NHẬN THỨC VỀ BẮT NẠT TRỰC TUYẾN
vectorstock.com/24597468
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
NHẬN THỨC VỀ BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
L
OF
ƠN
Lê Thị Vân Anh
FI CI A
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ----------
NHẬN THỨC VỀ BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CỦA HỌC
NH
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
QU Y
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
DẠ
Y
KÈ
M
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018
L
FI CI A
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ----------
OF
Lê Thị Vân Anh
NHẬN THỨC VỀ BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CỦA HỌC
ƠN
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
NH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QU Y
Chuyên ngành: Tâm lý học
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC THS. ĐOÀN BẮC VIỆT TRÂN
DẠ
Y
KÈ
M
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018
L
LỜI CẢM ƠN
FI CI A
Trong suốt bốn năm trên giảng đường Đại học, em đã nhận được sự quan tâm và
hướng dẫn tận tình từ các Thầy Cô, các anh chị và các bạn bè. Từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ xa lạ cho đến ngày hôm nay, em đã có thể tự tin hơn nhờ hành trang kiến thức
và vốn sống mà các Thầy Cô chỉ dạy. Em xin gửi lời tri ân sâu sắc và chân thành nhất đến tất cả các Thầy Cô của trường Đại học Sư phạm và cụ thể hơn là các Thầy Cô khoa
OF
Tâm lý học, nơi đã nuôi dưỡng và chắp cánh cho ước mơ của em. Từ những bài học đại
cương vỡ lòng cho đến những kiến thức chuyên ngành làm em vững tin hơn vào con đường em đã chọn.
ƠN
Đặc biệt, em muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc nhất đối với Cô Đoàn Bắc Việt Trân, người Cô đầy tận tụy đồng hành cùng em trong suốt chặng đường một năm vừa qua. Nhờ có sự hướng dẫn cặn kẽ, dễ hiểu và sự quan tâm hết mực đến từ Cô mà em đã có
NH
thể hoàn thành tốt nhất khóa luận tốt nghiệp của em. Em xin trân trọng cảm ơn Cô! Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Thầy Cô của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, những người lái đò đã luôn tận tụy với ngành giáo dục!
QU Y
Cuối cùng, em muốn muốn gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, các anh chị cũng như gia đình đã luôn bên cạnh để động viên và giúp đỡ em trong những thời khắc khó khăn
DẠ
Y
KÈ
M
nhất để em có thêm động lực để bước tiếp trên con đường mình đã chọn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018 SV. Lê Thị Vân Anh
MỤC LỤC
L
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FI CI A
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ VỀ BẮT NẠT TRỰC TUYẾN ....................................................................... 13
OF
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 13
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................ 13 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................ 16
ƠN
1.2. Hệ thống khái niệm ............................................................................................ 18 1.2.1. Nhận thức .................................................................................................... 18
NH
1.2.2. Học sinh trung học cơ sở và một số nét tâm lý đặc trưng ............................ 24 1.2.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh trung học cơ sở ...................................... 27
QU Y
1.2.4. Bắt nạt ......................................................................................................... 31 1.2.5. Bắt nạt trực tuyến ........................................................................................ 35 1.2.6. Nhận thức về bắt nạt trực tuyến ở học sinh trung học cơ sở ........................ 45 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 47
M
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VỀ BẮT NẠT TRỰC TUYẾN
KÈ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........... 48 2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 48
Y
2.1.1. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................ 48
DẠ
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 48
2.2. Thực trạng nhận thức về bắt nạt trực tuyến của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................... 52
4
2.2.1. Thực trạng có biết về bắt nạt trực tuyến của học sinh trung học cơ sở tại thành
L
phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................... 52
FI CI A
2.2.2. Thực trạng tiếp cận nguồn thông tin về bắt nạt trực tuyến của học sinh trung
học có sở tại thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 53 2.2.3. Kết quả nhận thức về bắt nạt trực tuyến của học sinh trung học cơ sở tại thành
phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................... 54
OF
2.2.3.1. Thực trạng nhận thức về bắt nạt trực tuyến của học sinh trung học cơ sở tại
thành phố Hồ Chí Minh trên phương diện giới tính ................................................. 59 2.2.3.2. Thực trạng nhận thức về bắt nạt trực tuyến của học sinh trung học cơ sở trên
ƠN
phương diện khối lớp ............................................................................................... 67 2.3. Những biện pháp nâng cao nhận thức của học sinh về bắt nạt trực tuyến ............. 74
NH
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 78
DẠ
Y
KÈ
M
PHỤ LỤC
QU Y
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 82
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên đầy đủ
BGH
Ban giám hiệu
BNTT
Bắt nạt trực tuyến
CVTL
Chuyên viên tâm lý
ĐH
Đại học
ĐTB
Điểm trung bình
FHI
Tổ chức Sức khỏe Gia đình Thế giới
THCS
Trung học cơ sở
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
NCPC
Hội đồng phòng chống tội phạm quốc gia
ƠN
OF
FI CI A
L
Ký hiệu viết tắt
NXB
Nhà xuất bản
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
PHHS
Phụ huynh học sinh
Thành phố Hồ Chí Minh
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
TP.HCM
NH
CDC
6
DANH MỤC CÁC BẢNG 1.
Kết
quả
thống
kê
thông
tin
cá
nhân
của
khách
L
Bảng 52
FI CI A
thể ......................................................................................................................................
Bảng 2. Kết quả thống kê thông tin cá nhân của nhóm khách thể trả lời “Không biết/Chưa từng
nghe
nói”
về
BNTT. ................................................................................................................................
Bảng
3.
Các
nguồn
cung
cấp
thông
tin
OF
53 về
BNTT
cho
học
sinh
THCS .................................................................................................................................
ƠN
54
Bảng 4. Kết quả nhận thức các khía cạnh tổng quan về BNTT ở học sinh THCS TP.HCM ...........................................................................................................................................
NH
57
Bảng 5. Kết quả nhận thức về biểu hiện của BNTT ở học sinh THCS TP.HCM ............................................................................................................................
QU Y
57
Bảng 6. Kết quả nhận thức về cách ứng phó đối với BNTT ở học sinh THCS TP.HCM ............................................................................................................................ .
57
M
...........................................................................................................................................
KÈ
Bảng 7. Kết quả nhận thức các khía cạnh tổng quan về BNTT ở học sinh THCS TP.HCM theo
phương
diện
giới
tính
và
khối
lớp ......................................................................................................................................
Y
58
DẠ
Bảng 8. Kết quả nhận thức về biểu hiện của BNTT ở học sinh THCS TP.HCM theo phương
diện
giới
tính
và
khối 7
lớp ......................................................................................................................................
L
58
theo
phương
diện
giới
tính
FI CI A
Bảng 9. Kết quả nhận thức về cách ứng phó đối với BNTT ở học sinh THCS TP.HCM và
khối
lớp ...................................................................................................................................... 59
Bảng 10. Kết quả nhận thức về mức độ nguy hiểm của BNTT so với bắt nạt ngoài đời 59
OF
thực ....................................................................................................................................
Bảng 11. Bảng so sánh sự tỉ lệ % nhận thức những khía cạnh tổng quan về BNTT trên diện
giới
ƠN
phương
tính ..................................................................................................................................... 60
NH
Bảng 12. Bảng so sánh sự tỉ lệ % nhận thức của học sinh THCS về biểu hiện của BNTT trên
phương
diện
giới
tính .....................................................................................................................................
QU Y
62
Bảng 13. Xếp hạng lựa chọn các ứng phó tức thời với BNTT của học sinh THCS trên phương
diện
giới
tính ..................................................................................................................................... 64
trên
phương
diện
giới
KÈ
BNTT
M
Bảng 14. So sánh tỉ lệ % nhận thức của học sinh THCS về cách ứng phó tức thời đối với tính. .................................................................................................................................... 65
Y
Bảng 15. Xếp hạng lựa chọn các ứng phó phòng ngừa BNTT của học sinh THCS trên phương
diện
giới
DẠ
tính ..................................................................................................................................... 66
8
Bảng 16. So sánh tỉ lệ % nhận thức của học sinh THCS về cách ứng phó phòng ngừa BNTT
trên
phương
diện
giới
L
với 67
FI CI A
tính .....................................................................................................................................
Bảng 17. Bảng so sánh sự tỉ lệ % nhận thức của học sinh THCS về các khía cạnh tổng quan
về
BNTT
trên
phương
diện
khối
lớp ......................................................................................................................................
OF
68
Bảng 18. Bảng so sánh sự tỉ lệ % nhận thức của học sinh THCS về biểu hiện của BNTT trên
phương
diện
khối
lớp ......................................................................................................................................
ƠN
70
Bảng 19. Xếp hạng lựa chọn các ứng phó tức thời với BNTT của học sinh THCS trên diện
khối
NH
phương
lớp ...................................................................................................................................... 73
Bảng 20. Xếp hạng lựa chọn ứng phó phòng ngừa với BNTT của học sinh THCS trên
QU Y
phương
diện
khối
lớp ...................................................................................................................................... 74
ở
M
Bảng 21. Kết quả nhận thức về mức độ cần thiết trong việc nâng cao hiểu biết về BNTT học
sinh
THCS
TP.HCM ............................................................................................................................
KÈ
75
Bảng 22. Xếp hạng lựa chọn các biện pháp nâng cao nhận thức về BNTT của học sinh THCS
Y
TP.HCM ............................................................................................................................
DẠ
75
9
PHẦN MỞ ĐẦU
L
1. Lý do chọn đề tài
FI CI A
Ở nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, tình trạng học sinh bắt nạt
nhau trong trường học diễn ra rất phổ biến và càng trở nên đáng báo động khi có nhiều
hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở các hành vi bắt nạt truyền thống chủ yếu xảy ra trong khuôn viên nhà trường, sự phát triển của công nghệ đã đưa
hành vi bắt nạt tới không gian mạng, qua các thiết bị như điện thoại di động và máy tính
OF
bảng, trên những trang mạng xã hội…
Theo trang Reuters Health, nhóm chuyên gia Trường ĐH Alberta (Canada) đã phân tích chi tiết 36 nghiên cứu ở Mỹ về nạn bắt nạt trên mạng xã hội. Kết luận đưa ra
ƠN
là trong những năm qua, nạn bắt nạt trên mạng lan truyền cùng sự bùng nổ của các trang mạng xã hội. Chuyên gia Michele Hamm của ĐH Alberta cho biết, khoảng 25% thiếu niên tại Mỹ cho biết bị bắt nạt và đe dọa trên mạng. Khoảng 15% thừa nhận từng bắt nạt
NH
bạn bè qua mạng. Người liên quan đến các vụ bắt nạt chủ yếu là học sinh cấp II và cấp III, từ 12 - 18 tuổi [45]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu của TS. Trần Văn Công và cộng sự chỉ ra rằng 35,7% tổng số khách thể nghiên cứu là nạn nhân của BNTT, trong đó, tỉ lệ nạn nhân thường xuyên bị bắt nạt bởi ít nhất một hành vi (chiếm 20,7%) lớn hơn tỉ lệ
QU Y
nạn nhân thỉnh thoảng bị bắt nạt bởi ít nhất một hành vi (chiếm 15%). [1] Kiểu bắt nạt này có lẽ là kiểu bắt nạt nguy hiểm nhất vì nó có thể được thực hiện một cách vô danh thông qua việc tạo tên và hồ sơ giả trên các thiết bị công nghệ và mạng xã hội [46]. Trong khi ở lứa tuổi thiếu niên, các em đòi hỏi, mong muốn mọi người đối
M
xử với mình bình đẳng như đối xử với người lớn, không can thiệp sâu vào một số mặt trong đời sống riêng mình nên người lớn thường khó giám sát việc sử dụng thiết bị công
KÈ
nghệ và các trang mạng xã hội của các em, điều đó khiến việc nhận biết và can thiệp kịp thời khi tình huống bắt nạt xảy ra trở nên càng khó khăn hơn. Chính vì những điều trên, ngay chính bản thân các em cần có những hiểu biết đúng đắn về những biểu hiện, hậu
Y
quả cũng như những cách thức ứng phó với BNTT, từ đó những tác động tiêu cực của
DẠ
hình thức bắt nạt này có thể được giảm nhẹ đến một mức độ nào đó. Vì vậy, việc phân tích nhận thức về BNTT ở các em học sinh có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta có thể
định hướng và đưa ra những giải pháp cụ thể.
10
Tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về BNTT,
L
đặc biệt chưa có nghiên cứu nào liên quan đến nhận thức về BNTT của các em học sinh
FI CI A
trung học TP.HCM. Vì thế với bối cảnh và những lý do trên, người nghiên cứu quyết
định chọn đề tài “Nhận thức về bắt nạt trực tuyến của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp ngành Tâm lý học. 2. Mục đích nghiên cứu
Xác định nhận thức về BNTT của học sinh THCS TP.HCM, từ đó đưa ra một số
OF
biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về BNTT. 3. Giới hạn đề tài 3.1. Giới hạn về nội dung
ƠN
Đề tài tập trung nghiên cứu nhận thức về BNTT ở học sinh THCS. 3.2. Giới hạn về khách thể
3.3. Giới hạn về thời gian
NH
433 học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 trên địa bàn TP.HCM.
Nghiên cứu trong vòng 7 tháng (tháng 9/2017 – tháng 4/2018).
QU Y
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu
433 học sinh THCS khối lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 trên địa bàn TP.HCM. 4.2. Đối tượng nghiên cứu
M
Nhận thức về BNTT của học sinh THCS.
KÈ
5. Giả thuyết khoa học Học sinh THCS trên địa bàn TP.HCM có nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về
BNTT.
Y
Về biểu hiện của BNTT ở học sinh nữ có nhận thức ở mức cao nhiều hơn học sinh
DẠ
nam. Học sinh lớp 9 nhận thức đầy đủ hơn học sinh lớp 6 về cách ứng phó với BNTT. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu
11
-
Khảo sát thực trạng nhận thức về BNTT của học sinh THCS TP.HCM.
-
Đề ra những biện pháp nâng cao nhận thức về BNTT cho học sinh THCS.
7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này sử dụng những phương pháp nghiên cứu: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
OF
Phân tích và tổng hợp lý thuyết:
L
Xây dựng cơ sở lý luận cho nhận thức về BNTT ở học sinh THCS.
FI CI A
-
-
Thu thập tài liệu (sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu...) có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu nhằm làm rõ những lý luận cơ bản của đề tài.
Đọc, đánh giá, chọn lọc, phân tích, tổng hợp nội dung của các tài liệu cần thiết
phục vụ cho việc nghiên cứu.
NH
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
ƠN
-
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phiếu hỏi sẽ được sử dụng đề điều tra thực trạng nhận thức về BNTT của học
QU Y
sinh THCS TP.HCM.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn -
Phỏng vấn GVCN, CVTL học đường (nếu có) về những trường hợp BNTT trong
học sinh và những biện pháp giáo dục nhằm phòng chống BNTT cho học sinh tại nhà trường.
Phỏng vấn học sinh nhằm tìm hiểu nhận thức của học sinh về BNTT.
M
-
KÈ
7.3. Phương pháp thống kê toán học Phần mềm SPSS sẽ được dùng để xử lí những dữ kiện thu thập được, phục vụ cho
DẠ
Y
việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tính khách quan của quá trình nghiên cứu.
12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG
Tổng quan tình hình nghiên cứu
FI CI A
1.1.
L
HỌC CƠ SỞ VỀ BẮT NẠT TRỰC TUYẾN
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Từ năm 1970, vấn đề bắt nạt học đường đã trở thành trung tâm của nhiều nghiên
cứu. Nhưng phải đến những năm 90, sự phát triển bùng nổ của internet cùng sự ra đời của World Wide Web (www) (1991), Yahoo! (1994), Google (1998) với các dịch vụ
OF
tiện ích như tìm kiếm, danh bạ, nội dung số, hộp thư điện tử và tin nhắn nhanh (Instant
Messenger) tạo điều kiện cho hành vi bắt nạt giữa học sinh với nhau không chỉ dừng lại ở môi trường học đường mà lan rộng qua cả không gian mạng với sự tinh vi và tiềm ẩn
ƠN
nhiểu tác động tiêu cực khiến cho việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, hình thức bắt nạt này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm cũng như một lượng lớn các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Đài Loan,
NH
Úc, Canada, Hà Lan, Tây Ban Nha...
Những năm cuối của thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, BNTT là một chủ đề vẫn còn trong giai đoạn sơ khai về kiến thức và nghiên cứu, dẫn đến một số bất cập nhất định. Chủ đề này quá mới mẻ, thậm chí khiến các nhà nghiên cứu dường như khó xác định một thuật
QU Y
ngữ chính xác. Sự bất đồng ý kiến đi xa đến việc xác định từ chính tả cho thuật ngữ và đưa ra một định nghĩa cuối cùng. Kowalski và cộng sự (2008) đã chỉ ra rằng mười năm trước, những tài liệu nghiên cứu về chủ đề BNTT có lẽ đã được coi là vô nghĩa và không liên quan. Trong năm 2008, thông tin và nghiên cứu liên quan đến BNTT đã xuất hiện
M
quá nhanh đến nỗi các nhà nghiên cứu thấy khó có thể hoàn thành các nghiên cứu đang được tiến hành do mong muốn đưa các kết quả nghiên cứu mới (Shariff, 2008). Ngay cả
KÈ
với những bất đồng trên bề mặt, phạm vi khám phá và nghiên cứu về chủ đề BNTT dường như xảy ra trong một số lĩnh vực nhất định. [24] Những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này đề cập đến những nguy cơ mà giới trẻ
Y
phải đối mặt trong không gian mạng. “Nạn nhân trực tuyến: Một báo cáo về Thanh niên
DẠ
Quốc gia” – Một nghiên cứu được thực hiện năm 2000 của nhóm tác giả Finkelhor, D., Mitchell, K. 1., & Wolak, J. báo cáo rằng Quấy rối (Harassment) là một trong ba mối nguy hại mà trẻ em, đặc biệt là thanh thiếu niên, có thể gặp phải trong không gian mạng
13
bên cạnh sự tiếp cận, dọa dẫm về tình dục và sự tiếp xúc với những thông tin tình dục
L
không mong muốn. Ngoài ra vấn đề BNTT còn được đề cập đến trong một số nghiên
FI CI A
cứu như “Cuộc sống trực tuyến của thanh thiếu niên: Sự gia tăng của thế hệ tin nhắn nhanh và ảnh hưởng của internet lên tình bạn và mối quan hệ trong gia đình” (Lenhart và cộng sự, 2000), “Trẻ em và các phương tiện truyền thông ở thiên niên kỷ mới: Một phân tích toàn diện về sử dụng phương tiện truyền thông ở trẻ em” (Roberts và cộng sự, 1999) ...
OF
Được xem như một vấn nạn học đường, hình thức BNTT thu hút sự quan tâm
nghiên cứu trên nhiều khía cạnh của nhiều nhà giáo dục, nhà xã hội học, nhà tâm lý học với nỗ lực tạo ra một không gian mạng an toàn và lành mạnh cho giới trẻ. Các nghiên cứu luôn nhận thấy rằng mối đe dọa của BNTT là đáng kể và liên tục phát triển qua các
ƠN
cuộc bắt nạt đồng lứa. Các nguồn tài liệu đang thiếu về các mức độ của bắt nạt, nhưng một điều có thể thấy rõ số lượng học sinh bị ảnh hưởng bởi đe doạ trực tuyến đang ở mức nguy hiểm hiện nay. Tỉ lệ trẻ em bị BNTT trong phạm vi từ 4% đến 53% trong
NH
những năm gần đây (Kowalski, 2008). Với các vấn đề về sự khác biệt trong các nghiên cứu khác nhau, từ 6,5% (Ybarra, 2004) đến tỉ lệ rất cao là 71% (Juvoven & Gross, 2008), rất khó cho các nhà nghiên cứu giải thích về sự chênh lệch. Các nhà nghiên cứu đi vào
QU Y
tìm hiểu sự bất đồng về những phát hiện của họ, mặc dù không chắc chắn về lý do chính xác của các mức độ bắt nạt mà dường như thay đổi từ các nghiên cứu khác nhau, nhưng nguyên nhân có thể được tìm thấy trong việc thiếu một định nghĩa súc tích và nhất quán (Tokunaga, 2010).
Trong một nghiên cứu lớn nhất cho đến nay, Patchin và Hinduja (2006) cho thấy
M
29% là nạn nhân của BNTT. Mason (2008) đã hỗ trợ cho Patchin và Hindjua (2006)
KÈ
bằng cách xác nhận rằng các nghiên cứu lớn đã thống nhất đặt tỉ lệ phần trăm của các nạn nhân bị bắt nạt rực tuyến lên đến 20% - 40%. Ngay cả khi các nhà lãnh đạo giáo dục cho rằng các cuộc điều tra cho thấy rằng 30% trẻ vị thành niên đang bị BNTT, các chuyên gia giáo dục phải xem xét vấn đề này đủ lớn để được chú trọng giải quyết về sức
DẠ
Y
khỏe tâm thần của học sinh và có thể là những mối quan tâm về học thuật (Li, 2006). Nhận thức về BNTT cũng được các nhà nghiên cứu tìm hiểu trên nhiều đối tượng
có liên quan. Năm 2010, Varjas và cộng sự thực hiện một nghiên cứu khảo sát nhằm tìm
14
hiểu nhận thức của học sinh trung học về động cơ BNTT. Kết quả cho thấy những học
L
sinh trung học xác định rằng BNTT xuất phát từ những lý do nội tại (chuyển hướng cảm
FI CI A
xúc; trả thù; làm cho bản thân cảm thấy tốt hơn; sự buồn chán; bị xúi giục; bảo vệ; ganh
tỵ; tìm kiếm sự đồng thuận; thử một cá tính mới; nặc danh/ức chế) hơn là từ những động cơ bên ngoài (không có hậu quả, không cần đối đầu, mục tiêu khác nhau) [18]. Cũng tìm hiểu về nhận thức của học sinh trung học, nghiên cứu “Nhận thức của học sinh trung học về cách ứng phó với BNTT” của Parris và cộng sự (2012) chỉ ra rằng ba chủ đề ứng
phó chính bao gồm: ứng phó tức thời, ứng phó phòng ngừa và không có cách nào ngăn
OF
ngừa bắt trực tuyến [24]. Khác với việc chỉ tìm hiểu nhận thức của học sinh về BNTT trên một khía cạnh như hai nghiên cứu trên, nghiên cứu “Nhận thức của học sinh trung
học cơ sở về BNTT” của Surabhi Negi (2016) đưa ra một cái nhìn tổng quan nhận thức
ƠN
của học sinh về BNTT thông qua các khía cạnh: Thế giới BNTT từ quan điểm của học sinh; Các lý do có thể dẫn tới BNTT; Đặc điểm của nạn nhân bị bắt nạt; Tác động của BNTT đến nạn nhân; Các phương pháp và chính sách được xây dựng chống lại sự bắt
NH
nạt trên mạng [16]. Ngoài ra, nhận thức về BNTT trên đối tượng là giáo viên và phụ huynh cũng được quan tâm nghiên cứu. Beringer (2015) chỉ ra rằng giáo viên quan ngại về BNTT trong trường học của họ, nhưng không rõ cách xác định và quản lý nó và họ tin rằng các nhân viên tư vấn, quản trị viên và giáo viên của trường phải đóng một vai
QU Y
trò trong việc thực hiện các chương trình về BNTT trong trường học [42]. Còn theo Francine Dehue và cộng sự (2008), hầu hết phụ huynh đặt ra các quy tắc cho con mình về cách sử dụng internet nhưng không thực sự ý thức được những quấy rối mà trẻ có thể gặp phải trên mạng. Họ đánh giá thấp hành vi bắt nạt của những đứa trẻ và không có ý
M
niệm con cái của mình là nạn nhân của bắt nạt. [41] Giới tính là một phạm vi tranh luận lớn trong hiện tượng bắt nạt nói chung và
KÈ
BNTT nói riêng. Ngoài các cuộc tấn công về tình dục, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ thường có nguy cơ bị BNTT nhiều hơn và theo thống kê họ cũng có nhiều khả năng là thủ phạm của hình thức bắt nạt này. Một nghiên cứu của Shariff (2008)
Y
chỉ ra rằng nữ giới phải chịu đựng sự BNTT nhiều hơn trên cơ sở của các cuộc tấn công
DẠ
tình dục. Ngược lại với những phát hiện cho thấy phụ nữ thường là những nạn nhân của
BNTT, Li (2006) không nhận thấy sự khác biệt về khả năng xảy ra bắt nạt, nhưng phát hiện ra rằng nam giới có nhiều khả năng là thủ phạm BNTT hơn về mặt ý nghĩa thống
15
kê. Trong một nghiên cứu trường hợp, Smith (2008) đã thực hiện trên hai nhóm nghiên
L
cứu và tìm ra rằng một nhóm có ý nghĩa thống kê cho nạn nhân nữ, trong khi nhóm còn
FI CI A
lại không có sự khác biệt. Không có lời giải thích nào được đưa ra về lý do cho những
phát hiện khác biệt này, có thể vì không có lời giải thích rõ ràng. Với những kết quả tương phản, Smith và cộng sự (2008) chỉ đơn giản chọn để thảo luận về giới với một niềm tin rằng những phát hiện cho giới tính có rất nhiều sự không chắc chắn.
Không dừng lại ở đó, BNTT còn được quan tâm nghiên cứu trong mối quan hệ
OF
với sức khỏe tâm thần, những hậu quả về mặt tâm lý xã hội mà nạn nhân có thể gặp phải. Một số nghiên cứu có thể kể đến như:
- “Bắt nạt cùng lứa và các triệu chứng trầm cảm: Những chiến lược ứng phó cụ thể
ƠN
có thể làm giảm tác động tiêu cực của bắt nạt qua không gian mạng?” của Machmutowa và cộng sự thực hiện tại 12 trường học ở Thụy Sỹ năm 2008. [26] - Nghiên cứu của Sourander (2010) “Các yếu tố nguy cơ về mặt tâm lý xã hội liên
NH
quan đến BNTT ở thanh thiếu niên: Một nghiên cứu dựa trên dân số” được thực hiện trên 2215 thanh thiếu niên Phần Lan từ 13 đến 16 tuổi. [31] - “BNTT và bắt nạt truyền thống và yếu tố nguy cơ đối với các vấn đề về sức khỏe
QU Y
tâm thần và ý nghĩ tự tử ở thanh thiếu niên” thực hiện năm 2014 bởi nhóm tác giả Bannink R, Broeren S, van de Looij-Jansen PM, de Waart FG và Raat H. [30] - “Ảnh hưởng của BNTT lên sức khỏe tâm thần của giới trẻ” của hai tác giả Niamh O’Brien và Tina Moules được thực hiện tại hai thành phố ở Anh năm 2014. [29]
M
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về BNTT trên thế giới mặc dù còn nhiều tranh cải về thuật ngữ cũng như một định nghĩa cuối cùng nhưng không thể phủ nhận
KÈ
sự đa dạng trong những nghiên cứu trên đã gây dựng nên một lượng tri thức khổng lồ làm cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu tại Việt Nam.
Y
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, những nghiên cứu mới đầu về hiện tượng bắt nạt từ năm 2009 đã
DẠ
có ít nhiều đề cập đến BNTT có thể kể đến:
16
- “Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ với nhận thức bản thân, trầm cảm ở
L
học sinh phổ thông” nghiên cứu trên học sinh ở Mỹ của Trần Văn Công và cộng sự,
FI CI A
nghiên cứu sinh, Trường Đại học Venderbilt của Hoa Kỳ. [11]
- “Tìm hiểu hiện tượng bắt nạt ở học sinh trung học phổ thông” luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nga, năm 2011. [14]
- “Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Duyên thực hiện trên
OF
303 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 Trường THCS Tân Hồng và Trường THPT Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh năm 2012. [13]
Nhưng phải đến năm 2015, nghiên cứu về hiện tượng BNTT được mở đầu bằng
ƠN
nghiên cứu Xây dựng thang đo BNTT cho học sinh Việt Nam của tác giả Trần Văn Công và cộng sự làm cơ sở cho một loạt các nghiên cứu được thực hiện sau này. Dưới nền tảng của thang đo đã có, Trần Văn Công và cộng sự tiếp tục thực hiện một số nghiên
NH
cứu về BNTT như Chiến lược ứng phó của học sinh với BNTT (2015) hay Hậu quả của BNTT ở học sinh trung học phổ thông (2016).
Ngoài ra, một số ít nghiên cứu về BNTT được thực hiện trong vài năm gần đây,
QU Y
đặc biệt là trong lĩnh vực y học. Năm 2016, hai tác giả Phạm Thị Thu Ba và Trần Quỳnh Anh thực hiện nghiên cứu “Bắt nạt qua mạng ở học sinh trung học phổ thông và một số yếu tố liên quan” nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa hiện tượng bắt nạt qua mạng và các yếu tố dân số học, một số đặc điểm cá nhân của vị thành niên được phân tích từ số liệu thu được của 1609 học sinh trung học phổ thông thuộc 6 trường tại Hà Nội, Thừa Thiên
M
- Huế và Cần Thơ. Kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh bị bắt nạt qua mạng là 13,5%. Học sinh nam có xu hướng bị bắt nạt qua mạng nhiều hơn học sinh nữ. Học sinh ở thành phố
KÈ
trải nghiệm bị bắt nạt qua mạng nhiều hơn học sinh nông thôn. Học sinh được bạn bè yêu mến hơn có xu hướng ít bị bắt nạt hơn học sinh ít được yêu mến. Học sinh dành nhiều thời gian chơi game online cũng bị bắt nạt nhiều hơn các học sinh khác. Cũng một
Y
nghiên cứu về BNTT và các yếu tố liên quan thực hiện ở học sinh trường trung học phổ
DẠ
thông Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2017 của tác giả Nguyễn Thanh Thoảng cho thấy học sinh có thời gian truy cập internet nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày sẽ bị nắt nạt trực tuyến nhiều hơn nhóm học sinh còn lại; học sinh sống trong khu vực kinh tế nghèo sẽ bị BNTT
17
nhiều hơn những học sinh sống trong khu vực kinh tế giàu và học sinh thường xuyên bị
L
người thân trong gia đình la mắng, đánh đập sẽ bị BNTT nhiều hơn nhóm học sinh
FI CI A
không bao giờ bị hay mức độ bị la mắng, đánh đập ít hơn.
Bên cạnh đó, vấn đề BNTT đang dần nhận được sự quan tâm của các phương tiện
truyền thông. Với tiêu đề “Nguy hiểm đáng sợ từ bắt nạt trên mạng”, Tuổi Trẻ online đã
đưa ra những hậu quả nghiêm trọng của BNTT với những số liệu được lấy từ trang Reuters Health kèm theo đó là những trường hợp thương tâm là nạn nhân của BNTT khi
OF
không thể vượt qua và cuối cùng là tìm đến cái chết. Trang Baomoi.com cũng có bài
viết “BNTT những thách thức trong thời kỳ online” cũng đã đưa ra một cái nhìn khái quát về biểu hiện, nguyên nhân của hiện tượng BNTT trong sự phát triển nhanh chóng
ƠN
của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Zalo...
Có thể thấy dù nhận được sự quan tâm chú ý như một vấn nạn trong học đường trong sự bùng nổ của công nghệ điện tử và các trang mạng xã hội, nhưng các nghiên cứu tính toàn diện. 1.2.
Hệ thống khái niệm
1.2.1. Nhận thức Khái niệm chung
QU Y
1.2.1.1.
NH
về BNTT được thực hiện tại Việt Nam vẫn còn khá ít, chưa thực sự đồng bộ và mang
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người: nhận thức, tình cảm, hành động. Nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ với tình cảm và hành động cũng như các hiện tượng tâm lý khác của con người.
M
Theo quan điểm của triết học Mac – Lenin, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khác quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động,
KÈ
sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Mục tiêu của nhận thức là đạt đến chân lý khách quan. Quá trình nhận thức: thu thập kiến thức, hình thành khái niệm về hiện tượng thực tế giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh. Quá trình nhận thức là để tích lũy tri thức,
Y
tích lũy kinh nghiệm từ đó cải tạo thế giới. V.I. Lenin đã tổng kết quy luật chung nhất
DẠ
của hoạt động nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”.
18
Theo Từ điển Tâm lý học do tác giả Nguyễn Khắc Viện chủ biên năm 2001, nhận
L
thức (tiếng pháp: “Connaissance”) là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện
FI CI A
thực vào trong tư duy, nhận biết và hiểu biết về thế giới khách quan. Quá trình ấy đi từ
cảm giác đến tri giác, từ tri giác đến tri thức diễn ra ở mức độ kinh nghiệm hàng ngày về các đồ vật và người khác, mang tính tự phát, thường hỗn hợp với tình cảm, thành
kiến, thiếu hệ thống và mức độ khoa học, các khái niệm được kiến tạo một cách chặt
chẽ, có hệ thống, với ý thức về phương pháp và những bước đi của tư duy để chứng
OF
nghiệm đúng – sai. [7]
Còn theo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng (2012): “Nhận thức là hiểu được điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức về điều nào đó, hiểu biết những quy luật
ƠN
về hiện tượng, quá trình nào đó”. [5]
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Nhận thức là một hoạt động chủ thể hướng vào đối tượng nhằm mục đích biết và hiểu đối tượng cũng như biết và điều chỉnh chính
NH
mình”. [6]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực xung quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động
QU Y
với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình” [6] Như vậy dưới góc độ Tâm lý học thì nhận thức là một quá trình tâm lý, bao gồm khởi đầu, diễn biến và kết thúc. Quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người cũng là một hoạt động. Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Không chỉ phản ánh hiện thực chung quanh
M
ta mà còn phản ánh hiện thực của bản thân ta, nó không chỉ phản ánh cái bên ngoài mà còn phản ánh cái bên trong, không chỉ phản ánh cái thực tại mà còn phản ánh cái đã qua
KÈ
và sẽ tới trong hiện thực khách quan. 1.2.1.2.
Các mức độ của quá trình nhận thức
Y
Căn cứ vào tính chất phản ánh, hoạt động nhận thức được chia thành hai mức độ:
DẠ
mức độ nhận thức cảm tính và mức độ nhận thức lý tính.
a. Nhận thức cảm tính 19
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu, sơ đằng trong toàn bộ hoạt động nhận thức
L
của con người. Đặc điểm chủ yếu của hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý, phản ánh
FI CI A
những thuộc tính bên ngoài, cụ thể của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào
giác quan của con người. Trong đó, cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý khởi đầu, là
hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới. Hình thức phản ánh cao hơn trong cùng một bậc thang nhận thức cảm tính là tri giác. Cảm giác và tri giác có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau trong mức độ nhận thức “trực quan sinh động” về
OF
thế giới. Cảm giác
Là hình thức phản ánh tâm lý đơn giản nhất, sơ khởi nhất. Điều này thể hiện ở
ƠN
chỗ, cảm giác chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính cụ thể, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Và cảm giác chỉ nảy sinh, diễn biến khi sự vật, hiện tượng khách quan hoặc một trạng thái nào đó của cơ thể đang trực tiếp tác động vào giác quan
NH
của chúng ta. Mỗi kích thích cho ta một cảm giác tương ứng, khi kích thích ngừng tác động thì quá trình cảm giác cũng ngừng lại.
Cảm giác là mắt xích đầu tiên trong mối quan hệ con người – môi trường; là các kênh thu nhận các loại thông tin phong phú và sinh động từ thế giới bên ngoài, cung cấp
QU Y
cho quá trình nhận thức cao hơn sau này. Không có nguyên liệu của cảm giác thì không thể có quá trình nhận thức cao hơn. Chính vì vậy, cảm giác giúp con người làm giàu cho tâm hồn, thưởng thức thế giới kỳ diệu xung quanh chúng ta. Tri giác
M
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác. Khi các thông
KÈ
tin về các thuộc tính của sự vật, hiện tượng có được nhờ cảm giác được chuyển tới vỏ não thì ngay lập tức chúng được tổ chức sắp xếp tạo nên một hình ảnh đầy đủ, có ý nghĩa về chính sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Như vậy, cũng như cảm giác, quá trình tri giác bắt đầu từ khi có tác động trực tiếp của sự vật hiện
Y
tượng đến các giác quan của con người. Kết thúc quá trình tri giác, sản phẩm thu được
DẠ
là tổng hợp các thuộc tính bên ngoài của sự vật. Nhưng khác với cảm giác, tri giác có
20
sự tham gia của tư duy, ngôn ngữ và nhiều chức năng tâm lý khác để có thể phản ánh
L
một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng.
FI CI A
Với tư cách là một mức độ nhận thức cảm tính cao hơn cảm giác, tri giác có vai
trò quan trọng đối với con người, là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ở người trưởng thành. Tri giác tạo điều kiện quan trọng cho định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh. Hình ảnh của tri giác thực hiện chức năng điều chỉnh các hành động. Gần giống với cảm giác, tri giác cũng cung cấp nguyên
OF
liệu để tiến hành các bước nhận thức cao hơn, nhưng ở mức độ đầy đủ và trọn vẹn hơn. Như vậy, nội dung phản ánh nhận thức cảm tính là những thuộc tính trực quan,
cụ thể, bề ngoài của sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ và quan hệ về không gian,
ƠN
thời gian chứ chưa phải là những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Đồng thời phương thức phản ánh của nhận thức cảm tính là phản ánh trực tiếp bằng các giác
NH
quan của cơ thể để cho ra những hình ảnh cụ thể, trực quan chứ chưa phải là những khái niệm, quy luật về thế giới. Từ những điều trên cho thấy, nhận thức cảm tính mới chỉ là mức độ nhận thức ban đầu, sơ đẳng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người.
QU Y
b. Nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn của nhận thức cảm tính. Nhận thức lý tính phản ánh những yếu tố thuộc về bản chất, hướng đến cái mới của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết. Do vậy nhận thức lý tính có vai trò quan trọng trong việc hiểu biết bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật hiện
M
tượng tạo điều kiện để con người làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Nhận thức lý tính bao gồm hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau: tư duy và tưởng
KÈ
tượng.
Tư duy
Y
Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác. Khác
DẠ
với cảm giác và tri giác, tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Quá trình phản ánh này mang tính gián tiếp và khái quát nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn, từ nhận thức
21
cảm tính nhưng vượt xa giới hạn của nhận thức cảm tính. Như vậy, tư duy là một quá
FI CI A
tính quy luật của sự vật, hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết.
L
trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có
Vì là một quá trình, nên tư duy cũng có ba giai đoạn là mở đầu, diễn biến và kết thúc. Mở đầu của quá trình tư duy là sự bắt gặp hoàn cảnh có vấn đề, những cái chúng ta chưa biết, những cái mâu thuẫn với kinh nghiệm của chúng ta, đòi hỏi phải giải quyết, phải phản ánh. Bước sang giai đoạn diễn biến sẽ diễn ra các thao tác của tư duy như
OF
phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa... để giải quyết tình huống
(bài toán) đặt ra. Và kết thúc quá trình này sẽ cho ta sản phẩm là những khái niệm mới, những suy lý, phán đoán.
ƠN
Nhưng không dừng lại ở đó, sản phẩm của tư duy lại tiếp tục có thể trở thành những tài liệu để có thể tiếp tục tư duy nữa, rút ra những phán đoán, suy lý, khái niệm mới hơn, đầy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn, đúng đắn hơn. Cứ như thế, tư duy giúp cho ta
NH
hiểu biết ngày càng sâu sắc sự vật hiện tượng, hiểu biết vô hạn về sự vật hiện tượng. Đây chính là điều nhận thức cảm tính không đạt đến được. Tuy nhiên không phải tư duy luôn luôn phản ánh đúng về sự vật, hiện tượng. Nhiều trường hợp có thể tư duy sai, do đó kết quả nhận thức cũng bị sai.
QU Y
Tưởng tượng
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới dựa trên cơ sở những biểu tượng đã có.
M
Từ định nghĩa trên, ta thấy nội dung phản ánh của tưởng tượng là phản ánh cái
KÈ
mới, những cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội. Cái mới ấy được tưởng tượng tạo ra dưới hình thức biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nên nó trên cơ sở những biểu tượng đã có. Khác với tư duy là quá trình vạch ra những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ, quan hệ thông qua
Y
sự vận hành của các thao tác tư duy, tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở
DẠ
những biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động: chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hóa, loại suy... Từ đó cho ra sản phẩm của tưởng tượng là các biểu
22
tượng của tưởng tượng. Đó là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những
L
biểu tượng của trí nhớ mang tính khái quát hơn.
FI CI A
Tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nào của con người. Tưởng tượng cho
phép con người hình dung ra được kết quả cuối cùng của lao động trước khi bắt đầu lao động và quá trình đi đến kết quả đó. Đồng thời, tưởng tượng giúp con người tạo nên
những hình mẫu tươi sáng, rực rỡ, hoàn hảo mà con người mong đợi và vươn tới (lý tưởng).
OF
Như vậy hoạt động nhận thức giúp con người nhận biết được những thuộc tính bên ngoài và những thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng. Nói cách khác, hoạt động nhận thức giúp con người hiểu biết về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách
ƠN
quan. Sự hiểu biết ấy có thể diễn tả ở nhiều mức độ khác nhau.
Lý thuyết của Benjamin Bloom được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy học và giáo dục gồm 6 mức độ nhận thức:
NH
1. Biết: chủ yếu là ghi nhớ các dữ liệu (khái niệm, câu trả lời) đã học được trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Biểu
QU Y
hiện bằng việc có thể xác định, miêu tả, gọi tên, phân loại, nhận biết một sự vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc mô phỏng, bắt chước một thao tác. 2. Hiểu: là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (diễn giải hoặc tóm tắt) hay chứng minh sự hiểu biết về các sự kiện và ý
M
tưởng bằng cách đối chiếu, so sánh, nêu ví dụ minh họa.
KÈ
3. Vận dụng: là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới
và có thể dự báo xu hướng tương lai dựa trên các dữ kiện đã có. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết.
Y
4. Phân tích: là sự phân chia một tài liệu ra thành các phần sao cho có thể hiểu được
DẠ
các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích môí quan hệ giữa các bộ phận, và nhận biết được các nguyên lý tổ chức được bao hàm.
23
5. Tổng hợp: sắp xếp các bộ phận lại với nhau, khái quát hóa hoặc tái cấu trúc để
L
hình thành một tổng thể mới, kết hợp các thông tin với nhau theo những cách khác nhau
FI CI A
hoặc đề xuất các giải pháp thay thế
6. Đánh giá: có thể nhận xét, nhận định, phê bình ý nghĩa hoặc giá trị của sự vật, hiện tượng dựa trên sự xem xét lược sử trình tự vấn đề, có thể lượng định các dữ kiện để khẳng định hoặc bác bỏ một luận điểm.
4 mức độ nhận thức như sau: 1. Nhận thức đúng, đầy đủ về sự vật, hiện tượng
OF
Dựa trên tính trọn vẹn và đầy đủ của bản chất sự vật, hiện tượng có thể chia thành
ƠN
2. Nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về sự vật hiện tượng
3. Nhận thức được một phần về sự vật, hiện tượng nhưng chưa phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.
NH
4. Nhận thức sai về sự vật, hiện tượng.
Đề tài này không đi sâu vào bản chất của quá trình nhận thức mà chỉ dựa trên nền tảng những tri thức đã có về nhận thức làm cở sở cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài là
QU Y
tìm hiểu nhận thức của nhóm khách thể về một vấn đề cụ thể. Đối tượng và nội dung của nhận thức trong phạm vi của đề tài bao gồm: nhận thức về biểu hiện của BNTT, nhận thức về ảnh hưởng của BNTT và nhận thức về những cách ứng phó đối với BNTT. 1.2.2. Học sinh THCS và một số nét tâm lý đặc trưng
M
Tuổi thiếu niên được xác định vào khoảng 11, 12 tuổi đến 14, 15 tuổi. Ở nước ta, lứa tuổi này gần trùng với thời điểm trẻ học ở bậc THCS, vì vậy tuổi thiếu niên được
KÈ
gọi là tuổi học sinh THCS. Đây là lứa tuổi diễn ra nhiều biến động về mặt tâm sinh lý của trẻ.
Sự phát triển về mặt sinh lý ở học sinh THCS có đặc điểm là độ phát triển cơ thể
Y
nhanh, mạnh nhưng không đồng đều về mọi mặt, đồng thời xuất hiện hiện tượng dậy thì
DẠ
đánh dấu sự trưởng thành về hệ sinh dục. Ở lứa tuổi này diễn ra sự cải tổ rất mạnh mẽ
về mặt sinh lý, cơ thể như hệ cơ xương, tim mạch, tuyến sinh dục... Trọng lượng não phát triển bằng người lớn, đặc biệt các vùng chức năng phát triển mạnh mẽ. Các vùng
24
thái dương, vùng đỉnh, vùng trán, các tua, các nhánh noron phát triển nhanh, tạo điều
L
kiện nối liền các vùng này với vỏ naxom các noron thần kinh được liên kết với nhau,
FI CI A
hình thành các phản xạ có điều kiện phức tạp giúp hình thành chức năng trí tuệ bậc cao, là tiền đề cho sự phát triển các loại tư duy trừu tượng, tư duy logic, tư duy sáng tạo. Hoạt động của hệ thần kinh ở học sinh THCS chưa cân bằng, hưng phấn thường mạnh hơn ức chế nên các em thường có biểu hiện ham hoạt động hoặc dễ bị kích động....
Sự phát triển “nhảy vọt” về mặt thể chất, sự thay đổi điều kiện sống và hoạt động
OF
học tập, giao tiếp... nhất là sự trưởng thành về mặt sinh dục và sự thay đổi vị thế trong gia đình, nhà trường xã hội cùng sự chín muồi về tâm lý trong giai đoạn chuyển tiếp từ
tuổi nhi đồng sang tuổi thiếu niên đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhảy vọt về chất, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển tâm lý cá
ƠN
nhân.
Một số nét tâm lý đặc trưng ở lứa tuổi thiếu niên có thể kể đến qua các khía cạnh
a. Về hoạt động giao tiếp
NH
sau:
Giao tiếp của thiếu niên với người lớn được cải tổ lại, hình thành kiểu quan hệ
QU Y
mới dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng. Ở thiếu niên xuất hiện một cảm giác mới rất độc đáo: “cảm giác mình là người lớn”, các em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa nhưng cũng chưa là người lớn thực sự. Các em có xu hướng vươn lên làm người lớn và cố gắng được mọi người công nhận rằng mình đã lớn, vì thế trong suy nghĩ và hành động của các em thường bộc lộ rõ nhu cầu độc lập và tự khẳng định mình. Nhu cầu này
M
của các em trong quan hệ với người lớn được thể hiện rất cao. Các em mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập và quyền hạn ở
KÈ
các em. Và một điều đáng lưu ý, trong tương tác với người lớn thiếu niên thường có xu hướng cường điệu hóa những tác động của người lớn mà bản thân cho là không phù hợp. Các em trở nên nhạy cảm hơn, dễ suy diễn, thổi phòng và có những phản ứng tiêu cực
Y
với cường độ mạnh với những tác động từ người lớn. Quan hệ xung đột giữa các em với
DẠ
người lớn có thể làm này sinh những hành vi tương ứng ở các em như: xa lánh người
lớn, không tin tưởng vào người lớn, cho rằng người lớn không hiểu và không chịu hiểu
25
các em, khó chịu với những yêu cầu, lời nhận xét, đánh giá từ người lớn... Từ đó tác
L
động giáo dục của người lớn đối với các em bị giảm sút.
FI CI A
Chính vì nhu cầu tách mình ra khỏi người lớn, các em tìm đến những người bạn
mà mình tin cậy để chia sẻ những vướng mắc, băn khoăn, cùng trao đổi những tâm tư thầm kín mà các em khó giải bày với người lớn. Mặc khác, đây là lứa tuổi có nhu cầu kết bạn rất mạnh, khao khát tìm kiếm một chỗ đứng trong lòng bạn bè, một vị trí xã hội
nhất định trong lòng tập thể, muốn được mọi người thừa nhận và tôn trọng mình. Các
OF
em không muốn người lớn can thiệp vào quan hệ bạn bè của mình và thường coi trọng những đánh giá của bạn bè hơn là của cha mẹ. Tình bạn của thiếu niêm có thể trở nên rất sâu sắc, gắn bó với nhau, từ đó hình thành những nhóm bạn thân. Nhưng việc không
có bạn thân, hoặc những mối bất hòa trong tình bạn có thể dẫn đến việc giận nhau, hoặc
ƠN
phá vỡ tình bạn, có thể kèm theo đó là những lời phê bình, những hành vi, cử xử tiêu cực dẫn đến sự tẩy chay trong quan hệ bạn bè.
NH
b. Về đặc điểm đời sống xúc cảm – tình cảm
Đời sống xúc cảm – tình cảm của thiếu niên phát triển mạnh, dần hình thành những loại tình cảm cấp cao đa dạng, phong phú, có chiều sâu. Các loại tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tập thể đặc biệt là tình bạn được cũng cố
QU Y
và phát triển sâu sắc theo năm tháng. Thiếu niên nhận biết được các xúc cảm – tình cảm của bản thân, có thái độ nhất định đối với những xúc cảm – tình cảm đó. Từ việc ý thức được những tình cảm của bản thân mình, các em có thể dùng ngôn ngữ để mô tả lại các trải nghiệm đó một cách chính xác. Tuy nhiên xúc cảm – tình cảm của đa số thiếu niên
M
có cường độ khá mạnh, chưa ổn định, còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và dễ thay đổi. Vì vậy, các em thường dễ mất cân bằng, dễ kích động và có thể có những hành động
KÈ
bồng bột, quyết liệt khi không được đáp ứng nhu cầu. c. Về đặc điểm hoạt động nhận thức
Khi chập chững bước vào thế giới người lớn, một thế giới với những điều mới lạ
Y
với bao điều mà các em chưa biết, các em trở nên tò mò, thích khám phá và tính ham
DẠ
hiểu biết tăng lên rõ rệt. Đặc trưng nổi bật trong hoạt động nhận thức của các em là tính
26
mục đích, tính chủ định phát triển mạnh mẽ trong tất cả các quá trình nhận thức: tri giác,
L
trí nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng. Những điều này sẽ được làm rõ hơn trong phần sau.
FI CI A
d. Về đặc điểm nhân cách
Xu hướng vươn lên làm người lớn, cảm giác mình là người lớn đã tác động mạnh mẽ đến thiếu niên làm các em nảy sinh nhận thức mới. Nội dung và mức độ nhận thức về bản thân của thiếu niên không diễn ra cùng lúc. Ban đầu các em chỉ nhận thức về vẻ bề ngoài và hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức, tính cách
OF
và năng lực của bản thân trong những phạm vi khác nhau, những phẩm chất thể hiện thái độ đối với bản thân và người khác, cuối cùng các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách (tinh thần trách nhiệm, lòng
ƠN
tự trọng cá nhân…).
Từ sự nhận thức về bản thân và người khác, ở thiếu niên xuất hiện nhu cầu đánh giá bản thân, đánh giá người khác và so sánh mình với người khác. Đầu tuổi thiếu niên
NH
(lớp 6 – 7), các em thường đánh giá dựa vào chuẩn từ nguời khác, thường là những người có uy tín và gần gũi với các em. Đến cuối tuổi thiếu niên (lớp 8 – 9), các em đã hình thành khả năng độc lập phân tích, tự đánh giá bản thân và người khác. Khả năng tự đánh giá bản thân của thiếu niên còn nhiều hạn chế. Các em nhạy cảm với những nhận
QU Y
xét của người khác, đặc biệt là những nhận xét về khả năng, sự thành công hay thất bại của các em. Đồng thời, đánh giá về người khác cũng phát triển mạnh ở thiếu niên. Sự đánh giá thường thể hiện một cách kín đáo, bí mật, khắt khe và thường phiến diện thông qua các hành vi đơn lẻ.
M
1.2.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh THCS
KÈ
Trong sự phát triển cấu trúc nhận thức của học sinh THCS là sự hình thành và phát triển các tri thức lý luận với các mệnh đề. Các em đã hình thành và phát triển các khái niệm khoa học có tính khái quát dựa trên khả năng suy luận logic. Sự hình thành
Y
các tri thức không còn ràng buộc vào các sự việc được quan sát trực tiếp mà áp dụng
DẠ
phương pháp logic.
Sự phát triển các hành động nhận thức: a. Tri giác 27
Tri giác có chủ định chiếm ưu thế hớn tri giác không chủ định. Khối lượng, chất
L
lượng khi tri giác đối tượng tăng rõ rệt và các loại tri giác không gian, thời gian, tri giác
FI CI A
vận động phát triển mạnh. Tri giác của các em có trình tự, có kế hoạch, có mục đích và hoàn thiện hơn. Các em sử dụng thông tin cảm tính linh hoạt, tùy thuộc vào nhiệm vụ
tư duy. Khả năng quan sát phát triển, trở thành thuộc tính ổn định của cá nhân. Tuy
nhiên tri giác của các em còn một số hạn chế như thiếu kiên trì, còn vội vàng, hấp tấp trong tri giác, tính tổ chức, tính hệ thống trong tri giác còn yếu.
OF
b. Trí nhớ
Trí nhớ của các em so với tuổi nhi đồng có những biến đổi căn bản. Tính có chủ định và tính có hệ thống tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi
ƠN
nhớ được nâng cao. Các em biết chọn cách ghi nhớ phù hợp với từng bài học, từng môn học và đặc biệt là khả năng ghi nhớ tài liệu trừu tượng tăng lên rất nhiều. Ghi nhớ có ý nghĩa, ghi nhớ logic đang dần chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ máy
NH
móc. Các em có khả năng sử dụng các loại trí nhớ một cách hợp lý, biết tìm ra các phương pháp ghi nhớ, nhớ lại thích hợp, có hiệu quả, biết cách phát huy vai trò của tư duy trong quá trình ghi nhớ. Như vậy, kỹ năng tổ chức các hoạt động tư duy của các em độ cao hơn.
QU Y
để ghi nhớ tài liệu, kỹ năng nắm vững những phương tiện ghi nhớ được phát triển ở mức
Tuy nhiên ghi nhớ ở các em còn thiếu sót, các em thường mâu thuẫn trong việc ghi nhớ, vẫn còn tùy tiện trong ghi nhớ, khi gặp khó khăn lại từ bỏ ghi nhớ có ý nghĩa, các em vẫn còn chưa hiểu đúng vai trò ghi nhớ máy móc nên không nhớ được tài liệu
M
một cách chính xác.
KÈ
c. Chú ý
Chú ý có chủ định được tăng cường, các phẩm chất của chú ý các em mang nội
dung mới như: Sức tập trung chú ý cao hơn, khối lượng chú ý nhiều hơn, khả năng di
Y
chuyển chú ý được tăng cường rõ rệt, khả năng duy trì chú ý được lâu bền hơn, chú ý
DẠ
các em thể hiện tính có lựa chọn rất rõ. Sự lựa chọn phụ thuộc vào tính chất của đối tượng và hứng thú của các em đối với nó. Tuy nhiên chú ý của các em diễn ra phức tạp, có mâu thuẫn. Chú ý có chủ định phát triển mạnh nhưng mặc khác, những ấn tượng và
28
rung động mạnh mẽ, phong phú lại làm cho chú ý của các em thiếu bền vững. Điều này
L
phụ thuộc vào hứng thú nhận thức, vào tài liệu cần lĩnh hội, vào tâm trạng và trạng thái
FI CI A
của các em. d. Tư duy
Ở đầu cấp THCS, tư duy hình tượng – cụ thể vẫn còn phát triển và giữ vai trò
quan trọng trong cấu trúc tư duy. Sang cuối cấp, tư duy trừu tượng phát triển mạnh và
các em có khả năng phân tích tài liệu tương đối đầy đủ, sâu sắc, biết phân tích các yếu
OF
tố bản chất những mối liên hệ và quan hệ của tài liệu. Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa phát triển, các em biết tóm tắt những đặc điểm chung, bản chất của nhiều sự vật, hiện tượng, biết trừu xuất những yếu tố không bản chất để lĩnh hội các khái niệm.
ƠN
Khả năng suy luận tương đối hợp lý và có cơ sở. Các em phân tích những nhiệm vụ trí tuệ bằng cách tạo ra những giả định khác nhau, những mối liên hệ giữa chúng và kiểm tra những giả thuyết này và từ đó, muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn giải quyết
NH
bài tập, nhiệm vụ theo những quan điểm, lập luận, cách diễn đạt riêng. Đồng thời, các em vận dụng các thao tác tư duy một cách linh hoạt, biết lập luận giải quyến vấn đề một cách có cơ sở, biết vấn dụng lý thuyết vào thực tiễn, có khả năng phân biệt đúng sai, có
QU Y
khả năng hiểu vấn đề, đi sâu vào bản chất của vấn đề. Tính phê phán, tính độc lập và sáng tạo trong tư duy được hình thành và phát triển. Các em thích tìm hiều những vấn đề mang tính chất phức tạp, khó khăn cao trong tư duy, không thích các tri thức khuôn mẫu, bày sẵn. Muốn tham gia các hoạt động giải trí cần sử dụng khả năng trí tuệ và thích những tính chất có tính phản đề. Tuy nhiên mức
M
độ và chất lượng tư duy không được hình thành như nhau ở mọi thiếu niên.
KÈ
Trên thực tế, tư duy các em hạn chế khi nắm bắt những dấu hiệu bề ngoài của khái niệm khoa học dễ hơn các dấu hiệu bản chất của nó. Các em hiểu dấu hiệu bản chất của khái niệm nhưng không phải lúc nào các em cũng phân biệt được các dấu hiệu đó
DẠ
Y
trong mọi trường hợp hay gặp khó khăn trong khi phân tích mối liên hệ nhân quả. Ngoài ra đối với một số thiếu niên, hoạt động nhận thức chưa trở thành hoạt động
độc lập, tinh thần kiên trì trong hoạt động học tập còn yếu, các em thích học nhanh
29
nhưng ngại suy nghĩ, không có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề phức tạp, chỉ thích những
L
vấn đề nhanh chóng đưa lại kết quả.
FI CI A
e. Tưởng tượng
Tưởng tượng có chủ định ở thiếu niên phát triển mạnh. Khả năng sáng tạo ra hình
ảnh mới đa dạng và trí tưởng tượng vô cùng linh hoạt và phong phú. Lứa tuổi này có
nhiều ước mơ, nhiều hoài bão đẹp nhưng chúng còn mang tính viễn vông và xa rời so với thực tế. Các em đã có thể xây dựng riêng cho mình những hình mẫu lý tưởng mà
OF
mình mong muốn đạt đến nhưng phải đến những năm cuối tuổi thiếu niên, những hình mẫu lý tưởng này mới trở nên thiết thực hơn, dễ có khả năng đạt được hơn và trở thành động lực thúc đẩy cho sự phát triển ở các em.
ƠN
f. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ các em được mở rộng, vốn từ tăng lên rõ rệt, vốn từ phức tạp hơn, từ vựng phong phú hơn đặc biệt là vốn từ khoa học. Khả năng viết, nói lưu loát và dùng
NH
đúng ngữ pháp hơn, tính hình tượng và trình độ logic chặt chẽ trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, ngôn ngữ của các em còn nhiều hạn chế như dùng từ chưa chính xác, chưa chú ý đến cách diễn đạt theo cấu trúc chặt chẽ, một số em còn dùng từ cầu kì nhưng sáo rỗng
QU Y
do ý muốn bắt chước người lớn hoặc sử dụng những thành ngữ không phù hợp. Nhìn chung, tuổi thiếu niên là thời kỳ quá độ, thời kỳ chuyển tiếp từ thế giới trẻ con sang thế giới của người lớn. Đây là thời kỳ phát triển đầy biến động, có sự nhảy vọt về mặt thể chất, sự thay đổi điểu kiện sống và hoạt động (học tập, giao tiếp...), nhất là sự trưởng thành về mặt sinh dục và sự thay đổi vị thế trong gia đình nhà trường, xã hội.
M
Nhận thức học sinh THCS có sự phát triển rõ rệt. Tư duy trừu tượng phát triển mạnh
KÈ
mẽ, tạo điều kiện cho HS THCS lĩnh hội những tri thức lý luận mang tính khái quát hóa cao không những trong sách vở mà còn từ các nguồn tri thức bên ngoài. Trong đề tài này, khách thể nghiên cứu là học sinh THCS, nằm ở độ tuổi thiếu
Y
niên từ 11 – 15 tuổi. Với những thành tựu nổi bật trong sự phát triển tâm lý, tuổi thiếu
DẠ
niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển tâm lý cá nhân. Đây là một thời kỳ phát triển đầy khó khăn, phức tạp, nhiều biến động và khủng
hoảng, dễ dàng chịu sự ảnh hưởng từ những tác động và kích thích bên ngoài. Vì vậy,
30
các em ở độ tuổi này cần có sự quan tâm, giúp đỡ và định hướng từ những người lớn
L
xung quanh, đặc biệt là các bậc cha mẹ và thầy cô giáo trong hoạt động học tập, tương
FI CI A
tác xã hội và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Như vậy, những đặc điểm nổi bật của học sinh THCS tham gia vào nghiên cứu này bao gồm những điểm sau:
- Tốc độ phát triển cơ thể rất nhanh, mạnh nhưng không đồng đều về mọi mặt, đồng thời xuất hiện hiện tượng dậy thì đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh dục.
trong quan hệ với người lớn được thể hiện rất cao.
OF
- Xu hướng vươn lên làm người lớn, nhu cầu được độc lập và tự khẳng định mình
- Phạm vi giao tiếp được mở rộng trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tình
ƠN
bạn cùng giới và tình bạn khác giới phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu kết bạn tâm tình, tìm kiếm một chỗ đứng trong lòng bạn bè trở thành động cơ chủ lực thúc đẩy các hoạt động
NH
của thiếu nên.
- Đời sống xúc cảm – tình cảm phát triển mạnh, hình thức biểu hiện đa dạng nhưng nhiều mâu thuẫn, chưa ổn định, dễ thay đổi, kích động và mất cân bằng. - Nhận thức về sự trưởng thành, những phẩm chất, năng lực, những xúc cảm – tình
QU Y
cảm của bản thân, về mối quan hệ giữa người với người và vị thế của mình trong xã hội. - Quan điểm cá nhân, lý tưởng niềm tin bắt đầu được hình thành; có khả năng nhận xét, đánh giá về hệ thống giá trị, về các chuẩn mực đạo đức, so sánh nó với những trải nghiệm thực tế.
M
1.2.4. Bắt nạt
Khái niệm
KÈ
1.2.4.1.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, bắt nạt được hiểu là cậy thế, cậy quyền
Y
dọa dẫm để làm cho phải sợ, ví dụ như bắt nạt trẻ con, ma mới bắt nạt ma cũ. Theo CDC, bắt nạt là bất kì hành vi hung hăng giữa những đứa trẻ ở độ tuổi đi
DẠ
học, mà trong đó quan sát hoặc cảm nhận có liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực giữa hai bên. Hành vi này được lặp lại, hoặc có khả năng được lặp lại, theo thời gian.
31
Bắt nạt bao gồm các hành động như đe dọa, lan truyền tin đồn, tấn công người khác về
L
thể chất hoặc bằng miệng, và loại trừ một người nào đó khỏi nhóm. Bắt nạt có thể xảy
FI CI A
ra trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công nghệ [27].
Mỗi tác giả có những quan niệm cũng như cách hiểu khác nhau về bắt nạt. Olweus (1994) định nghĩa bắt nạt hoặc hành hung theo cách chung: Một học sinh đang bị bắt
nạt hoặc bị trừng phạt khi người này bị đặt vào tình thế nguy hiểm, lặp đi lặp lại và theo thời gian với các hành vi tiêu cực của một hoặc nhiều học sinh khác. Vailancourt (2010)
OF
đưa ra khái niệm bắt nạt là một hành vi gây hấn liên quan đến sự gây tổn hại cố ý cho một người khác trong một mối quan hệ đặc trưng bởi sự không cân bằng về quyền lực. Batsche & Knoff và Olweus (1994) cho rằng thành tố then chốt của bắt nạt, kể cả trực
tiếp hay gián tiếp, là những hăm dọa về cơ thể và tâm lý xuất hiện lặp lại có thể tạo ra
ƠN
những mẫu hành vi quấy rầy và lạm dụng nạn nhân. Rigby (1998) cho rằng bắt nạt là bất cứ hành vi nào có ý định làm tổn thương người khác về cơ thể hay cảm xúc. Nó bao gồm không chỉ những hành động nhìn thấy được như đấm, đá, gọi tên và trêu chọc mà
NH
còn phát tán tin đồn, chế nhạo các khuyết tật về cơ thể, giễu cợt về sắc tộc, ngăn không cho chơi với nhóm bạn, làm nhục, hoặc kể cho người khác chuyện mà nạn nhân muốn giấu (Salmon, James, Cassidy & Javolyoes, 2000). Bắt nạt xuất hiện khi một học sinh
QU Y
ngoan cố và lặp lại việc thể hiện sức mạnh đối với người khác với mục đích thù địch và có ý làm hại (Lumsden, 2002). Thuật ngữ "bắt nạt" chứa đựng một diện rộng các hành vi cơ thể và lời nói theo cách gây hấn hoặc chống đối xã hội. Bắt nạt có thể bao gồm sỉ nhục, trêu chọc, lạm dụng về từ ngữ hay cơ thể, đe dọa, làm nhục, quấy rầy và tấn công. Tóm lại, bắt nạt là những hành vi hung hăng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong
M
một khoảng thời gian nhằm gây tổn hại về mặt cơ thể hoặc tâm lý cho người khác dựa
KÈ
trên sự mất cân bằng về quyền lực và vị thế xã hội. 1.2.4.2.
Phân loại
Bắt nạt được phân loại theo nhiều cách khác nhau dưới quan điểm riêng của từng
Y
tác giả, nhưng nhìn chung sự khác biệt này chỉ mang tính tương đối thiên về mặt từ ngữ.
DẠ
Cách phân loại phổ biến và được áp dụng trong hầu hết các nghiên cứu thường dựa theo sự phân loại của tổ chức NCAB (National Centre Against Bullying), bắt nạt được chia thành 4 loại: bắt nạt về thể chất, bắt nạt bằng lời nói, bắt nạt mang tính xã hội và bắt nạt
32
trên mạng. Theo một nghiên cứu của Jing Wang (2010), tỉ lệ về bắt nạt hoặc bị bắt nạt
L
tại trường ít nhất một lần trong 2 tháng là 20,8% về thể chất, 53,6% bằng lời nói, 51,4%
-
FI CI A
về mặt xã hội và 13,6% qua thiết bị điện tử. Ta có thể hiểu các kiểu bắt nạt như sau:
Bắt nạt về thể chất bao gồm các hành vi như ngáng chân, xô ngã, đá, phá hoại tài
sản hoặc đánh đập dữ dội vào người khác... kiểu bắt nạt này gây ra những thiệt hại cả ngắn hạn và dài hạn. -
Bắt nạt bằng lời nói được biểu hiện bằng cách chửi rủa (name calling), đặt biệt
OF
danh xấu, chế giễu, trêu chọc, kỳ thị giới tính, phân biệt chủng tộc hoặc có thể đe dọa bằng lời nói. Mặc dù việc bắt nạt bằng lời có thể bắt đầu không có hại, nó có thể leo thang đến mức ảnh hưởng đến mục tiêu cá nhân.
Bắt nạt mang tính xã hội hay còn gọi là bắt nạt ẩn thường khó nhận ra và được
ƠN
-
thực hiện sau lưng người bị bắt nạt. Nó được thiết kế để gây tổn hại cho danh tiếng xã hội và/hoặc làm nhục một ai đó. Bắt nạt mang tính xã hội bao gồm:
NH
Nói dối và phát tán tin đồn.
Làm những trò đùa thô tục nhằm gây xấu hổ và làm nhục.
QU Y
Cổ vũ, khuyến khích những người khác loại bỏ một ai đó ra khỏi nhóm, tập thể.
Phá hoại danh tiếng hoặc sự chấp nhận về mặt xã hội của ai đó. Bắt chước, nhại thiếu thiện chí.
M
Những điệu bộ, cử chỉ, nét mặt mang tính tiêu cực, những cái nhìn đe dọa
KÈ
và khinh thường.
-
Bắt nạt trên mạng có thể là hành vi bắt nạt kín đáo hoặc trực tiếp đe dọa qua việc
sử dụng các công nghệ kỹ thuật số như máy tính, điện thoại thông minh hoặc qua các
Y
phần mềm như mạng xã hội, tin nhắn nhanh, tin nhắn văn bản, các trang web hoặc các diễn đàn trực tuyến khác. Kiểu bắt nạt này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, được thực hiện
DẠ
một cách công khai hoặc ẩn danh.
1.2.4.3.
Đặc điểm 33
Về độ tuổi. Hành vi bắt nạt dường như có xu hướng thay đổi theo độ tuổi (Olweus,
L
1991; Perry và cộng sự, 1988; Rivers và Smith, 1994; Whitney và Smith, 1993). Hiện
FI CI A
tượng bắt nạt phổ biến ở trẻ em từ tiểu học đến THPT. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng
có ở trẻ mẫu giáo nhưng ít phổ biến hơn. Tỉ lệ về giới tính ở các dạng bắt nạt đều phù hợp cho cả trường tiểu học và THCS (Rivers và Smith, 1994). Các nhà nghiên cứu như Perry và cộng sự (1988) cho rằng có hai loại bắt nạt là bắt nạt thể chất và bắt nạt lời nói. Ông cũng chỉ ra rằng bắt nạt trực tiếp về mặt thể chất giảm đi theo độ tuổi; tuy nhiên bắt
nạt lời nói không giảm mà còn tăng lên ở mọi độ tuổi. Nhưng các báo cáo đã chỉ ra rằng
OF
bắt nạt giảm đi theo độ tuổi, tức là trẻ càng lớn thì càng ít bị bắt nạt. Genta và cộng sự (1996) chỉ ra rằng tỉ lệ bắt nạt giảm đi theo độ tuổi ở tất cả các dạng bắt nạt: bắt nạt thể chất, bắt nạt lời nói trực tiếp và bắt nạt gián tiếp.
ƠN
Về giới tính. Các nghiên cứu đều khẳng định bắt nạt có ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, ở nữ giới thì phổ biến về hình thức bắt nạt về lời nói, trong khi đó, ở nam giới thì lại bắt nạt về thể chất nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là, học sinh nam có xu hướng sử dụng
NH
những hành vi bạo lực như: đấm, đá, đẩy…làm người khác bị thương về mặt thể chất. Trong khi đó, nữ giới lại có xu hướng làm tổn thương người khác bằng lời nói. Về hành vi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những nhóm học sinh bắt nạt thường có
QU Y
xu hướng quấy rối và sử dụng những kiểu bạo lực khác để dành vị thế xã hội đối với những nhóm bạn cùng trang lứa và sự thừa nhận của nhóm (Baldry, 1998). Sự đồng tình của những người bạn cùng trang lứa cho những hành vi bắt nạt có ý nghĩa như là dấu hiệu bắt đầu cho những cuộc chiến và phá vỡ lớp học (Boulton& Smith, 1994). Menesini, Melan và Pignatti (2000) đã quan sát sự tương tác giữa những học sinh bắt
M
nạt với những học sinh bị bắt nạt và quyền lực trong các trò chơi liên quan đến sự cạnh
KÈ
tranh và sự hợp tác. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng những đứa trẻ bắt nạt có xu hướng chỉ huy nhiều hơn những đứa trẻ bị bắt nạt, đồng thời chúng cũng có cảm giác tự mãn nhiều hơn. Một điều thú vị nữa là, Menesini và cộng sự (2000) đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ bắt nạt không biểu lộ những hành vi hung tính; đúng hơn là những hành
Y
vi hung tính hầu như thể hiện rất ít trong suốt trò chơi. Byrne (1994) đã nêu lên rằng
DẠ
những đứa trẻ bắt nạt có xu hướng bốc đồng hơn những đứa trẻ bị bắt nạt và chúng không ý thức được về những chuẩn mực xã hội.
34
Về gia đình. Nghiên cứu của Bowers, Smith và Binney năm 1992 cũng như
L
nghiên cứu của Berdondini và Smith năm 1996 đã chỉ ra những đứa trẻ bắt nạt thường
FI CI A
sống trong gia đình thường thiếu vắng sự có mặt của người bố. Những đứa trẻ này, cả nam và nữ, chúng có khuynh hướng ít được khuyến khích, ủng hộ trong gia đình của
mình (Bower và cộng sự, 1992). Mức độ giao tiếp thấp có xu hướng tương quan với
mức độ bắt nạt cao ở trẻ nam, nhưng không có xu hướng tương quan với mức độ bắt nạt cao ở trẻ nữ ở cùng một độ tuổi (Rigby, 1994). Hơn nữa, Rigby đã chỉ ra rằng những đứa
trẻ bắt nạt có nhiều khả năng được sinh ra ở những gia đình mà ít có sự quan tâm chăm
OF
sóc về mặt tâm lý. Similary, Baldry và Farrington (2000) cho biết những đứa trẻ bắt nạt
có xu hướng thiếu sự động viên khuyến khích của bố mẹ, mặt khác, những bậc cha mẹ này thường là những người độc đoán và rất nghiêm khắc.
1.2.5.1.
ƠN
1.2.5. Bắt nạt trực tuyến Khái niệm
NH
BNTT là khái niệm với rất nhiều tên gọi khác nhau. Những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này đã sử dụng những khái niệm như quấy rối trên mạng (Online harassment), quấy rối trực tuyến (Cyber – harassment).
QU Y
Nhóm tác giả David Finkelhor, Kimberly J. Mitchell và Janis Wolak (2000) đã định nghĩa quấy rối trên mạng là mối đe dọa hoặc các hành vi công kích bằng cách gửi trực tuyến cho thanh thiếu niên hoặc đăng trên mạng về họ cho người khác xem. [32] Tanya Beran và Qing Li (2005) đã đề cập đến quấy rối trực tuyến là một hình thức của quấy rối xảy ra thông qua việc sử dụng những thông tin liên lạc điện tử như
M
hộp thư điện tử và điện thoại di động. [34]
KÈ
Bill Belsey (2005) là người đầu tiên đưa ra một cách khái quát nhất khái niệm BNTT (Cyberbullying) là sử dụng thông tin và sự kết nối công nghệ thông tin như là thư điện tử, điện thoại di động hay tin nhắn văn bản, trang mạng cá nhân với ý định làm
Y
hại đến danh dự ai đó một cách cố ý, lặp đi lặp lại, hành vi mang tính thù địch bởi một
DẠ
cá nhân hay một nhóm. [9] Kế thừa từ những nghiên cứu trước đó, khái niệm BNTT được đưa ra cụ thể hơn
về cách thức và phương tiện sử dụng để bắt nạt. Bauman (2007) và một số nhà nghiên
35
cứu đã định nghĩa BNTT là bắt nạt bằng lời nói hoặc quan hệ thực hiện bằng cách sử
L
dụng phương tiện truyền thông điên tử hoặc thiết bị công nghệ không dây; là gửi hoặc
FI CI A
đăng tải những tin nhắn hay hình ảnh có hại hoặc ác ý bằng cách sử dụng mạng internet
hoặc các phương tiện kết nối kỹ thuật số khác (Willard, 2007); là bắt nạt thông qua các công cụ liên lạc điện tử như thư điện tử, điện thoại, tin nhắn hoặc các trang web (Qing
Li, 2008); là việc sử dụng công nghệ truyền thông hiện đại để xúc phạm hoặc đe dọa bằng tin nhắn trực tiếp cho nạn nhân hoặc gián tiếp cho người khác, để chuyển thông tin liên lạc bí mật hoặc hình ảnh của nạn nhân cho người khác xem một cách công khai
OF
(Privitera, 2009 và Rogers, 2010).
Theo CDC thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, BNTT là bất kỳ loại quấy rối hoặc bắt nạt nào như trêu ghẹo, bịa chuyện, châm chọc, đưa ra bình luận thô lỗ
ƠN
hoặc xúc phạm, truyền bá tin đồn, hoặc đưa ra các lời đe dọa hoặc cảnh cáo, xảy ra thông qua thư điện tử (email), phòng trò chuyện (chat room), nhắn tin nhanh, trang điện tử
NH
(web bao gồm cả blog), hoặc tin nhắn văn bản. [10]
Về phía FHI, BNTT là việc sử dụng internet để nói những điều gây hại cho người khác. [33]
Theo tác giả Trần Văn Công và cộng sự (2015), BNTT nằm trong hình thức bắt
QU Y
nạt gián tiếp xảy ra khi một người hoặc một nhóm người (thủ phạm) thực hiện hành vi bắt nạt thông qua các tiện ích và ứng dụng trên internet hướng tới việc làm tổn thương tinh thần, tâm lý của người khác (nạn nhân) một cách có chủ ý, lặp đi lặp lại và có thái độ đe dọa, thù địch. [9]
Phân loại BNTT
M
1.2.5.2.
KÈ
Theo tác giả Willard (2007) có 7 loại BNTT thông thường: - Khiêu khích (Flaming): Là sự xâm phạm trực tuyến thông qua việc sử dụng ngôn
từ khiếm nhã, thô tục về một người đến nhóm trực tuyến hoặc đến chính người đó.
Y
- Quấy rối (Harassment): là hành vi gửi các thông điệp công kích, thô lỗ, và tin
DẠ
nhắn xúc phạm hay lăng mạ. Viết những bình luận thô lỗ, gây xấu hổ trong những bài
đăng, những hình ảnh hoặc trong các phòng trò chuyện trên mạng. Hay công kích rõ ràng cho người chơi khác trên các trang mạng chơi game.
36
- Bám đuổi trên mạng (Cyberstalking): Đây là hành động lặp đi lặp lại việc gửi các
L
thông điệp, tin nhắn bao gồm: các mối đe dọa gây hại, quấy rối, đe dọa sự an toàn, hoặc
FI CI A
tham gia vào các hoạt động trực tuyến khác nhằm tạo ra sự sợ hãi đáng kể cho ai đó.
- Bôi nhọ (Denigration/put-downs): “chửi” một ai đó trên mạng. Gửi hoặc đăng
những lời bàn tán hoặc tin đồn về một người để gây tổn hại đến danh tiếng hoặc mối quan hệ của họ.
- Nặc danh (Impersonation/Masquerade): Đột nhập vào tài khoản email hoặc tài
OF
khoản mạng xã hội và sử dụng nhận dạng trực tuyến của người đó để gửi hay đăng các
tin không đúng sự thật hoặc gây xấu hổ. Nó cũng có thể là việc lập một trang hoặc hồ sơ giả mạo trên các trang mạng xã hội, ứng dụng và những nơi trên mạng khác.
ƠN
- Phát tán và lừa đảo (Outing and Trickery): Chia sẻ bí mật của ai đó hay gửi hoặc đăng tài liệu về một người có chứa thông tin nhạy cảm, riêng tư hoặc xấu hổ, bao gồm chuyển tiếp tin nhắn hoặc hình ảnh cá nhân. Nó cũng bao gồm việc một người bị lừa để
NH
tiết lộ bí mật hoặc thông tin xấu hổ, sau đó chúng được chia sẻ ra ngoài. - Loại trừ (Exclusion): Cố ý loại bỏ một ai đó ra khỏi nhóm trực tuyến như các tin nhắn nhóm, các ứng dụng trực tuyến, các trang web chơi game...
QU Y
Art Wolinsky của WiredSafety.org đã đưa ra năm loại thủ phạm của BNTT: - “Những thủ phạm không chủ tâm” (Inadvertent cyberbully): Những người này không xem họ là thủ phạm BNTT. Họ có thể giả vờ đóng vai, hoặc là phản ứng với những thông điệp thù hằn hoặc khiêu khích mà họ nhận được. Họ có thể cảm thấy tổn
M
thương, hoặc giận dữ vì một thông tin được gửi cho họ, hoặc một cái gì đó họ đã thấy trên mạng. Và họ có khuynh hướng phản ứng giận dữ hoặc thất vọng. Họ không suy
KÈ
nghĩ trước khi nhấp vào "gửi." Họ chỉ phản ứng mà không bận tâm về hậu quả cho hành động của họ. Đôi khi, trong khi trong trải nghiệm sắm vai trên mạng, họ có thể gửi thông tin liên lạc trực tuyến hoặc hướng đến một ai đó mà không hiểu mức độ nghiêm trọng
Y
có thể xảy ra. Họ làm điều đó "bởi vì tôi có thể" và vì niềm vui của họ. Họ cũng có thể
DẠ
làm điều đó đối với một người bạn của họ với suy nghĩ là đùa giỡn với nhau. Nhưng bạn của họ có thể không nhận ra điều đó và làm cho nó trở nên nghiêm trọng. Họ có khuynh
37
hướng làm điều này khi ở một mình, và hầu hết đều ngạc nhiên khi có ai đó buộc tội
L
họ.
FI CI A
- “Những cô nàng xấu tính” (mean girl): Loại hình thức bắt nạt này xảy ra khi thủ
phạm cảm thấy buồn chán hoặc đang tìm kiếm sự giải trí. Thủ phạm thường là những
cô gái nhưng cũng có thể là những chàng trai và nó có thể là một nhóm hoạt động. Hành vi bắt nạt thường được thực hiện hoặc ít nhất là được lên kế hoạch trong một nhóm (có thể là bạn cùng phòng với nhau) và đòi hỏi phải có khán giả. Loại thủ phạm này chưa
OF
thật sự chín chắn, là những kẻ bắt nạt ngoài đời thực và thường không ẩn danh. BNTT trong trường hợp của “những cô nàng xấu tính” muốn người khác biết họ là ai và họ có quyền để bắt nạt người khác. Loại BNTT này phát triển khi được nuôi dưỡng bằng sự ngưỡng mộ nhóm, hoặc bởi sự im lặng và để cho nó xảy ra của những người ngoài
ƠN
cuộc. Nó nhanh chóng chấm dứt nếu họ không có được giá trị giải trí mà họ đang tìm kiếm.
NH
- “Sự trả đũa của những mọt sách” (Revenge of the nerds): thường là là những nạn nhân của bắt nạt ngoài đời thực, thực hiện một cách ẩn danh. Họ nhắm trực tiếp vào nạn nhân và hành động một cách mạnh bạo trên mạng nhưng họ giữ bí mật về hành động của họ với bạn bè, hoặc nếu có làm điều này thì họ chỉ chia sẻ nó với những người mà
QU Y
họ cảm thấy sẽ được thông cảm. Họ rất hiếm khi đánh giá về mức độ nghiêm trọng của vấn đề và bằng việc sử dụng những kỹ năng công nghệ có thể làm cho BNTT trở nên nguy hiểm hơn.
- “Ham muốn quyền lực” (Power hungry): Loại thủ phạm này muốn sử dụng sức
M
mạnh của họ, chỉ ra rằng họ đủ mạnh để sai khiến người khác và kiểm soát những người đó bằng sự sợ hãi. Đôi khi họ không thích những đứa trẻ khác và muốn làm tổn thương
KÈ
chúng. Thông thường sức mạnh mà họ cảm nhận khi chỉ BNTT một ai đó không đủ nuôi dưỡng nhu cầu được xem là mạnh mẽ và đáng sợ của họ. Họ thường khoe khoang về hành động của mình, muốn có những phản ứng từ người khác và cho rằng không ai có
DẠ
Y
thể đạt được như họ. - “Thiên thần báo thù” (Vengeful angel): Trong loại hình này, người BNTT không
xem mình là một thủ phạm mà là người đại diện cho công lý. Họ thấy việc làm của họ là chính đáng, bảo vệ mình và người khác khỏi những “kẻ xấu” (người đang là nạn nhân
38
của họ). Điều này bao gồm các trường hợp khi nạn nhân của BNTT và bắt nạt ngoài đời
L
thực trả đủa và tự trở thành người đi bắt nạt. Họ có thể tức giận vào việc gì đó mà nạn
FI CI A
nhân đã làm với họ và có lý do chính đáng để trả thù và dạy cho những người đó một
bài học. Những “thiên thần báo thù” này thường cố gắng tham gia bảo vệ một người bạn đang bị bắt nạt hoặc nạn nhân của BNTT. Họ thường làm việc một mình, nhưng cũng có thể chia sẻ các hoạt động và động cơ của họ với bạn bè thân thiết và những người mà họ cho là nạn nhân của người mà họ đang bắt nạt.
OF
Ngoài ra, căn cứ vào phương tiện để BNTT, Smith và các cộng sự đã đưa ra 7 loại hình của BNTT bao gồm: • Tin nhắn văn bản bắt nạt
ƠN
• Hình ảnh/video clip bắt nạt (thông qua camera điện thoại di động) • Cuộc gọi bắt nạt (qua điện thoại di động)
NH
• Email bắt nạt
• Bắt nạt trong phòng trò chuyện (chat room) • Bắt nạt qua tin nhắn nhanh
1.2.5.3.
QU Y
• Bắt nạt qua trang web.
Biểu hiện của BNTT
Sự phát triển của khoa học công nghệ tạo điều kiện cho những cách thức BNTT trở nên đa dạng và khó kiểm soát hơn. Vì vậy để nhận biết về hành vi BNTT, cá nhân
Dựa vào internet, một hình ảnh có thật hoặc được chắp ghép mang tính chế giễu
KÈ
-
M
có thể dựa vào những biểu hiện sau:
được đăng và chia sẻ trên mạng, những thứ này có thể gây hại hoặc làm xấu hổ nạn nhân và khiến cho nó lan truyền đến phạm vi những mối quan hệ của người này.
Y
-
Có những hành vi quá trớn bằng cách tạo ra những cuộc bầu chọn hoặc tính điểm
DẠ
để người khác cùng làm như chọn ra người xấu xí nhất, người kém thông minh nhất... (có thể kèm theo hình ảnh) và làm cho nó xuất hiện một cách công khai. Hoặc trực tiếp đặt và gọi nạn nhân bằng những biệt danh xấu trong các bình luận trên mạng.
39
-
Tạo ra tiểu sử hoặc không gian ảo giả danh nạn nhân trên các trang mạng xã hội
L
hoặc diễn đàn, những nơi có thể viết lời thú nhận (confession) những điều không đúng
FI CI A
sự thật về nạn nhân như sự kiện cụ thể của cá nhân hay những yêu cầu về sự tiếp xúc tình dục (gạ tình) nhằm mục đích bêu xấu nạn nhân. -
Để lại các bình luận tiêu cực như những lời nói xấu, chửi rủa nạn nhân, chế giễu
những điểm xấu trong bài đăng của nạn nhân trên các trang mạng xã hội, diễn đàn... Hay
tham gia tích cực vào các phòng trò chuyện (chat room) để có những phản ứng theo sau
-
OF
nhằm vào việc hạ thấp nhân cách của nạn nhân.
Đăng địa chỉ hộp thư điện tử (email) trên các trang web phổ biến để nạn nhân
phải nhận các thư rác hoặc sự liên lạc (quấy rối) của những người lạ...
Chiếm mật khẩu hộp thư điện tử (email) và thay đổi mật khẩu theo cách mà chủ
ƠN
-
sở hữu hợp pháp của nó không thể tìm lại được, sau đó xâm phạm quyền riêng tư của nạn nhân thông qua việc đọc thư cá nhân và chia sẻ chúng một cách công khai cho mọi
-
NH
người.
Tố cáo hoặc chứng minh để nạn nhân bị giám sát, kiểm duyệt hoặc có thể bị loại
trừ trên các dịch vụ web như trò chuyện (chats), trò chơi trực tuyến (game online), các
-
QU Y
cộng đồng ảo (virtual community)...
Lan truyền các tin đồn về nạn nhân trên các trang mạng xã hội, diễn đàn... hoặc
gián tiếp thông qua việc gửi đường dẫn (link) những chuyện xấu, lời đồn về nạn nhân cho mọi người đọc.
Khủng bố và bám đuổi bằng cách gửi các tin ác ý để trêu chọc, đe dọa qua hộp
M
-
thư điện tử (email), SMS... hoặc ở những trang mạng có liên đến nạn nhân nhằm gây ra
KÈ
cho họ những cảm giác nặng nề. 1.2.5.4.
Ảnh hưởng của BNTT
Y
Những nạn nhân của BNTT có thể gặp nhiều ảnh hưởng tương tự như trẻ em bị
bắt nạt truyền thống, chẳng hạn như giảm điểm số, lòng tự trọng thấp, thay đổi sở thích
DẠ
hoặc trầm cảm. Tuy nhiên, theo Smith và cộng sự [50], đe doạ trực tuyến có thể có vẻ cực đoan hơn đối với các nạn nhân của nó vì nhiều yếu tố:
40
-
Nó có thể xảy ra trong chính ngôi nhà của trẻ. Bị bắt nạt ở nhà có thể lấy đi nơi
Nó có thể khắc nghiệt hơn. Thường thì trẻ nói ở trên mạng những điều mà họ
FI CI A
-
L
mà trẻ em cảm thấy an toàn nhất.
không thể nói trực tiếp, chủ yếu là vì họ không thể nhìn thấy phản ứng của người kia. -
Nó có thể xảy ra trong phạm vi rộng. Trẻ em có thể gửi email đùa nghịch một ai
đó cho lớp học hoặc trường học của mình chỉ với vài cú nhấp chuột hoặc đăng lên trang web để cả thế giới thấy.
Nó có thể được ẩn danh. Thủ phạm BNTT thường ẩn tên phía sau màn hình và
OF
-
địa chỉ email không thể xác định họ là ai. Việc không biết ai chịu trách nhiệm về các hành vi bắt nạt có thể làm tăng tính không an toàn cho nạn nhân.
Nó dường như không thể tránh khỏi. Có vẻ như dễ dàng thoát khỏi BNTT bằng
ƠN
-
cách không sử dụng mạng, nhưng đối với một số trẻ em không sử dụng mạng đã lấy đi
NH
một trong những nơi mà các em có thể giao tiếp.
Patchin và Hinduja (2007) viết rằng giới trẻ đang bị BNTT theo nhiều cách mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thể chất, xã hội, tình cảm và nhận thức của họ, sự phát triển và niềm hạnh phúc. BNTT có phạm vi ảnh hưởng rộng đến thanh thiếu
QU Y
niên. Không giống như bắt nạt truyền thống, ảnh hưởng của BNTT rất khó thoát khỏi. Beran và Li (2005) đã điều tra các phản ứng đối với quấy rối qua mạng, tập trung vào những cảm xúc khác nhau và hành vi theo sau của nạn nhân liên quan đến quấy rối trên mạng. Cảm xúc của nạn nhân thường là tức giận, buồn bã, lo lắng, lúng túng, khóc, sợ hãi và tự đổ lỗi. Các ảnh hưởng khác cũng được phát hiện: sự tập trung, thành tích học
M
tập trở nên tệ hơn, và sự vắng mặt của trường. Rõ ràng, BNTT có thể có ảnh hưởng tiêu
KÈ
cực đến điểm số ở trường khi trẻ trải nghiệm với những cảm xúc tiêu cực do BNTT gây ra. Cũng theo Nishina, Juvonen, & Witkow (2005), sự chủ quan về mặt cảm xúc có thể làm cho các em rời bỏ trường học, từ đó cũng gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Mặc dù nạn nhân của BNTT có thể bị miễn nhiễm một cách dễ dàng đối với một số cô
Y
gái, nhưng đối với những người khác, trải nghiệm thực tế là khá đau đớn (Pellegrini &
DẠ
Bartini, 2000).
41
BNTT là sản phẩm kèm theo không mong muốn của sự kết hợp giữa sự gây hấn
L
ở thanh thiếu niên và truyền thông điện tử, và sự phát triển của nó gây ra những quan
FI CI A
ngại. Theo quan điểm lâm sàng, những hậu quả có thể đoán trước được đối với các học
sinh phải chịu cách xư sử đáng xấu hổ đó (BNTT) là trầm cảm, tuyệt vọng và thu mình
(Assuras, 2004). Ybarra, Mitchell, Wolak, và Finkelhor, (2006) cho biết trầm cảm có thể có mối tương quan gần nhất với bắt nạt. Rigby (2005) giải thích rằng nạn nhân của sự đe doạ trực tuyến có tỉ lệ trầm cảm cao, cô đơn, lòng tự trọng thấp, có ý tưởng tự sát,
lo lắng thường trực và các vấn đề tổng thể (cả cảm xúc lẫn hành vi). Cũng liên quan đến
OF
những vấn đề về tâm thần, nạn nhân của BNTT có các triệu chứng như đau đầu, rối loạn giấc ngủ, đau dạ dày lặp đi lặp lại nhiều lần. Nạn nhân cũng có nguy cơ cao về việc sử dụng rượu và thuốc lá cũng như những dấu hiệu tâm lý căng thẳng (Mesch, 2009).
ƠN
Willard (2007) nghiên cứu sâu vào sự phát triển của bộ não ở tuổi thiếu niên. Tác giả chỉ ra rằng vỏ não trán của não được tái cấu trúc và phần não này hỗ trợ ra quyết định lý trí và hợp lý. Hơn nữa, học cách đưa ra những quyết định tốt cần đến sự chú ý
NH
vào hành động và hậu quả. Thật không may là việc sử dụng các công nghệ truyền thông cản trở quá trình này. Theo Pasternak và Kroth (2003), sự phát triển tâm lý ở thanh thiếu niên từ 10 đến 15 tuổi đầy những đổi thay. Thanh thiếu niên đang tìm kiếm sự gia tăng
QU Y
về quyền tự chủ và tập trung vào việc tìm kiếm sự bình đẳng và các mối quan hệ ngang hàng; cảm thấy lúng túng, lạ lẵm, và vùng vẫy với ý thức về hình ảnh bản thân. Trong giai đoạn phát triển này, có thể kết luận rằng thanh thiếu niên sử dụng công nghệ như một hình thức truyền thông có thể làm lung lay cách nhìn nhận về những gì là quan trọng đối với họ.
M
Dựa vào những ảnh hưởng của BNTT có thể tác động tới thanh thiếu niên, một
KÈ
nghiên cứu về ngăn chặn BNTT của NCPC đã đưa ra những dấu hiệu nhận biết ở nạn nhân bị BNTT, bao gồm những dấu hiệu về cảm xúc, học tập và xã hội/hành vi. Về cảm xúc:
Trở nên thu rút hoặc nhút nhát
-
Thường xuyên chán nản, buồn rầu hoặc dễ kích động
-
Lo lắng, căng thẳng hoặc hốt hoảng (đặc biệt là khi sử dụng thiết bị công nghệ)
DẠ
Y
-
42
-
Có những dấu hiệu của trầm cảm
L
Về xã hội/hành vi: Dừng sử dụng máy tính một cách đột ngột
-
Thay đổi thói quen ăn hoặc ngủ
-
Không còn muốn tham gia vào hoạt động mà trước đó hứng thú
-
Tự thương tổn bản thân hoặc hành vi tự sát
-
Tránh xa những người bạn một cách bất thường hoặc đột nhiên thay đổi bạn bè.
OF
-
Gặp rắc rối ở trường
-
Bỏ học
-
Mất hứng thú ở trường
-
Giảm thành tích
Những cách ứng phó với BNTT
QU Y
1.2.5.5.
NH
Không muốn đến trường
ƠN
Về học tập -
FI CI A
-
Nạn nhân của BNTT thường phải đối mặt với nhiều tình huống khó khăn, thường là khó tránh khỏi, cho thấy nhiều phản ứng đa dạng và mỗi cá nhân sẽ có từng cách ứng phó khác nhau. Cách ứng phó được coi là hiệu quả nằm ở khả năng giảm căng thẳng
M
ngay lập tức cũng như để ngăn ngừa các hậu quả lâu dài của nó, chẳng hạn như, ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần, hoặc phát triển bệnh tật.
KÈ
Parris và cộng sự (2011) chỉ ra rằng ba chủ đề ứng phó chính bao gồm: ứng phó
tức thời, ứng phó phòng ngừa và không có cách nào ngăn ngừa bắt trực tuyến. Ứng phó tức thời bao gồm tránh né, chấp nhận, biện minh, tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội. Các ứng
Y
phó phòng ngừa nhằm mục đích ngăn ngừa và tránh các tình huống bắt nạt trực tuyên
DẠ
xảy ra bao gồm nói chuyện trực tiếp hoặc tăng cường bảo mật và nhận thức. Cũng tương tự như những phát hiện của Parris (2011), Dalgleish (2010) đưa ra những chiến lược
ứng phó để quản lý BNTT bao gồm tin tưởng vào bạn bè và giáo viên, ở trạng thái ngoại
43
tuyến, không sử dụng trang web hoặc phần mềm do kẻ bắt nạt sử dụng, không làm gì
L
quá cụ thể, chặn kẻ bắt nạt...
FI CI A
Theo Perren và cộng sự (2012) có thể phân loại ứng phó đối với BNTT trên cơ
sở những phản ứng là: hướng mục tiêu vào thủ phạm BNTT (trả đũa, tiếp xúc mang tính xây dựng...), phớt lờ kẻ tấn công (không làm gì cả, cố tình bỏ qua hành vi BNTT, hành vi tránh né, cải thiện nhận thức hoặc các hình thức điều chỉnh cảm xúc), tìm kiếm sự hổ
trợ từ các công cụ hoặc sự giúp đỡ về mặt cảm xúc (từ người lớn, giáo viên, bạn bè hoặc
OF
từ các tổ chức bên ngoài). Ngoài các cách ứng phó truyền thống, nạn nhân của BNTT
có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng các giải pháp công nghệ cụ thể trong không gian mạng như báo cáo bằng nút lạm dụng quyền, chặn người gửi... (Aricak và cộng sự, 2008; Juvonen & Gross, 2008; Kowalski, Limber, & Agatston, 2008,
ƠN
Livingstone và cộng sự, 2011, Smith và cộng sự, 2008, Stacey, 2009). Tóm lại, trên cơ sở các tài liệu hiện tại, ta có thể thấy có nhiều cách phân loại về
-
NH
cách ứng phó của nạn nhân đối với BNTT, đồng thời chúng ta nên lưu ý rằng: Nạn nhân bị BNTT sử dụng nhiều cách ứng phó phục vụ cho nhiều mục đích và
được điều chỉnh cho một tình huống cụ thể của BNTT. Các cách ứng phó có thể có khả năng là cả vấn đề và cảm xúc đều tập trung vào
QU Y
-
cùng một thời điểm. -
Không hành động có thể là một loại ứng phó riêng (không thể phân loại rõ ràng
như sự tiếp cận hoặc tránh né, hoặc cảm xúc hoặc tập trung vào vấn đề).
-
M
NCPC đưa ra một số gợi ý giúp nạn nhân ứng phó với BNTT như sau: Không trả lời, hưởng ứng bất kỳ tin nhắn hoặc bài đăng nào viết về bạn, cho dù
KÈ
có gây tổn thương hay không đúng sự thật. Việc đối phó sẽ chỉ làm cho tình huống tồi tệ hơn và kích động một phản ứng từ bạn là chính xác những gì mà những kẻ bắt nạt
Y
muốn, vì vậy đừng làm họ hài lòng. -
Đừng tìm cách trả thù người bắt nạt bằng cách tự biến mình thành một kẻ BNTT.
DẠ
Một lần nữa, nó sẽ chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn và có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng cho bạn.
44
-
Lưu các bằng chứng về hành vi BNTT, lưu giữ các tin nhắn văn bản từ thủ phạm
L
hoặc ảnh chụp màn hình của trang web, và sau đó báo cáo cho người lớn. Nếu bạn không
-
FI CI A
báo cáo sự cố, hành vi BNTT sẽ trở nên hung dữ hơn.
Báo cáo các mối đe dọa nguy hại và những thông điệp liên quan đến tình dục khi
bị BNTT cho cảnh sát. Trong nhiều trường hợp, các hành động của thủ phạm có thể bị truy tố theo luật pháp. -
Ngăn chặn các liên hệ từ kẻ bắt nạt, bằng cách chặn địa chỉ email của họ, số điện
OF
thoại di động và xóa chúng khỏi các địa chỉ liên hệ trên mạng xã hội. Báo cáo hoạt động
của họ cho nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông xã hội hoặc các trang web khác mà họ sử dụng để nhắm mục tiêu vào bạn. Tìm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy. Khi bạn đang bị bắt nạt, có những
ƠN
-
người đáng tin cậy mà bạn có thể nhận được sự khuyến khích và hỗ trợ, giúp làm giảm căng thẳng của bạn và tăng cả lòng tự trọng và sự kiên cường của bạn. Tiếp cận để kết
NH
nối với gia đình và bạn bè thực (những người không tham gia vào bất kỳ hình thức bắt nạt nào).
1.2.6. Nhận thức về bắt nạt trực tuyến ở học sinh THCS
QU Y
Hiểu, biết về BNTT là một trong những bước đầu tiên và cơ bản giúp các em học sinh nhận diện về hiện tượng bắt nạt này, khi đạt được những điều trên, việc rèn luyện và nâng cao các kỹ năng ứng phó, phòng ngừa đối với BNTT mới thật sự trở nên đúng lúc và hiệu quả. Vì vậy, các nghiên cứu nhận thức về BNTT của các em học sinh được quan tâm và chú trong ngay từ lúc đầu trước khi có sự can thiệp vào môi trường học
M
đường đó. Tuy nhiên, các nghiên cứu về BNTT chưa thật sự phổ biến và được tiến hành rộng rãi tại Việt Nam, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhận thức. Bên
KÈ
cạnh đó, nhiều nghiên cứu ở nước ngoài, kể cả ở các nước phát triển, đã chỉ ra rằng hầu hết các em học sinh chưa thật sự nhận thức về các khía cạnh của BNTT một cách đúng đắn và đầy đủ. Kris Varjas và cộng sự (2010) phát hiện rằng các em học sinh trung học
Y
thường xác định các lý do nội tại (chuyển hướng cảm xúc, trả thù, buồn chán...) thúc
DẠ
đẩy hành vi BNTT hơn là các động cơ bên ngoài (không đối đầu, mục tiêu khác nhau...) [18]. Một nghiên cứu của Leandra Parris và cộng sự (2012) thực hiện phỏng vấn trên 20 tình nguyện viên về cách ứng phó với BNTT, ngoài hai chủ đề ứng phó bao gồm ứng
45
phó tức thời (xóa, bỏ qua tin nhắn...) và ứng phó phòng ngừa (tăng cường an toàn mạng
L
và nhận thức) thì có tới 9 học sinh trả lời rằng không có cách nào để ngăn chặn BNTT
FI CI A
[24].
Đề tài này tìm hiểu nhận thức của học sinh THCS về các nội dung của hiện tượng
BNTT. Do điều kiện có giới hạn, đề tài tập trung tìm hiểu mức độ biết và một phần mức độ hiểu của học sinh THCS về BNTT trong phạm vi những nội dung sau: Những khía cạnh tổng quan về BNTT
-
Biểu hiện của BNTT
-
Những cách ứng phó của nạn nhân đối với BNTT bao gồm những ứng phó tức
OF
-
thời khi đối mặt với tình huống BNTT và những ứng phó phòng ngừa nhằm giảm khả
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
năng xảy ra của BNTT.
46
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
L
Tại các nước trên thế giới, BNTT được quan tâm và nghiên cứu trên nhiểu khía
FI CI A
cạnh từ lý luận cho tới thực tiễn. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, các công trình nghiên cứu về BNTT vẫn là nguồn tài nguyên quý báu cho những nghiên cứu sau này, đặc biệt là
trong thời đại phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, hiện tượng bắt nạt xảy
ra càng dễ dàng hơn, với tốc độ nhanh hơn và trong phạm vi rộng hơn. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về BNTT tuy chưa thật sự nhiều nhưng với những ảnh hưởng nặng để
OF
lại, BNTT ngày càng được quan tâm và chú ý nhiều hơn.
BNTT là hành động gây hấn cố ý, lặp đi lặp lại do một nhóm hoặc cá nhân thực hiện bằng cách sử dụng các hình thức liên lạc điện tử, các tiện ích và ứng dụng trên Internet nhằm làm cho nạn nhân, người mà không thể tự bảo vệ chính mình, bị tổn
ƠN
thương về mặt tinh thần, tâm lý.
BNTT được phân chia thành nhiều loại khác nhau, dù biểu hiện ở bất kỳ loại nào, hội/hành vi, học tập.
NH
ảnh hưởng của BNTT đối với học sinh được thể hiện trên ba phương diện: cảm xúc, xã BNTT có thể trở nên cực đoan hơn đối với nạn nhân vì nhiều yếu tố: Có thể xảy ra bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu dù trong chính ngôi nhà của trẻ.
-
Có thể được thực hiện dưới hình thức ẩn danh, nạn nhân không biết thủ phạm là
-
Có thể xảy ra trong phạm rộng và có sức lan tỏa nhanh chóng.
-
Thường khó tránh khỏi vì rất khó khi không sử dụng mạng – một công cụ giao
ai.
tiếp của các em.
QU Y
-
M
Mỗi học sinh sẽ có cách ứng phó khác nhau nhưng để đạt được hiệu quả cần thiết cần dựa trên tính bền vững của từng cách ứng phó. Bên cạnh đó, ngoài việc tích cực ứng
KÈ
phó khi BNTT xảy ra, học sinh cần trao dồi cho bản thân những cách phòng ngừa giúp ngăn chặn và tránh những tình huống BNTT có thể xảy đến. Nhận thức về BNTT là nền tảng cho việc thực hiện các hành vi về an toàn mạng.
Y
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về BNTT của học sinh. Xác định được các
DẠ
yếu tố ảnh hưởng này là điều quan trọng để đề xuất các phương hướng và biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức về BNTT cho học sinh THCS nói chung và học sinh THCS TP.HCM nói riêng.
47
L
FI CI A
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VỀ BẮT NẠT TRỰC
TUYẾN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Tổ chức nghiên cứu
OF
Bước khảo sát thăm dò được thực hiện nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu, từ đó
xác định đối tượng nghiên cứu, xây dựng mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Bước khảo sát thăm dò được thực hiện qua các giai đoạn sau:
Tìm hiểu tài liệu, thông tin thời sự có nội dung phản ánh thực tế về vấn đề BNTT
ƠN
-
trong môi trường học đường. Đồng thời, phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước xung quanh các vấn đề có
NH
liên quan đến BNTT và chỉ ra những vấn đề còn để ngỏ trong các nghiên cứu trước đó để tiếp tục tiến hành nghiên cứu. Bước đầu nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, từ đó đi đến việc xác định khái quát khách thể và phạm vi nghiên cứu. Kết hợp đọc các tài liệu có liên quan đến bắt nạt, BNTT, các tài liệu về tâm lý
QU Y
-
học đại cương, tâm lý học phát triển, tâm lý học xã hội. Từ đó xác định đối tượng và nội dung nghiên cứu. -
Từ các nội dung của tài liệu, tiến hành xây dựng khái niệm công cụ. các khái
M
niệm có liên quan. Đồng thời, xác định phương pháp nghiên cứu. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
KÈ
Sau khi đã có mô hình nghiên cứu với các thành tố bộ phận cụ thể, lập kế hoạch
tổ chức nghiên cứu và chỉ ra những phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin và
Y
cách thức tiến hành công tác nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài.
DẠ
Các phương pháp nghiên cứu khác có vai trò là phương pháp hỗ trợ, bao gồm phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học.
48
-
Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, chọn lọc, phân tích, tổng hợp tài liệu để
L
xây dựng cơ sở lý luận và xác lập cơ sở để xây dựng bảng liên quan đến nhận thức về
-
FI CI A
BNTT của học sinh THCS.
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn học sinh, giáo viên nhằm phục vụ cho mục
đích nghiên cứu. -
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm có những dữ
liệu phù hợp để nghiên cứu định lượng mức độ nhận thức về BNTT của học sinh THCS ứng phó và biện pháp nâng cao nhận thức về BNTT. Quy trình xây dựng bảng hỏi bao gồm:
ƠN
+ Xác định mục tiêu
OF
thông qua 4 nội dung: những khía cạnh tổng quan về BNTT, biểu hiện của BNTT, cách
+ Xác định nội dung và hình thức câu hỏi + Chọn mẫu
NH
+ Xây dựng và sắp xếp các câu hỏi trong bảng hỏi + Xác định cách thức thu thập dữ liệu + Phỏng vấn thử + Điều chỉnh lại bảng hỏi
QU Y
+ Điều tra chính thức Cấu trúc bảng hỏi
Bảng hỏi dành cho khách thể chính của đề tài là học sinh THCS, gồm 4 phần với cấu trúc như sau:
Phần 1: Một số thông tin cá nhân gồm: Giới tính, Khối lớp, Học lực, Hạnh kiểm,
M
-
Thời gian sử dụng mạng. Phần 2 (từ câu 1 đến câu 3): Nhằm tìm hiểu mức độ biết của học sinh THCS về
KÈ
-
BNTT:
+ Câu 1: Khảo sát thực trạng có biết về BNTT hay cụm từ có liên quan (bắt nạt
Y
qua mạng, quấy rối qua mạng) của học sinh THCS qua 3 mức độ đánh giá: “Biết rõ”,
DẠ
“Biết chút ít”, “Không biết/Chưa từng nghe nói”.
+ Câu 2: Nhằm tìm hiểu các nguồn cung cấp thông tin về BNTT. + Câu 3: Khảo sát trực trạng có biết về một người từng bị BNTT. 49
-
Phần 3 (từ câu 4 đến câu 8): Câu 4 đến câu 8 có chức năng thu thập dữ liệu để
L
khảo sát thực trạng nhận thức của khách thể về một số nội dung của BNTT, cụ thể:
FI CI A
+ Câu 4: Khảo sát mức độ hiểu của khách thể về các khía cạnh tổng quan về
BNTT qua 6 khía cạnh được đánh giá qua 3 mức độ “Không đồng ý”, “Phân vân”, “Đồng ý” với điểm số lần lượt là 1, 2, 3.
+ Câu 5: Khảo sát mức độ hiểu của khách thể về các biểu hiện của BNTT qua 3 mức độ “Đồng ý”, “Phân vân”, “Không đồng ý” điểm số lần lượt là 1, 2, 3.
+ Câu 6: Khảo sát thực trạng nhận thức về tính nguy hại của BNTT so với bắt nạt
OF
ngoài đời thực qua 3 mức độ “Ít nguy hiểm hơn”, “Cũng nguy hiểm tương tự”, “Nhiều nguy hiểm hơn”.
+ Câu 7: Khảo sát thực trạng nhận thức về những cách ứng phó tức thời sau khi
ƠN
bị BNTT. Trong 12 ý lựa chọn, dựa theo tính bền vững của các cách ứng phó có thể phân chia như sau:
Những cách ứng phó tức thời có tính bền vững: ý 5, 6, 7, 11, 12.
NH
Những cách ứng phó tức thời ít có tính bền vững: ý 1, 2, 3, 9. Những cách ứng phó tức thời không bền vững: ý 4, 8, 10. + Câu 8: Khảo sát thực trạng nhận thức về những cách ứng phó phòng ngừa các tình huống BNTT có thể xảy ra. Trong đó có 4 ý đúng (từ ý 1 đến ý 4) và 1 ý sai (ý 5). Phần 4 (câu 9, câu 10): có chức năng thu thập dữ liệu để khảo sát ý kiến của học
QU Y
-
sinh về các biện pháp nâng cao nhận thức về BNTT. + Câu 9: Khảo sát ý kiến của học sinh về mức độ cần thiết của việc nâng cao hiểu biết về BNTT với 3 lựa chọn “Rất cần thiết”, “Cần thiết”, “Không cần thiết”.
M
+ Câu 10: Khảo sát ý kiến của học sinh về các biện pháp giúp nâng cao nhận thức về BNTT với 9 ý lựa chọn.
KÈ
Cách xử lý số liệu Câu 4, câu 5 đánh giá mức độ nhận thức về 2 nội dung của BNTT gồm các khía
cạnh tổng quan về BNTT (câu 4) và biểu hiện của BNTT (câu 5) theo thang bậc 3 ứng
DẠ
Y
với 3 mức độ. Theo đó, ta có thang điểm như sau:
+ Mức nhận thức cao + Mức nhận thức trung bình + Mức nhận thức thấp 50
Câu 7, câu 8 đánh giá mức độ nhận thức về cách ứng phó gồm các ứng phó tức
L
thời (câu 7) và ứng phó phòng ngừa (câu 8) đối với BNTT theo thang bậc 3 ứng với 3
FI CI A
mức độ. Ta có thang đánh giá mức độ như sau: + Nhận thức đúng, đầy đủ về đối tượng
+ Nhận thức có phần đúng nhưng chưa đầy đủ về đối tượng. + Nhận thức sai về bản chất của đối tượng. 2.1.3. Mô tả mẫu khách thể của đề tài
OF
Các học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 được chọn thuận tiện từ ba trường THCS trên địa bàn TP.HCM gồm THCS Nguyễn Tri Phương, THCS Lý Phong, THCS Tân Túc. 489 bảng hỏi (phiếu) được phát ra, kết quả thu đươc 433 phiếu. Bảng 1 thể hiện kết quả thống kê số liệu thông tin cá nhân của khách thể phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
ƠN
Khách thể được đưa vào nghiên cứu là học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9, nằm trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Lý do chọn nhóm tuổi này làm khách thể cho đề tài đã được trình bày trong phần 1.2.3 của chương 1.
NH
Yếu tố thời gian vào mạng (Internet) nhằm khảo sát mối liên hệ giữa thời gian sử dụng mạng với việc nhận thức được nạn nhân của BNTT và những nội dung của BNTT ở học sinh THCS. Vì theo nghiên cứu của Park và cộng sự, ĐH Canberra (Úc), những
QU Y
người dùng Internet và mạng xã hội thường xuyên có nhiều khả năng tham gia, trở thành nạn nhân và chứng kiến hành vi BNTT. Mốc thời gian 2 giờ được chọn vì cứ mỗi 2 giờ tiếp xúc với Internet sẽ có sự tác động lên 4 thước đo về sự phát triển thời thơ ấu của trẻ, bao gồm luôn luôn hoặc thường xuyên chú ý đạt thành tích tốt ở trường, hoàn thành các nhiệm vụ phát sinh, thể hiện sự quan tâm học hỏi những cái mới và giữ bình tĩnh
M
khi đối diện với các thách thức (Học viện Nhi khoa Mỹ và Trường Y tế cộng đồng, Đại học Brown).
KÈ
Bảng 1 dưới đây cho biết những ý nghĩa như sau: Có sự tương đương về tỉ lệ giữa các khối lớp.
-
Có sự tương đương về tỉ lệ giữa nam và nữ.
-
Tỉ lệ học sinh học lực khá cao hơn gấp đôi so với tỉ lệ của học sinh học lực giỏi
DẠ
Y
-
và học sinh học lực trung bình. Có rất ít học sinh có học lực yếu và kém (8,8% và 1,6%).
51
-
Khoảng hai phần ba khách thể trong mẫu có hạnh kiểm tốt, có rất ít học sinh có Chỉ có 4,6% khách thể trong mẫu không sử dụng mạng. Có sự tương đương về
FI CI A
-
L
hạnh kiểm trung bình và hạnh kiểm yếu (6,5% và 1,6 %). thời gian sử dụng mạng ở nam và nữ. Tỉ lệ học sinh lớp 8 và lớp 9 có thời gian vào mạng từ 2 giờ/ngày trở lên cao hơn gấp 2 lần nhóm có thời gian vào mạng ít hơn 2 giờ/ngày.
Bảng 1: Kết quả thống kê thông tin cá nhân của khách thể
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Tiêu chí phân loại học sinh Tần số 119 Lớp 6 110 Lớp 7 98 Khối lớp Lớp 8 106 Lớp 9 Tổng 433 209 Nữ 224 Giới tính Nam Tổng 433 94 Giỏi 205 Khá 89 Trung bình Học lực 38 Yếu 37 Kém Tổng 433 296 Tốt 102 Khá 28 Hạnh kiểm Trung bình 7 Yếu Tổng 433 20 Không sử dụng mạng 172 Ít hơn 2 giờ/ngày Thời gian vào mạng 241 Từ 2 giờ/ngày trở lên Tổng 433 2.2. Thực trạng nhận thức về BNTT của học sinh THCS TP.HCM
Tỉ lệ (%) 27,5 25,4 22,6 24,5 100 48,3 51,7 100 21,7 47,3 20,6 8,8 1,6 100 68,4 23,6 6,5 1,6 100 4,6 39,7 55,7 100
2.2.1. Thực trạng có biết về BNTT của học sinh THCS TP.HCM
Y
Trả lời câu 1 trong bảng hỏi “Bạn có biết hoặc nghe nói về hiện tượng BNTT
DẠ
(còn gọi là bắt nạt trên mạng, quấy rối trên mạng)?” với 3 ý lựa chọn “Biết rõ”, “Biết chút ít”, “Không biết/Chưa từng nghe nói”, 61.9% học sinh THCS trả lời “Biết chút ít”, 15.5% khách thể trả lời “Biết rõ” và 22.6 % trả lời “Không biết/Chưa từng nghe nói”.
52
Như vậy, có thể nói 22.6% khách thể của đề tài chưa có nhận thức về BNTT, những
L
khách thể này không tham gia trả lời tiếp trong bảng hỏi. Bảng 2 mô tả kết quả thống kê
FI CI A
thông tin cá nhân của nhóm khách thể này.
Kiểm định Chi – bình phương với mức ý nghĩa 0.05, kết luận các yếu tố giới tính, khối lớp có mối liên hệ với yếu tố có biết về BNTT. Cụ thể, trong số những học sinh
THCS không biết về BNTT, tỉ lệ học sinh nam nhiều gấp đôi so với tỉ lệ học sinh nữ, nhóm học sinh lớp 6, lớp 7 chiếm tỉ lệ nhiều hơn nhóm học sinh lớp 8, lớp 9.
OF
Từ nội dung tiếp theo trở đi, tần số và tỉ lệ được tính dựa trên 335 phiếu trả lời “Biết rõ”, “Biết chút ít” về BNTT. Đây là nhóm khách thể đã có nhận thức ở mức độ nào đó về BNTT và nhiệm vụ tiếp theo của đề tài là tìm hiểu sâu hơn nhận thức về
ƠN
BNTT của nhóm khách thể này.
Bảng 2: Kết quả thống kê thông tin cá nhân của nhóm khách thể trả lời “Không biết/Chưa từng nghe nói” về BNTT.
Tần số
Tỉ lệ (%)
32
32.7
Nam
66
67.3
Tổng
98
100
Lớp 6
39
39.8
Lớp 7
27
27.5
Lớp 8
13
13.3
Lớp 9
19
19.4
Tổng
98
100
KÈ
M
Khối lớp
QU Y
Nữ Giới tính
Trả lời “Không biết/Chưa từng nghe nói về BNTT
NH
Thông tin cá nhân
2.2.2. Thực trạng tiếp cận nguồn thông tin về BNTT của học sinh THCS TP.HCM
DẠ
Y
Bảng 3: Các nguồn cung cấp thông tin về BNTT cho học sinh THCS
Nguồn cung cấp thông tin
Tần số
Tỉ lệ
Thứ hạng
Mạng Internet (mạng xã hội, diễn đàn...)
270
32.6
1
Chương trình truyền hình
137
16.5
2 53
113
13.6
3
Báo (báo giấy, báo mạng), tạp chí
104
12.5
4
Gia đình
69
8.3
5
Thầy, cô
65
Bảng tin trường
37
Chuyên đề do trường tổ chức
34
FI CI A 7.6
6
4.5
7
4.1
8
L
Bạn bè
Trong số những học sinh THCS có biết về BNTT, quan sát bảng 3 theo tỉ lệ trong
OF
8 nguồn cung cấp thông tin liên quan đến BNTT đối học sinh THCS cho thấy đứng đầu là “Mạng Internet (mạng xã hội, diễn đàn...)” chiếm tỉ lệ 32.6 %, sau đó là “Chương trình truyền hình” rồi mới tới “Bạn bè” và “Báo (báo giấy, báo mạng), tạp chí” lần lượt
ƠN
là 16.5 %, 13.6 % và 12.5%. Chỉ có 4.5 % học sinh cho biết các em được biết các thông tin liên quan đến hiện tượng BNTT thông qua bảng tin trường và 4.1 % là qua các chuyên đề do trường tổ chức, điều này cho thấy các vấn đề liên quan đến BNTT chưa được quan
NH
tâm và chú trọng trong trường học. Đa phần các em học sinh được biết hoặc tự tìm hiểu những thông tin về BNTT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên mạng Internet.
2.2.3. Kết quả nhận thức về BNTT của học sinh THCS TP.HCM
QU Y
Trong đề tài, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu nhận thức về BNTT của học sinh THCS TP.HCM xét trên phương diện giới tính và khối lớp. Những nội dung về BNTT được đưa vào khảo sát bao gồm những khía cạnh tổng quan về BNTT, biểu hiện và cách ứng phó với BNTT. Trong cách ứng phó gồm có ứng phó tức thời là những phản
M
ứng chủ động, kịp thời của nạn nhân nhằm đáp lại các tình huống của BNTT và ứng phó phòng ngừa bao gồm những hoạt động làm giảm khả năng của các tình huống BNTT có
KÈ
thể xảy ra. Bảng 7, bảng 8 và bảng 9 trình bày kết quả nhận thức về 3 nội dung trên của BNTT ở học sinh THCS TP.HCM qua 3 mức độ nhận thức và được phân tích dựa trên
Y
hai phương diện giới tính và khối lớp. Là một hình thức bắt nạt còn khá mới, BNTT được thực hiện thông qua việc sử
DẠ
dụng sử các hình thức liên lạc điện tử, các tiện ích và ứng dụng trên Internet nên so với các hình thức bắt nạt đã có trước đây, BNTT xảy ra nhanh chóng, dễ dàng và có tính lan
rộng hơn về cả không gian lẫn thời gian. Hình thức bắt nạt này trở nên nguy hiểm và
54
khó kiểm soát khi có thể được thực hiện dưới hình thức ẩn danh, nạn nhân không biết
L
thủ phạm là ai và có khả năng lôi kéo rất đông người tham gia vào hành động này. Có
FI CI A
tới 63.2% học sinh THCS TP.HCM có nhận thức cao các khía cạnh tổng quan về BNTT.
Trong khi đó chỉ 7.8% học sinh có mức nhận thức thấp còn lại gần một phần ba học sinh có nhận thức ở mức trung bình. Đối với 4 khía cạnh đúng trong các khía cạnh tổng quan về BNTT mà người nghiên cứu đưa ra (khía cạnh số 1, 2, 3, 4), hầu hết câu trả lời của học sinh đều nằm trong mức đồng ý với điểm trung bình dao động từ 2.47 đến 2.54. Hai
khía cạnh BNTT “có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào (nhà, trường học...)” và BNTT “có thể
OF
xảy ra dưới hình thức ẩn danh, nạn nhân không biết được thủ phạm là ai” có được sự đồng thuận cao từ các em học sinh với điểm trung bình lần lượt là 2.54 và 2.52. Xét trên phương diện giới tính, tỉ lệ học sinh nữ có nhận thức các khía cạnh tổng quan về BNTT
ƠN
cao hơn với học sinh nam (68.4% so với 57.3%). Xét trên khối lớp, 20.3% học sinh khối lớp 6 nhận thức ở mức thấp – đạt tỉ lệ cao nhất trong 4 khối. Biết và hiểu rõ nhất các khía cạnh tổng quan về BNTT là học sinh khối lớp 9 với tỉ lệ nhận thức ở mức cao là
NH
82.4%, tiếp theo sau là khối lớp 8, lớp 7 với tỉ lệ lần lượt là 76.5% và 60.2% (Bảng 7). Trong đề tài này người nghiên cứu đưa ra 10 biểu hiện khác nhau của BNTT. Có 46.4% học sinh THCS có nhận thức cao về biểu hiện của BNTT, tuy nhiên cũng có học
QU Y
sinh vẫn chưa nhận biết được những biểu hiện thuộc về BNTT khi có tỉ lệ nhận thức ở mức thấp là 18.3%, còn lại 35.3% học sinh nhận thức ở mức trung bình. Kết quả bảng 8 cho thấy học sinh nữ có nhận thức cao hơn học sinh nam về biểu hiện của BNTT (52.0% so với 40.2%). Xét về phương diện khối lớp, có hơn một nửa học sinh khối lớp 8 và lớp 9 chiếm tỉ lệ cao nhất trong mức độ nhận thức cao về biểu hiện của BNTT. Với ĐTB
M
lần lượt là 2.57 và 2.45, hai biểu hiện của BNTT gồm “Gửi tin nhắn đe dọa hoặc xúc phạm qua hộp thư điện tử (email), SMS... hoặc trên những trang mạng có liên quan” và
KÈ
“Viết, đăng những tin đồn, chuyện xấu về một người trên các trang mạng xã hội, diễn đàn... hoặc gửi đường dẫn (link) cho người khác đọc” được học sinh trả lời ở mức độ
Y
đồng ý. Học sinh tỏ ra phân vân với các biểu hiện còn lại của BNTT. Ứng phó với BNTT là sự tương tác, đối mặt, giải quyết vấn đề của nạn nhân khi
DẠ
bị một người hoặc một nhóm người thực hiện hành vi bắt nạt thông qua các hình thức liên lạc điện tử hoặc các tiện ích và ứng dụng trên Internet một cách có chủ ý và có thái
55
độ đe dọa, thù địch. Ngoài những ứng phó tức thời khi bị BNTT, những ứng phó phòng
L
ngừa có thể giúp ngăn chặn và tránh các tình huống BNTT có thể xảy ra.
FI CI A
Đối với những cách ứng phó tức thời, có rất ít học sinh THCS có biết về BNTT
xác định đúng và đầy đủ 5 cách ứng phó BNTT mang tính bền vững – những cách ứng phó có tính duy trì hiệu quả lâu dài. Đồng thời trong số 96.1% học sinh nhận thức có
phần đúng, nhưng chưa đầy đủ, có những học sinh chỉ chọn 1 đến 4 cách ứng phó đạt tính bền vững hoặc cùng đồng thời chọn những cách ứng phó kém bền vững hơn. Xét
OF
về phương diện giới tính cũng như khối lớp, cả nam và nữ, học sinh từ khối lớp 6 cho đến khối lớp 9, có tỉ lệ nhận thức đúng, đầy đủ về cách ứng phó BNTT mang tính bền vững dưới 10%. Đối với các ứng phó phòng ngừa nhằm ngăn chặn hoặc tránh các tình
huống BNTT có thể xảy ra, có 26.0% học sinh THCS có biết về BNTT xác định đúng
ƠN
cả 4 cách phòng ngừa BNTT đúng mà người nghiên cứu đưa ra và chỉ có 3.0% học sinh trả lời rằng không có cách nào ngăn chặn BNTT, 71% học sinh còn lại chỉ lựa chọn được từ 1 đến 3 cách phòng ngừa đúng. Quan sát bảng 9 có thể thấy xét về phương diện giới
NH
tính hay khối lớp, tỉ lệ học sinh nhận thức đúng và khá đầy đủ về các cách ứng phó phòng ngừa BNTT đều nằm trong khoảng 20% – 35%. Nhìn chung, học sinh THCS TP.HCM đều có hiểu biết một phần nào đó về hiện
QU Y
tượng BNTT, đặc biệt là trong các khía cạnh tổng quan thuộc về bản chất của BNTT với tỉ lệ nhận thức cao là 63.2%, đồng thời đối với các biểu hiện của BNTT các em chỉ nhận biết được một vài biểu hiện đặc trưng. Tuy nhiên, dù nhận thức có nhận thức nhất định về một số nội dung của BNTT và các cách phòng ngừa giúp ngăn chặn và tránh các tình huống BNTT có thể xảy ra nhưng khi đối mặt với tình huống bị BNTT, các em thường
M
chọn những cách ứng phó mang tính kém bền vững hơn khi chỉ có 3% học sinh nhận thức đúng và đầy đủ những cách ứng phó tức thời có tính bền vững cao. Và càng đáng
KÈ
quan tâm hơn đối với nhận thức về mức độ nguy hiểm của BNTT, gần một phần hai các em học sinh cho rằng BNTT để lại hậu quả tượng tự như các hình thức bắt nạt thông thường và một phần mười học sinh khác lại cho rằng nó ít nguy hiểm hơn. Theo Cô V
Y
– CVTL tại trường THCS Lý Phong, đối với những học sinh là nạn nhân của BNTT,
DẠ
chính các em cũng không nhận thức rõ là mình đang bị bắt nạt, còn với học sinh thực hiện hình thức bắt nạt này cũng không biết đây là một dạng bắt nạt, đôi lúc, các em chỉ xem đây là một trò đùa của mình và chúng bạn.
56
Bảng 4: Kết quả nhận thức các khía cạnh tổng quan về BNTT ở học sinh THCS
L
TP.HCM
Nội dung
FI CI A
Tỉ lệ % Mức nhận thức cao
Mức nhận thức trung bình
Nhận thức thấp
63.2
29.0
7.8
Các khía cạnh tổng quan về BNTT
OF
Bảng 5: Kết quả nhận thức về biểu hiện của BNTT ở học sinh THCS TP.HCM Tỉ lệ %
Nội dung
Mức nhận thức cao
Biểu hiện của BNTT
Mức nhận thức trung bình
Nhận thức thấp
35.3
18.3
ƠN
46.4
Bảng 6: Kết quả nhận thức về cách ứng phó đối với BNTT ở học sinh THCS
NH
TP.HCM
Tỉ lệ %
Nhận thức đúng, đầy đủ
Nhận thức có phần đúng, nhưng chưa đầy đù
Nhận thức sai
Ứng phó tức thời đối với BNTT
3.0
96.1
0.9
Ứng phó phòng ngừa đối với BNTT
26.0
71.0
3.0
M
QU Y
Nội dung
KÈ
Bảng 7: Kết quả nhận thức các khía cạnh tổng quan về BNTT ở học sinh THCS
DẠ
Y
Nội dung
TP.HCM theo phương diện giới tính và khối lớp Tỉ lệ % Giới tính
Mức nhận thức cao
Mức nhận thức TB
Nữ
68.4
26.0
Tỉ lệ % Mức Khối Mức nhận lớp nhận thức thức thấp cao 5.6
6
30.4
Mức nhận thức TB
Mức nhận thức thấp
49.4
20.3 57
32.5
10.2
60.2
31.3
8.4
8
76.5
22.4
1.2
9
82.8
14.9
L
57.3
7
2.3
FI CI A
Những khía cạnh tổng quan về BNTT Nam
Bảng 8: Kết quả nhận thức về biểu hiện của BNTT ở học sinh THCS TP.HCM theo phương diện giới tính và khối lớp
Giới tính
Mức nhận thức cao
Mức nhận thức TB
Nữ
52.0
33.9
Nam
40.2
36.9
Mức nhận thức TB
Mức nhận thức thấp
6
30.4
41.8
27.8
7
44.6
31.3
24.1
8
51.8
36.5
11.8
9
57.5
32.2
10.3
14.1
22.9
QU Y
NH
Biểu hiện của BNTT
Mức Khối Mức nhận lớp nhận thức thức thấp cao
OF
Nội dung
Tỉ lệ %
ƠN
Tỉ lệ %
M
Bảng 9: Kết quả nhận thức về cách ứng phó đối với BNTT ở học sinh THCS
KÈ
TP.HCM theo phương diện giới tính và khối lớp
Nội dung
Giới tính
Mức nhận thức cao
Mức nhận thức TB
Ứng phó
Nữ
4.0
96.0
Y DẠ
Tỉ lệ %
Tỉ lệ % Mức Khối Mức nhận lớp nhận thức thức thấp cao 0.0
6
2.5
Mức nhận thức TB
Mức nhận thức thấp
96.2
1.3 58
96.2
1.9
Nữ
23.2
73.4
3.4
Nam
29.3
68.2
2.5
97.6
0.0
8
1.2
97.6
1.2
9
5.7
93.1
L
1.9
2.4
6
20.3
78.5
1.3
7
33.7
62.7
3.6
8
21.2
76.5
2.4
9
28.7
66.7
4.6
1.1
FI CI A
Ứng phó phòng ngừa
Nam
7
OF
tức thời
Bảng 10: Kết quả nhận thức về mức độ nguy hiểm của BNTT so với bắt nạt ngoài đời thực Ít nguy hiểm hơn Nguy hiểm tương tự Nhiều nguy hiểm hơn
Tần số
Tỉ lệ %
35
10.5
162
48.5
137
41
ƠN
Mức độ
NH
2.2.3.1. Thực trạng nhận thức về BNTT của học sinh THCS TP.HCM trên phương diện giới tính
a. Nhận thức các khía cạnh tổng quan về BNTT của học sinh THCS trên phương diện
QU Y
giới tính
Nam và nữ học sinh THCS TP.HCM có nhận thức ở mức cao các khía cạnh tổng quan đến BNTT với tỉ lệ lần lượt là 57.3% và 68.4% (bảng 7). Quan sát bảng 11 ta thấy khía cạnh BNTT “Là một hình thức của bắt nạt xảy ra thông qua việc sử dụng công nghệ liên lạc điện tử, mạng Internet để làm nhục, hăm dọa, quấy rối, phỉ báng ai đó” với tỉ lệ
M
“Đồng ý” cao (70.6% ở nữ và 64.3% ở nam). Ngoài ra, hai khía cạnh BNTT “Có thể
KÈ
xảy ra ở bất cứ nơi nào (nhà, trường học...)” và “Có thể xảy ra dưới hình thức ẩn danh, nạn nhân không biết được thủ phạm là ai” cũng đạt tỉ lệ “Đồng ý” khá cao từ 64% 67%. Việc các học sinh có tỉ lệ lựa chọn khá cao như vậy cho thấy các em có hiểu biết nhất định về bản chất của hiện tượng BNTT, nó không chỉ đơn thuần là học sinh bắt nạt
Y
nhau bằng sức mạnh, bằng lời nói mà việc bắt nạt có thể xảy dễ dàng hơn thông qua một
DẠ
bài đăng, một bình luận... bất kể người đó ở đâu. Khi được hỏi về suy nghĩ đối với hình thức bắt nạt này, Cô V cho biết, đây là loại bặt nạt khó bị phát hiện vì nó không để lại bất cứ một dấu hiệu nào ở nạn nhân về mặt thân thể. Những dấu hiệu như buồn bã, lo
59
lắng, sợ hãi nếu không quá nghiêm trọng thì không thể phát hiện hoặc khi đã phát hiện
FI CI A
khủng hoảng về mặt tinh thần này dẫn đến những hậu quả rất lớn cho nạn nhân.
L
những dấu hiệu kể trên, nạn nhân thường không dám chia sẻ về chuyện bị bắt nạt. Những
Bảng 11: Bảng so sánh sự tỉ lệ % nhận thức những khía cạnh tổng quan về BNTT trên phương diện giới tính Những khía cạnh tổng quan
1
Là một hình thức của bắt nạt xảy ra thông qua việc sử dụng công nghệ liên lạc điện tử, mạng Internet để làm nhục, hăm dọa, quấy rối, phỉ báng ai đó.
Nữ Nam
Không Phân đồng ý vân
Đồng ý 70.6
19.2
Xảy ra một cách dễ dàng, bất cứ khi nào, dù ngày hay đêm.
3
Có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào (nhà, trường học...).
4
Có thể xảy ra dưới hình thức ẩn danh, nạn nhân không biết được thủ phạm là ai. Có khả năng lôi kéo rất đông người tham gia hành động này.
6
Là một phần rất khó thoát khỏi của thế giới trực tuyến.
QU Y
5
Sig.
.449
13.4
64.3
Nữ
11.3
35.6
53.1
Nam
21.7
35.0
43.3
Nữ
9.0
24.9
66.1
Nam
14.6
21
64.3
Nữ
12.4
20.9
66.7
Nam
14.6
21.0
64.3
Nữ
13.6
36.7
49.7
Nam
24.2
28.0
47.8
Nữ
28.2
46.3
25.4
Nam
34.4
35.7
29.9
NH
2
10.2
22.3
ƠN
TT
Lựa chọn (%)
OF
Giới tính
.028 .245
.829
.029 .141
M
Kiểm nghiệm Chi – bình phương kiểm tra sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ về nhận thức các khía cạnh tổng quan về BNTT, kết quả bảng 11 cho thấy có sự khác
KÈ
biệt ở một số khía cạnh sau đây: Với khía cạnh BNTT “Xảy ra một cách dễ dàng, bất cứ khi nào, dù ngày hay
đêm” (Sig. = 0.028 < 0.05), học sinh nữ có nhận thức cao hơn học sinh nam với tỉ lệ %
Y
học sinh nữ chọn “Đồng ý” là 53.1% và học sinh nam là 43.3 %. Học sinh nữ có nhận thức cao hơn học sinh nam trong việc nhận thức khía cạnh
DẠ
BNTT “Có khả năng lôi kéo rất đông người tham gia hành động này”, tỉ lệ chọn “Không đồng ý” ở nam là 24.6% cao gần gấp hai so với tỉ lệ của nữ là 13.6%.
60
b. Nhận thức về biểu hiện của BNTT của học sinh THCS trên phương diện giới tính
L
Đối với nhận thức về biểu hiện của BNTT, nữ học sinh có mức độ nhận thức cao
FI CI A
hơn so với của nhóm nam học sinh, 52.0% so với 40.2% (Bảng 8). Trong các biểu hiện
của BNTT được người nghiên cứu đưa ra, biểu hiện “Gửi tin nhắn đe dọa hoặc xúc phạm
qua hộp thư điện tử (email), SMS... hoặc trên những trang mạng có liên quan” được cả học sinh nữ và học sinh nam nhận thức rõ nhất, có tỉ lệ lựa chọn “Đồng ý” với khá cao lần lượt là 75.7% và 68.2%, cao hơn so với các biểu hiện còn lại. Chỉ khoảng một phần
OF
ba học sinh nam và học sinh nữ xác định đúng được 3 biểu hiện của BNTT bao gồm
“Tìm cách loại bỏ một người ra khỏi nhóm trực tuyến hay không cho người đó biết hoặc tham gia vào nhóm trên mạng (danh sách bạn bè, diễn đàn, hội...)”, “Tạo một cuộc bầu chọn hoặc tính điểm công khai trên mạng về những khiếm khuyết của một người như
ƠN
chọn ra người xấu xí nhất, người kém thông minh nhất...” và “Giả danh một người gửi tin nhắn, email hoặc đăng bài trên các trang mạng xã hội, diễn đàn... để nói những điều không đúng sự thật”. Có thể thấy BNTT được thực hiện qua nhiều con đường khác nhau,
NH
nhưng các em học sinh chỉ nhận biết được một vài biểu hiện thường dễ bắt gặp và có
QU Y
thể đã từng xảy ra trên chính bản thân các em hoặc những trường hợp mà các em có biết.
Bảng 12: Bảng so sánh sự tỉ lệ % nhận thức của học sinh THCS về biểu hiện của
DẠ
Y
1
2
Biểu hiện
Lựa chọn (%) Giới Không Phân Đồng tính đồng ý vân ý
Gửi tin nhắn đe dọa hoặc xúc phạm Nữ qua hộp thư điện tử (email), SMS... hoặc trên những trang mạng có liên Nam quan. Tìm cách loại bỏ một người ra khỏi nhóm trực tuyến hay không cho người Nữ đó biết hoặc tham gia vào nhóm trên mạng (danh sách bạn bè, diễn đàn, Nam hội...).
KÈ
TT
M
BNTT trên phương diện giới tính
12.4
11.9
75.7
17.8
22.0
68.2
23.2
57.6
19.2
Sig.
.275
.002 41.4
44.6
14.0
61
7
8 9 10
59.9
.097
L
70.6
FI CI A
OF
6
ƠN
5
NH
4
QU Y
3
Viết, đăng những tin đồn, chuyện xấu 16.9 12.4 về một người trên các trang mạng xã Nữ hội, diễn đàn... hoặc gửi đường dẫn Nam 25.5 14.6 (link) cho người khác đọc. Để lại bình luận mang tính chế giễu, Nữ 21.5 25.4 nói xấu, chê bai... trên bài đăng của Nam 27.4 26.1 một người. Tạo một cuộc bầu chọn hoặc tính điểm 41.2 26.6 công khai trên mạng về những khiếm Nữ khuyết của một người như chọn ra người xấu xí nhất, người kém thông Nam 39.5 33.1 minh nhất... Đăng những thông tin liên lạc cá nhân 39.0 16.9 (địa chỉ email, số điện thoại, tài khoản Nữ cá nhân...) trên các trang web phổ biến để người đó phải nhận các thư rác hoặc 21.0 sự liên lạc (quấy rối) của những người Nam 35.1 lạ... Tìm cách lấy tài khoản email, mạng xã Nữ 21.5 16.9 hội và phát tán (lan truyền) những bí 16.6 mật của một người cho mọi người đọc. Nam 28.0 Giả danh một người gửi tin nhắn, Nữ 26.0 20.9 email hoặc đăng bài trên các trang mạng xã hội, diễn đàn... để nói những Nam 35.7 26.3 điều không đúng sự thật. 22.6 27.7 Ghép/chế ảnh và đưa lên mạng để gây Nữ xấu hổ cho một người. Nam 28.7 21.7 Tìm cách tố cáo hoặc chứng minh để Nữ 27.1 42.4 một người bị giám sát, kiểm duyệt hoặc có thể bị loại trừ trên các dịch vụ Nam 28.7 41.4 web. Kết quả kiểm nghiệm Chi – bình phương về mức độ nhận thức
53.1
46.5
.378
32.2
.041
27.4
41.1 .000 43.9 61.6 55.4
.367
53.1 .009 40.8 49.7 49.7
.298
30.5 29.9
.952
biểu hiện của
BNTT giữa nam và nữ với sig = 0.044 < 0.05, cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa
M
giữa nam và nữ về kết quả nhận thức biểu hiện của BNTT. Điểm khác biệt rõ ràng trong
KÈ
kết quả được thể hiện qua các biểu hiện của BNTT sau: Với biểu hiện “Tìm cách loại bỏ một người ra khỏi nhóm trực tuyến hay không
cho người đó biết hoặc tham gia vào nhóm trên mạng (danh sách bạn bè, diễn đàn,
Y
hội...)”, điểm khác biệt nằm ở việc có 41.4% các học sinh nam cho rằng đây không phải
DẠ
là biểu hiện của BNTT khi tỉ lệ này ở học sinh nữ chỉ là 23.3%. Biểu hiện “Tạo một cuộc bầu chọn hoặc tính điểm công khai trên mạng về những
khiếm khuyết của một người như chọn ra người xấu xí nhất, người kém thông minh
62
nhất...”, điểm khác biệt nằm ở kết quả 39.5% học sinh nam lựa chọn “Không đồng ý”
L
với biểu hiện này và chỉ có 26.6% ở học sinh nữ.
FI CI A
Biểu hiện “Đăng những thông tin liên lạc cá nhân (địa chỉ email, số điện thoại,
tài khoản cá nhân...) trên các trang web phổ biến để người đó phải nhận các thư rác hoặc sự liên lạc (quấy rối) của những người lạ...” điểm khác biệt nằm ở việc có tới 35.1% học sinh nam cho rằng đây không phải là biểu hiện của BNTT hơn gấp đôi so với tỉ lệ của học sinh nữ là 16.9%.
Tương tự như các biểu hiện trên, biểu hiện “Giả danh một người gửi tin nhắn,
OF
email hoặc đăng bài trên các trang mạng xã hội, diễn đàn... để nói những điều không đúng sự thật” cũng có đến 35.7 % học sinh nam và 20.9% học sinh nữ cho rằng đây không phải là biểu hiện của BNTT.
ƠN
Đúng như giả thuyết nghiên cứu đưa ra, học sinh nữ có nhận thức về biểu hiện của BNTT ở mức cao hơn học sinh nam. Có thể lý giải sự khác biệt này xuất phát từ sự khác biệt ở một số đặc điểm tâm lý giữa nam và nữ. So với nam giới, nữ giới thường
NH
chú ý và nhạy cảm với chi tiết trong sự việc hơn.
QU Y
c. Nhận thức về cách ứng phó với BNTT của học sinh THCS trên phương diện giới tính
Bảng 13: Xếp hạng lựa chọn các ứng phó tức thời với BNTT của học sinh THCS trên phương diện giới tính Giới tính
Tần số
Tỉ lệ %
Xếp hạng
Kể cho cha mẹ biết để tìm
Nữ
145
14.1
1
Nam
123
13.6
1
Nữ
132
12.8
3
Nam
114
12.6
2
Nữ
130
12.3
4
Nam
114
12.6
2
Nữ
135
13.1
2
Nam
103
11.4
5
M
Ứng phó tức thời cách ngăn chặn lời
khuyên
KÈ
Tìm
từ
bạn
bè/người lớn
Chặn tài khoản để người bắt
DẠ
Y
nạt không thể liên lạc được
Thông báo cho giáo viên để tìm cách ngăn chặn
63
127
12.4
5
Nam
113
12.5
4
Nữ
123
12.0
6
Nam
103
Nữ
99
Nam
93
Nữ
57
Nam
51
Nữ
44
Nam
56
Nữ
Thông báo cho nhà quản lý mạng Xóa tin nhắn, xóa tên người
Phớt lờ, không quan tâm đến
7
5.5
8
6.2
8
21
2.0
10
20
2.2
10
8
0.8
11
Nam
8
0.9
11
Nữ
7
0.7
12
Nam
8
0.9
11
Nam Nữ
NH
Làm điều gì đó tương tự với
10.3
9
Làm điều tương tự với người thoại
7
4.3
Lưu lại bằng chứng của việc
đó qua mạng hoặc qua điện
9.6
9
Tìm lời khuyên trên mạng
bắt nạt để trả thù sau này
5
5.6
ƠN
tình huống bắt nạt.
11.4
OF
bắt nạt ra khỏi danh sách liên lạc.
L
có liên quan
Nữ
FI CI A
Báo công an hoặc các cơ quan
QU Y
người bắt nạt trong cuộc sống thực
Trong những cách ứng phó tức thời khi BNTT xảy ra, cả nam và nữ học sinh THCS đều chọn cách “Kể cho ba mẹ biết để tìm cách ngăn chặn” là cách ứng phó bền
M
vững với tỉ lệ % lựa chọn lần lượt là 14.1% và 13.6%. Đối với những cách phó sai là “Lưu lại bằng chứng của việc bắt nạt để trả thù sau này”, “Làm điều tương tự với người
KÈ
đó qua mạng hoặc qua điện thoại” và “Làm điều gì đó tương tự với người bắt nạt trong cuộc sống thực”, các em có sự đồng thuận khi tỉ lệ lựa chọn là rất ít. Tuy nhiên hầu hết các em (96.1%) nhận thức về cách ứng phó tức thời với BNTT ở mức độ có phần đúng
Y
nhưng chưa đầy đủ, các em học sinh vẫn còn nhầm lẫn với những cách ứng phó mang
DẠ
tính kém bền vững hơn (Bảng 9).
64
Kiểm nghiệm Chi – bình phương nhận thức của học sinh THCS về ứng phó tức
L
thời với BNTT giữa nam và nữ học sinh, kết quả cho thấy sự khác biệt ở một số cách
FI CI A
ứng phó sau:
Có sự khác biệt ý nghĩa về cách ứng phó “Thông báo cho giáo viên để tìm cách ngăn chặn” giữa nam và nữ học sinh THCS (sig = 0.032 < 0.05), đây là cách ứng phó có tính bền vững cao, điểm khác biệt nằm ở chỗ có 76.3% học sinh nữ lựa chọn cách ứng phó này trong khi đó tỉ lệ % ở nam học sinh là 65.6%.
OF
“Tìm lời khuyên trên mạng” là cách ứng phó kém bền vững đối với BNTT. Có sự khác biệt ý nghĩa trong cách ứng phó này giữa nam và nữ học sinh (sig = 0.031 <
0.05) khi tỉ lệ “Có chọn” của nam học sinh cao hơn tỉ lệ của nữ học sinh (35.7% so với
ƠN
24.9%).
Bảng 14: So sánh tỉ lệ % nhận thức của học sinh THCS về cách ứng phó tức thời đối với BNTT trên phương diện giới tính. Giới
NH
Nội dung
tính
Có chọn
Không chọn
76.3
23.7
65.6
34.4
Nữ
24.9
75.1
Nam
35.7
64.3
QU Y
Nữ Thông báo cho giáo viên để tìm cách ngăn chặn Nam Tìm lời khuyên trên mạng
Lựa chọn (%)
Sig .032 .031
Đối với những cách ứng phó phòng ngừa, có 26.0 % học sinh THCS nhận thức đúng và đầy đủ, tức lựa chọn đúng cả 4 cách phòng ngừa BNTT mà người nghiên cứu
M
đưa ra và có đến 71% học sinh chọn được từ 1 – 3 cách ứng phó phòng ngừa đúng (bảng 5). Chỉ có 1.3 % học sinh nữ và 1.0% học sinh nam chọn “Không có cách nào phòng
KÈ
tránh BNTT”, các cách ứng phó phòng ngừa còn lại đều được lựa chọn với các thứ hạng ngang nhau giữa nam và nữ học sinh, được lựa chọn với tỉ lệ nhiều nhất là cách ứng phó “Tăng cường các biện pháp bảo mật (bảo vệ mật khẩu, giới hạn thông tin nhận dạng...)”.
Y
Cách ứng phó “Giải quyết các vấn đề mâu thuẫn bằng cách đối thoại trực tiếp với thông
DẠ
điệp thiện chí” đạt tỉ lệ lựa chọn ít nhất trong 4 cách ứng phó phòng ngừa đúng. Điều này có thể lý giải do ở giai đoạn lứa tuổi này có biến đổi về mặt tâm lý, sinh lý mà các em không kiểm soát và thích nghi được, điều này gây khó khăn trong việc quản lý bản
65
thân đặc biệt là quản lý về mặt cảm xúc, nhất là khi phải đối thoại trong tình huống có
L
mâu thuẫn, chính vì vậy mẫu thuẫn dễ xảy ra giữa các em học sinh là điều dễ hiểu. Nhìn có phần đúng nhưng chưa thật sự đầy đủ.
FI CI A
chung, nhận thức về cách ứng phó phòng ngừa ở nam và nữ học sinh THCS đều ở mức
Bảng 15: Xếp hạng lựa chọn các ứng phó phòng ngừa BNTT của học sinh THCS trên phương diện giới tính Tỉ lệ %
Xếp hạng
73
15.4
4
84
OF
Tần số
20.1
4
29.5
1
124
29.7
1
131
27.6
2
105
25.1
2
124
26.2
3
101
24.2
3
6
1.3
5
4
1.0
5
140
QU Y
NH
ƠN
Ứng phó phòng ngừa Giới tính Giải quyết các vấn đề mâu Nữ thuẫn bằng cách đối thoại trực Nam tiếp với thông điệp thiện chí Tăng cường các biện pháp bảo Nữ mật (bảo vệ mật khẩu, giới hạn Nam thông tin nhận dạng...) Nhận biết và tránh tiếp xúc với Nữ các trang web không an toàn. Nam Tăng cường nhận thức về các Nữ tình huống nguy hiểm, các sự Nam cố liên quan đến BNTT Không có cách nào phòng tránh Nữ BNTT Nam
Bảng 16: So sánh tỉ lệ % nhận thức của học sinh THCS về cách ứng phó phòng ngừa với BNTT trên phương diện giới tính
Nội dung
Giới tính
KÈ
M
Giải quyết các vấn đề mâu thuẫn bằng Nữ cách đối thoại trực tiếp với thông điệp Nam thiện chí
Lựa chọn (%) Có chọn
Không chọn
41.2
58.8
53.5
46.5
Sig
.025
Kết quả kiểm nghiệm Chi – bình phương nhằm so sánh nhận thức của học sinh
Y
THCS về cách ứng phó phòng ngừa BNTT theo giới tính cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa nam và nữ ở cách ứng phó “Giải quyết các vấn đề mâu thuẫn
DẠ
bằng cách đối thoại trực tiếp với thông điệp thiện chí” với sig = 0.025 < 0.05. Cụ thể, tỉ lệ lựa chọn cách ứng phó này ở nam là 53.5% cao hơn so với tỉ lệ của nữ là 41.2%.
66
2.2.3.2. Thực trạng nhận thức về BNTT của học sinh THCS trên phương diện khối
L
lớp
FI CI A
a. Nhận thức các khía cạnh tổng quan về BNTT ở học sinh THCS trên phương diện khối lớp
Chỉ có khoảng một phần ba học sinh khối lớp 6 có mức nhận thức cao các khía
cạnh tổng quan về BNTT, còn lại 3 khối lớp 7, 8, 9 đạt tỉ lệ khá cao lần lượt là 60.2%,
76.5% và 82.8% (bảng 7). Cả 4 khối lớp đều xác định đúng được hai khía cạnh đặc trưng
OF
về BNTT, gồm có BNTT “Là một hình thức của bắt nạt xảy ra thông qua việc sử dụng công nghệ liên lạc điện tử, mạng Internet để làm nhục, hăm dọa, quấy rối, phỉ báng ai đó” và “Có thể xảy ra dưới hình thức ẩn danh, nạn nhân không biết được thủ phạm là
ai”. Có thể thấy ngoại trừ khía cạnh BNTT “Là một phần rất khó thoát khỏi của thế giới
ƠN
trực tuyến.” mà các em vẫn còn phân vân, lưỡng lự khi chỉ có khoảng một phần ba học sinh 4 khối lớp đồng ý với khía cạnh này, thì với tất cả các khía cạnh còn lại các em học cao và rõ ràng hơn.
NH
sinh cũng đã hiểu và xác định được, khối lớp càng lớn thì nhận thức của các em càng
Bảng 17: Bảng so sánh sự tỉ lệ % nhận thức của học sinh THCS về các khía cạnh tổng
QU Y
quan về BNTT trên phương diện khối lớp
Những khía cạnh tổng quan
1
Là một hình thức của bắt nạt xảy ra thông qua việc sử dụng công nghệ liên lạc điện tử, mạng Internet để làm nhục, hăm dọa, quấy rối, phỉ báng ai đó.
KÈ
M
TT
DẠ
Y
2
3
Xảy ra một cách dễ dàng, bất cứ khi nào, dù ngày hay đêm.
Có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào (nhà, trường học...).
Lựa chọn (%) Khối Không Phân Đồng Sig. lớp đồng ý vân ý 6
38.0
11.4
50.6
7
26.5
9.6
63.9
8
14.1
5.9
80.0
9
5.7
19.5
74.7
6 7 8 9 6 7 8 9
27.8 20.5 4.7 12.6 24.1 14.5 4.7 4.6
49.4 33.7 30.6 28.7 27.8 26.5 23.5 14.9
22.8 45.8 64.7 58.6 48.1 59 71.8 80.5
.000
.000
.000
67
6
Là một phần rất khó thoát khỏi của thế giới trực tuyến.
25.3 19.3 22.4 17.2 35.4 32.5 32.9 29.9 45.6 28.9 48.2 42.5
54.4 65.1 67.1 74.7 24.1 50.6 56.5 62.1 21.5 31.3 30.6 26.4
.146
L
Có khả năng lôi kéo rất đông người tham gia hành động này.
20.3 15.7 10.6 8.0 40.5 16.9 10.6 8.0 32.9 39.8 21.2 31.0
FI CI A
5
6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9
OF
4
Có thể xảy ra dưới hình thức ẩn danh, nạn nhân không biết được thủ phạm là ai.
.000
.088
Kiểm nghiệm Chi – bình phương nhằm so sánh mức độ nhận thức của học sinh
ƠN
THCS về các khía cạnh tổng quan về BNTT theo khối lớp cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa các khối lớp (sig = 0.00 < 0.05), điểm khác biệt này được
NH
thể hiện rõ qua từng khía cạnh về BNTT như sau:
Khía cạnh BNTT “Là một hình thức của bắt nạt xảy ra thông qua việc sử dụng công nghệ liên lạc điện tử, mạng Internet để làm nhục, hăm dọa, quấy rối, phỉ báng ai đó” với sig = 0.00 < 0.05, cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa các khối lớp
QU Y
về kết quả nhận thức khía cạnh này. Cụ thể, có thể nhìn thấy ở lựa chọn “Không đồng ý” đây là khía cạnh đúng về BNTT thì khối lớp 6 và lớp 7 có lựa chọn cao nhất là 38.0% và 26.5%. Trong khi đó đây chính là một khía cạnh đúng về BNTT thì khối lớp 8 có tỉ lệ đồng ý cao nhất với 80.0%, kế tiếp là khối lớp 9 với 74.7%. Theo kết quả trên cho thấy có sự khác biệt giữa các khối lớp về việc nhận thức khía cạnh này, khối lớp 8, lớp
M
9 nhận thức đúng và đầy đủ hơn so với học sinh khối lớp 6, lớp 7.
KÈ
Kiểm nghiệm Chi – bình phương cho thấy sự khác biệt ý nghĩa giữa các khối lớp
về nhận thức khía cạnh BNTT “Xảy ra một cách dễ dàng, bất cứ khi nào, dù ngày hay đêm” với sig = 0.00 < 0.05, khối lớp 8 chiếm tỉ lệ cao nhất là 64.7%, kế tiếp là khối lớp
DẠ
Y
9 với 58.6%, thấp nhất là khối lớp 6 với 48.1%. Khía cạnh BNTT “Có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào (nhà, trường học...)” được học
sinh lớp 9, lớp 8 nhận thức đúng và đầy đủ hơn học sinh lớp 7, lớp 6 (sig = 0.00 < 0.05) với tỉ lệ % chọn “Đồng ý” lần lượt các khối lớp là 80.5%, 71.8%, 59.0%, 48.1%. Tuy
68
nhiên đối với khía cạnh BNTT “Có khả năng lôi kéo rất đông người tham gia hành động
L
này” (sig = 0.00 < 0.05), riêng khối lớp 6 có tới 40.5% học sinh cho rằng đây không
FI CI A
phải là một khía cạnh đúng của BNTT, còn lại khối lớp 7, lớp 8, lớp 9 đều “Đồng ý” ở tỉ lệ % là 50.6%, 56.5%, 62.1%.
Như vậy, ta thấy rằng có sự khác biệt trong nhận thức các khía cạnh tổng quan
về BNTT ở các khối lớp và khối lớp lớn hơn thì có nhận thức cao hơn. Điều này có thể lý giải, khi vào cuối tuổi thiếu niên (học sinh lớp 8 – 9), khả năng phân tích, tổng hơp,
OF
đánh giá của các em phát triển mạnh hơn so với đầu tuổi thiếu niên (học sinh lớp 6 – 7),
đồng thời có thể phân biệt được dấu hiệu bản chất và không bản chất, có khả năng hiểu vấn đề và đi sâu vào bản chất của vấn đề.
NH
ƠN
b. Nhận thức về biểu hiện của BNTT của học sinh THCS trên phương diện khối lớp
QU Y
Bảng 18: Bảng so sánh sự tỉ lệ % nhận thức của học sinh THCS về biểu hiện của BNTT trên phương diện khối lớp TT
Tìm cách loại bỏ một người ra khỏi nhóm trực tuyến hay không cho người đó biết hoặc tham gia vào nhóm trên mạng (danh sách bạn bè, diễn đàn, hội...). Viết, đăng những tin đồn, chuyện xấu về một người trên các trang mạng xã hội, diễn đàn... hoặc gửi đường dẫn (link) cho người khác đọc.
KÈ
2
Gửi tin nhắn đe dọa hoặc xúc phạm qua hộp thư điện tử (email), SMS... hoặc trên những trang mạng có liên quan.
M
1
Biểu hiện
DẠ
Y
3
4
Để lại bình luận mang tính chế giễu, nói xấu, chê bai... trên bài đăng của một người.
5
Tạo một cuộc bầu chọn hoặc tính điểm công khai trên mạng về những khiếm khuyết của
Khối lớp 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7
Lựa chọn (%) Không Phân Đồng đồng ý vân ý 31.6 6.3 62.0 18.1 9.6 72.3 4.7 17.6 77.6 6.9 17.2 75.9 39.2 49.4 11.4 32.5 50.6 16.9 29.4 54.1 16.5 26.4 51.7 21.8 35.4 11.4 53.2 25.3 13.3 61.4 9.4 18.8 71.8 14.9 10.3 74.7 36.7 22.8 40.5 25.3 22.9 51.8 16.5 32.9 50.6 19.5 32.9 50.6 35.4 46.8 17.7 31.3 37.3 31.3
Sig.
.000
.515
.001
.051
.164 69
8
Giả danh một người gửi tin nhắn, email hoặc đăng bài trên các trang mạng xã hội, diễn đàn... để nói những điều không đúng sự thật.
9
Ghép/chế ảnh và đưa lên mạng để gây xấu hổ cho một người.
10
Tìm cách tố cáo hoặc chứng minh để một người bị giám sát, kiểm duyệt hoặc có thể bị loại trừ trên các dịch vụ web.
23.0
6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9
40.5 26.5 18.8 13.8 44.3 27.7 16.5 24.1 38.0 26.5 16.5 21.8 32.9 32.6 27.0 19.5
35.3 31.0 31.6 26.5 34.1
31.8 37.9 38.0 44.6 45.9
29.9
47.1
21.5 14.5 10.6 20.7 22.8 26.5 27.1 23.0 26.6 26.5 25.9 20.7 41.8 33.7 42.4 49.4
38.0 59.0 70.6 65.5 32.9 45.8 56.5 52.9 35.4 47.0 57.6 57.5 25.3 33.7 30.6 31.0
L
9
ƠN
7
Tìm cách lấy tài khoản email, mạng xã hội và phát tán (lan truyền) những bí mật của một người cho mọi người đọc.
32.9 31.1 30.4 28.9 20.0
.662
FI CI A
6
8 9 6 7 8
OF
một người như chọn ra người xấu xí nhất, người kém thông minh nhất... Đăng những thông tin liên lạc cá nhân (địa chỉ email, số điện thoại, tài khoản cá nhân...) trên các trang web phổ biến để người đó phải nhận các thư rác hoặc sự liên lạc (quấy rối) của những người lạ...
.000
.006
.026
.317
NH
Nhìn chung, khoảng hơn một phần hai học sinh khối lớp 8, lớp 9 có nhận thức cao về các khía cạnh tổng quan về BNTT, còn khối lớp 6, lớp 7 chỉ đạt mức dưới 50% (bảng 5). Tuy nhiên, quan sát bảng 13 ta thấy có một vài biểu hiện của BNTT mà các
QU Y
em học sinh vẫn chưa xác định được khi tỉ lệ lựa chọn “Đồng ý” dưới 50% ở cả 4 khối lớp, cụ thể là biểu hiện “Tạo một cuộc bầu chọn hoặc tính điểm công khai trên mạng về những khiếm khuyết của một người như chọn ra người xấu xí nhất, người kém thông minh nhất...” hay “Đăng những thông tin liên lạc cá nhân (địa chỉ email, số điện thoại, tài khoản cá nhân...) trên các trang web phổ biến để người đó phải nhận các thư rác hoặc
M
sự liên lạc (quấy rối) của những người lạ...”; riêng hai biểu hiện “Tìm cách loại bỏ một người ra khỏi nhóm trực tuyến hay không cho người đó biết hoặc tham gia vào nhóm
KÈ
trên mạng (danh sách bạn bè, diễn đàn, hội...)” và “Tìm cách tố cáo hoặc chứng minh để một người bị giám sát, kiểm duyệt hoặc có thể bị loại trừ trên các dịch vụ web” chỉ có khoảng một phần ba học sinh ở các khối lớp xác định đúng chúng là biểu hiện của
DẠ
Y
BNTT. Kết quả kiểm nghiệm Chi – bình phương kiểm tra sự khác biệt ý nghĩa giữa các
khối lớp về mức độ nhận thức biểu hiện của BNTT với sig = 0.004 < 0.05, cho phép kết
70
luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9 về kết quả nhận
L
thức biểu hiện của BNTT, cụ thể:
FI CI A
Có sự khác biệt ý nghĩa trong nhận thức về biểu hiện “Gửi tin nhắn đe dọa hoặc
xúc phạm qua hộp thư điện tử (email), SMS... hoặc trên những trang mạng có liên quan”
với sig = 0.00 < 0.05, tỉ lệ học sinh lớp 6 cho rằng đây không phải là biểu hiện của BNTT chiếm tỉ lệ cao nhất là 31.6%. Trong khi khối lớp 8 có tỉ lệ đồng ý cao nhất là 77.6%, kế đến là khối lớp 9, lớp 7 với tỉ lệ lần lượt là 75.9% và 72.3%.
OF
Kiểm nghiệm Chi – bình phương cho thấy sự khác biệt ý nghĩa giữa các khối lớp về nhận thức trong biểu hiện “Viết, đăng những tin đồn, chuyện xấu về một người trên
các trang mạng xã hội, diễn đàn... hoặc gửi đường dẫn (link) cho người khác đọc” với sig = 0.001 < 0.05, các lớp càng lớn càng nhận thức đúng và đầy đủ hơn, cụ thể tỉ lệ
ƠN
chọn “Đồng ý” của các khối lớp đối với biểu hiện này lần lượt là 53.2%, 61.4%, 71.8%, 74.7%.
NH
Biểu hiện “Tìm cách lấy tài khoản email, mạng xã hội và phát tán (lan truyền) những bí mật của một người cho mọi người đọc” có sự khác biệt ý nghĩa giữa các khối lớp (sig = 0.00 < 0.05), có 38.0% học sinh khối lớp 6 lựa chọn “Không đồng ý” ở biểu hiện này, trong khi đó khối lớp 9, lớp 8 có tỉ lệ “Đồng ý” khá cao với biểu hiện này, tỉ
QU Y
lệ lần lượt là 65.5% và 70.6%.
Với sig = 0.006 < 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa về nhận thức biểu hiện “Giả danh một người gửi tin nhắn, email hoặc đăng bài trên các trang mạng xã hội, diễn đàn... để nói những điều không đúng sự thật” giữa các khối lớp, khối lớp 9, lớp 8 có nhận thức
M
đúng và đầy đủ về biểu hiện này hơn so với học sinh khối lớp 6, lớp 7. Tương tự, biểu hiện “Ghép/chế ảnh và đưa lên mạng để gây xấu hổ cho một người” (sig = 0.026 < 0.05)
KÈ
cũng có sự khác biệt ý nghĩa giữa các khối lớp trong nhận thức về biểu hiện của BNTT này, ở khối lớp 8, lớp 9 có tỉ lệ chọn “Đồng ý” cao hơn cao hơn 7, lớp 6, tỉ lệ lần lượt là 57.6%, 57,5%, 47.0%, 35.4%.
DẠ
Y
c. Nhận thức về cách ứng phó với BNTT của học sinh THCS trên phương diện khối lớp Nhìn chung nhận thức về ứng phó tức thời với BNTT giữa 4 khối lớp phần lớn
nằm ở mức độ có phần đúng nhưng chưa đầy đủ, chiếm tỉ lệ từ 93% - 96% (bảng 5). Các em vẫn chưa nhận biết được hoàn toàn đâu là những cách ứng phó có tính bền vững
71
lâu dài, đâu là những cách giải quyết thiếu tính bền vững vì có khả năng dẫn đến những
L
hệ quả leo thang hoặc các nguy cơ phát sinh sau đó. Cụ thể, đối với cách ứng phó thiếu
FI CI A
tính bền vững “Chặn tài khoản để người bắt nạt không thể liên lạc được”, được các em học sinh khối lớp 7 lựa chọn nhiều nhất trong số các cách ứng phó đưa ra, kế tiếp là khối
lớp 8 với số lượng lựa chọn xếp thứ 2. Ngoài ra, các học sinh ở 4 khối lớp cũng có xu hướng lựa chọn những cách ứng phó có sự trợ giúp từ phía bên ngoài. Cụ thể, cách ứng
phó được các em học sinh lựa chọn nhiều nhất là “Kể cho cha mẹ biết để tìm cách ngăn
chặn”, “Tìm lời khuyên từ bạn bè/người lớn” cũng nằm trong nhóm 3 lựa chọn được
OF
xếp hạng cao nhất. Đây là những cách ứng phó có tính bền vững.
Kết quả kiểm nghiệm Chi – bình phương cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa
ƠN
giữa các khối lớp trong việc nhận thức về các cách ứng phó tức thời khi BNTT xảy ra.
Nội dung
Khối lớp 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9 6
QU Y
Phớt lờ, không quan tâm đến tình huống bắt nạt
NH
Bảng 19: Xếp hạng lựa chọn các ứng phó tức thời với BNTT của học sinh THCS trên phương diện khối lớp
Xóa tin nhắn, xóa tên người bắt nạt ra khỏi danh sách liên lạc.
M
Chặn tài khoản để người bắt nạt không thể liên lạc được.
KÈ
Lưu lại bằng chứng của việc bắt nạt để trả thù sau này.
DẠ
Y
Kể cho cha mẹ biết để tìm cách ngăn chặn.
Tìm lời khuyên từ bạn bè/người lớn.
Tần số 28 22 28 30 48 47 50 47 51 62 69 62 9 12 11 9 59 69 67 73 54 61 62 69 53
Tỉ lệ 6.3 4.5 5.7 5.8 10.8 9.6 10.3 9.1 11.5 12.7 14.2 12.1 2.0 2.5 2.3 1.8 13.3 14.1 13.8 14.2 12.2 12.5 12.7 13.4 11.9
Xếp hạng 8 9 8 8 7 7 7 7 6 2 1 5 10 10 10 10 1 1 2 1 3 3 3 2 5 72
Làm điều gì đó tương tự với người bắt nạt trong cuộc sống thực Báo công an hoặc các cơ quan có liên quan
Thông báo cho nhà quản lý mạng
5 5 3 11 11 11 12 9 8 9 9 11 11 12 11 3 3 4 4 2 6 6 6
L
12.1 11.9 13.2 1.1 0.8 1.2 0.2 4.5 6.3 4.1 5.6 1.1 0.8 0.8 0.4 12.2 12.5 12.3 12.6 13.1 11.7 10.7 11.5
FI CI A
Tìm lời khuyên trên mạng
59 58 68 5 4 6 1 20 31 20 29 5 4 4 2 54 61 60 65 58 57 52 59
OF
Làm điều tương tự với người đó qua mạng hoặc qua điện thoại
7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9
ƠN
Thông báo cho giáo viên để tìm cách ngăn chặn
NH
Đối với ứng phó phòng ngừa với BNTT, khoảng gần một phần ba học sinh khối lớp 7, lớp 9 có nhận thức đúng, đầy đủ với tỉ lệ cao nhất là khối lớp 7 với 33.7%, tiếp đến là khối lớp 9 với 28.7% và tỉ lệ này chỉ đạt 21.2% và 20.3% ở khối lớp 8 và lớp 6. Gần hai phần ba học sinh các khối lớp nhận thức có phần đúng nhưng chưa đầy đủ, các
QU Y
em chỉ xác định được từ 1 – 3 cách ứng phó phòng ngừa đúng. “Tăng cường các biện pháp bảo mật (bảo vệ mật khẩu, giới hạn thông tin nhận dạng...)” là cách ứng phó giúp ngăn chặn và tránh BNTT được các em học sinh từ cả 4 khối lớp lựa chọn nhiều nhất và có rất ít các em cho rằng “Không có cách nào phòng tránh BNTT”, con số này chỉ chiếm
M
khoảng từ 1% - 5% tính theo từng khối lớp. Kết quả kiểm nghiệm Chi – bình phương cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa
KÈ
về mặt thống kê giữa các khối lớp trong việc nhận thức về các ứng phó phòng ngừa những tình huống BNTT có thể xảy ra.
DẠ
Y
Bảng 20: Xếp hạng lựa chọn ứng phó phòng ngừa với BNTT của học sinh THCS trên
Nội dung Giải quyết các vấn đề mâu thuẫn bằng cách đối thoại
phương diện khối lớp Khối lớp 6 7
Tần số 32 41
Tỉ lệ 40.5 49.4
Xếp hạng 4 4 73
Không có cách nào phòng tránh BNTT
4 4 1 1 1 1 2 2 3 3 3 3 2 2 5 5 5 5
L
44.7 52.9 74.7 79.4 88.2 77.0 72.2 77.1 68.2 65.5 62 68.7 70.6 67.8 1.3 3.6 2.4 4.6
FI CI A
Tăng cường nhận thức về các tình huống nguy hiểm, các sự cố liên quan đến BNTT.
38 46 59 63 75 67 57 64 58 57 49 59 60 59 1 3 2 4
OF
Nhận biết và tránh tiếp xúc với các trang web không an toàn.
8 9 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9 6 7 8 9
ƠN
trực tiếp với thông điệp thiện chí Tăng cường các biện pháp bảo mật (bảo vệ mật khẩu, giới hạn thông tin nhận dạng...)
2.3. Những biện pháp nâng cao nhận thức của học sinh về BNTT
NH
Khảo sát về mức độ cần thiết của việc nâng cao nhận thức về BNTT ở học sinh THCS, có 96.7% học sinh THCS có biết về BNTT cho rằng nâng cao hiểu biết về BNTT là điều cần thiết và chỉ có 3.3% học sinh còn lại lựa chọn đó là việc không cần thiết. Mặc dù đây là hình thức bắt nạt còn khá mới và chưa được phổ biến nhiều trong môi
QU Y
trường học đường, nhưng theo cô M, giáo viên tại trường THCS Hùng Vương cho biết học sinh quan tâm đến hiện tượng này khá nhiều. Bảng 21: Kết quả nhận thức về mức độ cần thiết trong việc nâng cao hiểu biết về BNTT ở học sinh THCS TP.HCM Tần số
Tỷ lệ %
Rất cần thiết
229
68.6
Cần thiết
94
28.1
Không cần thiết
11
3.3
DẠ
Y
KÈ
M
Mức độ
Bảng 22: Xếp hạng lựa chọn các biện pháp nâng cao nhận thức về BNTT của học sinh THCS TP.HCM Nội dung
Tần số
Tỉ lệ
Xếp hạng
74
1
150
11.4
5
167
12.6
4
12.7
3
5.7
9
8.3
6
7.5
8
108
8.2
7
202
15.4
2
167
99
OF
75 109
L
18.1
FI CI A
237
NH
ƠN
Tham gia các chuyên đề tâm lý do trường tổ chức, đặc biệt là các chuyên đề liên quan đến BNTT. Chia sẻ những kiến thức về BNTT với bạn bè. Vận dụng các kiến thức về BNTT trong các môn học như Giáo dục công dân, Ngữ văn... Tìm hiểu, theo dõi những thông tin về BNTT trên các phương tiện truyền thông. Tìm hiểu những thông tin về BNTT thông qua việc hỏi bạn bè. Tìm hiểu những thông tin về BNTT thông qua việc hỏi gia đình. Tìm hiểu những thông tin về BNTT thông qua việc hỏi thầy cô. Phát động và tổ chức các hoạt động tuyên truyền về BNTT ở các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ. Tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ có hoạt động tuyên truyền về BNTT.
Quan sát bảng 22 nhận thấy “Tham gia các chuyên đề tâm lý do trường tổ chức, đặc biệt là các chuyên đề liên quan đến BNTT” là biện pháp nâng cao nhận thức về
QU Y
BNTT được học sinh THCS lựa chọn nhiều nhất, tiếp theo sau lần lượt là các biện pháp “Tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ có hoạt động tuyên truyền về BNTT”, “Tìm hiểu, theo dõi những thông tin về BNTT trên các phương tiện truyền thông” và “Vận dụng các kiến thức về BNTT trong các môn học như Giáo dục công dân, Ngữ văn...”. Trong những biện pháp được lựa chọn nhiều nhất này có thể thấy học
M
sinh THCS nhận thức được rằng việc nâng cao hiểu biết về BNTT không chỉ là trách nhiệm thuộc về nhà trường mà bản thân các em cũng phải tự trao dồi kiến thức về BNTT
DẠ
Y
KÈ
cho mình.
75
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
L
Qua khảo sát thực trạng nhận thức về BNTT của 433 học sinh THCS TP.HCM,
FI CI A
người nghiên cứu ghi nhận được kết quả như sau:
Khát quát chung về nhận thức của học sinh THCS TP.HCM đối với BNTT cho
thấy một bộ phận không nhỏ học sinh THCS chưa có nhận thức về BNTT khi các em chưa từng nghe qua về hiện tượng BNTT. Đây là nhóm cần sớm được quan tâm và có
những biện pháp giáo dục nhận thức phù hợp nhằm hạn chế những nguy cơ có thể xảy
OF
ra từ việc thiếu kiến thức.
Về các khía cạnh tổng quan về BNTT, phần lớn học sinh THCS có những hiểu biết nhất định về hiện tượng BNTT, tuy nhiên sự hiểu biết này có sự khác nhau giữa các khối lớp, khối lớp càng lớn càng có nhận thức cao hơn, riêng phương diện giới tính,
ƠN
nhận thức về một vài khía cạnh của BNTT có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ. Đúng như giả thuyết nghiên cứu của đề tài, có sự khác biệt ý nghĩa trong nhận thức về các biểu hiện của BNTT ở nam và nữ, học sinh nữ có nhận thức cao hơn học
NH
sinh nam. Và sự khác biệt ý nghĩa này cũng được tìm thấy giữa học sinh ở các khối lớp, học sinh khối lớp 8, lớp 9 có nhận thức cao hơn về các biểu hiện của BNTT so với học sinh khối lớp 6, lớp 7.
QU Y
Đối với ứng phó với BNTT, nhìn chung học sinh THCS nhận thức có phần đúng nhưng chưa thật sự đầy đủ. Về cả học sinh nam và nữ, học sinh từ khối lớp 6 đến khối lớp 9 vẫn chưa nhận thức về các cách ứng phó với BNTT một cách đầy đủ. Trong nhận thức ứng phó tức thời với BNTT, các em chỉ xác định được một vài cách ứng phó bền vững mà người nghiên cứu đưa ra hoặc đồng thời nhầm lẫn với những cách ứng mang
M
tính kém bền vững hơn. Còn với những ứng phó phòng ngừa giúp tránh và ngăn chặn các tình huống BNTT có thể xảy ra, phần lớn các em cũng không nhận diện được đầy
KÈ
đủ tất cả các ứng phó phòng ngừa đúng. Mặc dù kết quả thống kê không tương ứng với giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra
khi không có sự khác biệt ý nghĩa trong nhận thức về cách ứng phó với BNTT giữa học
Y
sinh khối lớp 6 và khối lớp 9, nhưng qua kết quả phân tích nhận thức về BNTT của học
DẠ
sinh THCS TP.HCM trên hai phương diện giới tính và khối lớp có thể thấy các em học
sinh có những hiểu biết nhất định về BNTT, đặc biệt là về các khía cạnh tổng quan, biểu hiện cũng như phần nào về những cách ứng khó phòng ngừa với BNTT, tuy nhiên khi
76
đặt các em trong tình huống có BNTT xảy ra, các em thường chọn những cách ứng phó
L
thiếu tính bền vững. Điều này cho thấy sự thiếu hụt về kỹ năng ứng phó, đặc biệt là
FI CI A
những kỹ năng về quản lý cảm xúc khi có tình huống BNTT xảy ra. Vì vậy, khi chính
bản thân các em trở thành nạn nhân của BNTT, các em có thể không đủ tỉnh táo và bình
tĩnh để đưa ra một chiến lược phù hợp để chấm dứt và tránh sự leo thang của BNTT từ đó giảm thiểu sự thương tổn về mặt tinh thần ở mức thấp nhất.
Về biện pháp nâng cao nhận thức về BNTT cho học sinh THCS, hầu hết các em
đều có nhu cầu tìm hiểu và trao dồi cũng kiến thức về BNTT. “Tham gia các chuyên đề
OF
tâm lý do trường tổ chức, đặc biệt là các chuyên đề liên quan đến BNTT” và “Tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ có hoạt động tuyên truyền về BNTT”
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
là những biện pháp được các em học sinh lựa chọn nhiều nhất.
77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
L
Kết luận
FI CI A
Dựa trên toàn bộ kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng của đề tài, chúng tôi rút ra một vài kết luận như sau:
1. Tại Việt Nam đã có một vài công trình nghiên cứu về vấn đề BNTT và một số
yếu tố liên quan đến BNTT, tuy nhiên có rất hiếm những nghiên cứu của ngành tâm lý học về BNTT ở học sinh THCS – lứa tuổi có những biến đổi về cả sinh lý lẫn tâm lý. Vì
OF
vậy, việc nghiên cứu về khía cạnh nhận thức về BNTT ở học sinh THCS là điều cần thiết, thông qua đó có những biện pháp tác động thích hợp nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, góp phần phòng ngừa các vấn đề liên quan đến BNTT.
2. Lý luận về BNTT được trình bày qua các nội dung bao gồm khái niệm, phân
ƠN
loại, biểu hiện, ảnh hưởng của BNTT và cách ứng phó với BNTT. Do điều kiện có hạn, đề tài tập trung nghiên cứu nhận thức về BNTT của học sinh THCS trên những khía cạnh tổng quan về BNTT, biểu hiện cũng như cách ứng phó với BNTT, từ đó đưa ra
NH
những biện pháp nâng cao nhận thức về BNTT cho học sinh. 3. Nhận thức ở mức độ cao về các khía cạnh tổng quan về BNTT là hiểu rõ các bản chất đặc trưng thuộc về BNTT. Bản chất của BNTT là hành vi gây hấn cố ý, lặp đi
QU Y
lặp lại thực hiện bằng cách sử dụng các hình thức liên lạc điện tử, các tiện ích và ứng dụng trên Internet nhằm làm tổn thương tinh thần và tâm lý của nạn nhân. BNTT rất khó thoát khỏi, trở nên nguy hiểm và khó kiểm soát khi có thể được thực hiện dưới hình thức ẩn danh, nạn nhân không biết thủ phạm là ai và có khả năng lôi kéo rất đông người tham gia vào hành động này. Về biểu hiện của BNTT, học sinh có nhận thức ở mức cao khi
M
có thể nhận biết được 10 biểu hiện về BNTT mà người nghiên cứu đưa ra. Đối với cách ứng phó với BNTT, biểu hiện của nhận thức đúng và đầy đủ là khi học sinh có thể xác
KÈ
định được tất cả các cách ứng phó tức thời có tính bền vững và cách ứng phó phòng ngừa đúng.
4. Học sinh THCS TP.HCM trong đề tài có nhận thức nhất định về các khía cạnh
Y
tổng quan thuộc về bản chất của BNTT, biểu hiện cũng như các cách ứng phó làm giảm
DẠ
khả năng BNTT có thể xảy ra. Tuy nhiên trong cách ứng phó với BNTT, học sinh THCS
TP.HCM chỉ nhận thức ở mức có phần đúng nhưng chưa đầy đủ, đặc biệt là trong ứng
phó tức thời khi có tình huống BNTT, các em vẫn còn nhầm lẫn với những cách ứng
78
phó kém bền vững hoặc đồng thời chỉ xác định được một vài cách ứng phó tức thời
L
mang tính bền vững. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ học sinh THCS vẫn chưa có
FI CI A
nhận thức về BNTT.
5. Về nguồn cung cấp thông tin về BNTT, vì còn là hình thức bắt nạt còn khá
mới, BNTT vẫn chưa được chú trọng và quan tâm trong trường học, các em học sinh chủ yếu tự tìm hiểu những thông tin về BNTT thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng hoặc trên mạng Internet. Vì vậy, đối với việc nâng cao nhận thức về BNTT cho học sinh THCS nói chung và học sinh THCS TP.HCM nói riêng, nhà trường cần thường
OF
xuyên tổ chức các chuyên đề tâm lý, đặc biệt là các chuyên đề liên quan đến BNTT và có sự lồng ghép các kiến thức về BNTT trong các môn học như ngữ văn, giáo dục công dân... Đây là những biện pháp đạt sự chọn lựa cao ở học sinh.
ƠN
Kiến nghị
Dựa và toàn bộ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng của đề tài cũng như việc lấy ý kiến từ BGH, GVCN, CVTL từ các trường THCS TP.HCM, chúng tôi trình bày
NH
một vài kiến nghị như sau nhằm góp phần nâng cao nhận thức về BNTT cũng như hướng đến lợi ích cao hơn là phòng ngừa các nguy cơ gặp phải các tình huống BNTT ở học sinh THCS TP.HCM nói riêng và học sinh THCS nói chung:
-
QU Y
1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Đưa nội dung về bắt nạt, BNTT, giáo dục kỹ năng sống vào chương trình
học và giảng dạy hiệu quả. -
Từng bước xây dựng phòng tham vấn học đường cho tất cả các trường
-
Tổ chức biên soạn các tài liệu, sổ tay đơn giản, dễ hiểu về bắt nạt nói
M
THCS.
chung cũng như hình thức BNTT nói riêng để kiến thức về BNTT có thể đến gần học
KÈ
sinh, phụ huynh và giáo viên hơn. 2. Đối với BGH -
Tổ chức các chuyên đề, hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức liên
DẠ
Y
quan đến BNTT. -
Lồng ghép các chuyên đề, nội dung về BNTT trong các môn học, hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
79
-
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, hội PHHS cũng như chuyên viên Đưa các kiến thức về BNTT vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa thông qua
các hình thức như các cuộc thi, xem tranh ảnh,... 3. Đối với cán bộ Đoàn Đội -
FI CI A
-
L
tâm lý trao đổi kiến thức liên quan đến BNTT cho thầy cô và phụ huynh.
Chủ động phát động những chương trình hành động như tổ chức các hội
thi, những cuộc vận động phòng chống BNTT trên quy mô rộng cho học sinh; đưa nội -
OF
dung về phòng chống BNTT vào sinh hoạt hè cho học sinh.
Tạo các diễn đàn, sân chơi để các em được nâng cao hiểu biết về BNTT.
Đồng thời từ đây, các em có thể bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về xây dựng những chương
4. Đối với CVTL -
Thực hiện tư vấn và giáo dục tâm lý cho học sinh bao gồm cả nạn nhận và
người thực hiện hình thức bắt nạt này.
Bên cạnh nâng cao hiểu biết về BNTT cho học sinh, CVTL cần chú trọng
NH
-
ƠN
trình hỗ trợ phòng chống BNTT một cách hiệu quả.
đến các kỹ năng ứng phó đối với BNTT dành cho học sinh, đặc biệt là các kỹ năng quản lý về mặt cảm xúc để học sinh có thể bình tĩnh đối mặt và lựa chọn cách ứng phó phù
QU Y
hợp từ đó tránh sự leo thang của tình huống BNTT. 5. Đối với giám thị -
Tìm hiểu, theo sát và ghi nhận các tình huống về BNTT có thể đang diễn
ra ở các em học sinh từ đó đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. -
Có sự phối hợp chặt chẽ với GVCN trong việc giáo dục về BNTT cho học
M
sinh THCS.
KÈ
6. Đối với GVCN -
Trao đổi, cung cấp những kiến thức về BNTT với học sinh.
-
Có những biện pháp giáo dục phù hợp đối với những học sinh có hành vi
Y
BNTT với người khác. Bên cạnh đó có sự phối hợp với phụ huynh trong việc nâng cao
DẠ
nhận thức về BNTT cho học sinh cũng như có những hỗ trợ kịp thời đối với những học sinh là nạn nhân của BNTT.
7. Đối với PHHS 80
-
Chủ động tìm hiểu những kiến thức về BNTT, tham dự các buổi tọa đàm, Phụ huynh thường xuyên lắng nghe, quan tâm, chia sẻ và chủ động hỏi
FI CI A
-
L
thảo luận, nói chuyện về BNTT để có kiến thức để hướng dẫn cho con. thăm về những điều diễn ra trong cuộc sống của con. -
Chú ý, theo dõi, hướng dẫn việc sử dụng Internet và giao tiếp của con với
người khác. -
Định hướng và nhắc nhở về những biểu hiện liên quan đến BNTT mà trẻ
có thể gặp phải.
Cần có những cách ứng xử phù hợp và các biện pháp can thiệp có hiệu
OF
-
quả khi trẻ có biểu hiện bị BNTT. 8. Đối với học sinh
Bản thân mỗi học sinh phải có ý thức nâng cao hiểu biết về BNTT để có
ƠN
-
thể dễ dàng giúp đỡ bản thân hoặc bạn bè của mình. Bên cạnh đó tìm hiểu các thông tin về BNTT, cách thức phòng tránh và xử lý khi bị BNTT.
Tham gia các hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu về BNTT, đồng thời tuyên
NH
-
truyền và nhắc nhở bạn bè xung quanh về các tác hại của BNTT. -
Nhận biết và tránh tiếp xúc với các trang web không an toàn. Tăng cường
gia. -
QU Y
bảo mật thông tin cá nhân đối với những diễn đàn, trang mạng xã hội... mà các em tham Tìm đến sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và các cơ quan có chuyên
DẠ
Y
KÈ
M
môn khi gặp các vấn đề về BNTT.
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
L
Tiếng Việt
FI CI A
1. Huỳnh Văn Sơn và Lê Thị Hân (chủ biên), Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Uyên Thi (2013), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm TP. HCM.
2. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2004), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên – 2006), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư
OF
phạm Hà Nội.
4. Lý Minh Tiên và Nguyễn Thị Tứ (chủ biên), Bùi Hồng Hà, Huỳnh Lâm Anh Chương (2016), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm
ƠN
TP. HCM.
5. Vũ Dũng (chủ biên – 2012), Từ điển thuật ngữ Tâm lý học, NXB Từ điển Bách
NH
khoa.
6. Trần Lý Ngọc Thanh (2015), Thực trạng nhận thức về sức khỏe tâm thần của học sinh ở một số trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh, khóa luận tốt nghiệp, trường
QU Y
Đại học Sư phạm TP. HCM.
7. Đoàn Bắc Việt Trân (2012), Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 8. Trần Văn Công, Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Ngô Thùy Dương, Nguyễn Thị
M
Thắm (2015), “Xây dựng thang đo BNTT cho học sinh Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa
KÈ
học cán bộ trẻ các trường đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ V, tr 537 – 548, Nxb Giáo dục Việt Nam.
9. Trần Văn Công, Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Ngô Thùy Dương, Nguyễn Thị
Y
Thắm (2015) “Chiến lược ứng phó của học sinh với BNTT”, Tạp chí khoa học
DẠ
ĐHQGHN, tập 31, (3), tr 11 – 24.
82
10. Nguyễn Thanh Thoảng (2017), Bị BNTT và các yếu tố liên quan ở học sinh
L
trường trung học phổ thông Đức Huệ tỉnh Long An, Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học
FI CI A
Dự phòng, Trường Đại học Y Dược TP.HCM.
11. Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole (2009), “Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ với nhận thức bản thân, trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Tâm lý học, số 11 (128), tr 11.
12. Phạm Thị Thu Ba, Trần Quỳnh Anh (2016), “Bắt nạt qua mạng ở học sinh trung
OF
học phổ thông và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 104 (6).
13. Nguyễn Thị Duyên (2012), Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận Văn Thạc sĩ
ƠN
Tâm Lý học, trường Đại học Giáo dục.
14. Nguyễn Thị Nga (2011), Tìm hiểu hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông, Luận văn Thạc sĩ tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
NH
15. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học Phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên – 2008), Giáo trình Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Sư phạm.
QU Y
17. Đinh Thảo Quyên (2013), Nhận thức của Giáo viên và Phụ huynh về Rối loạn lo âu ở học sinh lớp Một tại một số trường Tiểu học TPHCM, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường ĐHSP TP.HCM.
18. Bùi Ngọc Oánh (2008), Tâm lý học giới tính và Giáo dục giới tính, NXB Giáo
M
Dục.
KÈ
Tiếng Anh
19. Surabhi Negi (2016), “Perception of secondary school students about cyber
bullying”, Indian Journal of Educational Studies: An Interdisciplinary Journal, 3(1).
Y
20. Furkan
AYDIN,
Tuncay
AYAS,
Mehmet
Barış
HORZUM
(2015),
DẠ
“Cyberbullying awareness scale: A validity and realiablity study”, Online Journal of
Technology Addiction & Cyberbullying, 2(2), 38 – 51.
83
21. Kris Varjas, PsyD Jasmaine Talley, Joel Meyers, PhD Leandra Parris, Med
L
Hayley Cutts, EdS (2010), “High school students’ perceptions of motivations for
FI CI A
cyberbullying: An exploratory study”, Western Journal of Emergency Medicine, 11(3).
22. Peter Smith, Jess Mahdavi, Manuel Carvalho, Neil Tippett (2006), “An
investigation into cyberbullying, its forms, awareness and impact, and the relationship between age and gender in cyberbullying”, A Report to the Anti-Bullying Alliance. https://www.staffsscb.org.uk
OF
23. Leandra Parris, Kris Varjas, Joel Meyers, Hayley Cutts (2012), “High school students’ perceptions of coping with cyberbullying”, Youth & Society, 44(2) 284–306.
24. Mark T. Rumfola (2008), Cyber-Bullying: Bullying in the 21st Century.
ƠN
http://digitalcommons.brockport.edu/edc_these,s
25. Katja Machmutowa, Sonja Perrena, Fabio Sticcaa and Françoise D. Alsakerb (2012), “Peer victimisation and depressive symptoms: can specific coping strategies Difficulties, 17, 403 – 420. 26. CDC
(2015),
The
NH
buffer the negative impact of cyber victimization”, Emotional and Behavioral
relationship
between
bullying
and
suicide,
QU Y
https://www.cdc.gov/violenceprevention/pdf/bullying-suicide-translation-final-a.pdf Access on 17/04/2017.
27. Jutta Lindert (2017), “Cyber-bullying and it its impact on mental health”, European Journal of Public Health, 27(3).
M
28. Niamh O’Brien và Tina Moules (2010), The impact of cyber-bullying on young
KÈ
people’s mental health, Anglia Ruskin Unversity. 29. Bannink R, Broeren S, van de Looij-Jansen PM, de Waart FG và Raat H (2014),
Cyber and traditional bullying victimization as a risk factor for mental health problems
Y
and suicidal ideation in adolescents.
DẠ
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24718563 30. Sourander A (2010), “Psychosocial risk factors associated with cyberbullying
among adolescents: a population-based study”, Arch Gen Psychiatry, 67(7).
84
31. David Finkelhor, Kimberly J. Mitchell và Janis Wolak (2000), “Online
L
Victimization: A Report on the Nation’s Youth”, Crimes Against Children Research
FI CI A
Center, University of New Hampshire.
32. FHI (2016), Right from the Start in the Digital Age: Curricula Activities for Teachers and Parents to Help Children Become Good Digital Citizens. https://www.fhi360.org/
33. Tanya Beran and Qing Li (2005), “Cyber-Harassment: A Study of a New Method
OF
for an Old Behavior”, Journal of Educational Computing Research, 32(3), 265 – 277.
34. Tanya Beran and Qing Li (2007), “The Relationship between Cyberbullying and School Bullying”, Journal of Student Wellbeing, 1(2), 15 – 33.
ƠN
35. Smith, P., Mahdavi, J., Carvalho, M., Tippett, N. (2005), An investigation into cyberbullying, its forms, awareness and impact, and the relationship between age and University of London.
NH
gender in cyberbullying, A Report to the Anti-Bullying Alliance, Goldsmiths College,
36. Slonje, R. & Smith, P. K. (2008), “Cyberbullying: Another main type of bullying?”, Scandinavian Journal of Psychology, 49, 147 – 154.
QU Y
37. Mishna, Faye, Cook, Charlene, Gadalla, Tahany, Daciuk, Joanne, Solomon (2010), “Cyber bullying behaviors among middle and high school students”, Steven American Journal of Orthopsychiatry, 80(3), 362 – 374. 38. Hana Machackova, Alena Cerna, Anna Sevcikova, Lenka Dedkova, Kristian
M
Daneback (2013), “Effectiveness of coping strategies for victims of cyberbullying”,
KÈ
Cyberpsychology: Journal of Psychosocial Research on Cyberspace, 7(3). 39. Veronika Šléglová, Alena Cerna (2011), “Cyberbullying in Adolescent Victims:
Perception and Coping”, Cyberpsychology: Journal of Psychosocial Research on
Y
Cyberspace, 5(2).
DẠ
40. Francine DeHue, Catherine Bolman, Trijntje Völlink (2008), "Cyberbullying:
Youngsters' experiences and parental perception", CyberPsychology & Behavior, 11 (2),
217 – 223.
85
41. Andrew
Beringer
(2011),
Teacher’s
Perceptions
and
Awareness
of
L
Cyberbullying Among Middle School Students, Counselor Education Master's Teses,
FI CI A
The College at Brockport, State University of New York.
42. Melis Seray Ozdena, Serra Icellioglu (2014), “The perception of cyberbullying and cybervictimization by university students in terms of their personality factors”, Social and Behavioral Sciences, 116, 4379 – 4383.
43. Esther Calvete, Izaskun Orue, Ana Estévez, Lourdes Villardón (2010),
OF
“Cyberbullying in adolescents: Modalities and aggressors’ profile”, Computers in Human Behavior, 26, 1128–1135.
44. Yun-yin Huang, Chien Chou (2010), “An analysis of multiple factors of
ƠN
cyberbullying among junior high school students in Taiwan”, Computers in Human Behavior, 26, 1581–1590.
45. Kendall Moore (2015), Investigating Construct Validity of the Cyber – peer
NH
Experiences Questionnaire, Master's thesis, University of South Carolina – Columbia. 46. Kris Doreen Mitzner (2011), Perceptions of Cyberbullying from Secondary School Administrators in Texas, Ph.D. thesis, Texas A & M University.
QU Y
47. Gustavo S. Mesch (2009), “Parental Mediation, Online Activities, and Cyberbullying”, Cyberpsychology & Behavior, 12 (4). 48. Robin M. Kowalski, Gary W. Giumetti, Amber N. Schroeder, Micah R. Lattanner (2014), “Bullying in the Digital Age: A Critical Review and Meta-Analysis of
M
Cyberbullying Research Among Youth”, Psychological Bulletin, 140 (4), 1073–1137.
KÈ
49. Sora Park, Eun-Yeong Na, Eun-mee Kim (2014), “The relationship between online activities, netiquette and cyberbullying”, Children and Youth Services Review, 42, 74 – 81.
Y
50. Robert Slonje, Peter K Smith, Ann Frisén (2013), “The nature of cyberbullying,
DẠ
and strategies for prevention”, Computers in Human Behavior, 29(1), 26 – 32. Trang web
86
51. https://www.unicef.org/
L
52. https://www.fhi360.org/
FI CI A
53. stopbullying.gov 54. https://cyberpsychology.eu/ 55. https://www.ncpc.org
56. http://tuoitre.vn/nguy-hiem-dang-so-tu-bat-nat-tren-mang-766965.htm
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
57. https://www.theravive.com/research/the-psychology-of-bullying
87
Dành cho học sinh
L
PHỤ LỤC 1
FI CI A
PHIẾU KHẢO SÁT Xin chào các bạn,
Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức về bắt nạt
trực tuyến của học sinh THCS. Sự tham gia trả lời của các bạn cho những câu hỏi được
nêu ra trong phiếu khảo sát vô cùng giá trị với nghiên cứu của chúng tôi. Vì vậy rất
OF
mong các bạn đọc kỹ và trả lời đầy đủ những ý hỏi được nêu ra trong phiếu.
Chúng tôi cam đoan những câu trả lời của các bạn chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không dùng để đánh giá các bạn và cũng không dùng vào bất kì việc gì khác gây bất lợi đến các bạn.
ƠN
Xin chân thành cảm ơn! A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Bạn vui lòng cho biết một số thông tin dưới đây: 1. Lớp 6
2. Lớp 7
2. Giới tính:
1. Nữ
2. Nam
NH
1. Bạn đang học lớp:
3. Xếp loại học lực trong học kì gần nhất:
2. Khá
4. Yếu
QU Y
1. Giỏi
5. Kém
3. Trung bình
M
5. Xếp loại hạnh kiểm trong học kỳ gần nhất: 3. Trung bình
2. Khá
4. Yếu
KÈ
1. Tốt
6. Thời gian vào mạng:
1. Không sử dụng mạng
DẠ
Y
2. Ít hơn 2 giờ/ ngày 3. Từ 2 giờ/ ngày trở lên
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
3. Lớp 8
4. Lớp 9
L
Câu 1: Bạn có biết hoặc nghe nói về hiện tượng bắt nạt trực tuyến (còn gọi là bắt nạt
FI CI A
trên mạng, quấy rối trên mạng)? 1. Biết rõ 2. Biết chút ít 3. Không biết/Chưa từng nghe nói
(Nếu trả lời Biết rõ hoặc Biết chút ít, mời trả lời tiếp từ câu 2 trở đi.
OF
Nếu trả lời Không biết, mời trả lời tiếp từ câu 3 trở đi) Câu 2: Bạn biết về hiện tượng bắt nạt trực tuyến thông qua: (có thể chọn nhiều đáp án)
2. Chương trình truyền hình
NH
3. Báo (báo giấy, báo mạng), tạp chí
ƠN
1. Mạng Internet (mạng xã hội, diễn đàn...)
4. Bạn bè 5. Gia đình
QU Y
6. Thầy, cô giáo
7. Bảng tin trường
8. Chuyên đề do trường tổ chức
rõ:
Khác,
ghi
M
9.
KÈ
.....................................................................................................................................
Câu 3: Bạn có biết ai đó đã từng bị bắt nạt trực tuyến?
Y
1. Có biết 2. Không biết
DẠ
Câu 4: Hãy cho biết ý kiến của bạn với những nhận định sau đây về hiện tượng bắt nạt trực tuyến? (Vui lòng đánh dấu X một ô mức độ thích hợp cho từng phát biểu sau. Lưu ý trả lời đầy đủ các ý hỏi được nêu ra, không bỏ qua dòng nào)
Không
Phân
Đồng
đồng ý
vân
ý
1. Là một hình thức của bắt nạt xảy ra thông qua việc sử dụng công nghệ liên lạc điện tử, mạng Internet để làm nhục, hăm dọa, quấy rối, phỉ báng ai đó.
OF
2. Xảy ra một cách dễ dàng, bất cứ khi nào, dù ngày hay
FI CI A
Các khía cạnh tổng quan
L
Mức độ
đêm.
3. Có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào (nhà, trường học...) và khó kiểm soát.
ƠN
4. Có thể xảy ra dưới hình thức ẩn danh, nạn nhân không biết được thủ phạm là ai.
5. Có khả năng lôi kéo rất đông người tham gia hành động
NH
này.
6. Là một phần rất khó thoát khỏi của thế giới trực tuyến.
QU Y
Câu 5: Hãy cho biết đâu là những biểu hiện của hiện tượng bắt nạt trực tuyến: (Vui lòng đánh dấu X một ô mức độ thích hợp cho từng phát biểu sau. Lưu ý trả lời đầy đủ các ý hỏi được nêu ra, không bỏ qua dòng nào)
M
Nội dung
KÈ
1. Gửi tin nhắn đe dọa hoặc xúc phạm qua hộp thư điện tử (email), SMS... hoặc trên những trang mạng có liên quan. 2. Cố ý loại bỏ một người ra khỏi nhóm trực tuyến hay không cho người đó biết hoặc tham gia vào nhóm trên mạng (danh
DẠ
Y
sách bạn bè, diễn đàn, hội...).
Mức độ Không Phân đồng ý
vân
Đồng ý
các trang mạng xã hội, diễn đàn... hoặc gửi đường link cho người khác đọc. 4. Để lại bình luận mang tính chế giễu, nói xấu, chê bai... trên bài đăng của một người.
L
OF
5. Tạo một cuộc bầu chọn hoặc tính điểm công khai trên mạng
FI CI A
3. Viết, đăng những tin đồn, chuyện xấu về một người trên
về những khiếm khuyết của một người như chọn ra người xấu xí nhất, người kém thông minh nhất...
6. Đăng những thông tin liên lạc cá nhân (địa chỉ email, số
ƠN
điện thoại, tài khoản cá nhân...) trên các trang web phổ biến để người đó phải nhận các thư rác hoặc sự liên lạc (quấy rối) của những người lạ...
NH
7. Tìm cách lấy tài khoản email, mạng xã hội và phát tán (lan truyển) những bí mật của một người cho mọi người đọc. 8. Giả danh một người gửi tin nhắn, email hoặc đăng bài trên đúng sự thật.
QU Y
các trang mạng xã hội, diễn đàn... để nói những điều không 9. Ghép/ chế ảnh và đưa lên mạng để gây xấu hổ cho một người.
10. Tìm cách tố cáo hoặc chứng minh để một người bị giám
M
sát, kiểm duyệt hoặc có thể bị loại trừ trên các dịch vụ web.
KÈ
Câu 6: Theo bạn, so với bắt nạt ngoài đời thực, bắt nạt trực tuyến để lại hậu quả: 1. Ít nguy hiểm hơn
DẠ
Y
2. Cũng nguy hiểm tương tự 3. Nhiều nguy hiểm hơn
Câu 7: Theo bạn, những cách ứng phó nào hiệu quả trong việc chấm dứt hoặc làm giảm những hậu quả tiêu cực khi bị bắt nạt trực tuyến? (có thể chọn nhiều đáp án)
FI CI A
2. Xóa tin nhắn, xóa tên người bắt nạt ra khỏi danh sách liên lạc.
L
1. Phớt lờ, không quan tâm đến tình huống bắt nạt.
3. Chặn tài khoản để người bắt nạt không thể liên lạc được. 4. Lưu lại bằng chứng của việc bắt nạt để trả thù sau này.
6. Tìm lời khuyên từ bạn bè/người lớn.
OF
5. Kể cho cha mẹ biết để tìm cách ngăn chặn.
7. Thông báo cho giáo viên để tìm cách ngăn chặn.
9. Tìm lời khuyên trên mạng.
ƠN
8. Làm điều tương tự với người đó qua mạng hoặc qua điện thoại.
10. Làm điều gì đó tương tự với người bắt nạt trong cuộc sống thực.
NH
11. Báo công an hoặc các cơ quan có liên quan. 12. Thông báo cho nhà quản lý mạng.
Câu 8: Theo bạn, những cách phòng ngừa nào dưới đây giúp ngăn chặn và tránh
QU Y
các tình huống bắt nạt trực tuyến có thể xảy ra? (có thể chọn nhiều đáp án)
1. Giải quyết các vấn đề mâu thuẫn bằng cách đối thoại trực tiếp với thông điệp thiện chí.
M
2. Tăng cường các biện pháp bảo mật (bảo vệ mật khẩu, giới hạn thông tin nhận
KÈ
dạng...).
3. Nhận biết và tránh tiếp xúc với các trang web không an toàn.
DẠ
Y
4. Tăng cường nhận thức về các tình huống nguy hiểm, các sự cố liên quan đến bắt nạt trực tuyến.
5. Không có cách nào phòng tránh bắt nạt trực tuyến.
Câu 9: Theo bạn, việc nâng cao hiểu biết về bắt nạt trực tuyến là:
L
1. Rất cần thiết
FI CI A
2. Cần thiết 3. Không cần thiết
Câu 10: Bạn chọn cách nào sau đây để giúp bản thân nâng cao hiểu biết về bắt nạt trực tuyến? Chọn nhiều nhất 4 ý.
OF
1. Tham gia các chuyên đề tâm lý do trường tổ chức, đặc biệt là các chuyên đề liên quan đến bắt nạt trực tuyến.
2. Chia sẻ những kiến thức về bắt nạt trực tuyến với bạn bè.
ƠN
3. Vận dụng các kiến thức về bắt nạt trực tuyến trong các môn học như Giáo dục công dân, Ngữ văn...
4. Tìm hiểu, theo dõi những thông tin về bắt nạt trực tuyến trên các phương tiện
NH
truyền thông.
5. Tìm hiểu những thông tin về bắt nạt trực tuyến thông qua việc hỏi bạn bè.
QU Y
6. Tìm hiểu những thông tin về bắt nạt trực tuyến thông qua việc hỏi gia đình. 7. Tìm hiểu những thông tin về bắt nạt trực tuyến thông qua việc hỏi thầy cô. 8. Phát động và tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bắt nạt trực tuyến ở các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ.
M
9. Tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ có hoạt động
DẠ
Y
KÈ
tuyên truyền về bắt nạt trực tuyến.
L
Dành cho BGH, GVCN, CVTL
PHỤ LỤC 2
FI CI A
PHIẾU LẤY Ý KIẾN Xin chào các quý Thầy/Cô,
Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về nhận thức của học sinh trung học
cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh về hiện tượng bắt nạt trực tuyến. Với mong muốn kết
quả nghiên cứu đạt chất lượng và có giá trị, chúng tôi xin mời các quý Thầy/Cô tham
OF
gia trả lời trên phiếu này. Mọi thông tin về người trả lời được giữ bí mật và nội dung trả lời chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Rất mong được sự giúp đỡ từ quý Thầy/Cô. Xin chân thành cảm ơn !
ƠN
A. Thông tin cá nhân
Quý Thầy/Cô xin vui lòng cho biết một số thông tin : 1.
Họ
NH
tên :
và
........................................................................................................................................... 2. Đơn vị công tác hiện tại :.............................................................................................
QU Y
3. Chức danh công tác : .................................................................................................. B. Nội dung lấy ý kiến
Bắt nạt trực tuyến là hành động gây hấn cố ý, lặp đi lặp lại do một nhóm hoặc cá nhân thực hiện thông qua việc sử dụng công nghệ liên lạc điện tử, mạng Internet để làm xấu hổ, hăm dọa, quấy rối, phỉ báng ai đó một cách có chủ ý, lặp đi lặp lại. Nạn nhân
M
của bắt nạt trực tuyến thường rơi vào cảm xúc buồn bã, giận dữ, sợ hãi, lo lắng... đồng thời có thể có những hành vi tiêu cực gây hại cho bản thân và người khác. Chẳng hạn
KÈ
như một nữ sinh 13 tuổi đã treo cổ tự sát tại phòng ngủ vì nhận được những tin nhắn chê bai về cân nặng của mình từ bạn bè, điều mà cô bé vẫn luôn mặc cảm về bản thân hay một học sinh 15 tuổi phải chuyển trường khi ảnh khoe ngực của cô bị tung lên mạng và
DẠ
Y
những học sinh khác đã chia sẻ bức ảnh này. Câu 1 : Quý Thầy/Cô đã từng nghe qua về hiện tượng bắt nạt trực tuyến (còn gọi
là bắt nạt trên mạng hay quấy rối trên mạng) ? ........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................
L
Nếu chưa từng nghe qua, quý Thầy/Cô có suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
hiện tượng bắt nạt này ?
95
L
...........................................................................................................................................
FI CI A
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Nếu đã nghe qua thì theo quý Thầy/Cô, hiện tượng bắt nạt trực tuyến xảy ra ở học sinh nói chung đang nằm ở mức độ nào ?
...........................................................................................................................................
OF
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... Câu 2 : Theo quý Thầy/Cô, mức độ học sinh quan tâm về hiện tượng bắt nạt này là như thế nào ?
ƠN
........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................
NH
Câu 3 : Quý Thầy/Cô có ý định nâng cao nhận thức của học sinh về hiện tượng bắt nạt trực tuyến ? Nếu có xin vui lòng cho biết về định hướng và cách thức thực hiện. ...........................................................................................................................................
QU Y
........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................
DẠ
Y
KÈ
M
...........................................................................................................................................