1 minute read
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
from NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT NƯỚC XỊT PHÒNG TỪ THẢO MỘC THIÊN NHIÊN DÙNG ĐỂ XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG NHÀ
ruột, dẩy mạnh sự tiêu hóa giúp bài hơi và có tác dụng khử đờm. Dung dịch chế từ tinh dầu chanh với nƣớc (1/10) dùng xoa bóp lên da hay dùng tinh dầu chanh làm chất phụ cho vào khi tắm để chữa chứng hoảng hốt, hay trầm uất, sợ hãi. Mùi thơm của tinh dầu chanh dƣới dạng phun làm tỷ lệ sai sót trong quá trình đánh máy giảm 54% . Hỗn hợp tinh dầu chanh và bạc hà còn làm cho con ngƣời làm việc tập trung hơn.
1.3.5 Hoa cúc.
Advertisement
Đặc tính sinh học.
Cúc là cây sống dai, hay sống một năm. Thân đứng nhẵn, có rãnh. Lá mặt dƣới có lông và trắng hơn mặt trên có 3-5 thùy trái xoan tròn đầu hay hơi nhọn, có răng ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ, phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu có 1-2 hàng hoa hình lƣỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống nhiều, màu vàng nhạt. Không có mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy. Nhị 6, bao phấn ở tai ngắn. Bầu nhẵn, nghiêng. Quả bế gần hình trái xoan, bông thƣờng hay ƣớp trà, rất hiếm.
Tính chất, thành phần hóa học.
Cúc có vị đắng, mùi thơm, tính mát.
Toàn cây chứa 0,01% tinh dầu (ở mẫu khô lên đến 0,06%) có mùi thơm, mà thành phần gồm có d-limonen, ocimen, l-linalyl acetat, l-linalool, tagetone và nonanal. Hoa chứa chất màu là quercetagetin, từ các cánh hoa khô, ngƣời ta đã chiết đƣợc quercetagitrin và một glucosid của quercetagetin.
Công dụng
Những đóa hoa cúc đƣờng kính lớn và có màu vàng tƣơi sáng không chỉ đẹp, tinh tế mà còn có khả năng xua đuổi côn trùng. Cúc đƣợc biết là tỏa ra hƣơng thơm mạnh mẽ khiến côn trùng phải… bỏ chạy. Những ngƣời trồng vƣờn hữu cơ thƣờng trồng cúc xung quanh vƣờn, ruộng và cây trồng để đuổi các loài rệp và muỗi gây hại.
Tác dụng kháng khuẩn: Nƣớc sắc Cúc hoa, trong thí nghiệm, có tác dụng ức chế tụ cầu trùng vàng, Liên cầu trùng dung huyết Bêta, Lỵ trực trùng Sonnei, trực trùng thƣơng hàn (Trung Dƣợc Học).