Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Qu
yN h
ơn
------
GIÁO TRÌNH
èm
DƯỢC LIỆU HỌC
Dạ
yK
(DÙNG CHO ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ CAO ĐẲNG)
Chủ biên
Go o
gle
.co
m
/+
PGS.TS. Trần Công Luận Giảng viên biên soạn PGS.TS. Trần Công Luận ThS. Đỗ Văn Mãi DS.CKI. Vũ Thị Bình
NĂM 2016
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
LỜI GIỚI THIỆU
yN h
Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành chương trình khung đào tạo Dược sĩ cao đẳng. Trường Đại học Tây Đô tổ chức biên soạn tài liệu dạy – học các môn cơ sở và chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ giáo trình đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế.
Qu
Giáo trình Dược liệu được biên soạn dựa vào chương trình giáo dục của Trường Đại học Tây Đô trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Giáo trình được tập thể các giảng viên giàu kinh nghiệm về giảng dạy và thực tế lâm sàng của Trường Đại học Tây Đô biên soạn theo phương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các kiến thức y dược học hiện đại và thực tiễn Việt Nam.
èm
Trường Đại học Tây Đô chân thành cảm ơn các tác giả và Hội đồng chuyên môn thẩm định đã giúp hoàn thành giáo trình; cảm ơn TS. Võ Văn Lẹo, TS. Phạm Đông Phương đã đọc và phản biện để cuốn sách sớm hoàn thành kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực y tế.
Go o
gle
.co
m
/+
Dạ
yK
Lần đầu tiên soạn giáo trình, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, sinh viên và các độc giả để lần biên soạn sau giáo trình được hoàn thiện hơn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC–ĐIỀU DƯỠNG
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
LỜI NÓI ĐẦU
yN h
Với mục đích cung cấp cho sinh viên các kiến thức về thu hái, chế biến bảo quản dược liệu, các phương pháp đánh giá dược liệu và nguồn gốc đặc điểm, phân bố, thành phần hóa học chính, tác dụng của các dược liệu thuộc các nhóm: carbohydrat, glycosid trợ tim, saponin, anthraglycosid, flavonoid, coumarin, tannin, ancaloid, tinh dầu, chất nhựa, chất béo... và các phương pháp định tính, định lượng các nhóm chất tự nhiên trên.
Qu
Nội dung giáo trình được trình bày trong 12 chương được thể hiện đầy đủ ở đề cương chi tiết. Ngoài nội dung, mỗi chương đều có mục tiêu học tập và câu hỏi lượng giá để sinh viên tự kiểm tra kiến thức.
yK
èm
Giáo trình này dùng cho sinh viên cao đẳng nên được viết ngắn gọn với số cây thuốc hạn chế. Trong quá trình học tập, sinh viên cần tham khảo thêm một số sách có giá trị không những trong nước mà cả ngoài nước như: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam’’ do GS.TS. Đỗ Tất Lợi, “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của PGS. Võ Văn Chi, “Cây cỏ Việt Nam” của GS. Phạm Hoàng Hộ, “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Viện Dược liệu biên soạn.
NHÓM BIÊN SOẠN
Go o
gle
.co
m
/+
Dạ
Trong quá trình biên soạn giáo trình “Dược liệu học” chúng tôi đã nhận được sự đóng góp ý kiến của nhiều cán bộ giảng dạy ở Bộ môn Dược liệu và nhiều Bộ môn khác trong Trường khi nghiệm thu, nhất là những ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định giáo trình. Nhóm biên soạn chân thành cảm ơn.
2
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : 5 (3 lý thuyết và 2 thực hành)
Số tiết
: 45 lý thuyết và 60 thực hành
yN h
Số tín chỉ
ơn
DƯỢC LIỆU HỌC
I. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Tây Đô. II. MÔ TẢ MÔN HỌC
Qu
Dược liệu học là môn học chuyên ngành giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về công tác dược liệu, các nhóm chất chính trong dược liệu và các dược liệu thiết yếu. III. MỤC TIÊU MÔN HỌC Sau khi học xong môn này, sinh viên phải:
èm
Điều kiện tiên quyết để học môn này là sinh viên đã học môn thực vật, hóa hữu cơ.
yK
1. Trình bày được vai trò và nội dung của công tác dược liệu trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 2. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu và phương pháp chung trong thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu.
Dạ
3. Trình bày được định nghĩa, cấu trúc cơ bản, tính chất chung, phương pháp định tính chung và tác dụng của một số nhóm hợp chất thường gặp trong các dược liệu.
/+
4. Nhận diện được và trình bày được bộ phận dùng, thành phần hóa học và tác dụng chính của các dược liệu trong danh sách dược liệu thiết yếu của Bộ y tế. IV. NỘI DUNG MÔN HỌC
TT
m
PHẦN LÝ THUYẾT
1
Chương 1: Đại cương về dược liệu
3
2
Chương 2: Dược liệu chứa carbohydrat
4
gle
.co
Tên bài/ Chủ đề
Số tiết
Chương 3: Dược liệu chứa glycosid tim
3
4
Chương 4: Dược liệu chứa saponin
7
Go o
3
5
Chương 5: Dược liệu chứa anthranoid
3
6
Chương 6: Dược liệu chứa flavonoid
6
7
Chương 7: Dược liệu chứa coumarin
3 3
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Chương 8. Dược liệu chứa tannin
2
9
Chương 9: Dược liệu chứa alcaloid
7
10
Chương 10: Dược liệu chứa tinh dầu
11
Chương 11. Dược liệu chứa chất nhựa
12
Chương 12: Dược liệu chứa chất béo
ơn
8
4
yN h
1 2
Tổng cộng
45
TT
Qu
PHẦN THỰC HÀNH Tên bài/ Chủ đề
Số tiết
Nhận thức dược liệu chứa carbohydrat; glycosid trợ tim
5
2
Nhận thức dược liệu chứa saponin; anthranoid
5
3
Nhận thức dược liệu chứa flavonoid; coumarin
5
4
Nhận thức dược liệu chứa tannin; tinh dầu
5
5
Nhận thức dược liệu chứa alcaloid
5
6
Nhận thức dược liệu chứa chất béo; chất nhựa
5
7
Kiểm nghiệm dược liệu chứa carbohydrat; glycosid tim
5
8
Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin; anthranoid
5
9
Kiểm nghiệm dược liệu chứa flavonoid; coumarin
5
10
Kiểm nghiệm dược liệu chứa tannin; tinh dầu
5
11
Kiểm nghiệm dược liệu chứa alcaloid
5
12
Kiểm nghiệm dược liệu chứa chất béo; chất nhựa
5
gle
.co
m
/+
Dạ
yK
èm
1
Tổng cộng
60
Go o
V. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Lý thuyết - Thuyết trình có hình ảnh minh họa kết hợp với đặt vấn đề. Thực hành - Hướng dẫn mẫu, học viên thực hiện theo hướng dẫn và theo quy trình. 4
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
- Quan sát, mô tả. Lý thuyết - Đánh giá hết học phần: MCQ kết hợp câu hỏi ngắn. Thực hành - Đánh giá kỹ năng thực hành kiểm nghiệm các nhóm hợp chất.
yN h
- Đánh giá giữa học phần: MCQ kết hợp câu hỏi ngắn trên máy tính.
ơn
VI. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
- Đánh giá khả năng nhận diện và hướng dẫn sử dụng các dược liệu.
Qu
VII. TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
- Giáo trình lý thuyết dược liệu học - chương trình cao đẳng của Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Tây Đô biên soạn.
èm
- Giáo trình thực hành Dược liệu - chương trình cao đẳng của Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Tây Đô biên soạn.
yK
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].
Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nxb Y học, Hà Nội.
[2].
Đỗ Tất Lợi (2013), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
Dạ
[3]. Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ Nhân sâm, Nxb Khoa học và kỹ thuật Ngô Thu Vân - Trần Hùng (2011), Dược liệu học, Tập 1, Nxb Y học, Hà Nội.
[5].
Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nxb trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
[6].
Phạm Thanh Kỳ (2015), Dược liệu học, Tập 2, Nxb Y học, Hà Nội
/+
[4].
.co
Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1, 2 Nxb Y học, Hà Nội.
Go o
gle
[8].
m
[7]. Viện dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1,2 Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
5
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
MỤC LỤC CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU............................................................... 13 I. Định nghĩa môn học..................................................................................................... 13
yN h
II. Tầm quan trọng của dược liệu trong ngành dược.......................................................13 III. Đường lối, chính sách phát triển dược liệu............................................................... 14 IV. Thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu.................................................................. 15 V. Các phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu.......................................................19
Qu
VI. Các phương pháp chiết xuất dược liệu......................................................................22 CHƯƠNG 2. DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT................................................ 26 I. Đại cương về carbohydrat............................................................................................ 26
èm
II. Tinh bột....................................................................................................................... 27 1. Đại cương về tinh bột................................................................................................27
yK
2. Cấu trúc hóa học và phân loại tinh bột..................................................................... 27 3. Tính chất của tinh bột............................................................................................... 28 4. Công dụng của tinh bột.............................................................................................29
Dạ
III. Pectin..........................................................................................................................30 1. Đại cương về pectin................................................................................................. 30 2. Cấu trúc hóa học và phân loại pectin.......................................................................30
/+
3. Tính chất của pectin................................................................................................. 31 4. Công dụng của pectin...............................................................................................31
m
IV. Gôm - chất nhầy........................................................................................................ 31
.co
1. Đại cương về gôm - chất nhầy.................................................................................31 2. Cấu trúc và phân loại gôm và chất nhầy..................................................................32 3. Tính chất của gôm và chất nhầy.............................................................................. 32
gle
4. Công dụng của gôm và chất nhầy............................................................................32
V. Dược liệu chứa carbohydrat........................................................................................33 1. Dược liệu chứa tinh bột............................................................................................ 33
Go o
Cát căn......................................................................................................................... 33 Ý dĩ.............................................................................................................................. 33 Hoài sơn.......................................................................................................................34 Sen............................................................................................................................... 35 6
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
2. Dược liệu chứa gôm, chất nhầy................................................................................ 36 Gôm Arabic.................................................................................................................. 36
ơn
Gôm Adragant.............................................................................................................. 37 Sâm bố chính................................................................................................................38
yN h
Mã đề............................................................................................................................ 38 CHƯƠNG 3. DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM..................................................40 I. Đại cương về glycosid tim........................................................................................... 40 II. Cấu trúc hóa học......................................................................................................... 40
Qu
1. Phần aglycon............................................................................................................. 40 2. Phần đường............................................................................................................... 42 III. Tính chất lý hóa của glycosid tim............................................................................. 42
èm
IV. Các phản ứng glycosid tim........................................................................................43 1. Các phản ứng của phần đường.................................................................................43 2. Các phản ứng của phần aglycon.............................................................................. 43
yK
V. Tác dụng, công dụng của glycosid tim.......................................................................44 VI. Một số dược liệu chứa glycosid tim..........................................................................44
Dạ
Trúc đào.........................................................................................................................44 Dương địa hoàng tía......................................................................................................45 Dương địa hoàng lông...................................................................................................47
/+
CHƯƠNG 4. DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN.............................................................. 49 I. Đại cương về saponin...................................................................................................49
m
II. Cấu trúc hóa học và phân loại.................................................................................... 50 1. Saponin triterpenoid..................................................................................................50
.co
2. Saponin steroid..........................................................................................................54 III. Tính chất lý hóa của saponin.....................................................................................56
gle
IV. Các phản ứng định tính của saponin......................................................................... 56 1. Dựa trên tính chất tạo bọt..........................................................................................56 2. Dựa trên tính chất phá huyết.....................................................................................57
Go o
3. Dựa trên độ độc đối với cá........................................................................................57 4. Khả năng tạo phức với cholesterol........................................................................... 57 5. Phản ứng màu............................................................................................................57 6. Sắc ký lớp mỏng........................................................................................................57
V. Tác dụng, công dụng của saponin.............................................................................. 58 7
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
VI. Một số dược liệu chứa saponin................................................................................. 58 Cam thảo....................................................................................................................... 59
ơn
Viễn chí......................................................................................................................... 60 Cát cánh.........................................................................................................................61
yN h
Ngưu tất.........................................................................................................................61 Cỏ xước......................................................................................................................... 62 Rau má...........................................................................................................................63 Ngũ gia bì chân chim.................................................................................................... 63
Qu
Nhân sâm.......................................................................................................................64 Sâm Việt Nam............................................................................................................... 65 Tam thất.........................................................................................................................66
èm
Táo nhân........................................................................................................................67 Mạch môn......................................................................................................................68 Thiên môn..................................................................................................................... 69
yK
CHƯƠNG 5. DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRANOID.................................................... 70 I. Đại cương về anthranoid..............................................................................................70
Dạ
II. Cấu trúc, phân loại...................................................................................................... 70 1. Nhóm phẩm nhuộm...................................................................................................71 2. Nhóm nhuận tẩy........................................................................................................ 71
/+
3. Các anthranoid dimer................................................................................................72 III. Tính chất lý hóa của anthranoid................................................................................ 72
m
IV. Các phản ứng định tính anthramoid..........................................................................72 1. Định tính bằng phản ứng hóa học.............................................................................72
.co
2. Định tính bằng sắc ký............................................................................................... 73 V. Tác dụng, công dụng của anthranoid......................................................................... 73
gle
VI. Một số dược liệu chứa anthranoid............................................................................ 74 Thảo quyết minh........................................................................................................... 74 Muồng trâu.................................................................................................................... 74
Go o
Hà thủ ô đỏ.................................................................................................................... 75 Lô hội............................................................................................................................ 76 Nhàu.............................................................................................................................. 77 Đại hoàng...................................................................................................................... 78 Cốt khí........................................................................................................................... 79 8
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 6. DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID........................................................80 I. Đại cương về flavonoid................................................................................................80
ơn
II. Cấu trúc, phân loại...................................................................................................... 80 1. Khung của flavonoid.................................................................................................80
yN h
2. Phân loại flavonoid................................................................................................... 81 2.1. Euflavonoid........................................................................................................... 82 2.2. Isoflavonoid.......................................................................................................... 84
2.3. Neoflavonoid........................................................................................................ 88
Qu
III. Tính chất của flavonoid.............................................................................................90 IV. Định tính....................................................................................................................90 1. Định tính bằng phản ứng hóa học.............................................................................90
èm
2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng...............................................................................90 V. Tác dụng và công dụng của flavonoid....................................................................... 91 VI. Một số dược liệu chứa flavonoid.............................................................................. 91
yK
Hoa hòe........................................................................................................................92 Diếp cá......................................................................................................................... 93
Dạ
Râu mèo....................................................................................................................... 93 Kim ngân hoa...............................................................................................................94 Actisô........................................................................................................................... 95
/+
Tô mộc......................................................................................................................... 96 Hoàng cầm ..................................................................................................................96
m
Hồng hoa......................................................................................................................97 Xạ can.......................................................................................................................... 98
.co
CHƯƠNG 7. DƯỢC LIỆU CHỨA COUMARIN....................................................... 100 I. Đại cương về coumarin..............................................................................................100
gle
II. Cấu trúc, phân loại coumarin....................................................................................100 1. Coumarin đơn giản..................................................................................................101 2. Furanocoumarin (furocoumarin)............................................................................ 101
Go o
3. Pyranocoumarin (pyrocoumarin)............................................................................101
III. Tính chất lý hóa của coumarin................................................................................ 102 IV. Định tính..................................................................................................................102 1. Định tính bằng các phản ứng hóa học.................................................................... 102 2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng.............................................................................102 9
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
V. Tác dụng và công dụng.............................................................................................103 VI. Một số dược liệu chứa coumarin............................................................................ 104
ơn
Sài đất........................................................................................................................ 104 Cỏ mực.......................................................................................................................105
yN h
Bạch chỉ..................................................................................................................... 105 Ba dót.........................................................................................................................106 Mù u...........................................................................................................................107 CHƯƠNG 8. DƯỢC LIỆU CHỨA TANNIN.............................................................. 109
Qu
I. Đại cương về tannin................................................................................................... 109 II. Cấu trúc, phân loại tannin.........................................................................................110 1. Tannin thủy phân được.......................................................................................... 110
èm
2. Tannin ngưng tụ..................................................................................................... 111 III. Tính chất.................................................................................................................. 112 IV. Định tính..................................................................................................................112
yK
1. Định tính bằng phản ứng hóa học..........................................................................112 2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng............................................................................112
Dạ
V. Tác dụng và công dụng.............................................................................................112 VI. Một số dược liệu chứa tannin..................................................................................113 Ngũ bội tử.................................................................................................................. 113
/+
Ổi............................................................................................................................... 114 Măng cụt.................................................................................................................... 115
m
CHƯƠNG 9. DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID.........................................................116 I. Đại cương về alcaloid................................................................................................ 116
.co
II. Cấu trúc và phân loại alcaloid.................................................................................. 116 1. Alcaloid không có nhân dị vòng (proto-alcaloid)................................................. 117
gle
2. Alcaloid có nhân dị vòng (alcaloid thực).............................................................. 117 3. Alcaloid có nhân sterol (pseudo-alcaloid).............................................................117
III. Tính chất của alcaloid..............................................................................................118
Go o
IV. Các phản ứng định tính........................................................................................... 119 V. Tác dụng và công dụng của alcaloid........................................................................ 119 VI. Một số dược liệu chứa alcaloid...............................................................................120 Lựu............................................................................................................................. 120 Cau..............................................................................................................................121 10
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Cà độc dược................................................................................................................121 Thuốc phiện................................................................................................................123
ơn
Bình vôi...................................................................................................................... 124 Hoàng liên.................................................................................................................. 125
yN h
Vàng đắng.................................................................................................................. 126 Vông nem................................................................................................................... 127 Mã tiền........................................................................................................................128 Dừa cạn.......................................................................................................................129
Qu
Lạc tiên....................................................................................................................... 130 Chè..............................................................................................................................130 Sen.............................................................................................................................. 131
èm
Ba gạc ........................................................................................................................ 132 Mức hoa trắng............................................................................................................ 133 Ô đầu.......................................................................................................................... 134
yK
Bách bộ.......................................................................................................................134 CHƯƠNG 10. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU........................................................ 136
Dạ
I. Đại cương về tinh dầu................................................................................................ 136 II. Cấu trúc và phân loại tinh dầu..................................................................................136 1. Một số dẫn chất của monoterpen ...........................................................................136
/+
2. Một số dẫn chất sesquiterpen..................................................................................138 3. Một số dẫn chất có nhân thơm................................................................................139
m
4. Một số dẫn chất có chứa N và S............................................................................. 139 III. Tính chất lý hóa của tinh dầu.................................................................................. 139
.co
IV. Kiểm định tinh dầu..................................................................................................140 V. Tác dụng, công dụng của tinh dầu........................................................................... 140
gle
VI. Một số dược liệu chứa tinh dầu...............................................................................141 Cam............................................................................................................................141 Thảo quả.................................................................................................................... 142
Go o
Bạc hà........................................................................................................................ 143 Long não.................................................................................................................... 143 Gừng.......................................................................................................................... 144 Hương nhu tía............................................................................................................ 145 Hương nhu trắng........................................................................................................145 11
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Đại hồi....................................................................................................................... 146 Quế Việt Nam............................................................................................................146
ơn
Tràm...........................................................................................................................147 Sả............................................................................................................................... 148
yN h
CHƯƠNG 11. DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT NHỰA................................................... 149 I. Đại cương về chất nhựa............................................................................................. 149 II. Phân loại....................................................................................................................149 1. Nhựa chính tên........................................................................................................ 149
Qu
2. Nhựa dầu................................................................................................................. 149 3. Bôm......................................................................................................................... 149 4. Gluco-nhựa..............................................................................................................149
èm
5. Gôm nhựa................................................................................................................149 III. Thành phần hóa học của chất nhựa......................................................................... 150 IV. Công dụng của chất nhựa........................................................................................150
yK
III. Dươc liệu chứa chất nhựa........................................................................................150 Cánh kiến trắng..........................................................................................................150
Dạ
Cánh kiến đỏ..............................................................................................................151 CHƯƠNG 12. DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT BÉO....................................................... 153 I. Đại cương về lipid......................................................................................................153
/+
1. Định nghĩa và phân loại.......................................................................................... 153 2. Acylglycerid (glycerid)...........................................................................................154
m
2.1. Định nghĩa..........................................................................................................154 2.2. Thành phần cấu tạo............................................................................................ 154
.co
2.3. Tính chất lý hóa................................................................................................. 154 2.4. Các phương pháp kiểm nghiệm ........................................................................155
gle
2.5. Tác dụng, công dụng..........................................................................................156 II. Dươc liệu chứa chất béo........................................................................................... 156 Thầu dầu.................................................................................................................... 156
Go o
Ca cao........................................................................................................................ 157 Đậu phộng..................................................................................................................157 Gấc............................................................................................................................. 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 160 12
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 1
ơn
ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU
Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được: 1. Định nghĩa môn học. 2. Tầm quan trọng của dược liệu trong ngành dược.
Qu
3. Thu hái, chế biến, bảo quản dược liệu.
yN h
MỤC TIÊU HỌC TẬP
4. Các phương pháp đánh giá dược liệu.
èm
5. Các phương pháp chiết xuất dược liệu
NỘI DUNG I. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC
yK
Dược liệu học là khoa học về các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc sinh học. Đây là môn học nghiên cứu về sinh học và hóa học những nguyên liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc sinh vật mà trong đó các cây thuốc là đối tượng chính.
Dạ
Dược liệu có thể là tất cả các bộ phận của cây hoặc con thuốc hoặc chỉ là một hay vài bộ phận của chúng. Dược liệu học ngày ngay tập trung vào nghiên cứu 4 lĩnh vực chính:
/+
- Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc,
- Kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa dược liệu,
m
- Chiết xuất dược liệu,
.co
- Nghiên cứu thuốc mới từ dược liệu. II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA DƯỢC LIỆU TRONG NGÀNH DƯỢC
gle
Thuốc sử dụng cho con người thuộc hai nguồn gốc: tự nhiên và tổng hợp. Nhiều nước tuy đã phát triển có nền khoa học hiện đại và dùng rất nhiều thuốc tổng hợp nhưng lại không thể bỏ qua dược liệu, các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu vẫn chiếm từ 20-30%.
Go o
Vì nhiều thuốc tổng hợp dễ gây ra các tác dụng phụ mà nhiều tác dụng phụ lại nguy hiểm đối với sức khỏe con người, nên nhiều người thích dùng các cây thuốc để chữa bệnh. Mặt khác, nhiều thuốc có thể tổng hợp được nhưng giá thành lại cao nên vẫn phải chiết xuất từ dược liệu. Trong y học hiện đại dùng nhiều thuốc chiết xuất từ thực vật như strychnin từ hạt Mã tiền, morphin từ nhựa của quả Anh túc, berberin từ cây Vàng đắng, artemisinin từ cây Thanh hoa hoa vàng... Và nhiều dược liệu lại là nguồn cung cấp nguyên liệu không thể thiếu được cho nhiều thuốc tổng hợp. 13
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
yN h
ơn
Theo thống kê, trong năm 2012, doanh thu sản xuất thuốc từ dược liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu năm 2010). Trong số 20 loại dược liệu có nhu cầu dùng cho sản xuất thuốc lớn nhất năm 2011, Artiso đứng đầu danh sách với số lượng tiêu thụ lên tới 2000 tấn/năm, tiếp theo là Đinh lăng với hơn 900 tấn/năm…Như vậy, có thể nói dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, chứ không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà chúng ta đang mất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi trong nhiều năm qua.
Qu
Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật) nói chung. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây thuốc (trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới, như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Chùm ngây…
èm
Tiềm năng to lớn là vậy, song công cuộc bảo tồn và phát triển dược liệu ở nước ta cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu.
yK
Có thể kể đến một số ví dụ điển hình như tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến động.
/+
Dạ
Việc khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây thuốc có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây thuốc có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây thuốc quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt; Dược liệu không được sản xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể; Việc áp dụng thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc hiện đại hoá sản xuất thuốc từ dược liệu chưa được quan tâm đúng mức...
.co
m
Vì vậy, cần có kế hoạch nuôi trồng, di thực, bảo vệ, khai thác hợp lý các dược liệu thiên nhiên và động vật dùng làm thuốc, vừa đảm bảo cân bằng sinh thái, vừa tăng kim ngạch xuất khẩu các vị thuốc quý hiếm để nhập khẩu thuốc men, thiết bị y tế cần thiết, đồng thời tăng cường đào tạo cán bộ y tế để thừa kế và phát triển nền y học cổ truyền dân tộc. III. ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU
Go o
gle
Việt Nam cần quy hoạch nhiều vùng trồng dược liệu quy mô lớn trên cơ sở khai thác các vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây thuốc; Phù hợp với nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất dược liệu; Dựa vào lợi thế các vùng truyền thống của các cộng đồng miền núi của Việt Nam và các nghiên cứu của các nhà khoa học. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu. Để đảm bảo nguồn dược liệu chất lượng cao, cần đẩy mạnh triển khai thực hiện GACP (thực hành tốt trồng cây thuốc (GAP) và thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP). 14
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Ngoài ra, cần xây dựng nhiều các Hồ sơ về dược liệu. Hiện Bộ Y tế đang triển khai xây dựng Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường để làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích phát triển dược liệu trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
yN h
Với việc thực hiện tốt, đồng bộ các vấn đề nêu trên, chắc chắn chúng ta sẽ có nguồn dược liệu chất lượng tốt, góp phần tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người bệnh, hướng tới đưa dược liệu trở thành thế mạnh của ngành dược Việt Nam.
èm
Qu
Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (được ban hành theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ): phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ dược liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%. IV. THU HÁI, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU 1. Thu hái dược liệu
Dạ
yK
Chất lượng một dược liệu tốt hay xấu chủ yếu là do hàm lượng hoạt chất chứa trong dược liệu nhiều hay ít. Hoạt chất của dược liệu thay đổi bởi nhiều yếu tố: di truyền, điều kiện địa lý khí hậu, trồng trọt, thu hái, phơi sấy, bảo quản. Nếu thu hái đúng thì hàm lượng hoạt chất mong muốn có trong dược liệu sẽ đạt được tối đa. Cũng cần biết rằng mỗi dược liệu có thể có hoạt chất khác nhau, hàm lượng của mỗi hoạt chất có thể thay đổi tùy theo mùa, tùy theo chu kỳ phát triển của cây, thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai, độ cao.... Nếu thu hoạch đúng thời gian dược liệu thu được sẽ có hoạt chất tối đa. Ví dụ:
/+
- Bạc hà có hàm lượng tinh dầu cũng như menthol trong tinh dầu đạt tốt đa lúc cây bắt đầu ra hoa. Tinh dầu ở cây còn non chủ yếu là menthol.
m
- Canh ki na có hàm lượng alcaloid trong vỏ cây tăng nhanh theo sự phát triển của cây và đạt tối đa vào năm thứ 7.
.co
- Hoa hòe hái lúc còn nụ thì hàm lượng rutin cao, khi hoa nở hàm lượng rutin thấp. - Thành phần hoạt chất cũng có thể thay đổi theo thời gian, ví dụ cây Duboisia myoporoides ở Queensland khi thu hoạch vào tháng 10 thì chứa 3 % hyoscyamin nhưng khi thu hoạch vào tháng 4 thì chứa scopolamin với hàm lượng như trên.
gle
Nhìn chung, nên thu hái dược liệu lúc trời nắng ráo giúp cho việc phơi sấy và bảo quản dược liệu. Các cây có tinh dầu nên thu hái vào buổi sớm trước lúc mặt trời mọc. Sau đây là nguyên tắc chung định thời kỳ thu hoạch cho từng bộ phận của cây:
Go o
+ Rễ và thân rễ nên thu hoạch vào cuối thời kỳ sinh dưỡng, thường là vào thời kỳ thu đông. Tuy nhiên có trường hợp đặc biệt như rễ Bồ công anh cần hái vào giữa mùa hè vì khi ấy chứa nhiều hoạt chất. Có thể đào lúc ẩm ướt vì sau đó vẫn phải rửa sạch đất cát trước khi phơi sấy hoặc chế biến. 15
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Đối với cây sống nhiều năm, người ta thường thu hái vào những năm sau để rễ, củ có khối lượng lớn và hàm lượng hoạt chất cao. Nhưng cũng không nên quá lâu vì rễ hay củ sẽ hóa gỗ hoặc phải cân nhắc giữa việc tăng hàm lượng hoạt chất và thời gian bị mất.
yN h
Hàm lượng hoạt chất giữa các phần của củ có thể không giống nhau. Trong Đại hoàng và Bạch chỉ hàm lượng hoạt chất tăng dần từ phần gần mặt đất xuống phần chót của củ. + Vỏ cây (vỏ thân, cành và vỏ rễ) thường thu hoạch vào mùa xuân là thời kỳ nhựa cây hoạt động mạnh hay cuối mùa thu, đầu mùa đông khi cây phát triển chậm lại. Vỏ cây quá già hoặc quá non thường có chất lượng thấp hơn.
Qu
+ Lá và ngọn cây có hoa phải thu hái vào thời kỳ quang tổng hợp mạnh nhất thường là thời kỳ cây bắt đầu ra hoa, không nên thu hái khi quả và hạt đã chín. Tuy nhiên với lá Trà, người ta hái búp và lá non, còn với là Bạch đàn người ta thường hái những lá già. Với những cây thảo, người ta có thể thu hái toàn cây cả rễ hay loại bỏ rễ.
èm
+ Hoa phải hái lúc trời nắng ráo, khi còn là nụ hay trước hoặc đúng vào thời kỳ hoa nở. Hái trước khi hoa nở như nụ Hòe, đinh hương, Kim ngân. Hái khi hoa nở như Hồng hoa, Cà độc dược.
yK
+ Quả được thu hái vào những thời gian khác nhau, tùy theo dược liệu nhưng thường là khi quả đã già hoặc chín. Quả thu hái ngay trước khi chín như Mơ, Hồ tiêu, Chỉ xác hay khi quả chín như quả Dâu, Nhãn. Các loại quả nang, quả hạch thường thu hái khi đã già như Tiểu hồi, Đại hồi. Một số loại quả có thể hái khi quả còn non như Chỉ thực.
Dạ
+ Hạt thường được thu hái khi quả đã già, bắt đầu khô như Se, Ý dĩ.
2. Ổn định dược liệu
/+
Dù thu hái bộ phận nào của cây cũng nên giữ cho dược liệu được sạch sẽ, tránh các cây lạ, đất cát, rác ...Nếu là củ nên giũ hoặc rửa sạch đất trước khi phơi sấy. Các bộ phận to, cứng hay nhiều nước như củ, quả, thân ... Thường được cắt nhỏ trước khi phơi sấy.
.co
m
Dược liệu nguồn gốc thảo mộc thường chứa nhiều enzym. Người ta đã phân lập được hàng trăm enzym khác nhau. Bản chất enzym là protein hoặc có phần cơ bản là protein. Enzym là những chất xúc tác hữu cơ của các phản ứng xảy ra trong các tế bào của thực vật và động vật. Enzym tồn tại trong dược thảo sau khi thu hái sẽ hoạt động mạnh ở nhiệt độ 25 oC đến 50 oC với độ ẩm thích hợp. Để phá hủy enzym làm cho chúng không hoạt động trở lại người ta đề ra các phương pháp gọi là phương pháp "ổn định":
gle
2.1. Phương pháp phá hủy enzym bằng cồn sôi.
Go o
Phương pháp này cho một cồn thuốc ổn định, cách làm như sau: cắt nhỏ dược liệu tươi, thả từng ít một (để cồn vẫn tiếp tục sôi) vào cồn 950 đang đun sôi. Lượng cồn dùng thường gấp 5 lần lượng dược liệu. Sau khi đã cho hết dược liệu, lắp ống sinh hàn đứng và giữ cho cồn sôi trong 30-40 phút. Để nguội, gạn lấy cồn. Dược liệu đem giã nhỏ và chiết kiệt lần hai. Như vậy ta có một dung dịch cồn hoặc cao sau khi bốc hơi cồn chứa các hoạt chất của cây tươi. 2.2. Phương pháp dùng nhiệt ẩm. 16
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Hơi cồn
yN h
ơn
Dùng nồi hấp, cho vào một ít cồn 95o, xếp dược liệu trên các vĩ chồng lên nhau. Vĩ dưới cùng nằm trên mặt cồn. Vỉ trên được đậy bằng một nón kim loại để tránh cồn khi đọng lại nhỏ trên dược liệu. Đậy nồi, vòi thoát để ngỏ. Đun nhanh và dẫn hơi cồn ra xa lửa bằng một ống dẫn. Sau khi đã xả hết không khí, đóng vòi lại, làm tăng áp suất và giữ vài phút ở 1,25 atmosphe. Để nguội, mở nồi lấy dược liệu ra rồi làm khô. Phương pháp này cho ta dược liệu có màu sắc đẹp, thành phần hóa học giống như dược liệu tươi. Hơi nước
Qu
Cách tiến hành như trên nhưng thay cồn bằng nước và giữ nhiệt độ 105-110 oC trong vài phút. Phương pháp này hay dùng đối với các bộ phận dày, cứng như rễ, vỏ, gỗ, hạt nhưng có nhược điểm: tinh bột biến thành hồ, protein bị đông lại, do đó sau khi làm khô, dược liệu có trạng thái sừng làm cho việc chiết xuất hoạt chất không thuận lợi. 2.3. Phương pháp dùng nhiệt khô.
yK
èm
Phương pháp này đã được sử dụng từ lâu để chế biến chè xanh bằng cách sao để phá huỷ enzym, ngược lại muốn chế chè đen thì để cho enzym hoạt động. Ở quy mô công nghiệp người ta ổn định bằng cách thổi một luồng gió nóng 80-110 oC có khi còn nâng nhiệt độ lên 300 oC hoặc hơn trong một thời gian rất ngắn đi qua dược liệu. Phương pháp này không được hoàn hảo vì trong môi trường khô enzym khó bị phân hủy, ngoài ra vì do làm nóng nhanh nên tạo xung quanh dược liệu một lớp mỏng khô bao phía ngoài làm cho việc làm khô tiếp theo bị khó khăn, hơn nữa một vài chất trong dược liệu cũng bị biến đổi như protein bị vón, tinh dầu bị bay hơi, đường bị chuyển thành caramen.
m
3. Làm khô dược liệu
/+
Dạ
Trên đây là một số phương pháp chính để phá hủy enzym, đảm bảo cho hoạt chất trong dược liệu sau khi làm khô được giữ nguyên vẹn như khi còn tươi. Tuy nhiên cũng có trường hợp người ta cứ để enzym tồn tại hoạt động để tăng hàm lượng hoạt chất mong muốn, ví dụ muốn tăng hàm lượng diosgenin trong nguyên liệu, người ta ủ nguyên liệu tươi với nước. Muốn chiết digitoxin trong lá Dương địa hoàng thì cứ để cho enzym hoạt động.
.co
a. Phơi
Có 2 cách phơi là phơi dưới ánh nắng mặt trời và phơi trong râm.
Go o
gle
- Phơi dưới ánh nắng mặt trời: thông thường dược liệu được trải trên các tấm liếp đặt cao khỏi mặt đất vừa để tránh lẫn đất cát vừa để thoáng khí ở cả mặt dưới lớp dược liệu. Trong quá trình phơi thường xuyên xới đảo. Thời gian phơi có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày tùy theo lượng nước chứa trong dược liệu và thời tiết. Cách phơi này đơn giản ít tốn kém nhưng có một số nhược điểm như bị động bởi thời tiết, nhiễm bụi, thu hút ruồi nhặng đối với dược liệu có đường, một số hoạt chất trong dược liệu có thể bị biến đổi bởi tia tử ngoại. - Phơi trong râm: dược liệu được trải mỏng trên các liếp hoặc buộc thành bó nhỏ rồi treo hoặc vắt theo kiểu chữ X trên các sợi dây thép. Việc làm khô được tiến hành trong các lều chung quanh không có vách. Phơi trong râm thường được áp dụng với các dược liệu là hoa để bảo vệ màu sắc hoặc các dược liệu chứa tinh dầu. 17
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
b. Sấy
yN h
ơn
Sấy là biện pháp tuy tốn kém nhưng có lợi ở chỗ không bị động bởi thời tiết, rút ngắn thời gian làm khô, bảo vệ được một số dược liệu khỏi bị biến đổi bởi tia UV và làm khô nhanh nên làm giảm tác động của enzym. Khác với phơi, sấy phải được thực hiện trong buồng kín nhưng có lỗ thông hơi. Nhiệt độ của lò cung cấp nhiệt có thể điều chỉnh để nhiệt độ sấy có thể thay đổi từ 30-80 oC. Lúc khởi đầu không nên để nhiệt độ quá cao vì sẽ tạo ra một lớp mỏng khô bao ngoài dược liệu làm ngăn cản sự bốc hơi nước của các lớp bên trong. Điều kiện thông hơi (thường dùng quạt hút) cũng phải theo dõi để vừa đủ đẩy hết không khí bão hòa hơi nước khỏi buồng sấy. Đối với các loại củ, rễ hoặc thân rễ thường được thái mỏng hoặc đập dập để dễ khô.
Qu
c. Làm khô trong tủ sấy ở áp suất giảm
èm
Dược liệu được đặt vào tủ sấy có cửa đóng thật kin, có nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ và đồng hồ đo áp suất. Tủ được nối với máy hút chân không. Nhờ sấy ở điều kiện áp suất giảm nên thời gian sấy nhanh và có thể sấy ở nhiệt độ thấp (25-40 oC). Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được với khối lượng dược liệu lớn, thường chỉ dùng để làm khô một số cao thuốc hoặc một số dược liệu quý mà hoạt chất dễ bị hỏng bởi nhiệt độ.
yK
d. Đông khô
Đây là phương pháp làm khô bằng cách cho tinh thể nước đá thăng hoa. Muốn vậy, nguyên liệu được làm lạnh thật nhanh ở nhiệt độ rất thấp (-80 oC) để nước chứa bên trong nguyên liệu kết tinh nhanh ở dạng tinh thể nhỏ.
Dạ
Nguyên liệu được giữ ở nhiệt độ thấp trong quá trình đông khô và được đặt ở trong buồng thật kín có nối với máy hút chân không. Nước ở thể rắn trong nguyên liệu bị thăng hoa dưới áp suất giảm (10-5 mmHg).
m
/+
Phương pháp đông khô thường chỉ dùng để làm khô một số dược liệu quý như nọc rắn, sữa ong chúa hoặc trong nghiên cứu các dược liệu chứa những hoạt chất rất dễ bị biến đổi. 4. Đóng gói và bảo quản dược liệu
.co
a. Chọn lựa
gle
Việc chọn lựa mặc dầu đã được thực hiện một phần trong quá trình thu hái, tuy nhiên sau khi sấy khô nhất thiết phải chọn lựa lại trước khi đóng gói đưa ra thị trường để đảm bảo dược liệu đạt tiêu chuẩn quy định. Một số quy định thường được đề ra về: - Tạp chất, bao gồm các tạp chất hữu cơ (rơm rạ, vật lạ khác) hoặc vô cơ (đất, cát). - Các bộ phận khác với bộ phận được dùng (cành lẫn với lá, rễ lẫn với thân).
Go o
- Màu sắc, mùi vị. - Tỉ lệ của dược liệu bị vụn nát. - Dược liệu bị nhiễm mốc mọt.
b. Đóng gói 18
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Mục đích của việc đóng gói là để bảo vệ dược liệu về mọi mặt trong thời gian vận chuyển hay bảo quản.
yN h
ơn
Khi đóng gói cần phải theo đúng tiêu chuẩn về loại bao bì, kích thước, khối lượng, hình dáng. Phải có nhãn ghi rõ: tên dược liệu, khối lượng nguyên, khối lượng cả bao bì, nơi sản xuất, số kiểm soát. Nếu đóng gói nhỏ có thể dùng ngay thì trên nhãn phải ghi cả công dụng, cách dùng, liều dùng, hạn dùng. c. Bảo quản
Bảo quản dược liệu là biện pháp nhằm giữ phẩm chất và hình thức của dược liệu không bị giảm sút trước khi chúng được sử dụng.
èm
Qu
Trong thời gian bảo quản, dược liệu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, sâu mọt và nấm mốc dẫn tới biến đổi màu sắc, mùi vị, giảm hàm lượng hoạt chất, bị nhiễm nấm mốc, sâu mọt sinh ra các chất độc hại khác. Độ ẩm trong không khí cao là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng dược liệu. Nếu dược liệu dễ hút ẩm thì phải đựng trong bao bì bằng nhựa tổng hợp hoặc bằng sắt và dưới đáy có để chất hút ẩm.
yK
Muốn bảo vệ dược liệu tốt thì phải xây dựng kho chứa đúng quy cách. Kho thường được xây dựng bằng các nguyên liệu chống cháy. Kho phải mát, thoáng gió, khô ráo. Giữa các giá phải có lối đi lại. Các dược liệu phải được xếp đặt theo từng khu vực để dễ tìm, dễ kiểm soát. Các dược liệu độc và dược liệu có tinh dầu phải để riêng. Định kỳ phải theo dõi nấm mốc, sâu bọ.
Dạ
Khi dược liệu bị nấm mốc thì phải xử lý như rửa, lau nước hoặc cồn rồi phơi sấy lại, nếu nhiễm nặng thì phải loại bỏ. Nếu dược liệu bị sâu mọt phương pháp đơn giản nhất là sấy ở 65 oC. Dược liệu với số lượng ít và rất dễ sâu mọt thường được đựng trong những hộp hoặc thùng sắt kín và nhỏ xuống đáy thùng một vài giọt chloroform.
/+
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU
.co
m
Đánh giá một dược liệu nghĩa là xác định dược liệu đó có đạt tiêu chuẩn quy định hay không. Khi đánh giá, có thể dựa vào tiêu chuẩn nhà nước được ghi trong dược điển hoặc theo tiêu chuẩn cơ sở. Các chỉ tiêu của một tiêu chuẩn được đề ra để đảm bảo chất lượng của dược liệu và có căn cứ để giao dịch trên thị trường tiêu chuẩn của một dược liệu thường bao gồm: - Đặc điểm hình thái: gồm các đặc điểm cảm quan, đặc điểm vi học của dược liệu.
gle
- Thử tinh khiết: độ ẩm, độ tro, tạp chất hay các hằng số vật lý, vi sinh vật, kim loại năng. - Định tính thành phần chính trong dược liệu.
Go o
- Định lượng thành phần chính hoặc hàm lượng cao chiết được của dược liệu.
1. Cảm quan Phương pháp cảm quan nghĩa là dùng các giác quan của chúng ta để đánh giá, phân biệt các dược liệu. Dùng mắt để quan sát hình dáng bên ngoài, kích thước, màu sắc của dược liệu; đối với một vài dược liệu thì cần phải bẻ ra để quan sát bên trong. Dùng tay để cảm nhận thể chất, mức độ nặng nhẹ, xốp chắc, trơn hay dính của dược liệu. Mùi là 19
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
đặc điểm của nhiều dược liệu chứa tinh dầu, nhựa. Vị của dược liệu có thể ngọt như Cam thảo, cỏ ngọt; chua đối với dược liệu chứa acid hữu cơ; đắng như đối với các dược liệu chứa alcaloid, glycosid; cay như Ớt, Gừng ... 2. Phương pháp soi kính hiển vi
Qu
yN h
Phương pháp đánh giá dựa vào kính hiển vi bao gồm soi vi phẫu và soi bột. Đây là phương pháp hay dùng nhất để kiểm nghiệm dược liệu là các bộ phận của cây thuốc. Trong một vài trường hợp phương pháp này lại có ưu thế hơn phương pháp hóa học. Ví dụ, để phân biệt các loại tinh bột người ta không thể dựa vào phương pháp hóa học mà phải nhờ vào các đặc điểm hiển vi. Một vài mảnh lá Trúc đào trong dạ dày tử thi được xác định dễ dàng bằng soi vi phẫu hơn là làm phản ứng tìm oleandrosid. Dùng kính hiển vi không chỉ để xác định sự giả mạo mà còn có thể ước lượng tỷ lệ chất giả mạo căn cứ vào số lượng một đặc điểm nào đó của mẫu kiểm nghiệm so sánh với mẫu đối chứng. 3. Phương pháp dựa vào các tính chất vật lý
yK
èm
Với các dược liệu là các bộ phận của cây cỏ, nhiều trường hợp có thể phát hiện bị pha lẫn hay giả mạo bằng cách soi mặt cắt dược liệu hay bột dược liệu dưới ánh đèn phân tích tử ngoại. Có khi, trước khi soi người ta nhỏ thêm trên bột dược liệu một vài loại thuốc thử (kiềm, acid...). Một số cao dược liệu cũng cho màu sắc khác nhau, các loại chất cũng vậy. Ví dụ: aconitin (lơ sáng), beberin (vàng), emetin (đỏ cam). Quinin cho màu xanh lơ trong dung dịch oxy acid ngay dưới ánh sáng thường và rất rõ dưới ánh đèn tử ngoại.
4. Phương pháp hóa học
Dạ
Việc ứng dụng các hằng số vật lý để đánh giá thường hay tiến hành đối với tinh dầu, dầu béo và các hoạt chất: độ hòa tan, tỷ trọng, góc quay cực riêng, chỉ số khúc xạ, nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ nóng chảy.
m
/+
Phần lớn các dược liệu có thành phần hoạt chất xác định. Các hoạt chất này có thể cho các phản ứng đặc trưng như tạo màu, kết tủa... để có thể dựa vào đó để định tính và định lượng. Ví dụ, các anthranoid thì dựa vào phản ứng Borntrager, các glycosid tim thì dựa vào các phản ứng của các dẫn chất nitro thơm. Đối với alcaloid thì dựa vào tính kiềm để định lượng bằng phương pháp acid-kiềm.
.co
Đôi khi người ta lại dựa vào thành phần hóa học không phải là hoạt chất nhưng lại đặc trưng cho dược liệu đó để đánh giá. 5. Thử tinh khiết
gle
a. Xác định độ ẩm
Go o
Một dược liệu được quy định một giới hạn độ ẩm nhất định gọi là độ ẩm an toàn của dược liệu. Ở độ ẩm này hay thấp hơn, dược liệu có thể được an toàn trong quá trình lưu trữ. Ví dụ Dược điển Viện Nam IV quy định độ ẩm của Đảng sâm [Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f.] không được vượt quá 15 %, quá độ ẩm đó thì dược liệu dễ bị mốc, hư hỏng. Trong đa số trường hợp, độ ẩm an toàn của dược liệu được quy định là không quá 13 %. Để đánh giá chỉ tiêu này, người ta phải xác định độ ẩm của dược liệu. Thêm vào đó, 20
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
khi định lượng hoạt chất trong dược liệu, cũng cần phải xác định độ ẩm để quy hàm lượng về dược liệu khô tuyệt đối.
ơn
b. Xác định độ tro - Tro toàn phần
èm
- Tro không tan trong acid hydrochloric
Qu
yN h
Tro toàn phần là khối lượng cắn còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn một dược liệu. Để có thể so sánh được kết quả, cần phải tiến hành trong những điều kiện nhất định. Ví dụ, trong chén nung bằng sứ, đường kính 35 mm, đã được nung đỏ, để nguội và cân bì, mẫu dược liệu đã được cắt hoặc tán nhỏ (1 - 5 g) và được cân chính xác. Lúc đầu đốt nhẹ rồi tăng dần nhiệt độ để dược liệu cháy hết. Cần theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ để tro, than không bị thoát ra khỏi miệng chén. Sau khi đốt, cho chén vào lò nung ở nhiệt độ 500 oC cho đến khi thu được khối lượng không đổi. Để tránh các dược liệu hóa gỗ tạo ra than khó đốt cháy, có thể ngừng nung rồi làm ẩm bằng nước cất hoặc acid nitric đậm đặc rồi đem nung lại cho đến khi tro không còn màu đen. Tro được để nguội trong bình hút ẩm và đem cân để tính ra hàm lượng % của trong trong dược liệu.
Dạ
yK
Thêm vào tro toàn phần 5 ml HCl 10 %. Đậy chén nung bặng một mặt kính đồng hồ và đun cách thủy trong 10 phút. Dùng 5 ml nước cất nóng để rửa mặt kính đồng hồ và dùng nước rửa này để pha loãng dung dịch còn lại trong chén. Lọc dung dịch qua giấy lọc không tro, rửa cắn và giấy lọc bằng nước cất nóng cho đến khi nước rửa không còn phản ứng của ion chlorid nữa. Chuyển giấy lọc có chứa cắn vào chén nung ở trên, sấy khô, đốt rồi nung ở nhiệt độ 500 oC cho đến khối lượng không đổi. Trừ trường hợp đặc biệt (ví dụ như Mộc tặc), tro không tan trong acid biểu thị lượng đất cát (cấu tạo bởi silic oxyd) có trong dược liệu do dược liệu không được làm sạch khi thu hái, hay lẫn vào phơi sấy.
/+
- Tro sulfat
m
Là tro còn lại sau khi nhỏ acid sulfuric lên dược liệu và đem nung. Phương pháp này cho kết quả ổn định hơn phương pháp tro toàn phần vì các carbonat và oxyd được chuyển thành sulfat.
.co
6. Xác định chất chiết được trong dược liệu Chất chiết được trong dược liệu bởi một dung môi là những chất có thể hòa tan trong dung môi đó và được tách ra khỏi dược liệu trong những điều kiện quy định.
gle
Chất chiết được không nhất thiết phải là hoạt chất của dược liệu, thông thường nó gồm tất cả các chất (hoạt chất và những chất khác) tan được trong dung môi sử dụng. Tùy theo dung môi mà thành phần của chất chiết được có thể thay đổi dẫn tới thay đổi kết quả định lượng.
Go o
Định lượng các chất chiết được trong dược liệu là xác định hàm lượng phần trăm các chất chiết được trong dược liệu trong những điều kiện quy định; thường áp dụng cho những dược liệu chưa có phương pháp định lượng hóa học hay sinh học thích hợp. Dung môi dùng trong xác định hàm lượng các chất chiết được thường là nước và cồn. Các dung môi khác như ether, cloroform đôi khi cũng được sử dụng. 21
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Có 2 phương pháp chiết được sử dụng là:
ơn
+ Phương pháp chiết nóng: được áp dụng với các chất khó tan trong dung môi ở nhiệt độ thường, tan tốt hơn trong dung môi nóng hoặc trong trường hợp dùng dung môi nước hay cồn thấp độ. Chiết được ở nhiệt độ cao thường tạo nên dung dịch nhớt, khó lọc.
yN h
+ Phương pháp chiết lạnh: được áp dụng cho những chất dễ tan trong dung môi ở nhiệt độ thường hay dược liệu có nhiều carbohydrat. Tùy từng trường hợp mà Dược điển quy định sử dụng phương pháp chiết thích hợp. VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU 1. Phân loại • Dựa vào nhiệt độ, có các phương pháp chiết sau: - Chiết nóng.
èm
- Chiết nguội (ở nhiệt độ thường).
Qu
Có nhiều cách phân loại, dựa vào những yếu tố khác nhau.
• Dựa vào chế độ làm việc có các phương pháp chiết sau:
yK
- Gián đoạn. - Bán liên tục. - Liên tục.
Dạ
• Dựa vào chiều chuyển động tương hỗ giữa hai pha, có các phương pháp: - Ngược dòng. - Chéo dòng.
/+
- Xuôi dòng.
• Dựa vào áp suất làm việc, có các phương pháp chiết ở:
m
- Áp suất thường (áp suất khí quyển). - Áp suất giảm (áp suất chân không).
.co
- Áp suất cao (làm việc có áp lực). • Dựa vào trạng thái làm việc của hai pha, có các phương pháp chiết sau:
gle
- Ngâm.
- Ngấm kiệt.
• Dựa vào những biện pháp kỹ thuật đặc biệt
Go o
Có thể làm rút ngắn được thời gian chiết bằng các phương pháp chiết sau: - Phương pháp chiết với sự hỗ trợ siêu âm. - Phương pháp chiết với sự hỗ trợ của vi sóng. - Phương pháp chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn... 22
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
2. Một số phương pháp chiết xuất
yN h
ơn
Khi chiết xuất, quá trình chiết xuất xảy ra chủ yếu ở hai khu vực: bên trong nguyên liệu và giữa các lớp dung môi. Trong đó, quá trình xảy ra bên trong nguyên liệu có ảnh hưởng quyết định và phụ thuộc vào bản chất nguyên liệu (cấu trúc, tính chất lý hoá...). Các phương pháp chiết xuất thường chỉ tác động đến các yếu tố bên ngoài, nhằm đạt được hiệu quả chiết xuất cao trong thời gian ngắn đối với mỗi loại nguyên liệu. Dưới đây là một số phương pháp thường gặp. 2.1. Phương pháp ngâm
Phương pháp ngâm là phương pháp đơn giản nhất và đã có từ thời cổ xưa.
Qu
• Tiến hành:
èm
Sau khi chuẩn bị dược liệu, người ta đổ dung môi cho ngập dược liệu trong bình chiết xuất, sau một thời gian ngâm nhất định (qui định riêng cho từng loại dược liệu), rút lấy dịch chiết (lọc hoặc gạn) và rửa dược liệu bằng một lượng dung môi thích hợp. Để tăng cường hiệu quả chiết xuất, có thể tiến hành khuấy trộn bằng cánh khuấy hoặc rút dịch chiết ở dưới rồi lại đổ lên trên (tuần hoàn cưỡng bức dung môi).
yK
Có nhiều cách ngâm: có thể ngâm tĩnh hoặc ngâm động, ngâm nóng hoặc ngâm lạnh, ngâm một lần hoặc nhiều lần (còn gọi là ngâm phân đoạn hay ngâm nhiều mẻ). • Ưu điểm:
Đây là phương pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện, thiết bị đơn giản, rẻ tiền.
Dạ
• Nhược điểm:
- Nhược điểm chung của phương pháp chiết xuất gián đoạn: năng suất thấp, thao tác thủ công (giai đoạn tháo bã và nạp liệu).
/+
- Nếu chỉ chiết một lần thì không chiết kiệt được hoạt chất trong dược liệu. - Nếu chiết nhiều lần thì dịch chiết loãng, tốn dung môi, tốn thời gian chiết. • Tiến hành:
m
2.2. Phương pháp ngấm kiệt
gle
.co
Sau khi chuẩn bị dược liệu, ngâm dược liệu vào dung môi trong bình ngấm kiệt. Sau một khoảng thời gian xác định (tuỳ từng loại dược liệu), rút nhỏ giọt dịch chiết ở phía dưới, đồng thời bổ sung thêm dung môi ở phía trên bằng cách cho dung môi chảy rất chậm và liên tục qua lớp dược liệu nằm yên (không được khuấy trộn). Lớp dung môi trong bình chiết thường được để ngập bề mặt dược liệu khoảng 3 - 4 cm. - Ngấm kiệt đơn giản: là phương pháp ngấm kiệt luôn sử dụng dung môi mới để chiết đến kiệt hoạt chất trong dược liệu.
Go o
- Ngấm kiệt phân đoạn (tái ngấm kiệt): là phương pháp ngấm kiệt có sử dụng dịch chiết loãng để chiết mẻ mới (dược liệu mới) hoặc để chiết các mẻ có mức độ chiết kiệt khác nhau. • Ưu điểm: - Dược liệu được chiết kiệt. 23
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
- Tiết kiệm được dung môi (tái ngấm kiệt). • Nhược điểm:
ơn
- Có nhược điểm chung của phương pháp chiết xuất gián đoạn: năng suất thấp, lao động thủ công.
yN h
- Cách tiến hành phức tạp hơn so với phương pháp ngâm. - Tốn dung môi (ngấm kiệt đơn giản). 2.3. Chiết với sự hỗ trợ của siêu âm
Qu
Trong quá trình chiết xuất, đôi khi sóng siêu âm cũng được áp dụng để tăng hiệu quả chiết. Sóng siêu âm với tần số trên 20 KHz thường được sử dụng. Sóng siêu âm có tác dụng làm tăng sự hòa tan của chất tan vào dung môi và tăng quá trình khuyếch tán chất tan. Sóng siêu âm cường độ cao cũng có thể phá vỡ cấu trúc tế bào, thúc đẩy quá trình chiết.
èm
2.4. Chiết với sự hỗ trợ của vi sóng
yK
Khi chiếu bức xạ điện từ ở tần số 2450 MHz (bức xạ trong vòng vi sóng của dải sóng điện từ) vào môi trường các chất phân cực, các phân tử sẽ chịu đồng thời 2 tác động: sự dẫn truyền ion và sự quay lưỡng cực dưới tác dụng của điện trường. Cả 2 tác động này làm sinh ra nhiệt trong lòng khối vật chất làm cho việc gia nhiệt nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều so với phương pháp dẫn nhiệt truyền thống.
/+
Dạ
Trong chiết xuất, khi chiếu xạ vi sóng vào môi trường có chứa các tiểu phân dược liệu và dung môi phân cực, các phân tử dung môi và các chất phân cực sẽ dao động và nóng lên nhanh chóng làm tăng khả năng hòa tan các chất vào dung môi. Thêm vào đó, vi sóng cũng làm phá hủy cấu trúc tế bào thực vật làm các chất tan giải phóng trực tiếp vào dung môi chiết làm cho quá trình chiết chuyển thành hòa tan đơn giản. Điều này làm cho chiết xuất nhanh hơn nhưng cũng làm cho dịch chiết nhiều tạp chất hơn. 2.5. Chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn
.co
m
Một hợp chất sẽ hiện diện ở trạng thái siêu tới hạn khi hợp chất đó có nhiệt độ và áp suất cao hơn giá trị tới hạn. Khả năng hòa tan của chất lỏng siêu tới hạn có mối quan hệ chặt chẽ với tỉ trọng của nó và yếu tố này làm cho chất lỏng siêu tới hạn là loại chất lỏng hoàn hảo thích hợp để sử dụng trong kỹ thuật chiết các hợp chất thiên nhiên.
Go o
gle
Trong các hợp chất sử dụng trong phương pháp siêu tới hạn như CO2, nước, ethan, ethylen, propan, xenon... thì CO2 được sử dụng phổ biến nhất vì nó có áp suất và nhiệt độ tới hạn thấp, giá tiền rẻ, bền về mặt hóa học, không dễ cháy nên được chọn sử dụng trong phương pháp chiết siêu tới hạn để chiết hợp chất ra khỏi dược liệu. Một ưu điểm nữa là dễ loại CO2 ra khỏi hỗn hợp dung dịch chiết chỉ đơn giản bằng cách giảm áp suất. Mặc dù nó là loại dung môi không phân cực nhưng nó vẫn có ái lực ở mức độ nào đó đối với các hợp chất phân cực. Để có thể làm tăng thêm tính phân cực cho nó, đôi khi người ta trộn CO2 với hợp chất có tính phân cực là methanol.
24
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
LƯỢNG GIÁ 1. Nêu định nghĩa môn học.
ơn
2. Trình bày tầm quan trọng của dược liệu trong ngành dược. 3. Trình bày phương pháp thu hái, chế biến, bảo quản dược liệu.
yN h
4. Nêu các phương pháp đánh giá dược liệu.
Go o
gle
.co
m
/+
Dạ
yK
èm
Qu
5. Nêu các phương pháp chiết xuất dược liệu.
25
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 2
ơn
DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT
yN h
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được: 1. Đại cương về carbohydrat.
2. Đại cương, cấu trúc, phân loại, tính chất và công dụng của tinh bột, pectin, gôm và chất nhầy.
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CARBOHYDRAT
èm
Qu
3. Đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của các dược liệu chứa carbohydrat trong chương trình.
Dạ
yK
Carbohydrat rất phổ biến trong giới sinh vật và là thành phần rất quan trọng của thực vật. Carbohydrat là nơi "tích trữ" năng lượng từ ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp; tham gia vào cấu trúc tế bào cũng như biệt hóa tế bào. Carbohydrat cũng là nguồn carbon để tổng hợp các hợp chất khác và là nguồn thực phẩm quan trọng nuôi sống loài người và loài vật.
/+
Cấu tạo của carbohydrat gồm có C, H và O trong phân tử. Hội nghị quốc tế về danh pháp đã đề nghị gọi nhóm hợp chất này là glucid. Tuy nhiên, thuật ngữ carbohydrat vẫn còn thông dụng.
m
Có thể định nghĩa carbohydrat hay glucid là những hợp chất hữu cơ bao gồm các monosaccharid, những dẫn chất và những sản phẩm ngưng tụ của chúng qua dây nối glycosid.
.co
Các carbohydrat có thể chia thành 3 nhóm chính: monosaccharid, oligosaccharid và polysaccharid.
gle
1. Monosaccharid là những đường đơn không thể cho carbohydrat đơn giản hơn khi bị thủy phân. Monosaccharid tồn tại trong tự nhiên có từ 4 carbon (tetrose) đến 9 carbon (nonose).
Go o
2. Oligosaccharid là những carbohydrat khi thủy phân cho từ 2 đến 9 đơn vị đường (các đường đơn). Trên thực tế, thường chỉ gặp các oligosaccharid có từ 2-6 đơn vị đường. Ví dụ: maltose, lactose ... 3. Polisaccharid (còn được gọi là glycan) có phân tử rất lớn gồm nhiều monosaccharid nối với nhau bằng dây nối glycosid. Ví dụ: tinh bột, cellulose, gôm, pectin, chất nhầy.
26
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
II. TINH BỘT 1. Đại cương về tinh bột
yN h
ơn
Tinh bột là sản phẩm quang hợp của cây xanh. Ở trong tế bào thực vật, hạt lạp không màu là nơi tạo ra tinh bột, các glucid hòa tan đi đến hạt lạp không màu và được để dành dưới dạng tinh bột. Tinh bột được giữ lại trong các bộ phận của cây như củ, rễ, quả, hạt, thân với hàm lượng từ 2-70%, trong lá thường không quá 1-2%.
Qu
Tinh bột ở dưới dạng hạt kích thước và hình dáng khác nhau, không tan trong nước lạnh, đun với nước thì tinh bột dần dần bị hồ hóa và độ nhớt của dung dịch cũng tăng lên. Trong quá trình hoạt động của cây, tinh bột dưới tác động của enzym có sẵn trong cây bị cắt nhỏ thành những đường đơn giản ở dạng hòa tan và được chuyển đến những bộ phận khác nhau của cây. 2. Cấu trúc hóa học và phân loại tinh bột
Tinh bột được cấu tạo bởi 2 loại polysaccharid được gọi là amylose và amylopectin.
èm
2.1. Amylose
Phân tử amylose là một chuỗi hiện nay được biết đến hàng nghìn đơn vị α-D-glucose nối với nhau theo dây nối (1→4). CH2OH
yK
CH2OH
O
O
OH
OH
O
O OH
OH
O
n
Dạ
OH
CH2OH
OH
OH
OH
Amylose và dây nối α-D-1→4 glucopyranosyl
/+
2.2. Amylopectin
CH2OH
.co
CH2OH
m
Amylopectin có phân tử lượng lớn hơn nhiều so với amylose, khoảng 106-107 gồm 5.000-50.000 đơn vị glucose và phân nhánh nhiều. Các đơn vị α-D-glucose trong mạch cũng nói với nhau theo dây nối (1→4) còn chỗ phân nhánh thì theo dây nối (1→6). O
OH
Go o
gle
OH
CH2OH O
4
OH
O
O
1
OH O
O
OH
OH
n
CH2OH
OH
6 CH2
CH2OH O
O
OH
O
OH
OH
O
OH
O OH
CH2OH
O OH
OH
OH O OH
n
OH
Cấu tạo của amylopectin
27
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
3. Tính chất của tinh bột 3.1. Hình dạng tinh bột
ơn
Tùy theo loài cây và mức độ trưởng thành của cây mà hình dáng và kích thước thay đổi. Đây là một đặc điểm giúp ích cho việc kiểm nghiệm một dược liệu chứa tinh bột.
Qu
yN h
Khi soi dưới kính hiển vi, hạt tinh bột của các loài thực vật khác nhau có hình dạng và kích thước khác nhau. Về hình dáng, hạt tinh bột có thể hình cầu, hình trứng, hình đa giác .... Các hạt tinh bột có thể rời hay đôi khi dính lại thành những hạt tinh bột kép đôi hay kép ba hoặc có khi tụ thành đám. Kích thước hạt tinh bột có thể thay đổi từ 1-100 μm. Hạt tinh bộ có cấu tạo bởi nhiều lớp đồng tâm sắp xếp chung quanh một điểm gọi là rốn hạt (hay còn gọi là tễ). Các lớp này tạo nên là do hạt tinh bột lớn dần bằng cách tăng thêm các lớp ở phía ngoài. Các lớp này khác nhau ở chỉ số chiết quang và hàm lượng nước. Dưới kính hiển vi có thể thấy như những vân trên hạt. Các vân này có thể rõ hay mờ.
èm
Rốn có thể là một điểm, một vạch ngắn, hình hoa thị hay một vạch dài, một vạch dài phân nhánh. Dưới kính kiển vi phân cực, hạt tinh bột có hiện tượng chữ thập đen. Tất cả các đặc điểm trên giúp cho việc xác định các hạt tinh bột, phân biệt tinh bột của các loài khác nhau và xác định các trường hợp giả mạo. 3.1.1 Hạt hình trứng và hình thận
yK
Dưới đây là một số loại hạt tinh bột hay gặp.
Dạ
Tinh bột khoai tây chế từ củ Khoai tây - Solanum tuberosum L., thuộc họ Cà (Solanaceae). Hạt tinh bột hình trứng, rốn hạt ở đầu hẹp, các vân đồng tâm dễ nhận. Thỉnh thoảng có hạt kép 2 hoặc 3. Kích thước trung bình 50 μm nhưng cũng có hạt lớn đến 80100 μm.
/+
Tinh bột Hoàng tinh chế từ củ cây Dong - Maranta arundinaceae L., thuộc họ Dong (Marantaceae) (không nên nhầm với cây Hoàng tinh - Polygonatum spp.). Hạt hình trứng kích thước 30-60 μm.
m
Tinh bột Sắn (Khoai mì) chế từ cây Sắn (Khoai mì) - Manihot esculenta Crantz; họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Hạt hình cầu phần lớn một đầu bị lẹm và hơi lõm trông như cái chuông. Rốn hạt hình sao, kích thước 3-35 μm.
.co
Tinh bột Hoài sơn, chế từ củ của cây Củ mài - Dioscorea persimilis Prain và Burkill, họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Hạt hình trứng hay hình thận, kích thước trung bình 40 μm, rốn hạt dài.
gle
Tinh bột Đậu, chế từ hạt của nhiều loại đậu - Phaseolus spp.; họ Đậu (Fabaceae). Hạt hình trứng hay hình thận, kích thước trung bình 35 μm, rốn hạt dài và phân nhánh.
Go o
Tinh bột Sen, chế từ hạt cây Sen - Nelumbo nucifera Gaertn., họ Sen (Nelumbonaceae). Hạt tinh bột hình trứng hay hình thận, kích thước hạt từ 3-25 μm, rốn hạt hình vạch.
28
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
3.1.2. Hạt hình đĩa hay hình thấu kính dẹt
ơn
Tinh bột mì chế từ hạt của cây Lúa mì - Triticum vulgare L., họ Lúa (Poaceae), kích thước: hạt lớn hơn 30 μm, hạt bé 6-7 μm. Tùy theo vị trí nhìn mà thấy hình tròn hoặc hình thấu kính lồi 2 mặt. Rốn hạt là một điểm ở giữa hạt, nhìn không được rõ. 3.1.3. Hạt hình đa giác
yN h
Tinh bột gạo chế từ hạt cây Lúa - Oriza sativa L., họ Lúa (Poaceae). Hạt đa giác, nhỏ, kích thước từ 4 - 6 μm, thường được kết thành đám. Rốn hạt không rõ.
Go o
gle
.co
m
/+
Dạ
yK
èm
Qu
Tinh bột ngô (bắp), chế từ hạt cây Ngô - Zea mays L., họ Lúa (Poaceae). Hạt đa giác, rốn hạt ở giữa rất rõ, kích thước 15-30 μm.
Hình dạng một số loại hạt tinh bột 29
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
3.2. Sự thủy phân tinh bột 3.2.1. Thủy phân bằng acid
ơn
Sự thủy phân qua các giai đoạn: dextrin, erythrodextrin, achrodextrin, maltose và cuối cùng là glucose.
yN h
3.2.2. Thủy phân bằng enzym
Enzyme α-amylase cắt một cách ngẫu nhiên vào dây nối (1→4) của tinh bột thì sản phẩm thu được chủ yếu là maltose rồi đến glucose và dextrin phân tử nhỏ.
Qu
Enzyme β-amylase cắt xen kẽ những dây nối (1→4) để tạo thành các đường maltose bắt đầu từ phần cuối polysaccharid không có nhóm OH bán acetal, kết quả thu được gần 100% đường maltose khi tác động lên amylose. Đối với amylosepectin, β-amylase chỉ cắt được các dây nối (1→4), khi gặp mạch nhánh có dây nối α-1→6 thì dừng lại, kết quả tạo thành maltose và dextrin, lượng maltose chỉ đạt từ 50-60%. 4. Công dụng tinh bột
yK
èm
Tinh bột là thành phần chính trong lương thực. Nguyên liệu có nhiều tinh bột là các hạt ngũ cốc, các loại củ như Khoai, Sắn (Khoai mì), Củ mài, Củ đao (= Dong riềng Canna edulis Ker. Gawl., họ Chuối hoa - Cannaceae). Có khi bộ phận dự trữ lại là thân cây ví dụ cây Báng (Arenga pinnata Merr., họ Cau - Arecaceae). Trong ngành dược tinh bột được dùng làm tá dược viên nén. Tinh bột còn được dùng làm nguyên liệu đầu để điều chế nhiều chất khác như maltose, glucose, ethanol, monosodium glutamat ... sử dụng trong công nghiệp và đời sống.
Dạ
Các sản phẩm biến đổi từ tinh bột hiện cũng sử dụng nhiều trong thực phẩm và dược phẩm. Ví dụ như tinh bột tan, tinh bột được oxy hóa, acetyl hóa, tinh bột hydroxyethyl hóa, phosphoryl hóa, ester hóa với acid vô cơ hay tạo các liên kết chéo ...
m
III. PECTIN
/+
Tinh bột tan là loại tinh bột được thủy phân một phần bởi acid vô cơ để cho dạng có thể hòa tan thành dung dịch trong suốt trong nước nóng. 1. Đại cương về pectin
gle
.co
Pectin là những chất carbohydrat có phân tử lớn mà phần chính của phân tử cấu tạo bởi acid polygalacturonic, do đó được xếp vào nhóm "polyuronid". Pectin thường gặp trong các bộ phận của cây và một số loài tảo. Đặc biệt cùi (vỏ quả giữa) của một số cây họ Cam (Rutaceae) như Bưởi, Cam, Chanh có hàm lượng pectin rất cao, có thể đến 30%. 2. Cấu trúc hóa học và phân loại pectin
Go o
Người ta chia làm 2 loại là pectin hòa tan, có trong dịch tế bào và protopectin là dạng không hòa tan nằm trong vách tế bào và các lớp gian bào, đóng vai trò chất "cốt" và "xi măng" giúp gia cố thêm vách tế bào thực vật. 2.1. Pectin hòa tan Gồm acid pectic và acid pectinic. 30
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Acid pectic là một mạch dài gồm khoảng 100 đơn vị acid D-galacturonic nối với nhau theo dây nối α-(1→4).
ơn
Acid pectinic gồm vài trăm đơn vị acid α-D-galacturonic nối với nhau theo dây nối α(1→4) nhưng một phần hoặc toàn bộ các nhóm carboxyl đã được methyl ester hóa. 2.2. Pectin không hòa tan
yN h
Pectin không hòa tan được gọi là protopectin. Về mặt cấu trúc hóa học, protopectin tạo thành là do liên kết những phân tử pectin với nhau qua cầu calci, phosphat. Ngoài ra, còn có sự kết hợp với cellulose, với ose và một số thành phần khác của vách tế bào. 3. Tính chất của pectin
Qu
Pectin ở dạng bột vô định hình màu xám trắng, tan trong nước, trong glycerin nóng, nếu phân tử lượng của pectin càng lớn thì độ tan càng giảm. Pectin không tan trong ethanol, isopropanol, aceton nên có thể dùng các dung môi này để kết tủa. Pectin bị kết tủa bởi các muối đa hóa trị như đồng sulfat, chì nitrat hoặc acetat, sắt chlorid.
èm
Trong sản xuất người ta dùng muối nhôm để kết tủa pectin ở pH 4, tủa màu vàng lục thu được là kết tủa giữa pectin tích điện âm và nhôm tích điện dương. Pectin kết tủa bằng muối kim loại có thể tinh chế bằng cách rửa tủa với ethanol hoặc aceton đã acid hóa.
yK
4. Công dụng của pectin
Pectin dùng làm thuốc cầm máu đường ruột, uống dung dịch 1 - 2%, 40 - 80 ml trong 24 giờ.
Dạ
Pectin còn dùng làm tác nhân nhũ hóa khi kết hợp với gôm arabic. Dung dịch pectin ổn định ở môi trường acid nhưng không ổn định ở môi trường kiềm. Khi dùng pectin nên làm ẩm với nước và nên trộn với đường hoặc glycerin để hòa tan được dễ dàng, tránh vón cục.
/+
Trong công nghiệp thực phẩm, pectin được dùng sản xuất bánh kẹo, mứt dẻo ... IV. GÔM - CHẤT NHẦY
m
1. Đại cương về gôm - chất nhầy
gle
.co
Gôm tạo thành trên cây là do sự biến đổi của màng tế bào. Thường thì sự biến đổi đó xảy ra những mô đã già và những mô đó chuyển thành gôm, nhưng có khi những tế bào non cũng bị biến đổi. Ở những cây thân gỗ, gôm tạo thành do sự biến đổi những tế bào phần tủy hoặc tế bào gần vùng tầng sinh gỗ rồi chảy ra ngoài theo các kẽ hở như lỗ sâu đục, vết chặt ...Ví dụ trường hợp cây Mận.
Go o
Chất nhầy là các heteropolysaccharid có trong tế bào thực vật. Một số hạt như hạt lanh, hạt một số cây họ Hoa môi, có chứa chất nhầy ở lớp ngoài của hạt, khi gặp nước sẽ hút nước và trương nở thành một lớp nhầy phía ngoài làm cho hạt giữ nước cần thiết trong quá trình nẩy mầm. Có khi chất nhầy là chất dự trữ cho sự phát triển của bộ phận trên mặt đất, đó là trường hợp một số cây họ Lan (Orchidaceae). Như vậy, xét về nguồn gốc, gôm có nguồn gốc bệnh lý, cây tiết ra gôm là một phản ứng đối với điều kiện không thuận lợi. Còn chất nhầy là thành phần cấu tạo bình thường của cây. Trong một số cây, chất nhầy chỉ có mặt trong một số tế bào của mô. 31
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
2. Cấu trúc và phân loại gôm - chất nhầy Theo cấu trúc hóa học, có thể chia gôm và chất nhầy thành 3 nhóm:
ơn
2.1. Nhóm trung tính
yN h
Nhóm này về mặt cấu tạo hóa học là những polymer của các đường đơn. Ví dụ như galactomannan hoặc glucomannan. 2.2. Nhóm acid
Các polysaccharid của nhóm này, ngoài các đường, trong thành phần còn có các acid uronic, đại diện cho nhóm là các gôm tiết ra ở thân cây, ví dụ gôm arabic.
Qu
2.3. Nhóm acid có thành phần gốc sulfat
Nhóm này gồm các polysaccharid trong thành phần, ngoài các acid uronic còn có một lượng nhỏ ester của nhóm OH với acid sulfuric. Đại diện cho nhóm là thạch (agar-agar). 3. Tính chất của gôm và chất nhầy
yK
èm
Gôm và chấy nhầy hòa tan trong nước tạo thành dung dịch keo có độ nhớt cao, hoàn tan không tan trong các dung môi hữu cơ như ether, benzen, chloroform. Độ tan trong cồn thay đổi tùy theo độ cồn và tùy theo loại gôm hay chất nhầy, không tan trong cồn cao độ. Độ nhớt của dung dịch thuộc nhóm trung tính ít thay đổi theo pH, còn nhóm acid thay đổi theo pH. Dung dịch nước của gôm có tính dính còn chất nhầy thì không. Polysaccharid nào có cấu tạo chuỗi thẳng sẽ tạo được màng nhưng ít có tính dính, trái lại loại nào có cấu tạo phân nhánh sẽ khó tạo màng nhưng có tính dính cao.
Dạ
Gôm và chất nhầy có tính quang hoạt. Gôm và chất nhầy bị tủa bởi chì acetat trung tính hoặc kiềm và khác pectin ở chỗ không bị tác động bởi enzym pectinesterase. Chất nhầy bắt màu với xanh methylen nên có thể dùng để định tính trên vi phẫu thực vật.
/+
4. Công dụng của gôm và chất nhầy
m
Gôm và chất nhầy được ứng dụng trong kỹ nghệ dệt, thực phẩm ... Trong bào chế, gôm thường được dùng làm chất nhũ hóa, làm tá dược. Một số dược liệu chứa chất nhầy thường có tác dụng chữa ho và làm chóng lành các vết thương, vết loét. Thạch (agar-agar) dùng để chữa táo bón và để chế môi trường nuôi cấy vi sinh.
gle
.co
Alginat có tính chất trương nở, không hấp thu ở ruột gây cảm giác đầy bụng nên hay dùng để chống bệnh béo phì. Trong trường hợp kẹt môn vị không nên dùng. Dung dịch keo alginat có tính bám dính và bao nên ứng dụng để trị loét và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Calci alginat có tính cầm máu nhanh được dùng khi chảy máu cam, chảy máu răng hoặc các trường hợp chảy máu do bị thương tích.
Go o
Trong kỹ nghệ dược phẩm, acid alginic và alginat được dùng làm tá dược rã trong viên nén, chất ổn định nhũ dịch, các kem và thuốc mỡ. Tính chất nhũ hóa và giữ nước của alginat được sử dụng trong mỹ phẩm.
32
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
V. DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT 1. Dược liệu chứa tinh bột
ơn
CÁT CĂN Radix Puerariae Thomsonii
yN h
Dược liệu là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sắn dây (Pueraria thomsonii Benth.), họ Đậu (Fabaceae). Sắn dây là một loại dây leo, dài có thể đến 10 m, lá kép gồm 3 lá chét. Cuống lá chét giữa dài, cuống lá chét 2 bên ngắn. Lá chét có thể phân thành 2-3 thùy. Về mùa hạ trổ hoa màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả loại đậu có nhiều lông. Củ dài to nặng có thể tới 20 kg, nhiều xơ.
èm
Thành phần hóa học
Qu
Đặc điểm thực vật
yK
Rễ các loài Pueraria đều chứa tinh bột. Ngoài ra còn có các chất flavonoid thuộc nhóm isoflavonoid như puerarin, daidzein, daidzin. Tác dụng và công dụng
Sắn dây Pueraria thomsonii Benth.
Dạ
Daidzein là chất có tác dụng estrogen giống stilboestrol.
/+
Nghiên cứu gần đây cho thấy các trường hợp bị bệnh mạch vành nếu cho uống thêm Cát căn hoặc tiêm puerarin thì bệnh nhân giảm nhẹ cơn đau. Thuốc làm giãn động mạch vành, hạ huyết áp, tiêu hao oxy của cơ tim giảm, năng lực của cơ tim nâng cao.
m
Theo y học cổ truyền, Cát căn là một vị thuốc chữa sốt, nhức đầu, khát nước, kiết lỵ, ban sởi. Cát căn đã được ghi vào Dược điển Việt Nam. Tinh bột Sắn dây pha với nước sôi để nguội, thêm đường uống để giải khát.
gle
.co
Ngoài ra, y học cổ truyền còn dùng hoa dây Sắn dây với tên Cát hoa để làm thuốc giã rượu. Ý DĨ Semen Coicis
Go o
Dược liệu là hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Ý dĩ còn gọi là Bo bo (Coix lachryma-jobi L.), họ Lúa (Poaceae). Đặc điểm thực vật, phân bố Cây thảo sống hàng năm, cao chừng 1 - 1,5 m. Thân nhẵn bóng có vạch dọc. Thân có phân nhánh, các mấu phía dưới có thể mọc rễ phụ, cây mọc thành bụi. Lá hình mác dài 10 - 40 cm, rộng 1,5 - 3 cm, gân dọc nổi rõ, gân giữa to. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá thành bông, hoa đực mọc phía trên, hoa cái phía dưới. Hoa đực có 3 nhị. Quả có mày 33
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
cứng bao bọc. Cây mọc hoang ở nơi ẩm mát, có trồng ở nhiều nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương và vùng Tây Nguyên. Ngoài tinh bột là thành phần cơ bản, các nhà nghiên cứu còn phân lập 2 chất có hoạt tính chống ung thư từ hạt: - Coixenolid đem khử thì cho tetrahydrocoixennolid. Chất này có tác dụng chống ung thư. Trong hạt còn có 3 glycan: coixan A, B và C có tác dụng hạ đường huyết. Benzoxazolon có trong lá và rễ là chất có tác dụng chống viêm do ức chế sự phóng histamin.
èm
Công dụng
Qu
- α-Monolinolein được chiết từ hạt bằng methanol.
yN h
ơn
Thành phần hóa học
Ý dĩ Coix lachryma-jobi L.
yK
Trong y học cổ truyền hạt Ý dĩ được dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, chữa tiêu chảy do chức phận tiêu hóa kém, viêm ruột, lỵ, làm thuốc thông tiểu trong trường hợp phù, tiểu tiện ít. Ngoài ra còn dùng để chữa viêm khớp, làm thuốc bồi dưỡng cơ thể.
Dạ
Ngày dùng 10 - 30 g, dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột làm hoàn tán với các vị thuốc khác. HOÀI SƠN
Tuber Dioscoreae persimilis
/+
Dược liệu là rễ củ đã chế biến, phơi hay sấy khô của cây Củ mài, còn gọi là Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
m
Đặc điểm thực vật và phân bố
Go o
gle
.co
Dây leo quấn sang phải. Thân rễ phình thành củ ăn sâu xuống đất khó đào, củ hình chày dài có khi đến 1 m, có nhiều rễ con, mặt ngoài màu xám nâu bên trong có bột màu trắng. Phần trên mặt đất, ở kẽ lá thỉnh thoảng có những củ con nhỏ, những củ này có thể đem trồng được. Lá mọc đối hoặc có khi mọc so le. Lá đơn, nhẵn, hình tim đầu nhọn, có 5 - 7 gân chính. Hoa mọc thành bông, trục bông khúc khuỷu mang nhiều hoa. Hoa đực hoa cái khác gốc. Bao hoa 6, dài bằng nhau, nhị 6, hoa cái mọc thành bông. Quả nang có 3 cánh. Cây mọc hoang ở rừng, nhân dân ta vẫn đào lấy củ ăn. Hiện nay được trồng ở nhiều nơi, nhân giống bằng củ, thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Cây Củ mài Dioscorea persimilis Prain
Thành phần hóa học 34
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Hiện nay mới biết thành phần chủ yếu là tinh bột, chất nhầy. Công dụng
yN h
ơn
Trong y học cổ truyền dùng làm thuốc bổ Tỳ và bổ thận, dùng chữa tiểu đêm, di tinh, mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt, đau lưng, chữa lỵ mạn tính, tiểu đường. SEN Nelumbo
Đặc điểm thực vật và phân bố
Sen
Nelumbo nucifera Gaernt.
/+
Dạ
yK
èm
Cây được trồng ở nước ta trong các ao đầm. Thân rễ hình trụ mọc trong bùn gọi là ngó sen, dùng làm thực phẩm. Lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ. Phiến lá hình đĩa to, đường kính 40 - 70 cm, có gân tỏa tròn. Hoa to, gồm rất nhiều cánh hoa màu trắng hoặc tím hồng, đều, lưỡng tính, nhiều nhị, bao phấn 2 ô mở bởi kẽ nứt dọc, trung đới mọc dài ra thành một phần trụ màu trắng gọi là hạt gạo, phần này có hương thơm dùng để ướp chè. Lá noãn nhiều và rời nhau đựng trong một đế hoa loe hình nón ngược. Vòi ngắn, núm nhụy chỉ nhô lên khỏi đế hoa. Mỗi lá noãn sinh ra một quả, trong đựng một hạt, hạt không có nội nhũ. Hai lá mầm nạc dày bao bọc bởi một màng mỏng. Chồi mầm (tâm Sen) mang 4 lá non gập vào trong, có diệp lục.
Qu
Các dược liệu bao gồm nhiều bộ phận của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaernt), họ Sen (Nelumbonaceae).
Bộ phận dùng và chế biến
m
Sen có nhiều bộ phận dùng được dùng làm thuốc, bao gồm:
.co
- Hạt Sen (Semen Nelumbinis), là hạt còn màng lụa hồng bên ngoài, phơi khô, còn gọi là Liên nhục. - Quả Sen (Fructus Nelumbinis), là quả già phơi khô, còn gọi là Liên thạch. - Tâm Sen (Embryo Nelumbinis), là chồi mầm phơi khô, còn gọi là Liên tâm.
gle
- Tua Sen (Stamen Nelumbinis), là nhị hoa, còn gọi là Liên tu.
- Lá Sen (Folium Nelumbinis), là lá bánh tẻ bỏ cuống hái vào mùa hè và mùa thu, phơi khô, còn gọi là Liên diệp.
Go o
Ngoài ra, người ta còn dùng gương Sen tức là đế hoa gọi là liên phòng, ngó Sen là thân rễ Sen gọi là Liên ngẫu. Dược điển Việt Nam IV ghi 3 dược liệu là tâm Sen, lá Sen và hạt Sen.
Thành phần hóa học - Hạt: thành phần chính là tinh bột. 35
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
- Lá: chứa nhiều alcaloid. Alcaloid chính là nuciferin. Ngoài ra còn có flavonoid. - Tâm sen: có các alcaloid, các hợp chất flavonoid.
ơn
- Gương sen: có quercetin. - Tua nhị: có tinh dầu.
yN h
- Ngó sen: có vitamin C, A, tinh bột, tannin. Công dụng
Qu
Hạt Sen thường dùng để nấu chè ăn hoặc làm mứt. Trong y học dân tộc cổ truyền hạt Sen được dùng làm thuốc bổ tỳ, thuốc chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, di tinh, đi tiêu lỏng. Ngày dùng 30 g. Tâm Sen là thuốc an thần, chữa mất ngủ. Ngày dùng 5 g pha trà để uống. Lá Sen cũng có tác dụng như tâm Sen, ngoài ra còn dùng làm thuốc cầm máu. Ngày dùng 20g.
èm
Gương Sen và tua Sen cũng dùng làm thuốc cầm máu, chữa di mộng tinh. 2. Dược liệu chứa gôm, chất nhầy
yK
GÔM ARABIC
Gummi Arabicum Gôm arabic là chất tiết ra và để khô từ thân và cành của cây Acacia verek Guill et Perr. (= Acacia senegal (L.) Willd.), họ Đậu (Fabaceae).
Dạ
Đặc điểm thực vật và phân bố
m
Mô tả dược liệu
/+
Thuộc loại cây nhỡ cao 4 - 5 m có gai ngắn và cong. Lá kép 2 lần lông chim, cụm hoa mọc ở nách lá, tràng hoa màu trắng, quả loại đậu thẳng, dẹt, hơi thắt ở khoảng giữa các hạt.
gle
.co
Dạng cục tròn không đều, rắn, đường kính trung bình khoảng 2 - 3 cm màu vàng hay màu nâu, khi nhô thì có thể đập vỡ được như thủy tinh, mặt vỡ nhẵn bóng. Các cục nguyên thường có một khoang rỗng ở giữa do quá trình khô tạo ra. Gôm tan trong nước tạo thành dung dịch keo, dính và có độ quay cực. Thành phần hóa học
Acacia verek Guill et Perr.
Go o
Thành phần hóa học chính là polysaccharid thuộc nhóm acid có acid uronic. Ngoài ra trong gôm còn có 3 - 4 % chất vô cơ (Ca, Mg, K) các enzym như oxydase, emulsin. Công dụng - Trong bào chế, gôm arabic được dùng: + Bào chế các nhũ dịch và hỗn dịch. 36
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
+ Làm chất dính, chất làm rã trong viên nén (vì có khả năng nở ra trong nước). + Bào chế các thuốc phiến, viên tròn, potio, một số kem bôi da. - Gôm arabic làm dịu tại chỗ nơi bị viêm như viêm họng, viêm dạ dày.
yN h
- Gôm arabic còn được dùng tong kỹ nghệ thực phẩm, keo dán.
ơn
+ Bao viên, để cho các chất bao dính vào viên.
GÔM ADRAGANT Gummi Tragacanthae
Qu
Gôm adragant thu được từ một số cây thuộc chi Astragalus, phân họ Đậu (Faboideae), họ Đậu (Fabaceae) (chi này có đến 1000 loài). Loài chủ yếu cung cấp gôm này là cây Astragalus gummifer Labill. Các loài khác như A. verus Oliver và A. piletocladus Fr. et Sint. cũng cho gôm.
èm
Đặc điểm thực vật và phân bố
Dạ
yK
Cây Astragalus gummifer Labill. Là cây bụi nhỏ. Cây chậm lớn, chỉ tăng khoảng 1 cm chiều cao mỗi năm và đến năm thứ 60 - 75 cũng chỉ cao khoảng 1 m. Lá kép lông chim chẵn, có lá kèm nhọn. Khi lá chét rụng, các cuống lá kép còn lại tạo thành những gai nhọn. Hoa hình bướm màu vàng nhạt mọc thành chùm ở nách những lá phía dưới. Quả loại đậu, có lông, chỉ chứa 1 hạt, không mở. Các loài Astragalus thường được mọc ở độ cao từ 1000 - 3000 m.
Astragalus gummifer Labill.
/+
Mô tả dược liệu
m
Tùy theo dụng cụ rạch mà gôm có hình dạng khác nhau, thường là những phiến cong có vân đồng tâm dài có thể đến 5 - 6 cm, rộng 2 cm. Gôm có màu trắng nhờ, đục như sừng. Khác với gôm arabic, gôm adragant nở ra trong nước và chỉ tan một phần.
.co
Thành phần hóa học
Thành phần polysaccharid là chính, polysaccharid này lại chia làm 2 loại:
gle
-Acid tragacanthic còn gọi là tragacanthin là thành phần tan trong nước chiếm khoảng 10%, ở dạng muối Ca, K và Mg trong cây. Polysaccharid này cấu tạo có một mạch chính là các α-D-galacturonic theo dây nối (1→4) đôi khi có L-rhamnose xen vào, còn mạch nhánh nối ở C-3 gồm có D-xylose, 2-O-α-galactopyranosyl-D-xylopyranose và 2-O-α-Dgalactopyranosyl -D-xylopyranose.
Go o
- Arabinogalactan hay còn gọi là bassorin chiếm 60 - 70%, là một polysaccharid trung tính, không tan trong nước mà chỉ nở ra tạo thành thể keo, phân tử phân nhánh nhiều, gồm mạch chính là các D-galactose nối theo dây nối (1→6) và (1→2), mạch nhánh là các Larabinose nối theo dây nối (1→2), (2→3), (1→5). Khác với gôm arabic trong thành phần gôm adragant có tinh bột và không có oxydase. Các chất vô cơ chiếm 3 - 4%. 37
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Công dụng
ơn
Là chất nhũ hóa tốt hơn gôm arabic, ngoài ra còn dùng làm tá dược dính trong các dạng thuốc viên, chất làm dịu khi đau họng.
Radix Abelmoschi sagittifolii
yN h
SÂM BỐ CHÍNH
Đặc điểm thực vật và phân bố
Dạ
yK
èm
Cây thảo, cao 0,5 - 1 m, sống nhiều năm, mọc đứng yếu ớt. Thân có lông. Lá mọc so le, phiến lá thường chia thành 5 thùy, thùy giữa dài và nhọn, gân lá hình chân vịt, gần mặt trên gần cuống có màu tía. Lá kèm hình sợi. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, 5 cánh màu hồng, đài phụ gồm 7 - 10 bộ phận, đài hoa sớm rụng, nhiều nhị dính liền nhau thành một ống, bầu có lông, vòi có 5 núm nhụy. Quả hình trứng nhọn, mặt ngoài có lông. Hạt hình thận màu nâu. Sâm bố chính được trồng ở nhiều nơi nước ta, gieo hạt vào tháng 2 - 3, cây ưa ánh sáng. Cần phân biệt Sâm báo, mọc ở núi Tam Báo (Thanh Hóa) có hoa màu vàng, cây nhỏ hơn.
Qu
Dược liệu là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sâm bố chính hay còn gọi là Bố chính sâm, Thổ hào sâm, Nhân sâm Phú Yên (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.), họ Bông (Malvaceae).
Thành phần hóa học
Sâm bố chính Abelmoschus sagittifolius
Công dụng
/+
Chất nhầy khoảng 40%, nhiều tinh bột.
.co
m
Ở nước ta nhân dân đã dùng Sâm bố chính để dùng thuốc bổ và chữa ho. Ngày dùng 16 - 20 g hoặc có thể đến 40 g. MÃ ĐỀ Semen et Folium Plantaginis
gle
Dược liệu là hạt và lá của cây Mã đề (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Go o
Cây thuộc loài thảo, sống dai, thân rất ngắn. Lá mọc ở gốc thành hoa thị, có cuống dài và rộng. Phiến lá nguyên hình trứng dài 12 cm rộng 8 cm, có 5 - 7 gân chính hình cung chạy dọc theo phiến rồi đồng quy ở gốc và ngọn phiến lá. Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa đều lượng tính, 4 lá dài xếp chéo hơi dính nhau ở gốc. Tràng màu nâu, 4 thùy xen kẽ với các lá đài. Bốn nhị thò ra ngoài, chỉ nhị mảnh dài gấp tràng 2 lần. Bầu trên, 2 ô. Quả hộp, có 8 - 13 hạt. Vỏ ngoài của hạt hóa nhầy khi gặp nước. 38
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Thành phần hóa học
ơn
Thành phần hóa học chính của toàn cây là chất nhầy, hàm lượng trong lá có thể đến 20%, trong hạt có thể đến 40%. Hai chất iridoid đã được xác định là aucubosid và catalpol.
yN h
Ngoài ra còn có các thành phần khác như acid hữu cơ, carotenoid, vitamin K, C, một ít tannin, saponin. Những dẫn chất iridoid glycosid là thành phần có tác dụng kháng khuẩn của lá Mã đề. Lá đem hãm với nước sôi để nguội để rửa mắt khi viêm kết mạc, viêm mí mắt, hoặc làm nước súc miệng khi bị viêm họng.
Qu
Tác dụng và công dụng
Trong y học cổ truyền, lá dùng làm thuốc thông tiểu.
Mã đề Plantago major L.
èm
Chữa những trường hợp bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu; ngoài ra còn dùng để chữa ho, chữa viêm loét đường dạ dày, ruột. Lá tươi giã nhỏ dùng đắp mụn nhọt, chỗ bị sâu bọ đốt.
Dạ
yK
Hạt Mã đề còn gọi là xa tiền tử, do có chất nhầy nên có tác dụng nhuận và tăng thể tích phân. Chất nhầy tạo thành một lớp bảo vệ niêm mạc ruột nên cũng dùng làm thuốc chống viêm trong bệnh viêm ruột, đau dạ dày và lỵ. Ngoài ra còn có tác dụng long đờm, lợi tiểu. LƯỢNG GIÁ
/+
1. Trình bày đại cương về carbohydrat.
2. Trình bày đại cương, cấu trúc hóa học, tính chất và công dụng của tinh bột, pectin, gôm và chất nhầy.
Go o
gle
.co
m
3. Nêu đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của Cát căn, Ý dĩ, Hoài sơn, Sen, Gôm arabic, Gôm Adragant, Sâm bố chính, Mã đề.
39
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 3
ơn
DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM
yN h
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được: 1. Đại cương về glycosid tim. 3. Tính chất lý hóa của glycosid tim. 4. Các phản ứng định tính glycosid tim từ dược liệu. 5. Tác dụng, công dụng của glycosid tim.
Qu
2. Cấu trúc hóa học của glycosid tim.
èm
6. Đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của các dược liệu chứa glycosid tim: Trúc đào, Dương địa hoàng tía, Dương địa hoàng lông.
yK
NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GLYCOSID TIM
/+
Dạ
Glycosid tim là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. ở liều điều trị thì có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hoà nhịp tim. Các tác dụng trên được gọi là tác dụng theo quy tắc 3R của Potair. Nếu quá liều thì gây nôn làm chảy nước bọt, mờ mắt, ỉa chảy, yếu các cơ, loạn nhịp tim, giảm sức co bóp của tim và cuối cùng làm ngừng tim ở thời kỳ tâm thu trên tim ếch và tâm trương trên động vật máu nóng. Glycosid tim còn được gọi là glycosid digitalic vì glycosid của lá cây Digitalis được dùng đầu tiên trên lâm sàng để chữa bệnh tim.
m
II. CẤU TRÚC HÓA HỌC
.co
Glycosid tim cũng như các glycosid khác, cấu trúc hóa học gồm 2 phần: aglycon và phần đường. 1. Phần aglycon (phần không đường)
gle
Phần aglycon có thể chia làm 2 phần: nhân Steran và mạch nhánh là vòng lacton. 1.1. Nhân Steran
Go o
Cấu trúc steran: 10, 13-dimethyl cyclopetanoperhydrophenanthren. Đính vào nhân này có các nhóm chức có oxy. Ở C-3 luôn luôn có đính nhóm OH, hầu hết các chất có trong cây đều hướng β, trừ một vài chất ví dụ carpogenin, carpogenol, epidigitoxigenin có OH C-3 hướng α.
40
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn 18
1
11
13 C
9 10
3
5
D 14
8
B
15
6
yN h
A
17
ơn
19
Nhân steran
Nhân steran
Qu
Ở C-14 của hầu hết các glycosid tim có tác dụng sinh học đều có nhóm OH hướng β. Một vài chất không có nhóm OH này do quá trình thủy phân hoặc sắc ký qua cột có xảy ra sự dehydrat hóa tạo thành nối đôi ở C 14 - 15. Tuy nhiên, có một số chất do bản chất tự nhiên không có OH này như các chất diffugenin, strophanthilin A, β-anhydro-uzarigenin.
èm
Sự dung hợp các vòng của khung hydrocarbon: phần lớn các glycosid tim đều có 2 vòng A và B là cis, B và C là trans, C và D là cis ví dụ digitoxigenin có trong cây Digitalis được vẽ theo công thức trong mặt phẳng và công thức lập thể dưới đây. O
yK
O
CH3
CH3
OH
(S)
(R)
Dạ
HO
HO
H
H
A
B
(S)
O (E)
C
D OH
O
(S)
(S)
H
/+
Digitoxigenin Digitoxigenin
Go o
gle
.co
m
Một số ít có nối vòng A và B trans. Ví dụ như uzarigenin - aglycon của uzarin (uzarosid) có trong "uzara", một dược liệu thuộc chi Gomphocarpus họ Asclepiadaceae có ở Nam Phi. O
O
CH3 O
CH3 C OH
HO
H
A
B
D OH
O
HO H
H
Uzarigenin Uzarigenin
41
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
1.2. Vòng lacton
ơn
Phần aglycon của glycosid tim ngoài khung hydrocarbon nói trên, đặc biệt còn có một vòng lacton nối vào vị trí C-17 của khung. Vòng lacton này được coi là mạch nhánh.
yN h
Hầu hết các chất có tác dụng sinh học đều có vòng lacton ở hướng β. Một số ít ở hướng α do enzym epimerase có mặt trong cây chuyển hóa mà thành. Có 2 loại vòng lacton: loại thứ nhất có 4 carbon với một nối đôi ở vị trí α-β, những aglycon nào có vòng lacton này thì có 23 carbon và được xếp vào nhóm "bufadienolid" (do chữ bufo = cóc, dien = 2 nối đôi. Trong nhựa cóc có các chất có cấu trúc hoàn toàn giống như aglycon của nhóm này, ví dụ bufotalin). O
Qu
O O
èm
O
Cardenolid
Cardenolid
yK
OH
OH
Bufadienolid Bufadienolid
/+
2. Phần đường
Dạ
Các glycosid tim trong thiên nhiên thường là loại cardenolid; một số ít thuộc loại bufadienolid như scillaren A có trong cây Hành biển (Urginea maritima L.) hellebrin có trong cây Helleborus niger L.
.co
m
Phần đường trong glycosid tim nối vào OH ở C-3 của aglycon. Cho đến nay người ta biết khoảng 40 loại monosaccharid khác nhau trong các glycosid tim. Ngoài những đường thông thường như D-glucose, L-rhamnose, D-xylose, D-fucose có gặp trong những nhóm glycosid khác, còn lại là những đường đặc biệt của glycosid tim. Trong các đường này, đáng chú ý là các đường 2,6-desoxy. Các đường 2,6-desoxy có những đặc tính sau: dễ bị thủy phân, cho phản ứng màu với thuốc thử Keller-Kiliani và thuốc thử xanthydrol.
gle
Mạch đường có thể là monosaccharid hoặc oligosaccharid. Gitoxincellobiosid trong Digitalis tía có mạch đường với 5 đơn vị đường đơn:
Go o
Gitoxincellobiosid = Gitoxigenin + (digitoxose)3 + (glucose)2
Người ta nhận thấy rằng ở glycosid tim glucose bao giờ cũng ở cuối mạch (xa aglycon). III. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA GLYCOSID TIM Glycosid tim là những chất kết tinh, không màu, vị đắng, có năng suất quay cực, tan trong nước, cồn, không tan trong benzen, ether. 42
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Glycosid tim có đường 2-desoxy sẽ rất dễ bị thủy phân khi đun với acid vô cơ 0,05N trong methanol 30 phút, trong khi những glycosid khác trong điều kiện đó khó bị thủy phân.
yN h
Glycosid tim dễ bị thủy phân bởi các enzym. Các enzym, thường có sẵn trong cây, có khả năng cắt các đơn vị đường cuối mạch thường là glucose để chuyển thành các glycosid thứ cấp. Vòng lacton 5 cạnh hay 6 cạnh dễ bị mở bởi tác dụng của kiềm rồi tạo thành dẫn chất iso không có tác dụng. Dưới đây là cơ chế tạo thành dẫn chất iso không có tác dụng. IV. CÁC PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH GLYCOSID TIM
Qu
Các phản ứng định tính glycosid tim chủ yếu được thực hiện trên phần đường 2desozy và vòng lacton 5 cạnh. Phản ứng với phần đường 2-desoxy và nhân steroid được tiến hành trong môi trường acid.
èm
Phản ứng với vòng lacton 5 cạnh thường được thực hiện trong môi trường kiềm. Thuốc thử cho các phản ứng này thường là các dẫn chất nitro thơm. 1. Các phản ứng của phần đường
yK
1.1. Phản ứng với thuốc thử Keller - Kiliani Thuốc thử được pha làm 2 dung dịch:
Dạ
- Dung dịch 1 gồm 100 ml acid acetic đậm đặc trộn với 1 ml dung dịch FeCl3 5%. - Dung dịch 2 gồm 100 ml acid sulfuric đậm đặc trộn với 1 ml dung dịch FeCl3 5%.
/+
Thực hiện: hòa tan 5 mg glycosid vào dung dịch 1 rồi cho thêm dung dịch 2. Mặt ngăn cách có màu đỏ hoặc nâu đỏ và dần dần sẽ thấy lớp trên có màu xanh từ dưới khuyếch tán lên.
m
1.2. Phản ứng với thuốc thử xanthydrol
.co
Thuốc thử gồm có 10 mg xanthydrol hòa trong 99 ml acid acetic và thêm 1 ml HCl, trộn đều. Thuốc thử này dương tính với các đường 2-desoxy và glycosid có đường này. Phản ứng cho màu đỏ mận rõ và ổn định. Thuốc thử chỉ giữ được 1-2 ngày do vậy khi dùng mới pha.
gle
Thực hiện: cho 5 ml thuốc thử xanthydrol vào một ống nghiệm khô có chứa cắn glycosid tim, khuấy kỹ cho tan cắn. Đậy ống nghiệm bằng nút bông rồi nhúng vào một becher chứa nước nóng trong 3 phút, thỉnh thoảng quan sát. Phản ứng dương tính khi dung dịch có màu đỏ mận lan dần từ trên xuống.
Go o
2. Các phản ứng của phần aglycon 2.1. Phản ứng của khung steroid: phản ứng Libermann-Burchard Thực hiện: cho 1 ml anhydric acetic vào ống nghiệm khô có chứa sẵn 1 ml dung dịch glycosid tim trong CHCl3, lắc đều. Để ống nghiệm nghiêng vào giá hoặc becher, cho nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm khoảng 1 ml acid sulfuric đậm đặc. 43
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Phản ứng dương tính khi giữa 2 lớp thuốc thử xuất hiện một vòng ngăn cách, sát phía dưới vòng này có màu hồng hoặc tím, phía trên vòng này có màu xanh lá tới xanh chàm.
ơn
2.2. Phản ứng của vòng lacton 5 cạnh 2.2.1. Phản ứng với thuốc thử Baljet
yN h
Thuốc thử: hòa tan 0,100 g acid picric trong 25 ml ethanol 90%, thêm một hỗn hợp gồm 5 ml NaOH 15% và 70 ml nước cho đủ 50 ml, trộn đều, khi dùng mới pha.
Thực hiện: cho 1 ml thuốc thử Baljet vào 1 ống nghiệm có chứa cắn glycosid tim rồi khuấy hay lắc kỹ. Phản ứng dương tính khi dung dịch có màu đỏ cam đậm so với ống chứng (chỉ chứa Baljet).
Qu
2.2.2. Phản ứng với thuốc thử Legal
èm
Thực hiện: cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycosid tim 3-4 giọt cồn 95% để hòa tan cắn. Thêm vào đó 1-2 giọt dung dịch NaOH 10% trong cồn (hoặc pyridin), thêm tiếp dung dịch natri nitroprussiat 0,5%. Phản ứng dương tính khi dung dịch xuất hiện màu đỏ cam. 2.2.3. Phản ứng Raymond-Marthoud
yK
Cô chén sứ có chứa dịch glycosid tim trong CHCl3 đến khô, thêm vào chén 0,5 ml thuốc thử meta-dinitrobenzen 1% trong cồn tuyệt đối, khuấy đều rồi thêm nhẽ nhàng theo thành chén sứ 1-2 giọt NaOH 10% trong cồn. Phản ứng dương tính khi xuất hiện màu tím không bền chuyển dần sang xanh dương.
Dạ
V. TÁC DỤNG - CÔNG DỤNG CỦA GLYCOSID TIM Ở liều điều trị glycosid tim có tác dụng theo quy tắc 3R: cường tim, làm chậm và điều hòa nhịp tim. Dùng trong trường hợp suy tim, khó thở, phù do bệnh tim.
m
/+
III. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM TRÚC ĐÀO Folium Oleandri
.co
Dược liệu là lá đã phơi hay sấy khô của cây Trúc đào (Nerium oleander L.), họ Trúc đào (Apocynaceae). Đặc điểm thực vật
Go o
gle
Cây cao 3 - 4 m, cành mọc đứng khi non có màu xanh, khi già có màu nâu xám. Lá mọc vòng 3 lá một, nguyên, hình mũi mác, màu lục nhạt ở mặt dưới, màu lục sẫm ở mặt trên. Lá tiền khai cuộn ngoài. Hoa màu hồng có khi màu trắng xếp thành ngù ở ngọn. Hoa đều lưỡng tính, có bao hoa và bộ nhị mẫu 5. Tràng cánh hợp, hình phễu có phiến chia làm 5 thùy, tiền khai vặn. Chỉ nhị dính liền với tràng. Bao phấn đính gốc. Quả cấu tạo bởi 2 đại. Khi chín nứt dọc để lộ bên trong các hạt mang chùm lông màu hung. Toàn cây có
44
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
nhựa mủ trắng và độc, có thể gây tai nạn cho người và súc vật.
ơn
Ở nước ta Trúc đào được trồng làm cảnh ở các công viên và các vườn tư nhân. Lá chứa hoạt chất chính là các glycosid tim, có 17 glycosid tim khác nhau đã được biết cấu trúc. Hàm lượng glycosid tim toàn phần trong lá là 0,5%. Sau đây là những glycosid đáng chú ý: oleandrin, desacetyloleandrin.
Trúc đào Nerium oleander L.
Qu
Tác dụng và công dụng
yN h
Thành phần hóa học
èm
Neriolin và chế phẩm từ lá Trúc đào có tác dụng như lá Digitalis nhưng tác dụng nhanh hơn và ít tích lũy hơn. Sau đây là kết luận của khoa nội bệnh viện Việt - Tiệp (Hải Phòng).
yK
- Neriolin làm chậm nhịp tim, kéo dài thời kỳ tâm trương. Tính chất này đặc biệt có lợi đối với các bệnh nhân bị hẹp van 2 lá vì kéo dài thời kỳ tâm trương, giúp cho máu có đủ thời giờ xuống tâm thất trái qua lỗ van 2 lá bị hẹp khiến cho lượng máu đẩy vào đại tuần hoàn trong mỗi chu chuyển tim lớn hơn, nâng cao được lưu lượng và hiệu suất của tim. Đặc điểm này quan trọng đối với Việt Nam nơi mà bệnh hẹp van 2 lá là nguyên nhân của nhiều trường hợp suy tim.
Dạ
- Tác dụng lên tim đến rất nhanh: chỉ sau vài giờ, có trường hợp chỉ sau 15 - 20 phút, bệnh nhân bớt khó thở, nhờ thế bệnh nhân rất phấn khởi tin tưởng ở thuốc.
/+
- Neriolin được đào thải ra khỏi cơ thể nhanh nên việc đổi thuốc không phải chờ thuốc thải ra hết mà có thể thay ngày hôm sau. - Ngoài ra còn có tác dụng thông tiểu, giảm hiện tượng phù.
m
Thuốc được dùng trong trường hợp suy tim, khó thở, phù do bệnh tim.
gle
.co
Các glycosid tim trong lá Trúc đào, ngoài tác dụng trên tim còn có tác dụng khác như kháng khuẩn, ức chế thần kinh trung ương. DIGITALIS Folium Digitalis
Go o
Digitalis (= Dương địa hoàng) có khoảng 28 loài và có khoảng 100 dẫn chất cardenolid trong thành phần của hạt và lá. Có 2 loài quan trọng được dùng phổ biến: Digitalis tía (Digitalis purpurea L.) và Digitalis lông (Digitalis lanata Ehrh.), họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae). DƯƠNG ĐỊA HOÀNG TÍA Folium Digitalis purpureae 45
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
yN h
Qu
Cây thảo sống 2 năm hoặc lâu hơn. Năm đầu chỉ có một cụm lá mọc ở gốc, năm thứ hai từ giữa cụm lá đó mọc lên một thân cao 50 cm đến 1,5 m, phía ngọn mang hoa mọc thành chùm. Thân mang lá mọc so le. Lá hình trái xoan; ở phía gốc có cuống do gân chính kéo dài và phiến lá thu hẹp lại tạo thành cánh. Lá to có thể dài đến 30 cm rộng đến 10 cm. Mặt trên lá màu xanh sẫm, mặt dưới màu xanh xám và có rất nhiều lông, đặc biệt các gân chính và phụ ở mặt dưới nổi lên rất rõ. Mép lá hơi có khía răng tròn và không đều. Chùm hoa mọc ở một phía của trục và hoa chúc xuống, nở lần lượt từ dưới lên trên. Đài hợp có 5 răng. Tràng hợp, 4 - 5 cm, dài gấp 4 lần đài, hơi giống hình ngón tay nên được đặt tên là Digitalis (Digitatus = hình ngón tay), đầu miệng hơi loe ra thành 4 thùy và tạo thành 2 môi không rõ nét.
ơn
Đặc đểm thực vật
èm
Dương địa hoàng tía Digitalis purpurea L.
yK
Mặt ngoài tràng hoa màu đỏ tía nên có tên purpurea (purpuratus = màu tía), mặt trong nhạt hơn, họng tràng có lông và có những điểm đỏ sẫm xung quanh có viền trắng. Bộ nhị hai trội, gồm 4 nhị hai chiếc to hai chiếc nhỏ. Hai lá noãn hợp thành bầu thượng 2 ô. Quả nang, hạt nhỏ, nhiều, màu nâu nhạt.
Dạ
Cây mọc hoang và được trồng ở khắp các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Ở nước ta cũng đã di thực được từ năm 1960 nhưng không nhân rộng. Cây thích nghi ở vùng khí hậu mát như Sapa. Bộ phận dùng Thành phần hóa học
/+
Lá (Folium Digitalis purpureae).
m
Hoạt chất chính là các glycosid tim thuộc nhóm cardenoid: digitoxin và digoxin, saponosid, flavonoid.
.co
Tác dụng và công dụng
gle
Các glycosid tim của lá Digitalis tía có tác dụng chủ yếu trên tim, làm giảm tần số co bóp tim, giảm thời kỳ tâm thu, kéo dài thời kỳ tâm trương làm cho tim bóp mạnh, có tác dụng tốt tới sự dinh dưỡng tốt của cơ tim. Lưu lượng máu trong tuần hoàn tăng lên, máu ở tĩnh mạch về tim dễ dàng. Huyết áp được điều hòa, máu cung cấp cho não được đầy đủ hơn, làm cho giấc ngủ và trạng thái toàn thân của bệnh nhân được tốt hơn. Thuốc có tác dụng lợi niệu đặc biệt trường hợp phù do bệnh tim.
Go o
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hoạt chất chính của Digitalis tía là digitoxin chậm đào thải do gắn vào protein huyết tương, tích lũy ở gan và thận (ít tích lũy trên cơ tim); ngoài ra digitoxin lại tái hấp thu qua ruột, thời gian tác dụng kéo dài đến 20 ngày sau khi uống hoặc tiêm nên dùng phải cẩn thận, sau 10 ngày dùng thuốc phải nghỉ một thời gian hoặc thay thuốc để tránh ngộ độc. 46
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
DƯƠNG ĐỊA HOÀNG LÔNG Folium Digitalis lanatae
yN h
Qu
Cây thảo, lá gần như nhẵn, thuôn hình mũi mác, phiến hẹp dần và kéo dài phía đáy thành cuống, lá mọc ở thân thì không cuống, 2 mặt đều màu xanh, dài 10 - 30 cm, rộng 1,5 - 4 cm, mép trơn hoặc hơi có răng cưa ở phía đỉnh, gân bên hình cung và mặt dưới của lá các gân phụ không nổi lên thành mạng như ở digitalis khác. Lá có vị rất đắng. Vào năm thứ hai cây có thân mọc cao 1 m, tím ở gốc, mang hoa ở ngọn và hoa mọc ở mọi phía của trục. Đặc biệt trục hoa, lá bắc, lá đài có rất nhiều lông, từ đó có tên loài D. lanata (lanatus = phủ lông).
ơn
Đặc điểm thực vật
èm
Tràng màu vàng kem có các đường gân màu nâu sẫm. Ống tràng phình tròn và phía miệng có 5 thùy không đều tạo thành 2 môi, môi dưới dài bằng ống tràng. Phân bố
Dương địa hoàng lông Digitalis lanata Ehrh.
Bộ phận dùng Lá (Folium Digitalis lanatae). Thành phần hóa học
/+
Glycosid tim
Dạ
yK
Cây mọc hoang và được trồng ở khắp các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Người ta chú trọng trồng Digitalis lông hơn Digitalis tía vì mục đích để khai thác chiết xuất hoạt chất. Ở nước ta cây cũng mọc được ở vùng khí hậu mát như Sapa.
Saponosid
m
Gồm digitoxin và digoxin. Hàm lượng glycosid tim của lá Digitalis lông khoảng từ 0,5 - 1% (nghĩa là gấp 3 - 4 lần Digitalis tía) và gồm nhiều glycosid khác nhau.
.co
Các saponin trong Digitalis lông gồm có: tigonin, digalonin và digitonin. Các nhóm chất khác
gle
Trong lá Digitalis lông còn có các nhóm hợp chất như digitanol glycosid, các flavonoid và các anthraquinon. Tác dụng và công dụng
Go o
Đã từ lâu người ta nhận thấy Digitalis lông độc hơn lá Digitalis tía (gấp 4 lần) do hàm lượng glycosid nhiều hơn. Lanatosid C và digoxin (thành phần không có trong Digitalis tía) tác dụng nhanh hơn digitoxin và thải trừ nhanh hơn, thời gian tác dụng coi như trung gian giữa digitoxin và ouabain. Tác dụng làm chậm nhịp tim của lanatosid C và digoxin kém hơn digitalin kết tinh, ít tích lũy hơn nhưng tác dụng lợi tiểu rõ rệt hơn. Các glycosid có aglycon là diginatigenin thì có tác dụng yếu. 47
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày định nghĩa về glycosid tim.
ơn
2. Nêu cấu trúc hóa học của glycosid tim. 3. Nêu cấu trúc, phân loại glycosid tim.
yN h
4. Nêu các phản ứng định tính của glycosid tim. 5. Nêu tác dụng, công dụng của glycosid tim.
Go o
gle
.co
m
/+
Dạ
yK
èm
Qu
6. Nêu đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của Trúc đào, Dương địa hoàng tía, Dương địa hoàng lông.
48
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 4
ơn
DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN
yN h
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được: 1. Đại cương về saponin. 2. Cấu trúc hóa học của saponin. 4. Các phản ứng định tính saponin từ dược liệu. 5. Tác dụng, công dụng của saponin.
Qu
3. Tính chất lý hóa của saponin.
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ SAPONIN
yK
èm
6. Đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của các dược liệu chứa saponin trong chương trình.
Dạ
Saponin còn gọi là saponosid do chữ latin sapo = xà phòng (vì tạo bọt như xà phòng), là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Saponin cũng có trong một số động vật như hải sâm, cá sao. Saponin có một số tính chất đặc biệt:
/+
- Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hoá và tẩy sạch.
m
- Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng.
.co
- Ðộc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm mất các chất điện giải cần thiết, ngoài ra có tác dụng diệt các loài thân mềm như giun, sán, ốc sên.
gle
- Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu; liều cao gây nôn mửa, đi lỏng. - Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-β-hydroxysteroid khác.
Go o
Tuy vậy một vài tính chất trên không thể hiện ở một vài saponin.Ví dụ: sarsaparillosid thì không có tính phá huyết cũng như tính tạo phức với cholesterol. Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong cam thảo bắc, abrusosid trong cam thảo dây, oslandin trong cây Polypodium vulgare có vị ngọt. Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng 3 dung môi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat, bari hydroxyd, ammoni sulfat. 49
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Saponin khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này để tinh chế saponin trong quá trình chiết xuất.
ơn
Phần genin tức là sapogenin và dẫn chất acetyl sapogenin thường dễ kết tinh hơn saponin.
yN h
Saponin triterpenoid thì có loại trung tính và loại acid, saponin steroid thì có loại trung tính và loại kiềm.
Về mặt phân loại, dựa theo cấu trúc hoá học có thể chia ra: saponin triterpenoid và saponin steroid. II. CẤU TRÚC HÓA HỌC VÀ PHÂN LOẠI
Qu
Cấu trúc của saponin, cũng như các glycosid khác, gồm có 2 phần là phần đường và phần aglycon (genin). Phần aglycon thường được gọi là sapogenin. Dựa trên cấu trúc hóa học của phần genin người ta chia saponin thành 2 nhóm lớn là saponin triterpenoid và saponin steroid. Mỗi nhóm được chia thành nhiều nhóm nhỏ.
èm
1. Saponin triterpenoid
yK
Cấu trúc phần genin của loại này có 30 carbon, cấu tạo bởi 6 nhóm hemiterpen. Người ta chia làm 2 loại: saponin triterpenoid pentacyclic (5 vòng) và saponin triterpenoid tetracyclic (4 vòng).
1.1.1. Nhóm oleanan 29
10
8
7
5
27
.co
23
9 4
26
18
14
2 3
13
m
1
25 11
R4
30
20
6
24
R5
21
/+
19 12
Dạ
1.1. Saponin triterpenoid pentacyclic (5 vòng): loại này chia ra các nhóm: oleanan, ursan, taraxasteran, lupan va2 hopan.
22
17
28
R3
16
15
HO R1
β-Amyrin
gle
Oleanan
R2
Go o
Nhóm này có khung cơ bản là oleanan. Phần lớn các saponin triterpenoid trong tự nhiên đều thuộc nhóm này. Phần aglycon thường có 5 vòng và thường là dẫn chất của 3-β hydroxy olean 12 - ene, tức là β-amyrin. Một vài aglycon làm ví dụ (công thức A): - Acid oleanolic:
R1 = R2 = R4 = R5 = -CH3, R3 = -COOH.
- Hederagenin:
R2 = R4 = R5 = -CH3 , R1 = -CH2OH , R3 = -COOH.
- Gypsogenin:
R2 = R4 = R5 = -CH3 , R1 = -CHO , R3 = -COOH. 50
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Mạch đường có thể nối vào C-3 theo dây nối acetal, có khi mạch đường nối vào C-28 theo dây nối ester. Gần đây người ta phân lập được các saponin có đến 10 - 11 đơn vị đường nếu kể cả 2 mạch, riêng một mạch có thể đến 6 đơn vị đường. 1.1.2. Nhóm ursan
yN h
29 30
HO
èm
Ursan
Qu
CH3
α-Amyrin
30
29
Taraxasteran
Go o
gle
.co
m
/+
1.1.3. Nhóm taraxasteran
Dạ
yK
Cấu trúc của nhóm ursan cũng tương tự như nhóm olean chỉ khác là nhóm methyl ở C-30 không đính vào vị trí C-20 mà đính ở vị trí C-19. Các sapogenin nhóm ursan thường là những dẫn chất của 3-β hydroxy ursan 12-ene, tức là α-amyrin. Những saponin nhóm ursan ít gặp hơn so với nhóm oleanan. Cinchona glycosid A, Cinchona glycosid B có trong cây Canh-ki-na; asiaticosid, madecassosid có trong Rau má là những saponin thuộc nhóm này.
Các saponin eclabasaponin VII, VIII, IX và X có trong cỏ mực (Eclipta alba L.) thuộc nhóm này.
51
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
1.1.4. Nhóm lupan
ơn
29 20 30
21
19
E
26
C
D
COOH
28
O
A
B
OH
27
O
O
23
24
HOH2C
OH
Lupan (III)
OH
O
Qu
OH
yN h
22 25
Lupan (IIIA)
yK
èm
Cấu trúc của nhóm lupan có các vòng A, B, C, D giống như các nhóm trên, chỉ khác vòng E là vòng 5 cạnh, C-20 ở ngoài vòng và thường có nối đôi ở vị trí 20-29. Lấy một ví dụ là saponin có trong rễ cây Ô rô Acanthus iliciformis Linn.: [α-L - arabinofuranosyl (1-4) - β-D glucurono-pyranosid (1-3)]-3-β-hydroxy-lup-20(29)-ene (IIIA). Một số saponin có trong cây ngũ gia bì chân chim cũng thuộc nhóm này. 1.1.5. Nhóm hopan
26
20
21
30 22 29
27
m
/+
25
Dạ
19
.co
23
24
Hopan
gle
Cấu trúc của nhóm hopan có các vòng A, B, C, D giống như các nhóm trên, chỉ khác vòng E là vòng 5 cạnh, C-22 ở ngoài vòng và nhóm methyl góc đính ở C-18 thay vì ở C17. Saponin đầu tiên được biết là chất mollugocin A có trong cỏ thảm Mollugo hirta L.
Go o
1.2. Saponin triterpenoid tetracyclic (4 vòng): có 4 nhóm: dammaran, lanostan, tirucallan, cucurbitan. 1.2.1. Nhóm dammaran
52
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
22
27 25
20 11
17
1
16
13
18 14
26
15
yN h
19
ơn
21
8
10
30
3 28
29
Qu
Dammaran
èm
Ðại diện là các saponin của nhân sâm. Phần aglycon gồm 4 vòng và một mạch nhánh. Khi tác dụng bởi acid thì mạch nhánh đóng vòng tạo thành vòng tetrahydropyran. Saponin triterpenoid tetracyclic nhóm dammaran còn gặp trong một số dược liệu khác như hạt Táo, Rau đắng biển hay Cổ yếm.
yK
1.2.2. Nhóm lanostan 22
21
18
13
14
16
25 26
15
8
/+
10
30
29
Lanostan
.co
m
28
Dạ
1
3
17
11
19
20
27
gle
Cấu trúc của nhóm lanostan gần giống nhóm dammaran, chỉ khác ở chỗ nhóm methyl góc đính vào vị trí C-13 thay vì C-8. Holothurin A, một trong những saponin có trong các loài hải sâm - Holothuria spp. là một ví dụ của nhóm này.
Go o
1.2.3. Nhóm tirucallan
53
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
22
18
14 10
16
13
1 H
25
H
26
15
yN h
19
17
11
27
20
8 30
3
ơn
21
H
28
Qu
29
Tirucallan
èm
Saponin nhóm tirucallan có cấu tạo tương tự như lanostan nhưng khác nhau ở cấu hình của C-20 và các nhóm thế methyl ở C-18, 21 và 30. Các saponin của rễ cây bồ hòn (Sapindus mukorossi Gaertn.) thuộc nhóm này.
H
Dạ
yK
1.2.4. Nhóm cucurbitan
9
8
Cucurbitan
.co
m
/+
10
Phần lớn các saponin nhóm cucurbitan gặp trong họ Cucurbitaceae. Ở đây nhóm CH3 góc thay vì ở vị trí C-10 lại đính ở C-9.
gle
2. Saponin steroid
Go o
Nhóm này có cấu trúc cơ bản là khung cholestan với 27 carbon, trong đó mạch nhánh của khung steroid thường đóng vòng với dị tố oxy hay nitơ tạo thành một hay hai dị vòng là E (năm cạnh) và F (6 cạnh).
54
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
21 20
3 HO
HO
10
A
B
5 4
H
6
C 8
14
D
27
O 23
16 15
H
Sarsasapogenin
Qu
Cholesterol
9
25
yN h
1
E
ơn
17 13
26
O
F
18 11
22
yK
èm
N
Ose
H NH
CH3
O
Ose
Solasonin
Dạ
Solanin 2.1. Nhóm spirostan
m
/+
Ta xét 3 chất sapogenin làm ví dụ: sarsasapogenin, smilagenin, tigogenin. Những chất này có 27 carbon như cholesterol, nhưng mạch nhánh từ C 20 - 27 tạo thành 2 vòng có oxy , một vòng là hydrofuran (vòng E) và một vòng là hydropyran (vòng F). Hai vòng này nối với nhau bởi 1 carbon chung ở C-22. Mạch nhánh này được gọi là mạch nhánh spiroacetal. 2.2. Nhóm furostan
.co
Nhóm này có cấu trúc tương tự như nhóm spirostan chỉ khác là vòng F bị biến đổi.
gle
+ Trường hợp thứ nhất: vòng F mở và nhóm alcol bậc một ở C-26 được nối với đường glucose. Nếu glucose ở C-26 bị cắt bởi enzym hoặc acid thì xảy ra sự đóng vòng tạo thành vòng hydropyran F, nghĩa là chuyển thành dẫn chất nhóm spirostan. Ví dụ sarsaparillosid dưới tác dụng của enzym thủy phân cắt mạch glucose ở C-26 sẽ chuyển thành parillin.
Go o
+ Trường hợp thứ hai: vòng F là vòng 5 cạnh do sự đóng vòng 22-25 epoxy. Ví dụ avenacosid A,B có trong yến mạch (Avena L. Họ Lúa - Poaceae). Avenacosid có 2 mạch đường, khi thủy phân cắt đường glucose ở C-26 thì cũng chuyển thành dẫn chất nhóm spirostan. Sarsaparillosid và avenacosid A đều có 2 mạch đường. Người ta gọi đây là các bidesmosid. 55
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
III. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA SAPONIN
ơn
Saponin thường là những chất vô định hình, không màu tới màu trắng ngà. Một số saponin có mạch đường ngắn có thể kết tinh. Sapogenin thường là những chất kết tinh không màu.
yN h
Đa số saponin có vị nhẫn đắng, trừ một số chất có vị ngọt như glycyrrhizin có trong Cam thảo bắc, abrusosid A trong Cam thảo dây, osladin trong Polypodium vulgare L. có vị ngọt.
èm
Qu
Saponin là những chất phân cực nên có thể tan trong các dung môi phân cực như các alcol, hỗn hợp cồn - nước, nước và các dung môi phân cực khác như dimethyl sulfoxid, dioxan, acid acetic, pyridin. Butanol là một dung môi hòa tan tương đối chọn lọc các saponin có mạch đường ngắn tới trung bình nên thường được dùng để tinh chế saponin bằng cách phân bố với nước. Các saponin có mạch đường dài có thể tan tốt trong nước. Saponin rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng các dung môi này thêm vào dung dịch cồn để kết tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat, bari hydroxyd và muối amonisulfat. Tính tan của sapogenin thì ngược lại.
yK
Saponin có tính chất hoạt động bề mặt. Đặc tính này được giải thích bởi tính chất vừa thân dầu vừa thân nước của phân tử saponin. Nhờ đặc tính này mà saponin tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hóa và tẩy sạch. Không phải tất cả saponin đều tạo bọt khi lắc với nước. Saponin có khả năng làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng.
Dạ
Saponin độc đối với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm mất các chất điện giải cần thiết. Saponin có tác dụng diệt các loài thân mềm như giun, sán, ốc sên cũng do làm ảnh hưởng đến lớp biểu mô.
/+
Saponin có tính chất kích ứng niêm mạc, gây hắt hơi, đỏ mắt; liều cao gây nôn mửa, đi lỏng. Saponin có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-β-hydroxysteroid khác.
m
Do các nhóm thế trên phân tử, các saponin có thể thể hiện tính acid hay kiềm. IV. CÁC PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH CỦA SAPONIN
.co
1. Dựa trên tính chất tạo bọt
gle
Đây là tính chất đặc trưng nhất của saponin do phân tử saponin lớn và có cùng một lúc một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước nên saponin có đặc tính làm giảm sức căng bề mặt của nước và tạo bọt. 1.1. Thử nghiệm tạo bọt
Go o
Dược liệu được chiết bằng cồn 70%, dịch chiết được bốc hơi dung môi và hòa tan lại trong một ít nước. Lấy dung dịch này cho vào một ống nghiệm 1,6 x 16 cm. Thêm nước cất, dùng ngón tay cái bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 1 phút, nếu ống nghiệm còn bọt trên bề mặt dung dịch chứng tỏ có saponin. 1.2. Xác định chỉ số bọt 56
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Có thể dựa vào chỉ số bọt để đánh giá một nguyên liệu chứa saponin. Chỉ số bọt là số ml nước để hòa tan saponin trong 1 g nguyên liệu cho một cột bọt cao 1 cm sau khi lắc và đọc (tiến hành trong điều kiện quy định). 2. Dựa trên tính chất phá huyết
yN h
Khả năng làm vỡ hồng cầu bởi một dung dịch loãng cũng là tính chất đặc trưng của saponin. Để đánh giá một nguyên liệu chứa saponin, người ta dựa trên chỉ số phá huyết. Chỉ số phá huyết là số ml dung dịch đệm cần thiết để hòa tan saponin có trong 1 g nguyên liệu gây ra sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với một thứ máu đã chọn (tiến hành trong điều kiện quy định). 3. Dựa trên độ độc đối với cá
Qu
Cá là động vật rất nhạy cảm với saponin nên người ta dùng các cây có saponin để thuốc cá. Để đánh giá nguyên liệu chứa saponin, người ta có thể dựa vào chỉ số cá.
èm
Chỉ số cá là độ pha loãng của nguyên liệu làm cho đa số cá trong một lô thử mất thăng bằng. Chỉ số cá cũng được tiến hành trong những điều kiện quy định như môi trường, loại cá... 4. Khả năng tạo phức với cholesterol
yK
Những saponin triterpenoid tạo phức kém hơn loại steroid. Trong loại steroid thì digitonin kết hợp với cholesterol gần như hoàn toàn, do đó digitonin được dùng làm thuốc thử để định lượng cholesterol trong hóa sinh. 5. Phản ứng màu
Dạ
Phản ứng liebermann - Burchard: để phân biệt 2 loại sapogenin
6. Sắc ký lớp mỏng
/+
Lấy vài miligram sapogenin hòa nóng vào 1 ml anhydrid acetic, cho thêm 1 giọt acid sulfurid đậm đặc, nếu là dẫn chất steroid thì có màu xanh lơ - xanh lá, còn dẫn chất triterpenoid thì có màu hồng tới tía.
m
Chiết xuất và tinh chế sơ bộ saponin:
gle
.co
+ Đối với saponin trung tính và acid có thể tiến hành như sau: bột dược liệu được chiết với ether dầu hỏa để loại chất béo rồi chiết saponin bằng methanol - nước (4:1). Loại methanol dưới áp suất giảm. Hòa cắn trong nước để có dung dịch 10% rồi lắc với nbutanol. Tách lớp n-butanol, bốc hơi butanol dưới áp suất giảm rồi hòa cắn với methanol để có dung dịch chấm sắc ký.
Go o
+ Saponin kiềm thuộc nhóm spirosolan và solanidan có thể chiết như sau: bột dược liệu thêm methanol đun nóng đến sôi trên nồi cách thủy. Dịch lọc đem bốc hơi đến khô trên nồi cách thủy. Cắn được hòa tan trong acid acetic 5%, đun nóng đến 80oC rồi kiềm hóa bằng ammoniac. Tủa được ly tâm rồi hòa tan vào ethanol 96% để chấm sắc ký. Sau đây là một vài hệ dung môi dùng để triển khai trên các bản mỏng silicagel-G.
Saponin triterpenoid: a). Cloroform - methanol - nước (65:35:10; lớp dưới). 57
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
b). Ethyl acetat - acid acetic - nước (8:2:1). c). n-Butanol - ethanol (10:2).
ơn
Saponin nhóm spirostan: a). Cloroform - methanol - nước (65:35:10; lớp dưới).
yN h
b). Cloroform - methanol (8:2). c). n-Butanol bão hòa nước. Saponin kiềm:
a). Cloroform - ethanol - dung dịch amoniac 1% trong nước (2:2:1).
Qu
b). Ethanol - pyridin - nước (3:1:3).
èm
Thuốc thử phát hiện cho các loại saponin và sapogenin: thuốc thử Carr - Price, thuốc thử Liebermann - Burchard, dung dịch vanillin - sulfuric... Các vết saponin sẽ cho các màu khác nhau, tùy loại thuốc thử và saponin. Các saponin nhóm spirostan và nhóm solanidan có thể phát hiện bằng thuốc thử Dragendorff.
yK
V. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA SAPONIN
Saponin có tác dụng long đờm, chữa ho. Saponin là hoạt chất chính trong các dược liệu chữa ho như Viễn chí, Cát cánh, Cam thảo, Thiên môn, Mạch môn...
Dạ
Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thông tiểu như Rau má, Tỳ giải, Thiên môn, Mạch môn. Saponin trong một số cây thuộc họ Nhân sâm có tác dụng bổ tăng lực ví dụ như Nhân sâm, Tam thất...
/+
Một số saponin có tác dụng chống viêm như glycyrrhizin trong Cam thảo, các saponin trong Ngưu tất....
m
Asiaticosid trong Rau má có tác dụng làm thuốc chóng lên sẹo các vết mổ, vết thương, chữa loét, bỏng.
.co
Một số saponin có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus. Một số saponin có tác dụng điều hòa miễn dịch như acid glycyrrhizin, acid ursolic, acid oleanolic...
gle
Sapogenin steroid dùng làm nguyên liệu để bán tổng hợp các thuốc steroid, chủ yếu là các hormon steroid.
Go o
Acid ursolic và oleanolic có tác dụng bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây tổn thương gan. Trong đời sống, một số saponin được dùng làm chất gây thấm trong thuốc thử sinh học, trong công nghiệp phim ảnh. Một số nguyên liệu chứa saponin dùng để pha nước gội đầu, giặt len dạ, tơ lụa.
58
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
VI. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN
ơn
CAM THẢO Radix Glycyrrhizae
yN h
Dược liệu là rễ còn vỏ hoặc đã cạo lớp bần, được phơi hay sấy khô của 3 loài Cam thảo Glycyrrhiza uralensis Fisher., Glycyrrhiza inflata Bat., Glycyrrhiza glabra L., họ Đậu (Fabaceae). Đặc điểm thực vật
yK
èm
Qu
Cây nhỏ sống nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 m. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây trên mặt đất. Thân cây mọc đứng cao 0,5 - 1,5 m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có 9 - 17 lá chét hình trứng. Hoa hình bướm màu tím nhạt; loài G. glabra có cụm hoa dày hơn loài G. uralensis. Quả loại đậu, loài G. glabra nhẵn và thẳng, loài G. Uralensis quả cong và có lông cứng. Thành phần hóa học (của Glycyrrhiza glabra L.)
Dạ
Saponin là hợp chất quan trọng nhất trong Cam thảo, trong đó acid glycyrrhizic (còn gọi là acid glycyrrhizinic) là chất quan trọng nhất.
/+
Acid glycyrrhizic là một saponin nhóm oleanan, có vị rất ngọt (gấp 60 lần đường saccharose), chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất, hàm lượng từ 10 - 14 % trong dược liệu khô.
Cam thảo Glycyrrhiza glabra L.
m
Flavonoid là nhóm hợp chất quan trọng thứ hai trong rễ Cam thảo với hàm lượng 3 4%. Liquiritin và isoliquiritin là hai chất quan trọng nhất.
.co
Ngoài ra còn có khoảng 30 flavonoid thuộc các nhóm khác nhau: isoflavan, isoflaven và isoflavon... Các dẫn chất coumarin: umbelliferon, herniarin, liqcoumarin.
gle
Ngoài ra trong rễ Cam thảo còn có 20 - 50 % tinh bột, 3 - 10 % glucose và saccharose.
Tác dụng và công dụng
Go o
Dịch chiết Cam thảo có tác dụng chống co thắt và chống loét dạ dày do kháng được Helicobacter pylori nhờ các flavonoid. Tác dụng long đờm do các saponin.
Glycyrrhizin tác dụng tương tự cortison: giữ nước trong cơ thể kèm theo tích tụ các ion Na+ và Cl- và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp. Nếu dùng Cam thảo một thời gian lâu dài thì dễ gây phù. 59
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Cam thảo có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Cao thảo dùng làm thuốc chữa ho, chữa loét dạ dày.
ơn
Các flavonoid có trong Cam thảo có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm tích lũy mỡ bụng, kháng khuẩn và hạ đường huyết.
yN h
Trong bào chế, Cam thảo được dùng làm tá dược điều vị để làm giảm các vị khó uống của các chế phẩm. Dùng trong các loại trà, nước uống và làm thơm thuốc lá. VIỄN CHÍ
Qu
Radix Polygalae
Dược liệu là rễ phơi hay sấy khô của cây Viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.) hay cây Viễn chí Xiberi tức viễn chí lá trứng (Polygala sibirica L.), họ Viễn chí (Polygalaceae).
èm
Đặc điểm thực vật
Dạ
yK
Viễn chí thuộc loài cây nhỏ, sống dai. Từ gốc mọc lên nhiều thân nhỏ. Thân loài Viễn chí lá nhỏ nhẵn, còn loài Viễn chí Siberi thì có lông tơ ngắn. Lá mọc so le, không cuống. Loài Viễn chí lá nhỏ phiến lá hẹp, nhọn; còn loài Seberi phiến rộng hơn, hình mác. Cụm hoa chùm. Đài không đều còn lại trên quả, 5 lá đài có hai lá bên phát triển thành cánh; 3 cánh hoa màu xanh dính lại thành ống không đều; 8 nhị dính liền thành 1 bó. Bầu thượng, 2 ô. Quả nang. Thành phần hóa học
.co
m
/+
Viễn chí lá nhỏ Rễ Viễn chí chứa saponin thuộc loại saponin Polygala tanuifolia Willd. triterpenoid nhóm olean. Các thành phần sapogenin trước đây xác định có trong một số loài Viễn chí bằng thủy phân acid như senegenin, acid senegenic, hydroxysenegenic về sau được xác định là những artifact. Sapogenin thật sự được xác định lại là presenegenin. Trên 18 saponin đã được biết trong Viễn chí lá nhỏ được công bố. Sapogenin của các chất này là presenegenin.
gle
Tác dụng và công dụng
Go o
Viễn chí có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh. Các thử nghiệm dược lý đã cho thấy cao chiết Viễn chí có tác dụng gia tăng trí nhớ, chống thoái hóa các tế bào thần kinh, sửa chữa các tổn thương trên thần kinh vốn gây ra rối loạn hành vi và trí nhớ. Uống với liều thích hợp, saponin có trong Viễn chí có kích thích sự bài tiết niêm dịch ở khí quản, có tác dụng chữa ho, long đờm, kích thích sự bài tiết nước bọt, bài tiết các tuyến ở da và thông tiểu. Ngoài ra, Viễn chí và senegin II và III có tác dụng hạ đường huyết. Một số senegasaponin có tác dụng ức chế hấp thu ethanol ở đường tiêu hóa. 60
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Ngoài công dụng chữa ho, y học dân tộc cổ truyền còn sử dụng Viễn chí phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị thần kinh suy nhược, hay hốt hoảng; thuốc an thần, nâng cao trí lực chữa chứng hay quên nên có tên là "Viễn trí".
Radix Platycodi grandiflori
yN h
CÁT CÁNH
Dược liệu là rễ để nguyên hoặc đã cạo vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), họ Hoa chuông (Campanulaceae). Đặc điểm thực vật
yK
èm
Qu
Cây thảo sống dai. Thân cao 50 - 80 cm. Lá gần như không cuống mọc đối hoặc vòng 3 - 4 chiếc, phiến lá hình trứng dài 3 - 6 cm, rộng 1 - 2,5 cm, mép có răng cưa to. Lá phía ngọn nhỏ, có khi mọc so le. Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm thưa. Đài màu xanh hình chuông rộng. Tràng hình chuông màu lơ nhạt. Quả hình trứng ngược. Mọc hoang và trồng ở Trung Quốc. Hiện nay nước ta còn phải nhập. Thành phần hóa học
Dạ
Hoạt chất chính là saponin triterpenoid nhóm oleanan có phần sapogenin là acid platycogenic A, B, C, platycodigenin và acid polygalacic.
Cát cánh Platycodon grandiflorum
Ngoài ra, trong rễ Cát cánh còn có các flavonoid, các acid thơm và inulin.
/+
Tác dụng và công dụng
Saponin của Cát cánh có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, kháng viêm, long đờm, trị ho, kháng histamin, hạ lipid và cholesterol máu.
m
Dược liệu còn có tác dụng kháng khuẩn, hạ đường huyết, làm dịu thần kinh, giãn mạch, hạ huyết áp...
.co
Saponin của Cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh vì các sapogenin có OH ở C-16.
NGƯU TẤT Radix Achyranthis bidentatae
Go o
gle
Cát cánh được sử dụng trong điều trị ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, cao lipid huyết, cao huyết áp, tiểu đường, kháng viêm, suy giảm miễn dịch.
Dược liệu là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume), họ Rau dền (Amaranthaceae). Đặc điểm thực vật
61
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Cây thảo cao khoảng 1 m. Thân mảnh, lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên dài 5 - 12 cm, rộng 2 - 5 cm. Cụm hoa là bông ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống. Quả nang, lá bắc còn lại và nhọn thành gai cho nên vướng phải có thể mắc vào quần áo. Thành phần hóa học
yN h
Thành phần quan trọng trong rễ Ngưu tất có các saponin có phần sapogenin là acid oleanolic.
Ngoài ra, trong rễ Ngưu tất còn có ecdysteron, inokosteron, các polysaccharid, Tác dụng và công dụng
èm
Ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu, trợ lực tử cung, điều hòa miễn dịch.
Qu
Trong thân và lá của Ngưu tất cũng có saponin nhưng với hàm lượng thấp hơn.
yK
Ngưu tất được dùng làm thuốc giảm đau, kháng viêm, chống thấp khớp, giãn mạch, hạ huyết áp và lợi tiểu. Thường được sử dụng trong các chứng đau lưng, đau khớp và yếu chi dưới. Ngưu tất còn dùng để hạ cholesterol huyết trong điều trị xơ vữa động mạch.
Ngưu tất Achyranthes bidentata Blume.
Dạ
Trong đông y, vị Ngưu tất được dùng phối hợp với một số dược liệu khác để chữa chứng mất kinh, đẻ khó. Ngoài ra còn dùng để chữa bệnh thấp khớp, đau lưng, bí tiểu.
/+
CỎ XƯỚC
Radix Achyranthis asperae
m
Dược liệu là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ xước (Achyranthes aspera L.), họ Rau dền (Amaranthaceae).
.co
Ở nước ta còn có cây Cỏ xước mọc hoang, nếu được trồng và chăm sóc cũng cho rễ mềm và cũng có thể dùng được Ngưu tất. Cỏ xước khác Ngưu tất ở chỗ lá có khía răng cưa, lá to hơn và bông dài hơn. Thành phần hóa học
gle
Phần trên mặt đất có saponin, betain, một alkaloid là achyranthin và hydrocarbon mạch dài. Trong rễ có saponin với phần genin là acid oleanolic.
Go o
Ecdysteron được báo cáo có trong nhiều bộ phận khác nhau của cây như rễ, thân, lá, hạt. Tác dụng và công dụng Dịch chiết cồn của Cỏ xước có tác dụng kháng viêm, chống viêm khớp, điều hòa miễn dịch, hạ lipid huyết, lợi
Cỏ xước Achyranthes aspera L.
62
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
tiểu, hạ đường huyết, hạ huyết áp.
ơn
Achyranthin có tác dụng hạ áp và giảm nhịp tim, giãn mạch trên chó, giãn cơ trên ếch và lợi tiểu, nhuận tràng trên chuột cống trắng.
Herba Centellae asiaticae
yN h
RAU MÁ
Dược liệu là toàn cây tươi hoặc phơi khô của cây Rau má còn có tên khác là Tinh tuyết thảo (Centella asiatica Urb.), họ Hoa tán (Apiaceae).
Qu
Đặc điểm thực vật
èm
Rau má là loại cỏ sống dai, mọc bò, rễ mọc ở các mấu của thân. Lá có cuống dài 10 - 12 cm, phiến lá khía tai bèo tròn, góc lá hình tim, rộng 2 - 4 cm. Gân lá hình chân vịt. Cụm hoa tán đơn gồm các hoa rất nhỏ. Quả dẹt. Cây mọc hoang ở ruộng vườn, bãi cỏ. Thành phần hóa học
Dạ
yK
Phần trên mặt đất của Rau má có các saponin triterpen 5 vòng và các sapogenin của chúng, chủ yếu là thuộc nhóm ursan. Một số ít là thuộc nhóm oleanan và lupan. Ngoài ra, Rau má còn có các flavonoid và một số chất khác với hàm lượng thấp. Tác dụng và công dụng
Rau má Centella asiatica Urb.
/+
Saponin toàn phần của Rau má đã được nghiên cứu thấy có tác dụng tăng tổng hợp collagen I và fibronectin. Tác dụng này có thể giải thích được tác dụng chóng làm lành vết thương của Rau má. Các tác dụng này được cho là do các hợp chất triterpen trong Rau má.
gle
.co
m
Y học hiện đại sử dụng Rau má và saponin toàn phần trong Rau má trong điều trị bỏng độ II và III, vết thương và các tổn thương ngoài da. Nó cũng được dùng để ngăn ngừa sự sừng hóa tạo sẹo lồi. Dịch chiết được dùng ngoài để tăng cường sự lành vết thương, đặc biệt trong hậu sang thương hay hậu phẫu mãn. Sử dụng đường uống Rau má có tác dụng điều trị loét dạ dày - tá tràng do stress. Các sản phẩm của Rau má còn được dùng trong bệnh tĩnh mạch mãn. Ngoài ra, Rau má còn được sử dụng trong điều trị các vết loét do bệnh phong, eczema, các rối loạn tĩnh mạch. Rau má cũng có tác dụng giảm viêm ứ ở bệnh nhân xơ gan.
Go o
Nhân dân ta dùng Rau má làm rau sống để ăn. Nước Rau má là loại nước giải khát phổ biến ở các tỉnh phía nam. Kinh nghiệm nhân dân cho rằng Rau má có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, dùng để chữa sốt, mẫn ngứa, các bệnh về gan, đi lỏng, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường tiểu tiện.
63
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM Cortex Scheflerae heptaphyllae
ơn
Dược liệu là vỏ thân và vỏ cành đã phơi hay sấy khô của cây Ngũ gia bì chân chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin), họ Nhân sâm (Araliaceae).
èm
Qu
Cây cao 2 - 8 m, lá mọc so le, lá kép hình chân vịt với 6 - 8 lá chét có dáng như chân chim do đó mà có tên gọi, Cuống lá dài 6 - 30 cm. Lá chét nguyên, hình trứng thuôn dài, đầu nhọn dài 7 - 20 cm, rộng 3 - 6 cm. Cuống lá chét ngắn 1,5 - 3 cm. Cụm hoa chùm tán. Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa và nhị bằng nhau, thường là 5. Bao phấn 2 ô, bầu hạ có 5 - 6 ô. Quả hình cầu, đường kính 3 - 4 mm, khi chín có màu tím sẫm đen, trong chứa 6 - 8 hạt. Cây mọc tự nhiên ở các rừng cây bụi hoặc đồi hoang.
yN h
Đặc điểm thực vật
yK
Ngũ gia bì chân chim Cây có thể trồng bằng dâm cành. Thu hoạch bằng Schefflera heptaphylla L. cách bóc vỏ để có chiều dài khoàng 20 cm, rộng 5 cm, cạo sơ qua để bỏ lớp vỏ thô ở ngoài, phơi trong râm, ủ lá chuối 7 ngày, thỉnh thoảng đảo cho đều để nổi mùi thơm rồi lấy ra phơi hoặc sấy nhẹ cho khô.
Dạ
Thành phần hóa học
Vỏ thân chứa saponin nhóm ursan và olean. Ngoài ra, trong vỏ còn có một ít tinh dầu Lá chứa saponin chủ yếu là nhóm lupan. Ngoài ra, trong lá còn có một ít tinh dầu.
/+
Tác dụng và công dụng
.co
m
Trong y học cổ truyền dùng để làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, chữa phong thấp. Thuốc bổ, giúp tiêu hóa. Ngày dùng 12-20 g. NHÂN SÂM Radix Ginseng
gle
Dược liệu là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey), họ Nhân sâm (Araliaceae). Sâm trồng gọi là viên sâm, sâm mọc hoang gọi là sơn sâm. Đặc điểm thực vật
Go o
Cây cỏ, cao 30 - 50 cm có thể sống trên 50 năm. Cây mang ở ngọn một vòng 4 - 5 lá. Cuống lá dài. Lá kép chân vịt. Lá lúc đầu có 3 lá chét về sau có 5 lá chét; hai lá chét ngoài nhỏ hơn các lá chét ở giữa. Mép lá có răng cưa. Cây trồng thì ra hoa vào năm thứ 3 vào mùa hạ; từ điểm giữa của vòng lá nhô lên một trục cao chừng 10 cm mang hoa màu trắng nhạt nhóm họp thành tán đơn. Hoa đều 5 cánh, lá đài 5 răng, 5 nhị. Bầu hạ, 2 ô. Quả hạch, màu đỏ. Rễ củ thường phân thành nhiều nhánh trông như hình người nên có tên là Nhân sâm. Đôi khi có những củ sâm có kích thước rất lớn nặng đến 300 - 400 g. 64
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Thành phần hóa học
Ngoài ra, cón có các thành phần khác: polyacetylen, tinh dầu, các phytosterol, vitamin B1, B2, các hợp chất đường đơn, oligosid và các glycan... Tác dụng và công dụng
Nhân sâm Panax ginseng C.A. Meyer.
Qu
Nhân sâm có tác dụng tăng tuần hoàn máu trong tim và não, do đó tăng khả năng làm việc, giảm sự mất trí nhớ, chống lão hóa, chống stress.
yN h
ơn
Thành phần chính trong Nhân sâm là các saponin triterpenoid nhóm dammaran gọi chung là ginsenosid. Hàm lượng saponin trong rễ củ chính vào khoảng 3,3 %. Ở rễ con hàm lượng saponin có thể tới 6,4 %. Rễ sâm trồng có hàm lượng saponin thấp hơn sâm mọc hoang.
èm
Nhân sâm được dùng từ lâu đời ở các nước Á Đông và đã được đưa vào Dược điển một số nước. Nhân sâm được dùng chủ yếu để phục hồi sức khỏe trong các trường hợp suy nhược cơ thể sau khi ốm nặng, làm việc quá sức và mệt mỏi, mất tập trung.
yK
Ngoài ra, Nhân sâm còn được dùng trong các trường hợp liệt dương, lãnh dục, ăn không ngon, suy yếu đường tiêu hóa. Nhân sâm có tác dụng chống lão hóa, chống stress, chữa xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, lipid máu cao, gan nhiễm mỡ.
Dạ
Dùng Nhân sâm thì nâng cao khả năng lao động bằng trí óc, khả năng tập trung tư tưởng và tăng trí nhớ, tăng cường miễn dịch đặc hiệu của hệ thống đề kháng của cơ thể. Một số nghiên cứu của các tác giả Hàn Quốc cho thấy Nhân sâm, đặc biệt là Hồng sâm có tác dụng làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư.
SÂM VIỆT NAM
.co
m
/+
Cách dùng: dùng dưới dạng cồn thuốc, nước chưng cách thủy, thuốc bột, hoặc dưới dạng cao chiết trong các dạng thuốc hiện đại. Ngày dùng 2 - 6 g. Hiện nay trên thị trường thông dụng là loại trà hòa tan.
Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis
gle
Sâm Việt Nam còn gọi là Sâm Ngọc Linh là thân rễ và rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.), họ Nhân sâm (Araliaceae). Đặc điểm thực vật
Go o
Cây thảo sống nhiều năm nhờ thân rễ, cao 40-60 cm, có khi tới 1m. Thân rễ nạc, có nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hàng năm để lại. Thân rễ có nhiều rễ con và thường phù thành rễ củ ở đoạn cuối thân rễ. Lá kép hình chân vịt mọc vòng. Cụm hoa có từ 50 – 120 hoa là một tán đơn trên cuống dài 10-20 cm, thường xuất hiện ở cây có 3 lá kép trở lên. Quả nang, màu đỏ tươi thường có chấm đen ở đỉnh. Hạt 1-2, hình thận, màu trắng hay màu vàng nhạt. 65
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Tác dụng và công dụng
Qu
Thân rễ và rễ củ Sâm Việt Nam có thể dùng như Nhân sâm làm thuốc bổ, tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hòa thần kinh trung ương, điều hòa tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng, khan tiếng.
yN h
Thân rễ và rễ củ chứa 52 hợp chất saponin triterpen, trong đó có 50 chất là saponin dammaran, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm với majonosid R2 là saponin dammaran chính chiếm khoảng 1/2 tổng số saponin toàn phần (12 – 25%). Ngoài ra còn có 7 hợp chất polyacetylen, tinh dầu,17 acid béo, 17 acid amin, 20 nguyên tố vi lượng và glucid,.
ơn
Thành phần hóa học
èm
Sâm Việt Nam Panax vietnamensis
yK
TAM THẤT
Radix Panasis notoginseng
Dạ
Dược liệu là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Tam thất (Panax notoginseng (Burk) F. H. Chen.), họ Nhân sâm (Araliaceae). Đặc điểm thực vật
m
/+
Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 0,5 m. Thân đơn, lá kép hình chân vịt, cuống lá dài, mỗi lá thường có 3 - 5 lá chét, mép lá có khía răng cưa nhỏ, trên gân chính rải rác có lông cứng biến thành gai. Cụm hoa tán đơn, hoa màu xanh nhạt. Quả khi chín màu đỏ. Hạt hình cầu.
.co
Thành phần hóa học
gle
Thành phần hóa học chính của Tam thất là các saponin thuộc nhóm dammaran. Ngoài ra, còn có các hợp chất polyacetylen và polysaccharid. Polysaccharid được xem là thành phần có tác dụng điều hòa miễn dịch trong Tam thất.
Tam thất Panax notoginseng Burk.
Go o
Tác dụng và công dụng Tam thất đã được biết với những tác dụng dược lý như sau: ức chế kết tập tiểu cầu, kháng viêm, bảo vệ gan, làm giảm sự tăng các enzym gan gây bởi carbon tetrachlorid. Trong đông y, Tam thất được coi là vị thuốc có tác dụng làm mất sự ứ huyết, tác dụng cầm máu, giảm viêm, giảm đau. 66
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Tam thất được dùng chữa trị các trường hợp: ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ử cung xuất huyết, chấn thương. Ngoài ra, Tam thất cũng được coi là vị thuốc bổ như Nhân sâm rất hay được dùng cho phụ nữ sau khi sinh nở.
TÁO NHÂN Semen Ziziphi mauritianae
yN h
Ghi chú: phụ nữ đang mang thai không nên dùng.
Dược liệu là hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Táo ta hay còn gọi là cây Táo chua (Ziziphus mauritiana Lamk.), họ Táo ta (Rhamnaceae).
Qu
Đặc điểm thực vật
èm
Cây nhỡ cao 2 - 4 m có gai, cành nhiều. Lá hình trứng, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lông trắng, có 3 gân dọc lồi lên rõ. Hoa màu vàng xanh, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch. Vỏ ngoài nhẵn bóng, lúc non màu xanh, khi chín màu hơi vàng. Thịt quả ăn được, vị chua chát hơi ngọt.
yK
Thành phần hóa học
Dạ
Hạt Táo chứa các saponin: jujubosid A, B, ziziphus saponin I, II, III, jujuba saponin I, II, III đều có aglycon là jujubogenin, một sapogenin thuộc nhóm dammaran. Ngoài ra còn có acid betulinic, betulin là các triterpenoid thuộc nhóm lupan.
Cây táo ta Ziziphus mauritiana Lamk.
/+
Hạt còn chứa các peptid alkaloid có tên là sanjonin và một số thành phần khác như chất béo, vitamin C.
m
Vỏ thân có các peptid alcaloid: amphibin B, D, E, F, mauritin A, B, C, D, E, F, H và frangufolin. Vỏ thân táo có thành phần đáng chú ý là acid betulinic.
.co
Lá có chứa rutin.
Tác dụng và công dụng
gle
Acid betulinic trong vỏ thân Táo hiện đang dược chú ý nhiều vì tác dụng trên nhiều dòng tế bào ung thư.
Go o
Trong y học cổ truyền, Táo nhân được dùng làm thuốc an thần dùng trong các trường hợp mất ngủ, hồi hộp, suy nhược thần kinh. Liều dùng 0,8 - 1,8 g. Nếu sao đen có thể dùng đến 6 g. Theo kinh nghiệm nhân dân, lá Táo sắc uống dùng để chữa dị ứng, hen. Liều dùng 20 - 40 g, có thể chế thành siro.
67
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
MẠCH MÔN Radix Ophiopogonis japonici
ơn
Dược liệu là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Mạch môn đông [Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker. Gawl.], họ Mạch môn (Convallariaceae).
Qu
Cây thảo cao 10 - 40 cm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài, gân lá song song, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới trắng nhạt. Hoa màu lơ nhạt mọc thành chùm, quả mọng màu tím. Rễ chùm có nhiều rễ phình thành củ nhỏ hình thoi. Cây được trồng ở một số tình miền Bắc. Đôi khi gặp mọc hoang. Mạch môn đã được ghi vào Dược điển Việt Nam.
yN h
Đặc điểm thực vật và phân bố
Thành phần hóa học
èm
Saponin steroid: ophiopogonin A, B, C, D và B', C', D'.
yK
Các hợp chất sterol: β-sitosterol, stigmasterol và βsitosterol-β-D-glucosid. Carbohydrat: gồm có các glucofructosan và đường như glucose, fructose và saccharose.
Dạ
Tác dụng và công dụng
Mạch môn Ophiopogon japonicus
Trong y học cổ truyền, Mạch môn thường được dùng làm thuốc giảm ho, tiêu đờm, chữa táo bón, lợi tiểu.
m
/+
Ngày dùng 6-20 g dưới dạng thuốc sắc.
THIÊN MÔN
Radix Asparagi cochinchinensis
.co
Dược liệu là rễ đã đồ chín, rút lõi, phơi hay sấy khô của cây Thiên môn động [Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.], họ Thiên môn (Asparagaceae). Đặc điểm thực vật và phân bố
gle
Thiên môn là một loại dây leo, sống lâu năm. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, đầu nhọn, biến dạng trông như lá, còn lá thì rất nhỏ trông như vẩy. Hoa nhỏ màu trắng mọc vào mùa hạ. Quả mọng màu đỏ khi chín.
Go o
Cây Thiên môn có ở nhiều nơi như Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn ... Các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng có.
68
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Thành phần hóa học
ơn
Chứa các saponin thuộc nhóm furostan, các amino acid tự do, 7 oligosaccharid đã được phân lập và xác định. Thiên môn thường được sử dụng trong y học cổ truyền làm thuốc long đờm, chữa ho, thuốc lợi tiểu. Còn được dùng chữa triệu chứng buồn nôn, mất ngủ, táo bón
yN h
Tác dụng và công dụng
LƯỢNG GIÁ 1. Nêu khái niệm của saponin. 3. Trình bày tính chất lý hóa của saponin. 4. Nêu các phản ứng đính tính của saponin.
yK
5. Nêu tác dụng và công dụng của saponin.
èm
2. Trình bày cấu trúc hóa học, phân loại của saponin.
Qu
Thiên môn Asparagus cochinchinensis
Go o
gle
.co
m
/+
Dạ
6. Nêu đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của Cam thảo, Viễn chí, Cát cánh, Ngưu tất, Rau má, Ngũ gia bì chân chim, Nhân sâm, Sâm ngọc linh, Tam thất, Táo nhân, Mạch môn, Thiên môn.
69
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 5
ơn
DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRANOID
yN h
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được: 1. Đại cương về anthranoid. 3. Tính chất lý hóa của anthranoid. 4. Các phản ứng định tính anthranoid từ dược liệu. 5. Tác dụng, công dụng của anthranoid.
Qu
2. Cấu trúc hóa học và phân loại anthranoid.
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ ANTHRANOID
yK
èm
6. Đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của các dược liệu chứa anthranoid trong chương trình.
Dạ
Những hợp chất anthranoid nằm trong nhóm lớn hydroxyquinon. Những hợp chất hydroxyquinon cũng là những sắc tố có màu vàng, vàng cam hoặc đỏ, được tìm thấy chủ yếu trong ngành nấm, địa y, thực vật bậc cao và cả trong động vật. O
m
/+
8
1a
7
9
2ß
6
10
3ß
5
4a O
Go o
gle
.co
Căn cứ vào số vòng thơm đính thêm vào nhân quinon mà người ta sắp xếp thành các nhóm: benzoquinon, naphtoquinon, anthraquinon và naphtacenquinon hay còn gọi là anthracyclinon. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến nhóm anthraquinon hay anthranoid. Khi tồn tại dưới dạng glycosid thì các chất này được gọi là anthraglycosid hay anthracenosid. Cũng như các loại glycosid khác, anthraglycosid khi bị thủy phân sẽ giải phóng ra phần aglycon và phần đường. Phần aglycon là dẫn chất 9,10-anthracendion. Vì trong tự nhiên hầu như chưa gặp các dẫn chất 1,2- hoặc 1,4-anthracendion nên khi nói đến các dẫn chất anthraquinon trong tự nhiên người ta hiểu rằng đó là những dẫn chất 9,10-anthracendion. II. CẤU TRÚC, PHÂN LOẠI Dẫn chất antraquinon có thể chia thành ba nhóm: nhóm phẩm nhuộm, nhóm nhuận tẩy, nhóm dimer. 70
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
1. Nhóm phẩm nhuộm
O
OH
OH
O
O
O
O
Acid ruberythric
glc
xyl
O
OH
OH
OH
Purpurin
èm
Alirazin
yN h
OH
Qu
O
ơn
Các dẫn chất thuộc nhóm này trong cấu trúc có 2 nhóm OH kế cận ở vị trí α và β nên còn được gọi là nhóm 1,2-dihydroxyanthraquinon. Các chất thuộc nhóm này thường có màu từ đỏ cam đến tía, hay gặp trong một số chi thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Ví dụ như alizarin, acid ruberythric, purpurin.
2. Nhóm nhuận tẩy
OH
OH
/+
O
Dạ
yK
Những dẫn chất thuộc nhóm này thường có 2 nhóm OH đính ở vị trí 1,8 và ở vị trí 3 thường là nhóm -CH3, -CH2OH, -CHO hoặc -COOH nên còn được gọi là nhóm oxymethylanthraquinon. Người ta hay gặp các dẫn chất có cùng cấu trúc trong cùng một loài, chỉ khác nhau ở mức độ oxy hóa của nhóm đính vào C-3. Ví dụ trong Đại hoàng, Chút chít, Thảo quyết minh thì có mặt cả 3 chất chrysophanol (=acid chrysophanic), aloe emodin, rhein.
R = CH2OH : Aloe emodin R = COOH : Rhein
m
R
R = CH3 : Chrysophanol
O
.co
Các chất physcion, fallacinal, acid parietinic đều cùng tồn tại trong một số loài Địa y thuộc chi Xanthoria. O
R = CH3 : Physcion R = CHO : Fallacinal
H3CO
Go o
OH
R = CH2OH : Fallacinol
gle
OH
R
R = COOH : Acid parietic
O
Những dẫn chất anthranoid khi ở trong thực vật có thể tồn tại dưới dạng oxy hóa (anthraquinon) hoặc dạng khử (anthron, anthranol). Nếu khử một trong 2 nhóm chức ceton của anthraquinon sẽ cho dẫn chất anthron hoặc đồng phân hỗ biến của anthron là anthranol (dạng enol). Nếu khử tiếp sẽ dẫn đến chất dihydroanthranol. 71
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn O
O
ơn
+H2 -H2
Anthraquinon
H
yN h
H
O
Anthron
OH
H
+H2
Qu
-H2
OH
H
H
Dihydroanthran ol
èm
Anthranol
Dạng khử có tác dụng xổ mạnh nhưng gây đau bụng nên một dược liệu chứa anthranoid sau khi thu hái phải để một năm mới dùng để dạng khử chuyển thành dạng oxy hóa.
yK
3. Các anthranoid dimer
Dạ
Một số dẫn chất anthranoid dimer do 2 phân tử ở dạng anthron bị oxy hóa rồi trùng hợp với nhau tạo thành dianthron hoặc tiếp đến các dẫn chất dehydrodianthron. Ví dụ như sự tạo thành hypericin là chất có trong cây hypericum perforatum. III. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA ANTHRANOID Các dẫn chất anthraquinon đều có màu từ vàng, vàng cam đến đỏ.
m
/+
Anthraquinon dễ thăng hoa nên có thể lợi dụng tính chất này để định tính bằng cách làm vi thăng hoa anthraquinon trên lam kính rồi soi tinh thể qua kính hiển vi, sẽ thấy hình kim màu vàng.
.co
Ở dạng glycosid anthraquinon dễ tan trong nước, còn dạng tự do (aglycon) thì tan trong dung môi hữu cơ kém phân cực như ether, cloroform và một số dung môi hữu cơ khác.
gle
Dẫn chất oxyanthraquinon có ít nhất một nhóm α-OH sẽ cho màu với Mg acetat trong cồn. Màu đậm nhạt còn phụ thuộc vào các nhóm OH khác. Dẫn chất 1,2-dihydroxy cho màu tím, dẫn chất 1,4-dihydroxy cho màu tía, còn 1,6 và 1,8-dihydroxy cho màu đỏ cam. Dẫn chất 1,4-dihydroxy cho huỳnh quang trong dung dịch acid acetic. Ngoài ra các dẫn chất này còn cho màu xanh dương rõ với H2SO4.
Go o
Các dẫn chất thuộc nhóm nhuận tẩy khi ở trong dung dịch kiềm sẽ tạo phenolat có màu đỏ và dưới ánh sáng UV (365 nm) cho huỳnh quang tím hoặc đỏ nâu. IV. CÁC PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH ANTHRANOID Các phản ứng định tính dưới đây chủ yếu thực hiện trên nhóm nhuận tẩy.
1. Định tính bằng phản ứng hóa học 72
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Phản ứng Borntrager
yN h
ơn
Lấy một ít bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm dung dịch H2SO4 25%, đun nhẹ để thủy phân glycosid (nếu có) thành dạng aglycon. Đối với một số dẫn chất anthranol. Ví dụ barbaloin thì phải cho thêm một ít dung dịch H2O2 hoặc FeCl3 để chuyển sang dạng oxy hóa. Để nguội, lắc với một dung môi hữu cơ như ether, gạn lớp ether ra một ống nghiệm khác rồi thêm một ít dung dịch NaOH 10%. Lớp kiềm sẽ có màu đỏ.
Qu
Muốn phát hiện sự có mặt của acid chrysophanic trong hỗn hợp oxymethylanthraquinon có thể tiến hành như sau: sau khi thủy phân, hỗn hợp oxymethylanthraquinon được chiết bằng benzen, tách lớp benzen ra ống nghiệm, thêm dung dịch amoniac và lắc đều, nếu lớp benzen còn màu vàng thì tách lớp benzen ra rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH, lớp NaOH có màu hồng còn lớp benzen mất màu thì sơ bộ kết luận trong hỗn hợp có mặt acid chrysophanic. 2. Định tính sắc ký
Ethylacetat - methanol - nước (100;17:13). Chloroform - methanol (4:1).
yK
Ethylacetat - n-propanol - nước (4:4:3).
èm
Nếu muốn sắc ký để phát hiện toàn bộ các dẫn chất ở dạng tự do và dạng glycosid chỉ cần đun bột dược liệu khoảng 0,2 g với 2 ml MeOH, để nguội, lọc. Chấm dịch lọc trên bản sắc ký. Để tách các glycosid, dùng silica gel G với các hệ dung môi sau:
Dạ
Nếu chỉ muốn phát hiện các aglycon ở dạng oxy hóa, ta chiết như sau: 0,2 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, cho thêm 5 ml H2SO4 25% và 1 ml dung dịch H2O2. Đun sôi trong vài phút, để nguội, lắc vớ 4 ml chloroform, chấm dịch chloroform trên bản sắc ký. Thực hiện trên 3 hệ dung môi với lượng acid tăng dần:
/+
Benzen - EtOH - AcOH (75:24:1). Benzen - EtOH - AcOH (75:20:5).
m
Benzen - EtOH - AcOH (7:2:1). Thuốc thử phát hiện:
.co
a). Dung dịch KOH trong cồn, quan sát ở ánh sáng thường và ánh sáng UV ở bước sóng dài. b). Dung dịch Mg acetat trong cồn.
gle
c). Pyridin - methanol (1:1)
Go o
Thuốc thử này dùng để phân biệt các dẫn chất anthraquinon với các dẫn chất anthron, dianthron. Trên sắc ký đồ các dẫn chất anthraquinon cho màu vàng còn các dẫn chất anthron và dianthron cho màu tím. V. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG Do tác dụng làm tăng nhu động ruột nên với liều nhỏ các dẫn chất 1,8-dihydro anthraquinon glycosid giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng, liều vừa có tác dụng nhuận, liều cao có tác dụng tẩy xổ. 73
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Các dẫn chất anthraglycosid còn có tác dụng thông mật.
ơn
Chrysophanol có tác dụng kháng nấm dùng để trị các bệnh nấm ngoài da như hắc lào, lang ben.
yN h
Theo một số tác giả Nga, các dẫn chất quinon đặc biệt là các dẫn chất anthraquinon có tác dụng kích thích miễn dịch chống ung thư. Từ acid chrysophanic và một số dẫn chất anthraquinon khác, một số dẫn chất có chứa N-, S- và gốc halogen có hoạt tính chống ung thư đã được tổng hợp. Carmin là phẩm nhuộm không có độc tính được dùng làm tá dược màu trong bào chế thuốc, trong mỹ phẩm...
Qu
VI. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRANOID THẢO QUYẾT MINH
èm
Semen Sennae torae
Dược liệu là hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Thảo quyết minh còn gọi là Quyết minh, Muồng [Senna tora (L.) Roxb.; Syn. Cassia tora L.], họ đậu (Fabaceae).
yK
Đặc điểm thực vật và phân bố
Thành phần hóa học
/+
Dạ
Cây nhỏ cao 30 - 90 cm hoặc hơn, mọc hoang ở nhiều nơi nước ta, Campuchia, Lào, miền nam Trung Quốc. Lá kép lông chim chẵn gồm 3 - 4 đôi lá chét. Lá kèm hình sợi dài 1 cm mới rụng. Lá chét hình trứng ngược, phía đỉnh lá nở rộng dài 3 - 4 cm, rộng 12 - 25 mm. Hoa mọc từ kẻ lá, tràng màu vàng có 1 - 3 chiếc. Quả loại đậu hình trụ dài 12 - 14 cm rộng 4 mm, trong có chứa khoảng vài chục hạt.
m
Có anthranoid gồm: emodin, rhein, chrysophanol..., chất nhầy, chất béo, sắc tố.
.co
Tác dụng và công dụng
Thảo quyết minh Senna tora (L.) Roxb.
gle
Các anthraquinon trong Thảo quyết minh có tác dụng nhuận tràng, tuy vậy trong đông y, hạt Thảo quyết minh được sử dụng chính để chữa đau mắt đỏ, mắt mờ, chảy nhiều nước mắt, quáng gà. Còn dùng để chữa nhức đầu, mất ngủ, làm thuốc giải nhiệt, bổ thận.
Go o
Ngày dùng 6 - 12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc pha trà sau khi đã xay kỹ. MUỒNG TRÂU Folium Sennae alatae
Dược liệu là lá chét phơi hay sấy khô của cây Muồng trâu [Senna alata (L.) Roxb.; Syn. Cassia alata L.], họ đậu (Fabaceae). 74
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Đặc điểm thực vật
Qu
yN h
ơn
Cây nhỏ cao 1,50 m có khi đến 3 m, thân gỗ mềm có đường kính 10 - 12 cm hoặc hơn. Lá kép lông chim chẵn, dài 30 - 40 cm, có 8 - 14 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, gốc và đỉnh lá đều tròn. Đôi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất và cách đơi lá chét thứ hai một quãng hơi xa hơn so với quãng cách giữa các đôi lá chét sau. Lá chét trên cùng có thể dài đến 12 - 14 cm, rộng 5 - 6 cm. Cụm hoa mọc thành bông dày đặc nhiều hoa. Bông dài 30 - 40 cm. Hoa màu vàng sẫm. Quả loại đậu dài 8 16 cm, rộng 15 - 17 mm, có hai cánh suốt theo chiều dọc của quả. Quả có tới 60 hạt. Muồng trâu mọc hoang và được trồng ở một số nơi miền trung và miền nam nước ta.
èm
Thành phần hóa học
Muồng trâu Senna alata (L.) Roxb.
Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các chất sau đã được xác định: chrysophanol, aloe emodin, rhein, emodin.
yK
Ngoài thành phần anthranoid, trong Muồng trâu còn có kaempferol và sitosterol. Tác dụng và công dụng
Dạ
Tác dụng nhuận tẩy của lá đã được xác định bằng thí nghiệm trên súc vật, có thể dùng quả. Nhân dân ta thường dùng lá để chữa hắc lào bằng cách giã nát rồi xát vào nơi bị nấm. HÀ THỦ Ô ĐỎ
/+
Radix Fallopiae multiflorae
m
Dược liệu là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ hay còn gọi là Dạ giao đằng [Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Syn. Polygonum multiflorum Thunb.], họ Rau răm (Polygonaceae).
.co
Đặc điểm thực vật và phân bố
Go o
gle
Dây leo nhỏ, sống dai, có rễ phình thành củ. Thân quấn mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía. Lá mọc so le, hình tim, có mũi nhọn ở đỉnh, dài 4 - 8 cm, rộng 2,5 - 5 cm. Cuống lá có phủ lông, bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt. Hoa họp thành chùy ở nách lá hay ở ngọn, có nhiều nhánh. Hoa nhiều, nhỏ, đường kính 2 mm mọc ở nách lá bắc ngắn. Bao hoa màu trắng ngà, nhị 8 trong đó có 3 nhị hơi dài. Quả 3 góc nhẵn bóng nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài còn lại phát triển thành cánh rộng. Cây mọc hoang ở vùng núi cao các tỉnh phía Bắc: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái. Khi trồng người ta cắt thân thành những đoạn ngắn rồi dâm vào bầu trong 2 tháng trước khi trồng ra luống.
Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora Thunb. 75
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Thành phần hóa học
ơn
Thành phần chính là các dẫn chất stilben glycosid như rhaponticosid. Ngoài ra còn có các dẫn chất anthranoid: acid chrysophanic, emodin, chrysophanol anthron và tannin. Tác dụng và công dụng
yN h
Hà thủ ô chưa chế biến có tác dụng nhuận tràng nhẹ.
LÔ HỘI
èm
Aloe
Qu
Y học cổ truyền dùng Hà thủ ô đỏ làm thuốc bổ gan thận, bổ máu, thuốc dùng cho những người có rây tóc bạc sớm, lưng gối đau mỏi, di tinh, đại tiện ra máu, ung nhọt, thần kinh suy nhược, sốt rét lâu ngày. Ngày dùng 12 - 20 g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc, dùng với Hà thủ ô đã chế biến. Dây Hà thủ ô dùng làm thuốc an thần, thuốc cầm mồ hôi. Dùng ngoài trị lỡ ngứa.
Dược liệu là chất dịch cô đặc và sấy khô, lấy từ lá cây Lô hội (chủ yếu từ Aloe ferox Mill. và Aloe vera L.), họ Lô hội (Asphodelaceae) .
yK
Đặc điểm thực vật
Dạ
Cây sống nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần trên mang lá tập trung thành hình hoa thị. Lá hình mũi mác dày, mọng nước, có nhiều chất nhầy nên giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khô hạn. Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá, mang chùm hoa màu vàng hoặc đỏ.
m
/+
Aloe ferox Mill. có thân cao từ 2 - 5 m, lá mọc thành hoa thị dày, dài 15 - 50 cm, rộng 10 cm ở gốc, có gai ở mặt dưới lá và ở mép lá. Hoa màu đỏ. Loài này chủ yếu có ở Nam Phi, cho "lô hội xứ Cap".
Lô hội Aloe vera L.
.co
Aloe vera L. (= A. vulgaris Lam.) có thân ngắn: 30 50 cm. Lá chỉ có gai ở 2 mép. Hoa màu vàng. Cây nguồn gốc ở Bắc Phi. Thành phần hóa học
- Thành phần của nhựa Lô hội
gle
Các dẫn chất anthranoid: đây là thành phần có tác dụng của Lô hội.
Aloe emodin, chất này không có trong dịch Lô hội tươi. Trong nhựa Lô hội aloe emodin chiếm khoảng 0,05 - 0,50 %.
Go o
Barbaloin, chiếm 15 - 30 % là thành phần chính của nhựa Lô hội. Ngoài ra còn có aloenin, aloenin B. - Thành phần của lá Lô hội
76
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Trong lá Lô hội, ngoài thành phần anthranoid còn có các chất polysaccharid. Ở lá tươi, các chất này làm cho thịt lá trong như thạch.
ơn
Tác dụng và công dụng
Nhựa Lô hội với liều nhỏ: 0,02 - 0,06 g là thuốc bổ giúp tiêu hóa vì kích thích nhẹ niêm mạc ruột, tác dụng thông mật.
yN h
Liều trung bình: 0,10 g có tác dụng nhuận tràng. Liều 0,20 - 0,50 g có tác dụng tẩy xổ. Vì có tác dụng chậm nên dùng sau bữa ăn chiều để có tác dụng vào sớm hôm sau.
Tác dụng phụ gây sung huyết ở ruột già và co bóp tử cung nên người bị trĩ và phụ nữ có thai thì không được dùng. Liều cao có thể gây nguy hiểm.
NHÀU
Qu
Trong mỹ phẩm cao lá Lô hội, do tính chất giữ ẩm nên được dùng làm kem chống nắng, kem phấn bôi mặt, thuốc mỡ làm lành sẹo.
èm
Fructus et Radix Morindae citrifoliae
Đặc điểm thực vật và phân bố
yK
Dược liệu là quả già hay quả chín, tươi hoặc khô; hoặc rễ cắt ngắn hoặc thái phiến phơi hay sấy khô của cây Nhàu (Morinda citrifolia L.), họ Cà phê (Rubiaceae).
m
/+
Dạ
Nhàu là loài cây nhỡ. Lá mọc đối, mặt trên láng bóng hình bầu dục, có mũi ngắn ở đầu, hình nêm ở gốc, dài 12 - 30 cm, rộng 6 - 15 cm. Lá kèm gần tròn hay thuôn, nguyên hay chẻ 2 - 3 thùy ở đỉnh. Hoa màu trắng, tập hợp thành hình đầu ở nách lá, đường kính 2 - 4 cm. Cây có hoa vào tháng 1 - 2. Quả hình trứng dài 2,5 - 4 cm, quả kép do nhiều quả dính lại với nhau. Quả chín vào tháng 7 - 8, khi chín màu vàng trắng nhạt có mùi nồng đặc trưng. Ruột quả có lớp cơm mềm ăn được. Cây mọc hoang và được trồng ở một số nơi miền trung miền nam nước ta.
.co
Thành phần hóa học
Nhàu Morinda citrifolia L.
Vỏ rễ chứa các dẫn chất anthranoid. Người ta cũng phân lập được glycosid là morindin, damnacanthol, nordamnacanthal.
gle
Quả có thành phần polysaccharid là đáng chú ý.
Tác dụng và công dụng Nhân dân ta dùng rễ sắc uống để chữa đau lưng, chữa cao huyết áp.
Go o
Quả Nhàu ăn với muối để làm thuốc đều kinh, dễ tiêu, nhuận tràng, chữa cao huyết áp. Các nghiên cứu gần đây polysaccharid của quả có tác dụng kích thích miễn dịch phòng chống ung thư. Lá đắp chữa vết thương, mụn nhọt, làm chóng lên sẹo. Sắc uống chữa lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ. 77
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ĐẠI HOÀNG Rhizoma Rhei
Đặc điểm thực vật
èm
Qu
Cây thuộc thảo lớn, sống dai nhờ thân rễ to. Lá mọc thành cụm từ thân rễ, có kích thước lớn, có cuống dài, có bẹ chìa, phiến lá hình tim rộng 30 - 40 cm, phân thành 5 - 7 thùy chính, các thùy này có thể phân lần thứ hai hoặc đôi khi lần thứ ba. Gân lá nổi mặt dưới, thường màu đỏ nhạt. Từ năm thứ 3 - 4 thì xuất hiện 1 thân mọc lên cao 1 - 2 m mang một số lá nhỏ. Phần ngọn thân là chùm hoa hình chùy mang nhiều hoa. Bao hoa gồm 6 bộ phận màu trắng, xanh nhạt, hoặc đỏ nhạt, 9 nhị. Quả đóng 3 góc.
yN h
ơn
Dược liệu là thân rễ đã cạo vỏ để nguyên hay thái thành phiến phơi hay sấy khô của các loài Đại hoàng (Rheum palmatum L.) hoặc (Rheum officinale Baillon), hoặc giống lai của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae).
Thành phần hóa học
yK
Chủ yếu là những dẫn chất anthranoid, tồn tại dưới các dạng khác nhau:
Đại hoàng Rheum officinale Baillon
Dạ
Anthraquinon tự do. Chiếm khoảng 0,10 - 0,20% tính theo dược liệu khô và gồm có: chrysophanol, emodin, physcion, aloe emodin và rhein. Các glucosid của anthraquinon. Chiếm khoảng 60 - 70% của anthranoid toàn phần. Các glucosid của các anthranol và anthron tương ứng với những aglycon nói trên.
/+
Thành phần thứ hai đáng chú ý là tannin (khoảng 5 - 12%) chủ yếu thuộc nhóm pyrocatechic và một phần thuộc nhóm pyrogallic.
m
Ngoài ra Đại hoàng còn có calci oxalat, tinh bột, pectin; một chất nhựa ít được nghiên cứu cũng có tác dụng tẩy xổ.
.co
Tác dụng và công dụng
Thành phần có tác dụng chính trong Đại hoàng là các anthranoid.
gle
Các dẫn chất anthranoid trong Đại hoàng có tác dụng lên đại tràng, làm giảm sự tái hấp thu nước bằng cách làm tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột. Đại hoàng và các anthranoid có tác dụng kháng khuẩn đối với một số loại vi khuẩn như tụ cầu, lỵ, thương hàn.
Go o
Emodin có trong Đại hoàng có tác dụng tăng nhu động ruột làm nhuận tràng, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống khối u. Ở liều nhỏ (0,05 0,10 g) Đại hoàng là thuốc bổ, giúp tiêu hóa, liều 0,1 - 0,15 g làm thuốc nhuận; 0,5 - 2 g là liều xổ. 78
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CỐT KHÍ Radix Polygoni cuspidati
ơn
Dược liệu là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Cốt khí (Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc.), họ Rau răm (Polygonaceae).
yN h
Đặc điểm thực vật
Qu
Cây cỏ sống lâu năm, cao 0,50 - 1 m. Trên thân và cành thường có những đốm tím hồng. Lá mọc so le, cuống ngắn, bóng và có màu hồng. Phiến lá hình trứng rộng, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, dài 5 - 12 cm, rộng 3,5 - 8 cm, đỉnh lá có mũi nhọn. Bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Hoa nhỏ màu trắng. Quả 3 cạnh màu nâu đỏ. Mọc hoang ở một số vùng miền núi. Làng Nghĩa Trai (Hải Hưng) có trồng để thu hoạch dược liệu.
èm
Cốt khí Polygonum cuspidatum Sieb
Thành phần hóa học
yK
Rễ củ chứa các dẫn chất anthranoid ở dạng tự do và dạng kết hợp glycosid với hàm lượng 0,1 - 0,5%. Các thành phần đã xác định: chrysophanol, emodin, physcion, emodin 8-β-glucosid. Ngoài ra còn có polytadin là một stilben glucosid khi thủy phân cho resveratrol. Trong rễ củ còn có tannin. Tác dụng và công dụng
Dạ
Dược liệu có tác dụng nhuận tẩy là do các dẫn chất anthranoid. Resveratrol và polydatin có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm, ngoài ra còn có tác dụng ức chế sự peroxid háo lipid và sự lắng đọng triglycerid và cholesterol.
/+
Dược liệu có thể gây nôn, gây tiêu chảy, khó tiêu hóa; cũng có trường hợp gây tổn hại gan và suy giảm hô hấp nhưng hiếm.
m
Dược liệu có tác dụng giảm ho, hạ đường huyết, cholesterol.
.co
Trong y học cổ truyền, dược liệu ít được dùng làm thuốc nhuận tẩy mà dùng để chữa viêm gan, vàng da, chữa tê thấp đau nhức gân xương, viêm phế quản mãn tính. Dùng ngoài để trị bỏng, rửa âm hộ khi bị lở loét. Dùng nước sắc 5%. LƯỢNG GIÁ
gle
1. Nêu khái niệm chung về anthranoid. 2. Trình bày cấu trúc, phân loại anthranoid. 3. Nêu tính chất của anthranoid.
Go o
4. Nêu các phản ứng định tính anthranoid từ dược liệu 5. Nêu tác dụng và công dụng của anthranoid. 6. Nêu đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của Thảo quyết minh, Muồng trâu, Hà thủ ô đỏ, Lô hội, Nhàu, Đại hoàng, Cốt khí. 79
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 6
ơn
DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID
yN h
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được: 1. Đại cương về flavonoid. 2. Cấu trúc, phân loại flavonoid.
Qu
3. Tính chất của flavonoid. 4. Các phản ứng định tính flavonoid. 5. Tác dụng, công dụng của flavonoid.
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ FLAVONOID
yK
èm
6. Đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của các dược liệu chứa flavonoid trong chương trình.
Dạ
Flavonoid là một nhóm lớn của các hợp chất phenol thực vật có cấu trúc cơ bản là diphenylpropan (C6-C3-C6). Flavonoid là nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật. Nhiều loại rau quả và dược liệu thường dùng có chứa nhóm hợp chất này.
m
/+
Phần lớn các chất flavonoid có màu vàng. Tuy nhiên, cũng có một số phân nhóm hay chất thuộc flavonoid nhưng không có màu hay có màu cam, đỏ, tím, xanh. Cũng cần chú ý rằng có một số nhóm hợp chất khác trong thực vật cũng có màu nhưng không thuộc flavonoid như carotenoid, anthranoid, xanthon, betain.
.co
II. CẤU TRÚC, PHÂN LOẠI 1. Khung của flavonoid
Go o
gle
Người ta xếp vào nhóm flavonoid những chất có cấu tạo khung theo kiểu C6-C3-C6 hay nói cách khác là khung cơ bản gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon. C
B
A C C
Trong đa số trường hợp, mạch 3 carbon đóng vòng với vòng A tạo nên dị vòng 6 cạnh có oxy C. Dị vòng C có thể là: 80
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Dihydropyran
O
O
O
γ-pyron
O
ơn
O
dihydro-γ-pyron
1
O
O
2 3
Benzodihydropyran
Benzo-γ-pyron
O
yK
4 O
O
èm
O
Pyrilium
Qu
Nếu ghép vòng C với vòng A thì có các nhân:
yN h
O
Benzo dihydro-γ-pyron
Benzopyrilium
C
6 4
1' 3
6'
5'
4'
1
6' A
3' 2'
3
2
5'
1'
a
B 6
4 5
ß O
Chalcon
gle
Flavan
4'
B
2
.co
5
3'
/+
O
7 A
2'
1
m
8
Dạ
Việc đánh số trên khung bắt đầu từ dị vòng, số 1 từ dị tố oxy rồi tiếp đến vòng A, vòng B được đánh số phụ. Trường hợp không có vòng C (nghĩa là mạch 3C hở), ví dụ trường hợp chalcon thì đánh số bắt đầu từ vòng B, vòng A được đánh số phụ.
2. Phân loại flavonoid
Go o
Có nhiều cách phân loại khác nhau, cách phân loại thường dùng là dựa vào vị trí của gốc aryl (vòng B) và các mức độ oxy hoá của mạch 3C. Người ta chia flavonoid thành 3 nhóm chính dựa trên vị trí của vòng B trên mạch 3 carbon: euflavonoid là các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-2, isoflavonoid có gốc aryl ở vị trí C-3 và neoflavonoid có gốc aryl ở vị trí C-4. 81
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
2.1. Euflavonoid
O
O
yN h
O
ơn
Euflavonoid bao gồm các phân nhóm: flavan, flavan 3-ol, flavan 4-ol, flavan 3,4-diol, anthocyanidin, dihydrochalcon, chalcon, auron, flavanon, 3-hydroxy flavanon, flavon và flavonol.
OH
OH
Flavan
Flavan-3-ol (Catechin)
O
Qu
Flavan-4-ol O
OH
èm
OH OH
Flavan-3,4-diol (Leucoanthocyanidin)
Anthocyanidin
OH
yK
O
O
Dihydrochalcon O
C H
O
Dạ
O
Chalcon
Auron
O
/+
O
O
m
OH
3-Hydroxy Flavanon (Flavanonol)
Flavanon O
OH O
Flavon
O
3-Hydroxy Flavon (Flavonol)
.co
2.1.1. Flavan 3-ol
O
gle
Nhóm flavan 3-ol còn dược gọi là nhóm catechin. Tùy theo các nhóm thế đính vào 2 vòng A và B mà có những chất flavan 3-ol khác nhau. Catechin và những đồng phân của nó cũng như gallocatechin và những đồng phân của chất này là những dẫn chất flavan 3ol gặp tương đối phổ biến trong thực vật, ví dụ như trong lá trà. 2.1.2. Flavan 3,4-diol
Go o
Các dẫn chất flavan 3,4-diol (hay còn được gọi là leucoanthocyanidin) đều là những chất không màu, có tính quang hoạt, khi đun với acid hydroclorid đậm đặc dễ chuyển thành anthocyanidin có màu đỏ. Vì dễ bị oxy hóa và trùng hợp hóa nên khó phân lập chất tinh khiết. Phần lớn các flavan 3,4-diol cũng tồn tại trong thiên nhiên ở dạng dimer và cũng được gọi là protoanthocyanidin. Các đơn phân được xác định bằng cách chuyển thành các dẫn chất anthocyanidin tương ứng. Chúng được gọi tên bằng cách thêm tiếp đầu 82
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ngữ leuco trước tên dẫn chất anthocyanidin mà nó chuyển thành ví dụ leucocyanidin sẽ cho cyanidin, leucopelargonidin sẽ cho pelargonidin.
ơn
2.1.3. Anthocyanidin
yN h
Anthocyanidin (hay còn gọi là phenylbenzopyrilium) là những sắc tố rất phổ biến trong thực vật thuốc nhóm flavonoid có màu xanh, đỏ hoặc tím. Trong cây hầu hết các sắc tố này đều ở dạng glycosid (anthocyanosid) nằm trong dịch tế bào. Ba đại diện điển hình của nhóm này là pelargonidin, cyanidin và delphinidin. 2.1.4. Chalcon
Qu
Chalcon có 2 vòng A và B nối với nhau bởi một mạch hở 3 carbon, không có dị vòng C như các flavonoid khác. Chý ý rằng số thứ tự của khung bắt đầu từ vòng B. Chalcon là những chất có màu vàng đến vàng cam. Chalcon có chủ yếu trong hoa của một số loài thuộc họ Cúc - Asteraceae.
èm
Để nhận biết chalcon có thể dùng hơi aminiac hoặc khói kiềm của thuốc lá, màu của chalcon sẽ chuyển sang đỏ cam hay đỏ. Chalcon cũng có thể gặp trong các bộ phận khác của cây như vỏ, lá, quả, rễ.
yK
Một ví dụ điển hình của chalcon là isoliquiritigenin trong rễ Cam thảo. Dưới tác dụng của acid, chalcon có thể chuyển thành flavanon. Khi tạo thành glycosid, phần đường nối vào vị trí 4' và một số ít ở vị trí 2'. 2.1.5. Dihydrochalcon
Dạ
Những dẫn chất dihydrochalcon ít gặp trong tự nhiên. Một số dihydrochalcon có vị rất ngọt ví dụ chất neohesperidosid có vị ngọt gấp 2000 lần đường mía. 2.1.6. Auron
/+
Auron là nhóm flavonoid có màu vàng sáng. Khung của auron cũng có 15 C như những các flavonoid khác nhưng dị vòng C chỉ có 5 cạnh. Số lượng cũng như sự phân bố của các auron trong cây cũng khá hạn chế.
.co
2.1.7. Flavanon
m
Chất auron điển hình là aureusidin gặp phổ biến trong hoa một số họ như Asteraceae, Scrophulariaceae, Plumbaginaceae và Oxalidaceae ở dạng 4-glucosid hay 6-glucosid. Flavanon khác flavon ở chỗ không có nối đôi ở vị trí 2-3, có carbon bất đối ở C-2 nên có tính quang hoạt.
gle
Flavanon là những chất không màu nhưng khi làm phản ứng cyanidin thì cho màu rõ hơn flavon, ngoài ra flavanon có điểm chảy thấp hơn flavon tương ứng, dựa vào đây có thể sơ bộ nhận biết flavanon.
Go o
Nhóm này có nhiều chất ví dụ như hesperidin gặp trong vỏ một số cây thuộc chi Citrus, liquiritigenin trong cam thảo... 2.1.8. Flavanon 3-ol Flavanon 3-ol (còn được gọi là 3-hydroxy flavanon, flavanolol, dihydroflavonol) có 2 carbon bất đối ở C-2 và C-3 nên có thể tồn tại 6 đồng phân là 2-d, 2-l và 2-dl. Phần lớn 83
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
các chất dihydroflavonol ở dạng aglycon, cũng có một số ở dạng glycosid. Dihydroflavonol khó phân lập vì kém bền, dễ bị oxy hóa. Tuy nhiên dihydroflavonol phân bố tương đối rộng từ dương xỉ đến thực vật hạt trần và hạt kín. Sau đây là một số dẫn chất: - Dihydrokaempferol (=aromadendrin) = 4',5,7 trihydroxy dihydroflavonol. - Dihydroquercetin (=taxifolin) = 3',4',5,7 tetrahydroxy dihydroflavonol.
yN h
- Dihydromyricetin (=ampeloptin)= 3',4',5',5,7 pentahydroxy dihydroflavonol. 2.1.9. Flavon
Qu
Flavon khác flavanon ở chỗ có nối đôi ở vị trí 2-3. Các dẫn chất flavon rất phổ biến trong thực vật và là các chất kết tinh không màu đến màu vàng nhạt. Chất đơn giản nhất không có nhóm thế nào trên khung có tên là flavon đã được phân lập từ cây Anh thảo (Primula). Hai flavon hay gặp nhất trong cây là apigenin và luteolin. 2.1.10. Flavonol
èm
Flavonol (=flavon 3-ol) là những chất kết tinh màu vàng nhạt đến màu vàng. Các dẫn chất flavonol gặp rất phổ biến trong thực vật. Quercetin là chất phổ biến trong các chất thuộc nhóm này cũng như trong các flavonoid nói chung. Hai flavonol khác cũng hay gặp trong cây là kaempferol, thứ đến là myricetin.
yK
2.2. Isoflavonoid
Dạ
Isoflavonoid bao gồm nhiều nhóm khác nhau: isoflavan, isoflav-3-ene, isoflavan-4-ol, isoflavanon, isoflavon, rotenoid, pterocarpan, coumestan, 3-aryl-coumarin, coumaronochromen, coumaronochromon, dihydroisochalcon, homoisoflavon. Isoflavonoid thường gặp trong họ Đậu - Fabaceae. 2.2.1. Isoflavan
O
O OH
gle
.co
m
O
/+
Ví dụ glabridin là một thành phần flavonoid gặp trong rễ Cam thảo.
Isoflavan
OH
Glabridin
Go o
2.2.2. Isoflav-3-ene Ví dụ glabren cũng có trong rễ Cam thảo.
84
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
HO
O
O
Isoflav-3-en
Glabren
2.2.3. Isoflavan-4-ol (=Isoflavanol)
OMe
Qu
Ví dụ lapathiol trong cây Polygonum lapathifolium.
yN h
O
ơn
OH
(Hoặc OH)
O
èm
O
OH
yK
OH
OH
(Hoặc MeO)
Isoflavan-4-ol
Dạ
2.2.4. Isoflavon
Lapathinol
HO
O
m
O
/+
Isoflavon là nhóm lớn nhất của isoflavonoid với 364 chất đã biết. Ví dụ Daizein và một số chất khác có trong Sắn dây.
.co
O
OH
Daizein
gle
Isoflavon
O
2.2.5. Rotenoid
Go o
Cho đến nay đã có hơn 75 chất thuộc nhóm này đã được phân lập. Chất điển hình là rotenon có trong cây Thuốc cá- Derris elliptica.
85
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
5' H O
O
6a
O
yN h
12a H O
OMe
Rotenon 2.2.6. Pterocarpan
Qu
OMe
5 O
O
6
3
HO
7
6a
2
12a
yK
4
8
1 O
9
11
èm
Ví dụ chất erythrabyssin II có trong rễ cây Vông nem - Erythrina variegata. O
O OH
/+
Dạ
10
O
2.2.7. Coumestan
Erythrabyssin II
m
Pterocapan
.co
Ví dụ chất wedelolacton có trong cây Sài đất - Wedelia calendulacea và cỏ Nhọ nồi Eclipta alba.
gle
4
5
O
3
6a
Go o
2
H3CO
O
6
O
O
7
OH
8
1
O
11
Coumestan
9
O OH
10
Wedelolacton 86
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
2.2.8. 3-aryl-coumarin
O
O
O
O
OCH3
yN h
O
ơn
Ví dụ chất pachyrrhizin có trong hạt Củ đậu Pachyrrhizus erosus.
O
O
Pachyrrhizin
Qu
3-Aryl-coumarin 2.2.9. Coumaronochromen
1
O
O
6
MeO
O
O
yK
8
èm
Ví dụ chất sophorophenolon trong Hòe, pachyrrhizomen có trong hạt Củ đậu Pachyrrhizus erosus.
3'
4
Dạ
5'
Coumaranochromen
OH
Sophoroohenolone
/+
2.2.10. Coumaronochromon
OH
6
OH
1
O
.co
8
m
Ví dụ chất lupilutin có trong hạt Lupinus luteus L.
O
3'
HO
O O
Go o
gle
4
O
5'
Coumaranochromon
OH
O OH
Lupilutin
2.2.11. α-Methyldeoxybenzoin (=dihydroisochalcon) Ví dụ chất angolensin trong Erythina poeppigiana. 87
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
3 4
HO
2
Me
Me
ơn
2' 5
3' 6 4'
6'
OH
O
yN h
O
OMe
5'
Dihydroisochalcon
Angolensin
2.2.12. Aryl benzofuran (có cấu trúc C6-C2-C6)
Qu
Ví dụ chất mulberosid trong lá Dâu tằm Morus alba L. 7 6
2'
5 3
4
Glc-O
Dạ
Arylbenzofuran
yK
4' 5'
èm
O
O
OH
O-Glc
Mulberosid
2.2.13. Homoisoflavon (có cấu trúc C6-C4-C6)
HO
O
.co O
Homoisoflavon
OH OH
m
O
/+
Ví dụ chất sappanon B trong Tô mộc - Caesalpinia sappan.
OH O
Sappanon B
gle
2.3. Neoflavonoid
Neoflavonoid chỉ có giới hạn trong một số loài thực vật.
Go o
2.3.1. 4-aryl chroman Ví dụ chất brasilin có trong Tô mộc.
88
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
HO
O
O
yN h
ơn
OH
HO OH
Brazilin
Qu
4-Aryl-chroman 2.3.2. 4-aryl coumarin
èm
Ví dụ calophylloid trong hạt cây Mù u - Calophyllum inophyllum. H3C O
yK
O
O
/+
Dạ
H3CO
2.3.3. Dalbergion
O
O
Calophylloid
m
4-Aryl-coumarin
O
O
gle
.co
Những chất dalbergion có vòng C mở rộng. Một ví dụ là chất 4-methoxy dalbergion (có 2 đồng phân) có trong mộ số cây thuộc chi Dalbergia.
O
O
Go o
H3CO
O
S
R H
Dalbergion
H
(R và S) - 4 - methoxy dalbergion 89
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
III. TÍNH CHẤT CỦA FLAVONOID
ơn
Các dẫn chất flavon có màu vàng rất nhạt có khi không màu (trường hợp các nhóm OH đã methyl hóa), flavonol vàng nhạt đến vàng, chalcon và auron vàng đậm đến đỏ cam. Các chất thuộc nhóm isoflavon, flavanon, isoflavanon, flavanonol, leucoanthocyanidin, flavan-3-ol do không có nối đôi liên hợp giữa vòng B với nhóm carbonyl nên không màu.
Qu
yN h
Độ tan không giống nhau, thường flavonoid glycosid và flavonoid sulfat là những hợp chất phân cực nên không tan hoặc ít tan trong dung môi hữu cơ, tan được trong nước tốt nhất là cồn nước. Các aglycon flavonoid tan được trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước. Các dẫn chất flavon, flavonol có nhóm 7-hydroxy do tham gia vào hệ nối đôi liên hợp với nhóm carbonyl ở C-4, mang tính acid nên thường dễ tan trong dung dịch kiềm loãng, có thể lợi dụng tính chất này để chiết xuất. IV. ĐỊNH TÍNH 1. Định tính bằng phản ứng hóa học
èm
Tác dụng của FeCl3
Tùy theo nhóm flavonoid và tùy theo số lượng vị trí nhóm OH trong phân tử mà cho màu lục, xanh, nâu.
yK
Tác dụng của kiềm
/+
Dạ
Nếu hơ một tổ chức thực vật như cánh hoa, nhát cắt của gỗ hoặc tờ giấy thấm có nhỏ dịch chiết trên miệng lọ amoniac thì có màu vàng tăng lên tùy theo nồng độ flavonoid và tùy theo nhóm flavonoid: flavon và flavonol cho màu vàng sáng; anthocyanidin cho màu xanh dương; chalcon và auron có thể cho màu đỏ da cam. Một số nhóm khác như flavan3-ol, flavanon, isoflavon màu không thay đổi; tuy nhiên nếu thực hiện trong ống nghiệm với dung dịch kiềm, một số dẫn chất flavan-3-ol lại cho màu vì dễ bị oxy hóa, còn flavanon dễ bị isomer hóa thành chalcon nên nếu để một lúc lại cho màu vàng đậm đến đỏ. Tác dụng của H2SO4 đậm đặc
m
Acid sulfuric khi nhỏ lên các chất flavon, flavonol sẽ cho màu vàng đậm. Đối với chalcon và auron cho màu đỏ, đỏ thắm, đỏ tươi. Flavanon cho màu đỏ cam rồi đỏ thắm.
.co
Phản ứng cyanidin
gle
Đây là phản ứng khử hay được sử dụng nhất để tìm sự có mặt của các dẫn chất nhóm flavonoid. Dung dịch flavonoid trong ethanol, thêm bột Mg rồi nhỏ từ từ HCl đậm đặc. Sau 1 đến 2 phút sẽ có màu đỏ cam, đỏ thẫm hoặc đỏ tươi với các dẫn chất flavon, flavonol, flavanonol, flavanon. Phản ứng ghép đôi với muối diazoni
Go o
Các dẫn chất flavonoid có nhóm OH ở C-7 có thể phản ứng với muối diazoni để tạo thành chất màu azoic vàng cam đến đỏ. 2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng Có thể tiến hành sắc ký lớp mỏng với chất hấp phụ thường dùng là silica gel. Dung môi khai triển thông dụng (xem Wagner, 1996) 90
(1:1)
n-BuOH - AcOH - H2O
(4:1:5)
CHCl3 - AcOH - H2O
(30:15:2)
n-BuOH - AcOH - H2O
(3:1:1)
AcOH - H2O - HCl
(30:10:3)
yN h
MeOH - H2O
ơn
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Qu
Sau khi khai triển, phần lớn các flavonoid có thể được phát hiện trên sắc đồ dựa vào màu sắc của chúng ở ánh sáng thường hoặc huỳnh quang ở ánh sáng tử ngoại (365 nm) trước và sau khi tác dụng với kiềm (hơ amoniac). Có thể sử dụng các thuốc thử nhóm phenol như bạc nitrat trong môi trường amoniac, sắt (III) chlorid hoặc một số muối kim loại như dung dịch AlCl3, chì acetat trung tính hoặc kiềm. V. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA FLAVONOID
èm
Flavonoid được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạch, tĩnh mạch bị suy yếu, giãn tĩnh mạch, trĩ. Flavonoid làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan.
yK
Các chất thuộc nhóm flavanon, flavon, flavonol và flavan-3-ol có tác dụng kích thích tiết mật. Flavonoid tác dụng chống co thắt những tổ chức cơ nhẵn (túi mật, ống dẫn mật, phế quản).
Dạ
Trên hệ tiết niệu, nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavanon, flavonol có tác dụng thông tiểu rõ rệt. Tác dụng chống loét của flavanon và chalcon glycosid của rễ Cam thảo đã được ứng dụng để chữa đau dạ dày.
m
/+
Tác dụng chống viêm của nhiều flavonoid thuộc nhóm flavanon, flavon, flavonol và flavan-3-ol, chalcon đều được chứng minh bằng thực nghiệm do các flavonoid này ức chế con đường sinh tổng hợp prostaglandin.
.co
Các dẫn chất anthocyanin là những chất chống oxy hóa mạnh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy anthocyanin có các tác dụng chính như sau: chống ung thư, chống lão hóa và các bệnh thần kinh, chống viêm, chống tiểu đường. Quercetin có tác dụng làm giảm sự nhân bản của virus viêm gan siêu vi C.
gle
Một số tài liệu gần đây nói đến tác dụng chống ung thư của một số chất như leucocyanidin, leucopelargonidin, leucodelphinidin.
Go o
Các dẫn chất anthocyanosid có tác dụng tái tạo tế bào võng mạc và đã được chứng minh có tác dụng tăng thị lực vào ban đêm. VI. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID
91
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
HOA HÒE Flos Styphnolobii japonici imaturi
ơn
Dược liệu là nụ hoa đã phơi hay sấy nhẹ đến khô của cây Hòe [Styphnolobium japonicum (L.) Schott, Syn. Sophora japonica L.], họ Đậu (Fabaceae).
yN h
Đặc điểm thực vật và phân bố
Qu
Cây gỗ, to, cao có thể đến 15 m, thân thẳng có chỏm lá tròn. Cành cong queo. Lá kép lông chim lẻ, có 9 - 13 lá chét hình trứng, đỉnh nhọn, nguyên, dài 3 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm. Cụm hoa hình chùy ở đầu cành. Tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Quả loại đậu không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt.
èm
Ở nước ta, Hòe được trồng ở một số tỉnh miền Bắc, nhiều nhất ở Thái Bình. Chúng ta đã xuất khẩu Hoa hòe và rutin. Thành phần hóa học
yK
Thành phần chính của nụ hoa gồm các flavonoid và các triterpenoid tự do. Trong đó, quan trọng nhất là flavonoid.
Cành và hoa hòe Styphnolobium japonicum L.
Dạ
Flavonoid chính trong nụ hoa là rutin (rutosid). Hàm lượng có thể đến 28% hay cao hơn. Ngoài rutin trong Hoa hòe còn có các flavonoid khác như quercetin, kaempferol, genistein...
Tác dụng và công dụng
/+
Thành phần triterpenoid trong nụ hoa bao gồm betulin là dẫn chất triterpenoid nhóm lupan, sophoradiol là dẫn chất của nhóm oleanan.
m
Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền và làm giảm tính thấm của mao mạch, làm tăng bền vững hồng cầu. Rutin làm giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt.
.co
Rutin được dùng chủ yếu để phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết tử cung, phân có máu. Rutin còn được dùng trong các trường hợp tổn thương ngoài da do bức xạ, làm cho vết thương mau lành sẹo.
gle
Rutin rất ít độc, tuy nhiên không được dùng trong trường hợp nghẽn mạch và máu có độ đông cao.
Go o
Dùng dưới dạng viên 0,02 g. Có thể phối hợp với cac thuốc khác như vitamin C, các alkaloid của Dừa cạn, papaverin...
92
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
DIẾP CÁ Herba Houttuyniae cordatae
ơn
Dược liệu là bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Diếp cá có tên khác là Ngư tinh thảo (Houttuynia cordata Thunb.), họ Lá dấp (Saururaceae).
Qu
Cây thuộc thảo, thân ngầm, rễ mọc ở các đốt. Thân trên mặt đất mọc đứng cao 40 cm, có lông. Lá hình tim, mềm nhẵn, mặt dưới tím nhạt, khi vò có mùi tanh như cá, do đó có tên là diếp cá hay ngư tinh thảo. Cụm hoa là bông, màu vàng không có bao hoa, có 4 lá bắc trắng; tất cả trông như một cái hoa. Quả nang mở ở đỉnh. Cây mọc hoang ở những nơi ẩm thấp. Ở miền nam được trồng nhiều làm rau sống.
yN h
Đặc điểm thực vật
èm
Thành phần hóa học
Các flavonoid: quercitrin, isoquercitrin... Tinh dầu, alkaloid....
yK
Tác dụng và công dụng
Diếp cá Houttuynia cordata Thunb.
Tác dụng kháng nhiều loại virus, làm bền mao mạch. Diếp cá còn có tác dụng kháng viêm, thông tiểu. Dược điển Trung Quốc chỉ định dùng Diếp cá trong các trường hợp áp xe phổi, ho khó thở, lỵ, nhiễm trùng đường tiểu, mụn nhọt.
Dạ
Nhân dân ta có kinh nghiệm dùng Diếp cá tươi để chữa đau mắt đỏ có tụ máu (giã nhỏ lá, ép vào 2 miếng giấy bản, đắp ào mắt), bệnh trĩ (hãm lấy nước uống và rửa). Diếp cá là thứ rau ăn sống thông thường. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin P cho cơ thể.
RÂU MÈO Herba Orthosiphonis spiralis
.co
m
/+
Ngày dùng 6 - 12 g, dạng thuốc sắc, viên hoặc rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.
gle
Dược liệu là thân, cành mang lá, hoa đã phơi hay sấy khô của cây Râu mèo [Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.], họ Hoa môi (Lamiaceae). Đặc điểm thực vật
Go o
Cây thuộc thảo cao 30 - 60 cm, thân có cạnh ít phân nhánh. Lá mọc đối chéo chữ thập, các cặp lá hơi xa nhau, có cuống ngắn (0,5 - 2 cm), phiến lá gần hình thoi, dài 4 - 8 cm, rộng 2 - 4 cm, mép lá có răng cưa ở 2/3 phía trên. Ở một số chủng thì cuống và gân chính màu tía. Cụm hoa ở ngọn, thưa gồm 6 - 10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa. Đài hình chuông có 5 răng. Tràng 2 môi màu trắng hay lơ nhạt. Nhị mọc thò ra ngoài gấp 2 - 3 lần
Cây Râu mèo Orthosiphon spiralis Lour.
93
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
tràng trông như râu mèo. Thành phần hóa học
ơn
Thành phần chính là các flavonoid. Ngoài ra còn có coumarin, diterpen, acid hữu cơ, saponosid...
yN h
Tác dụng và công dụng
Cây Rây mèo là một dược liệu có tác dụng lợi tiểu mạnh, giúp cho sự bài tiết chlorid, urê, acid uric, đồng thời là một thuốc thông mật.
Ngày dùng 5 - 6 g, dạng thuốc sắc, hãm, cao lỏng. KIM NGÂN HOA
èm
Flos Lonicerae
Qu
Cây Râu mèo là một dược liệu đã dùng lâu đời chữa các bệnh về thận và bàng quang đặc biệt là sỏi thận, viêm túi mật, bí tiểu tiện, phù thũng.
Đặc điểm thực vật và phân bố
yK
Dược liệu là nụ hoa có lẫn một số hoa phơi hay sấy khô của cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) và một số loài khác cùng chi như L. dasystyla Rehd.; L. confusa DC. và L. Cambodiana Pierre, họ Kim ngân (Caprifoliaceae).
Dạ
Loài Kim ngân Lonicera japonica Thunb. là loại dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9 - 10 m, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già màu đỏ nâu.
.co
m
/+
Lá hình trứng, mọc đối, phiến lá rộng 1,5 - 5 cm, dài 3 - 8 cm. Cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng lá do đó còn có tên là nhẫn đông. Hoa mẫu 5, mọc thành xim 2 hoa ở kẽ lá. Hoa thơm, khi mới nở có màu trắng, sau chuyển thành vàng. Vì trên cây cùng có hoa trắng và hoa vàng nên mới gọi là Kim ngân. Tràng hợp dài 2 - 3 cm, chia làm 2 môi dài không đều nhau, một môi rộng lại chia thành 4 thùy nhỏ. Năm nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài. Quả mọng hình cầu màu đen.
Cây Kim Ngân Lonicera japonica Thunb.
gle
Cây mọc hoang ở các miền rừng núi như Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Lào Cai... Có thể trồng bằng dâm cành. Thành phần hóa học
Go o
Trong nụ hoa có các nhóm hợp chất sau: các dẫn chất caffeoyl quinic, flavonoid, iridoid và saponin. Một số chất carotenoid: caroten, β-cryptoxanthin, auroxanthin. Acid chlorogenic và các đồng phân của nó.
Tác dụng và công dụng 94
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Kim ngân có tác dụng ngăn cản sự tích tụ mỡ ở bụng.
ơn
Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn thuộc các chi Staphylococcus, Streptococcus, Shigella, Salmonella và một số loại virus. Kim ngân được dùng chủ yếu để trị các viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm amydan, mụn nhọt, sưng vú; trị lỵ trực trùng, viêm màng kết do siêu vi, cúm.
ACTISÔ
Qu
Folium Cynarae scolymi
yN h
Liều dùng: 6 - 15 g có thể đến 30 g. Dạng thuốc sắc, hãm, hoàn tán.
Dược liệu là lá phơi hoặc sấy khô của cây Actisô (Cynara scolymus L.), họ Cúc (Asteraceae). Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây Actiso Cynara scolymus L.
/+
Dạ
yK
èm
Cây thuộc thảo, lớn. Vào năm thứ nhất cây có một vòng lá, lá to dài có thể hơn 1 m, rộng có thể hơn 50 cm, lá xẻ sâu thành nhiều thùy, màu trắng nhạt ở mặt dưới vì có nhiều lông nhung, gân lá nổi rõ. Vào năm thứ 2 từ giữa vòng lá có thân mọc lên cao đến 1,5 m, phía trên có phân cành. Thân mang lá không cuống, nhỏ hơn, hơi phân thùy hoặc gần nguyên. Cụm hoa hình đầu to có đường kính 6 - 15 cm, được bao bọc bởi một bao chung lá bắc, hình trứng, các lá bắc mẫm ở gốc, nhọn ở đỉnh. Đế hoa nạc mang những hoa hình ống màu lơ. Lá bắc non dùng làm thực phẩm. Quả đóng màu nâu sẫm, bên trên có mào lông trắng óng.
m
Cây của vùng Đại Trung Hải. Actiso thích hợp ở vùng khí hậu mát, được di thực vào nước ta những năm 1930. Hiện nay được trồng nhiều ở lâm Đồng lấy cụm hoa làm thực phẩm cũng như làm thuốc. Cây cũng đã được trồng ở SaPa và phát triển tốt.
.co
Thành phần hóa học
gle
Thành phần chính của lá Actisô là các acid phenol dẫn xuất từ acid caffeic. Hàm lượng các acid này có thể tới 6% trong lá khô. Ngoài ra còn có các dẫn chất sesquiterpen lacton với hàm lượng có thể tới 5% và các flavonoid (0,35 - 1,0%). Trong các acid phenol, cynarin (acid 1,3-dicaffeyl quinic) được coi là hoạt chất chính. Ngoài ra trong Actisô còn có chất nhầy, pectin, acid malic, các sterol, một sapogenin, tannin và inulin.
Go o
Tác dụng và công dụng Tác dụng của Actisô: tăng tiết mật, phục hồi tế bào gan, tăng chức năng chống chất độc của gan, phòng bệnh xơ vữa động mạch, làm hạ cholesterol, thông tiểu. Để chữa các bệnh sỏi bàng quang, phù thũng, các bệnh về gan mật. 95
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Ngày dùng 6 - 12 g, dạng thuốc sắc, hãm, siro, cao lỏng, cao mềm, thuốc tiêm ....Hiện nay trên thị trường có dạng trà hòa tan hoặc trà túi lọc. TÔ MỘC
yN h
Lignum Sappan
Dược liệu là gỗ lõi để nguyên hay chẻ nhỏ được phơi hay sấy khô của cây Vang hay còn gọi là Gỗ vang (Caesalpinia sappan L.), họ Đậu (Fabaceae). Đặc điểm thực vật
Qu
Cây gỗ cao 7 - 10 m, thân có gai. Lá kép lông chim, gồm 12 đôi lá chét hoặc hơn; lá chét mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Cánh hoa có lông, bầu có lông. Quả dẹt, nở về phía đỉnh và nhô ra thành mỏ, có 4 hạt. Cây mọc hoang và được trồng một số nơi ở nước ta.
èm
Thành phần hóa học
yK
Trong gỗ các hợp chất neoflavonoid là brazilin, 3O-methylbrazilin, brazilein. Brazilin là chất có tinh thể màu vàng. Ngoài ra còn có dẫn chất chalcon, sapanin, các homoisoflavonoid, acid palmatic, tannin và acid gallic.
Dạ
Tác dụng và công dụng
Tô mộc Caesalpinia sappan L..
Tô mộc có tác dụng kháng khuẩn rõ đối với các vi khuẩn Staphylococcus, Shigella, Bacillus ...
/+
Tô mộc cải thiện tuần hoàn máu làm mất đi sự ứ huyết, giảm viêm và đau.
m
Dùng chữa mất kinh, loạn kinh, ứ huyết sau khi sinh, đau nhói vùng ngực và bụng, bị chấn thương tụ huyết. Chữa lỵ trực khuẩn, tiêu chảy, viêm ruột.
.co
Ngày dùng 3 - 9 g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, cao lỏng. HOÀNG CẦM Radix Scutellariae
gle
Dược liệu là rễ đã phơi hay sấy khô và cạo vỏ của cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi), họ Hoa môi (Lamiaceae). Đặc điểm thực vật
Go o
Cây thuộc thảo, sống nhiều năm, thân có 4 cạnh, lá mọc đối, dài 1,5 - 4 cm, rộng 3 - 8 mm, phiến lá hình mác hẹp, gần như không cuống, mép lá nguyên và có lông. Hoa mọc hướng về một phía ở ngọn. Cứ mỗi nách lá có một hoa. Hoa hình môi, màu xanh lơ. Thành phần hóa học 96
Tác dụng và công dụng
Hoàng cầm Scutellaria baicalensis
Qu
Hoàng cầm có tác dụng hạ nhiệt, làm giảm các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, tăng sức và làm chậm nhịp tim, làm giảm co thắt cơ trơn của ruột, có tác dụng an thần và tác dụng kháng khuẩn.
yN h
Rễ Hoàng cầm có nhiều flavonoid đã được phân lập và xác định cấu trúc. Các chất quan trọng là baicalein, baicalein-7-O-glucosid, oroxylin A, dihydrooroxylin A, oroxylin A-7-O-glucuronid, wogonin, wogonin A-7-Oglucuronid, chrysin, skullcapflavon, scutellarein, scutellarin, 5,7,2',6'-tetrahydroxyflavanon. Ngoài thành phần flavonoid, trong rễ Hoàng cầm còn có tannin thuộc nhóm pyrocatechic (2 - 5%), nhựa.
ơn
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
èm
Hoàng cầm dược dùng dưới dạng còn thuốc để chữa bệnh cao huyết áp, nhức đầu, mất ngủ. Baicalein cũng được chiết xuất và chuyển thành dạng ester phosphat (để tăng độ tan) và được dùng để chữa các bệnh dị ứng.
Dạ
yK
Y học cổ truyền Hoàng cầm để chữa sốt, ho, lỵ, tiêu chảy, mắt đỏ sưng đau, chảy máu cam, mụn nhọt, thai động không yên. Ngoài ra còn chữa viêm dạ dày và ruột. Dùng dưới hình thức thuốc sắc với liều 12 g một ngày, người lớn có thể dùng 30 - 50 g/ngày. HỒNG HOA
Flos Carthami tinctorii
m
Đặc điểm thực vật
/+
Dược liệu là hoa đã phơi khô của cây Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.), họ Cúc (Asteraceae).
gle
.co
Cây thuộc thảo, cao 0,6 - 1 m, mọc 2 năm. Thân có vạch dọc. Lá mọc so le, không có cuống, mép lá có răng cưa thành gai. Cụm hoa hình đầu họp thành ngù. Hoa màu đỏ hoặc da cam, trành hình ống, phần trên xẻ 5, 5 nhị màu vàng dính liền thành ống. Lá bắc có gai. Quả đóng có 5 cạnh lồi nhỏ. Cây được nhập trồng ở Sapa, Đà lạt.
Thành phần hóa học
Go o
Các chất quan trọng trong Hồng hoa là các sắc tố thuộc nhóm flavonoid. Có 2 loại sắc tố chính trong Hồng hoa là các sắc tố vàng tan trong nước và các sắc tố đỏ. Sắc tố vàng gồm các chất chalcon C-glycosid là vàng safflor A và B, vàng anhydrosafflor A, B,
Hồng hoa Carthamus tinctorius L.
97
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
safflomin A, C, isosafflomin C. Sắc tố đỏ có carthamin, carthamon (hai sắc tố chính của Hồng hoa) và precarthamin A.
ơn
Tác dụng và công dụng
Dịch chiết nước Hồng hoa có tác dụng kéo dài thời gian đông máu và ức chế sự ngưng tụ tiểu cầu.
yN h
Trong y học cổ truyền, Hồng hoa là một trong những vị thuốc được sử dụng rộng rãi, dùng riêng lẻ hay phối hợp với các thuốc khác. Hồng hoa giúp cho tuần hoàn máu, được dùng trong điều trị các bệnh về tim mạch, về máu như chứng huyết khối, chứng co thắt mạch vành, đau thắt ngực, xuất huyết não, xơ cứng động mạch não. Hồng hoa cũng thường được dùng làm thuốc điều kinh, chữa bế kinh, rong kinh, kinh nguyệt xấu.
XẠ CAN
Qu
Hồng hoa còn được dùng để nhuộm thực phẩm hay nhuộm vải tóc.
èm
Rhizoma Belamcandae chinensis
yK
Dược liệu là thân rễ để nguyên hay được cắt thành phiến mỏng đã phơi hay sấy khô của cây Rẻ quạt hay còn gọi là Xạ can [Belamcanda chinensis (L.) DC.], họ La dơn (Iridaceae). Đặc điểm thực vật
Thành phần hóa học
/+
Dạ
Cây thảo, sống dai, lá mọc thẳng đứng xếp thành 2 dãy, mép lá chồng lên nhau. Bao hoa có 6 bộ màu vàng cam điểm những đốm tía. Quả nang hình trứng, hạt xanh đen hình cầu, bóng. Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi nước ta.
m
Thành phần chính trong Xạ can là các isoflavonoid dạng tự do hay glycosid.
.co
Các isoflavonoid dạng tự do gồm có: tectorigenin, belamcandin, irigenin, dichotomitin. Các dẫn chất glycosid có tectoridin và iridin.
Cây Xạ can Belamcanda chinensis L.
gle
Các dẫn chất có cấu trúc triterpenoid kiểu iridal: belamcandal, desacetyl-belamcandal, belamcandol A. Tác dụng và công dụng
Go o
Tectorigenin và tectoridin có tác dụng ức chế sự tạo thành prostaglandin E-2 trên chuột thí nghiệm. Tectorigenin còn có tác dụng kháng nấm và irigenin có tác dụng kích thích tổng hợp RNA. Các dẫn chất triterpenoid của Xạ can có tác dụng độc với cá.
Trong y học cổ truyền, Xạ can được dùng để chữa viêm họng, ho và khó thở có nhiều đờm. 98
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
LƯỢNG GIÁ 1. Nêu khái niệm chung về flavonoid.
ơn
2. Trình bày cấu trúc, phân loại flavonoid. 3. Nêu tính chất của flavonoid.
yN h
4. Nêu các phản ứng định tính flavonoid từ dược liệu 5. Tác dụng và công dụng của flavonoid.
Go o
gle
.co
m
/+
Dạ
yK
èm
Qu
6. Nêu đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của Hoa hòe, Diếp cá, Râu mèo, Kim ngân hoa, Actisô, Tô mộc, Hoàng cầm, Hồng hoa, Xạ can.
99
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 7
ơn
DƯỢC LIỆU CHỨA COUMARIN
yN h
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được: 1. Đại cương về coumarin. 2. Cấu trúc, phân loại coumarin.
Qu
3. Tính chất của coumarin. 4. Các phản ứng định tính coumarin. 5. Tác dụng, công dụng của coumarin.
èm
6. Đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của các dược liệu chứa coumarin trong chương trình.
yK
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ COUMARIN
Dạ
Trong phần flavonoid, chúng ta đã xét những dẫn chất benzo-γ-pyron. Ở đây coumarin là những dẫn chất benzo-α-pyron có cấu trúc C6- C3. 5
4
/+
6
m
O
7 O
8
O
2
1
O
Benzo-α-pyron
.co
α-pyron
3
Go o
gle
Benzo-α-pyron là chất coumarin đơn giản nhất tồn tại trong thực vật, được biết từ năm 1820 trong hạt của cây Dipteryx odorata Willd. thuộc họ Ðậu. Cây này mọc ở Brazil, có trồng ở Venezuela và còn có tên địa phương là "Coumarou", do đó mà có tên coumarin. Benzo-α-pyron còn có trong lá cây Asperula odorata L. họ Cà phê, trong một số cây thuộc chi Melilotus họ Ðậu. Chất này có mùi thơm dễ chịu, được dùng làm hương liệu. Trong kỹ nghệ, benzo-α-pyron được tổng hợp từ aldehyd salicylic, anhydrid acetic và natri acetat. II. CẤU TRÚC, PHÂN LOẠI COUMARIN Cho đến nay người ta đã biết hơn 200 chất coumarin khác nhau. Có thể phân coumarin thành các nhóm chính:
100
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
1. Coumarin đơn giản R5
R4 R3
O
O
yN h
R7
ơn
R6
R8
2. Furanocoumarin (furocoumarin)
R5 R'4
R4
4
5
6
Nhóm dihydro 6,7-furanocoumarin
R3
3 7
O
O
8 R8
R5
Dạ
R3
O
O
O
O
H3C
H3C
R
R'3
m
R'2 R'3
O
/+
O
O
Nhóm dihydro 7,8-furanocoumarin
R4
R6
O
yK
Nhóm 7,8-furanocoumarin
O
èm
R'5
R'5
Qu
Nhóm 6,7-furanocoumarin
.co
3. Pyranocoumarin (pyrocoumarin) Nhóm 6,7-pyranocoumarin
Nhóm dihydro 6,7-pyranocoumarin
gle
R5
OR4 R5O
Go o
H3C
O
O
O
O
O
O
CH3 R8
Nhóm 7,8-pyranocoumarin
Nhóm dihydro 7,8-pyranocoumarin
101
O
O
O
O
O
R'3
III. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA COUMARIN
O
yN h
R'4
ơn
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Qu
Coumarin là những chất kết tinh không màu, phần lớn dễ thăng hoa, có mùi thơm. Ở dạng kết hợp glycosid coumarin có thể tan trong nước. Ở dạng aglycon, coumarin dễ tan trong dung môi kém phân cực. Các dẫn chất coumarin phát huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại. Khả năng cho huỳnh quang mạnh nhất là nhóm OH ở C-7.
èm
Coumarin có vòng lacton (ester nội) nên bị mở vòng bởi kiềm tạo thành muối tan trong nước. Nếu acid hóa, coumarin sẽ đóng vòng trở lại. Kiềm còn có tác dụng cắt các nhóm acyl trong các dẫn chất acylcoumarin. Khi thủy phân các acylcoumarin bằng H2SO4 trong cồn thì thường kèm theo sự dehydrat hóa và có sự biến đổi cấu trúc.
IV. ĐỊNH TÍNH
Dạ
1. Định tính bằng phản ứng hóa học
yK
Khi ở môi trường kiềm yếu, coumarin có thể phản ứng với thuốc thử diazoni cho ra sản phẩm màu azo có màu cam-đỏ. Phản ứng này xảy ra khi phân tử coumarin có vị trí ortho- hay para- với nhóm OH phenol còn trống và không còn bị cản trở lập thể.
Định tính nhóm OH phenol. Các dẫn chất coumarin có nhóm OH phenol tự do sẽ cho màu xanh với thuốc thử FeCl3.
.co
m
/+
Phản ứng với thuốc thử diazoni. Có thể dựa vào phản ứng ghép đôi với muối diazoni để định tính coumarin. Cho vào ống nghiệm 1 - 2 ml dung dịch có chứa coumarin trong cồn, thêm 3 ml dung dịch Na2CO3 2%. Đun cách thủy rồi để nguội, thêm vài giọt thuốc thử diazoni. Dung dịch sẽ có màu vàng, cam, đỏ cam, hồng hay đỏ. Màu bền và thay đổi tùy theo cấu trúc của coumarin và thuốc thử.
gle
Thử nghiệm vi thăng hoa. Thực hiện vi thăng hoa dược liệu để coumarin bám trên lam kính rồi cho tác dụng với 1 giọt dung dịch I + KI, soi kính hiển vi sẽ thấy có những tinh thể iodo coumarin màu nâu sẫm hoặc tím.
Go o
Thử nghiệm dựa trên sự phát huỳnh quang. Dựa vào đặc tính các coumarin có huỳnh quang tăng lên trong môi trường kiềm khi soi dưới ánh đèn tử ngoại. Nguyên nhân là sau khi mở vòng lacton bằng kiềm, coumarin tạo thành dẫn chất acid hydroxycinnamic ở dạng cis (acid coumarinic). Chất này dưới tác dụng của tia tử ngoại sẽ chuyển thành dạng trans (acid coumaric) có huỳnh quang sáng hơn. 2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng Để xác định đối chiếu các coumarin, có thể tiến hành sắc ký lớp mỏng. Dịch chiết để chấm sắc ký: dịch chiết methanol. 102
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Chất hấp phụ: Silicagel G Dung môi khai triển:
ơn
+ DM1 = Toluen - ethylformat - acid formic (50:40:10). + DM2 = Benzen - aceton (9:1).
yN h
+ DM3 = Benzen - ethylacetat (9:1). + DM4 = Dibutyl ether.
Hiện màu: bằng cách phun dung dịch iod - kali iodid hoặc soi dưới ánh đèn tử ngoại 365 nm.
Qu
V. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG
yK
èm
Tác dụng đáng chú ý của các dẫn chất coumarin là chống co thắt, làm giãn nở động mạch vành mà cơ chế tác dụng tương tự như papaverin. Hàng loạt các chất coumarin tự nhiên cũng như tổng hợp đã được thí nghiệm. Người ta nhận thấy rằng đối với coumarin nhóm 1 nếu OH ở C-7 đuợc acyl hóa thì tác dụng chống co thắt tăng, gốc acyl có 2 đơn vị isopren (ví dụ geranyloxy) thì tác dụng tốt nhất. Ðối với nhóm psoralen, nếu nhóm hydroxy, methoxy hay isopentenyloxy ở vị trí C-5 hay C-8 thì tăng tác dụng. Ðối với nhóm angelicin, nếu có methoxy ở C-5 hay C-5 và C-6 cũng tăng tác dụng. Những dẫn chất acyldihydrofuranocoumarin và acyldihydropyranocoumarin thì tác dụng chống co thắt rất tốt, nhóm acyl ở đây tốt nhất là có 5 carbon nếu kéo dài mạch carbon thì tác dụng bị hạ thấp .
Dạ
Một số dược liệu được ứng dụng để khai thác tác dụng nêu trên như: rễ một loại Tiền hồ (Peucedanum morisonii Bess), hạt Cà rốt (Daucus sativus).
m
/+
Tác dụng chống đông máu của coumarin cũng được biết từ lâu. Nhưng chú ý rằng tính chất này chỉ có đối với các chất có nhóm thế OH ở vị trí 4 và có sự sắp xếp kép của phân tử, ví dụ chất dicoumarol lần đầu tiên được phát hiện khi chất này sinh ra trong khi ủ đống các cây thuộc chi Melilotus và khi súc vật ăn thì bị bệnh chảy máu do làm giảm sự tổng hợp prothrombin. Hiện nay dicoumarol được chế tạo bằng con đường tổng hợp.
.co
Tác dụng như vitamin P (làm bền và bảo vệ thành mạch), ví dụ bergapten , aesculin, fraxin.
gle
Tác dụng chữa bệnh bạch biến hay bệnh lang trắng và bệnh vẩy nến. Tính chất này chỉ có ở những dẫn chất furanocoumarin như psoralen, angelicin, xanthotoxin, imperatorin. Nhiều dẫn chất coumarin có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt chất novobiocin là một chất kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng có trong nấm Streptomyces niveus.
Go o
Một số có tác dụng chống viêm, ví dụ calophyllolid có trong cây Mù u - Calophyllum inophyllum có tác dụng chống viêm bằng 1/3 oxyphenbutazon. Còn các chất calanolid là các dẫn chất coumarin có trong cây Mù u - Calophyllum lanigerum thì gần đây được phát hiện thấy có tác dụng ức chế HIV. Một số có tác dụng chống ung thư, ví dụ 2 dẫn chất coumarinolignan là daphneticin có trong Daphne tangutica và cleomiscosin A có trong Simaba multiflora. 103
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Ta cũng cần chú ý rằng các chất aflatoxin là những coumarin độc có trong mốc Aspergillus flavus có thể gây ung thư.
ơn
VI. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA COUMARIN
yN h
SÀI ĐẤT Herba Wedeliae
Dược liệu là phần trên mặt đất còn tươi hoặc phơi hay sấy khô của cây Sài đất [Wedelia chinensis (Osbek.) Merr.], họ Cúc (Asteraceae).
Qu
Đặc điểm thực vật
yK
èm
Sài đất là một loài cỏ sống dai, mọc bò, thân bò lan tới đâu thì mọc rễ ở đấy. Phần ngọn có thể vươn tới 50 cm. Thân và lá có lông ráp. Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon, hai đầu hơi nhọn, có lông cứng cả 2 mặt. Mép có răng cưa to và nông. Lá tươi vò có mùi như trám và để lại mùi xanh đen ở tay, lá có thể ăn như rau húng nên nhân dân có nơi gọi là húng trám. Cụm hoa hình đầu màu vàng, có cuống dài 5-10 cm mọc ở kẽ lá hay ngọn cành. Cây Sài đất trước đây mọc hoang, hiện nay được trồng ở nhiều nơi, trồng bằng những mẩu thân, rất dễ sống.
Dạ
Thành phần hóa học
Sài đất Wedelia chinensis Osbek.
Tác dụng và công dụng
/+
Cây chứa một ít tinh dầu. Nhiều muối vô cơ, có vị mặn. Dẫn chất coumarin thuộc nhóm coumestan. Các chất được biết là wedelacton, norwedelacton, acid norwedelic.
m
Thử nghiệm in vitro thấy tác dụng kháng khuẩn của Sài đất thấp nhưng thực tế trên lâm sàng thấy có tác dụng chữa khỏi những bệnh viêm nhiễm.
.co
Wedelolacton và isoflavonoid trong Sài đất có tác dụng kiểu estrogen, chống loãng xương ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, giảm tốc độ mất xương, thúc đẩy sự tạo xương. Cây không có độc tính.
gle
Sài đất dùng để chữa những bệnh viêm nhiễm như viêm gan, viêm tuyến sữa, viêm bàng quang, viêm tai mũi họng, mụn nhọt, lở loét, phòng và chữa rôm sẩy. Nó cũng được dùng trong điều trị các bệnh về gan, xuất huyết tử cung, rong kinh.
Go o
Dùng tươi: 100 g rửa sạch, giã hoặc xay, ép lấy nước uống, bã dùng đắp nơi sưng đau, có nơi dùng nấu canh ăn để chữa bệnh. Có thể chế thành si rô một mình Sài đất hoặc phối hợp với Kim Ngân.
104
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CỎ MỰC Herba Ecliptae
ơn
Dược liệu là toàn bộ phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ mực hay có tên khác là Cỏ nhọ nồi (Eclipta prostrata L.), họ Cúc (Asteraceae).
Qu
Cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30-40 cm.Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, nhỏ, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt. Mùa hoa quả từ tháng 2-8.
yN h
Đặc điểm thực vật
Thành phần hóa học
Cỏ mực Eclipta prostrata L.
yK
èm
Phần trên mặt đất có coumarin nhóm coumestan, wedelolacton, alcaloid, saponin triterpen. Ngoài ra, Cỏ mực còn có các dẫn chất triterpenoid tự do như β-amyrin, acid ursolic, acid oleanolic; các steroid tự do, các dẫn chất polyacetylen ... Tác dụng và công dụng
Dạ
Các dẫn chất coumestan được xem là những chất có tác dụng chính trong Cỏ mực. Wedelolacton và norwedelolacton có tác dụng chống nhiễm độc tế bào gan.
/+
Cỏ mực được dùng để chữa các bệnh chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da. Ngoài ra, nó còn được dùng chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Ở Ấn Độ, cây được sử dụng nhiều để điều trị các chứng gan to và làm thuốc lợi mật.
.co
m
Ngày dùng 12 - 20 g cây khô sắc hoặc 30 - 50 g cây tươi ép nước uống. BẠCH CHỈ Radix Angelicae dahuricae
gle
Dược liệu là rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch chỉ [Angelica dahurica (Fisch. Ex Hoffm.) Benth.et Hook.f.], họ hoa tán (Apiaceae). Đặc điểm thực vật
Go o
Cây thuộc thảo, thân rỗng, mặt ngoài màu tím hồng, phần dưới của thân nhẵn, phần trên gần cụm hoa có lông ngắn. Nếu để cây phát triển có thể cao đến 2 m. Lá ở gốc to, có bẹ ôm lấy thân, phiến 2 - 3 lần xẻ lông chim, thùy hình trứng, mép có răng cưa. Cụm hoa tán kép. Thành phần hóa học 105
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Thành phần chính trong rễ củ Bạch chỉ là các dẫn chất coumarin: byak-angelicin, byak angelicol, xanthotoxin, phellopterin...
Trong rễ bạch chỉ còn có tinh dầu, β-sitosterol, acid béo, các dẫn chất polyacetylen. Tác dụng và công dụng
Bạch chỉ Angelica dahurica Benth.
Qu
Bạch chỉ có tác dụng làm hạ sốt, giảm đau. Liều nhỏ tăng huyết áp, mạch chậm, hơi thở kéo dài, liều cao có thể gây co giật, tê liệt toàn thân khi thí nghiệm trên súc vật. Bạch chỉ có tác dụng làm giãn động mạch vành.
yN h
Trong số các dẫn chất coumarin nói trên, byakangelicin chiếm 0,2% và byak-angelicol chiếm 0,2%.
Cách dùng - liều dùng
yK
Liều dùng 5 - 10 g/ngày, dạng thuốc sắc.
èm
Trong đông y dùng để chữa cảm sốt, nhức đầu, đặc biệt vùng trán, ngạt mũi do bị lạnh. Chữa đau nhức răng, bị thương tích, viêm tấy, khí hư ở phụ nữ.
BA DÓT
Dạ
Herba Eupatorii ayapanae
Đặc điểm thực vật
/+
Dược liệu là bộ phận trên mặt đất tươi hoặc phơi khô của cây Ba dót (hoặc Bả dột, có nơi gọi là Mần tưới tía) (Eupatorium triplinerve Vahl.), họ Cúc (Asteraceae).
.co
m
Cây thuộc thảo, cao 30 - 50 cm. Thân tròn, đường kính 2 - 3 cm. Đốt thân dài 4 - 5 cm. Thân có màu tím nhạt. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, mép hơi gợn sóng. Lá dài 5 - 10 cm, rộng 1,5 - 2 cm có 3 gân nổi rõ. Cuống lá ngắn, vò lá có mùi thơm hắc. Hoa dạng đầu hợp thành ngù, hoa trắng hay phớt hồng.
gle
Cây có nguồn gốc Trung và Nam Mỹ, nay được trồng hay mọc hoang nhiều nơi trên thế giới. Thành phần hóa học
Go o
Bộ phận trên mặt đất chứa các chất coumarin: ayapanin, ayapin, umbelliferon. Trong tinh dầu có thành phần chính là thymolquinol dimethyl ether.
Ba dót Eupatorium triplinerve Vahl
Tác dụng và công dụng Ayapanin có tác dụng độc đối với các dòng tế bào ung thư, với các dòng tế bào đa kháng thuốc. 106
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Trên thực nghiệm Ba dót có tác dụng làm hạ huyết áp và làm giãn mạch, chứng minh được kinh nghiệm trong dân gian dùng dược liệu trên để điều trị cao huyết áp. Dịch chiết nước của cành lá Ba dót có tác dụng kích thích hoạt động của tim, tăng cường sức co bóp cơ tim và giảm nhịp tim.
yN h
Cao chiết ether dầu hỏa có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh. Tinh dầu trong hoa có tác dụng diệt khuẩn, diệt giun. Trong y học cổ truyền Ba dót làm thuốc kích thích tim mạch, chống đông máu, giảm đau, nhuận tràng, trị ho, cao huyết áp... Ngày dùng 6-12 g, dạng thuốc sắc.
Qu
MÙ U Oleum Calophylli inophylli
Dược liệu là dầu ép từ hạt của cây Mù u (Calophyllum inophyllum L.), họ Bứa (Clusiaceae) đã được tinh chế loại bỏ phần nhựa.
èm
Đặc điểm thực vật
Dạ
yK
Cây gỗ to cao 10 - 20 m, đường kính 30 - 40 cm. Vỏ cây tiết một chất nhựa màu vàng xanh. Lá thuôn dài, phía cuống thắt lại, đầu lá hơi tù, dài 15 - 17 cm, mọc đối. Mặt lá láng bóng, có nhiều gân phụ khít nhau và gần như thẳng góc với gân giữa. Hoa lưỡng tính, mẫu 4, cánh hoa trắng, nhiều nhị vàng, thơm. Quả hạch hình cầu, đường kính 2 - 3 cm, một hạt, lá mầm lớn chứa nhiều dầu.
Thành phần hóa học
/+
Khi chích vào vỏ thân cây tiết ra nhựa mủ mà khi khô người ta thu được nhựa màu vàng nâu.
Mù u Calophyllum inophyllum L.
.co
m
Trong nhân hạt Mù u có chứa một lượng lớn dầu béo. Dầu của hạt cho một phân đoạn không tan trong cồn gồm các glyceric và một phân đoạn tan trong cồn.
gle
Thành phần acid béo của dầu Mù u gồm có các acid béo chính là acid oleic (49%), acid linoleic (21%), acid palmatic (15%), acid stearic (13%), acid eicosanoic (1,7%) và acid linolenic (0,3%). Thành phần quan trọng trong dầu hạt Mù u là các dẫn chất 4-phenylcoumarin phức tạp gồm có chất chính là calophyllolid, các dẫn chất inophyllolid.
Go o
Trong hạt, ngoài các thành phần trên, còn có acid brasilliensis và inophyllidic là hai chất chính. Tác dụng và công dụng Dầu Mù u có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, viêm khớp và làm lành các tổn thương trên da, tác dụng tại chỗ qua đường thấm qua da của dầu Mù u trên nhiều mô hình thử nghiệm cũng đã được chứng minh. 107
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Dầu Mù u tinh chế đã được bào chế thành các chế phẩm dùng ngoài có tác dụng làm chóng lành sẹo, chóng lên da non, chữa phỏng do lửa, nước sôi, acid hoặc bôi để chửa bệnh hủi. Nhựa cây dùng làm thuốc chữa bệnh ngoài da.
yN h
LƯỢNG GIÁ 1. Nêu khái niệm chung về coumarin. 2. Trình bày cấu trúc, phân loại coumarin. 4. Nêu các phản ứng định tính coumarin từ dược liệu. 5. Nêu tác dụng, công dụng của coumarin.
Qu
3. Nêu tính chất của coumarin.
Go o
gle
.co
m
/+
Dạ
yK
èm
6. Nêu đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của Sài đất, Cỏ mực, Bạch chỉ, Ba dót, Mù u.
108
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 8
ơn
DƯỢC LIỆU CHỨA TANNIN
yN h
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được: 1. Đại cương về tannin. 2. Cấu trúc, phân loại tannin.
Qu
3. Tính chất của tannin. 4. Các phản ứng định tính tannin. 5. Tác dụng, công dụng của tannin.
èm
6. Đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của các dược liệu chứa tannin trong chương trình.
yK
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ TANNIN
Dạ
Từ "tannin" được dùng đầu tiên vào năm 1796 để chỉ những chất có mặt trong dịch chiết từ thực vật có khả năng kết hợp với protein của da sống động vật làm cho da biến thành "da thuộc" không thối và bền gọi là thuộc da. Do đó, tannin được định nghĩa như sau:
m
/+
Tannin là những hợp chất polyphenol có trong thực vật, có vị chát được phát hiện dương tính với thí nghiệm thuộc da và được định lượng dựa vào mức độ hấp phụ trên bột da sống chuẩn.
.co
Định nghĩa này không bao gồm những chất phenol đơn giản hay gặp cùng với tannin như acid gallic, các chất catechin, acid chlorogenic ... Mặc dù những chất này ở những điều kiện nhất định có thể cho kết tủa với gelatin và một phần nào bị giữ trên bột da sống. Chúng được gọi là pseudotannin.
Go o
gle
Cơ chế thuộc da được giải thích do tannin có nhiều nhóm OH phenol, tạo nhiều dây nối hydro với các mạch polypeptid của protein. Nếu phân tử tannin càng lớn thì sự kết hợp với protein càng chặt. Phân tử lượng tannin phần lớn nằm trong khoảng 500 - 5.000. HN C
O
H
O
Liên kết hydro giữa tannin và protein
109
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Tannin gặp chủ yếu trong thực vật bậc cao ở cây 2 lá mầm. Thường gặp nhất ở các họ: Sim, Hoa hồng, Đậu, Bàng ... Một số tannin được tạo thành do bệnh lý khi cây bị sâu chích vào để đẻ trứng tạo nên "Ngũ bội tử". Một số loại Ngũ bội tử chứa đến 50 - 70% tannin. II. CẤU TRÚC, PHÂN LOẠI TANNIN
yN h
Có thể chia tannin làm 2 loại chính 1. Tannin thủy phân được
Tannin thủy phân được còn được gọi là tannin pyrogallic. Loại này có những đặc điểm sau:
Acid m-digallic
gle
.co
m
/+
Acid gallic
Dạ
yK
èm
Qu
- Khi thủy phân bằng acid hoặc bằng enzym tanase thì giải phóng ra phần đường và phần không đường. Phần đường thường là glucose, đôi khi gặp đường đặc biệt ví dụ đường hamamelose. Phần không phải đường là các acid. Acid hay gặp là acid gallic. Các acid gallic nối với nhau theo dây nối depsid để tạo thành acid m-digallic, m-trigallic ....
Acid m-trigallic
Go o
- Phần đường và phần không phải đường nối với nhau theo dây nối ester (không phải dây nối acetal) nên người ta coi tannin loại này là những pseudoglycosid. Các đặc trưng của tannin loại này là: + Khi cất khô ở 180 – 200 oC sẽ thu được pyrogallol là chủ yếu. + Khi đun nóng với HCl sẽ cho acid gallic hoặc acid ellargic. 110
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
+ Cho tủa bông với chì acetat 10%. + Cho tủa màu xanh đen với muối sắt (III).
ơn
+ Thường dễ tan trong nước. 2. Tannin ngưng tụ
èm
Qu
yN h
Tannin ngưng tụ hay còn được gọi là tannin không thủy phân được, tannin pyrocatechic hay phlobatamin. Các chất thuộc nhóm này là những polyflavonoid thường được tạo thành do sự ngưng tụ từ các đơn vị flavan-3-ol hoặc flavan-3,4-diol.
Flavan-3,4-diol
m
/+
Dạ
yK
Flavan-3-ol
Epigallocatechin gallat (EGCG)
.co
Loại tannin này có những đặc điểm sau:
gle
- Dưới tác dụng của acid hoặc enzym dễ tạo thành chất đỏ tannin hay phlobaphen. Phlobaphen rất ít tan trong nước là sản phẩm của sự trùng hiệp hoá kèm theo oxy hoá, do đó tannin pyrocatechic còn được gọi là phlobatannin. Phlobaphen là đặc trưng của một số dược liệu như vỏ Canh ki na, vỏ Quế. - Khi cất khô thì cho pyrocatechin là chủ yếu.
Go o
- Cho tủa màu xanh lá đậm với muối sắt (III). - Cho tủa bông với nước brom. - Khó tan trong nước hơn tannin pyrogallic.
111
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Cũng cần chú ý rằng trong một số nguyên liệu thực vật có thể có mặt cả 2 loại tannin thủy phân được và tannin ngưng tụ. Ví dụ như lá cây thuộc chi Hamamelis, rễ Đại hoàng, lá Ổi, lá Bàng ... III. TÍNH CHẤT
yN h
Tannin có vị chát, làm săn da, tan được trong nước, kiềm loãng, cồn, glycerin và aceton, hầu như không tan trong các dung môi hữu cơ. Tannin kết tủa với một số hợp chất: gelatin, phenazol, alcaloid, muối kim loại nặng. IV. ĐỊNH TÍNH 1. Định tính bằng phản ứng hóa học
Qu
Kết tủa với gelatin. Dung dịch tannin (0,5 - 1%) khi thêm vào dung dịch gelatin 1% có chứa 10% natri chlorid sẽ có tủa. Acid gallic và các pseudotannin khác cũng làm kết tủa gelatin nhưng với dung dịch tương đối đậm đặc.
èm
Kết tủa với muối kim loại. tannin cho tủa với các muối kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, sắt, đồng. Với muối sắt, các tannin khác nhau cho màu xanh lá hay xanh đen với độ đậm khác nhau. Có thể dựa vào tủa của muối sắt để xác định tannin trên vi phẫu. Phản ứng Stiasny. Để phân biệt 2 loại tannin người ta dựa vào phản ứng Stiasny:
yK
Lấy 50 ml dung dịch tannin, thêm 10 ml formol và 5 ml HCl, đun nóng. tannin pyrogallic không tủa còn tain pyrocatechic cho tủa.
Dạ
Nếu trong dung dịch có cả 2 loại tannin, ta cho dư thuốc thử (formol + HCl), đun nóng rồi đem lọc để loại tủa tannin pyrocatechic, sau đó thêm vào dịch Lọc natri acetat dư rồi thêm muối sắt, nếu có mặt tannin pyrogallic sẽ có tủa màu xanh đen.
m
/+
Phát hiện các chất catechin. Các chất catechin khi đun nóng với acid sẽ tạo thành phloroglucinol. Chất này nhuộm lignin cho màu hồng hoặc đỏ khi có mặt của HCl đậm đặc. 2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng
.co
Dịch chiết tiến hành sắc ký nên dùng nước hoặc methanol nước. Nếu dịch nước, có thể chiết với ethyl acetat để tách bớt đường, muối... Nếu hỗn hợp bị nhũ hóa, có thể ly tâm để tách.
gle
Với sắc ký lớp mỏng silicagel G, dùng dung môi: toluen - chloroform - aceton (40:25:35); với bột cellulose thì dùng dung môi chlororm - acid acetic - nước (50:45:5); bản mỏng polyamid thường cho các vết tách rõ. Thuốc thử phát hiện hay dùng là sắt (III) chlorid. Các chất catechin cho màu hồng với vanilin - HCl.
Go o
V. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG Đối với thực vật, tannin tham gia vào quá trình trao đổi chất, các quá trình oxy hóa khử. Là những chất polyphenol có vị chát, tannin cũng là những chất bảo vệ cho cây chống lại sự xâm hại của vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh, côn trùng và các gia súc ăn cỏ. 112
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Dung dịch tannin kết hợp với protein, tạo thành màng trên niêm mạc nên ứng dụng làm thuốc săn da. tannin còn có tác dụng kháng khuẩn nên dùng làm thuốc súc miệng khi bị viêm loét niêm mạc miệng, họng, hoặc bôi, rửa chỗ loét khi nằm lâu. tannin có thể dùng trong để chữa viêm ruột, chữa tiêu chảy.
yN h
Tannin kết tủa với kim loại nặng và với alkaloid nên dùng chữa ngộ độc đường tiêu hóa gây bởi các chất trên. Tannin có tác dụng đông máu nên dùng đắp lên vết thương để cầm máu, chữa trĩ, rò hậu môn.
Qu
Một số ellagitannin được nghiên cứu thấy có tác dụng chống ung thư ví dụ một số chất có trong 3 cây thuộc họ Hoa hồng sau đây: gemin A trong cây Geum japonicum, agrimoniin trong rễ cây Agrimonia pilosa, rugosin D có trong hoa Rosa rugosa đều có tác dụng kháng Sarcoma 180 trên chuột. Alnusiin có trong quả cây Alnus sieboldia (Betulaceae) cũng có tác dụng kháng ung thư.
èm
Nhiều chất tannin có tác dụng chống oxy hóa, loại các gốc tự do trong cơ thể, giúp làm chậm quá trình lão hóa. Trong công nghiệp, tannin chủ yếu được dùng để thuộc da. Hàng trăm ngàn tấn tannin dưới dạng cao chiết thực vật được tiêu thụ mỗi năm.
Dạ
yK
VI. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA TANNIN
NGŨ BỘI TỬ Galla chinensis
m
/+
Dược liệu là tổ đã phơi hay sấy khô của ấu trùng sâu Ngũ bội tử [Melaphis chinensis (Bell.) Baker = Schlechtendalia chinensis Bell.], ký sinh trên cây Muối, tức cây Diêm phụ mộc (Rhus chinensis Muell.), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Đặc điểm thực vật
gle
.co
Cây Muối là cây nhỏ cao 2 - 8 m. Lá kép lông chim lẻ, mép lá chét có khía răng cưa, lá có lông mềm, cuống lá hình trụ có cánh. Cây muối có ở các tỉnh miền núi nước ta như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai. Hiện nay ta vẫn nhập Ngũ bội tử của Trung Quốc. Đặc điểm dược liệu
Go o
Dược liệu có hình dạng không nhất định. Loại Ngũ bội tử Âu thường là hình cầu có đường kính 10 - 25 mm, trên bề mặt có những nốt nhô lên, có một cuống ngắn. Thành dầy, rắn chắc, màu thay đổi từ xám, xanh nâu đến vàng nâu và thường có một lỗ do sâu khi trưởng thành cắn để chui ra. Loại Ngũ bội tử Á thì to hơn, thành
Cây Muối Rhus chinensis Mill.
113
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
mỏng hơn, dễ vỡ vụn, màu xám hồng, bên ngoài có lông tơ ngắn và rậm. Vị của cả hai loại Ngũ bội tử đều rất chát.
Công dụng
Qu
Dùng để chữa viêm ruột mãn tính, giải độc do ngộ độc bằng đường uống alcaloid, kim loại nặng. Liều 2 - 3 g, thuốc sắc.
yN h
Thành phần chính là tannin thuộc loại tannin gallic. Ngũ bội tử Âu hàm lượng tannin từ 50 - 70 %. Ngoài ra còn có acid gallic 2 - 4%, acid ellagic, một ít tinh bột và calci oxalat.
ơn
Thành phần hóa học
Dùng ngoài bôi để chữa nhiễm trùng da, vết thương chảy máu.
Ngũ bội tử Schlechtendalia chinensis
èm
Cách dùng chữa trẻ em loét miệng như sau: phèn chua cho vào ruột Ngũ bội tử, đem nướng nghiền thành bột mịn để bôi.
yK
Ngũ bội tử là nguyên liệu để chế biến tannin kết tinh, chế mực viết.
ỔI
Turio Psidii
Dạ
Dược liệu là chồi kèm theo 2 - 4 lá đã mở của cây Ổi (Psidium guajava L.), họ Sim (Myrtaceae). Đặc điểm thực vật
.co
m
/+
Cây cao 4 - 5 m, cành non có 4 cạnh. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục. Lá non phủ lông trắng nhạt, vị chát. Vỏ thân nhẵn, khi già bông ra từng mảng. Hoa trắng mọc riêng lẻ 2 - 3 cái; một ở kẽ lá, 4 - 5 lá đài, 4 - 5 cánh hoa, rất nhiều nhị, bầu dưới 5 ô. Quả hình cầu khi xanh có vị chua và chát, chín có vị ngọt. Cây trồng để ăn quả. Ổi được trồng ở khắp nơi ở nước ta. Thành phần hóa học
Go o
gle
Ổi Búp và lá non chứa tannin 8 - 9%. Trong lá còn Psidium guajava L. có các flavonoid: quercetin, leucocyanidin. Hai flavonoid có tác dụng kháng tụ cầu như: avicularin, guajaverin. Ngoài ra còn có acid crataegolic, chất sáp ... Trong quả nhất là quả chưa chín cũng có tannin, flavonoid. Tác dụng và công dụng Các flavonoid trong búp và lá Ổi có tính kháng khuẩn mạnh trên nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh. 114
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Búp và lá Ổi được dùng nhiều nơi trên thế giới để chữa đi lỏng, lỵ, tiểu đường. Trong kháng chiến chống Pháp cao búp ổi được dùng chữa đi lỏng, lỵ. Có thể dùng nước sắc để rửa các vết loét, vết thương.
Pericarpium Garciniae mangostanae
yN h
MĂNG CỤT
Dược liệu là vỏ quả chín phơi hay sấy khô của quả cây Măng cụt (Garcinia mangostana L.), họ Bứa (Clusiaceae). Đặc điểm thực vật
èm
Qu
Cây to. Vỏ chứa một chất gôm màu vàng. Lá dai, hoa đơn tính hay lưỡng tính 4 lá đài, 4 cánh hoa, nhiều nhị. Bầu 5 - 8 ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả mộng có vỏ quả dày khi chín có màu tím và mang đài tồn tại ở gốc. Hạt có áo hạt dày trắng, vị chua ngọt, ăn được. Cây trồng ở miền Nam nước ta để lấy quả ăn. Thành phần hóa học
Dạ
yK
Vỏ quả chứa 8% tannin, chất nhựa và các dẫn xuất xanthon. Các xanthon trong vỏ quả Măng cụt phần lớn là các dẫn chất prenyl hóa. Trong các xanthon, α-mangostin có hàm lượng cao nhất. Tác dụng và công dụng
Măng cụt Garcinia mangostana L.
/+
Những chất xanthon của Măng cụt có tác dụng chống viêm, kháng nấm, kháng khuẩn.
LƯỢNG GIÁ
m
Vỏ Măng cụt dùng để chữa lỵ, tiêu chảy.
.co
1. Nêu khái niệm chung về tannin. 2. Trình bày cấu trúc, phân loại tannin. 3. Nêu tính chất của tannin.
gle
4. Nêu các phản ứng định tính tannin từ dược liệu. 5. Nêu tác dụng, công dụng của tannin.
Go o
6. Nêu đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của Ngũ bội tử, Ổi, Măng cụt.
115
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 9
ơn
DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID
yN h
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được: 1. Đại cương về alcaloid. 2. Cấu trúc, phân loại alcaloid.
Qu
3. Tính chất của alcaloid. 4. Các phản ứng định tính alcaloid. 5. Tác dụng, công dụng của alcaloid.
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ ALCALOID
yK
èm
6. Đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của các dược liệu chứa alcaloid trong chương trình.
Dạ
Theo Pôlônôpski: "Alcaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật, thường có dược tính mạnh và cho những phản ứng hóa học với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid".
.co
m
/+
Tuy nhiên cũng có một số chất được xếp vào alcaloid nhưng nitơ không ở dị vòng mà ở mạch nhánh như: ephedrin trong ma hoàng (Ephedra sinica Staf.), capsaicin trong ớt (Capsicum annuum L.)...; một số alcaloid không có phản ứng kiềm như colchicin trong hạt cây Tỏi độc (Colchicin autumnale L.), ricinin lấy từ hạt Thầu dầu (Ricinus communis L.) và có alcaloid có phản ứng acid yếu như arecaidin và guvacin trong hạt Cau (Areca catechu L.). II. CẤU TRÚC VÀ PHÂN LOẠI ALCALOID
gle
Alcaloid là những base bậc 1, bậc 2 hay bậc 3 đôi khi là các alcaloid có nitơ bậc 4. Hầu hết alcaloid có nitơ tham gia vào nhân dị vòng, nhưng cũng có alcaloid mà nitơ ở ngoài vòng.
Go o
Ngày nay người ta thường diễn tả những alcaloid được tạo nên từ acid amin và nitơ nằm trong dị vòng là "alcaloid thật", và gọi những chất tạo ra từ acid amin, nhưng nitơ ở mạch thẳng là "protoalcaloid", còn "pseudoalcaloid" là những chất được tạo ra do sự ngưng tụ amoniac với những hợp chất không có nitơ, ví dụ như isoprenoid. Alcaloid thường được phân loại tùy theo cấu trúc của nhân.
116
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
1. Alcaloid không có nhân dị vòng (proto-alcaloid)
ơn
Những alcaloid thuộc nhóm này có nitơ nằm ở mạch thẳng, còn gọi là "protoalcaloid" như ephedrin trong Ma hoàng (Ephedra sinica Staf.), capsaicin trong quả Ớt (Capsicum annuum L.) H
C
C
H
N
H3CO
yN h
O H
N H
CH3 H HO
H
Ephedrin
Capsaicin
Ephedrin
Qu
2. Alcaloid có nhân dị vòng (Alcaloid thực)
Capsaicin
N H
N H
Pyrrol Pyrrolidin
Pyrrol
Pyrrolidin
N-CH3
NN H
Pyridin
Pyridin Pyperidin
Pyridin
N
N H
Pyperidin
Pyperidin
N
N
/+
Tropan
Isoquinolin
Quinolin
Quinolin
.co
H N
m
Tropan
Indol
gle
Indol
N
Dạ
Pyrrol
Pyrrolidin
yK
N H
N H
èm
Các alcaloid loại này có thể có một vòng hay nhiều vòng. Sự tiến bộ về xác định cấu trúc hóa học cho phép hàng năm hiểu biết thêm nhiều alcaloid mới và việc phân loại chúng không ngừng được bổ sung. Người ta chia làm nhiều nhóm, ở dây chỉ nêu các nhóm chính của các khung sau:
Quinolizidin
Iso-quinolin
Quinolizidin
N
N N H
Imidazol
Imidazol
N
N
N
N H
N
Quinazolin
Purin
Purin
Quinazolin
Go o
3. Alcaloid có nhân sterol (Pseudo-alcaloid) Các alcaloid nhóm này chính là pseudo-alcaloid. Các nhóm hợp chất này có một khung cơ bản steroid gắn với một hoặc một số vòng có chứa nitơ, nitơ không từ acid amin và tạo dị vòng. Một số alcaloid điển hình như conessin, solanidin.
117
yN h
ơn
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Conessin
Solanidin
Qu
III. TÍNH CHẤT CỦA ALCALOID Lý tính
èm
- Thể chất: phần lớn alcaloid trong thiên nhiên công thức cấu tạo có oxy, những alcaloid này thường ở thể rắn ở nhiệt độ thường. Ví dụ morphin (C17H19NO3). Những alcaloid thành phần cấu tạo không có oxy thường ở thể lỏng. Ví dụ nicotin (C10H14N2). - Mùi vị: đa số alcaloid không có mùi, có vị đắng và một số ít có vị cay như capsaicin.
yK
- Màu sắc: hầu hết các alcaloid đều không màu trừ một số ít alcaloid có màu vàng như beberin, palmatin.
Dạ
- Độ tan: nói chung các alcaloid base không tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ như ether, cloroform, benzen... trái lại các muối alcaloid thì dễ tan trong nước, hầu như không tan trong các dung môi hữu cơ ít phân cực.
/+
Có một số trường hợp ngoại lệ, alcaloid base lại tan trong nước như nicotin, acfein (tan 1/80 trong nước lạnh và 1/2 trong nước sôi). Một số alcaloid có chức phenol như morphin tan trong dung dịch kiềm. Muối alcaloid như berberin nitrat lại rất ít tan trong nước. Hóa tính
m
- Hầu như alcaloid đều có tính base yếu, song một số có tính base mạnh có khả năng làm xanh giấy quỳ đỏ như nicotin.
.co
Do có tính base yếu nên có thể giải phóng alcaloid ra khỏi muối của nó bằng những kiềm trung bình và mạnh như NH4OH, MgO, NaOH... khi định lượng alcaloid bằng phương pháp đo acid người ta căn cứ vào độ kiềm để lựa chọn chỉ thị màu cho thích hợp. - Tác dụng với các acid cho các muối tương ứng.
gle
- Alcaloid kết hợp kim loại nặng (Hg, Pt...) tạo ra muối phức.
Go o
- Các alcaloid cho phản ứng với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid. Những phản ứng chung này được chia làm hai loại. Phản ứng tạo tủa: có 2 nhóm - Nhóm thuốc thử tạo tủa vô định hình + Thuốc thử Valse-Mayer + Thuốc thử Bouchardat 118
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
+ Thuốc thử Bertrand + Thuốc thử Dragendorff
ơn
+ Thuốc thử acid tannic - Nhóm thuốc thử tạo tủa dạng tinh thể
yN h
+ Dung dịch vàng clorid. + Dung dịch platin clorid. + Dung dịch nước bão hòa acid picric. + Acid picrolonic.
Qu
+ Acid styphnic. Phản ứng tạo màu
èm
Có một số thuốc thử tác dụng với alcaloid cho những màu đặc biệt khác nhau, do đó người ta cùng dùng phản ứng tạo màu để xác định alcaloid. Phản ứng tạo tủa cho ta biết có alcaloid hay không, còn phản ứng tạo màu cho ta biết có alcaloid nào trong đó. IV. CÁC PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH
yK
Muốn định tính ta phải chiết alcaloid và loại những chất kèm theo gây cản trở cho các phản ứng. Sau đó làm phản ứng tạo tủa để xác định xem có alcaloid hay không. Muốn xác định xem đó là alcaloid gì thì phải làm phản ứng tạo màu đặc hiệu, ngày nay thường kết hợp với phương pháp sắc ký - nhất là sắc ký lớp mỏng.
Dạ
Trong sắc ký lớp mỏng có thể dùng chất hấp phụ là silicagel, nhôm oxyd, bột cellulose... Tùy theo cấu tạo alcaloid mà người ta chọn hệ dung môi khai triển cho thích hợp.
/+
Một vài hệ dung môi thường dùng như: CHCl3 - MeOH - NH4OH (50:9:1)
m
n-butanol - acid acetic - nước (4:1:5)
.co
Thuốc phun hiện màu hay dùng nhất là thuốc thử Dragendorff (cho vết da cam hoặc đỏ nâu). V. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA ALCALOID
gle
Alcaloid nói chung là những chất có hoạt tính sinh học, có nhiều chất rất độc. Tác dụng của alcaloid thường khác nhau và tác dụng của vị dược liệu không phải bao giờ cũng giống như acc1 alcaloid tinh khiết đã được phân lập, chúng sẽ được nêu trong các chuyên luận dược liệu, ở đây chỉ xét một cách tổng quát.
Go o
Nhiều alcaloid có tac dụng trên thần kinh trung ương gây ức chế như morphin, codein, scopolamin, reserpin hoặc gây kích thích như strychnin, cafein. Nhiều chất có tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm gây kích thích: ephedrin; làm liệt giao cảm: ergotamin hoặc kích thích phó giao cảm: pilocarpin; có chất gây liệt phó giao cảm: atropin; có chất phong bế hạch giao cảm: nicotin. 119
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Trong số các alcaloid có chất gây tê tại chỗ: cocain; có chất làm giãn cơ trơn, chống co thắt: papaverin.
ơn
Có alcaloid làm tăng huyết áp (ephedrin), có chất làm hạ huyết áp (yohimbin, alcaloid của Ba gạc) một số alcaloid có thể tác dụng trên tim như ajmalin, quinidin được dùng làm thuốc chữa loạn nhịp tim.
yN h
Có alcaloid diệt ký sinh trùng: quinin độc đối với ký sinh trùng sốt rét; emetin và conessin độc đối với amip dùng để chữa lỵ; arecolin dùng để trị sán.
LỰU
Qu
VI. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID
Fructus, Pericarpium et Cortex Punicae
èm
Dược liệu là quả, vỏ quả, vỏ thân, vỏ rễ, vỏ cành của cây Lựu (Punica granatum L.), họ Lựu (Punicaceae) Đặc điểm thực vật
Lựu Punica granatum L.
m
/+
Dạ
yK
- Cây Lựu thân gỗ, cao chừng 3 - 4 m. Cây nhỏ, cành mềm, có khi có gai. Lá dài nhỏ, mềm, đơn, mép lá nguyên, cuống ngắn, thường mọc đối hoặc so le. Hoa hình cái loa 5 cánh màu đỏ, cũng có thứ màu trắng (bạch lựu) mọc riêng hoặc thành xim có độ 3 hoa, hoa có cuống ngắn. Đế hoa hình chuông, mang 4 - 8 lá đài màu đỏ. Cánh hoa bằng số lá đài, xếp xen kẽ nhau, mỏng. Bộ nhị gồm nhiều nhị rời nhau. Bộ nhụy gồm 8 9 lá noãn dính liền với đế hoa. Hoa nở vào mùa hè. Quả hình cầu, to bằng quả cam, đầu quả còn 4 - 5 lá đài tồn tại. Vỏ dày, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành 2 tầng, tầng trên có 5 ngăn, tầng dưới có 3 ngăn, các ngăn phân cách bởi các màng mỏng. Trong có nhiều hạt hình 5 cạnh màu trắng hồng.
.co
Thành Phần hóa học
Vỏ rễ, vỏ thân và vỏ cành của cây lựu chứa khoảng 0,3 - 0,7% alcaloid toàn phần: alcaloid chính là pseudopelletierin. Ngoài ra còn có tannin.
gle
Tác dụng và công dụng
Tannin ở vỏ Lựu là chất có tác dụng làm săn da và sát khuẩn mạnh.
Go o
Muối isopelletierin có tác dụng co mạch, làm tăng huyết áp. Trong số các alcaloid ở vỏ Lựu isopelletierin, pseudopelletierin có tác dụng trị sán. Làm thuốc chữa sán (phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng). Nước sắc vỏ quả ngậm và súc miệng chữa viêm amidan. Nước sắc vỏ rễ và vỏ thân cây ngậm chữa đau răng. 120
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Nước sắc vỏ quả dùng chữa lỵ, bạch đới, chữa kinh nguyệt quá nhiều.
ơn
CAU Semen et Pericarpium Arecae catechi
Đặc điểm thực vật
èm
Qu
Cau là cây có thân mọc thẳng, cao chừng 10-20 cm, đường kính 10-15 cm. Toàn thân không có lá, chỉ có vết lá đã rụng, ở ngọn có một chùm lá rộng, xẻ lông chim, lá có bẹ to. Trong cụm hoa, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ, màu trắng, thơm; hoa cái to hơn. Quả hạch, hình trứng, to bằng quả trứng gà.
yN h
Dược liệu là hạt (binh lang, tân lang) đã phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của cây Cau hay vỏ quả đã bỏ ỏ ngoài (lớp vỏ màu xanh) phơi hay sấy khô của cây Cau còn gọi là Đại phúc bì hay Đại phúc mao (Areca catechu L.), họ Cau (Arecaceae).
Thành Phần hóa học
yK
Trong hạt có 15% tannin, 13 - 14% dầu béo, các chất đường. Hoạt chất chính là alcaloid (0,15 - 0,67%) ở dạng kết hợp với tannin. Alcaloid chính là arecolin (0,07 - 0,50%), ngoài ra còn có arecaidin, guvacin, guvacolin, arecolidin.
Dạ
Tác dụng và công dụng
Cau Areca catechu L.
/+
Liều nhỏ arecolin kích thích thần kinh, arecolin làm tăng nhu động ruột. Arecolin liều cao gây chết do ngừng tim và liệt hô hấp. Nước sắc hạt Cau có tác dụng độc đối sán, làm tê liệt các cơ trơn của sán, 20 phút sau khi vào tới ruột con sán bị tê liệt và không bám vào thành ruột được nữa.
m
Hạt Cau thường được dùng làm thuốc trị sán trong thú y nhiều hơn. Người ta cũng có thể dùng để chữa bệnh sán dây, thường uống phối hợp với hạt bí ngô.
.co
Người ta còn phối hợp với hạt Cau với Thường sơn để chữa sốt rét.
gle
Vỏ quả Cau (đại phúc bì) y học cổ truyền để chữa thủy thũng, tiểu tiện khó. CÀ ĐỘC DƯỢC Flos et Folium Daturae metelis
Go o
Dược liệu là Hoa hay lá phơi hay sấy khô của cây Cà độc dược (Datura metel L.), họ Cà (Solanaceae). Đặc điểm thực vật Cây thuộc thảo, mọc hàng năm, cao chừng 1 - 1,5 m, toàn thân hầu như nhẵn, cành non và các bộ phận non có những lông tơ ngắn. Lá đơn, mọc cách nhưng ở gần ngọn gần 121
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Qu
Quả hình cầu, mặt ngoài có gai, đường kính chừng 3 cm, quả non màu xanh, khi già màu nâu, có nhiều hạt hình trứng dẹt, dài 3 - 5 mm, dày 1 mm, cạnh có những vân nổi.
yN h
Hoa to, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống hoa dài 1 - 2 cm, đài hoa hình ống có 5 gân nổi lên rõ rệt, dài 5 - 8 cm, rộng 1,5 - 2 cm. Khi hoa héo, một phần còn lại trưởng thành với quả giống hình cái mâm. Tràng to, hình phễu có màu trắng hoặc tím.
ơn
như mọc đối hay mọc vòng. Phiến lá hình trứng dài 9 16 cm, rộng 4 - 9 cm, gốc lá lệch, ngọn lá nhọn, mép lá ít khi nguyên, thường lượn sóng hoặc hơi xẻ 3 - 4 răng cưa; mặt lá lúc non có nhiều lông, sau rụng dần.
Cà độc dược Datura metel L.
èm
Căn cứ vào màu sắc của hoa và thân cây người ta chia ra nhiều dạng Cà độc dược. Ở nước ta hiện nay có ba dạng cây Cà độc dược: - Datura metel L. forma alba: cây có hoa trắng, thân xanh, cành xanh. - Dạng lai của hai dạng trên. Thành Phần hóa học
yK
- Datura metel L. forma violacea: cây có hoa đốm tím, cành thân tím.
Dạ
Hầu hết các bộ phận cuả cây đều chứa alcaloid trong đó alcaloid chính là l scopolamin (= hyoscin), ngoài ra còn có hyoscyamin, atropin. Hàm lượng alcaloid thay đổi tùy theo thời kỳ sinh trưởng của cây và cách trồng trọt, chăm sóc, thường cao nhất vào lúc cây ra hoa. Khi quả chín các alcaloid di chuyển từ vỏ vào trong hạt. Tác dụng và công dụng
/+
Ngoài alcaloid trong lá, rễ còn có flavonoid, saponin, coumarin, tannin, chất béo.
m
Cà độc dược là vị thuốc độc mà nhân dân ta đã biết từ lâu.
.co
Scopolamin có tác dụng ức chế hệ cơ trơn và các tuyến tiết, làm giãn đồng tử. Tác dụng ức chế thần kinh trung ương rõ rệt, vì vậy người ta thường dùng scopolamin trong tiền mê, dùng trong khoa thần kinh để chữa động kinh, chữa co giật trong bệnh Parkinson.
gle
Cà độc dược được dùng làm thuốc chữa ho, hen suyễn; làm thuốc giảm đau trong các trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng, đau quặn ruột hay các cơn đau co thắt khác, làm thuốc chống say sóng, buồn nôn khi đi tàu xe, máy bay.
Go o
Trong y học cổ truyền dùng chữa đau cơ, tê thấp, cước khí, dùng ngoài đắp mụn nhọt giảm đau nhức.
122
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
THUỐC PHIỆN Fructus, Semen et Folium Papaveris
ơn
Dược liệu là quả, hạt, lá của cây Thuốc phiện (Papaver somniferum L.), họ Thuốc phiện (Papaveraceae).
Qu
Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,7 - 1,5 m, ít phân nhánh, thân mọc thẳng. Lá mọc cách, lá ở phía dưới có cuống ngắn, lá ở phái trên không cuống, mọc ôm vào thân cây, mép có răng cưa. Lá hình trứng dài 6 - 50 cm, rộng 3,5 - 30 cm, đầu trên nhọn, ở phía dưới cuống tròn hoặc hơi hình tim. Gân lá nổi rõ ở mặt dưới.
yN h
Đặc điểm thực vật
èm
Hoa to đơn độc mọc ở đầu thân hoặc đầu cành, có cuống dài 12 - 14 cm, đài hoa gồm 2 lá đài màu xanh sớm rụng khi hoa nở, lá đài dài 1,5 - 2 cm. Tràng có 4 cánh, dài 5 - 7 cm màu trắng hay tím hoặc hồng. Nhị nhiều, bao quanh một bầu có một ngăn gồm 15 - 20 lá noãn dính liền nhau thành hình cầu.
Cây Thuốc phiện Papaver somniferum L.
Dạ
yK
Quả là một nang hình cầu hoặc hình trứng, dài 4 - 7 cm, đường kính 3 - 6 cm, ở đỉnh có núm, quả có cuống phình ra ở chỗ nối. Quả chín có màu vàng xám. Hạt nhỏ và nhiều (mỗi quả có 25.000 đến 30.000 hạt), hơi giống hình thận, dài 0,5 - 1 mm, trên mặt có vân hình mạng, màu xám hay vàng nhạt hoặc xám đen. Toàn thân cây bấm chỗ nào cũng có nhựa mủ màu trắng, để lâu chuyển thành nâu đen.
m
Thành Phần hóa học
/+
Ở Việt Nam trước đây Thuốc phiện được trồng ở các tỉnh vùng núi cao phía bắc và Nghệ An. Hiện nay chính phủ đã cấm trồng cây Thuốc phiện. Lá có alcaloid (0,02 - 0,04%).
.co
Quả: trong quả khô thường có 0,2 - 0,3% alcaloid toàn phần. Ở những quả khô đã lấy nhựa hàm lượng alcaloid nhất là morphin chỉ còn lại rất ít. Hạt: không còn alcaloid, chứa 1,5% glucid, 20% protein, 40 - 45% dầu.
gle
Nhựa Thuốc phiện: hoạt chất chính là alcaloid (20 - 30%).
Một số alkaloid đã được sử dụng làm thuốc như morphin, codein, papaverin, narcotin...
Go o
Ngoài alcaloid trong nhựa Thuốc phiện còn có các acid hữu cơ, nước, đường, chất nhầy, pectin, acid amin tự do, lipid, tannin, men ... Tác dụng và công dụng Thuốc phiện có tác dụng giảm đau nhưng dùng lâu gây nghiện. 123
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Đối với thần kinh trung ương, thuốc phiện có tác dụng trên vỏ não và trung tâm gây đau. Liều nhỏ gây cảm giác dễ chịu, thoải mái sau mất cảm giác đau. Liều cao gây ngủ. Có tác dụng trên trung tâm hô hấp và hành tủy làm cho nhịp thở nhanh, nông, sau chậm lại. Khi bị ngộ độc có thể ngừng thở. Có tác dụng làm giảm kích thích ho.
yN h
Đối với bộ máy tiêu hóa: liều nhỏ thuốc phiện kích thích co bóp dạ dày, có thể gây nôn, liều cao có tác dụng chống nôn, khi uống làm giảm nhu động ruột nên dùng để chữa tiêu chảy.
Qu
Morphin có tác dụng lên thần kinh trung ương, nhất là vỏ não, ức chế trung tâm đau, gây ngủ. Liều thấp kích thích hô hấp, liều cao hơn thì ức chế trung tâm này, liều cao có thể làm liệt hô hấp. Morphin cũng ức chế trung tâm ho nhưng kém hơn Codein, có tác dụng làm giảm nhu động ruột già, giảm tiết dịch tiêu hóa, làm co cơ vòng.
èm
Heroin (= diacetylmorphin) là chế phẩm bán tổng hợp từ morphin, là chất ma túy gây nghiện rất mạnh. Người bị nghiện sẽ suy sụp nhanh chóng về thể xác và tinh thần. Dùng liều khoảng 0,06 g có thể gây chết người sau khi tiêm. BÌNH VÔI
yK
Tuber Stephaniae
Dược liệu là phần gốc thân phình ra thành củ đã cạo bỏ vỏ đen ở ngoài hoặc thái thành miếng phơi hay sấy khô của cây Bình Vôi [Stephania glabra (Roxb) Miers.] hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tretrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).
Dạ
Đặc điểm thực vật và phân bố
- Loài Stephania glabra (Roxb) Miers
.co
m
/+
Thân leo, phát triển từ củ hình tròn, củ thường nằm ở khe đá, vỏ củ có các nốt sần, đôi khi có những rãnh nhỏ ngang dọc. Nhựa từ thân và lá không mang màu. Lá đơn, mọc so le, mép lá nguyên, đôi khi hơi chia thùy phần ngọn lá. Toàn thân và lá không có lông. Cuống lá dài 6 - 25 cm, gốc hơi phình lên và cong. Phiến lá hình tim, ngọn lá thuôn nhọn, mặt dưới xanh lợt. Lá có 9 - 11 gân xếp toả tròn do cuống lá dính vào 1/3 phiến lá tính từ gốc lá.
Go o
gle
Bình vôi Cụm hoa đực dạng tán kép, cuống cụm hoa dài 3 Stephania glabra Roxb. 12 cm, mỗi cuống cụm hoa gồm nhiều tán, mỗi tán lại có nhiều tán cấp II, mỗi cuống tán cấp II mang 4 tán cấp III, kết thúc gồm 3 hoa với cuống của mỗi hoa rất ngắn. Hoa đực gồm 6 đài rời xếp thành 3 vòng (3 + 3), kích thước gần như bằng nhau. Đài hình trứng hẹp, chiều dài 1,5 mm. Ba cánh hoa hình trứng màu xanh khi còn trong nụ và chuyển màu vàng khi hoa nở. Bộ nhị hàn liền thành 1 trụ với 6 bao phấn màu vàng nhạt xếp thành vòng tròn, trên 1 trụ do chỉ nhị hàn liền tạo thành cột ngắn 0,5 - 1 mm. Khi hoa nở, các bao phấn mở nắp ngang ra xung quanh. Hạt phấn nhỏ màu vàng.
124
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
yN h
ơn
Cụm hoa cáo dạng xim tán, cuống các bông hoa rất ngắn nên các bông hoa xếp xít vào nhau thành dạng đầu. Mỗi đầu gồm 20 - 70 bông hoa (sau cho 20 - 70 quả). Cuống cụm hoa dài 2 - 5 cm. Hoa cái bất đối xứng. Mỗi hoa có 1 lá đài hình elip dài 1 mm. Hai cánh hoa gần như tròn, đường kính 1 - 1,2 mm, 1 đài và 2 cánh hoa xếp lệch về một phía của hoa. Bầu hình trứng, núm nhụy chia 4 - 5 thùy dạng gai nhỏ và hầu như không có vòi nhụy. Quả hạch hình trứng ngược dài 5 - 6 mm, rộng 4 - 5 mm. Vỏ quả ngoài nhẵn, lúc non màu xanh, chuyển sang màu vàng rồi đỏ sẫm khi chín. Hạt hình trứng ngược, cụt một đầu, vỏ hạch cứng chia nhiều vạch (17 - 20 vạch). Giá noãn có lỗ thủng ở giữa. Mùa hoa: tháng 2 - 4, mùa quả: tháng 5 - 6.
Qu
Các loài Bình vôi ở nước ta phân bố khá rộng trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Thường gặp ở vùng núi đá vôi, một số loài thường chỉ gặp ở vùng núi đất và ven biển. Hiện nay ta đang thu hái củ Bình vôi chủ yếu từ nguồn mọc hoang. Khi thu về đem cạo vỏ sạch, thái mỏng phơi hoặc sấy khô hoặc đem chiết lấy l - tetrahydropalmatin.
èm
Thành Phần hóa học
Trong củ Bình vôi có alcaloid. Các loài cây Bình vôi ta đang khai thác có alcaloid chính là l-tetrahydropalmatin (= rotundin) thay đổi tùy theo loài và vùng thu hái. Ngoài alcaloid, trong củ Bình vôi còn có tinh bột, đường và các acid hữu cơ.
yK
Công dụng và liều dùng
Dạ
Bình vôi đã được dùng từ lâu. Theo kinh nghiệm của nhân dân dùng Bình vôi thái lát, phơi khô chữa mất ngủ, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng. Ngày uống 3 - 6 g, dạng thuốc sắc. Có thể tán thành bột 40o với tỷ lệ 1 phần bột 5 phần rượu. Uống 5 - 15 ml rượu/ngày, có thể thêm đường để dễ uống.
/+
Bình vôi chủ yếu được dùng làm nguyên liệu chiết xuất lấy l - tetrahydropalmatin hoặc cepharanthin tùy theo loài.
m
L - tetrahydropalmatin (Rotundin) được dùng làm thuốc trấn kinh, an thần trong các trường hợp: mất ngủ, trạng thái căng thẳng thần kinh, một số trường hợp rối loạn tâm thần. Liều dùng: 0,03 g - 0,10 g dưới dạng viên l - tetrahydropalmatin hydroclorid hoặc sulfat, mỗi viên 0,03 g.
gle
.co
Ngoài dạng viên 30 mg và 60 mg rotundin còn có dạng tiêm rotundin sulfat, mỗi ống 2 ml (60 mg) làm thuốc giảm đau, an thần, gây ngủ trong điều trị loét dạ dày tá tràng, đau dây thần kinh, mất ngủ do lo âu, căng thẳng thần kinh, hen do co thắt phế quản. HOÀNG LIÊN Rhizoma Coptidis
Go o
Dược liệu là Thân rễ phơi khô của nhiều loài Hoàng liên chân gà như Coptis chinensis Franch., Coptis quinquesecta Wang, hoặc Coptis teeta Wall., họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Đặc điểm thực vật và phân bố 125
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
yN h
ơn
Cây thảo, sống nhiều năm, cao chừng 15 - 35 cm, thân mọc thẳng, phía trên phân nhánh, có nhiều rễ nhỏ. Lá mọc so le, mọc từ thân rễ lên, có cuống dài 6 - 12 cm. Phiến lá gồm 3 - 5 lá chét, mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy mép có răng cưa. Có 5 lá đài màu vàng lục, quả đại trong cò chứa hạt màu xám. Hoàng liên thường được mọc ở vùng núi cao, ở Trung Quốc có nhiều ở Tứ xuyên, Hồ Bắc. Ở Việt Nam có nhiều ở trên dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Qu
Hoàng liên ưa chỗ lạnh, mát, ẩm thấp, nhiệt độ nơi trồng phải dưới 30 oC, tốt nhất là đất cát có nhiều mùn. Thành Phần hóa học
Cây Hoàng liên Coptis chinensis Franch.
èm
Thân rễ Hoàng liên có chứa nhiều alcaloid (5 - 8%) trong đó chủ yếu là berberin. Ngoài ra còn có coptisin, palmatin. Ngoài alcaloid trong thân rễ còn có tinh bột, acid hữu cơ. Tác dụng và công dụng
yK
Nước sắc Hoàng liên có tác dụng ức chế với vi khuẩn Shiga. Hoàng Liên được dùng để điều trị các bệnh: lỵ amib và lỵ trực khuẩn, tiêu chảy, nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu, viêm dạ dày, ruột, đau mắt đỏ (viêm kết mạc). Cách dùng và liều dùng
Dạ
Lỵ amib và lỵ trực khuẩn ngày dùng 3 - 6 g chia 3 lần, uống trong 7 - 15 ngày, dưới dạng thuốc sắc.
/+
Chữa viêm dạ dày, ruột: ngày dùng 3 - 4 g dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Chữa đau mắt đỏ (viêm kết mạc): dùng dung dịch Hoàng liên 5 - 30 % nhỏ vào mắt.
.co
m
Berberin được dùng để chữa lỵ, tiêu chảy, nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu. Ngày uống 0,2 - 0,4 g beberin clorid chia làm 2 lần (dạng viên 10 mg, 50 mg, 100 mg). VÀNG ĐẮNG Caulis Coscinii fenestrati
gle
Dược liệu là thân đã phơi hay sấy khô của cây Vàng đắng [Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr., Syn. Menispermum fenestratum Gaertn.], họ Tiết dê (Menispermaceae). Đặc điểm thực vật và phân bố
Go o
Cây Vàng đắng là một loại dây leo to, có phân nhánh, leo lên những cây gỗ cao. Thân hình trụ, đường kính 1,5 - 10 cm. Thân to, màu vàng, thân già màu ngà, xù xì, có đoạn có chỗ u phình to tròn và mắt (vết tích cuống lá). Cành non, lá non, cụm hoa và quả đều phủ một lớp lông mềm. Lá đơn, nguyên, mọc so le, có cuống, đáy tròn hoặc lõm, hình tim, đầu lá thuôn nhọn, gân lá hình chân vịt, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới có lông bạc trắng. Hoa màu trắng phớt tím, hoa mọc thành chùm chùy ở thân đã rụng lá, cuống hoa rất ngắn. 126
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Hoa đều, đơn tính. Hoa đực có 6 nhị: 3 nhị ngoài rời, 3 nhị trong có chỉ thị hàn liền. Hoa cái có 3 noãn. Quả hạch, hình cầu. Mùa hoa quả: tháng 1 - 5.
Thành Phần hóa học Thân và rễ vàng đắng có berberin, palmatin. Tác dụng và công dụng
Vàng đắng Coscinium fenestratum
Qu
Nhân dân dùng thân và rễ cây làm thuốc hạ nhiệt, chữa sốt rét, lỵ, tiêu chảy, đau mắt. Chữa bệnh về gan, mật, vàng da, ăn uống khó tiêu.
yN h
Cây mọc hoang phổ biến ở vùng núi miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, còn thấy mọc nhiều ở trung và hạ Lào.
Làm nguyên liệu chiết berberin, berberin clorid để chữa lỵ, tiêu chảy, đau mắt.
èm
Thuốc bột hay thuốc viên, ngày uống 4 - 6 g.
yK
Dung dịch 0,5 - 1% dùng để nhỏ mắt, chữa đau mắt. VÔNG NEM
Folium Erythrinae variegatae
Dạ
Dược liệu là lá đã phơi khô của cây Vông nem (Erythrina variegata L. = Erythrina indica Lamk.), họ Đậu (Fabaceae). Đặc điểm thực vật và phân bố
Vàng đắng Coscinium fenestratum
Go o
gle
.co
m
/+
Cây thân gỗ cao tới 10 m, thân và cành có gai ngắn hình nón, cây phân nhánh nhiều. Lá mọc so le có 3 chét hình tam giác, mép lá nguyên, lá chét ở giữa to hơn lá chét hai bên và có chiều rộng lớn hơn chiều dài, lá thường rụng vào mùa khô. Hoa màu đỏ tươi mọc thành chùm dày. Đài hình mo rách dọc tới gốc, ở đỉnh có 5 răng không rõ lắm, tràng hoa xếp theo kiểu tiền khai cờ, cánh cờ to dài 4 - 9 cm, rộng 2 - 3 cm; cánh thìa tự do dài 1 - 1,5 cm, rộng 0,4 - 0,6 cm. Có 10 nhị, 9 nhị hàn liền, 1 nhị rời, xếp thành 2 vòng. Chỉ nhị màu tím đỏ. Bao phấn màu vàng, đính lưng có xẻ rãnh. Nhụy dài hơn nhị và có núm nhụy. Cây có rất ít quả mặc dù có rất nhiều hoa. Quả loại đậu, thắt lại giữa các hạt. Mỗi quả có 4 - 8 hạt. Hạt hình thận màu nâu hay nâu đỏ.
Cây Vông nem mọc hoang và được trồng phổ biến khắp nơi ở nước ta.
Thành Phần hóa học Saponin, flavonoid, tannin. Trong hạt còn có chất béo, protein và các chất vô cơ. Lá, vỏ thân và hạt đều có chứa alcaloid. 127
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Tác dụng và công dụng
ơn
Alcaloid toàn phần chiết từ lá Vông có tác dụng kéo dài giấc ngủ, ức chế một số vi khuẩn. Nhân dân ta dùng lá Vông nem sắc uống chữa mất ngủ, làm dịu thần kinh chữa thần kinh suy nhược.
yN h
Cách dùng và liều dùng
Ngày dùng 8 - 16 g. Có thể phối hợp với một số vị thuốc khác.
Semen Strychni
Qu
MÃ TIỀN
èm
Dược liệu là hạt đã phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của cây Mã tiền (Strychnos nux vomica L.) hoặc một loài thuộc chi Strychnos khác có chứa strychnin, họ Mã tiền (Loganiaceae). Đặc điểm thực vật và phân bố
/+
Dạ
yK
Cây gỗ, thân đứng cao 5 - 12 m. Vỏ màu xám có lỗ bì, cành non có gai. Lá mọc đối, hình trứng đầu nhọn, mặt trên xanh bóng, có 5 gân hình cung nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa hình ngù mọc ở đầu cành. Hoa nhỏ hình ống màu vàng nhạt. Có 5 cánh hoa hàn liền thành một ống dài 1 - 1,2 cm; nhị 5, dính ở phía trên ống tràng. Bầu hình trứng, nhẵn. Quả thịt, hình cầu, đường kính 3 5 cm vỏ nhẵn bóng, khi chín có màu vàng cam, chứa 1 5 hạt hình đĩa dẹt như chiếc khuy áo, đường kính 2 - 2,5 cm, dày 4 - 5 mm, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt, màu xám bạc.
Mã tiền Strychnos nux - vomica L.
m
Mùa hoa: tháng 3 - 4. Mùa quả: tháng 5 - 8.
.co
Cây có nhiều ở vùng núi: Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia. Ở nước ta thấy mọc hoang ở các vùng rừng núi các tỉnh phía Nam. Thành Phần hóa học
gle
Chủ yếu là alcaloid: trong đó gần 50% là strychnin, phần còn lại là brucin. Ngoài ra còn có chất béo, iridoid. Tác dụng
Người ta cho tác dụng của Mã tiền là do tác dụng của strychnin:
Go o
Đối với thần kinh trung ương và ngoại vi: liều nhỏ có tác dụng kích thích, liều cao thì gây co giật. Đối với tim và hệ tuần hoàn có tác dụng làm tăng huyết áp do làm co mạch máu ngoại
vi.
128
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Đối với dạ dày và bộ máy tiêu hóa: tăng bài tiết acid dịch vị và kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên nếu dùng lâu sẽ gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn co bóp dạ dày.
ơn
Công dụng Mã tiền được dùng làm nguyên liệu để chiết xuất strychnin.
yN h
Mã tiền chưa chế biến thường chỉ dùng ngoài làm thuốc xoa bóp chữa nhức mỏi chân tay do thấp khớp, đau dây thần kinh, dùng riêng hoặc phối hợp với ô đầu, phụ tử dưới dạng cồn thuốc. Mã tiền chế theo y học cổ truyền được dùng chữa đau nhức, sưng khớp, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, bại liệt, liệt nửa người, chó dại cắn.
Qu
Cách dùng và liều dùng
èm
Liều uống tối đa 0,10 g/lần và 0,30 g/24 giờ, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi. DỪA CẠN
Folium et Radix Catharanthi rosei
Đặc điểm thực vật và phân bố
yK
Dược liệu là lá hoặc rễ phơi hay sấy khô của cây Dừa cạn [Catharanthus roseus (L.) G. Don], họ Trúc đào (Apocynaceae).
.co
m
/+
Dạ
Cây thuộc thảo, sống nhiều năm, cao 40 - 80 cm, cành thẳng đứng. Lá mọc đối, thuôn dài, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp, nhọn, dài 3 - 8 cm, rộng 1 - 2,5 cm, không có nhựa mủ. Hoa trắng hoặc hồng mọc riêng lẻ ở kẽ lá, đài hợp thành ống ngắn. Tràng hợp hình đinh. Phiến có 5 thùy, 5 nhị đính trên tràng, 2 lá noãn hợp với nhau ở vòi. Quả gồm 2 đại, dài 2,5 - 5 cm, rộng 2 - 3 mm, mọc thẳng đứng hơi ngả sang hai bên, trong có 12 - 20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có những mụn nổi thành hàng dọc. Mùa hoa, quả gần như quanh năm. Dừa cạn Catharanthus roseus L.
gle
Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới. Ở nước ta Dừa cạn mọc hoang và được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Thành Phần hóa học
Go o
Trong Dừa cạn có hơn 70 alcaloid trong đó vinblastin, vincristin.
Tác dụng và công dụng Cao lỏng Dừa cạn có tác dụng hạ huyết áp, an thần, gây ngủ. Vinblastin và vincristin có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra dược liệu dùng để chữa bệnh bế kinh, huyết áp cao, chữa tiêu hóa kém và lỵ. 129
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Rễ Dừa cạn dùng làm nguyên liệu để chiết ajmalicin. Cách dùng và liều dùng
LẠC TIÊN Herba Passiflorae foetidae
yN h
ơn
Ngày dùng 8 - 12 g dạng thuốc sắc, thuốc viên.
Dược liệu là phần trên mặt đất đã phơi hoặc sấy khô của cây Lạc tiên hay còn gọi là dây Nhãn lồng (Passiflora foetida L.), họ Lạc tiên (Passifloraceae).
Qu
Đặc điểm thực vật
èm
Cây mọc leo, thân mềm mang nhiều lông thưa và mềm. Lá mọc cách có nhiều lông dính. Phiến lá có 3 thùy, thùy giữa lớn hơn 2 thùy bên, mép có răng cưa nhỏ. Cuống lá không có tuyến mật. Có lá kèm nhỏ. Tua cuốn và hoa mọc ở kẽ lá. Hoa mọc riêng lẻ, to, đều, lưỡng tính. Quả mọng, hình trứng, khi chín có màu vàng, nhiều hạt, hạt có áo hạt, thơm, ăn được.
yK
Thành Phần hóa học
Trong cây có alcaloid, ngoài ra còn có: saponin, flavonoid và coumarin.
Dạ
Tác dụng và công dụng
Lạc tiên Passiflora foetida L.
Lạc tiên có tác dụng an thần chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, động kinh, co giật.
CHÈ Folium Camelliae
.co
m
/+
Dùng dưới dạng cao hay siro và thường phối hợp với các vị thuốc khác.
gle
Dược liệu là lá đã phơi hay sấy khô của cây Chè hay còn gọi là Trà [Camellia sinensis (L.) D. Kuntze. Syn. Thea chinensis Seem.], họ Chè (Theaceae). Đặc điểm thực vật và phân bố
Go o
Cây gỗ có thể cao tới 20 m, có cây thân to tới một người ôm không xuể. Đôi khi mọc thành rừng trên núi đá cao. Nhưng trong khi trồng người ta thường cắt xén cho tiện hái nên cây chỉ cao 1,5 - 2 m. Cây có nhiều cành ngay từ gốc. Lá mọc so le, không rụng. Hoa to và trắng, có mùi thơm, mọc ở kẽ lá, nhiều nhị. Quả là một nang thường có ba ngăn. Quả mở bằng lối cắt ngăn, hạt không có phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu.
Cây Chè Camellia sinensis L.
130
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Cây Chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước châu Á khác. Ở Việt Nam có nhiều ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Quảng Nam, Lâm Đồng.
ơn
Thành Phần hóa học
Búp chè chứa: tannin, alcaloid (chủ yếu là: cafein, theophylin, theobromin...), protein, acid amin, glucid và pectin, flavonoid, dầu thơm.
yN h
Tác dụng và công dụng
Chè có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, lợi tiểu, cầm tiêu chảy nhẹ.
SEN Nelumbo
Qu
Được dùng để chữa bí tiểu tiện, buồn ngủ, lỵ.
èm
Các dược liệu bao gồm nhiều bộ phận của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaernt), họ Sen (Nelumbonaceae). Đặc điểm thực vật và phân bố
Sen Nelumbo nucifera Gaernt.
.co
m
/+
Dạ
yK
Cây được trồng ở nước ta trong các ao đầm. Thân rễ hình trụ mọc trong bùn gọi là ngó sen, dùng làm thực phẩm. Lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ. Phiến lá hình đĩa to, đường kính 40 - 70 cm, có gân tỏa tròn. Hoa to, gồm rất nhiều cánh hoa màu trắng hoặc tím hồng, đều, lưỡng tính, nhiều nhị, bao phấn 2 ô mở bởi kẽ nứt dọc, trung đới mọc dài ra thành một phần trụ màu trắng gọi là hạt gạo, phần này có hương thơm dùng để ướp chè. Lá noãn nhiều và rời nhau đựng trong một đế hoa loe hình nón ngược. Vòi ngắn, núm nhụy chỉ nhô lên khỏi đế hoa. Mỗi lá noãn sinh ra một quả, trong đựng một hạt, hạt không có nội nhũ. Hai lá mầm nạc dày bao bọc bởi một màng mỏng. Chồi mầm (tâm Sen) mang 4 lá non gập vào trong, có diệp lục. Bộ phận dùng và chế biến
Sen có nhiều bộ phận dùng được dùng làm thuốc, bao gồm:
gle
- Hạt Sen (Semen Nelumbinis), là hạt còn màng lụa hồng bên ngoài, phơi khô, còn gọi là Liên nhục. - Quả Sen (Fructus Nelumbinis), là quả già phơi khô, còn gọi là Liên thạch.
Go o
- Tâm Sen (Embryo Nelumbinis), là chồi mầm phơi khô, còn gọi là Liên tâm. - Tua Sen (Stamen Nelumbinis), là nhị hoa, còn gọi là Liên tu.
- Lá Sen (Folium Nelumbinis), là lá bánh tẻ bỏ cuống hái vào mùa hè và mùa thu, phơi khô, còn gọi là Liên diệp. 131
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Dược điển Việt Nam IV ghi 3 dược liệu là tâm Sen, lá Sen và hạt Sen. Thành phần hóa học
yN h
Hạt: thành phần chính là tinh bột.
ơn
Ngoài ra, người ta còn dùng gương Sen tức là đế hoa gọi là liên phòng, ngó Sen là thân rễ Sen gọi là Liên ngẫu.
Lá: chứa nhiều alcaloid. Alcaloid chính là nuciferin. Ngoài ra còn có flavonoid. Tâm sen: có các alcaloid, các hợp chất flavonoid. Gương sen: có quercetin.
Qu
Tua nhị: có tinh dầu. Ngó sen: có vitamin C, A, tinh bột, tannin. Công dụng
èm
Hạt Sen thường dùng để nấu chè ăn hoặc làm mứt. Trong y học dân tộc cổ truyền hạt Sen được dùng làm thuốc bổ tỳ, thuốc chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, di tinh, đi tiêu lỏng. Ngày dùng 30 g.
yK
Tâm Sen là thuốc an thần, chữa mất ngủ. Ngày dùng 5 g pha trà để uống. Lá Sen cũng có tác dụng như tâm Sen, ngoài ra còn dùng làm thuốc cầm máu. Ngày dùng 20g.
Dạ
Gương Sen và tua Sen cũng dùng làm thuốc cầm máu, chữa di mộng tinh. BA GẠC
/+
Radix Rauwolfiae
m
Dược liệu là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ba gạc gồm nhiều loài thuộc chi Rauwolfia, họ Trúc đào (Apocynaceae) sử dụng làm thuốc như: - Rauwolfia serpentina benth. (Ba gạc Ấn Độ)
.co
- Rauwolfia verticillata (Lour.) Baill. (Ba gạc Việt Nam) - Rauwolfia cambodiana Pierre ex Pit. (Ba gạc Cambốt lá to) - Rauwolfia tetraphylla L. (Ba gạc Cuba, Ba gạc 4 lá)
gle
- Rauwolfia vomitoria Afzel. ex Apreng. (Ba gạc Châu Phi) - Rauwolfia littoralis Pierre ex Pit. (Ba gạc lá nhỏ, Huỳnh cầm núi)
Go o
Đặc điểm thực vật Cây thường là bụi nhỏ, vài loài có thể là cây mộc nhỡ. Toàn cây có nhựa mủ. Lá thường mọc vòng 3 hay 4, có khi mọc đối. Hoa nhỏ hình ống. Quả hình cầu, khi non màu xanh, khi chín màu đỏ, đỏ tím hoặc tím tùy loại.
132
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Thường mọc hoang ở những vùng núi đồi thấp và cao nguyên, R. littoralis còn gặp ở vùng ven biển. R. tetraphylla là loài nhập nội.
ơn
Thành phần hóa học Alcaloid: reserpin, rescinamin, ajmalin, ajmalicin. Reserpin, rescinamin: hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, an thần, giảm đau. Dùng trong bệnh cao huyết áp, loạn thần kinh.
Ba gạc Rauwolfia verticillata Lour.
Qu
Ajmalin: chống loạn nhịp tim do cơ năng, hồi hộp, đau vùng tim, ngoại tâm thu, nhanh tim kịch phát, nhịp đôi do ngộ độc digitalin.
yN h
Tác dụng, công dụng
èm
Ajmalicin: tăng lượng oxy trong máu, tăng tuần hoàn máu não, tăng chuyển hóa ở mô não. MỨC HOA TRẮNG
yK
Cortex et Semen Holarrhenae
Dược liệu là vỏ thân và hạt của cây Mức hoa trắng hay còn gọi là cây Thừng mực lá to, cây Sừng trâu, Mộc hoa trắng (Holarrhena antidysenterica Wall.), họ Trúc đào (Apocynaceae).
Dạ
Đặc điểm thực vật
/+
Cây gỗ cao 10 - 12 m, nhánh non có lông. Lá mọc đối có cuống rất ngắn, mép lá nguyên, phiến hình bầu dục hay trái xoan dài, mặt dưới có lông. Hoa trắng, cụm hoa xim, dạng ngù ở nách lá. Quả 2 đại, nhiều hạt.
.co
m
Có ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước phía nam Châu Á. Ở Việt Nam có ở Lạng Sơn, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Bình Phước, An Giang... Thành phần hóa học
gle
Chủ yếu là alcaloid (conessin, isoconessin, holarrhenin...). Ngoài ra còn có tannin, gôm, nhựa.
Mức hoa trắng Holarrhena antidysenterica
Tác dụng, công dụng
Go o
Mức hoa trắng được dùng điều trị lỵ amip và tiêu chảy dưới dạng cao lỏng, bột, cồn thuốc, nước sắc vỏ thân hay hạt.
133
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Ô ĐẦU Radix Aconiti
ơn
Dược liệu là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl., hoặc Aconitum carmichaeli Debx.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Cây mọc hoang ở vùng núi cao, chỗ ẩm mát. Thành phần hóa học
èm
Alcaloid: aconin, aconitin...
Qu
Cây thảo đa niên cao 0,6 - 1 m. Lá mọc so le, phiến lá rộng 5 - 12 cm, xẻ làm 3 thùy có răng cưa thô và sâu, 2 thùy bên xẻ thêm thành 3 thùy nhỏ nữa. Hoa mọc thành chùm màu xanh tím. Rễ phát triển thành củ gồm củ mẹ và củ con. Củ rất đa dạng nhưng thường có hình con quay. Vỏ ngoài đen, phía trong trắng, nhấm thấy tê lưỡi.
Tác dụng, công dụng
yN h
Đặc điểm thực vật
Ô đầu
yK
Aconitum fortunei Hemsl. Aconitin kích thích thần kinh sinh ba sau đó gây tê liệt. Ở liều cao, aconitin có tác dụng lên thần kinh (có hiện tượng kiến bò ở đầu chi), hạ thân nhiệt, mạch chậm, không đều cuối cùng chết do ngạt.
Dạ
Tây y dùng làm thuốc ho, ra mồ hôi.
BÁCH BỘ
/+
Radix Stemonae tuberosae
m
Dược liệu là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae). Đặc điểm thực vật
gle
.co
Dây leo bằng thân quấn, thân nhẵn dài 6 - 8 m hay hơn. Lá mọc đối hoặc so le, phiến hình tim, gân lá hình cung chạy từ cuống lên đầu lá. Phiến lá có nhiều nếp nhăn ngang đặc sắc. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, hoa màu vàng lục. Quả nang, hình trứng thuôn. Cây mọc hoang khắp các vùng núi thấp và trung du. Cây ưa ẩm, chịu bóng thường mọc xen với các loài khác.
Go o
Thành phần hóa học Alcaloid chủ yếu là stemonin (2%).
Tác dụng, công dụng
Bách bộ Stemona tuberosa Lour.
134
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Bách bộ có tác dụng ức chế phản xạ ho. Có tác dụng long đờm. Có tính kháng khuẩn. Có tác dụng tốt trên lao hạch. Có tính chất diệt giun và côn trùng. Được dùng làm thuốc chữa ho, chữa giun và diệt côn trùng dưới dạng thuốc sắc, uống. LƯỢNG GIÁ
yN h
1. Nêu khái niệm chung về alcaloid. 2. Trình bày cấu trúc, phân loại alcaloid. 3. Nêu tính chất của alcaloid.
Qu
4. Nêu các phản ứng định tính alcaloid từ dược liệu. 5. Nêu tác dụng, công dụng của alcaloid.
Go o
gle
.co
m
/+
Dạ
yK
èm
6. Nêu đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của, Lựu, Cau, Cà độc dược, Thuốc phiện, Bình vôi, Hoàng liên, Vàng đắng, Vông nem, Dừa cạn, Lạc tiên, Chè, Sen, Ba gạc, Mức hoa trắng, Ô đầu, Bách bộ.
135
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 10
ơn
DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU
yN h
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được: 1. Đại cương về tinh dầu. 2. Cấu trúc, phân loại tinh dầu.
Qu
3. Tính chất của tinh dầu. 4. Kiểm định tinh dầu. 5. Tác dụng, công dụng của tinh dầu.
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ TINH DẦU
yK
èm
6. Đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của các dược liệu chứa tinh dầu trong chương trình.
Dạ
Tinh dầu là một hỗn hợp của nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường và có thể điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước. II. CẤU TRÚC VÀ PHÂN LOẠI TINH DẦU
/+
Về thành phần cấu của tinh dầu khá phức tạp, có thể chia thành 4 nhóm chính: 1. Một số dẫn chất của monoterpen
m
1.1. Monoterpen mạch hở
Go o
gle
.co
Các dẫn chất không chứa oxy (ít được quan tâm)
Ocimen
Myrcen
Các dẫn chất chứa oxy - Các alcol (nerol, geraniol, citronellol, linalol)
136
α
Geraniol
Citronellol
yN h
Nerol
ơn
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Qu
β
èm
- Các aldehyd (neral (citral b), geranial (citral a), citronellal)
yK
α
Citronellal
m
/+
β
Geranial
Dạ
Neral
Go o
gle
.co
1.2. Monoterpen 1 vòng
Limonen
α-phellandren
Carvon
137
Menthol
Menthon
yN h
ơn
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Ascaridol
1,8-cineol
β-pinen
Borneol
èm
α-pinen
Qu
1.3. Monoterpen 2 vòng
2. Một số dẫn chất sesquiterpen
Dạ
yK
2.1. Sesquiterpen không có oxy
Camphor
Curcumen
Vetivazulen
Chamazulen
.co
m
2.2. Các hợp chất azulen
Zingiberen
/+
Farnesen
gle
Guajazulen
Go o
2.3. Các sesquiterpen lacton
Sausurea lacton
Santonin 138
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Thymol
Carvacrol
Eugenol
Me-eugenol
Me-chavicol
Đại hồi
m
Trans anethol
/+
Dạ
yK
Vanilin
èm
Qu
p-cymen
yN h
ơn
3. Một số dẫn chất có nhân thơm
Aldehyd cinnamic Quế
Methyl salicylat Long não
gle
.co
4. Một số dẫn chất có chứa N và S
Alliin
Allicin
III. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA TINH DẦU
Go o
- Thể chất: đa số là chất lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể rắn: menthol, borneol, camphor ... - Màu sắc: khi mới cất tinh dầu thường không có màu hoặc màu vàng nhạt. Càng để lâu do hiện tượng oxy hóa màu có thể sẫm lại. Một số có màu đặc biệt: các hợp chất azulen có màu xanh lục. 139
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
- Mùi: đặc biệt, đa số có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi hắc, khó chịu (tinh dầu giun).
ơn
- Vị: cay, một số có vị ngọt: tinh dầu Quế, Hồi. - Bay hơi được ở nhiệt độ thường.
yN h
- Tỷ trọng: đa số nhỏ hơn 1. Một số lớn hơn 1: Quế, Đinh hương, Hương nhu.
- Độ tan: không tan, hay đúng hơn ít tan trong nước, tan trong alcol và các dung môi hữu cơ khác. - Độ sôi: phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, có thể dùng phương pháp cất phân đoạn để tách riêng từng thành phần trong tinh dầu.
Qu
- Rất dễ oxy hóa, sự oxy hóa thường xảy ra cùng với sự trùng hợp hóa, tinh dầu sẽ chuyển thành chất nhựa. IV. KIỂM ĐỊNH TINH DẦU
èm
Trong kiểm định tinh dầu, người ta thường thực hiện những nội dung chính sau: 1. Cảm quan: màu sắc, mùi, vị và thể chất của tinh dầu.
yK
2. Xác định các hằng số vật lý của tinh dầu: chỉ số khúc xạ, năng suất quay cực, tỉ trọng, độ hòa tan trong cồn ở các độ cồn khác nhau (70%, 95%...). Các hằng số này của một tinh dầu thường nằm trong một giới hạn cụ thể. Xác định các hằng số này góp phần vào việc kiểm nghiệm mức độ tinh khiết của tinh dầu.
m
/+
Dạ
3. Thử tinh khiết: nhằm phát hiện các tạp chất có trong tinh dầu. Tạp chất là những chất vốn không có (hay có ở một giới hạn nào đó) trong thành phần của tinh dầu. Sự hiện diện quá giới hạn cho phép của tạp chất tronh tinh dầu có thể do quá trình chế tạo, bảo quản nay do cố ý giả mạo. Các tạp chất thường được tìm khi kiểm nghiệm tinh dầu là nước, cồn và chất béo. Các tạp chất còn có thể là dầu hỏa, các tinh dầu rẻ tiền ... hay những sản phẩm oxy hóa của tinh dầu trong quá trình bảo quản. Các tạp chất có thể được nhận biết bằng các phương pháp vật lý hay hóa học.
.co
4. Định tính, định lượng thành phần đặc trưng của tinh dầu: dựa vào tính chất lý hóa đặc trưng của một chất, một nhóm chất để xác định sự có mặt của chất (nhóm chất) đó trong tinh dầu, gián tiếp xác định tinh dầu đó là đúng. Tương tự, có thể xác định định lượng các thành phần này để đánh giá chất lượng của tinh dầu. V. TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG CỦA TINH DẦU
gle
Trong y dược học
- Tác dụng trên đường tiêu hóa: kích thích tiêu hóa, lợi mật, thông mật.
Go o
- Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn: tác dụng trên đường hô hấp như tinh dầu Bạch đàn, bạc hà. Tác dụng trên đường tiết niệu như tinh dầu hoa cây Barosma betulina. - Một số có tác dụng kích thích thần kinh trung ương: dược liệu chứa tinh dầu giàu anethol: Đại hồi... - Một số có tác dụng diệt ký sinh trùng: 140
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
+ Trị giun: tinh dầu giun, santonin. + Trị sán: thymol
ơn
+ Diệt ký sinh trùng sốt rét: artermisinin.
yN h
- Rất nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ ... Khi sử dụng ngoài da. Trong các ngành kỹ nghệ khác * Kỹ nghệ thực phẩm:
Qu
- Một lượng lớn dược liệu chứa tinh dầu được tiêu thụ trên thị trường thế giới dưới dạng gia vị: Quế, Hồi, Đinh hương, Hạt cải, Mùi, Thì là, Thảo quả, Hạt tiêu v.v.. Tác dụng của những dược liệu này là bảo quản thực phẩm, làm cho thực phẩm có mùi thơm, kích thích dây thần kinh vị giác giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra còn kích thích tiết dịch vị giúp cho sự tiêu hoá thức ăn dễ dàng.
èm
- Một số tinh dầu và thành phần tinh dầu được dùng làm thơm bánh kẹo, các loại mứt, đồ đóng hộp ...: vanilin, menthol, eucalyptol v.v.. - Một số dùng để pha chế rượu mùi: Tinh dầu hồi, Tinh dầu đinh hương...
yK
- Một số được dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống: Tinh dầu vỏ cam, chanh ... - Một số tinh dầu được dùng trong kỹ nghệ sản xuất chè, thuốc lá: Tinh dầu Bạc hà, hoa nhài, hạt mùi...
Dạ
Một điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu trong thực phẩm là không nên quá lạm dụng, vì không phải tinh dầu không độc. Vì thế người ta có những quy định rất chặt chẽ khi sử dụng tinh dầu: quy định liều thường dùng, liều tối đa trong thức ăn cũng như trong đồ uống hoặc và các chế phẩm khác với từng loại tinh dầu.
/+
* Kỹ nghệ pha chế nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm, các hương liệu khác:
.co
m
Ðây là một ngành công nghiệp rất lớn, sử dụng chủ yếu là nguồn tinh dầu trong thiên nhiên, ngoài ra còn có những chất thơm tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Xu hướng ngày càng sử dụng các hương liệu tự nhiên, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu phát hiện nguồn tài nguyên tinh dầu nhằm thoả mãn yêu cầu của lĩnh vực này.
gle
VI. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CAM Fructus Aurantii
Go o
Dược liệu là quả còn non (Chỉ thực) hay quả gần chín (Chỉ xác) đem phơi hay sấy khô trong nắng vừa [Citrus sinensis (L.) Osbeck. syn. C. aurantium L. var. sinensis L.), họ Cam (Rutaceae). Đặc điểm thực vật Cây nhỡ, ít hoặc không có gai. Lá mọc so le, cuống lá có cánh nhỏ. Hoa màu trắng, mọc thành chùm từ 6 - 8 hoa ở kẽ lá. Quả hình cầu, khi chín có màu vàng da cam. 141
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Thành Phần hóa học - Chỉ thực có các flavonoid và limonin.
ơn
- Chỉ xác có tinh dầu và các flavonoid.
- Hạt có limonin, vỏ hạt có pectin. - Dịch quả có acid hữu cơ và các vitamin. Tác dụng và công dụng
- Vỏ Cam phơi khô gọi là thanh bì có tác dụng hành khí, giảm đau, kiện tỳ, kích thích tiêu hóa.
Citrus sinensis (L.) Osbeck
èm
- Các hợp chất flavonoid có tác dụng của vitamin P.
Cam
Qu
Ngoài nhu cầu về quả tươi ăn hàng ngày, Cam còn được sử dụng dưới các dạng sản phẩm:
yN h
- Vỏ quả chín có tinh dầu (90% limonen), hesperidin (3-6%), coumarin và pectin.
yK
- Tinh dầu vỏ quả làm thơm thuốc, dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống, nước hoa, mỹ phẩm, hương liệu. THẢO QUẢ
Fructus Amomi aromatici
Dạ
Dược liệu là quả chín đã phơi khô của cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.), họ Gừng (Zingiberaceae).
/+
Đặc điểm thực vật và phân bố
.co
m
Cây thảo, sống nhiều năm, cao 2 - 3 m. Thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt. Lá to, dài, mọc so le có bẹ ôm kín thân. Hoa to, màu đỏ nhạt, mọc thành bông ở gốc. Quả hình trứng, cuống ngắn, màu đỏ sẫm, mọc dày đặc. Mỗi chùm quả có từ 40 - 50 quả. Hạt nhiều, có cạnh, có mùi thơm đặc biệt.
gle
Được trồng và mọc hoang ở vùng rừng núi cao, có khí hậu mát, độ ẩm cao ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang. Thành Phần hóa học Quả có chứa tinh dầu.
Go o
Tác dụng và công dụng Thảo quả chủ yếu dùng làm gia vị trong kỹ nghệ chế biến bánh kẹo và thực phẩm.
Thảo quả Amomum aromaticum Roxb.
Dùng làm thuốc chữa đau bụng, nôn mửa, giúp cho sự tiêu hóa. 142
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
BẠC HÀ Herba Menthae
ơn
Dược liệu là bộ phận trên mặt đất, thu hái vào thời kỳ vừa ra hoa, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ hoa môi (Lamiaceae). Cây thảo, cao khoảng 0,20 - 0,70 m. Thân vuông. Lá mọc đối, chéo chữ thập, hính trái xoan có khía răng cưa. Cụm hoa mọc vòng xung quanh kẽ lá. Hoa nhỏ, đài hình chuông, tràng hình ống.
Qu
Bạc hà mọc hoang ở nhiều nơi, hiện nay được trồng nhiều ở Hưng Yên.
yN h
Đặc điểm thực vật và phân bố
Thành Phần hóa học
Thành phần chính của tinh dầu là menthol.
Bạc hà Á Mentha arvensis L.
yK
Tác dụng và công dụng
èm
Tinh dầu 0,5% trên dược liệu khô tuyệt đối, flavonoid.
Bạc hà có tác dụng phát tán phong nhiệt, chữa cảm nóng không ra mồ hôi, dùng phối hợp với các thuốc khác.
Dạ
Dùng để chiết xuất menthol, điều chế cao xoa bóp.
LONG NÃO
m
/+
Menthol có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau, kích thích tiêu hóa, chữa hôi miệng. Ngoài ra còn dùng trong nhiều ngành kỹ nghệ: dược phẩm, bánh kẹo, thuốc đánh răng ...
Lignum Cinnamomi et Folium camphorae
.co
Dược liệu là gỗ thường khai thác ở những cây đã già hay lá đã phơi hay sấy khô [Cinnamomum camphora (L.) Nees et Eberm.], họ Long não (Lauraceae).
gle
Đặc điểm thực vật và phân bố
Go o
Cây gỗ, cao đến 15 m, vỏ thân dày nứt nẻ. Tán lá rộng. Lá mọc so le có cuống dài, ở kẽ gân chính và gân hai bên nổi lên hai tuyến nhỏ. Hoa nhỏ, màu vàng lục, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả mọng khi chín có màu đen. Long não được trồng ở nhiều nơi.
Thành Phần hóa học Tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là camphor, ngoài ra còn có cineol.
Long não Cinnamomum camphora L.
143
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Hàm lượng tinh dầu giảm dần từ gốc lên ngọn. Tác dụng và công dụng
ơn
Gỗ và lá Long não được dùng để cất tinh dầu cung cấp camphor thiên nhiên.
yN h
Camphor có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, kích thích tim và hệ thống hô hấp. Dùng ngoài xoa bóp chữa vết sưng đau, gây sung huyết. Tinh dầu long não được dùng để chế dầu cao xoa bóp. GỪNG Rhizoma Zingiberis
Qu
Dược liệu là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Gừng (Zingiber officinale Rosc.), họ Gừng (Zingiberaceae). Đặc điểm thực vật và phân bố
èm
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,6 - 1 m. Lá mọc so le, không cuống, hình mác dài, có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài khoảng 20 cm. Hoa màu vàng. Thân rễ mập, phồng lên thành củ.
yK
Gừng được trồng ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Thành Phần hóa học
Dạ
Tinh dầu Gừng thu được bằng phương pháp chưng cất Gừng tươi. Nhựa dầu Gừng chế biến từ bột Gừng khô.
Gừng Zingiber officinale Rosc.
Tác dụng và công dụng
/+
Thân rễ cây Gừng có: tinh dầu, nhựa dầu, chất cay.
m
Gừng tươi được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, dùng chế biến các sản phẩm Gừng.
.co
Gừng khô dùng chế biến gia vị, dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ pha chế đồ uống. Tinh dầu, nhựa dầu Gừng dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ pha chế đồ uống.
gle
Trong y học cổ truyền Gừng tươi gọi là sinh khương được dùng để chữa cảm mạo phong hàn, bụng đầy trướng, ăn không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh, giảm ho, khử khuẩn.
Go o
Gừng khô gọi là can khương dùng trong trường hợp chân tay lạnh, đau bụng đi ngoài.
144
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
HƯƠNG NHU TÍA Herba Ocimi
ơn
Dược liệu là đoạn đầu cành có hoặc không có hoa được phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô của cây Hương nhú tía (Ocimum sanctum L.), họ Hoa môi (Lamiaceae).
Qu
Cây nhỏ, sống hàng năm hay sống dai, cao gần 1 m. Thân, cành màu đỏ tía, có lông. Lá mọc đối, màu nâu đỏ có cuống khá dài, mép khía răng cưa, hai mặt đều có lông. Hoa màu tím hay trắng, mọc thành xim co ở đầu cành. Quả bế. Toàn thân có mùi thơm dễ chịu. Cây được trồng phổ biến khắp nơi để làm thuốc.
yN h
Đặc điểm thực vật và phân bố
Thành Phần hóa học Tác dụng và công dụng
èm
Tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là eugenol.
Chữa cảm sốt, đi ngoài, nôn mửa, cước khí, thủy thũng. Dạng dùng thuốc sắc hoặc thuốc xông.
yK
Nước sắc dùng súc miệng, chữa hôi miệng.
Hương nhu tía Ocimum sanctum L.
Dạ
HƯƠNG NHU TRẮNG Herba Ocimi
/+
Dược liệu là đoạn đầu cành có hoặc không có hoa được phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô của cây Hương nhú tía (Ocimum gratissimum L.), họ Hoa môi (Lamiaceae).
m
Đặc điểm thực vật và phân bố
.co
Cây thảo, cao 0,5 - 1,5 m. Thân vuông, có lá mọc đối chéo chữ thập, lá hình trứng nhọn mang nhiều lông. Hoa mọc tập trung ở ngọn cành thành xim đơn. Quả bế. Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong cả nước.
gle
Thành Phần hóa học
Tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là eugenol.
Go o
Tác dụng và công dụng Chủ yếu được dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu giàu eugenol ở Việt Nam. Tinh dầu Hương nhu trắng được dùng để chiết xuất eugenol, dùng trong nha khoa, làm dầu xoa bóp
Hương nhu trắng Ocimum gratissimum L.
Có thể thay thế Hương nhu tía để chữa cảm cúm dưới dạng thuốc sắc. 145
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ĐẠI HỒI Fructus Illicii veri
ơn
Dược liệu là quả chín đã phơi khô của cây Đại hồi (Illicium verum Hook.f.), họ Hồi (Illiciaceae).
Qu
Cây cao 6 - 10 m. Cành mọc thẳng tạo cho cây dạng thon gọn và tán lá hẹp. Lá mọc so le nhưng thường mọc sít tạo thành các vòng giả, từ 4 - 6 lá. Lá thon dài hoặc hình bầu dục, mép nguyên có lượn sống hoặc không. Lá rất dễ rụng khỏi cành nếu cắt cành rời khỏi cây. Hoa có thể có nhiều màu: trắng, trắng hồng, hồng, tím hồng. Noãn đa số là 8, có khi 9 - 10.
yN h
Đặc điểm thực vật
èm
Quả đại, thường có 8 đại dính vào 1 trục và tỏa tròn thành hình sao. Trong mỗi đại có chứa một hạt màu nâu bóng. Thường thì có từ 2 - 6 đại bị lép. Có những cây cho quả đến 10 đại, to đều, ít bị lép.
yK
Quả tươi có màu xanh, khi khô màu nâu thẫm.
Đại hồi Illicium verum Hook.f.
Cây có nhiều ở tỉnh Lạng Sơn, còn có ở Trung Quốc. Thành Phần hóa học
Dạ
Quả Hồi có chứa tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là anethol. Tác dụng và công dụng
/+
Quả hồi có tác dụng kích thích tiêu hóa, lợi sữa, giảm đau, giảm co bóp nhu động ruột. Hồi dùng để chữa tiêu chảy, nôn mửa, đầy bụng, ăn không tiêu. Dạng dùng: bột, rượu thuốc.
m
Dùng ngoài có tác dụng chữa đau nhức, thấp khớp, bong gân.
.co
Quả Hồi còn được dùng làm gia vị, làm hương liệu cho nhiều sản phẩm trong kỹ nghệ thực phẩm.
gle
Hiện nay quả Hồi còn dùng để chiết xuất acid shikimic. Acid shikimic là nguyên liệu để tổng hợp Tammiflu dùng để điều trị bệnh cúm gà. QUẾ VIỆT NAM Ramulus et Cortex Cinnamomi
Go o
Dược liệu là cành, vỏ thân hoặc vỏ cành đã chế biến và phơi khô của cây Quế (Cinnamomum cassia Presl.) hoặc một số loài Quế khác (Cinnamomum zeylanicum Blume, Cinnamomum loureirii Nees.), họ Long não (Lauraceae).
146
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Đặc điểm thực vật
Thành Phần hóa học Tinh dầu, chất nhầy, flavonoid, tannin, coumarin. Thành phần chính của tinh dầu là aldehyd cinnamic.
Qu
Tác dụng và công dụng
yN h
Cây được trồng ở Việt Nam và các tỉnh phía nam Trung Quốc.
ơn
Cây gỗ, cao 10 - 20 m, vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le có cuống ngắn, dài nhọn hoặc hơi tù, có ba gân hình cung. Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch hình trứng, khi chín có màu tím nhẵn bóng. Toàn cây có mùi thơm của Quế.
èm
Quế có vị cay, tính đại nhiệt, có tác dụng: kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, còn làm tăng: bài tiết, co mạch, nhu động ruột, co bóp tử cung.
Được dùng chữa: cảm lạnh không ra mồ hôi, tiêu hóa kém, đầy bụng, đau bụng lạnh.
Dạ
Ngoài ra còn dùng làm gia vị.
yK
Dạng dùng thuốc sắc, cồn thuốc, rượu thuốc, cao xoa.
Quế Việt Nam Cinnamomum cassia Presl.
TRÀM
/+
Ramulus cum folio Melaleucae
m
Dược liệu là cành mang lá đã phơi hay sấy khô của cây Tràm hay gọi là Chè đồng (Melaleuca cajeputi Powell), họ Sim (Myrtaceae). Đặc điểm thực vật
gle
.co
Cây bụi, cao 1,2 - 2 m hay hơn, vỏ thân có nhiều mảng mỏng trắng xốp, nhánh nhỏ hơi rủ xuống. Lá mọc so le, phiến lá hình mác, dài 7 - 8 cm, rộng 2 cm, không lông, gân phụ 3 -7. Hoa trắng ở ngọn cây dài 3 - 7 cm, đầu cuối tiếp tục mang lá, đài và tràng nhỏ, nhị nhiều, trắng, dài 10 - 12 mm. Quả nang cứng nằm trong đài. Thành Phần hóa học
Go o
Chủ yếu là tinh dầu (0,3 - 0,6%), thành phần chính là cineol (eucalyptol, cajeputol) (45 - 60%). Ngoài ra còn có flavonoid và tannin. Tác dụng, công dụng Lá Tràm sắc chữa ho, phỏng, rửa mụn nhọt, vết
Tràm Melaleuca cajeputi Powell 147
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
thương ngoài da. Lá cũng được dùng để xông chữa cảm cúm.
ơn
Tinh dầu xoa bóp trị đau nhức, tê thấp, sát trùng ngoài da. Dùng xông có tác dụng chữa cảm cúm, nghẹt mũi, sát khuẩn đường hô hấp.
SẢ Herba et Oleum Cymbopogonis citrati
yN h
Cineol chữa ho, long đờm, sát khuẩn đường hô hấp.
Qu
Dược liệu là toàn cây đã phơi hay sấy khô và tinh dầu của cây Sả (Cymbopogon citratus Staff.), họ Lúa (Poaceae). Đặc điểm thực vật
Thành Phần hóa học
yK
Tinh dầu có thành phần chính là citral.
èm
Là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi, cao từ 0,8 1,5 m hay hơn. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp như lá Lúa, mép lá hơi nhám. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt mùi Sả.
Tác dụng, công dụng
Dạ
Tinh dầu Sả dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, còn dùng trong công nghiệp chất thơm, làm nước hoa, xà phòng. Lá Sả dùng pha nước uống cho mát và tiêu.
Sả Cymbopogon citratus Staff.
LƯỢNG GIÁ
/+
Củ Sả có tác dụng thông tiểu tiện, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt.
m
1. Nêu khái niệm chung về tinh dầu.
.co
2. Trình bày cấu trúc, phân loại tinh dầu. 3. Nêu tính chất của tinh dầu. 4. Nêu các chỉ tiêu chủ yếu kiểm định tinh dầu từ dược liệu.
gle
5. Nêu tác dụng, công dụng của tinh dầu.
Go o
6. Nêu đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của Cam, Thảo quả, Bạc hà, Long não, Gừng, Hương nhu tía, Hương nhu trắng, Đại hồi, Quế, Tràm, Sả.
148
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 11
ơn
DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT NHỰA
yN h
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được: 1. Đại cương về chất nhựa. 2. Phân loại chất nhựa.
Qu
3. Thành phần hóa học của chất nhựa. 4. Công dụng của chất nhựa.
èm
5. Đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của các dược liệu chứa chất nhựa trong chương trình.
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẤT NHỰA
yK
NỘI DUNG
Dạ
Chất nhựa là những chất vô định hình, màu trắng đục hoặc trong suốt, cứng hay đặc ở nhiệt độ bình thường, mềm khi đun nóng, không tan trong nước, tan trong alcol, tan ít hoặc nhiều trong các dung môi hữu cơ khác và không lôi cuốn được theo hơi nước.
II. PHÂN LOẠI
/+
Về mặt hóa học, nhựa là một hỗn hợp nhiều chất, thường là kết quả của sự oxy hóa vá trùng hợp hóa các hợp chất terpenic trong cây.
m
1. Nhựa chính tên: là kết quả của sự oxy hóa và trùng hợp hóa các hợp chất terpenic trong cây.
.co
Ví dụ: colophan là phần đặc của nhựa thông, nhựa gaiac (là nhựa của cây Guaicum officinale, nguồn gốc Nam Mỹ), nhựa gai đầu (Cannabis sativa) ... 2. Nhựa dầu: là hỗn hợp gồm nhựa và tinh dầu, trạng thái mềm hoặc lỏng. Ví dụ : nhựa thông.
gle
3. Bôm: là loại nhựa dầu có chứa một lượng đáng kể acid benzoic và acid cinnamic. Ví dụ: bôm Tolu, bôm Pêru, cánh kiến trắng.
Go o
4. Gluco - nhựa: trong cấu tạo của nhựa có các dây nối liên kết với các đường khác nhau. Ví dụ nhựa Jalap (Ipomoea purga) và một số cây khác thuộc họ Bìm bìm (Convalvulaceae). 5. Gôm nhựa: là hỗn hợp giữa gôm và nhựa. Ví dụ một số gôm nhựa họ Hoa tán (Apiaceae).
149
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CHẤT NHỰA - Aldehyd: vanillin. - Acid: acid thơm, acid diterpenic, acid triterpenic.
yN h
- Các thành phần khác: tinh dầu, đường, các hợp chất hydratcarbon.
ơn
- Alcol: alcol thơm, alcol diterpenic, alcol triterpenic.
IV. CÔNG DỤNG CỦA CHẤT NHỰA Trong ngành dược
- Nhựa được dùng làm thuốc nhuận tẩy: nhựa họ Bìm bìm (Convalvulaceae).
Qu
- Chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, long đờm: nhựa Thông, Cánh kiến trắng. - Gây sung huyết ngoài da: nhựa Thông. - Làm chất màu bao viên: Cánh kiến đỏ.
èm
- Trị sán: Dương xỉ đực.
- Sản xuất đỏ carmin, là chất nhuộm tiêu bản thực vật: Cánh kiến đỏ. Trong các ngành kỹ nghệ khác
yK
- Bán tổng hợp camphor, terpin: nhựa Thông.
- Kỹ nghệ sản xuất chất dẻo, vecni, chất cách điện, kỹ nghệ sản xuất giấy viết ...
Dạ
- Kỹ nghệ hương liệu và sản xuất nước hoa.
V. DƯƠC LIỆU CHỨA CHẤT NHỰA
/+
CÁNH KIẾN TRẮNG Benzoinum
m
Dược liệu là nhựa thơm để khô, lấy ở thân cây Bồ đề hay còn gọi là An tức hương [Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. ex Hardw.], họ Bồ đề (Styracaceae).
.co
Đặc điểm thực vật và phân bố
gle
Cây gỗ lớn cao 20 m, vỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông sau nhẵn. Lá mọc đối có cuống, gân lá hình lông chim. Phiến lá hình trứng hay hình mác, mặt trên nhẵn, xanh nhạt, mặt dưới trắng có lông sao, có 5 - 7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới.
Go o
Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn, có mùi thơm nhẹ. Tràng hợp thành ống 5 thùy xếp lợp, có lông tơ vàng. Nhị 10. Quả hình trứng có lông hình sao, phía dưới mang đài tồn tại. Ra hoa tháng 5 - 6. Quả chín tháng 9 - 10. Mọc trong rừng vùng trung du, nhất là ở các nương
Cánh kiến trắng Styrax tonkinensis Pierre 150
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
rẫy các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Vĩnh Phú, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
ơn
Bộ phận dùng - thu hái Nhựa - Benzonium.
Thành Phần hóa học Nhựa Bồ đề gồm hơn 50 hợp chất, trong đó: 26,13%
Acid cinnamic tự do
2,75%
Vanilin
1,38%
yK
èm
Acid benzonic tự do
Qu
Nhựa Cánh kiến trắng còn gọi là nhựa Bồ đề.
yN h
Nhựa thơm để khô lấy ở thân. Nhựa thu hoạch vào lúc cây 10 tuổi, đường kính thân cây 20 - 25 cm. Nên chích nhựa vào lúc cây ra hoa. Các mạch nhựa được hình thành ở trong vùng gỗ ngay sau tượng tầng. Các ống nhựa được xếp song song, kéo dài dọc thân cây. Nhựa là những cục rời nhau, màu trắng, vàng nhạt hoặc đỏ nhạt, đục, dễ bẻ. Vết bẻ trông như sáp, màu trắng nhạt, để lâu trở thành nâu. Có mùi vani đặc biệt. Vị dịu, sau cay và hăng.
Benzyl benzoat
4,24%
Cinnamyl cinnamat
1,81%
Dạ
Alcol coniferilic Acid siaresinolic Tác dụng và công dụng
/+
Chữa ho, long đờm, chữa trúng hàn người lạnh toát. Uống 0,5 - 2 g dưới dạng thuốc bột, thuốc sắc, si rô.
m
Dung dịch Cánh kiến trắng trong cồn dùng làm thuốc xông chữa ho, khàn cổ, hoặc pha với nước bôi ngoài chữa vú nứt nẻ.
CÁNH KIẾN ĐỎ
gle
.co
Cánh kiến trắng còn dùng làm hương liệu.
Go o
Cánh kiến đỏ là chất nhựa tự nhiên do sâu cánh kiến Laccifer lacca Kerr thuộc họ Sâu cánh kiến (Lacciferidae) hút từ dịch vỏ cây tiết ra. Sâu cánh kiến thường chỉ gặp ở Ấn Độ, Pakixtan, Myanma, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và Đông Dương. Nhu cầu thế giới lên tới 5 vạn tấn 1 năm.
Vòng đời của sâu là 6 tháng nên mỗi năm có 2 vụ thu hoạch: vụ chiêm (tháng 4 - 5) và vụ mùa (tháng 9 - 10).
151
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Ở Việt Nam, có 241 cây có thể làm cây chủ đối với sâu cánh kiến, các cây chính là Đậu chiều, Cọ phèn, Cọ khiết, Pia miếng, Sung, Đa, Đề, Nhãn, Vải, Táo.
Sâu cánh kiến cho các sản phẩm: nhựa hạt, nhựa vẩy, nhựa tẩy trắng. Thành Phần hóa học Nhựa, chất màu, sáp, muối, đường ...
yN h
Cánh kiến đỏ có nhiều ở tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Tây Ninh.
Qu
Cánh kiến đỏ Laccifer lacca Kerr
Công dụng và liều dùng
èm
Cánh kiến đỏ là vị thuốc hạ sốt mà không làm ra mồ hôi, ngày dùng 4 - 6 g. Cánh kiến đỏ (dạng nhựa vẩy và nhựa hạt) dùng làm thuốc bao viên và dùng trong nha khoa (chống mòn răng và sâu răng).
yK
Cánh kiến đỏ là nguyên liệu tổng hợp các chất dẻo, chất tạo màng (vecni), chất cách điện. LƯỢNG GIÁ 1. Nêu định nghĩa chất nhựa.
Dạ
2. Nêu phân loại và thành phần hóa học chất nhựa. 3. Nêu công dụng của chất nhựa.
Go o
gle
.co
m
/+
4. Nêu đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của Cánh kiến trắng và Cánh kiến đỏ.
152
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
CHƯƠNG 12
ơn
DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT BÉO
yN h
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được: 1. Đại cương về lipid. 2. Phân loại lipid.
Qu
3. Tính chất của lipid. 4. Các phương pháp kiểm định lipid. 5. Tác dụng, công dụng của lipid.
èm
6. Đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của các dược liệu chứa lipid trong chương trình.
yK
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ LIPID 1. Định nghĩa và phân loại
Dạ
Định nghĩa
/+
Lipid hay chất béo là sản phẩn tự nhiên có trong động vật và thực vật, có thành phần cấu tạo khác nhau, thường là este của acid béo với các alcol, có tính chất chung là không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ether, cloroform ... không bay hơi ở nhiệt độ thường và có độ nhớt cao. Phân loại
m
Dựa vào thành phần alcol có thể xếp lipid thành các nhóm sau:
.co
- Alcol là glycerol hay glycerid trong nhóm này gồm có: acylglycerol hay glycerid, glycerophosphatid hay phospholipid, glycosyldiacylglycerol hay glycosyldiglycerid.
gle
- Alcol là các hợp chất có phân tử lượng cao như alcol cetylic (C16H33OH), alcol cerylic (C26H53OH), alcol myricylic (C30H61OH), gồm có: cerid (là thành phần cấu tạo chính của sáp ong, lanolin). - Alcol là các hợp chất sterol, trong động vật có cholesterol, trong thực vật hay gặp stigmasthrol, ergosterol, gồm có: sterid.
Go o
- Alcol là các hợp chất có chứa nhóm cyanur (CN) hay gặp trong hạt một số cây thuộc họ Bồ hòn (Spindaceae) như cyanolipid. Đôi khi lipid không phải là một este giữa alcol và acid béo mà là một amid giữa một amino alcol và acid béo như sphingolipid.
153
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
2. Acylglycerid (glycerid) 2.1. Định nghĩa
yN h
Acylglycerid hay glycerid là este của glycerol với các acid béo.
ơn
Trong chương này, trình bày chủ yếu phần acylglycerol (glycerid) và phần dược liệu có liên quan đến cerid.
2.2. Thành phần cấu tạo
Sự khác nhau về thành phần cấu tạo của acid béo quyết định các tính chất khác nhau giữa các loại dầu mỡ. Có thể phân chia các acid béo thành các nhóm sau:
Qu
a. Acid béo no Các acid béo no có công thức chung: CH3(CH2)nCOOH.
èm
Trước đây người ta cho rằng n bao giờ cũng là số chẵn. Hiện nay nhờ vào các phương pháp phân tích hiện đại, người ta đã phát hiện trong dầu mỡ tự nhiên có cả các acid béo no có số carbon lẻ. b. Acid béo chưa no
yK
Trong dầu mỡ thực vật, acid béo chưa no chiếm một tỷ lệ lớn hơn các acid béo no. Hay gặp nhất là các acid 16, 18 carbon. Có thể gặp các acid có 1 dây nối đôi hoặc nhiều dây nối đôi. c. Acid béo alcol
Dạ
Gặp trong dầu Thầu dầu: acid ricinoleic 18 carbon, 1 dây nối đôi và 1 nhóm OH ở C12. CH3-(CH2)5-CHOH-CH2-CH=CH-(CH2)7-COOH d. Acid béo vòng 5 cạnh - acid cyclopentenic
(CH2)n
COOH
.co
m
/+
Những acid béo này hay gặp trong dầu Đại phong tử, có công thức chung là:
n = 10 (acid hydnocarpic) n = 12 (acid chaulmoogric)
gle
n = 14 (acid hormelic)
2.3. Tính chất lý hóa Lý tính
Go o
- Các acid béo vòng có nhiệt độ chảy cao hơn các acid béo khác có cùng số carbon. - Người ta thường lấy trạng thái dầu mỡ ở nhiệt độ thường (15oC) để qui định. Nói chung mỡ thường đặc và dầu thường lỏng ở nhiệt độ này.
154
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
- Độ tan: dầu mỡ không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, cloroform, ether dầu hỏa, ít tan trong cồn, trừ dầu có cấu tạo các acid béo alcol (dầu Thầu dầu). - Độ sôi: cao (> 300 oC). - Tỷ trọng: nhỏ hơn 1. Dầu Thầu dầu có tỷ trọng cao nhất.
yN h
- Chỉ số khác xạ vào khoảng 1,4690 - 1,4771.
- Độ nhớt: cao, từ 0,40 - 0,92 Poadơ trong đó dầu Thầu dầu có độ nhớt cao nhất.
- Năng suất quay cực nói chung là thấp trừ dầu mỡ có cấu tạo bởi các acid béo có chứa oxy và các acid béo vòng. Ví dụ dầu Thầu dầu, dầu Đại phong tử.
Qu
Hóa tính
- Phản ứng phân hủy: ở nhiệt độ cao mất 2 phân tử nước để tạo thành aldehyd alylic hay acrolein có mùi khét.
èm
- Phản ứng thủy phân: cho glycerol và các acid béo qua các giai đoạn trung gian là diacylglycerol và monoacylglycerol. - Phản ứng savon hóa: cho glycerol và các muối kiềm của acid béo tan trong nước.
yK
- Có thể hydrogen hóa dầu để tạo thành mỡ.
- Phản ứng halogen hóa dầu mỡ. Ví dụ gắn iod vào dầu Thuốc phiện để cho hợp chất lipiodol làm chất cản quang.
Dạ
- Phản ứng oxy hóa: sự oxy hóa thường xảy ra ở các acid béo. Kết quả của sự oxy hóa là các acid béo bị cắt nhỏ và oxy hóa thành các hợp chất aldehyd có mạch ngắn. Các aldehyd này lại tiếp tục oxy hóa tạo thành các acid.
/+
2.4. Các phương pháp kiểm nghiệm dầu mỡ a. Phương pháp cảm quan
m
Quan sát màu sắc, thể chất, mùi vị ... của dầu mỡ để phân biệt từng loại dầu mỡ hoặc để sơ bộ đánh giá phẩm chất của dầu mỡ.
.co
b. Xác định các hằng số vật lý Độ tan, độ nhớt, độ sôi, tỷ trọng, năng suất quay cực... c. Xác định acc1 chỉ số hóa học
gle
Chỉ số acid, este, xà phòng, acetyl, iod.
Dầu có chỉ số iod từ 150 - 180 được gọi là dầu khô, từ 100 - 150 là dầu nửa khô và từ 75 - 100 là dầu không khô.
Go o
d. Định tính các thành phần trong dầu mỡ Hiện nay có thể dùng các phương pháp sắc ký để phân tích các thành phần cấu tạo của dầu mỡ nói riêng và của chất béo nói chung. e. Tìm chất giả mạo 155
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ơn
Đối với một số dầu mỡ quý như dầu cá, thường hay bị giả mạo với dầu parafin. Muốn phát hiện ta thủy phân dầu mỡ, nếu là dầu parafin thì không bị xà phòng hóa nên không tan trong dung dịch kiềm và làm cho dung dịch bị đục. Ngoài ra người ta còn dùng các phản ứng đặc hiệu, lợi dụng các tính chất vật lý như: về độ tan, độ nhớt... để phát hiện từng loại dầu mỡ.
yN h
2.5. Tác dụng, công dụng dầu mỡ
- Trong đời sống hàng ngày: dầu mỡ là nguồn thức ăn giàu năng lượng, ngoài ra còn được dùng trong các ngành kỹ nghệ xà phòng, sơn và chất dẻo.
Qu
- Trong y học: dầu mỡ có tác dụng bảo vệ da và niêm mạc, hạn chế sự thoát hơi nước của da, làm mềm da, làm chóng lên da non trong các vết thương, vết bỏng, làm giảm kích ứng của da trong các bệnh vẩy ốc, eczema ...
èm
Dầu chứa các acid béo không no còn được gọi là những vitamin F. Những acid béo này rất cần thiết cho cơ thể, nên khi bị thiếu các acid này cơ thể sẽ xảy ra các rối loạn các biến đổi bệnh lý về da.
yK
Một số dầu mỡ có tác dụng điều trị đặc biệt như dầu Đại phong tử dùng để chữa phong và lao da, dầu Thầu dầu dùng làm thuốc nhuận tẩy. Dầu mỡ còn dùng làm dung môi pha chế thuốc tiêm, làm tá dược thuốc mỡ, thuốc đạn, cao dán ... II. DƯƠC LIỆU CHỨA CHẤT BÉO
Dạ
THẦU DẦU Semen Ricini
/+
Dược liệu là hạt đã phơi hay sấy khô cua cây Thầu dầu (Ricinus communis L.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Đặc điểm thực vật và phân bố
Go o
gle
.co
m
Cây sống dai, có thể cao 5 - 6 m, lá mọc so le, có cuống dài. Lá kèm sớm rụng, gân lá tỏa tròn. Phiến lá chia thành 5 - 7 thùy, khía răng cưa. Cụm hoa là chùm xim. Hoa đơn tính không cánh. Hoa đực ở phía dưới cụm hoa, hoa cái ở phía trên. Hoa đực có 5 lá đài và nhiều nhị phân nhánh mang 1 ô của bao phấn. Hoa cái có 3 lá đài và 3 lá noãn. Bầu thượng 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn, ngoài có gai mềm. Quả khô gồm có 3 ngăn vỏ cứng, trên mỗi ngăn có một rãnh nông, khi chín nứt thành 6 mảnh. Hạt có mồng, vỏ bên ngoài cứng và có vân, nội nhũ chứa nhiều dầu. Thầu dầu mọc hoang và được trồng nhiều ở một số tỉnh miền núi.
Cây Thầu dầu Ricinus communis L.
Thành phần hóa học 156
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Hạt chứa 50% dầu, 26% protein trong đó có ricin là một protein độc, 0,2% ricinin. Ngoài ra còn có enzym lipase, vitamin E...
ơn
Tác dụng và công dụng
yN h
Dầu Thầu dầu có tác dụng nhuận và tẩy là do acid ricinoleic. Khi vào cơ thể enzym lipase thủy phân dầu giải phóng acid ricinoleic tự do, acid này kích thích nhu động ruột. Liều dùng nhuận tràng 2 - 10 g dầu, tẩy 10 - 30 g dầu trong ngày.
Cracking dầu Thầu dầu thu được acid undecilenic và oenanthol. Acid undecilenic dùng làm thuốc trị nấm ngoài da, oenanthol được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để tổng hợp các chất thơm.
CA CAO
èm
Semen Theobromae
Qu
Hạt Thầu dầu giã nhỏ chế thành thuốc cao dán để chữa viêm hạch cổ, viêm tuyến vú.
Dược liệu là hạt đã phơi hay sấy khô của cây Thầu dầu (Theobroma cacao L.), họ Trôm (Sterculiaceae).
yK
Đặc điểm thực vật và phân bố
Dạ
Cây trồng cao khoảng 5 - 6 m, nếu để mọc tự nhiên có thể cao hơn nữa. Lá đơn nguyên, dài 20 - 25 cm. Hoa nhỏ mọc trên thân cây hay trên cành to, màu trắng hay đỏ nhạt. Quả to hình thoi, ngoài mặt sần sùi có 10 rãnh dọc. Hạt hình trứng bên ngoài có lớp cơm màu trắng hay vàng nhạt dính chặt vào hạt, vị chua.
m
/+
Nguồn gốc câu Ca cao ở Nam Mỹ. Hiện nay được trồng nhiều ở Châu Phi và Nam Mỹ. Ở Việt Nam hiện nay được trồng ở Phong Điền tỉnh Hậu Giang và ở Quảng Nam. Thành phần hóa học
Cây Ca cao Theobroma cacao L.
.co
Hạt sau khi loại vỏ có chứa 50 - 60% mỡ gọi là bơ Ca cao, 1 - 4% theobromin, khoảng 0,2% cafein, 10 - 15% tinh bột, 5% tannin và các hợp chất đa phenol và các hợp chất flavonoid khác.
gle
Vỏ hạt, chiếm 10 - 14% khối lượng hạt, có chứa các chất vô cơ, một ít chất béo và khoảng 0,01% theobromin. Sau quá trình lên men, theobromin tăng lên đến 1,5%. Tác dụng và công dụng
Go o
Bơ Ca cao được dùng trong ngành dược làm tá dược thuốc đạn, thuốc mỡ, thuốc viên. Bộ Ca cao làm thơm thuốc, làm cho thuốc có mùi vị dễ uống. Hạt Ca cao còn làm nguyên liệu để điều chế theobromin. Hạt Ca cao được tiêu thụ nhiều nhất trong kỹ nghệ thực phẩm và bánh kẹo để điều chế bộ Ca cao, sô cô la... 157
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
ĐẬU PHỘNG Semen Arachidis hypogeae
ơn
Dược liệu là hạt đã phơi hay sấy khô của cây Đậu phộng hay còn gọi là Lạc (Arachis hypogea L.), họ Đậu (Fabaceae).
yN h
Đặc điểm thực vật
Nguồn gốc ở Brazil, trồng ở nước ta từ lâu. Thành phần hóa học
yK
èm
Hạt Lạc gồm lớp vỏ lụa, có chứa leucoanthocyan, resveratrol và catechol làm cho vỏ Lạc có tính chất của vitamin P. Nhân Lạc chứa 20-30% protein, 20% glucid, 40-50% chất béo (dầu Lạc - Oleum Arachidis). Dầu Lạc gồm các glycerid của nhiều acid béo no và không no, với tỷ lệ thay đổi rất nhiều tùy theo loại Lạc.
Qu
Cây thảo sống hàng năm. Thân phân nhánh từ gốc, có các cành tỏa ra. Lá lông chim, có 4 lá chét hình trái xoan. Cụm hoa chùm ở nách lá gồm 2-4 hoa nhỏ, màu vàng. Quả loại đậu dài 2-5 cm nằm chìm trong đất. Hạt hình trứng có rãnh dọc.
Tác dụng, công dụng
Đậu Phộng Arachis hypogea L.
Dạ
Lạc và dầu Lạc được dùng làm thực phẩm. Lạc cũng được dùng bồi bổ cơ thể, lao lực quá sức. Dầu Lạc dùng làm tá dược thuốc tiêm, cao xoa ngoài.
/+
GẤC
Arillus et Semen Momordicae cochinchinenis
m
Dược liệu là áo hạt lấy từ quả chín hay hạt đã bóc áo hạt đã phơi hay sấy khô của cây Gấc [Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.], họ Bí (Cucurbitaceae).
.co
Đặc điểm thực vật
gle
Dây leo sống nhiều năm có tua cuốn ở nách lá. Lá mọc so le, phiến xẻ 3-5 thùy sâu. Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá. Hoa đực có lá bắc to, tràng hoa màu vàng; hoa cái có lá bắc nhỏ. Quả to có nhiều gai, khi chín có màu đỏ gạch đến đỏ sẫm; hạt dẹt, cứng, màu đen.
Go o
Cây của vùng Ấn độ và Malaysia. Ở Việt Nam được trồng ở nhiều nơi để lấy quả. Thành phần hóa học Màng Gấc chứa chất dầu màu đỏ mà thành phần chủ yếu là β-caroten và lycopen là những tiền vitamin A.
Gấc Momordica cochinchinensis 158
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
Nhân hạt chứa các triterpen (acid momordic, gypsogenin, acid oleanolic). Ngoài ra còn có tannin 1,8%, chất béo 55,3%, protein 16,5%, đường 3%, acid amin.
ơn
Thân củ chứa các triterpenoid (chondrillasterol, cucurbitadienol), 1 glycoprotein và 2 glycosid có tác dụng hạ huyết áp. Rễ chứa saponin triterpen (momordin) và sterol.
yN h
Tác dụng, công dụng
Dầu Gấc dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em và phụ nữ có thai). Chữa bệnh khô mắt, quáng gà.
Qu
Dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng giúp cho màu lành, còn dùng chữa các bệnh loét hậu môn và loét trực tràng, cao huyết áp, rối loạn thần kinh.
èm
Nhân hạt Gấc trị mụn nhọt, sưng tấy, sưng vú, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết, tiêu sưng. LƯỢNG GIÁ 2. Nêu phân loại lipid. 3. Nêu tính chất của lipid.
yK
1. Trình bày đại cương về lipid.
4. Nêu các phương pháp kiểm định lipid.
Dạ
5. Nêu tác dụng, công dụng của lipid.
Go o
gle
.co
m
/+
6. Nêu đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng của các dược liệu: Thầu dầu, Ca cao, Đậu phộng, Gấc.
159
Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn
[1]. Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nxb Y học, Hà Nội.
ơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[2]. Đỗ Tất Lợi (2013), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
yN h
[3]. Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ Nhân sâm, Nxb Khoa học và kỹ thuật [4]. Ngô Thu Vân - Trần Hùng (2011), Dược liệu học, Tập 1, Nxb Y học, Hà Nội. [5]. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nxb trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
Qu
[6]. Phạm Thanh Kỳ (2015), Dược liệu học, Tập 2, Nxb Y học, Hà Nội
[7]. Viện dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1,2 Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Go o
gle
.co
m
/+
Dạ
yK
èm
[8]. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1, 2 Nxb Y học, Hà Nội.
160