Giáo án văn 11 HK2 phát triển năng lực chuỗi 5 hoạt động (Mục tiêu, Phương pháp, Hình thức)

Page 1

GIÁO ÁN VĂN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

vectorstock.com/28062412

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

Giáo án văn 11 HK2 phát triển năng lực chuỗi 5 hoạt động (Mục tiêu, Phương pháp, Kĩ thuật dạy học, Hình thức tổ chức hoạt động) 2 cột (Hoạt động của GV-HS, Nội dung) Năm học 2018-2019 WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


Tiết 91 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - PHAN BỘI CHÂU I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước với giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn, hình ảnh hoành tráng, kì vĩ. 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại. Tích hợp: Kĩ năng sống 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự cường dân tộc. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Phan Bội Châu - Năng lực đọc – hiểu thơ thất ngôn đường luật - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: -SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; Tài liệu tham khảo; Sưu tầm tranh, ảnh về Phan Bội Châu. 2. Chuẩn bị của HS: - Tìm hiểu thêm về thơ văn Phan Bội Châu; xem lại bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Giải ô chữ: Câu 1: Loại cây có sức sống bền bỉ dẻo dai? Cây tre Câu 2: Biệt hiệu của PBC? Sào Nam Câu 3: Từ thể hiện PBC là người có tài năng, chí khí? Hào kiệt Câu 4: Tên nhà tù mà PBC bị giam? Quảng Đông Câu 5: Từ chỉ dáng vẻ lịch sự phong thái ung dung đàng hoàng của PBC? Phong lưu 1


Câu 6: Từ thể hiện rõ nhất tinh thần lạc quan của PBC trong nhà tù Quảng Đông? Cười tan Câu 7: Tên tập thơ có tác phẩm" Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" ? Ngục trung thư Từ khóa: Yêu nước GV giới thiệu vào bài mới: “Chúng ta có thể nói rằng trtong lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam , trước Chủ tịch Hồ Chí Minh , Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại” (Tôn Thất Phiệt). Phan Bội Châu là linh hồn của phong trào giải phóng Tổ quốc khoảng 25 năm đầu thế kỉ XX. Tên tuổi ông gắn liền với các tổ chức yêu nước như Duy Tân hội, Phong trào Đông Du.Năm 1904, ông sáng lập ra Duy Tân hội – một tổ chức yêu nước. Năm 1905, ông dấy lên phong trào Đông du. Trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông đã viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”. Bài thơ là một mốc son chói lọi của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước với giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn, hình ảnh hoành tráng, kì vĩ. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính I. Tiểu dẫn 1. Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn GV yêu cầu HS đọc hiểu phần tiểu 1. Tác giả Phan Bội Châu - (1867 - 1940) dẫn và đưa ra câu hỏi HS trả lời. - Hãy nêu vài nét về tác giả? - Quê: Đan Nhiễm – Nam Đàn – Nghệ An. (HS trả lời, GV nhận xét) - Là một người yêu nước và cách mạng “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập” - Là nhà thơ, nhà văn, là người khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình. - Cho biết hoàn cảnh ra đời của 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: Viết trong buổi chia tay với bài thơ? Tình hình xã hội của nước ta đầu bạn bè lên đường sang Nhật Bản. thế kỉ XX? - Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình chính trị trong (HS trả lời, GV bổ sung chốt ý) nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào. II. Đọc–hiểu 2. GV hướng dẫn đọc văn bản: giọng điệu mạnh mẽ, say sưa, hào 1. Đọc văn bản hùng, chú ý ngữ điệu của các câu - Tác giả đã thể hiện thành công bài thưo: giọng khẳng định, câu hỏi tu từ, câu cảm thơ, khẩu khí, ngữ điệu cảm thán, khẳng định, thán. nghi vấn, các hình ảnh … trong bài thơ. 2


HS đọc kĩ phần phiên âm ở nhà để cảm nhận được “khẩu khí” dâng lên cuồn cuộn trong lời thơ. GV đọc phần phiên âm, 1 HS đọc dịch nghĩa, 1 HS đọc phần dịch thơ. HS thảo luận cặp đôi: - Căn cứ vào bản dịch nghĩa, anh/chị thấy những điều gì dịch giả đã chuyển tải thành công và chưa thành công trong bản dịch thơ? HS đối chiếu, đánh giá. 3. GV hướng dẫn tìm hiểu văn bản: - Hai câu đề tác giả nêu lên quan niệm gì? Từ ngữ nào thể hiện điều này? - Quan niệm này có giống với quan niệm của các nhà thơ nhà văn trong văn học trung đại không? Tìm những câu thơ thể hiện điều này? (HS trả lời, GV chốt ý)

- Đã là nam nhi thì phải có ý thức các nhân của mình như thế nào? Từ ngữ nào thể hiện được điều này?

- Tác giả đưa ra tình cảnh cụ thể của đất nước. Đó là tình cảnh gì? Tác giả đề xuất tư tưởng mới mẻ về nền học vấn cũ như thế nào?

- Tuy nhiên, có những câu, những hình ảnh thơ cần lưu ý căn cứ vào bản dịch nghĩa để tìm hiểu như: + Câu thứ 3 trong phiên âm là “ngã” – ta (dịch thơ “tớ”). + Câu thứ 6 dịch nghĩa “đọc cũng ngu thôi” (dịch thơ “học cũng hoài”). + Câu cuối cùng “Thiên trường bạch lãng nhất tề phi” (Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên) (dịch thơ “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”).

2. Tìm hiểu văn bản a. Hai câu đề Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều kì lạ “ yếu hi kì” túc là phải sống cho phi thường hiển hách, dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn. Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài nangw của mình. => Tuyên ngôn về chí làm trai. b. Hai câu thực - “Tu hữu ngã” (phải có trong cuộc đời) ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc “thiên tỉa hậu” (nghìn năm sau) Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. c. Hai câu luận - Nêu lên tình cảnh của đât nước: “non sông đã chết” và đưa ra ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc. - Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ : “hiền thánh còn đâu học cũng hoài” => Bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết. d. Hai câu kết - “Trường phong”(ngọn gió dài) - “thiên trùng bạch lãng” (ngàn lớp sóng bạc) 3


- Hình ảnh nào trong câu thơ nói lên tư thế và khát vọng của nhân vật trữ tình trong buổi ra đi tìm đường cứu nước? Em có nhận xét gì về cách dịch của tác giả?

Hình tượng kì vĩ. - Tư thế: “nhất tề phi”(cùng bay lên) => Hình ảnh đầy lãng mạn hào hùng, đưa nhân vật trữ tình vào tư thế vượt lên thực tại đen tối với đôi cánh thiên thần, vươn ngan tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của bậc đại trượng phu hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc tìm đường cứu sống gian sơn đất nước. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: Ngôn ngũ phóng đại, hình ảnh kì vĩ ngang tầm vũ trụ. 2. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.

4. Hướng dẫn tổng kết: Tích hợp: Kĩ năng sống HS trình bày một phút - Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - Rút ra nghĩa văn bản của bài thơ? HS trình bày, GV chuẩn xác. HS đọc ghi nhớ SGK. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc văn bản Lưu biệt khi xuất dương và trả lời câu hỏi: 1/ Nêu chủ đề và thể thơ của văn bản? 2/ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?Hãy chỉ ra những cung bậc tình cảm chính của nhân vật trữ tình ấy. 3/ Trình bày chất thơ hùng tráng trong hai câu thơ kết ? Trả lời: 1/ Văn bản trên có chủ đề: Bài thơ thể hiện chí làm trai tiến bộ, khát vọng mãnh liệt, ý thức cá nhân và trách nhiệm cao cả, tư thế hăm hở ra đi hoà với vũ trụ…của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật. 2/ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là Phan Bội Châu. Những cung bậc tình cảm chính của nhân vật trữ tình : đau đớn trước việc đất nước chìm đắm trong cảnh nô lệ ; lạc quan, quyết tâm hành động để giải phóng dân tộc. 3/ Chất thơ hùng tráng trong hai câu thơ kết : - Chất thơ thể hiện ở không gian hết sức hùng vĩ:bể Đông;muôn trùng sóng bạc - Chất thơ còn thể hiện ở hình ảnh con người với những hành động hết sức hăm hở, mạnh mẽ, cùng bay lên với hàng ngàn con sóng bạc đầu. Con người không bị chìm khuất, biến mất trong không gian cao rộng. Trái lại, họ vượt lên rất chủ động, mạnh mẽ với một nội lực hùng hậu để thực hiện khát vọng làm nên điều kì lạ mà nhà thơ đã nói đến trong câu thơ mở đầu. 4


d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Tích hợp: Kĩ năng sống: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về chí làm trai đối với thanh niên ngày nay. Từ quan niệm mới mẻ của Phan Bội Châu về chí làm trai trong văn bản là phải thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, biết dứt khoát từ bỏ cái học từ chương, sách vở, học sinh bày tỏ suy nghĩ của bản thân về chí làm trai đối với tuổi trẻ hôm nay. Đó là sống có lí tưởng, ước mơ, gắn trách nhiệm giữa cá nhân với Tổ quốc, đất nước...Phê phán một bộ phận thanh niên sống không có lí tưởng, xa rời thực tế, thờ ơ với vận mệnh dân tộc. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài “Nghĩa của câu” Đọc văn bản trả lời câu hỏi, bài tập

Tham khảo Tiết 92 ÔN LUYỆN LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - PHAN BỘI CHÂU I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh ôn tập kiến thức có hệ thống thông qua các câu hỏi nhằm đạt được: 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước với giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn, hình ảnh hoành tráng, kì vĩ. 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự cường dân tộc. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Phan Bội Châu - Năng lực đọc – hiểu thơ thất ngôn đường luật - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. 5


II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: -SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; hệ thống câu hỏi bài tập; Tài liệu tham khảo; Sưu tầm tranh, ảnh về Phan Bội Châu. 2. Chuẩn bị của HS: - Tìm hiểu thêm về thơ văn Phan Bội Châu - Xem lại kiến thức đã học ở bài trước, vẽ sơ đồ tư duy, sơ đồ grap bài Xuất dương lưu biệt ( tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản) III. Tiến trình giờ học. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Biệt hiệu nào sau đây không phải của nhà thơ Phan Bội Châu? A. Hải Thu B. Nhất Thanh C. Thị Hán D. Độc Tỉnh Tử Câu 2: Năm 1925 thực dân Pháp bắt được Phan Bội Châu ở đâu? A. Cao Bằng B. Hong Kong C. Pháp D. Trung Quốc Câu 3: Vì sao Phan Bội Châu còn được gọi là "ông già Bến Ngự"? A. Vì ông bị bắt giam và mất ở đấy B. Vì ông sống nhiều ở đấy C. Vì ông hoạt động cách mạng chủ yếu ở đấy D. Vì ông rất nặng tình nghĩa với nơi ấy Câu 4: Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được sáng tác vào năm nào? A. 1903 B. 1904 C. 1905 D. 1906 Câu 5: Nét tiến bộ trong "chí làm trai" của Phan Bội Châu là gì? A. Từ bỏ con đường quan quyền B. Nổi tiếng để được lưu danh thiên cổ C. Không màng đến việc học hành theo kiểu Nho giáo D. Thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, với đất nước. Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 35p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Giúp hs hệ thống và nâng cao kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. Hướng dẫn củng cố kiến thức I. Kiến thức cơ bản HS trình bày sơ đồ tư duy hoặc grap nội 1. Tác giả, tác phẩm dung đã chuẩn bị bài ở nhà - Phan Bội Châu là nhà yêu nước và cách mạng GV chuẩn kiến thức lớn, “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập…”. - Phan Bội Châu là nhà văn, nhà thơ lớn, khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình – chính trị. 6


2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi đọc hiểu

* Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: Viết trong buổi chia tay bạn bè lên đường sang Nhật Bản. - Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại; ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào. 2. Nội dung - Hai câu đề: Quan niệm mới về “chí làm trai”; khẳng định một lẽ sống đẹp: phải biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ xoay chuyển “càn khôn” ( so sánh với “trí làm trai” trong văn học trung đại). - Hai câu thực: Khẳng định ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn là trách nhiệm trước lịch sử dân tộc. - Hai câu luận: + Nêu hiện tình của đất nước: ý thức về lẽ nhục vinh gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc. + Để xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ, bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong (so sánh với lời thở than của Nguyễn Khuyến của “Sách vở ích gì cho buổi ấy – Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già”). - Hai câu kết: Tư thế khát vọng lên đường của bậc trượng phu, hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc, tìm đường làm sống lại giang sơn đã chết. 3. Nghệ thuật: Ngôn ngữ khoáng đạt; hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ (So sánh bản dịch thơ với nguyên tác để thấy được câu dịch thơ chưa lột tả hết cái “thần” của nguyên tác; chưa rõ cái thế cuộn trào của hùng tâm tráng chí trong buổi lên đường) 4. Ý nghĩa văn bản: Lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. II. Câu hỏi đọc hiểu 7


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Phan Bội Châu (1867 - 1940) là nhà yêu nước và cách mạng của dân tộc Việt Nam, người từng được đánh giá là "bậc anh hùng, vị thiên sứ được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn sùng" (Nguyễn Ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu). Ông là đại diện đầu tiên tiêu biểu nhất cho đội ngũ các nhà cách mạng biết dùng thơ văn như một thứ vũ khí chiến đấu hiệu quả nhất. Cuộc đời của Phan Bội Châu là một minh chứng cho lí tưởng "chí nam nhi" của các bậc quân tử phương Đông. Phan Bội Châu là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình - chính trị. Thơ ông thể hiện một bầu nhiệt huyết luôn sục sôi của một người mà lí tưởng duy nhất là giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Suốt những năm trai trẻ đến những ngày làm "ông già Bến Ngự", Phan Bội Châu luôn nung nấu trong lòng khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng một đất nước dân chủ tiến bộ. (2) “Lưu biệt khi xuất dương” thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của lớp nhà nho tiên tiến đầu thế kỉ XX: ý tưởng mạnh mẽ, táo bạo, nhiệt huyết và khát vọng giải phóng dân tộc luôn sôi trào. Bằng một giọng thơ sôi nổi, đầy hào khí, đã thể hiện được tinh thần chung của thời đại, đã thổi vào không khí cách mạng đầu thế kỉ XX một luồng sinh khí mới. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam ở thời điểm cam go nhất. “Lưu biệt khi xuất dương” được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Hình thức cổ điển nhưng tứ thơ, khí thơ và cảm hứng lại rất hiện đại, đó là sản phẩm tinh thần của một nhà nho tiến bộ. Bài thơ thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp, đồng thời là một bài học về đạo làm người. ( Theo Nguyễn Trọng Hoàn) 1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? 2/ Phan Bội Châu là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình - chính trị. Vậy văn chương trữ tình chính trị là gì? 3/ Bằng một giọng thơ sôi nổi, đầy hào khí, đã thể hiện được tinh thần chung của thời đại, đã thổi vào không khí cách mạng đầu thế kỉ XX một luồng sinh khí mới. Xác định chỗ sai và nêu cách sửa cho đúng câu văn trên. 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lí tưởng sống của tuổi trẻ hôm nay. Định hướng trả lời: 1/ Văn bản trên có hai ý chính: Khái quát về tác giả Phan Bội Châu và khái quát giá trị nổi bật nội dung và nghệ thuật bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu. 2/ Văn chương trữ tình chính trị là văn chương mà con người là đối tượng được nhìn ở những quan hệ chính trị. Các vấn đề và sự kiện chính trị đã thành nguồn tình cảm lớn lao và khơi dậy cảm hứng nghệ thuật cho nhà văn, nhà thơ 3/ Chỗ sai của câu văn là câu thiếu chủ ngữ Cách sửa : thêm chủ ngữ tác giả Câu văn đúng là: Bằng một giọng thơ sôi nổi, đầy hào khí, tác giả đã thể hiện được tinh thần chung của thời đại, đã thổi vào không khí cách mạng đầu thế kỉ XX một luồng sinh khí mới. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; 8


- Nội dung : Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước. Phê phán những người sống không có lí tưởng. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 3. Hướng dẫn câu hỏi tự luận Qua bài Lưu biệt khi xuất dương , Phan Bội Châu, em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay? 1.Mở bài: giới thiệu vấn dề nghị luận: + Lí tưởng sống của tác giả Phan Bội Châu trong bài L-ưu biệt khi xuất d-ương + lí tưởng sống của thanh niên thời nay 2.Thân bài: Bước 1: giải thích lí tưởng là gì? + Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, đó là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. + Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn. Luôn có khát vọng phấn đấu để đạt được hạnh phúc + đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ giúp họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Bước 2: phân tích hiện của lí tưởng sống cao đẹp của tác giả Phan Bội Châu trong bài Lưu biệt khi xuất dương + Một người thanh niên yêu nước, có khát vọng lớn lao, có bầu nhiệt huyết sục sôi,… + Quyết tâm xóa bỏ những tư tưởng lỗi thời , lạc hậu để ra đi tìm đường cứu nước mới + Hăm hở ra đi theo tiếng gọi non sông… ( phân tích, dẫn chứng trong bài Lưu biệt khi xuất dương) Bước 3: bình luận về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay + Phê phán lối sống sai lệch: - Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. - Một bộ phận lớn thanh niên sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, mục tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của riêng mình. + Khẳng định lối sống đúng đắn: - Thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp, vì mọi người, vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng của dân tộc - Chỉ có niềm tin, tình yêu và nghị lực mới giúp ta vượt qua tất cả giông bão cuộc đời 3.Kết bài: nêu bài học nhận thức và hành động - Cần phải sống có lí tưởng, có hoài bão, có ước mơ, - Thấn đấu đạt được ước mơ chân chính bằng những việc làm cụ thể 9


- Khi tổ quốc cần, chúng ta sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tổ quốc… Hoạt động 3- Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị nội dung trình bày vào tiết sau. Nội dung chí làm trai trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương là gì? Em hãy liên hệ với thực tế xã hội hiện nay và bản thân về vấn đề này. - Phan Bội Châu là nhà cách mạng tiên phong trong phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX. - Trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” ông thể hiện chí làm trai của mình bằng những lời lẽ hùng hồn, tự tin: + Làm trai phải tự quyết định vận mệnh của mình, không để trời đất xoay chuyển. + Phải để dấu ấn của mình trong cuộc đời, trong cộng đồng nói chung. + Không quyết phủ nhận những điều xưa cũ trong sách vở thánh hiền. + Hăm hở ra đi tìm con đường cứu nước mới cho đất nước, cho tổ quốc. - Liên hệ thực tế: hiện nay còn một bộ phận thanh niên còn lơ là, ham chơi, không chủ động trong việc lập thân lập nghiệp, đáng bị phê phán. + Còn lại, đa số các bạn trẻ có ý thức học tập, tiếp thu tri thức để đưa đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. - Liên hệ bản thân: hiện đang còn ngồi trên ghế nhà trường: sẽ cố gắng nỗ lực không ngừng vươn lên trong học tập để trở thành người công dân tốt, có ích cho đất nước.

10


Tiết 93 NGHĨA CỦA CÂU I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - K/n nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu. - Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu. - Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp. - Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu. Tích hợp: Kĩ năng sống 3.Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin về thành phần nghĩa của câu. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận - Năng lực phân tích, so sánh. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc văn bản; Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Trò chơi: Khỉ qua sông (trình chiếu ppt) HS đặt câu với các từ cho sẵn. Mỗi câu trả lời đúng sẽ giúp chú khỉ qua sông Đi học; Trời mưa; Đọc sách; Nấu cơm; Tỉa cây; Cắt cỏ; Múa hát; Tập bơi ; Vui chơi Gió lớn GV định hướng bài mới : Mỗi câu đều có một nghĩa gắn với sự việc được nói đến trong câu được gọi là nghĩa sự việc của câu. Để hiểu rõ hơn về nghĩa sự việc, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học hôm nay “ Nghĩa của câu ( tiết 1 - Phần I, II) b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) 11


* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: kn nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động:* Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu hai I. Hai thành phần nghĩa của câu thành phần nghĩa của câu 1. Tìm hiểu ngữ liệu: HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu + cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc. Câu a1 hỏi. a1: Hình như có một thời hắn có từ hình như: Chưa chắc chắn. đã ao ước có một gia đình nho Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy nhỏ. cao. a2: Có một thời hắn đã ao ước có + cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc. Câu một gia đình nho nhỏ b1 bộc lộ sự tin cậy. GV định hướng và chuẩn xác kiến Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc. thức. 2. Kết luận - So sánh các cặp câu ? - Nghĩa của phát ngôn chính là nội dung mà phát ngôn biểu thị. - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Nghĩa - Hai thành phần ngữ nghĩa của sự việc và Nghĩa tình thái phát ngôn là gì? + Nghĩa sự việc ( nghĩa biểu thị thông tin) : là - Từ việc phân tích hai ví dụ trên nghĩa đề cập đến một sự việc ( hay nhiều sự việc). hãy cho biết: Nghĩa của phát ngôn + Nghĩa tình thái ( nghĩa biểu thị tình cảm) : là sự là gì? bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với - Thế nào là nghĩa sự việc và nghĩa sự việc đó tình thái? - Hai thành phần đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?Có trường hợp nào chỉ có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái không và ngược lại? Thông thường hai thành phần ngữ nghĩa trên thường hòa quyện với nhau; không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái và ngược lại. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa II. Nghĩa sự việc sự việc Chỉ rõ hai thành phần nghĩa trong câu sau: “Dạ bẩm, thế ra văn võ đều có tài cả. Chà chà!” - Nghĩa sự việc: y văn võ đều 1. Khái niệm: có tài. - Nghĩa sự việc còn được gọi là nghĩa miêu tả( 12


- Nghĩa tình thái: hay là nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề). + Thái độ ngạc nhiên: thế - Nghĩa sự việc trong câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến ra. + Thái độ kính cẩn: Dạ 2. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc: - Biểu hiện hành động. bẩm. + Thái độ thán phục: Chà - Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm. - Biểu hiện quá trình. chà. Em hiểu thế nào là nghĩa sự việc - Biểu hiện tư thế. của câu? - Biểu hiện sự tồn tại. Chia lớp thành 4 nhóm: Trò chơi - Biểu hiện quan hệ. "Ai nhanh hơn"? Trong thời gian 3 phút Yêu cầu: Hãy kể tên một số câu biểu hiện nghĩa sự việc? Cho ví dụ - Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện minh họa? nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng Định hướng trả lời: ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. - Câu biểu hiện hành động: Ví dụ: Mẹ dắt tôi đi học. - Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm: Ví dụ: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. - Câu biểu hiện quá trình: Ví dụ: Sóng biếc theo làn hơi gợn tí. - Câu biểu hiện tư thế: Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú. - Câu biểu hiện sư tồn tại: Ví dụ: Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. - Câu biểu hiện quan hệ: Ví dụ: Lan là sinh viên. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Thảo luận nhóm, 5 phút Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và cho điểm. - Nhóm 1 : Bài tập 1 - 4 câu đầu - Nhóm 2 : Bài tập 1- 4 câu cuối 13


- Nhóm 3: Bài tập 2 Định hướng trả lời: Bài tập 1: - Câu 1: diễn tả 2 sự việc ( ao thu lạnh, nước trong) sự việc trạng thái, tính chất. - Câu 2: một sự việc ( thuyền bé) đặc điểm. - Câu 3: một sự việc (sóng gợn) quá trình - Câu 4: một sự việc( lá đưa nhanh) quá trình - Câu5 : hai sự việc ( tầng mây- lơ lửng) trạng thái; (trời xanh ngắt) đặc điểm. - Câu 6 :hai sự việc ( ngõ trúc- quanh co) đặc điểm; (khách - vắng teo) trạng thái. - Câu 7: Hai sự việc( tựa gối, buông cần) tư thế. - Câu 8 : Một sự việc ( cá đớp) hành động. 2. Bài 2: Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các câu: - Câu a: “Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm.” + Nghĩa sự việc : nói về Xuân . + Nghĩa tình thái : sự công nhận sự danh giá là có thực ( thể hiện ở từ thực), nhưng Câu b : “Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.” + Nghĩa sự việc: Quản ngục nghĩ về việc chọn nghề của mình và thầy thơ lại. + Nghĩa tình thái : thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chứ chưa hoàn toàn chắc chắn về việc việc chọn nhầm nghề (có lẽ ) - Câu c : “ Dễ họ cũng phân vân như mình, vì chính đến ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không!” Câu này có hai sự việc và hai tình thái: + Sự việc1 : “họ cũng phân vân như mình.” thái độ phỏng đoán chưa chắc chắn về “họ”( từ “dễ”= có lẽ, hình như…). + Sự việc 2: “mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không.” thái độ chưa chắc chắn về “mình” được nhấn mạnh bằng các từ tình thái (“chính đến ngay”, “cũng không”) d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Đọc các câu sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới. - Kể ra nếu đem những chương giảng dẫn như thế vào một cuốn sách phê bình văn chương, thì cũng vô lí thật[…]. (Đinh Gia Trinh – Hoài vọng của lí trí). - Trường hợp ngược lại, nếu đam mê được chọn trước tiên bằng tình, đam mê ấy có nguy cơ sa lầy. (Bửu Ý – Đam mê) - Giá các nhà thơ mới cứ viết những câu như hai câu vừa trích trên này thì tiện cho ta biết mấy. (Hoài Thanh - Một thời đại trong thi ca) 14


- Giá cứ như thế này thì thích nhỉ? (Nam Cao – Chí Phèo) - Giá thử đêm qua không có thị thì hắn đã chết. (Nam Cao – Chí Phèo) - Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc bốn mươi năm thì giờ đây tôi ra sao? (Bửu Ý – Đam mê) a/ Các từ ngữ in đậm diễn đạt lọai nghĩa tình thái gì? b/ Thay nếu trong hai câu đầu bằng giá thì câu văn có chấp nhận được không? Tại sao? c/ Thay giá trong hai câu giữa bằng nếu thì nghĩa của câu có khác biệt ra sao? d/ Thay giá thử/giá như trong hai câu cuối bằng nếu thì nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào? 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap Chuẩn bị bài Nghĩa của câu tiết 2: - Đọc văn bản - Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài

15


Tiết 94 NGHĨA CỦA CÂU (tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - K/n nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu. - Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu. - Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp. - Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu. 3.Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin về thành phần nghĩa của câu. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận - Năng lực phân tích, so sánh. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: -SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc văn bản - Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Đọc các câu sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới. - Kể ra nếu đem những chương giảng dẫn như thế vào một cuốn sách phê bình văn chương, thì cũng vô lí thật[…]. (Đinh Gia Trinh – Hoài vọng của lí trí). - Trường hợp ngược lại, nếu đam mê được chọn trước tiên bằng tình, đam mê ấy có nguy cơ sa lầy. (Bửu Ý – Đam mê) - Giá các nhà thơ mới cứ viết những câu như hai câu vừa trích trên này thì tiện cho ta biết mấy. (Hoài Thanh - Một thời đại trong thi ca) 16


- Giá cứ như thế này thì thích nhỉ? (Nam Cao – Chí Phèo) - Giá thử đêm qua không có thị thì hắn đã chết. (Nam Cao – Chí Phèo) - Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc bốn mươi năm thì giờ đây tôi ra sao? (Bửu Ý – Đam mê) a/ Các từ ngữ in đậm diễn đạt lọai nghĩa tình thái gì? b/ Thay nếu trong hai câu đầu bằng giá thì câu văn có chấp nhận được không? Tại sao? c/ Thay giá trong hai câu giữa bằng nếu thì nghĩa của câu có khác biệt ra sao? d/ Thay giá thử/giá như trong hai câu cuối bằng nếu thì nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào? Định hướng trả lời: a/ Các từ ngữ in đậm đều chỉ giả thiết hay điều kiện, nên đều thuộc lọai nghĩa tình thái chưa xảy ra. b/ Nếu chỉ là điều kiện đơn thuần trong khi giá chỉ điều kiện trái ngược với sự việc đã xãy ra; cho nên không thể nói với một người đã thi đỗ rằng Giá anh thi đỗ…, vì chắc chắn sẽ bị phản đối chẳng hạn : Tôi có hỏng thi đâu! , Mặt khác, giá thể hiện sự ao ước; vì thế trong hai câu đầu, thay nếu bằng giá sẽ là chuyện không chấp nhận được vì mâu thuẩn với nội dung câu văn : không ai lại ao ước xảy ra việc đưa những chương giảng dẫn vô lý trong một cuốn sách phê bình văn chương, hay chọn lựa đam mê thế nào để đam mê ấy có nguy cơ sa lầy. c/ Chính vì thế ở hai câu giữa, thay giá bằng nếu thi tuy chấp nhận được, nhưng nghĩa sẽ khác biệt: mất đi cái hàm ý “trái ngược với sự việc đã xảy ra + ao ước”. d/ Giá thử / giá như nêu một giả thuyết trái ngược với sự việc đã xảy ra nhưng khác với giá ở chổ không có hàm ý ao ước. Như thế, câu của Nam Cao giá thử đêm qua không có thị thì hắn đã chết hàm ý đêm qua Chí Phèo ốm thì thị Nở có mặt; câu của Bửu Ý: Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc bốn mươi năm thì giờ đây tôi ra sao? Hàm ý truyện “tôi đam mê cờ bạc bốn mươi năm” là không có thực. Nói tóm lại , thay giá thử và giá như bằng nếu là đã khiến cho câu văn mất đi cái hàm ý giả thuyết trái ngược với sự việc đã xảy ra . GV giới thiệu vào bài mới: b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 22 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + K/n nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu. + Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu. + Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu. + Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về III. Nghĩa tình thái 17


nghĩa tình thái HS thảo luận nhóm theo bàn Xác định từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu sau: a. Nói của đáng tội, thằng bé hay ăn chóng lớn lắm b. Cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù có thể còn gay go, quyết liệt hơn nữa. c. Nó mua chiếc máy này những hai trăm ngàn đồng đấy. d. Anh đã hẹn đến dự sinh nhật kia mà! nghĩa tình thái là gì?

1. Tìm hiểu ngữ liệu: Các từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu : - Nói của đáng tội ( thừa nhận việc khen này không nên làm với đứa bé). - Có thể ( nêu khả năng). - Những (đánh giá mức giá cả là cao). - Kia mà ( nhắc nhở để trách móc)

2. Khái niệm: - Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. 3. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người Cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu - Khẳng định tính chân thực của sự việc hơn Đặt câu với các từ: Chưa biết - Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp. chừng; là cùng; Ít ra; Nghe nói ; - Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một Chả lẽ; Hóa ra phương diện nào đó của sự việc. - Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã - Từ những ví dụ đã tìm hiểu, em xảy ra hay chưa xảy ra. hãy cho biết các trường hợp biểu - Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả hiện của nghĩa tình thái? năng của sự việc. b. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe - Tình cảm thân mật, gần gũi. - Thái độ bực tức, hách dịch. - Thái độ kính cẩn c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 15 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm IV. Luyện tập Nhóm 1:Bài tập 1 Bài tập 1(20) Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái a. Hiện tượng nắng Chắc: Phỏng đoán mưa ở hai miền độ tin cậy cao khác nhau. b. ảnh của mợ Du Rõ ràng là: Khẳng và thằng Dũng định sự việc c. cái gông Thật là: Thái độ 18


mỉa mai Nhóm 2: Bài tập 2 d. Giật cướp, mạnh Chỉ: nhấn mạnh; vì liều đã đành: Miễn cưỡng. Bài tập 2( 20) - Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy. Nhóm 3: Bài tập 3 - Có thể: Phóng đoán khả năng - Những: Đánh giá mức độ cao( tỏ ý chê đắt). - Kia mà: Trách móc( trách yêu, nũng nịu ) Nhóm 4: Bài tập 4 Bài tập 3 (20) - Câu a: Hình như HS thực hiện, trình bày, nhận xét, bổ sung - Câu b: Dễ cho nhau. - Câu c: Tận GV chuẩn xác. Bài tập 4(20) Đặt câu: - Bây giờ chỉ 8h là cùng. phỏng đoán mức độ tối đa. - Chả lẽ nó làm việc đó. chưa tin vào sự việc. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Dùng một câu cốt lõi rồi thêm vào các từ tình thái để dễ nhận ra hai thành phần nghĩa. Ví dụ: (Hình như/ chắc chắn/ có lẽ/ quả thật/ chả có lẽ,…) 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài “Luyện tập nghĩa của câu” - Đọc văn bản - Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài

19


Tham khảo: Tiết 95 LUYỆN TẬP NGHĨA CỦA CÂU I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - K/n nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu. - K/n nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu. - Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu. - Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp. - Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu. 3.Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin về thành phần nghĩa của câu. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận - Năng lực phân tích, so sánh. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: -SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc văn bản - Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài III. Tiến trình giờ học. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Đọc câu văn sau đây:"Nếu làm con cháu mà quên gia phổ, thời chắc là con cháu bất hiếu". Từ "nếu" trong câu giúp chúng ta hiểu điều gì? 20


A. Các sự việc liên quan đã xảy ra B. Các sự việc liên quan chưa xảy ra C. Các sự việc liên quan sắp xảy ra D. Các sự việc liên quan chỉ là giả thuyết chứ chưa là hiện thực Câu 2: Đọc câu văn sau và cho biết thuộc loại nghĩa tình thái nào "Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước" (Nguyễn Huy Tưởng – Vũ Như Tô) A. Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra B. Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra C. Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lý D. Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc GV giới thiệu vào bài mới: Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 10p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức đã học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. Hướng dẫn HS nhận biết về biểu hiện của nghĩa tình thái Bài tập 1 HS hoạt động nhóm - theo bàn Câu chấp nhận: 1a, 2a, Trong những câu sau, câu nào chấp nhận được,câu nào thì 3a, 4a, 5a, 6a, 6b Vì những từ : bèn, tiếp không? Giải thích lí do? 1a. Anh bèn dùng búa đập vào bức tường: vôi vữa bay tung tục, vẫn → có nghĩa TT tóe. chỉ SV đã xảy ra, trog khi 1b. Anh bèn dùng búa đập vào bức tường nhưng nghĩ thế nào nhữg từ : toan, định → có lại thôi nghĩa TT chỉ SV chưa 2a. Anh tiếp tục dùng búa đập vào bức tường: vôi vữa bay xảy ra . Còn từ quyết → tung tóe. nghĩa TT k0 hàm ý chỉ 2b. Anh tiếp tục dùng búa đập vào bức tường nhưng nghĩ thế SV đã xảy ra chưa nên nào lại thôi chấp nhận được trong câu 3a. Anh vẫn dùng búa đập vào bức tường: vôi vữa bay tung . tóe. - Những câu k0 chấp 3b. Anh vẫn dùng búa đập vào bức tường nhưng nghĩ thế nào nhận được : Câu 1b, 2b, lại thôi 3b, 4b, 5b 4a. Anh toan dùng búa phá cửa nhưng nghĩ thế nào lại thôi 4b. Anh toan dùng búa đập vào bức tường: vôi vữa bay tung tóe. 5a. Anh định dùng búa phá cửa nhưng nghĩ thế nào lại thôi 5b. Anh định dùng búa đập vào bức tường : vôi vữa bay tung tóe. 6a. Anh quyết dùng búa đập vào bức tường nhưng nghĩ thế nào lại thôi 6b. Anh quyết dùng búa đập vào bức tường : vôi vữa bay tung tóe. 21


2. Hướng dẫn HS đặt câu - Cho một sự việc gồm các yếu tố : +Chủ thể là “Ông Ba” +Trạng thái “vui” Viết nhữg câu khác nhau để diễn đạt .GV chia lớp học làm 4 nhóm : - HS viết những câu có nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra ? - HS viết những câu có nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra ? - HS viết những câu có nghĩa TT chỉ khả năng xảy ra của sự việc ? Nhóm 4 : Nghĩa tình thái khẳng định tính tất yếu GV gọi HS từng nhóm trình bày, cho HS nhận xét kết quả từng nhóm .

Bài tập 2: Nghĩa tình thái chỉ sự việc xảy ra: Đã mấy tháng, ông Ba rất vui Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra: Rồi đây, ông Ba sẽ vui Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc: Mặc dù vậy, ông Ba rồi sẽ vui Nghĩa tình thái khẳng định tính tất yếu Ông Ba không thể vui vì không làm tròn trách nhiệm của một người cha.

Hoạt động 3 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị nội dung trình bày vào tiết sau. Em hãy tự tạo lập những câu biểu thị nghĩa tình thái đã học .

22


Tiết 96 HẦU TRỜI - Tản ĐàI. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Thấy được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà. - Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ sinh động 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm trữ tình. 3.Thái độ: - Hiểu được khát khao khẳng định mình của thi sĩ - Có thái độ trân trọng những giá trị văn chương và người nghệ sĩ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Tản Đà - Năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: -SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; 2. Chuẩn bị của HS: - Xem lại bài Muốn làm thằng Cuội - Đọc văn bản - Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút 23


* Hình thức tổ chức hoạt động: ( Trình chiếu trên ppt) Trò chơi : Bức hình bí ẩn - Thời điểm nhà thơ Tản Đà bày tỏ tình cảm với một cô gái xinh đẹp? Sự đặc biệt trong phong cách nghệ thuật Tản Đà? (5 chữ cái) - Tên một dòng sông nổi tiếng ở Tây Bắc? - Thơ văn Tản Đà được xem hư là một (.....hai từ, 7 chữ cái) giữa hai thời đại văn học? GV giới thiệu vào bài mới: Thơ TĐ thường hay nói đến cảnh trời. Điều đó trở thành một môtip nghệ thuật có tính hệ thống trong thơ ông. Ông tự coi mình là một trích tiên bị dày xuống hạ giới vì tội ngông. Có lúc chán đời ông đã muốn làm thằng cuội để cùng chơi với chị Hằng. Có lúc mơ màng ông muốn theo gót Lưu Thần, Nguyễn Triệu lạc vào chốn Thiên Thai. Táo bạo hơn, ông còn mơ thấy mình được lên Thiên đình, hội ngộ với những mĩ nhân Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Quý Phi, cùng đàm đạo chuyện văn chương, chuyện thế sự với Nguyễn trãi, Hàn Thuyên, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương...ông còn viết thư hỏi Giời và bị Giời mắng. Bài "Hầu trời" là một khoảng khắc trong cả chuỗi cảm hững lãng mạn đó. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Nắmđược những nét cơ bản về tác giả tác phẩm, thấy được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung HS đọc SGK, trình bày những nét 1. Tác giả: cơ bản về tác giả? - Tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (bút danh gắn với (bút danh, phong cách, vị trí) quê hương) - Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, là con “Trời sinh ra bác Tản Đà người mang dấu ấn của hai thế kỉ về cả học vấn, Quê hương thời có, cửa nhà thời lối sống, sự nghiệp văn chương. không - Phong cách: Điệu tâm hồn mới mẻ, cái tôi lãng Nửa đời nam, bắc, tây, đông mạn vừa phóng khoáng ngông nghênh, vừa cảm Bạn bè sum họp vợ chồng biệt li thương ưu ái. Túi thơ đeo khắp ba kì - Vị trí: Thơ văn của ông như một gạch nối giữa Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng” hai thời đại văn học: trung đại và hiện đại 2. Tác phẩm: - In trong tập Còn chơi, xb năm 1921. - Xuất xứ tác phẩm? - Đọc văn bản - HS đọc văn bản - Tóm tắt câu chuyện GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: giọng vui, hào hứng ở đoạn đầu và chậm rãi, ngậm ngùi ở đoạn sau. 24


- Bài thơ mang tính chất tự sự. Em hãy tóm tắt câu chuyện được kể trong bài thơ? HS tóm tắt, nhận xét, bổ sung … GV nhận xét, định hướng tóm tắt.

Buồn

đón tiếp

mời đọc thơ

lạy tạ ra về

2. Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản - Em có nhận xét gì về cách giới thiệu chuyện của nhà thơ ở bốn câu thơ đầu? (cách dùng từ, biện pháp tu từ, ngắt nhịp)

- Trong buổi đọc thơ thi sĩ Tản Đà đã đọc thơ với thái độ như thế nào? HS: Làm việc cá nhân, phát biểu - Đương cơn đắc ý đọc đã thích - Văn dài hơi tốt ran cung mây - Văn đã giàu thay lại lắm lối. - Nghe tác giả đọc thơ chư tiên và trời có thái độ như thế nào? HS: Làm việc cá nhân, phát biểu

nằm một mình lên trời

khen ngợi

trả lời

đun nước uống, ngâm văn nêu lí do

Tiên xuống

hỏi danh tính

kể lể

II. Đọc hiểu văn bản 1. 4 câu thơ đầu: Giới thiệu câu chuyện - Đêm qua chẳng biết có hay không + Nhớ lại cảm xúc đã qua - cảm xúc rất thật + gây cho người đọc mối nghi vấn, sự tò mò - Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Thật được lên tiên - sướng lạ lùng. + cách dùng từ "chẳng phải" + Điệp từ "thật" + Nhịp thơ 2/2/3 + câu cảm thán -> những lời khẳng định thật chắc chắn, nhắc đi, nhắc lại để củng cố niềm tin. -> nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng => Cách vào đề gây được một mối nghi vấn, gợi trí tò mò của người đọc → làm cho câu chuyện trở nên có sức hấp dẫn. 2. Thi nhân đọc thơ cho trời và chư tiên nghe - Buổi đọc thơ diễn ra trong không khí rất sôi nổi. * Thái độ của thi sĩ: - Rất cao hứng và tự khen mình - Giọng thơ: hào sảng, lai láng tràn trề. Đa dạng, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắc. * Thái độ của chư tiên và trời: - Chư Tiên: xúc động, tán thưởng và rất hâm mộ - Trời: khen rất nhiệt thành. * Nhận xét: - Tản Đà ý thức được về tài năng thơ ca của mình, là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ cái tôi rất cá thể của một Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. - Ông rất “ngông” khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình. - Đó cũng là niềm khao khát chân thành trong tâm hồn của thi sĩ. 25


- Chư tiên nghe rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ. - Trời khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng... H: Qua việc đọc thơ cho trời và chư tiên nghe, em thấy được điều gì về tính cách và tâm hồn của thi sĩ Tản Đà?

c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Phát phiếu học tập Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Trời lại phê cho: “ Văn thật tuyệt ! Văn trần được thế chắc có ít ! Nhời văn chuốt đẹp như sao băng ! Khí văn hùng mạnh như mây chuyển ! Êm như gió thoảng, tinh như sương ! Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết ! 1/ Nêu ý chính của văn bản? 2/ Xác định biện pháp tu từ (về từ) trong văn bản trên ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ? 3/ Xét về câu chia theo mục đích phát ngôn, các câu thơ trong văn bản được dùng loại câu gì ? Nêu ý nghĩa nghệ thuật của việc dùng loại câu đó. Trả lời: 1/ Văn bản có ý chính: Trời nghe thi sĩ đọc văn đã không tiếc lời khen tặng và những lời khen đó chứng tỏ Trời có khả năng thẩm văn, thẩm thơ tinh tế. 2/ Biện pháp tu từ (về từ) trong văn bản: so sánh - như sao băng ; như mây chuyển; như gió thoảng; như sương ; như mưa sa; như tuyết Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh : Trong 4 dòng thơ, tác giả sử dụng 6 lần- mật độ dày đặc phép tu từ so sánh. Vế được so sánh với những vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên: như sao băng, như mây chuyển, như gió thoảng, như sương, như mưa sa, như tuyết... Tưởng chừng tinh hoa của núi Tản sông Đà đã được thu cả vào hồn thơ thi sĩ. Đoạn thơ trên đã khai thác tối đa tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh để thể hiện đầy đủ mọi cung bậc trầm bổng, mạnh mẽ, tinh tế và linh diệu của cảm xúc đang thăng hoa.Tác giả cố tình mượn lời Trời để ca ngợi thơ văn mình. Qua đó, ta thấy rõ ràng ý thức về “cái tôi” cá nhân của Tản Đà rất cao. 26


3/ Xét về câu chia theo mục đích phát ngôn, các câu thơ trong văn bản được dùng loại câu cảm thán ( cuối câu thơ đề có dấu chấm than !) Ý nghĩa nghệ thuật của việc dùng loại câu cảm thán: Bộc lộ thái độ cảm xúc, tình cảm của Trời là vừa khâm phục, vừa thích thú, như hòa cùng dòng cảm xúc trong văn thơ của tác giả. Những câu thơ đó như đã cực tả niềm tự hào, tự nhận thức của nhà thơ về tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về sự tự ý thức về tài năng và chức phận của con người trong cuộc sống hôm nay. Từ lời khen của Trời, thực chất là lời tự khen của cái tôi Tản Đà qua văn bản, thí sinh liên hệ đến sự tự ý thức về tài năng và chức phận của con người trong cuộc sống hôm nay. Gợi ý : sự tự ý thức về tài năng và chức phận của con người là gì ? Ý nghĩa của sự tự ý thức về tài năng và chức phận trong cuộc sống ? Phê phán những kẻ bất tài vô dụng, tự cao. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị: Tiết 2 Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài

27


Tiết 97 HẦU TRỜI - Tản ĐàI. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Thấy được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà. - Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ sinh động 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm trữ tình. 3.Thái độ: - Hiểu được khát khao khẳng định mình của thi sĩ - Có thái độ trân trọng những giá trị văn chương và người nghệ sĩ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Tản Đà - Năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: -SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; 2. Chuẩn bị của HS: - Xem lại bài Muốn làm thằng Cuội - Đọc văn bản - Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Vì sao nhà thơ lại lấy bút danh là Tản Đà? A. Nhà thơ lấy tên của quê mình B. Nhà thơ ghép tên của cha và mẹ mình 28


C. Nhà thơ lấy tên của một ngọn núi và con sông quê mình ghép lại D. Nhà thơ chọn ngẫu nhiên vì thấy nó hay! Câu 2: "Hầu Trời" nằm trong tập thơ nào của Tản Đà? A. Khối tình con I B. Khối tình con II C. Khối tình con III D. Còn chơi Câu 3: Bài thơ "Hầu Trời" (in trong SGK) có tất cả bao nhiêu câu thơ? A. 114 câu B. 116 câu C. 118 câu D. 120 câu Câu 4: Hai quyển "Khối tình" Tản Đà gọi là văn gì? A. Văn chơi B. Văn lí thuyết C. Văn tiểu thuyết D. Văn dịch Câu 5: Trong bài thơ Tản Đà nói với Trời quyển nào là văn dịch? A. Khối tình con B. Thần tiền C. Giấc mộng D. Đàn bà Tàu GV giới thiêu bài mới b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Nắm được những nét cơ bản về tác giả tác phẩm, thấy được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản 3. Lời bộc bạch của thi nhân - Khi trò chuyện với Trời, thi nhân - Thi nhân tự xưng: đã xưng danh tánh, xưng tài của + Tên, họ: “Khắc Hiếu, Nguyễn.” mình như thế nào? + Quê quán, bút danh: quê quán, bút danh “Á - Tác giả sử dụng nghệ thuật gì Châu, Địa cầu, Sông Đà, núi Tản.” trong đoạn này? Nhận xét giọng + Xưng tài: tài học vấn, tài văn chương “năm điệu? xưa học ít nhiều, Vốn liếng còn một bụng văn…” - Từ việc xưng danh tánh, xưng tài * Nghệ thuật: liệt kê, giọng kể hóm hỉnh, ngông em thấy cá tính gì của thi nhân? nghênh, tự đắc bằng sự phóng đại. Qua đó thể hiện khát khao gì của → Một “cái tôi ngông” đầy tự tin, bản lĩnh, thi nhân? mạnh dạn khẳng định tài năng của mình và một - GV nhận xét, chốt ý, liên hệ cái “cái tôi lãng mạn” với niềm khát khao mãnh liệt ngông, hoàn cảnh xã hội cũ, liên tìm tri âm đồng điệu biết trân trọng tài năng, giá hệ giáo dục. trị mình. - Trời khẳng định: + Thi nhân là tiên bị đày xuống hạ giới vì tội “ngông” “Đày xuống hạ giới vì tội ngông…” + Thi nhân xuống trần với nhiệm vụ cao cả - Sau khi nghe lời tự xưng của thi truyền bá “thiên lương” “Là việc thiêng lương nhân, Trời đã khẳng định điều gì của nhân loại…” về thi nhân? → Ý thức, trách nhiệm với đời, khao khát được gánh vác việc đời. 29


- Qua việc khéo léo để Trời khẳng - Thi nhân kể hoàn cảnh, văn nghiệp: định mình là tiên và xuống trần để + Không tấc đất cắm dùi “cảnh con thực nghèo truyền bá thiên lương, em thấy gì khó, thướt đất cũng không có…” trách nhiệm và khát khao của thi + Thuê mướn cửa hàng, giấy mực “Giấy người nhân với đời? mực người thuê người in, Mướn cửa hàng.” + Bị rẻ rúng “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”. - Giáo viên nhận xét, chốt ý, liên + Làm chẳng đủ ăn “Kiếm được đồng lãi thực hệ thiên lương trong văn học, liên rất khó, tiêu nhiều, chẳng đủ tiêu, lo ăn lo mặc.” hệ giáo dục. + Tuổi cao, sức yếu “sức yếu, tuổi cao…” - Thi nhân đã kể về hoàn cảnh + Bị o ép nhiều chiều“ngoài chen rắp, một cây sống và nghiệp viết văn dưới hạ che chống bốn năm chiều.” giới của mình như thế nào? * Nghệ thuật: liệt kê, điệp từ, so sánh, đối… → Cuộc đời người nghệ sĩ trong xã hội cũ cơ - Nhận xét về các biện pháp nghệ cực, tủi hổ và niềm khao khát nghề nghiệp được thuật trong đoạn thơ? Nhận xét về thừa nhận và trân trọng. cảm hứng trong đoạn thơ? => Một người có thực tài, bản lĩnh và nhân cách thanh cao. - Qua việc giãi bày về hoàn cảnh, 4. Đặc sắc nghệ thuật: văn nghiệp, em hãy nhận xét cuộc - Thể thơ thất ngôn trường thiên: khá tự do, đời của người nghệ sĩ (thi nhân, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu nào, nguồn nhà thơ, nhà văn khác)? cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng. - Từ đó em thấy thi nhân mong - Ngôn ngữ thơ: chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất muốn và khao khát điều gì về nghề gần với đời, không cách điệu, ước lệ. nghiệp (Văn chương rẻ như bèo)? - Cảm hứng: lãng mạn và hiện thực. HS thảo luận nhóm theo bàn - Cách kể chuyện: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn. - Qua cảnh hầu Trời, hầu thơ và - Giọng điệu: thoải mái, tự nhiên. hầu chuyện, em hãy nêu nhận xét - Hư cấu nghệ thuật: cảnh cõi tiên, các nhân vật ngắn gọn về con người thi nhân? Trời, chư tiên… - Tác giả hiện diện trong bài thơ: + Người kể cũng là nhân vật chính. - Em hãy chỉ ra dấu hiệu đổi mới + Cách biểu hiện cảm xúc: phóng túng, tự do, thơ ca về mặt nghệ thuật? không gò bó. → Dấu hiệu đổi mới thơ ca Việt Nam theo hướng hiện đại. 2. Hướng dân HS tổng kết bài III. Tổng kết: - Qua bài Hầu trời, Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu học. * Giáo viên chuyển ý, cho học sinh hiện cái tôi cá nhân – một cái tôi ngông, phóng tổng kết bài học. túng, tự ý thức về tài năng và giá trị đích thực của - Em hãy khái quát những nội mình và khát khao được khẳng định giữa cuộc dung đã học về bài thơ Hầu Trời? đời. - Em hãy khái quát những đặc sắc - Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ nghệ thuật đã học về bài thơ Hầu thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, 30


giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó …Biết làm có được mà dám theo”. 1/ Nêu ý chính của văn bản? 2/ Xác định biện pháp tu từ (về từ) trong câu thơ Văn chương hạ giới rẻ như bèo ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ? 3/ Cảm hứng chính trong văn bản trên là cảm hứng lãng mạn hay cảm hứng hiện thực ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng cảm hứng đó của nhà thơ ? Trả lời: 1/ Văn bản có ý chính: Thi sĩ Tản Đà trả lời Trời để bộc lộ quan điểm về nghề văn và cuộc sống nhà văn nơi hạ giới. 2/ Biện pháp tu từ (về từ): so sánh Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh: Tản Đà đã vẽ ra một bức tranh hiện thực trần trụi, nghiệt ngã về nghề văn bằng ngôn ngữ đời thường, thể hiện thân phận bọt bèo, rẻ mạt của nhà văn trong xã hội giao thời. Câu thơ đã gián tiếp lên án xã hội bất công đã đẩy người có tài, có tâm vào hoàn cảnh bi đát nhất. 3/ Cảm hứng chính trong văn bản trên là cảm hứng hiện thực. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng cảm hứng hiện thực trong văn bản :Tản Đà không trực tiếp phát biểu quan niệm của mình về văn chương và nghề văn, tuy vậy người đọc vẫn có thể hình dung ra phần nào về nội dung của hoạt động tinh thần đặc biệt này. Trong mắt Tản Đà, văn chương lúc này là một nghề kiếm sống mới, có người bán, kẻ mua, có thị trường tiêu thụ và bản thân thị trường cũng hết sức phức tạp. Đồng thời, nhà thơ cũng ý thức được sự cần thiết phải chuyên tâm với nghề văn. Sau cùng, ông cũng nhận thấy rằng: sự đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi thiết yếu của hoạt động sáng tác và với những sáng tác mới, tiêu chí đánh giá cũng phải khác xưa. Trời?

d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về nghề văn trong cuộc sống hôm nay. - Gợi ý : Đặc trưng của nghề văn là gì ? Hoàn cảnh sống hôm nay thay đổi như thế nào so với thời Tản Đà sống, đã tạo điều kiện cho nhà văn sáng tác như thế nào? Trách nhiệm của nhà văn hôm nay với nghề văn như thế nào ? Phê phán hiện tượng đạo văn, đạo thơ... Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 31


3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị : Bài viết số 5: + Xem lại những kiến thức đọc hiểu văn bản + Kĩ năng làm văn nghị luận Tham khảo Tiết 98 ÔN LUYỆN HẦU TRỜI - Tản ĐàI. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh củng cố kiến thức có hệ thống thông qua các câu hỏi nhằm nắm được: 1. Kiến thức: - Thấy được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà. - Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ sinh động 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm trữ tình. 3.Thái độ: - Hiểu được khát khao khẳng định mình của thi sĩ - Có thái độ trân trọng những giá trị văn chương và người nghệ sĩ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Tản Đà - Năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: -SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc văn bản - Vẽ sơ đồ tư duy hoặc grap III. Tiến trình giờ học. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Hoạt động 1 - Khởi động: 5p 32


* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về nghề văn trong cuộc sống hôm nay. Cho HS nhận xét,bổ sung. GV nhận xét, giới thiệu bài mới Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 35 p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: I. Kiến thức cơ bản 1.GV hướng dẫn HS củng cố 1. Tác giả: Tản Đà là một thi sĩ mang đầy đủ tính kiến thức cơ bản chất “con người của hai thế kỉ” cả về học vấn , lối HS thảo luận nhóm - Chí lớp thành 4 nhóm sống và sự nghiệp văn chương; có vị trí đặc biệt quan - Nội dung: Vẽ sơ đồ tư duy hoặc trọng trong nền văn học Việt Nam – gạch nối giữa Grap bài "Hầu trời" văn học trung đại và văn học hiện đại. - Thời gian: 7p 2. Tác phẩm: In trong tập Còn chơi, xb năm - Các nhóm trình bày, nhận xét, * Nội dung: GV chuẩn kiến thức - Cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho Trời và chư tiên nghe giữa chốn “thiên môn đế khuyết”: thể hiện ý thức rất cao về tài và tâm cũng là biểu hiện “cái ngông” của Tản Đà. + Khẳng định tài năng văn chương thiên phú của mình; + Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và các chư tiên; + Tự nhận mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới để thực hành “thiên lương”. - Lời trần tình với trời về cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn: trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, phát biểu quan niệm về nghề văn (gắn với hoàn cảnh xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta những thập niên đầu thế kỉ XX). + Văn chương là một nghề kiếm sống mới, có người bán kẻ mua, có thị trường tiêu thụ,… Người nghệ sĩ kiếm sống bằng nghề văn rất chật vật, nghèo khó vì “văn chương hạ giới rẻ như bèo”. + Những yêu cầu rất cao của nghề văn: nghệ sĩ phải chuyên tâm với nghề, phải có vốn sống phong phú; sự đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi của hoạt động sáng tác. * Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự 33


do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ giản dị, sống động,… * Ý nghĩa văn bản: Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà. 2. Hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi II. Luyện tập HS thảo luận nhóm theo bàn Câu 1: Anh (chị) hiểu thế nào là “ngông”? Cái Ngông”: “ngông” trong văn chương thường bộc lộ + Ngông là lối sống, suy nghĩ, việc làm một thái độ sống như thế nào? (Có thể dẫn khác với lẽ thường, bất chấp sự khen che chứng qua những tác phẩm đã học.) Cái của người đời … “ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ + Phản ứng của những người nghệ sĩ tài này biểu hiện ở những điểm nào và có thể hoa, có cá tính, không chịu trói mình trong giải thích ra sao? một khuôn khổ chật hẹp, cũng thể hiện phản ứng của những người trí thức có nhân cách trước một xã hội mà họ không thể chấp nhận, cũng không muốn nhập cuộc. - Cái “ngông” trong văn chương: + Cái “ngông” ấy thường biểu hiện chủ yếu ở nội dung phản ánh, tư tưởng, ngôn ngữ, giọng điệu… + Ví dụ: Nguyễn Công Trứ – Bài ca ngất ngưởng; Tú Xương – Thương vợ; Nguyễn Tuân – Chữ người tử tù… - “Cái ngông” của Tản Đà trong bài thơ Hầu trời: + Nội dung: khát vọng lên tận cõi tiên để khẳng định tài năng, khát vọng tìm tri âm đồng điệu ngoài hiện thực… + Nghệ thuật: thể loại, giọng điệu, ngôn ngữ…thể hiện cái tôi cá nhân, cảnh tiên và - Qua bài "Hầu trời", anh/chị hãy tìm cảm xúc thực của thi sĩ. những dấu hiệu chứng minh: Thơ Tản Đà Câu 2: được xem như là gạch nối giữa hai thời - Về cảm hứng: Cảm hứng lãng mạn với ước đại văn học dân tộc. mơ được bay bổng lên tận cõi tiên có hoàn toàn mới mẻ trong văn học thời trung đại không? (Chú ý tích Lưu Thần, Nguyền Triệu lạc vào cõi tiên). Người xưa mong ước được lên cõi tiên là để tìm kiếm điều gì (khi cõi đời là một vòng danh lợi ô trọc mà người ta chán ghét)? Đầu thế kỉ XX, khi ý thức về “cái tôi” cá nhân đã trỗi dậy, Tản Đà mơ thoát lên tiên còn có ước nguyện khác? (chú ý phân tích qua các chi tiết nghệ thuật ở câu 4, 8 trong 34


bài Muốn làm thằng Cuội và đoạn thơ tả cảnh Trời và chư tiên nghe Tản Đà đọc thơ văn mình trong bài Hầu Trời. Tản Đà muốn khẳng định điều gì qua những vần thơ đó? Vì sao nhà thơ phải lên tận Trời để cỏ thể thỏa được niềm khao khát đó?) Nguồn cảm hứng đó có ý nghĩa như thế nào đối với cả thế hệ thi nhân mới? Về nghệ thuật: Tìm những dấu hiệu đổi mới qua thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu trong bài thơ. Hoạt động 3 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về nghề văn trong cuộc sống hôm nay.

35


Tiết 99- 100 BÀI VIẾT SỐ 5: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11 (từ tuần 12 đến tuần 21), cụ thể: 1. Về kiến thức theo chuẩn KTKN của chương trình: - Kiểm tra kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Kiểm tra, đánh giá về kiến thức nghị luận văn học. 2. Về kĩ năng theo chuẩn KTKN của chương trình : - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng về nghị luận văn học để viết bài văn nghị luận văn học. 3. Về thái độ theo chuẩn KTKN của chương trình: - Nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc hiểu văn bản và kĩ năng làm bài nghị luận văn học từ đó có ý thức và thái độ đúng đắn trong cuộc sống. - Tích hợp kĩ năng sống: Thực hành: viết bài văn nghị luận để nêu và đề xuất cách giải quyết một số vấn đề về tác giả, tác phẩm văn học, qua đó bày tỏ suy nghĩ và nhận thức của cá nhân II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Tự luận 2. HS làm bài ở lớp, thời gian: 90 phút III. MA TRẬN (Thiết lập ma trận) Thông hiểu Nhận Vận dụng Tổng Cấp độ biết Cấp độ thấp Cấp độ ND cao CHỦ ĐỀ Viết được đoạn Phép liên Hiểu được I/ Đọc kết, phép giá trị biện văn ngắn hiểu tu từ pháp tu từ Số câu Tỉ lệ Điểm II/ Làm văn Số câu Tỉ lệ Tổng số câu

1 câu 0,5% 0,5 Nhận biết kiểu bài nghị luận văn học

2 câu 15% 1,5 Hiểu được vấn đề nghị luận văn học

1 câu 10% 1,0 Vận dụng kiến thức, kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học.

1 câu 70%=7đ 3câu

2 câu

4 câu 30% 3,0

1câu 70%=7đ 5 câu 36


Tổng tỉ lệ

20% = 2 điểm

80%= 8 điểm

100 %=10 điểm

IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THPT LÊ LAI

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5 Môn: Ngữ văn lớp 12

---------I. Phần đọc- hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: "Chiến thắng trước đội tuyển U23 Qatar trên chấm 11m, U23 Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử được vào trận chung kết U23 Châu Á. Không chỉ riêng các cầu thủ mà khán giả cả nước đã không thể nào kiềm chế niềm hạnh phúc và sung sướng trước trận đấu kì tích này. Ngay sau đó, mọi người đã cùng nhau đổ ra đường tuần hành ăn mừng và chia sẻ niềm vui với nhau. Việc này đã khiến từng trái tim xích lại gần nhau hơn, khiến người với người cảm giác gần gũi và ấm áp, tạo nên sự đoàn kết cho cả dân tộc. Thế nhưng, việc ăn mừng đã trở nên quá giới hạn và thành lố bịch khi có một số cá nhân mang danh cổ động viên trung thành hay người hâm mộ đội tuyển đã lợi dụng vào chiến thắng của đội U23 Việt Nam để thực hiện những hành vi phản cảm, thậm chí vi phạm pháp luật. Trong đó, một nam thanh niên được xác định ở tỉnh Nghệ An do có “hứa” trên mạng xã hội Facebook sẽ trần truồng và chạy quanh phố nếu như đội U23 Việt Nam chiến thắng. Điều kỳ diệu đã xảy ra khi chúng ta đánh bại ứng cử viên cho chức vô địch U23 Qatar và nam thanh niên này đã thực hiện đúng lời hứa. Việc nam thanh niên này trần truồng chạy giữa phố chỉ phục vụ cho số ít người tò mò, còn lại phần lớn ai cũng thấy phản cảm. Facebooker Cường Lệ cho hay: “Trong khi cả nước ăn mừng U23 Việt Nam chiến thắng thì một vài cá nhân lố bịch, thiếu văn hóa lại làm xấu đi hình ảnh con người Việt Nam. Đã thế còn đăng tải trên mạng xã hội như tỏ vẻ vui mừng lắm. Các bạn đừng làm xấu đi sự chiến thắng của các cầu thủ nữa đi”. “Ngoài ra, sau chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam, một nhóm thanh niên ở xứ Nghệ đã cùng nhau đập tan chiếc ti vi màu hiện đại và còn khẳng định “đã nói là làm”.

(theo báo nguoiduatin.vn.) Câu 1. Nội dung của văn bản? (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, tại sao hành động của một số người lại bị coi là phản cảm và vi phạm pháp luật? (1,0 điểm) Câu 3. Phong cách ngôn ngữ của văn bản? (1,0 điểm) Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về việc ăn mừng đã trở nên quá giới hạn và thành lố bịch của một số cá nhân ? (Trình bày bằng đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 dòng) (1,0 điểm) II. Phần làm văn (7 điểm) Phân tích vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu. Qua đó trình bày suy nghĩ của anh/chị về chí làm trai của thanh niên hiện nay. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM

Phần

Câu

Đáp án, hướng dẫn chấm

Điểm tối đa 37


Đọc hiểu

1 2 3 4

Làm văn

Nội dung của văn bản: Việc ăn mừng chiến thắng lố bịch và vi phạm pháp luật của một số cổ động viên. Theo tác giả hành động của một số người lại bị coi là phản cảm và vi phạm pháp luật: Phong cách ngôn ngữ báo chí Đảm bảo thể thức của đoạn văn - Tiết chế cảm xúc - Tuân thủ quy định và pháp luật - Tôn trong người khác 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định vấn đề cần nghị luận một cách hợp lí: vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; A. Mở bài: - Tác giả Phan Bội Châu: nhà chí sĩ cách mạng, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn, có nhiều tác phẩm xuất sắc đóng góp cho nền văn học nước nhà. - Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” được viết năm 1905 để từ giã bạn bè, đồng chí trước khi sang Nhật Bản. - Bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của hình tượng nhân vật trữ tình đầy tráng chí. B. Thân bài: - Khát vọng sống đẹp, sống cao cả: + Muốn làm điều phi thường, hiển hách. + Người nam nhi ở tư thế chủ động trước số phận bản thân, trước sự biến chuyển của đất trời. - Ý thức sâu sắc của cá nhân đối với thời cuộc: + Khẳng định rõ trách nhiệm của bản thân mình: phải có đóng góp công sức, khẳng định bản thân. + Đặt niềm tin tưởng, hi vọng vào thế hệ tương lai. - Tư tưởng mang tầm thời đại: + Gắn vinh nhục cá nhân với vinh nhục dân tộc, thể hiện quan

0,5 0,5 0,5 1,0

0,5

1,0 5,5

0,5

1,0

1,0

1,0 38


niệm đúng đắn về lẽ sống chết. + Phủ định sự lỗi thời của nền học vấn cũ một cách can đảm, sáng suốt, quyết liệt. - Khát vọng lên đường đầy tráng chí, bay bổng: 0,5 + Niềm khát vọng lên đường lớn lao, mạnh mẽ “mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông”. + Tư thế ra đi hiên ngang, hào hùng, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ. - Nhận xét chung về nghệ thuật: + Hình ảnh thơ kì vĩ, lãng mạn, bay bổng. + Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng. C. Kết bài: Nêu cảm nhận chung về nội dung và nghệ thuật bài thơ. - Trong cuộc sống hôm nay, chí làm trai của lớp thanh niên 0,5 có sự thay đổi do thời đại đã đổi thay. Để tồn tại và sống có ý nghĩa, mỗi người phải có công ăn việc làm, có trình độ học vấn, có bản lĩnh và biết thích nghi với những sự thay đổi, có phẩm chất và nhân cách tốt... Song về cơ bản, "chí làm trai" của lớp thanh niên vẫn là mong muốn làm được những việc lớn, có trình độ cao, thành đạt trong sự nghiệp hoặc được nổi tiếng... Những việc đó đều để tạo dựng cuộc sống của bản thân và góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, tạo dựng một thế giới hoà bình. - Nhưng, "chí làm trai" trong thời đại ngày nay không nên hiểu chỉ là chí hướng của nam giới. Trong thời kì phong kiến, do tư tưởng "trọng nam khinh nữ" nên những việc làm của nữ giới khôngđược đề cao hoặc nữ giới không được tham gia những việc "kinh bang tế thế". Thời đại ngày nay, nam nữ bình đẳng, việc "kinh bang tế thế" không còn là bổn phận, trách nhiệm độc tôn của nam giới. Thực tế, có nhiều đại diện của phái nữ đã làm được những việc lớn, thành đạt ở tất cả các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, chính trị-xã hội Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Soạn bài thơ "Vội vàng" Tìm hiểu về Xuân Diệu; Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.

39


Tiết 101 VỘI VÀNG - XUÂN DIỆU I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; - Phân tich một bài thơ mới. 3.Thái độ: Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Xuân Diệu - Năng lực đọc – hiểu Thơ mới - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; video ngâm bài thơ. - Tư liệu tham khảo: Xuân Diệu thơ và đời (NXB Văn học); Thi nhân Việt Nam (NXB Hội nhà văn). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Tìm hiểu về Xuân Diệu; Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Em hãy kể tên một số nhà thơ trong phong trào thơ mới mà em biết ? 40


– Trả lời các câu hỏi +Ai là nhà Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới? Học sinh trả lời, GV xác nhận kiến thức và dẫn dắt giới thiệu về Xuân Diệu và bài Vội vàng: Trong Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh có viết: Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn non nước này. XD say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh - Yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn, tìm những chi tiết quan trọng về là Ngô Xuân Diệu, bút danh: Trảo Nha. tác giả Xuân Diệu. - Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn. Xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong. nơi. Hai phía đèo Ngang: một mối tơ Mỗi miền đất có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ hồng. ông. - Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang, Sau cách mạng, Xuân Diệu hoà nhập, gắn bó với Đói bao thuở, cơm chia phần từng đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc. bát. - Phong cách thơ: Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát. + Thơ XD mang một nguồn cảm xúc mới, quan Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp niệm sống mới mẻ, những cách tân nghệ thuật Chàm. sáng tạo + Thơ Xuân Diệu thể hiện một hồn thơ khao khát Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong. giao cảm với đời. Ông đồ nho lấy cô làm nước mắm. + Là nhà thơ của tình yêu, tuổi trẻ, với giọng thơ sôi nổi đắm say. - Xuân Diệu là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bỉ, có đóng góp lớn cho nền văn học VN hiện đại 2. Tác phẩm: * Xuất xứ: - “Vội vàng” được in trong tập Thơ Thơ, xuất bản 41


1938. HS đọc bài thơ - Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu thể Yêu cầu: đọc diễn cảm: 4 câu đầu - hiện cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong chậm rãi; đoạn 2: nhanh, sung thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói rêng, đồng sướng, hân hoan, háo hưc; đoạn 3 ; thời in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu (“Thiết nuối tiếc; đoạn 4: nồng nàn, nhanh tha, rạo rực, băn khoăn”- Hoài Thanh), tiêu biểu khỏe cho sự cách tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật thơ ông. * bố cục: + Đoạn 1: 13 câu đầu: ->Tình yêu cuộc sống trần thế “tha thiết”. + Đoạn 2: 16 câu tiếp theo: Nỗi lo âu về sự chảy trôi của thời gian. GV cho nghe video Xuân Diệu + Đoạn 3: còn lại: Sự đắm say đến cuồng nhiệt Ngọc Sang diễn ngâm khi tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ, tình yêu nơi - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 trần thế. phút, thực hiện kỹ thuật “Chúng → Từ sự sung sướng, vui tươi trước khu vườn em biết 3”, nội dung: chia bố cục xuân, giọng thơ chuyển sang băn khoăn, tranh bài thơ và nêu nội dung cơ bản? biện, lo âu, thảng thốt, tiếc nuối, để rồi ngọn lửa HS thảo luận, trình bày. sóng bùng cháy mãnh liệt, sôi nổi trong phần kết GV chuẩn xác (slide). của bài thơ. - Cảm xúc của tác giả đã thay đổi => Lối cấu tứ đan xen hòa kết nhuần nhuyễn giữa như thế nào qua các đoạn thơ mạch cảm xúc và mạch luận lí. trên? Theo anh/chị điều gì đã chi phối sự biến đổi, vận động của các sắc thái cảm xúc ấy? HS suy nghĩ, trình bày 1 phút. II. Đọc hiểu văn bản 2. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản - Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện 1. Tình yêu cuộc sống tha thiết: một khát vọng kì là đên ngông - Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng: cuồng. Đó là khát vọng gì? Từ ngữ “ Tắt nắng ; buộc gió” + điệp ngữ “tôi muốn” : nào thể hiện điều này? khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời, can dự vào những qui luật muôn đời của tạo hoá. - Taijsao tg lại có những khát vọng - Mục đích “cho màu đừng nhạt”, “cho hương kì lạ thế? đừng bay” → ước muốn bất tử hoá cái đẹp, giữ Sở dĩ Xuân Diệu có khát vọng kì lạ cho cái đẹp toả lên hương sắc với cuộc đời. đó bởi dưới con mắt của thi sĩ mùa → ước muốn của một tâm hồn thi sĩ. xuân đầy sức hấp dẫn, đầy sự Cái tôi cá nhân đầy khao khát đồng thời cũng là quyến rũ. tuyên ngôn hành động với thời gian. → Thi nhân biến thành tình nhân. - Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn - Vậy bức tranh mùa xuân hiện ra tràn ngập hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ: 42


+ Bướm ong dập dìu. + Chim chóc ca hót. + Lá non phơ phất trên cành. + Hoa nở trên đồng nội. Vạn vật đều căng đầy sức sống, giao hòa sung sướng. Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã bày ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian - “một thiên đàng trần thế”. - Điệp ngữ “này đây” kết hợp với: + Hình ảnh: ong bướm – tuần tháng mật, hoa – đồng nội, lá – cành tơ, ánh sáng – hàng mi. - Để miêu tả bức tranh thiên nhiên + Âm thanh: yến anh – khúc tình si. đầy xuân tình, tác giả sử dụng → Vạn vật đều đang lên sắc, lên hương, đều có những nghệ thuật gì? Có gì mới cặp, có đôi tình tự. trong cách sử dụng nghệ thuật của - So sánh: tháng giêng ngon nhứ cặp môi gần: táo tác giả? bạo. → Xuân thành giai nhân với tấm lòng rộng mở “sẵn sàng ân ái với cuộc đời” – của người tình - Nghệ thuật đó có tác dụng gì? nhân thi sĩ. → Cái nhìn đã trẻ hoá thế giới cũ kĩ, già nua, làm cho nó mới mẻ, đầy bất ngờ, ngạc nhiên. - Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng một nửa. như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều này?

→ Mạch lập luận của đoạn thơ: thiên đường trần - Hãy cho biết tâm trạng của tác thế ngọt ngào đương độ thời tươi là lí do để tác giả giả qua đoạn thơ trên? mở đầu bằng ước muốn can dự vào những qui luật HS trình bày, GV chuẩn xác. muôn đời của tạo hóa. Mở rộng: “Xuân Diệu đã đốt cảnh → Ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp bồng lai để xua ai nấy về hạ giới”. lên sắc, tỏa hương với cuộc đời là ước muốn của (Hoài Thanh) một tâm hồn thi sĩ. - GV bình: Đến đây ta có thể hiểu Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ vì sao tác giả lại muốn tắt nắng, thời gian. buộc gió. Theo anh/chị, đó là ước muốn của người khổng lồ bước ra từ thần thoại, cổ tích hay khát vọng của một thi nhân? HS suy nghĩ, trình bày 1 phút. GV chuẩn xác. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 43


- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi (1) Của ong bướm này đây tuần tháng mật; ...Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. ( Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Tr 22, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) (2)Ai đâu trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những lá vàng? Với của hoa tươi, muôn cánh rã, Về đây đem chắn nẻo xuân sang! ( Trích Xuân, Chế Lan Viên) 1/ Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản ( 1) và (2)? 2/ Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ Của ong bướm này đây tuần tháng mật thuộc văn bản (1) 3/ Chỉ ra sự khác nhau quan niệm về thời gian qua từ xuân của 2 văn bản trên. Định hướng trả lời: 1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm; Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 2/ Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ Của ong bướm này đây tuần tháng mật thuộc văn bản (1) : -Những từ ngữ biểu hiện nghĩa sự việc: Của ong bướm này đây tuần tháng mật. Câu biểu hiện quan hệ giữa ong bướm và tuần tháng mật. -Nghĩa tình thái: bề ngoài thì khách quan, trung hòa về cảm xúc nhưng trong lòng tác giả đang rất hồ hởi, vui tươi đón nhận cuộc sống, sự cảm nhận cuộc sống lúc nào cùng ngọt ngào như tuần trăng mật… 3/ Sự khác nhau quan niệm về thời gian qua từ xuân của 2 văn bản trên: -Từ Xuân trong câu thơ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân của Xuân Diệu thể hiện quan niệm thời gian tuyến tính. Ngay trong mùa xuân mà thi sĩ đã nhớ mùa xuân. Mỗi khoảnh khắc hiện tại lập tức trở thành quá khứ. Thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại.Vì thế, một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Từ đó, ta cảm nhận được niềm khát khao giao cảm với đời của nhà thơ. - Từ Xuân trong câu thơ Về đây đem chắn nẻo xuân sang! của Chế Lan Viên thể hiện quan niệm thời gian tuần hoàn. Từ điểm nhìn hiện tại Xuân, nhà thơ nhớ về quá khứ trở lại mùa thu trước với nỗi buồn về sự chia lìa, tàn tạ của cảnh vật : lá vàng, cánh rã. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ có lối sống gấp, sống ích kỉ trong cuộc sống hôm nay. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, 44


ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung: Từ triết lí sống khao khát giao cảm với đời của nhà thơ Xuân Diệu, thí sinh bày tỏ suy nghĩ về một hiện tượng xấu của một bộ phận giới trẻ hiện nay, đó là sống gấp, sống ích kỉ. Cần trả lời các câu hỏi : sống gấp, sống ích kỉ là gì ? Hậu quả của lối sống đó ? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ? 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị tiết 2 bài Vội vàng + những cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian + Xuân Diệu đã làm gì để níu giữ thời gian

45


Tiết 102 VỘI VÀNG - XUÂN DIỆU I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; - Phân tich một bài thơ mới. 3.Thái độ: Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Xuân Diệu - Năng lực đọc – hiểu Thơ mới - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; video ngâm bài thơ. - Tư liệu tham khảo: Xuân Diệu thơ và đời (NXB Văn học); Thi nhân Việt Nam (NXB Hội nhà văn). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Tìm hiểu về Xuân Diệu; Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. + những cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian + Xuân Diệu đã làm gì để níu giữ thời gian III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. 46


- Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ có lối sống gấp, sống ích kỉ trong cuộc sống hôm nay. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu những 2. Cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu về thời cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu gian - Dùng lối nói định nghĩa để chỉ ra thật cụ thể sự về thời gian Thời gian tự nhiên vẫn thế nhưng thật hiển nhiên không thể phủ nhận: quan niệm, cảm nhận về thời gian + Xuân Diệu lại cho rằng: Xuân đương tới – đương qua ở mỗi con người, thời đại lại khác nhau. Xuân còn non - sẽ già, hết. - Quan niệm về thời gian của thời gian như một dòng chảy, thời gian trôi đi người xưa và Xuân Diệu có gì tuổi trẻ cũng sẽ mất (Thời gian tuyến tính) khác? Xuân Diệu thể hiện cái nhìn biện chứng về vũ Người xưa, các nhà thơ trung trụ, thời gian qua giọng “tranh luận” để bảo vệ quan niệm của mình. đại(HXH). … “Xuân vẫn tuần hoàn” Thời + Xuân Diệu cảm nhận sự mất mát ngay chính gian qua đi rồi trở lại, thời gian sinh mệnh mình. vĩnh cửu quan niệm này xuất + Tôi: cũng mất, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, phát từ cái nhìn tĩnh, siêu hình, lấy chẳng còng tôi mãi. sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời Mùa xuân, tuổi trẻ không tồn tại mãi, nó ngắn gian. ngủi vô cùng. → Vì vậy, con người luôn an nhiên Lấy sinh mệnh cá nhân, cụ thể là lấy tuổi trẻ tự tại, không có gì phải lo lắng. khoảng ngắn ngủi nhất của đời người làm thước đo thời gian. Sử dụng những từ ngữ, cách diễn đạt đối lập mạnh mẽ: non >< già, rộng >< chật, còn >< chẳng còn, tuần hoàn >< chẳng hai lần thắm lại để cảm nhận sâu sắc, thấm thía. - Cách cảm nhận về thời gian: + Thời gian như ngọn gió, bay nhanh, lướt qua tất cả. + Thời gian có mùi, có vị chia phôi. - Từ quan niệm thời gian là tuyến + Hình ảnh sự vật: 47


tính, nhà thơ đã cảm nhận được Cơn gió xinh … phải bay đi điều gì? Chi tiết nào thể hiện được Chim rộn ràng … đứt tiếng reo. điều đó? → lúc tạo vật ở độ căng mọng nhất cũng là khi đối diện với ám ảnh tàn phai, héo úa, chia phôi,tiễn biệt. + Cả đất trời sông núi dâng lên một âm thanh duy nhất: âm thanh của sự chia li. Van vật thở than, ngậm ngùi đưa tiễn phần đời của chinhs nó tạo thành dòng chảy không ngừng phôi pha, mất mát, chia lìa. Sự thức dậy sâu xa về giá trị của sự sống cá thể đã đưa đến một cảm nhận đầy ám ảnh về - Quan niệm sống của Xuân Diệu thời gian trong lòng tạo vật ở nhà thơ Xuân là gì qua đoạn thơ đó? Diệu. HS suy nghĩ, trình bày 1 phút, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhau. GV chuẩn xác bằng các slide. 2. Hướng dẫn tìm hiểu Lời giục 3. Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt - Mau: gấp gáp, vội vàng, cuống quýt, hưởng thụ. giã sống vội vàng, cuống quýt - Cảm nhận được sự trôi chảy của Quan niệm mới, tích cực thấm đượm tinh thời gian, Xuân Diệu đã làm gì để thần nhân văn. níu giữ thời gian? sự trân trọng và ý thức về giá trị của sự sống, cuộc sống, biết quí đời mình (đây cũng là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng). - Xưng “ta” như muốn đối diện với toàn bộ sự sống trên trần gian. - Sử dụng ngôn từ đặc biệt. + Phần đầu, xưng “tôi” để bộc - Nghệ thuật điệp cú theo lối tăng tiến: bạch, phơi trải, giãi tỏ với mọi Ta muốn ôm người, với cuộc đời, Giờ lại xưng riết “ta” có ý nghĩ gì? say thâu cắn cao trào của cảm xúc mãnh liệt. - Điệp + Liên từ: và … và. + Hãy nhận xét về đặc điểm của + Giới từ + trạng thái: hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong Cho chếnh choáng đoạn thơ mới? đã đầy no nê HS trình bày. - Tính từ chỉ xuân sắc: mơn mởn, thời tươi. 48


GV chuẩn xác.

- Danh từ Những biện pháp trên thể hiện cái “tôi” đắm say mãnh liệt, táo bạo, cái “tôi” điển hình cho thời đại mới, một cái “tôi” tài năng thiết tha giao cảm với đời. Nhip điệu của đoạn thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt. Mở rộng: Xuân Diệu là một Quan niệm mới, tích cực thấm đượm tinh “nguồn sống dạt dào chưa từng thần nhân văn: thi sĩ đã phát hiện thấy cách thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” “chiến thắng” thời gian bằng cường độ sống, (Hoài Thanh). khát vọng sống tận hưởng và tận hiến bằng tất HS suy nghĩ, trình bày 1 phút. cả các giác quan, sống mãnh liệt. GV chuẩn xác. sự trân trọng và ý thức về giá trị của sự sống, cuộc sống, biết quí đời mình (đây cũng là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng). GV yêu cầu HS vận dụng kỹ thuật III. Tổng kết hỏi và trả lời luân phiên để tổng 1. Nghệ thuật : kết bài học về các nội dung: - Sự kết hợp giữa, mạch cảm xúc và, mạch luận lí. + Hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của - Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc bài thơ? đáo về hình ảnh thơ. - Sử dụng ngôn từ nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối + Hãy rút ra ý nghĩa của văn bản hả, cuồng nhiệt. ? 2. Ý nghĩa văn bản: Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẫm mĩ mới mẻ HS trình bày. của Xuân Diệu - nghệ sĩ của niềm khao khát giao GV chuẩn xác. cảm với đời. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Phát phiếu học tập Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, …. Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. 1/ Nêu ý chính của văn bản ? 2/ Xác định phép điệp, phép đối lập trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp nghệ thuật đó. 3/ Từ Xuân trong câu thơ Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất nên hiểu như thế nào ? Trả lời: 1/Ý chính của văn bản : cảm nhận mới của Xuân Diệu về thời gian 2/ Xác định phép điệp, phép đối lập trong văn bản a/ Phép điệp: nghĩa là 3 lần. Hiệu quả nghệ thuật thể hiện ý muốn định nghĩa, tạo nên giọng điệu giải thích của Xuân Diệu. Nhà thơ muốn chỉ ra sự trôi chảy thấm thoát không ai níu giữ nổi của thời gian. 49


b/ Phép đối :tới- qua ; non – già ; rộng-chật ; còn- chẳng còn ; tuần hoàn- chẳng hai lần thắm lại. Hiệu quả nghệ thuật: Sự đối lập liên tiếp cho thấy nhà thơ yêu cuộc sống và quý trọng những giây phút của cuộc đời, thể hiện quan niệm sống tích cực và tiến bộ. Đó là sống hết mình, sống tốt, biết quý trọng những giây phút của cuộc đời mình để khi thời gian trôi đi không còn phải nuối tiếc quá nhiều. 3/ Từ Xuân trong câu thơ Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất nên hiểu: không chỉ là xuân của đất trời mà còn là xuân của đời người. Khi tuổi trẻ chẳng còn với thi sĩ thì cuộc sống chỉ có nghĩa là tồn tại, tác giả còn có mặt trên đời nhưng cũng đã mất. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về sống đẹp của tuổi trẻ hôm nay. viết một đoạn văn (khoảng 50 từ) phát biểu cảm nhận của bản thân về hình ảnh thơ mà em ấn tượng nhất trong bài thơ 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài Thao tác lập luận bác bỏ.

50


Tham khảo Tiết 103 ÔN LUYỆN VỘI VÀNG - XUÂN DIỆU I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm đạt được: 1. Kiến thức: - Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; - Phân tich một bài thơ mới. 3.Thái độ: Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Xuân Diệu - Năng lực đọc – hiểu Thơ mới - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Xuân Diệu thơ và đời (NXB Văn học); Thi nhân Việt Nam (NXB Hội nhà văn). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Tìm hiểu về Xuân Diệu; Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. 51


- Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về sống đẹp của tuổi trẻ hôm nay. GV nhận xét, chuyển bài mới Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 40p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: I. Kiến thức cơ bản 1. Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức cơ bản HS thảo luận theo nhóm. Vẽ sơ đồ tư duy hoặc grap kiến thức cơ bản bài "Vội vàng"

2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi II. Luyện đề Bài tập 1. Nhóm 1, 2 Bài tập1 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : 1/Ý chính của văn bản : Lời giục giã sống vội Ta muốn ôm vàng, cuống quýt của thi sĩ Xuân Diệu . Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn 2/ Các dạng phép điệp Ta muốn riết mây đưa và gió lượn a/ Điệp từ : và...và...và ; cho...cho...cho Ta muốn say cánh bướm với tình yêu b/ Điệp ngữ : Ta muốn đến 5 lần. Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Hiệu quả nghệ thuật: Thi sĩ đa tài Xuân Diệu Và non nước, và cây, và cỏ rạng, đã phát hiện ra cách chạy đua với thời gian Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã bằng cường độ sống, khát vọng sống mãnh liệt. đầy ánh sáng, Các phép điệp đã diễn tả niềm ham muốn vô Cho no nê thanh sắc của thời tươi; biên, cuồng nhiệt của thi sĩ lãng mạn, đồng - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi thời nói hộ lòng mình cho bao người tuổi trẻ. ! 3/ Các từ ôm ; riết ; say ; thâu ; cắn thuộc từ ( Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Tr 23, SGK loại động từ. Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) Hiệu quả nghệ thuật : Hàng loạt động từ mạnh 1/ Nêu ý chính của văn bản ? diễn tả động tác táo bạo, quyết liệt, thể hiện 52


2/ Xác định các dạng phép điệp trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó. 3/ Các từ ôm ; riết ; say ; thâu ; cắn thuộc từ loại gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ loại đó. 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu qua văn bản.

Bài tập 2: Nhóm 3, 4 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vương trên đài trán ngây thơ, mắt như bao luyến mọi người, và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái. Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân, những hương sắc nảy ra bởi ánh sáng của lòng chàng. Thơ thơ là cụm đầu mùa chàng tặng cho nhân gian. Và từ đây, chúng ta đã có Xuân Diệu. ( Trích Lời giới thiệu Thơ Thơ- Thế Lữ) 1/ Nêu ý chính của văn bản ? 2/ Xác định câu chủ đề của văn bản. Người viết sử dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp ? 3/ Xác định biện pháp tu từ về từ trong văn bản.Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó ? 4/ Xác định phép liên kết chính trong văn bản.

đầy đủ ước muốn hưởng thụ trần tục, cuồng nhiệt, biến đối tượng của hưởng thụ thành những hình ảnh cụ thể, hữu hình. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung: Thí sinh bày tỏ suy nghĩ về quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu: thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là có con người với tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của con người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ lại là tình yêu. Biết hưởng thụ chính đáng những gì cuộc sống ban tặng cho mình, hãy sống hết mình, sống có trách nhiệm với tương lai, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Bài tập 2: 1/Ý chính của văn bản : Giới thiệu thi sĩ Xuân Diệu và tập Thơ thơ của ông. 2/ Câu chủ đề của văn bản : Và từ đây, chúng ta đã có Xuân Diệu. Người viết sử dụng thao tác quy nạp. 3/ Biện pháp tu từ về từ trong văn bản : - So sánh: tóc như mây ; mắt như bao luyến ;miệng cười mở rộng như một tấm lòng Hiệu quả nghệ thuật: Gợi hình ảnh cụ thể về chân dung và con người nhà thơ Xuân Diệu. -Ẩn dụ: đường thơ ( quá trình sáng tác); hái những bông hoa ( tác phẩm nghệ thuật) ; ánh sáng( tư tưởng và nghệ thuật) Hiệu quả nghệ thuật: Gợi hình ảnh cụ thể những đóng góp tích cực của Xuân Diệu trong quá trình sáng tác văn học. 4/ Phép liên kết chính trong văn bản : - Phép thế đồng nghĩa: nhà thi sĩchàng-Xuân Diệu - Phép thế đại từ : ấy, từ đây.

53


Qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) nêu suy nghĩ về quan niệm sống của tuổi trẻ hiện nay.

Bài tập 3: 1. Giải thích: - Quan niệm sống: là cách nhận thức đánh giá của mỗi người về cuộc sống. - Quan niệm sống của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng là quan niệm sống vội vàng. +Thời gian chảy trôi không ngừng, đời người hữu hạn, tuổi trẻ ngắn ngủi nên phảisống vội vàng, chớp từng khoảnh khắc của cuộc sống:

54


+ Cuộc đời trần thế là đẹp nhất, đáng sống nhất. Hạnh phúc tồn tại ngay trong chính cuộc sống xung quanh ta. Vậy nên nhà thơ luôn giục giã, luôn khao khát nắm giữ mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời, của sự sống con người, sống tận hưởng, tận hiến. Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn - Đây là quan niệm sống tích cực. 2. Bàn về quan niệm sống của tuổi trẻ hiện nay: * Biểu hiện: -Quan niệm sống tích cực: + Sống có lí tưởng mục đích rõ ràng. + Sống cống hiến: sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện để khẳng định bản thân và dựng xây quê hương, đất nước. + Sống cởi mở, tương thân tương ái với cộng đồng. Thế hệ trẻ hôm nay có sự tiếp nối kế thừa phát huy quan niệm sống đẹp của ông cha ta thủa trước. - Quan niệm sống tiêu cực: + Sống buông thả, vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. + Sống hưởng thụ, lười lao động. + Sống vô cảm, thiếu đời sống nội tâm. + Sống ảo. Học sinh lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học (Thép đã tôi thế đấy - Nikolai Ostrovsky, Những đứa con trong gia đình Nguyễn Thi, Việt Bắc - Tố Hữu, Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân, Lặng lẽ Sa pa Nguyễn Thành Long,…) và dẫn chứng trong đời sống để chứng minh. * Vai trò: -Sống tích cực: + Đem lại thành công trong cuộc sống, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách. + Góp phần đưa đất nước hội nhập và phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. 55


- Sống tiêu cực: + Tự hủy hoại bản thân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xã hội. 3. Bài học nhận thức và hành động: - Gìn giữ và phát huy lối sống đẹp của ông cha thủa trước. - Mỗi người chon cho mình một quan niệm sống đẹp, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cùa bản thân, gia đình, xã hội. - Phê phán lối sống tiêu cực. Hoạt động 4 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị nội dung trình bày vào tiết sau. Từ thái độ vội vàng của Xuân Diệu trong bài thơ cùng tên, hãy bàn về mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ đối với mỗi con người. (viết đoạn văn)

56


Tiết 104 THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. - Các cách bác bỏ. - Yêu cầu sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. 2. Kĩ năng: - Nhận diện và chỉ ta tính hợp lí nét đặc sắc của các cách bác bỏ trong các văn bản. - Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến (về vấn đề xã hội hoặc văn học) với cách bác bỏ phu hợp. 3.Thái độ: Có ý thức và biết cách bác bỏ những ý kiến, những lời nói sai trái hoặc thiếu chính xác. Nâng cao ý thức vận dụng thao tác này trong giao tiếp và ứng xử. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề: HS thể hiện quan điểm cá nhân khi nhận diện thao tác lập luận bác bỏ trong ngữ liệu do Gv đưa ra, giải quyết được các tình huống GV đưa ra. - Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt tạo lập văn bản theo yêu cầu hoàn toàn mới có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ; -Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội, văn học. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: GV đưa ra tình huống: Có người cho rằng con người sống để ăn. Nhưng có người nói ngược lại: Ăn để sống. Em đồng ý quan niệm nào? Hãy lập luận để bảo vệ quan điểm của mình. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu : Lập luận bác bỏ rất cần thiết trong đời sống hiện nay, khi mà 57


trong xã hội không khỏi những nhận định sai lầm, lệch lạc thậm chí phản cả các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội…Vì vậy chúng ta phải kịp thời bác bỏ nhận định đó để bảo vệ các chân lí. Muốn bác bỏ ý kiến người khác cần phải có tri thức, biết cách bác bỏ.Để làm được điều này, ta tìm hiểu bài: thao tác lập luận bác bỏ. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ, các cách bác bỏ. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung HS tìm hiểu mục I trong SGK 1.Khái niệm Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ, dẫn chứng - Thế nào là bác bỏ? đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm lệch lạc thiếu khao học của một quan điểm, ý kiến nào đó. 2.Mục đích. - Trong cs cũng như viết bài NL, - Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận những ý ta dùng thao tác bác bỏ nhằm kiến, những nhận định sai trái, nhằm bảo vệ ý mục đích gì? kiến, nhận định dúng đắn. 3. Yêu cầu. - Để bác bỏ thành công, cần nắm - Cần phải chỉ ra được cái sai hiển nhiên của các vững những yêu cầu nào? chủ thể phát ngôn, phải có hiểu biết sâu sắc. (Thái độ khi bác bò? ) - Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ các ý kiến, nhận định sai trái. - Có thái độ thẳng thắn, có văn hoá tranh luận và có sự tôn trọng người đối thoại, tôn trọng bạn đọc. 2. Tìm hiểu cách bác bỏ. II. Cách bác bỏ : HS:đọc các đoạn trích ở mục II.1 1. Tìm hiểu một số đoạn văn có dùng TTLLBB. trong SGK. - Đoạn a: ông Đinh Gia Trinh bác bỏ ý kiến của HS:trao đổi, thảo luận theo bàn và ông Nguyễn Bách Khoa cho rằng:”Nguyễn Du là trả lời các câu hỏi: một con bệnh thần kinh”. - Cho biết trong ba đoạn trích Bb bằng cách dùng phối hợp nhiều loại câu, nhất trên, luận điểm(ý kiến,nhận là câu hỏi tu từ và bằng cách so sánh trí tưởng định,quan niệm…) nào bị bb? tượng của Ng.Du với trí tưởng tượng của các thi - Bác bỏ bằng cách nào? sĩ nước ngoài. - Đoạn b: ông Nguyễn An Ninh bb ý kiến sai trái cho rằng” tiếng nước mình nghèo nàn”. Bb bằng cách khẳng định ý kiến sai trái ấy không có cơ sở nào cả và bằng cách so sánh hai nền vh Việt- Trung để nêu câu hỏi tu từ: “phải quy lỗi 58


cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?” - Đoạn c: ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” Bb bằng cách phân tích tác hại đầu độc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh. 2. Cách bác bỏ Từ những ví dụ trên hãy kết luận - Đối tượng bác bỏ: luận điểm, luận cứ hoặc cách về: lập luận. - Đối tượng bác bỏ - Cách bác bỏ: - Cách bác bỏ + Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ. + Nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân, hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác, thiếu khoa học...của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy. Từ đó nêu ý kiến đúng để thuyết phục người nghe/ người đọc. + Diễn đạt chặt chẽ, linh hoạt. + Thái độ khách quan, khoa học, đúng mực. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Thảo luận nhóm: Đọc đoạn trích trong sgk trang 26, 27 và trả lời câu hỏi: - Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên? - Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có gì khác nhau? - Anh/chị rút ra được bài học gì về cách bác bỏ? Bài tập 1: - Nguyễn Dữ bác bỏ một ý kiên sai lệch: cứng quá thì gãy, từ đó mà đổi cứng ra mềm. Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan niệm sai lầm: thơ là những lời đẹp. - Cách bác bỏ và giọng văn: + ND: dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch. + NĐT: dùng dẫn chứng để bác bỏ luận điểm với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị. - Rút ra bài học: Khi bác bỏ cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn sát hợp. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: 59


HS chuẩn bị nội dung trình bày vào tiết sau. - Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh/chị hãy bác bỏ quan niệm đó Tích hợp: Giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản vị thành niên - Suy nghĩ của em về tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” Bài tập 2: - Khẳng định đây là một quan niệm sai về việc kết bạn trong lứa tuổi học trò. Phận tích “học yếu” ko phải là một “thói xấu”, mà là một nhược điểm chủ quan hoặc do những điều kiện khách quan chi phối( sức khỏe, khả năng, hoàn cảnh gia đình..); từ đó phân tích nguyên nhân và tác hại của qn trên. Khẳng định qn đúng đắn là kết bạn với những người học yếu là trách nhiệm và tình cảm bạn bè nhằm giúp đỡ nhau tiến bộ về mọi mặt,trong đó có học tập - Nên dùng giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị để thuyết phục bạn có quan niệm sai lầm. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ + Xem lại mục đích, yêu cầu, cách làm thao tác lập luận bác bỏ + Làm các bài tập trong SGK

60


Tiết 105 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu kiến thức và kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. - Nhận diện, chỉ ra tính hợp lí, đặc sắc của cách bác bỏ trong văn bản nghị luận. - Biết phát biểu ý kiến hoặc viết được một đoạn văn, bài văn nghị luận theo thao tác lập tác lập luận bác bỏ 2. Kĩ năng: - Nhận diện và chỉ ta tính hợp lí nét đặc sắc của các cách bác bỏ trong các văn bản. - Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến (về vấn đề xã hội hoặc văn học) với cách bác bỏ phù hợp. 3. Thái độ: Có ý thức và biết cách bác bỏ những ý kiến, những lời nói sai trái hoặc thiếu chính xác. Nâng cao ý thức vận dụng thao tác này trong giao tiếp và ứng xử. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề: HS thể hiện quan điểm cá nhân khi nhận diện thao tác lập luận bác bỏ trong ngữ liệu do Gv đưa ra, giải quyết được các tình huống GV đưa ra. - Năng lực sáng tạo: Biết cách tạo lập văn bản theo yêu cầu hoàn toàn mới có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ; -Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội, văn học. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. + Xem lại mục đích, yêu cầu, cách làm thao tác lập luận bác bỏ + Làm các bài tập trong SGK III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. 61


- Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. HS trình bày sơ đồ tư duy hoặc grap. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

Tìm ra: Sai ở đâu? Vì sao sai? Thái độ khách quan, đúng mực

Bảo vệ chân lý Xác định sự thật

Cách thức bác bỏ

Bác bỏ luận điểm

Dùng thực tế

Dùng phép suy luận

Bác bỏ luận cứ

Vạch ra sai lầm, giả tạo trong lý lẽ, bằng chứng

Bác bỏ lập luận

Vạch ra mâu thuẫn trong suy luận

2. Cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Dòng nào sau đây không đúng khi muốn bác bỏ một ý kiến sai nào đó? A. Tuyên bố với mọi người là ý kiến đó sai B. Trích dẫn ý kiến ấy một cách đầy đủ khách quan C. Làm rõ ý kiến đó sai chỗ nào D. Làm rõ vì sao như thế lại sai Câu 2: Thế nào là bác bỏ luận cứ? A. Vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng B. Vạch ra tính chất sai lầm đã được sử dụng C. Vạch ra những thiếu sót trong lí lẽ đã được sử dụng D. Vạch ra tính chất giả tạo trong dẫn chứng Câu 3: Thế nào là bác bỏ lập luận? A. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic của đối phương B. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic trong lập luận của đối phương C. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận D. Vạch ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận Câu 4: Nhất Chi Mai phê bình Vũ Trọng Phụng khi đọc văn của Vũ Trọng Phụng: "phẫn uất, khó chịu...vì cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen ẩn trong đó!", sự chỉ trích của Nhất Chi Mai bao gồm những luận cứ nào? A. Thấy hắc ám B. Thấy căm hờn C. Thấy nhỏ nhen D. Cả ba luận cứ trên 62


b. Hoạt động 2: Thực hành. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Củng cố, khắc sâu kiến thức và kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. + Nhận diện, chỉ ra tính hợp lí, đặc sắc của cách bác bỏ trong văn bản nghị luận. + Biết phát biểu ý kiến hoặc viết được một đoạn văn, bài văn nghị luận theo thao tác lập tác lập luận bác bỏ - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bài tập 1: 1. Hướng dẫn HS làm bài tập 1 * Đoạn a: Tích hợp kĩ năng sống - Vấn đề bác bỏ : quan niệm sống sai lầm – sống HS làm việc theo nhóm Thời gian thảo luận 6 phút. bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình. + Nhóm 1, 2: đoạn văn a - Cách bác bỏ: dùng lí lẽ bác bỏ trực tiếp và + Nhóm 3, 4: đoạn văn b những hình ảnh so sánh sinh động. + Nêu và khẳng định: cuộc sống riêng không biết gì đến cộng đồng xã hội là một cuộc sống nghèo nàn, dù có đầy đủ tiện nghi. + Phân tích bản chất và tác hại của cách sống bó hẹp bằng các hình ảnh so sánh. -> Vừa bác bỏ vừa nêu ý đúng, động viên người đọc làm theo. - Diễn đạt: từ ngữ giản dị, phối hợp câu tường thuật và câu miêu tả khi đối chiếu so sánh, khiến đoạn văn sinh động, thân mật, có sức thuyết phục cao. * Đoạn b: - Vấn đề bác bỏ: vua Quang Trung bác bỏ thái độ e ngại, né tránh của những hiền tài không chịu ra giúp nước trong buổi đầu nhà vua dựng nghiệp. - Cách bác bỏ: dùng lí lẽ để phân tích, nhắc nhở, kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước. + Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn trong sự nghiệp chung, nỗi lo lắng và mong đợi người tài của nhà vua. + Khẳng định trên dải đất văn hiến của nước ta không hiếm người tài. -> Bác bỏ thái độ sai lầm của hiền tài và động viên người tài ra giúp nước. - Diễn đạt: từ ngữ trang trọng mà giản dị, sử dụng câu tường thuật và câu hỏi tu từ, dùng lí lẽ kết hợp 63


với hình ảnh so sánh, giọng điệu chân thành, khiêm tốn. Bài tập 2: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 2 - Hai cách hiểu ko hoàn tòan sai nhưng cũng chưa Thảo luận nhóm cặp đôi Đọc và làm BT 2, thời gian chuẩn hoàn toàn đúng. Mỗi cách hiểu đều nêu những bị 6 phút. điều kiện cần nhưng chưa phải là đkiện đủ. GV gợi ý: Có thể chọn 1 hoặc là cả hai qn để bác bỏ. Gợi ý: - Môn Ngữ văn: – KH về tiếng nói (ngữ). - KH về con người trong đ/s (văn). -> Yêu tiếng mẹ đẻ, yêu con người và đ/s, khao khát tìm hiểu đ/s, con người để có thể sống tốt đẹp hơn và giãi bày t/cảm của mình. Qniệm đúng đắn: Muốn học tốt môn ngữ văn cần phải:+ Sống sâu sắc và có ý thức tích luỹ vốn sống thực tế. + Có động cơ và thái độ học tập đúng đắn. + Có phương pháp học tập phù hợp để nắm kiến thức cơ bản và hệ thống. + Thường xuyên trau dồi kiến thức qua sách, báo, tạp chí và thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có quan niệm cho rằng: "Thanh niên, học sinh 3. Hướng dẫn HS làm bài tập 3 thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường ... thế mới là cách sống "sành điệu" của tuổi trẻ thời hội nhập" . Xác định qniệm sống trên là đúng Anh / chị hãy lập dàn ý và viết đoạn nghị luận bác hay sai? Xây dựng cách bác bỏ? bỏ quan niệm trên. HS: Trao đổi theo bàn, trả lời. - Qniệm sai lầm - Cách bác bỏ: Phân tích nguyên nhân, chỉ ra tác HS: Làm việc cá nhân, dựng dàn ý hại -> phương hướng suy nghĩ và hành động đúng và viết đoạn. đắn về vấn đề. Dàn ý: GV: gọi đọc và nhận xét a) Mở bài: Giới thiệu ít nhất 2 quan niệm sống khác nhau: - Quan niệm trong SGK - Quan niệm khác: cách sống của tuổi trẻ thời hội nhập là phải có trí tuệ, khát vọng làm giàu .... b)Thân bài: - Thừa nhận đây cũng là một trong những quan niệm về cách sống hiện nay đang tồn tại. Phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh ra quan niệm ấy. - Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy: 64


+ Vấn đề cần bác bỏ: Bản chất cái gọi là "sành điệu" chính là lối sống buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm. + Cách bác bỏ: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế. - Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn. c) Kết bài: Phê phán và nêu tác hại của quan niệm về cách sống sai trái. c. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 7 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: Tại lớp : Có người nói: “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là không cần thiết”. Em hãy viết đoạn văn bác bỏ ý kiến đó. HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Vội vàng của Xuân Diệu chỉ là sự thể hiện quan điểm sống gấp bồng bột của tuổi trẻ? Viết đoạn trình bày ý kiến. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap Chuẩn bị bài Tràng giang: - Tìm hiểu về Huy Cận; - Xem lại bài "Đoàn thuyền đánh cá"; - Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.

65


Tiết 106 TRÀNG GIANG - Huy Cận I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ. - Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; - Phân tich một bài thơ mới. - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3.Thái độ: Có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và lòng đồng cảm với nhà thơ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Huy Cận - Năng lực đọc – hiểu Thơ mới - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà thơ - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Huy Cận thơ và đời (NXB Văn học); Thi nhân Việt Nam (NXB Hội nhà văn); video “Huy Cận trog tim tôi” 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); - Tìm hiểu về Huy Cận; - Xem lại bài "Đoàn thuyền đánh cá"; - Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: 66


Trò chơi "Ai nhanh hơn" HS trả lời các câu hỏi: Đây là bài thơ nào? 1. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc về thiên nhiên vũ trụ và cảm xúc về lao động, người lao động. 2. Bài thơ có bốn từ “Hát”. ( Đọc những câu có từ "hát") Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Câu hát căng buồm với gió khơi, GV nhận xét, chuyển bài mới : Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” mang tâm trạng … còn trước CMT8, Trong tập thơ “Lửa thiêng” nhà thơ Huy Cận có làn tự họa chân dung tâm hồn minh: “Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu” Nỗi sầu ấy có bao trùn cả tập “Lửa thiêng” và hội tụ ở bài “Tràng giang”- một trong những bài thơ tiêu biểu của hồn thơ Huy Cận trước cách mạng Tháng Tám. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Cho HS xem video "Huy Cận trong - Huy Cận là nhà thơ lớn, một trong những đại tim tôi" biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ Dựa vào SGK, HS tự chốt những ảo não. kiến thức cơ bản (chú ý về đặc - Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết điểm, phong cách, vị trí) lí. - Thơ Huy Cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn, mang một sắc thái riêng đó là " Cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh" (Hoài Thanh). Thơ Huy Cận thường khắc - Trình bày xuất xứ, hoàn cảnh họa những cảnh lụi tàn, bơ vơ, hoang vắng, chia sáng tác? lìa dường như nhà thơ " lượm lặt những chút buồn Theo chính lời nhà thơ Huy Cận thủa rải rác để sáng tạo nên hững vần thơ ảo não" sinh thời từng kể với bạn thơ, thì hồi đó Hoài Thanh. vào năm 1939, khi Huy Cận đang học 2. Tác phẩm: năm thứ 2 trường Cao đẳng Nông lâm tại 67


Hà Nội và "luôn luôn bị một mối sầu lớn vò xé tâm hồn" (Huy Cận). Thời bấy giờ, Hà Nội còn mênh mông, rậm rạp cây cối, hồ nước thì nhiều mà thưa thớt người ở nên thường gợi cho người ta cảm giác mông quạnh, cô liêu.

- Bài thơ viết mùa thu 1939, được in trong tập “Lửa thiêng” tập thơ tiêu biểu và nổi tiếng của ông trước cách mạng tháng tám 1945. - Hoàn cảnh sáng tác: Một buổi chiều mùa thu 1939, HC đứng ở bờ nam bến Chèm, nhìn sang dòng sông Hồng mênh mang và nghĩ về những Mỗi lần thấy trống vắng trong lòng, kiếp người vô định, trôi nổi → sáng tác bài thơ. chàng sinh viên Huy Cận thường đạp xe - Cảm xúc của bài thơ được gợi từ cảnh sóng lên đường đê Nhật Tân, con đê nằm giữa nước mênh mang của sông Hồng. sông Hồng và Hồ Tây. Gặp mùa nước lũ, sông Hồng đỏ ngầu lên, lòng sông mở rộng ra mênh mông. Huy Cận lặng người đứng ngắm dòng sông mẹ hùng vĩ mà hoang vắng đến rợn người ấy. Những dải bèo, những đám rác rêu, tre gỗ, củi mục... trôi bồng bềnh trên dòng nước lũ. Phía xa xa là một làn sương mờ dâng lên mơ hồ trên mặt nước. Chỉ có nước lũ, khắp dòng sông không một bóng người. Chỉ có đôi ba cánh chim chấp chới giữa một vòm trời về chiều nhạt nhòa, u ám. Theo lời Huy Cận kể lại, khung cảnh thiên nhiên ấy đã tác động mạnh mẽ đến ông...

2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nhan II. Đọc hiểu văn bản đề và lời đề từ Hướng dẫn đọc văn bản - GV hướng dẫn đọc: giọng đọc nhẹ nhàng, trầm buồn, da diết. GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận - Bài thơ có nhan đề là Tràng 1. Nhan đề và lời đề từ giang. Hãy giải thích ý nghĩa của a. Nhan đề từng từ và của cả nhan đề? + Tràng (cách đọc biến âm của “trường”): dài. - Tại sao nhà thơ không đặt là + Giang: sông. Trường giang mà lại đặt là Tràng - Từ Hán Việt Tràng giang (trường giang): sông giang? dài gợi không khí cổ kính. HS suy nghĩ trình bày. - Hiệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, GV chuẩn xác. mênh mang, gợi hình ảnh một con sông rộng. Tích hợp GD bảo về môi trường, →Tràng giang là cách diễn đạt mới trong khi bảo tồn thiên nhiên, năng lượng Trường giang dễ bị nhầm lẫn với tên một con sông Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ ở Trung Quốc. đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ Gợi không khí cổ kính, khái quát nỗi buồn sông dài? Đề từ đó có mối liên hệ mênh mang, rợn ngợp. gì với bức tranh thiên nhiên và tâm b. Lời đề từ trạng của tác giả trong bài thơ? - Là cảm xúc (bâng khuâng, nhớ) trước khung 68


Câu thơ định hướng cảm xúc chủ cảnh thiên nhiên rộng lớn (trời rộng, sông dài). đạo của bài thơ nỗi buồn sầu lan - Một nỗi buồn phảng phất được gợi lên bởi sự xa tỏa, nhẹ nhàng mà sâu lắng trước cách, chia li giữa trời và sông (“trời rộng nhớ sông cảnh trời rộng sông dài ( tràng dài”). giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hòa, vừa cổ điển (của sông nước mây trời) vừa hiện đại ( của nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời thơ mới. HS cảm nhận, trình bày; GV chuẩn xác. 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu khổ 2. Khổ thơ 1 - Không gian sông nước mênh mông: thơ 1 - ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã + Sóng gợn, miêu tả không gian nào? Không + Nước … trăm ngả. gian này có đặc điểm gì? Chứng + Lạc mấy dòng. minh qua hình ảnh cụ thể? - Hình ảnh cõi nhân thế: HS tái hiện và chứng minh. + Con thuyền xuôi mái: con thuyền buông trôi - Trong không gian sông nước theo dòng nước → gợi sự trôi nổi, phó mặc, vô mênh mông ấy, anh/chị thấy hiện định. lên những hình ảnh nào của cõi + Thuyền về nước lại: thuyền – nước vận động nhân thế (đời sống con người)? ngược chiều nhau → gợi nỗi sầu chia li, tan tác. Hãy giải thích ý nghĩa của mỗi + Củi một cành khô lạc mấy dòng: một cành cây hình ảnh và cho biết sắc thái cảm đã chết, đang lạc giữa sông nước mênh mang → xúc được gợi lên từ mỗi hình ảnh thể hiện sự nhỏ nhoi, lạc lõng. ấy? - Tương quan đối lập: không gian “tràng giang” HS trình bày 1 phút. bao la >< thế giới của cõi nhân sinh bé nhỏ, đơn côi. + Từ những hình ảnh ấy, anh/chị Cảm giác cô đơn, lẻ loi của con người trong có nhận xét gì về mối tương quan trời, đất. giữa không gian sông nước và thế giới của cõi nhân sinh? + Tương quan ấy gợi lên những cảm giác nào trong lòng người? HS nhận xét. GV mở rộng: Đây là tâm lí tự nhiên của con người khi đứng - Ý nghĩa biểu tượng: trước vũ trụ vô thuỷ, vô chung: + Dòng sông: dòng đời. “Ai người trước đã qua + Thuyền, củi: những kiếp người đơn côi, lênh Ai người sau chưa tới đênh lạc loài giữa dòng đời mênh mông. Nghĩ trời đất vô cùng -Thanh điệu: có sự hoán vị B – T đều đặn: Một mình tuôn giọt lệ” + BTT – TBB. (Trần Tử Ngang) + BB – TT. - GV hỏi: Nếu xem dòng sông là + TBB – TTB. 69


biểu tượng của dòng đời mênh - Cấu trúc: đăng đối: mang đang chảy trôi thì ý nghĩa + Buồn điệp điệp – nước song song. tượng trưng của hình ảnh con + Thuyền về - nước lại. thuyền, canh củi khô là gì? + một cành khô – lạc mấy dòng. HS suy luận. → thanh điệu, cấu trúc câu thơ đã tạo cho khổ thơ - GV hỏi: anh/chị có nhận xét gì về một âm điệu, tiết tấu nhẹ nhàng, chậm rãi, trầm thanh điệu, cấu trúc thơ trong buồn. cách diễn đạt của Huy Cận? Không gian tràng giang gợi nỗi buồn mênh HS cảm nhận, đánh giá. mang trong lòng người. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : (1) Huy Cận (1919 -2005) tên đầy đủ là Cù Huy Cận, sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo, gốc làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức Ân, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận là một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ mới. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước, từ đó tích cực tham gia các phong trào văn nghệ phục vụ cách mạng và giữ các chức vụ quan trọng trong Chính phủ và trong Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Năm 2001, Huy Cận được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm thơ thế giới. (2) Thơ Huy Cận trước Cách mạng nổi tiếng với tập Lửa thiêng, tập thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng, đó là một nỗi buồn mênh mang, da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, tạo cảm giác cô đơn rợn ngợp. Trước vũ trụ bao la, con người thật nhỏ bé và cô đơn. Đó là tâm trạng chung của các nhà thơ mới. Tâm trạng của thế hệ thanh niên rơi vào tình trạng không tìm ra ý nghĩa cuộc đời, trong họ luôn chứa chất tâm sự thời cuộc. Sau Cách mạng, thơ Huy Cận vui hơn, hoà cùng niềm vui chung của toàn dân tộc. ( Trích Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11- Nguyễn Trọng Hoàn) 1/ Nêu ý chính của văn bản ? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì ? 2/ Xác định câu văn đánh giá vị trí của Huy Cận trong thơ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ở đoạn văn (1)? 3/ Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn (2)? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng thao tác đó? Định hướng trả lời: 1/ Ý chính của văn bản: Giới thiệu khái quát về tiểu sử và đóng góp của thơ Huy Cận trước và sau Cách mạng tháng Tám. Phương thức biểu đạt của văn bản là thuyết minh 2/ Câu văn đánh giá vị trí của Huy Cận trong thơ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ở đoạn văn (1) : Huy Cận là một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ mới. 3/ Thao tác lập luận chính trong đoạn văn (2): so sánh. Đó là so sánh giữa Thơ Huy 70


Cận trước Cách mạng và Sau Cách mạng. Hiệu quả nghệ thuật: làm nổi bật sự thay đổi tâm trạng trong thơ Huy Cận ở 2 thời kì lịch sử khác nhau. Cách mạng tháng Tám không những thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam mà còn đem đến cái nhìn mới, sức sống mới cho thi sĩ Huy Cận. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về việc tìm ra ý nghĩa cuộc đời của tuổi trẻ hôm nay. - Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung: Từ sự bế tắc không tìm ra ý nghĩa cuộc đời của thế hệ thanh niên trước Cách mạng tháng Tám, thí sinh liên hệ đến tuổi trẻ hôm nay. Hoàn cảnh đất nước đã thay đổi. Thế hệ trẻ hôm nay đã tìm thấy ý nghĩa cuộc đời, cần phải xác định được lí tưởng sống cao đẹp, sống có ích, có ý nghĩa, biết cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Phê phán một bộ phận giới trẻ sống không có mục đích, lí tưởng. Từ đó, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị Tiết 2 Tràng giang: + Thủ pháp nghệ thuật tương phản + Vì sao trong ba khổ thơ đầu nhà thơ bày tỏ nỗi buồn sâu lắng, thống thiết trước thiên nhiên + Phân tích điểm khác nhau về nỗi nhớ trong thơ xưa và trong thơ HC (GV giới thiệu bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu)

71


Tiết 106 TRÀNG GIANG - Huy Cận I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ. - Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí - Tích hợp GD bảo về môi trường, bảo tồn thiên nhiên, năng lượng 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; - Phân tich một bài thơ mới. - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3.Thái độ: Có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và lòng đồng cảm với nhà thơ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Huy Cận - Năng lực đọc – hiểu Thơ mới - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà thơ - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Huy Cận thơ và đời (NXB Văn học); Thi nhân Việt Nam (NXB Hội nhà văn). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); - Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. + Thủ pháp nghệ thuật tương phản + Vì sao trong ba khổ thơ đầu nhà thơ bày tỏ nỗi buồn sâu lắng, thống thiết trước thiên nhiên + Phân tích điểm khác nhau về nỗi nhớ trong thơ xưa và trong thơ HC (GV giới thiệu bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu) III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 72


2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Câu 1: Hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới trong khổ một bài thơ “Tràng giang”? A. Củi một cành khô B.Sóng gợn tràng giang C. Con thuyền xuôi mái D. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Câu 2: Cùng với các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, Huy Cận đã bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước bằng cách nào? A. Bày tỏ một cách gián tiếp, kín đáo, bóng gió B. Không bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước, chỉ bộc lộ nỗi sầu nhân thế C. Thể hiện trực tiếp, sôi nổi, thiết tha D. Mượn chuyện sinh hoạt đời thường, chuyện tình yêu đôi lứa, tâm tư của loài vật… để thể hiện tình yêu quê hương đất nước. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ. + Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu khổ 3. Khổ thứ hai - Không gian: “cồn nhỏ” hoang sơ, vắng lặng (lơ thơ thứ 2 - Cảnh sông được miêu tả như thế thơ, đìu hiu). nào? - Âm thanh: tiếng chợ chiều đã vãn gợi lên cái mơ - Từ “đâu” gợi ta có cảm giác gì hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn về dấu hiệu sự sống? tạ,vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người. - Không gian vắng lặng, cô tịch, chỉ có thiên nhiên - Suy nghĩ của anh/chị về âm trong khi sự sống của con người nghe sao mơ hồ, thanh được nói đến trong câu này? xa vắng. → Nỗi buồn cô đơn, trống vắng, một niềm khát khao tìm đến cõi nhân thế để được giao hào với con người. - Nhận xét về hình ảnh “trời sâu - Không gian được mở rộng ở nhiều chiều khác 73


nhau: cao (trời lên), dài (sông dài), rộng (trời rộng). - Sâu chót vót (mà không phải là cao chót vót): tả chiều cao thăm thẳm, khôn cùng, như vẽ lên cảnh thiên địa vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận. - Cảnh vật thêm vắng lặng, đìu hiu, con người càng trở nên nhỏ bé, rợn ngợp trước vũ trụ bao la, rộng lớn. - Huy Cận đã học các nhà thơ Đường cách xây dựng tứ thơ bằng việc dựng lên các quan hệ: vô - Thủ pháp nghệ thuật tương phản cùng (sông, nước, bầu trời) – hữu hạn (cồn nhỏ, phát huy tác dụng gì? bến cô liêu). - Bút pháp “vẽ mây nẩy trăng”: tả không gian thiên địa vô cùng, vô tận (vân) nhưng kì thực là nhằm thể hiện rõ sự cô đơn, trống trải, sự bơ vơ của cái tôi lãng mạn (nguyệt). → Nỗi buồn cô đơn, trống trải. - Tâm trạng của tác giả biểu hiện Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm như thế nào? bổng, Huy Cận như muốn lấy âm thanh để xoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu khổ 4. Khổ thứ ba - Hình ảnh ước lệ: “bèo” để diễn tả thân phận, thơ thứ 3 - Hình ảnh cánh bèo manh tính kiếp người chìm nổi. ước lệ tượng trưng cho điều gì? - Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ, lạc loài của kiếp người vô định. - Câu hỏi tu từ cho ta thấy gì về - Không cầu, không đò: không có sự giaolưu kết sự giao kết tình người? nối đôi bờ niềm khao khát mong chờ đau đáu HS thảo luận theo bàn dấu hiệu sự sống, sự hoà hợp giữa con người. - Vì sao trong ba khổ thơ đầu nhà Ba khổ thơ biểu hiện cho niềm tha thiết với thơ bày tỏ nỗi buồn sâu lắng, thiên nhiên tạo vật. Đó là một bức tranh thiên thống thiết trước thiên nhiên?(GV nhiên thấm đượm tình người,mang nặng nỗi buồn có thể gợi mở cho HS về bối cảnh bâng khuâng,nỗi bơ vơ của kiếp người. Nhưng đất nước) đằng sau nỗi buồn về sông núi là nỗi buồn của HS suy nghĩ, trình bày 1 phút. người dân thuộc địa trước cảnh giang sơn bị mất GV chuẩn xác. chủ quyền. 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu khổ 4. Khổ thứ tư - Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ: thơ thứ 4 - Phân tích vẻ đẹp buổi chiều qua + Lớp lớp mây chồng xếp lên nhau thành núi mây miêu tả của nhà thơ? trắng trông như dát bạc. + Một cánh chim nhỏ tương phản với lớp lớp mây - Phân tích điểm khác nhau về nỗi cao. nhớ trong thơ xưa và trong thơ → Cô đơn, bơ vơ, nhỏ nhoi đến tội nhgiệp. chót vót”?

Sâu: thăm thẳm, hun hút chót vót: chiÒu cao vô cùng vô tận Sâu chót vót: cách viÕt sáng tạo mới mẻ Xuất phát từ thực tế: điểm nhìn của tg đứng trên đê cao nhìn lên trời, nhìn xuống mặt sông, ánh nắng chiều từ phương tây rọi lại và gợi ra cảm giác này.

74


HC(GV giới thiệu bài Hoàng Hạc - Tâm trạng: Không khói.... âm hưởng Đường Lâu của Thôi Hiệu) thi nhưng tình cảm thể hiện mới. + Nỗi buồn trong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra. HS thảo luận và trả lời, GV chốt + Ở Huy Cận không cần nhờ đến thiên nhiên, tạo lại ý chính. vật mà nó tìm ẩn và bộc phát tự nhiên vì thế mà nó sâu sắc và da diết vô cùng. → Đó là nỗi buồn của thế hệ thanh niên trí thức trong những năm tháng mất nước, ngột ngạt, bế tắc. Nỗi buồn trong sáng, nỗi buồn từ lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ. 4. Hướng dẫn HS tổng kết III. Tổng kết - Hãy nêu đặc sắc nghệ thuật 1. Nghệ thuật của bài thơ? - Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển vàg hiện đại. - Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo - Rút ra ý nghĩa văn bản? hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm. 2. Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp bức tranh thiện nhiên, nỗi sầu của cái tôi HS trình bày. cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa GV chuẩn xác. nhập với đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Phát phiếu học tập Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. ( Trích Tràng giang, Huy Cận, Tr 29, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) 1/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? 2/ Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy Lơ thơ, đìu hiu ? 3/ Tại sao nhà thơ không dùng từ cao chót vót mà lại dùng sâu chót vót ? 4/ Qua đoạn thơ, nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng gì ? Trả lời : 1/ Nội dung chính của đoạn thơ : Đoạn thơ thể hiện không gian vắng lặng cô đơn và niềm khao khát giao hoà với con người. 2/ Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy Lơ thơ, đìu hiu : Hai từ láy này gợi sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn trong tâm hồn nhà thơ. 3/ Nhà thơ không dùng từ cao chót vót mà lại dùng sâu chót vót : vì từ sâu tả chiều 75


cao thăm thẳm, vô cùng. Chót vót khắc hoạ chiều cao dường như vô tận. Càng rộng, càng sâu, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng. 4/ Qua đoạn thơ, nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng buồn cô đơn, trống vắng, một niềm khao khát tìm đến cõi nhân thế để giao hoà với con người. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: - Sưu tầm bài viết về Huy Cận và bài thơ Tràng giang - Dựa vào cảnh và tình trong bài thơ Tràng giang Có thể viết một bài thuyết trình (khoảng 8-10 câu) về sông Hồng cho du khách nước ngoài (bằng tiếng Anh) hoặc vẽ bức tranh họa cảnh Tràng giang ở khổ thơ mà em thích nhất 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài

76


Tham khảo Tiết 107 ÔN LUYỆN TRÀNG GIANG - Huy Cận I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm đạt được: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ. - Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí - Tích hợp GD bảo về môi trường, bảo tồn thiên nhiên, năng lượng 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; - Phân tich một bài thơ mới. - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3.Thái độ: Có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và lòng đồng cảm với nhà thơ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Huy Cận - Năng lực đọc – hiểu Thơ mới - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà thơ - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Huy Cận thơ và đời (NXB Văn học); Thi nhân Việt Nam (NXB Hội nhà văn). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Tìm hiểu về Huy Cận; Xem lại bài "Đoàn thuyền đánh cá"; Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 77


- Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày sản phẩm đã chuẩn bị. Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 40p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. Hướng dẫn tổng kết kiến thức cơ I. Kiến thức cơ bản: bản 1. Tác giả: - Huy Cận là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn HS thảo luận nhóm theo bàn Tóm tắt kiến thức cơ bản: tác giả; tcs thơ ảo não. phẩm (xuất xứ, nội dung, nghệ thuật, ý - Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, nghĩa văn bản) triết lí. 2. Bài thơ - Xuất xứ: Rút từ tập Lửa thiêng (1939). - Nhan đề: so sánh tên gọi tràng giang với trường giang. * Nội dung: - Khổ 1: + Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa; + Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời. - Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gói đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu,… nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn, mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh. - Khổ 3: Tiếp tục hoàn thiện bức tranh tràng giang với hình ảnh những lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông và nhửng bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ. Cảnh có thêm màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa hơn. - Khổ 4: 78


2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi đọc hiểu Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. ( Trích Tràng giang, Huy Cận, Tr 29, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) 1/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? 2/ Xác định biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ :Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,/Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó. ? 3/ Xác định phép điệp trong đoạn thơ ? Ý nghĩa nghệ thuật của phép điệp đó là gì ? 4/ Liên hệ đến 2 câu thơ: Quê

+ Hai câu thơ đầu là bức tranh phong cảnh kì vĩ, nên thơ. Cảnh được gợi lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cảnh chim chiều; đồng thời mang dấu ấn tâm trạng của tác giả. + Hai câu sau trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của Huy Cận (so sánh với hai câu thơ của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu). * Nghệ thuật: - Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân…). - Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm (lơ thơ, đìu hiu, chót vót,…). * Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả. II. Luyện tập Bài tập 1: 1/ Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện bức tranh thiên nhiên kì vĩ và dấu ấn tâm trạng của tác giả Huy Cận. 2/ Biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ : Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,/Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa : là tương phản giữa bức tranh thiên nhiên hùng vĩ với cánh chim bé nhỏ ; Hiệu quả nghệ thuật: Sự tương phản làm cho cảnh thiên nhiên trở nên hùng vĩ hơn, cánh chim nhỏ lạc loài cô đơn, nhỏ nhoi rất tội nghiệp, cũng là vẻ mong manh của một sinh thể giữa đất trời vô cùng, vô tận. Chính từ đây, con người mới càng thấm thía nỗi cô đơn, càng khao khát tình cảm quê hương, tình đời. 3/ Phép điệp trong đoạn thơ thể hiện qua từ dợn dợn. Ý nghĩa nghệ thuật của phép điệp từ: vừa diễn tả cảm giác vừa mang tính tạo hình, vẽ lên muôn con sóng nhịp nhàng, đều đặn lan toả. Lòng nhớ quê của nhà thơ hoà vào muôn con 79


nước mà dập dềnh lan tới những miền xa. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: Thí sinh cảm nhận được sự kế thừa và sáng tạo ở câu thơ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà của Huy Cận. Ngày trước, Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà nhớ nhà. Giờ đây, thi sĩ lãng mạn không thấy khói sóng mà lòng cứ nhớ. Nỗi nhớ cứ tự nhiên dâng lên trong lòng, chứ không cần ngoại cảnh khơi gợi. Nghĩa là nỗi nhớ đã có sẵn trong tâm hồn. Đứng trên quê hương mà lại nhớ quê hương. Ý thơ gợi nỗi đau thân phận của kiếp người khi sống trong cảnh đất nước bị nô lệ. Nỗi nhớ cũng chính là tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ. Bài tập 2: HS thảo luận nhóm lớn (4 nhóm) Tâm trạng của nhà thơ qua cảnh sắc thiên Thời gian: 10p nhiên trong “Tràng giang” của Huy Cận. Công việc: a. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm Lập đan ý cho đề bài sau Tâm trạng của nhà thơ qua cảnh sắc - Dẫn vào bài. thiên nhiên trong “Tràng giang” của b. Thân bài *Tâm trạng buồn, cô đơn, lạc lõng của con Huy Cận. người trước vũ trụ rộng lớn. Mở đầu bài thơ bằng cảnh sông nước mênh mông bất tận “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”. - Điệp vần “ang” gợi lên sự mênh mông bất tận. - Buồn “Điệp điệp” từ láy->gợi nỗi buồn miên man trải dài vô tận, không dứt. -> Câu thơ không chỉ nói sông, nước mà nói một nỗi buồn bất tận. “Con thuyền xuôi mái nước song song” - Con thuyền là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, trôi nổi, vô định. Thuyền và nước chỉ song song với nhau mà không gắn bó với nhau. Thuyền đi với dòng để rồi chia li với dòng. - Hình ảnh gợi sự chia lìa, rồi lại “củi một cành khô lạc mấy dòng” hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ( Trích Lầu Hoàng Hạc- Thôi Hiệu), viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) phân tích ngắn gọn sự kế thừa và sáng tạo ở câu thơ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà của Huy Cận.

80


-> Hình ảnh nhỏ bé mong manh, trôi nổi trên dòng sông, gợi liên tưởng đến kiếp người trôi nổi trên dòng đời vô định, gợi cảm giác buồn mênh mông, mang tâm trạng thời đại. - Bổ sung vào bức tranh sông nước các hình ảnh bé bỏng trong trạng thái tàn rụi “lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu, làng xa vãng chợ chiều” – xuất hiện âm thanh cuộc sống nhưng không làm cho cảnh vật bớt vắng vẻ mà càng làm cho bức tranh thiên nhiên càng mênh mang, hiu quạnh hơn (âm hưởng của các từ láy lơ thơ, đìu hiu ) – gợi một không gian tâm tưởng: “ Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu …” Câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc : mở ra một không gian đa chiều: ta như thấy sông thêm dài, trời thêm cao và rộng hơn, bến sông ấy như thêm cô liêu, con người càng thêm cô đơn, bé nhỏ, rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng. * Niềm khao khát tình đời - tình người - Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng” -> càng khắc sâu nỗi buồn về sự vô định, phó mặc, bất lực trước cuộc đời. Đây cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ mới trong những năm ngột ngạt dưới thời thuộc Pháp. - Điệp từ “ không” ( không cầu, không chuyến đò): gợi sự thiếu vắng , trống trải, không có tín hiệu của sự giao hòa, thân mật. Dường như Huy Cận muốn phủ nhận tất cả những gì thuộc về con người - khắc sâu ấn tượng về sự chia lìa, tan tác.“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” -> thiên nhiên đẹp nhưng thiếu vắng hình dáng con người. => Nỗi buồn ở bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mang trước trời rộng sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. - Nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn giữ được nét riêng biệt của thơ mới và hồn thơ Huy Cận. “ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên. “ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” – thời gian đã biến chuyển, hoàng hôn buông 81


xuống và cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà dễ gợi nỗi buồn xa vắng – nỗi buồn nhớ quê hương: “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” So sánh với hai câu thơ của Thôi Hiệu: “ Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Ta thấy với Huy Cận không cần có khói sóng trên sông vẫn nhớ quê nhà da diết -> Tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực, cháy bỏng. => Đứng trước cảnh sông nước bao la, những đợt sóng xa bờ tít tắp, thi nhân như đang soi mình xuống dòng sông, thấm thía một nỗi buồn bơ vơ, lặng lẽ thả hồn mình về với quê hương. * Nghệ thuật: - Tả cảnh ngụ tình... - Lựa chọn chi tiết, hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm.... c. Kết bài: - Đánh giá chung về tâm trạng nhân vât trữ tình qua bức tranh thiên nhiên trong bài thơ. Hoạt động 3 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị nội dung trình bày vào tiết sau. - Sưu tầm bài viết về Huy Cận và bài thơ Tràng giang - Viết mở bài, kết bài

82


Tiết 108 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6 – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( Bài làm ở nhà) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Hiểu các yêu cầu cơ bản của đề văn về kiểu bài, đề tài, tư liệu. - Biết cách phân tích đề văn nghị luận XH; Phân tích, đánh giá được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết. 2. Về kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, so sánh, ... - Viết một bài văn NLVH, NLXH hoàn chỉnh, đúng yêu cầu. 3. Về thái độ: Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong bài văn sau. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đếnvăn bản - Năng lực đọc – hiểu văn bản - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân tác phẩm trữ tình - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 12; Bài soạn; bài viết của HS 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp, kĩ thuật: Động não, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: GV đọc một đoạn trong bài viết của HS: Yêu cầu nhận diện chỗ sai/chưa hoàn thiện 83


GV cho HS nhận xét, chuyển bài mới b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố những kiến thức và kĩ năng về nghị luận văn học, đọc hiểu văn bản. - Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi I. Câu hỏi đọc hiểu 1. Nội dung của văn bản: Việc ăn mừng chiến đọc hiểu thắng lố bịch và vi phạm pháp luật của một số Câu 1. Nội dung của văn bản? (0,5 điểm) cổ động viên. Câu 2. Theo tác giả, tại sao hành 2. Theo tác giả hành động của một số người lại động của một số người lại bị coi là bị coi là phản cảm và vi phạm pháp luật: phản cảm và vi phạm pháp luật? (1,0 Phong cách ngôn ngữ báo chí điểm) 3. Đảm bảo thể thức của đoạn văn Câu 3. Phong cách ngôn ngữ của - Tiết chế cảm xúc văn bản? (1,0 điểm) - Tuân thủ quy định và pháp luật Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về - Tôn trong người khác việc ăn mừng đã trở nên quá giới hạn và thành lố bịch của một số cá nhân ? (Trình bày bằng đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 dòng) (1,0 điểm) 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề II. Phần làm văn - Nhắc lại đề bài của bài làm văn 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Nghị luận văn học liên hệ xã hội số 1 và xác định yêu cầu của đề bài về kĩ năng? - Nội dung: vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của hình tượng nhân vật trữ tình - Về hình thức của bài làm, chúng - Thao tác lập luận: PT, CM, BL, BB ta cần đáp ứng những yêu cầu gì? - Hình thức: Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu - Đề bài có những yêu cầu gì về chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính nội dung và hình thức? tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Lập dàn ý: Phân tích vẻ đẹp lãng mạn, hào A. Mở bài: hùng của hình tượng nhân vật trữ - Tác giả Phan Bội Châu: nhà chí sĩ cách mạng, tình trong bài thơ "Lưu biệt khi đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn, có nhiều tác xuất dương" của Phan Bội Châu. phẩm xuất sắc đóng góp cho nền văn học nước Qua đó trình bày suy nghĩ của nhà. anh/chị về chí làm trai của thanh - Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” được viết năm niên hiện nay. 1905 để từ giã bạn bè, đồng chí trước khi sang HS thảo luận nhóm theo bàn: Xây Nhật Bản. 84


dựng dàn ý phần thân bài: - Phần thân bài cần phải triển khai những ý nào?

- Bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của hình tượng nhân vật trữ tình đầy tráng chí. B. Thân bài: - Khát vọng sống đẹp, sống cao cả: + Muốn làm điều phi thường, hiển hách. + Người nam nhi ở tư thế chủ động trước số phận bản thân, trước sự biến chuyển của đất trời. - Ý thức sâu sắc của cá nhân đối với thời cuộc: + Khẳng định rõ trách nhiệm của bản thân mình: phải có đóng góp công sức, khẳng định bản thân. + Đặt niềm tin tưởng, hi vọng vào thế hệ tương lai. - Tư tưởng mang tầm thời đại: + Gắn vinh nhục cá nhân với vinh nhục dân tộc, thể hiện quan niệm đúng đắn về lẽ sống chết. + Phủ định sự lỗi thời của nền học vấn cũ một cách can đảm, sáng suốt, quyết liệt. - Khát vọng lên đường đầy tráng chí, bay bổng: + Niềm khát vọng lên đường lớn lao, mạnh mẽ “mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông”. + Tư thế ra đi hiên ngang, hào hùng, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ. - Nhận xét chung về nghệ thuật: + Hình ảnh thơ kì vĩ, lãng mạn, bay bổng. + Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng. C. Kết bài: Nêu cảm nhận chung về nội dung và nghệ thuật bài thơ. - Trong cuộc sống hôm nay, chí làm trai của lớp thanh niên có sự thay đổi do thời đại đã đổi thay. Để tồn tại và sống có ý nghĩa, mỗi người phải có công ăn việc làm, có trình độ học vấn, có bản lĩnh và biết thích nghi với những sự thay đổi, có phẩm chất và nhân cách tốt... Song về cơ bản, "chí làm trai" của lớp thanh niên vẫn là mong muốn làm được những việc lớn, có trình độ cao, thành đạt trong sự nghiệp hoặc được nổi tiếng... Những việc đó đều để tạo dựng cuộc sống của bản thân và góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, tạo dựng một thế giới hoà bình. 85


- Nhưng, "chí làm trai" trong thời đại ngày nay không nên hiểu chỉ là chí hướng của nam giới. Trong thời kì phong kiến, do tư tưởng "trọng nam khinh nữ" nên những việc làm của nữ giới khôngđược đề cao hoặc nữ giới không được tham gia những việc "kinh bang tế thế". Thời đại ngày nay, nam nữ bình đẳng, việc "kinh bang tế thế" không còn là bổn phận, trách nhiệm độc tôn của nam giới. Thực tế, có nhiều đại diện của phái nữ đã làm được những việc lớn, thành đạt ở tất cả các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, chính trị-xã hội 3. Giáo viên nhận xét về bài văn III. Nhận xét chung: của học sinh. 1. Ưu điểm: GV: Từ những yêu cầu của đề bài, - Về kĩ năng: một số biết vận dụng kiểu văn các em hãy cho biết các em đã làm nghị luận- Về kiến thức: xác định được các luận được những gì và những gì chưa điểm cần thiết cho bài văn làm được trong bài làm của mình? - Bố cục: rõ ràng, đủ 3 phần - Về diễn đạt: tương đối rõ ràng, biết vận dụng các phương tiện để liên kết câu và đoạn. 2. Nhược điểm: - Đa số chưa xác địnhđược các luận điểm cần thiết. - Bài viết thiếu dẫn chứng, chưa đủ sức thuyết phục. - Còn sai nhiều lỗi chính tả, trình bày bẩn c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Nhận ra những ưu – khuyết trong bài viết, cách sửa chữa. - Phương pháp: Nêu vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: GV trả bài và yêu cầu HS: - Xem lại bài và đọc kĩ lời phê của GV. - Tự sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, bố cục, liên kết. - Trao đổi bài cho bạn để cùng nhau rút kinh nghiệm d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà Vẽ sơ đồ tư duy dàn ý đề bài kiểm tra 86


BÀI VIẾT SỐ 6 – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11 (từ tuần 21 đến tuần 23), cụ thể: 1. Về kiến thức theo chuẩn KTKN của chương trình: - Kiểm tra kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Kiểm tra, đánh giá về kiến thức nghị luận xã hội. 2. Về kĩ năng theo chuẩn KTKN của chương trình : - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng về nghị luận xã hội để viết bài văn nghị luận xã hội. 3. Về thái độ theo chuẩn KTKN của chương trình: - Nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc hiểu văn bản và kĩ năng làm bài nghị luận xã hội từ đó có ý thức và thái độ đúng đắn trong cuộc sống. - Tích hợp kĩ năng sống: Thực hành: viết bài văn nghị luận để nêu và đề xuất cách giải quyết một số xã hội, qua đó bày tỏ suy nghĩ và nhận thức của cá nhân II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Tự luận 2. HS làm bài ở nhà III. MA TRẬN (Thiết lập ma trận) Nhận Vận dụng Tổng Thông hiểu biết Cấp độ Cấp độ thấp Cấp độ ND cao CHỦ ĐỀ Phép liên Hiểu được Viết được đoạn I/ Đọc kết, phép giá trị biện văn ngắn hiểu tu từ pháp tu từ Số câu Tỉ lệ Điểm II/ Làm văn Số câu Tỉ lệ Tổng số câu Tổng tỉ lệ

1 câu 0,5% 0,5 Nhận biết kiểu bài nghị luận văn học

2 câu 15% 1,5 Hiểu được vấn đề nghị luận văn học

1 câu 10% 1,0 Vận dụng kiến thức, kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học.

1 câu 70%=7đ 3câu

2 câu

20% = 2 điểm

80%= 8 điểm

4 câu 30% 3,0

1câu 70%=7đ 5 câu 100 %=10 điểm

IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA 87


TRƯỜNG THPT LÊ LAI

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6 Môn: Ngữ văn lớp 11

----------

I. Phần đọc- hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh…Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi. ( Theo Almanach người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa – Thông tin, 1990) 1. Đoạn văn giải thích điều gì? 2. Hãy đặt tiêu đề cho đoạn văn. 3. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? 4. Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn văn trên là gì? Từ thông điệp đó anh( chị) hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ? II. Phần làm văn (7 điểm) Qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) nêu suy nghĩ về quan niệm sống của tuổi trẻ hiện nay. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM

Phần

Câu

Đọc hiểu

1

Đoạn trích nhằm giải thích tại sao hoa cúc có nhiều cánh

2

Có thể đặt tiêu đề cho đoạn trích: Vì sao hoa cúc có nhiều cánh (hoặc) Sự tích hoa cúc. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là phương thức tự sự. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đoạn trích là: lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ có thể có các ý sau: Cha mẹ là người đã sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo chúng ta nên người. Bổn phậm làm con phải yêu thương kính trọng cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, tuổi già, sức yếu. Ra sức học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Phê phán những hành vi ngược đãi, đối xử thô bạo đối với cha mẹ. 7,0

3 4

Làm văn

Đáp án, hướng dẫn chấm

Điểm tối đa 0,5 0,5 0,5 1,5

88


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định vấn đề cần nghị luận một cách hợp lí: Quan niệm sống trong bài Vội vàng và của giới trẻ hiện nay. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; 1. Giải thích: - Quan niệm sống: là cách nhận thức đánh giá của mỗi người về cuộc sống. - Quan niệm sống của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng là quan niệm sống vội vàng. +Thời gian chảy trôi không ngừng, đời người hữu hạn, tuổi trẻ ngắn ngủi nên phảisống vội vàng, chớp từng khoảnh khắc của cuộc sống: Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm + Cuộc đời trần thế là đẹp nhất, đáng sống nhất. Hạnh phúc tồn tại ngay trong chính cuộc sống xung quanh ta. Vậy nên nhà thơ luôn giục giã, luôn khao khát nắm giữ mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời, của sự sống con người, sống tận hưởng, tận hiến. Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn - Đây là quan niệm sống tích cực. 2. Bàn về quan niệm sống của tuổi trẻ hiện nay: * Biểu hiện: -Quan niệm sống tích cực: + Sống có lí tưởng mục đích rõ ràng. + Sống cống hiến: sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện để khẳng định bản thân và dựng xây quê hương, đất nước. + Sống cởi mở, tương thân tương ái với cộng đồng. Thế hệ trẻ hôm nay có sự tiếp nối kế thừa phát huy quan niệm sống đẹp của ông cha ta thủa trước. - Quan niệm sống tiêu cực: + Sống buông thả, vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. + Sống hưởng thụ, lười lao động.

0,5

1,0 5,5

2,0

3,0

89


+ Sống vô cảm, thiếu đời sống nội tâm. + Sống ảo. Học sinh lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học (Thép đã tôi thế đấy - Nikolai Ostrovsky, Những đứa con trong gia đình Nguyễn Thi, Việt Bắc - Tố Hữu, Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân, Lặng lẽ Sa pa - Nguyễn Thành Long,…) và dẫn chứng trong đời sống để chứng minh. * Vai trò: -Sống tích cực: + Đem lại thành công trong cuộc sống, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách. + Góp phần đưa đất nước hội nhập và phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. - Sống tiêu cực: + Tự hủy hoại bản thân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xã hội. 0,5 3. Bài học nhận thức và hành động: - Gìn giữ và phát huy lối sống đẹp của ông cha thủa trước. - Mỗi người chon cho mình một quan niệm sống đẹp, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cùa bản thân, gia đình, xã hội. - Phê phán lối sống tiêu cực. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Viết bài, nộp bài đúng thời gian quy định. - Chuẩn bị bài Đây thôn Vĩ Dạ + Tìm hiểu về Hàn Mặc Tử, về thôn Vĩ Dạ + Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài + Lưu ý: khổ thơ 1

90


Tiết 110 ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uần khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế. - Nhận biết được sự vận động của tứ thơ; của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử. - Tích hợp: Giáo dục môi trường; Bảo tồn thiên nhiên; Cảnh vật thôn Vĩ đẹp thơ mộng trong dòng hoài niệm da diết của nhân vật trữ tình. Thiên nhiên muôn đời không thể tách rời cuộc sống, tình cảnh của con người, ngay cả khi đó là kỉ niệm 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; - Phân tich một bài thơ mới. - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3.Thái độ: Có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và lòng đồng cảm với nhà thơ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Hàn Mặc Tử - Năng lực đọc – hiểu Thơ mới - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà thơ - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Hàn Mặc Tử thơ và đời (NXB Văn học); Thi nhân Việt Nam (NXB Hội nhà văn). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); + Tìm hiểu về Hàn Mặc Tử, về thôn Vĩ Dạ + Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài + Lưu ý: khổ thơ 1 91


III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Cho HS xem video Lệ Quyên – Hàn Mặc Tử Trình bày cảm nhận về bài hát? GV nhận xét, chuyển bài mới : Trong phong trào thơ Mới, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ khá đặc biệt. Nhớ đến Hàn Mặc Tử nhớ đến một cuộc đời ngắn ngủi mà đầy bi kịch, nhớ đến một con người tài hoa mà đau thương tột đỉnh. Nhớ đến Hàn Mặc Tử cũng là nhớ đến những vần thơ như dính hồn và nhớ đến những câu thơ đau buồn mà trong sáng, tuy đầy hư ảo mà đẹp một cách lạ lùng. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ trong số không nhiều bài thơ như thế của Hàn Mặc Tử. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uần khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế; Nhận biết được sự vận động của tứ thơ; của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung Trình bày những hiểu biết của em về cuộc 1. Tác giả: đời và sự nghiệp của Hàn Mặc Tử? - Cuộc đời chịu nhiều bất hạnh: cha mất GVMR: chñ so¸i cña tr−êng th¬ ®iªn. sớm, mắc bệnh phong, tình yêu trắc trở, THƠ “ĐIÊN” (1938): Điên không phải mất khi 28 tuổi. trạng thái bệnh thần kinh, mà là một trạng - Sự nghiệp: thái tinh thần sáng tạo: miên man, mãnh + nhà thơ lạ nhất trong phong trào Thơ liệt, một quan niệm thẩm mĩ của Hàn mới Mặc Tử với những đặc trưng cơ bản sau: + Sức sáng tạo mãnh liệt “Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”(Chế Lan Viên) + Cảm xúc chính của tập thơ là đau + Phong cách: vừa bí ẩn, phức tạp, vừa thương + Nhân vật trữ tình tự phân thân thành thiết tha với cuộc đời trần thế nhiều nhân vật khác + Tạo nhiều hình ảnh kì dị + Mạch thơ đứt, nối đầy bất ngờ + Từ ngữ đặc tả 92


Xuất xứ và cảm hứng sáng tác của bài 2. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” - Xuất xứ: “Đây thôn Vĩ Dạ” lúc đầu có tên thơ Đây thôn Vĩ Dạ? HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi. là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”. In trong tập “Thơ GVMR: Bài thơ được gợi cảm hứng từ Điên” (1938) bức ảnh (kèm theo lời thăm hỏi) do - Cảm hứng sáng tác: Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho - người mà + Từ tấm bưu ảnh mà Hoàng Cúc gửi tặng. ông vẫn thầm yêu trộm nhớ bằng một tình + Từ mối tình đơn phương với Hoàng Cúc. yêu đơn phương, vô vọng, qua một + Từ tình yêu và kỉ niệm với xứ Huế. khoảng cách thời gian và không gian xa vời. 2. Hướng dẫn HS đọc văn bản II. Đọc hiểu văn bản Giọng đọc tình cảm, lúc hân hoan bồi hồi, lúc sâu lắng, trầm ngâm, lúc trách móc, nghi ngờ tùy theo từng câu, từng đoạn. Chú ý các đại từ "ai" và các câu hỏi tu từ. GV cho nghe bài ngâm của nghệ sĩ trong video. 1. Khổ thơ 1 - Nhận xét về hình thức và thanh điệu, sắc * Câu thơ mở đầu: Sao anh không về chơi thái của câu thơ? thôn Vĩ? Thảo luận nhóm theo bàn: Theo em - Hình thức câu hỏi tu từ – nhiều thanh câu thơ là lời của ai, mang hàm nghĩa gì? bằng gợi âm hưởng nhẹ nhàng, bâng khuâng, da diết. – Ý nghĩa: + Vừa như lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ (mà tác giả tưởng tượng ra). + Lời tự vấn của Hàn Mặc Tử : Lời tự vấn, - Nhóm 1: Tìm và phân tích những chi tự hỏi mình là ước ao thầm kín của nhà thơ tiết miêu tả nắng thôn Vĩ? + “Không về”- hàm ý vĩnh viễn không thực - Nhóm 2: Tìm và phân tích những chi hiện được -> Niềm xót xa day dứt, nuối tiết miêu tả vườn thôn Vĩ? tiếc, cũng là tiếng nói đầy mặc cảm bởi căn - Nhóm 3: Tìm và phân tích chi tiết miêu bệnh hiểm nghèo. tả hình ảnh con người? =>Câu thơ đa thanh nhưng chiều sâu là tiếng lòng của Hàn Mặc Tử , là ước ao → Cả vườn thôn vĩ được tắm gội bởi thầm kín, là niềm khát khao được trở về sương đêm, đang chìm trong giấc ngủ thì thôn Vĩ, được thăm lại cảnh cũ, người xưa. được đánh thức và bừng lên trong ánh * Thiên nhiên Vĩ Dạ buổi sớm mai: hồng ban mai. Nắng mai rót vào vườn cứ - “Nắng mới lên”: đầy dần lên theo từng đốt cau, đến khi + Nắng đầu tiên của một ngày mới mẻ, ấm ngập tràn thì nó biến khu vường thành áp. đảo ngọc. + Chữ “mới” tô đậm cái trong trẻo, tinh Vườn Vĩ Dạ xinh xinh “như một bài khiết của những tia nắng đầu tiên trong thơ tứ tuyệt” trong buổi bình minh đã ngày. thành một viên ngọc lớn, vừa thanh khiết, - “Nắng hàng cau”: 93


vừa cao sang. Đúng là chốn “nước non + Cau là cây cao nhất trong vườn nên sớm đón được những tia nắng đầu tiên của một thanh tú” của quê hương xứ sở. ngày. → nắng thanh tân, tinh khôi, là thiếu nữ. + Ánh nắng chiếu vào thân cau, đổ bóng xuống khu vườn, thân cau thẳng, chia làm nhiều đốt đều đặn. → Cau như cây thước của thiên nhiên, được dựng sẵn trong vườn để đo mực nắng. - So sánh “mướt quá xanh như ngọc”: + Mướt ánh lên của ngọc ngà, óng ả, đầy xuân sắc, một màu xanh mỡ màng, tràn trề Tích hợp: Giáo dục môi trường; Bảo nhựa sống. + Xanh như ngọc là màu xanh lung linh, tồn thiên nhiên; Năng lượng ngời sáng, long lanh. - Hàn Mặc Tử không sinh ra ở Vĩ Dạ, đó *Người thôn Vĩ: là nơi ông đã từng đến và đi, vậy điều gì - “Mặt chữ điền”: khuôn mặt đẹp, phúc khiến cho Vĩ Dạ trở nên thân thương đến hậu. vậy? → hình ảnh thơ được miêu tả theo hướng ( bản thân em cần phải làm gì với những cách điệu hoá, tức là chỉ gợi lên vẻ đẹp của mảnh đất mình đã ở và đi đến?) con người chứ không cụ thể hoá là ai. - “Lá trúc che ngang”: gợi vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. → Thiên nhiên và con người hài hoà với nhau trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. - Đối với thi nhân Vĩ Dạ có chỉ là Vĩ Dạ? - Vĩ Dạ: + Địa danh cụ thể- gắn với những kỷ niệm của thi nhân + Vĩ Dạ còn tượng trưng cho thế giới bên ngoài tươi đẹp.Thèm về thăm Vĩ Dạ là thèm khát về với cuộc đời, với hạnh phúc, tình yêu. - Từ những hình ảnh trên, anh/chị có - Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ đẹp, tươi nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên thôn sáng, trong trẻo, gợi cảm và đầy sức sống. Vĩ hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ? - Tâm trạng thi nhân: tươi vui, ao ước, đắm - Đặt bức tranh thiên nhiên ấy trong nỗi say; niềm hi vọng loé sáng về tình yêu, niềm của thi nhân, anh/chị hình dung tâm hạnh phúc. trạng của nhà thơ như thế nào? Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc - Từ nội dung phân tích, anh/chị hãy đặt của thi nhân. cho khổ thơ một tiêu đề khái quát. Qua khổ thơ 01 em hiểu thêm gì về HMT? lòng yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc 94


sống, con người, nghị lực của 1 con người đã vượt lên trên nghiệt ngã của số phận để sáng tác, để viết bài ca về tình đời, tình người…) c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Phong trào Thơ mới (1932 - 1945) xuất hiện trên thi đàn văn học đã tạo ra một bất ngờ lớn nhưng sự xuất hiện của Hàn Mặc Tử còn tạo ra sự ngạc nhiên hơn nhiều. Một đời thơ không dài nhưng Hàn Mặc Tử đã để lại một lượng tác phẩm đáng phục và anh được ví như "ngôi sao băng có ánh sáng khác lạ vụt qua bầu trời văn học" và làm người ta nhớ mãi không quên. Hàn Mặc Tử khiến người ta nhớ đến bởi giọng thơ độc đáo mới lạ của một hồn thơ luôn quằn quại đau đớn trong bất hạnh. Bên cạnh những vần thơ điên, thơ say, thơ siêu thực với một thế giới đầy ma quái là một giọng thơ trữ tình đằm thắm. Tất cả thể hiện một tình yêu đời tha thiết, khao khát tình người đến cháy bỏng. Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ như thế. Mười hai câu thơ là một mạch cảm xúc chan chứa tình cảm với xứ Huế thơ mộng, với con người trần thế. ( Trích Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11- Nguyễn Trọng Hoàn) 1/ Nêu ý chính của văn bản ? 2/ Xác định câu chủ đề của văn bản ? Văn bản sử dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp ? 3/ Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu văn Một đời thơ không dài nhưng Hàn Mặc Tử đã để lại một lượng tác phẩm đáng phục và anh được ví như "ngôi sao băng có ánh sáng khác lạ vụt qua bầu trời văn học" và làm người ta nhớ mãi không quên.? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? 4/ Xác định biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn Bên cạnh những vần thơ điên, thơ say, thơ siêu thực với một thế giới đầy ma quái là một giọng thơ trữ tình đằm thắm. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Trả lời: 1/ Ý chính của văn bản : Giới thiệu sự xuất hiện của nhà thơ hàn Mặc Tử trong phong trào Thơ Mới ( 1930-1945) và khái quát vẻ đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. 2/ Câu chủ đề của văn bản: Phong trào Thơ mới (1932 - 1945) xuất hiện trên thi đàn văn học đã tạo ra một bất ngờ lớn nhưng sự xuất hiện của Hàn Mặc Tử còn tạo ra sự ngạc nhiên hơn nhiều. Văn bản sử dụng thao tác diễn dịch. 3/ Biện pháp tu từ về từ trong câu văn : so sánh ( anh được ví như "ngôi sao băng có ánh sáng khác lạ vụt qua bầu trời văn học" ) Hiệu quả nghệ thuật: Gợi hình ảnh cụ thể về chân dung nhà thơ Hàn Mặc Tử - tài hoa mà mệnh yểu- trong văn học lãng mạn Việt nam 1930-1945. 4/ Biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn: liệt kê (thơ điên, thơ say, thơ siêu thực; giọng thơ trữ tình đằm thắm) ; 95


Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó : làm rõ sự đa dạng trong giọng thơ Hàn Mặc Tử, đặc biệt nhấn mạnh đóng góp giọng thơ trữ tình d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tình người của tuổi trẻ hôm nay. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung: Từ nhận định thơ hàn Mặc Tử thể hiện khao khát tình người, thí sinh suy nghĩ đến tình người của tuổi trẻ hôm nay. Trả lời các câu hỏi : tình người là gì ? Ý nghĩa của tình người dành cho tuổi trẻ ? Phê phán một bộ phận giới trẻ sống không có tình người. Từ đó, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị tiết 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ + Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên của khổ thơ thứ hai? + Cảnh tượng trong khổ thơ 3 có gì khác với 2 khổ trên?

Tiết 111 ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uần khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế. - Nhận biết được sự vận động của tứ thơ; của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; - Phân tich một bài thơ mới. - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 96


- Tích hợp: kĩ năng sống Tự nhận thức: xác định các giá trị chân chính trong cuộc sống mà con người cần hướng tới. 3. Thái độ: Có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và lòng đồng cảm với nhà thơ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Hàn Mặc Tử - Năng lực đọc – hiểu Thơ mới - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà thơ - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Hàn Mặc Tử thơ và đời (NXB Văn học); Thi nhân Việt Nam (NXB Hội nhà văn). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Tìm hiểu về Hàn Mặc Tử; - Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. + Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên của khổ thơ thứ hai? + Cảnh tượng trong khổ thơ 3 có gì khác với 2 khổ trên? III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình trong cả khổ thơ đầu (nhất là câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”) không mang sắc thái cảm xúc nào? A. Mời mọc. B. Trách móc. C. Hờn giận. D. Phấn khích. Câu 2: Hình ảnh người Vĩ Dạ hiện lên giữa khung cảnh bình minh nơi thôn Vĩ Dạ không mang sắc thái nào trong những sắc thái sau? A. Dịu dàng, đôn hậu. B. Chân quê. C. Duyên dáng, kín đáo. D. Hài hoà với thiên nhiên. Câu 3: Câu thơ "Ai biết tình ai có đậm đà?" mang sắc thái như thế nào? A. Mang một niềm hy vọng B. Là lời trách giận C. Là một sự hồi nghi 97


D. Là lời ướm hỏi mang đậm mối hồi nghi Câu 4: Qua ba khổ thơ ta thấy tâm trạng thi sĩ diễn biến như thế nào? A. Hồi vọng phấp phỏng – mơ tưởng hồi nghi – ao ước đắm say B. Ao ước đắm say - hồi vọng phấp phỏng – mơ tưởng hồi nghi C. Ao ước đắm say - mơ tưởng hồi nghi - hồi vọng phấp phỏng D. Mơ tưởng hồi nghi - hồi vọng phấp phỏng - ao ước đắm say Đáp án: 1D, 2B, 3D, 4B b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uần khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế; Nhận biết được sự vận động của tứ thơ; của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu khổ thơ thứ 2. Khổ thơ 2 2 - 2 câu đầu: Thiên nhiên ban ngày xứ Huế: Cảm nhận của em về bức tranh thiên + Gió, mây, sông nước, hoa: biện pháp nhân nhiên của khổ thơ thứ hai? hoá để nói tâm trạng. + Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly Đến khổ thơ thứ hai mạch cảm xúc đôi ngả -> nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa. của nhà thơ bỗng chuyển đột ngột, Mặc cảm chia lìa đã chia xa cả những thứ vốn cũng là Vĩ Dạ nhưng như một thế giới không thể chia tách. hoàn toàn khác - một thế giới buồn Không gian trống vắng, thời gian như ngvắng đến dễ sợ. Buồn từ nhịp thơ cho ừng lại, cảnh vật hờ hững với con người. đến hình ảnh thơ. + Dòng nước - buồn thiu: Dòng sông như bất Hai chữ "buồn thiu" gợi cho em ấn động, không muốn trôi chảy, như đánh mất đi tượng gì? Hình ảnh "hoa bắp lay" gợi sự sống của mình. lên điều gì? + Hoa bắp lay: Sự lay động rất nhẹ GVMR: Thông thường gió, mây và → Hình ảnh buồn, hiu quạnh Không chỉ là cái dòng sông vẫn đi với nhau: gió thổi buồn của cảnh mà còn là cái buồn của lòng mây bay và nhờ gió mà dòng sông mới người. có sóng. Còn ở đây đã có sự chia lìa đôi ngã. Sự chuyển động ngược chiều → Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu của gió mây làm tăng thêm cái trống chia lìa, sự sống mệt mỏi, yếu ớt. vắng của không gian. Mặc cảm chia → Một nỗi buồn hiu hắt mang dự cảm về hạnh lìa đã chia xa cả những thứ vốn không phúc chia lìa. thể chia tách. *Hai câu sau: Thiên nhiên sông nước xứ - Đúng là “Tình trong cảnh ấy, cảnh Huế về đêm: ngập tràn ánh trăng: sông trăng. trong tình này”. Hãy đọc ra tâm trạng - Dòng sông như được dát bạc, ánh lên, lộng của thi sĩ trong hai câu thơ đầu này? lẫy. 98


- Khác với ban ngày, Huế và dòng Hương giang về đêm hiện lên như thế nào trong trí tưởng tượng của thi nhân? - Anh/chị cảm nhận được điều gì về Huế qua hai câu thơ sau của tác giả? HS cảm nhận. - Trong ca dao và thơ văn xưa nay, Thuyền, bến, trăng thường là những ẩn dụ nghệ thuật. Hãy cho biết ý nghĩa ẩn dụ của các hình ảnh thơ trên. Từ đó hãy chỉ rõ tâm tư tình cảm sâu kín của nhà thơ? HS phát hiện tâm tư sâu kín của thi sĩ. GV chuẩn xác.

→ Đây là hai câu thơ tuyệt bút của hàn Mặc Tử: + Thuyền ai gợi lên bao ngỡ ngàng, bâng khuâng vừa quen, vừa lạ man mác như điệu hò xứ Huế. + Hình tượng sông trăng lại như một nét vẽ thơ mộng, chất chứa thần thái, linh hồn của cảnh sắc thiên nhiên xứ sở. → Sự kết hợp giữa thuyền ai và sông trăng đã tạo nên một hình tượng đẹp, thi vị, gợi tả vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, thân thương của xứ Huế. - Thủ pháp ẩn dụ: + “Trăng”: hình ảnh quen thuộc, ám ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử, là biểu tượng của tình yêu, hạnh phúc. + “Thuyền chở trăng”: Thuyền chở hi vọng, hạnh phúc, sự sống. + “Bến sông trăng”: Bến bờ hạnh phúc, cõi sống. “Về”: chỉ có trăng mới ngược dòng về với HMT, là niềm hy vọng của nhà thơ. - “kịp” : ám ảnh thời gian, sự chia lìa . Cảnh thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, mang sắc thái ảm đạm, hiu hắt, rời rạc, càng về sau càng hư ảo, mang nặng dự cảm chia lìa. Cảnh xứ Huế và cái tôi khắc khoải, lo âu, dự cảm hạnh phúc chia xa.

- GV nhấn mạnh: + Hình ảnh trăng – hình ảnh ám ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử. GV bình giảng giúp HS hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của hình tượng thơ. (Dẫn thêm một số dẫn chứng thơ có sử dụng thi liệu thuyền, bến, sông trăng). + GV liên hệ với Xuân Diệu ở chi tiết nỗi ám ảnh thời gian. - Thử đặt tiêu đề của khổ thơ theo tâm trạng của Hàn Mặc Tử? HS trả lời và trở lại đề mục ghi tiêu đề. HS suy nghĩ, trình bày 1 phút, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhau. GV chuẩn xác bằng các slide. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu khổ 3 3. Khổ thơ thứ ba: - Sự thay đổi: - Cảnh tượng trong khổ thơ này có gì + Thiên nhiên nhường chỗ cho sự xuất hiện khác với 2 khổ trên? của con người. +“Mơ”: chứa đựng 2 nghĩa :giấc mơ (mộng) và - Hình ảnh con người xuất hiện như sự mơ ước thế nào? Cảnh tượng được miêu tả hoàn toàn trong cõi mộng. - Khách đường xa ở đây là ai? Điệp Điệp ngữ “Khách đường xa”: 99


+ Người đang sống ở Vĩ Dạ. + Chính nhà thơ. + Hình ảnh biểu trưng của hạnh phúc, sự sống tình yêu. → Điệp ngữ gợi lên khoảng cách xa xôi, sự - Tại sao lại nói “trắng quá nhìn cách trở. không ra”? -“Trắng quá nhìn không ra”: + Tiếng kêu ngỡ ngàng : “quá” + Cực tả sắc trắng ở sắc độ tuyệt đối, tột cùng Trắng đến mức lạ lùng, không tin vào mắt - Cụm từ “sương khói mờ nhân ảnh” mình nữa. càng cho ta thấy điều gì về cảnh vật -“Sương khói mờ nhân ảnh”: cảnh vật và con và con người? người mờ ảo, ẩn dụ cho những huyễn hoặc của cuộc đời đang làm cho tình người trở nên khó - Nói “ở đây” tức sẽ có “ngoài kia”. hiểu và xa vời. Vậy “ở đây, ngoài kia” là ở đâu? Hiện thực xa xôi, trắng xóa, mờ ảo, huyễn - Từ đó anh/chị có nhận xét gì về hiện hoặc. thực được cảm nhận, miêu tả trong Thi nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa khổ này? Từ đó hãy hình dung tâm xôi, cái hư ảo ngày càng rõ của tình yêu và trạng của nhà thơ? hạnh phúc. -“Ai biết tình ai có đậm đà” +Cách 1: “Ai1” là tác giả, “ai2” là người xứ - Câu thơ cuối có những cách hiểu Huế. nào? “Ai” chỉ đối tượng nào? Nhà thơ không biết tình người xứ Huế có đậm đà hay không. +Cách 2: “Ai1” là người xứ Huế, “ai2” là tác giả. → Người xứ Huế có biết chăng tình cảm của + Thử đặt tên tiêu đề khổ thơ theo tâm nhà thơ đối với cảnh Huế, người Huế hết sức trạng nhà thơ. thắm thiết, đậm đà? HS suy nghĩ, trình bày 1 phút. → Làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của GV chuẩn xác. một tâm hồn tha thiết yêu thương. Thiếu nữ Huế và cái tôi tuyệt vọng. 3. Hướng dẫn HS cảm nhận về sự *Sự vận động của tứ thơ: vận động của tứ thơ - Cảnh sắc: GV nêu vấn đề: Như vậy, ba khổ thơ + Khu vườn Vĩ Dạ buổi bình minh thấp thoáng là ba bức tranh khác nhau. Phải chăng bóng người → Dòng sông Hương ban đêm → bài thơ là sự chắp nối vụng về, rời rạc con người Huế trong thế giới hư ảo. giữa ba đoạn thơ? Có dòng chảy nào + Cảnh vật mang tính chất thực → thực + ảo xuyên suốt các khổ thơ? → hoàn toàn trong cõi mộng. Gợi ý: + Sắc thái: Tươi đẹp, non tơ, đầy sức sống, + Nhận xét sự biến đổi của cảnh vật xuân sắc → chia lìa, rời rạc, ảm đạm → nhòe và tâm trạng thi nhân từ khổ một đến mờ. khổ hai và khổ ba? -Tâm trạng nhân vật trữ tình: Tươi vui, lóe từ khách đường xa gợi lên điều gì?

100


+ Tìm và phân tích các tín hiệu ngôn sáng hy vọng về hạnh phúc → dự cảm chia lìa → tuyệt vọng. ngữ liên kết các khổ thơ? HS trình bày 1 phút. - GV hỏi: III. Tổng kết: + Hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của 1. Nội dung : + Bức tranh phong cảnh thiên nhiên, con bài thơ? người, tình người xứ Huế. + Nỗi buồn sâu kín trong dự cảm hạnh phúc chia xa và lòng thiết tha với cuộc đời của nhà + Rút ra ý nghĩa văn bản? HS trả lời, đọc ghi nhớ SGK. thơ. 2. Nghệ thuật: + Hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm, gợi hình. HS trình bày. + Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, đa nghĩa + Các biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ, GV chuẩn xác. điệp từ, nhân hóa được sử dụng hiệu quả. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Mơ khách đường xa khách đường xa, Áo em trắng qúa nhìn không ra; Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? ( Trích Đây thôn Vĩ Dạ , Hàn Mặc Tử, Tr 39, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) 1/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? 2/Xác định phép điệp trong câu thơ:Mơ khách đường xa khách đường xa, Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép điệp đó ? 3/ Câu thơ Ai biết tình ai có đậm đà? đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về một bài học tâm đắc được rút ra từ đoạn thơ. Trả lời : 1/ Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện nỗ nhớ hình ảnh người thiếu nữ Huế và sự tuyệt vọng của thi nhân. 2/ Phép điệp trong câu thơ: điệp ngữ khách đường xa hai lần Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh thêm nỗi xót xa, như lời thầm tâm sự của nhà thơ với chính mình. Trước lời mời của cô gái thôn Vĩ (Sao anh không về chơi thôn Vĩ), có lẽ nhà thơ chỉ là người khách quá xa xôi, hơn thế, chỉ là người khách trong mơ mà thôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy tư ấy, nhưng ở đây chủ yếu là mặc cảm về tình người. 3/ Câu thơ Ai biết tình ai có đậm đà? đạt hiệu quả nghệ thuật: nhà thơ đã sử dụng rất tài tình đại từ phiếm chỉ ai để mở ra hai ý nghĩa của câu thơ: nhà thơ làm sao mà 101


biết được tình người xứ Huế có đậm đà không, hay cũng mờ ảo, dễ có chóng tan như sương khói kia; tuy vậy, người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ với cảnh Huế, người Huế hết sức thắm thiết, đậm đà? Dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng chỉ làm tăng nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung: Thí sinh căn cứ vào ý nghĩa đoạn thơ để bày tỏ một bài học được rút ra. Đó là con người dẫu chịu nhiều đau thương trong cuộc sống mà vẫn khát khao yêu thương, khát khao yêu cuộc đời. Từ đó, thí sinh bàn luận ý nghĩa của niềm khát khao đó, phê phán một bộ phận giới trẻ có tư tưởng bi quan, chán nản, mất phương hướng. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Bài tập 1 : Sưu tầm những bài thơ viết về Hàn Mặc Tử, thôn Vĩ Dạ Bài tập 2 : Trình bày cảm nhận về bài thơ (viết đoạn văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…) 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài Chiểu tối Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. - Chuẩn bị nội dung, tranh ảnh giới thiệu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của bài thơ. - Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu (không gian, thời gian, cảnh vật). So với thơ ca cổ, bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu có gì giống và khác ? Từ đó, anh (chị) phát hiện được điều gì kín đáo ẩn giấu sau bức họa bằng ngôn từ kia ? Đặt những câu thơ trên trong cảnh ngộ của một người tù, anh (chị) cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Hồ Chí Minh - Từ hai câu đầu đến hai câu cuối, mạch thơ vận động, chuyển đổi thế nào ? Hãy trả lời câu hỏi đó bằng cách hoàn thành bảng sau sau: Hai câu sau Hai câu đầu Khung cảnh thiên nhiên ... Cảnh vật : trời mây, chim muông ... Không gian núi rừng hoang vu ... Thời gian : chiều tà ... 102


anh (chị) có cảm nghĩ gì về cái nhìn cuộc sống của Bác và tâm hồn của người tù vĩ đại Hồ Chí Minh ?

Tham khảo: Tiết 112 ÔN LUYỆN: ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử I. Mục tiêu cần đạt: Thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức nhằm nắm được: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uần khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế. - Nhận biết được sự vận động của tứ thơ; của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; - Phân tich một bài thơ mới. - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3.Thái độ: Có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và lòng đồng cảm với nhà thơ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Hàn Mặc Tử - Năng lực đọc – hiểu Thơ mới - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà thơ - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Hàn Mặc Tử thơ và đời (NXB Văn học); Thi nhân Việt Nam (NXB Hội nhà văn). 103


2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Tìm hiểu về Hàn Mặc Tử; Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà (bài tập 1, 2) nhận xét, bổ sung, GV chuẩn xác kiến thứ chuyển bài mới Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 35p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. Hướng dẫn HS tái hiện kiến I. Kiến thức cơ bản thức cơ bản 1. Tác giả: HS trình bày bài tập 3 (Bài tập - Hàn Mặc Tử là người có số phận bất hạnh. - Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh về nhà) HS nhận xét , bổ sung liệt trong phong trào Thơ mới; “ngôi sao chổi trên bầu GV chuẩn xác kiến thức trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên). 2. Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1938, in trong tập Thơ Điên, được khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. * Nội dung: - Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết + Câu đầu là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần. + Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả. - Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa + Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây chia lìa đôi ngả; “dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” gợi nỗi buồn hiu hắt. + Hai câu sau tả dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo vừa thực vùa mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao cháy bòng của nhà thơ. 104


- Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ + Hai câu đầu: bóng dáng người xa hiện lên mờ ảo, xa vời trong “sương khói mờ nhân ảnh” trong cảm nhận của khách đường xa. + Hai câu cuối: mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời. * Nghệ thuật: - Trí tưởng tượng phong phú - Nghệ thuật so sánh, nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ,… - Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. * Ý nghĩa văn bản Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. 2. Hướng dẫn HS luyện tập II. Luyện tập Bài tập 1: Thảo luận nhóm theo bàn Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi: Câu 1: Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Vĩ?” mở đầu bài thơ mang hình thức là một câu hỏi gợi nên nhiều cách hiểu: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc – Là lời cô gái xứ Huế gửi tới nhân vật trữ tình Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (nhà thơ) vừa là lời mời cũng vừa là lời trách (Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Ngữ cứ nhẹ nhàng văn 11 tập hai, NXB Giáo dục 2006, – Là lời tác giả tự phân thân tự hỏi mình, tự trang 39) trách mình – Là cái cớ khơi nguồn cảm xúc của nhân vật Câu 1. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” gợi cho anh/chị những cách trữ tình hồi tưởng về thôn Vĩ hiểu nào? (1.5 đ) Câu 2: Phương thức biểu cảm/ Biểu cảm Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu Câu 3. Các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. dụng: so sánh (0.5 đ) – Hình ảnh so sánh “Xanh như ngọc” giàu sức Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và nêu tạo hình và biểu cảm, gợi cho người đọc liên tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu tưởng về hình ảnh khu vườn xanh non, giàu sức thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. sống với vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo (1 đ) Câu 4: Thiên nhiên và con người Vĩ Dạ lúc Câu 4. Đặt tiêu đề cho đoạn thơ? (1 đ) bình minh, Cảnh và người thôn Vĩ…. (Học sinh có thể đặt nhiều tiêu đề khác nhau tuy nhiên tiêu đề cần thể hiện được nội dung của đoạn thơ) Có ý kiến cho rằng: “Đây thôn Vĩ Dạ” Bài tập 2: của Hàn Mặc Tử có cả tâm cảnh và phong cảnh .Em hãy làm rõ nhận định trên. Định hướng cách làm : Đây là dạng đề nghị luận ý kiến bàn về văn học, các em 105


cần làm theo 2 bước : Bước 1 : Giải thích nhận định Bước 2 : Bàn bạc, Chứng minh nhận định ( lấy dẫn chứng trong tác phẩm )

Mở bài : + Giới thiệu Hàn Mặc Tử và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” Mở bài tham khảo : Vĩ Dạ – một làng quê thanh + Trích dẫn nhận định : Đây thôn Vĩ Dạ” của bình nằm bên bờ Hương Giang, thuộc ngoại vi Hàn Mặc Tử có cả tâm cảnh và phong cảnh

thành phố Huế. Vĩ Dạ đẹp với những con đò thơ mộng, những mảnh vườn xanh tươi bốn mùa, sum sê hoa trái, những ngôi nhà xinh xắn thấp thoáng ẩn hiện sau hàng cau. Thôn Vĩ Dạ đẹp nên thơ, Hàn Mặc Tử đã dành cho nơi đây vần thơ đẹp nhất với tất cả lòng tha thiết mến thương. Bài thơ ” Đây thôn Vĩ Dạ” là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu cảnh, yêu đời. Bởi vậy có ai đó cho rằng : Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử có cả tâm cảnh và phong cảnh.

Thân bài : 1. Giải thích : + Tâm cảnh : Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, đồng thời giãi bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khao khát về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Dạ. +Phong cảnh :Bài thơ là bức tranh đẹp về thiên nhiên xứ Huế, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, con người xứ Huế duyên dáng, phúc hậu, Thiên nhiên và con người xứ Huế hài hoà trong vẻ Có thể chứng minh theo 2 cách : bổ dọc đẹp nên thơ. 2. Bình luận, chứng minh nhận định : hoặc bổ ngang bài thơ Khổ 1 : Cảnh thôn Vĩ lúc bình minh với những + Lần lượt triển khai theo 2 luận điểm ngọn cau, tàu cau ngời lên màu nắng mới, :Tâm cảnh và Phong cảnh trong bài thơ “nắng mới lên” rực rỡ. Hàng cau cao vút là hình ảnh thân thuộc thôn Vĩ Dạ từ bao đời nay. . Nhà thơ trầm trồ thốt lên khi đứng trước một màu xanh vườn tược thôn Vĩ Giạ: “vườn ai +Cách 2 :lần lượt phân tích các khổ thơ mướt quá xanh như ngọc”. Sương đêm ướt đẫm để làm nổi bật bức tranh phong cảnh và cây cỏ hoa lá. Màu xanh mỡ màng, non tơ ngời lên, bóng lên dưới ánh mai hồng, trông “mượt tâm cảnh. quá” một màu xanh như ngọc bích. Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, con người cần cù chăm bón mới có “màu xanh như ngọc” ấy. Thiên nhiên rạo rực, trẻ trung và đầy sức sống. Con người thôn Vĩ xuất hiện kín đáo, dịu dàng, vừa duyên dáng vừa phúc hậu ( phân tích… ). + Nghệ thuật : điệp từ ” nắng”, so sánh ” xanh như ngọc” và tính tứ ” mướt” ->> khắc hoạ hình ảnh thôn Vĩ tươi tắn, sinh động, sang trọng, đầy sức sống. + Tâm cảnh: thể hiện ở câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” 106


Câu hỏi khắc khoải, như lời tâm sự của nhà thơ với chính mình , bộc lộ ao ước thầm kín được trở về thôn Vĩ ->> Câu hỏi tu từ là một cái cớ để khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc , bao hình ảnh đẹp đẽ về xứa Huế . Cảm xúc của tác giả bộc lộ kín đáo qua đoạn thơ : phải là người yêu tha thiết xứ Huế, gắn bó sâu sắc với thôn Vĩ , niềm khao khát được trở lại thôn Vĩ mới có được trong tâm trí những hình ảnh sinh động và đẹp đẽ như thế. ( Lưu ý : cảnh xứ Huế được hiện lên trong tâm tưởng, trong hoài niệm chứ không phải được ngắm nhìn trực tiếp ). Khổ 2 : Cảnh thôn Vĩ trong đêm trăng thơ mộng, huyền ảo: có gió , mây, dòng nước, hoa bắp ( hoa ngô đồng ) khẽ lay động trong gió, có con thuyền và dòng sông trăng huyền ảo… ( phân tích ) + Nghệ thuật : Đối : Gió theo lối gió- mây đường mây Nhân hoá : dòng nước buồn thiu Câu hỏi tu từ : thuyền ai…? Tâm cảnh : Giọng thơ nhẹ nhàng, thoáng buồn.Gió mây đôi ngả như mối tình nhà thơ, tưởng gần đấy mà xa vời, cách trở. Dòng Hương Giang êm trôi lờ lững, trong tâm tưởng thi nhân trở nên “buồn thiu”, nhiều bâng khuâng, man mác.Tâm hồn nhà thơ xao xuyến khi nhìn sông trăng và con thuyền. . Câu thơ gợi tả một hồn thơ đang rung động trước vẻ đẹp hữu tình của xứ Huế miền Trung, nói lên một tình yêu kín đáo, dịu dàng, thơ mộng và thoáng buồn. Khổ 3 : Cảnh vừa thực vừa mơ : xứ Huế nhạt nhoà trong làn sương khói, người thiếu nữ Huế thoáng hiện, kín đáo và duyên dáng trong màu áo trắng tinh khôi. Nghệ thuật : Điệp ” Khách đường xa”, câu hỏi tu từ cuối bài thơ ” Ai biết tình ai có đậm đà? ” ->> vừa thể hiện phong cảnh, vừa khắc hoạ tâm cảnh Tâm cảnh :Con người mà nhà thơ nói đến là con người xa vắng, trong hoài niệm bâng khuâng. Em đẹp dịu dàng, duyên dáng, nhưng 107


khó nắm bắt, khó chiếm lĩnh quá, em ngay càng trở nên xa vời, nhạt nhoà trong sương khói . –>>Nhà thơ luôn cảm thấy mình hụt hẫng, chơi với trước một mối tình đơn phương mộng ảo. Một chút hi vọng mong manh mà tha thiết như đang nhạt nhoà và mờ đi cùng sương khói. ->>Nỗi trăn trở, dằn vặt trong lòng, nỗi cô đơn trống vắng, niềm khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi… Tóm lại : Bài thơ là bức trang đẹp về thiên nhiên xứ Huế, đồng thời là tiếng lòng của một hồn thơ luôn tha thiết yêu đời, yêu người. Nhận xét chung về nghệ thuật : Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng… ( khái quát những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ) Kết luận : Đánh giá chung về bài thơ, khẳng định ý kiến trê Hoạt động 3 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị nội dung trình bày vào tiết sau. - Sưu tầm những bài thơ viết về Hàn Mặc Tử, thôn Vĩ Dạ - Trình bày cảm nhận về bài thơ (viết đoạn văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…)

108


Tiết 113 CHIỀU TỐI - Hồ Chí Minh I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống ; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh - Vẻ đẹp của bài thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình. - Tích hợp Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hoà giữa tình yêu thiên nhiên cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình. - Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại. - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3.Thái độ: Biết trân trọng, yêu thương những vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên và cuộc sống con người. Có ý thức rèn luyện bản lĩnh và nghị lực sống. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Nhật kí trong tù - Năng lực đọc – hiểu thơ thất ngôn tứ tuyệt - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, những đóng góp nổi bật của nhà thơ - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: 109


- SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Nhật ký trong tù (NXB Văn học). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. - Chuẩn bị nội dung, tranh ảnh giới thiệu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của bài thơ. - Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu (không gian, thời gian, cảnh vật). So với thơ ca cổ, bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu có gì giống và khác ? Từ đó, anh (chị) phát hiện được điều gì kín đáo ẩn giấu sau bức họa bằng ngôn từ kia ? Đặt những câu thơ trên trong cảnh ngộ của một người tù, anh (chị) cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Hồ Chí Minh - Từ hai câu đầu đến hai câu cuối, mạch thơ vận động, chuyển đổi thế nào ? Hãy trả lời câu hỏi đó bằng cách hoàn thành bảng sau sau: Hai câu đầu Hai câu sau Khung cảnh thiên nhiên ... Cảnh vật : trời mây, chim muông ... Không gian núi rừng hoang vu ... Thời gian : chiều tà ... anh (chị) có cảm nghĩ gì về cái nhìn cuộc sống của Bác và tâm hồn của người tù vĩ đại Hồ Chí Minh ? III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Giáo viên yêu cầu học sinh ghi ra phiếu làm việc cá nhân: Nội dung: Kể tên các bài thơ đã học trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhớ lại một bài thơ mà học sinh yêu thích nhất. Cách tiến hành: Trong vòng 5 phút, học sinh kể tên các bài thơ và đọc thuộc một bài thơ mình yêu thích nhất. GV giới thiệu bài mới: Mở đầu tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.” Đó chính là những lời tâm sự mộc mạc khiêm nhường của chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh trong tập “Ngục trung nhật kí”. Song nói như nhà văn Lỗ Tấn: “Bắt nguồn từ mạch nước chảy ra đều là nước, bắt nguồn từ mạch máu chảy ra đều là máu”; bắt 110


nguồn từ một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn thì dù không chủ ý trở thành nhà thơ song những vần thơ của Bác trong tập “Nhật kí trong tù” vẫn ngời sáng vẻ đẹp của truyền thống và hiện đại. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” để thấy được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại cũng như tinh thần lạc quan yêu đời vượt lên trên hoàn cảnh của Hồ Chí Minh. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống ; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh; Vẻ đẹp của bài thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung HS xemvideo “Nhật kí trong tù” 1. Tập thơ “Nhật kí trong tù” - Hoàn cảnh sáng tác: Là tập nhật kí viết bằng - Trình bày hoàn cảnh sáng tác? thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942 - 1943 tại tỉnh Quảng Tây. - Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán. - Tập thơ có giá trị văn học lớn thể hiện tài năng, tấm lòng, tâm huyết, nhân cách Hồ Chí Minh với cả hai tư cách nghệ sĩ và chiến sĩ 2. Bài thơ "Chiều tối" - Là bài thơ thứ 31, được sáng tác mùa thu 1942 trên đường Bác đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. II. Đọc - đối chiếu bản dịch 2. Hướng dẫn đọc văn bản Đọc đúng nhịp thơ, giọng chậm 1. Đọc rãi, bình tĩnh, thoáng chút vui, ấm 2. Đối chiếu bản dịch và nguyên tác ở câu cuối. Từ "hồng" đọc hơi to - Câu 2: và kéo dài hơn. + bản dich đã đánh mất chữ “cô” trong từ “cô - So sánh bản dịch thơ với bản vân”: nghĩa là đám mây lẻ loi, cô đơn. dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa + từ “mạn mạn” dich là “trôi nhẹ” là chưa đúng, sát với nguyên tác ( chú ý câu 2, làm giảm sắc thái biểu cảm. câu 3) - Câu 3: dịch thừa chữ “tối”, làm hỏng bút pháp HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi. chấm phá. 3. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản III. Đọc hiểu văn bản: HS thảo luận nhóm 1. Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối 111


Thời gian : 10p Nhóm 1 + 2 - Xác định điểm nhìn, tâm thế và bút pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ đầu?

- Bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu của bài thơ được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? Phân tích chi tiết, hình ảnh đó?

- Cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua bức tranh thiên nhiên?

Nhóm 3 + 4 - Xác định điểm nhìn và bút pháp nghệ thuật trong hai câu thơ cuối? - Bức tranh đời sống trong hai câu thơ cuối của bài thơ được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? Phân tích chi tiết, hình ảnh đó?

*Tâm thế và điểm nhìn - Tâm thế của người tù sau một ngày chuyển lao vất vả, thời khắc chiều tối dễ gây cảm giác mệt mỏi, chán chường - Điểm nhìn: mặt đất ->bầu trời (cánh chim, chòm mây) * Nghệ thuật: bút pháp cổ điển (dùng vài điểm nổi bật để cho người đọc hình dung ra cảnh toàn diện ) * Hình ảnh cánh chim chiều - Trong thơ ca cổ điển phương Đông cánh chim chiều mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà - Mang ý nghĩa không gian, thời gian - Gợi sự tương đồng giữa cánh chim mỏi và hình ảnh người tù * Hình ảnh chòm mây - Cô độc, lẻ loi trôi chậm chạp trên tầng không - Gợi cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu ->không gian như mênh mông vô tận, thời gian như ngừng trôi => Hình ảnh cánh chim, chòm mây mang đến cho bức tranh chiều tối một vẻ đẹp tinh tế, mang phong vị cổ điển, nhuốm sắc thái tâm trạng * Cảm xúc, tâm trạng - Cảnh nhuốm màu sắc tâm trạng mệt mỏi, cô đơn, lẻ loi - Gửi gắm niềm mong ước xum họp của con người đang phải lênh đênh nơi đất khách quê người - Tâm hồn ung dung, thư thái => Cảm nhận được bản lĩnh kiên cường, ý chí, nghị lực của người chiến sĩ cách mạng và một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế của Hồ Chí Minh(tinh thần hiện đại) => Bức tranh thiên nhiên mang đậm màu sắc cổ điển; cảnh vật và tâm hồn con người hài hòa, đồng điệu; hình ảnh thơ đẹp nhưng đượm buồn. 2. Bức tranh đời sống con người - Điểm nhìn: Mặt đất - Bút pháp nghệ thuật tả thực sinh động -> hình ảnh dân dã, đời thường - Bức tranh đời sống hiện lên cụ thể, sinh động, gần gũi, giản dị và quen thuộc. + Thiếu nữ: trẻ trung, khỏe mạnh, sống động với 112


công việc giản dị. + Con người cần mẫn, chăm chỉ, miệt mài lao động. + Thiếu nữ nổi bật như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên -> lấn át cả không gian mênh mông, hoang vắng, lạnh lẽo - Hình ảnh “lò than rực hồng” + Mầu hồng của lò than + Là sắc hồng từ gương mặt trẻ trung của cô gái lao động + Là sắc hồng của tâm hồn lạc quan, của trái tim nhân ái ở người tù cách mạng - Cảm xúc và tâm trạng của nhà -> từ “hồng” là nhãn tự của bài thơ. thơ được thể hiện như thế nào qua - Cảm xúc, tâm trạng của Bác bức tranh đời sống con người? + Gợi lên tâm hồn của người tù chút hơi ấm của sự sống, niềm vui, niềm hạnh phúc bình dị + Bác quên cảnh ngộ của mình để cảm nhận cuộc sống-> tình thương yêu, sự quan tâm với người lao động nghèo + Cô gái, bếp lửa gợi cảnh gia đình-> ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của người đang lưu lạc xa nhà, xa đất nước quê hương - Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh + Sự đồng cảm, chia sẻ với người lao động + Tâm hồn của nhà cách mạng vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, quên đi nỗi nhọc nhằn vất vả -> hướng về sự sống và ánh sáng + Niềm lạc quan, yêu đời và tình yêu thương của Bác giành cho con người => Sự vận động trong tư tưởng của Bác từ buồn đến vui, cô đơn lạnh lẽo đến sự sống ấm áp tình người. 4. Hướng dẫn tổng kết IV. Tổng kết GV yêu cầu học sinh làm việc cá - Nội dung: Bức tranh chiều tối cho thấy tình yêu nhân trong thời gian một phút thiên nhiên, yêu cuộc sống của một tâm hồn thi sĩ (theo kĩ thuật trình bày một phút) nhạy cảm, tinh tế, đồng thời thể hiện được ý chí và thực hiện yêu cầu: nghị lực phi thường của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí - Khát quát giá trị nội dung và Minh. nghệ thuật của tác phẩm. - Nghệ thuật: Bài thơ tiêu biểu cho phong cách Học sinh trình bày. nghệ thuật thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh: vừa Giáo viên nhận xét, chốt lại những giàu tính cổ điển vừa mang sắc thái tinh thần hiện kiến thức cơ bản đại luôn hướng về sự vận động phát triển tới ánh sáng, tương lai. 113


c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. ( Trích Đọc thơ Bác, Hoàng Trung Thông) 1/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? 2/ Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu thơ : Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh . Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ đó ? 3/ Xác định từ láy trong đoạn thơ ? Ý nghĩa nghệ thuật của từ láy đó là gì ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về thép và tình trong thơ Bác. Trả lời : 1/ Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ là cảm nghĩ của nhà thơ Hoàng Trung Thông sau khi đã đọc thơ Bác, khẳng định sức lan toả và sức sống mạnh mẽ của thơ Bác với tâm hồn người đọc. 2/ Biện pháp tu từ về từ trong câu thơ là ẩn dụ : ánh đèn ( chỉ thơ Bác) ; mái đầu xanh ( chỉ người đọc, trong đó có tuổi trẻ) Hiệu quả nghệ thuật: gợi liên tưởng hình ảnh cụ thể về thơ Bác. Thơ Bác như ánh đèn đã tỏa rạng, giúp cho ta hiểu thêm về Bác – một con người vĩ đại và dạy ta biết cách làm người. 3/ Có 2 từ láy trong đoạn thơ : mênh mông bát ngát Ý nghĩa nghệ thuật của từ láy đó : từ láy mênh mông gợi sự rộng lớn và lan toả chung quanh đến mức không có giới hạn. Từ láy bát ngát gợi rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được. Đặt trong văn cảnh, hai từ láy đó khẳng định giá trị tư tưởng, tình cảm cao đẹp được rút ra từ trong thơ Bác. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: Thí sinh hiểu được Thép ở đây là ý chí, là nghị lực, là dũng khí lớn để vượt qua hoàn cảnh và khắc phục hoàn cảnh của một con người vĩ đại. Tình chính là tình cảm với thiên nhiên, con người, với đất nước và tinh thần quốc tế vô sản thể hiện trong thơ Bác. Giữa thép và tình có sự hoà quyện, gắn bó chặt chẽ, làm nên chất chiến sĩ- thi sĩ của nhà thơ cách mạng Hồ Chí Minh... d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. 114


* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Tích hợp: - Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Kĩ năng sống Bài tập 1 : Sưu tầm tài liệu, bài nghiên cứu bình luận về tập Nhật kí trong tù Bài tập 2 : Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Bác trog bài thơ : tình yêu thiên nhiên ; bàn lĩnh của người chiến sĩ cách mạng. Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân về tâm lòng yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người trong cuộc sống 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap * Chuẩn bị bài Từ ấy: - Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. - Tìm hiểu, sưu tầm thông tin về Tố Hữu (tranh ảnh, bài viết, video) - Nội dung : + Những đặc săc về nghệ thuật được thể hiện ở khổ 1, mỗi biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? + Sự thay đổi trong nhận thức của tg khi bắt gặp lí tưởng cách mạng? + Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu thể hiện ntn?

Tham khảo: Tiết 114 ÔN LUYỆN CHIỀU TỐI - Hồ Chí Minh I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức nhằm nắm được: 1. Kiến thức: 115


- Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống ; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh - Vẻ đẹp của bài thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình. - Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại. - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3.Thái độ: Biết trân trọng, yêu thương những vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên và cuộc sống con người. Có ý thức rèn luyện bản lĩnh và nghị lực sống. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Nhật kí trong tù - Năng lực đọc – hiểu thơ thất ngôn tứ tuyệt - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, những đóng góp nổi bật của nhà thơ - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Nhật ký trong tù (NXB Văn học). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Giáo viên yêu cầu học sinh ghi ra phiếu làm việc cá nhân: Nội dung: Kể tên các bài thơ đã học trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhớ lại một bài thơ mà học sinh yêu thích nhất. Cách tiến hành: Giải ô chữ: 1. Bài “Chiều tối” có tên chữ Hán là gì? 2. Trong “ Chiều tối” có mấy hình ảnh? 3. Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài là ai? 4. Hai câu thơ đầu thể hiện rõ đặc điểm gì trong thơ HCM? 5. Hai câu thơ cuối thể hiện rõ tinh thần gì trong thơ HCM? 6. Thời gian sáng tác bài “Chiều tối” ? 116


7. Nhãn tự của bài “Chiều tối”? 8. Cụm từ nào được lặp lại trong “Chiều tối”? Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 35p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: I. Kiến thức cơ bản 1. Hướng dẫn ôn lại kiến thức cơ bản 1. Nội dung: HS trình bày sơ đồ tư duy - Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi hoặc grap rừng GV cho HS nhận xét, chuẩn + Bức tranh thiên nhiên chiều muộn: cánh chim mệt mỏi xác kiến thức tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn trôi lững lờ giữa tầng không (so sánh với hình ảnh cánh chim, chòm mây trong thơ cổ). Đây cũng là cảnh thực trong cảm nhận của tù nhân – thi sĩ (chú ý sự tương đồng giữa người và cảnh). + Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại (chú ý cảnh ngộ của tù nhân và những rung động dạt dào, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép ẩn đằng sau chất tình). - Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người + Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước: vẻ đẹp khỏe khoắn của người con gái xóm núi xay ngô bên lò than. Cuộc sống đời thường đã đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui (so sánh bản dịch với nguyên tác, chú ý nghệ thuật gợi chứ không tả, thủ pháp điệp liên hoàn). - Câu 4: sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ Hồ Chí Minh: chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng (phân tích chữ hồng – nhãn tự của bài thơ). Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ: từ tối đến sáng, từ tàn lui tới sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo sang, cô đơn sang ấm nóng tình người. 2. Nghệ thuật: - Từ ngữ cô đọng, hàm súc. - Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn,… 3. Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ của đời sống. 117


2. Hướng dẫn HS luyện tập Nhóm 1,2 – Bài tập1 Đọc bài thơ Chiều tối ( Mộ) sau và trả lời câu hỏi : Phiên âm : Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng Dịch thơ : Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không ; Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng. ( Nam Trân dịch- HỒ CHÍ MINH, Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, hà Nội, 2003) 1/ Nêu chủ đề của bài thơ ? 2/ So sánh với bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác ( chú ý câu 2 và 3 ). 3/ Tác giả đã tả cảnh chiều tối trong 2 câu thơ đầu bằng những hình ảnh nào? Chỉ ra cái nhìn tinh tế của Hồ Chí Minh trong việc tả cảnh đó. 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh qua 2 câu thơ đầu .

Nhóm 3, 4 – Bài tập2 Đọc bài thơ Chiều tối ( Mộ) sau và trả

II. Luyện tập Bài tập 1: 1/ Chủ đề của bài thơ: Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ-chiến sĩ Hồ Chí Minh. Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống. 2/ So sánh với bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìn những chỗ chưa sát với nguyên tác ( chú ý câu 2 và 3 ). Đối chiếu nguyên tác với bản dịch thơ thì mấy câu 1 dịch đạt, câu 2 không dịch được chữ cô trong cô vân, từ mạn mạn dịch là nhẹ thì nhẹ quá, nên dịch là chầm chậm hoặc lững lờ. Câu 3 ,4 : chỉ lặp lại được một chữ xay: không thể hiện được biện pháp điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng): ma bao túc – bao túc ma. Câu 4: nhịp ngắt của nguyên tác là 4/3 , khác với nhịp 2/5 trong câu dịch ( diễn tả sự bùng lên nhanh, mạnh của ngọn lửa). 3/ Tác giả đã tả cảnh chiều tối trong 2 câu thơ đầu hai hình ảnh của bầu trời : con chim trở về rừng tìm cây nghỉ ngơi và đàm mây trôi lững lờ. Cái nhìn tinh tế của Hồ Chí Minh trong việc tả cảnh đó : Người tù Hồ Chí Minh trong khi ngước nhìn bầu trời đã chú ý cả đến những biểu hiện tinh tế của cảnh, thấy bóng chim bay về mà tưởng tượng đến một cánh chim mỏi đi tìm cây để ngủ, thấy chòm mây mà tưởng tượng đến một sự cô đơn trong áng mây bay. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: Đoạn văn nêu được ý chính : Giữa muôn ngàn khổ cực, người tù Hồ Chí Minh vẫn ung dung tự tại, vẫn hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên, hoà hồn mình vào đất trời lớn rộng với một sự tự do tuyệt đối của tinh thần. Đó chính là vẻ đẹp của bản lĩnh kiên cường, ý chí, nghị lực lớn lao và tinh thần lạc quan cách mạng phơi phới trong tâm hồn Bác. Bài tập 2 : 1/ Thể của bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. 118


lời câu hỏi : Phiên âm : Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng Dịch thơ : Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không ; Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng. ( Nam Trân dịch- HỒ CHÍ MINH, Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, hà Nội, 2003) 1/ Nêu thể thơ của bài thơ ? 2/ Xác định phép điệp ở hai câu thơ 3 và 4 phần phiên âm. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó. 3/ Trong hai câu thơ cuối, những hình ảnh nào đã làm cho tâm trạng tác giả thay đổi ? Nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó. 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) phân tích ngắn gọn màu sắc cổ điển và hiện đại qua bài thơ Chiều tối.

2/ Phép điệp ở hai câu thơ 3 và 4 phần phiên âm : ma bao túc-bao túc ma. Đó là phép điệp ngữ bắt cầu vắt dòng. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó : -Diễn tả vòng quay cối xay ngô của sơn thôn thiếu nữ, một động tác lao động nặng nhọc, đều đều, thể hiện sự kiên nhẫn, cần cù của người lao động ; - Sự thu nhỏ không gian từ bầu trời cao rộng thu vào cảnh bếp lửa hồng ; - Sự chuyển vận của thời gian tự nhiên từ chiều sang tối qua sự chuyển vận của những vòng quay cối xay ngô ; -Mang lại chút hơi ấm của cuộc sống con người cho người tù cả ngày vất vả. 3/ Trong hai câu thơ cuối, những hình ảnh đã làm cho tâm trạng tác giả thay đổi : hình ảnh con người và ánh sáng. Ý nghĩa của những hình ảnh đó : - Con người: đó là người con gái xay ngô chuẩn bị cho bữa ăn chiều. Cô là hình ảnh trung tâm trong bức tranh chiều tối. Dáng dấp của cô, động tác của cô mang đến một màu sắc khoẻ khoắn cho bức tranh thơ. - Hình ảnh : đó là lò than rực hồng. Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đã làm toả sáng cả không gian, làm ấm nóng tâm trạng nhà thơ, không còn cảm giác mệt mỏi, buồn bã, thay vào đó là một niềm vui với sự sống. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: Đoạn văn nêu được ý chính : + Nét cổ điển thể hiện ở đề tài chiều tới quen thuộc trong thơ ca xưa ( thơ Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du...) ; thể hiện ngay trong những hình ảnh quen thuộc của thơ cổ (cánh chim chiều, áng mây chiều, cả những nỗi buồn khi chiều xuống...) ; ở nghệ thuật miêu tả thiên nhiên từ cao xuống thấp, lấy cái bé nhỉ để tả cái mênh mông... + Vẻ đẹp hiện đại : là vẻ đẹp của sự vận động từ nỗi buồn sang niềm vui, từ bóng tối ra ánh sáng. 119


Hồ Chí Minh đã nắm được quy luật vận động của cuộc sống nên lạc quan, tin tưởng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đó là vẻ đẹp của người lao động đang làm chủ hoàn cảnh... Hoạt động 3 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 5 p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị nội dung trình bày vào tiết sau. Bài tập 1 : Qua bài thơ, em học tập được điều gì từ Hồ Chí Minh? (Trình bày bằng đoạn văn ngắn 5 – 7 dòng) Bài tập 2 : sưu tầm thêm một số bài thơ có hình ảnh cánh chim, chòm mây trong thơ ca trung đại. Vẽ lại bức tranh chiều tối theo cảm nhận cá nhân.

Tiết 115 TỪ ẤY - TỐ HỮU I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản. - Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tích hợp: Kĩ năng sống 3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng yêu Đảng, khát vọng sống cao đẹp và niềm tin vào sự dẫn dắt của Đảng cộng sản Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Tố Hữu, tác phẩm Từ ấy - Năng lực đọc – hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, những đóng góp nổi bật của nhà thơ - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; 120


- Tư liệu tham khảo: Tố Hữu thơ và đời (NXB Văn học 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. - Thông tin về Tố Hữu (tranh ảnh, bài viết, video) - Nội dung : + Những đặc săc về nghệ thuật được thể hiện ở khổ 1, mỗi biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? + Sự thay đổi trong nhận thức của tg khi bắt gặp lí tưởng cách mạng? + Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu thể hiện ntn? III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. HS trình bày sản phẩm sưu tầm về Tố Hữu 2. Theo em, trong khổ thơ sau đây: Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt Đá sỏi cây cằn, sao bỗng thấy thiêng liêng? Giọng nói quen nghe, màu đất quen nhìn Bỗng chan chứa trăm điều chưa nói hết! Nhà thơ Chế Lan Viên đã bộc lộ tâm trạng gì của mình khi được kết nạp Đảng? (Xúc động, tự hào …) GV giới thiệu bài mới : b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản; Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung HS đọc tiểu dẫn 1. Tác giả - Nêu những nét chính về cuộc - Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn đời và sự nghiệp sáng tác của TH. Kim Thành, quê Thừa Thiên – Huế. - Sớm giác ngộ CM. Năm 1938 được kết nạp vào 121


Tập thơ Từ ấy gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải Phóng, phản ánh ba chặng đường đấu tranh và trưởng thành của nhà thơ từ khi giác ngộ lí tưởng đến CMTT năm 1945.

Đảng Cộng sản. - Sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng (Từ ấy – Việt Bắc – Gió lộng – Ra trận – Máu và hoa). 2. Bài thơ - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ được kết nạp vào Đảng CS (7/1938). - Xuất xứ: Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy”. 2. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản Hai câu đầu, với bút pháp tự sự, 1. Khổ thơ 1: * Hai câu đầu (Bút pháp tự sự): Kể lại sự kiện nhà tác giả đã kể lại sự kiện gì? Sự kiện đó diễn ra vào thời gian thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản Được lí nào? tưởng cộng sản soi đường. Từ ấy là mốc thời gian có tính bước - Thời gian: Từ ấy (1938)

ngoặt trong cuộc đời Tố Hữu. Khi ấy nhà thơ mới 18 tuổi. Tuổi trẻ - mùa xuân của cuộc đời – giàu ước mơ, hi vọng, mà lí tưởng cộng sản lại được xem là mùa xuân của xã hội. Cho nên cuộc gặp gỡ giữa nhà thơ và lí tưởng cộng sản ở thời - Tác động: điểm Từ ấy là cuộc gặp gỡ giữa hai mùa + Biện pháp tu từ: Ẩn dụ ( Lí tưởng cộng sản xuân. Và chắc hẳn tác động của cuộc gặp được ví như nắng hạ, mặt trời chân lí) gỡ ấy là rất lớn.

=> Lí tưởng cộng sản là nguồn sáng kì diệu làm Nhà thơ đã thể hiện tác động của lí bừng thức tâm hồn con người. tưởng cộng sản qua những hình ảnh nào? biện pháp tu từ gì được sử dụng ở đây?Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ là gì? Ngay từ những câu thơ đầu tiên, Tố Hữu đã mở ra một không gian nghệ thuật tràn ngập ánh sáng. Đó là ánh nắng mùa hạ chói chang, rực rỡ, nồng nàn, được tỏa ra từ mặt trời đặc biệt – Mặt trời chân lí. Các em đã từng bắt gặp hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong nhiều câu thơ ( Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng hay Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ). Trong bài thơ của mình, một lần nữa, Tố Hữu sử dụng hình ảnh ẩn dụ mặt trời. Theo em, hình ảnh đó còn thể hiện thái độ của nhà thơ với lí tưởng cộng sản như thế nào?

=> Thái độ ngưỡng vọng, ngợi ca. + Từ ngữ: bừng chói ( Chỉ ánh sáng xuất hiện đột ngột, mạnh mẽ) => Diễn tả tác động vô cùng mạnh mẽ của lí tưởng

* Hai câu sau ( Bút pháp trữ tình): Bộc lộ cảm xúc của con người khi bắt gặp lí tưởng. - Không dừng lại ở biện pháp tu từ - Biện pháp tu từ: So sánh (Hồn tôi vườn hoa ẩn dụ, tác giả còn sử dụng những lá) từ ngữ nào để thể hiện tác động + Khu vườn hoa lá đậm hương, thắm sắc, rộn tiếng chim ca 122


của lí tưởng? Những từ ngữ đó Tâm hồn con người đang “say mùi hương chân diễn tả được điều gì? lí”: tràn đầy sức sống, vô hạn niềm vui. - Từ ngữ: Rất, đậm, rộn Để bộc lộ tâm trạng, nhà thơ sử => Tô đậm, nhấn mạnh cảm xúc ngây ngất, đắm dụng biện pháp tu từ gì? say đến tận cùng của một trái tim rạo rực yêu đời Vườn hoa lá được nhắc đến trong => Khổ thơ thứ nhất đã thể hiện niềm vui lớn của câu thơ là khu vườn như thế nào? tâm hồn trẻ trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách Khu vườn đậm hương sắc ấy chắc mạng. hẳn phải được nhìn qua một tâm trạng như thế nào? Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh chưa đủ để diễn đạt những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn, nhà thơ còn dùng các từ: Rất, đậm, rộn. Những từ ngữ đó có tác dụng gì? Cấu trúc của khổ thơ là một câu 2. Khổ thơ thứ hai: hay nhiều câu? * Cấu trúc: - Chủ ngữ (Tôi) + Vị ngữ (buộc) + Bổ ngữ (Lòng Xác định cấu trúc ngữ pháp của tôi, với mọi người, để tình trang trải với trăm nơi, câu? để hồn tôi với bao hồn khổ…) Đây là kiểu câu gì? => Cấu trúc câu chủ động rất chặt chẽ thể hiện sự Kiểu câu chủ động rất chặt chẽ thể sáng rõ, chắc chắn, tự nguyện trong nhận thức. hiện nhận thức như thế nào của người phát ngôn? Những từ ngữ như lòng tôi, tình (tôi), hồn tôi dùng để chỉ ai? Đối tượng hướng tới của Lòng tôi, tình (tôi), hồn tôi là gì? Những từ ngữ Mọi người, trăm nơi, hồn khổ chỉ ai? * Từ ngữ: Nối kết giữa Lòng tôi – Mọi Lòng tôi người, Tình tôi – Trăm nơi, Hồn tôi – Hồn khổ là những từ ngữ Tình (Tôi) nào? Hồn tôi Những từ Buộc, Trang trải, Gần Cá nhân gũi chỉ điều gì?

Buộc

Mọi người

Trang trải

Trăm nơi

Gần gũi Gắn bó, hòa nhập

Hồn khổ Cộng đồng

Cá nhân gắn bó với cộng động để hướng tới mục đích gì? Khối đời là hình ảnh ẩn dụ thể hiện điều gì? TH còn nhận thức được điều gì với tư 123


cách nhà thơ? (nhà thơ không thể chỉ là khách tình si…(Thế Lũ), ru với gió, mơ theo…(XD))

Khối đời

Quan niệm sống đó có gì khác với quan niệm của tầng lớp tư sản, tiểu tư Sức mạnh đoàn kết sản ? (Liên hệ Thơ mới) Một chiếc … thiên cổ sầu – HC Ta là Một… cùng ta - XD Con nai vàng… vàng khô - LTL Gắn cái tôi với cái ta để được làm gì? Khi chia sẻ yêu thương người khác, ta => Nhận thức mới về lẽ sống lớn: Gắn bó cá nhân được điều gì? (sự cộng hưởng trái tim → với cộng đồng, với nhân dân lao khổ bằng tình sức mạnh)

hữu ái giai cấp để tạo sức mạnh đoàn kết, đấu Nhận thức mới về lẽ sống của nhân tranh vì mục tiêu chung. vật trữ tình là gì?

Thảo luận nhóm + Giao nhiệm vụ: 4 nhóm học sinh cùng thực hiện nhiệm vụ: Câu1: Tìm những từ xưng hô trong đoạn thơ? Những từ đó thể hiện mối quan hệ như thế nào? Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 3: Những hình ảnh Kiếp phôi pha, Vạn đầu em nhỏ…cù bất cù bơ gợi được cảm xúc gì? Câu 4: Nhân vật trữ tình đã có sự chuyển biến sâu sắc như thế nào trong tình cảm? Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương nắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời…

3. Khổ thơ thứ 3: - Từ ngữ: Từ xưng hô: con, em, anh ◊ thể hiện mối quan hệ gắn bó trong gia đình Điệp từ: là, của, vạn ◊ tạo nên nhịp điệu dồn dập, hăm hở nhấn mạnh sự gắn bó, hòa nhập - Hình ảnh: kiếp phôi pha, cù bất cù bơ ◊ tấm lòng đồng cảm, xót thương với những kiếp người bất hạnh, lang thang cơ nhỡ.

=> Sự chuyển biến lớn về tình cảm: Nhà thơ đã đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản, nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao

Nhớ đồng Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép – Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia (Tiếng hát con tàu – CLV) 3. Hướng dẫn tổng kết III. Tổng kết Nhận xét về các biện pháp tu từ 1. Nội dung: Bài thơ diễn tả niềm vui sướng, say 124


mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ được dùng trong bài thơ ? Có gì đáng chú ý trong nhịp lý tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng điệu các câu thơ ? với cuộc đời nhà thơ → Bài thơ là tuyên ngôn của tập Từ ấy nói riêng và toàn bộ tác phẩm của TH nói chung. 2. Nghệ thuật: Hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh… gợi cảm, ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giọng thơ, nhịp điệu say sưa, dồn dập, hăm hở, hệ thống vần cuối phong phú có sức ngân vang → Sự vận động trong tâm trạng nhà thơ ⇒ Từ ấy rất tiêu biểu cho hồn thơ TH: nhà thơ của lý tưởng cộng sản, của niềm vui lớn đối với cách mạng và của cảm hứng lãng mạn say sưa, sôi nổi. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tố Hữu là nhà thơ có vị trí rất quan trọng trong nền văn học cách mạng Việt Nam. Trong thơ Tố Hữu, cái Tôi trữ tình, trẻ trung, sôi nổi và đầy nhiệt huyết là cái Tôi gắn với cách mạng, cái Tôi mang trong mình lí tưởng cộng sản. Với tập thơ Từ ấy, Tố Hữu đã bắc chiếc cầu nối giữa hình thức thơ mới với thơ ca yêu nước và cách mạng. Giữa lúc các nhà thơ mới còn băn khoăn, còn đắm mình trong nỗi buồn đau, cô đơn tuyệt vọng, thì Tố Hữu với Từ ấy đã cất lên khúc hát ngợi ca lí tưởng cách mạng và tự tin khẳng định sự đúng đắn của con đường mình đã chọn. Từ ấy thể hiện tâm trạng háo hức, tràn đầy niềm tin và hi vọng của người cộng sản trẻ tuổi. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh xã hội, chính trị, văn hoá thời điểm nó ra đời mới hiểu và lí giải được những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Bài thơ ra đời vào thời kì cách mạng Dân tộc dân chủ 1936- 1939. Năm 1930, Đảng Cộng sản ra đời, lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tố Hữu thuộc lớp thanh niên sớm được giác ngộ cách mạng. Và người thanh niên với trái tim tuổi hai mươi đang căng đầy sự sống đã đến với cách mạng bằng niềm phấn khích của người vừa tìm thấy con đường lí tưởng của đời mình. Nhân vật trữ tình của bài thơ là người cộng sản trẻ tuổi với quan niệm cao đẹp về lí tưởng sống, lí tưởng cộng sản. ( Trích Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11- Nguyễn Trọng Hoàn) 1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên ? 2/ Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu văn Với tập thơ Từ ấy, Tố Hữu đã bắc chiếc cầu nối giữa hình thức thơ mới với thơ ca yêu nước và cách mạng. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì? 3/ Văn bản trên nhiều lần nhắc đến nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình là gì ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lí tưởng sống của tuổi trẻ trong cuộc sống. 125


Trả lời: 1/ Nội dung chính của văn bản : Vị trí của nhà thơ Tố Hữu trong thơ ca yêu nước và cách mạng, đồng thời lí giải sự tác động của lịch sử, văn hoá, xã hội đã làm nên hồn thơ Tố Hữu trong tập thơ Từ ấy. 2/Biện pháp tu từ về từ trong câu văn: ẩn dụ (bắc chiếc cầu nối gợi sự gắn kết) Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: Tạo hình ảnh cụ thể để khẳng định đóng góp của Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy, nhất là đóng góp về hình thức nghệ thuật. 3/Nhân vật trữ tình là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm cách nghĩ. Qua những trang thơ, ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung : từ quan niệm cao đẹp về lí tưởng sống của nhà thơ Tố hữu, thí sinh liên hệ đến lí tưởng sống của tuổi trẻ: Lí tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hường tới và mong mỏi đạt được. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ luôn suy nghĩ và hành động đúng để hoàn thiện mình hơn, đóng góp công sức bản thân, đem lại hạnh phúc cho mình, gia đình, xã hội, đất nước. Phê phán những người không có lí tưởng sống. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: - Học xong hai bài thơ trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại hiện nay. - Bình những câu thơ mà em tâm đắc nhất - Vì sao bài thơ Từ ấy có thể xem là tuyên ngôn về lý tưởng và nghệ thuật của Tố Hữu? 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài đọc thêm: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi Lai Tân; + Bức tranh nhà tù hiện lên qua những hình ảnh nào? + Thái độ của tác giả đối với xã hội ấy như thế nào? + Nghệ thuật văn bản? + Ý nghĩa văn bản? Nhớ đồng + Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? + Tiếng hò Huế có sức ảnh hưởng như thế nào đến nhà thơ trong thời gian ở tù? 126


+ Cùng với nỗi nhớ về tiếng hò, cảnh quê hương hiện lên như thế nào qua nỗi nhớ ấy? + Tâm trạng chính của tác giả từ đoạn thơ thứ 10 cho đến hết bài? + Nghệ thuật văn bản? + Ý nghĩa văn bản?

Tham khảo: Tiết 116 ÔN LUYỆN: TỪ ẤY - TỐ HỮU I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức có hệ thống nhằm nắm được: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản. - Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng yêu Đảng, khát vọng sống cao đẹp và niềm tin vào sự dẫn dắt của Đảng cộng sản Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Tố Hữu, tác phẩm Từ ấy - Năng lực đọc – hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, những đóng góp nổi bật của nhà thơ - Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: 127


- SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Tố Hữu thơ và đời (NXB Văn học 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); - Đọc thuộc văn bản - Vẽ sơ đồ tư duy nội dung cơ bản của tác phẩm III. Tiến trình giờ học. Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày sản phẩm sưu tầm về Tố Hữu GV giới thiệu bài mới Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 35p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. Hướng dẫn củng cố I. Kiến thức cơ bản kiến thức 1. Hoàn cảnh ra đời: HS trình bày sơ đồ tư duy - Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào tháng 7/1938, bài thơ hoặc grap kiến thức cơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng bản vào hàng ngũ của Đảng. HS nhận xét 2. Ý nghĩa nhan đề: - Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách GV chuẩn xác kiến thức - Hoàn cảnh sáng tác mạng của nhà thơ Tố Hữu. - Nhan đề - Thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà CM trẻ tuổi lần - Nội dung cơ bản đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng và nguyện - Nghệ thuật dấn thân vào con đường máu lửa ấy. - Ý nghĩa văn bản 3. Nội dung: - Khổ 1: Niềm vui lớn: + Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng ( chú ý động từ bừng; những hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ" "mặt trời chân lí" đã nhấn mạnh: ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm) + Hai câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng. Liên tưởng, so sánh: " Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim" Thể hiện vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn cũng là của hồn thơ Tố Hữu. - Khổ 2: Lẽ sống lớn: 128


Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung ( chú ý từ "buộc", "trang trải", "trăm nơi") để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc. Từ đó, khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân. - Khổ 3: Tình cảm lớn. Từ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống mới tự xác định mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ ( sử dụng điệp từ "là" kết hợp với những từ "con", "em", "anh" để nhấn mạnh tình cảm thân thiết như người trong cùng một gia đình) * Nghệ thuật: - Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng. - Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu. - Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở... * Ý nghĩa văn bản: - Niềm vui lớn, lẽ sống lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản. II. Luyện tập 2. Hướng dẫn HS lập dàn ý Lí tưởng sống cao đẹp 1. Mở bài: được thể hiện trong bài thơ "Từ - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lí tưởng sống cao đẹp được ấy" (Tố Hữu) thể hiện trong bài thơ "Từ ấy". Thảo luận nhóm theo bàn HS trình bày, GV chuẩn xác 2. Thân bài: a. Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của kiến thức Đảng:(Khổ 1) - Hai câu mở đầu viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại kỉ niệm không quên của đời mình: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim.” + “Từ ấy”: mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ TH- mốc thời gian được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. + Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ (nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim) kết hợp với động từ (bừng, chói)→ sự ảnh hưởng lớn lao của ánh sáng chân lí đến nhà thơ, như nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. -> Chính ánh sáng của lý tưởng Đảng đã xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. => Thể hiện thái độ thành kính, ân tình, biết ơn của nhà thơ với Đảng 129


- Hai câu sau: Nhà thơ tiếp tục bày tỏ niềm vui sướng vô hạn của mình trong buổi đầu đến với Cách mạng. “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim...” + Bút pháp trữ tình lãng mạn. + Những hình ảnh so sánh của 1 thế giới tràn đầy sức sống: Hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót. -> Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cuộc sống đã làm con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn. => Cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ: tình cảm chân thành, trong trẻo và hết sức nồng nhiệt của một thanh niên lần đầu tiên được tiếp nhận lí tưởng của Đảng, tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. b. Những nhận thức mới về lẽ sống:(Khổ 2) - Hai câu đầu: + Động từ “buộc”: thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc, quyết tâm cao độ muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hoà với mọi người. + Trang trải: tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. +Hoán dụ: “Trăm nơi” ->mọi người sống khắp nơi trên đất nước. => Hai câu thơ biểu lộ một quyết tâm, một ý thức tự nguyện vượt lên mình sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người. - Hai câu sau: Hình ảnh: + Hồn tôi - hồn khổ: trong mối liên hệ với mọi người, nhà thơ quan tâm đến quần chúng lao khổ. + Khối đời: ẩn dụ chỉ khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. -> Tình yêu thương con người của Tố Hữu là tình cảm hữu ái giai cấp. => Tố Hữu đặt mình vào giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu tìm thấy sức mạnh, niềm vui mới bằng nhận thức, tình cảm yêu mến, sự giao cảm của những trái tim. Qua đó 130


Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân. c. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm Tố Hữu: (Khổ 3) - Điệp từ: "là" cùng với các từ "con", "em", "anh" và số từ ước lệ "vạn": nhấn mạnh, khẳng định tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, nhà thơ cảm nhận sâu sắc bản thân mình là 1 thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. - "Kiếp phôi pha": những người đau khổ, bất hạnh, những người lao động vất vả, dãi dầu mưa nắng để kiếm sống. - Những em nhỏ “không áo cơm cù bất cù bơ” (những em bé không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng nay đây mai đó) -> Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ. => Lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của cuộc đời cũ.Khổ thơ đã đánh dấu sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ. d. Nghệ thuật: - Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng. - Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu. - Giọng thơ sảng khoái; nhịp điệu thơ hăm hở… 3. Kết bài: - Bài thơ thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ Tố Hữu. - Liên hệ với lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay. Hoạt động 3 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị nội dung trình bày vào tiết sau. - Học xong hai bài thơ trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại hiện nay. - Bình những câu thơ mà em tâm đắc nhất - Vì sao bài thơ Từ ấy có thể xem là tuyên ngôn về lý tưởng và nghệ thuật của Tố Hữu?

131


Tiết 117 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM LAI TÂN – HỒ CHÍ MINH; NHỚ ĐỒNG – TỐ HỮU I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Bài “Lai Tân”: + Thực trạng thối nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch. + Thái độ châm biếm của t/g. + Bút pháp hiện thực trào phúng. + Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Bài “Nhớ đồng”: + Nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài biểu hiện của niềm khát khao yêu c/s. + Lựa chọn hình ảnh miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 3.Thái độ: - Biết yêu cuộc sống và yêu quê hương, yêu con người với tình yêu trong sáng. - Biết cảm nhận, đánh giá về hoàn cảnh xã hội để sống tốt hơn, để trân trọng cái đang có. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản; - Năng lực tìm hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu, trình bày 1 phút về nhân vật. - Năng lực ngôn ngữ; Năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo. 132


- Năng lực đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan. - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Tố Hữu thơ và đời (NXB Văn học); Nhật ký trong tù (NXB Văn học 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc văn bản, trả lời câu hỏi Lai Tân; + Bức tranh nhà tù hiện lên qua những hình ảnh nào? + Thái độ của tác giả đối với xã hội ấy như thế nào? + Nghệ thuật văn bản? + Ý nghĩa văn bản? Nhớ đồng + Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? + Tiếng hò Huế có sức ảnh hưởng như thế nào đến nhà thơ trong thời gian ở tù? + Cùng với nỗi nhớ về tiếng hò, cảnh quê hương hiện lên như thế nào qua nỗi nhớ ấy? + Tâm trạng chính của tác giả từ đoạn thơ thứ 10 cho đến hết bài? + Nghệ thuật văn bản? + Ý nghĩa văn bản? III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Câu 1: Trong thời gian sáng tác bài thơ “Lai Tân” thì đất nước Trung quốc đang có sự kiện gì? A. Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam B. Nhật đánh chiếm Trung quốc C. Mỹ đánh chiếm Trung Quốc D. Trung quốc có nội chiến Câu 2: Qua bài thơ ta thấy điều Bác đã vạch ra những điều xấu xa gì ở bọn quan lại này? A. Bóc lột phạm nhân B. Xem chuyện đánh bạc, hút thuốc phiện là chuyện thường C. Thờ ơ trước vận mệnh của đất nước, nhân dân 133


D. Cả ba ý trên Câu 3: Cảm hứng của bài thơ “Nhớ đồng” được hình thành từ: A. Những kỉ niệm từ ngày tác giả còn hoạt động cách mạng. B. Tiếng chim tu hú gọi hè nơi tác giả bị giam cầm. C. Những âm thanh hết sức bình dị của cuộc sống. D. Tiếng hò vọng vào nhà tù, nơi tác giả bị giam cầm Câu 4: Câu nào sau đây là nhận định đúng về bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu? A. Là nỗi hoang mang của chàng trai trẻ lần đầu bị giam cầm. B. Là những dòng tâm tư nồng nhiệt, tha thiết, trong trẻo của nhà thơ trẻ hướng về ruộng đồng, quê hương, về những con người thân yêu, về những kỉ niệm của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi. C. Nỗi nhớ thương mẹ già còng lưng trên những cánh đồng. D. Là nỗi lòng tha thiết nhớ về người yêu - là một cô thôn nữ. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Bài “Lai Tân”: Thực trạng thối nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch; Thái độ châm biếm của t/g; Bút pháp hiện thực trào phúng. + Bài “Nhớ đồng”: Nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài biểu hiện của niềm khát khao yêu c/s; Lựa chọn hình ảnh miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, hỏi chuyên gia. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ I. Bài thơ “Lai Tân” 1. Xuất xứ: Bài 97 của tập Nhật kí trong tù “Lai Tân” GV cho HS đọc bài, tìm hiểu hoàn 2. Nội dung: cảnh sáng tác, xuất xứ của từng a. Bức tranh nhà tù: bài. - Ban trưởng đánh bạc là phạm pháp,trắng trợn vi Nhóm Chuyên gia tiến hành hướng phạp pháp luật, điều này chứng tỏ pháp luật dưới dẫn các bạn tìm hiểu văn bản chế độ Tưởng Giới Thạch là giả dối. - Bức tranh nhà tù hiện lên qua - Hành động cảnh trưởng trấn lột của tù nhân là những hình ảnh nào? hành động bẩn thỉu. - Huyện trưởng chong bàn đèn thuốc phiện làm công việc là có ý mỉa mai,tố cáo sự đồi bại, vô trách nhiệm b. Thái độ châm biếm,mỉa mai: Với nghệ thuật dùng từ và đối nghĩa,tác giả chỉ rõ - Thái độ của tác giả đối với xã hội cảnh thái bình giả tạo, một xã hội suy đồi đã tồn ấy như thế nào? tại rất lâu ở nơi này. Bài thơ là bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung - Nghệ thuật văn bản? Quốc với lũ quan lại đồi bại, tham nhũng quan 134


liêu qua nghệ thuật trào phúng đặc sắc. 3. Nghệ thuật: - Tạo điểm nhấn ở cuối mỗi câu. - Chọn nhân vật, miêu tả chi tiết. - Ý nghĩa văn bản? 4. Ý nghĩa văn bản: Tích hợp học tập và làm theo tấm Bài thơ lột trần bản chất thối nát của bọn quan lại TQ thời TGT, qua đó là thái độ bất bình, lên án, gương đạo đức Hồ Chí Minh Em rút ra bài học gì cho bản thân tố cáo quyết liệt của tg trước thực trạng xã hội. qua bài thơ Lai Tân? Trung thực, thẳng thắn, dám đấu tranh với những gì sai trái … 1. Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ II. Bài thơ “Nhớ đồng” 1.Thời điểm sáng tác: Lúc bị bắt giam “Nhớ đồng” GV cho HS đọc bài, tìm hiểu hoàn 2. Nội dung: cảnh sáng tác, xuất xứ của từng - Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê bài. tha thiết và sâu lắng Nhóm Chuyên gia tiến hành hướng - Tiếng hò Huế mang linh hồn của đất nước, quê dẫn các bạn tìm hiểu văn bản: hương đã khơi dậy trong lòng nhà thơ bao kỉ niệm - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ mến thương đối với đồng bào, đồng chí và cả là gì? quãng đời đã qua của bản thân - Tiếng hò Huế có sức ảnh hưởng - Tiếng hò trong Nhớ đồng từ chỗ gợi nhớ đã trở như thế nào đến nhà thơ trong thời thành âm thanh nhức nhối, thúc giục con người. gian ở tù? - Cùng với nỗi nhớ, cảnh đồng quê hiện ra một cách bình dị thân thuộc.Tất cả được tái hiện qua tâm hồn của một trong hoàn cảnh bị giam hãm, khao khát tự do nên cảnh sắc quê hương càng trở nên đẹp đẽ, dịu ngọt hơn. Không gian nhớ đồng là buổi sớm mai do đó bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt - Cùng với nỗi nhớ về tiếng hò, và đậm chất lãng mạn. cảnh quê hương hiện lên như thế - Từ đoạn 10 cho đến hết, nỗi nhớ gắn liền với nào qua nỗi nhớ ấy? niềm say mê lí tưởng và sự khao khát tự đến cháy bỏng của thời gian. Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trở thành niềm day dứt, trăn trở, réo gọi trong tâm hồn tác giả đồng thời còn thể hiện niềm say mê lí tưởng - Tâm trạng chính của tác giả từ và khao khát tự do. đoạn thơ thứ 10 cho đến hết bài? 3. Nghệ thuật: Lựa chọn hình ảnh gần gũi quen thuộc, giọng thơ da diết khoắc khoải trong nỗi nhớ. Nghệ thuật văn bản? 4. Ý nghĩa văn bản : Bài thơ là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, - Ý nghĩa văn bản? yêu cuộc sống của chính mình. 135


c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc Giải người canh trưởng kiếm ăn quanh Chong đèn, huyện trưởng làm công việc Trời đất Lai Tân vẫn thái bình ( Lai Tân , Hồ Chí Minh, Tr 45, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) 1/ Nêu chủ đề của bài thơ trên ? 2/ Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ? 3/ Tác giả tỏ thái độ gì trong 3 câu thơ đầu ? Vì sao tác giả có thái độ đó ? Cách miêu tả ở 3 câu đầu đã cho thấy bộ mặt xã hội hiện ra như thế nào ? 4/ Qua bài thơ, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tệ nạn cờ bạc trong cuộc sống hôm nay ? Trả lời: 1/ Chủ đề của bài thơ : Bài thơ lột trần bản chất thối nát của bọn quan lại Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, qua đó là thái độ bất bình, lên án, tố cáo quyết liệt của tác giả trước thực trạng xã hội. 2/ Phương thức biểu đạt của bài thơ : tự sự, biểu cảm 3/ Tác giả tỏ thái độ ngạc nhiên trong 3 câu thơ đầu. Tác giả ngạc nhiên vì những người đứng đầu ở mỗi cương vị của bộ máy nhà nước : Ban trưởng, Cảnh trưởng , Huyện trưởng lại công khai vi phạm pháp luật : đánh bạc, ăn tiền đút lót của dân, hút thuốc phiện. Cách miêu tả ở 3 câu đầu đã cho thấy cả một hệ thống quan lại từ dưới lên trên đã bị ruỗng nát từ bên trong. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: từ hành vi đánh bạc vi phạm pháp luật của ban trưởng trong nhà tù, thí sinh liên hệ đến hiện tượng xấu về tệ nạn cờ bạc trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : trình bày hậu quả, nguyên nhân của tệ nạn này, đề xuất biện pháp khắc phục, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: 136


Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương nắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời... Cho tới chừ đây, tới chừ đây Tôi mơ qua cửa khám bao ngày Tôi thu tất cả trong thầm lặng Như cánh chim buồn nhớ gió mây. Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi! ( Trích Nhớ đồng, Tố Hữu, Tr 47, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) 1/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? 2/ Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu thơ: Nhẹ nhàng như con chim cà lơi ;Tôi thu tất cả trong thầm lặng /Như cánh chim buồn nhớ gió mây.? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ? 3/ Xác định từ láy trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ láy đó. 4/ Qua bài thơ, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ khát vọng tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Trả lời: 1/ Nội dung chính của đoạn thơ: Nỗi nhớ từ thực tại đến quá khứ rồi trở về hiện tại của nhà thơ trong hoàn cảnh bị tù đày. 2/ Biện pháp tu từ so sánh. Hiệu quả nghệ thuật : Hình ảnh con chim cà lơi( chim sơn ca) gợi tâm trạng vui sướng của nhà thơ vì không quên những ngày say sưa hoạt động trong phong trào Mặt trận Dân chủ. Hình ảnh cánh chim buồn nhớ gió mây gợi niềm khao khát tự do của nhà thơ. 3/ Từ láy trong đoạn thơ : Băn khoăn ; vẩn vơ ; nhẹ nhàng Hiệu quả nghệ thuật của các từ láy đó : Băn khoăn ; vẩn vơ diễn tả tâm trạng của nhà thơ khi đi tìm một lí tưởng cao đẹp vì không chấp nhận sống tầm thường, tẻ nhạt, vô nghĩa. Nhẹ nhàng gợi niềm hạnh phúc khi tìm thấy lí tưởng cách mạng của nhà thơ. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung : từ khát vọng tự do của nhà thơ Tố Hữu trong đoạn thơ, thí sinh suy nghĩ khát vọng tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : khát vọng tuổi trẻ là gì ? Tại sao tuổi trẻ phải sống có khát vọng ? Ý nghĩa của khát vọng tuổi trẻ? Phê phán một bộ phận tuổi trẻ sống chỉ có tham vọng, ích kỉ, hưởng thụ cá nhân. Rút ra bài học nhận thức và 137


hành động cho bản thân. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài đọc thêm: Tương Tư; Chiều xuân Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài

Tiết 118 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM TƯƠNG TƯ – NGUYỄN BÍNH ; CHIỀU XUÂN – ANH THƠ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Bài “Tương tư”: + Tâm trạng tương tư và khát vọng ty thuỷ chung với những diễn biến yêu thương, hờn giận, trách móc và khao khát mong mỏi. + Sử dụng ngôn ngữ dân dã, mộc mạc mang đậm sắc thái dân gian. - Bài “Chiều xuân”: + Cảnh chiều xuân dưới ngòi bút Anh Thơ và tấm lòng nữ sĩ. + Trí tưởng tượng, năng lực miêu tả, tạo dựng bức tranh quê. 2. Kĩ năng: - Kỹ năng nhận thức về cảm xúc của nhân vật trữ tình, phát hiện các hình ảnh, nhận diện được các phương thức biểu đạt chính, kiểu văn bản... - Đọc hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3.Thái độ: - Biết yêu cuộc sống và yêu quê hương, yêu con người với tình yêu trong sáng. - Biết cảm nhận, đánh giá về hoàn cảnh xã hội để sống tốt hơn, để trân trọng cái đang có 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản; - Năng lực tìm hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu, trình bày 1 phút về nhân vật trữ tình. 138


- Năng lực ngôn ngữ; Năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo. - Năng lực đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan. - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Nguyễn Bính thơ và đời (NXB Văn học 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. - Thông tin về Nguyễn Bính, Anh Thơ (tranh ảnh, bài viết, video) - Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài - Sưu tầm những caauca dao,bài thơ nói về nỗi tương tư III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Hãy tìm từ để diễn tả chính xác tâm trạng của chàng trai trong bài ca dao sau: Từ ngày ăn phải miếng trầụ Miệng ăn, môi đỏ, dạ sầu đăm chiêụ Biết là thuốc dấu, bùa yêụ Làm cho khúc mắc nhiều điều xót xa, Làm cho quên mẹ quên chạ Làm cho quên cả đường ra lối vàọ Làm cho quên cá dưới aọ Quên sông tắm mát, quên sao trên trời GV giới thiệu bài mới: b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + “Tương tư”: Tâm trạng tương tư và khát vọng ty thuỷ chung với những diễn biến yêu thương, hờn giận, trách móc và khao khát mong mỏi; Sử dụng ngôn ngữ dân dã, mộc 139


mạc mang đậm sắc thái dân gian. + Bài “Chiều xuân”: Cảnh chiều xuân dưới ngòi bút Anh Thơ và tấm lòng nữ sĩ; Trí tưởng tượng, năng lực miêu tả, tạo dựng bức tranh quê. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. hỏi chuyên gia * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu bài I. Bài thơ “Tương tư” (NguyÔn BÝnh) “Tương tư” 1. Vài nét về nhà thơ Nguyễn Bính Nhóm chuyên gia điều khiển - NB - hồn thơ dân tộc mang phong vị dân gian phần tìm hiểu tiểu dẫn -> thi sĩ của đồng quê. - Em hiểu như thế nào về nhan đề 2. Nhan đề của bài thơ? - Tương tư: trai gái thương nhớ nhau (Từ điển HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi. Hán Việt - Phan Văn Các) Nguồn gốc của tương tư là khao khát - Tương tư: nỗi nhớ thương đơn phương ủ kín được gần kề, được chung tình, vì thế trong lòng người nào đó. (nghĩa dùng trong đời diễn biến tâm lí của người tương tư rất thường) phức tạp: “Ba cô đội gạo lên chùa -> Khi tương tư: người ta thường nhớ nhung, Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư thương cảm, trách móc giận hờn...Để diễn tả tâm Sư về sư ốm tương tư ốm lăn ốm lóc nên sư trọc đầu” (ca trạng ấy, người ta thường dùng cách nói lấp lửng, dao) vòng vo, mát mẻ hay bộc bạch không hề giấu Hoặc: “Ngỡ chàng thấu hết tấm lòng diếm nỗi nhớ thương khao khát dành cho nhau! tương tư” - (Chinh phụ ngâm)

Em hãy nêu vài câu ca dao hoặc thơ về chủ đề này mà em biết?

Lá này gọi lá xoan đào Tương tư thì gọi thế nào hỡi em... (Ca dao) Mình ơi! Mình ở mình đi Đi thì ta nhớ ở thì ta thương Phân li cách trở đoạn trường Con sông nho nhỏ con đường cát bay (Ca dao) Tương tư ăn phải miếng mồi Đứng đi trong lửa nằm ngồi trên sương (Xuân Diệu)

- Diễn biến tâm trạng của chàng trai được thể hiện bằng những cảm * Diễn biến tâm trạng của chàng trai - Nhớ nhung -> Băn khuăn dỗi hờn -> Than thở xúc nào? -> Khát vọng mong mỏi Thôn Đoài (Tây) - Nhớ - thôn Đông - Cách tạo hình ảnh cặp đôi thể Một người - chín nhớ mười mong - một người hiện nỗi nhớ với người mình yêu + Địa danh tạo nỗi nhớ song hành (người nhớ của chàng trai được thể hiện như người, thôn nhớ thôn) + Khi tương tư: nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thế nào trong bài thơ? quy luật tâm lí của những tâm hồn đang yêu! HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi. + Ngôn ngữ chân quê: Đông, Đoài, thành ngữ “chín nhớ mười mong” + Cách bố trí ngôn ngữ: đối tượng nhớ thương 140


Từ nhớ nhung chàng trai bộc lộ tâm trạng dỗi hờn như thế nào? HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi.

Từ trách móc đến thở than, lời than thở được thể hiện như thế nào? Chàng trai than thở rồi lại trách móc mát mẻ như thế nào? Khao khát mơ tưởng của chàng trai được thể hiện như thế nào? HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi. Tìm những hình ảnh cặp đôi trong bài thơ? HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi.

Em hãy nhận xét về phong cách thơ Nguyễn Bính? HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi.

được ®ẩy ra hai đầu câu thơ, giữa họ là khoảng cách ngập tràn nỗi nhớ thương! - “Hai thôn chung lại một làng / Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này” -> Người con trai mà như thụ động? Chờ đợi mà còn trách móc? Vô lí mà có lí: chàng trai quê yêu vụng nhớ thầm, tưởng mình bị hờ hững nên sinh ra hờn dỗi, trách nhẹ trách yêu: “Cớ sao”? “Chẳng sang”? - Ngày qua ngày lại qua ngày/ Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng” -> “Lại”: điểm nhấn ngữ điệu, bước đi chậm chạp của thời gian, ngán ngẩm, vô vọng, kéo dài đến mức héo mòn “lá xanh đã thành lá vàng” => tâm trạng héo hon, sầu muộn tương tư! Bảo rằng cách trở đò giang ... Biết cho ai, hỏi ai người biết cho! -> Không gian cảnh vật: miền quê ngàn đời, tình và cảnh hoà quyện vào nhau, điệp từ “xa xôi” đa nghĩa vừa chỉ khoảng cách, vừa mát mẻ trách móc - Hàng loạt những hình ảnh sóng đôi lãng mạn, thể hiện khát vọng tình yêu gắn liền với hạnh phúc, hôn nhân gia đình: + Thôn Đoài / thôn Đông; Tôi / nàng; Bên ấy / bên này ; Hai thôn / một làng; + Bến / đò; Hoa khuê các / bướm giang hồ ; Nhà em / nhà anh + Giàn giầu / hàng cau; Thôn Đoài / thôn Đông; Cau / giầu ->Mối duyên quê hoà quyện với cảnh quê ngàn đời! -> Tâm trạng nhớ nhung được diễn tả qua hình ảnh, địa danh, gần gũi quen thuộc của cuộc sống nông thôn: thôn Đoài, thôn Đông, gió mưa... - PC thơ Nguyễn Bính: là sự kết hợp tiếng thơ của thời đại với những biểu hiện của văn hoá dân gian. Ông đã kết hợp được những yếu tố truyền thống dân gian trong việc sáng tạo thơ mới. Nguyễn Bính đã làm sống dậy nét “chân quê”, “duyên quê”, “tình quê”, “hồn quê” bằng sự hoà điệu giữa nội dung và hình thức, bằng giọng điệu quê, với lối nói quê, lời quê. => Bài thơ là ty trong sáng, mãnh liệt của người con trai đối với người con gái thôn quê. Đồng thời nhà thơ thể hiện tình cảm chân thành của mình 141


với những nét đẹp văn hóa dân gian của dân tộc. 2. Hướng dẫn đọc thêm bài II. Bài thơ “Chiều xuân” - Anh Thơ “Chiều xuân” 1. Vài nét về tác giả - Anh Thơ (1921- 2005), tên thật: Vương Kiều Ân Nêu những nét chính về tác giả Quê Bắc Giang Anh Thơ? - Ham văn chương, chịu khó đọc sách, Anh Thơ tìm đến văn chương như một cách tự giải thoát và khẳng định HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi. mình. Năm 1937 (mười sáu tuổi) bà đã có thơ đăng báo. 1941 (hai mươi tuổi) xuất bản tập “Bức tranh quê” gồm 41 bài viết về cảnh nông thôn. Nguyễn Bính viết về nét “chân quê”, thì Anh Thơ lại thiên về “cảnh quê” thân thuộc pha chút tâm sự bâng khuâng, u buồn của cái tôi thơ mới!

- Bài Chiều xuân in trong tập bức tranh quê. Bức tranh quê được miêu tả trong 2. Hướng dẫn đọc thêm không gian nào? - Không gian: Buổi chiều xuân vùng đồng bằng HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi. Bắc Bộ (thời gian buổi chiều: gợi cảm giác buồn, thơ mới coi cái buồn, nỗi đau là một phạm trù thẩm mĩ quen thuộc) Bức tranh buổi chiều xuân được - Hình ảnh bức tranh quê: Mưa bụi (mưa xuân nho miêu tả như thế nào? Em có suy nhỏ, như rắc bụi li; Dòng sông, bến nước, con đò; nghĩ gì về những hình ảnh này? Quán tranh nhỏ; Hoa xoan tím rụng tơi bời; Cánh HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi. đồng lúa, con đê, cỏ non xanh biếc; Con cò, con trâu, sáo, bướm - Hình ảnh con người xuất hiện + Sắc xuân: hoa xoan tím rụng tơi bời, cỏ non tràn biếc cỏ… + Khí xuân: “mưa đổ bụi êm đềm trên bến vắng” + Nhịp sống lặng lẽ: đò biềng lười nằm mặc nước Đọc xong bài thơ, em có suy nghĩ sông trôi, quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng. gì về tâm trạng và tấm lòng của Tất cả gợi nỗi buồn man mác của buổi chiều tác giả? quê, nỗi buồn ấy từ lòng người nhuốm sang cảnh HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi. vật. Một chút động: lũ cò con vô tình bay lên làm giật mình cô nàng yếm thắm, cũng làm lòng người bâng khuâng bừng tỉnh dậy! Lấy động để tả tĩnh. - Cái tôi của tác giả rung động trước cảnh vật quen thuộc bình dị. Tình quê bao trùm lên bức tranh quê buổi chiều xuân bình dị này. => Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của quê hương mỗi độ xuân về. TY quê hương đất nước đã bao trùm lên bức tranh quê buổi Chiều xuân c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 142


- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng ( Trích Tương tư , Nguyễn Bính, Tr 49, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình ? 2. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ. 3. Những yếu tố nào trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính ? 4. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tình yêu chân chính của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Trả lời 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ : biểu cảm Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm tương tư nhớ và mong của nhân vật trữ tình. 2. Biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu : hoán dụ : dùng địa danh để chỉ người sống trên địa danh đó :Thôn Đoài- Thôn Đông Hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ. - Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị . - Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư. 3. Những yếu tố trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính : - Nội dung : Tâm trạng tương tư- đề tài quen thuộc xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca. - Hình thức : Thể thơ lục bát; địa danh , nghệ thuật hoán dụ, thành ngữ, cách nói vòng, giọng điệu tâm tình ngọt ngào thường thấy trong ca dao … 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung: từ nỗi nhớ và mong của chàng trai trong đoạn thơ, thí sinh suy nghĩ về tình yêu chân chính của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : Tình yêu là gì ? Biểu hiện của tình yêu chân chính ?Ý nghĩa của tình yêu chân chính ? Phê phán hiện tượng yêu cuồng sống vội của một bộ phận giới trẻ ? Từ đó, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: 143


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, … Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. 1/ Nêu chủ đề của văn bản? 2/ Các cụm từ trên bến vắng, ngoài đường đê,trong đồng lúa..đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện bức tranh Chiều xuân? 3/Xác định động từ trong câu thơ Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. và nêu ý nghĩa nghệ thuật của động từ đó. 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tình yêu quê hương của tuổi trẻ hôm nay. Trả lời: 1/ Chủ đề: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương mỗi độ xuân về. Tình yêu quê hương đất nước đã bao trùm lên bức tranh quê buổi chiều xuân. 2/ Các cụm từ trên bến vắng, ngoài đường đê, trong đồng lúa..đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc thể hiện bức tranh Chiều xuân :Đó là những cụm từ chỉ ba không gian khác nhau ở một vùng quê, trở thành nơi giao lưu, gặp gỡ và là nơi lao động hàng ngày của người dân. Các cảnh đó được dẫn dắt từ từ theo nhịp đi của nhân vật trữ tình từ bến sông, vào làng, ra đồng, đi từ đầu làng đến cuối làng, ung dung, thong thả, không chút vội vã, tạo ấn tượng gần gũi, thân quen, yên bình và tĩnh lặng. 3/Động từ trong câu thơ Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời là từ rụng. Ý nghĩa nghệ thuật : Động từ rụng của hoa tím trở thành hình ảnh có khả năng tạo hình trong chiều xuân vắng lặng, đồng thời báo hiệu sự chuyển mùa : hoa xoan rụng báo mùa xuân đã gần hết, gợi nét buồn man mác, không bi luỵ mà nhẹ nhàng, tinh tế của thi nhân. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :Tình yêu quê hương là gì ? Ý nghĩa của tình yêu quê hương dành cho tuổi trẻ ? Phê phán những người thờ ơ, vô ơn trong cuộc sống . Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.

144


Tiết 119 ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, đặc điểm của “tiếng” với tư cách là đơn vị ngữ pháp cơ bản. - Tầm quan trọng của trật tự từ, hư từ trong việc tổ chức câu và biểu thị nghĩa. 2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình tiếng Việt vào việc phân tích, đánh giá các VB nói và viết. - So sánh những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận thức rõ hơn về đặc điểm của tiếng Việt. 3.Thái độ: Hình thành ý thức tôn trọng tiếng Việt và biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến loại hình ngôn ngữ tiếng Việt; - Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến ngôn ngữ; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các loại hình ngôn ngữ giữa các nước. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: 145


- SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Tiếng Việt thực hành (NXB Giáo dục, 2000) 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Văn bản sau cung cấp thông tin gì? Theo tạp chí Daily Mail, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) vừa cảnh báo, nếu con người không tăng cường bảo vệ môi trường thì đến cuối thế kỷ này, có khoảng 50% đến 90% các ngôn ngữ trên thế giới sẽ bị biến mất. Nền văn hóa đặc thù có liên quan đến những ngôn ngữ này cũng không thể tồn tại, mà được thay thế bằng văn hóa và ngôn ngữ mang tính toàn cầu với màu sắc công nghiệp hóa. (Theohttp://khoahoc.tv/90-ngon-ngu-tren-the-gioi-bien-mat-trong-the-ky-21) Cảnh báo về khả năng biến mất ngôn ngữ trên thế giới; GV giới thiệu bài mới: Trên thế giới hiện nay có trên 7000 ngôn ngữ. Theo một nghiên cứu, con số này bằng ½ số ngôn ngữ loài người có cách đây 500 năm. Các nhà ngôn ngữ cảnh báo: thế kỷ 21 chấm dứt, ½ ngôn ngữ trên hành tinh có thể đi vào dĩ vãng khi mà các cộng đồng nhỏ hòa tan vào các nền văn hóa toàn cầu và quốc gia do quá trình hội nhập. Điều đáng nói là khi một ngôn ngữ tiêu biến nó kéo theo sự biến mất của các thông tin dân tộc và văn hóa. Để hiểu được đặc điểm ngôn ngữ của một dân tộc, chúng ta cần phải biết về đặc điểm của ngôn ngữ đó. Vậy hôm nay chúng ta sẽ học bài “Đặc điểm loại hình tiếng Việt” để hiểu rõ hơn về đặc điểm của tiếng Việt. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, đặc điểm của “tiếng” với tư cách là đơn vị ngữ pháp cơ bản. + Tầm quan trọng của trật tự từ, hư từ trong việc tổ chức câu và biểu thị nghĩa. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 146


1. Tìm hiểu loại hình tiếng Việt I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ Khái niệm loại hình ngôn ngữ ? Em hãy nhắc lại tiếng Việt ta 1. − Khái niệm loại hình: Một tập hợp những thuộc họ gì” dòng gì? Có quan hệ họ hàng với tiếng nào? sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó như: loại hình nghệ thuật, loại hình Nguồn gốc báo chí, loại hình ngôn ngữ … (theo “Đại từ điển Họ ngôn ngữ Nam Á tiếng Việt” NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 1999) − Loại hình ngôn ngữ: là tập hợp những ngôn Dòng Môn - Khơmer ngữ cùng kiểu có các đặc trưng cơ bản về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng giống nhau. 2. Phân loại Tiếng Việt – Mường Có hai cách phân loại chủ yếu: chung Phân loại theo nguồn gốc: − Ngữ hệ Ấn – Âu: gồm các tiếng Anh, Đức, Nga, Pháp… − Ngữ hệ Nam Á: tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Thái, tiếng Mường, tiếng Khơmer… Tiếng Tiếng Phân loại theo loại hình ngôn ngữ Việt Mường 4 loại hình: - Ngôn ngữ chắp dính (tiếng Thổ Nhĩ Kì, các tiếng ? Em hãy cho biết khái niệm về Ugo-Phần Lan, tiếng Bantu, v.v loại hình và loại hình ngôn ngữ là - Ngôn ngữ hòa kết (tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng gì? Hi Lạp, tiếng A Rập, v.v....): ? Có 2 cách phân loại ngôn - Các ngôn ngữ đa tổng hợp (hỗn nhập): (tiếng ngữ đó là phân loại theo nguồn gốc Ấn ở Nam Mĩ và đông nam Xibêri ngôn ngữ và phân loại theo loại - Ngôn ngữ đơn lập (tiếng Thái, Hán hình ngôn ngữ. Vậy dựa vào → Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập. nguồn gốc ngôn ngữ thì các tiếng như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức …. Thuộc ngữ hệ nào? Tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Mường, tiếng Khomer …thuộc ngữ hệ nào? ? Dựa vào cách phân loại theo loại hình ngôn ngữ, trên thế giới có những loại hình ngôn ngữ nào? Cho ví dụ? ? Vậy tiếng việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào? ? Chiếu Clip 2 loại hình ngôn ngữ cơ bản để HS nhận biết? Học sinh: 147


Xem clip và dựa vào SGK mục I suy nghĩ để trả lời câu hỏi? 2. tìm hiểu mục II.1 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp a.Về mặt ngữ âm: Giáo viên đưa ngữ liệu 1: ? Đọc thật chậm và đọc nhanh câu thơ trên và nhận xét về số tiếng, cách đọc và cách viết của câu thơ trên? Giáo viên: tổ chức thảo luận nhóm. Thời gian thảo luận 3- 5’ Học sinh: thảo luận theo nhóm và trả lời GV: dù đọc nhanh hay đọc chậm thì câu thơ cũng là một chuỗi âm thanh. Ta có thể chia chuỗi âm thanh này thành những khúc đoạn nhỏ nhất có nghĩa. Mỗi khúc đoạn ta thường gọi là tiếng. Ở câu thơ này có 7 tiếng (hay 7 âm tiết) 7 từ, phát âm 7 lần và viết thành 7 chữ. Ở đây số tiếng bằng số từ bằng số âm tiết. GV: nhắc lại khái niệm: Tiếng: âm tiết trong tiếng Việt, về mặt ngôn ngữ thường có nghĩa, dùng trong chuỗi lời nói. Ngữ âm: được hiểu là toàn bộ âm thanh ngôn ngữ và tất cả các quy luật, quy tắc kết hợp âm thanh, giọng điệu ở trong từ, trong câu của ngôn ngữ. Giáo viên: Tổ chức thảo luận nhóm bài tập sau. Thời gian thảo luận 3 -5’ ? So sánh tiếng Việt (loại hình ngôn ngữ đơn lập) và tiếng Anh (loại hình ngôn ngữ hòa kết) về cách đọc, số tiếng, chữ viết? Tiếng Anh: She is very beautifull Tiếng Việt: Cô ấy thật xinh đẹp

II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp a.Về mặt ngữ âm Ngữ liệu 1: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” (Trích “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử) − Tiếng là âm tiết − Âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định − Trong lời nói cũng như chữ viết, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng được tách và ngắt ra thành những khúc đoạn riêng biệt không có sự luyến trong các tiếng.

NX: Các tiếng trong tiếng Việt rời nhau về cả cách đọc lẫn chữ viết, không có sự luyến trong các tiếng b.Về cách sử dụng Ngữ liệu 2: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim” (Trích “Từ ấy” – Tố Hữu) - Tiếng có thể là từ - Là đơn vị cấu tạo từ

148


? Hãy dùng một tiếng bất kỳ trong câu thơ trên để tạo ra từ ghép, từ láy mới? Học sinh suy nghĩ trả lời Giáo viên: - Em hãy bỏ bất kỳ tiếng nào c. Về mặt ngữ pháp: tiếng là đơn vị nhỏ nhất để trong hai câu thơ trên, sau đó cấu tạo câu nhận xét về cấu trúc ngữ pháp và ý Đây là đặc trưng thứ nhất để chứng minh tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nghĩa của câu? Học sinh suy nghĩ trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Bài tập 1: HS thảo luận nhóm theo tổ: 4 nhóm – mỗi nhóm một ý - Phân tích những ngữ liệu trong sgk trang 58 về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập? a) Nụ tầm xuân 1: làm bæ ngữ cho động từ hái. Nụ tầm xuân 2: làm CN của động từ nở. b) Bến 1: phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ nhớ. Bến 2: chủ ngữ của động từ đợi. c) Trẻ 1: phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ yêu. Trẻ 2: chủ ngữ của động từ đến. Già 1: bổ ngữ của tính từ kính ; già 2: chủ ngữ của động từ để d) bống1: định ngữ cho danh từ cá (hoặc cá bống là danh từ); bống 2: bổ ngữ của động từ thả ( thả cái gì, cho ai/ thả một bát cơm xuống cho bống, cho là quan hệ từ) bống 3: bổ ngữ cho động từ thả; bống 4: bổ ngữ của động từ đưa; bống 5: chủ ngữ của động từ ngoi và động từ đớp; bống 6: chủ ngữ của tính từ lớn Vai trò ngữ pháp của từ thay đổi nhưng hình thức của từ vẫn giữ nguyên, chỉ trật tự sắp đặt các từ trong câu là khác nhau d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: So sánh một câu tiếng Anh với một câu dịch để thấy đặc điểm riêng về loại hình giữa hai loại ngôn ngữ này a) Câu ví dụ: 149


- Tiếng Anh: I saw her, three days ago. - Dịch: Tôi thấy cô ta cách đây ba hôm. b) Phân tích so sánh: - Đặc điểm loại hình ngôn ngữ ìioà kết của tiếng Anh trong câu ví dụ trên thể hiện ở: + Ranh giới các âm tiết không rõ ràng: các từ three, ago dù có dạng hai âm tiết nhưng chúng được phát âm nối liền nhau. + Từ có sự biến đổi về hình thức: từ saw (thấy, nhìn thấy) có hình thức tồn tại ở thì quá khứ. Thì hiện tại của từ này được viết là see. Cũng tương tự như vậy là trường hợp từ her (cô ấy). Trong câu này từ "cô ấy" không phải là chủ ngữ (she) mà nó đóng vai trò là tân ngữ, thế nên dạng thức tồn tại của nó là đại từ nhân xưng (her). + Trật tự từ không được sắp xếp theo thứ tự trước sau. Trạng ngữ của câu đặt ở cuối câu. Đồng thời ngay trong trạng ngữ thì trật tự thuận cũng bị đảo lộn: từ cách đây (ago) lại đặt sau phần chỉ thời gian (three days). - Ngược lại với những đặc điểm nêu trên của tiếng Anh là những đặc điểm riêng của loại hình ngôn ngữ đơn lập trong câu dịch tiếng Việt: + Ranh giới các âm tiết rõ ràng (mỗi âm tiết được phát âm riêng biệt, tách rời): Tôi / thấy / cô / ta / cách / đây / ba / hôm. + Từ không có sự biến đổi về hình thức: bổ ngữ cô ta, động từ thấy. + Trật tự từ được sắp xếp theo đúng thứ tự trước sau. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị Tiết 2 Đặc điểm loại hình tiếng Việt

150


Tiết 120 ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, đặc điểm của “tiếng” với tư cách là đơn vị ngữ pháp cơ bản. - Tầm quan trọng của trật tự từ, hư từ trong việc tổ chức câu và biểu thị nghĩa. 2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình tiếng Việt vào việc phân tích, đánh giá các VB nói và viết. - So sánh những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận thức rõ hơn về đặc điểm của tiếng Việt. 3.Thái độ: Hình thành ý thức tôn trọng tiếng Việt và biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến loại hình ngôn ngữ tiếng Việt; - Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến ngôn ngữ; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các loại hình ngôn ngữ giữa các nước. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. 151


II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Tiếng Việt thực hành (NXB Giáo dục, 2000) 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày bài đã chuẩn bị GV giới thiệu bài mới b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, đặc điểm của “tiếng” với tư cách là đơn vị ngữ pháp cơ bản. + Tầm quan trọng của trật tự từ, hư từ trong việc tổ chức câu và biểu thị nghĩa. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. tìm hiểu mục II.2 2. Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái - Em hiểu thế nào là hình thái và Ngữ liệu 1: hình thái của từ? Tiếng Việt: GV: Anh ấy (1a) đã cho tôi (1b) một cuốn sách + Hình thái là những gì thuộc về cái (1c) bên ngoài, cái có thể quan sát được Tôi (2a) cũng đã cho anh (2b) ấy hai cuốn của sự vật sách (2c) + Hình thái của từ là cái bên ngoài, Tiếng Anh: cái có thể quan sát được của từ. He (1’) gave me (1’) a book (1’) Giáo viên hướng dẫn HS phân tích I (2’) gave him (2’) two books (2’) too ngữ liệu 1: Nhận xét: Xét về mặt ngữ âm, chữ viết: ? Hãy nhận xét về vai trò ngữ pháp, cách viết của những từ in đậm - Tiếng Việt: khi thay đổi chức năng ngữ pháp trong mỗi câu trên? Sau đó hãy so của các từ trong câu thì cách đọc và cách viết sánh sự biến đổi hình thái của những của từ tiếng Việt không thay đổi. 152


từ có nghĩa tương đương ở hai câu tiếng Việt và tiếng Anh? Giáo viên gợi ý: So sánh xem ở 2 câu tiếng Việt và tiếng Anh có gì khác nhau (vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ và hình thái bên ngoài của từ đó). Từ đó rút ra kết luận ở sự khác nhau đó.

- Tiếng Anh: Khi thay đổi chức năng ngữ pháp của các từ trong câu thì tiếng Anh có sự thay đổi.( như Book books, He him , Me I )

Ngữ liệu 2: lấy từ clip “Làng Vũ Đại ngày ấy” VD trên cần chú ý hình thái của các từ khi thay đổi chức năng ngữ pháp: (1) Cậu Vàng này, cậu bẩn quá rồi đấy. Giáo viên đưa Ngữ liệu 2: lấy từ (2) Ông phải chăm nom cho cậu sạch sẽ. clip “Làng Vũ Đại ngày ấy” (3) Kẻo bao giờ thằng bố cậu nó về, nó lại - Xác định chức năng ngữ pháp trách ông là không chăm sóc cậu của các từ gạch chân? (từ ông và từ cậu) => Về hình thái: từ tiếng Việt không biến đổi - Nhận xét về hình thái của các hình thái khi thay đổi chức năng ngữ pháp của từ này khi thay đổi chức năng ngữ nó. Đây là đặc trưng thứ hai để chứng minh pháp? tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập Học sinh thảo luận nhóm 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ? Qua việc phân tích VD1 và VD2 em hãy rút ra kết luận về hình thái ngữ pháp bằng trật tự từ và hư từ a. Trật tự từ của từ tiếng Việt? Ngữ liệu 1: HS suy nghĩ trả lời Giáo viên nhận xét và kết luận − Cá hộp ≠ hộp cá Đây chính là điểm khác biệt rõ − Cá con ≠ con cá nhất giữa ngôn ngữ đơn lập (tiếng Nhận xét: Thay đổi trật tự sắp đặt từ thì nghĩa Việt) và ngôn ngữ hòa kết (tiếng của cụm từ đổi khác Anh) Ngữ liệu 2: Tôi ăn cơm. 2. tìm hiểu mục II.3 hướng dẫn Đổi trật tự từ của câu: tôi ăn cơm HS phân tích ngữ liệu 1. + Ăn cơm tôi (ăn cơm của tôi) ? Khi thay đổi trật tự của các từ + Cơm tôi ăn (Cơm này tôi ăn) trên, em có nhận xét gì về ý nghĩa của + Ăn tôi cơm vô nghĩa nó? + Cơm ăn tôi vô nghĩa Nhận xét: trận tự từ thay đổi làm thay đổi nghĩa của câu b. Hư từ hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu Ngữ liệu 3: 2 Tiếng Việt Tiếng Anh ? Hãy thay đổi trật tự một số từ • Tôi đang ăn • I am having trong ngữ liệu trên và nhận xét các cơm dinner câu vừa tạo? • Tôi đã ăn • I had dinner Học sinh: đọcVD và suy nghĩ trả cơm rồi • I have just lời • Tôi vừa ăn had dinner Giáo viên: đánh giá, chốt lại vấn cơm xong đề Nhận xét: 153


Biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của các hư từ: + Tiếng Việt: sử dụng trật tự từ và hư từ như: đang, đã, vừa để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của các từ có trong câu + Tiếng Anh: sử dụng các thì cơ bản với sự biến đổi hình thái của các động từ trong câu. Khi thêm hoặc thay đổi hư từ thì ý nghĩa ngữ pháp của câu sẽ thay đổi. Tiểu kết: Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật từ từ. Đây chính là đặc trưng thứ ba chứng minh tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập II. TỔNG KẾT – GHI NHỚ - Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp - Từ: không biến đổi hình thái - Ý nghĩa ngữ pháp: trật từ từ và hư từ

Giáo viên: hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu 3: ? So sánh 2 câu tiếng Việt và tiếng Anh có nghĩa tương đương xem có gì khác nhau (về sự biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của các từ in đậm có trong câu). Từ đó rút ra kết luận ở sự khác nhau đó (điền vào phiếu học tập 4) Học sinh thảo luận nhóm sau đó cử đại diện trả lời tìm hiểu phần tổng kết – ghi nhớ Giáo viên: Từ việc phân tích và nhận xét các ngữ liệu trên, em hãy khái quát lại những đặc điểm cơ bản của loại hình tiếng Việt? Kết luận nội dung 3 đặc điểm trên bằng power point Học sinh quan sát và ghi nhớ. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Bài tập 1: Bài tập 1: Phân tích ngữ liệu sau đây về mặt từ ngữ để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. VD 1: “Mình1 đi mình2 lại nhớ mình3 Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…” (Việt Bắc – Tố Hữu) VD 2: Yêu trẻ1, trẻ2 đến nhà; kính già1, già2 để tuổi cho. (Tục ngữ) Bài tập 2: VD 1: − Cha1 cho tôi1 một cây viết và tôi2 mỉm cười với cha2. My father gives me a pen and I smile with him VD 2: − Tiếng Việt: 154


+ Học sinh đi học. + Những / các học sinh đi học − Tiếng Anh: + Student goes to school + Students go to school − Tiếng Việt: Học sinh đã / đang/ sẽ đi học − Tiếng Anh: Student went / is going / will go to school Giáo viên: hướng dẫn HS làm bài tập 1: Gợi ý: − Xem xét vai trò của các tiếng trong việc tạo từ tạo câu. − Các từ in đậm có chức vụ ngữ pháp khác nhau như thế nào? Cách đọc và viết có thay đổi khi thay đổi chức vụ ngữ pháp không? − Xem sự phụ thuộc của ngữ pháp câu vào trật từ từ? (bằng cách đảo trật tự của các từ xem ý nghĩa của câu có thay đổi không)? Bài tập 2: Phân tích ngữ liệu sau về mặt từ ngữ để chứng minh tiếng Anh là loại hình ngôn ngữ hòa kết? Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập (điền vào phiếu học tập 5) Gợi ý VD 1: ? So sánh xem ở 2 câu tiếng Việt và tiếng Anh có gì khác nhau (vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ và hình thái bên ngoài của từ đó).. Gợi ý VD 2: so sánh sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của các câu trong tiếng Việt và tiếng Anh? d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị bài ở nhà Tiếng Việt: Tiếng Anh: - Học sinh đi học. - Những / các học sinh đi học - Học sinh đã / đang/ sẽ đi học

- Student go to school - Students go to school - Student went / is going / will go to school Câu hỏi: Phân tích ngữ liệu sau về mặt từ ngữ để chứng minh tiếng Anh là loại hình ngôn ngữ hòa kết? Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập Gợi ý: so sánh sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của các câu trong tiếng Việt và tiếng Anh? 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap 155


- Chuẩn bị bài Tiểu sử tóm tắt

Tham khảo: Tiết 121 LUYỆN TẬP ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, đặc điểm của “tiếng” với tư cách là đơn vị ngữ pháp cơ bản. - Tầm quan trọng của trật tự từ, hư từ trong việc tổ chức câu và biểu thị nghĩa. 2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình tiếng Việt vào việc phân tích, đánh giá các VB nói và viết. - So sánh những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận thức rõ hơn về đặc điểm của tiếng Việt. 3.Thái độ: Hình thành ý thức tôn trọng tiếng Việt và biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung văn bản; 156


- Năng lực ngôn ngữ; Năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo. - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Tiếng Việt thực hành (NXB Giáo dục, 2000) 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày bài đã chuẩn bị GV giới thiệu bài mới Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 35p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. Hướng dẫn làm bài Bài tập 1: tập 1: a) Nụ tầm xuân 1: làm bæ ngữ cho động từ hái. HS thảo luận nhóm theo Nụ tầm xuân 2: làm CN của động từ nở. tổ: 4 nhóm – mỗi nhóm b) Bến 1: phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ một ý nhớ. - Phân tích những Bến 2: chủ ngữ của động từ đợi. ngữ liệu trong sgk trang c) Trẻ 1: phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ 58 về mặt từ ngữ (chú ý yêu. những từ ngữ in đậm) Trẻ 2: chủ ngữ của động từ đến. để chứng minh tiếng Già 1: bổ ngữ của tính từ kính ; già 2: chủ ngữ của động từ để Việt thuộc loại hình d) bống1: định ngữ cho danh từ cá (hoặc cá bống là danh từ); ngôn ngữ đơn lập? bống 2: bổ ngữ của động từ thả ( thả cái gì, cho ai/ thả một bát cơm xuống cho bống, cho là quan hệ từ) bống 3: bổ ngữ cho động từ thả; bống 4: bổ ngữ của động từ đưa; bống 5: chủ ngữ của động từ ngoi và động từ đớp; bống 6: chủ ngữ của tính từ lớn Vai trò ngữ pháp của từ thay đổi nhưng hình thức của từ vẫn giữ nguyên, chỉ trật tự sắp đặt các từ trong câu là khác nhau. So sánh một câu tiếng Bài tập 2: Anh với một câu dịch a) Câu ví dụ: để thấy đặc điểm riêng - Tiếng Anh: I saw her, three days ago. 157


về loại hình giữa hai - Dịch: Tôi thấy cô ta cách đây ba hôm. loại ngôn ngữ này. b) Phân tích so sánh: - Đặc điểm loại hình ngôn ngữ ìioà kết của tiếng Anh trong câu ví dụ trên thể hiện ở: + Ranh giới các âm tiết không rõ ràng: các từ three, ago dù có dạng hai âm tiết nhưng chúng được phát âm nối liền nhau. + Từ có sự biến đổi về hình thức: từ saw (thấy, nhìn thấy) có hình thức tồn tại ở thì quá khứ. Thì hiện tại của từ này được viết là see. Cũng tương tự như vậy là trường hợp từ her (cô ấy). Trong câu này từ "cô ấy" không phải là chủ ngữ (she) mà nó đóng vai trò là tân ngữ, thế nên dạng thức tồn tại của nó là đại từ nhân xưng (her). + Trật tự từ không được sắp xếp theo thứ tự trước sau. Trạng ngữ của câu đặt ở cuối câu. Đồng thời ngay trong trạng ngữ thì trật tự thuận cũng bị đảo lộn: từ cách đây (ago) lại đặt sau phần chỉ thời gian (three days). - Ngược lại với những đặc điểm nêu trên của tiếng Anh là những đặc điểm riêng của loại hình ngôn ngữ đơn lập trong câu dịch tiếng Việt: + Ranh giới các âm tiết rõ ràng (mỗi âm tiết được phát âm riêng biệt, tách rời): Tôi / thấy / cô / ta / cách / đây / ba / hôm. + Từ không có sự biến đổi về hình thức: bổ ngữ cô ta, động từ thấy. + Trật tự từ được sắp xếp theo đúng thứ tự trước sau. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 3 “ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các 3 trang 58 - Xác định hư từ và xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam phân tích tác dụng thể độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thập kỉ mà hiện ý nghĩa của chúng lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.” (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập) trong đoạn văn? HS: làm việc cá nhân Trong đoạn văn có các hư từ: đã, các, để., lại, mà: - đã: chỉ hoạt động xảy ra trước một thời điểm nào đó. (lªn b¶ng) - Các: chỉ số nhiều của toàn thể sự vật (xiềng xích) - Để: chỉ mục đích - lại: chỉ hoạt động tái diễn (Trong đoạn văn này từ lại phối hợp với từ đã ở câu trước để chỉ sự tăng tiến của mức độ, của sự việc) - mà: chỉ mục đích Hướng dẫn làm một số bài tập bổ trợ kiến Bài tập 4: thức: lại (1): từ chỉ hướng của hành động, chỉ sự GV: §−a BT di chuyển trong một phạm vi rất gần - Sự khác biệt về nghĩa của từ lại trong các - lại (2): biểu thị sự xảy ra không đúng lúc ví dụ: của sự việc, có ý nghĩa tiêu cực, chỉ một sự + Thằng bé chạy l¹i chỗ ông nội.(1) ngược chiều với hành động khác hay với lẽ 158


+ Giữa lúc cấp thiết ấy, con chó lại lăn ra thường. chết. (2) - lại (3): từ chỉ sự lặp lại của hành động. + Thằng bé đọc lại bài thơ Con cóc.(3) Từ lại trong ba câu Hoạt động 3 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: Bài tập về nhà: Vẽ sơ đồ grap nội dung bài học

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

Tiếng ( âm tiết) là đơn vị cơ sở để tạo từ, tạo câu

Từ không biến đổi hình thái

Ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ

Tiết 122 TIỂU SỬ TÓM TẮT I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Mục đích, đặc điểm của tiểu sử tóm tắt. - Yêu cầu viết bản tiểu sử tóm tắt. - Cách viết tiểu sử tóm tắt. 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu tiểu sử của một số t/g đã học ở phần VH. - Viết tiểu sử tóm tắt của một nhân vật. Tích hợp: Kĩ năng sống 3.Thái độ: Có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và chọn lọc cho phù hợp khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt Tích hợp: - Giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản vị thành niên 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tiểu sử của tác giả văn học; - Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến tiểu sử tóm tắt; 159


- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả văn học; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về tiểu sử tác giả, sự nghiệp sáng tác… - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn thuyết minh về tác giả văn học với dạng bài Tiểu sử tóm tắt; - Năng lực tạo lập văn bản II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng trí ( 1912- 1940 ) sinh tại Mĩ lệ tỉnh Đồng Hới. ( 1928- 1930 ) Ông học trung học tại Huế, sau đó là viên chức ở Sở Đạc Điền Quy Nhơn. 1934 Ông vào Sài Gòn làm báo rồi trở ra Quy Nhơn 1935. Ông mắc bệnh phong năm 1937 đến năm 1940 thì mất. Tác phầm tiêu biểu: thi tập Gái Quê (1939), Thơ Điên, (Đau Thương), Thượng Thanh Khí, Cẩm Châu Duyên và Chơi Giữa Mùa Trăng. Hàn Mặc Tử đem đến cho Thơ Mới một phong cách độc đáo và sáng tạo, bên cạnh những tác phẩm bình dị, trong trẻo và chan chứa tình quê là những tác phẩm đầy những cảm hứng lạ lùng và huyền bí. Văn bản trên cho ta biết những thông tin gì? Hình thức trình bày văn bản như thế nào Những thông tin văn bản đưa ra mang tính chất như thế nào? GV giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống hằng ngày, ta rất hay tiếp xúc với các văn bản tiểu sử tóm tắt. Có thể là một mẩu tin trên truyền hình, một bài báo, một buổi lễ giới thiệu, hay là quen thuộc hơn là phần tiểu dẫn về một tác giả trong SGK Ngữ Văn…Tuy nhiên, chúng ta chỉ nghe và đọc lướt qua chứ chưa một lần thử tìm hiểu nó được sử dụng trong hoàn cảnh nào, tác dụng gì, yêu cầu thế nào, cách viết ra sao…Bài học hôm nay sẽ mang lại cho các em những kiến thức đó, giúp cho các em có thể viết một văn bản tiểu sử tóm tắt bất kì lúc nào, đồng thời giúp các em phân biệt tiểu sử tóm tắt với các loại văn bản “gần” loại khác. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Mục đích, đặc điểm của tiểu sử tóm tắt. 160


+ Yêu cầu viết bản tiểu sử tóm tắt. + Cách viết tiểu sử tóm tắt. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu mục đích, I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt yêu cầu của tiểu sử tóm tắt 1.Khái niệm HS: §äc SGK vµ tr¶ lêi CH: Là văn bản thông tin một cách khách quan, trung - Tiểu sử tóm tắt là gì ? thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó. VD: Tiểu sử một nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, tiểu sử của một cán bộ giáo viên… Sách giáo khoa lớp 11: Tiểu sử của Tản Đà trong “Hầu trời”, của Xuân Diệu trong “Vội vàng”. 2. Mục đích. - Nêu mục đích của tiểu sử tóm - Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc tắt? đời, sự nghiệp và những cống hiến của người được nói tới. - Giúp những người có trách nhiệm làm công tỏc tổ chức. - Giúp chúng ta trong việc lựa chọn bạn bè, giới thiệu cán bộ lãnh đạo. - Nắm được tiêủ sử nhà văn, nhà thơ, thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ. 3. Yêu cầu - Bản tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng - Thông tin một cách khách quan, chính xác về những yêu cầu cơ bản nào? người được nói tới: phải ghi cụ thể, chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật. - Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt. - Văn phong cần cô đọng, trong sáng, giản dị, không sử dụng các biện pháp tu từ, phương thức chủ yếu là thuyết minh. 2. Tìm hiểu cách viết tiểu sử tóm II. Cách viết tiểu sử tóm tắt tắt. 1. Khảo sát ví dụ: Thảo luận nhóm. Đại diện trình - Văn bản tiểu sử tóm tắt nhà bác học "Lương Thế bày. GV chuẩn xác kiến thức. Vinh" ( SGK-T. 54) - Bản tiểu sử tóm tắt gồm 4 phần - Nhóm 1: Văn bản gồm mấy + Nhân thân, họ, tên, gia đình phần ? Đó là những phần nào ? + Các hoạt động chính: các mốc thời gian: từ - Nhóm 2: Các tài liệu được lựa nhỏ, chưa đầy 20 tuổi, năm 21 tuổi... 161


chọn trong tiểu sử tóm tắt của + Những đóng góp chủ yếu: trong lĩnh vực toán Lương Thế Vinh là những tài liệu học, văn chương, nghệ thuật,... như thế nào? + Đánh giá chung: có tài kinh bang tế thế, tài hoa, danh vọng vượt bậc ( Lê Quý Đôn). - Các tài liệu được lựa chọn: cụ thể, chính xác, chân thực, tiêu biểu về thân thế và cuộc đời của - Nhóm 3: Tác giả đó đánh giá về Lương Thế Vinh: Lương Thế Vinh như thế nào? + Ghi rõ họ tên, quê quán, các mốc thời gian. + Dẫn chứng cụ thể: Cuốn "Đại thành toán pháp", "Hí phường phả lục"... - Đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan: + So sánh với các sĩ phu đương thời. + Dựa vào lời đánh giá của Lê Quý Đôn. 2. Kết luận = Qua khảo sát ví dụ, em hãy cho - Các phần của tiểu sử tóm tắt: 4 phần biết : tiểu sử tóm tắt thường gồm + Giới thiệu khái quát nhân thân có mấy phần? + Giới thiệu ngắn gọn lĩnh vực hoạt động xã hội: làm gì, ở đâu,... HS: Lµm viÖc c¸ nh©n, tr¶ lêi. + Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu. + Đánh giá vai trò, tác dụng. - Các bước viết tiểu sử tóm tắt: Để viết tiểu sử tóm tắt cần làm gì? + Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng... + Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu. + Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản. + Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đó viết. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm Hướng dẫn HS luyện tập. Tích hợp: Kĩ năng sống HS: Thảo luận nhóm: Nhóm 1: Làm BT 1 Nhóm2: So sánh tiểu sử tóm tắt và Điếu văn? Nhóm 3: So sánh tiểu sử tóm tắt và Sơ yếu lí lịch? Nhóm 4: So sánh tiểu sử tóm tắt và văn bản thuyết minh? Bài 1 - Trường hợp viết tiểu sử tóm tắt: c,d - Các trường hợp còn lại: a- viết văn bản thuyết minh. b- viết sơ yếu lí lịch. e- viết điếu văn. 162


Bài 2 Văn bản

Giống nhau

Khác nhau Đối tượng là một người nào đó, do người khác viết.

Tiểu sử tóm tắt Đều viết về một nhân vật Sự tiếc thương, lời chia buồn với gia quyến. nào đó Điếu văn Do bản thân viết, theo mẫu cố định. Sơ yếu lí lịch Đối tượng rộng hơn, có cảm xúc. VB thuyết minh d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Tích hợp: - Giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản vị thành niên - Tìm hiểu tiểu sử của một nhân vật là nữ; yêu cầu viết bản tiểu sử tóm tắt về một người phụ nữ thành đạt ở Việt Nam hoặc nước ngoài (tự chọn) 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

Tiết 123 LUYỆN TẬP TIỂU SỬ TÓM TẮT I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: 163


- Mục đích, đặc điểm của tiểu sử tóm tắt. - Yêu cầu viết bản tiểu sử tóm tắt. - Cách viết tiểu sử tóm tắt. 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu tiểu sử của một số t/g đã học ở phần VH. - Viết tiểu sử tóm tắt của một nhân vật. 3.Thái độ: Có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và chọn lọc cho phù hợp khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tiểu sử của tác giả văn học; - Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến tiểu sử tóm tắt; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả văn học; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về tiểu sử tác giả, sự nghiệp sáng tác… - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn thuyết minh về tác giả văn học với dạng bài Tiểu sử tóm tắt; - Năng lực tạo lập văn bản II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 (NXB Giáo dục, 2000); Lý luận văn học (tập 3 – NXB Đại học Sư phạm Hà Nội). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút Hình thức tổ chức hoạt động: Câu 1: Bản tiểu sử tóm tắt thường có mấy phần? A. Ba phần B. Bốn phần C. Năm phần D. Sáu phần Câu 2: Yếu tố nào không có trong yêu cầu cần thiết của một bản tiểu sử tóm tắt? A. Chính xác B. Chân thực C. Ngắn gọn nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu D. Hấp dẫn 164


Câu 3: Trong những trường hợp sau đây trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt? A. Giới thiệu một bạn để kết nạp Đảng B. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh C. Khi đến thăm một gia đình có công với cách mạng D. Khi trong gia đình có người qua đời Câu 4: Văn phong trong bản tiểu sử tóm tắt cần phải như thế nào? A. Cô đọng B. Trong sáng, mạch lạc C. Không sử dụng các biện pháp tu từ D. Cả ba ý trên Câu 5: Tiểu sử tóm tắt và sơ yếu lí lịch giống nhau ở điểm nào? A. Do chính bản thân viết B. Do người khác viết cho mình C. Thuật lại những nét chính có liên quan đến một người nào đấy D. Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền GV nhận xét, chuyển bài mới b. Hoạt động 2: Thực hành. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: Hướng dẫn HS luyện tập. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Gv hướng dẫn Hs ôn tập lí I. Lí thuyết: thuyết. - Thế nào là viết tiểu sử tóm tắt? - Mục đích và yêu cầu ủa viết tiểu sử tóm tắt? - Cách viết tiểu sử tóm tắt? II. Bài tập: 1. Tình huống có những đặc điểm cần lưu ý : 2. HS đọc mục I SGK và trả lời - Giới thiệu một đoàn viên ưu tú các câu hỏi + Người trẻ tuổi(Học sinh, sinh viên…) + Có năng lực tổ chức các hoạt động tập thể - Tham gia ứng cử vào ban chấp hành HLH thanh niên của tỉnh hoặc thành phố(một tổ chức đoàn thể mang tính xã hội hoá cao) 2. Qui trình gồm các bước: - Xác định mục đích và yêu cầu viết tiểu sử tóm GV hướng dẫn HS trình bày bản tắt tiểu sử tóm tắt trước lớp. - Xác định nội dung trình bày trong bản tóm tắt - Tìm hiểu người giới thiệu để có những thông tin cần thiết - Viết bản tiểu sử tóm tắt. Nhận xét cách trình bày của bạn.. 3. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt trước lớp. 165


GV bổ sung và kết luận.

*Hoạt động 3. Hoạt động nhóm(4 nhóm) GV hướng dẫn HS luyện tập viết tiểu sử tóm tắt. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV yêu cầu học sinh theo dõi SGK Ngữ văn lớp 11 tập II, trang 3. - GV để cả lớp thảo luận. Sau đó, gọi đại diện một học sinh lên đọc bản tiểu sử tóm tắt rồi cho các bạn khác nhận xét. - Thông qua việc tìm hiểu mục đích và yêu cầu của đề bài, em hãy xác định những nội dung cơ bản của bản tiểu sử tóm tắt này? (Gợi ý: Học sinh dựa vào phần bố cục thông thường của một văn bản tiểu sử làm căn cứ để xác định những nội dung cụ thể, đầy đủ và phù hợp) HS thực hiện các yêu cầu.

Thưa các bạn ! Trong đại hội Liên hiệp thanh niên của thành phố sắp tới, tôi xin giới thiệu bạn……vào danh sách đề cử của ban chấp hành nhiệm kì mới. Bạn …sinh ngày…tháng…năm…, tại…hiện đang là học sinh… Suốt ba năm học bạn …đều là….. bạn không chỉ học giỏi mà còn là người có năng lực tổ chức và điều hành các hoạt động tập thể một cách có hiệu quả… Với uy tín và kinh nghiệm công tác của bạn …tôi tin là…sẽ có những đóng góp tích cực cho phong trào thanh niên của thành phố. Vì vậy tôi xin trân trọng giới thiệu bạn …vào danh sách đề cử. Rất mong các bạn đồng tình, ủng hộ ý kiến của tôi và tập trung phiếu bầu cho bạn… Xin chân thành cảm ơn. 4. Luyện tập, củng cố. - Viết tiểu sử tóm tắt các nhân vật: +Nguyễn Du +Nguyễn Trãi +Xuân Diệu + Một nhân vật nào đó mà em kính phục Viết tiểu sử tóm tắt về Phan Bội Châu. *Mục đích: giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu.Với tác giả này, học sinh cần lưu ý: ông không những là một nhà yêu nước và cách mạng mà còn là nhà văn lớn. *Yêu cầu: - Thông tin về tác giả phải cụ thể, chính xác về thời gian, địa điểm. - Độ dài không quá 30 dòng. - Văn phong trong sáng, súc tích. *Nội dung: - Phần lí lịch: nêu năm sinh, năm mất, quê hương… - Phần hoạt động xã hội: chú ý tới các hoạt động yêu nước và cách mạng. Cụ thể như: + 1904: thành lập ra Duy Tân hội. + 1905: lãnh đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang Nhật Bản. + 1925: bị thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải. - Sự nghiệp văn học: 166


+ Sự nghiệp văn chương đồ sộ: kể tên một số tác phẩm tiêu biểu. + Đặc điểm sáng tác: tư duy nhạy bén, luôn đổi mới với những vần thơ yêu nước sôi sục nhiệt huyết. - Đánh giá chung: Khẳng định về sự nghiệp cứu nước và cách mạng cũng như sự nghiệp văn chương đồ sộ của tác giả. c. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Viết tiểu sử tóm tắt : Xuân Diệu, Huy Cận. Sưu tầm một vài tiểu sử tóm tắt của nhà văn hoá, nhà văn, nhà thơ mà anh chị tâm đắc. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap

Tiết 124 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Kiến thức: + Hiểu các yêu cầu cơ bản của đề văn về kiểu bài, đề tài, tư liệu. + Biết cách phân tích đề văn nghị luận XH; Phân tích, đánh giá được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết. - Kĩ năng: + Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, so sánh, ... + Viết một bài văn NLVH, NLXH hoàn chỉnh, đúng yêu cầu. - Thái độ: Có ý thức tìm đọc tài liệu, tự làm bài và nộp bài đúng hạn. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 167


GV: SGK, SGV Ngữ văn 11 chuẩn, Thiết kế bài soạn, Chuẩn kiến thức, bài viết của h/s HS: SGK, vở ghi, vở soạn III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện trong quá trình dạy bài mới 2. Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐI. Trả bài viết, hướng dẫn chữa I. Phần đọc hiểu 1. Đoạn trích nhằm giải thích tại sao hoa cúc phần đọc hiểu 1. Đoạn văn giải thích điều gì? có nhiều cánh 2. Hãy đặt tiêu đề cho đoạn văn. 2. Có thể đặt tiêu đề cho đoạn trích: Vì sao 3. Đoạn văn sử dụng phương thức hoa cúc có nhiều cánh (hoặc) Sự tích hoa cúc. biểu đạt nào là chính? 3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng 4. Thông điệp mà tác giả muốn nhắn trong đoạn trích là phương thức tự sự. gửi trong đoạn văn trên là gì? Từ 4. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong thông điệp đó anh( chị) hãy viết một đoạn trích là: lòng hiếu thảo của người con đối đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về với mẹ. trách nhiệm của bản thân đối với cha Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của mẹ? bản thân đối với cha mẹ có thể có các ý sau: Cha mẹ là người đã sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo chúng ta nên người. Bổn phậm làm con phải yêu thương kính trọng cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, tuổi già, sức yếu. Ra sức học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Phê phán những hành vi ngược đãi, đối xử thô bạo đối với cha mẹ. II. Phần làm văn Qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) 1. Giải thích: nêu suy nghĩ về quan niệm sống của - Quan niệm sống: là cách nhận thức đánh giá tuổi trẻ hiện nay. của mỗi người về cuộc sống. - Quan niệm sống của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng là quan niệm sống vội vàng. +Thời gian chảy trôi không ngừng, đời người hữu hạn, tuổi trẻ ngắn ngủi nên phảisống vội vàng, chớp từng khoảnh khắc của cuộc sống: Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm + Cuộc đời trần thế là đẹp nhất, đáng sống nhất. Hạnh phúc tồn tại ngay trong chính cuộc sống xung quanh ta. Vậy nên nhà thơ luôn giục giã, luôn khao khát nắm giữ mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời, của sự sống con người, sống tận hưởng, tận hiến. 168


HĐIII. Nhận xét, đánh giá

Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn - Đây là quan niệm sống tích cực. 2. Bàn về quan niệm sống của tuổi trẻ hiện nay: * Biểu hiện: -Quan niệm sống tích cực: + Sống có lí tưởng mục đích rõ ràng. + Sống cống hiến: sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện để khẳng định bản thân và dựng xây quê hương, đất nước. + Sống cởi mở, tương thân tương ái với cộng đồng. Thế hệ trẻ hôm nay có sự tiếp nối kế thừa phát huy quan niệm sống đẹp của ông cha ta thủa trước. - Quan niệm sống tiêu cực: + Sống buông thả, vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. + Sống hưởng thụ, lười lao động. + Sống vô cảm, thiếu đời sống nội tâm. + Sống ảo. * Vai trò: -Sống tích cực: + Đem lại thành công trong cuộc sống, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách. + Góp phần đưa đất nước hội nhập và phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. - Sống tiêu cực: + Tự hủy hoại bản thân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xã hội. 3. Bài học nhận thức và hành động: - Gìn giữ và phát huy lối sống đẹp của ông cha thủa trước. - Mỗi người chon cho mình một quan niệm sống đẹp, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cùa bản thân, gia đình, xã hội. - Phê phán lối sống tiêu cực. II. NhËn xÐt, ®¸nh gi¸ 1. Ưu điểm - Về kĩ năng: đa phần HS nhận diện đúng và hiểu chủ ý của đề. 169


Bố cục bài viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đa phần đạt yêu cầu. - Về nội dung: Các bài viết đã cố gắng làm rõ luận đề. (GV: minh họa bằng một bài viết có chất lượng) 2. Nhược điểm - Về kĩ năng: một số bài viết còn mắc những lỗi khá sơ đẳng về chính tả. Nguyên nhân là do chưa rèn kĩ và để ý khi viết bài. - Về nội dung: một số bài viết chưa làm rõ được luận đề do thiếu kiến thức, chưa nhìn nhận vấn đề trên các phương diện. 3. Tr¶ bµi vµ gi¶i ®¸p th¾c m¾c 3. Củng cố, luyện tập: Cần bố trí thời gian làm bài sao cho hợp lí. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Chuẩn bị cho bài : Tôi yêu em

Tiết 125 TÔI YÊU EM - PUSKIN I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ. - Nắm được đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển của Pus-kin: giản dị, tinh tế mà hàm súc. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại. - Phân tích những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn ngữ. Tích hợp: Kĩ năng sống 3. Thái độ: Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Puskin; 170


- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thơ tình yêu trên thế giới; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vẻ đẹp tình yêu trong bài thơ của Puskin; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của thơ tình Puskin với các nhà thơ khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học; II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Văn học Nga thế kỳ XIX (NXB Giáo dục, 2000); Lý luận văn học (tập 3 – NXB Đại học Sư phạm Hà Nội). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Thi đọc thơ, hát có chủ đề về tình yêu GV nhận xét, chuyển bài mới : Nhà thơ Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình Việt Nam đã từng viết: Làm sao sông được mà không yêu Không nhớ không yêu một kẻ nào. Có lẽ tình yêu ngự trị trong mỗi chúng ta, nó trở thàng một “ kiệt tác của con người”(Gác- xông), không biết con người biết yêu từ khi nào, và cũng không biết tình yêu đến với con người như thế nào? Chỉ biết khi bước vào vườn thơ tình của nhân loại, ta bắt gặp muôn vàn những bông hoa tình yêu với muôn vàn màu sắc. Có tình yêu tầm thường, tình yêu cao cả, tình yêu ích kỉ, vẩn đục, tình yêu trong sáng… và “Tôi yêu em” của Pus-kin là một trong nhưng tình yêu ấy. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ. + Nắm được đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển của Pus-kin: giản dị, tinh tế mà hàm súc. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 171


1. Hướng dẫn tìm hiểu chung - Tóm tắt những nét chính về tác giả và đặc điểm chính trong sáng tác của Puskin? Khát vọng tự do thấm đượm trong thơ Puskin, ông là ca sĩ của tự do. Puskin còn là ca sĩ của tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông. Gorki coi ông là “khởi đầu của mọi khởi đầu”.

- Giới thiệu vài nét về bài thơ: thời gian sáng tác, cảm hứng chủ đạo của bài thơ bắt nguồn từ đâu, nhân vật em xuất hiện ở đây là ai? NGÀI VÀ ANH, CÔ VÀ EM Nàng buột miệng đổi tiếng “ngài “ trống rỗng Thành tiếng “anh” thân thiết đậm đà Và gợi lên trong lòng đang say đắm - Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca Trước mặt nàng tôi trầm ngâm đứng lặng Không thể rời ánh mắt khỏi nàng Và tôi nói: “Thưa cô, cô đẹp lắm!” Mà thâm tâm, “Anh quá đỗi yêu em”

Giọng đọc chung toàn bài là chân thành Câu 1,2: chậm, ngập ngừng Câu 3,4 : mạnh mẽ, dứt khoát Câu 5,6 : day dứt, u buồn Câu 7,8 : mong ước tha thiết mà điềm tĩnh. - Em có nhận xét gì về cách xưng hô của tác giả?(cặp đại từ tôi và em) Tôi yêu cô; Tôi yêu chị; Anh yêu em; Tôi yêu em 2. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản ? Mở đầu bài thơ bằng ba tiếng “Tôi yêu em”. Cách mở đầu đó có gì đặc biệt? ? Tại sao lại dùng cách xưng hô “Tôiem” mà không phải cách xưng hô khác? (Tôi- chị, tôi- cô, anh- em)

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Pu-skin sinh ra trong một gia đình đại quý tộc . - Là người đặt nền móng cho nền văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. - Các sáng tác của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO và TÌNH YÊU. - Pu-skin sáng tác nhiều thể loại nhưng cống hiến vĩ đại nhất là thơ trữ tình(với hơn 800 bài thơ) - Ngôn ngữ thơ Pu-skin giản dị, trong sáng, chân thành. Pu-skin là thiên tài về văn chương nghệ thuật. 2. Bài thơ “Tôi yêu em” a. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ được viết vào năm 1829, được khơi gợi từ mối tình không được đền đáp của nhà thơ Pu-skin với A.A Ô-lê-nhi-na, con gái vị chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga. Tôi yêu em được coi là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. b. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bố cục - 2 câu cuối: Tấm lòng nhân ái, cao thượng - 2 câu giữa: Diễn biến phức tạp trong tình cảm của nhân vật trữ tình - 4 câu đầu: Tâm trạng day dứt và giằng xé của nhân vật trữ tình c. Nhan đề Mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình và em có một khoảng cách vừa xa vừa gần, vừa đằm thắm và dang dở nhưng trang trọng.

II. Đọc hiểu văn bản 1. Mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình * Hai dòng đầu: lời giãi bày, thổ lộ tình yêu của nhân vật trữ tình - Mở đầu bằng lời tự nhủ trực tiếp, chân thành, không ồn ào, mà trầm lắng giản dị “Tôi yêu 172


- HS trả lời - Gv nhận xét, bổ sung: + Tôi - chị: tạo sự trang trọng quá mức, khó gần + Tôi - cô, nàng: thể hiện mối quan hệ xa lạ, có khoảng cách lớn giữa hai người + Anh - em: thể hiện quan hệ gần gũi, thân thiết, một tình yêu đã hình thành. Nhưng dùng anh thì lại hình như chưa được phép, chưa dám, chưa thể ? Ý nghĩa cụm từ “chừng có thể” ở đây là gì ? Em có nhận xét gì về giọng điệu ở đây? Nhận xét về ý nghĩa đặc biệt của các dấu câu? - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung + Dấu “:” mang ý nghĩa diễn giải, thú nhận, trần tình, tình cảm của nhân vật trữ tình -> làm nhịp thơ đứt quãng, cảm xúc thơ dàn trải, đứt quãng - Dấu “;” ở câu thứ hai, ngắt 2 câu thơ thành hai ý thơ vừa đồng đẳng vừa đối lập ? Hình ảnh “ngọn lửa tình” diễn tả điều gì?

em” - Cách xưng hô “Tôi- em” : + Đại từ “em”: nhà thơ dễ dàng bộc lộ tình yêu của mình + cách xưng hô “tôi”: giữ khoảng cách-> tạo nên cách xưng hô vừa gần vừa xa, vừa rụt rè, vừa đằm thắm -> tinh tế - “Chừng có thể” - biểu hiện tính chất khó xác định của tâm hồn, tình cảm trong nhân vật trữ tình. - Giọng thơ: dè dặt, ngập ngừng giống như nhịp đập bất thường của trái tim đang thổn thức bởi trĩu nặng nỗi đau.

- “Ngọn lửa tình”: ẩn dụ ngọn lửa tình yêu -> khẳng định tình yêu còn rạo rực trong trái tim nhân vật trữ tình, rất tha thiết, mãnh liệt - “Chưa hẳn” – “ đã tàn phai” cách nói phủ định -> khẳng định từ đáy sâu tâm hồn nhân vật trữ tình, tình yêu vẫn chưa hoàn toàn lụi tắt, vẫn dai dẳng cháy và vẫn còn được ấp ủ: tôi đã, đang và vẫn yêu em. -> Tiếng nói của trái tim chân thành, của tình yêu âm thầm, chung thủy, bền vững

? Nhận vật tôi bộc lộ “chưa hẳn”“đã tàn phai” nhằm nói về điều gì?

? Qua đó, em hiểu gì về tình yêu của chàng trai? - Gv liên hệ những câu thơ trong “Tự hát” của Xuân Quỳnh: Trong cái hữu hạn, ngắn ngủi của cuộc đời, tình yêu đã trở thành vĩnh cửu: Em trở về đúng nghĩ trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có * Dòng 3,4:: Sự kìm nén cảm xúc của nhân Cũng ngừng đập khi cuộc đời không 173


vật trữ tình - “Nhưng”: hư từ chỉ sự mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc nhân vật trữ tình giữa lí trí >< cảm xúc của trái tim -> sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng là một tiếng nói đầy trân trọng với em - “Không”, “chẳng muốn”: hư từ phủ định-> lí trí kìm chế cảm xúc, dằn lòng: dập tắt “ngọn lửa tình”, khẳng định sự tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình. - “Bận lòng”,”bóng u hoài” -> sự khéo léo trong quan hệ tình cảm của các nhân vật trữ tình: tôn trọng tình cảm người mình yêu, không muốn làm em buồn vì bất cứ lẽ gì, nhân - HS trả lời vật tự chối bỏ tình yêu trong nỗi đau khổ, - GV nhận xét, bổ sung liên hệ với giằng xé. những câu thơ “Yêu” của Xuân Diệu: -> Hai dòng thơ nhấn mạnh quyết định dứt Khi tình yêu không được đáp lại nó sẽ khoát đầy tính lí trí của nhân vật trữ tình: tự mang đền những cơn đau nỗi cô đơn: buộc mình phải chối bỏ tình yêu của mình -> Yêu là chết ở trong lòng một ít khẳng định tình yêu mãnh liệt Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Cho rất nhiều xong chẳng nhận bao => tình yêu phải có sự kết hợp giữa cảm xúc nhiêu và lí trí. Tình yêu phải bắt nguồn từ hai phía. Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết... - Gv chốt ý: 2. Nỗi khổ đau và sự cao thượng trong tình Quan niệm tình yêu: tình yêu phải có yêu sự kết hợp giữa cảm xúc và lí trí. Tình * Dòng 5,6: nỗi khổ đau, tuyệt vọng yêu không có chỗ cho sự ép buộc, nó - Điệp ngữ “tôi yêu em” -> nối liền mạch cảm phải xuất phát từ trái tim, từ tình cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ thơ -> khẳng định chân thành cả hai phía. Trong tình yêu và giãi bày tâm trạng tình yêu đơn phương của tôn trọng người mình yêu cũng chính chủ thể trữ tình sang những biểu hiện khác là tôn trọng bản thân mình. “âm thầm không hy vọng” ? Từ quan niệm về tình yêu mà tác giả đưa ra, em có suy nghĩ gì với tình yêu thời nay? Tình yêu có lí trí không, hay chỉ có tình cảm? - GV dẫn: Nếu bốn dòng thơ đầu là mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng thì - Nhịp thơ nhanh, ngắt cách bốn dòng thơ sau diễn tả nỗi khổ đau - Cấu trúc: “lúc...thì...”-> trạng thái cảm xúc và sự cao thượng trong tình yêu của biến đổi dồn dập phơi bày sự yếu mềm mà nhân vật tôi. cháy bỏng, cuồng nhiệt trong lặng câm, đắm Mặc dù nhân vật tôi đã dùng lí trí để đuối, bối rối, lo âu, thấp thỏm của trái tim kìm chế cảm xúc, dập tắt tình yêu để phập phồng loạn nhịp vì yêu đến mụ người, giữ sự thanh thản cho em, nhưng tình đến khổ đau. còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi đã chết rồi - Gv dẫn: Sau lời khẳng định tình yêu ở hai dòng thơ đầu, mạch cảm xúc đã có sự thay đổi. Từ lời giãi bày tình yêu nhân vật tôi đã chuyển thành sự kìm nén của xúc. ? Ở đây ta thấy rõ sự mâu thuẫn trong dòng thơ. Theo em, nhân vật trữ tình đã bộc lộ mâu thuẫn gì? Những dấu hiệu nào cho em biết điều đó? (Gợi ý: từ “nhưng”, “không”, “chẳng muốn”, “bận lòng”, “bóng u hoài”)

174


- Ghen: mặt ích kỷ của tình yêu -> nhân vật trữ tình rơi vào đáy sâu của nỗi đau khổ, dày vò, dằn vặt. - Từ ngữ miêu tả tâm trạng: “âm thầm”, “không hi vọng”, “hậm hực”, “rụt rè”, “ghen” -> diễn tả những cung bậc cảm xúc của một trái tim yêu mãnh liệt, tuôn trào -> Hai dòng thơ là sự giãi bày thành thực ? Em có nhận xét gì về nhịp thơ? Cấu những cảm xúc của nhân vật trữ tình, đồng trúc “lúc...thì...”? thời diễn tả nỗi tuyệt vọng của nhân vật trữ tình như rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau, dằn vặt

cảm lại không nghe lời, nhân vật tôi khổ đau, dằn vặt. Dòng thơ 5,6 diễn tả nỗi khổ đau, dằn vặt đó của nhân vật tôi. Những dấu hiệu nào cho em biết điều đó? ? Điệp ngữ “tôi yêu em” có tác dụng gì?

? Yêu thường đi đôi với ghen. Em suy nghĩ gì về lòng ghen? Lời tự nhận như vậy bộc lộ tâm trạng như thế nào của nhân vật trữ tình? Ghen là một biểu hiện của tình yêu. Nhưng xét về bản chất ghen là biểu hiện của tình yêu ích kỷ. Lòng ghen tuông dễ làm cho con người mất bình tĩnh, không sáng suốt phân biệt đúngsai, tốt- xấu, dễ dẫn tới bi quan, chán nản, tuyệt vọng và thấp hèn. Trong thi ca Việt Nam, Nguyễn Bính nói về ghen: “Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ Đừng làm ẩm áo khách chưa quen Chân cô in vết trên đường bụi Chẳng bước chân nào được dẫm lên

* Dòng 7, 8: sự cao thượng, chân thành - Điệp ngữ “Tôi yêu em” lặp lại lần 3 khẳng định lại tình yêu trải qua nhiều sắc thái nhưng cuối cùng vẫn là “chân thành, đằm thắm”-> Chàng trai vượt qua nỗi ghen tuông ích kỷ, nỗi đau khổ dằn vặt để khẳng định tình yêu của mình - “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”: chàng trai coi hạnh phúc của “em” như chính hạnh phúc của mình. + Lời cầu chúc biểu hiện sự chân thành, cao thượng trong tình yêu cuả nhân vật trữ tình + Trong lời chúc có sự so sánh nhằm khẳng định tình yêu đích thực của mình; luôn chân thành, không bao giờ lụi tắt, luôn dạt dào, sáng tươi.. Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi! + Lời nhắn nhủ mang tính thông điệp của một Thế nghĩa là yêu quá mất rồi! trái tim cao cả: dù tôi không được em yêu, Và nghĩa là cô là tất cả nhưng từ đáy lòng, tôi luôn cầu mong cho em Cô là tất cả của riêng tôi!” được một người khác yêu em cũng chân thành, ? Em có nhận xét về những từ “âm thủy chung và đằm thắm như tôi đã yêu em. thầm”, “không hy vọng”, “hậm hực”, + Với tình yêu thực sự chân thành và cao “rụt rè”, “ghen”? thượng, người ta hoàn toàn có thể thỏa mãn trong yêu hơn là được yêu + Lời tiếc nuối, xót xa, đồng thời tự tin đầy kiêu hãnh và ngấm ngầm thách thức: chả có ai khác yêu em được như tôi đã yêu em. => Lời cầu chúc đã đưa tình yêu lên ngôi. Làm chói sáng nhân cách của nhân vật “tôi” yêu tha 175


thiết, mãnh liệt, trong sáng, cao thượng vô cùng. - GV: Liệu nhân vật trữ tình trong bài Một tình yêu cao thượng, bao dung, nó vượt thơ có bị nỗi ghen tuông hạ thấp qua thói ích kỷ tầm thường hàng ngày, tình không? Ta đi theo dõi tiếp mạch cảm yêu chỉ cho mà không hề nhận. xúc đó ở hai dòng thơ cuối. Văn hóa tình yêu. ? Điệp ngữ “tôi yêu em” xuất hiện lần 3 ở dòng thơ thứ bảy nói nên điều gì? ? Em hiểu yêu chân thành, đằm thắm là yêu như thế nào? (gợi ý: có phải tình yêu ích kỷ, tình yêu vụ lợi...) - GV dẫn: Từ tình yêu chân thành, đằm thắm, tôi “cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. ?Lời chúc của nhân vật trữ tình nói lên điều gì? ? Tại sao có thể nói lời chúc của bài thơ là bất ngờ và hàm chứa nhiều ý vị? Những ý vị đó là gì? HS suy nghĩ, trình bày. GV chuẩn xác. 3. Hướng dẫn h/s tổng kết III. Tổng kết - Phát biểu cảm nghĩ sau khi học song - Bài thơ tình đặc sắc, bộc lộ một tình yêu bài thơ? riêng tư, sôi nổi, chân thành, cao thượng của - Bài thơ thể hiện rõ tài năng điêu nhân vật trữ tình, một tình yêu âm thầm của luyện của một mặt trời thơ Nga. một trái tim thủy chung. Puskin xứng đáng với tên gọi thân yêu - Đề cao phong cách tình yêu : Chân thành của công chúng Nga: Nhà thơ của tuổi đằm thắm mà không thô thiển mù quáng, thiết trẻ và tình yêu. tha say sưa mà vẫn tỉnh táo và cao thượng. Giả sử em là nhân vật trữ tình trong bài thơ, có một tình yêu tha thiết, nồng nàn, mãnh liệt nhưng đó chỉ là một tình yêu đơn phương từ phía em mà không được bạn nữ đáp lại. Vậy khi tình cảm không được đáp lại như thế, em sẽ có thái độ ra sao và có cách ứng xử như thế nào?

c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn 1/ Bài thơ cần được đọc bằng một giọng điệu như thế nào? 2/ Có thể chia tách bài thơ thành các phần như thế nào ? Đặt tên cho mỗi phần. 3/ So sánh mạch cảm xúc ở 6 câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng sau được đăng trên báo http://giadinh.vnexpress.net: 176


Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh cho rằng giới trẻ ngày nay yêu thoáng, sống vội mà quên mất giá trị cốt lõi của tình yêu là sự hy sinh. Họ đề cao cái tôi quá mức nên khi bị phụ tình thường tìm cách trả thù, thậm chí giết chết người yêu. Trả lời: 1/ Bài thơ cần được đọc bằng một giọng điệu : Câu 1-2 đọc chậm, ngập ngừng, vừa như thú nhận vừa tự nhủ ; câu 3-4 đọc mạnh mẽ, dứt khoát như lời hứa, lời thề ; câu 5-6 đọc day dứt, buồn đau, chiêm nghiệm ; câu 7-8 : mong ước thiết tha mà điềm tĩnh. 2/ Có thể chia tách bài thơ thành 03 phần : -Bốn câu đầu : Những tâm tư giằng xé ; -Hai câu giữa : Nỗi khổ đau tuyệt vọng ; -Hai câu cuối : Lời cầu chúc cao thượng, chân thành. 3/So sánh mạch cảm xúc ở 6 câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối : - Ở 6 câu thơ đầu, nhân vật trữ tình như bị giằng xé, xáo trộn bởi rất nhiều cung bậc cảm xúc của một trái tim yêu say đắm nhưng dường như không được đáp lại. Tình yêu âm thầm vô vọng cùng nỗi ghen tuông khiến nhân vật trữ tình rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau. Và ta tưởng cảm giác tuyệt vọng sẽ ngày càng giày vò nhân vật trữ tình. - Nhưng đến 2 câu thơ cuối, mạch cảm xúc đã thay đổi đột ngột. Vượt lên nỗi buồn đau u ám, lòng ghen tuông ích kỉ, nhân vật trữ tình cầu chúc cho người yêu được người tình như tôi đã yêu em. Lời cầu chúc như một cảm xúc thăng hoa của một tình yêu chân thành, cao thượng. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung : từ vẻ đẹp tình yêu trong bài thơ, thí sinh suy nghĩ về hiện tượng cuồng yêu của một bộ phận giới trẻ hôm nay qua lời cảnh báo của Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh. Cụ thể : Cuồng yêu là gì là gì ? Biểu hiện của hiện tượng cuồng yêu ? Hậu quả, nguyên nhân của cuồng yêu ? Biện pháp khắc phục hiện tượng cuồng yêu ? d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )

177


* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: - Tìm những nét tương đồng trong tình yêu ở “Tôi yêu em”(Puskin) với “Tương tư” (Nguyễn Bính) - Từ bài thơ “Tôi yêu em”, Anh (chị) hãy viết một bài văn khoảng 600 từ nói lên cảm nhận của mình về tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên và quan điểm của mình về một tình yêu đẹp (Tích hợp: Kĩ năng sống ) Qua bài thơ Tôi yêu em, hãy chỉ ra thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu? Trả lời:

- Pu-skin rất tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô: Tôi - em, (đại từ nhân xưng tôi có tính chất riêng lẻ, cô đơn, hàm chứ nỗi đau ngấm ngầm). - Pu-skin tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu: không phản bác mà còn tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán than, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. - Tình yêu không là sự ép buộc mà là một sự tự nguyện: tự nguyên của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song, chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhà mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đời. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị Bài thơ số 28 + Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài. + Tìm hiểu về Tagor, tập thơ Người làm vườn

178


Tiết 126 Hướng dẫn đọc thêm: BÀI THƠ SỐ 28 - TagorI. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu: tình yêu là sự hiểu biết, hòa điệu giữa hai con người, là sự hiến dâng và tự nguyện.. - Thấy được kiểu cấu trúc của thơ sóng đôi. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại. - Phân tích những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn ngữ. 3.Thái độ: Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản; - Năng lực tìm hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu, trình bày 1 phút. - Năng lực ngôn ngữ; Năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo. - Năng lực đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan. - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Văn học châu Á (NXB Văn học). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan 179


* Hình thức tổ chức hoạt động: Cho HS xem video UNESCO tôn vinh ba nhà thơ lớn của nhân loại (https://thethaovanhoa.vn/video-clip/unesco-ton-vinh-ba-nha-tho-lon-cua-nhan-loain20110916143821947.htm) - Đoạn video nói về nội dung gì Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã phát động chương trình tôn vinh ba nhà thơ bao gồm Tagore của Ấn Độ, Pablo Neruda của Chile và Aimé Césaire của Pháp vì những giá trị nhân văn to lớn trong các tác phẩm văn thơ của họ. GV nhận xét, chuyển bài mới b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Cảm nhận được quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu: tình yêu là sự hiểu biết, hòa điệu giữa hai con người, là sự hiến dâng và tự nguyện.. + Thấy được kiểu cấu trúc của thơ sóng đôi. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - Nhóm chuyên gia hướng dẫn các I. Tiểu dẫn: bạn đọc SKG – tìm hiểu khái quát 1.Tác giả: về tác giả, tác phẩm. - R.Ta-go (1861 – 1941) là nhà văn nhà văn hóa - Câu hỏi: lớn của Ấn Độ - có những cống hiến quan trọng + Hãy nêu vài nét về tác giả? cho văn hóa Ấn Độ, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình và hữu nghị. + Xuất xứ và vị trí bài thơ. - Sự nghiệp: khổng lồ, nhiều lĩnh vực xuất sắc : th Nhóm chuyên gia trình bày. tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tiểu luận, triết họ GV chuẩn xác (slide). nhạc, họa. - Tập thơ Dâng được giải Nôben 1913. 2. Tác phẩm: - Xuất xứ bài thơ: In trong tập Người làm vườn là bài thơ tình nổi tiếng. - Nhóm chuyên gia định hướng tìm 2. Tìm hiểu văn bản hiểu văn bản. 2.1. Niềm khao khát của người con gái khi yêu - Một số câu hỏi: - Hình ảnh ánh mắt em được so sánh như trăng kia + Hình ảnh so sánh trong câu thơ … đầu thể hiện niềm khao khát gì Tình yêu được khám phá bằng đôi mắt biểu trong tình yêu? hiện của sự khát khao hiểu biết và hòa hợp. - Chàng trai bày tỏ lòng mình: + Anh để cuộc đời anh… không dấu có thể em 180


không hiểu gì những biểu hiện bên ngoài chỉ là thứ yếu – điều cốt yếu bên trong là tâm hồn. 2. 2.Những đặc trưng của cuộc đời, trái tim và tình yêu + Đoạn thơ sử dụng kiểu cấu trúc - Nghệ thuật: gì? Nhằm mục đích gì? + Lối cấu trúc giả định rồi phủ định kết luận. + Dùng hình ảnh so sánh : viên ngọc, đá hoa với trái tim; lạc thú, khổ đau với tình yêu. + Qua việc sử dụng hình ảnh so + Cách nói nghịch lí : anh không dấu >< em sánh tác giả muốn nói gì về cuộc không biết gì. đời về trái tim? - Nội dung: sự phức tạp, bao la, vô tận và bí ẩn của cuộc đời, trái tim và sự vô biên của tình yêu. Nhóm chuyên gia trả lời. Trái tim là thế giới bí ẩn không có biên giới – GV nhận xét, chuẩn xác. tình yêu có nhiều cung bậc, mâu thuẫn. - Câu hỏi: III.Tổng kết: + Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài 1. Nghệ thuật: thơ? Kiểu cấu trúc sóng, thơ giàu tính trí tuệ, sử dụng nhiều hình ảnh. 2. Ý nghĩa văn bản: - Khẳng định mối quan hệ giữa tình yêu và đời + Nêu ý nghĩa văn bản? sống con người, sự huyền diệu, bí ẩn đòi hỏi phải Nhóm chuyên gia trình bày. khám phá. GV nhận xét, chuẩn xác. - Bài thơ giàu tính triết lý, hướng về cái vô tận, chiêm nghiệm chiều sâu thế giới tâm hồn con người. - Tình yêu là vô biên, không có giới hạn. Muốn có hạnh phúc phải biết khám phá, hiểu biết, hòa hợp và tin yêu. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Nếu đời anh …nó đâu » 1/ Nêu ý chính của đoạn thơ? 2/ Xác định các động từ trong đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các động từ đó. 3/ Cách diễn đạt nếu...nhưng trong đoạn thơ có ý nghĩa gì trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình ? Trả lời: 1/ Ý chính: Đoạn thơ đưa ra một loạt những nghịch lí với cách nói giàu chất triết lí để nói rõ quy luật của tình yêu. Tình yêu là bờ bến mênh mông của những khát khao khám phá và dâng hiến. 2/ Các động từ trong đoạn thơ : đập,xâu,quàng, hái. Hiệu quả nghệ thuật: Hàng loạt động từ trong một đoạn thơ để ca ngợi cái đẹp trong 181


tình yêu. Đó là sự dâng hiến, làm đẹp cho người mình yêu. 3/Cách diễn đạt nếu...nhưng trong đoạn thơ có ý nghĩa trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình : cách diễn đạt tạo ra một cặp quan hệ giữa những điều được giả định ( nếu) và thực tế ( nhưng). Đó là quan hệ giữa cái hiện hữu ( viên ngọc, đoá hoa) và cái không hiện hữu ( trái tim trong lồng ngực) để gợi những nghịch lí của tình yêu d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: - Sưu tầm thêm một số bài thơ tình của Ta-go. - Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp và nét đặc sắc riêng về đề tài tình yêu trong bài Tôi yêu em của Pu-skin và Bài thơ số 28 của Ta-go ? 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài Người trong bao + Tìm hiểu lịch sử Nga cuối thế kỉ XIX

182


Tiết 127 NGƯỜI TRONG BAO - SÊ-KHỐPI. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu giá trị tư tưởng – nghệ thuật đặc sắc của truyện, mạnh mẽ phơi bày và lên án lối sống trong bao: hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu của 1 bộ phận trong giới trí thức Nga cuối thế kỉ XIX qua hình tượng nhân vật người trong bao Bêlicốp. - Hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật chính, cách kể chuyện độc đáo. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật. 3.Thái độ: Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống ích kỷ, hèn nhát, bạc nhược. Tích hợp : Giáo dục bảo vệ môi trường 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản; - Năng lực tìm hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu, trình bày 1 phút. - Năng lực ngôn ngữ; Năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo. - Năng lực đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan. - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Văn học Nga thế kỉ XIX. 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. - Sưu tầm tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm - Giới thiệu về tác giả Sê – khốp trong thời gian 4p (chuẩn bị trên PP hoặc bảng phụ) III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. 183


- Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Trò chơi: Nhìn hình đoán thành ngữ Trình chiếu slide 1- 9 • Ếch ngồi đáy giếng • Nhát như thỏ đế • Thầy bói xem voi • Mũ nỉ che tai • Rụt cổ rùa • Con ốc nằm co GV nhận xét, chuyển bài mới : b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Vài nét về tác giả, tác phẩm + Ý nghĩa nhan đề, hình tượng nhân vật Bê – li cốp - Phương pháp/kĩ thuật Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung HS trình bày sản phẩm của mình 1. Tác giả: GV cho HS nhận xét, chuẩn xác - A.P.SÊ-KHỐP (1860 -1904). kiến thức - Ông là nhà văn Nga kiệt xuất. - Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn - Ông là đại diện cuối cùng của chủ nghĩa hiện Người trong bao? thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: - Năm 1898 trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh tại I – an –ta. - Theo em, chủ đề của tác phẩm là - Xã hội Nga lúc đó đang ngạt thở trong bầu gì? không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. HS tóm tắt văn bản theo sơ đồ b. Chủ đề : Cuộc sống tầm thường trong vỏ ốc của Cho HS xem video hoạt hình giới trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Người trong bao c. Tóm tắt

184


SƠ ĐỒ TÓM TẮT TRUYỆN NGẮN NGƯỜI TRONG BAO Câu chuyện của Bu-rơ-kin và I van- I va nứt. Bê- li- cốp (thầy giáo dạy tiếng Hy Lạp cổ) Ngoại hình

Thói quen sinh hoạt

Lối sống tính cách

Trong bao Nhà trường

Khu phố

Lời nhận xét của bác sĩ I van- I va nứt.

II. Đọc hiểu văn bản 2. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản - GV tổ chức cho HS thảo luận 1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp nhóm bàn, thời gian 5 phút: phiếu a. Chân dung Bê – li – cốp: Đặc Chi tiết thể hiện học tập điểm + Các nhóm bàn 1, 2, 3, 4 (dãy bàn + Trời đẹp >< ®i giµy cao su, cầm «, mÆc ¸o GV): tìm những chi tiết miêu tả bµnh t« ấm cốt bông. trang phục, diện mạo, sinh hoạt ở Trang + Ô trong bao, đồng hồ quả quýt trong bao, nhà của Bê – li – cốp? phục gọt bút chì trong bao… Đặc điểm Chi tiết thể Diện + Cả bộ mặt dường như cũng ở trong bao vì lúc nào cũng giấu mặt sau chiếc áo bành tô hiện mạo bẻ đứng lên. Trang phục + Mắt đeo kính râm,mặc áo bông trần, lỗ tai Diện mạo nhét bông. Sinh hoạt ở + Khi ngồi lên xe ngựa thì bao giờ cũng kéo nhà mui lên. HS trình bày. Cũng mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, Sinh cài then, buồng ngủ như cái hộp, khi ngủ kéo hoạt GV chuẩn xác. ở nhà

chăn trùm đầu kín mít…

+ Các nhóm bàn 1, 2, 3, 4 (dãy cửa ra vào): tìm những chi tiết miêu tả - Trang phục, diện mạo, sinh hoạt ở nhà: để trong nghề nghiệp, tư tưởng, tình yêu bao - Cái bao vật chất. → Bê – li – cốp: lập dị, kì quặc. của Bê – li – cốp? Đặc điểm Chi tiết thể Đặc Chi tiết thể hiện hiện điểm Nghề nghệp Dạy tiếng Hi Lạp … thứ ô che để trốn tránh Nghề Tư tưởng, ý nghiệp cuộc sống thực. nghĩ + Ghê tởm đối với thực tại, ngợi ca quá khứ, ngợi ca những gì không có thật. Tình yêu + Cả ý nghĩ cũng cố giấu trong bao. HS trình bày. + Tôn sùng các qui định, chỉ thị, điều lệ, Tư GV chuẩn xác. tưởng, ý nghĩ

những điều nói trong báo… + Tôn sùng cấp trên như thanh tra, hiệu trưởng. + Lúc nào cũng sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì. 185


Tình yêu

+Ý định lấy vợ dần choán ngợp tâm trí, nhưng hắn cứ lần lữa, đắn đo, suy tính vì cứ sợ thế này thế nọ. + Hắn gầy đi và hình như lại càng muốn chui sâu vào hơn trong cái bao của mình.

- Nghề nghiệp, tư tưởng, ý nghĩ, tình yêu: giấu + Các nhóm bàn còn lại (cả hai trong bao - Cái bao tinh thần. dãy): tìm những chi tiết miêu tả → Bê - li – cốp: cổ lỗ, cô độc, máy móc, giáo cách giao tiếp của Bê – li – cốp với điều, hèn nhát. những người xung quanh? Đặc điểm Chi tiết thể Đặc điểm Chi tiết thể hiện + Đến thăm đồng nghiệp: tự kéo ghế ngồi, hiện mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm vật gì, Giao tiếp ngồi im như phỗng độ một tiếng sau thì cáo HS trình bày. từ… GV chuẩn xác. + Ngạc nhiên đến hoảng hốt khi tận mắt Giao tiếp

- Có thể khái quát con người và tính cách của Bê – li – cốp bằng những từ ngữ và hình ảnh nào? HS trình bày. GV chuẩn xác (slide).

chứng kiến cảnh hai chị em Va – ren – ca và Cô – va – len – cô phóng xe đạp vụt qua. + Tự cho mình cái quyền nhắc bảo Cô – va – len – cô vì cậu mặc áo thêu ra đường, đi ra phố cầm sách này, sách nọ và nhất là đi xe đạp.

- Giao tiếp: muốn khoác bao cho mọi người. → Bê – li – cốp: bảo thủ, tự hài lòng với chính mình. => Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, cách kể tỉ mỉ, chậm rãi, bằng giọng văn mỉa mai, giễu cợt, vừa ngậm ngùi, vừa chua xót, tác giả đã cho thấy một kiểu người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao: kì dị, hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao và cảm thấy yên tâm, sung sướng và mãn nguyện khi ở trong đó. =>Bê – li – cốp là một tính cách điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội của trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. b. Ảnh hưởng của Bê – li – cốp: - Giáo viên trong trường, cả hiệu trưởng: sợ hắn. - Dân chúng trong thành phố: sợ hắn. → Ám ảnh triền miên, dai dẳng, đầu độc cuộc sống suốt15 năm.

GV mở rộng, nhấn mạnh tính chất điển hình của Bê – li – côp. - Với lối sống, tính cách trong bao, Bê- li-cốp ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố? HS phát hiện, đọc đoạn văn bản “Bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn … dạy học chữ, …”, trình bày. GV nhận xét, bổ sung, khái quát. - GV hỏi: giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê – li → Mọi người đều sợ y, tránh xa y, không muốn – cốp? 186


dây với y, bởi chính y và những kẻ như y đã kìm HS trình bày. GV chuẩn xác, mở rộng: đánh giá hãm sự tiến bộ, kìm hãm những điều tốt đẹp. của Nguyễn Tuân trong “Tìm hiểu Sê – khôp” (slide). Nhà văn Nguyễn Tuân đã có những nhận xét sắc sảo về nhân vật Bê-li-côp: “Bê-li-cốp, người mang áo bao, là một kẻ giả nhân giả nghĩa, một anh đạo đức giả đã nghĩ một cách kì cục là định đem ấn cả cuộc sống phong phú muôn ngàn người vào một - Trong cộng đồng gần gũi xung cái áo bao. Bệnh chủ quan, bệnh sợ thực tế sinh quanh ta, có hiện tượng Bê – li – động, bệnh sợ cái mới, sợ cái tiến triển đã làm côp không? Chúng ta phải làm gì cho Bê-li-cốp dệt ra một cái áo bao. Rồi tình trước những hiện tượng đó? Em cảm, tính tình và cả cuộc đời Bê-li-cốp, Bê-li-cốp rút ra được bài học gì cho bản đều cho vào áo bao. Từ ngày lắp mình vào áo bao, để áo bao đỡ che cho mình khỏi bị những gió thân? HS trình bày. máy cuộc sống bên ngoài thổi tới, Bê-li-cốp càng GV chuẩn xác, mở rộng liên hệ trông thấy thực tế càng sợ. Y sợ cuộc đời và cuộc đời cũng sợ y” (Tìm hiểu Sê-khốp). c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Bằng câu chuyện về cuộc đời ngắn ngủi, thảm hại của “Người trong bao” Bê-li-cốp, Sê-khốp đã kết án tử hình những quái thai của thể chế Sa hoàng, tượng trưng cho những cái gì bất hợp lí, phi trí tuệ. Làm cho người đọc ghê tởm cái xấu là việc vừa sức với nhiều nhà văn hiện thực. Cái nhiều lần khó hơn là chỉ cho người ta thấy tính quái thai ở những con người thoạt mới nhìn tưởng như bình thường, vô tội, lặp lại hàng ngày, chi phối cuộc sống chung. Với Sê-khốp, cái xấu tinh vi có sức gậm nhấm, hoen gỉ tâm hồn người không thua kém gì cái ác với sức tàn phá lộ liễu. Bày đặt ra trước người đọc tất cả sự trống rỗng, thiển cận, ti tiện của lối sống “thu mình vào trong bao” cũng là một cách nhà văn đánh thức dậy trong lòng người đọc nỗi khát khao về một cuộc đời khác cao thượng, đáng sống… ( Trích Kĩ năng đọc hiểu Văn bản 11, Tr267, NXBGD 2007) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 1/ Văn bản trên có ý chính là gì? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? 2/ Câu văn Với Sê-khốp, cái xấu tinh vi có sức gậm nhấm, hoen gỉ tâm hồn người sử dụng biện pháp tu từ về từ như thế nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? 3/ Các từ ngữ đã kết án tử hình , Bày đặt ra, đánh thức dậy.…đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi nói về nhà văn Sê-khốp? Định hướng trả lời: 1/ Văn bản trên có ý chính: Người viết đánh giá ý nghĩa tư tưởng truyện Người trong bao của Sê-khốp. 2/ Câu văn Với Sê-khốp, cái xấu tinh vi có sức gậm nhấm, hoen gỉ tâm hồn người sử 187


dụng biện pháp tu từ về từ : nhân hoá : cái xấu- gậm nhấm, hoen gỉ Hiệu quả nghệ thuật: Phát hiện ra sức công phá của cái xấu đối với tâm hồn con người. 3/ Các từ ngữ đã kết án tử hình, Bày đặt ra, đánh thức dậy…đạt hiệu quả nghệ thuật là ca ngợi đóng góp của nhà văn Sê-khốp trong việc phê phán sâu sắc lối sống trong bao của một bộ phận tri thức Nga những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, đồng thời thể hiện niềm khát khao lối sống cao thượng, quý giá. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lối sống “thu mình vào trong bao” của một bộ phận giới trẻ hôm nay. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Nội dung: từ lối sống trong bao của nhân vật Bê-li-cốp, liên hệ suy nghĩa đến hiện tượng một bộ phận giới trẻ chọn lối sống “thu mình vào trong bao”. Cụ thể : Giải thích lối sống thu mình là gì ? Phân tích hậu quả, nguyên nhân của hiện tượng xấu này. Đề xuất biện pháp khắc phục. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị tiết 2 Người trong bao + Cái chết của Bê – li - cốp + Thông điệp của nhà văn

188


Tiết 128 NGƯỜI TRONG BAO - Sê khốp I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu giá trị tư tưởng – nghệ thuật đặc sắc của truyện, mạnh mẽ phơi bày và lên án lối sống trong bao: hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu của 1 bộ phận trong giới trí thức Nga cuối thế kỉ XIX qua hình tượng nhân vật người trong bao Bêlicốp. - Hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật chính, cách kể chuyện độc đáo. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật. Tích hợp kĩ năng sống 3.Thái độ: Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống ích kỷ, hèn nhát, bạc nhược. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản; - Năng lực tìm hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu, trình bày 1 phút. - Năng lực ngôn ngữ; Năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo. - Năng lực đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan. - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Văn học Nga thế kỉ XIX. 189


2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. - Sưu tầm tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm + Cái chết của Bê – li - cốp + Thông điệp của nhà văn III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Trong tác phẩm, khám phá và khái quát nghệ thuật độc đáo, điển hình của SêKhốp thể hiện đậm nét qua chi tiết nào? A. Cách sống, cách nghĩ của Bê-li-cốp B. Cách ăn mặc của Bê-li-cốp C. Sự khinh bỉ, xa lánh của mọi người đối với Bê-li-cốp D. Hình ảnh "cái bao" Câu 2: Những từ ngữ nào có thể khái quát tính cách và con người của Bê-li-cốp? A. Hèn nhát, cô độc B. Máy móc, giáo điều C. Luôn thu mình trong bao, trong vỏ ốc và thấy hài lòng về điều đó D. Cả ba ý trên Câu 3: Hiện tượng, lối sống, kiểu người như Bê-li-cốp có ảnh hưởng như thế nào đến xung quanh? A. Ảnh hưởng đến một vài người trong gia đình B. Ảnh hưởng đến rất nhiều người xung quanh C. ảnh hưởng lâu dài, bền bỉ như một hiện tượng xã hội mang tính phổ biến rộng rãi, mang tính quy luật trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. D. Không ảnh hưởng gì đến xung quanh cả! Đáp án: 1D, 2D, 3C GV nhận xét, chuyển bài mới : b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: ý nghĩa xã hội của hình tượng nhân vật Bê – li – cốp; Nhận biết được bút pháp hiện thực sắc sảo trong việc xây dựng hình tượng điển hình của Sê – khốp. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 190


1. Hướng dẫn HS tìm hiểu cái chết của Bê – li – cốp - Ai là thủ phạm gây ra cái chết của Bê – li – cốp? GV định hướng: + Thủ phạm gây ra cái chết của Bê – li – cốp phải chăng là do hành động bực tức, cách phản ứng đến thô bạo của Cô – va – len – cô? + Hay phải chăng thủ phạm chính là tiếng cười “ha ha ha” vang lên không đúng lúc của Va – ren – ca? Một tiếng cười lại đủ kết thúc một cuộc đời dễ dàng đến thế?

HS phân tích, lí giải, đưa ra ý kiến riêng. GV chuẩn xác. - GV hỏi: Chi tiết về cái chết của Bê – li – cốp “… nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa, cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào trong cái bao mà từ đó không bao giờ thoát ra nữa. Phải rồi, thế là hắn đã đạt được mục đích cuộc đời!” ở cuối đoạn trích có phù hợp với mạch phát triển tính cách nhân vật không? HS trao đổi cặp, trình bày. GV chuẩn xác. - GV nêu vấn đề (bài tập 2 – SGK): Nếu được viết lại đoạn kết khác cho truyện ngắn Người trong bao, em sẽ viết như thế nào? HS trình bày suy nghĩ cá nhân. GV chuẩn xác. - Thái độ, tình cảm của mọi người khi Bê – li – cốp chết? HS phát hiện, đọc đoạn văn bản “… từ nghĩa địa trở về, … còn bao nhiêu kẻ như thế nữa!”, trình bày suy nghĩ. GV chuẩn xác. - GV hỏi: cùng với Bê – li – cốp, những kiểu người trong bao đã chui vào quan tài vĩnh viễn. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao? HS trình bày. GV chuẩn xác, liên hệ đến Phòng số 6,

II. Đọc - hiểu văn bản: c. Cái chết của Bê – li - cốp * Nguyên nhân: - Xung đột với Cô – va – ren – cô, bị đẩy ngã → bị sốc. - Tiếng cười khiến hắn sợ hãi hoảng hốt → xấu hổ. →tiếng cười là yếu tố đẩy nỗi sợ hãi thường trực trong hắn đến đỉnh điểm và kết cục một tháng sau Bê – li – cốp chết, chết vì nỗi sợ hãi bủa vây, chết vì cái bao vô hình của tính sĩ diện, tự cho mình là hoàn hảo. * Ý nghĩa: - Thoạt nhìn: khiên cưỡng, vô lí. - Là dụng ý nghệ thuật thể hiện cái có lí trong mạch ngầm văn bản: thực ra Bê - li – cốp đã chết cách đây 15 năm, khát vọng mãnh liệt của y là chui vào bao thì quan tài là thứ bao tốt nhất để hắn đạt được mục đích cuộc đời. → Cái chết là tất yếu cho kết cục của tính cách Bê – li – cốp, đẩy tính cách nhân vật đến đỉnh cao.

* Thái độ, tình cảm của mọi người: - Lúc đầu: cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. - Chưa đầy một tuần sau cuộc sống lại như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị. + Thực tế: “Bê-li-cốp đã chầu âm phủ nhưng hiện còn bao nhiêu là người trong bao…” + Bác sĩ I – van dẫn ra dẫn chứng “Chúng ta sống chui rúc … đó chẳng phải là một thứ bao sao?” => Bê-li-cốp là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội mang tính phổ biến rộng rãi, mang tính qui luật trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. * Thông điệp của nhà văn: - Bê – li – cốp là kẻ nguy hiểm, kẻ đầu độc xã hội, khống chế xã hội → đáng trách. 191


Con kì nhông, Mặt nạ, Cái chết của một viên - Bê – li – cốp là sản phẩm của xã hội chuyên chức …(Sê – khôp), Con tép anh minh (Xan – chế Nga hoàng → đáng thương. tư – côp Sê – đrin).

- Theo em, Bê – li – cốp đáng thương hay đáng trách? Vì sao? HS trình bày suy nghĩ cá nhân. GV chuẩn xác, bình luận. - GV hỏi: Kết luận của bác sĩ I – van “Không thể sống mãi như thế được” có ý nghĩa gì? HS trình bày ý kiến. GV chuẩn xác. Thảo luận theo bàn - Phân tích ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”? HS trình bày. GV chuẩn xác (slide). + GV nêu vấn đề (bài tập 3): Dòng nào sau đây có thể thay đổi nhan đề của truyện ngắn? Vì sao? A. Bê – li – côp. B. Một con người kì quái. C. Không thể sống như thế! D. Câu chuyện trong nhà kho. E. Người mang vỏ ốc.

HS trao đổi nhóm cặp, trình bày. Tích hợp kĩ năng sống - GV nêu vấn đề: Từ ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của “cái bao”, hãy khái quát chủ đề tư tưởng của truyện?

- Những đặc sắc về mặt nghệ thuật của truyện? (cách kể chuyện, chọn ngôi kể, giọng kể, xây dựng nhân vật, biểu tượng) HS trình bày. GV chuẩn xác (slide)

- Kết thúc bằng kết luận của bác sĩ I – van: “Không thể sống mãi như thế được!” → Lời giục giã, hối thúc, khẩn thiết: hãy thay đổi lối sống trong bao để có cuộc sống lành mạnh, khỏe khoắn, có ý nghĩa.

3. Ý nghĩa biểu tượng: a. Biểu tượng “cái bao”: - Nghĩa đen: vật dùng để đựng có hình túi hoặc hình hộp, là vật dụng quen dùng của Bê – li - cốp. - Nghĩa bóng: lối sống, tính cách của nhân vật Bê – li - cốp. - Nghĩa biểu trưng: cả xã hội Nga cuối thế kỉ XIX là cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn sự tự do của con người. => Cái bao là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Sê – khốp. b. Chủ đề tư tưởng: - Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga. - Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị mãi thế. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Chọn ngôi kể: + Ngôi thứ nhất: tôi (Bu rơ kin). + Ngôi thứ ba: tác giả. → Khách quan, chân thật, gần gũi. - Giọng kể: mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn. + Bề ngoài: có vẻ khách quan, bình thản. + Bên trong: bức xúc, trăn trở, khao khát đổi thay. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình. 192


- GV hỏi: Ý nghĩa của truyện? HS trình bày. GVchuẩn xác (slide).

- Nghệ thuật xây dựng biểu tượng. 2. Ý nghĩa của truyện: - Có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc với nước Nga đương thời. - Biến thể, dị bản khác nhau có ý nghĩa toàn thế giới, lâu dài cho đến tận ngày nay.

c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Một tháng sau, Bê-li-cốp chết. Bấy giờ, khi nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa, cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào trong cái bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra nữa. Phải rồi, thế là hắn đã đạt được mục đích của đời! […] Từ nghĩa địa trở về, lòng chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa đầy một tuần sau, cuộc sống đã lại diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị, một cuộc sống chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn, chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Trên thực tế, Bê-li-cốp đã chầu âm phủ nhưng hiện còn bao nhiêu người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa! (Trích Người trong bao, Sê-khốp ) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu sau: 1) Nêu nội dung chính của văn bản? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? 2) Chi tiết Bê-li-cốp nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa có ý nghĩa gì? Hãy xác định giọng văn của tác giả qua chi tiết đó. 3) Xác định biệp pháp tu từ cú pháp trong câu văn Nhưng chưa đầy một tuần sau, cuộc sống đã lại diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị, một cuộc sống chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn, chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Nêu ý nghĩa nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. Trả lời: 1) Nội dung chính của văn bản: - Diễn tả cái chết mãn nguyện của nhân vật Người trong bao Bê-li-cốp; - Nhà văn cảnh báo sức ảnh hưởng của cái chết đó đối với nước Nga đương thời. 2) Chi tiết Bê-li-cốp nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa có ý nghĩa cái chết chính là sự giải thoát và hạnh phúc của Bê – li-cốp. Bởi vì, y được nằm trong cái bao tốt nhất, bền vững nhất, mà từ lâu đó vẫn là mong muốn thành thực nhất của y. Giọng văn của tác giả : mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn. 3) Biệp pháp tu từ liệt kê : nặng nề, mệt nhọc, vô vị, chẳng bị chỉ thị nào cấm ,chẳng được tự do hoàn toàn,chẳng tốt đẹp gì hơn trước - Hiệu quả: Bằng phép liệt kê, nhà văn khái quát ảnh hưởng, tác động sâu rộng, dai dẳng, nặng nề của kiểu người Bê-li-cốp, lối sống trong bao đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá và tiến bộ nước Nga đương thời. 193


Qua đó, nhà văn Sê-khốp nhấn mạnh rằng Bê-li-cốp chính là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đáng báo động trong tầng lớp trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Nó chỉ chấm dứt khi có một cuộc cách mạng xã hội thay đổi tận gốc rễ quan niệm sống, nếu không thì cũng giống như cái xác Bê-li-cốp nằm trong quan tài kia thôi. Mặc dù Bê-li-cốp chết nhưng lối sống “trong bao” của anh ta vẫn tồn tại. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa biểu tượng cái bao trong truyện. +Nghĩa đen: vật dùng để bao, gói, đựng đồ, hàng hóa,… hình túi, hình hộp. Với nghĩa gốc này, cái bao là đồ dùng yêu thích và thường xuyên trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của Bê-li-cốp. + Nghĩa bóng: lối sống và tính cách của Bê-li-cốp. + Nghĩa biểu trưng: kiểu người trong bao, lối sống trong bao - một kiểu người, một lối sống đã từng và đang tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ XIX. Cả xã hội Nga, phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do dân chủ của nhân dân Nga, trí thức Nga chân chính. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

194


Tiết 129 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN - Trích “Những người khốn khổ - V.Huy Gô I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền. - Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền, làm an lòng những người khốn khổ. - Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm. - Hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật chính, cách kể chuyện độc đáo. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật. 3.Thái độ: Giáo dục lòng trân trọng và yêu thương con người nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản; - Năng lực tìm hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu, trình bày 1 phút. - Năng lực ngôn ngữ; Năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo. - Năng lực đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan. - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: 195


- SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Văn học Pháp thế kỉ XIX. 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. - Sưu tầm tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm; những hiểu biết về nước Pháp III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Cho HS trình bày những hiểu biết, sưu tập về nước Pháp (đã chuẩn bị ở nhà) GV nhận xét, chuyển bài mới : Đã hơn một thế kỉ trôi qua, văn hào lỗi lạc V.Hugo vẫn như cây đại thụ đổ bóng xuống nền văn chương nhân loại. Những trang sách của ông là hơi thở ấm nóng về tình người, là cái nhìn bao dung đối với lớp người khốn khổ của xã hội đầy ba động. Và hơn ai hết, ông luôn nhận thức rõ giá trị của những trang văn máu thịt của cuộc đời mình. Hôm nay, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu xem V.Huy - go đã gửi gắm thông điệp lớn lao nào trên những trang viết, thông qua một đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng Những người khốn khổ: Người cầm quyền khôi phục uy quyền. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền. + Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền, làm an lòng những người khốn khổ. + Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm. + Hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật chính, cách kể chuyện độc đáo. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung: về tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả: HS đọc tiểu dẫn trong SGK - Vích-to Huy-gô (1802 – 1885). Là nhà thơ, nhà - Trình bày những nét chính về tác tiểu thuyết, nhà soạn kịch nổi tiếng của nước giả? Pháp. - Là nhà văn lớn của nươc Pháp, danh nhân văn 196


hóa nhân loại, người bạn lớn của những người khốn khổ luôn hoạt động vì sự tiến bộ của con người. 2. Tác phẩm: Những người khốn khổ. GV: Giới thiệu khái quát tác phẩm - Cấu trúc : 5 phần – nhiều quyển- nhiều chươngNhững người khốn khổ. hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật - Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pari, nước Pháp 3 thập kỉ đầu thế kỉ XIX. Xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông GV: Tóm tắt theo các slide điệp cuối cùng: “Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau” - Tóm tắt: GV cho học sinh đọc – HS tóm tắt 3. Đoạn trích: Chương IV, quyển 8 phần thứ nhất trích đoạn. tiểu thuyết Những người khốn khổ. - Nêu vị trí đoạn trích? - Vị trí đoạn trích nằm ở cuối phần thứ nhất: Phăng-tin, thị trưởng Ma-đơ-len (Giăng Vangiăng) rơi vào tay Gia-ve. Phăng-tin tắt thở trước khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình. 2. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản: 1. Tình huống truyện: - Giăng Van-giăng vì cứu người bị Gia – ve bắt oan nên ông tự thú mình là người tù khổ sai - Giăng Van-giăng xin gia hạn 3 ngày để chăm sóc Phăng – tin - Gia - ve đem lính đến bắt Giăng Van-giăng Nhận xét của em về tình huống ngay tại phòng bệnh của Phăng – tin truyện? -> Tình huống truyện giàu kịch tính -> xung đột đẩy lên cao -> t/cách nhân vật bộc lộ rõ ràng -> tư tưởng tác phẩm được thể hiện. GV tổ chức thảo luận nhóm, 5 phút (Kỹ thuật Công đoạn) Nhóm 1+ Nhóm 3: Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Gia – ve? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện?

+ Nhóm 2: Tìm những chi tiết

2. Hình tượng nhân vật Gia – ve - Là thanh tra cảnh sát dưới quyền của ông thị trưởng Mađơlen. - Ngoại hình: + Bộ mặt gớm ghiếc. + Điệu nói: man rợ, điên cuồng … không phải tiếng người mà là tiếng thú gầm. + Cặp mắt nhìn: như cái móc sắt, quen kéo giật vào hắn bao kẻ đau khổ. + Cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng. → Nghệ thuật phóng đại, so sánh mang tính ẩn dụ kết hợp với lời bình của người kể chuyện Gia – ve hiện lên như một con ác thú. 197


miêu tả ngôn ngữ của Gia – ve với - Ngôn ngữ, hành động: Giăng – van – giăng và với Phăng Biểu hiện Với Với – tin? Phăng Giăng – tin – van – giăng Nhận xét về mối quan hệ giữa các Ngôn ngữ - “con đĩ - “Mau lên!” nhân vật? Biểu hiện

Với Phăng – tin

kia” - Giờ đến lượt con này …lũ gái điếm …đã đến lúc rồi đấy.”

Với Giăng – van – giăng

Ngôn ngữ Hành động Nhận xét

+ Nhóm 4: Tìm những chi tiết miêu tả hành động của Gia – ve với Giăng – van – giăng và với Phăng – tin? Nhận xét về mối quan hệ giữa các nhân vật?

Nhận xét Hành động

Nhận xét Mối quan hệ

- … hét lên: Thế nào! Mày có đi không?” - Ở đây làm gì còn có ông th trưởng nữa!” - “Gọi ta là ông thanh tra” - “Nói to! Nói to lên! Ai nói với ta thì phải nói to!” - “Ta bảo mày nói to lên cơ mà.” - “Ta cần gì điều đó? Ta không them nghe! - “Mày nói giỡn …Tốt thậ đấy!” - “Tao đã bảo .. một tên k cắp, một têm kẻ cướp, một tên tù khổ sai Thô bỉ, khinh Thô thiển, khinh miệt miệt. Giậm - “đứng lì một chỗ mà nói” chân” - “ nắm lấy cổ áo” - “nhìn trừng - Giậm chân trừng” - lại túm một túm lấy cổ áo và ca – vát..” - lùi ra phía cửa

Lạnh lùng, Lỗ mãng, hèn nhát. tàn bạo, vô cảm. Nạn nhân – Thiện - Ác Đao phủ

=> Nghệ thuật phóng đại, so sánh mang tính ẩn dụ kết hợp với lời bình của người kể chuyện, nhà văn tô đậm sự tàn bạo, bản tính ác thú của Gia-ve: Gia-ve là hiện thân của kẻ cường quyền, bạo ngược, thực thi luật pháp cứng nhắc và vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Gián tiếp thể hiện sự căm ghét, ghê tởm của tác giả đối với loại người vô nhân tính như Gia-ve. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, 198


* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Vích –to-Huy-gô( 1802-1885)là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay. Thời thơ ấu, Huy-gô đã phải trải qua những giằng xé trong tình cảm do giữa cha và mẹ có mâu thuẫn. Tuy nhiên, với trí thông minh và năng khiếu đặc biệt của một cậu bé được coi là thần đồng, Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục sáng suốt của mẹ, cũng như bao ấn tượng mãnh liệt từ những hành trình vất vả theo cha chuyển quân từ nơi này sang nơi khác. Đó là những trang sách đời khắc nghiệt mà không phải đứa trẻ nào cũng buộc phải trải qua, song với Huy-gô lại là những trải nghiệm vô cùng hấp dẫn, để lại những dấu ấn không bao giờ phai trong sáng tạo của thiên tài. Từ thời thanh xuân cho đến khi mất, sự nghiệp sáng tác của Huy-gô đều gắn với thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng... ( Trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Tr 75, SGK Ngữ văn 11, Tập II, NXBGD 2007) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 1/ Văn bản trên có ý chính là gì ? 2/ Huy –gô được coi là thần đồng. Vậy thần đồng là gì ? 3/ Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu văn : Đó là những trang sách đời khắc nghiệt mà không phải đứa trẻ nào cũng buộc phải trải qua...Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ? Định hướng trả lời: 1/ Văn bản trên có ý chính: Khái quát về tiểu sử tác giả Vích –to-Huy-gô và mối quan hệ giữa cuộc đời nhà văn với lịch sử cách mạng Pháp thế kỉ XIX. 2/ Thần đồng là một người khi ở tuổi còn nhỏ đã phát triển một hoặc nhiều kĩ năng vượt xa so với mức chuẩn ở tuổi đó. 3/ Biện pháp tu từ ẩn dụ : trang sách đời khắc nghiệt chỉ quãng đời tuổi thơ của Huygô. Hiệu quả nghệ thuật : Biện pháp tu từ ẩn dụ đã gợi hình ảnh cụ thể về tuổi thơ nhọc nhằn, bất hạnh cũng như ca ngợi ý chí, nghị lực phi thường để hình thành thiên tài Huygô sau này. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về những bài học rút ra dành cho tuổi trẻ từ nhà văn, nhà thơ Vích –to-Huy-gô Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ; -Nội dung: Từ nhũng lời giới thiệu về nhà văn Huy-gô, học sinh bày tỏ suy nghĩ về những bài học rút ra cho tuổi trẻ hôm nay. Cụ thể : Tuổi trẻ phải sống có lí tưởng, ước mơ, hoài bão cao đẹp. Đứng trước những khó khăn thử thách của cuộc sống, bản thân 199


không lùi bước, không đầu hàng hoàn cảnh, số phận. Sống nhân ái, lạc quan, yêu đời, yêu người. Biết đấu tranh chống cái ác, cái xấu... suy nghĩ, hành động, của bản thân trước những con người khốn khổ trong xã hội hiện đại? 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị Tiết 2 + Hình tượng nhân vật Giăng – van - giăng + Ý nghĩa nhan đề

200


Tiết 130 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN - Trích “Những người khốn khổ - V.Huy Gô I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền. - Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền, làm an lòng những người khốn khổ. - Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm. - Hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật chính, cách kể chuyện độc đáo. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật. Tích hợp kĩ năng sống 3.Thái độ: Giáo dục lòng trân trọng và yêu thương con người nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản; - Năng lực tìm hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu, trình bày 1 phút. - Năng lực ngôn ngữ; Năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo. - Năng lực đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan. - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Văn học Pháp thế kỉ XIX. 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. + Hình tượng nhân vật Giăng – van - giăng + Ý nghĩa nhan đề III. Tiến trình giờ học. 201


1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Cái nhìn của Gia-ve "phóng vào Giăng-van-giăng" (Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Huy-gô) được tác giả so sánh với cái gì? A. Tia chớp. B. Cái móc sắt. C. Con dao. D. Cái đinh. Đáp án: B Câu 2: Tác giả so sánh lời đáp "Mau lên"!" của Gia-ve (Người cầm quyền khôi phục uy quyền) với cái gì? A. Tiếng sấm rền. B. Tiếng súng nổ. C. Tiếng người thét. D. Tiếng thú gầm. ĐA:D Câu 3: Vì sao nhà văn Huy-gô lại để cho nhân vật Giăng Van-giăng hết sức nhún nhường trước Gia-ve trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền? A. Vì ông lo sợ hắn sẽ bắt mình vào tù. B. Vì ông không muốn làm náo loạn bệnh xá. C. Vì ông không muốn Phăng-tin biết sự thật về mình. D. Vì ông muốn giảng hòa với hắn. ĐA: C GV nhận xét, chuyển bài mới : Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật với việc thả diều. Cánh diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Cũng theo ý tưởng đó, được viết bằng bút pháp lãng mạn dựa trên nền hiện thưc của xã hội Pháp thế kỷ XIX, bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ’- V.Huy -gô đã được nhiều bạn đọc biết đến và đón nhận. Nếu ở tiết trước ta thấy một Gia – ve ác thú, một biểu tượng của luật pháp hà khắc, hiện thân của cái Ác trong xã hội đương thời … thì đến tiết học này, qua ngòi bút tương phản, nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ, ta sẽ thấy một Giăng – van – giăng vị cứu tinh, đấng cứu thế, hiện thân của cái Thiện… trong ngòi bút lãng mạn Huy – gô. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền. + Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền, làm an lòng những người khốn khổ. + Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm. + Hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật chính, cách kể chuyện độc đáo. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 202


1. Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật Giăng – van - giăng GV nêu vấn đề: dựa vào phần tóm tắt cốt truyện SGK, hãy cho biết: - Giăng-van-giăng xuất thân từ tầng lớp nào? Có bản chất ra sao? - Hoàn cảnh của Giăng-van-giăng trước đoạn trích có gì đặc biệt? HS tìm chi tiết ở tóm tắt SGK (76) đưa ra ý kiến. GV nêu vấn đề: Khi tiếp xúc với văn bản chắc hẳn trong chúng ta ai cũng nhận thấy rằng nhân vật Giăng-vangiăng ở tuyến đối đầu với Gia-ve. Vậy nếu như ở nhân vật Gia-ve tác giả đã khắc họa thông qua ngoại hình và nội tâm thì ở nhân vật Giăng-van-giăng nhà văn khắc họa hình tượng nhân vật thông qua những cách thức nghệ thuật nào? GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thời gian 5 phút (Kỹ thuật Công đoạn) - Nhóm 1 : Nhân vật Giăng Van-giăng được miêu như thế nào đối với Phăngtin? Qua đó cho em thấy vẻ đẹp gì ở Giăng-van-giăng?

II. Đọc hiểu văn bản: 3. Hình tượng nhân vật Giăng – van giăng a. Xuất thân, hoàn cảnh - Xuất thân: Giăng Van- giăng là con người lao động nghèo khổ, giàu lòng nhân ái. - Hoàn cảnh: khó khăn, ngặt nghèo, vừa sẵn sàng vào tù, vừa mong muốn Gia-ve gia hạn thêm cho ba ngày để giúp Phăng - tin.

- Cách thức miêu tả nhân vật: + Miêu tả trực tiếp: qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. + Miêu tả gián tiếp: qua thái độ của Phăngtin; qua câu chuyện của bà xơ Xempli-xơ; Qua lời bình luận trữ tình ngoại đề b. Miêu tả trực tiếp * Đối với Phăng-tin: - Thái độ: nhẹ nhàng, điềm tĩnh - Hành động: Nâng đầu, đặt ngay ngắn, thắt lại dây rút cổ áo,vén tóc, vuốt mắt… → Yêu thương, trân trọng che chở, cảm thông. → Con người đầy tình thương và trách nhiệm. * Đối với Gia-ve - Nhóm 2: Nhân vật Giăng Van-giăng - Trước khi Phăng-tin chết: Cử chỉ điềm được miêu như thế nào đối với Gia-ve?. tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, không tỏ ra khiếp + Trước khi Phăng-tin chết? sợ (Xuất phát từ sự lo ngại của ông với bệnh tình của Phăng – tin.) + Sau khi Phăng-tin chết? Qua đó em thấy Giăng Van-giăng hiện - Sau khi Phăng-tin chết: Mạnh mẽ, quyết liệt lên là người như thế nào? + “Giật gãy giường” + “Cầm lăm lăm cái thanh giường”. + “Nhìn trừng trừng”. → Cử chỉ, thái độ của tình thương, bảo vệ tình thương => Con người kiên cường dũng cảm chống - Nhóm 3, 4: Tìm những chi tiết để thấy lại cường quyền áp bức: Giăng-van-giăng được miêu tả gián tiếp c. Miêu tả gián tiếp - Qua thái độ của Phăng-tin: phó thác, cầu + Qua thái độ của Phăng-tin? cứu, tin tưởng tuyệt đối. + Bà xơ Xem-pli-xơ? → Với Phăng – tin, Giăng – van – giăng là + Trữ tình ngoại đề? Qua đó em có nhận xét gì về Giăng Van- ân nhân, là vị cứu tinh. 203


giăng? 4 Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu Giăng Van-giăng thì thầm điều gì bên tai Phăng-tin khi cô đã chết (Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Vic-to Huygô)? A. Giăng Van-giăng hứa với Phăng-tin sẽ giết chết Gia-ve. B. Giăng Van-giăng thổ lộ tình cảm với Phăng-tin. C. Giăng Van-giăng nói lời vĩnh biệt với Phăng-tin. D. Giăng Van-giăng hứa với Phăng-tin sẽ cứu được Cô-dét. ĐA: D HS thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác.

- GV yêu cầu: HS đánh giá khái quát về nhân vật Giăng – van – giăng? HS suy nghĩ, trình bày. GV chuẩn xác. 2. Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa nhan đề - GV nêu vấn đề: bàn về ý nghĩa nhan đề của đoạn trích, có các ý kiến: + Thứ nhất: Gia – ve là “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, bởi bấy lâu nay hắn phục tùng ông thị trưởng Ma – đơ – len. Nhưng kể từ khi ông Ma – đơ – len tự thú, trở về với tên họ thật và nguyên hình là một người tù khổ sai thì cũng là lúc tên mật thám Gia – ve “khôi phục” quyền hành của hắn. Hắn đã thị oai, lộng quyền, nạt nộ và bắt Giăng – van – giăng. + Thứ hai: Giăng – van – giăng mới chính là “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, bởi lúc đầu tên thanh tra Gia –

- Qua câu chuyện mà bà xơ Xem-pli-xơ thường kể lại: Giăng-van-giăng thì thầm, Phăng-tin nở nụ cười, gương mặt sáng rạng rỡ… → Sự xuất hiện làm câu chuyện lãng mạn, bay bổng hơn, tô đậm hơn tôn chỉ mà Giăng – van – giăng theo đuổi suốt cuộc đời: Tình thương là lẽ sống của con người. - Qua lời bình luận ngoại đề: - Một loạt câu hỏi → Khẳng định sự đồng cảm, tình yêu thương giữa 2 con người khốn khổ, lời hứa với người đã khuất. + Lời bình: “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” → Giăng-van-giăng đã xoa dịu nỗi đau của Phăng-tin → thơ hóa cái chết của nhân vật, cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản. → cái nhìn lãng mạn thể hiện niềm tin bất diệt vào thế giới của cái Thiện. = Bằng nghệ thuật đối lập, lý tưởng hóa hình tượng Giăng Van-giăng mang vẻ đẹp tuyệt đối là hiện thân của con người giàu đức hi sinh và lòng nhân ái, đấng cứu thế luôn che chở, bảo vệ, đem lại niềm tin, hi vọng cho những người nghèo khổ. Đây cũng là lòng yêu thương của Huy-gô 3. Ý nghĩa nhan đề - Giăng – van – giăng là Người cầm quyền khôi phục uy quyền. → Thông qua hình ảnh Giăng Van-giăng, tác giả thể hiện, quan điểm, tư tưởng, niềm tin vào con đường cải tạo xã hội. Cho dù trong hoàn cảnh nào, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.

204


ve rất hống hách, còn Giăng – van giăng thì nhún nhường. Nhưng rồi hắn “run sợ” nem nép nghe theo yêu cầu của Giăng – van – giăng khi Phăng – tin chết. Cuối cùng Giăng – van – giăng đã nói “Giờ thì tôi thuộc về anh” nghĩa là Gia – ve không bắt được Giăng – van – giăng mà do Giăng – van – giăng tự nộp mình. Anh/chị chọn ý kiến nào? Vì sao? HS suy nghĩ, trình bày (Kỹ thuật Trình bày 1 phút) GV chuẩn xác. 3. Hướng dẫn tổng kết Đánh giá về nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa của đoạn trích, có các ý kiến: + Thứ nhất: nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ là những biện pháp nghệ thuật chính của đoạn trích, phát huy hiệu quả rõ nét nhất trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. + Thứ hai: nghệ thuật đối lập, tương phản mới điển hình cho thế giới hình tượng của V. Huy – gô và góp phần quan trọng thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm. + Thứ ba: Sự đan xen bình luận ngoại đề trong diễn biến câu chuyện là nét đặc sắc của nghệ thuật đoạn trích. Quan điểm của anh/chị? HS trao đổi, trình bày. GV chuẩn xác. Tích hợp kĩ năng sống: HS thảo luận cặp đôi: Quyền lực gì sẽ ngự trị thế gian này? Chính tình yêu con người đã chiến thắng và ngự trị thế gian này. Quyền lực lớn nhất là quyền lực của trái tim

III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn - Xây dựng 2 tính cách đối lập hoàn toàn: thiện >< ác (nạn nhân và đao phủ, nạn nhân và vị cứu tinh), cao thượng >< thấp hèn (Giăngvăngiăng và Giave) - Kết hợp nhiều bút pháp: so sánh, phóng đại, ẩn dụ, miêu tả trực tiếp, gián tiếp, trữ tình ngoại đề → Tô đậm, ca ngợi con người phi thường với trái tim tràn ngập yêu thương. 2. Ý nghĩa văn bản: Quyền uy mà người cầm quyền khôi phục được chỉ là cái tạm thời; “trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau” (lời cuối cùng của Giăng Van-giăng nói với Ma-ri-uýt và Cô-dét) mới là vĩnh viễn.

c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, 205


* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? Chẳng ai trên thế gian này nghe được. Kẻ đã chết có nghe thấy không? Có những ảo tưởng cảm động có thể là những sự thực cao cả. Điều mà chẳng ai nghi ngờ là bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết.. (Trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Ngữ văn 11,tập 2, NXB Giáo dục, 2007, tr.79). Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 4: 1/ Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị...có thể là những sự thực cao cả" là lời của ai?Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là gì? 2/ Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì là chủ yếu ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật đó ? 3/ Xác định từ láy khi kể về nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn văn. Từ láy đó nói lên điều gì về con người của nhân vật Giăng Van-giăng ? Trả lời: 1/ Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị...có thể là những sự thực cao cả" là lời của tác giả Huy-gô. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là trữ tình ngoại đề. 2/ Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ là chủ yếu. Hiệu quả: + Khẳng định niềm tin vào sức mạnh của cái thiện. + Như một niềm trân trọng, an ủi của tác giả. + Thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà văn : trong bất kỳ khó khăn và tuyệt vọng nào, con người chân chính bằng ánh sáng tình thương có thể đánh đuổi được cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. 3/ Từ láy khi kể về nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn văn: thì thầm. Ý nghĩa của từ láy này: đây là từ láy tả âm thanh gợi không gian lặng lẽ khi nói với người đã chết của Giăng Van-giăng . Qua đó, ta thấy Giăng Van-giăng lại là một người đàn ông sống có trách nhiệm và luôn thường trực một tình thương cao cả đối với những người nghèo khổ. Với một tâm hồn cao thượng như vậy, Giăng Van-giăng luôn cận kề bên cạnh bao cảnh sống cơ hàn. Lẽ sống của ông dã che chở và nâng đỡ bao cảnh đời tủi nhục. Đối với Giăng Van-giăng, tình người, tình đời thật lớn lao. Ông chính là đại diện của lẽ sống vì tình thương.

d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Tìm đọc toàn bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ và một số bài thơ lãng mạn của Huy go Hãy nêu tác dụng giáo dục tư tưởng của đoạn trích? Trả lời: Thế giới lý tưởng của Huy-gô (biểu hiện qua hình ảnh người anh hùng lãng mạn giải 206


quyết những bất công xã hội bằng giải pháp tình thương) có thể nhuốm màu ảo tưởng, song điều này vẫn bồi đắp cho con người một tình cảm và lý tưởng đẹp đẽ, không thể thiếu. Liên hệ với thực tế cuộc sống hiện nay, dẫu không còn tồn tại tình trạng “…… pháp luật và phong hoá vốn dĩ đã là một sự đày ải xã hội khi xây nên những địa ngục ngay giữa xã hội văn minh, mà còn chồng chất thêm định mệnh nhân tạo cho con người vốn đã mang thiên mệnh …”, dẫu giờ đây không hoàn toàn còn tình trạng “sự sa đoạ của người đàn ông vì vô sản, sự sa ngã của đàn bà vì đói, sự héo mòn của trẻ nhỏ vì tối tăm". Bởi thế, lý tưởng lãng mạng được phát biểu qua đoạn văn này có ý nghĩa giáo dục và gợi mở những tình cảm đẹp đẽ, những hành vi dũng cảm và cao thượng cho con người hiện đại. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài Thao tác lập luận bình luận

207


Tiết 131 THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận. - Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận. 2. Kĩ năng: - Nhận diện đối tượng, nội dung và cách bình luận trong môt số văn bản nghị luận. - Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học. - Tích hợp: Giáo dục bảo vệ môi trường; Kĩ năng sống 3.Thái độ: Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề: HS thể hiện quan điểm cá nhân khi bình luận vấn đề - Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một vấn đề cần bình luận và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt, bình luận những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm. -Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; video bình luận. - Tư liệu tham khảo: Ôn tập Ngữ văn 11 (NXB Giáo dục). 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan 208


* Hình thức tổ chức hoạt động: Đoạn văn sau đây bình luận vấn đề gì? Trong cơn khủng hoảng và bế tắc, Chí càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi của mình cả bộ mặt lẫn linh hồn con người. Chí xách dao ra đi và đâm chết bá Kiến, đồng thời kết liễu cuộc đời mình. Ban đầu ai cũng nghĩ Chí cầm dao đi đến nhà thị Nở, nhưng bước chân đã đưa Chí đến nhà bá Kiến. Việc giết bá Kiến và tự sát không phải là hành động mù quáng do hơi men mang đến. Thực sự Chí đã thức tỉnh. Khi thức tỉnh, Chí biết mình không thể đập phá, chém giết như trước. Chí muốn lương thiện nhưng ai cho Chí lương thiện? Kẻ thù của Chí đâu phải chỉ là một mình bá Kiến hay bà cô thị Nở, mà là cả xã hội thối nát, tàn bạo đương thời. Đồng thời, chỉ có cái chết mới giúp Chí thoát khỏi kiếp sống của một con người - quỷ dữ. Trước đây, để tồn tại, Chí phải bán bộ mặt người và linh hồn cho quỷ dữ; đến nay, khi linh hồn đã trở về, Chí lại phải đánh đổi cả sự sống của mình. Với Chí, niềm khát khao được sống lương thiện còn cao hơn cả mạng sống. Bình luận về cái chết của Chi Phèo. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong bài nghị luận xã hội hoặc NLVH, việc bình luận về những vấn đề theo yêu cầu đề ra đòi hỏi phải nắm vững kĩ năng mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Nắm vững thao tác lập luận bình luận là để củng cố thêm sự hiểu biết về kĩ năng bình luận của người viết. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận + Nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, *Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích I. Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận yêu cầu của thao tác lập luận bình bình luận. luận 1. Khái niệm: - Trên các phương tiện truyền thông, Thao tác lập luận bình luận là thao tác lập chúng ta rất hay gặp từ “bình luận” luận của văn nghị luận đưa ra ý kiến đánh giá (bl thời sự, bl thể thao, bl quân sự). và bàn luận về một tình hình, một vấn đề nào Theo anh /chị từ “bình luận” trong đó. những trường hợp ấy mang ý nghĩa gì? + Đánh giá: Chỉ ra vấn đề: Đúng/sai? - Bình luận thời sự: Đưa ra ý kiến bàn bạc, Hay/dở? Tốt/xấu?... đánh giá về sự kiện thời sự → thái độ, lập + Bàn luận: phải có sự trao đổi ý kiến đối trường của người bình luận. với người đối thoại. - Bình luận quân sự: Đưa ra ý kiến đánh giá và bàn bạc về việc bày binh bố trận, trong lĩnh vực quân sự → lập trường, quan điểm của người bình luận. - Bình luận thể thao: Đưa ra ý kiến đánh giá và bàn bạc về 1 trận đấu hoặc một môn thể thao

209


nào đó → ý kiến của người bình luận

- Vấn đề được bình luận trong tác phẩm là gì?

- Tác giả có đánh giá đúng, sai không? - Có bàn bạc sâu rộng vấn đề không?

- Mục đích cuối cùng là gì? - Em hãy nêu mục đích của thao tác lập luận bình luận? - Yêu cầu của thao tác này? - Tại sao có thể nói rằng con người ngày nay cần biết bình luận, dám bình luận và phái nắm vững kĩ năng bình luận ? GV: Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, dân chủ; mọi người đều có quyền và trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề.

2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận: a. Phân tích ngữ liệu “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ ( Ngữ văn 11, tập 1) - Vấn đề: Đề cao luật pháp ở các nước phương Tây và chỉ ra sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội. + Giỏi luật → làm quan. + Quan dùng luật: trị dân theo luật mà giữ gìn. + Khi xử phạt đều phải dựa vào ngũ hình. + Vua không được đoán phạt một người theo ý mình mà phải dựa vào ý kiến của các quan. - Thái độ: Phê phán với đạo Nho: “chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng. Bởi vậy xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm”. → Tác giả có ý thức tranh luận với quan niệm cho rằng việc lập khoa luật là không cần thiết → Như vậy tác giả đã nêu ra vấn đề đúng, sai của đời sống và bàn bạc rất sâu. “Nếu bảo luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi thế thì không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử sự thì mọi quyền pháp đều là đạo đức”. → Vua chúa thống trị đất nước đều phải dựa vào luật, và thực hiện theo luật. Nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật. b. Kết luận: * Mục đích: Bình luận nhằm đề xuất ý kiến, nhận xét đánh giá giúp người đọc, người nghe hiểu, tán đồng với mình về một hiện tượng, vấn đề nào đó. * Yêu cầu: - Đứng trước một tình huống có vấn đề nảy sinh nhu cầu bình luận. - Vấn đề được bàn luận phải được người đọc, người nghe hiểu biết, quan tâm - Ý kiến đưa ra bình luận phải thực sự thuyết phục, lôi cuốn người đọc, người nghe - Phải nắm vững kỹ năng bình luận. 210


Con người trong thời đại như thế phải dám và phải có khả năng tham gia bình luận, để trở thành người có ích cho xã hội. Muốn các cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.

2. Hướng dẫn HS tìm hiểu cách bình luận GV chia nhóm thảo luận: Nhóm 1: Đoạn trích nêu vấn đề gì? Nhận xét cách nêu? Nhóm 2: Tác giả đã dùng lí lẽ nào để giả quyết vấn đề? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

Nhóm 3: Tác giả đã làm cho người đọc tin vào điều mình nói bằng cách nào?Qua đó thể hiện thái độ gì đối với vấn đề được nêu.

Nhóm 4: Kết thúc vấn đề, tác giả đã đưa ra lời bàn nào? Giải pháp nào để giải quyết được vấn đề đã nêu ra?

- Có mấy bước trong cách bình luận. Đó là những bước nào?

II. Cách bình luận. 1. Phân tích ngữ liệu (Sgk/73) * Vấn đề bình luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn gian thông. * Giải quyết vấn đề: - Dùng lí lẽ: + “Thần chết đã … đường phố” + “Những kẻ … giao thông” + “Những kẻ đầu …. khoái cảm”. - Chỉ ra nguyên nhân: + Hạn chế khách quan. + Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia giao thông còn non kém. Tác giả đã đi vào giải thích vấn đề. - Dẫn chứng: + “Theo thống kê của UNICEF…. Xe máy” + Họ là lực lượng lao động lớn của đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để cho người đọc thấy được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông. Từ đó dẫn đến thái độ phê phán, không đồng tình với những sát thủ trên đường phố → Đánh giá vấn đề. * Tác giả đã đưa ra lời bàn: - Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách. - Hành động cần có: + Tự điều chỉnh mình. + Tự cứu mình và cứu người. + Cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố. Bàn bạc, mở rộng vấn đề. 2. Cách bình luận: 3 bước + Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận (nêu rõ được thái độ, đánh giá của người viết. Trình bày rõ ràng, trung thực) 211


+ Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận ( theo 3 hướng: đứng hẳn về một phía mình tin đúng; hoặc kết hợp phần đúng và phần sai của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá hợp lý; hoặc đưa ra đánh giá riêng). + Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận (theo 3 khía cạnh: bàn về thái độ, cách giải quyết; hoặc bàn về những điều rút ra khi liên hệ với bản thân, xã hội, thời đại...; hoặc bàn về ý nghĩa sâu xa của vấn đề). c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Bài tập 1 (T.73) Nhận xét như vậy là sai vì - Về mục đích bình luận hoàn toàn khác giải thích và chứng minh - Bình luận cũng không phải giải thích, chứng minh cộng lại. Có chăng người ta chỉ sử dụng giải thích, chứng minh trong qúa trình thực hiện bình luận. Ta coi đó là thao tác hỗ trợ. Bài tập 3 (SGK/74) Sau khi đọc văn bản “xin lập khoa luật” chúng ta còn có thể bình luận thêm - Nêu vai trò của pháp luật đối với xã hội ta hiện nay. + Làm cho mọi người hiểu được pháp luật và làm theo pháp luật + Để xây dựng xã hội thực sự văn minh, công bằng - Làm thế nào để có luật nghiêm và làm tốt việc giáo dục pháp luật trong xã hội + Đặt ra luật pháp và hoàn chỉnh bộ luật. Luật pháp phải xuất phát từ hiện thực và nguyện vọng của nhân dân + Mọi người phải có ý thức sống và làm theo pháp luật. Đặc biệt nêu cao tinh thàn gương mẫu của mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức trong việc chấp hành pháp luật. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: HS chuẩn bị bài ở nhà Tích hợp: Giáo dục bảo vệ môi trường; Kĩ năng sống - Viết đoạn văn ngắn khoảng từ 5- 10 dòng bình luận về một trong những vấn đề sau: + Tình trạng hút thuốc là trong học sinh + Lũ lụt có phải chỉ là thiên tai? 212


+ Nêu ưu tiên cho phát triển sản xuất hay cho bảo vệ môi trường, nếu việc phát triển sản xuất gây ô nhiễm môi trường sống? - Viết đoạn văn bình luận ý sau: Mỗi người phải biết sống khẩn trương, mãnh liệt, tận hưởng và cống hiến trong từng khoảnh khắc thời gian hiện tại. - Sưu tầm những đoạn văn bình luận hay. Phân tích thao tác bình luận thể hiện qua đoạn văn đó 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị tiết Luyện tập: Hoàn thiện các bài tập

Tiết 132 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh. 2. Kĩ năng: Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học. 3.Thái độ: Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề: HS thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các bài tập trong SGK, giải quyết được các tình huống GV đưa ra. - Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một vấn đề cần bình luận và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt, bình luận những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm. 213


-Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; video bình luận. - Tư liệu tham khảo: Ôn tập Ngữ văn 11 (NXB Giáo dục). 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Xác định câu văn bình luận trong đoạn văn sau: Khi Phăng-tin đã trút hơi thở cuối cùng mà Gia-ve vẫn điên khùng chà đạp lên tình người thiêng liêng, mất hết cả tính người, tác giả đã để cho Giăng Van-giăng chuyển biến đột ngột trong hành động : "ông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng". Hành động đó làm Gia-ve phải lùi ra phía cửa, hắn thật sự “run sợ”. Đó chính là cái thiện giành lại uy quyền, sức mạnh để đẩy lùi cái ác. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đó chính là cái thiện giành lại uy quyền, sức mạnh để đẩy lùi cái ác. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Người viết đã bình luận ý nghĩa hành động của Giăng Van-giăngi. Tiết trước, chúng ta đã nắm vững lí thuyết về thao tác lập luận bình luận. Tiết này, chúng ta sẽ thực hành b. Hoạt động 2: Thực hành. (32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận về một chủ đề - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Ôn tập lí thuyết I. Ôn tập lý thuyết - GV yêu cầu HS trình bày bằng Bản đồ tư duy/ Graph với từ khóa 214


Thao tác lập luận bình luận (mục đích, yêu cầu, cách bình luận) GV gọi HS lên bảng trình bày. HS thực hiện, đánh giá, nhận xét. GV chuẩn xác, rút kinh nghiệm, ghi điểm.

2. GV hướng dẫn HS thực hiện II. Luyện tập bài tập 1 SGK. Bài tập - Học sinh thảo luận theo nhóm, 4 Anh chị viết 1 bài văn bình luận để tham gia diễn nhóm thảo luận: Xác định cách đàn do Đoàn Thanh niên tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh, thanh lịch”. viết; thời gian 10 phút. a. Xác định cách viết: + Vì sao bài văn tham gia diễn đàn - Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được là bài bình luận? quan tâm hiện nay trong nhà trường. +Anh chị nên chọn toàn bộ hay chỉ - Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời 1 khía cạnh của đề tài ? “Cảm ơn”. b. Dàn ý: - Trong giao tiếp giữa con người với nhau, 1 qui - Học sinh làm dàn ý theo nhóm. tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời “làm ơn” và sau đó “cảm ơn”. - Đối với “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch” nói lời “Cảm ơn” còn chúng tỏ sự hiểu biết và có nếp sống văn hoá trong giao tiếp hằng ngày. - Cần tập làm quen với lời “Cảm ơn” và biết “Cảm ơn” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử. c. Xây dựng tiến trình lập luận: - Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. - Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. + Học sinh trình bày các bước lập - Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. luận, bình luận. Viết đoạn văn bình luận. *Trình bày luận điểm 1: - Đối với học sinh, lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì nói lời “Cảm ơn” là thể hiện sự -GV yêu cầu HS chọn trình bày văn minh, lịch thiệp của người học trò. Cuộc sống một luận điểm. có biết bao nhiêu điểm cần lời “Cảm ơn”. Tập làm quen với “Cảm ơn” và sau đó là “Cảm ơn” là để hình thành nếp sống có văn hoá. - Trong giao tiếp , khi nói lời “Cảm ơn” là tự đáy 215


lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thực nhất. Cảm giác ấy sẽ càng được nhân lên gấp bội khi hang ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”. c. Hoạt động 3: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Từ bài thơ Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) của Cao Bá Quát, viết đoạn văn ngắn bình luận về con đường lập nghiệp của thanh niên hiện nay? - Tìm đọc thêm một số ngữ liệu nghị luận xã hội và nghị luận văn học có sử dụng thao tác lập luận 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài: LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN + Xem lại các thao tác lập luận + Hoàn thành các bài tập phần luyện tập

216


Tiết 133 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: + Khái niệm, yêu cầu, cách thức triển khai các thao tác lập luận đã học: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. + Sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng: + Nhận diện các thao tác lập luận được sử dụng trong các đoạn văn, bài văn nghị luận. + Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận. 3.Thái độ: Có ý thức viết văn có sáng tạo, chủ động và nhận diện, phân tích được các thao tác lập luận trong qúa trình viết văn. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết vận dụng các thao tác lập luận khi tạo lập văn bản; - Năng lực sáng tạo: Biết cách vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ; -Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; video bình luận. - Tư liệu tham khảo: Ôn tập Ngữ văn 11 (NXB Giáo dục). 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. 217


+ Xem lại các thao tác lập luận + Hoàn thành các bài tập phần luyện tập III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: - GV giao nhiệm vụ: Đoạn văn sau bàn về nội dung gì? Sử dụng các thao tác lập luận nào? Sử dụng thao tác đó một cách rời rạc hay kết hợp? Mục đích lớn nhất của Nam Cao khi xây dựng nhân vật thị Nở là tạo ra một chất "xúc tác" để thể hiện trọn vẹn vấn đề trung tâm của tác phẩm: tính chất bi thảm trong bi kịch cuộc đời của Chí Phèo. Khi xuất hiện với tư cách một con người có tình thương ở bên cạnh Chí, thị Nở khiến Chí hồi sinh: thoạt đầu là tỉnh rượu, tiếp đó là tỉnh ngộ rồi cuối cùng khát khao làm người lương thiện, khát khao hoàn lương. Nghĩa là, trong mối quan hệ với thị Nở, Chí Phèo đã trở lại với tính người toàn vẹn. Sự từ chối của thị Nở đẩy Chí từ đỉnh cao của khát khao hạnh phúc xuống đến tận cùng của nỗi bất hạnh, tủi nhục, khốn khổ vì bị một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn từ chối. Chí đau đớn, tuyệt vọng vì cánh cửa mở vào thế giới lương thiện đã bị đóng lại, con đường trở lại làm người lương thiện đã bị chặn đứng. Chí uất ức, hận thù vì bị khinh bỉ, coi thường, bị tước đi cơ hội sống như một con người,... Tất cả những yếu tố tâm lí ấy đẩy Chí đến chỗ tự sát một cách nhanh chóng, quyết liệt và bi thảm. ( Theo Đỗ Ngọc Thống ) Nội dung: Mục đích xây dựng nhân vật Thị Nở của Nam Cao. Người viết sử dụng kết hợp các thao tác phân tích, giải thích, so sánh, bình luận. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong các tiết học trước, các em đã được tìm hiểu các thao tác lập luận rất phổ biến trong làm văn nghị luận đó là thao tác lập luận phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ…. Tuy nhiên trong thực tế nói và viết không phải bao giờ chúng ta cũng chỉ sử dụng một thao tác lập luận riêng lẻ, mà phải biết vân dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận thì nói, viết mới đạt hiệu quả giao tiếp cao. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trên. b. Hoạt động 2: Thực hành. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận về một chủ đề - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, 218


Công não, thông tin - phản hồi, * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS 1. Hướng dẫn HS ôn tập kiến thức cơ bản 6 thao tác lập luận: - Hãy kể tên các thao tác lập luận đã học? - Hãy phân biệt các thao tác lập luận trên?

- Tại sao trong văn bản nghị luận cần có sự kết hợp của các thao tác nói trên? 2. Hướng dẫn luyện tập - HS đọc đoạn trích bài tập 1 (112). - GV hỏi: + Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm tác giả đối với vấn đề đó ra sao?

+ Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu, ngoài ra còn có thao tác nào?

Nội dung chính I. Ôn tập kiến thức cũ - Chứng minh là dùng dẫn chứng và lí lẽ để người đọc (người nghe) tin một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học. - Giải thích là dùng lí lẽ và dẫn chứng để giúp người đọc (người nghe) hiểu một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học. - Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng. Chia tách vấn đề để tìm hiểu giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo. - So sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng… để chỉ ra những nét giống nhau hoặc khác nhau giữa chúng.Từ đó, thấy được đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh. - Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... Từ đó, nêu ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, (người đọc). - Bình luận là đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, sự đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng, vấn đề. II. Luyện tập Bài tập 1 (112) Đọc đoạn trích trả lời câu hỏi a. Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà Thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên với các nhà thơ Pháp (Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi-đơ, Véc-len), nhà văn Mĩ (Ét-ga Pô). + Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng. b. Thao tác so sánh và phân tích. - Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận. -> Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả. 219


+ Việc áp dụng nhiều thao tác trong một bài văn có phải là tốt không? HS trình bày, GV chuẩn xác.

- HS đọc nêu yêu cầu và hướng giải quyết bài tập 2. - GV định hướng: + Vấn đề cần nghị luận là gì? + Nên áp dụng những thao tác nào? - Bình luận - Giải thích - Phản bác - Chứng minh - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ: + Nhóm 1: Lập dàn ý + Nhóm 2: Xác định áp dụng thao tác lập luận nào? +Nhóm 3: Trình bày 1 luận điểm - Các tổ trình bày xong, lớp góp ý, - GV nhận xét. - GV cho cả lớp viết đoạn văn trình bày trước lớp. - HS đọc bài, GV nhân xét và cho điểm. 3. Hướng dẫn luyện tập vận dụng các thao tác lập luận. - GV giúp HV vận dụng lí thuyết vào thực hành viết văn bản. - GV ra đề: Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi, kiểm tra. - GV chia HS thành 3 nhóm theo 3 nội dung. - GV yêu cầu HV viết thành đoạn văn có vận dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận.

- Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không. Bài tập 2 (112) Hướng dẫn xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận *Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận: Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác. *Bước 2: Lập dàn ý - Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. - Giải quyết vấn đề: + Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới. + Tại sao phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay? Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra trong thời bình chưa biết đến chiến tranh gian khổ. Một vài năm gần đây vấn đề giáo dục lý tưởng cho thanh niên bị coi nhẹ. Bị một số tiêu cực của xã hội tác động, vì vậy cần phải đặt ra vấn đề giáo dục cho thanh niên. + Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay. + Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác. - Kết thúc vấn đề: + Ý nghĩa của vấn đề đặt ra + Bản thân *Bước 3: Viết 1 đoạn văn trình bày trước lớp. III. Luyện viết đoạn văn vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: 1. Đề bài: Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi kiểm tra. 2. Luyện viết văn bản theo chủ đề: * Gợi ý về nội dung: - Có thể triển khai đoạn theo bố cục sau: + Thực trạng của bệnh quay cóp trong HS ngày nay. + Tác hại của bệnh quay cóp. + Lời khuyên . 220


- Sau 15 phút, GV gọi đại diện - Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn. nhóm trình bày văn bản đã viết và * Về kĩ năng: Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác chỉ ra các thao tác lập luận mà lập luận nhóm. 3. Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng: c. Hoạt động 3: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Tìm đọc thêm một số ngữ liệu thuộc kiểu bài NLXH và NLVH có sử dụng kết hợp tác thao tác lập luận. Phân tích biểu hiện sự vận dụng kết hợp đó. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài : Luân lí xã hội ở nước ta + Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. + Sưu tầm tư liệu hình ảnh về Phan Châu Trinh

221


Tiết 134

VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây) – Phan Châu Trinh I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu và nắm được tinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Châu Trinh tới vấn đề dân trí khi kêu gọi nhân dân gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta - Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết qua đoạn trích 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản chính luận. - Rèn kĩ năng viết bài nghị luận 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và tôn trọng những tư tưởng tiến bộ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn nghị luận hiện đại Việt Nam. - Năng lực đọc – hiểu các văn nghị luận hiện đại Việt Nam. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn nghị luận hiện đại Việt Nam. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của văn nghị luận của Phan Chu Trinh. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn nghị luận của Phan Chu Trinh với các tác tác giả khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. 222


- Sưu tầm tư liệu hình ảnh về Phan Châu Trinh III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động Theo em: Chủ trương gây dựng nên luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến này còn có ý nghĩa thời sự không? Tại sao? b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Hiểu và nắm được tinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Châu Trinh tới vấn đề dân trí khi kêu gọi nhân dân gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta + Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết qua đoạn trích - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc 1. Tác giả: SKG – tìm hiểu khái quát về tác - Phan Châu Trinh (1872-1926) giả, tác phẩm. - Là người nổi tiếng thông minh từ bé. - Hãy nêu vài nét về tác giả? - Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước ngay từ tuổi thanh niên. - Chủ trương cứu nước: bất bạo động tuy không thành nhưng nhiệt huyết của ông ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào ái quốc đầu thế kỉ XX. - Thơ văn của Phan châu Trinh là thơ văn tuyên truyền, vận động đồng bào làm cách mạng cứu nước, cứu dân. 2. Tác phẩm: (9-11-1925) - Xác định thể loại của văn bản a. Thể loại: văn chính luận. trên? b. Nội dung: bài diễn thuyết đề cao tác dụng của - Nội dung tác phẩm? đạo đức, luân lí, khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo đức, luân lí truyền thống. 3. Đoạn trích: Về luân lí xã hội ở nước ta - Vị trí đoạn trích? - Thuộc phần 3 của bài Đạo đức và luân lí Đông 223


HS trình bày, GV chuẩn xác bằng các slide.

- Thảo luận theo bàn: Bố cục của văn bản 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản - Luân lí xã hội là gì? - Mở đầu đoạn trích tác giả khẳng định vấn đề gì? - Nhận xét cách nêu và phân tích luận điểm của tác giả? - Nên hiểu câu “một tiếng bè bạn không thể thay cho luân lí xã hội được” như thế nào? - “Bình thiên hạ”:không phải là cai trị xã hội, đè nén mọi người mà góp phần làm cho xã hội no đủ, giàu có”. - Nhận xét về cách lập luận?

Tây (5 phần). - Được diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại nhà Hội Thanh niên Sài Gòn. * Bố cục: 3 đoạn - Đoạn 1: Khẳng định nước ta chưa có luân lí xã hội (hiện trạng) - Đoạn 2: Sự thua kém về luân lí xã hội của ta so với phương Tây (biểu hiện) - Đoạn 3: Chủ trương truyền bá XHCN cho người Vệt nam (giải pháp) II. Tìm hiểu văn bản 1. Hiện trạng chung: - Luân lí xã hội: Khái niệm dùng chỉ những quan niệm, nguyên tắc, qui định hợp lí lẽ thường chi phối mọi quan hệ, hoạt động và phát triển của xã hội. → Cách đặt vấn đề trực tiếp, trực diện, nhấn mạnh và phủ định: “xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”. - Phân tích luận điểm: + Sửa lại quan niệm phiến diện, hẹp hòi: quan hệ bạn bè không thay thế cho luân lí xã hội được → chỉ là bộ phận nhỏ của luân lí xã hội. + Quan niệm Nho gia bị hiểu sai, hiểu lệch: những người học ra làm quan thường nhắc câu “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nhưng mấy ai hiểu đúng bản chất của vấn đề “bình thiên hạ”. - Cách lập luận: + Vận dụng thao tác lập luận so sánh, bác bỏ + Từ ngữ có ý nghĩa khẳng định, mạnh mẽ. + Giọng điệu dứt khoát, hùng hồn. + Trình bày theo cách diễn dịch. => Tư duy nhạy bén, sắc sảo của tác giả.

c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Phan Châu Trinh (1872 – 1926) tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu ( 1901), làm quan một thời gian rồi từ quan, đi làm cách mạng. Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách 224


lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt ( duy tân ), làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nên nền độc lập quốc gia. Tuy con đường ấy có phần ảo tưởng nhưng nhiệt huyết cứu nước của Phan Châu Trinh rất đáng khâm phục. Năm 1908, ông bị bắt và đày đi Côn Đảo. Ba năm sau, khi được trả tự do, Phan Châu Trinh sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng công việc không thành. Năm 1925, ông về Sài Gòn, diễn thuyết được vài lần, sau đó ốm nặng rồi mất(...) Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đậm chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào ; tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ. Các tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Tỉnh quốc hồn ca I, II (1907, 1922), Tây Hồ thi tập (1904 – 1914), Xăng-tê thi tập (1914 – 1915), Giai nhân kì ngộ diễn ca (1915),Thất điều trần (1922), Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa (1925), Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)... Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây ( gồm năm phần chính, kể cả nhập đề và kết luận), được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Gài Gòn( nay là Thành phố Hồ Chí Minh) (...) ( Trích Về luân lí xã hội ở nước ta, Tr 85, SGK Ngữ văn 11, Tập II, NXBGD 2007) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: 1/ Văn bản trên có mấy ý chính ? Đó là những ý gì ? 2/ Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì ? 3/ Văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta được gọi là bài diễn thuyết. Anh( chị ) hiểu thế nào là diễn thuyết ? Định hướng trả lời: 1/ Văn bản trên có hai ý chính: Khái quát về tiểu sử tác giả, sự nghiệp sáng tác của Phan Châu Trinh và hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài diễn thuyết Về luân lí xã hội ở nước ta . 2/ Phương thức biểu đạt của văn bản trên là thuyết minh. 3/ Diễn thuyết là hình thức giao tiếp với công chúng, thường được các nhà chính trị dùng để khẳng định, phổ biến một tư tưởng, một quan niệm, một đường lối chính trị, kinh tế, văn hoá nào đó. Người diễn thuyết có sức thuyết phục, diễn giả phải nắm chắc đối tượng người nghe, xác định chủ đề của bài nói rõ ràng, lập luận khúc chiết, ngôn ngữ có thể dung dị hay bóng bẩy nhưng không quá trừu tượng, khó hiểu. Đặc biệt, tâm huyết của người diễn thuyết phải được thể hiện rõ trong giọng điệu, nhịp điệu, ngữ điệu của bài nói. Như vậy, tài hùng biện phải đi đôi với sự sâu sắc của tư tưởng và sự nồng nhiệt của cảm xúc. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: 225


Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong cuộc sống hôm nay. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị tiết 2

Tiết 135

VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây) – Phan Châu Trinh I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu và nắm được tinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Châu Trinh tới vấn đề dân trí khi kêu gọi nhân dân gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta - Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết qua đoạn trích 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản chính luận. - Rèn kĩ năng viết bài nghị luận Tích hợp: Kĩ năng sống 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và tôn trọng những tư tưởng tiến bộ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn nghị luận hiện đại Việt Nam. - Năng lực đọc – hiểu các văn nghị luận hiện đại Việt Nam. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn nghị luận hiện đại Việt Nam. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của văn nghị luận của Phan Chu Trinh. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn nghị luận của Phan Chu Trinh với các tác tác giả khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; video bình luận. 226


2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Trong sự nghiệp văn học cuả mình, Phan Châu Trinh nổi tiếng nhất là về thể loại văn học nào? A. Thơ và diễn ca. B. Văn chính luận và thơ. C. Diễn ca và tự truyện. D. Tự truyện và thơ. Câu 2: Lời giải thích nào sau đây về khái niệm luân lí không đúng với quan niệm của Phan Châu Trinh trong bài diễn thuyết Về luân lí xã hội ở nước ta? A. Luân lí đồng nghĩa với đạo đức. B. Luân lí và luân thường đạo lí. C. Luân lí là những qui tắc về quan hệ đạo đức giữa người với người trong xã hội. D. Luân lí là những qui tắc, chuẩn mực đạo đức được xây dựng trong suốt một quá trình lâu dài. Đáp án: 1B, 2A. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Hiểu và nắm được tinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Châu Trinh tới vấn đề dân trí khi kêu gọi nhân dân gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta + Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết qua đoạn trích - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu phần 2 2. Biểu hiện cụ thể: - GV tổ chức cho HS thảo luận a. So sánh: nhóm - Kỹ thuật Công đoạn, thời - Luân lí xã hội bên Châu Âu và nước ta Luân lí xã hội Luân lí xã hội gian 5 phút. nước ta Châu Âu + Nhóm 1 + Nhóm 2: Tác giả đã Không hiểu, chưa Rất thịnh hành và so sánh hai nền luân lý xã hội hiểu, điềm nhiên như phát triển (phóng Đông (nước ta) và Tây (Châu Âu, ngủ, chẳng biết gì đại). 227


Pháp) như thế nào? So sánh nước ta ngày xưa với ngày nay như thế nào? Qua đó, ông muốn nói lên điều gì? Gợi ý: So sánh luân lí xã hội bên Châu Âu và nước ta Nội dung

Luân lí xã hội nước ta

Luân lí xã hội Châu Âu

Biểu hiện Dẫn chứng Nguyên nhân

(thờ ơ, tê liệt) - Dẫn chứng: phải ai tai nấy, ai chết mặc ai,cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, đèn nhà ai nấy sáng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, mặc kệ tai nạn người khác, bất công cũng cho qua… - Nguyên nhân: “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” ý thức dân chủ kém.

- Dẫn chứng: khi người có quyền thế hoặc chính phủ cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể thì người ta tìm mọi cách để giành lại sự công bằng… - Nguyên nhân: có đoàn thể, có ý thức sẳn sàng làm việc chung, có trình độ văn hoá, biết nhìn xa trông rộng, có tinh thần dân chủ…

- Nước Việt Nam Nội dung Biểu hiện

Dẫn chứng

So sánh nước Việt Nam Nội dung Biểu hiện Dẫn chứng Nguyên nhân

Ngày xưa

Ngày nay

+ Nhóm 3: Theo tác giả, những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng dân ta không có đoàn thể, không trọng công ích (luân lí xã hội)? Trong đó, nguyên nhân nào là chính?

Ngày xưa Ngày nay Cha ông có ý Trơ trọi, lơ đoàn láo, sợ sệt, ù thức thể, biết đến lì công ích Không ai bẻ đũa cả nắm; tay Nhiều làm nên bộp; Góp gió thành bão, Giụm cây làm rừng,

=> Khẳng định xã hội chủ nghĩa thịnh hành ở phương Tây thì ở nước ta ngày nay dân ta chưa có ý niệm gì - nguyên nhân mất nước. b. Nguyên nhân nước ta không có luân lí xã hội - Dân ta: “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai”, sợ sệt, ù lì không biết đoàn thể, không trọng công ích; - Bọn học trò: giả dối, nịnh hót -> phá tan đoàn thể của quốc dân. - Bọn vua quan phong kiến: mặc sức bóp nặn dân chúng, chỉ biết vơ vét, coi việc dân ngu như một điều kiện tốt để củng cố quyền lực và lòng tham. - Người này đối với kẻ kia: đều theo sức mạnh; thấy quyền thế thì chạy theo qụy lụy, dựa dẫm. => Nguyên nhân chính là chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ. c. Thái độ của tác giả: 228


+ Nhóm 4: Nhận xét về từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu thể hiện thái độ của tác giả trước thực trạng trên? Qua đó, anh/chị hiểu gì về phẩm chất của nhà cách mạng Phan Châu Trinh? HS thảo luận, lần lượt trình bày theo tổ chức của giáo viên, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác (các slide).

- Xưng hô → Căm ghét cao độ, phủ định triệt để chế độ vua quan chuyên chế -> muốn xóa bỏ. - Hình ảnh gợi tả, lối ví von → Mỉa mai, châm biếm giai cấp thống trị. - Sử dụng các câu cảm thán, lặp cú pháp → Đau xót, cảm thông với tình trạng người dân cực khổ, bị áp bức và vận mệnh dân tộc. => Phẩm chất trung thực, bản lĩnh cứng cỏi, lòng yêu nước của người hết lòng vì sự nghiệp duy tân đất nước, vì dân chủ và tiến bộ xã hội. 3. Giải pháp: - Mục đích: nước Việt Nam độc lập tự do. - Giải pháp trước mắt và lâu dài: + Dân Việt Nam phải có đoàn thể. + Đẩy mạnh truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong nhân dân. => Giải pháp rõ ràng, ngắn gọn, thuyết phục -> thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và ước mơ về một tương lai tươi sáng cho nước nhà.

Nêu giải pháp GV: Giải pháp của Phan Châu Trinh là gì ? Nhận xét về giải pháp đó ? 2. Hướng dẫn HS tổng kết - Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của đoạn trích?

- Ý nghĩa của văn bản? HS suy nghĩ, trình bày. GV chuẩn xác. HS đọc ghi nhớ SGK.

III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: Kết hợp chặt chẽ yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận - Yếu tố nghị luận: Lập luận chặt chẽ, logic, biểu hiện tư duy sắc sảo, giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn. - Yếu tố biểu cảm: dùng nhiều câu cảm thán, lời văn nhẹ nhàng, từ tốn. Phát biểu chính kiến bằng cả lí trí và bằng cả trái tim thấm thía nỗi đau về tình trạng tăm tối của xã hội Việt Nam đương thời. 2. Ý nghĩa văn bản: Tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu Trinh: dũng cảm vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. 229


c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Tích hợp: Kĩ năng sống Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay còn có ý nghĩa thời sự không? Tại sao? HS trao đổi, trình bày. GV trao đổi: Ý nghĩa thời sự trong chủ trương của Phan Châu Trinh: - Tầm quan trọng của việc gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, nhằm tạo nên ý thức trách nhiệm với cộng đồng, với tương lai đất nước. - Cảnh báo nguy cơ tiêu vong những mối quan hệ tốt đẹp nếu còn những kẻ ích kỉ, ham quyền tước… - Khơi dậy nỗi âu lo về sự chậm tiến của một xã hội mà ở đó tinh thần dân chủ còn chưa được ý thức như một nhân tố thúc đẩy sự phát triển. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: Dựa vào phần Tiểu dẫn hãy hình dung hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng của tác giải khi viết đoạn trích? Có thể cảm nhận được gì về tấm lòng của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này? 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài: phong cách ngôn ngữ chính luận

230


Tiết 136 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Kiến thức chủ yêu về một số loại văn bản chính luận thường gặp. - Khái niệm ngôn ngữ chính luận, mối quan hệ và sự khác biệt giữa chính luận và nghị luận. - Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ,…) của ngôn ngữ chính luận. - Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận: tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích những đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. - Nhận biết và phân tích được những biểu hiện của các đặc trưng cơ bản trong phong cách ngôn ngữ chính luận. - Viết văn nghị luận chính trị xã hội; dùng từ, đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản,… 3.Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thái độ giữ gìn các tác phẩm chính luận và yêu quí, tạo lập văn bản chính luận. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. - Năng lực tìm hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu, trình bày 1 phút về văn bản. - Năng lực ngôn ngữ; Năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo. 231


- Năng lực đọc- hiểu, phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan. - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; - Tài liệu tham khảo: Phong cách học tiếng Việt 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động 1 - Khởi động GV chia lớp học thành 4 nhóm tham gia trò chơi: Tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ chính luận. - Nội dung: Kể tên các văn bản đã học thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. - Cách chơi: Trong vòng 5 phút, mỗi nhóm kể tên các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Nhóm nào kể đúng và nhiều hơn là nhóm chiến thắng. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: +Tìm hiểu văn bản chính luận; phân biệt được văn bản chính luận và bài văn nghị luận. + Nắm được những thể loại, những dạng tồn tại, mục đích của ngôn ngữ chính luận và phân biệt được ngôn ngữ nghị luận và ngôn ngữ chính luận - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận: chính luận 1. Tìm hiểu văn bản chính luận: GV chia lớp thảo luận, sử dụng kỹ a. Thể loại của văn bản: thuật Công đoạn. - Văn bản 1: Trích “Tuyên ngôn Độc lập”- Hồ 232


Chí Minh): Tuyên ngôn. - Văn bản 2: Trích “Cao trào chống Nhật, cứu nước”- Trường Chinh): Bình luận thời sự. Văn bản Thể loại Mục Thái độ, - Văn bản 3: Trích “Việt Nam đi tới”- Báo Quân đích quan đội nhân dân: Xã luận. điểm b. Mục đích viết văn bản: VB1 - VB1: Trình bày một quan điểm chính trị. VB2 - VB2: Bình luận về tình hình chính trị. VB3 - VB3: Phân tích tình hình chính trị. + Nhóm 1 + Nhóm 4: văn bản 1. c. Thái độ, quan điểm + Nhóm 2: văn bản 2 - Thái độ dứt khoát. + Nhóm 3: văn bản 3 - Quan điểm chính trị rõ ràng. HS thảo luận, trình bày, nhận xét. * Sự khác nhau giữa nghị luận và chính luận: GV chuẩn xác. - Nghị luận: là thao tác tư duy, có thể sử dụng ở nhiều lĩnh vực: khoa học, văn học, chính trị, lịch sử… - Qua các văn bản chính luận trên - Chính luận: là phong cách ngôn ngữ độc lập đây và loại văn bản nghị luận mà dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị ta thường học trong nhà trường, đối với vấn đề chính trị, xã hội nào đó. anh/chị thấy nghị luận và chính luận khác nhau như thế nào? HS suy nghĩ, trình bày. GV chuẩn xác. 2. Nhận xét chung về văn bản 2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và chính luận và ngôn ngữ chính ngôn ngữ chính luận - Những thể loại của văn bản chính luận: hịch, luận - Ngoài những thể loại VB vừa tìm cáo, chiếu, biểu, các cương lĩnh, tuyên bố, lời kêu hiểu, ngôn ngữ chính luận còn gọi, báo cáo, tác phẩm lí luận có quy mô lớn,… được sử dụng trong những thể loại nào khác? GV đưa ra tình huống: Lời phát - Dạng tồn tại của ngôn ngữ chính luận: Ngôn biểu của các đại biểu Quốc hội ngữ chính luận không chỉ tồn tại ở dạng viết mà trong mỗi kì họp, đó có phải là văn cả ở dạng nói. bản chính luận không? Nó tồn tại ở - Mục đích chung của ngôn ngữ chính luận: dạng nào? Trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách chủ - Từ những tìm hiểu trên, hãy cho trương về văn hoá , xã hội theo một quan điểm biết mục đích chung của ngôn ngữ chính trị nhất định. chính luận là gì? - Phân biệt ngôn ngữ nghị luận và ngôn ngữ chính luận: - Phân biệt ngôn ngữ nghị luận và + Ngôn ngữ nghị luận là ngôn ngữ dùng để bình ngôn ngữ chính luận? luận về một vấn đề nào đó được quan tâm trong đời sống xã hội, trong văn chương, trong các hội - Thời gian: 5 phút; - Nội dung:

233


- Ảnh hưởng của ngôn ngữ chính thảo khoa học. luận trong ngôn ngữ hàng ngày và + Ngôn ngữ chính luận dùng trong phạm vi liên ngôn ngữ văn học? quan đến việc trình bày một quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị. - Ngôn ngữ chính luận có ảnh hưởng khá sâu rộng trong ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn học. => Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các hội nghị hội thảo…nhằm trình bày bình luận đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hoá… theo một quan điểm chính trị nhất định. - Thế nào là ngôn ngữ chính luận? c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1, 2, : Bài tập 2 * Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận: - Dùng nhiều từ ngữ chính trí. - Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dùng câu dài (câu thứ 3 ở ví dụ trong SGK) - Thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của nhân dân ta. - Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm: nhờ lập luận chặt chế, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp. Nhóm 3, 4, 5: Bài tập 3 * Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận: - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: + Tình thế nào buộc chúng ta phải chiến đấu? “Chúng ta.. đứng lên”. Bác sử dụng lớp từ chính trị: hoà bình, cướp nước, hi sinh, mất nước, nô lệ. Sử dụng lớp từ này thể hiện rõ lập trường quan điểm của người viết chỉ rõ âm mưu, dã tâm của thực dân Pháp. Đặc biệt từ ngữ được lặp lại: chúng ta, nhân nhượng thể hiện thiện chí hoà bình. Hai từ “càng” đặt trong mối quan hệ làm rõ thiện chí của nước ta. Vậy một bên kẻ thù lấn tới, một bên là quyết tâm của dân tộc ta. Tình thế ấy buộc chúng ta phải chiến đấu. + Chúng ta chiến đầu bằng vũ khí gì? “Bất kì đàn ông… giữ gìn đất nước” Các từ ngữ: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc khẳng định chúng ta đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay. Đó là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân. + Niềm tin chiến thắng như thế nào? “Dù phải gian lao kháng chiến… muôn năm” 234


Những từ nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất đã khẳng định niềm tin của dân tộc chúng ta. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị bài ở nhà Sưu tầm thêm các văn bản chính luận 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị tiết 2: Lưu ý các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

Tiết 137 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Kiến thức chủ yêu về một số loại văn bản chính luận thường gặp. - Khái niệm ngôn ngữ chính luận, mối quan hệ và sự khác biệt giữa chính luận và nghị luận. - Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ,…) của ngôn ngữ chính luận. - Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận: tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích những đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. - Nhận biết và phân tích được những biểu hiện của các đặc trưng cơ bản trong phong cách ngôn ngữ chính luận. - Viết văn nghị luận chính trị xã hội; dùng từ, đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản,… 3.Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thái độ giữ gìn các tác phẩm chính luận và yêu quí, tạo lập văn bản chính luận. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. - Năng lực tìm hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu, trình bày 1 phút về văn bản. 235


- Năng lực ngôn ngữ; Năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo. - Năng lực đọc- hiểu, phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan. - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; - Tài liệu tham khảo: Phong cách học tiếng Việt 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc văn bản chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. Lưu ý các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: 1.

- GV giao nhiệm vụ: Văn bản sau đây viết về sự kiện chính trị gì? Thắng lợi của quân và dân trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến mà tiêu biểu là Thủ đô Hà Nội là sự cổ vũ rất lớn để quân và dân ta liên tiếp đánh thắng thực dân Pháp làm nên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn thương lượng và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. (Nguồn http://dantri.com.vn/chinh-tri/thu-do-70-nam-truoc-moi-ngoi-nha-la-mot-phaodai-1210144308322.htm, ngày 10-12-) - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đó là sự kiện lịch sử kiên quan đến kỉ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến ( 19-12-1946_19-12-) Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong những ngày cuối năm , cả nước chúng ta hướng về kỉ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến ( 19-12-1946_19-12-). Đây là một sự kiện chính trị quan trọng, giáo dục truyền thống tự hào dân tộc, uống ngước nhớ nguồn. Đoạn văn trên được thể hiện bằng phong cách ngôn ngữ chính luận. Vậy phong cách này có những đặc trưng gì? 2. Trò chơi ô chữ : Câu 1 : Đây là một cây bút chính luận – một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng ? Câu 2 : Đây là một trong những thể loại văn bản chính luận thời xưa, thường viết bằng 236


chữ Hán ? Câu 3 : Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận để thể hiện một quan điểm ... nhất định Câu 4: Ngôn ngữ chính luận tồn tại dưới dạng viết và dạng ... Câu 5 : Một trong những phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ chính luận ? Câu 6 : ... là một hình thức văn nghị luận dùng để nêu lên một quan điểm, luận chứng, yêu cầu, kiến nghị của người viết về một lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội Câu 7: ... Là bản tuyên bố có tính chất cương lĩnh của một chính đảng, một tổ chức? Câu 8: /.../ là bài văn nghị luận viết ra để trình bày ý kiến, thái độ trước một vấn đề nào đó (một ý kiến, một quan điểm, một hiện tượng đời sống...) Câu 9 : /.../ là bài báo thuộc thể loại chính luận, nói về một vấn đề thời sự quan trọng, nóng hổi, thường để ở trang nhất? TRÒ CHƠI Ô CHỮ

H

B X

C

H

Í

M

H

C

H

H I

Í N

N Ó

H I

T

L

C Ờ

N

G

P

H

Á

P

T

H

A

Ì Ã

N L

H U

M T L Ậ

L U U N

U Y Ậ

Ậ Ê N

I

N

R

N

G

H

N N

Ô

N

b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: +Tìm hiểu văn bản chính luận; phân biệt được văn bản chính luận và bài văn nghị luận. + Nắm được những thể loại, những dạng tồn tại, mục đích của ngôn ngữ chính luận và phân biệt được ngôn ngữ nghị luận và ngôn ngữ chính luận - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu các II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phương tiện diễn đạt phong cách ngôn ngữ chính luận Nội dung: Đọc văn bản Lời kêu 1. Các phương tiện diễn đạt gọi toàn quốc kháng chiến và thảo a. Ngữ liệu: Văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc luận: kháng chiến” - Nhận xét về đặc điểm từ ngữ b. Nhận xét: được sử dụng trong văn bản? - Về từ ngữ: Sử dụng ngôn ngữ thông thường 237


- Chỉ ra các kiểu câu được sử nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị. dụng trong văn bản? Tính chặt chẽ - Về ngữ pháp: trong trật tự câu được biểu hiện + Câu văn có kết cấu chuẩn mực. như thế nào? +Thường dùng những câu phức hợp có những từ - Chỉ ra các biện pháp tu từ được ngữ liên kết như: do vậy, bởi thế, cho nên, tuy … sử dụng trong văn bản? (Kết hợp nhưng…, … thực hiện bài tập 1 – SGK (108)) - Về biện pháp tu từ: sử dụng khá nhiều các biện HS thảo luận, trình bày, nhận xét. pháp tu từ. GV chuẩn xác (slide) * GV yêu cầu HS rút ra kết luận về đặc điểm các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận? HS trình bày 1 phút, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác. 2. Đặc trưng của phong cách 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính ngôn ngữ chính luận luận GV chia lớp thảo luận, sử dụng kỹ a. Ngữ liệu: Văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc thuật Công đoạn. kháng chiến” - Thời gian: 5 phút; b. Nhận xét: - Nội dung: Đọc văn bản Lời kêu * Tính công khai về quan điểm chính trị : gọi toàn quốc kháng chiến và thảo Người nói (viết) thể hiện đường lối, quan điểm, luận: thái độ, chính trị của mình một cách công khai, + Nhóm 1: Nêu nội dung của văn dứt khoát, không che giấu, úp mở. bản? Nhận xét về thái độ của tác * Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận : giả? Phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của + Nhóm 2 + Nhóm 3: Chỉ ra kết hệ thống lập luận. Đó là yếu tố làm nên hiệu quả cấu của văn bản? (Luận điểm, luận tác động đến lí trí và tình cảm người đọc (nghe). chứng, luận cứ) * Tính truyền cảm, thuyết phục : + Nhóm 4: Nhận xét về giọng điệu Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, của tác giả trong văn bản? thuyết phục, tạo nên tính hấp dẫn lôi cuốn người HS thảo luận, trình bày, nhận xét. đọc(nghe) bằng giọng văn hùng hồn, tha thiết; ngữ GV chuẩn xác (slide) điệu truyền cảm. * GV yêu cầu HS rút ra kết luận về Ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính các đặc trưng của phong cách ngôn luận thể hiện tính chất trung gian giữa ngôn ngữ ngữ chính luận? báo chí và ngôn ngữ khoa học. Nó ảnh hưởng trực HS trình bày 1 phút, nhận xét, bổ tiếp đến các phong cách ngôn ngữ khác và góp sung. phần vào sự phát triển của Tiếng Việt. GV chuẩn xác (slide). c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành 238


* Hình thức tổ chức hoạt động: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Bài tập 1 Nhóm 2: Bài tập 2 Nhóm 3: Bài tập 3 * Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận: Bài tập 1: Các phép tu từ. - Điệp ngữ kết hợp điệp cú: Ai có ... dùng ... - Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc. - Ngắt đoan câu (phối hợp với các phép tu từ trên) để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ. * Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận: Bài tập 2: Có thể nêu một số ý: - Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, là trụ cột, là người chủ tương lai của đất nước. - Các luận chứng: + Thế hệ thanh niên trong CMT8 + Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ. + Thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng CNXH, hội nhập với thế giới. - Kết luận: Thanh niên phải học tập để xây dựng đất nước. * Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận: a. Lòng yêu nước có thể giáo dục từ truyền thống nhưng một phần khác bắt nguồn từ những tình cảm thiết thực”Nhỏ bé” của mỗi người.: Yêu người thân: cha, mẹ, ông, bà; Yêu làng quê và những kỉ niệm thời thơ ấu. b.Tình cảm cụ thể và nhỏ bé nhưng sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thường trực trong mỗi con người. c. Yêu nước là phải bảo vệ xây dựng đất nước d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Vì sao văn chính luận ở nước ta lại rất phát triển? - Bề dày lịch sử, thực tế khách quan... - Phong cách ngôn ngữ chính luận ở nước ta, đã trở thành một phong cách ngôn ngữ độc lập với ba đặc trưng: Tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt, suy luận; tính truyền cảm và thuyết phục. – So sánh đặc trưng của các phong cách ngôn ngữ đã học (PCNN Sinh hoạt, PCNN nghệ thuật, PCNN Báo chí, PCNN chính luận). – Sưu tầm thêm các văn bản chính luận. – Phân tích đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận của một văn bản chính luận đã học trong Chương trình và SGK Ngữ văn 11. 239


3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Hoàn thành các bài tập Chuẩn bị bài: BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC - Tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, hình ảnh về Ăng-ghen ; Các-mác - Đọc văn bản chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài - Lưu ý một số vấn đề: + Những công lao và cống hiến của Các-mác: + Nghệ thuật so sánh tầng bậc của bài điếu văn: + Thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác + Về ý kiến của Ăng-ghen ở cuối bài

Tham khảo Tiết 138 LUYỆN TẬP PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN I. Mục tiêu cần đạt: Củng cố kiến thức, kĩ năng cơ bản qua hệ thống bài tập nhằm đạt được: 1. Kiến thức: - Kiến thức chủ yêu về một số loại văn bản chính luận thường gặp. - Khái niệm ngôn ngữ chính luận, mối quan hệ và sự khác biệt giữa chính luận và nghị luận. - Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ,…) của ngôn ngữ chính luận. - Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận: tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích những đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. - Nhận biết và phân tích được những biểu hiện của các đặc trưng cơ bản trong phong cách ngôn ngữ chính luận. - Viết văn nghị luận chính trị xã hội; dùng từ, đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản,… 3.Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thái độ giữ gìn các tác phẩm chính luận và yêu quí, tạo lập văn bản chính luận. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. - Năng lực tìm hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu, trình bày 1 phút về văn bản. - Năng lực ngôn ngữ; Năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo. 240


- Năng lực đọc- hiểu, phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan. - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; - Tài liệu tham khảo: Phong cách học tiếng Việt 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: - Căn cứ vào những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận, hãy kể tên những văn bản có thể được coi là văn bản chính luận mà anh (chị) đã được học, cho dù các văn bản đó viết bằng chữ Hán hay chữ Việt, hoặc thuộc các thể loại khác nhau. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trong lịch sử văn hoá Việt Nam, một số văn bản được coi là văn bản chính luận dù viết bằng chữ Hán, dù thuộc thể loại văn bản khác nhau như: – Chiếu dời đô (Lí Công uẩn) – Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo) – Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi viết thay lòi Lê Lọi) – Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm viết thay lòi vua Quang Trung) – Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh). Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 35p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành Chia lớp thành 5 nhóm Thực hiện lần lượt theo từng nhóm 1. Cho biết đặc điểm chung và cách sử dụng Bài tập 1: Bài tập trích một phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ phần trong Di chúc của Chủ tịch chính luận được thể hiện như thế nào ở đoạn trích Hồ Chí Minh. 241


a) Về đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện trong vãn bản, cần lần lượt xem xét : − Tính công khai về chính kiến, tư tưởng lập trường chính trị, xã hội. Đoạn trích trình bày một cách sáng tỏ quan điểm của Đoàn kết là một truyền thống cực kì quỷ báu Chủ tịch Hồ Chí Minh về công của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung tác xây dựng Đảng. ương đến các chi bộ cần phủi giữ gìn sự đoàn kết − Tính chặt chẽ trong lập nhất trí của Đang như giữ gìn con ngươi của mắt luận. Đặc điểm này thể hiện mình. trong bố cục của đoạn trích Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, (gồm bốn đoạn văn, tính mạch thường xuyên vù nghiêm chỉnh tự phê bình và phê lạc về nội dung từ đoạn 1 qua bình lủ cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoạn 2, đoạn 3 và đoạn cuối), đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình trong quan hệ giữa các câu của đồng chí thương yểu lẫn nhau. mỗi đoạn văn. Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng − Tính truyền cảm mạnh viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức mẽ. Đoạn trích tuy không dùng cách mạng, thụt sự vần kiệm liêm chính, chí công những phương tiện đặc thù để vô tư. Phải giữ gùi Đảng ta thật trong sạch, phủi biểu thị cảm xúc, nhưng vẫn xứng đáng lá người lãnh đạo,là người đầy tớ thật toát lên tình cảm chân thành và trung thành của nhản dân. mãnh liệt của tác giả. (Hổ Chí Minh) b) Về cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ, cần hết sức chú ý đặc điểm về từ ngữ (dùng từ ngữ toàn dân, nhất là từ ngữ chính trị, xã hội), về kiểu câu 2. Hãy chỉ ra những yếu tố mang lại tính biểu cảm (câu có cấu trúc đa dạng : có trong đoạn trích sau đây : câu đơn, có câu ghép, có câu Dầu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, vắng chủ ngữ ; có câu trần miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi thuật, có câu cầu khiến). trên, cổ kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, 2. Về những yếu tố mang trăm nghìn năm như thế cũng xong ! Dân khôn mà lại tính biểu cảm trong đoạn chi ! Dân ngu mà chỉ ! Dân lợi mủ chi ! Dân hại trích, cần chú ý : mù chi ! Dân củng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, − Dùng câu cảm thán. bọn quan lụi càng phú quỷ ! ‘Chẳng những thế mà − Dùng kiểu điệp cấu trúc. thôi, “một người lủm quan một nhà có phước”, dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng kỉìông ai phẩm bình ; dầu lấy lúa của dân mua vườn sấm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoải thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những sau : Trước hết nối về Đảng. Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

242


kẻ ‘ham mồi phú quỷ không đua chen vào đám quan trường sao được.-Quan lại đời xưa đời nay của ta là thế đấy ! Luân lí của bọn thượng lưu — tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi – ở nước ta là thế đấy ! (Phan Châu Trinh) 3. Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện trong đoạn trích sau: Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc ỉập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

3. Cần phân tích theo ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận : – Tính công khai về quan điểm chính trị : Đoạn văn thể hiện rõ lập trường coi trọng tiếng nói dân tộc. Coi việc tự hào về tiếng nói dân tộc, làm cho nó phong phú chính là việc quan trọng nhất giúp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị. – Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Câu đầu nêu luận điểm khái quát, hai câu sau nêu hai thái cực khác nhau – tôn trọng và bảo vệ tiếng nói dân tộc là góp phần giải phóng dân tộc, còn vứt bỏ, khinh miệt tiếng nói dân tộc thì cũng khước từ sự nghiệp giải phóng dân tộc. – Tính truyền cảm, thuyết phục : Đoạn văn thuyết phục người 4. Phân tích đặc điểm về các phương tiện diễn đạt đọc bởi lí lẽ sát thực tế và lập trong đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận chặt chẽ. 4. Cần phân tích đặc điểm về luận sau đây: Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do diễn đạt ở hai phương tiện chủ yếu : độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là – Về từ ngữ: Dùng nhiều thuật ngữ chính trị: nước, đoàn thể, tự truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam do độc lập, truyền bá, xã hội này. chủ nghĩa, dân,… (Phan Châu Trinh, Về luân lí xã hội ở nước ta) – Về câu văn : Dùng nhiều câu ghép mạch lạc, có quan hệ từ chỉ mục đích, chỉ điều kiện và hệ quả :... muốn… thì… Hơn nữa, hai câu văn liên kết với nhau theo quan hệ móc xích. 5. Tính hấp dẫn, thuyết phục 5. Phân tích tính hấp dẫn, thuyết phục của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện trong đoạn văn của đoạn văn được tạo nên ở cả hai phương diện : sau : – Về nội dung: Đoạn văn nói Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người 243


đến nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân đối với vận mệnh của đất nước, không phân biệt con người cụ thể, cũng không phụ thuộc vào phương tiện. Cái quan trọng là tinh thần yêu nước, chống giặc. – Về hình thức ngôn ngữ: Dùng các phép tu từ đối, điệp, các phép hoà phối ngữ âm giữa các từ ngữ, phối hợp nhịp dài và nhịp ngắn một cách hài hoà. Ví dụ : + Đối và điệp : Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. + Phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài: Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. + Hoà phối ngữ âm tạo nên vần và nhịp cho câu văn xuôi: Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ… Hoạt động 3 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị bài ở nhà - Chỉ ra các từ ngữ thuộc ngôn ngữ chính luận trong các ví dụ sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) Ngữ liệu: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng ch

244


Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Tiết 139 – Hướng dẫn đọc thêm BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC Ăng - ghen I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nhận thức được những nội dung và tầm vóc ba cống hiến vĩ đại của Các Mác đối với lịch sử tư tưởng nhân loại. - Hiểu được tình cảm thương tiếc vô hạn của Ăng-ghen đối với Các Mác. - Hiểu được nghệ thuật so sánh tầng bậc để là tăng sức mạnh và sự chặt chẽ của lập luận trong bài 2. Kỹ năng: Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Tích hợp: Kĩ năng sống 3. Thái độ: Biết ơn và trân trọng những thành quả cách mạng mà các bậc tiền bối đã tạo ra. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn nghị luận hiện đại nước ngoài; - Năng lực đọc – hiểu các văn nghị luận hiện đại nước ngoài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn nghị luận hiện đại nước ngoài; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật văn nghị luận của Ăng ghen; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn nghị luận của Ăng ghen với các tác giả khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn. 245


2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); - Tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, hình ảnh về Ăng-ghen ; Các-mác - Đọc văn bản chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài - Lưu ý một số vấn đề: + Những công lao và cống hiến của Các-mác: + Nghệ thuật so sánh tầng bậc của bài điếu văn: + Thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác + Về ý kiến của Ăng-ghen ở cuối bài III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày sản phẩm sưu tầm về Các mác và Ăng ghen b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Những nội dung và tầm vóc ba cống hiến vĩ đại của Các Mác đối với lịch sử tư tưởng nhân loại. + Tình cảm thương tiếc vô hạn của Ăng-ghen đối với Các Mác. + Nghệ thuật so sánh tầng bậc để là tăng sức mạnh và sự chặt chẽ của lập luận trong bài - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tóm tắt những nét chính về tác a. Ăng-ghen (1820-1895) (SGK) giả Ăng-ghen và Các- Mác. b. Các-mác (1818-1883) (SGK). Lưu ý : HS dựa vào phần tiểu dẫn giới - Là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại, thiệu về tác giả. người Đức GV: Chốt lại những ý chính và mở - Là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và rộng vấn đề, nhân dân lao động trên toàn thế giới. - Ông sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xây dựng học thuyết kinh tế mácxít, chủ nghĩa xã hội khoa học. - Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản.. 246


2. Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các-mác” là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác. GV: Hoàn cảnh ra đời bài điếu Được sáng tác vào tháng 3/1883, sau khi Các-mác văn. qua đời 14/03/1883 lúc 3 giờ 15 phút

2. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS đọc lại bằng giọng rõ ràng, dứt khoát, mạnh mẽ, trầm hùng, mang tính chất hùng biện, thể hiện sự tự hào. - Bài điếu văn này được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Thảo luận nhóm Nhóm 1: Nêu những đóng góp to lớn của Các-Mác khiến ông trở thành “Nhà tư tưởng….hiện đại”. Trong đó đóng góp nào được xem là quan trọng hơn cả.

GV: Những cống hiến của C.Mác có lợi cho ai? - Những cống hiến của C.Mác là tài sản chung của nhân loại, những cống hiến ấy không chỉ có giá trị lí luận mà còn có giá trị hành động, góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên. Nhóm 2: Để làm nổi bậc tầm vóc vĩ đại của Mác, Ăng –ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc. Biện pháp đó được thể hiện như thế nào trong bài điếu văn này.

II. Đọc hiểu văn bản 1. Bố cuc: 3 phần - Phần 1 (đoạn 1-2): Không gian, thời gian và tư thế ra đi của C.Mác - Phần 2 (đoạn 3-6): Những công lao và cống hiến của C.Mác đối với l/ sử phát triển nhân loại. - Phần 3 (đoạn 7 và câu kết): Giá trị tổng quát của những cống hiến của Mác: hướng vào mục tiêu chung là phục vụ cho nhân loại. 2. Những công lao và cống hiến của Các-mác: - C.Mác là người tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội. - C.Mác đã tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất TBCN hiện nay và của XHTS do phương thức đó để ra. Đó là quy luật về giá trị thặng dư - C.Mác đã kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng. Với những cống đến đó, C.Mác đã trở thành một nhà khoa học, một nhà cách mạng lỗi lạc và là người tiên phong trong sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại. Ngoài ra, ông còn là người sáng lập ra hội Liên hiệp công nhân quốc tế. Tất cả những cống hiến và đóng góp đó, C.Mác đã trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”. 3. Nghệ thuật so sánh tầng bậc của bài điếu văn: a. Đoạn văn mở đầu: Tình cảm tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi của Mác sự kính trọng của những người bạn những người đồng chí của Mác. - Đoạn tiếp theo: Tiếc thương, kính trọng Mác là nhà cách mạng của giai cấp vô sản và nhà khoa 247


tập trung phân tích một số đoạn học lịch sử. Kết cấu trùng điệp vĩ nhân của Cácchú ý nghệ thuật so sánh tăng tiến. Mác Cái chết của Mác là nỗi trống trải, mất mát lớn đối với nhân loại. b. Mô hình chung toàn bài: thông báo về cái chế đáng giá sự nghiệp của người quá cố bày tỏ sự tiếc thương đối với người đã khuất - Mác được so sánh với các vĩ nhân khác cùng GV: Lưu ý với tư cách là một nhà thời đại với những thành tựu khoa học nổi tiếng nghiên cứu khoa học thì những so sánh tương đồng. phát kiến của Mác là vô giá và tên - So sánh vượt trội:” Nhưng không…thôi” - Ý tuổi của ông xứng đáng lưu vào sử nghĩa to lớn mà Mác đã phát hiện. sách. Nhưng chỉ nhận thức như thế - Các cụm từ: “ Con người khoa học”, “Một nhà thì chưa thấy hết sự đau xót cách mạng” được dùng theo cách tăng tiến sự thương tiếc của Ăng-ghen đối với tiếp tục đi lên của Mác trong việc cống hiến cho Mác. Cần hiểu Mác ở hai phương loài người, vừa chỉ sự kết hợp chặt chẽ giữa con diện con người của phát minh người khoa học và nhà cách mạng. khám phá và con người của hoạt 4. Thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với động thực tiễn. Mác Nhóm 3: Phân tích thái độ và tình - Thái độ: đề cao, ca ngợi. cảm của Ăng-ghen đối với Mác - Tình cảm: tiếc thương xuất phát tự đáy lòng. qua cách lập luận so sánh trong bài * Trong việc trình bày công lao: trình bày các phát điếu văn. hiện của Mác đã có sự kết hợp ca ngợi công lao. Đồng thời ca ngợi khẳng định thể hiện sự thương tiếc của Ăng-ghen đối với Mác. 5. Về ý kiến của Ăng-ghen ở cuối bài - Mác chống lại ai: Chống lại bất công, chống lại cường quyền và bạo ngược “tham gia…dựng nên:. - Mác bênh vực ai: Bênh vực những người lao động, những người cùng khổ “Tham gia…giải phóng”. Nhóm 4: Về ý kiến của Ăng-ghen - Những cống hiến của Mác có lợi cho ai: Là tài ở cuối bài thể hiện như thế nào? sản chung của nhân loại. Những đóng góp đó không chỉ có giá trị hành động mà góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên. => Vì hành động của Mác không phải để phục vụ cho quyền lợi cá nhân mà cho quyền lợi toàn dân do đó “ Ông có thể…nào cả”. 3. Hướng dẫn HS tổng kết giá trị IV.Tổng kết nội dung, nghệ thuật 1. Nội dung - Mác là nhà tư tưởng vĩ đại nhất, nhà hoạt động Tích hợp: Kĩ năng sống HS Trình bày 1 phút: trình bày cách mạng lớn, những cống hiến của Mác trở cảm nhận, ấn tượng sâu sắc của cá thành tài sản chung cho cả nhân loại. nhân về giá trị nội dung và nghệ - Cảm hứng tiếc thương nhưng chủ yếu nghiêng thuật của tác phẩm. về khẳng định, ngợi ca công lao và những cống 248


hiến vĩ đại của Mác. 2. Nghệ thuật - Lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng. - Mô hình 3 phần của văn nghị luận. - So sánh tăng tiến, trùng điệp. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: (1)Bởi lẽ trước hết Mác là một nhà cách mạng. Bằng cách này hay cách khác, tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu tiên đem đến cho giai cấp ấy ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phóng, đó thật sự là sứ mệnh thiết thân của cuộc đời ông. Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác. Và Mác đã đấu tranh một cách say sưa, kiên cường và có kết quả, […] dẫn đến sự xuất hiện Hội liên hiệp công nhân quốc tế vĩ đại […], đấy chính là sự nghiệp mà ai xây dựng nên đều lấy làm tự hào, thậm chí dù cho người đó không làm gì thêm nữa. (2)Đó là lí do vì sao Mác là người bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều nhất trong thời đại ông. Các chính phủ- cả chuyên chế lẫn cộng hòa- đều trục xuất ông, bọn tư sản- cả bảo thủ lẫn dân chủ cực đoan- đều thi nhau vu khống và nguyền rủa ông. Mác đã gạt sang một bên tất cả các thứ đó, coi như cái mạng nhện vướng chân, chẳng thèm đếm xỉa, và chỉ đáp lại khi thấy hết sức cần thiết mà thôi.Và ông đã mất đi, hàng triệu người cộng sự cách mạng với ông ở khắp châu Âu và châu Mĩ, khắp những hầm mỏ Xi-bia đến tận Ca-li-phoóc-ni-a đã tôn kính, yêu mến và khóc thương ông, và tôi có thể mạnh dạn nói rằng ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả. (Trích Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” - Ăng- ghen, Tr 94, Ngữ văn 11 tập II, NXBGD 2007) 1) Nêu nội dung chính của văn bản trên? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? 2) Xác định phép điệp trong đoạn văn (1)? Cho biết tác dụng của phép điệp đó? 3) Xác định biện pháp tu từ về từ và biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn văn (2)? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì? 4) Tác giả đã tỏ thái độ và tình cảm gì khi viết về Các-Mác? 5) Tại sao tác giả có thể khẳng định : tôi có thể mạnh dạn nói rằng ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả.? Trả lời: 1) Nội dung chính của văn bản: Khẳng định Mác là nhà cách mạng.Các Mác đã đứng ra tổ chức, vận động giai cấp công nhân vùng lên để tự giải phóng, lật đổ xã hội tư bản. Ông cũng là người đầu tiên đem đến cho giai cấp vô sản ý thức về địa vị và yêu 249


cầu của mình. 2) Phép điệp trong đoạn văn (1): điệp từ tham gia; ý thức;đấu tranh. Hiệu quả: Thông qua phép điệp từ, tác giả nhấn mạnh đóng góp của Các Mác không dừng lại ở lí thuyết mà chuyển thành hành động cách mạng. 3)Biện pháp tu từ về từ: so sánh: Mác đã gạt sang một bên tất cả các thứ đó, coi như cái mạng nhện vướng chân. Hiệu quả: Qua so sánh, tác giả khẳng định Mác không quan tâm đến các thế lực thù địch, mà chủ yếu tập trung tham gia vào các cuộc đấu tranh để lật đổ xã hội tư sản. Đó là một con người có nhân cách và bản lĩnh. Biện pháp tu từ cú pháp: phép chêm xen Các chính phủ- cả chuyên chế lẫn cộng hòa- đều trục xuất ông, bọn tư sản- cả bảo thủ lẫn dân chủ cực đoan- đều thi nhau vu khống và nguyền rủa ông. ; phép liệt kê: khắp châu Âu và châu Mĩ, khắp những hầm mỏ Xi-bia đến tận Ca-li-phoóc-ni-a Hiệu quả: Phép chêm xen giải thích rõ hơn các thế lực thù địch của Mác; phép liệt kê làm rõ tấm lòng ngưỡng mộ của mọi người dành cho Mác khi ông từ giã cuộc đời. 4) Tác giả khẳng định tên tuổi và sự nghiệp của Các Mác là bất diệt, khẳng định sự tôn kính, cảm phục sâu sắc và lòng tiếc thương vô hạn đối với Mác. 5) Các Mác có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả. Bởi vì, mục đích cả đời Các Mác, mọi tâm huyết và tài năng của ông là chống lại toàn bộ chế độ tư sản và bảo vệ giai cấp vô sản và nhân dân lao động chứ không chống lại một người nào cụ thể. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: - Sưu tầm và kể một số câu chuyện về đời hoạt động của Các Mác; về tình bạn vĩ đại và cảm động của Mác và Ăng-ghen. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap Chuẩn bị bài TIẾNG MẸ ĐẺ, NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC

250


Tiết 140 – Hướng dẫn đọc thêm TIẾNG MẸ ĐẺ, NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC Nguyễn An Ninh I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: + Giá trị của bài chính luận: đề cao vai trò của Tiếng Việt như một nguồn vũ khí hữu hiệu và quan trọng góp phần để giải phóng các dân tộc bị áp bức- Một tư tưởng mới mẻ của tác giả trong hoàn cảnh hiện thời. + Giá trị nghệ thuật: tính luận chiến cao, lập luận sắc sảo. 2. Kỹ năng: Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn nghị luận hiện đại. - Năng lực đọc – hiểu các văn nghị luận hiện đại. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn nghị luận. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật văn nghị luận của Nguyễn An Ninh - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn nghị luận của Nguyễn An Ninh với các tác giả khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); 251


- Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm; - Đọc văn bản chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: GV trình chiếu một số câu hỏi : slide 1- 6 Hoa sen được tôn vinh là ….. Những kí tự này gợi nhắc đến những loại chữ viết nào mà em biết? Tác phẩm này viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm? Hình ảnh này gợi nhắc đến sự kiện nào có liên quan đến tiếng Việt?

“Dịch” đoạn văn sau:

“Dịch” đoạn văn sau:

GV giới thiệu bài mới 252


b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Giá trị của bài chính luận: đề cao vai trò của Tiếng Việt như một nguồn vũ khí hữu hiệu và quan trọng góp phần để giải phóng các dân tộc bị áp bức- Một tư tưởng mới mẻ của tác giả trong hoàn cảnh hiện thời. + Giá trị nghệ thuật: tính luận chiến cao, lập luận sắc sảo. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả ?: Dựa vào phần Tiểu dẫn, SGK, - Nguyễn An Ninh (1899-1943) tóm tắt những nét chính trong cuộc - Là nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước tiến bộ nổi đời, sự nghiệp của Nguyễn An tiếng đầu thế kỉ XX. Ninh? - Ông sinh ra trong gia đình giàu truyền thống yêu nước thương nòi, lớn lên trên đất Gia Định là trung tâm văn hóa của nước ta thời kì Pháp thuộc. - Ông có học vấn rộng, tìm hiểu văn hóa của nhiều nước Châu Âu. - Cuộc đời ông gắn liền với hoạt động diện thuyết, viết báo chống Đế quốc - Phong kiến, là phần tử nguye hiểm trong mắt thục dân Pháp và bị truy nã. - 1939, ông bị bắt, kết án, giam ở Côn Đảo. -1943, ông mất do sự hành hạ của Thực dân Pháp. 2. Tác phẩm * Hoàn cảnh sáng tác - Viết năm 1925, đăng trên báo “Tiếng chuông rè”, bút danh Nguyễn Tịnh. - Trong những năm đầu thế kỉ XX, phần lớn tầng ?: Tác phẩm được Nguyễn An lớp trí thức Việt Nam xuất thân từ nhà trường Tây Ninh sáng tác trong hoàn cảnh học. Họ ít nhiều chịu tư tưởng nô dich, sùng bái nào? phương Tây. Một sô kẻ thiếu tình cảm với dân tộc đã mang một tư tưởng rất đáng phê phán: coi trọng tây phương và coi thường dân tộc mình. Trong hoàn cảnh ấy, nhà báo Nguyễn An Ninh đã viết bài báo này để đánh thức những kẻ có hiểu biết nông cạn về văn hóa, chỉ ra cho họ thấy sai lầm của mình. Từ đó giúp họ ý thức rõ hơn về trách nhiệm với dân tộc, cụ thể là trách nhiệm với việc bảo vệ, giữ gìn, phát triển ngôn ngữ dân tộc. Bở tiếng mẹ đẻ là linh hồn, tinh hoa của dân tộc 253


- GV gọi học sinh đọc. Y/c giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, khi mỉa mai, châm biếm, khi đau đớn, xót xa… - Bài báo có thể được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?

mình. * Bố cục: 3 phần - Phần 1: phê phán những người do thiếu hiểu biết, thích khoe khoang nên đã vô tình từ bỏ “văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ”. - Phần 2: thuyết minh cho tư tưởng nòng cốt của bài viết: “tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”. - Phần 3: quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.

II. Hướng dẫn đọc thêm Câu 1: Những hành vi học đòi Tây hóa đáng phê phán: - Thích nói tiếng Pháp (dù là bập bẹ mấy tiếng) hơn là nói tiếng Việt cho mạch lạc. Thảo luận nhóm Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 5 - Cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa nhóm Châu Âu để lòe đồng bào rằng: mình được đào tạo Câu 1: Nguyễn An Ninh đã phê theo kiểu Tây phương. phán những hành vi nào của thói - Mù văn hóa Châu Âu. học đòi Tây hóa? - Kiến trúc và trang trí nhà cửa lai căng, lại ngỡ là học theo văn minh Pháp. - Từ bỏ tiếng mẹ đẻ, cho là tiếng Việt nghèo nàn. 2. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản

=> Thái độ của tác giả: châm biếm, phê phán gay gắt, lo lắng, xót xa (qua câu cuối phần 1) Câu 2: Tiếng nói có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh dân tộc: + Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc. + Tiếng nói là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. - Liên hệ: “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê (Ngữ văn 6, tập 2) “Tiếng Pháp- là ngôn Câu 2: Theo tác giả, tiếng nói có ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhât, vững vàng tầm quan trọng như thế nào đối với nhất: phải giứ lấy nó trong chúng ta và đừng bao vận mệnh của dân tộc? gời quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữu được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù….” Không biết khi viết bài báo này, Nguyễn An Ninh 254


có chịu ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng của Anphông-xơ Đô-đê không? hay hai tư tưởng lớn đã gặp nhau? Câu 3: Căn cứ: + Ngôn từ thông dụng (sinh hoạt, khẩu ngữ…) của tiếng Việt rất phong phú. + Ngôn ngữ giàu có của Nguyễn Du. + Người Việt có thể dịch những tác phẩm lớn của Trung Quốc sang tiếng Việt. Câu 3: căn cứ vào đâu tác giả - Tác giả không lí luận nhiều, chỉ đưa ra liên tiếp 3 nhận định tiếng nước mình không câu hỏi tu từ: nghèo nàn? + “Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?” + “Vì sao người An Nam… tác phẩm tương tự?” + “Phải quy lỗi… bất tài của con người?” => Dễ dàng nhân thấy quan niệm của Nguyễn An Ninh về việc sủ dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ giàu hay nghèo là do khả năng và trình độ của người sử dụng. Ngôn ngữ nghèo với những người thiếu hiểu biết về ngôn ngữ và không hiểu rõ về điều mình muốn trính bày. Đây là tư tưởng lớn và có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với vấn đề chính trị mà ông đang trình bày mà còn khiến người đọc phải trăn trở, suy nghĩ. Cách lập luận của tác giả không chỉ thuyết phục mà còn khiến người đọc phải trăn trở, suy nghĩ. Câu 4: Mối quan hệ: Tiếng nước ngoài là cần thiết với mỗi người. tuy nhiên, sự cần thiết biết một ngôn ngữ Châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. - Tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm Câu 4: Tác giả quan niệm như tế giàu cho ngôn ngữ nước mình. nào về mối quan hệ giữa ngôn ngữ => Quan điểm đúng đắn: Tiếng Việt cần phải nước ngoài và ngôn ngữ nước được bảo vệ và giữ gìn. mình? Về điều này chúng ta nên tự hào và học tập cha ông chúng ta, những người đã làm cho ngôn ngữ của chúng ta giàu có như ngày nay. Trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, suốt thời phong kiến cha ông ta sử dụng tiếng Hán trong nhà trường, trong công việc hành chính… Vậy mà tiếng Việt không bị Hán hóa, ngược lại, quá trình Việt hóa tiếng Hán lại đạt được những thành tựu đáng tự hào mà 255


ngày nay cúng ta đang được hưởng thụ. Câu 5: Quan điểm này hoàn toàn đúng đắn và thuyết phục Một dân tộc tự do không chỉ tự do về mặt chủ quyền, địa lí, về quyền sống mà một dân tộc thực sự tự do, độc lập là một dân tộc có nền văn minh Câu 5: Trong hoàn cảnh nước nhà riêng với bản sắc văn hóa riêng của mình. Bởi nô đang bị thực dân thống trị thì câu dịch về văn hóa sẽ dẫn đến nô dịch bởi mọi nói sau đây của tác giả có hoàn phương diện. Văn hóa, mà trong đó ngôn ngữ là toàn đúng không? “Nếu người An yếu tố quan trọng đã bị lai căng, mất đi bản sắc Nam hãnh diện…vấn đề thời hoặc bị hủy diệt thì dân tộc đó đã đánh mất mình gian?” và trở thành kẻ phụ thuộc, kẻ sống nhờ ở đợ. Chính vì vậy mà những kẻ xâm lược rất quan tâm tới chính sách nô dịch văn hóa. Quan niệm của Nguyễn An Ninh: nếu chúng ta hãn diện và làm giàu vốn văn hóa, làm cho văn hóa phát triển vững mạnh thì viêc đôc lâp là chờ thời gian. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: … Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình... […] (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90) 1. Đoạn văn trên viết trong hoàn cảnh nào? Thuộc loại văn bản gì? 2. Tại sao tác giả cho rằng: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”? 3. Đoạn văn đề cập nội dung gì? Hình thức tổ chức của đoạn văn? 4. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm của tác giả thể hiện trong đoạn văn này không? Vì sao? Trả lời: 1. Đoạn văn được trích từ văn bản Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức của Nguyễn An Ninh. Văn bản này được viết trước Cách mạng tháng Tám 256


1945, lúc nước ta còn bị thực dân Pháp đô hộ. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. 2. Nguyễn An Ninh cho rằng: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”. Quan điểm ấy của tác giả xuất phát từ tư tưởng xem tiếng nói đóng vai trò quan trọng trong đòi sống xã hội. Có tiếng nói phát triển, ta mới tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ về mọi mặt của thế giới, phổ biến rộng rãi để nâng cao dân trí cho nhân dân, tạo nên nguồn sức mạnh. Nhờ sức mạnh ấy mà dân tộc mới giữ được độc lập của mình. Cũng nhờ sức mạnh ấy, dân tộc mới có thể thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang. 3. - Đoạn văn nêu quan điểm: Tiếng nói có vai trò quan trọng trong việc giành độc lập của dân tộc Việt Nam. - Đoạn văn được tổ chức theo hình thức diễn dịch. Câu mở đoạn nêu chủ đề của đoạn văn. Các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề. 4. Quan điểm của Nguyễn An Ninh về giải phóng dân tộc là quan điểm có tính chất cải lương, bất bạo động. Thực tế cách mạng Việt Nam cho thấy, muốn giành độc lập dân tộc, phải đấu tranh vũ trang. Đề 2 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: (1)Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu? (2)Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người? Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: “Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”. […] (3)Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến thức thu thập được, họ không được giữ cho riêng mình. Đồng bào của họ cũng phải được thông phần nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình. […] (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90) Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn (1). Câu 2. Thao tác lập luận chính nào được tác giả sử dụng trong đoạn Nhiều đồng bào chúng ta… những từ để nói ra” […] ở đoạn trích trên? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu”? Trả lời: 257


Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Câu 2. Thao tác lập luận bác bỏ/phản bác hoặc thao tác bác bỏ/phản bác Câu 3. Tác giả cho rằng:“Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu” vì nếu như thế “chúng ta” sẽ “hiểu được châu Âu”, “có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu” để “giải phóng dân tộc An Nam”. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Từ quan điểm, thái độ của người viết đối với “tiếng mẹ đẻ” trong đoạn trích trên, hãy rút ra một bài học mà anh/chị cho là có ý nghĩa đối với bản thân về việc sử dụng tiếng Việt hoặc học tiếng nước ngoài. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. Định hướng: Nêu được quan điểm, thái độ của người viết đối với “tiếng mẹ đẻ” (đề cao, coi trọng tiếng mẹ đẻ; thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc; phê phán những người từ bỏ tiếng mẹ đẻ với những lí do không thuyết phục; coi trọng việc học tiếng nước ngoài nhưng chỉ coi đó là cách để làm giàu cho tiếng mẹ đẻ). Từ đó, rút ra một bài học có ý nghĩa đối với bản thân về việc sử dụng tiếng Việt hoặc học tiếng nước ngoài.Câu trả lời phải chặt chẽ, có liên quan đến nội dung của văn bản, có tính thuyết phục cao. - Khảo sát thực trạng sử dụng Tiếng Việt ở trường học, địa phương/ hướng phát huy/ biện pháp khắc phục? - Tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ đối với vận mệnh dân tộc? 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap Chuẩn bị bài MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

258


Tiết 141– MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA (Trích) Hoài Thanh I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: - Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội - Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả. 2. Về kĩ năng: - Kỹ năng đọc hiểu: Có kỹ năng đọc – hiểu văn bản chính luận, nhận diện được các phương thức biểu đạt chính, kiểu văn bản... - Kỹ năng tạo lập văn bản: + Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. + Tạo lập được văn bản nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 3. Về thái độ: Nâng cao năng lực thẩm mĩ, biết cảm thụ cái đẹp của ngôn ngữ văn chương. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài phê bình thơ Mới của Hoài Thanh; - Năng lực đọc – hiểu các bài phê bình văn học; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về phê bình văn học; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những bài phê bình văn học; - Năng lực phân tích, so sánh nghệ thuật phê bình văn học giữa các cây bút phê bình trong VH hiện đại VN. 259


- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn. -Tư liệu tham khảo:Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Phong trào thơ Mới, Thi nhân Việt Nam 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); - Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm; - Đọc văn bản chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. Thi kể tên bài thơ, nhà thơ và đọc một số câu thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới 2. GV trình chiếu 1 số hình ảnh về các gương mặt tiêu biểu trong PTTM - HS nhận diện tác giả và và kể tên tác phẩm của tác giả đã học hoặc đã biết; đọc theo trí nhớ 1 đoạn thơ bất kỳ. - Những tác giả, tác phẩm trong phong trào thơ Mới. - GV dẫn dắt vào bài: HT là người say mê thơ Mới vào bậc nhất…. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội + Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hươnngs dẫn HS tìm hiểu về I. TÌM HIỂU CHUNG: tác giả, văn bản 1.Tác giả: - Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, sớm tham gia phong trào yêu nước. Viết văn từ những + Hãy nêu vài nét về tác giả? năm mới ngoài 20 tuổi. Hoạt động chủ yếu trong ngành văn hoá nghệ thuật: là nhà văn học xuất sắc 260


+ Xác định thể loại của văn bản trên?

+ Nội dung tác phẩm?

Thảo luận nhóm theo bàn: xác định bố cục? HS trình bày. GV chuẩn xác (Phụ lục) - GV: trình bày và nêu nhận xét về mạch lập luận của đoạn trích? - HS trình bày. - GV: Đầu tiên, tác giả đặt vấn đề đi tìm “tinh thần thơ mới”, sau đó, thống nhất các tiêu chí để nghiên cứu vấn đề, chỉ ra hạt nhân cốt lõi của vấn đề (cái tôi), sự biểu hiện và vận động của nó trong phong trào thơ mới. Như vậy, mạch lập luận khá chặt chẽ, logic, khoa học, thuyết phục được người đọc.

nhất của văn học Việt Nam hiện đại. - Tác phẩm nổi tiếng nhất là “Thi nhân Việt Nam”. Ông được tặng giải thưởng HCM. 2. Một thời đại trong thi ca: - Văn bản nghị luận về 1 vấn đề văn học - Là bài tiểu luận đặt ở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam - Nội dung: tổng kết 1 cách sâu sắc về phong trào Thơ mới 3. Đoạn trích: a.Xuất xứ và vị trí - Tiểu luận mở đầu Thi nhân Việt Nam => Sự khám phá và đánh giá đầu tiên; là công trình tổng kết có giá trị về phong trào thơ mới. b. Bố cục : 3 phần - Phần 1: từ đầu...nhìn vào đại thể → Nguyên tắc để xác định tinh thần Thơ mới. - Phần 2: cứ đại thể...tội nghiệp quá → Tinh thần thơ mới: chữ tôi - Phần 3: còn lại → Sự vận động của Thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó. => Đoạn trích là sự tổng kết sâu sắc về phong trào Thơ mới. * Mạch lập luận của đoạn trích: TINH THẦN THƠ MỚI Con đường đi tìm tinh thần thơ mới

Tinh thần thơ cũ Cái ta

Tinh thần thơ mới Cái tôi

Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó. Đánh giá như thế nào về hai câu II. Tìm hiểu văn bản thơ được tác giả trích dẫn ở phần 1. Nguyên tắc xác định tinh thần Thơ mới đầu đoạn trích? * Khó khăn : - HS trình bày. - Ranh giới giữa Thơ mới - Thơ cũ không phải - GV: Hai câu thơ được tác giả trích lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra : Trời đất không dẫn thể hiện dụng ý của người viết. Một phải dựng lên cùng một lần...hôm nay phôi thai từ câu thơ hiện đại lại chứa đựng những hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, đậm chất cổ cái cũ. 261


điển, một câu thơ trung đại lại mang màu sắc hiện đại. Đó là một cách gợi mở rất khéo của tác giả, nó đặt ra trong tâm trí độc giả một dấu chấm hỏi về cái ranh giới đích thực giữa hai thời đại thơ ca. Từ đó, tác giả đã vạch ra cái khó trên con đường đi tìm tinh thần thơ mới, đó là: ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi, không dễ nhận ra, mà thơ hay, thơ dở thì thời nào cũng có (dẫn chứng: thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ...-> hiện tượng “lệch pha”, phá vỡ thi pháp văn học trung đại; thơ Xuân Diệu, Huy Cận,...phảng phất phong vị Đường thi, thơ Nguyễn Bính đậm màu sắc dân gian...). Để giải tỏa sự vướng mắc trong nhận thức của độc giả, Hoài Thanh đã xác lập những nguyên tắc cốt yếu khi đi tìm tinh thần thơ mới: phải sánh bài hay với bài hay, phải nhìn vào đại thể (đồng đại) và đặt thơ mới trong sự đối sánh với thơ cũ (lịch đại) đề nhận thấy sự khác biệt.

- Cả Thơ mới và Thơ cũ đều có những cái hay, cái dở : Khốn nỗi cái tầm thường cái lố lăng chẳng phải của riêng thời nào.

=> Giá các nhà thơ mới...thì tiện cho ta biết mấy... Giá trong thơ cũ ... thì cũng tiện cho ta biết mấy...Khốn nỗi....Âu là ta đành phải nhận rằng.... => Bằng những câu văn giả định, cảm thán, với một giọng điệu thân mật, gần gũi, thiết tha, bức xúc mà chân thành, tác giả đã nêu lên được cái khó khăn mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới. * Nguyên tắc (phương pháp) : - Sánh bài hay với bài hay, không căn cứ vào bài dở (Phương pháp so sánh) - Nhìn vào đại thể, không nhìn vào cục bộ. (Cái nhìn biện chứng, nhiều chiều, không phiến diện) => Nguyên tắc ấy có sức thuyết phục. Bởi vì cái dở thời nào cũng có nó chẳng tiêu biểu gì hết, nó cũng không đủ tư cách đại diện cho thời đại và nghệ thuật luôn có sự tiếp nối giữa cái cũ và cái - GV: Lí giải tính đúng đắn của các mớ. Đồng thời nhìn nhận đánh giá phải nhìn nhận nguyên tắc mà Hoài Thanh nêu ra toàn diện. trong đoạn trích. - HStrình bày. - GV: Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả. Qua đó, thấy được điều gì? c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu.Nhưng động tiên đa khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. 1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian nào? 2. Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc? 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây? 4. Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc - hiểu các bài thơ mới 262


trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông? Trả lời: 1. Đoạn văn đựợc trích từ bài Một thời đại trong thi ca, là bài tổng luận cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân, được viết năm 1942. 2. Đoạn văn đề cập đến cái tôi cá nhân - một nhân tố quan trọng trong tư tưởng và nội dung của thơ mới (1932 - 1945), đồng thời, nêu ngắn gọn những biểu hiện của cái tôi cá nhân ở một số nhà thơ tiêu biểu. Tác giả đã có cách diễn đạt khá đặc sắc, thể hiện ở: - Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh (mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng lạnh, phiêu lưu trong trường tình, động tiên đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta...). - Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết. Hình thức điệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu (ta thoát lên tiên... ta phiêu lưu trong trường tình... ta điên cuồng... ta đắm say...) tạo nên ấn tượng mạnh ở người đọc. - Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên - động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong trường tình - tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử- điên cuồng rồi tỉnh; ta đắm say cùng Xuân Diệu - say đắm vẫn bơ vơ. Nghệ thuật hô ứng làm cho các ý quấn bện vào nhau rất chặt chẽ. 3. Bề rộng mà tác giả nói đến ở đây là cái ta. Nói đến cái ta là nói đến đoàn thể, cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Thế giới của cái ta hết sức rộng lớn. Bề sâu là cái tôi cá nhân. Thế giới của cái tôi là thế giới riêng tư, nhỏ hẹp, sâu kín. Thơ mới từ bỏ cái ta, đi vào cái tôi cá nhân bằng nhiều cách khác nhau. 4. Nội dung của đoạn văn trên giúp ta có cơ sở để đọc - hiểu một số bài thơ thuộc phong trào Thơ mới (1932 - 1945) trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông. Trước hết, đoạn văn nhắc ta một điều quan trọng: Thơ mới là tiếng nói trữ tình của cái tôi cá nhân. Cũng qua đoạn văn trên, ta sẽ hiểu biết hơn về nét nổi bật của một số nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Tìm đọc toàn bộ bài tác phẩm phê bình thơ Mới. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị Tiết 2: + tinh thần Thơ mới là gì? + Sự vận động của Thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó

263


Tiết 142– MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA (Trích) Hoài Thanh I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: - Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội - Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả. 2. Về kĩ năng: - Kỹ năng đọc hiểu: Có kỹ năng đọc – hiểu văn bản chính luận, nhận diện được các phương thức biểu đạt chính, kiểu văn bản... - Kỹ năng tạo lập văn bản: + Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. + Tạo lập được văn bản nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - Tích hợp kĩ năng sống 3. Về thái độ: Nâng cao năng lực thẩm mĩ, biết cảm thụ cái đẹp của ngôn ngữ văn chương. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài phê bình thơ Mới của Hoài Thanh; - Năng lực đọc – hiểu các bài phê bình văn học; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về phê bình văn học; 264


- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những bài phê bình văn học; - Năng lực phân tích, so sánh nghệ thuật phê bình văn học giữa các cây bút phê bình trong VH hiện đại VN. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn. -Tư liệu tham khảo:Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Phong trào thơ Mới, Thi nhân Việt Nam 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); - Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm; - Đọc văn bản chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài + tinh thần Thơ mới là gì? + Sự vận động của Thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Câu 1: Lời đánh giá nào sau đây đúng nhất với Hoài Thanh? Trong tư cách một nhà phê bình văn học, Hoài Thanh xứng đáng được xem là: A. một trong những nhà phê bình xuất sắc nhất của Thơ mới Việt Nam. B. một trong những nhà phê bình xuất sắc nhất của văn học Việt Nam đương đại. C. một trong những nhà phê bình xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. D. một trong những nhà phê bình xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XX. Câu 2: Thông tin nào sau đây là chính xác? Một thời đại trong thi ca là bài tiểu luận: A. mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh). B.mở đầu cuốn Phê bình và tiểu luận (Hoài Thanh). C. kết thúc cuốn Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh). D. kết thúc cuốn Phê bình và tiểu luận (Hoài Thanh). Đáp án: 1D, 2A. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: 265


+ Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội + Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu Tinh thần 2. Tinh thần Thơ mới: *Tinh thần thơ mới: Chữ tôi. Thơ mới: - GV hỏi: Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó. + Điều cốt yếu mà Thơ mới đưa *Cách hiểu về chữ tôi : So sánh : Thời xưa – Thơ cũ : đến cho thi đàn Việt Nam bấy giờ Thời nay – chữ ta là gì ? Thơ mới: chữ tôi Giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như Giống + Nói cách khác tinh thần Thơ mới chữ tôi vẫn giống chữ ta. nhau là gì? Thảo luận cặp đôi , Trình bày 1 phút. GV chuẩn xác. - GV hỏi: + Tác giả đã dùng phương pháp nào để hiểu về chữ tôi ? Khác nhau

+ Nhận xét về sự khái quát và cách nhìn nhận, đánh giá trình bày của tác giả? HS suy nghĩ độc lập trả lời câu hỏi. GV chuẩn xác. - GV bình: Như vậy, chữ tôi của Thơ mới được nhìn nhận trong mối quan hệ gắn bó với văn chương, xã hội, thời đại. Điều này giúp ta thấy ý nghĩa văn chương và ý nghĩa xã hội to lớn mà thơ mới đem lại. Cách trình bày vừa chặt chẽ, sắc sảo vừa giàu hình ảnh, cảm xúc

+ Không có cá nhân chỉ có đoàn thể, lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả. + Không tự xưng hoặc ẩn mình sau chữ ta. + Thảng hoặc học cũng ghi hình ảnh họ...thảng trong văn thơ họ cũng dùng đến chữ tôi...Song.. không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình, hay – thì cũng thế - với tất cả mọi người.

+ Quan niệm cá nhân, gắn liền với cá nhân, cá thể. + Đi theo chữ anh, chữ bác, chữ đã thấy ông chướng. Huống chi bây giờ nó đến một mình. + Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện.

- Thơ cũ là tiếng nói của cái ta, gắn liền với đoàn thể, cộng đồng, dân tộc. Thơ mới là tiếng nói của cái Tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cái riêng, cái cá nhân, cá thể. - Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu được kết hợp chặt chẽ với cái nhìn biện chứng, lịch sử, nhiều chiều : 266


tạo được sức lôi cuốn lớn và rất có sức thuyết phục. Đồng thời giúp tác giả khái quát, chứng minh một cách thuyết phục những luận điểm khoa học mình đưa ra.

2. Hướng dẫn tìm hiểu sự vận động của Thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó Điều cốt lõi mà Thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam là cái tôi với cái nghĩa tuyệt đối. Vậy khi mới xuất hiện cái tôi ấy hiện ra như thế nào và sau đó nó được mọi người đón nhận ra sao ? HS suy nghĩ độc lập trả lời câu hỏi. GV chuẩn xác. -GV hỏi: vì sao tác giả lại cho rằng “chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương” và...đáng “tội nghiệp” ? HS suy nghĩ độc lập trả lời câu hỏi. GV chuẩn xác. -GV hỏi: Từ sự phân tích, đánh giá về sự tội nghiệp, đáng thương của cái tôi Thơ mới, tác giả khái quát và cho rằng đó là “tất cả cái bi kịch đương diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên”. Vậy, bi kịch của người thanh niên thời ấy là gì ? HS suy nghĩ độc lập trả lời câu hỏi. GV chuẩn xác, mở rộng: + Vũ Hoàng Chương đau đớn "Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ". + Chế Lan Viên cũng thất vọng vô cùng:

+ Đặt cái tôi trong mối quan hệ đối chiếu với cái ta. + Đặt cái tôi trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thanh niên đương thời để phân tích, đánh giá. - Đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để nhận định : lịch sử xuất hiện, lịch sử phát triển, lịch sử tiếp nhận... 3. Sự vận động của Thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó a. Sự vận động: * Ngày thứ nhất : Nó thực bỡ ngỡ, như lạc loài nơi đất khách →khó chịu, ác cảm. * Ngày một ngày hai : Nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá ! → quen dần và thương cảm. => Đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để xem xét, giọng điệu giàu cảm xúc. b. Bi kịch: * Bi kịch: - Mất cốt cách hiên ngang : không có khí phách ngang tàng như Lí Bạch, không có lòng tự trọng khinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ. - Rên rỉ, khổ sở, thảm hại. - Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại nhưng lại rơi vào bi kịch. *Nguyên nhân: “mất bề rộng” *Con đường vượt thoát: “tìm bề sâu” *Kết quả: “càng đi sâu càng lạnh” → bế tắc. → Cái chung – cái tôi, cái riêng –nmỗi nhà thơ một cong đường vượt thoát, kết quả cũng mang những màu sắc khác nhau: Thoát lên tiên

Chúng ta – chữ tôi

Phiêu lưu trong trường tình

Điên cuồng

Động tiên đã khép

Tình yêu không bền

Rồi tỉnh

Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta ...267


"Với tôi tất cả như vô nghĩa - Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau". + Xuân Diệu thì bức bối, ngột ngạt "Tôi là con nai bị chiều đánh lưới - Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối", Hôm nay trời nhẹ lên cao, tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn ; + Huy cận : Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp ; +Thế Lữ : Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, ta nằm dài trông ngày tháng dần qua... + Vũ Đình Liên : Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ... => Buồn, cô đơn, bế tắc.

- GV hỏi: + Mang trong mình bi kịch chung của thời đại, người thanh niên thời ấy đã giải quyết bi kịch đời mình bằng cách nào ? + Vì sao họ lựa chọn cách giải quyết ấy + Nhận xét gì về giọng văn, câu văn của tác giả khi trình bày cách giải quyết bi kịch của các nhà Thơ mới ? HS suy nghĩ độc lập trả lời câu hỏi. GV chuẩn xác. Huy Cận từng thổ lộ: Nằm trong tiếng nói yêu thương Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi Hồn thiêng đất nước còn ngồi bên con ... Đời bao tâm sự thiết tha Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ.

-Tích hợp kĩ năng sống

=> Cách trình bày có tính khái quát cao (về sự bế tắc của cái tôi Thơ mới và phong cách riêng của từng nhà văn), lập luận logic, chặt chẽ nhưng cách diễn đạt lại giàu cảm xúc và có tính hình tượng. *Bi kịch của người thanh niên thời ấy : Cô đơn, buồn chán, tìm cách thoát li thực tại vì thiếu lòng tin vào thực tại nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc. (Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản của thơ mới). Cái tôi bi kịch này “đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại” nên nó vừa có ý nghĩa văn chương vừa có ý nghĩa xã hội. *Hệ quả: - “Trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta”. - “Chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế”. - “Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước”. - “Bàng hoàng vì thấy thiếu một điều: một lòng tin đầy đủ”. *Giải quyết bi kịch : - Gửi cả vào tiếng Việt. - Bởi vì : Họ yêu vô cùng thứ tiếng đã chia sẻ buồn vui với cha ông ; vì họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt ; vì tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua ; vì họ muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng ; vì họ tin rằng tiếng ta còn, nước ta còn ; vì họ cần tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai. - Giọng văn giàu cảm xúc của người trong cuộc giãi bày, đồng cảm, chia sẻ ; với những câu văn 268


mềm mại uyển chuyển. Họ gửi cả...Họ yêu vô HS thảo luận cặp đôi - Qua bi kịch và cách giải quyết bi cùng... Chia sẻ buồn vui với cha ông..Họ dồn tình kịch của các nhà Thơ mới, thế hệ yêu quê hương...tấm lụa hứng vong hồn...chưa thanh niên thời ấy, ta còn hiểu bao giờ như bây giờ.. thêm được gì về tâm tư, tình cảm => “Lấy hồn tôi để hiểu hồn người” của những con người này ? =>Các nhà thơ mới, thế hệ thanh niên thời ấy đã + Nhận xét? thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín. HS suy nghĩ độc lập trả lời câu Tất cả tình yêu thương ấy được họ dồn cả vào tình hỏi. yêu tiếng Việt. Bởi họ tin rằng : Truyện Kiều còn, GV chuẩn xác. tiếng ta còn ; tiếng ta còn, nước ta còn. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Phê bình văn học là một bộ phận của văn học, có chức năng phẩm bình, đánh giá và lí giải các hiện tượng văn học như tác phẩm, tác giả, khuynh hướng, trào lưu văn học. Do đó, phê bình văn học là sự tự nhận thức của văn học, thể hiện trình độ ý thức của một nền văn học. Phê bình văn học phải dựa trên cơ sở những cảm thụ tinh tế, phong phú trước những giá trị văn chương; nhưng cái đích của phê bình văn học là phải đưa ra những nhận định đúng đắn về các hiện tượng văn học. Vì đối tượng của phê bình văn học là các sản phẩm nghệ thuật, nên phải có sự rung cảm với nghệ thuật thì mới đánh giá đúng được. Vì thế, mỗi bài phê bình văn học đích thực bao giờ cũng vừa là công trình khoa học, vừa có tính nghệ thuật nhất định. Trong diễn đạt, văn phê bình cũng cần kết hợp được cả hai yêu cầu: vừa chính xác, chặt chẽ, vừa giàu cảm xúc, hình ảnh. (Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 108) 1. Dựa vào đoạn văn, hãy xác định đối tượng của phê bình văn học. 2. Anh (chị) hiểu thế nào về câu: “Phê bình văn học là sự tự nhận thức của văn học, thể hiện trình độ ý thức của một nền văn học” 3. Theo những gì mà đoạn văn trên đề cập, một bài phê bình văn học có giá trị phải đạt được những yêu cầu nào? 4. Anh (chị) đã biết đến bài phê bình văn học nào có lối diễn đạt vừa chính xác, chặt chẽ, vừa giàu cảm xúc vừa có tính nghệ thuật? Trả lời: 1. Đối tượng của phê bình văn học, theo sự xác định của đoạn văn là các hiện tượng văn học như: tác phẩm, tác giả, khuynh hướng, trào lưu văn học. 2. Luận điểm cho rằng phê bình văn học “là sự tự nhận thức của văn học, thể hiện trình độ ý thức của một nền văn học” đã khẳng định vị trí rất quan trọng của phê bình. Nhờ phê bình với những thang chuẩn đánh giá chặt chẽ của nó, một nền văn học biết mình đang ở trình độ nào, đã đạt được những thành tựu gì và cần xác định con đường phía trước ra sao. Do vậy, trong sự phát triển của một nền văn học lớn luôn có phần đóng góp rất tích cực của phê bình. 3. Một bài phê bình văn học có giá trị - theo tác giả đoạn văn trên - phải là công trình 269


khoa học đưa ra những nhận định đúng đắn về các hiện tượng văn học và phải thể hiện bằng lời văn giàu tính nghệ thuật. 4. Người viết có thể nêu tên những bài phê bình đã đọc trong SGK, trong các tài liệu tham khảo mà mình thích, chẳng hạn, bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh (Ngữ văn 11, tập hai). d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà: GV yêu cầu HS tìm đọc văn bản tiểu luận Một thời đại trong thi ca(Thi nhân Việt Nam) và thực hiện các nhiệm vụ: – Tìm các luận điểm chính? – Em có nhìn nhận như thế nào về diện mạo của thơ Mới? – Cảm nhận về phong cách nghị luận của HT? – Qua bài tiểu luận em học được kinh nghiệm gì trong viết văn nghị luận? 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài: Một số thể loại kịch, nghị luận

Tiết 143– MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: - Nêu được khái niệm về kịch, nghị luận - Hiểu được một số thể loại văn học kịch, nghị luận - Cảm nhận được văn bản kịch, nghị luận căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại. - Vận dụng hiểu biết về kịch, nghị luận để viết bài văn nghị luận văn học theo đặc trưng thể loại; 2. Về kĩ năng: - Kỹ năng đọc hiểu: Có kỹ năng đọc – hiểu văn bản chính luận, nhận diện được các phương thức biểu đạt chính, kiểu văn bản... - Kỹ năng tạo lập văn bản: + Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. + Tạo lập được văn bản nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 3. Về thái độ: Nâng cao năng lực thẩm mĩ, biết cảm thụ cái đẹp của ngôn ngữ văn chương. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thể loại kịch, nghị luận; - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn học liên quan đến thể loại kịch, nghị luận; 270


- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thể loại kịch, nghị luận; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về về thể loại kịch, nghị luận; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm sự khác nhau giữa thể loại kịch, nghị luận; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit, video đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. - Tư liệu tham khảo: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 (NXB Giáo dục, 2000); Lý luận văn học (tập 3 – NXB Đại học Sư phạm Hà Nội). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc văn bản chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: - GV giao nhiệm vụ: Kể tên tác phẩm kịch, văn nghị luận đã học ở chương trình Ngữ Văn 11? - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng được xếp vào một thể loại nhất định. Tìm hiểu thể loại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn đặc điểm hình thức tổ chức của tác phẩm. Ở HKI, chúng ta đã tìm hiểu Truyện và Thơ.Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu hai thể loại nữa, đó là Kịch và nghị luận b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + khái niệm về kịch, nghị luận + một số thể loại văn học kịch, nghị luận + viết bài văn nghị luận văn học theo đặc trưng thể loại; - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Khái lược về kịch I. Kịch 271


GV: Cho HS xem trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài” (3p’) - GV hỏi: + Sau khi xem xong trích đoạn kịch, em thấy để dàn dựng được một vở kịch trình diễn trên sân khấu kịch, cần có những yếu tố nào? + Thế nào kịch? HS suy nghĩ, trình bày 1 phút. GV chuẩn xác. - GV hỏi: + Từ những kịch bản văn học đã được học và trích đoạn kịch vừa xem, hãy cho biết kịch có những đặc trưng nào?

1. Khái lược về kịch a. Khái niệm * Kịch: là loại hình nghệ thuật tổng hợp được diễn trên sân khấu và trong điện ảnh.

b. Đặc trưng của kịch: *Đối tượng và đặc trưng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người - Những mâu thuẫn, xung đột ấy được chọn lọc, dồn nén, quy tụ, làm nổi bật trong quá trình xuất hiện, phát triển và giải quyết… qua tài năng hư cấu, tưởng tượng của tác giả tạo thành + Thế nào là xung đột kịch?Xung đột xung đột kịch, cụ thể hóa bằng các hành động kịch có những đặc điểm gì? kịch do các nhân vật kịch thực hiện trong một + Xung đột kịch có vai trò như thế cốt truyện kịch nào trong một tác phẩm kịch? + Lí giải vì sao xung đột được xem là *Xung đột kịch: - Xung đột kịch là những mâu thuẫn xung đột cơ sở của kịch? + Xung đột kịch có mấy loại? Hãy trong đời sống xã hội và con người được tái xác định xung đột ở những vở kịch hiện trong tác phẩm kịch. mà em biết? - Xung đột là cơ sở của kịch. HS suy nghĩ, trình bày 1 phút. - Xung đột kịch mang tính lịch sử cụ thể. GV chuẩn xác. - Phân loại xung đột kịch: gồm có + Xung đột bên ngoài: giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với gia đình, dòng họ, xã hội, thời đại…(Rômeo và Giuliet) + Xung đột bên trong: xung đột nội tâm,tâm trạng, tâm lí, tình cảm, cảm xúc của nhân vật (Hăm-let, Thị Kính…) * Hành động kịch - Là sự tổ chức cốt truyện với các tình tiết, sự kiện, biến cố theo một diễn biến lôgíc, chặt - GV: Xung đột kịch được cụ thể hóa chẽ, nhất quán. thông qua hành động và ngôn ngữ của - Do nhân vật kịch thể hiện ,là sự cụ thể hóa nhân vật kịch. Trước hết chúng ta sẽ của xung đột kịch. tìm hiểu hành động kịch. Vậy, hành * Nhân vật kịch động kịch là gì? - Các loại nhân vật kịch: HS trả lời. + Nhân vật chính, nhân vật phụ. + Nhân vật chính diện, phản diện. - Nhân vật thông qua lời thoại và hành động thể 272


- GV hỏi: Nêu đặc điểm của nhân vật hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện kịch? chủ đề của vở kịch *Ngôn ngữ kịch - Ngôn ngữ kịch: chủ yếu là ngôn ngữ nhân vật được thể hiện trong những lời thoại - Đặc điểm của ngôn ngữ kịch: mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao (lời nói thường -GV hỏi: ngày) + Ngôn ngữ kịch được thể hiên ở - Có 3 kiểu lời thoại: đâu? Ngôn ngữ kịch được phân thành + Lời đối thoại: giữa các nhân vật với nhau mấy loại? + Lời độc thoại: nhân vật nói một mình, với mình, có thể nói thành tiếng, có thể nghĩ trong + Giải thích đặc điểm của từng loại đầu ngôn ngữ kịch. Vai trò của chúng? + Lời bàng thoại: lời nhân vật nói riêng với khán giả - GV khái quát: *Thời gian, không gian kịch: + Hành động kịch và ngôn ngữ kịch Có thể là một hay nhiều địa điểm; một ngày, được thực hiện bởi các nhân vật, qua nhiều ngày, hang năm, nhiều năm, nhiều thế đó bộc lộ mâu thuẫn, xung đột kịch hệ… và tô đậm tính cách nhân vật. *Cốt truyện kịch: phát triển theo sự phát triển + Kể tên các phần của cốt truyện một của xung đột kịch vở kịch? - Mở đầu - Thắt nút (mâu thuẫn, xung đột xuất hiện). - Phát triển - Đỉnh điểm. - Giải quyết (cởi nút) *Tóm lại: Đặc trưng chủ yếu của kịch - GV: Hãy khái quát những đặc trưng - Kịch tập trung miêu tả xung đột trong đời chủ yếu của kịch? sống. - Hành động kịch được tổ chức qua cốt truyện, được thực hiện bởi các nhân vật. - Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao. - GV: Dựa trên những cơ sở nào để c. Phân loại kịch: có thể phân loại kịch? Nêu các kiểu - Xét theo nội dung, ý nghĩa xung đột kịch: loại kịch và đặc điểm của mỗi kiểu + Bi kịch: xung đột giữa cái cao cả-thấp hèn, loại? mới-cũ; kết thúc bi thảm (Hăm-lét…) - GV: Giải thích các khái niệm thể + Hài kịch: dùng tiếng cười hài hước châm loại, lấy dẫn chứng về từng thể loại biếm để xây dựng và kết thúc xung đột (Trưởng (bi kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm- giả học làm sang, Nghêu Sò Ốc Hến…) lét, Vũ Như Tô,...; hài kịch: Trưởng + Chính kịch: phản ánh xung đột trong cuộc giả học làm sang, Lão hà tiện...; sống hằng ngày, vui buồn lẫn lộn (Tôi và chúng chính kịch: Hồn Trương Ba, da hàng ta…) thịt, Bắc Sơn, Tôi và chúng ta...) 273


2. Hướng dẫn tổng kết về đọc kịch bản văn học - GV yêu cầu HS đọc SGK, rút ra yêu cầu đọc kịch bản văn học. HS thực hiện, trình bày 1 phút. GV chuẩn xác.

2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học

c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn GV tổ chức thảo luận nhóm, 4 nhóm thi đua, thời gian 5 phút. + Nội dung: đọc trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”) của Sếch-xpia. ( Phân tích ngôn ngữ, hành động để thấy được xung đột nội tâm ở nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét) Bài tập 1 (111) *Hướng dẫn: - Xung đột kịch chủ yếu được bộc lộ qua ngôn ngữ của nhân vật kịch: Rô-mê-ô, Giu-liét. + Xung đột nội tâm: tình yêu - thù hận. + Xung đột bên ngoài: mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ. - Giải quyết xung đột: tình yêu vượt lên thù hận. => Chủ đề: Ngợi ca tình yêu, tình người theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài Tiết 2 + Đọc văn bản, ghi những ý chính 274


+ Kể tên những tác phẩm văn nghị luận đã học

Tiết 144– MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: - Nêu được khái niệm về kịch, nghị luận - Hiểu được một số thể loại văn học kịch, nghị luận - Cảm nhận được văn bản kịch, nghị luận căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại. - Vận dụng hiểu biết về kịch, nghị luận để viết bài văn nghị luận văn học theo đặc trưng thể loại; 2. Về kĩ năng: - Kỹ năng đọc hiểu: Có kỹ năng đọc – hiểu văn bản chính luận, nhận diện được các phương thức biểu đạt chính, kiểu văn bản... - Kỹ năng tạo lập văn bản: + Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. + Tạo lập được văn bản nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 3. Về thái độ: Nâng cao năng lực thẩm mĩ, biết cảm thụ cái đẹp của ngôn ngữ văn chương. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thể loại kịch, nghị luận; 275


- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn học liên quan đến thể loại kịch, nghị luận; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thể loại kịch, nghị luận; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về về thể loại kịch, nghị luận; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm sự khác nhau giữa thể loại kịch, nghị luận; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit, - Tư liệu tham khảo: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 (NXB Giáo dục, 2000); Lý luận văn học (tập 3 – NXB Đại học Sư phạm Hà Nội). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. + Đọc văn bản, ghi những ý chính + Kể tên những tác phẩm văn nghị luận đã học III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày đoạn văn phân tích xung đột kịch ở đoạn trích Tình yêu và thù hận ( Sechxpia) b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + khái niệm về kịch, nghị luận + một số thể loại văn học kịch, nghị luận + viết bài văn nghị luận văn học theo đặc trưng thể loại; - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - GV yêu cầu HS kể tên những tác phẩm II. Nghị luận văn nghị luận đã học? 1. Khái lược về nghị luận HS trình bày 1 phút. GV chuẩn xác: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Tựa trích diễm thi tập (Hoàng 276


Đức Lương), Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Về luân lý xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)… - GV hỏi: Điểm gặp gỡ của các tác phẩm là gì? HS trình bày. GV chuẩn xác: điểm chung của các văn bản nghị luận là: giàu tính triết lí, tính biện luận và tính thuyết phục về lí lẽ. - GV hỏi: Các đặc điểm của văn nghị luận? HS trình bày. GV chuẩn xác.

- GV yêu cầu HS đọc lại các câu hỏi hướng dẫn học bài Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh). Các yêu cầu từng bước giúp anh/chị tìm hiểu tác phẩm như thế nào? HS thực hiện, trình bày 1 phút. GV chuẩn xác.

- GV hỏi: Chỉ ra những yêu cầu chung của việc đọc các văn bản nghị luận? HS trình bày 1 phút. GV chuẩn xác.

Đặc điểm của văn nghị luận là: - Văn nghị luận dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức…) tác động vào lí trí, nhận thức và tâm hồn giúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra. - Ngôn ngữ trong văn nghị luận mang tính xã hội và tính học thuật cao. - Theo nội dung bàn luận, văn nghị luận được chia làm 2 thể: văn chính luận và phê bình văn học. 2. Yêu cầu về đọc văn nghị luận a. Ngữ liệu: văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” – Phan Châu Trinh Phần Hướng dẫn học bài có 5 câu hỏi: - Câu 1: giúp xác định các phần chính và nội dung của từng phần, mối liên hệ giữa chúng. - Câu 2, 3,4: hướng dẫn người học đi sâu tìm hiểu các vấn đề cơ bản trong từng phần. - Câu 5: yêu cầu người học nhận xét về nghệ thuật kết hợp các yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong bài văn. - Ba câu hỏi trong phần Luyện tập yêu cầu hình dung toàn cảnh, tâm trạng của tác giả khi sáng tác, tấm lòng, tầm nhìn của Phan Châu Trinh trong bài viết, ý nghĩa của vấn đề tấc giả đặt ra trong cuộc sống hiện nay. b. Yêu cầu đọc văn nghị luận: - Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Tóm lược các luận điểm và mối quan hệ giữa chúng → Phát hiện mạch suy nghĩ của người viết về vấn đề. - Cảm nhận tâm tư, tình cảm của người viết với vấn đề nghị luận ở mạch chìm của văn bản. - Phân tích nghệ thuật lạp luận, nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ trong bài viết. 277


- Khái quát giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm → Rút ra bài học từ vấn đề bàn luận. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Bài tập 2 (111) GV tổ chức thảo luận nhóm, 4 nhóm thi đua, thời gian 5 phút. Nội dung: Phân tích nghệ thuật lập luận trong Ba cống hiến vĩ đại của Các – Mác (Ăng – ghen). HS thảo luận, trình bày. GV chuẩn xác. - CÊu tróc lËp luËn: gåm 7 ®o¹n, phÇn më ®Çu gåm 2 ®o¹n(1 vµ 2), phÇn néi dung chÝnh gåm 4 ®o¹n (3,4,5,6), phÇn kÕt luËn gåm ®o¹n 7 vµ c©u cuèi cïng. - C¸ch lËp luËn: so s¸nh t¨ng tiÕn: Néi dung ®o¹n sau cã gi¸ trÞ cao h¬n ®o¹n tr−íc. ¡ng ghen ®· tæng kÕt ba cèng hiÕn vÜ ®¹i cña M¸c cho loµi ng−êi: + T×m ra quy luËt ph¸t triÓn cña x· héi lµ h¹ tÇng c¬ së quyÕt ®Þnh th−îng tÇng kiÕn tróc (®o¹n 3); + Ph¸t hiÖn ra gi¸ trÞ thÆng d−, quy luËt vËn ®éng cña ph−¬ng thøc s¶n suÊt t− b¶n chñ nghÜa(®o¹n 4); + Kh¼ng ®Þnh ph¶i biÕn lÝ thuyÕt thµnh hµnh ®éng c¸ch m¹ng(®o¹n 5, 6). → C¸c vÕ c©u ë mçi ®Çu ®o¹n ®−îc coi lµ dÊu hiÖu cña lËp luận t¨ng tiÕn: "nh−ng không ph¶i chØ cã thÕ mµ thôi"; "Nh−ng ®Êy hoµn toµn không ph¶i lµ ®iÒu chñ yÕu ë M¸c".... d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: HS tổng kết bằng graph.

278


3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Chuẩn bị bài ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC

Tiết 147 ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã học. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức đó. Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học 2. Về kĩ năng: Nhận diện, phân tích tác phẩm văn học hiện đại. 279


3. Về thái độ: - Nắm vững những tri thức cơ bản về văn học hiện đại, hệ thống các tác phẩm theo tinh thần thể loại; - Biết phân tích theo từng cấp độ : sự kiện - tác phẩm - hình tượng và ngôn ngữ theo phong cách chức năng. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX và từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945; Văn học nước ngoài. - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn học giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX và từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 ;Văn học nước ngoài. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giai đoạn văn học. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học của giai đoạn này - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các bộ phận văn học, xu hướng văn học giai đoạn này; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tài liệu tham khảo: Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về lịch sử VN, nước ngoài giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến hết XX; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Xem lại kiến thức cần huy động để đọc hiểu III. Tiến trình giờ học. Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Văn học Việt Nam trong SGK có những bình diện nào đáng lưu ý? A. Bình diện lịch sử văn học B. Bình diện thể loại sáng tác C. A và B đều đúng D. A và B đều sai Câu 2: Văn học thời kì hiện đại có mấy đặc điểm cơ bản? A. Hai đặc điểm B. Ba đặc điểm C. Bốn đặc điểm D. Năm đặc điểm Câu 3: Vì sao xu hướng dân tộc hoá, dân chủ hoá lại phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVIII – XIX? A. Do các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục nổi ra B. Do sự khủng hoảng trầm trọng của xã hội C. Do sự khủng hoảng trầm trọng của ý thức hệ phong kiến D. Cả ba ý trên Câu 4: Dòng nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của dòng văn học bất hợp 280


pháp? A. Tư tưởng bị kiểm soát B. Văn học phục vụ chính trị C. Nhà văn trước hết là chiến sĩ D. Bị hạn chế nặng nề về điều kiện sáng tác Câu 5: Sự phân hoá hai dòng văn học (hợp pháp và bất hợp pháp) thực chất là phân hoá về yếu tố nào? A. Phong cách B. Lập trường chính trị D. Tư tưởng C. Khuynh hướng Đáp án: 1C, 2B, 3D, 4A, 5B

Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức mới: 30p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã học. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, * Hình thức tổ chức hoạt động: Câu 1 : Thơ mới và thơ trung đại 1. Hướng dẫn ôn tập thơ mới và thơ trung đại THƠ TRUNG ĐẠI THƠ MỚI - Thơ mới khác với thơ trung đại Ra đời trong xã hội Ra đời trong xã hội như thế nào? phong kiến. Chịu ảnh thực dân nửa phong - HS làm việc cá nhân, phát biểu, hưởng thi pháp văn học kiến. Chịu ảnh hưởng nhận xét GV nhắc lại một số Trung Quốc. thi pháp văn học bài đã học để so sánh, nhận xét . Phương Tây. Tác giả là tầng lớp nho Tác giả là trí thức Tây sĩ, quan lại. học. Thể hiện “ cái đại Thể hiện “ cái tôi” một chúng” cách tuyệt đối, ý thức cá nhân phát triển. 2. Thảo luận nhóm lớn (trả lời câu hỏi: 2, 3,4) Thời gian 10 phút Nhóm 1: Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà? Làm rõ tính chất giao thời ( giữa văn học trung đại và văn học hiện đại) về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên Nhóm 2: Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diêu, em hãy làm rõ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến CMT8/1945? Nhóm 3: Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu,Tràng giang của Huy Cận Nhóm 4: Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, Chiều xuân của Anh Thơ Các nhóm trình bày, GV nhận xét chuẩn xác kiến thức Định hướng nhóm 1: Câu 2: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG HẦU TRỜI 281


1/ Nội dung - Chí làm trai là chủ động xoay trời đất, làm việc kì lạ, làm chủ cuộc sống… - Khẳng định sự đóng góp của cá nhân với cuộc đời, tin tưởng vào thế hệ mai sau. - Xót xa trước hiện thực đất nước, phê phán nền thi cử Nho học. - Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường. 2/ Nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn bát cú. - Luật và ngôn ngữ thuộc phạm trù văn học trung đại. - Xây dựng được hình tượng mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng, hình ảnh kì vĩ, mạnh mẽ

- Viết năm 1905.

1/ Nội dung - Khẳng định tài năng văn chương hơn người, khao khát muốn thể hiện cái tôi tài hoa, phóng túng giữa cuộc đời của tác giả. - Cuộc sống của người cầm bút.

2/ Nghệ thuật - Hư cấu truyện Hầu trời có sự sáng tạo trong sáng tác. - Thể thơ thất ngôn tự do. - Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh… - “Cái tôi cá nhân” vần phảng phất tính “ cái ngông “ của nhà văn Nho tài tử trong thơ ca trung đại thời kỳ cuối. - Viết năm 1921

Định hướng nhóm 2: Câu 3 - Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu. Hầu trời – Tản Đà. Được viết vào đấu thế kỷ XX, đây là thời kỳ đầu quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. - Hai bài thơ này đã đề cập đến Cái tôi ý thức cá nhân khẳng định mạnh mẽ cá nhân nhưng cả hai bài chỉ là gạnh nối của hai thời đại thi ca. - Vội vàng – Xuân Diệu đã thể hiện sự cuồng nhiệt hết mình khi giao cảm với thiên nhiên, cuộc sống, con người. Xuân Diệu bộc lộ quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thời gian, đời người và lối sống vội vàng. Đến Xuân Diệu, quá trình hiện đại hóa văn học mới diễn đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện. Định hướng nhóm 3: T/ PHẨM Vội vàng XD

Câu 4 NỘI DUNG - Sự giao cảm hết mình với thiên nhiên, với con người, với cái đẹp của thiên nhiên, cái vẻ đẹp của con ngưởi. Từ đó có quan niệm mới mẻ về nhân sinh. Nỗi buồn về thới gian một đi không bao giờ trở lại, đời người hữu hạn. Để từ đó có cách sống vội vàng.

NGHỆ THUẬT - Giọng điệu say mê sôi nổi, có nhiều sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh. - Kết hợp giữa cảm xúc và mạch luận lý. 282


Tràng (HC)

giang - Huy Cận gửi nỗi buồn của mình, cái tôi cô đơn trước thiên nhiên sông dài trời rộng và cả những vật hữu hình nhỏ bé, trôi nổi. Đồng thờii đọng lại trong tình yêu quê hương đất nước

Định hướng nhóm 4: T/ PHẨM NỘI DUNG Đây thôn Vĩ - Bức tranh đẹp trong sự giao cảm với Dạ (ïHMT) thiên nhiên và con người, để từ đó nhà thơ bộc lộ nỗi buồn gợi nhớ đến bâng khuâng. Một nỗi buồn với bao uẩn khúc trong lòng. Một tình cảm tha thiết với đời, với người - Diễn tả tâm trạng của chàng trai lúc tương tư. Để từ đó thấy được hồn quê hoà lẫn với cảnh quê. Từ thương nhớ đến hờn giận, trách móc, chàng trai bộc lộ khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

Tương tư (NB)

- Bài thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn có giọng điệu gần gũi thân thuộc ở hình ảnh trong thơ.

NGHỆ THUẬT - giàu hình ảnh biểu hiện nội tâm. Ngôn ngữ tinh tế, giàu sức liên tưởng.

- Miêu tả diễn biến tâm trạng. Kết hợp giữa hồn quê và cảnh quê. Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị, giọng thơ ngọt ngào, tha thiết làm sống dậy hồn xưa đất nước.

- Thủ pháp gợi tả làm - Bức tranh chiều xuân tiêu biểu ở đống nổi bật không khí, nhịp bằng Bắc Bộ hiện lên với không khí và sống ở nông thôn. nhịp sống ở nông thôn. - Dùng cái động để tả - Với cảnh vật của mùa xuân êm ả. cái tĩnh. Hoạt động 3 - Hoạt động thực hành: 5p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận theo bàn - Phiếu học tập a/ Vì sao văn học Việt Nam từ những giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại, nhất là ở vào thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 lại có sự phát triển mạnh mẽ của nhiều cá tính sáng tạo nhiều phong cách độc đáo? b/ Hãy so sánh một số tác phẩm cùng thời và cùng thể loại trong chương trình để rút ra nhận xét về những nét độc đáo khác nhau của các cây bút Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Phan Bội Châu, Tản Đà, Xuân Diệu, Nguyễn Bính. Trả lời: a) Cơ sở tư tưởng của sự hình thành cá tính và phong cách nghệ thuật của các nhà văn là Chiều (AT)

xuân

283


sự thức tình của ý thức cá nhân. - Vào cuối thời trung đại, tình trạng khủng hoảng sâu sắc của xã hội và ý thức hệ phong kiến là cơ sở xã hội, cơ sở tư tuởng của sự thức tỉnh cá nhân ở những người cầm bút. - Đến thế kỷ XX, hoàn cảnh xã hội mới lại càng tạo điều kiện đầy đủ hơn nữa cho sự thức tỉnh ý thức cá nhân trong đời sống văn học. (Những cuộc khai thác thuộc địa của thực dân dẫn đến sự ra đời của hàng loạt đô thị có tính chất tư bản chủ nghĩa. Sinh hoạt đô thị và ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa, văn học phương Tây hiện đại qua tầng lớp trí thức “Tây học” ngày càng đông đảo là sở sở cho sự phát triển mạnh mẽ của ý thức cá nhân). b) So sánh các nhà thơ cùng thời để phân biệt cá tính và phong cách của mỗi cây bút là một yêu cầu rất khó. Vì vậy, chỉ nên so sánh, nêu vài nét khác biệt nổi trội nhất ở mỗi cây bút. Chẳng hạn, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương đều là những nhà thơ Nôm kiệt xuất cuối thời trung đại. Nhưng Hồ Xuân Hương là tiếng nói táo bạo, đấu tranh quyết liệt cho quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, nạn nhân của lễ giáo phong kiến; Nguyễn Khuyến là nhà thơ trữ tình tài hoa của làng cảnh Việt Nam, đồng thời là một cây bút trào phúng rất thâm thúy; Tú Xương là một cá tính đầy góc cạnh, một tiếng cười châm biếm mạnh mẽ ném vào tầng lớp thị dân hãnh tiến, lố bịch, vô đạo, con đẻ của xã hội thực dân nửa phong kiến mới hình thành. Ông cũng thường có tiếng cười tự trào thể hiện ý thức trách nhiệm đối với gia đình và với quê hương đất nước; Phan Bội Châu là một tâm hồn đầy khí phách anh hùng và tinh thần lãng mạn Cách mạng, nhưng vẫn mang dáng dấp một đấng trượng phu “đội trời đạp đất”; Tản Đà là một hồn thơ lãng mạn rất phóng túng, thể hiện “cái ngông” của một nhà nho tài hoa bất đắc chí; Xuân Diệu là một tâm hồn sôi nổi, cuồng nhiệt thể hiện niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc đời; Nguyễn Bính là một hồn thơ chân quê, rất gần với ca dao dân ca… Hoạt động 4 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị bài ở nhà Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tràng giang ( Huy Cận) Hình tượng nhân vật trữ tình : con người trước bao la trời rộng, sông dài, con người khao khát tình đời, tình người, cảm nhận thấm thía mối sầu cô đơn "Mênh mông không một chuyến đò ngang - Không cầu gợi chút niềm thân mật - Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng". Nỗi buồn nhân thế vốn có cơ sở thực tại, khi nó tìm thấy những đồng điệu ấy là khi nó thể hiện được tiếng nói cúa một thế hệ, thế hệ "Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền. Nỗi "nhớ nhà" như thế không cần một hình ảnh tương đồng, nó sẵn chất chứa trong lòng người, phản chiếu tình cảm lớn : tình cảm với Tổ quốc, đất nước.

284


Tiết 148 ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã học. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức đó. Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học 285


2. Về kĩ năng: Nhận diện, phân tích tác phẩm văn học hiện đại. 3. Về thái độ: - Nắm vững những tri thức cơ bản về văn học hiện đại, hệ thống các tác phẩm theo tinh thần thể loại; - Biết phân tích theo từng cấp độ : sự kiện - tác phẩm - hình tượng và ngôn ngữ theo phong cách chức năng. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX và từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945; Văn học nước ngoài. - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn học giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX và từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 ;Văn học nước ngoài. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giai đoạn văn học. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học của giai đoạn này - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các bộ phận văn học, xu hướng văn học giai đoạn này; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tài liệu tham khảo: Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về lịch sử VN, nước ngoài giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến hết XX; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Xem lại kiến thức cần huy động để đọc hiểu III. Tiến trình giờ học. Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà. GV nhận xét Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức mới: 30p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã học. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, * Hình thức tổ chức hoạt động:

286


1. GV chuẩn bị dữ liệu cho HS Tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của các bài chơi trò chơi: Ai nhanh hơn, dđể thơ: Chiều tối, Lai Tân – Hồ Chí Minh; Từ ấy, điền dư liệu vào bảng trống Nhớ đồng – Tố Hữu: Tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của các bài thơ: Chiều tối, Lai Tân – Hồ Chí Minh; Từ ấy, Nhớ đồng – Tố Hữu? Nội dung Nghệ thuật Chiều tối Hồ Chí Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc Bài thơ là sự kết hợp giữa vẻ Minh sống, ý chí vươn lên hoàn cảnh đẹp cổ điển mà hiện đại. khắc nghiệt của người tù cộng sản. Mạch thơ có sự vận động Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan mạnh mẽ. của Bác. Lai Tân Hồ Chí - Bài thơ như một tứ cười hóm Tạo nên kết cấu đặc biệt ở Minh hỉnh đày tính chất trào lộng thâm câu cuối để giọng điệu châm thuý vào xã hội Trung Hoa dân biếm nhẹ mà đau. quốc thời Tưởng - Lời tâm nguyện của người thanh - Vận động về tâm trạng thể niên trong bước đường giác ngộ lý hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, tưởng Đảng. Đồng thời bộc lộ nhạc điệu. niềm vui, say, tràn trề sức sống khi đón nhận lý tưởng Đảng. - Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với - Sử dụng thơ có kết câu quê hương, con người, Qua đó bộc điệp Nhớ đồng Tố Hữu lộ niềm say mê lý tưởng, khát thể hiện diễn biến tâm trạng khao tự do. Thảo luận nhóm theo bàn: - Bài thơ “Tôi yêu em” và “Bài thơ tình số 28” có điểm hay và đặc sắc nào chung? Điểm riêng? Ca ngợi tình yêu chân thành, trung thực, trong sáng, cao thượng và hiểu biết của nhân vật trữ tình “anh” “Tôi yêu em” “Bài thơ tình số 28” -Thấm đượm nỗi buồn của mối tình đơn - Giãi bày ty và triết lí về ty: TY là sự hiểu phương, vô vọng nhưng trong sáng của biết thậ sâu lẫn nhau, là sự hòa hợp hai một tâm hồn chân thành, mãnh liệt, nhân tâm hồn, hai cuộc sống, là khát khao hậu, vị tha. chiếm lĩnh tinh thần, tư tưởng của nhau, - Ngôn từ giản dị, tinh tế mãi mãi đó là khát vọng tư tưởng. - Điệp ngữ “Tôi yêu em” - Lối so sánh: Như A, B ... giả định nhiều - Lới cầu nguyện nhiều ý nghĩa tầng bậc tăng tiến; Nếu A chỉ là B nhưng A lại là C; A = C Nội dung Nghệ thuật Nhân vật Bê-li-cốp Qua nhân vật này, Sê- khốp phê Xây dựng nhân vật điển hình. Từ ấy

287


Sê- khốp

phán lối sống hèn nhát, bạc Giọng kể chậm dãi, giễu cợt nhược, bảo thủ, ích kỉ của một châm biếm, mỉa mai mà pha bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ chút buồn đời. Chi tiết ấy ấn XIX. Từ đó nhà văn thức tỉnh tượng: cái vỏ bao mọi người: không thể sống như thế mãi được. Giăng Van- giăng Người ban phát tình thương cho Xây dựng cử chỉ, lối nói nhân Huy- gô những kẻ khốn khổ vât. Chịu nhiều hy sinh, thiệt thòi vì Tạo nên sự đối lập giữa nhân người khác. vật Giăng Van- giăng và GiaTrong hoàn cảnh bất công, ve. tuyệt vọng, con người chân Nụ cười trên môi của Phăngchính vẫn có thể bằng ánh sáng tin là hình ảnh lãng mạn tăng yêu thương đẩy lùi bóng tối của thêm vẻ đẹp của Giăng Vancường quyền. Nhóm ngọn lửa giăng. niềm tin vào tương lai. Hoạt động 3 - Hoạt động thực hành: 5p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận theo bàn - Phiếu học tập Theo nhà văn Hoài Thanh, Xuân Diệu là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới". Đặc điểm đó của thơ Xuân Diệu được thể hiện như thế nào ở bài thơ Vội vàng? 1.Giảỉ thích : "mới" : là mới mẻ, hiện đại. Ở đây bao hàm sự so sánh giữa thơ Việt Nam hiện đại đầu thế kỉ XX với thơ Việt Nam thời kì trung đại ; "mới nhất" : là từ chỉ tính chất hiện đại được thể hiện ở mức độ cao nhất, nhiều nhất ; "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" là ý kiến khẳng định Xuân Diệu là nhà thơ hàng đầu trong phong trào Thơ mới với các đặc điểm nội dung (quan niệm, đề tài, chủ đề tư tưởng,...) và nghệ thuật (thể loại, ngôn ngữ thơ, cách thể hiện ý, tình trong thơ,...). 2.Phân tích : - Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc và khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ (ngợi ca mùa xuân, ngợi ca cuộc đời, ngợi ca tuổi trẻ, sự tiếc nuối thời gian, tiếc nuối tuổi xuân đi qua không trở lại, lởi kêu gọi sống hết mình, sống cuồng nhiệt, sống đến kiệt cùng của cảm giác, cám xúc,...) so với xúc cảm và quan niệm của một số tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ mới mà các em đã biết (Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Huy Cận,...). - Những cách tân về thể loại, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và quan niệm mang tính triết lí; giọng điệu trữ tình sôi nổi, mê say (vui vẻ, ngập tràn hạnh phúc trước vẻ đẹp của mùa xuân, cuộc đời, nhạy cảm trước sự trôi chảy của thời gian, giục giã, hối hả tận hưởng cuộc sống tuổi trẻ,...), ngôn ngữ nghẹ thuật giàu tính hình tượng, giàu cảm xúc,... so với những cách tân nghệ thuật ở một số tác phẩm của tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới mà các em đã biết (Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Huy Cận,...). 3. Khẳng định giá trị của tác phẩm và những đóng góp to lớn của Xuân Diệu cho công cuộc cách mạng thơ ca Việt Nam hiện đại. Vội vàng là tuyên ngôn về lẽ sống và thể hiện 288


đặc điểm phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu, là một minh chứng cho vị trí của nhà thơ trong thơ hiện đại "mới nhất trong các nhà thơ mới". Hoạt động 4 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị bài ở nhà + Vẽ bản đồ tư duy/grap nội dung bài học + Chọn một bài thơ cách mạng của Bác Hồ, Tố Hữu (ngoài SGK) hoặc của tác giả khác; học thuộc và viết lời bình khoảng l - 2 trang.

Tiết 149 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: Hệ thống hóa và ôn tập những kiến thức thuộc ba lĩnh vực chủ yếu - Kiến thức chung về tiếng Việt: đặc điểm loại hình của tiếng Việt, từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân; - Kiến thức về hoạt động giao tiếp ngôn ngữ: ngữ cảnh, nghĩa của câu; - Kiến thức về phong cách ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận. 2. Về kĩ năng: - Nhận biết và phân tích các yếu tố ngôn ngữ, hiện tượng ngôn ngữ (các thành phần nghĩa của câu, sự biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng của cá 289


nhận tron ngôn ngữ văn bản, sự chi phối của ngữ cảnh đến nội dung và hình thức ngôn ngữ của văn bản). - Hệ thống hóa kiến thức bằng bảng tổng hợp trong đó có sự so sánh đối chiếu (hai thành phần nghĩa của câu, đặc điểm loại hình của tiếng Việt, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận). 3. Về thái độ: Có ý thức trân trọng, yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến Tiếng Việt - Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến Tiếng Việt - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vẻ đẹp của tiếng Việt - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về hoạt động giao tiếp, phong cách ngôn ngữ văn bản - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của Tiếng Việt với loại hình ngôn ngữ khác; - Năng lực tạo lập văn bản . II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Tiếng Việt thực hành (Nguyễn Thị Thìn, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2000). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Lựa chọn nội dung thể hiện đúng và đủ các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt? A. Tiếng Việt là thứ tiếng đơn âm, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ B. Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập với ba đặc trưng cơ bản: âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ. C. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ chấp dính, từ không biến đổi hình thái D. Tiếng Việt không có trọng âm từ, âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái Câu 2: Dòng nào sau đây nói chính xác lí do: vì sao người Việt có thể làm thơ Đường luật bằng tiếng Việt? A. Do tiếng Việt có họ hàng với Hán ngữ B. Do tiếng Việt vay mượn của Hán ngữ C. Do tiếng Việt và Hán ngữ hoàn toàn không có gì khác nhau 290


D. Do tiếng Việt có cùng loại hình với Hán ngữ Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức mới: 30p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Hệ thống hóa và ôn tập những kiến thức thuộc ba lĩnh vực chủ yếu + đặc điểm loại hình của tiếng Việt, từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân; + hoạt động giao tiếp ngôn ngữ: ngữ cảnh, nghĩa của câu; + phong cách ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. Phân biệt ngôn ngữ chung và Câu 1: * Ngôn ngữ chung: lời nói cá nhân GV: Vì sao ngôn ngữ là tài sản - Bao gồm những yếu tố chung cho mọi thành viên chung của xã hội? Vì sao lời nói trong xã hội: âm vị, tiếng, từ, cụm từ cố định.. - Có quy tắc ngữ pháp chung mà mọi thành viên đều lại là sản phẩm của các nhân? phải tuân thủ nh: tổ chức câu, sắp xếp trật tự từ, dùng HS làm việc cá nhân, trình bày dấu câu… - Là sản phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội. * Lời nói cá nhân: - Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành lời nói cụ thể. - Vận dụng linh hoạt các quy tắc ngữ pháp. - Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phơng diện nh: trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân … Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Câu 2: Nhóm 1: Câu 2+3 SGK * Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận: Bài thơ gồm 56 tiếng, đều là ngôn ngữ chung -Bài thơ gồm 56 tiếng, đều là ngôn Sự vận dụng sáng tạo của Tú Xơng: ngữ chung + “Lặn lội thân cò” lấy từ ngôn ngữ chung, nhưng đã -Sự vận dụng sáng tạo của Tú đảo trật tự từ Xương: + “Eo sèo mặt nước” (tương tự) + “Lặn lội thân cò” lấy từ ngôn + “Năm nắng mười mưa” (vận dụng thành ngữ) ngữ chung, nhưng đã đảo trật tự từ Tất cả: thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo + “Eo sèo mặt nước” (tương tự) đảm đang của bà Tú. + “Năm nắng mười mưa” (vận dụng thành ngữ) Tất cả: thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang của bà Tú. Câu 3: - Câu 3: (Đáp án :B) Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc 291


Nhóm 2: Câu 4 SGK * Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận: - Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược - Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân tự vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy: 21 nghĩa sĩ đã hi sinh bài văn tế ra đời trong bối cảnh chung và cụ thể đó. Nhóm 3: Câu 5+6 SGK * Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận: a/Nghĩa sự việc: nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu - Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ - Do CN, VN, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện b/Nghĩa tình thái: thái độ, sự đánh giá của người nói sự việc ; người nghe. - Biểu hiện qua các từ ngữ tình thái. Câu 6 :“Dễ họ không phải đi gọi đâu” Nghĩa sự việc là: câu biểu hiện hành động Nghĩa tình thái là: phỏng đoán sự việc Nhóm 4: Câu 7+8 SGK * Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận: 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp 2. Từ không biến đổi hình thái 3. Ý nghĩa ngữ pháp : ở chỗ sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và cách dùng hư từ Ví dụ minh hoạ

vận dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói. Câu 4: Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược. Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tự vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy: 21 nghĩa sĩ đã hi sinh bài văn tế đã ra đời trong bối cảnh chung và cụ thể đó. “Súng giặc đất rền Lòng dân trời tỏ” Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, bỏ rơi dân chúng, chỉ có những người nông dân yêu nước, dũng cảm đứng lên đánh giặc. Ngữ cảnh chi phối cách sử dụng từ ngữ của hai câu tứ tự mở đàu bài văn tế: lòng dân < > súng giặc Câu 5: So sánh nghĩa sự việc và nghĩa tình thái a. Khái niệm - Nghĩa sự việc: Nghĩa chỉ sự vật, sự việc trong câu - Nghĩa tình thái: Nghĩa chỉ tình cảm, thái độ, hoàn cảnh…của câu nói b. Những biểu hiện thường gặp. - Hành động, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ… ( tương ứng với các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ) - Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ người nói đối với sự việc, thái độ người nói đối với người nghe. Câu 6: Phân tích 2 thành phần nghĩa trong câu nói: Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu. - Nghĩa sự việc: Không phải đi gọi họ - Nghĩa tình thái: Sự phỏng đoán (dễ… đâu) Câu 7: Đặc điểm loại hình tiếng Việt: 1. Tiếng là đơn vị ngữ pháp cơ sở. Mỗi tiếng là một âm tiết(âm tiết có thể là từ hoặc là yếu tỗ cấu tạo từ) Ví dụ: Chúng/ta / đang / ôn/tập / tiếng/Việt. (7 tiếng, 7 âm tiết, 4 từ ) 2. Từ không thay đổi hình thái. Ví dụ: Tôi rất nhớ anh ấy và anh ấy cũng rất nhớ tôi 3. Trật tự từ và hư từ là biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: Anh yêu em >< em yêu anh Anh và em Câu 8: Đặc trưng cơ bản của phong ngôn ngữ báo 292


1. “Thôn/ Đoài/ ngồi/ nhớ/ thôn /Đông” 2. “Con ngựa đá con ngựa đá” 3. ở đây cấm không được câu cá; ở đây được câu cá không cấm;

chí và phong cách ngôn ngữ chính luận. * Phong cách ngôn ngữ báo chí 1. Tính thông tin thời sự 2. Tính ngắn gọn 3. Tính sinh động hấp dẫn * Phong cách ngôn ngữ chính luận 1. Tính công khai về quan điểm chính trị. 2. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận. 3. Tính truyền cảm thuyết phục. Hoạt động 3 - Hoạt động thực hành: 5p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận theo bàn - Phiếu học tập GV giao nhiệm vụ: Phân tích ngữ cảnh câu văn sau trong truyện Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân) Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Ngữ cảnh của câu nói Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả.: + Nhân vật giao tiếp: Câu nói trên là của nhân vật thầy thơ lại, nói với nhân vật đang giao tiếp cùng là viên quản ngục. Trong đó, thẩy thơ lại là người giúp việc cho viên quản ngục - người đứng đẩu trại giam tỉnh Sơn. Do đó câu nói mang sắc thái tôn trọng, nể vì (Dạ bẩm). + Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: Bối cảnh giao tiếp rộng: xã hội Việt Nam thời phong kiến, triều đình phong kiến đang trên đà suy thoái, những cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra ở khắp nơi. Bối cảnh giao tiếp hẹp: Câu nói trên có bối cảnh hẹp là thư phòng của viên quan coi ngục, vào lúc trời tối, sau khi quản ngục nhận được công văn từ dinh quan Tổng đốc. Hiện thực được nói tới: Câu nói của thầy thơ lại đề cập đến Huấn Cao , một tử tù với tội danh phản nghịch triều đình sắp được áp giải đến trại giam của viên quan coi ngục. Thầy thơ lại nhận định Huấn Cao là người “văn võ song toàn”. + Văn cảnh: Sở dĩ người đọc có thể hiểu ý là Huấn Cao vì trước đó, lời đối thoại của hai nhân vật quan quản ngục và thầy thơ lại có nhắc đến tên tuổi, đặc điểm của nhân vật: người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao; Huấn Cao hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?; Thầỵ có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không?... Hoạt động 4 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị bài ở nhà + Lập bảng thống kê toàn bộ nội dung phần tiếng Việt đã học ở lớp 11 + Tìm thêm các ngữ liệu liên quan đến các bài tiếng Việt đã học 293


+ Vận dụng tích hợp phần tiếng Việt làm bài tập Đọc hiểu văn bản

Tiết 150 ÔN TẬP LÀM VĂN I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: - Đặc điểm, yêu cầu, cách thức tiến hành các thao tác: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. - Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận. - Yêu cầu và cách thức viết tiều sử tóm tắt và bản tin. 2. Về kĩ năng: - Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học. 294


- Viết đoạn văn, bài văn nghị luận vận dụng các thao tác phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. - Tóm tắt văn bản nghị luận. - Viết tiểu sử tóm tắt và bản tin. 3. Về thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức làm bài văn nghị luận sử dụng đa dạng các thao tác lập luận. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan các dạng bài làm văn trong chương trình ngữ văn 11; - Năng lực đọc – hiểu các văn bản nghị luận; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về cách làm bài văn nghị luận - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các thao tác lập luận khi tạo lập văn bản; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Kĩ năng làm văn nghị luận (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2000). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Dòng nào sau đây không phải là mục đích chủ yếu của văn nghị luận? A. Thuyết phục B. Phát biểu ý kiến C. Tranh luận D. Phản bác Câu 2: Như thế nào thì có thể cho là người đọc/ người nghe đã bị thuyết phục? A. Biết điều chúng ta nói B. Hiểu điều chúng nói C. Tin điều chúng ta nói D. Cả B và C Câu 3: Muốn lí lẽ và lập luận trong bài văn nghị lập được chặt chẽ thì lí lẽ đó phải xuất phát từ đâu? A. Từ sách vở B. Từ kinh nghiệm bản thân C. Từ chân lý hiển nhiên hoặc ý kiến được nhiều người thừa nhận D. Từ các nhà lãnh đạo Câu 4: Văn nghị luận với các thao tác lập luận cơ bản nào? A. Phân tích B. So sánh C. Bác bỏ và bình luận D. Cả ba ý trên Câu 5: Bài văn nghị luận muốn có sức thuyết phục cao cần chú ý những vấn đề gì? A. Tính hai mặt của một vấn đề B. Đặt vấn đề trong nhiều tương quan C. A và B đều đúng D. A và B đều sai 295


1 B; 2 D; 3 C; 4 D; 5 C Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức mới: 30p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Đặc điểm, yêu cầu, cách thức tiến hành các thao tác: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. + Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận. + Yêu cầu và cách thức viết tiều sử tóm tắt và bản tin. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. HS thống kê, phân loại và hệ Câu 1: thống hóa các bài học phần làm 1. Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận. 2. Thao tác lập luận phân tích. văn trong SGK Ngữ văn 11 HS trình bày nội dung đã chuẩn bị 3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích. 4. Thao tác lập luận so sánh. 5. Luyện tập thao tác lập luận so sánh. 6. Luyện tập kết hợp thao tác phân tích và so sánh. 7. Bản tin. 8. Luyện tập viết bản tin. 9. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. 10. Thao tác lập luận bác bỏ. 11. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ. 12. Tiểu sử tóm tắt. 13. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt. 14. Thao tác lập luận bình luận. 15. Luyện tập thao tác bình luận. 16. Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận. 2. HS thảo luận nhóm theo bàn sau đó lần lươth điền các thông tin vào bảng BẢNG TỔNG HỢP Thao tác/kiểu bài

Nội dung

Yêu cầu và cách làm

- So sánh để tìm ra những điểm giống - Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. Đánh giá trên cùng So sánh và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng. một tiêu chí. - Nêu rõ quan điểm của người viết. - Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra - Phân tích để thấy được bản chất thành những vấn đề nhỏ, để chỉ ra sự vật, sự việc. Phân bản chất của chúng. - Phân tích phải đi liền với tổng tích hợp . 296


Bác bỏ

Bình luận

- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe. - Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học.

- Bác bỏ luận điểm, luận cứ. - Phân tích chỉ ra cái sai - Diễn đạt rành mạch, rõ ràng. - Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận. - Đề xuất được những ý kiến đúng. - Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. - Đọc kĩ văn bản gốc. - Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt. - Tìm cách diễn đạt lại luận điểm. - Nguồn gốc. - Quá trình sống. - Sự nghiệp. - Những đóng góp.

Tóm tắt - Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản văn bản gốc theo một mục đích nào đó. nghị luận - Văn bản chính xác cụ thể về cuộc Viết tiểu đời, sự nghiệp và quá trình sống của sử tóm người được giới thiệu. tắt Hoạt động 3 - Hoạt động thực hành: 10p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Mục II.1/ tr 124 * Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận: Phan Châu Trinh sử dụng: + Thao tác lập luận bác bỏ + Thao tác lập luận phân tích + Thao tác lập luận bình luận Nhóm 2: Mục II.2/ tr 124 * Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận: Phân tích: - Cơ sở nào đề xuất hiện câu “Thất bị là mẹ thành công” + Trải qua thất bại. + Biết rút ra bài học kinh nghiệm thực tế. Bác bỏ: + Sợ thất bại nên không dám làm gì + Bi quan chán nản khi gặp thất bại + Không biết rút ra bài học Chứng minh … Nhóm 3: Mục II.3/ tr 124 * Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:

297


- Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm thực ra không có. - Tác giả làm xuất hiện loại người thứ hai “Loại người sau đây thì chắc không ít: sợ rất nhiều thứ … đồi bại nhất”. Tác giả đã bác bỏ. Hoạt động 4 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị bài ở nhà Lập dàn ý: Suy nghĩ của anh (chị) về phong cách thời trang của tuổi trẻ học đường hiện nay. 1.Dẫn dắt và nêu vấn đề (tâm lí tuổi trẻ, nhất là học sinh có hứng thú đặc biệt với cái đẹp, cái mới. Trong đó, thời trang học đường có nhĩrng xu hướng và biểu hiện đáng quan tâm và quan điểm, thái độ của bản thân đối với thời trang học đường). 2.Phác hoạ bức tranh chung về thời trang củaa tuốỉ trẻ học đường: + Phần lớn học sinh đến trường ăn mặc theo khả năng kinh tế và hướng dẫn ủaa gia đình, nhà trưừng. Những bộ đồng phục học đường với áo sơ mi trắng hoặc áo dài trắng đã được lựa chọn và mức độ cảm mến của học sinh, phụ huynh và các thầy cò giáo đối với những trang phục này. + Một bộ phận học sinh chú trương ăn mặc ấn tượng, gây chú ý với mọi ngirời bởi sự "sành điệu", hợp thời, làm nổi bật cá tính,... bắt chước cách ăn mặc của các siêu sao, của những người nổi tiếng. + Một số bạn sửa lại bộ đồng phục theo kiểu dáng mà mình thích, mang những chiếc cặp sách, ba lô với đủ các màu sắc, kiểu dáng và những phụ kiện, kín đáo "theo thời",... 3.Suy nghĩ (nhận xét, đánh giá, lựa chọn,...) của bản thân về : + Trang phục học sinh (đẹp. theo thời hay đơn giản, phù hợp với điều kiện kinh tế cúa phần đông các gia đình có con đang đi học) và nét đẹp văn hoá học đường (thể hiện nét đẹp trong sáng, hồn nhiên, phù hợp với lứa tuổi, vởi yêu cầu của việc học tập,...); + Lứa tuổi học sinh và vấn đề thời trang (tâm lí ham thích cái mới, cái đẹp,...; khả năng tạo dựng hình ảnh cho bản thân bằng những trang phục làm toát lên vẻ đẹp trẻ trung, hợp với xu thế thời đại, năng động, cá tính,... của bản thân ; yêu cầu của việc học tập và những tác động không mong muốn mà thời trang có thể gây ra cho học sinh,...); + Những quy định cần thiết về việc ăn mặc khi đến trirờng và sự lựa chọn của bạn chấp hành những quy định về trang phục khi đến trường. 4.Khẳng định lại quan điểm, thái độ của bản thân về vấn đề thời trang học đường.

298


Tiết 151 LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: - Một số kiến thức cơ bản đọc hiểu văn bản - Nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. 2. Về kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu, tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn 3. Về thái độ: 299


Có ý thức tự giác, chủ động, độc lập trong làm văn. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghị luận; - Năng lực đọc – hiểu văn bản - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về một số vấn đề. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những kiến thức đã học - Năng lực sử dung ngôn ngữ, tạo lập văn bản II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Kĩ năng làm văn nghị luận (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2000). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Xem lại một số kiến thức về đọc hiểu, cách viết đoạn. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Thi kể tên các nhà thơ Mới Việt Nam Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 35p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, * Hình thức tổ chức hoạt động: I. Đọc hiểu: Đề 1: 1. PCNN báo chí/chính luận I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận. hỏi: “Mỗi người trước sau phải rước một 2. Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình đam mê. Người không ham thích một cái gì cả thường: - Người sống có đam mê: là người bình là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì thường cả về sức khỏe thể lực và tinh thần - Người không ham thích một cái gì là đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo người tu hành là người không đam mê? Và đam mê người đang sống một cuộc sống vô nghĩa 3.“Đam mê… vừa là ngọn lửa sinh tồn vừa một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê là ngọn lửa hủy diệt” vì: một cái gì cụ thể. - Đam mê cái tốt, cái tích cực sẽ giúp ta có Những bậc cha mẹ thường hay đón đường đam mê của con cái bằng mớm cho định hướng để phấn đấu, vươn lên; giúp ta sống có ý nghĩa, khẳng định được bản thân, 300


chúng một đam mê đầu đời: tập cho con thích vẽ, thích đàn và thích nhất là học. Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người.... ....Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau. Khổ nỗi, phần phật bốc cao cùng một lúc vừa là ngọn lửa sinh tồn vừa là ngọn lửa hủy diệt. Cả hai quấn quýt lấy nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu, sống chết đều bằng một ngọn lửa do ta đốt lên mà thôi.” (Đam mê-VietNam net.vn) Câu 1. Xác định PCNN, phương thức biểu đạt chính ? (0,5 đ) Câu 2. Em hiểu thế nào về câu nói sau: Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình thường?(0,5 đ) Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng “Đam mê… vừa là ngọn lửa sinh tồn vừa là ngọn lửa hủy diệt”.(1,0 đ) Câu 4 . Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Mỗi người trước sau phải rước một đam mê” không? Vì sao? (1,0 đ) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọchiểu: “Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người”. Câu 2. (5,0 điểm) Nhận định về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có ý kiến cho rằng: đó là nỗi sầu vạn kỉ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: đó là nỗi sầu của một con người giàu sức lực. Anh/chị hiểu những ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ những ý kiến đó qua việc phân tích thi phẩm.

đam mê sẽ là ngọn lửa sinh tồn - Đam mê cái xấu, cái tiêu cực sẽ đưa ta đến với sự hủy hoại mình (về thể xác và tinh thần), tự đánh mất mình và đánh mất đi ý nghĩa của cuộc sống, đam mê trở thành ngọn lửa hủy diệt 4. HS có thể đồng tình, hoặc không với ý kiến: “Mỗi người trước sau phải rước một đam mê” Nhưng lập luận phải chặt chẽ - Đồng tình, vì: Sống không đam mê là sống vô nghĩa. Đó chỉ là tồn tại. Đam mê cho ta niềm vui để sống, để phấn đấu - Không đồng tình, vì: Có những người sống không đam mê, và cuộc sống vẫn bình lặng trôi đi. Họ vẫn tồn tại. II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1: Giải thích - Đam mê: là niềm say mê mãnh liệt của con người dành cho một đối tượng nào đó (VD: đam mê cây cảnh, đam mê ca hát...) - Đam mê học hỏi: là niềm say mê khám phá, tìm tòi học tập để mở rộng và nâng cao hiểu biết => Đam mê học hỏi là niềm đam mê không làm cho ta cảm thấy thất vọng, buồn chán *. Phân tích, đánh giá, bàn luận - Có những niềm đam mê làm con người xấu đi, trở nên yếu đuối, thấp hèn (VD: đam mê cờ bạc, đam mê săn bắn thú dữ...) - Có những niềm đam mê làm con người sống tốt hơn, sống có ý nghĩa như đam mê làm việc thiện, đam mê trồng hoa và chăm sóc cây cảnh; đam mê sưu tập tranh, đam mê bóng đá... - Đam mê học hỏi là niềm đam mê luôn làm cho con người thấy được những điều hay điều tốt trong thế giới xung quanh; và những tri thức họ có được từ niềm đam mê này sẽ giúp ích cho họ rất nhiều trong cuộc sống và nâng cao giá trị của họ *. Giải pháp, bài học và liên hệ bản thân - Cần tạo cho mình niềm đam mê lành mạnh, tốt nhất là những niềm đam mê có thể 301


Giới thiệu vấn đề cần nghị luận như thế nào? - Giải thích ý kiến?

Phân tích bài thơ làm sáng rõ ý kiến gì?

giúp ta nâng cao mở rộng vốn sống, vốn hiểu biết, giúp cuôc đời mình thêm ý nghĩa, như đam mê học tập, nghiên cứu... - Tránh xa những thói hư tật xấu, tránh sa ngã và đam mê những điều đó Câu 2: a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận b. Giải thích vấn đề - “Nỗi sầu vạn kỉ”: là nỗi buồn chồng chất, dồn nén (từ thời gian, không gian, tạo vật cho đến lòng người) chảy từ ngàn xưa. - “Nỗi sầu (...) của một con người giàu sức lực”: là nỗi buồn của người giàu khao khát sống - hòa nhập - gắn bó, giàu tình yêu với thiên nhiên đất nước, con người, ý thức sâu sắc về cá nhân... → Hai ý kiến đã thâu tóm được nội dung, ý nghĩa của bài thơ và nét riêng của hồn thơ Huy Cận. c. Phân tích bài thơ làm sáng rõ ý kiến - Bài thơ là “Nỗi sầu vạn kỉ”: + Không gian vũ trụ bao la, vô tận, mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp, trống trải (tràng giang, sông dài, trời rộng, bến cô liêu, không đò, không cầu...). + Thời gian vô định. + Tạo vật nhỏ bé, lẻ loi, rời rạc, lạc loài, chia lìa,... + Tâm trạng lữ thứ: nỗi buồn triền miên, nỗi sầu mênh mang, lẻ loi, bơ vơ, lạc lõng, bế tắc, lo sợ, nhớ mong,... + Nghệ thuật tương phản, ước lệ, kết hợp thi liệu cổ điển và hiện đại. => Tràng giang vô thủy, vô chung, vô cùng, vô tận, vô định, vô tình. - Bài thơ là “Nỗi sầu (...) của một con người giàu sức lực”: + Nỗi buồn bắt nguồn từ khát vọng được sống, được kết nối, giao hòa và gắn bó với tạo vật và con người. Ẩn sau nỗi buồn là một trái tim tha thiết với đời, một sức sống âm thầm mà mãnh liệt. + Nỗi buồn bắt nguồn từ nhận thức về sự hữu hạn, nhỏ bé, lẻ loi, lạc loài, mong manh 302


của thân phận, kiếp người trước cuộc đời. Đó là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. + Sâu hơn là nỗi buồn vì nhận thấy thiếu quê hương và tổ quốc ở trong lòng. + Những hình ảnh, thi liệu trong văn học cổ được vận dụng một cách sáng tạo góp phần thể hiện sâu sắc sức sống trong bài thơ. d. Đánh giá nâng cao - Hai ý kiến không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau khẳng định giá trị sâu sắc của bài thơ và hồn thơ Huy Cận. - Hai ý kiến thể hiện sự thấu cảm sâu sắc về Tràng giang – một bài thơ tuy buồn nhưng mang ý nghĩa tích cực bởi khả năng đánh thức trong con người tình yêu thiên nhiên, đất nước, khát vọng được sống trọn vẹn trong sự giao hòa, gắn bó với cuộc đời. Đó là nỗi buồn có ý nghĩa thời đại của bài thơ và Thơ mới. e. Khái quát vấn đề Hoạt động 4 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị bài ở nhà Hoàn thiện đoạn văn, bài văn

Tiết 152 LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: - Một số kiến thức cơ bản đọc hiểu văn bản - Nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. 2. Về kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu, tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn 303


3. Về thái độ: Có ý thức tự giác, chủ động, độc lập trong làm văn. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghị luận; - Năng lực đọc – hiểu văn bản - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về một số vấn đề. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những kiến thức đã học - Năng lực sử dung ngôn ngữ, tạo lập văn bản II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Kĩ năng làm văn nghị luận (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2000). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Xem lại một số kiến thức về đọc hiểu, cách viết đoạn. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Thi đọc thơ, hát về Bác Hồ Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 35p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, * Hình thức tổ chức hoạt động: I. Đọc hiểu: Đề 2: I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37000 trường trung học

1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

2. Hãy rèn luyện bản lĩnh, nghị lực để không chạy theo những tham vọng, hư danh, chống lại sự tự mãn của con người. 3. Cảm hứng, đam mê không phải lúc nào cũng tự dưng mà có. Khi ta lao động, bắt tay vào công việc, cảm hứng và niềm đam mê sẽ xuất hiện và ta sẽ nắm bắt được nó. 4. Học sinh có thể rút ra nhiều bài học như: - Không được tự mãn, phải khiêm tốn - Đừng chạy theo những hư danh và những hấp dẫn bề ngoài của cuộc sống - Hãy chủ động khám phá cuộc sống, những 304


trên toàn quốc. Người Mĩ chúng ta giờ đây yêu danh hiệu hơn những thành công thực sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và ta sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị thế tốt hơn trong xã hội. Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em làm những gì mình thích, tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực chứ không phải thứ từ trên trời rơi xuống. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay… Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt”. ( Trích bài phát biểu của David Mc Cullough trong lễ tốt nghiệp trung học trường Wellesley 2012- Theo Tuổi trẻ). Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên Câu 2: Anh /chị hiểu thế nào về câu: “Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. “ Câu 3: Tại sao tác giả lại nói :”Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em” Câu 4: Anh chị rút ra được những bài học nào trong cuộc sống từ bài phát biểu trên? II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

đam mê, niềm cảm hứng sẽ xuất hiện và ta sẽ thấy cuộc sống là ý nghĩa. II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1: - Giải thích: Điểm đặc biệt là những điểm khác biệt thậm chí vượt trội không thể lẫn, phân biệt bản thân với những người khác. - Phân tích , bình luận: + con người thường mong muốn trở thành người có phẩm chất ưu việt, nghĩa là muốn trở thành người đặc biệt. + Tại sao niềm vui ngọt ngào trong cuộc sống chỉ đến khi ta nhận ra mình không có gì đặc biệt: > không chịu những áp lực không dáng có từ gia đình, nhà trường .>Nhận thức được mình là ai, đang ở vị trí nào, xác định được mục tiêu cố gắng từ đó học hỏi, chinh phục, khám phá cuộc sống> mang lại cho ta niềm vui thực sự, giúp ta hoàn thiện mình. - những lối sống tự mãn, luôn coi mình là đặc biệt sẽ khiến con người bé nhỏ trước cuộc sống khi không tìm ra mục tiêu cho cuộc sống, không có ý thức chủ động, khám phá cuộc sống. - HS liên hệ với xã hội và bản thân Rút ra bài học: + Bài học về sự khiêm tốn, tránh tự mãn + Hãy luôn tích cực chủ động học hỏi từ cuộc sống để hoàn thiện bản thân. Câu 2: a. Mở bài - Nêu khái quát về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Giới thiệu vấn đề (Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối) b. Thân bài - Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu tạo vật của nhà thơ. + Hai câu thơ đầu: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không” 305


Câu 1 (2.0 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt”

+ Hình ảnh thơ gặp nhiều trong thơ cổ điển (Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan…) ->Tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết dù là thiên nhiên nơi đất khách quê người, . - Một con người say mê cuộc sống ,nhạy cảm trước thời gian. + ý thức về thời gian rất rõ nét. + Hình ảnh cánh chim mỏi, chòm mây lững lờ trôi. Câu 2 (5.0 điểm) + Thời gian và hoàn cảnh dễ gây tâm trạng Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ mệt mỏi chàn chường vậy mà cảm hứng thơ “Chiều tối”? lại đến với Bác một cách tự nhiên: + Cánh chim được nhân hóa mang tâm trạng con người + Chòm mây cũng được nhân hóa cô đơn lững lờ trôi giữa không trung bao la -> Hoàn cảnh nghiệt ngã, chặng đường giải tù vất vả, mệt nhọc mà Bác không một lời than vãn, vẫn đưa mắt hướng tới thiên nhiên, niềm khao khát tự do gửi cái nhìn tha thiết vào cánh chim chiều và chòm mây trôi nhẹ trên bầu trời cao rộng. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận như thế - Một con người giàu tình cảm nhân đạo: nào? + Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Bác vẫn luôn hướng về cuộc sống con người, ca ngợi con người, ca ngợi vẻ đẹp bình dị tươi - Giải thích ý kiến? tắn của con người trong cuộc sống: Cô em xóm núi say ngô tối Say hết lò than đã rực hồng ức tranh cuộc sống được vẽ bằng một nét đậm, khỏe khoắn. + Cô thôn nữ biểu hiện cho con người trẻ trung. Phân tích bài thơ làm sáng rõ ý kiến gì? + Con người trên đất khách mà vẫn gần gũi thân quen. Ấm áp lòng người tù, giảm nỗi mệt mỏi cô đơn. => Thể hiện tình yêu con người thật sâu đậm, nhạy cảm với biểu hiện tốt đẹp của cuộc sống, giúp con người có nghị lực phi thường luôn vượt lên hoàn cảnh. + Trong cảnh ngộ riêng Bác vẫn tìm thấy niềm vui từ cuộc sống của người dân Trung Hoa ở một xóm núi trên đất Quảng Tây. 306


Nếu không có tình yêu con người tha thiết thì Bác không thể có được một niềm vui trên đất khách quê người như vậy. - Niềm lạc quan tin tưởng hướng về tương lai, ánh sáng: + Mạch thơ vận động theo hướng tích cực, đi lên. + Bức tranh “chiều tối” từ tư tưởng đến hình tượng, từ không gian đến cảm xúc đều được diễn tả trong trạng thái vận động. Vận động từ cảnh sắc thiên nhiên, bầu trời đến bức tranh sinh hoạt trong gia đình, từ nỗi buồn mệt mỏi cô đơn đến niềm vui ấm áp đoàn tụ, từ bang tối hướng tới ánh sáng từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm áp tình người, cho thấy niềm lạc quan cách mạng. + Hình ảnh lò than rực hồng gợi nhiều cảm xúc, ý nghĩa rất cao, làm sáng rực cả bài thơ, nhuộm hồng khuôn mặt của cô gái, nhuộm hồng cả bóng tối. c. Kết bài: - Nhấn mạnh lòng yêu con người, yêu cuộc sống đến quên mình của nhà thơ. Hoạt động 4 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị bài ở nhà Hoàn thiện đoạn văn, bài văn

Tiết 153 - 154 KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11 sau khi HS học xong học kỳ II, cụ thể: 1. Về kiến thức theo chuẩn KTKN của chương trình: - Kiểm tra kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Kiểm tra, đánh giá về kiến thức nghị luận xã hội và nghị luận văn học. 307


2. Về kĩ năng theo chuẩn KTKN của chương trình : - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng về nghị luận xã hội để viết đoạn văn nghị luận xã hội. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng phân tích văn học để viết bài văn nghị luận văn học. 3. Về thái độ theo chuẩn KTKN của chương trình: - Nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc hiểu văn bản và nghị luận về tác phẩm văn học, từ đó có ý thức và thái độ học tập tích cực, sáng tạo. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Tự luận 2. HS làm bài trên lớp, thời gian: 120 phút III. MA TRẬN (Thiết lập ma trận) Mức độ Chủ đề

Đọc hiểu

Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:

Làm văn Nghị luận xã hội

Số câu:

Vận dụng Nhận biết

Thông hiểu

- KT : - KT : Xác định được thao Hiểu được nội tác lập luận chính dung và lí giải của văn bản. vấn đề tác giả nêu trong văn bản. - KN: - KN : Đọc kĩ đoạn văn Biết xác định đúng để hiểu và trả thao tác lập luận lời đúng. chính của văn bản. 01 0,5 5%

02 1,5 15%

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TỔNG

- KT: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề xã hội. - KN: Biết viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề xã hội. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 01 1,0 10%

04 3,0 30 %

- KT: Vận dụng kiến thức về nghị luận xã hội viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ về một vấn đề xã hội. - KN: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 01

01 308


Số điểm: Tỉ lệ:

01

02

02

- KT : Vận dụng kiến thức về nghị luận văn học để làm bài nghị luận văn học dạng đề phân tích tác phẩm để cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của tác giả và rút ra bài học hành động. - KN : Biết cách làm bài nghị luận văn học dạng đề phân tích tác phẩm để cảm vẻ nhận đẹp tâm hồn của tác giả. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 01 5,0 50 % 01

0,5

1,5

3,0

5,0

Làm văn Nghị luận văn học

Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: TỔNG

2,0 20 %

2,0 20 %

01 5,0 50 % 6 10

309


5%

15%

30%

50 %

100 %

IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA I, PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Đối với tôi nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì lên tiếng. Muốn thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động chèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, dông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời. (1) Cách sống thụ động có nhiều biểu hiện. Như một trường hợp mà tôi từng hỗ trợ cũng là một kiểu. Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. Nếu tôi không hỏi cũng không biết em ấy đang gặp khó khăn để tìm cách giúp đỡ. (2) Nguồn lực trong đời không thiếu. Người tốt ở đời rất nhiều. Không lên tiếng chẳng ai biết mà giúp. Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình, chủ động cứu giúp mình. Chứ em không cứu được mình thì ai cứu được em. (3) (Trích Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu ?, NXB Hội nhà văn , tr 120- 121) Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn (1) ? ( 0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, cách sống thụ động có những biểu hiện nào ? ( 0,5 điểm ) Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời. ( 1,0 điểm) Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình.Vì sao ? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN( 7 điểm) Câu 1. ( 2 điểm) Từ đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cách Sống ở thế chủ động đối với tuổi trẻ hôm nay ? Câu 2: ( 5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) từ đó bàn về ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống.

V. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM Phần I

Câu 1 2

Đáp án, hướng dẫn chấm Thao tác lập luận chính của đoạn văn (1)là: Bình luận Theo tác giả, cách sống thụ động có nhiều biểu hiện như: Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn.

Điểm 0,5 0,5

310


3

4

Phần II

Câu 1

Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng… Hiểu ý kiến: 1,0 - Mượn các hình ảnh so sánh con bè trên dòng nước lớn, sóng gió xô, dông bão cuộc đời để diễn đạt một cách cụ thể, sinh động, biểu cảm về lối sống thụ động và tác hại của việc sống thụ động. - Sống thụ động là phó mặc, chịu sự chi phối, đưa đẩy từ yếu tố bên ngoài, thiếu chủ động sáng tạo, vì thế sẽ khó đạt được bất cứ mục tiêu nào, không đủ bản lĩnh để vượt qua những thử thách, khó khăn. - Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, và có lí giải thuyết 1,0 phục. Sau đây là định hướng: + Sống thụ động sẽ không thể hiện được năng lực, thế mạnh, sở trường, khả năng sáng tạo của mình nên không xác lập được giá trị bản thân; sống thụ động mất dần tiếng nói riêng, trở thành vô nghĩa, không ai biết đến, không có đóng góp gì cho xã hội. + Học sinh có thể không đồng tình hoặc có ý kiến riêng nhưng nếu lí giải thuyết phục vẫn chấp nhận. Nghị luận xã hội 2,0 a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội: Đảm bảo cấu trúc 0,25 - Kết cấu rõ ràng: có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. b/ Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở xác định được nội dung đề yêu cầu. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: * Phần mở đoạn: (Trích dẫn được vấn đề nghị luận) : Sống ở thế chủ động có ý nghĩa với tuổi trẻ hôm nay . * Phần thân đoạn: 0,25 - Giải thích: + Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài. + Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung 0,25 quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân… - Bàn luận: + Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết; Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn 0,5 thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ; Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống. (Dẫn chứng) + Cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động; Sống ở thế chủ động rất cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với tất cả mọi người. 311


* Phần kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức, hành động - Tuổi trẻ cần tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo tìm kiếm những cơ hội và xây dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ.

Câu 2

c. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Nghị luận văn học a/ Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Chữ viết rõ ràng. b/ Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở xác định được nội dung đề yêu cầu. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: * Giới thiệu: - Về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của Bác * Cảm nhận vấn đề nghị luận: - Tâm hồn nghệ sĩ hết sức nhạy cảm và tinh tế của Hồ Chí Minh. + Thể hiện qua tâm tư, cảm xúc của nhà thơ + Thời gian khi chiều tàn + Hoàn cảnh một người con xa quê hương, xa tổ quốc - Dù thân thể bị xiềng xích trong gông cùm, nhưng điều đó không thể ngăn cản một tâm hồn nghệ sĩ luôn hướng về thiên nhiên. + Bức tranh TN êm đềm, tĩng lặng (hình ảnh chòm mây, cánh chim). + Cảm nhận thấy thần thái bên trong của sự vật (phân tích từ mỏi và từ mạn mạn ). - Tinh thần bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng thời đại mới. + Tấm lòng nhân đạo bao la, cao cả (Mặc dù đang trong hoàn cảnh khổ cực nhưng HCM vẫn gắn bó với đời, không hề thoát li khỏi thực tại. Quan tâm sâu sắc đến cuộc sống lam lũ vất vả của người nông dân lao động Trung Quốc). + Tinh thần lạc quan, niềm tin tưởng vào tương lai (Thể hiện qua hướng vận động của bài thơ từ bóng tối đến ánh sáng, từ đêm đen đến ánh bình minh. Phân tích nhãn tự " Hồng" -> niềm tin, sự tin tưởng vào tương lai). * Bàn về ý chí, nghị lực : - Ý chí và nghị lực đóng một vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người - Cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết để vượt qua khó khăn trong cuộc sống, và đây là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. - Có ý thức vươn lên trong học tập và vượt qua thử thách trên đường đời. c. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới

0,25 0,25 0,25 5,0 0,25

0,25 1,0

1,0

1,0

1.0

0,25 312


mẻ về vấn đề cần nghị luận. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II=10,00 điểm

0,25

Tiết 155 TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: - Mục đích tóm tắt văn bản nghị luận ; - Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận. - Cách tóm tắt văn bản nghị luận. 2. Về kĩ năng: 313


- Kĩ năng viết bài tóm tắt văn bản nghị luận; - Kĩ năng sử dụng thông thạo tiếng Việt khi trình bày văn bản tóm tắt 3. Về thái độ: - Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn bản tóm tắt; - Hình thành nhân cách: có ý thức vận dụng văn bản tóm tắt trong giao tiếp ngôn ngữ. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bước tóm tắt văn bản nghị luận; - Năng lực đọc – hiểu và tóm tắt văn bản nghị luận; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản nghị luận; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những kiến thức đã tóm tắt được từ văn bản nghị luận - Năng lực tạo lập văn bản tóm tắt. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Kĩ năng làm văn nghị luận (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2000). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: - GV giao nhiệm vụ: Ở lớp 10, các em đã học cách tóm tắt những loại văn bản nào? - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Tóm tắt văn bản tự sự-Tóm tắt văn bản thuyết minh. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Văn bản nghị luận thường chứa đựng dung lượng nội dung rất lớn. Muốn nắm được các nội dung đó, ngoài phương pháp đọc – hiểu văn bản, chúng ta cần phải biết tóm tắt văn bản để đúc rút những nội dung cơ bản được phản ánh trong văn bản đó. Vậy để đáp ứng được những yêu cầu vừa nêu, nội dung của tiết học này sẽ cung cấp cho chúng ta cách tóm tắt văn bản nghị luận. Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức mới: 30p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Mục đích tóm tắt văn bản nghị luận ; + Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận. + Cách tóm tắt văn bản nghị luận. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, 314


* Hình thức tổ chức hoạt động: 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận HS lµm viÖc víi SGK GV hỏi: - Mục đích của việc tóm tắt văn bản nghị luận? - Yêu cầu của việc tóm tắt? HS đọc văn bản SGK, trình bày. GV chuẩn xác. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu cách tóm tắt -Hs đọc văn bản sgk - Nêu vấn đề mà tác giả đưa ra bàn bạc? - Dựa vào đâu mà ta biết được vấn đề tác giả đưa ra bàn bạc? - Mục đích viết văn bản này của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh? - Tìm các câu văn thể hiện luận điểm của tác giả? + Câu 1: “xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến” + Câu 2: “Cái xã hội chủ nghĩa bên châu Âu rất thịnh hành” + Câu 3: “Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế còn người nước mình thì sao” + Câu 4: “Dân không biết...chẳng biết có dân” + Câu 5: “Những kẻ ở vườn... mùi làm quan” + Câu 6: “Nay muốn...đoàn thể đã”

Thảo luận nhóm: Các bước của quá trình tóm tắt?

I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận. 1. Mục đích : Trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc, theo mục đích sử dụng của mình. (Nắm được nguồn dữ liệu, các thao tác, để sử dụng, để rèn luyện khả năng tư duy của mình) 2. Yêu cầu: + Đảm bảo các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc. Không được tự ý thêm thắt, xuyên tạc. + Diễn đạt ngắn, gọn, súc tích (loại bỏ những thông tin không phù hợp với mục đích tóm tắt) . II. Cách tóm tắt - Vấn đề tác giả đưa ra bàn bạc: + ở nước ta không có luân lí xã hội . - Các dẫn chứng + Dân ta “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai” “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” ‘thấy quyền thế thì chạy theo quỵ luỵ, dựa dẫm” - Thức tỉnh luân lí đạo đức cho dân - Phê phán bọn quan lại Nam triều - Làm sao cho dân ta phát triển dân trí, để giành lại độc lập tự do. 1. Luận điểm: “Dân không biết...chẳng biết có dân” 2.Luận cứ: + Bọn ấy muốn giữ túi tham đầy mãi, địa vị của mình được vững mãi bèn kiếm cách phá tan tành đoàn thể của quốc dân + “Dẫu trôi nổi ...phú quý” + “Một người làm quan...chê bai” + “Người ngoài ...sao được” + “Ngày xưa ... làm quan nữa” + “Những bọn quan lại...ăn cướp có giấy phépvậy” Trong luận điểm thứ tư này tác giả dùng sáu luận cứ để làm rõ luận điểm. Các bước của quá trình tóm tắt - Bước 1:Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề,phần mở đầu và kết thúc lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt. -Bước 2: Đọc từng đoạn trong phần triển khai (thân bài) nắm được các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ vấn đề. - Bước 3: Lập dàn ý trình bày lại một cách hệ thống những luận điểm của văn bản được tóm tắt. 315


- Bước 4: Dùng lời văn của mình để thuật lại nội dung cơ bản của văn bản được tóm tắt nhưng cần giữ lại bố cục và những câu văn quan trọng của văn bản gốc. Hoạt động 3 - Hoạt động thực hành: 10p * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành * Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm Nhóm 1+2: Bài 1 * Nhóm 1+2 trình bày kết quả thảo luận: Chủ đề của văn bản a: Sự đa dạng mà thống nhất của In-đô-nê-xi-a. Chủ đề của văn bản b: Xuân Diêu - nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Nhóm 3+4: Bài 2 * Nhóm 3+4 trình bày kết quả thảo luận: a. Xác định vấn đề và mục đích nghị luận - Nguồn nước ngọt ngày càng bị khan hiếm - Liên hiệp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt. - Sử dụng lãng phí nước. Trên đây cũng là vấn đề nghị luận. Mục đích của văn bản là: + Để mọi người thấy nước ngọt ngày càng khan hiếm mà lượng người sử dụng ngày một nhiều. Công nghiệp phát triển thì nước ngọt ngày càng bị ô nhiễm làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt. + Mọi người phải có trách nhiệm tiết kiệm nước. + Tham gia vào việc bảo vệ nguồn nước ngọt chống ô nhiễm. b.Tìm các luận điểm trong văn bản 1. Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước. 2. Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này có hạn. 3. Trên trái đất không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. 4. Liên hiệp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt. c.Tóm tắt văn bản bằng 3 câu Tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước ngọt. Nước ngọt trên trái đất có hạn, người tăng lên, công nghiệp phát triển, nước sử dụng nhiều và nước thải làm ô nhiễm hồ, ao, sông, ngòi. Chúng ta phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch. Hoạt động 4 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị bài ở nhà + Tóm tắt đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh trong khoảng 15 dòng. + Vẽ bản đồ tư duy bài học + Sưu tầm một vài ngữ liệu tiêu biểu liên quan đến NLXH và NLVH . Sau đó, viết văn bản tóm tắt những ngữ liệu đó. 316


Tiết 156 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: - Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận - Tóm tắt được các văn bản nghị luận xã hội hoặc văn bản nghị luận văn học 2. Về kĩ năng: Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản nghị luận. Tích hợp: Giáo dục bảo vệ môi trường 317


- Bảo tồn thiên nhiên - Năng lượng 3. Về thái độ: Có ý thức tự giác, chủ động, độc lập trong làm văn. 4. Định hướng phát triền năng lực cho học sinh: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bước tóm tắt văn bản nghị luận; - Năng lực đọc – hiểu và tóm tắt văn bản nghị luận; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản nghị luận; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những kiến thức đã tóm tắt được từ văn bản nghị luận - Năng lực tạo lập văn bản tóm tắt. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; - Tư liệu tham khảo: Kĩ năng làm văn nghị luận (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2000). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. III. Tiến trình giờ học. Hoạt động 1 - Khởi động: 5p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Câu 1: Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận? A. Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo một mục đích đã định trước. B. Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại nội dung của văn bản nghị luận gốc theo một mục đích đã định trước. C. Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại một cách cô đọng, hàm súc nội dung của văn bản nghị luận gốc theo một mục đích đã định trước. D. Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc. Câu 2: Nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu trong việc chi phối toàn bộ việc tóm tắt văn bản? A. Nhân vật giao tiếp B. Phương tiện giao tiếp C. Nội dung giao tiếp D. Mục đích giao tiếp Câu 3: Khi tóm tắt văn bản cần chú ý những yêu cầu nào? A. Phản ánh trung thành các tử tưởng, luận điểm của văn bản gốc. B. Không được xuyên tạc, tự ý thêm những điểm không có trong văn bản gốc C. Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù hợp với mục đích tóm 318


tắt. D. Cả ba ý trên. Câu 4: Đoạn văn sau thuộc phần tóm tắt của văn bản nào mà ta đã được học? "Tác giả không phủ nhận sự cần thiết phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu. Nhưng ông cũng nhấn mạnh: Điều đó "hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ"; "thứ tiếng nước ngoài mà mình học phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình" A. Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức B. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác C. Về luân lí xã hội ở nước ta D. Xin lập kho luật Câu 5: Dòng nào sau đây không thể hiện đúng lợi ích đem lại cho người tóm tắt văn bản? A. Hiểu một cách tường tận bản chất của văn bản B. Có thể thể hiện ý kiến của mình C. Nắm chắc các thao tác đọc văn bản D. Rèn luyện tư duy và cách diễn đạt Bảng đáp án: Câu hỏi 1 2 3 4 5 Đáp án A D D A B Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 35p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, * Hình thức tổ chức hoạt động: Bài tập 1: trang 122. Bài tập 1 -Những nội dung mà bạn HS dự định tóm HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: - Theo anh/chị những nội dung trên đã bao tắt văn bản cần sửa chữa như sau: quát đúng và đủ nội dung văn bản gôc +LĐ 1: “Thơ mới là phong trào văn học chưa? Nên bỏ ý nào, bổ sung ý nào? phong phú, một phong trào sáng tạo dồi dào, có nhiều yếu tố tích cực” +LĐ 2: Phong trào Thơ mới có nhiều đóng góp về nghệ thuật thơ; đã góp phần trau dồi tiếng Việt. +LĐ 3: Thơ mới xứng đáng mệnh danh là “một thời đại trong thi ca” HS có thể bổ sung 2 ý: - Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng. - Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiên của cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt. Bài tập 2: Thảo luận nhóm Bài tập 2 nhóm 1, 2 chủ đề của hai đoạn trích trên như sau: 319


Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu đã cho dưới đây, hãy xác định chủ đề nghị luận của văn bản: a) Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa thật thống nhất như In- do-nê-xi-a. Sự đa dạng và thống nhất ấy được thể hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hoá. (Theo Ngô Văn Doanh, Tâm lí hướng tới sự thống nhất trong đa dạng của người In-đô-nê-xi-a) b)Bên cạnh một Xuân Diệu – nhà thơ, ,một Xuân Diệu – văn xuôi, còn có một Xuân Diệu – nghiên cứu, phê bình văn học. Cả về mặt này, thành tựu ông đạt được cũng không kém phần bề thế, thậm chí phong phú và có chất hơn sự nghiệp của nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình chuyên nghiệp. (Nguyễn Đăng Mạnh, Kinh nghiệm viết một bài văn,NXB GD ,2006) Bài tập 3 nhóm 3, 4 Tích hợp: Giáo dục bảo vệ môi trường Bảo tồn thiên nhiên Năng lượng Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới XIN ĐỪNG LÃNG PHÍ NƯỚC Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị huỷ hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết ! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp. Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki lô mét khối. Số nước được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có ba tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ?

a) Sự đa dạng trong thống nhất của quốc gia In-đô-nê-xi-a. - Sự đa dạng mà thống nhất của In-đô-nê-xia. b) Những thành tựu trong nghiên cứu, phê bình văn học của Xuân Diệu. - Xuân Diêụ – nhà nghiên cứu phê bình văn học.

Bài tập 3 a/- Vấn đề nghị luận: sự lãng phí nước sạch. Mục đích nghị luận: xin đừng lãng phí nước, hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước qúy giá. b/- Các luận điểm - Nước là tài sản thường bị huỷ hoại, lãng phí nhiều nhất - Dân số tăng, nguồn nước cung cấp sẽ không đáp ứng được yêu cầu - Một số quốc gia hiện đang thiếu nước, có sự tranh chấp về nguồn nước, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng. c/- Tóm tắt văn bản Quan niệm rằng, trong đời sống có thể dùng nước mà không cần giữ gìn, tiết kiệm. Đó là một quan niệmm sai lầm của những người có tầm nhìn hẹp. Vì sao vậy? Vì nguồn nước ngọt trên thế giới có giới hạn. Tình trạng thiếu nước ngọt đã và đang xảy ra một cách trầm trọng, và tương lai sẽ còn gay gắt 320


Trên thế giới không phải nước nào cũng hơn hơn nếu chúng ta không có ý thức chú ý may mắn được trời cho đủ nước ngọt để bảo vệ nguồn nước. Ngay bây giờ xin: “Hãy dùng. Nước Xinh-ga-po hoàn toàn không đừng lãng phí nước!” có nước ngọt, phải mua nước của Ma-laixi-a về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt. Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm, … Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau. a) Xác định vấn đề và mục đích nghị luận b) Tìm các luận điểm trong văn bản c) Tóm tắt văn bản khoảng ba câu. Hoạt động 4 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị bài ở nhà Tóm tắt những văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 11

Tiết 127 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Kiến thức: + Hiểu các yêu cầu cơ bản của đề văn về kiểu bài, đề tài, tư liệu. 321


+ Biết cách phân tích đề văn nghị luận XH; Phân tích, đánh giá được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết. - Kĩ năng: + Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, so sánh, ... + Viết một bài văn NLVH, NLXH hoàn chỉnh, đúng yêu cầu. - Thái độ: Có ý thức tìm đọc tài liệu, tự làm bài. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh GV: SGK, SGV Ngữ văn 11 chuẩn, Thiết kế bài soạn, Chuẩn kiến thức, bài viết của h/s HS: SGK, vở ghi, vở soạn III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện trong quá trình dạy bài mới 2. Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐI. Trả bài viết, hướng dẫn chữa I. Phần đọc hiểu 1. Thao tác lập luận chính của đoạn văn (1)là: phần đọc hiểu Câu 1. Xác định thao tác lập luận Bình luận chính được sử dụng trong đoạn văn 2. Theo tác giả, cách sống thụ động có nhiều (1) ? ( 0,5 điểm) biểu hiện như: Khuyến khích đọc sách thì lúc Câu 2. Theo tác giả, cách sống thụ đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không động có những biểu hiện nào ? ( 0,5 biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách điểm ) mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi ý kiến: Sống mà không biết tự cứu lấy nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng… mình, sống thụ động buông thả thì 3. Hiểu ý kiến: cũng giống như một con bè trên dòng - Mượn các hình ảnh so sánh con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi nước lớn, sóng gió xô, dông bão cuộc đời để đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt diễn đạt một cách cụ thể, sinh động, biểu cảm nhoài vì dông bão cuộc đời. ( 1,0 về lối sống thụ động và tác hại của việc sống điểm) thụ động. Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với - Sống thụ động là phó mặc, chịu sự chi phối, quan điểm: Sống thụ động thì chẳng đưa đẩy từ yếu tố bên ngoài, thiếu chủ động khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào sáng tạo, vì thế sẽ khó đạt được bất cứ mục tự đào hố chôn mình.Vì sao ? (1,0 tiêu nào, không đủ bản lĩnh để vượt qua những thử thách, khó khăn. điểm) 4. Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, và có lí giải thuyết phục. Sau đây là định hướng: + Sống thụ động sẽ không thể hiện được năng lực, thế mạnh, sở trường, khả năng sáng tạo của mình nên không xác lập được giá trị bản thân; sống thụ động mất dần tiếng nói riêng, 322


Câu 1. ( 2 điểm) Từ đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cách Sống ở thế chủ động đối với tuổi trẻ hôm nay ?

Câu 2: ( 5,0 điểm)

trở thành vô nghĩa, không ai biết đến, không có đóng góp gì cho xã hội. + Học sinh có thể không đồng tình hoặc có ý kiến riêng nhưng nếu lí giải thuyết phục vẫn chấp nhận. II. Phần làm văn Câu 1: Trên cơ sở xác định được nội dung đề yêu cầu. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: * Phần mở đoạn: (Trích dẫn được vấn đề nghị luận) : Sống ở thế chủ động có ý nghĩa với tuổi trẻ hôm nay . * Phần thân đoạn: - Giải thích: + Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài. + Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân… - Bàn luận: + Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết; Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ; Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống. (Dẫn chứng) + Cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động; Sống ở thế chủ động rất cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với tất cả mọi người. * Phần kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức, hành động - Tuổi trẻ cần tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo tìm kiếm những cơ hội và xây 323


Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) từ đó bàn về ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống.

HĐIII. Nhận xét, đánh giá

dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ. Câu 2: - Trên cơ sở xác định được nội dung đề yêu cầu. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: * Giới thiệu: - Về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của Bác * Cảm nhận vấn đề nghị luận: - Tâm hồn nghệ sĩ hết sức nhạy cảm và tinh tế của Hồ Chí Minh. + Thể hiện qua tâm tư, cảm xúc của nhà thơ + Thời gian khi chiều tàn + Hoàn cảnh một người con xa quê hương, xa tổ quốc - Dù thân thể bị xiềng xích trong gông cùm, nhưng điều đó không thể ngăn cản một tâm hồn nghệ sĩ luôn hướng về thiên nhiên. + Bức tranh TN êm đềm, tĩng lặng (hình ảnh chòm mây, cánh chim). + Cảm nhận thấy thần thái bên trong của sự vật (phân tích từ mỏi và từ mạn mạn ). - Tinh thần bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng thời đại mới. + Tấm lòng nhân đạo bao la, cao cả (Mặc dù đang trong hoàn cảnh khổ cực nhưng HCM vẫn gắn bó với đời, không hề thoát li khỏi thực tại. Quan tâm sâu sắc đến cuộc sống lam lũ vất vả của người nông dân lao động Trung Quốc). + Tinh thần lạc quan, niềm tin tưởng vào tương lai (Thể hiện qua hướng vận động của bài thơ từ bóng tối đến ánh sáng, từ đêm đen đến ánh bình minh. Phân tích nhãn tự " Hồng" -> niềm tin, sự tin tưởng vào tương lai). * Bàn về ý chí, nghị lực : - Ý chí và nghị lực đóng một vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người - Cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết để vượt qua khó khăn trong cuộc sống, và đây là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. - Có ý thức vươn lên trong học tập và vượt qua thử thách trên đường đời. II. NhËn xÐt, ®¸nh gi¸ 324


1. Ưu điểm - Về kĩ năng: đa phần HS nhận diện đúng và hiểu chủ ý của đề. Bố cục bài viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đa phần đạt yêu cầu. - Về nội dung: Các bài viết đã cố gắng làm rõ luận đề. (GV: minh họa bằng một bài viết có chất lượng) 2. Nhược điểm - Về kĩ năng: một số bài viết còn mắc những lỗi khá sơ đẳng về chính tả. Nguyên nhân là do chưa rèn kĩ và để ý khi viết bài. - Về nội dung: một số bài viết chưa làm rõ được luận đề do thiếu kiến thức, chưa nhìn nhận vấn đề trên các phương diện. 3. Tr¶ bµi vµ gi¶i ®¸p th¾c m¾c 3. Củng cố, luyện tập: Cần bố trí thời gian làm bài sao cho hợp lí. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

Tiết 158 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRONG HÈ I. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học cần ôn lại trong dịp hè về văn bản , làm văn, tiếng việt - Kĩ năng: Kĩ năng đọc hiểu văn bản, viết đoạn văn, rèn diễn đạt - Thái độ: Ý thức học tập trong hè của học sinh II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 325


- GV: Xác định trọng tâm ôn, bài cần ôn, ra đề cho học sinh viết ở nhà - HS: SGK, vở ôn III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện 2. Nội dung bài mới: Kiến thức cơ bản Hoạt động của GV và HS * Hoạt động I: Ôn phần I Caùc taùc phaåm. văn học * Vaên hoïc trung ñaïi Vieät Nam (giai ñoaïn töø theá kæ XVIII ñeán nöûa ñaàu theá kæ XIX vaø vaên hoïc nöûa cuoái theá kæ XIX).

- VHTĐVN bao gồm những nội dung chính nào ? Kể tên ?

TT Theå loaïi 1.

Kí söï

Taùc phaåm Vaøo phuû chuùa Trònh (Trích Thöôïng kinh kí söï

2.

Töï tình (Baøi II )

3.

Caâu caù muøa thu – Thu ñieáu

4.

Thô

Thöông vôï

5.

Khoùc Döông Khueâ

6.

Vònh khoa thi Höông

7.

Haùt noùi

Baøi ca ngaát ngöôûng

8.

Haønh

Baøi ca ngaén ñi treân baõi caùt (Sa haønh ñoaûn ca

9.

Tr.thô

Leõ gheùt thöông (trích Truyeän Luïc Vaân Tieân )

10.

Thô TT

Chaïy giaëc

11.

Haùt noùi

Baøi ca phong caûnh Höông Sôn

12.

Vaên teá

Vaên teá nghóa só Caàn Giuoäc

13.

Chieáu

Chieáu caàu hieàn(Caàu hieàn chieáu )

14.

Ñieàu traàn Xin laäp khoa luaät (Trích Teá caáp baùt ñieàu)

* Vaên hoïc hieän ñaïi (Giai ñoaïn töø ñaàu theá kæ XX ñeán Caùch

- Văn học hiện đại bao gồm những tác phẩm nào? Thể loại? tên tác giả?

maïng thaùng Taùm naêm 1945. TT

Theå loaïi

Taùc phaåm

1.

Truyeän

Hai ñöùa treû

2.

ngaén

Chöõ ngöôøi töû tuø 326


3.

Haïnh phuùc cuûa moät tang gia (Trích Soá ñoû)

Yeâu caàu:

P

- Phaûi naém ñöôïc nhöõng

4.

neùt cô baûn nhaát veà cuoäc ñôøi vaø söï

5.

nghieäp vaên hoïc cuûa taùc giaû; hoaøn caûnh ra ñôøi (vò trí – xuaát xöù) cuûa taùc phaåm (ñoaïn trích). - Phaûi toùm taét ñöôïc coát

6. 7.

vaø nhöõng ñoaïn trích ngaén.

veà phöông dieän ngheä thuaät cuûa töøng taùc phaåm. - Bieát taäp hôïp caùc taùc phaåm thaønh töøng nhoùm. Töø ñoù ruùt ra nhöõng neùt chung cuûa chuùng; ñoàng thôøi thaáy ñöôïc söï rieâng bieät, ñoäc ñaùo cuûa töøng taùc phaåm trong nhoùm taùc phaåm.

N

Cha con nghóa naëng (Trích)

H

Tr.ngaén

Vi haønh

N

Tinh thaàn theå duïc

N

H

8.

noäi dung cô baûn vaø thaønh coâng

Tieåu thuyeát

Chí pheøo

C

truyeän; hoïc thuoäc nhöõng baøi thô - Phaûi naém ñöôïc nhöõng

Vónh bieät Cöûu Truøng Ñaøi (trích Vuõ Nhö Toâ)

L

9.

Löu bieät khi xuaát döông (Xuaát döông löu bieät)

P

10.

Haàu Trôøi

T

11.

Voäi vaøng

X

12.

Traøng Giang

H

13.

Ñaây thoân Vó Daï

H

Chieàu toái (Moä)

H

15.

Töø aáy

T

16.

Lai Taân (trích Nhaät kí trong tuø)

H

17.

Nhôù ñoàng

T

18.

Töông tö

N

19.

Chieàu xuaân

A

Veà luaân lí xaõ hoäi ôû nöôùc ta

P

14.

20. 21. 22.

Kòch

Thô

Vaên chính luaän

Tieåu luaän

T Tieáng meï ñeû – nguoàn giaûi phoùng caùc DT bò aùp böùc.

N

Moät thôøi ñaïi trong thi ca(trích Thi nhaân VN)

H

II. Phần tiếng việt * Hoạt động II: Hướng dẫn học sinh ôn tập phần TV

V

TT

Teân baøi

Troïng taâm oân taäp

1.

Töø ngoân ngöõ - Vì sao noùi ngoân ngöõ laø taøi saûn chung ñeán lôøi noùi chung cuûa xaõ hoäi coøn lôøi noùi laø caù nhaân saûn phaåm cuûa caù nhaân?

2.

Thöïc haønh veà thaønh ngöõ, ñieån coá. Thöïc haønh veà nghóa cuûa töø trong söû duïng

3.

Söu taàm vaø phaân tích giaù trò bieåu hieän cuûa nhöõng thaønh ngöõ, ñieån coá thoâng duïng? Xaùc ñònh ñöôïc nghóa goác vaø nghóa chuyeån (hieän töôïng chuyeån nghóa cuûa töø) ; quan heä 327


4.

5. 6.

7.

8.

9.

10.

giöõa caùc töø ñoàng nghóa thoâng qua caùc baøi taäp cuï theå (Trang 74). - Ñònh nghóa. Ngöõ caûnh - Ngöõ caûnh bao goàm nhöõng yeáu toá naøo? - Vai troø cuûa ngöõ caûnh. Phong caùch ngoân - Khaùi nieäm. ngöõ baùo chí. - Nhöõng ñaëc tröng cô baûn . T. haønh veà löïa - Traät töï trong caâu ñôn. choïn traät töï caùc - Traät töï trong caâu gheùp.

boä phaän trong caâu Thöïc haønh veà söû - Duøng kieåu caâu bò ñoäng. duïng moät soá kieåu - Duøng kieåu caâu coù khaåu ngöõ. - Duøng kieåu caâu coù traïng ngöõ caâu trong VB.

chæ tình huoáng. - Nghóa cuûa caâu bao goàm nhöõng Nghóa cuûa caâu thaønh phaàn naøo? Neâu ñònh nghóa? Ñaëc ñieåm loaïi Tieáng Vieät thuoäc loaïi hình ngoân hình cuûa tieáng ngöõ gì? vôùi caùc ñaëc ñieåm noåi baät Vieät naøo? Phong caùch - §Þnh ngh#a.

ngoân ngöõ chính luaän.

* Hoạt động III: Hướng 1. Thoáng keâ, phaân loaïi vaø heä thoáng hoùa caùc baøi hoïc phaàn Laøm dẫn học sinh ôn phần làm vaên trong SGK Ngöõ vaên 11. văn Caùc daïng TT

Noäi dung oân taäp

baøi

1.

- Phaân tích ñeà, laäp daøn yù baøi vaên nghò luaän.

- Nắm được các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Vaên luaän

nghò

- Thao taùc laäp luaän phaân tích. - Luyeän taäp thao taùc laäp luaän phaân tích. - Thao taùc laäp luaän so saùnh. - Luyeän taäp thao taùc laäp luaän so saùnh. - Luyeän taäp vaän duïng keát hôïp caùc thao 328


taùc laäp luaän phaân tích vaø so saùnh. - Thao taùc laäp luaän baùc boû. - Luyeän taäp thao taùc laäp luaän baùc boû. - Thao taùc laäp luaän bình luaän. - Luyeän taäp thao taùc laäp luaän bình luaän. - Luyeän taäp vaän duïng keát hôïp caùc thao taùc laäp luaän 2.

Phân biệt được đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Muïc ñích, yeâu caàu cô baûn cuûa baûn tin. Vieát

baûn

tin

- Caùch vieát baûn tin. - Luyeän taäp vieát baûn tin: Vieát ñöôïc nhöõng baûn tin veà nhöõng söï kieän xaûy ra trong ñôøi soáng.

3.

Phoûng vaán - Muïc ñích, taàm quan troïng cuûa phoûng vaø traû lôøi vaán vaø traû lôøi phoûng vaán. PV.

- Nhöõng yeâu caàu cô baûn ñoái vôùi hoaït ñoäng phoûng vaán. - Nhöõng yeâu caàu ñoái vôùi ngöôøi traû lôøi phoûng vaán.

Nắm được khái niệm phép điệp phép đối và biết cách xác định phép điệp phép đối và chỉ ra tác dụng nghệ thuật của 2 phép tu từ

4.

- Muïc ñích, yeâu caàu cuûa tieåu söû toùm taét. Tieåu söû

- Caùch vieát tieåu söû toùm taét

toùm taét.

- Luyeän taäp vieát tieåu söû toùm taét: Vieát ñöôïc baûn tieåu söû toùm taét

2. Trình baøy quan nieäm, yeâu caàu vaø caùch thöùc tieán haønh caùc thao taùc laäp luaän: phaân tích, so saùnh, baùc boû vaø bình luaän. 3. Yeâu caàu vaø caùch thöùc toùm taét vaên baûn nghò luaän. 4. Yeâu caàu vaø caùch thöùc vieát tieåu söû toùm taét vaø baûn tin.

3. Củng cố, luyện tập: Nhắc lại kiến thức cơ bản 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

329


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.