Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch chiết trong cây Cà gai leo

Page 1

NGHIÊN CỨU DỊCH CHIẾT TRONG CÂY CÀ GAI LEO

vectorstock.com/20938731

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch chiết trong cây Cà gai leo (Solanum hainanense Hance) (Chiết bằng phương pháp chiết Soxhlet) WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ xa xưa, khi khoa học công nghệ chưa phát triển như bây giờ thì con người chống chọi lại bệnh tật bằng cách sử dụng các loại cây cỏ có sẵn trong tự nhiên. Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học đã cho phép phân lập được các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh ở dạng tinh khiết, tổng hợp được đại trà với số lượng lớn, mọi người dễ dàng mua và sử dụng ở bất kì đâu. Qua các công trình nghiên cứu cho ta thấy, việc sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật tuy cho tác dụng chậm nhưng lại ít gây tác dụng phụ và lành tính hơn, chính vì thế nên những loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên được ưa chuộng và được mọi người tin dùng. Trong thế giới thực vật muôn màu muôn vẻ, thật thiếu sót khi không nhắc tới những công dụng mà cây cà gai leo mang lại. Dân gian thường sử dụng loại cây này để trị cảm cúm, ho gà, các bệnh dị ứng, đau nhức xương khớp, rắn cắn… Bên cạnh đó, một tác dụng được nghiên cứu nhiều nhất chính là bảo vệ gan của cà gai leo. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra cà gai leo chứa các Saponin steroid và các alkaloid solasodin, solasodinon; còn có diosgenin và các flavonid có tác dụng giải độc, bảo vệ tế bào gan đặc biệt là trong trường hợp bệnh gan do bia rượu hoặc viêm gan B. Cà gai leo có khả năng làm giảm nồng độ virus trong máu của bệnh nhân, thậm chí đã ghi nhận trường hợp âm tính virus. Cà gai leo cũng đã chứng minh có thể ngăn chặn xơ gan tiến triển và hạ men gan nhanh. Riêng việc điều trị các triệu chứng cơ năng của bệnh viêm gan B mãn tính hoạt động như vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải, kém ăn mệt mỏi … thì Cà gai leo thể hiện tính ưu việt tuyệt đối so với các cây được biết đến từ trước đến nay. Cà gai leo phân bố hầu khắp các tỉnh từ Bắc Bộ vào đến Trung Bộ, cây mọc hoang ở khắp mọi nơi từ trên núi xuống đến ven biển. Các nơi có nhiều cà gai leo sinh sống là Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị cho đến một số tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Vì tác dụng của cà gai leo được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi nên gây ra tình trạng người dân “săn lùng” gắt gao nên loài cây này có nguy cơ rơi vào nguy cơ bị tận diệt. 1


Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc đóng góp thêm những thông tin khoa học cần thiết của cây cà gai leo cũng như những công dụng mạnh mẽ của nó trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân, tôi quyết định thực hiện đề tài “ Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch chiết trong cây Cà gai leo (Solanum hainanense Hance)”. 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng quy trình chiết tách các hợp chất hóa học có trong cây cà gai leo. - Khảo sát thơi gian chiết tối ưu. - Xác định một số chỉ tiêu hóa lí nhưng độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại nặng của bột cây hoàng đằng. - Xác định thành phần hóa học đối với các hợp chất có trong dịch chiết từ cây cà gai leo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng Cây cà gai leo được thu mua từ cửa hàng cây tại Đà Nẵng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Các dịch chiết n-hexan, chloroform, methanol từ cây cà gai leo bằng phương pháp chiết Soxhlet. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận - Tìm hiểu và đọc tài liệu từ các nghiên cứu trước đó. - Hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè. 4.2 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Tổng quan các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học và ứng dụng của cà gai leo. 4.3 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Phương pháp lấy mẫu: Thu mua cây hoàng đằng tại Đà Nẵng, rửa sạch, sau đó phơi khô và xay thành bột mịn. 2


- Phương pháp trọng lượng để xác định độ ẩm. - Phương pháp phân hủy mẫu phân tích để khảo sát hàm lượng tro của cây cà gai leo. - Phương pháp AAS để xác định hạm lượng kim loại nặng. - Chiết bằng phương pháp chiết Soxhlet với ba dung môi: n-hexan, chloroform, methanol. - Khảo sát để xác định điều kiện chiết thích hợp nhất. - Xác định sơ bộ các nhóm hợp chất chính có trong dịch chiết từ cây cà gai leo bằng các phản ứng đặc trung. - Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết từ cây cà gai leo trong ba dung môi bằng phương pháp đo khối phổ GC-MS. 5. Bố cục đề tài Đề tài gồm có 45 trang, trong đó có 12 bảng và 14 hình. Nội dung đề tài chia làm 3 chương:  Chương 1: Tổng quan tài liệu.  Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu.  Chương 3: Kết quả và bàn luận.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về họ Cà Solanaceae [7], [8] Bảng 1.1 Phân loại khoa học họ Cà Solanaceae. Giới

Plantae

Ngành

Magnoliophyta

Lớp

Magnoliopsida

Bộ

Solanales

Solanaceae là thực vật có hoa. Cây cỏ, bụi hay gỗ nhỏ. Lá đơn mọc cách, không có lá kèm, thường có lông hoặc bề mặt hơi dính. Hoa lưỡng tính, thường mẫu 5, đều hoặc hơi không đều. Theo hệ thống APG II năm 2003 thì họ này chứa 102 chi với 2.460. Họ Solanaceae được tìm thấy trên tất cả các châu lục, trừ Nam Cực, sự đa dạng lớn nhất của các loài được tìm thấy ở Trung Mỹ và Nam Mỹ. Solanaceae chủ yếu phân bố ở nhiệt đới và ôn đới. Theo trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, ở Việt Nam có khoảng 16 chi và 50 loài. Loài có tầm quan trọng toàn cầu trong họ này có lẽ là khoai tây (Solanum tuberosum). Phần thân củ khoai tây là nơi chứa lượng cacbohyđrat dư thừa mà cả loài cây này và con người đều có thể sử dụng để thu nạp thêm năng lượng. 1.2. Giới thiệu cây cà gai leo [9] - Tên khoa học: Solanum hainanense Hance, Solanum procumbens Lour. - Tên khác: cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, gai cườm,… - Phân loại:  Giới: Plantae – Plants  Phân giới: Tracheobionata – Thực vật bậc cao.  Nhóm: Spermatophyta – Thực vật có hạt.  Ngành: Magnoliophyta – Thực vật hạt kín.  Lớp: Magnoliopsida – Thực vật hai lá mầm. 4


 Bộ: Solanales.  Họ: Solanaceae.  Tông: Solaneae.  Phân tông: Solaniae.  Chi: Slonaum.  Loài: S. Procumbens. 1.2.1. Mô tả [2], [10] - Cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hoặc bò dài đến 0,6m – 1m hay hơn, rất nhiều gai, cành xòe rộng, trên phủ lông hình sao. Thân hóa gỗ nhẵn, phân nhánh nhiều. - Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, phía gốc lá hình rìu hay hơi tròn, mép nguyên hay hơi lượn vào khía thùy, hai mặt, nhất là mặt dưới phủ lông trắng nhạt, phiến dài 3 - 4cm, rộng 12 - 20 mm, có gai, cuống dài 4 - 5mm - Cụm hoa hình xim ở nách lá, gồm 2 - 5 (7 - 9) hoa màu tím nhạt hay trắng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ, đường kính 5 - 7 mm. Hạt hình thận dẹt, màu vàng.

Hình 1.1 Cây cà gai leo.

Hình 1.2 Quả cây cà gai leo. 5


1.2.2. Phân biệt cà gai leo và cà độc dược [2], [11] Thiên nhiên đa dạng với nhiều loại cây, có cây tuy hình dáng tương tự nhau nhưng có công dụng, dược tính hoàn toàn khác nhau. Nếu không có đủ kiến thức để phân biệt chúng thì có thể sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn và gây ra tai hại to lớn vào việc sử dụng cây vào phòng và trị bệnh, nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong. Do đó cần phân biệt cây với một số loài có hình dáng tương tự để tránh dẫn đến nhứng sai lầm không đáng có. Cà gai leo và cà độc dược (Datura metel L) cùng họ, có đặc điểm hình thái khá giống nhau. Bảng 1.2 Phân biệt cà gai leo và cà độc dược Đặc điểm Tên khoa học

Cà gai leo Solanum hainanense Hance,

Cà độc dược Datura metel L.

Solanum procumbens Lour.

Hình ảnh

- Thân gỗ nhỏ, mọc leo hoặc bò dài đến 0,6m – 1m hay hơn. - Cụm hoa hình xim ở nách lá, gồm 2 - 5 (7 - 9) hoa. Hình thái

- Hoa màu tím nhạt, hay trắng. - Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ, đường kính 5 - 7 mm. Hạt hình thận dẹt, màu vàng.

- Thân thảo cao đến 2m. - Hoa mọc đơn độc ở nách lá. - Cánh hoa màu trắng hay. vàng, dính liền nhau thành hình phễu. - Quả hình cầu, đường kính khoảng 3 cm, mặt ngoài có nhiều gai mềm, chứa nhiều hạt màu vàng.

6


1.3. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học của cây cà gai leo [12] Theo GS Đỗ Tất Lợi, hoạt chất cà gai leo chủ yếu là ancaloit. Ngoài ra còn có tinh bột, saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon,… Rễ và lá cà gai leo mọc ở Việt Nam có cholesterol, b - sitosterol, lanosterol, dihydrolanosterol. Ngoài ra, rễ chứa 3b - hydroxy - 5a - pregnan - 16 - on, rễ và lá có solasodenon. Hai chất solasodin và neoclorogenin còn thu được sau khi thuỷ phân dịch chiết rễ. Viện cây đã phân tích thành phần hoá học thấy có alkaloid, glycoalkaloid, saponin, flavonoid, acid amin và sterol, trong đó nhân glycoalkaloid cso tỷ lệ nhiều hơn cả. Một vài hoạt chất có hoạt tính sinh học đã được phân lập từ cây cà gai leo. Cholesterol

Công thức phân tử : C27H46O. Khối lượng phân tử: M = 386,65 g/mol.

B – sitosterol

Công thức phân tử : C29H50O. Khối lượng phân tử: M = 414,72 g/mol.

Lanosterol

Công thức phân tử : C30H50O. Khối lượng phân tử: M = 426,71 g.mol.

7


Dihydrolanosterol

Công thức phân tử : C30H52O. Khối lượng phân tử: M = 428,71 g/mol.

B - hydroxy - 5a - pregnan - 16 – on

Công thức phân tử : C21H32O. Khối lượng phân tử: M = 316,47 g/mol.

Solasodin

Công thức phân tử : C27H43NO2. Khối lượng phân tử: M = 413,65 g/mol.

Neochlorogenin

O H

O H

Công thức phân tử : C27H44O4.

H H

Khối lượng phân tử: M= 432,64g/mol.

H

HO H OH

1.4. Một số nghiên cứu chung về alkaloid [13], [14] Đã từ lâu các nhà khoa học tìm thấy trong cây các hợp chất tự nhiên, những hợp chất này thường là những acid hoặc những chất trung tính. Đến năm 1806 một 8


dược sĩ là Friedrich Wilhelm Sertüner phân lập được một chất từ nhựa thuốc phiện có tính kiềm và gây ngủ mạnh đã đặt tên là “Cinchonino”, sau đó chiết được chất kết tinh từ vỏ cây Canhkina và đặt tên là “Cinchonino”, sau đó P.J. Pelletier và J.B.Caventou lại chiết được hai chất có tính kềm từ một loài Strychnos đặt tên là strychnin và brucin. Đến năm 1819 một dược sĩ là Wilhelm Meissner đề nghị xếp các chất có tính kiềm lấy từ thực vật ra thành một nhóm riêng và ông đề nghị gọi tên là alcaloid do đó người ta ghi nhận Meissener là người đầu tiên đưa ra khái niệm về alcaloid và có định nghĩa: Alcaloid là những hợp chất hữu cơ, có chứa nitơ, có phản ứng kiềm và lấy từ thực vật ra. Sau này người ta đã tìm thấy alkaloid không những có trong thực vật mà còn có trong động vật. Sau này Pôlônôpski đã định nghĩa: “Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi có trong động vật, thường có dược lực tính mạnh và cho những phản ứng hóa học với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alkaloid. Đa số các alkaloid đều có tính base yếu. Một số alkaloid có tác dụng như base mạnh có khả năng làm xanh giấy quỳ đỏ như nicotin. Vài trường hợp ngoại lệ như colchicin, ricinin, theobromin không có phản ứng kiềm và cá biệt cũng có chất có phản ứng acid yếu như arecaidin, guvacin. Các alkaloid ở trong những cây cùng một họ thực vật cũng thường có cấu tạo rất gần nhau. Hàm lượng alkaloid trong cây thường rất thấp, Một số cây chứa 1-3% alkaloid đã được coi là hàm lượng khá cao. Hàm lượng alkaloid trong cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, ánh sáng, chất đất, phân bón, giống cây, bộ phận thu hái và thời kỳ thu hái. Vì vậy đối với mỗi cây cần nghiên cứu cách trồng trọt, thu hái và bảo quản để có hàm lượng hoạt chất cao. Alkaloid nói chung là những chất có hoạt tính sinh học, có nhiều chất rất độc. Tác dụng của alkaloid thường khác nhau và tác dụng của vị cây không phải bao giờ cũng giống như các alkaloid tinh khiết đã được phân lập. Trên thế giới hiện nay dùng nhiều thuốc tổng hợp nhưng vẫn không bỏ được các alkaloid lấy từ cây cỏ, vì có chất chưa tổng hợp được, và cũng có nhiều thuốc 9


sản xuất tổng hợp không rẻ hơn chiết xuất hoặc tác dụng của chất tổng hợp chưa bằng tác dụng của các chất lấy từ cây. Do đó nhiều chất người ta vẫn dùng phương pháp chiết xuất từ cây. Ví dụ như ajmalin, morphin, strychnin, ergotamin, reserpin, quinin, quinidin, sparterin, scopolamin … hoặc vừa sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên vừa tổng hợp hoặc bán tổng hợp ví dụ như ajmalixin, theobromin, cafein, ephedrin, atropin, vincamin, nacein. 1.5. Công dụng của cây cà gai leo [1] Cà gai leo có vị hơi the, đắng, tính ấm, hơi có độc với tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Thường dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn. Liều dùng 16-20g rễ hoặc thân lá, dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên. Dùng ngoài lấy cây tươi giã nát, chiết nước uống và lấy bã đắp. Cao lỏng Cà gai leo dùng ngậm chữa viêm lợi, viêm quanh răng. Nhân dân còn dùng rễ Cà gai leo xát vào răng khi uống rượu để tránh say rượu; cũng dùng rễ sắc nước cho người bị say uống để giải say. Một số bài thuốc dân gian từ cây cà gai leo: - Chữa rắn cắn: Lấy 30-50g rễ Cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Hôm sau, dùng 15-30g rễ khô, sao vàng, sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn. - Chữa phong thấp: Dùng rễ Cà gai leo, vỏ Chân chim, rễ Cỏ xước, Dây đau xương, Dây mấu, rễ Tầm Xuân, mỗi vị 20g, sắc uống. - Chữa ho, ho gà, dùng rễ Cà gai leo 10g, lá Chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. - Chữa sưng mộng răng, dùng hạt Cà gai leo 4g, tán nhỏ, cho vào trong cái đồ đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng. - Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30 g, cây dừa cạn 10 g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10 g. Tất cả sao vàng, sắc uống mỗi ngày 1 thang. 10


- Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Cà gai leo 10 g, dây gấm 10 g, thổ phục linh 10 g, kê huyết đằng 10 g, lá lốt 10 g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang. - Làm giải rượu: Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100 g cà gai leo khô sắc với 400 ml nước còn 150 ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Hoặc 50 g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng bài thuốc này sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan. Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo có tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng giải rượu. - Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): Dùng 35 g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300 ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt. 1.5.1. Những nghiên cứu về tác dụng dược lí của cây cà gai leo [12], [17] Về khả năng chống viêm : cà gai leo qua định lượng sinh học hoạt lực chống viêm thấy 1g rễ cà gai leo khô tương ứng với 2.5mg hydrocortison, 1g thân lá cà gai leo khô tương ứng với 1.3mg hydrocortison. Đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ của cà gai leo chống độc lực của nọc rắn cobra trên chuột nhắt trắng, cao cà gai leo có tác dụng bảo vệ làm tỷ lệ chuột chết vì nọc rắn thấp hơn so với lô đối chứng. Người dân tộc Lào có kinh nghiệm dùng 3050 g rễ cà gai leo tươi rã hòa với 200ml nước cho người bị rắn cắn uống ngay khi vết thương xưng tấy, nhức nhối để cấp cứu kịp thời. Bệnh viện Hưng Nguyên ở Nghệ An đã chữa theo bài này cứu sông 14 người trong đó có một người bị nặng. Tác dụng chống viêm và ức chế phù nề và giảm đau của cà gai leo được áp dụng vào chữa bệnh phong thấp, tê thấp, chân tay ê buốt từ lâu đời. Điển hình là sản phẩm Solamin A và B được điều chế từ cà gai leo và ngưu tất có tác dụng kháng viêm giảm đau, Solamin không nóng, không lạnh nên dùng cho các thể trạng người bệnh không có nhiều tác dụng phụ.

11


Đã nghiên cứu thăm dò khả năng chống co thắt phế quản của một số thuốc chữa hen cổ truyền bằng phương pháp khí dung histamin của Armitage và thấy cà gai leo có tác dụng kéo dài thời gian chịu đựng của chuột được uống thuốc và đặt trong buồng khí dung, làm thời gian triệu chứng khó thở xuất hiện chậm hơn so với chuột đối chứng không uống cà gai leo. Việc nghiên cứu thăm dò khả năng ngăn chặn tiến triển xơ của cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm của Maros cho thấy sau 3 tháng gây xơ gan trên chuột cống trắng, xơ gan hình thành rõ rệt, thể hiện trên các chỉ tiêu hoá sinh và tổ chức học. Cà gai leo với liều cho uống hàng ngày là 6g/kg thể trọng chuột, tuy không ngăn chặn được hoàn toàn quá trình xơ hoá, nhưng có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ. Hàm lượng colagen trong gan ở lô chuột dùng cà gai leo chỉ bằng 71% so với lô chuột chứng gây xơ không dùng thuốc. Về mặt tổ chức học, thí nghiệm cho thấy toàn bộ chuột ở lô chứng gây xơ đều bị xơ nặng hoặc vừa, con ở lô dùng cà gai leo hầu hết chỉ xơ nhẹ hoặc không xơ. Đề tài “Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan virút B mãn tính thể hoạt động bằng thuốc từ cà gai leo” là một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba được thực hiện trên 90 bệnh nhân viêm gan B mãn tính thể hoạt động được uống chế phẩm từ cà gai leo hai tháng liên tục đã rút ra những kết luận quan trọng là: cà gai leo giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng của viêm gan B (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da và niêm mạc vàng…), bình thường hoá men gan và bilirubin nhanh hơn nhóm đối chứng; mất HBsAg 5,6%; chuyển đổi huyết thanh 37,8%, giảm nồng độ HBV-DNA trung bình 52%; thuốc không thể hiện tác dụng bất lợi trên lâm sàng và xét nghiệm. Đề tài cấp nhà nước do TS. Nguyễn Thị Minh Khai làm chủ nhiệm đã chứng minh tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự phát triển xơ gan của dạng chiết toàn phần và bộ phận hoạt chất chính glycoalkaloid. Đã chứng minh tác dụng chống viêm và tác dụng antioxydant rất tốt của cà gai leo (dạng toàn phần và dạng chiết glycoaloid). Đã xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cà gai leo.

12


Một số luận án tốt nghiệp tiến sĩ dược học cho thấy glycoalkaloid của cà gai leo cũng tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư, trên gen gây ung thư của virút và gen ức chế ung thư p53 và Rb. Ngoài ra, một số kết quả nghiên cứu khác cho thấy cà gai leo có tác dụng chống độc với nọc rắn hổ mang trên chuột nhắt, làm tăng tỷ lệ chuột sống so với nhóm đối chứng. Thuốc có tác dụng chống co thắt phế quản, kéo dài thời gian chịu đựng của chuột trong buồng khí dung. Còn kết quả nghiên cứu của PGS.TS Phạm Kim Mãn và TS Nguyễn Thị Minh Khai (viện Cây trung ương) cho thấy glycoalkaloid trong cà gai leo có tác dụng ức chế sự sao chép và làm âm tính virút viêm gan B, đồng thời có khả năng chống oxy hoá, giảm phát triển xơ gan trên mô hình thực nghiệm. Hợp chất này không thể hiện tác dụng phụ trên người khoẻ mạnh. Trên 60 bệnh nhân viêm gan B mạn tính hoạt động, 66,7% bệnh nhân nhóm sử dụng cà gai leo đạt mức rất tốt và tốt. 1.5.2. Các sản phẩm thuốc được làm từ cây cà gai leo có mặt trên thị trường Sản phẩm “Giải độc gan – Cà gai leo” của công ty cổ phần y tế Bảo Việt có tác dụng tăng cường chức năng giải độc gan, giúp bảo vệ tế bào gan; hỗ trợ chức năng gan trong các trường hợp: viêm gan, mẩn ngứa, nổi mày đay, men gan tăng cao, ăn uống khó tiêu do suy giảm. Hình 1.3 Giải độc gan Bảo Việt. Thực phẩm chức năng Giải độc gan Tuệ Linh giúp tăng cường chức năng gan trong các trường hợp viêm gan virut, xơ gan, men gan tăng cao, làm chậm sự phát triển của xơ gan, tăng cường chức năng giải độc của gan, giúp bảo vệ tế bào gan, hạn chế tổn thương gan do rượu, hóa chất độc hại gây nên.

Hình 1.4 Giải độc gan Tuệ Linh.

13


Sản phẩm Trà Cà gai leo Lava của công ty TNHH Lava dùng trong trường hợp điều trị viêm gan A, B, C, hạ men gan, thanh nhiệt, mát gan, ngăn ngừa mụn nhọt.

Hình 1.5 Cà gai leo Lava.

14


CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ 2.1.1. Nguyên liệu •

Thu gom nguyên liệu

- Cây cà gai leo được thu mua tại các tiệm thuốc đông y thuộc khu vực Đà Nẵng vào tháng 10 năm 2015. Cây cà gai leo là thân và rễ phơi khô của cây cà gai leo. - Tên khoa học: Solanum hainanense Hance, họ Cà (Solanaceae). - Tên gọi khác: cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, gai cườm,… •

Xử lí nguyên liệu

- Cây sau khi mua về, loại bỏ các phần không dùng được, làm sạch đất, cát và các tạp chất thô, phơi khô trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời rồi xay thành bột. Bột này được bảo quản trong lọ kín, cho vào đó vài gói hút ẩm rồi để nơi khô ráo, thoáng mát.

Hình 2.1. Cà gai leo làm sạch, phơi khô.

Hình 2.2. Bột cà gai leo

2.1.2. Thiết bị - dụng cụ Bộ chiết Soxlhet, bình cầu, bếp điện, cân phân tích, ống nghiệm, cốc thủy tinh, ống đong, lò nung, tủ sấy, chén sứ, bình hút ẩm, bình định mức, giấy lọc,… 2.1.3. Hóa chất - Hóa chất hữu cơ: n-hexan, chloroform, methanol. 15


- Hóa chất vô cơ: HNO3, NaOH, HCl,… - Các loại thuốc thử (TT) : TT Mayer, Fehling A, Fehling B,… 2.2. Nghiên cứu thực nghiệm Phần nguyên liệu sau khi mua về đem đi làm sạch, phơi khô, sau đó cắt khúc khoảng 3cm rồi đem đi nghiền thành bột mịn. Một phần bột cây khô được sử dụng để xác định các chỉ tiêu hóa lí và độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại nặng. Phần bột cây còn lại sử dụng để chiết với dung môi n-hexan, dung môi methanol và dung môi chloroform. Phần dịch chiết thu được được sử dụng để định tính các nhóm hợp chất chính; đo GC-MS để định danh các thành phần hóa học và thử hoạt tính sinh học của cây cà gai leo. 2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu Cây cà gai leo Xử lí nguyên liệu Xác định: độ ẩm, hàm lượng tro

Bột cà gai leo

Xác định hàm lượng kim loại nặng

Chiết bằng phương pháp chiết Soxhlet

Dịch chiết nhexan

Khảo sát thời gian chiết với 3 dung môi: n-hexan, chloroform, methanol

Dịch chiết chloroform

Dịch chiết methanol

Định tính

Đo GC-MS

16


2.2.2. Các phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa lí 2.2.2.1 Độ ẩm [18] Nguyên tắc: Cân mẫu thử tại thời điểm lấy mẫu và sau khi sấy khô tới khối lượng không đổi. Cách xác định như sau: - Chuẩn bị 5 chén sứ đã được đánh số theo thứ tự, rửa sạch và tráng lại bằng nước cất, sau đó đem đi sấy khô rồi cân xác định được khối lượng m1(g). - Trộn đều bột cây cà gai leo rồi lấy ngẫu nhiên. Cân chính xác vào chén sứ đã chuẩn bị ở trên một lượng 2g bột cà gai leo, ta có khối lượng m2(g). lượng bột cho vào chén sữ được dàn mỏng thành lớp có độ dày không quá 5mm. - Cho các chén sứ trên vào tủ sấy ở nhiệt độ 105oC ( nhiệt độ cho phép chênh lệch ±2oC so với nhiệt độ quy định). Cứ sau 2h lại lấy ra để trong bình hút ẩm có silicagel đến khi nguội hẳn rồi cân, làm liên tục như vậy cho đến khi khối lượng mẫu và cốc chênh nhau giữa mỗi lần không quá 0.5mg. Ta ghi kết quả m3(g). Công thức tính độ ẩm như sau: Độ ẩm của mỗi lần cân:

W(%) =

(m1 + m2) – m3 x x 100% m2

Độ ẩm trung bình: Wtb(%) = Trong đó

∑ %

m1 (g) : Khối lượng chén sứ và nắp. m2 (g) : Khối lượng bột cà gai leo. m3 (g) : Khối lượng chén sứ, nắp và mẫu sau khi sấy. n

: Số lần xác định (W%)

2.2.2.2. Xác định hàm lượng tro [18], [5] Để xác định hàm lượng tro và các nguyên tố vô cơ trong cơ thể động, thực vật, người ta thường sử dụng phương pháp tro hóa mẫu. Tro chính là khối lượng chất vô cơ khó bay hơi còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn bột cây. 17


Đối với đề tài này, để xác định hàm lượng tro tôi sẽ dùng phương pháp khô. Đây là phương pháp nung mẫu trong lò nung ở một nhiệt độ thích hợp. Mẫu sau khi nung sẽ được hòa tan với axit thích hợp. Quá trình này gồm hai giai đoạn: than hóa và tro hóa. Cách tiến hành: - Chuẩn bị 5 chén sứ, rửa sạch, tráng lại bằng nước cất, sấy khô, sau đó đem cân ta có m1(g). - Dùng cân phân tích cân chính xác 2g bột cây cho vào chén sữ đã chuẩn bị ở trên ta có m2(g). - Sau khi đã chuẩn bị đủ 5 mẫu, ta tiến hành tro hóa trên bếp điện trước cho đến khi bột cây chuyển thành than đen thì ngừng, sau đó mới tro hóa trong tủ nung. Mẫu được nung ở nhiệt độ 400-450oC trong khoảng thời gian từ 6 – 8 giờ. Trong quá trình nung, nếu thấy còn một ít than đen chưa hóa thành tro thì ta để nguội mẫu rồi tia thêm một ít nước cất để quá trình tro hóa diễn ra nhanh hơn. Quá trình tro hóa kết thúc khi ta thu được tro có màu trắng. - Sau khi nung xong ta đem mẫu bỏ vào bình hút ẩm có silicagel khoảng 30 phút rồi đem ra cân, ta có m3(g). Công thức tính hàm lượng tro như sau:

% tro =

m3 – m1 x 100% m2

% trotrung bình =

∑ %

Trong đó: m1(g): khối lượng chén sứ. m2(g): khối lượng bột cây. m3(g): khối lượng chén sứ và bột cây sau khi tro hóa. n

: số lần xác định hàm lượng tro.

2.2.2.3 Xác định hàm lượng một số kim loại nặng - Chuẩn bị dung dịch axit HNO3 1% trong bình tam giác có nút mài. 18


- Mẫu sau khi được tro hóa, ta thu hồi và cho hòa tan hết trong axit trên. - Tiến hành lọc với giấy lọc chuyên dụng cho lọc kim loại để loại bỏ bụi cặn, thu dịch lọc. - Dịch lọc thu được đem định mức bằng nước cất vào bình định mức 25ml. - Gửi mẫu dịch lọc đến Khoa Sinh – Môi trường Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng để xác định hàm lượng kim loại nặng. - Kim loại cần được xác định gồm: As (Asene), Cr (Thủy ngân), Pb (Chì). 2.2.3. Phương pháp khảo sát điều kiện chiết các hợp chất hữu cơ từ cây hoàng đằng [4] 2.2.3.1. Cơ sở lí thuyết chung Để chiết tách hợp chất hữu cơ ra khỏi cây cỏ thì có nhiều kỹ thuật, tuy nhiên các kỹ thuật đều xoay quanh hai phương pháp chính là chiết lỏng – lỏng và chiết rắn – lỏng. Trong thực nghiệm, việc chiết rắn – lỏng được áp dụng nhiều hơn, bao gồm kĩ thuật chiết ngấm kiệt, kĩ thuật chiết ngâm dầm, kĩ thuật chiết bằng máy chiết Soxhlet… Phương pháp chiết Soxhlet là phương pháp lấy chất từ hỗn hợp bằng dung môi để tách các cấu tử có trong hỗn hợp thành những cấu tử riêng. Dung môi bay hơi ngưng tụ rơi xuống, hòa tan các cấu tử trong mẫu và tạo thành dịch chiết. Dụng cụ chiết Soxhlet có một bộ phận đặc biệt là ống thông nhau gắn bên cạnh, ống này có đường kính trung bình để dẫn dịch chiết trong ống chiết trả ngược về lại bình cầu khi mức chất lỏng trong ống chiết này tăng lên đến khuỷu trên của ống thông nhau. Quá trình được lặp đi lặp lại và cấu tử cần được tách được làm giàu thêm trong dung môi.

• Cấu tạo bộ chiết Soxhlet Bộ chiết Soxhlet gồm ba bộ phận tháo rắp đặt tại các vị trí nút mài (1), (2). Gồm một bình cầu A đặt trong một bếp cách thủy có thể điều chỉnh nhiệt độ. Một bộ phận chứa mẫu bột cây, gồm ba ống: Ống D có đường kính lớn, ở giữa, để chứa bột cây; ống B có đường kính trung bình, để dẫn dung môi từ bình A bay lên, 19


đi vào ống D chứa bột cây; ống E có đường kính nhỏ, là ống thông nhau, để dẫn dung môi từ D trả ngược lại bình cầu A. Trên cao nhất là ống sinh hàn C.

Hình 2.3 Cấu tạo bộ chiết Soxhlet Một số lưu ý khi chiết Soxhlet: - Các hợp chất chiết được trữ trong bình cầu A, đến một lúc khi nồng đồ của chất đạt đến mức bão hòa thì cần phải thay dung môi mới. - Tùy trường hợp, việc chiết có thể kéo dài trong vài ngày. Khi nghỉ, ra về, cần tắt bếp điện trước, chờ thêm ba mươi phút sau đó mới tắt nguồn nước làm lạnh ống sinh hàn. - Khi thực hiện sự chiết với dung môi có nhiệt độ sôi thấp, phòng thí nghiệm ở xứ nóng, cần lưu ý xem ống sinh hàn có đủ sức làm ngưng tụ hay không, nếu không, sẽ thấy khí bốc ra khỏi hệ thống từ đầu trên cao của ống sinh hàn. Trong trường hợp đó, cần tìm cách nối dài thêm ống sinh hàn. Lưu ý, đây là hệ thống hở,

20


phần bên trong của ống thông với không khí bên ngoài nhờ ống sinh hàn, vì thế khi nối dài ống sinh hàn không làm ống bị bít. - Sau khi chiết kiệt với một loại dung môi, ví dụ như ete dầu hỏa, nếu muốn tiếp tục chiết với một dung môi có tính phân cực mạnh hơn, ví dụ chloroform, thì ta rút bao chứa bột cây ra khỏi ống D, rót dung môi là chloroform vào, bắt đầu quá trình chiết mới. 2.2.3.2. Phương pháp chiết cây cà gai leo Sử dụng phương pháp chiết Soxhlet, với các dung môi có tính phân cực tăng dần lần lượt là n-hexan, chloroform, methanol. Với phương pháp này ta đảm bảo lấy đa phần các hợp chất hữu cơ có trong cây với nguyên tắc “các chất có tính phân cực thấp sẽ được dung môi có tính phân cực thấp hòa tan lấy ra trước, các chất có tính phân cực cao sẽ lần lượt được dung môi có tính phân cực cao hòa tan lấy ra sau”. Quy trình chiết tách: Cân chính xác lượng mẫu cần chiết Soxhlet gói vào giấy lọc, đưa vào thiết bị chiết. Lắp bộ chiết Soxhlet gồm một bình cầu, một thiết bị chiết và một ống sinh hàn. Đong lượng dung môi cần thiết rồi cho vào bình cầu. bật bếp cách thủy ở nhiệt độ thích hợp, dung môi trong bình cầu bốc hơi từng phần và được ngưng tụ bởi ống sinh hàn, nhỏ vào chất được chiết đựng trong túi giấy lọc. Đến khi chất lỏng trong ống chiết dâng lên ngang với ống thông nhau thì sẽ chảy ngược lại vào bình cầu. Dịch chiết thu được đem cô đến thể tích xác định sau đó cho bay hơi tự nhiên đến khi chỉ thu được cắn và đem cân. 2.2.3. Khảo sát thời gian chiết thích hợp đối với các dung môi Các tiến hành: - Chuẩn bị một cốc 50ml đã được rửa sạch, tráng bằng nước cất rồi sấy khô, cân lấy m1(g). - Cho khoảng 10g bột cây cà gai leo tiến hành chiết Soxhlet 150ml với lần lượt các dung môi: n-hexan, chloroform, methanol ở các thời gian 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ ở nhiệt độ sôi của các dung môi (Theo phương pháp chiết 21


Soxhlet thì ta chiết được cây trong điều kiện nhiệt độ sôi của dung môi, tuy nhiên trong điều kiện thực tế, để đạt hiệu quả cao cho quá trình chiết tách, ta thực hiện ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của dung môi từ 5oC – 10oC). Như vậy, ta thực hiện chiết Soxhlet với 3 dung môi n-hexan, chloroform và methanol lần lượt ở 780C, 710C và 750C. Sau đó, cô đuổi dung môi đến khi còn lại khoảng 20ml dịch chiết, rót ra cốc, cho dịch chiết đó bay hơi tự nhiên thu được cắn, cân đến khối lượng không đổi được m2(g). Khối lượng cắn thu được tính như sau: mcắn = m2 – m1 (g) Trong đó: m1 m2

: khối lượng cốc 50ml (g). : khối lượng cốc 50ml có chứa cắn (g).

mcắn : khối lượng cắn chiết (g). 2.3. Định tính các nhóm hợp chất chính có trong cây cà gai leo [4] Để định tính các nhóm hợp chất chính có trong dịch chiết, ta dựa vào các phản ứng đặc trưng (phản ứng tạo kết tủa, phản ứng tạo màu,…). Cách thử như sau: Cho vào 5 bình tam giác có nút mài 5g cây. Cho vào mỗi bình lần lượt 150ml 5 dung môi n-hexan, chloroform, methanol, etanol 95oC và dung dịch ngâm Alkaloid (chloroform : etanol 95oC : NH4OH theo tỉ lệ 8:8:1) rồi ngâm trong vòng 24 giờ. Lấy dịch chiết và thực hiện các phản ứng sau:  Nhóm Saponin Phản ứng tạo bọt: Lấy 1g bột cây cho vào cốc chứa 5ml etanol, đun cách thủy 15 phút, lọc lấy dịch alcol. Cho vào 2 ống nghiệm có kích cỡ như nhau 2, 3 giọt dịch alcol trên. Thêm vào ống thứ nhất 5ml dung dịch HCl 0,1N và ống thứ hai 5ml NaOH 0,1N. Bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh cả hai ống trong 1 phút và để yên, quan sát các cột bọt bong bóng trong cả hai ống nghiệm. Nếu có hiện tượng là ống kiềm có cột bọt bền và cao gấp đôi ống kia thì kết luận trong dịch chiết có nhóm steroid saponin.  Nhóm Steroid 22


Lấy 1ml dịch chiết với dung môi chloroform và cho vào 1ml axit H2SO4 đậm đặc. Phản ứng dương tính là cho màu đỏ sẫm, xanh, xanh tím.  Nhóm Flavonoid Hòa tan hợp chất chứa flavonoid vào H2SO4 đậm đặc: flavon và flavonol cho màu vàng đậm đến màu da cam và có phát huỳnh quang đặc biệt. Chalcon, aurone cho màu đỏ hoặc xanh dương-đỏ. Flavanon cho màu từ cam đến đỏ.  Nhóm Poliphenol Lấy 2ml dịch chiết vào ống nghiệm rồi cho tiếp từng giọt dung dịch FeCl3 1%. Nếu dung dịch chuyển sang màu xanh thẫm thì kết luận có nhóm poliphenol.  Đường khử Lấy khoảng 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm. Cho thêm vào mẫu 4-5 giọt thuốc thử Fehling A và 4-5 giọt thuốc thử Fehling B, đun nhẹ. Nếu có kết tủa đỏ gạch thì có nhóm đường khử.  Coumarin Dựa vào độ tan khác nhau khi đóng mở vòng lacton. Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1-2ml dịch chiết từ cồn cây. ống 1 thêm 0,5 ml NaOH 10% rồi đun cách thủy cả 2 ống ( ống có coumarin thường có màu vàng xuất hiện). để nguội, thêm vào mỗi ống 4ml nước cất, nếu ống 1 trong hơn ống 2 nhưng sau đó axit hóa mà đục hoặc có kết tủa như ống 2 thì có coumarin..  Alkaloid Lấy 2ml dịch chiết của mẫu trong dung dịch ngâm Alkaloid (chloroform : etanol 95oC : NH4OH theo tỉ lệ 8:8:1) vào 4 ống nghiệm. + 2 ống nghiệm đầu tiên: Ống 1: làm ống đối chứng. Ống 2: Thêm 2-3 giọt thuốc thử Mayer, xuất hiện kết tủa vàng nhạt. + 2 ống nghiệm còn lại: Ống 1: làm ống đối chứng. Ống 2: Thêm 2-3 giọt thuốc thử Wagner, xuất hiện kết tủa màu nâu Nếu có các hiện tượng như trên thì kết luận có nhóm alkaloid. 23


2.4. Xác định thành phần hóa học chính có trong cây cà gai leo 2.4.1. Lí thuyết chung [19] Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS_Gas Chromatography Mass Spectometry) là một trong những phương pháp sắc ký hiện đại nhất hiện nay với độ nhạy và độ đặc hiệu cao và được sử dụng trong các nghiên cứu và phân tích kết hợp. Thiết bị GC/MS được cấu tạo thành 2 phần: phần sắc ký khí (GC) dùng để phân tích hỗn hợp các chất và tìm ra chất cần phân tích, phần khối phổ (MS) mô tả các hợp phần riêng lẻ bằng cách mô tả số khối. Bằng sự kết hợp 2 kỹ thuật này (GC/MS_Gas Chromatography Mass Spectometry), các nhà hoá học có thể đánh giá, phân tích định tính và định lượng và có cách giải quyết đối với một số hóa chất. Ngày nay, người ta ứng dụng kỹ thuật GC/MS rất nhiều và sử dụng rộng rãi trong các nghành như y học, môi trường, nông sản, kiểm nghiệm thực phẩm… Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) có thể phân tích các hỗn hợp hóa chất phức tạp như không khí, nước…Nếu trong mẫu có một chất lạ xuất hiện, khối phổ có thể nhận dạng cấu trúc hóa học độc nhất của nó (giống như việc lấy dấu vân tay). Cấu trúc của chất này sau đó được so sánh với một thư viện cấu trúc các chất đã biết. Nếu không tìm ra được chất tương ứng trong thư viện thì nhà nghiên cứu, có thể dựa trên cấu trúc mới tìm được để phát triển các ý tưởng về cấu trúc hóa học. Nói cách khác, nhà nghiên cứu thu được 1 dữ liệu mới và có thể đóng góp vào thư viện cấu trúc nói trên, sau khi tiến hành thêm các biện pháp để xác định chính xác loại hợp chất mới này. Khi GC kết hợp với MS, nó sẽ trở thành 1 máy phân tích đa năng, các nhà nghiên cứu hóa học có thể hòa tan hỗn hợp các hợp chất hữu cơ, tách chiết và bơm vào máy để nhận dạng chúng, hơn nữa các nhà nghiên cứu cũng xác định nồng độ của mỗi thành phần hóa chất. 2.4.2. Phương pháp xác định thành phần hóa học chính có trong cây Thành phần hóa học có trong cây cà gai leo được xác định bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS.

24


Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS dựa trên cơ sở “nối ghép” máy sắc ký với máy phổ khối lượng. Cân 10g bột cây cà gai leo. Tiến hành chiết Soxhlet ba mẫu bột cây này ở điều kiện chiết tối ưu với các dung môi: n-hexan, chloroform, methanol. Dịch chiết thu được đem cô đuổi dung môi đến cắn. Gửi cắn của ba dịch chiết này đến Trung tâm đo lường chất lượng số 2 Ngô Quyền, Thành phố Đà Nẵng để xác định thành phần hóa học các hợp chất có trong cà gai leo.

25


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý của bột cây cà gai leo 3.1.1. Độ ẩm Kết quả khảo sát độ ẩm trung bình của mẫu được trình bày ở bảng 3.1 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát độ ẩm STT

m1(g)

m2(g)

m3(g)

W(%)

1

65,302

2,000

67,113

9,450

2

64,571

2,001

66,384

9,395

3

63,497

2,000

65,305

9,600

4

67,738

2,001

69,545

9,695

5

61,242

2,000

63,054

9,400

Wtb(%)

9,508

Nhận xét: Từ bảng 3.1 cho thấy độ ẩm trung bình của cây cà gai leo khô là 9,508%. Kết quả này hoàn toàn đạt tiêu chuẩn của dược điển Việt Nam IV (≤12%) quy định về độ ẩm của cây. 3.1.2. Hàm lượng tro Kết quả xác định hàm lượng tro được trình bày trong bảng 3.2 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát hàm lượng tro STT

m1(g)

m2(g)

m3(g)

%tro

1

30,945

2,000

31,073

6,400

2

41,860

2,000

41,992

6,600

3

32,244

2,000

32,373

6,450

4

34,641

2,001

34,765

6,197

5

34,013

2,001

34,141

6,397

%trotb

6,401

Nhận xét: Hàm lượng tro trung bình của cà gai leo là 6,401%. Kết quả này hoàn toàn đạt yêu cầu so với dược điển Việt Nam IV (≤20%) quy định về hàm lượng tro của cây. 3.1.3. Hàm lượng kim loại nặng [6] Kết quả xác định hàm lượng kim loại nặng được trình bày trong bảng 3.3

26


Bảng 3.3. Hàm lượng một số kim loại nặng trong cây cà gai leo Kết quả thử nghiệm

Hàm lượng cho phép

(mg/l)

(mg/l)

Pb

0.031053

2,000

Cr

0.000253893

1,300

As

0.048393

1,000

Kim loại

Nhận xét: Căn cứ theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 4/4/1998 về một số tiêu chuẩn an toàn của cây về hàm lượng kim loại nặng tối đa cho phép trong rau quả khô đối với Chì: không quá 2mg/l, Asen: không quá 1mg/l thì hàm lượng kim loại có trong cây cà gai leo không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Riêng với Crom thì ở Việt Nam chưa đưa ra một giới hạn cụ thể, tuy nhiên theo WHO thì là là 1,3mg/l. Từ đó kết luận, hàm lượng kim loại nặng trong cây cà gai leo thấp hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép nên hàm lượng kim loại không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 3.2. Kết quả khảo sát thời gian chiết 3.2.1. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi n-hexane Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi n-hexane được trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.1. Bảng 3.4 Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi n-hexane STT

m1(g)

Thời gian (h)

m2(g)

mcắn(g)

1

101,259

2

101,273

0,014

2

101,259

4

101,353

0,094

3

101,259

6

101,368

0,109

4

101,259

8

101,370

0,111

5

101,259

10

101,371

0,112

27


mcắn(g) Khối lượng cắn (m)

0.12 0.1 0.08 0.06 mcắn(g)

0.04 0.02 0 0

5 10 Thời gian (h)

15

Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng cắn vào thời gian chiết của dung môi n-hexane Nhận xét: Theo như số liệu, khi thời gian càng tăng thì lượng cắn chiết thu được càng nhiều. Đến thời gian 6 giờ thì lượng cắn chiết thu được tăng mạnh. Nguyên nhân là do khi tăng thời gian chiết, các cấu tử cố trong cây cà gai leo hòa tan trong dung môi nhiều hơn. Chiết càng lâu thì hàm lượng các cấu tử có trong dịch chiết càng tăng dẫn đến khối lượng dịch chiết tăng dần đều lên. Từ 6 giờ trở đi, lượng chất trong cây gần như đã được tách ra hoàn toàn. Do đó, khi tiếp tục tăng thời gian chiết lên thì khối lượng cắn tăng nhưng tăng rất ít, gần như không đáng kể. Vì vậy, thời gian chiết tốt nhất là 6 giờ. 3.2.2. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi chloroform Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi chloroform được trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.2.

28


Bảng 3.5 Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi chloroform STT

m1(g)

Thời gian (h)

m2(g)

mcắn(g)

1

127,145

2

127,177

0,032

2

127,145

4

127,229

0,084

3

127,145

6

127,276

0,131

4

127,145

8

127,277

0,132

5

127,145

10

127,280

0,135

Khối lượng cắn (m)

mcắn(g) 0.16 0.14 0.12 0.1 0.08 0.06 0.04 0.02 0

mcắn(g)

0

5 10 Thời gian (h)

15

Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng cắn vào thời gian chiết của dung môi chloroform Nhận xét: Theo như số liệu, khi thời gian càng tăng thì lượng cắn chiết thu được càng nhiều. Đến thời gian 6 giờ thì lượng cắn chiết thu được tăng mạnh. Nguyên nhân là do khi tăng thời gian chiết, các cấu tử cố trong cây cà gai leo hòa tan trong dung môi nhiều hơn. Chiết càng lâu thì hàm lượng các cấu tử có trong dịch chiết càng tăng dẫn đến khối lượng dịch chiết tăng dần đều lên. Từ 6 giờ trở đi, lượng chất trong cây gần như đã được tách ra hoàn toàn. Do đó, khi tiếp tục tăng thời gian chiết lên thì khối lượng cắn tăng nhưng gần như không đáng kể. Vì vậy, thời gian chiết tốt nhất là 6 giờ. 29


3.2.3 Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi methanol Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi methanol được trình bày ở bảng 3.6 và hình 3.3. Bảng 3.6 Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi methanol STT

m1(g)

Thời gian (h)

m2(g)

mcắn(g)

1

115,065

2

115,452

0,387

2

115,065

4

115,763

0,698

3

115,065

6

116,219

1,154

4

115,065

8

116,221

1,156

5

115,065

10

116,222

1,157

mcắn(g) Khối lượng cắn (m)

1.4 1.2 1 0.8 0.6

mcắn(g)

0.4 0.2 0 0

2

4

6 8 Thời gian (h)

10

12

Hình 3.3 Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng cắn vào thời gian chiết của dung môi methanol Nhận xét: Theo như số liệu, khi thời gian càng tăng thì lượng cắn chiết thu được càng nhiều. Đến thời gian 8 giờ thì lượng cắn chiết thu được tăng mạnh. Nguyên nhân là do khi tăng thời gian chiết, các cấu tử cố trong cây cà gai leo hòa tan trong dung môi nhiều hơn. Chiết càng lâu thì hàm lượng các cấu tử có trong dịch chiết càng tăng dẫn đến khối lượng dịch chiết tăng dần đều lên. Từ 6 giờ trở đi, 30


lượng chất trong cây gần như đã được tách ra hoàn toàn. Do đó, khi tiếp tục tăng thời gian chiết lên thì khối lượng cắn tăng nhưng gần như không đáng kể. Vì vậy, thời gian chiết tốt nhất là 6 giờ. 3.3 Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính có trong dịch chiết cà gai leo Sử dụng các mẫu dịch chiết thu được sau khi ngâm mẫu trong 24 giờ để định tính các nhóm hợp chất chính có trong cây với các dung môi. Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính có trong dịch chiết cà gai leo được trình bày trong bảng 3.7. Bảng 3.7 Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính có trong dịch chiết cây cà gai leo Nhóm chất

Thuốc thử đặc hiệu

Hiện tượng

Kết quả

Saponin

Phản ứng tạo bọt

Tạo cột bọt bền

-

Dung dịch chuyển sang Steroid

Axit H2SO4 đậm đặc

màu đỏ sẫm, xanh, xanh

+

tím. Dung dịch chuyển sang

Flavonoid

Phản ứng Cyanidin

Poliphenol

FeCl3 5%

Dung dịch xanh thẫm

-

Đường khử

Fehling

Kết tủa đỏ gạch

+

Tạo dung dịch đục

-

Coumarin

Alkaloid

Phản ứng đóng mở vòng trong lacton Mayer Wagner

màu tím đỏ

Xuất hiện kết tủa vàng nhạt Xuất hiện kết tủa nâu

+

+ +

 Ghi chú: (+): Phản ứng dương tính (-) : Không có hiện tượng

31


 Nhận xét: Qua kết quả định tính các nhóm hợp chất chính trên có thể nhận thấy, trong cây cà gai leo có các nhóm hợp chất chính như steroid, flavonoid, đường khử, alkaloid. 3.4. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong cây cà gai leo 3.4.1. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết từ cây cà gai leo với dung môi n-hexan Kết quả định danh các cấu tử có trong cắn chiết cây cà gai leo bằng GC-MS được thể hiện phổ đồ hình 3.4 và bảng 3.8.

Hình 3.4. Sắc kí đồ GC-MS thành phần hóa học có trong dịch chiết với dung môi n-hexan

32


Bảng 3.8. Thành phần hóa học của cặn chiết cây cà gai leo với dung môi n-hexan. Hàm STT

tR

lượng

Định danh

(%)

KLPT (m/z)

Công thức cấu tạo

Cyclohexanol, 5-methyl-21

10,022

0,32

(1-methylethyl)-, [1R-

156,26

(1.alpha.,2.beta.,5.alpha.)]-

2

10,221

1,99

3

13,031

0,17

Azulene

Bicyclo[4.4.1]undeca1,3,5,7,9-pentaene

128,17

142,20

Bicyclo[3.1.1]heptane, 4

26,394

0,80

2,6,6-trimethyl-, [1R-

138,25

(1.alpha.,2.beta.,5.alpha.)]5

29,961

13,54

n-Hexadecanoic acid

256,42

6

33,592

1,74

Phytol

296,54

7

35,869

4,40

Octadecanoic acid

284,47

33


8

44,754

0,28

Stigmasterol

412,70

9

45,492

1.23

Beta-Sitosterol

414,72

Nhận xét: Kết quả từ sắc kí đồ - khối phổ thu được cho thấy trong dịch chiết n-hexan thu được từ cây cà gai leo là 9 cấu tử được trình bày ở bảng trên. Trong đó có cấu tử có hàm lượng cao nhất là n-Hexadecanoic acid (chiếm 13,54%). Các cấu tử có hoạt tính như Azulene (chiếm 1,99%), Beta-Sitosterol (chiếm 1,23%), Stigmasterol (chiếm 0,28%). Azulene (1,65%) là tinh chất có tác dụng hiệu quả trong việc chống viêm, kháng khuẩn, chống ngứa, thanh lọc da đồng thời bổ sung nước, làm dịu mát da[20]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng stigmasterol có thể hữu ích trong việc phòng ngừa một số bệnh ung thư , bao gồm buồng trứng , tuyến tiền liệt , vú , và ung thư ruột kết . Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống cao trong phytoesterols có thể ức chế sự hấp thu cholesterol và cholesterol huyết thanh thấp hơn bằng cách cạnh tranh cho sự hấp thụ đường ruột [21]. 3.4.2. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết từ cây cà gai leo với dung môi chloroform Kết quả định danh các cấu tử có trong cắn chiết cây cà gai leo bằng GC-MS được thể hiện phổ đồ hình 3.5 và bảng 3.9.

34


Hình 3.5. Sắc kí đồ GC-MS thành phần hóa học có trong dịch chiết với dung môi chloroform

35


Bảng 3.9. Thành phần hóa học của cặn chiết cây cà gai leo với dung môi chloroform Hàm STT

tR

lượng

Định danh

(%)

KLPT (m/z)

Công thức cấu tạo

Cyclohexanol, 5-methyl-21

10,015

0,81

(1-methylethyl)-, [1R-

156,26

(1.alpha.,2.beta.,5.alpha.)]Bicyclo[3.1.1]heptane, 2

26,400

3,92

2,6,6-trimethyl-, [1R-

138,25

(1.alpha.,2.beta.,5.alpha.)]3

29,980

20,20

n-Hexadecanoic acid

256,42

4

33,585

2,11

Phytol

296,54

5

35,888

6,95

Octadecanoic acid

284,47

6

44,759

1,43

Stigmasterol

412,70

7

45,486

2,24

Beta-sitosterol

414,72

36


Nhận xét: Kết quả từ sắc kí đồ - khối phổ thu được cho thấy trong dịch chiết chlorofom thu được từ cây cà gai leo là 7 cấu tử được trình bày ở bảng trên. Trong đó có cấu tử có hàm lượng cao nhất là n-Hexadecanoic acid (chiếm 20,20%). Các cấu tử có hoạt tính như Beta-Sitosterol (chiếm 2,24%), Stigmasterol (chiếm 1,43%). Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra beta - sitosterol được dùng để điều trị các bệnh tim và cholesterol cao. Nó cũng được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa ung thư ruột kết, cũng như sỏi mật, các bệnh cảm cúm (influenza), HIV / AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh lao, bệnh vẩy nến, dị ứng, ung thư cổ tử cung, đau cơ xơ, lupus ban đỏ, hen suyễn, rụng tóc, viêm phế quản, đau nửa đầu, đau đầu, và hội chứng mệt mỏi mãn tính [22]. 3.4.3. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết từ cây cà gai leo với dung môi methanol Kết quả định danh các cấu tử có trong cắn chiết cây cà gai leo bằng GC-MS được thể hiện phổ đồ hình 3.6 và bảng 3.10.

37


Hình 3.6. Sắc kí đồ GC-MS thành phần hóa học có trong dịch chiết với dung môi methanol

38


Bảng 3.10. Thành phần hóa học của cặn chiết cây cà gai leo với dung môi methanol Hàm STT

tR

lượng

Định danh

(%)

KLPT (m/z)

Công thức cấu tạo

4H-Pyran-4-one, 2,31

9,432

3,53

dihydro-3,5-dihydroxy-6-

144,12

methylBicyclo[3.1.1]heptane, 2

26,355

3,27

2,6,6-trimethyl-, [1R-

138,25

(1.alpha.,2.beta.,5.alpha.)]3

29,787

15,94

n-Hexadecanoic acid

256,42

4

33,495

1,39

Phytol

296,54

5

40,995

1,99

Squalene

410,73

Nhận xét: Kết quả từ sắc kí đồ - khối phổ thu được cho thấy trong dịch chiết methanol thu được từ cây cà gai leo là 5 cấu tử được trình bày ở bảng trên. Trong đó có cấu tử có hàm lượng cao nhất là n-Hexadecanoic acid (chiếm 15,94%). Cấu tử có hoạt tính như Squalene (chiếm 1,99%). Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy squalene có thể ức chế về mặt hóa học một cách hiệu quả các khối u trên da ở loài gặm nhấm. Squalene cũng có vai trò trong hóa trị liệu đối với ung thư tuyến tụy ở người. Hơn nữa, squalene có khả năng hỗ trợ chức năng gan và sự bài tiết của dịch 39


mật, làm giảm hoạt độ glutamatoxalo acetat transaminase (GOT)/glutamate12 pyruvate transaminase (GPT) cho những bệnh nhân viêm gan một cách rõ rệt, tăng cảm giác thèm ăn, mang đến hiệu quả cao cho quá trình điều trị bệnh viêm gan. Bên cạnh đó, squalene có thể ức chế quá trình tổng hợp cholesterol, giảm lượng mỡ cung cấp cho gan, phát huy mạnh hơn tác dụng của insulin, giảm lượng đường trong máu [3].

40


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, tôi đã thu được các kết quả như sau: - Độ ẩm trung bình của bột cây cà gai leo là 9,508%. - Hàm lượng tro trung bình của bột cà gai leo là 6,401%. - Hàm lượng kim loại nặng: Pb là 0.031053 mg/l, Cr là 0.000253893 mg/l, As là 0.048393 mg/l. - Thời gian chiết tối ưu của cây cà gai leo: Dung môi n-hexan là 6 giờ, dung môi chloroform là 6 giờ, dung môi methanol là 6 giờ. - Định tính các nhóm hợp chất chính xác định được các nhóm hợp chất chính có trong cây như: alkaloid, đường khử, steroid, flavonoid. - Bằng phương pháp GC - MS đã định danh được thành phần hóa học của một số hợp chất có trong dịch chiết: 

Dung

môi

n-hexan:

Cyclohexanol,

5-methyl-2-(1-methylethyl)-,

[1R-(1.alpha.,2.beta.,5.alpha.)]- (0,32%), Azulene ( 1,99%), Bicyclo[4.4.1]undeca1,3,5,7,9-pentaene

(0,17%),

Bicyclo[3.1.1]heptane,

2,6,6-trimethyl-,

[1R-(1.alpha.,2.beta.,5.alpha.)]- (0,8%), n-Hexadecanoic acid (13,54%), Phytol (1,74%), Octadecanoic acid (4,4%), Stigmasterol (0,28%), Beta-Sitosterol (1,23%)  Dung môi Chloroform: Cyclohexanol, 5-methyl-2-(1-methylethyl)-, [1R-(1.alpha.,2.beta.,5.alpha.)]- (0,81%), Bicyclo[3.1.1]heptane, 2,6,6-trimethyl-, [1R-(1.alpha.,2.beta.,5.alpha.)]- (3,92%), n-Hexadecanoic acid (20,20%), Phytol (2,11%), Octadecanoic acid (6,95%), Stigmasterol (1,43%), Beta-sitosterol (2,24%).  Dung môi methanol: 4H-Pyran-4-one, 2,3-dihydro-3,5-dihydroxy-6methyl-

(3,53%),

Bicyclo[3.1.1]heptane,

2,6,6-trimethyl-,

[1R-

(1.alpha.,2.beta.,5.alpha.)]- (3,27%), n-Hexadecanoic acid (20,20%), Phytol (1,39%), Squalene (1,99%). 2. Kiến nghị - Tiếp tục nghiên cứu chiết tách thành phần hóa học trong cây cà gai leo bằng các dung môi chiết khác để tìm được dung môi tối ưu. 41


- Tiếp tục nghiên cứu chiết tách và phân lập các cấu tử có hoạt tính sinh học cao có trong cà gai leo để ứng dụng vào công tác chăm sóc sức khỏe. - Khảo sát hoạt tính sinh học trong cây cà gai leo. - Tiếp tục nghiên cứu cây cà gai leo ở các địa phương khác.

42


TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Bộ Y Tế (2010), Dược Điển Việt Nam IV, NXB Y học, Hà Nội. [2] Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học Hà Nội, tr. 546. [3] Nguyễn Kim Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB ĐH Quốc Gia TP.HCM, tr 80-148 [4] Nguyễn Cẩm Hà (2014),”Nghiên cứu sàng lọc squalene từ một số chủng vi tảo biển phân lập ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Sinh học, tr 6 – 11. [5] Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành (2009), Giáo trình thực hành cây trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Khoa dược, tr 7-9. [6] Bộ Y tế (2011), “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm”, tr 4-8. Internet [7] https://en.wikipedia.org/wiki/Solanaceae [8] http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Solanaceae&list=familia [9] http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Solanum%20procumbens&list=s pecies [10] http://sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=7988 [11] https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_%C4%91%E1%BB%99c_d%C6%B0%E 1%BB%A3c [12] http://thaoduocminhtam.com/cay-thuoc-vi-thuoc/ca-gai-leo-solanumprocumbens-lour.html [13] http://tratruongsinhthang.com/tam-quan-trong-cua-alkaloid-trong-duoc-lieu [14] https://vi.wikipedia.org/wiki/Ancaloit [15] http://thuocchuabenh.vn/benh-tieu-hoa/cay-ca-gai-leo-va-tac-dung-chua-benhgan-than-ky.html

43


[16] http://thaoduoccagaileo.com/vi/2016/06/13/suu-tam-bo-xung-cong-dung-itduoc-nhac-toi-cua-ca-gai-leo/ [17] http://agarwood.org.vn/ca-gai-leo-chua-viem-gan-110.html [18] http://www.vietpaper.com.vn/cong-nghe/274-xac-nh--m--phng-phap-sy-khotcvn-18672001.html [19] http://www.impe-qn.org.vn/impeqn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1092&ID=2115 [20] http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/khoe-dep/tham-my/tinh-chat-tu-hoa-cucgiup-bao-ve-da-2327159.html [21] https://en.wikipedia.org/wiki/Stigmasterol [22] https://hellobacsi.com/thuoc/beta-sitosterol/

44


PHỤ LỤC Kết quả đo AAS

45


TRANG PHỤ BÌA NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4 1.1. Giới thiệu về họ Cà Solanaceae .........................................................................4 1.2. Giới thiệu cây cà gai leo .....................................................................................4 1.2.1. Mô tả .................................................................................................................5 1.1.2. Phân biệt cà gai leo và cà độc dược ...............................................................6 1.3. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học của cây cà gai leo ........................7 1.4. Một số nghiên cứu chung về alkaloid ...............................................................8 1.5. Công dụng của cây cà gai leo ..........................................................................10 1.5.1. Những nghiên cứu về tác dụng dược lí của cây cà gai leo .........................11 1.5.2. Các sản phẩm thuốc được làm từ cây cà gai leo có mặt trên thị trường .13 CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............15 2.1. Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ .......................................................................15 2.1.1. Nguyên liệu ....................................................................................................15 2.1.2. Thiết bị - dụng cụ ..........................................................................................15 2.1.3. Hóa chất .........................................................................................................15 2.2. Nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................................16 2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu ...........................................................................................16 2.2.2. Các phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa lí ............................................17 2.2.2.1 Độ ẩm ............................................................................................................17 2.2.2.2. Xác định hàm lượng tro .............................................................................17 2.2.2.3 Xác định hàm lượng một số kim loại nặng ...............................................18 2.2.3. Phương pháp khảo sát điều kiện chiết các hợp chất hữu cơ từ cây hoàng đằng ..........................................................................................................................19 2.2.3.1. Cơ sở lí thuyết chung .................................................................................19 2.2.3.2. Phương pháp chiết cây cà gai leo ..............................................................21 2.2.3. Khảo sát thời gian chiết thích hợp đối với các dung môi ..........................21 46


2.3. Định tính các nhóm hợp chất chính có trong cây cà gai leo .........................22 2.4. Xác định thành phần hóa học chính có trong cây cà gai leo ........................24 2.4.1. Lí thuyết chung ..............................................................................................24 2.4.2. Phương pháp xác định thành phần hóa học chính có trong cây ..............24 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................26 3.1 Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý của bột cây cà gai leo .....................26 3.1.1. Độ ẩm ..............................................................................................................26 3.1.2. Hàm lượng tro ...............................................................................................26 3.1.3. Hàm lượng kim loại nặng .............................................................................26 3.2. Kết quả khảo sát thời gian chiết .....................................................................27 3.2.1. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi n-hexane ..........................27 3.2.2. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi chloroform ......................28 3.2.3 Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi methanol ...........................30 3.3 Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính có trong dịch chiết cà gai leo .31 3.4. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong cây cà gai leo .....................32 3.4.1. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết từ cây cà gai leo với dung môi n-hexan..............................................................................................32 3.4.2. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết từ cây cà gai leo với dung môi chloroform ........................................................................................34 3.4.3. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết từ cây cà gai leo với dung môi methanol ...........................................................................................37 3.4.4. Nhận xét ............................................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................41 1. Kết luận ................................................................................................................41 2. Kiến nghị ..............................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................43

47


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.