NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG (PHẦN HÓA HỮU CƠ)

Page 1

MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHỔ THÔNG

vectorstock.com/28062440

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG (PHẦN HÓA HỮU CƠ) SỬ DỤNG HÓA CHẤT LÀ CÁC VẬT LIỆU CÓ TRONG ĐỜI SỐNG WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA ========

ĐOÀN THỊ SA LI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG (PHẦN HÓA HỮU CƠ) SỬ DỤNG HÓA CHẤT LÀ CÁC VẬT LIỆU CÓ TRONG ĐỜI SỐNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng – 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA ========

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG (PHẦN HÓA HỮU CƠ) SỬ DỤNG HÓA CHẤT LÀ CÁC VẬT LIỆU CÓ TRONG ĐỜI SỐNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Sinh viên thực hiện

: Đoàn Thị Sa Li

Lớp

: 11SHH

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Đà Nẵng – 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : Đoàn Thị Sa Li Lớp

: 11SHH

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng một số bài thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông (phần hóa hữu cơ) sử dụng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống” 2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị: - Sử dụng các nguyên liệu có trong đời sống như: + Nước cà chua

+ Lòng trắng trứng

+ Long não

+ Sữa

+ Bột ngọt

+ Đường cát

+ Dầu ăn, dầu dừa, dầu gội

+ Xăng

+ Gạo tẻ, gạo nếp

+ Xốp

+ Nước nho

- Dụng cụ và thiết bị: + Ống nghiệm + Đèn cồn + Đũa thủy tinh + Cốc thủy tinh + Ống nhỏ giọt + Mặt kính dồng hồ …


3. Nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc sử dụng thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống vào dạy học Hóa học. + Điều tra thực trạng sử dụng thí nghiệm trong giờ học Hóa học ở trường THPT. + Thiết kế một số giáo án có sử dụng thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống trong giờ học Hóa học. + Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thiết khoa học và tính khả thi của đề tài. 4. Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

5. Ngày giao đề tài

: 18/05/2014

6. Ngày hoàn thành

: 24/04/2015

Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 24 tháng 04 năm 2015 Kết quả điểm đánh giá: Ngày…tháng…năm .... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, với những kiến thức đã được học cùng với sự tận tình hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa Hóa, tôi đã hoàn thành bài Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Sư phạm với đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng một số bài thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông (phần hóa hữu cơ ) sử dụng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống”. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Hóa tại Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, nơi đã gắn liền với tôi trong suốt quãng đời sinh viên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ths. Nguyễn Thị Lan Anh đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi qua các buổi học trên lớp, những buổi nói chuyện, thảo luận trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn quí thầy cô và các em học sinh trường THPT Phan Châu Trinh (TP. Đà Nẵng), THPT Tiểu La và THPT Thái Phiên (Tỉnh Quảng Nam) đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện và thực nghiệm đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình của tôi, bạn bè, những người luôn động viên, khuyến khích, hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành luận văn. Đà Nẵng, ngày 15 tháng 04 năm 2015 Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Sa Li


MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...................................................................................3 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................3 3.1. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................3 3.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................3 5. GIẢ THIẾT KHOA HỌC .......................................................................................3 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...................................................................................3 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................4 7.1 . Phương pháp nghiên cứu lí luận .........................................................................4 7.2 . Phương pháp nghiên cứu thực tiễn......................................................................4 7.3 . Phương pháp xử lí thông tin................................................................................4 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................................4 NỘI DUNG ................................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC ...........................................................5 1.1. Tổng quan.............................................................................................................5 1.1.1. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................5 1.1.2. Một số vấn đề chung phương tiện kĩ thuật dạy học ..........................................7 1.1.2.1. Phương tiện kĩ thuật dạy học ........................................................................7 1.1.2.2. Khái niệm phương tiện trực quan ................................................................7 1.1.2.3. Khái niệm phương pháp trực quan ................................................................8 1.2. Thí nghiệm trong dạy học hóa học.......................................................................8 1.2.1.Khái niệm .........................................................................................................8 1.2.2. Phân loại ..........................................................................................................8 1.2.3. Ý nghĩa tác dụng của thí nghiệm ....................................................................9


1.2.4. Những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm và biện pháp đạt các yêu cầu đó .................................................................................................................10 1.2.5. Phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học .............................11 1.2.5.1. Các phương pháp sử dụng TN khi nghiên cứu bài mới ...............................11 1.2.5.2. Sử dụng TN hóa học trong bài luyện tập, ôn tập .........................................13 1.3. Thực trạng của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học ở trường THPT ...................................................................................................................................15 1.3.1. Mục đích điều tra ............................................................................................15 1.3.2. Đối tượng và phương pháp điều tra ................................................................15 1.3.3. Kết quả điều tra ...............................................................................................15 1.3.3.1. Đối với GV...................................................................................................15 1.3.3.2. Đối với HS ...................................................................................................21 1.3.4. Nguyên nhân thực trạng ..................................................................................25 1.4. Vai trò của việc sử dụng thí nghiệm sử dụng vật liệu có trong đời sống trong dạy học hóa học ở phổ thông ....................................................................................25 CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG HÓA CHẤT LÀ CÁC VẬT LIỆU CÓ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯỢC ỨNG DỤNG VÀO CÁC BÀI HỌC

....................................................................................................................27

2.1. Chương trình hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao.........................................................27 2.1.1. Nước cà chua làm mất màu dung dịch brom, dung dịch KMnO4 ...................27 2.1.2. Phản ứng thế H của nhóm OH ancol...............................................................29 2.1.3. Phản ứng oxi hóa ancol etylic tạo andehit axetic............................................32 2.1.4. Naphtalen làm mất màu dung dịch brom ...................................................... 34 2.2. Chương trình hóa hữu cơ lớp 12 nâng cao.........................................................36 2.2.1. Tính không no của gốc axit béo của chất béo .................................................36 2.2.2. Khả năng hoà tan của Lipit trong các dung môi khác nhau............................37 2.2.3. Khả năng hoạt động của chất giặt rửa.............................................................39 2.2.4. Glucozo phản ứng với Cu(OH)2 .....................................................................41 2.2.5. Saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 ..................................................................43 2.2.6. Phân biệt amilozơ và amilopectin .................................................................44


2.2.7. Sự hoá màu của tinh bột .................................................................................47 2.2.8. Khả năng phản ứng với axit nitrơ ở nhóm amin ............................................49 2.2.9. Khả năng đông tụ của prôtêin trong môi trường axit .....................................50 2.2.10. Khả năng phản ứng màu đặc trưng của protein với HNO3 đặc ....................52 2.2.11. Khả năng phản ứng màu đặc trưng của protein với Cu(OH)2 (phản ứng biure)

....................................................................................................................53

2.2.12. Hoà tan polime trong dung môi hữu cơ ........................................................55 CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ GIÁO ÁN CÓ DÙNG CÁC THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG HÓA CHẤT LÀ CÁC VẬT LIỆU CÓ TRONG ĐỜI SỐNG ................58 3.1. Giáo án bài “Ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng”.......................58 3.2. Giáo án bài “Thực hành: Tính chất của hidrocacbon không no”.......................65 3.3. Giáo án bài “Ankin” tiết 1................................................................................68 3.4. Giáo án bài “ Stiren và naphtalen”.....................................................................75 CHƯƠNG 4 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................86 4.1. Mục đích và đối tượng thực nghiệm ..................................................................86 4.1.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................86 4.1.2. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................86 4.2. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................................86 4.2.1. Các bước thực nghiệm ....................................................................................86 4.2.2. Phương pháp kiểm tra .....................................................................................87 4.2.3. Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm..................................................87 4.2.3.1. Phân tích định lượng ....................................................................................87 4.2.3.2. Phân tích định tính .......................................................................................88 4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................................88 4.3.1. Xử lí kết quả thực nghiệm...............................................................................88 4.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ........................................................................89 4.3.2.1. Phân tích định lượng ...................................................................................89 4.3.2.2. Phân tích định tính ......................................................................................89 4.4. Bài học kinh nghiệm ..........................................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................91


1. Kết luận .................................................................................................................91 1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .............................91 1.2. Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống vào dạy học hóa học ..................................................................................................91 1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ........................................................................92 2. Kiến nghị ...............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94 PHỤ LỤC .................................................................................................................96


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV: giáo viên HS: học sinh THPT: trung học phổ thông NXB: Nhà xuất bản SGK: sách giáo khoa TN: thí nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mức độ thường xuyên sử dụng thí nghiệm ( % GV đồng ý)................... 15 Bảng 1.2. Mức độ sử dụng các hình thức thí nghiệm (% GV đồng ý) .................... 16 Bảng 1.3. Hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm (% GV đồng ý)........................... 17 Bảng 1.4. Các hình thức tổ chức sử dụng thí nghiệm (% GV đồng ý) .................... 17 Bảng 1.5. Các khó khăn gặp phải khi sử dụng thí nghiệm (% GV đồng ý)............. 19 Bảng 1.6. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm (% GV đồng ý) .. 20 Bảng 1.7. Ý kiến HS về sự yêu thích thí nghiệm hóa học (% HS đồng ý) .............. 21 Bảng 1.8. Ý kiến HS về mức độ sử dụng các hình thức thí nghiệm (% HS đồng ý)21 Bảng 1.9. Ý kiến HS về hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm (% HS đồng ý) ..... 22 Bảng 1.10. Ý kiến HS về sự yêu thích các hình thức tổ chức sử dụng thí nghiệm (% HS đồng ý).......................................................................................................... 23 Bảng 4.1. Bảng thống kê điểm và phân loại kết quả học tập của HS ...................... 88


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Nước cà chua và dung dịch brom

........................................................ 27

Hình 2.2: Nước cà chua và dung dịch KMnO4 ........................................................ 27 Hình 2.3: Nước cà chua chín làm dung dịch Br2 ................................................... 28 Hình 2.4: Nước cà chua chín làm dung dịch KMnO4 loãng ................................... 28 Hình 2.5: Công thức cấu tạo của Licopen................................................................ 29 Hình 2.6: Rượu gạo và cồn tuyệt đối ....................................................................... 29 Hình 2.7: Cồn tuyệt đối, dung dịch Br2 và dây Cu................................................... 32 Hình 2.8: Andehit axetic làm mất màu dung dịch Br2 ............................................. 33 Hình 2.9: Long não, nước rửa móng tay (axeton) và dung dịch Br2 ........................ 34 Hình 2.10: Long não làm mất màu dung dịch Br2 (xúc tác CH3COOH) ................. 35 Hình 2.11: Dầu dừa và dung dịch Br2 ...................................................................... 36 Hình 2.12: Dầu dừa làm mất màu dung dịch Br2 ..................................................... 37 Hình 2.13: Công thức cấu tạo của dầu dừa .............................................................. 37 Hình 2.14: Dầu ăn, xăng và dung dịch Br2 .............................................................. 38 Hình 2.15: Dầu ăn trong nước;dung dịch brom sẽ bị phân lớp................................ 38 Dầu ăn trong xăng được hoà lẫn vào nhau tạo dung dịch đồng nhất. ...................... 38 Hình 2.16: Dầu ăn và dầu gội................................................................................... 39 Hình 2.17: Mô hình phân tử xà phòng ..................................................................... 40 Hình 2.18: Nước nho, dung dịch CuSO4 và dung dịch NaOH ................................ 41 Hình 2.19: Kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam............................................................. 42 Hình 2.20: Dung dịch phức đồng – glucozo có màu xanh thẫm.............................. 42 Hình 2.21: Kết tủa Cu2O màu đỏ gạch..................................................................... 42 Hình 2.22: Nước đường, dung dịch CuSO4 và dung dịch NaOH ............................ 43 Hình 2.23: Phức đồng-saccarozo màu xanh thẫm.................................................... 44 Hình 2.24: Phân tử saccarozo................................................................................... 44 Hình 2.25: Nếp và gạo ............................................................................................. 45


Hình 2.26: Sự hóa màu khác nhau của nếp và gạo trong dung dịch I2 .................... 45 Hình 2.27: Mô hình phân tử amilozo và amilopectin .............................................. 46 Hình 2.28: Phân tử amilozo ..................................................................................... 46 Hình 2.29: Mô hình phân tử amilopectin ................................................................. 47 Hình 2.30: Gạo và dung dịch I2 ................................................................................ 47 Hình 2.31: Dung dịch hồ tinh bột đựng trong ống nghiệm nhuốm màu xanh tím... 48 Hình 2.32: Khi đun nóng, màu xanh biến mất ......................................................... 48 Hình 2.33: Khi để nguội màu xanh tím lại xuất hiện............................................... 48 Hình 2.34: Bột ngọt, dung dịch NaNO2 và dung dịch NaOH.................................. 49 Hình 2.35: Sủi bọt khí N2 ......................................................................................... 50 Hình 2.36: Sữa tươi và nước cốt chanh.................................................................... 50 Hình 2.37: Ván sữa................................................................................................... 51 Hình 2.38: Công thức cấu tạo thu gọn nhất và mô hình rỗng của axit xitric ........... 51 Hình 2.39: Lòng trắng trứng và dung dịch HNO3.................................................... 52 Hình 2.40: Kết tủa màu vàng đặc trưng ................................................................... 53 Hình 2.41: Lòng trắng trứng, dung dịch CuSO4 và dung dịch NaOH ..................... 54 Hình 2.42: Xăng và xốp ........................................................................................... 55 Hình 2.43: Xốp tan hoàn toàn trong xăng ................................................................ 56 Hình 2.44: Polistiren ................................................................................................ 56 Hình 4.1: Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS qua bài kiểm tra .................... 89


MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục – đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã làm cho khối lượng tri thức tăng lên nhanh chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng đường lịch sử này, giáo dục cần phải có sự đổi mới để đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Luật Giáo dục 2005 được Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa X, kì họp thứ 10 thông qua đã qui định rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”[2]. Nghị quyết Trung ương Đảng 2 khóa VII, Đảng ta xác định: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học đi đôi với hành,học tập gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo...”. Điều này cho thấy để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo phải đổi mới về nội dung, phương pháp, phương tiện và thiết bị dạy học. Nghị quyết Trung ương Đảng 4 khoá VIII (12/1996) và được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo : Luật giáo dục (6/2005) đã xác định rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”[2]. Việc sử dụng, cải tiến các thí nghiệm trong dạy học Hóa học là việc làm rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học. 1


Đối với học sinh, thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh; thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn do đó nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật; thí nghiệm giúp học sinh đi sâu bản chất của các hiện tượng và quá trình hóa học, từ đó học sinh dễ hiểu bài, hiểu chính xác, hiểu sâu hơn, nhớ lâu và vận dụng tốt các kiến thức hóa học; nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học; kích thích hứng thú học tập bộ môn, tạo động cơ và thái độ học tập tích cực đúng đắn. Đối với giáo viên, việc sử dụng các thí nghiệm trong dạy học hóa học là một yêu cầu quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Tiết học có sử dụng thí nghiệm cùng với những phương tiện dạy học hiện đại sẽ làm thay đổi cấu trúc và cả nhịp điệu tiết học, kết quả dẫn đến là làm thay đổi vị trí người giáo viên trong tiết học. Hiệu quả sử dụng thí nghiệm càng lớn cho thấy người giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ càng cao. Do vậy, để khai thác hết giá trị dạy học của thí nghiệm, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, gắn lí thuyết với thực tiễn, giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng hóa học thì giáo viên cần thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong quá trình dạy Hóa học, việc này sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Tiết kiệm được thời gian trong quá trình giảng dạy. Hóa học có ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn. Vì vậy, những thí nghiệm có sử dụng nguyên liệu từ thực tiễn đời sống sẽ giúp học sinh nhận ra sự gần gũi của môn Hóa học với đời sống thực tiễn, từ đó kích thích tình yêu khoa học của học sinh . Là một sinh viên Sư phạm Hóa học em mong muốn được tích lũy tư liệu giảng dạy và cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường THPT nên em lựa chọn đề tài “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG (PHẦN HÓA HỮU CƠ ) SỬ DỤNG HÓA CHẤT LÀ CÁC VẬT LIỆU CÓ TRONG ĐỜI SỐNG”.

2


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với hóa chất là các vật liệu có trong đời sống trong dạy học Hóa hữu cơ lớp 11 và 12 nâng cao, nhằm giúp cho học sinh nhận ra môn Hóa học rất gần gũi với đời sống thực tiễn và nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở các trường THPT. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quá trình dạy - học Hóa học có sử dụng thí nghiệm với hóa chất là các vật liệu có trong đời sống khi dạy Hóa hữu cơ lớp 11 và 12 nâng cao cho học sinh ở các trường THPT. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phần hóa hữu cơ lớp 11 và 12 (Chương trình nâng cao). 5. GIẢ THIẾT KHOA HỌC Nếu tiến hành các thí nghiệm với hóa chất là các vật liệu có trong đời sống trong dạy học Hóa học một cách khoa học, phù hợp với đối tượng sẽ tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy – học Hóa học ở các trường THPT. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU + Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc sử dụng thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống vào dạy học Hóa học. + Điều tra thực trạng sử dụng thí nghiệm trong giờ học Hóa học ở trường THPT. + Thiết kế một số giáo án có sử dụng thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống trong giờ học Hóa học . + Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thiết khoa học và tính khả thi của đề tài.

3


7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1 . Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các tài liệu liên quan về lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học và các tài liệu khoa học cơ bản có liên quan đến đề tài. Đặc biệt nghiên cứu kĩ những cơ sở lí luận về sử dụng thí nghiệm hóa học. 7.2 . Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Sử dụng phiếu tham khảo ý kiến dành cho GV và phiếu điều tra dành cho HS để biết được thực trạng sử dụng thí nghiệm ở trường THPT. - Điều tra, tổng hợp ý kiến của các giáo viên dạy hóa ở trường THPT về nội dung, kiến thức và kĩ năng sử dụng thí nghiệm hóa học. - Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi được học các tiết học có sử dụng thí nghiệm hóa học. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng và hiệu quả của đề tài. 7.3 . Phương pháp xử lí thông tin - Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học. 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI + Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học ở trường THPT. + Có thể áp dụng những thí nghiệm có sử dụng những vật liệu có trong đời sống để thay thế những thí nghiệm sử dụng hóa chất trong SGK. + Có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học ở các trường THPT.

4


NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 1.1. Tổng quan 1.1.1. Lịch sử vấn đề Có thể nói, dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn không còn là vấn đề quá mới mẻ. Cách đây 2500 năm, Khổng Tử đã quan niệm “học” trước hiểu là “bắt chước”, thứ hai “học” để cho biết, thứ ba “học” để làm. Sau Khổng Tử, nhiều nhà sư phạm lỗi lạc thế kỉ XVII cũng đã đưa ra những phương pháp dạy học bắt HS phải tìm tòi suy nghĩ để tự nắm bắt bản chất của sự vật - hiện tượng: J.A.Komenxki và J.J.Ruxô cho rằng phải hướng HS tích cực tự giành kiến thức bằng cách tìm hiểu, khám phá và sáng tạo; A.Distecvec thì cho rằng người GV tồi là người cung cấp cho HS chân lí, người GV giỏi là người dạy HS tìm ra chân lí. Ngày nay, xu hướng dạy học này đã trở thành xu thế chung của các nhà trường trên thế giới và trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường Việt Nam. Khoản 2, điều 28 Luật giáo dục Việt Nam ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[2]. Là một môn học mang tính ứng dụng cao, vì thế giảng dạy bộ môn Hóa học trong trường phổ thông càng phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu nêu trên. Đối với môn hóa học, thí nghiệm hóa học được xem là phương tiện quan trọng nhất. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học:

5


1. Tài liệu “ Hướng dẫn thí nghiệm hóa học 11” của PGS.TS. Trần Quốc Đắc, NXB Giáo dục 2007 [9]. Tài liệu này gồm 3 chương: Chương 1: Hướng dẫn tiến hành thí nghiệm hóa học biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm nghiên cứu của học sinh. Chương 2: Hướng dẫn tiến hành thí nghiệm thực hành của học sinh. Chương 3: Hướng dẫn tiến hành một số thí nghiệm vui. 2. Tài liệu “ Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông” của PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi, NXB Khoa học và kĩ thuật 2008 [10]. Tài liệu gồm 3 phần: Phần I: Thí nghiệm về các nhóm nguyên tố. Phần II: Các thí nghiệm về hợp chất hữu cơ. Phần III: Thí nghiệm hóa học vui. 3. Luận án TS Khoa học giáo dục “Hoàn thiện kĩ thuật, phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hóa học ở các trường phổ thông miền núi” của tác giả Nguyễn Phú Tuấn (2000). 4. Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Hoàn thiện kĩ năng và phương pháp tiến hành thí nghiệm thực hành bộ môn phương pháp giảng dạy hóa học ở trường ĐHSP và CĐSP Quy Nhơn” của tác giả Nguyễn Thị Kim Chi (2001). 5. Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Sử dụng thí nghiệm và phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 10, lóp 11 trường THPT ở Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Hoa (2003). Nội dung của các công trình trên đề cập đến các vấn đề: Hệ thống các thí nghiệm cần sử dụng trong chương trình THPT; hoàn thiện kĩ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm; sử dụng thí nghiệm để khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng; đề xuất các biện pháp sử dụng thí nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông. Qua việc tìm hiểu các công trình trên, tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích trong qua trình thực hiện luận văn của mình. Tôi nhận thấy rằng, việc nghiên cứu sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà 6


nghiên cứu. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu xây dựng một số bài thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông sử dụng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống nhằm phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh. Chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp một phần công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn hóa ở trường phổ thông. 1.1.2. Một số vấn đề chung phương tiện kĩ thuật dạy học 1.1.2.1. Phương tiện kĩ thuật dạy học [13] Có thể thấy rằng phương tiện kĩ thuật dạy học là các phương tiện, công cụ được sử dụng trong quá trình dạy học. Trong thời kì khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông thì các phương tiện kĩ thuật dạy học vốn đã phong phú đa dạng, nay lại được bổ sung một nhóm các phương tiện hữu ích đó là dạy học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin thông qua máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử, mạng internet,…từ đó nảy sinh những phương pháp, hình thức dạy học mới như: học tập trực tuyến, đào tạo từ xa qua mạng,… Mục đích chung của các phương tiện kĩ thuật dạy học là làm cho người học lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách nhanh chóng hơn, bền vững hơn và nhanh chóng ứng dụng được những gì vào cuộc sống nhanh hơn. 1.1.2.2. Khái niệm phương tiện trực quan [7] Mọi sự vật, đồ dùng, dụng cụ, thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dung trong dạy học, với tư cách là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, nguồn cung cấp thông tin chính về sự vật hiện tượng nghiên cứu, làm cơ sở, tạo thuận lợi cho sự lĩnh hội kiến thức, kĩ năng kĩ xảo về hiện thực đó của học sinh gọi là phương tiện trực quan. Trong dạy học hóa học, thường sử dụng các phương tiện trực quan sau đây: a. Thí nghiệm hóa học: Mẫu các chất, dụng cụ, máy móc thiết bị, các quá trình vật lí và hóa học. b. Đồ dùng trực quan tạo hình: Mô hình, hình mẫu các máy móc, thiết bị, tranh ảnh, hình vẽ, băng hình, phim giáo khoa,… c. Đồ dùng trực quan tượng trưng: Biểu đồ, sơ đồ, đồ thị,… 7


1.1.2.3. Khái niệm phương pháp trực quan [7] Phương pháp dạy học trong đó kiến thức có sử dụng phương tiện trực quan, phối hợp nhịp nhàng với các phương pháp dạy học khác. Nhằm giúp cho học sinh hiểu được dễ dàng, vững chắc những khiến thức về hóa học gọi là phương pháp trực quan. 1.2. Thí nghiệm trong dạy học hóa học 1.2.1. Khái niệm [13] Thí nghiệm: Theo Từ điển tiếng Việt, thí nghiệm có 2 nghĩa: nghĩa thứ nhất là “gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh; nghĩa thứ hai là “làm thử để rút kinh nghiệm”. Theo Đại từ điển tiếng Việt NXB Văn hóa thông tin 1999, thí nghiệm là “làm thử theo những điều kiện, nguyên tắc đã được xác định để nghiên cứu, chứng minh”. Trong đề tài nghiên cứu này, khái niệm thí nghiệm được giới hạn trong một phạm vi hẹp là “thực hiện các phản ứng, quá trình hóa học phục vụ cho việc dạy học hóa học”. 1.2.2. Phân loại [13] Thí nghiệm trong hệ thống các phương tiện dạy học Các phương tiện dạy học cơ bản phổ biến rộng rãi trong nhà trường gồm 3 loại: 1) Phương tiện kỹ thuật dạy học (các phương tiện nghe nhìn và máy dạy học). 2) Phương tiện trực quan (đồ dùng dạy học trực quan). 3) Thí nghiệm nhà trường. Đối với hóa học thì thí nghiệm nhà trường là phương tiện dạy học quan trọng nhất. Phân loại thí nghiệm Trong các trường phổ thông thường sử dụng các hình thức thí nghiệm sau đây: a. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: là hình thức thí nghiệm do giáo viên tự tay trình bày trước học sinh. b. Thí nghiệm học sinh: do học sinh tự làm với các dạng sau:

8


- Thí nghiệm đồng loạt: khi học bài mới để nghiên cứu một vài nội dung của bài học. Khi không có điều kiện cho tất cả HS (hoặc tất cả nhóm HS) làm thì một vài HS được chỉ định biểu diễn một vài thí nghiệm khi nghiên cứu bài mới. - Thí nghiệm thực hành: ở lớp học nhằm củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng kĩ xảo làm thí nghiệm, thường được tổ chức sau một số bài học hoặc vào cuối học kì. - Thí nghiệm ngoại khóa (ngoài lớp): như thí nghiệm vui trong các buổi vui về hóa học như ngày lễ, hội vui,… - Thí nghiệm ở nhà: thí nghiệm đơn giản và dài ngày giao cho HS tự làm ở nhà. Trong các hình thức thí nghiệm trên thì thí nghiệm biểu diễn của GV là quan trọng nhất. 1.2.3. Ý nghĩa tác dụng của thí nghiệm [7] Thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng vì chúng không chỉ là phương tiện, công cụ lao động sư phạm của hoạt động dạy học mà giúp cho quá trình khám phá, lĩnh hội tri thức của HS trở nên sinh động hơn, nhẹ nhàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Vì những lí do sau đây: - Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu chính xác, nhớ lâu và vận dụng tốt các kiến thức hóa học; rèn luyện kĩ năng thực hành. - Giúp nâng cao lòng tin của HS vào khoa học. - Giúp kích thích hứng thú học tập bộ môn, tạo động cơ và thái độ học tập tích cực đúng đắn. - Giúp phát triển tư duy của HS, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Ngoài ra, thí nghiệm biểu diễn còn có những ưu điểm riêng: - Hình thành những kĩ năng thí nghiệm đầu tiên cho HS một cách chính xác: động tác thí nghiệm của GV khi biểu thí nghiệm tác động trực tiếp đến các giác quan của HS, làm cho HS hiểu, ghi nhớ và nhờ vậy mà hình thành trong trí nhớ các em kĩ năng thí nghiệm chính xác. - Tiết kiệm được thời gian, hóa chất và dụng cụ: thao tác thí nghiệm của GV đã trở thành kĩ xảo nên tốn ít thời gian. Hóa chất GV sử dụng đúng theo hướng dẫn 9


kĩ thuật và với một bộ dụng cụ và hóa chất đem sử dụng, giúp HS cả lớp hiểu được vấn đề nghiên cứu. 1.2.4.

Những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm và biện pháp

đạt các yêu cầu đó [7] a. Bảo đảm an toàn: GV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về đảm bảo an toàn cho HS (và cho ngay cả GV). Muốn vậy phải kiểm tra dụng cụ, hóa chất trước khi làm thí nghiệm; tuân thủ tất cả những qui định về bảo hiểm; nắm vững kĩ thuật thí nghiệm; làm đúng hướng dẫn, trao dồi kĩ năng thí nghiệm; luôn luôn cẩn thận, bình tĩnh, đề cao tinh thần trách nhiệm và hiểu được nguyên nhân của những trường hợp xảy ra nguy hiểm. b. Bảo đảm thành công: muốn bảo đảm thành công phải làm đúng kĩ thuật, các hóa chất đảm bảo chất lượng và đúng nồng độ qui định; có kĩ năng thành thạo; phải chuẩn bị chu đáo và làm thử nhiều lần trước khi biểu diễn thí nghiệm trên lớp; trường hợp thí nghiệm không thành công cần bình tĩnh tìm nguyên nhân, tìm cách khắc phục rồi làm lại. Nếu làm lại, thí nghiệm thành công sẽ không ảnh hưởng đến lòng tin vào khoa học của HS. c. Thí nghiệm phải rõ, HS phải được quan sát đầy đủ: khi biểu diễn thí nghiệm, tất cả HS trong lớp phải quan sát được dấu hiệu bên ngoài của thí nghiệm. Muốn vậy phải không được đứng che lấp thí nghiệm, kích thước dụng cụ và lượng hóa chất phải đủ lớn, bàn biểu diễn thí nghiệm phải có độ cao hợp lí, ánh sang tốt, có phông màu sắc phù hợp và thí nghiệm phải có hiện tượng quan sát được. d. Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ thí nghiệm phải gọn gàng mĩ thuật và đảm bảo tính khoa học:muốn vậy các thí nghiệm được chọn làm thí nghiệm phải đơn giản về thiết bị, thời gian tiêu tốn ít (thường không quá 5 phút). Khi lắp dụng cụ thí nghiệm phải làm sao có được bộ dụng cụ vừa đẹp mắt vừa đơn giản mà thuận lợi cho việc quan sát của HS, đảm bảo an toàn trong khi tiến hành thí nghiệm. e. Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải:muốn vậy không nên làm nhiều thí nghiệm trong 1 tiết (có thể từ 1 đến 3, tất nhiên có những tiết có thể có tới 4 thí nghiệm). Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta chọn thí nghiệm nào làm thí nghiệm biểu diễn: 10


- Chỉ nên chọn thí nghiệm phục vụ cho trọng tâm bài giảng. - Thể hiện tính chất đặc trưng của đối tượng nghiên cứu. - Nếu có thể có nhiều thí nghiệm cùng một loại thì chọn thí nghiệm nào đặc trưng, đại diện cho thể loại đó. f. Phải kết hợp chặt chẽ thí nghiệm biểu diễn với trình bày bài giảng: Đây là yêu cầu khó, mang 2 ý nghĩa lí luận và thực nghiệm, trong thực tế giảng dạy hóa học không ít GV chưa đáp ứng được yêu cầu này. Để kết hợp tốt thí nghiệm biểu diễn với trình bày bài giảng thì: trước khi biểu diễn, GV phải nói rõ mục đích của thí nghiệm,tác dụng của từng dụng cụ, chuẩn bị cho HS quan sát, định hướng cho HS quan sát những gì. Trong khi biểu diễn phải luyện tập cho HS quan sát các hiện tượng xảy ra để HS nhận biết được các hiện tượng và đó là cơ sở để HS giải thích các hiện tượng, rút ra những kết luận khoa học của vấn đề nghiên cứu. Trong thí nghiệm biểu diễn thì thí nghiệm là nguồn thông tin đối với HS, còn lời nói của GV giữ vai trò hướng dẫn sự quan sát và chỉ đạo sự suy nghĩ của HS để đi đến kết luận đúng đắn hợp lí, qua đó HS lĩnh hội được kiến thức. 1.2.5. Phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học [14] Thí nghiệm là một phương tiện hết sức quan trọng trong dạy học hóa học. Muốn cho việc sử dụng thí nghiệm đạt hiệu quả cao, trước tiên là phải xác định đúng mục đích, yêu cầu của thí nghiệm.Thí nghiệm bao giờ cũng phải kết hợp chặt chẽ với bài học, phục vụ đắc lực cho việc lĩnh hội kiến thức của HS. 1.2.5.1. Các phương pháp sử dụng TN khi nghiên cứu bài mới a. Sử dụng TN theo phương pháp nghiên cứu Tiến trình dạy học: - Nêu vấn đề nghiên cứu. - Nêu các giả thuyết, đề xuất cách giải quyết (làm TN). - Tiến hành TN (hoặc xem video TN, TN mô phỏng, TN ảo, tranh vẽ mô tả TN). - Phân tích và giải thích hiện tượng từ đó xác nhận giả thuyết là đúng. - Kết luận và vận dụng.

11


Theo phương pháp nghiên cứu thì TN hóa học được dùng là nguồn kiến thức để HS nghiên cứu tìm tòi, là phương tiện xác định tính đúng dắn của các giả thuyết khoa học đưa ra. Sử dụng TN theo phương pháp này không những dạy HS cách tư duy độc lập, sáng tạo và có kĩ năng nghiên cứu tìm tòi mà còn giúp HS nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc và phong phú cả về lí thuyết lẫn thưc tế. Tuy nhiên, thực tế phương pháp này thường được tiến hành giản lược cho đỡ mất thời gian: GV nêu vấn đề nghiên cứu sau đó làm TN, HS quan sát mô tả các hiện tượng TN, phân tích hiện tượng rồi rút ra kết luận. b. Sử dụng TN theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề Tiến trình dạy học: - Nêu vấn đề. - Tạo mâu thuẫn nhận thức (có thể bằng TN). - Đề xuất hướng giải quyết, thực hiện kế hoạch giải quyết (có thể bằng TN). - Phân tích để rút ra kết luận. - Vận dụng. Theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, GV đặt ra cho HS một bài toán nhận thức, HS tiếp nhận mâu thuẫn nhận thức đó và biến thành mâu thuẫn nội tại của bản thân, có nhu cầu muốn giải quyết mâu thuẫn đó, tạo động cơ suy nghĩ, học tập. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề (bằng cách trả lời các câu hỏi của GV), qua đó rút ra kiến thức cần lĩnh hội. Như vậy, HS giống như tự mình tìm ra kiến thức mới cho bản thân,đồng thời dần hình thành kĩ năng nhận ra vấn đề và phương pháp suy nghĩ, thực hiện giải quyết vấn đề, đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng không chỉ trong học tập ở phổ thông mà trong cả quá trình học tập, trong cuộc sống cũng như trong hoạt độc nghề nghiệp sau này. Quá trình tạo ra mâu thuẫn nhận thức cũng giúp cho HS thấy được rằng, phép suy diễn hoặc suy lí không phải luôn luôn đúng, khi nghiên cứu một đối tượng cụ thể cần nghiên cứu chúng trong mối liên hệ qua lại với các thành phần khác. c. Sử dụng TN theo phương pháp kiểm chứng Tiến trình dạy học: - Nêu vấn đề nghiên cứu. 12


- Cho HS dự đoán kiến thức mới, hiện tượng TN. - Làm TN, nêu hiện tượng, so sánh với dự đoán ban đầu từ đó xác định dự đoán có đúng không. - Kết luận. - Vận dụng. Theo phương pháp kiểm chứng, HS có cơ hội củng cố, vận dụng kiến thức đã có; hiểu rõ, sâu và rộng hơn kiến thức lí thuyết đã học đồng thời cũng hình thành phương pháp hình thành kiến thức mới đó là phương pháp suy diễn hoặc suy lí song cũng thấy được phép suy diễn hoặc suy lí đó cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm mới có thể đưa ra các kết luận chính xác – đó là một trong các phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học. Như vậy, có thể thấy các phương pháp sử dụng TN trên đểu rất tích cực, song có những đặc điểm và điểm mạnh nhất định và điểm mạnh nhất định đã phân tích ở trên. Vì vậy tùy vào mục tiêu, nội dung và vị trí sử dụng TN mà GV nên lựa chọn phương pháp sử dụng hợp lí chứ không như nhiều GV lầm tưởng là sử dụng TN theo phương pháp nghiên cứu mới là tích cực. 1.2.5.2. Sử dụng TN hóa học trong bài luyện tập, ôn tập a. Trong giờ luyện tập, ôn tập GV thường ít sử dụng TN hóa học nên không khí giờ học dễ thấy căng thẳng và nặng nề vì vậy GV có thể sử dụng TN hóa học hoặc các phương tiện kĩ thuật với các phần mềm thí nghiệm ảo, hiện thực ảo kết hợp với lời nói của GV để nâng cao tính tích cực nhận thức, hứng thú học tập của HS. Sử dụng TN biểu diễn trong giờ luyện tập, ôn tập không phải lặp lại TN đã biểu diễn mà có thể sử dụng các TN mới, có những dấu hiệu chung của TN đã làm nhưng có những dấu hiệu của kiến thức mới nhằm chỉnh lí, củng cố, khắc sâu kiến thức, tránh sự khái quát hóa, suy diễn thiếu chính xác ở HS. GV có thể sử dụng TN hóa học như một dạng bài tập nhận thức, tổ chức cho HS tiến hành TN, quan sát, mô tả đầy đủ hiện tượng và giải thích hoặc biểu diễn ở dạng TN vui và yêu cầu HS giải thích.

13


Như vậy, các TN dùng trong bài luyện tập, ôn tập cần đòi hỏi HS có sự vận dụng kiến thức một cách tổng hợp để giải thích hết tất cả các hiện tượng quan sát được không nên chỉ tập trung vào một số hiện tượng chính vì vậy GV không cần chọn nhiều TN mà chỉ cần chọn 1 hoặc 2 TN để khắc sâu kiến thức hoặc để luyện tập kĩ năng vận dụng kiến thức một cách tổng hợp. b. Sử dụng TN trong giờ thực hành TN thực hành là hình thức TN do HS tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh họa, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo hóa học. Đây là dạng TN mà HS tập triển khai nghiên cứu các quá trình hóa học như: nghiên cứu tính chất các chất, điều chế các chất, nhận biết các chất, giải bài tập thực nghiệm. Đây là phương pháp học tập đặc thù của hóa học có tác dụng giáo dục,rèn luyện HS một cách toàn diện và có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trí dục, đức dục, phát triển HS. Kết quả của giờ học thực hành hóa học phụ thuộc chủ yếu vào việc chuẩn bị của GV vì vậy GV cần chuẩn bị chu đáo cho giờ học. Hoạt động chuẩn bị cho bài thực hành bao gồm: - Xác định rõ mục tiêu của bài thực hành TN. - Tiến hành trước tất cả các TN có trong bài thực hành. GV căn cứ vào nội dung bài TN thực hành, tiến hành trước các TN để xác định những hướng dẫn cụ thể, chính xác, phù hợp với các điều kiện thực tế về thiết bị, hóa chất trong phòng TN của nhà trường. Khi tiến hành các TN cần chú ý đến các yếu tố đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường, sự thành công của thí nghiệm và các nguyên nhân dẫn đến không thành công. - Chuẩn bị nội dung hướng dẫn tiến hành các TN trong bài thực hành và thể hiện trên bảng phụ hoặc bảng trong dùng cho máy chiếu hắt. Nội dung hướng dẫn cần ngắn gọn, rõ các thao tác, các bước tiến hành TN, lắp ráp dụng cụ, thứ tự lấy hóa chất hoặc các hình vẽ mô tả dụng cụ, sơ đồ nhận biết các chất có trong bài thực hành. - Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động giờ thực hành và chuẩn bị dụng cụ hóa chất cần dùng. GV cần dự kiến sự phân chia nhóm thực hành trên cơ sở số lượng 14


HS trong lớp học và thực tế thiết bị của nhà trường, chuẩn bị hóa chất dụng cụ cho các nhóm đồng thời dự kiến các hoạt động học tập của HS trong giờ thực hành và thứ tự các hoạt động đó. 1.3. Thực trạng của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học ở trường THPT 1.3.1. Mục đích điều tra - Tìm hiểu tình hình sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở trường THPT: mức độ sử dụng, những khó khăn gặp phải khi sử dụng thí nghiệm. - Tìm hiểu thái độ, tình cảm và nhận thức của HS về thí nghiệm hóa học. Từ đó tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TN hóa học trong dạy học Hóa học ở trường THPT. 1.3.2. Đối tượng và phương pháp điều tra Gặp gỡ, trao đổi và sử dụng phiếu tham khảo ý kiến đến 25 GV hóa học THPT và sử dụng phiếu điều tra đến HS của 3 trường THPT: Phan Châu Trinh (2 lớp, 85 phiếu) , Thái Phiên (2 lớp, 100 phiếu), Tiểu La (2 lớp, 105 phiếu). 1.3.3. Kết quả điều tra 1.3.3.1. Đối với GV Câu 1: Thầy (cô) cho biết mức độ sử dụng từng loại thí nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông? Bảng 1.1. Mức độ thường xuyên sử dụng thí nghiệm ( % GV đồng ý) Mức độ Loại thí nghiệm

Thường

Thỉnh

Hiếm

Không bao

xuyên

thoảng

khi

giờ

Thí nghiệm biểu diễn của GV

20,0

40,0

40,0

0,0

Thí nghiệm của HS khi học bài mới

8,0

20,0

32,0

40,0

Thí nghiệm thực hành của HS

20,0

32,0

28,0

20,0

Thí nghiệm ngoại khóa, ở nhà

0,0

8,0

32,0

60,0

15


Nhận xét: Qua bảng trên, cho thấy GV chủ yếu sử dụng thí nghiệm biểu diễn và thí nghiệm thực hành của HS trong dạy học Hóa học. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường phổ thông chưa có điều kiện thực hiện đầy đủ các bài thực hành trong SGK. Thí nghiệm của HS khi học bài mới thì hiếm khi sử dụng do GV chưa quen với việc tổ chức HS tự tiến hành TN nghiên cứu bài mới, có GV không sử dụng vì thiếu thốn cơ sở vật chất. Đối với TN ngoại khóa, ở nhà thì đa số GV không sử dụng. Câu 2: Khi cần sử dụng thí nghiệm, thầy (cô) thường dùng hình thức thí nghiệm nào sau đây? Bảng 1.2. Mức độ sử dụng các hình thức thí nghiệm (% GV đồng ý) Mức độ Hình thức thí nghiệm

Không

Thường

Thỉnh

Hiếm

xuyên

thoảng

khi

Thí nghiệm với dụng cụ, hóa chất thật

76,1

23,9

0,0

0,0

Hình ảnh, tranh ảnh thí nghiệm

28,5

57,2

8,6

5,7

Phim thí nghiệm

22,9

52,0

13,2

11,9

Thí nghiệm ảo, mô phỏng

15,7

54,1

16,1

14,1

sử dụng

Nhận xét: Qua bảng trên, cho thấy GV thường xuyên sử dụng TN với dụng cụ và hóa chất thật; thỉnh thoảng dùng hình ảnh, tranh ảnh TN, phim TN và TN ảo, mô phỏng. Điều này, phù hợp với yêu cầu sử dụng TN trong dạy học hóa học, vì chỉ có TN với dụng cụ và hóa chất thật mới đảm bảo TN thành công, mang lại hiệu quả cao nhất.

16


Câu 3: Thầy (cô) đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học Bảng 1.3. Hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm (% GV đồng ý) Mức độ

Hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm

Rất hiệu quả

Hiệu quả

Ít hiệu

vừa

quả

phải

Không hiệu quả

Giúp em dễ hiểu bài, khắc sâu kiến thức

73,4

23,8

2,8

0,0

Tạo không khí lớp học sôi động

55,9

41,4

0,0

2,7

Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm

55,7

42,9

0,0

1,4

Nâng cao hứng thú học tập bộ môn

73,9

26,1

0,0

0,0

Tin tưởng vào khoa học

65,9

31,7

2,4

0,0

Phát triển khả năng tư duy, nâng cao tính tích

54,1

42,7

3,2

0,0

cực học tập Nhận xét: Qua bảng trên, cho thấy đa số GV đánh giá cao về tính hiệu quả của việc sử dụng TN trong dạy học Hóa học. TN phát huy tác dụng và có tính hiệu quả cao nhất trong việc giúp HS dễ hiểu bài, khắc sâu kiến thức và nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Câu 4: Thầy (cô) sử dụng thí nghiệm để tổ chức các hoạt động dạy học như thế nào? Bảng 1.4. Các hình thức tổ chức sử dụng thí nghiệm (% GV đồng ý) Hình thức tổ chức sử dụng thí nghiệm

Thường

Thỉnh

xuyên

thoảng

46,1

45,3

Hiếm khi

Không sử dụng

GV biểu diễn TN minh

họa

cho

kiến thức bài học

17

8,6

0,0


Dùng TN tạo tình huống có vấn đề

16,7

58,1

25,8

1,4

28,6

58,1

7,6

5,7

23,9

50,0

18,1

8,0

20,0

41,4

26,2

12,4

23,6

58,9

15,7

1,8

Dùng TN nghiên cứu tính chất các chất Dùng

TN

so

sánh, đối chứng Tổ chức cho HS làm TN nghiên cứu bài mới Dùng hình ảnh, mô phỏng, phim thí nghiệm hướng dẫn HS nghiên cứu bài học Nhận xét:

Qua bảng trên, cho thấy đa số GV thường xuyên sử dụng TN theo phương pháp minh họa, còn các hình thức khác GV chỉ thỉnh thoảng sử dụng. Theo xu hướng đổi mới quá trình dạy học thì việc sử dụng phương tiện dạy học cũng cần phải đổi mới. Đó là các TN hóa học, phương tiện dạy học được sử dụng chủ yếu như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi, phát hiện, thu nhận kiến thức. Việc sử dụng TN để minh họa cho lời giảng cần hạn chế dần. Do đó, GV cần sử dụng TN theo hướng nghiên cứu để phát huy tính chủ động, tích cực trong việc tìm tòi, nắm bắt kiến thức của HS.

18


Câu 5: Những khó khăn thầy (cô) gặp phải khi sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học Bảng 1.5. Các khó khăn gặp phải khi sử dụng thí nghiệm (% GV đồng ý) Khó khăn Có nhiều thí nghiệm độc hại, nguy hiểm Không có thời gian chuẩn bị và thực hiện

Đồng ý

Không đồng ý

76,9

23,1

55,7

44,3

Trong kiểm tra và thi cử, số câu hỏi và bài tập liên quan

87,6

12,4

đến TN còn ít Không có cán bộ chuyên trách phòng TN Dụng cụ, hóa chất còn thiếu Thiếu tài liệu tham khảo về TN Kĩ năng thực hành còn hạn chế

78,3

21,7

85,9

14,1

54,3

45,7

64,7

35,3

60,7

39,3

Trường học không có phòng thí nghiệm thực hành bộ môn Nhận xét: Qua bảng trên, cho thấy GV gặp nhiều khó khăn khi sử dụng TN trong dạy học Hóa học. Nhưng những khó khăn nổi bật là: Dụng cụ, hóa chất còn thiếu; Có nhiều TN độc hại, nguy hiểm; Trong kiểm tra và thi cử, số câu hỏi và bài tập liên quan đến TN còn ít. Ngoài ra, có một số GV nữ ngại sử dụng TN khi dạy học vì lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc sử dụng TN khi dạy học của GV chưa được quản lí chặt chẽ. Mặt khác, mỗi GV Hóa học phải dạy nhiều khối lớp và nhiều tiết khác nhau nên việc chuẩn bị và thực hiện TN rất khó khăn.

19


Câu 6: Theo thầy (cô) làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học? Bảng 1.6. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm (% GV đồng ý) Biện pháp Tăng cường sử dụng TN biểu diễn theo hướng nghiên cứu

Đồng ý

Không đồng ý

93,4

6,6

84,9

15,1

87,5

12,5

75,9

24,1

87,5

12,5

GV thường xuyên hướng dẫn HS tự làm TN trong quá trình dạy học GV lồng ghép một số video TN trong bài giảng theo hướng nghiên cứu hoặc minh họa kiến thức Tăng cường sử dụng TN khi kiểm tra – đánh giá kiến thức Tăng cường sử dụng các câu hỏi, bài tập liên quan đến TN trong các bài kiểm tra, thi cử Nhận xét: Qua bảng trên, cho thấy phần lớn GV đồng ý với các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TN nêu trên. Tuy nhiên để thực hiện các biện pháp này có hiệu quả thì cần trang bị tốt điều kiện cơ sở vật chất, chế độ quản lí,… đồng thời đòi hỏi người GV phải nhiệt tình, có đầu tư nghiên cứu, không ngừng học hỏi và sáng tạo khi thực hiện các biện pháp.

20


1.3.3.2. Đối với HS Câu 1: Bạn có thích những giờ học có sử dụng thí nghiệm hóa học không? Bảng 1.7. Ý kiến HS về sự yêu thích thí nghiệm hóa học (% HS đồng ý) Ý kiến

Tỉ lệ %

Rất thích

86,3

Bình thường

11,7

Thích một phần

1,6

Không thích

0,4

Nhận xét: Qua bảng trên, cho thấy phần lớn HS rất thích các giờ học hóa có sử dụng thí nghiệm. Khi hỏi các em về điều này, thì các em đều nói rằng môn Hóa học có nhiều thí nghiệm hay và hấp dẫn, các em rất tò mò và muốn tìm tòi nghiên cứu. Ngoài ra, các giờ Hóa có sử dụng TN sẽ thu hút sự quan tâm và chú ý của HS, đồng thời làm cho tiết học không khô khan và nhàm chán. Câu 2: Khi cần sử dụng thí nghiệm, thầy (cô) thường dùng hình thức thí nghiệm nào sau đây? Bảng 1.8. Ý kiến HS về mức độ sử dụng các hình thức thí nghiệm (% HS đồng ý) Mức độ Hình thức thí nghiệm

Không

Thường

Thỉnh

Hiếm

xuyên

thoảng

khi

Thí nghiệm với dụng cụ, hóa chất thật

51,7

41,7

5,8

0,8

Hình ảnh, tranh ảnh thí nghiệm

18,2

43,6

22,7

15,5

Phim thí nghiệm

4,7

15,9

32,7

46,7

Thí nghiệm ảo, mô phỏng

13,2

22,1

16,1

48,6

sử dụng

Nhận xét: Kết quả cho thấy phần lớn HS cho biết rằng GV thường xuyên sử dụng TN với dụng cụ, hóa chất thật. Ngoài ra, các em cũng cho biết có GV không sử dụng phim TN; thí nghiệm ảo, mô phỏng khi dạy học. Trong khi ngành giáo dục đang khuyến

21


khích GV ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Có rất nhiều TN không thể tiến hành trên lớp thì sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật là hết sức cần thiết. Câu 3: Việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học đem lai hiệu quả như thế nào? Bảng 1.9. Ý kiến HS về hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm (% HS đồng ý) Mức độ

Hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm

Rất hiệu quả

Hiệu quả

Ít hiệu

vừa

quả

phải

Không hiệu quả

Giúp em dễ hiểu bài, khắc sâu kiến thức

72,3

23,6

2,3

1,8

Tạo không khí lớp học sôi động

68,7

25,6

3,8

1,9

Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm

64,8

27,6

7,2

0,4

Nâng cao hứng thú học tập bộ môn

71,3

21,7

5,4

1,6

Tin tưởng vào khoa học

53,6

33,7

10,7

2,0

Phát triển khả năng tư duy, nâng cao tính tích

57,6

35,9

5,4

1,1

cực học tập Nhận xét: Qua bảng trên, cho thấy đa số HS đánh giá rất cao hiệu quả của sử dụng thí nghiệm. Nhưng trong đó, hiệu quả cao nhất của TN là giúp HS dễ hiểu bài, khắc sâu kiến thức; nâng cao hứng thú học tập bộ môn; tạo không khí lớp học sôi động. Ngoài ra, việc sử dụng TN còn giúp HS: rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm; tin tưởng vào khoa học; phát triển khả năng tư duy, nâng cao tính tích cực học tập.

22


Câu 4: Khi thầy (cô) sử dụng thí nghiệm hóa học, em thích hình thức nào nhất? Bảng 1.10. Ý kiến HS về sự yêu thích các hình thức tổ chức sử dụng thí nghiệm (% HS đồng ý) Hình thức tổ chức

Mức độ Rất thích

Bình thường

Ít thích

Không thích

61,7

35,8

1,9

0,6

57,5

32,8

5,7

4,0

63,2

26,3

4,7

5,8

68,4

25,3

5,2

1,1

75,7

21,9

1,8

0,6

GV biểu diễn thí nghiệm minh họa cho bài giảng GV dùng thí nghiệm hướng dẫn cho HS nghiên cứu kiến thức mới Hướng dẫn HS làm TN nghiên cứu bài mới Tổ chức cho HS làm TN thực hành theo nhóm Dùng hình ảnh, mô phỏng, phim thí nghiệm hướng dẫn HS nghiên cứu bài học Nhận xét: Qua bảng trên, cho thấy đa số HS thích GV sử dụng TN theo hình thức: Hướng dẫn HS làm TN nghiên cứu bài mới; Tổ chức cho HS làm TN thực hành theo nhóm; Dùng hình ảnh, mô phỏng, phim thí nghiệm hướng dẫn HS nghiên cứu

23


bài học. Điều này cho thấy, các em thích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hóa học. Câu 5: Những ý kiến đóng góp của em để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa học ở trường THPT - Nếu không có điều kiện tiến hành TN, GV cần tăng cường sử dụng tranh ảnh, video TN để các em dễ hiểu bài và nhớ lâu. - Khi làm TN, GV cần phân tích, hướng dẫn HS khai thác các hiện tượng TN, đặc biệt là các hiện tượng không xảy ra giống như dự đoán của các em hoặc các hiện tượng các em không thể nhìn thấy. - Cần tạo điều kiện để các em thực hiện đầy đủ các bài thực hành trong chương trình. - Bổ sung, hướng dẫn HS thực hiện các TN đơn giản, gần gũi với thực tiễn cuộc sống. - Tạo điều kiện cho mỗi HS tự làm TN để rèn luyện thao tác, nâng cao kĩ năng thực hành. *Đánh giá chung về kết quả điều tra Từ những phân tích về kết quả điều tra, có thể rút ra một số kết luận chung như sau: - GV và HS gặp nhiều khó khăn khi sử dụng TN trong dạy học Hóa học. Mặc dù, cả GV và HS đều nhận thức được ý nghĩa, tác dụng cũng như đánh giá rất cao hiệu quả sử dụng TN trong dạy học Hóa học. - Đặc biệt là đối với HS, điều hứng thú và lôi cuốn nhất khi học bộ môn Hóa học là các em được xem và thực hiện nhiều TN dưới sự hướng dẫn của GV. Tuy nhiên, việc sử dụng TN trong dạy học Hóa học còn chưa thường xuyên, chưa đa dạng trong các hình thức sử dụng, chưa chú ý nhiều đến khả năng phát triển tư duy, nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập của HS nên chưa mang lại hiệu quả cao.

24


1.3.4. Nguyên nhân thực trạng Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học là một trong những cách tích cực hóa hoạt động dạy và học. Trong đó, TN là một trong các phương tiện trực quan quan trọng với môn hóa học (môn khoa học thực nghiệm). Tuy nhiên, việc sử dụng TN là tích cực hơn nếu GV sử dụng chúng làm nguồn kiến thức để HS tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều GV phổ thông cho rằng cứ sử dụng thí nghiệm theo hướng nghiên cứu là tích cực nhất và thường sử dụng TN theo cách là GV tiến hành TN, yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng sau đó yêu cầu giải thích. Quan niệm và tiến trình dạy học như vậy chưa thực sự hiệu quả và không phù hợp với mọi TN. Phương pháp nghiên cứu là một phương pháp tích cực nhưng chỉ nên sử dụng với các kiến thức mới, HS không có khả năng suy luận chắc chắn theo các lí thuyết chung đã học; những trường hợp HS có thể vận dụng những kiến thức đã có để dự đoán thì nên dung TN để kiểm chứng sẽ có tác dụng củng cố đồng thời dạy cho HS phương pháp suy diễn, hoặc có những TN có hiện tượng khác so với kiến thức đã học có thể dung để đặt vấn đề tao hứng thú học tập cho HS. Sở dĩ nhiều GV có quan niệm sai lầm và cách sử dụng TN chưa hợp lí đó là do chưa thực sự hiểu rõ tác dụng, tiến trình dạy học của mỗi cách sử dụng TN cũng như chưa biết cách lựa chọn phương pháp sử dụng TN cho phù hợp. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài:“ Nghiên cứu xây dựng một số bài thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông (phần hóa hữu cơ) sử dụng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống” để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TN trong dạy học Hóa học ở trường THPT. Nội dung đề tài đi sâu nghiên cứu việc sử dụng TN dưới các hình thức khác nhau, đồng thời khuyến khích HS tự rút ra kiến thức cho bản thân, có như vậy thì kiến thức các em thu được sẽ sâu sắc và bền vững. 1.4. Vai trò của việc sử dụng thí nghiệm sử dụng vật liệu có trong đời sống trong dạy học hóa học ở phổ thông - Thí nghiệm không chỉ là công cụ lao động sư phạm giúp người giáo viên nâng cao tính tích cực nhận thức, tăng tính ham hiểu biết của học sinh mà còn kích thích hứng thú học tập bộ môn, tạo động cơ và thái độ học tập tích cực, đúng đắn. 25


-Tiết kiệm được thời gian trong quá trình giảng dạy, tiết kiệm lượng hóa chất sử dụng, gắn hóa học vào đời sống, giúp cho việc học hóa học không còn khô khan mà trở nên gần gũi với học sinh hơn, tạo hứng thú, đồng thời giúp học sinh hiểu biết hơn về cuộc sống, từ đó kích thích tình yêu khoa học của học sinh. - Những thí nghiệm hóa học sử dụng vật liệu trong đời sống, đặc biệt các thí nghiệm cho phần hóa hữu cơ, sử dụng các vật liệu không ở đâu xa lạ, mà hiện hữu ngay trong cuộc sống của chúng ta, đó là các loại hoa quả, các sản phẩm cá nhân thường dùng. Qua đó cho thấy hóa học luôn gắn liền với đời sống, việc sử dụng các vật liệu này cũng đã góp một phần tạo điều kiện cho hóa học nhanh chóng bắt kịp nền hóa học xanh. - Đảm bảo tính an toàn và tính hiệu quả trong việc hỗ trợ giáo viên hướng dẫn những thao tác thực hành mẫu để học sinh học hỏi và có thể tự làm thí nghiệm. - Phát triển kĩ năng quan sát, thực hành và phát triển năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa của học sinh. - Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu chính xác, hiểu sâu hơn, nhớ lâu, vận dụng tốt các kiến thức hóa học. - Trong thực tế người ta khảo sát kết quả học tập của học sinh khi sử dụng các phương pháp học tập khác nhau cho thấy : nếu chỉ đọc thì kết quả nhớ là 10%, nghe thì nhớ 20%, nhìn thì nhớ 30%, được làm thì nhớ 50 %. Vì vậy việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học là một hướng thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên.

26


CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG HÓA CHẤT LÀ CÁC VẬT LIỆU CÓ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯỢC ỨNG DỤNG VÀO CÁC BÀI HỌC 2.1. Chương trình hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao 2.1.1. Nước cà chua làm mất màu dung dịch brom, dung dịch KMnO4 (Bài 42: Khái niệm về tecpen; Bài 45: Thực hành: Tính chất của hidrocacbon không no; Chương: Hidrocacbon không no) a. Nguyên liệu và hóa chất : 2 quả cà chua chín, dung dịch KMnO4 loãng, dung dịch brom. Dụng cụ: Cốc thủy tinh nhỏ, ống nghiệm, kẹp gỗ, cối chày sứ, phễu lọc, giấy lọc.

Hình 2.1: Nước cà chua và dung dịch brom

Hình 2.2: Nước cà chua và dung dịch KMnO4

b.Cách tiến hành: - Nước cà chua tác dụng với dung dịch brom

Cho 2 ml dung dịch brom

Sau đó thêm tiếp 1ml nước cà

Quan sát hiện tượng xảy

vào ống nghiệm.

chua, lắc kĩ rồi để yên.

ra. Giải thích và viết phương trình phản ứng.

27


- Nước cà chua tác dụng với dung dịch KMnO4

Cho 2 ml dung dịch

Sau đó thêm tiếp 1ml nước

Quan sát hiện tượng xảy .Giải

KMnO4 vào ống nghiệm.

cà chua, lắc kĩ rồi để yên.

thích và viết phương trình phản ứng.

Chú ý: Dùng dung dịch KMnO4 loãng (nồng độ nhỏ) để dễ quan sát hiện tượng xảy ra. c.Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng:

Hình 2.3: Nước cà chua chín làm dung dịch Br2

Hình 2.4: Nước cà chua chín làm dung dịch KMnO4 loãng

Giải thích: - Trong quả cà chua chín có chứa sắc tố Licopen. - Licopen có công thức phân tử là C40H56, phân tử khối bằng 536.88, là một chuỗi hidrocacbon tạo từ 8 đơn vị isopren, gồm có 40 nguyên tử nguyên tử cacbon, chứa 13 nối đôi trong đó có 11 nối đôi liên hợp và 2 nối đôi không liên hợp, hai vòng cacbon ở hai đầu mạch của Licopen không kín.

28


- Licopen có công thức cấu tạo thu gọn như sau:

Hình 2.5: Công thức cấu tạo của Licopen - Do đó, Licopen có tính chất hóa học đặc trưng tương tự ankadien (có 11 liên kết đôi liên hợp) và tương tự anken (có 2 nối đôi không liên hợp), đều là hidrocacbon không no, chính điều này làm cho nước cà chua có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím, dung dịch brom. 2.1.2. Phản ứng thế H của nhóm OH ancol (Bài Ancol:Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng) a. Nguyên liệu và hóa chất : Rượu tuyệt đối (99,99%) ; rượu gạo; nước cất; kim loại Na, dung dịch phenolphtalein. Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, kẹp sắt.

Hình 2.6: Rượu gạo và cồn tuyệt đối b. Cách tiến hành:

Lần lượt cho vào:

Sau đó thả vào ống nghiệm Quan sát hiện tượng xảy ra.

Cho vào ống nghiệm 1:

một mẩu natri bằng hạt đậu Giải thích và viết phương

2 ml rượu gạo.

xanh đã lau sạch dầu hỏa.

29

trình phản ứng.


Cho vào ống nghiệm 2:

Sau đó thả vào ống nghiệm Quan sát hiện tượng xảy ra.

2 ml cồn tuyệt đối (99,99%). một mẩu natri bằng hạt đậu Giải thích và viết phương xanh đã lau sạch dầu hỏa.

trình phản ứng.

Cho vào ống nghiệm 3:

Sau đó thả vào ống nghiệm Quan sát hiện tượng xảy ra.

2 ml nước cất.

một mẩu natri bằng hạt đậu Giải thích và viết phương xanh đã lau sạch dầu hỏa.

trình phản ứng.

Sau phản ứng, lần lượt cho vào mỗi ống Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích. nghiệm 1 giọt dung dịch phenolphtalein.

30


Chú ý: - Không nên dùng mẩu natri quá lớn vì phản ứng quá mạnh, những mẩu nhỏ natri bắn vào mặt gây nguy hiểm. - Không nên dùng kali trong thí nghiệm này vì phản ứng nổ mạnh hơn natri. - Nên dùng rượu tuyệt đối để dễ quan sát hiện tượng xảy ra. c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng: - Ống 1: Phản ứng xảy ra êm dịu (không mãnh liệt như với nước), sủi bọt khí, dung dịch thu được làm hồng phenolphtalein. - Ống 2: Phản ứng xảy ra mãnh liệt (tương tự như nước), sủi bọt khí, dung dịch thu được làm hồng phenolphtalein. - Ống 3: Phản ứng xảy ra mãnh liệt, sủi bọt khí mạnh, dung dịch thu được làm hồng phenolphtalein. Giải thích:Ancol etylic tác dụng với kim loại Na tạo ra natri etylat và giải phóng khí hidro. - PTHH:

Khả năng phản ứng phụ thuộc vào độ rượu (là số ml rượu nguyên chất có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước). Vì nếu độ rượu càng thấp (nghĩa là thể tích rượu nguyên chất nhỏ, thể tích nước lớn) thì khi đó Na cho vào sẽ không tác dụng với rượu mà tác dụng với nước trước trong dung dịch theo phương trình: 2 Na + 2H2O à 2NaOH + H2 Đồng thời đó, Na trước khi cho vào thí nghiệm phải được cạo sạch bên ngoài vì Na là kim loại hoạt động mạnh nên dễ phản ứng với các chất trong không khí tạo sản phẩm khác (Na2O, NaOH,…) Hidro sinh ra sau phản ứng bị oxi hóa bởi oxi không khí làm cháy trên đầu ống nghiệm: H2 + O 2 à H2 O + Q

31


Muối C2H5ONa của axit rất yếu, yếu hơn cả tính axit của nước nên C2H5ONa có phản ứng thủy phân trong nước theo sơ đồ trên làm biến đổi màu phenolphthalein, từ không màu chuyển sang màu đỏ tím. C2H5ONa + H2O à C2H5OH + NaOH 2.1.3. Phản ứng oxi hóa ancol etylic tạo andehit axetic (Bài 54: Ancol:Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng; Bài 58: Andehit và xeton) a. Nguyên liệu và hóa chất : Rượu tuyệt đối (99,99%), dây Cu, dung dịch brom. Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn.

Hình 2.7: Cồn tuyệt đối, dung dịch Br2 và dây Cu b.Cách tiến hành:

- Lấy 2 – 3 sợi

Nung nóng sợi dây

- Sau đó nhúng

- Nhận biết andehit

dây đồng chập lại

đồng nóng đỏ bằng

nhanh vào ống

axetic bằng dung dịch

rồi cuốn thành

đèn cồn.

nghiệm chứa cồn

Br2.

hình lò xo sít

tuyệt đối.

- Quan sát hiện tượng

nhau.

- Làm lại thao tác

xảy ra.Giải thích và

- Cho 2-3 ml cồn

3-4 lần.

viết phương trình phản ứng.

tuyệt đối vào ống nghiệm.

32


Chú ý: Lặp lại thí nghiệm 3 – 4 lần để thu được nhiều anđehit, do đó dễ quan sát hiện tượng xảy ra. c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng: - Dây đồng ban đầu có màu đỏ, sau khi nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn trong oxi không khí thì dây đồng chuyển sang màu đen. - Khi nhúng dây đồng nóng đỏ vào ống nghiệm chứa rượu tuyệt đối thì dây đồng trở lại màu đỏ vốn có ban đầu. - Nhỏ dung dịch brom vào sản phẩm sau phản ứng, màu vàng-da cam của dung dịch brom bị mất.

Hình 2.8: Andehit axetic làm mất màu dung dịch Br2 Giải thích: - Khi đốt nóng, dây đồng (màu đỏ) không cháy trong oxi không khí mà tạo thành màng CuO màu đen bảo vệ dây đồng không bị oxi hóa tiếp: 2Cu + O2

2CuO

- Khi nhúng dây đồng nóng đỏ vào ống nghiệm chứa rượu tuyệt đối thì dây đồng trở lại màu đỏ vốn có ban đầu do màng CuO màu đen oxi hóa ancol etylic (ancol bậc I) tạo andehit axetic (CH3CHO) và Cu (màu đỏ). C2H5OH + CuO

CH3CHO + Cu + H2O

Nhận xét: Ancol bậc I bị oxi hóa nhẹ tạo thành andehit. - Andehit axetic rất dễ bị oxi hóa tạo axit axetic (CH3COOH) nên làm mất màu nước brom. CH3CHO + Br2 + H2O à CH3COOH + 2HBr 33


Tổng quát: Andehit rất dễ bị oxi hóa, nó làm mất màu nước brom và bị oxi hóa tạo axit cacboxylic. RCH=O + Br2 + H2O → RCOOH + 2 HBr Lưu ý: Andehit không làm mất màu dung dịch Br2 trong CCl4. 2.1.4. Naphtalen làm mất màu dung dịch brom (Bài Stiren và naphtalen, Chương hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên) a. Nguyên liệu và hóa chất : Băng phiến (long não), nước rửa móng tay (chứa thành phần axeton), dung dịch axit axetic, dung dịch brom. Dụng cụ: Cối chày sứ, ống nghiệm, kẹp gỗ.

Hình 2.9: Long não, nước rửa móng tay (axeton) và dung dịch Br2 b.Cách tiến hành:

Nghiền nhỏ long não

-Thêm vào cốc

Sau đó cho 2-3 ml

Thêm 1 ml dung

dạng viên bằng cối

4-5 ml nước rửa

dung dịch thu

dịch Br2.

chày sứ, sau đó cho

móng tay (có chứa

được vào ống

một lượng nhỏ bột

thành phần axeton),

nghiệm.

long não vào cốc thủy

dùng đũa thủy tinh

tinh.

khuấy đều để hòa tan bột long não.

34


Thêm 2-3 giọt axit axetic để làm Quan sát hiện tượng xảy ra.Giải thích và chất xúc tác. Lắc đều ống nghiệm.

viết phương trình phản ứng.

c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng: Mất màu vàng – da cam của dung dịch brom.

Hình 2.10: Long não làm mất màu dung dịch Br2 (xúc tác CH3COOH) Giải thích: Băng phiến (hay còn gọi là long não) chứa thành phần chính là Naphtalen, a b Naphtalen có công thức cấu tạo là

. Naphtalen là chất rắn màu

trắng, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ. Do đó hòa tan băng phiến trong axeton (dung môi hữu cơ). Naphtalen tham gia phản ứng thế khi tác dụng với dung dịch brom (sản phẩm thế vào vị trí số 1(vị trí α) là sản phẩm chính), xúc tác là axit axetic, nên làm màu vàng-da cam của dung dịch brom bị mất.

35


- PTHH: a

Br b

+

Br2

CH3COOH

+

HBr

2.2. Chương trình hóa hữu cơ lớp 12 nâng cao 2.2.1. Tính không no của gốc axit béo của chất béo (Bài Lipit, Chương Este Lipit) a. Nguyên liệu và hóa chất : Tinh dầu dừa, dung dịch Br2. Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ.

Hình 2.11: Dầu dừa và dung dịch Br2 b.Cách tiến hành :

- Cho 2 ml dung dịch brom

Sau đó thêm 2 ml dầu

Lắc kĩ rồi để yên. Quan

vào ống nghiệm.

dừa .

sát hiện tượng xảy ra. Giải thích và viết phương trình phản ứng.

36


c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng:

Hình 2.12: Dầu dừa làm mất màu dung dịch Br2 Giải thích: - Trong thành phần của dầu dừa có: Acid lauric, acid myristic, palmitic, caprylic, capric, stearic, caproic, oleic, linoleic (Acid lauric chiếm tỉ lệ cao nhất). - Dầu dừa là chất béo có chứa các gốc axit béo không no: acid linoleic (chứa 2 nối đôi), acid oleic (chứa 1 nối đôi), khi đó brom cộng vào nối đôi C = C nên làm mất màu dung dịch brom tương tự anken.

Hình 2.13: Công thức cấu tạo của dầu dừa - CH = CH - + Br2 →

-BrCH – CHBr –

2.2.2. Khả năng hoà tan của Lipit trong các dung môi khác nhau (Bài Lipit, Chương Este - Lipit) a. Nguyên liệu và hóa chất: Dầu ăn, xăng, nước cất, dung dịch Br2. Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ.

37


Hình 2.14: Dầu ăn, xăng và dung dịch Br2 b.Cách tiến hành:

- Cho vào lần lượt:

- Sau đó rót tiếp vào 3 ống trên, mỗi

+ Ống nghiệm 1: 2 ml nước cất;

ống 2 ml dầu ăn.

+ Ống nghiệm 2: 2 ml xăng;

- Lắc kĩ rồi để yên. Quan sát hiện

+ Ống nghiệm 3: 2 ml dung dịch Br2.

tượng xảy ra và giải thích.

c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng:

Hình 2.15: Dầu ăn trong nước;dung dịch brom sẽ bị phân lớp. Dầu ăn trong xăng được hoà lẫn vào nhau tạo dung dịch đồng nhất.

38


Giải thích: - Dầu ăn là chất béo có chứa các gốc axit béo không no, nhẹ hơn nước và không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như: ete, clorofom, xăng dầu,… - Khác nhau về sự phân cực giữa dung môi và chất tan: + Chất tan không phân cực tan tốt trong dung môi không phân cực. + Chất tan phân cực tan tốt trong dung môi phân cực. - Dầu ăn, xăng là dung môi không phân cực; nước là dung môi phân cực tốt, dung dịch brom là dung môi phân cực. 2.2.3. Khả năng hoạt động của chất giặt rửa (Bài Chất giặt rửa, Chương Este – Lipit) a. Nguyên liệu và hóa chất : Dầu ăn, dầu gội (chất giặt rửa). Dụng cụ: Ống nghiệm, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh nhỏ, ống nhỏ giọt.

Hình 2.16: Dầu ăn và dầu gội b.Cách tiến hành:

Cho vào cốc thủy tinh Sau đó, thêm 50 ml Dùng đũa thủy tinh Thêm tiếp 25 ml dầu nhỏ 100 ml nước cất.

dầu ăn.

khuấy đều.

gội. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều rồi để yên. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.

39


c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng:

Ban đầu có sự phân lớp giữa dầu Sau khi cho dầu gội vào thì không có ăn và nước.

sự phân lớp giữa dầu ăn và nước

Giải thích:

Hình 2.17: Mô hình phân tử xà phòng - Dầu gội là một chất giặt rửa. - Đặc điểm cấu trúc phân tử chất giặt rửa: Phân tử chất giặt rửa có cấu trúc tương tự hình mẫu “phân tử xà phòng”, đó là gồm một “đầu” ưa nước (đầu phân cực) là nhóm SO3-Na+ nối với một “đuôi” kị nước ưa dầu mỡ, (đuôi dài không phân cực), là nhóm – CxHy (thường x ≥15).Cấu trúc hóa học gồm một đầu ưa nước gắn với một đuôi dài ưa dầu mỡ là hình mẫu chung cho “phân tử chất giặt rửa”. - Cơ chế hoạt động của chất giặt rửa: “Đuôi” ưa dầu mỡ của phân tử chất giặt rửa thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm SO3-Na+ ưa nước lại có xu hướng kéo ra phía các phân tử nước.Kết quả là vết 40


dầu bị phân chia thành những hạt rất nhỏ được giữ chặt bởi các phân tử chất giặt rửa, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi. 2.2.4. Glucozo phản ứng với Cu(OH)2 (Bài Glucozo, Chương Cacbohidrat) a. Nguyên liệu và hóa chất : Nước nho, dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH loãng. Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn.

Hình 2.18: Nước nho, dung dịch CuSO4 và dung dịch NaOH b.Cách tiến hành:

Cho vào ống nghiệm 1 ml

Tiếp tục thêm khoảng 3 ml

Sau đó đun nóng dung

dung dịch CuSO4 và 2 ml

nước nho vào kết tủa trên và

dịch trên ngọn lửa đèn

dung dịch NaOH loãng .

lắc hỗn hợp kết tủa tan. Quan

cồn.

sát hiện tượng.

Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích. Viết phương trình phản ứng.

41


c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng: Kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam, tan trong dung dịch nước nho tạo ra phức chất tan màu xanh thẫm. Khi đun nóng, xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.

Hình 2.19: Kết tủa

Hình 2.20: Dung dịch

Hình 2.21: Kết tủa Cu2O

Cu(OH)2 màu xanh lam.

phức đồng – glucozo có

màu đỏ gạch.

màu xanh thẫm. Giải thích: - Khi cho dung dịch NaOH loãng vào dung dịch CuSO4 (màu xanh nhạt) thì xuất hiện kết tủa màu xanh lam là Cu(OH)2. CuSO4 + 2 NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4 - Glucozo có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. - Là một poliol có nhiều nhóm OH kề nhau nên saccarozo đã phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng – glucozo có màu xanh thẫm. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 à (C6H11O6)2Cu + 2 H2O (phức đồng – glucozo) - Khi đun nóng, glucozo tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm (dung dịch NaOH loãng) tạo kết tủa vàng là CuOH, kết tủa này không bền nên phân hủy thành Cu2O là kết tủa có màu đỏ gạch. Phương trình phản ứng: · CH2OH(CHOH)4CHO + Cu(OH)2 + NaOH · 2 CuOH

CH2OH(CHOH)4COONa + CuOH ↓ + H2O (1)

Cu2O ↓ + H2O (2)

42


à Có thể viết gộp phương trình (1) và (2) như sau: CH2OH(CHOH)4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH

CH2OH(CHOH)4COONa + Cu2O ↓ + 3H2O

2.2.5. Saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 ( Bài Saccarozo, Chương Cacbohidrat) a. Nguyên liệu và hóa chất : Đường cát, dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH. Dụng cụ: Cốc thủy tinh nhỏ, đũa thủy tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ.

Hình 2.22: Nước đường, dung dịch CuSO4 và dung dịch NaOH b.Cách tiến hành:

- Cho vào cốc thủy

Cho vào ống

- Kết tủa đồng (II)

Tiếp tục thêm

tinh nhỏ một lượng

nghiệm một vài giọt

hidroxit màu xanh

khoảng 3 ml nước

nhỏ đường cát trắng.

dung dịch CuSO4.

lam xuất hiện.

đường vào kết tủa

- Sau đó thêm nước

- Sau đó thêm tiếp 1

trên và lắc hỗn

cất, dùng đũa thủy tinh

ml dung dịch NaOH. hợp kết tủa tan.

khấy đều để hòa tan

Quan sát hiện

hết đường, thu được

tượng.

dung dịch nước

Quan sát hiện

đường.

tượng xảy ra và giải thích.

43


c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng: Kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam, tan trong dung dịch nước đường cho dung dịch phức đồng - saccarozo màu xanh thẫm.

Hình 2.23: Phức đồng-saccarozo màu xanh thẫm Giải thích:

Hình 2.24: Phân tử saccarozo - Đường cát là đường mía kết tinh có lẫn tạp chất màu vàng. Saccarozo có trong nhiều loại thực vật và là thành phần chủ yếu của đường mía (từ cây mía). - Là một poliol có nhiều nhóm OH kề nhau nên saccarozo đã phản ứng với Cu(OH)2 sinh ra phức đồng – saccarozo tan có màu xanh lam. 2C12H22O11 + Cu(OH)2 à (C12H21O11)2Cu + 2 H2O 2.2.6. Phân biệt amilozơ và amilopectin (Bài Tinh bột, Chương Cacbohidrat) a. Nguyên liệu và hóa chất : Dung dịch I2; gạo tẻ, gạo nếp. Dụng cụ: Cốc thủy tinh nhỏ, đũa thủy tinh.

44


Hình 2.25: Nếp và gạo b.Cách tiến hành :

- Lần lượt cho vào:

- Thêm vào mỗi cốc 1 giọt dung dịch I2.

+ Cốc 1: Lượng nhỏ gạo tẻ.

Lắc đều cốc thủy tinh.Quan sát hiện tượng

+ Cốc 2: Lượng nhỏ gạo nếp.

xảy ra và giải thích.

- Thêm 100 ml nước cất vào mỗi cốc, khuấy đều bằng đũa thủy tinh. c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng: + Dung dịch trong cốc gạo tẻ thì hoá màu xanh tím. + Dung dịch trong cốc gạo nếp thì hoá màu đỏ tía.

Hình 2.26: Sự hóa màu khác nhau của nếp và gạo trong dung dịch I2

45


Giải thích: - Tinh bột không tan trong nước nguội, trong nước nóng từ 650C trở lên, tinh bột trở thành dung dịch keo nhớt, gọi là hồ tinh bột. - Tinh bột là hỗn hợp không tách rời nhau của amilozo và amilopectin. Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bao bọc nhân amilozo. Amilozo tan được trong nước còn amylopectin hầu như không tan, trong nước trương lên tạo thành hồ. + Trong mỗi hạt tinh bột thông thường: cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì,… thì lượng amilopectin chiếm khoảng 80%, amilozo chiếm khoảng 20%. + Tinh bột trong cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc,…thì lượng amylopectin rất cao, khoảng 98%, amilozo chiếm khoảng 2%.

Hình 2.27: Mô hình phân tử amilozo và amilopectin - Tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozo và amylopectin. + Amilozo chiếm 20-30% khối lượng tinh bột, phân tử amilozo là một chuỗi dài không phân nhánh.Phân tử khối vào khoảng 150.000- 600.000, không duỗi thẳng mà xoắn thành hình lò xo.

Hình 2.28: Phân tử amilozo a) Các gốc α-glucozo nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit; b) Mô hình phân tử amilozo 46


+ Amilopectin chiếm khoảng 70-80% khối lượng tinh bột, có cấu tạo phân nhánh. Phân tử khối vào khoảng 300.000-3.000.000.

Hình 2.29: Mô hình phân tử amilopectin Vì thế khả năng hấp phụ I2 khác nhau giữa hai cấu trúc này dẫn đến tạo nên các phức có màu khác nhau. Đây là một hiện tượng vật lí: Giữa hồ tinh bột và I2 không có phản ứng xảy ra mà iot xâm nhập vào những lỗ trống của những phân tử khổng lồ của hồ tinh bột. Quá trình đi vào, đi ra là thuận nghịch. 2.2.7. Sự hoá màu của tinh bột (Bài Tinh bột, Chương Cacbohidrat) a. Nguyên liệu và hóa chất : Gạo, dung dịch I2. Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đũa thủy tinh.

Hình 2.30: Gạo và dung dịch I2

47


b.Cách tiến hành:

- Cho vào ống nghiệm - Thêm 1 giọt dung dich - Quan sát hiện tượng xảy ra một lượng nhỏ gạo tẻ, I2, sau đó lắc nhẹ. Quan khi đun nóng và khi để sau đó thêm 3 ml nước sát hiện tượng.

nguội. Giải thích hiện tượng.

cất. - Đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn, thu được dung dịch hồ tinh bột. c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng:

Hình 2.31: Dung dịch hồ

Hình 2.32: Khi đun nóng,

Hình 2.33: Khi để nguội

tinh bột đựng trong ống

màu xanh biến mất.

màu xanh tím lại xuất

nghiệm nhuốm màu xanh

hiện.

tím.

48


Giải thích: Vì phân tử tinh bột hấp phụ iot tạo ra màu xanh tím. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím đó. Khi để nguội, iot bị hấp phụ trở lại làm dung dịch có màu xanh tím. 2.2.8. Khả năng phản ứng với axit nitrơ ở nhóm amin (Bài Amino axit, Chương Amin-Amino axit-Protein) a. Nguyên liệu và hóa chất: Mì chính (bột ngọt), muối NaNO2+ dung dịch CH3COOH (tạo với nhau dung dịch không màu). Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ.

Hình 2.34: Bột ngọt, dung dịch NaNO2 và dung dịch NaOH b.Cách tiến hành:

Cho vào cốc thủy tinh 50 ml nước cất, dùng đũa

- Chuẩn bị sẵn 1 ống nghiệm số (1) chứa lượng

- Cho từ từ dung dịch trong ống nghiệm (2) vào

thủy tinh khấy đều, thu được nhỏ mì chính.

ống nghiệm (1) chứa mì

dung dịch NaNO2.

chính.

- Cho vào 1 ống nghiệm số (2) :

- Quan sát hiện tượng xảy

2 ml dung dịch muối NaNO2, sau đó thêm 1ml dung dịch CH3COOH, thu được dung dịch không màu.

49

ra, giải thích và viết phương trình phản ứng.


c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng:

Hình 2.35: Sủi bọt khí N2 Giải thích: HNO2 (tạo thành từ NaNO2 + CH3COOH) phản ứng với nhóm NH2 của mononatri glutamat (là muối mononatri của axit glutamic, và muối này cũng chính là mì chính) cho ra 1 hợp chất tạp chức có chứa nhóm – OH (nhóm OH đã thay thế nhóm NH2) và giải phóng N2: NaNO2 + CH3COOH → HNO2 + CH3COONa

2.2.9. Khả năng đông tụ của prôtêin trong môi trường axit (Bài Amino axit, Chương Amin-Amino axit-Protein) a. Nguyên liệu và hóa chất : Sữa tươi, nước cốt chanh. Dụng cụ: Mặt kính đồng hồ, ống nhỏ giọt.

Hình 2.36: Sữa tươi và nước cốt chanh

50


b.Cách tiến hành:

Cho 1 ít sữa tươi lên mặt kính Sau đó, nhỏ 4-5 giọt nước cốt đồng hồ.

chanh, lắc nhẹ mặt kính. Quan sát hiện tượng và giải thích.

c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng: Sữa bị đông tụ lại tạo thành các ván sữa.

Hình 2.37: Ván sữa Giải thích: - Sữa là một nguồn protein tuyệt vời, bởi các protein trong sữa có cấu trúc phân tử lớn, không hòa tan trong nước. Có hai loại protein trong sữa là casein và whey. - Trong quả chanh, hàm lượng axit xitric (axit 2-hidroxipropan-1,2,3tricacboxylic hay còn gọi là axit limonic) được tìm thấy là nhiều nhất (chiếm khoảng 8% khối lượng khô của quả chanh ).

Hình 2.38: Công thức cấu tạo thu gọn nhất và mô hình rỗng của axit xitric

51


- CTCT thu gọn của axit xitric:

COOH HOOC CH2 C CH2 COOH OH Chính axit này làm cho chanh có vị chua, và axit này làm cho protein trong sữa đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch tạo thành ván sữa. Hiện tượng này được gọi là sự đông tụ protein. 2.2.10. Khả năng phản ứng màu đặc trưng của protein với HNO3 đặc ( Bài Peptit và protein, Chương Amin – Aminoaxit – Protein ) a. Nguyên liệu và hóa chất: Lòng trắng trứng của trứng gà, dung dịch HNO3 đặc. Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn.

Hình 2.39: Lòng trắng trứng và dung dịch HNO3 b. Cách tiến hành:

Cho 2-3 ml lòng trắng trứng Nhỏ vào ống nghiệm 1ml Đun nóng nhẹ ống (anbumin) vào một ống dung dịch HNO3 đậm đặc, nghiệm 1-2 phút. Quan nghiệm.

lắc nhẹ ống nghiệm.

sát hiện tượng và giải thích.

52


c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng: - Nhỏ dung dịch HNO3 đậm đặc vào lòng trắng trứng (anbumin) thì lòng trắng trứng bị đông tụ lại, xuất hiện kết tủa màu vàng. - Khi đun nóng nhẹ ống nghiệm 1-2 phút thì màu vàng xuất hiện nhanh hơn, tạo ra màu đặc trưng của hỗn hợp là màu vàng hoàng yến ( màu vàng của lông chim hoàng yến).

Hình 2.40: Kết tủa màu vàng đặc trưng Giải thích: - Anbumin của lòng trắng trứng là dạng protein hình cầu. - Nhóm -C6H5OH của một số gốc amino axit trong protein đã phản ứng với HNO3 Cho hợp chất mới mang nhóm NO2 có màu vàng, đồng thời protein bị đông tụ bởi HNO3 thành kết tủa.

2.2.11. Khả năng phản ứng màu đặc trưng của protein với Cu(OH)2 (phản ứng biure) (Bài Peptit và protein, Chương Amin – Aminoaxit – Protein) a. Nguyên liệu và hóa chất: Lòng trắng trứng của trứng gà, dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH loãng. Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ.

53


Hình 2.41: Lòng trắng trứng, dung dịch CuSO4 và dung dịch NaOH b. Cách tiến hành:

Nhỏ vào ống nghiệm 1 ml dung dịch Cho 4 ml lòng trắng trứng CuSO4 và 1 giọt dung dịch NaOH

(anbumin) vào ống nghiệm.

loãng, lắc nhẹ ống nghiệm, xuất hiện Quan sát hiện tượng và giải kết tủa màu xanh lam Cu(OH)2.

thích.

c. Hiện tượng và giải thích: Hiện tượng: - Khi cho dung dịch NaOH loãng vào dung dịch CuSO4 (màu xanh nhạt) thì xuất hiện kết tủa màu xanh lam. - Cho tiếp dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm rồi lắc nhẹ thì kết tủa tan và thu được phức chất có màu tím đặc trưng (màu tím của hoa bèo tây hay còn gọi là hoa lục bình). Giải thích: - Anbumin của lòng trắng trứng là dạng protein hình cầu. - Kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam tạo từ phản ứng:

54


CuSO4 + 2 NaOH à Cu(OH)2 + Na2SO4 đã phản ứng với 2 nhóm peptit (CO – NH) tạo phức chất có màu tím đặc trưng. - Trong môi trường OH-, protein tham gia phản ứng thủy phân tạo amino axit, sau đó tham gia phản ứng tạo phức với Cu2+:

Nhận xét: Trong đó phức chất được tạo ra giữa Cu tạo 2 liên kết trực tiếp với 2 Oxi và tạo 2 liên kết hidro với 2 Nitơ. Đây là phản ứng đặc trưng của liên kết pepetit (-CONH-), tất cả các chất có từ 2 liên kết peptit trở nên đều có phản ứng này. 2.2.12. Hoà tan polime trong dung môi hữu cơ (Bài Vật liệu polime; Chương Polime và vật liệu polime) a. Nguyên liệu và hóa chất: Xốp, Xăng Dụng cụ: Cốc thủy tinh nhỏ.

Hình 2.42: Xăng và xốp

55


b.Cách tiến hành:

Cho sẵn vào cốc thủy tinh nhỏ 100 ml

Sau đó cho lần lượt 2-3 miếng xốp nhỏ

xăng.

vào cốc. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.

c. Hiện tượng và giải thích Hiện tượng:

Hình 2.43: Xốp tan hoàn toàn trong xăng Giải thích:

Hình 2.44: Polistiren

56


- Xốp là một vật liệu polime, được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp polistiren. Không tan trong các dung môi thường nhưng tan được trong các dung môi thích hợp như xăng,… tạo ra dung dịch nhớt.

57


CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ GIÁO ÁN CÓ DÙNG CÁC THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG HÓA CHẤT LÀ CÁC VẬT LIỆU CÓ TRONG ĐỜI SỐNG 3.1. Giáo án bài “Ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng” Sử dụng: Video thí nghiệm về phản ứng thế H của nhóm OH ancol: Cho rượu tuyệt đối (99,99%); rượu gạo; nước cất tác dụng với kim loại Na, thử sản phẩm bằng dung dịch phenolphtalein. (Theo hướng nghiên cứu bài mới) Bài 54: ANCOL: TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG I. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 1. Kiến thức Học sinh biết: - Tính chất hóa học của ancol: thế H ở nhóm –OH ancol, phản ứng thế nhóm – OHancol, phản ứng tách nước, phản ứng oxi hóa. - Phương pháp điều chế, ứng dụng của etanol và metanol. Học sinh hiểu : - Tính chất hoá học của ancol: Phản ứng thế H của nhóm -OH (phản ứng chung của ancol R - OH, phản ứng riêng của glixerol); Phản ứng thế nhóm -OH ancol (phản ứng với axit, phản ứng với ancol); Phản ứng tách nước ; Phản ứng oxi hóa. 2. Kĩ năng - Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của ancol: phản ứng thế nguyên tử H của nhóm – OH, phản ứng thế nhóm OH ancol, phản ứng tách nước theo quy tắc Zai-xep, phản ứng oxi hóa. - Giải được bài tập : Phân biệt được ancol no, đơn chức với ancol no, đa chức bằng phương pháp hoá học; xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol; một số bài tập có nội dung liên quan.

58


- Biết cách tiến hành thí nghiệm và hợp tác nhóm, rèn kỹ năng quan sát, phân tích và giải thích hiện tượng thí nghiệm. 3. Trọng tâm - Tính chất hoá học của ancol: Phản ứng thế H của nhóm -OH (phản ứng chung của ancol R - OH, phản ứng riêng của glixerol); Phản ứng thế nhóm -OH ancol (phản ứng với axit, phản ứng với ancol); Phản ứng tách nước ; Phản ứng oxi hóa. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Nguyên liệu và hóa chất : Rượu tuyệt đối( 99,99%) ; rượu gạo; nước cất; kim loại Na, dung dịch phenolphtalein. - Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, kẹp sắt. - Giáo án, SGK lớp 11 Nâng cao. 2. Học sinh: - Ôn lại bài: “Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí”. - Xem bài trước khi đến lớp. - SGK lớp 11 Nâng cao. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Sử dụng phương tiện trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thuyết trình, tư duy logic. IV. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Viết tất cả các công thức cấu tạo của ancol có CTPT là C4H10O. Sau đó gọi tên thay thế, tên thông thường (nếu có) và cho biết bậc của các ancol đó. 3. Giảng bài mới Vào bài: Ở tiết trước, các em đã học bài “Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí”.Với đặc điểm cấu tạo, các dạng liên kết trong phân tử ancol và liên kết hidro giữa các phân tử ancol thì ancol sẽ có tính chất hóa học như thế nào, điều chế và

59


ứng dụng ra sao? Để hiểu rõ về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài 54: “Ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng”. Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tính chất I. Tính chất hóa học hóa học của ancol.

Do sự phân cực của các liên kết trong

GV yêu cầu HS viết công thức cấu tạo của

phân tử ancol nên các phản ứng hóa học

ancol isopropylic.

của ancol xảy ra chủ yếu ở nhóm chức –

HS trả lời.

OH. Bao gồm:

GV yêu cầu HS nhắc lại về đặc điểm cấu tạo của phân tử ancol.

- Liên kết O – H: Phản ứng thế nguyên tử H trong nhóm – OH.

HS trả lời.

- Liên kết C – O: Phản ứng thế cả

GV: Từ đặc điểm cấu tạo dẫn dắt HS rút ra

nhóm OH, Phản ứng tách nhóm – OH

nhận xét về tính chất hóa học của ancol.

cùng với nguyên tử H trong gốc hidrocacbon. Ngoài ra, ancol còn có phản ứng oxi hóa (là phản ứng hóa học chung của các hợp chất hữu cơ).

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng thế H

1. Phản ứng thế H của nhóm OH ancol a) Phản ứng chung của ancol

của nhóm OH ancol

GV trình chiếu cho HS xem video thí nghiệm - Ancol + Na " Ancolat + H2# về phản ứng thế H của nhóm OH ancol

CnH2n+1O-H + Na ž CnH2n+1O-Na + H2

(Theo hướng nghiên cứu):

So với nước, ancol phản ứng với Na kém

Cho rượu tuyệt đối (99,99%) ; rượu gạo;

mãnh liệt hơn.

nước cất tác dụng với kim loại Na, thử sản

- Ancol hầu như không phản ứng được

phẩm bằng dung dịch phenolphthalein.

với NaOH, mà ngược lại, natri ancolat bị

GV yêu cầu HS dưới lớp quan sát hiện tượng

thủy phân hoàn toàn.

thí nghiệm, sau đó dựa vào SGK giải thích

RO-Na + H2O ž RO-H + NaOH

hiện tượng, viết PTPU.

b) Phản ứng riêng của glixerol

HS trả lời.

Poliancol ( ancol đa chức ) + Cu(OH)2 ž

GV nhận xét và bổ sung.

phức chất tan, màu xanh lam. 60


GV gọi HS nêu kết luận về khả năng tham

VD:

gia phản ứng thế H của nhóm OH ancol. HS tham khảo SGK trả lời. GV chú ý cho HS: Phản ứng riêng của

°Dùng phản ừng này để phân biệt ancol

glixerol là phản ứng dùng để nhận biết glixerol và các poliancol mà các nhóm –OH đính với những nguyên tử C cạnh nhau,

đa chức (có các nhóm OH đính với những nguyên tử C cạnh nhau, chẳng hạn như etylen glicol) với ancol đơn

chẳng hạn như etylen glicol, glixerol.

chức.

GV yêu cầu HS: Về nhà viết PTHH: Etylen glicol tác dụng với Cu(OH)2. HS: Ghi bài. Hoạt động 3: Phản ứng thế nhóm OH

2. Phản ứng thế nhóm OH ancol

ancol

a) Phản ứng với axit

GV trình bày tiến trình thí nghiệm: Ancol isoamylic phản ứng với nước, với axit sunfuric (loãng, đậm đặc), sau đó yêu cầu HS dự đoán hiện tượng và giải thích. VD:

HS dựa vào SGK và trả lời. GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng với ancol, tương tự như phản ứng của ancol với axit. GV tổng kết kiến thức và nhấn mạnh về điều kiện phản ứng .

C2H5-OH + H-Cl " C2H5Cl + H2O

C2H5-OH + H-ONO2 " C2H5 – O – NO2 + H2O

Nhận xét: Ancol tác dụng với các axit mạnh như axit sunfuric đậm đặc lạnh, axit nitric đậm đặc, axit halogenhidric bốc khói. Nhóm OH ancol bị thế bởi gốc axit (A).

GV yêu cầu HS cho biết: Khi có n ancol khác nhau tham gia phản ứng tạo ete thì thu được bao nhiêu ete? Từ đó, hướng dẫn HS rút ra nhận xét về số ete có thể tạo thành.

b) Phản ứng với ancol Khi có H 2SO4 đặc ở 140oC, cứ 2 phân tử ancol tách 1 phân tử H2O tạo ra ete: Ete

61


VD: Đietyl ete

Nhận xét: - nancol = n ete + nH2O

- Có n ancol khác nhau tham gia phản ete, trong

ứng tạo ete thì thu được đó có n ete đối xứng.

Lưu ý: Ancol metylic (CH3OH)không có phản ứng mất nước tạo anken, mà tạo dimetyl ete vì phân tử chỉ có 1 C. 3. Phản ứng tách nước.

Hoạt động 4: Phản ứng tách nước

o GV trình bày điều kiện phản ứng và cách viết Khi đun với H2SO4 đặc ở 170 C, cứ mỗi

phương trình phản ứng tách nước. Lưu ý cho

phân tử ancol tách 1 phân tử nước, tạo

HS về nhiệt độ phản ứng so với phản ứng tạo

thành 1 phân tử anken:

ete. GV yêu cầu HS viết phương trình tách nước

VD:

của propan – 1 – ol.

H2SO4 đ 140oC

HS lên bảng viết. GV đặt vấn đề cho HS với phản ứng tách nước của propan – 2 – ol. Từ đó học sinh

Hướng của phản ứng tách nước nội phân tử tuân theo quy tắc Zai-xép. Quy tắc Zai – xép: SGK

phát biểu quy tắc Zai - xếp.

VD: Sản phẩm chính

Sản phẩm phụ

Hoạt động 5: Phản ứng oxi hóa

4. Phản ứng oxi hóa

GV: Với các hợp chất hữu cơ thì khi oxi hóa

a) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

hoàn toàn ta luôn thu được khí cacbonic và

62


PTTQ:

hơi nước. Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH đối với 1 hợp chất hữu cơ nào đó đã học. GV viết phương trình tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở.

CnH2n+2O +

O2 " nCO2 + (n+1)H2O

Nhận xét: + Số mol CO2 < số mol H2O.

HS nhận xét về số mol CO2 và H2O.

VD: C2H5OH + O2 " 2CO2 + 3H2O GV hỏi HS:

b) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

+ Nếu quá trình oxi hóa không hoàn toàn thì

PTTQ:

thu được sản phẩm đối với mỗi loại ancol

- Ancol bậc I:

(Ancol bậc I, bậc II và bậc III).

R - CH2 – OH + CuO " RCHO + Cu + H2O

Ancol bậc I

+ Viết PTHH minh họa. HS tham khảo SGK, sau đó lên bảng viết PTHH.

Andehit

- Ancol bậc II: H C

R

R' + CuO

R

C

R'

O

OH

Ancol bậc II

Xeton + Cu + H2O

- Ancol bậc III không phản ứng, khi gặp chất oxi hóa mạnh thì gãy mạch cacbon. VD: CH3 – CH2 – OH + CuO " CH3 – CHO + Cu + H2O

Ancol etylic

Axetandehit

Hoạt động 6: Điều chế và ứng dụng.

II. Điều chế và ứng dụng

GV liên kết với bài Anken đã học và cách

1. Điều chế

nấu rượu trong dân gian để dẫn dắt HS vào

a) Điều chế etanol trong công nghiệp

phương pháp điều chế ancol trong công

- Hidrat hóa etilen xúc tác axit

nghiệp. HS: Lắng nghe. 63


- Lên men tinh bột: +H2O

Enzim

(C6H10O5)n Enzim

C6H12O6

C2H5OH

b) Điều chế metanol trong công nghiệp Metanol được sản xuất từ metan theo hai cách sau: 0

xt ,t ® CO + 3H2 CH4 + H2O ¾¾¾

CO + 2H2 2CH4 + O2

ZnO ,CrO3 ¾¾¾¾¾ ® 4000 C ,200 atm CuO ¾¾¾¾¾ ® 2000 C ,100 atm

GV: Yêu cầu HS tham khảo SGK, sau đó gọi 2. Ứng dụng: SGK 1 em nêu ứng dụng của etanol, 1 em nêu ứng dụng của metanol. HS: Tham khảo SGK trả lời. GV: Nhận xét và rút ra những ý chính. GV liên hệ kiến thức với các vấn đề xã hội, môi trường để giáo dục môt trường, nâng cao nhận thức cho HS và từ đó có thể sử dụng đúng cách. HS: Lắng nghe. Hoạt động 7: Củng cố và dặn dò Củng cố: HS tóm tắt lại nội dung cơ bản. Bài tập về nhà: 1 ® 8 ( SGK trang 228,229).

64

CH3OH 2 CH3OH


3.2. Giáo án bài “Thực hành: Tính chất của hidrocacbon không no” Sử dụng: Thí nghiệm “Nước cà chua làm mất màu dung dịch brom” (GV hướng dẫn HS tự làm TN) hoặc video thí nghiệm “Nước cà chua làm mất màu dung dịch brom” khi dạy bài thực hành.

Bài 45:

THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA HIDROCACBON KHÔNG NO

I. Chuẩn kiến thức – kĩ năng: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về điều chế và thử tính chất của hidrocacbon không no: etilen, axetilen, tecpen. 2. Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ, hóa chất thực hiện an toàn, thành công của thí nghiệm. - Quan sát các hiện tượng xảy ra,vận dụng kiến thức giải thích, viết PTHH của phản ứng. - Viết tường trình thí nghiệm. 3. Trọng tâm: Điều chế và thử tính chất của etilen, axetilen. II. Chuẩn bị 1. Hóa chất - Dung dịch brom + Dung dịch KMnO4. - CaC2 (đất đèn) rắn. - Nước cất. - Dung dịch AgNO3 + Dung dịch NH3. - Nước cà chua. 2. Dụng cụ - 4 ống nghiệm + 2 kẹp gỗ + 1 giá đựng ống nghiệm. - Nút cao su có ống dẫn khí. - 1 đèn cồn + 1 hộp diêm.

65


3. Giáo viên Yêu cầu HS tìm hiểu cách tiến hành các thí nghiệm điều chế axetilen và thử tính chất, thí nghiệm nước cà chua với dung dịch brom, xem lí thuyết của bài tecpen và chuẩn bị các hóa chất cần thiết cho bài thí nghiệm. 4. Học sinh - Ôn tập những kiến thức liên quan đến các thí nghiệm trong bài thưc hành. - Nghiên cứu trước để biết dụng cụ, hóa chất, cách thực hiện từng thí nghiệm. - Đọc kĩ qui trình tiến hành và hoàn thành phần chuẩn bị cho tiết thực hành. III. Thiết kế hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ổn định lớp - GV cho HS vào phòng thí nghiệm. - Phân vị trí để cặp sách theo 2 giá ở cuối phòng. - Tổ trưởng nhận áo blouse phát cho cả tổ. - HS ngồi theo vị trí GV phân công. Hoạt động 2: Kiểm tra GV hỏi HS: - Sẽ thực hiện các thí nghiệm nào? - Cách tiến hành các thí nghiệm sẽ làm. GV nhắc nhở HS: - Nhắc nhở các thao tác cần lưu ý trong thí nghiệm, đảm bảo an toàn. - Hóa chất chỉ lấy một lượng nhỏ và phù hợp (bằng ½ lóng tay), không di chuyển các lọ hóa chất trong phòng thí nghiệm, không đi qua vị trí của nhóm khác. - Không viết vẽ bậy lên áo blouse. Hoạt động 3: Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm TN1: Điều chế và thử tính chất của axetilen - Thực hiện 4 thí nghiệm: Điều chế axetilen và cho tác dụng lần lượt với dung dịch Br2, dung dịch AgNO3/ NH3, dung dịch KMnO4. - Trước tiên, chuẩn bị 3 ống nghiệm đựng: + Ống 1: dung dịch Br2;

66


+ Ống 2: dung dịch AgNO3/NH3; (cho từ từ dung dịch NH3vào dung dịch AgNO3 cho đến khi kết tủa tan hoàn toàn, thu được dung dịch trong suốt). + Ống 3: dung dịch KMnO4. - Thực hiện phản ứng điều chế axetilen trước rồi lần lượt sục thẳng khí vào 3 ống nghiệm trên. - Hóa chất chỉ lấy một lượng bằng ½ lóng tay. - Các nhóm chuẩn bị xong 3 ống nghiệm trên và 1 ống nghiệm chứa sẵn nước thì lên báo với GV để nhận đất đèn. TN2: Phản ứng của tecpen với nước brom - Lấy nước cà chua cho vào ống nghiệm, sau đó nhỏ từ từ dung dịch Br2 (màu vàng nhạt) và quan sát sự thay đổi màu của dung dịch Br2. Hoạt động 4: Tiến hành thí nghiệm - HS tiến hành thí nghiệm theo đúng sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát các nhóm tiến hành thí nghiệm. Hoạt đông 5: HS viết tường trình Hoạt động 6: Dọn vệ sinh cuối giờ - GV phân công HS dọn dẹp vệ sinh: + Quét lớp theo từng khu vực (3 HS); + Lau các giá gương thí nghiệm (4 HS); + Sắp xếp, lau chùi bàn GV (2 HS); + Sắp xếp bàn hóa chất gọn gàng, trật tự, quay nhãn gián tên hóa chất ra phía ngoài, sau đó lau dọn bàn hóa chất (2 HS); + Trước khi rời khỏi phòng phải tắt điện, quạt, nước (1 HS); + Dọn rác 2 mương nước sử dụng bao tay) (4 HS); + Kiểm tra giá treo áo blouse (lớp phó lao động); + Kiểm tra chung (lớp trưởng). 3.3. Giáo án bài “ Ankin (tiết 1)” Sử dụng: Thí nghiệm “Nước cà chua làm mất màu dung dịch brom” (GV hướng dẫn HS tự làm TN) để kiểm tra bài cũ.

67


Chương VI: HIDROCACBON KHÔNG NO BÀI 43: ANKIN (tiết 1) I. Chuẩn kiến thức và kĩ năng 1. Kiến thức Biết được : - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của ankin. - Phương pháp điều chế và ứng dụng axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. 2. Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể. - Đọc tên ankin theo tên thay thế và tên thông thường đối với 1 số chất. 3. Trọng tâm - Đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của ankin. - Phương pháp điều chế và ứng dụng axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp II. Phương pháp - Đàm thoại, nêu vấn đề; - Hoạt động nhóm; - Trực quan sinh động. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Giáo án. - Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: Nước cà chua, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2; ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm. - Mô hình phân tử axetilen. - Hình vẽ công thức cấu tạo của Licopen (có trong nước cà chua)

68


2. Học sinh: Học bài cũ và xem trước bài mới. IV. Nội dụng tiết học 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Em hãy cho biết tecpen là gì? Tecpen có nhiều trong tinh dầu thảo mộc nào? Hướng dẫn HS tự làm TN: Nước cà chua tác dụng với dung dịch KMnO4 và dung dịch Br2. Nêu hiện tượng và giải thích. Đáp án: Tecpen là tên gọi nhóm hidrocacbon không no thường có công thức chung là (C5H8)n (n ≥ 2), thường gặp trong giới thực vật, có nhiều trong tinh dầu thảo mộc như tinh dầu thông, sả, quế, chanh, cam,… Thí nghiệm: Nước cà chua tác dụng với dung dịch KMnO4 và dung dịch Br2. Hiện tượng: Nước cà chua làm mất màu dung dịch KMnO4 và dung dịch Br2. Giải thích: - Trong quả cà chua chín có chứa sắc tố Licopen. - Licopen có công thức phân tử là C40H56, là một chuỗi hidrocacbon tạo từ 8 đơn vị isopren, gồm có 40 nguyên tử nguyên tử cacbon, chứa 13 nối đôi trong đó có 11 nối đôi liên hợp và 2 nối đôi không liên hợp, hai vòng cacbon ở hai đầu mạch của Licopen không kín. - Licopen có công thức cấu tạo thu gọn như sau: (GV dán hình vẽ này lên bảng)

- Do đó, Licopen có tính chất hóa học đặc trưng tương tự ankadien (có 11 liên kết đôi liên hợp) và tương tự anken (có 2 nối đôi không liên hợp), đều là hidrocacbon không no, chính điều này làm cho nước cà chua có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím, dung dịch brom.

69


→ Qua đây,GV có thể củng cố kiến thức lại cho HS: Anken và ankadien mất màu dung dịch thuốc tím, dung dịch brom. 3. Vào bài mới Ở các tiết trước các em đã học các hiđrocabon không no trong phân tử có liên kết đôi ví dụ như anken có 1 liên kết đôi và ankadien có 2 liên kết đôi, bài này chúng ta sẽ nghiên cứu một hợp chất mới có 1 liên kết 3 trong phân tử. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm 1 hợp chất hidrocacbon không no nữa đó là Ankin. 4. Nội dung bài học Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

Hoạt động 1: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

Ankin

GV viết các công thức cấu

hidrocacbon mạch hở Có 1 liên kết C CnH2n-2 (n )

tạo sau lên bảng: HC≡CH

C

HC≡C−CH3

Đồng đẳng: C2H2, C3H4, C4H6, …..CnH2n-2

CH3−C≡C−CH3

(n

GV: Yêu cầu HS nêu nhận HS: xét về đặc điểm cấu tạo Các hidrocacbon có của các công thức trên.

mạch hở và

GV nhận xét và thông báo có 1 liên kết 3.

Đồng phân Ví dụ: C5H8

Mạch C (n Vị trí liên kết C≡C (n

HC≡C−CH2-CH2-CH3 (1)

cho HS đó là các ankin. HS: Ankin là những Pent-1-in ( n-propylaxetilen) Vậy em nào có thể phát hidrocacbon mạch CH −C≡C−CH -CH (2) 3

biểu định nghĩa ankin?

2

hở có 1 liên kết ba Pent-2-in ( etylmetylaxetilen) trong phân tử. HC≡C−CH(CH )-CH (3) 3

GV: Giới thiệu ankin đơn

3

3

giản nhất là C2H2

HS: Những hợp chất 3-metylbut-1-in ( isopropylaxetilen) có thành phần phân (1) (3) và (2)(3): Đồng phân mạch C.

(HC≡CH), tên thông

tử hơn kém nhau

thường là axetilen;

một hay nhiều nhóm 70

(1)(2): Đồng phân vị trí liên kết 3.


yêu cầu HS nhắc lại khái CH2 nhưng có tính Danh pháp: niệm đồng đẳng.

chất hóa học tương + Tên thay thế: tự nhau là những Tên ankin = số chỉ vị trí nhánh - tên nhánh chất chúng

GV: Vậy khi cô thêm 1

đồng hợp

đẳng, + tên mạch chính + số chỉ vị trí nối ba + thành in.

dãy đồng đẳng.

+ Tên thường:

HS: C3H4.

Tên gốc ankyl gắn với C mang liên kết ba

nhóm CH2 vào công thức

+ axetilen.

C2H2, cô thu được công

Ví dụ:

thức nào?

CH≡CH : Axetilen

GV: Nếu cô tiếp tục thêm

CH≡C-CH3 : Metylaxetilen.

HS: CnH2n-2 (n

nhóm CH2 vào C3H4, cô được công thức C4H6, khi thêm nữa chúng ta sẽ thu được dãy đồng đẳng của axetilen. Vậy nếu cô gọi số nguyên tử C là n, thì ta thu được CTTQ là gì? GV: Các em thấy CTTQ

HS: Ankadien

CnH2n-2 giống với công thức hidrocacbon không no nào các em đã học? GV: Vậy để làm thế nào

HS: CnH2n-2 (n

để biết khi nào CTTQ

với 1 liên kết ba.

CnH2n-2 là của ankin? GV đặt ra các vấn đề sau yêu cầu HS trả lời: - Anken có những loại Anken có các loại đồng phân cấu tạo nào? đồng phân cấu tạo : - Tương tự anken yêu cầu + Đồng phân mạch 71


HS nêu các loại đồng phân C. của ankin.

+ Đồng phân vị trí liên kết đôi. HS nghiên cứu SGK, trả lời: Đồng phân của ankin: + Mạch C (C ≥ 5) + Vị trí liên kết 3 (C ≥ 4)

GV: Cho hợp chất có HS: Lên bảng viết. CTPT C5H8, yêu cầu HS lên viết các CTCT của ankin tương ứng với CTPT trên. GV: Yêu cầu cặp công HS: Trả lời. thức nào là đồng phân mạch C với nhau? Cặp công thức nào là đồng phân vị trí liên kết 3 với nhau. GV: Yêu cầu HS nghiên HS: Theo IUPAC, cứu cách gọi tên của ankin cách gọi tên của theo IUPAC rồi so sánh anken với anken.

ankin

giống nhau chỉ thay đuôi “en” bằng đuôi “in”.

GV: Yêu cầu HS gọi tên HS: Gọi tên thay thay thế của các công thức thế. đã cho ở trên. 72


GV: Bổ sung tên thường HS: Gọi tên thông của ankin cho học sinh.

thường.

Tên thường: Tên gốc ankyl gắn với C mang liên kết ba + axetilen. GV: Yêu cầu HS gọi tên thông thường của các chất đã cho ở trên. II. Tính chất vật lý Hoạt động 2: Tính chất

II. Tính chất vật lý

vật lý

- Các ankin theo chiều tăng của phân tử

GV có thể yêu cầu HS HS:

khối:

nghiên cứu bảng 6.12 SGK - Nhiệt độ nóng + t0s tăng dần. cho biết :

chảy biến đổi không + t0nc biến đổi không đều. + Khối lượng riêng tăng dần.

Quy luật biến đổi nhiệt độ đều.

nóng chảy, nhiệt độ sôi, - Khối lượng riêng - Các ankin cũng không tan trong nước và khối lượng riêng; khả năng tăng dần và nhỏ hơn nhẹ hơn nước. tan của các ankin trong nước. nước.

- Nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối. Giống

ankan

anken, các ankin cũng

không

tan

trong nước và nhẹ hơn nước.

73


III. Cấu trúc phân tử Hoạt động 3: Cấu trúc

III. Cấu trúc phân tử

phân tử

- Nguyên tử C mang liên kết 3 ở trạng thái

GV: Cho HS quan sát mô + Nguyên tử C lai hoá sp (lai hóa đường thẳng) → góc hình phân tử axetilen, đại mang liên kết 3 ở liên kết (HCC) = 1800. diện cho ankin.

trạng

thái lai hóa - Liên kết ba C≡C gồm 1 liên kết σ bền và

Hãy cho biết đặc điểm cấu sp(lai hóa đường 2 liên kết π kém bền. trúc phân tử ankin:

thẳng).

- 2 nguyên tử C mang liên kết ba C≡C và

+Trạng thái lai hoá của C + Góc liên kết

2 nguyên tử liên kết trực tiếp với chúng

mang liên kết ba;

(HCC) = 1800.

+Góc liên kết (HCC).

+ 2 nguyên tử C và

nằm trên một đường thẳng.

các nguyên tử liên kết trực tiếp với nó nằm trên một đường thẳng. IV. Điều chế- Ứng dụng: Hoạt động 6: Điều chế -

1. Điều chế:

Ứng dụng

a. Trong phòng thí nghiệm:

GV yêu cầu HS nghiên cứu HS trả lời.

CaC2 ( đất đèn) + H2O → Ca(OH)2 + C2H2 ↑

SGK và nêu cách điều chế

b. Trong công nghiệp:

C2H2

Đi từ dầu mỏ:

nghiệm

trong và

phòng trong

thí

2 CH4

công

1500C, làm

lạnh nhanh

C2H2 + 3 H2

nghiệp.

2. Ứng dụng:

GV gọi HS nêu ứng dụng HS nghiên cứu

- Dùng trong đèn xì axetilen-oxi để hàn

của ankin.

cắt kim loại.

SGK trả lời.

- Nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ cơ bản: vinyl clorua, vinyl axetat, vinylaxetilen, andehit axetic,…

74


5. Củng cố và dặn dò - Củng cố: GV cho HS làm bài tập 1 và 5a SGK/178, 179. - Dặn dò: + Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới phần “Tính chất hóa học của ankin”. + Làm bài tập 2 SGK trang 178. 3.4. Giáo án bài “ Stiren và naphtalen” Sử dụng: Long não (chứa thành phần chính là naphtalen) dạng bột và dạng viên; GV hướng dẫn HS tự làm thí nghiệm về tính tan của long não dạng bột trong nước và trong dầu hỏa. Đồng thời, cho HS quan sát long não (dạng bột và dạng viên) về trạng thái, màu sắc, mùi để HS tự rút ra tính chất vật lí của naphtalen. (Theo hướng nghiên cứu bài mới)

BÀI 47: STIREN VÀ NAPHTALEN I. CHUẨN KĨ NĂNG – KIẾN THỨC 1. Về kiến thức - Học sinh biết: + Cấu tạo, tính chất, ứng dụng của stiren và naphtalen. - Học sinh hiểu: + Cách xác định công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ bằng phương pháp hóa học. + Tính chất hóa học của stiren và naphtalen, có gì giống và khác so với benzen và những hiđrocacbon đã học. - Học sinh vận dụng: + Viết công thức cấu tạo, viết được các phương trình minh họa tính chất hóa học của stiren và naphtalen. 2. Về kĩ năng - Vận dụng viết một số phương trình chứng minh tính chất hóa học của stiren và naphtalen. - Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hóa học.

75


- Giải các bài toán liên quan: tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp. 3. Về trọng tâm: - Cấu tạo, tính chất hóa học của stiren và naphtalen. II. PHƯƠNG PHÁP - Đàm thoại gợi mở kết hợp thuyết trình. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo viên chuẩn bị giáo án đầy đủ. - Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm: Long não dạng viên và dạng bột, nước cất, dầu hỏa, 2 cốc thủy tinh 200ml, đũa thủy tinh. - Mô hình phân tử stiren. 2. Học sinh - Học bài cũ. - Xem trước bài mới. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: ( Viết trong bảng phụ) etylbenzen

Metan → axetilen → benzen → brombenzen

TNB ( 1,3,5-trinitrobenzen)

76


3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học

Nội dung ghi bảng

sinh

I. STIREN Hoạt động 1: Tính chất vật lý và

1. Tính chất vật lý và cấu tạo

cấu tạo

- Stiren là một chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK không tan trong nước. và nêu tính chất vật lý của stiren.

- CTPT: C8H8

- HS: Tham khảo SGK và trả lời.

- CTCT:

- GV: Đưa ra các phân tích về

CH=CH2

CH=CH2

stiren: + Từ phân tích định lượng, người ta thu được công thức phân tử của stiren là C8H8.

hoặc - Tên gọi: Stiren (vinylbenzen, phenyletilen)

+ Khi đun nóng stiren với dung dịch kali pemanganat rồi axit hóa thì thu được axit benzoic → Có 1 vòng benzen với nhóm thế: C6H5-R với R là C2H3. + Stiren làm mất màu nước brom → Nhóm C2H3 có chứa liên kết đôi, đó là nhóm vinyl: CH2=CH-. Từ các dữ kiện trên, GV gọi 1 HS tham khảo SGK lên bảng viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của stiren. - HS: Trả lời. - GV: Yêu cầu 1 HS nêu tên gọi khác của stiren. - HS: Trả lời. 77


- GV: Nhận xét và bổ sung. Hoạt động 2: Tính chất hóa học

2. Tính chất hoá học

- GV: Yêu cầu nhìn vào mô hình của stiren, phân tích cấu tạo và từ đó dự đoán tính chất hóa học của stiren. - HS: Stiren có: + 1 vòng benzen + 1 liên kết đôi ngoài vòng benzen. → Stiren có tính không no của liên kết đôi tương tự anken và có tính thơm của vòng benzen tương tự benzen. - GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng viết phương trình stiren cộng X2 (Cl2, Br2). - HS: Lên bảng viết. - GV: Nhận xét và bổ sung: Phản ứng này dùng để nhận biết stiren.

* Stiren có: + 1 vòng benzen → có tính thơm của hidrocacbon thơm. + 1 liên kết đôi ngoài vòng benzen → có tính không no của liên kết đôi tương tự anken. a. Phản ứng cộng - Cộng X2(Cl2, Br2) vào nhóm vinyl tương tự anken. + Hiện tượng: Stiren làm mất màu dd Br2. + PTPU: C6H5 CH=CH2

+

Br2

C6H5 CH CH2 Br Br

→ Phản ứng này dùng để nhận biết stiren. - GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng viết

- Cộng HX (HCl, HBr, HOH) vào nhóm vinyl tương

phương trình stiren cộng HX (HCl,

tự anken.

HBr).

+ Qui tắc cộng: Tuân theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp.

- HS: Lên bảng viết.

+ PTPU:

- GV lưu ý cho HS: Phản ứng cộng

CC6H5 C H = C H 2

tuân theo quy tắc cộng Mac- côp-

+

HB r

C 6H 5 C H C H 3 Br

nhi –côp. - GV: Nhận xét và bổ sung.

78


-GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng viết phương trình stiren cộng H2. -HS: Lên bảng viết. -GV: Nhận xét và bổ sung: + Stiren cộng H2 ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp (250C, 2-3atm) thu được etylbenzen. + Stiren cộng H2 ở nhiệt độ cao, áp suất cao (1000C, 100 atm) thu được

Lưu ý:

etylxiclohexan.

Cho 1 hợp chất hữu cơ X có CTPT: C8H8(k=5).

-GV bổ sung:

+ Nếu X tác dụng với H2 dư (xt:Ni, t0) theo tỉ lệ 1:4;

1 hợp chất hữu cơ X có CTPT:

X tác dụng với dd Br2 theo tỉ lệ 1:1.

C8H8(k=5).

→X là stiren.

+ Nếu X tác dụng với H2 dư (xt:Ni,

+ Nếu X Nếu X tác dụng với H2 dư (xt:Ni, t0) theo tỉ

t0) theo tỉ lệ 1:4; X tác dụng với dd

lệ 1:5; X tác dụng với dd Br2 theo tỉ lệ 1:5.

Br2 theo tỉ lệ 1:1.

→X là 1 hidrocacbon không no, mạch hở, có 5 liên

→X là stiren.

kết π trong phân tử.

+ Nếu X Nếu X tác dụng với H2 dư (xt:Ni, t0) theo tỉ lệ 1:5; X tác dụng với dd Br2 theo tỉ lệ 1:5. →X là 1 hidrocacbon không no, mạch hở, có 5 liên kết π trong phân tử. - GV: Gọi 1 HS nhắc lại khái niệm

b. Phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp

về phản ứng trùng hợp.

- Phản ứng trùng hợp:

-HS: Trả lời. - GV yêu cầu HS lên viết phương trình phản ứng trùng hợp của stiren. 79


- HS: Lên bảng viết. - GV nhận xét.

- GV: Yêu cầu HS tham khảo SGK, - Phản ứng đồng trùng hợp: cho biết phản ứng đồng trùng hợp là gì? - HS: Phản ứng đồng trùng hợp là phản ứng trùng hợp đồng thời 2 hay nhiều loại monome. - GV yêu cầu HS tham khảo SGK, sau đó lên viết phản ứng đồng trùng hợp của stiren và buta-1,3- dien tạo cao su buna-S. - HS: Lên bảng viết. - GV: Nhận xét và bổ sung: Stiren dễ trùng hợp hơn etilen nhiều lần. - GV: Chỉ rõ sự khác nhau giữa phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp: Phản ứng trùng hợp thì chỉ có 1 loại monome còn phản ứng đồng trùng hợp thì có 2 hay nhiều loại monome tham gia. -GV: Giống etilen, stiren làm mất

c. Phản ứng oxi hóa

màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ

Phản ứng giữa stiren với dung dịch KMnO4

thường, nhóm vinyl bị oxi hóa

+ Ở điều kiện thường thì giống anken: sinh ra ancol 2

thành ancol 2 chức.

chức.

GV lưu ý cho HS: Phản ứng giữa

+ Hiên tượng: Làm mất màu dd KMnO4 ở điều kiện

stiren với dung dịch KMnO4

thường, tạo kết tủa màu nâu đen MnO2. 80


+ Ở điều kiện thường thì giống

→ Phản ứng này dùng để nhận biết stiren.

anken: sinh ra ancol 2 chức. Làm

+ PTPU:

mất màu dd KMnO4, tạo kết tủa

3C 6H 5C H = C H 2

màu nâu đen MnO2.

+

2K MnO4 + 4H 2O

3C 6H 5 C H C H 2

→ Phản ứng này dùng để nhận biết

+

2MnO 2 + 2K O H

O H OH

stiren. + Khi đun nóng rồi axit hóa tạo axit benzoic (giống ankylbenzen). Stiren + dd KMnO4

t0

C6H5COOK (kali benzoat) à C6H5COOH (axit benzoic) => Stiren làm mất màu dd KMnO4, tạo kết tủa màu nâu đen MnO2. -GV: Củng cố lại: + Benzen không làm mất màu dd KMnO4 ở nhiệt độ thường hay đun nóng. + Toluen làm mất màu dd KMnO4 khi đun nóng. + Stiren làm mất màu dd KMnO4 ở nhiệt độ thường. Hoạt động 3: Ứng dụng

3. Ứng dụng

- GV: 1 em nghiên cứu SGK và cho - Sản xuất polime - PS là chất nhiệt dẻo trong suốt, dùng chế tạo dụng biết ứng dụng của stiren trong đời sống.

cụ văn phòng, dụng cụ gia đình ( vỏ bút bi, thước kẻ,

-HS: Trả lời.

cốc,...) - Sản xuất cao su buna –S.

II. NAPHTALEN Hoạt động 4: Tính chất vật lí và

1. Tính chất vật lí và cấu tạo

cấu tạo

- Là chất rắn màu trắng, tnc= 80oC, ts=218oC, thăng 81


- GV giới thiệu cho HS: Long não

hoa ngay ở nhiệt độ thường, có mùi đặc trưng (mùi

(chứa thành phần chính là naptalen) băng phiến). thường dùng để chống gián trong tủ - Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ. quần áo và phòng vệ sinh.

- CTPT: C8H8

Sau đó, gọi 1HS nêu trạng thái và màu sắc, mùi của naphtalen. - HS trả lời: Là chất rắn màu trắng,

- CTCT: - Cấu tạo: Tạo bởi 2 nhân benzen có chung 1 cạnh.

có mùi đặc trưng ( mùi băng phiến). - GV gọi 1 HS lên hướng dẫn cho HS tự làm thí nghiệm về tính tan của long não dạng bột trong nước và trong dầu hỏa. Sau đó, yêu cầu các HS dưới quan sát hiện tượng, từ đó kết hợp SGK tự rút ra tính chất vật lí của naphtalen. - HS: Quan sát TN và trả lời tính chất vật lí của naphtalen. - GV: Gọi 1 HS nêu cấu tạo của Naphtalen. - HS: Cấu tạo bởi 2 nhân benzen có chung 1 cạnh. Hoạt động 5: Tính chất hóa học

2. Tính chất hóa học

- GV: Từ CTCT, yêu cầu HS dự

- Có tính thơm tương tự benzen: dễ thế, khó cộng và

đoán tính chất hóa học.

bền với tác nhân oxi hóa.

- HS: Trả lời.

a. Phản ứng thế

- GV: Giới thiệu các vị trí thế:

- Dễ thế hơn benzen - Sản phẩm thế ưu tiên ở vị trí α (vị trí số 1) là sản phẩm chính. - Thế X2, thế HNO3…

82


a

a

Br b

+

CH3COOH

Br2

+

HBr

b

+ Dễ thế hơn benzen. + Sản phẩm thế ưu tiên ở vị trí α (vị trí số 1) là sản phẩm chính. +Thế X2, thế HNO3,... - GV: Yêu cầu HS lên viết PTPƯ. - HS: Lên bảng viết. - GV:Nhận xét. - GV - GV: Giới thiệu các phản ứng cộng b. Phản ứng cộng H2 với H2,yêu cầu HS lên bảng viết PTPU dưới dạng sơ đồ. - HS: Lên bảng viết. - GV: Nhận xét.

3H2

2H2 o 150 C, Ni

o 200 C,

tetralin

Naphtalen

Ni, p

decalin

o

Ni ,150 C C10 H8 + 2 H2 ¾¾¾¾ ® C10 H12 o

Ni ,200 C , p C10 H12 + 3 H2 ¾¾¾¾® C10 H14

- GV: Yêu cầu HS nhớ lại tính chất c. Phản ứng oxi hóa của benzen, xác định naphtalen có - Naphtalen có tính chất tương tự benzen, nó không làm mất màu dung dịch KMnO4 làm mất màu dung dịch KMnO4. không?

- Khi có xúc tác V2O5, nhiệt độ cao, naphtalen bị oxi

- HS: Trả lời.

hóa bởi oxi không khí tạo thành anhiđrit phtalic.

- GV nhận xét và bổ sung: Tương tự benzen, naphtalen không bị oxi hóa bởi dung dịch KmnO4. Khi có xúc tác V2O5, nhiệt độ cao,

83


naphtalen bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành anhiđrit phtalic. - GV: Viết PTHH lên bảng. -HS: Quan sát và ghi bài.

Hoạt động 6: Ứng dụng

3. Ứng dụng

- GV: Yêu cầu HS nêu ứng dụng

- Naphtalen đươc sử dụng để sản xuất các hợp chất

của naphtalen.

dùng trong công nghiệp chất dẻo, dược phẩm, phẩm nhuộm, ... - Sản xuất tetralin và đecalin dùng làm dung môi. - Làm chất chống gián (băng phiến).

Hoạt động 7: Giáo dục về môi trường - GV lưu ý cho HS: + Các hợp chất có vòng benzen → Khó phân hủy. + Benzen và ankylbenzen có mùi thơm nhẹ, nhưng có hại cho sức khỏe → gây bệnh bạch cầu, gây vô sinh. + Stiren dùng để chế tạo các loại nhựa, hộp xốp đựng thức ăn. Stiren không tan trong nước nhưng tan được trong dầu mỡ → hạn chế dùng đồ nhựa và hộp xốp khi ăn uống. + Naphtalen là thành phần chính của long não, dùng làm chất chống gián cho quần áo; nhưng naphtalen là tác nhân gây ung thư, gây ngộ

84


độc → phá hủy tế bào máu; Naphtalen thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường → long não đã cấm sử dụng từ năm 2008 ở Việt Nam. + Sử dụng túi sinh học dễ phân hủy để thay cho túi nilon đựng rác, vứt rác đúng nơi qui định. -HS: Lắng nghe và tiếp thu. 4. Củng cố -GV: Nhắc lại tính chất hóa học cơ bản của stiren và naphtalen. - GV cho HS làm bài tập 1, 2 trang 196 SGK. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Xem bài mới: “ Luyện tập: So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hidrocacbon thơm với hidrocacbon no và không no”. - Làm bài tập 3,4,5 trang 196 SGK.

85


CHƯƠNG 4 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Mục đích và đối tượng thực nghiệm 4.1.1. Mục đích thực nghiệm - Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lí luận và thực tiễn. - Xác định tính khả thi và hiệu quả của các tiết học có sử dụng thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống. - Rút ra những bài học kinh nghiệm khi sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông. 4.1.2. Đối tượng thực nghiệm - Đối tượng thực nghiệm là HS lớp 11/4 và 11/9 học môn Hóa học theo chương trình nâng cao. Ở lớp thực nghiệm, tôi dạy theo giáo án có sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học; ở lớp đối chứng, tôi dạy theo giáo án không sử dụng thí nghiệm trong dạy học. - Địa bàn thực nghiệm: Trường THPT Phan Châu Trinh – Thành phố Đà Nẵng Tôi tiến hành thực nghiệm trong 6 tuần thực tập tại trường THPT Phan Châu Trinh. Giáo viên hướng dẫn của tôi là GV tốt nghiệp Đại học Sư phạm chính qui ngành sư phạm Hóa có kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn giáo sinh, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm cũng như thực tập. Danh sách lớp thực nghiệm và đối chứng: + Lớp 11/4 (Lớp đối chứng): 45 HS + Lớp 11/9 (Lớp thực nghiệm): 45 HS 4.2. Tiến hành thực nghiệm 4.2.1. Các bước thực nghiệm Bước 1: Soạn các tài liệu thực nghiệm theo nội dung của luận văn, bao gồm: - Các hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống ở các hình thức khác nhau và được lồng ghép vào các tiết dạy. - Một số giáo án cụ thể: + Giáo án 1: Ankin ( Tiết 1). 86


+ Giáo án 2: Thực hành: Tính chất của các hidrocacbon không no. + Giáo án 3: Stiren và naphtalen. - Hỗ trợ phương tiện cần thiết để tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống như: dụng cụ, hóa chất, mô hình, hình ảnh,… - Đề kiểm tra 15 phút. Bước 2: Tiến hành giảng dạy theo giáo án đã được chuẩn bị cho thực nghiệm. Thảo luận với GV hướng dẫn và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. Bước 3: Kiểm tra chất lượng và đánh giá chất lượng học tập của HS thông qua: - Kết quả bài kiểm tra 15 phút. - Trò chuyện với học sinh. - Nhận xét, đánh giá của GV hướng dẫn. Bước 4: Phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm để so sánh hiệu quả giảng dạy giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Qua đó khẳng định tính khả thi của việc sử dụng thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống trong dạy học Hóa học ở trường THPT. 4.2.2. Phương pháp kiểm tra Ngay sau khi học xong “ Chương 6: Hidrocacbon không no”, tiến hành kiểm tra ở lớp thực nghiệm (11/9) và lớp đối chứng (11/4). + Mục đích: Xác định mức độ nắm vững kiến thức, đặc biệt những kiến thức có liên quan hoặc được hình thành từ thí nghiệm, khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. + Hình thức kiểm tra: 10 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 15 phút. Câu hỏi kiểm tra được xây dựng vừa có mức độ tái hiện vừa có mức độ vận dụng trên cơ sở chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình. 4.2.3. Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm 4.2.3.1. Phân tích định lượng Vẽ biểu đồ phân loại kết quả học tập.

87


4.2.3.2. Phân tích định tính Thông qua quá trình tổ chức, quan sát các giờ thực nghiệm, trao đổi trực tiếp với GV hướng dẫn và HS, bài kiểm tra 15 phút của HS, tôi tìm hiểu: - Khả năng quan sát, trình bày, phân tích, giải thích hiện tượng thí nghiệm, kĩ năng thực hành thí nghiệm và vận dụng kiến thức của HS. - Thái độ hứng thú, sự chủ động, tích cực của học sinh trong các giờ thực nghiệm. - Ý kiến nhận xét, đánh giá của GV hướng dẫn về các tiết học thực nghiệm. 4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm 4.3.1. Xử lí kết quả thực nghiệm

Bảng 4.1. Bảng thống kê điểm và phân loại kết quả học tập của HS 9,0-10

7,0-8,0

5,0-6,0

Dưới 5,0

(Giỏi)

(Khá)

(Trung bình)

(Yếu – Kém)

Sĩ số

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

lượng

%

lượng

%

lượng

%

lượng

%

18

40,0

22

48,9

5

11,1

0

0,0

45

7

15,6

20

44,4

15

33,3

3

6,7

45

Lớp 11/9 (Lớp thực nghiệm) Lớp 11/4 (Lớp đối chứng)

88


60 50

Tỉ lệ %

40 LTN

30

LĐC

20 10 0 YK

TB

K

G

Hình 4.1: Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS qua bài kiểm tra 4.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm 4.3.2.1. Phân tích định lượng Xét tỉ lệ HS yếu – kém, trung bình, khá – giỏi: Qua biểu đồ phân loại kết quả học tập ở hình 4.1, ta thấy tỉ lệ % số HS đạt điểm yếu – kém (dưới 5 điểm) và trung bình (5-6 điểm) ở lớp thực nghiệm thấp hơn ở lớp đối chứng, ngược lại tỉ lệ % HS đạt điểm khá (7-8 điểm) và giỏi (9-10 điểm) ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Vậy, kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm về căn bản đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra. 4.3.2.2. Phân tích định tính Thông qua quá trình tổ chức, quan sát các giờ thực nghiệm, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh, kết quả bài kiểm tra 15 phút, chúng tôi rút ra các kết luận sau: - Ở lớp thực nghiệm, GV sử dụng thí nghiệm theo hướng nghiên cứu bài mới; GV hướng dẫn, dẫn dắt HS hoạt động theo các bước để HS tự tìm kiếm kiến

89


thức. Nhờ vậy mà trong quá trình học tập, HS ở lớp thực nghiệm tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn, đặc biệt là các kiến thức có liên quan đến thí nghiệm. - Các tiết học có sử dụng TN dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống đã khiến cho HS học tập, tham gia xây dựng bài sôi nổi, hào hứng và thoải mái trong việc tìm ra kiến thức, do đó HS nắm được bản chất vất đề, biết cách giải quyết vấn đề trong học tập, tạo ra môi trường học tập không còn khô khan và nhàm chán. - Theo ý kiến nhận xét và đánh giá của GV hướng dẫn thì việc sử dụng TN dùng hóa chất có trong đời sống đã đem lại hứng thú không chỉ cho GV mà còn đối với GV. Nội dung thực nghiệm có nhiều điểm mới, sáng tạo về nội dung và phương pháp sử dụng TN. Khi tiến hành các hoạt động dạy học có sử dụng TN theo phương pháp đổi mới làm cho giờ học thoải mái, không bị gò bó, việc tiếp thu kiến thức nhanh hơn và sâu sắc hơn. Các em tỏ ra rất hứng thú khi tự tay làm thí nghiệm thực tế, gần gũi với đời sống dưới sự hướng dẫn của giáo viên, khơi dậy niềm đam mê vào khoa học cho HS. - Bên cạnh đó, thông qua kết quả bài kiểm tra, những câu hỏi liên quan đến việc sử dụng TN thì HS ở lớp thực nghiệm thường trả lời tốt hơn lớp đối chứng. Do các em được quan sát TN và tham gia hoạt động phân tích, thảo luận nên các em ghi nhớ kiến thức lâu và chính xác hơn. 4.4. Bài học kinh nghiệm - Để tiết kiệm thời gian khi sử dụng TN trong dạy học, GV có thể gọi HS lên cùng làm dưới sự hướng dẫn của GV. - Đối với TN khó thực hiện hoặc phức tạp, không đủ dụng cụ và hóa chất thì GV chuẩn bị các phương tiện thay thế hoặc hỗ trợ như hình ảnh, mô phỏng, video thí nghiệm. GV tập hợp lại thành kho tự liệu trong quá trình giảng dạy, sắp xếp có hệ thống để dễ sử dụng kho cần thiết, đồng thời không ngừng cập nhật và bổ sung. - Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các thí nghiệm đơn giản, sử dụng vật liệu gần gũi trong thực tế cuộc sống, tạo điều kiện và khuyến khích các em trình bày, biểu diễn TN nhằm nâng cao khả năng sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập, đặc biệt là môn Hóa học.

90


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã đạt được một số kết quả sau: 1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Tìm hiểu một số vấn đề chung về thí nghiệm trong dạy học Hóa học: khái niệm, phân loại , ý nghĩa tác dụng của thí nghiệm, những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm và biện pháp đạt các yêu cầu đó, phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học. - Điều tra thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học ở các trường THPT.Tổng cộng đã tham khảo ý kiến của 25 GV và 290 HS ở các trường THPT khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy GV và HS gặp nhiều khó khăn khi sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học, điều đó cho thấy tính cấp thiết của đề tài. 1.2. Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống vào dạy học hóa học - Xây dựng 16 video thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời

sống ở các bài trong chương trình Hóa hữu cơ lớp 11 và 12 nâng cao. - Lồng ghép các video TN trên vào các hoạt động dạy học nhằm mục đích kích thích tính tò mò, phát huy tính tích cực, chủ động trong giờ học Hóa học cho HS. Mỗi TN được sử dụng như công cụ để GV tổ chức, hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS, đồng thời xem đó là nguồn cung cấp tri thức để HS tìm tòi, khám phá kiến thức. - Xây dựng kho tư liệu hỗ trợ GV sử dụng TN trong giờ Hóa học: 15 video thí nghiệm và nhiều hình ảnh thí nghiệm. Các video này được sử dụng theo hướng nghiên cứu bài mới; kiểm tra bài cũ; trong tiết luyện tập, ôn tập để vận dụng kiến thức; trong tiết thực hành để rèn luyện kĩ năng. - Thiết kế 4 giáo án minh họa cho việc sử dụng đa dạng các hình thức thí nghiệm.

91


1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm - Lồng ghép các thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống vào từng bài học cụ thể, tiến hành giảng dạy theo 3 giáo án được thiết kế cho quá trình thực nghiệm cho HS 2 lớp 11 nâng cao ở trường THPT Phan Châu Trinh. Sau đó cho HS 2 lớp làm bài kiểm tra 15 phút, trong đó có các câu liên quan đến thí nghiệm đã được dùng; chấm bài, xử lí thống kê kết quả thu được. Qua thăm dò, trao đổi ý kiến với các GV và HS, và với kết quả thực nghiệm sư phạm thu được, cho thấy được tính khả thi của đề tài và hiệu quả của việc sử dụng các thí nghiệm dùng hóa chất là vật liệu có trong đời sống để tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ Hóa học. Như vậy, có thể nói sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành được các nhiệm vụ đặt ra. Những hoạt động dạy học được thiết kế đã đóng góp thêm vào ngân hàng giáo án của mỗi GV, giúp các GV nâng cao hiệu quả sử dụng TN trong giảng dạy, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Những kiến thức và kinh nghiệm từ đề tài sẽ làm cơ sở để GV tiếp tục thiết kế và xây dựng các TN gần gũi với đời sống nhằm nâng cao chất lượng dạy học Hóa học. Sử dụng thí nghiệm dùng hóa chất là các vật liệu có trong đời sống trong dạy học Hóa học ở bậc phổ thông sẽ hỗ trợ quá trình dạy-học của GV và HS hiệu quả hơn. Mặt khác, các TN sẽ kích thích hứng thú học tập của HS, làm thay đổi cấu trúc và nhịp điệu tiết học theo hướng tích cực, tiết học sẽ trở nên sôi động, đầy thú vị và hấp dẫn, tạo ra môi trường trao đổi thông tin giữa GV và HS trở nên gần gũi với đời sống, nhờ đó HS chiếm lĩnh kiến thức nhanh chóng và dễ dàng, không có sự gò bó chấp nhận vấn đề khi chưa hiểu rõ bản chất vấn đề. 2. Kiến nghị - Tăng cường việc tìm tòi các TN dùng hóa chất là các vật liệu có trong tự nhiên, sáng kiến cải tiến TN của GV và khuyến khích HS cùng tham gia, sau đó ứng dụng các TN vào việc thiết kế các giáo án. - Đưa hình ảnh các vật liệu có trong đời sống, hình ảnh kết quả TN vào SGK của chương trình môn hóa học ở trường THPT Việt Nam sau năm 2015, nhằm tăng hứng thú cho HS khi học hóa học. Vì với khối lượng kiến thức từng bài tương đối 92


lớn, khi SGK sử dụng nhiều hình ảnh để thể hiện những vật liệu có trong đời sống liên quan đến bài học sẽ giúp học sinh dễ liên tưởng đến cuộc sống từ đó dễ khắc sâu kiến thước. - Sử dụng TN khi dạy học bài mới theo phương pháp nghiên cứu : xem TN là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh trước khi học lí thuyết chủ đạo của bài học, hoặc theo phương pháp minh họa : sau khi học lí thuyết chủ đạo, có thể gợi ý học sinh dựa vào lí thuyết chủ đạo để dự đoán trước tính chất của chất, thí nghiệm có tác dụng kiểm chứng cho những dự đoán tính chất của chất. - Sử dụng TN khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo về kĩ thuật TN hóa học. - Sử dụng TN khi kiểm tra bài cũ nhằm hoàn thiện kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội trong giờ học trước. - Sử dụng TN trong việc dạy học sinh vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận qua quan sát. - Sử dụng TN khi dạy học sinh cách nhìn nhận và giải quyết một số vấn đề thực nghiệm. - Từ các hiện tượng xảy ra và kết quả thu được từ thí nghiệm sẽ giúp học sinh hiểu bản chất, từ đó nhớ lâu hơn, do đó có thể rèn luyện kĩ năng làm bài tập hóa học dạng phân biệt và nhận biết cho HS về phần hóa hữu cơ ở trường phổ thông.

93


TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Minh Tiến, Nghiên cứu sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học ở trường THPT, Luận án tiến sĩ, 1999. [2]. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật giáo dục, 2005. [3]. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh, Lí luận dạy học hóa học tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, 1982. [4]. Nguyễn Ngọc Quang, Lí luận dạy học hóa học tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, 1994. [5]. Lê Thị Kim Cúc, Lê Văn Dũng, Phương pháp dạy học hóa học và thí nghiệm, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ 1997-2000, Huế, 1999. [6]. Phạm Văn Tư, Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Đại học, Cao đẳng, Đào tạo giáo viên trung học, Hà Nội, 2003. [7]. Phan Văn An, Giáo trình “Những vấn đề đại cương về lí luận dạy học hóa học”, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. [8]. Phan Văn An, Giáo trình “ Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học”, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. [9]. Trần Quốc Đắc, Hướng dẫn thí nghiệm hóa học 11, NXB Giáo dục, 2007. [10]. Hoàng Văn Côi, Nguyễn Thị Sửu, Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, NXB Khoa học và kĩ thuật, 2008. [11]. Nguyễn Phú Tuấn, Luận án TS Khoa học giáo dục “Hoàn thiện kĩ thuật, phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hóa học ở các trường phổ thông miền núi”, 2000. [12]. Nguyễn Thị Kim Chi, Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Hoàn thiện kĩ năng và phương pháp tiến hành thí nghiệm thực hành bộ môn phương pháp giảng dạy hóa học ở trường ĐHSP và CĐSP Quy Nhơn”, 2001. [13]. Nguyễn Thị Hoa, Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Sử dụng thí nghiệm và phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 10, lớp 11 trường THPT ở Hà Nội”, 2003. 94


[14]. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học cấp THPT, Hà Nội, 2014. [15]. http://text.123doc.org/document/145806-su-dung-thi-nghiem-hoa-hoc-de-tochuc-hoat-dong-hoc-tap-tich-cuc-ho-hoc-sinh-lop-11-trung-hoc-pho-thong.htm [16]. http://www.zbook.vn/ebook/su-dung-thi-nghiem-trong-day-hoc-mon-hoa-lop10-11-truong-trung-hoc-pho-thong-tinh-dac-lac-dak-lak-44660/ [17]. http://tai-lieu.com/tai-lieu/luan-van-nhung-bien-phap-gay-hung-thu-trong-dayhoc-hoa-hoc-o-truong-pho-thong-5356/ [18]. http://luanvan.com/luan-van/sang-kien-kinh-nghiem-su-dung-mot-so-thinghiem-thay-the-trong-day-hoc-hoa-hoc-thcs-56492/ [19].http://www.hoahoc.org/huong-dan-thi-nghiem-thuc-hanh-truong-thpt-chuyenmon-hoa-hoc.html. [20].http://tailieuhoctap.vn/chi-tiet-sach/412-luan-van-de-tai-tham-khao/luan-vande-tai-cao-hoc/781421-tuyen-chon-%E2%80%93-xay-dung-su-dung-he-thong-thinghiem-hoa-hoc-bai-tap-thuc-nghiem.

95


PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra ý kiến học sinh Phụ lục 2: Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên Phụ lục 3: Đề và đáp án kiểm tra 15 phút PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN HỌC SINH PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT (Dành cho học sinh)

rường:……………................................................................................ Lớp

: ............................... Phân ban:.................................................................

Giới tính: ............................... Hãy đánh dấu ü vào ô em lựa chọn. 1. Em có thích những giờ học có sử dụng thí nghiệm hóa học không? ¨ Rất thích

¨ Bình thường

¨ Thích một phần

¨Không thích

2. Khi cần sử dụng thí nghiệm, thầy (cô) thường dùng hình thức thí nghiệm nào sau đây? Mức độ Hình thức thí nghiệm

Thí nghiệm với dụng cụ, hóa chất thật Hình ảnh, tranh ảnh thí nghiệm Phim thí nghiệm Thí nghiệm ảo, mô phỏng

96

Thường

Thỉnh

Hiếm

xuyên

thoảng

khi

Không sử dụng


3. Việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học đem lai hiệu quả như thế nào? Mức độ Hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm

Rất hiệu

Hiệu quả

quả

vừa phải

Ít hiệu quả

Không hiệu quả

Giúp em dễ hiểu bài, khắc sâu kiến thức Tạo không khí lớp học sôi động Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm Nâng cao hứng thú học tập bộ môn Tin tưởng vào khoa học Phát triển khả năng tư duy, nâng cao tính tích cực học tập 4. Khi thầy (cô) sử dụng thí nghiệm hóa học, em thích hình thức nào nhất? Hình thức tổ chức

Mức độ Rất thích

Bình thường

GV biểu diễn thí nghiệm minh họa cho bài giảng GV

dùng

thí

nghiệm

hướng dẫn cho HS nghiên cứu kiến thức mới Hướng dẫn HS làm TN nghiên cứu bài mới Tổ chức cho HS làm TN thực hành theo nhóm Dùng hình ảnh, mô phỏng, phim thí nghiệm hướng dẫn HS nghiên cứu bài học

97

Ít thích

Không thích


5. Những ý kiến đóng góp của em để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa học ở trường THPT ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn!

98


PHỤ LỤC 2: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN PHIẾU THAM KHẢO VỀ VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT (Dành cho giáo viên)

Trường:……………................................................................................ Dạy lớp : ............................... Phân ban:………………………………………… Giới tính: ............................... Để tìm hiểu thực tế việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học ở trường THPT, xin thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về các câu hỏi sau, rất mong nhận được sự giúp đỡ của quí thầy (cô), em xin chân thành cảm ơn! Câu 1: Thầy (cô) cho biết mức độ sử dụng từng loại thí nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông? Mức độ Loại thí nghiệm

Thường

Thỉnh

xuyên

thoảng

Hiếm khi

Không bao giờ

Thí nghiệm biểu diễn của GV Thí nghiệm của HS khi học bài mới Thí nghiệm thực hành của HS Thí nghiệm ngoại khóa, ở nhà Câu 2: Khi cần sử dụng thí nghiệm, thầy (cô) thường dùng hình thức thí nghiệm nào sau đây? Mức độ Hình thức thí nghiệm Thí nghiệm với dụng cụ, hóa chất thật Hình ảnh, tranh ảnh thí nghiệm Phim thí nghiệm Thí nghiệm ảo, mô phỏng

99

Thường

Thỉnh

Hiếm

Không

xuyên

thoảng

khi

sử dụng


Câu 3: Thầy (cô) đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học Mức độ

Hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm

Hiệu

Rất hiệu quả

quả

Ít hiệu

vừa

quả

phải

Không hiệu quả

Giúp em dễ hiểu bài, khắc sâu kiến thức Tạo không khí lớp học sôi động Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm Nâng cao hứng thú học tập bộ môn Tin tưởng vào khoa học Phát triển khả năng tư duy, nâng cao tính tích cực học tập Câu 4: Thầy (cô) sử dụng thí nghiệm để tổ chức các hoạt động dạy học như thế nào? Hình thức tổ chức

Thường

Thỉnh

sử dụng thí nghiệm

xuyên

thoảng

GV biểu diễn TN minh họa cho kiến thức bài học Dùng TN tạo tình huống có vấn đề Dùng TN nghiên cứu tính chất các chất Dùng TN so sánh, đối chứng Tổ chức cho HS làm TN nghiên cứu bài mới

100

Hiếm khi

Không sử dụng


Dùng hình ảnh, mô phỏng,

phim

thí

nghiệm hướng dẫn HS nghiên cứu bài học Câu 5: Những khó khăn thầy (cô) gặp phải khi sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học Khó khăn

Đồng ý

Có nhiều thí nghiệm độc hại, nguy hiểm Không có thời gian chuẩn bị và thực hiện Trong kiểm tra và thi cử, số câu hỏi và bài tập liên quan đến TN còn ít Không có cán bộ chuyên trách phòng TN Dụng cụ, hóa chất còn thiếu Thiếu tài liệu tham khảo về TN Kĩ năng thực hành còn hạn chế Trường học không có phòng thí nghiệm thực hành bộ môn

101

Không đồng ý


Câu 6: Theo thầy (cô) làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học? Biện pháp

Đồng ý

Tăng cường sử dụng TN biểu

diễn

theo

hướng

nghiên cứu GV thường xuyên hướng dẫn HS tự làm TN trong quá trình dạy học GV lồng ghép một số video TN trong bài giảng theo hướng nghiên cứu hoặc minh họa kiến thức Tăng cường sử dụng TN khi kiểm tra – đánh giá kiến thức Tăng cường sử dụng các câu hỏi, bài tập liên quan đến TN trong các bài kiểm tra, thi cử

102

Không đồng ý


PHỤ LỤC 3: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA 15 PHÚT Họ và tên: Lớp: Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT LỚP 11 NÂNG CAO Câu 1: Khi cộng HBr (tỉ lệ mol 1:1) vào buta-1,3-đien ở nhiệt độ thấp thu được sản phẩm chính là A. 3-brombut-1- en.

B. 4-brombut-1-en.

C. 1-brombut-2-en.

D. 4-brombut-2-en.

Câu 2: Số anken là đồng phân cấu tạo của nhau khi cộng H2 đều tạo thành 2metylbutan là A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3: Vitamin A CTPT C20H30O có chứa 1 vòng 6 cạnh không chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử Vitamin A là A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 4: Tecpen là tên gọi nhóm hidrocacbon không no thường có công thức chung là A. (C4H8)n, n>2 B. (C5H8)n, n>2.

C. (C5H10)n, n>2.

D. (C5H8)n, n≥2.

Câu 5: Trong phân tử ankin X, hiđro chiếm 11,765% về khối lượng. CTPT của X là A. C2H2.

B. C3H4.

C. C4H6.

D. C5H8.

Câu 6: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.

C. K2CO3, H2O, MnO2.

B. C2H5OH, MnO2, KOH.

D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp X và Y (MX < MY) thu được 1,4 mol hỗn hợp khí CO2 và hơi nước. Thành phần phần trăm theo thể tích của X trong A là A. 25%.

B. 33,33%.

C. 50%.

D. 66,67%.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm anken X và hidrocacbon Y thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. CTPT của Y có dạng là A. CnH2n.

B. CnH2n+2.

C. CnH2n-2.

103

D. CnH2n-4.


Câu 9: Người ta điều chế PVC từ C2H2 với xúc tác HgCl2, 1500- 2000 C theo sơ đồ sau: +X

C2H2

trùng hợp

Y

PVC

Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là A. HCl và CH3CHCl2.

B. Cl2 và CHCl=CHCl.

C. HCl và CH2=CHCl.

D. Cl2 và CH2=CHCl.

Câu 10: Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch Br2 là A. but-1-en, but-1-in, licopen, etan. B. propen, licopen, vitamin A, etin. C. licopen, butan, pent-2-in, butadien. D. isopren, butadien, propan, propin. Trả lời trắc nghiệm: Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

C

D

D

A

D

B

C

B

Đáp án đề 1: Câu

104


Họ và tên: Lớp: Đề 2 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT LỚP 11 NÂNG CAO Câu 1: Vitamin A CTPT C20H30O có chứa 1 vòng 6 cạnh không chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử Vitamin A là A. 6.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 2: Dẫn khí axetilen qua hỗn hợp dung dịch HgSO4 và H2SO4 loãng ở 800C ta thu được sản phẩm nào sau đây? A. CH2=CH-OH.

B. CH3-CH=O.

C. CH3-CH2-OH.

D. CH2=CH2.

Câu 3: Tecpen là tên gọi nhóm hidrocacbon không no thường có công thức chung là A. (C4H8)n, n>2 B. (C5H8)n, n>2.

C. (C5H10)n, n>2.

D. (C5H8)n, n≥2.

Câu 4: Chất X có công thức: CH3-CH(CH3)-CH=CH3. Tên thay thế của X là A. 3-metylbut-1-in.

B. 3-metylbut-1-en.

C. 2-metylbut-3-en.

D. 2-metylbut-3-in.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken, thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Phần trăm số mol anken trong X là A. 40%.

B. 75%.

C. 25%.

D. 50%.

Câu 6: Cho các chất sau: etilen, axetilen, buta-1,3-đien, vinylclorua, isopren, 1,1đicloetan. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là A. 3.

B. 6.

C. 5.

D. 4.

Câu 7: Trùng hợp hidrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna? A. But-2-en.

B. Penta-1,3-đien.

C. 2-metylbuta-1,3-đien.

D. Buta-1,3-đien.

Câu 8: Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch Br2 là A. licopen, butan, pent-2-in, butadien. B. but-1-en, but-1-in, licopen, etan. C. propen, licopen, vitamin A, etin. D. isopren, butadien, propan, propin. 105


Câu 9: Cho các chất CH≡CH (1), CH≡C-CH3 (2), CH2=CH2 (3), CH3–CH(CH3)– C≡CH (4), CH3-CH=CH-CH3 (5), CH3-C≡C-CH3 (6). Chất tham gia phản ứng thế tạo kết tủa vàng nhạt khi sục vào dung dịch AgNO3/NH3 là A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (6).

C. (1), (2), (4), (6).

D. (1), (2), (4).

Câu 10: Hỗn hợp 2 ankin đồng đẳng kế tiếp nhau, đốt cháy hoàn ton hỗn hợp thu 3,52g CO2 và 0,9g H2O. Công thức phân tử của 2 ankin đó là A. C2H2 và C3H4.

B. C3H4 và C4H6.

C. C4H6 và C5H8.

D. C5H8 và C6H10.

Trả lời trắc nghiệm: Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

D

B

B

C

D

C

D

A

Đáp án đề 2: Câu

106


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.