PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU CÂY BỤP GIẤM

Page 1

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU

vectorstock.com/24597468

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU CÂY BỤP GIẤM (Hibiscus sabdariffa. L – Malvaceae) (HUỲNH THỊ NGỌC MỸ – 176175) WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


BỘ GIÁO VÀ ĐÀO TẠO

AL

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ

OF

FI CI

KHOA DƯỢC – BM DƯỢC LIỆU

NH

ƠN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU

DẠ Y

M

QU

Y

Hibiscus sabdariffa. L – Malvaceae

CẦNVÀ THƠ – 2022 BỘ GIÁO ĐÀO TẠO


LỜI CẢM ƠN

AL

“Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu trường Đại Học NAM CẦN THƠ vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ

FI CI

thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – cô Thái Thị Cẩm, cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã tận tình giảng dạy để em có đủ kiến thức và vận dụng trong bài nghiên cứu này.

OF

Cảm ơn các bạn cùng nhóm đã cho em ý kiến hữu dụng nhất, cảm ơn bạn Dương Thị Thùy Dương, Huỳnh Minh Nhật và Nguyễn Ánh Hồng đã đồng hành cùng tôi để bài nghiên cứu hoàn thành đúng tiến độ.

ƠN

Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc Cô và các bạn thật nhiều sức khỏe, thành công và hạnh

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2021

SV thực hiện

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ

DẠ Y

M

QU

Y

NH

phúc.”

iii


AL

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iii ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1

FI CI

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ......................................................................................... 2 1.TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC .................................................................................. 2

1.1 Tên khoa học ....................................................................................................... 2 1.2 Phân loại .............................................................................................................. 2

OF

1.3 Đặc điểm của cây................................................................................................. 3 1.4 Bộ phận dùng - thu hái - chế biến - bảo quản ..................................................... 5 1.5 Nguồn gốc............................................................................................................ 6

ƠN

1.6 Thành phần hóa học............................................................................................. 6 1.7 Công dụng............................................................................................................ 8

NH

1.7.1 Theo Đông y ..................................................................................................... 8 1.7.2 Theo Tây y ........................................................................................................ 9 1.7.3 Các công dụng khác.......................................................................................... 9

Y

2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY BỤP GIẤM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ............................................................................................................................ 10

QU

2.1 Trên thế giới ...................................................................................................... 10 2.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển cây Bụp giấm ở Việt Nam ........................ 10 2.3 Những bài thuốc phổ biến về cây Bụp giấm ..................................................... 11 2.4 Một số lưu ý khi sử dụng hoa bụp giấm............................................................ 13

M

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 14 1. ĐỐI TƯỢNG ..................................................................................................................... 14

2. DỤNG CỤ, MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ, HÓA CHẤT ..................................................... 14

2.1. Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp vi học .......................................... 14 2.2. Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp phân tích vi hóa .......................... 14

DẠ Y

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................... 15

3.1. Bóc tách biểu bì ................................................................................................ 15 3.2. Vi phẫu, rễ, thân, cuống lá và lá ....................................................................... 16 3.3. Khảo sát bột dược liệu...................................................................................... 17


4.PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT ............................................................. 19

AL

4.1 Phân tích sơ bộ hóa thực vật ........................................................................................ 19

4.1.1 Nguyên tắc ..................................................................................................... 19

FI CI

4.1.2 Chuẩn bị dịch chiết ........................................................................................ 19 4.2Xác định các nhóm hoạt chất có trong dịch chiết......................................................... 21

4.2.1 Xác định các chất tan trong dịch chiết ether dầu : ......................................... 21 4.2.2 Xác định các chất tan trong dịch chiết cồn: ................................................... 21

OF

4.2.3 Xác định các chất tan trong dịch chiết nước:................................................. 22 4.3 Sắc ký lớp mỏng .......................................................................................................... 22

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .............................................................. 24

ƠN

1.Mô tả thực vật ..................................................................................................................... 24 2.Bóc tách biểu bì .................................................................................................................. 24 3.Đặc điểm vi phẫu ................................................................................................................ 25

NH

3.1 Vi phẫu rễ: ......................................................................................................... 25 3.2Vi phẫu thân: ...................................................................................................... 26 3.3 Vi phẫu cuống lá: .............................................................................................. 28 3.4 Vi phẫu lá: ......................................................................................................... 30

Y

4.Khảo sát bột dược liệu. ....................................................................................................... 32

QU

4.1 Bột rễ cây Bụp giấm: ......................................................................................... 32 4.2 Bột thân cây Bụp giấm: ..................................................................................... 32 4.3 Bột lá cây Bụp giấm: ......................................................................................... 33

M

4.4 Bột cuống lá cây Bụp giấm: .............................................................................. 33 4.5 Bột hoa cây Bụp giấm: ...................................................................................... 34

5.Phân tích sơ bộ hóa thực vật ............................................................................................... 35 5.1 Xác định các chất tan trong dịch ether ......................................................................... 35

5.1.1 Xác định tinh dầu ........................................................................................... 35

DẠ Y

5.1.2 Xác định chất béo ........................................................................................... 35 5.1.3 Định tính carotenoid:...................................................................................... 36 5.1.4 Định tính triterpenoid: .................................................................................... 36 5.1.5 Định tính alkaloid: .......................................................................................... 37 5.1.6 Định tính coumarin: ....................................................................................... 37


5.1.7 Định tính anthraquinon: ................................................................................. 38

AL

5.1.8 Định tính flavonoid: ....................................................................................... 38 5.2 Dịch chiết cồn .............................................................................................................. 39

FI CI

5.2.1 Định tính alkaloid: .......................................................................................... 39 5.2.2 Định tính coumarin: ....................................................................................... 39 5.2.3 Định tính glycosid tim: ................................................................................... 40 5.2.4 Định tính flavonoid: ....................................................................................... 41

OF

5.2.5 Định tính anthocyanosid: ............................................................................... 41 5.2.6 Định tính proanthocyanidin: .......................................................................... 42 5.2.7 Định tính tanin:............................................................................................... 42

ƠN

5.2.8 Định tính saponin: .......................................................................................... 43 5.2.9 Định tính các chất khử: .................................................................................. 43 5.2.10 Định tính các acid hữu cơ: ........................................................................... 44

NH

5.3 Dịch chiết nước............................................................................................................ 44

5.3.1 Định tính alkaloid: ......................................................................................... 44 5.3.2 Định tính glycosid tim: .................................................................................. 45 5.3.3 Định tính flavonoid: ....................................................................................... 46

Y

5.3.4 Định tính anthocyanosid: ............................................................................... 46

QU

5.3.5 Định tính proanthocyanidin: .......................................................................... 47 5.3.6 Định tính tanin: .............................................................................................. 47 5.3.7 Định tính saponin: .......................................................................................... 48

M

5.3.8 Định tính các chất khử: .................................................................................. 48 5.3.9 Định tính các acid hữu cơ: ............................................................................. 49

6.Sắc ký lớp mỏng: ................................................................................................................ 51

CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU CÂY BỤT GIẤM ........ 53 1.Định nghĩa ...................................................................................................................... 53

DẠ Y

2.Đặc điểm cảnh quan........................................................................................................ 53 3.Đặc điểm vi sinh ............................................................................................................. 53 4.Đặc điểm soi bột ............................................................................................................. 54 5.Chỉ số vật lý .................................................................................................................... 55 6.Thử tinh khiết ................................................................................................................. 55


7.Định tính coumarin ......................................................................................................... 55

AL

8.Săc ký lớp mỏng ............................................................................................................. 55 9.Tính vị, quy kinh............................................................................................................. 56

FI CI

10.Công năng chủ trị.......................................................................................................... 56 11.Chế biến ........................................................................................................................ 56 12.Tương kỵ....................................................................................................................... 56

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ......................................................................................... 57

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 58


DANH MỤC HÌNH

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI CI

AL

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN Hình 1. Lá mặt trên, mặt dưới .............................................................................................. 3 Hình 2. Chiều dài của lá ....................................................................................................... 3 Hình 3. Hoa của cây bụp giấm ............................................................................................ 3 Hình 4. Hoa mọc ở nách lá................................................................................................... 3 Hình 5. Hoa thức - hoa đồ .................................................................................................... 4 Hình 6. Quả và hạt cây Bụp giấm ( tươi và khô) ................................................................. 4 Hình 7. Rễ và thân cây bụt giấm ( khô ) .............................................................................. 4 Hình 8. Mô hình trồng cây Bụp giấm ở Tuy Hòa – Bình Thuận ......................................... 5 Hình 9. Cây sống ở khu vực ẩm thấp ................................................................................... 6 Hình 10. Cây mọc ở nơi khô ráo ......................................................................................... 6 Hình 11. Một số công thức hóa học có trong cây ................................................................ 7 Hình 12. Một số công thức hóa học có trong đài hoa .......................................................... 7 Hình 13. Một số công thức hóa học có trong cây ................................................................ 8 Hình 14. Sản phẩm trà bụt giấm HIBISCUS TEA by leo Quốc Việt .................................. 9 Hình 15. Trà hoa Bụp giấm. .............................................................................................. 11 Hình 16. Hoa bụp giấm ngâm đường ................................................................................. 12 Hình 17. Hoa bụp giấm ngâm rượu ................................................................................... 12 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Hình 2.1 Khí khổng lỗ khí kiểu song bào .......................................................................... 24 Hình 2.2 Hình vẽ mô phỏng khí khổng có lỗ khí kiểu song bào ....................................... 24 Hình 3.1.1 Vi phẫu rễ chụp kính hiển vi ............................................................................ 25 Hình 3.1.2 Hình vẽ mô phỏng vi phẫu rễ ........................................................................... 25 Hình 3.1.3 Bó libe 2 – gỗ cấp 2 ( chụp kính hiển vi ) ........................................................ 26 Hình 3.2.1 Vi phẫu thân (chụp kính hiển vi) .................................................................... 26 Hình 3.2.2 Các tế bào của thân ở vật kính 10X ................................................................. 27 Hình 3.2.3 Các tế bào của thân ở vật kính 40X ................................................................. 27 Hình 3.2.4 Hình vẽ mô phỏng sơ đồ cấu tạo thân cây Bụp giấm ...................................... 27 Hình 3.3.1 Vi phẫu cuống lá ( chụp kính hiển vi).............................................................. 28 Hình 3.3.2 Bó lipe – gỗ cấp 1 ........................................................................................... 29 Hình 3.3.3 Lông che chở đơn bào ..................................................................................... 29 Hình 3.3.4 Hình vẽ mô phỏng cấu tạo cuống lá cây Bụp giấm ......................................... 29 Hình 3.4.1 Vi phẫu lá Bụp giấm ( chụp kính hiển vi ) ...................................................... 30 Hình 3.4.2 Lông tiết đầu tròn ( kính 40X) ......................................................................... 31 Hình 3.4.3 Mô giậu ( kính 40X)......................................................................................... 31


DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI CI

AL

Hình 3.4.4 Hình vẽ mô phỏng sơ đồ cấu tạo lá cây Bụp giấm .......................................... 31 Hình 4.1.1 Các tế bào có trong bột rễ cây Bụp giấm. ........................................................ 32 Hình 4.2.1 Các tế bào có trong bột thân cây Bụp giấm. .................................................... 32 Hình 4.3.1 Các tế bào có trong bột lá cây Bụp giấm. ........................................................ 33 Hình 4.4.1 Các tế bào có trong bột cuống lá cây Bụp giấm. ............................................. 34 Hình 4.5.1 Các tế bào có trong bột hoa cây Bụp giấm. ..................................................... 34 Hình 1. Cắn có mùi thơm nhẹ ............................................................................................ 35 Hình 2. Có vết mờ .............................................................................................................. 35 Hình 3. Không hiện màu xanh ........................................................................................... 36 Hình 4. Nơi tiếp xúc giữa 2 lớp dung dịch có màu vàng tím đỏ ....................................... 36 Hình 5. Các ống lần lượt là mẫu chứng, TT Mayer, TT Bouchardat, TT Dragendorff..... 37 Hình 6. Ống 1 có huỳnh quang mạnh hơn ống 2 ............................................................... 37 Hình 7. Lớp kiềm không đổi màu ...................................................................................... 38 Hình 8. Không đổi màu...................................................................................................... 38 Hình 9. Dung dịch không đục, không tủa .......................................................................... 39 Hình 10. Ống 1 trong hơn ống 2, phát huỳnh quang khi soi đèn 365 nm.......................... 39 Hình 11. Không có màu tím ............................................................................................... 40 Hình 12. Không có màu hồng đến đỏ mận ........................................................................ 40 Hình 13. Không có màu hồng tới đỏ .................................................................................. 41 Hình 14. Không chuyển sang màu xanh ............................................................................ 41 Hình 15. Không có màu hồng đỏ đến đỏ ........................................................................... 42 Hình 16. Ống 1 có màu xanh rêu, ống 2 không tủa ........................................................... 42 Hình 17. Không có bọt bền ................................................................................................ 43 Hình18. Có tủa đỏ gạch...................................................................................................... 43 Hình 19. Không có bọt khí sủi lên .................................................................................... 44 Hình 20. Dung dịch trong và không có tủa ........................................................................ 44 Hình 21. Không xuất hiện màu tím .................................................................................... 45 Hình 22. Không có màu hồng đến đỏ mận ........................................................................ 45 Hình 23. Dung dịch không có màu hồng đến đỏ ............................................................... 46 Hình 24. Dung dịch không đổi màu xanh sau khi kiềm hóa .............................................. 46 Hình 25. Dung dịch không có màu hồng đỏ tới đỏ............................................................ 47 Hình 26. a. Có màu xanh rêu b. Không có tủa ................................................................... 47 Hình 27. Có bọt bền trong 15 phút. .................................................................................. 48 Hình 28. Không có kết tủa đỏ gạch .................................................................................... 48 Hình 29. Không có bọt khí sủi lên ..................................................................................... 49 Hình 30. Có nhiều kết tủa bông tạo thành ........................................................................ 49 Hình 31. Kết quả sắc ký lớp mỏng ................................................................................... 51 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN


DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

AL

Bảng 1. Bảng phân loại khoa học ....................................................................................... 2

FI CI

Bảng 2. Tóm tắt kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật .................................... 51 Sơ đồ 1. Chuẩn bị dịch chiết ............................................................................................. 20 Sơ đồ 2. Chiết dịch chiết ether ........................................................................................... 21 Sơ đồ 3. Chiết dịch chiết cồn ............................................................................................. 21

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

Sơ đồ 4. Chiết dịch chiết nước ........................................................................................... 22


Chữ / ký hiệu

Viết đầy đủ Thuốc thử

to

Nhiệt độ

BuOH

Buthanol

VS

Thuốc thử chung của các alkaloid

EtOH

Ethanol

Đđ

Đậm đặc

SKLM

Sắc kí lớp mỏng

CHDC Đức

Cộng hòa dân chủ Đức

Sở KHCN&MT

Sở khoa học công nghệ và môi trường

MeOH

Methanol

TT/TT

Thể tích trên thể tích

DD

Dung dịch

DĐVN

Dược điển Việt Nam

OF

ƠN

NH

Y QU M KÈ DẠ Y

FI CI

TT

AL

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

ĐẶT VẤN ĐỀ

FI CI

Từ cổ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá của đất nước với các phương pháp chế biến khác nhau và các dạng bào chế thích hợp dùng để phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, đút kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên những lý luận về các phương pháp

OF

phòng và chữa bệnh, đồng thời còn dựa vào hệ thống triết học cổ phương Đông, vận dụng vào y học cổ truyền… tạo ra một hệ thống y lý phong phú, có sáng tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

ƠN

Ngày nay, loài người đang sống trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện đại. nhiều thuốc mới đã được nghiên cứu, sản xuất bằng kỹ thuật hiện đại đưa vào sử dụng trong phòng, chữa bệnh. Nhưng dược liệu và thuốc có nguồn gốc thực vật và động vật vẫn giữ nguyên ý nghĩa và tầm

NH

quan trọng của nó. Dược liệu ngày càng được coi trọng trong sự nghiệp Y tế của nhân loại bởi những ưu điểm nổi bật trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm có thực vật và động vật rất phong phú và đa dạng. Đây là một kho tài nguyên hết sức quý giá. Trong số đó, nguồn dược liệu được coi là

Y

có nhiều tác dụng đáng kể. Đó là cây Bụp giấm.

QU

Từ lâu, cây bụp giấm được trồng làm cảnh khá phổ biến và lấy lá, đài hoa dùng làm rau chua hoặc chữa bệnh. Là một loại cây ưa sáng, chịu hạn giỏi, có thể phát triển tốt ở những vùng đất khô cằn. Tên gọi bụp giấm xuất phát từ bộ phận hoa giống hoa dâm bụt, trong khi đó lại mang vị chua giống giấm. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền cho biết, cây bụp giấm có

M

tính mát, được quy vào kinh Can và Đại trường. Loại dược liệu này có tác dụng lợi tiểu, lợi

mật, giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp. Trong bài báo cáo này, thông qua những tài liệu sưu tầm được và kết quả thực nghiệm trong quá trình thực tập, tôi xin được giới thiệu những đặc điểm của cây bụp giấm, và nghiên cứu các hoạt chất có lợi trong lá cây bước đầu làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn kiểm

DẠ Y

nghiệm nhằm đảm bảo được tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của những sản phẩm (từ cây bụp giấm) sau này cho người sử dụng.

1


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC Tên gọi: Bụp Giấm Tên gọi khác: Atiso đỏ, Đay Nhật, Lạc thần hoa, cây Quế mầu,... Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa

OF

Họ: Thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae)

FI CI

1.1 Tên khoa học

Tính vị, quy kinh: Vị chua, tính mát. Quy vào Can, đại trường Tên tiếng Anh: Roselle, rosella (Australian Eng.)

ƠN

1.2 Phân loại Phân loại khoa học Giới ( regnum)

NH

(không phân hạng)

Angiospermae Eudicots

(không phân hạng)

Rosids

Bộ (ordo)

Malvales

Họ (familia)

Malvaceae

Chi (genus)

Hibiscus

Loài (species)

H . sabdariffa

M

QU

Y

(không phân hạng)

KÈ DẠ Y

Plantae

Danh pháp hai phần Hibisus sabdariffa L., 1753

Bảng 1. Bảng phân loại khoa học

2


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

1.3 Đặc điểm của cây Cây bụp giấm là một loại cây thân thảo, mọc dựng đứng. Là loại cây sống một năm, cao 1,5 – 2m. Thân cây có màu tím hoặc đỏ tím, phân nhánh từ gốc.

FI CI

Lá cây bụp giấm là lá nguyên có hình trứng, mép lá có hình răng cưa không đều, cuống và lá

NH

ƠN

OF

có màu từ xanh đậm đến hơi đỏ.

Hình 2. Chiều dài của lá

Y

Hình 1. Lá mặt trên, mặt dưới

Hoa mọc đơn độc ở nách lá, cuống hoa rất ngắn, gần như không có cuống. Tràng hoa màu

DẠ Y

M

QU

vàng hồng hay tía, có khi trắng.

Hình 3. Hoa của cây bụp giấm

Hình 4. Hoa mọc ở nách lá

3


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

OF

FI CI

AL

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

Hình 5. Hoa thức - hoa đồ

QU

Y

NH

ƠN

Quả hình trứng và có lông thô. Quả của bụp giấm được bao bọc bởi các đài hoa màu đỏ tươi. Hạt có màu đen, gần tròn và thô, chứa nhiều tinh dầu. [1][3][17]

DẠ Y

M

Hình 6. Quả và hạt cây Bụp giấm ( tươi và khô )

Hình 7. Rễ và thân cây bụt giấm ( khô )

4


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

Trồng trọt: Cây được trồng bằng cách nhân giống từ hạt hoặc cây con. [9] Cây atisô đỏ thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 – 7%. Độ pH thích hợp là 6 – 6,5. Ẩm độ đất trong vụ khô cần trên 80%, tuy nhiên nếu ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong vụ

FI CI

mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con. Nên xử lý đất trồng bằng cách bón lót với vôi rồi phơi ải trước 7 – 10 ngày để diệt mầm bệnh. Trước khi gieo nếu thời tiết và đất khô có thể ngâm nước khoảng 2 – 3 tiếng để trưng hạt, giúp nảy mầm tốt hơn. Khi cây con mọc cao 20cm, tỉa bớt cây xấu, chỉ để lại một cây tốt (để lại cây có lá xẻ thuỳ nhiều năng suất cao hơn) phủ đất tơi

OF

dày 3cm. Sau khi gieo xong tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ vào buổi sáng chiều các

QU

Y

NH

ƠN

ngày. Sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1. [7]

M

Hình 8. Mô hình trồng cây Bụp giấm ở Tuy Hòa – Bình Thuận

1.4 Bộ phận dùng - thu hái - chế biến - bảo quản Bộ phận dùng: hoa, lá, quả. Thu hái: thời điểm cây ra hoa thường diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm. [1]

DẠ Y

Chế biến: Sau khi thu hoạch, đem toàn bộ hoa, lá,quả bụp giấm rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và đất cát. Sau đó có thể sử dụng trực tiếp hoặc đem phơi nắng hoặc sấy khô để sử dụng dần.

Bảo quản: dược liệu cây bụp giấm ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm thấp. [5]

5


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

1.5 Nguồn gốc Vào thời Pháp thuộc người Pháp đã du nhập cây Bụp giấm vào Việt Nam nhưng không rõ từ lúc nào. Năm 1992 Giáo sư Jnoen (Giám đốc hãng Raublinh Bad Kneumach, CHDC Đức cũ)

FI CI

đưa vào Việt Nam một giống cây Bụp giấm mới với mục đích bao tiêu toàn bộ sản phẩm là đài quả khô hoặc bột màu chiết xuất từ đài quả, nhưng phía Việt Nam đã không đáp ứng được

Y

NH

ƠN

OF

yêu cầu của phía bạn.

QU

Hình 9. Cây sống ở khu vực ẩm thấp

Hình 10. Cây mọc ở nơi khô ráo

Có người tưởng đây là loài cây mới nhập nội, nhưng thực ra cây Bụp giấm đã được trồng phổ biến ở Miền Nam cả trăm năm rồi, thực ra giống cây bụp giấm của người Đức nhập vào Việt

M

Nam năm 1992 chỉ là một giống mới của loài cây này mà thôi. Hiện nay loài cây này được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu

Phi, Châu Á, Châu Mỹ và Úc. [6]

1.6 Thành phần hóa học Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, trong cây Bụp giấm chứa rất nhiều

DẠ Y

polysaccharid trong chất nhầy (có ở tất cả các bộ phận của cây đặc biệt là trong đài quả), chất HIB-3 là một polysaccharid có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, polysaccharid còn có tác dụng làm giảm cholesterol máu do đó ngăn ngừa và hạn chế sự béo phì do tích mỡ. Hai hợp chất flavonoid và cyanidin cũng có tỷ lệ cao trong thành phần cây có tính chống oxy

6


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

hoá, bảo vệ thành mạch máu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Các Vitamin C, A nhóm B, E.. cùng nhiều loại axit hữu cơ khác cũng đã được tìm thấy trong cây Bụp giấm.

OF

FI CI

Trong cây Bụp giấm giàu anthocyanins, cũng như axit protocatechuic. [9]

Anthocyanins

Axit protocatechuic

Hình 11. Một số công thức hóa học có trong cây

ƠN

Hoa chứa một chất màu vàng là flavonol glucosid hibiscitrin, hibiscetin, gossypitrin và sabdartrin.

Các đài hoa (calyces) khô có chứa flavonoids gossypetin , hibiscetine và sabdaretine. Các sắc

NH

tố trước đây báo cáo là hibiscin ,đã được xác định là daphniphylline. Một lượng nhỏ myrtillin (delphinidin 3 monoglucoside), Chrysanthenin (cyanidin 3 -monoglucoside),

Y

và delphinidin cũng có mặt.

Myrtillin

M

QU

Daphniphylline

DẠ Y

Chrysanthenin e

Delphinidin

Hình 12. Một số công thức hóa học có trong đài hoa

7


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

Các lá đài giàu acid và protein; các acid hữu cơ chính tan trong nước là acid citric, acid malic, acid tartric và acid hibiscus [16]. Chúng cũng chứa gossypetin và chlorid hibiscin, chất sau

OF

FI CI

này có tính kháng sinh.

Hình 13. Một số công thức hóa học của cây

ƠN

Quả khô chứa oxalat Ca, gossypetin, anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và vitamin C. Hạt chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Hạt chứa chất chống oxy hóa hòa tan trong lipid, đặc biệt là gamma-tocopherol. Dầu hạt bụp giấm tương tự

NH

như dầu hạt bông vải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa vitamin và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn. [10]

1.7 Công dụng 

Y

1.7.1 Theo Đông y Ở Việt Nam:

QU

Nước hãm đài hoa cây Bụp giấm chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm huyết áp máu và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống chứng scorbut... [3][1]

M

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Việt Nam lá non của cây Bụp giấm được dùng chủ yếu để nấu canh chua. Lá già có vị chua hơn nhưng khi nấu lá nhám khó ăn. Thỉnh thoảng lá non

cũng được dùng tươi chung với các loại rau tập tàng khác để có vị chua. [10] Hoa được dùng để chế biến siro. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, hoặc đem phơi khô và nấu lên lấy nước uống [18]. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa và quả

DẠ Y

dùng trị bệnh scorbut. Đài hoa mọng nước sắc lấy nước uống hay hãm uống giúp tiêu hoá và trị các bệnh về mật; cũng dùng trị bệnh về tim và thần kinh, huyết áp cao và xơ cứng động mạch. [11]

8


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

OF

FI CI

AL

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

Hình 14. Sản phẩm trà bụt giấm HIBISCUS TEA by leo Quốc Việt

ƠN

 Ở nước ngoài

Hoa bụp giấm đã được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc. Ở Ấn Độ, Châu Phi và Mexico, các dẫn xuất lá hoặc đài hoa thường được sử dụng như thuốc lợi tiểu, lờ đờ, hạ sốt, hạ huyết áp và làm giảm độ nhớt của máu [13]. Ở Guatemala, được sử dụng để điều trị say rượu [14].

NH

Ở Bắc Phi, các chế phẩm từ đài hoa dùng để điều trị đau họng và ho [15]. Ở Ấn Độ, một chất đục từ hạt được sử dụng để làm giảm đau khi đi tiểu và khó tiêu. Trong y học dân gian Trung Quốc, hoa bụp giấm được sử dụng để điều trị rối loạn gan và huyết áp cao [14]

Y

1.7.2 Theo Tây y

QU

Tác dụng lợi tiểu, lọc máu, giải rượu, kích thích nhu động ruột, kháng khuẩn, lợi mật, giảm huyết áp và nhuận tràng.Cải thiện khả năng tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh về mật, xơ cứng động mạch, một số vấn đề về thần kinh và tim. [3][4]

1.7.3 Các công dụng khác

M

Ở một số nơi khác, cây này chủ yếu được trồng để sản xuất sợi libe từ thân cây ở những nơi

khó trồng đay (loài cây này chịu môi trường khắc nghiệt cao hơn). Chất xơ có thể được sử dụng thay thế cho sợi đay để dệt bao tải . Trên thế giới hiện nay, người ta có xu hướng đi tìm và chiết xuất chất màu từ cây cỏ để nhuộm mầu thức ăn và đồ uống thay thế cho các loại hoá chất. Ở Việt Nam cũng đã chiết màu đỏ từ

DẠ Y

lá đài cây quý mầu cho mục đích này. [7]

9


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY BỤP GIẤM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

FI CI

2.1 Trên thế giới

Trung Quốc và Thái Lan là những nước sản xuất cây Bụp giấm lớn nhất và kiểm soát phần lớn việc cung cấp sản phẩm trên toàn cầu.

Sản phẩm từ cây này tốt nhất thế giới hiện nay là ở Sudan, nhưng số lượng thấp và bị cản trở

OF

chất lượng do người nghèo không đủ phương tiện sản xuất, bảo quản và chế biến.

Bụp giấm là cây trồng công nghiệp mới phát triển ở Malaysia. Nó được giới thiệu vào nước này đầu những năm 1990 và trồng thương mại đã được đẩy mạnh từ năm 1993 do Sở Nông

ƠN

Nghiệp chủ trương.

Diện tích trồng từ 12,8 ha (năm 1993), tăng lên đỉnh cao vào năm 2000 (506 ha). Nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 150 ha do suy thoái kinh tế ở Châu Âu ảnh hưởng đến đầu ra của sản

NH

phẩm.

Từ năm 1999 Trường Đại học Malaya (UM) và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp của Malaysia, Viện Phát triển (MARDI) và Trường Đại học Kebangsaan Malaysia (UKM) đã phối hợp nghiên cứu cây trồng mới này mong để phát triển ngành công nghiệp Hibiscus mới mẻ đang

Y

thịnh hành. [6]

QU

2.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển cây Bụp giấm ở Việt Nam Cây Bụp giấm được người Pháp du nhập từ Tây Phi vào Việt Nam ít nhất trong đầu thế kỷ 20, trong khi trên thế giới rất trân trọng giá trị của đài hoa cây bụp giấm thì ở Việt Nam phần này bị bỏ đi hoàn toàn do người dân mình chưa biết công dụng của nó.

M

Trên khắp thế giới cây Bụp giấm (Hibiscus sabdariffa) được nhìn nhận như một loại cây dưcc

liệu vô cùng quý giá. Còn ở Việt Nam cây đã được trồng tại một số vùng của tỉnh Hà Tây từ năm 1993 với hai đề tài do Sở KHCN&MT tỉnh cấp: 1- "Chiết xuất chất màu thiên nhiên từ đài quả Hibiscus để dùng trong y học, thực phẩm và mỹ phẩm"

DẠ Y

2- "Chiết xuất các chất sinh dược học trong Hibiscus để làm thuốc chữa bệnh".

Năm 1998-1999, GS Trần Thuý, Viện trưởng Viện Y học Dân tộc cổ truyền đã nghiên cứu

các chế phẩm từ Hibiscus để điều trị cho bệnh nhân của Viện.

10


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

Qua nghiên cứu được Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tiến hành trước năm 2000 cho thấy ở Việt Nam, Hibiscus có thể được ứng dụng trong một số lĩnh vực:

Đài quả (các sản phẩm chính của cây) có thể được chế biến thành nhiều loại thực phẩm

FI CI

như: trà nhúng, rượu vang, xirô, ômai , mứt...

Lá, hoa , đài quả sử dụng để ăn sống, nấu canh chua, kho cá, giảm sốt, hạ nhiệt. Hạt dùng ép dầu ăn và chăn nuôi gia súc (thành phần dầu tương đương dầu chiết xuất từ hạt hướng dương) sản phẩm phụ sau khi ép dầu dùng làm phân bón cho cây trồng (năng

OF

suất hạt đạt 700- 800kg/ha).

Vỏ cây dai tương đương như đay, có thể dùng dệt bao tải, bện dây thừng. Thân cây làm bột giấy, chất đốt (thu đượng 500-600kg/ha)

ƠN

Cây Bụp giấm được trồng làm cảnh khá phổ biến ở nước ta. Những năm gần đây, cây quý mầu được Công ty Dược liệu Trung ương 2 trồng nhiều ở các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận để xuất khẩu.

NH

Thực nghiệm cũng cho thấy bằng phương pháp thyocyanate chứng minh được tại cùng một nồng độ 60 mg/lít của antho, tính kháng ôxy hóa của antho trong dịch chiết đạt 80,43% so với vitamin C sau 12 giờ khảo sát. [6]

2.3 Những bài thuốc phổ biến về cây Bụp giấm

QU

mỡ máu và giảm cân

Y

 Trà hoa bụp giấm giúp giải độc, thanh nhiệt, hạ huyết áp, lợi tiểu, nhuận tràng, giảm Nguyên liệu: 70gr hoa bụp giấm tươi hoặc 30gr ở dạng khô. Cách thực hiện: Làm sạch toàn bộ hoa bụp giấm vừa được chuẩn bị rồi đem hãm cùng với

M

650 – 700ml nước sôi. Sau đó, chắt lọc lấy phần nước, thêm một ít đường, khuấy đều và có

DẠ Y

thể sử dụng để thay thế cho nước trà. [5]

Hình 15. Trà hoa bụp giấm

11


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

 Hoa bụp giấm ngâm đường giúp phòng ngừa ho, hỗ trợ quá trình tiêu hóa Nguyên liệu: Hoa bụp giấm tươi cùng với đường.

Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ hoa bụp giấm vừa được chuẩn bị để lại loại bỏ bụi bẩn và

FI CI

tạp chất rồi vớt ra để ráo. Cho toàn bộ hoa bụp giấm vừa được rửa sạch cùng với một lượng đường vừa đủ vào trong bình thủy tinh sao cho cứ một lớp hoa là một lớp đường. Cuối cùng, đậy kín nắp bình và bảo quản nơi thoáng mát. Sau 15 ngày ngâm là có thể sử dụng. Mỗi lần

NH

ƠN

OF

sử dụng 30ml tương ứng một ly rượu nhỏ để uống. [5]

Hình 16. Hoa bụp giấm ngâm đường  Bài thuốc rượu ngâm từ hoa bụp giấm giúp lợi mật, nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa Nguyên liệu: 1kg hoa bụp giấm tươi hoặc 600gr ở dạng khô, 150 ml mật ong cùng với 3 lít

Y

rượu trắng 40 độ.

QU

Cách thực hiện: Làm sạch tất cả hoa bụp giấm đã được chuẩn bị rồi vớt ra để ráo. Sau đó, cho toàn bộ hoa bụp giấm đã được làm sạch vào trong bình thủy tinh. Tiếp tục cho phần mật ong cùng với rượu trắng sao cho ngập hoa bụp giấm. Sau 10 ngày ngâm là có thể sử dụng với mỗi

DẠ Y

M

lần sử dụng 1 ly rượu nhỏ tương ứng với 30ml. [5]

Hình 17. Hoa bụp giấm ngâm rượu

12


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

2.4 Một số lưu ý khi sử dụng hoa bụp giấm Trước và trong quá trình sử dụng hoa bụp giấm, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong hoa bụp giấm tuyệt đối

FI CI

không nên sử dụng khi chưa có sự cho phép;

Không sử dụng hoa bụp giấm cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bởi trong loại dược liệu này có chứa một số thành phần hoạt chất có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và con nhỏ;

OF

Không nên lạm dụng hoa bụp giấm. Liều lượng sử dụng theo các chuyên gia đề nghị không vượt quá 2gr/ ngày;

Khi chế biến hoa bụp giấm, không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Điều này có thể làm giảm

ƠN

giá trị và công dụng của dược liệu;

Không sử dụng đồng thời hoa bụp giấm cùng lúc với một số thuốc tân dược. Nếu sử dụng

DẠ Y

M

QU

Y

NH

song song cùng lúc có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ.[5]

13


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. ĐỐI TƯỢNG huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh vào lúc 14h chiều.

FI CI

Thu hái: cây được thu hái vào ngày 11 tháng 7 năm 2021 tại ấp Giồng Bèn, xã Huyền Hội, Cây Bụp Giấm tươi được dùng để cắt nhuộm vi phẫu, bóc tách biểu bì.

Cây Bụp Giấm phơi khô sau đó xay lá thành bột đến độ mịn thích hợp để khảo sát bột dược liệu và bảo quản dùng làm nguyên liệu để định tính.

OF

2. DỤNG CỤ, MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ, HÓA CHẤT 2.1. Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp vi học  Kính hiển vi.  Máy chụp ảnh.  Lưỡi lam, thớt (sử dụng bằng củ cà rốt).

NH

 Mặt kính đồng hồ.  Lam kính, lamen.  Kim mũi mác.

Y

 Pipette pasteu.

ƠN

 Dụng cụ:

QU

 Hóa chất:  Dung dịch Javel 50%.

 Dung dịch cloral hydrat 50%.  Dung dịch acid acetic.

M

 KOH hay NaOH 5%.

 Dung dịch lục iod 0,1%.  Dung dịch đỏ carmin 1%.  Nước cất

DẠ Y

2.2. Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp phân tích vi hóa  Dụng cụ: o Chén sứ. o Bình nón. o Ống nghiệm.

14


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

o Pipette pasteu. o Bếp cách thủy. o Máy quang phổ UV - Vis.

FI CI

 Hóa chất: o Thuốc thử Carr - Price. o Thuốc thử Bouchardat. o Thuốc thử Bertrand.

OF

o Thuốc thử Mayer. o Thuốc thử Dragendorff. o Thuốc thử Hager.

ƠN

o H2SO4 đậm đặc. o HCl1% và 10%. o NaOH 10%.

NH

o KOH 5% và 10%. o Bột Magnesi kim loại. o FeCl 5%. o Dung dịch gelatin muối.

QU

Y

o Ethanol.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Bóc tách biểu bì

Dùng lá tươi, tách riêng biểu bì bằng cách xé, dùng dao lam tách hay cạo lấy lớp ngoài.

M

Đối tượng: Lá, thân non ( lá bánh tẻ ), rễ non, hoa, quả. Thiết bị quan sát: kính hiển vi.

Các đặc điểm thường được quan sát của tế bào biểu bì lá: Tế bào biểu bì có hình dạng (thẳng, uốn lượn, xếp lộn xộn).

-

Lớp cutin ( nhẵn hay có vạch, lượn sóng hay u lồi ).

-

Cấu tạo khí khổng (song bào, trực bào, hỗn bào hay dị bào).

-

Lông che đơn bào hay đa bào, đặc điểm,..

-

Lông tiết đơn bào hay đa bào, đặc điểm,..

-

Biểu bì tiết (nếu có).

DẠ Y

-

15


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

3.2. Vi phẫu, rễ, thân, cuống lá và lá Tiêu bản vi phẫu thực vật được chuẩn bị qua các giai đoạn sau:

FI CI

 Chọn mẫu:

Dùng mẫu tươi đã được rửa sạch. Mẫu được chọn phải chính xác, có tính đại diện, không quá già hoặc quá non.  Cắt vi phẫu:

OF

Có thể cắt bằng tay với lưỡi lam hay bằng dụng cụ gọi là dao cắt cầm tay. Chọn các lát cắt thật mỏng để nhuộm. Nếu mẫu có kích thước nhỏ thì cắt cả tiết diện, nếu mẫu có kích thước to thì cắt phần đại diện. Nếu mẫu cắt là lá thì thường lấy đoạn 1/3 gân giữa kể từ nơi tiếp giáp với cuống, và một phần phiến lá ở hai bên. Nếu là thân thì thường cắt ở lóng. Nếu là rễ cắt ở

ƠN

phần giữa, không non cũng không quá già. Các lát cắt nên được ngâm ngay vào dung dịch thích hợp để tránh bị khô. Cắt theo phẫu thức ngang là loại thông dụng nhất trong nghiên cứu

NH

dược liệu, lát cắt nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục mẫu cắt.  Nhuộm vi phẫu:

Sử dụng phương pháp nhuộm kép carmine – lục iod.  Hóa chất:

Y

o Dung dịch Javel 50% ( hay nước có clor như cloramin 5%)

QU

o Dung dịch cloral hydrat 50% trong nước o Dung dịch acid acetic 1% o Dung dịch lục iod 0.1%

o Nước cất.

M

o Dung dịch carmine 1% ( còn gọi là son phèn)

 Cách nhuộm :

 Ngâm lát cắt vào dung dịch Javel từ 15 - 30 phút ( cho đến khi thấy lát cắt trở nên trắng),

DẠ Y

rửa bằng nước cất nhiều lần.  Ngâm lát cắt vào dung dịch acid acetic 1% - 3% trong 2 phút để tẩy Javel còn sót lại, rửa bằng nước cất.

16


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

trong) khoảng 10 - 15 phút. Rửa bằng nước cất.

FI CI

 Ngâm vào dung dịch lục iod từ 5 - 10 giây. Rửa bằng nước cất.

AL

 Ngâm tiếp lát cắt vào dung dịch cloral hydrat 50% ( nếu thấy lát cắt chưa thật trắng hoặc

 Ngâm tiếp vào dung dịch son phèn khoảng 15 - 30 phút. Rửa bằng nước cất đến khi dung dịch rửa hết màu.

 Vi phẫu sau khi nhuộm xong có thể ngâm vào nước cất hay dung dịch glycerin 30%, soi  Các chú ý khi quan sát vi phẫu thực vật:

OF

vi phẫu bằng nước, quan sát dưới kính hiển vi và chụp ảnh để thể hiện các đặc điểm.

Vi phẫu lá: quan sát hình dạng tổng quát của vi phẫu, độ lồi, lõm của gân lá; cấu tạo tế bào

ƠN

biểu bì, lông che chở, lông tiết, cấu tạo bó libe gỗ của gân chính và gân phụ, tầng cutin mỏng hay dày, mô mềm giậu một tầng hay nhiều tầng, phiến lá cấu tạo đồng thể hay di thể, ... Vi phẫu thân: quan sát tiết diện thân ( tròn, vuông, đa giác,…), tỷ lệ của các thành phần, phân

NH

bố libe và gỗ, hình dạng các mô, vị trí các bộ máy tiết, vị trí đặc điểm của tầng phát sinh,... Vi phẫu rễ và thân rễ: chú ý cấu tạo lớp bần, suberoid, tỷ lệ các thành phần, cách bố trí của các mạch gỗ, libe, tia tủy, hình dạng các mô, vị trí của các bộ máy tiết,…

Y

* Ghi chú: tùy loại dược liệu mà thời gian ngâm và thời gian bắt màu của từng bộ phận dược

QU

liệu sẽ khác nhau. Sau mỗi giai đoạn phải rửa lát cắt bằng nước cất 2 – 3 lần. Không được ngâm chung rễ, thân, lá. Rửa sau thấy lát cắt sạch có thể rửa nhiều lần. Bỏ lát cắt vào cốc có nước. Vi phẫu sau khi nhuộm xong có thể ngâm vào nước cất hoặc dung dịch glycerin 30%. Nếu không cần bảo quản, vi phẫu chuẩn bị xong có thể soi bằng nước hay bằng dung dịch

M

glycerin 30%. Quan sát dưới kính hiển vi. [2]

3.3. Khảo sát bột dược liệu Khảo sát bột dược liệu bằng kính hiển vi nhằm mục đích tìm ra những đặc điểm vi học đặc trung của bột dược liệu giúp cho việc định danh, xác đinh độ tinh khiết của dược liệu, phân

DẠ Y

biệt với các dược liệu dễ nhằm lẫn và phát hiện sự giả mạo nếu có :

Các bước trong quá trình soi bột:

17


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

 Chuẩn bị bột để soi: Lấy bộ phận dược liệu cần khảo sát cắt nhỏ và sấy ở nhiệt độ khoảng 600oC, tán nhỏ, nghiền nát hoặc dùng máy xay. Rây qua rây số 32 (rây mịn). Phần còn lại trên rây được tán hoặc xay

FI CI

và rây tiếp (có thể sấy lại cho dễ xay tán, nếu cần) cho đến khi tất cả dược liệu trở thành bột mịn (không được bỏ qua phần còn lại trên rây).

Chú ý: Nếu sấy dược liệu ở nhiệt độ quá cao có thể làm nát hoàn toàn các mô hoặc tế bào khi

OF

xay tán, không thể nhận dạng dù bằng kính hiển vi.

Trước khi quan sát bột bằng kính hiển vi phải quan sát bột bằng cảm quan (màu sắc, mùi vị, độ mịn, …) để có thêm yếu tố kiểm nghiệm.

ƠN

+ Bột lá: thường có màu xanh lục tới xanh nâu. Các cấu tử thường thấy là: biểu bì mang khí khổng, lông che chở, lông tiết, tinh thể calci oxalate, mạch vạch, mạch xoắn,… + Bột vỏ thân, vỏ rễ: thường có màu vàng nâu đến nâu. Các cấu tử thường thấy là: mảnh

NH

bần, mảnh mô mềm, các loại sợi (sợi có vách dày hay mỏng, khoang rộng hay hẹp), tinh thể calci oxalate, tế bào mô cứng, mạch gỗ, …  Cách lên tiêu bản bột mịn:

Y

Sử dụng phương pháp thường: cho một giọt chất lỏng thích hợp vào giữa phiến kính, dùng

QU

que sạch trộn đều bột, lấy một ít bột cho vào giữa giọt chất lỏng, dùng một góc của lá kính khuấy nhẹ để phân tán bột và đậy lá kính lại. Lấy ngón tay trỏ di nhẹ trên lá kính để các phần tử của bột tách rời ra và phân tán đều. Loại bỏ phần bột và nước thừa nằm phía ngoài lá kính bằng giấy thấm, lau sạch mặt trên phiến kính và lá kính trước khi soi kính hiển vi.

M

Thông thường bột dược liệu được phân tán trong nước cất. Đối với tinh bột và các dược liệu

chứa nhiều tinh bột (như hạt, củ) bột thường có màu trắng ngà. Để quan sát cấu trúc các hạt tinh bột có thể giảm bớt ánh sáng. Nếu không thây rõ vân và tễ, có thể thêm một giọt KOH 5% ở mép lá kính rồi quan sát ngay, KOH sẽ khuếch tán vào bột làm cho vân và tễ của hạt tinh bột

DẠ Y

rõ hơn. Nếu để lâu, hạt tinh bột sẽ bị thủy phân và tan rã. [2]

18


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

4. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT 4.1 Phân tích sơ bộ hóa thực vật

FI CI

4.1.1 Nguyên tắc

Chiết tách hỗn hợp các chất trong nguyên liệu thực vật thành 3 giai đoạn theo độ phân cực tăng dần: kém phân cực, phân cực trung bình và phân cực mạnh bằng cách chiết lần lượt với các dung môi: ether dầu, ethanol (hay methanol) và nước. Sau đó xác định các nhóm hợp chất

OF

trong dịch chiết bằng các phản ứng đặc trưng hoặc bằng sắc ký lớp mỏng.

4.1.2 Chuẩn bị dịch chiết -

Dịch chiết ether

ƠN

Chiết 10 - 25 g bột dược liệu (có thể ít hơn hay nhiều hơn, tùy điều kiện thực hiện và nguyên liệu cụ thể) bằng diethyl ether trong Soxhlet lắc trong một bình nón trong 10 - 20 phút. Chiết cho tới khi dịch chiết ether sau khi bốc hơi không còn để lại lớp cắn mờ trên mặt kính đồng

-

NH

hồ. Gộp dịch chiết, lọc và cô lại đến khi còn khoảng 50 ml dịch chiết ether. Chiết dịch chiết cồn

Bã dược liệu được chiết bằng cồn cao độ (hoặc methanol) trong bình nón với sinh hàn hồi lưu

Y

20 - 30 phút trên bếp cách thủy, thực hiện 2 - 3 lần. Gộp các dịch chiết, lọc và cô lại đến khi

QU

còn khoảng 50 ml dịch chiết cồn.

Phần lớn dịch chiết cồn được dùng để định tính trực tiếp các nhóm hợp chất. Một phần dịch chiết được thủy phân để định tính các aglycon sau khi thủy phân. Lấy 15 ml

M

dịch chiết cồn cho vào bình nón 100 ml, thêm 10 ml acid hydrocloric 10% và đun hồi lưu trên bếp cách thủy 30 phút. Cô còn 50%, thêm 20 ml nước. Để nguội, cho hỗn hợp vào bình lắng

-

gạn và chiết bằng ether ethylic (15 ml x 3 lần). Dịch ether được dùng để định tính các aglycon. Chiết dịch chiết nước

Bã dược liệu sau khi chiết bằng cồn được đem chiết nóng với nước trong bình nón trên bếp

DẠ Y

cách thủy sôi. Gộp các dịch chiết, để nguội, lọc (và cô lại nếu cần) để thu được khoảng 50 ml dịch chiết nước.

19


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

Phần lớn dịch chiết nước được dùng để định tính trực tiếp các nhóm chất. Một phần dịch chiết được thủy phân để định tính các aglycon sau khi thủy phân. Lấy 15 ml

FI CI

dịch chiết nước cho vào bình nón 100 ml, thêm 10 ml acid hydrocliric 10% và đun hồi lưu trên bếp cách thủy 30 phút. Để nguội, cho hỗn hợp vào bình lắng gạn và chiết bằng ether

Sơ đồ 1: Chuẩn bị dịch chiết

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

ethylic (15 ml x 3 lần). Dịch ether được dùng để định tính các aglycon. [2]

20


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

4.2 Xác định các nhóm hoạt chất có trong dịch chiết 4.2.1 Xác định các chất tan trong dịch chiết ether dầu :

NH

ƠN

OF

triterpenoid, alkaloid, counmarin, anthraquinone, flavonoid.

FI CI

Dịch ether được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau: tinh dầu, chất béo, carotenoid,

Sơ đồ 2. Chiết dịch chiết ether

Y

4.2.2 Xác định các chất tan trong dịch chiết cồn:

QU

 Dịch chiết cồn không thủy phân được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau:

DẠ Y

M

Alkaloid, tannin, counmarin, saponin, glycoside tim, các chất khử, flavonoid, acid hữu cơ.

Sơ đồ 3. Chiết dịch chiết cồn

21


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

4.2.3 Xác định các chất tan trong dịch chiết nước:  Dịch chiết nước không thủy phân được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau:

NH

ƠN

OF

FI CI

Alkaloid, saponoside, glycoside tim, các chất khử, flavonoid, acid hữu cơ, tannin, polyuronic.

QU

4.3 Sắc ký lớp mỏng

Y

Sơ đồ 4. Chiết dịch chiết nước

Từ kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học ban đầu, chiết xuất một nhóm hoạt chất, và tiến hành sắc ký lớp mỏng nhóm hoạt chất này. Khảo sát điều kiện chiết xuất thích hợp với

M

nhóm hoạt chất đó, thăm dò hệ dung môi pha động sắc ký lớp mỏng phù hợp để thu được bản

sắc ký đẹp, các vết tách rõ và quan sát được những vết đặc trưng.  Quá trình xử lý mẫu: Lấy 50 g dược liệu lá Bụp giấm khô cho cồn vào rồi lắc cho dung môi thấm đều vào dược liệu từ 15 -20 phút. Đun cách thủy 5 phút sau đó lọc bằng bông gòn để loại tạp. Cô dịch chiết

DẠ Y

thu được đến cắn. Hòa tan cắn với CHCl3 dùng dịch này tiến hành chấm sắc ký.  Pha tĩnh: bản mỏng sắc ký Silicagel tráng sẵn GF245  Hệ dung môi triển khai: Hexan : EtOAc (9:1)

22


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

Tiến hành chấm sắc ký: dùng mao quản hút dịch chiết, chấm lên bản mỏng thành từng vạch 1 – 3mm cách mép dưới 1,5cm. Đặt bản mỏng vào bình săc ký đã bão hòa ở tư thế nghiêng 450 đậy nắp bình. Khi dung môi còn cách mép trên 0,5cm thì lấy bản mỏng ra và để bay hơi

FI CI

dung môi ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng thường, soi UV 254nm và 356 nm. Thuốc thử: VS Hiện màu: Nhúng VS, sấy 3 phút.

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

Sắc ký đồ.

23


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. Mô tả thực vật

FI CI

Cây bụp giấm là cây sống lâu năm, khi trưởng thành, cây có thể cao khoảng 1.5 – 2 mét. Thân cây tròn, có màu tím nhạt, gồm nhiều nhánh nhỏ và phân nhỏ gần gốc. Lá cây bụp giấm là lá đơn, có hình quả trứng, mép lá có răng cưa. Hoa bụp giấm (Atiso đỏ) mộc đơn độc, hoa mọc ở nách và gần như không có cuống. Tràng hoa có màu vàng hồng hoặc tím tía, có khi có màu

OF

trắng. Đài hoa hợp, có lông nhỏ, đầu hoa nhọn, đều. Quả nang hình trứng, có nhiều lông thô. Mỗi quả mang đều mang đài màu đỏ bao quanh. Tháng 7 đến tháng 10 hàng năm là khoảng thời gian cây bụp giấm ra hoa nhiều nhất. [1][3][17]

2. Bóc tách biểu bì

ƠN

Biểu bì gồm các tế bào hình đa giác xếp khít nhau, vách uốn lượn chứa diệp lục. Lỗ khí được

QU

Y

NH

bao bọc bởi 2 tế bào phụ nằm song song với trục dọc của lỗ khí thuộc lỗ khí kiểu song bào.

DẠ Y

M

Hình 2.1 Khí khổng lỗ khí kiểu song bào

Hình 2.2 Hình vẽ mô phỏng khí khổng có lỗ khí kiểu song bào

24


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

3. Đặc điểm vi phẫu 3.1 Vi phẫu rễ:

FI CI

Tiết diện tròn, bần gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách mỏng uốn lượn xếp xuyên tâm, bong tróc rất nhiều. Mô mềm hình chữ nhật hay đa giác gần tròn, 3-5 lớp tế bào sắp xếp lộn xộn kích thước không đều nhau. Các cụm mô cứng to nhỏ không đều nhau, 3-7 tế bào. Libe 2 là những tế bào hình chữ nhật xếp thẳng hàng, 2-3 lớp tế bào, gỗ 2 chiếm tâm xếp lộn xộn

OF

mạch gỗ tế bào đa giác tròn, kích thước không đều. Tinh thể calci oxalate hình cầu gai nhiều

QU

Y

NH

ƠN

trong mô mềm vỏ và libe 2.

Bần Mô mềm vỏ

Mô cứng Libe 2 Gỗ 2 Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai

DẠ Y

M

Hình 3.1.1 Vi phẫu rễ chụp kính hiển vi

Hình 3.1.2 Hình vẽ mô phỏng vi phẫu rễ

25


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

Tinh thể

FI CI

Mô mềm

Libe 2

Gỗ 2

OF

Mô cứng

Hình 3.1.3 Bó libe 2 – gỗ cấp 2 ( chụp kính hiển vi )

ƠN

3.2 Vi phẫu thân:

Tiết diện tròn, biểu bì gồm 1 tế bào, mô dày góc 5-7 lớp tế bào, kích thước to nhỏ không đều nhau, tròn hoặc gần tròn xếp lộn xộn. Mô mềm đạo 3-4 lớp tế bào hình tròn hoặc gần tròn xếp

NH

lộn xộn. Cụm mô cứng từ 3-7 tế bào kích thước nhỏ. Libe 1 là những tế bào nhỏ xếp lộn xộn ở dưới mô cứng. Gỗ 1 xếp thẳng hàng hình đa giác. Mô mềm tủy là những tế bào hình đa giác kích thước không đều nhau. Tinh thể canxi oxlat hình cầu gai nằm rải rác trong libe 1 và mô

DẠ Y

M

QU

Y

mềm tủy.

Mô mềm tủy Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai Gỗ 1 Libe 1 Mô cứng Mô mềm đạo Mô dày góc Biểu bì

Hình 3.2.1 Vi phẫu thân (chụp kính hiển vi)

26


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

AL

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

Tinh thể

FI CI

Gỗ 1

Lipe 1

OF

Mô cứng

ƠN

Hình 3.2.2 Các tế bào của thân ở vật kính 10X

NH

Mô mềm đạo

Biểu bì

QU

Y

Mô dày góc

DẠ Y

M

Hình 3.2.3 Các tế bào của thân ở vật kính 40X

Hình 3.2.4 Hình vẽ mô phỏng sơ đồ cấu tạo thân cây Bụp giấm

27


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

3.3 Vi phẫu cuống lá: Tiết diện tam giác bằng ở đỉnh, đáy phình to, biểu bì là một lớp tế bào, mô dày góc là những

FI CI

tế bào tròn hoặc gần tròn. Mô mềm đạo là những tế bào đa giác hoặc gần tròn kích thước không đều nhau. Gỗ 1 xếp thằng hàng, libe 1 là những tế bào đa giác xếp lộn xộn tạo thành 11 bó gỗ - lipe 1. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai nằm rải rác trong biểu bì. Lông che chở

Lông che chở đơn bào

Mô dày góc

NH

ƠN

OF

đơn bào nằm ở phần đỉnh.

Biểu bì

Mô mềm đạo Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai

M

QU

Y

Gỗ 1 Lipe 1

DẠ Y

Hình 3.3.1 Vi phẫu cuống lá ( chụp kính hiển vi)

28


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

AL

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

FI CI

Lipe 1

OF

Gỗ 1

QU

Y

NH

ƠN

Hình 3.3.2 Bó lipe – gỗ cấp 1

DẠ Y

M

Hình 3.3.3 Lông che chở đơn bào

Hình 3.3.4 Hình vẽ mô phỏng cấu tạo cuống lá cây Bụp giấm

29


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

3.4 Vi phẫu lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một tế bào hình chữ nhật kích thước không đều nhau. Mô

FI CI

giậu nằm hai bên phiến lá là những tế bào hình chữ nhật thẳng đứng, xếp thẳng hàng, mô dày góc là những tế bào tròn hoặc gần tròn nằm trên biểu bì dưới. Mô mền đạo là những tế bào đa giác hoặc gần tròn kích thước không đều nhau. Gỗ 1 xếp thằng hàng. Libe 1 là những tế

OF

bào đa giác xếp lộn xộn. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai xếp lộn xộn gần libe 1.

Mô giậu

Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai

Gỗ 1

NH

ƠN

Biểu bì trên

Lipe 1

Mô dày góc Biểu bì dưới

M

QU

Y

Mô mềm đạo

DẠ Y

Hình 3.4.1 Vi phẫu lá Bụp giấm ( chụp kính hiển vi )

30


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

ƠN

OF

FI CI

AL

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

Hình 3.4.3 Mô giậu ( kính 40X)

DẠ Y

M

QU

Y

NH

Hình 3.4.2 Lông tiết đầu tròn ( kính 40X)

Hình 3.4.4 Hình vẽ mô phỏng sơ đồ cấu tạo lá cây Bụp giấm

31


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

4. Khảo sát bột dược liệu. 4.1 Bột rễ cây Bụp giấm:

ƠN

OF

FI CI

Màu vàng nhạt. Thành phần gồm: mạch điểm, tinh thể canxi oxalat hình cầu gai,..

Mạch điểm Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai Hình 4.1.1 Các tế bào có trong bột rễ cây Bụp giấm.

Bột rễ

NH

4.2 Bột thân cây Bụp giấm:

QU

Y

Màu vàng sậm. Thành phần gồm: mạch điểm, mạch vòng, mạch xoắn, lông hút,...

Mạch vòng

Mạch xoắn

DẠ Y

M

Bột thân

Lông hút

Mạch điểm

Mạch vạch

Hình 4.2.1 Các tế bào có trong bột thân cây Bụp giấm.

32


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

4.3 Bột lá cây Bụp giấm:

OF

FI CI

Màu vàng đậm, có mùi thơm nhẹ, vị chua. Thành phần gồm: khí khổng, mạch vòng, mạch xoắn, lông che chở đơn bào, biểu bì,..

Mạch vòng

Khí khổng

Mạch xoắn Lông che chở đơn bào Hình 4.3.1 Các tế bào có trong bột lá cây Bụp giấm.

QU

Biểu bì

Y

NH

ƠN

Bột lá

4.4 Bột cuống lá cây Bụp giấm:

DẠ Y

M

Màu vàng trắng nhạt. Thành phần gồm: mạch xoắn, mạch vòng, lông che chở đơn bào, tinh thể canxi oxalat hình cầu gai,...

Bột cuống lá

Mạch xoắn

Mạch vòng

33


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

OF

FI CI

AL

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

Lông che chở đơn bào

Mạch mô mềm

Tinh thể canxi oxalat

Hình 4.4.1 Các tế bào có trong bột cuống lá cây Bụp giấm.

ƠN

4.5 Bột hoa cây Bụp giấm:

Mạch mạng

Mạch xoắn

DẠ Y

M

Bột hoa

QU

Y

NH

Màu vàng, đỏ nhạt, vị chua, mùi thơm nhẹ. Thành phần gồm: mạch mạng, mạch xoắn,mạch điểm, tinh thể canxi oxalat hình cầu gai,...

Mạch điểm

Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai

Hình 4.5.1 Các tế bào có trong bột hoa cây Bụp giấm.

34


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5. Phân tích sơ bộ hóa thực vật 5.1 Xác định các chất tan trong dịch ether

FI CI

5.1.1 Xác định tinh dầu

Lấy khoảng 5 ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cạn. Nếu cắn có mùi thơm nhẹ, thêm vào cắn một ít cồn cao độ rồi lại bốc hơi cho đến cắn. Cắn có mùi thơm nhẹ đặc trưng : có tinh dầu

NH

ƠN

OF

 Kết quả:

Hình 1. Cắn có mùi thơm nhẹ

5.1.2 Xác định chất béo

Y

 Kết luận: có tinh dầu trong lá Bụp giấm

QU

Lấy vài giọt dịch chiết ether nhỏ lên cùng một chỗ trên một miếng giấy mỏng, hơ hoặc sấy nhẹ cho bay hết dung môi (và hết mùi thơm nếu dịch chiết có tinh dầu). Nếu tại nơi nhỏ dịch chiết có vết trong mờ: có chất béo.

DẠ Y

M

 Kết quả:

Hình 2. Có vết mờ  Kết luận: có chất béo trong lá Bụp giấm.

35


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.1.3 Định tính carotenoid: Lấy khoảng 5ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi nhẹ tới cắn. Thêm vào cắn vài giọt

H2SO4 đậm đặc. Dung dịch có màu xanh dương đậm hay màu xanh lục ngả sang màu xanh

FI CI

dương: có carotenoid

ƠN

OF

 Kết quả:

5.1.4 Định tính triterpenoid:

NH

Hình 3. Không hiện màu xanh  Kết luận : không có carotenoid trong lá Bụp giấm

Lấy khoảng 5ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa tan với 0,5ml anhydrid acetic rồi thêm vào dung dịch 0,5ml Chloroform. Chuyển dung dịch vào ống nghiệm khô.

Y

Dùng pipet Pasteur thêm cẩn thận 1-2ml H2SO4 đậm đặc lên thành ống nghiệm, nghiêng

QU

ống nghiệm để cho dịch chảy từ thành xuống đáy ống nghiệm. Nơi tiếp xúc giữa hai lớp dung dịch có màu vàng tím đỏ hay đỏ tím, lớp dung dịch phía trên dần dần chuyển thành màu xanh lục hay tím: có triterpenoid.

DẠ Y

M

 Kết quả:

Hình 4. Nơi tiếp xúc giữa 2 lớp dung dịch có màu vàng tím đỏ  Kết luận: có triterpenoid trong lá Bụp giấm.

36


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.1.5 Định tính alkaloid: Lấy khoảng 10ml dịch chiết ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa cắn trong 2-4ml dung dịch acid hydroclooric 1%. Chia dung dịch acid vào 4 ống nghiệm nhỏ.

FI CI

+ Thuốc thử Mayer: tủa trắng – vàng nhạt + Thuốc thử Bouchardat: tủa nâu đỏ + Thuốc thử Dragendorff: tủa đỏ cam

OF

So sánh kết quả với ống mẫu. Nếu dung dịch đục hơn so với ống mẫu hoặc có tủa: có alkaloid.

NH

ƠN

 Kết quả:

Hình 5. Các ống lần lượt là mẫu chứng, TT Mayer, TT Bouchardat, TT Dragendorff

5.1.6 Định tính coumarin:

Y

 Kết luận: không có alkaloid trong lá Bụp giấm.

QU

Lấy khoảng 5ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. hòa cắn trong 2ml cồn 70%. Chia dịch chiết vào 2 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào ống thứ nhất 0,5ml KOH 10% và ống thứ hai một lượng nước cất tương đương. Đun cách thủy cả 2 ống nghiệm trong 2 phút, để nguội và soi dưới đèn tử ngoại 365nm. Dung dịch trong ống nghiệm có huỳnh quang mạnh hơn

1

2

DẠ Y

 Kết quả:

M

dung dịch trong ống thứ 2: có coumarin.

Hình 6. Ống 1 có huỳnh quang mạnh hơn ống 2  Kết luận: có coumarin trong lá Bụp giấm.

37


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.1.7 Định tính anthraquinon: Lấy khoảng 5ml dịch chiết ether cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm vào 1ml dung dịch NaOH 10% và lắc kỹ. Nếu lớp kiềm có màu từ hồng tới đỏ: có anthraquinon dạng tự do.

ƠN

OF

FI CI

 Kết quả:

Hình 7. Lớp kiềm không đổi màu

NH

 Kết luận : không có anthraquinon dạng tự do trong lá Bụp giấm.

5.1.8 Định tính flavonoid:

Lấy khoảng 10ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn khô. Hòa cắn với 2ml dung dịch cồn và gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột magnesi

Y

kim loại và thêm từ từ 0,5ml HCL đậm đặc. Nếu sau phản ứng, có màu từ hồng tới đỏ: có

QU

flavonoid

DẠ Y

M

 Kết quả:

Hình 8. Không đổi màu

 Kết luận: không có flavonoid trong lá Bụp giấm.

38


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.2 Dịch chiết cồn 5.2.1 Định tính alkaloid:

FI CI

Lấy khoảng 5ml dịch cồn cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa cắn trong 2-4ml dung dịch acid hydrocloric 5%. Chia dung dịch acid vào 4 ống nghiệm nhỏ. Định tính alkaloid bằng thuốc thử: Mayer, Bertrand, Bouchardat.

So sách kết quả với ống mẫu. Nếu dung dịch đục hoặc có tủa: có alkaloid.

ƠN

OF

 Kết quả:

NH

Hình 9. Dung dịch không đục , không tủa  Kết luận: không có alkaloid trong lá Bụp giấm

5.2.2 Định tính coumarin:

Y

Lấy khoảng 5ml dịch cồn cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa cắn trong 2ml cồn 70%. Chia

QU

đều dịch chiết vào 2 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào ống thứ nhất 0,5ml KOH 10% và ống thứ hai một lượng nước cất tương đương. Đun cách thủy cả 2 ống nghiệm trong 2 phút, để nguội soi dưới đèn tử ngoại 365nm. Sự xuất hiện của huỳnh quang mạnh của ống thứ nhất chứng tỏ sự có mặt của coumarin. Thêm vào cả 2 ống nghiệm, mỗi ống 2,5ml nước cất. Nếu dung dịch

 Kết quả:

M

trong ống một trong hơn dung dịch trong ống 2: có coumarin.

2

1

2

DẠ Y

1

Hình 10. Ống 1 trong hơn ống 2, phát huỳnh quang khi soi đèn 365 nm  Kết luận: có coumarin trong lá Bụp giấm.

39


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.2.3 Định tính glycosid tim: a. Định tính vòng lacton 5 cạnh:

FI CI

Lấy 5ml dịch cồn cho vào chén sứ bốc hơi cho tới cắn. Hòa lại cắn với 2ml cồn, gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ. Cho vào 2-3 giọt dung dịch m- dinitrobenzen 1% trong cồn 96, rồi thêm vào 3 giọt KOH 5% (phản ứng Raymond- Marthoud). Nếu xuất hiện màu tím: có các cardenolid.

NH

ƠN

OF

 Kết quả:

Hình 11. Không có màu tím  Kết luận: không có các cardenolid trong lá Bụp giấm. b. Định tính đường 2- desoxy:

Y

Lấy 5ml dịch cồn cho vào chén sứ bốc hơi tới cắn. Hòa lại cắn với 5ml thuốc thử xanthydrol

QU

khuấy cho tan hết cắn, đậy ống nghiệm bằng nút bông gòn, cách thủy trong 5 phút. Nếu có màu hồng đến đỏ mận: Có đường 2- desoxy

DẠ Y

M

 Kết quả:

Hình 12. Không có màu hồng đến đỏ mận

 Kết luận: không có đường 2-desoxy trong lá Bụp giấm.

40


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.2.4 Định tính flavonoid: Lấy khoảng 5ml dịch cồn cho vào chén sứ, bốc hơi khoảng 2ml và gạn dịch cồn vào 1 ống

nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột Magnesi kim loại và 0,5ml HCl đậm đặc. Nếu

FI CI

dung dịch có màu từ hồng tới đỏ: có flavonoid.

ƠN

OF

 Kết quả:

NH

Hình 13. Không có màu hồng tới đỏ  Kết luận : không có flavonoid trong lá Bụp giấm.

5.2.5 Định tính anthocyanosid:

Y

Lấy khoảng 1ml dịch chiết cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt dung dịch acid

QU

hydrocloric 10%. Nếu dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ và chuyển sang màu xanh khi kiềm hóa bằng dung dịch natri hydroxid 10%: có anthocyanosid.

DẠ Y

M

 Kết quả:

Hình 14. Không chuyển sang màu xanh  Kết luận : không có anthocyanosid trong lá Bụp giấm.

41


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.2.6 Định tính proanthocyanidin: Lấy 1ml dịch chiết cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt dung dịch acid hydrocloric 10%

FI CI

và đun trên bếp cách thủy 10 phút. Nếu dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ: có proanthocyanidin.

ƠN

OF

 Kết quả:

Hình 15. Không có màu hồng đỏ đến đỏ

NH

 Kết luận: không có proanthocyanidin trong lá Bụp giấm.

5.2.7 Định tính tanin:

Lấy 2ml dịch chiết cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa cắn với 4ml nước trên bếp cách thủy, lọc chia dịch chiết vào 2 ống nghiệm.

Y

+ Ống thứ nhất: pha loãng 0,5ml dịch chiết với 1ml nước cất. Thêm 2-3 giọt thuốc thử

QU

FeCl3 5% lắc đều. Nếu dung dịch có màu xanh đen hấy xanh rêu: có polyphenol. + Ống thứ hai: thêm vào dịch lọc 5 giọt dung dịch gelatin muối, lắc đều, so sánh với ống mẫu chứa dịch chiết ban đầu. Nếu có tủa bông trắng: có tannin.

1

2

DẠ Y

M

 Kết quả:

Hình 16. Ống 1 có màu xanh rêu, ống 2 không tủa  Kết luận: có polyphenol, không có tannin trong lá Bụp giấm.

42


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.2.8 Định tính saponin: Lấy 5ml dịch chiết cồn cho vào chén sứ, cô trên bếp cách thủy tới cắn. Hòa cắn trong 5ml cồn 25% trên bếp cách thủy, lọc vào ống nghiệm. Thêm 5ml nước và lắc mạnh theo chiều dọc

FI CI

ống. Nếu có bọt bền có saponin.

ƠN

OF

 Kết quả:

NH

Hình 17. Không có bọt bền  Kết luận: không có saponin trong lá Bụp giấm.

5.2.9 Định tính các chất khử:

Lấy 5ml dịch chiết cho vào 1 chén sứ, bốc hơi dịch cồn tới cắn. Hòa cắn với 3ml nước cất

Y

trên bếp cách thủy, để nguội và lọc qua giấy lọc. Thêm vào dịch lọc 0,5ml dung dịch Fehling

QU

A và 0,5ml dung dịch Fehling B đun trên bếp cách thủy 5 phút. Nếu có kết tủa đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm: có các hợp chất khử (chủ yếu là đường khử).

DẠ Y

M

 Kết quả:

Hình18. Có tủa đỏ gạch

 Kết luận: có các hợp chất khử (chủ yếu là đường khử) trong lá Bụp giấm.

43


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.2.10 Định tính các acid hữu cơ: Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm. Pha loãng với 1ml nước và thêm vào dung dịch một ít tinh thể natri carbonat. Nếu có các bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh thể Na2CO3: có acid hữu cơ.

OF

FI CI

 Kết quả:

Hình 19. Không có bọt khí sủi lên

ƠN

 Kết luận: không có acid hữu cơ trong lá Bụp giấm.

5.3 Dịch chiết nước 5.3.1 Định tính alkaloid:

NH

Lấy khoảng 10ml dịch nước cho vào một bình lắng gạn 50ml, kiềm hóa dịch chiết tới pH 10 bằng dung dịch NH4OH 10% với dịch chiết bằng ether ethylic hoặc cloroform (10ml x 3 lần). Gộp chung và rửa lớp dung môi hữu cơ với 10ml bằng nước cất. Lắc lớp ether với dung dịch

Y

acid hydrocloric 5% (2ml x 3 lần). Chia dung dịch acid vào 3 ống nghiệm nhỏ. Định tính Alkaloid bằng các thuốc thử: Mayer, Bertrand, Bouchardat. Thuốc thử Valse- Mayer: tủa trắng – vàng nhạt

-

Thuốc thử Bertrand: tủa trắng

-

Thuốc thử Bouchardat: tủa đỏ cam.

QU

-

DẠ Y

 Kết quả:

M

So sánh với ống mẫu không có thuốc thử. Nếu dung dịch đục hoặc có tủa: có alkaloid.

1

2

3

4

Hình 20. Dung dịch trong và không tủa

Kết luận: không có alkaloid trong lá Bụp giấm.

44


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.3.2 Định tính glycosid tim: a. Định tính vòng lacton 5 cạnh:

FI CI

Lấy 5ml dịch nước cho vào chén sứ bốc hơi cho tới cắn. Hòa lại cắn với 2ml cồn 25%, gạn dịch cồn vào ống nghiệm nhỏ. Cho vào 2-3 giọt dung dịch 1% của m-dinitrobenzen trong cồn 96% rồi thêm vào 3 giọt KOH 5%. Nếu xuất hiện màu tím: Có các cardenolid.

NH

ƠN

OF

 Kết quả:

Hình 21. Không xuất hiện màu tím  Kết luận: không có các cardenolid trong lá Bụp giấm.

Y

b. Định tính đường 2- desoxy:

Lấy 5ml dịch nước cho vào chén sứ bốc hơi tới cắn. Hòa lại cắn với 5ml thuốc thử

QU

xanthydrol khuấy cho tan hết cắn, đậy ống nghiệm bằng nút bông gòn, cách thủy trong 5 phút. Nếu có màu hồng đến đỏ mận: Có đường 2- desoxy

DẠ Y

M

 Kết quả:

Hình 22. Không có màu hồng đến đỏ mận

 Kết luận: không có đường 2 - desoxy trong lá Bụp giấm.

45


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.3.3 Định tính flavonoid: Lấy khoảng 5ml dịch chiết nước cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa tan cắn trong khoảng 2ml cồn 25% lọc vào ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột Magnei kim loại và

FI CI

0,5ml HCL đậm đặc. Nếu dung dịch có màu hồng tới đỏ: có flavonoid.

ƠN

OF

 Kết quả:

NH

Hình 23. Dung dịch không có màu hồng đến đỏ  Kết luận: không có flavonoid trong lá Bụp giấm.

5.3.4 Định tính anthocyanosid:

Lấy 1ml dịch chiết nước cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt acid hydrocloric 10%. Nếu

Y

dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ và chuyển sang màu xanh khi kiềm hóa bằng dung dịch

QU

Natri hydroxic 10%: Có anthocyanosid.

DẠ Y

M

 Kết quả:

Hình 24. Dung dịch không đổi màu xanh sau khi kiềm hóa

 Kết luận: không có anthocyanosid trong lá Bụp giấm.

46


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.3.5 Định tính proanthocyanidin: Lấy 5ml dịch chiết nước cho vào ống nghiệm. Thêm 2ml acid hydrocloric 10% và đun trong bếp cách thủy 10 phút. Nếu dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ: Có proanthocyanidin.

ƠN

OF

FI CI

 Kết quả:

NH

Hình 25. Dung dịch không có màu hồng đỏ tới đỏ  Kết luận: không có proanthocyanidin trong lá Bụp giấm.

5.3.6 Định tính tanin:

a. Lấy 0,5 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm. Thêm 2-3 giọt thuốc thử FeCl3 5%, lắc đều. Nếu

Y

dung dịch có màu xanh đen hay xanh rêu: Có polyphenol.

QU

b. Lấy 2ml dịch chiết, thêm vào 5 giọt dung dịch gelatin-muối, lắc đều, so sánh với dung dịch ban đầu. Nếu có tủa bông trắng. Có tannin.  Kết quả:

b

DẠ Y

M

a

Hình 26. a. Có màu xanh rêu b. Không có tủa

 Kết luận: a. Có polyphenol trong lá Bụp giấm b. Không có tannin trong lá Bụp giấm.

47


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.3.7 Định tính saponin: Lấy khoảng 5ml dịch nước cho vào chén sứ, đun cách thủy tới cắn. Hòa cắn với 5ml cồn 25%, lọc vào ống nghiệm. Pha loãng với 5ml nước, lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 15

FI CI

giây. Nếu có cột bọt bền trong 15 phút: có saponin.

ƠN

OF

 Kết quả:

NH

Hình 27. Có bọt bền trong 15 phút.  Kết luận: có saponin trong lá Bụp giấm.

5.3.8 Định tính các chất khử:

Lấy 5ml dịch chiết cô cách thủy tới khô, hòa cắn trong cồn 25%, lọc. Cho dịch lọc vào ống

Y

nghiệm, thêm 0,5 ml dung dịch Fehling A và 0,5 ml dung dịch Fehling B đun cách thủy 5

QU

phút. Nếu có kết tủa đỏ gạch nặng dưới đáy ống nghiệm: có các chất khử.

DẠ Y

M

 Kết quả:

Hình 28. Không có kết tủa đỏ gạch

 Kết luận: không có các chất khử trong lá Bụp giấm.

48


Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp Giấm

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ - 176175

AL

5.3.9 Định tính các acid hữu cơ: Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm. Thêm vào dung dịch một ít tinh thể Natri carbonat. Nếu có bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh thể Na2CO3: có acid hữu cơ.

ƠN

OF

FI CI

 Kết quả:

NH

Hình 29. Không có bọt khí sủi lên  Kết luận: không có acid hữu cơ trong lá Bụp giấm .

5.3.10 Định tính polyuronid:

Y

Nhỏ từng giọt 2ml dịch chiết nước cho vào ống nghiệm có chứa 10ml cồn 95% (hoặc aceton).

QU

Nếu có nhiều tủa bông tạo thành: có các polyuronid.

DẠ Y

M

 Kết quả:

Hình 30. Có nhiều kết tủa bông tạo thành  Kết luận: có polyuronid trong lá Bụp giấm.

49


BẢNG 2. TÓM TẮT KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT

Nhóm hợp chất Tinh dầu Chất béo Carotenoid Triterpenoid Alkaloid Coumarin Anthraquinon Flavonoid Glycosid tim Anthocyanosid Proanthocyanidin Tannin Saponin Acid hữu cơ Chất khử Hợp chất polyuronid

D

Y Ạ

L IA

Kết quả định tính trên các dịch chiết Phản ứng dương tính Dịch chiết Dịch chiết Dịch chiết ete cồn nước Phương pháp cất kéo hơi nước Có mùi thơm nhẹ đặc trưng + Nhỏ dd lên giấy Có vết mờ + H2SO4 Xanh dương hay lục→ xanh dương Liebermann-Burchard Đỏ nâu-tím, lớp trên có màu xanh lục + TT chung alkaloid Kết tủa Phát quang trong kiềm Phát quang mạnh hơn + + NaOH 10% Màu hồng→ đỏ Mg/HCl đđ Dd có màu hồng tới đỏ TT vòng lacton 5 cạnh Tím TT đường 2-desoxy Đỏ mận HCl 10% Hồng đỏ → đỏ và chuyển màu xanh o HCl/t Hồng đỏ → đỏ Dd FeCl3 Xanh rêu hay xanh đen + + Dd gelatin muối Tủa bông trắng Lắc mạnh dd nước Có bọt bền + Na2CO3 Sủi bọt TT Fehling Tủa đỏ gạch + Pha loãng với cồn 90% Tủa bông trắng – vàng nâu +

C I F

Thuốc thử Cách thực hiện

N Ơ

Y U

M È

H N

Q

K

Không có mặt của nhóm hợp chất trong dịch chiết.

Ghi nhận kết quả định tính

50

F O

Kết quả định tính chung Có Có Không Có Không Có Không Không Không Không Không Không Có Không Nghi ngờ Không Nghi ngờ Có

(+) Có (-) Không (+/-) Nghi ngờ


Huỳnh Thị Ngọc Mỹ -176175

Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp giấm

6. Sắc ký lớp mỏng:

AL

 Quá trình xử lý mẫu:

Lấy 50 g dược liệu lá Bụp giấm khô cho cồn vào rồi lắc cho dung môi thấm đều vào dược

FI CI

liệu từ 15 -20 phút. Đun cách thủy 5 phút sau đó lọc bằng bông gòn để loại tạp. Cô dịch chiết thu được đến cắn. Hòa tan cắn với CHCl3 dùng dịch này tiến hành chấm sắc ký.  Pha tĩnh: bản mỏng sắc ký Silicagel tráng sẵn GF245

OF

 Hệ dung môi triển khai: Hexan : EtOAc (9:1).

Tiến hành chấm sắc ký: dùng mao quản hút dịch chiết, chấm lên bản mỏng thành từng vạch 1 – 3mm cách mép dưới 1,5cm. Đặt bản mỏng vào bình săc ký đã bão hòa ở tư thế nghiêng 450 đậy nắp bình. Khi dung môi còn cách mép trên 0,5cm thì lấy bản mỏng ra và để bay hơi

ƠN

dung môi ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng thường, soi UV 254nm và 356 nm. Thuốc thử: VS Hiện màu: Nhúng VS, sấy 3 phút.

NH

Sắc ký đồ.

a4

Y

 Kết quả:

QU

a3 a2

DẠ Y

M

a1

Soi đèn 365 nm

Soi đèn 254 nm

Đã nhúng TT VS

Hình 31. Kết quả sắc ký lớp mỏng

51


Huỳnh Thị Ngọc Mỹ -176175

Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp giấm

 Kết luận: sau khi chạy săc ký lớp mỏng, soi dưới đèn UV 365 nm và 254 nm rồi nhúng

AL

thuốc thử VS trên bản mỏng xuất hiện 4 vết màu. Giá trị Rf = a/b.

FI CI

o Rf1 = 5,6/7,6 = 0,73 o Rf2 = 5/7,6 = 0,65 o Rf3 = 4,2/7,6 = 0,55

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

o Rf4 = 3,5/7,6 = 0,46

52


Huỳnh Thị Ngọc Mỹ -176175

Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp giấm

CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU CÂY BỤT GIẤM

AL

1. Định nghĩa Tên gọi khác: Atiso đỏ, Đay Nhật, Lạc thần hoa, cây Quế mầu,... Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L Họ: Thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae) Tên tiếng Anh: Roselle, rosella /rosella fruit (Australian Eng.)

OF

2. Đặc điểm cảnh quan

FI CI

Tên gọi: Bụp Giấm

Cây bụp giấm là một loại cây thân thảo, mọc dựng đứng. Là loại cây sống một năm, cao 1,5 – 2m. Thân cây có màu tím hoặc đỏ tím, phân nhánh từ gốc. Lá cây bụp giấm là lá nguyên

ƠN

có hình trứng, mép lá có hình răng cưa không đều, cuống và lá có màu từ xanh đậm đến hơi đỏ. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, cuống hoa rất ngắn, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng.Quả hình trứng và có lông thô. Quả của bụp giấm được

NH

bao bọc bởi các đài hoa màu đỏ tươi. Hạt có màu đen, gần tròn và thô, chứa nhiều tinh dầu Thời điểm cây ra hoa thường diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm. Trồng trọt: Cây được trồng bằng cách nhân giống từ hạt hoặc cây con. Cây rất nhạy cảm với sướng giá. Đối với cây lấy sợi, hạt được gieo gần nhau, tạo ra cây cao từ 3 đến 5 mét (10 đến

Y

16 feet), ít phân nhánh. Sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1.

QU

Bảo quản dược liệu cây bụp giấm ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm thấp.

3. Đặc điểm vi sinh Vi phẫu rễ:

M

Tiết diện tròn, bần gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách mỏng uốn lượn xếp xuyên tâm, bong tróc rất nhiều. Mô mềm hình chữ nhật hay đa giác gần tròn, 3-5 lớp tế bào sắp xếp lộn

xộn kích thước không đều nhau. Các cụm mô cứng to nhỏ không đều nhau, 3-7 tế bào. Libe 2 là những tế bào hình chữ nhật xếp thẳng hàng, 2-3 lớp tế bào, gỗ 2 chiếm tâm xếp lộn xộn mạch gỗ tế bào đa giác tròn, kích thước không đều. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhiều

DẠ Y

trong mô mềm vỏ và libe 2.

53


Huỳnh Thị Ngọc Mỹ -176175

Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp giấm

Vi phẫu thân:

AL

Tiết diện tròn, biểu bì gồm 1 tế bào, mô dày góc 5-7 lớp tế bào, kích thước to nhỏ không đều nhau, tròn hoặc gần tròn xếp lộn xộn. Mô mềm đạo 3-4 lớp tế bào hình tròn hoặc gần tròn xếp

FI CI

lộn xộn. Cụm mô cứng từ 3-7 tế bào kích thước nhỏ. Libe 1 là những tế bào nhỏ xếp lộn xộn ở dưới mô cứng. Gỗ 1 xếp thẳng hàng hình đa giác. Mô mềm tủy là những tế bào hình đa giác kích thước không đều nhau. Tinh thể canxi oxlat hình cầu gai nằm rải rác trong libe 1 và mô mềm tủy.

OF

Vi phẫu lá:

Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một tế bào hình chữ nhật kích thước không đều nhau. Mô giậu nằm hai bên phiến lá là những tế bào hình chữ nhật thẳng đứng, xếp thẳng hàng, mô dày góc là những tế bào tròn hoặc gần tròn nằm trên biểu bì dưới. Mô mền đạo là những tế bào đa

ƠN

giác hoặc gần tròn kích thước không đều nhau. Gỗ 1 xếp thằng hàng. Libe 1 là những tế bào đa giác xếp lộn xộn. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai xếp lộn xộn gần libe 1. Vi phẫu cuống lá:

NH

Tiết diện tam giác bằng ở đỉnh, đáy phình to, biểu bì là một lớp tế bào, mô dày góc là những tế bào tròn hoặc gần tròn. Mô mềm đạo là những tế bào đa giác hoặc gần tròn kích thước không đều nhau. Gỗ 1 xếp thằng hàng, libe 1 là những tế bào đa giác xếp lộn xộn tạo thành

QU

đơn bào nằm ở phần đỉnh.

Y

11 bó gỗ - lipe 1. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai nằm rải rác trong biểu bì. Lông che chở

4. Đặc điểm soi bột

Bột rễ: Màu vàng nhạt. Thành phần gồm: mạch điểm, tinh thể canxi oxalat hình cầu gai,..

-

Bột thân: Màu vàng sậm. Thành phần gồm: mạch điểm, mạch vòng, mạch xoắn, lông hút,...

-

Bột lá: Màu vàng đậm, có mùi thơm nhẹ, vị chua. Thành phần gồm: khí khổng, mạch

M

-

-

vòng, mạch xoắn, lông che chở đơn bào, biểu bì,.. Bột cuống lá: Màu vàng trắng nhạt. Thành phần gồm: mạch xoắn, mạch vòng, lông che chở đơn bào, tinh thể canxi oxalat hình cầu gai,... Bột hoa: Màu vàng, đỏ nhạt, vị chua, mùi thơm nhẹ. Thành phần gồm: mạch mạng,

DẠ Y

-

mạch xoắn, mạch điểm, tinh thể canxi oxalat hình cầu gai,...

54


Huỳnh Thị Ngọc Mỹ -176175

Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp giấm

5. Chỉ số vật lý

AL

Yêu cầu về các chỉ số vật lý, hóa học của nguyên liệu thay thế cho các đặc điểm vi học và một phần các tiêu chuẩn thử tinh khiết của các dược liệu là các cơ quan thực vật.

FI CI

6. Thử tinh khiết

Mô tả các yêu cầu về độ tinh khiết của một dược liệu: tạp chất, độ ẩm, độ tro,… Độ ẩm Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.6).

Tro toàn phần Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.8).

7. Định tính coumarin

OF

Tạp chất Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Lấy khoảng 5ml dịch cồn cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa cắn trong 2ml cồn 70%. Chia

ƠN

đều dịch chiết vào 2 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào ống thứ nhất 0,5ml KOH 10% và ống thứ hai một lượng nước cất tương đương. Đun cách thủy cả 2 ống nghiệm trong 2 phút, để nguội soi dưới đèn tử ngoại 365nm. Sự xuất hiện của huỳnh quang mạnh của ống thứ nhất chứng tỏ

NH

sự có mặt của coumarin. Thêm vào cả 2 ống nghiệm, mỗi ống 2,5ml nước cất. Nếu dung dịch trong ống một trong hơn dung dịch trong ống 2.

8. Săc ký lớp mỏng

Y

 Quá trình xử lý mẫu:

QU

Lấy 50 g dược liệu lá Bụp giấm khô cho cồn vào rồi lắc cho dung môi thấm đều vào dược liệu từ 15 -20 phút. Đun cách thủy 5 phút sau đó lọc bằng bông gòn để loại tạp. Cô dịch chiết thu được đến cắn. Hòa tan cắn với CHCl3 dùng dịch này tiến hành chấm sắc ký.  Pha tĩnh: bản mỏng sắc ký Silicagel tráng sẵn GF245

M

 Hệ dung môi triển khai: Hexan : EtOAc (9:1).

Tiến hành chấm sắc ký: dùng mao quản hút dịch chiết, chấm lên bản mỏng thành từng vạch 1 – 3mm cách mép dưới 1,5cm. Đặt bản mỏng vào bình săc ký đã bão hòa ở tư thế nghiêng 450 đậy nắp bình. Khi dung môi còn cách mép trên 0,5cm thì lấy bản mỏng ra và để bay hơi

DẠ Y

dung môi ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng thường, soi UV 254nm và 356 nm. Thuốc thử: VS Hiện màu: Nhúng VS, sấy 3 phút. Sắc ký đồ.

55


Huỳnh Thị Ngọc Mỹ -176175

Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp giấm

9. Tính vị, quy kinh

AL

Vị chua, tính mát. Quy vào Can, đại trường

10.Công năng chủ trị

FI CI

Tác dụng lợi tiểu, lọc máu, giải rượu, kích thích nhu động ruột, kháng khuẩn, lợi mật, giảm huyết áp và nhuận tràng. Cải thiện khả năng tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh về mật, xơ cứng động mạch, một số vấn đề về thần kinh và tim.

11.Chế biến

OF

Người dân thu hái hoa về sử dụng tươi hoặc phơi khô bảo quản dùng dần

12.Tương kỵ

Trước và trong quá trình sử dụng hoa bụp giấm, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau: không nên sử dụng khi chưa có sự cho phép;

ƠN

Các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong hoa bụp giấm tuyệt đối Không sử dụng hoa bụp giấm cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bởi trong loại dược liệu

NH

này có chứa một số thành phần hoạt chất có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và con nhỏ;

Không nên lạm dụng hoa bụp giấm. Liều lượng sử dụng theo các chuyên gia đề nghị không vượt quá 2g / ngày;

Y

Khi chế biến hoa bụp giấm, không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Điều này có thể làm

QU

giảm giá trị và công dụng của dược liệu;

Không sử dụng đồng thời hoa bụp giấm cùng lúc với một số thuốc tân dược. Nếu sử dụng

DẠ Y

M

song song cùng lúc có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ.

56


Huỳnh Thị Ngọc Mỹ -176175

Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp giấm

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN

AL

Qua quá trình thực tập tại Phòng thí nghiệm Dược Liệu - Môn Phương pháp nghiên cứu Dược Liệu - Trường Đại Học Nam Cần Thơ, nhóm đã sơ bộ xây dựng được những tiêu chuẩn cơ

FI CI

bản nhất để kiểm nghiệm dược liệu Bụp giấm, một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam và mang đến nhiều công dụng quý báu trong việc duy trì sức khỏe và điều trị bệnh. Mặc dù tiêu chuẩn xây dựng được còn nhiều điểm chưa hoàn chỉnh (các phản ứng định tính chưa thực sự đặc hiệu, chưa xây dựng được qui trình định lượng,.v.v…) nhưng tính đơn

OF

giản của nó cũng rất có ích trong trường hợp cần xác định chống nhầm lẫn, giả mạo hay phân biệt các dược liệu kém chất lượng tại các phòng thí nghiệm với quy mô nhỏ. Đồng thời, tiêu chuẩn này cũng là tiền đề hay mang giá trị tham khảo cho việc xây dựng những tiêu chuẩn

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

cao hơn với quy mô trang thiết bị tân tiến và hiện đại hơn.

57


Huỳnh Thị Ngọc Mỹ -176175

Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu cây Bụp giấm

Tài liệu tham khảo

AL

 Tài liệu tiếng Việt

FI CI

[1] Trương Thị Đẹp (2007), Thực vật dược, NXB Giáo dục Hà Nội. [2] Ths. Thái Thị Cẩm, bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu dựơc liệu khoa Dựơc - BM Dược liệu, trường Đại học Nam Cần Thơ. [3] Gs. Đỗ Tất Lợi (2011), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, NXB thời đại.  Internet

ƠN

OF

[4] https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/cay-bup-giam [5] https://tracuuduoclieu.vn/bup-giam.html [6] https://raubanoi.blogspot.com/2014/09/cay-hoa-bup-giam.html [7] https://baokhuyennong.com/cay-bup-giam/  Tài liệu nước ngoài

DẠ Y

M

QU

Y

NH

[8] https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S030881461400692X [9] https://www.britannica.com/plant/roselle-plant [10] Hui-Hsuan Lin, Jing-Hsien Chen and Chau-Jong Wang. Chemopreventive Properties and Molecular Mechanisms of the Bioactive Compounds in Hibiscus Sabdariffa Linne. Volume 18 , Issue 8 , 2011 [11] Inês Da - Costa - Rocha , Bernd Bonnlaender , Hartwig Sievers , Ivo Pischel , Michael Heinrich . Hibiscus sabdariffa L. – A phytochemical and pharmacological review. 2014 [12] Aiman Shalgurn, Manoj Govindarajulu, Mohammed Majrashi , Sindhu Ramesh Willard E. Collier, Gerald Griffin , Rajesh Amin Chastity Bradford Timothy Moore, Muralikrishnan Dhanasekaran. Neuroprotective effects of Hibiscus Sabdariffa against hydrogen peroxideinduced toxicity. 2019 [13] K. Clegg and A. D. Morton, “The phenolic compounds of blackcurrant juice and their protective effect on ascorbic acid,” Int. J. Food Sci. Technol., vol. 3, no. 3, pp. 277–284, 1968. [14] J. F. Morton, Fruits of warm climates. JF Morton, 1987. [15] H. D. Neuwinger, African traditional medicine: a dictionary of plant use and applications. With supplement: search system for diseases. Medpharm, 2000. [16] I. Jabeur et al., “Hibiscus sabdariffa L. as a source of nutrients, bioactive compounds and colouring agents,” Food Res. Int., vol. 100, pp. 717–723, 2017 [17] I. A. Ross, “Hibiscus sabdariffa,” in Medicinal plants of the world, Springer, 2003, pp. 267–275. [18] I. G. Bako, M. A. Mabrouk, and A. Abubakar, “Antioxidant effect of ethanolic seed extract of hibiscus sabdariffa linn (Malvaceae) alleviate the toxicity induced by chronic administration of sodium nitrate on some haematological parameters in wistars rats,” Adv. J. Food Sci. Technol., vol. 1, no. 1, pp. 39–42, 2009.

58


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.