NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HYDROGEL CHỨA VI NHŨ TƯƠNG BETAMETHASON DIPROPIONAT

Page 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ VĂN DUY

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HYDROGEL CHỨA VI NHŨ TƯƠNG BETAMETHASON DIPROPIONAT

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2016


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Q uy

N

n

VŨ VĂN DUY

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ

m

HYDROGEL CHỨA VI NHŨ TƯƠNG

D

ạy

BETAMETHASON DIPROPIONAT

co

m /+

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

MÃ SỐ: 60720402

G

oo

gl

e.

CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thạch Tùng

HÀ NỘI 2016


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

LỜI CẢM ƠN Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: TS. Nguyễn Thạch Tùng Người thầy luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, anh chị em kỹ thuật viên bộ môn

n

Bào chế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian làm thực nghiệm tại bộ môn.

N

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Vũ Đặng Hoàng đã tận tình hướng

Q uy

dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian làm thực nghiệm tại bộ bôn Hóa phân tích. Tôi cũng xin cảm ơn chị Nguyễn Thu Thủy đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi làm

m

thực nghiệm tại bộ môn Dược lý.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu và phòng sau

ạy

đại học đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này.

D

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn động viên,

m /+

giúp đỡ tôi.

Trong quá trình làm luận văn tuy có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi

co

những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy, cô giáo trong Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2016 Học viên

G

oo

gl

e.

hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ dược học và của các bạn.

Vũ Văn Duy


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................2 1.1. Betamethason dipropionat ................................................................................2 1.1.1. Công thức hóa học ...................................................................................... 2 1.1.2. Tính chất lý hóa .......................................................................................... 2

n

1.1.3. Dược lý ....................................................................................................... 2 1.1.4. Chỉ định ...................................................................................................... 2

N

1.1.5. Một số chế phẩm chứa betamethason dipropionat trên thị trường ............. 3

Q uy

1.2. Tổng quan về vi nhũ tương ...............................................................................4 1.2.1. Định nghĩa về vi nhũ tương ........................................................................ 4

m

1.2.2. Ưu nhược điểm của vi nhũ tương ............................................................... 4

1.2.3. Thành phần của vi nhũ tương ..................................................................... 5

ạy

1.2.4. Cấu trúc của vi nhũ tương .......................................................................... 6

D

1.2.5. Sự khác nhau giữa nhũ tương và vi nhũ tương .......................................... 7

m /+

1.2.6. Phương pháp bào chế vi nhũ tương ............................................................ 7 1.2.7. Một số nghiên cứu về vi nhũ tương cho thuốc dùng qua da và niêm mạc . 8

co

1.3. Tổng quan về gel ............................................................................................11

e.

1.3.1. Định nghĩa ................................................................................................ 11

gl

1.3.2. Phân loại tá dược tạo gel .......................................................................... 11

oo

1.3.3. Một số đặc điểm của tá dược gel thân nước ............................................. 11

G

1.3.4. Ứng dụng của gel trong đường dùng ngoài da ......................................... 12

1.4. Một số nghiên cứu đánh giá hệ thuốc bôi ngoài da ........................................13 1.4.1. Độ nhớt ..................................................................................................... 13 1.4.2. Tính lưu biến ............................................................................................ 16 1.4.3. Đánh giá khả năng hydrat hóa lớp sừng trên da ....................................... 19 1.4.4. Nghiên cứu mức độ kích ứng da .............................................................. 20 1.4.5. Nghiên cứu khả năng giải phóng thuốc và lưu giữ thuốc trên da ............ 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................24


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

2.1. Nguyên liệu, thiết bị .......................................................................................24 2.1.1. Nguyên liệu .............................................................................................. 24 2.1.2. Thiết bị nghiên cứu................................................................................... 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................25 2.2.1. Phương pháp bào chế vi nhũ tương betamethason dipropionat ............... 25 2.2.2. Phương pháp bào chế hydrogel chứa vi nhũ tương betamethason dipropionat .......................................................................................................... 27

n

2.2.3. Phương pháp đánh giá vi nhũ tương chứa betamethason dipropionat ..... 27 2.2.4. Phương pháp đánh giá hydrogel chứa vi nhũ tương betamethason

N

dipropioant .......................................................................................................... 31

Q uy

2.2.5. Phương pháp thiết kế thí nghiệm.............................................................. 35 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu thống kê ......................................................... 36

m

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN XÉT .....................................37

3.1. Thẩm định phương pháp định lượng betamethason dipropionat ....................37

ạy

3.1.1. Định lượng betamethason dipropionat bằng phương pháp đo quang ...... 37

D

3.1.2. Định lượng betamethason dipropionat bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao .. 37

m /+

3.2. Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương chứa betamethason dipropionat ...............41 3.2.1. Đánh giá độ tan của betamethason dipropionat trong một số tá dược ..... 41

co

3.2.2. Giản đồ pha .............................................................................................. 42

e.

3.2.3. Thiết kế công thức vi nhũ tương .............................................................. 43

gl

3.2.4. Bào chế vi nhũ tương chứa betamethason dipropionat và đánh giá các

oo

biến đầu ra .......................................................................................................... 44

G

3.3. Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa vi nhũ tương betamethason dipropionat 49 3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của tá dược tạo gel đến một số tính chất vật lý của

hệ………………………………………………………………………………50 3.3.2. Đánh giá in-vitro mức độ lưu giữ và giải phóng betamethason dipropionat .......................................................................................................... 54 3.3.3. Đánh giá in-vivo khả năng hydrat hóa và mức độ kích ứng da ................ 56 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................60 4.1. Lựa chọn thành phần vi nhũ tương chứa betamethason dipropionat ..............60


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

4.2. Lựa chọn tá dược tạo gel ................................................................................62

G

oo

gl

e.

co

m /+

D

ạy

m

Q uy

N

n

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................65


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Betamethason dipropionat

CMC

Carboxymethyl cellulose

NaCMC

Natri carboxymethyl cellulose

HPMC E6

Hydroxypropyl methyl cellulose E6

HEC

Hydroxyethyl cellulose

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

Smix

Hỗn hợp chất diện hoạt/đồng dung môi

PDI

Chỉ số đa phân tán

kl/kl

Khối lượng/khối lượng

kt/tt

Khối lượng/thể tích

NSX

Nhà sản xuất

VNT

Vi nhũ tương

KT

Kích thước

HLB

Giá trị cân bằng dầu – nước (Hydrophyle lipophyle balance)

G

oo

gl

e.

co

m /+

D

ạy

m

Q uy

N

n

BDP

i


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu .....................................................................24 Bảng 2.2. Động vật thí nghiệm .................................................................................25 Bảng 2.3. Các công thức đánh giá kích ứng da và vị trí bôi mẫu .............................34 Bảng 2.4. Đánh giá mức độ phản ứng của da ...........................................................35 Bảng 2.5. Bảng chia điểm mức độ kích ứng da ........................................................35

n

Bảng 3.1. Khảo sát tính tương thích của hệ thống sắc ký ........................................38 Bảng 3.2. Khảo sát độ chính xác của phương pháp ..................................................39

N

Bảng 3.3. Khảo sát độ đúng của phương pháp .........................................................39

Q uy

Bảng 3.4. Tương quan nồng độ BDP và diện tích pic ..............................................40

m

Bảng 3.5. Độ tan bão hòa của BDP trong các tá dược .............................................41 Bảng 3.6. Bảng thiết kế thí nghiệm ..........................................................................43

Bảng 3.7. Kích thước giọt và chỉ số PDI ..................................................................44

ạy

Bảng 3.8. Thành phần các công thức gel ..................................................................50

D

Bảng 3.9. Đánh giá bằng cảm quan các công thức gel .............................................50

m /+

Bảng 3.10. Độ nhớt của các công thức gel ...............................................................51 Bảng 3.10. Điểm trung bình mức độ kích ứng da ....................................................59

co

Bảng PL.1. Lượng BDP giải phóng theo thời gian ..................................................74

e.

Bảng PL.2. Thông lượng giải phóng BDP ...............................................................75

gl

Bảng PL.3. Lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ .................................................75

oo

Bảng PL.4. Lượng BDP giải phóng theo thời gian ..................................................76

G

Bảng PL.5. Thông lượng giải phóng BDP từ hệ gel ................................................76 Bảng PL.6. Lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ .................................................76 Bảng PL.7. Độ dày lớp sừng sau 24 giờ bôi thuốc (n=3, TB ± ĐLC) .....................77

ii


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

DANH MỤC CÁC HÀNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của betamethason dipropionat ........................................2 Hình 1.2. Cấu trúc của vi nhũ tương ..........................................................................6 Hình 1.3. Sơ đồ bào chế vi nhũ tương ........................................................................7 Hình 1.4. Lực trượt tạo nên một gradient tốc độ trượt .............................................14 giữa các mặt song song của chất lỏng .......................................................................14

n

Hình 1.5. Đường cong chảy thể hiện tính lưu biến của các vật liệu khác nhau .......17 a: kiểu Newton, b: kiểu dẻo, c: kiểu giả dẻo, d: kiểu giãn [12]. ...............................17

Q uy

N

Hình 1.6. Đường cong chảy của vật liệu có tính chất thixotropy [33] .....................17 Hình 1.7. Vị trí thử chế phẩm ...................................................................................21 Hình 2.1. Sơ đồ thử chế phẩm ..................................................................................34

m

Hình 3.1. Đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và mật độ quang của betamethason dipropionat .........................................................................................37

ạy

Hình 3.2. Đồ thị đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa diện tích pic và nồng

D

độ của dung dịch betamethason dipropionat trong methanol ...................................40

m /+

Hình 3.3. Giản đồ pha của vi nhũ tương ..................................................................42 Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn lượng BDP giải phóng theo thời gian từ VNT ..............46

co

Hình 3.5. Mặt đáp biểu diễn ảnh hưởng của lượng dầu, Smix đến ............................47

e.

thông lượng giải phóng .............................................................................................47

gl

Hình 3.6. ...................................................................................................................48

oo

Hình 3.7. Mặt đáp biểu diễn ảnh hưởng của lượng dầu và Smix đến lượng BDP .....48

G

lưu giữ trên da sau 24 giờ. .........................................................................................48 Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn kết quả đo ứng suất trượt với chu kỳ 600s ....................52

Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ nhớt vào tốc độ trượt ....................53 Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn lượng BDP giải phóng theo thời gian ..........................54 Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn thông lượng giải phóng BDP từ hệ gel ........................55 Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn hàm lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ .................55 Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn độ dày lớp sừng sau 24 giờ bôi chế phẩm ...................56 Hình 3.13. Hình ảnh chụp da chuột sau 24 giờ thử chế phẩm .................................57 iii


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Hình PL.1. Sắc ký đồ của mẫu chuẩn BDP nồng độ 50 µg/ml ................................73 Hình PL.2. Sắc ký đồ của mẫu da sau 24 giờ bôi chế phẩm gel CMC 3%..............73

G

oo

gl

e.

co

m /+

D

ạy

m

Q uy

N

n

Hình PL.3. Các vị trí bôi thuốc trên lưng thỏ ..........................................................77

iv


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Betamethason là dẫn chất có chứa flour của prednisolon thuộc nhóm glucocorticoid. Betamethason có tác dụng chống viêm mạnh hơn hydrocortison khoảng 30 lần, thời gian tác dụng kéo dài và ít ảnh hưởng tới chuyển hóa muối nước [3]. Hiện nay, các thuốc có thành phần là betamethason khá phổ biến trên thị trường, đặc biệt là các dạng thuốc dùng ngoài da. Thuốc bôi ngoài da có dạng bào chế rất đa

n

dạng, như hệ gel, kem, thuốc mỡ. Các dạng bào chế này có bản chất cấu trúc có thể là dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương thô nên sinh khả dụng thường không cao. Áp

N

dụng các dạng bào chế hiện đại nhằm tăng sinh khả dụng là việc làm cần thiết.

Q uy

Vi nhũ tương là dạng bào chế hiện đại, có kích thước nano [1], thích hợp với các dược chất tan kém. Vi nhũ tương có thành phần tá dược chính là dầu, chất diện

m

hoạt và đồng dung môi. Tỷ lệ thành phần tá dược này là yếu tố ảnh hưởng lớn đến

các đặc tính của vi nhũ tương như kích thước, tốc độ giải phóng, khả năng lưu giữ

ạy

dược chất trên da, vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể. Vi nhũ tương có độ nhớt

D

thấp, khả năng bám dính trên da kém dẫn tới khó duy trì tác dụng nên cần được đưa

m /+

vào hệ mang thuốc nhất định như mỡ, kem, gel. Trong các hệ này, hệ gel có khá nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, không trơn

co

nhờn, không cản trở hoạt động sinh lý bình thường của da, dễ rửa sạch. Tuy nhiên,

e.

đưa vi nhũ tương vào hệ gel sẽ làm thay đổi các tính chất vật lý, khả năng lưu giữ,

gl

giải phóng dược chất của vi nhũ tương. Do vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của tá dược

oo

tạo gel tới đặc tính của vi nhũ tương đóng vai trò quan trọng trong phát triển công

G

thức thuốc.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

bào chế hydrogel chứa vi nhũ tương betamethason dipropionat” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá ảnh hưởng của dầu, chất diện hoạt và đồng dung môi đến một số đặc tính của vi nhũ tương chứa betamethason dipropionat. 2. Bào chế hydrogel chứa vi nhũ tương betamethason dipropionat và đánh giá ảnh hưởng của tá dược tạo gel đến một số tính chất của hệ gel chứa vi nhũ tương betamethason dipropionat.. 1


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

2 1.1.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Betamethason dipropionat

n

1.1.1. Công thức hóa học

N

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của betamethason dipropionat

Q uy

Khối lượng phân tử: 504,59 g/mol.

Tên khoa học: [9-flouro-11β-hydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-

m

17,21-diyl] dirpopionate.

1.1.2. Tính chất lý hóa

ạy

- Betamethason dipropionat ở dạng bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. - Độ tan: thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton, dicloromethan, hơi

D

tan trong ethanol.

co

1.1.3. Dược lý

m /+

- Góc quay cực riêng: αD từ +63o đến +70o.

- Betamethason dipropionat là dạng muối của betamethason có tác dụng chống

oo

[3].

gl

e.

viêm mạnh hơn hydrocortison khoảng 30 lần, chống dị ứng và ức chế miễn dịch mạnh - Betamethason được dùng để uống, tiêm, tiêm tại chỗ, hít hoặc bôi để điều trị

G

nhiều bệnh có chỉ định dùng corticoid như bệnh thấp khớp, bệnh collagen, bệnh ngoài

da, bệnh nội tiết, bệnh ở mắt, hô hấp, máu, ung thư và nhiều bệnh khác (trừ các trạng thái suy thượng thận thì thường dùng hydrocortison kèm bổ sung fludrocortison). Do có ít ảnh hưởng đến chuyển hóa muối nước, nên betamethason rất phù hợp trong những trường hợp bệnh lý mà giữ nước và bất lợi [3]. 1.1.4. Chỉ định

2


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Betamethason được chỉ định dùng trong nhiều bệnh thấp khớp, bệnh collagen, dị ứng, bệnh ngoài da, bệnh nội tiết, bệnh ở mắt, hô hấp, máu, ung thư và nhiều bệnh khác có đáp ứng với liệu pháp corticosteroid [5]. + Các bệnh thấp khớp như: viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp, viêm mỏm lồi cầu, viêm bao gân cấp không đặc hiệu, viêm cơ, viêm mô xơ, viêm gân, viêm khớp vẩy nến. + Các bệnh collagen như: Luput ban đỏ toàn thận bệnh xơ cứng bì, viêm da cơ.

n

+ Các trạng thái dị ứng như: cơn hen, hen phế quản mạn, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm phế quản dị ứng nặng, viêm da dị ứng, phảm ứng quá

N

mẫn với thuốc và vết côn trùng đốt (cắn).

Q uy

+ Các bệnh về da như: thương tổn thâm nhiễm khu trú, phì đại của liken phẳng,

m

ban vảy nến, sẹo lồi, luput ban dạng đĩa, ban đỏ đa dạng (hội chứng Stevens – Johnson), viêm da tróc vảy, viêm da tiếp xúc.

+ Các bệnh nội tiết như: suy vỏ thượng thận tiên phát hoặc thứ phát (dùng phối

ạy

hợp với mineralocorticoid), tăng sản thượng thận bẩm sinh, viêm tuyến giáp không

D

mưng mủ và tăng calci huyết do ung thư.

m /+

+ Các bệnh về mắt như: các quá trình viêm và dị ứng ở mắt và phần phụ. + Các bệnh hô hấp như: bệnh sarcoid triệu chứng, tràn khí màng phổi, xơ hóa phổi.

co

+ Các bệnh về máu như: giảm tiểu cầu tự phát hoặc thứ phát ở người lớn, thiếu

e.

máu tan máu mắc phải (tự miễn), phản ứng truyền máu.

gl

+ Các bệnh tiêu hóa như: các bệnh viêm gan mạn tính tự miễn và các bệnh đại

oo

tràng, đợt tiến triển của bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng chảy máu.

G

+ Các bệnh ung thư như: diều trị tạm thời bệnh bạch cầu và u lympho ở người lớn

và bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em. + Hội trứng thận hư: để hạ protein niệu và phù trong hội chứng thận hư không tăng urê huyết tiên phát hoặc do luput ban đỏ.

1.1.5. Một số chế phẩm chứa betamethason dipropionat trên thị trường - Kem bôi: Beclogen cream, hàm lượng: 0,05%(kl/kl) , nước sản xuất: Hàn Quốc. - Kem bôi: Dibetalic, hàm lượng 0,064% (kl/kl), nước sản xuất: Việt Nam. - Kem bôi: Beprosone, hàm lượng 0,064% (kl/kl), nước sản xuất: Malaysia. 3


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

- Gel bôi: Betamethason, hàm lượng 0,064% (kl/kl), nước sản xuất:Việt Nam. Tổng quan về vi nhũ tương

1.2.

1.2.1. Định nghĩa về vi nhũ tương “Vi nhũ tương là hệ phân tán vi dị thể, gồm pha dầu và pha nước phân tán

đồng nhất vào nhau và được ổn định bởi phân tử các chất diện hoạt trên bề mặt phân cách hai pha, có tính đẳng hướng về mặt quang học, ổn định về mặt

n

nhiệt động học giống một dung dịch lỏng” [31].

VNT có các thành phần chính là pha dầu và các chất tan trong dầu, pha nước và

N

các chất tan trong nước, các chất diện hoạt và đồng diện hoạt đóng vai trò tác nhân

Q uy

hình thành và ổn định vi nhũ tương bằng cách giảm sức căng bề mặt phân cách hai pha.

m

1.2.2. Ưu nhược điểm của vi nhũ tương

Ưu điểm:

- Hệ VNT làm tăng khả năng hòa tan của dược chất trong hệ, đặc biệt với các

ạy

dược chất ít tan trong nước, do đó có thể làm tăng sinh khả dụng của thuốc [29]. VNT

D

có thể áp dụng cho một số dạng bào chế như viên nang mềm, thuốc dùng ngoài da và

m /+

niêm mạc.

- Chất diện hoạt và đồng diện hoạt trong vi nhũ tương có thể làm giảm tính đối

e.

dàng hơn [29].

co

kháng của hàng rào khuếch tán của biểu bì do đó dược chất có thể thấm qua da dễ

gl

- Làm tăng độ ổn định của dược chất, đặc biệt đối với các dược chất dễ bị thủy

oo

phân trong nước [63].

G

- Là dạng thuốc có độ ổn định cao về nhiệt động học, bền vững, không bị phân

lớp sau thời gian bảo quản dài [29]. - Hình thức VNT trong, đẹp hơn so với nhũ tương thông thường. - Có thể dùng VNT để bào chế các thuốc có tác dụng kéo dài. - Kỹ thuật bào chế tương đối đơn giản [29]. Nhược điểm:

4


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

- Việc xác định tỷ lệ các thành phần trong công thức bào chế để tạo thành vi nhũ tương rất khó khăn [63]. - Sử dụng lượng chất diện hoạt khá cao so với bình thường [29]. - Giá thành cao. Khả năng ứng dụng của vi nhũ tương: - Với những ưu điểm như trên, vi nhũ tương của nhiều dược chất đã được nghiên cứu bào chế và kết quả đã cho thấy hệ vi nhũ tương làm tăng hấp thu, sinh khả dụng,

n

tăng độ ổn định của thuốc. Hệ vi nhũ tương có thể được dùng theo nhiều đường dùng khác nhau như: đường uống, đường tiêm tĩnh mạch, qua da, hô hấp,…

N

- So với dạng dung dịch, vi nhũ tương có thể phối hợp được nhiều loại dược chất

Q uy

hơn, hàm lượng dược chất lớn hơn, qua đó mở rộng phạm vi bào chế, đặc biệt là 1.2.3. Thành phần của vi nhũ tương

m

những dược chất khó tan trong nước.

ạy

chất đồng dung môi [44].

Thành phần cơ bản của VNT bao gồm: Pha dầu, pha nước, chất diện hoạt và

D

 Pha dầu: Gồm những chất lỏng không phân cực như dầu lạc, dầu đậu tương, dầu

m /+

hướng dương, isopropyl myristat, triglycerid mạch trung bình, acid oleic,… và các chất đồng tan với dầu như methanol, tinh dầu,…Trong số các tá dược thân dầu trên,

co

isopropyl myristat được sử dụng rộng rãi nhất [44].

e.

 Pha nước: Gồm những chất lỏng phân cực như nước, ethanol, PEG và các chất

gl

dễ hòa tan hay đồng tan vào nước.

oo

 Chất diện hoạt (surfactant): là các chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt

G

phân cách pha, qua đó giúp hình thành VNT. Các chất diện hoạt hay được sử dụng [1]:

+ Chất diện hoạt anion: Natri laurylsulfat, natri amoni stearate,… + Chất diện hoạt cation: Cetrimid,… + Chất diện hoạt không ion hóa: Tween, Span, Cremophor,… + Chất diện hoạt lưỡng tính: Acid amin, lecithin,…

5


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trong thực tế, có thể phối hợp các chất diện hoạt khác loại với nhau, đặc biệt là phối hợp các chất diện hoạt không ion hóa và ion hóa có thể làm gia tăng vùng tạo VNT.  Đồng diện hoạt (co-surfactant): Trong hầu hết các trường hợp, nếu chỉ sử dụng một mình chất diện hoạt (cps cấu tạo mạch đơn) thì không đủ làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha dầu – nước để VNT hình thành. Đối với các trường hợp này người ta sử dụng thêm một chất gọi

n

là đồng diện hoạt. Những chất đồng diện hoạt thường là các alcol có độ dài mạch trung bình. Một số chất đồng diện hoạt hay dùng như isopropanol, n-propanol, alcol

N

benzylic, tetraglycol, Trancutol P,…

Q uy

Vai trò của các đồng diện hoạt:

+ Cùng với chất diện hoạt làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha dầu – nước.

Từ đó thúc đẩy quá trình hình thành VNT.

m

+ Làm tăng độ linh hoạt bề mặt phân cách pha, do đó làm tăng entropy của hệ.

ạy

+ Làm thay đổi hệ số phân bố dược chất giữa hai pha dầu/nước của hệ VNT. Từ

D

đó ảnh hưởng đến vùng tạo VNT và khả năng giải phóng dược chất từ hệ.

m /+

1.2.4. Cấu trúc của vi nhũ tương

G

oo

gl

e.

co

VNT có thể tồn tại với 3 dạng cấu trúc dưới dây:

Hình 1.2. Cấu trúc của vi nhũ tương [44] - VNT dầu/nước: các tiểu phân phân tán là các giọt dầu, pha phân tán là nước. - VNT nước/dầu: các tiểu phân phân tán là các giọt nước, pha phân tán là pha dầu.

6


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

- VNT chuyển tiếp: Khi lượng pha dầu và pha nước tương đương nhau thì có thể xuất hiện trạng thái chuyển tiếp [44], [17]. 1.2.5. Sự khác nhau giữa nhũ tương và vi nhũ tương Sự khác nhau giữa vi nhũ tương và nhũ tương được thể hiện trong bảng Vi nhũ tương

Tiêu chí

Nhũ tương Lớn, từ 100 – 1000 nm

Nhiệt động học

Ổn định, khó tách lớp

Không ổn định, dễ tách lớp

Hình thức

Trong, cho ánh sáng đi qua

Đục như sữa, không cho ánh

n

Kích thước tiểu phân Nhỏ, từ 10 – 140 nm

sáng đi qua

nhiều năng lượng

m

cấp nhiều năng lượng

Q uy

N

Đơn giản, không cần cung Phức tạp hơn, cần cung cấp

Bào chế

1.2.6. Phương pháp bào chế vi nhũ tương

VNT là hệ sử dụng khá nhiều chất diện hoạt và đồng diện hoạt nên có khả năng

ạy

nhũ hóa tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các tá dược có nhiệt độ nóng chảy

D

cao, độ nhớt lớn có thể gia nhiệt nhẹ và sử dụng khuấy từ nhẹ.

Pha dầu

Chất diện hoạt

Hòa tan

gl

e.

co

Dược chất

m /+

VNT có phương pháp bào chế đơn giản, được thể hiện trong sơ đồ hình 1.3.

Dung dịch dầu

G

oo

Smix

Dung dịch Nước cất

Khuấy nhẹ Vi nhũ tương Hình 1.3. Sơ đồ bào chế vi nhũ tương 7

Đồng diện hoạt


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

1.2.7. Một số nghiên cứu về vi nhũ tương cho thuốc dùng qua da và niêm mạc 1.2.6.1. Một số nghiên cứu về vi nhũ tương chứa corticoid cho thuốc dùng ngoài da và niêm mạc Kesavan K. và cộng sự (2013) đã nghiên cứu hệ VNT kết hợp chitosan chứa dexamethason nhằm điều trị bệnh viêm màng bồ đào tại mắt. Hệ VNT sử dụng isopropyl myristat làm pha dầu, Tween 80 làm chất diện hoạt và propylen glycol làm chất đồng diện hoạt. Hệ có kích thước tiểu phân trung bình nhỏ hơn 200 nm và thế

n

zeta phù hợp. Nghiên cứu in-vivo trên mắt thỏ giữa hệ chitosan-VNT chứa dexamethason, dung dịch chứa dexamethason và chế phẩm trên thị trường cho thấy

Q uy

N

hệ chitosan-VNT cải thiện đáng kể khả năng chống viêm do viêm màng bồ đào gây ra. Nghiên cứu cho thấy hệ chitosan-VNT là một giải pháp thay thế khả quan cho các dạng dung dịch thuốc nhỏ mắt hiện nay nhằm tăng cường thời gian lưu tại mắt và duy

m

trì nồng độ thuốc điều trị [41].

Moghimipour E. và cộng sự (2013) đã nghiên cứu xây dựng công thức VNT

ạy

chứa dexamethason. Nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá độ tan bão hòa của

D

dexamethason trong dầu, chất diện hoạt và đồng diện hoạt. Kết quả cho thấy Labrafac

m /+

lipophile Wl 1349/Transcutol P là hỗn hợp có độ tan bão hòa của dexamethason cao nhất trong pha dầu với 9,25 ± 0,13 mg/ml. Chất diện hoạt có độ tan bão hòa cao nhất

co

là Labrasol với 8,494 ± 0,13 mg/ml. Chất đồng diện hoạt có độ tan bão hòa cao nhất

e.

là Capryol 90 với 9,93 ± 0,27 mg/ml. Nhóm nghiên cứu tiến hành bào chế 8 công

gl

thức VNT chứa dexamethason với 2 nhóm Smix là Labrasol/Capryol 90 (1:1) và

oo

Tween 80/Capryol 90 (4:1), tỷ lệ Smix từ 55 – 78%, tỷ lệ dầu Labrafac lipophil wl

G

139/Transcutol P là 12 hoặc 30%. Kết quả đánh giá giải phóng thuốc sau 24 giờ cho thấy công thức MED-2 với thành phần Smix 60% (Tween 80/Capryol 90 = 4:1), dầu 30%, nước 10% có phần trăm giải phóng thuốc cao nhất là 48,18% [48]. Baboota S. và cộng sự (2011) đã nghiên cứu về gel chứa VNT chứa betamethason dipropionat và kết hợp acid salicylic trong điều trị bệnh vảy nến. Nghiên cứu sử dụng pha dầu 15% gồm acid oleic:Sefsol (1,5:1), Smix 38% (hỗn hợp chất diện hoạt Tween 20 và đồng diện hoạt isopropyl alcohol tỷ lệ 1:1) và nước cất 47% cho kích thước tiểu phân VNT là 111,3 nm. VNT được đưa vào gel carbopol 8


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

934 (3%) và acid salicylic (5%). VNT cho kết quả tốc độ thấm in-vitro là 1,18 µg/cm2/h và lượng thuốc lưu giữ trên màng sau 24 giờ là 30,563 µg/mg. Kết quả nghiên cứu in-vivo khả năng ức chế viêm của gel chứa VNT và chế phẩm trên thị trường tương ứng là 72,11% và 43,96%. Gel chứa VNT betamethason dipropionat đã cho kết quả khả quan trong điều trị bệnh vảy nến so với chế phẩm trên thị trường [13]. 1.2.6.2. Một số nghiên cứu về vi nhũ tương chứa các nhóm dược chất khác ứng dụng  Một số nghiên cứu về vi nhũ tương trên thế giới

n

cho thuốc dùng ngoài da và niêm mạc

N

Pillai AB. và cộng sự (2015) đã nghiên cứu VNT chứa butenafin hydrochlorid

Q uy

nhằm tăng sinh khả dụng do nhược điểm độ tan trong nước thấp của butenafin hydrochlorid. Nhóm nghiên cứu sử dụng isopropyl palmitat làm pha dầu, chất diện

m

hoạt là Aerosol OT, đồng diện hoạt là sorbitan monooleat. Các nghiên cứu in-vitro

về khả năng thấm qua da và hiệu quả chống nấm được thực hiện để lựa chọn công

ạy

thức VNT tối ưu. Sau đó, VNT được đưa vào gel với các tá dược tạo gel Carbopol

D

940, sodium alginat, hydroxypropyl methyl cellulose K4M. Các kết quả đánh giá cho

m /+

thấy Carbopol 940 tạo gel ổn định hơn hai tá dược còn lại. Nhóm ngiên cứu tiến hành so sánh gel Carbopol 940 chứa VNT butenafin hydrochlorid và chế phẩm thương mại

co

của butenafin hydrochlorid dựa trên đánh giá tính thấm qua da và hiệu quả kháng

e.

nấm in-vitro cho thấy gel Carbopol 940 chứa VNT butenafin hydrochlorid cải thiện

gl

tính thấm qua da và làm tăng hiệu quả kháng nấm so với chế phẩm thương mại. Kết

oo

quả nghiên cứu cho thấy VNT là hệ chất mang có thể ứng dụng tốt cho các dược chất

G

kháng nấm hiện nay [57]. Wan T. và cộng sự (2015) đã nghiên cứu gel chứa VNT acid pseudolaric B trong

điều trị nhiễm nấm Candida với thành phần gồm pha dầu là isopropyl myristat, chất diện hoạt là Cremophor EL và chất đồng diện hoạt là Transcutol P. Sau đó VNT được đưa vào gel carbopol. Kết quả nghiện cứu in-vitro trên nấm Candida albicans cho thấy lượng gel chứa VNT acid pseudolaric B với nồng độ 8 mg/g cho kết quả tốt hơn gel chứa acid pseudolaric B với nồng độ 20 mg/g và cũng cao hơn kem Miconazol®

9


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

có miconazlo nitrat nồng độ 20 mg/g sau 7 ngày thí nghiệm. Kết quả cho thấy VNT là hướng đi đúng cho các dạng thuốc chống nấm ngoài da [63]. Zhao L. và công sự (2014) đã nghiên cứu VNT chứa ropivacain với thành phần capryol 90 15%, Smix 53% ( hỗn hợp chất diện hoạt Labrasol và chất đồng diện hoạt ethanol với tỷ lệ 1:2 kl/kl) và nước 32% cho kích thước tiểu phân VNT là 58,79 nm. VNT được đưa vào gel carbopol. Nghiên cứu in-vitro cho thấy tính thấm tốt của cả dạng VNT và gel chứa VNT. Kết quả nghiên cứu in-vivo cũng cho thấy khả năng gây

n

tê, giảm đau đáng kể trên chuột bị gây đau bằng acid acetic. Các nghiên cứu kích ứng da cũng cho thấy chế phẩm không gây ra bất kỳ phản ứng kích ứng nào. Kết quả

Q uy

N

nghiên cứu cho thấy, dạng bào chế gel chứa VNT là dạng bào chế có nhiều ưu điểm, có thể áp dụng cho các hoạt chất gây tê tại chỗ [66].

Escribano E. và cộng sự (2003) nghiên cứu hệ VNT natri diclofenac với thành

m

phần natri diclofenac 1%, Transcutol 59,2%, acid oleic 14,9%, d-limonen 5% và nước

cho sản phẩm hệ số thấm, tốc độ thấm cũng như lượng dược chất lưu giữ trên da sau

ạy

24 giờ đều cao hơn chế phẩm đối chiếu. Đánh giá khả năng giảm phù trên chuột

D

Sprague-Dawley cũng cho kết quả tương tự. Khi đánh giá khả năng gây kích ứng thì

m /+

chế phẩm không gây ra hiện tượng kích ứng. Kết quả cho thấy, phương pháp bào chế VNT có nhiều ưu điểm so với phương pháp hòa tan thông thường và là dạng bào chế

co

tích cực cho các dược chất giảm đau nhóm NSAIDs [30].

e.

 Một số nghiên cứu về vi nhũ tương tại Việt Nam:

gl

Chử Quốc Huy (2012) đã nghiên cứu bào chế VNT vitamin K1 và khảo sát ảnh

oo

hưởng của các chất diện hoạt và đồng diện hoạt đến diện tích hình thành VNT. Kết

G

quả cho thấy Tween 20 có diện tích vùng VNT rộng hơn giản đồ pha dùng Cremophor RH40, Tween 80 và Tween 60. Đối với đồng diện hoạt, diện tích vùng tạo VNT trên giản đồ pha giảm dần theo thứ tự PG, PEG 600, PEG 400, glycerin. Tác giả cũng đã đánh giá được một số chỉ tiêu chất lượng của VNT như thể chất, kích thước tiểu phân trung bình, phần trăm vitamin K1 giải phóng qua màng cellulose acetat [9]. Đặng Thị Hiền (2007) đã nghiên cứu bào chế VNT natri diclofenac và khả sát ảnh hưởng của các thành phần trong công thức đến khả năng giải phóng dược chất. Kết quả cho thấy Tween 80, nước, DMSO, Span 80 và ISP làm tăng khả năng giải 10


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

phóng dược chất qua màng polysulfon thân nước. Tác giả đã đề xuất công thức tối ưu với kết quả giải phóng qua màng polysulfon thân nước đạt 25,08% sau 8 giờ [7]. Dương Nhật Quang (2006) đã nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac dùng qua da và đã đưa ra được công thức tối ưu. Với công thức này, tác giả đã đánh giá giải phóng dược chất từ VNT qua da thỏ. Kết quả cho thấy, lượng natri diclofenac giải phóng qua da sau 8 giờ đạt 14,7% [10]. 1.3. Tổng quan về gel

n

1.3.1. Định nghĩa

Gel bôi da và niêm mạc là những chế phẩm có thể chất mềm, sử dụng tá dược

Q uy

N

tạo gel thích hợp [3]. 1.3.2. Phân loại tá dược tạo gel

Theo Dược điển Việt Nam IV, gel được phân thành 2 nhóm:

m

 Gel thân dầu (oleogels): Trong thành phần sử dụng tá dược tạo gel, bao gồm

ạy

hoặc xà phòng kẽm [4].

dầu parafin phối hợp với tá dược thân dầu khác, có thêm keo silic, xà phòng nhôm

D

 Gel thân nước (hydrogels): Thành phần bao gồm nước, glycerin, propylen

m /+

glycol, có thêm các tá dược tạo gel như polysaccharid (tinh bột, tinh bột biến tính, acid alginic và natri alginat), dẫn chất cellulose, polyme của acid acrylic (carbomer,

co

carbomer copolyme, carbomer interpolyme, methyl acrylat) [4].

e.

1.3.3. Một số đặc điểm của tá dược gel thân nước

gl

 Gel có nguồn gốc tự nhiên

oo

Các polyme thân nước dùng để mang các tiểu phân nano lipid thường được sử

G

dụng là chitosan, dextran, gôm xanthan. Chitosan là một polyme tự nhiên thu được từ chitin, có đặc điểm là tương thích sinh học, phân hủy sinh học và không độc hai. Chitosan được ứng dụng nhiều trong y học, sinh học, có thể phối hợp chitosan với các polyme khác để cải thiện đặc điểm của hệ phân phối thuốc. Các phân tử này mang điện tích dương nên có thể thay đổi thế zeta của tiểu phân nano khi kết hợp. Hệ mang thuốc sử dụng chitosan giúp cải thiện việc lưu giữ trên mắt. Ngoài chitosan, gel dextran và các dẫn chất của nó cũng được biết đến như một hệ thống bán rắn mang các tiểu nano do đặc điểm không độc hại, không gây kích ứng mô. Gel xanthan cũng 11


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

được sử dụng nhiều trong dược phẩm, tuy nhiên có nhược điểm là độ nhớt và mức độ bám dính thấp [2], [24].  Gel có nguồn gốc tổng hợp - Gel dẫn chất cellulose: Thường dùng methyl cellulose (MC), carboxymethyl cellolose (CMC), natri carboxymethyl cellolose (Na CMC), hydroxypropyl methyl cellulose (HPMC), hydroxyethyl cellulose (HEC). Dẫn xuất bán tổng hợp của cellulose được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực dược phẩm. Các dẫn chát này có đặc

n

điểm là an toàn, giá thành rẻ [2].

- Gel carbomer: carbopol, carboxypolymethylen, carboxyvinyl polymer. Tá dược

N

này là sản phẩm trùng hiệp cao phân tử của acid acrylic. Tùy thuộc vào cấu trúc phân

Q uy

tử mà có nhiều loại Carbopol khác nhau. Khi sử dụng nồng độ carbopol thường nhỏ hơn 1%. Có thể sử dụng các muối kali hydroxid hoặc natri hydroxid để trung hòa môi

m

trường tạo gel, tuy nhiên các ion kim loại này thường ảnh hưởng tới thế zeta của hệ

tiểu phân nano lipid nên người ta thường dùng triethanolamin để trung hòa tạo gel

ạy

[2], [24].

D

1.3.4. Ứng dụng của gel trong đường dùng ngoài da

m /+

Gel được sử dụng rộng rãi trong chế phẩm thuốc và mỹ phẩm với mục đích kéo dài thời gian lưu thuốc tại vị trí bôi, giúp duy trì mức độ giải phóng thuốc trong

co

một khoảng thời gian nhất định. Phần lớn gel sử dụng trong chế phẩn thuốc thường

e.

gồm 1 - 3% polyme và 99% nước [35].

gl

Nikumbh KV. và cộng sự (2015) đã nghiên cứu phát triển hệ gel chứa VNT

oo

nhằm khắc phục nhược điểm tan kém của ketoprofen. VNT sử dụng dầu cây đinh

G

hương làm pha dầu, tween 20 làm chất diện hoạt và propylen glycol làm chất đồng dung môi. Sau đó VNT được đưa vào các gel khác nhau gồm: Carbopol 940, Carbopol 934 và hydroxypropyl methyl cellulose K4M. Các công thức được đánh giá các thông số về cảm quan, pH, tính chất lưu biến, kích thước tiểu phân, độ bền gel, đồng đều hàm lượng, khả năng giải phóng thuốc in-vitro và ex-vivo, mức độ gây kích ứng da và hoạt tính chống viêm. Kết quả cho thấy VNT có kích thước trung bình 396 nm, pH 6-6,7, độ nhớt 29,4 cps, thế zeta -12 mV cho độ ổn định tốt. Các công thức gel cho độ ổn định tốt, mức độ giải phóng thuốc cao hơn gel hiện có trên thị trường. 12


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Nghiên cứu cho thấy hệ gel chứa VNT là hệ đầy hứa hẹn giúp nâng cao khả năng giải phóng, tăng tính thấm, tăng mức độ hòa tan của nhiều dược chất [50]. Patel M. R. và cộng sự (2015) đã nghiên cứu gel chứa VNT tazaroten trong điều trị mụn trứng cá. Xây dựng VNT có các thành phần được tối ưu hóa gồm tazaroten 0,05%, Labrafac CC 10%, Labrasol-Cremophor RH40 (1:1) 15%, Capmul MCM 15% và nước cất 60%. VNT được đưa vào gel carbopol 971P NF cho các thông số về độ bền gel, tính lưu biến, độ ổn định cao. Kết quả cho thấy gel chứa VNT làm

n

tăng khả năng dung nạp tazaroten giúp nâng cao hiệu quả điều trị mụn trứng cá [56]. Wan T. và cộng sự (2015) đã nghiên cứu bào chế VNT chứa acid pseudolaric

N

B với thành phần gồm isopropyl myristat, Cremophor EL, Transcutol P. Sau đó VNT

Q uy

được đưa vào gel carbopol và được kiểm tra một số tính chất như kích thước tiểu

m

phân, hình thái, pH, tính lưu biến. Sau 3 tháng bảo quản cho thấy gel ổn định về mặt hóa lý [63].

Bachhav Y. G. và cộng sự (2009) nghiên cứu gel chứa VNT fluconazol đã

ạy

phối hợp công thức VNT với một số tá dược tạo gel như natri alginat, HPMC,

D

carbopol. Kết quả cho thấy các tá dược tạo gel không làm ảnh hưởng tới cấu trúc của

m /+

VNT và tác dụng chống nấm của hệ gel chứa VNT fluconazol cao hơn so với chế phẩm chống nấm cùng loại trên thị trường (Candid V). Từ kết quả này cho thấy gel

co

chứa VNT fluconazol có thể sử dụng hiệu quả trong điều trị nhiễm nấm [14].

e.

Chen H. và cộng sự (2006) đã nghiên cứu bào chế VNT chứa ibuprofen, kết

gl

quả thử thấm qua bình Franz trên da lợn cho khả năng thấm qua da tăng từ 5,72 – 30

oo

lần so với dung dịch bão hòa. Công thức tối ưu của VNT gồm ibuprofen 3%, ethyl

G

oleat 6%, Tween 80/PG (2:1) 30% và nước, cho tốc độ giải phóng thuốc trên một đơn vị diện tích cao 38,06 µg.cm-2.h-1. Khi nghiên cứu 2 loại tá dược tạo gel, Chen nhận thấy carbopol 940 sau khi kết hợp đã làm thay đổi cấu trúc VNT, gôm xanthan 1,5% tăng độ nhớt cho VNT và ổn định sau 3 tháng bảo quản không có sự tách pha. Kết quả chỉ ra gel gôm xanthan chứa VNT là dạng bào chế hứa hẹn cho thuốc ngoài da [21]. 1.4.

Một số nghiên cứu đánh giá hệ thuốc bôi ngoài da

1.4.1. Độ nhớt 13


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Độ nhớt (η) của một chất lỏng được mô tả một cách đơn giản chính là sự kháng lại sự chảy hoặc chuyển động [12]. Newton là người đầu tiên nghiên cứu định lượng sự chảy của chất lỏng và nêu ra định luật Newton. Định luật Newton về sự chảy [1], [12]: Khối chất lỏng được coi gồm những lớp phân tử xếp song song. Lớp đáy được xem như cố định. Nếu lớp trên cùng di chuyển với một tốc độ hằng định thì mỗi lớp bên dưới sẽ di chuyển với một tốc độ tỷ lệ với khoảng cách của nó so với lớp đáy. Biến thiên tốc độ dν giữa hai lớp cách nhau một

n

khoảng dr gọi là gradient tốc độ (dν/dr hoặc δ/h) hay tốc độ trượt (γ). Lực tác dụng

N

trên một đơn vị diện tích (F/A) gọi là lực trượt hay ứng suất trượt (τ hoặc σ). Độ nhớt

Q uy

tỷ lệ thuận với ứng suất trượt và tỷ lệ nghịch với lực trượt: F /A = η * (dν / dr) hay η = τ / γ

m

Đơn vị của độ nhớt là Pa.s và P (1cP = 1 mPa.s).

A

m /+

σ=F/A γ=δ/h ẏ=V/h

e.

co

γ

gl oo G

F,V

D

h

ạy

δ

Hình 1.4. Lực trượt tạo nên một gradient tốc độ trượt giữa các mặt song song của chất lỏng [15]

Độ nhớt của chất lỏng càng cao thì ứng suất trượt cần thiết để tạo nên một độ chảy xác định càng phải lớn. Điều này ảnh hưởng đến thao tác khi sử dụng chế phẩm cũng như khả năng lưu lại trên da của chế phẩm. Các thuốc dùng cho da và niêm mạc cần có độ nhớt thích hợp giúp chế phẩm có khả năng bám dính tốt từ đó duy trì tác dụng tốt hơn. Đồng thời độ nhớt cũng ảnh hưởng đến quá trình giải phóng thuốc cũng

14


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

như mức độ bao phủ bề mặt của chế phẩm. Vì vậy, đánh giá độ nhớt là một đánh giá thường quy đối với các chế phẩm bôi ngoài da và niêm mạc. Một số nghiên cứu về chế phẩm dùng cho da và niêm mạc có đánh giá độ nhớt như: Mishra R. và cộng sự (2016) tiến hành gel chứa VNT zaltoprofen – một hoạt chất thuộc nhóm NSAIDs. Nhóm nghiên cứu tiến hành bào chế VNT với thành phần zaltoprofen 1% (kl/kl), capryol 90 20% (kl/kl), Cremophor RH40 : Transcutol P (2:1)

n

50% (kl/kl) và được đưa vào gel poloxamer 15%. Sau đó tiến hành đánh giá độ nhớt bằng máy Brookfeild viscometer với trục quay S18 ở tốc độ quay 5, 10, 15, 20, 30,

N

40 và 50 vòng/phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy gel có độ nhớt khoảng 40,12 ± 1,12

Q uy

Pa.s là độ nhớt thích hợp cho dạng chế phẩm gel bôi ngoài da [47]. Nasr M. và cộng sự (2015) đã tiến hành nghiên cứu tối ưu khả năng lưu giữ trên

m

da của VNT chứa tazaroten. Ông đã đánh giá ảnh hưởng của các biến đầu vào gồm

dầu, chất diện hoạt, đồng dung môi và nước đến các biến đầu ra gồm kích thước VNT,

ạy

độ nhớt, khả năng lưu giữ trên da, tốc độ giải phóng dược chất và vị trí lưu giữ dược

D

chất hiệu quả. Nghiên cứu đã tiến hành bào chế 9 công thức VNT chứa tazaroten với

m /+

tỷ lệ dầu (dầu Jojoba) và Smix (Tween 80/Span 85) khác nhau. Sau đó tiến hành đánh giá độ nhớt của VNT bằng máy Brookfield DVIII, ở nhiệt độ phòng, tốc độ quay 100

co

vòng/phút. Kết quả cho thấy các công thức VNT có tỷ lệ Smix cao sẽ có độ nhớt cao

e.

nhất. Công thức 3 gồm dầu 15%, Smix 80% có độ nhớt 671 ± 5,6 cp, công thức 2 gồm

gl

dầu 10%, Smix 80% có độ nhớt 598 ± 4,5 cp. Trong khi các công thức VNT có tỷ lệ

oo

Smix thấp nhất sẽ có độ nhớt thấp nhất. Công thức 6 gồm dầu 40%, Smix 45% có độ

G

nhớt 222 ± 15,86 cp. Công thức 7 gồm dầu 40%, Smix 50% có độ nhớt 331 ± 12,13 cp. Như vậy, tỷ lệ Smix trong công thức ảnh hưởng lớn đến độ nhớt của VNT. Sahoo S. và cộng sự (2014) đã thực hiện nghiên cứu bào chế hydrogel chứa

VNT sertaconazol. Sau khi tiến hành sàng lọc tá dược, xây dựng giản đồ pha, ông đã lựa chọn được thành phần VNT gồm acid oleic 8,75%, Tween 80 33,35%, propylen glycol 33,35% và nước 24,55%. Carbopol 940 được sử dụng làm tá dược tạo gel với tỷ lệ 0,75% (kl/kl). Nghiên cứu tiến hành đánh giá độ nhớt của công thức VNT và gel chứa VNT bằng máy đo độ nhớt NDJ-8S với trục quay số 1, tốc độ 60 vòng/phút, ở 15


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

25oC. Kết quả thu được độ nhớt của VNT là 89,0 – 356,7 mPa.s, độ nhớt của gel chứa VNT là 154,23 – 162,52 Pa.s. Kết quả cho thấy, công thức gel cho độ nhớt lớn hơn nhiều lần so với VNT, giúp tăng khả năng bám dính, lưu lại trên da. Như vậy, đánh giá độ nhớt là một yêu cầu cần thiết trong nghiên cứu và phát triển các công thức bôi da và niêm mạc. 1.4.2. Tính lưu biến Lưu biến học (rheology) là ngành khoa học nghiên cứu tính chất chảy và sự biến

n

dạng của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. Tính chất lưu biến bao gồm có độ nhớt (tính chất chảy, khả năng trơn trượt) và độ đàn hồi (sự biến dạng, khả năng tái ổn

N

định cấu trúc). Tương ứng với các đặc điểm này là các phương pháp đo khác nhau:

Q uy

phương pháp trượt liên tục, phương pháp dao động, phương pháp dão và phục hồi. Về nguyên tắc, có thể sử dụng kết quả đo lưu biến để đánh giá những đặc điểm cấu

m

trúc đặc trưng, cũng như sự thay đổi những thành phần cấu trúc đó theo thời gian.

ạy

được công thức bào chế thích hợp.

Trong nghiên cứu này, phép đo trượt liên tục được sử dụng nhằm góp phần lựa chọn

D

Trong phép đo này, vật liệu chịu tác dụng của những lực song song với nhau

m /+

nhưng phương của các lực này không nằm trên cùng một đường thẳng và có hướng ngược nhau (lực trượt). Tốc độ trượt (γ) của các lớp vật liệu sẽ phụ thuộc vào độ lớn

co

của ứng suất trượt (τ), lực trượt trên một đơn vị diện tích và bản chất của vật liệu.

e.

Phương pháp đo trượt liên tục có thể thực hiện theo hai cách tùy thuộc vào dụng

gl

cụ sử dụng: kiểm soát tốc độ trượt hoặc kiểm soát ứng suất trượt. Theo chế độ đầu

oo

tiên, tốc độ trượt được giữ cố định trong khi ứng suất trượt được thay đổi trong khoảng

G

giá trị nhất định. Trong khi đó, chế độ thứ 2 thì thông số thay đổi là tốc độ trượt còn ứng suất trượt được giữ nguyên giá trị. Kết quả của phương pháp này thường được biểu diễn dưới dạng đường cong chảy (flow curve), trong đó trục tọa độ có thể là ứng suất trượt, tốc độ trượt hoặc độ nhớt của vật liệu. Dựa vào hình dạng của đường cong này có thể phân biệt được các loại vật liệu khác nhau theo tính chất chảy (hình 1.4).

16


N

n

Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Q uy

Hình 1.5. Đường cong chảy thể hiện tính lưu biến của các vật liệu khác nhau a: kiểu Newton, b: kiểu dẻo, c: kiểu giả dẻo, d: kiểu giãn [12].

m

Trong lưu biến học, căn cứ vào định luật Newton người ta chia sự chảy làm hai loại: hệ chất lỏng Newton và hệ chất lỏng không Newton. Trong hệ chất lỏng

ạy

không Newton thường được chia ra thành các chất dẻo, chất giả dẻo, chất giãn nở,

D

chất thixotropy và chất rheopexy. Trong đó, những chất có đặc tính thixotropy hoặc

m /+

rheopexy đều có thể thuộc một trong ba loại chất: dẻo, giả dẻo, giãn nở [12]. Phép đo trượt liên tục cũng cho phép đánh giá sự phụ thuộc thời gian của tính

co

chất chảy của vật liệu. Khi tác động ngoại lực lên vật liệu trong hai chu kỳ khác nhau

e.

với một chu kỳ tăng ứng suất trượt (hoặc tốc độ trượt) và một chu kỳ giảm, tương

gl

quan về vị trí của đường cong chảy trong hai chu kỳ có sự thay đổi đối lập giữa các

G

oo

vật liệu có tính chất chảy phụ thuộc thời gian (hình 1.5) và không phụ thuộc thời gian.

Hình 1.6. Đường cong chảy của vật liệu có tính chất thixotropy [34] 17


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Tính lưu biến đang ngày càng phổ biến và được áp dụng vào thiết kế công thức và kiểm nghiệm các dạng bào chế: thuốc mỡ, kem, gel. Tính lưu biến của các chế phẩm lỏng và bán rắn có ảnh hưởng đến độ ổn định và sinh khả dụng của thuốc [12]. Do vậy, đánh giá tính lưu biến đang dần trở thành yêu cầu tất yếu đối với các chế phẩm lỏng và bán rắn. Một số nghiên cứu bào chế có các đánh giá liên quan đến tính lưu biến như: Froelich A. và cộng sự (2015) đã tiến hành nghiên cứu tính lưu biến và kết cấu

n

của hệ gel chứa VNT indomethacin. VNT được bào chế với thành phần: dầu thầu dầu 7,5%, Tween 80 26,5%, ethanol 55,0% và nước 11,0%. Trong nghiên cứu này, đặc

N

điểm của đường cong chảy được tiến hành trên hệ máy đo lưu biến xoay HAAKE

Q uy

(Thermo Scientific, Waltham, MA) với đầu đo đĩa – đĩa PP35Ti (đường kính 35 mm, khe hở 1 mm) ở 25 ± 1oC với tốc độ trượt thay đổi trong khoảng 1,0 – 200,0 s-1 lần

m

lượt trong chu kỳ tăng và giảm (60 s/chu kỳ); ở giữa 2 chu kỳ tốc độ trượt được giữ hằng định là 200 s-1. Phép đo này được áp dụng với cả 3 hệ: Gel A (indomethacin

ạy

1,0%, Carbopol 960 3,0%, VNT 96,0%); gel B (indomethacin 3,0%, Carbopol 960

D

3,0%, VNT 94,0%) và gel placebo (Carbopol 960 3,0%, VNT 97,0%). Cùng với phép

m /+

đo dao động, dão và phục hồi, nghiên cứu này đã cho thấy có sự khác biệt đáng kể về tính chất lưu biến (ứng suất trượt, độ nhớt, độ cứng, độ kết dính, độ nén) giữa các

co

công thức gel với tỷ lệ indomethacin khác nhau. Với các công thức có cả các chất

e.

hoạt động bề mặt, polyme, dược chất có thể tương tác với nhau dẫn đến thay đổi tính

gl

chất của hệ. Do vậy, để phát triển các thuốc mới cần có đánh giá chi tiết ảnh hưởng

oo

của tá dược và dược chất tới các tính chất cơ học của chế phẩm [32].

G

El-Kamel A.H. và công sự (2001) đã tiến hành nghiên cứu phát triển pluronic

F127 (PF127) như một chất mang nhằm tăng cường sinh khả dụng của timolol maleat. Các công thức gel được bào chế chứa PF-MC 3%, PF-HPMC 2%, PF-CMC 2,5%,

PF127 15% đã được đo trượt liên tục bằng máy Rotationsviskosimeter Rheotest type RV với điều kiện đo ở 34 ± 0,1OC và tốc độ trượt thay đổi trong khoảng từ 0 đến 14,56 s-1 trong 10 phút ở cả hai chu kỳ tăng và giảm liên tiếp. Kết quả cho thấy độ nhớt của gel tăng nồng độ PF127 tăng theo thứ tự như sau: PF-MC 3% > PF-HPMC 2% > PF-CMC 2,5% > PF127 15%. Kết quả đánh giá in-vivo trên mắt thỏ cho thấy 18


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

sinh khả dụng của công thức gel PF127 25% và PF127 15% có chứa MC 3% tăng lần lượt 2,5 và 2,4 lần so với dung dịch timolol maleat 0,5% [28]. Tại Việt Nam hiện nay, tính lưu biến vẫn là một khái niệm tương đối mới mẻ và các công cụ cho việc nghiên cứu tính lưu biến vẫn còn hạn chế [6], [8]. Do vậy, việc đánh giá tính lưu biến cần được nghiên cứu phát triển để có những phương pháp đánh giá đặc tính của các hệ thuốc bán rắn phù hợp hơn. 1.4.3. Đánh giá khả năng hydrat hóa lớp sừng trên da

n

Lớp sừng là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp tế bào chết tùy thuộc vùng da của cơ thế. Lớp sừng là hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của thuốc

N

cũng như các hóa chất có hại vào trong cơ thể. Các thuốc bôi ngoài da muốn thấm

Q uy

qua da hoặc lưu giữ trên da tốt thì chế phẩm cần có khả năng hydrat hóa lớp sừng tốt.

m

Một vài nghiên cứu đánh giá khả năng hydrat hóa lớp sừng của chế phẩm đã được thực hiện.

Goidin S. và cộng sự (2015) đã nghiên cứu bào chế hệ hydrogel mang VNT

ạy

tenoxicam. Nhóm đánh giá độ tan bão hòa trong một số tá dược và lựa chọn được

D

captex 300/acid oleic làm pha dầu, Tween 80 làm chất diện hoạt, n-butanol/ethanol

m /+

làm chất đồng diện hoạt. Hai công thức TNX 03 và TNX 04 cho tốc độ thấm tenoxicam cao nhất được lựa chọn đánh giá khả năng hydrat hóa da. Công thức TNX

co

03 có thành phần Captex 300 10%, Tween 80/n-butanol (2:1) 45%, nước 45% và

e.

công thức TNX 04 có thành phần acid oleic 10%, Tween 80/ethanol (1:1) 55% và

gl

nước 35%. Công thức TNX 03, TNX 04 và chế phẩm đối chiếu được đánh giá khả

oo

năng hydrat hóa trên chuột nhắt Laca giống đực đã cạo lông. Sau 4 giờ bôi chế phẩm,

G

da chuột được phân lập và cố định trong dung dịch formalin 10%. Sau đó, các mẫu da được ngâm trong parafin và cắt mỏng. Các mẫu da được nhuộm với hematoxylin và eosin và soi dưới kính hiển vi quang học. Kết quả cho thấy các VNT không làm thay đổi cấu trúc của da và không có xuất hiện các bệnh lý [33]. Charoo N.A. và cộng sự (2005) đã tiến hành nghiên cứu sự thay đổi của lớp sừng khi sử dụng sản phẩm đối chiếu, chế phẩm flurbiprofen trong hỗn hợp IPA:PG (70:30 % tt/tt) và chế phẩm flurbiprofen trong hỗn hợp IPA:PG (70:30 % tt/tt) có thêm 3% tinh dầu chanh. Các công thức được bôi lên da chuột và đưa vào hệ thống 19


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

đánh giá giải phóng thuốc qua màng. Sau 24 giờ, lượng thuốc thừa được lau sạch bằng giấy, sau đó được ngâm cố định trong dung dịch formalin 10% tt/tt trong 72 giờ trước khi tiến hành nhuộm hematoxylin và eosin. Kết quả cho thấy sự có mặt của tinh dầu chanh làm giảm đáng kể độ dày lớp sừng, dẫn tới làm tăng khả năng thấm thuốc qua màng [19]. Norlén L. và cộng sự (1997) đã tiến hành xây dựng phương pháp đánh giá mức độ thay đổi bề dày của lớp sừng trên da. Các mẫu da ngực được lấy từ 20 người phụ

n

nữ có độ tuổi từ 16 - 49 tuổi được cung cấp từ các phòng phẫu thuật thẩm mỹ. Các mẫu da này được bảo quản động lạnh từ 3 tuần tới 3 tháng. Sau đó, các mẫu da được

N

chia thành các nhóm khác nhau, được ngâm trong nước ở nhiệt độ 20oC và 45oC trong

Q uy

90 phút và 24 giờ tương ứng. Tiếp theo các mẫu da được xử lý với dung dịch trypsin 0,5% và dung dịch đệm phosphat. Hình ảnh và bề dày lớp sừng được đo lại bằng kính

m

hiển vi và máy ảnh. Kết quả cho thấy, có sự tăng độ dày lớp sừng của mẫu da ngâm

ạy

tăng độ dày lớp sừng [51].

nước so với mẫu da khô; nhiệt độ ngâm mẫu thay đổi từ 20o tới 45oC cũng làm gia

D

1.4.4. Nghiên cứu mức độ kích ứng da

m /+

Đối với các chế phẩm dùng ngoài da, đặc biệt với dạng chế phẩm dùng thường xuyên như mỹ phẩm đã xuất hiện rất nhiều trường hợp dị ứng khi sử dụng từ mức độ

co

nhẹ đến nghiêm trọng. Do đó, đánh giá kích ứng da đối với các chế phẩm bôi da là

e.

đánh giá cần thiết. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay các nghiên cứu đánh giá kích

gl

ứng da còn chưa phổ biến. Một số hướng dẫn thử kích ứng như:

oo

Draize J.H. và cộng sự (1944) đã bước đầu đưa ra những hướng dẫn đánh giá

G

kích ứng và thử độc tính đối với các sản phẩm bôi trên da và niêm mạc. Nhóm nghiên cứu hướng dẫn thử kích ứng trên thỏ như hình 1.7 với 4 vị trí thử thuốc tương ứng với 3 chế phẩm thử khác nhau và vị trí đối chiếu [27].

20


n

Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

N

Hình 1.7. Vị trí thử chế phẩm [27]

Q uy

Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng đưa ra cách tính điểm ban đỏ và phù, để từ đó đánh giá mức độ gây kích ứng của chế phẩm [27]

m

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO cũng đưa ra hướng dẫn về thử cũng như

cách tính điểm ban đỏ và phù trên da trong bản hướng dẫn ISO 10993-10 năm 2010

ạy

[39].

D

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, cũng đã đưa ra hướng dẫn về thử

m /+

kích ứng và độc tính đối với thuốc bôi da và niêm mạc trong bản hướng dẫn 404 cập nhật năm 2015 [52].

co

Một số nghiên cứu về thuốc bôi da và niêm mạc có đánh giá kích ứng:

e.

Hu L. và cộng sự (2014) nghiên cứu khả năng tăng cường mức độ thấm

gl

ibuprofen qua da bằng hệ VNT. Nhóm xây dựng được hệ VNT với thành phần acid

oo

oleic, hỗn hợp Smix (gồm Cremophor RH40 và Transcutol P tỷ lệ 2:1) và nước. Công

G

thức F3 chứa ibuprofen 5%, công thức F6 chứa ibuprofen 3%, công thức VNT không có dược chất và công thức hỗn dịch chứa ibuprofen được đánh giá mức độ kích ứng

theo phương pháp Draize. Thí nghiệm tiến hành trên thỏ đực có khối lượng từ 2,0 – 2,5 kg với diện tích thử mỗi công thức là 4 cm2. Kết quả được quan sát trong vòng 7 ngày và tính điểm theo phương pháp Draize. Kết quả cho thấy, cả 4 công thức đều không gây ra các nốt ban đỏ, phù đáng kể nào [37]. Patel H. K. và cộng sự (2012) tiến hành đánh giá mức độ kích ứng của VNT chứa clobetasol propionat, gel chứa VNT clobetasol propionat và chế phẩm hiện có 21


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

trên thị trường trên thỏ trắng New Zealand. Kết quả cho thấy gel chứa VNT clobetasol propionat không gây kích ứng, trong khi VNT clobetasol propionat gây ra nốt ban đỏ sau 72 giờ bôi thuốc, còn chế phẩm thị trường gây kích ứng khá nhiều khi có nốt ban đỏ ngay sau 24h bôi thuốc và mức độ tăng dần sau đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cần thiết phải thử kích ứng với các chế phẩm bôi da và niêm mạc trước khi được cấp phép đưa ra thị trường [54]. Escribano E. và cộng sự (2003) trong nghiên cứu mức độ thấm của diclofenac

n

trong các công thức khác nhau đã tiến hành đánh giá kích ứng với công thức M4 có thành phần gồm Transcutol 59,2%, acid oleic 14,9% và d-limonen 5% (kl/kl) trên thỏ

N

trắng theo hướng dẫn của OECD 1992 và phương pháp thử của Draize năm 1944.

Q uy

Kết quả cho thấy công thức bào chế không gây kích ứng [30].

1.4.5. Nghiên cứu khả năng giải phóng thuốc và lưu giữ thuốc trên da

m

Đối với các thuốc bôi da và niêm mạc, việc đánh giá khả năng giải phóng thuốc

và lưu giữ thuốc là yếu tố đánh giá quan trọng trong nghiên cứu xây dựng công thức

ạy

bào chế. Một số nghiên cứu khả năng giải phóng thuốc và lưu giữ thuốc trên thế giới:

D

Kumar P. và cộng sự (2015) tiến hành đánh giá ảnh hưởng của một số chất tăng

m /+

thấm tới mức độ thấm của ketorolac tromethamin trên da chuột. Nghiên cứu sử dụng hệ thống bình Franz có diện tích thử 1,12 cm2 để tiến hành đánh giá mức độ giải

co

phóng thuốc. Đệm phosphat pH 7,4 được dùng làm dung môi trong khoang nhận mẫu,

e.

nhiệt độ duy trì ở 37oC. Nhóm tiến hành bào chế các công thức không có hoặc có chất

gl

tăng thấm với nồng độ 1 mg/ml. Các chất tăng thấm được sử dụng trong nghiên cứu

oo

gồm: α-pinen, L-methol, Span 80, Span 40, acid stearic, isopropyl myristat, dimethyl

G

sulfoxide (DMSO), dimethyl formamid (DMF), triton X-100, acid citric, Span 20, fenchon, acid oleic, acid ascorbic, acid palmitic, Tween 80, urea, L-limonen, aceton, Tween 20. Kết quả cho thấy các acid béo no như acid stearic, acid palmitic làm tăng tốc độ thẩm thấu, còn acid béo không no là acid oleic cho tốc độ giải phóng dược chất cao nhất với 514,43 ± 2,50 µg/cm2/h. Thứ tự lần lượt về mức độ tăng cường giải phóng ketorolac tromethamin như sau: acid oleic > acid stearic > acid palmitic > isopropyl myristat > Tween 80 > Span 80 > Span 40 > Span 20 > l-limonen > lmenthol > fenchon > α-pinen > urea > DMSO > triton X-100 > Tween 20 > DMF > 22


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

aceton > control > acid citric > acid ascorbic. Acid ascorbic và acid citric không có tác dụng làm tăng tính thấm. Như vậy với các sản phẩm chứa ketorolac tromethamin dùng ngoài da có thể sử dụng acid oleic như một tá dược tăng tính thấm hiệu quả [43]. Jensen L. B và cộng sự (2010) trong nghiên cứu tiểu phân lipid rắn mang betamethason 17-valerat đã tiến hành đánh giá khả năng giải phóng thuốc qua màng Spectra/Por cellulose. Sử dụng dung dịch methyl-β-cyclodextrin 10% (kl/kl) trong

n

dung dịch đệm acetat pH 4,5 làm dung môi hòa tan trong buồng nhận. Lượng 3ml chế phẩm được đưa vào buồng chứa mẫu. Nhiệt độ được duy trì ở 32oC. Lấy mẫu tại

N

thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 22 và 24 giờ với thể tích 1 ml mỗi lần lấy mẫu. Kết quả cho

Q uy

thấy công thức sử dụng mono/distearat cho mức độ giải phóng thuốc tại 24 giờ cao nhất đạt 31,9%. Các công thức sử dụng tristearat, distearat, monomyristat/trimyristat

m

và trimyristat tại 24 giờ mức độ giải phóng thuốc chỉ đạt lần lượt 12,8%, 16,0%,

20,7% và 23,7%. Như vậy dạng bào chế hạt lipid rắn sử dụng hỗn hợp monostearat

ạy

và distearat cho khả năng giải phóng betamethason 17-valerat cao nhất [40].

D

Patel M. R. và cộng sự (2009) đã đánh giá ảnh hưởng của thành phần công thức

m /+

tới khả năng giải phóng fluconazol từ vi nhũ tương. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá tốc độ giải phóng thuốc từ nhiều công thức VNT có cùng thành phần

co

fluconazol, lauryl alcohol, Labrasol, ethanol với cac tỷ lệ khác nhau. Kết quả cho thấy

e.

công thức VNT có thành phần fluconazol 2%, lauryl alcohol 10%, Labrasol/EtOH

gl

(1:1) 20% và nước 68% (kl/kl) cho tốc độ giải phóng fluconazol cao nhất là 47,15 ±

oo

1,12 µg/cm2/h. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng nấm trên Candida albicans cho thấy

G

công thức VNT cho khả năng kháng nấm tốt hơn chế phẩm đối chiếu có trên thị trường [55].

23


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

3

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên liệu, thiết bị 2.1.1. Nguyên liệu Nguyên vật liệu sử dụng trong nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu Nguyên liệu

1

Betamethason dipropionat

2

Acid oleic

3

Cremophor RH40

4

Carboxy methyl cellulose

5

Hydroxy propyl methyl cellulose E6

6

Natri carboxymethylcellulose

7

Ethanol tuyệt đối

8

Methanol

9

Transcutol P

10

Nguồn gốc

TCCL

Farmabious - Italia

TC NSX TC NSX

Trung Quốc

n

STT

N

Gattefossé - Pháp

TC NSX TC NSX

Trung Quốc Trung Quốc

TC NSX

TC NSX

Trung Quốc

TC NSX

J.T.Baker - Mỹ

DĐVN IV

Gattefossé - Pháp

TC NSX

Hydroxylethyl cellulose

Trung Quốc

TC NSX

11

Kali dihydrophosphat

Trung Quốc

TC NSX

12

Dinatri hydrophosphat

Trung Quốc

TC NSX

13

Capryol 90

Pháp

TC NSX

14

Plurol

Gattefossé - Pháp

TC NSX

15

Labrafac

Gattefossé - Pháp

TC NSX

oo

gl

e.

co

m /+

D

ạy

m

Q uy

Trung Quốc

Miglyol

Trung Quốc

TC NSX

17

Tween 80

Trung Quốc

TC NSX

18

Alcol isopropanol

Trung Quốc

TC NSX

19

Polyethylen glycol 400

Singapore

TC NSX

G

16

24


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Động vật thí nghiệm sử dụng trong nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.2. Bảng 2.2. Động vật thí nghiệm STT

Động vật

Nguồn gốc

Giống

Khối lượng

Chuột nhắt trắng

Học viện Quân y

Đực

20-25 g

2

Chuột cống trắng

Học viện Quân y

Đực

250-300 g

3

Thỏ trắng

Học viện Quân y

Cả 2 giống

2,5-3,0k g

n

1

2.1.2. Thiết bị nghiên cứu - Cân kỹ thuật Sartorius TE3102S (Đức).

Q uy

N

- Cân phân tích Sartorius BP121S (Đức). - Máy siêu âm Ultrasonic LC 60H (Đức).

m

- Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao Aligent HP 1260 (Úc).

- Hệ thống đánh giá giải phóng thuốc qua màng Hanson Research (Hoa Kỳ). - Nhớt kế Brookfield (Hoa Kỳ).

ạy

- Máy phân tích kích thước hạt ZETASIZER NANO ZS90 (Anh).

D

- Máy khuấy từ IKA RH (Nhật).

m /+

- Máy đo pH Eutech (Hoa Kỳ).

- Kính hiển vi Primo Star gắn camera AxioCam ERc5s (Đức).

co

- Máy đo tính lưu biến Discovery Hybrid Rheometer (Hoa Kỳ).

e.

- Micropipet và các dụng cụ thủy tinh.

gl

- Tủ lạnh, bếp điện và các thiết bị bào chế khác.

oo

2.2. Phương pháp nghiên cứu

G

2.2.1. Phương pháp bào chế vi nhũ tương betamethason dipropionat 2.2.1.1. Đánh giá độ tan của betamethason dipropionat trong một số tá dược Vi nhũ tương có thành phần tá dược chính là dầu, chất diện hoạt và đồng dung

môi. Một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng công thức VNT là độ tan của dược chất trong tá dược. Do vậy, việc xác định độ tan của dược chất trong tá dược là cần thiết để lựa chọn công thức bào chế. Độ tan bão hòa của BDP trong tá dược được tiến hành như sau: Cho vào mỗi ống thử hòa tan 5 ml dung dịch thử, cho thêm thừa lượng BDP, đặt ống thử trong bể 25


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

lắc điều nhiệt ở điều kiến 25oC, tốc độ 140 vòng/phút trong 48 giờ. Sau đó đem ly tâm, dịch trong đem lọc qua màng 0,45 µm, pha loãng thích hợp bằng methanol, đo độ hấp thụ quang UV và tính độ tan bão hòa của BDP trong mỗi dung dịch thử. 2.2.1.2. Xây dựng giản đồ pha Tham khảo tài liệu [58], tiến hành xây dựng giản đồ pha của vi nhũ tương như sau: Xây dựng giản đồ pha bằng phương pháp chuẩn độ, nước được thêm từ từ vào

n

hỗn hợp gồm dầu, chất diện hoạt và đồng diện hoạt tới khi thu được vi nhũ tương. - Từ độ tan bão hòa của BDP trong các tá dược, lựa chọn tá dược dầu, chất diện

N

hoạt, đồng diện hoạt.

Q uy

- Chuẩn bị hỗn hợp diện hoạt/đồng diện hoạt (Smix) ở các tỷ lệ 1:1, 1:2, 1:3, 1:4,

m

1:5.

- Với mỗi tỷ lệ Smix tiến hành trộn với pha dầu (O) theo tỷ lệ O/Smix = 1:9, 2:8, 3:7, 4:6, 5:5, 6:4, 7:3, 8:2, 9:1.

ạy

- Nhỏ từ từ nước cất vào từng hỗn hợp O/Smix và quan sát bằng cảm quan:

D

+ Hệ trong suốt và có độ nhớt thấp: Vi nhũ tương hoặc dung dịch micel.

m /+

+ Hệ trong suốt và có độ nhớt cao: gel + Hệ đục như sữa: Nhũ tương

co

- Ghi lại các giá trị lượng nước thêm vào tiến hành vẽ giản đồ pha.

e.

2.2.1.3. Bào chế và lựa chọn công thức phù hợp cho vi nhũ tương

gl

Phương pháp bào chế vi nhũ tương BDP được tiến hành như sau:

oo

- Cân 0,064 g BDP, hòa tan vào lượng acid oleic theo công thức trong cốc 1.

G

- Cân chất diện hoạt, đồng diện hoạt vừa đủ theo công thức vào cốc 2, khuấy trộn

đều thành hỗn hợp Smix. - Phối hợp Smix vào cốc dung dịch acid oleic, khuấy trộn đều thành dung dịch đồng

nhất. - Thêm từ từ nước cất vào cốc dung dịch trên, đồng thời khuấy từ nhẹ nhàng kết hợp gia nhiệt khoảng 35oC đến đủ khối lượng yêu cầu. Trong quá trình bào chế hệ vi nhũ tương BDP, tỷ lệ các thành phần trong công thức có ảnh hưởng quan trọng tới các đặc tính của hệ. Vì vậy, để lựa chọn được công 26


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

thức phù hợp nhất cần tiến hành bào chế các công thức khác nhau và xem xét ảnh hưởng của các tỷ lệ tới kích thước vi nhũ tương, tốc độ giải phóng và mức độ lưu giữ dược chất trên da. 2.2.2. Phương pháp bào chế hydrogel chứa vi nhũ tương betamethason dipropionat - Tiến hành bào chế vi nhũ tương chứa BDP như mục 2.2.1.1. Cân đong vi nhũ tương và tá dược tạo gel. Thêm nước vừa đủ vào VNT. Rắc đều từ từ tá dược tạo gel vào mỗi chế phẩm, khuấy từ nhẹ nhàng qua đêm để tá dược tạo gel trương nở hoàn

n

toàn [11].

2.2.3. Phương pháp đánh giá vi nhũ tương chứa betamethason dipropionat

Q uy

N

2.2.3.1. Phương pháp định lượng betamethason dipropionat bằng đo độ hấp thụ quang

Tham khảo DĐVN IV, phát triển phương pháp định lượng BDP trong methanol.

m

Mẫu chuẩn:Cân chính xác khoảng 0,0500 g BDP hòa tan trong vừa đủ 100,00

ạy

ml được dung dịch chuẩn S0.

ml dung môi được dung dịch A (dd A). Hút 5,00 ml dd A cho vào bình định mức 50

D

Hút chính xác 1,00 ml dd S0 cho vào bình định mức 25 ml thêm vừa đủ dung

m /+

môi thu được dung dịch chuẩn S1.

Hút chính xác lần lượt 1, 2, 3, 4 ml S0 cho vào bình định mức 10 ml, thêm vừa

co

đủ dung môi. Lần lượt ta có các dung dịch chuẩn S2 đến S5.

e.

Mẫu trắng là dung môi hòa tan lựa chọn. Đo độ hấp thụ quang của dãy dung

gl

dịch chuẩn tại bước sóng 240 nm.

oo

Mẫu thử: Pha loãng mẫu thử bằng dung môi ở tỉ lệ nhất định để được nồng độ

G

dung dịch thử trong khoảng 2 - 20 μg/ml. Đo độ hấp thụ quang của mẫu thử và mẫu chuẩn tại bước sóng 240 nm. Từ độ hấp thụ quang của dãy dung dịch chuẩn xây dựng phương trình và đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ. Phương trình đường chuẩn có dạng: A= k. C+ Ao. 2.2.3.2. Phương pháp định lượng betamethason dipropionat bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao  Điều kiện chạy sắc ký: Qua tham khảo tài liệu [18], điều kiện chạy sắc ký như sau: 27


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

 Thiết bị: Máy HPLC Agilent  Cột sắc ký Zorbax SB-C18 có kích thước cột 250 x 4,6 mm, kích thước hạt nhồi 5 µm.  Pha động là hỗn hợp methanol : nước cất (90 : 10), siêu âm 20 phút để loại hết bọt khí.  Tốc độ dòng 1,0 ml/phút.

n

 Nhiệt độ phòng.

 Thể tích tiêm mẫu 50 µl.

N

 Detector UV bước sóng 254,0 nm.

Q uy

Để đảm bảo độ tin cậy của phương pháp HPLC trong định lượng BDP, phương pháp xử lý và điều kiện chạy sắc ký được đánh giá thông qua các tiêu chí sau :

m

 Tính tương thích:

Tiến hành tiêm lặp lại 6 lần một dung dịch chuẩn BDP 10 µg/ml với điều kiện sắc ký ở trên. Ghi lại các giá trị về thời gian lưu và diện tích pic. Độ lặp lại của phương

ạy

pháp được biểu thị bằng độ lệch chuẩn tương đối (RSD) của diện tích pic.

D

 Độ đặc hiệu:

m /+

Tiến hành pha các mẫu sắc ký mẫu trắng, mẫu betamethason dipropionat chuẩn (10 µg/ml), mẫu thử được bào chế theo quy trình (10 µg/ml) và mẫu thử thêm chuẩn

co

(10 µg/ml). Xác định sự có mặt các pic trong sắc ký đồ và thời gian tR, so sánh với

e.

dung dịch betamethason dipropionat chuẩn.

gl

 Độ chính xác:

oo

Cân 6 mẫu thử có khối lượng BDP chính xác khoảng 0,11 g. Xác định sự lặp lại

G

hàm lượng BDP trong 6 mẫu bằng cách tiến hành chạy sắc ký trong điều kiện đã chọn, so sánh với mẫu chuẩn có hàm lượng 10 µg/ml.  Độ đúng: Thêm chính xác 20% khối lượng chất chuẩn vào 6 mẫu thử ở trên. Xác định sự

lặp lại hàm lượng BDP trong 6 mẫu thử bằng cách tiến hành chạy sắc ký trong điều kiện đã chọn, so sánh với dung dịch chuẩn 10 µg/ml.  Độ tuyến tính:

28


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Pha các dung dịch chuẩn BDP trong methanol với các nồng độ 1; 2; 5; 10; 25; 50 µg/ml, lọc qua màng lọc 0,45 µm. Tiến hành chạy sắc ký trong điều kiện đã chọn. Xây dựng đường chuẩn biểu diễn mỗi tương quan giữa diện tích pic và nồng độ BDP. 2.2.3.3. Đánh giá kích thước và phân bố kích thước vi nhũ tương Kích thước hạt được xác định bằng phương pháp tán xạ laser. Nguyên lý chung của phương pháp là khi chiếu chum tia laser vào các hạt có kích thước khác nhau sẽ thu được mức độ tán xạ ánh sáng khác nhau. Bằng cách đo cường độ ánh sáng tán xạ

n

có thể xác định được kích thước tiểu phân.

Sử dụng máy phân tích kích thước Zetasizer Nano ZS90, đo ở điều kiện hệ số

N

khúc xạ ánh sáng bằng 1,330, nhiệt độ phòng. Mẫu được pha loãng 100 lần với nước

Q uy

cất. Các mẫu được đo 3 lần sau đó tính trung bình và độ lệch chuẩn. Khi pha loãng các mẫu VNT có thể làm thay đổi kích thước giọt VNT. Tuy

m

nhiên, các mẫu VNT có nồng độ cao, khi tiến hành đo trực tiếp sẽ gây sai số rất lớn.

Do vậy, cần pha loãng các mẫu VNT để đạt count rate đo phù hợp từ 200 – 400. Đồng

ạy

thời, do kích thước VNT trong khoảng từ 10 – 200 nm nên cần pha loãng các mẫu đo

D

để đạt nồng độ trong khoảng từ 0,1 – 1 g/l [45].

m /+

2.2.3.4. Đánh giá tốc độ giải phóng betamethason dipropionat từ vi nhũ tương Qua tham khảo tài liệu [53], tiến hành đánh giá hàm lượng betamethason

co

dipropionat giải phóng từ vi nhũ tương được đánh giá qua da lưng chuột nhắt đực trên

gl

như sau:

e.

hệ thống đánh giá giải phóng qua màng Hanson Research với các điều kiện cụ thể

oo

 Lấy mẫu da chuột:

G

-

Chuột nhắt trắng, giống đực, khối lượng từ 20 -25 g.

-

Cạo lông, loại bỏ lớp mỡ dưới da và rửa bằng natri clorid 0,9%.

-

Bảo quản da ở -40oC.

-

Trước khi tiến hành đánh giá giải phóng thuốc, các miếng da được rã đông và hydrat hóa bằng natri clorid 0,9% trong khoảng 30 phút.

 Điều kiện thử: - Thiết bị: Hệ thống đánh giá giải phóng qua màng Hanson Research. - Bình khuếch tán Franz có thể tích V = 7 ml, diện tích thử 1,767 cm2. 29


SĆ°u tầm báť&#x;i GV. Nguyáť…n Thanh TĂş # Google.com/+DấyKèmQuyNhĆĄn

- MĂ´i trĆ°áť?ng khuáşżch tĂĄn: Háť—n hᝣp ethanol tuyᝇt Ä‘áť‘i:nĆ°áť›c cẼt theo tᝡ lᝇ 1:1. - MĂ ng kháşżch tĂĄn: Da vĂšng lĆ°ng chuáť™t nhắt Ä‘áťąc (kháť‘i lưᝣng tᝍ 20-25 g), Ä‘ĂŁ Ä‘ưᝣc xáť­ lĂ˝ loấi lĂ´ng vĂ láť›p mᝥ dĆ°áť›i da báşąng dao kĂŠo phẍu thuáş­t. - Táť‘c Ä‘áť™ khuẼy: 400 vòng/phĂşt, nhiᝇt Ä‘áť™ tháť­ 32,5oC. - Kháť‘i lưᝣng mẍu tháť­: 1,0 g (tĆ°ĆĄng Ä‘Ć°ĆĄng 0,001 g BDP) ďƒ˜ CĂĄch tiáşżn hĂ nh: - Háť—n hᝣp ethanol tuyᝇt Ä‘áť‘i:nĆ°áť›c cẼt theo tᝡ lᝇ 1:1 Ä‘ưᝣc siĂŞu âm trong 10 phĂşt

hĆĄ

n

Ä‘áťƒ loấi báť?t khĂ­, sau Ä‘Ăł Ä‘ưᝣc Ä‘áť• Ä‘ầy vĂ o khoang chᝊa mĂ´i trĆ°áť?ng khuáşżch tĂĄn cᝧa bĂŹnh Franz.

Q uy

N

- Cho chĂ­nh xĂĄc 1,0 g (tĆ°ĆĄng Ä‘Ć°ĆĄng 0,001 g BDP) cĂ´ng thᝊc vĂ o chᝊa mẍu cᝧa bĂŹnh Franz.

- LẼy mẍu tấi cĂĄc tháť?i Ä‘iáťƒm t = 5, 6, 7, 8 vĂ 24 giáť?. Tháťƒ tĂ­ch máť—i lần lẼy mẍu lĂ

m

0,25 ml. QuĂĄ trĂŹnh lẼy mẍu Ä‘áť“ng tháť?i báť• sung máť™t tháťƒ tĂ­ch mĂ´i trĆ°áť?ng máť›i báşąng Ä‘Ăşng

Kè

tháťƒ tĂ­ch mĂ´i trĆ°áť?ng Ä‘ĂŁ lẼy ra.

ấy

- XĂĄc Ä‘áť‹nh hĂ m lưᝣng BDP báşąng phĆ°ĆĄng phĂĄp HPLC.

D

ďƒ˜ XĂĄc Ä‘áť‹nh hĂ m lưᝣng giải phĂłng dưᝣc chẼt trĂŞn máť™t Ä‘ĆĄn váť‹ diᝇn tĂ­ch da:

m /+

Lưᝣng BDP giải phóng tᝍ vi nhŊ tưƥng sau khoảng th�i gian t gi� (t = 5, 6, 7,

co

8 và 24 gi�) tính theo công thᝊc:

Cc 1 x x (V1 x Sk + V2 x ∑đ?‘˜đ?‘Ą=2 đ?‘†t-1) Sc Sm

e.

Xt =

gl

Trong Ä‘Ăł:

oo

- Xt lĂ hĂ m lưᝣng BDP giải phĂłng qua 1 Ä‘ĆĄn váť‹ diᝇn tĂ­ch da (Âľg/cm2).

G

- Sc lĂ diᝇn tĂ­ch pic cᝧa dung dáť‹ch BDP chuẊn náť“ng Ä‘áť™ 10 Âľg/ml trong methanol

(mAU.s). - Sk (k = 1, 2, 3, 4, 5) lĂ diᝇn tĂ­ch pic cᝧa dung dáť‹ch tháť­ tấi cĂĄc tháť?i Ä‘iáťƒm t = 5, 6, 7, 8 vĂ 24 giáť? (mAU.s). - Cc lĂ náť“ng Ä‘áť™ dung dáť‹ch chuẊn (10 Âľg/ml). - V1 lĂ tháťƒ tĂ­ch mĂ´i trĆ°áť?ng cĂł trong ngăn nháş­n (ml). - V2 lĂ tháťƒ tĂ­ch mĂ´i trĆ°áť?ng lẼy ra tấi cĂĄc tháť?i Ä‘iáťƒm t (ml). - Sm lĂ diᝇn tĂ­ch da tháť­ giải phĂłng (cm2).

30


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

 Xác định tốc độ giải phóng BDP từ vi nhũ tương: - Từ các số liệu về hàm lượng BDP giải phóng tại các thời điểm t = 5, 6, 7, 8 và 24 giờ ở trên tiến hành tính tốc độ giải phóng BDP bằng phần mềm Microsoft excel 2013. 2.2.3.5. Đánh giá lượng betamethason dipropionat lưu giữ trên da sau 24 giờ Theo tài liệu tham khảo [36], hàm lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ được xác định như sau:

n

- Lấy diện tích da sau khi thử giải phóng thuốc ở mục 2.2.2.3, dùng bông tẩm dung dịch đệm phosphat pH = 7,4 rửa sạch 3 lần để loại bỏ lượng thuốc còn lưu lại

N

trên bề mặt da. Sau đó, da được cắt nhỏ và ngâm trong vừa đủ 10,00 ml methanol

Q uy

trong 24 giờ, siêu âm trong vòng 30 phút. Lấy dung dịch ở trên lọc qua màng 0,45 µm và đem định lượng bằng HPLC.

m

- Hàm lượng BDP lưu giữ trên 1 đơn vị điện tích da được tính theo công thức: Cc 1 x St x x 10 Sc Sm

ạy

Xd =

D

Trong đó:

m /+

- Xd là hàm lượng BDP lưu giữ trên 1 đơn vị diện tích da sau 24 giờ (µg/cm2). - Sc, St lần lượt là diện tích pic của dung dịch chuẩn và dung dịch thử (mAU.s).

co

- Cc là nồng độ dung dịch chuẩn BDP trong methanol (10 µg/ml).

e.

- Sm là diện tích da thử mẫu (cm2).

gl

2.2.4. Phương pháp đánh giá hydrogel chứa vi nhũ tương betamethason

oo

dipropioant

G

2.2.4.1. Đánh giá ảnh hưởng của tá dược tạo gel đến một số tính chất vật lý của hệ a. Độ nhớt - Sử dụng nhớt kế Brookfield US. - Sau khi khảo sát với kim số 1, 2, 3 và 4 với các tốc độ quay khác nhau, do gel có độ nhớt cao nên lựa chọn được điều kiện đo độ nhớt với kim số 4, tốc độ quay 0,3 vòng/phút. - Lượng mẫu sử dụng: 300 g - Nhiệt độ phòng.

31


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

- Tiến hành đo trên 3 mẫu gel chứa VNT bao gồm: CMC, NaCMC và HEC. b. Tính lưu biến Phương pháp trượt liên tục được tiến hành với các điều kiện như sau: - Thiết bị đo: Discovery Hybrid Rheometer (TA Instruments), với mô hình nón đĩa có đường kính côn 4 cm và góc côn 4o [8]. - Thể tích mẫu đo: 1,4 ml [8]. - Nhiệt độ tiến hành đo: 25 ± 1oC.

n

- Tốc độ trượt thay đổi trong khoảng từ 0 đến 100 s-1 trong 10 phút/chu kỳ ở cả hai chu kỳ: tăng và giảm liên tiếp [15].

Q uy

N

- Mỗi mẫu được đo 3 lần, lấy giá trị trung bình ứng suất trượt τ (Pa). - Giá trị độ nhớt η được tính dựa trên tỷ lệ giữa ứng suất trượt τ và tốc độ trượt γ:

m

η=τ/γ

2.2.4.2. Đánh giá thông lượng giải phóng betamethason dipropionat từ hệ hydrogel - Da chuột được xử lý tương tự mục 2.2.2.4.

D

- Cách tiến hành:

ạy

- Điều kiện thử và phương pháp tính toán tương tự mục 2.2.2.4.

m /+

+ Môi trường khuếch tán được đổ đầy bình Franz. + Da chuột được để lên nhẹ nhàng không để có lớp không khí giữa da chuột và

co

môi trường khuếch tán.

e.

+ Dùng que gạt cho dần dần gel lên trên bề mặt da, tránh để lại bọt khí. Cân lại

gl

gel trước và sau khi bôi lên da chuột để xác định lượng gel sử dụng.

oo

+ Tiến hành thử và lấy mẫu tại các thời điểm 5, 6, 7, 8 và 24 giờ.

G

2.2.4.3. Đánh giá lượng betamethason dipropionat lưu giữ trên da sau 24 giờ Phương pháp đánh giá tương tự mục 2.2.2.5 đánh giá hàm lượng BDP lưu giữ

trên da sau 24 giờ. 2.2.4.4. Đánh giá mức độ hydrat hóa lớp sừng trên da Tham khảo tài liệu [54], mức độ hydrat hóa da được tiến hành như sau: - Chuột cống trắng, giống đực khỏe mạnh có khối lượng từ 250 – 300 g, được chuyển tới phòng nuôi nhốt và cho ăn uống đầy đủ trong 1 tuần. Sau đó, lưng chuột được cạo sạch lông bằng tông đơ 24 giờ trước thí nghiệm. 32


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

- Mức độ hydrat hóa lớp sừng trên da được đánh giá trên 6 mẫu bao gồm: mẫu trắng không bôi chế phẩm, mẫu VNT N3, mẫu gel CMC 3% chứa VNT N3, mẫu gel NaCMC 3% chứa VNT N3, mẫu HEC 3% chứa VNT N3 và mẫu HPMC E6 chứa VNT N3. - Lượng chính xác 0,5 g mỗi mẫu được bôi đều lên diện tích 2,5 x 2,5 cm2 trên phần lưng đã cạo lông, sau đó dùng gạc và băng dính y tế che lên vị trí bôi để giảm thiểu quá trình bay hơi. Chuột được cho ăn uống bình thường trong quá trình làm thí

n

nghiệm.

- Sau 24 giờ, chuột được giết, phần da đã bôi thuốc được tách riêng và cố định

N

mẫu trong lượng dung dịch formalin 10% lớn hơn lượng mẫu ít nhất 10 lần và trong

Q uy

ít nhất 24 giờ. Sau đó mẫu được xử lý đông lạnh nhanh bằng nitơ lỏng ở nhiệt độ -196oC, tiếp theo mẫu được giữ động lạnh trong tủ lạnh âm sâu -25oC. Các thiết bị

m

cắt tiêu bản cũng được giữ ở -25oC để đảm bảo nhiệt độ cắt tối ưu. Các mẫu được cắt

ạy

hưởng đến mẫu nhuộm [42].

theo chiều từ phía ngoài da vào bên trong nhằm tránh lớp mỡ dưới da có thể ảnh

D

- Sau đó tiến hành nhuộm hematoxylin và eosin theo protocol của trường Baylor

m /+

College of Medicine (Houston, Texas, Hoa Kỳ) [46]. - Quá trình xử lý mẫu đông lạnh và cắt nhuộm được tiến hành tại phòng xét nghiệm

co

của phòng chuẩn đoán sớm ung thư, bệnh viện đa khoa Trí Đức – Hà Nội.

e.

- Tham khảo tài liệu [51] tiến hành soi trên kính hiển vi quang học Primo Star gắn

gl

camera AxioCam ERc5s và đo độ dày lớp sừng bằng phần mềm Zen 2012 blue edition

oo

(phiên bản 1.1.2.0 – Carl Zeiss Microscopy GmbH – Đức).

G

2.2.4.5. Đánh giá mức độ kích ứng da Tham khảo tài liệu [27], [39], [52], đánh giá mức độ kích ứng da được tiến hành

như sau: - Thỏ trắng, có khối lượng từ 2,0 đến 3,0 kg được chuyển đến phòng nuôi nhốt trước thí nghiệm 1 tuần, trong điều kiện cho ăn uống đầy đủ. Sau đó, lưng thỏ được cạo sạch lông bằng tông đơ trước khi thí nghiệm 24 giờ và được chia thành 4 khu vực thí nghiệm A, B, C, D. - Số lượng mẫu, vị trí thí nghiệm được trình bày trong bảng 2.3. 33


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Bảng 2.3. Các công thức đánh giá kích ứng da và vị trí bôi mẫu TT

Khu vực bôi mẫu

Công thức

1

A

Không bôi thuốc

2

B

VNT N3 có hàm lượng BDP 0,064%

3

C

Gel CMC 3% chứa VNT có hàm lượng BDP 0,064%

4

D

Gel NaCMC 3% chứa VNT có hàm lượng BDP 0,064%

n

- Lượng chính xác 0,5 g mỗi mẫu được bôi đều trên miếng gạc hình vuông có diện tích 2,5 x 2,5 cm2 và đặt vào các vị trí như hình 2.1. Các miếng gạc được cố định

oo

gl

e.

co

m /+

D

ạy

m

Q uy

N

bằng băng dính y tế không gây kích ứng da.

Hình 2.1. Sơ đồ thử chế phẩm

G

- Sau 4 giờ, băng dính và gạc được gỡ bỏ, các vị trí thí nghiệm được lau sạch

bằng giấy. - Tiến hành đánh giá số lượng các nốt ban đỏ và phù trên các vị trí đã bôi thuốc vào 4; 24; 48 và 72 giờ. Nếu có tổn thương thì theo dõi sự hồi phục trong khoảng thời gian 14 ngày. - Các nốt ban đỏ và phù được tính điểm theo tài liệu hướng dẫn OECD 404 [52] và ISO 10993-10-2010 [39] ở bảng 2.4.

34


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ phản ứng của da A. Ban đỏ và vảy Không có ban đỏ………………………………………………………….0

-

Ban đỏ rất nhẹ (gần như không nhìn thấy)……………………………….1

-

Xác định được ban đỏ…………………………………………………….2

-

Ban đỏ mức độ trung bình………………………………………………..3

-

Ban đỏ nặng (mức độ đỏ tương tự củ rền đỏ) đến hình thành vảy xung quanh

n

-

nốt ban đỏ………………………………………....................................…4

Q uy

N

B. Phù

Không phù………………………………………………………………..0

-

Phù rất nhẹ (gần như không nhìn thấy)…………………………………..1

-

Có thể xác định nốt phù…………………………………………………..2

-

Phù trung bình (phần phù nâng lên 1 mm)……………………………….3

-

Phù nặng (phần phù cao hơn 1 mm và rộng hơn vùng bôi thuốc)…….…..4

ạy

m

-

m /+

D

Điểm đánh giá kích ứng tối đa……………………………………….………….8

co

Bảng 2.5. Bảng chia điểm mức độ kích ứng da [49] Tổng điểm mức độ phù và ban đỏ

e.

Mức độ kích ứng da Không kích ứng

Kích ứng không đáng kể

0,1 – 0,4

Kích ứng nhẹ

0,41 – 1,9

Kích ứng trung bình

2,0 – 4,9

Kích ứng nặng

5,0 – 8,0

G

oo

gl

0,0

2.2.5. Phương pháp thiết kế thí nghiệm - Thiết kế thí nghiệm: Sử dụng phần mềm MODDE 8.0 với mô hình mặt hợp tử tại tâm (CCF).

35


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

- Đánh giá ảnh hưởng tỷ lệ dầu và Smix đến kích thước VNT, tốc độ giải phóng dược chất và khả năng lưu giữ dược chất trên da sau 24 giờ bằng phần mềm MODDE 8.0. - Đánh giá ảnh hưởng của tá dược tạo gel đến độ nhớt, tính lưu biến, tốc độ giải phóng, lưu giữ dược chất, khả năng hydrat hóa lớp sừng trên da và mức độ kích ứng da. 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu thống kê

n

- Các mẫu đánh giá được đo 3 lần (n=3), số liệu được tính trung bình và độ lệch chuẩn bằng phần mềm Microsoft excel 2013.

Q uy

N

- Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ dầu và Smix đến các biến đầu ra bằng phần mềm MODDE 8.0.

- So sánh sự khác nhau giữa các mẫu bằng ANOVA với phần mềm Splus 8.0.

m

- Đánh giá bề dày lớp sừng bằng phần mềm Zen 2012 blue edition (phiên bản

G

oo

gl

e.

co

m /+

D

ạy

1.1.2.0 – Carl Zeiss Microscopy GmbH – Đức).

36


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN XÉT 3.1. Thẩm định phương pháp định lượng betamethason dipropionat 3.1.1. Định lượng betamethason dipropionat bằng phương pháp đo quang Tiến hành xây dựng đường chuẩn của BDP như mục 2.3.3.1. Hình 3.1 dưới đây thể hiện tính tuyến tính của phương pháp định lượng bằng UV trong khoảng nồng độ từ 2,0 µg/ml tới 20,0 µg/ml.

1

hơ N

Q uy

0,4

m

0,2 0 5

10 15 Nồng độ (µg/ml)

20

25

m /+

D

ạy

0

Mật độ quang

0,6

n

y = 0,0415x + 0,0435 R² = 0,9992

0,8

co

Hình 3.1. Đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và mật độ quang của betamethason dipropionat

e.

Kết luận: Phương pháp định lượng bằng UV có độ tuyến tính cao (R2 = 0,9981)

gl

có thể sử dụng để định lượng BDP trong các mẫu thử độ hòa tan.

oo

3.1.2. Định lượng betamethason dipropionat bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao

G

Để định lượng các mẫu có nồng độ BDP thấp, tiến hành phát triển phương pháp

định lượng BDP bằng HPLC. Căn cứ theo tài liệu tham khảo [18] tiến hành phát triển

phương pháp định lượng BDP bằng HPLC. Để đảm bảo độ tin cậy của phương pháp định lượng, tiến hành thẩm định phương pháp dựa trên các tiêu chí: tính tương thích, độ đặc hiệu, độ chính xác, độ đúng.  Tính tương thích Tiến hành tiêm lặp lại 6 lần 1 dung dịch chuẩn BDP 10µg/ml, với các điều kiện chạy sắc ký đã chọn, ghi lại các giái trị về thời gian lưu, diện tích pic. Độ lặp lại của 37


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

phương pháp được biểu thị bằng độ lệch chuẩn tương đối RSD của diện tích pic. Kết quả được trình bày như bảng 3.1, sắc ký đồ được trình bày trong hình phụ lục P.1 và P.2. Bảng 3.1. Khảo sát tính tương thích của hệ thống sắc ký Thời gian lưu tR (phút)

Diện tích pic (mAU.s)

1

4,057

678,7

2

4,065

682

3

4,064

4

4,073

5

4,063

6

4,063

RSD (%)

0,11

Yêu cầu

≤1

n

Lần đo

681,1

669,1 654,8 1,5 ≤2

m

Q uy

N

675

ạy

Nhận xét: Kết quả cho thấy thời gian lưu có giá trị RSD ≤ 1,0 % và RSD của

D

diện tích pic ≤ 2,0 %, như vậy hệ thống sắc ký lựa chọn tương thích để định lượng  Độ đặc hiệu

m /+

hàm lượng BDP (RSD ≤ 2%)

co

Tiến hành sắc ký mẫu trắng, mẫu betamethason dipropionat chuẩn (10 µg/ml),

e.

mẫu thử được bào chế theo quy trình (10 µg/ml) và mẫu thử thêm chuẩn (10 µg/ml).

gl

Sắc ký đồ được thể hiện trong hình phụ lục PL.1.

oo

Kết quả cho thấy sắc ký đồ của mẫu trắng trong khoảng thời gian 10 phút không

G

xuất hiện pic tại thời điểm 4,06 phút. Kết quả sắc ký đồ của mẫu betamethason dipropionat chuẩn, mẫu thử thêm chuẩn và mẫu thử bào chế theo quy trình đều có 1 pic có thời gian lưu tR ~ 4,06 phút. Điều đó chứng tỏ pic trên sắc ký đồ là của

betamethason dipropionat, phương pháp định lượng có độ đặc hiệu cao.  Độ chính xác Độ chính xác được khảo sát bằng sự lặp lại hàm lượng BDP xác định trên 6 mẫu thử với lượng cân và điều kiện sắc ký đã chọn, kết quả được trình bày trong bảng 3.2.

38


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Lượng cân (g)

Phần trăm tìm thấy (%)

1

0,1102

103,1

2

0,1115

106,5

3

0,1120

103,4

4

0,1106

104,5

5

0,1152

105,2

6

0,1113

105.9

TB

0,1118

n

STT

Bảng 3.2. Khảo sát độ chính xác của phương pháp

N

104,8 1,29

Q uy

RSD (%)

m

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp HPLC đã chọn có độ chính

xác cao với độ lệch chuẩn tương đối nhỏ (1,29% < 2%).  Độ đúng

ạy

Thêm một lượng chính xác 20% chất chuẩn vào các mẫu thử đã biết hàm lượng, như bảng 3.3.

m /+

D

xử lý mẫu và tiến hành chạy sắc ký theo điều kiện như trên. Kết quả được trình bày Bảng 3.3. Khảo sát độ đúng của phương pháp Lượng

Hàm lượng

Hàm lượng

Tỷ lệ thu

chuẩn thêm vào

thực

tìm thấy

hồi

(%)

(%)

(%)

(g)

(g)

1

0,1102

0,0201

123,1

125,6

102,0

2

0,1115

0,0201

126,5

128,3

101,4

3

0,1120

0,0201

123,4

123,9

100,4

4

0,1106

0,0201

124,5

126,9

101,9

5

0,1152

0,0201

125,2

130,5

104,2

6

0,1113

0,0201

125,9

127,4

101,2

G

oo

gl

e.

cân

Lượng BDP

co

STT

TB (%)

101,8

RSD (%)

1,26

39


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Nhận xét: Phương pháp HPLC đã chọn có độ đúng cao ( tỷ lệ thu hồi 101,8%) với RSD nhỏ 1,26%, phù hợp với yêu cầu chung về đánh giá độ đúng trong phương pháp định lượng hàm lượng hoạt chất.  Tính tuyến tính Xây dựng đường chuẩn: Tiến hành khảo sát khoảng nồng độ từ 1 µg/ml đến 50 µg/ml với 5 mẫu chuẩn BDP pha trong methanol và định lượng bằng phương pháp HPLC. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4, hình 3.2.

(µg/mL)

(mAU.s)

1

1

73,345

2

2

143,218

3

5

347,917

4

10

5

25

6

50

Diện tích pic

Kết quả thống kê

Q uy

m

Phương trình hồi quy

y = 60,087x + 27,546

628,415

R2 = 0,9999

ạy

1530,289

D

3030,090

m /+

STT

N

Nồng đồ BDP

n

Bảng 3.4. Tương quan nồng độ BDP và diện tích pic

3.000

y = 60,087x + 27,546 R² = 0,9999

G

oo

gl

e.

Diện tích pic (mAU.s)

co

4.000

2.000 1.000 0 0

20

40

60

Nồng độ (µg/ml) Hình 3.2. Đồ thị đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ của dung dịch betamethason dipropionat trong methanol

40


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Nhận xét: Giá trị R2 xấp xỉ bằng 1, chứng tỏ trong khoảng nồng độ khảo sát có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ BDP trong mẫu chuẩn với diện tích pic. Khoảng tuyến tính này phù hợp để định lượng BDP trong các mẫu thử. Kết luận: Trong nghiên cứu khả năng giải phóng và lưu giữ dược chất trên da, hàm lượng BDP được định lượng bằng phương pháp HPLC trên máy HPLC Agilent, cột sắc ký Zorbax SB-C18 (4,6 x 250 mm, 5 µm), nhiệt độ phòng, pha động methanol:nước (90:10), tốc độ dòng 1,0 ml/phút, thể tích tiêm mẫu 50 µl, detector

n

UV bước sóng 254 nm. Phương pháp phân tích cho tính tương thích hệ thống cao (RSD < 2%), độ chính xác, độ đúng và độ tuyến tính đạt yêu cầu. Do đó, phương

Q uy

N

pháp này có thể áp dụng để xác định hàm lượng BDP trong các mẫu thử. 3.2. Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương chứa betamethason dipropionat 3.2.1. Đánh giá độ tan của betamethason dipropionat trong một số tá dược

m

Độ tan bão của BDP trong tá dược được tiến hành như mục 2.2.1.1. Kết quả

được thể hiện trong bảng 3.5.

oo

gl

e.

co

Dầu

Độ tan bão hòa (mg/ml)

Acid oleic

34,54 ± 0,04

Capryol 90

20,34 ± 0,04

Plurol

15,46 ± 0,05

Labrafac

8,19 ± 0,88

Miglyol

2,93 ± 0,10

Cremophor RH 40

93,05 ± 0,6

Tween 80

65,80 ± 1,13

Transcutol P

18,54 ± 0,09

Alcol isopropanol

8,41 ± 0,04

PEG 400

6,12 ± 0,08

D

Tá dược

m /+

Thành phần

ạy

Bảng 3.5. Độ tan bão hòa của BDP trong các tá dược (n=3, TB±ĐLC)

G

Chất diện hoạt

Đồng diện hoạt

Nhận xét: Dựa vào bảng kết quả trên, nhận thấy độ tan bão hòa của BDP trong dầu theo thứ tự acid oleic > Capryol > Plurol > Labrafac > Miglygol, nên lựa chọn acid oleic làm pha dầu. Độ tan của BDP trong chất diện hoạt theo thứ tự Cremophor 41


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

RH40 > Tween 80, nên lựa chọn Cremophor RH40 làm chất diện hoạt. Độ tan của BDP trong đồng dung môi cao nhất là transcutol P, vì vậy lựa chọn transcutol P làm chất đồng diện hoạt. Kết luận: Thành phần tá dược của VNT gồm pha dầu là acid oleic, chất diện hoạt là Cremophor RH40 và đồng diện hoạt là Transcutol P. 3.2.2. Giản đồ pha Qua tham khảo tài liệu [54], [58] và lựa chọn tá dược cho vi nhũ tương như mục

n

3.2.1 tiến hành xây dựng giản đồ ba pha: acid oleic, Smix (gồm Cremophor RH40 và Transcutol P) và nước với các tỷ lệ Cremophor RH40/Transcutol P trong Smix tương

Q uy

N

ứng là 1:1, 1:2, 1:3, 1:4, 1:5 được thể hiện trong hình 3.3.

Acid oleic

Acid oleic 0

0

100

10 20 30

m

60

50

40

70

30

ạy

20

50

60

40

70

30 20

VNT

90

10

10

100

100

0

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

0

H2O

Smix

10

20

30

S: Co S = 1:1

10

co e. VNT

oo

30

40

50

60

70

80

90

30 20

90

10

10

VNT 100

100

0

0

H2O

Smix

10

20

30

40

50

60

S: Co S = 1:4

S: Co S = 1:3

G

20

40

80

20

0 10

50

70

30

100

Acid oleic 0

100

10

90

20

80

30

70

40

60

50

50

60

40

70

30

80

20

90

VNT

10

100

H2O

0

0 10

20

30

Smix

60

60

40

80

100

70

50

50

70

90

80

40

60

60

80

90

30

70

50

70

100

20

80

40

gl

0 10

90

30

60

Acid oleic

100

20

90

50

S: Co S = 1:2

m /+

Acid oleic 0

40

D

0

0

60

80

VNT

90

70

40

50

50

60

H2O

80

30

70

40

H2O

90

20

80

80

100

10

90

40

50

60

70

80

90

100

Smix

S: Co S = 1:5

Hình 3.3. Giản đồ pha của vi nhũ tương 42

70

80

90

100

Smix


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ Smix 1:2 cho vùng tạo vi nhũ tương lớn nhất nên được chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.2.3. Thiết kế công thức vi nhũ tương - Phần mềm thiết kế thí nghiệm: Phần mềm MODDE 8.0 theo mô hình mặt hợp tử tại tâm. - Các biến đầu vào gồm acid oleic, Smix. Sau khi lựa chọn được tỷ lệ Smix (Cremophor RH40:Transcutol P) là 1:2 và tiến hành sàng lọc xác định được lượng

n

acid oleic từ 5,0 -15,0 g, lượng Smix từ 11,6 – 34,8 g.

- Các biến đầu ra được đánh giá bao gồm: Khả năng lưu giữ dược chất trên da sau

N

24 giờ cao nhất, thông lượng giải phóng giải phóng dược chất cao nhất, kích thước vi

Q uy

nhũ tương nhỏ nhất. Trong đó, khả năng lưu giữ dược chất trên da là tiêu chí đánh giá chính để lựa chọn công thức VNT.

m

- Từ các thông số của biến đầu vào và số lượng biến đầu ra, xây dựng được 11

công thức bào chế vi nhũ tương theo mô hình mặt hợp tử tại tâm bằng phần mềm

ạy

MODDE 8.0. Bảng thiết kế thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.6.

Acid oleic (g)

Smix (g)p

BDP (g)

Nước cất (vđ)

N1

5,0

11,6

0,064

100

15,0

11,6

0,064

100

5,0

34,8

0,064

100

15,0

34,8

0,064

100

N5

5,0

23,2

0,064

100

N6

15,0

23,2

0,064

100

N7

10,0

11,6

0,064

100

N8

10,0

34,8

0,064

100

N9

10,0

23,2

0,064

100

N10

10,0

23,2

0,064

100

N11

10,0

23,2

0,064

100

G

gl

N4

e.

N3

co

N2

m /+

Công thức

oo

D

Bảng 3.6. Bảng thiết kế thí nghiệm

43


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

- Tiến hành bào chế và lượng giá các biến đầu ra của các công thức theo thứ tự thí nghiệm như trên bảng thiết kế thí nghiệm. 3.2.4. Bào chế vi nhũ tương chứa betamethason dipropionat và đánh giá các biến đầu ra Vi nhũ tương chứa BDP được bào chế như mục 2.2.1.3 với tỷ lệ thành phần như bảng thiết kế thí nghiệm 3.6. a. Đánh giá kích thước vi nhũ tương

n

Tiến hành bào chế được 11 công thức VNT theo thứ tự và tỷ lệ thành phần như bảng 3.6. Kích thước VNT và chỉ số PDI được đo 3 lần và tính giá trị trung bình. Giá

N

trị kích thước VNT và chỉ số PDI được trình bày trong bảng 3.7.

Kích thước VNT (d)

m

Smix (g)

(nm)

PDI

5,0

11,6

31,067 ± 0,406

0,212 ± 0,011

N2

15,0

11,6

192,767 ± 2,610

0,278 ± 0,094

N3

5,0

34,8

121,300 ± 1,609

0,231 ± 0,013

N4

15,0

34,8

71,207 ± 1,254

0,242 ± 0,016

N5

5,0

23,2

138,867 ± 2,732

0,239 ± 0,018

N6

15,0

23,2

31,167 ± 0,455

0,129 ± 0,019

10,0

11,6

69,737 ± 0,478

0,162 ± 0,024

10,0

34,8

120,467 ± 1,626

0,155 ± 0,045

N9

10,0

23,2

27,183 ± 0,540

0,326 ± 0,027

N10

10,0

23,2

26,213 ± 0,215

0,275 ± 0,023

N11

10,0

23,2

26,290 ± 0,370

0,280 ± 0,021

G

D

m /+

oo

gl

N8

e.

N7

ạy

N1

co

Công thức Acid oleic (g)

Q uy

Bảng 3.7. Kích thước giọt và chỉ số PDI (n=3, TB±ĐLC)

Nhận xét: Có nhiều giả thiết để giải thích ảnh hưởng của dầu, Smix đến kích thước VNT. Nhóm nghiên cứu nhận thấy có sự tương quan nhất định giữa chỉ số HLB cần để nhũ hóa pha dầu tạo nhũ tương dầu/nước (HLB AO) và chỉ số HLB của Smix (HLB Smix) và tổng lượng dầu và Smix trong thành phần VNT đến kích thước VNT. Theo Chemmunique, giá trị HLB thích hợp nhất của tác nhân để nhũ hóa acid oleic 44


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

tạo nhũ tương dầu/nước là 17 [20]. Theo nhóm BASF, Cremophor RH40 có chỉ số HLB từ 14 [16]. Transcutol P có chỉ số HLB = 4 [59]. Tỷ lệ giữa lượng dầu và Smix sử dụng ảnh hưởng đến kích thước VNT. Khi chỉ số HLB Smix tương đương với HLB dầu, và tổng lượng dầu, Smix ở mức thấp hoặc trung bình thì VNT tạo thành có kích thước nhỏ. Như các công thức N1, N9, N10 và N11 đều có kích thước dưới 50 nm. Tuy nhiên, khi tổng lượng dầu và Smix quá nhiều, trong khi chỉ số HLB vẫn tương tương thì tạo VNT có kích thước lớn (N4 có kích thước ~ 71 nm). Trong khi đó,

n

những công thức VNT có chỉ số HLB AO và HLB Smix khác nhau đều tạo VNT có kích thước lớn. Khi lượng dầu sử dụng có HLB AO cao hơn HLB Smix thì kích thước

N

VNT tăng theo tỷ lệ HLB AO/HLB Smix. Cụ thể khi tỷ lệ HLB AO/HLB Smix tăng từ

Q uy

3/2, 2/1 lên 3/1 thì kích thước VNT tăng lần lượt 31 đến 69 đến 192 nm. Điều này chứng tỏ khi HLB AO cao hơn HLB Smix nghĩa là lượng dầu sử dụng cao, làm giảm

m

khả năng nhũ hóa của Smix do đó có kích thước VNT tăng. Với những công thức VNT

có HLB AO nhỏ hơn HLB Smix thì kích thước VNT cũng tăng. Ví dụ các công thức

ạy

N3, N5 và N8 đều có kích thước trên 100 nm. Có kết quả như vậy có thể do lượng

D

Smix sử dụng dư thừa, từ đó hình thành các lớp chất diện kép bao bọc lấy pha dầu từ

m /+

đó làm tăng kích thước tiểu phân. Kích thước tăng cũng có thể do lượng Transcutol P dư thừa, khi đó Transcutol P sẽ di chuyển vào phần lõi của micel từ đó làm tăng

co

kích thước VNT. Theo nghiên cứu của Fanun [31] và Zana [64] với các alcol có mạch

e.

trung bình như pentanol, hexanol thì khi tăng nồng độ thì làm giảm kích thước VNT.

gl

Nhưng khi tăng quá một giới hạn nhất định sẽ làm tăng kích thước VNT do có hiện

oo

tượng alcol di chuyển vào lõi của VNT. Transcutol P là hợp chất có 6 carbon, cũng

G

có nhóm chức alcol gần giống hexanol, do vậy hoàn toàn có thể có hiện tượng di chuyển vào lõi micel và làm tăng kích thước VNT. Tuy nhiên để khẳng định giả thiết

này cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn và có phương tiện kỹ thuật phù hợp. Kết luận: Khi sử dụng lượng dầu và Smix có tỷ lệ HLB cân bằng thì VNT tạo ra có kích thước nhỏ. Nhưng tổng lượng dầu và Smix sử dụng quá nhiều sẽ tạo ra VNT có kích thước lớn mặc dù HLB vẫn cân bằng. Như vậy, để bào chế được VNT có kích thước nhỏ cần sử dụng lượng dầu và Smix có HLB tương đương nhau và tổng lượng dầu và Smix phù hợp. 45


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

b. Thông lượng giải phóng BDP từ vi nhũ tương Tiếp tục đánh giá mức độ giải phóng BDP từ vi nhũ tương của 11 công thức bào chế. Kết quả thu được biểu diễn trong đồ thị hình 3.4 và bảng phụ lục PL.1. 50

40

N1

35

n

N2

30

N

25

Q uy

20 15

5

ạy

0

10 20 Thời gian (giờ)

N5 N6

N9 N 10 N 11

30

m /+

D

0

N4

N8

m

10

N3

N7

Lượng BDP giải phóng (µg/cm2)

45

co

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn lượng BDP giải phóng theo thời gian từ VNT

e.

Nhận xét: Đồ thị hình 3.4. cho thấy lượng BDP giải phóng tại 24 giờ từ công

gl

thức N3 là cao nhất 43,370 ± 3,118 µg/cm2, sau đó đến công thức N7 với 42,390 ±

oo

3,434 µg/cm2, thấp nhất là công thức N2 với 11,613 ± 0,683 µg/cm2. Trong khoảng

G

5 giờ đầu, các công thức chưa có sự khác biệt về mức độ giải phóng BDP. Sau 5 giờ, với các công thức khác nhau có tỷ lệ thành phần dầu, Smix khác nhau tạo sự khác biệt về khả năng giải phóng dược chất. Tiến hành tính toán thông lượng giải phóng BDP từ các công thức vi nhũ tương bằng phần mềm Microsoft excel 2013. Kết quả được thể hiện trong bảng phụ lục PL.2. Ảnh hưởng của lượng dầu và Smix đến tốc độ giải phóng BDP được thể hiện trong hình 3.5.

46


N

n

Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Q uy

Hình 3.5. Mặt đáp biểu diễn ảnh hưởng của lượng dầu, Smix đến thông lượng giải phóng

m

Nhận xét: Khi cố định lượng dầu ở các mức thấp (5g) và thay đổi lượng Smix từ

mức thấp lên mức cao (11,6 - 34,8g) thì thông lượng giải phóng tăng. Kết quả tương

ạy

tự ở các mức dầu 10 và 15 g. Điều này được giải thích do chất diện hoạt làm giảm

D

sức căng bề mặt phân cách pha do đó làm thay đổi hệ số phân bố và hệ số khuếch tán

m /+

dược chất trong cả hai pha vì vậy mà mức độ giải phóng và tốc độ hấp thu tăng lên [1]. Công thức N2 với tỷ lệ dầu/Smix là 15/11,6 có thông lượng giải phóng thấp nhất

co

(0,521 ± 0,03 µg/cm2/h). Kết quả này được giải thích do lượng Smix sử dụng quá thấp

e.

so với lượng dầu do đó làm giảm hệ số khuếch tán. Công thức N3 có tỷ lệ dầu/Smix là

gl

5/34,8 có thông lượng giải phóng dược chất cao nhất (1,92 ± 0,133 µg/cm2/h). Điều

oo

này được giải thích do tỷ lệ cao của Smix so với dầu, dẫn đến làm tăng hệ số khuếch

G

tán từ đó làm tăng thông lượng giải phóng. Các công thức N3, N4, N8 đều có lượng Smix sử dụng cao (34,8 g) nên đều có thông lượng giải phóng dược chất cao. Kết luận: Lượng Smix sử dụng tỷ lệ thuận với thông lượng giải phóng thuốc. Công thức N3 với tỷ lệ dầu/Smix là 5/34,8 tạo VNT có thông lượng giải phóng dược chất cao nhất. c. Hàm lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ

47


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Tiến hành đánh giá hàm lượng dược chất lưu giữ trên da sau 24 giờ của 11 công thức VNT như mục 2.2.2.5. Kết quả được thể hiện trong hình 3.6 và bảng phụ lục PL.3.

25

n

20

15

N

10

Q uy

Lượng BDP lưu giữ trên da (µg/cm2)

30

5

m

0

N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11

ạy

Công thức VNT Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ

m /+

D

Ảnh hưởng của lượng dầu và Smix đến lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ

G

oo

gl

e.

co

được biêu diễn trong hình 3.7.

Hình 3.7. Mặt đáp biểu diễn ảnh hưởng của lượng dầu và Smix đến lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ. 48


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Nhận xét: Khi giữ nguyên lượng dầu ở mức thấp (5g), thay đổi lượng Smix từ mức thấp lên mức cao (11,6 - 34,8g) thì lượng BDP lưu giữ trên da tăng. Trong đó công thức VNT N3 có thành phần dầu/Smix là 5/34,8 có lượng dược chất lưu giữ cao nhất (26,334 ± 1,543 µg/cm2). Kết quả cũng tương tự với các mức dầu 10 và 15 g. Kết quả này có thể do Smix làm thay đổi cấu trúc lớp sừng, làm tăng thấm nước vào lớp sừng do đó trương nở và gia tăng độ dày lớp sừng dẫn tới tăng mức độ dược chất lưu giữ trên da. Một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ dược chất nữa là kích

n

thước VNT. Những công thức có kích thước VNT quá nhỏ hoặc quá lớn đều có lượng BDP lưu giữ thấp.

Q uy

N

Kết luận: Tỷ lệ dầu/Smix có ảnh hưởng quyết định đến khả năng lưu giữ dược chất trên da. Để bào chế được VNT có khả năng lưu giữ trên da cao cần lựa chọn

m

công thức có lượng Smix cao, tỷ lệ dầu thấp và có kích thước VNT trung bình.

Kết luận chung: Sau khi tiến hành sàng lọc công thức VNT, với yêu cầu chính là VNT có lượng dược chất lưu giữ trên da cao nhất, tốc độ giải phóng cao đã lựa

ạy

chọn được công thức VNT N3 cho các nghiên cứu tiếp theo. Công thức VNT N3 với

D

thành phần gồm BDP 0,064%, acid oleic 5,0%, Smix 34,8% và nước cất có kích thước

m /+

VNT 121,3 nm, tốc độ giải phóng 2,097 ± 0,131 µg/cm2/h và lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ là 26,334 ± 1,543 µg/cm2.

co

3.3. Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa vi nhũ tương betamethason dipropionat

e.

Vi nhũ tương BDP chứa hàm lượng nước rất lớn và độ nhớt thấp nên không có

gl

khả năng bám dính trên da và dễ dàng bị rửa trôi nên cần đưa vào gel để làm tăng khả

oo

năng bám dính trên da từ đó phát huy tác dụng. Tiến hành bào chế gel với một số tá

G

dược tạo gel nhóm thân nước theo bảng 3.8 và đánh giá hệ mang thuốc này.

49


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Bảng 3.8. Thành phần các công thức gel CMC

NaCMC

HEC

HPMC E6

VNT N3

25

25

25

25

CMC

3

-

-

-

NaCMC

-

3

-

-

HEC

-

-

3

-

HPMC E6

-

-

-

3

Nước vừa đủ

100

100

100

100

N

n

Thành phần (g)

Q uy

3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của tá dược tạo gel đến một số tính chất vật lý của hệ 3.3.1.1. Cảm quan và độ nhớt

m

Các công thức gel được bào chế, bảo quản 24 giờ ở nhiệt độ phòng và quan sát

bằng cảm quan, kết quả được thể hiện qua bảng 3.9. Tá dược tạo gel

1

CMC 3%

Thể chất

Gel có thể chất sánh đặc, độ nhớt cao, không có hiện

D

STT

ạy

Bảng 3.9. Đánh giá bằng cảm quan các công thức gel

co

HPMC E6 3%

oo

gl

3

NaCMC 3%

e.

2

m /+

tượng tách lớp

G

4

HEC 3%

Gel có thể chất sánh đặc, độ nhớt cao, không có hiện tượng tách lớp. Gel có thể chất tương đối sánh lỏng, có hiện tượng tách lớp sau 24 giờ ở điều kiện phòng. Gel có thể chất sánh lỏng, độ nhớt tương đối cao, không có hiện tượng tách lớp.

Độ nhớt các hệ gel được đánh giá theo điều kiện như phần a mục 2.2.4.1. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.10.

50


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Bảng 3.10. Độ nhớt của các công thức gel STT

Công thức

Độ nhớt (cP)

1

CMC 3% chứa VNT N3

124300

2

NaCMC 3% chứa VNT N3

116000

3

HEC 3% chứa VNT N3

34500

Nhận xét: Hệ gel HPMC E6 có độ nhớt rất thấp, tách lớp sau 24 giờ bảo quản ở

n

nhiệt độ phòng do vậy không tiến hành đo độ nhớt của công thức này. Hệ tách lớp sau 24 giờ bảo quản cho thấy hệ không ổn định, có thể do nồng độ sử dụng HPMC

Q uy

N

E6 thấp, tạo hệ gel có độ nhớt quá thấp dẫn tới hiện tượng tách lớp của VNT. Hệ gel HEC 3% độ nhớt tương đối cao nên cảm quan cho thấy hệ tương đối sánh lỏng, không

m

có hiện tượng tách lớp, cho thấy hệ bền vững. Tuy nhiên, do độ nhớt không cao, hệ

gel này dễ dàng bị trôi khi sử dụng trên da. Công thức gel CMC 3% và NaCMC 3% đều có độ nhớt rất cao giúp cho hệ ổn định, không có hiện tượng tách lớp, thể chất

ạy

sánh. Độ nhớt của gel CMC 3% và NaCMC 3% cao giúp hệ gel có khả năng bám

D

dính trên da tốt.

phẩm bôi ngoài da.

m /+

Kết luận: Với nồng độ 3%, CMC và NaCMC là tá dược tạo gel phù hợp,cho chế

co

3.3.1.2. Tính lưu biến

e.

Tính lưu biến được đánh giá thông qua phép đo trượt liên tục với 2 chế phẩm

gl

bào chế là gel CMC 3% chứa công thức VNT N3 và gel NaCMC 3% chứa công thức

oo

VNT N3 trên máy đo lưu biến. Các giá trị tốc độ trượt γ và ứng suất trượt τ trung bình

G

được biểu diễn trong hình 3.8.

51


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

120 NaCMC 1

80

NaCMC 2

60

CMC 1 40

n

CMC 2

20

0 100

200 300 Ứng suất trượt τ (Pa)

400

Q uy

0

N

Tốc độ trượt γ (1/s)

100

Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn kết quả đo ứng suất trượt với chu kỳ 600s

m

Nhận xét: Từ đồ biểu diễn đường chảy của vật liệu theo tốc độ trượt cho thấy

cả hệ gel CMC 3% và NaCMC 3% đều có tính chất giả dẻo. Khi tăng tốc độ trượt cấu

ạy

trúc của hệ gel thay đổi, dẫn đến đáp ứng của hệ thể hiện qua ứng suất trượt thay đổi. Khi giảm tốc độ trượt, cấu trúc của hệ gel được phục hồi. Có hiện tượng này là do

m /+

D

các tiểu phân trong hệ liên kết với nhau qua nhiều loại lực: liên kết hydro, tương tác Van der Waals. Đây là những lực yếu nên chúng dễ dàng bị phá với khi tăng tốc độ

co

trượt tác dụng lên hệ. Kết quả là độ nhớt của hệ giảm, hệ chuyển từ trạng thái gel

e.

sang sol. Đây là quá trình thuận nghịch nên khi giảm tốc độ trượt, các liên kết trên

gl

hình thành trở lại, cấu trúc của hệ được phục hồi. Tuy nhiên, hệ không trở về trạng

oo

thái ban đầu được nữa thể hiện qua sự khác biệt của các giá trị ứng suất trượt. Đường tốc độ trượt tăng và đường tốc độ trượt giảm của 2 mẫu gel đều tạo thành diện tích

G

khá nhỏ, cho thấy khả năng phục hồi tốt của hệ. Hệ có khả năng phục hồi tốt sẽ giúp khả năng bám dính trên da của hệ tốt hơn, từ đó duy trì tác dụng tốt hơn. Diện tích tạo bởi đường tốc độ trượt tăng và đường tốc độ trượt giảm của mẫu gel NaCMC nhỏ hơn mẫu gel CMC cho thấy khả năng hồi phục trạng thái ban đầu tốt hơn so với mẫu gel CMC. Giá trị ứng suất lực của mẫu gel NaCMC tại điểm thấp nhất là 6440 mPa. Giá trị ứng suất lực của mẫu gel CMC tại điểm thấp nhất là 9240 mPa. Giá trị ứng suất lực của mẫu gel CMC cao hơn mẫu gel NaCMC chứng tỏ khi sử dụng mẫu gel

52


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

CMC chúng ta cần bôi một lực mạnh hơn so với mẫu gel NaCMC. Từ đồ thị hình 3.8 ta có thể tính được độ nhớt biểu kiến (tại điểm tốc độ trượt cao nhất) của 2 mẫu gel. Độ nhớt biểu kiến của mẫu gel NaCMC là 3020 mPa.s, của mẫu gel CMC là 3590 mPa.s. Kết quả cho thấy mẫu gel CMC có độ nhớt cao hơn mẫu gel NaCMC nên khi sử dụng mẫu gel CMC cần nhiều lực tác động hơn để dàn mỏng chế phẩm trên da. Các giá trị độ nhớt η được tính theo tỷ lệ ứng suất trượt và tốc độ trượt. Độ nhớt tỷ lệ thuận với ứng suất trượt và tỷ lệ nghịch với tốc độ trượt. Sự phụ thuộc của

120

N

NaCMC

100

Q uy

CMC

80

m

60

40

ạy

20 0

m /+

0

D

Độ nhớt (Pa.s)

n

độ nhớt vào tốc độ trượt được thể hiện trong hình 3.9.

50 100 Tốc độ trượt (1/s)

150

co

Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ nhớt vào tốc độ trượt

e.

Nhận xét: Tại giá trị tốc độ trượt thấp nhất, độ nhớt của mẫu gel CMC là

gl

100,87 Pa.s, cao hơn khá nhiều so với độ nhớt của mẫu gel NaCMC là 73,76 Pa.s. Cả

oo

2 mẫu gel đều cho thấy độ nhớt tỷ lệ nghịch với tốc độ trượt, tốt độ trượt tăng thì độ

G

nhớt giảm. Từ đồ thị hình 3.9 cho thấy đường biểu diễn sự chảy của cả 2 mẫu gel đều là một đường cong đi qua gốc tọa độ và lõm về phía trục hoành. Đồ thị hình 3.8 cho thấy tốc độ trượt tăng thì độ nhớt giảm. Như vậy, cả 2 mẫu gel CMC 3% và NaCMC 3% có tính chất thixotropy. Kết luận: Cả mẫu gel CMC 3% và NaCMC 3% đều thuộc nhóm chất giả dẻo và có tính chất thixotropy, có khả năng hồi phục về trang thái ban đầu tốt nên khả năng bám dính trên da tốt. Mẫu gel CMC 3% có độ nhớt cao hơn mẫu gel NaCMC 3%, do đó khi sử dụng cần tác dụng lực bôi thuốc lớn hơn để dàn đều thuốc trên da.

53


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Cả CMC và NaCMC đều cho thấy là tá dược tạo gel tốt, phù hợp cho các dạng thuốc bôi ngoài da. 3.3.2. Đánh giá in-vitro mức độ lưu giữ và giải phóng betamethason dipropionat 3.3.2.1. Đánh giá khả năng giải phóng betamethason dipropionat từ gel Tiến hành đánh giá khả năng giải phóng BDP từ 3 công thức gel CMC, NaCMC và HEC theo như phần a mục 2.2.4.2. Kết quả được thể hiện trong bảng phụ lục PL.4

n

60

NaCMC 3%

40

HEC 3%

Q uy

N

50

30

m

20

CMC 3%

10 0 5

10

15

20

25

30

Thời gian (giờ)

m /+

D

0

ạy

Lượng BDP giải phóng (µg/cm2)

và hình 3.10.

Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn lượng BDP giải phóng theo thời gian

co

Nhận xét: Khoảng 8 giờ đầu, lượng BDP giải phóng từ gel CMC và NaCMC

e.

không có sự khác biệt, tuy nhiên sau đó lượng BDP giải phóng từ gel CMC cao hơn

gl

hẳn so với từ gel NaCMC. Cụ thể, tại thời điểm 24 giờ lượng BDP giải phóng từ gel

oo

CMC là 54,463 ± 1,772 µg/cm2, trong khi từ gel NaCMC chỉ là 46,385 ± 2,403

G

µg/cm2. Lượng BDP giải phóng từ gel HEC thấp hơn từ gel CMC và NaCMC khá nhiều ngay từ những thời điểm đầu. Tại thời điểm 24 giờ, lượng BDP giải phóng từ gel HEC chỉ là 34,112 ± 1,789 µg/cm2. Để thấy rõ sự khác biệt về thông lượng giải phóng BDP từ các công thức gel, tiến hành tính toán thông lượng giải phóng dược chất bằng phần mềm Microsoft excel 2013. Kết quả được thể hiện trong biểu đồ hình 3.11 và bảng phụ lục PL.5.

54


2,5 2 1,5 1 0,5 0 NaCMC 3% HEC 3% Công thức gel

N

CMC 3%

n

Thông lượng giải phóng BDP (µg/cm2/h)

Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Q uy

Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn thông lượng giải phóng BDP từ hệ gel Nhận xét: Từ đồ thị trên nhận thấy gel CMC cho thông lượng giải phóng dược

m

chất cao nhất là 2,431 ± 0,082 µg/cm2/h, tiếp đến NaCMC với 2,055 ± 0,072

µg/cm2/h, thấp nhất là từ gel HEC với 1,547 ± 0,055 µg/cm2/h. Kết luận: CMC và NaCMC tạo hệ gel có thông lượng giải phóng dược chất cao,

ạy

phù hợp làm tá dược tạo gel cho các chế phẩm bôi ngoài da.

D

3.3.2.2. Đánh giá khả năng lưu giữ betamethason dipropionat trên da sau 24 giờ

m /+

Tiến hành đánh giá khả năng lưu giữ BDP trên da sau 24 giờ như phần b mục

co

2.2.4.2 với 3 công thức gel CMC, NaCMC và HEC. Kết quả được biển diễn trong

Hàm lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ (µg/cm2)

G

oo

gl

e.

hình 3.12 và bảng phụ lục PL.6. 8 6 4 2

0 CMC 3%

NaCMC 3%

HEC 3%

Công thức gel Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn hàm lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ 55


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Nhận xét: dựa vào đồ thị nhận thấy gel CMC cho lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ là cao nhất với 6,918 ± 0,584 µg/cm2, tiếp đến NaCMC với 3,716 ± 0,37 µg/cm2, thấp nhất là HEC với 1,746 ± 0,35 µg/cm2. Kết luận: CMC và NaCMC là tá dược tạo gel tốt cho VNT BDP dùng bôi ngoài da. 3.3.3. Đánh giá in-vivo khả năng hydrat hóa và mức độ kích ứng da 3.3.3.1. Đánh giá khả năng hydrat hóa lớp sừng trên da

n

Mức độ hydrat hóa lớp sừng trên da được chụp bằng máy ảnh chuyên dụng AxioCam ERc5s gắn trên kính hiển vi thị kính 10x và độ dày lớp sừng được đo bằng

Q uy

N

phần mềm Zen 2012 (blue edition). Kết quả được thể hiện trong hình 3.13, kết quả độ dày lớp sừng được thể hiện trong hình 3.14 và bảng phụ lục PL.7.

m Kè

30

ạy

25

15

co

10

D

20

m /+

Độ dày lớp sừng (µm)

35

G

oo

gl

e.

5 0

Mẫu trắng

VNT

CMC NaCMC HPMC E6 Công thức

HEC

Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn độ dày lớp sừng sau 24 giờ bôi chế phẩm

56


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Hình ảnh phóng đại 10 lần

Hình ảnh phóng đại 40 lần

Mẫu da chuột không bôi chế phẩm

n

Mẫu trắng

m

Q uy

N

Mẫu VNT

m /+

D

ạy

Gel CMC

Gel HEC

G

oo

gl

e.

co

Gel NaCMC

Gel HPMC E6

Hình 3.13. Hình ảnh chụp da chuột sau 24 giờ thử chế phẩm

57


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Nhận xét: Lớp sừng trên da có khoảng 15 – 20 lớp tế bào chết, là hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật và hóa chất, cũng có tác dụng kiểm soát quá trình thoát nước qua da. Khi có sự tiếp xúc với nước, các lớp tế bào sừng hóa này sẽ hút nước và trương nở, qua đó làm giảm khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật cũng như hóa chất. Đồng thời, khi trương nở như vậy lớp sừng cũng tăng khả năng lưu giữ thuốc tại đây. Như vậy, mức độ hydrat hóa lớp sừng trên da sẽ tỷ lệ thuận với mức độ lưu giữ dược chất trên da. Đối với các chế phẩm bôi ngoài da có

n

tác dụng tại chỗ cần nâng cao mức độ hydrat hóa lớp sừng qua đó tăng mức độ lưu giữ dược chất trên da. Mẫu da chuột không bôi chế phẩm độ dày lớp sừng nhỏ nhất

N

17,188 ± 0,445 µm, tiếp đến mẫu da chuột có bôi VNT có lớp sừng dày 20,544 ±

Q uy

1,767 µm, mẫu da chuột bôi gel CMC có độ dày lớp sừng lớn nhất 27,918 ± 1,436 µm. Mẫu da chuột không bôi chế phẩm, không có sự tiếp xúc với nước nên lớp sừng

m

không có hiện tượng hút nước và trương nở. Vì vậy, mẫu da chuột này có độ dày lớp

sừng thấp nhất. Mẫu VNT chứa hàm lượng nước cao nhất so với các mẫu còn lại,

ạy

nhưng do có độ nhớt rất thấp, khả năng bám dính trên da kém, tốc độ bay hơi nước

D

nhanh nên mức độ hydrat hóa lớp sừng sau 24 giờ tương đối kém. Mẫu da chuột bôi

m /+

VNT có lớp sừng dày hơn mẫu không bôi chế phẩm, nhưng thấp hơn các mẫu còn lại khá nhiều. Các mẫu da chuột bôi gel NaCMC, gel HPMC E6 và gel HEC có độ dày

co

lớp sừng tương đồng nhau. Kết quả này cũng phản ánh tương tự mức độ lưu giữ dược

e.

chất trên da sau 24 giờ được đánh giá ở mục 2.2.3.4. Mẫu da chuột bôi gel CMC có

gl

độ dày lớp sừng lớn nhất, tương đồng với kết quả đánh giá lưu giữ trên da sau 24 giờ

oo

là mẫu sử dụng gel CMC có hàm lượng lưu giữ trên da cao nhất với 6,918 ± 0,584

G

µg/cm2. Như vậy, gel CMC có độ nhớt cao giúp giảm quá trình thoát hơi nước trên da, làm tăng mức độ hydrat hóa lớp sừng, qua đó làm tăng mức độ lưu giữ dược chất trên da. Kết luận: gel CMC có khả năng hydrat hóa lớp sừng tốt nhất dẫn tới có khả năng lưu giữ dược chất trên da cao hơn các tá dược tạo gel còn lại. CMC là tá dược tạo gel phù hợp cho thuốc bôi ngoài da có tác dụng tại chỗ.

58


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

3.3.3.2. Đánh giá khả năng gây kích ứng da Sau khi tiến hành đánh giá mức độ kích ứng da với 3 mẫu bào chế gồm VNT chứa BDP, gel CMC 3% chứa VNT và NaCMC 3% chứa VNT trên 6 con thỏ trắng như trong hình phụ lục 3.3. Kết quả đo điểm ban đỏ và phù được tính trung bình giữa các lần đo và được thể hiện trong bảng 3.10. Bảng 3.10. Điểm trung bình mức độ kích ứng da (n=6, TB±ĐLC) Ban đỏ

0

CMC 3% chứa VNT

0

n

VNT N3

0

0

Q uy

Không bôi

Phù

N

Công thức

0

0 0

m

NaCMC 3% chứa VNT

0

Tính điểm theo bảng chia mức độ kích ứng da, do không có điểm phù và ban đỏ nên tổng điểm của 3 dạng bào chế đều là 0 điểm.

ạy

Nhận xét: Kết quả cho thấy cả 3 dạng bào chế gồm VNT chứa BDP, gel CMC

m /+

các nốt ban đỏ và phù.

D

3% chứa VNT và NaCMC 3% chứa VNT đều không gây kích ứng, không xuất hiện Kết luận: VNT và gel CMC, NaCMC chứa VNT không xuất hiện ban đỏ và

G

oo

gl

e.

co

phù nề, là dạng bào chế an toàn cho da.

59


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

4

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. Lựa chọn thành phần vi nhũ tương chứa betamethason dipropionat Vi nhũ tương gồm 3 thành phần tá dược chính: dầu, chất diện hoạt và đồng diện hoạt (Smix). Lượng dầu và Smix ảnh hưởng đến khả năng hòa tan dược chất, kích thước giọt VNT, khả năng lưu giữ dược chất trên da, thông lượng giải phóng dược chất cũng như độ ổn định của chế phẩm. Thông thường khi tiến hành lựa chọn tỷ lệ thành phần tá dược thường dựa trên khả năng hòa tan dược chất, kích thước tiểu phân

n

VNT tạo thành. Patel nghiên cứu bào chế VNT chứa clobetasol propionat với thành phần gồm pha dầu (isopropyl myristat), Smix (Cremophor EL, isopropyl acohol). Ông

N

đã tiến hành bào chế 16 công thức VNT với các tỷ lệ dầu và Smix khác nhau và đánh

Q uy

giá trên tiêu chí kích thước VNT nhỏ nhất và khả năng hòa tan dược chất cao. Công thức với 3% dầu, 45% Smix và 50% nước được lựa chọn với kết quả kích thước VNT

m

là 18,26 nm và mức độ hòa tan dược chất là 36,42 mg/ml [54]. Zhao đã nghiên cứu bào chế VNT chứa tetramethylpyrazin với thành phần Labrasol, Plurol và isopropyl

ạy

myristat. Ông đã tiến hành bào chế 6 công thức VNT với tỷ lệ thành phần khác nhau.

D

Các công thức VNT được đánh giá trên các tiêu chí: kích thước VNT, chỉ số PDI, độ

m /+

nhớt, khả năng hòa tan dược chất và thông lượng giải phóng dược chất. Công thức 6 có thành phần Labrasol 33%, Plurol 11%, isopropyl myristat 11% và nước 45%. Công

co

thức 6 có kích thước VNT 66,64 ± 0,18 nm, chỉ số PDI 0,397 ± 0,002, độ nhớt 33,3

e.

± 1,6 mPa.s, khả năng hòa tan dược chất 9,88 mg/ml, tốc độ giải phóng dược chất

gl

0,263 ± 0,027 µg/cm2h/. Thông lượng giải phóng dược chất là tiêu chí lựa chọn chính,

oo

do vậy công thức 6 được lựa chọn do có tốc độ giải phóng cao nhất [65]. Tuy vậy,

G

với betamethason dipropionat do hàm lượng dược chất sử dụng rất nhỏ so với lượng tá dược nên nhóm nghiên cứu không đưa khả năng hòa tan dược chất vào một tiêu

chí lựa chọn tá dược. Thay vào đó, chúng tôi lựa chọn tá dược theo hai tiêu chí chính đó là khả năng lưu giữ dược chất trên da và thông lượng giải phóng dược chất. Với mục đích bào chế được chế phẩm có tác dụng tại chỗ, cần chế phẩm có khả năng lưu giữ dược chất trên da tốt, thông lượng giải phóng cao. Do vậy, khả năng lưu giữ dược chất trên da được lựa chọn làm tiêu chí đánh giá chính. Tuy vậy, việc đánh giá thông lượng giải phóng và khả năng lưu giữ dược chất trên da chuột gặp khá nhiều khó 60


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

khăn. Tuổi, khối lượng, điều kiện nuôi, kỹ thuật cạo lông, lấy da ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng da chuột giữa các mẫu da. Sự khác nhau giữa các mẫu da chuột gây ra sai số giữa các mẫu đo lớn và khó đánh giá xu hướng ảnh hưởng của tá dược đến tiêu chí đánh giá. Do vậy, cần lựa chọn những các thể chuột có độ tuổi, khối lượng, chế độ nuôi dưỡng tương đồng và kỹ thuật lấy da đồng nhất. Việc đánh giá khả năng lưu giữ và thông lượng giải phóng trên da chuột gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị mẫu. Nhưng cách đánh giá này giúp cho việc lựa chọn công thức chính xác

n

hơn khi chỉ lựa chọn dựa trên khả năng hòa tan và kích thước VNT. Kích thước VNT được đưa vào đánh giá nhằm tìm hiểu xu hướng ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược đến kích

N

thước VNT cũng như kích thước VNT ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ và tốc độ giải

Q uy

phóng như thế nào. Việc pha loãng mẫu bào chế VNT để đo kích thước có thể ảnh hưởng đến kích thước VNT. Nước là một trong những thành phần hình thành VNT,

m

có ảnh hưởng đến kích thước VNT. Do đó, lượng nước thay đổi có thể làm thay đổi

kích thước VNT. Phương pháp đo kích thước bằng máy Zetasiser Nano ZS90 có ưu

ạy

điểm là nhanh chóng, thuận tiện, ít tốn kém. Nhưng để đo bằng máy Zetasizer cần

D

pha loãng mẫu VNT đến nồng độ thích hợp. Quá trình pha loãng này hoàn toàn có

m /+

thể làm thay đổi kích thước VNT, do đó cần có những khảo sát để lựa chọn mức độ pha loãng phù hợp. Để tiến hành khảo sát, có thể sử dụng một số phương tiện đo kích

co

thước chính xác hơn như kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Mishra R. (2016)

e.

trong khi nghiên cứu bào chế VNT chứa zaltoprofen để đo kích thước VNT cũng đã

gl

tiến hành pha loãng mẫu bào chế với nước cất theo tỷ lệ thích hợp [47]. Huang C. T.

oo

(2013) khi nghiên cứu bào chế VNT chứa citalopram đã tiến hành đo kích thước VNT

G

trên thiết bị Zetasizer 3000HSA. Mẫu bào chế được pha loãng với nước cất theo tỷ lệ 5/300 trước khi đo [38]. Trong khi đánh giá kích thước VNT chứa ibuprofen, Chen Y. (2014) đã tiến hành pha loãng liên tục mẫu phân tích đến khi đạt mật độ quang trung bình trong khoảng 150 – 250 kcps. Kết quả cho thấy 5 công thức VNT có kích thước trong khoảng 20 – 50 nm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả chụp TEM của các công thức VNT A, B và C cho kết quả nằm trong khoảng 30 nm [22]. Như vậy, phương pháp đo kích thước VNT bằng thiết bị Zetasizer Nano ZS90 là phù hợp do ưu điểm nhanh, thuận tiện, ít tốn kém. Để có thể đo bằng thiết bị Zetasizer Nano 61


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

ZS90 VNT cần pha loãng 100 lần để đạt nồng độ đo phù là việc làm cần thiết và có thể chấp nhận được trong điều kiện phương tiện kỹ thuật hiện tại. 4.2. Lựa chọn tá dược tạo gel VNT là dạng bán thành phẩm, có hàm lượng nước cao, độ nhớt thấp, khả năng bám dính trên da kem do đó cần đưa vào hệ chất mang phù hợp. Với VNT đã bào chế được, có bản chất là nhũ tương dầu trong nước do đó hệ chất mang phù hợp là các hệ gel thân nước như carbopol, HPMC, CMC, NaCMC,… Trong nhiều nghiên cứu về

n

hệ gel chứa VNT, thường tá dược tạo gel được chọn lựa trực tiếp không qua quá trình sàng lọc tá dược [23], [33]. Trong đề tài này, để lựa chọn tá dược tạo gel phù hợp

N

chúng tôi tiến hành sàng lọc một số tá dược tạo gel thân nước gồm CMC, NaCMC,

Q uy

HPMC E6 và HEC. Các tá dược tạo gel khác nhau được đánh giá một số tính chất vật lý, thử in-vitro khả năng lưu giữ và tốc độ giải phóng thuốc, thử in-vivo khả năng

m

hydrat hóa và mức độ kích ứng da.

Khi tiến hành đưa VNT vào hệ gel có thể làm thay đổi kích thước VNT, từ đó

ạy

ảnh hưởng đến các đặc tính khác của VNT. Tuy nhiên, việc tiến hành đo lại kích

D

thước VNT trong gel gặp khác nhiều khó khăn. Gel bào chế được có độ nhớt rất cao

m /+

sẽ gây sai số lớn khi đo. Khi pha loãng gel với nước để giảm độ nhớt của chế phẩm thì các tá dược tạo gel có thể tạo thành các mảnh gel gây ra hiện tượng xác định sai

co

kích thước của VNT. Do vậy, trong điều kiện hiện tại vẫn chưa xây dựng được

e.

phương pháp xác định lại kích thước VNT phù hợp.

gl

Tính lưu biến của các hệ thuốc bán rắn bôi da ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng

oo

bám dính, khả năng sử dụng, độ ổn định của chế phẩm, vì thế đánh giá tính lưu biến

G

là cần thiết đối với hệ thuốc bôi ngoài da. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trượt liên tục là phù hợp cho các chế phẩm mới bào chế [8]. Kết quả đánh giá tính lưu biến cho thấy gel CMC và NaCMC thuộc hệ chất lỏng không Newton, có tính chất thixotropy và là chất giả dẻo. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đó của Dolz-Planas [25], Thurson [60], Walking [62]. Gel CMC và NaCMC thể hiện là hệ chất lỏng Newton khi đều có độ nhớt thay đổi theo tốc độ trượt, độ nhớt giảm khi tăng tốc độ trượt, độ nhớt tăng khi giảm tốc độ trượt. Đường cong chảy của gel CMC và NaCMC thể hiện tính chất thixotropy tương tự như các nghiên cứu trước đó. Kết 62


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

quả nghiên cứu của Dolz [26] trên hệ gel NaCMC 3% cho thấy ứng suất trượt nhỏ hơn 10 Pa, tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả cũng tương tự khi so sánh với nghiên cứu của Vissink [61] đối với hệ gel CMC. Kết quả chưa thực sự giống nhau có thể do nguồn nguyên liệu khác nhau và thiết bị đo khác nhau. Tuy vậy, tính lưu biến có thể thay đổi trong thời gian bảo quản, để có thể kết luận về độ ổn định của chế phẩm cần có những đánh giá sau các thời gian bảo quản. Kết đánh giá thông số giải phóng dược chất và lượng dược chất lưu giữ trên da

n

giữa VNT và gel chứa VNT có sự khác nhau đáng kể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng dẫn tới sự khác nhau này. Đầu tiên, liên quan đến sự thay đổi thiết bị trong quá trình

N

nghiên cứu. Khi tiến hành đánh giá với VNT, hệ thống bình Franz sử dụng thêm

Q uy

miếng lót chứa mẫu, dẫn tới lượng mẫu sử dụng lớn hơn tới 1,0 g. Nên khoảng cách trung bình từ các giọt VNT tới màng da chuột lớn, từ đó làm giảm thông lượng giải

m

phóng dược chất. Ngược lại, trong phần đánh giá khả năng lưu giữ dược chất, do

lượng mẫu VNT lớn, chứa hàm lượng nước cao nên khả năng hydrat hóa lớp sừng tốt

ạy

hơn hệ gel từ đó dẫn tới lượng dược chất lưu giữ trên da cao hơn. Khi đánh giá hệ gel

D

chứa VNT, việc thay đổi bình Franz làm giảm lượng mẫu sử dụng. Nên khoảng cách

m /+

trung bình từ các giọt VNT tới màng da chuột giảm, từ đó làm thông lượng giải phóng dược chất cao hơn khi đánh giá VNT. Gel có chứa hàm lượng nước thấp, lượng mẫu

co

nhỏ nên khả năng hydrat hóa lớp sừng kém hơn VNT đơn thuần, dẫn tới khả năng

e.

lưu giữ dược chất trên da kém hơn. Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự khác biệt về

gl

thông lượng giải phóng và lượng dược chất lưu giữ trên da của VNT và gel chứa VNT

oo

là nhiệt độ tiến hành nghiên cứu. Các đánh giá VNT được tiến hành trong khoảng

G

tháng 10 đến tháng 12, dẫn tới khó duy trì nhiệt độ 32,5oC trong các bình Franz. Trong khi các đánh giá gel chứa VNT được tiến hành trong khoảng tháng 1 đến tháng 3 là các tháng có nền nhiệt độ cao hơn nên dễ duy trì được nhiệt độ thí nghiệm 32,5oC. Nhiệt độ môi trường thấp sẽ làm giảm thông lượng giải phóng, vậy nên VNT có thông lượng giải phóng thấp hơn gel chứa VNT. Có thể có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự khác nhau về thông lượng giải phóng và lượng dược chất lưu giữ trên da giữa VNT và gel chứa VNT, nhưng nhiệt độ thí nghiệm và sự thay đổi thiết bị là các yếu tố chính. 63


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Thuốc được bào chế với mục đích gây tác dụng tại chỗ nên cần có khả năng lưu giữ trên da tốt, tốc độ giải phóng dược chất nhanh. Vì vậy, đánh khả in-vitro khả năng lưu giữ và tốc độ giải phóng dược chất là cần thiết trong quá trình sàng lọc tá dược tạo gel. Kết quả đánh giá mức độ lưu giữ trên da và mức độ hydrat hóa lớp sừng trên da có sự tương đồng nhau. Lớp sừng là nơi lưu giữ thuốc chủ yếu, nên độ dày lớp sừng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lưu giữ dược chất. Khi sử dụng các chế phẩm bôi ngoài da, lớp sừng hút nước và trương nở làm tăng khả năng lưu giữ dược chất.

n

Kết quả khi bôi chế phẩm độ dày tăng lên đáng kể so với không bôi chế phẩm, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Goidin về hệ gel chứa vi nhũ tương tenoxicam

N

[33]. Đánh giá khả năng hydrat hóa là cần thiết khi nghiên cứu bào chế các chế phẩm

Q uy

bôi ngoài da có tác dụng tại chỗ. Những chế phẩm bôi ngoài da, đặc biệt là những chế phẩm có thành phần phức tạp, có nhiều chất diện hoạt có thể gây kích ứng da. Vì vậy,

m

đánh giá in-vivo mức độ kích ứng da là cần thiết để đảm bảo mức độ an toàn khi sử

dụng chế phẩm. Hầu hết các nghiên cứu hiện này về thuốc ngoài da đều đánh giá mức

ạy

độ kích ứng da, như nghiên cứu của Huang về VNT chứa citalopram [38], của Mishra

D

về gel chứa VNT Zaltoprofen [47],…Kết quả đánh giá mức độ kích ứng da của đề tài

m /+

cho thấy gel CMC và NaCMC là chế phẩm an toàn khi bôi ngoài da. Đề tài tuy đã đưa ra được những đánh giá chính khi xây dựng lựa chọn công thức

co

gel chứa VNT, nhưng chưa xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng cho hệ gel bào chế

e.

được. Để có thể đề xuất những tiêu chuẩn chất lượng cụ thể cho hệ gel cần có những

gl

nghiên cứu về độ ổn định cũng như khả năng giải phóng và lưu giữ dược chất của hệ

oo

sau các thời gian bảo quản khác nhau. Do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chưa

G

thể thực hiện các nghiên cứu đánh giá hệ gel sau các thời gian bảo quản khác nhau.

64


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đề tài nghiên cứu đã đạt được một số kết quả chính như sau: - Đã đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ acid oleic, Smix đến kích thước VNT, thông lượng giải phóng BDP và khả năng lưu giữ BDP trên da sau 24 giờ. - Xây dựng và lựa chọn được công thức VNT chứa BDP 0,064% như sau: BDP

0,064 g 5,0 g

n

Acid oleic Cremophor RH40

11,6 g 23,2 g

- VNT bào chế được có các đặc tính sau:

Q uy

Nước cất

N

Transcutol P

100,0 g

m

+ Thể chất đồng nhất, kích thước VNT 121,3 ± 1,609 nm.

+ Tốc độ giải phóng BDP: 1,92 ± 0,133 µg/cm2/h.

ạy

+ Lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ: 26,334 ± 1,543 µg/cm2.

D

- Xây dựng được công thức gel chứa VNT BDP 0,064% như sau 25,0 g

m /+

VNT chứa BDP CMC

3,0 g vđ

co

Nước cất

100,0 g

e.

- Gel bào chế được có các đặc tính sau:

gl

+ Thể chất sánh đặc, đồng nhất, không tách lớp, độ nhớt đo bằng kim số 4 tốc độ

oo

0,3 vòng/phút là 124300 cP, ứng suất trượt 9240 mPa.

G

+ Tốc độ giải phóng BDP: 2,431 ± 0,082 µg/cm2/h. + Lượng BDP lưu giữu trên da sau 24 giờ: 6,918 ± 0,584 µg/cm2/h.

+ Độ dày lớp sừng sau khi bôi thuốc 24 giờ: 27,918 ± 1,436 µm. + Chế phẩm không gây kích ứng da trên thỏ.

2. Kiến nghị - Tiếp tục các nghiên cứu đánh giá in-vitro và in-vivo khi công thức có thêm các thành phần khác như chất bảo quản, chất chống oxi hóa,… 65


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

- Tiếp tục các nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm dựa trên các đánh giá như độ nhớt, tính lưu biến, khả năng lưu giữ dược chất và thông lượng giải phóng dược chất trong các điều kiện bảo quản khác nhau. Từ đó tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chất

G

oo

gl

e.

co

m /+

D

ạy

m

Q uy

N

n

lượng cho hệ gel chứa vi nhũ tương betamethason dipropionat.

66


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1.

Bộ môn Bào chế (2006), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 1, NXB Y học.

2.

Bộ môn Bào chế (2006), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 2, NXB Y học. Bộ Y Tế (2007), Dược lý học, tập 2, NXB Y học, pp. 290-294.

4.

Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, phụ lục 1.12, NXB Y học.

5.

Bộ Y Tế (2014), Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học, pp. 288-289.

6.

Vũ Thị Thu Hà (2002), "Nghiên cứu tính chất lưu biến của một số hệ tá dược

N

n

3.

Q uy

ứng dụng trong dạng bào chế", Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ đại học - Trường Đại học Dược Hà nội.

Đặng Thị Hiền (2006), "Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac

m

7.

dùng qua da", Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ đại học - Trường Đại học Dược Vũ Đặng Hoàng (2015), "Nghiên cứu lựa chọn thông số cho kỹ thuật phân tích

D

8.

ạy

Hà nội.

m /+

nhiệt và đo lưu biến trong nghiên cứu đặc điểm hệ ba thành phần nước - alcol béo - chất diện hoạt", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường - Trường Đại Chử Quốc Huy (2012), "Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương vitamin K1", Khóa

e.

9.

co

học Dược Hà Nội. pp. 10-19.

Dương Nhật Quang (2006), "Nghiên cứu chế thử vi nhũ tương natri diclofenac

oo

10.

gl

luận tốt nghiệp dược sỹ đại học - Trường Đại học Dược Hà nội.

G

dùng qua da", Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ đại học - Trường Đại học Dược Hà nội.

Tài liệu tiếng Anh 11.

Ahmed E. M. (2013), "Hydrogel: Preparation, charaterization, and applications: A review", Journal of Advanced Research. (2), 6, pp. 105-121.

12.

Aulton M. E. (2002), Pharmaceutics: The Science of dosage form design (second edition), Churchill Livingstone, pp. 48-58.


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

13.

Baboota S., et al. (2011), "Nanocarrier-based hydrogel of Betamethasone dipropionate and salicylic acid for treatment of psoriasis", International Journal of Pharmaceutical Investigation. (3), 1, pp. 139-147.

14.

Bachhav Y. G., et al. (2009), "Microemulsion based vaginal gel of fluconazole: Formulation, in vitro and in vivo evaluation", Int J Pharm. (365), pp. 175-179.

15.

Barnes H. A. (2000), Hanbook of elementary rheology, The University of

Basf Group, Cremophor RH Grades. 2010, BASF SE - Care Chemiscals

17.

Q uy

Division - Personal Care Ingredients. pp. 1-8.

N

16.

n

Wales Institute of Non-Newtonian Fluid Mechanics, pp. 5-10.

Benson H. A. E., et al. (2012), Transdermal and Topical Drug Delivery:

Bhosale S. D., et al. (2011), "RP-HPLC Method for Simultaneous

18.

m

Principles and Practice,Vol. chepter 6, A John Wiley & Son, pp. 109-130.

Determination of Betenafine Hydrochloride and Betamethasone Dipropionate

Charo N. A., et al. (2005), "Transdermal Delivery of Flurbiprofen: Permeation

D

19.

ạy

in a Cream Formulation", Journal of AOAC International. pp. 106-109.

m /+

Enhancement, Design, Pharmacokinetic, and Phrmacodynamic Sudies in Albino Rats", Pharmaceutical Development and Technology. 10, pp. 343-351. Chemmunique (1980), The HLB SYSTEM: a time-saving guide to emulsifier

co

20.

Chen H., et al. (2006), "Microemulsion-based hydrogel formulation of

gl

21.

e.

selection, ICI Americas Inc, pp. 6.

oo

ibuprofen for topical delivery", International Journal of Pharmaceutics. 315,

G

pp. 52-58.

22.

Chen Y (2014), "Optimized mixed oils remarkably reduce the amount of surfactants in microemulsions without affecting oral bioavailability of ibuprofen by simultaneously enlarging microemulsion areas and enhancing drug solubility", International Journal of Pharmaceutics. pp. 1-8.

23.

Coneac G., et al. (2014), "Development and Evaluation of New Microemulsion-Based Hydrogel Formulations for Topical Delivary of Fluconazole", AAPS PharmSciTech. 16, pp. 889-904.


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

24.

Doktorovova S., et al. (2009), "Nanostructured lipid carrier-based hydrogel formulations for drug delivery: A comprehensive review", Expert Opin Drug Deliv. pp. 165-176.

25.

Dolz-Planas M., et al. (1991), "Thixotropy of Different Concentrations of Microcrystalline Cellulose: Sodium Carboxymethyl Cellulose Gels", Journal of Pharmaceutical Sciences. 80, pp. 75-79.

26.

Dolz M., et al. (1995), "Shear Stress Synergism Index and Relative

27.

n

Thixotropic Area", Journal of Pharmaceutical Sciences. 84, pp. 728-732. J H Draize, et al. (1944), "Methods for the study of irritation and toxicity of

Q uy

N

substances applies topically to the skin and mucous membranes", FDA. pp. 377-390.

El-Kamel A. H. (2002), "In vitro and in vivo evaluation of Pluronic F127-

m

28.

Pharmaceutics. pp. 47-55.

2, pp. 1080-1083.

Escribano E., et al. (2003), "Assessment of diclofenac permeation with

m /+

30.

ạy

Encyclopedia of Pharmaceutical Techology Emusion and microemulsion,Vol.

D

29.

based ocular delivery system for timolon maleate", International Journal of

different formulations: anti-inflammatory study of a seleted formula",

co

European Journal of Pharmaceutical Sciences. pp. 203-210. Fanun M. (2009), Microemulsion: Properties and applications,Vol. 144.

32.

Froelich A., et al. (2015), "Rheological and textural properties of

gl

e.

31.

oo

microemulsion-based poymer gels with indomethacin", Drug Development

G

and Industrial Pharmacy. pp. 1-8.

33.

Goidin S., et al. (2015), "Microemulsion-Based Topical Hydrogels of Tenixicam for Treatment of Arthritis", AAPS PharmSciTech. pp. 1-10.

34.

Goodwin J W., et al. (2008), Rheology for Chemists: An Introduction 2nd Edition, The Royal Society of Chemistry, pp. 194-257.

35.

Hagerstrom H. (2003), "Polymer Gels as Pharmaceutical Dosage Forms: Rheological Performance and Physicochemical Interactions at the Gel-Mucus


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Interface for Formulations Intended foe Mucosal Drug Delivery", Uppsala university, Uppsala. pp. 9-12. 36.

Han F., et al. (2012), "Nanostructured lipid carriers (NLC) based topical gel of flurbiprofen: Design, characterization and in vivo evaluation", International Journal of Pharmaceutics. pp. 349-357.

37.

Hu L., et al. (2014), "Enhancement of transdermal delivery of ibuprofen using microemulsion vehicle", Iran J Basic Med Sci. 17, pp. 760-766.

n

Huang C. T., et al. (2013), "Effect of microemulsions on transdermal delivery

38.

of citalopram: optimization studies using mixture design and response surface

39.

Q uy

N

methodology", International Journal of Nanomedicine. 8, pp. 2295-2304. Iso. (2010), "Biological evaluation of medical devices-Part 10: Tests for

Jensen L. B., et al. (2010), "Corticosteroid solubility and lipid polarity control release

from

solid

lipid

International

Journal

of

Kesavan K., et al. (2013), "Mucoadhesive chitosan-coated cationic

D

41.

nanoparticles",

ạy

Pharmaceutics. pp. 53-60.

40.

m

irritation and skin sensitization", 10, pp. 6-13.

m /+

microemulsion of dexamethasone for ocular delivery: in vitro and in vivo evaluation", Current Eye Research. pp. 342-352. Khopar U. (2011), Skin Biosy - Perspectives,Vol. 2, Intech, pp. 19-30.

43.

Kumar P., et al. (2015), "Enhancement of Ketorolac tromethamine

e.

co

42.

gl

permeability through rat skin using penetratrion enhancers: An ex-vivo study",

oo

International Journal of Pharmaceutical Investigation. (3), 5, pp. 142-146.

G

44.

45.

Lawrence M. J., et al. (2000), "Microemulsion-based media as novel drug delivery systems", Adva. Drug Del. Rev. 45, pp. 89-121.

Malvern Instruments Ltd (2003), Zetasizer Nano Series User Manual, pp. 6.16.4.

46.

Baylor College of Medicine (2015), "Hematoxylin and Eosin (H&E) Staining - Manual Protocol".


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

47.

Mishra R., et al. (2016), "Preparation, optimization, and evaluation of Zaltoprofen-loaded microemulsion and microemulsion-loaded gel for transdermal delivery", Journal of Liposome Research. pp. 1532-2394.

48.

Moghimipour E., et al. (2013), "Preparation and Characterization of Dexamethasone Microemulsion Based on Pseudoternary Phase Diagram", Jundishapur Journal of Natural Pharmaceutical Products. 8(3), pp. 105-112.

49.

Moore G. E. (1999), "Study title Primary Skin Irritation Study in Rabbits", pp.

50.

n

1-15.

KV Nikumbh (2015), "Formulation development, in vitro and in vivo

Q uy

N

evaluation of microemulsion-based gel loaded with ketoprofen", Drug Deliv. (24(4)), pp. 509-515.

Norlén L., et al. (1997), "Stratum corneum swelling. Biophysical and

m

51.

computer assisted quantitative assessments", Arch Dermatol Res. 289, pp. 506-513.

Oecd. (2015), "OECD Guideline for testing of chemicals: Acute Dermal

ạy

52.

Paredes A. G., et al. (2010), "Archaeosomes as carriers for topical delivery of

m /+

53.

D

Irritation/Corrosion", 404, pp. 1-8.

betamethasone dipropionate: in vitro skin permeation study", Journal of

Patel H. K., et al. (2013), "Topical delivery of Clobetasol propionate loaded

e.

54.

co

Liposome Research. pp. 269-276.

gl

microemulsion based gel for effective treatment of vitiligo", Colloids and

55.

Patel M. R., et al. (2009), "Effect of Formulation Components on the In Vitro

G

oo

Surfaces B: Biointerfaces. 102, pp. 86-94.

Permeation of Microemulsion Drug Delivery System of Fluconazole", AAPS PharmSciTech. 10, pp. 917-923.

56.

Patel M. R., et al. (2015), "Novel microemulsion-based gel formulation of tazarotene for therapy of acne", Pharm Dev Technol., pp. 1-12.

57.

Pillai A. B., et al. (2015), "Microemulsion-loaded hydrogel formulation of butenafine hydrochloride for improved topical delivery", Arch Dermatol Res. pp. 625-633.


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

58.

Rhee Ys., et al. (2001), "Transdermal delivery of ketoprofen using microemulsion", International Journal of Pharmaceutics. 228, pp. 161-170.

59.

Sarkar B. K., et al. (2011), "Microemulsion Drug Delivery System: For Oral Bioavailability Enhancement of Glipizide", Journal of Advanced Pharmacy Education & Research. (4), 1, pp. 195-200.

60.

Thurson G. B., et al. (1978), "Rheology of Pharmaceutical Systems:

61.

Journal of Pharmaceutical Sciences. 67, pp. 1499-1506.

n

Oscillatory and Steady Shear of Non-Newtonian Viscoelastic Liquids",

Vissink A., et al. (1984), "Rheological properties of saliva substitutes

Q uy

N

containing mucin, carboxymethylcellulose or polyethylenoxide", Journal of Oral Pathology. 13, pp. 22-28.

Walking W D, et al. (1968), "Rheology of Microcrystalline Cellulose -

m

62.

Carboxymethylcelluloce Gels", Journal of Pharmaceutical Sciences. 57, pp. 1927-1933.

Wan T., et al. (2015), "Microemulsion based gel for topical dermal delivery of

ạy

63.

Zana R. (2005), Dynamics of Surfactant Seft-Assemblies: Micelles,

m /+

64.

D

pseudolaric acid B: In vitro and in vivo evaluation", Int J Pharm. pp. 111-120.

Microemulsions, Vesicles, and Lyotripic Phases,Vol. 125, CRC Press. Zhao Jh, et al. (2011), "Microemulsion-based novel transdermal delivery

co

65.

e.

system of tetramethylpyrazine: preparation and evaluation in vitro and in

Zhao L., et al. (2014), "Ropivacaine loaded microemulsion and

oo

66.

gl

vivo", International Journal of Nanomedicine. pp. 1611-1619.

G

microemulsion-based gel for transdermal delivery: preparation, optimization, and evaluation", International Journal of Pharmaceutics. pp. 47-56.


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

m

Q uy

N

n

PHỤ LỤC

G

oo

gl

e.

co

m /+

D

ạy

Hình PL.1. Sắc ký đồ của mẫu chuẩn BDP nồng độ 50 µg/ml

Hình PL.2. Sắc ký đồ của mẫu da sau 24 giờ bôi chế phẩm gel CMC 3%


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Bảng PL.1. Lượng BDP giải phóng theo thời gian (n=3, TB ± ĐLC) Lượng BDP giải phóng theo thời gian (µg/cm2)

Công thức

5 giờ

6 giờ

7 giờ

8 giờ

24 giờ

3,32 ±

0,84 ± 0,335

2,8 ± 0,427

0,547

1,18 ±

1,65 ±

0,278

0,257

3,92 ± 0,653

2,13 ± 0,58

2,65 ±

3,55 ±

0,546

0,792

2,42 ±

2,88 ±

1,77 ± 0,156

0,295

N6

2,15 ± 0,223

2,61 ± 0,04

G

N10

N11

D

m /+

1,217

3,9 ± 1,25

co

e.

2,03 ± 0,799

oo

N9

2,24 ± 0,803

gl

N8

1,84 ± 0,637

1,19 ± 0,14

1,36 ± 0,21

43,37 ± 3,118 39,58 ±

4,55 ± 0,852

2,151

0,416

3,85 ± 0,66

26,44 ± 0,917

3,3 ± 0,134

4,34 ± 0,92

24,47 ± 2,503

5,05 ± 2,162

42,39 ± 3,434

7,41 ± 1,345

36,53 ± 4,067

4,35 ± 1,343

36,21 ± 3,47

31,16 ± 2,466

ạy

N5

N7

Q uy

6,8 ± 0,601 8,96± 3,074

2,81 ±

11,61 ± 0,683

m

1,84 ± 1,014

0,438

N4

4,35 ± 1,041

N

5,55 ± N3

1,798

n

N2

2,2 ± 0,476

N1

25,74 ±

3,69 ± 1,512 5,19 ± 1,491 3,55 ±

2,82 ± 1,13

1,157

1,67 ±

2,34 ±

0,214

0,197

2,83 ± 0,25

1,91 ±

2,53 ±

3,717 ±

0,114

0,098

0,789

32,01 ± 4,482


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Bảng PL.2. Thông lượng giải phóng BDP (n=3, TB ± ĐLC) Thông lượng giải phóng BDP (µg/cm2/h) STT Công thức

n1

n2

n3

TB

N1

1,145

1,236

1,072

1,151 ± 0,082

2

N2

0,523

0,549

0,49

0,521 ± 0,03

3

N3

2,034

1,952

1,774

1,92 ± 0,133

4

N4

1,841

1,868

1,704

1,804 ± 0,088

5

N5

1,196

1,238

1,144

1,193 ± 0,047

6

N6

0,968

1,105

1,206

7

N7

2,005

1,971

1,781

8

N8

1,663

1,795

9

N9

1,498

1,795

10

N10

1,433

1,546

11

N11

1,245

1,662

n

1

Q uy

N

1,093 ± 0,119

1,459

1,639 ± 0,169

1,641

1,643 ± 0,147

m

1,919 ± 0,121

1,307

1,429 ± 0,12

1,484

1,464 ± 0,209

ạy

Bảng PL.3. Lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ (n=3, TB ± ĐLC)

m /+

D

Công thức

STT

Lưu giữ trên da sau 24 giờ (µg/cm2)

n1

n2

n3

TB

13,433

12,488

12,786

12,902 ± 0,483

9,453

8,313

7,892

8,553 ± 0,808

24,568

27,421

27,012

26,334 ± 1,543

N4

15,865

13,073

13,896

14,278 ± 1,435

N5

8,762

10,442

10,925

10,043 ± 1,135

6

N6

11,982

13,975

14,481

13,479 ± 1,321

7

N7

17,31

18,706

15,457

17,158 ± 1,63

8

N8

5,349

6,334

5,752

5,812 ± 0,495

9

N9

8,561

5,528

7,045

7,045 ± 1,517

10

N10

5,236

5,968

6,57

5,925 ± 0,668

11

N11

7,236

6,568

5,694

6,499 ± 0,773

N1

co

1

oo

4

N3

gl

3

N2

e.

2

G

5


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Bảng PL.4. Lượng BDP giải phóng theo thời gian (n=3, TB ± ĐLC)

6 giờ

7 giờ

8 giờ

24 giờ

3,92 ±

6,09 ±

8,44 ±

10,69 ±

54,46 ±

0,348

0,085

0,306

0,124

1,772

4,13 ±

6,59 ±

9,65 ±

12,01 ±

46,38 ±

0,205

1,594

2,372

2,718

1,49 ±

2,85 ±

4,04 ±

1,025

2,339

3,083

3,109 ±

4,36 ±

5,44 ±

0,49

1,351

1,456

NaCMC 3%

HEC 3%

5,09 ± 4,304

34,11 ± 0,076 34,76 ±

7,08 ± 1,927

3,101

m

HPMC 3%

2,403

N

CMC 3%

Q uy

Gel

n

5 giờ

Lượng BDP giải phóng (µg/cm2)

D

Gel

Thông lượng giải phóng (µg/cm2/h)

n1

n2

n3

TB

2,523

2,364

2,408

2,431 ± 0,082

m /+

STT

ạy

Bảng PL.5. Thông lượng giải phóng BDP từ hệ gel

CMC 3%

2

NaCMC 3%

2,098

2,096

2,055

2,055 ± 0,072

3

HEC 3%

1,591

1,485

1,565

1,547 ± 0,055

gl

e.

co

1

oo

Bảng PL.6. Lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ (n=3, TB ± ĐLC)

G

STT

Gel

Lượng BDP lưu giữ trên da sau 24 giờ (µg/cm2) n1

n2

n3

TB

1

CMC 3%

6,481

6,692

7,582

6,918 ± 0,584

2

NaCMC 3%

3,435

3,578

4,135

3,716 ± 0,37

3

HEC 3%

3,709

3,017

3,455

3,394 ± 0,35

4

HPMC 3%

3,691

3,812

3,499

3,667 ± 0,158


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Bảng PL.7. Độ dày lớp sừng sau 24 giờ bôi thuốc (n=3, TB ± ĐLC)

STT

Độ dày lớp sừng (µm)

Công thức Mẫu trắng

17,188 ± 0,445

2

VNT N3

20,544 ± 1,767

3

CMC 3% chứa VNT N3

27,918 ± 1,436

4

NaCMC 3% chứa VNT N3

24,976 ± 1,082

5

HPMC 3% chứa VNT N3

6

HEC 3% chứa VNT N3

n

1

24,114 ± 1,112

Q uy

N

24,346 ± 1,356

m

Hình PL.3. Các vị trí bôi thuốc trên lưng thỏ

gl

e.

co

m /+

D

ạy

A. Trước khi bôi chế phẩm

G

oo

B. Sau 4 giờ bôi chế phẩm


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

N

n

C. Sau 24 giờ bôi chế phẩm

co

m /+

D

ạy

m

Q uy

D. Sau 48 giờ bôi chế phẩm

G

oo

gl

e.

E. Sau 72 giờ bôi chế phẩm


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.