho chlorophyll để chuyển đến 2 tâm quang hợp. Chức năng chính của nhóm sắc tố này là hấp thụ năng lượng ánh sáng rồi truyền sang cho chlorophyll. Một chức năng rất quan trọng khác của carotenoic là bảo vệ chlorophyll. Có thể xem carotenoic là cái lọc ánh sáng thu bớt năng lượng của các tia bức xạ có năng lượng lớn, nhờ đó bảo vệ cho chlorophyll tránh bị phân huỷ khi chịu tác động của các tia bức xạ có năng lượng lớn. - Ficobilin: ficobilin là nhóm sắc tố phụ phổ biến ở thực vật bậc thấp. Ficobilin cũng có 2 nhóm khác nhau: Ficocyanin và Ficoerytrin. Cấu trúc Ficobilin gồm 4 vòng pyrol nối với nhau bằng cầu metyl tạo nên dạng mạch thẳng. Ficobilin hấp thụ ánh sáng ở vùng có bước sóng trung bình (λ = 540-620 nm). V. Hướng dẫn HS học ở nhà 1)Học bài cũ - Hoàn thiện bảng thu hoạch thực hành. - Ôn lại vai trò của các nhóm sắc tố quang hợp. 2) Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị : bài 14 Thực hành : Phát hiện hô hấp ở thực vật - Mẫu vật như SGK: hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm cho vào bình thuỷ tinh trong khoảng 2 giờ trước giờ lên lớp. - Lấy 100g hạt mới nhú mầm chia thành 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi lên một trong hai phần đó để giết chết hạt. tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt (Làm trước giờ lên lớp 1,5 – 2 giờ).

Lê Thị Ngọc Trâm

59


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 13

Ngày soạn: 18/11/2018 Bài 14 THỰC HÀNH : PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Làm thí nghiệm phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2. - Làm thí nghiệm phát hiện hô hấp của thực vật qua sự hút O2. 2. Kỹ năng - Thực hiện được thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí thông tin 3. Thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong giờ thực hành, yêu thích môn học 4. Phát triển năng lực - Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tự chủ và tự học, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Thực hành thí nghiệm - Hỏi đáp tái hiện III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên a. Dụng cụ: - Bình thủy tinh 1000 ml, nút cao su không khoan lỗ, nút cao su có khoan lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cố có mỏ. b. Hóa chất: - Nước bari [Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2], diêm c. Mẫu vật - Hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm. d. Thí nghiệm mẫu - GV làm thí nghiệm trước giờ lên lớp khoảng 1-2 giờ 2. Chuẩn bị của học sinh - Mẫu vật như SGK: hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm cho vào bình thuỷ tinh trong khoảng 2 giờ trước giờ lên lớp. - Lấy 100g hạt mới nhú mầm chia thành 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi lên một trong hai phần đó để giết chết hạt. tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt (Làm trước giờ lên lớp 1,5 – 2 giờ). IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động - GV: Biểu hiện bên ngoài của hô hấp ở thực vật là gì? - HS: Hấp thụ O2 và thải CO2 - GV: Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành các thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật.

Lê Thị Ngọc Trâm

60


Giáo án Sinh học 11

2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, chuẩn bị GV Kiểm tra việc chuẩn bị thực hành + Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ. + Kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của các nhóm. + Phân chia dụng cụ thực hành cho các nhóm. + Nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành. HS nêu mục tiêu GV yêu cầu HS nêu các thiết bị cần cho thí nghiệm HS nêu các thiết bị GV giới thiệu các thiết bị thí nghiệm

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và cách tiến hành, HS tiến hành thí nghiệm và viết thu hoạch GV: treo sơ đồ phóng to hình 14.1 SGK. HS: đọc phần thông tin về cách làm trong phần hướng dẫn của SGK. GV: Vậy có thể tiến hành thí nghiệm qua những những bước cụ thể nào? HS: phát biểu, dự kiến các bước phải làm. GV: nhận xét và chính xác hoá. GV: hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm như trong hình 14.1. HS: tiến hành thí nghiệm như hình 14.1 và hướng dẫn của SGK, sau đó nhận xét về các hiện tượng xảy ra. (HS thấy được là bình có nước vôi sẽ bị vẩn đục). GV: Vì sao bình chứa hạt nảy mầm sống thì nước vôi bị vẩn đục? HS trả lời GV lưu ý: Công việc này HS phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2 giờ

Năm học 2018- 2019

Nội dung kiến thức I. MỤC TIÊU Qua bài học này HS phải thực hiện được thí nghiệm: - Phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự thải CO2. - Phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự hút O2. II. Chuẩn bị 1. Mẫu vật - Hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm. 2. Dụng cụ: - Bình thủy tinh 1000 ml, nút cao su không khoan lỗ, nút cao su có khoan lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cố có mỏ. 3. Hóa chất: - Nước bari [Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2], diêm

III. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH 1.Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2. Tiến hành thí nghiệm: - Cho vào bình thủy tinh 50g các loại hạt mới nhú mầm. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu. Công việc này HS phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2 giờ. Do hô hấp của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình, CO2 nặng hơn không khí nên nó không thể khuếch tán qua ống và phễu vào không khí xung quanh. - Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong. Sau đó, rót nước từ từ từng ít một qua phểu vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm. HS tự rút ra kết luận về hô hấp của cây. 2. Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự GV: treo sơ đồ hình 14.2 SGK. thải O2. GV: kiểm tra thêm sự chuẩn bị của mỗi Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi Lê Thị Ngọc Trâm

61


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

nhóm. GV: hướng dẫn HS các bước làm thí nghiệm tiếp theo.(Lưu ý là các bước phải làm chính xác và mau lẹ) HS: làm thí nghiệm và quan sát kết quả.

phần: 50 g). Đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt. Thao tác này phải được HS tự tiến hành trước giờ lên lớp từ 1,5 - 2 giờ. Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình chứa hạt sống và nhanh chóng đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình. Nến (que diêm) → tắt ngay. Sau đó, mở nút bình chứa hạt đã bị giết chết đưa nến (que diêm) đang cháy + Mỗi HS viết tường trình các thí nghiệm vào bình, nến (que diêm) tiếp tục cháy. trên, rút ra kết luận cho từng thí nghiệm và IV. Thu hoạch: chung cho cả 2 thí nghiệm. - Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. + Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp, sau - Mỗi HS làm một bản tường trình thực đó HS và các nhóm khác nhận xét, bổ sung. hành GV: nhận xét, chính xác hoá và bổ sung. 3. Hoạt động luyện tập - Vì sao các thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 2 giờ? - Học sinh nêu ý nghĩa của tiết học. - Giáo viên nhận xét tiết thực hành - GV yêu cầu HS thu dọn phòng thực hành 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1: Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? Trả lời: Hô hấp hiếu khí tích lũy được nhiều năng lượng hơn so với hô hấp kị khí (Từ một phân tử glucôzơ được sử dụng trong hô hấp: hô hấp hiếu khí / hô hấp kị khí = 38/2 = 19 lần). Câu 2: Trong những trường hợp nào thì diễn ra hô hấp kị khí ở cơ thể thực vật? Cho ví dụ? Trả lời: Khi thiếu khí ôxi, ví dụ: cây bị ngập úng. Câu 3: Từ các dụng cụ: phích đá, hạt nãy mầm, nhiệt kế môi trường. Hãy bố trí thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật tỏa nhiệt. V. Hướng dẫn HS học ở nhà 1)Học bài cũ - Hoàn thiện bảng thu hoạch thực hành. - Trả lời câu hỏi SGK trang 43. 2) Chuẩn bị bài mới - Đọc trước bài 15 Tiêu hoá ở động vật. + Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào. + Nêu quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa và trong ống tiêu hóa. + Chiều hướng tiến hóa của cơ quan tiêu hóa ở động vật.

Lê Thị Ngọc Trâm

62


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 14

Ngày soạn: 25 /11/2018 Bài 15 :

TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào. - Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá nội bào. - Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ -Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu thích môn học - Tích hợp giáo dục môi trường + Giáo dục ý thức bảo vệ động vật, thực vật và môi trường sống của chúng. 4. Phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 14- bài 15 tiêu hóa ở động vật - Hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SGK. PHT 2. Chuẩn bị của học sinh Kiến thức bài mới, bài cũ theo hướng dẫn IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV: Động vật là sinh vật dị dưỡng nên sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể động vật có những đặc trưng gì khác biệt với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể thực vật? Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể động vật bao gồm những quá trình nào? HS lắng nghe và suy ngẫm 2. Hoạt động hình thành kiến thức Lê Thị Ngọc Trâm

63


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tiêu hóa, tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa GV yêu cầu Hs dựa vào kiến thức sinh học THCS thảo luận nhóm trình bày Mối quan hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường và chuyển hoá nội bào

Nội dung kiến thức Mối quan hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường và chuyển hoá nội bào Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường giúp lấy các chất cần thiết (chất dinh dưỡng) từ môi trường ngoài (các chất hữu cơ phức tạp phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hoá thành chất đơn giản) cung cấp cho quá trình chuyển hoá nội bào. Quá trình chuyển hoá nội bào tạo ra năng HS thảo luận, trình bày lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế GV nhận xét, bổ sung bào và cơ thể (trong đó có hoạt động trao đổi chất), tổng hợp các chất cần thiết xây dựng nên tế bào, cơ thể... Các sản phẩm không cần thiết hoặc thừa được đào thải ra ngoài thông qua hệ bài tiết, hô hấp… GV : Yêu cầu HS nghiên cứu, thực hiện lệnh I. Tiêu hóa là gì ? - Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh trong SGK → khái niệm tiêu hóa. dưỡng có trong thức ăn thành những chất HS : Nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận. - Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào. GV : yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.1 trả lời câu hỏi : - Đánh dấu x cho câu trả lời đúng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào. HS : Nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận.

II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: - VD: trùng giày, amip … - Tiêu hóa nội bào - Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn : + Hình thành không bào tiêu hóa. + Tiêu hóa chất dinh dưỡng phức tạp thành chất đơn giản. + Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tiêu III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ TÚI hóa ở động vật có túi tiêu hóa, tiêu hóa ở TIÊU HÓA. - Động vật : Ruột khoang và giun dẹp. động vật có ống tiêu hóa GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk, thảo luận - Cấu tạo túi tiêu hóa : nhóm theo bàn, hoàn thành PHT sau: + Hình túi và cấu tạo từ nhiều tế bào. + Các nhóm ở dãy bàn 1: Hoàn thành phần + Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất(hậu động vật có túi tiêu hóa môn). + Các nhóm ở dãy bàn 2: Hoàn thành phần + Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết động vật có ống tiêu hóa enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa. - Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại Lê Thị Ngọc Trâm

64


Giáo án Sinh học 11

ĐV có túi tiêu hóa

Năm học 2018- 2019

ĐV có ống tiêu hóa

bào và tiêu hóa nội bào(hình 15.2)

IV. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HÓA. - Động vật : Động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống. - Cơ quan tiêu hóa gồm +Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như : miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột ( ruột non, ruột già), hậu môn. HS thảo luận nhóm, hoàn thành PHT - Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa HS báo cáo kết quả ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác Các HS khác bổ sung ý kiến dụng của dịch tiêu hóa. GV hoàn thiện nội dung ? Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi + Tuyến tiêu hóa ; Tiết các enzim đổ và các được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa phần của ống tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học. nội bào? HS trả lời ? Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận nào khác với ống tiêu hóa của người ? Các bộ phận đó có chức năng gì ? ? Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn qua các phần của ống tiêu hóa ở người? HS trả lời GV hoàn thiện nội dung. 1. Đại diện 2. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa 3. Đặc điểm tiêu hóa

3. Hoạt động luyện tập Câu 1. Ống tiêu hóa phân thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì? Trả lời: Ông tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau, tại mỗi bộ phận có sự chuyên hóa về chức năng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học thức ăn khác nhau có tác dụng làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn. Câu 2. Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa. Trả lời: Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là: Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân); thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, y dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước. Nhờ thức ăn đi theo một chiều, nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyển hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học. Hấp thụ thức ăn trong khi đó, túi tiêu hóa không có sự chuyển hóa như trong ống tiêu hóa. Câu 3. Tại sao lại nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào? Trả lời: Lê Thị Ngọc Trâm

65


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào vì thức ăn được tiêu hóa trong lòng ống tiêu hóa, bên ngoài tế bào. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Diều ở gà có tác dụng gì? Diều (hay còn gọi là bầu diều) là một bộ phận của hệ thống tiêu hóa và là phần giãn nở của thực quản. Cơ quan này được tìm thấy trong rất nhiều ngành động vật. Nó có ở chim, bò sát không bay, động vật không xương sống như giun đất, đỉa và côn trùng. Ở gà, diều là một bộ phận của hệ thống tiêu hóa và là phần giãn nở của thực quản cách cuống họng cỡ 30 cm nơi thức ăn được dự trữ (tạm thời) và “làm mềm” bằng dịch vị và nước bọt từ miệng trước khi đi vào dạ dày. Câu 2. Dạ dày có chức năng sinh lý nào? Dạ dày là chiếc túi lớn trong hệ tiêu hóa. Thành dạ dày do nhiều lớp cơ lớp, cơ vòng tạo thành. Bên trong có tế bào tuyến thể đặc biệt, có thể tiết dịch vị, có mạch máu, thần kinh. Đầu dưới dạ dày có cơ thắt môn vị, có thể thông với hành tá tràng. Dạ dày là cơ quan dung nạp và chứa thức ăn, chức năng chủ yếu là tiêu hóa sơ bộ thức ăn, Màu sắc, mùi vị và thức ăn ăn vào có thể kích thích dạ dày tiết vị. Niêm mạc dạ dày tiết dịch vị chứa enzym và axit chlohydric (có thể diệt vi khuẩn và tạo môi trường thích hợp nhất để enzym dạ dày phát huy tác dụng) và factor (là chất cần thiết giúp ruột non hấp thu vitamin B12). Ngoài ra, dạ dày còn tiết niêm dịch và hydrocarbonate, hình thành màn che phòng ngừa chính dạ dày bị dịch vị tiêu hóa. Cơ thành dạ dày cứ khoảng 20s co bóp (nhu động) đều đặn một lần, trộn đều thức ăn với dịch vị. Vận động cơ năng của dạ dày phối hợp với tác dụng tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn dạng rắn thành hồ nhão. Thời gian cho quá trình này lâu hay mau là do tính chất của thức ăn quyết định. V. Hướng dẫn HS học bài ở nhà 1. Bài cũ - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” 2. Chuẩn bị bài mới - Nghiên cứu trước bài 16; Tiêu hóa ở động vật (tt) + Mô tả cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. + So sánh cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, từ đó rút ra các đặc điểm thích nghi.

Lê Thị Ngọc Trâm

66


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 15

Ngày soạn: 01 /12/2018 Bài 16 :

TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (tt)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. - So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ -Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu thích môn học - Tích hợp giáo dục môi trường + Ý thức được động vật là các mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn, đảm bảo dòng tuần hoàn vật chất và năng lượng, sự cân bằng sinh thái, sự phát trển bề vững + Giáo dục ý thức Bảo vệ động thực vật và môi trường sống của chúng, đặc biệt động vật hoang dã quý hiếm để bảo tồn đa dạng sinh học. 4. Phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ. - Năng lực đặc thù môn Sinh học: Năng lực tri thức sinh học II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 15 bài 16 Tiêu hóa ở động vật (tt) - Hình 16.1, 16.2 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh Kiến thức bài mới, bài cũ theo hướng dẫn IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV: Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa. HS trả lời GV: Những động vật có ống tiêu hóa nhưng chế độ thức ăn khác nhau thì cơ quan tiêu hóa khác nhau như thế nào? Lê Thị Ngọc Trâm

67


Giáo án Sinh học 11

2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt GV: Đặc điểm thức ăn của thú ăn thịt? ? Cấu tạo bộ răng, dạ dày và ruột của thú ăn thịt phù hợp với chức năng tiêu hóa ntn? HS: Nghiên cứu Sgk để trả lời GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm nghiên cứu SGK, quan sát hình 16.1 để hoàn thành PHT: Bộ phận Cấu tạo Chức năng Bộ răng Dạ dày Ruột HS : Đại diện nhóm trả lời → nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận. GV : Tại sao ruột của thú ăn thịt lại ngắn ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thực vật GV: Cho HS nêu đặc điểm của thức ăn ở thú ăn cỏ HS: Nghiên cứu Sgk để trả lời GV: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 16.2, hoàn thành PHT: Bộ phận Cấu tạo Chức năng Bộ răng Dạ dày Ruột HS : Đại diện nhóm trả lời -> nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận. GV : - Tại sao ruột của thú ăn thực vật lại dài ? - Tại sao manh tràng của thú ăn thực vật lại lớn ? HS : Trả lời. GV yêu cầu HS quan sát hình 16.2. ? Mô tả quá trình tiêu hoá ở động vật nhai lại ? ? Ưu điểm tiêu hoá thức ăn ở động vật 4 túi Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

Nội dung kiến thức V. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật : 1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt: - Thức ăn: Là thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng

- Đặc điểm tiêu hóa: + Bộ răng: răng nanh, răng hàm và cửa phát triển để giữ mồi, cắt, xé nhỏ thức ăn. + Dạ dày: Dạ dày to chứa nhiều thức ăn và tiêu hóa cơ học, hóa học. + Ruột non ngắn, manh tràng nhỏ. + Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học.

2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật: - Thức ăn: cỏ cứng, khó tiêu, ít chất dinh dưỡng - Đặc điểm tiêu hóa: + Bộ răng : răng trước hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn. + Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại). + Ruột dài. - Manh tràng rất phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn. + Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật.

68


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

so với động vật 1 túi ? HS : Trả lời. GV :Nhai lại thức ăn ở động vật có tác dụng gì ? Làm gì để bảo vệ các loài động vật ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, bổ sung. Tích hợp giáo dục môi trường GV: Giới thiệu vị trí, vai trò của động vật ? Điều gì xảy ra với môi trường, với hệ sinh thái nếu không có động vật? HS trả lời GV: Nhận xét, bổ sung: Động vật là các mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn, đảm bảo dòng tuần hoàn vật chất và năng lượng, sự cân bằng sinh thái, sự phát trển bề vững -> Bảo vệ động thực vật và môi trường sống của chúng, đặc biệt động vật hoang dã quý hiếm để bảo tồn đa dạng sinh học 3. Hoạt động luyện tập Hoàn chỉnh bảng sau: Bộ phận Động vật ăn thịt Răng Dạ dày Ruột Manh tràng - Đáp án: Bộ phận Động vật ăn thịt Bộ răng: + Răng cửa hình nêm Răng + Răng nanh nhọn + Răng hàm nhỏ Dạ dày Ruột non Manh tràng

Dạ dày đơn + Ruột non ngắn + Manh tràng nhỏ(vết tích)

Động vật ăn thực vật

Động vật ăn thực vật Bộ răng: + Răng cửa to bản bằng + Răng nanh giống răng cửa + Răng hàm có nhiều gờ * Động vật nhai lại có 4 ngăn: + Dạ cỏ + Dạ tổ ong + Dạ lá sách + Dạ múi khế *Chim ăn hạt: dạ dày cơ, dạ dày tuyến + Ruột non dài + Manh tràng lớn

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Thông tin về một số đặc điểm chính về bộ máy tiêu hóa ở con người Bộ máy tiêu hóa của loài người hiện đại (Homo sapiens sapiens) bắt đầu từ miệng cho đến các bộ phận tiêu hóa bên trong cơ thể theo trình tự từ trên xuống dưới và cuối cùng là hậu môn. Lê Thị Ngọc Trâm

69


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Ở Miệng: -Răng thích nghi cho thực phẩm từ thực vật, răng cửa dùng để cắn, làm nhỏ thức ăn. Răng hàm dùng để nghiền nát thức ăn. Răng nanh không phát triển, không thích nghi cho việc cắn, xé thịt. -Lưỡi có vai trò cuộn thức ăn mềm rả thành khối để đưa vào thực quản. -Các tuyến tiêu hóa ở họng có vai trò tiêu hóa một phần thức ăn từ thực vật trong quá trình nhai. Ở dạ dày -Bao tử thích nghi cho việc tiêu hóa thức ăn từ thực vật. -Không có chức năng tiêu hóa thịt và xương dạng khối như ở động vật ăn thịt. Ở ruột -Để hổ trợ tiêu hóa chất béo và chất đạm từ động vật các dịch tụy và mật bài tiết các chất men tiêu hóa như: Iminopeptidaza, Đipeptidaza, Tripeptidaza, Nuclêaza, Nuclêotidaza ,Lipaza, Photpholipaza, Cholesterol esteraza, Photphataza…Nhưng với số lượng ít hơn ở động vật ăn thịt. -Tổng chiều dài đường ruột trong người trưởng thành khoảng 6 lần chiều dài cơ thể (trung bình khoảng 8-9 m). Chiều dài này cần thiết cho sự tiêu hóa thức ăn thực vật cần di chuyển và thời gian tồn tại trong đường ruột lâu hơn. -Thời gian tiêu hóa của một bửa ăn mất khoảng 4-6 giờ, trong đó thời gian tiêu hóa qua dạ dày khoảng 2-3 giờ và thời gian tiêu hóa qua ruột non khoảng 2-3 giờ. Phần thực phẩm không tiêu hòa được quá cảnh qua đại tràng mất 30 - 40 giờ. -Đường ruột ở người có cơ cấu và tỷ lệ tương đồng với đường ruột của động vật linh trưởng lớn và khác xa với đường ruột của động vật ăn thịt. V. Hướng dẫn HS học bài ở nhà 1. Bài cũ - Ôn lại kiến thức về tiêu hóa ở các nhóm động vật - Ôn lại kiến thức về tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật - Trả lời câu hỏi trong SGK. 2. Chuẩn bị bài mới - Nghiên cứu trước bài 17; Hô hấp ở động vật + Hô hấp ở động vật là gì? + Bề mặt trao đổi khí có đặc điểm gì? + Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau.

Lê Thị Ngọc Trâm

70


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 16

Ngày soạn: 10/12/2018 Bài 17 :

HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. - Nêu được khái niệm về hô hấp(hô hấp ngoài) ở động vật 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ -Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu thích môn học - Tích hợp giáo dục môi trường + Giữ cho môi trường trong lành, không ô nhiễm để quá trình hô hấp ở động vật và người diễn ra thuận lợi + Trồng nhiều cây xanh, thường xuyên vệ sinh môi trường, bảo vệ rừng 4. Phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ. - Năng lực đặc thù môn Sinh học: Năng lực tri thức sinh học II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 16 bài 17 Hô hấp ở động vật - Hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh Kiến thức bài mới, bài cũ theo hướng dẫn Lê Thị Ngọc Trâm

71


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV cho HS quan sát đoạn phim một người, một con cá đang hô hấp. Sống trong các môi trường khác nhau thì cơ quan trao đổi khí ở động vật sẽ khác nhau như thế nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hô hấp I. Hô hấp là gì? GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu - Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong hỏi lệnh trong sgk đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng HS : Trả lời. GV: Phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp trong ? lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. HS Trả lời. GV : Nhận xét - Quá trình hô hấp gồm : GV : Nêu các hình thức hô hấp ngoài ở động + Hô hấp ngoài. vật ? + Hô hấp trong. HS Trả lời. ? Bề mặt TĐK là gì? HS: Trả lời. ? Nêu những đặc điểm của bề mặt TĐK giúp tăng hiệu quả TĐK giữa cơ thể với môi trường? HS: Trả lời. GV hoàn thiện nội dung

II. Bề mặt trao đổi khí -

Bề mặt TĐK là bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong và CO2 khuếch tán từ TB(hoặc máu) ra ngoài.

-

Hiệu quả TĐK của động vật phụ thuộc vào 4 đặc điểm của bề mặt TĐK: + Bề mặt TĐK rộng + Bề mặt mỏng và ẩm ướt + Có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hình thức hô hấp ở động vật GV :HS nghiên cứu SGK mục III, quan sát hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 hoàn thành III. Các hình thức hô hấp: phiếu học tập: 1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể: Kiểu hô Đại diện Cấu Đặc - Ở động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp hấp tạo điểm chưa có cơ quan hô hấp chuyên biệt. Qua bề mặt - Sự TĐK thực hiện trực tiếp qua màng tế cơ thể bào hay bề mặt cơ thể nhờ sự khuyếch tán. Qua hệ 2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí: thống ống Đại diện: một số loài động vật ở khí cạn như côn trùng... Hô

hấp

Lê Thị Ngọc Trâm

72

Đặc điểm cấu tạo của cơ quan hô


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

hấp: Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí phân

bằng mang Hô hấp bằng phổi

nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào.

+ Nhóm 1,2 tìm hiểu hô hấp qua bề mặt cơ thể -

+ Nhóm 3,4 tìm hiểu hô hấp bằng hệ thống ống khí

 → Tế + Khí O2 từ môi trường ngoài HTOK

+ Nhóm 5,6 tìm hiểu hô hấp bằng mang + Nhóm 7,8 tìm hiểu hô hấp bằng phổi HS thảo luận

bào, CO2 HTOK  → ra môi trường + Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng.

HS trình bày HS bổ sung

3. Trao đổi khí bằng mang

GV: - HS trả lời câu hỏi ở mục lệnh SGK - Tại sao hô hấp bằng hệ thống ống khí đạt hiệu quả cao ? HS: Trả lời.

-

Đặc điểm cấu tạo của cơ quan hô

→ tăng hiệu quả trao đổi khí. 4. Trao đổi khí bằng phổi

Tích hợp giáo dục môi trường GV : Cho HS trả lời câu hỏi ? Môi trường sống bị ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến hô hấp của động vật và con người? Cần Lê Thị Ngọc Trâm

Đại diện: các loài cá, chân khớp(tôm, cua ,...), thân mềm(Trai, ốc,...)

Cơ chế: + Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước. + Dòng nước đi qua mang nhờ đóng mở của miệng, nắp mang và diềm nắp mang. Dòng nước cháy bên ngoài mao mạch ngược chiều với dòng máu chảy trong mao mạch

GV : Nhận xét, bổ sung

GV : Nhận xét GV : HS rút ra chiều hướng tiến hoá của hệ hô hấp. (Dành cho HS khá, giỏi)

-

hấp: Mang có các cung mang, trên các cung mang có phiến mang có bề mặt mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu.

GV : Nhận xét ?Tại sao TĐK ở cá xương đạt hiệu quả cao ? ?Tại sao khi lên cạn cá không hô hấp được ? HS: Trả lời. GV : Nhận xét GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục lệnh. HS: Trả lời. ? Ở các động vật sự thông khí nhờ vào đâu ? ? Tại sao hô hấp bằng phổi chỉ thích hợp cho hô hấp ở trên cạn mà không thích hợp cho hô hấp dưới nước ? (Dành cho HS khá giỏi) HS: Trả lời.

Cơ chế:

-

Đại diện: các loài động vật sống trên cạn như Bò sát, Chim và Thú

-

Đặc điểm cấu tạo của cơ quan hô hấp: Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao mạch

73


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

làm gì để hô hấp đạt kết quả cao?

máu. Phổi chim có thêm nhiều ống khí.

HS: Hô hấp lấy ôxi từ môi trường, nếu thiếu ôxi thì quá trình hô hấp bị ảnh hưởng và ảnh hưởng tới các hoạt động khác của cơ thể...

Cơ chế: + Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt

GV: Bổ sung: Giữ cho môi trường trong lành,

phế nang. + Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân(bò

không ô nhiễm để quá trình hô hấp ở động vật và người diễn ra thuận lợi

→Trồng nhiều cây xanh, thường xuyên vệ sinh môi trường, bảo vệ rừng

sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư). - Riêng chim phổi có nhiều ống khí, nhờ hệ thống túi khí mà phổi chim luôn có không khí giàu ôxi cả khí hít vào và thở ra

3. Hoạt động luyện tập Câu 1. Mô tả quá trình trao đổi khi ở giun đất. Vì sao khi trời mưa giun đất thường ngoi lên khỏi mặt đất? Nếu bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh chóng bị chết. Tại sao? TRẢ LỜI: Giun đất hô hấp bằng da. Da của giun đất mỏng và rất ẩm ướt để cho O2 và CO2 dễ dàng hòa tan rồi khuếch tán vào mạng lưới mao mạch dưới da. Khi trời mưa kéo dài, đất ngập úng, trong đất thiếu oxi, giun đất chui lên khỏi lòng đất để trao đổi khí Nếu bắt giun đất lên mặt đất khô ráo thì chúng không hô hấp được nên sẽ bị chết do O2 và CO2 không khuếch tán được qua da vì da bị khô. Câu 2. Tại sao mang cá chỉ thích hợp với hô hấp ở dưới nước mà không thích hợp cho hô hấp trên cạn? TRẢ LỜI: Vì mang chỉ trao đổi khí hòa tan trong nước được lưu chuyển qua mang, do mất lực đẩy của nước nên các phiến mang và cung mang xẹp, dính chặt với nhau thành một khối làm diện tích bề mặt trao đổi khí còn rất nhỏ, mang cá bị khô nên không hô hấp được. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được thực hiện như thế nào? TRẢ LỜI: Côn trùng: trao đổi bằng hệ thống ống khí… Bao gồm nhiều hệ thống ống nhỏ, phân nhánh tiếp xúc với tế bào của cơ thể và thông ra ngoài nhờ các lỗ thở. Lê Thị Ngọc Trâm

74


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Cá: trao đổi khí qua mang…Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng làm cho dòng nước chảy 1 chiều và liên tục từ miệng qua khe mang. Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua mang Lưỡng cư: trao đổi khí qua da và qua phổi… Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể được thực hiện nhờ hiện tượng khuếch tán Chim: hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí… Thú: khoang mũi hầu khí quản phế quản… Câu 2. Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát TRẢ LỜI: Vì nhu cầu trao đổi khí ở chim và thú cao hơn ở lưỡng cư và bò sát. Chim và thú là động vật hằng nhiệt nên cần năng lượng để giữ cho thân nhiệt ổn định. Hơn nữa, chim và thú hoạt động tích cực nên nhu cầu về năng lượng cao hơn. Vì vậy, bề mặt trao đổi khí của chim và thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát để đáp ứng đủ nhu cầu trao đổi khí. Câu 3: Mô tả quá trình trao đổi khí ở côn trùng. Hô hấp qua bề mặt cơ thể và hô hấp bằng hệ thống ống khí, hình thức nào hiệu quả trao đổi khí cao hơn? Vì sao? TRẢ LỜI: Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí, phân nhánh nhỏ dần đến ống khí nhỏ nhất có chứa dịch tiếp xúc với tế bào của cơ thể để trao đổi khí. Oxi từ không khí hòa tan trong dịch và chuyển vào tế bào, còn CO2 thì ngược lại. Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở. Hệ thống ống khí vận hành nhờ hoạt động cơ phần bụng có sự phối hợp với việc đóng mở lỗ thở. Không khí đi vào lỗ thở phía trước rồi đi ra lỗ thở ở phía sau. Hô hấp qua hệ thống ống khí thì có hiệu quả trao đổi khí cao hơn vì: Hô hấp qua hệ thống ống khí có ống khí phân bố đến tận tế bào. Hô hấp qua hệ thống ống khí có thể thực hiện khi môi trường ẩm thấp hay khô, còn hô hấp qua bề mặt cơ thể chỉ thực hiện khi da ẩm ướt. V. Hướng dẫn tự học ở nhà 1. Bài cũ - Học bài cũ, đọc mục “Em có biết” 2. Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị : Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra học kỳ 1 theo đề cương

Lê Thị Ngọc Trâm

75


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - SINH HỌC 11 I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT 1. Trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật - Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - Vận chuyển các chất trong thân - Thoát hơi nước - Vai trò các nguyên tố khoáng (nguyên tố vi lượng và nguyên tố đại lượng) - Dinh dưỡng nitơ ở thực vật( vai trò sinh lí của nitơ, nguồn cung cấp nitơ, quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ). 2. Quang hợp - Khái niệm, PTTQ - Vai trò của quang hợp - Hệ sắc tố quang hợp - Quang hợp ở các nhóm thực vật - Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp - Quang hợp với năng suất cây trồng 3. Hô hấp ở thực vật - Khái niệm, PTTQ - Vai trò của hô hấp - Phân biệt hai con đường hô hấp ở thực vật - Hô hấp sáng - Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường II. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT 1. Tiêu hóa ở động vật - Khái niệm tiêu hóa - Tiêu hóa ở các nhóm động vật (Chưa có cơ quan tiêu hóa, có túi tiêu hóa, có ống tiêu hóa) - Tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật 2. Hô hấp ở động vật - Khái niệm hô hấp ở động vật - Đặc điểm bề mặt trao đổi khí - Các hình thức hô hấp

Lê Thị Ngọc Trâm

76


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 17

Ngày soạn: 13/12/2018 ÔN TẬP HỌC KỲ I

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức trọng tâm về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (trao đổi nước, trao đổi khoáng, quang hợp, hô hấp) - Hệ thống kiến thức trọng tâm về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (tiêu hóa, hô hấp ở động vật) 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN quản lí thời gian, KN hợp tác nhóm. 3. Thái độ - Yêu thích môn học, ý thức học tập nghiêm túc -Chăm sóc, chế độ ăn thích hợp cho từng loại vật nuôi 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Vấn đáp - tái hiện - Vấn đáp - tìm tòi - Thảo luận nhóm III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 17 Ôn tập học kỳ I 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học theo đề cương - Lập đề cương chi tiết IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV yêu cầu HS nhắc lại các quá trình trao đổi chất và năng lượng ở cơ thể thực vật và các quá trình trao đổi chất và năng lượng ở cơ thể động vật đã học. HS nhắc lại: Ở thực vật (trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng, quang hợp, hô hấp), ở động vật (tiêu hóa, hô hấp). 2. Hoạt động hình thành kiến thức a. Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết trọng tâm Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ Lê Thị Ngọc Trâm

77


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

? Phân biệt quang hợp ở các nhóm thực vật HS trả lời

NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT 1. Trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật - Vai trò của nước đối với thực vật - Sự hấp thụ nước ở rễ + Cơ chế hấp thụ nước + Con đường hấp thụ nước ở rễ - Cơ chế dòng mạch gỗ + Lực hút do thoát hơi nước + Áp suất rễ + Lực trung gian - Thoát hơi nước (ý nghĩa, con đường, cơ chế điều chỉnh,ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình thoát hơi nước) + Dòng mạch rây (thành phần dịch, cơ chế vận chuyển) - Sự hấp thụ các nguyên tố khoáng + Hấp thụ thụ động + Hấp thụ chủ động - Vai trò các nguyên tố khoáng (nguyên tố vi lượng và nguyên tố đại lượng) - Dinh dưỡng nitơ ở thực vật( vai trò sinh lí của nitơ, nguồn cung cấp nitơ, quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ, phân bón hợp lí). 2. Quang hợp - Khái niệm - PTTQ 6CO2+6H2O Ánh sáng+ DLục C6H12O6 + 6O2 - Vai trò của quang hợp + Tạo chất hữu cơ + Tích lũy năng lượng + Giữ trong sạch bầu khí quyển - Bộ máy quang hợp (lá, lục lạp, hệ sắc tố) - Quang hợp ở các nhóm thực vật + Pha sáng

Lê Thị Ngọc Trâm

78

bàn để cùng ôn lại một số lí thuyết trọng tâm trong để cương ôn tập + Nhóm 1, 2 Vai trò của nước đối với thực vật + Nhóm 3, 4 : Phân biệt hai con đường hấp thụ nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ + Nhóm 5, 6: Cơ chế dòng mạch gỗ và dòng mạch rây + Nhóm 7, 8: Sự hấp thụ các nguyên tố khoáng (Hấp thụ thụ động và hấp thụ chủ động) + Nhóm 9, 10 Phân biệt nguyên tố đại lượng và vi lượng HS thảo luận, hệ thống lại kiến thức - Đại diện học sinh trình bày Các Hs bổ sung GV hoàn thiện nội dung ? Vai trò sinh lí của ni tơ HS trả lời ? Có những nguồn cung cấp nitơ nào? HS trả lời ? Thế nào là phân bón hợp lí? HS trả lời ? Thế nào là quang hợp? viết PTTQ HS trả lời ? Vai trò của quang hợp? HS trả lời


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

? Vì sao nói quang hợp quyết định năng suất cây trồng?

+ Pha tối ở thực vật C3, C4, CAM - Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp - Quang hợp với năng suất cây trồng ? Thế nào là hô hấp ở thực vật? viết PTTQ 3. Hô hấp ở thực vật HS trả lời - Khái niệm ? Vai trò của hô hấp? - PTTQ HS trả lời C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (ATP ? Thế nào là hô hấp sáng + nhiệt) HS trả lời - Vai trò của hô hấp - Cơ chế hô hấp ở thực vật - Hô hấp sáng - Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp - Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp ? Thế nào là tiêu hóa? II. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ HS trả lời NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT 1. Tiêu hóa ở động vật ? Đặc điêm tiêu hóa ở các nhóm động vật - Khái niệm tiêu hóa (Chưa có cơ quan tiêu hóa, có túi tiêu hóa, có - Tiêu hóa ở các nhóm động vật (Chưa có cơ ống tiêu hóa) quan tiêu hóa, có túi tiêu hóa, có ống tiêu HS trả lời hóa và các tuyến tiêu hóa) ? Phân biệt đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu - Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp hóa ở động vật ăn thịt động vật ăn thực vật - Tiêu hóa ở động vật ăn thực vật HS trả lời b. Hoạt động 2: Một số bài tập ôn tập Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức GV nêu yêu cầu các bài tập , Hs thảo luận Bài tập 1: Trình bày mối quan hệ giữa hô theo cặp để trả lời hấp và quang hợp TL: Bài tập 1 Trình bày mối quan hệ giữa hô hấp - Quang hợp tích luỹ năng lượng, tạo các và quang hợp chất hữu cơ, oxi là nguyên liệu cho quá Bài tập 2: Giải thích vì sao cây trên cạn ngập trình hô hấp. úng lâu sẽ chết? - Hô hấp tạo năng lượng cung cấp cho các Lê Thị Ngọc Trâm

79


Giáo án Sinh học 11

Bài tập 3 Tại sao khi trồng lúa phải làm cỏ sục bùn? Bài tập 4: Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường đọ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao? Bài tập 5 : Nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật?

Năm học 2018- 2019

hoạt động sống trong đó có tổng hợp các chất tham gia vào quá trình quang hợp (sắc tố, enzim, chất nhận CO2...), tạo ra H2O, CO2 là nguyên liệu cho quá trình quang hợp...

? Trình bày cấu tạo lá phù hợp với chức năng thoát hơi nước Bề mặt ngoài lá bao phủ bới lớp TB biểu bì. Các TB biểu bì có thể biến đổi thành TB khí khổng.

Bài tập 2: Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết? TL: * Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ -> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây chết Bài tập 3 Tại sao khi trồng lúa phải làm cỏ sục bùn? TL: Đất trồng lúa thường xuyên ngập nước => dễ bị thiếu Oxi + ảnh hưởng đến hô hấp ở rễ → ảnh hưởng đến quá trình hút nước và hút khoáng → ảnh hưởng đến sinh trưởng – phát triển + VSV hoạt động hô hấp kị khí → Tạo các khí độc hại → gây ngộ độc cho cây Khi làm cỏ sục bùn sẽ loại bỏ cỏ, tránh cạnh tranh chất dinh dưỡng, oxi với lúa, đồng thời làm tăng lượng oxi trong đất - rế hô hấp tốt hơn/ Bài tập 4: Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường đọ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao? TL: * Vì: - HH làm tiêu hao chất hữu cơ - HH làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng cường độ hô hấp của đối tượng

Lê Thị Ngọc Trâm

80

HS thảo luận, làm các bài tập tự luận - Đại diện học sinh trình bày - Các Hs bổ sung GV hoàn thiện nội dung - Nếu còn thời gian, GV vấn đáp thêm: ? Cho các thành phần sau đây: Lông hút, đai Caspari, tế bào nhu mô vỏ, tế bào trụ bì, tế bào nội bì, gian bào. Hãy mô tả 2 con đường đi của nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất tới mạch gỗ của cây? HS trả lời: - Con đường tế bào chất: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút => tế bào nhu mô vỏ => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ - Con đường gian bào: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút => gian bào => đai Caspari => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ


Giáo án Sinh học 11

Các TB khí khổng có lục lạp => tiến hành quang hợp. Thành TB trong dày, thành ngoài ngoài mỏng. Phủ bề mặt ngoài lá có thể phủ lớp cutin để chống thoát hơi nước. ? Đặc điểm cấu trúc nào của lục lạp thích ứng với việc thực hiện hai pha của quá trình quang hợp? - HS trả lời - Ngoài là màng kép, trong là cơ chất (chất nền) có nhiều hạt grana. Hạt grana là nơi diễn ra pha sáng, chất nền là nơi diễn ra pha tối - Hạt grana chứa hệ sắc tố quang hợp (hấp thụ các tia sáng) chứa trung tâm phản ứng và các chất truyền điện tử giúp pha sáng được thực hiện - Chất nền có cấu trúc dạng keo, trong suốt, chứa nhiều enzim cacboxil hóa phù hợp với việc thực hiện các phản ứng khử CO2 trong pha tối.

Năm học 2018- 2019

đựơc bảo quản. - Làm tăng độ ẩm -> tăng cường độ hh, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phá hỏng sản phẩm - Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản -> O2 giảm nhiều -> mt kị khí – sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng. * Không nên, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống. Bài tập 5 : Nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật? TL: Hô hấp hiếu khí Lên men - Cần oxy - Không cần - xảy ra ở tế bào - xảy ra ở tế bào chất chất và ti thể - Có chuổi truyền - Không có electron - Sản phẩm cuối: - SP cuối cùng là hợp chất vô cơ hợp chất hữu cơ: axit CO2 và H2O lactic, rượu - Tạo nhiều năng - Ít năng lượng lượng hơn hơn(2ATP) (36ATP)

3. Hoạt động luyện tập Câu 1. Nêu ưu điểm của tiêu hóa trong ống với tiêu hóa trong túi? Nội dung Tiêu hóa trong ống Tiêu hóa trong túi Cơ quan chuyên hóa Ống tiêu hóa phân hóa thành Chưa xuất hiện cơ quan các bộ phận tiêu hóa thực hiện chuyên hóa => thức ăn không các chức năng khác nhau => được tiêu hóa và hấp thụ hoàn thức ăn được biến đổi và hấp toàn thụ hoàn toàn Thức ăn và chất cặn bã Thức ăn đi theo một chiều => Thức ăn bị trộn lẫn với chất không bị trộn lẫn với chất thải thải Dịch tiêu hóa Không bị hòa loãng Bị hòa lẫn với nước Lê Thị Ngọc Trâm

81


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Câu 2: Phân biệt cấu tạo cơ quan tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật Bộ phận

Răng

Dạ dày

Ruột non Manh tràng

Động vật ăn thịt

Động vật ăn thực vật

Bộ răng: + Răng cửa hình nêm + Răng nanh nhọn + Răng hàm nhỏ

Dạ dày đơn

+ Ruột non ngắn + Manh tràng nhỏ(vết tích)

Bộ răng: + Răng cửa to bản bằng + Răng nanh giống răng cửa + Răng hàm có nhiều gờ * Động vật nhai lại có 4 ngăn: + Dạ cỏ + Dạ tổ ong + Dạ lá sách + Dạ múi khế *Chim ăn hạt: dạ dày cơ, dạ dày tuyến + Ruột non dài + Manh tràng lớn

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1: Vì sao người ta thường kết hợp trồng lúa với thả bèo hoa dâu? Vì trong rễ cây bèo hoa dâu có vi khuẩn Anabaena azollae sống cộng sinh. Vi khuẩn này có khả năng cố định ni tơ phân tử thành NH3. Ngoài việc ít tốn tiền mua phân đạm bón cho cây (giảm được 50 ~ 100 kg Urê/ ha), còn có tác dụng cải tạo đất nhờ: - Vi khuẩn này sẽ giúp cho đất màu mỡ hơn. - Xác bả cây bèo hoa dâu có thể sử dụng để ủ phân. Đây là nguồn phân hữu cơ quý giá giúp cải tạo đất được phì nhiêu và giữ chất phân hóa học bón cho cây tốt hơn. Câu 2: Giải thích tại sao ruột non của những động vật ăn thực vật thường dài hơn ruột non của những động vật ăn thịt? - Ruột non là nơi tiêu hóa hóa học chủ yếu và là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng - Với đặc trưng là thức ăn thực vật cúng và nghèo chất dinh dưỡng nên những động vật này có ruột non dài để tăng thời gian và nâng cao hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng V. Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Ôn tập lại hệ thống kiến thức chuẩn bị thi học kỳ 1

Lê Thị Ngọc Trâm

82


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 18

Ngày soạn: 13/12/2018 KIỂM TRA HỌC KỲ I Thời gian: 45 phút

I. MỤC TIÊU 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 1.1. Kiến thức Chủ đề I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Nêu được vai trò của các nhóm sắc tố quang hợp - Phân biệt được quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM - Trình bày được mối liên quan giữa hai pha của quang hợp. - Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường. - Giải thích được cơ sở khoa học các biện pháp bảo quản nông sản. Chủ đề II- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau. -Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. 1.2. Kĩ năng - Có kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm khách quan - Kĩ năng quản lí thời gian 2. Các năng lực hướng tới - Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin - Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa hai pha quá trình quang hợp - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày các nội dung. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Trắc nghiệm khách quan (100%)

Lê Thị Ngọc Trâm

83


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

MA TRẬN KIỂM TRA HKI MÔN: SINH HỌC 11 NĂM HỌC 2018-2019 Chủ đề 1. Trao đổi nước ở thực vật Câu ( TH) Cơ chế đóng mở khí khổng Câu ( NB) Đặc điểm con đường thoát hơi nước qua lá Câu ( TH) Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình trao đổi nước ở thực vật Câu ( VDC) Cho một số phát biểu về trao đổi nước và khoáng ở thực vật.Xác định câu đúng, sai. Chủ đề 2 Trao đổi khoáng và ni tơ ở thực vật Câu (VDT) Dấu hiệu của triệu chứng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu Câu ( VDT) Đặc điểm của cơ chế hấp thụ ion khoáng thụ động và chủ động Câu ( VDT) Biên pháp tăng quá trình hấp thụ nước và ion khoáng Câu (NB) Dạng nitơ mà rể cây hấp thụ, quá trình khử nitrat trong mô thực vật Chủ đề 3 Quang hợp ở thực vật Câu ( TH) Phân biệt điều kiện sống của các nhóm thực vật C3,C4 và CAM Câu (TH) Phân biệt con đường cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3,C4 và CAM Câu (TH) Sản phẩm đầu tiên của quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật Câu (NB) Xác định vị trí quang hợp xảy ra trong lục lạp Câu (NB) Khái niệm được thế nào là năng suất sinh học, năng suất kinh tế Câu (VDC) Giải thích được loại quang phổ ánh sáng nào ảnh hưởng mạnh đến quang hợp Câu (VDT) Vai trò của quang phổ ánh sáng trong quang hợp Câu (VDT) Điều kiên sống của nhóm thực vật C3,C4 Câu (NB) Khái niệm điểm bù, điểm bảo hòa ánh sáng, điểm bù, điểm bảo hòa CO2 Câu (TH) Hoạt động đóng, mở của khí khổng ở thực vật CAM Chủ đề 4.Hô hấp ở thực vật Câu (VDC) Cho một số phát biểu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp. Xác định câu đúng, sai. Câu (NB) Năng lượng tạo ra trong hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí ở thực vật Câu (VDT) Nguyên tắc trong bảo quản nông sản Câu (VDC) Phân biệt đặc điểm của hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí ở thực vật Câu (VDT)Các giai đoạn chính trong hô hấp tế bào và vai trò của giai đoạn đường phân Chủ đề 5 Tiêu hóa ở động vật Câu (TH) Đặc điểm cấu tạo của bộ hàm của động vật ăn thịt và động vật ăn tạp Câu (TH) Đặc điểm của tiêu hóa ở các nhóm động vật Câu (VDT) Qúa trình tiêu hóa ở động vật nhai lại( Dạ dày 4 túi) Câu (VDC) Giải thích được vì sao HCL và enzim pepsin có tác dụng biến đổi Prôtein nhưng không làm biến đổi chính nó và việc cắt bỏ túi mật ở bệnh nhân Câu (VDT) Đặc điểm nào sau đây không đúng ở động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt Câu (VDC) Cho một số phát biểu về quá trình tiêu hóa ở động vật ăn thực vật. Xác định câu đứng, sai Câu (TH) Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa và quá trình tiến hóa của cơ quan tiêu hóa ở động vật

Lê Thị Ngọc Trâm

84


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, 2018-2019 Môn : Sinh học - khối: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

Họ và tên:………………............

MÃ ĐỀ:01

SBD:...............…...

Lớp......................

(Thí sinh ghi mã đề vào tờ giấy làm bài)

Học sinh chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1. Trong lục lạp, các tilacôit không chứa A. enzim cacbôxi hóa. B. các sắc tố. C. các trung tâm phản ứng. D. các chất truyền electron. Câu 2: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là: B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh . A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh. C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh. Câu 3: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào? A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. Câu 4: Nguyên tố đại lượng nào sau đây không tham gia vào cấu trúc của tế bào, cơ thể thực vật? A. Nitơ B. Kali C. Phốt pho D. Canxi Câu 5: Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào? A. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn. B. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn C. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn. D. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn. Câu 6: Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu? A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch. B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu. C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch, còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu. D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu, còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch. Câu 7: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thực vật bao gồm: A. tiêu hoá học và biến đổi sinh học B. tiêu hoá cơ học và biến đổi sinh học C. tiêu hoá hóa học và cơ học. D. tiêu hoá cơ học, hóa học và biến đổi sinh học. Câu 8: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. APG (axit photphoglixeric). B. ALPG (anđehit photphoglixeric). C. AM (axit malic). D. AOA( axit oxaloacetic) Câu 9: Hình thức tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa là: A. tiêu hóa ngoại bào kết hợp nội bào B. tiêu hóa nội bào C. tiêu hóa ngoại bào D. tiêu hóa qua màng tế bào Câu 10: Ở thú có dạ dày kép, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào? A.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. B.Tiết pepxin và HCl để tiêu hoá prôtêin. C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. D. Thức ăn được biến đổi về mặt sinh học Câu 11: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau? (1) Tạo lực hút đầu trên. (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng. (3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp. (4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí. Phương án trả lời đúng là : A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4). Câu 12: Quá trình hấp thu thụ động ion khoáng của cây có đặc điểm: Lê Thị Ngọc Trâm

85


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 A. Đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không cần chất mang, không tiêu tốn năng lượng. B. Đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần chất mang, không tiêu tốn năng lượng. C. Đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. D. Đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. Câu 13: Khi đề cập đến mối quan hệ giữa O2 và CO2 đến cường độ hô hấp. Phát biểu nào sau đây đúng? I. Oxi có vai trò ức chế quá trình hô hấp. II. Nồng độ CO2 cao sẽ có vai trò ức chế quá trình hô hấp, cường độ hô hấp sẽ giảm III. Trong hô hấp hiếu khí, oxi trực tiếp nguyên liệu hô hấp và là chất nhận điện tử cuối cùng để hình VI. Thiếu oxi cây chuyển sang hô hấp kị khí và gây bất lợi cho cây trồng thành nước A. I,III B. III, IV C.I,II,III,IV. D. II,III, IV Câu 14: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là: MÃ ĐỀ:01 A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP B. cố định CO2→ tái sinh RiDP → khử APG thành AlPG. C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. D. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP Câu 15: Tuyến dịch ruột ở ruột non của động vật ăn thịt có chức năng gì? A. Tiết enzim amilaza tiêu hóa tinh bột B. Tiết enzim trypxin tiêu hóa prôtêin C. Tiết enzim pepxin tiêu hóa tinh bột D. Tiết enzim pepxin tiêu hóa prôtêin Câu 16: Điểm bão hoà ánh sáng là: A. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cao nhất. B. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. C. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp D. Cường độ ánh sáng để cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp. Câu 17: Vi khuẩn nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa nào? B. Xác hữu cơ → NH4+ C. NH4+ → NO3D. NH4+ → N2. A. Xác hữu cơ → NO3Câu 18: Trong quá trình hô hấp, những diễn biến trong ty thể tạo ra: A. 32 ATP B. 34 ATP. C. 36 ATP. D. 38ATP Câu 19: Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá? A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng. B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học. C. Dịch tiêu hoá được hoà loãng. D. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau. Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ? A. Dạ dày 4 ngăn. B. Ruột dài. C. Manh tràng phát triển. D. Ruột ngắn. Câu 21: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? A. Ở chất nền. B. Ở màng trong. C. Ở màng ngoài. D. Ở tilacôit Câu 22: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình: A. Tổng hợp các axit amin, prôtêin. B. Tổng hợp ADN. C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp cacbohiđrat. Câu 23 Trong các phát biểu sau : (1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học. (3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới (4) Điều hòa không khí Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá ngoại bào. C. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào. D. Tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá nội bào. Câu 25: Sản phẩm của pha sáng quang hợp gồm: A. ATP, NADPH và O2. B. ATP, NADPH và CO2. + C. ATP, NADP và O2. D. ATP, NADPH. Lê Thị Ngọc Trâm

86


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 Câu 26: Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc bảo quản nông sản là: B. Giảm cường độ hô hấp ở mức tối thiểu A. Phải để chỗ kín để không ai thấy. D. Phải cất giữ nơi khô ráo C. Nơi cất giữ ở nhiệt độ vừa phải Câu 27: Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men, số phát biếu sai là? 1. Hô hấp hiếu khí cần ôxi, còn lên men không cần ôxi. 2. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp hơn so với quá trình lên men gấp 19 lần 3. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O, còn lên men là êtanol hoặc axit lactic 4. Hô hấp hiếu khí xảy ra trong tế bào chất, lên men xảy ra trong ti thể B.2 C.3 D.4 A. 1 Câu 28: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước? A. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. C. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. Câu 29: Trong các cơ quan sau có bao nhiêu cơ quan tiêu hóa có ở người? (1) Miệng (2) Không bào tiêu hóa (3) dạ dày (4) Diều (5) Ruột. (6) Mề A.2. B.3. C. 4. D.5 Câu 30: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật? A. Nhai thức ăn trước khi nuốt. B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt. C. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn. D. Chỉ nuốt thức ăn. -- Hết-(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC

Họ và tên:………………..........................…….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, 2018-2019 Môn : Sinh học - Khối: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) SBD:...............…... Lớp......................

MÃ ĐỀ:02

(Thí sinh ghi mã đề vào tờ giấy làm bài)

Học sinh chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Quá trình quang hợp giải phóng oxi. Nguồn gốc của oxi thoát ra từ chất nào sau đâv? A. H2O. B. APG. C. CO2 D.ATP. Câu 2: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh Câu 3: Độ ẩm đất liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào? A. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn. B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn. D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít. Câu 4: Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại ? A. Mg2+. B. Ca2+. C. Fe3+. D. Na+ Câu 5: Ở thực vật C4, chu trình cố định CO2 thích ứng với những điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp. C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao. D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 O2 bình thường Câu 6: Chu trình cố định CO2 Ở thực vật CAM diễn ra như thế nào? A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra vào ban ngày. B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra vào ban đêm. Lê Thị Ngọc Trâm

87


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ban đêm còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày D.Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ban ngày còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra vào ban đêm. Câu 7: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt bao gồm: B. tiêu hoá cơ học và biến đổi sinh học A. tiêu hoá học và biến đổi sinh học C. tiêu hoá hóa học và cơ học. D. tiêu hoá cơ học, hóa học và biến đổi sinh học. Câu 8: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C3 là: A. APG (axit photphoglixeric). B. ALPG (anđehit photphoglixeric). C. AM (axit malic). D. AOA( axit oxaloacetic) Câu 9: Hình thức tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là: A. tiêu hóa ngoại bào B. tiêu hóa nội bào C. tiêu hóa ngoại bào kết hợp nội bào D. tiêu hóa qua màng tế bào Câu 10: Ở thú có dạ dày kép, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào? B.Tiết pepxin và HCl để tiêu hoá prôtêin. A.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. D. Thức ăn được biến đổi về mặt sinh học Câu 11: Nước được hấp thu từ đất vào rễ theo những con đường nào? A. Con đường thành tế bào- gian bào và con đường qua tế bào chất B. Con đường thành tế bào- gian bào và con đường qua mạch gỗ C. Con đường qua mạch gỗ và con đường qua tế bào chất D. Con đường qua mạch gỗ và con đường qua mạch rây Câu 12: Quá trình hấp thu chủ động ion khoáng của cây có đặc điểm: A. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không cần chất mang, không tiêu tốn năng lượng. B. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. C. đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. D. đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. Câu 13: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là: A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP B. cố định CO2 → khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP C. cố định CO2 → tái sinh RiDP → khử APG thành AlPG. D. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. Câu 14: Điểm bão hoà CO2 là: A. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt cao nhất. B. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. MÃ ĐỀ:02 C. nồng độ CO2 để cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp. D. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. Câu 15: Khi đề cập đến mối quan hệ giữa nước với quá trình hô hấp. Số phát biểu sai là? 1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp. 2. Nước là dung môi, môi trường để các phản ứng hóa học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp 3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh 4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp A. 1 B. 2 C.3. D.4 Câu 16: Tuyến dịch vị ở dạ dày của động vật ăn thịt có chức năng gì? A. Tiết enzim amilaza tiêu hóa tinh bột B. Tiết enzim trypxin tiêu hóa prôtêin C. Tiết enzim pepxin tiêu hóa tinh bột D. Tiết enzim pepxin tiêu hóa prôtêin Câu 17: Thực vật chỉ hấp thụ được nitơ trong đất ở những dạng nào? A. NO2- và NO3B. NO2- và NH4+ C. NO3- và NH4+ D. NO2- và N2 Câu 18: Trong quá trình hô hấp, chuỗi chuyền êlectron tạo ra: A. 32 ATP B. 34 ATP. C. 36 ATP. D.38ATP Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt. Lê Thị Ngọc Trâm

88


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn. C. Tiêu hoá cơ học và hoá học D. Manh tràng phát triển. Câu 20: Tiêu hoá là: A. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể. B. Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được. C. Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể. D. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Câu 21: Trong quá trình quang hợp, pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? B. Ở màng trong. C. Ở chất nền. D. Ở tilacôit. A. Ở màng ngoài. Câu 22: Các tia sáng xanh tím kích thích quá trình: A. Tổng hợp các axit amin, prôtêin. B. Tổng hợp ADN C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp cacbohiđrat. Câu 23: Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp tăng năng suất cây trồng? (1)Tăng diện tích lá. (2) Tăng cường độ quang hợp. (3)Tăng hệ số kinh tế. (4)Tăng hô hấp sáng A. 1. B.2. C.3. D.4. Câu 24. Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá ngoại bào. B. Tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào. Câu 25. Sản phẩm của pha sáng quang hợp gồm: A. ATP, NADPH B. ATP, NADPH và CO2. C. ATP, NADP+ và O2. D. ATP, NADPH và O2. Câu 26.Điều nào sau đây là mục tiêu quan trọng của vấn đề bảo quản nông sản? A. Bảo quản được càng lâu càng tốt . B. Giữ đươc dạng sống tiềm ẩn, để có thể làm giống sau này C. Giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng được bảo quản trong suốt quá trình bảo quản D. Làm tăng chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản. Câu 27: Quá trình phân giải kỵ khí (lên men) ở thực vật có đặc điểm nào sau đây? A. Xảy ra ở tế bào chất, trong điều kiện đủ ôxi. B. Giải phóng ít năng lượng. C. Quá trình này không diễn ra trong cây vì tạo sản phẩm gây độc cho cây. D. Bao gồm các giai đoạn đường phân, lên men và chuỗi chuyền điện tử. Câu 28: Trong các biện pháp sau: (1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ. (2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất. (3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất. Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển? (4) Vun gốc và xới đất cho cây. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 29: Trong các tuyến sau đây của cơ thể người, có bao nhiêu tuyến tiết enzim tiêu hóa? (1) Tuyến nước bọt (2) Tuyến tụy (3) Tuyến gan (4) Tuyến giáp (5)Tuyến ruột. (6)Tuyến yên A.2. B.3. C. 4. D.5. Câu 30: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt? A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn. B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt. C. Nhai thức ăn trước khi nuốt. D. Chỉ nuốt thức ăn.

-- Hết-(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Lê Thị Ngọc Trâm

89


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC

Họ và tên:………………................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, 2018-2019 Môn : Sinh học - khối: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) SBD:...............…... Lớp...................... MÃ ĐỀ:03

(Thí sinh ghi mã đề vào tờ giấy làm bài)

Học sinh chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1: Ở thú có dạ dày kép, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào? A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. B. Thức ăn được biến đổi về mặt sinh học C. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. D. Tiết pepxin và HCl để tiêu hoá prôtêin. Câu 2: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thực vật bao gồm: B. tiêu hoá cơ học, hóa học và biến đổi sinh học. A. tiêu hoá hóa học và cơ học. C. tiêu hoá học và biến đổi sinh học D. tiêu hoá cơ học và biến đổi sinh học Câu 3 Trong các phát biểu sau : (1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học. (4) Điều hòa không khí (3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ? D. 4. A. 1. B. 2. C. 3. Câu 4: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào. B. Tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá ngoại bào. Câu 5: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. AM (axit malic). B. AOA( axit oxaloacetic) C. APG (axit photphoglixeric). D. ALPG (anđehit photphoglixeric). Câu 6: Hình thức tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa là: B. tiêu hóa nội bào A. tiêu hóa ngoại bào kết hợp nội bào C. tiêu hóa ngoại bào D. tiêu hóa qua màng tế bào Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ? A. Ruột ngắn. B. Dạ dày 4 ngăn. C. Ruột dài. D. Manh tràng phát triển. Câu 8: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? A. Ở chất nền. B. Ở màng trong. C. Ở màng ngoài. D. Ở tilacôit Câu 9: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình: A. Tổng hợp cacbohiđrat. B. Tổng hợp ADN. C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp các axit amin, prôtêin. Câu 10: Sản phẩm của pha sáng quang hợp gồm: A. ATP, NADPH và CO2. B. ATP, NADPH và O2. C. ATP, NADP+ và O2. D. ATP, NADPH. Câu 11: Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc bảo quản nông sản là: A. Nơi cất giữ ở nhiệt độ vừa phải B. Phải cất giữ nơi khô ráo C. Phải để chỗ kín để không ai thấy. D. Giảm cường độ hô hấp ở mức tối thiểu Câu 12: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau? (1) Tạo lực hút đầu trên. (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng. (3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp. (4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí. Phương án trả lời đúng là : A. (2), (3) và (4). B. (1), (2) và (4). C. (1), (3) và (4). D. (1), (2) và (3). Câu 13: Quá trình hấp thu thụ động ion khoáng của cây có đặc điểm: A. Đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. Lê Thị Ngọc Trâm

90


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 B. Đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. C. Đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không cần chất mang, không tiêu tốn năng lượng. D. Đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần chất mang, không tiêu tốn năng lượng. Câu 14: Điểm bù ánh sáng là: A. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cao nhất. B. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. C. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp D. Cường độ ánh sáng để cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp. Câu 15: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào? A. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. MÃ ĐỀ:03 B. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. C. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. D. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. Câu 16: Vi khuẩn nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa nào? + A. Xác hữu cơ → NO3B. NH4+ → NO3C. NH4+ → N2 . D. Xác hữu cơ → NH4 Câu 17: Nguyên tố đại lượng nào sau đây không tham gia vào cấu trúc của tế bào, cơ thể thực vật? A. Nitơ B. Kali C. Phốt pho D. Canxi Câu 18: Trong quá trình hô hấp, những diễn biến trong ty thể tạo ra: A. 32 ATP B. 34 ATP. C. 36 ATP. D. 38ATP Câu 19: Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá? A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng. B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học. C. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau. D. Dịch tiêu hoá được hoà loãng. Câu 20: Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men, số phát biếu đúng là? 1. Hô hấp hiếu khí cần ôxi, còn lên men không cần ôxi. 2. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp hơn so với quá trình lên men gấp 19 lần 3. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O, còn lên men là êtanol hoặc axit lactic 4. Hô hấp hiếu khí xảy ra trong tế bào chất, lên men xảy ra trong ti thể A. 1 B.2 C.3 D.4 Câu 21: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước? B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. A. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. C. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. Câu 22: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là: A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP B. cố định CO2→ tái sinh RiDP → khử APG thành AlPG. C. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP D. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. Câu 23: Tuyến dịch ruột ở ruột non của động vật ăn thịt có chức năng gì? A. Tiết enzim trypxin tiêu hóa prôtêin B. Tiết enzim amilaza tiêu hóa tinh bột C. Tiết enzim pepxin tiêu hóa tinh bột D. Tiết enzim pepxin tiêu hóa prôtêin Câu 24: Trong các cơ quan sau có bao nhiêu cơ quan tiêu hóa có ở người? (1) Miệng (2) Không bào tiêu hóa (3) dạ dày (4) Diều (5) Ruột. (6) Mề A.2. B.3. C. 4. D.5 Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật? A. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt. B. Nhai thức ăn trước khi nuốt. C. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn. D. Chỉ nuốt thức ăn. Câu 26. Trong lục lạp, các tilacôit không chứa A. các trung tâm phản ứng. B. các chất truyền electron. C. enzim cacbôxi hóa. D. các sắc tố. Lê Thị Ngọc Trâm

91


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 Câu 27: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là: B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh . A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh. D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. C. Vận tốc lớn, được điều chỉnh. Câu 28: Khi đề cập đến mối quan hệ giữa O2 và CO2 đến cường độ hô hấp. Phát biểu nào sau đây đúng? I. Oxi có vai trò ức chế quá trình hô hấp. II. Nồng độ CO2 cao sẽ có vai trò ức chế quá trình hô hấp, cường độ hô hấp sẽ giảm III. Trong hô hấp hiếu khí, oxi trực tiếp nguyên liệu hô hấp và là chất nhận điện tử cuối cùng để hình VI. Thiếu oxi cây chuyển sang hô hấp kị khí và gây bất lợi cho cây trồng thành nước B. III, IV C.I,II,III,IV. D. II,III, IV A. I,III Câu 29: Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào? A. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn. B. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn. C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn D. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn. Câu 30: Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu? A. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch, còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu. B. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu, còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch. C. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch. D. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu. -- Hết-(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC

Họ và tên:………………..........................…….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, 2018-2019 Môn : Sinh học - Khối: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) SBD:...............…... Lớp......................

MÃ ĐỀ:04

(Thí sinh ghi mã đề vào tờ giấy làm bài)

Học sinh chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt bao gồm: A. tiêu hoá học và biến đổi sinh học B. tiêu hoá cơ học và biến đổi sinh học C. tiêu hoá cơ học, hóa học và biến đổi sinh học. D. tiêu hoá hóa học và cơ học. Câu 2: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C3 là: A. ALPG (anđehit photphoglixeric). B. APG (axit photphoglixeric). C. AM (axit malic). D. AOA( axit oxaloacetic) Câu 3: Tiêu hoá là: A. Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được. B. Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể. C. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể. D. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Câu 4: Trong quá trình quang hợp, pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở chất nền. B. Ở tilacôit. C. Ở màng ngoài. D. Ở màng trong. Câu 5: Hình thức tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là: A. tiêu hóa nội bào B. tiêu hóa ngoại bào C. tiêu hóa ngoại bào kết hợp nội bào D. tiêu hóa qua màng tế bào Câu 6: Ở thú có dạ dày kép, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào? B.Tiết pepxin và HCl để tiêu hoá prôtêin. A.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. C. Thức ăn được biến đổi về mặt sinh học D. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. Câu 7: Nước được hấp thu từ đất vào rễ theo những con đường nào? 92 Lê Thị Ngọc Trâm


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 A. Con đường thành tế bào- gian bào và con đường qua mạch gỗ B. Con đường thành tế bào- gian bào và con đường qua tế bào chất C. Con đường qua mạch gỗ và con đường qua tế bào chất D. Con đường qua mạch gỗ và con đường qua mạch rây Câu 8. Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào. C. Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá ngoại bào. D. Tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá nội bào. Câu 9. Sản phẩm của pha sáng quang hợp gồm: A. ATP, NADPH và CO2. B. ATP, NADPH và O2. C. ATP, NADP+ và O2. D. ATP, NADPH. Câu 10: Trong các tuyến sau đây của cơ thể người, có bao nhiêu tuyến tiết enzim tiêu hóa? (1) Tuyến nước bọt (2) Tuyến tụy (3) Tuyến gan (4) Tuyến giáp (5)Tuyến ruột. (6)Tuyến yên A.2. B.3. C. 4. D.5. Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt? A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn. B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt. C. Nhai thức ăn trước khi nuốt. D. Chỉ nuốt thức ăn. Câu 12: Quá trình hấp thu chủ động ion khoáng của cây có đặc điểm: A. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không cần chất mang, không tiêu tốn năng lượng. B. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. C. đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. D. đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. Câu 13.Điều nào sau đây là mục tiêu quan trọng của vấn đề bảo quản nông sản? A. Bảo quản được càng lâu càng tốt . B. Giữ đươc dạng sống tiềm ẩn, để có thể làm giống sau này C. Giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng được bảo quản trong suốt quá trình bảo quản D. Làm tăng chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản. Câu 14: Quá trình phân giải kỵ khí (lên men) ở thực vật có đặc điểm nào sau đây? A. Giải phóng ít năng lượng. B. Xảy ra ở tế bào chất, trong điều kiện đủ ôxi. C. Quá trình này không diễn ra trong cây vì tạo sản phẩm gây độc cho cây. MÃ ĐỀ:04 D. Bao gồm các giai đoạn đường phân, lên men và chuỗi chuyền điện tử. Câu 15: Trong các biện pháp sau: (1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ. (2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất. (3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất. (4) Vun gốc và xới đất cho cây. Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là: A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP B. cố định CO2 → tái sinh RiDP → khử APG thành AlPG. C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. D. cố định CO2 → khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP Câu 17: Khi đề cập đến mối quan hệ giữa nước với quá trình hô hấp. Số phát biểu sai là? 1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp. 2. Nước là dung môi, môi trường để các phản ứng hóa học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp 3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh 4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp A. 1 B. 2 C.3. D.4 Lê Thị Ngọc Trâm

93


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 Câu 18: Trong quá trình hô hấp, chuỗi chuyền êlectron tạo ra: B. 34 ATP. C. 36 ATP. D. 38ATP A. 32 ATP Câu 19: Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại ? A. Ca2+. B. Mg2+. C. Fe3+. D. Na+ Câu 20: Ở thực vật C4, chu trình cố định CO2 thích ứng với những điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 O2 bình thường C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp. D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp. Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt. A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn. C. Tiêu hoá cơ học và hoá học D. Manh tràng phát triển. Câu 22: Quá trình quang hợp giải phóng oxi. Nguồn gốc của oxi thoát ra từ chất nào sau đâv? B. CO2 A. APG. C. H2O. D.ATP. Câu 23: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh B. Vận tốc lớn, được điều chỉnh C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh Câu 24: Độ ẩm đất liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào? A. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn. B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn. D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít. Câu 25: Chu trình cố định CO2 Ở thực vật CAM diễn ra như thế nào? A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra vào ban ngày. B. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ban đêm còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày C. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra vào ban đêm. D.Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ban ngày còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra vào ban đêm. Câu 26: Tuyến dịch vị ở dạ dày của động vật ăn thịt có chức năng gì? B. Tiết enzim trypxin tiêu hóa prôtêin A. Tiết enzim amilaza tiêu hóa tinh bột C. Tiết enzim pepxin tiêu hóa prôtêin D. Tiết enzim pepxin tiêu hóa tinh bột Câu 27: Điểm bù CO2 là: A. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt cao nhất. B. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. C. nồng độ CO2 để cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp. D. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. Câu 28: Thực vật chỉ hấp thụ được nitơ trong đất ở những dạng nào? A. NO2- và NO3B. NO3- và NH4+ C. NO2- và NH4+ D. NO2- và N2 Câu 29: Các tia sáng xanh tím kích thích quá trình: A. Tổng hợp các axit amin, prôtêin. B. Tổng hợp ADN C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp cacbohiđrat. Câu 30: Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp tăng năng suất cây trồng? (1)Tăng diện tích lá. (2) Tăng cường độ quang hợp. (3)Tăng hệ số kinh tế. (4)Tăng hô hấp sáng A. 1. B.2. C.3. D.4.

-- Hết-(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Lê Thị Ngọc Trâm

94


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, 2018-2019 Môn : Sinh học - khối: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

Họ và tên:………………............

MÃ ĐỀ:05

SBD:...............…...

Lớp......................

(Thí sinh ghi mã đề vào tờ giấy làm bài)

Học sinh chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thực vật bao gồm: A. tiêu hoá học và biến đổi sinh học B. tiêu hoá cơ học và biến đổi sinh học D. tiêu hoá cơ học, hóa học và biến đổi sinh học. C. tiêu hoá hóa học và cơ học. Câu 2: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. APG (axit photphoglixeric). B. ALPG (anđehit photphoglixeric). D. AOA( axit oxaloacetic) C. AM (axit malic). Câu 3: Hình thức tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa là: A. tiêu hóa ngoại bào kết hợp nội bào B. tiêu hóa nội bào C. tiêu hóa ngoại bào D. tiêu hóa qua màng tế bào Câu 4: Ở thú có dạ dày kép, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào? A.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. B.Tiết pepxin và HCl để tiêu hoá prôtêin. C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. D. Thức ăn được biến đổi về mặt sinh học Câu 5: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau? (1) Tạo lực hút đầu trên. (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng. (3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp. (4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí. Phương án trả lời đúng là : A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4). Câu 6: Quá trình hấp thu thụ động ion khoáng của cây có đặc điểm: A. Đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không cần chất mang, không tiêu tốn năng lượng. B. Đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần chất mang, không tiêu tốn năng lượng. C. Đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. D. Đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. Câu 7: Khi đề cập đến mối quan hệ giữa O2 và CO2 đến cường độ hô hấp. Phát biểu nào sau đây đúng? I. Oxi có vai trò ức chế quá trình hô hấp. II. Nồng độ CO2 cao sẽ có vai trò ức chế quá trình hô hấp, cường độ hô hấp sẽ giảm III. Trong hô hấp hiếu khí, oxi trực tiếp nguyên liệu hô hấp và là chất nhận điện tử cuối cùng để hình thành nước VI. Thiếu oxi cây chuyển sang hô hấp kị khí và gây bất lợi cho cây trồng A. I,III B. III, IV C.I,II,III,IV. D. II,III, IV Câu 8. Trong lục lạp, các tilacôit không chứa A. enzim cacbôxi hóa. B. các sắc tố. C. các trung tâm phản ứng. D. các chất truyền electron. Câu 9: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là: A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh . C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh. Câu 10: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào? A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. Câu 11: Nguyên tố đại lượng nào sau đây không tham gia vào cấu trúc của tế bào, cơ thể thực vật? Lê Thị Ngọc Trâm

95


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 A. Nitơ B. Kali C. Phốt pho D. Canxi Câu 12: Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào? A. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn. B. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn D. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn. C. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn. Câu 13: Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu? A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch. B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu. C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch, còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu. D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu, còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch. Câu 14: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là: MÃ ĐỀ:05 A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP B. cố định CO2→ tái sinh RiDP → khử APG thành AlPG. C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. D. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP Câu 15: Vi khuẩn nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa nào? A. Xác hữu cơ → NO3B. Xác hữu cơ → NH4+ C. NH4+ → NO3D. NH4+ → N2. Câu 16: Trong quá trình hô hấp, những diễn biến trong ty thể tạo ra: A. 32 ATP B. 34 ATP. C. 36 ATP. D. 38ATP Câu 17: Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá? A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng. B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học. C. Dịch tiêu hoá được hoà loãng. D. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau. Câu 18: Tuyến dịch ruột ở ruột non của động vật ăn thịt có chức năng gì? A. Tiết enzim amilaza tiêu hóa tinh bột B. Tiết enzim trypxin tiêu hóa prôtêin D. Tiết enzim pepxin tiêu hóa prôtêin C. Tiết enzim pepxin tiêu hóa tinh bột Câu 19: Điểm bão hoà ánh sáng là: A. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cao nhất. B. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. C. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp D. Cường độ ánh sáng để cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp. Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ? A. Dạ dày 4 ngăn. B. Ruột dài. C. Manh tràng phát triển. D. Ruột ngắn. Câu 21: Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men, số phát biếu sai là? 1. Hô hấp hiếu khí cần ôxi, còn lên men không cần ôxi. 2. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp hơn so với quá trình lên men gấp 19 lần 3. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O, còn lên men là êtanol hoặc axit lactic 4. Hô hấp hiếu khí xảy ra trong tế bào chất, lên men xảy ra trong ti thể A. 1 B.2 C.3 D.4 Câu 22: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước? A. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. C. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. Câu 23: Trong các cơ quan sau có bao nhiêu cơ quan tiêu hóa có ở người? (1) Miệng (2) Không bào tiêu hóa (3) dạ dày (4) Diều (5) Ruột. (6) Mề A.2. B.3. C. 4. D.5 Câu 24: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật? A. Nhai thức ăn trước khi nuốt. B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt. Lê Thị Ngọc Trâm

96


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 C. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn. D. Chỉ nuốt thức ăn. Câu 25: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? A. Ở chất nền. B. Ở màng trong. C. Ở màng ngoài. D. Ở tilacôit A. Tổng hợp các axit amin, prôtêin. Câu 26: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình: B. Tổng hợp ADN. C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp cacbohiđrat. Câu 27 Trong các phát biểu sau : (1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học. (4) Điều hòa không khí (3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá ngoại bào. C. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào. D. Tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá nội bào. Câu 29: Sản phẩm của pha sáng quang hợp gồm: B. ATP, NADPH và CO2. A. ATP, NADPH và O2. C. ATP, NADP+ và O2. D. ATP, NADPH. Câu 30: Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc bảo quản nông sản là: A. Phải để chỗ kín để không ai thấy. B. Giảm cường độ hô hấp ở mức tối thiểu D. Phải cất giữ nơi khô ráo C. Nơi cất giữ ở nhiệt độ vừa phải

-- Hết-(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC

Họ và tên:………………..........................…….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, 2018-2019

Môn : Sinh học - Khối: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) SBD:...............…... Lớp......................

MÃ ĐỀ:06

(Thí sinh ghi mã đề vào tờ giấy làm bài)

Học sinh chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C3 là: A. APG (axit photphoglixeric). B. ALPG (anđehit photphoglixeric). C. AM (axit malic). D. AOA( axit oxaloacetic) Câu 2: Hình thức tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là: A. tiêu hóa ngoại bào B. tiêu hóa nội bào C. tiêu hóa ngoại bào kết hợp nội bào D. tiêu hóa qua màng tế bào Câu 3: Ở thú có dạ dày kép, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào? A.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. B.Tiết pepxin và HCl để tiêu hoá prôtêin. C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. D. Thức ăn được biến đổi về mặt sinh học Câu 4: Nước được hấp thu từ đất vào rễ theo những con đường nào? A. Con đường thành tế bào- gian bào và con đường qua tế bào chất B. Con đường thành tế bào- gian bào và con đường qua mạch gỗ C. Con đường qua mạch gỗ và con đường qua tế bào chất D. Con đường qua mạch gỗ và con đường qua mạch rây Lê Thị Ngọc Trâm

97


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 Câu 5: Quá trình hấp thu chủ động ion khoáng của cây có đặc điểm: A. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không cần chất mang, không tiêu tốn năng lượng. B. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. C. đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. D. đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. Câu 6: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là: A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP B. cố định CO2 → khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP C. cố định CO2 → tái sinh RiDP → khử APG thành AlPG. D. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. Câu 7: Quá trình quang hợp giải phóng oxi. Nguồn gốc của oxi thoát ra từ chất nào sau đâv? A. H2O. B. APG. C. CO2 D.ATP. Câu 8: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh Câu 9: Độ ẩm đất liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào? A. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn. B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn. D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít. Câu 10: Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại ? A. Mg2+. B. Ca2+. C. Fe3+. D. Na+ Câu 11: Ở thực vật C4, chu trình cố định CO2 thích ứng với những điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp. C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao. D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 O2 bình thường Câu 12: Chu trình cố định CO2 Ở thực vật CAM diễn ra như thế nào? A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra vào ban ngày. B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra vào ban đêm. C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ban đêm còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày D.Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ban ngày còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra vào ban đêm. Câu 13: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt bao gồm: A. tiêu hoá học và biến đổi sinh học B. tiêu hoá cơ học và biến đổi sinh học D. tiêu hoá cơ học, hóa học và biến đổi sinh học. C. tiêu hoá hóa học và cơ học. Câu 14: Điểm bão hoà CO2 là: A. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt cao nhất. B. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. MÃ ĐỀ:06 C. nồng độ CO2 để cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp. D. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. Câu 15. Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá ngoại bào. B. Tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào. Câu 16. Sản phẩm của pha sáng quang hợp gồm: A. ATP, NADPH B. ATP, NADPH và CO2. C. ATP, NADP+ và O2. D. ATP, NADPH và O2. Câu 17.Điều nào sau đây là mục tiêu quan trọng của vấn đề bảo quản nông sản? A. Bảo quản được càng lâu càng tốt . B. Giữ đươc dạng sống tiềm ẩn, để có thể làm giống sau này C. Giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng được bảo quản trong suốt quá trình bảo Lê Thị Ngọc Trâm

98


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 quản D. Làm tăng chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản. Câu 18: Quá trình phân giải kỵ khí (lên men) ở thực vật có đặc điểm nào sau đây? A. Xảy ra ở tế bào chất, trong điều kiện đủ ôxi. B. Giải phóng ít năng lượng. C. Quá trình này không diễn ra trong cây vì tạo sản phẩm gây độc cho cây. D. Bao gồm các giai đoạn đường phân, lên men và chuỗi chuyền điện tử. Câu 19: Trong các biện pháp sau: (1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ. (2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất. (3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất. Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển? (4) Vun gốc và xới đất cho cây. B. 2. C. 3. A. 1. D. 4. Câu 20: Trong các tuyến sau đây của cơ thể người, có bao nhiêu tuyến tiết enzim tiêu hóa? (1) Tuyến nước bọt (2) Tuyến tụy (3) Tuyến gan (4) Tuyến giáp (5)Tuyến ruột. (6)Tuyến yên A.2. B.3. C. 4. D.5. Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt? A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn. B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt. C. Nhai thức ăn trước khi nuốt. D. Chỉ nuốt thức ăn. Câu 22: Khi đề cập đến mối quan hệ giữa nước với quá trình hô hấp. Số phát biểu sai là? 1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp. 2. Nước là dung môi, môi trường để các phản ứng hóa học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp 3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh 4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp B. 2 C.3. D.4 A. 1 Câu 23: Tuyến dịch vị ở dạ dày của động vật ăn thịt có chức năng gì? A. Tiết enzim amilaza tiêu hóa tinh bột B. Tiết enzim trypxin tiêu hóa prôtêin C. Tiết enzim pepxin tiêu hóa tinh bột D. Tiết enzim pepxin tiêu hóa prôtêin Câu 24: Thực vật chỉ hấp thụ được nitơ trong đất ở những dạng nào? B. NO2- và NH4+ C. NO3- và NH4+ D. NO2- và N2 A. NO2- và NO3Câu 25: Trong quá trình hô hấp, chuỗi chuyền êlectron tạo ra: A. 32 ATP B. 34 ATP. C. 36 ATP. D.38ATP Câu 26: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt. A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn. C. Tiêu hoá cơ học và hoá học D. Manh tràng phát triển. Câu 27: Tiêu hoá là: A. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể. B. Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được. C. Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể. D. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Câu 28: Trong quá trình quang hợp, pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở màng ngoài. B. Ở màng trong. C. Ở chất nền. D. Ở tilacôit. Câu 29: Các tia sáng xanh tím kích thích quá trình: A. Tổng hợp các axit amin, prôtêin. B. Tổng hợp ADN C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp cacbohiđrat. Câu 30: Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp tăng năng suất cây trồng? (1)Tăng diện tích lá. (2) Tăng cường độ quang hợp. (3)Tăng hệ số kinh tế. (4)Tăng hô hấp sáng A. 1. B.2. C.3. D.4.

Lê Thị Ngọc Trâm

99


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019 -- Hết-(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC

Họ và tên:………………................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, 2018-2019 Môn : Sinh học - khối: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) SBD:...............…... Lớp...................... MÃ ĐỀ:07

(Thí sinh ghi mã đề vào tờ giấy làm bài)

Học sinh chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1: Sản phẩm của pha sáng quang hợp gồm: A. ATP, NADPH và CO2. B. ATP, NADPH và O2. C. ATP, NADP+ và O2. D. ATP, NADPH. Câu 2: Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc bảo quản nông sản là: B. Phải cất giữ nơi khô ráo A. Nơi cất giữ ở nhiệt độ vừa phải C. Phải để chỗ kín để không ai thấy. D. Giảm cường độ hô hấp ở mức tối thiểu Câu 3: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau? (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng. (1) Tạo lực hút đầu trên. (3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp. (4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí. Phương án trả lời đúng là : A. (2), (3) và (4). B. (1), (2) và (4). C. (1), (3) và (4). D. (1), (2) và (3). Câu 4: Quá trình hấp thu thụ động ion khoáng của cây có đặc điểm: A. Đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. B. Đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. C. Đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không cần chất mang, không tiêu tốn năng lượng. D. Đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần chất mang, không tiêu tốn năng lượng. Câu 5: Điểm bù ánh sáng là: A. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cao nhất. B. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. C. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp D. Cường độ ánh sáng để cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp. Câu 6: Ở thú có dạ dày kép, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào? A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. B. Thức ăn được biến đổi về mặt sinh học C. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. D. Tiết pepxin và HCl để tiêu hoá prôtêin. Câu 7: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thực vật bao gồm: A. tiêu hoá hóa học và cơ học. B. tiêu hoá cơ học, hóa học và biến đổi sinh học. C. tiêu hoá học và biến đổi sinh học D. tiêu hoá cơ học và biến đổi sinh học Câu 8. Trong các phát biểu sau : (1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học. (3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới (4) Điều hòa không khí Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình: A. Tổng hợp cacbohiđrat. B. Tổng hợp ADN. C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp các axit amin, prôtêin. Câu 10: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào? A. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. B. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. C. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. D. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. Lê Thị Ngọc Trâm

100


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 Câu 11: Vi khuẩn nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa nào? + B. NH4+ → NO3C. NH4+ → N2 A. Xác hữu cơ → NO3. D. Xác hữu cơ → NH4 Câu 12: Nguyên tố đại lượng nào sau đây không tham gia vào cấu trúc của tế bào, cơ thể thực vật? B. Kali A. Nitơ C. Phốt pho D. Canxi Câu 13: Trong quá trình hô hấp, những diễn biến trong ty thể tạo ra: B. 34 ATP. C. 36 ATP. A. 32 ATP D. 38ATP Câu 14: Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá? A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng. B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học. D. Dịch tiêu hoá được hoà loãng. C. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau. Câu 15: Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men, số phát biếu đúng là? 1. Hô hấp hiếu khí cần ôxi, còn lên men không cần ôxi. MÃ ĐỀ:07 2. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp hơn so với quá trình lên men gấp 19 lần 3. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O, còn lên men là êtanol hoặc axit lactic 4. Hô hấp hiếu khí xảy ra trong tế bào chất, lên men xảy ra trong ti thể A. 1 B.2 C.3 D.4 Câu 16: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước? A. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. C. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. Câu 17: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là: A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP B. cố định CO2→ tái sinh RiDP → khử APG thành AlPG. C. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP D. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. Câu 18: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào. B. Tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá ngoại bào. Câu 19: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. AM (axit malic). B. AOA( axit oxaloacetic) C. APG (axit photphoglixeric). D. ALPG (anđehit photphoglixeric). Câu 20: Hình thức tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa là: A. tiêu hóa ngoại bào kết hợp nội bào B. tiêu hóa nội bào C. tiêu hóa ngoại bào D. tiêu hóa qua màng tế bào Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ? A. Ruột ngắn. B. Dạ dày 4 ngăn. C. Ruột dài. D. Manh tràng phát triển. Câu 22: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? A. Ở chất nền. B. Ở màng trong. C. Ở màng ngoài. D. Ở tilacôit Câu 23: Tuyến dịch ruột ở ruột non của động vật ăn thịt có chức năng gì? A. Tiết enzim trypxin tiêu hóa prôtêin B. Tiết enzim amilaza tiêu hóa tinh bột C. Tiết enzim pepxin tiêu hóa tinh bột D. Tiết enzim pepxin tiêu hóa prôtêin Câu 24: Trong các cơ quan sau có bao nhiêu cơ quan tiêu hóa có ở người? (1) Miệng (2) Không bào tiêu hóa (3) dạ dày (4) Diều (5) Ruột. (6) Mề A.2. B.3. C. 4. D.5 Câu 25: Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào? A. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn. B. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn. C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn D. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn. Câu 26: Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu? A. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch, còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra 101 Lê Thị Ngọc Trâm


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 ở lục lạp tế bào mô giậu. B. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu, còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch. C. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch. D. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu. Câu 27: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật? A. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt. B. Nhai thức ăn trước khi nuốt. C. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn. D. Chỉ nuốt thức ăn. Câu 28. Trong lục lạp, các tilacôit không chứa A. các trung tâm phản ứng. B. các chất truyền electron. C. enzim cacbôxi hóa. D. các sắc tố. Câu 29: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là: B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh . A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh. D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. C. Vận tốc lớn, được điều chỉnh. Câu 30: Khi đề cập đến mối quan hệ giữa O2 và CO2 đến cường độ hô hấp. Phát biểu nào sau đây đúng? I. Oxi có vai trò ức chế quá trình hô hấp. II. Nồng độ CO2 cao sẽ có vai trò ức chế quá trình hô hấp, cường độ hô hấp sẽ giảm III. Trong hô hấp hiếu khí, oxi trực tiếp nguyên liệu hô hấp và là chất nhận điện tử cuối cùng để hình VI. Thiếu oxi cây chuyển sang hô hấp kị khí và gây bất lợi cho cây trồng thành nước A. I,III B. III, IV C.I,II,III,IV. D. II,III, IV

-- Hết-(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC

Họ và tên:………………..........................…….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, 2018-2019

Môn : Sinh học - Khối: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) SBD:...............…... Lớp......................

MÃ ĐỀ:08

(Thí sinh ghi mã đề vào tờ giấy làm bài)

Học sinh chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1: Ở thú có dạ dày kép, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào? A.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. B.Tiết pepxin và HCl để tiêu hoá prôtêin. C. Thức ăn được biến đổi về mặt sinh học D. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. Câu 2: Nước được hấp thu từ đất vào rễ theo những con đường nào? A. Con đường thành tế bào- gian bào và con đường qua mạch gỗ B. Con đường thành tế bào- gian bào và con đường qua tế bào chất C. Con đường qua mạch gỗ và con đường qua tế bào chất D. Con đường qua mạch gỗ và con đường qua mạch rây Câu 3. Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào. C. Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá ngoại bào. D. Tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá nội bào. Câu 4. Sản phẩm của pha sáng quang hợp gồm: A. ATP, NADPH và CO2. B. ATP, NADPH và O2. C. ATP, NADP+ và O2. D. ATP, NADPH. Câu 5: Ở thực vật C4, chu trình cố định CO2 thích ứng với những điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 O2 bình thường Lê Thị Ngọc Trâm

102


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp. D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp. Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt. A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn. C. Tiêu hoá cơ học và hoá học D. Manh tràng phát triển. Câu 7: Quá trình quang hợp giải phóng oxi. Nguồn gốc của oxi thoát ra từ chất nào sau đâv? B. CO2 A. APG. C. H2O. D.ATP. Câu 8: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh B. Vận tốc lớn, được điều chỉnh C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh Câu 9: Độ ẩm đất liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào? A. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn. B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn. D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít. Câu 10: Chu trình cố định CO2 Ở thực vật CAM diễn ra như thế nào? A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra vào ban ngày. B. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ban đêm còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày C. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn chu trình Canvin đều diễn ra vào ban đêm. D.Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ban ngày còn giai đoạn chu trình Canvin diễn ra vào ban đêm. Câu 11: Trong các tuyến sau đây của cơ thể người, có bao nhiêu tuyến tiết enzim tiêu hóa? (1) Tuyến nước bọt (2) Tuyến tụy (3) Tuyến gan (4) Tuyến giáp (5)Tuyến ruột. (6)Tuyến yên A.2. B.3. C. 4. D.5. Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt? A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn. B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt. C. Nhai thức ăn trước khi nuốt. D. Chỉ nuốt thức ăn. Câu 13: Quá trình hấp thu chủ động ion khoáng của cây có đặc điểm: A. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không cần chất mang, không tiêu tốn năng lượng. B. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. C. đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. D. đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất mang, tiêu tốn năng lượng. Câu 14.Điều nào sau đây là mục tiêu quan trọng của vấn đề bảo quản nông sản? A. Bảo quản được càng lâu càng tốt . B. Giữ đươc dạng sống tiềm ẩn, để có thể làm giống sau này C. Giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng được bảo quản trong suốt quá trình bảo quản D. Làm tăng chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản. Câu 15: Trong quá trình hô hấp, chuỗi chuyền êlectron tạo ra: C. 36 ATP. D. 38ATP A. 32 ATP B. 34 ATP. Câu 16: Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại ? A. Ca2+. B. Mg2+. C. Fe3+. D. Na+ Câu 17: Tuyến dịch vị ở dạ dày của động vật ăn thịt có chức năng gì? A. Tiết enzim amilaza tiêu hóa tinh bột B. Tiết enzim trypxin tiêu hóa prôtêin C. Tiết enzim pepxin tiêu hóa prôtêin D. Tiết enzim pepxin tiêu hóa tinh bột Câu 18: Điểm bù CO2 là: A. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt cao nhất. B. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. C. nồng độ CO2 để cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp. D. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. Câu 19: Thực vật chỉ hấp thụ được nitơ trong đất ở những dạng nào? A. NO2- và NO3B. NO3- và NH4+ C. NO2- và NH4+ D. NO2- và N2 Câu 20: Các tia sáng xanh tím kích thích quá trình: A. Tổng hợp các axit amin, prôtêin. B. Tổng hợp ADN C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp cacbohiđrat. Lê Thị Ngọc Trâm

103


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 Câu 21: Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp tăng năng suất cây trồng? (1)Tăng diện tích lá. (2) Tăng cường độ quang hợp. (3)Tăng hệ số kinh tế. (4)Tăng hô hấp sáng A. 1. D.4. B.2. C.3. Câu 22: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt bao gồm: A. tiêu hoá học và biến đổi sinh học B. tiêu hoá cơ học và biến đổi sinh học C. tiêu hoá cơ học, hóa học và biến đổi sinh học. D. tiêu hoá hóa học và cơ học. Câu 23: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C3 là: A. ALPG (anđehit photphoglixeric). B. APG (axit photphoglixeric). C. AM (axit malic). D. AOA( axit oxaloacetic) Câu 24: Quá trình phân giải kỵ khí (lên men) ở thực vật có đặc điểm nào sau đây? B. Xảy ra ở tế bào chất, trong điều kiện đủ ôxi. A. Giải phóng ít năng lượng. C. Quá trình này không diễn ra trong cây vì tạo sản phẩm gây độc cho cây. MÃ ĐỀ:08 D. Bao gồm các giai đoạn đường phân, lên men và chuỗi chuyền điện tử. Câu 25: Trong các biện pháp sau: (1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ. (2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất. (3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất. Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển? (4) Vun gốc và xới đất cho cây. A. 1. D. 4. B. 2. C. 3. Câu 26: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là: A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP B. cố định CO2 → tái sinh RiDP → khử APG thành AlPG. C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. D. cố định CO2 → khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP Câu 27: Khi đề cập đến mối quan hệ giữa nước với quá trình hô hấp. Số phát biểu sai là? 1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp. 2. Nước là dung môi, môi trường để các phản ứng hóa học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp 3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh 4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp A. 1 B. 2 C.3. D.4 Câu 28: Tiêu hoá là: A. Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được. B. Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể. C. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể. D. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Câu 29: Trong quá trình quang hợp, pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở chất nền. B. Ở tilacôit. C. Ở màng ngoài. D. Ở màng trong. Câu 30: Hình thức tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là: A. tiêu hóa nội bào B. tiêu hóa ngoại bào C. tiêu hóa ngoại bào kết hợp nội bào D. tiêu hóa qua màng tế bào -- Hết-(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Lê Thị Ngọc Trâm

104


Giáo án Sinh học 11

CÂU Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30

Năm học 2018- 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH 11.NĂM HỌC 2018-2019 Mã Mã Mã Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề đề đề 02 đề 03 04 05 06 07 08 01 A A D D D A B D C A B B D B D B C C D A A C D C B A D A B A C B B A B A B C C C D C A D A B D D D C A B D A B C D A D C A A D B A B A B C C A C B C B C C A A B B A D B B A B C A C D D B C B B D B C C D C C D D A C A D A D C B A A C C A B B A D B D C D A B C C B A C C C C C B C B B B D D C D D B A C B B D B B C D C A A D C A D B B A C D A C C C A D D D C A B B D A B B A B C A C B A A D B B D B C C B C C C D D B D B B D D D B B A C C D B B C C A B C C A A A D A A B B C B C D A

Lê Thị Ngọc Trâm

105


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 19

Ngày soạn: 23/12/2018 Bài 18 TUẦN HOÀN MÁU

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu. - Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,. - Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ -Rèn luyện kỹ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu thích môn học . - Gần gủi, yêu thương động vật. 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 19 bài 18 Tuần hoàn máu - Hình 18.1, 18.2, 18.3, 18.4SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh Kiến thức bài mới theo hướng dẫn IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV gợi lại kiến thức sinh học 8: Hệ tuần hoàn làm chức năng gì? Để thực hiện được chức năng đó thì mỗi bộ phận của hệ tuần hoàn phải có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? HS trả lời dựa trên kiến thức sinh học 8 GV Ở những nhóm động vật khác nhau có cấu tạo hệ tuần hoàn khác nhau như thế nào? Lê Thị Ngọc Trâm

106


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. năng của hệ tuần hoàn 1. Cấu tạo chung: GV vấn đáp: - Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận ? Ở các nhóm ĐV đơn bào, ĐV có cơ thể nhỏ sau : dẹp quá trình trao đổi các chất diễn ra ntn? + Dịch tuần hoàn. ? Vì sao động vật có kích thước lớn cần phải + Tim. có HTH ? Có mấy dạng tuần hoàn và sắp xếp theo quy luật tiến hóa như thế nào? HS dựa vào kiến thức cũ trả lời GV : yêu cầu HS quan sát tranh hình 18.1 18.4, trả lời câu hỏi: ? Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo gồm những thành phần nào ? ? Chức năng của hệ tuần hoàn ? HS : nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. GV: nhận xét, bổ sung → kết luận.

+ Hệ thống mạch máu. 2. Chức năng của hệ tuần hoàn: - Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

b. Hoạt động 2:Tìm hiểu các dạng hệ tuần hoàn ở động vật II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật: 1. Hệ tuần hoàn hở: GV : yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.1, - Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp quan sát hình 18.1 thảo luận nhóm theo bàn - Cấu tạo : Có tim, động mạch, tĩnh mạch để trả lời các câu hỏi: không có mao mạch. ? Hệ tuần hở có ở động vật nào? - Vận chuyển: Máu từ tim động mạch ? Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ khoang cơ thể tỉnh mạch tim tim) trên sơ đồ hệ tuần hở hình 18.1. - Đặc điểm : ? Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở? + Có một phần máu lưu thông ngoài hệ HS : nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm → trả mạch: Máu được tim bơm vào động mạch và lời câu hỏi. sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu Đại diện HS trình bày được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất GV : nhận xét, bổ sung → kết luận. trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim. + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực Lê Thị Ngọc Trâm

107


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

thấp, tốc độ máu chảy chậm. 2. Hệ tuần hoàn kín: - Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân GV : yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.2, đầu và động vật có xương sống. quan sát hình 18.2, 18.3, 18.4, thảo luận nhóm - Cấu tạo : Có tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. theo cặp để trả lời câu hỏi: ? Hệ tuần kín có ở động vật nào? - Vận chuyển: Máu từ tim → động mạch → ? Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ mao mạch → tỉnh mạch → tim tim) trên sơ đồ hệ tuần kín, hệ tuần hoàn đơn - Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn và kép hình 18.2, 18.3, 18.4. (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có ? Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín

phổi). - HS : nghiên cứu SGK, quan sát tranh thảo - Đặc điểm : luận nhóm theo cặp → trả lời câu hỏi. + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, GV nhận xét, bổ sung → kết luận. tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

3. Hoạt động luyện tập Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Loài đại diện Hệ thống mạch máu Đường đi của máu Phương thức trao đổi chất Áp lực, tốc độ Đáp án Hệ tuần hoàn hở Loài đại diện

Hệ tuần hoàn kín

Đa số ĐV thân mềm:(ốc sên,trai, Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, sò.…) và chân khớp (tôm,cua …) chân đầu, động vật có xương sống

Hệ thống mạch máu ĐM và TM

ĐM, MM và TM

Đường đi của máu

Được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín: Từ Tim- ĐMMM-TM-Tim

Lê Thị Ngọc Trâm

Được tim bơm vào ĐM sau đó tràn vào khoang cơ thể

108


Giáo án Sinh học 11

Phương thức trao

Năm học 2018- 2019

Trao đổi trực tiếp với các tế bào

đổi chất Áp lực, tốc độ

Trao đổi với tế bào qua thành mao mạch

Máu chảy với áp lực thấp, tốc độ

Máu chảy với áp lực cao hoặc

chảy chậm

trung bình,tốc độ chảy nhanh

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1: Nhóm động vật nào không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim. a. Cá xương, chim, thú, b. Lưỡng cư, thú, c. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú, d. Lưỡng cư, bò sát, chim Câu 2: Máu được tim bơm vào ĐM MM TM là đặc điểm của? A/ Hệ tuần hoàn hở B/ HTH kín C/ Hệ thống mạch máu D/ HTH có ở côn trùng Câu 3: Sắp xếp và lập bảng phân biệt theo hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn của các lớp, ngành động vật sau đây và nêu hướng tiến hóa của chúng. + Amip, giun đốt, ruột khoang, thân mềm, động vật có xương sống. Hướng giải quyết: + Amip, ruột khoang, thân mềm, giun đốt, động vật có xương sống. + Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Hướng tiến hóa: Từ chưa có hệ tuần hoàn đến hình thành hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện, tim phân hóa từ 2 ngăn 3 ngăn 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể từ máu pha đến máu đỏ tươi. Từ 1 vòng tuần hoàn đến hai vòng tuần hoàn. V. Hướng dẫn học ở nhà 1. Bài cũ - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” 2. Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị bài mới: bài 19 tuần hoàn máu (tt) + Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? + Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi mệt? + Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch? + Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch

Lê Thị Ngọc Trâm

109


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 20

Ngày soạn: 31/12/2018 Bài 19 TUẦN HOÀN MÁU (tt)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì. - Trình bày được các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch. - Nêu được khái niệm huyết áp và giải thích được sự tăng giảm của huyết áp, nguyên nhân gây huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch. - Vận tốc của máu và nguyên nhân thay đổi vận tốc máu. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ -Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến huyết áp, ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống. 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 20 bài 19 Tuần hoàn máu (tt) - Hình 19.1, 19.2, 19.3 và 19.4 SGK. - Bảng 19.1, 19.2 SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh Kiến thức bài mới theo hướng dẫn IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV: Phân biệt HTH kín và HTH hở? Cho biết ưu điểm của HTH kín so với HTH hở? HS trả lời GV: Mô tả thí nghiệm tim ếch và cơ bắp chân ếch được cắt rời khỏi cơ thể và cho vào cốc chứa dung dịch sinh lí rồi cho HS quan sát. ? Tại sao tim lại có khả năng co giản tự động còn bắp chân ếch thì không ? HS tiếp nhận vấn đề Lê Thị Ngọc Trâm

110


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động của tim và hệ mạch trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động của III. Hoạt động của tim. tim 1. Tính tự động của tim: GV: Tim khi cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp là do tim có tính tư động. tính tự động của tim là gì? HS : Trả lời - Khả năng co dãn tự động theo chu kì của GV: Tim có khả năng hoạt động tự động là tim gọi là tính tự động của tim. do cấu trúc nào của tim qui định? - Khả năng co dãn tự động theo chu kì của HS : Trả lời. tim là do hệ dẫn truyền tim. GV yêu cầu HS quan sát hình 19.1, 19.2 SGK kết hợp nghiên cứu SGK, thảo luận - Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang theo cặp để trả lời các câu hỏi: nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. ? Hệ dẫn truyền của tim gồm những thành phần nào? ? Vai trò của các thành phần đó ? ? Tại sao tim lại co bóp theo chu kì ? ? Mỗi chu kì tim bao gồm những hoạt động nào ? ? Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? (Dành cho HS khá, giỏi) 2. Chu kì hoạt động của tim: HS quan sát hình 19.1, 19.2 SGK kết hợp - Tim hoạt động theo chu kì. nghiên cứu SGK, thảo luận theo cặp trả lời - Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ Các HS khác bổ sung (0,1s) , sau đó là pha co tâm thất (0,3 s) và GV : Quan sát bảng 19.1 trả lời câu hỏi ở cuối cùng là pha giãn chung (0,4 s) . mục lệnh. ? Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim giữa các loài động vật ? ?: Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể? - Nhịp tim là số chu kỳ tim trong 1 phút, các ( S : là diện tích bề mặt cơ thể. loài động vật khác nhau nhịp tim khác nhau. V : là khối lượng cơ thể.) - Động vật càng nhỏ tim đập càng nhanh HS : Khi S/V càng lớn thì nhiệt lượng mất Nhịp tim càng lớn vào môi trường càng nhiều, nhu cầu oxi phải nhiều. GV : Nhận xét, bổ sung. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động IV. Hoạt động của hệ mạch: của hệ mạch 1. Cấu trúc của hệ mạch: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin ở - Hệ thống động mạch Lê Thị Ngọc Trâm

111


Giáo án Sinh học 11

SGK, thảo luận nhóm theo bàn để trả lời các câu hỏi sau: ? Hệ mạch có cấu trúc như thế nào ? ? Huyết áp là gì ? ? Tại sao tim đập nhanh huyết áp tăng, tim đập chậm huyết áp giảm ? HS nghiên cứu thông tin ở SGK, thảo luận nhóm theo bàn trả lời các câu hỏi Các Hs khác bổ sung ý kiến GV yêu cầu HS nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2 sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó ? HS : Trả lời. GV: Vận tốc máu là gì?Vận tốc máu trong hệ mạch biến động như thế nào? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức.

Năm học 2018- 2019

- Hệ thống mao mạch - Hệ thống tĩnh mạch 2. Huyết áp: - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. - Huyết áp có 2 trị số: Huyết áp tối đa(tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương) - Huyết áp giảm dần trong hệ mạch: ĐM MM TM.

3. Vận tốc máu: - Là tốc độ máu chảy trong một giây. - Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. - Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu với tế bào. - Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch .

3. Hoạt động luyện tập - GV nhắc lại các nội dung chính đã học: Tính tự động của tim, chu kì tim, huyết áp, sự biến đổi của vận tốc máu. - GV treo bảng phụ có ghi 2 câu hỏi trắc nghiệm rồi gọi HS lần lượt trả lời: Câu 1 : Cấu trúc nào sau đây không thuộc hệ thống thần kinh tự động của tim? a/ Nút xoang nhĩ. b/ Van nhĩ - thất c/ Bó His d/ Mạng lưới Puôc - kin Câu 2 : Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng: a/ Trong chu kì tim, pha co tâm thất có thời gian dài nhất. b/ Huyết áp cực đại xảy ra vào pha co tâm nhĩ. c/ Nhịp tim trung bình ở người trưởng thành bình thường bằng 100 lần / phút. d/ Tần số nhịp tim ở động vật thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1: Một người sống 80 năm nếu mỗi chu kì tim trung bình kéo dài 0.8 giây thì người đó: a.Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu năm? b.Tâm thất làm việc bao nhiêu năm? a) Vì thời gian tâm nhĩ làm việc bằng 1/8 thời gian hoạt động của tim, mà người đó sống 80 năm nên thời gian của pha co tâm nhĩ là : 1/8 . 80 = 10 ( năm) b) Vì thời gian tâm thất làm việc bằng 3/8 thời gian hoạt động của tim nên thời gian của pha co tâm thất là : 3/8 . 80 = 30 ( năm) Câu 2: Phân tích cấu tạo phù hợp với chức năng của tim. * Cấu tạo của tế bào cơ tim : Mô cơ tim được biệt hóa một cách rất đặc biệt để phù hợp với chức Lê Thị Ngọc Trâm

112


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

năng co bóp của tim và chiếm gần 50% khối lượng của tim. + Cơ tim vừa có tính chất của cơ vân, vừa có tính chất của cơ trơn. Các sợi cơ tim cũng có những vân ngang như sợi cơ vân, ngoài ra nhân không nằm ở gần màng mà nằm ở giữa sợi cơ. + Sợi cơ tim ngắn (dài 50-100µm, đường kính 10-20µm) phân nhánh, dày để chịu được áp lực cao khi bơm máu. + Ngoài ra trong sợi cơ tim có rất nhiều ti thể để cung cấp đủ năng lượng cho sợi cơ khi hoạt động. Đặc biệt trong sợi cơ tim có Mioglobin để dự trữ oxi. +Các sợi cơ tim được nối với nhau bởi các đĩa nối cách nhau chỉ khoảng 2 nm tạo thành một khối hợp bào. + Tại đây điện trở của màng rất thấp nên hưng phấn có thể truyền qua dễ dàng từ sợi cơ này sang sợi cơ khác. Vì vậy khi một tế bào cơ tim hưng phấn thì sóng hưng phấn nhanh chóng truyền đến toàn bộ các sợi cơ của tim. + Thành phần dịch bào tại hai phía của đĩa nối cũng rất giống nhau (nồng độ K+ cao, nồng độ Ca2+ thấp) tạo điều kiện cho truyền tin hóa học diễn ra dễ dàng. + Ngoài ra giữa hai tế bào cơ tim liên tiếp còn có kênh ion chung giúp cho điện thế hoạt động lan truyền rất nhanh qua các tế bào cơ tim. => Tất cả điều này làm cho các tế bào cơ tim co gần như đồng thời, tạo áp lực lớn đẩy máu vào động mạch * Hệ dẫn truyền tim : Một số tế bào cơ tim đặc biệt biệt hóa thành hệ dẫn truyền tim, bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. + Nút xoang nhĩ:nằm ở vùng tiếp giáp giữa tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải, dài khoảng 15 mm, rộng 3 mm và dày 1mm. Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim. Nút xoang nhĩ không có điện thế ổn định như phần lớn các tế bào khác của cơ thể. Các sợi của nút xoang nhĩ liên hệ với các sợi của tâm nhĩ và nút nhĩ thất. Bởi vậy xung động phát sinh trong nút xoang nhĩ được dẫn truyền trực tiếp tới tâm nhĩ và nút nhĩ thất +Nút nhĩ thất: nằm ở thành của tâm nhĩ phải, trên nền vách nhĩ thất cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. Từ nút nhĩ thất xuất phát các sợi tạo thành bó His đi xuống phía dưới. Khi tới cuối vách liên thất thì bó His chia thành hai nhánh nhỏ chạy tới các sợi cơ tim gọi là mạng Puoockin. Nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm và dây mê tẩu. Bó His chỉ nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm V. Hướng dẫn tự học ở nhà 1. Bài cũ - Mỗi chu kì tim bao gồm những hoạt động nào? - Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? - Huyết áp là gì ? mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó ? - Vận tốc máu là gì?Vận tốc máu trong hệ mạch biến động như thế nào? 2. Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị : - HS đọc trước các nội dung trong bài mới bao gồm : + Khái niệm nội môi và ý nghĩa của cân bằng nội môi, cơ chế duy trì cân bằng nội môi. + Vai trò của gan thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu. + Vai trò của hệ đệm trong cân bằng nội môi.

Lê Thị Ngọc Trâm

113


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 21

Ngày soạn: 08/01/2019 Bài 20 CÂN BẰNG NỘI MÔI

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được ý nghĩa của cân bằng nội môi. - Vai trò của gan và thận trong điều hoà cân bằng nội môi - Vẽ được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi, nêu được vai trò của các thành phần của cơ chế duy trì cân bằng nội môi. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ -Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ Yêu khoa học, bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng. 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 21 bài 21 Cân bằng nội môi - Hình vẽ: Sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi. 2. Chuẩn bị của học sinh Kiến thức bài mới theo hướng dẫn IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV giới thiệu: Cân bằng nội môi (tiếng Anh: Biological homeostasis) là một đặc tính của một hệ thống mở để điều khiển môi trường bên trong nhằm duy trì trạng thái cân bằng, thông qua việc điều chỉnh các cơ chế điều hòa cân bằng động khác nhau. Tất cả các sinh vật sống bao gồm cả đơn bào hay đa bào đều duy trì cân bằng nội môi. Vậy cân bằng nội môi ở mức độ cơ thể được hiểu như thế nào? các cơ quan nào tham gia vào các cơ chế cân bằng nội môi? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động: Tìm hiểu khái niệm và ý I Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi nghĩa của cân bằng nội môi. GV: Môi trường trong là môi trường bên - Nội môi : là môi trường bên trong cơ thể. trong cơ thể, bao quanh tế bào, trong môi Gồm các yếu tố hoá lý, đảm bảo cho các Lê Thị Ngọc Trâm

114


Giáo án Sinh học 11

trường đó tế bào của cơ thể tiếp nhận chất dinh dưỡng và thải ra các chất thải. Ví dụ như môi trường trong của cơ thể người là máu, nước mô và bạch huyết.Môi trường trong cũng luôn cần được duy trì ổn định. Vậy sự ổn định của môi trường trong chịu sự tác động của những yếu tố và theo cơ chế nào, chúng ta đi vào bài học mới: GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: ? Thế nào là cân bằng nội môi? Vai trò của cân bằng nội môi? HS: Nghiên cứu Sgk, trả lời GV: Bổ sung b. Hoạt động2: Tìm hiểu về sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: ? Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận nào, hệ cơ quan nào? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. GV: Bổ sung ? Phân tích sơ đồ? Vai trò của các yếu tố? ? Giải thích tại sao nói : “Cơ chế điều hoà cân bằng nội mội là cơ chế tự động và tự điều chỉnh”? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận c. Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò của gan, thận và hệ đệm trong cân bằng nội môi GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK , thảo luận nhóm theo bàn để trả lời câu hỏi: + ASTT của máu và dịch mô phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Thận điều hoà ASTT của máu thông qua điều hoà yếu tố nào? + Giải thích cảm giác khát? Tại sao uống nước biển không hết khát? Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

hoạt động sống diễn ra - Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể -> Đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng sinh lí của tế bào Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của động vật

II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi - Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận: Tiếp nhận kích thích, điều khiển, thực hiện Quá trình liên hệ ngược đóng vai trò quan trọng - Có sự tham gia của các hệ cơ quan: Hệ thần kinh, bài tiết, nội tiết,... - Sơ đồ: Sgk

III. Vai trò của gan, thận và hệ đệm trong cân bằng nội môi 1. Vai trò của thận: - Điều hòa lượng nước: + Lượng nước trong cơ thể giảm ASTT tăng, HA giảm Vùng dưới đồi tăng tiết ADH, tăng uống nước Giảm tiết nước tiểu + Lượng nước trong cơ thể tăng ASTT giảm, HA tăng Tăng bài tiết nước tiểu - Điều hòa muối khoáng 115


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019 +

HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu + Khi Na trong máu giảm tuyến trên hỏi. thận tăng tiết anđôsteron tăng tái hấp thu GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận Na+ từ các ống thận + Khi thừa Na+ tăng ASTT gây cảm giác khát uống nước nhiều muối dư thừa sẽ GV: Gan điều hoà thông qua điều hoà yếu loại thải qua nước tiểu tố nào? 2. Vai trò của gan + Phân tích sơ đồ điều hoà glucozơ trong Điều hòa luợng glucôzơ trong máu máu? - Glucôzơ tăng Hoocmon insulin được + Bệnh đái tháo đường? tiết ra biến đổi glucôzơ thành glicôgen + Hạ đường huyết là gì? - Glucôzơ giảm Hoocmon glucagôn được ? Cơ chế điều hòa lượng đường trong máu? tiết ra Biến đổi glicôgen dự trữ thành HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu glucôzơ hỏi. GV: nhận xét, bổ sung → kết luận 3. Vai trò của hệ đệm GV: + Vai trò của pH đối với môi trường - pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ các phản ứng sính hoá? đệm, phổi và thận + Có mấy hệ đệm và cơ chế đệm pH? - Hệ đệm có khả năng lấy đi ion H+ (khi H+ + Nêu quá trình điều hoà pH của hệ đệm dư thừa), hoặc ion OH- (khi OH- dư thừa) bicácbonnat? khi các ion này làm thay đổi pH nội môi + Tại sao protein cũng là hệ đệm? - Có 3 loại hệ đệm: HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu + hệ đệm bicác bon nát hỏi. + hệ đệm photphat GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận + hệ đệm proteinat. 3 Hoạt động luyện tập - Tại sao phải cân bằng nội môi? - Vai trò của gan, thận trong điều hòa cân bằng nội môi? - Trong 3 hệ đệm loại hệ đệm nào là tối ưu nhất? Tại sao? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Tại sao những người mắc bệnh gan thường có hiện tượng phù nề? Câu 2. Tại sao khi ta ăn nhiều đường nhưng lượng đường trong máu vẫn luôn giữ được ở mức ổn định? Câu 3. Huyết áp là gì? Tại sao những người huyết áp cao dễ bị xuất huyết não và có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong V. Hướng dẫn tự học ở nhà 1. Bài cũ - Học bài, trả lời câu hỏi Sgk - Mô tả cơ chế điều hoà cân bằng huyết áp thông qua con đường thần kinh 2. Bài mới - Chuẩn bị bài thực hành: + Kẻ bảng Sgk vào vở + Đọc trước cách tiến hành Lê Thị Ngọc Trâm

116


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 22

Ngày soạn: 14/01/2019 Bài 21 THỰC HÀNH: ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh thực hành xong bài này có khả năng đếm được nhịp tim, đo được huyết áp và thân nhiệt của người 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng thực hành -Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ Yêu khoa học, bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng. 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Thực hành- thí nghiệm III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 22 bài 21 Thực hành- Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người - Nhiệt kế để đo thân nhiệt, đồng hồ bấm giây 2. Chuẩn bị của học sinh Chuẩn bị thực hành theo hướng dẫn IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV giới thiệu các thiết bị trong bài thực hành 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, chuẩn I. MỤC TIÊU - Học sinh thực hành xong bài này có khả bị GV Kiểm tra việc chuẩn bị thực hành năng đếm được nhịp tim, đo được huyết áp + Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ. và thân nhiệt của người + Kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của II. CHUẨN BỊ các nhóm. - Huyết áp điện tử hoặc huyết áp kế. + Phân chia dụng cụ thực hành cho các - Nhiệt kế để đo thân nhiệt nhóm. - Đồng hồ bấm giây + Nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành. HS nêu mục tiêu

Lê Thị Ngọc Trâm

117


Giáo án Sinh học 11

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tiến hành, thu hoạch GV: - Hướng dẫn HS đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử: + Ngồi , tay trái duỗi thẳng ngang vị trí của tim + Quấn bao cao su bọc vải quanh cánh tay trái trên khuỷu tay +Ấn nút công tắc Máy tự động đo huyết áp tối đa, tối thiểu, nhịp tim. GV: Lưu ý: Sau 5 – 8 phút máy mới hoạt động trở lại. GV: Hướng dẫn cách đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: + Vẩy nhệt kế để thủy ngân về mức 0. + Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc ngậm vào mồm. + Sau 2 phút lấy ra đọc kết quả. - Chia lớp thành 4 nhóm . Lần lượt 2 thành viên trong nhóm được 3 thành viên khác trong nhóm đo đồng thời các trị số: nhịp tim, huyết áp tối đa và tối thiểu, thân nhiệt. Các trị số được đo vào các thời điểm sau: + Trước khi chạy nhanh tại chỗ (hoặc chống hai tay xuống ghế và nâng cơ thể lên vài chục lần). + Ngay sau khi chạy nhanh 2 phút tại chỗ. + Sau khi nghỉ chạy 5 phút.

Năm học 2018- 2019

III. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH 1. Cách đếm nhịp tim + Cách 1: Đeo ống nghe tim phổi vào tai và đặt một đầu ống nghe vào phía ngực bên trái và đếm nhịp tim trong 1 phút. + Cách 2 : Đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay. Ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số lần mạch đập trong 1 phút. 2. Cách đo huyết áp - Người được đo nằm ở tư thế thoải mái hoặc ngồi và duỗi thẳng cánh tay lên bàn. - Kéo tay áo lên gần nách, quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay phía trên khuỷu tay (hình 21.1 SGK ). - Vặn chặt núm xoay và bơm khí vào bao cao su của huyết áp kế cho đến khi đồng hồ chỉ 160 - 180 mm Hg thì dừng lại - Vặn ngược từ từ để xả hơi, đồng thời nghe tim mạch để nghe thấy tiếng đập đầu tiên, đó là huyết áp tối đa. Tiếp tục nghe cho đến khi không có tiếng đập nữa là huyết áp tối thiểu 3. Cách đo nhiệt độ cơ thể - Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc ngậm vào miệng 2 phút, lấy ra đọc kết quả III. THU HOẠCH - Mỗi học sinh làm một bảng tường trình, theo các nôi dung sau: + Hoàn thành bảng sgk: + Nhận xét kết quả? Giải thích tại sao các trị số lại thay đổi?

3. Hoạt động luyện tập - GV: Nhận xét ý thức, thái độ của HS tham gia thực hành. - Thu dọn dụng cụ thực hành. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1: Nguyên nhân chính gây cao huyết áp? Những yếu tố của lối sống như hút thuốc lá, stress… có thể góp phần gây ra cao huyết áp nhưng với hầu hết mọi người thì cao huyết áp không rõ nguyên nhân. Một số yếu tố góp phần gây tăng Lê Thị Ngọc Trâm

118


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

huyết áp lại không thể kiểm soát được như tuổi tác, chủng tộc, tiền sử gia đình nhưng có thể kiểm soát được nhiều yếu tố nguy cơ khác như béo phì, sử dụng thuốc lá và rượu, ăn mặn hay ít vận động. Câu 2: Nếu là người trưởng thành và không có lịch sử cao huyết áp, định kỳ bao lâu cần được kiểm tra huyết áp? Nếu huyết áp bình thường, dưới 120/80 mmHg thì cần được kiểm tra huyết áp ít nhất 2 năm 1 lần hoặc mỗi lần gập thầy thuốc theo hẹn. Nếu có tiền sử cao huyết áp hay nếu có bệnh nào đó như tiểu đường, bệnh tim, bệnh thận thì cần được kiểm tra thường xuyên hơn. Câu 3: Nếu huyết áp dưới 149/90 mmHg thì không lo cao huyết áp? Hướng dẫn xử trí cao huyết áp đã thay đổi từ mùa xuân 2003 và đã đề ra trị số mới về huyết áp bình thường. Huyết áp dưới 140/90 đã có thời gian được chấp nhận nhưng ngày nay nếu huyết áp trên 120/80 nhưng dưới 140/90 thì vẫn coi là tiền cao huyết áp (prehypertension) nghĩa là cao huyết áp vẫn có thể trở thành một vấn đề nếu không điều trị để giảm. Cần có huyết áp bình thường với trị số dưới 120/80. Câu 4: Thuốc là tất cả những gì cần thiết để chữa cao huyết áp? Không nên cho rằng chỉ có thuốc mới giảm được cao huyết áp. Thay đổi lối sống cũng rất quan trọng, ví dụ như chế độ ăn nhiều rau quả, đi bộ hàng ngày và không hút thuốc lá. Thay đổi lối sống còn có thể làm cho thuốc hiệu quả hơn và đôi khi có thể làm giảm huyết áp đủ để giảm liều lượng thuốc hàng ngày. V. Hướng dẫn về nhà 1. Bài cũ - Hoàn chỉnh bài thực hành. - Dọn dẹp phòng thực hành - Rút kkinh nghiệm sau giờ dạy 2. Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị : Bài 22 ôn tập chương I + Ôn tập kiến thức đã học về hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa ở động vật? + Tiết sau bài tập: Làm các bài tập bài 22

Lê Thị Ngọc Trâm

119


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 23

Ngày soạn: 15/01/2019 Bài 22: BÀI TẬP CHƯƠNG I

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hệ thống toàn bộ kiến thức chương I - Trình bày được kiến thức cơ bản về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật và thực vật 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. -Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Yêu khoa học, bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng. 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tái hiện - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 23 bài 22 Bài tập chương I - Hình 22.1, 22.2, 22.3 và bảng 22 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV cho HS quan sát hình 22.1, 22.3 SGK. Chúng ta đã học các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật và cơ thể động vật. Vậy các quá trình này có mối liên hệ với nhau như thế nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ dinh I. MỐI QUAN HỆ DINH DƯỠNG Ở dưỡng ở thực vật, mối quan hệ giữa hô hấp THỰC VẬT. a. CO2 khuếch tán qua khí không của lá. và quang hợp. GV: Yêu cầu quan sát hình 22.1 và chỉ rõ b. Quang hợp trong lục lạp của lá. quá trình nào xảy ra trong cấu trúc nào và ở c. Dòng mạch rây

Lê Thị Ngọc Trâm

120


Giáo án Sinh học 11

đâu? HS :Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận + Rễ hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ, tạo động lực cho mạch gỗ. + Dòng mạch gỗ thông suốt giúp dòng nước cùng các ion xâm nhập vào rễ. Rễ hút nước cùng các chất tan, đẩy chúng lên các cơ quan trên mặt đất, tạo độ trương nước cần thiết cho các TB và mô của cây, đặc biệt giúp TB khí khổng mở để hơi nước thoát ra khỏi lá. + Thoát hơi nước ở lá là “động lực đầu trên” của mạch gỗ . + Quá trình trao đổi, hấp thụ nước và các ion khoáng với quang hợp, hô hấp cũng có quan hệ với nhau: Sự hấp thụ nước cùng các ion khoáng ở rễ cung cấp nguyên liệu cho quang hợp và hô hấp. Thoát hơi nước làm mở khí khổng giúp cho khí CO2 khuyêch tán vào lá, đến các TB, quang hợp cung cấp nguồn nguyên liệu cho cho rễ hô hấp. GV: Nêu mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp? Tại sao nói đó là 2 mặt của một quá trình đối lập nhưng lại thống nhất trong trao đổi năng lượng ở thực vật? HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận

Năm học 2018- 2019

d. Dòng mạch gỗ e. Quá trình thoát hơi nước ở lá

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VÀ QUANG HỢP Hô hấp và quang hợp là 2 mặt của một quá trình đối lập nhưng lại thống nhất trong trao đổi năng lượng ở thực vật. Quang hợp tạo ra đường và oxi cung cấp nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại hô hấp tạo ra C02 và H2O cung cấp nguyên liệu cho quang hợp. Hô hấp tạo ra năng lượng ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống trong đó có các hoạt động tổng hợp các chất, cấu trúc tham gia quang hợp.

III. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT b. Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu hóa, hô hấp, Qúa TH ở TH ở cân bằng nội môi ở động vật trình tiêu động vật động vật GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn hoá đơn bào có túi để trả lời các câu hỏi sau: tiêu hoá + Khái niệm tiêu hoá? TH cơ + Hoàn thành bảng 22 SGK học + Sự thích nghi của quá trình và cấu trúc TH hoá x x tiêu hoá phù hợp với loại thức ăn? học + Diễn biến tiêu hoá ở người? Lê Thị Ngọc Trâm

121

TH ở động vật có ống tiêu hóa x x


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

HS Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. IV. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận - Thực vật trao dổi khí củ yếu qua khí GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn để khổng. trả lời các câu hỏi trong sgk - Động vật trao đổi khí: qua da, bề mặt cơ HS nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm trả lời thể, mang, phổi, hệ thống ống khí. Câu 1: Cơ quan TĐK ở ĐV là bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi; còn ở TV, TĐK với môi trường ở tất cả các bộ phận có TĐK của cơ thể. Tuy nhiên, TĐK giữa cơ thể TV với môi trường chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và lỗ vỏ (bì khổng) ở thân cây. Câu 2: - Giống nhau: Lấy O2 và thải CO2. - Khác nhau: + Ngoài TĐK qua hô hấp, thực vật còn có TĐK qua quang hợp. Quá trình này hấp thu CO2 và giải phóng O2. TĐK giữa cơ thể TV với môi trường được thực hiện thông qua các khí khổng ở lá và lôc vỏ ở thân cây. + Động vật TĐK với môi trường xung quanh nhờ cơ quan hô hấp, đó là bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi. GV: + Phân tích đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? Tại sao nói mang là cơ quan hô hấp chuyên hoá với việc trao đổi khí dưới nước? V. HỆ THỐNG TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời VẬT - Gợi ý trả lời lệnh của mục V: + Thực vật : dòng mạch gỗ, dòng mạch rây Câu 1: ở TV, hệ thống v/c dòng mạch gỗ là + Động vật: Hệ tuần hoàn mạch gỗ và hệ thống v/c dòng mạch rây là + Mối quan hệ của hệ tuần hoàn với hệ hô mạch rây ở ĐV, hệ thống v/c máu là tim và hấp, hệ bài tiết và hệ tiêu hoá mạch máu (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch). Câu 2: ở TV, động lực dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực dòng mạch rây là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả, ...) Lê Thị Ngọc Trâm

122


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- Ở ĐV có hệ tuần hoàn, động lực v/c máu đi đến các cơ quan là sự co bóp của tim. VI. CƠ CHẾ DUY TRÌ CẦN BẰNG NỘI Câu 3: - ĐV tiếp nhận chất dinh dưỡng (có MÔI trong thức ăn), ôxi ; thải các chất sinh ra từ Sơ đồ cơ chế diều hóa cân bằng nội môi quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, SGK trang 96 CO2) và nhiệt. GV: Vai trò của thận và gan trong điều hoà ASTT là gì? Tại sao nói cân bằng nội môi là cơ chế tự điều chỉnh? HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận 3. Hoạt động luyện tập 1. Nêu mối quan hệ giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật ? 2. Vai trò của tim ? Tại sao tim có khả năng đập tự động? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng 1. Nêu sự tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các nhóm động vật? Hệ tuần hoàn được phát triển từ đơn giản đến phức tạp. Ở động vật đơn bào chưa có hệ tuần hoan sự trao đổi chất với môi trường ngoài được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào. Trong quá trình tiến hóa của động vật hệ tuần hoàn đã dần dần được hình thành và được hoàn thiện: Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín, từ hệ tuần hoàn kín đơn đến hệ tuần hoàn kín kép. Từ tim hai ngăn đến tim 3 ngăn 4 ngăn. Máu đi nuôi cơ thể từ máu pha đến máu đỏ tươi. 2. Nêu sự tiến hoá của cơ quan hô hấp ở động vật? + Ở động vật đơn bào hay đa bào như ruột khoang, giun tròn .. TĐK thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hay qua bề mặt cơ thể. + Cơ quan hô hấp xuất hiện ngày càng hoàn thiện và thích nghi với môi trường sống. - Ở các động vật sống dưới nước TĐK thức hiện qua mang - Côn trùng ở cạn TĐK qua hệ thống ống khí - Ở chim TĐK qua các ống khí nằm trong phổi thông với các túi khí , phù hợp hoạt động bay của chim - Đa số động vật ở cạn TĐK qua bề mặt trao đổi khí ở các phế nang trong phổi, thích nghi cao. Số lượng phế nang càng nhiều trao đổi khí trên cạn càng hiệu quả. V. Hướng dẫn về nhà 1. Bài cũ - Ôn tập lại kiến thức đã học. 2. Bài mới - Chuẩn bị : + Hướng động là gì? Cơ chế của hướng động? + Nêu các kiểu hướng động ? Vai trò của hướng động đối với thực vật

Tiết: 24 Lê Thị Ngọc Trâm

Ngày soạn: 18/01/2019 123


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Bài 23: HƯỚNG ĐỘNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được hướng động là vận động sinh trưởng hướng về phía tác nhân của môi trường do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại 2 phía của cơ quan. - Nêu được các kiểu hướng động. - Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động và các kiểu hướng động tương ứng - Nêu được vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. -Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Yêu khoa học, bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng. 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 24 bài 23 hướng động - Hình 23.1, 23.2, 23.3 23.4 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1.Hoạt động khởi động:Giới thiệu Chương II giới thiệu về cảm ứng, một chức năng quan trọng giúp cho cơ thể thích nghi với điều kiện của môi trường. Thông qua việc nghiên cứu các hình thức cảm ứng ở thực vật (hướng động và ứng động) và cảm ứng ở thực vật và động vật và những khác biệt trong biểu hiện phản ứng trả lời đối với cơ thể động vật và thực vật. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cảm I. Cảm ứng: Lê Thị Ngọc Trâm

124


Giáo án Sinh học 11

ứng, hướng động GV: Lấy ví dụ ta chạm tay vào lá cây trinh nữ lá cụp lại. hay cây khi mọc ở bờ tường thì có xu hướng mọc cong về ánh sáng →Cảm ứng là gì? Cảm ứng ở thực vật có những loại nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét GV: yêu cầu HS quan sát hình 23.1, nghiên cứu SGK thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: ? Nhận xét sự thay đổi hướng sinh trưởng của các cây đặt trong điều kiện khác nhau? ? Hướng động là gì? Có những loại nào? HS: Trả lời . GV: Vận động của chồi hướng về phía ánh sáng (tác nhân KT) gọi là hướng động dương, vận động của rễ tránh xa nguồn ánh sáng (hướng động âm) ? Phân biệt hướng động dương và hướng động âm ? Cho ví dụ HS trả lời ? Vì sao khi chiếu tia sáng từ 1 phía thì cây mọc công về phía ánh sáng? HS trả lời GV: Bổ sung b. Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hướng động GV: Yêu cầu HS quan sát hình 23.2, 23.3, 23.4 thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập sau: Kiểu tác nhân đặc điểm vai trò HĐ KT hướng sáng hướng trọng lực hướng nước hướng Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

1. Khái niệm: Là khả năng phản ứng của thực vật đối với các kích thích của môi trường. 2. Phân loại : + Hướng động + Ứng động. II. Khái niệm hướng động. 1. Khái niệm: Là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một phía của tác nhân trong ngoại cảnh

2. Phân loại : 2 kiểu hướng động : + Hướng động dương: Vận động sinh trưởng hướng về nguồn kích thích + Hướng động âm: Vận động tránh xa nguồn kích thích. 3. Cơ chế của hướng động Do tốc độ sinh trưởng của các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan khác nhau (Nguyên nhân là do hoocmon Auxin phân bố không đồng đều) III. Các kiểu hướng động 1. Hướng sáng: - Là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng. - Ví dụ: Thân, cành hướng sáng dương Rễ cây hướng sáng âm

2. Hướng trọng lực - Là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực. - Ví dụ:+Thân,cành hướng trọng lực âm +Rễ cây hướng trọng lực dương 3. Hướng hoá - Là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp 125


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

ứng lại tác động của hóa chất. - Hướng hoá dương : Đối với các chất dinh dưỡng cần thiết - Hướng hoá âm : Đối với các chất độc cho cây 4. Hướng nước - Là phản ứng sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn nước. - Rễ cây hướng nước dương 5. Hướng tiếp xúc - Là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây Vai trò của hướng động: Giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận ? Vậy hướng động có vai trò gì đối với thực lợi giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và vật? phát triển. HS : Trả lời GV: Nhận xét - Đáp án PHT Kiểu HĐ Tác nhân KT Đặc điểm Vai trò Hướng sáng Ánh sáng Chồi hướng sáng + +Tìm nguồn sáng để QH Rễ hướng sáng Hướng trọng Trọng lực Chồi hướng trọng lực + Bảo đảm sự phát triển của lực Rễ hướng trọng lực + bộ rễ Hướng nước Nước Rễ hướng tới nguồn Thực hiện TĐ nước, khoáng nước Hướng hóa Hóa chất Rễ hướng tới chất dinh Thực hiện TĐ nước, khoáng dưỡng, tránh xa chất độc Hướng tiếp Sự tiếp xúc Thân leo quấn quanh giá Cây leo vươn lên hướng tiếp xúc thể khi có sự tiếp xúc xúc hóa hướng tiếp xúc HS quan sát hình 23.2, 23.3, 23.4 thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập - Đại diện các nhóm báo cáo GV nhận xét, bổ sung GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục lệnh HS : Trả lời ? Giải thích sự vận động của tua cuốn và cây đối với giàn leo ? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận

3. Hoạt động luyện tập + Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật? + Hướng động là gì? Đặc điểm của tác nhân kích thích và đặc điểm việc trả lời kích thích? + Nêu hiện tượng hướng sáng, hướng nước đối với đời sống của cây? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Khi hạt nảy mầm, rễ hướng xuống đất, phần thân hướng lên trên. Hãy giải thích vì sao? Lê Thị Ngọc Trâm

126


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Khi gieo một mầm non, rễ cây luôn hướng xuống còn chồi non thì hướng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố hoocmon auxin không đều ở 2 mặt rễ, mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia, lớn lên và kéo dài của tế bào làm cho rễ cây hướng xuống đất. Hay nói cách khác, rễ cây hướng trọng lực dương trong khi thân thì hướng trọng lực âm. Câu 2. Tìm các ứng dụng trong nông nghiệp về vận động hướng động Hướng đất : Làm đất tơi xốp ,thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu . Hướng nước :Nơi nào được tưới nước thì rễ phânbố đến đó. Tưới nước ở rãnh làm cho rễ vươn rộng, đâm sâu. Hướng hóa chất : Nguồn phân bón cần cho cây vươn tới hấp thụ, cần bón đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng. Hướng sáng : Trồng xen canh nhiều loại cây, chú ý mật độ từng loài, mà gieo trồng cho thích hợp. Câu 3. Giải thích vai trò của auxin trong hiện tượng hướng sáng và hướng đất của thực vật? Auxin cã vai trß trong h−íng ®Êt vµ h−íng s¸ng cña thùc vËt, liªn quan ®Õn sù ph©n bè kh«ng ®Òu cña Auxin ë rÔ vµ chåi: - Chåi vµ l¸ c©y h−íng vÒ phÝa cã ¸nh s¸ng do Auxin di chuyÓn vÒ phÝa ®èi diÖn víi ¸nh s¸ng. Khi hµm lưîng Auxin nhiÒu kÝch thÝch tÕ bµo ph¸t triÓn gi·n dµi ra lµm cho chåi vµ l¸ v−¬n vÒ phÝa ¸nh s¸ng. - RÔ hưíng ®Êt dư¬ng do hµm lưîng Auxin ë mÆt trªn cña rÔ thÝch hîp kÝch thÝch tÕ bµo rÔ phÝa trªn kÐo dµi ra lµm cho rÔ cong xuèng dưíi. Câu 4. Cho 1 số hạt đậu nảy mầm trong mùn cưa ướt trên 1 cái rây đặt nằm ngang. Rễ mọc xuống thò ra ngoài rây nhưng sau 1 thời gian thì cong lại chui vào trong rây. Em hãy giải thích hiện tượng trên. V. Hướng dẫn về nhà 1. Bài cũ - Học bài cũ - Thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, hướng nước, hướng hóa, hướng trọng lực của cây 2. Bài mới - Chuẩn bị : Nghiên cứu bài 24 Ứng động + Ứng động là gì? Cho ví dụ? + Nêu các kiểu ứng động?

Lê Thị Ngọc Trâm

127


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 25

Ngày soạn: 19/01/2019 Bài 24: ỨNG ĐỘNG

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm ứng động - Phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng, cho ví dụ. - Nêu vai trò của ứng động. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Yêu khoa học, bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng. 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 25 bài 24 ứng động - Hình 24.1, 24.2, 24.3 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV: Hướng động là gì? Cho ví dụ? HS trả lời GV: Vậy dưới tác động của các tác nhân kích thích không định hướng thì thực vật sẽ phản ứng như thế nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ứng I. Khái niệm ứng động động GV yêu cầu HS quan sát hình, nghiên 1. Khái niệm: cứu SGK, thảo luận nhóm theo cặp để trả lời câu hỏi: Lê Thị Ngọc Trâm

128


Giáo án Sinh học 11

? Hoa bồ công anh nở vào ban sáng và đóng lại lúc hạng vạng tối. Động lực nở hoa? Tác nhân gây ra phản ứng nở hoa? ? Thế nào là ứng động ? HS : Trả lời GV: Nhận xét GV: Ứng động có những loại nào? HS : Trả lời

Năm học 2018- 2019

- Là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều đến các bộ phận của cây. - Tác nhân: Ánh sáng, nhiệt độ, nước, ...

2. Phân loại: + Dựa các nhân tố gây tác động có: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động, ứng động tổn thương…. + Dựa vào cơ chế gây ra ứng động: - Ứng động sinh trưởng - Ứng động không sinh trưởng II. Các kiểu ứng động b. Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu ứng động 1. Ứng động sinh trưởng GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK hình 24.1, + Khái niệm: Là vận động cảm ứng do sự 24.2, 24.3 , thảo luận nhóm theo bàn hoàn khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào thành phiếu học tập: tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) Ứng động Ứng động + Thường là các vận động liên quan đến sinh trưởng không đồng hồ sinh học. sinh trưởng + Các loại: Tùy vào tác nhân kích thích mà Khái niệm chia thành các kiểu tương ứng - Nhiệt ứng động: Nở hoa nghệ tây, tuy líp. - Quang ứng động: Hoa bồ công anh nở hoa Các dạng vào lúc sáng và cụp lại khi ánh sáng yếu. + Cơ chế: Do tốc độ sinh trưởng của các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan khác nhau. Cơ chế

Ví dụ

HS thảo luận nhóm hoàn thành PHT - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm bổ sung ý kiến GV hoàn thiện nội dung

Lê Thị Ngọc Trâm

2. Ứng động không sinh trưởng VD: Lá cây hoa trinh nữ cụp lại do thay đổi sự trương nước của tế bào + Khái niệm: Là vận động cảm ứng liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa. + Các dạng ứng động không sinh trưởng: - Ứng động sức trương: Vận động tự vệ của hoa trinh nữ. - Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động: Vận động bắt mồi. + Cơ chế: Do sự biến đổi hàm lượng nước của các tế bào chuyên hóa hoặc sự truyền 129


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

điện thế lan truyền kích thích. GV: Ứng động có vai trò gì đối với đời sống 3. Vai trò của ứng động của thực vật? Ứng dụng trong thực tiễn sản - Giúp cây thích nghi đa dạng đối với những biến đổi của môi trường để tồn tại và phát xuất? HS trả lời triển. GV hoàn thiện nội dung - Ứng dụng vào thực tiễn để điều khiển hoa nở, đánh thức chồi. 3. Hoạt động luyện tập + Ứng động là gì? đặc điểm kích thích trong ứng động? + Có bao nhiêu loại ứng động? Cơ sở phân loại? + So sánh hưóng động và ứng động? - Đáp án phiếu học tập Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng

Khái niệm

Các dạng

Cơ chế

Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan ( như lá, cánh hoa..) + Các loại: Tùy vào tác nhân kích thích mà chia thành các kiểu tương ứng:Nhiệt ứng động, quang ứng động : Do tốc độ sinh trưởng của các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan khác nhau.

Là vận động cảm ứng liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa. - Ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và hóa ứng động

Do sự biến đổi hàm lượng nước của các tế bào chuyên hóa hoặc sự truyền điện thế lan truyền kích thích. Ví dụ Hoa bồ công anh nở hoa vào lúc sáng Vận động tự vệ của hoa trinh nữ. và cụp lại khi ánh sáng yếu. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Giải thích cơ chế vận động bắt mồi ở cây bắt mồi ? Cây bắt mồi thường gặp ở những nơi nào? Cây thuộc họ nắp ấm tự tiết ra những chất lỏng để thu hút con mồi, đồng thời bên trong thành của nắp ấm có lớp sáp trơn để con mồi rơi vào đó không thể thoát được ra ngoài. Khi con mồi bị chất lỏng do nắp ấm tiết ra thu hút và vào bên trong, sức trương giảm sút, làm các gai, tua, lông cụp, các nắp đậy lại giữ chặt con mồi. Các tuyến trên lông của lá tiết enzim (gần giống enzim protease) phân giải protein con mồi. Sau một thời gian vài ba giờ, sức trương được phục hồi, các gai lông, nắp lại trở lại vị trí bình thường. Cây ăn sâu bọ có nhiều loại, thường gặp ở vùng đầm lầy, đất cát nghèo muối natri và các muối khoáng khác, đặc biệt ở đất thiếu đạm. Câu 2. Phân biệt vận động khép lá - xòe lá ở cây phượng và cây trinh nữ? Lê Thị Ngọc Trâm

130


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

TRẢ LỜI: Nội dung so Vận động khép lá - xòe lá ở cây sánh trinh nữ Bản chất Vận động không sinh trưởng Tác nhân Sự va chạm (tác động cơ học) kích thích Cơ chế Do sự thay đổi sức trương nước của tế bào chuyên hóa nắm ở cuống lá, không liên quan đến sinh trưởng Tính chất Nhanh hơn biểu hiện Không có tính chu kì Ý nghĩa Giúp lá không bị tổn thương khi có tác động cơ học

Vận động khép lá - xòe lá ở cây phượng Vận động sinh trưởng Ánh sáng Do tác động của auxin nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng không đều ở mặt trên và mặt dưới của lá Chậm hơn Có tính chu kì Giúp lá xòe ra khi có ánh sáng để quang hợp và khép lại vào đêm để giảm thoát hơi nước

V. Hướng dẫn về nhà 1. Bài cũ - Học bài cũ - Giải thích hiện tượng nở hoa của hoa mười giờ, hoa quỳnh. 2. Bài mới - Chuẩn bị :Bài 25 Thực hành : Hướng động + Ngâm hạt đậu ( lúa ) nảy mầm. + Làm thí nghiệm hướng sáng, hướng trọng lực đối với cây đậu. + Đọc trước bài thực hành.

Lê Thị Ngọc Trâm

131


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 26

Ngày soạn: 08/02/2019 Bài 25 THỰC HÀNH: HƯỚNG ĐỘNG

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Làm được thí nghiệm về hướng trọng lực. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng thực hành -Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Yêu khoa học 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Thực hành- thí nghiệm III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 26 bài 25 Thực hành- Hướng động - Chuông thủy tinh, đĩa đáy sâu, phanh, dao, kéo, giấy lọc. - Thí nghiệm mẫu 2. Chuẩn bị của học sinh Chuẩn bị thực hành theo hướng dẫn IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động - GV: Thế nào là hướng trọng lực? Nêu đặc điểm của hướng trọng lực. Nguyên nhân gây ra hiện tượng hướng trọng lực dương ở rễ là gì? - HS trả lời - GV: Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện thí nghiệm hướng trọng lực của rễ. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, chuẩn bị GV Kiểm tra việc chuẩn bị thực hành + Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ. + Kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của các nhóm. + Phân chia dụng cụ thực hành cho các nhóm. + Nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành. HS nêu mục tiêu GV giới thiệu các thiết bị thí nghiệm Lê Thị Ngọc Trâm

Nội dung kiến thức I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Thực hiện được các thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây. II. CHUẨN BỊ. + Dụng cụ :- Đĩa đáy sâu. - Chuông thuỷ tinh. - Nút cao su. + Mẫu vật: - Hạt (đậu) nẩy mầm.

132


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tiến hành, thu hoạch Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - Chọn các hạt đã có rễ mầm mọc thẳng, - GV yêu cầu Hs nêu các bước tiến hành thí dùng ghim cắm xuyên 2 hạt vừa chọn. nghiệm - Cho rễ mầm nằm nghiêng hướng ra mép - HS nêu các bước tiến hành thí nghiệm của nút cao su, còn lá mầm thì thướng vào bên - Các HS khác bổ sung trong. - GV: Hướng dẫn HS cách làm thí nghiệm - Sau đó cắt bỏ tận cùng của rễ ở một hạt, - GV: Chia lớp thành 4 nhóm và cho HS tiến đặt nút cao su trên đáy của đĩa có nước. hành thí nghiệm - Dùng giấy lọc phủ lên lá mầm, hai đầu - HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm giấy lọc nhúng trong đĩa nước. theo hướng dẫn của giáo viên. - Úp đĩa nước bằng chuông thủy tinh và đặt trong tối - Sau 1 – 2 ngày quan sát sự vận động của rễ cây mầm và vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực ở cây mầm.

- HS làm tường trình về quá trình thí nghiệm - Các nhóm báo cáo kết quả trước lớpvà rút ra nhận xét. 3. Hoạt động luyện tập - GV: Nhận xét ý thức, thái độ của HS tham gia thực hành. - Thu dọn dụng cụ thực hành. 4. Hướng dẫn về nhà - Hoàn chỉnh bài thực hành. - Chuẩn bị : bài 26 Cảm ứng ở động vật + Trình bày khái niệm cảm ứng ở thực vật + So sánh cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật + Sự tiến hoá của hệ thần kinh qua các nhóm sinh vật

Lê Thị Ngọc Trâm

133


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 27

Ngày soạn: 10/02/2019 Bài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân biệt được đặc điểm cảm ứng của động vật so với thực vật - Trình bày được sự tiến hóa trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác nhau. - So sánh được cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Yêu khoa học, bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng. - Tích hợp môi trường + Các yếu tố môi trường có thể tác động tiêu cực hoặc tích cực lên động vật nên cần bảo vệ tốt môi trường sống của động vật và con người 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 27 bài 26 cảm ứng ở động vật - Hình 26.1, 26.2 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV lấy ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở động vật: Khi bị chiếu ánh sáng, trùng roi bơi về phía có ánh sáng, thiêu thân bay về phía sáng, mèo nheo mắt....Vậy ở các nhóm động vật cảm ứng có những đặc điểm khác nhu như thế nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cảm ứng ở động vật - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Thế nào là cảm ứng ở động vật? Cho ví Lê Thị Ngọc Trâm

Nội dung kiến thức I. KHÁI NIỆM VỀ CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT 1. Khái niệm: - Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên 134


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

dụ

trong và bên ngoài) để tồn tại và phát triển. + Các khâu của cung phản xạ? - VD: Trời rét mèo có phản ứng xù lông và - HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu mạch máu co lại. hỏi. - Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh - GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận nhờ 1 Cung phản xạ gồm: + Bộ phận tiếp nhận kích thích. + Đường dẫn truyền vào. + Bộ phận phân tích và tổng hợp. + Đường dẫn truyền ra. + Bộ phận trả lời kích thích. 2. Phân biệt cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật: ? Phân biệt cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở - Thực vật: phản ứng chậm, khó nhận thấy, động vật ? hình thức kém đa dạng. HS: Trả lời. - Động vật: phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, GV: Nhận xét. hình thức đa dạng. GV: Tích hợp môi trường Các yếu tố môi trường có thể tác động tiêu cực hoặc tích cực lên động vật -> Cần bảo vệ tốt môi trường sống của động vật và con người b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cảm ứng ở các II. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần nhóm động vật có tổ chức thần kinh. kinh - GV: + Khi kích thích tại một điểm trên cơ 1. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần thể thủy tức nó phản ứng lại kích thích như kinh dạng lưới: thế nào? + Cấu tạo hệ thần kinh : các tế bào thần kinh + Phản ứng của thủy tức có phải là phản phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới xạ không? Tại sao? + Hình thức trả lời kích thích : Co rút toàn bộ - HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu cơ thể, vì vậy tiêu tốn nhiều năng lượng. hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận 2. Cảm ứng ở nhóm động vật có hệ thàn - GV: + Hệ thần kinh chuỗi hạch có ở những kinh dạng chuỗi hạch động vật nào? + Cấu tạo hệ thần kinh : Các tế bào thần kinh + Động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch tập trung thành các hạch thần kinh nằm dọc phản ứng lại kích thích của môi trường như chiều dài cơ thể. thế nào? + Phản ứng theo nguyên tắc phản xạ: + Tại sao HTK dạng chuỗi hạch có thể trả + Phản ứng mang tính chất định khu, chính lời cục bộ khi bị kích thích? xác hơn, tiết kiệm hơn so với hệ thần kinh + Việc hình thành đầu và hạch não có dạng lưới. lợi như thế nào đối với sinh vật? - HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận 3. Hoạt động luyện tập Câu 1: Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao? Lê Thị Ngọc Trâm

135


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

TRẢ LỜI: - Khi dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân thủy tức, xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh, làm cho thủy tức co toàn bộ cơ thể. - Phản ứng của thủy tức là phản xạ vì thủy tức có tổ chức hộ thần kinh. Câu 2: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thề trả lời cục bộ (như co một chân khi bị kích thích? TRẢ LỜI: Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên khi bị kích thích tại một điểm nào đó, hạch thần kinh phụ trách vùng bị kích thích đó sẽ xử lí thông tin nhận được và đưa lệnh đến bộ phận trả lời tương ứng nên động vật trả lời cục bộ. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1: Phân biệt đặc điểm của hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch TRẢ LỜI: Đặc điểm của động vật có hệ thần kinh dạng lưới Có ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn (ruột khoang) Các tế bào thần kinh nằm rải rác, liên hệ với sợi thần kinh à tạo mạng lưới thần kinh Đặc điểm của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Có ở động vật có cơ thể dạng đối xứng hai bên (giun dẹp, giun tròn, chân khớp) Các tế bào tập trung thành hạch thần kinh.Các hạch nối với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh dọc theo cơ thể: Hạch là trung tâm điều khiển một vùng xác định. Câu 2: Trình bày ưu điểm hệ thần kinh dạng chuỗi hạch TRẢ LỜI: - Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vật tăng - Do tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp tăng cường . - Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới V. Hướng dẫn về nhà 1. Bài cũ - Học bài cũ: trả lời các câu hỏi trong SGK 2. Bài mới - Chuẩn bị :Nghiên cứu bài 27 Cảm ứng ở động vật (tt) + Nêu cấu trúc hệ thần kinh dạng ống? + Cho ví dụ về PX có điều kiện và PX không điều kiện?

Lê Thị Ngọc Trâm

136


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 28

Ngày soạn: 16/02/2019 Bài 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (tt)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được sự tiến hóa trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác nhau. - Nêu được cấu tạo hệ thần kinh dạng ống, phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Yêu khoa học, bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng. 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 28 bài 27 cảm ứng ở động vật (TT) - Hình 27.1, 27.2 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động Cảm ứng ở động vật là gì? Phân biệt cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống - GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Nhóm sinh vật nào có hệ TK dạng ống? + Đặc điểm của hệ TK dạng ống ? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. Lê Thị Ngọc Trâm

Nội dung kiến thức 3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống a. Cấu trúc của hệ TK dạng ống - Gồm nhiều tế bào thần kinh tập hợp lại thành ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng cơ thể. - Gồm 2 phần : + Thần kinh trung ương: Não và tủy sống: 137


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- GV:Tại sao hệ thần kinh ở người cũng gọi Não gồm: là hệ thần kinh dạng ống? * Bán cầu đại não - HS: Trả lời. * Não trung gian - GV: Nhận xét. * Não giữa - GV:HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời * Tiểu não câu hỏi ở mục lệnh. * Hành tủy - HS: Trả lời. + Thần kinh ngoại biên: Gồm dây thần kinh - GV nhận xét, bổ sung → kết luận và hạch thần kinh. - Căn cứ vào chức năng của hệ thần kinh có thể phân hệ thần kinh thành hệ thần kinh vận động (hệ thần kinh cơ xương) và hệ thần b. Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động kinh sinh dưỡng. của hệ TK dạng ống - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời b. Hoạt động của Hệ TK dạng ống câu hỏi + Hoạt động của Hệ TK dạng ống được - Hoạt động của động vật có hệ thần kinh thực hiện dựa trên nguyên tắc nào và nhờ dạng ống đều được thực hiện theo nguyên yếu tố nào? tắc phản xạ thông qua cung phản xạ. - HS: Trả lời. - Cung phản xạ gồm: Bộ phận tiếp nhận kích - GV: Nhận xét. thích , bộ phận phân tích tổng hợp thông tin, ? Giải thích sơ đồ của cung phản xạ tự vệ ở bộ phận thực hiện phản ứng. người trong H27.2? Phản xạ trên là phản xạ có điều kiện hay không có điều kiện? - Hình thức thể hiện: - HS: Trả lời. + PXK ĐK ( PX đơn giản): bẩm sinh, di - GV nhận xét, bổ sung → kết luận truyền, đặc trưng cho loài rất bền vững. - GV: + Phân biệt PXC ĐK và PXK ĐK? + PXC ĐK (PX phức tạp): Có được qua + Hãy nêu 3 ví dụ cho mỗi loại phản xạ kinh nghiệm sống, không di truyền, số lượng không điều kiện và phản xạ có điều kiện? phản xạ ngày càng tăng. - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - GV: Vậy tính chất cảm ứng của hệ thần - Tốc độ phản ứng rất nhanh, chính xác kinh dạng ống như thế nào? hoàn thiện, tinh tế hơn và ít tiêu tốn năng - HS: Trả lời. lượng hơn. - GV: Nhận xét. - GV: Vậy hệ thần kinh dạng ống tiến hóa. . hơn các hệ thần kinh khác như thế nào? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - GV bổ sung: Động vật có hệ thần kinh cấu tạo càng phức tạp thì số lượng các phản xạ càng nhiều và phản ứng càng chính xác, tiêu phí càng ít năng lượng, cách thức phản ứng càng đa dạng, phong phú, với số lượng nơron tham gia vào cung phản xạ càng nhiều. Lê Thị Ngọc Trâm

138


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

3. Hoạt động luyện tập Câu 1: Phân biệt các khái niệm: tác nhân kích thích, cảm ứng, tính cảm ứng và phản xạ. TRẢ LỜI: Tác nhân kích thích: Những thay đổi của môi trường gây được phản ứng ở sinh vật Cảm ứng: là nhận biết kích thích và phản ứng với kích thích Tính cảm ứng: Khả năng nhận biết kích thích để phản ứng với kích thích đó Phản xạ: Một điển hình của cảm ứng Câu 2: Phân tích các bộ phận của cung phản xạ khi vô tình bị gai nhọn đâm vào tay. TRẢ LỜI: Tác nhân kích thích: gai nhọn (tác nhân cơ học) Bộ phận tiếp nhận: thụ quan đau ở tay Bộ phận phân tích và tổng hợp: tuỷ sống Bộ phận thực hiện: cơ tay (rụt tay lại) Câu3: Cho 3 ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh dạng ống TRẢ LỜI: Thú rừng bị săn đuổi, khi thoáng thấy bóng người sẽ bỏ chạy Đánh kẻng rồi cho cá ăn nhiều lần như vậy, sau đó chỉ cần đánh kẻng thì cá ngoi lên mặt nước chờ thức ăn Chuột nghe tiếng mèo kêu thì chạy trốn do nó biết mèo là con vật nguy hiểm đối với nó 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu1: Khi bị kích thích phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng ống có gì khác các động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch? Ví dụ minh họa. TRẢ LỜI: Khi bị kích thích: do não bộ phát triển nên hệ thần kinh dạng ống, đặc biệt là động vật có hệ thần kinh dạng ống phát triển có khả năng xử lý thông tin ở mức cao hơn như: phân tích, tổng hợp, so sánh thông tin… Từ đó đưa ra các phương án trả lời thích hợp và hiệu quả hơn. Ví dụ: phân tích và so sánh phản xạ trong 2 trường hợp sau: Một người trưởng thành đang đi bổng gặp một con chó dại, một em bé đứng trước một con chó dại Câu2: So sánh đặc điểm của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện TRẢ LỜI: Phản xạ không điều kiện: Phản xạ có điều kiện: Cấu tạo bởi số ít tế bào thần kinh Số lượng lớn tế bào thần kinh Do tủy sống và hạch thần kinh Do hệ thần kinh trung ương Mang tính chất di truyền sinh ra đã Có tính chất không di truyền sinh ra chưa có có phải học tập, rút kinh nghiệm Đặc trưng cho loài Không đặc trưng Rất bền vững Không bền vững, sẽ dễ dàng mất đi Câu 3: Trình bày chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh động vật. TRẢ LỜI: Tập trung hoá: các tế bào thần kinh nằm rải rác trong hệ thần kinh dạng lưới à tập trung lại thành các hạch thần kinh trong hệ thần kinh chuỗi hạch à nhiều hạch thần kinh tập trung cao hơn tạo thành hệ thần kinh dạng ống. Lê Thị Ngọc Trâm

139


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- Từ đối xứng toả tròn (thuỷ tức, sứa…) sang đối xứng 2 bên. Đối xứng 2 bên hình thành do động vật chủ động di chuyển theo một hướng xác định. - Hiện tượng đầu hoá: nghĩa là tế bào thần kinh tập trung về phía đầu làm não bộ phát triển mạnh . Vì vậy, khả năng điều khiển, phối hợp và thống nhất hoạt động được tăng cường. Câu 4: Hệ thần kinh ở động vật đa bào có chiều hướng tiến hóa như thế nào? Sự tiến hóa này mang cho động vật những lợi ích gì? TRẢ LỜI: Chiều hướng tiến hóa: Từ phân tán đến tập trung, từ đối xứng tỏa tròn đến đối xứng 2 bên, cơ thể phân biệt đầu, đuôi, hệ thần kinh tập trung về phần đầu. Sự tập trung hóa: từ dạng thần kinh mạng lưới ở ruột khoang, chuỗi hạch bậc thang ở giun dẹp, chuỗi hạch bụng ở giun đốt, đến 3 khối hạch não, hạch bụng, hạch ngực. Sự đầu hóa: ở động vật có đối xứng 2 bên sự hình thành bộ não và các giác quan ở phần cơ thể rất rõ rệt ở các ngành từ thấp lên cao. Ở động vật có xương sống hình thành hệ thần kinh dạng ống và hiện tượng đầu hóa rất rõ từ cá, ếch nhái, bò sát đến chim và thú. Ý nghĩa thích nghi: Cơ thể phân biệt đầu - thân - đuôi giúp di chuyển có hướng thích nghi tốt hơn với các hoạt động kiếm ăn săn mồi hay chạy trốn kẻ thù. Bộ não phát triển tạo tiền đề cho sự hình thành các hoạt động thần kinh phức tạp như các phản xạ học tập (phản xạ có điều kiện), tập tính… ở động vật bậc cao. V. Hướng dẫn về nhà 1. Bài cũ - Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK - Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa động vật và thực vật về khả năng nhận biết và phản ứng với những thay đổi của điều kiện môi trường. Cảm ứng ở thực vật Cảm ứng ở động vật Chưa có cơ quan chuyên hóa Có cơ quan chuyên hóa là tế bào thần kinh và Do hoocmon hay thay đổi trạng thái hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên) trương nước … của tế bào Do hoạt động của hệ thần kinh Phản ứng đơn giản, chậm, kém chính Phản ứng phức tạp, nhanh, chính xác xác Biểu hiện bằng hướng động và ứng Biểu hiện bằng phản xạ động 2. Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị : + Thế nào là điện thế nghỉ ? + Nguyên nhân hình thành điện thế nghỉ?

Lê Thị Ngọc Trâm

140


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 29

Ngày soạn: 18/02/2019 Bài 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm điện sinh học. - Nêu được khái niệm và cơ chế hình thành điện thế nghỉ 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Yêu khoa học, bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng. 4. Năng lực - Phát triển năng lực nghiên cứu kiến thức sinh học - Rèn luyện năng lực tư duy, logic II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 29 bài 28 Điện thế nghỉ - Hình 28.1, 28.2 , 28.3 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo và hoạt động của động vật có hệ thần kinh dạng ống? - Giới thiệu về lịch sử phát hiện điện sinh học 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm điện I. KHÁI NIỆM ĐIỆN SINH HỌC VÀ sinh học và điện thế nghỉ.’ ĐIỆN THẾ NGHỈ - GV: Mọi tế bào đều có khả năng hưng 1. Khái niệm điện sinh học: phấn ( tích điện ) gọi là điện sinh học: Giới - Là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể. - Điện sinh học bao gồm điện thế nghỉ và thiệu khái niệm và phân loại điện sinh học. Lê Thị Ngọc Trâm

141


Giáo án Sinh học 11

- GV: HS nghiên cứu hình vẽ SGK ? Cho biết cách đo điện thế nghỉ trên TBTK mực ống? ? Vi sao phải sử dụng vi điện kế với vi điện cực và kim điện kế cực nhạy? ? Đo điện thế nghỉ vào lúc nào và kết quả đo là gì? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - GV: Vậy điện thế nghỉ là gì? Tại sao điện thế nghỉ lại mang giá trị âm? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm nguyên nhân điện thế nghỉ GV: yêu cầu HS nghiên cứu bảng 28, hình 28.2 SGK trả lời câu hỏi + Ở bên trong tế bào, loại ion dương nào có nồng độ cao hơn và loại ion dương nào có nồng độ thấp hơn? + Loại ion dương nào đi qua màng tế bào và nằm sát lại mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích âm? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - GV: Tính thấm của màng tế bào đối với ion như thế nào? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 28.3 K+ và Na+ được vận chuyển theo chiều nào? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. Bơm Na- K có vai trò như thế nào? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

điện thế hoạt động 2. Khái niệm điện thế nghỉ: - Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương. - VD: ĐTN của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là – 70mV.

II. Nguyên nhân hình thành điện thế nghỉ

- Sự chênh lệch ion hai bên màng và tính thấm chọn lọc của màng + Bên trong tế bào ion kali có nồng độ cao hơn, ion Natri có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài. + cổng K+ mở, cổng Na+ đóng : Ion Kali sẽ di chuyển từ trong ra ngoài và nằm sát mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích điện âm. - Hoạt động của bơm Na-K Bơm Na – K có bản chất là Prôtêin nằm trên màng tế bào. Có vai trò vận chuyển Kali từ bên ngoài trả vào bên trong làm cho nồng độ Kali bên trong luôn cao hơn bên ngoài giúp duy trì điện thế nghỉ 142


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

3. Hoạt động luyện tập - Điện thế nghỉ được hình thành nhờ đâu? Tên yếu tố

Vai trò

Sự phân bố ion không Làm nồng độ ion K+ trong tế bào cao hơn ngoài tế bào ; còn đều ở 2 bên màng nồng độ Na+ trong tế bào thấp hơn ngoài tế bào. Tính thấm của màng đối Làm cổng Na+ đóng, còn cổng K+ mở cho ion K+ di chuyển từ với ion K+ cao hơn Na+ trong ra ngoài màng tế bào. Lực hút tĩnh điện của Các ion âm trong tế bào giữ các ion K+ lại và làm các ion K+ các ion trái dấu nằm sát mặt ngoài màng tế bào dẫn đến màng tế bào phân cực. Hoạt động của bơm Na- Sử dụng ATP để vận chuyển K+ trở ngược lại trong màng đảm K bảo nồng độ K+ trong tế bào cao hơn ngoài tế bào. 4. Hoạt động mở rộng, vận dụng - Cách đo điện thế nghỉ sử dụng kĩ thuật vi điện cực nội bào. vi điện cực là 1 pipet cực nhỏ, được kéo từ ống mao quản bằng thuỷ tinh đặc biệt. đường kính mũi nhọn khoảng 0,1 - 0,5um. ống điện cực chứa đầy dung dịch muối, nhúng dung dịch muối là điện cực kim loại nối với thiết bị đo. người ta dùng những tế bào lớn, thí dụ sợi trục thần kinh rất lớn của loài mực để làm thí nghiệm. kết quả : - Khi 2 điện cực đặt trên bề mặt sợi thần kinh thì ko có sự chênh lệch về điện thế. - Khi chọc 1 điện cực qua màng vào sâu trong tế bào, điện cực kia trên bề mặt sợi thần kinh, giữa 2 điện cực xuât hiện hiệu điện thế. - Khi cả hai điện cực chọc xuyên qua màng, không có sự chênh lệch điện thế. IV. Hướng dẫn về nhà 1. Bài cũ: - Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK - Tìm hiểu về điện não đồ và ứng dụng điện não đồ trong y học 2. Chuẩn bị bài mới: + Thế nào là điện thế hoạt động ? + Nguyên nhân hình thành điện thế hoạt động là gì?

Lê Thị Ngọc Trâm

143


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 30

Ngày soạn: 10/02/2019 Bài 29: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm và cơ chế hình thành điện thế hoạt động - Phân biệt được khái niệm điện tĩnh và điện động - Mô tả được sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Yêu khoa học, bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng. 4. Năng lực - Phát triển năng lực nghiên cứu kiến thức sinh học - Rèn luyện năng lực tư duy, logic - Phát triển năng lực giao tiếp II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 30 bài 29 Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh - Hình 29.1, 29.2 , 29.3 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: Trình bày khái niệm và nguyên nhân hình thành điện thế nghỉ? - Vậy khi bị kích thích điện thế nghỉ sẽ thay đổi như thế nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm điện I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG thế hoạt động 1. Khái niệm - GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế Lê Thị Ngọc Trâm

144


Giáo án Sinh học 11

29.1 trả lời câu hỏi ?Thế nào điện thế hoạt động (điện động)? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - GV: Phân biệt điện thế nghỉ và điện thế hoạt động? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 29.2 trả lời câu hỏi + Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, loại ion nào đi qua màng tê bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì? + Ở giai đoạn tái phân cực loại ion nào đi qua màng tê bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh - GV:yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 29.3 thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi + Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin diễn ra như thế nào? + Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin diễn ra như thế nào? + Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo lối “nhảy cóc”? - HS thảo luận, trả lời. - GV: Nhận xét. - GV: So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực

2. Nguyên nhân hình thành điện thế hoạt động Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh (đạt tới ngưỡng) thì tính thấm của màng nơron ở nơi bị kích thích thay đổi: + Kênh Na+ mở rộng, nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây nên sự mất phân cực (khử cực) rồi đảo cực. + Tiếp sau đó kênh Na+ bị đóng lại và kênh K+ mở, K+ tràn qua màng ra ngoài tế bào, gây nên sự tái phân cực II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH 1. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin - Sợi thần kinh trần không có bao miêlin. - Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. - Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh. - Các vùng XTK vừa đi qua điện thế nghỉ được tái lập lại nên “trơ” nhận kích thích XTK không truyền ngược lại. - Tốc độ lan truyền xung thần kinh chậm. 2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin - Trên sợi thần kinh có bao miêlin. - Sự lan truyền xung thần kinh được thực hiện theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. - Tốc độ lan truyền nhanh 145


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

3. Hoạt động luyện tập - Trả lời câu hỏi 2/b SGK - So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin với sợi thần kinh có bao mielin Điện thế hoạt động trên sợi thần kinh không Điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có miêlin có miêlin Liên tục Nhảy cóc Do mất phân cực à đảo cực à tái Do mất phân cực à đảo phân cực liên tiếp từ vùng này đến vùng khác cực à tái phân cực từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác Chậm (thần kinh giao cảm 5m/s) Tốc độ nhanh (thần kinh vận động 120m/s) 4. Hoạt động mở rộng, vận dụng Câu 1: Tại sao trên sợi thần kinh có bao miêlin xung thần kinh lại lan truyền theo cách nhảy cóc? TRẢ LỜI: Bao miêlin có bản chất là phôtpholipit nên có màu trắng và có tính chất cách điện. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, bao miêlin không bao liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do các bao miêlin có tính chất cách điện nên không thể khử cực và đảo cực ở vùng có bao miêlin được. Câu2: Tính thời gian xung thần kinh lan truyền từ vở não xuống ngón chân của 1 người, biết chiều cao của người này là 1,6m, vận tốc lan truyền trên sợi thân kinh vận động 100m/s TRẢ LỜI: Xung thần kinh lan truyền theo sợi thần kinh có bao miêlin với vận tốc khoảng 100m/s thì thời gian mất khoảng: 1,6/100 = 0,016 giây IV. Hướng dẫn về nhà 1. Bài cũ Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK 2. Chuẩn bị bài mới + Xi náp là gì? Nêu cấu tạo của xi náp? + Trình bày diễn biến của quá trình truyền tin qua xi náp?

Lê Thị Ngọc Trâm

146


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 31

Ngày soạn: 15/02/2019 Bài 30: TRUYỀN TIN QUA XINÁP

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được sự dẫn truyền xung thần kinh qua xi náp. - Nêu được khái niệm và cấu tạo của xináp. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Hiểu được bản chất của sự lan truyền xung thần kinh qua xinap, qua đó các em có ý thức bảo vệ hệ thần kinh và thêm yêu thích môn học. 4. Năng lực - Phát triển năng lực nghiên cứu kiến thức sinh học - Rèn luyện năng lực tư duy, logic - Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 31 bài 30 Truyền tin qua xinap - Hình 30.1, 30.2 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động Kiểm tra bài cũ : Câu 1: Trình bày khái niệm và nguyên nhân hình thành điện thế hoạt động? Câu 2: Nêu sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh? ĐVĐ: Vậy khi lan truyền đến cuối sợi thần kinh, xung thần kinh được truyền qua sợi thần kinh khác hoặc tế bào nhận như thế nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và I. KHÁI NIỆM XINÁP Lê Thị Ngọc Trâm

147


Giáo án Sinh học 11

cấu tạo xi náp - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 30.1 trả lời câu hỏi: + Xináp là gì? Có những kiểu xináp nào. - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 30.2 trả lời câu hỏi + Có mấy loại xináp, là những loại nào? + Trình bày cấu tạo xináp hóa học? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình truyền tin qua xináp - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 30.3, thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi + Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào? + Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước ra màng sau mà không theo chiều ngược lại? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - GV: Tốc độ lan truyền xung thần kinh qua xináp như thế nào? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - GV: Tại sao chất trung gian hóa học không bị ứ đọng lại ở màng sau xináp? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

- Xináp là diện tiếp xúc giữa bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa bào thần kinh tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến… II. CẤU TẠO CỦA XINÁP - Có 2 loại xináp: xináp hóa học và xi náp điện. 1. Cấu tạo xináp hóa học - Chùy xináp gồm: Ti thể, túi chứa chất trung gian hóa học và màng trước xi náp. - Khe xináp. - Màng sau xináp và thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa học. 2. Đặc điểm - Mỗi xináp chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học. - Chất trung gian hóa học phổ biến ở động vật là axetincolin và noradrenalin III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINÁP. Quá trình truyền tin qua xináp gồm 3 giai đoạn: - Xung thần kinh lan truyền đến chùy xi náp và làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp. - Ca2+ vào trong chùy xi náp làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. giải phóng chất trung gian hóa học (axêtincôlin) vào khe xi náp - Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

148


GiĂĄo ĂĄn Sinh háť?c 11

Năm háť?c 2018- 2019

3. Hoất Ä‘áť™ng luyᝇn táş­p - Trả láť?i câu háť?i 3/a SGK - Tấi sao xung thần kinh Ä‘ưᝣc dẍn truyáť n trong máť™t cung phản xấ theo 1 chiáť u? 4. Hoất Ä‘áť™ng váş­n d᝼ng, máť&#x; ráť™ng Câu.1 ChẼt trung gian hoĂĄ háť?c cĂł vai trò nhĆ° tháşż nĂ o trong viᝇc truyáť n tin qua xinĂĄp? TRẢ LáťœI: ChẼt trung gian hoĂĄ háť?c Ä‘i qua khe xinap lĂ m thay Ä‘áť•i tĂ­nh thẼm áť&#x; mĂ ng sau xinĂĄp vĂ lĂ m xuẼt hiᝇn xung thần kinh lan truyáť n Ä‘i tiáşżp. Enzim cĂł áť&#x; mĂ ng sau xinĂĄp thuᝡ phân axĂŞtincholin thĂ nh axĂŞtĂĄt vĂ cĂ´lin. Hai chẼt nĂ y quay tráť&#x; lấi chuáťł xinĂĄp vĂ Ä‘ưᝣc tĂĄi táť•ng hᝣp lấi thĂ nh axĂŞtincĂ´lin chᝊa trong cĂĄc bĂłng xinĂĄp. Câu.2 Hiᝇn tưᝣng cháş­m xinĂĄp lĂ gĂŹ? TRẢ LáťœI: Do sáť‘ lưᝣng kĂ­ch thĂ­ch Ä‘áşżn mĂ ng trĆ°áť›c xinĂĄp quĂĄ nhiáť u cĂšng lĂşc, lĂ m cho cĂĄc tĂşi chᝊa chẼt trung gian hoĂĄ háť?c báť‹ vᝥ ra vĂ khĂ´ng káť‹p tĂĄi tấo áť&#x; mĂ ng trĆ°áť›c. Dẍn Ä‘áşżn cĂĄc xung thần kinh khĂ´ng tháťƒ truyáť n Ä‘i tiáşżp Ä‘áşżn mĂ ng sau gáť?i lĂ hiᝇn tưᝣng cháş­m xinĂĄp. Câu 3: DĂša vÂľo ŽÆc ÂŽiĂ“m cĂŠu tšo vÂľ sĂš truyĂ’n tin qua xinap h y giÂśi thĂ?ch t¸c dĂ´ng cĂąa c¸c loši thuèc atrÂŤpin, aminazin Žèi vĂ­i ngĂŞi vÂľ ÂŽipterex Žèi vĂ­i giun kĂ? sinh trong hĂ– tiÂŞu hĂŁa cĂąa lĂŽn? - DĂšng thuáť‘c atropin phong báşż mĂ ng sau xinap sáş˝ lĂ m mẼt cảm giĂĄc cᝧa mĂ ng sau xinap Ä‘áť‘i váť›i chẼ axetylcolin, do Ä‘Ăł hấn cháşż hĆ°ng phẼn vĂ lĂ m giảm co thắt nĂŞn cĂł tĂĄc d᝼ng giảm Ä‘au. - Thuèc aminazin cĂŁ t¸c dĂ´ng tĆ°ÂŹng tĂš nhĆ° enzim aminÂŤxiÂŽaza lÂľm phŠn giÂśi aÂŽrÂŞnanin, vĂ— thĂ• lÂľm giÂśm bĂ­t lưᝣng thÂŤng tin vĂ’ n¡o nÂŞn dÉn ÂŽĂ•n an thÇn Thuèc tĂˆy giun s¸n ÂŽipterex khi ÂŽĂŽc lĂŽn uèng vÂľo ruĂŠt sĂ? ngĂŠm vÂľo giun s¸n ph¸ hĂąy enzim cÂŤlinsteraza ĂŤ c¸c xin¸p. Do ÂŽĂŁ sĂš phŠn giÂśi chĂŠt axÂŞtylcÂŤlin khÂŤng xÂśy ra. AxÂŞtylcÂŤlin sĂ? tĂ?ch tĂ´ ĂŤ mÂľng sau xin¸p gŠy hĆ°ng phĂŠn liÂŞn tĂ´c, cÂŹ cĂąa giun s¸n sĂ? co thžt liÂŞn tĂ´c lÂľm chĂłng cøng ÂŽĂŞ khÂŤng b¸m Žưᝣc vÂľo liÂŞm mšc ruĂŠt, bĂž ŽẊy theo phŠn ra ngoÂľi IV. HĆ°áť›ng dẍn váť nhĂ 1. BĂ i cĹŠ - Háť?c bĂ i cĹŠ – Ä?áť?c m᝼c ‘Em cĂł biáşżt’ 2. ChuẊn báť‹ bĂ i máť›i NghiĂŞn cᝊu bĂ i BĂ i 31 Táş­p tĂ­nh cᝧa Ä‘áť™ng váş­t + Táş­p tĂ­nh lĂ gĂŹ? Cho vĂ­ d᝼ váť táş­p tĂ­nh bẊm sinh vĂ táş­p tĂ­nh háť?c Ä‘ưᝣc? + CĆĄ sáť&#x; thần kinh cᝧa táş­p tĂ­nh lĂ gĂŹ?

LĂŞ Tháť‹ Ngáť?c Trâm

149


Giáo án Sinh học 11 Tiết: 32

Năm học 2018- 2019

Ngày soạn: 02/03/2019 Bài 31: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm tập tính của động vật. - Phân biệt được tập tính thứ sinh( học được) và tập tính bẩm sinh. - Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Xây dựng một số tập tính cho vật nuôi 4. Năng lực - Phát triển năng lực nghiên cứu kiến thức sinh học - Rèn luyện năng lực tư duy, logic - Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 32 bài 31 Tập tính của động vật - Đoạn phim về tập tính của động vật 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động - GV: Ca dao Việt Nam có những câu: Tò vò mà nuôi con nhện/Đến khi nó lớn, nó quyện nhau đi/Tò vò ngồi khóc tỉ ti/Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào? Như vậy, con nhện trong bài ca dao là con vật được làm ơn rồi vô ơn, bội bạc nhưng thực chất nó chính là nạn nhân của tò vò. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung tập tính của động vật để giải oan cho nhện nhé. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu tập tính, phân loại tập tính - GV lấy ví dụ về tập tính sinh sản của tò vò Tập tính là gì? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. Lê Thị Ngọc Trâm

Nội dung kiến thức . TẬP TÍNH LÀ GÌ? - Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại và phát triển. - VD : Tập tính sinh sản của tò vò, nhện 150


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- GV: HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi chăng tơ. + Có mấy loại tập tính, là những loại nào? II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập bằng cách hoàn thành PHT sau: tính học được. 1. Tập tính bẩm sinh: Tiêu chí Tập tính Tập tính học - Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. bẩm sinh được - Vd: Nhên chăng tơ. 1. Ví dụ 2. Đặc điểm

- HS thảo luận, hoàn thàn PHT, báo cáo kết quả - GV: Nhận xét. - GV yêu cầu HS giải thích tập tính sinh sản của tò vò - HS trả lời - GV: Khi tò vò xây tổ xong nó sẽ đi kiếm nhện và đốt cho chúng sống dở chết dở. Sau đó tò vò mang nhện về tổ rồi lấp đất lại. Không phải tò vò nuôi nhện mà nó bắt, nhốt nhện vào tổ, đẻ trứng trong đó chờ khi ấu trùng tò vò ra đời thì có sẵn nguồn thức ăn dự trữ. Ấu trùng tò vò lớn lên thì nhện cũng "quện nhau đi"- có nghĩa là hết đời. - GV: HS trả lời câu hỏi ở mục lệnh SGK. 1,2 - GV lấy ví dụ về tập tính bắt mồi của ếch bắt được con ong nhã ra. Trong ví dụ trên là tập tính bẩm sinh hay tâp tính học được - HS trả lời: Cả bẩm sinh và cả học được - GV: Tập tính hỗn hợp b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở thần kinh của tập tính - GV: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 31.2 trả lời câu hỏi + Cơ sở thần kinh của tập tính là gì? + Sự hình thành tập tính học được ở động Lê Thị Ngọc Trâm

2. Tập tính học được: - Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. - Vd: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH. - Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ. - Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi. - Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều 151


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

vật phụ thuộc vào yếu tố nào? kiện, không bền vững và có thể thay đổi.. - HS: Trả lời. Khi số lượng các xi náp trong cung phản xạ - GV: Nhận xét. tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính - GV:HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi cũng tăng lên. Sự hình thành tập tính học mục lệnh được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến - HS: Trả lời. hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng.. - GV: Nhận xét. 3. Hoạt động luyện tập - So sánh tập tính bẩm sinh với tập tính học được? Giống nhau: Là những tập tính của động vật có cơ sở thần kinh là các phản xạ Khác nhau:

4. Hoạt động mở rộng, vận dụng Câu 1: Cho vài ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người (không có ở động vật). Trả lời: Thí dụ về tập tính học được chỉ có ở người: kiềm chế cảm xúc, tuân thủ pháp luật, ăn ngủ đúng giờ, giải toán khó, học ngoại ngữ, tránh đường dây điện đứt khi tròi mưa bão, không đi tiểu tiện nơi công cộng , biết sơ cứu vết thương….. IV. Hướng dẫn về nhà 1. Bài cũ - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK - Lấy ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được 2. Chuẩn bị bài mới : Tập tính của động vật (tt) : + Cho ví dụ về các hình thức học tập ở động vật? + Nêu các dạng tập tính phổ biến của động vật? + Ứng dụng những tập tính của động vật vào đời sống sản xuất Lê Thị Ngọc Trâm

152


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 33

Ngày soạn: 4/03/2019 Bài 32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (tt)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu các dạng tập tính chủ yếu ở động vật. - Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật. - Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn sản xuất. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Xây dựng một số tập tính cho vật nuôi - Hình thành thói quen tốt cho bản thân 4. Năng lực - Phát triển năng lực nghiên cứu kiến thức sinh học - Rèn luyện năng lực tư duy, logic - Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 33 bài 32 Tập tính của động vật (tt) - Đoạn phim về các hình thức học tập của động vật 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV cho học sinh quan sát phim/ hình ảnh về một số tập tính học được ở động vật (khỉ làm xiếc, đánh kẻng gà chạy về ăn....) Vậy động vật đã ‘học” các tập tính này như thế nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số hình thức IV. Một số hình thức học tập ở động vật. học tập ở động vật 1. Quen nhờn: - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận Phớt lờ không trả lời đối với kích thích nhóm trả lời câu hỏi không gây hại lặp lại nhiều lần. ? Ở động vật có những hình thức học tập 2. In vết: nào? Lúc mới ra đời hình ảnh đầu tiên nhất là ?Thế nào là quen nhờn, in vết? Cho ví dụ? hình ảnh động sẽ in vết vào trung ương thần ? Phân biệt điều kiện hóa đáp ứng, điều kiện kinh dẫn đến động vật hành động theo. hóa hành động? 3. Điều kiện hóa: Lê Thị Ngọc Trâm

153


Giáo án Sinh học 11

? Phân biệt học ngầm, học khôn? Cho ví dụ? - HS thảo luận nhóm, trả lời. - GV: Nhận xét. - GV cho HS lấy ví dụ thực tế các hình thức học tập ở động vật - HS lấy ví dụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục lệnh SGK 1/b, 2/d, 3/b.

b. Hoạt động 2: Một số dạng tập tính phổ biến và ứng dụng tập tính trong thực tiễn ở động vật - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi ? Hãy nêu một số tập tính kiếm ăn, săn mồi ở động vật? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi ? Động vật bảo vệ lãnh thổ như thế nào? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét ? Hãy nêu một số tập tính liên quan đến sinh sản ở động vật ? Tập tính sinh sản của động vật nhằm mục đích gì? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, kết luận

? Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bằng cách nào? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét ?Tập tính xã hội là gì? Nêu các tập tính xã hội của động vật ? - HS: Nêu khái niệm và các dạng tập tính - GV: Cho HS trả lời câu hỏi ở mục lệnh Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

- Điều kiện hóa hành động: + Liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng và phạt, sau đó động vật chủ động lặp lại. - Điều kiện hóa đáp ứng: + Hình thành mối liên kết trong TƯTK dưới tác động của kích thích đồng thời. 4. Học ngầm Là kiểu học không có ý thức, khi cần kiến thức được tái hiện lại 5. Học khôn: Là kiểu học phối hợp kinh nghiệm cũ để tìm ra cách giải quyết tình huống mới. V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật. 1. Tập tính kiếm ăn - Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi. - Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp. 2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - Dùng chất tiết, phân hay nước tiểu đánh dấu lãnh thổ. Chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập. - Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản - Vd: Chó sói dùng nước tiểu bảo vệ lãnh thổ của mình. 3. Tập tính sinh sản. - Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài ( thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra.. ) và môi trường trong ( hoocmôn sinh dục ). - Ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non. - Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài. 4. Tập tính di cư - Di cư theo mùa. - Do thiếu thức ăn, lạnh giá, hoặc di cư để sinh sản. -VD: Sếu di cư. 5. Tập tính xã hội. Là tập tính sống bầy đàn. - Tập tính thứ bậc: Duy trì trật tự trong đàn, 154


Giáo án Sinh học 11

SGK. - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi ? Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất ? - HS: Trả lời. ?Cho vài ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét: Kiềm chế cảm xúc (tức giận), ăn ngủ đúng giờ, tuân thủ luật pháp và đạo đức xã hội…

Năm học 2018- 2019

tăng cường truyền tính trạng tốt của con đầu đàn cho thế hệ sau. - Tập tính vị tha: Giúp nhau kiếm ăn, tự vệ. Duy trì sự tồn tại của cả đàn. Kiến lính có thể hy sinh để bảo vệ kiến chúa. VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất. - Giải trí: Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc. - Săn bắn: Dạy chó, chim ưng săn mồi... - Bảo vệ mùa màng: Làm bù nhìn để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng... - Chăn nuôi: Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng... - An ninh quốc phòng: Sử dụng chó để phát hiện ma túy và thuốc nổ, bắt kẻ gian...

3. Hoạt động luyện tập Câu 1 . Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng? TRẢ LỜI: - Động vật bảo vệ lãnh thổ để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản. - Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ là: đảm bảo sự phân bố hợp lí của các quần thể trong tự nhiên để tồn tại và phát triển. Câu 2 . Cho vài ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật: kiếm ăn, lãnh thổ, sinh sản, di cư TRẢ LỜI: - Tập tính kiếm ăn: Vd: Hải li đắp đập ngăn sông suối để bắt cá, - Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Vd: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khác khi vào vùng lãnh thổ của chúng - Tập tính sinh sản: Vd: Vào mùa sinh sản các con hươu đực hút nhau, con chiến thắng sẽ được giao phối với hươu cái - Tập tính di cư: Vd: Sếu đầu đỏ, hồng hạc di cư theo mùa 4. Hoạt động mở rộng, vận dụng Cho một vài ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính của động vật trong đời sống con người. TRẢ LỜI: Dạy hổ, voi, khỉ, cá heo … làm xiếc Dạy chó, chim ưng đi săn Làm bù nhìn trên ruộng để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng. Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng. Dạy chó giữ nhà, phát hiện ma tuý, tội phạm… V. Hướng dẫn về nhà 1. Bài cũ - Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK 2.Chuẩn bị bài mới: + Trả lời câu hỏi ở trang 133 SGK. + Tìm các ví dụ về tập tính của động vật? + Tiết sau thực hành: Sưu tầm các hình ảnh, đoạn phim về tập tính của động vật theo từng tổ để báo cáo Lê Thị Ngọc Trâm

155


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 34

Ngày soạn: 04/03/2019 Bài 33: XEM PHIM VỀ TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân tích được các dạng tập tính của động vật (tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản, tập tính lãnh thổ, tập tính bầy đàn…) - Xây dựng một số tập tính cho vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Xây dựng một số tập tính cho vật nuôi 4. Năng lực - Phát triển năng lực nghiên cứu kiến thức sinh học - Rèn luyện năng lực tư duy, logic - Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 34 bài 33 Xem phim về tập tính của động vật - Cac Đoạn phim về tập tính của động vật 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động - GV: Kể tên một vài tập tính ở động vật - HS kể tên một vài tập tính ở động vật - Để minh chứng sống động hơn cho các nội dung đã học về tập tính ở động vật, hôm nay chúng ta thực hành xem phim về tập tính ở động vật 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, chuẩn bị - GV + Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ. + Kiểm tra việc chuẩn bị của các nhóm. + Nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành. Lê Thị Ngọc Trâm

Nội dung kiến thức I. Mục tiêu - Phân tích được các dạng tập tính của động vật (tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản, tập tính lãnh thổ, tập tính bầy đàn…) - Xây dựng một số tập tính cho vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ 156


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- HS nêu mục tiêu - HS trình bày các tư liệu đã chuẩn bị

có điều kiện ở vật nuôi. II. Chuẩn bị - Đĩa CD về tập tính của động vật b. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số câu - Bộ thiết bị hỗ trợ dạy CNTT hỏi gợi ý trước khi xem phim, xem III. Nội dung và cách tiến hành a. Một số câu hỏi định hướng nội dung khi phim - GV: Đưa cho HS một số câu hỏi định xem phim. 1. Động vật rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi con hướng nội dung khi xem phim. mồi, giết con mồi… như thế nào? - HS lắng nghe 2. Động vật ve vãn, giành con cái, giao hoan, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc con non như thế nào? 3. Động vật bảo vệ lãnh thổ như thế nào? 4. Các tập tính trên là bẩm sinh hay học được? 5. Làm thế nào để xác định con đầu đàn? 6. Các cá thể trong đàn thông tin với nhau bằng cách nào? b. Xem phim: 3. Hoạt động luyện tập Dựa trên kết quả thảo luận nhóm, mỗi HS viết một bản tóm tắt về những biểu hiện của từng dạng tập tính của động vật . 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Mở rộng một số tập tính thú vị ở động vật: + Tập tính nhận biết mùi - Vai trò: Giúp cho hoạt động sinh sản và tìm kiếm thức ăn, tránh các nguyên tố độc hại của môi trường. Do vậy đây là tập tính quan trọng đối với sự sống còn của cơ thể sinh vật - Cơ sở sinh học của tập tính này: Dựa vào bản chất sai khác của chất đánh dấu, về đặc trưng của feromol đối với từng loại để tạo ra sự cách ly giữa các cơ thể, đặc biệt là cách ly sinh sản đối với các cá thể khác loài. - Tập tính nhận biết mùi biểu hiện cụ thể ở những hành động. Ví dụ: Kiến đi thành hàng, kiến tiết ra một loại chất thơm ngay trên đường đi. Người ta gọi là yếu tố dẫn đường hay còn gọi là chất đánh dấu được con kiến đầu đàn tiết ra giúp các con kiến trong đànnhận biết hướng đi của bầy kiến. + Tập tính sinh sản: - Tập tính hôn phối: + Trong tập tính ghép đôi việc phát ra các tính hiệu kích thíchvà kêu gọi bạn tình rất là quan trọng. Thông thường, con đực sục sạo và quyến rũ con cái .Trò tán tỉnh bao gồm: nhảy múa, gõ vào cơ thể, phát ra âm thanh, tiết ra mùi , phô trương ra hiệu… + Âm thanh đóng vai trò quan trọnggiúp con đực dẫn dụ con cái. Ví dụ: + Mùa xuân đến, châu chấu vùng Địa Trung Hải thường gọi con cái nhờ âm thanh riêng, được phát ra ở lưng. Lê Thị Ngọc Trâm

157


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

+ Rên rỉ là cách thức tìm bạn tình ở muỗi. Muỗi cái thông báo cho muỗi đực nhận biết, đồng thời cũng là thông tin chomuỗi cái tránh xa. + Châu chấu, dế mèn, ve sầu đực phát ra âm thanh quyến rũ con cái.Ve sầu Bắc Mỹ Magricicada septemdecimcó giai đoạn ấu trùng 17 năm trong đất nhưng giai đoạn trưởng thành sống tự do chẳng kéo dài được bao lâu, chỉ được vài tuần , chủ yếu để ca hát, giao phối đẻ trứngduy trì nòi giống. Mùi vị cũng đóng vai trò quan trọng trong tập tính ghép đôi Ví dụ: +Loài rệp vỏ, con đực taọmột căn phòng đặc biệt. Sau đó, tiết ra mùi đặc biệt khiêu gợi tỏa vào không khí. Con cái sau khi phát hiện được mùi, nó không sao dừng lại và tìm đến chỗ con đực. + Con ngài hoàng đế tiết ra mùi thơm thu hút con đực từ xa 11km. + Nhiều loài bướm trong họ bướm cải và bướm phấn, đến mùa sinh sản con đực thường thò ra túm lông màu vàng hoặc trắng ở cuối bụng để tiết ra một mùi hắcgiúp con đực dẫn dụ con cái và xua đuổi kẻ thù. Những kích thích thị giác cũng đóng vai trò quan trọng trong hôn phối của nhiều loài động vật. Ví dụ: + Đom đóm cái phát ra ánh sáng màu vàng vàng để thu hút con đực. + Nhện nhảy cáiHabranattus dossenusyêu cầu bạn tình vừa nhảy vừa múa. < >Quà tặng tình yêu:Tập tính chăm sóc trứng và con non: -Tập tính chăm sóc trứng và con non ở côn trùng rất đa dạng Ví dụ +Tò vò bắt mồi về giữ ở trạng thái ướp tươi trong tổ làm thức ăn cho sâu non. +Ở loài ong kí sinh họ Trichogrammatidea chúng thường đẻ trứng ngay trên cơ thểvật chủ tương lai của sâu non của chúng.Sâu non mới nở có thức ăn sẵn ngay. +Tập tính nhào nặn và vận chuyển phân của bọ hung là tập tính chăm sóc trứng và con non rất độc đáo. +Cà cuống đực sau khi giao phối với con cái sẽ ở lại chăm sóc và bảo vệ trứng, trong khi con cái bỏ đi. Lúc này con đực vẫn phát tín hiệu dẫn dụ những con cái khác để lại tiếp tục trông coi, chăm sóc những ở trứng khác. Tập tính chăm sóc trứng của cà cuống đực bao gồm hoạt động quạt khívà dấp nước thường xuyên cho ổ trứng để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. IV. Hướng dẫn về nhà 1. Bài cũ - Hoàn chỉnh bài thu hoạch. 2. Chuẩn bị bài mới Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết : - Hướng động và ứng động - Cảm ứng ở các nhóm động vật - Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động - Sự lan truyền xung thàn kinh trên sợ thần kinh và truyền tin qua xinap - Tập tính của động vật

Lê Thị Ngọc Trâm

158


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019 KIỂM TRA 1 TIẾT Thời gian: 45 phút

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Chủ đề I. cảm ứng - I.1. Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh (học được trong đời sống cá thể). - I.2. Nêu các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản...). - I.3. Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật. - I.4. Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống. Chủ đề II Sinh trưởng và phát triển -II.1. Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. - II.2. Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường tới sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật. - II.3. Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. - II.4. Trình bày được ảnh hưởng của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống và không có xương sống. - II.5. Nêu được cơ chế điều hoà sinh trưởng và phát triển - II.6. Nêu được nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn nội tiết phổ biến. - II.7. Nêu được các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. 2. Kĩ năng: 2.1. Có kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm khách quan 2.2. Kĩ năng quản lí thời gian II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Trắc nghiệm khách quan

Lê Thị Ngọc Trâm

159


Giáo án Sinh học 11 III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tên Chủ đề (nội dung, chương)

Nhận biết (cấp độ 1)

Năm học 2018- 2019

Thông hiểu (cấp độ 2)

Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao (cấp độ 3) (cấp độ 4)

- I.3 Chủ đề I. Cảm ứng Số tiết (Lý thuyết /TS - I.1 tiết): 9/ 15 - I.2

- I.1 - I.3

Số câu: 13 Số điểm:13/3 Tỉ lệ: 43% Chủ đề II- Sinh trưởng và phát triển Số tiết (Lý thuyết /TS tiết): 6 / 15 Số câu :17 Số điểm:17/3 Tỉ lệ 57% Tổng số câu: 30 T số điểm: 10 Tỷ lệ: 100%

Số câu: 6 Số điểm: 2

Số câu: 3 Số điểm:1

Số câu:4 Số điểm: 4/3

Số câu:0 Số điểm:0

- II.1 - II.2 - II.4

- II.1 - II.7

Số câu:8 Số điểm:8/3

Số câu:3 Số điểm:1

- II.2 - II.3 - II.6 - II.7 Số câu:6 Số điểm:2

Số câu:0 Số điểm0:

Số câu: 14 Số điểm: 14/3 Tỷ lệ: 47%

Số câu: 6 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20%

Số câu: 10 Số điểm: 10/3 Tỷ lệ: 33 %

Số câu: 0 Số điểm:0 Tỷ lệ: 0%

- I.1 - I.3

IV.ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Đề kiểm tra.

Lê Thị Ngọc Trâm

160


Giáo án Sinh học 11

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA Họ và tên:……………….........….

Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT, 2013-2014 Môn : Sinh học Ban CB - khối 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) SBD:...............…... Lớp...................... MÃ ĐỀ:

161

01


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Ngày soạn: 10/03/2019

Tiết: 36

Chương III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN A - SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT Bài 34. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm sinh trưởng ở thực vật. - Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. - Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sinh trưởng ở thực vật. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức để trồng cây đúng thời vụ 4. Năng lực - Phát triển năng lực nghiên cứu kiến thức sinh học - Rèn luyện năng lực tư duy, logic - Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 35 bài 34 Sinh trưởng ở thực vật - Hình vẽ : 34.1, 34.2, 34.3 SGK - Phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động Cơ thể sinh vật ( thực vật, động vật) lớn lên và phát triển như thế nào? Quá trình nà chiu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường trong và ngoài cơ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chương mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm sinh I. Khái niệm - Sinh trưởng: là sự tăng về số lượng, kích trưởng - GV: Nhận xét những thay đổi của cây đậu thước của cơ thể do tăng về số lượng kích từ khi gieo trồng đến khi xuất hiện lá? thước của tế bào. Lê Thị Ngọc Trâm

162


Giáo án Sinh học 11

- HS: Trả lời. - GV: Nhận xét - GV: Sinh trưởng của thực vật là gì? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét b. Hoạt động 2: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 34.1 trả lời câu hỏi + Mô phân sinh là gì? Có những loại mô phân sinh nào ? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 34.3, 34.4 hoàn chỉnh bảng sau: Tiêu chí STSC STTC Khái niệm Nguyên nhân Đối tượng - GV: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi ? Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung. ? Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung. - GV : Tích hợp giáo dục môi trường Sinh trưởng và phát triển của cây chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng khoáng) ? Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, chúng ta cần làm gì ? - HS : Trả lời - GV : Trồng cây đúng mật độ, xen canh hợp lí, tưới nước và bón phân hợp lí 3. Hoạt động luyện tập Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2018- 2019

- Ví dụ :Sự tăng vế số lựơng lá trên cây trên cây đậu. II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật 1. Các mô phân sinh - Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân. - Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng. 2. Sinh trưởng sơ cấp: - Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. - Xảy ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm 3. Sinh trưởng thứ cấp: - Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo chiều ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh bên. - Xảy ra chủ yếu ở thực vật 2 lá mầm . - Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng a. Nhân tố bên trong - Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây. - Hoocmôn thực vật b. Nhân tố bên ngoài: + Nhiệt độ: Ảnh hưởng trực tiếp đên quá trình sinh trưởng của cây. + Hàm lượng nước: Là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. + Ánh sáng: Có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa . + Dinh dưỡng khoáng : Nếu thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm. + Ôxi: Rất cần cho sinh trưởng.

163


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- HS đọc kết luận cuối bài. - Những nét hoa văn trên đò gỗ có xuất xứ từ đâu? HS chọn ý trả lời đúng nhất. Câu 1: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào? A. Mô phân sinh đỉnh rễ C. Mô phân sinh bên B. Mô phân sinh đỉnh thân D. Mô phân sinh lóng Câu 2 : Cây lim KHÔNG có loại mô phân sinh nào sau đây? A. Mô phân sinh đỉnh thân C. Mô phân sinh bên B. Mô phân sinh đỉnh rễ D. Mô phân sinh lóng Câu 3 : Kết quả của sinh trưởng thứ cấp của thân là gì? A. Làm cho thân, rễ dài ra C. Tạo lóng nhờ mô phân sinh lóng B. Tạo biểu bì tầng sinh bần, mạch rây D. Tạo vỏ, gỗ lõi, gỗ dác 4. Hoạt động mở rộng, vận dụng - Những nét hoa văn trên đò gỗ có xuất xứ từ đâu? Trả lời: Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ vòng gỗ hằng năm: •

• •

Các vòng gỗ của thân tạo nên gỗ lõi (ròng) màu sẫm ở trung tâm của thân. Gỗ lõi gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già. Các tế bào này chỉ vận chuyển nước vá các ion khoáng trong một thời gian ngắn, chúng đóng vai trò làm giá đỡ cho cây. Vòng gỗ kế theo phía bên ngoài là gỗ dác màu sáng. Gỗ dác gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ. Gỗ dác thực sự là mô mạch vận chuyển nước và các ion khoáng. Tầng ngoài cùng bao quanh thân là vỏ.

IV. Hướng dẫn học ở nhà 1. Học bài cũ: Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK 2. Chuẩn bị bài mới : Bài 35 hoocmon thực vật + Hoocmôn thực vật là gì? + Hoàn thành bảng sau Loại HM Nơi sinh sản Vai trò

Lê Thị Ngọc Trâm

164

Ứng dụng


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 37

Ngày soạn: 13/03/2019 Bài 35: HOOCMÔN THỰC VẬT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được các chất điều hòa sinh trưởng có vai trò điều tiết sự sinh trưởng và phát triển. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức để trồng cây đúng thời vụ 4. Năng lực - Phát triển năng lực nghiên cứu kiến thức sinh học - Rèn luyện năng lực tư duy, logic - Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Tổ chức HS nghiên cứu sgk - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 36 bài 35 Hoocmôn thực vật - Hình vẽ : 35.1, 35.2, 35.3, 35.4 SGK - Phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là sinh trưởng?Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm I. Khái niệm hooc môn - GV: HS trả lời câu hỏi vì sao thực vật có tính hướng sáng? 1) Khái niệm: - HS: Trả lời. Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể - GV: Auxin là một chất hữu cơ được tổng thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động hợp trong cây, một trong số các hooc môn sống của cây. thực vật 2) Đặc điểm chung: - GV: Hooc môn thực vật là gì? Nêu các đặc + Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản Lê Thị Ngọc Trâm

165


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

điểm chung của chúng? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét

ứng ở một nơi khác trong cây. + Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. + Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với b. Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại hooc hoocmôn ở động vật bậc cao. môn II. Các loại hoocmôn ( PHT) - GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 35.1, 35.2, 35.3, 35.4 hoạt động theo nhóm trong 7’ để hoàn thành PHT + Nhóm 1,2,3 : Hoocmôn kích thích + Nhóm 4,5,6 : Hoocmôn ức chế - HS: Hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu. - GV: Cho đại diện nhóm trình bày, nhận xét - HS: Trình bày, nhận xét - GV: Nhận xét, bổ sung - GV: Nêu câu hỏi về ứng dụng của hoocmôn trong nông nghiệp ? Trong sản xuất nông nghiệp, các chất điều hòa sinh trưởng được ứng dụng như thế nào? Cho ví dụ. - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét - GV: Tích hợp môi trường Hoocmôn thực vật nhân tạo không bị phân hủy -> tích tụ lại trong môi trường, trong nông sản -> ảnh hưởng sức khỏe con người - Đáp án Phiếu học tập Loại HM Nơi sản Vai trò Ứng dụng sinh Đỉnh của + Ở mức độ tế bào: Kích thích quá trình Kích thích ra rễ ở cành Auxin thân và nguyên phân và sinh trưởng kéo dài của giâm, cành chiết, tăng tỉ cành TB. lệ thụ quả (cà chua), tạo + Ở mức độ cơ thể: Tham gia vào quá quả không hạt, nuôi cấy trình hướng động, ứng động, kích thích mô ở tế bào thực vật, nảy mầm của hạt, chồi; kích thích ra rễ diệt cỏ. phụ, .v.v. Kích thích nảy mầm cho Gibêrelin Ở lá và + Ở mức độ tế bào: Tăng số lần nguyên rễ. phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi khoai tây; kích thích tế bào. chiều cao sinh trưởng + Ở mức độ cơ thể: Kích thích nảy mầm của cây lấy sợi; tạo quả cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng nho không hạt; tăng tốc chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để độ phân giải tinh bột. sản xuất mạch nha và sử Lê Thị Ngọc Trâm

166


Giáo án Sinh học 11

Xitôkinin Ở rễ.

Êtilen.

lá già, hoa già, quả chín

Axit abxixic

lá, chóp rễ hoặc các cơ quan đang hoá già.

Năm học 2018- 2019

dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống. + Ở mức độ tế bào: Kích thích sự phân Sử dụng phổ biến trong chia TB, làm chậm quá trình già của TB. công tác giống để trong + Ở mức độ cơ thể: Hoạt hoá sự phân hoá, công nghệ nuôi cấy mô phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô và tế bào thực vật (giúp callus. tạo rễ hoặc kích thích các chồi khi có mặt của Auxin điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích điều chỉnh sự chín, kích ra hoa, tác động lên sự phân hóa giới tính. thích ra hoa, tác động lên sự phân hóa giới tính. - ABA kìm hãm quá trình trao đổi chất, chuyển cây vào trạng giảm súc các hoạt động sinh lí và chuyển thái ngủ nghỉ cây vào trạng thái ngủ nghỉ. - Gây nên sự rụng lá, ức chế nảy mầm, điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, giúp cây chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi.

c. Hoạt động 3: Tìm hiểu về tương quan hoocmôn thực vật Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục IV sgk III. Tương quan hoocmôn thực vật và hình35.3 để trả lời câu hỏi - Tương quan giữa hoocmôn kích thích và ? Hiện tượng gì xảy ra ở mô Callus khi nồng hoocmôn ức chế độ Auxin chiếm ưu thế hoặc nồng độ - Tương quan giữa hoocmôn kích thích với Xitôkinin chiếm ưu thế? nhau - HS: trả lời ? Cho ví dụ về sự tương quan hoocmôn thực vật? - HS: trả lời - GV: Nhận xét , bổ sung 3. Hoạt động luyện tập Ghép tên Hoocmôn với ứng dụng của nó. Hoocmôn Ứng dụng a. Phá trạng thái ngủ nghỉ của hạt 1. Auxin 2. Gibêrin b. Kích thích nảy mầm, nở hoa. 3. Xitôkinin c. Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên 4. Êtilen d. Thúc đẩy quá trình chín của quả. 5. Axit abxixic e. Kích thích đóng khí khổng trong điều kiện khô hạn (Đ/a: 1. c, 2. a, 3. b, 4. d, 5. e 4. Hoạt động mở rộng, vận dụng Điều cần lưu ý trong sử dụng hoocmon thực vật là gì? Lê Thị Ngọc Trâm

167


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Nồng độ hợp lí, không quá cao hay quá thấp - Nguyên tắc chọn lọc. Ví dụ: Khi sử dụng thuốc trừ cỏ phải lưu ý đến khả năng độc chọn lọc với các loại cỏ dại khác nhau và với các loại cây trồng khác nhau - Phối hợp hợp lí giữa các hoocmon khác nhau - Có khoảng thời gian để phân giải các hoocmon trước khi thu hoạch (vì hoocmon thực vật nhân tạo không có enzim tự phân hủy nên khi sử dụng cho các loại thực vật làm rau, làm thức ăn...cần chú ý thời gian sử dụng hoocmon phải cách thời gian thu hoạch 1 khoảng an toàn để không gây ngộ độc cho con người hoặc động vật ăn thực vật đó) IV. Hướng dẫn học ở nhà 1. Bài cũ - Học bài và trả lời câu hỏi Sgk 2. Chuẩn bị bài mới: + Phát triển của thực vật là gì?. +Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố chi phối sự ra hoa? + Vì sao người ta bắn pháo sáng hoặc thắp đèn cho ruộng mía già chưa thu hoạch? + Tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng điều tiết sự ra hoa đúng vụ ở địa phương.

Lê Thị Ngọc Trâm

168


Giáo án Sinh học 11

Tiết 38

Năm học 2018- 2019

Ngày soạn:10/3/2019 Bài 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Nhận biết sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật Hạt kín. - Nêu được quang chu kì là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào tương quan độ dài ngày và đêm. - Nêu khái niệm về sự phát triển của thực vật. - Mô tả sự xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực. - trình bày được khái niệm về hooc môn ra hoa. - Nêu được vai trò của phitocrom trong sự phát triển của thực vật 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 37 bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa - Hình vẽ : 36 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: + SGK tìm tòi. + Vấn đáp gợi mở. + Trực quan tìm tòi IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Hoạt động khởi động

Kiểm tra bài cũ : Trình bày tác động, ứng dụng của các hoocmôn kích thích và ức chế sinh trưởng ở thực vật?

2. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động 1: Tìm hiểu phát triển là gì? GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi + Phát triển là gì? + Thế nào là sự xen kẽ thế hệ? Vai trò của sự xen kẽ thế hệ. HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung → kết luận

Lê Thị Ngọc Trâm

Nội dung ghi bảng I. PHÁT TRIỂN LÀ GÌ? 1. Khái niệm: Phát triển (PT) của cơ thể thực vật (TV) là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: ST, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả) 2. Sự xen kẽ thế hệ đơn bội (n) và lưỡng bội (2n) trong chu kì sống của TV Hợp tử (2n) thể giao tử (2n) Bào tử (n) Giao tử (n) Vai trò của sự xen kẽ thế hệ lưỡng bội (2n) và đơn bội (n): tạo ra các tổ hợp gen 169


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

mới giúp loài có tiềm năng thích nghi khi môi trường thay đổi và tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa. * Hoạt động 2: Tìm hiểu những nhân tố II. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ chi phối sự ra hoa RA HOA GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát 1. Tuổi của cây: hình 36 trả lời câu hỏi Ở TV điều tiết sự ra hoa theo tuổi không + Khi nào cây cà chua ra hoa và dựa phụ thuộc vào điều kiện ngoải cảnh. Tùy vào đâu để xác định tuổi của thực vật một vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì năm? cây ra hoa. HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung → kết luận GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, 2. Nhiệt độ thấp và quang chu kì + Thế nào là hiện tượng xuân hóa? a. Nhiệt độ thấp: + Quang chu kì là gì? Dựa vào đâu - Nhiều loài TV gọi là cây mùa đông như người ta chia thực vật thành 3 nhóm : Cây lúa mì, bắp cải chỉ ra hoa kết hạt sau khi ngày ngắn, cây ngày dài và cây trung tính. trải qua mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc + Phân biệt cây ngày ngắn và cây ngắn được xử lí bởi nhiệt độ dương thấp thích ngày. hợp nếu gieo vào mùa xuân + Phitocrom là gì ? Ý nghĩa của - Hiện tượng này gọi là xuân hóa. phitocrom đối với quang chu kì ? b. Quang chu kì HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu - Sự ra hoa của TV phụ thuộc vào tương hỏi. quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu GV nhận xét, bổ sung → kết luận kì. - Phân loại c. Phitocrom • Là sắc tố cảm nhận quang chu kì và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm • Tồn tại ở 2 dạng: + Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ ( ánh sáng có bước sóng là 660 nm ) được kí hiệu là Pđ + Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa ( ánh sáng có bước sóng là 730 nm), được kí hiệu là Pđx. Pđx làm cho hạt nảy mầm, nở hoa, khí khổng mở Hai dạng này chuyển hóa thuận nghịch dước tác động của ánh sáng: Nhờ có đặc tính chuyển hóa như vậy, sắc tố này tham gia vào phản ứng quang GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, chu kì của TV. Lê Thị Ngọc Trâm

170


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

+ Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái 3. Hoocmon ra hoa sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, điều kiện quang chu kì thích hợp? trong lá hình thành hoocmon ra hoa ( + Florigen là gì? Trình bày ý nghĩa của florigen) rồi di chyển vào đỉnh sinh trưởng florigen đối với sự ra hoa? của thân làm cây ra hoa HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển III. MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN câu hỏi - ST gắn với PT và PT trên cơ sở của ST + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - ST và PT là 2 quá trình liên quan với có mqh với nhau như thế nào? nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống của HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu cây. hỏi. GV nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng kiến IV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ thức về sinh trưởng và phát triển SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời 1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng câu hỏi - Trong trồng trọt: + Nêu ví dụ vận dụng kiến thức về sinh + Đề thúc hạt hay củ nảy mầm sớm trưởng vào các thao tác xử lí hạt, củ nảy khi chúng đang ở trạng thái ngủ, có thể sử mầm? dụng hoocmon giberelin. + Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng + Trong việc điều tiết ST của cây vào công nghiệp gỗ trong rừng… HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu - Trong công nghệ rượu bia: Sử dụng hỏi. hoocmon ST giberelin để tăng quá trình GV nhận xét, bổ sung → kết luận phân giải tinh bột thành mạch nha GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời 2. Ứng dụng kiến thức về phát triển câu hỏi Kiến thức về tác động của nhiệt độ, + Nêu ví dụ vận dụng kiến thức về sinh quang chu kì được sử dụng trong công tác trưởng vào nông nghiệp. chọn giống cây trồng theo vùng địa lí, theo HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu mùa; xen canh; chuển, gối vụ cây nông hỏi. nghiệp và trồng rừng hỗn loài. GV nhận xét, bổ sung → kết luận 3. Hoạt động luyện tập Câu 1: Quang chu kì là: a/ Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm. b/ Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày. c/ Thời gian chiếu sáng trong một ngày. d/ Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa. Câu 2: Cây cà chua đến tuổi lá thứ mấy thì ra hoa? a/ Lá thứ 14. b/ Lá thứ 15. c/ Lá thứ 12. d/ Lá thứ 13. Lê Thị Ngọc Trâm

171


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Câu 3: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở: a/ Chồi nách. b/ Lá. c/ Đỉnh thân. d/ Rễ. 4.Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Khi nào thì cây ra hoa? Trình bày cơ chế chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kỳ thích hợp? Câu 2. Tại sao có cây ra hoa vào mùa hè, có cây ra hoa vào mùa đông? Phitôcrôm có ý nghĩa như thế nào đối với quang chu kỳ? Câu 3. Sử dụng thuyết quang chu kì để giải thích các trường hợp sau: - Tại sao phải thắp đèn ban đêm vào mùa đông ở các vườn trồng thanh long, mùa thu ở vườn hoa cúc, vào mùa đông ở các vùng trồng mía của Cuba? - Người ta sử dụng 3 loại đèn: trắng, đỏ, đỏ thẫm chiếu sáng vào ban đêm ở các vườn trên. Nêu tác dụng của các loại đèn này? IV. Hướng dẫn học ở nhà 1. Bài cũ - Học bài và trả lời câu hỏi Sgk 2. Chuẩn bị bài mới Chuẩn bị bài: 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. Lấy ví dụ - Nêu được khái niệm biến thái. - Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái. - Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. - Lấy được các ví dụ về phát triển qua biến thái và không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

Lê Thị Ngọc Trâm

172


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết 39

Ngày soạn:17/3/2019 Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. Lấy ví dụ - Nêu được khái niệm biến thái - Phân biệt được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái của động vật. - Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. - Nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái. - Lấy được các ví dụ về phát triển qua biến thái và không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ: - Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 38 bài 37 Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Hình vẽ : 37.1, 37.2, 37.3, 37.4, 37.5 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: + SGK tìm tòi. + Vấn đáp gợi mở. + Trực quan tìm tòi IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Hoạt động khởi động: GV: Phát triển ở thực vật là gì? Cho ví dụ. Trình bày mối quan hẹ giữa sinh trưởng và phát triển. HS trả lời GV: Vậy quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật có gì giống và khác với sinh trưởng và phát triển ở thực vật 2. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT trưởng và phát triển ở động vật TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá câu hỏi trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số + Thế nào là sinh trưởng và phát triển ở lượng và kích thước tế bào. động vật? Cho ví dụ về sự sinh trưởng và Phát triển của cơ thể động vật là quá phát triển ở động vật. + Biến thái là gì? Các kiểu sinh trưởng trình biến đổi bao gồm phân hóa và phát sinh hình thái cơ quan cơ thể. ở động vật? Lê Thị Ngọc Trâm

173


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu Biến thái là sự thay đổi đột ngôt về hỏi. hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau GV nhận xét, bổ sung → kết luận khi sinh ra hoặc nở từ trứng * các kiểu sinh trưởng - Sinh trưởng và phát triển qua biến thái. * Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn. * Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn. - Sinh trưởng và phát triển không qua biến * Hoạt động 2: Tìm hiểu phát triển không thái. qua biến thái II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát THÁI. hình 37.1, 37.2 trả lời câu hỏi Ở đa số động vật có xương sống và nhiều + Cho biết tên vài loài động vật có phát loài động vật không xương sống triển không qua biến thái. VD: người - gồm 2 giai đoạn: + Nêu đặc điểm của phát triển không - phôi thai qua biến thái ở người. - sau khi sinh. HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu 1. Giai đoạn phôi thai. hỏi. - Diễn ra trong tử cung người mẹ. GV nhận xét, bổ sung → kết luận - Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. - Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan kết quả là hình thành thai nhi. 2. Giai đọan sau khi sinh: Con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành. * Hoạt động 3: Tìm hiểu phát triển qua III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI. biến thái Biến thái hoàn Biến không thái GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát toàn hoàn toàn. hình 37.3, 37.4 hoàn thành PHT. - Hợp tử phân - Hợp tử phân Biến thái Biến thái chia nhiều lần để chia nhiều lần để hoàn toàn không ht tạo phôi. tạo phôi. GĐ phôi GĐ - Các tế bào của - Các tế bào của GĐ hậu Phôi phôi phân hóa phôi phân hóa tạo phôi tạo thành các cơ thành các cơ quan quan của sâu của sâu bướm HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo bướm luận hoàn thành PHT. - Ấu trùng có - Ấu trùng trãi GV nhận xét, bổ sung → kết luận đặc điểm hình qua nhiều lần lột thái cấu tạo và xác trở thành con GĐ sinh lý rất khác trưởng thành. Hậu với con trưởng - Sự khác biệt về phôi thành. hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột Lê Thị Ngọc Trâm

174


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

xác là rất nhỏ. 3. Hoạt động luyện tập Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng? Trong nông nghiệp người ta tiêu diệt nó vào giai đoạn nào? 4. Hoạt động mở rộng, vận dụng Câu 1. Giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm. Câu 2. Quá trình phát triển của ếch gồm những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của từng giai đoạn? Biến thái của ếch được điều hòa bởi hoocmôn nào? IV. Hướng dẫn học ở nhà 1. Bài cũ - Học bài và trả lời câu hỏi Sgk 2. Chuẩn bị bài mới • - Söu taàm caùc hình aûnh hoaëc phim ñoäng veà söï ST – PT khoâng qua bieán thaùi, bieán thaùi hoaøn toaøn vaø bieán thaùi khoâng hoaøn toaøn. •

- Öu ñieåm cuûa kieåu ST – PT qua bieán thaùi ?

- Chuaån bò baøi 38 “Caùc nhaân toá aûnh höôûng ñeán söï ST – PT ôû ñoäng vaät”

* Toå 1: Caùc nhaân toá di truyeàn (hình aûnh, soá lieäu veà moät soá loaøi ÑV).

* Toå 2: Moät soá hormon aûnh höôûng ñeán ST – PT ôû ÑV coù xöông soáng.

* Toå 3: Moät soá hormon aûnh höôûng ñeán ST – PT ôû ÑV khoâng xöông soáng

Lê Thị Ngọc Trâm

175


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết 40

Ngày soạn 23/03/2019 Bài 38 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Nêu được vai trò của nhân tố di truyền đối sinh trưởng và phát triển của động vật. - Kể tên được các hôc môn và nêu được vai trò của các hooc môn đó đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn Sinh học II. CHUẨN BỊ: + Hình vẽ : 38.1, 38.2, 38.3 SGK III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: + SGK tìm tòi. + Vấn đáp gợi mở. + Trực quan tìm tòi IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Hoạt động khởi động - GV yêu cầu HS nhắc lại các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Vậy quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường trong và ngoài cơ thể như thế nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân I/ Ảnh hưởng của các nhân tố bên tố bên trong trong: GV: Nhân tố di truyền ảnh hưởng đến sự ST-PT ở 1. Nhân tố di truyền động vật như thế nào? - Nhân tố di truyền quyết định sự sinh HS trả lời trưởng và phát triển của mỗi loài động vật GV: Nhân tố giới tính ảnh hưởng đến sự ST-PT ở 2.Yếu tố giới tính: động vật như thế nào? - Tuỳ loài mà giới đực và cái có tốc độ lớn HS trả lời và giới hạn lớn khác nhau - GV: Treo sơ đồ hình 38.1 SGK. - Ví dụ: mối chúa dài và nặng hơn mối thợ - GV: Nêu tên những hoocmôn ảnh hưởng đến sinh 3. Các hoocmôn sinh trưởng và phát trưởng và phát triển của động vật có xương sống? triển Các hoocmôn đó do tuyến nội tiết nào tiết ra? a. Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh - HS trả lời trưởng và phát triển của động vật có - GV yêu cầu HS hoạt động thảo luận nhóm theo xương sống bàn hoàn thành phiếu học tập - Hooc môn sinh trưởng: Do tuyến yên tiết ra. Kích thích phân chia tế bào và tăng Tên Nơi sản Tác dụng sinh lí kích thước tế bào. Kích thích xương phát hoocmon xuất Lê Thị Ngọc Trâm

176


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Hoocmon sinh trưởng (GH) Tiroxin Ơstrogen Testosteron - HS thảo luận nhóm, dựa vào sgk hoàn thành phếu học tập

triển - Tiroxin: Do tuyến giáp tiết ra. Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể - Ơstrogen, Testosteron: Do tinh hoàn và buồng trứng tiết ra. Kích thích sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn dậy thì nhờ: tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc tính sinh dục phụ thứ cấp. b. Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống. - - Hai hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecdixon và juvenin. + Tác dụng sinh lí của ecdixon: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. + Tác dụng sinh lí của juvenin: phối hợp với ecdixon gây lột xác ở sâu bướm ức chế quá trình sâu biến đổi thành nhộng và bướm.

3. Hoạt động luyện tập - Nếu ta đem cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc có biến thành ếch được không? Tại sao? - Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hooc môn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí? a. Sự biến thái của sâu bọ được điều hoà bởi những hoocmôn nào? A. tirôxin B. ơstrôgen C. Testostêrôn D. ecđixơn và juvenin b. Ở nữ, hoocmôn nào kích thích sự phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp? A. tirôxin B. ơstrôgen C. Testostêrôn D. ecđixơn và juvenin c. Tác dụng của hoocmôn tirôxin? A- gây lột xác ở sâu, bướm B- kích thích sự phát triển xương C- ức chế quá trình biến đổi nhộng thành bướm D- gây biến thái nòng nọc thành ếch d. Hậu quả của việc thiếu Iôt ở động vật non? A- sự phát triển trí tuệ kém B- chậm lớn hoặc ngừng lớn C- chịu lạnh kém D- chịu lạnh kém, chậm lớn, trì độn

Lê Thị Ngọc Trâm

177


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

4.Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Hãy cho biết trường hợp bệnh lý nào là do tuyến yên sản xuất, ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em?Tại sao tuyến yên sản xuất quá ít hay quá nhiều hoocmon sinh trưởng lại gây ra hậu quả như vậy? Câu 2. Nếu nuôi gà Ri và gà Hồ đã đạt khối lượng 1,5kg nên nuôi tiếp gà nào, nên xuất chuồng gà nào? Tại sao? Câu 3. Tirôxin là gì? Tirôxin có vai trò như thế nào trong cơ thể động vật? Câu 4. Khi sản sinh tirôxin bị rối loạn thường dẫn đến những hậu quả gì ở người và động vật? Câu 5. Nếu một người bị ung thư tuyến giáp phải cắt bỏ. Theo em, trong trường hợp này thì nồng độ hoocmon TSH trong máu tăng hay giảm? Vì sao? IV. Hướng dẫn học ở nhà 1. Bài cũ - Học bài và trả lời câu hỏi Sgk 2. Chuẩn bị bài mới - Kể tên một số nhân tố bên ngoàiảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Phân tích tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

Lê Thị Ngọc Trâm

178


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết 41

Ngày soạn: 25/03/2019 Bài 39: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT(tt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ: + Hình vẽ : SGK III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: + SGK tìm tòi. + Vấn đáp gợi mở. + Trực quan tìm tòi IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Giảng bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của II-Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài 1. Nhân tố thức ăn các nhân tố bên ngoài Thức ăn là nhân tố quan trọng gây ảnh - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển câu hỏi + Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến của động vật qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của động vật? - HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. 2. Nhiệt độ; Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát - GV nhận xét, bổ sung → kết luận - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi câu hỏi trường thích hợp. + Tại sao nhiệt độ xuống thấp lại có thể - Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển chậm quá trình sinh trưởng và phát triển ở của động vật? động vật. - HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời 3. Ánh sáng câu hỏi. Ánh sáng mang theo năng lượng nhiệt - GV nhận xét, bổ sung → kết luận Tia tử ngoại giúp chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D có vai trò * Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp trong chuyển hóa Ca thành xương. điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người III. Một số biện pháp điều khiển sự ST - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời và PT ở động vật và người: Lê Thị Ngọc Trâm

179


Giáo án Sinh học 11

câu hỏi + Nêu các biện pháp cải tạo giống vật nuôi (cải tạo giống và cải thiện môi trường) - HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung → kết luận

Năm học 2018- 2019

1. Cải tạo giống: - Nhằm tạo ra những giống vn cho năng suất cao nhất, trong thời gian ngắn nhất. - Tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện môi trường. 2. Cải thiện môi trường - Mục đích: làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. - Biện pháp: thức ăn, chuống trại, phòng bệnh. 3. Cải thiện chất lượng dân số - Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích thích..

3. Hoạt động luyện tập - Nêu một số nhân tố của môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và con người - Nêu các biện pháp cải tạo giống vật nuôi (cải tạo giống và cải thiện môi trường) - Nêu các biện pháp phòng tránh thai chủ yếu để đảm bảo kế hoạch hoá gia đình Hãy chọn phương án đúng Các chất độc hại gây quái thai vì: A. chất độc gây chết tinh trùng B. chất độc gây chết trứng C. chất độc gây chết hợp tử D. chất độc gây sai lệch quá trình sinh trưởng và phát triển 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Tại sao cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng? Câu 2. Hãy tìm một số ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền, tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao? Câu 3 Vào mùa đông, để tránh rét cho gia súc, gia cầm nên có các biện pháp nào, giải thích? Câu 4. Tại sao khi nhiệt độ xuống thấp lại ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt? IV. Hướng dẫn học ở nhà 1. Bài cũ - Học bài và trả lời câu hỏi Sgk 2. Chuẩn bị bài mới - Đọc trước bài 40, chuẩn bị thực hành: Sưu tầm phim, ảnh về các kiểu sinh trưởng và phát triển ở động vật ( không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn).

Lê Thị Ngọc Trâm

180


Giáo án Sinh học 11 Tiết: 42

Năm học 2018- 2019 Ngày soạn: 29/03/2019 Bài 40: THỰC HÀNH-XEM PHIM VỀ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức - Quan saùt söï ST vaø PT khoâng qua bieán thaùi vaø qua bieán thaùi - Phaân tích ñöôïc söï sai khaùc giöõa 2 kieåu ST vaø PT treân - Trình baøy ñöôïc caùc giai ñoaïn chuû yeáu cuûa quaù trình ST vaø PT cuûa 1 hoaëc 1 soá loaøi ÑV 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. - Rèn luyện kỹ năng sống :KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian 3. Thái độ - Yêu thích môn học II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học Trực quan- tìm tòi, vấn đáp- tái hiện III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 41 bài 40 Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cac Đoạn phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức bài cũ và bài mới theo hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động: GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm 2. Hoạt động hình thành kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, chuẩn bị Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV I. Mục tiêu + Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ. Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: + Kiểm tra việc chuẩn bị của các nhóm. + Nêu mục đích yêu cầu của bài thực - Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của một loài (hoặc một số loài) hành. của động vật - HS nêu mục tiêu - HS trình bày các tư liệu đã chuẩn bị II. Chuẩn bị - Đĩa CD về sinh trưởng và phát triển của một số loài động vật - Bộ thiết bị hỗ trợ dạy CNTT b. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số câu hỏi gợi ý trước khi xem phim, xem phim Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Đưa cho HS một số gợi ý định hướng III. Nội dung và cách tiến hành nội dung khi xem phim. 1. Một số điều lưu ý trước khi xem phim: - HS lắng nghe - Quá trình phân chia TB, hình thành các cơ quan ở giai đoạn phôi thai. Lê Thị Ngọc Trâm

181


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật đó thuộc loài nào (không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn, không hoàn toàn). - Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chủ yếu. - Nêu thêm ví dụ cho mỗi hiện tượng trên. - Sau khi xem phim tiến hành thảo luận 2. Xem phim nhóm dựa theo các câu hỏi nêu trên. - Chú ý: phim chỉ được chiếu lại một lần, do - Các nhóm tổ cử đại diện trình bày báo cáo đó cần tập trung quan sát kỹ các chi tiết. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 3. Thu hoạch: - Viết báo cáo tóm tắt về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chủ yếu của loài động vật đó (hoặc một số loài động vật) trong phim. - Phaân bieät sinh tröôûng vôùi phaùt trieån? - Quùa trình phaùt trieån cuûa caùc ñoäng vaät trong phim thuoäc kieåu bieán thaùi naøo? Taïi sao?

3. Hoạt động luyện tập - GV yêu cầu HS Dựa trên kết quả thảo luận nhóm, mỗi HS viết một bản thu hoạch - HS hoàn chỉnh bài thu hoạch. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1 Hãy nêu sự khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển? Cho ví dụ chứng tỏ rằng tốc độ sinh trưởng các cơ quan trong cơ thể không giống nhau? Câu 2. Giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm. IV. Hướng dẫn học ở nhà 1. Bài cũ - Học bài và trả lời câu hỏi Sgk 2. Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị bài mới : Sinh sản vô tính ở thực vật - Thu thập mẫu vật : Thân rau má, củ khoai đang nảy mầm, thân sắn đang nảy mầm... - Trình bày khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật - Trình bày cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người

Lê Thị Ngọc Trâm

182


Giáo án Sinh học 11

Tiết 43

Năm học 2018- 2019

Ngày soạn: 29/03/2019 SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật - Trình bày được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người 2. Kỹ năng - Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp 3. Thái độ: - Nắm vững cơ sở khoa học và biết ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật vào trồng trọt 4. Năng lực Phát triển năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh vẽ hình 41.1, 41.2 SGK - Giáo án tiết 43 - Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu bài mới trước ở nhà V. Tiến trình bài giảng: 1. Hoạt động khởi động : Giới thiệu chương IV- sinh sản 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chung I. Khái niệm chung về sinh sản: Sinh Sản: Là quá trình hình thành cơ về sinh sản - GV: Thế nào là sinh sản? Ở thực vật có thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của những kiểu sinh sản nào? Cho ví dụ minh loài họa. - Các hình thức sinh sản ở thực vật: - HS: Nghiên cứu SGK trang 159, trả lời. + Sinh sản vô tính - Gv: cho Hs thảo luận, phân tích ví dụ 4 + Sinh sản hứu tính và nêu thêm một số ví dụ khác, từ đó rút ra II. Sinh Sản vô tính ở thực vật: - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản khái niệm về sinh sản vô tính. không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ * Hoạt động 2: - GV:Thế nào là sinh sản bằng bào tử? Cho ví dụ về một số thực vật sinh sản bằng bào tử. Nêu con đường phát tán của bào tử. - HS: Quan sát hình 41.1, thảo luận và trả III. Các hình thức sinh sản vô tính ở lời. thực vật Lê Thị Ngọc Trâm

183


Giáo án Sinh học 11

- GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận - GV: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng? Nêu các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. - HS: Quan sát hình 41.2, thảo luận và trả lời. - GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức. - GV: Nêu ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính? - HS trả lời - GV + Ưu: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân + Nhược: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các - GV: Vai trò, ý nghĩa của sinh sản vô tính đối với thực vật và con người là gì? - HS: nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi - GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. Hoạt động 4: Tìm hiểu Ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật trong nhân giống vô tính TT1: Cơ sở của việc ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật trong nhân giống vô tính? Ý nghĩa của nhân giống vô tính? TT2; HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi TT3: GV nhận xét, bổ sung, kết luận - GV: Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép? Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt. - HS: Nghiên cứu thông tin SGK và kiến thức lớp dưới để trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận

Năm học 2018- 2019

1. Sinh sản bằng bào tử - Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử. - Ví dụ: Rêu, dương xỉ 2. Sinh sản sinh dưỡng: - Cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của cơ thể mẹ. - Ví dụ: Cỏ tranh, rau ngót, mía, khoai lang, sắn… Nhận xét: (cơ chế sinh sản vô tính) - Ưu: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân - Nhược: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ VI. Ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật trong nhân giống vô tính: Cơ sở: + Giữ nguyên đặc tính của cây mẹ + Rút ngắn thời gian phát triển, sớm thu hoạch - Các hình thức: Phiếu học tập Ý nghĩa: - Đối với thực vật: + Giúp cây duy trì nòi giống + Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi + Sống được trong điều kiện bất lợi ở dạng củ, thân, lá, rễ... - Con người trong nông nghiệp: + Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người + Nhanh giống nhanh + Tạo giống cây sạch bệnh + Phục chế giống quý đang bị thoái hóa + Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp

3. Hoạt động luyện tập Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng 1. Sinh sản có ý nghĩa gì? A. làm tăng số lượng loài. B. làm cho con cái hình thành những đặc điểm tiến bộ hơn bố mẹ. C. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. D. cả A và C 2. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản: Lê Thị Ngọc Trâm

184


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

A. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ. B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái. C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái. D. bằng giao tử cái. 3. Ngoài tự nhiên cây tre sinh sản bằng: A. lóng B. thân rễ C. đỉnh sinh trưởng. D. rễ phụ. 4. Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản: A. bào tử. B. phân đôi. C. sinh dưỡng. D. hữu tính. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Trình bày vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp, cho ví dụ minh họa. Câu 2: Giâm cành khác với chiết cành ở điểm nào? Chiết cành: + Làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới + Cây ra rễ phụ chậm. - Giâm cành : +Cắt một đoạn cành có đủ mắt , chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ phát triển thành cây mới. +Cây ra rễ phụ nhanh. *Người ta thường chiết cành với những loại cây: Cam, chanh bưởi, na , vải, cà phê... V. Hướng dẫn tự học 1. Bài cũ - Trả lời câu hỏi SGK 2. Chuẩn bi bài mới - Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk - Chuẩn bị bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật + Nêu khái niệm về sinh sản hữu tính + Mô tả sự hình thành hạt phấn, túi phôi, sự thụ tinh kép và kết quả của sự thụ tinh + Nêu một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong nông nghiệp

Lê Thị Ngọc Trâm

185


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 44

Ngày soạn: 12/04/2019 Bài 41. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. - Nhận biết được sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa. - Mô tả được sự hình thành hạt phấn, túi phôi, sự thụ tinh kép và kết quả của sự thụ tinh 2. Kỹ năng - Rèn luyện được kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp - Rèn luyện kỹ năng thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường 4. Năng lực Phát triển năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh vẽ hình 42.1, 42.2 SGK - Giáo án tiết 44 - Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu bài mới trước ở nhà IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động: Kiểm tra bà cũ: Ở thực vật có mấy hình thức sinh sản? Thế nào là sinh sản vô tính? Nêu những ưu thế của sinh sản vô tính? 2. Hoạt động hình thành kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chung về sinh sản hữu tính Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Thế nào là sinh sản hữu tính ở thực I. KHÁI NIỆM VỀ SINH SẢN HỮU vật? Cho ví dụ minh họa. TÍNH. - GV: Sinh sản hữu tính có những đặc trưng 1. Khái niệm. như thế nào? - Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản - HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 63 để có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử trả lời. cái tạo nên hợp tử phát triển thành cá thể - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện mới. kiến thức. - Ví dụ: các loại thực vật có hoa. 2. Đặc trưng của sinh sản hữu tính: - SSHT luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử. Lê Thị Ngọc Trâm

186


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- SSHT ưu việt hơn SSVT(trong điều kiện môi trường sống thay đổi). b Hoạt động 2: Tìm hiểu Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Giáo viên treo tranh hình 42.1, hướng II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC dẫn Hs nêu chu trình phát triển từ hoa đến hạt VẬT CÓ HOA. của thực vật có hoa. 1. Cấu tạo hoa: - Thành phần bất thụ: Gồm cuống hoa, - HS: HS trả lời đế hoa, đài hoa, tràng hoa. - GV: Nhận xét và hoàn thiện - GV: cho Hs quan sát sơ đồ minh họa (đã - Thành phần hữu thụ : gồm nhị và nhụy. chuẩn bị) rồi yêu cầu Hs kết hợp nghiên cứu 2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi sgk để trình bày sự hình thành hạt phấn và túi phôi phôi? a. Hình thành hạt phấn: - HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi - TB trong bao phấn (2n) GP tạo 4 bào tử - GV: Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến đực đơn bội (n), mỗi tế bào (n) NP tạo 1 thức hạt phấn. (nhân sinh sản và nhân ống - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời phấn) câu hỏi: Thụ phấn là gì? Có mấy hình thức -Nhân sinh sản NP tạo 2 giao tử đực(n) thụ phấn? GV yêu cầu HS cho thêm vd về hai hình thức thụ phấn nói trên (dựa vào mẫu b. Hình thành túi phôi; hoa HS sưu tầm) Tế bào noãn (2n) GP tạo 4 tế bào - GV: Cho HS nghiên cứu tranh 42.2 (sgk (n), 3 TB tiêu biến và 1 tế bào NP tạo túi nâng cao), yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: phôi chứa 8 nhân( thể gia tử cái ) ? Sự thụ tinh ở TV có hoa diễn ra như thế 3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh. nào? a.Thụ phấn: ? Sự thụ tinh như vậy gọi là thụ tinh kép. - Khái niệm: Thụ phấn là là quá trình vận - GV: Thụ tinh kép là gì? Thụ tinh kép có ý chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhị. nghĩa gì đối với thực vật có hoa? - Có 2 hình thức thụ phấn: Tự thụ phấn và - GV: Hướng dẫn Hs phân biệt thụ phấn và thụ phấn chéo. thụ tinh. - Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ côn trùng (Gv cần cho Hs làm rõ xuất xứ của quả và hoặc gió. hạt). b. Thụ tinh: - GV: Yêu cầu Hs nhớ và nhắc lại kiến thức - Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử các loại hạt ở sinh học lớp 6 đực với nhân của tế bào trứng trong túi - HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu phôi để hình thành nên hợp tử(2n), khởi hỏi đầu của cá thể mới. - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện - Quá trình thụ tinh kép: SGK kiến thức. 4.Quá trình hình thành hạt, quả: a. Hình thành hạt: - Noãn thụ tinh phát triển thành hạt. - Hạt gồm: Vỏ hạt, phôi và nội nhũ. - Có 2 loại hạt: Hạt có nội nhủ, hạt ko có nội nhủ. b. Hình thành quả: Lê Thị Ngọc Trâm

187


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- Bầu nhụy phát triển thành quả. -Quả không có thụ tinh noãn quả giả (quả đơn tính) - Qua trình chín của quả: SGK. 3. Hoạt động luyện tập: -Ưu thế của SSHT so với SSVT ? - Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng Câu 1: Trứng được thụ tinh ở: A. bao phấn B. Đầu nhuỵ C. Ống phấn D. Túi phôi Câu 2: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở TV hạt kín là gì? A. Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử) B. Hình thành nội nhủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển C. Hình thành nội nhủ chứa các tế bào tam bội D. Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới. Câu 3: Quả đơn tính là quả được tạo ra do: A. Không có sự thụ tinh B. Không có sự thụ phấn C. Xảy ra sự thụ phấn nhưng không qua thụ tinh D. Xảy ra sự thụ phấn dẫn đến thụ tinh 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1 Trình bày chiều hướng tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật. Sự tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở thực vật được thể hiện ở: - Từ chưa có cơ quan đến có cơ quan sinh sản (rêu, hạt trần, hạt kín). - Sự phân chia giới tính ngày càng rõ: Từ cơ thể lưỡng tính đến cơ thể đơn tính. Điều này có liên quan đến sự tiến hoá trong hình thức thụ phấn: Từ tự thụ phấn đến thụ phấn chéo. - Trong sự thụ tinh: Từ thụ tinh nhờ nước ở rêu, dương xỉ đến không lệ thuộc vào nước như ở hạt trần và hạt kín. - Từ hạt không được bảo vệ (hạt trần) đến được bảo vệ (hạt kín). - Tóm lại sự tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở thực vật là nâng cao hiệu quả thụ tinh, bảo vệ phôi, giúp phôi phát triển tốt hơn và khi nảy mầm có sức sống cao hơn, phát tán rộng hơn. Câu 2. Vì sao quả mít đóng cọc rồi đem phơi nắng thì chín nhanh hơn? Vì sao trái cây khi bị sâu đục vào ruột thì chín nhanh hơn? Quả mít cũng như các loại trái cây khác, khi để ngoài nắng thì chín nhanh hơn vì ngoài nắng nhiệt độ cao làm các enzim hoạt động mạnh, sự biến đổi diễn ra nhanh hơn làm quả chín nhanh. - Trái cây khi bị sâu đục vào ruột thì chín nhanh hơn vì ôxi tiếp xúc với các phần trong của quả, quá trình hô hấp cũng như ôxi hoá khác diễn ra nhanh hơn. V. Hướng dẫn tự học 1. Bài cũ - Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk 2. Chuẩn bi bài mới - Chuẩn bị bài 43 Thực hành : Nhân giống vố tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép + Mẫu thực vật: cây lá bỏng, cây sắn, dây khoai lang, rau muống, rau ngót... Cây xoài, cam, bưởi ... +Dụng cụ: chậu trồng cây hay luống đất ẩm, túi nilông, dây nilông. Lê Thị Ngọc Trâm

188


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 45

Ngày soạn: 13/04/2019

Bài 43. THỰC HÀNH NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT BẰNG GIÂM, CHIẾT, GHÉP

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính: Chiết, giâm, ghép chồi (ghép mắt), ghép cành. - Nêu được lợi ích của phương pháp nhân giống sinh dưỡng. 2. Kỹ năng - Thực hiện được các phương pháp nhân giống: Chiết, giâm cành, ghép chồi(ghép mắt), ghép cành. - Rèn luyện được kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp - Rèn luyện kỹ năng thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường 4. Năng lực Phát triển năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Thực hành- thí nghiệm - Vấn đáp - tìm tòi III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 45 - Bài 43 Thực hành : Nhân giống vố tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép - Dụng cụ 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị mẫu vật và dụng cụ được phân công IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động: Kiểm tra bài cũ - Nhân giống vô tính là gì? Có mấy hình thức nhân giống vô tính? - Phân biệt thụ phấn với thụ tinh? Thụ tinh kép là gì? Ý nghĩa của thụ tinh kép? 2. Hoạt động hình thành kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, chuẩn bị Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV I. Mục tiêu + Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ. - Giải thích được cơ sử sinh học của phương + Kiểm tra việc chuẩn bị của các nhóm. pháp nhân giống vô tính: chiết cành, giâm + Nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành. canh, ghép cành, ghép chồi. - HS nêu mục tiêu - Nêu được lợi ích kinh tế của phương pháp nhân giống vô tính. - HS trình bày các tư liệu đã chuẩn bị II. Chuẩn bị Lê Thị Ngọc Trâm

189


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- Mẫu thực vật: cây lá bỏng, cây sắn, dây khoai lang, rau muống, rau ngót... Cây xoài, cam, bưởi ... - Dụng cụ: dao, kéo cắt cành, rạch vỏ cây, chậu trồng cây hay luống đất ẩm, túi nilông, dây nilông. b. Hoạt động 2: Tiến hành Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức GV hướng dẫn cách làm của từng thí nghiệm: III. Nội dung và cách tiên hành a. Thí nghiệm 1:

1. Thí nghiệm 1: giâm cành

- Cắt cành thành từng đoạn (10 -15cm), có số - Cắt cành thành từng đoạn (10 -15cm), có số lượng chồi mắt bằng nhau.

lượng chồi mắt bằng nhau.

- Cắm nghiêng vào đất ẩm, một phần hom ở - Cắm nghiêng vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất.

trên mặt đất.

- Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng - Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của cây mới sinh từ các hom (theo bảng ở sgk - của cây mới sinh từ các hom (theo bảng ở sgk 168)

168)

- Thí nghiệm này chỉ làm tập, học sinh về nhà - Thí nghiệm này chỉ làm tập, học sinh về nhà làm lại và theo dõi để báo cáo kết quả vào lần làm lại và theo dõi để báo cáo kết quả vào lần thực hành sau

thực hành sau

b. Thí nghiệm 2: (Treo tranh 43)

2. Thí nghiệm 2: ghép cành

- Học sinh xem và nghe giáo viên hướng dẫn

- Dao sắc cắt vát gon, sạch gốc ghép và cành

- Dao sắc cắt vát gon, sạch gốc ghép và cành ghép để cho bề mặt tiếp xúc thật áp sát. ghép để cho bề mặt tiếp xúc thật áp sát.

- Cắt bỏ lá có trên cành ghép và 1/3 số lá trên

- Cắt bỏ lá có trên cành ghép và 1/3 số lá trên gốc ghép gốc ghép

- Buộc chặt cành ghép với gốc ghép.

- Buộc chặt cành ghép với gốc ghép.

3. Thí nghiệm 3: Ghép chồi

c. Thí nghiệm 3:

- Rạch vỏ gốc ghép hình chữ T (ở đoạn thân

- Rạch vỏ gốc ghép hình chữ T (ở đoạn thân muốn ghép) dài 2cm muốn ghép) dài 2cm

- Chon chồi ngủ làm chồi ghép, dùng dao cắt

- Chon chồi ngủ làm chồi ghép, dùng dao cắt gon lớp vỏ kèm theo một phần gỗ ở chân mắt gon lớp vỏ kèm theo một phần gỗ ở chân mắt ghép đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ (cho vỏ Lê Thị Ngọc Trâm

190


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

ghép đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ (cho vỏ gốc ghép phủ lên vỏ mắt ghép) - Buộc chặt (chú ý: không buộc đè lên mắt

gốc ghép phủ lên vỏ mắt ghép)

- Buộc chặt (chú ý: không buộc đè lên mắt ghép) ghép)

IV. Thu hoạch

- Phân công, tổ chức thực hành:

- Theo dõi các thi nghiệm trong 2 tuần

- Mỗi tổ học tập chia thành 2 nhóm (tổ trưởng - viết tường trình và tổ phó làm nhóm trưởng) - Yêu cầu làm tốt thí nghiệm 2 và 3 tại lớp.Sử dụng dao thật chuẩn xác, cẩn thận, tránh xẫy ra tai nạn 3. Hoạt động luyện tập - Nhận xét buổi thực hành và xếp loại giờ học. - GV thu một số thí nghiệm của các nhóm có kết quả tốt, khá, trung bình và chưa đạt yêu cầu để nhận xét trước lớp và rút kinh nghiệm. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, vì sao phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép? Phải cắt bỏ hết lá ở càng ghép vì để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh, được đảm bảo. - Phải buộc chặt cành ghép (hoặc mắt ghép) vào gốc ghép nhằm để mô dẫn (mạch gỗ và mạch libem) nhanh chóng nối liền nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và các chất dinh dưỡng từ gốc ghép đến được tế bào của cành ghép hoặc mắt ghép được dễ dàng. V. Hướng dẫn tự học 1. Bài cũ - Theo dõi kết quả của nhóm, hoàn thiện bài thu hoạch 2. Bài mới - Chuẩn bị bài 44 Sinh sản vô tính ở động vật + Trình bày định nghĩa, các hình thức của sinh sản vô tính. + Trình bày ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính.

Lê Thị Ngọc Trâm

191


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 46

Ngày soạn: 14/04/2019 Bài 44. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân biệt được sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận của cơ thể. - Nêu được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. - Trình bày được các khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật. 2. Kỹ năng - Rèn luyện được kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp - Rèn luyện kỹ năng thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường 4. Năng lực Phát triển năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh vẽ hình 44.1, 44.2, 44.3 SGK , Sơ đồ nhân bản vô tính cừu Đôly - Giáo án tiết 46 - Bài 44 Sinh sản vô tính ở động vật 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu bài mới trước ở nhà IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động: Kiểm tra bài cũ - Thụ phấn là gì? Có mấy hình thức thụ phấn? Thụ tinh kép là gì? - Trình bày nguồn gốc của hạt và quả. Nêu vai trò của cho sự phát triển của thực vật và đời sống con người. 2. Hoạt động hình thành kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sinh sản vô tính. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: cho học sinh làm bài tập lệnh số 1 I. SINH SẢN VÔ TÍNH LÀ GÌ? SGK để rút ra khái niệm về sinh sản vô tính Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản ở động vật (đáp án ý đầu tiên) trong đó một cá thể sinh ra một hay nhiều - HS: Nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm SGK cá thể mới có bộ NST giống hệt nó, không và trả lời có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào - GV: Hiện tượng thằn lằn tái sinh đuôi; tôm, trứng. cua tái sinh được chân và càng bị gãy có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao? - HS trả lời Lê Thị Ngọc Trâm

192


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

- GV: Vì sao các cá thể trong sinh sản vô tính lại hoàn toàn giống cơ thể bố mẹ ban đầu? Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là gì? - HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi Quá trình nguyên phân (Vì: Cơ thể mới tạo thành dựa trên quá trình phân bào liên tiếp theo kiểu nguyên phân). b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hình thức sinh sản vô tính ở động vật Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm hoàn thành II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ phiếu học tập TÍNH Ở ĐỘNG VẬT. 1. Phân đôi. Hình thức Đặc điểm Nhóm sinh 2. Nảy chồi. sinh sản vật PHT 3. Phân mảnh. Phân đôi 4. Trinh sản Nảy chồi Phân mảnh Trinh sản - HS tự nghiên cứu mục II SGK, quan sát tranh H.44.1, 44.2, 44.3 cùng thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu học tập. - GV: Cho biết những điểm giống nhau, khác nhau của các hình thức sinh sản vô tính? Vì sao các cá thể trong sinh sản vô tính lại hoàn toàn giống cơ thể bố mẹ ban đầu? Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là gì? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời. - GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức. GV: SSVT có những ưu điểm, nhược điểm gì? - HS: Thảo luận theo nhóm, trả lời. Đáp án phiếu học tập Hình thức Đặc điểm Nhóm sinh sinh sản vật Phân đôi Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần Động vật sẽ phát triển thành một cá thể. Sự phân đôi có thể theo chiều nguyên sinh, dọc, ngang hoặc nhiều chiều. giun dẹp. Lê Thị Ngọc Trâm

193


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Nảy chồi Một phần của cơ thể phát triển hơn các vùng lân cận, tạo thành Ruột cơ thể mới. Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc khoang, bọt sống tách độc lập. biển. Phân Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần phát triển Bọt biển. mảnh thành một cơ thể mới. Trinh Hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh phát triển thành Chân khớp sản cơ thể đơn bội (n). như Ong, (trinh Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính. kiến, rệp sản) c. Hoạt động 3: Tìm hiểu về ưu, nhược điểm và ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Cho học sinh đọc sách giáo khoa trang III. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA SINH 174. SẢN VÔ TÍNH SSVT có những ưu điểm, nhược điểm gì? 1. Ưu điểm: - HS trả lời - Cơ thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con - GV bổ sung kết luận. cháu, vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. - Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về măt di truyền. - Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn. - Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. 2. Nhược điểm: Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt. IV. ỨNG DỤNG - GV nêu một số hiện tượng nuôi cấy mô 1. Nuôi mô sống:- Cách tiến hành: Tách mô từ trong thực tiễn cuộc sống, rồi đặt câu hỏi: cơ thể động vật và nuôi cấy trong môi trường ? Nuôi cấy mô tế bào được thực hiện trong đủ dinh dưỡng. điều kiện nào? Vì sao? - Điều kiện: Vô trùng và nhiệt độ thích hợp. ? Ứng dụng của việc nuôi mô sống? - Ứng dụng trong y học. Tại sao chưa thể tạo được cá thể mới từ tế bào 2. Nhân bản vô tính: hoặc mô của động vật có tổ chức cao? - Cách tiến hành: Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất ? Nhân bản vô tính có ý nghĩa gì đối với đời nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển sống? thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển - HS: Thảo luận theo nhóm, trả lời thành một cơ thể mới. - Ý nghĩa của nhân bản vô tính đối với đời - GV bổ sung, nhận xét kết luận sống: Lê Thị Ngọc Trâm

194


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

+ Nhân bản vô tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc. + Nhân bản vô tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người. 3. Hoạt động luyện tập Cho biết ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính? Tại sao sinh sản vô tính lại có thể làm số lượng cá thể tăng lên rất nhanh? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi, tôm, cua có chân và càng bị gãy tái sinh được chân và càng mới, có phải là sinh sản vô tính không? Vì sao? Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh ở các loài động vật. Câu 2. Vì sao các cơ thể con sinh ra từ sinh sản vô tính giống hệt cơ thể mẹ? Câu 3. So sánh hình thức trinh sản với hình thức phân đôi, nảy chồi, phân mảnh? Câu 4. Ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì? Nêu những hạn chế có thể có ở động vật nhân bản vô tính? V. Hướng dẫn tự học 1 Bài cũ - Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk 2. Bài mới - Chuẩn bị bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật + Nêu 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính. + Phân biệt thụ tinh ngoài với thụ tinh trong và nêu được ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài. + Nêu các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật.

Lê Thị Ngọc Trâm

195


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Tiết: 47

Ngày soạn: 15/04/2019 Bài 47. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính ở động vật. - Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật (đẻ trứng, đẻ con). - Nêu và phân biệt được chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật (thụ tinh ngoài, thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con). 2. Kỹ năng - Thực hiện được các phương pháp nhân giống: Chiết, giâm cành, ghép chồi(ghép mắt), ghép cành. - Rèn luyện được kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp - Rèn luyện kỹ năng thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường 4. Năng lực - Phát triển năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Các tranh từ hình 45.1 – 45.4 - Giáo án tiết 47 - Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu bài mới trước ở nhà IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động: Kiểm tra bài cũ Câu 1: Sinh sản vô tính là gì? Nêu ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính? Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính? 2. Hoạt động hình thành kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: cho học sinh làm bài tập lệnh số 1 I. SINH SẢN HỮU TÍNH LÀ GÌ? SGK để rút ra khái niệm về sinh sản hữu tính Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra ở động vật (Đáp án C) cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao - HS: Nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm SGK tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành và trả lời. cá thể mới. Lê Thị Ngọc Trâm

196


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về qua trình sinh sản hữu tính ở động vật. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Sinh sản hữu tính sẽ gồm mấy giai II. QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH đoạn? Ở ĐỘNG VẬT. - HS: Nghiên cứu SGK, trả lời.. - Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật - GV: treo sơ đồ hình 45.1 SGK. là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp - HS: hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi phần nhau, đó là: , sau đó lên bảng trình bày và báo cáo kết + Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng. quả. + Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với - GV: Nhận xét và chính xác hoá. giao tử cái tạo thành hợp tử). + Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới. c. Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức thụ tinh, đẻ trứng và đẻ con Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Thụ tinh ngoài gặp ở loài động vật III. CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH. nào? Thụ tinh ngoài diễn ra ở đâu? 1. Thụ tinh ngoài - Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng - HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời. và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái - Đại diện: cá, ếch nhái,... - GV: Hãy cho biết thụ tinh ở ếch( hình 2. Thụ tinh trong 45.3), ở rắn( hình 45.4) là hình thức thụ tinh - Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng trong hay thụ tinh ngoài. và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con Thụ tinh trong có ưu thế gì so với thụ tinh cái. ngoài? - Đại diện: Bò sát, chim và thú. 3. Ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ - HS: Nghiên cứu thông tin SGk và thảo luận tinh ngoài. nhóm, trả lời câu hỏi. - Thụ tinh ngoài có hiệu quả thụ tinh thấp do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng, - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện đây là một trong những lý do giải thích tại kiến thức. sao động vật thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng. - Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh đưa tinh trùng vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao. - GV: Cho ví dụ về vài loài động vật đẻ IV. ĐẺ TRỨNG VÀ ĐẺ CON. trứng và đẻ con. Cho biết ưu điểm của mang 1. Động vật đẻ trứng và đẻ con thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các - ĐV đẻ trứng: Cá, lưỡng cư, bò sát, ếch nhái. động vật khác. - ĐV đẻ con: tất cả thú (trừ thú Mỏ vịt) - HS: Nghiên cứu thông tin SGk và hiểu biết 2. Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thực tế để trả lời. thú. - GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến - Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể thức mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai. Lê Thị Ngọc Trâm

197


Giáo án Sinh học 11

- GV: Giúp học sinh khái quát chiều hướng tiến hóa về sinh sản của động vật từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong;từ để trứng đên mang thai và sinh con. .

Năm học 2018- 2019

- Phôi thai được bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp. - Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật: + Cơ thể: Cơ quan sinh sản chưa phân hoá → phân hoá. Cơ thể lưỡng tính → cơ thể đơn tính. + Hình thức thụ tinh: Tự thụ tinh → thụ tinh chéo. Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong. + Hình thức sinh sản: Đẻ trứng → đẻ con. Trứng, con sinh ra không được chăm sóc, bảo vệ → Trứng, con sinh ra được chăm sóc, bảo vệ.

3. Hoạt động luyện tập Nêu những ưu điểm thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài. Ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài : – Thụ tinh ngoài có hiệu quả thụ tinh thấp do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng, đây là một trong những lí do giải thích tại sao động vật thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng. – Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục của con cái, thụ tinh xảy ra trong cơ thể con cái nên hiệu quả thụ tinh cao hơn. Nêu những ưu điểm mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các loài động vật. - Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai. - Phôi thai được bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Nêu chiều hướng tiến hóa chung trong sinh sản hữu tính của động vật Câu 2. Cho biết ưu điểm và hạn chế của sinh sản hữu tính? Câu 3. Cho biết ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài. Vì sao động vật thụ tinh ngoài đẻ rất nhiều trứng V. Hướng dẫn tự học 1. Bài cũ - Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk 2. Bài mới - Chuẩn bị bài 46 cơ chế điều hòa sinh sản + Nêu cơ chế điều hòa sinh tinh + Nêu cơ chế điều hòa sinh trứng +Vai trò của hoocmôn trong cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng

Lê Thị Ngọc Trâm

198


Giáo án Sinh học 11 Tiết: 48

Năm học 2018- 2019 Ngày soạn: 16/04/2019 Bài 46. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được cơ chế điều hoà sinh sản. - Nêu rõ những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở động vật và ở người. 2. Kỹ năng - Rèn luyện được kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp - Rèn luyện kỹ năng thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường 4. Năng lực - Phát triển năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Các tranh từ hình 46.1 – 46.2 - Giáo án tiết 48 - Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu bài mới trước ở nhà IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động Câu 1. Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Câu 2. Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh ngoài. Tại sao thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước? Câu 3.. Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh trong. Thụ tinh trong có ưu điểm gì so với thụ tinh ngoài? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ chế điều hoà I. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TINH VÀ sinh tinh và sinh trứng SINH TRỨNG - GV: treo sơ đồ hình 46.1 SGK. Yếu tố nào điều 1. Cơ chế điều hoà sinh tinh hoà sự sinh tinh ? - Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra - HS: hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi mục , hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và sau đó lên bảng chỉ vào sơ đồ LH: và báo cáo kết quả. + FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh - HS: nhóm HS khác nhận xét và bổ sung. trùng. - GV: Nhận xét và chính xác hoá + LH kích thích tế bào kẽ (TB lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh - GV: Khi nồng độ testostêrôn quá cao sẽ dẫn trùng. đến hiệu quả gì? - Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH. 199 Lê Thị Ngọc Trâm


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 - HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và 2. Cơ chế điều hoà sinh trứng trả lời. - Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH: - GV: Yếu tố nào tham gia điều hoà sinh trứng? - FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra - HS: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi phần , Ơstrôgen. - LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể sau đó báo cáo kết quả. - HS: Nhóm học sinh khác nhận xét và bổ sung. vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen. - GV: nhận xét và chính xác hoá. + Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ - GV: Tại sao trứng có thể rụng theo chu kì kinh con phát triển dày lên. nguyệt? - Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH. và trả lời câu hỏi. II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH b. Hoạt động 2: Ảnh hưởng của thần kinh và TINH VÀ SINH TRỨNG. môi trường sống đến quá trình sinh tinh và - Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và sinh trứng. - GV: Hệ thần kinh và môi trường ảnh hưởng tới rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng. quá trình sản sinh tinh trùng và quá trình sản sinh - Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ trứng? thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh - HS: Nghiên cứu thông tin SGk và trả lời. hưởng đến hành vi sinh dục của con cái. - Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp - GV: Nhận xét bổ sung để hoàn thiện kiến thức. lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. - Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sinh tinh trùng. 3. Hoạt động luyện tập - Cho HS đọc phần đóng khung ở cuối bài trong SGK - Tại sao quá trình sinh trứng ở một số động vật lại diễn ra theo mùa? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Phụ nữ uống thuốc tránh thai (chứa progestrogen hoặc progestrogen + estrogen) có thể tránh được mang thai, tại sao? Câu 2. Rối loạn sản xuất FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh không? Tại sao? Câu 3 Hãy giải thích tại sao trong suốt thời kì mang thai ở người sẽ không thể xảy ra hiện tượng kinh nguyệt. V. Hướng dẫn tự học 1. Bài cũ - Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk 2. Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người + Trình bày một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật. + Nêu khái niệm và giải thích được vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch. + Kể tên một số biện pháp tránh thai và cơ chế tác dụng của chúng. Lê Thị Ngọc Trâm

200


Giáo án Sinh học 11 Tiết: 49

Năm học 2018- 2019 Ngày soạn: 26/04/2019

Bài 47. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật. - Nêu được khái niệm và giải thích được vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch. - Kể tên được một số biện pháp tránh thai và cơ chế tác dụng của chúng. 2. Kỹ năng - Rèn luyện được kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp - Rèn luyện kỹ năng thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường - Nâng cao nhận thức với sức khỏe sinh sản vị thành niên và kế hoạch hóa gia đình. 4. Năng lực - Phát triển năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Các tranh từ hình 47.1 – 47.2 - Giáo án tiết 48 - Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu bài mới trước ở nhà IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động

GV giới thiệu cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sản sinh tinh và trứng. Hệ thần kinh và môi trường sống. đặc biệt là hoocmôn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS GV tổ chức HS làm việc với SGK

Nội dung kiến thức I. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT 1. Một số biện pháp làm thay đổi số con + Trình bày một số biện pháp làm thay đổi số a. Sử dụng hocmon hoặc chất kích thích tổng hợp con? Nêu ví dụ? Ví dụ: Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi. + Trình bày các biện pháp điều khiển giới tính Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác làm cho trứng chín hàng loạt, sau đó nặn - HS dựa vào SGK trình bày trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể - Các Hs khác bổ sung rồi đem ấp nở ra cá con.

Lê Thị Ngọc Trâm

201


Giáo án Sinh học 11

Năm học 2018- 2019

Hoạt động của GV và HS - GV hoàn thiện kiến thức

Nội dung kiến thức b. Thay đổi các yếu tố môi trường Ví dụ: thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà - GV: Nuôi cấy phôi có thể giải quyết được vấn nuôi làm cho gà có thể đẻ 2trứng/ngày c. Nuôi cấy phôi đề gì trong sinh đẻ ở người? Mục đích, làm tăng nhanh số lượng cá thể của một - HS trả lời loài nào đó Kích thích rụng trứng à thụ tinh nhân tạo à thu nhận phôi àcấy các phôi vào tử cung con cái d. Thụ tinh nhân tạo - Mục đích làm tăng hiệu quả của quá trình thụ tinh. - GV: Điều khiển giới tính đàn con có ý nghĩa 2. Một số biện pháp điều khiển giới tính như thế nào trong chăn nuôi? - Sử dụng các biện pháp kỹ thuật (Tách tinh trùng, - HS trả lời

Chiếu tia tử ngoại, Thay đổi chế độ ăn …)

- Điều khiển bằng hocmon - GV: Vì sao không cho phép tiết lộ sớm giới II. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI 1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì? tính của thai nhi? - Là điều chỉnh số con và khoảng cánh lần sinh sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng - HS trả lời cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội 2. Các biện pháp tránh thai - GV: Sinh đẻ có kế hoạch là gì? Vì sao phải - Có rất nhiều loại, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp hợp lí để mang lại hiệu sinhh đẻ có kế hoạch? quả cao nhất. - HS trả lời - Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như: dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, đình sản nam và nữ, tính ngày rụng - GV Trình bày các biện pháp tránh thai trứng, xuất tinh ngoài âm đạo… - HS trả lời - GV hoàn thiện kiến thức 3. Hoạt động luyện tập Câu 1. Nêu một số biện pháp điều khiển giới tính động vật. Câu 2. Vì sao cần điều khiển giới tính đàn con trong chăn nuôi? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Tại sao phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp “tránh đẻ” bất đắc dĩ? Câu 2. Hãy cho biết nguyên tắc ngăn cản thụ tinh của các biện pháp tránh thai sau: thuốc tránh thai, dụng cụ tử cung, triệt sản? V. Hướng dẫn tự học 1. Bài cũ - Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk 2. Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị cho tiết bài tập : ôn lại toàn bộ kiến thức chương Sinh sản Lê Thị Ngọc Trâm

202


Giáo án Sinh học 11 Tiết: 50

Năm học 2018- 2019 Ngày soạn: 27/04/2019 Bài 47. BÀI TẬP

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân biệt sinh sản với tái sinh, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, các hình thức sinh sản vô tính, thụ tinh trong và thụ tinh ngoài, đẻ trứng và đẻ con. - Phân tích được cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng - Phân tích được các biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người 2. Kỹ năng - Rèn luyện được kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh. - Rèn luyện kỹ năng thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường - Nâng cao nhận thức với sức khỏe sinh sản vị thành niên và kế hoạch hóa gia đình. 4. Năng lực - Phát triển năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực giao tiếp, hợp tác II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 50- Bài tập 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập kiến thức chương IV sinh sản trước ở nhà IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV yêu cầu HS Phân biệt sinh sản với tái sinh, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính HS trả lời 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn để hệ thống hóa kiến thức chương IV Sinh sản bằng sơ đồ tư duy - HS hệ thống hóa kiến thức chương IV Sinh sản bằng sơ đồ tư duy - Đại diện nhóm lên trình bày - Các nhóm khác bổ sung GV hoàn thiện nội dung

Lê Thị Ngọc Trâm

Nội dung kiến thức A- Lí thuyết I. Sinh sản vô tính 1. ở thực vật a. Khái niệm b. Các hình thức - Sinh sản sinh dưỡng - Sinh sản bằng bào tử 2. ở động vật - Phân đôi - Nảy chồi - Phân mãnh - Trinh sinh 3. Ưu, nhược điểm 4. Ứng dụng a. ở thực vật: Nhân giống vô tính cây trồng b. ở động vật: Nuôi cấy mô sống, nhân bản vô tính 203


Giáo án Sinh học 11

- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn để giải quyết các bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8. - HS thảo luận theo bàn để giải quyết các bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8. - GV yêu cầu đại diện nhóm 1 trình bày bài làm bài tập 1 - Đại diện nhóm lên trình bày - Các nhóm khác bổ sung GV hoàn thiện nội dung - GV yêu cầu đại diện nhóm 2 trình bày bài làm bài tập 2 - Đại diện nhóm lên trình bày - Các nhóm khác bổ sung GV hoàn thiện nội dung - GV yêu cầu đại diện nhóm 3 trình bày bài làm bài tập 3,4 - Đại diện nhóm lên trình bày - Các nhóm khác bổ sung GV hoàn thiện nội dung - GV yêu cầu đại diện nhóm 4 trình bày bài làm bài tập 5 - Đại diện nhóm lên trình bày - Các nhóm khác bổ sung GV hoàn thiện nội dung - GV yêu cầu đại diện nhóm 5 trình bày bài làm bài tập 6,7 - Đại diện nhóm lên trình bày - Các nhóm khác bổ sung GV hoàn thiện nội dung - GV yêu cầu đại diện nhóm 7 trình bày bài làm bài tập 7 - Đại diện nhóm lên trình bày - Các nhóm khác bổ sung GV hoàn thiện nội dung

Năm học 2018- 2019 II. Sinh sản hữu tính 1. ở thực vật 2. ở động vật 3. Ưu, nhược điểm B. Bài tập Câu 1. Ghép cành là gì? Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, vì sao phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép? Câu 2. Phân biệt các quá trình sau: thụ phấn, tự thụ phấn, thụ phấn chéo? Câu 3. Cho biết ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài. Vì sao động vật thụ tinh ngoài đẻ rất nhiều trứng Câu 4. Cho biết ưu điểm của hình thức mang thai và sinh con ở các loài thú Câu 5. Nêu chiều hướng tiến hóa chung trong sinh sản hữu tính của động vật Câu 6. Hãy giải thích tại sao trong suốt thời kì mang thai ở người sẽ không thể xảy ra hiện tượng kinh nguyệt Câu 7. Hãy cho biết nguyên tắc ngăn cản thụ tinh của các biện pháp tránh thai sau: thuốc tránh thai, dụng cụ tử cung, triệt sản? Câu 8. Nêu một số biện pháp điều khiển giới tính động vật. Tại sao phải cấm xác định giới tính thai nhi?

3. Hoạt động luyện tập Câu 1: Sự điều hoà sinh tinh và sinh trứng chịu sự chi phối bởi: a/ Hệ thần kinh. b/ Các nhân tố bên trong cơ thể. c/ Các nhân tố bên ngoài cơ thể. d/ Hệ nội tiết. Câu 2:Thể vàng tiết ra những chất nào? a/ Prôgestêron vad Ơstrôgen. b/ FSH, Ơstrôgen. c/ LH, FSH. d/ Prôgestêron, GnRH Câu 3: FSH có vai trò: a/ Kích thích phát triển nang trứng. Lê Thị Ngọc Trâm

204


Giáo án Sinh học 11 Năm học 2018- 2019 b/ Kích thích tuyến yên tiết hoocmôn. c/ Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động. d/ Kích thích dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ. Câu 4: Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì? a/ Không nhất thiết phải cần môi trường nước. b/ Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường. c/ Đỡ tiêu tốn năng lượng. d/ Cho hiệu suất thụ tinh cao. Câu 5: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ? a/ Nảy chồi. b/ Phân đôi. c/ Trinh sinh. d/ Phân mảnh. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 6. Quá trình sinh sản của động vật phụ thuộc vào yếu tố môi trường nào? Cho ví dụ. Câu 7. Thế nào là động vật đơn tính và lưỡng tính? Ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính ở động vật lưỡng tính và động vật đơn tính? V. Hướng dẫn tự học 1. Bài cũ - Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk 2. Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị cho tiết bài tập : ôn lại toàn bộ kiến thức chương Sinh sản

Lê Thị Ngọc Trâm

205


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.