rèn luyện học sinh yếu, kém Hóa học 8, Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường dạy học Hóa học 9

Page 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN HÓA HỌC

vectorstock.com/24597468

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

Một vài kinh nghiệm rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học 8, Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Hóa học 9 WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


UBND THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THCS THỊNH ĐỨC

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: MỘT VÀI KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 8.

Tác giả: LÊ THU HIỀN Chức vụ: GIÁO VIÊN Đơn vị công tác: TRƯỜNG THCS THỊNH ĐỨC

TP. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Thái Nguyên. Tôi ghi tên dưới đây:

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng

Nơi công tác Chức

năm sinh

1 LÊ THU HIỀN 26/ 01/1985

danh

Trường THCS Thịnh Đức

GV

Tỷ lệ (%)

Trình độ chuyên môn

đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

Đại học

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một vài kinh nghiệm rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học 8. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hóa học - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 05/9/2017 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Đề xuất một số biện pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học 8 nhằm nâng cao hứng thú, yêu thích học tập bộ môn góp phần nâng cao chất lượng học tập ở trường THCS Thịnh Đức. + Nội dung của sáng kiến: 1. Thực trạng vấn đề. Thực tế giảng dạy cho thấy Hoá học vẫn là một môn học khó, đến lớp 8 của chương trình THCS các em mới được học vì nó đòi hỏi ở học sinh khả năng tư duy, sự nhạy bén, thông minh… để hiểu rõ những khái niệm khá trừu tượng, những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Thời lượng giảng dạy trong tuần cho bộ môn này ở lớp 8 không nhiều so 1


với các môn khác 2 tiết/tuần. Khi học các vấn đề lí thuyết thì HS có thể học thuộc nhưng khi học đến đến công thức hóa học, phương trình hóa học, các bài toán tính theo CTHH và PTHH…thì HS cần phải có kiến thức về môn toán để giải các bài tập nên những học sinh yếu, kém về môn Toán sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh một số ít học sinh yêu thích học tập, nghiên cứu môn học để tìm tòi, sáng tạo thì vẫn còn phần lớn học sinh chưa thấy hứng thú học tập dẫn đến chán nản không thích học bộ môn này. Lâu dần, lỗ hổng kiến thức càng nhiều, các em học sinh yếu, kém chỉ còn cách chống chế, học miễn cưỡng, đối phó với tiết học cho hết giờ nên chất lượng bộ môn đi xuống. Là một giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Hóa học của trường THCS Thịnh Đức, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn để học tập tốt hơn. Vì vậy, sau một thời gian suy nghĩ, trao đổi với đồng nghiệp tôi mạnh dạn chia sẻ: “Một vài kinh nghiệm rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hoá học 8” mà bản thân đã áp dụng trong quá trình giảng dạy để giúp các em từ sự chán nản, bỏ hẳn môn học có thể lấy lại tự tin, hứng thú với môn học góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn. 2. Giải pháp thực hiện. Từ thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy rằng để HS không còn yếu, kém cũng như từng bước tạo hứng thú say mê đối với môn học này của các em nhằm ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn thì cần phải trải qua những bước làm cụ thể sau: 2.1. Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời. Sau những tiết học đầu tiên GV sẽ kiểm tra kiến thức của HS, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của năm học trước để có thể nắm rõ tính cách, hoàn cảnh, học lực những môn học có liên quan. Phân loại đối tượng học sinh, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu, kém do đâu như: Do rỗng kiến thức các môn liên quan, khả năng tiếp thu kiến thức chậm, do hoàn cảnh gia đình hay do bản thân các em lười học từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà quan trọng hơn là tổ chức 2


những tình huống kích thích sự tò mò, đòi học của các em, hướng dẫn các em khắc phục khó khăn mà học tập để tiến bộ. Hướng dẫn, giúp cho các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn ngay từ bài mở đầu như cách ghi tóm tắt, cách nhớ, mẹo nhớ… Ví dụ: Sau khi học xong bài Hóa trị hướng dẫn học sinh học thuộc hóa trị của một số nguyên tố và nhóm nguyên tử thường gặp. + Cách nhớ hoá trị I của một số nguyên tố và gốc axit: Khi (K) nào (Na) đồng (Cu) bạc (Ag) có (Cl) hẹn (H) hò (-OH) nhau (-NO3) anh (AlO2) nhé (NH4). + Cách nhớ hoá trị II: Ba (Ba) Thuỷ (Hg) cần (Ca) mua (Mg) sắt (Fe) kẽm (Zn) đồng (Cu) cùng (=CO3) Oanh (O) sống (=S) sung (=SO3) sướng (=SO4)… Giúp đỡ các học sinh yếu, kém trong giờ học chính khóa ngoài ra cần giúp đỡ ngoài giờ theo nhóm học sinh. Thường xuyên kiểm tra bài, làm những bài tập đơn giản để động viên, khích lệ tinh thần, khen tặng những tiến bộ qua từng bài tập nhỏ. Chẳng hạn: Khi các em tự hoàn thành một bài tập hay đã nắm vững một vấn đề thì có thể khen: “Hôm nay em rất tiến bộ, cố gắng thêm”, tìm ra những điểm tốt của các em để khen ngợi như tính cẩn thận, cách trình bày rõ ràng. Bản thân luôn tự nhắc nhở phải hết sức bình tĩnh, luôn nhẹ nhàng hướng dẫn từng vấn đề, không tỏ ra nóng giận, khó chịu, buông xuôi khi các em làm sai bài tập, hay hiểu chưa đúng một vấn đề. Quan tâm, trò chuyện tìm hiểu rõ hoàn cảnh của các em để giúp đỡ kịp thời. Sự khích lệ của thầy, cô làm cho học sinh tự hào về mình, tự tin vào bản thân và có hứng thú học tập thực sự. 2.2. Tạo hứng thú say mê, yêu thích học tập bộ môn cho học sinh. Khi tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ môn thì học sinh sẽ tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, hứng thú học tập của học sinh được hình thành thông qua không khí học tập do giáo viên tạo ra trong giờ học. Bởi một không khí học tập đầy hứng khởi sẽ kích thích sự say mê, giúp học sinh tập trung tốt hơn vào bài học như thế hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao. Để tạo hứng thú, yêu thích bộ môn Hóa học cho học sinh tôi đã áp dụng một số biện pháp sau và đem lại hiệu quả cao. 3


2.2.1. Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng cách liên hệ thực tế. Cái mới luôn là cái kích thích chúng ta tìm hiểu nhất. Việc liên hệ thực tế sẽ thúc đẩy học sinh tìm tòi, khám phá trong học tập. Hiểu và giải thích được các hiện tượng tự nhiên là một động cơ thúc đẩy học sinh học tập. Các kiến thức Hóa học sẽ thu hút được sự chú ý lắng nghe trong giờ học, ham thích học hỏi, tìm kiếm sách vở, rèn luyện khả năng sử dụng sách… Qua đó, các em sẽ thấy được những lý thú của các kiến thức đã học, tăng thêm lòng yêu thích môn học. Ví dụ 1: Khi học bài sự biến đổi chất GV yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng “Ma trơi” thường xuất hiện ở các vùng đầm lầy hay nghĩa địa là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? (Hiện tượng hóa học) Giải thích: Hiện tượng “Ma trơi” do sự tham gia của hai chất khí photphin PH3 và điphotphin P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động

thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì tự bốc cháy thành lửa, các đốm lửa nhỏ với độ sáng khá nhỏ (xanh nhạt), lập lòe, khi ẩn khi hiện. Ban đêm mới thấy được ánh sáng còn ban ngày thì các đốm lửa này có thể bị ánh sáng mặt trời che khuất. (có sinh ra chất mới)

HS lớp 8A theo dõi giải thích hiện tượng “ma trơi”

Ví dụ 2: Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro. 4


Trong các dịp lễ hội các em thường thấy người ta thả bóng bay. Vậy tại sao quả bóng bay thổi bằng hơi thở của ta không bay lên được còn nếu được bơm khí hiđro vào thì bay lên được? Giải thích: Vì trong hơi thở của ta có khí cacbonic, khí này nặng hơn không khí, nên khi thổi vào bóng làm bóng không bay được, còn khí hiđro do nhẹ hơn không khí nên khi bơm vào bóng làm bóng bay lên được. 2.2.2. Gây hứng thú bằng các trò chơi kiến thức. Giáo viên lồng các trò chơi với nội dung câu hỏi khá sát với bài dạy, không yêu cầu độ khó cao nhằm ôn tập lại kiến thức cho các em. Phần này có thể thay thế cho kiểm tra bài cũ đầy áp lực hoặc giới thiệu bài mới tạo không khí vui tươi trước khi vào tiết học, củng cố bài để cho học sinh sau tiết học căng thẳng. Biện pháp này vừa giúp các em thoải mái tiếp thu kiến thức mới vừa giúp các em rèn luyện thêm nhiều kĩ năng như hoạt động nhóm, thảo luận, phản xạ nhanh… Đặc biệt là học sinh yếu, kém có hứng thú học tập hơn khi tự mình trả lời được các câu hỏi. Có rất nhiều trò chơi có thể áp dụng trong dạy học Hóa học như ô số may mắn, trò chơi ô chữ, đấu trường, ai là triệu phú, ... Tùy từng phần, bài học cụ thể mà giáo viên sẽ lồng ghép các trò chơi vào bài giảng sao cho hợp lí nhất. Ví dụ 1: Trò chơi dọn sạch đại dương Sau khi học xong bài phản ứng hóa học (tiết 1) GV có thể cho HS chơi trò chơi này để củng cố bài học. * Giao diện trò chơi:

5


Nội dung các câu hỏi: Câu 1: Hãy đọc phương trình chữ sau. Canxi cacbonat + axit clohiđric → Canxi clorua + Khí cacbonic + Nước Đáp án: Canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric tạo ra canxi clorua,

khí cacbonic và nước. Câu 2: Khẳng định nào đúng? Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và sản phẩm phải chứa cùng: A. Số nguyên tử trong mỗi chất.

B. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

C. Số nguyên tố tạo ra chất.

D. Số phân tử của mỗi chất.

Đáp án: B

Câu 3: Đốt photpho trong oxi thu được chất điphotpho pentaoxit. Phương trình chữ nào sau đây biểu diễn đúng PƯHH trên: A. Photpho + điphotpho pentaoxit 6

t0

khí Oxi


B. Photpho

t0

khí Oxi + điphotpho pentaoxit

C. Phot pho + khí ôxi

t0

điphotpho pentaoxit

Đáp án: C

Câu 4: Chúc mừng bạn đã được dọn sạch được rác mà không phải trả lời câu hỏi. Trò chơi này vừa có tác dụng kiểm tra được kiến thức vừa giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. Đặc biệt thích hợp với bài học có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Ví dụ 2: Sau bài sự biến đổi chất. Giaos viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô số may mắn bằng cách cá nhân chọn ô số và trả lời câu hỏi. Đánh giá bằng cách cho điểm khi trả lời đúng. Giao diện trò chơi

Nội dung câu hỏi. 1. Quá trình quang hợp của cây xanh là hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lí? Giải thích? 2. Quan sát video và cho biết hiện tượng băng tan thuộc loại hiện tượng nào? Giải thích? 3. Hiện tượng thủy triều thuộc loại hiện tượng nào? Giải thích? 7


4. Em hãychobiết hình ảnh sauđây thuộc loạihi ện tượng nào? Nêutác hạicủa hiện tượng này?

5. Ô maymắn. 2.2.3. Gây hứng thú bằng việc sử dụng các câu chuyện vui. Ví dụ 1: Chuyện vui “Toán học và hoá học” Một hôm nhà toán học Đức Karl Gauss tranh luận với nhà hoá học Ý Avogađro. Ông tỏ ra khinh thường hoá học và cho rằng chỉ toán học mới có các định luật, còn hoá học chỉ là người phục vụ cho toán học mà thôi. Avogađro dẫn Gauss vào phòng thí nghiệm và tự mình làm phản ứng: Cho một thể tích oxi tác dụng với hai thể tích hiđro để tạo thành hai thể tích nước ở dạng hơi: O2 + 2H2

t0

2H2O

Lúc đó nhà hóa học mới mỉm cười, bảo nhà toán học: - Ngài thấy chưa? Nếu hoá học đã muốn thì toán học phải chào thua. Hai cộng với một, bất chấp toán học cũng vẫn chỉ là hai thôi đấy! * Áp dụng: Bài 18: “Mol” và Bài 36: “Nước”

Ví dụ 2: Khí cười Nhà hóa học Anh Humphry Davy khi nghiên cứu về các oxit nitơ đã phát hiện ra một loại oxit có tính chất sinh lý rất độc đáo – thậm chí... kỳ cục. Một số người tỏ ra hoài nghi kết quả này. Thế là Davy quyết định sẽ công bố chất khí này trong một buổi dạ hội mà thành viên tham gia gồm toàn các bậc quý tộc Anh. Khi Davy mang một cái bình lớn đến dạ hội thì các quý ông, quý bà trong những trang phục lộng lẫy đắt tiền đã chờ đợi sẵn. Ông mở nắp bình và... một cảnh tượng vô cùng lạ đã xảy ra...Các quý bà cười như nắc nẻ, cười đến chảy nước mắt, quặn ruột, mồ hôi ướt đầm... đến khổ. Một số quý tộc lại nhảy đại lên bàn ghế, làm vỡ mấy chiếc bình pha lê tuyệt đẹp của chủ nhà. Một số vị khác lại thè mãi lưỡi ra và không ít vị xông vào nhau ẩu đả... Và ông Davy, đứng trước 8


cảnh đó, cũng tươi cười tuyên bố loại nitơ oxit mà ông đựng trong bình là N2O: Đinitơ oxit và khí này còn được gọi là khí cười. * Áp dụng: Bài 26: Oxit

Ví dụ 3: Khí Hiđro. Thế kỷ XVIII, nhà hóa học Pilatrơ Rôzơ người Pháp đã quan tâm đến vấn đề nếu hít khí hiđro vào phổi thì cái gì sẽ xảy ra. Trước ông chưa ai từng thử hít hiđro bao giờ và câu chuyện bắt đầu: Thoạt đầu, chẳng lưu tâm đến là liệu có hậu quả gì không nên Rôzơ quyết định thử hít hiđro vào phổi. Ông ta lại liên tục hít hiđro vào thật sâu hơn nữa, ông thở khí đó hướng vào ngọn nến đang cháy. Tất nhiên, hiđro là thứ khí khi hỗn hợp với không khí sẽ gây nổ! Về sau Rôzơ đã viết lại rằng: “Tôi tưởng là tôi đã bị bay toàn bộ hàm răng và cả lợi nữa”. Chí ít thì ông cũng thỏa mãn với kết quả thí nghiệm mà với nó ông đã coi thường tính mạng của chính mình. * Áp dụng: Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro.

Ví dụ 4: Chuyện vui “Dung môi vạn năng” Một hôm, người trợ lý của Jutus – Phon - Libic (1803- 1873), nhà Hoá học Đức nổi tiếng, hớt hải tìm ông để thông báo một tin tức quan trọng là anh ta vừa tìm ra một dung môi vạn năng. - Nhưng dung môi vạn năng là cái gì? Libic hỏi. - Dung môi vạn năng là loại dung môi có thể hoà tan được mọi thứ. - Thế anh sẽ đựng dung môi này bằng cái gì? * Áp dụng: Bài 40: “Dung dịch”

Những câu chuyện vui về hóa học không liên quan trực tiếp đến kiến thức bài học nhưng sẽ giúp các em thư giãn, tạo tâm lí thoải mái trong các giờ học hóa khô khan toàn khái niệm với công thức từ đó các em học sinh sẽ không còn chán nản với môn học. 2.3. Sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) trong dạy học. Sử dụng SĐTD trong dạy học hóa học giúp giáo viên hệ thống kiến thức một cách khoa học và logic, nội dung bài học được thể hiện trên sơ đồ một cách trực quan mà không sợ bỏ sót ý, tạo ra các hình thức học tập khác nhau, sử dụng 9


được linh hoạt các phương pháp học tập và sử dụng phối kết hợp các thiết bị dạy học với nhau… Sử dụng SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Tập cho các em thói quen tự ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng SĐTD. Sử dụng SĐTD trong dạy học với nhiều mục đích khác nhau, nhiều dạng bài: Dùng dạy học bài mới nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức sau bài học, dùng tổng hợp kiến thức một chương, hay nhiều bài học…. 2.3.1. Sử dụng SĐTD trong việc hình thành kiến thức mới. Có thể sử dụng SĐTD hỗ trợ hình thành kiến thức mới. Mục tiêu bài học sẽ được cô đọng ở từ khóa trung tâm. GV tự xây dựng hoặc GV hướng dẫn HS lần lượt vẽ các nhánh theo tiến trình hình thành kiến thức bài mới: Kết hợp với các phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm…để HS tự khám phá kiến thức mới. Từ mỗi nhánh lại triển khai các nhánh phụ và mỗi nhánh phụ lại đi sâu khai thác những kiến thức cụ thể hơn… Nhìn vào SĐTD học sinh sẽ nhìn thấy bức tranh tổng thể kiến thức vừa học một cách dễ dàng. Ví dụ 1: Bài “Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi”. GV tổ chức phương pháp học tập kết hợp sử dụng BĐTD như sau: Hoạt động 1: GV sẽ đưa chủ đề trung tâm “Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi” dưới dạng SĐTD còn thiếu thông tin gợi ý HS điền thông tin còn thiếu ở nhánh chính hình thành nội dung của bài. SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI

III……

10


Hoạt động 2: GV cùng học sinh lần lượt từng bước đi tìm hiểu cụ thể hơn về từng nội dung. - Thông qua việc quan sát các PTHH có sự tham gia của oxi, đọc thông tin sách giáo khoa nhận xét về sự oxi hóa và cho ví dụ. - Xác định số chất tham gia và số chất sản phẩm trong các PTHH nhận xét, đi đến kết luận về phản ứng hóa hợp. - Quan sát hình ảnh, tìm hiểu thông tin trình bày những ứng dụng của oxi? Hoạt động 3: GV nhận xét và củng cố kiến thức thông qua bản đồ tư duy mà cả lớp cùng tham gia hoàn chỉnh (có thể chiếu SĐTD chuẩn bị sẵn để HS đối chiếu với bài làm của mình)

Sơ đồ tư duy của HS lớp 8A Ví dụ 2: Bài oxit để học sinh nắm được định nghĩa, công thức, phân loại, cách gọi tên oxit. Giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, giáo viên đưa ra từ khóa trung tâm “Oxit” và các nhánh chính, yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa, thảo luận và điền tiếp các thông tin còn thiếu. Sau khi vẽ xong đại diện các nhóm sẽ thuyết trình về SĐTD của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có). Giáo viên có thể kết hợp với việc sử dụng SĐTD thiết kế trên phần mềm để chốt luôn kiến thức của bài học và học sinh theo dõi để đối chiếu với bài làm của nhóm mình. 11


Chung: Tên nguyên tố + oxi t KL nhi ềuhóatrị Tên KL (hóatrị) + oxi t

Tên gọi

PK nhi ềuhóatrị (TT1) Tên PK + (TT2) Oxi t Oxi t axit Oxitbazơ

Hợp chất

Định nghĩa

1 nguyên tố là oxi

OXIT Phân loại

2 nguyên tố

Công thức

MxOy

* Đối với những chủ đề hay nội dung bài học lí thuyết nhiều, ít hoặc không có thí nghiệm nghiên cứu. Hoạt động 1: HS lập SĐTD theo nhóm với gợi ý của giáo viên. Hoạt động 2: Các nhóm học sinh cùng dán SĐTD lên bảng và giáo viên mời đại diện nhóm báo cáo thuyết trình “sản phẩm” của mình. Các nhóm khác nhận xét. Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn. Ví dụ: Bài 36: Nước, mục III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước. Hoạt động 1: Giáo viên chia nhóm học sinh yêu cầu về nhà tìm hiểu và trình bày bằng SĐTD nội dung bài học mà nhóm đã được phân công. Sau khi học sinh sưu tầm tư liệu giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày SĐTD trên phần mềm PowerPoint, Xmind… + Nhóm 1: Đưa ra dẫn chứng về vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. + Nhóm 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. 12


+ Nhóm 3: Nêu biện pháp tiết kiệm nước, khắc phục nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Hoạt động 2: Giáo viên cho các nhóm thuyết trình SĐTD của nhóm mình trước lớp. Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét, bổ sung và củng cố kiến thức của mục bằng SĐTD đã chuẩn bị sẵn.

Sản phẩm của nhóm 1 - Lớp 8A

Nước cần chosự traođổichất trong cơ thể.

Nước cần chosi nh hoạt

VAITRÒ CỦA NƯỚC Sản xuất công nghi ệp

Sản xuất nông nghi ệp

Gi aothông, vận tải

Sản phẩm của nhóm 2 – Lớp 8B Xác chết của các động vât

Chất thải của các nhà máy.

NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Nước thải sinh hoạt

Thuốc bảo vệ thực vật

13

Vứt rác xuống sông ngòi


Sản phẩm của nhóm 3 – Lớp 8A

Không vứt rác xuống sông ngòi.

Xây dựng hệ thống xử lí nước thải.

BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC KHÔNG BỊ Ô NHIỄM.

Trồng cây, gây rừng Bảo vệ nguồn nước

Phân loại, đổ rác đúng nơi quy định.

2.3.2. Sử dụng SĐTD trong việc củng cố kiến thức. Giáo viên sử dụng SĐTD để thể hiện lại những kiến thức, nội dung cơ bản của bài học để tránh bị sót ý, khắc sâu kiến thức trọng tâm, liên kết các kiến thức lại với nhau, từ đó vận dụng kiến thức để giải các bài tập và định hướng cho việc tìm ra kiến thức ở bài tiếp theo. Tôi thường sử dụng SĐTD để củng cố kiến thức sau bài học nhiều hơn các hình thức khác. Cho học sinh vẽ SĐTD vào giấy hoặc ra câu hỏi củng cố bài rồi phát vấn, học sinh ở dưới trả lời. Từ nội dung câu hỏi giáo viên kết hợp trình bày trên máy chiếu hình thành SĐTD, có nhấn mạnh kiến thức trọng tâm và giới thiệu nội dung bài tiếp theo. Học sinh vẽ lại SĐTD ngay tại lớp hoặc về nhà hoàn thành. Ví dụ: Sau khi học xong bài tính chất của oxi. Giáo viên yêu học sinh vẽ SĐTD ghi tóm tắt lại những nội dung chính của bài.

14


Một số SĐTD tôi thiết kế để củng cố bài học. Bài: Nguyên tử

Bài 9: Công thức hóa học CÔNG THỨC HÓA HỌC

CTHH củađơn chất

Có dạng chung: Ax

Ý nghĩaCTHH CTHH củahợp chất

Có dạng chung: AxByhoặc AxByCz

Bài 10: Hóa trị.

15

- Nguyên tố tạorachất. - Số nguyên tử của nguyên tố. - Phân tử khối.


Bài 28: Không khí – Sự cháy.

Bài 31: Tính chất ứng dụng của hiđro. HIĐRO KHHH: H NTK:1

0

t 2H2 + O2  2H2O

Tính chất vật lí

2.3.3. Sử dụng SĐTD ở bài luyện tập, ôn tập. Các bài luyện tập, ôn tập nhằm mục đích giúp các em củng cố và hệ thống lại kiến thức của một số bài học trước đó hoặc cả chương, đồng thời thông qua các tiết luyện tập để HS rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học. Tuy nhiên thời lượng nhiều tiết luyện tập chỉ có 45 phút, như vậy GV có thể gặp nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động dạy. Vì vậy sử dụng SĐTD vừa đảm bảo lượng kiến thức ôn tập, số lượng giải bài tập vừa kích thích hoạt động học tập tích cực, hứng thú của học sinh. 16


Ví dụ 1: Bài luyện tập 3. + Trong phần hướng dẫn học sinh tự học của tiết trước giáo viên phân công nhiệm vụ và hướng dẫn 4 nhóm vẽ sơ đồ tư duy. Nhóm 1: Sự biến đổi chất. Nhóm 2: Phản ứng hóa học. Nhóm 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Nhóm 4: Phương trình hóa học. + Giáo viên giới thiệu bài học. Phần kiến thức cần nhớ giáo viên đặt vấn đề: Những kiến thức trọng tâm nào đã học cần nhớ trong tiết luyện tập hôm nay? + Giáo viên yêu cầu các nhóm lần lượt lên trình bày SĐTD của nhóm mình. Học sinh cử đại diện nhóm trình bày. Các nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. Nhóm không trả lời được câu hỏi, nhờ giáo viên hỗ trợ. + Giáo viên cùng học sinh nhận xét SĐTD của mỗi nhóm. + Sau đó giáo viên trình chiếu SĐTD kiến thức cần nhớ bài luyện tập 3 hoàn chỉnh.

Ví dụ 2: Bài luyện tập 5 Giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau. Bước 1: Giaos viên đưa ra SĐTD có từ khóa “Kiến thức cần nhớ” ở trung tâm với mỗi nhánh lớn giới thiệu một nội dung hoặc chủ đề mà học sinh sẽ được hệ thống, ôn tập. 17


Bước 2: Tiếp theo giáo viên lựa chọn hoặc thiết kế những bài tập có sẵn trong sgk (hay BT ngoài) cần thiết phù hợp với từng nội dung, chủ đề kiến thức được ôn tập. Bước 3: Sau mỗi hoạt động giải bài tập của học sinh. Gióa viên sẽ yêu cầu học sinh nhớ và nhắc lại từng nội dung kiến thức cần nắm thông qua việc giải bài tập đó. Trong quá trình đó giáo viên vừa nhận xét, sửa chữa và hoàn chỉnh dần SĐTD. Hoạt động này giáo viên có thể thay đổi nhiều hình thức khác nhau tránh lặp lại, nhàm chán đối với người học: Có thể cho học sinh nhắc lại kiến thức và sau đó đưa bài tập vận dụng có liên quan và ngược lại.

Như vậy thông qua SĐTD học sinh vừa có thể hệ thống, khái quát những kiến thức trọng tâm một cách một cách nhanh chóng, dễ dàng. Từ đó khắc sâu kiến thức lâu hơn và được rèn luyện kỹ năng giải nhiều bài tập hơn. Tóm lại sau mỗi bài học giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ SĐTD. Mỗi bài học có thể được vẽ trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng. 18


2.4. Rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh. Đối với học sinh yếu, kém thường ít chú ý đến tiết học, việc học – hiểu – thực hành tại lớp là cần thiết. Các em có nhiều “lỗ hổng” kiến thức và “khó nhớ, mau quên” trong quá trình giảng dạy để học sinh có thể học tốt môn hóa học thì việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh là cần thiết vì bài tập hoá học có tác dụng: + Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức đã học. + Rèn luyện một số kĩ năng, kĩ xảo (sử dụng ngôn ngữ hoá học, lập công thức, cân bằng phương trình, tính theo công thức và phương trình, các tính toán đại số….), rèn cho học sinh tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận, chính xác, khoa học… làm cho các em yêu thích bộ môn, say mê khoa học. + Giúp giáo viên đánh giá được học sinh, học sinh cũng tự kiểm tra, biết được lỗ hổng kiến thức để kịp thời ôn tập lại. Giáo viên lựa chọn các bài tập tiêu biểu điển hình. Biên soạn hệ thống các bài tập để làm tài liệu cho tiện sử dụng, như: Các bài tập cơ bản, điển hình; sắp xếp theo từng dạng bài tập; sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Cho các em nắm chắc phương pháp giải các dạng bài tập cơ bản: Sửa bài tập mẫu, cho thêm các bài tập tương tự nhưng ở mức khó dần, ôn luyện thường xuyên. Thường xuyên kiểm tra bài để giúp các em thuộc bài đã học. Sau đó rèn kỹ năng giải bài tập theo sự phân loại dựa vào nội dung mà các em vừa mới học. Chẳng hạn dạng bài tập tính theo PTHH: Giáo viên phân loại các dạng bài tập tính theo PTHH như: Tính khối lượng (hoặc thể tích chất khí ở đktc) của chất này khi đã biết lượng (hoặc thể tích chất khí) của một chất khác trong phương trình phản ứng; Cho biết khối lượng của 2 chất tham gia, tìm khối lượng của chất tạo thành; Hiệu suất phản ứng (H%); Tính theo nhiều phản ứng nối tiếp nhau… 19


Đối với mỗi dạng bài giáo viên đưa ra phương pháp giải chung và làm ví dụ mẫu (có thể giảng chậm, chữa kĩ cho học sinh), cho học sinh làm thêm các bài tập tương tự để học sinh được rèn kĩ năng làm bài tập. Ví dụ 1: Tính khối lượng (hoặc thể tích chất khí ở đktc) của chất này khi

đã biết lượng (hoặc thể tích chất khí) của một chất khác trong phương trình phản ứng. * Phương pháp giải: - Chuyển giả thiết đã cho về số mol (n =

௠ ெ

hoặc n =

௏ ଶଶ,ସ

)

- Viết và cân bằng PTPƯ. - Dựa vào tỉ lệ mol theo PTPƯ, từ số mol chất đã biết tìm số mol chất chưa biết (theo qui tắc tam xuất) - Từ số mol, tính ra khối lượng (m = n.M) hoặc thể tích chất khí (V = n.22,4) hay các vấn đề khác mà đề bài yêu cầu trả lời.

Đề bài: Cho 13g Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được kẽm clorua và khí hiđro. Hãy tính: a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc. b) Khối lượng muối kẽm clorua tạo thành.

Giải: - Tính số mol kẽm (Zn) tham gia phản ứng: nZn =

m Zn 13 = = 0,2( mol ) M Zn 65

→ ZnCl2 + H2 - PTHH: Zn + 2HCl 

1mol

1mol

1mol

0,2 mol

y mol

x mol

a) Số mol H2 tạo thành: x =

0, 2 .1 = 0,2( mol ) 1

ܸுమ = ݊. 22,4 = 0,2.22,4 = 4,48 ݈ b) Số mol ZnCl2 tạo thành: y =

଴,ଶ.ଵ ଵ

= 0,2(݉‫)݈݋‬

→ ݉௓௡஼௟మ = ݊. ‫ = ܯ‬0,2.136 = 27,2݃

20


Ví dụ 2: Cho biết khối lượng của 2 chất tham gia, tìm khối lượng của chất tạo thành. Loại này trước hết phải xác định xem, trong 2 chất tham gia chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư. Sản phẩm chỉ được tính theo chất tham gia nào phản ứng hết (áp dụng như dạng 1) Để trả lời câu hỏi trên ta làm như sau: Giả sử có phản ứng: A + B → C + D Với số mol cho ban đầu của A là a mol, của B là b mol.

So sánh hai tỉ số Nếu:

௔ ௠

=

Chất phản ứng hết

௕ ௡

ܽ ܾ > ݉ ݊ ܽ ܾ < ݉ ݊

Sản phẩm tính theo

A, B đều hết

A hoặc B

B hết

Theo B

A hết

Theo A

Nội dung bài toán trên có thể giải đơn giản nếu ta cố gắng hiểu và giải theo phương pháp “3 dòng” qua bài tập sau. * Đề bài: Nếu cho 11,2 g Fe tác dụng với 18,25g HCl thì sau phản ứng sẽ thu được những chất nào? Bao nhiêu gam?

Giải: n Fe =

݊ு஼௟ =

PTHH:

11 , 2 = 0 , 2 ( mol ) 56 ଵ଼,ଶହ ଷ଺,ହ

= 0,5(݉‫)݈݋‬

Fe

+

2HCl

 →

FeCl2 +

H2

Ban đầu cho: 0,2

0,5

0

0

Phản ứng:

2.0,2

0,2

0,2

0,2

Sau phản ứng: 0 (Vì

0,1

0,2

(mol) (mol) 0,2

0,2 0,5 < nên Fe phản ứng hết) 1 2

Theo PT: nHCl (phản ứng) = 2.nFe = 2.0,2 = 0,4 (mol)

݊ி௘஼௟మ = ݊ுమ = ݊ி௘(௣ứ) = 0,2(݉‫)݈݋‬ 21

(mol)


Vậy sau phản ứng thu được:

݉ி௘஼௟మ = 0,2.127 = 25,4݃ ݉ுమ = 0,2.2 = 0,4݃

mHCl dư = 0,1. 36,5 = 3,65g 3. Kết quả đạt được. Trong thời gian giảng dạy và vận dụng các biện pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hoá học cho HS lớp 8 trường THCS Thịnh Đức, tôi nhận thấy tiết dạy sinh động hơn, không còn cảm giác nặng nề như trước đây, nhất là các em học sinh yếu, kém tỏ ra có hứng thú học tập bộ môn hơn trước, siêng năng và có ý thức tự học, hoàn thành bài tập ở nhà và nắm được tương đối kiến thức trọng tâm từng bài học.

Bảng kết quả của học sinh khối 8 qua các năm học Tổng số

Năm học

Giỏi

Khá

TB

Yếu, kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

82

2016 -2017

4

4,9%

22

26,8%

51

62,2%

5

6,1%

78

2017-2018

6

7,7%

26

33,3%

43

55,1%

3

3,9%

80

2018-2019

8

10%

28

35%

42

52,5%

2

2,5%

Từ bảng kết quả trên ta thấy năm học 2016 – 2017 trước khi áp dụng sáng kiến tỉ lệ HS yếu, kém vẫn còn cao (6,1%), tỉ lệ HS khá, giỏi thấp (31,7%). Trong năm học 2017 – 2018 và 2018 – 2019 khi áp dụng sáng kiến ta thấy tỉ lệ HS yếu, kém đã giảm xuống (từ 6,1% xuống còn 3,9% và 2,5%) đồng thời tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng dần (từ 31,7% tăng lên 41% và 45%). Đặc biệt học sinh yếu, kém đã vươn lên trung bình, từ trung bình lên khá. Điều này chứng tỏ, khi vận dụng các biện pháp nêu trên không những giúp cho các em lấy lại tự tin trong học tập, mà còn đạt được kết quả khả quan.

22


Bên cạnh chất lượng học tập được nâng cao các em còn thích tìm tòi khám phá nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Kết luận: Để rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học ngoài tình thương yêu dành cho học trò, giáo viên cần phải kiên trì nâng niu, soạn giảng từng bài học, xây dựng hệ thống bài tập từ đơn giản nhất và có mức độ nâng dần lên, cho các em làm đi, làm lại nhiều bài tập cùng một loại để khắc sâu cách giải cho các em. Từ đó giúp các em có tiến bộ, có căn bản, tự tin trong học tập bộ môn.

4. Tính mới của sáng kiến. Đề xuất được một số biện pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học 8 ở trường THCS Thịnh Đức nhằm giúp học sinh yêu thích bộ môn, có hứng thú trong học tập để giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Sưu tầm được một số mẩu chuyện vui, thiết kế được SĐTD một số bài học (chương trình Hóa học 8) nhằm tăng hứng thú học tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực nhận thức cho học sinh (có thể sử dụng cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau, đặc biệt có ý nghĩa trong việc hỗ trợ các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém)

+ Khả năng áp dụng của giải pháp. Trong hai năm học 2017 – 2018 ; 2018 – 2019 nghiên cứu và thử nghiệm sáng kiến tôi nhận thấy sáng kiến có tính khả thi cao. Áp dụng các biện pháp này mang lại cho các em sự tự tin, phấn đấu trong học tập, xoá đi mặc cảm cho rằng thầy cô chỉ quan tâm, khen tặng những học sinh khá giỏi. Trong các giờ dạy học sinh rất sôi nổi, tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức nên hạn chế được các em học sinh yếu, kém. Đồng thời giúp cho các em có được trình độ nhận thức đồng đều trong một lớp, không còn khoảng cách khá lớn giữa học sinh yếu – kém với học sinh khá – giỏi. Sáng kiến không chỉ áp dụng riêng cho môn Hóa học của học sinh khối 8 trường THCS Thịnh Đức mà còn áp dụng được với tất cả các môn học ở các trường THCS. 23


- Những thông tin cần được bảo mật: Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để việc rèn luyện học sinh yếu, kém vươn lên đạt yêu cầu, nâng cao chất lượng bộ môn cần đảm bảo các điều kiện sau: + Đối với giáo viên: Luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Sưu tầm tài liệu, tìm những “bí quyết” để giúp các em dễ nhớ và nhớ lâu kiến thức cơ bản, hướng dẫn kỹ năng, phương pháp học tập cho học sinh. Cần phải có tình yêu thương học sinh, tận tụy với nghề nghiệp, luôn động viên, khen ngợi, khích lệ tinh thần kịp thời và đúng lúc. + Đối với học sinh: Trong tiết học, phải tập trung tất cả cho việc nghe giảng bài, tự ghi bài đầy đủ, tham gia đóng góp với lớp khi có vấn đề được đặt ra. Học thuộc bài và làm đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa và của thầy, cô giao cho… chuẩn bị tốt theo lời dặn dò của thầy, cô cho tiết học tới. Chủ động tìm hiểu và học tập những kiến thức mới và ôn - luyện những kiến thức cũ, có thể bổ sung, nâng cao. Tăng cường sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học như PowerPoint, Mindmap… + Nhà trường: Trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học như: Hóa chất, dụng cụ, tranh ảnh, máy tính, máy chiếu, tài liệu tham khảo… - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Một vài kinh nghiệm rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hoá học 8 được áp dụng ở trường THCS Thịnh Đức đã giúp học sinh yêu thích bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng học tập, đặc biệt giúp các em tự tin và xoá bỏ mặc cảm giữa học sinh yếu – kém với học sinh khá – giỏi. 24


Rèn luyện học sinh yếu, kém làm cho chất lượng giờ dạy được nâng cao hơn, thoả mãn hứng thú của học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức mới, nâng cao khả năng tự tìm tòi nghiên cứu của các em, tạo điều kiện cho các em chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng. Việc trao đổi, học hỏi giữa đồng nghiệp trong tổ chuyên môn nhà trường hay cụm chuyên môn giúp tôi có nhiều kinh nghiệm, đúc kết nhiều bài học để áp dụng trong phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Tốt Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thịnh Đức, ngày 12 tháng 3 năm 2020

Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thu Hiền

25


Thịnh Đức, ngày …. tháng 3 năm 2020

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Điểm: ………………….

Xếp loại:………………… Người chấm

26


PHÒNG GDĐT THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THCS THỊNH ĐỨC

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU

Thịnh Đức, tháng 9 năm 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVMT

Bảo vệ môi trường

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THCS

Trung học cơ sở

GDMT

Giáo dục môi trường


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng Phòng giáo dục đào tạo TP Thái Nguyên. - Hội đồng sáng kiến trường THCS Thịnh Đức Tôi ghi tên dưới đây

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng

Nơi công tác Chức

năm sinh

1 LÊ THU HIỀN 26/ 01/1985

danh

Trường THCS Thịnh Đức

GV

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

Đại học

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Hóa học 9. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hóa học - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 05/10/2017 - Mô tả bản chất của sáng kiến: 1. Thực trạng vấn đề trước khi có sáng kiến. Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra càng ngày càng nhiều, một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước. Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, tính chất, ứng dụng của chất, sự biến đổi giữa các chất, sản xuất các chất. Thông qua đó có thể giáo dục cho học sinh nắm vững và thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giảng dạy Hóa học ở trường THCS còn mang


nặng tính lí thuyết, thụ động và chưa phù hợp với yêu cầu xã hội, nội dung tích hợp giáo dục BVMT chưa sâu sát và triệt để. Nhiều GV đã chú ý đưa nội dung giáo dục BVMT vào các bài dạy nhưng hiệu quả đem lại chưa cao. Nguyên nhân là do GV còn ngại tìm kiếm các tư liệu, kiến thức về GDMT, chưa có nội dung tích hợp cụ thể cho từng bài mà thường sử dụng các câu hỏi có sẵn, chưa sát với từng đối tượng HS không phát huy được tính tự lực, sáng tạo của HS, chưa định hướng được vào giải quyết các vấn đề hay và khó mà HS chỉ thụ động chiếm lĩnh kiến thức. Qua khảo sát 80 em HS khối 9 trường THCS Thịnh Đức đầu năm học 2017 – 2018 bằng 10 câu hỏi liên quan đến môi trường thì thu được kết quả như sau: Kết quả (Số câu trả lời đúng) Tổng số học sinh 80

Dưới 5 câu

5 – 8 câu

9 – 10 câu

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

38

47,5%

30

37,5%

12

15%

Từ kết quả trên kết hợp với việc quan sát hoạt động của HS trong các giờ ra chơi tôi nhận thấy nhiều em chưa có kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan đến môi trường, ý thức BVMT của các em chưa cao như các em còn xả rác trong lớp học, không giữ vệ sinh chung trong nhà vệ sinh, ăn quà bánh xong xả rác tại chỗ, trên đường đi học về ăn quà rồi xả rác bừa bãi.... Vì vậy, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trang bị cho HS các kiến thức về môi trường và BVMT thông qua các bài dạy trong chương trình Hóa học 9 đạt hiệu quả cao hơn đã thôi thúc tôi tiến hành nghiên cứu sáng kiến: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Hóa học 9” để áp dụng trong quá trình giảng dạy ở trường THCS Thịnh Đức. 2. Điểm mới của sáng kiến.


- Đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tích hợp nội dung giáo dục BVMT trong dạy học môn Hóa học 9 ở trường THCS Thịnh Đức. - Xây dựng được nội dung tích hợp giáo dục BVMT vào một số bài trong chương trình Hóa học 9. - Xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập thực tiễn có nội dung giáo dục môi trường. 3. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề. 3.1. Mục đích của giải pháp. Trong sáng kiến này tôi hướng tới mục đích sau: Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát huy tích cực việc tích hợp giáo dục BVMT trong giảng dạy môn Hóa học 9 ở trường THCS Thịnh Đức. Từ đó giúp HS: - Hiểu được môi trường bị ô nhiễm là môi trường như thế nào. Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường. - Hiểu rõ mối quan hệ giữa các kiến thức hóa học với thực tiễn đời sống để các em vận dụng được kiến thức hóa học giải thích được các hiện tượng trong thực tiễn. - Hình thành ý thức bảo vệ môi trường. 3.2. Nội dung của giải pháp. 3.2.1. Xác định một số phương pháp giáo dục BVMT qua môn Hóa học 9 3.2.2. Đề xuất biện pháp tích hợp nội dung giáo dục BVMT trong dạy học Hóa học 9 3.2.3. Quy trình thực hiện tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào dạy học Hóa học 9 * Nội dung cụ thể từng phần như sau: 3.2.1. Xác định một số phương pháp giáo dục BVMT qua môn Hóa học 9. Giáo dục BVMT là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những kiến thức về


môi trường cho HS thông qua môn Hóa học. Việc đưa kiến thức giáo dục BVMT vào môn Hóa học thuận lợi và hiệu quả nhất là hình thức tích hợp và lồng ghép. * Tích hợp là cách kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức bảo vệ môi trường một cách hài hòa thống nhất. Ví dụ: Khi giảng dạy bài một số oxit quan trọng phần lưu huỳnh đioxit song song với việc giảng dạy các kiến thức về tính chất vật lí, hóa học, phương pháp điều chế... GV cần phải biết khai thác các kiến thức có liên quan đến môi trường như việc SO2 là khí gây ô nhiễm môi trường, là một nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit phá hủy các công trình xây dựng, nhà cửa, làm chết các sinh vật..... Qua đó có thể nêu các biện pháp xử lí đơn giản với không khí bị nhiễm lưu huỳnh đioxit. * Lồng ghép. Lồng ghép thể hiện việc lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung giáo dục BVMT Ví dụ: Khi giảng dạy bài: Tính chất hóa học chung của kim loại. GV có thể nêu thêm phần tác hại của một số kim loại nặng như: Pb, Cd, Hg... Từ đó nêu một số biện pháp phòng ngừa và xử lí kịp thời khi bị nhiễm kim loại nặng. Tùy điều kiện, mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn hình thức lồng ghép cho phù hợp để đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: a. Phương pháp giáo dục BVMT thông qua giờ học trên lớp và trong phòng thí nghiệm. Kiến thức giáo dục môi trường được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài học theo 3 mức độ: Toàn phần, bộ phận hoặc liên hệ. Tùy từng điều kiện, có thể sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp đàm thoại (hỏi, đáp) - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ giảng. - Phương pháp giảng dạy dùng lời nói để giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu,...


- Phương pháp thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm,... - Phương pháp khai thác các kiến thức về giáo dục BVMT.

b. Phương pháp giáo dục BVMT thông qua hoạt động ngoài giờ, ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa để giáo dục BVMT là hình thức rất có hiệu quả, phù hợp với tâm lí HS, sự giáo dục của GV và sự tiếp nhận của HS nhẹ nhàng và sâu sắc. Có thể tổ chức câu lạc bộ môi trường sinh hoạt theo các chủ đề: Sử dụng các nguồn năng lượng, rác thải, bệnh tật học đường… ; Tổ chức xem băng hình (Thông qua các phóng sự, video, trang web….) về các hoạt động BVMT; Tham quan danh lam thắng cảnh, nhà máy, nơi xử lí rác thải… Thông qua tình hình thực tế giúp HS hiểu tình hình môi trường của địa phương về tác động của con người với môi trường. Từ đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS. Thông qua hoạt động ngoại khóa còn cung cấp cho HS một số kĩ năng và phương pháp tích cực tham gia vào mạng lưới giáo dục bảo vệ môi trường. 3.2.2. Một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục BVMT trong dạy học môn Hóa học 9 Để việc tích hợp nội dung giáo dục BVMT trong dạy học môn Hóa học 9 ở trường THCS Thịnh Đức đạt hiệu quả cao tôi đã áp dụng một số biện pháp sau. a. Sưu tầm nguồn tư liệu cung cấp thông tin hỗ trợ việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học môn Hóa học 9. a1. Các loại tư liệu về giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Hóa học. Nguồn tư liệu để hỗ trợ giáo viên trong dạy học có tích hợp nội dung giáo dục BVMT rất phong phú và đa dạng. Có thể kể đến một số tư liệu: - Các loại tranh ảnh, hình vẽ mô phỏng các hiện tượng môi trường và giải thích. - Các video đoạn phim nói về môi trường, chiến dịch BVMT. - Các trang web, cuốn sách, bài báo nói về môi trường. a2. Cách thức sử dụng tư liệu về giáo dục BVMT trong dạy học Hóa học.


Trong dạy học môn Hóa học lớp 9 để tích hợp được nội dung giáo dục BVMT chúng ta có thể sử dụng tư liệu với nhiều mục đích khác nhau. * Sử dụng hình ảnh để tạo tình huống có vấn đề, minh họa các hiện tượng môi trường hoặc liên hệ với các hiện tượng trong thực tiễn có liên quan đến môi trường. Ví dụ 1: Khi dạy bài dầu mỏ và khí thiên nhiên GV có thể cho HS quan sát một số hình ảnh về thảm họa tràn dầu, yêu cầu HS nhận xét về tính chất vật lí đồng thời nêu tác hại của sự cố tràn dầu đối với môi trường.

Sự cố tràn dầu và tác hại. Ví dụ 2: Khi dạy bài: Các oxit của Cacbon. Phần củng cố: Để HS biết hàm lượng các oxit của cacbon trong không khí lớn gây ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính,...GV trình chiếu một số hình ảnh minh họa.

Hình ảnh: Lò nung gạch, nung vôi gây ô nhiễm môi trường


- Sau đó đưa ra câu hỏi: Tại sao việc sử dụng than để nấu ăn, nung gạch ngói, nung vôi gây ô nhiễm môi trường? Biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường? - HS trả lời. - GV nhận xét, kết luận. Chiếu hình ảnh minh họa.

Sử dụng năng lượng mặt trời hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ 3: Bài phân bón hóa học. Phần củng cố: Gv chiếu hình ảnh và đưa ra câu hỏi: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây?

Dùng tro bếp bón cho cây. - HS trả lời: (Trong tro bếp có chứa muối K2CO3, cung cấp nguyên tố kali cho cây) - GV nhận xét, kết luận. Giáo dục BVMT việc sử dụng phân bón không đúng liều lượng dẫn đến ô nhiễm nguồn đất, nước...Vì vậy có thể sử dụng một số chất tự nhiên để cải tạo đất trồng, làm phân bón, tránh việc lạm dụng các loại phân bón hóa học.


* Sử dụng các video, đoạn phim nói về môi trường để minh họa. Cho HS xem các đoạn phim về hoá học và môi trường cũng là một biện pháp thiết thực và bổ ích giúp HS tiếp thu một cách thiết thực nhất, sinh động nhất. Thông thường, một đoạn phim nói về hoá học và môi trường tuy dung lượng ngắn, không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo truyền tải được đầy đủ thông tin đến HS. Nổi bật nhất là các phim về ô nhiễm môi trường, tác hại do con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra cho môi trường và cách khắc phục. Để kiểm tra nhận thức của HS sau khi xem phim, GV nên đưa ra hệ thống các câu hỏi có liên quan để HS trả lời. Sau khi phân tích, tổng hợp nội dung trả lời của HS. GV rút ra nội dung chính của vấn đề đồng thời gợi mở các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tên bài dạy: Bài 2: Một số oxit quan trọng - Phần I: Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì? Để HS biết lưu huỳnh đioxit là chất khí độc, gây ô nhiễm không khí, mưa axit,... - GV có thể minh họa tình trạng ô nhiễm môi trường do khí SO2 và các khí khác gây ra cho môi trường bằng đoạn phim minh họa, các em sẽ tiếp thu nội dung cần truyền tải một cách sinh động và có hứng thú hơn. b. Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập hóa học tích hợp giáo dục BVMT: Bài tập hóa học là một trong những nội dung quan trọng trong dạy học hóa học. Để tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học Hóa học giáo viên có thể sử dụng các bài tập thực tiễn liên quan đến nội dung giáo dục BVMT để củng cố, ôn tập kiến thức hay kiểm tra đánh giá thông qua đó giúp các em hiểu các vấn đề về môi trường và giáo dục ý thức BVMT cho HS, giúp HS có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nhờ đó có thể khắc sâu trong tư tưởng của các em.


Ví dụ 1: Tên bài dạy: Bài 2: Một số oxit quan trọng phần tính chất của canxi oxit. - GV có thể đưa ra câu hỏi: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi? - HS trả lời. (Thành phần của bột vôi gồm CaO, Ca(OH)2 và một số ít CaCO3. Ở ruộng chua có chứa axit, pH < 7, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua  Sử dụng trong ngành nông nghiệp) - GV nhận xét, kết luận  Giáo dục BVMT: CaO có vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi trường, trung hòa axit dư,... Ví dụ 2: Bài 36: Metan - Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí. GV đặt câu hỏi: Biogas là gì ?

HS trả lời. (Biogas là một loại khí được sinh ra khi phân động vật và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện không có không khí (quá trình hiếm khí). Gồm CH4, N2, CO2, H2S …) GV kết luận  Giáo dục BVMT xử lý chất thải chăn nuôi góp phần xử lý môi trường tại chỗ ở nông thôn. Ví dụ 3: Bài 39: Benzen - Tính chất vật lí của benzen.


- GV đưa ra câu hỏi: Bàn ghế, giường tủ bày trong căn phòng, các đồ dùng mới thường toả ra mùi thơm nhẹ rất dễ chịu, nhưng vì sao không nên ngửi mùi thơm của các đồ dùng đó? - HS trả lời. (Trong các hoá chất có một loại chất hữu cơ gọi là chất thơm. Chất thơm này có mùi thơm nhẹ, dễ chịu và tồn tại trong rất nhiều loại vật chất. Thành phần chủ yếu của chất thơm này là benzen (C6H6). Khi có một phần vạn chất thơm benzen trong không khí và con người hít thở không khí này liên tục trong vài giờ sẽ bị nhức đầu, mệt mỏi. Nếu con người sống và làm việc lâu dài trong môi trường không khí đó thì khả năng tạo ra huyết cầu của tuỷ xương sẽ bị tổn hại, dẫn đến bệnh thiếu máu, thậm chí dẫn đến bệnh máu trắng) - GV kết luận: Benzen là chất độc, dễ bay hơi gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khỏe của con người và động vật. * Một số câu hỏi, bài tập thực tiễn có nội dung GDMT có thể sử dụng trong dạy học Hóa học lớp 9. Chương I: Các loại hợp chất vô cơ Câu 1: “Hiện tượng mưa axit” là gì? Tác hại như thế nào? Giải thích: Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy…) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3. 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 2NO + O2 → 2NO2 4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3 Hiện nay, mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):


CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O Câu 2: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau? Giải thích: Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số con khác) có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau. Câu 3: Người ta biết chất diệp lục trong cây xanh có công thức phân tử C55H70O5N4Mg. Cây xanh tạo chất này nhờ CO2 (trong không khí), hiđro (từ nước trong đất) và các chất vô cơ là nitơ, magie (từ đất lên). Khi cây bị vàng lá, người ta nghi là không đủ chất diệp lục. Vậy theo em nên bón loại phân nào giúp cây tạo chất diệp lục hiệu quả nhất ? Giải thích: Nên dùng phân đạm như phân magie sunfat và amoni sunfat (NH4)2SO4 vì 2 loại phân này có Mg và N cung cấp cho cây. Câu 4: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây? Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây. Câu 5: Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong đất, nước… giảm đi rất nhiều, nhiều nơi không còn nữa? Giải thích: Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại này. Ví dụ trước khi trồng khoai tây một tuần người ta đưa vào đất một lượng urê (1,5 kg/m2) thì các mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Hiện tượng dễ thấy là không còn đỉa trong nước ở nhiều nơi như ngày trước nữa. Câu 6: Ca dao Việt Nam có câu: "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" Bằng kiến thức hóa học em hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên? Giải thích: Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đòng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy?


- Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20% Oxi. Khi có sấm chớp (tia lửa điện) thì: 2NO + O2 → 2NO2 - Khí NO2 hòa tan trong nước: 4NO2 + O2 + H2O → HNO3 - HNO3 hòa tan trong đất được trung hòa bởi một số muối tạo muối nitrat cung cấp Nitơ cho cây. Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp khoảng 6 - 7 kg Nitơ. Câu 7: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi? Giải thích: Thành phần của bột vôi gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3. Ở ruộng chua có chứa axit pH < 7, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua. Chương II, III: Kim loại, phi kim. Câu 1: Tại sao khi đánh phèn chua vào nước thì nước lại trở nên trong? Giải thích: Công thức hóa học của phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử nước: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Do đó khi đánh phèn trong nước, phèn tan ra tạo kết tủa Al(OH)3, chính kết tủa keo này đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành các hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm nước trong. Nên trong dân gian có câu: "Anh đừng bắc bậc làm cao Phèn chua em đánh nước nào cũng trong" Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặt. Vì phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong trắng, phàn là phèn). Câu 2: Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được? Giải thích: Trong không khí có oxi, hơi nước và các chất khác. Do tác dụng nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi và nước mưa (thường hòa tan khí CO2 tạo môi trường axit yếu) có phản ứng với sắt tạo thành một số


hợp chất của sắt gọi là gỉ sắt. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ dùng bằng sắt, người ta thường phủ lên đồ vật bằng sắt một lớp sơn, kim loại khác để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxi không khí và một số chất khác trong môi trường. Câu 3: Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói,…cây cối thường ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm. Điều đó giải thích như thế nào? Giải thích: Việc gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí là do nguồn chất thải dưới dạng khí thải, nước thải, chất rắn thải… - Những chất thải này có thể dưới dạng khí độc như: SO2, H2S, CO2, CO, HCl, Cl2…có thể tác dụng trực tiếp hoặc là nguyên nhân gây mưa axit làm hại cho cây. - Nguồn nước thải có chứa kim loại nặng, các gốc nitrat, clorua, sunfat…sẽ có hại đối với sinh vật sống trong nước và thực vật. - Những chất thải rắn như xỉ than và một số chất hóa học sẽ làm cho đất bị ô nhiễm, không thuận lợi cho sự phát triển của cây. Do đó để bảo vệ môi trường các nhà máy cần được xây dựng theo chu trình khép kín, đảm bảo khử được phần lớn chất độc hại trước khi thải ra môi trường. Câu 4: “Hiệu ứng nhà kính” là gì? Giải thích: Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại (tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 A0 đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 A0 bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4oC.


Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là hiệu ứng nhà kính. Câu 5: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo? Giải thích: Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước: Cl2 + H2O → HCl + HClO Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo. Câu 6: Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu than củi? Giải thích: Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ hơi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê. Chương IV: Hiđrocacbon – Nhiên liệu. Câu 1: Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)? Giải thích: Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy. Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn nuôi lợn tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy … Câu 2: Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt? Giải thích: Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do khi xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi.


Vì vậy, trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc. Câu 3: Trong quá trình sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4 - D có thể lẫn chất độc đioxin. Em hãy kể một thảm họa về chất độc này đã gây ra cho nhân loại? Trong quá trình sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4 – D có thể lẫn chất độc đioxin: Trong chiến tranh Việt Nam đế quốc Mỹ đã sử dụng 2,4 – D có lẫn đioxin để phá hủy rừng Trường Sơn của Việt Nam gây ra thảm họa phá rừng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Đến nay Việt Nam vẫn còn nhiều người bị di chứng vì chất độc này. Ngay cả quân đội và các công ty hóa chất Mỹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Câu 4: Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là gì? A. Giảm giá thành sản xuất dầu, khí B. Đốt để lấy nhiệt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường? C. Phát triển chăn nuôi D. Giải quyết công việc ở nông thôn Đáp án: B Chương V: Dẫn xuất của hiđrocacbon, polime Câu 1: Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không? Giải thích: Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao) vì người ta cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển khô. Câu 2: Tại sao rượu giả có thể gây chết người? Giải thích: Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm nước vào pha loãng ra những vì vậy rượu nhạt đi người uống không thích. Nên họ pha thêm một ít rượu metylic làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc.


Câu 3: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn? Giải thích: Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm 0

cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75 có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn 0

hơn 75 thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên 0

vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75 thì hiệu quả sát trùng kém.

3.2.3. Quy trình thực hiện tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào dạy học Hóa học 9. a. Thu thập và phân loại các tư liệu: Để đưa nội dung giáo dục BVMT vào bài giảng một cách sống động, hợp lí giáo viên cần phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó thu thập tư liệu (bài viết, phóng sự, tranh ảnh,...). Sau đó, GV phải biết chắt lọc và phân loại theo từng nhóm để dễ dàng khi sử dụng. b. Nghiên cứu kĩ bài giảng. Khoa học Hoá học thường có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề về môi trường và giáo dục BVMT, tuy nhiên không phải bất kì bài dạy nào cũng chứa đựng nội dung này. Chính vì vậy GV cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng và cân nhắc để đưa kiến thức giáo dục môi trường vào một cách sống động. Bởi vì nếu không logic và phù hợp thì nội dung truyền tải sẽ sáo rỗng, mất giá trị, không còn khoa học. Một bài giảng gồm nhiều phần, nhiều mục, tuỳ theo từng nội dung cụ thể mà có thể tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa, GV cũng phải nắm vững và chính xác mục tiêu bài dạy để từ đó đưa nội dung GDMT vào sẽ không bị khập khiễng, thiếu logic. Muốn đạt được mục tiêu này GV cần xây dựng nội dung tích hợp cụ thể cho từng bài dạy. Dưới đây tôi đã xây dựng được nội dung tích hợp giáo dục BVMT vào một số bài trong chương trình Hóa học 9.


Bài

2

Tên bài dạy

Một số oxit quan trọng

Địa chỉ

Mức độ

tích hợp

tích hợp

Nội dung tích hợp CaO có vai trò quan trọng

Canxi oxit

Bộ

phận trong việc cải tạo môi

và liên hệ

trường, trung hòa axit dư,... - Một số oxit gây ô nhiễm

2

Một số oxit Lưu quan trọng

huỳnh Bộ

đi oxit

phận

và liên hệ

không khí, tạo ra mưa axit như SO2 - Giáo dục học ý thức tránh làm ô nhiễm không khí. - Axit có khả năng phản ứng với kim loại, làm mòn kim loại, gây hại các công

4

Một số axit Tính quan trọng

chất, Bộ

phận trình,…

sản xuất axit và liên hệ

- Khi sản xuất H2SO4 không

sunfuric.

an toàn sẽ làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, đất trồng. Sử dụng kiềm để sản xuất

8

Một số bazơ quan trọng

Ứng

dụng

NaOH, Ca(OH)2

bột giặt, thuốc tẩy rửa cũng Bộ

phận là nguyên nhân gây ra ô

và liên hệ

nhiễm nguồn nước. Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. - Sử dụng phân bón hóa học

11

Phân bón hóa Những phân học

bón thường dùng

Toàn bộ

không đúng qui định và lạm dụng là nguyên nhân chính gây bạc màu đất và làm ô


nhiễm trầm trọng nguồn nước sạch. - Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Có thể sử dụng một số chất tự nhiên để cải tạo đất trồng, làm phân bón, tránh việc lạm dụng các hợp chất hóa học. Việc khai thác, sản xuất nhôm từ quặng Bôxit là 18. Nhôm

Sản

xuất Bộ

nhôm

phận

và liên hệ

nguyên nhân gây xói mòn đất, ô nhiễm nguồn nước, phát sinh ô nhiễm tầng nước ngầm. Những khí thải như CO2,

20

xuất Bộ

Hợp kim sắt: Sản Gang, thép

gang, thép

phận SO2,….trong quá trình sản

và liên hệ

xuất gang thép gây ô nhiễm môi trường. - Không khí bị ô nhiễm là

Sự ăn mòn Ăn mòn –

nguyên nhân gây nên sự ăn

kim loại và Yếu tố ảnh 21 bảo vệ kim hưởng loại không bị ăn ăn mòn

đến

mòn

mòn kim loại. Toàn bộ

Cách bảo vệ

- Biện pháp hạn chế sự ăn mòn kim loại

và bảo vệ

kim loại không bị ăn mòn. - Clo là chất được sử dụng

26 Clo

Tính

chất

hóa

học. Toàn bộ

Điều chế.

để làm sạch nước. - Clo được dùng sản xuất chất tẩy rửa mạnh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm


môi trường nước. Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Cacbon có tính hấp phụ cao nên được sử dụng để lọc 27 Cacbon

Tính

chất Bộ

của cacbon

phận chất bẩn, khử mùi, khử màu

và liên hệ. góp phần bảo vệ môi trường không khí và nước. CO và CO2 chất khí gây nên

28

Các oxit của Cacbon

CO và CO2

Toàn bộ

hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhân của sự nóng lên của trái đất. Trong tự nhiên C chuyển từ dạng này sang dạng khác,

Axit cacbonic Chu 29 và

trình

muối cacbon trong

cacbonat

tự nhiên

Bộ

phận

và liên hệ.

tạo thành chu trình khép kín do đó nếu không có cây xanh, chu trình này sẽ bị đứt đoạn, tạo nhiều CO2 gây hại cho môi trường. Công nghiệp silicat cũng góp phần làm suy thoái

30

Silic.

Công Công nghiệp Bộ

nghiệp silicat

silicat

phận

và liên

nguồn tài nguyên khoáng sản, sinh ra nhiều khí CO2 làm nên hiệu ứng nhà kính. Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Khái 34

niệm

hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Khái

niệm

hợp chất hữu cơ

Đa số các hợp chất hữu cơ Bộ

phận khó phân hủy trong nước,

và liên

khi cháy tạo thành khí CO2, gây hại môi trường.


Trạng thái tự nhiên – Tính

36 Metan

chất - Ứng

Sử dụng khí biogas (Metan) Toàn bộ

dụng

là góp phần tiết kiệm năng lượng hóa thạch, thực hiện bảo vệ môi trường. Là chất độc, dễ bay hơi gây

Ứng

39 Bezen

dụng Bộ

của benzen.

phận ô nhiễm môi trường và gây

và liên hệ

hại cho sức khỏe con người, động vật. - Sử dụng không tiết kiệm dầu mỏ là góp phần làm suy thoái nguồn năng lượng hóa thạch, làm ô nhiễm môi

Dầu mỏ và Dầu mỏ và 40 khí

thiên khí

nhiên

thiên Toàn bộ.

nhiên

trường

không

khí.

nguyên nhân chủ yếu của sự nóng lên toàn cầu. - Cần lưu ý trong việc khai thác các mỏ khí, trong việc vận chuyển dầu mỏ, tránh gây ô nhiễm môi trường nước. Sử dụng than đá, củi, dầu mỏ là nguyên nhân làm môi

41 Nhiên liệu

Phân loại và

trường bị ô nhiễm, suy thoái

sử

tầng Ozon. Giáo dục học

dụng Toàn bộ

nhiên liệu

sinh bảo vệ môi trường. Giáo dục tránh sự biến đổi khí hậu.


Phá rừng làm nông nghiệp, lấy gỗ sản xuất giấy, nhiên

52

Tinh bột và Xenlulozơ

Ứng

dụng

của tinh bột và xenlulozơ

liệu là nguyên nhân gây lũ Bộ

phận lụt, hạn hán, xói mòn, ô

và liên hệ. nhiễm không khí. Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Giáo dục tránh sự biến đổi khí hậu.

c. Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài giảng. Sau khi đã có kế hoạch tích hợp và lựa chọn được tư liệu phù hợp, việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất. Điều lưu ý là vẫn phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ nội dung bài học, liên hệ đến thực tế hoá học và môi trường, GV không nên đưa quá nhiều chi tiết lan man, dẫn đến xa rời bài học,... * Nguyên tắc cơ bản tích hợp giáo dục BVMT vào dạy học môn Hoá học 9. - Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài học giáo dục BVMT. - Khai thác nội dung giáo dục BVMT phải có chọn lọc, đảm bảo tính chính xác, khoa học phù hợp với chủ đề, tư tưởng của bài học. - Các ví dụ, nội dung GDMT giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của HS.

4. Hiệu quả đạt được: Kiểm tra trắc nghiệm khảo sát học sinh khối 9 bằng một số câu hỏi liên quan đến môi trường (Câu hỏi phần phụ lục) tôi nhận được kết quả như sau:

+ Trước khi áp dụng sáng kiến: Thời điểm đầu năm học 2017 – 2018 Kết quả (Số câu trả lời đúng)

Tổng số học sinh

Dưới 5 câu

5 – 8 câu

9 – 10 câu


80

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

38

47,5%

30

37,5%

12

15%

+ Sau khi áp dụng sáng kiến: Thời điểm cuối năm học 2017 - 2018 Kết quả (Số câu trả lời đúng) Tổng số học sinh 80

Dưới 5 câu

5 – 8 câu

9 – 10 câu

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

15

18,75%

42

52,5%

23

28,75%

* Kết luận: Từ kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh trả lời được những câu hỏi liên quan đến môi trường tăng lên chứng minh rằng khi áp dụng sáng kiến mức độ nhận thức của HS về vấn đề bảo vệ môi trường được nâng cao, các em đã biết vận dụng các kiến thức hóa học để trả lời các câu hỏi, bài tập liên quan đến môi trường, đề ra được những biện pháp BVMT ở nhà trường và địa phương. Như vậy có thể nói việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học Hóa học ở các trường học là rất cần thiết nhưng không phải bất kì bài dạy nào cũng có kết hợp nội dung. Việc xây dựng được nội dung tích hợp giáo dục BVMT, các câu hỏi, bài tập thực tiễn có nội dung GDMT trong các bài dạy Hóa học 9 giúp GV dễ dàng hơn khi xây dựng kế hoạch dạy học có thể lựa chọn biện pháp, nội dung tích hợp giáo dục BVMT phù hợp với mục tiêu bài học, nhằm tránh nhàm chán cho học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là một sự mới mẻ. Đồng thời nâng cao hiệu quả GDMT mà không mất đi những sai lệch, mục tiêu bài dạy. Trong quá trình thực hiện sáng kiến, bản thân vừa tìm tòi tài liệu và đưa ra các biện pháp thực hiện nên chắc chắn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên sáng kiến đã đem lại những hiệu quả ban đầu khả quan có thể phát triển và nhân rộng. Vì vậy tôi đã tiếp tục áp dụng trong năm học 2018 – 2019. - Khả năng áp dụng của giải pháp.


Qua thực tế năm học 2017 - 2018 nghiên cứu và áp dụng sáng kiến tại trường THCS Thịnh Đức, tôi nhận thấy sáng kiến có tính khả thi cao: Trong các giờ học có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường HS rất sôi nổi, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập, nắm vững kiến thức hơn, vận dụng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn liên quan đến môi trường nhanh hơn. Các giờ dạy thực nghiệm đều khẳng định rằng việc tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào các bài học rèn luyện được tính tích cực, trí thông minh, óc sáng tạo của HS, tăng hứng thú học tập bộ môn. Đặc biệt các em đã hiểu rõ mối quan hệ giữa các kiến thức hóa học với thực tiễn đời sống, ý thức bảo vệ môi trường của HS được nâng cao, các em đã đưa ra được những giải pháp hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi trong các trường THCS đối với học sinh khối lớp 9.

- Những thông tin cần được bảo mật: Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các bài giảng đạt hiệu quả cao đòi hỏi GV phải có tâm huyết, có nghiệp vụ sư phạm tốt để tổ chức tìm tòi kiến thức cho HS, hướng HS đến việc tích cực, chủ động tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức. Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học như máy tính, máy chiếu…; Tổ chức, khuyến khích HS tham gia các cuộc thì tìm hiểu về môi trường dưới các hình thức bài viết, vẽ tranh, chụp ảnh, trắc nghiệm kiến thức… Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại nhà trường và địa phương. Thư viện nhà trường có sách tham khảo cho HS nghiên cứu tìm tòi mở rộng những câu hỏi, bài tập trong thực tiễn có liên quan đến môi trường.


- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học hóa học 9 ở trường THCS Thịnh Đức đã đạt được những kết quả khả quan. Đa số HS có nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn về vấn đề môi trường hiện nay. Từ đó có những hành động bảo vệ môi trường như: Giữ vệ sinh lớp học, không xả rác bừa bãi, phân loại rác tại nguồn đúng quy định, tích cực xây dựng khuôn viên trường học xanh, sạch, đẹp,.... có những ý tưởng tốt cho những giải pháp bảo vệ môi trường. Tuyên truyền vận động gia đình và mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường. Các em tỏ ra thích thú với những vấn đề được đưa ra trong bài học, nó dường như thoát khỏi sách giáo khoa, mới lạ với các em, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn, thấy được kiến thức hóa học gần gũi với cuộc sống, làm các em yêu thích môn học hơn. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Tốt Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thịnh Đức, ngày 25 tháng 3 năm 2019

Người nộp đơn

Lê Thu Hiền


PHỤ LỤC: Câu hỏi trắc nghiệm khảo sát. Câu 1: Môi trường không khí của nước ta hiện nay có bị ô nhiễm không? A. Có

B. Không

Câu 2: Tại sao trái đất nóng lên? A. Do lượng nhiệt từ mặt trời chiếu vào trái đất tăng B. Do cây cối bị chặt phá.

C. Do hiệu ứng nhà kính

Câu 3: Tại sao khí hậu ngày càng khắc nghiệt? A. Do mất cân bằng sinh thái. B. Do môi trường bị ô nhiễm, con người khai thác tài nguyên một cách bừa bãi. Câu 4: Có nên xả rác một cách bừa bãi? A. Có

B. Không

Câu 5: Đốt than, sử dụng các nhiên liệu như xăng, dầu có gây ô nhiễm môi trường không? A. Có

B. Không

Câu 6: Tại sao mực nước biển lại tăng lên? A. Do mưa nhiều

B. Do băng ở hai cực tan ra.

Câu 7: Cần làm gì để có môi trường không khí trong lành, tránh ô nhiễm? A. Trồng nhiều cây xanh, vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi. B. Không làm gì được vì nó do tự nhiên sinh ra.


Câu 8: Nguồn nước ngọt trên trái đất rất dồi dào ¾ diện tích trái đất là nước? A. Đúng

B. Sai

Câu 9: Sử dụng thuốc từ sâu, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp có phải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất và nước? A. Đúng

B. Sai

Câu 10: Ở địa bàn xã em có xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường không? A. Có

B. Không

* Đáp án: Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

B

B

A

B

A

B

A

B

KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CƠ SỞ Điểm: ………………………….

Xếp loại: …………………….

Chủ tịch hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng

KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Điểm: ………………….

Xếp loại:…………………


Người chấm


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.