Giáo án Sinh học 12 cơ bản theo 5 hoạt động Năm học 2019 - 2020 GV Lê Thị Ngọc Trâm Tổ Sinh - CN

Page 1

GIÁO ÁN SINH HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

vectorstock.com/9778517

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN LESSON PLAN PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

Giáo án Sinh học 12 cơ bản theo 5 hoạt động Năm học 2019 - 2020 GV: Lê Thị Ngọc Trâm Tổ Sinh - CN WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 1

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 24/08/2019

PHẦN NĂM : DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ BÀI 1 : GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được định nghĩa gen và kể tên được một vài loại gen (gen điều hoà và gen cấu trúc). - Nêu được định nghĩa mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền - Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN ở tế bào nhân sơ. 2. Kỹ năng - Rèn luyện và phát trển các kỹ năng tư duy: phân tích, tổng hợp so sánh - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc , mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN 3. Thái độ - Yêu thích khoa học, hiểu được cơ sở phân tử của sự sống 4. Năng lực hướng tới : Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 1- Bài 1 Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN - Hình 1.1 , bảng 1 mã di truyền SGK - Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của ADN - Mô hình cấu trúc không gian của ADN - Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 1 Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : - Giáo viên giới thiệu chung về chương trình sinh học 12 GV: Lê Thị Ngọc Trâm

1

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020

-

Quan sát hình ảnh sau :

Hãy : + Nêu cấu tạo của ADN . + Nêu chức năng của ADN 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc của gen. - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm gen đã được học ở lớp 9 nêu khái niệm gen ? - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu hình sau :

Nội dung kiến thức

Thảo luận cặp và trả lời câu hỏi: + Khái niệm gen? + Cấu trúc chung của gen cấu trúc? + Phân biệt gen phân mảnh và gen không phân mãnh + Dựa vào chức năng mà sản phẩm của gen quy định người ta chia gen làm những loại nào? GV: Lê Thị Ngọc Trâm

2

I. GEN 1. Khái niệm : - Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipepetit hay một phân tử ARN. - Ví dụ: SGK 2. Cấu trúc của gen cấu trúc : * Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng: - Vùng điều hòa: Nằm ở đầu 3’của mạch gốc mang tín hiệu khởi động và điều hòa quá trình phiên mã. - Vùng mã hóa: Nằm ở giữa gen, mang thông tin di truyền mã hóa axit min. + Ở sinh vật nhân sơ: Các gen có vùng mã hoá liên tục gọi là gen không phân mảnh. + Ở sinh vật nhân thực: Hầu hết các gen có vùng mã hoá không liên tục (các đoạn êxon xen kẽ các đoạn intron) gọi là gen phân mảnh. - Vùng kết thúc: Nằm ở cuối gen 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản - HS thảo luận và trả lời câu hỏi - GV cho các HS khác nhận xét phần trả lời của bạn. - Gv nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức. - GV lưu ý: + Ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh). + Ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa aa (ê xôn) là các đoạn không mã hóa aa (intron) vì vậy gọi là gen phân mảnh. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về mã di truyền - GV cho hs nghiên cứu mục II • Mã di truyền là gì • Tại sao mã di truyền là mã bộ ba - HS nêu được : Trong AND chỉ có 4 loại nu nhưng trong pr lại có khoảng 20 loại a.a * Nếu 1 nu mã hoá 1 a.a thì có 41 =4 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 a.a *Nếu 2 nu mã hoá 1 a.a thì có 42= 16 tổ hợp *Nếu 3 nu mã hoá 1 a.a thì có 43= 64 tổ hợp thừa đủ để mã hoá cho 20 a.a

Năm học 2019- 2020

II. MÃ DI TRUYỀN. 1. Khái niệm: - Mã di truyền là trình tự các nucleôtit trong gen qui định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin( Mã di truyền là mã bộ ba) - Trong 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hóa aa. + 3 bộ kết thúc: UAA, UAG, UGA, ->qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. + 1 bộ mở đầu: AUG->qui định điểm khởi đầu dịch mã và qui định aa metionin (SV nhân thực), foocmin metionin (SV nhân sơ). 2. Đặc điểm + Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba mà không gối lên - Mã di tuyền có những đặc điểm gì ? nhau( theo chều 5’- 3’) - HS dựa vào sgk nêu đặc điểm của mã di + Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các truyền loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ). + Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin). + Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG). c. Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình nhân III. QÚA TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN(tái đôi ADN bản ADN). - Gv cho hs nghiên cứu mục III kết hợp qua 1. Diễn biến. sát hình 1.2 - Qua trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S(Kì trung gian) của chu kì tế bào, chuẩn bị cho phân bào. - Qua trình nhân đôi ADN diễn ra theo

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

3

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020 nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn và gồm các bước: + Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn. + Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới Hãy thảo luận cặp trả lời các câu hỏi: ADN - pôlimerara xúc tác hình thành + ADN được nhân đôi theo nguyên tắc mạch đơn mới theo chiều 5’ → 3’ (ngược nào ? giải thích? chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit + Trình bày các giai đoạn chính tự sao của môi trường nội bào liên kết với mạch ADN ? làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – + Mạch nào được tổng hợp liên tục? mạch T, G – X). nào tổng hợp từng đoạn ? vì sao ? Trên mạch mã gốc (3’ → 5’) mạch mới + Kết quả và ý nghĩa tự nhân đôi của được tổng liên tục. ADN ? Trên mạch bổ sung (5’ → 3’) mạch + Có nhận xét gì về cấu trúc của 2 phân tử ADN con? mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các + Nhờ nguyên tắc nào mà 2 phân tử ADN đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó các con tạo ra giống nhau và giống với ADN đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ mẹ enzim nối. - HS thảo luận, thống nhất ý kến trình bày + Bước 3 : Hai phân tử ADN được tạo thành - Các HS khác bổ sung ý kiến Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 - GV hoàn thiện nội dung - GV mở rộng về quá trình nhân đôi ở tế mạch đơn xoắn đến đó → tạo thành phân bào nhân thực. tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn). 2. Ý nghĩa ? Ý nghĩa của nhân đôi ADN? Truyền thông tin di truyền trong hệ gen từ - HS trả lời tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này - GV hoàn thiện nội dung sang thế hệ khác, đảm bảo cho sự sống được duy trì liên tục, mỗi loài có một bộ gen đặc trưng và tương đối ổn định. 3. Hoạt động luyện tập: GV cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là A. ARN. B. Mã di truyền. C. Prôtêin. D.Gen GV: Lê Thị Ngọc Trâm

4

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 Câu 2. Ở sinh vật nhân thực A. các gen có vùng mã hoá liên tục ( gen không phân mảnh). B. các gen không có vùng mã hoá liên tục C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục (gen phân mảnh) . D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục. Câu 3. Mã di truyền có tính thoái hoá vì: A.có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axit amin. B.có nhiều axit amin được mã hoá bởi một bộ ba. C.có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axit amin. D.một bộ ba mã hoá một axit amin. 4. Hoạt động vận dụng Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sự tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và ở sinh vật nhân thực Trả lời: Sự tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và ở sinh vật nhân thực về cơ bản giống nhau. Điểm khác là sự tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực: + Trên 1 ADN có nhiều đơn vị tái bản + Có sự tham gia nhiều loại enzim hơn. 5. Hoạt động mở rộng - Tìm hiểu về lịch sử phát triển của di truyền học. - Tìm hiểu về học thuyết trung tâm (central dogma) của Sinh học phân tử được Francis Crick đề xuất (1956). - Tìm hiểu về quá trình xác định các mã di truyền :Năm 1961, M. Nirenberg và J. Matthei giải được những mã di truyền đầu tiên và đến năm 1966, toàn bộ 64 codon mã hóa đã được nhóm của M. Nirenberg và nhóm của H.G. Khorana xác định. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : - Học bài theo sgk, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Ôn tập lại kiến thức về ADN, cách giải bài tập ADN 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Chuẩn bị bài 2. Phiên mã và dịch mã - Sơ đồ dưới đây thể hiện quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào SV nhân thực: Hãy quan sát, phân tích và hoàn thành các nội dung sau: + Nêu khái niệm PM, DM. + Nêu nguyên liệu của PM, DM + Xác định vị trí xãy ra PM và DM + Dựa vào nội dung SGK, hình 2.1, 2.2 SGK. Hãy Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế PM và DM -

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

5

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 2

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 26/08/2019 Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế phiên mã và dịch mã. - Nêu được một số đặc điểm phiên mã ở tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ. - Giải thích vì sao thông tin di truyền giữ ở trong nhân mà vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp protein ở ngoài nhân. 2. Kỹ năng - Rèn luyện và phát trển các kỹ năng tư duy: phân tích, tổng hợp so sánh - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cấu trúc và chức năng của các loại ARN , cơ chế phiên mã và quá trình dịch mã 3. Thái độ - Yêu thích khoa học, hiểu được cơ sở phân tử của sự sống 4. Năng lực hướng tới : Năng lực tự học, NL khái quát hóa, NL sáng tạo, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 2- Bài 2 Phiên mã và dịch mã - Hình 2.1, 2.2, 2.3 2.4. SGK - Đoạn phim tư liệu về phiên mã và dịch mã 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 2 Phiên mã và dịch mã IV. Tiến trình lên lớp - Gv cho HS quan sát về mối quan hệ giữa gen(ADN) và tính trạng.

+Quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen đến tính trạng thể hiện qua các cơ chế di truyền nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức: GV: Lê Thị Ngọc Trâm

6

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình phiên mã. - GV: ARN có những loại nào ? chức năng của nó ? yêu cầu HS đọc sgk và hoàn thành phiếu học tập sau: mARN tARN rARN cấu trúc chức năng - HS đọc sgk, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập - Đại diện nhóm báo cáo - Các nhóm khác bổ sung - GV hoàn thiện nội dung.

- GV cho HS quan đoạn phim tư liệu về cơ chế dịch mã

Năm học 2019- 2020 Nội dung kiến thức I. PHIÊN MÃ. 1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN. * ARN thông tin(mARN) - Cấu trúc: Mạch đơn thẳng, đầu 5’ có trình tự nu đặc hiệu nằm gần côđôn mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào. - Chức năng: Dùng làm khuôn cho dịch mã. * ARN vận chuyển(tARN) - Cấu trúc: Mạch đơn, tự xoắn, có cấu trúc 3 thùy, đầu 3’ mang axit amin có 1 bộ ba đối mã đặc hiệu. - Chức năng: Mang axit amin tới ribôxôm, tham gia dịch thông tin di truyền. * ARN ribôxôm( rARN) - Cấu trúc: Mạch đơn nhưng có nhiều vùng ribôxôm liên kết với nhau tạo thành vùng xoắc cục bộ. - Chắc năng: Kết hợp với prôtêin cấu tạo ribôxôm. 2. Cơ chế phiên mã. a. Khái niệm. - Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN. - Quá trình phiên mã diễn ra ở trong nhân tế bào, tại kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST tháo xoắn. b. Cơ chế phiên mã * Tháo xoắn ADN : Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn 3’ - 5’ và bắt đầu tổng hợp ARN ở vị trí đặc hiệu * Tổng hợp ARN: + Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc mạch mã gốc 3’-5’ tổng hợp ARN theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X, T-A, X-G) theo chiều 5’-3’. Vùng nào tổng hợp ARN xong thì ADN đóng xoắn trở lại, cho đến khi gặp tính hiệu kết thúc. * Giai đoạn kết thúc: Phân tử mARN có chiều 5’-3’ được giải phóng. Sau đó 2 mạch của ADN liên kết lại với nhau.

? Hãy cho biết có những thành phần nào tham gia vào quá trình phiên mã và ARN được tạo ra dựa trên khuôn mẫu nào? ? Enzim nào tham gia vào quá trình phiên mã ? Các ribôxôm Nucleotit trong MT liên kết với mạch gốc theo nguyên tắc nào ? Kết quả của quá trình phiên mã là gì ? Hiện tượng xảy ra khi kết thúc quá trình phiên mã * Đa số các ARN đều được tổng hợp trên khuôn ADN, dưới tác dụng của enzim ARN- polimeraza, một đoạn của phân tử ADN tương ứng với 1 hay 1 số gen được tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau ra và mỗi Nucleotit trên mạch mã gốc kết hợp với 1 ribôxômbôNucleotit của MT nội bào theo NTBS , khi E chuyển tới cuôi gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã, phân tử mARN được giải phóng 7 GV: Lê Thị Ngọc Trâm

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản *Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. Còn ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách loại bỏ các đoạn không mã hoá (intrôn), nối các đoạn mã hoá (êxon) tạo ra mARN trưởng thành. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế dịch mã. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu có chế dịch mã

Năm học 2019- 2020

II. Cơ chế dịch mã. 1. Khái niệm: - Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các aa trong chuỗi polipeptit của prôtêin. 2. Diễn biến: - Bước 1: Hoạt hoá các axit amin: aa + ATP enzim aa hoạt hoá (aa*) en zim aa ~ t ARN aa* + tARN

- GV: Hãy kết hợp nội dung phần I, hình - Bước 2: Tổng hợp chuỗi polipeptit 2.1 sgk và phần chuẩn bị bài ở nhà Thảo luận nhóm theo bàn và hoàn thành Giai đoạn mở đầu: Tiểu đơn vị bé của PHT: ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ Tiêu chí Nội dung ba mở đầu (AUG), aamở đầu - tARN tiến vào bộ Khái niệm ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở DM đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau Diễn biến DM đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn Kết quả DM chỉnh. + tARN mang aa thứ nhất đến codon thứ nhất HS: Làm việc theo nhóm và hoàn thành sao cho anticodon của nó khớp bổ sung với PHT codon thứ nhất trên mARN. Enzim xúc tác tạo GV: Gọi đại diện các nhóm trình bày liên kết péptit giữa aa1 và aa mở đầu - Cho HS các nhóm khác nhận xét + Ribôxôm dịch chuyển đi 1 bộ ba đồng thời - GV nhận xét và chốt kiến thức tARN mang aa mở đầu rời khỏi riboxom. - GV cho HS xem tư liệu về cơ chế dịch mã - Giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit: - GV có thể giải thích thêm: tARN mang aa thứ hai đến codon thứ hai sao + Các bộ ba trên mARN gọi là các codon cho anticodon của nó khớp bổ sung với codon + Bộ ba trên t ARN là các anticodon thứ hai trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên + Liên kết giữa các aa gọi là liên kết peptit kết péptit giữa aa2 và aa1. được hình thành do enzim xúc tác. + Sự dịch chuyển của riboxom lại tiếp tục + Ribôxom dịch chuyển trên m ARN theo theo từng bộ ba trên mARN. chiều 5’-3’ theo từng nấc , mỗi nấc ứng với - Giai đoạn kết thúc chuỗi pôlipeptit 1 codon. + Các codon kết thúc là UAG, UGA, UAA. + Quá trình như vậy tiếp diễn cho đến khi - GV: Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong riboxom gặp codon kết thức trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại. phiên mã và dịch mã như thế nào? GV: Lê Thị Ngọc Trâm

8

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản - HS trình bày - GV hoàn thiện nội dung

- GV bổ sung: + Trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động gọi là pôliri bôxôm. + Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại rồi tự hủy. Các ribôxôm được sử dụng qua vài thế hệ tế bào và có thể tham gia tổng hợp bất cứ loại protein nào.

Năm học 2019- 2020 + Riboxom tách khỏi mARN và chuỗi polipeptit được giải phóng và aa mở đầu cũng rời khỏi chuỗi. Chuỗi polipeptit sau đó sẽ hình thành prôtêin hoàn chỉnh. 3. Poliriboxom: - Trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động gọi là pôliribôxôm - Số chuổi polipeptit được tạo ra = số phân tử Ribôxôm trượt qua mARN - Ý nghĩa: làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại 4. Mối liên hệ ADN – mARN – tính trạng: Cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử: Phiên mã

ADN

Dịch mã

mARN

prôtêin

Tính trạng

- GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã ở tế bào nhân thực như sau: 1.ARN pôlimeraza trượt theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ 2.mARN sơ khai cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon tạo mARN trưởng thành 3.ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa 4.ARN pôlimeraza trượt qua vùng kết thúc trên gen 5.Gen tháo xoắn để lộ mạch gốc có chiều 3’ → 5’ Thứ tự đúng của các sự kiện là: A.1 → 3 → 2 → 4 → 5. B. 3 → 5 → 2 → 4 → 1. C. 3 → 5 → 1 → 4 → 2. D. 5 → 3 → 1 → 4 → 2. Câu 2. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hòan chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin gắn liền sau axit amin mở đầu). (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’. (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1. Thứ tự đúng của các sự kiện trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là: A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). B. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3). GV: Lê Thị Ngọc Trâm

9

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 4. Hoạt động vận dụng : Dựa vào kiến thức về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, hãy hoàn thành nội dung bài tập sau: Mạch bổ sung của gen: - GGG - XAA - XTG - AAA Mạch gốc của gen: ............................................. mARN: .............................................. tARN( đối mã): .............................................. Protein : . ............................................... Biết: Các axit amin được mã hóa bởi các bộ 3 trên ARNm như sau: Phe: UUU, Aspactic: GAX, prolin: XXX, Valin: GUU. 5. Hoạt động mở rộng : - Sơ đồ hóa kiến thức quá trình phiên mã và dịch mã - Nếu một trong các giai đoạn của cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử bị lỗi thì em hãy dự đoán hậu quả sẽ như thế nào ? V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : - Học bài , trả lời các câu ỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Chuẩn bị bài 3. Điều hòa hoạt động của gen: + Nêu được khái niệm điều hòa hoạt động gen. + Nêu được khái niệm ôpêrôn. + Mô tả được cấu trúc của ôpêrô Lăc theo Jacôp và Mônô +Dựa vào hình 3 sgk. Hãy trình bày cơ chế điều hòa hoạt động gen trong điều kiện không có Lăc và có Lăc + Cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực khác ở sinh nhật nhân sơ như thế nào?

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

10

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 3 Bài 3: ĐIỀU

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 06/09/2019

HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình Mônô và Jacôp). - Ý nghĩa của sự điều hòa hoạt động của gen. - Giải thích được tại sao trong tế bào lại chỉ tổng hợp prôtêin khi cần thiết 2. Kỹ năng - Rèn luyện và phát trển các kỹ năng tư duy: phân tích, tổng hợp so sánh - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về điều hoà hoạt động cua gen. - Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu 4. Năng lực hướng tới : Năng lực tự học, NL khái quát hóa, NL sáng tạo, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 3- Bài 3 Điều hòa hoạt động của gen - Hình 3.1, 3.2, SGK - Đoạn phim tư liệu cơ chế điều hòa hoạt động của gen 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 3 Điều hòa hoạt động của gen IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : - Gv nêu vấn đề: Dự án giải mã bộ gen người năm 2000 và hoàn thiện năm 2003. Trong mỗi tế bào của người có khoảng 30 ngàn gen. Nếu tại 1 thời điểm tất cả các gen trong tế bào đều phiên mã và dịch mã thì em hãy dự đoán những vấn đề có thể xãy ra trong tế bào? - GV yêu cầu HS ghi tất cả suy nghĩ của các em vào mãnh giấy. - Gọi 1 số HS trình bày suy nghĩ của mình. - GV chốt lại : Để không xãy ra những bất lợi cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể thì tất cá các quá trình PM và DM trong tế bào đều có cơ chế điều hòa. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

11

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản 2. Hoạt động hình thành kiến thức :

Năm học 2019- 2020

Hoạt động của GV và HS - GV: Nêu khái niệm điều hòa hoạt động của gen? + Điều hòa hoạt động của gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Cơ chế nào giúp tế bào tổng hợp protein cần thiết vào lúc thích hợp? - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV để trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung:

Nội dung kiến thức I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN. Điều hòa hoạt động gen là quá trình kiểm soát hoạt động sinh tổng hợp protein của gen, khiến cho tế bào chỉ tổng hợp prôtêin cần thiết trong những điều kiện nhất định. - Điều hòa hoạt động của gen xảy ra ở nhiều mức độ : + Điều hòa phiên mã : Điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào. + Điều hòa dịch mã : Điều hòa lượng prôtêin được tạo ra. + Điều hòa sau dịch mã : Làm biến đổi prô têin sau khi đực tổng hợp để thực hiện chức năng nhất định. - Có các gen gây tăng cường, gen gây bất b. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều hòa hoạt hoạt tác động lên gen điều hòa gây tăng động của gen ở sinh vật nhân sơ. cường hoặc ngừng sự phiên mã. - GV yêu cầu Hs nghiên cứu mục II sgk trang II. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA 18, thảo luận nhóm theo bàn để trả lời các GEN Ở SINH VẬT NHÂN SƠ. câu hỏi: 1. Cấu trúc của ôpêrôn lac * Khái niệm về ôpêron: Trên ADN của vi + Ôpêrôn là gì? Cho ví dụ. khuẩn, các gen có liên quan về chức năng thường được phân bố thành một cụm, có + Cấu tạo của ôpêrôn lac gồm các thành phần chung một cơ chế điều hòa được gọi là nào? ôpêron. + Ôpêrôn lac hoạt động như thế nào? VD: ôpêrôn lac ở vi khuẩn E.Coli điều hòa tổng hợp các enzim giúp chúng sử dụng - HS thảo luận trả lời câu hỏi, lớp nhận xét đường lactôzơ. bổ sung. * Ôpêrôn lac gồm 3 thành phần: - Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): Quy định - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện tổng hợp enzim tham gia vào các phản ứng kiến thức. phan giải đường lactôzơ. - Vùng vận hành (O): là vị trí tương tác với chất prôtêin ức chế ngăn cản phiên mã. - Vùng khởi động (P): Là nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. 2. Cơ chế hoạt động của ôpêrôn lac ở E.Coli. - GV: Yêu cầu HS quan sát hình và cho biết:

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

12

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020 Gen điều hòa Môi trường không có lactosse

Bất hoạt

Môi trường có lactosse

Chất ức chế

+ Những biểu hiện ở gen R và ôpêrôn lac trong trạng thái bị ức chế (I) + Những biểu hiện ở gen R và ôpêrôn lac khi có các chất cảm ứng lactôzơ (II). - HS: Thảo luận trong nhóm -> đại diện của nhóm trình bày -> Các HS khác bổ sung.

Bám chặt vùng vận hành

Không bám được vào vùng vận hành

Gen cấu trúc không hoạt đông

Gen cấu trúc hoạt động

Phiên mã không xảy ra

Phiên mã xảy ra

Sản phẩm không được tạo thành

Sản phẩm được tạo thành

- Khi môi trường không lac tôzơ: + Gen điều hòa (R) tổng hợp prôtêin ức chế Prôtêin ức chế đến bám vào vùng - GV bổ sung thêm: Khi lactôzơ bị phân giải vận hành Các gen cấu trúc không hoạt hết, chất ức chế được giải phóng. Chất ức chế động phiên mã. chuyển từ trạng thía bất hoạt sang trạng thái - Khi môi trường có lactôzơ: hoạt động đến bám vào vùng chỉ huy và + Phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức ôpêrôn lại chuyển sang trạng thái bị ức chế. chế, làm biến đổi cấu hình Prôtêin ức chế bị không liên kết được với vùng vận hành, mARN của các gen Z, Y, A được tổng hợp và sau đó được dịch mã tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ. + Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế liên kết vời vùng vận hành, phiên mã bị dừng. 3. Hoạt động luyện tập : Trong sơ đồ hoạt động của Operon Lac sau đây có các vị trí được đánh số từ (1) đến (6) Hãy điền nội dung tên gọi vào các vị trí đó. - GV: Nhận xét, đánh giá, tổng kết.

(1).................(2)....................(3)............ (4).................(5)....................(6)............ GV: Lê Thị Ngọc Trâm

13

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020

4. Hoạt động vận dụng : GV cho HS lập bản đồ khái niệm về điều hòa hoạt động gen

5. Hoạt động mở rộng : Tìm hiểu thêm về cơ chế điều hòa hoạt động gen : Nguồn Tài liệu : Internet Nội dung : Kiểm soát sự biểu hiện của gen + Chuyện gì sẽ xãy ra khi quá trình kiểm soát sự biểu hiện cảu gen bị phá vỡ ? V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk Sơ đồ hóa quá trình điều hòa hoạt động gen 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : Chuẩn bị bài 4: Đột biến gen Sử dụng SGK, các tài liệu tham khảo và kiến thức thực tiễn để tìm hiểu về đột biến gen - Nêu khái niệm đột biến gen, thể đột biến. Phân biệt được các dạng đột biến gen. - Trình bày nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen. - Nêu hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen. Lấy ví dụ.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

14

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 4

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 07/09/2019 Bài 4: ĐỘT

BIẾN GEN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được nguyên nhân, cơ chế chung của các dạng đột biến gen. - Nêu được hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen. 2. Kỹ năng - Rèn luyện và phát trển các kỹ năng tư duy: phân tích, tổng hợp so sánh - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu - Ứng dụng , thấy được hậu quả của đột biến đối với con người và SV 4. Năng lực hướng tới : Năng lực tự học, NL trình bày , NL phân tích hình ảnh, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ, NL liên hệ thực tiễn II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 4- Bài 4 Đột biến gen - Tranh vẽ hình 4.1, 4.2 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 4 Đột biến gen - Kiến thức thực tế về hậu quả của Đột biến gen IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : - GVcho HS quan sát 1 đoạn phim về 1 cơ sở sản xuất thực phẩm có sử dụng hóa chất cấm: - HS quan sát, trả lời các câu hỏi: + Vì sao các hóa chất đó gọi là hóa chất cấm? + Vì sao trên nhãn mác của sản phẩm phải ghi rõ các thành phần và tỉ lệ các thành phần? + Vì sao phụ nữ ở tuổi sinh sản phải tiêm phòng Rubela? - Gv cho Hs trình bày - GV nhận xét, vào bài.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

15

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản 2. Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm và các dạng đột biến gen. - GV: cho HS nghiên cứu sgk, phần chuẩn bị ở nhà và phát vấn: + Thế nào là đột biến gen? + Tần số đột biến tự nhiên là lớn hay nhỏ? + Có thể thay đổi tần số này không? + Thể đột biến là gì? Hãy phân biệt đột biến gen với thể đột biến? - HS: Đọc mục I.1 SGK trang 19 để trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I.2 trang 19 và trả lời câu hỏi: Hãy phân biệt các dạng đột biến gen? Trong các dạng đột biến gen, dạng nào gây hậu quả lớn hơn? Tại sao? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi. - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. Bài tập: Quan sát hình vẽ và nêu các dạng ĐBG phù hợp với hình vẽ dưới đây:

A

B

D

1 2 3 4 6 7 8

E

1 2 3 4 5 5' 6 7 8

A

Nội dung kiến thức I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN. 1. Khái niệm. - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.,liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit - Đột biến xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN liên quan đến một cặp nucleôtit được gọi là đột biến điểm. - Đặc điểm: + Mỗi lần biến đổi gen tạo ra 1 alen mời. + Tần số đột biến gen tự nhiên là rất thấp (10-6 -10-4). - Thể đột biến là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình của cơ thể. 2. Các dạng đột biến gen: a. Đột biến thay thế một cặp nucleôtit: làm thay đổi trình tự â trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin. b. Đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleôtit: mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến -> làm thay đổi trình tự aa trong chuỗi pôipeptit và làm thay đổi chức năng của protein.

1 2 3 4 5 6 7 8

C

Hình vẽ

Năm học 2019- 2020

1 2 3 4 5' 6 7 8

1 2 3 6 5 4 7 8

Dạng ĐGB ADN ban đầu

B C D E GV: Lê Thị Ngọc Trâm

16

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020 II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và 1. Nguyên nhân. cơ chế phát sinh đột biến gen. Nguyên nhân bên ngoài: - GV nêu câu hỏi : - Do tác nhân lí, hóa: Tia tử ngoại, tia + Các dạng đột biến gen do nguyên nhân, phóng xạ, sốc nhiệt, hóa chất... yếu tố nào ? - Do rối loạn sinh lý, sinh hóa của TB. - HS: Nghiên cứu mục II.1 SGK trang 21 trả - Tác nhân sinh học (virut) lời câu hỏi, yêu cầu nêu được: Nguyên nhân bên trong: Do rối loại sinh + Do bazơ nitơ thường tồn tại ở 2 dạng: lý sinh hóa tế bào. Dạng thường và dạng hiếm. Dạng hiếm gây Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân hiện tượng kết cặp bổ sung sai trong quá liều lượng, cường độ và đặc điểm cấu trúc trình nhân đôi ADN -> đột biến gen. + Do các tác nhân li hóa hoặc do rối loạn trao của gen. đổi chất trong tế bào. 2. Cơ chế phát sinh đột biến. * Cơ chế phát sinh: - GV tiếp tục nêu câu hỏi: Đột biến điểm thường xảy ra trên một + Vậy cơ chế tác động của các tác nhân dẫn mạch của gen tạo gen tiền đột biến : đến đột biến gen là như thế nào? + Nếu được sửa sai trở về dạng ban đầu + Đột biến gen phụ thuộc vào các nhân tố + Nếu không được sửa sai, qua nhân đôi nào? - HS: Đọc SGK, trao đổi nhóm, đại diện HS tạo thành gen đột biến. trình bày, lớp nhận xét bổ sung, yêu cầu nêu - Đột biến gen gắn liền với nhân đôi ADN * Ví dụ: được: - Do sự kết cặp không đúng trong nhân + Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, đôi ADN của nu dạng hiếm(G*) đã thay cường độ, liều lượng của tác nhân và đặc cặp G-X thành cặp A-T điểm cấu trúc của gen. G* –X → G*–T → A–T + Sự thay đổi 1 nucleotit ở 1 mạch (tiền đột - Tác nhân hóa học như 5- brôm uraxin biến) -> đột biến. gây thay thế A-T bằng G-X (5-BU). A–T → A–5BU → G–5BU → G–X - Chất acridin có thể làm mất hoặc xen thêm một cặp nuclêôtit trên ADN. Nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo nên đột biến mất một cặp nuclêôtit. - GV yêu cầu HS trả lời lệnh SGK: III. HẬU QUẢ VÀ VAI TRÒ CỦA Tại sao nhiều đột biến điểm như đột biến ĐỘT BIẾN GEN. thay thế cặp nucleotit lại hầu như vô hại đối 1. Hậu quả của đột biến gen. - Đột biến gen có thể gây hại ,vô hại hoặc với thể đột biến? có lợi cho thể đột biến. - HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, - Mức độ gây hại của các alen đột biến và trả lời. phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn để như phụ thuộc vào tổ hợp gen. 2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen. trả lời các câu hỏi - Đối với tiến hoá: xuất hiện các alen mới ? tại sao nói đột biến gen là nguồn nguyên cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá. liệu quan trọng cho tiến hoá và chọn giống trong khi đa số đb gen có hại, tần số đb gen - Đối với chọn giống: cung cấp nguyên

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

17

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản rất thấp ( do 1 số đb trung tính hoặc có lợi và so với đb NST thì phổ biến hơn và ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống ) - HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, và trả lời

Năm học 2019- 2020 liệu cho quá trình tạo giống

3. Hoạt động luyện tập : HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm : Câu 1: Hóa chất gây đột biến 5BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X B. A–T → A–5BU → G–5BU → G– X C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X D. A–T → U–5BU → G–5BU → G– X Câu 2 : Ý nghĩa của đột biến gen là cung cấp A. nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá. B. nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá. C. nguồn nguyên liệu bổ sung của quá trình chọn giống và tiến hoá. D. nguồn biến dị giúp sinh vật phản ứng linh hoạt trước môi trường. Câu 3. Hãy điền vào các vị trí (1), (2), (3) các dạng đột biến thích hợp: Đột biến so ma, đột biến tiền phôi và đột biến giao tử.

4. Hoạt động vận dụng : HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm : Câu 1. Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với...(I)...trong quá trình nhân đôi, tạo nên dạng đột biến...(II)... . P(I) và (II) lần lượt là A. Ađênin, thay thế cặp G –X thành cặp T - A. B. Timin, thay thế cặp G –X thành cặp T A. C. Timin, thay thế cặp G – X thành cặp A - T. D. Ađênin, thay thế cặp G –X thành cặp A–T Câu 2. Ở sinh vật nhân sơ, dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi nhiều nhất trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit? GV: Lê Thị Ngọc Trâm

18

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 A. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ nhất (ngay sau bộ ba mở đầu) B. Mất ba cặp nuclêôtit ở phía trước bộ ba kết thúc C. Thay thế một cặp nuclêôtit D. Mất ba cặp nuclêôtit ngay sau bộ ba mở đầu Câu 3: Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt trắng. Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nuclêôtit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nuclêôtit tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết H. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến? A. Mất 1 cặp G – X. B. Thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G - X. C. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T. D. Thêm 1 cặp G – X. Câu 4: Do đột biến thêm 1 số cặp nucleotit nên phân tử prôtêin gồm 1 chuỗi polipeptit được điều khiển tổng hợp sau đột biến tăng thêm 6 axit amin so với bình thường. Chiều dài mà gen sau đột biến tăng thêm so với gen trước đột biến là: A. 33,6 AO. B. 61,2 AO. C. 81,6 AO. D. 71,4 AO. Câu 5: Giả sử 1 phân tử 5-Brôm Uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong số tế bào sinh ra từ tế bào A sau 3 đợt nguyên phân thì số tế bào con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là: A. 4 tế bào. B. 1 tế bào. C. 8 tế bào D. 2 tế bào. 5. Hoạt động mở rộng : Nguyên nhân gây đột biến : Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Đột biến gen có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với loài người, là gánh nặng di truyền của loài người. - Liệt kê những tác nhân gây đột biến có ở xung quanh em. - Liệt kê những hành động tiêu cực của con người đã làm tăng thêm nguồn tác nhân gây đột biến trong môi trường sống ở địa phương. -Là 1 học sinh em cần phải có những hành động cụ thể nào để góp phần bảo vệ môi trường sống ở địa phương và xã hội của chúng ta khỏi tác nhân gây đột biến ? V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Ôn ập kiến thức nhiễm sắc thể (Sinh học 9) về cấu trúc NST. -Chuẩn bị bài 5. NST: Hoàn thành PHT về NST Tiêu chí NST ở sinh vật nhân NST ở sinh vật nhân sơ thực Thành phần Hình thái NST Bộ NST Cấu trúc NST Chức năng của NST

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

19

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 5

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 13/09/2019

Bài 5: NHIỄM

SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST. Nêu được sự biến đổi hình thái NST qua các kì phân bào và cấu trúc NST được duy trì liên tục qua các chu kì tế bào. - Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến NST. - Nêu được hậu quả và vai trò của các dạng đột biến cấu trúc NST. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng phân tích ,khái quát thông qua phân tích nguyên nhân, ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập - Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về VCDT ở cấp độ TB. 4. Năng lực hướng tới : Năng lực tự học, NL trình bày , NL phân tích hình ảnh, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ, NL liên hệ thực tiễn II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 5- Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Tranh vẽ hình 5.1, 5.2 sgk - bảng số lượng NST ( 2n) của 1 số loài sinh vật - sơ đồ biến đổi hình thái của NST qua các kì của quá trình nguyên phân 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể IV. Tiến trình lên lớp Quan sát bộ NST của người : ở Nam và ở Nữ

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

20

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020

+Nêu đặc điểm bộ NST của người. + Trình bày sự khác nhau về bộ NST ở nam và nữ. + Thực chất NST chứa gì trong đó ? 2. Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức I. HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình thái và NHIỄM SẮC THỂ. cấu trúc NST. - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1 trang 1. Hình thái nhiễm sắc thể - NST là 1cấu trúc gồm phân tử ADN và 23 SGK và cho biết: Vật chất cấu tạo nên NST và tính đặc trưng của bộ NST lưỡng bội liên kết với các loại prôtêin khác nhau(chủ yếu prôtein histôn) của loài, trạng thái tồn tại của NST trong tế - Mỗi nhiễm sắc thể chứa: bào xô ma? + Tâm động: chứa trình tự nu đặc biệt, là - HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST ? Sự khác nhau về hình thái NST ở tế bào di chuyển về các cực của tế bào trong chưa phân chia và khi tế bào ở kì giữa của phân bào. nguyên phân? -HS dựa vào kiến thức chu kỳ tế bào đã học ở + Vùng đầu mút: có tác dụng bảo vệ NST, làm cho NST không dính vào nhau, có lớp 10 trả lời trình tự nu khởi đầu quá trình nhân đôi - GV: Nhận xét và bổ sung về hình thái NST ADN. - Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số để hoàn thiện kiến thức. lượng, hình thái và cấu trúc. - GV: Cho HS quan sát hình 5.2 SGK - Có 2 loại NST: NST thường và NST giới tính. 2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST. - Ở sinh vật nhân thực: NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm ADN và prôtêin: - Phân tử ADN quấn quanh khối cầu Prôtêin tạo thành Nuclêôxôm (Mỗi Nuclêôxôm gồm 8 pt Histôn và được 1 đoạn ADN dài (chứa 140 cặp Nuclêôtit) quấn quanh 1 3/4 vòng ) - Giữa 2 Nuclêôxôm là một đoạn ADN nối (có15-100 cặp Nu và 1pt hystôn) - Chuổi Nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản v (có chiều ngang : 10 nm) GV: Lê Thị Ngọc Trâm

21

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản GV yêu cầu HS Mô tả rõ từng cấp độ xoắn? Trong nhân mỗi tế bào đơn bội ở người chứa 1 m ADN. Bằng cách nào lượng ADN khổng lồ này có thể xếp gọn trong nhân? - HS: Các mức cuộn xoắn là chiều dài NST co ngắn lại 15 000- 20 000 lần so với ADN. Giúp thuận lợi cho việc phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào. - GV: dựa vào cấu trúc hãy nêu chức năng của NST ? - HS: lưu giữ ,bảo quản và truyền đạt TTDT ( lưu giữ nhờ mang gen, bảo quản vì ADN liên kết với histon và các mức độ xoắn khác nhau. truyền đạt vì có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp ). b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đột biến cấu trúc NST. - GV: Đột biến cấu trúc NST là gì? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK trang24, 25 để phân biệt cơ chế phát sinh và hậu quả của các dạng đột biến cấu trúc NST bàng cách hoàn thành PHT Dạng Đặc Hậu quả Vai trò ĐB điểm Mất đoạn Lặp đoạn Đảo đoạn Chuyển đoạn - HS thảo luận, hoàn thành PHT - HS bảo cáo kết quả - Các HS khác bổ sung ý kiến - GV: Tại sao đột biến mất đoạn thường gây chết GV: Lê Thị Ngọc Trâm

22

Năm học 2019- 2020 - Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 thành sợi NS (có chiều ngang : 30 nm) - Sợi NS cuộn xoắn lần nữa →sợi siêu xoắn (Có chiều ngang 300nm) - Sợi 300nm cuộn xoắn lần cuối để thành Crômatit ( chiều ngang: 700 nm) - Ở sinh vật nhân sơ: Mỗi tế bào chỉ chứa 1 phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, chưa có cấu trúc NST.

II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ. 1. Khái niệm. - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST 2. Các dạng đột biến cấu trúc NST. a. Mất đoạn : - Là đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST - Làm giảm số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen. - Thường gây chết hoặc giảm sức sống. VD: NST thứ 21 ở người mất đi một đoạn gây ung thư máu. b. Lặp đoạn: - Là đột biến làm cho một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần. - Làm tăng số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen. - Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng VD: ĐB mắt lồi thành mắt dẹt ở RG. c. Đảo đoạn: - Là đột biến trong đó một đoạn NST đứt ra và đảo ngược 1800 và nối lại. - Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST. - Có thể ảnh hưởng đến sức sống, giảm Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản - HS: Do mất cân bằng hệ gen. Mất đoạn nhỏ không ảnh hưởng -> lợi dụng mất đoạn nhỏ trong chọn giống để loại bỏ gen không mong muốn. - GV: Tại sao đột biến chuyển đoạn lại gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến sức sinh sản của sinh vật? - HS: Sự chuyển đoạn thay đổi lớn trong cấu trúc NST, khiến cho các NST trong cặp mất trạng thái tương đồng, dẫn đến khó khăn trong quá trình phát sinh giao tử. - GV: Có thể lợi dụng chuyển đoạn nhỏ trong chọn giống? ( chuyển đoạn NST chứa gen mong muốn khác loài).

Năm học 2019- 2020 khả năng sinh sản của thể đột biến, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa, d. Chuyển đoạn: - Là đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng. - Một số gen trên NST thể này chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết. - Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản. 3. Cơ chế chung gây đột biến cấu trúc NST - Khi tác nhân đột biến tác động vào tế bào, làm: +Rối loạn nhân đôi NST + Đứt gãy, nối đoạn NST + Trao đổi chéo không cân giữa các crômatit

3. Hoạt động luyện tập : Quan sát bàng sau :

+ Số lượng NST trong tế bào của các loài có thể hiện tính tiến hóa của loài không ? + có các loài cùng số lượng NST trong tế bào : Cải củ và cải bắp. Đậu Hà lan và dưa chuột. Cà chua và lúa nước. Các loài này có bộ NST giống nhau đúng hay sai ? 4. Hoạt động vận dụng : Câu 1: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc nàykhông thể phát hiện ở tế bào A. tảo lục. B. vi khuẩn. C. ruồi giấm. D. sinh vật nhân thực. Câu 2: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể đơn co xoắn cực đại quan sát được dưới kính hiển vi vào A. kì trung gian. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối. Câu 3: Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính A. chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể. B. chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

23

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 C. không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường. D. của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX. Câu 4: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho A. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào. B. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào. C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa. D. sự phân li và tổ hợp NST trong phân bào. Câu 5: Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo chức năng A. lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. B. phân li nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi. C. tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi. D. điều hòa hoạt động các gen trong ADN trên NST. Câu 6: Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vì A. đường kính của nó rất nhỏ. B. nó được cắt thành nhiều đoạn. C. nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ. D. nó được dồn nén lai thành nhân con. 5. Hoạt động mở rộng : - Tìm hiểu về quá trình nghiên cứu giải mã bộ gen người : từ năm 2000- 2013 - Việc tìm ra bộ NST có ý nghĩa gì đối với ngành di truyền học? V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk - Tìm hiểu về di truyền học từ nguồn : sách, tài liệu và mạng internet 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Nghiên cứu trước bài 6 đột biến số lượng nhiễm sắc thể +Nêu khái niệm đột biến lệch bội và đa bội. +Trình bày cơ chế phát sinh các dạng đột biến dị bội và đa bội. + Nêu hậu quả và vai trò của các đột biến lệch bội và đa bội.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

24

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 6 Bài 6: ĐỘT

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 16/09/2019

BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến NST. - Nêu được hậu quả và vai trò của các dạng đột biến số lượng NST. - Nêu được khái niệm đột biến lệch bội và đa bội. - Phân biệt tự đa bội va dị đa bội 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng phân tích ,khái quát thông qua phân tích nguyên nhân, ý nghĩa của đột biến số lượng NST - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ nguồn gen, nguồn biến dị phát sinh, bảo tồn sự đa dạng sinh học. Có biện pháp phòng tránh, giảm thiểu các hội chứng do đột biến số lượng NST ở người . 4. Năng lực hướng tới : Năng lực tự học, NL trình bày , NL phân tích hình ảnh, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ, NL liên hệ thực tiễn II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 6- Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Tranh vẽ hình 6.1, 6.2 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống Quan sát hình dưới đây :

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

25

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020 - Hãy kể một số đặc điểm của người có hội chứng Đao mà em biết. - Hội chứng Đao là hội chứng liên quan đến đột biến NST. Người bị hội chứng Đao khó có thể tự nuôi sống bản thân. - Ngoài hội chứng Đao còn có các hội chứng khác cũng gây hậu quả nghiêm trọng ở người. - Cơ chế phát sinh các hội chứng bệnh đó như thế nào?

2. Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS - Gv yêu cầu HS đọc sgk ? đột biến số lượng NST là gì , có những loại nào? - HS trả lời - GV: Thế nào đột biến lệch bội ? + Phân biệt các dạng đột biến lệch bội: Thể 1 nhiễm, khuyết nhiễm, ba nhiễm, bốn nhiễm? - HS: Vận dụng kiến thức đã học, trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến -> đại diện 1 số HS trả lời -> lớp nhận xét, bổ sung. - GV: Đánh giá, chỉnh sửa đi tới kết luận. - GV: Nêu tiếp vấn đề: + Nếu tế bào 2n phân chia không bình thường thì trong đó hình thành các dạng giao tử có sự khác nhau về số lượng NST như: n2, n-1, n+1, n+2...Vậy nguyên nhân là gì? + Cơ chế phát sinh các dạng đột biến lệch bội là như thế nào? - GV lấy ví dụ minh họa P 2n × 2n G n (n + 1), (n – 1) F1

(2n + 1) ; (2n – 1) ThÓ ba nhiÔm thÓ mét nhiÔm

- HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 33 mục II.2 trả lời câu hỏi - GV: nhận xét đánh giá, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện kiến thức. - GV: Tại sao thể lệch bội thường không có GV: Lê Thị Ngọc Trâm

26

Nội dung kiến thức * Đột biến số lượng NST: Là sự thay đổi về số lượng NST trong tế bào xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.: gồm lệch bội, đa bội (tự đa bội , dị đa bội). I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI. 1. Khái niệm và phân loại. - Đột biến lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng. * Các dạng đột biến lệch bội: + Thể không :2n – 2 + Thể một :2n – 1 + Thể ba :2n + 1 + Thể bốn :2n + 2 +Thể một kép: 2n–1- 1 +Thể ba kép: 2n+1+1 ; ....... - Đột biến lệch bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật. 2. Cơ chế phát sinh. - Trong giảm phân: Do sự rối loạn phân bào, một hay vài cặp NST không phân li → Giao tử thừa hoặc thiếu 1 vài NST → Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo các thể lệch bội. - Trong nguyên phân (tế bào sinh dưỡng): Nếu lệch bội xảy ra ở giai đoạn phát triển sớm của hợp tử → một phần cơ thể mang đột biến lệch bội → thể khảm. Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản khả năng sống hoặc giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản? - HS: Do sự tăng hay giảm số lượng của 1 hay vài cặp NST làm mất cân bằng của toàn bộ hệ gen.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đột biến đa bội. -GV: Dựa vào nội dung mục I sgk, phần chuẩn bị bài ở nhà GV cho Hs hoạt động nhóm theo bàn, hoàn thành PHT sau: Tiêu chí

Tự đa Dị bội bội

đa

Khái niệm ĐB đa bội Các dạng ĐB đa bội Nguyên nhân Cơ chế phát sinh Hậu quả Vai trò

- HS thảo luận, thống nhất nội dung vào PHT - HS: Báo cáo kết quả thảo luận của nhóm - HS: các nhóm khác bổ sung và đánh giá - GV cho HS lấy các ví dụ thể lệch bội ở người( Đao, Claiphenter, siêu nữ, Tơcnơ) - GV: nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức - GV: Đột biến đa bội có ý nghĩa gì đối với tiến hóa và chọn giống? - GV nhấn mạnh : Thể đa bội có ý nghĩa đối với chọn giống cây trồng vì đa bội có nhiều đặc điểm tốt, đặc biệt là các cây mà chúng ta GV: Lê Thị Ngọc Trâm

27

Năm học 2019- 2020 3. Hậu quả. - Thể lệch bội thường không có khả năng sống hoặc sức sống giảm, giảm khả năng sinh sản tùy loài. - VD: Hội trứng Đao, Siêu nữ 3X (XXX), Toc nơ (XO), Claiphen tơ (XXY)ở người. 4. Ý nghĩa: Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI. 1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội. - Khái niệm: Là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n. Trong đó 3n, 5n, 7n...gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... gọi là đa bội chẵn. - Cơ chế phát sinh: + Do trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thể tam bội 3n. + Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia NST thì cũng tạo nên thể tứ bội. 2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội. - Khái niệm: Là dạng đột biến gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau. - Cơ chế phát sinh: Cơ chế hình thành thể dị đa bội là lai xa kết hợp với đa bội hóa tạo ra cây song nhị bội gồm 2 bộ NST của 2 loài đem lai. VD: Hình 6.3 SGK trang 29. 3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội - Đặc điểm của thể đa bội: + Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt. + Thể đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Các giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ (dưa hấu, nho...) - Vai trò: Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá (hình thành loài Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 sử dụng cơ quan sinh dưỡng (thân, lá, củ, mới) và trong trồng trọt ( tạo cây trồng năng suất cao... ) rễ...) hoặc tạo các cây ăn quả không hạt. Dị đa bội có thể tạo loài mới. - GV gợi ý một số cây như nho, dưa hấu, cam chanh... không hạt hoặc củ cải đường, rau muống, dâu tằm, dương liễu có sản lượng cao, lớn nhanh. 3. Hoạt động luyện tập : Bài tập 1. Quan sát bộ NST của Ruồi giấm (2n=8) ở các thể lệch bội và cho biết:

Bộ NST bình thường (2n=8)

?

?

?

1. Gọi tên các thể lệch bội và số NST trong các thể lệch bội đó? 2. Nếu 2n là bộ NST của loài. Thì: + Số loại lệch bội đơn khác nhau có thể có được tính theo công thức? + Số loại lệch bội kép khác nhau có thể có được tính theo công thức? Bài tập 2. GV cho sơ đồ câm. Gọi HS sơ đồ hóa phân loại các dạng đột biến NST Đột biến Nhiễm sắc thể Đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể Mất đoạn

Lặp đoạn

Đảo đoạn

Chuyển đoạn không

Đột biến số lượng Nhiễm sắc thể

Chuyể n đoạn

Đột biến đa bội

Đột biến lệch bội

Chuyển đoạn tương hỗ

Tự đa bội

Dị đa bội

4. Hoạt động vận dụng : HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Ở Một loài có bộ NST 2n = 24, nếu có đột biến NST xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là A. 24. B. 12. C. 48. D. 36. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

28

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 Câu 2:Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về NST là: A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n. C. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. D. 2n-2; 2n; 2n+2+1. Câu 3: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. ABb và A hoặc aBb và a B. ABb và a hoặc aBb và A C. Abb và B hoặc ABB và b D. ABB và abb hoặc AAB và aab Câu 4: Tỉ lệ giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen AAaa giảm phân bình thường là A. 1/4AA, 2/4Aa, 1/4aa B. 1/6 AA, 2/6A, 1/6aa, 2/6a C. 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa D. 1/2AA, 1/2aa. Câu 5:Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: A. 1AAAA : 18AAAa : 8AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. C. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa. D. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa. 5. Hoạt động mở rộng : Dựa vào tài liệu và thông tin trên mạng internet : - Tìm hiểu về các dạng đột biến NST ở người. - Tìm hiểu về cơ chế gây đột biến từng loại bệnh - Tìm hiểu hậu quả của nó - Tìm hiểu cách hạn chế sự xuất hiện bệnh do ĐB NST ở đời con. - Xây dựng kế hoạch bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội khỏi tác nhân gây đột biến. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk - Học bài, trả lời câu hỏi SGK (trang 26) 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị thực hành + Ôn tập kiến thức đã học về NST và đột biến số lượng NST + Mẫu báo cáo thu hoạch

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

29

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 7

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 20/09/2019

Bài 7: THỰC

HÀNH- QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÊN TIÊU BẢN TẠM THỜI. I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS quan sát được hình thái và đếm được số lượng NST của người bình thường và các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định. 2. Kỹ năng - Vẽ được hình thái và thống kê số lượng NST đã quan sát trong các trường hợp. - rèn luyện kỹ năng phân tích ,khái quát - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Thực hành- thí nghiệm - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 7- Bài 7 thực hành Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời - Mỗi nhóm 6 HS: 1 kính hiển vi quang học, hộp tiêu bản cố định bộ NST tế bào của người, châu chấu đực, nước cất, oocxein axetic 4-5/100, lam men, lam, kim phân tích, kéo. 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 7 thực hành Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời - Mẫu báo cáo thu hoạch IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động GV nêu yêu cầu của bài thực hành, phân vị trí ngồi của nhóm và các yêu cầu cần đạt được của bài. 2. Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức 1. Quan sát các dạng đột biến NST trên - GV: Nêu mục đích yêu cầu của nội dung thí tiêu bản cố định: nghiệm: a. GV hướng dẫn: - Phải quan sát thấy, đếm số lượng và vẽ - Đặt tiêu bản trên kính hiển vi và nhìn từ 30 GV: Lê Thị Ngọc Trâm Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản được hình thái của bộ NST trên cá tiêu bản có sẵn.

Năm học 2019- 2020 ngoài (chưa qua thị kính) để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng. - GV hướng dẫn các bước tiến hành và thao - Quan sát toàn bộ tiêu bản từ đầu này đến tác mẫu. đầu kia dưới vật kính 10x để sơ bộ xác định vị trí của những tế bào mà NST đã - GV: Lưư ý học sinh việc điều chỉnh để nhìn tung ra. thấy được các tế bào mà NST rõ nhất (không - Chỉnh vùng có nhiều tế bào vào giữa có sự chồng lấp nhau giữa các NST). trường kính để chuyển sang quan sát dưới - HS: Thực hành theo hướng dẫn từng nhóm. vật kính 40x. b. HS thực hành: - GV: Nhận xét thái độ học tập của các em, - Thảo luận nhóm để xác định kết quả tính cẩn thận tỉ mỉ khi quan sát tiêu bản dưới quan sát được. KHV. - Vẽ hình thái NST ở 1 tế bào thuộc mỗi loại vào vở. - Đếm số lượng NST trong mỗi tế bào và ghi vào vở.

b. Hoạt động 2: Làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST Hoạt động của GV và HS - GV: Nêu mục đích yêu cầu của thí nghiệm: - Phải làm thành công tiêu bản tạm thời NST của tinh hoàn châu chấu đực. - GV: hướng dẫn HS các bước tiến hành và thao tác mẫu. - Lưu ý HS cách phân biệt châu chấu đực với châu chấu cái, kĩ thuật mổ, tránh làm nát tinh hoàn, làm nhanh tay, nhẹ nhàng. Kĩ thuật lên kính và quan sát. - Điều gì giúp chúng ta làm thí nghiệm này thành công? - HS: Thực hành theo hướng dẫn từng nhóm. - GV: Tổng kết, nhận xét chung. Đánh giá những thành công của từng cá nhân, từng nhóm. Những kinh nghiệm rút ra từ chính thực hành của các em.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

31

Nội dung kiến thức 2. Làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST. a. GV hướng dẫn: - Dùng kéo cắt bỏ cánh và chân của châu châu đực. - Tay trái cầm phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra (tách khỏi ngực) sẽ có một số nội quan trong đó có tinh hoàn bung ra. - Đưa tinh hoàn lên lam kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất. - Dùng kim phân tích tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạt sạch mỡ khỏi lam kính. - Nhỏ vài giọt oocxein axetic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian 15-20 phút. - Đậy lamen, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lamen cho tế bào dàn đều và vỡ để NST bung ra. - Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: Lúc đầu bội giác nhỏ sau bội giác lớn. b. HS thao tác thực hành: - Làm theo hướng dẫn và quan sát kĩ hình thái của tứng NST để vẽ vào vở. Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 3 .Hoạt động luyện tập 3.1. Quan sát các dạng đột biến NST trên tiêu bản cố định:. - Vẽ hình thái NST ở 1 tế bào thuộc mỗi loại vào vở. - Đếm số lượng NST trong mỗi tế bào và ghi vào vở. 3.2. Làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST. - Làm theo hướng dẫn và quan sát kĩ hình tháI của tứng NST để vẽ vào vở. 4.Hoạt động vận dụng 1. Từng HS viết thu hoạch vào vở. STT Tiêu bản Kết quả quan sát Giải thích 1 Người bình thường 2 Bệnh nhân đao 3 ... 4 ... 2. Mô tả cách làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST ở té bào tinh hoàn châu chấu đực 5. Hoạt động mở rộng Tìm hiểu ứng dụng của thể đa bội vào sản xuất và đời sống V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC 1. Hướng dẫn học bài cũ - GV nhận xét, đánh giá buổi thực hành. - HS dọn vệ sinh và trả dụng cụ. - Hoàn thành bài thu hoạch 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới Nghiện cứu sgk và hoàn thành nội dung sau: 1. Nêu nội dung, giải thích kết quả thí nghiệm theo Menđen và theo thuyết nhiễm sắc thể( cơ sở tế bào học) bằng cách điền nội dung vào bảng sau: Nội dung quy luật và giải thích kết quả theo Menđen

Theo theo thuyết nhiễm sắc thể( cơ sở tế bào học)

2. Trình bày phương pháp kiểm tra giả thuyết của Menđen

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

32

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 8

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 27/09/2019

Chương II. TÍNH QUI LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN Bài 8: QUI LUẬT MENĐEN : QUI LUÂT PHÂN LI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen. - Trình bày được thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen. - Phát biểu qui luật phân li. - Nêu được điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng phân tích ,khái quát - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3 - Thái độ: - Học sinh sống có niềm tin, có ước mơ và cố gắng thực hiện mơ ước của mình. - Có ý thức vận dụng kiến thức về quy luật phân li vào thực tiễn sản xuất. - Vận dụng kiến thức làm bài tập 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề sinh học. - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 8- Bài 8 Quy luật Menđen- quy luật phân li - Tranh vẽ hình 8.1, 8.2 sgk - Phiếu học tập số 1 và số 2 cùng đáp án Phiếu học tập số 1 Quy trình thí nghiệm Tạo ra các dòng thuần có các kiểu hình tương phản ( hoa đỏ- hoa trắng ) Lai các dòng thuần với nhau để tạo ra đời con F1 Cho các cây lai F1 tự thụ phấn với nhau để toạ ra đời con F2 Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo ra đời con F3 Kết quả thí nghiệm F1: 100/100 Cây hoa đỏ F2: ¾ số cây hoa đỏ ¼ cây hoa trắng ( 3 trội : 1 lặn ) F3 : ¼ cây ho đỏ F2 cho F3 gồm toàn cây hoa đỏ 2/3 cây hoa đỏ F2 cho F3 tỉ lệ 3 đỏ :1 trắng 33 GV: Lê Thị Ngọc Trâm Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 tất cả các cây hoa trắng ở F2 cho F3 gồm toàn cây hoa trắng Phiếu học tập số 2 Giải thích kết quả - Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (cặp alen): 1 (Hình thành giả thuyết có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ ) - các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại ở cơ thể con một cách riêng rẽ , không hoà trộn vào nhau , khi giảm phân chúng phân li đồng đều về các giao tử Kiểm định giả thuyết - nếu giả thuyết nêu trên là đúng thì cây dị hợp tử Aa khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau - có thê kiểm tra điều này bằng phép lai phân tích 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 8 Quy luật Menđen- quy luật phân li IV. Tiến trình lên lớp 1.Hoạt động khởi động Cùng thời với Menđen có nhiều người cùng nghiên cứu về Di truyền, nhưng vì sao ông lại được coi là cha đẻ của Di truyền ? Điều gì đã khiến ông có được những thành công đó? 2.Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khái niệm I. Một số khái niệm - Tự thụ phấn là khi phấn hoa từ cùng và phương pháp nghiên cứu của Menđen - Khái niệm: Tự thụ phấn, tính trạng tương một cây rơi vào đầu nhụy (đối với thực phản, dòng thuần chủng, alen, gen alen. vật có hoa) hoặc vào noãn (đối với thực vật hạt trần) của chính hoa của cây đó - Tính trạng: là đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể. - Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng - Dòng thuần chủng: là hiện tượng tất cả các thế hệ con lai trong dòng họ đều có kiểu hình giống nhau và giống bố mẹ - Alen: Là trạng thái khác nhau của cùng một gen - Trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành từng cặp tương ứng gồm 2 alen - Locut: Vị trí của gen trên NST - Lai phân tích: là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội với một cá thể có kiểu hình lặn (aa) , mục đích là kiểm tra kiểu gen của kiểu hình trội. Nếu con lai xuất hiện tỉ lệ 100% thì cá thể có kiểu hình trội đem lai là thuần chủng (AA), nếu xuất hiện tỉ lệ 1: 1 thì cá thể đem lai là dị hợp tử (Aa) GV: Lê Thị Ngọc Trâm

34

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản b. Hoạt động 2: Tìm hiểu Phương pháp nghiên cứu di truyền của Men đen. - Tại sao nói Menđen là ông tổ ngành di truyền học. + Chọn đối tượng thí nghiệm. + Phương pháp nghiên cứu. - GV: Phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen được thể hiện như thế nào? - HS: Trình bày các bước trong phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen. - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn dựa vào thông tin sgk để hoàn thành phiếu học tập số 1 và số 2 - HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 và số 2 - Đại diện các nhóm báo cáo - Các HS khác bổ sung - GV hoàn thiện nội dung c. Hoạt động 3: Tìm hiểu hình thành học thuyết khoa học . - GV: Menđen đã đưa ra giả thuyết như thế nào để giải thích kết quả phân li kiểu gen ở F1: 1:2:1? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK, trình bày giả thuyết và viết sơ đồ lai. - GV: Nhận xét, đánh giá, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. - GV: Theo em Men đen đã thực hiện phép lai như thế nào để kiểm tra lại giả thuyết của mình? - HS: Lai cây dị hợp với cây đồng hợp tử lặn aa. - GV: Hãy phát biểu nội dung của qui luật phân li theo thuật ngữ hiện đại? GV: Lê Thị Ngọc Trâm

35

Năm học 2019- 2020 II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN CỦA MEN ĐEN. * Phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen. - Tạo dòng thuần về từng tính trạng. - Lai các dòng thuần chủng khác biệt về 1 hoặc 2 tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở F 1 , F2 , F3 . - Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả. - Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết. * Thí nghiệm và cách suy luận khoa học của Menđen. (phiếu học tập số 1 và số 2)

II. HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT KHOA HỌC. 1. Nội dung qui luật: - Mỗi tính trạng được qui định bởi 1 cặp alen. - Các alen của bố, mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. - Khi hình thành giao tử, các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này và 50% số giao tử chứa alen kia. III. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA QUI LUẬT PHÂN LI. Quy ước: A ,a - Trong tế bào SD, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng -> gen tồn tại thành từng cặp alen tương ứng. - Do sự phân ly đồng đều của NST trong giảm phân dẫn đến sự phân li đồng đều của các alen tương ứng - Sự tổ hợp của các NST tương đồng trong Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020 thụ tinh đã khôi phục lại cặp alen trong bộ NST lưỡng bội của loài. - Sơ đồ lai: Ptc. AA (Hoa Đỏ) x aa (Hoa Trắng) G A a F1 : Aa (đỏ) x Aa (đỏ) GF1: 1/2A,1/2a 1/2A, 1/2a F2: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa KH: ¾ đỏ : ¼ trắng.

- HS: Tham khảo phần in nghiên SGK trang 35, liên hệ kiến thức lớp 9 trả lời. c Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ sở tế bào học của qui luật phân li. - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 8.2 SGK phóng to và cho biết: Hình này thể hiện điều gì? Vị trí của alen A so với alen a trên NST? Sự phân li của NST và sự phân li của các gen trên đó? Tỉ lệ giao tử chứa alen A và tỉ lệ chứa alen a? (ngang nhau) Điều gì quyết định tỉ lệ này? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 35 và 36 để trả lời. 3.Hoạt động luyện tập HS trả lời các câu hỏi: Câu 1 . Đậu Hà Lan A: Hạt vàng > a: xanh. Ghi kết quả KH các phép lai sau ở F1: 1. Vàng x vàng. 2. Vàng x xanh. 3. F1: 3 vàng : 1xanh. Lập luận để xác định KG của P. Câu 2. Cần làm gì để biết chính xác KG của một cá thể có kiểu hình trội. 5. Hướng dẫn về nhà. Câu 1. Trả lời câu hỏi và bài tập 3, 4, 5 trang 45 SGK. Câu 2. Ở một loài thực vật. BB: đen, Bb: xanh da trời, bb: trắng. Cho lai cây hạt đen thuần chủng x hạt trắng, thu được F1 toàn hạt xanh da trời, cho F1 tự thụ được F2. a. Vận dụng quy luật phân li để giải thích kết quả và viết sơ đồ lai. b. Từ đó, chỉ ra sự khác biệt về sự biểu hiện của tính trạng của hiện tượng trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn. Câu 3. Bài mới. Biết A: vàng >> a: xanh; B: trơn >> b: nhăn. Hai cặp gen thuộc 2 cặp NST khác nhau. 1. Ptc. Vàng x xanh; 2. Ptc. trơn x nhăn. 3. Lập sơ đồ lai từ P -> F2. Ptc : Hạt vàng, vỏ trơn x hạt xanh, vỏ nhăn. Nhận xét mối quan hệ giữa 4.Hoạt động vận dụng và mở rộng: 1.Nếu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội lặn hoàn toàn mà là đồng trội ( mỗi alen biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân ly của Menden còn đúng hay không? tại sao ? ( Câu hỏi vận dụng cao) 2.Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỷ lệ phân ly kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện gì ? ( Câu hỏi vận dụng) 3.Cần phải làm gì để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội ? 4. Cho một số phép lai sau: 1. Aa x aa; 2. aa x aa; 3. AA x Aa; 4. Aa x Aa; 5. AA x aa. Phép lai nào là phép lai phân tích: a.2; 5 b.1; 2 c.1 ; 5 d.3; 4 5.Với 2 alen A, a trong quần thể của loài sẽ những kiểu gen: a.AA, Aa b.Aa, aa c.AA, aa. d.AA, Aa, aa. 6. Cặp phép lai nào dưới đây được xem là lai thuận nghịch? GV: Lê Thị Ngọc Trâm

36

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 a.♀ aa x ♂ AA và ♀ AA x ♂ aa b.♀ Aa x ♂ Aa và ♀ AA x ♂ Aa c.♀ Aa x ♂ aa và ♀ AA x ♂ aa d.♀ Aa x ♂ Aa và ♀ aa x ♂ Aa 7.Gen A trội hoàn toàn với gen a, phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 là: a.AA x AA b.AA x Aa c.Aa x aa d.aa x aa 8.Cho phép lai: Aa x Aa. Nếu trội không hoàn toàn thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con: a.1 : 2 : 1 b.3 : 1 c.100% tính trạng trội d.100% tính trạng lặn. 9.Phép lai Cc x cc sẽ cho tỉ lệ kiểu gen ở đời sau: a.CC b.1Cc : 1cc c.1CC : 2Cc: 1cc d.1CC: 1Cc 10.Ở cà chua quả đỏ (D) là trội so với quả vàng (d), lai 2 thứ cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng được F1. Cho F1 lai với cây quả vàng thì kiểu gen của thế hệ sau là: a.1 Dd : 1dd b.1DD: 1Dd c.DD d.Dd 11.Kết quả của lai thuận và lai nghịch giống nhau điều đó chứng tỏ tính trạng bị chi phối bởi: a. gen nằm trên NST thường b. gen nằm trên NST giới tính c. gen nằm trên NST tế bào chất c.ảnh hưởng của môi trường Ở người mắt nâu (N) là trội hoàn toàn so với mắt xanh (n). 12.Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh ra con có đứa mắt xanh. Kiểu gen của bố mẹ: a.NN x NN b.NN x Nn c.Nn x Nn d.NN x nn. 13.Bố mắt xanh, mẹ mắt nâu. Sinh ra con toàn mắt nâu. Kiểu gen của bố mẹ là: a.Bố (nn) x mẹ (Nn) b.Bố (Nn) x mẹ (Nn) c.Bố (nn) x mẹ (NN) d.Bố (nn) x mẹ (nn) V. Hướng dẫn học sinh tự học 1.HD học bài cũ: B1 : Cho đậu hạt vàng giao phấn với đậu hạt xanh thu được F1 toàn đậu hạt vàng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 cho tỉ lệ 3 đậu hạt vàng : 1 đậu hạt xanh. Biên luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. B2 : - Cho đậu hạt trơn giao phấn với đậu hạt nhăn thu được F1 toàn đậu hạt trơn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 cho tỉ lệ 3 đậu hạt trơn : 1 đậu hạt nhăn. Biên luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. 2.HD chuẩn bị bài mới Tìm hiểu thí nghiêm,cơ sở tế bào học,sơ đồ lai của phép lai 2 cặp tính trạng + Giải thích tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử + Giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

37

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 9

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 28/9/2019

Bài 9: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập của Menđen. - Nêu được nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen. - Biết vận dụng công thức tổ hợp để giải thích tính đa dạng của sinh giới và các bài tập về qui luật di truyền. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng phân tích ,khái quát - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 9- Bài 9 Quy luật Menđen- quy luật phân li độc lập - Tranh vẽ hình 9 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 9 Quy luật Menđen- quy luật phân li độc lập IV. Tiến trình lên lớp GV gọi 2 HS lên bảng làm 2 bài tâp về phép lai 1 tính trạng Bài tập 1: Ở đậu Hà lan A( Hạt vàng) > a( Hạt xanh). Cho hai thứ đậu hà lan thuẩn chủng Hạt vàng X hạt xanh thu được F1, Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Viết sơ đồ lai từ P tới F2 Bài tập 2: Ở đậu Hà lan B( Hạt trơn) > b( Hạt nhăn). Cho hai thứ đậu hà lan thuẩn chủng Hạt trơn X hạt nhăn thu được F1, Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Viết sơ đồ lai từ P tới F2 HS dựa và kiến thức quy luật phân li để hoàn thành bài tập. GV : Vậy khi xét chung cả hai tính trạng này thì chúng sẽ di truyền như thế nào ? 2. Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Yêu cầu HS tóm tắt nội dung thí I. THÍ NGHIỆM LAI HAI TÍNH nghiệm của Menđen trong SGK trang 38. TRẠNG. - HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời 1. Thí nghiệm: Lai thuận và lai nghịch cho GV: Lê Thị Ngọc Trâm

38

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản - GV: Xét riêng từng tính trạng cho tỉ lệ KG và KH ntn? - HS: Xét riêng từng cặp tính trạng( màu sắc, vỏ hạt) đều có tỉ lệ 3:1 - GV: Như vậy kết quả TN của Men đen cho thấy điều gì? - HS: tỉ lệ 9: 3:3 :1 = (3:1)x(3:1). Chứng tỏ 2 cặp tính trạng di truyền độc lập nhau. GV: Hãy phát biểu nội dung qui luật phânli độc lập của Men đen là gì? - HS: phát biểu nội dung qui luật phân li độc lập. b. Hoạt động 2: Giải thích cơ sở tế bào học qui luật phân li độc lập của Menđen và ý nghĩa các quy luật Menđen. - GV thông báo: Trong TN trên, Menđen đã ngẫu nhiên chọn đúng 2 cặp TT qui định bởi 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau, do đó mà 2 cặp TT đó đã di truyền độc lập. - GV: Yêu cầu HS phân tích hình 9 trang 39 SGK thông qua hệ thống câu hỏi: Có nhận xét gì về sự tương ứng giữa kiểu gen và kiểu hình ở F2? - HS: Phân tích sơ đồ kết hợp nghiên cứu thông tin SGK trang 48 trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, chính xác hóa kiến thức hoặc giải thích thêm. - GV: Điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li độc lập là gì? - HS: Phát biểu ý kiến -> lớp nhận xét bổ sung. - GV: Đánh giá, chính xác hóa kiến thức. - GV: Hãy viết sơ đồ lai cho thí nghiệm lai 2 tính trạng của Men Đen. - HS: Viết sơ đồ theo nội dung SGk trang GV: Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2019- 2020 kết quả như nhau: Pt/c: Vàng trơn x xanh nhăn F1 100% vàng trơn F2 : 315 vàng trơn: 108 vàng nhăn: 101 xanh trơn: 32 xanh nhăn * ( Tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1) 2. Nhận xét: - F2 xuất hiện 2 tổ hợp kiểu hình khác bố mẹ( vàng nhăn và xanh trơn). - Xét riêng từng cặp tính trạng( màu sắc, vỏ hạt) đều có tỉ lệ 3:1 → tỉ lệ 9: 3:3 :1 = (3:1)x(3:1). - Các cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong qua trình hình thành giao tử.( Nội dung định luật phân li độc lập ) II. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC. - Các gen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên các NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập khi giảm phân: + Các cặp NST tương đồng phân li độc lập về các giao tử → sự phân li độc lập của các alen + Sự phân li cặp NST xảy ra với xác xuất như nhau → 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau( 1AB, 1Ab, 1aB, 1ab ). - Các nhau tử kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh → Xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau ( Biến dị tổ hợp ) * Điều kiện nghiệm đúng: - Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác. - Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh. - Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng - Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. Sơ đồ lai tóm tắt: Ptc: AABB (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) GP: AB ab F1 : AaBb (100% vàng, trơn) F1 x F1 -> F2 : (1/4AA:2/4Aa:1/4aa) ( 39

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản 38.

Năm học 2019- 2020 ¼ BB: 2/4Bb: 1/4bb) KG (9) 1AABB : 2AABb : 1 Aabb 2AaBB : 4 AaBb : 1 Aabb -GV: Nhận xét đánh giá, bổ sung để hoàn 1aaBB : 2 aaBb : 1 aabb thiện sơ đồ KH(4) 9(A-B-): 3(A-bb): 3(aaB-): 1(aabb) hay (3 vàng: 1 xanh)(3 trơn: 1 nhăn) => 9 vàng trơn: 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn. III. Ý NGHĨA CỦA CÁC QUI LUẬT - GV: Các quy luật của Menđen có ý MEN ĐEN. nghĩa gì ? 1. Ý nghĩa lí luận: - Tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hóa, đa dạng phong phú - HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời. sinh giới. - Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống thay đổi. 2.Ý nghĩa thực tiễn - Dự đoán được tỉ lệ phân li KH ở đời sau. - Giúp con người tìm ra những tính trạng cho mình, lai giống, tạo giống mới có năng suất cao. - GV: Yêu cầu học sinh trả lời lệnh SGK * Công thức tổng quát: - Với n là số cặp gen dị hợp. mục III. Trang 40 và xây dựng công thức - Số loại giao tử F1: 2n tổng quát. - HS : Thảo luận nhanh và điền thông tinh - Số loại kiểu gen: 3n vào bảng 9, phát biểu công thức tổng quát. - Số loại kiểu hình ở F2: 2n - Tỉ lệ phân li kiểu gen F2: (1+2+1)n - GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện - Tỉ lệ phân li kiểu hình F2: (3+1)n kiến thức. 3. Hoạt động luyện tập : Câu 1. Thực chất quy luật PLĐL của Menden là gì? Điều kiện nghiệm đúng? Câu 2. Ở Lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài (D), hạt tròn (d). Các gen phân ly độc lập. Cho 2 thứ lúa dị hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với nhau. Không kẻ bảng hãy xác định: a. Số loại và tỉ lệ phân ly kiểu gen ở F1 ? b. Số loại và tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F1? c. Tỉ lệ loại kiểu gen dị hợp tử về 3 cặp gen ở F1 ? d. Tỉ lệ loại kiểu gen đồng hợp tử trội ở F1 ? e. Tỉ lệ loại kiểu gen đồng hợp tử lặn ở F1 ? 4. Hoạt động vận dụng : GV cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm : Câu 1.Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là GV: Lê Thị Ngọc Trâm

40

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 A.sự phân ly độc lập của các cặp NST trong cặp tương đồng trong GP B. sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong NP C. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong GP D. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong NP Câu 2: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBDd x AaBbdd với các gen trội là trội hoàn toàn. Số kiểu hình(KH) và kiểu gen(KG) ở thế hệ sau là bao nhiêu? A. 4 KH: 12 KG B. 8 KH: 12 KG C. 4 KH: 8 KG D. 8 KH: 8 KG Câu 3 : Đem lai cặp bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen AaBbDd, xác suất thu được kiểu gen đồng hợp ở đời con là: A. 1/8. B. 2/64 C. 1/16. D. 1/64 Câu 4: Xét các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Bố có kiểu gen AaBbDd biểu hiện 3 tính trạng trội hoàn toàn, thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là 3: 3: 3: 3:1: 1: 1: 1 thì mẹ có thể có kiểu gen là A. aaBbDD B. AabbDd C. AaBBdd D. aabbDd Câu 5: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ A. 9/256. B. 9/128. C.9/64. D.27/128. 5. Hoạt động mở rộng : Hãy giải thích vì sao trên thế giới này, trừ những người đồng sinh cùng trứng ra thì không có ai có kiểu gen giống nhau 100% ? V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : Chuẩn bị bài 10. Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen : 1. Tương tác gen : + Khái niệm về tương tác gen + Phân tích các ví dụ trong sgk về các quy luật tương tác bổ sung và tương tác cộng gộp. + Phân biệt được các kiểu tương tác bổ sung và cộng gộp +Tìm hiểu các ví dụ khác về tương tác bổ sung và cộng gộp + Nhận biết các tính trạng đang di truyền theo quy luật tương tác nào. 2. Tính đa hiệu của gen : + Khái niệm tính đa hiệu của gen. + Bản chất tính đa hiệu của gen là gì ? + Lấy được ví dụ về tính đa hiệu của gen

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

41

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 10

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 03/10/2019

Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối (tác động cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu của gen. - Phân tích và giải thích được kết quả các thí nghiệm trong bài học. - Biết cách nhận biết gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li KH trong phép lai 2 tính trạng - Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và vai tròcủa gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng - Giải thích được 1 gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau như thế nào, thông qua ví dụ cụ thể về gen quy định hồng cầu hình liềm ở người 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm. - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới - Năng lực tính toán, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 10- Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen - Tranh vẽ hình 10 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : BT 1: Ở cà chua: A( cao) > a(thấp) Cho Pt/c: Thân cao x thân thấp được F 1. Cho F1 x F1 được F2. Hãy xác định tỉ lệ KH ở F2? Giải: P. AA( cao) x aa( thấp) F1. Aa(cao) F2. 1 AA : 2Aa: 1aa ( 3 Cao :1 thấp) GV: Lê Thị Ngọc Trâm

42

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020

BT 2: Pt/c: Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ F1 Cho F1 x F1 được F2. Hãy xác định tỉ lệ KH ở F2? HS giải theo quy luật phân li. GV nêu kết quả thí nghiệm F2 9 Hoa đỏ thẫm: 7 Hoa trắng Vậy tính trạng màu hoa trong thí nghiệm trên có thể do nhiều gen tương tác với nhau cùng quy định. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác động của I. TƯƠNG TÁC GEN. - Tương tác gen là sự tác động qua lại nhiều gen lên một tính trạng. - GV :+ Thế nào là tương tác gen? giữa các gen trong quá trình hình thành + Thế nào là gen alen và gen không một kiểu hình (Thực chất là sự tương tác alen? giữa các sản phẩm của chúng (Protein) để tạo KH). - HS : Nghiên cứu SGK trả lời. - Gen không alen: là 2 gen không tương ứng nằm ở những vị trí khác nhau trên - GV: Hãy trình bày thí nghiệm về hiện một NST hoặc trên các NST khác nhau. tượng tương tác bổ sung. 1. Tương tác bổ sung. * Thí nghiệm: Đậu thơm - HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 32, Pt/c: Hoa đỏ x Hoa trắng đại diện lớp trình bày thí nghiệm. F1 Hoa đỏ F2 9 Hoa đỏ thẫm: 7 Hoa trắng - GV: Em có nhận xét gí về kết quả của phép * Giải thích kết quả: lai trên và giải thích vì sao có kết quả đó. - Tỉ lệ 9:7 ở F2 cho thấy có 16 tổ hợp → F1 phải dị hợp tử về 2 cặp gen nằm trên 2 - HS: Dựa trên kết quả thí nghiệm và bài 8, 9 cặp NST tương đồng khác nhau. đã học để thảo luận và trả lời. - Với 16 tổ hợp cho 2 loại kiểu hình của 1 tính trạng → tính trạng màu hoa do 2 gen - GV: Yêu cầu một em HS lên bảng viết sơ qui định. đồ lai. Và cho biết thế nào là tương tác bổ - Để tạo ra màu hoa đỏ phải có mặt động sung? thời của 2 gen trội, các trường hợp còn lại - HS: Nghiên cứu sơ đồ SGk trang 43, và cho hoa màu trắng. thông tin SGk để trả lời Alen A Alen B - GV: Ngoài tỉ lệ (9:7), còn có nhiều kiểu tương tác gen khác nữa như (9:6:1), Enzim A Enzim B (9:3:3:1). Tương tác át chế có những tỉ lệ Chất A (trắng)---- Chất B (trắng) ---- (12:3:1), (13:3), (9:3:4). Chất C (đỏ). * Sơ đồ lai: SGK trang 43 - GV: Thế nào là tương tác cộng gộp? Cho ví * Khái niệm: Tương tác bổ sung là kiểu dụ minh họa. tác động qua lại của 2 hay nhiều gen thuộc - HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 43 và những lô cut khác nhau (không alen) làm hònh 10.1 để trả lời được: xuất hiện 1 tính trạng mới. + Khái niệm 2. Tác động cộng gộp. + Ví dụ tính trạng màu da người do nhiều cặp - Khái niệm : Tác động cộng gộp là kiểu GV: Lê Thị Ngọc Trâm

43

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản gen tương tác cộng gộp. - GV: Theo em những tính trạng loại nào ( số lượng hay chất lượng) thường do nhiều gen quy định? cho vd ? nhận xét ảnh hưởng của MT sống đối với nhóm tính trạng này? ? Ứng dụng trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt - HS trả lời

Năm học 2019- 2020 tác động khi 2 hay nhiều gen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi gen đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít. - Ví dụ : Tác động cộng gộp của 3 gen trội quy định tổng hợp sắc tố mêlànin ở người. KG càng có nhiều gen trội thì khả năng tổng hợp sắc tố mêlànin càng cao ,da càng đen, không có gen trội nào da trắng nhất - Tính trạng số lượng là những tính trạng do nhiều gen cùng qui định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường.(tính trạng năng suất: sản lượng sữa, số lượng trứng gà, khối lượng gia súc, gia cầm). II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN. - Khái niệm: Trường hợp một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen hay gen đa hiệu. - VD: SGK trang 44. *Ý nghĩa: Nhờ tính đa hiệu của gen mà giải thích biến dị tương quan.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác động đa hiệu của gen - GV hướng dẫn HS nghiên cứu hinh 10.2 ? Hình vẽ thể hiện điều gì ? Tại sao chỉ thay đổi 1 Nucleotit trong gen lại có thể gây ra nhiều rối loạn bệnh lí đến thế? ? Hãy đưa ra kết luận về tính phổ biến của hiện tượng tác động gen đa hiệu với hiện tượng 1 gen quy định 1 tính trạng - HS thảo luận nhóm trả lời - GV: Thế nào là gen đa hiệu? Cho ví dụ. - HS: trao đổi phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung. - GV: Tương tác gen đa hiệu có phủ nhận học thuyết của Men đen không? Tại sao? - HS trả lời (Không phủ nhận mà chỉ mở rộng thêm. Hiện tượng 1 gen tác động lên nhiều tính trạng là rất phổ biến) 3. Hoạt động luyện tập : Câu 1. Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa quy luật PLĐL và quy luật tương tác gen? Câu 2. Bí tròn x Bí tròn. F1 100% bí dẹt. F1 tự thụ thu được F2 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. Biện luận và viết sơ đồ lai. 4. Hoạt động vận dụng : GV cho HS trả lời 1 số câu hỏi trắc nghiệm : Câu 1.Khi cho giao phấn 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẩm và hoa trắng với nhau, F1 thu được hoàn toàn đậu đỏ thẳm, F2 thu được 9/16 đỏ thẳm : 7/ 16 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên NST thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu GV: Lê Thị Ngọc Trâm

44

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 C. gen đa hiệu D. át chế A. cộng gộp B. bổ sung Câu 2.Thế nào là gen đa hiệu? A.Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao B.Gen tạo ra nhiều loại mARN C.Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác. D.Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau. Câu 3. Chiều cao của một loài cây được quy định bởi 4 gen không alen nằm trên 4 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong đó cây cao nhất có chiều cao là 320cm và mỗi alen trội làm chiều cao giảm đi 15cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây có chiều cao 290cm ở F2 là A. 6/64. B. 7/64. C. 1/64. D. 5/64. Câu 4: Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho kiểu hình quả tròn, các kiểu gen khác cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích các cá thể dị hợp 2 cặp gen, tính theo lí thuyết thì kết quả phân li kiểu hình ở đời con là: A. 3 quả tròn: 1 quả dài B. 1 quả tròn: 3 quả dài C. 1 quả tròn: 1 quả dài D.100% quả tròn 5. Hoạt động mở rộng : 1. Hãy tìm hiểu những tính trạng ở người và sinh vật do nhiều gen quy định. (- Những tính trạng về năng suất cây trồng, vật nuôi thường do nhiều gen quy định và tuân theo quy luật tương tác cộng gộp. - Những tính trạng về năng khiếu, thông minh, chiều cao ở người cũng do nhiều gen quy định và tương tác cộng gộp) 2. Sau khi học xong bài này, kết hợp kiến thức đã học về định luật phân li độc lập của Menden em hãy hoàn thành bảng sau: Tiêu chí so sánh Di truyền phân Di truyền tương tác gen Di truyền tương tác gen li độc lập theo kiểu bổ sung 9 : 7 theo kiểu cộng gộp 1. Số cặp tính trạng đem lai 2. Số tổ hợp giao tử thu được ở F2 3. Số loại giao tử F1 4. Kiểu gen của F1 5. Tỷ lệ các loại giao tử của F1 6. Tỷ lệ phân tính ở F2 V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : - Ôn tập lí thuyết dựa vào câu 1, 3, 4, 5 cuối bài trong SGK trang 45. - Làm bài tập 2 trang 45 SGK. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Ôn tập phần di truyền liên kết, hoán vị gen đã học ở lớp 9 - Nghiên cứu trước bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen +Trình bày những TN của Moocgan trên ruồi giấm. + Phân tích và giải thích được những TN trong bài học. + Nêu bản chất sự di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

45

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 Tiết: 11 Ngày soạn: 4/10/2019 Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn. - Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm. - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tính toán, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 11- Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen - Tranh vẽ hình 11 sgk -Sơ đồ cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen IV. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ : BT 1 : ở đậu Hà lan, cho biết mỗi một tính trạng do 1 cặp gen chi phối Pt/c : cây đậu hạt vàng, trơn x cây đậu hạt xanh, nhăn F1 thu được 100% Cây đậu hạt vàng, trơn Nếu đem cây đậu F1 lai với cây đậu hạt xanh, nhăn . Kết quả thu được như thế nào? Viết sơ đồ lai. - HS giải bài tập theo quy luật phân li độc lập - GV nêu bài toán 2; yêu cầu HS dự đoan kêt quả lai BT 2 : ở ruồi giấm, cho biết mỗi một tính trạng do 1 cặp gen chi phối : Pt/c: T.Xám, C. dài x T. Đen, C. cụt. F1 : 100% Xám, dài Pa: Đực F1 xám, dài x Cái đen, cụt Kết quả thu được như thế nào? Viết sơ đồ lai. - HS dự đoán kết quả, GV: Lê Thị Ngọc Trâm

46

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 - GV thông báo: đối với ruồi giấm vào năm 1909-1910 Thomas Hurt Morgan và các cộng sự đã lặp đi lặp lại thí nghiệm nhiều lần nhưng kết quả của phép lai phân tích vẫn không cho ra tỉ lệ 1:1;1:1 như quy luật phân li độc lập của Men đen mà cho ra 50% ruồi thân xám, cánh dài: 50% ruồi thân đen, cánh ngán.Vậy ông đã giải thích kết quả như thế nào? Chúng ta cùng tim hiểu bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen. 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Thomas Hunt Morgan (1866-1945) - GV giới thiệu tiểu sử của Morgan - GV: Vì sao ruồi giấm là đối tượng thuận lợi là nhà khoa học người Mỹ. Ông được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa vào cho việc nghiên cứu di truyền học? - HS: Do chúng có nhiều đặc điểm thuận lợi năm 1933 nhờ những khám phá về vai trò cho việc nghiên cứu di truyền như: Chu trình của nhiễm sắc thể đối với di truyền. sống ngắn, đẻ nhiều, các tính trạng biểu hiện Morgan tốt nghiệp đại học University of rõ ràng hay có nhiều thể đột biến, dễ nuôi Kentucky vào loại xuất sắc khi mới có 20 trên môi trường nhân tạo, dễ lai chúng với tuổi (năm 1886). Năm 24 tuổi (1890), nhau, bộ NST lưỡng bội có số lượng ít (2n = Morgan được nhận bằng tiến sĩ tại Johns 8) ngoài ra còn có NST khổng lồ dễ quan sát. Hopkins University,[2] và năm sau đã được phong phó giáo sư (Associate Professor). Lúc đầu, Morgan không tán thành. Phòng thí nghiệm của Morgan về sau được gọi là "phòng thí nghiệm ruồi". - GV: Nêu thí nghiệm I. Liên kết gen. - GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo bàn để 1. Thí nghiệm: (Đối tượng: Ruồi giấm). trả lời các câu hỏi: Pt/c: Xám, dài x Đen, cụt. 1. Xác định tính trạng trội, lặn, Quy ước gen F1: 100% Xám, dài 2. Con ruồi đực F1 có kiểu gen như thế nào? Pa: Đực F1 xám, dài x Cái đen, cụt 3. Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái đen, Fa: 1Xám, dài: 1Đen, cụt cụt là phép lai gì? 2. Giải thích: 4. Con ruồi cái đen, cụt cho ra mấy loại giao - Pt/c → F1 dị hợp 2 cặp gen nhưng Fa tử chỉ cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 1:1 → F1 5. Con ruồi đực F1 cho ra mấy loại giao tử chỉ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. - HS: Ngiên cứu kết quả thí nghiệm và liên - Các gen qui định các tính trạng khác hệ bài trước để trả lời. nhau( màu thân, dạng cánh) cùng nằm - GV hướng dẫn HS viết sơ đồ lai trên 1 NST và di truyền cùng nhau. - GV : từ phân tích ví dụ trên hãy cho biết 3. Đặc điểm đặc điểm của liên kết gen là gì ? - Liên kết gen là hiện tựong các gen trên - HS nêu các đặc điểm của liên kết gen cùng 1 NST di truyền cùng nhau. - Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết. - GV : ví dụ ở người có 2n = 46 thì có bao - Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số nhiêu nhóm gen liên kết ? NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó - HS : có 23 nhóm gen liên kết 4. Cơ sở tế bào học - GV : Cho Hs quan sát hình minh họa cho - Trong tế bào số lượng gen lớn hơn nhiều cơ sở tế bào học của liên kết gen so với số lượng NST→ Trên một NST ? Từ hình ảnh em hãy cho cô biết cơ sở tế chứa nhiều gen GV: Lê Thị Ngọc Trâm

47

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản bào học của hiện tượng liên kết gen là gì ? - HS trả lời

Năm học 2019- 2020 - Sự phân li và tổ hợp của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự phân li của nhóm gen liên kết - Sơ đồ lai. 5. Ý nghĩa - Liên kết hoàn toàn hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, duy trì sự ổn định bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen liên kết - Trong chọn giống nhờ liên kết gen người ta chọn được những tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo cặp cho biết ý nghĩa của liên kết gen

3 . Hoạt động luyện tập: Chọn đáp án dúng Câu 1; Để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết hoàn toàn, Morgan đã sử dụng phép lai nào đối với con đực F1: a. Tạp giao b. Lai thuận nghịch c. Lai phân tích d. Lai khác dòng Câu 2: Hiệu quả của di truyền liên kết đối với biến dị tổ hợp: a. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp b. Hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp c. Duy trì kiểu hình giống bố mẹ d. Làm sinh vật đa dạng và phong phú Câu 3: Cơ sở tế bào học của liên kết gen là a .Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST b. Các gen qui định tính trạng nằm trên các NST khác nhau c. Sự phân li và tổ hợp của các cặp NST tương đồng trong giảm phân dẫn đến sự phân li của nhóm gen liên kết d. Một gen quy định nhiều tính trạng khác nhau 4 . Hoạt động vận dụng, mở rộng Bài tập 1: ở một loài đậu khi cho lai giữa bố mẹ thuần chủng cây hạt trơn, có tua với cây hạt nhăn, không có tua thu được F1 100% cây hạt trơn, có tua. Các gen liên kết hoàn toàn. Nếu cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Viết sơ đồ lai từ P đến F2. Bài tập 2; ở lúa, khi cho lai giữa bố mẹ thuần chủng cây cao, hạt đục với cây Thấp, hạt trong thu được F1 toàn cây cao, hạt trong. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ 75% Cây cao, Hạt trong; 25% Cây thấp, Hạt đục. Xác định quy luật di truyền chi phối biết mỗi gen quy định một tính trạng. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : - Học bài theo vỏ và nội dung sgk -Trả lời các câu hỏi cuối bài 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Trả lời các câu hỏi trong sgk - Tiếp tục tìm hiểu về hiện tượng hoán vi gen + Nêu thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn và giải thích được cở sở tế bào học của hoán vị gen. Định nghĩa hoán vị gen. +Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết không hoàn toàn. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

48

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 12

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 6/10/2019

Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN (tt) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn và giải thích được cở sở tế bào học của hoán vị gen. Định nghĩa hoán vị gen. - Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết không hoàn toàn. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm. - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 11- Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen - Tranh vẽ hình 11 sgk -Sơ đồ tế bào của hiện tượng liên kết gen -Sơ đồ cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen -Bản đồ gen 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen (phần hoán vị gen) IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống Gọi HS làm bài tập : Pt/c: Xám, dài x Đen, cụt. F1 : 100% Xám, dài Pa: Cái F1 xám, dài x Đực đen, cụt Fa ? - HS làm bài tập, GV thông báo kết quả thís nghiệm, đặt vấn đề vào bà mới 2. Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoán vị gen và II. HOÁN VỊ GEN. ý nghĩa của di truyền liên kết. 1. Thí nghiệm của Moocgan và hiện - GV: Yêu cầu HS phân tích số liệu TN so tượng hoán vị gen. sánh với kết quả của hiện tượng phân li độc * Thí nghiệm GV: Lê Thị Ngọc Trâm

49

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản lập và liên kết gen hoàn toàn? - HS: phải nêu được: + Khác nhau là đem lai phân tích ruồi đực hay ruồi cái F1. + Kết quả khác với TN phát hiện ra hiện tượng liên kết gen và hiện tượng phân li độc lập của Men đen. - GV: Yêu cầu HS trả lời lần lượt các lệnh trong SGK: + 4 kiểu hình thu được ở Fa được hình thanh từ mấy tổ hợp giao tử? Ruồi đực thân đen cánh cụt cho mấy loại giao tử? Ruồi cái F1 cho mấy loại giao tử với những tỉ lệ tương ứng như thế nào? + Vì sao lại xuất những loại giao tử không do liên kết hoàn toàn tạo thành?

Năm học 2019- 2020 Pt/c: Xám, dài x Đen, cụt. 100% Xám, dài F1 : Pa: Cái F1 xám, dài x Đực đen, cụt Fa: 0,415 xám, dài: 0,415 đen, cụt: 0,085 xám, cụt: 0,085 đen, dài. * Giải thích: - Fa cũng cho ra 4 kiểu hình nhưng tỉ lệ khác với quy luật Međen(1:1:1:1). - Các gen qui định các tính trạng khác nhau cùng nằm trên 1 NST thì di truyền cùng nhau nhưng trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở một số tế bào xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST tương đồng. *Sơ đồ lai: Sơ đồ lai: BV bv P. BV x bv BV F1 bv

Lai phân tích cái F1 BV F1 cái bv

bv đực bv

x Gf1 0,415 BV: 0,415 bv 0,085 Bv:

- GV Cho HS nghiên cứu sơ đồ cơ sở tế bào học của Sơ đồ tương tự hình 11.2 sgk thảo luận nhóm tìm hiểu: Cơ sở tế bào học của B luậtbHVG: B B b quy b

V

v

V

B

V

V

B v

b

B

V

v

B

B

b

B

V

v

V

v

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

0,085 bV

BV bv Fa 0,415 bv ( xám, dài): 0,415 bv ( đen

cụt) Bv bV 0,085 bv ( xám, cụt) 0,085 bv ( đen, dài

2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen. - Gen quy định hình dạng cánh và màu săc thân cùng nằm trên 1 NST, khi giảm phân chúng đi cùng nhau nên phần lớn con giống bố hoặc mẹ - Ở một số tế bào cơ thể cái khi giảm phân xảy ra TĐC giữa các NST tương đồng khi chúng tiếp hợp dẫn đến đổi vị trí các gen xuất hiện tổ hợp gen mới ( HVG) - Tần số hoán vị: + Là tỉ lệ % số cá thể có tái tổ hợp(% các

v

v

bv

50

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản - HS thảo luận, hoàn thành bài tập - Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận - GV cho Hs khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét, kết luận. - HS: Thảo luận nhóm để trả lời. - GV: Tại sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50%? - HS: Trả lời -> GV chính xác hóa kiến thức: Tần số HVG không vượt quá 50% vì: + Các gen trong nhóm liên kết có khuynh hướng liên kết là chủ yếu. + Sự trao đổi chéo thường diễn ra giữa 2 trong 4 crômatit của cặp NST tương đồng. + Không phải mọi tế bào sinh dục khi giảm phân đều diễn ra trao đổi chéo để tạo ra tái tổ hợp gen. - GV: Di truyền liên kết gen có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? - HS: Đọc thông tin SGK mục III trang 48 trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét và bổ sung: Khái niệm và ý nghĩa của bản đồ di truyền.

Năm học 2019- 2020 giao tử mang gen hoán vị). - Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

III. Ý NGHĨA CỦA HIỆN TƯỢNG HOÁN VỊ GEN. - Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp tạo độ đa dạng di truyền. - Nghiên cứu tần số hoán vị giúp xác định khoảng cách giữa các gen /NST (đơn vị đo khoảng cách được tính bằng 1% HVG hay 1CM)

3. Hoạt động luyện tập : GV cho HS làm 1 số câu hỏi trắc nghiệm : Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen? A. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%. B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. C. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%. D. Tần số hoán vị gen không vượt quá 30%. Câu 2. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1? A. AB x Ab ab

aB

B. Ab x Ab aB

Câu 3. Một cơ thể có kiểu gen

aB

C. AB x AB ab

ab

ab D. AB x ab

ab

AB , tần số hoán vị gen giữa A và B là 30% . Khi giảm phân ab

cho tỉ lệ giao tử: A. AB = ab = 35%; aB = Ab = 15%

B. AB = ab = 20%; aB = Ab = 30%

C. AB = ab = 15%; aB = Ab = 35% D. AB = ab = 30%; aB = Ab = 20% Câu 4: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là GV: Lê Thị Ngọc Trâm

51

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản A. DABC.

Năm học 2019- 2020 C. BACD. D. CABD.

B. ABCD.

4. Hoạt động vận dụng : GV cho HS làm 1 số câu hỏi trắc nghiệm : Câu 1.Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen

AB đã xảy ab

ra hoán vị giữa alen A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen C. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1 B. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào gần số hoán vị gen D. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1 Câu 2: Cho hai dòng ruồi giấm thuần chủng giao phối với nhau được F1 đều thu được ruồi thân xám cánh dài . Cho ruồi cái F1 lai phân tích đều thu được tỷ lệ: 0,4 thân xám cánh cụt : 0,4 thân đen cánh dài : 0,1 thân xám cánh dài : 0,1 thân đen cánh cụt Thì tần số hoán vị gen là bao nhiêu ? A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4 Câu 3. Ở ruồi giấm P ♀ AB/ab( xám, dài) x ♂ab/ab( đen, cụt), F1 thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ: 3 xám, dài: 3 đen cụt: 1 xám cụt: 1 đen dài. Tần số Hoán vị gen là: A. f = 30% B. f = 40% C.f = 20% D.f = 25% Câu 4: Ở một động vật có kiểu gen Bv/bV, khi theo dõi 2000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 360 tế bào có xẩy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa B và V là: A. 9 cM. B. 3,6 cM. C. 18 cM. D. 36 cM. Câu 5: Cho lai hai nòi ruối giấm thuần chủng: thân xám cánh dài với thân đen cánh ngắn F1 thu được toàn thân xám, cánh dài. Cho F1 tạp giao, F2 phân li theo tỉ lệ 70% xám, dài: 5% xám, ngắn: 5% đen, dài: 20% đen, ngắn. Tần số hoán vị gen giữa gen quy định màu thân và chiều dài cánh ở ruồi giấm trong trường hợp này là A. 18%. B. 20%. C. 30%. D. 40%. 5. Hoạt động mở rộng : Gv cho HS hoàn thành PHT sau : Phân biệt LKG và HVG với các tiêu chí so sánh Tiêu chí so sánh Liên kết gen 1. Nội dung 2. Cơ chế 3. Tính phổ biến 4. Kết quả lai F1 x F1 - Kiểu gen - Kiểu hình

Hoán vị gen

5. Lai phân tích F1 - Số loại kiểu gen - Số nhóm kiểu hình 6. Ý nghĩa GV: Lê Thị Ngọc Trâm

52

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : - Học bài theo vỏ và nội dung sgk -Trả lời các câu hỏi cuối bài - Đọc mục : Em có biết -Hoàn thành nội dung PHT ở trên( hoạt động mở rộng) 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : Bài 15. Di truyền liên kết với giới tính Nghiên cứu sgk, tài liệu tham khảo khác: -Hoàn thành nội dung PHT: Sơ lược về NST giới tính Tiêu chí Nội dung Khái niệm NST GT Các kiểu NST GT Cấu trúc cặp NST XY Cơ chế xác định GT bằng NST -Hoàn thành nội dung PHT: Di truyền liên kết với giới tính Tiêu chí Gen/X Gen/Y Thí nghiệm Cơ sở tế bào học Đặc điểm di truyền Ý nghĩa

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

53

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 13

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 9/10/2019

Bài 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính. - Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính. - Trình bày được đặc điểm của di truyền ngoài NST (di truyền ở ti thể và lục lạp). - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của gen trên NST thường và NST giới tính 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm. - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tính toán, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 12- Bài 12 Di truyền liên kết vói giới tính và di truyền ngoài nhân - Tranh vẽ hình 12.1, 12.2 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 12 Di truyền liên kết vói giới tính và di truyền ngoài nhân IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : - GV giới thiệu về biểu hiện bệnh máu khó đông ở người. - GV đặt vấn đề: Vì sao bệnh máu khó đông ở người lại thường xuất hiện ở nam, ít gặp ở nữ.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

54

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản 2. Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS - GV yêu cầu HS nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính? - HS: Tái hiện lại kiến thức đã học ở lớp 9 kết hợp thông tin SGK mục I trang 50 trả lời câu hỏi. + NST thường: Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. Số cặp NST lớn hơn 1. Chỉ chứa các gen qui định TT thường.

GV lưu ý cho HS: + Trong tế bào sinh dưỡng cặp NST giới tính hiện diện bên cạnh NST thường để tránh sự nhận thức không đúng là NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục. + Cặp NST giới tính XY khi tiếp hợp trong giảm phân, các đoạn mà NST X và Y bắt cặp (tiếp hợp) với nhau được coi là tương đồng, trên đoạn này các gen tồn tại thành cặp tương ứng. Phần còn lại của NST X và Y không bắt cặp với nhau, do gen trên X không có gen tương ứng trên Y hoặc ngược lại, gen trên Y không có gen tương ứng trên X. - GV yêu cầu Hs nghiên cứu sgk, đọc thí nghiệm hình 15.2 sgk, thảo luận nhóm và hoàn thành các nội dung: + Nhận xét về kết quả phép lai thuận nghịch của Moocgan? + Giải thích hiện tượng di truyền của tính trạng màu mắt ruồi giấm bằng cơ sở tế bào học. +Viết sơ đồ lai minh họa + Đưa ra kết luận về đặc điểm di truyền do gen/X quy định.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

55

Năm học 2019- 2020 Nội dung kiến thức I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH. 1. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST. a. NST giới tính: - NST giới tính là loại NST có chứa gen qui định giới tính và các gen khác. - Mỗi NST giới tính có 2 đoạn: + Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST. + Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau. b. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST. - Kiểu XX và XY : + Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, con cái XX, con đực XY. + ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm : con cái XY, con đực XX. - Kiểu XX và XO : + châu chấu, rệp, bọ xít : con cái XX, con đực XO. + Bọ nhậy : con cái XO, con đực XX.

2. Di truyền liên kết với giới tính: 1. Thí nghiệm: SGK 2.Nhận xét : - Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau, có hiện tượng trong cùng 1 thế hệ tính trạng biểu hiện không đồng đều ở 2 giới. 3. Giải thích bằng cơ sở tế bào học: Quy ước: W: mắt đỏ, w: mắt trắng. Cặp gen này nằm trên X không có alen tương ứng trên Y + Do sự phân ly của cặp NST giới tính trong giảm phân mà alen quy định màu mắt nằm trên X luôn di truyền cùng X. Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản -HS hoạt động theo hướng dẫn của GV - GV gọi đại diện các nhómt rình bày. -Gv cho hs khác nhận xét. -Gv nhận xét, bổ sung, kết luận: - Gv nêu các ví dụ về tính trạng do gen /X quy định ở người: +Tính trạng máu khó đong do gen đột biến lặn(h) /X quy định +Tính trạng mù màu đỏ-lục do gen đột biến lặn(m)/X quy định. - GV đặt câu hỏi: Ở người bệnh do gen/X quy định chủ yếu gặp ở nam, ít gặp ở nữ. Vì sao? ( vì nam chỉ có 1X nên chỉ cần có 1 alen lặn đã biểu hiện bệnh) -GV giới thiệu về các bệnh tật do gen/Y quy định ở người. -Yêu cầu Hs viết sơ đồ NST về sự DT tính trạng đó tật dính 2 ngón tay trỏ và giữa. -Tính trạng do gen/Y quy định có đặc điểm di truyền như thế nào? -HS nghiên cứu và hoàn thành nội dung yêu cầu. -Gv nhận xét, bổ sung.

Năm học 2019- 2020 * Sơ đồ lai HS lên bảng viết sơ đồ lai nghịch x XaY( đực Pt/c XAXA( cái đỏ) trắng) G XA Xa , Y F1 XAXa ( cái đỏ) x XAY ( đực đỏ) G 1/2XA , 1/2 Xa 1/2 XA , 1/2Y F2. ¼ XAXA ¼ XAXa ¼ XA Y ¼ Xa Y Tỉ lệ KH: 3 đỏ: 1 trắng( đực) 4.Kết luận: - Gen/X: di truyền chéo

b. Gen trên NST Y. - Thường NST Y ở các loài chứa ít gen. - Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này qui định chỉ được biwur hiện ở 1 giới. - Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng. c. Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính. - Trong thực tiễn sản xuất người ta dựa vào những TT liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất. - GV: Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính - VD: SGK II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN. đối với thực tiễn sản xuất ? - Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về di truyền ngoài lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn. nhân - Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận - GV yêu câu HS nhận xét đặc điểm biểu hiện KH của F1 so với KH của bố mẹ trong 2 nghịch là khác nhau, F1 có KH giống mẹ. - Giải thích: Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ phép lai thuận nghịch? Kết quả thí nghiệm truyền nhân mà hầu như không truyền này có điểm gì khác so với phép lai thuận TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong nghịch ở TN phát hiện hiện tượng di truyền TBC (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ liên kết với giới tính và hiện tượng phân li độc lập của Menđen? + Hiện tượng di truyền được mẹ truyền cho qua TBC của trứng. - Kết luận: Tính trạng DT ngoài nhân di theo dòng mẹ được giải thích như thế nào? truyền theo dòng mẹ( không theo QLDT - HS: Thảo luận nhóm để trả lời. trong nhân) - GV hoàn thiện nội dung

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

56

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 3. Hoạt động luyện tập : Gv cho hs làm các bài tập sau : Bài 1. Ở người, gen M quy định mắt bình thường, gen m quy định mù màu (đỏ và xanh lục) Mẹ (1) và bố (2) đều bình thường, sinh được một con trai mù màu (3) và một con gái bình thường (4). Người con gái lớn lên lấy chồng bị mù màu (5), sinh được một con gái bình thường (6) và một gái mù màu (7). Xác định kiểu gen của 7 người trong gia đình đó. Bài 2. Khi lai gà trống lông không vằn với một gà mái lông vằn được F1 có tỉ lệ 1 trống lông vằn: 1 mái lông vằn. a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1 b. Khi cho gà F1 giao phối với nhau thì kết quả ở F2 như thế nào? Cho biết màu lông do 1 gen chi phối. 4. Hoạt động vận dụng : Gv cho HS làm các bài tập sau : Bài 1. Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 3 cá vảy đỏ: 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn con cái. a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. b. Khi thực hiện phép lai nghịch với phép lai trên thì sự phân li về kiểu gen và kiểu hình F2 sẽ như thế nào? Câu 2. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục ở người do 1 gen lặm nằm trên NST Y quy định, một phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy 1 người chồng bình thường, xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng bình thường là bao nhiêu? Biết bố mẹ của cặp vợ chồng này không bị bệnh. 5. Hoạt động mở rộng : - Tìm đọc các kiến thức liên quan về DT liên kết với giới tính trên internet, tài liệu tham khảo khác. -Tìm hiểu về các bệnh tật wor người liên quan đến DT liên kết với giới tính. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : -Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài sgk. -Đọc mục : Em có biết - Làm bài tập 2 trang 54 SGK. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Nghiên cứu trước bài 13 Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen +Phân tích mối quan hệ giữa KG, MT, KH. + Nêu khái niệm và những tính chất của thường biến. + Nêu khái niệm mức phản ứng, vai trò của KG và MT đối với năng suất của vật nuôi và cây trồng. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

57

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 14

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 18/10/2019

Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ. - Nêu khái niệm mức phản ứng. - Nêu được khái niệm và những tính chất của thường biến. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm. - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 14- Bài 13 Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen - Tranh vẽ hình 13 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 13 Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống (1). GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập về lai 1 tính trạng: Ở loài hoa Anh thảo, alen A( hoa đỏ) trội hoàn toàn so với alen a( hoa trắng) Cho Pt/c cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng, được F1, cho F1 tự thụ phấn, hãy xác định tỉ lệ KG và KH ở F2. HS hoàn thành bài tập dựa trên quy luật phân li đã học (2)GV cho HS quan sát hình ảnh về cây hoa anh thảo được trồng trong điều kiện môi trường khác nhau:

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

58

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020

Cây có KG AA, trồng ở Cây có KG AA, trồng ở môi trường nhiệt độ 20oC o môi trường nhiệt độ 35 C Vậy cùng một kiểu gen nhưng ở các điều kiện môi trường khác nhau cá thể lại biểu hiện kiểu hình khác nhau. Mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình với môi trường như thế nào? Từ đó GV vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG. gen và tính trạng. - GV nêu vấn đề: Tính trạng trên cơ thể sinh - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng: vật là do gen qui định có hoàn toàn đúng hay Gen(ADN) → mARN → Pôlipeptit → không? Mối quan hệ giữa gen và tính trạng prôtêin → tính trạng. được thể hiện như thế nào? - Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước nên - HS: Đọc mục I trong SGK và thảo luận chịu sự chi phối của nhiều yếu tố môi nhóm đưa ra kết luận. trường bên trong và bên ngoài cơ thể. - GV: Nhận xét và bổ sung. II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG. * Hiện tượng: ? Biểu hiện màu lông thỏ ở các vị trí khác -Ở thỏ: + Tại vị trí đầu mút cơ thể ( tai, nhau trên cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố bàn chân, đuôi, mõm) có lông màu đen nào? + Ở những vị trí khác lông trắng ( Chú ý vai trò của KG và MT ) muốt ? Nhiệt độ cao có ảnh hưởng đến sự biểu * Giải thích: hiện của gen tổng hợp melànin như thế nào - Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp ? Từ những nhận xét trên hãy kết luận về vai được sắc tố mêlànin làm cho lông màu tròcủa KG và ảnh hưởng của MT đến sự hình đen thành tính trạng - Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn GV : như vậy bố mẹ không truyền đạt cho không tổng hợp mêlànin nên lông màu con tính trạng có sẵn mà truyền một KG trắng *? Hãy tìm thêm các ví dụ về mức độ biểu → làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng hiện của KG phụ thuộc vào MT sẽ chuyển sang màu đen - HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận • Kết luận : và trả lời. - Bố mẹ chỉ di truyền gen(alen) quy định - GV: Chính xác hóa kiến thức. tính trạng cho con. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

59

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản b. Hoạt động 2: Tìm hiểu mức phản ứng của kiểu gen.

Năm học 2019- 2020 - Mỗi kiểu gen có 1 khả năng phản ứng khác nhau trước cùng 1 điều kiện môi trường. - Nhiều yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen. - HS: Đọc mục III SGK và thảo luận về sơ đồ hình vẽ mối quan hệ giữa một KG với các →Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường cụ thể. môi trường khác nhau trong sự hình thành các KH khác nhau. III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU - GV: Mức phản ứng là gì? Tìm một hiện GEN. 1. Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của tượng thực tế trong tự nhiên để minh họa. + Mức phản ứng được chia thành mấy loại? cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của Đặc điểm của từng loại? một KG. + Tính trạng chất lượng và tính trạng số VD: Con tắc kè hoa: lượng, thường thì loại nào có mức phản ứng - Trên lá cây: Da có hoa văn màu xanh rộng hơn? Hãy chững minh điều đó? của lá. - HS: Nghiên cứu thông tin sgk, thảo luận và - Trên đá: Da có màu hoa của rêu đá. - Trên thân cây: Da có màu hoa nâu. trả lời các câu hỏi. Tập hợp các kiểu hình trên của một con tắc kè (một KG) tương ứng với các chế độ - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện môi trường được gọi là mức phản ứng. kiến thức. *Đặc điểm: - GV: Có thể xác định rễ dàng mức phản ứng - Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng của một KG hay không? riêng - HS: Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời. ? Giữa tính trạng số lượng và tính trạng chất - Mức phản ứng được chia thành 2 loại: lượng thì loại nào có mức phản ứng rộng + Mức phản ứng rộng: thường là những tính trạng về số lựng như: năng suất sữa, hơn? hãy chứng minh khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng lấy vd: ở gà trứng, sữa • Nuôi bình thường: 2kg, lông vàng + Mức phản ứng hẹp: là những tính trạng • Nuôi tốt : 2.5kg, lông vàng chất lượng. • Nuôi rất tôt : 3kg, lông vàng • Nuôi không tốt: 1kg → chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến - Mức phản ứng về mỗi tính trạng thay đổi trọng lượng nhưng ít ảnh hưởng đến màu tùy kiểu gen của từng cá thể. lông ) - GV liên hệ: Trong sản xuất, chăn nuôi muốn nâng cao năng suất thực cần phải làm gì? (mối quan hệ giữa yếu tố giống, kĩ thuật canh tác và năng suất thu được). - GV: Thế nào là sự mềm dẻo về KH? Hình vẽ 13 thể hiện điều gì? - HS: Mức phản ứng của 2 KG khác nhau

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

60

2. Xác định mức phản ứng của một kiểu gen. - Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng một KG . Đối với cây sinh sản sinh dưỡng cắt cành đồng loạt của cùng một cây đem trồng ở những điều kiện môi trường khác Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản trong cùng một điều kiện môi trường. - GV: Vậy mức độ mềm dẻo của KH phụ thuộc vào yếu tố nào? (kiểu gen) Sự mềm dẻo về KH của mỗi KG có ý nghĩa gì đối với chính bản thân sinh vật? Từ những phân tích trên hãy nêu những tính chất và đặc điểm của sự mềm dẻo KH của sinh vật? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

Năm học 2019- 2020 nhau và theo dõi đặc điểm của chúng. 3. Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến): - Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình(thường biến). - Sự mềm dẻo kiểu giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường. - Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen. - Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định.

3. Hoạt động luyện tập: Gv cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: 1. Khi nói : cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói đó như thế nào ? 2. Ý nghĩa thực tiễn về mối quan hệ giữa giống – ĐK kĩ thuật - năng suất (- Giống( KG): Quy định giới hạn năng suất của vật nuôi cây trồng. - ĐK KT( MT): Quyết định năng suất cụ thể trong giới hạn năng suất của giống. - Để đạt năng suất cao: cần phối hợp tốt giữa giống và điều kiện chăm sóc, kĩ thuật) 3. Qua sản xuất nông nghiệp, người nông dân VN đã rút ra kinh nghiệm: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Em có ý kiến gì về kinh nghiệm này? 4. Hoạt động vận dụng : Câu 1.Vận dụng khái niệm "mức phản ứng" để phân tích vai trò của năng khiếu bẩm sinh và của việc giáo dục bồi dưỡng trong việc phát triển nhân tài. Câu 2. Tại sao các nhà khoa học lại khuyên nông dân không nên chỉ trồng một giống lúa duy nhất (cho dù đó là giống lúa có năng suất cao) trên một diện tích rộng trong cùng một vụ? Câu 3: Phân biệt thường biến và đột biến. Tiêu chí Khái niệm Đặc điểm Vai trò

Thường biến

Đột biến

là những biến đổi ở kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với sự thay đổi của môi trường. Xảy ra đồng loạt, theo một hướng xác định -Có lợi cho SV, giúp sinh vật thích nghi - Ít có vai trò với tiến hóa và chọn giống

Là những biến đổi đột ngột xảy ra trong cấu trúc di truyền xảy ra đột ngột, riêng lẻ, không xác định. Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. -Cung cấp nguyên liệu cho tiến háo và chọn giống

5. Hoạt động mở rộng : Ứng dụng kiến thức ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen để giải thích : 1. Vì sao trẻ em phải được đến trường? GV: Lê Thị Ngọc Trâm

61

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 2. Hãy lập kế hoạch để làm tăng chiều cao và chỉ số IQ của bản thân và trẻ em trong gia đình các em. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk - Đọc mực em có biết cuối bài 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Hệ thống lại kiến thức chương II: HS hoàn thành nội dung PHT sau: Tên quy luật Nội dung Cơ sở tế bào học Điều kiện Ý nghĩa quy luật nghiệm đúng Phân ly Phân ly độc lập Tương tác gen Tính đa hiệu của gen Liên kết gen Hoán vị gen DT liên kết với GT DT ngoài nhân + Một số bài tập liên quan đến chương I và chương II

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

62

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 15

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 24/10/2020

Bài 15: BÀI TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS trình bày được cơ chế di truyền (tự sao, phiên mã, dịch mã). - HS trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các biến dị (đột biến gen, đột biến số lượng NST, đột biến cấu trúc NST) 2. Kỹ năng - Kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài tập - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới - Năng lực tính toán, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL tự học. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 15- Bài 15 Bài tập chương I và chương II - Bảng phụ 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập kiến thức chương I và các dạng bài tập liên quan đến cơ chế di truyền và biến dị IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống - GV gọi 1 học sinh hệ thống lại kiến thức chương I Hệ thống hóa kiến thức: 1. di truyền phân tử - Vật chất di truyền cấp độ phân tử. ADN, ARN, prôtêin. - Cơ chế di truyền cấp độ phân tử. + Nhân đôi.+ Phiên mã.+ Dịch mã. + Điều hòa hoạt động của gen. 2.Di truyền tế bào: - Vật chất di truyền cấp độ tế bào NST: cấu trúc siêu hiển vi. - Đột biến cấu trúc NST. - Cơ chế đột biến lệch bội và đa bội. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

63

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS - - Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng các công thức + Công thức liên quan đến khối lượng, chiều dài , tống số Nu của gen + Công thức tính sô Nucleotit MT nội bào cung cấp khi gen stự sao n đợt + Công thức tính số ribôxôm Nucleotit MT cung cấp khi gen sao mã k đợt + Mối quan hệ giữa các đại lượng giữa ADN , ARN và Protein - HS xây dựng các công thức

Năm học 2019- 2020 Nội dung kiến thức II. Một số công thức liên quan - công thức : N=M/300→ M=300 × N N= L/3,4 × 2 → L=N/2× 3,4 L=M /2×300 × 3,4 → M= L/3,4 ×2×3,4 + về số lượng và tỉ lệ phần trăm A+G =T+X =N/2 A+G= T+X =50% * Cơ chế tự sao : số Nucleotit mỗi loại MT cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt A’=T’= (2n -1)A =(2n-1)T G’=X’= (2n-1) G= (2n-1) X - Tổng số Nucleotit MT cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt N’= (2n-1)N * Cơ chế sao mã : số ribôxôm Nucleotit mỗi loại MT cung cấp khi gen sao mã k đợt A=kAm, U=kUm, G=kXm, X=kXm * tương quan giữaADN v à ARN, Protein ADN phiênmã mARN dịch mã Protein tính trạng

3. Hoạt động luyện tập Bài tập chương 1 (SGK): Bai 1 a) 3’ … TAT GGG XAT GTA AHoạt ĐộNG CủA HS GGX …5’ ( mạch khuôn có nghĩa của gen ) 5’ … ATA XXX GTA XAT TAX XXG …3’ ( mạch bổ sung ) 5’ … AUA XXX GUA XAU UAX XXG…3’ ( mARN ) b) Có 18/3 = 6 codon trên mARN c) Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon: UAU , GGG, XAU, GUA, AUG, GGX Bài 3. Đoạn chuỗi polipeptit: Arg Gly Ser Phe Val Asp Arg mARN 5’ AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3’ AND mạch khuôn 3’TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX 5’ mạch bổ sung 5’ AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG 3’ Bài 6: Số lượng bộ NST lưỡng bội của một loài 2n = 10. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này ? 2n = 10 →n = 5 số thể ba tối đa ở loài này = 5

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

64

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Ở một loài sinh vật có 2n = 14, số NST đơn ở kì sau của nguyên phân là A. 14. B. 56. C. 28. D. 7. Câu 2. Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi là : A.Cung cấp năng lượng. B.Tháo xoắn AND. C.Lắp ghép các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mạch đang tổng hợp. D.Phá vỡ các liên kết hidro giữa hai mạch của AND.

Câu 3. Một nuclêôxôm gồm A. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 10 phân tử histôn. B. một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. C. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn bằng 1 đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. Câu 4: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể phát sinh do A. Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn. B. Sự phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể ở kì sau của quá trình phân bào. C. Quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn. D. Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ. Câu 5: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa lai với cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố ,mẹ xảy ra bình thường ,các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh .Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là . A.1/4 B. 1/6 C. 1/12 D.1/2 Câu 6 : Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là A. AAaa × Aa và AAaa × aaaa B. AAaa × Aa và AAaa × AAaa C. AAaa × aa và AAaa × Aaaa D . AAaa × Aa và AAaa × Aaaa Câu 7 Những dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên một NST là : A.Mất đoạn và lặp đoạn. B.Lặp đoạn và đảo đoạn. C.Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ. D.Đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ. Câu 8. Ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n=24 bị đột biến. Số lượng NST ở thể ba là: A. 22 B. 26 C. 25 D. 28

4. Hoạt động vận dụng Bài 1: ở thể đột biến của một loài TB sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra số TB có tổng cộng là 144 NST a. Bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu ?Đó là đột biến nào ? b. Có thể có bao nhiêu loại gt không bình thưòng về số lượng NST? Hướng dần giải : a. 2n x 24 = 144 bộ NST của thể đột biến là 2n = 144/16 = 9 nên bộ NST của loài có thể là : 2n - 1 = 9 -> 2n = 10 đột biến thể ba 2n + 1 = 9 -> 2n = 8 đột biến thể một b. – Nếu đột biến ở dạng 2n + 1 hay 8 + 1 thì có thể có 4 dạng giao tử thừa 1 NST GV: Lê Thị Ngọc Trâm

65

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 - Nếu đột biến ở dạng 2n - 1 hay 10 - 1 thì có thể có 5 dạng giao tử thiếu 1 NST. Bài 2: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng . a. Cây cà chua tứ bội quả đỏ thần chủng AAAA có thể được hình thành theo nhưnữg phương thức nào b. Cây 4n quả đỏ AAAAgiao phấn với cây 4n quả vàng aaaa được F1 . F1 có kiểu gen ,kiểu hình và các loại giao tử như thế nào ? c. Viết sơ đồ lai đến F2 kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào ? Hướng dần giải : a. Cây tứ bội có thể được hình thành theo các phương thức sau: - Nguyên phân của hợp tử: AA->AAAA -Giảm phân va thụ tinh P: AA x AA Gt: AA AA F1 : AAAA b. AAAA x aaaa F1: AAaa quả đỏ. Cây F1 có cá loại giao tử sau: AA, Aa, aa. c. Ta có sơ đồ lai F1 : AAaa x AAaa Gt hữu thụ : (1/6AA, 4/6 A a,1/6 aa)(1/6AA, 4/6 A a,1/6 aa) F2: KG 1/36AAAA : 8/36AAAa : 18/36 AAaa: 8/36Aaaa : 1/36aaaa KH: 35/36 đỏ, 1/36 vàng 5. Hoạt động mở rộng : - Tìm hiểu các bài tập tự luận và trắc nghiệm về chương I để tự rèn luyện. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : - Lưu ý về các phương pháp giải bài tập tự luận và trắc nghiệm 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Ôn tập toàn bộ kiến thức chương I và chương II để phục vụ tiết bài tập tiếp theo + Kiến thức trọng tâm + Một số công thưc liên quan + Một số bài tập liên quan đến chương I và chương II

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

66

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 18

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 05/11/2020

Chương III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

Bài 16. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được định nghĩa quần thể (quần thể di truyền) và tần số tương đối của các alen, các kiểu gen. - Nêu được sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình - Kĩ năng giải bài tập về cách tính tần số tương đối của các alen và kiểu gen. - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tính toán, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 18- Bài 16 Cấu trúc di truyền của quần thể - Tranh vẽ bảng 16 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 16 Cấu trúc di truyền của quần thể IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : Gv giới thiệu nội dung chương mới 2. Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các đặc trưng di truyền của quần thể. ? Dấu hiệu nào là quan trọng nhất khi giới thiệu ĐN quần thể giao phối? Vì sao? HS: Các cá thể/ QT có khả năng giao phối GV: Lê Thị Ngọc Trâm

Nội dung kiến thức I. Khái niệm QT (QT di truyền) 1. Định nghĩa. Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, chung sống trong một khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất 67

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản với sác xuất ngang nhau; - Cách li mức độ nhất định với QT khác hay mối QT có KG đặc trưng và tần số ổn định. ? Từ đó, cho biết thế nào là quần thể về mặt giao phối? ? Tính tần số tương đối của các alen IA , IB , I0 trong một số quần thể người sau đây và kết luận về đặc trưng của mỗi quần thể. Dân Tần số các nhóm máu (%) T số tộc tương 0 A B AB đối Nga 39.2 35.8 23.2 8.1 Ấn 32.9 29.5 37.2 8.1 Thổ 54.3 40.9 3.8 1.0 dân Úc Việt 48.3 19.4 27.9 4.2 Nam

1. Dưới đây là bảng về sự biến đổi thành phần KG của QT tự thụ phấn qua các thế hệ Thế Tỷ lệ KG Tỷ lệ Tần số hệ đồng hợp KG dị hợp 0 0 100(1) P(A) q(a) 1 50% (1- 50%(1/2) 2 1/2) 25% 3 75% 12,5% n Hoàn thành bảng trên và rút ra nhận xét về cấu trúc di truyền của QT tự phối hoặc tự thụ phấn. Nhận xét tần số của các alen và tần số các KG cây tự thụ phấn qua các thế hệ ? - GV: Ở thế hệ thứ n thì cấu trúc DT của quần thể là như thế nào? AA= aa = 1- (1/2)n:2 Aa = (1/2)n. Khi n → ∞ thì lim (1/2n) →0 Lim [1- (1/2)n ] →1 - GV: Quần thể giao phối gần là gì? Tại sao luật hôn nhân và gia đình lại cấm không cho 68 GV: Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2019- 2020 định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống.

2. Đặc trưng di truyền của QT * Vốn gen : tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định, các đặc điểm của vốn gen thể hiện thông qua các thông số là tần số alen và tần số kiểu gen. * Tần số alen: - Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. * Tần số kiểu gen của quần thể: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN. 1. Quần thể tự thụ phấn. * Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là: n

1 Tần số KG AA=( 1 −   )/2 2 1

n

Tần số KG Aa =   2 n

1 Tần số KG aa = ( 1 −   )/2 2

* Kết luận: - Tần số kiểu gen dị hợp giảm dần, đồng hợp tử tăng dần , gây thoái hóa giống - Tần số kiểu gen thay đổi, tần số alen không đổi qua các thế hệ *Vai trò: Tự thụ phấn là phương pháp tạo dòng thuần ở thực vật Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản người có họ hàng gần trong vòng 3 đời kết hôn với nhau? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời

Năm học 2019- 2020 2. Quần thể giao phối gần: - Ở các loài động vật, hiện tượng cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì gọi là giao phối gần (giao phối cận huyết) - Qua các thế hệ giao phối gần thì tần số kiểu gen dị hợp giảm dần và tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.

3. Hoạt động luyện tập : Câu 1: Nêu công thức tổng quát xác định tần số alen cho thế hệ n của quần thể tự phối Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phối là: * Nếu quần thể ban đầu có tỉ lệ các loại KG là: xAA: yAa: zaa. thì ở thế hệ thứ n ta có:AA = { x + [ y-(1/2)n.y ] : 2 } ; aa = { z + [ y-(1/2)n.y ] :2 } ; Aa = y. (1/2)n Câu 2: Quần thể đậu Hà làn gen quy định màu hoa đỏ có 2 loại alen: A - là hoa đỏ, a – là hoa trắng. Giả sử quần thể đậu có 1000 cây với 500 cây có KG AA, 200 cây có KG Aa, và 300 cây có KG aa. (?) Tính tần số alen A trong quần thể cây này là bao nhiêu? Đáp án: f (A) = 0.5 + 0.1 = 0.6 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Tại sao luật hôn nhân gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần trong vòng 3 đời kết hôn với nhau? Đáp án : Vì hôn phối gần sinh con bị chết non, khuyết tật di truyền 20- 30% --> cấm kết hôn trong vòng 3 đời. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC 1. Hướng dẫn học bài cũ HS làm BT 4 SGK; nhắc lại cách tính tần số alen, tần số KG 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới Chuẩn bị bài 22. Trạng thái cân bằng của quần thể HS hoàn thành nội dung sau: +Khái niệm quần thể ngẫu phối +Đặc trưng di truyền của quần thể ngẫu phối +Cơ sở xác định sự đa hình về KG và KH trong QTNP +Trạng thái cân bằng của QT +Điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật Hacđi- Vanbec

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

69

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 19

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 02/11/2019

Bài 17. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (tt) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - -Phát biểu được nội dung ; nêu được ý nghĩa và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec. Xác định được cấu trúc của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình - Kĩ năng giải bài tập về di truyền quần thể. - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tính toán, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 19- Bài 17 Cấu trúc di truyền của quần thể (tt) - Tranh vẽ bảng 16 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 17 Cấu trúc di truyền của quần thể (tt) IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : Kiểm tra bài cũ : Câu 1 : Nêu những đặc điểm cơ bản của quần thể tự phối và quần thể giao phối gần? Câu 2; Quần thể ngô có 2000 cây trong đó A- Thân cao, a - Thân thấp trong QT có 1000AA, 600 Aa, 400 aa. Tính tần số các kiểu gen AA, Aa, aa và tần số alen A và a 70 GV: Lê Thị Ngọc Trâm Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản 2. Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về quần thể giao phối ngẫu nhiên. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk cho biết ; Quần thể sinh vật như thế nào được coi là quần thể giao phối ngẫu nhiên? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. - GV: giải thích thêm: 1 QT được coi là ngẫu phối hay không còn tùy thuộc vào TT mà ta xem xét. - GV: Quần thể ngẫu phối có những đặc điểm gì? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. - GV thuyết trình về những đặc trưng của quần thể giao phối, đặc biệt nhấn mạnh quan hệ về mặt sinh sản là nguyên nhân tạo cho QT tồn tại trong một không gian nhất định và theo thời gian.

Năm học 2019- 2020

Nội dung kiến thức III. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI. 1. Quần thể ngẫu phối - Quần thể sinh vật được gọi là ngẫu phối (giao phối ngẫu nhiên) khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. - Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối: + Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên một lượng biến dị tổ hợp rất lớn → Làm nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. VD: số a len của gen là r thì số KG tạo ra là r (r+1)/2 + Quần thể ngẫu phối có thể di trì tần số các kiểu gen khác nhau trong những điều kiện nhất định → Duy trì được sự đa dạng di b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về trạng thái cân truyền của quần thể. bằng của quần thể. 2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần - GV nêu VD trong SGK và yêu cầu HS: thể (đinh luật Hacdi-Vanbec). + Xác định tần số tương đối của các alen A a. Khái niệm: và a ở thế hệ xuất phát và cấu trúc di truyền ở - Một quần thể được coi là ở trạng thái cân thế hệ tiếp theo qua ngẫu phối? bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen(thành + Em có nhận xét gì về tần số tương đối của phần kiểu gen) của quần thể tuân theo công các alen và KG ở thế hệ F1 so với thế hệ xuất thức: p2 +2pq + q2 = 1 phát? Trong đó: p là tần số alen trội, q là tần số + Nếu thế hệ xuất phát của một QT không ở alen lặn, p2 là tần số kiểu gen đồng hợp trội, TTCB di truyền thì phải qua bao nhiêu thế hệ 2pq là tần số kiểu gen dị hợp và q2 là tần số ngẫu phối QT đó mới đạt TTCB di truyền? kiểu gen đồng hợp lặn. - HS: Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi. Ví dụ:Cho QT ngẫu phối - GV: Yêu cầu HS khái quát phát biểu nội P : 0,64AA+ 0,32Aa+ 0,04aa=1 dung định luật Hacđi-Vanbec? + Tỉ lệ giao tử của quần thể ban đầu. GV: Định luật Hacđi-Vanbec đúng trong 0,32 pA = 0,64 + = 0,8 những điều kiện nào? 2

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

71

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản - HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi. - GV giải thích về các điều kiện nghiệm đúng của định luật. - GV: Định luật Hacđi-Vanbec có ý nghĩa gì? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. - GV yêu cầu HS thực hiện lệnh sgk trang 73: Một quần thể người có tần số người bị bạch tạng là 1/10000, giả sử quần thể này cân bằng di truyền a)Hãy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen cua quần thể, biết rằng bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thườn quy định b) Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con bị bạch tạng Bài toán: Nếu trong 1 QT, lôcut gen A chỉ có 2 alen Avà a nằm trên NST thường - Gọi tần số alen A là p, a là q. Tổng p và q =1 - Các kiểu gen có thể có : Aa, AA, aa Giả sử TP gen của quần thể ban đầu là : 0,64AA+0,32Aa+ 0,04aa=1 a. Hãy tính thành phần kiểu gen và tần số alen ở F1 ? b. Hãy rút ra nhận xét về tần số alen và thành phần KG của QT trên ? - HS làm bài tập GV yêu cầu HS đọc nội dung định luật ở SGK GV nhấn mạnh : Tần số alen của mỗi gen

Năm học 2019- 2020 qa = 0,04 +

0,32 = 0,2 2

+ Thành phần kiểu gen ở F1: p2 AA = 0,64, q2 aa = 0,04, 2pq = 0,32 Nhận xét : tần số alen và thành phần KG không đổi qua các thế hệ Cho P. dAA + hAa + raa =1, ngấu phối Fn. p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 Tần số alen và tần số KG không đổi qua các thế hệ gọi là trạng thái cân bằng b. Định luận Hacđi-Vanbec. - Nội dung định luật: Trong một quần thể ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức: p2 +2pq + q2 = 1 - Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec. + Số lượng cá thể lớn. + Diễn ra sự ngẫu phối. + Các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau. Các loại hợp tử đều có sức sống như nhau. + Không có đột biến và chọn lọc +Không có sự di nhập gen. - Ý nghĩa của đinh luật Hac đi-Vanbec: 1. Lí luận - Giải thích tính ổn định tương đối của QT giao phối - Trong tiến hoá : sự kiên định các đặc điểm đã đạt được 2. Thực tiễn. Từ cấu trúc DT của QT xác định tần số alen và ngược lại.

3. Hoạt động luyện tập : Câu 1: Cân bằng di truyền theo định luật Hardy- Weinberg sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi xảy ra các tình huống sau: - Trong một công viên, vịt nhà đã giao phối với vịt trời. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

72

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 - Đột biến đã làm xuất hiện một con sóc đen trong đàn sóc xám. - Chim ưng mắt kém sẽ bắt được ít chuột hơn chim ưng tinh mắt - Ruồi giấm cái thích giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ Câu 2. Hãy chứng minh nội dung định luật H - W đối với QT có tần số tương đối của các alen ở thế hệ xuất phát là: A/a = 0,8/0,2. Câu 3. Một bạn cho rằng quần thể toàn cây cây hoa trắng hay toàn cây hoa đỏ đều là những quần thể cân bằng. Biết rằng màu hoa do một gen quy định và tính trạng hoa đỏ trội so với hoa trắng. Em hãy nhận xét ý kiến trên 4. Hoạt động vận dụng : Bài 1. GV ra bài tập P: 0.4AA + 0.4AABb + 0.2 aabb = 1. cho P tự phối qua 3 thế hệ. Ở F3 tỉ lệ KG AABB là bào nhiêu? HS 1: 161/800 HS 2. 161/640. Tại sao HS làm ra 2 đáp số, sai sót ở chỗ nào? Huớng xử lí: Kết quả 161/800. Bài 2. Ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên nhiễm sắc thể thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là bao nhiêu? 5. Hoạt động mở rộng : -Giải các bài tập DT quần thể ở sách bài tập, sách tham khảo V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : Chuẩn bị bài 22. Chọn giống vật nuôi và cây trồng 1.Tìm hiểu các nguồn biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho chọn giống 2. Tìm hiểu quy trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp 3. Tìm hiểu về tạo giống ưu thế lai : Hoàn thành nội dung PHT sau : Tiêu chí Nội dung Khái niệm ƯTL Ví dụ Nguyên nhân tạo ƯTL Đặc điểm giống ƯTL PP tạo ƯTL Thành tựu 4. Giải thích tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau GV: Lê Thị Ngọc Trâm

73

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 20

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 05/11/2019

Chương IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN Bài 18. :

CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống. - Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần - Nêu được khái niệm ưu thế lai và trình bày được các phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai - Giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tính toán, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viênư - Giáo án tiết 20- Bài 18 Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp - Tranh vẽ hình 18. 1, 18.2, 18.3 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 18 Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp IV. Tiến trình lên lớp GV: Lê Thị Ngọc Trâm

74

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : GV chiếu 1 đoạn phim về thành tựu giống vật nuôi cây trồng, về giống biến đổi gen,... mới trên thế giới và ở Việt nam HS quan sát đoạn phim GV đặt vấn đề: Con người đã làm thế nào để tạo ra được các giống VNCT, các chủng VSV,... phục vụ cho nhu cầu và thị hiếu con người ? Để tạo được giống mới: Tạo nguồn nguyên liệu => chọn lọc => Đánh giá => Sản xuất đại trà. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu 1 số kỹ thuật tạo giống mới dựa trên cách thức tạo nguồn biến dị di truyền khác nhau. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tạo giống I.TẠO GIỐNG THUẦN DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP. thuần từ nguồn biến dị tổ hợp. - GV: Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao lai lại là Các bước tạo giống dựa trên nguồn phương pháp cơ bản để tạo sự đa dạng các biến dị tổ hợp: - Tạo ra các dòng thuần khác nhau. vật liệu di truyền cho chọn giống? Tại sao - Lai giống và tạo ra những tổ hợp gen BDTH có vai trò quan trọng trong việc tạo mong muốn. giống mới? Ưu điểm của phương pháp tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp là - Tiến hành cho tự thụ phấn hoặc giao gì? phối gần để tạo ra giống thuần chủng. - HS: Trả lời qua việc nghiên cứu thông tin SGK -> lớp nhận xét, bổ sung - GV: Chỉnh sửa, chính xác hóa kiến thức. - GV cung cấp kiến thức: + Dòng thuần chủng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phân tích di truyền cũng như trong chọn tạo giống mới. Gen ở trạng thái đồng hợp tử dù lặn hay trội đều biểu hiện II. TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI thành KH. Do đó có thể tìm hiểu được hoạt CAO. động của gen đặc biệt là gen cho sản phẩm 1. Khái niệm về ưu thế lai. quí hiếm mong muốn. - Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tạo giống lai có suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với ưu thế lai cao. - GV: Ưu thế lai là gì? các dạng bố mẹ. - HS: Tái hiện kiến thức đã học ở lớp 9 trả - Ưu thế lai đạt cao nhất ở F1 sau đó giảm lời câu hỏi. dần qua các thế hệ -> đây là lí do không - GV: Phân tích khái niệm ưu thế lai. dùng con lai F1làm giống, chỉ dùng vào mục đích kinh tế. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

75

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản - GV: Tại sao con lai có được KH vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố mẹ? Tại sao ưu thế lai đạt cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ. - HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời -> lớp nhận xét -> GV chính xác hóa kiến thức.

- GV: Phương pháp tạo ưu thế lai? Hãy kể những thành tựu tạo giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai cao ở Việt Nam và trên thế giới mà em biết? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK và liên hệ thực tế để trả lời. - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

Năm học 2019- 2020 2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai: * Giả thuyết siêu trội: F1 mang nhiều cặp gen dị hợp có UTL cao hơn hẳn bố mẹ mang các cặp gen đồng hợp AA < Aa > aa. => kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc ,AAbbCC, AABBcc - Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1. Đặc điểm: - UTL biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ sau - F1 chỉ dùng làm sản phẩm không dùng làm giống 3. Phương pháp tạo ưu thế lai: - Tạo dòng thuần chủng khác nhau. - Lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai có năng suất cao. 4. Thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. - Vật nuôi: Lợn lai kinh tế, bò lai.... - Cây trồng: Ngô lai Baiosit, các giiống lúa....

3. Hoạt động luyện tập : Câu 1. Nguyên nhân tạo ra BDTH là gì? Nêu ý nghĩa của biến dị tổ hợp với chọn giống. - Nguyên nhân tạo ra BDTH: Do quá trình giao phối có sự giao lưu, tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ. - Cơ chế: là kết quả của nhiều quá trình + Sự phân li độc lập của các gen alen theo cặp NST tương đồng và tổ hợp tự do của các gen không alen theo các NST không tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử. + Do hiện tượng hoán vị gen của các cặp gen không alen trên các cromatid khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng kép ở kì đầu giảm phân 1. + Do sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử có thành phần kiểu gen khác nhau. + Do hiện tượng tương tác gen làm xuất hiện nhiều kiểu hình khác nhau của cùng 1 tính trạng. - Ý nghĩa của biến dị tổ hợp với chọn giống: là nguồn nguyên liệu cho phương pháp chọn giống vật nuôi cây trồng. - Phương pháp tạo biến dị tổ hợp: lai giống. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

76

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020

Câu 2. Câu nào sau đây giải thích về ưu thế lai là đúng: a. Lai 2 dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao. b. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao. c. Chỉ có 1 số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao. d. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình. 5. Hoạt động vận dụng, mở rộng : -Tìm hiểu các giống VNCT thuần chủng và giống ưu thế lai được sử dụng ở địa phương. - Vì sao không dùng con lai F1 làm giống ? Phương pháp nhân giống nhằm duy trì ưu thế lai ? Trong chăn nuôi và trồng trọt người ta không dùng F1 làm giống vì từ F2 trở đi biểu hiện ưu thế lai giảm dần, thay vào đó giống sẽ ngày càng bị thoái hóa do xuất hiện các đồng hợp lặn hiểu hiện tính trạng xấu. Các biện pháp duy trì ưu thế lai: + Ở thực vật: người ta cho sinh sản dinh dưỡng như giâm, chiết, ghép, tháp. + Ở động vật: sử dụng phương pháp hồi giao (lai trở lại). Với phương pháp người ta sử dụng F1 lai với dạng bố mẹ ban đầu: F1: Aa x AA. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : + Ôn tập kiến thức trả lời câu hỏi 1, 2, 3,4 SGK trang 78. +Học bài theo câu hỏi sgk. + Trả lời các câu hỏi SGK. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Nghiên cứu trước bài 19. + Trình bày qui trình taọ giống mới bằng phương pháp gây đột biến và tác động của các tác nhân vật lí, hóa học. + Trình bày được các công nghệ TB trong chọn giống và động vật.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

77

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 Tiết: 21 Ngày soạn: 06/11/2019 Bài 19: TẠO GIỐNG MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được các phương pháp gây đột biến nhân tạo - Giải thích được quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến. Nêu được một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam. - Có khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật cùng với các kết quả của chúng. - Trình bày được các công nghệ TB trong chọn giống và động vật. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tính toán, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 21- Bài 19 Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào - Hình 19, tranh ảnh giới thiệu về các thành tựu chọn giống đông thực vật liên quan đến bài học - Máy chiếu, máy vi tính 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 19 Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi : Thế nào là ưu thế lai? tại sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? Đáp án Khái niệm Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu ,khả năng sinh trưởng phát tribôxômển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai GV: Lê Thị Ngọc Trâm

78

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 - Giả thuyết siêu trội: kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc ,AAbbCC, AABBcc - Sự tác động giữa 2 gen khác nhau về chức phận của cùng 1 lôcut→ hiệu quả bổ trợ mở rộng phạm vi bểu hiện của tính trạng Phương pháp tạo ưu thế lai - Tạo dòng thuần : cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ - Lai khác dòng: lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất * Đặt vấn đề cho bài học mới: từ những năm 20 của thế kỉ XX người ta đã gây đột biến nhân tạo để tăng nguồn biến dị cho chọn giống 2. Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm về tạo giống bằng phương pháp gây đột biến - GV: Hãy phân tích lí do của việc gây đột biến tạo vật liệu cho chọn giống? Gây đột biến để tạo giống mới dựa trên cơ sở nào? Có ý nghĩa gì? Qui trình tạo giống mới bằng gây đột biến gồm mấy bước ? - HS: Nnghiên cứu thông tin SGK trang 79 trả lời câu hỏi. - GV: Để gây đột biến ở thực vật bằng tác nhân vật lí, người ta tiến hành như thế nào? - Các tác nhân hóa học gây đột biến gen và đột biến cấu trúc NST theo cơ chế nào ? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. - GV: Nhận xét và bổ sung về những thành tựu ở Việt Nam b Hoạt động 2: Tìm hiểu về tạo giống bằng công nghệ tế bào. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo cặp để trả lời các câu hỏi: + Công nghệ tế bào là gì ? + Tại sao ở mỗi giao tử đều có số lượng là n, nhưng lại không giống nhau về KG ? - HS: thảo luận, trả lời, lớp nhận xét -> GV đánh giá hoàn chỉnh kiến thức. - GV cho HS quan sát hình ảnh về quy trình nuôi cây mô, tế bào thực vật :

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

79

Nội dung kiến thức I. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN. 1. Quy trình: - Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. - Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn. - Tạo dòng thuần chủng. 2. Một số thành tựu tạo giống bằng gây đột biến ở Việt Nam. - Tạo được nhiều chủng VSV, nhiều giống lúa, đậu tương… có nhiều đặc tính quý. - Sử dụng Cônsixin tạo được dâu tằm tứ bội 4n. - Xử lí NMU/Táo Gia Lộc → Táo má hồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, 02 vụ/năm. - Sản xuất penicilin, vacxin II. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO. 1. Công nghệ tế bào thực vật. a. Nuôi cấy mô - Quy trình Nuôi cấy các mẩu mô thực vật hay tế bào xoma trong ống nghiệm sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. - Ý nghĩa Giúp nhân nhanh các giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gen quý tạo quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020

- GV : Hãy mô tả quy trình nuôi cây mô, tế bào thực vật - HS mô tả - GV : nuôi cây mô, tế bào thực vật có ý nghĩa gì ? - HS : Giúp nhân nhanh các giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gen quý tạo quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen - GV cho HS quan sát hình ảnh về quy trình lai tế bào sinh dưỡng

b. Lai tế bào sinh dưỡng (Dung hợp hai tế bào trần) Quy trình + Loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai + Cho các tế bào đã mất thành tế bào của 2 loài vào môi trường đặc biệt để dung hợp với nhau à tế bào lai + Đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài Ý nghĩa Tạo giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài mà cách thông thường không thể tạo được

- GV : Hãy mô tả quy trình và nêu ý nghĩa của lai tế bào sinh dưỡng - HS mô tả quy trình và nêu ý nghĩa của la tế bào sinh dưỡng - GV hoàn thiện nội dung

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

80

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản - GV cho HS quan sát hình ảnh về quy trình Nuôi cấy hạt phấn/ noãn chưa thụ tinh

Năm học 2019- 2020 c. Nuôi cấy hạt phấn/ noãn chưa thụ tinh Quy trình + Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội (n). + Tế bào đơn bội được nuôi trong ống nghiệm với các hóa chất đặc biệt -> phát triển thành mô đơn bội -> xử lí hóa chất gây lưỡng bội hóa thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh Ý nghĩa Các giống cây trồng nhận được đều thuần chủng (đồng hợp về tất cả các gen).

- GV: Phương pháp nuôi cấy hạt phấn có hiệu như thế nào ? + Tại sao phải bóc thành xenlulôzơ của tế bào? Có mấy cách để thực hiện điều này? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 80 trả lời câu hỏi -> lớp nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu nhóm HS trình bày về công nghệ nhân bản vô tính ở động vật - Đại diện HS trình bày. Yêu cầu : Mô tả được quy trình và ý nghĩa - Các HS khác trao đổi, bổ sung - GV hoàn thiện nội dung

2. Công nghệ tế bào động vật. a. Nhân bản vô tính động vật - Tách nhân TB của cơ thể cần nhân bản và chuyển vào Trứng đã hủy nhân → TB chứa nhân 2n của động vật cần nhân bản → Nuôi TB chuyển nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi → Cấy phôi vào tử cung cái giống cho mang thai, - GV : giới thiệu : Công nghệ cấy truyền phôi sinh sản bình thường. (hợp tử) nhằm tạo ra nhiều cá thể con giống - Tạo được nhiều vật nuôi cùng mang các có phẩm chất giống nhau từ một hợp tử ban gen quý. đầu. Làm thế nào để đạt được mục đích trên b. Cấy truyền phôi đây ? Bản chất di truyền của việc nhân dòng - Phôi được tách thành nhiều phôi → tử vật nuôi này dựa trên cơ sở nào? cung các vật cái giống → mỗi phôi sẽ phát - HS: trả lời -> GV hoàn thiện kiến thức. triển thành một cơ thể mới GV: Trong phương pháp cấy truyền phôi Ý nghĩa người ta còn sử dụng những kĩ thuật nào? - GV yêu cầu HS: Hãy trình bày các bước cần Tạo được nhiều con có kiểu gen giống nhau, thường áp dụng đối với loài vật quý tiến hành của phương pháp nhân bản vô tính hiếm sinh sản chậm. ở động vật để tạo thành công cừu Đôly? - HS: nghiên cứu thông tin SGK trình bày các bước. - GV: hỏi tiếp: Thành công này đã mở ra cho 81 GV: Lê Thị Ngọc Trâm

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản công tác chọn tạo giống động vật khả năng gì? - HS: trả lời -> GV bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.

Năm học 2019- 2020

3. Hoạt động luyện tập : Câu 1: Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách nào? Trong chọn giống thực vật, người ta dã chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành hoặc hạt phấn, bầu nhụy. Gần dây, người ta còn chiếu xạ vào mô thực vật nuôi cây. Câu 2: Sốc nhiệt là gì? Tại sao sốc nhiệt cùng có khả năng gây đột biến? Sốc nhiệt chủ yểu gây ra loại đột biến nào? + Sốc nhiệt là sự tăng giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột. + Sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến vì sốc nhiệt làm cho cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp khởi động, gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tốn thương thoi vô sắc, gây rối loạn sự phân bào. + Sốc nhiệt chủ yếu gây ra đột biến nhiễm sắc thể. Câu 3: Tại sao người ta dùng cônxisin để gây ra các thể đa bội? Người ta dùng cônxisin để gây ra các thể đa bội vì khi thấm vào mô đang phân bào cônxisin cản trở sự hình thành thoi vô sắc, làm cho NST không phân li. 4. Hoạt động vận dụng : 1.Cho các thành tựu sau: 1. Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bất hoạt. 2. Tạo giống dâu tằm tứ bội. 3.Tạo giống lúa ‘‘gạo vàng’’ có khả năng tổng hợp β - caroten. 4.Tạo giống dưa hấu đa bội. Các thành tựu được tạo ra phương pháp gây đột biến là A. 1,3 B. 1, 2 C. 2, 4 D. 3, 4 2. Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hóa học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào? Người ta đã chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu nhụy hoặc vào mô nuôi cấy. Khi xử lí đột biến bằng tác nhân hóa học, ngươi ta ngâm hạt khô hoặc hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định vào dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp, thêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy hoặc dùng que cuốn bông có tẩm hóa chất đặt vào đỉnh sinh trưởng của thân và cành. Đối với động vật, có thể cho hóa chất tác động lên tinh hoàn hoặc buồng trứng. 5. Hoạt động mở rộng : 1. Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến? Người ta phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến vì các tác nhân có tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất của tính di truyền; tia phóng xạ có sức xuyên sâu, dễ gây đột biến gen và đột biến NST (số lượng và cấu trúc); tia tử ngoại có sức xuyên kém nên chỉ dùng để xử lí vật liệu có kích thước bé; có loại hóa chất có tác dộng chuyên biệt, đặc thù đối với loại nuclêôtit GV: Lê Thị Ngọc Trâm

82

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 nhất định của gen. 2. Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật? Trong chọn giống vi sinh vật; - Đã tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn 200 lần dạng ban đầu; - Tạo vacxin phòmg bệnh cho người và gia súc. Trong chọn giống cây trồng: đã tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến khắc phục tình trạng khan hiếm gạo Tám thơm trong các tháng 6, 11. Sử dụng các thể đa bội ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu.. để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : - Ôn lại tòan bộ nội dung bài học - Tìm thêm một số thành tựu tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến ở Việt Nam. - Ôn tập trả lời các câu hỏi ở cuối bài trang 82 SGK. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới + Đọc bài tạo giống thực vật bằng công nghệ gen + Nêu khái niệm công nghệ gen, kĩ thuật chuyển gen. + Trình bày qui trình chuyển gen. + Nêu những thành tựu chọn giống VSV, TV, ĐV bằng công nghệ gen.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

83

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 22

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 10/11/2019

Bài 20. TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm, nguyên tắc và những ứng dụng của kĩ thuật di truyền trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật. -Nêu được khái niệm SV biến đổi gen và các ứng dụng của công nghệ gen trong việc tạo ra các giống SV biến đổi gen 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tính toán, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 22- Bài 20 Tạo giống nhờ công nghệ gen - Máy chiếu, máy vi tính 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 20 Tạo giống nhờ công nghệ gen IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : Kiểm tra bài cũ :Trình bày phương pháp tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến? Đáp án: Quy trình: gồm 3 bước + Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến + Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn + Tạo dòng thuần chủng - Lưu ý : phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với VSV vì chúng có khả năng sinh trưởng, sinh sản nhanh GV: Lê Thị Ngọc Trâm

84

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 * Đặt vấn đề cho bài học mới:Gv nêu vấn đề : có thể lấy gen của loài này lắp vào hệ gen của loài khác không? và bằng cách nào?

2. Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS a . Hoạt động 1: Tìm hiểu về công nghệ gen.

Nội dung kiến thức I. CÔNG NGHỆ GEN. 1. Khái niệm công nghệ gen. - GV: yêu cầu Hs nghiên cứu SGK nêu khái - Công nghệ gen là qui trình tạo ra những niệm công nghê gen tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi - HS: Nêu khái niệm về công nghệ gen. hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến với những đặc điểm mới. thức. - Trung tâm của công nghệ gen là kĩ thuật - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 25.1 SGK tạo ADN tái tổ hợp( kỹ thuật chuyển gen). hoặc hình ảnh về quy trình chuyển gen và cho 2. Các bước cần tiến hành trong kĩ biết : thuật chuyển gen. + Kĩ thuật chuyển gen có mấy khâu chủ yếu? a. Tạo ADN tái tổ hợp. + ADN tái tổ hợp là gì? - ADN tái tổ hợp là 1 phân tử ADN nhỏ được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các - GV nêu vấn đề: Trong công nghệ gen, để tế bào khác nhau. đưa một gen từ tế bào này sang tế bào khác - Thể truyền là 1 phân tử ADN nhỏ có khả cần phải sử dụng một phân tử ADN đặc biệt, năng nhân đôi một cách đọc lập với hệ kĩ thuật này gọi là tạo ADN tái tổ hợp. phân tử gen của tế bào và có thể gắn vào hệ gen ADN đó được gọi là gì? của tế bào. - HS trả lời - Các loại thể truyền : plasmit, virut, NST - GV: Vậy làm cách nào để có đúng đoạn nhân tạo, thể thực khuẩn. ADN mang gen cần thiết của tế bào cho để - Các bước tạo ADN tái tổ hợp : thực hiện chuyển gen? + Tách thể truyền và hệ gen cần chuyển ra - HS Nhờ enzim cắt giới hạn restrictaza, khổi ế bào. enzim này cắt 2 mạch đơn của phân tử ADN ở + Dùng một loại enzim cắt giời hạn những vị nucleotit xác định. (Restrictaza) để cắt ADN và Plasmid tại - GV: Làm thế nào gắn được nó vào ADN của những điểm xác định, tạo đầu dính có tế bào nhận? trình tự giống nhau. - HS: Nhờ enzim nối ligaza. + Dùng Ligaza để gắn ADN và Plasmid - GV: Vậy kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp là gì? lại thành ADN tái tổ hợp. Khi đã có ADN tái tổ hợp rồi thì để đưa được b. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. phân tử ADN vào tế bào nhận bằng cách nào? - Dùng CaCl2 hoặc dùng xung điện để - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. làm giãn màng sinh chất của tế bào nhận.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

85

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản - GV: Khi thực hiện bước 2 của kĩ thuật chuyển gen, trong ống nghiệm có vô số các tế bào vi khuẩn, một số có ADN tái tổ hợp, một số không có ADN tái tổ hợp xâm nhập vào, làm thế nào để tách được các tế bào có ADN tái tổ hợp với các tế bào không có ADN tái tổ hợp? - HS: Nghiên cứu thông tin mục II.c trang 84 trả lời câu hỏi.

b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen - GV cho HS quan sát các sinh vật biến đổi gen :

- GV :Sinh cật biến đổi gen là gì ? Có những 86 GV: Lê Thị Ngọc Trâm

Năm học 2019- 2020 - Phân tử ADN tái tổ hợp dễ dàng chui qua màng vào tế bào nhận. * Tải nạp : Trường hợp thể truyền là pha gơ, chúng mang gen cần chuyển chủ động xâm nhập vào tế bào chủ (vi khuẩn). c. Phân lập(tách) dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. - Nhận biết tế bào có ADN tái tổ hợp bằng cách chọn thể truyền có gen đánh dấu (Thường là gen kháng sinh hoặc phát quang) II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN TRONG TẠO GIỐNG BIẾN ĐỔI GEN. 1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen : - Khái niệm : Là sinh vật mà hệ gen của nó được con người làm biến đổi phù hợp với lợi ích của mình. - Cách để làm biến đổi hệ gen của sinh vật : + Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen của SV. + Làm biến đổi 1 gen đã có sãn trong hệ gen. + Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. 2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen. a. Tạo động vật chuyển gen : - Chuyển gen pr người vào cừu - Chuyển gen hooc môn sinh trưởng của chuột cống vào chuột bạch→ KL tăng gấp đôi. b. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. - Chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ từ loài thuốc lá cảnh vào cây bông và đậu tương. - Chuyển gen chống vi rút vào khoai tây. - Tạo được giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp beta-caroten trong hạt. Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản cách nào để tạo được sinh vật biến đổi gen ? - HS: Suy nghĩ trả lời. - GV : Tạo giống bằng công nghệ gen đối với cây trồng đã thu được những thành tựu gì ? - HS : Nghiên cứu thông tin SGk trang 84, 85 để trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. - GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các thành tựu công nghệ gen mới.

Năm học 2019- 2020 - Tạo giống cà chua có khả năng kéo dài thời gian chín... c. Tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen. - Tạo vi khuẩn kháng thể miễn dịch cúm - Tạo chủng vi khuẩn sản xuất ra các sản phẩm có lợi trong nông nghiệp - Tạo các dòng vi khuẩn mang gen loài khác. Ví dụ dòng vi khuẩn mang gen insulin người có khả năng sản sinh một lượng lớn insulin làm thuốc chữa bệnh tiểu đường. - Tạo nhiều dòng VSV biến đổi gen phục vụ các mục đích khác nhau. Ví dụ dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy rác, dầu loang...

3. Hoạt động luyện tập : Câu 1. Trong kĩ thuật chuyển gen, ADN tái tổ hợp được tạo ra ở khâu a. nối ADN của tế bào cho với Plasmit b. cắt đoạn ADN của tế bào cho và mở vòng plasmit. c. tách ADN của TB cho và tách plasmit khỏi TB vi khuẩn. d. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Câu 2. Trong kĩ thuật chuyển gen, thể truyền có thể là a. plasmit, virut b. plasmit c. thể thực khuẩn d. vi khuẩn Câu 3..Quy trình trong kỹ thuật chuyển gen: a.Tạo ADN tái tổ hợp(tth) đưa ADN tth vào tế bào nhận phân lập dòng tế bào chứa ADN tth. b. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tth đưa ADN tth vào tế bào nhận tạo ADN tth c.Tạo ADN tth phân lập dòng tế bào chứa ADN tth đưa ADN tth vào tế bào nhận d. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tth tạo ADN tth đưa ADN tth vào tế bào nhận 4. Hoạt động vận dụng Câu 1: Cho các khâu sau: 1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp. 2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. 3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. 4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn. 5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp. 6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc. Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là A. 1,2,3,4,5,6. B. 2,4,1,3,5,6. C. 2,4,1,3,6,5. D. 2,4,1,5,3,6. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

87

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 Câu 2: Những phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật? 1. Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp. 2. Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng của hai loài. 3. Chọn giống bằng công nghệ gen. 4. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa. 5. Phương pháp gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc. Đáp án đúng: A. 1, 4. B. 3, 5. C. 2, 3. D. 2, 4. 5. Hoạt động mở rộng Tại sao đôi khi phải phát triển cây trồng biến đổi gen mà không dùng cách thức lai tạo tự nhiên? Quá trình chọn tạo giống theo cách thông thường đòi hỏi thời gian lâu, tốn kém và việc tính trạng tạo ra không bền vững lại khá phổ biến, nhất là đối với các tính trạng do nhiều gen quy định như chịu hạn hay năng suất. Nguyên nhân là trên nhiễm sắc thể, đôi khi gen có lợi (ví dụ gen kháng bệnh) lại ở gần gen có hại (ví dụ gen năng suất thấp, hạt nhỏ). Khi cho giao phối giữa hai cá thể theo phương thức tự nhiên đòi hỏi nhà chọn giống phải lai liên tục nhiều thế hệ (7-9 thế hệ), hoặc phải tạo một quần thế rất lớn (hàng chục nghìn cá thể) mới có thể loại bỏ hoàn toàn gen xấu và giữ lại gen tốt. Trong khi đó kĩ thuật di truyền cho phép chuyển chỉ một hoặc vài gen có ích vào gen của một sinh vật khác trong vòng một thế hệ. Do vậy rút ngắn thời gian và tạo ra hiệu quả tức thời. Công nghệ biến đổi gen phá vỡ ranh giới tự nhiên ngăn cách các giống loài, chẳng hạn vi khuẩn và ngô đương nhiên không thể lai tạo với nhau. Nhưng chúng ta có thể chọn một gen có ích của vi khuẩn và chuyển sang cho cây ngô, giúp cây ngô có một đặc tính mới có ích như chống bị sâu ăn lá. Tính trạng do lai tạo tự nhiên thường không ổn định và đôi khi không thể thực hiện lai tạo bằng con đường tự nhiên (các gen quy định một tính trạng nhưng ở quá gần nhau trên cùng một nhiễm sắc thể nên khó xảy ra tái tổ hợp) Những tác hại có thể có của cây trồng và thực phẩm biến đổi gen: - Ảnh hướng đến môi trường - Giảm hiệu quả của việc dùng thuốc trừ sâu: các nhà khoa học lo ngại rằng việc sử dụng cây trồng có chất Bt sẽ góp phần tạo ra loại côn trùng kháng lại chất Bt và điều này đã được ghi nhận bởi một số công trình nghiên cứu gần đây . Tạo ra loại cỏ kháng thuốc diệt cỏ: có thể các loại cỏ sẽ lai tạo chéo với các giống cây biến đổi gen và kháng lại thuốc diệt cỏ. Một vài loại cỏ kháng thuốc diệt cỏ đã được phát hiện tại bang Georgia, Mĩ. Nguyên nhân của việc này được cho rằng khi người nông dân dùng một lúc nhiều loại thuốc diệt cỏ có độc tính cao cùng với các phương pháp diệt trừ cơ học (nhổ, cuốc) dẫn đến việc phát triển gen kháng thuốc trên cỏ chậm lại. Khi dùng cây biến đổi gen, do chỉ cần dùng một loại thuốc diệt cỏ là glyphosate (một loại thuốc không có tính độc hại GV: Lê Thị Ngọc Trâm

88

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 cao bằng các loại thuốc khác) mà không dùng thêm các phương pháp cơ học đã tạo cơ hội để cỏ dại phát triển tính kháng rất nhanh đối với thuốc diệt cỏ 19. Gen được chuyển vào cây biến đổi gen sẽ phát tán và nhiễm tạp các cây dại trong tự nhiên. Vào năm 2001, có một báo cáo khoa học cho thấy gen chuyển vào ngô Bt đã được phát hiện ở một số loại ngô dại ở Mê-hi-cô, nơi có số lượng cây ngô dại đa dạng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, những khe hở trong phương pháp và kết quả của nghiên cứu này đã được phân tích 20, 21 và các thí nghiệm sau đó đều không tìm thấy gen được chuyển vào ngô Bt trong ngô dại22. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các cây trồng có khả năng phát tán hạt phấn và lai tạo tự nhiên với cây khác cùng loài. Do đó, gen được chuyển vào trong cây biến đổi gen đã được tìm thấy trong cây dại trong tự nhiên trong bán kính từ 10 m đến 3,8 km23. Tuy nhiên, khả năng này phụ thuộc vào từng loại cây, điều kiện môi trường và đặc điểm của hạt phấn của từng loại cây 17. Ảnh hưởng lên sức khỏe con người: đa số các tài liệu nghiên cứu cho thấy thực phẩm biến đổi gen có nguồn gốc từ cây trồng biến đổi gen không có hại đến sinh trưởng và phát triển của các động vật chiếm đa số 24. Tuy nhiên, con số này chỉ phổ biến đối với cộng đồng nghiên cứu khoa học, mà lại không đến được đại chúng. Tiêu biểu như một công trình tổng hợp các nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen được tài trợ bởi liên minh châu Âu trong gần 25 năm cho thấy rằng chưa có một bằng chứng khoa học xác thực cho thấy sinh vật biến đổi gen thực sự gây hại cho môi trường và sức khỏe của người sử dụng thực phẩm biến đổi gen Ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội: người nông dân lại bị lệ thuộc vào công ty hạt giống vì mỗi năm họ buộc phải mua giống mới mà không thể sử dụng lại hạt thu từ vụ trước. Nguyên nhân là vì hạt giống biến đổi gen mà họ mua năm đầu tiên từ các công ty hạt giống sẽ không thể thụ phấn ở các vụ mùa tiếp theo. Đối với người nông dân của các nước thứ ba, chi phí đắt đỏ của giống cây chuyển gen và sự lệ thuộc vào công ty hạt giống sẽ khiến sức hấp dẫn của cây trồng chuyển gen giảm đi. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC 1. Hướng dẫn học bài cũ : Trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk. tìm hiểu các thành tựu mới về tạo giống bằng công nghệ gen. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Đọc trước bài 21.Di truyền y học - Tìm dẫn chứng để chứng minh con người cũng tuân theo những quy luật di truyền nhất định, cũng bị đột biến gây nhiều bệnh - Phân biệt được bệnh và dị tật có liên quan đến bộ NST ở người

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

89

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 23

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 16/11/2019

Chương V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI Bài 21. DI TRUYỀN Y HỌC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được sơ lược về Di truyền y học, Di truyền y học tư vấn, liệu pháp gen. - Nêu được một số tật và bệnh di truyền ở người. - Phân biêt được bênh và dị tật có liên quan đến bộ NST ở người 2. Kỹ năng - Biết phân tích sơ đồ phả hệ để tìm ra quy luật di truyền tật, bệnh trong sơ đồ ấy. - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tương lai di truyền của con người. - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ,... II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 23- Bài 21 Di truyền y học - Máy chiếu, máy vi tính 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 21 Di truyền y học IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : GV giới thiệu nội dung chương học mới : Di truyền học người 2. Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh di truyền phân tử. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi: ? Hãy nêu các bằng chứng chứng minh con GV: Lê Thị Ngọc Trâm

90

Nội dung kiến thức Một số khó khăn, thuận lợi - Thành thục sinh dục chậm, số con ít. - Số lượng NST khá nhiều (2n = 46) nhưng ít sai khác về hình dạng và kích thước. Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản người cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị chung cho sinh giới - HS trả lời - Sau khi HS nhắc lai GV có thể bổ sung bằng cách chiếu các slide cho HS quan sát ? Nghiên cứu di truyền người gặp phải những thuận lợi và khó khăn như thế nào? - Hs trả lời ? Có những phương pháp nghiên cứu di truyền ở người - Hs trả lời - GV yêu cầu học sinh đọc mục I SGK trang 87 và trả lời câu hỏi: Nêu khái niệm, nguyên nhân và cơ chế gây nên các bệnh di truyền phân tử? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. - GV: Nhận xét và bổ sung. ? Phân biệt bệnh di truyền và tật di truyền? HS: - Bệnh di truyền: các bệnh rối loạn chuyển hoá bẩm sinh, miễn dịch, các khối u bẩm sinh… - Tật di truyền: Những bất thường hình thái lớn hoặc nhỏ,có thể biểu hiện ở phôi thai hoặc trẻ sơ sinh. - GV cho hs quan sát hình:

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

91

Năm học 2019- 2020 - Xã hội: Không làm thí nghiệm trên người (phương pháp lai, gây đột biến…) - Con người được quan tâm đặc biệt nên được nghiên cứu toàn diện nhất so với bất kì SV khác. Những phương pháp nghiên cứu di truyền ở người 1. Nghiên cứu phả hệ 2. Nghiên cứu trẻ đồng sinh 3. Nghiên cứu tế bào 3. Nghiên cứu tế bào 4. Các phương pháp nghiên cứu khác : - Nghiên cứu di truyền quần thể - Nghiên cứu di truyền học phân tử I. Khái niệm di truyền y học Nhiệm vụ của DTH : - Tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện bệnh tật di truyền - Tìm hiểu cơ chế gây bệnh tật DT - Đề xuất phương pháp phòng và chữa bệnh tật di truyền I. BỆNH DI TRUYỀN PHÂN TỬ. * Khái niệm: Bệnh di truyền phân tử là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở cấp phân tử. * Nguyên nhân: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các ĐB gen gây nên. * Cơ chế gây bệnh: Alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được protein, tăng hay giảm số lượng protein hoặc tổng hợp ra protein bị thay đổi chức năng, rối loạn trao đổi chất trong cơ thể-> Gây bệnh * Ví dụ: Bệnh phêninkêtô niệu. - Người bình thường: Gen bình thường tổng hợp enzim chuyển hóa phêninalanin -> tizôzin. - Người bị bệnh: Gen bị đột biến, không tổng hợp được enzim chuyển hóa phêninalanin nên axit amin này tích tụ trong máu đi lên não đầu độc tế bào thần kinh nên người bị bệnh mất trí. - Phương pháp chữa bệnh: Phát hiện sớm Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 - GV: Bệnh phêninkêtô niệu là gì? Cơ chế ở trẻ, cho ăn kiêng thức ăn chứa gây bệnh? phêninalanin một cách hợp lí - HS: Nghiên cứu SGK trang 88 mục I trả lời câu hỏi - GV: Làm thể nào để chữa bệnh phêninkitô niệu? - HS: Nghiên cứu SGK trang 88 mục I trả lời câu hỏi - GV: Nhận xét và bổ sung b. Hoạt động 2: Tìm hiểu hội chứng liên quan đến đột biến NST và bệnh ung thư. - GV: Thế nào là hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.

II. HỘI CHỨNG BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘT BIẾN NST. * Khái niệm: Các đột biến cấu trúc hay số lượng NST thường liên quan đến rất nhiều gen gây ra hàng loạt tổn thương ở các hệ cơ quan của người bệnh nên thường được gọi là hội chứng bệnh NST. - GV: Bệnh Đao là gì? Nguyên nhân gây ra * VD: Bệnh Đao là bệnh do thừa 1 NSTh số 21 trong tế bào( thể tam nhiễm-thể ba) bệnh Đao? Làm thế nào để nhận biết người - Đặc điểm: Người thấp, má phệ, cổ rtụ, có mắt bệng Đao? khe mắt xếch, dị tật tim và ống tiêu hóa. - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. - GV: Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ cơ chế phát - Cơ chế phát sinh: (HS vẽ sơ đồ cơ chế ) - Cách phòng bệnh: Không nên sinh con sinh hội chứng đao. khi tuổi đã cao. - HS: Dựa vào sơ đồ hình 21.1 để trả lời. - GV: Nhận xét và bổ sung. III. BỆNH UNG THƯ. * Khái niệm: Ung thư là một loại bệnh - GV: Ung thư là loại bệnh như thế nào? được đặc trưng bởi sự tăng sinh không Phân biệt giữa u ác tính và u lành tính? kiểm soát được của một số tế bào cơ thể - HS: Đọc SGK trả lời câu hỏi. dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các - GV: Nguyên nhân và cơ chế gây ung thư? cơ quan trong cơ thể. Các bệnh ung thư có di truyền không? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 89, 90 - Khối u là ác tính nếu tế bào khối u có khả năng tách khỏi mô đi vào máu -> tạo để trả lời. - GV bổ sung: Các gen tiền ung thư tổng hợp khối u ở nhiều nơi -> gây chết cho bệnh các nhân tố sinh trưởng tham gia điều hòa nhân. - Khối u là lành tính nếu tế bào khối u quá trình phân bào. Bình thường hoạt động của các gen này chịu sự điều khiển của cơ thể không có khả năng di chuyển vào máu để đi tới các vị trí khác nhau của cơ thể. -> chỉ tạo ra một lượng vừa đủ đáp ứng lại * Nguyên nhân: Do các đột biến gen, đột nhu cầu phân bào bình thường biến NST, việc tiếp xúc với các tác nhân Khi bị đột biến thì gen trở nên hoạt động phóng xạ, hóa học, virut -> các tế bào có mạnh (gen ung thư) -> tạo ra quá nhiều sản phẩm -> tăng tốc độ phân bào -> tạo nên các thể bị đột biến khác nhau -> gây ung thư. * Cơ chế gây ung thư: khối u mà cơ thể không kiểm soát được. => Đột biến làm gen tiền ung thư -> gen ung - Hoạt động của các gen qui định các yếu thư là trội nhưng không di truyền cho đời sau tố sinh trưởng. - Hoạt động của các gen ức chế ung thư. vì xuất hiện ở tế bào xô ma. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

92

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020 (SGK trang 89, 90)

3. Hoạt động luyện tập : Mô tả một sô bệnh tật di truyền mà em đã được học? Bệnh , tật di truyền Nguyên nhân Biểu hiện Hồng cầu lưỡi liềm Tâm thần phân liệt Bạch tạng .Mù màu Máu khó đông Tật dính ngón tay 4. Hoạt động vận dụng : Câu 1: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người? (1) Hội chứng Etuôt. (2) Hội chứng Patau. (3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) (4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. (5) Bệnh máu khó đông. (6) Bệnh ung thư máu. (7) Bệnh tâm thần phân liệt. Phương án đúng là : A. (1), (2), (6). B. (1), (3), (5). C. (2), (6), (7). D. (3), (4), (7). Câu 2: Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao? A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. B. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường. C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường. D. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. Câu 3: Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người thu được kết quả nào sau đây? A. Chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền. B. Biết được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và phần nào chữa trị được một số bệnh di truyền trên người. C. Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người. D. Giải thích và chữa được các bệnh tật di truyền. 5. Hoạt động mở rộng : -Tìm hiểu về phương pháp phòng và chữa các bệnh tật di truyền ở người V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Đọc trước bài 22. Bảo vệ vốn gen của lời người và một số vấn đề xã hội của di truyền học + Trình bày các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người. + Nêu một số vấn đề xã hội của di truyền học. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

93

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 24

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 22/11/2018

Bài 22 : BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được việc bảo vệ vốn gen của loài người liên quan tới một số vấn đề : Di truyền học với ung thư và bệnh AIDS, di truyền trí năng. 2. Kỹ năng - Sưu tầm tư liệu về tật, bệnh di truyền và thành tựu trong việc hạn chế, điều trị bệnh hoặc tật di truyền. - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tương lai di truyền của con người. - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ,... II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 24- Bài 22 Bảo vệ vốn gen của lời người và một số vấn đề xã hội của di truyền học - Tivi hoặc máy chiếu, máy vi tính 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 22 Bảo vệ vốn gen của lời người và một số vấn đề xã hội của di truyền học IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ Tạo tình huống Kiểm tra bài cũ : GV: Lê Thị Ngọc Trâm

94

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 Câu hỏi Nêu 1 số bệnh tật di truyền liên quan đến đột biến NST ở người, cơ chế phát sinh các loại bệnh tật đó Đáp án -Ví dụ : hội chứng đao - Cơ chế : NST 21 giảm phân không bình thường (ở người mẹ ) cho giao tử mang 2 NST 21, khi thụ tinh kết hợp với giao tử có 1 NST 21 → cơ thể mang 3NST 21 gây nên hội chứng đao Cách phòng bệnh : không nên sinh con khi tuổi cao *Đặt vấn đề :Nguyên nhân nào gây nên các bệnh ở người để hạn chế các tật bệnh đó cần phải làm gì ?thế nào là gánh nặng di truyền cho loài người 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ vốn gen của loài người. - GV: Thế nào là gánh nặng di truyền cho loài người? - HS dựa vào kiến thức đã học và nội dung trong SGK để trả lời. - GV: Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng... có tác động đến môi trường như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất, nước, không khí? (các vụ nổ nhà máy hạt nhân, thử vũ khí hóa học...) - HS dựa vào kiến thức đã học về nguyên nhân đột biến gen và kiến thức SGK trả lời câu hỏi.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

95

Nội dung kiến thức I. BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI. - GNDT: Là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể người các đột biến gen gây chết hoặc nửa gây chết, nếu gen này ở trạng thái đồng hợp sẽ làm chết các cá thể hay làm giảm sức sống của thể đột biến. -Nguyên nhân: + Các gen đột biến đã xuất hiện + Các gen đột biến có thể sẽ xuất hiện. - PP làm giảm gánh nặng DT của loài người: +Bảo vệ môi trường khỏi tác nhân gây đột biến. + Phát hiện sớm nguy cơ xuất hiện dị tật di truyền - Tư vấn di truyền - Sàng lọc trước sinh + Kĩ thuật chữa trị bệnh di truyền bằng liệu pháp gen 1. Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến: - Công nghệ hiện đại giúp chống ô nhiễm môi trường. - Trồng cây, bảo vệ rừng … - Khi tiếp xúc các tác nhân đb cần có các dụng cụ phòng hộ hợp lí. Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020 Ý nghĩa: Tránh hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến. Giảm gánh nặng di truyền. - GV: Vậy có biện pháp gì để bảo vệ vốn gen 2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc di truyền của loài người, giúp giảm bớt gánh trước sinh. nặng di truyền của loài người? a. Tư vấn di truyền: - Tư vấn di truyền y học là hình thức các - HS: Nêu các biện pháp từ SGK. chuyên gia di truyền đưa ra các tiên đoán - GV: Tư vấn di truyền là gì? về khả năng đứa trẻ sinh ra mắc một bệnh Mô tả các bước của phương pháp “ chọc dò di truyền nào đó và cho lời khuyên các dịch ối “ và “sinh thiết tua nhau thai “? - HS trả lời, GV nhận xét và hoàn thiện kiến cặp vợ chồng có nên sinh con tiếp hay không, nếu có thì cần phải làm gì để tránh thức. cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền. + Phương pháp chọ dò dịch ối. - Kĩ thuật tư vấn di truyền: + Phương pháp sinh thiết tua nhau thai. + Chuẩn đoán đúng bệnh di truyền. **PP sinh thiết tua nhau thai : + Xây dựng phả hệ của người bệnh. +Dùng ống nhỏ để tách tua nhau thai + Tính xác suất trẻ mắc bệnh ở đời sau. +Làm tiêu bản phân tích NST b. Sàng lọc trước sinh: - Là những xét nghiệm phân tích NST, phân tích ADN để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền nào đó hay không. - Thường sử dụng phổ biến là “chọc dò dịch ối” và “sinh thiết tua nhau thai”. 3. Liệu pháp gen – Kĩ thuật của tương lai. - GV kiểm tra kiến thức bài 20 nhắc lại các a. Khái niệm - Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh bước của công nghệ gen, đọc mục I.3 ? Quy trình liệu pháp gen gồm những bước di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến cơ bản nào - Liệu pháp gen bao gồm 2 biện pháp : đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người - HS dựa vào kiến thức bài 20, công nghệ bệnh và thay thế gen bệnh bằng gen lành gen và thông tin SGK trang 94 trả lời câu b. Mục đích hỏi. Hồi phục chức năng bình thường của tế bào hay mô, khắc phục sai hỏng di truyền, thêm chức năng mới cho tế bào. c. Cách tiến hành + Tách TB đột biến ra từ người bệnh. + Các bản sao bình thường của gen ĐB

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

96

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020 được cài vào virut rồi đưa vào các TB đột biến ở trên. + Chọn các dòng TB có gen bình thường lắp đúng thay thế cho gen ĐB rồi đưa vào cơ thể người bệnh. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC. 1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người. Việc giải mã bộ gen người ngoài những tích cực mà nó đem lại cũng làm xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý xã hội 2.Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào. - Các gen kháng thuốc kháng sinh từ sinh vật biến đổi gen có thể phát tán sang vi sinh vật gây bệnh cho người. - Việc ăn các sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen liệu có an toàn cho sức khỏe con người cũng như ảnh hưởng tới hệ gen của người hay không? - Việc sử dụng nhân bản vô tính. 3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ a. Hệ số thông minh (IQ) Được xác định bằng các trắc nghiệm với các bài tập tích hợp có độ khó tăng dần: IQ = (Tuổi khôn trí tuệ : tuổi sinh học) x 100 b. Khả năng trí tuệ và sự di truyền - Tính di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả năng trí tuệ. - Không thể chỉ căn cứ vào IQ để đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ. 4. Di truyền học với bệnh AIDS. - Nguyên nhận và hậu quả: SGK. - Để làm chậm sự tiến triển của bệnh người ta sử dụng biện pháp di truyền nhằm hạn chế sự phát triển của virut HIV

b. Hoạt động 2 Tìm hiểu một số vấn đề xã hội của di truyền học. - GV: Ngoài những lợi ích thiết thực việc giải mã hệ gen người còn gây tâm lí lo ngại gì? + Những vấn đề lo ngại về phát triển gen và công nghệ tế bào? + Hệ số thông minh là gì? + Khả năng trí tuệ có di truyền không? + Di truyền học có biện pháp gì để ngăn chặn bệnh AIDS ? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, thông nhất ý kiến để trả lời các câu hỏi. - Các HS khác trao đổi, bổ sung - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

97

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 3. Hoạt động luyện tập - Vì sao hiện nay, các bệnh di truyền có khuynh hướng gia tăng trong khi các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng giảm? - Để bảo vệ vốn gen của loài người cần phải làm gì? 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng : 1. Trình bày các phương pháp nghiên cứu IQ và cơ chế di truyền trí thông minh 2. Hãy giải thích cho các hiện tượng xảy ra trong thực tế: Có gia đình bố hoặc mẹ thông minh nhưng con lại bình thường; hay ngược lại, bố mẹ bình thường nhưng con lại rất thông minh xuất sắc. 3.Hãy chứng minh tầm quan trọng và có tính quyết định để tạo môi trường cực thuận cho tiềm năng thông minh biểu hiện và phát triển, đó là giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi . V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới :. - Đọc trước bài 23.Bằng chứng tiên hóa + Trình bày một số bằng chứng về giải phẫu so sánh để chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. + Trình bày một số bằng chứng sinh học phân tử và tế bào chứng tỏ nguồn gốc chung của các loài.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

98

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 25

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 22/11/2019 Phần sáu: TIẾN HÓA Chương I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

Bài 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh : cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hoá. - Nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Hiểu được thế giới sống đa dạng nhưng có nguồn gốc chung. - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 25- Bài 24 Các bằng chứng tiến hóa - Hình 24.1 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 24 Các bằng chứng tiến hóa IV. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ : (không) 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : - GV giới thiệu về các quan niện tiến hóa : + Quan niệm duy tâm + Quan niệm duy vật biện chứng Chúng ta học trên quan niện duy vật biện chứng : Dựa vào các bằng chứng tiến hóa để giải thích quá trình tiến hoa của sinh giới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức : a. Hoạt động 1: Tìm hiểu bằng chứng giải phẫu so sánh Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Yêu cầu học sinh quan sát H24.1 SGK I/ Bằng chứng giải phẫu so sánh và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: GV: Lê Thị Ngọc Trâm

99

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản ? Nhận xét những điểm giống và khác nhau trong cấu tạo xương tay của người và chi trước của mèo, cá voi, dơi? ? Những biến đổi xương bàn tay giúp mỗi loài thích nghi như thế nào? - HS thảo luận nhóm trả lời - GV gợi ý: Khác nhau: Chi tiết các xương biến đổi, hình dạng bên ngoài rất khác nhau (rất rõ ở xương bàn, xương ngón). - GV: Chức năng của Tay người, chi trước của các loài thú? - HS trả lời - GV: Tay người, chi trước của các loài thú là các cơ quan tương đồng. ? Vậy cơ quan tương đồng là gì? - HS trả lời

- GV: Ruột thừa của người và manh tràng của động vật ăn cỏ có phải là cơ quan thoái hóa không? - HS trả lời - GV: Thế nào là cơ quan thoái hóa? - HS trả lời - GV: Từ đó em hãy rút ra nhận xét gì về quan hệ giữa các loài SV? - HS trả lời - GV: Tại sao các cơ quan thoái hóa không giữ chức năng gì vẫn di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị CLTN loại bỏ? - HS trả lời - GV: Để xác định quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài trong các đặc điểm hình thái người ta thường sử dụng các cơ quan thoái hóa hay các cơ quan tương đồng? Tại sao? - HS trả lời - GV cho Hs quan sát hình ảnh về vây cá voi và vây cá heo. ? Thế nào là cơ quan tương tự? - HS trả lời - GV hoàn thiện nội dung

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

100

Năm học 2019- 2020 1. Cơ quan tương đồng: - Những cơ quan tương đồng tương ứng trên cơ thế, có cùng nguồn gốc từ một cơ quan ở loài tổ tiên , ở các loài khác nhau có thể thực hiện những chức năng khác nhau (cùng nguồn, khác chức). - Ví dụ 1: Chi trước cá voi, cánh dơi, tay người, chân mèo có sự sắp xếp các phần như nhau. - Ví dụ 2: Gai cây xương rồng = tua cuốn cây Đậu Hà Lan (lá). - Ý nghĩa: + Điểm giống nhau do thừa hưởng vốn gen từ tổ tiên -> SV có chung nguồn gốc. + Phản ánh sự tiến hoá phân li. 2. Cơ quan thoái hóa: - Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

3. Cơ quan tương tự: - Cơ tương tự: là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự. (khác nguồn, cùng chức). - Ví dụ: Mang cá và mang tôm. Gai cây hoàng liên (lá) và gai cây hoa hồng (lá). Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020 Cánh côn trùng (biến dạng đốt thân) và cánh dơi (chi trước). - Ý nghĩa : - Các cơ quan này được chứng minh cho hiện tượng tiến hóa đồng quy (hội tụ). KL chung: Các bằng chứng có quan tương đồng, cơ quan tương tự cho thấy mối quan hệ nguồn gốc chung giữa các loài, cấu tạo phù hợp với chức năng và quan hệ mật thiết giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hóa. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bằng chứng tế bào phân tử Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Dựa vào kiến thức tế bào, di truyền đã II. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ học hãy thảo luận nhóm theo bàn để nêu SINH HỌC PHÂN TỬ những điểm giống nhau trong cấu tạo tế bào, 1. Bằng chứng tế bào học vật chất di truyền, mã di truyền của các loài Học thuyết tế bào của M. Slayden (1838) sinh vật? và Sơvan (1839) phản ánh nguồn gốc - HS: Trả lời, các em bổ sung cho nhau. - GV bổ sung nội dung của học thuyết tế bào thống nhất sinh giới vì: + Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ các tế - GV kết luận: Phân tích trình tự các aa của bào. cùng một loại protein hay trình tự các + Mọi tế bào đều được sinh ta từ những tế nucleotit trong cùng một gen ở các loài khác bào trước đó (Vichop) nhau có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng + Mọi tế bào đều thể hiện đầy đủ các đặc giữa các loài. trưng cơ bản của cơ thể sống. + Mọi tế bào đều có 3 phần cơ bản (Màng, - GV Mở rộng: Xác định quan hệ họ hàng giữa các loài dựa trên mức độ tương đồng về TBC, nhân hoặc vùng nhân). ADN: 2. Bằng chứng sinh học phân tử. - Dùng phương pháp lai phân tử: lai các phân + Axit nu: Các loài khác nhau đều được tử ADN của các loài với nhau và đánh giá cấu tạo bởi 4 loại nu. Chức năng thống mức độ tương đồng về trình tự nu giữa các nhất mang và truyền đạt TTDT. Mã di loài qua khả năng bắt cặp bổ sung giữa các truyền thống nhất của các loài sinh vật. sợi ADN đơn thuộc 2 loài khác nhau. + Prôtêin. - Nếu 2 loài có họ hàng gần có nhiều đoạn bắt cặp bổ sung nhau, “phân tử lai” càng bền - Prôtêin của các loài sinh vật đều được vững với nhiệt (mức độ tương đồng được cấu tạo từ 20 loại axit amin (Người – Tinh đánh giá qua nhiệt độ làm “nóng chảy phân tinh có quan hệ gần gủi nhất) . tử lai”) - Thống nhất về chức năng: bảo vệ, xúc tác, điều hòa, cấu trúc. Kết luận: - Sự thống nhất về cấu tạo và GV: Lê Thị Ngọc Trâm

101

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020 chức năng của ADN, protein -> các loài SV đều tiến hóa từ tổ tiên chung. - Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự và tỉ lệ các axit amin và nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại.

3. Hoạt động luyện tập : Câu 1. Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về đặc điểm hình thái thì pngười ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hóa? Câu 2. Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi SV trên trái đất đều có chung một nguồn gốc. Câu 3. Tại sao những cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời nay sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ? Đáp án: 1. Cơ quan thoái hóa thường được sử dụng như bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên không được CLTN giữ lại. Chúng được giữ lại ở các loài, đơn giản là do thừa hưỡng các gen ở loài tổ tiên. 2. Có rất nhiều bằng chứng phân tử chứng minh mọi SV trên trái đất đều có chung tổ tiên. Ví dụ mọi loài SV đều có vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, có chung cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hóa vật chất như quá trình đường phân,…. 3. Vì những cơ quan này thường không gây hại gì cho cơ thể SV. Những gen này chỉ có thể loại bỏ khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẩu nhiên vì thế có thể thời gian tiến hóa còn chưa đủ dài để các yếu tố ngẩu nhiên loại bỏ các gen này 4. Hoạt động vận dụng , mở rộng: - Trình bày giả thuyết nội cộng sinh về nguồn gốc của ty thể và lục lạp trong tế bào nhân chuẩn. Nêu các bằng chứng chứng minh cho giả thuyết này. - Nêu điểm giống và khác nhau giữa tế bào vi khuẩn, sinh vật cổ và sinh vật nhân chuẩn. Từ đó hãy thiết lập cây phát sinh mô tả quan hệ nguồn gốc giữa chúng. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Sưu tầm những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Đacuyn? - Giải thích những nội dung chính của học thuyết Đacuyn cũng như những ưu nhược điểm của học thuyết.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

102

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 Tiết: 26 Ngày soạn: 25/11/2019 Bài 25. HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn : vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài. - Giải thích được những nội dung chính của học thuyết Đacuyn cũng như những ưu nhược điểm của học thuyết. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Có quan niệm đúng đắn về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa của sinh giới. - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 26- Bài 25 Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn - Hình minh họa nguyên nhân và cơ chế tiến hóa của Đacuyn 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 25 Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : Kiểm tra bài cũ : Hãy đưa ra những bằng chứng chứng minh các loài sinh vật ngày nay đều có chung nguồn gốc? 2. Hoạt động hình thành kiến thức : a. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung học thuyết Đacuyn. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Đacuyn đã quan sát được những gì II. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA trong chuyến đi vòng quanh thế giới của ĐACUYN. mình và từ đó rút ra được điều gì để xây 1. Biến dị và di truyền dựng học thuyết tiến hóa? Từ quan sát này a. Biến dị cá thể: Sự phát sinh những đặc Đacuyn đã rút ra được điều gì về vai trò của 103 GV: Lê Thị Ngọc Trâm Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản yếu tố di truyền? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. - GV: Đacuyn đã giải thích nguyên nhân, cơ chế tiến hóa, sự hình thành đặc điểm thích nghi và sự hình thành loài mới như thế nào? * Các biến dị theo quan niệm của Đacuyn di truyền học hiện đại gọi là biến dị gì ? *Quá trình CLTN diễn ra như thế nào?kết quả của nó? *Vật nuôi, cây trồng có chịu tác động của chọn lọc không? kết quả của quá trình chọn lọc này như thế nào? *Đacuyn đã giải thích nguồn gốc và quan hệ các loài trên trái đất như thế nào? - HS: Dựa vào thông tin SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. - GV: yêu cầu HS quan sát hình 25.1 SGK Đacuyn đã giải thích như thế nào về nguồn gốc các giống cây trồng, vật nuôi? - HS: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

104

Năm học 2019- 2020 điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh => nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa. b. Tính di truyền: Cơ sở cho sự tích lũy các biến dị nhỏ → biến đổi lớn. 2. Nội dung. a. Nguyên nhân tiến hóa: Do tác động của CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. b. Cơ chế tiến hóa: Sự tích lũy di truyền các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của CLTN. - Chọn lọc tự nhiên: Thực chất là sự phân hó khả năng sống sót của các cá thể trong quân thể. Kết quả của quá trình CLTN tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường. - Chọn lọc nhân tạo: giữ lại những cá thể có biến dị phù hợp với nhu cầu của con người và loại bỏ những cá thể có biến dị không mong muốn đồng thời có thể chủ động tạo ra các SV có các biến dị mong muốn c. Hình thành các đặc điểm thích nghi Là sự tích luỹ những biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên : Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. d. Quá trình hình thành loài Loài được hình thành được hình thành dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. e. Chiều hướng tiến hoá Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, sinh giới đã tiến hoá theo 3 chiều hướng cơ bản : Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí.

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 b. Hoạt động 2: Tìm hiểu ưu và nhược điểm của học thuyết Đacuyn. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu ưu 2. Ưu và nhược điểm trong học thuyết điểm và tồn tại trong học thuyết của Đacuyn? Đacuyn. * Ưu điểm: - HS: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - Ông cho rằng các loài đều được tiến hóa - HS trình bày từ tổ tiên chung. - HS nhận xét bổ sung - Sự đa dạng hay khác biệt giữa các loài - GV hoàn thiện nội dung sinh vật là do các loài đã tích lũy được các đặc thích nghi với các môi trường khác nhau. * Hạn chế: - Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. - Chưa thấy được vai trò của cách li đối với việc hình thành loài mới. 3. Hoạt động luyện tập - So sánh: CLTN và CLNT Những điểm cơ bản của CLTN và CLNT CLTN CLNT Tiến hành - Môi trường sống - Do con người Đối tượng - Các SV trong tự nhiên - Các vật nuôi và cây trồng - Do điều kiện môi trường - Do nhu cầu khác nhau của con người Nguyên nhân sống khác nhau - Những cá thể thích nghi với - Những cá thể phù hợp với nhu cầu môi trường sống sẽ sống sót của con người sẽ sống sót và khả năng và khả năng sinh sản cao dẫn sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày Nội dung đến số lượng ngày càng tăng càng tăng còn các cá thể không phù còn các cá thể kém thích nghi hợp với nhu cầu của con người thì với môi trường sống thì ngược ngược lại. lại. Thời gian - Tương đối dài - Tương đối ngắn - Làm cho SV trong tự nhiên - Làm cho vật nuôi cây trồng ngày ngày càng đa dạng phong phú. càng đa dạng phong phú. Kết quả - Hình thành nên loài mới. Mỗi - Hình thành nên các nòi thứ mới( loài thích nghi với một môi giống mới). Mỗi dạng phù hợp với một trường sống nhất định. nhu cầu khác nhau của con người. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng : Quan điểm của Đacuyn về sư hình thành hươu cao cổ Trong quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu đã có sẵn những biến dị làm cho cổ chúng dài hơn bình thường. Khi môi trường sống thay đổi những biến dị này trở nên có lợi vì giúp nó ăn được những lá cây trên cao. Những cá thể có biến dị cổ dài sẽ có sức sống cao hơn và sinh sản GV: Lê Thị Ngọc Trâm

105

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 mạnh hơn, càng ngày số lượng hươu cổ dài càng tăng trong quần thể. Trong khi đó các cá thể có cổ ngắn do thiếu thức ăn sẽ bị chết. Dần dần quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu trở thành quần thể hươu cổ dài. GV cho sơ đồ Biến dị có lợi Sống sót, sinh sản Biến dị Xanh lục Đặc điểm ưu thế con cháu màu sắc thích nghi ngày một đông của sâu Xanh (màu xanh Biến dị bất lợi Bị tiêu diệt, con nhạt lục) ăn rau cháu ngày 1 giảm Đen Nền xanh lục Xám 1

2

3

a. Sơ đồ trên đúng với Lamac không? Vì sao. b. Theo Đacuyn tương ứng ở số 1, 2, 3 ở ví dụ trên là gì? V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk - Hoàn thành câu hỏi và bài tập cuối bài. - Nghiên cứu trước bài 26 Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại + Trình bày và phân biệt được 2 khái niệm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn của thuyết tiến hóa tổng hợp. + Nêu khái niệm và vai trò cúa các nhân tố tiến hóa: Quá trình đột biến, di nhập gen, CLTN, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

106

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 27

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 30/11/2019

Bài 26. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu đặc điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp. Phân biệt được khái niệm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. - Trình bày được vai trò của quá trình đột biến đối với tiến hoá nhỏ là cung cấp nguyên liệu sơ cấp. Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá. - Trình bày được vai trò của quá trình giao phối (ngẫu phối, giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối) đối với tiến hoá nhỏ : cung cấp nguyên liệu thứ cấp, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. - Nêu được vai trò của di nhập gen đối với tiến hoá nhỏ. - Trình bày được sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên. - Nêu được vai trò của biến động di truyền (các nhân tố ngẫu nhiên) đối với tiến hoá nhỏ. - Nêu được vai trò của các cơ chế cách li (cách li không gian, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền). 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp so sánh - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Giải thích đựơc tính đa dạng và sự tiến hoá của sinh giới ngày nay. - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 27- Bài 26 Học thuyết tổng hợp hiện đại 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 26 Học thuyết tổng hợp hiện đại IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : GV: Lê Thị Ngọc Trâm

107

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 Kiểm tra bài cũ : Trình bày những thành công và hạn chế của Đacuyn qua thuyết tiến háo cổ điển ? Sinh học hiện đại đã bổ sung gì cho học thuyết C. Dacuyn Quan niệm hiện đại đã giải quyết những tồn tại của thuyết tiến hoá cổ điển, giải thích sự tiến hoá này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV yêu cầu HS đọc SGK trang 113. I. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ Giải thích tên gọi của thuyết tiến hóa tổng NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA. hợp? 1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. a. Tiến hóa nhỏ: - GV: tóm tắt sự ra đời của thuyết tiến hoá - Thực chất: Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số tổng hợp hiện đại tương đối của các alen và thành phần kiểu - GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo bàn gen của quần thể)→ xuất hiện sự cách li để: sinh sản với quần thể gốc, kết quả dẫn đến sự hình thành loài mới. +Phân biệt tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ - Qui mô: Nhỏ (phạm vi một loài). → Tiêu chí TH nhỏ TH lớn Quần thể là đơn vị tiến hóa của loài. Khái niệm b. Tiến hóa lớn: - Thực chất: Tiến hóa lớn là quá trình biến Nhân tố tác đổi trên qui mô lớn, trải qua hàng triệu động năm, hình thành các nhóm phân loại trên Đặc điểm loài. - Qui mô: Lớn (nhiều loài). + Nguồn nguyên liệu tiến hóa * Mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn: Cơ sở của quá trình hình thành - HS hoạt động theo nhóm, thảo luận, hoàn các nhóm phân loại trên loài (tiến hóa lớn) thành nội dung theo yêu cầu là quá trình hình thành loài mới (tiến hóa nhỏ). - Đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt 2. Nguồn biến dị di truyền của quần động của nhóm mình thể. - HS khác nhận xét - Đột biến (biến dị sơ cấp), - Biến dị tổ hợp (biến dị thứ cấp). -GV nhận xét, bổ sung và kết luận - Sự di chuyển của các cá thể hoặc các - GV: Nguồn biến dị của quần thể có phải là giao tử từ các quần thể khác vào. tổng hợp tất cả các biến dị phát sinh ở các cá thể trong quần thể không? Nó bao gồm những biến dị nào?

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

108

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 b. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố tiến hóa. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Một quần thể có 100 cá thể trong đó tỉ II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA. lệ kiểu gen như sau: 60 AA + 3Aa + 10aa 1. Đột biến: - Đột biến làm thay đổi tần số các alen và Theo em những tình huống nào có thể làm thành phần kiểu gen của quần thể. thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu - Đột biến được xem là nguồn nguyên liệu gen trong quần thể trên? Giải thích? sơ cấp của quá trình tiến hóa. Đột biến - HS: Đột biến, CLTN, di nhập gen, giao gen qua giao phối tạo nên nguồn biến dị phối không ngẫu nhiên - đây chính là các thứ cấp cho quá trình tiến hóa. điều kiện nghiệm đúng của định luật HacđiVanbec.) - GV: Tính chất của đột biến và ý nghĩa của mỗi tính chất trong tiến hóa? - HS: Nghiên cứu thông tin SAGK để trả lời. 2. Di nhập gen: - GV: Di nhập gen là gì? Di nhập gen có phải - Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể. là 1 NTTH có định hướng không? - Di nhập gen làm thay đổi tần số các alen - HS: Không vì di nhập gen là hoàn toàn và thành phần kiểu gen của quần thể. ngẫu nhiên. - GV: CLTN có vai trò như thế nào đối với quá trình tiến hóa? Thuyết tiến hóa hiện đại 3. Chọn lọc tự nhiên: quan niệm về CLTN như thế nào? - CLTN thực chất là quá trình phân hóa về + Cụ thể thực chất của CLTN là gì? + CLTN là chọn lọc những kiểu gen hay kiểu mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể với những kiểu gen khác nhau. hình? - CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và + Tại sao nói CLTN là 1 NTTH có hướng + Kết quả của CLTN, tốc độ của CLTN? gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen → + Tại sao chọn lọc chống lại alen trội lại diễn tần số alen của QT theo 1 hướng xác định. ra với tốc độ nhanh hơn chọn lọc chống lại (CLTN là 1 NTTH có hướng). alen lặn? - Tốc độ CLTN tùy thuộc vào nhiều : - HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận + Chọn lọc chống lại alen trội. nhóm và trả lời. + Chọn lọc chống lại alen lặn. - Kết quả của CLTN: Trong quần thể có - GV: Các yếu tố ngẫu nhiên là những yếu tố nhiều kiểu gen thích nghi. nào? Các yếu tố nhẫu nhiên ảnh hưởng như 4. Các yếu tố ngẫu nhiên: thế nào đến cấu trúc di truyền của quần thể? - Sự thay đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể gây - HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời. nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di - GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến truyền.. thức. - Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ. - GV: Quá trình giao phối là gì? Vai trò của - Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần quá trình giao phối đối với tiến hóa? Giao số alen và thành phần kiểu gen của quần phối gồm những dạng nào? thể không theo một hướng xác định. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

109

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 - HS: Giao phối ngẫu nhiên hay ngẫu phối và 5. Giao phối không ngẫu nhiên: giao phối không ngẫu nhiên hay giao phối có - Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm: lựa chọn hay giao phối cận huyết, tự phối. + Tự thụ phấn(thực vật) + Giao phối gần(động vật) - GV: Tại sao giao phối không ngẫu nhiên + Giao phối có chọn lọc(động vật) không làm thay đổi tần số các alen mà vẫn - Giao phối không ngẫu nhiên không làm được coi là NTTH? thay đổi tần số alen, nhưng làm thay đổi - HS: Giao phối không ngẫu nhiên là NTTH thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm tần dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm thay đổi tần số kiểu gen trong quần thể theo dần tần số kiểu gen dị hợp. hướng giảm tỉ lệ dị hợp, tăng tỉ lệ đồng hợp. - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. 3. Hoạt động luyện tập : Câu 1. Thuyết tiến hóa hiện đại đã bổ sung gì cho thuyết tiến hóa Lamac và Đacuyn? Câu 2. Có một nhận định như sau: Thuyết tiến hoá trung tính của Kimura là sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên của những đột biến trung tính, có liên quan tới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. 1. Theo em nhận định trên đã đúng chưa? Vì sao? 2. Thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính có phủ nhận thuyết tiến hoá bằng con đường CLTN không? Vì sao? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng : Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi đề cập đến tiến hoá nhỏ? A. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể B. Diễn ra trong phạm vi phân bố khá hẹp qua thời gian tương đối ngắn và có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm C. Chịu tác động của quá trình đột biến, giao phối, chọn lọc. D. Tạo thành loài mới chưa cách li sinh sản hẳn với quần thể gốc Câu 2. Vai trò chính của quá trình đột biến gen là đã tạo ra A. nguồn nguyên iệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài. D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ. Câu 4. Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hoá nhỏ là A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau. B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần KG của quần thể. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

110

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 D. quy định nhịp diệu biến đổi vốn gen của quần thể. Câu 5. Vai trò chính của quá trình đột biến gen là đã tạo ra A. nguồn nguyên iệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài. D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ. Câu 6 Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hoá nhỏ là A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau. B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần KG của quần thể. D. quy định nhịp diệu biến đổi vốn gen của quần thể. Câu 7.Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối, đối tượng tác động của CLTN chủ yếu là A. cá thể. B. cá thể., quần thể. C. giao tử, cá thể. D. NST. Câu 8. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại: A. đồng hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. alen thể dị hợp. Câu 9. Điều khẳng định nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là đúng nhất? A. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường. B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen. D. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại. Câu 10. Tìm hiểu về qúa trình di nhập gen của người từ nước ngoài vào nước ta. Quá trình này có làm thay đổi gì đến vốn gen của quần thể người Việt Nam? V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Nghiên cứu trước bài 28 Loài. + Nêu khái niệm loài sinh học (ưu và nhược điểm) theo quan niệm của Mayơ. + Nêu các tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc. + Nêu và giải thích các cơ chế cách li trước và sau hợp tử. + Giải thích vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

111

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 28

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 2/12/2019

Bài 28. LOÀI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm loài sinh học và các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc (các tiêu chuẩn : hình thái, địa lí - sinh thái, sinh lí - hoá sinh, di truyền). - Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp so sánh - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Thấy được vấn đề loài xuất hiện và tiến hóa như thế nào và chỉ dưới ánh sáng sinh học hiện đại mới được quan niệm và giải quyết đúng đắn. - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 28- Bài 28 Loài 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 28 Loài IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống

- Loài xương rồng 5 cạnh và 3 cạnh, Ngựa hoang ở Trung Á; ngựa vằn Châu Phi, voi Châu Phi và voi Ấn độ liệu có phải cùng một loài? Làm thế nào để phân biệt hai loài thân thuộc? 2. Hoạt động hình thành kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm loài sinh học 112 GV: Lê Thị Ngọc Trâm

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Hoạt động của GV và HS Gv cho hs nghiên cứu SGK phần I (tr. 162) và trả lời câu hỏi sau: 1. Khái niệm loài sinh học theo Mayơ? 2. Bản chất KN loài? Ở loài sinh sản vô tính, đơn tính sinh, tự phối thì loài mang đặc điểm nào? - HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét và bổ sung

Năm học 2019- 2020 Nội dung kiến thức I. KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC. 1. Khái niệm loài - Loài giao phối là một quần thể hoặc nhóm quần thể : + Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí. (1) + Có khu phân bố xác định. (2) + Các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác. (3) Ở các sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh, tự phối thì “loài” chỉ mang 2 đặc điểm [(1) và (2)]. - GV để phân biệt 2 loài thân thuộc người ta 2. Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân dựa trên những tiêu chí nào? thuộc - HS trả lời 2. Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân - GV: Nhận xét và bổ sung thuộc. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn để Các Ví dụ Đặc Loài hoàn thành PHT: tiêu điểm chủ yếu chuẩn 1. Hình Loài Có sự TV, ĐV thái xương gián rồng 5 đoạn về cạnh và hình thái 3 cạnh 2. Địa Ngựa - 2 loài Chủ yếu lí-sinh hoang ở thân TV, ĐV thái Trung thuộc ít di Á; ngựa chiếm động xa vằn cứ 2 khu Châu phân bố Phi riêng Hoàn thành PHT và trả lời câu hỏi sau. biệt. 1. Tại sao khi phân biệt QT cùng loài hay - 2 loài khác loài dựa và t/c cách li sinh sản là chính

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

113

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản xác nhất? 2. Khó khăn khi sử dụng tiêu chuẩn cahcs li địa lí để phân biệt các loài là gì? Khó khăn đó được khắc phục thế nào? 3. Tại sao nói mỗi t/c chỉ có giá trị tương đối, cho ví dụ

- HS: Nghiên cứu thông tin SGk, thảo luận nhóm theo bàn để hoàn thành PHT và trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét và bổ sung

Năm học 2019- 2020 thân thuộc chiếm cứ 2 khu phân bố trùng 1 phần hay hoàn toàn. 3. Sinh Các gen Virus, lí-hoá và vi sinh protein khuẩn ở các loài khác nhau-> khác nhau ở 1 số đặc tính. 4. Sinh Ngỗng Mỗi loài Loài sản và vịt có bộ giao không NST đặc phối giao trưng-> phối với cách li nhau sinh sản

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài. Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức II. CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời GIỮA CÁC LOÀI câu hỏi sau : 1.Khái niệm: Thế nào là cách li ? thế nào là cách li sinh -Cách li sinh sản là các trở ngại (trên cơ sản? thể SV ) sinh học ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra GV: Lê Thị Ngọc Trâm

114

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. - GV Bổ sung : Cơ chế cách li không được xem là nhân tố tiến hoá vì nhân tố tiến hóa làm biến đổi tần số của alen và thành phần kiểu gen của quần thể, nhưng hai quần thể của cùng 1 loài được tiến hoá thành hai loài mới nếu giữa chúng xuất hiện sự cách li sinh sản. -Có mấy hình thức cách li sinh sản ?

Năm học 2019- 2020 con lai hữu thụ ngay cả khi các SV này cùng sống một chỗ

2.Các hình thức cách li sinh sản a. Cách li trước hợp tử. * KN: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cách li trước hợp tử. Thực chất là ngăn cản sự thụ -Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thảo luận tinh tạo ra hợp tử. nhóm hoàn thành phiếu học tập theo mẫu sau * Các kiểu cách li: : - Cách li nơi ở (sinh cảnh). Hình Cách li trước Cách li sau - Cách li tập tính. thức hợ p t ử hợp t ử - Cách li thời vụ. Nội dung - Cách li cơ học. ghi bảng Khái niệm Đặc điểm

b. Cách li sau hợp tử. * Khái niệm: Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. * Các dạng cách li sau hợp tử: Vai trò - Hợp tử bị chết: Tạo được hợp tử, nhưng hợp tử bị chết. VD: Lai cừu với dê. - HS: Nghiên cứu thông tin SGK để hoàn - Con lai giảm khả năng sống: Con lai thành PHT. - GV: Cho HS quan sát rau rền gai và rau rền chết ngay sau khi lọt lòng hoặc chết trước tuổi trưởng thành. cơm -> đó là những loài khác nhau. - Con lai sống được nhưng không có khả Dựa vào đâu người ta xếp chúng vào 2 loài năng sinh sản: Con lai khác loài quá trình khác nhau? (dựa vào đặc điểm hình thái). phát sinh giao tử bị trở ngại do không - HS: Thảo luận nhóm nhanh để trả lời. tương hợp 2 bộ NST của bố mẹ. VD: Lai ngựa với lừa Đáp án

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

115

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Hình Cách li trước hợp tử thức

Năm học 2019- 2020 Cách li sau hợp tử

Nội dung Khái niệm

Những trở ngại ngăn cản SV giao phối Những trở ngại ngăn cản việc với nhau tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ đặc điểm - Cách li nơi ở các cá thể trong cùng Con lai có sức sống nhưng một sinh cảnh không giao phối với không sinh sản hữu tính do khác nhau biệt về cấu trúc di truyền - Cách li tập tính các cá thể thuộc các mất cân bằng gen giảm khả loài có những tập tính riêng biệt không năng sinh sản giao phối với nhau Cơ thể bất thụ hoàn toàn - Cách li mùa vụ các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào các mùa vụ khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. - Cách li cơ học: các cá thể thuộc các loài khác nhau nên chúng không giao phối được với nhau Vai trò - Đóng vai trò quan trọng trong hình thành loài - Duy trì sự toàn vẹn của loài. 3. Hoạt động luyện tập : - Khi nào có thể kết luận chính xác 2 cá thể sinh vật nào đó thuộc 2 loài khác nhau? - Điều gì sẽ xảy ra nếu giữa các loài khoog có sự cách li sinh sản? - Nhiều loài vịt trời khác nhau chung sống trong cùng một khu vực địa lí và làm tổ ngay cạnh nhau, không bao giờ giao phối với nhau. Khi nuôi các cá thể khác giới thuộc 2 loài khác nhau trong điều kiện nhân tạo thì chúng giao phối với nhau và cho ra con lai hữu thụ. Ta có thể lí giải hiện tượng này như thế nào? - Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân biệt các loài có chính xác không? vì sao? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng : Câu 1. Phân biệt nòi địa lí, nòi sinh thái, nòi sinh học? Câu 2. Đối với các chủng vi khuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc người ta thường dùng những loại tiêu chuẩn nào ? V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC 116 GV: Lê Thị Ngọc Trâm Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 1. Hướng dẫn học bài cũ Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Đọc trước bài 29 Quá trình hình thành loài. + Giải thích sự cách li địa lí dẫn đến sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể như thế nào. + Giải thích tại sao các quần thể lại là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài và tại sao ở các đảo giữa các đại dương lại hay có các loài đặc hữu.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

117

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 29

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 5/12/2019

Bài 29 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI. I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thà nh loài mới theo các con đường địa lí. - Giải thích được sự cách li địa lí dẫn đến sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể như thế nào. - Giải thích được tại sao các quần thể lại là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài và tại sao ở các đảo giữa các đại dương lại hay có các loài đặc hữu. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp so sánh - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ. - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 29- Bài 29 Quá trình hình thành loài 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 29 Quá trình hình thành loài IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động : Loài sinh học là gì? Chỉ dựa vào đặc điểm hình thái để phân loại loài có chính xác không? Tại sao? 2. Hoạt động hình thành kiến thức GV: Lê Thị Ngọc Trâm

118

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của cách li địa trong hình thành loài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức GV giới thiệu bản chất quá trình hình I. KHÁI NIỆM HÌNH THÀNH LOÀI Hình thành loài là quá trình cải biến thành thành loài mới phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc. II. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU GV:Cách li địa lí là gì? Cách li địa lí có VỰC ĐỊA LÍ. vai trò gì trong quá trình hình thành loài 1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình mới? hình thành loài mới. HS: nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận * Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể nhóm và trả lời. GV: Yêu cầu học sinh giải thích câu lệnh của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. SGK trang 126. Cho biết vì sao quần đảo là nơi lí tường để hình thành loài mới? * Vai trò của cách li địa lí: HS: Nghiên cưu hình 29 và thông tin SGK - Do các quần thể sống trong những khu vực địa lí khác nhau nên CLTN và các nhân tố trang 127, thảo luận, trả lời được: tiến hóa khác có thể tạo nên sự khác biệt về * Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình vốn gen giữa các quần thể. hình thành loài mới vì: - Sự cách li địa lí góp phần duy trì sự khác - Giữa các đảo có sự cách li địa lí tương biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen đối nên sinh vật giữa các đảo ít trao đổi giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố vốn gen cho nhau. - Khoảng cách giữa các đảo lại không quá tiến hóa. - Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần lớn để các cá thể không di cư tới. - Một khi nhóm sinh vật tiên phong di cư thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện cách li tới đảo thì điều kiện sống mới và sự cách sinh sản thì loài mới được hình thành. li tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến 2. Đặc điểm của quá trình hình thành loài quần thể nhập cư thành một loài mới. bằng con đường cách li địa lí: GV: Hình thành loài bằng con đường địa - Quá trình hình thành loài bằng con đường lí thường xảy ra với những loài có đặc cách li địa lí thường xảy ra với những loài điểm như thế nào? động vật có khả năng phát tán mạnh. HS: Nghiên cứu thông tin SGk trang 127 - Quá trình hình thành loài bằng con đường trả lời. cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp qua GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức. nhiều dạng trung gian chuyển tiếp. - Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

119

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 3. Hoạt động luyện tập - Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới? -Tại sao cách li địa lí lại là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng : GV cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm : Câu 1. Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau. B. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn. C. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên. D. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen. Câu 2: Cơ chế chính dẫn đến hình thành loài mới bằng con đường địa lí là do A. các cá thể trong quần thể không thể giao phối được với nhau. B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến theo các hướng khác nhau. C. môi trường ở các khu vực địa lí khác nhau là khác. D. chúng không có khả năng vượt qua các trở ngại về địa lí để đến với nhau. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Đọc trước bài 30 Quá trình hình thành loài (tt). + Giải thích quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa. + Giải thích sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

120

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 30

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 15/12/2019

Bài 30 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (tt). I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường sinh thái, lai xa và đa bội hoá.. - Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa. - Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp so sánh - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ. - Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 30- Bài 30 Quá trình hình thành loài (tt) 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 30 Quá trình hình thành loài (tt) IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới GV: Lê Thị Ngọc Trâm

121

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 Đáp án : Cách ly địa lý là những trở ngại địa lý làm cho các cá thể của các quần thể bị cách ly và không thể giao phối với nhau. Các ly địa lý có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hóa tạo ra. *Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta nghiên cứu quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí. Vậy ở cùng khu vực địa lí thì quá trình hình thành loài có diễn ra hay không ? Để rõ hơn chúng ta nghiên cứu tiếp bài 30 2. Hoạt động hình thành kiến thức a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái . Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ SGK và II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU rút ra kết luận về quá trình hình thành loài VỰC ĐỊA LÍ. bằng cách li tập tính 1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái. - HS: Nghiên cứu ví dụ SGK trang 129, thảo a. Hình thành loài bằng cách li tập tính. luận và nêu được kết luận. - Ví dụ: SGK trang 129. - Kết luận: - GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến + Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có thức. được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó có xu hướng giao - GV: yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ SGK phối với nhau tạo nên quần thể cách li với trang 130 và rút ra kết luận về quá trình hình quần thể gốc. thành loài bằng cách li sinh thái? Hình thành + Lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên loài bằng con đường cách li sinh thái thường và các NTTH tác động dẫn đến cách li xảy ra đối với đối tượng nào? sinh sản và dần sẽ hình thành loài mới. b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái. - Ví dụ: SGK trang 130. - HS: Nghiên cứu ví dụ SGK trang 130, thảo - Kết luận: luận và nêu được kết luận. - Trong cùng 1 khu vực phân bố, các QT của loài có thể gặp các điều kiện sinh thái - GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến khác nhau. thức. - Tại điều kiện sinh thái đó, các QT của loài tích lũy đột biến và BDTH theo những hướng khác nhau thích nghi với điều kiện sinh thái tương ứng, dần dần hình thành nòi sinh thái rồi hình thành loài mới. + Hình thành loài bằng cách lí sinh thái GV: Lê Thị Ngọc Trâm

122

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020 thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.

b.Hoạt động 2: Tìm hiểu hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn 2. Hình thành loài bằng con đường lai nghiên cứu thông tin sgk trả lời các câu hỏi: xa và đa bội hóa. Thế nào là lai xa? Lai xa gặp những trở ngại - Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 gì? Vì sao cơ thể lai xa thường bất thụ? loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất Có phải cơ thể lai xa nào cũng bất thụ và thụ. không thể tạo thành loài mới không? Để khắc P Cá thể loài A (2nA) × Cá thể loài B phục trở ngại khi lai xa người ta có thể làm (2nB) gì? Tại sao ? Người ta tiến hành như thế nào? G nA nB - HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 130 và 131, thảo luận và trả lời các câu hỏi. F1 (nA + nB) → Không có khả năng sinh - GV: Vì sao lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật bậc cao nhưng rất ít gặp ở động vật? Sự xuất hiện một cá thể lai xa được đa bội hóa đã được xem là loài mới chưa? - HS: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến trả lời. - Các Hs khác bổ sung - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

123

sản hữu tính (bất thụ) (nA + nB)

(nA + nB)

F2

(2nA + 2nB) (Thể song nhị bội) → Có khả năng sinh sản hữu tính (hữu thụ). + Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ → không tạo các cặp tương đồng → quá trình tiếp hợp và giảm phân không diễn ra bình thường. + Lai xa và đa bội hoá tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố mẹ → tạo được các cặp tương đồng → quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường → con lai có khả năng sinh sản hữu tính. Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020 tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái → loài mới hình thành. - Ví dụ: SGK trang 130. *Đặc điểm: + Thường gặp ở thực vật +Là con đường hình thành loài nhanh nhất

3. Hoạt động luyện tập : Câu 1: Nói “Sự xuất hiện 1 cá thể lai xa được đa bội hóa chưa phải là sự xuất hiện loài mới” đúng hay sai? Hãy giải thích. Câu 2: Tại sao lai xa và đa bội hóa lại nhanh chóng tạo nên loài mới mà ít xảy ra ở các loài động vật? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng : GV cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài. B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc. C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài. D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá. Câu 2. Trong các con đường hình thành lòai sau, con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng con đường A. địa lí. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hoá. D. các đột biến lớn. Câu 3. Trên hòn đảo có một loài chuột ( kí hiệu là A) chuyên ăn rễ cây. Sau rất nhiều năm, từ loài A đã hình thành thêm loài chuột B chuyên ăn lá cây. Loài B đã được hình thành theo con đường. A. địa lí. B. sinh thái. C. đa bội hoá. D. địa lí hoặc sinh thái V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Đọc trước bài 32 Nguồn gốc của sự sống. + Trình bày thí nghiệm của Milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã hình thành như thế nào khi Trái Đất mới được hình thành + Giải thích sự hình thành các tế bào nguyên thủy đầu tiên. 124 GV: Lê Thị Ngọc Trâm Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 31

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 12/12/2019

Chương II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

Bài 32. NGUỒN GỐC SỰ SỐNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được sự phát sinh sự sống trên Trái Đất : quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính : tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học. - Trình bày được thí nghiệm của Milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã hình thành như thế nào khi Trái Đất mới được hình thành - Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thủy đầu tiên. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp so sánh - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ HS tăng thêm lòng yêu khoa học và say mê nghiên cứu khoa học thông qua tìm hiểu các giai đoạn phát sinh sự sống, đặc biệt qua các thí nghiệm chứng minh cho quá trình này, nhen nhóm trong HS ý tưởng nghiên cứu chứng minh các giả thuyết khoa học. 4. Năng lực hướng tới - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 31- Bài 32 Nguồn gốc sự sống 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 32 Nguồn gốc sự sống IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : Gv chiếu 1 đoạn phim về quá trình phát sinh sự sống trên trái đât. GV giới thiệu: Sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá các hợp chất của Cacbon dẫn đến sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử protein và a nucleic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới, trải qua 3 giai đoạn .2. Hoạt động hình thành kiến thức : a. Hoạt động 1: Tìm hiểu tiến hóa hóa học.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

125

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Hoạt động của GV và HS - GV Cho HS quan sát hình sau

: Hình: Các nguồn năng lượng tổng hợp chất hữu cơ - GV Từ chất hữu cơ đơn giãn đã tiếp tục diễn ra quá trình gì để hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp hơn? Nêu tên một số hợp chất? Từ những đại phân tử hữu cơ quá trình tiến hoá được tiếp diễn như tế nào? - GV giới thiệu thí nghiệm của Milơ và Fox ( điều kiện giống quả đất thời nguyên thuỷ)

Năm học 2019- 2020 Nội dung kiến thức I. TIẾN HÓA HÓA HỌC - Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ - Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ 1. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ - Giả thuyết của Oparin và Haldale: Các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành từ các chất vô cơ theo con đường tổng hợp hóa học nhờ nguồn năng lượng tự nhiên là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa.... - Thí nghiệm của S.Mileu và Uray: xử lí hỗn hợp khí H2, CH4, NH3 và hơi nước bằng điện cao thế → các hợp chất hữu cơ đơn giản (có aa).

2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ - Thí nghiệm của Fox và các cộng sự: Đun nóng hỗn hợp aa khô ở 150 – 1800C → - GV: Yêu cầu học sinh thảo luận các câu hỏi các chuỗi polipeptid ngắn (Protein nhiệt). - Giả thuyết của Oparin và Haldale về sự - Sự trùng phân tạo các đại phân tử hữu hình thành các hợp chất hữu cơ? cơ: - Thí nghiệm của Milơ và Urây nhằm kiểm tra giả thuyết đã được tiến hành như thế nào? + Các aa → chuỗi polipeptid → Protein. + Các Nucleotid → chuỗi polinucleotid → Kết quả đó đã chứng minh được điều gì? - HS: Nghiên cứu thông tin và hình 32 SGK Acid Nucleic (ARN, ADN). - Sự hình thành cơ chế dịch mã: Các aa trang 137 để thảo luận và trả lời. liên kết yếu với các N/ARN và liên kết - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện với nhau → chuỗi polipeptid ngắn (ARN kiến thức. giống như khuôn mẫu cho cho aa bám). - GV: Thí nghiệm của Fox và cộng sự chứng CLTN tác động, giữ lại những phân tử hữu cơ có khả năng phối hợp → cơ chế minh các aa có thể liên kết với nhau trong điều kiện trái đất nguyên thủy được tiến hành phiên mã, dịch mã. như thế nào? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 137 để trả lời.

- GV: Trong điều kiện trái đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ có thể được hình thành từ các chất vô cơ nữa không? Tại sao? - HS: Thảo luận nhóm trả lời. - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện 126 GV: Lê Thị Ngọc Trâm

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản kiến thức. Trong khí quyển nguyên thủy của Trái đất đã có các chất khí : NH3 , CH4 , CO NH3 , C2N2 - Các nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời , núi lửa ,sự phóng điện - Các chất kết hợp với nhau tạo ra các hợp chất : 2 nguyên tố C , H ( Cácbua hydro) - hợp chất 3 nguyên tố ( saccarit , lipit) - Hợp chất 4 nguyên tố C , H, N, O( aa, và nucleic)

Năm học 2019- 2020

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu tiến hóa tiền sinh học. Hoạt động của GV và HS - GV: Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: ? Đặc điểm về cấu tạo của phospholipid? ? Hiện tượng xảy ra khi cho các đại phân tử sinh học vào nước? ? Vai trò của lớp màng bán thấm? ? Một số thí nghiệm chứng minh sự hình thành giọt nhỏ mang đặc tính của sự sống? ? Muốn trở thành cơ thể sống độc lập thì các Coacecva, Liposome cần có thêm những đặc tính nào? - HS: Nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm và trả lời: + Khi các đại phân tử sinh học xuất hiện trong nước và tập trung lại, các phân tử lipid do đặc tính kị nước → lớp màng bao bọc các đại phân tử hữu cơ → giọt nhỏ ngăn cách môi trường + Những giọt nhỏ chứa các chất hữu cơ có màng bao bọc chịu sự tác động của CLTN sẽ dần tạo nên các tế bào sơ khai. + Thí nghiệm: Sự hình thành các giọt Liposome, coacecva có màng bán thấm. + Từ những tế bào sơ khai → các loài sinh vật dưới tác dụng của CLTN. - GV: Nhận xét bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

127

Nội dung kiến thức II. TIẾN HÓA TIỀN SINH HỌC - Trong đại dương nguyên thủy, xuất hiện nhiều hệ tương tác, chỉ có hệ tương tác anu và protein được CLTN giữ lại -> Xuất hiện Tb sơ khai - Mầm mống sự sống xuất hiện. Đại PT hữu cơ (protei n, a nu, lipit

Các nhỏ giọt (được bao bọc/màng)

Hoà tan/nước

Tế bào sơ khai

CLTN

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 3. Hoạt động luyện tập - HS đọc kết luận cuối bài. - Vì sao trong cùng điều kiện, các hệ tương tác này không thể tiếp tục phát triển mà chỉ tồn tại hệ protein – axit nucleotit? - Tại sao ngày nay sự sống không được hình thành theo phương thức hoá học được nữa? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Gv cho hs làm một số câu trắc nghiệm : Câu 1.Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: A.Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học B.Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học C.Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học D.Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học Câu 2.Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học? A. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản. B. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy). C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản. D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic. Câu 3.Khi nói về quá trình phát sinh, sự phát triển của sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng: A. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, đã có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản B. Sự xuất hiện phân tử prôtêin và xit nuclêic kết thúc giai đoạn tiến hóa sinh học C. Các tế bào sơ khai đầu tiên được hình thành vào cuối giai đoạn tiến hóa sinh học D. Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như hiện nay. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Đọc trước bài 33 Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất. + Thế nào là hóa thạch, vai trò của bằng chứng hóa thạch trong nghiên cứu sự tiến hóa của sinh giới? + Giải thích những biến đổi về địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên trái đất như thế nào? + Trình bày đặc điểm địa lí, khí hậu của trái đất qua các kỉ địa chất và những đặc điểm của các loài sinh vật điển hình của các kỉ và đại địa chất. + Nêu các nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên trái đất và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hóa của sinh giới.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

128

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 32

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 15/12/2019

Bài 33. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất : đại tiền Cambri, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. Biết được một số hoá thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới Thực vật và Động vật - Phát biểu được thế nào là hóa thạch, vai trò của bằng chứng hóa thạch trong nghiên cứu sự tiến hóa của sinh giới. - Nêu được các nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên trái đất và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hóa của sinh giới. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp so sánh - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tránh sự tuyệt chủng của các loài sinh vật. 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 32- Bài 33 Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất - Bảng 33 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 33 Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống Kiểm tra bài cũ : Trình bày các sự kiện chính trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học? Giải thích vai trò của CLTN giúp hình thành nên các tế bào sơ khai như thế nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức GV: Lê Thị Ngọc Trâm

129

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 a. Hoạt động 1: Tìm hiểu hóa thạch và vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triẻn của sinh giới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: cho HS quan sát tranh ảnh về các hóa I. HÓA THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA thạch. CÁC HÓA THẠCH TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CủA SINH GIỚI. 1. Hóa thạch. - Hóa thạch là di tích của các sinh vật lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái đất. - Di tích của sinh vật để lại dưới dạng: các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá, xác nguyên vẹn….. thể như xương, vỏ đá vôi… Hoá thạch hoa cúc Hoá thạch sâu bọ trong hổ phách Gv yêu cầu hs nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm và hoàn thành các nội dung: +Thế nào là hóa thạch? Lấy ví dụ 2. Vai trò của hóa thạch trong nghiên +Hóa thạch được hình thành như thế nào? cứu lịch sử phát triển của sinh giới. +Ý nghĩa của việc nghiên cứu hóa thạch? - Hóa thạch cung cấp những bằng chứng - Hs nghiên cứu, thảo luận và trả lời trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới -GV nhận xét, bổ sung, kết luận + Căn cứ vào tuổi của hóa thạch: HS. - Biết được thời kì xuất hiện, phát triển và - GV: Nhận xét và bổ sung về sự hình thành diệt vong của các loài sinh vật. hóa thạch. - Biết được lịch sử phát triển của sinh giới - SV chết đi, phần mềm bị phân hủy, phần - Biết điều kiện khí hậu, địa chất từng cứng còn lại trong đất: vùng trong thời quá khứ. + Đất bao phủ ngoài, tạo khoảng trống bên trong --> hóa thạch khuôn ngoài. + Phương pháp xác định tuổi các hóa + Các chất khoáng lấp đầy khoảng trống, thạch: Phân tích các đòng vị có trong hóa hình thành SV bằng đá --> hóa thạch khuôn thạch hoặc đồng vị phóng xạ có trong các trong. lớp đất đá chứa hóa thạch. VD: SGK. - SV được bảo tồn nguyên vẹn trong băng, hổ phách, không khí khô ... - GV mở rộng:Phương pháp xác định tuổi đất và hóa thạch + Dựa vào lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ (Ur235, K40) --> chính xác đến vài triệu năm --> được sử dụng để xác định mẫu có độ tuổi hàng tỉ năm. + Dựa vào lượng C đồng vị phóng xạ (C12, C14) --> chính xác vài trăm năm --> được sử dụng đối với mẫu có độ tuổi < 50000 năm.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

130

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản

Năm học 2019- 2020

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất. Hoạt động của GV và HS - GV: Thế nào là hiện tượng trôi dạt lục địa? Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng nhe thế nào đến sự tiến hóa của các sinh giới? - HS: Nghiên cứu thông tin SGk trang 140, 141 để trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. Hiện tượng trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh về điều kiện khí hậu của Trái đất, dẫn đến sự tuyệt chủng của hàng hoạt các loài và sau đó là sự bùng nổ phát sinh các loài mới. - GV: Căn cứ vào đâu để phân định các mốc thời gian địa chất? - HS: Ngiên cứu thông tin SGK trang 141 thảo luận và trả lời. - GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức. - GV: Lịch sử phát triển của sinh giới được phân chia thành các niên đại như thế nào? Mỗi niên đại có đặc điểm địa chất khí hậu và đặc điểm của các sinh giới như thế nào? - HS: Nghiên cứu bảng 33, thảo luận và rút ra những đặc điểm chính về địa chất khí hậu và đặc điểm của sinh giới trong từng niên đại. 1. Đại Thái cổ : (khoảng 3500 triệu năm) - Hóa thạch SV nhân sơ cổ nhất 2. Đại Nguyên sinh : (2500 triệu năm) - Hóa thạch SV nhân thực cổ nhất - Hóa thạch động vật cổ nhất - ĐV không sương sống thấp ở biển, tảo 3. Đại Cổ sinh : (300 – 542 triệu năm) - Kỉ cambric: xuất hiện đv dây sống - Kỉ silua: cây có mạch và côn trùng chiếm lĩnh trên cạn,xuất hiện cá - Kỉ đêvôn: phân hóa cá sương,xuất hiện lưỡng cư. - Kỉ than đá: xuất hiện TV hạt trần,bò sát… - Kỉ pecmi: phân hóa bò sát và côn trùng 4. Đại Trung sinh : (200 – 250 triệu năm) - Kỉ tam điệp : cá sương phát triển, phân hóa bò sát cổ, xuất hiện chim và thú. GV: Lê Thị Ngọc Trâm

131

Nội dung kiến thức II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT. 1. Hiện tượng trôi dạt lục địa: - Lớp vỏ của trái đất không phải là một khối thống nhất mà được chia thành những vùng riêng biệt được gọi là các phiến kiến tạo. - Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng bỏng chảy bên dưới chuyển động. Hiện tượng di chuyển của các lục địa như vậy gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa. - Trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều jiện khí hậu của Trái Đất, dẫn đến những đợt đại tuyệt củng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới. 2. Sinh vật trong các đại địa chất: a. Căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất: - Những biến đổi lớn của lịch sử địa chất. - Những thay đổi về thành phần giới hữu sinh (hóa thạch điển hình). b. Đặc điểm địa chất khí hậu, sự sống ở các đại địa chất: ( Bảng 33-SGK trang 142, 143. )

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 - Kỉ jura: bò sát cổ ngự trị tuyệt đối trên cạn, dưới nước và trên không. - Kỉ phấn trắng: xuất hiện thực vật hạt kín 5. Đại tân sinh : (1,8 – 65 triệu năm) - Kỉ đệ tam : phân hóa thú, chim, xuất hiện các nhóm linh trưởng. - Kỉ đệ tứ: thực vật và động vật giống ngày nay, xuất hiện loài người. 3. Hoạt động luyện tập - Hoá thạch là gì? Vì sao hoá thạch là bằng chứng tiến hoá? - Nêu các sinh vật điển hình của các kỉ. - Tại sao nói trong quá trình phát triển của SV qua các đại địa chất, điều kiện KH thay đổi chậm chạp nhưng SV lại biến đổi nhanh chóng? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Gv cho hs làm các câu hỏi trắc nghiệm : Câu 1.Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là: A. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ. B. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát. C. cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim. D. cây có mạch và động vật di cư lên cạn. Câu 2.Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật di cư lên cạn là đặc điểm sinh vật điển hình ở A. kỉ Đệ Tam B. kỉ Tam Điệp C. kỉ Phấn Trắng D. kỉ Silua Câu 3. Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là A.đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh. B.đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh C.đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh D.đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Đọc trước bài 34 Sự phát sinh loài người + Nêu các đặc điểm giống nhau giữa người hiện đại với các loài linh trưởng đang sinh sống. + Giải thích những đặc điểm thích nghi đặc trưng của loài người. + Trình bày quá trình hình thành loài người Homo sapiens qua các loài trung gian chuyển tiếp. + Thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát sinh, phát triển loài người.

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

132

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 33

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 18/12/2019

Bài 34 SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người. - Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn : các dạng vượn người hoá thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại. - Giải thích được quá trình hình thành loài người Homo sapiens qua các loài trung gian chuyển tiếp. - Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát sinh, phát triển loài người. 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp so sánh - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Giáo dục HS có quan niệm đúng đắn về nguồn gốc loài người 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,.. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 33- Bài 34 Sự phát sinh loài người - Hình 34.1, 34.2 sgk 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu Bài 34 Sự phát sinh loài người IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống : Gv chiếu 1 số tranh ảnh về hóa thạch của người tối cổ và người cổ. Dựa vào các hóa thạch tìm được con người đã xây dựng lại lịch sử phát sinh loài người

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

133

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS ? Cho biết con người thuộc vào nhóm phân loại nào Giới ĐV(Animalia)- Ngành ĐVCDS (Chordata) – Lớp thú (Mammalia)- Bộ linh trưởng (Primates)- Họ người (Homonidae)Chi,giống người (Homo)- Loài người (Homo sapiens)? Bằng chứng nào xếp con người vào vị trí phân loại như vậy? - GV: Yêu cầu HS đưa ra các bằng chứng chứng tỏ nguồn gốc động vật của loài người? - Điểm giống nhau giữa người và linh trưởng qua bảng 34? - Giải thích sơ đồ cây phát sinh chủng loại của bộ linh trưởng? Từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giữa người và các loài linh trưởng?

Năm học 2019- 2020

Nội dung kiến thức I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI. 1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người. - Bằng chứng giải phẫu so sánh: Bộ xương chia 3 phần (đầu, mình, chi). + Vượn người có kích thước cơ thể gần với người (cao 1,5 – 2m). + Vượn người có bộ xương cấu tạo tương tự người, với 12 – 13 đôi xương sườn, 5 6 đốt cùng, bộ răng gồm 32 chiếc. - Vượn người đều có 4 nhóm máu, có hêmôglôbin giống người. - Đặc tính sinh sản giống nhau : Kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh nguyệt.... - Vượn người có một số tập tính giống - HS: Vận dụng kiến thức bài 24, bảng 34, người : biết biểu lộ tình cảm vui, buồn.... hình 34.1, thảo luận và trả lời. Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ người và vượn người có nguồn gốc chung và có quan hệ họ hàng rất thân thuộc. - Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ADN người giống ADN tinh tinh tới 98%. - Hiện tượng lại tổ, cơ quan thoái hóa ... → Kết luận: Người có nguồn gốc từ động vật. - GV: - Liệt kê thứ tự 8 loài trong chi Homo? Loài tồn tại lâu nhất? Những loài đã bị tuyệt 2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người. diệt? Thời gian tồn tại của những loài này? - Loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo - Cho biết nội dung các giả thuyết về địa là H.habilis (người khéo léo), sau đó tiến điểm phát sinh loài người? hóa thành nhiều loài khác trong đó có HS: Ngiên cứu hình 34.2 và thông tin mục II, H.erectus (người đứng thẳng), từ thảo luận nhóm và trả lời. H.erectus hình thành nên loài người hiện GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận kiến thức nay H.sapiens (người thông minh). cơ bản. - Trong chi Homo đã phát hiện hóa thạch a. Homo habilis: tìm thấy ở Onđuvai năm 8 loài khác nhau, chỉ có duy nhất loài 1961- 1964. người hiện nay còn tồn tại. - Cao 1- 1,5 m, nặng 25 – 50 kg, có hộp sọ - Loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi khát tán sang các châu lục khác. 134 GV: Lê Thị Ngọc Trâm Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản 600 – 800 cm 3. - Sống thành đàn, đi thẳng đứng, tay biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá. b. Homo erectus: - Peticantrop: tìm thấy ở Inđônêxia năm 1891. Cao 1,7m hộp sọ 900- 950 cm3 . Biết chế tạo công cụ bằng đá, dáng đi thẳng . - Xinantrop: tìm thấy ở Bắc Kinh ( Trung Quốc) năm 1927. Hộp sọ 1000 cm3 , đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa c. Homo neanderthalensis: (Đức năm 1856) + Cao : 1,55-1,66m,Hộp sọ 1400cm3 + Xương hàm gần giống người, có lồi cằm. + Biết chế tạo và sử dụng lửa thành thạo, sống săn bắt và hái lượm, bước đầu có đời sống văn hoá. + Công cụ lao động bằng đá tinh xảo hơn như: dao, búa, rìu. 4. Người hiện đại ( Homo sapiens): tìm thấy ở làng Grômanhon( Pháp) năm 1868. + Cao: 1,8m, hộp sọ 1700cm3.Có lồi cằm rõ. + Công cụ LĐ: đá, xương, sừng, đồng, sắt. + Họ sống thành bộ lạc, có nền văn hoá phức tạp, có mầm móng mĩ thuật và tôn giáo.

Năm học 2019- 2020

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Những đặc điểm thích nghi nào giúp II. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN con người có được khả năng tiến hóa văn HÓA VĂN HÓA. hóa? - Những đặc điểm thích nghi giúp con - Phân biệt tiến hóa sinh học với tiến hóa văn người có khả năng tiến hóa văn hóa: Dáng hóa? đi thẳng, bộ não phát triển, cấu trúc thanh - Kết quả của quá trình tiến hóa văn hóa ở quản phát triển cho phép phát triển tiếng người có ý nghĩa như thế nào? nói, bàn tay có các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ… - HS: Ngiên cứu thông tin SGK trang 147, - Kết quả của quá trình tiến hóa văn hóa: thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và trả lời. Con người biết sử dụng lửa để nấu chính thức ăn cũng như xua đuổi vật giữ, tự chế - GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến tạo ra quần áo, lều trú ẩn, biết trồng trọt và GV: Lê Thị Ngọc Trâm

135

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản thức

Năm học 2019- 2020 thuần dưỡng vật nuôi, phát triển nghề nông, làng mạc và đô thị xuất hiện…. - Như vậy, nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người trở thanh loài thống trị trong tự nhiên, làm chủ khoa học kĩ thuật, có ảnh hưởng đến nhiều loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình.

3. Hoạt động luyện tập : Câu 1. Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây? C. Đại Trung sinh D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ A. Đại Cổ sinh B. Đại Tân sinh Câu 2. Loài người phát sinh trải qua các giai đoạn chính theo trình tự nào sau đây : A. vượn người hoá thạch, người vượn hoá thạch, người cổ và người hiện đại. B. vượn người hoá thạch, người cổ, người vượn hoá thạch và người hiện đại. C. người vượn hoá thạch, vượn người hoá thạch , người cổ và người hiện đại. D. người vượn hoá thạch, người cổ, người vượn hoá thạch và người hiện đại. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng : Một bạn viết: “ Trải qua quá trình luyện tập, qua lao động hàng vạn năm tay người được cải tạo, trở nên hoàn thiện và khéo léo. Vì vậy, có thể nói tay nguời không phải chỉ là cơ quan lao động mà còn là sản phẩm của lao động” Hãy phân tích những điều đúng, sai trên đây và cho biết ý kiến của em về sự xuất hiện bàn tay khéo léo ở người và vai trò của lao động trong quá trình đó.

V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài - Chuẩn bị các nội dung ôn tập theo đề cương, tiết sau ôn tập học kỳ I

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

136

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Tiết: 34

Năm học 2019- 2020 Ngày soạn: 20/12/2019

ÔN TẬP HỌC KỲ I I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố và khắc sâu kiến thức phần di truyền học 2. Kỹ năng - rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp so sánh - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ - Yêu thích môn học II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Sơ đồ tư duy - Vấn đáp- tái hiện III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án tiết 34- Ôn tập học kỳ I - Đề cương ôn tập 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị các nội dung của đề cương ôn tập IV. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ : Không 2. Bài mới a. Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết. Hoạt động của GV và HS - GV hệ thống hóa kiến thức chương I dưới dạng sơ đồ - HS nêu các nội dung chính của sơ đồ ? Nêu nguyên tắc bổ sung trong cơ chế sao chép AND, Phiên mã, dịch mã - HS trả lời ? Mô tả cơ chế điều hòa của operon Lac trong môi trường không có lactose cà môi trường có lactose - Hs trả lời ? Lập bảng mô tả các dạng đột biến cấu trúc và số lượng NST (nguyên nhân, cơ chế, hậu quả và vai trò)

Nội dung kiến thức I. Lý thuyết 1. Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị - Định nghĩa gen. - Những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN, phiên mã và dịch mã ở tế bào nhân sơ. - Cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình Mônô và Jacôp). - Nguyên nhân, cơ chế, hậu quả và vai trò của các dạng đột biến cấu trúc và số lượng NST. 2. Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền - Cơ sở tế bào học của quy luật - Nêu cơ sở tế bào học của quy luật phân li phân li và quy luật phân li độc lập của 137 GV: Lê Thị Ngọc Trâm Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản và quy luật phân li độc lập của Menđen. - HS trả lời - GV nhắc lại Thí nghiệm, cơ sở tế bào học, đặc điểm, ý nghĩa của liên kết hoàn toàn và hoán vị gen. - GV: Nêu đặc điểm, ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính, di truyền ngoài NST (di truyền ở ti thể và lục lạp). - HS trả lời

Năm học 2019- 2020 Menđen. - Thí nghiệm, cơ sở tế bào học, đặc điểm, ý nghĩa của liên kết hoàn toàn và hoán vị gen. - Đặc điểm, ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính, di truyền ngoài NST (di truyền ở ti thể và lục lạp). - Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.

-GV: Trình bày mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ. - HS trả lời - GV: Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối, quần thể ngẫu phối qua các thế hệ như thế nào? - HS trả lời - GV: Nêu nội dung và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec. - HS trả lời ? Các nguồn vật liệu chọn giống. Các bước tạo dòng thuần, tạo giống có ưu thế lai cao. - HS trình bày -GV hướng dẫn HS ôn quy trình tạo giống mới bằng: nuôi cấy hạt phấn, nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo, dung hợp tế bào trần; tạo cừu Đôly; tạo giống bằng phương pháp gây đột biến; chuyển gen. ? Nêu một số tật và bệnh di truyền ở người liên quan đến đột biến gen và NST - HS lấy cá ví dụ

3. Chương 3: Di truyền học quần thể - Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối, quần thể ngẫu phối qua các thế hệ. - Nội dung và những điều kiện nghiệm đúng của định luật HacđiVanbec. 4. Chương 4: Ứng dụng của di truyền học vào chọn giống - Các nguồn vật liệu chọn giống. Các bước tạo dòng thuần, tạo giống có ưu thế lai cao. - Quy trình tạo giống mới bằng: nuôi cấy hạt phấn, nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo, dung hợp tế bào trần; tạo cừu Đôly; tạo giống bằng phương pháp gây đột biến; chuyển gen. 5. Chương 5: Di truyền học người: Nêu một số tật và bệnh di truyền ở người liên quan đến đột biến

b. Hoạt động 2: Ôn tập bài tập. 1. Tính số gen con được sinh ra, số nucleotit và số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp cho nhân đôi ADN. 2. Mối quan hệ giữa ADN, mARN và Protein 3. Tính số lượng, tỉ lệ các loại giao tử của kiểu gen: Ví dụ: Aaaa (4n); AabbDDEe; (liên kết hoàn toàn); (f=40%); ... 4. Một gen có 2 alen A (hạt vàng), a (hoa xanh), nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường. Không tính đến trường hợp đột biến, quần thể có những kiểu gen nào? Có thể có những phép lai nào và kết quả của nó? 5. Tính nhanh số kiểu gen, kiểu hình; tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai Ví dụ: Các gen trội hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính. P ♂AaBbddEE x ♀ aaBbDdEe GV: Lê Thị Ngọc Trâm

138

Tổ Sinh- CN


Giáo án Sinh học 12 cơ bản Năm học 2019- 2020 Không viết sơ đồ lai, hãy tính: - Số kiểu giao tử của bố; tỷ lệ mỗi loại giao tử của mẹ; số kiểu tổ hợp giao tử? - Số kiểu gen, tỷ lệ phân li kiểu gen, số kiểu hình và tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con. - Tỷ lệ kiểu hình giống bố, tỷ lệ kiểu gen giống mẹ của đời con. - Tỷ lệ kiểu hình A-B-ddE-, tỷ lệ kiểu gen aaBbddEe ở đời con 6.Viết sơ đồ lai, xác định TLKG, TLKH ở đời con Ví dụ: Ở một loài sinh vật, A (hoa đỏ), a (hoa trắng); B (thân cao), b (thân thấp), trội hoàn toàn. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Viết sơ đồ lai, xác định TLKG, TLKH ở F1 trong các trường hợp sau: a) P: ♂AaBb x ♀AaBb b) P: ♂ x ♀ , hoán vị gen ở con cái với tần số 17%. 7. Xác định tần số hoán vị gen A-thân xám, a-thân đen; B-cánh dài, b-cánh cụt. Ruồi giấm cái thân xám cánh dài lai với ruồi giấm thân đen cánh cụt thu được 2000 con lai trong đó có 200 con thân xám cánh cụt và 200 con thân đen cánh dài. Xác định tần số hoán vị gen? Kiểu gen của bố mẹ? 8. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và con lai. (bài toán thuận và bài toán nghịch) Ví dụ: A - bị bệnh, a- bình thường. Bố mẹ đều bình thường nhưng có con bị bệnh. Kiểu gen của bố mẹ và các người con? Giải bài toán trên với trường hợp gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không alen trên Y. 9. Tính tần số alen, tần số kiểu gen trong quần thể tự phối và ngẫu phối Ví dụ 1: Quần thể ban đầu 100% cá thể có kiểu gen dị hợp. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào? • Ví dụ 2: Một quần thể sinh vật có 200 cá thể có kiểu gen AA, 600 cá thể có kiểu gen Aa, 200 cá thể có kiểu gen aa. Tính tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể? Quần thể đang khảo sát có ở trạng thái cân bằng di truyền không? 3. Hoạt động luyện tập : - GV yêu câu HS nhắc lại kiến thức trọng tâm 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng : -GV yêu cầu học sinh sưu tầm thêm hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần DTH và làm. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Ôn tập toàn bộ phần di truyền học, chuẩn bị cho kiểm tra học kì I 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : Đề kiểm tra trắc nghiệm: 100% Cấu trúc các mức độ nhận thức: Biết: hiểu: vận dụng: vận dụng cao = 2:3:3:2 Tải các câu hỏi trên website của nhà trường để ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I

GV: Lê Thị Ngọc Trâm

139

Tổ Sinh- CN


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.