GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 (2019)

Page 1

LUẬN VĂN SIÊU CẤP CHANNEL

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 (2019) WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN -------------o0o------------

LÊ THỊ NGỌC MAI

GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học

Hà Nội, tháng 5 năm 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN -------------o0o------------

LÊ THỊ NGỌC MAI

GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Lƣu Thị Uyên

Hà Nội, tháng 5 năm 2019


LỜI CẢM ƠN Em“xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô ThS. Lưu Thị Uyên người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Nụ giáo viên trường THPT Tiên Du 1 đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm trong suốt thời gian em thực hiện đề tài. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân, những người luôn quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, tiến hành và hoàn thiện đề”tài. Hà Nội, Ngày 20 Tháng 5 Năm 2019 Sinh viên thực hiện

Lê Thị Ngọc Mai


LỜI CAM ĐOAN Em“xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân em, tất cả những số liệu đều được thu thập từ thực nghiệm và qua xử lý thống kê, hoàn toàn không có số liệu sao chép, bịa đặt. Đề tài nghiên cứu này không trùng với công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách”nhiệm. Hà Nội, Ngày 20 Tháng 5 Năm 2019 Sinh viên thực hiện

Lê Thị Ngọc Mai


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học....................................................................................... 2 5. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3 NỘI DUNG ....................................................................................................... 4 Chương 1. C SỞ L LU N, C SỞ TH C TIỄN CỦ ĐỀ T I................. 4 1.1. TỔNG QU N VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 4 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục môi trường ........................................................ 4 1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục trải nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam .......... 6 1.2. C SỞ L LU N CỦ ĐỀ T I ................................................................ 8 1.2.2. Giáo dục trải nghiệm ............................................................................. 10 1.2.3. Giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ........................ 16 1.3. C SỞ TH C TIỄN CỦ ĐỀ T I ........................................................ 16 1.3.1. Khả năng tích hợp GDMT trong CT môn Công nghệ 10 THPT .......... 16 1.3.2. Sự cần thiết đổi mới dạy – học môn Công nghệ ở THPT ..................... 16 Chương 2. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 10 ........................................ 19 2.1. Giới thiệu chương trình khung môn Công nghệ lớp 10 ........................... 19 2.2. Một số nội dung GDMT tích hợp trong dạy học môn Công nghệ 10 ...... 19 2.2.1. Mức độ tích hợp .................................................................................... 19 2.2.2. Nội dung tích hợp cụ thể ....................................................................... 20


2.3. Tổ chức HĐTN để GDMT trong môn Công nghệ 10 .............................. 23 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức HĐTNGDMT ........................................................ 23 2.3.2. Xác định nội dung, hình thức tổ chức HĐTNGDMT trong môn Công nghệ 10 ................................................................................................. 24 2.3.3.Xây dựng quy trình GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong môn Công nghệ 10 ................................................................................................. 29 2.3.4. Một số kế hoạch GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10 .......................................................................................... 30 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 40 Chương 3. TH C NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................ 41 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ........................................................ 41 3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................... 41 3.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................... 42 3.3.1. Phương pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá............................................... 42 3.3.2. Kết quả kiểm tra .................................................................................... 42 Kết luận chương 3 ........................................................................................... 44 KẾT LU N V KIẾN NGHỊ......................................................................... 45 T I LIỆU TH M KHẢO ............................................................................... 47 PHỤ LỤC ............................................................................................................


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT 1 2 3 4 5 6 7 8

CHỮ VIẾT TẮT HS GV TN ĐC THPT PPDH GDMT HĐTN

CHỮ NGUYÊN VĂN Học sinh Giáo viên TH C NGHIỆM ĐỐI CHỨNG Trung học phổ thông Phương pháp dạy học Giáo dục môi trường Hoạt động trải nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Tích hợp GDMT vào môn Công nghệ 10 .................................................20 Bảng 2.2. Nội dung, hình thức tổ chức HĐTN .........................................................25 Bảng 3.1. Bố trí thực nghiệm sư phạm .........................................................................42 Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra bài 19 môn Công nghệ 10 .............................................43

Sơ đồ 2.1. Các bước triển khai xây dựng hoạt động trải nghiệm......................... 25 Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức HĐTN để GDMT .................................................. 30


MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mấy“chục năm trở lại đây, nhân loại đã và đang chứng kiến sự xuất hiện của các thảm họa MT: bão lụt, hạn hán, ô nhiễm bầu khí quyển, ô nhiễm môi trường nước và mưa axit, sự suy thoái quỹ đất trồng trọt, lan tràn hóa chất bảo vệ thực vật, hiện tượng ấm lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính,.. Khủng hoảng MT với quy mô toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai. Trước thực trạng đó, đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, ban hành nhiều đạo luật, quyết định nhằm cứu vãn, ngăn chặn nguy cơ suy thoái, khủng hoảng MT trên thế giới. Nhiều quốc gia đã tiến hành rất nhiều các biện pháp nhằm bảo vệ MT, GDMT được coi là biện pháp có hiệu quả nhất. GDMT được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó, GDMT cho học sinh (HS) ở các trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan”trọng. [1] Ở“Việt Nam, một trong số những nhiệm vụ giáo dục quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm là GDMT vì mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều văn bản, chỉ thị về việc tổ chức triển khai các hoạt động GDMT trong các trường phổ thông đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31/1/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT đã”nêu: “Đối với giáo dục phổ thông, trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng về MT và BVMT bằng những hình thức phù hợp trong các môn học”. [2] Môn Công nghệ ở các trường phổ thông là môn học đề cập đến các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp. Tích hợp GDMT trong dạy học môn Công nghệ là vô cùng cần thiết khi mà sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đang được cho là những thủ phạm hàng đầu gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, đặc biệt là nền công nghiệp, nông nghiệp không bền vững. Từ“năm học 2008-2009, Bộ GD- ĐT chỉ đạo thực hiện dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Công nghệ ở THPT; Các trường THPT căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Bộ GD - ĐT và tài liệu “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ trung học phổ thông” do Nhà xuất bản Giáo

1


dục phát hành để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các nội dung cụ thể của”bài học.[2] Trong các trường học hiện nay, có nhiều phương thức tổ chức dạy học tích hợp GDMT vào các môn học nói chung và môn Công nghệ nói riêng, trong đó GDMT thông qua các HĐTN là một định hướng giáo dục được quan tâm và vận dụng trong thời gian gần đây, giáo dục về môi trường trong một môi trường cụ thể. Học tập qua HĐTN là hoạt động tạo cơ hội để học sinh tiếp xúc với thực tiễn, trải nghiệm bằng các giác quan, giúp học sinh phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo.... [4]. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:“Giáo dục môi trường thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Công nghệ 10” 2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao hiệu quả GDMT, xây dựng quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm về giá trị nhân cách, hình thành thái độ, kỹ năng“và hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ”10. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động GDMT trong dạy học môn Công nghệ 10 ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động GDMT cho học sinh“thông qua tổ chức các HĐTN trong dạy học”môn Công nghệ 10. 4. Giả thuyết khoa học Trong“dạy học môn Công nghệ 10, tiến hành GDMT cho HS dựa vào trải nghiệm theo nội dung và quy trình phù hợp, HS tích cực tham gia hoạt động, áp dụng được tối đa vốn kinh nghiệm của các em, cùng với việc sử dụng các giác quan vào hoạt động học tập thì sẽ nâng cao hiệu quả học”tập. 5. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDMT, dạy học trải nghiệm.

2


- Xác“định nội dung kiến thức, phương thức, hình thức tổ chức HĐTN tích hợp các nội dung giáo dục BVMT trong dạy học môn”Công nghệ 10. - Thiết kế hoạt động giáo dục theo hướng dạy học trải nghiệm trong chương trình môn Công nghệ lớp 10, qua đó giáo dục môi trường. - Thực“nghiệm tổ chức các HĐTN”đã được thiết kế, kiểm tra tính khả thi và hiệu quả. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu“một số tài liệu chuyên môn, đề tài nghiên cứu trước để làm cơ sở lí thuyết cho đề”tài. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của một số giảng viên môn PPDH Sinh học, một số GV đã“có kinh nghiệm ở trường THPT trong việc xác định nội dung, kiến thức để có thể áp dụng vào việc xây dựng và tổ chức các hoạt động trải”nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp xử lý số liệu. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp thêm giải pháp để nâng cao hiệu quả GDMT,“tích cực hóa các hoạt động nhận thức của HS thông qua HĐTN trong dạy học”môn Công nghệ 10. - Giúp cho học sinh nhận thức sâu sắc vai trò của mình trong bảo vệ môi trường sống và tích cực tham gia hoạt động BVMT.

3


NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ L LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.“TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU” 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục môi trƣờng 1.1.1.1. Trên thế giới: Trên thế giới, những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, GDMT đã được các tổ chức thế giới quan tâm. Từ đó đến nay, dưới sự theo dõi của các tổ chức MT Liên hiệp quốc, GDMT đã phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Trong nhiều năm qua,“nội dung về GDMT đã được đưa ra thảo luận, thống nhất tại các hội nghị quốc tế và khu vực. Nội dung được quan tâm là các chương trình, chiến lược và giải pháp GDMT chung cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Các công trình nghiên cứu GDMT”[1], [6]… trên thế giới đã kết luận một số vấn đề: - Các nhân tố khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến thái độ của con người đối với việc bảo vệ MT; thanh thiếu niên có sự quan tâm đến các vấn đề MT lớn hơn so với những người trưởng thành và họ cũng hy vọng về những hoạt động trong tương lai nhằm cải thiện MT nhiều hơn người trưởng thành. - Các môn học trong nhà trường nếu được tích hợp nội dung GDMT sẽ có tác dụng lớn đối với việc giáo dục HS về ý thức bảo vệ BVMT khi học tập môn học đó. - Việc xây dựng chương trình các môn học ở các cấp học cần được quan tâm và dựa trên các khái niệm về bảo tồn môi trường sống. - Những kinh nghiệm được hình thành thông qua các hoạt động tích cực của HS với MT có tính quyết định nhất đối với sự hình thành ý thức, mối quan tâm đến MT và các vấn đề MT. 1.1.1.2. Ở Việt Nam - Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học

4


trong hệ thống giáo dục quốc dân”;“Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án”“Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” [2], [3]. - Triển khai việc đưa các“nội dung bảo vệ môi trường (BVMT) vào hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ , nhìn chung, trong hệ thống giáo dục hoạt động BVMT đã giúp nâng cao được ý thức BVMT của tất cả”cộng đồng. [1] -“Tất cả các hệ thống giáo dục trong toàn quốc, từ lứa tuổi nhỏ như mầm non đến những cấp lớn hơn sau đại học đều thực hiện nội dung giáo dục BVMT. Đối với mỗi cấp học, ngành học, Bộ tổ chức biên soạn các chương trình khác nhau, phù hợp với khả năng nhận thức của từng độ tuổi; nội dung giáo dục BVMT ở cấp phổ thông được tiến hành theo phương thức tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục (BVMT được tích hợp vào các môn Lịch sử, Địa lý, Khoa học tự nhiên - xã hội, Tiếng Việt, Mỹ thuật, Đạo đức, Sinh học, Vật lý... và hoạt động ngoài giờ lên”lớp). [1] -“Mạng lưới giáo viên cốt cán ở các cấp học được tham gia tập huấn, tuyên truyền cho học sinh về giáo dục BVMT tại địa phương thường xuyên. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, mang tính quyết định đến thành công trong quá trình triển khai đưa vào trường học các nội dung giáo”dục BVMT.[1] -“Cùng với việc tổ chức soạn thảo các văn bản, tài liệu hướng dẫn và tổ chức học tập quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các tổ chức , hệ thống trường học, các cơ sở giáo dục - đào tạo đã xây dựng và phát triển trang điện tử về giáo dục BVMT của ngành GD&ĐT, tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền đa dạng và phong phú, Tổ chức các cuộc thi viết, thi vẽ, nhiếp ảnh và các tư liệu về môi trường và BVMT ở quy mô quốc gia (Cuộc thi Hành tinh xanh; Nước dùng cho hôm nay, giữ sạch cho ngày mai; Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước; Tìm hiểu về biến đổi khí hậu; Thi sáng tác tranh cổ động về BVMT trong học sinh, sinh”viên...)[6], [12].

5


Về“vấn đề GDMT thông qua các môn học có những công trình nghiên cứu như: “Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp GDMT qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng; “GDMT qua môn Địa lý” của các tác giả Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng; “GDMT qua dạy sinh thái học lớp 11 phổ thông trung học” của tác giả Dương Tiến Sỹ…; Dự án GDMT tại Hà Nội (2006), “Học mà chơi - Chơi mà học”, Tổ chức Con người và Thiên nhiên, Hà”Nội…[12] Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về GDMT cho HS ở Việt Nam đã tập trung nghiên cứu và đạt được kết quả: - Xây dựng được mục tiêu, phương pháp, hình“thức chung khi tổ chức GDMT cho”HS; - Phương“pháp và hình thức dạy học đối với từng môn”học; -“Xây dựng và hướng dẫn triển khai nội dung GDMT địa phương trong các môn học và hoạt động dạy”học. 1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục trải nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam Hơn“2000 năm trước, Khổng Tử (551- 479 TCN) đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”, tư tưởng này của ông đã thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Cùng thời điểm đó, ở các nước phương Tây, nhà triết học Hy Lạp – Xôcrát (470-399 TCN)”cũng nêu lên quan điểm: “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”. Đây được coi là những nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của “Giáo dục trải nghiệm”. [7] Những“năm đầu thế kỉ 20, giáo dục trải nghiệm đã được đưa vào nền giáo dục hiện đại. Với sự ra đời của “Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm” (Association for Experiential Education – EE), Giáo dục trải nghiệm đã được chính thức thừa nhận bằng văn bản và được tuyên bố rộng rãi, vào”năm 1997. Vào năm 2002, Giáo dục trải nghiệm đã bước thêm một bước tiến mạnh mẽ hơn,“tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững, chương trình “Dạy và học vì một tương lai bền vững” đã được tổ chức

6


UNESCO thông qua, trong đó có học phần quan trọng về “Giáo dục trải nghiệm” được giới thiệu, phổ biến và phát triển sâu”rộng. Ngày“nay, Giáo dục trải nghiệm đã và đang tiếp tục hình thành và phát triển thành mạng lưới vô cùng rộng lớn gồm nhiều cá nhân, tổ chức giáo dục, trường học trên toàn thế giới ứng dụng. Giáo dục trải nghiệm cũng đã được UNESCO nhìn nhận như là một triển vọng tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong các thập kỷ”tới [7]. Mặc dù trên thế giới,“giáo dục trải nghiệm được bắt đầu nghiên cứu từ rất sớm nhưng gần đây việc tiếp cận nghiên cứu về học tập dựa vào trải nghiệm ở Việt Nam mới được đề cập”đến. -“Năm 2006, học dựa vào hoạt động trải nghiệm được đề cập ở Việt Nam trong tài liệu “Học mà chơi - Chơi mà học: Hướng dẫn các hoạt động GDMT trải nghiệm” do Dự án GDMT Hà Nội và Trung tâm Con người và Thiên nhiên biên soạn. Tại Hà Nội, 12 trường tiểu học và 11 trường trung học cơ sở được triển khai chương trình dự án này. Nội dung tài liệu dự án đã giới thiệu tóm tắt một số khái niệm liên quan đến GDMT và học tập dựa vào trải nghiệm, giới thiệu một số hoạt động tổ chức trò chơi thực hành nhằm GDMT cho HS tiểu học và trung học cơ”sở. - Năm“2015, Hội thảo HĐTN của học sinh các trường phổ thông do Bộ giáo dục và Đào tổ chức đã tập trung vào một số nghiên cứu, bài viết của một số nhà khoa học giáo dục của Việt Nam về cơ sở lí luận, thực tiễn triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở một số quốc gia có nền giáo dục phát triển và một số gợi ý áp dụng vào giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Theo tác giả Ngô Thị Thu”Dung: “Trải nghiệm và sáng tạo là bản chất của hoạt động ở người. Bản chất hoạt động của người học nói riêng, của con người nói chung là hoạt động mang tính trải nghiệm, sáng tạo; tính sáng tạo ở đây được hiểu là sự sáng tạo ở cấp độ cá nhân, không phải ở cấp độ xã hội. Như vậy, hoạt động bao giờ cũng có thuộc tính trải nghiệm, sáng tạo của chủ thể. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường được tổ chức phù hợp với bản chất hoạt động của con người đều có thể được coi là hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, bao gồm cả các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường”. [13]

7


Tác giả Đinh Thị Kim Thoa vận dụng lí thuyết học từ trải nghiệm của Kolb (1984) để tìm hiểu về HĐTN [13], theo tác giả: “Để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học; nhưng để phát triển và hình thành năng lực (phẩm chất) thì người học phải trải nghiệm”. - Năm 2016,“Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị số 4325/BGDĐT, trong”đó đã chỉ đạo: “ Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các HĐTN sáng tạo, tăng cường thời lượng cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh”. -“Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã chính thức đưa HĐTN và hoạt động trải”nghiệm, hướng nghiệp vào chương trình giáo dục của các bậc học trong hệ thống giáo dục với mục tiêu: “Tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai”. [5] 1.2. CƠ SỞ L LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Giáo dục môi trƣờng 1.2.1.1. Khái niệm giáo dục môi trường Tại Tbilisi vào năm 1977“Hội“nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chức đã đưa ra khái”niệm:“Giáo dục môi trường có mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng”môi trường..[8]

8


1.2.1.2. Tầm quan trọng và mục tiêu giáo dục môi trường Năm“1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục môi”trường: “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường” [8]. Giáo dục môi trường có“mục tiêu đem lại cho các đối tượng được giáo dục cơ hội, không có sự phân biệt giáo dục cho đông đảo nhân dân, hay giáo dục trong các trường phổ thông, giáo dục đại”học,… a) Người“học hiểu về bản chất của các vấn đề môi trường giúp trang bị cho người học những kiến thức về môi trường như: tính phức tạp, tầm quan trọng, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, hạn chế của tài nguyên thiên nhiên, khả năng chống chịu của môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn”cầu. b) Nhận“thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường, từ đó có định hướng đúng đắn xây dựng thái độ, cách đối xử đúng đắn với môi”trường. c) Có“tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để có khả năng lựa chọn phong cách sống thích hợp trong việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để có thể tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi ở và làm việc. Đây là mục tiêu về khả”năng. Mục“đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trường, nghĩa là tạo ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm với môi trường, biết sống vì môi”trường.

9


1.2.1.3. GDMT cho học sinh -“Giáo dục BVMT trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về các vấn đề môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.”[1], [15] - Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT“cần chú trọng đến thực hành, hình thành cho HS các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt động BVMT của địa phương, của đất nước phù hợp với lứa tuổi”của người học. 1.2.2. Giáo dục trải nghiệm 1.2.2.1. Giáo dục trải nghiệm là gì? Theo Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế [7]: Giáo dục trải nghiệm là“một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng”và xã”hội. 1.2.2.2. Các đặc điểm của giáo dục trải nghiệm -“Quá trình“học qua trải nghiệm diễn ra khi trải nghiệm được lựa chọn kỹ càng và sau khi thực hiện được tổng kết bởi quá trình chia sẻ, phân tích, tổng quát hoá”và áp”dụng. -“Người học được sử dụng toàn diện: trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ năng của bản thân và các mối quan hệ xã hội trong quá trình tham gia”hoạt động trải nghiệm. -“Trải nghiệm yêu cầu người học phải sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định và thỏa mãn với kết quả”đạt được.

10


- Người học có thể“được tham gia tích cực vào việc: đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm,… trong qua trình học trải”nghiệm. -“Kết quả“của trải nghiệm không quan trọng bằng quá trình thực hiện và những điều học được từ trải”nghiệm”đó. -“Kết quả đạt được là của cá nhân người học, tạo cơ sở nền tảng cho việc học tập và trải nghiệm của cá nhân đó trong tương”lai. -“Các“mối quan hệ được hình thành và dần dần hoàn thiện: Người học với bản thân mình, người học với những người khác, và người học với thế giới”xung”quanh. 1.2.2.3. Phương pháp “Học tập qua trải nghiệm” Phương pháp “Học tập qua trải nghiệm” được thừa nhận là phương pháp cốt lõi của “Giáo dục trải nghiệm”.  Định nghĩa “Học tập qua trải nghiệm xảy ra khi một người sau khi tham gia trải nghiệm nhìn lại và đánh giá, xác định cái gì là hữu ích hoặc quan trọng cần nhớ, và sử dụng những điều này để thực hiện các hoạt động khác trong tương lai”. (John Dewey – 1938) [7].  Quy trình 5 bước khép kín Phương pháp “Học tập qua trải nghiệm”“thể hiện theo mô hình 5 bước khép kín như dưới”đây:

11


Bước 1. Trải nghiệm Học“sinh làm, thực hiện hoạt động tuân theo các hướng dẫn của giáo viên về an toàn, quy định về thời gian, học sinh thực hiện trước khi được giáo viên chỉ dẫn cụ thể về cách”làm. Bước 2. Chia sẻ Học“sinh chia sẻ lại các kết quả, các chú ý và những điều quan sát, cảm nhận được trong phần hoạt động đã thực hiện của mình. Học sinh diễn đạt và mô tả lại rõ ràng nhất các kết quả của trải nghiệm và mối tương quan”của chúng. Bước 3. Phân tích Học“sinh thảo luận với nhau, nhìn lại cả quá trình thực hiện trải nghiệm, phân tích và phản ánh lại. Học sinh sẽ liên hệ trải nghiệm với chủ đề của hoạt động và các kỹ năng sống học”được. Bước 4. Tổng quát Liên “hệ với các ví dụ trong thực tế hằng ngày từ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm. Bước này thúc đẩy học sinh suy nghĩ về việc có thể áp dụng những điều học được vào các tình huống khác như thế”nào.

12


Bước 5. Áp dụng Học“sinh sử dụng những kỹ năng, hiểu biết mới vào cuộc sống thực tế của mình. Học sinh trực tiếp áp dụng những điều học được vào tình huống tương tự hoặc các tình huống khác - thực”hành. Sự“khác biệt của phương pháp “Học tập qua trải nghiệm” đó là các bước đúc kết sau quá trình trải nghiệm. Mỗi bước đều gồm có các câu hỏi mở được đưa ra để học sinh trả lời, khiến học sinh phải thực sự động não, từ đó học sinh tự rút ra bài học cho bản thân. Nhờ đó mà người dạy có thể đánh giá lại quá trình trải nghiệm của người học. Các câu hỏi đưa ra rất đa dạng tùy theo từng hoạt động cụ thể. Phương pháp và các bước có thể áp dụng với tất cả các chủ đề, lĩnh vực, tùy theo định hướng của người thiết”kế.  So sánh“với các phương pháp”khác [18] Đặc tính

Phƣơng pháp giáo dục mô phạm

Phƣơng pháp Học tập qua trải nghiệm

Đối tượng trung tâm

Giáo viên

Học sinh

Trọng tâm

Nội dung bài học

Nội dung và quá trình

Nhiệm vụ người dạy

Truyền thụ kiến thức

Sắp xếp, tổ chức để quá trình học được diễn ra

Tâm thế người học

Bị động

Chủ động

Quan điểm, ý kiến của Không biết người học

Biết và được sử dụng

Liên hệ với thế giới bên Cách biệt ngoài

Diễn ra trong cuộc sống

Kết luận

Không thường xuyên Luôn có và từ bên trong và từ bên ngoài vào

Sự tiến bộ của người học

Không biết

Luôn luôn biết

Lựa chọn của người học

Rất ít lựa chọn

Rất nhiều lựa chọn

Yêu cầu chính với người Thuyết phục người Nhạy cảm với người học dạy học

13


Ưu điểm của phương pháp -“Phương pháp giúp cho người học sử dụng được tất cả các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...) có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu”hơn. - Có thể khai thác“tối đa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của người học nhờ cách thức dạy và học đa dạng của phương”pháp. -“Người học được trải qua quá trình khám phá kiến thức từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự”tin. -“Việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy và việc học cũng trở nên thú vị hơn đối với người”học. -“Khi học sinh chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, giúp cho học sinh có hứng thú và chú ý hơn đến những kiến thức mà các em học được, hạn chế gặp vấn đề về tuân thủ kỷ”luật. - Qua“quá trình tiếp thu kiến thức và các hoạt động đã được học, học sinh học được các kỹ năng”sống. Hạn“chế của phương pháp” Phương“pháp cũng xuất hiện tiềm ẩn một số hạn chế trong những trường hợp nhất định khi sử dụng phương pháp”như: -“Đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị cẩn thận từ người dạy và có thể cần nhiều thời gian hơn để thực hiện phương pháp với người”học. -“Trong các bước thực hiện câu hỏi thường là không có câu trả lời đơn thuần “đúng” cho các câu”hỏi. - Đòi hỏi người dạy khi thực hiện phương pháp sự kiên nhẫn. 1.2.2.4. Một số phương thức tổ chức HĐTN - Phương thức Khám phá:“nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác. Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi

14


dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất”nước. -“Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, học hỏi, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng của bản thân khi tham gia một số hoạt động như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự”khác. -“Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh những đóng góp và cống hiến thực tế của mình mang lại những giá trị xã hội thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự”khác. -“Phương thức Nghiên cứu: Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác. Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa”học.[5] 1.2.2.5. Một số loại hình hoạt động HĐTN“và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà”trường. Mỗi“một hình thức hoạt động giáo dục đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của HS. Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá HĐTN sáng tạo, cả giáo viên lẫn HS đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt”động. [17]

15


1.2.3. Giáo dục môi trƣờng thông qua hoạt động trải nghiệm Đối với GDMT, học tập dựa vào trải nghiệm chính là cách học tập dựa trên cách tiếp cận “Giáo dục trong môi trường”. Địa điểm học tập thường gắn liền với thiên nhiên hoặc môi trường ngoài lớp học: vườn trường, công viên, khu dân cư, đường phố, nhà máy, khu bảo tồn, vườn quốc gia, hồ nước, sông suối. Thông qua các hoạt động học tập dựa vào trải nghiệm, từ hành động trực tiếp với môi trường, HS sẽ lĩnh hội được các kiến thức và kỹ năng về môi trường, các vấn đề môi trường. Người học khi tham gia sống trải nghiệm với MT sẽ có cơ hội học hỏi và nâng cao những kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn, cảm thấy thích thú và có thái độ, hành vi đúng đắn đối với MT sinh thái. 1.3.“CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI” 1.3.1. Khả năng tích hợp GDMT trong CT môn Công nghệ 10 THPT Ở“trường THPT, giáo dục môi trường được tích hợp vào nhiều môn học, trong đó môn Công nghệ là môn có khả năng đưa giáo dục môi trường vào một cách thuận lợi nhất vì các nội dung trong chương trình”Công nghệ đều đề cập nội dung GDMT. Hay nói cách khác“các nội dung dạy học trong môn Công nghệ 10, hầu hết đều phù hợp để tích hợp giáo dục môi”trường cho HS. Từ năm học 2008-2009, Bộ GDĐTchỉ đạo triển khai đại trà ở tất cả các trường THPT trong toàn quốc thực hiện dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Công nghệ, Nhà xuất bản Giáo dục phát hành tài liệu “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ trung học phổ thông” được cấp phát để hướng dẫn giáo viên tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các nội dung cụ thể của bài học. [4] 1.3.2. Sự cần thiết đổi mới dạy – học môn Công nghệ ở THPT 1.3.2.1. Thực trạng dạy - học môn Công nghệ 10 THPT Môn Công nghệ ở THPT là 1 môn “phụ” theo quan niệm của nhiều người trong đó có cả người dạy và người học. Nhưng thực tế cho thấy môn Công nghệ môn học mang tính thực tiễn, trang bị cho HS những vấn đề thiết thực trong đời sống. Có ý nghĩa như vậy nhưng hiện nay môn Công nghệ chưa thực sự được coi trọng.

16


Theo báo cáo đã trình bày trong Hội thảo quốc gia “Đào tạo giáo viên Công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” do trường Đại học Sư Phạm Hà Nội tổ chức tháng 4/2019: Mỗi trường THPT thường chỉ có 1-2 giáo viên đào tạo đúng chuyên ngành Công nghệ, còn lại phần lớn thầy cô dạy môn này là giáo viên chuyên ngành khác kiêm nhiệm. Việc đầu tư cho bài giảng môn phụ do đó ít được đầu tư, thậm chí đôi lúc còn bị tận dụng tiết học Công nghệ để ôn luyện cho môn chính. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Công nghệ qua khảo sát thực tế ở 115 trường THCS tại 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ n, Hà Tĩnh cũng cho thấy chưa được tiến hành thường xuyên. Cũng tại hội thảo, theo một số nghiên cứu khác: giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học. Bởi để dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HS đòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng thời giáo viên khi thực hiện phải có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Đây là khó khăn đối với giáo viên hiện nay. Ở nhiều trường THPT chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của bộ môn như: chưa có phòng thực hành bộ môn, chưa có các đồ dùng dạy học cần thiết,… 1.3.2.2. Yêu cầu đổi mới giáo dục - Thực hiện định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - Nghị quyết số 29-NQ/TW, yêu cầu dạy và học phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống xã hội, tăng cường thực hiện các hoạt động trải nghiệm. Dạy học hiện đại phải thoát khỏi việc truyền thụ lí thuyết suông, GV là người truyền đạt và HS lĩnh hội thụ động các kiến thức khoa học. HS sẽ được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình nhận thức, tham gia trải nghiệm và chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, hình thành các giá trị sống phù hợp với mỗi cá nhân, có khả năng vận dụng vào tình huống mới - mục tiêu của đổi mới giáo dục. Năng lực GV và năng lực dạy học trải nghiệm là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục đổi mới. Bên cạnh đó, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là đào tạo được thế hệ HS năng động, tự chủ, đáp ứng được những năng lực cần thiết của người công dân hiện đại: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực 17


hợp tác, năng lực tính toán, năng lực tự học, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội,... [5 ]. Những năng lực này sẽ được phát triển nếu GV có thể tổ chức dạy học hiệu quả, đặc biệt là khi HS được học qua trải nghiệm. Trong quá trình tham gia trải nghiệm, người học sẽ được rèn luyện những kĩ năng cần thiết để chủ động giải quyết những vấn đề thực tế trong học tập và đời sống, từ đó phát triển năng lực tự học, hướng đến khả năng học tập suốt đời. Quá trình trải nghiệm còn góp phần bồi dưỡng những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp, các giá trị về đạo đức, lối sống. Đây là mục tiêu lớn của giáo dục hiện nay - giáo dục hướng đến sự phát triển bền vững.

Kết luận chƣơng 1 Dạy học theo phương pháp trải nghiệm phù hợp với xu thế hiện đại, thể hiện rõ quan điểm lấy người học làm trung tâm, quan điểm dạy học định hướng hành động và quan điểm dạy học tích hợp. Dạy học theo phương pháp trải nghiệm góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực của HS giúp HS hình thành những kỹ năng cần thiết như kỹ năng tự làm việc, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng làm việc nhóm của người học.... Đối với GDMT, học tập dựa vào trải nghiệm chính là cách học tập dựa trên cách tiếp cận “Giáo dục trong môi trường”. Người học khi tham gia sống trải nghiệm với MT sẽ có cơ hội học hỏi và nâng cao những kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn, cảm thấy thích thú và có thái độ, hành vi đúng đắn đối với MT sinh thái.

18


Chƣơng 2 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 10 2.1. Giới thiệu chƣơng trình khung môn Công nghệ lớp 10 Nội dung chương trình môn Công nghệ lớp 10 gồm hai phần chính và phần hướng nghiệp [4],[10] : Phần 1: Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp, gồm 3 chƣơng Chương 1. Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương Chương 2. Chăn nuôi, thủy sản đại cương Chương 3. Bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp và hướng nghiệp Chương 4. Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh Chương 5.Tổ chức và quản lí doanh nghiệp Phần 3. Hướng nghiệp (Trong hướng dẫn thực hiện chương trình môn công nghệ đã nêu rõ: GV có thể chọn dạy 1 trong 2 chương: chương 1 hoặc chương 2 để dạy tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương) [4]. 2.2. Một số nội dung GDMT tích hợp trong dạy học môn Công nghệ 10 2.2.1. Mức độ tích hợp - “Lồng ghép toàn phần (nếu toàn bài có nội dung giáo dục môi trường). Ví dụ: Ảnh hưởng của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường. - Lồng ghép một phần (trong bài có một mục, một đoạn có nội dung GDMT). - Liên hệ (nếu kiến thức trong bài có một hoặc nhiều nội dung có khả năng liên hệ, có bổ sung thêm kiến thức giáo dục môi trường mà SGK chưa đề”cập). 19


2.2.2. Nội dung tích hợp cụ thể Công“nghệ là môn học có khả năng đưa giáo dục môi trường vào dạy học một cách thuận lợi nhất vì các nội dung, kiến thức trong chương trình Công nghệ đều có khả năng đề cập nội dung GDMT. Hay nói cách khác các nội dung dạy học trong môn Công nghệ 10, hầu hết đều phù hợp để tích hợp giáo dục môi trường cho”HS. Sau đây là một số đề xuất của chúng tôi: Bảng 2.1. Tích hợp GDMT vào môn Công nghệ 10 Tên bài/Chủ đề Bài 1 Mở đầu

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng Giáo dục về mặt trái của nền nông nghiệp công nghiệp (thâm canh cao độ, lệ thuộc vào giống mới, phân vô cơ, hóa chất BVTV…)

Chủ đề: Sản xuất giống cây trồng Bài 2,3,4,5,6 Sản“xuất giống cây trồng;

Giáo dục về sự ảnh hưởng của lạm dụng giống mới tới hệ sinh thái, tạo nền nông nghiệp độc canh - làm suy thoái quỹ gen cây trồng….

Ứng dụng của công nghệ sinh học trong nhân giống (Giống mới có phá vỡ cân bằng sinh thái môi cây trồng nông, lâm nghiệp” trường trong khu vực không?) Chủ đề: Đất trồng và các biện pháp cải tạo đất

Giáo“dục về ảnh hưởng xấu của việc bón quá Một“số tính chất cơ bản của nhiều và bón liên tục một số loại phân vô cơ dẫn tới làm cho đất bị chua (do nồng độ ion H+ tăng đất trồng; cao trong đất); Xác định độ chua của đất; HS nhận thức được đất không phải là tài nguyên Biện pháp cải tạo và sử đất vô”tận. xám bạc màu, đất xói mòn HS“trình bày được các nguyên nhân dẫn đến mạnh trơ sỏi đá” làm cho đất xấu và trình bày nguy cơ diện tích đất xấu ngày càng tăng (tập quán của người dân Bài 7,8,9,10,11

20


còn lạc hậu; sử dụng đất không đúng mục đích; lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; …) Cung cấp cho HS các kiến thức về sử dụng các biện pháp và cải tạo đất phù”hợp;.. Chủ đề: Phân bón cho cây trồng Bón phân không đúng yêu cầu kỹ thuật dẫn tới Đặc điểm tính chất, kỹ thuật nhiều tác hại cho MT và con người: bón phân sử dụng một số loại phân hữu cơ tươi làm ô nhiễm đất, nước, không khí; lạm dụng phân bón vô cơ gây thoái hóa đất; ảnh thông thường; hưởng tới chất lượng của nông sản, gián tiếp Ứng dụng công nghệ vi sinh ảnh hưởng tới sức khẻo của con người và động trong sản xuất bón phân; vật. Bài 12, 13

Dựa trên các đặc điểm của phân bón, biết cách sử dụng hợp lí, bảo quản đúng cách, bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường. Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ MT để thay đổi thói quen và hướng đến sử dụng phân bón có trách nhiệm và thông minh (dùng phân vô cơ đúng cách, tăng cường sử dụng phân hữu cơ đã xử lí và phân vi sinh…). Chủ đề: Sâu bệnh hại cây trồng và phòng trừ sâu bệnh hại HS“trình bày được mối quan hệ giữa môi Điều“kiện phát sinh, phát trường với đời sống của sâu, bệnh hại  có triển của sâu bệnh hại cây biện pháp hạn chế sâu bệnh hại, can thiệp phòng trừ thích hợp, giảm thiểu việc dùng hóa chất trồng; BVTV. Phòng trừ tổng hợp dịch hại Giáo dục cho HS ý thức thận trọng khi tiếp xúc cây trồng; và sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Tổ Ảnh hưởng của thuốc hóa chức tuyên truyền, vận động người dân nên hạn Bài 15, 16, 17, 18, 19, 20

21


học bảo vệ thực vật đến chế sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật nông quần thể sinh vật và môi nghiệp. trường; Để bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh Ứng dụng công nghệ vi sinh thái, thực hiện nền sản xuất nông nghiệp bền sản xuất chế phẩm bảo vệ vững cần thực hiện tuyên truyền, vận động bà thực”vật con nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật để phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng” Chủ đề: Bảo quản, chế biến lƣơng nông lâm thủy sản Giáo“dục cách bảo quản, chế biến nông sản Mục“đích, ý nghĩa của công không gây ô nhiễm môi trường; Nông sản được tác bảo quản, chế biến bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con”người…. lương nông lâm thủy sản; Bài 40 đến 48

Bảo quản hạt, củ làm giống; Bảo quản – chế biến lương thực, thực phẩm; Chế biến sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản” Chủ đề: Tạo lập doanh nghiệp Có các“biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm Doanh nghiệp và lựa chọn nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của những người sản xuất, kinh doanh phân lĩnh vực kinh doanh; bón, thuốc bảo vệ thực vật,vật tư nông nghiệp, Tổ chức và quản lí doanh nông sản… trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng nghiệp đồng và môi”trường; Bài 49 đến 56

Trong trường hợp GV không dạy theo chủ đề thì nội dung GDMT tích hợp vào chương 1, chương 3 môn Công nghệ 10 vẫn tương tự như trên;

22


Trong trường hợp trường THPT lựa chọn dạy chương 2 (Chăn nuôi, thủy sản) thì nội dung GDMT tích hợp vào chương 2 sẽ bao gồm các vấn đề tương tự liên quan đến giống vật nuôi, thủy sản; liên quan đến sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp; sử dụng không đúng quy định các loại thuốc phòng, chữa bệnh cho vật nuôi và đặc biệt là vấn đề ô nhiễm từ chăn nuôi… 2.3. Tổ chức HĐTN để GDMT trong môn Công nghệ 10 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức HĐTNGDMT GDMT thông“qua trải nghiệm là quá trình hình thành ở HS những kiến thức, thái độ và hành vi đúng đắn với môi trường dựa trên vốn kiến thức của cá nhân kết hợp với việc sử dụng các giác quan của bản thân để quan sát, cảm nhận các sự vật và hiện tượng có liên quan. Trong quá trình đó, để HS trải nghiệm, tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu về kiến thức, thái độ và thể hiện hành vi thì GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt”động. GDMT thông qua“trải nghiệm phải có sự kết hợp giữa hai nội dung GDMT và học tập dựa vào trải nghiệm. Ngoài việc hình thành các kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi đúng đắn với MT thì việc học tập phải đảm bảo khai thác được vốn kinh nghiệm và việc sử dụng”các giác quan của người học trong quá trình học tập. GV thiết kế, tổ chức để HS trải nghiệm, vận dụng tối đa vốn kinh nghiệm cá nhân, kết hợp sử dụng các giác quan vào hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh kiến thức, thể hiện thái độ và hành vi đúng đắn với MT.  GDMT thông qua trải nghiệm phải bảo đảm mục tiêu, nội dung môn Công nghệ 10 Nguyên“tắc này yêu cầu việc tổ chức HĐTN nhằm GDMT trong dạy học môn Công nghệ 10 phải góp phần thực hiện mục tiêu dạy học môn Công nghệ 10: đảm bảo các kiến thức, kỹ năng và thái độ cho”HS. Để“đảm bảo, người GV phải xác định đúng đắn các nội dung tổ chức HĐTN nhằm GDMT trong dạy học môn Công nghệ 10. Tránh việc tổ chức HĐTN dẫn đến việc truyền đạt thêm kiến thức vào bài giảng làm cho nội

23


dung bài học môn Công nghệ 10 bị quá tải. Trong quá trình học tập dựa vào trải nghiệm, chính MT thực tiễn phong phú sẽ tạo hứng thú cho HS và cả GV vào sự vật, hiện tượng và sự kiện xung quanh khác chính vì thế hoạt động dạy học của GV và HS rất dễ lệch ra khỏi mục tiêu dạy học môn học. Vì vậy, GV cần hết sức chú ý bám sát mục tiêu bài học, dự kiến trước một số tình huống phát sinh khi tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập dựa vào trải”nghiệm.  GDMT thông qua trải nghiệm“bảo đảm khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của cá nhân học sinh” Patrick Geddes, người được coi là nhà sáng lập ra lý luận GDMT, cho rằng: “Điều quan trọng trong giáo dục không dừng lại ở việc hình thành các kỹ năng cơ bản như đọc, viết, tính mà phải tác động vào trí óc, trái tim, cánh tay của người học. Tác động vào trí óc để hình thành những hiểu biết, nhận thức về MT, tác động vào trái tim để hình thành những xúc cảm, tình cảm với MT và cuối cùng tác động vào chân tay để hình thành những kỹ năng và hành động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng MT”.“GV cần đảm bảo gắn nội dung hoạt động dựa vào trải nghiệm với thực tiễn cuộc sống, tạo cơ hội để HS được tiếp xúc trực tiếp với MT thực tiễn, với các sự vật, hiện tượng khi tổ chức các hoạt động dựa vào trải nghiệm. Qua đó, giúp HS có điều kiện tham gia khám phá, phát hiện tri thức, hình thành những khái niệm đầy đủ, sinh động, chính xác và chân thật, giúp hình thành cho HS những cảm xúc, tình cảm thật với MT, từ đó giúp HS có những kỹ năng, hành vi và thái độ đúng đắn”với MT. 2.3.2. Xác định nội dung, hình thức tổ chức HĐTNGDMT trong môn Công nghệ 10 Chúng tôi tiến hành phân tích chương trình môn Công nghệ 10, xây dựng một số chủ đề dạy học và xác định nội dung GDMT có lồng ghép trong các chủ đề. Từ nội dung GDMT lồng ghép trong các chủ đề dạy học môn Công nghệ 10, thiết kế một số hoạt động GDMT dựa vào trải nghiệm dưới hai hình thức: (1) Hoạt động dạy học theo phân phối chương trình môn Công nghệ 10 (2) Hoạt động ngoại khóa môn Công nghệ 10 24


Sơ đồ 2.1. Các bƣớc triển khai xây dựng hoạt động trải nghiệm Tùy thuộc tình hình thực tế (bối cảnh xã hội, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tính chất mùa vụ, đặc điểm sản xuất nông nghiệp tại địa phương…), linh hoạt lựa chọn nội dung, phương thức và hình thức tổ chức. Sau đây là một số đề xuất của chúng tôi: Bảng 2.2. Nội dung, hình thức tổ chức HĐTN Tên bài/chủ đề

Nội dung giáo dục bảo vệ môi Gợi ý nội dung, hình thức trƣờng trải nghiệm GDMT

Bài 1 Mở đầu

Giáo dục về mặt trái của nền Ngoại khóa: nông nghiệp, công nghiệp Seminar: Nông nghiệp hữu (thâm canh cao độ, lệ thuộc cơ; Nông nghiệp 4.0… vào giống mới, phân vô cơ, hóa chất BVTV…)

Chủ đề: Sản xuất giống cây trồng Bài 2,3,4,5,6 Sản xuất giống cây trồng; Ứng dụng nuôi

Giáo dục về ảnh hưởng của lạm dụng giống mới tới hệ sinh thái, tạo ra nền nông nghiệp độc canh – làm suy thoái quỹ

25

Lồng ghép vào các chủ đề dạy học (bằng nhiều PPDH) Khảo sát, điều tra tập đoàn


cấy mô trong gen cây trồng, tiềm ẩn nguy cơ nhân giống cây trong nông nghiệp. trồng nông, lâm nghiệp.

giống cây trồng tại địa phương thảo luận về tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp (tích cực hay tiêu cực).

Chủ đề: Đất trồng và các biện pháp cải tạo đất trồng Bài 7,8,9,10,11 Một“số tính chất của đất trồng; Xác định độ chua của đất; Biện pháp cải tạo và sử đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ”sỏi đá.

Giáo dục về“tác hại của việc bón quá nhiều và bón liên tục một số loại phân vô cơ sẽ làm cho đất thoái hóa; HS hiểu được đất không phải là tài nguyên vô tận. HS phân tích được các nguyên nhân làm cho đất xấu và nguy cơ diện tích đất xấu ngày càng tăng (tập quán canh tác lạc hậu; lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; …); Cung cấp cho HS các biện pháp sử dụng và cải tạo đất”phù hợp;..

Lồng ghép vào các chủ đề dạy học (bằng nhiều PPDH) + Tiến hành thí nghiệm xác định độ chua của đất canh tác tại địa phương; + Thảo luận về các nguyên nhân chính gây thoái hóa đất – tại địa phương; + Làm tờ rơi hướng dẫn biện pháp sử dụng và cải tạo đất phù hợp Ngoại khóa: + Tham quan, thực tế các khu vực đất bị thoái hóa do canh tác không bền vững…

Chủ đề: Phân bón cho cây trồng Bài 12, 13 Đặc điểm tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân thông thường; Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất

Bón phân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gây tác hại cho MT và con người: bón phân hữu cơ tươi làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; lạm dụng phân vô cơ gây thoái hóa đất; ảnh hưởng tới chất lượng sinh học của nông sản, gián tiếp gây bệnh cho người

26

Lồng ghép vào các chủ đề dạy học (bằng nhiều PPDH) + Dựa trên các tiêu chí phân loại, nhận biết loại phân bón, so sánh ưu nhược điểm của mỗi loại Ngoại khóa: + Làm poster tuyên truyền


bón phân;

và động vật. Biết cách sử dụng, bảo quản hợp lí, bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường, dựa vào đặc điểm cảu phân bón. Giáo dục, tuyên truyền cho người nông dân thay đổi thói quen và hướng đến sử dụng phân bón có trách nhiệm (dùng phân vô cơ đúng cách, tăng cường sử dụng phân hữu cơ đã xử lí và phân vi sinh…)

các biện pháp sử dụng hợp lí phân bón cho cây trồng; + Dự án sản xuất phân vi sinh từ các phụ phẩm trong các hộ gia đình…

Chủ đề: Sâu bệnh hại cây trồng và phòng trừ sâu bệnh hại Bài 15, 16, 17, 18, 19,20 Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng; Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng; Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường; Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ

HS hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và đời sống sâu, bệnh hại  có biện pháp hạn chế sâu bệnh hại, can thiệp phòng trừ thích hợp, giảm thiểu việc dùng hóa chất BVTV; Có ý thức thận trọng khi tiếp xúc với và sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, tuyên truyền, vận động mọi người nên hạn chế dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật nông nghiệp; Có ý thức tuyên truyền, vận động bà con nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật để phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh

27

Lồng ghép vào các chủ đề dạy học (bằng nhiều PPDH) + Dùng bản đồ tư duy (Mindmap) tóm tắt nội dung của chủ đề +Làm bộ mẫu thật/ tranh/ ảnh sâu bệnh hại cây trồng… + Làm poster tuyên truyền các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng; Ngoại khóa: +Thực hiện dự án sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ các sản phẩm có sẵn tại địa phương (tỏi, ớt, gừng, sả….) + Sân khấu hóa một số nội


thực vật.

thái, thực hiện nền sản xuất dung có liên quan (thuốc nông nghiệp bền vững. bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khỏe/tính mạng con người và hệ sinh thái… + Dự án thu gom bao bì phân bón, HCBVTV trên đồng ruộng

Chủ đề: Bảo quản, chế biến lƣơng nông lâm thủy sản Bài 40 đến 48 Mục“đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến lương nông lâm thủy sản; Bảo quản hạt, củ làm giống; Bảo quản – chế biến lương thực, thực phẩm; Chế biến sản phẩm cây công nghiệp và”lâm sản.

Giáo dục bảo quản, chế biến nông sản không gây ô nhiễm môi trường; Nông sản được bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người….

Ngoại khóa: + Tham quan cơ sở chế biến nông sản – khảo sát quy trình (các vấn đề liên quan đến môi trường…); + Nghiên cứu đề tài: xử lí nước thải, chất thải sau chế biến,… + Dự án tuyên truyền“các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến nông”sản,

Chủ đề: Tạo lập doanh nghiệp Bài 49 đến 56 Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh

Có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của những người sản xuất,

28

Lồng ghép vào các chủ đề dạy học + Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục về


doanh; Tổ chức và quản lí doanh nghiệp.

kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…vật tư nông nghiệp, nông sản… trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường;

trách nhiệm và nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh tại địa phương… Ngoại khóa: + Xây dựng dự án kinh doanh nhỏ - thân thiện với môi trường. Ví dụ: kinh doanh nông sản sạch – từ nguồn cung tại các hộ gia đình trong vùng…

2.3.3. Xây dựng quy trình GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong môn Công nghệ 10 Tham khảo các tài liệu hướng dẫn tổ chức HĐTN, chúng tôi xây dựng quy trình GDMT dựa vào trải nghiệm gồm các giai đoạn: (1) GV đề xuất nhiệm vụ trải nghiệm (2) HS trải nghiệm trong thực tiễn, quan sát, so sánh, đối chiếu, phản hồi (3) HS báo cáo kết quả (làm báo cáo; trình bày – thảo luận báo cáo trước lớp và tổng kết kiến thức thu được qua trải nghiệm) (4) GV đánh giá (kiến thức, kĩ năng, năng lực) và rút ra các bài học vận dụng vào thực tiễn, học tập (5) HS thử nghiệm kết quả vào thực tiễn.

29


Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức HĐTN để GDMT 2.3.4. Một số kế hoạch GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10 2.3.4.1. GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10 (1) Chủ đề: ĐẤT TRỒNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT TRỒNG HĐTN: “Đất trồng không phải tài nguyên vô hạn – hãy bảo vệ và cải tạo đất trồng tại địa phương” Mức độ tích hợp GDMT: Lồng ghép một phần và liên hệ 1. Mục tiêu  Kiến thức - Phân tích được tác hại của việc bón phân quá nhiều và liên tục đến đất. - Phân tích được nguyên nhân một số“hình thành đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất”phèn. 30


- Giải thích“được cơ sở khoa học của việc bón phân, bón vôi đến cải tạo”đất. - Liên hệ thực tế trình bày được các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn ở địa phương. - Xây dựng được kế hoạch bảo vệ môi trường đất ở địa phương.  Kĩ năng - Kĩ năng làm thí nghiệm (xác định độ chua của đất), kĩ năng quan sát, kĩ năng điều tra, kĩ năng viết báo cáo. - Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Kĩ năng tự học và hợp tác.  Thái độ - Hướng tới xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường đất và sử dụng hiệu quả đất hiện nay. - Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường.  -

Định hướng phát triển năng lực Năng lực nghiên cứu khoa học Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn Năng lực học và hợp tác.

2. Thời gian thực hiện nhiệm vụ: - HS tự làm việc (thời gian 2 tuần) - HS làm việc trong PTN (1/2 tiết) - Báo cáo, thảo luận kết quả, đánh giá kết quả (1 tiết) 3. Nội dung và tiến trình thực hiện HĐTN Hoạt động

Nội dung

Mục tiêu

Sản phẩm mong đợi của HS

Giai đoạn 1

GV đề xuất nhiệm vụ cho HS (cho nhóm khoảng 10 HS)

- GV đề xuất nhiệm vụ - GV phân tích tình

Đất trồng tại địa phương có dấu hiệu thoái hóa không?

Giáo dục cho HS: Nguyên nhân thoái hóa đất. Biện pháp bảo vệ và

31

HS tìm ra nguyên nhân cụ thể gây thoái hóa đất trồng ở địa phương.


huống đặt ra.

Nếu có thì nguyên nhân là gì? Làm gì để bảo vệ đất canh tác?

cải tạo đất trồng nói chung và đất trồng tại địa phương nói riêng

Giai đoạn 2

HS trải nghiệm thực tế theo nhóm/cá nhân trong nhóm

HĐ1: HS tìm kiếm thông tin (SGK, tài liệu tham khảo, internet), trao đổi với chuyên gia, nông dân.

HS tìm hiểu kiến HS tìm ra thức liên quan phương án đến nhiệm vụ, quyết vấn đề. xây dựng hệ thống các câu hỏi, ... và trao đổi với GV...

HĐ2: HS trải nghiệm ngoài đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm; GV tư vấn, hỗ trợ - hướng dẫn

HS khảo sát, tìm hiểu, trải nghiệm thực tế dựa trên kế hoạch đã xây dựng, HS chủ động, tích cực tự phát hiện vấn đề

HĐ3: HS trình bày kinh nghiệm cá nhân và thảo luận

HS viết báo cáo HS giải quyết được Bản báo cáo kết dựa trên nhận vấn đề trên phương quả trải nghiệm của thức và đánh giá diện nhóm các nhóm vấn đề của nhóm

các Các phương án giải giải quyết tìm ra được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai đoạn tiếp theo ( Xây dựng kế hoạch trải nghiệm của nhóm )

Đánh giá thực trạng chất lượng đất trồng tại địa phương (cảm quan; lấy mẫu làm thí nghiệm đo độ chua của đất); Tìm hiểu các hoạt động của nông dân tác động đến đất ...

32

Đề xuất phương án để bảo vệ và cải tạo đất trồng nói chung và đất trồng tại địa phương nói riêng; HS tích cực tham gia BVMT và bảo vệ tài nguyên đất.

HS trả lời được đất trồng tại địa phương có dấu hiệu thoái hóa hay không? HS chỉ ra hoạt động của nông dân có ảnh hưởng tích cực/tiêu cực đến đất trồng..


Giai đoạn 3

HS tổng kết và báo cáo kết quả

HS làm việc HS thảo luận, HS giải quyết được tại lớp học; chia sẻ kết quả vấn đề trên phương GV hỗ trợ thu được giữa các diện lớp nhóm Giai đoạn 4

GV đánh giá kết quả

GV đánh giá Gợi mở cho HS kết quả đạt nhận xét, đánh được bằng giá về kết quả hoạt động của nhận xét. nhóm, mức độ tham gia của từng thành viên; sự phối hợp trong nhóm.. Giai đoạn 5

HS chiếm lĩnh các tri thức, hình thành kĩ năng mới và thái độ tích cực

Đánh giá kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm. Phát triển thái độ, xúc cảm, tình cảm và giá trị ở HS

Đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các kĩ năng

Tổ chức cho học sinh thử nghiệm tích cực Từ kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thu được qua HĐTN, HS vận dụng vào thực tiễn

Vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, năng lực vào bảo vệ và cải tạo đất, hướng dẫn người khác cùng tham gia.

33

HS tích cực tham gia tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân canh tác bền vững, bảo vệ tài nguyên đất (HS tạo ra nhiều sản phẩm – bài tuyên truyền, tờ rơi, poster…); HS tự giác lựa chọn các hành vi bảo vệ tài nguyên đất


(2) CHỦ ĐỀ: PHÕNG, TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG - HĐTN: “Biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng – lựa chọn vì môi trường và sức khỏe con người” - Mức độ tích hợp GDMT: Một phần và liên hệ 1. Mục tiêu  Kiến thức - Trình bày được tác hại của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng. - Lựa chọn được các biện pháp an toàn cho con người và môi trường trong phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng. - Xây dựng được kế hoạch tuyên truyền, vận động nông dân sử dụng các biện pháp an toàn cho con người và môi trường trong phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng.  Kĩ năng - Kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng quan sát, kĩ năng điều tra, kĩ năng viết báo cáo. - Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Kĩ năng tự học và hợp tác  Thái độ - Tích cực tuyên truyền cho biện pháp phòng, trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm do HCBVTV - Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường  Định hướng phát triển năng lực - Năng lực nghiên cứu khoa học - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Năng lực tự học và hợp tác 2. Chuẩn bị - Thời gian: 4 tuần (theo phân phối chương trình) - Phương tiện, thiết bị: + Máy chiếu, laptop; …

34


+ Mẫu tiêu bản về sâu, bệnh hại lúa. + Tranh ảnh về sâu, bệnh hại lúa, mẫu vật thật 3. Nội dung và tiến trình hoạt động Hoạt động

Nội dung

Mục tiêu

Sản phẩm mong đợi của HS

Giai đoạn 1

GV đề xuất nhiệm vụ trải nghiệm

GV đề xuất nhiệm vụ và trao đổi với HS GV phân tích tình huống đặt ra.

Lựa chọn biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng an toàn với môi trường và sức khỏe con người

Giai đoạn 2

HS trải nghiệm thực tế theo nhóm HS tự tìm hiểu kiến HS nhận biết Xây dựng kế hoạch thức liên quan đến được vấn đề đặt HĐTN để giải quyết nhiệm vụ, xây dựng ra. vấn đề đặt ra. hệ thống các câu HS tìm các hỏi, trao đổi trong phương án giải nhóm và trao đổi quyết vấn đề. với GV...

HĐ1: HS tìm kiếm thông tin (SGK, tài liệu tham khảo, internet), trao đổi với chuyên gia, nông dân. HĐ2: HS trải nghiệm ngoài thực tế đồng ruộng; GV tư vấn, hỗ trợ -

Khảo sát tình hình dịch bệnh trên cây trồng tại địa phương; Khảo sát thực trạng sử dụng các biện

GDMT cho HS: Hiểu rõ tác hại của HCBVTV Đánh giá và lựa chọn phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng bằng các biện pháp sinh học.

Đánh giá được mức độ sử dụng HCBVTV; Các yếu tố chi phối hành vi lựa chọn HCBVTV

35

HS hiểu biết, tin tưởng và có khả năng vận động nông dân lựa chọn biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng an toàn với môi trường và sức khỏe con người.

Bản báo cáo kết quả điều tra thực tế; Phân tích được nguyên nhân của thực trạng.


hướng dẫn

pháp phòng, trừ sâu trong phòng, trừ bệnh hại tại địa sâu, bệnh hại cây phương; trồng của nông dân.

HĐ3: HS phân tích, đánh giá và tự hình thành khái niệm

So sánh ưu điểm, hạn chế của các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng; Xác định được những hậu quả do lạm dụng HCBVTV trong thực tiễn đời sống

HĐ4: HS Trình bày kết quả thảo luận, trình bày theo nhóm chuyên gia

Giai đoạn 3 GV đánh giá kết quả đạt được của HS bằng nhận xét

Cảnh báo người dân về tác hại của HCBVTV Chỉ ra được các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng an toàn cho môi trường và con người.

Đưa ra sản phẩm (báo cáo, hình ảnh minh họa, ..) về biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng an toàn cho môi trường và con người

HS giải quyết Đưa ra các sản phẩm được vấn đề trên của nhóm (báo phương diện cáo/hình ảnh/sơ đồ nhóm tư duy…thể hiện các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng an toàn cho môi trường và con người

Giáo viên đánh giá kết quả HĐTN Gợi mở cho HS Đánh giá kinh nhận xét, đánh giá nghiệm, năng lực về kết quả hoạt thực hiện, tính động của nhóm, trải nghiệm; mức độ tham gia của từng thành viên; sự phối hợp hoạt trong nhóm..

36

Đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các kĩ năng …


Giai đoạn 4

Tổ chức cho HS trải nghiệm tích cực

Xây dựng sản HS bày tỏ quan phẩm để điểm của mình về tuyên truyền lạm dụng HCBVTV; Định hướng nhận thức và hành động đúng đắn cho cộng đồng

Tuyên truyền và giáo dục cho người dân nói không với HCBVTV Ưu tiên sử dụng các chế phẩm vi sinh để bảo vệ thực vật.

Các báo cáo/tờ rơi/clip/poster… tuyên truyền, vận động cộng đồng sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại an toàn.

2.3.4.2. GDMT thông qua HĐTN ngoại khóa môn Công nghệ 10 Các hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10 có thể áp dụng tốt cho môn Công nghệ nói chung và tiết dạy GDMT thông qua HĐTN nói riêng, tuy vậy để vận dụng hình thức này GV cần phải đầu tư thời gian nghiên cứu, chuẩn bị công phu, có thể phát sinh nhân sự, kinh phí tổ chức thực hiện và một số vấn đề khác… Vì vậy cách để giảm tốn kém nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục, những hình thức HĐTN quy mô nhỏ nên được phát huy. Ví dụ:  Tổ chức thảo luận: là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơn giản và dễ thực hiện với điều kiện của các trường phổ thông hiện nay. Dưới sự hướng dẫn điều khiển của giáo viên, học sinh cùng nhau trao đổi tìm ra nguyên nhân và giải pháp giải quyết vấn đề. Giáo viên chỉ là người tổ chức còn học sinh là người chủ trì, dẫn dắt, thực hiện.  Tổ chức các cuộc thi: tổ chức các cuộc thi có thể trong nhà trường, lớp học hay ngoài không gian trường học. Thi giải ô chữ, thi kể chuyện theo tranh về môi trường, …  Phương pháp tuyên truyền: Đa phần HS có gia đình làm nông. Giúp các em có kiến thức BVMT tuyên truyền tới gia đình và địa phương, đóng

37


góp vào việc xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, bền vững thân thiện với môi trường.  Tổ chức trò chơi, sân khấu hóa:  Tổ chức các câu lạc bộ: đây là hình thức hoạt động ngoại khóa của một nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu… (Câu lạc bộ về biến đổi khí hậu, câu lạc bộ xanh, …) Chúng tôi sẽ minh họa 1 HĐTN sau: Nhiệm vụ GDMT qua HĐTN: Sân khấu hóa hoạt động tuyên truyền ngăn chặn lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt (Xây dựng và biểu diễn tiểu phẩm) I. Mục tiêu: Tiểu phẩm hướng đến mục tiêu làm cho người xem hiểu rõ mức độ nguy hại đối với con người và môi trường sống khi lạm dụng HCBVTV trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng; xây dựng thái độ sống có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường; hình thành năng lực tư duy, phản biện, năng lực thực hiện các hành vi thân thiện với môi trường. II. Thời gian thực hiện: 30 phút III. Hình thức: - Hoạt động nhóm (xây dựng/sưu tầm kịch bản và biểu diễn) - Phân công đóng vai trong nhóm (các nhóm trong lớp tự chọn chủ đề, mục tiêu GDMT trong dạy học Công nghệ); - Đánh giá kịch bản và diễn xuất theo các tiêu chí: + Đúng chủ đề, thông điệp GDMT rõ ràng dễ hiểu, có tác dụng giáo dục. + Kịch bản hay, diễn xuất hấp dẫn. IV. Kịch bản - Tên tiểu phẩm “Phun… cho chết!”. - Diễn viên 1: 4 diễn viên (bác nông dân – tên Tám Phung; vợ bác Tám Phung; con gái Tám Phung; hàng xóm của bác Tám Phung; tên Chín Chắn).

38


- Nội dung tiểu phẩm: Nói về việc ông Tám Phung thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích cho rau màu để nhanh thu hoạch, bán cho thương lái. Bên cạnh việc lạm dụng thuốc, ông còn vứt vỏ thuốc khắp nơi, thậm chí còn xúc bình thuốc dưới kênh, ao hồ, mương nước. Những việc làm của Tám Phung đã được hàng xóm nhắc nhở nhưng ông không quan tâm, không thay đổi, còn cho rằng mọi người không thông minh bằng ông. Ông Tám Phung khẳng định: “Muốn rau lên nhanh với da đẹp thì mua thuốc về tôi phun cho cái là đẹp và lớn nhanh ngay mà”; “Ruộng lúa thì mênh mông, kênh mương chạy dài ra tới sông, sông ra tới biển, mình bỏ có mấy cái vỏ bao vỏ chai thuốc thì có thấm tháp gì đâu? Không chôn xuống đất thì nó cũng ra sông rồi ra biển thôi, mà biển thì bao la bát ngát chừng nào mới ô nhiễm hết cái đại dương bao la đó được...”. Không nghe lời khuyên, đàn vịt của ông hàng xóm và của Tám Phung ăn phải thuốc chết, rồi đến vợ, con gái của ông bị ngộ độc phải đưa đi cấp cứu do ăn thịt vịt bị nhiễm thuốc. Sau sự việc, ông rất ân hận vì việc mình làm. Đoạn cuối khép lại với tiếng còi xe cứu thương và câu nói của ông Chín Chắn, hàng xóm nhà Tám Phung: “Đấy… lúc nào cũng phun cho chết hết, phun cho chết hết… giờ ông chết chứ ai chết… phun xong xả rác thải độc hại khắp nơi… cảnh báo rồi mà không chịu nghe. Đúng là Phung, Phí, phung phí cả sức khỏe và tính mạng!”. Đây là một bài học cảnh tỉnh những ai đã và đang có những hành động như Tám Phung. Kịch bản phản ánh từ thực tế, vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn đang ngày càng trở nên bức xúc, ô nhiễm từ việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, bao gồm vỏ chai, lọ, túi nylon chứa hóa chất bảo vệ thực vật. Đây là chất thải có khả năng gây độc hại đến hệ sinh thái, cần phải được xử lý đúng cách nếu không thì hậu quả sẽ khôn lường.

39


Kết luận chƣơng 2 Xuất phát từ các định hướng khoa học của việc GDMT thông qua tổ chức HĐTN môn Công nghệ 10, trên cơ sở nội dung dạy học, người nghiên cứu đã: - Đề xuất nội dung GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10. Tiến hành phân tích làm rõ nội dung GDMT thông qua tổ chức HĐTN đối với từng chủ đề/bài học môn Công nghệ 10. - Đề xuất quy trình GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10 theo trình tự các bước: Bước 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm; Bước 2: Tổ chức cho HS quan sát, đối chiếu, phản hồi; Bước 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm; Bước 4: Tổ chức thử nghiệm tích cực. Trong mỗi bước tiến hành, chúng tôi đã làm rõ các nhiệm vụ của GV và HS, gợi ý các câu hỏi định hướng, khai thác áp dụng trong từng bước. - Hướng dẫn việc lập kế hoạch dạy học và xây dựng minh họa một số kế hoạch GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10 gồm: 2 kế hoạch dạy học các chủ đề trong chương trình môn Công nghệ 10 và 1 hoạt động ngoại khóa.

40


Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm - Kiểm định tính khả thi của nội dung và tiến trình GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10 và đánh giá hiệu quả giáo dục. Cụ thể: + Có giúp HS có thái độ tích cực và hứng thú hơn với việc học hay không? + Có tạo cơ hội giúp HS rèn luyện, phát triển tư duy sáng tạo thông qua việc mở rộng, vận dụng kiến thức hay không? + Có góp phần nâng cao hiệu quả GDMT hay không? 3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm TNSP bố trí ở lớp 10 11 và lớp 10 12, trường THPT Tiên Du 1 (xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) vào đầu học kì 2 năm học 2018 – 2019 với sự giúp đỡ của GV của Nhà trường. TNSP dạy học bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường - Nhóm thực nghiệm (TN): Thực hiện giảng dạy nội dung bài học theo phương pháp và nội dung của đề tài. - Nhóm đối chứng (ĐC): Thực hiện giảng dạy nội dung bài học theo phương pháp phổ biến, đang vận dụng tại Nhà trường. - Thiết kế nghiên cứu chúng tôi lựa chọn là: Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên. Với thiết kế này cho phép chúng tôi bỏ qua bài kiểm tra trước tác động đối với hai nhóm ĐC và TN. Trước tác động, chúng tôi phân tích kết quả bài kiểm tra học kì I của cả hai nhóm ĐC và TN, đều có kết quả bài kiểm tra giữa học kì I tương đương nhau. - Hoạt động dạy học ở lớp ĐC và TN đều do GV Nguyễn Thị Nụ - GV của trường đảm nhiệm dạy, tác giả đề tài, với vai trò sinh viên TTSP dự phối hợp bao quát, quan sát đánh giá; Hoạt động TNSP diễn ra như các buổi học khác nhằm giữ cho HS tâm thế ổn định. 41


Bảng 3.1. Bố trí thực nghiệm sƣ phạm Tên Lớp

Sĩ số

Lớp thực nghiệm

10A11

42

Nguyễn Thị Nụ Lê Thị Ngọc Mai

Lớp đối chứng

10A12

42

Nguyễn Thị Nụ Lê Thị Ngọc Mai

GV dạy

TNSP dạy bài 19, Công nghệ 10 Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường

3.3. Kết quả thực nghiệm Sau khi hoàn thành dạy các bài ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tiến hành kiểm tra kết quả thực nghiệm để xác định hiệu quả của phương án thực nghiệm. 3.3.1. Phƣơng pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá - Thiết kế các nhiệm vụ cho cả 2 lớp; soạn đề kiểm tra với các tiêu chí căn cứ vào nhiệm vụ học tập, GDMT; sử dụng cùng 1 đề kiểm tra cho 2 lớp và tiến hành kiểm tra đồng thời cùng một thời điểm. - Kiểm tra kết quả thực nghiệm đánh giá định tính + Số học sinh tự giác tham gia vào hoạt động học tập, sự hứng thú và tham gia hoạt động học tập tích cực; không khí lớp học, các kỹ năng mềm. + Ý thức tìm hiểu môi trường, BVMT,... - Kiểm tra kết quả thực nghiệm đánh giá định lượng, thông qua kết quả các bài kiểm tra. 3.3.2. Kết quả kiểm tra 3.3.2.1. Kết quả kiểm tra định lượng Kiểm tra 2 bài (mỗi bài trong 15 phút), sau giờ dạy và chủ yếu kiểm tra các nội dung GDMT lồng ghép trong môn Công nghệ 10 ở 2 lớp khối 10: 10A11 (TN) và 10A12 (ĐC). Dựa trên điểm số thu được để xếp loại học lực thành các hạng mục: Yếu, Trung Bình, Khá, Giỏi. Kết quả như sau:

42


Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra bài 19 môn Công nghệ 10

Lớp 1

Tổng số

Giỏi (9-10 điểm)

Khá (7-8 điểm)

Trung bình Yếu (5-6 điểm) (3-4 điểm)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Bài kiểm tra số 1

ĐC

42

2

4,8

14

33,3

22

52,4

4

9,5

TN

42

7

16,7

20

47,6

15

35,7

0

0

2

Bài kiểm tra số 2

ĐC

42

4

9,5

14

33,3

23

54,8

1

2,4

TN

42

9

21,4

22

52,4

11

26,2

0

0

Số liệu đánh giá kết quả định lượng hạn chế và phương pháp đánh giá đơn giản, không thể phản ánh kết quả chính xác tuyệt đối, tuy vậy, chúng tôi nhận thấy số bài kiểm tra đạt điểm Khá, Giỏi ở nhóm TN đều cao hơn ở nhóm ĐC, bước đầu cho phép nhận định hình thức/PPDH được đề cập trong nghiên cứu đã mang lại hiệu quả nhất định. 3.3.2.2. Kết quả phân tích dữ liệu định tính Bảng 3.3. Dấu hiệu định tính trong quá trình TNSP Nội dung

ĐC

TN

Tinh thần, thái - Còn thụ động trong các độ học tập của câu hỏi, bài tập giáo viên HS đưa ra. - Chỉ một số ít học sinh phát biểu và xây dựng bài; - Có một số học sinh không tập trung.

- Hăng hái phát biểu xây dựng bài. Không khí lớp học sôi nổi. - Tranh luận, thảo luận đưa ra được nhiều ý kiến và cùng giải quyết đưa ra kết luận đúng. - HS có cảm giác không bị gò bó, mệt mỏi.

Sự phối hợp hoạt động giữa GV và HS trong HĐTN

- Giáo viên tổ chức các HĐHT - HS hoạt động nhóm, đưa ra ý kiến và phương án giải quyết nhiệm vụ mà GV đưa ra. - Tương tác GV↔ HS, HS ↔HS

- Giáo viên thuyết trình. - HS tiếp thu và ghi chép -Tương tác chủ yếu GVHS

43


Theo quan sát của chúng tôi, cùng nội dung bài học, HS ở lớp TN hăng hái học tập, tham gia thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến tranh luận, tích cực làm việc nhóm, không ngần ngại góp ý kiến cho nhóm bạn cũng như sẵn sàng tiếp thu kiến kiến phản hồi cho nhóm của mình. Chúng tôi nhận thấy ở lớp TN – vận dụng dạy học trải nghiệm đã giúp HS có thái độ tích cực và hứng thú hơn với việc học; tạo cơ hội giúp HS rèn luyện, phát triển tư duy sáng tạo thông qua việc mở rộng, vận dụng kiến thức và góp phần nâng cao hiệu quả GDMT. Do hoạt động TNSP còn rất ít nên chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến kết quả đánh giá định tính, tạo cho HS thái độ tích cực, hứng thú hơn với quá trình học tập, làm cho nhiệm vụ học tập của HS trở nên nhẹ nhàng hơn và gắn liền với thực tiễn thông qua trải nghiệm là khởi đầu của cải thiện kết quả dạy học. Chúng tôi nhận thấy HĐTN là phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực, đảm bảo mục tiêu môn học, lấy học sinh là trung tâm - học qua làm, qua sự trải nghiệm của bản thân học sinh, phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, phù hợp với chương trình nhà trường. Đối với môn Công nghệ, hầu hết HS coi là “môn phụ” thì thay đổi thái độ học tập, tạo thêm hứng thú, khích lệ thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường cho HS cũng rất có giá trị. Việc thay đổi thái độ của HS trước những vấn đề môi trường là một dấu hiệu đánh giá mức độ thành công của các chương trình GDMT.

Kết luận chƣơng 3 Từ kết quả đánh giá định lượng và định tính hoạt động TNSP cho thấy việc tổ chức các HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10 nói chung và GDMT thông qua tổ chức các HĐTN trong môn Công nghệ 10 nói riêng có tác dụng nâng cao chất lượng học tập bộ môn, nâng cao chất lượng GDMT cho HS. Vận dụng dạy học trải nghiệm đã giúp HS có thái độ tích cực và hứng thú hơn với việc học; tạo cơ hội giúp HS rèn luyện, phát triển tư duy sáng tạo thông qua việc mở rộng, vận dụng kiến thức và góp phần nâng cao hiệu quả GDMT.

44


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Dạy học theo phương pháp trải nghiệm phù hợp với xu thế hiện đại, thể hiện rõ quan điểm lấy người học làm trung tâm, quan điểm dạy học định hướng hành động và quan điểm dạy học tích hợp. GDMT dựa vào trải nghiệm là cách học tập dựa trên cách tiếp cận “Giáo dục trong môi trường”, người học khi tham gia sống trải nghiệm với MT sẽ có cơ hội học hỏi và nâng cao những kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn, cảm thấy thích thú và có thái độ, hành vi đúng đắn đối với MT sinh thái. Xuất phát từ các định hướng khoa học của việc GDMT thông qua tổ chức HĐTN môn Công nghệ 10, trên cơ sở nội dung dạy học, người nghiên cứu đã: - Đề xuất nội dung GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10. Tiến hành phân tích làm rõ nội dung GDMT thông qua tổ chức HĐTN đối với từng chủ đề/bài học môn Công nghệ 10. - Đề xuất quy trình GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10 theo trình tự các bước: Bước 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm; Bước 2: Tổ chức cho HS quan sát, đối chiếu, phản hồi; Bước 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm; Bước 4: Tổ chức thử nghiệm tích cực. - Hướng dẫn việc lập kế hoạch dạy học và xây dựng minh họa một số kế hoạch GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10 gồm: 2 kế hoạch dạy học các chủ đề trong chương trình môn Công nghệ 10 và 1 hoạt động ngoại khóa. Kết quả TNSP cho thấy việc tổ chức các HĐTN trong dạy học môn Công nghệ 10 nói chung và GDMT thông qua tổ chức các HĐTN trong môn Công nghệ 10 nói riêng có tác dụng nâng cao chất lượng học tập bộ môn, nâng cao chất lượng GDMT cho HS, giúp HS có thái độ tích cực và hứng thú hơn với việc học; tạo cơ hội giúp HS rèn luyện, phát triển tư duy sáng tạo thông qua việc mở rộng, vận dụng kiến thức và góp phần nâng cao hiệu quả GDMT.

45


2. Kiến nghị và đề xuất Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, của từng môn học giáo viên cần tăng cường tích hợp lồng ghép kiến thức BVMT vào trong bài dạy một cách phù hợp nhằm để nâng cao chất lượng dạy và học. Nên đẩy mạnh GDMT thông qua tổ chức HĐTN trong các môn học. Việc đưa HS tiếp cận, trải nghiệm với các tình huống tại chỗ, nơi mà học sinh đã từng trải nghiệm trong quá trình trưởng thành, trong hoàn cảnh đó, những quan tâm và thái độ của HS đối với vấn đề môi trường có cơ hội bộc lộ một cách thành thực và từ đó nhu cầu hiện tại sẽ nảy sinh một cách tự nhiên.

46


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&ĐT – Dự án VIE và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc và DANIDA (1998), Thiết kế mẫu một số môđun GDMT ở trường phổ thông, Dự án VIE/98/018.2003, Hà Nội. 2. Bộ GD&ĐT (2005), Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31/1/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT. 3. Bộ GD&ĐT (2009), Chỉ thị số 3857/BGDĐT/GDTrH về việc tích hợp nội dung GD BVMT các môn học cấp THCS, THPT 4. Bộ GD&ĐT (2011), Phân phối chương trình môn Công nghệ THPT 5. Bộ GD&ĐT(2018), Chương trình giáo dục phổ thông. HĐTN và HĐTN hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 6. Nguyễn Phi Hạnh - Nguyễn Thị Thu Hằng (1994), GDMT trong nhà trường phổ thông, NXB GD, Hà Nội 7. Tưởng Duy Hải, Đỗ Hương Trà (2016), Học qua trải nghiệm: Mô hình đào tạo dạy học tích hợp các môn khoa học cho các giáo viên tương lai. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1 (2016) tr 27-33. 8. Nguyễn Đình Hòe (2000), Môi trường và phát triển bền vững, NXB GD, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Khôi (chủ biên) (2014), Công nghệ 10, Nông lâm ngư nghiệp, Tạo lập doanh nghiệp, NXb Giáo dục Việt Nam. 10. Nguyễn Văn Khôi (chủ biên) (2014), Công nghệ 10, Nông lâm ngư nghiệp, Tạo lập doanh nghiệp – Sách giáo viên. NXb Giáo dục Việt Nam. 11. Đào Thị Ngọc Minh - Nguyễn Thị Hằng (2018), Học tập trải nghiệm – lí thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở tường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 36-40 12. Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang. Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường. NXB Giáo dục. Hà Nội - 1999.

47


13. Nguyễn Thị Ngọc Phúc, Phát triển năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Tạp chí giáo dục, số 439 (Kì 1 tháng 10 năm 2018), trang 21, 22,24 14. Kiều Thúy Quỳnh (2017), Thiết kế HĐTN sáng tạo trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông , Khóa luận tốt nghiệp ngành Sư phạm Sinh học. ĐHSP Hà Nội 2 15. Trần Thị Thu Sương (2010), Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học cho sinh viên hóa học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5(40).2010, trang 195. 16. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” 17. https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/day-hoc-thong-qua-trai-nghiem3962832-c.html 18. http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=546

48


PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHÂN PHỐI CHƢƠNG TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10 Cả năm: 37 tuần – 52 tiết (Học kì I: 19 tuần – 18 tiết, Học kì II: 18 tuần – 34 tiết) -------------HỌC KÌ I (19 tuần – 18 tiết) Tuần Tiết

Bài

Nội dung

Ghi chú

Phần I: Nông lâm ngƣ nghiệp (2 tiết LT) Chƣơng I: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cƣơng Khảo nghiệm giống cây trồng

1

1

2

2

2

3

Sản xuất giống cây trồng

3

3

4

Sản xuất giống cây trồng (tt)

4

4

5

Thực hành: xác định sức sống của hạt

Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường

5

5

6

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiêp.

6

6

7

Một số tính chất của đất trồng

7

7

8

Thực hành: Xác định độ chua của đất

9

Biện pháp cải tạo và sử dụng đất Lồng ghép giáo dục xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ bảo vệ môi trường sỏi đá

8

8

Thực hành: Quan sát phẫu diện đất 9

9

11

Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường

Xem Video về phẫu diện các loại đất (Sưu tầm hoặc tự thiết kế)


10

10

12

Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử Lồng ghép giáo dục dụng một số loại phân bón thông bảo vệ môi trường thường

11

11

13

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong Lồng ghép giáo dục sản xuất phân bón bảo vệ môi trường

12

12 Ôn tập

13

13 Kiểm tra 1 tiết

14

14 14

Thực hành: Trồng cây trong dung Có thể chuyển sang dịch ngoại khoá hoặc xem băng hình

15

15 15

Điều kiện phát sinh, phát triển của Lồng ghép giáo dục sâu, bệnh hại cây trồng bảo vệ môi trường

16

16 16

Thực hành: Nhận biết một số loại Hướng dẫn HS thực sâu, bệnh hại lúa hành

17

17 16

Thực hành: Nhận biết một số loại HS báo cáo thực sâu, bệnh hại lúa hành

18

18 Ôn tập học kì I

19

Kiểm tra học kì I HỌC KÌ II (18 tuần – 34 tiết)

Tuần Tiết 20

21

21

Bài

Nội dung

Ghi chú

19

17

Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây Lồng ghép giáo dục trồng bảo vệ môi trường

20

18

Thực hành: Pha chế dung dịch Booc Tại phòng bộ môn đô phòng trừ nấm hại

19

Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo Lồng ghép giáo dục vệ thực vật đến quần thể sinh vật và bảo vệ môi trường môi trường

19

Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo Lồng ghép giáo dục vệ thực vật đến quần thể sinh vật và bảo vệ môi trường môi trường (TT)

21

22


23 22

23

20

Ứng dụng công nghệ vi sinh sản Lồng ghép giáo dục xuất chế phẩm bảo vệ thực vật bảo vệ môi trường

Tự Xem Phim về ảnh hưởng của thuốc Lồng ghép giáo dục 24 sƣu hóa học đến môi trường và quần thể bảo vệ môi trường) tầm và sinh vật biên Xem phim thành tựu về ứng dụng Lồng ghép giáo dục 25 soạn CN Vi sinh trong sản xuất…. bảo vệ môi trường)

Chƣơng III: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản 23

24

25

26

26

40

Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo Lồng ghép giáo dục quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản bảo vệ môi trường

27

40

Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo Lồng ghép giáo dục quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản (tt) bảo vệ môi trường

28

41

Bảo quản hạt, củ làm giống

29

42

Bảo quản lương thực, thực phẩm

30

44

Chế biến lương thực, thực phẩm

Thực hành: Chế biến xi rô từ quả Hướng dẫn lí thuyết 31 45,47 Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành bằng phương pháp đơn giản 32

45

Thực hành: Chế biến xi rô từ quả

Thực hành tại phòng bộ môn

33

47

Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa Thực hành đậu nành bằng phương pháp đơn tại phòng bộ môn giản

34

48

Chế biến sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản

27

35 Kiểm tra 1 tiết 28

29

Chủ Chủ đề 5 đề (Sách hƣớng nghiệp 10) hƣớng 37 nghiệp 36

Lồng ghép hướng nghiệp

GD

Lồng ghép hướng nghiệp

GD


Tuần Tiết

Nội dung

Bài

Ghi chú

Phần II: Tạo lập doanh nghiệp Chƣơng IV: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh 29 30

31

38

49

Bài mở đầu

39

50

Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

37

51

Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

38

52

Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh Lồng ghép hướng nghiệp

GD

Lồng ghép hướng nghiệp

GD

51 Xem phim về mô hình kinh doanh giỏi (Tự Lồng ghép hướng nghiệp 52 sưu tầm và biên soạn)

GD

Chủ đề Chủ đề 9. Sách hƣớng nghiệp 10 hƣớng 40 nghiệp 39

32

Chƣơng V: Tổ chức và quản lí doanh nghiệp 32 33 34 35 36 37

41 42 43 44 45 46 47

53

Xác định kế hoạch kinh doanh

54

Thành lập doanh nghiệp

55

Quản lí doanh nghiệp

56

Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh

49 Ôn tập 50 Kiểm tra học kỳ II

Tổng cộng:

52


PHỤ LỤC 2 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ( LỚP ĐỐI CHỨNG ) Bài 19. ẢNH HƯỞNG CỦ THUỐC HÓ HỌC BẢO VỆ TH C V T ĐẾN QUẦN THỂ SINH V T V MÔI TRƯỜNG (2 tiết) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Trình bày, phân tích được những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật ( HHBVTV) đến quần thể sinh vật và môi trường. Xác định được các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc HHBVTV. -

2. Kĩ năng - Kĩ năng quan sát. - Kĩ năng phân tích, so sánh. 3. Thái độ - Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường. II. Phƣơng pháp, phƣơng tiện -

Phương pháp: Trực quan, thảo luận

Phương tiện: Sơ đồ đường truyền thuốc HHBVTV vào môi trường và con người; Phiếu học tập và một số hình ảnh liên quan -

III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy học bài mới – 40 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hƣởng của thuốc HHBVTV đến QTSV – 5 phút


I. Ảnh hƣởng của thuốc - Yêu cầu HS đọc SGK HHBVTV đến quần thể sinh vật -“Tác động đến mô, tế bào cây - Hãy nêu những ảnh hưởng của thuốc trồng gây nên hiệu ứng cháy táp HHBVTV đến QTSV? lá, thân, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. - Tại sao sử dụng thuốc HHBVTV có ảnh - Diệt trừ các sinh vật có ích hưởng xấu đến QTSV? - Làm xuất hiện quần thể dịch hại kháng thuốc” Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hƣởng của thuốc HHBVTV đến MT – 20 phút

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành PHT: xác định nguyên nhân dẫn tới các hậu quả xấu đến môi trường và con người. HẬU QUẢ XẤU

NGUYÊN NHÂN

- Sau 3 – 5 phút, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. - Yêu cầu nhận xét, bổ sung - GV treo sơ đồ “Đường truyền HHBVTV vào môi trường và con người” và phân tích.

II. Ảnh hƣởng của thuốc HHBVTV đến môi trƣờng * Thuốc HHBVTV gây ô nhiễm môi trường đất, nước: Sử dụng với liều lượng cao, phun nhiều lần, nước mưa, nước tưới rửa trôi thuốc xuống đất ngấm vào nguồn nước * Gây ô nhiễm nông sản: Sử dụng liều lượng lớn, thời gian cách li ngắn thuốc sẽ tồn lưu và làm ô nhiễm nông sản * Gây ngộ độc hoặc bệnh hiểm nghèo cho con người: Thuốc HHBVTV tồn lưu trong đất, nước đi vào động, thực vật thủy sinh; Thuốc tồn lưu trong nông sản, trong rau, cỏ... Con người sử dụng phải nông sản, rau quả, nước uống... sẽ bị ngộ độc hoặc bị bệnh


Hoạt động 3: Tìm hiểu những biện pháp hạn chế những ảnh hƣởng xấu của thuốc HHBVTV – 5 phút III.“Biện pháp hạn chế ảnh hƣởng xấu của thuốc HHBVTV - Chỉ dùng thuốc HHBVTV khi dịch hại tới ngưỡng gây hại - Yêu cầu HS đọc SGK phần III - Sử dụng các loại thuốc có tính - Cần phải làm gì để hạn chế ảnh hưởng chọn lọc cao; phân hủy nhanh xấu của thuốc HHBVTV? trong môi trường - Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng - Trong quá trình sử dụng và bảo quản cần tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường” 4. Củng cố - Giải thích hiện tượng xuất hiện quần thể dịch hại kháng thuốc? - Giải thích những ảnh hưởng xấu của thuốc HHBVTV đến MT và con người? 5. Hướng dẫn - Học bài, áp dụng kiến thức vào bảo vệ môi trường và sức khỏe con người


PHỤ LỤC 3. GIÁO ÁN TNSP (THỰC NGHIỆM) BÀI 19. ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ TH C V T ĐẾN QUẦN THỂ SINH V T V MÔI TRƯỜNG Tiết 19. Tổ chức HĐTN Tiết 20. Báo cáo kết quả HĐTN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được ảnh hưởng của thuốc HHBVTV đến quần xã sinh vật, đến môi trường sống và sức khỏe của con người. - Giải thích được tại sao lạm dụng thuốc HHBVTV làm xuất hiện quần thể kháng thuốc. - Giáo dục được HS ý thức phòng trừ dịch hại cây trồng kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững. - Xây dựng được kế hoạch tuyên truyền, vận động bà con nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật 2. Kĩ năng - Kĩ năng làm thí nghiệm , kĩ năng quan sát, kĩ năng điều tra, kĩ năng viết báo cáo. - Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Kĩ năng tự học và hợp tác 3. Thái độ - Hướng tới xây dựng kế hoạch một môi trường trong lành không có thuốc hóa học bảo vệ thực vật. - Nâng cao ý thức tham gia BVMT. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực nghiên cứu khoa học - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Năng lực học và hợp tác II. Chuẩn bị


+ + + + + + +

Thời gian: 2 tuần. Không gian: Phòng thí nghiệm, lớp học, ở nhà. Phương tiện, thiết bị: SGK Công nghệ 10 Máy chiếu, laptop Bút dạ, bút màu, giấy A0 Mẫu tiêu bản về sâu, bệnh hại lúa. Tranh ảnh về sâu, bệnh hại lúa, mẫu vật thật Thước kẻ, kính lúp cầm tay, panh, kim mũi mác Hóa chất

III. Hình thức tổ chức hoạt động - Phương thức dạy học: tổ chức HĐTN. - Hoạt động theo nhóm từ 4-6 HS. IV. Tiến trình hoạt động - Quy trình GDMT dựa vào trải nghiệm bài 19, Công nghệ 10, gồm 4 giai đoạn: GĐ1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm GĐ2: Tổ chức cho HS quan sát, đối chiếu, phản hồi. GĐ3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm GĐ4: Tổ chức cho HS trải nghiệm tích cực. IV. Tiến trình bài giảng Hoạt động của GV

Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

Tiết 19

Hoạt động 1. Khởi động (5 Xem trình chiếu; phút) nghe câu hỏi, trao GV trình chiếu các hình ảnh đổi với GV phản ánh thực trạng sử thuốc HHBVTV ở nước ta; hậu quả của việc lạm dụng thuốc HHBVTV đến quần thể sinh vật và môi trường (được đề

Thời gian trình chiếu khoảng 5 phút – yêu cầu hình ảnh mô tả được phần lớn các nội dung được đề cập trong SGK và các nội dung có liên quan.


cập trong SGK, và phản ánh qua các phương tiện truyền thông). GV chuẩn bị câu hỏi, gợi mở, Xem và trả lời câu Nêu được nội dung để HS tự tin nêu ý kiến hỏi hoạt động trải nghiệm: Câu hỏi khuyến khích HS nêu Chủ đề: Ảnh hưởng quan điểm cá nhân về vấn đề của thuốc HHBVTV có liên quan đến bản trình đến quần thể sinh vật chiếu (mô tả hoạt động nào, và môi trường; đề cập đến vấn đề gì? …) Từ những vấn đề có liên quan – hãy suy nghĩ/đề xuất nội dung trải nghiệm? Hoạt động 2. GV đề xuất HĐTN và gợi ý (10 phút) Theo các em, từ những hình ảnh đã xem (cá tôm chết, cây cỏ cháy lá,…môi trường nước bị ô nhiễm, con người bị ngộ độc…), nhiệm vụ trải nghiệm của chúng ta là gì? Chúng ta cần làm gì để hoàn thành nhiệm vụ?

HS nhận ra vấn đề cần phải giải quyết. HS tìm phương án giải quyết vấn đề

Xây“dựng kế hoạch trải nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: Ảnh hưởng của thuốc HHBVTV đến quần thể sinh vật, môi trường và sức khỏe con”người.

Hoạt động 3. HS hình thành kiến thức (25 phút). Ảnh hưởng của thuốc HHBVTV đến sinh vật, môi trường sống và con người.


GV gợi mở, dẫn dắt để giúp học sinh xác định các nhiệm vụ tìm hiểu các ảnh hưởng xấu của việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến sinh vật và con người, và tìm hiểu các ưu điểm của chế phấm vi sinh bảo vệ thực vật khi được sử dụng. GV: Chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn để gợi ý HS: 1. Tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc HHBVTV đến quần thể sinh vật; Giải thích được vì sao sử dụng thuốc HHBVTV lại gây ảnh hưởng xấu đến các quần thể sinh vật; 2. Ảnh hưởng của thuốc HHBVTV đến môi trường (đất, nước, không khí) 3. Thuốc HHBVTV gây ô nhiễm nông sản 4. Ảnh hưởng của thuốc HHBVTV sức khỏe của con người.

HS tìm hiểu tài liệu (SGK, tài liệu internet và thảo luận nhóm…); Thảo luận nhóm theo nhóm chuyên gia.

HS hoàn thành các nội dung cần tìm hiểu bằng các hình thức khác nhau: (1). Dùng phiếu học tập để hoàn thành các nội dung cần tìm hiểu. Hoặc (2). Dùng phần mềm powerpoint để hoàn thành các nội dung cần tìm hiểu.

Tiết 20. Hoạt động 4. Báo cáo kết quả HĐTN (20 phút) Bước 1: Lần lượt đại diện nhóm báo cáo sản phẩm của mình Bước 2: Thu thập ý kiến đánh giá - các nhóm khác đặt câu hỏi, đánh giá, nhận xét. Giáo


viên đánh giá, nhận xét, cho ý kiến.

Hoạt động 5. Tổ chức cho HS trải nghiệm tích cực (20 phút) Thiết kế sản phẩm để tuyên truyền và đưa ra các phương pháp hạn chế sử dụng thuốc HHBVTV: poster, báo tường, tờ rơi, báo ảnh, tập san, video, powerpoint… Trình diễn sản phẩm, rút kinh nghiệm, hoàn thiện cải tiến sản phẩm của nhóm.


Câu hỏi - bài tập đánh giá (5 phút) Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng, trừ sâu bệnh hại? Nêu rõ các nguyên tắc đó. Người soạn

Lê Thị Ngọc Mai


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.