HỆ THỐNG ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI SGK SINH HỌC Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection HỆ THỐNG ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI SGK SINH HỌC 10 (CHƯƠNG TRÌNH MỚI), BỘ SÁCH CÁNH DIỀU WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL COM Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock com/28062415
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 1 CÁC NỘI DUNG CỦA MÔN SINH HỌC 10 - BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 2 BÀI 1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC, SINH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu bài học 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Giáo viên khái quát các nội dung chính của môn sinh học đã học và nội dung sinh học 10. Mở đầu trang 6 Sinh học 10: Kể tên những chủ đề về thế giới sống mà em đã học? Lời giải: Những chủ đề về thế giới sống mà em đã học: - Sinh học phân tử (Từ gene đến protein,…) - Sinh học tế bào (Cấu tạo, chức năng của tế bào, NST,…) - Sinh lí học (Vận động, dinh dưỡng và tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, điều hòa môi trường trong cơ thể, hệ thần kinh và giác quan ở người;…) - Hóa sinh học (Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật,…) - Sinh thái học (Bảo vệ môi trường,…)
- Di truyền học (Mendel và khái niệm nhân tố di truyền, di truyền -NST,…)Sinhh ọc tiến hóa (Các bằng chứng tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, cơ chế tiến hóa, sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, khái quát sự hình thành loài người,…)
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 3 I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC 1. Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học Câu hỏi 1 trang 6 Sinh học 10: Lấy ví dụ các lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật hoặc động vật. - Một số lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật: Sinh học tế bào thực vật, sinh lí học thực vật (chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở thực vật), giải phẫu học thực vật, sinh học tiến hóa thực vật, sinh thái học thực vật, công nghệ tế bào thực vật,… - Một số lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là động vật: Di truyền học động vật, sinh học tế bào động vật, sinh lí học động vật (chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở động vật), giải phẫu học động vật, sinh học tiến hóa động vật, sinh thái học động vật, công nghệ tế bào động vật,… 2. Mục tiêu của môn Sinh học Câu hỏi 2 trang 7 Sinh học 10: Học tập môn Sinh học mang lại cho các em những hiểu biết và ứng dụng gì? - Học tập môn Sinh học mang lại cho chúng ta những hiểu biết về hình thành và phát triển của thế giới sống, các quy luật của tự nhiên; góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học; phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo. - Học tập môn Sinh học mang lại cho học sinh những ứng dụng trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh; cung cấp lương thực, thực phẩm; góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người;… 3. Vai trò của môn Sinh học Luyện tập 1 trang 7 Sinh học 10: Hãy cho một ví dụ về sinh học đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của em và gia đình? Ví dụ về sinh học đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của em và gia đình: Hiểu biết về hoạt động tiêu hóa của cơ thể người, gia đình em đã tạo ra những thói quen có lợi cho hoạt động tiêu hóa như ăn uống cân đối, hợp lí; ăn đúng giờ; tạo bầu không khí thoải mái khi ăn;…
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 4 Luyện tập 3 trang 7 Sinh học 10: Kể thêm vai trò của sinh học trong cuộc sống hằng ngày. Kể thêm một số vai trò của sinh học trong cuộc sống hằng ngày: - Sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,… nhằm phòng ngừa và chữa trị nhiều bệnh ở người. - Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định tình trạng sức khỏe hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông,… để giải quyết các vụ án hình sự, khám nghiệm tử thi,… 4. Sinh học trong tương lai Câu hỏi 3 trang 8 Sinh học 10: Tìm thông tin về dự báo phát triển sinh học trong tương lai? Những thông tin về dự báo phát triển sinh học trong tương lai: - Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hai hướng: Mở rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vi mô (gene, enzyme,…) và nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô (hệ sinh thái, sinh quyển,…).
- Các hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai: Tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực; tạo ra các loại thuốc mới trong điều trị bệnh; công nghệ ứng dụng trong sản xuất; bảo vệ môi trường;… - Sinh học ngày càng phát triển nhờ sự tích hợp với các lĩnh vực khoa học khác nhau hình thành nên những lĩnh vực khoa học mới: tin sinh học, sinh học vũ trụ, phỏng sinh học,… 5. Các ngành nghề liên quan đến sinh học và phát triển
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 5 Vận dụng trang 9 Sinh học 10: Hãy tìm và giới thiệu với các bạn của mình những ngành nghề liên quan đến sinh học, triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai. Một số ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng trong tương lai: - Ngành dược: Do sự gia tăng của các cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ,các công ty dược mới thì nhucầu nhân lực ngành dược được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong những năm tới đây. Các cơ sở y tế tư nhân ngày càng tuyển dụng nhiều dược sĩ để giám sát việc cấp phát và sử dụng thuốc của bệnh nhân. Họ cũng có thể thực hiện những công việc như xét nghiệm đường huyết hay cholesterol nhanh. Câu hỏi 5 trang 9 Sinh học 10: Vì sao Công nghệ sinh học lại được cho là “ngành học của tương lai”? Công nghệ sinh học được cho là “ngành học của tương lai” vì: Công nghệ sinh học là ngành học về các công nghệ khai thác hoạt động sống của sinh vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp, đóng vai trò tiên phong cho một cuộc cách mạng sinh học trong các ngành kinh tế - kĩ thuật. Ngành học này mang lại ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: trong nông nghiệp công nghệ cao (như nghiên cứu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới hay các công nghệ sản xuất chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi); trong y
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 6 dược (như nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các vaccine thiết yếu, vaccine thế hệ mới, chế phẩm chẩn đoán và thuốc chữa bệnh...); trong lĩnh vực môi trường (như nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, chế phẩm công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường),... II. SINH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Khái niệm sự phát triển bền vững Thế nào là sự phát triển bền vững Sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. Câu hỏi 6 trang 9 Sinh học 10: Nêu mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững. Cho ví dụ minh họa. Mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau là hệ tự nhiên, hệ xã hội, hệ kinh tế. Phát triển bền vững nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó: - Hệ kinh tế: Việc phát triển kinh tế vừa là nền tảng để nâng cao đời sống xã hội, vừa phải tính toán đến toán tác động như thế nào đến môi trường, xã hội. - Hệ tự nhiên: Hệ tự nhiên là nguồn tài nguyên phong phú cung cấp nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Việc khai thác hệ tự nhiên để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội phải hướng tới sự phát triển bền vững. - Hệ xã hội: Trong sự phát triển bền vững, cần nâng cao ý thức xã hội trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững cho các thế hệ mai sau. Ví dụ về mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững: Sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, lõi ngô, phân động vật, chất thải… để sản xuất ethanol sinh học vừa giải quyết các vấn đề môi trường, vừa phát triển kinh tế và ổn định xã hội về vấn đề năng lượng.
Câu hỏi 8 trang 10 Sinh học 10: Phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường có mối quan hệ như thế nào? Môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất, nước, rừng, khoáng sản, sinh vật biển,… cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất của con người. - Phát triển bền vững là sự phát trển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 7
→ Từ đó cho thấy, sự phát triển bền vững phải dựa trên việc khai thác môi trường bền vững. Vậy mối quan hệ giữa việc phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường: Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường có ảnh hưởng qua lại và tác động với nhau. Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường. Câu hỏi 9 trang 10 Sinh học 10: Trình bày các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam: Chú trọng lấy con người là trung tâm, tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau. Một số mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam:
2. Vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững Câu hỏi 7 trang 10 Sinh học 10: Hãy nêu vai trò của sinh học trong phát triển bền vững kinh tế và xã hội? Vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Những hiểu biết trong sinh học được ứng dụng trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm. - Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phục vụ phát triển kinh tế. - Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị. Vai trò của sinh học trong phát triển xã hội: - Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực. - Đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống; đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 8 - Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống lành mạnh. - Phổ cập tiếp cận các dịch vụ cơ bản như nước, vệ sinh và năng lượng bền vững. - Hỗ trợ tạo ra các cơ hội phát triển thông qua giáo dục hòa nhập và công việc. - Thúc đẩy sự đổi mới và cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi, tạo ra các cộng đồng và thành phố có thể sản xuất và tiêu dùng bền vững. - Giảm bất bình đẳng trên thế giới, đặc biệt là liên quan đến bất bình đẳng giới. - Quan tâm đến tính toàn vẹn của môi trường thông qua việc chống lại biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương và hệ sinh thái đất. - Thúc đẩy sự hợp tác giữa các tác nhân xã hội khác nhau để tạo ra một môi trường hòa bình và đảm bảo tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm. Luyện tập 4 trang 10 Sinh học 10: Lấy ví dụ cho mỗi vai trò của sinh học trong phát triển bền vững. Ví dụ cho mỗi vai trò của sinh học trong phát triển bền vững: - Ví dụ về vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Sinh học tạo ra các giống mới (giống ngô, lúa, đỗ tương, lợn, bò,…) có năng suất cao, có khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của môi trường mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Ví dụ về vai trò của sinh học trong bảo vệ môi trường: Sinh học cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường như sử dụng vi sinh vật để xử lý vết dầu loang, sử dụng loài thiên địch,… - Ví dụ về vai trò của sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội: Thành tựu trong giải trình tự hệ gene người và nhiều loài sinh vật khác nhau trong thời gian gần đây đã giúp con người sản xuất ra nhiều loại thuốc được gọi là thuốc hướng đích để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 9 3. Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề của xã hội Câu hỏi 10 trang 11 Sinh học 10: Tìm ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội. Ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: - Công nghệ tế bào, công nghệ gene tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới giúp phát triển kinh tế, đưa chất lượng cuộc sống của con người tăng lên. - Những sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học để xử lí ô nhiễm môi trường, tìm ra nguồn năng lượng sạch bền vững,... giúp cải thiện, bảo vệ môi trường sống của con người. - Sinh học giúp phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người,… nhờ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Câu hỏi 11 trang 11 Sinh học 10: Việc lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất có vi phạm đạo đức sinh học không? Giải thích. - Lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất là vi phạm đạo đức sinh học. - Giải thích: Việc lạm dụng chất kích thích sinh trưởng sẽ khiến các chất kích thích sinh trưởng đó có thể tích lũy trong các mô của vật nuôi và cây trồng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các loài sử dụng chúng làm thức ăn. Ngoài ra, việc lạm dụng chất kích thích sinh trưởng còn gây ô nhiễm môi trường, để lại những hậu quả nặng nề sau này.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 10 BÀI 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP SINH HỌC MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu bài học 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Mở đầu trang 12 Sinh học 10: Em đã học những phương pháp nghiên cứu khoa học nào? Khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, em cần tuân theo những quy định gì? Lời giải: Một số phương pháp nghiên cứu khoa học đã được học: - Phương pháp quan sát - Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm - Phương pháp thực nghiệm khoa học Khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, chúng ta cần tuân theo các quy định trong các quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu khoa học tương ứng. Ví dụ: Khi học tập ở phòng thí nghiệm chúng ta cần tuân thủ quy định về an toàn thí nghiệm như: - Các lưu ý về an toàn cháy nổ, an toàn về hóa chất - Quy định về vận hành thiết bị: Nắm được quy tắc vận hành máy móc, thiết bị để có thể thu được kết quả chính xác nhất và không làm hư hại máy móc, thiết bị.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 11 I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC 1. Phương pháp quan sát Vận dụng 1 trang 12 Sinh học 10: Hãy chọn một đối tượng sinh vật để quan sát và xây dựng các bước quan sát đối tượng đó? - Đối tượng sinh vật để quan sát là: Tế bào biểu bì của thực vật. - Xây dựng các bước quan sát tế bào biểu bì của thực vật: Tên bước Nội dung Bước 1. Xác định mục tiêu - Mục tiêu: Quan sát và mô tả được hình dạng của tế bào biểu bì của thực vật. Bước 2. Tiến hành - Phương tiện: kính hiển vi, kim mũi mác, lam kính, lamen. - Các bước tiến hành: + Tách một vảy hành hoặc lá thài lài tía. + Dùng kim mũi mác tạo vết cắt hình vuông nhỏ, kích thước 1cm x 1cm ở mặt trong của vảy hành/lá thài lài tía. Sử dụng kim mũi mác tách nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt (lớp tế bào biểu bì). Để quan sát được rõ, cần tách lớp biểu bì càng mỏng càng tốt, nếu không tách được lớp mỏng thì các lớp tế bào chồng lên nhau sẽ rất khó quan sát. + Đặt lớp tế bào vừa tách được lên lam kính vào chỗ giọt nước cất đã nhỏ sẵn.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 12 + Nhỏ 1 giọt xanh methylene và đậy lamen lên lam kính, để yên trong 2 - 3 phút. Lưu ý: Đặt lamen để tế bào không bị lẫn quá nhiều bọt khí (đặt lamen nghiêng 45 độ). + Thấm khô tiêu bản và đặt lên bàn kính hiển vi, sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào giữa thị trường kính hiển vi rồi quay vật kính 10x để quan sát vùng có mẫu vật. Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất (1 lớp tế bào) để quan sát các tế bào biểu bì, sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát rõ hơn. + Quan sát hình thái, phân biệt thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vị trí của nhân. + Vừa quan sát, vừa vẽ hình dạng tế bào và chú thích các thành phần chính của tế bào. + Vừa quan sát, vừa vẽ hình dạng tế bào và chú thích các thành phần chính của tế bào.
2. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm Câu hỏi 1 trang 13 Sinh học 10: Những hoạt động nào được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở trường? Khi làm một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm, em thường tiến hành theo các bước nào? Một số hoạt động được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở trường: - Giải phẫu để tìm hiểu cấu trúc của cơ thể hay bộ phận của tế bào như giải phẫu để tìm hiểu cấu tạo bên trong của ếch đồng, tôm, cá,… - Làm tiêu bản để quan sát tế bào hoặc nhiễm sắc thể (NST). - Thực hiện một số thí nghiệm đơn giản, quy mô nhỏ như tìm hiểu khả năng nảy mầm của hạt đậu xanh trong phòng thí nghiệm,…
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 13 Tên bước Nội dung
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 14 3. Phương pháp thực nghiệm khoa học Vận dụng 2 trang 15 Sinh học 10: Dựa vào hình 2.3 và ví dụ 3, hãy thiết kế thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến chiều cao cây đậu tương ngoài thực địa. Thiết kế thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến chiều cao cây đậu tương ngoài thực địa: bCác ước Tên bước Nội dung Bước 1 Bước 1: Thiết kế mô hình thực nghiệm và chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm - Thiết kế mô hình thực nghiệm: Chia đất thành 3 lô (chất lượng đất ở mỗi lô như nhau), mỗi lô trồng 50 cây đậu tương con (các cây con tương đồng về chiều cao, kích thước, số lá thật). - Chuẩn bị dụng cụ: dụng cụ làm đất, dụng cụ tưới nước, thiết bị chụp ả -nh.Mẫu vật: 150 cây đậu tương con chia làm 3 lô như trên. - Thiết bị an toàn: găng tay, ủng cao su,… Bước 2 Bước 2: Tiến hành và thu thập số liệu thực nghiệm - Tiến hành thí nghiệm: + Trồng các cây đậu tương con vào các lô, mỗi lô 50 cây. + Tiến hành tưới nước cho các cây ở 3 lô như sau: Lô 1 - không tưới nước; Lô 2 - tưới nước vừa đủ; Lô 3 - tưới ngập nước. Bước 2: Tiến hành và thu thập số liệu thực nghiệm - Tiến hành thí nghiệm: + Trồng các cây đậu tương con vào các lô, mỗi lô 50 cây. + Tiến hành tưới nước cho các cây ở 3 lô như sau: Lô 1 - không tưới nước; Lô 2 - tưới nước vừa đủ; Lô 3 - tưới ngập nước.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 15 Bước 3 Bước 2: Tiến hành và thu thập số liệu thực nghiệm - Tiến hành thí nghiệm: + Trồng các cây đậu tương con vào các lô, mỗi lô 50 cây. + Tiến hành tưới nước cho các cây ở 3 lô như sau: Lô 1 - không tưới nước; Lô 2 - tưới nước vừa đủ; Lô 3 - tưới ngập nước.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 16 II. CÁC KĨ NĂNG TRONG TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Câu hỏi: Dựa trên nội dung SGK các bước trong tiến hành nghiên cứu khoa học em hãy phân tích các bước nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm tới sinh trưởng của cây đậu tương. TT Tên các bước Nội dung Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 17 Luyện tập 1 trang 16 Sinh học 10: Vì sao quan sát và thực nghiệm là các phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu sinh học? Nêu mối quan hệ giữa các phương pháp nghiên cứu sinh học. - Quan sát và thực nghiệm là các phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu sinh học vì: Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Để tìm hiểu một vấn đề sinh học, cần quan sát đối tượng một cách kĩ lưỡng hoặc làm thí nghiệm thực tế để thu thập thông tin chính xác nhất. - Mối quan hệ giữa các phương pháp nghiên cứu sinh học: Các phương pháp nghiên cứu sinh học có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Tùy từng đối tượng và vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu có thể lựa chọn một hoặc một số phương pháp nghiên cứu sinh học thích hợp để đạt hiệu quả nghiên cứu tốt nhất. Luyện tập 2 trang 17 Sinh học 10: Vì sao việc thử nghiệm cần lặp lại nhiều lần mặc dù dữ liệu thu được đã phù hợp với giả thuyết? Việc thử nghiệm cần lặp đi lặp lại nhiều lần mặc dù dữ liệu thu thập được đã phù hợp với giả thuyết vì kết quả thử nghiệm càng tiến hành nhiều lần thì độ chính xác và tin cậy càng lớn; tránh việc kết luận vội
vàng, phiến diện. III. TIN SINH HỌC a. Khái niệm tin sinh học Câu hỏi 2 trang 17 Sinh học 10: Quan sát hình 2.5, cho biết tin sinh học là gì. - Tin sinh học (Bioinformatics) là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 18 b. Chúng ta có thể sử dụng các công cụ tin sinh học trong học tập và nghiên cứu sinh học như thế nào? - Phương pháp tin sinh học là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin và dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng. IV. MỘT SỐ VẬT LIỆU, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP SINH HỌC Câu hỏi 3 trang 18 Sinh học 10: Hãy kể tên các vật liệu, thiết bị có trong phòng thí nghiệm sinh học mà em biết. Kể tên các vật liệu, thiết bị có trong phòng thí nghiệm mà em biết: - Dụng cụ: kính hiển vi, kính lúp, bộ đồ mổ,… - Máy móc thiết bị: tủ lạnh, tủ cấy vi sinh, cân điện tử, các bộ cảm biến,… - Các phần mềm: thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học, các phần mềm xử lí số liệu thống kê,… - Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật: bộ tranh cơ thể người, bộ tranh các cấp độ tổ chức sống, mô hình tế bào, mô hình DNA, bộ tiêu bản quan sát nhiễm sắc thể,… - Thiết bị an toàn: găng tay, kính bảo vệ mắt, áo bảo hộ,…
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 19 CHỦ ĐỀ 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu bài học 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Mở đầu trang 19 Sinh học 10: Kể tên các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào. Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ nào? Lời giải: - Các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. - Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 20 B. KIẾN THỨC MỚI I. CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG Quan sát hình 3.1 và dựa vào kiến thức đã học hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống. Câu 1. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là: Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển. Câu 2Luyện tập 1 trang 20 Sinh học 10: Cấp độ tổ chức nào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản? Vì sao? - Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái. - Giải thích: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản vì chúng có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập. Câu hỏi 2 trang 20 Sinh học 10: Cấp độ tổ chức sống là gì? Nêu ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống? - Khái niệm: Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó. - Ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống: + Phân tử: protein, DNA, carbohydrate, lipid,… + Bào quan: ti thể, nhân, bộ máy Golgi, ribosome,… + Tế bào: tế bào tim, tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào hồng cầu,… + Mô: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh. + Cơ quan: tim, gan, phổi, thận, não bộ,… + Hệ cơ quan: hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ hô hấp, hệ thần kinh,… + Cơ thể: cơ thể con hổ + Quần thể: quần thể hổ + Quần xã – hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 21 II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG Câu hỏi 3 trang 20 Sinh học 10: Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung nào? Tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung sau: - Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên, tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có. - Hệ thống mở và tự điều chỉnh: + Hệ thống mở: Sinh vật luôn trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng với môi trường đồng thời góp phần biến đổi môi trường. + Hệ thống tự điều chỉnh: Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì sự cân bằng động trong hệ thống. - Thế giới sống liên tục tiến hóa Đánh dấu X vào cột tương ứng với mỗi đặc điểm của cấp độ tổ chức sống, mổi đặc điểm nêu 2 ví dụ TT Nội dung Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc Là hệ thống mở, tự điều chỉnh Thế giới sống liên tục tiến hóa 1 Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. 2 Sự sống không ngừng tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất. 3 Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở và có khả năng tự điều chỉnh. 4 Ví dụ 1 5 Ví dụ 2
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 22 III. QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG. Câu hỏi 5 trang 21 Sinh học 10: Trình bày quan hệ phụ thuộc nhau giữa các cấp độ tổ chức sống. Quan hệ phụ thuộc nhau giữa các cấp độ tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng: - Quan hệ thứ bậc về cấu trúc: Cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề. - Quan hệ thứ bậc về chức năng: + Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào. + Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sống. + Cơ thể đa bào qua quá trình sinh trưởng, phát triển với cơ chế phân hóa hình thành các cơ quan, bộ phận thực hiện chức năng tương ứng của cơ thể. + Các cá thể cùng loài phân bố trong khu vực nhất định tương tác với nhau trong các mối quan hệ cùng loài tạo nên quần thể. + Các quần thể khác loài sống trong cùng một khu vực nhất định tương tác với nhau trong các mối quan hệ cùng loài và khác loài hình thành nên quần xã sinh vật. + Quần xã sinh vật tương tác với môi trường sống hình thành hệ sinh thái. C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Câu 1: Đánh dấu X vào ô trống tương ứng với mỗi đặc điểm của các cấp tổ chức sống TT VD về các cấp tổ chức sống Các cấp tổ chức sống cơ bản Mô Cơ quan Cơ thể Quần thể Quần xã Hệ sinh thái a b c d e f 1 Thần kinh ngoại biên, thần kinh trung ương... 2 Tập hợp nhiều tế bào thần kinh 3 Tổ kiến trên cây phượng; bầy cá chép ở hồ Tây. 4 Con chó sói; Con ngựa vằn; con sư tử. 5 Sinh vật sống ở hồ Tây 6 Toàn bộ hồ Tây
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 23 BÀI TẬP VỀ NHÀ Luyện tập 3 trang 21 Sinh học 10: Quan sát hình 3.2, mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người? Mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người được thể hiện ở hình 3.2: - Quan hệ thứ bậc về cấu trúc: Các cấp độ tổ chức tạo nên hệ tiêu hóa trong cơ thể người có mối quan hệ thứ bậc về cấu trúc trong đó tế bào biểu mô ruột → biểu mô ruột → ruột non → hệ tiêu hóa → cơ thể. - Quan hệ thứ bậc về chức năng: Tế bào biểu mô ruột thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đó ruột non và hệ tiêu hóa thực hiện được chức năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể người Câu 2. Hình dưới là 3 VD về động vật đơn bào. Ba động vật trên thuộc cấp tổ chức sống nào? Vì sao. Trả lời
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 24 ÔN TẬP Bài 1 trang 22 Sinh học 10: Kể tên một số ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng của các ngành nghề đó. Kể tên một số ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng của các ngành nghề đó: - Y học: Chất lượng cuộc sống ngày càng cao kéo theo đó là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và tiêu thụ các loại dược phẩm cũng tăng lên. Thêm vào đó, môi trường sống bị ô nhiễm, hằng ngày con người phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại từ các thực phẩm, hàng tiêu dùng,… là những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nhu cầu phòng và khám chữa bệnh của người dân. - Dược học: Ngành Dược Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh với sự dịch chuyển lớn về số lượng và chất lượng, hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới, đạt 7,7 tỷ USD tổng giá trị ngành vào 2021. - Pháp y: Nguồn nhân lực cho ngành Pháp y đang thiếu trầm trọng. Đó chính là cơ hội cho học sinh Việt Nam khi tỉ lệ cạnh tranh giảm, và tỉ lệ ra trường có việc làm cao hơn. - Khoa học môi trường: Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế lẫn những hệ lụy tiêu cực mà nó đã và đang tác động lên môi trường cũng như đời sống con người, sự ra đời và phát triển của ngành liên quan đến môi trường là sứ mệnh của tất cả các quốc gia. Với vai trò quan trọng này, ngành liên quan đến môi trường trở thành chủ để nóng thu hút sự quan tâm của dư luận lẫn tìm kiếm của đông đảo các bạn trẻ.
Bài 2 trang 22 Sinh học 10: Cho biết vai trò của sinh học trong phát triển bền vững. Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững: Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt chú ý đến vai trò của đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì phát triển bền vững.
Vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Những hiểu biết trong sinh học được ứng dụng trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm. Bài 3 trang 22 Sinh học 10: Nêu và sắp xếp các kĩ năng Nêu và sắp xếp các kĩ năng trong tiến trình theo các bước nghiên cứu khoa học: - Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi + Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải quyết.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 25 trong tiến trình theo các bước nghiên cứu khoa học. + Qua quan sát để đặt ra những câu hỏi, từ đó tìm ra “vấn đề” nghiên cứu. - Bước 2: Hình thành giả thuyết khoa học + Giả thuyết phải cụ thể, liên quan trực tiếp đến câu hỏi đang đặt ra. - Bước 3: Kiểm tra giả thuyết khoa học + Trong bước này, thực hiện làm thực nghiệm để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết. + Nếu kết quả thử nghiệm không ủng hộ giả thuyết đưa ra thì cần phải kiểm tra lại quá trình thực nghiệm hoặc sửa đổi giả thuyết hay đưa ra một giả thuyết mới. - Bước 4: Làm báo cáo kết quả nghiên cứu + Trong bước này, thực hiện phân tích số liệu và rút ra kết luận nghiên cứu. + Kết luận đúng khi trả lời được câu hỏi nghiên cứu ban đầu bằng các dữ liệu tin cậy. Bài 4 trang 22 Sinh học 10: Nêu các cấp độ tổ chức sống và mối quan hệ thứ bậc giữa các cấp độ đó. - Các cấp độ tổ chức sống: phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái → sinh quyển. - Mối quan hệ thứ bậc giữa các cấp độ tổ chức sống: Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 26 PHẦN II. SINH HỌC TẾ BÀO CHUYÊN ĐỀ 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẾ BÀO BÀI 4. KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Mở đầu trang 23 Sinh học 10: Nêu các cấp độ tổ chức sống mà em đã học? Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống? Lời giải: - Các cấp độ tổ chức sống đã học: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh -thái.T ế bào là đơn vị cơ bản của sự sống vì: + Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. + Tế bào là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống: Các hoạt động đặc trưng của sự sống như chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng, cảm ứng, sinh sản,… đều được diễn ra trong tế bào. Hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở để thực hiện hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 27 B. BÀI MỚI I. KHÁI QUÁT HỌC THUYẾT TẾ BÀO Câu hỏi 1 trang 23 Sinh học 10: Muốn quan sát được tế bào, ta thường sử dụng dụng cụ gì? Vì sao? - Muốn quan sát được tế bào, ta thường sử dụng dụng cụ là kính hiển vi. - Giải thích: Tế bào có kích thước nhỏ, thường không quan sát được bằng mắt thường nên muốn quan sát tế bào thường phải quan sát bằng kính hiển vi. Câu hỏi 2 trang 23 Sinh học 10: Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào? - Nội dung khái quát của học thuyết tế bào: + Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào. + Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống. + Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước. + Tế bào chứa vật chất di truyền, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia. + Các tế bào đều được cấu tạo từ những thành phần hóa học tương tự nhau.
+ Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra trong tế bào.
+ Hoạt động của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của các bào quan bên trong tế bào. Sự phối hợp hoạt động giữa các bào quan này làm cho tế bào mang đặc tính của một hệ thống. + Hoạt động của một cơ thể sống phụ thuộc vào sự phối hợp hoạt động của các tế bào trong cơ thể. - Ý nghĩa của học thuyết tế bào: + Thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật. + Định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể. Luyện tập 1 trang 23 Sinh học 10: Trình bày lịch sử phát triển học thuyết tế bào. Có ý kiến cho rằng: “Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi”. Ý kiến của em thế nào? - Em đồng ý với ý kiến “Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi”. - Giải thích: Lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu tế bào. Cụ thể: + Vào những năm 1665, qua kính hiển vi tự chế thô sơ, Robert Hooke đã quan sát được hình dạng của các tế bào ở lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 28 + Vào những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek đã phát hiện ra vi khuẩn và nguyên sinh động vật. + Sau này, nhờ tiến bộ trong chế tạo thấu kính và kính hiển vi đã cho phép các nhà khoa học khác nhìn thấy các thành phần khác nhau bên trong tế bào. Câu hỏi 3 trang 24 Sinh học 10: Kể tên những loại tế bào mà em đã học. Các loại tế bào mà em đã học: - Tế bào nhân sơ (tế bào vi khuẩn) - Tế bào nhân thực (tế bào thực vật và tế bào động vật) II. TẾ BÀO LÀ ĐƠN VỊ CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ THỂ SỐNG 1. Tế bào là đơn vị cấu trúc Câu 1. Điền Có/ không có cấu trúc tế bào vào cột (1) và (2) TT Đối tượng Có cấu trúc tế bào/ không có cấu trúc tế bào (1) Là cơ thể sinh vật (cơ thể sống) (2) 1 Virut Không 2 Vikhuẩn 3 Nấm 4 Thựcvật 5 Độngvật Có Là sinh vật Kết luận 2. Tế bào là đơn vị chức năng Câu 2. Điền có/không vào cột (1) và (2) TT Các chức năng sống Cơ thể người (cơ thể sinh vật) (1) Tế(2)bào 1 Trao đổichấtvàchuyểnhóanănglượng Có 2 Sinhtrưởngvàpháttriển 3 Sinhsản 4 Cảm ứng,vận động. 5 Tự điềuchỉnhvàthíchnghi Kết luận
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 29 C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Câu hỏi 4 trang 24 Sinh học 10: Nêu ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện các hoạt động sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản. Ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện các hoạt động sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản: - Ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện các hoạt động trao đổi chất: Ở người, tế bào nhận oxygen từ mạch máu để thực hiện quá trình hô hấp tế bào phân giải glucose để tạo thành năng lượng, carbon dioxide được thải ra từ quá trình hô hấp tế bào sẽ được thải vào máu để đưa ra khỏi cơ thể. - Ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản: Ở người, nhờ quá trình trao đổi chất, tế bào tổng hợp vật chất giúp tế bào lớn lên và phân chia. Sự lớn lên phân chia của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản của cơ thể. Vận dụng trang 24 Sinh học 10: Vì sao học thuyết tế bào được đánh giá là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XIX. Học thuyết tế bào được đánh giá là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XIX vì học thuyết tế bào làm thay đổi nhận thức của giới khoa học về cấu tạo của sinh vật và định hướng phát triển nghiên cứu sau này ở các lĩnh vực khác nhau, đem lại những ứng dụng to lớn trong đời sống của con người.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 30 BÀI 5. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Mở đầu trang 25 Sinh học 10: Dựa vào hình 5.1, hãy cho biết màng sinh chất (màng tế bào) được cấu tạo từ những hợp chất nào. Các hợp chất này được tạo thành từ những nguyên tố hóa học nào? Lời giải: - Màng sinh chất (màng tế bào) được cấu tạo từ những hợp chất là phospholipid, carbohydrate, protein. - Các hợp chất trên được tạo ra từ các nguyên tố hóa học như C, H, O, N, P và 1 số nguyên tố khác như S.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 31 I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC CỦA TẾ BÀO 1. Các nguyên tố hóa học Hình. Tỉ lệ các nguyên tố hóa học trong cơ thể người Nguyên tố đại lượng Nguyên tố vi lượng 1. Tỉ lệ khối lượng cơ thể sinh vật > 0,01% khối lượng khô của cơ thể ≤ 0,01% khối lượng khô của cơ thể 2. Đại diện C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg Zn, Fe, Cu, I 3. Vai trò Câu hỏi 2 trang 26 Sinh học 10: Kể tên một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng, vi lượng ở sinh vật và nêu cách phòng những bệnh đó. Một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng: - Thiếu Ca ở người sẽ gây loãng xương, chuột rút, thường xuyên đau ở bắp đùi, nách hoặc cánh tay,… → Biện pháp phòng tránh những bệnh đó: Có thể bổ sung Ca thông qua thức ăn (các loại hạt, sữa chua, cá mòi, hạnh nhân, rau lá xanh,…), các thực phẩm chức năng giàu Ca.
ự
nguyên tố vi lượng: Thiếu I gây bệnh bướu cổ ở người → Biện pháp phòng tránh những bệnh đó: Bổ sung thực phẩm có iod như cá biển, nước mắm. - Thiếu Fe gây xanh xao, thiếu máu ở người → Biện pháp phòng tránh những bệnh đó: Bổ sung Fe bằng cách tăng cường các loại thịt đỏ, rau xanh đậm trong khẩu phần ăn của người. Vận dụng 1 trang 26 Sinh học 10: Em cần lưu ý điều gì trong khẩu phần ăn để cung cấp đủ nhu cầu dinh d
ở
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 32 - Thi u Mg th c vật làm cho lá xuất hiện các đốm vàng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, mép lá cong lên, thiếu nặng cây có thể bị chết khô, chậm quá trình ra hoa,… → Biện pháp phòng tránh những bệnh đó: Có thể bổ sung sự thiếu hụt Mg nhờ phân bón. Một số bệnh do thiếu ưỡng cho cơ thể? Vì sao? Để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, trong khẩu phần ăn cần lưu ý: - Cần cung cấp đủ lượng thức ăn tùy theo lứa tuổi, thể trạng, hình thức lao động,… - Cần ăn đa dạng các loại thức ăn, trong đó cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất với lượng phù hợp. Giải thích: Cơ thể cần rất nhiều các loại nguyên tố dinh dưỡng khác nhau để có thể sinh trưởng, phát triển bình thường; thiếu bất kì nguyên tố dinh dưỡng nào cũng có thể gây ra các bệnh tật ở người. Mà nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cơ thể được lấy từ thức ăn nhưng không có bất kì một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ lượng, đủ loại tất cả các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bởi vậy, cần ăn đủ lượng và đa dạng các loại thức ăn giúp cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vận dụng 2 trang 26 Sinh học 10: Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng? Cho một số ví dụ minh họa. - Ý nghĩa của việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn: Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn giúp người tiêu dùng xác định được hàm lượng, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm để lựa chọn đúng nhu cầu.
ế
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 33 II.CâuCacbonh ỏi 3 trang 27 Sinh học 10: Carbon tham gia cấu tạo hợp chất nào trong các hợp chất sau đây: nước, hydrochloric acid, carbohydrate, protein, lipid, nucleic acid? Trong các hợp chất trên, carbon tham gia cấu tạo các hợp chất là: carbohydrate, protein, lipid, nucleic acid. Đây chính là các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào. Luyện tập 1 trang 27 Sinh học 10: Quan sát hình 5.4 và cho biết carbon có thể tạo nên loại liên kết và loại mạch gì trong các hợp chất. Từ đó giải thích vai trò của nguyên tố carbon trong cấu tạo các hợp chất của tế bào? - Các loại liên kết mà carbon có thể tạo ra: Carbon có thể tạo nên các liên kết cộng hóa trị loại liên kết đơn hoặc liên kết đôi. - Các loại mạch mà carbon có thể tạo ra: Carbon có thể tạo nên nhiều loại mạch như loại mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng. - Vai trò của nguyên tố carbon trong cấu tạo các hợp chất của tế bào: + Carbon có bốn electron tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố carbon khác và các nguyên tố như O, N, P,… tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.
+ Nhờ liên kết khác nhau, carbon tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 34 III. Nước của tế bào Trả lời 1. Cấu tạo của phân tử nước. Câu hỏi: Quan sát hình trả lời các câu hỏi sau - Nước gồm những nguyên tử nào?........................................................... - Công thức phân tử của nước?................................................................. - Các loại liên kết hóa học trong 1 phân tử nước?.................................... - Giữa 2 phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết gì?........................ 3. Vai trò tt Chức nằng Đ/S Điều chỉnh cho đúng (nếu sai) 1 Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết. 2 Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào (chiếm đến 98%). 3 Là môi trường cho các phản ứng sinh hóa. 4 Là nguyên liệu của một số phản ứng hóa học. 5 Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 35 C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Câu hỏi 4 trang 27 Sinh học 10: Các nhà khoa học thường dựa vào dấu hiệu nào để tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ? Vì sao? - Các nhà khoa học thường dựa vào dấu hiệu sự tồn tại của nước để tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ. - Giải thích: Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của tế bào và cơ thể: + Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Câu hỏi 6 trang 27 Sinh học 10: Nêu các thể của nước. Khi nước bay hơi thì liên kết giữa các phân tử nước thay đổi như thế nào? - Các thể của nước: + Nước ở trạng thái rắn (nước đá) + Nước ở trạng thái lỏng + Nước ở thể hơi - Khi nước bay hơi thì các liên kết trong phân tử nước lỏng lẻo, các phân tử nước chuyển động nhanh chóng. Luyện tập 2 trang 28 Sinh học 10: Lấy ví dụ một số phản ứng hóa học trong tế bào hoặc cơ thể có sự tham gia của nước. Một số phản ứng hóa học trong tế bào hoặc cơ thể có sự tham gia của nước: - Phản ứng quang hợp xảy ra ở tế bào thực vật: - Phản ứng thủy phân tinh bột trong tế bào: Câu hỏi 7 trang 28 Sinh học 10: Vì sao nước là “dung môi của sự sống”? Nước là dung môi của sự sống vì: - Nước có thể hòa tan nhiều hợp chất như muối, các chất phân cực khác,… - Nước là môi trường cho các phản ứng và tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng trong tế bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 36 - Trong cơ thể, nước là môi trường vận chuyển các chất. Vận dụng 3 trang 28 Sinh học 10: Tại sao hằng ngày chúng ta phải uống đầy đủ nước? Cơ thể có biểu hiện gì khi bị mất nhiều nước? - Hằng ngày chúng ta phải uống đầy đủ nước vì: + Nước có vai trò quan trọng đối với cấu tạo và sự hoạt động chức năng của cơ thể. Cơ thể luôn phải duy trì một mức cân bằng nước ổn định, nếu thiếu nước cơ thể không thể hoạt động sống bình thường. + Trong khi đó, lượng nước khi lấy vào cơ thể sẽ được tế bào sử dụng hoặc đào thải ra ngoài bởi các hoạt động bài tiết qua nước tiểu, phân, mồ hôi,… dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước trong cơ thể. Bởi vậy, để đảm bảo cân bằng nước ổn định, chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày. - Biểu hiện của cơ thể khi mất nước: + Ở trẻ em: Khô miệng và khô lưỡi, khóc không có nước mắt, tã của trẻ không ướt sau mỗi 3 giờ, mắt má trũng, nặng hơn trẻ có thể rơi vào trạng thái lừ đừ,… + Ở người lớn: Khô miệng, ngủ gà, lơ mơ, yếu cơ, sốt/ớn lạnh, hoa mắt, chóng mặt,… Câu hỏi 8 trang 28 Sinh học 10: Quan sát hình 5.7, cho biết nước điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể như thế nào? - Nước điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể theo cách: + Sự phá vỡ và hình thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước dẫn đến nước có khả năng hấp thụ và thải ra một lượng nhiệt lớn. + Khi nước bay hơi và ngưng tự giúp cơ thể và tế bào thải nhiệt. - Ví dụ: Khi cơ thể vận động mạnh, cơ thể nóng lên. Lúc này, lỗ chân lông mở rộng, mồ hôi thoát ra đem theo một lượng nhiệt lớn làm mát cơ thể.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 37 Vận dụng 4 trang 28 Sinh học 10: Nêu biện pháp cấp cứu khi cơ thể mất nước do bị sốt cao, tiêu chảy. Các biện pháp cấp cứu khi cơ thể bị mất nước khi sốt cao, tiêu chảy: - Trong trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mất nước do tiêu chảy, có biểu hiện nôn hoặc sốt có thể sử dụng dung dịch oresol (nếu có) hoặc nước cháo muối. Đó là những dung dịch bù nước và điện giải rất tốt. - Đối với người trưởng thành trong trường hợp mất nước nhẹ do tiêu chảy, nôn hoặc sốt chỉ cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng nước trái cây hay nước ngọt vì có thể khiến tình trạng bệnh tệ hơn.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 38 BÀI 6. CÁC ĐẠI PHÂN TỬ SINH HỌC NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu Mở đầu trang 29 Sinh học 10: Các loại thực phẩm ở bốn tầng trong tháp dinh dưỡng (hình 6.1) cung cấp cho chúng ta những hợp chất TLnào?Cácloại thực phẩm ở bốn tầng trong tháp dinh dưỡng cung cấp cho chúng ta những loại hợp chất sau: - Tầng 1: Cung cấp tinh bột (carbohydrate) có trong cơm, ngô, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt, nui. - Tầng 2: Cung cấp vitamin và chất khoáng có trong các loại rau, quả. - Tầng 3: Cung cấp chất đạm (protein) có trong thịt, bơ, trứng, sữa, -cá.Tầng 4: Cung cấp chất béo (lipid). Câu hỏi 2 trang 30 Sinh học 10: Trong tháp dinh dưỡng của người (hình 6.1), nhóm thực phẩm nào chiếm tỉ lệ cao nhất? Vì sao chúng chiếm tỉ lệ cao nhất? Các loại thực phẩm ở bốn tầng trong tháp dinh dưỡng cung cấp cho chúng ta những loại hợp chất sau: - Tầng 1: Cung cấp tinh bột (carbohydrate) có trong cơm, ngô, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt, nui. - Tầng 2: Cung cấp vitamin và chất khoáng có trong các loại rau, quả. - Tầng 3: Cung cấp chất đạm (protein) có trong thịt, bơ, trứng, sữa, -cá.Tầng 4: Cung cấp chất béo (lipid).
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 39 I. Phân tử sinh học Câu 1: Thế nào là phân tử sinh học, kể tên một số phân tử sinh học em biết? Câu 2: Khái quát 4 đại phân tử hữu cơ trong tế bào (Đánh dấu X vào ô tương ứng) TT Các đại phân tử Cacbohidrat Lipt Protein nucleicAxit 1. Là hợp chất hữu cơ 2. Có kích thước và khối lượng lớn 3. Được cấu tạo từ C, H, O 4. Được cấu tạo từ C, H, O, N, P X 5. Được cấu tạo từ C, H, O, N, có thể có thêm S X 6. Tinh bột/ xenlulozo thuộc đại phân tử nào? 7. Mở động vật/ dầu TV thuộc đại phân tử nào? 8. Thành phần chính của móng tay, tóc... 9. Là vật chất di truyền của sinh vật 10. Tham gia cung cấp và dự trữ năng lượng chủ yếu trong tế bào
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 40 II. Bốn đại phân tử sinh học chính II.1. Cacbôhiđrat (đường)- PHT1 I. Đặc điểm chung - Được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào? - Phân loại 1. Đường................. 2. Đường...................... 2. Đường...................... II. Phân loại Cấu tạo Đại diện Vai trò 1. Đường đơn (monosaccharide)--.............................................................................................................................................................................. 2. Đường đôi (disaccharide)-.............................................................................................................................................................................. 3. Đường đa (polysaccharide) TT Tên Chức năng 1 Tinh bột 2 Glycogen 3 Xenlulozo 4 Kitin
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 41 LUYỆN TẬP Luyện tập 1 trang 30 Sinh học 10: Dựa vào hình 6.3: a) Cho biết các loại carbohydrate được phân loại dựa trên tiêu chí nào? b) Kể tên các loại carbohydrate, nêu số lượng gốc đường (đơn phân) và cho ví dụ về mỗi loại carbohydrate mà em biết. a) Các loại carbohydrate được phân loại dựa trên tiêu chí là số đơn phân cấu tạo nên hợp chất đó. b) Các loại carbohydrate, số lượng gốc đường (đơn phân) và cho ví dụ về mỗi loại carbohydrate: Loạ carbohydratei Số lượng gốc đường Ví dụ Monosaccharide 1 Glucose, fructose, ribose, galactose,… Disaccharide 2 Sucrose (có nhiều trong quả, mía, củ cải đường), lactose (có trong sữa),… Polysaccharide Nhiều hơn 2 Tinh bột, glycogen, cellulose,… Câu hỏi 3 trang 30 Sinh học 10: Vai trò của ribose, deoxyribose và glucose trong tế bào là gì? Vai trò của ribose, deoxyribose và glucose trong tế bào: - Ribose là một thành phần cấu tạo nên nucleotide - đơn phân cấu tạo nên RNA, thành phần cấu tạo nên ATP cung cấp năng lượng sinh học cho tế bào,… - Deoxyribose là một thành phần cấu tạo nên nucleotide - đơn phân cấu tạo nên DNA;… - Glucose là đơn phân cấu tạo nên disaccharide, polysaccharide; là nguyên liệu chủ yếu trong hô hấp tế bào để cung cấp năng lượng cho tế bào;…
+ Mạch đều có sự phân nhánh (glycogen phân nhánh mạnh hơn). + Đều có chức năng dự trữ năng lượng. - Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon là: + Tinh bột có 2 dạng cấu trúc xoắn hoặc phân nhánh. Nhìn chung, các loại tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh.
+ Cellulose có dạng mạch thẳng, không phân nhánh, nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật. - Sự liên quan giữa cấu trúc đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose:
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 42 Câu hỏi 4 trang 30 Sinh học 10: Thực phẩm nào chứa nhiều đường? Thực phẩm chứa nhiều đường như ngũ cốc, nước ngọt, các loại quả chín, mía, củ cải đường, sữa chua ít béo, mật ong, trái cây khô, bánh ngọt, khoai tây chiên,... Câu hỏi 5 trang 30 Sinh học 10: Dựa vào hình 6.5, cho biết: a) Thành phần cấu tạo của sucrose (saccharose). b) Sucrose được hình thành như thế nào? a) Thành phần cấu tạo của sucrose gồm 2 phân tử đường đơn là glucose và fructose liên kết với nhau. b) Sự hình thành sucrose: Một phân tử glucose liên kết với một phân tử fructose bằng liên kết glycoside sau khi loại bỏ 1 phân tử nước đã tạo nên phân tử sucrose. Câu hỏi 6 trang 31 Sinh học 10: Quan sát hình 6.6 và nêu những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen, những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon. Những đặc điểm này có liên quan gì đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose? - Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen: + Đều có cấu trúc đa phân mà đơn phân là glucose.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 43 + Tinh bột là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ dài hạn ở thực vật vì tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh, % tan trong nước không nhiều (khó sử dụng) phù hợp với thực vật có đời sống cố định, ít tiêu tốn năng lượng hơn động vật. + Glycogen là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ ngắn hạn ở động vật, một số loài nấm vì glycogen có cấu trúc phân nhánh nhiều, dễ phân hủy phù hợp với động vật thường xuyên di chuyển, hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn. + Cellulose được tạo nên từ những phân tử đường glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc phù hợp để trở thành thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật cứng chắc. Vận dụng 1 trang 31 Sinh học 10: Cơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta nhai kĩ thấy có vị ngọt là do tinh bột trong cơm đã được biến thành chất gì? Cơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta nhai kĩ thấy có vị ngọt là do một phần tinh bột trong cơm đã bị biến đổi thành đường đôi (maltose) dưới tác dụng của enzyme amylase có trong nước bọt.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 44 III.2. Lipit – PHT 2 1. Thành phần hóa học của Phânlipidloại lipid Câu hỏi 19 trang 35 Sinh học 10: Các lipid trong hình 6.10 được cấu tạo từ những nguyên tố chính nào?
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 45 II. Phân loại : Hoàn thành PHT dưới đây: II.1. Lipit đơn giản (triglyceride) Thành phần cấu tạo Đại diện Chức năng Gồm: - 1 Glycerol - 3 gốc axit béo a. Dầu b. Mỡ c. Sáp (sáp ong) (Gợi ý: so sánh về tỷ lệ C, H, O giữa 2 loại) (Ghi chú: triglyceride là dung môi hòa tan nhiều vitamin như A, D, E, K)
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 46 II.2. Lipit phức tạp Thành phần cấu tạo Đại diện Chức năng 4. Phospholipid Gồm: - 1 Glycerol - 1 gốc phosphate (H3P04) - 2 gốc axit béo Phospholipid 5. Stêrôit - Chứa các nguyên tử kết vòng. - Không chứa phân tử acit béo d. Cholesterol e. Testosterone f. Ostrogen 6. Sắc tố g. Carôtenôit, diệp luc. 7. Vitamin h. Một số vitamin A, D, E, K…
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 47 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Câu hỏi 20 trang 35 Sinh học 10: Đặc điểm cấu tạo nào của triglyceride thể hiện chức năng dự trữ năng lượng trong tế bào cao hơn polysaccharide? Đặc điểm cấu tạo của triglyceride thể hiện chức năng dự trữ năng lượng trong tế bào cao hơn polysaccharide: So với polysaccharide, phân tử triglyceride có tỉ lệ C và H cao hơn, tỉ lệ O thấp hơn. Vận dụng 5 trang 35 Sinh học 10: Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích? Vận dụng 5 trang 35 Sinh học 10: Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích? Luyện tập 4 trang 36 Sinh học 10: Dựa vào hình 6.11, cho biết đặc điểm cấu tạo nào của phospholipid phù hợp với chức năng của màng sinh chất. Phospholipid là một loại chất béo phức tạp được cấu tạo từ một phân tử glycerol liên kết với hai acid béo ở một đầu, đầu còn lại liên kết với nhóm phosphate. Nhóm phosphate thường liên kết với một nhóm choline tạo thành phosphatidylcholine. Với cấu trúc đặc biệt như vậy, phosholipid được xem là một phân tử lưỡng cực, một đầu có phosphatidylcholine có tính ưa nước và hai đuôi acid béo kị nước. Nhờ có cấu trúc đặc biệt như vậy, phospholipid có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc màng của các loại tế bào. Vận dụng 5 trang 35 Sinh học 10: Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích? Triglyceride là dung môi hòa tan nhiều vitamin A, D, E, K → Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống giúp cho quá trình hấp thụ các vitamin này trong rau sống được tối đa.
-
ườ
-
- Hóa chất: dung dịch
-
đường khử. - Ống nghiệm chỉ chứa nước cất và thuốc thử Benedict có ý nghĩa là ống đối chứng so với các ống chứa đường khác. Câu hỏi 22 trang 37 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý: BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM Tên thí nghiệm: Nhận biết đường khử (phản ứng Benedict) 1.nhóm:……………………………………………………………………………TênM
- Dụng cụ: ố
ề
nước cất, thuốc thử Benedict
ịch
ố
ứ
Cu
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 48 THỰC HÀNH Câu hỏi 21 trang 36 Sinh học 10: Trả lời các câu hỏi -sau: Ống nghiệm nào chứa đường khử? Giải thích. - Ống nghiệm chỉ chứa nước cất và thuốc thử Benedict có ý nghĩa gì trong thí nghiệm này? - Ống nghiệm chứa đường khử là ống 2 (chứa dịch chiết quả tươi) và ống 3 (chứa glucose 5%). Giải thích: Ống 2 và ống 3 đều có chứa các đường đơn glucose, ống 1 (chứa nước) không chứa đường khử, ống 4 (chứa đường sucrose) không phải là ục đích thí nghiệm: - Nhận biết đường khử có trong các dung dịch bằng phản ứng Benedict. 2. Chuẩn bị thí nghiệm: - Mẫu vật: dịch chiết qu (cam, chu i chín,…). glucose d sucrose 5%, (ch a 2+ trong môi tr ng ki m). ng nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet nhựa (1 – 3 mL). Các bước tiến hành: Bước 1: Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm. Bước 2: Cho 1 mL nước cất vào ống 1; 1 mL dịch chiết quả tươi vào ống 2; 1 mL dung dịch glucose 5% vào ống 3; 1 mL dung dịch sucrose 5% vào ống 4. Bước 3: Thêm 1 mL thuốc thử Benedict vào từng ống nghiệm và lắc đều.
5%, dung
3.
ả tươi
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 49 - Bước 4: Kẹp đầu ống nghiệm bằng kẹp gỗ, đun sôi dung dịch trong mỗi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 2 – 3 phút. - Bước 5: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm. 4. Kết quả thí nghiệm và giải thích: STT Kết quả Giải thích Ống 1 Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch Ống 1 chứa nước cất, không chứa các loại đường khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict. Ống 2 Xuất hiện kết tủa đỏ gạch Ống 2 chứa dịch quả tươi, trong dịch quả tươi chứa nhiều loại đường trong đó có các đường khử như glucose. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, các loại đường khử sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch). Ống 3 Xuất hiện kết tủa đỏ gạch Ống 3 chứa glucose, glucose là loại đường khử. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, glucose sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch). Ống 4 Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch Ống 4 chứa sucrose, sucrose không phải là loại đường khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict. 5. Kết luận: - Trong tế bào của các loại quả chín có chứa một số đường khử. - Có thể nhận biết các loại đường khử bằng phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với thuốc thử Benedict.
ốc thử Lugol (chứa I2 và KI). - Dụng cụ: đĩa petri. 3. Các bước tiến hành: - Bước 1: Đặt hai lát cắt chuối xanh và chuối chín lên đĩa petri. - Bước 2: Thêm hai giọt thuốc thử Lugol vào mỗi lát cắt chuối. - Bước 3: Quan sát sự thay đổi màu ở vị trí nhỏ thuốc thử Lugol trên các lát cắt chuối. 4. Kết quả thí nghiệm và giải thích: STT Kết quả Giải thích
1.nhóm:……………………………………………………………………………TênM ụ
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 50 Câu hỏi 23 trang 37 Sinh học 10: Trả lời các câu hỏi -sau:Tinh bột có ở chuối chín hay chuối xanh? Giải thích. - Chuối chín và chuối xanh đều chứa tinh bột. - Giải thích: + Chuối xanh chứa chủ yếu là tinh bột, chiếm 70 - 80% trọng lượng khô của chúng. Phần lớn tinh bột đó là tinh bột kháng, không được tiêu hóa trong ruột non. Do đó, nó thường được phân loại là chất xơ ăn kiêng. + Tuy nhiên, chuối sẽ mất đi tinh bột khi chúng chín (chuối chín chỉ chứa 1% tinh bột). Trong quá trình chín, tinh bột của chúng được chuyển hóa thành đường đơn (sucrose, glucose và fructose). Câu hỏi 24 trang 37 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý: BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM Tên thí nghiệm: Nhận biết tinh bột (phản ứng với iodine) c đích thí nghiệm: - Nhận biết tinh bột bằng phản ứng màu xanh đen đặc trưng với iodine. 2. Chuẩn bị thí nghiệm: - Mẫu vật: lát cắt chuối xanh, lát cắt chuối chín. - Hóa chất: thu
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 51 Lát cắt chuố xanhi Xuất hiện màu xanh đen ở vị trí nhỏ thuốc thử Chuối xanh chứa chủ yếu là tinh bột. Khi trộn dung dịch chứa iodine với tinh bột, iodine sẽ đi vào bên trong chuỗi xoắn amylose của tinh bột tạo thành phức hợp có màu xanh đen. Lát cắt chuố chíni Hầu như không xuất hiện màu xanh đen ở vị trí nhỏ thuốc thử Chuối sẽ mất đi tinh bột khi chúng chín (chuối chín chỉ chứa 1% tinh bột). Bởi vậy, khi nhỏ dung dịch chứa iodine, hầu như không n ứng với iodine. Câu hỏi 25 trang 37 Sinh học 10: Trả lời các câu hỏi -sau:Xác định sự có mặt của protein trong các ống nghiệm. - Nếu tăng nồng độ dung dịch lòng trắng trứng thì màu dung dịch sẽ thay đổi như thế nào? - Xác định sự có mặt của protein trong các ống nghiệm: Ống nghiệm 1 không chứa protein, ống nghiệm 2 có chứa protein. - Nếu tăng nồng độ dung dịch lòng trắng trứng thì màu dung dịch sẽ chuyển thành màu tím đậm hoặc tím đỏ do số lượng liên kết peptide nhiều hơn. Câu hỏi 26 trang 37 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý: ÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM Tên thí nghiệm: Nhận biết protein (phản ứng Biuret) 1.nhóm:…Tên…………………………………………………………………………M ục đích thí nghiệm: - Nhận biết protein bằng phản ứng màu tím đặc trưng với biuret. 2. Chuẩn bị thí nghiệm: - Mẫu vật: dung dịch lòng trắng trứng pha loãng.
xuất hiện màu xanh đen ở vị trí nhỏ thuốc thử. 5. Kết luận: - Chuối xanh chứa hàm lượng tinh bột cao. - Có thể nhận biết tinh bột bằng phả
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 52 - Hóa chất: nước cất, dung dịch NaOH 10%, dung dịch CuSO4 1%. - Dụng cụ: ống nghiệm, pipet nhựa (1 – 3 mL). Các bước tiến hành: - Bước 1: Lấy hai ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm. - Bước 2: Cho 1 mL nước cất vào ống nghiệm 1; 1 mL dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm 2. ục đích thí nghiệm: - Nhận biết protein bằng phản ứng màu tím đặc trưng với biuret. 2. Chuẩn bị thí nghiệm: - Mẫu vật: dung dịch lòng - Bước 1: Lấy hai ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm. - Bước 2: Cho 1 mL nước cất vào ống nghiệm 1; 1 mL dung dịch lòng trắng trứng vào ố m trên, nêu những điểm chung trong cách thiết kế các thí nghiệm nhận biết các phân tử sinh học. Lời giải: - Mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm và giải thích: + Ống 1: Xuất hiện nhũ tương trắng đục. Vì dầu trong lạc không tan trong nước nên sẽ tạo thành dạng nhũ tương dầu trong nước trắng đục. + Ống 2: Xuất hiện dung dịch đồng nhất trắng đục. Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol.
trắng trứng pha loãng. - Hóa chất: nước cất, dung dịch NaOH 10%, dung dịch CuSO4 1%. - Dụng cụ: ống nghiệm, pipet nhựa (1 – 3 mL). 3. Các bước tiến hành:
3.
1.nhóm:…………………………………………………………………………Tên…M
ng nghiệm 2. Câu hỏi 27 trang 38 Sinh học 10: Trả lời các câu hỏi -sau:Mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm và giải -thích.T ừ các thí nghiệ
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 53 + Ống 3: Xuất hiện nhũ tương trắng đục (nhạt màu hơn phần nhũ tương ở ống 1). Vì khi thêm nước vào nhũ tương dầu trong nước thì chỉ có tác dụng làm loãng nhũ tương. + Ống 4: Dung dịch trong ống tách thành 2 lớp, lớp váng dầu nổi lên trên. Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol nên khi cho nước vào lớp dầu có tỉ trọng nhỏ hơn sẽ nổi lên trên lớp nước và ethanol. - Từ các thí nghiệm trên, thấy rằng điểm chung trong cách thi
ết kế các thí nghiệm nhận biết các phân tử sinh học là đều cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất đặc trưng của từng phân tử sinh học. Câu hỏi 28 trang 38 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý: BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM Tên thí nghiệm: Nhận biết lipid (sự tạo nhũ tương của triglyceride) 1.nhóm:……………………………………………………………………………TênM ục đích thí nghiệm: - Nhận biết lipid bằng sự tạo nhũ tương. 2. Chuẩn bị thí nghiệm: - Mẫu vật: hạt lạc. - Hóa chất: nước cất, ethanol 90%. - Dụng cụ: cối chày sứ, thìa cà phê, ống nghiệm, pipet nhựa (1 – 3 mL). 3. Các bước tiến hành: - Bước 1: Lấy 5 – 6 hạt lạc và nghiền bằng cối chày sứ. - Bước 2: Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm. - Bước 3: Cho 1 thìa bột lạc đã nghiền vào mỗi ống nghiệm - Bước 4: Thêm 4 mL nước cất vào ống 1 và thêm 4 mL ethanol 90% vào ống 2. Lắc mạnh trong 3 phút rồi để lắng.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 54 - Bước 5: Dùng pipet nhựa hút khoảng 1 mL dịch trong ở ống 1 chuyển sang ống 3 và hút khoảng 1 mL dịch trong ở ống 2 chuyển sang ống 4. - Bước 6: Thêm 2 mL nước cất vào ống 3 và ống 4 rồi để yên. - Bước 7: Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm. 4. Kết quả thí nghiệm và giải thích: STT Kết quả Giải thích Ống 1 Xuất hiện nhũ tương trắng đục. Vì dầu trong lạc không tan trong nước nên sẽ tạo thành dạng nhũ tương dầu trong nước trắng đục. Ống 2 Xuất hiện dung dịch đồng nhất trắng đục. Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol nên sẽ tạo thành dung dịch đồng nhất. Ống 3 Xuất hiện nhũ tương trắng đục (nhạt màu hơn phần nhũ tương ở ống 1). Vì khi thêm nước vào nhũ tương dầu trong nước thì chỉ có tác dụng làm loãng nhũ tương. Ống 4 Dung dịch trong ống tách thành 2 lớp, lớp váng dầu nổi lên trên. Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol nên khi cho nước vào lớp dầu có tỉ trọng nhỏ hơn sẽ nổi lên trên lớp nước và ethanol. 5. Kết luận: - Trong hạt lạc có chứa lipid. - Lipid tan một phần trong ethanol nhưng không tan trong nước nên tạo thành dạng nhũ tương trắng đục.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 55 III.3. Prôtêin- PHT 3 1. Cấu tạo hóa học - Gồm những nguyên tố hóa học nào - Được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào? - Đơn phân cấu tạo nên protein là gì? 2. Cấu trúc không gian Bậc Cấu trúc Loại liên có trong bậc cấu trúc Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 3. Chức năng tt Chức nằng Đ/S 1 Cấu tạo nên tế bào và cơ thể: Vd: Kêratin (cấu tạo nên: Lông, tóc, móng...) 2 Dự trữ axit amin; Vd: Anbumin (trứng), Cazêin (prôtêin sữa…) 3 Vận chuyển các chất; Vd: Hêmôglôbin (vận chuyển Oxi và Cacbonic) 4 Bảo vệ cơ thể: Kháng thể 5 Thu nhận thông tin: Prôtêin xuyên màng 6 Xúc tác các phản ứng sinh hoá: Enzim 7 Điều hoà trao đổi chất: Hoocmôn... 8 Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 56 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Câu hỏi 7 trang 31 Sinh học 10: Cho biết đơn phân và liên kết giữa các đơn phân tạo nên phân tử protein. - Đơn phân cấu tạo nên các phân tử protein là các amino acid. Có khoảng 20 loại amino acid chính tham gia cấu tạo protein với trật tự khác nhau. - Liên kết giữa các đơn phân tạo nên phân tử protein là liên kết peptide. Liên kết peptide được hình thành giữa nhóm carboxyl của amino acid này với nhóm amino của amino acid bên cạnh. Câu hỏi 8 trang 31 Sinh học 10: Tại sao trên bao bì của một số loại thực phẩm có ghi cụ thể thành phần các amino acid không thay thế? - Amino acid không thay thế là loại amino acid mà người và động vật không tự tổng hợp được nhưng cần thiết cho hoạt động sống nên phải thu nhận từ thức ăn. - Bởi vậy, trên bao bì của một số loại thực phẩm có ghi cụ thể thành phần các amino acid không thay thế nhằm giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn được loại thực phẩm chứa amino acid không thay thế phù hợp với mục đích sử dụng. Câu hỏi 9 trang 32 Sinh học 10: Dựa vào hình 6.7, nêu các nguyên tố chính cấu tạo nên phân tử amino acid. Amino acid được cấu tạo từ các nguyên tố chính là C, H, O, N. Câu hỏi 10 trang 32 Sinh học 10: Vì sao chỉ có 20 loại amino acid nhưng tạo nên được rất nhiều loại protein? Chỉ có 20 loại amino acid nhưng tạo nên được rất nhiều loại protein vì: - Protein có cấu trúc đa phân. Từ 20 loại amino acid với số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các amino acid có thể tạo nên vô số chuỗi polypeptide khác.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 57 - Các chuỗi polypeptide lại cuộn xoắn theo 4 bậc cấu trúc không gian khác nhau tạo nên vô số loại protein khác nhau. Câu hỏi 11 trang 32 Sinh học 10: Dựa vào hình 6.1, kể tên những thực phẩm giàu protein. Những loại thực phẩm giàu protein là: thịt, cá, trứng, sữa, hạt đậu, hạnh nhân, ức gà, yến mạch, sữa chua Hy Lạp, bông cải xanh,... Câu hỏi 12 trang 33 Sinh học 10: Phân biệt các bậc cấu trúc của phân tử hemoglobin. Bậc cấu trúc nào của phân tử protein đóng vai trò quyết định các bậc cấu trúc còn lại? - Phân tử hemoglobin có cấu trúc 4 bậc: + Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp của các amino acid trong chuỗi polypeptide bằng liên kết peptide, dạng mạch thẳng. + Cấu trúc bậc 2: là dạng xoắn lò xò nhờ các liên kết hydrogen giữa các nguyên tử H và O của các liên kết peptide. + Cấu trúc bậc 3: là dạng cuộn lại trong không gian của toàn chuỗi polypeptide nhờ liên kết disulfile (S-S) giữa hai gốc cysteine ở xa nhau trong chuỗi và các liên kết yếu như tương tác kị nước, liên kết hydrogen, liên kết ion giữa các gốc R. + Cấu trúc bậc 4: là hai hay nhiều chuỗi polypeptide có cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng, tương tác với nhau tạo thành cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 58 - Bậc cấu trúc của phân tử protein đóng vai trò quyết định các bậc cấu trúc còn lại là cấu trúc bậc một. Cấu trúc bậc một của protein là trình tự các amino acid trên chuỗi polypeptide sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi polypeptide, từ đó tạo nên hình dạng lập thể của protein và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của protein. Vận dụng 2 trang 32 Sinh học 10: Tại sao khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein? Khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein vì: - Protein tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào: đóng vai trò là chất xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng; là thành phần cấu trúc nên tế bào, cơ thể; tham gia vận chuyển các chất qua màng, trong tế bào và cơ thể; điều hòa các quá trình trao đổi chất, truyền thông tin di truyền, sinh trưởng, phát triển, sinh sản; vận động tế bào và cơ thể; bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm virus, vi khuẩn và các bệnh tật; là chất dự trữ.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 59 - Bởi vậy, muốn cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt, cần sử dụng đủ các loại amino acid và đủ lượng protein để cung cấp đủ nguồn amino acid dùng làm nguyên liệu để tổng hợp protein cho cơ thể. Tìm hiểu thêm trang 32 Sinh học 10: Tìm ví dụ protein tương ứng với mỗi vai trò của protein trong tế bào và cơ thể. Ví dụ protein tương ứng với mỗi vai trò của protein trong tế bào: Vai trò Ví dụ Là thành phần cấu trúc nên tế bào, cơ thể - Collagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết - Keratin cấu tạo nên tóc, lông, móng,… Đóng vai trò là chất xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng - Enzyme amylase có chức năng xúc tác cho sự phân giải tinh bột. Tham gia vận chuyển các chất qua màng, trong tế bào và cơ thể - Hemoglobin hồng cầu ở người tham gia vận chuyển các chất khí. Điều hòa các quá trình trao đổi chất, truyền thông tin di truyền, sinh trưởng, phát triển, sinh sản - Hormone insulin tham gia điều hòa lượng đường trong máu. - Hormone testosterone tham gia điều hòa quá trình phát triển, sinh sản ở nam giới. Vận động tế bào và cơ thể - Myosin và actin tham gia sự vận động của tế bào cơ, tạo nên sự vận động của cơ thể. Bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm virus, vi khuẩn và các bệnh tật; là chất dự trữ - Các kháng thể tham gia bảo vệ cơ thể. Câu hỏi 13 trang 33 Sinh học 10: Khi thực hiện chức năng, protein có cấu trúc bậc mấy? - Khi thực hiện chức năng, protein phải có cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng bậc 3 hoặc bậc 4.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 60
Các bậc cấu trúc của protein Vận dụng 3 trang 33 Sinh học 10: Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino acid glutamic acid ở vị trí số 6 thành valine trong một chuỗi polypeptide của hemoglobin, làm cho phân tử protein chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình dạng hồng cầu. Bậc cấu trúc nào của hemoglobin bị biến đổi? Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino acid glutamate ở vị trí số 6 thành valin trong một chuỗi polypeptide của hemoglobin làm phân tử protein chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình dạng hồng cầu → Như vậy, thành phần amino acid của chuỗi polypeptide bị thay đổi, kéo theo cấu trúc không gian của hemoglobin bị thay đổi → Vậy hemoglobin bị biến đổi cấu trúc bậc 1 và các bậc cấu trúc không gian còn lại.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 61 III.4. Nucleic Acid (DNA và RNA)- PHT 4 1. Nucleotid Câu hỏi 14 trang 33 Sinh học 10: Kể tên thành phần nguyên tố và cấu tạo đơn phân của phân tử nucleic acid? - Đơn phân cấu tạo nên nucleic Acid là nucleotid (H. cấu tạo chung 1 nucleotid) - Nucleotid gồm 3 thành phần +++ Câu hỏi 15 trang 33 Sinh học 10: Thành phần nào của nucleotide tạo nên cấu trúc đặc trưng của DNA và RNA?
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 62 DNA (Deoxyribonucleic acid) và ARN (Ribonucleic acid) Luyện tập 2 trang 34 Sinh học 10: Lập bảng phân biệt DNA và RNA về đường pentose, nitrogenousbase, số chuỗi polynucleotide, chức năng. Bảng phân biệt DNA và RNA: Tiêu chí DNA RNA Đường pentose Đường deoxyribose Đường ribose Nitrogenousbase Adenine (A), guanine (G), cytosine (C), thymine (T) Adenin (A), guanine (G), cytosine (C), uracil (U) Số chuỗ polynucleotidei Hai chuỗi polynucleotide Một chuỗi polynucleotide Chức năng - DNA có chức năng mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền – những chỉ dẫn cho tế bào sản sinh ra các loại protein và từ protein tạo nên mọi phân tử cần thiết cấu tạo nên tế bào. - RNA có chức năng tham gia vào quá trình tổng hợp protein: + RNA thông tin (mRNA) được dùng làm khuôn để tổng hợp protein ở ribosome. + RNA vận chuyển (tRNA) làm nhiệm vụ vận chuyển amino acid đến ribosome và tiến hành dịch mã. + RNA ribosome (rRNA) tham gia cấu tạo nên ribosome, nơi tiến hành tổng hợp protein. - Một số RNA nhỏ tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động gene, một số loại RNA còn có chức năng xúc tác cho các phản ứng hóa học như các enzyme.
2.
Vận dụng 4 trang 34 Sinh học 10: Vì sao khi giám định quan hệ huyết thống hay truy tìm dấu vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc,…? Người ta thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc vì: - Trong các mẫu chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc,… có chứa DNA – đặc trưng của mỗi loài, mỗi cá thể. Nhờ đó, có thể xác định được cá nhân hoặc mối quan hệ họ hàng giữa các cá nhân. - Ngoài ra, mẫu xét nghiệm DNA huyết thống từ niêm mạc miệng là một trong những loại mẫu xét nghiệm có thể tự thu mẫu. Với những thao tác dễ thực hiện, dụng cụ thu mẫu đơn giản mà người thực hiện thu mẫu có thể tự chuẩn bị dụng cụ thu mẫu mà không cần đến máy móc kĩ thuật
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 63 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Câu hỏi 16 trang 34 Sinh học 10: Nêu vai trò của nucleic acid. Nucleic acid có vai trò quy định, lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. Trong đó: - DNA được xem là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử chủ yếu; có vai trò lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. - RNA có vai trò chủ yếu trong việc tổng hợp protein để tạo nên các tính trạng của cơ thể. Câu hỏi 17 trang 34 Sinh học 10: Thành phần cấu tạo nào giúp nhận biết đầu 5’ và đầu 3’ của chuỗi polynucleotide? Các nucleotide kết hợp với nhau qua liên kết phosphodiester được hình thành giữa đường pentose của nucleotide này với gốc phosphate của nucleotide kế tiếp tạo nên chuỗi polynucleotide. Như vậy, thành phần cấu tạo giúp nhận biết đầu 5’ và đầu 3’ của chuỗi polynucleotide là nhóm phosphate và đường pentose: Đầu 5’ là đầu có nhóm phosphate (liên kết với phân tử đường pentose ở vị trí C 5’) không tham gia vào liên kết phosphodiester, đầu 3’ là đầu có nhóm OH ở vị trí C 3’ của đường pentose không tham gia vào liên kết phosphodiester. Câu hỏi 18 trang 34 Sinh học 10: Vì sao trong phân tử DNA, số lượng adenine và thymine bằng nhau, số lượng guanine và cytosine bằng nhau? Trong phân tử DNA mạch kép, hai mạch polynucleotide của DNA liên kết với nhau bằng nguyên tắc bổ sung (NTBS). Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa các base trên mạch kép của phân tử DNA, đó là nguyên tắc A của mạch đơn này có kích thước lớn bổ sung cho T của mạch đơn kia có kích thước bé chúng liên kết với nhau bằng 2 liên kết H, G của mạch đơn này có kích thước lớn bổ sung cho X của mạch đơn kia có kích thước bé, chúng liên kết với nhau bằng 3 liên kết H và ngược lại. Do đó, trong phân tử DNA, số lượng adenine và thymine bằng nhau, số lượng guanine và cytosine bằng nhau.
b) Chiếm khoảng 10 – 20%, làm nhiệm vụ vận chuyển amino acid tương ứng đến ribosome và liên kết với mRNA trong quá trình dịch mã.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 64 phức tạp nào; việc thu mẫu sẽ an toàn, không đau và không có bất kì dấu vết hay di chứng nào cho người được thu mẫu. Tìm hiểu thêm trang 34 Sinh học 10: Vì sao DNA rất đa dạng nhưng đặc trưng cho mỗi loài và mỗi cá thể? DNA rất đa dạng nhưng đặc trưng cho mỗi loài và mỗi cá thể vì: DNA được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân từ 4 loại đơn phân là A, T, G, C. Với số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của 4 loại đơn phân là A, T, G, C đã tạo ra vô số phân tử DNA vừa đa dạng vừa đặc thù. Luyện tập 3 trang 34 Sinh học 10: Xác định loại RNA nào trong ba loại mRNA, tRNA, rRNA tương ứng với mỗi mô tả sau: a) Chiếm khoảng 5% tổng số RNA trong tế bào, đóng vai trò truyền thông tin di truyền từ DNA đến protein.
c) Chiếm khoảng 80%, là thành phần cấu tạo của ribosome. - mRNA: Chiếm khoảng 5% tổng số RNA trong tế bào, đóng vai trò truyền thông tin di truyền từ DNA đến protein. - tRNA: Chiếm khoảng 10 – 20%, làm nhiệm vụ vận chuyển amino acid tương ứng đến ribosome và liên kết với mRNA trong quá trình dịch mã. - rRNA: Chiếm khoảng 80%, là thành phần cấu tạo của ribosome.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 65 CHỦ ĐỀ 5: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO BÀI 7. TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ NHÂN THỰC NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Mở đầu trang 39 Sinh học 10: 1. Tế bào vi khuẩn và tế bào bạch cầu (hình 7.1) thuộc loại tế bào nhân sơ hay nhân thực? 2. So sánh kích thước và cấu tạo của hai loại tế bào này. 1. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ còn tế bào bạch cầu là tế bào nhân thực. 2. So sánh kích thước và cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: - Giống nhau: Đều được cấu tạo từ 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân. - Khác nhau: Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực - Có kích thước nhỏ hơn. - Có kích thước lớn hơn.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 66 - Chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (vùng nhân). - Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (nhân hoàn chỉnh).
- Chưa có hệ thống nội màng. - Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt. - Không có hệ thống các bào quan có màng bao bọc. - Có hệ thống các bào quan có màng và không có màng bao bọc. - Không có hệ thống khung xương tế bào. - Có hệ thống khung xương tế bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 67 II. TẾ BÀO NHÂN SƠ Câu hỏi 1 trang 39 Sinh học 10: Theo hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới nào? Sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới Khởi sinh. Đại diện là các loài vi khuẩn. Luyện tập 1 trang 39 Sinh học 10: Quan sát hình 7.2 và nêu tên các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ tương ứng với từng vai trò sau: a) Bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài. b) Mang thông tin di truyền. c) Bộ máy tổng hợp protein. a) Thành tế bào của tế bào nhân sơ có chức năng bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài. b) Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa phân tử DNA dạng vòng kép có chức năng mang thông tin di truyền. c) Ribosome của tế bào nhân sơ là bộ máy tổng hợp protein.
màng bên trong TB)
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 68 Câu hỏi 2 trang 39 Sinh học 10: Tế bào chất của tế bào nhân sơ chứa những thành phần nào? Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa những thành phần là: - Ribosome: loại nhỏ 70S, là bộ máy tổng hợp protein. - Plasmid: có ở nhiều tế bào vi khuẩn, là một hoặc một số phân tử DNA vòng, nhỏ chứa một số gene hỗ trợ cho sự sinh trưởng của vi khuẩn như gene kháng kháng sinh. - Các hạt và thể vùi có chức năng dự trữ đường, lipid. 1. Đặc điểm chung (các
TT Nhận định Đ/S Điều chỉnh phương án sai cho đúng 21 Có kích thước rất nhỏ bé, mất thường không thể nhìn thấy được (bằng 1/10 kích thước tế bào nhân thực) 3 Chưa có nhân chính thức tức là không có màng nhân (gọi là vùng nhân) 4 Vùng nhân chứa 1 phân tử ADN mạch vòng xoắn kép 5 Chưa có hệ thống nội màng
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 69 6 Chỉ có 1 bào quan là riboxom có chức năng tổng hợp protein 7 Vật chất di truyền (ADN) được bao bọc bởi lớp màng gọi là màng nhân 2. Cấu tạo tế bào nhân sơ (vi khuẩn) Cấu trúc tế bào Nêu chưc năng các thành phần cấu tạo của TBNS Các phần cấu trúc Đ/A Chức năng 1 Roi 1..... A. Kiểm soát các chất ra và vào tế bào (trao đổi chất với môi trường) 2 Lông nhung 2..... B. Tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào chống lại áp lực của nước đi vào TB và gây hại của sinh vật hoặc các TB khác. 3 Vỏ nhầy (1 số VK không có) 3..... C. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền 4 Thành tế bào 4..... D. Tham gia tổng hợp protein 5 Màng sinh chất 5..... E. Chứa một số gen hỗ trợ cho sự sinh trưởngcuar VK (như gen kháng káng sinh) 6 Tế bào chất 6.F F. Nơi diễn ra các hoạt động sống, chứa một số thành phần như riboxom, plasmid. 7 Vùng (ADN)nhân 7..... G. Giúp bám vào bề mặt của TB hoặc vật chủ 8 Riboxom 8.D H. Giúp bám vào vật chủ và bảo vệ vi khuẩn
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 70 9 Plasmid 9.... I. Thực hiện việc di chuyển của tế bào vi khuẩn. II. TẾ BÀO NHÂN THỰC Câu hỏi 3 trang 40 Sinh học 10: Quan sát các hình 7.2 và 7.3, nêu những thành phần cấu tạo giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Những thành phần cấu tạo giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: - Đều gồm 3 thành phần cấu tạo chính: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân. - Tế bào chất đều có chứa bào quan ribosome.
Luyện tập 3 trang 40 Sinh học 10: Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào? Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của nhóm sinh vật thuộc giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. Luyện tập 4 trang 41 Sinh học 10: Lập bảng phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực về các đặc điểm như: ặc điểm Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 71 kích thước, thành tế bào, nhân, DNA (dạng vòng hay không vòng), bào quan có màng,… theo gợi ý bảng 7.1 Kích thước - Kích thước nhỏ (0,5 – 10 µm) - Kích thước lớn (10 – 100 µm) Thành tế bào - Có thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan - Có thể có thành tế bào được cấu tạo từ cellulose (thực vật), chitin (nấm) hoặc không có thành tế bào (động vật) Nhân - Chưa có màng nhân bao bọc (vùng nhân) - Đã có màng nhân bao bọc (nhân hoàn chỉnh) DNA - DNA dạng vòng, có kích thước nhỏ - DNA dạng thẳng, có kích thước lớn hơn, liên kết với protein tạo nên NST trong nhân Bào quan có màng - Không có các loại bào quan có màng, chỉ có bào quan không màng là ribosome. - Có nhiều loại bào quan có màng và không màng bao bọc như ti thể, lục lạp, không bào,… Hệ thống nội màng - Không có hệ thống nội màng - Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt. Đại diện - Vi khuẩn,… - Nấm, thực vật, động vật Vận dụng trang 41 Sinh học 10: Tại sao thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này? Thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này vì: Thực vật có bào quan lục lạp, bào quan này có khả năng hấp thụ và chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời, nhờ đó thực vật có khả năng quang hợp. Trong khi đó, động vật không có bào quan lục lạp nên sẽ không có khả năng quang hợp.
3. Các bước tiến hành: - Bước 1: Dùng ống nhỏ giọt lấy một giọt dịch từ lọ đựng mẫu vật và nhỏ lên lam kính. - Bước 2: Dùng kim mũi mác dàn mỏng giọt dịch trên lam kính. - Bước 3: Hơ nhẹ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn sao cho nước bay hơi hết. - Bước 4: Nhỏ một giọt thuốc nhuộm fuchsin lên vết mẫu đã khô trên lam kính và để yên trong 2 phút. - Bước 5: Đặt nghiêng lam kính trên đĩa đồng hồ và dùng ống nhỏ giọt nhỏ từ từ nước cất vào một phía lam kính sao cho nước chảy qua vết nhuộm. Nhỏ nước cho đến khi nước rửa không còn màu thuốc nhuộm.
- Bước 6: Dùng giấy thấm nhẹ nhàng thấm khô xung quanh vết nhuộm. - Bước 7: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 72 Câu hỏi 4 trang 41 Sinh học 10: Vẽ và mô tả tóm tắt hình dạng các loại vi khuẩn em đã quan sát được. Viết báo cáo thực hành theo gợi ý ở bài 6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM Tên thí nghiệm: Thực hành quan sát tế bào nhân sơ 1.…nhóm:…………………………………………………………………………TênM ục đích thí nghiệm: - Quan sát hình dạng một số loại vi khuẩn. 2. Chuẩn bị thí nghiệm: - Mẫu vật: Dịch chứa vi khuẩn (nước dưa chua, dịch sữa chua, nước thịt luộc để nguội sau 24 – 48 giờ,…). - Tranh, ảnh hoặc video về một số loại vi khuẩn. - Hóa chất: Dung dịch thuốc nhuộm fuchsin, nước cất. - Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, dầu soi kính, lam kính, kim mũi mác, đèn cồn, giấy thấm, đĩa đồng hồ, ống nhỏ giọt.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 73 - Bước 8: Quan sát tiêu bản ở vật kính 10× để chọn phần dễ quan sát rồi nhỏ một giọt dầu soi kính lên vết nhuộm và chuyển sang vật kính 100× để quan -sát.Bước 9: Quan sát thêm hình dạng vi khuẩn qua tranh, ảnh hoặc video. 4. Kết quả thí nghiệm và giải thích: - Vi khuẩn Bacillus sp có hình que, hai đầu thuôn tròn, có thể đứng độc lập hoặc xếp thành chuỗi. Vi khuẩn Bacillus sp. - Một số vi khuẩn khác:
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 74 5. Kết luận: - Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi. - Tế bào nhân sơ có hình dạng đa dạng như hình cầu, hình que, hình xoắn,… II.1. Cấu trúc tế bào
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 75 Điểm khác nhau về cấu trúc TBNS với TBNT TB nhân sơ TB nhân thực TBNS TBNT Kích thước nhỏ Nhân/ vùng nhân Vùng nhân: ADN không được bao bọc bởi lớp màng Hệ thống nội màng (Các màng bên trong TB) Chưa có Vật chất di truyền DNA mạch vòng kép Đại diện Giới khởi sinh Nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 76 BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Mở đầu trang 42 Sinh học 10: Nêu những thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân thực. Thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân thực gồm: màng sinh chất, tế bào chất, nhân (nhân hoàn chỉnh có màng nhân bao bọc).
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 77 Câu hỏi 1 trang 42 Sinh học 10: Điều gì sẽ xảy ra đối với tế bào nếu màng sinh chất bị phá vỡ? Chức năng của màng sinh chất là gì? - Nếu màng sinh chất bị phá vỡ, các phần bên trong của tế bào sẽ không được bảo vệ và ngăn cách chúng với phần bên ngoài của tế bào. Điều đó đồng nghĩa với việc tế bào sẽ không tồn tại được. - Chức năng của màng sinh chất: Màng sinh chất có chức năng bao bọc và bảo vệ toàn bộ phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng với phần bên ngoài tế bào (ngoại bào); kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào. Ngoài ra, màng sinh chất còn đóng vai trò quan trọng trong sự tương tác, truyền tin giữa các tế bào.
Câu hỏi 2 trang 42 Sinh học 10: Quan sát hình 8.2, cho biết phân tử nào trong cấu trúc của màng sinh chất thuộc nhóm lipid, nhóm protein. - Cấu trúc của màng sinh chất thuộc nhóm lipid là: glycolipid, cholesterol, phospholipid. - Cấu trúc của màng sinh chất thuộc nhóm protein là: protein bám màng, glycoprotein, protein xuyên màng.
Luyện tập 1 trang 43 Sinh học 10: Tại sao nói màng sinh chất là một màng có tính thấm chọn lọc? Màng sinh chất là một màng có tính thấm chọn lọc vì: Màng sinh chất có khả năng kiểm soát các chất ra vào tế bào theo cách có thể điều chỉnh số lượng, tốc độ các chất ra vào tế bào theo nhu cầu (cho phép những chất cần thiết đi vào tế bào và
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 78 loại bỏ những sản phẩm trao đổi chất không sử dụng ra khỏi tế bào). Luyện tập 2 trang 43 Sinh học 10: Phân tử nào quyết định tính thấm của màng sinh chất? Những chất nào có thể dễ dàng đi qua màng? - Phân tử phospholipid và các phân tử protein màng quyết định tính thấm của màng. - Những chất có thể dễ dàng đi qua màng: Lớp phospholipid chỉ cho những phân tử nhỏ, tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua dễ dàng. Các phân tử phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh protein thích hợp mới ra vào được tế bào. Tìm hiểu thêm trang 43 Sinh học 10: - Các phân tử sterol thể hiện vai trò điều hòa tính lỏng của màng như thế -nào?Tìm hiểu vai trò của các vi lông ở bề mặt màng tế bào biểu mô ruột non. - Các phân tử sterol (cholesterol ở tế bào động vật; stigmaterol, sitosterol,...ở tế bào thực vật) nằm xen kẽ giữa các phân tử phospholipid đảm bảo tính lỏng của màng. Tính chất này tạo nên sự mềm dẻo, linh hoạt của màng sinh chất. - Vai trò của các vi lông ở bề mặt màng tế bào biểu mô ruột non: Vi lông là các phần bào tương đẩy màng tế bào lồi lên mặt tự do làm tăng diện tích bề mặt tế bào và tham gia nhiều chức năng như hấp thụ chất dinh dưỡng, bài tiết, liên kết tế bào. Câu hỏi 3 trang 43 Sinh học 10: Quan sát hình 8.3 và nêu chức năng chính của protein trên màng sinh chất. Chức năng chính của protein trên màng sinh chất: - Vận chuyển chất qua màng - Là các enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hoá của tế bào. - Là các thụ thể thu nhận và truyền thông tin cho tế bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 79 - Tạo nên các mối nối gắn kết giữa các tế bào với nhau va một số có chức năng neo giữ, kết nối protein màng với bộ khung bên trong tế bào hay với mạng lưới protein bên ngoài tế bào. - Ngoài ra, một số protein màng (glycoprotein) còn có chức năng tạo nên các đặc điểm nhận diện đặc trưng cho từng loại tế bào. Vận dụng 1 trang 43 Sinh học 10: Thành phần nào của màng sinh chất giúp các tế bào có thể trao đổi thông tin với nhau? Thành phần của màng sinh chất giúp các tế bào có thể trao đổi thông tin với nhau là glycoprotein (carbohydrate liên kết với phân tử protein) và glycolipid (carbohydrate liên kết với phân tử lipid) có vai trò làm tín hiệu nhận biết, tham gia tương tác, truyền thông tin giữa các tế bào.
- Tạo nên các mối nối gắn kết giữa các tế bào với nhau va một số có chức năng neo giữ, kết nối protein màng với bộ khung bên trong tế bào hay với mạng lưới protein bên ngoài tế bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 80 chìnhMô ấ mtrúcu ạ chsinhng ất TT Tên thành phần Chức năng chính 1 Lớp kép photpholipid 2 Các protein màng Chức năng chính của protein trên màng sinh chất: - Vận chuyển chất qua màng - Là các enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hoá của tế bào.
- Là các thụ thể thu nhận và truyền thông tin cho tế bào.
- Ngoài ra, một số protein màng (glycoprotein) còn có chức năng tạo nên các đặc điểm nhận diện đặc trưng cho từng loại tế bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 81 3 Glycoprotein có vai trò làm tín hiệu nhận biết, tham gia tương tác, truyền thông tin giữa các tế bào.4 Glycolipid 5 Cholesterol Tăng tính rắn chắc cho màng TB động vật. 6 Các phân tử sterol Các phân tử sterol (cholesterol ở tế bào động vật; stigmaterol, sitosterol,...ở tế bào thực vật) nằm xen kẽ giữa các phân tử phospholipid đảm bảo tính lỏng của màng. Tính chất này tạo nên sự mềm dẻo, linh hoạt của màng sinh chất. Câu hỏi: 1. Tại sao nói màng sinh chất là một màng có tính thấm chọn lọc? 2. Phân tử nào quyết định tính thấm của màng sinh chất? Những chất nào có thể dễ dàng đi qua màng? 1. Màng sinh chất là một màng có tính thấm chọn lọc vì các phân tử phospholipid có đuôi kị nước quay vào nhau, phía giữa hai lớp, làm ổn định cấu trúc màng; các đầu ưa nước quay ra phía ngoài hoặc phía trong màng, tiếp xúc với môi trường nước xung quang, chúng chỉ cho một số phân tử nhất định (ví dụ phân tử tan trong lipid) đi qua dễ dàng. -2.Phân tử quyết định tính thấm của màng sinh chất là phospholipid - Những chất tan trong lipid và có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng đi qua màng Câu 1: Các phân tử sterol thể hiện vai trò điều hòa tính lỏng của màng như thế nào? Câu 2: Tìm hiểu vai trò của các vi lông ở bề mặt màng tế bào biểu mô ruột non. Câu 1: Các phân tử sterol thể hiện vai trò điều hòa tính lỏng của màng: các phân tử sterol (cholesterol ở tế bào động vật; stigmaterol, sitosterol…ở tế bào thực vật) nằm xen kẽ giữa các phân tử phospholipid việc này làm cho màng trở lên mềm dẻo và linh hoạt Câu 2: Vi lông ở bề mặt màng tế bào biểu mô ruột non là một cấu trúc rất đặc biệt phức tạp có chức năng “Rây sinh học” cho chất dinh dưỡng đi một chiều, ngăn vi trùng. 2. Chức năng của MSC Câu hỏi: Nếu màng sinh chất bị phá vỡ thì các quá trình vận chuyển trao đổi chất bị giảm hiệu suất hoặc ngừng, tế bào chất bên trong tế bào bị các tác nhân bên ngoài tác động gây nguy hiểm.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 82 Điều gì sẽ xảy ra đối với tế bào nếu màng sinh chất bị phá vỡ? Chức năng của màng sinh chất là gì? Chức năng của màng sinh chất là: + Bao bọc và bảo vệ toàn bộ phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng với bên ngoài tế bào. + Kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào. + Tương tác và truyền thông tin giữa các tế bào. Vận dụng 1 trang 43 Sinh học 10: Thành phần nào của màng sinh chất giúp các tế bào có thể trao đổi thông tin với nhau? Thành phần của màng sinh chất giúp các tế bào có thể trao đổi thông tin với nhau là glycoprotein (carbohydrate liên kết với phân tử protein) và glycolipid (carbohydrate liên kết với phân tử lipid) có vai trò làm tín hiệu nhận biết, tham gia tương tác, truyền thông tin giữa các tế bào. II. CẤU TRÚC NGOÀI MÀNG SINH CHẤT 1. Chất nền ngoại bào Câu hỏi 4 trang 43 Sinh học 10: Quan sát hình 8.4, cho biết tên một số phân tử cấu tạo nên chất nền ngoại bào. Chất nền ngoại bào gồm chủ yếu các phân tử protein như collagen, proteoglycan (là protein kết hợp với polysaccharide) tạo nên một mạng lưới bao quanh bên ngoài tế bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 83 tế bào Cấu trúc thành tế bào thực vật Câu hỏi 5 trang 44 Sinh học 10: Phân tử sinh học nào là thành phần cấu tạo chính của thành tế bào thực vật? Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu từ các chuỗi cellulose. Ngoài ra, thành tế bào có một số loại polysaccharide khác như hemicellulose, pectin. Luyện tập 3 trang 44 Sinh học 10: Quan sát hình 8.5 và mô tả cách sắp xếp các phân tử cellulose trong thành tế bào thực vật. Cách sắp xếp các phân tử cellulose trong thành tế bào thực vật: Các phân tử cellulose liên kết với nhau tạo thành sợi cellulose dài. Các sợi cellulose tập hợp lại tạo thành bó sợi cellulose. Các bó sợi cellulose xếp sát nhau tạo thành thành tế bào vững chắc. Luyện tập 4 trang 44 Sinh học 10: Cấu tạo và cách sắp xếp của các phân tử cellulose phù hợp Sự phù hợp giữa cấu tạo, cách sắp xếp của các phân tử cellulose với chức năng của thành tế bào: - Thành tế bào thực vật được cấu tạo từ các phân tử cellulose tạo nên các sợi vững chắc, được gia cố thêm bởi nhiều chất khác như lignin, pectin, hemicellulose,… Đặc điểm này giúp tạo nên thành tế bào
2. Thành
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 84 như thế nào với chức năng của thành tế bào? thực vật cứng chắc phù hợp với chức năng bảo vệ, tạo hình dạng đặc trưng và điều chỉnh lượng nước đi vào tế bào của thành tế bào thực vật. - Giữa các tế bào có cầu sinh chất đóng vai trò trong trao đổi chất giữa các tế bào. Chức năng của thành tế bào - chức năng bảo vệ, - tạo hình dạng đặc trưng, - điều chỉnh lượng nước đi vào tế bào của thành tế bào thực vật. Vận dụng 2 trang 44 Sinh học 10: Tại sao rau xanh là nguồn chính cung cấp chất xơ cho cơ thể người? Chất xơ là một thành phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hóa được chủ yếu là cellulose – thành phần cấu tạo chủ yếu của thực vật. Con người không tiêu hoá được cellulose (chất xơ) nhưng cellulose lại giúp tiêu hoá thức ăn, giúp kích thích tế bào niêm mạc ruột tiết ra dịch nhầy làm cho thức ăn được di chuyển trơn tru trong đường ruột, cuốn trôi cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài. Con người bổ sung chất xơ chủ yếu qua rau xanh. III. NHÂN TẾ BÀO Cấu trúc Chức năng
Luyện tập 5 trang 45 Sinh học 10: Những đặc điểm nào của màng nhân phù hợp với chức năng bảo vệ và kiểm soát trao đổi các chất với tế bào chất? * Đặc điểm của màng nhân phù hợp với chức năng bảo vệ và kiểm soát trao đổi các chất với tế bào chất: - Màng nhân là màng kép, trong đó lớp màng ngoài có những phần kết nối trực tiếp với lưới nội chất. - Trên màng nhân có các lỗ màng nhân nhỏ cho phép cả các phân tử lớn như RNA, protein đi qua.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 85 Câu hỏi 6 trang 45 Sinh học 10: Quan sát hình 8.6 và liệt kê các thành phần cấu tạo của nhân. * TP cấu tạo của nhân: - Màng nhân là màng kép gồm màng ngoài (màng ngoài có những phần kết nối trực tiếp với lưới nội chất) và màng trong. Trên màng nhân có các lỗ màng nhân cho phép cả các phân tử lớn như RNA, protein đi qua. - Chất nhân (chất nền của nhân) là dịch bên trong nhân chứa sợi nhiễm sắc và nhiều phân tử khác như enzyme, RNA, nucleotide,… - Sợi nhiễm sắc gồm chuỗi xoắn kép DNA và protein. DNA chứa các gene mã hóa protein tham gia vào các hoạt động sống của tế bào. Câu hỏi 7 trang 45 Sinh học 10: Hãy tìm những thành phần cấu tạo tương ứng với mỗi chức năng sau: a) Cho các phân tử nhất định đi vào và đi ra khỏi b)nhân.Bao bọc và bảo vệ nhân. c) Chứa chất di truyền. * TP tương ứng: a) Các lỗ màng nhân có chức năng cho các phân tử nhất định đi vào và đi ra khỏi nhân. b) Màng nhân có chức năng bao bọc và bảo vệ nhân. c) Sợi nhiễm sắc có chức năng chứa chất di truyền.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 86 Luyện tập 6 trang 45 Sinh học 10: Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào? * Nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào vì: Nhân chứa các sợi nhiễm sắc gồm DNA chứa các gene mã hoá protein tham gia vào hoạt động sống của tế bào. Vận dụng 3 trang 45 Sinh học 10: Tại sao tế bào hồng cầu người không phân chia được? * - Tế bào hồng cầu của người không phân chia được vì tế bào hồng cầu của người không có nhân. - Hồng cầu được sản sinh trong tủy đỏ xương, đóng vai trò trao đổi khí rất quan trọng trong hệ tuần hoàn. Hồng cầu tồn tại trong máu từ 80 - 120 ngày rồi bị phân hủy tại gan và lách. Hồng cầu lúc mới sinh ra có nhân nhưng khi bước vào hệ tuần hoàn thì hồng cầu mất nhân. Hồng cầu mất nhân là một đặc điểm giúp tăng hiệu quả vận chuyển khí của hồng cầu. Vận dụng 4 trang 45 Sinh học 10: Đặc điểm của nhân là cơ sở cho lĩnh vực công nghệ sinh học nào? * Đặc điểm của nhân là cơ sở cho lĩnh vực công nghệ cấy ghép nhân (chuyển nhân tế bào soma hay nhân bản) là phương pháp chuyển nhân của một tế bào vào một tế bào đích đã loại bỏ nhân. IV. TẾ BÀO CHẤT
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 87 Câu hỏi 8 trang 46 Sinh học 10: Nêu các thành phần chủ yếu của tế bào chất. Các thành phần chủ yếu của tế bào chất gồm bào tương (dịch keo), các bào quan và bộ khung tế bào. Trong đó: - Bào tương chứa nước, các chất vô cơ khác và các phân tử sinh học như enzyme, carbohydrate, acid hữu cơ,… - Các bào quan có cấu trúc đặc trưng và thực hiện những chức năng nhất định trong tế bào. - Bộ khung tế bào là hệ thống vi mạng, vi sợi, sợi trung gian và vi ống kết nối với nhau có vai trò chính trong việc nâng đỡ, duy trì hình dạng tế bào, neo giữu các bào quan và các enzyme. Câu hỏi 9 trang 46 Sinh học 10: Tại sao bào tương là nơi diễn ra các phản ứng hóa học và là môi trường cho sự vận chuyển các chất vào các bào quan? - Bào tương là vật chất dạng keo chứa nước, các chất vô cơ khác và các phân tử sinh học như enzyme, carbohydrate, acid hữu cơ,… Như vậy, trong bào tương có môi trường và nguyên liệu cho các phản ứng hóa học → Bào tương là nơi diễn ra các phản ứng hóa học. - Bào tương là một thành phần của tế bào chất, là môi trường bao quanh các bào quan. Như vậy, các chất ra và vào các bào quan đều đi qua bào tương → Bào tương là môi trường cho sự vận chuyển các chất vào các bào quan.
* Thành phần cấu tạo của ti thể: + Lớp màng: Ti thể là một loại bào quan có màng kép. Lớp màng ngoài trơn nhẵn, màng trong của ti thể lõm sâu vào bên trong tạo nên cấu trúc mào. Mào là nơi chứa các enzyme của chuỗi electron và tổng hợp ATP. + Chất nền: Chất nền ti thể là dịch chứa nhiều enzyme, ribosome 70S, DNA, acid hữu cơ. * Sự khác nhau DNA của ti thể với DNA của nhân - DNA của nhân: mạch kép thẳng, kích thước lớn - DNA của ti thể: mạch kép vòng (giống DNA của vi khuẩn, kích thước nhỏ hơn. Ý nghĩa của sự hình thành mào Màng trong ti thể lõm sâu vào bên trong tạo các cấu trúc mào. Mào là nơi chứa các enzyme của chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP. → Sự hình thành các mào có ý nghĩa đặc biệt với hoạt động chức năng của ti thể: Các mào giúp tăng diện tích màng trong của ti thể, giúp màng trong chứa được nhiều enzyme của chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP. Nhờ đó, nâng cao được khả năng sản xuất ATP của ti thể.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 88 TI THỂ
* Hình dạng của ti thể: Ti thể có nhiều hình dạng khác nhau. Hình dạng, kích thước và số lượng của ti thể phụ thuộc vào loại tế bào. Ti thể dài khoảng 0,5 - 10 µm.
V.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 89 Ti thể có thể tự tổng hợp mộ số protein vì Ti thể có thể tự tổng hợp một số protein của nó vì trong chất nền của ti thể có chứa DNA mang thông tin mã hóa một số protein, tRNA, rRNA,… và có ribosome – bộ máy tổng hợp protein. Câu hỏi 10 trang 46 Sinh học 10: Quan sát hình 8.7 và nêu hình dạng và các thành phần cấu tạo của ti thể. - Hình dạng của ti thể: Ti thể có nhiều hình dạng khác nhau. Hình dạng, kích thước và số lượng của ti thể phụ thuộc vào loại tế bào. Ti thể dài khoảng 0,5 - 10 µm. - Các thành phần cấu tạo của ti thể: gồm lớp màng và chất nền. + Lớp màng: Ti thể là một loại bào quan có màng kép. Lớp màng ngoài trơn nhẵn, màng trong của ti thể lõm sâu vào bên trong tạo nên cấu trúc mào. Mào là nơi chứa các enzyme của chuỗi electron và tổng hợp ATP. + Chất nền: Chất nền ti thể là dịch chứa nhiều enzyme, ribosome 70S, DNA, acid hữu cơ,… Câu hỏi 11 trang 46 Sinh học 10: DNA của ti thể có đặc điểm gì khác so với DNA nhân? Đặc điểm khác của DNA của ti thể so với DNA nhân: - DNA của ti thể có kích thước nhỏ, dạng vòng, mã hoá một số protein, tRNA, rRNA,... của ti thể. - DNA của ti thể có khả năng nhân đôi độc lập với hệ DNA của nhân. Câu hỏi 12 trang 46 Sinh học 10: Sự hình thành các mào có ý nghĩa gì đối với hoạt động chức năng của ti thể? Màng trong ti thể lõm sâu vào bên trong tạo các cấu trúc mào. Mào là nơi chứa các enzyme của chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP. → Sự hình thành các mào có ý nghĩa đặc biệt với hoạt động chức năng của ti thể: Các mào giúp tăng diện tích màng trong của ti thể, giúp màng trong chứa được nhiều enzyme của chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP. Nhờ đó, nâng cao được khả năng sản xuất ATP của ti thể.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 90 Câu hỏi 13 trang 46 Sinh học 10: Tại sao ti thể có thể tự tổng hợp một số protein của nó? Ti thể có thể tự tổng hợp một số protein của nó vì trong chất nền của ti thể có chứa DNA mang thông tin mã hóa một số protein, tRNA, rRNA,… và có ribosome – bộ máy tổng hợp protein. Vận dụng 5 trang 46 Sinh học 10: Tại sao các tế bào cơ, tế bào gan có số lượng ti thể (hàng nghìn) cao hơn nhiều so với các tế bào khác như tế bào biểu mô ở da, tế bào xương (hàng trăm)? Ti thể là “nhà máy năng lượng” của tế bào → Số lượng ti thể phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. Tế bào cơ và tế bào gan hoạt động nhiều và liên tục nên cần nhiều năng lượng hơn so với các tế bào biểu mô ở da và tế bào xương. Do đó, tế bào cơ và tế bào gan có số lượng ti thể (hàng nghìn) cao hơn nhiều so với các tế bào khác như tế bào biểu mô ở da, tế bào xương (hàng trăm). VI. LỤC LẠP Các số 1, 2, 3 là thành phần nào của lục lạp 1.........................................; 2.........................................; 3................................................. Câu hỏi 14 trang 47 Sinh học 10: Chức năng của lục lạp là gì? Chức năng của lục lạp: Lục lạp là bào quan đặc biệt của tế bào thực vật và một số nguyên sinh vật, có khả năng chuyển hóa năng lượng
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 91 ánh sáng thành năng lượng hóa học → Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp ở một số sinh vật. Câu hỏi 15 trang 47 Sinh học 10: Thành phần cấu tạo nào của lục lạp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng của lục lạp? Vì sao? Thành phần cấu tạo của lục lạp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng của lục lạp: - Bên trong lục lạp có các túi dẹp (thylakoid) nối với nhau, nằm xếp chồng lên nhau tạo các hạt grana. Trên bề mặt của màng thylakoid chứa chất diệp lục có chức năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. - Chất nền lục lạp (stroma) là dịch chứa các enzyme tham gia vào quá trình cố định CO2 trong quang hợp. - Chất nền lục lạp cũng có chứa DNA vòng kép, ribosome 70S giúp lục lạp có thể tự nhân đôi không phụ thuộc với sự nhân đôi của tế bào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu quang hợp của tế bào. Luyện tập 7 trang 47 Sinh học 10: Dựa vào hình 8.7, 8.8, nêu những đặc điểm cấu tạo giống nhau giữa lục lạp và ti thể? Những đặc điểm cấu tạo giống nhau giữa lục lạp và ti thể: - Đều có màng kép gồm 2 lớp màng, màng trong và màng ngoài. - Đều có ribosome 70 S; DNA trần dạng vòng, nhân đôi độc lập với DNA nhiễm sắc thể. - Đều có hệ enzyme synthetase tổng hợp ATP tham gia hoạt động sống.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 92
Tìm hiểu thêm trang 47 Sinh học 10: Theo thuyết tiến hóa nội cộng sinh, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ cộng sinh trong tế bào nhân thực. Thuyết này dựa trên những đặc điểm giống nhau giữa ti thể, lục lạp và tế bào nhân sơ. Hãy tìm hiểu cấu tạo của ti thể và lục lạp có những đặc điểm gì giống với tế bào nhân sơ. Cấu tạo của ti thể và lục lạp có những đặc điểm giống với tế bào nhân sơ: - DNA của ti thể và lục lạp có cấu tạo giống DNA ở vùng nhân của tế bào nhân sơ: đều là phân tử DNA dạng vòng, trần. - Đều chứa ribosome 70 S nhỏ hơn ribosome 80 S của tế bào nhân thực. VII. LƯỚI NỘI CHẤT
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 93 Luyện tập 8 trang 47 Sinh học 10: Quan sát hình 8.9, phân biệt cấu tạo lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn. So sánh Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn 1. Vị trí phân bố trong TB một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia liên kết với lưới nội chất trơn. Một đầu nối với lưới nội chất trơn, đầu còn lại nối với màng sinh chất. 2. ribosome Có đính các hạt ribosome Không có hạt ribosome 3. chức năng Tổng hợp protein Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân giải chất độc hại. Luyện tập 9 trang 47 Sinh học 10: Tại sao lưới nội chất hạt là nơi sản xuất protein. Lưới nội chất hạt là nơi sản xuất protein vì lưới nội chất hạt có chứa ribosome – “nhà máy” sản xuất protein. Tổng hợp protein ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) rồi vận chuyển tới bộ máy Golgi, sau đó chuyển đến các bào quan khác hay màng tế bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 94 ận dụng 6 trang 48 Sinh học 10: Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có lưới nội chất hạt hoặc lưới nội chất trơn phát triển mạnh: tế bào gan, tế bào ở tinh hoàn, tế bào tuyến tụy? Giải thích? - Tế bào ở tinh hoàn là tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh do các tế bào này cần tổng hợp nhiều protein phù hợp với chức năng sản xuất tinh trùng. - Tế bào gan là tế bào có lưới nội chất trơn phát triển mạnh, vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể, hai chức năng này do lưới nội chất trơn đảm nhiệm vì chức năng của lưới nội chất trơn là thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào. Vận dụng 7 trang 48 Sinh học 10: Tại sao nói lưới nội chất là nhà máy sản xuất màng cho tế bào? * Lưới nội chất là nhà máy sản xuất màng cho tế bào vì: Lưới nội chất có vai trò tổng hợp lipid và protein, carbohydrate là các loại phân tử tham gia cấu tạo nên các loại màng cho tế bào.
V
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 95 VIII. BỘ MÁYH.GOLGIc ấu trúc bộ máy Golgi H. Phối hợp hoạt động giữa lưới nội chất và bộ máy Golgi Câu hỏi 16 trang 48 Sinh học 10: Mô tả hoạt động phối hợp của lưới nội chất và bộ máy Golgi. Hoạt động phối hợp của lưới nội chất và bộ máy Golgi: - Lưới nội chất tổng hợp các chất như protein, lipid, carbohydrate được vận chuyển trong các túi nhỏ hình cầu (túi vận chuyển) đến bộ máy Golgi. - Tại bộ máy Golgi, các sản phẩm tổng hợp từ lưới nội chất được sửa đổi, phân loại và đóng gói rồi vận chuyển đến các bào quan hay màng tế bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 96 ện tập 10 trang 48 Sinh học 10: Dựa vào hình 8.10, mô tả con đường tiết enzyme ở tế bào tuyến tụy. (gợi ý: Nơi tổng hợp protein để tạo ra enzyme -> bằng cách nào để vận chuyển protein tới bộ máy Golgi -> vai trò cảu bọ máy Golgi -> bằng cách nào protein được tiết ra ngoài) - Tuyến tụy chứa các tuyến ngoại
tiết sản xuất các enzyme quan trọng đối với tiêu hoá. Những enzyme này bao gồm trypsin và chymotrypsin để tiêu hóa protein, amylase tiêu hóa carbohydrate và lipase để phân huỷ chất béo. - Con đường tiết enzyme ở tế bào tuyến tụy: Lưới nội chất tổng hợp nên các chất → Các chất được các túi vận chuyển đưa đến mặt nhập của bộ máy Golgi, tại đây các sản phẩm được sửa đổi, phân loại → Các chất hoàn thiện được đóng gói đi qua mặt xuất → Màng túi tiết dung hợp với màng sinh chất để tiết các enzyme ra ngoài hoặc được đưa vào lysosome. XIX. LYSOSOME- “nhà máy” tái chế rác thải và chế biến thức ăn của tế bào Cấu trúc của lysosome Lysosome tiêu hóa ti thể bị hỏng
Luy
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 97 Câu hỏi 17 trang 49 Sinh học 10: Tại sao lysosome tiêu hóa được nhiều phân tử lớn và bào quan? Sự tiêu hóa các bào quan bị hỏng, không cần thiết có ý nghĩa gì đối với tế bào? - Lysosome tiêu hóa được nhiều phân tử lớn và bào quan vì lysosome chứa các enzyme thủy phân có khả năng phân giải các phân tử lớn như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid; các vật liệu đưa từ bên ngoài vào; các bào quan bị hỏn hoặc không cần thiết của tế bào;… - Việc lysosome tiêu hoá những bào quan bị hỏng, không cần thiết của tế bào có ý nghĩa quan trọng đối với tế bào: giúp dọn dẹp tế bào, lấy những gì có thể tái sử dụng và đào có thể “ăn” được vi khuẩn vì tế bào bạch cầu có chứa các lysosome có các enzyme thủy phân tiêu hoá các vi khuẩn gây hại. XX. KHÔNG BÀO – “túi bảo dưỡng” đa năng của tế bào Loại không bào Chức năng 1. Không bào ở động vật đơn -bàoKhông bào co bóp - Không bào tiêu hóa -Không bào co bóp : không bào co bóp làm nhiệm vụ như những chiếc bơm, bơm nước ra khỏi tế bào khi tế bào bị hấp thụ quá nhiều nước -> Màng sinh chất của nguyên sinh vật sống trong môi trường nước ngọt không bị vỡ khi có lượng nước đi vào trong tế bào - Không bào tiêu hóa: Tham gia tiêu hóa nội bào
thải chất thải xuất ra ngoài tế bào. Vận dụng 8 trang 49 Sinh học 10: Vì sao tế bào bạch cầu có thể “ăn” được vi khuẩn? Tế bào bạch cầu
u tạo peroxisome. Cấu tạo peroxisome: - Là bào quan dạng hình cầu, được bao bọc bởi một màng đơn mỏng, thường nằm gần lưới nội chất. - Được cấu tạo gồm màng peroxisome, vùng lõi: Màng
có protein
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 98
trong peroxisome chứa các
chuyển hydrogen từ các chất khác nhau như chất độc, alcohol đến
2. Không bào trung tâm Câu hỏi 18 trang 50 Sinh học 10: Nêu vai trò của không bào trung tâm. - Là khoang linh động, chứa nhiều nước đóng vai trò cân bằng lượng nước trong tế bào. - Có thế chứa các chất dự trữ như protein, acid hữu cơ, đường, muối khoáng, chất thải hay sắc tố. (3. Không bào TB lá, cánh hoa, quả.) Vận dụng 9 trang 50 Sinh học 10: Màu đỏ của cánh hoa hay màu tím của một số loại quả là do đâu? - Tạo màu sắc, mùi hương, tham gia bảo vệ, thu hút côn trùng... (Màu đỏ của cánh hoa hay màu tím của một số loại quả là do không bào ở các tế bào cánh hoa, các tế bào của các loại quả này có chứa các sắc tố tương ứng như đỏ, tím, xanh dương,…) XXI. PEROXISOME – Bào quan giải độc và chuyển hóa lipid Câu hỏi 18 trang 50 Sinh học 10: Quan sát hình 8.14, mô tả cấ peroxisome màng; enzyme
Câu hỏi 21 trang 50 Sinh học 10: Tại sao tế bào không bị độc do sản phẩm của quá trình oxi hóa H2O2? * Tế bào không bị độc do sản phẩm của quá trình oxi hóa (H2O2) vì: Tế bào có bào quan peroxisome. Peroxisome chứa các enzyme phân giải H2O2 thành nước và oxygen. Câu hỏi 21 trang 50 Sinh học 10: Vai trò của ribosome là gì? 1. Vai trò của ribosome: Vai trò của ribosome: Ribosome là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein của tế bào. Ở tế bào có tốc độ tổng hợp protein cao, số lượng ribosome trong một tế bào khá lớn, có thể lên tới vài triệu như tế bào tuyến tụy ở người. Câu hỏi 23 trang 51 Sinh học 10: Hãy kể một số bào quan có ribosome? Một số bào quan có ribosome: Lưới nội chất hạt, ti thể, lục lạp.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 99 oxygen tạo ra H2O2, sau đó được enzyme khác phân giải thành nước và oxygen. Ở tế bào thực vật, bào quan này còn chứa enzyme phân giải acid béo thành phân tử nhỏ hơn rồi chuyển đến ti thể. Câu hỏi 20 trang 50 Sinh học 10: Tại sao nói peroxisome là bào quan chuyên oxi hóa? * Peroxisome là bào quan chuyên oxi hoá vì: Peroxisome chứa các enzyme chuyển hydrogen từ các chất khác nhau như chất độc, alcohol đến oxygen tạo ra H2O2.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 100 Câu hỏi 24 trang 51 Sinh học 10: Ribosome gắn trên màng lưới nội chất có ý nghĩa gì đối với việc thực hiện chức năng của lưới nội chất. Vai trò của ribosome gắn trên màng lưới nội chất: Ribosome trên lưới nội chất giúp tổng hợp protein tham gia cấu tạo màng lưới nội chất và một số còn lại được đưa vào xoang lưới nội chất. Câu hỏi 25 trang 51 Sinh học 10: Mô tả cấu trúc của ribosome. Cấu trúc của ribosome: - Có dạng hình cầu. - Ngoại trừ ti và lục lạp, ribosome ở tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn ở tế bào nhân sơ (80S). - Được cấu tạo từ rRNA và protein. - Ribosome là bào quan không có màng bao bọc. - Mỗi ribosome được cấu tạo bởi 2 tiểu đơn vị có kích thước khác nhau: tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị nhỏ. Bình thường 2 tiểu đơn vị này tách rời nhau ra, chỉ khi thực hiện chức năng tổng hợp protein thì mới gắn với nhau.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 101 Câu hỏi 26 trang 51 Sinh học 10: Trung thể tham gia vào quá trình nào của tế bào động vật và có vai trò gì trong quá trình này? - Trung thể tham ra vào quá trình phân bào của tế bào động vật. - Vai trò của trung thể trong phân bào: Trung thể là bào quan hình thành nên thoi phân bào giúp NST di chuyển, đảm bảo sự phân chia vật chất di truyền khi tế bào phân chia. Câu hỏi 27 trang 51 Sinh học 10: Quan sát hình 8.16 và mô tả cấu tạo của trung thể. * Cấu tạo của trung thể: - Trung thể gồm hai trung tử nằm vuông góc với nhau. - Trung tử gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng. Xung quanh trung tử có chất quan trung tử.
Câu hỏi 28 trang 51 Sinh học 10: Thành phần cấu tạo nào của trung thể đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào?
* Thành phần cấu tạo của trung thể đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào là các vi ống. Các vi ống xung quanh trung tử phát triển thành thoi phân bào trong quá trình phân chia tế bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 102
Câu hỏi 29 trang 52 Sinh học 10: Quan sát hình 8.17, nêu các thành phần cấu tạo của bộ khung tế bào và chức năng của chúng. - Các thành phần cấu tạo của bộ khung tế bào: Vi sợi, sợi trung gian, vi ống được cấu tạo từ các phân tử protein. Các thành phần này kết nối với nhau tạo thành mạng lưới. - Chức năng của bộ khung tế bào: Bộ khung tế bào đóng vai trò như “bộ xương” của tế bào làm nhiệm vụ nâng đỡ, duy trì hình dạng của tế bào và tham gia sự vận động của tế bào. Ngoài ra, sợi trung gian còn có chức năng neo giữ các bào quan và vi ống tham gia vận chuyển bào quan.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 103 C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Câu 1: Đọc SGK, thảo luận nhóm, điền có/ không vào PHT dưới đây TB nhân sơ TB nhân thực Tên thành phần Có ở loại TB Nhân sơ (vi khuẩn) Thực vật Động vật I. Nhân Không có (chỉ là vùng nhân-do không có màng nhân bao bọc) Có Có II. Tế bào chất Lưới nội chất Không Có Có Ribosome Có Có Có Bộ Gongimáy Không Có Có Ty thể Không Có Có Lục lạp Không Có Không Không bào Không Có - ĐV đa bào không có - ĐV đoewn bào: có Lizosome Không Không Có
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 104 Trung thể Không Không Có Perosisome Không Không Có III. Màng sinh chất Có Có Có IV. Thành TB Có (peptidoglican) Có cenlulozo (Nấm vách là Kitin Không V. Vỏ nhầy Một số có/một số không Không Không Luyện tập 11 trang 52 Sinh học 10: Nêu cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật theo gợi ý bảng như 8.1. Thành phần cấu tạo Tế bào động vật Tế bào thực vật Thành phần giống nhau 1. sinhMàngch ất (màng kép) Cấu tạo - Các phân tử protein nằm xen kẽ trong lớp phospholipid kép của màng sinh chất tạo thành cấu trúc khảm lỏng. - Các phân tử phospholipid có đuôi kị nước quay vào nhau, phía giữa hai lớp, làm ổn định cấu trúc màng. Đầu ưa nước quay ra phía ngoài, phía trong màng, tiếp xúc với môi trường nước xung quanh. Chức năng - Bao bọc và bảo vệ toàn bộ cấu trúc bên trong tế bào. - Kiểm soát các chất đi ra, đi vào tế bào. - Truyền tin tế bào.
2. Tế bào chất Cấu tạo - Gồm bào tương, các bào quan, bộ khung tế bào. Chức năng - Là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào. 3. (màngNhânkép) Cấu tạo - Màng nhân là màng kép, trong đó lớp màng ngoài có những phần kết nối trực tiếp với lưới nội chất. Trên màng nhân có các lỗ nhỏ cho phép cả các phân tử lớn như RNA, protein đi -qua.Chất nhân chứa các sợi nhiễm sắc và nhiều phân tử khác như enzyme, RNA, nucleotide,… - Nhân con nằm trong nhân là nơi tổng hợp rRNA.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 105 Chức năng - Nhân chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. 4. Ti thể (màng kép) Cấu tạo - Có 2 lớp màng bao bọc, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp. - Chất nền chứa hệ enzyme tham gia quá trình hô hấp tế bào, DNA, ribosome,… Chức năng - Là bào quan tham gia hô hấp tế bào, tạo phần lớn ATP cho hoạt động sống của tế bào. 5. (khôngRibosomecómàng bao bọc) Cấu tạo - Là bào quan không có màng bao bọc, được cấu tạo từ rARN và protein. - Ribosome gồm có 2 thành phần: tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ. Chức năng - Là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein. 6. Bộ (màngGolgimáykép) i, phân loại, đóng gói, vận chuyển các sản phẩm từ lưới nội chất. 7. Lưới nội chất (màng kép) Cấu tạo - Lưới nội chất hạt: gồm hệ thống các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia liên kết với lưới nội chất trơn. Trên màng lưới nội chất có các hạt ribosome. - Lưới nội chất trơn: gồm hệ thống màng dạng ống dẹp thông với lưới nội chất hạt, có ít hoặc không có ribosome, chứa các enzyme. Chức năng - Là nơi sản xuất và vận chuyển các phân tử protein, lipid và là “nhà máy” sản xuất màng của tế bào. 8.(màngPeroxisome đơn) Cấu tạo - Có một lớp màng, chứa enzyme phân giải H2O2, lipid, các chất độc. Chức năng - Tham gia phân giải chất độc, acid béo để bảo vệ tế bào. 9.(màngLysosome đơn) Cấu tạo - Là bào quan dạng túi, màng đơn, chứa các enzyme thủy phân protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid, các bào quan và thậm chí cả các tế bào cần thay thế. Chức năng - Có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như protein, axit nucleotit, cacbohidrat và lipid,…
Cấu tạo - Gồm hệ thống các túi dẹt song song nhưng tách rời nhau, cấu trúc phân cực gồm mặt nhập và mặt xuất Chức năng - Sửa đổ
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 106 Thành phần khác nhau Thành phần cấu tạo Tế bào động vật Tế bào thực vật 10. Trung thể (không có màng bao bọc) Cấu tạo Trung thể gồm hai trung tử nằm vuông góc với nhau, gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng. Không có Chức năng Trung thể tham ra vào quá trình phân bào, là bào quan hình thành nên thoi phân bào giúp NST di chuyển khi tế bào phân chia. 11. Không bào (màng đơn) Cấu tạo - Có ở một số động vật, thước có kích thước nhỏ. - Là bào quan có màng đơn, có không bào trung tâm có kích thước lớn. Chức năng - Giữ chức năng tiêu hóa thức ăn hoặc co bóp làm nhiệm vụ điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào. - Điều chỉnh lượng nước trong tế bào, dự trữ hay mang chất thải, sắc tố.
12. Lục lạp (màng kép) Cấu tạo Không có - Bên trong lục lạp có hệ thống các thylakoid. Trên bề mặt thylakoid chứa chất diệp lục cùng các enzyme và protein tham gia vào quá trình quang hợp. Các thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành granum. Mỗi lục lạp có nhiều granum. - Stroma chứa hệ enzyme tham gia vào quá trình cố định CO2 trong quang hợp - Có chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng. Chức năng - Là bào quan thực hiện chức năng quang hợp. 13. Thành tế bào Cấu tạo Không có - Cấu tạo chủ yếu từ các bó sợi cellulose. Chức năng - Làm nhiệm vụ bảo vệ, tạo hình dạng đặc trưng, điều chỉnh lượng nước đi vào tế bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 107 14. Khung xương tế bào Cấu tạo - Là hệ thống mạng vi sợi, sợi trung gian, vi ống kết nối với nhau, được cấu tạo từ các phân tử protein. Không có Chức năng - Nâng đỡ, duy trì hình dạng tế bào, tham gia sự vận động của tế bào, sợi trung gian neo giữ các bào quan, vi ống tham gia vận chuyển bào quan. 15. Chất nền ngoại bào Cấu tạo - Gồm chủ yếu các phân tử protein như collagen, proteoglycan,… Không có Chức năng - Giúp các tế bào liên kết với nhau và tham gia vào quá trình truyền tin.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 108 CHỦ ĐỀ 6. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO BÀI 9. TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Câu hỏi khởi động: Quan sát hình 9.1, mô tả sự thay đổi hình thái của cây khi tưới nước. Giải thích sự thay đổi đó. Cây không được tưới nước (hình đầu tiên) ta thấy lá bị héo, úa, không có sức sống. Sau khi được tưới nước, lá trở nên tươi hơn (hình ở giữa). Ở hình cuối, ta có thể thấy được lá trở nên xanh tốt, thấy được rõ phần thân, ở lá có thể thấy rõ các gân lá.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 109 I. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT Ở TẾ BÀO Kể tên các chất mà tế bào lông hút của rễ cây trao đổi với môi trường Các chất mà tế bào lông hút trao đổi với môi trường là: nước và muối khoáng. II. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG QUA MÀNG SINH CHẤT 1. Sự khuếch tán a. Cơ chế khuếch tán Quan sát hình 9.2 và cho biết: Câu 1: Nồng độ phân tử ở vùng A so với vùng B. Câu 2: Các phân tử di chuyển theo hướng nào? Vì sao? Câu 3: Sự di chuyển này diễn ra đến khi nào? Câu 1: Nồng độ ở vùng A nhiều hơn vùng B Câu 2: Các phân tử sẽ di chuyển từ vùng có nhiều phân từ đến vùng có ít phân tử hơn (theo chiều gradien nồng độ), tức là từ vùng A sang vùng B. Câu 3: Sự di chuyển này diễn ra đến khi phân tử phân bố đồng đều trong môi trường. Tại sao khi xịt nước hoa ở một góc phòng thì một lúc sau chúng ta có thể ngửi thấy mùi nước hoa khắp phòng? Vì khi xịt nước hoa ở 1 góc phòng, các phân tử nước hoa ở góc phòng (nơi có nồng độ nước hoa cao) đến khắp phòng (nơi có nồng độ thấp), vì vậy khi xịt nước hoa ở 1 góc phòng thì sau một lúc ở khắp phòng sẽ thấy mùi nước hoa.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 110 Câu 1. Khuếch tán là gì? Câu 2. Giải thích hiện tượng xảy ra khi nhỏ một giọt thuốc nhuộm màu xanh vào cốc nước Câu 3. Nếu gradien nồng độ tăng thì tốc độ khuếch tán sẽ thay đổi như thế nào? Câu 1: Khuếch tán là hiện tượng các phân tử di chuyển theo gradient nồng độ, tức là nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Câu 2: Khi nhỏ một giọt thuốc nhuộm vào trong nước, các phân tử thuốc nhuộm sẽ khuếch tán dần ra khắp cốc nước và sau một thời gian toàn bộ nước trong cốc sẽ chuyển thành màu xanh. Câu 3: Nếu gradien nồng độ tăng tức là sự chênh lệch nồng độ giữa hai vùng tăng, vậy tốc độ khuếch tán sẽ tăng theo để đạt trạng thái cân bằng nhanh nhất. Quan sát hình 9.4 và giải thích sự khuếch tán khí O2 và khí CO2 ở phổi. Khi đưa CO2 đến phế nang, sẽ xảy ra sự chênh lệch CO2 ở trong (ít phân tử CO2) và ngoài phế nang (nhiều phân tử CO2 hơn), dẫn đến hiện tượng khuếch tán xảy ra. Vậy, CO2 từ tế bào hồng cầu sẽ khuếch tán vào phế Tnang. ương tự với O2, sự chênh lệch O2 giữa ngoài phế nang (ít O2 hơn) và trong phế nang (nhiều O2) làm xuất hiện sự khuếch tán, các phân tử O2 từ trong phế nang sẽ khuếch tán ra ngoài phế nang, và sẽ được hồng cầu vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thế. b. Khuếch tán qua lớp phospholipid kép. Dựa vào hình 9.3 và hình 9.5 cho biết đặc điểm chung giữa khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường. Đặc điểm chung của khuếch tán đơn giản (hình 9.3) và khuếch tán tăng cường (hình 9.5) là: - Đều diễn ra theo chiều gradien nồng độ (từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. - Không tiêu tốn năng lượng
111
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều
Tìm một số ví dụ về khuếch tán đơn giản qua màng sinh chất ở tế bào. - Ở gan, các ure được bài tiết vào máu, rồi qua thận để thải ra ngoài cơ thể. - Rễ thực vật hấp thụ nước và muối khoáng thông qua tế bào lông hút rồi vận chuyển đến các cơ quan của cây 2. Thẩm thấu Quan sát hình 9.6 và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Các phân tử nước và chất tan di chuyển như thế nào qua màng bán thấm? Câu 2: Thẩm thấu là gì? Câu 3: Hãy nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu. âu 1: Các phân tử nước di chuyển từ nơi có thế nước cao ( nồng độ chất tan thấp) đến nơi có thế nước thấp (có nồng độ chất tan cao) (từ bên phải màng bán thấm sang bên trái màng bán thấm). Các phân tử chất tan di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao. Câu 2: Thẩm thấu là sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm ngăn cách hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau. Câu 3: Sự giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 112 Quan sát hình 9.7 cho biết sự di chuyển của các phân tử nước, sự thay đổi hình dạng màng tế bào hồng cầu và màng tế bào thịt khi được ngâm trong từng dung dịch đẳng trương, nhược trương, ưu trương. Vận dụng Câu 1:Tại sao rau củ ngâm muối, quả ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài? Câu 1: Khi ngâm rau củ với muối, quả ngâm đường, sẽ làm các loài vi khuẩn có hại bị ức chế do mất nước vì thế nước ở ngoài thấp (do có nhiều phân tử đường/muối) hơn bên trong tế bào vi
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 113 Câu 2: Tại sao khi bón phân quá nhiều, cây có thể chết? khuẩn nên nước từ tế bào vi khuẩn sẽ đi ra ngoài môi trường. Mặt khác, môi trường đường là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn lactic tạo nên acid lactic, giúp quả không bị thối, hỏng. Câu 2: Khi bón phân quá nhiều, nồng độ chất tan nhiều, thế nước bên ngoài thấp hơn thế nước bên trong tế bào lông hút, dẫn đến nước từ tế bào lông hút bị mất nước, sau một thời gian thì các tế bào của cây cũng bị mất nước và cây sẽ chết. Tìm hiểu thêm Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra với tế bào màu nếu: lượng nước trong máu bị giảm nhiều; nếu lượng nước trong máu tăng lên nhiều? Biện pháp khắc phục là gì? Cơ thể điều hòa bằng cách nào? Câu 2: Vì sao cây ngập mặn có thể thích nghi với môi trường có nồng độ muối cao? Câu 1: Câu 2: Không bào của các tế bào lông hút ở các cây ngập mặn có nồng độ dịch bào cao, cao hơn nồng độ dịch đất nên áp suất thẩm thấu rất lớn, nước ở ngoài môi trường (nơi có thế nước cao hơn) đi vào tế bào lông hút rồi đến các cơ quan khác của cây, nên cây ngập mặn có thể sống được ở nơi có nồng độ muối cao.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 114 III. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG Câu hỏi (tr58) Câu 1: Quan sát hình 9.8 và cho biết sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. Câu 2: Sự vận chuyển chủ động có ý nghĩa gì? Câu 1: Câu 2: Vận chuyển chủ động đảm bảo cung cấp các chất cần thiết cho tế bào ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với bên trong tế bào và điều hòa nồng độ các chất hai bên màng sinh chất. Câu hỏi Dựa vào hình 9.9, phân biệt sự nhập bào và sự xuất bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 115 Vận dụng Các quá trình sau là nhập bào hay xuất bào? Giải thích. - Trùng giày lấy thức ăn - Tế bào tuyến tụy tiết enzyme, hormone. - Trùng giày lấy thức ăn là nhập bào. Vì thức ăn ở ngoài môi trường, trùng giày lõm màng tế bào để lấy thức ăn vào cơ thể để tiêu hóa. - Tế bào tuyến tụy tiết enzyme, hormone là xuất bào. Vì enzyme và hormone là sản phẩm của tuyến tụy, màng tế bào tuyến tụy hình thành các bóng xuất bào vận chuyển các enzyme, hormone ra khỏi tuyến tụy và đến các cơ quan khác. Sự vận chuyển hormone, enzyme ra ngoài tế bào
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 116 Luyện tập So sánh sự vận chuyển thụ động và sự vận chuyển chủ động qua màng sinh chất theo gợi ý ở bàng 9.1
C. LUYỆN TẬ
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 117 P VÀ VẬN DỤNG* Rau củ ngâm muối có thể bảo quản trong thời gian dài vì tác dụng chính của muối là gây co nguyên sinh chất ở tế bào rau quả, khiến cho dịch bào tiết ra. Nồng độ muối cao sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp bảo quản rau củ được lâu hơn. * Khi bón phân quá nhiều, cây có thể chết vì bón nhiều phân đạm sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng => rễ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lại đi ra ngoài tế bào => cây bị héo và chết. NHIỆM VỤ VỀ NHÀ Câu 1: Hãy nêu những điểm giống nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu. * Giống nhau: - Đều là sự vận chuyển thụ động, nhằm cân bằng nồng độ các phần tử trong một môi trường nào đó. - Xảy ra khi có sự mất cân bằng nồng độ. * Khác nhau: Cơ sở so sánh Thẩm thấu Khuếch tán Vận chất được vận chuyển Sự di chuyển của chất lỏng (dung môi) đặc biệt là nước từ nồng độ vùng cao hơn đến vùng có nồng độ thấp hơn, thông qua màng bán định được gọi là thẩm thấu. Sự chuyển động của các phân tử (rắn, lỏng hoặc khí) từ vùng có nồng độ cao hơn sang nồng độ vùng thấp hơn, nhưng không nhất thiết phải qua màng bán thấm được gọi là khuếch tán. Tham gia của màng bán thấm (có/không) Các chuyển động là thông qua màng bán thấm. Chuyển động là trực tiếp và không yêu cầu màng bán thấm. Tốc độ (nhanh hơn/ chậm hơn Thẩm thấu là một quá trình chậm. Khuếch tán là quá trình nhanh chóng.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 118 Câu 2: Phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động (Sô1, 2) Vận chuyển chủ động (Số 3) Đường đi của các chất qua màng (Lớp kép photpholipit/ Kênh protein) NhucầunănglượngATP(cần/khôngcần)Hướngvậnchuyểncủacácchất (Tư nồng độ các chất caotới nông độ thấp hoặc ngược lại) Ví dụ các chất được vận chuyển
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 119 BÀI 10. SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ ENZIM NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Mở đầu Quan sát hình 10.1 và nêu các dạng năng lượng trong quá trình quang hợp. Trong quá trình đó, năng lượng được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào? Chuyển hóa năng lượng là gì? - Các dạng năng lượng được sử dụng trong quang hợp: Năng lượng ánh sáng, năng lượng nhiệt, năng lượng hóa học, năng lượng cơ học. - Trong quá trình đó, năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng hóa học. - Chuyển hóa năng lượng là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 120 I. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO 1. Khái quát vê năng lượng a. Khái niệm về năng lượng. b. Các dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào Câu hỏi 1 Hoạt động sống của tế bào và cơ thể sử dụng dạng năng lượng nào? Quá trình nào cung cấp năng lượng cho tế bào? - Hoạt động sống của tế bào và cơ thể sử dụng các dạng năng lượng là năng lượng hóa học, năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt. Trong đó năng lượng hóa học là dạng năng lượng chủ yếu. - Hô hấp tế bào tạo ra năng lượng hóa học để cùng cấp năng lượng cho các các hoạt động sống của tế bào. Câu hỏi 2 Quan sát hình 10.2 và xác định các dạng năng lượng được chuyển hóa trong hoạt động sống của tế bào. a) Sự phân giải chất hữu cơ trong tế bào: Ở hình a, ta thấy C6H12O6, O2, CO2, H2O, ATP là các chất hóa học, do đó chúng dữ trữ năng lượng hóa học, còn Q dữ trữ năng lượng nhiệt. Vậy ở hình a, năng lượng hóa học được chuyển một phần thành năng lượng nhiệt. b) Sự vận chuyển chủ động: Ở hình b, ATP mang năng lượng hóa học giải phóng năng lượng để vận chuyển các phân tử qua màng sinh chất. Vậy ỏ hình b, năng lượng hóa học được chuyển thành năng lượng cơ học.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 121 2. Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào Câu hỏi 3 Ở hình 10.3, năng lượng được chuyển từ dạng nào sang dạng nào? Sự chuyển hóa này có ý nghĩa gì đối với tế bào? - Trong quá trình phân giải pyruvate, chất phản ứng là D – glucose mang năng lượng hóa học, phân giải tạo ra pyruvate, NADH, ATP mang năng lượng hóa học và một phần bị chuyển hóa thành nhiệt lượ Nhng. ư vậy, ở hình 10.3, năng lượng hóa học đã được chuyển hóa một phần thành năng lượng nhiệt. - Sự chuyển hóa năng lượng giúp tế bào sử dụng được năng lượng cho các hoạt động sống, đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của tế bào và cả cơ thể. Luyện tập 1 Nêu một số hoạt động tế bào cần sử dụng năng lượng. Trong các hoạt động đó, năng lượng được chuyển hóa như thế nào? Một số hoạt động tế bào cần sử dụng năng lượng như: - Vận chuyển các chất qua màng hoặc giữa các bào quan: Năng lượng hóa học được chuyển thành năng lượng cơ học - Duy trì điện cực hai màng tế bào trong điện thế nghỉ: Năng lượng hóa học được chuyển thành năng lượng điện - Hô hấp tế bào: Năng lượng hóa học được chuyển hóa một phần thành năng lượng nhiệt. 3. ATP – “Đồng tiền” năng lượng của tế bào
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 122 a. Khái quát ATP (Adenosine triphosphate) Câu hỏi 4 Quan sát hình 10.4 và cho biết chức năng của ATP trong tế bào. Giải thích. Chức năng của ATP: + Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào. + Vận chuyển các chất qua màng + Sinh công cơ học + Dẫn truyền xung thần kinh. Các hoạt động của tế bào đều cần năng lượng, tuy nhiên tế bào không thế sử dụng trực tiếp các phân tử dự trữ năng lượng như tinh bột, glycogen, triglyceride và các đơn phân của chúng mà phải thông qua ATP.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 123 Luyện tập Dựa vào hình 10.5 nêu cấu tạo của ATP. ATP được phân giải và tổng hợp như thế nào? Đặc điểm nào để có thể ví ATP là “đồng tiền” năng lượng trong tế bào? - Sự phân giải và tổng hợp ATP: + Để phân giải năng lượng, ATP phá vỡ liên kết giữa hai gốc phosphate cuối cùng tạo thành 1 nhóm phosphate Pi và phần còn lại được gọi là ADP. ADP tiếp tục phá vỡ liên kết giữa hai nhóm phosphate còn lại, sản phẩm tạo thành gồm 1 nhóm phosphate và AMP. Sự phá vỡ giữa các liên kết phosphate giúp giải phóng năng lượng cung cấp cho tế bào hoạt động. + ATP được tái tổng hợp bằng sự hình thành liên kết giữa các gốc phosphate. Năng lượng để tạo các liên kết phosphate được cung cấp từ sự phân giải các hợp chất dự trữ năng lượng. - Vì ATP được gọi là “đồng tiền” năng lượng trong tế bào vì ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc phá vỡ các liên kết cao năng giữa các nhóm phosphate.
II. ENZYME
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 124 1. Khái niệm và vai trò của enzyme Câu hỏi 5 Người ta tiến hành thí nghiệm đun sôi 200 ml dung dịch tinh bột với 5ml chất xúc tác HCl khoảng 1% trong 1 giờ thu được kết quả tinh bột bị phân giải thành đường. Khi nhai cơm ta thấy có vị ngọt vì tinh bột được chuyển thành đường nhờ enzyme amylase. Nhận xét về điều kiện và tốc độ của hai phản ứng. Xét điều kiện ở hai phản ứng: Như vậy, so sánh hai phản ứng ta thấy, ở thí nghiệm có điều kiện nhiệt độ và pH cao hơn so với trong khoang miệng, tuy nhiên tốc độ phản ứng ở trong khang miệng nhanh hơn so với phản ứng ở thí nghiệm. Luyện tập 3 Nếu không có enzyme, các phản ứng hóa học và quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào có diễn ra được không? Điều gì sẽ xảy ra nếu trong một chuỗi phản ứng do nhiều enzyme xúc tác, có một enzyme không hoạt động? - Nếu không có enzyme, các phản ứng hóa học và quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào vẫn sẽ được diễn ra, tuy nhiên sẽ tốn cực kì nhiều thời gian so với có enzyme tham gia, - Nếu có một enzyme không hoạt động trong chuỗi phản ứng gồm nhiều enzyme tham gia, chuỗi phản ứng đó sẽ diễn ra rất chậm, dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa năng lượng. Kết luận: Enzim là gì
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 125 2. Cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzyme a. Cấu trúc của enzyme 1. Thành phần hóa học của enzim là gì? 2. Vị trí giúp enzim bám đặc hiệu với cơ chất gọi là gì? 3. Vì sao enzim amilaza chỉ phân giải được tinh bột mà không phân giải được lipit và các chất khác? Câu hỏi 7 Dựa vào hình 10.6, mô tả ba bước cơ bản trong cơ chế tác động của enzyme đến phản ứng mà nó xúc tác. Giai đoạn 1: Trung tâm hoạt động gắn với cơ chất để tạo phức hợp enzyme cơ chất. Khi cơ chất liên kết vào, trung tâm hoạt động sẽ thay đổi đôi hình dạng để khớp với cơ chất (mô hình “khớp cảm ứng) tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất. Phức hợp này được tạo bởi các liên kết yếu, tạm thời nhằm tạo điều kiện cho sự biến đổi cơ chất nhanh chóng. Giai đoạn 2: Enzyme tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm. Khi phức hệ enzyme – cơ chất được hình thành, enzyme tiến hành cắt các liên kết có trong cơ chất để tạo thành sản phẩm Giai đoạn 3: Sản phẩm được giải phóng, enzyme tiếp tục liên kết với cơ chất để tạo sản phẩm. Sản phẩm sau khi được tạo thánh sẽ được giải phóng, enzyme sẽ tiếp tục gắn vào cơ chất khác để tiến hành biến đổi cơ chất.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 126 Câu hỏi 6 Phản ứng do enzyme xúc tác thay đổi như thế nào khi trung tâm hoạt động của enzyme bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất? Vì mỗi phân tử có một trung tâm hoạt động khác nhau để kết hợp với cơ chất nhất định, do đó khi trung tâm hoạt động bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất thì enzyme sẽ trở nên bất hoạt, không thế biến đổi cơ chất để tạo ra sản phẩm. Vận dụng Khi nhai kĩ cơm, ta thấy có vị ngọt. Hãy giải thích các giai đoạn trong cơ chế tác động của amylase nước bọt. Giai đoạn 1: Trung tâm hoạt động gắn với cơ chất để tạo phức hợp enzyme cơ chất Ở giai đoạn này, enzyme amylase có trong nước bọt sẽ kết hợp với các phân tử tinh bột để tạo thành phức hợp amylase – tinh bột. Giai đoạn 2: Enzyme tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm Khi phức hợp được tạo thành, enzyme amylase cắt các liên kết α - 1- 4 glycosid giữa các phân tử glucose có trong tinh bột, tạo thành các phân tử glucose đơn lẻ Giai đoạn 3: Sản phẩm được giải phóng, enzyme tiếp tục liên kết với cơ chất để tạo sản phẩm Các phân tử glucose sau khi được thủy phân sẽ được giải phóng ra, enzyme sẽ tiếp tục liên kết với các phân tử tinh bột khác để tiếp tục tạo ra glucose. Do đó, khi nhai càng kĩ cơm, càng nhiều phân tử glucose được tạo ra, ta càng thấy ngọt.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 127 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xác tác của enzyme Câu hỏi 8 Quan sát hình 10.7 và cho biết khi tăng nồng độ cơ chất hay nhiệt độ, độ pH, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào? Nhận xét về giá trị tốc độ phản ứng ở nhiệt độ tối ưu và pH tối ưu. 1 - Sự thay đổi tốc độ phản ứng khi: + Tăng nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần, nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzim. + Tăng nhiệt độ: Mỗi enzyme có một nhiệt độ tối ưu. Khi tăng nhiệt độ đến nhiệt độ tối đa sẽ làm tăng tốc độ phản ứng. Tiếp tục tăng nhiệt độ, enzyme sẽ bị biến tính, do đó tốc độ phản ứng sẽ giảm dần và đến nhiệt độ nhất định, toàn bộ enzyme bị bất hoạt và tốc độ phản ứng bằng không. + Tăng pH: Tương tự khi tăng nhiệt độ, mỗi enzyme có một độ pH tối ưu nhất định. Khi tăng pH đến pH tối ưu, tốc độ phản ứng tăng dần, nhưng nếu tiếp tục tăng, các liên kết giữa các bộ phận của enzyme hoặc liên kết giữa enzyme với cơ chất bị yếu đi, dần dần bị đứt gãy, nên enzyme cũng sẽ bị bất hoạt, khi đó tốc độ phản ứng sẽ giảm dần về không.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 128 - Tại nhiệt độ tối ưu và pH tối ưu, lượng liên kết giữa enzyme với cơ chất là lớn nhất, do đó tốc độ phản ứng là lớn nhất. 4. Chất điều hòa enzyme - Thế nào là chất hoạt hóa? - Thế nào là chất ức chế?
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 129 BÀI 11. TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Tình huống 1 Mở đầu Vận động viên cử tạ (hình 11.1) đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng cho mỗi lần nâng tạ. Năng lượng đó có nguồn gốc từ đâu và được giải phóng nhờ quá trình nào? Trả lời Năng lượng để vận động viên nâng tạ do sự co cơ. Nguồn năng lượng cung cấp cho co cơ lấy từ sự oxy hóa chất dinh dưỡng trong cơ.
I.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 130 TỔNG HỢP CÁC CHẤT VÀ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO Câu hỏi Nêu khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào và ý nghĩa của quá trình tổng hợp đối với sinh vật. - Khái niệm: Tổng hợp là quá trình chuyển hóa những chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra trong tế bào với sự xúc tác của enzyme. - Ý nghĩa: Hình thành các chất để xây dựng, đồng thời tích lũy năng lượng cho tế bào. Luyện tập Có phải tất c
ả các sinh vật đều thực hiện được hai giai đoạn tổng hợp không? Lấy ví dụ. - Không phải tất cả các sinh vật đều thực hiện được hai giai đoạn tổng hợp. - Ví dụ virus tổng hợp các chất thông qua sao chép vật liệu di truyền từ tế bào chủ, không được trực tiếp tổng hợp từ các chất vô cơ.
Câu 2: Nơi diễn ra quang tổng hợp và các pha của quang tổng hợp. - Nơi diễn ra: Quang hợp diễn ra ở lục lạp thông qua sự hấp thụ năng lượng từ các sắc tố quang hợp. - Quá trình quang hợp được chia thành hai pha: Pha sáng và pha tối (chu trình Calvin)
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 131 1.1. Quang tổng hợp Câu hỏi Câu 1: Nêu khái niệm, ý nghĩa của quá trình quang tổng hợp. Câu 2: Quang tổng hợp ở thực vật diễn ra ở bào quan nào của tế bào và gồm mấy pha? Câu 1: Khái niệm, ý nghĩa của quá trình quang tổng hợp. - Khái niệm: Quang tổng hợp (quang hợp) là quá trình tế bào thực vật, tảo và một số vi khuẩn sử dụng năng lượng ánh sáng (NLAS) để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. - Ý nghĩa: + Về mặt môi trường: Quá trình quang hợp là nguồn cung cấp oxy trong khí quyển, điều hòa nồng độ CO2 trong khí quyển. + Về mặt năng lượng: Quá trình quang hợp giúp chuyển hóa quang năng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các liên kết của glucose và các loại đường khác. + Về mặt dinh dưỡng – sinh thái: Quá trình quang hợp giúp tổng hợp các chất vô cơ thành các chất hữu cơ cần thiết cho thực vật, và cả cho các sinh vật dị dưỡng ăn thực vật.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 132 1.2. Hai pha của quang tổng hợp (pha sáng, chu trình Calvin- pha tối) a. Pha sáng Câu hỏi Câu 1: Cho biết vị trí, nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng. Câu 2: Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa như thế nào trong pha sáng? Câu 1: Vị trí, nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng. - Vị trí: Thylakoid trong lục lạp - Nguyên liệu: Nước (H2O), NADP+, ADP, năng lượng ánh sáng - Sản phẩm: ATP, NADPH, H+, O2 Câu 2: Sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong pha sáng: Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi các sắc tố năng lượng và được chuyển cho trung tâm phản ứng. Trung tâm phản ứng tiếp nhận năng lượng và trở thành dạng kích động và truyền electron cho các chất trong chuỗi truyền electron để tổng hợp ATP và NADPH. Câu hỏi Các yếu tố nào của môi trường sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của pha sáng? Các yếu tố của môi trường sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của pha sáng là: - Ánh sáng: Ánh sáng là nguồn năng lượng chính để pha sáng diễn ra, dó đó nó ảnh hưởng đến năng lượng được sử dụng cho pha sáng. - Nước: Nước là nguyên liệu cho quá trình quang phân ly nước nên lượng nước ảnh hưởng đến lượng O2 được tạo ra trong pha sáng. - Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưở
ng đến sự hoạt động xúc tác của enzyme trong pha sáng. b. Chu trình Calvin (pha tối) Câu hỏi Hãy cho biết nguyên liệu của chu trình Calvin. Các nguyên liệu đó được sử - Nguyên liệu của chu trình Calvin: CO2, ATP, NADPH - Trong chu trình Calvin, ATP và NADPH cung cấp năng lượng và điện tử tham gia khử phân tử CO2 thành C6H12O6
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 133 dụng để tổng hợp chất hữu cơ như thế nào? Vận dụng Vì sao glucose được tạo từ quá trình quang hợp cần thiết cho tổng hợp nhiều chất hữu cơ của tế bào? Glucose tạo ra trong quang hợp có vai trò cung cấp mạch khung “xương sống” carbon và một số nguyên tố cần thiết khác trong tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác trong tế bào. Do đó, glucose được tạo từ quá trình quang hợp cần thiết cho tổng hợp nhiều chất hữu cơ của tế bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 134 C. LUỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Luyện tập Hãy lựa chọn thông tin phù hợp để hoàn thành bảng 11.1
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 135 2. Hóa tổng hợp và quang khử 2.1. Hóa tổng hợp - Pt tổng quát: Hóa tổng hợp diễn ra qua 2 giai đoạn Câu hỏi: Thế nào là hóa tổng hợp Câu hỏi Nêu điểm giống và khác nhau giữa quang tổng hợp và hóa tổng hợp.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 136 2.2. Quang khử Câu hỏi Quang khử và quang tổng hợp giống và khác nhau ở những điểm nào? 2.3. Tổng hợp các phân tử lớn trong tế bào
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 137 Câu hỏi Các phân tử lớn như protein, lipit, tinh bột, cellulose, glycogen được tế bào tổng hợp có vai trò gì? Các phân tử lớn như protein, lipit, tinh bột, cellulose glycogen được tế bào tổng hợp để làm nguyên liệu cho quá trình xây dựng và dự trữ năng lượng cho tế bào. Cụ thể: - Protein có vai trò xúc tác, vận tải; vận động; bảo vệ; truyền xung thần kinh; điều hòa; kiến tạo, chống đỡ cơ học. - Lipit có vai trò chất mang điện tử, sắc tố hấp thụ ánh sáng, thành phần cấu tạo màng tế bào, chất truyền tin nội bào. - Tinh bột, glycogen, cellulose có vai trò dự trữ năng lượng, cấu trúc và bảo vệ tế bào, điều hòa quá trình nảy mầm.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 138 II. PHÂN GIẢI CÁC CHẤT VÀ GIẢI PHÓNG NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO 1. Khái niệm phân giải các chất Câu hỏi Nêu khái niệm phân giải các chất trong tế bào. Quá trình phân giải có ý nghĩa gì đối với tế bào sinh vật? - Khái niệm: Phân giải là quá trình chuyển hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản nhờ sự xúc tác của enzyme. - Ý nghĩa: + Giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào. + Tạo ra các phân tử nhỏ, là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp 2. Con đường phân giải các chất trong TB 2.1 Hô hấp tế bào Phương trình tổng quát:
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 139 Câu hỏi Câu 1: Hô hấp tế bào là gì? Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu và gồm mấy giai đoạn? Câu 2: Nêu ý nghĩa của hô hấp tế bào? Câu 1: Khái niệm, nơi diễn ra và các giai đoạn của hô hấp tế -bàoKhái niệm: Hô hấp tế bào là chuỗi các phản ứng oxi – hóa khử diễn ra trong tế bào dưới sự xúc tác của enzyme nhằm phân giải các chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời cung cấp năng lượng cho tế bào được tích lũy ở ATP. - Nơi diễn ra: Trong tế bào chất và ti thể - Hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn: đường phân, oxi - hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, chuỗi truyền electron. Câu 2: Ý nghĩa của hô hấp tế bào: + Có vai trò quan trọng vì chuyển đổi những năng lượng khó sử dụng thành nguồn năng lượng dễ sử dụng (ATP) + Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp. Vận dụng Quan sát hình 11.7, nhận xét năng lượng được tạo ra ở mỗi giai đoạn trong hô hấp tế bào. ời giải chi tiết: - Trong 3 giai đoạn, chuỗi truyền electron tạo ra nhiều ATP nhất (28 ATP) - Giai đoạn 1 và 2 của hô hấp tế bào chỉ tạo ra 4 ATP, so với năng lượng dự trữ của phân từ glucose thì quá trình này chỉ giải phóng 1 phần nhỏ năng lượng. Thông qua chuỗi truyền electron, năng lượng của phân tử glucose được giải phóng hoàn toàn, một phần được dự trữ ở ATP, một phần ở dạng nhiệt năng.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 140 a. Giai đoạn 1: Đường phân Sơ đồ tóm tắt giai đoạn đường phân
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 141 Câu hỏi Đường phân diễn ra ở đâu và hình thành nên các sản phẩm nào? - Nơi diễn ra đường phân: Tế bào chất - Sản phẩm của đường phân: 2 phân tử pyruvic acid, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 142 b. Giai đoạn 2: Oxi hóa pyruvic axit và chu trình Crebs Câu hỏi Giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs diễn ra ở đâu và có những sản phẩm nào được hình thành? Lời giải chi tiết:
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 143
Câu hỏi Chuỗi truyền electron diễn ra ở đâu? Năng lượng được giải phóng trong chuỗi truyền electron được sử dụng để làm gì? Trong chuỗi truyền electron, các electron từ phân tử NADH và FADH2 sẽ truyền năng lượng cho các chất nhận electron nằm ở màng trong ti thể để sử dụng cho sự tổng hợp ATP. Câu hỏi Nêu vai trò của oxygen trong chuỗi truyền electron. Vai trò của oxygen trong chuỗi truyền electron: Tham gia vào quá trình truyền electron: Các electron được vận chuyển từ nơi có thế năng oxi hóa khử - thấp đến nơi có thế năng oxi hóa - khử
b. Giai đoạn 3: Chuỗi truyền electron Phương trình tổng quát: 2FADH + 10NADH2 + 2(ADP +Pi) + O2 -> 2FAD + 10NAD+ + 28ATP + H2O (ghi chú: 1 NADH2 -> 2,5ATP; 1 FADH -> 1,5ATP)
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 144
p tế bào. Để tăng hiệu suất và tần suất hô hấp tế bào, cơ thể sẽ cần nhiều khí O2 hơn, vì vậy, cơ thể sẽ thở mạnh để phổi hấp thụ được nhiều khí O2 phục vụ cho quá trình hô hấp tế bào Luyện tập Hãy lựa chọn thông tin phù hợp để hoàn thành bàng 11.2
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 145 cao. Oxi là chất nhận electron cuối cùng do oxi có khả năng oxi hóa cao, do đó, nếu không có oxi, chuỗi truyền electron sẽ không diễn ra, và sẽ chuyển sang con đường hô hấp kị khí (lên men) có hiệu quả chuyển hóa năng lượng thấp hơn (lượng ATP tạo thành sẽ thấp) và tạo ra các sản phẩm (axit lactic, rượu etylic) làm đầu độc tế bào. Vận dụng Tại sao khi tập thể dục hoặc lao động nặng thì chúng ta lại thở mạnh? Khi ta tập thể dục hay lao động nặng cần một lượng lớn năng lượng, do đó cơ thể cần tạo ra nhiều phân tử ATP hơn để cung cấp cho các hoạt động đó thông qua quá trình hô hấ
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 146 C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoàn thành PHT dưới đây: Giai đoạn Sơ đồ khái quát Vị trí diễn ra Nguyên liệu chính Sản phẩm Số phân tử ATP tạp ra Đườ creptrìnhChuphânngChu ỗi dẫ truynền e
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 147 2.2. Lên men Câu hỏi Khi trong tế bào không có O2, glucose sẽ được chuyển hóa như thế nào? Khi không có O2, chuỗi truyền electron không diễn ra và chu trình Krebs cũng sẽ bị dừng lại. Vậy glucose sẽ được chuyển hóa thành lactic acid, ethanol hoặc các hợp chất hữu cơ khác ở tế bào chất theo con đường lên men.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 148 Câu hỏi: Phân biệt hô hấp tế bào với lên men Hô hấp tế bào Lên men 1. Điều kiện Cần O2 2. Nguyên liệu C6H12O6 3. Các giai đoạn 3 giai đoạn - Đường phân - Chu trình Crebs - Chuỗi dẫn truyền electon 2 giai đoạn -4. Sản phẩm - CO2 + H2O + 32ATP Ghi chú: - Ở ĐV chỉ diễn ra lên men lactic. - Ở TB TV chủ yếu lên men rượu (ethanol). - Các VSV khác nhau có thể sự dụng 1 trong 2 con đường. Vận dụng Giải thích vì sao khi muối chua rau quả (lên men lactic) người ta thường ngập nước và đậy kín? Trong quá trình muối chua rau quả (lên men lactic) người ta thường đổ ngập nước và đậy kín để hạn chế lượng O2 tham gia vào quá trình, tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 149 Câu hỏi Tại sao nói tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập nhưng thống nhất trong hoạt động sống của sinh vật? - Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình trái ngược nhau là vì: Tổng hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng trong liên kết của các hợp chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ. Còn phân giải là quá trình chuyển hóa chất hữu cơ phức tạp thành dạng năng lượng dễ sử dụng dưới dạng ATP. - Hai quá trình này mật thiết với nhau vì: Phân giải sẽ không thực hiện được, nếu không có chất hữu cơ do tổng hợp tạo ra. Ngược lại, tổng hợp cũng không thể thực hiện được, nếu không có năng lượng do trình phân giải giải phóng ra. ⟶Tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập nhưng thống nhất trong hoạt động sống của sinh vật Vận dụng Dựa vào hình 11.12, vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật. - Tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập nhưng thống nhất trong hoạt động sống của sinh vật. - Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời cung cấp năng lượng cho tế bào được tích lũy ở -ATP.Quang hợp là quá trình tế bào sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 150
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 151 CÂU HỎI 1. Kể tên các hình thức tổng hợp và phân giải các chất. Phân tích mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất. 2. ATP được tạo ra từ quá trình nào? Vì sao nói ATP là “đồng tiền” năng lượng của tế bào? 3. Phân biệt quang tổng hợp với hô hấp tế bào.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 152
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 153 CHỦ ĐỀ 7. THÔNG TIN TẾ BÀO, CHU KỲ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO BÀI 12. THÔNG TIN TẾ BÀO NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Mở đầu Câu 1: Trong cơ thể người và động vật, những hệ cơ quan nào đóng vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan? Câu 2: Quan sát hình 12.1 và cho biết: Con mèo phát hiện ra con chuột nhờ cơ quan nào? Thông tin về con chuột được truyền qua các cơ quan nào trong cơ thể mèo? Trả lời Câu 1: Trong cơ thể người và động vật, hệ thần kinh có vai trò chuyển điều khiển, điều hòa, phối hợp các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể; hệ nội tiết có vai trò liên lạc thông tin bên trong cơ thể, do đo hệ thần kinh và hệ nội tiết có vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan. Câu 2: Mèo phát hiện chuột thông qua thính giác và khứu giác, sau đó truyền đến thị giác để quan sát đường đi của chuột; đến các chi để đuổi và bắt chuột; tim, phổi, gan,... để tăng cường trao đổi chất.
3. Một số hình thức truyền tin giữa các tế bào. Câu hỏi Quan sát hình 12.3, hãy: Câu 1: So sánh hai kiểu thông tin giữa các tế bào: truyền tin cận tiết và truyền tin nội tiết. Câu 2: Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào cần có sự tham gia của những yếu tố nào? Câu 1: Câu 2: Các yếu tố tham gia truyền thông tin tế bào:
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 154 KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO Câu hỏi Sự trao đổi thông tin qua điện thoại có thể diễn ra dưới những hình thức nào? Trong quá trình đó thông tin được truyền như thế nào? Sự trao đổi thông tin qua điện thoại có thể thông tin dưới những hình thức như gọi điện, nhắn tin, gửi bản ghi âm. Thông tin được người gửi gửi thông qua đường sóng đến người nhận. Câu hỏi Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu các tế bào trong cơ thể chúng ta hoạt động độc lập và không có sự trao đổi thông tin với nhau? Câu 2: Ý nghĩa sinh học của thông tin giữa các tế bào là gì? Câu 1: Nếu các tế bào trong cơ thể chúng ta hoạt động độc lập và không có sự trao đổi thông tin với nhau thì cơ thể sẽ không thể vận hành một cách bình thường, các chức năng trong cơ thể sẽ rối loạn, có thể dẫn đến tử vong chi sinh vật. Câu 2: Thông tin giữa các tế bào chi phối các hoạt động cơ bản của một hoặc nhiều tế bào cũng như tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động, đảm bảo tính thống nhất.
I.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 155 - Tế bào tiết: Có nhiệm vụ tiết ra các phân tử tín hiệu - Tế bào đích: Tiếp nhận các phân tử tín hiệu thông qua thụ thể gắn trên tế bào - Phân tử tín hiệu. Vận dụng Hormone từ tế bào tuyến giáp đi theo đường máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Xác định và vẽ sơ đồ kết quả mô tả các yếu tố tham gia trong quá trình truyền thông tin đó. Cho biết quá trình truyền thông tin trên thuộc kiểu truyền tin nội tiết hay cận tiết. - Các yếu tố tham gia: Tế bào tuyến giáp (tế bào tiết), hormone (phân tử tín hiệu), tế bào cơ (tế bào đích) - Kết quả: Tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. - Sơ đồ: QUÁ
TRÌNH TRUYỀN THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO
II.
cho biết tế bào dịch nào tiếp nhận được hormone A hormone B. Vi sao? - Tế bào đích 1 có thể tiếp nhận hormone A, vì có thụ thể thích hợp với hormone A. - Tế bào đích 2 có thể tiếp nhận hormone B, vì có thụ thể thích hợp với hormone A. - Tế bào đích 1 có thể tiếp nhận cả hormone A và hormone B vì có thụ thể thích hợp với cả hormone A và hormone B.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 156 Câu hỏi Câu 1: Quan sát hình 12.4 và nêu các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.
Truyền tin tế bào được diễn ra theo 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (Tiếp nhận): Thụ thể ở tế bào đích tiếp nhận các phân tử tín hiệu và đưa các phân tử tín hiệu đi qua màng tế bào. - Giai đoạn 2 (Truyền tin nội bào): Các phân tử được di chuyển vào tế bào chất. - Giai đoạn 3 (Đáp ứng): Sự truyền tin dẫn đến những sự thay đổi của tế bào. Câu 2: Quan sát hình 12.4 và cho biết bằng cách nào tế bào dịch tiếp nhận tín hiệu. Tế bào tiếp nhận các phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể. 1. Tiếp nhận tín hiệu Câu 3: Quan sát hình 12.5,
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 157 2. Truyền tin nội bào Câu 4: Quan sát hình 12.4 và mô tả quá trình truyền tin nội bào đối với thụ thể màng. Điều gì sẽ xảy ra nếu một loại phân tử trong chuỗi truyền tin nội bào không được hoạt hoá. Câu 5: Tại sao nói quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông tin? - Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở màng tế bào đích, làm thay đổi hình dạng dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể màng. Sau đó các tín hiệu hóa học được truyền trong tế bào thông qua hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào theo thứ tự, gây nên sự thay đổi trong tế bào đích. - Sự hoạt hóa các phân tử trong tế bào được diễn ra theo thứ tự, nên nếu một loại phân tử trong chuỗi truyền tin nội bào không được hoạt hóa, sự tương tác giữa các phân tử truyền tin sẽ không còn, sự truyền tin tế bào sẽ dừng lại. Câu 5: Từ một phân tử ở ngoài tế bào có thể hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin trong tế bào, nên quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông tin. 3. Đáp ứng Câu hỏi Dựa vào sơ đồ quá trình truyền thông tin qua thụ thể bên trong tế bào (hình 12.6 ), cho biết đáp ứng của tế bào trong trường hợp này là gì? Đáp ứng tế bào trong trường hợp ở hình 12.6 là tăng cường phiên mã, dịch mã.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 158 C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Vận dụng Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tuỵ tác động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hoá thức ăn. Một quá trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào được thể hiện ở hình 12.7. Insulin kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu. Bệnh tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) dẫn đến triệu chứng điển hình là tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu. Dựa vào các thông tin ở trên và hình 12.7, hãy: Câu 1: Nêu vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu. Câu 2: Nêu các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin. Câu 3: Nêu những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2. Trả lời Câu 1: Vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu : Insulin giúp kích thích các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu. Câu 2: Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin: - Giai đoạn 1: Insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng và hoạt hóa thụ thể insulin. - Giai đoạn 2: Insulin kích thích các túi mang protein vận chuyển glucose trong tế bào chất. - Giai đoạn 3: Các túi vận chuyển đến màng tế bào để vận chuyển glucose ra khỏi tế bào Câu 3: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 bị thiếu insulin và kháng insulin, nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc không có, dẫn đến ít/
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 159 không kích thích được các túi protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào, do đó, lượng glucose trong máu nhiều và được thải thông qua đường nước tiểu. CHỦ ĐỀ 7. THÔNG TIN TẾ BÀO, CHU KỲ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO BÀI 13. CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRNHF NGUYÊN PHÂN NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Tình huống 1: Mở đầu Bằng cách nào từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu? Trả lời Từ một hợp tử cần trải qua quá trình nguyên phân để phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu.
160
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 161 I. CHU KỲ TẾ BÀO Câu hỏi Câu 1: Quan sát hình 13.1 và bảng 13.1, cho biết chu kì tế bào gồm các pha giai đoạn nào. Nêu đặc điểm mỗi pha. Câu 2: Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thi một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau? Câu 1: Các pha của chu kì tế bào và đặc điểm của các pha:
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 162 Câu 2: Tại kì đầu của nguyên phân thì một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 163 Câu hỏi 2: Dự vào bảng 13.1 1. Cho biết điểm kiểm soát có ở những pha nào trong chu kì TB và vai trò của chúng ở mỗi pha? 2. Điều gì xảy ra với TB nếu không vượt qua được điểm kiểm soát G1 2.1. Nếu tế bào không vượt qua được điểm kiểm soát G1, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào trạng thái không phân chia gọi là G0. II. SINH SẢN CỦA TB THEO CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN 1. Giai đoạn phân chia nhân Diễn biến các kì nguyên phân
2. Đặc điểm Các nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn Màng nhân và nhân con tiêu biến. Thoi phân bào hình thành và các nhiễm sắc thể kép đính với thoi phân bào ở tâm động. Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bảo. Hai cromatit của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào. Nhiễm sắc thể dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Luyện tập Vì sao hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu? Vì quá trình nguyên phân sao chép nguyên vẹn bộ NST trong tế bào mẹ cho tế bào con, vì vậy hai tế bào mới bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 164
Tên1.cáckì Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 165 Vận dụng Câu 1: Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sống nào của tế bào? Câu 2: Tế bào có phân chia mãi không? Cho ví dụ. Câu 1: Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ tế bào nguyên phân để tạo ra các tế bào mới và biệt hóa chức năng thành các phần khác nhau của tế bào. Câu 2: Tế bào phân chia khi cần tạo ra các tế bào mới, khi cơ thể đã đủ tế bào cần thiết, phân chia tế bào sẽ dừng lại. Ví dụ: Khi bị đứt tay, tế bào sẽ tăng phân chia tế bào để làm lành vết thương, khi vết thương đã lành, phân chia tế bào dừng lại. 2. Phân chia tế bào chất Phân chia tế bào chất ở TB động vật Phân chia tế bào chất ở TB thực vật 3. Ý nghĩa của nguyên phân
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 166 Câu hỏi Dựa vào các ví dụ nêu ở hình 13.4 cho biết nguyên phân có ý nghĩa gì đối với sinh vật. Đối với sinh vật, nguyên phân giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương, hoặc giúp cơ thể phát triển những cơ quan quan trọng với sự trao đổi chất của sinh vật. III. UNG THƯ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH 1. Chu kì TB mất kiểm soát gây ung thư
? Nếu mắc bệnh ung thư sẽ có khả năng di căn, việc điều trị sẽ rất khó khăn, do đó cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm hoặc có phương thức điều trị phù hợp để loại trừ bệnh ung thư.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 167 Câu hỏi Câu 1: Phản biệt khối u lành tính và khối u ác tính. Câu 2: Tế bào ung thư khác gì với tế bào bình thường? Câu 1: Các tế bào của khối u lành tính không lan rộng đến vị trí khác, còn ở các tế bào sẽ lan rộng đến các vị trí khác (di căn). Câu 2: Tế bào ung thư khác tế bào thường ở những điểm sau: - Không thể tự ngừng lại khi đã đáp ứng đủ nhu cầu tế bào của cơ thể (phân chia mất kiểm soát) và tạo thành khối u. - Không thể thực hiện truyền tin tế bào với tế bào khác. - Có khả năng tự sửa chữa, không chịu tác động của chu trình chết, tránh được hệ thống miễn dịch và các chất ức chế tăng trưởng. - Có thể di căn đến cơ quan khác.
Câu hỏi Quan sát hình 13.5, nêu khái quát tinh hình ung thư tại Việt Nam năm 2020 và rút ra nhận xét. Qua hình 13.5, ta thấy: - Có rất nhiều loại ung thư mà con người mắc phải, trong đó ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư trực tràng chiếm tỉ lệ cao nhất. - Tỉ lệ các loại ung thư phổ biến được xếp theo thứ tự: Ung thư phổi → ung thư gan → ung thư vú → ung thư dạ dày → ung thư đại trực tràng. 3. Phòng tránh ung thư Câu hỏi Vi sao cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh ung thư
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 168 Luyện tập Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh là gì? Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh là: - Lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,... - Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn ít chất xơ, sử dụng nhiều thực phẩm muối hay thực phẩm chế biến sẵn. - Ít vận động. - Môi trường sông bị ô nhiễm. Vận dụng Câu 1: Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y nhưng khoa học phát triển đã mở ra nhiều biện pháp chữa trị hiệu quả. Em hãy tìm hiểu những biện pháp đó. Câu 2: Tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư ở địa phương em. Làm thế nào phòng tránh ung thư hiệu quả. Câu 1: Các biện pháp chữa trị ung thư hiện nay: - Phương pháp điều trị tại chỗ: + Phẫu thuật và xạ trị. + Có khả năng điều trị triệt để khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, tổn thương ung thư chỉ khu trú ở tại chỗ hoặc tại vùng. Nếu ung thư đã di căn thì chỉ tạm thời điều trị hoặc giải quyết các triệu chứng. - Phương pháp điều trị toàn thân: + Điều trị hóa chất (dùng thuốc chống ung thư), điều trị nội tiết (dùng nội tiết tố hoặc kháng nội tiết tố), điều trị miễn dịch (làm tăng sức đề kháng của cơ thể để diệt tế bào ung thư). + Hai phương pháp này có thể điều trị cho những ung thư có tính chất toàn thân hoặc đã lan rộng. - Phương pháp phẫu thuật: Phương pháp này giúp loại bỏ toàn bộ khối u hoặc làm giảm nhẹ khối u, mở thông đường thở, đường tiêu hóa, tiết niệu, cầm máu, chống đau... Câu 2: - Để phòng tránh ung thư hiệu quả, cần: + Ăn uống hợp lý, tăng nhiều chất xơ, uống đủ nước, hạn chế sử dụng nhiều thực phẩm muối hay thực phẩm chế biến sẵn. + Tăng cường vận động, duy trì cân nặng hợp lý. + Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,... + Khám sức khỏe định kỳ.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 169 BÀI 14. GIẢM PHÂN NỘI DUNG TRONG TÂM A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu 2. Nội dung trọng tâm (key): HS tự kết luận key của bài học sau khi kết thúc bài học Sơ đồ khái quát giảm phân:
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 170 I. QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN I.1. Giảm phân I. a. Khái niệm giảm phân: Giảm phân là quá trình phân bào chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục chín (tế bào sinh tinh và sinh trứng) tạo ra các giao tử (tinh trùng hoặc trứng) mang một nửa bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ ban đầu. Câu hỏi Quan sát hình 14.1 và trả lời các câu hỏi: Câu 1: Để tạo ra 4 tế bào con, cần mấy lần phân chia tử một tế bào ban đầu? Câu 2: Hãy so sánh bộ nhiễm sắc thể ban dấu và bỏ nhiễm sắc thể của các tế bào là sản phẩm của các lần phân chia đó. Câu 1: Để tạo ra 4 tế bào con, cần hai lần phân chia từ một tế bào ban đầu (giảm phân I và giảm phân II) Câu 2: Bộ NST ban đầu (tế bào mẹ) là 2n. Ở giảm phân I bộ nhiễm sắc thể của tế bào là 2n, giống tế bào mẹ. Ở giảm phân II bộ nhiễm sắc thể của tế bào là n, bằng ½ tế bào mẹ.
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 171 Diễn biến các kì GPI 1.GPI.Têncáckì Kì..................... Kì..................... Kì..................... Kì.....................
Hệ thống đáp án các câu hỏi SGK Sinh học 10 (chương trình mới), Bộ sách Cánh diều 172 2. Đặc điểm C. LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG