GIÁO ÁN ĐỊA LÍ THEO CÔNG VĂN 5512
vectorstock.com/10212084
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
KẾ HOẠCH BÀI DẠY (GIÁO ÁN) ĐỊA LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC SOẠN THEO CÔNG VĂN 5512 (1 CỘT) NĂM HỌC 2021-2022 WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
TÊN BÀI DẠY: BÀI MỞ ĐẦU Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt. - Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí. - Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống. - Yêu thích môn học, thích tìm hiểu các sự vật, hiện tượng Địa lí. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập + Giao tiếp và hợp tác:; Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. + Giải quyết vấn đề sáng tạo : Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Trình bày được các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt. Phân tích mối quan hệ giữa Địa lí và cuộc sống. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản…) để trình bày một vấn đề bất kì về Trái Đất. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng, đối tượng địa lí. - Một số công cụ địa lí học thường sử dụng: Quả địa cầu, bản đồ, mô hình, bảng số liệu thống kê… - Thiết bị điện tử III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động (3 phút) a. Mục tiêu - Kết nối vào bài học b. Nội dung - Trò chơi ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
c. Sản phẩm Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình ảnh sau, trả lời câu hỏi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - HS tham gia trả lời bằng cách giơ tay nhanh nhất Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức. Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35p) 2.1. Tìm hiểu các khái niệm cơ bản và kĩ năng của môn Địa lí a. Mục tiêu - Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt. b. Nội dung - Tổ chức hoạt động nhóm theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để tìm hiểu các khái niệm và kĩ năng khi học Địa Lí. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và phân chia nhiệm vụ cho các nhóm Nhiệm vụ 1: Nhóm 1,3,5: Tìm hiểu về các khái niệm cơ bản trong môn Địa lí + Dựa vào cấu trúc chương trình Địa lí lớp 6, em hãy cho biết chúng ta sẽ được tìm hiểu những khái niệm nào? + Việc nắm vững các khái niệm này có ý nghĩa gì đối với em trong học tập và cuộc sống? Nhiệm vụ 2: Nhóm 2,4,6 Tìm hiểu về những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí. - Dựa vào thông tin mục 1, hình 1,2,3, các em hãy: + Kể tên các công cụ hỗ trợ khi học Địa lí?? + Cho biết kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả + Gọi 1 thành viên bất kì trong nhóm trả lời câu hỏi của nhóm mình. + Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. + Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí - Chương trình Địa lí lớp 6 sẽ giúp các em tìm hiểu một số khái niệm địa lí cơ bản về Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Các kĩ năng Địa lí chủ yếu + Sử dụng bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, bảng số liệu, biểu đồ … + Tổ chức học tập ngoài thực địa. + Khai thác thông tin trên Internet. 2.2. Tìm hiểu những điều lí thú trong môn Địa lí a. Mục tiêu - Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí. - Yêu thích môn học, thích tìm hiểu các sự vật, hiện tượng Địa lí. b. Nội dung - Phát hiện và kể được nhiều điều lí thú trong môn Địa lí. c. Sản Phẩm - Kết quả làm việc nhóm của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ
Hoang mạc Xahara rộng lớn nhất thế giới
Ngôi nhà băng của người Exkimo ở đới lạnh phương Bắc
Biển Chết_Hồ nước mặn lớn nhất Trái Đất
Nơi giao nhau giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương nhưng nước không thể hòa vào nhau tạo nên 2 màu sắc khác biệt
- Chia nhóm 4 người. - Nhiệm vụ: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập sau: + Em hãy nêu những điều lí thú được thể hiện qua các hình ảnh trên? + Kể thêm những điều lí thú mà em biết về tự nhiên và con người trên Trái Đất? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận nhóm 3p và viết thông tin vào bảng nhóm. Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi nhóm. - HS khác nhận xét, bổ sung GV mở rộng: Những hiện tượng thiên nhiên kì lạ nhất hành tinh. https://www.youtube.com/watch?v=jJDDEaOr4Ys Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Môn Địa lí và những điều lí thú
- Học Địa lí thật là lí thú: Giúp các em khám phá và giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, dân cư, văn hóa, kinh tế…của các vùng đất khác nhau trên thế giới và nơi mình đang sinh sống. - Được tìm hiểu về các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí: Chuyển động của Trái Đất với hiện tượng ngày, đêm, các mùa. Mối quan hệ giữa khí áp và gió… 2.3. Địa lí và cuộc sống a. Mục tiêu - Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống. b. Nội dung - Lấy được các ví dụ để thấy được vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh + Hiện tượng ngày đêm, giờ trên Trái Đất, biết được tại cùng một thời điểm nhưng các quốc gia ở các kinh độ khác nhau lại có giờ khác nhau + Xác định phương hướng trên thực tế, tìm đường đi trên bản đồ…. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của mình, em hãy lấy được các ví dụ để thấy được vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận nhóm 3p và viết thông tin vào bảng nhóm. Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi nhóm. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 3. Địa lí và cuộc sống - Môn Địa lí cung cấp cho các em hiểu biết về: + Các hiện tượng trong tự nhiên. + Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày 3. Hoạt đông luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Khai thác thông tin địa lí bằng quả địa cầu. c. Sản Phẩm - Quả địa cầu-mô hình thu nhỏ của trái đất. Trên bề mặt của nó biểu hiện đầy đủ các đặc điểm của bề mặt trái đất (có địa hình đồng bằng, đồi núi, bờ biển, đại dương, ao hồ, sông suối…), với nhiều màu sắc đặc trưng cho từng dạng địa hình. Trên bề mặt quả địa
cầu còn biêu hiện hệ thống kinh, vĩ tuyến… như vậy, quả địa cầu được biểu thị rất nhiều các chi tiết. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: - Hoạt động nhóm 4-6 học sinh - Mỗi nhóm sẽ có 1 quả đại cầu - Nhiệm vụ: Quan sát quả đại cầu, các em hãy trao đổi và cho biết chúng ta có thể khai thác các thông tin địa lí nào từ quả địa cầu? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 nhóm bất kì trình bày. - Cac nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. c. Sản Phẩm - Học sinh biết cách truy cập và khai thác thông tin từ các trang Wed.
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Sử dụng thiết bị điện tử để sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Sử dụng thiết bị điện tử để tìm kiếm thông tin. Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu, tọa độ địa lí. - Xác định được trên bản đồ và trên quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và tọa độ địa lí, kinh độ, vĩ độ. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. + Giải quyết vấn đề sáng tạo : Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí - Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí : Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian. Biết sử dụng quả địa cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu, tọa độ địa lí. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản…) để tìm hiểu các khái niệm kinh, vĩ tuyến. Xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định tọa đ ộ địa lí của một địa điểm bất kì trên quả địa cầu, bản đồ. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Quả địa cầu - Phiếu học tập, trò trơi trong bài - Các hình ảnh về Trái Đất - Hình ảnh các điểm cực trên lãnh thổ VN. - Thiết bị điện tử III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối vào bài học b. Nội dung - Dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biến? c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh: Tọa độ của con tàu trên biển. d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Ngày nay, các con tàu ra khơi đều có gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí của tàu. Vậy dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biến? Bước 2: Thục hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của học sinh => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu hệ kinh, vĩ tuyến a. Mục tiêu - Phân biệt được kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu. b. Nội dung - Thực hiện hoạt động cá nhân và nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ học tập. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh. + Quả đại cầu là mo hình thu nhỏ của Trái Đất, + Các đường kinh tuyến bằng nhau (do đường kinh tuyến là đường nối liền hai cực của trái đất, mà trái đất là dạng hình cầu). + Các đường vĩ tuyến có đường kính nhỏ dần từ vĩ tuyến gốc đến các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất. - Báo cáo làm việc nhóm bằng kết quả phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhiệm vụ: Dựa vào hình 1.2 và thông tin SGK, các em hãy trao đổi và hãy điền những thông tin còn thiếu vào phiếu học tập. Kinh tuyến? Là những đường nối liềm hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu, các kinh tuyến đều gặp nhau ở 2 cực. Kinh tuyến gốc? Là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn cua nước Anh, đánh số 0°. Vĩ tuyến? Là những vòng tròn Trên quả địa cầu và vuông góc với kinh tuyến. Các vĩ tuyến đều song song với nhau. Vĩ tuyến gốc? Là xích đạo, được đánh số 0°, chia quả địa cầu thành bán cầu bắc và bán cầu nam. Vĩ tuyến Bắc Là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc Vĩ tuyến Nam? Là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam Kinh tuyến Tây? Là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc Kinh tuyến Đông? Là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào hình 1.1 và thông tin SGK, em hãy trả lời các câu hỏi sau: - Quả địa cầu là gì? - Xác định điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu?
Nhiệm vụ 2: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và phân chia nhiệm vụ cho các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhiệm vụ: Dựa vào hình 2 và thông tin SGK, các em hãy trao đổi và hãy điền những thông tin còn thiếu vào phiếu học tập. Kinh tuyến? Kinh tuyến gốc? Vĩ tuyến? Vĩ tuyến gốc? Bán cầu Bắc? Bán cầu Nam? Bán cầu Tây? Bán cầu Đông? Nhiệm vụ 3: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy - Xác định trên quả địa cầu các đường: Kinh tuyến gốc, kinh tuyến bắc, kinh tuyến nam, vĩ tuyến gốc, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam? - So sánh độ dài giữa các kinh tuyến và vĩ tuyến? - Xác định vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu? Cho biết nước ta nằm ở nửa cầu nào trên bề mặt Trái Đất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Cá nhân\ nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - HS trả lời câu hỏi. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến - Kinh tuyến là những đường nối liềm hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu. - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn cua nước Anh, đánh số 0°. - Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả địa cầu và vuông góc với kinh tuyến. - Vĩ tuyến gốc là xích đạo, được đánh số 0°. 2.2. Tìm hiểu kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ a. Mục tiêu - Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ. - Biết cách xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ. b. Nội dung - Sử dụng phương pháp trực quan, hoạt động cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ học tập c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh. - Tọa độ địa lí của 3 điểm A, B, C + A(1200Đ, 600B) + B(600Đ, 300B) + C(900Đ, 300N) d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Cá nhân Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết: - Muốn xác định vị trí của 1 điểm trên qảu địa cầu hay bản đồ, em cần phải xác định yếu tố nào của điểm đó? - Kinh độ là gì? Quy ước kinh độ đông, kinh độ tây? - Vĩ độ là gì? Quy ước vĩ độ bắc, vĩ độ nam? - Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm trên bản đồ được gọi là gì? - Nêu cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm?
Nhiệm vụ 2: Cặp đôi - Dựa vào kiến thức đã học, xác định tọa độ địa lí của điểm A, B, C trên hình 4
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhóm cặp Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí - Kinh độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua địa điểm đó. - Vĩ độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng độ từ xích đạo đến vĩ tuyến đi qua địa điểm đó. - Tọa độ địa lí của 1 điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó. Vĩ độ - Cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm (VD: Điểm A): A (kinh độ, vĩ độ) hoặc A Kinh độ
3. Hoạt đông luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Trả lời các câu hỏi củng cố kiến thức của bài học. c. Sản Phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh: 360 đường kinh tuyến và 181 đường vĩ tuyến. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: - Dựa và kiến thức đã học và hiểu biết của mình, em hãy cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Sử dụng thiết bị điện tử (máy tính bảng, điện thoại thông minh…) Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta. c. Sản Phẩm - Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng như sau: + Điểm cực Bắc: tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, với vĩ độ 23 độ 23 phút B, kinh độ 105 độ 20 phút Đ + Điểm cực Nam: tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với vĩ độ 8 độ 34 phút B, kinh độ 104 độ 40 phút Đ + Điểm cực Tây: tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, với vĩ độ 22độ 22 phút B, kinh độ 102 độ 09 phút Đ + Điểm cực Đông: tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, với vĩ độ 12 độ 40 phút, kinh độ 109 độ 24 phút Đ d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Sử dụng thiết bị điện tử (máy tính bảng, điện thoại thông minh…) Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm bản đồ và xác định được vai trò của bản đồ trong hoạt động đời sống. - Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới. - Xác định được phương hướng trên bản đồ 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập. + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. + Giải quyết vấn đề sáng tạo : Xác định được phương hướng trong thực tế dựa vào kiến thức đã học. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới. Xác định được phương hướng trên bản đồ. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản…) để tìm hiểu khái niệm bản đồ, sự khác nhau của một số lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ thế giới. Cách xác định phương hướng trên bản đồ. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định phương hướng trong thực tế. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Quả địa cầu - Hình ảnh bản đồ được xây dựng theo một số phép chiếu khác nhau.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối vào bài học b. Nội dung - Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để các em tìm ra câu trả lời, sau đó giáo viên kết nối vào bài học. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Có một người bạn của cô ở nước ngoài muốn đến Việt Nam du lịch, họ muốn tự khám phá đất nước xinh đẹp của chúng ta, vậy giải pháp nào để họ làm chủ được chuyến du lịch mà không bị lạc đường. Các em hãy giúp người bạn của cô tìm ra giải pháp tốt nhất nhé. *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi quan sát ảnh *Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc - Sử dụng bản đồ. *Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu khái niệm bản đồ a. Mục tiêu - HS trình bày được khái niệm đơn giản về bản đồ và xác định được vai trò của bản đồ trong hoạt động đời sống. b. Nội dung
- Thực hiện hoạt động cá nhân và nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ học tập. c. Sản Phẩm: Câu trả lời của học sinh: - Một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống: + Xác định được vị trí địa lí một điếm nào đó trên mặt đất (toạ độ địa lí), ở vào đới khí hậu nào,... + Dùng để chỉ đường. + Dùng trong các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,... + Dùng trong quân sự - Quả Địa Cầu và bản đồ có điểm giống nhau và khác nhau: + Giống: đều là sự mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ trái đất theo một tỉ lệ nhất định + Khác: Quả địa cầu là mô phỏng theo dạng cầu (tròn) giống trái đất thật của chúng ta do đó các kinh tuyến sẽ cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm (chỉ trên quả địa cầu thôi còn thực tế thì không vậy). Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lí bằng biểu tượng. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết: + Bản đồ là gì? + Bản đồ có vai trò như thế nào trong đời sống? + Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện vai trò của bản đồ trong cuộc sống? Nhiệm vụ 2: Tình huống - Mai cho rằng: Quả địa cầu không phải bản đồ. - Lan lại có ý kiến khác: Quả địa cầu là bản đồ ? Theo em trong tình huống này, bạn nào đã nói đúng, vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trả lời câu hỏi. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Khái niệm bản đồ
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ. - Bản đồ có vai trò quan trọng, trong học tập và đời sống. Mở rộng: Tìm hiểu thêm về phân loại và công dụng của bản đồ https://dovenhanh.com/ban-do-la-gi-phan-loai-va-cong-dung-cua-ban-do/ 2.2. Tìm hiểu một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới a. Mục tiêu - Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới. b. Nội dung - Sử dụng phương pháp trực quan, hoạt động cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ học tập c. Sản Phẩm - Hãy nêu đặc điểm hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ: + Hình a. Phép chiếu hình nón: Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón. Càng xa đường xích đạo, chiều dài các vĩ tuyến càng ngắn. + Hình b. Mặt chiếu là một hình trụ bao quanh quả cầu: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng song song và bằng nhau. Các vĩ tuyến là những đoạn thẳng song song, bằng nhau và vuông góc với kinh tuyến. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào thông tin SGK và hình 1, các em hãy trao đổi theo cặp để trả lời các câu hỏi sau: - Muốn vẽ được bản đồ, người ta cần làm gì? - Mô tả hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ?
Phép chiếu hình nón
Phép chiếu hình trụ
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi và trả lời các câu hỏi. *Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung *Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới. - Phép chiếu hình nón - Phép chiếu hình trụ => Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, quy mô, vị trí và hình dạng lãnh thổ để lựa chọn bản đồ có phép chiếu phù hợp. 2.3. Tìm hiểu phương hướng trên bản đồ. a. Mục tiêu - Xác định được phương hướng trên bản đồ. b. Nội dung - Tìm hiểu cách xác định phương hướng trên bản đồ - Thực hành xác định phương hướng trên bản đồ. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh - Báo cáo kết quả làm việc nhóm cặp. + Hướng đi từ Hà Nội đến Băng Cốc: Hướng tây + Hướng đi từ Hà Nội đến Ma-ni-a: Hướng đông + Hướng đi từ Hà Nội đến Xin-ga-po: Hướng nam d. Cách thức tổ chức *Bước 1: Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1
- GV cho HS quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á, GV đã ghi sẵn 4 hướng chính trên bản đồ. Sau đó giao nhiệm vụ cho HS: + Xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. + Phía trên đường kinh tuyến chỉ hướng gì? Phía dưới chỉ hướng gì? + Đầu bên trái và phải của đường kinh tuyến chỉ hướng gì? Bắc
Đông
Tây
Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu học sinh kẻ các hướng chính vào vở ghi. - GV kẻ sẵn hình trên bảng, và chỉ điền hướng Bắc - Gọi 1 học sinh lên bảng điền các hướng còn lại - HS dưới lớp tự hoàn thiện vào vở ghi
Nam
Nhiệm vụ 3 - Cặp đôi: Dựa vào bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á ở trang 107, em hãy xác định hướng đi từ Hà Nội đến các địa điểm: Băng Cốc, Ma-ni-a, Xin-gapo. - Gợi ý: Các em có thể sử dụng thước kẻ và bút chì để nối Hà Nội đến 3 địa điểm: Băng Cốc, Ma-ni-a, Xin-ga-po.
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin và thực hiện nhiệm vụ học tập. *Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung *Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 4. Phương hướng trên bản đồ - Xác định phương hướng dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên bản đồ. + Đầu phía trên của đường kinh tuyến là hướng Bắc. + Đầu phía dưới của đường kinh tuyến là hướng Nam. + Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông. + Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây. - Xác định phương hướng dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ 3. Hoạt đông luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Trả lời các câu hỏi củng cố kiến thức của bài học.
c. Sản Phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh: Hướng đông, nam và tây nam. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: - Dựa vào bản đồ ở trang 107. Việt Nam trong Đông Nam Á, cho biết phần đất liền ở nước ta tiếp giáp với biển ở những hướng nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Xác định phương hướng trên lược đồ. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: HỎI NHANH - ĐÁP GỌN 1. Nhà ăn nằm ở phía nào của đường số 1? 2. Đường nào chạy theo hướng đông-tây ? 3. Công viên nằm ở phía nào của hồ? 4. Cắm trại ở phía nào của hồ? 5. Nhà của bạn nào ở phía đông của đường số 1 6. Phía nào của hồ có một lá cờ trên đó? 7. Đường nào chạy theo hướng bắc - nam? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: TỈ LỆ BẢN ĐỒ TÍNH KHOẢN CÁCH THỰC TẾ DỰA VÀO TỈ LỆ BẢN ĐỒ Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
- Biết được tỉ lệ bản đồ - Tính được khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Xác định được vị trí cỉa các đối tượng địa lí trên lược đồ. Đo tính được khoảng cách của các đối tượng trên bản đồ. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản…) + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tính được khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bản đồ có cả tỉ lệ số và thước - Bản đồ hình 1 trong SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối vào bài học b. Nội dung - Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để các em tìm ra câu trả lời, sau đó giáo viên kết nối vào bài học. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh: Dựa vào bản đồ lại được tính được khoảng cách từ Hải Phòng đến Hà Nội nhờ tỉ lệ bản đồ.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ - Bạn A: Không biết hải Phòng cách Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét nhỉ? - Bạn B: Đưa bản đồ đây mình tính cho. Theo em tại sao dựa vào bản đồ lại được tính được khoảng cách từ Hải Phòng đến Hà Nội? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ a. Mục tiêu - Biết tỉ lệ bản đồ - Phân loại tỉ lệ bản đồ b. Nội dung - Tìm hiểu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ. - Các dạng tỉ lệ bản đồ c. Sản Phẩm - Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu. - Các dạng tỉ lệ bản đồ + Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. + Tỉ lệ thước: Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. - Tỉ lệ bản đồ càng lớn, bản đồ cầng chi tiết. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết - Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? - Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở các dạng nào? - Tỉ lệ số và tỉ lệ thước khác nhau như thế nào? Nhiệm vụ 2: Giáo viên cho học sinh hai bản đồ đồ thế giới và bản đồ của khu vực Đông Nam Á, yêu cầu học sinh tìm vị trí của Việt Nam trên bản đồ. - Theo em để tìm Việt Nam trên hai bản đồ, với bản đồ nào sẽ dễ hơn? Tại sao?
Bản đồ các nước Đông Nam Á
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Tỉ lệ bản đồ - Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu. - Có 2 dạng: Tỉ lệ thước và tỉ lệ số. 2.2. Tìm hiểu cách tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ a. Mục tiêu - Biết tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. b. Nội dung - Thực hành tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. c. Sản Phẩm - Phần kết quả bài tập của học sinh. 1. Ta có tỉ lệ 1 : 6 000 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 6 000 000 cm trên thực tế. Vậy khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) là 5 cm thì trên thực tế hai địa điểm đó cách nhau là: 5 x 6 000 000 = 30 000 000 (cm) = 300 km 2. Bản đồ có tỉ lệ 1 : 500 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 500 000 cm trên thực tế. Ta có 25 km = 25 000 cm => Khoảng cách giữa hai địa điểm đó là: 500 000 : 25 000 = 20 (cm) trên bản đồ d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cách đo tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
- GV hướng dẫn các bước đo tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. +Bước 1: Dùng thước đo khoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ + Bước 2: Tính khoảng cách trên thực tế * Nếu trên bản đồ là tỉ lệ số: Lấy số đo hoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ X mẫu số tỉ lệ. * Nếu trên bản đồ là tỉ lệ thước: Lấy Lấy số đo hoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách của 2 địa điểm đó trên thực tế. - GV mở rộng cho học sinh bằng bài thơ tính khoảng cách cách trên thực tế dựa trên bản đồ.
Nhiệm vụ 2 - cặp đôi: Thực hành tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. 1. Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) là 5 cm, vậy trên thực tế hai địa điểm đó cách nhau bao xa? 2. Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 500 000, khoảng cách giữa hai địa điểm đó là bao nhiêu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - GV hỗ trợ, hướng dẫn Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ - Bước 1: Dùng thước đo khoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ - Bước 2: Tính khoảng cách trên thực tế + Nếu trên bản đồ là tỉ lệ số: Lấy số đo hoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ X mẫu số tỉ lệ. + Nếu trên bản đồ là tỉ lệ thước: Lấy Lấy số đo hoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách của 2 địa điểm đó trên thực tế. 3. Hoạt đông luyện tập a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Thực hành đo tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ. c. Sản Phẩm a) Học sinh có thể tính bằng cách: - Gọi khoảng cách từ chợ Bến Thành đến khách sạn Sài Gòn Prince là A -Theo bản đồ ta có tỉ lệ 1 : 10 000 tức là 1 cm trên bản đồ tương ứng với 10 000 cm trên thực địa => Vậy khoảng cách theo đường chim bay từ chợ Bến Thành đến khách sạn Sài Gòn Prince là: A x 10 000 (cm) b) Học sinh có thể tính bằng cách: - Gọi chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà trưng là B - Theo bản đồ ta có tỉ lệ 1 : 10 000 tức là 1 cm trên bản đồ tương ứng với 10 000 cm trên thực địa => Vậy chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà trưng là: B x 10 000 (cm) d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Căn cứ vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số của bản đồ hình 1, em hãy: - Đo và tính khoảng cách theo đường chim bay từ chợ Bến Thành đến khách sạn Sài Gòn Prince - Tính chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà trưng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng
a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - So sánh và giải thích tỉ lệ bản đồ c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh: Bản đồ tự nhiên Việt Nam 1: 10 000 000 có tỉ lệ lớn hơn bản đồ 1: 15 000 000. - Bản đồ có tỉ lệ 1 : 10 000 000 thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn. Vì bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì các chi tiết được thể hiện càng nhiều và chi tiết hơn. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Giữa hai bản đồ tự nhiên Việt Nam có tỉ lệ 1: 10 000 000 và 1: 15 000 000, bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn, bản đồ nào thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn? Giải thích? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đọc được các kí hiệu và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình. - Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Biết tìm đường đi trên bản đồ. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : xác định được vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản…) + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm đường đi trên bản đồ bất kì.
3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Một số bản đồ giáo khoa - Các bản đồ trong SGK - Thiết bị điện tử III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối vào bài học b. Nội dung - Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để các em tìm ra câu trả lời, sau đó giáo viên kết nối vào bài học. c. Sản phẩm - Câu trả lời của học sinh.
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV đưa ra tình huống: Trang, Mai và Minh đang có một chuyến đi chơi cùng nhau. Nhưng đi đến một ngã tư thì các bạn ấy quên đường mất rồi. + Bạn Trang rất lo lắng: Bây giờ chúng ta đi đường nào nhỉ? + Mai: Yên tân, tớ có bản đồ ở đây. + Minh: Bản đồ trong chiếc điện thoại thông minh này sẽ dẫn đường cho ta đến mọi nơi ta muốn. - Vấn đêg bạn Trang lo lắng đã được Mai và Minh giải quyết rồi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Còn các em đã biết đọc và sử dụng bản đồ chưa? Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống. Bài học này sẽ giúp các em có được kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. a. Mục tiêu - Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình. b. Nội dung - Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề và trò chơi để hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Tìm hiểu khái niệm, phân loại kí hiệu bản đồ + Ý nghĩa của bảng chú giải và cách đọc bảng chú giải c. Sản Phẩm - Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích: + Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm: Cảng biển, sân bay, lúa, lạc, mía, cà phê, cao su, quế, trâu bò, lợn, thiếc, sắt, mangan, crom, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản. + Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường: Ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô, đường sắt, hướng tấn công của quân ta... + Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp … - Bảng chú giải thứ hai của bản đồ hành chính, bảng chú giải thứ nhất nào của bản đồ tự nhiên + Ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính: thủ đô (ngôi sao đỏ), Thành phố trực thuộc trung ương ( chấm tròn tô đỏ), đường sắt (đoạn thẳng liền màu đen) + Ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên: phân tầng độ sâu ( các hình chữ nhật màu xanh nối tiếp nhau và đậm dần), đỉnh núi, độ sâu ( hình núi màu đen, bên trên ghi độ cao 3143), phân tần độ sâu ( các hình chữ nhật màu đỏ nối tiếp nhau và thay đổi màu sắc nhạt dần). d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1- Cá nhân: Dựa vào thông tin mục 1, hình 1, em hãy cho biết: + Kí hiệu bản đồ là gì? + Kí hiệu bản đồ thể hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí? + Các loại kí hiệu bản đồ? + Kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích?
Nhiệm vụ 2: Dựa vào mục 1b, và các hình ảnh sau, em hãy cho biết: - Trên lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH, vùng màu xanh lá cây thể hiện yếu tố địa lí nào? - Trên bản đồ khoáng sản VN, hình tam giác màu đen thể hiện loại khoáng sản nào? - Để biết nội dung, ý nghĩa của các kí hiệu, khi đọc bản đồ chúng ta sẽ chú ý phân nào? - Bảng chú giải thường đặt ở vị trí nào trên bản đồ?
Lược đồ tụ nhiên vùng ĐBSH
Nhiệm vụ 3 - Nhóm Trò chơi: Chúng em là chuyên gia bản đồ - GV chia lớp thành các nhóm 4-6 học sinh - Quan sát hai bảng chú giải ở hình 2, cho biết: + Bảng chú giải nào của bản đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên. + Hãy kể ít nhất ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính và ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên.
Bản đồ khoáng sản VN
CHÚNG EM LÀ CHUYÊN GIA BẢN ĐỒ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân ở nhiệm vụ 1,2 - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả làm việc vào bảng nhóm. Nhóm nào nhanh và có đáp áp chính xác sẽ giành chiến thắng. Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 nhóm bất kì báo cáo. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ a. Kí hiệu bản đồ
- Kí hiệu bản đồ là các dấu hiệu quy ước để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Kí hiệu bản đồ thể hiện quy mô, đặc điểm, thành phẩn của các đối tượng địa lí. - Có 3 loại kí hiệu: Điểm, đường, diện tích b. Bảng chú giải - Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu được sử dụng trên bản đồ. 2.2. Tìm hiểu cách đọc và sử dụng một số bản đồ thông dụng a. Mục tiêu - Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ. b. Nội dung - Tìm hiểu cách đọc bản đồ - Thực hành đọc bản đồ tự nhiên và hành chính c. Sản Phẩm Nhóm 1,3,5: Đọc bản đồ tự nhiên thế Nhóm 2,4,6: : Đọc bản đồ hành chính Việt giới (bán cầu Tây) Nam - Bản đồ tự nhiên thế giới (bán cầu Tây) - Bản đồ hành chính Việt Nam - Nêu tỉ lệ bản đồ: 1 : 110 000 000 - Nêu tỉ lệ bản đồ: 1 : 10 000 000 - Các đối tượng địa lí: Đầm lầy, hoang - Các đối tượng địa lí: Thủ đô, thành phố mạc, băng hà, thềm băng, sông băng, trực thuộc TW, các tỉnh, ranh giới tỉnh, sông hồ, núi lửa…. niên giới quốc gia. - Kể tên ít nhất 1 dãy núi, đồng bằng, - Đọc và xác định trên bản đồ tên và vị trí sông lớn ở châu Mỹ? của: + Dãy An-đét, dãy A-pa-lát… + Thủ đô: Hà Nội + Đồng bằng a-ma-dôn … + Các thành phố trực thuộc Trung ương: + Sông Mitxixipi… Đà Nẵng, TPHCM, Hải Phòng, Cần + Nơi em sinh sống: Tỉnh Quảng Ninh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục 2a, em hãy nêu cách đọc bản đồ. Nhiệm vụ 2: Thực hành đọc bản đồ tự nhiên và hành chính - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm:
Nhóm 1,3,5: Đọc bản đồ tự nhiên thế giới (bán cầu Tây) - Nêu tên nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ. - Nêu tỉ lệ bản đồ - Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện các đối tượng địa lí nào? - Kể tên ít nhất 1 dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở châu Mỹ?
Nhóm 2,4,6: : Đọc bản đồ hành chính Việt Nam - Nêu tên nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ - Nêu tỉ lệ bản đồ - Cho biết các kí hiệu tong bảng chú giải thể hiện các đối tượng địa lí nào? - Đọc và xác định trên bản đồ tên và vị trí của: Thủ đô, các thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh thành nơi em sinh sống?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - GV hỗ trợ, hướng dẫn Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Đọc 1 số bản đồ thông dụng * Cách đọc bản đồ - Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ. - Biết tỉ lệ bản đồ để có thể đo tính khoảng cách giữa các đối tượng. - Đọc các kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ. - Xác định được các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ.
- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí. * Một số bản đồ thông dụng: Bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính. 2.3. Tìm đường đi trên bản đồ a. Mục tiêu - Biết tìm đường đi trên bản đồ. b. Nội dung - Tìm đường đi trên bản đồ giấy và điện thoại thông minh. c. Sản Phẩm - Biết cách tìm đường đi trên bản đồ giấy và điện thoại thông minh 1. Các địa điểm: - Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt: nằm trên đường Yersin, cạnh hồ Hồ Xuân Hương và SVĐ trường CĐSP Đà Lạt - Ga Đà Lạt: Nằm giữa hai đường Nguyễn Trãi và Phạm Hồng Thái - Bảo tàng Lâm Đồng: Nằm cạnh đường Hùng Vương và Khe Sanh 2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt: đi đường Yersin ra đường Nguyễn Trãi. Trên trục đường Yersin - Nguyễn Trãi - Quang Trung, điểm ga Đà Lạt nằm ở bên phí tay phải. - Mô tả đường đi từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng: Từ ga Đà Lạt, ra đường Nguyễn Trãi. Giữa ngã tư Nguyễn Trãi - Yersin, rẽ vào đường Phạm Hồng Thái. Rẽ phải ở ngã ba đầu tiên, sau đó tiếp tục đi thẳng ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Hùng Vương. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu học sinh, tìm hiểu các bước tìm đường đi trên bản đồ giấy và điện thoại với Google Maps.
Nhiệm vụ 2: Thực hành tìm đường đi trên bản đồ giấy và điện thoại với Google Maps. - Hoạt động cặp đôi + Tìm đường đi trên bản đồ giấy 1. Tìm trên bản đồ hình 3 các địa điểm: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng 2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lat đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng
+ Tìm đường trên Google maps (Từ trường học về nhà, hoặc từ trường học đến cung văn hóa ….) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - GV hỗ trợ, hướng dẫn Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 3. Tìm đường đi trên bản đồ a. Tìm đường đi trên bản đồ giấy b. Tìm đường đi trên google maps 3. Hoạt đông luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Củng cố kiến thức đã học về kí hiệu bản đồ c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: - Dựa vào Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng, em hãy cho biết: + Trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng? Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm đó? + Vườn quốc gia Cát Bà thuộc tỉnh nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng
a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Tìm hiểu thêm các phần mềm ứng dụng tìm đường trên điện thoại thông minh. c. Sản Phẩm - Biết thêm các phần mềm ứng dụng tìm đường trên điện thoại thông minh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Sử dụng điện thoại, truy cập internet để tìm hiểu thêm về các phần mền, ứng dụng tìm đường trên điện thoại và cách sử dụng ứng dụng đó. Sau đó chọn 1 ứng dụng mà em thấy dễ dùng nhất để giới thiệu cho các bạn. https://my-best.vn/34776
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Tìm thông tin trên điện thoại di động hoặc thiết bị điện tử phù hợp Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc - Giới thiệu cho các bạn về ứng dụng đã tìm được. Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm lược đồ trí nhớ. - Phân biệt được các dạng lược đồ trí nhớ. - Nêu được vai trò của lược đồ trí nhớ trong cuộc sống. - Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. + Giải quyết vấn đề sáng tạo : Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian về vị trí phân bố của các đối tượng địa lí. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản…) để hình thành lược đồ trí nhớ. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xây dựng được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh. 3. Phẩm chất
- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau, yêu quê hương, đất nước. - Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Một số lược đồ trí nhớ có sẵn hoặc tự xây dựng. - Thước, bút chì, bút màu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối vào bài học b. Nội dung - HS quan sát một số bức ảnh giáo viên sẽ cho xuất hiện trên slide, sau đó đoán nội dung chính của bức ảnh đó. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức *Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Ngay từ ngày còn bé, được bố mẹ đưa đi học, em nhớ rõ con đường từ nhà đến trường. Rồi bố mẹ đưa đến các nơi em thích: cửa hàng kem, hiệu sách thiếu nhi, đến nhà các bạn cùng lớp.... Nếu có đi một mình, em cũng không bị lạc.
- Tại sao em lại không bị lạc? *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời câu hỏi tình huống. *Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc *Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. Tại sao em lại không bị lạc? Vì trong đầu, trong trí nhớ của em đã hình thành một hình ảnh về không gian đó, được gọi là lược đồ trí nhớ. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về khái niệm lược đồ trí nhớ a. Mục tiêu - Trình bày được khái niệm lược đồ trí nhớ. b. Nội dung - Dựa vào thông tin SGK, tìm hiểu khái niệm lược đồ trí nhớ. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh: Lược đồ trí nhớ về con đường từ nhà đến trường, công viên, đến nhà sách, … lược đồ trí nhớ về một khu du lịch. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Dựa vào hông tin SGK, em hãy cho biết: - Lược đồ trí nhớ là gì? - Vai trò của lược đồ trí nhớ trong đời sống? - Em hãy lấy một số ví dụ về lược đồ trí nhớ của bản thân? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Cá nhân Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc Bước 4: GV nhận xét và chốt kiến thức
1. Khái niệm lược đồ trí nhớ - Lược đồ trí nhớ là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người. - Lược đồ trí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với cá nhân. 2.2. Tìm hiểu cách vẽ lược đồ trí nhớ. a. Mục tiêu - Biết được cách xây dựng lược đồ trí nhớ. - Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh. b. Nội dung - Vẽ lược đồ trí nhớ đường đi - Em hãy mô tả đường đi từ nhà em tới trường và trình bày trước lớp. - Vẽ lược đồ trí nhớ khu vực - Em hãy mô tả trường em qua trí nhớ của mình và trình bày trước lớp. c. Sản Phẩm - Các nhóm biết cách vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân mình.
Lược đồ trí nhớ đường đi
Lược đồ trí nhớ khu vực
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - GV chia lớp thành 6 nhóm. - Hướng dẫn học sinh những điều cần chú ý khi vẽ lược đồ trí nhớ đường đi và khu vực. - Dựa vào hướng dẫn trong SGK, các em hãy hoàn thành bài tập nhóm vào giấy A0. (Sử dụng bút màu để vẽ kí hiệu, nên lựa chọn các kí hiệu đơn giản và dễ hiểu) + Nhóm 1,3,5: Vẽ lược đồ trí nhớ đường đi - Em hãy mô tả đường đi từ nhà em tới trường và trình bày trước lớp. + Nhóm 2,4,6: Vẽ lược đồ trí nhớ khu vực - Em hãy mô tả trường em qua trí nhớ của mình và trình bày trước lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ nhóm. Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi đại diện các nhóm lên dán sản phẩm và mô tả sản phẩm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Vẽ lược đồ trí nhớ a. Vẽ lược đồ trí nhớ đường đi - Các điểm cần xác định: Điểm đầu, điểm kết thúc, hướng đi, các điểm mốc. - Hệ thống các kí hiệu sử dụng trong lược đồ rất đơn giản và dễ nhớ. b. Vẽ lược đồ trí nhớ khu vực - Cần hồi tưởng tổng thể khu vực đó gồm các đối tượng nào, diện tích, hướng, khoảng cách của các đối tượng với nhau.
3. Hoạt đông luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Dựa vào lược đồ trí nhớ mô tả đường đi từ nhà đến trường trong lược đồ. c. Sản Phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Quan sát lược đồ trí nhớ sau và mô tả lại con đường từ nhà đến trường của người banh đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Cá nhân Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc - Trình bày kết quả làm việc trước lớp. Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Vẽ lược đồ trí nhớ dựa vào mô tả. c. Sản Phẩm - Lược đồ trí nhớ học sinh tự vẽ.
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Hãy vẽ lược đồ trí nhớ để chỉ đường cho một người bạn của em đến nhà một người bạn khác. Ví dụ: + Khoảng cách từ nơi đứng đến nhà bạn đó khoảng 2 km về hướng đông bắc. + Từ nơi đứng, đi về hướng bắc khoảng 500 m, gặp một ngã ba, đổi diện ngã ba là chợ. + Từ ngã ba, rẽ phải, đi thẳng khoảng 300 m có cây xăng ở bên phải, từ cây xăng đi thằng khoảng 700 m sẽ gặp một ngã tư. + Từ ngã tư đó, rẽ trái, đi thẳng khoảng 500m nữa là tới, nhà bạn đó nằm ở bên trái đường. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS vẽ lược đồ trí nhớ. Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Kể tên các hành tinh quay quanh Trái Đất. Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. Phân tích được ý nghĩa của vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất. So sánh được kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. + Giải quyết vấn đề sáng tạo : Viết một lá thư giới thiệu về Trái Đất với người ngoài hành tinh - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Kể tên các hành tinh quay quanh Trái Đất. Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. Phân tích được ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất. So sánh được kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học. Tìm được các từ khóa của bài học trong kiến thức SGK Địa lí 6 trang 116, 177. Phân tích hình ảnh, sơ đồ để biết được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. Lấy ví dụ minh họa để chứng minh Trái Đất hình cầu. Khai thác internet phục vụ môn học. Thu thập thông tin từ trang web giáo viên cung cấp để biết được hình dạng, kích thước của Trái Đất + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : Viết một lá thư giới thiệu về Trái Đất với người ngoài hành tinh 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Video, hình ảnh về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Phiếu học tập số 1,2 Đường link tham khảo tài liệu: + Bài hát Hành tinh: https://www.youtube.com/watch?v=HgQIW2kUiRQ + Làm sao người Hy Lạp cổ đại biết Trái Đất hình cầu: https://www.youtube.com/watch?v=huK6dcQUmVk III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối vào bài học b. Nội dung - HS quan sát một số bức ảnh giáo viên sẽ cho xuất hiện trên slide, sau đó đoán nội dung chính của bức ảnh đó. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - GV bắt đầu bằng cách vẽ một Mặt Trời lớn trên bảng. - Hỏi HS xem chúng có biết đây là gì không và yêu cầu một vài HS lên bảng và vẽ bất cứ thứ gì HS có thể nghĩ ra liên quan đến hệ Mặt Trời. *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các HS lần lượt lên bảng vẽ (có thể 2-3 em cùng một lúc). *Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc - GV và cả lớp thảo luận về những gì tạo nên Hệ Mặt Trời - các ngôi sao, hành tinh, tiểu hành tinh: tìm hiểu kiến thức nền tảng của chúng. *Bước 4: Gv dựa vào câu trả lời của học sinh, kết nối vào bài học 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu về vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời a. Mục tiêu Kể tên các hành tinh quay quanh Trái Đất.
Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. Phân tích được ý nghĩa của vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. b. Nội dung - Tìm hiểu về vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời c. Sản Phẩm - Phiếu học tập số 1 Tiêu chí đánh giá TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN Mức đánh giá Tiêu chí Đánh giá Mức 1 Hoàn thành 1-2/6 câu hỏi Mức 2 Hoàn thành 3-4/6 câu hỏi Mức 3 Hoàn thành 5-6/6 câu hỏi Lưu ý: Tích vào ô đánh giá mức HS hoàn thành nhiệm vụ học tập. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1. - Dựa vào hình 5.1, thông tin SGK và xem video bài hát https://www.youtube.com/watch?v=HgQIW2kUiRQ và trả lời các câu hỏi định hướng trong vòng 4 phút. Câu 1: Chuyển động xung quanh Mặt Trời có …………… hành tinh. Câu 2: Ghi nhớ và hoàn thành sơ đồ Hệ Mặt Trời trống. Câu 3: Các hành tinh này chuyển động ……………… Mặt Trời, và ……………………. quanh mình. Câu 4: Trái Đất nằm ở vị trí thứ ………. theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Câu 5: Hành tinh có sự sống duy nhất trong Hệ Mặt Trời là……………………………... Câu 6: Em ấn tượng với hành tinh nào nhất? Vì sao? ………………………………………………… … ………………………………………………… … Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - HS trả lời câu hỏi. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Chuyển động xung quanh hệ Mặt Trời là tám hành tinh. - Các hành tinh vừa chuyển động xung quanh Mặt Trời, vừa tự quay quanh mình. - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời => Nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển. 2.2. Tìm hiểu đặc điểm hình dạng và kích thước của Trái Đất a. Mục tiêu Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất. So sánh được kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác. b. Nội dung - Tìm hiểu về hình dạng, kích thước của Trái Đất. c. Sản Phẩm - Phiếu học tập số 2 - Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của học sinh. Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tiêu chí Trung bình Khá tốt Tốt Xuất sắc Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Nội dung đúng 1,2/7 nội đúng 3,4/7 nội đúng 5,6/7 nội đúng 7/7 nội phiếu học dung dung dung dung tập - Ồn ào, lộn - Hơi ồn ào, lộn - Hơi ồn ào, lộn - Không ồn ào, xộn. xộn. xộn. lộn xộn. Hoạt động - Không có ý - Ý thức, trách - Ý thức, tinh - Ý thức, trách nhóm thức, trách nhiệm hợp tác thần, trách nhiệm hợp tác nhiệm hợp tác làm việc nhóm nhiệm hợp tác làm việc nhóm làm việc nhóm. chưa cao. cao.
làm việc nhóm khá cao.
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm 4-6 học sinh. - Nhiệm vụ hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 2. Xem video sau: https://www.youtube.com/watch?v=huK6dcQUmVk và dựa vào thông tin SGK, em hãy trao đổi để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Con người đã cho rằng Trái Đất có những hình dạng nào? …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Câu 2: Ai là người đầu tiên đưa ra giả thuyết “Trái Đất hình cầu”? …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Câu 3: Người triết gia Hy Lạp Aristotle đã chứng minh Trái Đất hình cầu như thế nào? …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Câu 4: Ông Aristotle đã có tham vọng gì? …………………………………………………………………………………………... Câu 5: Để thực hiện được tham vọng đó, ông Aristotle cần phải làm gì? …………………………………………………………………………………………... Câu 6: So sánh kích thước đường kính của Trái Đất hiện tại với kết quả ông Aristotle tính được. …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Câu 7: Hãy lấy một ví dụ thuyết phục các bạn trong lớp rằng: “Trái Đất hình cầu”. …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ nhóm. Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh . - Chuẩn kiến thức 2. Hình dạng và kích thước của Trái Đất - Trái Đất có dạng hình cầu. - Kích thước: Bán kính xích đạo 6378 km, diện tích bề mặt 510 triệu km2. MỞ RỘNG: - https://quantrimang.com/he-mat-troi-rong-lon-nhu-the-nao-133579 - https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id =1147:10-dieu-thu-vi-ve-he-mat-troi&catid=18&Itemid=146 3. Hoạt đông luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Sử dụng trò chơi HỘP QUÀ BÍ ẨN để củng cố các kiến thức đã học trong bài. c. Sản Phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. - Gợi ý sản phẩm + Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh, đó là: Thủy tinh, kim tinh, Trái Đất, hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh. + Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời + Sao Mộc là hành tinh lớn nhất, Sao Thổ là hành tinh nhỏ nhất. + Trái Đất có dạng hình cầu. Kích thước: Bán kính xích đạo 6378 km, diện tích bề mặt 510 triệu km2. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Giáo viên giới thiệu trò chơi HỘP QUÀ BÍ ẨN - Phổ biến luật và hướng dẫn cách chơi - Trò chơi gồm 4 câu hỏi: Câu 1: Trong hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh? Câu 2: Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời? Câu 3: Hành tinh lớn nhất và nhỏ nhất trong hệ Mựt Trời? Câu 4: Hình dạng và kích thước của Trái Đất? *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. *Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
*Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Viết một lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất của chúng ta. c. Sản Phẩm - Lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất của chúng ta. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Giả sử có người sinh sống ở hành tinh khác, em hãy viết một lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất của chúng ta với họ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. - Giải thích được nguyên nhân sinh ra các hệ quả của vận động tự quay quanh trục của TĐ - Nhận biết được giờ địa phương/giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất. - Vận dụng tính giờ trên TĐ. - Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể và giải thích được nguyên nhân. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả + Giải quyết vấn đề sáng tạo : Biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, vấn đề, chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc. Biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Định hướng không gian: Xác định hướng chuyển động của TĐ quanh trục, xác định một địa điểm ở trên bản đồ để tính giờ. Diễn đạt nhận thức không gian: Dùng lược đồ trí nhớ hoặc mô hình quả địa cầu hoặc xem tư liệu (video, hình ảnh) để mô tả lại sự vận động tự quay quanh trục của TĐ: Hướng, thời gian, quỹ đạo; và các hệ quả: ngày và đêm luân phiên, giờ trên TĐ, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. Sử dụng tư liệu ( video) để diễn tả mối quan hệ không gian giữa vận động tự quay quanh trục với sự sống trên TĐ. Phân tích mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong thiên nhiên: giải thích được nguyên nhân sinh ra các hiện tượng ngày và đêm luân phiên, giờ trên Trái Đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể. Nhận biết và phân tích được quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa vận động tự quay quanh trục và các thành phần tự nhiên trên TĐ. + Tìm hiểu Địa lí : Khai thác tài liệu văn bản: tìm được nội dung địa lí trong đoạn văn: Em có biết. Biết sử dụng lược đồ để tính giờ. Tính toán được giờ khu vực. Khai thác tài liệu từ Internet. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : So sánh được sự khác nhau về giờ giữa các địa phương. Tính giờ ở các địa điểm khác nhau trên TĐ. Đánh giá được vai trò của vận
động tự quay quanh trục của TĐ. Trình bày trên lớp được sản phẩm làm được của nhóm mình 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Tranh ảnh, link video về chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất, xác định giờ khu vực, link trò chơi KHOOT. Quả địa cầu. Phiếu học tập, các bảng tiêu chí đánh giá, thang đánh giá sản phẩm của học sinh. Thiết bị điện tử. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học b. Nội dung - HS thể hiện những điều đã biết, muốn biết về vận động tự quay quanh trục của TĐ c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: GV tổ chức cho học sinh hoàn thiện cột “K”, “W” để thể hiện những điều đã biết và muốn biết về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Em đã biết gì về sự Em muốn biết gì về sự vận Em đã tìm hiểu được gì vận động tự quay động tự quay quanh trục về sự vận động tự quay quanh trục của Trái của Trái Đất? quanh trục của Trái Đất? Đất? K W L
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs hoàn thiện vào bảng KWL Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs, dựa vào phần trả lời của học sinh để vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất a. Mục tiêu - Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Thực hiện được thao tác quay quả Địa cầu theo hướng tự quay quanh trục của TĐ là hướng từ Tây sang Đông. b. Nội dung Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân để hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 1 c. Sản Phẩm - Thông tin phản hồi phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH TRỤC - Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất? Tây sang đông - Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay? 66033’ - Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết 1 vòng? 24h (hay 1 ngày đêm) - Phương án đánh giá: các em sẽ đổi phiếu học tập cho bạn bên cạnh để đánh giá chéo theo thang đánh giá sau: + Có 3/3 câu trả lời đúng: Hoàn thành tốt + Có 2/3 câu trả lời đúng: Hoàn thành + Có 1/3 câu trả lời đúng hoặc tất cả các câu trả lời: Không hoàn thành d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Học sinh các nhóm quan sát hình 1, kết hợp với thông tin trên đoạn video sau https://www.youtube.com/watch?v =qm94yFdCNog&t=398s (Từ 1 phút 10 giây đến 1 phút 32 giây) hoàn thiện thông tin trong phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1 VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH TRỤC
Đánh giá Đúng Sai
- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất? ..................................................................... - Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay? ...................................................................................... - Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết 1 vòng? ....................................................................................... Nhiệm vụ 2: Sử dụng quả địa cầu để mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Trái Đất tự quay quanh trục tưởng tượng nối hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo. - Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. - Thời gian Trái Đất tự quay 1vòng quanh trục là 24 giờ (1ngày đêm) EM CÓ BIẾT - Trái Đất tự quay quanh trục một vòng hết 23 giờ 56 phút 04 giây, tuy nhiên để thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất, thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục được quy ước là 24 giờ. - Trái đất quay từ Tây sang Đông, nếu ta đi từ hướng Tây liệu có nhanh hơn không nhỉ? https://kenh14.vn/trai-dat-quay-tu-tay-sang-dong-neu-ta-di-tu-huong-tay-lieu-conhanh-hon-khong-nhi-20180424002503189.chn 2.2. Tìm hiểu hệ quả: Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất a. Mục tiêu - Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
- Giải thích được nguyên nhân sinh ra các hệ quả của vận động tự quay quanh trục của TĐ b. Nội dung Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân để hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 2 c. Sản Phẩm - Thông tin phản hồi phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 STT Câu hỏi 1 Em hãy cho biết: Có phải lúc nào điểm A cũng được chiếu sáng không? (Đáp án : Không) 2 Khi quả địa cầu ở vị trí như thế nào với đèn pin thì điểm A mới được chiếu sáng? (Đáp án: Hướng về MT)
Đáp án ………………………………….. …………………………………..
3
………………………………….. ………………………………….. ………………………………….. ………………………………….. ………………………………….. …………………………………..
4
5
Vì sao ban đêm trời tối, ban ngày trời sáng? (Đáp án: ban đêm ko được MT chiếu sáng, ban ngày được MT chiếu sáng) Giải thích nguyên nhân mọi nơi trên TĐ đều lần lượt có ngày và đêm? (Đáp án: TĐ có hình cầu và tự quay quanh trục) Dự đoán: Nếu TĐ không quay nữa thì sự sống liệu có tồn tại trên TĐ không? Đưa ví dụ.
………………………………….. ………………………………….. …………………………………..
………………………………….. ………………………………….. …………………………………..
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Tổ chức hình thức hoạt động nhóm đôi, kĩ thuật Think-pair-share. - GV tắt hết đèn, mở cửa sổ hoặc chiếu đèn vào quả địa cầu. Giải thích nguồn ánh sáng từ cửa sổ hoặc đèn tượng trưng cho Mặt Trời, quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất. Đánh dấu một điểm A bất kì trên quả địa cầu. Đặt đèn pin và quả địa cầu trong phòng tối. Quay từ từ quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất. Em hãy quan sát điểm A lần lượt đi vào và đi ra khỏi vùng được chiếu sáng và trả lời câu hỏi ở PHT số 2
- Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ (8 phút). - Kết thúc thời gian, hai thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời để ghi vào trung tâm (4 phút)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 STT Câu hỏi 1 Em hãy cho biết: Có phải lúc nào điểm A cũng được chiếu sáng không? 2 Khi quả địa cầu ở vị trí như thế nào với đèn pin thì điểm A mới được chiếu sáng?
3
4
5
Đáp án ………………………………….. ………………………………….. ………………………………….. ………………………………….. …………………………………..
Vì sao ban đêm trời tối, ban ngày trời sáng? ………………………………….. ………………………………….. ………………………………….. Giải thích nguyên nhân mọi nơi trên TĐ đều ………………………………….. lần lượt có ngày và đêm? ………………………………….. ………………………………….. Dự đoán: Nếu TĐ không quay nữa thì sự sống liệu có tồn tại trên TĐ không? Đưa ví dụ.
………………………………….. ………………………………….. …………………………………..
Nhiệm vụ 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích tạo sao chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2.. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất a. Ngày đêm luân phiên - Do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm. - Nhờ có sự vận động tự quay của Trái Đất từ tây sang đông mà khắp mọi nơi Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm. 2.3. Tìm hiểu giờ trên Trái Đất a. Mục tiêu - Chỉ ra được sự khác nhau về múi giờ giữa các nước ở kinh độ khác nhau. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giờ. - Vận dụng tính giờ. b. Nội dung - HS được giao nhiệm vụ giải thích nguyên nhân cùng một thời điểm nói chuyện nhưng hai nơi lại có hai giờ khác nhau. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ Dựa vào bản đồ các khu vực giờ trên Trái Đất, điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: - Trái Đất được chia thành ....... khu vực giờ. - Múi giờ gốc là múi giờ số ......................... - Việt Nam nằm ở múi giờ số ...................... - Mỗi múi giờ cạnh nhau hơn kém nhau ........... giờ. - Giờ phía .......... sớm hơn giờ phía .......................... * Dựa vào lược đồ các khu vực giờ trên Trái Đất, hoàn thành bảng sau: Địa điểm
Khu vực giờ
Giờ
7
7h
Luân Đôn Hà Nội Tô-ki-ô Bắc Kinh
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ nhóm. Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh . - Chuẩn kiến thức 2.. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất b. Giờ trên Trái Đất b. Giờ trên Trái Đất - Người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ - Mỗi khu vực có một giờ riêng gọi đó là giờ khu vực (múi giờ). Giờ gốc (GMT + 0), Việt Nam: GMT + 7 2.4. Tìm hiểu sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ở hai bán cầu a. Mục tiêu - Mô tả được chuyển động lệch hướng của vật thể. - Chỉ ra được nguyên nhân làm lệch hướng chuyển động của vật thể - Đưa ví dụ thực tế về sự lệch hướng chuyển động của một vật thể nào đó. b. Nội dung - Tìm hiểu sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ở hai bán cầu c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ Bước 1: Gv giao nhiệm vụ (1 phút): Hs đọc nội dung và quan sát hình 4 SGK và trả lời các câu hỏi sau: 1. Ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam vật bị lệch về phía nào so với hướng chuyển động ban đầu? 2. Nguyên nhân dẫn đến lệch hướng chuyển động của các vật thể? 3. Cho ví dụ thực tế về sự lệch hướng chuyển động ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ nhóm. Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh . - Chuẩn kiến thức 3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể - Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động + Nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải. + Nửa cầu Nam lệch về bên trái 3. Hoạt đông luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Bài tập trắc nghiệm trên KAHOOT c. Sản Phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: - Các em trả lời các câu hỏi phần luyện tập bằng cách quét mã QR để tham gia trò chơi KAHOOT.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quét mã, nhập mã pin và tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Bước 3: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung - Bài tập thực tiễn giải thích sự khác nhau về múi giờ trên Trái Đất. - Tìm hiểu về bản đồ múi giờ trên Trái Đất. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh - Học sinh biết cách truy cập và khai thác thông tin từ các trang Wed. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Bài tập tình huống: An sống ở Hà Nội và có bạn sống ở Xao Pao-lô (Braxin) vào lúc 11h trưa, sau khi đi học về An định gọi điện cho bạn để nói chuyện. Bố khuyên An không nên gọi vào giờ này. Theo em tại sao bố An lại khuyên An như vậy.
Nhiệm vụ 2: Truy cập vào https://www.timeanddate.com/time/map/ - Vào Múi giờ -> Bản đồ múi giờ - Xác định giờ của 1 số địa điểm Hà Nội, Lon Đon, Tokyo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢ Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (hướng, độ nghiêng, quỹ đạo và thời gian chuyển động 1 vòng quanh MặtTrời)
- Trình bày được hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: + Hiện tượng các mùa. + Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa - Nhận biết độ dài ngày – đêm trong mùa đông, mùa hạ ở địa phương. - Giải thích được nguyên nhân sinh ra các mùa và hiện tượng ngày – đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, theo vĩ độ - Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng tự nhiên trên thế giới, ở Việt Nam hoặc nơi học sinh đang sinh sống. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả + Giải quyết vấn đề sáng tạo : Đánh giá được ảnh hưởng của hiện tượng mùa trên Trái Đất đến đời sống của con người. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Định hướng không gian: Mô tả được sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Chỉ ra được những KV có ngày đêm dài suốt 24h. So sánh sự giống và khác nhau về hướng, đọ nghiêng và thời gian chuyển động của 2 vận động TĐ. Phân tích được góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng của MT tới TĐ vào các ngày 21/3,22/6,23/9, 22/12. Trình bày được hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giải thích thời điểm bắt đầu các mùa trong năm., ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, năm nhuận . Giải thích được sự khác nhau về mùa trên Trái Đất . + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, …) để mô tả sự chuyển động và phân tích các hệ quả chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Giải thích được hiện tượng mùa ở địa phương. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : Liên hệ thực tế một số hiện tượng tự nhiên để khắc sâu kiến thức Địa lí cho học sinh. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bảng tiêu chí đánh giá đồng đẳng hoạt động nhóm và bảng tiêu chí đánh giá nhóm khăn trải bàn. - giấy A3 hoặc A1, bút dạ. - Phiếu học tập số 1,2,3 - Video về chuyển động của Trái Đất quynh Mặt Trời, hiện tượng các mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa. https://www.youtube.com/watch?v=qm94yFdCNog - Video 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu không có mùa trên Trái Đất? https://www.youtube.com/watch?v=XgmeyEyGlf4 - giáo án và bài ppt, mạng internet - poster, inphographic về chuyển động của trái đất sinh ra các mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học b. Nội dung - Trò chơi đố vui về các mùa. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - GV hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi Đố Vui về các mùa trong năm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs, dựa vào phần trả lời của học sinh để vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu về chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời a. Mục tiêu - Mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (hướng, độ nghiêng, quỹ đạo và thời gian chuyển động 1 vòng quanh MặtTrời) b. Nội dung Học sinh dựa vào thông tin SGK, hình 1. Trái Đất chuyển động quanh MT và thông tin trong đoạn video hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 1 c. Sản Phẩm - Thông tin phản hồi phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Hướng Thời gian Quỹ đạo Hướng nghiêng và chuyển động góc nghiêng của trục Một vòng quanh Hình elip Từ Tây sang Mặt Trời là 365 gần tròn. Không thay đổi Đông ngày, 6 giờ. - Phương án đánh giá: các em sẽ đổi phiếu học tập cho bạn bên cạnh để đánh giá chéo theo thang đánh giá sau: + Có 5/5 câu trả lời đúng: Hoàn thành tốt + Có 3-4/5 câu trả lời đúng: Hoàn thành + Có 1-2/5 câu trả lời đúng hoặc tất cả các câu trả lời: Không hoàn thành d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1:
- Học sinh các nhóm quan sát hình 1, kết hợp với thông tin trên đoạn video sau https://www.youtube.com/watch?v=qm94yFdCNog&t=398s hoàn thiện thông tin trong phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI Hướng chuyển Thời Quỹ đạo Hướng nghiêng và góc động gian nghiêng của trục
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Hình dạng quỹ đạo: Hình elip gần tròn. - Hướng: Từ Tây sang Đông - Thời gian: Một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày, 6 giờ. - Hướng nghiêng và góc nghiêng của trục: Không thay đổi EM CÓ BIẾT
Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày, 6 giờ nhưng để làm lịch cho tiện người ta chỉ lấy tròn 365 ngày. Như vậy, cứ 4 năm lại thừa ra 1 ngày đó là năm nhuận, tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày. TÍNH NĂM NHUẬN THEO DƯƠNG LỊCH - Những năm dương lịch nào chia hết cho 4 thì năm đó là năm nhuận. - Ngoài ra, với những năm tròn thế kỷ (những năm có 2 số cuối là số 0) thì các bạn lấy số năm chia cho 400, nếu chia hết thì năm đó là năm có nhuận (hoặc 2 số đầu trong năm chia hết cho 4).
2.2. Tìm hiểu hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Mùa trên Trái Đất a. Mục tiêu - Trình bày được hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Hiện tượng các mùa trên Trái Đất. - Giải thích được nguyên nhân sinh ra các mùa và hiện tượng ngày – đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, theo vĩ độ b. Nội dung - Nhiệm vụ 1: Sau 3 phút tìm hiểu, GV dán bảng A0 lên bảng, cho HS ở 2 dãy lớp học thi đua gắn các thẻ kiến thức sắp xếp ngẫu nhiên lên A0 trên bảng, nhóm nào nhanh và nhiều hơn thì chiến thắng. - Nhiệm vụ 2: cá nhân. c. Sản Phẩm - Phản hồi thông tin phiếu học tập số 2. PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Ngày/ tháng
22/6 22/12
Nửa cầu
Tiết
Lượng nhiệt Vị trí của nửa cầu và ánh sáng so với Mặt Tròi nhận được
Nửa cầu Nam
Ngả về phía Mặt Trời Đông chí Chếch xa Mặt Trời
Nửa cầu Bắc
Đông chí Chếch xa Mặt Trời
Nửa cầu Bắc
Hạ chí
Mùa
Nhiều
Nóng
Ít
Lạnh
Ít
Lạnh
21/3 23/9
Nửa cầu Nam
Hạ chí
Nửa cầu Bắc
Xuân phân
Nửa cầu Nam Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam
Ngả về phía Mặt Trời
Nhiều
Nóng
Hai nửa cầu Xuân Thu phân Hai nửa cầu hướng nhân được Thu về Mặt Trời như lượng nhiệt và Thu phân Thu nhau ánh sáng như Xuân phân Xuân nhau
- Câu trả lời của học sinh - Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm. - Mùa theo vĩ độ + Vĩ độ thấp : Nóng quanh năm + Vic độ trung bình: Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông + Vĩ độ cao : Lạnh quanh năm d. Cách thức tổ chức *Bước 1: Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Cặp đôi - Dựa vào thông tin SGK, hình 2 các em hãy trao đổi và hoàn thiện thông tin phiếu học tập số 2.
Ngày/ tháng 22/6 22/12 21/3 23/9
Nửa cầu Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Vị trí của nửa Lượng nhiệt và Tiết cầu so với Mặt ánh sáng nhận Trời được
Mùa
Nhiệm vụ 2: - Dựa vào Hình 2, nêu sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa ở hai bán cầu? - Dựa vào Hình 3 nêu sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: Sau 3 phút tìm hiểu, GV dán bảng A0 lên bảng, cho HS ở 2 dãy lớp học thi đua gắn các thẻ kiến thức sắp xếp ngẫu nhiên lên A0 trên bảng, nhóm nào nhanh và nhiều hơn thì chiến thắng. - Nhiệm vụ 2: cá nhân. Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - GV gọi 1 học sinh bất kì để trình bày thông tin trên bảng. - GV cho HS quan sát đoạn video và trả lời câu hỏi: Nội dung của đoạn video là gì? Nguyên nhân của hiện tượng? https://www.youtube.com/watch?v=mGzmtl9oWE8 Từ đoạn video, giáo viên nhấn mạnh: Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh . - Chuẩn kiến thức 2. Các mùa trên Trái Đất a. Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và ko đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo quanh MT, nên trong khi chuyển động, bán cầu Bắc và Nam lần lượt ngả về phía mặt trời. Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm tạo nên các mùa. b. Biểu hiện: - Nửa cầu nào ngả về phía MT, có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng => Mùa nóng ( hạ). - Nửa cầu nào nằm chếch xa MT, có góc chiếu sáng nhỏ, nhận được ít nhiệt và ánh sáng => Mùa lạnh (đông). - Hai nửa cầu có hiện tượng mùa trái ngược nhau. 2.3. Tìm hiểu hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa a. Mục tiêu
- Trình bày được hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa - Nhận biết độ dài ngày – đêm trong mùa đông, mùa hạ ở địa phương. - Giải thích được nguyên nhân sinh ra các mùa và hiện tượng ngày – đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, theo vĩ độ b. Nội dung - Hoạt động nhóm để tìm hiểu về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. c. Sản Phẩm - Thông tin phản hồi phiếu học tập số 3
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm 4-6 học sinh - Các nhóm trao đổi và hoàn thiện thông tin phiếu học tập số 3
- Dựa vào kết quả phân tích, em hãy giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ nhóm. Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh . - Chuẩn kiến thức 3. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa a. Nguyên nhân - Trong khiquayquanh Mặt Trời,lúc nàoTráiđất cũng chỉ chiếusáng được một nửacó lúc nửacầubắc, có lúc ngả nửacầuNam về phíaMT - Dođường phân chiasáng tốikhông trùng vớitrục TráiĐất nên các địađiểm ở nửacầu Bắc và nửacầuNam có hiện tượng ngàyđêm dàingắn khác nhautheomùa. b. Biểu hiện - Mùa hạ: Ngày dài đêm ngắn - Mùa đông: Ngày ngắn, đêm dài - Xích đạo: Quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau - Càng xa xích đạo về 2 cực sự chênh lệch về độ dài ngày đêm càng lớn. - Từ vòng cực bắc đến cực bắc và vòng cực nam đến cực nam có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24h theo mùa. - Ngày 21/3 và 23/9: Tất cả mọi địa điểm trên Trái Đất đều có độ dài ngày đêm bằng nhau. 3. Hoạt đông luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản Phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Dựa vào kiến thức đã học, hãy điển từ thích hợp vào chỗ chấm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Bài tập thực tiễn giải thích hiện tượng mùa trái ngược ở hau nửa cầu và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trong thực tế. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Bài tập tình huống: Nghỉ hè năm nay, bố cho An đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a. An không hiểu tại sao bố lại dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm để làm gì. Em hãy giải thích cho An nhé.
Nhiệm vụ 2: Tục ngữ ta có câu: Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng Mười chưa cười đã tối - Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC ĐỊA Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Thực hành xác định được phương hướng trên thực tế dựa vào la bàn hoặc quan sát các hiện tượng tự nhiên. - Biết cách sử dụng la bàn trên điện thoại thông minh. - Vận dụng các kiến thức về xác định phương hướng vào cuộc sống. 2. Năng lực - Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Sử dụng được la bàn để xác định phương hướng ngoài thực tế. + Tìm hiểu Địa lí : Tổ chức học tập ngoài thực địa để xác định phương hướng trên thực tế. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - La bàn, điện thoại thông minh có la bàn. - Tranh ảnh, video về hướng dẫn tìm phương hướng trong thực tế. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học b. Nội dung - Tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào bài học. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Một hôm mẹ nhờ Minh đi chợ mau hộ mẹ mớ rau, nhưng đi được nửa đường, Minh lại không nhớ mình nên đi hướng nào để đến chợ. - Em hãy nêu một số đề xuất để giúp bạn Minh tìm được đường đến chợ nhé.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs, dựa vào phần trả lời của học sinh để vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu cách xác định phương hướng dựa vào quan sát các hiện tượng tự nhiên. a. Mục tiêu - Thực hành xác định được phương hướng trên thực tế dựa vào quan sát các hiện tượng tự nhiên. b. Nội dung Học sinh dựa vào thông tin trong SGK và hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết chúng ta có thể xác định được phương hướng dựa vào những hiện tượng tự nhiên nào? Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin SGK, kết hợp hình ảnh sau, các em hãy thảo luận cặp đôi và cho biết: - Hướng MT mọc, hướng MT lặn? - Dựa vào vị trí người đang đứng hãy xác định 4 phương hướng chính? - Khi đã xác định được phương hướng để di chuyển đúng hướng chúng ta cần chú ý điều gì? Nhiệm vụ 3: Dựa vào nội dung SGK, hình 8.3 và và thông tin trong link sau https://tindaumoi.com/cach-xac-dinh-huongdong-tay-nam-bac.html em hãy cho biết để xác định phương hướng dựa vào sự di chuyển có bóng nắng cần chuẩn bị vật liệu gì? Các bước tiến hành hoạt động như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. *Mặt trời luôn di chuyển từ Đông sang Tây. Bạn có thể xác định bằng cách sử dụng mặt trời để xác định hướng Đông – Tây trước rồi suy ra hướng Bắc Nam theo phương pháp dưới đây. Giơ 2 tay lên như hình, tay phải chỉ về phía mặt trời mọc ta có: + Tay trái chỉ hướng Tây + Tay phải chỉ hướng Đông + Sau lưng là hướng Nam + Trước mặt là hướng Bắc Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp này thì buổi sáng bạn chỉ tay phải về phía mặt trời mọc. Ngược lại, buổi chiều cần chỉ tay trái về phía mặt trời lặn. *Xác định phương hướng dựa vào quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng 1. Thu thập vật liệu. Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây, do đó bóng của mặt trời đổ xuống cũng luôn chuyển động theo hướng đó, và bạn có thể quan sát sự chuyển động của bóng mặt trời để định hướng. Phương pháp này cần có: Một chiếc cọc thẳng dài khoảng 0,6 – 1,5 mét Một chiếc que dài khoảng 30 cm Hai hòn đá hoặc các vật khác (đủ nặng để không bị gió thổi sang chỗ khác). 2. Cắm cọc thẳng đứng trên mặt đất. Đặt một hòn đá đánh dấu đầu bóng cọc trên mặt đất. 3. Chờ khoảng 15-20 phút. Bóng cọc sẽ di chuyển. Dùng hòn đá thứ hai đánh dấu vị trí mới của đầu bóng cọc. Nếu có thời gian, bạn hãy chờ thêm và dùng đá đánh dấu các vị trí bóng di chuyển. 4. Nối các điểm đã đánh dấu. Bạn có thể vẽ một đường thẳng trên mặt đất giữa hai điểm, hoặc dùng chiếc que ngắn hơn để nối hai điểm. Cái bóng sẽ di chuyển ngược hướng mặt trời, do đó đường thẳng này xác định đường Đông – Tây: điểm đầu tiên đại diện cho hướng Tây, và điểm thứ hai đại diện cho hướng Đông (Do MT mọc ở phía tây và lặn ở phía đông, nên khi MT dịch chuyển về phía tây, bóng sẽ đổ về phía đông). Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Xác định phương hướng dựa vào quan sát các hiện tượng tự nhiên - Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc, Mặt Trời lặn. - Xác định phương hướng dựa vào quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng EM CÓ BIẾT
2.1. Tìm hiểu cách xác định phương hướng dựa vào quan sát các hiện tượng tự nhiên. a. Mục tiêu - Thực hành xác định được phương hướng trên thực tế dựa vào la bàn. b. Nội dung - Tìm hiểu cách sử dụng la bàn để xác định phương hướng. c. Sản Phẩm - HS biết cách sử dụng la bàn để xác định phương hướng trong thực tế. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - La bàn là gì? - Kể tên một số loại la bàn thông dụng? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các loại la bàn thông dụng
La bàn trên điện thoại thông minh La bàn cầm tay - Bước 1: Mở ứng dụng la bàn trên Bước 1: Điều chỉnh độ lệch từ thiên bằng việc điện thoại của bạn rồi giữ phần thân tuân theo những hướng dẫn để căn góc một điện thoại bằng phẳng trong lòng bàn cách chính xác. tay của bạn. Tuy nhiên tốt hơn hết là bạn nên bề mặt phẳng khác như mặt Bước 2: Sử dụng góc phương vị theo thực tế bàn hay sàn nhà để làm theo những chỉ nơi bạn đứng được xác định vị trí trên bản đồ dẫn tiếp theo trên màn hình, điều này có lợi hơn trong cách coi la bàn chính Bước 3: Kết hợp góc phương vị cùng bản đồ xác. để xác định vị trí của bạn và kẻ 1 đường thẳng - Bước 2: Tiến hành thao tác nghiêng dọc theo cạnh thẳng của chiếc la bàn, điểm thiết bị điện thoại di động của mình để giao đường thẳng theo cột mốc ra dọc con bộ cảm biến được hoạt động sao cho đường bạn đang đi chính là vị trí hiện tại của chấm đỏ trên màn hình xoay xung bạn, từ đó các bạn có thể dễ dàng xác định các quanh hình tròn. hướng la bàn cần đi. - Bước 3: Giữ cố định điện thoại trên tay bạn sao cho định vị được đúng phương hướng cần tìm (trong phạm vi 30 – 40 độ các hướng đông tây nam bắc). - Bước 4: Chạm vào bề mặt la bàn trên màn hình để giữ cho la bàn không tiếp tục xoay nữa từ đó bạn có thể dễ dàng di chuyển theo hướng đã chỉ dẫn. Chỉ với 4 bước cơ bản các bạn đã có thể thực hiện các thao tác cách xem la bàn trên điện thoại di động, mặc dù vậy khi xem trên điện thoại di động cũng gặp một số hạn chế như hết pin hay khó giữ cố định phương hướng trên la bàn ở màn hình điện thoại. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức:
2. Xác định phương hướng bằng la bàn - La bàn cầm tay - La bàn trên điện thoại thông minh. 3. Hoạt đông luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản Phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Dựa vào hướng Măt Trời mọc buổi sáng, hãy xác định phương hướng nơi em đang đứng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Sử dụng la bàn để xác định phương hướng trên thực tế. c. Sản Phẩm - Kết quả xác định phương hướng của học sinh d. Cách thức tổ chức *Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - GV chia lớp thành 8 nhóm để xác định hướng cửa ra vào lớp học, hướng từ trong trường ra cổng trường. - Nhóm 1,3,5,7: Sử dụng la bàn cầm tay - Nhóm 2,4,6,8: Sử dụng la bàn trên điện thoại thông minh. *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ *Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc - So sánh kết quả của các nhóm. *Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT CÁC MẢNG KIẾN TẠO. NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp. - So sánh đặc điểm về độ dày, trạng thái, nhiệt độ của các lớp cấu tạo bên trong của TĐ. - Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau. - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện ra vấn đề, đề xuất và lựa chọn giải pháp phù hợp về vấn đề khai thác sử dụng năng lượng địa nhiệt. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Mô tả được cấu tạo bên trong của Trái Đất, + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, video, đoạn văn bản… để tìm hiểu cấu tạo bên trong của TĐ. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu, liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ Trái Đất. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Sơ đồ cấu trúc bên trong của Trái Đất - Video về cấu tạo của Trái đất và các địa mảng. - Phiếu học tập - Lược đồ các địa mảng của lớp vỏ TĐ. - Thiết bị điện tử. - Compa, bút chì, bút màu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học b. Nội dung - Tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào bài học. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs, dựa vào phần trả lời của học sinh để vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất. a. Mục tiêu - Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp. - So sánh đặc điểm về độ dày, trạng thái, nhiệt độ của các lớp cấu tạo bên trong của TĐ. b. Nội dung - Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm các lớp cấu tạo nên Trái Đất. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh. - Thông tin phản hồi phiếu học tập. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, hình 1 và hiểu biết của mình, em hãy cho biết: - Để biết cấu trúc bên trong của TĐ, các nhà khoa học phải tiến hành biện pháp gì? Giải thích vì sao họ lựa chọn phương án đó? - Nêu cấu tạo bên trong của Trái Đất? Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi để tìm hiểu về cấu tạo bên trong của Trái Đất. Dựa vào thông tin SGK, hình 1, em hãy trao đổi và sắp xếp các thẻ kiến thức vào ô phù hợp. - Dựa vào bảng kiến thức đã hoàn thiện, nêu đặc điểm các lớp cấu tạo nên Trái Đất? Nhiệm vụ 3: Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết: - Tại sao lớp vỏ TĐ có vai trò rất quan trọng đối với con người và các loài sinh vật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/cặp đôi. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Cấu tạo của Trái Đất - Cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp + Lớp vỏ TĐ + Lớp Manti (trung gian) + Lớp lõi TĐ - Đặc điểm của các lớp
- Lớp vỏ TĐ có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người và các loài sinh vật. EM CÓ BIẾT https://www.youtube.com/watch?v=cAuLzW4CNDY
2.2. Tìm hiểu các mảng kiến tạo a. Mục tiêu - Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau. b. Nội dung - Tìm hiểu về các mảng kiến tạo trên bề mặt TĐ. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, hình , em hãy: - Kể tên các địa mảng lớn của TĐ? - Việt Nam nằm ở địa mảng nào? - Tại sao các mảng kiến tạo này có thể dịch chuyển?
Nhiệm vụ 2: TÔI LÀ CHUYÊN GIA ĐỊA LÍ
Nhiệm vụ 3: Xác định trên hình 2, các mảng xô vào nhau và đới tiếp giáp của các địa mảng đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi HS bất kì trả lời câu hỏi. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Các mảng kiến tạo - Mảng kiến tạo là thạch quyển được chia cắt bởi các đứt gãy sâu thành các mảng. - Các mảng di chuyển rất chậm, có thể tách xa nhau, xô vào nhau => sinh ra động đất, núi lửa. 3. Hoạt đông luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Mô tả cấu tạo bên trong của Trái Đất bằng hình vẽ. c. Sản Phẩm - Phần vẽ cấu tạo của Trái Đất d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ Trái Đất - Hành tinh xanh của chúng ta c. Sản Phẩm - Tranh vẽ của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới. - So sánh diện tích các đại dương trên thế giới. - Trình bày và giải thích các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển. - Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới. Giải thích nguyên nhân các vận động của nước biển và đại dương. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, văn bản, video … để tìm hiểu sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới. Tìm hiểu các vận động của nước biển và đại dương. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và liên hệ với cuộc sống. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bản đồ biển và đại dương thế giới. - Video, tranh ảnh một số vùng biển và đại dương trên thế giới. - Phiếu học tập - Thiết bị điện tử. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả.
b. Nội dung - Hát tập thể bài: Bé yêu biển lắm - Em hãy mô tả những điều em biết về biển? c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Khởi động với trò chơi BÉ LÀM CA SĨ - Hát tập thể bài: Bé yêu biển lắm - Em hãy mô tả những điều em biết về biển?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. - Gọi học sinh bất kì trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Nước mặn chiếm 97,5% khối nước trên Trái Đất, gần như toàn bộ nằm trong các biển và đại dương. Nước trong các biển và đại dương có nhiệt độ và độ muối khác nhau theo vĩ độ và luôn vận động 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu biển và đại dương thế giới. a. Mục tiêu - Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới. - So sánh diện tích các đại dương trên thế giới. b. Nội dung - Tìm hiểu khái niệm đại dương thế giới. - Hoàn thành phiếu học tập số 1 và xác định trên lược đồ vị trí giới hạn các đại dương trên thế giới. - So sánh diện tích các đại dương trên thế giới. - Tìm hiểu về biển, vịnh biển. Liên hệ với vùng biển nước ta. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh. - Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1
+ Mục tiêu hoạt động: Xác định trên bản đồ các biển, đại dương trên thế giới. + Công cụ đánh giá: bảng kiểm Nội dung
Đúng
Vị trí Thái Bình Dương Vị trí Đại Tây Dương Vị trí Ấn Độ dương Vị trí Bắc Băng Dương d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của mình, em hãy cho biết: - Người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển? Chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển đã chứng tỏ điều gì? - Đại dương thế giới là gì? Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự phân bố các đại dương thế giới. - GV chia lớp thành các nhóm từ 4-6 bạn.
Sai
- Giao nhiệm vụ nhóm: Dựa vào hình 1. Biển và đại dương trên thế giới, các em hãy trao đổi và hoàn thiện thông tin phiếu học tập số 1 Đại dương Tiếp giáp với các châu lục và đại dương Phía bắc
Phía đông
Phía nam
Phía tây
Thái Bình Dương Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
Bắc Băng Dương
Nhiệm vụ 3: GV yêu cầu học sinh lên xác định vị trí của các đại dương trên lược đồ và so sánh diện tích của các đại dương trên Trái Đất.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức:
1. Biển và đại dương thế giới
2.2. Tìm hiểu độ muối, nhiệt độ của nước biển. a. Mục tiêu - Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới b. Nội dung - Tìm hiểu sự khác biệt và giải thích nguyên nhân sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối của vùng biển nhiệt đới và ôn đới. - Tìm hiểu vai trò của độ muối trong cuộc sống. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh - Thông tin phản hồi phiếu học tập + Phiếu học tập số 2 STT Câu hỏi THÔNG TIN 1
Nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào?
- Vùng nhiệt đới: 250C - 300C - Vùng ôn đới (vĩ độ cao): Nhiệt độ giảm
2
3
4
Độ muối trung bình của nước biển và đại dương? Độ muối của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào? lấy ví dụ?
- Độ muối trung bình: 35%0 + Vùng biển nhiệt đới: Cao (VD: biển Đỏ) + Vùng biển ôn đới: Thấp (VD: biển Đen) Sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối - Nhiệt độ: Vùng biển nhiệt đới cao hơn giữa vùng biển nhiệt đới và vùng vùng biển ôn đới biển ôn đới? - Độ muối: Vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng biển ôn đới
Nguyên nhân sự khác biệt về nhiệt - Nhiệt độ: Vùng biển nhiệt đới nằm độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt trong vùng gần xích đạo, có góc chiếu đới và vùng biển ôn đới? sáng lớn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nên nhiệt độ cao hơn vùng biển ôn đới. - Độ muối: Vùng biển nhiệt đới có nhiệt độ cao hơn => bốc hơi lớn hơn vùng biển ôn đới nên có độ muối cao hơn
Hướng dẫn đánh giá sản phẩm học tập ST Câu hỏi T
THÔNG TIN
Điểm
1
Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương? Nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào?
- Nhiệt độ trung bình: 170C + Vùng biển nhiệt đới: 240C - 270C + Vùng biển ôn đới: 160C - 180C
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ
2
Độ muối trung bình của nước biển và đại dương? Độ muối của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào?
- Độ muối trung bình: 35%0 + Vùng biển nhiệt đới: 35 – 36%o + Vùng biển ôn đới: 34 – 35%o
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ
3
Sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới?
- Nhiệt độ: Vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng biển ôn đới - Độ muối: Vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng biển ôn đới
1,5 đ
Nguyên nhân sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới?
- Nhiệt độ: Vùng biển nhiệt đới nằm trong vùng gần xích đạo, có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nên nhiệt độ cao hơn vùng biển ôn đới. - Độ muối: Vùng biển nhiệt đới có nhiệt độ cao hơn => bốc hơi lớn hơn
4
1,5 đ 2,0 đ 2,0 đ
vùng biển ôn đới nên có độ muối cao hơn d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết: Tại sao chúng ta không thể sử dụng nước biển để uống?
Nhiệm vụ 2: So sánh sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới. - Dựa vào thông tin SGK, em hãy trao đổi theo cặp đôi để hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 2. STT Câu hỏi THÔNG TIN 1
Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương? Nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào?
- Nhiệt độ trung bình: + Vùng biển nhiệt đới: + Vùng biển ôn đới:
2
Độ muối trung bình của nước biển và đại dương? Độ muối của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào?
- Độ muối trung bình: 35%0 + Vùng biển nhiệt đới: + Vùng biển ôn đới:
3
Sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối - Nhiệt độ: giữa vùng biển nhiệt đới và vùng - Độ muối: biển ôn đới?
4
Nguyên nhân sự khác biệt về nhiệt - Nhiệt độ: độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt - Độ muối: đới và vùng biển ôn đới?
Nhiệm vụ 3: Dựa vào hiểu biết của mình em hãy cho biết: - Con người đã biết khai thác độ mặn của muối biển và đại dương để làm gì? - Kể tên các vùng sản xuất muối ở nước ta mà em biết? - Chúng ta cần sử dụng muối như thế nào để đảm bảo sưc khỏe?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển. - Nhiệt độ trung bình: 170C + Vùng biển nhiệt đới: 240C - 270C + Vùng biển ôn đới: 160C - 180C - Độ muối trung bình: 35%0 + Vùng biển nhiệt đới: 35 – 36%o + Vùng biển ôn đới: 34 – 35%o - Nhiệt độ: Vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng biển ôn đới - Độ muối: Vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng biển ôn đới 2.3. Tìm hiểu một số dạng vận động của nước biển và đại dương a. Mục tiêu - Trình bày và giải thích các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển. b. Nội dung - Hoạt động nhóm để tìm hiểu các chuyển động của nước biển và đại dương. - Phân tích ảnh hưởng của thủy triều đến đời sống và sản xuất. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh - Thông tin phản hồi phiếu học tập + Phiếu học tập số 3 Sóng biển Thủy triều Dòng biển Khái Là hình thức dao động Là hiện tượng nước Là sự chuyển dịch của các niệm tại chỗ của nước biển biển lên, xuống theo khối nước lớn ở biển và đại theo chiều thẳng đứng chu kì. dương tương tự như các dòng sông trên lục địa. Phân - Sóng thường - Nhật triều - Dòng biển nóng loại - Sóng thần - Bán nhật triều - Dòng biển lạnh - Nhật triều không đều Nguyên - Chủ yếu do gió - Do sức hút của mặt - Do các loại gió thổi thường nhân - Sóng thần: động đất trăng và mặt trời xuyên trên Trái Đất như Tín ngầm dưới đại dương. phong, gió Tây ôn đới
- Phát triển du lịch, sản - Phát triển kinh tế - Tác động đến khí hậu nơi xuất điện... biển: GTVT, đánh bắt chúng đi qua. - Sạt lở đất, sóng thần thủy sản, sản xuất gây thiệt hại lớn về muối, điện.. người và tài sản. - Triều cường, d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào các hình ảnh sau, hãy cho biết các chuyển động của nước biển và đại dương? Ảnh hưởng
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm – 5 phút *Dựa vào thông tin SGK, hình 1,2,3. các em hãy tìm hiểu các hình thức vận động của nước biển và đại dương theo nội dung phiếu học tập số 3. + Nhóm 1,2: Sóng biển + Nhóm 3,4: Thủy triều + Nhóm 5,6: Dòng biển Sóng biển Thủy triều Dòng biển Khái niệm Phân loại Nguyên nhân Ảnh hưởng - Ngoài những con sóng bình thường còn xuất hiện các con sóng thần. Hãy cho biết nguyên nhân của sóng thần?
- Sóng thần có tác hại như thế nào? Bản thân em có thể làm được gì để giúp người dân nơi bị ảnh hưởng bởi sóng thần? - Chiến thắng lịch sử nào liên quan đến hiện tượng thủy triều?
-Chúng ta đã khai thác nguồn năng lượng sóng và thủy triều để làm gì?
- Liên hệ với thực trạng xâm nhập mặn ở vùng ĐB Sông Cửu Long?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương. Sóng biển Thủy triều Dòng biển Khái Là hình thức dao động Là hiện tượng nước Là các dòng nước chảy niệm tại chỗ của nước biển biển dâng cao và hạ trong biển và đại dương theo chiều thẳng đứng. thấp theo quy luật. tương tự như các dòng sông trên lục địa.
Phân loại Nguyên nhân Ảnh hưởng
- Sóng thường - Sóng thần - Chủ yếu do gió - Sóng thần: động đất ngầm dưới đại dương. - Phát triển du lịch, sản xuất điện... - Sạt lở đất, sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Triều cường - Dòng biển nóng - Triều kém - Dòng biển lạnh - Do sức hút của mặt - Do các loại gió thổi thường trăng và mặt trời xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới - Phát triển kinh tế - Tác động đến khí hậu nơi biển: GTVT, đánh bắt chúng đi qua. thủy sản, sản xuất muối, điện.. - Triều cường,
3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Trò chơi: Giải cứu đại dương - GV giới thiệu trò chơi và cách thức tham gia trò chơi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: - Tham gia bằng cách giơ tay nhanh nhất Bước 3: GV nhận xét, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Hướng dẫn học sinh làm sản phẩm sáng tạo: Chế hệ thống biến nước mặn thành nước ngọt bằng Mặt Trời. c. Sản Phẩm - Sản phẩm thực hành sáng tạo: Chế hệ thống biến nước mặn thành nước ngọt bằng Mặt Trời. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Hướng dẫn học sinh làm sản phẩm sáng tạo: Chế hệ thống biến nước mặn thành nước ngọt bằng Mặt Trời. - HS có thể làm việc cá nhân hoặc nhóm nhỏ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Về nhà học sinh thực hiện nhiệm vụ, thử nghiệm và nộp sản phẩm vào tiết học sau Bước 3: HS giới thiệu sản phẩm của cá nhân/nhóm Bước 4: GV nhận xét, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: LỚP ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất. - Trình bày được một số nhân tố hình thành đất. - Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Mô tả được các tầng đất, xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, văn bản, video, lược đồ… để tìm hiểu về thành phần, cấu trúc, đặc điểm của lớp đất. Phân tích được vai trò của các nhân tố hình thành đất và biết một số loại đất chính trên bề mặt TĐ.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và liên hệ với cuộc sống. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ đất. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Lược đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất - Mặt cắt thẳng đứng các tầng đất - Hình ảnh, video một số loại đất, các nhân tố hình thành đất - Phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả. b. Nội dung - Trò chơi đuổi hình bắt chữ c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Khởi động với trò chơi ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Gọi học sinh bất kì trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Dựa vào câu trả lời của học sinh, giáo viên kết nối vào bài học 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu về các tầng đất a. Mục tiêu - Nêu được các tầng đất. b. Nội dung - Tìm hiểu khái niệm lớp đất. - Kể tên các tầng đất, biết được tầng nào có vai trò quan trọng nhất đối với cây trồng c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh. + Các tầng đất: Tầng chưa mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ + Trong các tầng đất, tầng chứa mùn trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết: - Đất là gì? - Đọc thuật ngữ độ phì của đất? - Vì sao giun đất được ví như chiếc cày nông nghiệp? - Để tăng độ phì cho đất, chúng ta cần phải làm gì? Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các tầng đất - Dựa vào hình 1, em hãy: + Kể tên các tầng đất? + Sự khác nhau cơ bản giữa các tầng đất? + Tầng nào có vai trò quan trọng nhất đối với thực vật? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Các tầng đất - Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trương bởi độ phì. - Gồm 3 tầng: Tầng đá mẹ, tầng tích tụ và tầng chứa mùn. + Mỗi tầng có độ dày và màu sắc khác nhau. + Trong đó tầng chứa mùn có tác động mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật 2.2. Tìm hiểu về thành phần của đất a. Mục tiêu - Nêu được các các thành phần chính của đất. b. Nội dung - Tìm hiểu thành phần của đất - Vai trò của chất hữu cơ đối với cây trồng. c. Sản Phẩm - Đất bao gồm nhiều thành phần: chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Hạt khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhất và chiếm 45%
- Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì: là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Quan sát hình 2, cho biết đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất tốt? - Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Thành phần của đất - Gồm 4 thành phần chính: Chất khoáng, chất hữu cơ, nước và không khí. - Trong đó, chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng. 2.3. Tìm hiểu về các nhân tố hình thành đất a. Mục tiêu - Trình bày được một số nhân tố hình thành đất. - Phân tích vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất. b. Nội dung - Kể tên và phân tích vai trò của các nhân tố hình thành đất c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh. + Có 6 nhân tố hình thành đất. Trong đó đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất. Vì mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Các nhân tố hình thành đất - Chia nhóm 4 học sinh - Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để tìm hiểu vai trò của các nhân tố tham gia vào quá trình hình thành đất. + Hoạt động cá nhân 2p + Hoạt động nhóm 3p
Nhiệm vụ 2: Dựa vào hình ảnh và thông tin trong mục 3, em hãy trình bày nhân tố hình thành đất mà em cho là quan trọng nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 3. Các nhân tố hình thành đất - Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian. - Ngoài ra con người cũng có tác động làm đất tốt lên hoặc xấu đi. 2.4. Tìm hiểu về một số nhóm đất chính trên Trái Đất a. Mục tiêu - Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới. b. Nội dung - Đọc lược đồ các nhóm đất chính trên TĐ, xác định vị trí phân bố của một số nhóm đất chính trên TĐ. - Hoàn thành nội dung phiếu học tập c. Sản Phẩm - Thông tin phản hồi phiếu học tập
Nhóm đất Đặc tính
Phân bố
Đất đen thảo nguyên Đất pốt dôn ôn đới - Giàu mùn, có màu - Chua, nghèo mùn, ít đen, là loại đất tốt nhất dinh dưỡng. thê giới
Châu Mĩ, Châu Á, châu Âu
Bắc Mĩ, châu Âu
Đất đỏ vàng nhiệt đới - Tích tụ oxit sắt và nhôm mạnh => đất có màu đỏ vàng. - Tầng đất dày, chua và ít dinh dưỡng. Nam Mĩ, Châu Phi và Khu vực Đông Nam Á
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào quá trình hình thành và tính chất của đất, người ta đã phân chia đất trên bề mặt Trái Đất thành các nhóm đất chính nào?
Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục 4, hình 4 và 5, các em hãy trao đổi theo cặp để hoàn thiện thông tin phiếu học tập sau: Nhóm đất
Đất đen thảo nguyên ôn đới
Đất pốt dôn
Đất đỏ vàng nhiệt đới
Đặc tính Phân bố Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất Đất đen thảo nguyên Nhóm đất Đất pốt dôn ôn đới Đặc tính - Giàu mùn, có màu - Chua, nghèo mùn, ít đen, là loại đất tốt nhất dinh dưỡng. thê giới
Phân bố
Châu Mĩ, Châu Á, châu Âu
Bắc Mĩ, châu Âu
Đất đỏ vàng nhiệt đới - Tích tụ oxit sắt và nhôm mạnh => đất có màu đỏ vàng. - Tầng đất dày, chua và ít dinh dưỡng. Nam Mĩ, Châu Phi và Khu vực Đông Nam Á
3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh: Đất đỏ vàng nhiệt đới, đất phù sa sông. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Dựa vào hình 5, và hiểu biết của mình, em hãy cho biết nước ta có những nhóm đất chính nào? Giá trị kinh tế của các nhóm đất này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- Tham gia bằng cách giơ tay nhanh nhất Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc Bước 4: GV nhận xét, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Đưa ra ý kiến về vấn đề sử dụng phân hóa học cho đất. - Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ về sử dụng đất. c. Sản Phẩm - Ý kiến về vấn đề sử dụng nhiều phân hóa học cho đất. - Các câu ca dao, tục ngữ về sử dụng đất. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Đưa ra 2 nhiệm vụ sau, và yêu cầu học sinh lựa chọn 1 trong 2 nhiệm vụ học tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc Bước 4: GV nhận xét, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và ở đại dương. - Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên thế giới. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Giải thích được ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên thế giới, đặc điểm của rừng nhiệt đới. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, văn bản, video, lược đồ… để tìm hiểu sự đa dạng của thế giới sinh vật trên Trái Đất. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và liên hệ với cuộc sống. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. Yêu thiên nhiên. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của sinh vật trên Trái Đất. Lên án các hành vi săn bán động vật trái phép và phá hoại, làm suy giảm tài nguyên sinh vật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Lược đồ các đới thiên nhiên trên Trái Đất - Lược đồ sự phân bố các kiểu rừng nhiệt đới trên Trái Đất - Tranh ảnh, video về các loài động, thực vật, rừng nhiệt đới. - Phiếu học tập - Giấy Ao, bút chỉ, bút màu … III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả. b. Nội dung - Khởi động với trò chơi CHÚNG TỚ LÀ NHÀ THÔNG THÁI - Kể tên các loài sinh vật có trong hình sau. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Khởi động với trò chơi CHÚNG TỚ LÀ NHÀ THÔNG THÁI - Kể tên các loài sinh vật có trong hình sau.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. - Gọi học sinh bất kì trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Các cơ thể sống tồn tại và phát triển ở các môi trường khác nhau, đã tạo nên sự khác biệt, tính đa dạng của sinh vật trên Trái Đất. Vậy sự đa dạng của sinh vật trên Trái Đất biểu hiện như thế nào? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương a. Mục tiêu - Nêu được ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật dưới đại dương. b. Nội dung - Tìm các dẫn chứng chứng minh thế giới sinh vật ở đại dương rất đa dạng. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh - Thông tin phản hồi phiếu học tập Vùng biển
Độ sâu
Sinh vật biển
Vùng biển khơi mặt
0 – 200m
Tôm, cá ngừ, sứa, rùa
Vùng biển khơi trung
200 – 1000m
Cua, cá mập, mực
Vùng biển khơi sâu
1000 – 4000m
Sao biển, bạch tuộc
Vùng biển khơi sâu
4000 – 6000 m
Cá cần câu
>6000m
Hải quỳ, mực ma
thẳm Vùng đáy vực thẳm
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào hình 1 và nội dung SGK, em hãy trao đổi theo cặp để hoàn thiện thông tin phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Vùng biển
Độ sâu
Sinh vật biển
Vùng biển khơi mặt Vùng biển khơi trung Vùng biển khơi sâu Vùng biển khơi sâu thẳm Vùng đáy vực thẳm Nhiệm vụ 2: Dựa vào nội dung phiếu học tập và kiến thức SGK, em hãy - Nêu nhận xét về tài nguyên sinh vật biển? - Giải thích nguyên nhân sự đa dạng của sinh vật biển?
EM CÓ BIẾT https://www.youtube.com/watch?v=6rBYj2Eb eJg
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Các cặp báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương - Sinh vật ở đại dương vô cùng phong phú - Nguyên nhân: Do sự đa dạng về môi trường sống vì ở các vĩ độ và độ sâu khác nhau có sự khác nhau về nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng, nồng độ oxy … 2.2. Tìm hiểu sự đa dạng của sinh vật trên lục địa
a. Mục tiêu - Nêu được ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật trên lục địa b. Nội dung - Tìm hiểu sự đa dạng của thực, động vật trên lục địa và giải thích nguyên nhân của sự đa dạng đó. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh - Thông tin phản hồi phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đới khí hậu Thực vật Đới nóng Rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van… Đới ôn hòa Rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới… Đới lạnh Thảm thực vật đài nguyên - Nhận xét về tài nguyên thực vật trên lục địa: Phong phú, đa dạng - Nguyên nhân: Do có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu.
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào hình 2, thông tin mục 2a, em hãy hoàn thiện thông tin bài tập sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đới khí hậu Thực vật Đới nóng Đới ôn hòa Đới lạnh - Nhận xét về tài nguyên thực vật trên lục địa? ……………………………………………………………………………………… ……….- Nguyên nhân? ……………………………………………………………………………………… ……….
Nhiệm vụ 2: THỬ TÀI MÔ TẢ - Quan sát hình 2, mô tả cảnh quan của rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim và đài nguyên.
Nhiệm vụ 3: Dựa vào thông tin mục 2b, và các hình ảnh sau, em hãy: - Kể tên các loài động vật ở đài nguyên, đồng có nhiệt đới? - Nêu nhận xét về tài nguyên động vật trên lục địa? - Giải thích tại sao động vật lại có sự khác nhau ở đài nguyên, đồng có nhiệt đới? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Các cặp báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa. a. Thực vật - Phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu. b. Động vật - Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyền từ nơi này đến nơi khác. - Giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Ôn tập các kiến thức đã học với trò chơi HỘP QUÀ TRI THỨC
c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Trò chơi: hộp quà tri thức - GV giới thiệu trò chơi và cách thức tham gia trò chơi. - Bộ câu hỏi: 1. Kể tên một loài sinh vật sống ở đáy biển? 2. Kể tên một số loài động vật sống ở Bắc Cực? 3. Thảm thực vật đặc trưng của đới ôn hòa? 4. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật trên lục địa Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: - Tham gia bằng cách giơ tay nhanh nhất Bước 3: GV nhận xét, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Tại sao cần phải bảo vệ động vật hoang dã? - Tham gia vẽ tranh kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã. c. Sản Phẩm - Sản phẩm: Tranh vẽ kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã. d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Tại sao cần phải bảo vệ động vật hoang dã? - Tham gia vẽ tranh kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS giới thiệu sản phẩm của cá nhân/nhóm Bước 4: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.
5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: RỪNG NHIỆT ĐỚI Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 1 Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới. - Có ý thức bảo vệ rừng 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Giải thích đặc điểm của rừng nhiệt đới. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, văn bản, video,… để tìm hiểu về đặc điểm của rừng nhiệt đới. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và liên hệ với cuộc sống. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Lược đồ sự phân bố các kiểu rừng nhiệt đới trên Trái Đất - Tranh ảnh, video về rừng nhiệt đới. - Phiếu học tập - Giấy Ao, bút chỉ, bút màu … III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả. b. Nội dung - Tìm hiểu ý nghĩa ngày 21/3. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh: Ngày quốc tế về rừng 21/3/2021 với chủ đề: KHÔI PHỤC RỪNG – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI KHÔI PHỤC KINH TẾ VÀ HẠNH PHÚC. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Em có biết ngày 21/3 có ý nghĩa gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. - Gọi học sinh bất kì trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Trong các thảm thực vật ở đới nóng, rừng nhiệt đới có vai trò hết sức quan trọng đối với môi trường trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới có đặc điểm gì? Cần làm gì để bảo vệ rừng nhiệt đới? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu về rừng nhiệt đới a. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới. b. Nội dung - Dựa vào nội dung SGK, hình 1, 2 và hiểu biết của bản thân, các em hãy trao đổi theo cặp để hoàn thiện nội dung phiếu học tập c. Sản Phẩm - Thông tin phản hồi phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP a. Đặc điểm rừng nhiệt đới Phân bố Khí hậu Cấu trúc Thực vật
Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam - Nhiệt độ trung bình năm trên 21°C - Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm Rừng gồm nhiều tầng: 2-3 tầng trở lên Có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chẳng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây
Động vật
Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ Phân loại Gồm 2 kiểu chính: Rừng mưa nhiệt đới , rừng nhiệt đới gió mùa b. Sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa Tiêu chí Rừng mưa nhiệt đới Rừng nhiệt đới gió mùa Điều kiện Nơi có mưa nhiều quanh năm Nơi có một mùa mưa và một mùa phát triển khô rõ rệt Phân bố Chủ yếu phân bố ở lưu vực sông A- Đông Nam Á, Đông Ấn Độ,... ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á Đặc điểm Rừng rậm rạp, có 4-5 tầng Phần lớn các cây trong rừng rụng rừng lá vào mùa khô. Cây trong rừng thấp hơn và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Dựa vào nội dung SGK, hình 1, 2 và hiểu biết của bản thân, các em hãy trao đổi theo cặp để hoàn thiện nội dung phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP a. Đặc điểm rừng nhiệt đới Phân bố Khí hậu Cấu trúc Thực vật Động vật Phân loại b. Sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa Tiêu chí
Rừng mưa nhiệt đới
Rừng nhiệt đới gió mùa
Điều kiện phát triển Đặc điểm rừng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Đánh giá đồng đẳng theo bảng tiêu chí GV cung cấp
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Đặc điểm rừng nhiệt đới - Phân bố : Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam - Khí hậu : + Nhiệt độ trung bình năm trên 21°C + Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm - Cấu trúc: Rừng gồm nhiều tầng: 2-3 tầng trở lên - Thực vật : Có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chẳng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây - Động vật : Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ - Phân loại : Gồm 2 kiểu chính: Rừng mưa nhiệt đới , rừng nhiệt đới gió mùa 2.2. Tìm hiểu về bảo vệ rừng nhiệt đới a. Mục tiêu - Trình bày được vai trò, thực trạng của rừng nhiệt đới - Đề xuất giải pháp bảo vệ rừng b. Nội dung - Tìm hiểu về vai trò, thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng nhiệt đới. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh: + Bảo vệ rừng nhiệt đới cần: Không săn bắt trái phép động vật Không chặt cây, đốn rừng Phủ xanh đất trống, đồi trọc Tiết kiệm giấy là bảo vệ rừng Nhân giống các loài thực vật quý có nguy cơ tuyệt chủng Nâng cao ý thức con người về tầm quan trọng của rừng d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Dựa vào thông tin SGK, các hình ảnh và link sau: https://khoahoc.tv/hien-trang-pharung-tren-the-gioi-74725, em hãy cho biết + Vai trò của rừng nhiệt đới? + Thực trạng bà nguyên nhân? + Giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi học sinh trả lời - Học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Đánh giá đồng đẳng theo bảng tiêu chí GV cung cấp Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Bảo vệ rừng nhiệt đới - Vai trò của rừng nhiệt đới hết sức quan trọng đối với việc ồn định khí hậu Trái Đất, đồng thời là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn dược liệu, thực phẩm vả gỗ. - Hiện trạng: Diện tích rừng nhiệt đới đang giảm ở mức báo động, mỗi năm mất đi 130 nghìn km2 do cháy rừng và các hoạt động của con người. - Các giải pháp: Khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lí, đồng thời bảo vệ và phát triền rừng. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Ôn tập các kiến thức đã học với trò chơi GIẢI CỨU RỪNG XANH c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Trò chơi: Giải cứu rừng xanh - GV giới thiệu trò chơi và cách thức tham gia trò chơi. - Bộ câu hỏi: 1. Rừng nhiệt đới thường phát triển ở khu vực có lượng mưa như thế nào? 2. Ở nước ta chủ yếu thuộc kiểu rừng nào? 3. Vì sao rừng A-ma-dôn được coi là lá phổi của hành tinh? 4. Chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ rừng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: - Tham gia bằng cách giơ tay nhanh nhất Bước 3: GV nhận xét, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Thiết kế thông điệp nhắn nhủ bảo vệ tài nguyên rừng. c. Sản Phẩm - Thông điệp kèm theo hình ảnh, tranh vẽ. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Thiết kế thông điệp nhắn nhủ bảo vệ tài nguyên rừng, kèm theo hình ảnh, tranh vẽ… Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS giới thiệu sản phẩm của cá nhân/nhóm Bước 4: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.
5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: SỰ PHÂN BỐ CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm của các đới thiên nhiên trên Trái Đất - Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên thế giới. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí : Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, văn bản, video, lược đồ… để tìm hiểu sự đa dạng của thế giới sinh vật trên Trái Đất. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và liên hệ với cuộc sống. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Lược đồ các đới thiên nhiên trên Trái Đất - Tranh ảnh, video về các đới thiên nhiên trên Trái Đất. - Phiếu học tập - Giấy Ao, bút chỉ, bút màu … III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả. b. Nội dung - Khởi động với trò chơi VÒNG XOAY MAY MẮN c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. - GV giới thiệu và hướng dẫ luật chơi - Các câu hỏi trong trò chơi 1. Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất? 2. Đặc điểm khí hậu đới nóng? 3. Đặc điểm khí hậu đới ôn hòa? 2. Đặc điểm khí hậu đới lạnh? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. - Gọi học sinh bất kì trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Điều kiện hình thành ở đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh khác nhau dẫn đến các đặc điểm đất, sinh vật... cũng khác nhau, hình thành nên các đới thiên nhiên. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất khác nhau như thế nào? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu các đới thiên nhiên trên Trái Đất a. Mục tiêu
- Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên thế giới. b. Nội dung - Hoạt động nhóm tìm hiểu về đặc điểm các đới thiên nhiên trên Trái Đất: vị trí, đặc điểm khí hậu, sinh vật đặc trưng. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh - Thông tin phản hồi phiếu học tập Đặc Đới nóng 2 đới ôn hòa 2 đới lạnh điểm Phạm vi Khí hậu Thực
300B -> 300N
300B -> 600B
600B -> Cực Bắc
300N -> 600N
600N -> Cực Nam
Nhiệt độ cao,
Nhiệt độ trung bình, các Nhiệt độ thấp, lượng
lượng mưa lớn
mùa rõ rệt
mưa ít.
Rừng nhiệt đới
- Thực vật: Rừng lá
- Thực vật nghèo nàn:
vật, động phát triển mạnh,
kim, rừng hỗn hợp, rứng rêu, địa y, cây bụi…
vật
thực động vật
lá rộng, thảo nguyên
- Động vật: ưa lạnh:
phong phú.
- Động vật: Đa dạng
Tuần lộc, chim cánh cụt …
d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào hình 2, em hãy kể tên và xác định giới hạn của các đới thiên nhiên trên Trái Đất?
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm các đới thiên nhiên trên Trái Đất - Dựa vào hình 2, thông tin SGK, các em hãy trao đổi trong thời gian 3 phút để hoàn thành nội dung phiếu học tập sau: + Nhóm 1.2: Đới nóng + Nhóm 3,4: 2 đới ôn hòa
+ Nhóm 5,6: 2 đới lạnh Đới nóng
Đặc điểm
2 đới ôn hòa
2 đới lạnh
Phạm vi Khí hậu Thực vật, động vật Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: Các đới thiên nhiên trên Trái Đất Đặc
Đới nóng
2 đới ôn hòa
2 đới lạnh
điểm Phạm vi Khí hậu Thực
300B -> 300N
300B -> 600B
600B -> Cực Bắc
300N -> 600N
600N -> Cực Nam
Nhiệt độ cao,
Nhiệt độ trung bình, các Nhiệt độ thấp, lượng
lượng mưa lớn
mùa rõ rệt
mưa ít.
Rừng nhiệt đới
- Thực vật: Rừng lá
- Thực vật nghèo nàn:
vật, động phát triển mạnh,
kim, rừng hỗn hợp, rứng rêu, địa y, cây bụi…
vật
thực động vật
lá rộng, thảo nguyên
- Động vật: ưa lạnh:
phong phú
- Động vật: Đa dạng
Tuần lộc, chim cánh cụt …
3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Ôn tập các kiến thức đã học với trò chơi c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Trò chơi: TÌM NHÀ CHO TỚ - GV giới thiệu trò chơi và cách thức tham gia trò chơi. ĐỚI NÓNG
ĐỚI ÔN HÒA
ĐỚI LẠNH
1
2
3
4 5 6 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Tìm và xác định vị trí của nước ta trên hình 2. Từ đó, nêu một số đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam c. Sản Phẩm - Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm: Là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam, thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. - Nhiệt đới gió mùa ẩm + Số giờ nắng: 1400- 3000 giờ/năm + Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao trên 210C + Hướng gió: Mùa đông lạnh khô với gió Đông Bắc. Mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam. + Lượng mưa của năm lớn: 1500 – 2000 mm/năm. + Độ ẩm không khí trên 80%, so với các nước cùng vĩ độ nước ta có 1 mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn. d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Tìm và xác định vị trí của nước ta trên hình 2. Từ đó, nêu một số đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS giới thiệu sản phẩm của cá nhân/nhóm Bước 4: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.
5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỊA PHƯƠNG Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. - Năng lực Địa lí + Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Giải thích các hiện tượng và các quá trình địa lí thông qua việc trình bày được các mối quan hệ qua lại giữa thiên nhiên và con người. + Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ dịa lí học như chọn lọc được các thông tin từ văn bản tài liệu, sơ đồ, tranh ảnh. Thực địa tham quan thực tế địa phương.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để liên hệ thực tế địa phương. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Yêu nước: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Hình ảnh, video về một số cảnh quan thiên nhiên của địa phương - Thiết bị điện tử - Sản phẩm học tập - Bút màu, bút chì, giấy a4 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả. b. Nội dung - Giới thiệu khái quát đặc điểm môi trường tự nhiên ở địa phương. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. Bằng sự qua sát thực tế của bản thân, em hãy cho biết một số đặc điểm tự nhiên cơ bản ở địa phương?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức GV dựa vào các câu trả lời của học sinh để kết nối vào bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu - Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. b. Nội dung - GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm nhiệm vụ tìm hiểu và nội dung cần ghi chép trong quá trình thực địa tham quan thiên nhiên. - Các nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày sản phẩm trước lớp.
c. Sản Phẩm - Báo cáo kết quả tìm hiểu môi trường tự nhiên ở địa phương. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nội dung thực hành: GV hướng dẫn học sinh các nội dung cần chuẩn bị trước và trong khi tham quan thiên nhiên ở địa phương. * GV chia lớp thành 5 nhóm - Cho các nhóm bốc thăm để lựa chọn 1 trong 5 nội dung sau Nội dung 1: Địa hình - Đặc điểm chung - Các dạng địa hình chinh - Mối quan hệ giữa địa hình với các thành phẩn tự nhiên khác (khi hậu, sông ngòi, đất trồng, sinh vật) Nội dung 2: Khí hậu - Đặc điềm chung - Các nét đặc trưng của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) - Mối quan hệ giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, đất trồng, sinh vật) Nội dung 3: Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi - Đặc điềm chính của sông ngòi (hướng dòng chảy, mùa lũ - mùa cạn) - Mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khi hậu,...) Nội dung 4: Đất - Các loại đẩt. Đặc điềm chung của đất - Phân bố đất ở địa phương - Mối quan hệ giữa đất với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) Nội dung 5: Sinh vật - Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt là độ che phủ) - Các loài động vật hoang dã - Mối quan hệ giữa thực vật với động vật, giữa sinh vật với các thành phẩn tự nhiên khác (khí hậu, đất,...) *GV: hướng dẫn HS các bước làm như sau. - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm - Xác định thời gian và địa điềm tham quan ớ địa phương - Thu thập tài liệu và xứ lí tài liệu + Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet, cơ quan quản lí vấn đề ở địa phương. + Tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương. + Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã hội học). + Phân tích, tồng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được. Viết báo cáo Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên viết ngắn gọn, súc tích): + Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu mồi trường tự nhiên. + Nêu hiện trạng và nguyên nhân. + Một số giải pháp. + Hình thức trình bày: Sơ đồ tư duy sáng tạo, powerpoint, infografic….
Trình bày báo cáo + Phân công người báo cáo trước lớp. + Chuẩn bị nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,...
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - Các nhóm trao đổi, thỏa luận để hoàn thiện sản phẩm học tập. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm bạn dựa theo bảng tiêu chí sau. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM HS đọc tiêu chí đánh giá sau và sử dụng sticker để đánh giá đồng đẳng. TT
NỘI DUNG
TRUNG BÌNH 1
1
Tiêu đề
Có tiêu đề
2
Kiến thức
3
Bố cục, màu sắc
KHÁ TỐT 2 Tiêu đề viết rõ ràng, cỡ chữ to
TỐT 3
XUẤT SẮC 4
Tiêu đề to, rõ Màu sắc hài hòa. Bố cục hợp lý
Tiêu đề to, rõ, sáng tạo. Màu sắc đẹp. Bố cục nổi bật.
Kiến thức sơ Kiến thức sài, không đầy tương đối đầy đủ đủ so với mục tiêu và tài liệu được cung cấp
Kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo mục tiêu
Kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo mục tiêu. Các kiến thức, ví dụ ngoài tài liệu phong phú, chuyên sâu
Bố cục rườm rà Màu sắc đơn điệu
Bố cục rõ ràng Màu sắc hài hòa Có tính sáng tạo
Bố cục, kiểu chữ rõ ràng Màu sắc phối hợp nổi bật Tính sáng tạo, thẩm mỹ cao.
Bố cục rõ ràng Màu sắc hợp lý
4
Thuyết trình
Thuyết trình không rõ ràng, người nghekhó tiếp nhận thông tin
Thuyết trình to, rõ, người nghedễ nắm bắt được thông tin
Thuyết trình to, rõ ràng, dễ hiểu, cuốn hút ngườinghe
Thuyết trình to, rõ ràng, dễ hi ểu, cuốn hút ngườinghe, quan tâm đến ngườinghe, có sự sáng tạo(tạotình huống, đặt câuhỏi phản biện)
HS nhận xét về chất lượng bài làm của các nhóm:
1. Em ấn tượng với bài làm của nhóm nào nhất? Vì sao? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 2. Em muốn góp ý cho nhóm nào? Nội dung góp ý cụ thể là gì? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - HS vận dụng được kiến thức liên quan đến bài học b. Nội dung - Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh thể hiện được quan điểm cá nhân của mình. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Quan sát bức ảnh và cho biết em sẽ chọn đất hay rừng? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Tổ chức cuộc thi vẽ tranh công viên xanh trường em nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho học sinh. c. Sản phẩm - Tranh vẽ công viên xanh trường học của em. d. Cách thức tổ chức
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. - HS vẽ tranh. Bước 3: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. - HS dán sản phẩm của mình lên bảng. - Các học sinh khác đánh giá bằng stiker, mỗi bạn có 1 sticker để dán vào sp mình thích nhất. Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: DÂN SỐ VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ TRÊN THẾ GIỚI Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới. - Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. - Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới. Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới. Giải thích sự phân bố dân cư trên thế giới. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, văn bản, video, lược đồ, biểu đồ… để tìm hiểu đặc điểm quy mô dân số và phân bố dân cư trên thế giới. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và liên hệ với cuộc sống. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. Yêu thương con người. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức về vấn đề dân số. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Biểu đồ số dân thế giới qua các năm - Lược đồ phân bố dân cư thế giới năm 2018 - Biểu đồ số lượng thành phố phân theo quy mô dân số trên thế giới năm 2018 - Lược đồ phân bố các thành phố lớn từ 10 triệu người trở lên trên thế giới năm 2018
- Tranh ảnh, video về dân số. - Hình 24.2 phóng to, thẻ và phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả. b. Nội dung - Tìm hiểu ý nghĩa của ngày 11/7 - Ngày dân số thế giới. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh - Hội nghị quốc tế về dân số đã chọn “Ngày 11/7 là Ngày Dân số Thế giới” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, vì vào lúc 6 giờ 35 phút ngày 11 tháng 7 năm 1987 em bé Máttơ-gát người Nam Tư ra đời. Nhân loại đã chào đón sự có mặt của thành viên thứ 5 tỷ. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Em có biết ngày 11/7 là ngày gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. - Gọi học sinh bất kì trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Người hiện đại đầu tiên xuất hiện cách nay khoảng 40 000 năm. Đến nay, số lượng người trên Trái Đất đã lên tới hàng tỉ người và phân bố khắp các châu lục (trừ châu Nam Cực). Em có biết số dân và sự phân bố dân cư trên thế giới thay đổi như thế nào không? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu quy mô dân số thế giới a. Mục tiêu - Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới. b. Nội dung - Hoạt động cặp đôi tìm hiểu sự phát triển quy mô dân số từ năm 1804 đến nay. - Đánh giá ảnh hưởng dân số đông đối với sự phát triển của nền kinh tế, đề xuất giải pháp khắc phục. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh - Thông tin phản hồi phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
*Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 2018 và dự báo năm 2024. - Số dân thế giới năm 1804: 1 tỉ người - Số dân thế giới năm 2018: 7,6 tỉ người => Từ năm 1804 đến năm 2018 dân số thế giới tăng 6,6 tỉ người * Nhận xét thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người Năm
1804
1927
1960
1974
1987
1999
2011
Số dân
1 tỉ
2 tỉ
3 tỉ
4 tỉ
5 tỉ
6 tỉ
7 tỉ
người
người
người
người
người
người
người
Số năm dân số thế giới tăng
123 năm
33 năm
lên 1 tỉ
14 năm
13 ăm 12 năm
12 năm
người Kết luận: Thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người ngày càng ngắn lại. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào hình 24.1, biểu đồ số dân thế giới tăng qua các năm, thông tin SGK và hiểu biết của mình, các em hãy trao đổi theo cặp để hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 *Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 2018 và dự báo năm 2024. - Số dân thế giới năm 1804:…………. tỉ người - Số dân thế giới năm 2018:…………. tỉ người => Từ năm 1804 đến năm 2018 dân số thế giới tăng ………………….tỉ người * Nhận xét thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người Năm
1804
1927
1960
1974
1987
1999
2011
Số dân
1 tỉ
2 tỉ
3 tỉ
4 tỉ
5 tỉ
6 tỉ
7 tỉ
người
người
người
người
người
người
người
Số năm dân số thế giới tăng lên 1 tỉ người Kết luận: Thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người:………………………………………… Nhiệm vụ 2: Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết: - 2 quốc gia có số dân nhất, nhì thế giới? - Dân số đông trong khi nền kinh tế chưa phát triển đã gây ra các vấn đề gì? Em hãy đề xuất 1 số giải pháp để hạn chế trình trạng này? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi học sinh bất kì báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Dân số trên thế giới - Dân số thế giới năm 2018: 7,6 tỉ người (dự báo 2024: 8 tỉ người) - Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người ngày càng ngắn. 2.2. Tìm hiểu sự phân bố dân cư thế giới a. Mục tiêu - Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. b. Nội dung - Tìm hiểu khái niệm và công thức tính mật độ dân số. - Trò chơi: CUỘC ĐUA KÌ THÚ để xác định vị trí các khu vực đông dân, thưa dân trên thế giới. - Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư không đều trên Trái Đất c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh
+ Công thức tính MĐDS
+ Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều. Có những khu vực dân cư đông đúc, ngược lại có những khu vực dân cư thưa thớt. + Nguyên nhân dân cư phân bố không đều: Sự phân bố dân cư phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước), sự phát triển kinh tế, trình độ của con người và lịch sử định cư. Trong khi đó, ở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau do đó, dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm và công thức tính mật độ dân số (MĐDS) - Người ta dùng tiêu chí nào để xác định được đặc điểm phân bố dân cư? - MĐDS là gì? - Từ khái niệm đã nêu, em hãy đưa ra công thức tính MĐDS? Nhiệm vụ 2: GV cho HS chơi trò chơi “ Cuộc đua kì thú” - GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội sẽ nhận được những thẻ ghi tên các khu vực trên thế giới. và 1 lược đồ phân bố dân cư thế giới phóng to. - Nhiệm vụ: Trong vòng 1 phút, các đội nhanh chóng tìm thẻ ghi tên các khu vực có số MĐDS dưới 5 người/km2 và trên 250 người/km2 dán vào lược đồ của đội mình. - Đội nào dán lược đồ lên bảng nhanh nhất và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng.
Nhiệm vụ 3: Giải thích nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới - GV chia lớp thành 2 đội chơi trò chơi “ Tiếp sức” - Mỗi đội sẽ chọn ra 5-7 thành viên để tham gia trò chơi + Đội lẻ: Liệt kê những nguyên nhân làm cho dân cư tập trung đông ở 1 khu vực? + Đội chẵn: Liệt kê những nguyên nhân làm cho dân cư tập trung thưa thớt ở 1 khu vực? Lần lượt thành viên các đội lên viết các đáp án lên bảng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Phân bố dân cư thế giới - Mật độ dân số là số người trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích (người/km2) - Dân cư trên thế giới phân bố không đều + Các khu vực đông dân cư: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, châu Âu… là những khu vực kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi,… + Các khu vực thưa dân: Hoang mạc, vùng cực, vùng núi… là những khu vực có khí hậu khô hạn hoặc giá lạnh, đi lại khó khăn, kinh tế kém phát triển… 2.3. Tìm hiểu về một số thành phố đông dân nhất trên thế giới. a. Mục tiêu - Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới. b. Nội dung - Đọc lược đồ một số thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018 c. Sản Phẩm - Rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh. - Câu trả lời của học sinh + Năm 2018, trên thế giới có: 85 thành phố có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên. + Năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018: Tô-ky-ô, Niu Đê-li, Thượng Hải, Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti + Châu Á có nhiều siêu đô thị nhất d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào hình 4, bange một số thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018, em hãy: - Kể tên năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018? - Cho biết châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất?
Nhiệm vụ 2: Dựa vào các thông tin dưới đây và hiểu biết của mình, em hãy nêu một số tác động tích cực, tiêu cực của đô thị hóa nhanh, đặc biệt ở các nước đang pháp triển?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi HS bất kì trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung - Đánh giá đồng đẳng theo bảng tiêu chí GV cung cấp Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 3. Một số thành phố đông dân nhất thế giới - Năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018: Tô-ky-ô, Niu Đê-li, Thượng Hải, Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti. - Châu Á có nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Dựa vào nội dung đoạn video sau https://www.youtube.com/watch?v=ERL3giKRWoM, hình ảnh hoang mạc xahara, giải thích tại sao hoang mạc là nơi dân cư thưa thớt. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Dựa vào nội dung đoạn video sau https://www.youtube.com/watch?v=ERL 3giKRWoM hình ảnh hoang mạc xahara, giải thích tại sao hoang mạc là nơi dân cư thưa thớt. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: - Tham gia bằng cách giơ tay nhanh nhất Bước 3: GV nhận xét, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Dựa vào thông tin đoạn video về dân số Việt Nam, em hãy cho biết thông tin dân số của Việt Nam năm 2019, Dân số đông, tăng nhanh sẽ gây ra những hậu quả gì? - Chúng ta đã làm gì để góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số? c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Dựa vào thông tin đoạn video, https://www.youtube.com/watch?v=VVu pTlTlmps Em hãy cho biết thông tin dân số của Việt Nam năm 2019, Dân số đông, tăng nhanh sẽ gây ra những hậu quả gì? - Chúng ta đã làm gì để góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS giới thiệu sản phẩm của cá nhân/nhóm Bước 4: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.
5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các tác động của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. - Trình bày được những tác động chủ yếu của loài người tới thiên nhiên trên Trái Đất. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học (Thiên nhiên mang lại cho con người những gì? Con người đã tác động như thế nào vào tự nhiên? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tự nhiên?, ...) - Năng lực Địa lí + Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Giải thích các hiện tượng và các quá trình địa lí thông qua việc trình bày được các mối quan hệ qua lại giữa thiên nhiên và con người. + Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ dịa lí học như chọn lọc được các thông tin từ văn bản tài liệu, sơ đồ, tranh ảnh. + Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để liên hệ thực tế địa phương về những tác động của thiên nhiên đến con người và tác động của con người đến thiên nhiên. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường. Thấy được trách nhiệm với thiên nhiên.
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Một số hình ảnh về tác động của thiên nhiên đến con người. - Một số hình ảnh về tác động của con người đến thiên nhiên. - Một số hình ảnh về khai thác và sử dụng tài nguyên thông minh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả. b. Nội dung - Khởi động với trò chơi AI NHANH HƠN: Học sinh quan sát hình ảnh, liệt kê 2 loài mà em biết trong hình và cho biết 1 hậu quả nếu khu rừng biến mất. Đội trả lời sau sẽ không được trùng ý với đội trả lời trước. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. - GV chia lớp thành 2 đội chơi. - Trò chơi AI NHANH HƠN: Học sinh quan sát hình ảnh, liệt kê 2 loài mà em biết trong hình và cho biết 1 hậu quả nếu khu rừng biến mất. Đội trả lời sau sẽ không được trùng ý với đội trả lời trước. - Đội nào có nhiều câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất sẽ giành chiến thắng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức GV dựa vào các câu trả lời của học sinh để kết nối vào bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu tác động của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống a. Mục tiêu - Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất của con người b. Nội dung - Dựa vào thông tin mục Ảnh hưởng của ảnh hưởng của thiên nhiên đến sinh hoạt và sản xuất, kết hợp với hiểu biết của bạn thân và thảo luận theo cặp để cho biết thiên nhiên có những tác động như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của con người. c. Sản Phẩm: Lấy ví vụ về tác động của thiên nhiên đến sản xuất - Tác động của thiên nhiên đến sản xuất nông nghiệp
+ Năm 2020, hạn hán xảy ra mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long khiến nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiệt hại lớn về hoa màu và cây ăn quả. + Năm 2020, mưa bão kỷ lục ở miền Trung làm thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng, nhiều người chết. - Tác động của thiên nhiên đến công nghiệp + Lũ, bão làm hạn chế thời gian đi biển (đánh bắt hải sản), khai thác khoáng sản. + Địa hình hiểm trở khó khăn thác khoáng sản, phát triển công nghiệp. - Tác động của thiên nhiên đến giao thông vận tải + Vào ngày mưa bão, sương mù dày đặc, các hãng hàng không sẽ lùi hoặc hoãn lịch bay. + Vũng, vịnh biển thích hợp xây dựng cảng biển, neo đậu thuyền khi có bão. - Tác động của thiên nhiên đến du lịch + Tây Bắc thu hút khách du lịch nhờ có nhiều dạng địa hình, khí hậu mát mẻ, nhiều cảnh quan. + Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo ven bờ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục 1a. SGK, hình 1,2 và kết hợp nội dung đoạn video: Thiên nhiên đã cho chúng ta những gì? https://www.youtube.com/watch?v=3uE10 sTYrYY em hãy: - Kể một số loại tài nguyên thiên nhiên mà em biết? - Thiên nhiên đã cung cấp cho con người những gì? - Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố dân cư, lối sống và sinh hoạt hàng ngày của con người? Lấy ví dụ? Nhiệm vụ 2: Nhóm – Khăn trải bàn - GV chia lớp thành 9 nhóm 4-6 học sinh. - Dựa vào thông tin SGK mục 1b, hình 3,4,5 và hiểu biết của mình, các em hãy trao đổi và tìm hiểu về tác động của thiên nhiên đến sản xuất và lấy ví dụ? + Nhóm 1,2,3: Tác động của thiên nhiên tới sản xuất nông nghiệp. + Nhóm 4,5,6: Tác động của thiên nhiên tới sản xuất công nghiệp + Nhóm 1,2,3: Tác động của thiên nhiên tới giao thông vận tải và du lịch. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Tác động cùa thiên nhiên đến con người a. Tác động cùa thiên nhiên đến đời sống con người - Trong đời sống hằng ngày, thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết (không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước, ...) đề con người có thề tồn tại. b. Tác động của thiên nhiên tới sản xuất - Đối với sản xuất nông nghiệp - Đối với sản xuất công nghiệp - Đối với giao thông vận tải và du lịch 2.2. Tìm hiểu tác động của con người lên thiên nhiên a. Mục tiêu - Trình bày được tác động của con người đến thiên nhiên. b. Nội dung - Dựa vào thông tin phần tác động cua con người lên thiên nhiên trong SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và lựa chọn 1 trong các phe sau để thực hiện nhiệm vụ học tập. + Phe màu xanh: Lấy ví dụ để chứng minh con người đang tác động rất tích cực đến thiên nhiên. + Phe màu đỏ: Lấy ví dụ để chứng minh con người đang làm tổn hại thiên nhiên. c. Sản Phẩm d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - GV có thể tổ chức cho HS chia lớp thành 2 phe để thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phe màu xanh: Lấy ví dụ để chứng minh con người đang tác động rất tích cực đến thiên nhiên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Phe màu đỏ: Lấy ví dụ để chứng minh con người đang làm tổn hại thiên nhiên.
- Cá nhân trong các phe tham khảo thông tin trong SGK và đưa ra các ví dụ chứng minh. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - GV tổ chức cho các phe chơi trò tiếp sức lên bảng viết ví dụ minh họa về nội dung của phe mình. Yêu cầu người viết sau không được trùng thông tin với người viết trước. Thời gian chơi khoảng 5 phút. Phe nào tìm ra được nhiều ví dụ phe đó sẽ chiến thắng. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS và chính xác hóa nội dung học tập. - Chuẩn kiến thức: 2. Tác động của con người lên thiên nhiên - Tác động tích cực: Trồng rừng, phủ xanh đồi núi, cải tạo đất, biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu … - Tác động tiêu cực: Con người làm cho môi trường bị ô nhiễm, cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố kiến thức đã học b. Nội dung - Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Hãy nêu một số hành động của con người đã làm ô nhiễm môi trường nước và không khí? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Nêu ý kiến của em về vấn đề sử dụng túi ni lông. - Hãy kể lại việc mà em hoặc các bạn đã làm để góp phần làm cho quê hương ngày càng xanh, sạch, đẹp. c. Sản Phẩm - Ý kiến của học sinh về vấn đề sử dụng túi ni lông d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Nêu ý kiến của em về vấn đề sử dụng túi ni lông. - Hãy kể lại việc mà em hoặc các bạn đã làm để góp phần làm cho quê hương ngày càng xanh, sạch, đẹp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: BẢO VỆ TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC THÔNG NINH CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững. Liên hệ thực tế địa phương. - Thấy được trách nhiệm và có hành động cụ thể để bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên ở địa phương. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học.
- Năng lực Địa lí + Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Giải thích các hiện tượng và các quá trình địa lí thông qua việc trình bày được các mối quan hệ qua lại giữa thiên nhiên và con người. + Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ dịa lí học như chọn lọc được các thông tin từ văn bản tài liệu, sơ đồ, tranh ảnh. + Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để liên hệ thực tế địa phương về các biện pháp bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trách nhiệm: Thấy được trách nhiệm và có hành động cụ thể để bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên ở địa phương II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Một số hình ảnh, video về khai thác và sử dụng tài nguyên thông minh - Một số hình ảnh thay đổi thói quen góp phần bảo vệ môi trường. - Giấy Ao, bút màu, bút chì … III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả. b. Nội dung - Chủ đề Giờ Trái Đất 2021: Lên tiếng vì thiên nhi c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. + Giờ trái đất 2021: Chúng ta nhiều cách để tham gia ủng hộ sự kiện Giờ Trái đất, đơn giản từ việc tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong nhà mình trong đêm diễn ra sự kiện cho đến việc thay đổi thói quen hằng ngày nhằm giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính lên bầu khí quyển, đóng góp giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Hãy vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái đất../. d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Em có biết chủ đề Giờ Trái Đất năm 2021? - Mục đích chủ đề này là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thứcủa chủ Thiên nhiên đang kêu cứu, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên. Có lẽ tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau LÊN TIẾNG VÌ THIÊN NHIÊN 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu về phát triển bền vững a. Mục tiêu - Tìm hiểu về phát triển bền vững. b. Nội dung - Tìm hiểu khái niệm phát triển bền vững - Nêu một số tác động của con người tới thiên nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. c. Sản Phẩm - Nêu một số tác động của con người tới thiên nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau: + Chặt phá rừng => tàu nguyên rừng suy giảm số lượng, chất lượng + Khai thác khoáng sản quá mức => Một số loại khoáng sản đứng trước nguy cơ cạn kiệt. + Săn bắt động vật trái phép => Một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. + Xả thải chất thải, rác thải công nghiệp độc hại chưa qua xử lí vào môi trường => Môi trường bị ô nhiễm … d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết: - Thế nào là phát triển bền vững - Nêu một số tác động của con người tới thiên nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - GV gọi HS bất kì trả lời - Các học sinh khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Chuẩn kiến thức 1. Thế nào là phát triển bền vững - Là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tồn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai gọi là phát triển bền vững. 2.2. Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các taid nguyên thiên nhiên. a. Mục tiêu - Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững. b. Nội dung - Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên. - Các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên. - Lấy ví dụ và liên hệ với Việt Nam c. Sản Phẩm - Biện pháp sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên + Với khoáng sản: sử dụng tiết kiệm, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế + Với đất trồng, động thựu vật: vừa sử dụng vừa khôi phục, tái tạo + Với năng lượng mặt trời, không khí, nước,...: tránh làm ô nhiễm, giảm chất lượng - Một số ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên: + Xây dựng và phổ cập các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; triển khai một số mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các vùng; xây dựng và áp dụng thành công mô hình “Làng sinh thái” tại các vùng sinh thái kém bền vững; bảo tồn đa dạng sinh học, ví dụ tại dãy Trường Sơn,… Tổ chức triển khai thực hiện một số chương trình quản lý kết hợp với bảo tồn môi trường, ví dụ Chương trình bảo tồn vùng nước ngập mặn; bảo tồn một số loại chim, thú có nguy cơ tuyệt chủng; bảo tồn cây Di sản Việt Nam;... d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục 2, cho biết - Ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên? - Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
Nhiệm vụ 2: Nêu các biện pháp khai thác thông minh đối với từng nhóm tài nguyên?
Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm: Các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm - Các nhóm sẽ thu thập thông tin, tìm kiếm Các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên (Trên thế giới và Việt Nam), bằng cách truy cập internet.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-
- HS ở các nhóm tiến hành làm việc cá nhân, ghi ý kiến của cá nhân ra giấy, sau đó thảo luận thảo luận trong nhóm để thống nhất ý kiến chung. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả học tập. Nhóm nào có ý kiến khác nhóm các bạn thì đưa ra lập luận để bảo vệ. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Chuẩn kiến thức 2. Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên Ý nghĩa: + Bảo vệ tự nhiên: Giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. Nhờ đó, bảo vệ được không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi đề phát triền kinh tế, xã hội. + Khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên: Hạn chế sự suy giảm tài nguyên cả về số lượng, chất lượng, đảm bảo nguồn tài nguyên cho sinh hoạt và sản xuất của con người trong hiện tại, cũng như trong tương lai. - Biện pháp sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên + Với khoáng sản: sử dụng tiết kiệm, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế + Với đất trồng, động thực vật: vừa sử dụng vừa khôi phục, tái tạo + Với năng lượng mặt trời, không khí, nước,...: tránh làm ô nhiễm, giảm chất lượng 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố kiến thức đã học b. Nội dung - Em hãy kể một số việc làm hàng ngày để bảo vệ môi trường. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Em hãy kể một số việc làm hàng ngày để bảo vệ môi trường? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Thiêt kế một sản phẩm từ vật liệu tái chế. c. Sản Phẩm - Sản phẩm tái chế của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Nhóm/cá nhân sử dụng các vật liệu tái chế (chai nhựa, vỏ lon, giấy bão cũ, bìa catton …) làm một sản phẩm tái chế và có khả năng sử dụng được trong cuộc sống và học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm
TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Ở ĐỊA PHƯƠNG Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: …. Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. - Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. 2. Năng lực
- Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. - Năng lực Địa lí + Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Giải thích các hiện tượng và các quá trình địa lí thông qua việc trình bày được các mối quan hệ qua lại giữa thiên nhiên và con người. + Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ dịa lí học như chọn lọc được các thông tin từ văn bản tài liệu, sơ đồ, tranh ảnh. + Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để liên hệ thực tế địa phương về các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Hình ảnh, video về hoạt động kinh tế ở địa phương. - Thiết bị điện tử - Sản phẩm học tập - Giấy, bút màu, bút chì … III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả. b. Nội dung - Quan sát nội dung đoạn video về ô nhiễm môi trường không khí để kết nối vào bài học. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Quan sát đoạn video sau https://www.youtube.com/watch?v =-grkJpDwXDs , em hãy cho biết: - Nội dung của đoạn video? - Nguyên nhân và hậu quả của thực trạng đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Hoạt động sản xuất và đời sống của con người có ảnh hưởng rất lớn đến thiên nhiên. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu - Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. b. Nội dung - Thành lập nhóm, mỗi nhóm sẽ lựa chọn 1 hoạt động sản xuất ở địa phương để cùng tìm hiểu về sự tác động của hoạt động sản xuất đó lên môi trường tự nhiên. - Các nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày sản phẩm trước lớp. c. Sản Phẩm - Tác động của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của con người d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nội dung thực hành: GV hướng dẫn học sinh các nội dung cần chuẩn bị trước và trong khi tham quan thiên nhiên ở địa phương. * GV chia lớp thành 4 nhóm - Cho các nhóm bốc thăm để lựa chọn 1 trong 4 nội dung sau Nội dung 1: Nguồn lợi tự nhiên ớ địa phương Tài nguyên đất Tài nguyên sinh vật Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên nước,... Vai trò của nguồn lợi tự nhiên với đời sống và sản xuất Nội dung 2: Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm không khí - Ô nhiễm nước Ô nhiễm đất Hậu quả và biện pháp khắc phục Nội dung 3: Thiên tai và phòng chống thiên tai Các thiên tai: bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất, xâm nhập mặn,... Các biện pháp phòng chống thiên tai ở địa phương
Nội dung 4: Bảo vệ thiên nhiên Sử dụng tài nguyên hợp lí Cải tạo thiên nhiên: đất, nước, không khí,... *GV: hướng dẫn HS các bước làm như sau: a. Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung b. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm c. Xác định thời gian và địa điềm tham quan ớ địa phương d. Thu thập tài liệu và xứ lí tài liệu Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet, cơ quan quản lí vấn đề ở địa phương. Tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương. Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã hội học). Phân tích, tồng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được. đ. Viết bào cáo và trình bày Viết báo cáo: Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên viết ngắn gọn, súc tích), hình thức trình bày báo cáo: Powerpoint, infografic, sơ đồ tư duy sáng tạo, hình ảnh… + Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu môi trường. + Nêu hiện trạng và nguyên nhân. + Một số giải pháp. Trình bày báo cáo + Phân công người báo cáo trước lớp. + Chuẩn bị nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - Các nhóm trao đổi, thảo luận để hoàn thiện sản phẩm học tập. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm bạn dựa theo bảng tiêu chí sau. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM HS đọc tiêu chí đánh giá sau và sử dụng sticker để đánh giá đồng đẳng. TT
NỘI DUNG
TRUNG BÌNH 1
KHÁ TỐT 2
TỐT 3
XUẤT SẮC 4
1
Tiêu đề
Có tiêu đề
2
Kiến thức
3
4
Tiêu đề viết rõ ràng, cỡ chữ to
Tiêu đề to, rõ Màu sắc hài hòa. Bố cục hợp lý
Tiêu đề to, rõ, sáng tạo. Màu sắc đẹp. Bố cục nổi bật.
Kiến thức sơ Kiến thức sài, không đầy tương đối đầy đủ đủ so với mục tiêu và tài liệu được cung cấp
Kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo mục tiêu
Kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo mục tiêu. Các kiến thức, ví dụ ngoài tài liệu phong phú, chuyên sâu
Bố cục, màu sắc
Bố cục rườm rà Màu sắc đơn điệu
Bố cục rõ ràng Màu sắc hợp lý
Thuyết trình
Thuyết trình không rõ ràng, người nghe khó tiếp nhận thông tin
Thuyết trình to, rõ, người nghe dễ nắm bắt được thông tin
Bố cục rõ ràng Màu sắc hài hòa Có tính sáng tạo Thuyết trình to, rõ ràng, dễ hiểu, cuốn hút người nghe
Bố cục, kiểu chữ rõ ràng Màu sắc phối hợp nổi bật Tính sáng tạo, thẩm mỹ cao. Thuyết trình to, rõ ràng, dễ hiểu, cuốn hút người nghe, quan tâm đến người nghe, có sự sáng tạo (tạo tình huống, đặt câu hỏi phản biện,…)
HS nhận xét về chất lượng bài làm của các nhóm:
1. Em ấn tượng với bài làm của nhóm nào nhất? Vì sao? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 2. Em muốn góp ý cho nhóm nào? Nội dung góp ý cụ thể là gì? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - HS vận dụng được kiến thức liên quan đến bài học b. Nội dung - Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Đọc truyện https://daln.gov.vn/truyen-tranh-bao-verung-tieng-viet.23446.news và cho biết ý nghĩa của câu chuyện này? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Thiết kế một thông điệp nhằm kêu gọi mọi người thực hiện lối sống thân thiện với môi trường để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. c. Sản phẩm - Thông điệp kêu gọi thực hiện lối sống thân thiện với môi trường. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - GV chia lớp thành các nhóm 4-6 học sinh. - Nhiệm vụ: Thiết kế trên khổ giấy A3 một thông điệp nhằm kêu gọi mọi người thực hiện sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất. - Sử dụng bút màu, hình vẽ trang trí để cho sản phẩm hấp dẫn hơn, đạt hiệu quả tuyên truyền cao hơn. - Chú ý bảng tiêu chí đánh giá, để có sản phẩm tốt nhất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. - Các nhóm hoàn thiện thông điệp của mình. Bước 3: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. - Các nhóm dán sản phẩm lên bảng, các nhóm sẽ đánh giá các nhóm còn lại theo bảng tiêu chí sau: Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm