GÓP PHẦN HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG MÁY MÓC SAO CHÉP VĂN MẪU TRONG DẠY HỌC THƠ CA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Page 1

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

vectorstock.com/24597468

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

SÁNG KIẾN ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH GÓP PHẦN HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG MÁY MÓC SAO CHÉP VĂN MẪU TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ THƠ CA CÁCH MẠNG VIỆT NAM – NGỮ VĂN 11 WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


2

MỤC LỤC Nội dung

Trang

AL

STT

Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

1.

Xuất phát từ thực tế cuộc sống

2.

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục

FI

PHẦN I

4

CI

Thông tin chung về sáng kiến

OF

PHẦN II Mô tả giải pháp

5 5 7 9

Mô tả cơ sở thực tế trước khi tạo ra sáng kiến

9

1.

Những ưu điểm

11

2.

Những hạn chế còn tồn tại, đặc biệt tình trạng máy móc sao

ƠN

I.

12

chép văn mẫu và một số nguyên nhân cơ bản Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

16

1

Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về hoạt động kiểm tra, đánh

16

NH

II.

giá

Khái niệm kiểm tra, đánh giá

16

1.2

Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng

17

Y

1.1

lực

Sự khác biệt giữa mục đích chủ yếu của đánh giá năng lực

QU

1.3

20

và đánh giá kiến thức, kĩ năng 2.

Đề xuất một số giải pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát

22

M

triển phẩm chất năng lực, góp phần hạn chế tình trạng máy

móc sao chép văn mẫu vẫn tồn tại đâu đó trong thực tế

2.1.

Giải pháp 1: Tác động tâm lý tới học sinh, khơi dậy trong

22

học sinh sự tự tin khi giải quyết các nhiệm vụ học tập, trong

DẠ Y

đó có kiểm tra đánh giá.

2.2

2.3

Giải pháp 2: Rèn năng lực đọc, viết, nói, nghe cho học sinh

25

bằng việc lên kế hoạch cụ thể, sử dụng linh hoạt hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong giờ học Giải pháp 3: Xây dựng câu hỏi, xây dựng đề và đáp án mở www.instagram.com/daykemquynhon

37


3

hướng tới đánh giá năng lực học sinh Giải pháp 4: Xử lý, phân tích, phản hồi kết quả theo hướng tích cực với mục đích khích lệ học sinh tiếp tục cố gắng

Tiến hành vận dụng và thực nghiệm trong dạy học chuyên đề thơ ca Cách mạng Việt Nam - Ngữ văn 11

Xây dựng kế hoạch trước khi tiến hành kiểm tra đánh giá

FI

3.1.

42

CI

3.

39

AL

2.4

42

Ngữ văn 11 3.2

Tiến hành kiểm tra đánh giá trong dạy học chuyên đề thơ ca Cách mạng Việt Nam – Ngữ văn 11

Xử lý, phân tích, phản hồi kết quả sau khi tiến hành kiểm

ƠN

3.3

OF

trong dạy học chuyên đề thơ ca Cách mạng Việt Nam –

tra, đánh giá

47

95

97

NH

PHẦN III Hiệu quả do sáng kiến đem lại

97

PHẦN IV Kết luận và khuyến nghị

99

PHẦN V

Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

101

Hiệu quả về mặt kinh tế

2

Hiệu quả về mặt xã hội

97

Y

1

QU

PHẦN VI Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục minh chứng

102

1

Danh mục tài liệu tham khảo

102

2

Phụ lục (Phiếu điều tra; Bảng kiểm; Thang đánh giá; Bảng

103

M

so sánh chất lượng: Hình ảnh và clip minh họa sản phẩm của học sinh trong hồ sơ đánh giá)

Nộp kèm theo sáng kiến giấy chứng nhận đã áp dụng sáng

DẠ Y

kiến tại các đơn vị trong tỉnh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

XIN ĐỌC LÀ

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

www.instagram.com/daykemquynhon


5

AL

BÁO CÁO SÁNG KIẾN PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Xuất phát từ thực tế cuộc sống

CI

Trong bức tranh đa màu của cuộc sống thực tế, ở mọi lĩnh vực, hoạt động

kiểm tra, đánh giá là hoạt động thường xuyên diễn ra với mục đích thúc đẩy sự

FI

phát triển nhằm hướng tới một cuộc sống có chất lượng hơn, tốt đẹp hơn. Và

OF

lĩnh vực giáo dục với hoạt động kiểm tra đánh giá diễn ra hàng ngày không chỉ gắn với việc hình thành phẩm chất và nhân cách của tuổi trẻ học đường khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường mà còn luôn có sự gắn bó song hành cùng cuộc sống. Kết quả của kiểm tra đánh giá và những lời nhận xét trong giáo dục có sự

ƠN

tác động lớn, thậm chí có thể làm thay đổi cuộc đời con người trong cuộc sống, có thể góp phần làm mất đi niềm tin, động lực phấn đấu của con người nhưng

NH

cũng có thể lại góp phần làm nên một con người có ích hoặc đôi khi còn góp phần làm nên một thiên tài của thế giới. Ý tưởng tìm hiểu sâu hơn về hoạt động kiểm tra đánh giá nói chung bắt đầu đến khi người nghiên cứu đọc được bài viết: “Ghi nhận xét học bạ, hãy thận trọng “bút sa gà chết”” của tác giả Đinh Thúy

Y

Hằng trên trang Giaoduc.net.vn ngày 17.5.2016. Lời nhận xét đánh giá “Còn vi

QU

phạm nội quy trường lớp, hay có những hành động bất thường” dù giáo viên chưa một lần gặp mặt phụ huynh vì những biểu hiện khác lạ trong bài báo ấy đã khiến người viết băn khoăn trăn trở về cách đánh giá học sinh nói chung, cách

M

kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn nói riêng bởi không biết với lời nhận xét

ấy trong cuốn học bạ song hành với các em trong hành trình thời gian dài rộng phía trước, cuộc sống của các em sẽ ra sao? Xin được giới thiệu một ví dụ điển hình khác: Thomas Alva Edison sinh

ngày 11/2/1847, mất ngày 18/10/1931, sinh ra và lớn lên tại Mỹ, là một trong

DẠ Y

những nhà khoa học, nhà bác học lừng danh nhất lịch sử. Ông đã sáng chế ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống con người, nổi tiếng nhất là bóng đèn, máy hát, máy ghi âm... Trước khi qua đời, Edison đã nắm giữ tổng cộng hơn 1.500 bằng sáng chế trên thế giới. Thế nhưng ít ai biết rằng, ông đã từng bị www.instagram.com/daykemquynhon


6

đánh giá là đứa trẻ kém cỏi, thiểu năng. Chính lời nói dối của người mẹ đã

AL

giúp Edison có được thành công sau này và đó cũng là câu chuyện kinh điển khi

nói về cách dạy dỗ và cách chúng ta đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá và

CI

nhận xét trong đánh giá.

Tuổi thơ của Edison không hề trôi qua suôn sẻ và bình thường như bao đứa

FI

trẻ khác. Cậu bé kháu khỉnh nhưng thường bị chê là ngu dốt, thậm chí là thiểu năng. Có một lần, thầy giáo của Edison phải than phiền: "Edison không chịu học

OF

hành hẳn hoi gì cả, chỉ toàn làm phiền người khác bằng những câu hỏi chẳng đâu vào đâu. Hôm qua cậu ta còn hỏi: Tại sao 2 cộng 2 lại bằng 4? 2 cộng 2 thì đương nhiên là bằng 4, lại còn hỏi vớ vẩn gì nữa. Cậu ta chỉ làm ảnh hưởng xấu

ƠN

đến các bạn khác mà thôi!".

Khi Edison khoảng 7 tuổi, cậu bé từ trường trở về và hào hứng đưa cho mẹ là bà Nancy Elliott một tờ giấy của giáo viên gửi về nhà. Edison nói với mẹ

NH

bằng giọng hồ hởi: "Mẹ ơi, thầy giáo bảo con đưa mẹ tờ giấy này". Bà Nancy nhanh chóng mở ra xem nhưng vừa đọc dứt, nước mắt bà giàn giụa, bật khóc nức nở. Tò mò không biết bên trong lá thư viết gì, Edison đã gạn hỏi mẹ. Lúc

Y

này, bà Nancy mới lấy lại bình tĩnh, đọc cho con trai nghe: "Con trai của bà là

QU

một thiên tài. Ngôi trường này và giáo viên của chúng tôi không đủ khả năng để đào tạo cậu bé. Bà hãy tự dạy dỗ con trai mình". Chính vì thế, Edison chỉ nhập học trường Port Huron, bang Michigan, Mỹ, được đúng 3 tháng thì được mẹ cho

M

tự học ở nhà. Chính tay bà Nancy đã dạy dỗ con trai học hành, đồng thời dạy con rất nhiều bài học cuộc sống quý giá khác. Mọi chuyện cứ trôi qua như thế

cho đến khi bà Nancy qua đời vào năm 1871, lúc này ông Edison cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Sự ra đi của người mẹ đã để lại nỗi mất mát lớn trong lòng ông nhưng điều đó vẫn chưa là gì so với việc ông Edison vô tình

DẠ Y

khám phá ra sự thật về lời nói dối của mẹ mình năm xưa: Trong lúc dọn dẹp lại những tài liệu cũ của mẹ mình, ông Edison đã tìm thấy một mẩu giấy cũ, xếp gọn trong ngăn tủ. Tò mò mở ra xem, Edison vô cùng bất ngờ khi phát hiện đó là những dòng chữ của người thầy năm xưa ở trường tiểu học, trong đó có ghi: "Con trai ông bà là đứa trẻ đần độn. Chúng tôi không chấp nhận cho cậu bé đến www.instagram.com/daykemquynhon


7

trường nữa". Lúc đó, Edison mới nhận ra những lời nói năm xưa của mẹ là nói

AL

dối – Đó là lời nói dối của người mẹ không muốn con bị tổn thương nhưng cũng

chính là lời nói dối đầy tính nhân văn của một nhà giáo tuyệt vời khi trở thành

CI

người thầy của đứa con mình. Để làm lên một nhà phát minh vĩ đại Edison phải có rất nhiều yếu tố nhưng trong đó không thể không nói tới động lực được tạo

FI

lên từ lời nói của người mẹ khi cố tình đọc sai bức thư của người thầy “Con trai của bà là một thiên tài”. Nếu thực sự được biết những lời nhận xét đánh giá của

OF

người thầy năm ấy khi 7 tuổi, liệu Edison sẽ ra sao và thế giới có thể có được những phát minh vĩ đại mà chính chúng ta đang thụ hưởng? Tất nhiên đây chỉ là một trường hợp trong cuộc sống thực tế nhưng câu chuyện chắc chắn cũng sẽ

ƠN

gợi lên suy nghĩ của mỗi chúng ta về cách đánh giá và tầm quan trọng của việc đưa ra những nhận xét trong đánh giá. Đó là lý do người viết nghiên cứu đề tài

NH

này.

2. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục

Dạy học là một quá trình và kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Là người tham gia trực tiếp trong quá trình dạy học,

Y

người giáo viên càng cần phải ý thức một cách sâu sắc vai trò và tính thiết yếu

QU

của việc nắm vững phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh. Trong lộ trình giảng dạy hiện nay, giáo viên đang dần tiếp cận với chương trình Giáo dục phổ thông mới: Nội dung chương trình thay đổi, phương pháp

M

dạy học thay đổi nên kiểm tra, đánh giá cũng phải có sự đổi mới, bởi thế cần thiết phải tìm hiểu về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng

lực của học sinh.

Hơn nữa, kiểm tra, đánh giá là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc đảm

bảo tính hiệu quả của đổi mới dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy

DẠ Y

học nói riêng. Phương pháp dạy học mới thể hiện ở kết quả của kiểm tra, đánh giá và việc kiểm tra, đánh giá sẽ góp phần điều chỉnh những phương pháp dạy học mới sao cho hiệu quả và có tính thiết thực nhất. Khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học. Muốn biết có hiệu quả hay không, người www.instagram.com/daykemquynhon


8

giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều

AL

chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các

phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của

CI

quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra, đánh giá là cơ sở và là động lực để thúc

đẩy sự đổi mới phương pháp dạy học nói riêng, quá trình dạy và học nói chung,

FI

hướng tới đạt được mục tiêu giáo dục: Hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh. Chính điều này cũng góp phần không nhỏ hạn chế tình trạng đang là vấn

OF

đề gây nhức nhối gợi nhiều tranh luận hiện nay: Học sinh sao chép văn mẫu một cách máy móc dẫn tới triệt tiêu cảm xúc và sự sáng tạo của chính mình. Bởi vậy việc tìm hiểu và thực hiện tốt hoạt động kiểm tra đánh giá là cách thực hiện tốt

ƠN

nhất chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, chiều ngày 12/8/2021 tại hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022: Chấm dứt văn mẫu trong học đường. Với

NH

một số lý do cơ bản trên, thiết nghĩ việc tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp đề xuất cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh là điều cần thiết. Bởi thế người viết đã lựa chọn báo cáo sáng kiến "ĐỀ XUẤT

Y

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG

QU

PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC GÓP PHẦN HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG MÁY MÓC SAO CHÉP VĂN MẪU TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ THƠ CA CÁCH MẠNG VIỆT NAM – NGỮ VĂN 11". Từ cơ sở lý luận về

M

nội dung vấn đề nghiên cứu là hoạt động kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh, người viết định hướng vận dụng vào một

chuyên đề cụ thể: Chuyên đề Thơ ca Cách mạng Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11.

DẠ Y

____________________________

www.instagram.com/daykemquynhon


9

PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

AL

I. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Người viết đã tiến hành tìm hiểu vài nét về thực trạng kiểm tra, đánh giá

CI

học sinh hiện nay, trên cơ sở đó thấy được sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp về kiểm tra, đánh giá.

FI

Để có cái nhìn khách quan về vấn đề đang nghiên cứu, người nghiên cứu sáng kiến đã tiến hành khảo sát trên 2 đối tượng: Thứ nhất, toàn bộ các thầy cô được chọn ngẫu nhiên trong nhà trường

ƠN

PHỤ LỤC 1

OF

dạy bộ môn Ngữ văn tại cơ sở đang công tác, Thứ 2 là học sinh của 3 lớp bất kì

Họ và tên: ………………………… Ngày .... tháng .... năm ...... (Có thể ghi hoặc không)

NH

PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN Câu 1: Theo thầy (cô), việc kiểm tra đánh giá trong dạy học có quan trọng không? Rất quan trọng

QU

Bình thường

Y

Quan trọng

Không quan trọng

Câu 2: Trong thực tế giảng dạy hiện nay, thầy cô xác định mục đích cơ bản nhất của

M

hoạt động kiểm tra đánh giá là gì?

Kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh

Kiểm tra để lấy điểm số để tổng kết cho học sinh Kiểm tra để rèn năng lực và phẩm chất của học sinh Cả 3 ý kiến trên

DẠ Y

Câu 3: Theo thầy (cô), mối quan hệ giữa hoạt động kiểm tra đánh giá và phương pháp dạy học có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Tách rời Song hành Tác động qua lại www.instagram.com/daykemquynhon


10

Câu 4: Thầy (cô) có thể kể tên các hình thức kiểm tra cơ bản mà thầy (cô) đã sử dụng

AL

trong giảng dạy?

………………………………………………………. ……………………………………………………….

FI

……………………………………………………….

CI

……………………………………………………….

người giáo viên cần ….? Xác định rõ mục đích của kiểm tra, đánh giá

OF

Câu 5: Theo thầy (cô), để việc kiểm tra đánh giá trong dạy học đạt hiệu quả,

Lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá phong phú

ƠN

Giải thích, phản hồi và xử lý kết quả đánh giá khách quan, khoa học và hiệu quả Cả 3 ý kiến trên

NH

Xin chân thành cảm ơn thầy (cô)!

PHỤ LỤC 2

QU

(Có thể ghi hoặc không)

Y

Họ và tên: ………………………… Ngày .... tháng .... năm ......

PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH

Tốt

Khá

M

Câu 1: Bạn tự đánh giá như thế nào về việc học tập bộ môn Ngữ văn của mình?

Đạt

Chưa đạt

DẠ Y

Câu 2: Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào bạn cảm thấy khó khăn nhất trong quá trình học tập bộ môn Ngữ văn? Soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp Không tự tin khi tham gia các hoạt động nhóm Không giỏi thuyết trình khi thực hiện các bài tập kiểm tra thường xuyên www.instagram.com/daykemquynhon


11

Khó khăn trong kĩ năng viết khi phải làm những bài kiểm tra định kì

AL

Câu 3: Bạn có thích đọc những bài văn mẫu hay không? Rất thích

CI

Thích Bình thường

FI

Không

Học thuộc lòng cả bài Học cách triển khai Học cách diễn đạt và sử dụng ngôn từ

OF

Câu 4: Khi đọc một bài văn mẫu, bạn thường ….?

ƠN

Chỉ học những điều mình cảm thấy thú vị

Câu 5: Bạn có đồng tình với việc máy móc chép lại các bài văn mẫu? Đồng tình

NH

Không đồng tình Phê phán Tùy từng trường hợp

Rất thích Thích

M

Bình thường

QU

và đánh giá chính mình?

Y

Câu 6: Bạn có thích được tham gia trực tiếp vào việc đánh giá các bạn học khác

Không

Xin chân thành cảm ơn bạn!

Từ việc thu thập thông tin và phân tích kết quả của phiếu khảo sát cùng

với những quan sát và trải nghiệm trong thực tế giảng dạy, người nghiên cứu

DẠ Y

đưa ra một vài nhận xét về những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động kiểm tra, đánh giá như sau: 1. Những ưu điểm Kiểm tra, đánh giá là việc làm thường xuyên đã và đang diễn ra trong quá

trình hoạt động giáo dục hiện nay ở các nhà trường phổ thông nói chung và www.instagram.com/daykemquynhon


12

trường THPT nơi tôi đang công tác giảng dạy nói riêng. Cập nhật cùng sự đổi

AL

mới của dạy và học, quá trình kiểm tra đánh giá cũng đang có sự thay đổi theo chuyển biến tích cực.

CI

Các giáo viên đã thấy được tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá (87% đánh giá đây là công việc quan trọng, thậm chí rất quan trọng); Có thầy

FI

cô bước đầu đã nắm được mục đích kiểm tra, đánh giá cơ bản (70%) và coi quá trình kiểm tra là một hoạt động học có tác động qua lại với phương pháp dạy

OF

học, quyết định sự thay đổi phương pháp dạy học (80%). Một số phương pháp đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực đã được chú ý như việc các giáo viên đã khá linh hoạt trong việc lựa chọn các hình thức đánh giá, đã chú ý

ƠN

tới đặc thù của bộ môn Ngữ văn để có hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp nhằm không chỉ phát huy năng lực, phẩm chất chung mà còn phát huy năng lực của bộ môn, đặc biệt là phát huy năng lực ngôn ngữ - một đặc trưng của bộ môn

NH

Ngữ văn.

Học sinh nhận thức khá rõ tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập. Học sinh cũng bước đầu được tham gia vào quá trình đánh giá

Y

khi các em phải theo dõi, nhận xét, bổ sung cho các bạn trong các hoạt động học

QU

diễn ra trong giờ học và thích, thậm chí rất thích được trực tiếp tham gia vào việc đánh giá bạn học và đánh giá chính mình (87%). 2. Những hạn chế còn tồn tại, đặc biệt tình trạng máy móc sao chép văn mẫu và

M

một số nguyên nhân cơ bản

Về phía giáo viên: Một vài yếu điểm của kiểm tra đánh giá học sinh trong

giáo dục phổ thông hiện nay: Chưa xác định rõ triết lý đánh giá: đánh giá để làm gì, tại sao phải đánh giá, đánh giá nhằm thúc đẩy, hình thành khả năng gì ở học sinh?...

DẠ Y

Đánh giá trước hết phải vì sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh nhận ra

mình đang ở đâu trên con đường đạt đến mục tiêu bài học/chuẩn kiến thức, kỹ năng… Đánh giá không làm học sinh lo sợ, bị thương tổn, mất tự tin. Đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh liên tục được phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả giáo viên và học sinh www.instagram.com/daykemquynhon


13

cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, phải

AL

nâng cao năng lực của người học, tức là giúp các em hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học. Hiện nay vẫn còn

CI

có giáo viên mới chỉ tập trung vào đánh giá kết quả học tập, để xếp loại học sinh…

FI

Vẫn còn đâu đó việc đánh giá chỉ là kiểm tra sự học thuộc bài (ghi nhớ), làm lại theo các kiểu, dạng bài mẫu đã cho… sẽ triệt tiêu sự phát triển, sự nỗ lực

OF

vươn lên ở người học.

Hiện tại đâu đó vẫn còn tình trạng đánh giá (chấm điểm) mà không có sự phản hồi cho học sinh. Cô chấm bài kiểm tra, thường chỉ cho điểm hoặc chỉ phê

ƠN

“sai”, “làm lại” hay chỉ viết ký hiệu sai hay ký hiệu đúng chứ chưa giải thích được rõ cho học sinh biết tại sao sai, sai như thế nào. Một số GV chấm bài có sự phản hồi nhưng phản hồi không đủ, phản hồi tiêu cực, không mang tính xây

NH

dựng (Vi dụ, GV phê: làm sai, làm ẩu, không hiểu…làm học sinh mất niềm tin, không có động lực để sửa lỗi), làm cho người học chán nản… Khi phản hồi của GV đối với bài làm của HS mang sắc thái xúc cảm âm tính, tiêu cực, có thể làm

Y

học sinh xấu hổ, mất tự tin. Bên cạnh đó, nếu GV có phản hồi chung (chữa bài

QU

kiểm tra trên lớp) lại thường đưa ra lời giải đúng theo cách tư duy “áp đặt” của GV, mà ít đưa ra phân tích mổ xẻ những cách tư duy chưa phù hợp của học sinh dẫn đến sự sai sót. Đánh giá lại khuôn vào một số kiểu dạng bài văn, không

M

nhằm bộc lộ năng lực suy nghĩ, sự trải nghiệm đa dạng, phong phú của người học, tức tập trung vào một số kiểu đề thi và chỉ để đáp ứng các kỳ thi, điều này

làm cho quá trình dạy học bị bóp méo chỉ để phục vụ mục đích thi cử, nên dễ xảy ra hiện tượng học sinh học tủ và thi xong có lẽ không nhớ được nhiều hoặc chẳng còn nhớ gì hết.

DẠ Y

Một điểm nữa là hiện nay, có GV còn sử dụng nhiều hình thức kiểm tra

cũ: Dựa vào viết luận, làm các bàì tập như kiểm tra 15 phút, 1 tiết… , và thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận mà chính giáo viên cũng không rõ mình định đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở học sinh (Tất nhiên không phải hoàn toàn nói không với hình thức kiểm tra, đánh giá cũ). Khi giáo viên chưa đa www.instagram.com/daykemquynhon


14

dạng hóa các kiểu đánh giá sẽ làm cho hoạt động học tập trở nên nhàm chán, sẽ

AL

khó phát triển các năng lực bậc cao ở người học (như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo…). Trong khi đó, yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh

CI

giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp… đánh giá thông qua sản phẩm, qua hồ

FI

sơ học sinh, qua thuyết trình/trình bày, thông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…, đánh giá bằng các tình huống bài tập, các hình thức tiểu

OF

luận, …, thì giáo viên chưa làm được vì nhiều lý do.

Thực tế giáo viên thường kiểm tra đánh giá dựa trên những kinh nghiệm, họ soạn câu hỏi kiểm tra miệng, hay bài kiểm tra 15 phút, bài thi 1 tiết hoặc học

ƠN

kỳ phần lớn dựa trên kinh nghiệm. Giáo viên (để đảm bảo an toàn, không dám thay đổi và tránh sự tranh luận) chọn kiểu câu hỏi, cách thức ra đề thi đánh giá học sinh chủ yếu do bắt chước những đề mẫu, theo “sách”… mà ít khi để ý đến

NH

mục tiêu đo lường, đánh giá, ít khi suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc ra đề thi hay đề kiểm tra là nhằm kiểm tra kiến thức, kỹ năng gì, đặc biệt là kiểm tra năng lực gì trong đó, họ không định hình rõ ràng.

Y

Điểm nữa là, sau mỗi bài kiểm tra/ kỳ thi, có giáo viên còn quan tâm quá

QU

nhiều đến điểm số của học sinh để lên bảng điểm, xếp loại, đánh giá, chứ không nghĩ rằng cần phân tích đánh giá chất lượng các đề kiểm tra/thi để rút kinh nghiệm…đồng thời xem xét chúng giúp phát hiện những thiếu hụt gì ở học sinh,

M

để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Nhiều giáo viên chỉ quan tâm, kiểm tra đánh giá để có điểm, thực hiện yêu cầu theo quy chế…mà quên rằng kiểm tra

đánh giá còn có nhiều chức năng khác… Một hạn chế đáng lưu tâm là: Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá

trình kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết

DẠ Y

mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức/kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kĩ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học. Không chỉ GV biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá HS mà quan trọng không kém là HS phải học được cách đánh giá của GV, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, HS mới tự phản hồi www.instagram.com/daykemquynhon


15

với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so

AL

với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp

hình thành năng lực của HS, tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá,

CI

giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập. Nhưng thực tế có giáo viên chưa làm được điều này…

FI

Về phía học sinh:

Rất ít em học sinh tự tin đánh giá mình học tập tốt bộ môn Ngữ văn (chỉ

OF

có khoảng 3%); còn có những em lúng túng trong học tập bộ môn này nên tự đánh giá mình chưa đạt; Hoạt động các em học sinh thấy khó khăn nhất trong học tập bộ môn Ngữ văn phần lớn nghiêng về kĩ năng viết luận khi làm các bài

ƠN

kiểm tra định kì và thói quen của các em khi đọc các bài văn mẫu là được học hỏi những điều thú vị (chiếm 67%), tuy nhiên vẫn có những học sinh kiên nhẫn học thuộc cả bài (6%)… Có lẽ những điều này cũng là một trong nhiều lý do dẫn

NH

tới một thực tế, có những bài văn của các em giống như 1 bản sao vì cùng xuất phát từ văn mẫu – một thực tế đang được tranh luận khá nhiều hiện nay. Bản thân bài văn mẫu không phải là vấn đề, phương pháp dạy học theo mẫu nếu

Y

được áp dụng một cách khoa học sẽ có nhiều hiệu quả. Nhưng việc sử dụng và

QU

khai thác các bài văn mẫu, đặc biệt thói quen máy móc sao chép y nguyên các bài văn mẫu mới thực sự là điều đáng để trăn trở. Theo ý kiến chủ quan của người viết và bằng những quan sát, phân tích từ thực tế giảng dạy, có thể nói

M

nguyên nhân của việc sao chép văn mẫu máy móc có thể đến từ nhiều phía, trong đó có thể nhắc tới một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

(1). Từ phía xã hội với quan niệm mà chúng ta đâu đó vẫn bắt gặp trong

cuộc sống, quan niệm cho rằng Ngữ văn là môn học thuộc, không cần đến năng lực tư duy. Vậy nên, đôi lúc, có một thực tế khá chua chát: Học sinh không thể

DẠ Y

học khối A với các môn tự nhiên nên đành lựa chọn môn văn và các môn xã hội để … dễ học vì chỉ cần …học thuộc! (2). Từ thói quen của một thời kì vẫn còn rơi rớt đâu đó trong cuộc sống

hiện tại: Thầy là chuẩn, học sinh luôn theo thầy. Thầy là người truyền tri thức, www.instagram.com/daykemquynhon


16

học sinh là cái bình đựng tri thức. Vì vậy khi kiểm tra, phải theo mẫu của thầy

AL

cho … an toàn!

(3). Từ người dạy: Đâu đó vẫn có giáo viên ngại đổi mới, “người dạy chỉ

CI

có một góc nhìn chung, đều đi theo một tiến trình cứng nhắc, đều chuyển tải một

nội dung như thế từ năm này sang năm khác, từ thế hệ học sinh này sang thế hệ

FI

khác. Tự họ, cũng triệt tiêu trong mình nhu cầu khám phá cái mới của tác phẩm để trở thành “thợ dạy” đúng nghĩa” (Ý kiến của cô giáo Phạm Thái Lê trong

OF

bài viết “Chấm dứt vấn nạn văn mẫu: Trước hết cần thay đổi cách thi cử, đánh giá” của tác giả Trinh Phúc đăng trên trang https://congluan.vn/ngày 19.8.2021); Cũng có thể từ việc người dạy không tin tưởng vào khả năng của học sinh nên

ƠN

vẫn tồn tại hiện tượng cầm tay chỉ việc rồi làm hộ, từ căn bệnh thành tích vẫn tiềm ẩn đâu đó, từ cách ra đề, chấm điểm khiến các em thấy phải in hệt mẫu mới có cơ hội được điểm cao …

người khác thành của mình… ….

NH

(4). Từ học sinh: Từ chính sự lười tư duy học tập nên học sinh lấy cái của

Y

Dù chỉ là một vài điểm nhưng những hạn chế trên đặt ra vấn đề cần

QU

nghiên cứu kĩ hơn về cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh để có làm giàu hơn tri thức của chính mình và để bắt đầu lộ trình đổi mới dần bắt kịp với những đổi thay của quá trình dạy học

M

theo chương trình phổ thông mới.

II. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 1. Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về hoạt động kiểm tra, đánh giá trong

dạy học

DẠ Y

1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá a) Khái niệm “Kiểm tra”? Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý

nghĩa như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được www.instagram.com/daykemquynhon


17

xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực

AL

hoặc các rubic trình bày các tiêu chí đánh giá. b) Khái niệm “Đánh giá”?

CI

+ Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp và diễn giải

thông tin về đối tượng cần đánh giá, qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết

FI

định cần thiết về đối tượng.

+ Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông

OF

tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của học sinh nhằm xác định những gì HS biết hay chưa biết, hiểu hay chưa hiểu làm được hay chưa làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.

ƠN

+ Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận biết của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang sử dụng hoặc trong tiêu

NH

chí đánh giá trong nhận xét của GV.

1.2. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực?

DẠ Y

M

QU

Y

* Những phẩm chất năng lực cần đạt trong dạy học bộ môn Ngữ văn là gì?

www.instagram.com/daykemquynhon


18

Nhìn vào bảng sơ đồ hóa trên, có thể thấy những phẩm chất và năng lực

AL

cần đạt trong bộ môn Ngữ văn là:

+ Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

CI

+ Năng lực:

++ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp

FI

tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

++ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

OF

Có thể làm rõ năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn như sau: Yêu cầu của năng lực ngôn ngữ

Yêu cầu của năng lực văn học

+ Phân biệt được các loại văn bản văn + Phân biệt các tác phẩm văn học và

ƠN

học, văn bản nghị luận và văn bản các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thông tin

thuật khác

+ Đọc hiểu được nội dung tường minh, + Phân tích và nhận xét đặc điểm của ngôn ngữ văn học, phân biệt được cái

NH

hàm ẩn của các loại văn bản

+ Đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn duy phản biện

học

Y

+ Vận dụng được các kiến thức về đặc + Nhận biết và phân tích, cảm thụ tác

QU

điểm ngôn từ văn học, các xu hướng, phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong trào lưu văn học, phong cách tác giả, cách văn học tác phẩm, các yếu tố bên trong, bên + Có trí tưởng tượng phong phú, biết đọc độc lập

M

ngoài văn bản để hình thành năng lực thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học

+ Viết thành thạo kiểu văn bản nghị + Tạo ra được sản phẩm có tính văn luận và thuyết minh tổng hợp, đúng học quy trình, có chủ kiến, đảm bảo sự

DẠ Y

logic và có sức thuyết phục + Nói và nghe linh hoạt, biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ phù hợp trong tranh luận www.instagram.com/daykemquynhon


19

* Thế nào là kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực?

AL

Quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS thể hiện như sau: Đánh giá vì học tập, đánh giá là học tập, đánh giá

CI

kết quả học tập. - Đánh giá vì học tập:

FI

Đánh giá cần diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để GV phát hiện sự tiến bộ của HS từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Mục đích của

OF

đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và Hs cải thiện chất lượng dạy học. Kết quả của đánh giá này không nhằm so sánh giữa các HS với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho HS thông

ƠN

tin phản hồi để HS đó tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn tiếp theo. Với đánh giá này, GV giữ vai trò chủ đạo nhưng HS cũng được tham gia vào quá trình đánh giá . HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn

NH

của GV, qua đó học tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn. - Đánh giá là học tập:

Y

Đánh giá cần diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá

QU

trình) trong đó GV tổ chức để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó là một hoạt động họctập để HS thấy được sự tiến bộ của mình so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học, từ đó HS điều chỉnh việc học. Với đánh giá này, HS

M

giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, HS tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp. Kết quả này không

được ghi vào học bạ mà chỉ có vai trò như một nguồn thông tin phản hồi để người đọc tự ý thức khả năng học tập của mình ở mức độ nào từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo.

DẠ Y

- Đánh giá kết quả học tập: là đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn giáo dục và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài/môn học/cấp học. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và người học không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá. www.instagram.com/daykemquynhon


20

Từ đó ta thấy quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển

AL

phẩm chất, năng lực HS khác với quan điểm truyền thống về kiểm tra đánh giá

CI

về kĩ thuật đánh giá, quá trình và đối tượng tham gia đánh giá.

1.3. Sự khác biệt giữa mục đích chủ yếu của đánh giá năng lực và đánh

FI

giá kiến thức, kĩ năng là gì?

Về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá

OF

kiến thức kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang

ƠN

tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ

NH

những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực,người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn

Y

phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng,

QU

bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,…được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội củamột con người.Có thể tổng hợp một số dấu hiệu

M

khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:

Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực

người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:

DẠ Y

Tiêu chí so sánh

Đánh giá năng lực

Đánh giá kiến thức, kĩ năng

1. Mục đích - Đánh giá khả năng HS vận dụng - Xác định việc đạt kiến thức, chủ yếu nhất

các kiến thức, kỹ năng đã học vào kỹ năng theo mục tiêu của www.instagram.com/daykemquynhon


21

giải quyết vấn đề thực tiễn của chương trình giáo dục.

AL

- Đánh giá, xếp hạng giữa

cuộc sống

- Vì sự tiến bộ của người học so những người học với nhau.

CI

với chính họ.

FI

Gắn với nội dung học tập 2. Ngữ cảnh Gắn với ngữ cảnh học tập và thực (những kiến thức, kỹ năng, đánh giá

thái độ) được học trong nhà

OF

tiễn cuộc sống của HS.

trường.

- Những kiến thức, kỹ năng, thái

ƠN

độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt - Những kiến thức, kỹ năng, động giáo dục và những trải thái độ ở một môn học. 3. Nội dung nghiệm của bản thân HS trong - Quy chuẩn theo việc người cuộc sống xã hội (tập trung vào học có đạt được hay không

NH

đánh giá

năng lực thực hiện).

một nội dung đã được học.

- Quy chuẩn theo các mức độ phát

4.

Công

QU

Y

triển năng lực của người học. cụ Nhiệm vụ, bài tập trong tình

đánh giá

huống, bối cảnh thực.

M

5. Thời điểm

trình dạy học, chú trọng đến đánh

đánh giá

Đánh giá mọi thời điểm của quá

giá trong khi học.

Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực. Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy.

DẠ Y

- Năng lực người học phụ thuộc - Năng lực người học phụ

6.

Kết

đánh giá

quả

vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài thuộc vào số lượng câu hỏi, tập đã hoàn thành.

nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn

- Thực hiện được nhiệm vụ càng thành. khó, càng phức tạp hơn sẽ được - Càng đạt được nhiều đơn vị www.instagram.com/daykemquynhon


22

coi là có năng lực cao hơn.

kiến thức, kỹ năng thì càng

AL

được coi là có năng lực cao

CI

hơn.

2. Đề xuất một số giải pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển

FI

phẩm chất năng lực, góp phần hạn chế tình trạng máy móc sao chép văn

OF

mẫu vẫn tồn tại đâu đó trong thực tế

2.1. Giải pháp 1: Tác động tâm lý tới học sinh, khơi dậy trong học sinh

sự tự tin khi giải quyết các nhiệm vụ học tập, trong đó có kiểm tra đánh giá.

ƠN

Để các em học sinh không còn quá phụ thuộc vào các bài văn mẫu và tự mình tự tin làm được, giải quyết được những vấn đề đặt ra để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng năng lực và hiểu biết của chính mình, việc đầu tiên là người

NH

giáo viên phải khơi dậy được niềm tin, sự tự tin trong chính mình của các em. Cummings E.E - một nhà thơ, họa sĩ, nhà soạn kịch, nhà văn người Mỹ của thế kỷ XX - đã từng nói "Một khi chúng ta tin vào chính mình, chúng ta có thể mạo hiểm để tò mò, học hỏi, vui vẻ hoặc thực hiện bất kỳ trải nghiệm nào" –

Y

nghĩa là việc khơi dậy trong các em học sinh sự tự tin chính là khích lệ sự tò mò

QU

học hỏi trong các em, khiến hoạt động học được đón nhận trong sự vui vẻ và khi đó các kĩ năng và năng lực được hình thành một cách tự nhiên, không khiên cưỡng. Người nghiên cứu sáng kiến tham khảo khá nhiều từ những bài viết

M

(“Văn mẫu đang làm chai lỳ cảm xúc và triệt tiêu sự sáng tạo của trẻ” – Tùng Dương, được đăng trên trang https://giaoduc.net.vn/ ngày 19/8/2021; “Công

nghệ văn mẫu – căn bệnh kéo dài” được đăng trên trang https://tuoitre.vn/, Thứ 3, ngày 24 tháng 8 năm 2021 và một số bài viết trên các trang mạng…), có một ví dụ vô cùng thú vị: Một con voi trong rạp xiếc bị cột chân. Nếu để ý một chút

DẠ Y

sẽ nhận ra con voi đó có đeo một cái vòng kim loại ở cổ chân, nối với một sợi dây xích nhỏ. Và sợi dây xích được gắn với một cái chốt gỗ được đóng xuống đất. Chú voi nặng mấy tấn có thể dễ dàng nhấc chân lên, cái chốt gỗ sẽ bật mở và chú voi có thể trốn thoát. Nhưng chú đã không làm như vậy. Bởi vì khi voi www.instagram.com/daykemquynhon


23

còn nhỏ, cũng cái vòng, sợi xích và cái chốt đó đã được sử dụng để giữ voi đứng

AL

yên một chỗ. Khi ấy cái vòng đủ mạnh để giữ chân voi con dù nó cố gắng chạy. Vì mỗi lần chạy nó lại bị sợi xích cứa vào chân đau đớn. Và nó ngừng bỏ trốn.

CI

Khi voi lớn lên, nó không bao giờ quên trải nghiệm ấy. Vì thế khi bị xích, nó nghĩ rằng không thể thoát ra và nếu chạy sẽ bị đau. Nên nó cứ đứng đó với sợi

FI

dây mỏng manh. Nó không muốn nhấc chân và chạy, dù nó có thể làm được. Rõ ràng việc đầu tiên, chúng ta phải thay đổi suy nghĩ của chính mình và từ đó có

OF

sự tác động, thay đổi suy nghĩ của các em học sinh để chính chúng ta tin các em và khơi dậy trong chính các em niềm tin là mình sẽ làm được. Đừng giống chú voi kia, ám ảnh bởi suy nghĩ mình sẽ không thể dứt được sợi dây, các em học

ƠN

sinh cần tự tin khi trình bày những chính kiến của mình. Và để có được điều đó, người giáo viên trước khi tiến hành kiểm tra đánh giá phải tạo thói quen khích lệ học sinh và chấp nhận, tôn trọng những suy nghĩ,

NH

cảm xúc riêng của học sinh, chấp nhận những phản biện đi ngược lại “lối mòn” của thầy cô, nếu đó là phản biện đúng thì thầy cô phải chấp nhận, không được áp đặt. Nếu phản biện sai, thầy cô phải chỉ ra cho học sinh thấy những điểm này có

Y

thể tìm thêm những thông tin khác để ý kiến thuyết phục hơn và dẫn dắt các em

QU

đến hành trình tìm ra chân lý. Thực tế vẫn tồn tại đâu đó hiện tượng nếu các em học sinh nói khác, khai thác cách khác, người giáo viên lại cho đó là sự suy diễn. Tuy nhiên đôi khi những cách phát biểu, những bài làm với những phát kiến

M

khác lối suy nghĩ thông thường bị áp đặt bởi tâm lý đám đông rất có thể lại tạo nên những thiên tài. Câu chuyện thực tế về nhà thơ thiên tài Puskin là một ví dụ:

Trong một giờ văn, khi thầy giáo yêu cầu làm thơ tả cảnh mặt trời, một học sinh lúng túng đọc: “Mặt trời mọc ở đằng tây”. Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý, nhưng phát biểu tưởng hết sức vô lý, trái với tự nhiên ấy lại mở đầu cho 1 bài

DẠ Y

thơ dí dỏm, đầy thú vị, ngộ nghĩnh, sau đó được đăng lên báo “Người đưa tin Châu Âu”, được dịch là: Mặt trời mọc ở đằng Tây Thiên hạ sống trên trái đất này Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi www.instagram.com/daykemquynhon


24

Thức dậy hay là ngủ tiếp đây?

AL

Rõ ràng phát ngôn tưởng như vô lý ấy lại hoàn toàn trở lên hợp lý khi nó là một giả định khơi mào cho ý thơ tiếp sau. Phát ngôn tưởng như vô lý lại góp

CI

phần làm nên tên tuổi của đại thi hào nước Nga thời gian sau đó.

Một ví dụ thứ 2 cũng không kém phần thú vị để thấy người giáo viên giỏi

FI

và tâm huyết với nghề là người dẫn dắt và định hướng đúng, còn rất cần khích lệ những suy nghĩ, chính kiến của học sinh, bởi có thể, rất có thể những chính kiến

OF

mới mẻ của các em biết đâu lại báo hiệu những phát minh vĩ đại của tương lai như Galilei. Từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn quan niệm rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của Vũ Trụ, Mặt Trời, Mặt

ƠN

Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất. Mãi cho đến thế kỉ XVI, Nicolaus Copernicus (1473-1543) là nhà thiên văn học người Ba Lan, ông đã đưa ra thuyết nhật tâm (ngược với thuyết địa tâm), cho rằng Mặt Trời là

NH

trung tâm của vũ trụ, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. Học thuyết này đưa ra đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ, nhiều cuộc tranh cãi đã diễn

Y

ra. Một trong những người dám đứng ra ủng hộ và bảo vệ học thuyết của

QU

Copernicus là Galileo Galilei. Thông qua việc quan sát các ngôi sao, Galileo phát hiện ra rằng Trái đất đang quay xung quanh Mặt Trời, cũng như các ngôi sao khác, chứ không phải trung tâm của vũ trụ. Tuy nhiên học thuyết ấy lại trái

M

ngược với giáo lý của Giáo hội Công giáo La Mã, đang cai trị nước Ý lúc bấy giờ. Giáo hội cho rằng Trái đất là trung tâm của vạn vật chứ không phải Mặt

Trời, do đó mọi học thuyết phản bác lại điều này đều bị coi là dị giáo. Sau khi Galileo bị đưa ra xét xử trước tòa án Giáo hội và tuyên án dị giáo, mọi tài liệu và ghi chép của ông cũng bị cấm lưu hành trong dân chúng. Mãi tới tận năm 1992,

DẠ Y

Vatican mới chính thức thừa nhận sai lầm của mình trong việc tuyên án Galileo. Và ngày hôm nay, Galileo được vinh danh như một trong những nhà khoa học có đóng góp rất lớn cho thiên văn học hiện đại từ chính phát ngôn đi ngược lại đám đông. www.instagram.com/daykemquynhon


25

Bởi vậy, điều đầu tiên trong giải pháp của mình, người viết muốn nói tới là:

AL

Giáo viên cần phải thay đổi suy nghĩ về việc kiểm tra đánh giá phải theo 1

khuôn mẫu nhất định, phải tin vào khả năng của học sinh và khơi dậy trong các

CI

em sự tự tin để các em có thể bày tỏ chính kiến của mình, phát huy sự sáng tạo của mình. Nghĩa là trong chính suy nghĩ, người giáo viên phải luôn ý thức: Mình

FI

là người dẫn dắt, khích lệ các em, là người đồng hành cùng các em trong hành trình khám phá, chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện năng lực phẩm chất của các

OF

em. Tất nhiên sự tự tin của các em, ngoài sự tác động và khích lệ của giáo viên, còn xuất phát từ chính các em với tri thức và năng lực của chính mình – những tri thức và năng lực được hình thành trong quá trình học tập. Đây cũng là nội

ƠN

dung người viết muốn nhắc tới trong giải pháp thứ 2.

2.2. Giải pháp 2: Rèn năng lực đọc, viết, nói, nghe cho học sinh bằng

việc lên kế hoạch cụ thể, sử dụng linh hoạt hình thức, phương pháp kiểm

NH

tra đánh giá ngay trong giờ học.

Rõ ràng một trong những lý do khiến các em muốn lệ thuộc máy móc vào văn mẫu là do các em không tự tin vào năng lực của chính mình. Vậy cần phải

Y

cùng các em rèn luyện về năng lực, khi đã có năng lực và tự tin vào năng lực ấy,

QU

tất yếu tình trạng sao chép sẽ hạn chế dần. Nhưng làm thế nào để thực hiện được điều đó?

Khổng Tử, người được tôn vinh là giảng sư, triết gia lỗi lạc nhất Á Đông,

M

đã từng nói: “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học”. Lời của Khổng Tử cho thấy việc gợi được niềm yêu thích từ chính

niềm vui và say mê của học sinh sẽ là yếu tố quyết định trong việc dạy học nói chung và dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng, đặc biệt là trong hoạt động kiểm tra đánh giá. Hình ảnh của người thầy giáo già giương mục kỉnh, rà ngòi bút từ

DẠ Y

đầu đến cuối cuốn sổ điểm kiểm tra đầu giờ khiến ai cũng thót tim đã trở thành kỉ niệm của nhiều thế hệ học trò thời xưa, đôi lúc là những kỉ niệm vui với những con số 8, 9 nhảy múa, đôi lúc cũng là những kỉ niệm cười ra nước mắt bởi đã học rồi nhưng áp lực tâm lý khiến con chữ bay hết, chỉ còn chiếc đầu trống rỗng. Bởi vậy rất cần linh hoạt ngay trong thời điểm kiểm tra, cần linh www.instagram.com/daykemquynhon


26

hoạt trong cách thức và phương pháp kiểm tra theo hướng “vui hóa” giờ học như

AL

gợi ý của triết gia Khổng Tử trong câu nói trên (Ví dụ kiểm tra, đánh giá lồng ghép vào hình thức các trò chơi…). Khi đó, năng lực của học sinh sẽ dần tự hình

CI

thành.

Để thực hiện được điều đó, giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:

FI

a) Nắm vững nguyên tắc kiểm tra, đánh giá và nên kế hoạch cụ thể

Thứ nhất: Trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, người giáo viên cần

OF

nắm vững các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất,

QU

Y

NH

ƠN

năng lực học sinh. Và đây là gợi ý từ chương trình Etep:

M

Cụ thể: - Đảm bảo tình toàn diện và tính linh hoạt: Đánh giá phẩm chất, năng lực của

HS là đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ và sự vận dụng chúng để giải quyết thành công các tình hướng thực tiễn. Do vậy cần sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp nhằm mục đích mô tả hoàn chỉnh, chính xác và toàn diện năng lực

DẠ Y

HS.

- Đảm bảo tình phát triển: Nguyên tác này đòi hỏi trong quá trình kiểm tra, đánh giá, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết

www.instagram.com/daykemquynhon


27

quả tốt hơn về phẩm chất vfa năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS

AL

trong hoạt động dạy học và giáo dục.

- Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh người học có phẩm

CI

chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được qỉai quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, kiểm tra đánh giá theo

FI

hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.

OF

- Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học đều có yêu cầu riêng về năng lực đặc thù được hình thành cho HS, vì vậy, việc kiểm tra đánh giá cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và

ƠN

sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.

Thứ hai: Trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, người giáo viên cần xây

NH

dựng kế hoạch đánh giá trong dạy học bài học/chủ đề cụ thể, xác định rõ mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá và những năng lực cần hình thành ở học sinh khi dạy học chuyên đề trong đường phát triển năng lực chung và năng

Y

lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn

QU

Peter Mcintyre - một họa sĩ và tác giả người New Zealand – đã từng nói "Sự tự tin không đến từ việc luôn luôn làm đúng, mà từ việc không sợ bị sai". Thiết nghĩ, trong nhiều nguyên nhân dẫn tới việc học sinh máy móc sao chép

M

văn mẫu chính là vì việc luôn sợ sai. Bởi thế để các em “không sợ bị sai”, nghĩa là để học sinh tự tin vào chính mình, người giáo viên phải hình thành được năng

lực trong các em. Muốn vậy trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, người giáo viên cần xây dựng kế hoạch đánh giá trong dạy học bài học/chủ đề cụ thể, xác định rõ những năng lực cần hình thành ở học sinh khi dạy học chuyên đề trong

DẠ Y

đường phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn và thực hiện nó trong quá trình tiến hành kiểm tra, đánh giá để rèn năng lực cho các em.

Bước 1: Phân tích yêu cầu cần đạt của bài học/chủ đề, xác định mục tiêu

dạy học bài học/chủ đề về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc www.instagram.com/daykemquynhon


28

thù. Từ yêu cầu cần đạt, xây dựng mục tiêu dạy học cụ thể cho chủ đề, từ đó lập

AL

kế hoạch kiểm tra đánh giá. Đặc biệt chú ý năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn: Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua đọc, viết, nói

CI

nghe. Có thể hình thành mục tiêu dạy học nhằm phát triển năng lực đặc thù cho học sinh gắn với chủ đề như sau:

Đọc hiểu các văn bản theo đặc trưng thể loại ….

OF

ĐỌC

FI

HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Viết được văn bản nghị luận về

VIẾT

ƠN

….

NÓI VÀ NGHE

Biết lắng nghe, tham khảo một cách

NH

khoa học và biết trình bày ý kiến, đánh giá, bình luận một vấn đề …

Bước 2: Hình dung tổng quát về thời điểm đánh giá và dự kiến cụ thể công

Y

cụ đánh giá nhằm phát huy năng lực học sinh

QU

Năng lực cần Dự kiến thời điểm đánh Dự kiến công cụ đánh giá đánh giá

giá

Đọc

- Đánh giá từng hoạt - Câu hỏi, bài tập đọc hiểu

M

động đọc hiểu của học - Bảng kiểm các kĩ năng đọc hiểu

DẠ Y

sinh với mỗi văn bản trên - Rubric đánh giá kĩ năng phân

Viết

lớp

tích tác phẩm theo đặc trưng thể

- Đánh giá cả quá trình loại và các sản phẩm đọc của - Hồ sơ đọc học sinh sau khi hoàn - Thang đo kĩ năng đọc hiểu thành chủ đề

- Rubric đánh giá hồ sơ đọc - Bài kiểm tra đọc hiểu

- Đánh giá từng hoạt - Bài tập www.instagram.com/daykemquynhon


29

động viết của học sinh

- Bảng kiểm các kĩ năng viết

AL

- Đánh giá cả quá trình - Hồ sơ viết

và các sản phẩm viết của - Bài kiểm tra viết luận thành chủ đề - Đánh giá từng hoạt - Bài trình bày

FI

Nói và nghe

CI

học sinh sau khi hoàn - Rubric đánh giá bài viết

động nói và nghe trong - Phiếu đánh giá đồng đẳng - Bảng kiểm, thang đo kĩ năng

OF

quá trình học chủ đề

trình bày

ƠN

- Rubric đánh giá cách trình bày b) Linh hoạt trong việc xác định nội dung, sử dụng công cụ và phương pháp kiểm tra đánh giá

NH

Trong phiếu khảo sát học sinh ở trên, ở câu hỏi: “Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào bạn cảm thấy khó khăn nhất trong quá trình học tập bộ môn Ngữ văn?”, phần lớn các em học sinh (78%) các em được khảo sát cho

Y

rằng điều khó khăn nhất với các em là thực hiện những bài kiểm tra định kì,

QU

nghĩa là nói tới từ kiểm tra, các em đã cảm thấy ít nhiều sự sợ hãi. Trong thực tế, có hiện tượng các em học sinh trả bài trong khoảng thời gian kiểm tra miệng, được hỏi đã chuẩn bị bài và học bài chưa, em trả lời rồi nhưng em vẫn không nói

M

được, khi được hỏi tại sao, em thú thật: Thưa cô run quá, em không nhớ được gì và không biết phải làm gì. Bởi thế, người nghiên cứu sáng kiến thiết nghĩ để áp

lực tâm lý gắn với 2 chữ kiểm tra được giảm bớt, người giáo viên ngoài việc giúp cho các em tự tin vào chính mình, chuẩn bị tốt nhất kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập thì người giáo viên cũng rất cần linh hoạt trong việc xác định

DẠ Y

thời gian, xác định nội dung và linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp, các công cụ kiểm tra đánh giá để rèn năng lực cho các em, nghĩa là phải luôn sinh động hóa cách thức kiểm tra đánh giá (lồng ghép vào các trò chơi như ai nhanh hơn, ai đúng hơn …) để hình thành trong các em thói quen, cũng như gợi trong các em sự hứng thú đồng thời hướng tới mục đích mô tả hoàn chỉnh, chính www.instagram.com/daykemquynhon


30

xác và toàn diện năng lực HS. Từ thực tế giảng dạy của chính bản thân và từ

AL

việc tham khảo tài liệu của trường Đại học sư phạm Hà Nội, người nghiên cứu

sáng kiến muốn đề cập tới việc giáo viên có thể tham khảo gợi ý về thời gian,

linh hoạt trong quá trình giảng dạy:

FI

(*). Thứ nhất: Về thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá

CI

nội dung, các phương pháp và các công cụ cơ bản sau đây và sử dụng một cách

Có 2 hình thức cơ bản:

OF

+ Đánh giá thường xuyên (Đánh giá quá trình): Thực hiện linh hoạt, không bị giới hạn bởi số lần đánh giá. Mục đích chính là khuyến khích HS nỗ lực học tập, vì sự tiến bộ của người học

ƠN

+ Đánh giá định kì: Đánh giá kết quả trong một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình

NH

thành, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Nó được tiến hành khi kết thúc một giai đoạn (giữa kì hoặc cuối kì)

Thời gian đánh giá định kì thực hiện theo lịch chung của trường, của sở

Y

còn việc tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên cần được thực hiện một

QU

cách linh hoạt. Vậy kiểm tra đánh giá thường xuyên có thể lồng ghép trong mọi hoạt động của giờ học để giờ học sinh động hơn: (1). Có thể lồng ghép trong hoạt động khởi động với nội dung kiểm tra

M

đánh giá là kiến thức của bài học cũ. (2). Có thể tích hợp trong hoạt động hình thành kiến thức mới bằng việc

yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập và giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập; (3). Có thể thực hiện trong hoạt động thực hành luyện tập với những bài

DẠ Y

tập kiểm tra đánh giá theo thang đo năng lực được giáo viên chuẩn bị từ trước (4). Có thể thực hiện trong hoạt động vận dụng để đánh giá năng lực của

các em khi giải quyết vấn đề gắn với tình huống thực tiễn (5). Có thể thực hiện trong hoạt động bổ sung với yêu cầu làm những bài

tập dự án gợi sự hứng thú trong các em… www.instagram.com/daykemquynhon


31

Nghĩa là cần biến việc kiểm tra đánh giá thường xuyên thành một hoạt

AL

động thường xuyên trong và sau giờ học, khi đó năng lực của các em học sinh

sẽ dần được hình thành. Khi đã có thói quen và hình thành được những năng lực

CI

nhất định, tất nhiên các em sẽ không còn quá lệ thuộc vào những bài văn mẫu.

FI

(*). Thứ hai: Về nội dung kiểm tra, đánh giá

Tập trung vào các nội dung sau: - Các hành vi việc làm và cách ứng xử

OF

(1). Nội dung kiểm tra, đánh giá hướng tới phẩm chất và năng lực chung

- Những biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói,

ƠN

nghe

- Thực hành chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép hoặc nhận xét

DẠ Y

M

QU

Y

NH

Có thể mô hình hóa nội dung trên bằng hình ảnh sau:

www.instagram.com/daykemquynhon


32

(2.) Nội dung kiểm tra, đánh giá hướng tới phẩm chất năng lực đặc thù của

AL

bộ môn - Đánh giá hoạt động đọc: Tập trung vào các yêu cầu

CI

+ Đọc hiểu nội dung + Đọc hiểu hình thức

FI

+ Liên hệ, so sánh, kết nối + Đọc mở rộng

OF

- Đánh giá hoạt động viết:

+ Tập trung vào việc học sinh tạo lập các kiểu văn bản

+ Đánh giá dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kết cấu bài viết,

ƠN

khả năng biểu đạt lập luận, hình thức, ngôn ngữ, cách trình bày - Đánh giá năng lực nói: Nói đúng chủ đề, mục tiêu, thể hiện sự tự tin, năng động, chú ý đến người nghe, biết tranh luận, thuyết phục

NH

- Đánh giá năng lực nghe: Nắm bắt được nội dung cho người khác nói, biết đặt câu hỏi, nêu vấn đề, trao đổi, có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói.

Y

(*) Thứ ba: Về phương pháp kiểm tra, đánh giá:

QU

Có 5 phương pháp cơ bản. Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt 5 phương pháp này trong hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên, hình thành trong các em năng lực nhất định để từ đó thực hiện tốt bài kiểm tra định kì bằng chính

M

năng lực của mình chứ không phải sao chép một cách máy móc và vô nghĩa những bài văn mẫu

(1). Phương pháp kiểm tra viết: HS diễn đạt câu trả lời bằng ngôn ngữ

viết. Có 2 loại:

+ Kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan

DẠ Y

+ Kiểm tra viết dạng tự luận (Để phương pháp kiểm tra viết ở dạng tự

luận có hiệu quả, hướng tới hạn chế tình trạng máy móc sao chép văn mầu, người giáo viên phải thay đổi ngay trong cách ra đề và đáp án) (2). Phương pháp quan sát: + Quan sát quá trình: Theo dõi HS thực hiện các hoạt động www.instagram.com/daykemquynhon


33

+ Quan sát sản phẩm: Nhận xét sản phẩm do học sinh làm ra

AL

(3). Phương pháp hỏi đáp

GV đặt câu hỏi cho học sinh trả lời hoặc ngược lại nhằm rút ra những

CI

kết luận, những tri thức mới.

(4). Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập: Thông qua tài liệu minh

FI

chứng cho sự tiến bộ của HS, trong đó HS tự đánh giá bản thân mình, tự ghi lại kết quả học tập trong quá trình học tập, tự đánh giá, đối chiếu với mục tiêu học

OF

tập đã đề ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ của học sinh, tìm ra nguyên nhân khắc phục trong thời gian tới.

HS tự lưu giữ những sản phẩm minh chứng cho kết quả cùng những lời

ƠN

nhận xét của giáo viên và bạn học. Hồ sơ học tập như một bằng chứng về những điều học sinh đã tiếp thu được.

Đánh giá qua hồ sơ là sự theo dõi, trao đổi những ghi chép, lưu giữ của

NH

chính học sinh về những điều các em đã nói, đã làm cũng như ý thức, thái độ của học sinh với quá trình học tập của mình cũng như với mọi người… Qua đó giúp học sinh thấy được sự tiến bộ của mình và giáo viên thấy được khả năng của

QU

dạy học và giáo dục.

Y

từng học sinh, từ đó giáo viên sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp hoạt động Các loại hồ sơ học tập:

+ Hồ sơ tiến bộ: Đánh giá quá trình tiến bộ của người học.

M

+ Hồ sơ quá trình: Hồ sơ tự theo dõi quá trình học tập của người học. + Hồ sơ mục tiêu: Người học tự xây dựng mục tiêu học tập của mình trên

cơ sở tự đánh giá năng lực của bản thân. Hồ sơ mục tiêu thực hiện nhìn nhận, phân tích, đối chiếu nhiều môn với nhau, từ đó người học tự đánh giá về khả năng học tập của mình nói chung, tốt hơn hay kém đi, môn nào học còn hạn chế

DẠ Y

… sau đó xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực học tập của mình. + Hồ sơ thành tích: Người học tự đánh giá về các thành tích học tập nổi

trội để tự khám phá những khả năng, tiềm năng của bản thân, như năng khiếu về ngôn ngữ, âm nhạc … www.instagram.com/daykemquynhon


34

(5). Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập của học sinh: Là phương

AL

pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh khi các kết quả ấy được thể hiện

CI

bằng các sản phẩm như bức vẽ, bản đồ, đồ thị …

(*) Thứ tư: Một số công cụ cơ bản giáo viên có thể lựa chọn linh hoạt trong

FI

tiến hành kiểm tra, đánh giá để gợi sự hứng thú và hình thành năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn cho học sinh

OF

+ Câu hỏi + Bài tập + Đề kiểm tra

ƠN

+ Sản phẩm học tập + Hồ sơ học tập + Bảng kiểm

NH

+ Thang đánh giá

+ Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) Cụ thể:

QU

bảng KWLH …

Y

+ Câu hỏi: Câu hỏi tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp, bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra, + Bài tập: Bài tập ra quyết định, bài tập tìm kiếm thông tin, Bài tập phát hiện vấn đề, bài tập tìm phương án giải quyết vấn đề, bài tập phân tích và đánh giá,

M

Bài tập khảo sát và nghiên cứu.

+ Đề kiểm tra: Kiểm tra ngắn ( 5 đến 15 phút); Đề kiểm tra 1 tiết 45 phút dùng

trong đánh giá kết quả học tập sau khi hoàn thành nội dung dạy học, với mục đích đánh giá thường xuyên; Đề thi học kì (60 đến 90 phút) dùng trong đánh giá định kì. Đặc biệt chú ý cách ra đề và xây dựng đáp án để các em học sinh có thể

DẠ Y

bày tỏ chính kiến của mình và thuyết phục bằng những lập luận của mình + Sản phẩm học tập: Dự án học tập, Sản phẩm nghiên cứu khoa học, sản phẩm thực hành thí nghiệm, sáng tạo … ( Kiểm tra kĩ năng đọc: video đọc diễn cảm của học sinh; Kiểm tra kĩ năng viết: Dàn ý, bản nháp, sơ đồ tư duy; Kiểm tra kĩ năng nói và nghe: Bài trình bày). www.instagram.com/daykemquynhon


35

+ Hồ sơ học tập: Các bài làm, kiểm tra, báo cáo, các hình ảnh, âm thanh như

AL

ảnh chụp, băng ghi âm … được lựa chọn và cân nhắc để phục vụ cho mục đích cụ thể.

CI

+ Bảng kiểm: Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí (các hành vi, đặc điểm mong đợi có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không nhằm đánh

FI

giá sự tiến bộ của học sinh và đo mức độ học sinh đạt được trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ làm việc nhóm, thuyết trình, đóng vai, thực hành…).

OF

+ Thang đánh giá: Là công cụ đo lường mức độ học sinh đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh hoặc đặc điểm nào đó với 3 hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá: Thang dạng số, thang dạng đồ thị, thang dạng mô tả

ƠN

…(Thường dùng nhiều trong quan sát các hoạt động học tập, các sản phẩm của học sinh hoặc đánh giá các biểu hiện về phẩm chất nhất định …). + Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics): Rubrics là một bản mô tả cụ thể các

NH

tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập của học sinh. Nó gồm 2 yếu tố cơ bản: Các tiêu chí đánh giá và mức độ đạt được của từng tiêu chí đó, trong đó các mức độ thường

Y

được thể hiện dưới dạng thang mô tả hoặc kết hợp giữa thang số và thang mô tả

QU

để mô tả một cách chi tiết các mức độ thực hiện nhiệm vụ của người học (GV thường đưa ra tiêu chí sử dụng để đánh giá cho học sinh ngay sau khi giao bài tập, nhiệm vụ để họ hình dung rõ công việc cần phải làm, những gì được mong

M

chờ ở họ và làm như thế nào để giải quyết nhiệm vụ). …..

Trên đây là một số công cụ, một số phương pháp kiểm tra đánh giá cơ bản

theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Người giáo viên ngoài việc tìm hiểu những công cụ và phương pháp ấy, còn cần vận dụng một cách linh

DẠ Y

hoạt vào giờ học để tiến hành kiểm tra đánh giá. Khi đó, người giáo viên không chỉ “đo” được năng lực của các em mà còn giúp các em dần hình thành năng lực của chính mình ở các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe. Khi đã dần hình thành được kĩ năng, sự lệ thuộc của các em vào các bài văn mẫu sẽ thay đổi ít nhiều. Muốn vậy, sự lồng ghép các hình thức kiểm tra đánh giá với các công cụ và phương www.instagram.com/daykemquynhon


36

pháp trên vào các trò chơi như cuộc thi sẽ là một gợi ý khá thú vị. Ví dụ khi vận

AL

dụng phương pháp hỏi đáp: Có nhiều dạng hỏi đáp như Hỏi – đáp gợi mở (GV khéo léo đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS rút ra nhận xét, những kết luận

CI

cần thiết. Hình thức này có tác dụng khêu gợi tính tích cực của HS rất mạnh);

Hỏi – đáp củng cố (Được sử dụng sau khi giảng tri thức mới, giúp HS củng cố

FI

những kiến thức cơ bản nhất và hệ thống hóa chúng, mở rộng đào sâu những kiến thức thu lượm được, khắc phục tính thiếu chính xác của việc nắm vững tri

OF

thức); Hỏi – đáp tổng kết (Được sử dụng khi dẫn dắt HS khái quát hóa, hệ thống hóa những kiến thức đã học); Hỏi - đáp kiểm tra (Kiểm tra tri thức học sinh một

có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi:

ƠN

cách nhanh gọn kịp thời) … Khi vận dụng phương pháp hỏi đáp này, giáo viên + Trò chơi với tên gọi “Tìm bạn tri kỉ” hoặc “Đôi bạn hiểu nhau nhất”: Sử dụng phương pháp Hỏi - đáp kiểm tra để kiểm tra tri thức HS và củng cố tri thức

NH

ngay nếu cần thiết. Trò chơi như sau: Chỉ định 1 bạn xung phong muốn tìm bạn tri kỉ có cùng suy nghĩ như mình trong giờ học hôm nay. Bạn đó tự tạo một câu hỏi gắn với nội dung bài học, xây dựng đáp án cho câu hỏi và đố cả lớp xem ai

Y

có ai có đáp án gần nhất với mình hoặc gần nhất với cô. Bằng hình thức quan

QU

sát, giáo viên sẽ đánh giá được kĩ năng đọc hiểu, nói và nghe của các em. + Trò chơi với tên gọi “Ai giỏi nhất hôm nay?”: GV sẽ dùng phương pháp Hỏi – đáp tổng kết (Sử dụng khi dẫn dắt HS khái quát hóa, hệ thống hóa những

M

kiến thức đã học). Trò chơi như sau: Mỗi học sinh sẽ có 4 thẻ gắn với 4 màu quy định đáp án A, B, C, D. Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 4 đáp án

theo cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Câu hỏi từ dễ đến mở rộng nâng cao. Tất cả các học sinh đều đứng lên và lựa chọn đáp án đúng nhất ở câu hỏi đầu tiên, sau đó ai sai ngồi xuống và bị loại khỏi cuộc chơi.

DẠ Y

Cuộc thi tiếp diễn với các bạn còn đang đứng. Ai đứng được lâu nhất sau hệ thống câu hỏi sẽ là người giỏi nhất được tôn vinh hôm đó. …

www.instagram.com/daykemquynhon


37

Bằng hình thức các trò chơi, giờ học sẽ sinh động hơn và các hình thức

AL

kiểm tra sẽ không chỉ đóng khung trong thời gian nhất định hoặc 1 hình thức

CI

nhất định nào đó.

2.3. Giải pháp 3: Xây dựng câu hỏi, xây dựng đề và đáp án mở, hướng tới

FI

đánh giá năng lực học sinh a) Về cách đưa câu hỏi, ra đề

OF

Kiểm tra, đánh giá là một việc khó. Việc đưa câu hỏi, ra đề - nghĩa là đưa ra một thang đo cụ thể càng không hề là việc dễ dàng.

Truyện kể một người thầy, để công bằng cho các trò mình, quyết định các

ƠN

trò sẽ thi cùng đề, cùng thời gian làm bài. Đề là: “Các con hãy cùng leo cây lên chiều cao 2m xem ai nhanh nhất”. Chỉ có điều trò của thầy gồm: Cá, rùa, thỏ, khỉ, hổ và cáo!!!.... Câu chuyện chỉ mang tính chất phóng đại hóa, nhưng rõ ràng

NH

sẽ gợi nhiều suy nghĩ. Vấn đề không chỉ nằm ở đối tượng học trò khác nhau, có những năng lực khác nhau (Người thầy giỏi là người thầy hiểu được từng học sinh của mình, hiểu được năng lực của từng em để động viên khuyến khích.

Y

Nhưng điều đó chỉ phù hợp với hình thức kiểm tra thường xuyên. Còn với hình

QU

thức kiểm tra định kì, rõ ràng các em phải được luyện rèn để đến bài định kì các em phải đạt được những yêu cầu năng lực chung). Vấn đề còn nằm ở chính đề bài của thầy giáo. Chỉ cần người thầy thay đổi nội dung hỏi, các em sẽ thỏa sức

M

sáng tạo mà vẫn phù hợp: Ví dụ ở lớp học của Cá, rùa, thỏ, khỉ, hổ và cáo trên, thay vì hỏi “Các con hãy cùng leo cây lên chiều cao 2m xem ai nhanh nhất”

(một cách hỏi khép và chưa phù hợp vì không thể thực hiện với một số đối tượng học sinh); nên hỏi là “Các con hãy đề xuất giải pháp để có thể giúp mình thoát hiểm nếu chẳng may phải đối mặt với hiểm nguy?”. Rõ ràng đề là điều vô

DẠ Y

cùng quan trọng. Như vậy, để có thể kiểm tra đánh giá được năng lực học sinh và hạn chế

tình trạng máy móc dựa vào văn mẫu, cách ra đề phải theo hướng mở. Thực tế trong các kì thi của trường, sở và kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, việc ra những đề văn mở đã khá phổ biến, kích thích được suy nghĩ độc lập, độc đáo và www.instagram.com/daykemquynhon


38

sáng tạo của học sinh (Nhất là ở phần đọc hiểu và nghị luận xã hội). Vậy làm thế

AL

nào để ngay trong thực tế giảng dạy, người giáo viên cũng luôn hướng tới cách

hỏi mở, cách ra đề mở như thế? Trước hết cần phải hiểu: Thế nào là một đề mở?

CI

Có thể hiểu đó là loại đề chỉ nêu vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài đề viết văn tự sự, miêu tả…không nêu mệnh lệnh gì về thao tác

FI

lập luận như kiểu hãy chứng minh, phân tích…hoặc phương thức biểu đạt như: hãy kể, hãy phát biểu cảm nghĩ…Đề phải dành đất để học sinh bày tỏ được quan

OF

điểm và chính kiến riêng. Đề mở khác với loại đề có đầy đủ yếu tố, từ lời dẫn đến yêu cầu về thao tác cụ thể, có thể gọi đây là đề “đóng”, đề “khép kín”. Đề phải theo hướng kiểm tra khả năng biểu đạt chứ không phải kiểm tra lại nội

ƠN

dung đọc hiểu đã thống nhất từ những tác phẩm trong sách giáo khoa. Ví dụ đây là đề mở: Viết một bài văn với chủ đề: “Tôi muốn nắm chặt tay bạn”. (Đề thi của thành phố Thượng Hải); “Có phải con người trở nên phụ thuộc

NH

vào công nghệ?” (Đề thi của nước Mĩ). Tương tự như thế, chúng ta có thể thay đổi hướng hỏi để các em phát huy năng lực của chính mình, như: Thay vì hỏi “Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh”, có thể hỏi là “Mùa thu trong cảm

Y

nhận của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu” và mùa thu trong cảm nhận của

QU

riêng em”; Thay vì hỏi “Phân tích nhân vật Chí Phèo trong kiệt tác cùng tên của Nam Cao”, có thể hỏi: “Sau khi học kiệt tác “Chí Phèo” của Nam Cao, hãy viết bài luận với chủ đề “Chí Phèo trong mắt tôi”…

M

Tất nhiên cũng rất cần lưu ý, dù đề mở nhưng phải luôn đảm bảo được tính hướng thiện của văn học, mặt khác phải tránh gợi những liên tưởng dễ gây

tranh luận như một đề thi gần đây với một giả định gây khá nhiều tranh cãi (“nếu phải ở trong nước sôi”) khiến có người đồng tình, có người phản đối: "Phương Tây có câu ngạn ngữ "Nước sôi làm mềm khoai tây, nhưng lại làm

DẠ Y

cứng trứng". Hoàn cảnh chẳng có lỗi, quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của mình tới đâu. Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng? Viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề trên" (Đề thi vào lớp 10 của trường chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh Hòa). b) Về cách xây dựng đáp án và vận dụng đáp án www.instagram.com/daykemquynhon


39

Một đề bài "mở" phải đi kèm với một đáp án cũng "mở". Hãy luôn nhớ

AL

mục đích của đề Văn mở không phải là kiểm tra kiến thức mà đưa ra vấn đề để các em tự xử lý theo cách của mình. Bởi vậy khi xây dựng phương án và hướng

CI

dẫn chấm điểm phải dựa trên cách các em triển khai vấn đề, xử lý vấn đề và nhìn nhận vấn đề. Đáp án môn Văn sẽ không bó cứng theo kiểu bài đạt chuẩn phải có

FI

bao nhiêu ý, ý phải như thế nào. Thay vào đó, các em có thể bày tỏ 2 ý, 3 ý hoặc nhiều hơn. Và điều quan trọng là phải có ý tưởng, cách trình bày ý tưởng, quan

OF

điểm đó như thế nào và đưa ra những lý luận nào để thuyết phục. Thí sinh làm bài không trái thuần phong, mỹ tục và luật pháp đều được chấp nhận. Ví dụ với bài luận “Chí Phèo trong mắt tôi”, đáp án phải hướng tới cách lập

ƠN

luận của học sinh để thuyết phục người đọc, chứ không phải là việc đảm bảo đủ ý theo kiểu ngoại hình nhân vật, số phận và bi kịch... Học sinh có thể đi sâu phân tích Chí Phèo, cũng có thể chỉ cần tập trung để thuyết phục một khía cạnh

NH

mà Chí Phèo để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong trái tim và tâm hồn mình như: “Chí Phèo – bi kịch của người nông dân trong xã hội cũ” hoặc “Chí Phèo – niềm tin vào bản chất lương thiện luôn ẩn giấu trong trái tim con người” hay như “Chí

Y

Phèo và bài học về giá trị của tình yêu thương”…

QU

Khi vận dụng đáp án để chấm bài, người thầy không nên quá chú trọng tính đếm về lượng (thiếu/đủ), không nên soi xét quan điểm (đúng/sai), không đánh giá cao những bài mang tính sao chép, thiếu dấu ấn cá nhân. Người học có thể

M

có cái non nớt trong cảm nhận, khác biệt trong đánh giá nhưng đó đúng là điều học sinh nghĩ và cảm thì đều đươc chấp nhận. Người thầy cần thừa nhận và ghi

nhận những gì của học trò mới động viên được học trò về tư duy độc lập, hình thành và củng cố khả năng chủ động trong học tập. Và có như thế mới loại bỏ được thói học tủ, học vẹt, học đạo văn mẫu… cách học góp phần hình thành sự

DẠ Y

giả dối, nói những điều mình không nghĩ, không hiểu có thể vẫn tồn tại đâu đó trong cuộc sống. 2.4. Giải pháp 4: Xử lý, phân tích, phản hồi kết quả theo hướng tích

cực với mục đích khích lệ học sinh tiếp tục cố gắng www.instagram.com/daykemquynhon


40

Thứ nhất: Lựa chọn cách phản hồi đánh giá kết quả bằng điểm số,

AL

nhận xét

Để việc phản hồi kết quả bằng điểm số, nhận xét có hiệu quả, người giáo

CI

viên cần lưu ý không quá nặng nề về điểm số mà phải đánh giá dựa trên sự tiến

bộ của các em với chính mình; người giáo viên cũng cần lưu ý sức mạnh của

FI

ngôn từ để có thể đưa ra những nhận xét thuyết phục, hướng tới mục đích động viên, khích lệ các em học sinh trong hành trình khám phá tri thức và hoàn thiện

OF

chính mình Lưu ý yêu cầu khi nhận xét:

Lời nhận xét của giáo viên vô cùng quan trọng - Điều này đến trong

ƠN

suy nghĩ của người nghiên cứu sáng kiến từ thực tế giảng dạy của chính mình, đặc biệt khi đọc cuốn sách “Tốt-Tô-Chan – cô bé bên cửa sổ” của tác giả Tétsu-kô Ku-rô-y-a-na-gi – sứ giả thiện chí của UNICEF. Cô bé Tốt-Tô-Chan đã bị

NH

đuổi học khỏi trường tiểu học đầu tiên, nhưng người mẹ của cô bé đã không nói điều đó với cô cho đến tận lần sinh nhật thứ 20 của cô: “Con có biết tại sao con phải chuyển trường tiểu học không?” có một hôm người mẹ hỏi cô như vậy và

Y

khi thấy cô bé trả lời: “Con không biết ạ” thì bà tiếp tục một cách thản nhiên:

QU

“Chỉ vì con bị đuổi học”. Nhưng đó là điều đã xảy ra trước đó cả hơn chục năm trời. Nếu ngày cô bé Tốt-Tô- Chan bị đuổi học, bà mẹ hoàn toàn có thể nói: “Con sẽ trở thành người như thế nào đây? Con đã bị đuổi học. Nếu người ta lại

M

đuổi con ra khỏi trường tiếp theo thì con sẽ đi đâu” nếu vậy cô bé sẽ bất hạnh và lo lắng biết chừng nào, và chắc chắn cuộc đời cô bé đã diễn ra theo hướng khác.

Khi đã trở thành một con người nổi tiếng, biết được điều đó, cô bé đã thầm bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mẹ vì bà đã không kể điều đó cho đến tận khi cô bé trưởng thành. (Trang 20 – cuốn “Tốt-Tô- Chan – cô bé bên cửa sổ”). Điều

DẠ Y

này đủ để thấy những lời nhận xét thậm chí có thể làm thay đổi cuộc đời con người. Bởi vậy, trong cuộc sống, nhất là trong giáo dục, những lời nhận xét nói chung và nhận xét trong kiểm tra đánh giá nói riêng vô cùng quan trọng. Vì tầm quan trọng của những lời nhận xét nên người giáo viên cần

luôn có những nhận xét tích cực: Mang tính xây dựng, tập trung vào những www.instagram.com/daykemquynhon


41

điểm tích cực hơn là điểm tiêu cực hoặc chưa tích cực. Những nhận xét nên thể

AL

hiện sự tin tưởng, kì vọng sẽ giúp HS tạo dựng niềm tin và điều chỉnh hành vi. Một ví dụ cho thấy điều này một cách rõ nét chính là câu chuyện của cô giáo

CI

Rita Pierson. Trong bài Ted Talk năm 2013, Rita Pierson, một cô giáo người da đen ở miền Nam nước Mỹ, kể rằng trường cô ở quận nghèo, học sinh đến trường

FI

ăn mặc lôi thôi, lười học và thường xuyên bị điểm kém. Có một lần cô chấm bài của một em học yếu và em ấy chỉ làm đúng 2 trong số 20 câu. Cô cho em điểm

OF

F (là điểm không đạt yêu cầu), nhưng cạnh đó cô vẽ một nụ cười. Khi nhận được bài, cậu bé chạy lên hỏi: "Cô ơi, đây là điểm F ạ?" Cô bảo, "Ừ đúng đấy em". Cậu băn khoăn hỏi: "Cô cho em điểm F, tại sao cô lại vẽ nụ cười?" Cô nói, "Vì

ƠN

em không làm sai hết; em làm đúng 2 câu." Và lời của người giáo viên tuyệt vời ấy làm cả hội trường lặng đi mấy giây và ồ lên ngỡ ngàng: “Rõ ràng dương 2 (+2) lớn hơn rất nhiều âm 18 ( -18)”. Và cũng chắc chắn rất nhiều, rất nhiều

NH

những người đang có mặt trong hội trường hôm ấy và những người được xem clip về cô thay đổi trong cách nhìn nhận và đánh giá. Sự phản hồi của giáo viên cần có sự tích cực. Tất nhiên cần phải lưu ý để

Y

những lời nhận xét ấy không ru ngủ học sinh khiến các em ảo tưởng về năng lực

QU

của chính mình. Bởi vậy sự tích cực là sự khích lệ, còn trong lời nhận xét vẫn rất cần chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục để khích lệ các em tiếp tục thay đổi trong những bài tiếp sau.

M

Ví dụ khi nhận xét trong đánh giá thường xuyên: Em đã thực hiện tốt phần việc của cá nhân và cô tin em sẽ làm tốt hơn nữa khi thay mặt nhóm trình

bày kết quả Hoặc Em luôn chủ động sáng tạo trong việc tự học, chắc chắn khi thực hiện nhiệm vụ nhóm em cũng sẽ có những sáng tạo bất ngờ ... Ví dụ nhận xét sau khi đánh giá định kì: Em đã thể hiện năng lực ngôn

DẠ Y

ngữ tốt để trình bày cảm nhận nhân vật trữ tình trong bài thơ, cô tin bài tới em sẽ biết cách mở rộng liên hệ so sánh để bài viết có độ sâu hơn … Tất nhiên cũng có một lưu ý nhỏ, những lời nhận xét hướng tới yếu tố tích

cực không đồng nghĩa với việc “ru ngủ” học sinh để các em ảo tưởng về chính mình. Bởi vậy lời nhận xét trong đánh giá cần có 2 khía cạnh: Những ưu điểm, www.instagram.com/daykemquynhon


42

những hạn chế. Nhưng lời nhận xét ấy tìm đến cách diễn đạt để hướng các em

AL

tới sự tích cực và thể hiện niềm tin của giáo viên vào chính sự thay đổi của các em để các em tốt hơn sau đó.

CI

Thứ 2: Giải thích kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh

FI

Người giáo viên cần thu thập bằng chứng, lập hồ sơ học tập của học sinh, sử dụng bằng chứng để đánh giá những kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã có

OF

(những gì học sinh đã biết được, làm được và tạo ra những sản phẩm học tập cụ thể) trong thời điểm tiến hành kiểm tra, đánh giá để sẵn sàng cho việc học tập tiếp theo của các em sau mỗi chặng đường. Giáo viên cũng cần sử dụng bằng

ƠN

chứng để suy đoán những kiến thức, kĩ năng học sinh chưa đạt được hoặc cần phải đạt được, hoặc những gì học sinh có thể học được để từ đó có thể kết hợp với phụ huynh, giáo viên khác lập kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, tác động tới các

NH

em giúp các em có năng lực tự chủ và tự học

Thứ 3: Sử dụng kết quả đánh giá để đổi mới phương pháp dạy học Từ kết quả đánh giá thu được, soi chiếu với kết quả cần đạt và chuẩn đầu

Y

ra, giáo viên phân tích những mặt còn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân (Từ phía

QU

giáo viên, từ phía học sinh), từ dó đề xuất biện pháp khắc phục và điều chỉnh hoạt động dạy học bằng cách thay đổi, cải thiện phương pháp dạy học nhằm phát

M

triển phẩm chất năng lực học sinh, thúc đẩy học sinh tiến bộ. 3. Tiến hành vận dụng và thực nghiệm trong dạy học chuyên đề thơ

ca Cách mạng Việt Nam - Ngữ văn 11 3.1. Xây dựng kế hoạch trước khi tiến hành kiểm tra đánh giá trong dạy

học chuyên đề thơ ca Cách mạng Việt Nam – Ngữ văn 11

DẠ Y

a) Phân tích yêu cầu cần đạt của chủ đề, xác định mục đích cơ bản trong đánh giá và lựa chọn phẩm chất, năng lực cần đánh giá khi dạy học chuyên đề thơ ca Cách mạng Việt Nam. + Xây dựng mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực khi dạy học

chuyên đề thơ ca Cách mạng Việt Nam www.instagram.com/daykemquynhon


43

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

ĐỌC

AL

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

- Phân tích được đề tài, chủ đề,nhân vật trữ tình, tứ thơ,

CI

hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của cả tác phẩm, nhận xét được

FI

những hình ảnh thơ quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản

OF

- Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản, phát hiện những giá trị văn hóa và những triết lý nhân sinh, những

ƠN

bài học từ văn bản

- So sánh được các văn bản văn học viết về cùng đề tài

NH

cùng giai đoạn hoặc ở những giai đoạn khác nhau, liên tưởng, mở rộng vấn đề - Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận

Y

xét, đánh giá về văn bản văn học

QU

- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của các tác phẩm trong chủ đề (Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu; Chiều tối – Hồ Chí Minh và Từ ấy – Tố Hữu)

M

trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và

DẠ Y

VIẾT

thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống - Viết bài giới thiệu về tác giả hoặc một tác phẩm văn học - Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học văn bản thơ, nêu và nhận xét về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm thơ trong chuyên đề

NÓI VÀ NGHE

- Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn

www.instagram.com/daykemquynhon


44

cá nhân

AL

- Biết trình bày ý kiến, đánh giá hoặc bình luận về một vấn đề được gợi ra từ tác phẩm thơ trong chuyên đề, có 3

CI

phần rõ ràng, có nêu, phân tích, đánh giá được các ý kiến trái ngược, sử đụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và

FI

phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng NĂNG LỰC CHUNG

Biết thu thập kiến thức từ văn bản và biết cách bổ sung

OF

TỰ HỌC

kiến thức ngoài văn bản; Tự đọc hiểu được một tác phẩm thơ trữ tình ngoài chương trình; Tự đánh giá và biết phát

ƠN

triển kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ GIAO TIẾP VÀ HỢP Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; Tích cực tham gia các hoạt

NH

TÁC

động thảo luận, các nhiệm vụ hợp tác nhóm để giải quyết các nhiệm vụ tìm hiểu giá trị các bài thơ hiện đại trong hoặc ngoài chương trình vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp

QU

ĐỀ VÀ SÁNG TẠO

Y

GIẢI QUYẾT VẤN Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến giải quyết vấn đề; Tích cực kiến tạo ý nghĩa cho các văn bản thơ được học: Biết nhìn nhận và đánh giá các vấn đề

M

gợi ra từ các bài thơ trong chuyên đề dưới nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt các vấn đề có nhiều tranh luận

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

DẠ Y

YÊU NƯỚC

NHÂN ÁI

Ý thức được vận mệnh đất nước gắn liền với vận mệnh cá nhân, từ đó luôn sẵn sàng cống hiến và sẵn sàng hi sinh nếu tổ quốc lên tiếng gọi (Lưu biệt khi xuất dương; Từ ấy) Biết sống yêu thương, đồng cảm sẻ chia với những người dân lao động nghèo khổ (Từ ấy, Chiều tối) www.instagram.com/daykemquynhon


45

CHĂM CHỈ

Chăm học, có tinh thần tự học. Nhiệt tình tham gia các

AL

công việc của nhóm. Tự hoàn thiện các nhiệm vụ học tập

Có ý thức trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng

TRÁCH NHIỆM

FI

một cuộc sống có ý nghĩa …

CI

để trong khoảng trăm năm của cuộc đời con người có

+ Xác định mục đích: Kiểm tra, đánh giá sau 1 nội dung dạy học (Chuyên

OF

đề thơ ca Cách mạng Việt Nam Ngữ văn 11 với 3 tác phẩm tiêu biểu: Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu; Chiều tối – Hồ Chí Minh và Từ ấy – Tố phẩm chất, năng lực của học sinh

ƠN

Hữu), chuẩn bị tốt nhất cho nội dung kiểm tra định kì nhằm hướng tới phát triển

Sử dụng các hình thức:

NH

b) Dự kiến hình thức kiểm tra đánh giá

++ Đánh giá thường xuyên (Đánh giá quá trình)

Y

++ Có thể tham gia đánh giá định kì

QU

c) Dự kiến kế hoạch kiểm tra đánh giá chuyên đề “Thơ ca cách mạng Việt Nam”

Kế hoạch đánh giá năng lực của học sinh khi học chủ đề thơ ca cách mạng

M

Việt nam có thể được hình dung tổng quát như sau: KIẾN DỰ KIẾN DỰ KIẾN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

DỰ

LỰC

THỜI ĐIỂM PHƯƠNG

NĂNG

DẠ Y

ĐÁNH GIÁ

ĐỌC

PHÁP ĐÁNH GIÁ

- Đánh giá Phương

Câu hỏi: Câu hỏi tự luận, trắc

từng

hoạt pháp

nghiệm, vấn đáp, bảng hỏi ngắn, thẻ

động

đọc kiểm tra

kiểm tra, bảng KWLH …

www.instagram.com/daykemquynhon


46

Bài tập: Bài tập tình huống

sinh với mỗi Phương

Đề kiểm tra: Kiểm tra ngắn (5

đến 15 phút); Đề kiểm tra 1 tiết 45 phút

lớp

dùng trong đánh giá kết quả học tập sau

quan sát;

CI

văn bản trên pháp

khi hoàn thành nội dung dạy học, với

cả quá trình pháp hỏi

mục đích đánh giá thường xuyên; Đề thi

và các sản đáp;

học kì (60 đến 90 phút) dùng trong đánh giá định kì với sự kết hợp kiểm tra đánh

OF

đọc Phương

FI

- Đánh giá Phương

phẩm

của học sinh pháp

giá chuyên đề thơ ca Cách mạng trong

sau khi hoàn đánh giá

câu hỏi nghị luận văn học 5 điểm Sản phẩm học tập: Sản phẩm

ƠN

thành chủ đề sản phẩm - Đánh giá học tập

nghiên cứu khoa học, sản phẩm thực

từng

hoạt của học

hành thí nghiệm, sáng tạo … ( Kiểm tra

động

viết sinh

sinh; Kiểm tra kĩ năng viết: Dàn ý, bản

của học sinh

nháp, sơ đồ tư duy; Kiểm tra kĩ năng nói và nghe: Bài trình bày) Bảng kiểm: Bảng kiểm là một

viết

danh sách ghi lại các tiêu chí (các hành

của học sinh

vi, đặc điểm mong đợi có được biểu hiện

sau khi hoàn

hoặc được thực hiện hay không nhằm

M

QU

và các sản

Y

- Đánh giá cả quá trình

kĩ năng đọc: video đọc diễn cảm của học

NH

VIẾT

AL

hiểu của học viết;

thành chủ đề

đánh giá sự tiến bộ của học sinh và đo

NÓI VÀ - Đánh giá

mức độ học sinh đạt được trong quá trình

NGHE

từng

hoạt

học sinh thực hiện nhiệm vụ làm việc

động nói và

nhóm, thuyết trình, đóng vai, thực

nghe

trong

hành…

quá

trình

DẠ Y

phẩm

học chủ đề

Thang đánh giá: Thang dạng số, thang dạng đồ thị, thang dạng mô tả Phiếu đánh giá theo tiêu chí

www.instagram.com/daykemquynhon


47

(Rubrics): Các tiêu chí đánh giá và mức

AL

độ đạt được của từng tiêu chí đó, trong đó các mức độ thường được thể hiện

CI

dưới dạng thang mô tả hoặc kết hợp giữa thang số và thang mô tả để mô tả một

OF

vụ của người học.

FI

cách chi tiết các mức độ thực hiện nhiệm

3.2. Tiến hành kiểm tra đánh giá trong dạy học chuyên đề thơ ca Cách mạng Việt Nam – Ngữ văn 11

ƠN

GV đã thực hiện các công cụ kiểm tra đánh giá theo kế hoạch đã dự kiến trong thực tế khi dạy học chuyên đề 3.2.1. Đánh giá thường xuyên:

NH

GV cùng học sinh tiến hành sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá theo nội dung dự kiến trên lồng vào các tiết dạy học gắn với chuyên đề, thể hiện ngay trong kế hoạch dạy học (giáo án, kế hoạch bài giảng)

Y

3.2.2. Đánh giá định kì:

QU

GV đã đề xuất cùng tổ nhóm chuyên môn: Chuyên đề thơ ca Cách mạng Việt Nam – Ngữ văn 11 là một trong những nội dung kiểm tra đánh giá định kì cuối năm học của học sinh khối 11 trên toàn trường.

M

CỤ THỂ:

3.2.1. Đánh giá thường xuyên:

a) Thiết kế một số công cụ kiểm tra cơ bản khi dạy học chuyên đề Thơ ca Cách mạng và vận dụng linh hoạt trong giờ học để tiến hành kiểm tra thường xuyên (1). Sử dụng các câu hỏi

DẠ Y

+ Câu hỏi vấn đáp: Câu hỏi “gợi mở” cho cả 3 tác phẩm trong chuyên đề Ví dụ: Văn bản giới thiệu với người đọc chủ đề gì?

+ Câu hỏi theo thang đánh giá của Bloom Câu hỏi “biết”: Văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết 1945 chia làm mấy bộ

phận, mấy xu hướng? www.instagram.com/daykemquynhon


48

Câu hỏi “hiểu”: Xu hướng văn học Cách mạng dân chủ tư sản khác gì với

AL

xu hướng văn học cách mạng vô sản?

Câu hỏi “áp dụng”: Ba tác phẩm học trong chuyên đề thuộc xu hướng văn

CI

học nào? Tại sao em xếp như vậy?

Câu hỏi “phân tích”: Những tác phẩm trong chuyên đề mang những đặc

FI

điểm gì của văn học Cách mạng? ( trên cơ sở so sánh với thơ ca lãng mạn)

Câu hỏi “tổng hợp”: Qua các bài học trong chuyên đề thơ ca Cách mạng

OF

Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11, hãy rút ra đặc trưng cơ bản nhất của thơ trữ tình?

Câu hỏi “đánh giá”: Tại sao nói “Chiều tối” nói riêng và “Nhật kí trong

ƠN

tù” nói chung được đánh giá là viên ngọc quý? + Sử dụng câu hỏi tự luận:

Câu hỏi tự luận hạn chế: Có ý kiến cho rằng “Chiều tối vừa mang vẻ đẹp

NH

cổ điển vừa mang đậm tinh thần thời đại” Ý kiến của em? Câu hỏi tự luận mở rộng: Phân tích bài thơ “Chiều tối”. Từ đó hãy liên hệ với khổ cuối trong bài “Tràng giang” để nhận xét về phong cách nghệ thuật thơ

Y

của 2 tác giả Hồ Chí Minh và Tố Hữu.

QU

+ Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan Câu 1: Tập thơ “Nhật kí trong tù” được Hồ Chí Minh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

M

A. Sau nhiều năm bôn ba, Bác trở về Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng vào tháng 2 năm 1941.

B. Trong thời gian Bác Hồ đi khắp năm châu tìm đường cứu nước và dừng chân tại Trung Quốc.

C. Trong thời gian Bác bí mật sang Trung Quốc đề tranh thủ sự viện trợ quốc tế

DẠ Y

cho cách mạng và bị bắt giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây. D. Trong thời gian Bác Hồ trở về Thủ đô Hà Nội sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Câu 2: Tập thơ “Nhật kí trong tù” gồm bao nhiêu bài thơ và phần lớn được viết theo thể thơ nào? www.instagram.com/daykemquynhon


49

B. Gồm 133 bài - được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt. C. Gồm 134 bài - được viết chủ yếu theo thể thơ song thất lục bát.

AL

A. Gồm 134 bài - được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt.

CI

D. Gồm 135 bài - được viết chủ yếu theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Câu 3: Bài thơ “Chiều tối” được viết bằng :

FI

A. Chữ Nôm B. Chữ Quốc ngữ

OF

C. Tiếng Pháp D. Chữ Hán ….

ƠN

+ Sử dụng bảng hỏi ngắn để kiểm tra tri thức nền của HS Em đã học hoặc đọc những tác phẩm nào của Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Tố

NH

Hữu?

Hồ Chí Minh

Tố Hữu

……………………

………………………

…………………………

……………………

……………………

……………………………

Y

Phan Bội Châu

QU

+ Sử dụng thẻ kiểm tra: Sau khi dạy đọc hiểu văn bản trong chuyên đề Thơ ca Cách mạng, GV có thể sử dụng thẻ kiểm tra nhanh với 3 câu hỏi ngắn cho hs trả lời trước khi kết thúc giờ học.

M

1. Điều gì trong bài học hoặc giờ học em thích nhất …………………………………………………………

………………………………………………………………….

2. Chỗ nào, phần nào hoặc điều gì làm em khó hiểu, cần được giải thích

DẠ Y

lại?

………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….. 3. Điều gì em đặc biệt quan tâm hay mong muốn được biết, nhưng đã chưa được đề cập tới trong bài học này? www.instagram.com/daykemquynhon


50

…………………………………………………………………

CI

AL

…………………………………………..

văn bản “Chiều tối”) W

L

Điều tôi đã biết Điều tôi muốn biết

H

Điều tôi đã được

OF

K

FI

+ Sử dụng bảng KWLH ( có thể sử dụng đầu giờ học khi dạy học đọc hiểu

Tôi sẽ tiếp tục

về tác phẩm

học về tác phẩm

nghiên cứu về tác

“Chiều tối”

“Chiều tối”

“Chiều tối”

phẩm “Chiều tối” theo cách …

NH

ƠN

về tác phẩm

(2). Sử dụng bài tập tình huống

Bài tập tình huống không có sẵn, GV cần xây dựng tình huống giả định triển phẩm chất năng lực.

Y

hoặc lựa chọn tình huống trong thực tế (tình huống thực) để giúp học sinh phát

QU

Ví dụ: Giả định có một bạn học sinh không đồng tình với quan điểm của Phan Bội Châu “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” vì với bạn ấy, việc học trong bất cứ cảnh huống nào đều không hoài phí, em sẽ trao đổi với bạn ấy như

M

thế nào? Phác thảo nhanh những nội dung em dự kiến sẽ trao đổi?

(3). Sử dụng các đề kiểm tra Đây là nội dung vẫn đang và đã được giáo viên sử dụng nên người viết

không quá tập trung, người viết chỉ khuyến khích bản thân cùng đồng nghiệp

DẠ Y

tăng cường các các bài kiểm tra ngắn từ 5 tới 15 phút, khuyến khích học sinh đăng nhập và làm bài kiểm tra trực tuyến bằng cách tìm hiểu thêm các phần mềm máy tính như eBIB , Mc Test, Quizizz.. Cũng có thể kiểm tra nhanh ngay

www.instagram.com/daykemquynhon


51

cuối giờ bằng các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn để đánh giá ( như 1 số câu hỏi

AL

trắc nghiệm đã nêu trên).

CI

(4). Sản phẩm học tập Năng lực Đọc

FI

Sản phẩm dự kiến yêu cầu học sinh

Sản phẩm đọc diễn cảm bài thơ “Chiều tối”của học sinh

OF

được các em tự ghi âm lại

Bài viết luận: Từ bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”, anh

Viết

chị hãy viết bài luận về nội dung: Ý thức trách nhiệm của

ƠN

cá nhân trước thời cuộc? Nói và nghe

Trình bày và phản biện các bạn với nội dung thuyết

NH

trình: Khổ thơ mà anh (chị) cho là hay nhất trong bài thơ “Từ ấy”?

(5). Bảng kiểm

Y

Ví dụ khi thực hiện đánh giá năng lực nói của học sinh khi học chuyên đề

QU

với nội dung thuyết trình của học sinh: Khổ thơ mà anh (chị) cho là hay nhất trong bài thơ “Từ ấy”?, GV có thể hình thành bảng kiểm sau đây. (Tích vào ô bên phải)

M

TIÊU CHÍ

XUẤT HIỆN

1. Diễn đạt trôi chảy

2. Tốc độ vừa phải, ngưng ngắt câu đúng lúc, đúng chỗ

DẠ Y

3. Âm lượng vừa phải (6). Thang đánh giá

www.instagram.com/daykemquynhon


52

GV có thể kiểm tra để đo năng lực của các em học sinh bằng thang đánh

AL

giá kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình

THANG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU THƠ TRỮ TÌNH

CI

Ghi lại mức độ thành thạo mà người học thực hiện những hành vi dưới đây kkhi tròn vào con số thể hiện mức độ thành thạo. cụ thể:

FI

thực hiện nhiệm vụ đọc hiểu 1 bài thơ trữ tình. Với mỗi hành vi, hãy khoanh - Mức độ 1: Thường xuyên gặp khó khăn, hầu hết không thực hiện được

OF

- Mức độ 2: Nhiều lúc gặp khó khăn, nhưng vẫn có thể thực hiện được - Mức độ 3: Đôi lúc gặp khó khăn, nhưng hầu hết thực hiện được 1 cách dễ dàng - Mức độ 4: Rất ít gặp khó khăn, thường xuyên thực hiện được 1 cách dễ dàng

4

3

2

1

ƠN

I. Đọc hiểu ngôn từ

Hiểu các từ ngữ trong văn bản khi đọc và theo dõi các chú

4

3

2

1

NH

thích

Hình dung được tổng quan về văn bản: Đề tài, chủ đề, nội dung cơ bản

bản 3

2

1

4

3

2

1

Xác định được hình tượng nhân vật trữ tình

QU

4

Y

II. Đọc hiểu hình tượng nhân vật trữ tình và ý nghĩa văn

Xác định được các thông tin để hình dung, tái hiện được hình tượng nhân vật trữ tình (Cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp tâm

1

Phân tích được hình tượng nhân vật trữ tình trong văn bản

1

Rút ra được ý nghĩa của hình tượng nhân vật

2

1

So sánh, liên hệ với các nhân vật khác

2

1

Rút ra ý nghĩa của hình tượng nhân vật và tư tưởng chủ đề

3

2

4

3

2

3 3

DẠ Y

4

4

4

4

M

hồn…)

3

của văn bản qua hình tượng nhân vật trữ tình 2

1

Đánh giá những đóng góp của nhà thơ qua việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm III. Đọc hiểu nghệ thuật văn bản www.instagram.com/daykemquynhon


53

3

2

1

Xác định được thể thơ

4

3

2

1

Xác định được giọng điệu

4

3

2

1

Phân tích được đặc điểm ngôn ngữ, hiệu quả của hình ảnh

AL

4

4

3

2

CI

và các biện pháp tu từ

Phân tích được sự vận động tâm trạng hoặc sự vận động của

1

Khung mô hình Rubric định tính Điểm

OF

(7). Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics):

FI

tứ thơ

ƠN

Mô tả

Học sinh giải quyết được tình huống và có

TỐT

NH

những kiến giải hợp lý, mang tính sáng tạo …

Học sinh giải quyết được tình huống khá

M

ĐẠT

QU

Y

KHÁ

CHƯA ĐẠT

thuyết phục … Học sinh giải quyết được tình huống nhưng còn lúng túng … Học sinh chưa thực hiện được nhiệm vụ học tập, chưa giải quyết được tình huống đặt ra …

DẠ Y

Mô hình Rubric định lượng Mô hình Rubric định lượng, đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS có

thể được thiết kế thành nhiều cột: + Cột thứ nhất ghi nội dung chính của các điểm thành phần www.instagram.com/daykemquynhon


54

+ Những cột tiếp theo mô tả cụ thể tiêu chí cần đạt mà GV đặt ra tương

AL

ứng với từng mức điểm.

Những mức điểm này nên xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp theo kiểu

CI

bậc thang để thuận tiện cho GV khi đánh giá.

Ví dụ với đề kiểm tra thường xuyên: Từ bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”, anh

FI

chị hãy viết bài luận về nội dung: Ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trước thời cuộc?

OF

TIÊU CHÍ 1. Cấu trúc bài văn 2. Lập luận

4. Trình bày

4

1 1

NH

5. Sáng tạo

1

3

ƠN

3. Diễn đạt

ĐIỂM

Mỗi tiêu chí được thể hiện trong 1 Rubric cụ thể như sau 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (1 điểm)

1

Mô tả tiêu chí

Ghi chú

Bài viết đủ 3 phần: Mở, thân, kết

Y

Điểm

QU

Mở dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề: Ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trước thời cuộc Thân tổ chức thành nhiều đoạn liên kết chặt chẽ,

0,5

M

cùng làm sáng tỏ vấn đề Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ như trên hoặc

thân chỉ có 1 đoạn

0

Chưa tổ chức thành 3 phần hoặc thiếu 1 phần

DẠ Y

2. Tiêu chí 2: Lập luận (4 điểm)

Điểm 4

Mô tả tiêu chí

Ghi chú

Hệ thống luận điểm rõ ràng, toàn Từ bài thơ “Lưu biệt khi diện, sâu sắc

xuất dương”, anh chị hãy

www.instagram.com/daykemquynhon


55

Hệ thống luận điểm được trình viết bài luận về nội dung: Ý

Lý lẽ thuyết phục, sâu sắc

trước thời cuộc?

Dẫn chứng xác thực

- Giải thích ngắn gọn về ý

AL

thức trách nhiệm của tuổi trẻ

CI

2,5 – 3,5

bày theo trình tự hợp lý

Hệ thống luận điểm tương đối rõ thức trách nhiệm được gợi lên từ bài thơ

FI

ràng, toàn diện, sâu sắc

Hệ thống luận điểm được trình - Giải thích khái niệm “tuổi

Lý lẽ thuyết phục, sâu sắc

OF

bày theo trình tự tương đối hợp lý trẻ” và “trách nhiệm” - Bàn luận: Tại sao tuổi trẻ

Dẫn chứng xác thực nhưng chưa cần ý thức được trách nhiệm

1,0 -2,0

ƠN

trước thời cuộc? Để thực

phong phú

Hệ thống luận điểm chưa rõ ràng, hiện trách nhiệm, tuổi trẻ

NH

toàn diện, sâu sắc

cần

phải

làm

gì?

Dẫn

Hệ thống luận điểm được trình chứng? Phê phán những bạn bày chưa theo trình tự hợp lý

trẻ sống ích kỉ, không ý thức

sâu sắc

Y

Lý lẽ chưa thực sự thuyết phục, được trách nhiệm, trốn chạy

điểm

bản thân đối với sự phát

Lý lẽ chưa phù hợp

triển của đất nước, của cộng

Dẫn chứng không phù hợp

DẠ Y

- Bài học: Mỗi bạn trẻ cần ý

Không nêu được hệ thống luận thức được trách nhiệm của

M

0

QU

Dẫn chứng nghèo nàn

trách nhiệm

đồng, nhất là trong thời kì hiện nay khi xã hội đang phải đối mặt với thảm họa thiên tai, dịch bệnh; Cần rèn đức, luyện tài …

3. Tiêu chí 3: Diễn đạt (3 điểm)

Điểm

Mô tả tiêu chí www.instagram.com/daykemquynhon

Ghi chú


56

3

Vốn từ phong phú, hay, biểu cảm, kiểu câu

AL

đa dạng

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 1,5 – 2,5

Vốn từ tương đối phong phú, hay, biểu

FI

cảm, kiểu câu đa dạng

CI

Sử dụng linh hoạt phép liên kết

Sử dụng được các phép liên kết

OF

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp hoặc rất ít 0,5 – 1

Vốn từ còn nghèo, kiểu câu đơn điệu

ƠN

Sử dụng phép liên kết ở 1 số chỗ

Mắc khá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ

0

NH

pháp

Vốn từ quá nghèo, kiểu câu đơn điệu Không sử dụng phép liên kết

QU

pháp

Y

Mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ

4. Tiêu chí 4: Trình bày (1 điểm)

1

Mô tả tiêu chí

Ghi chú

Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình

M

Điểm

bày sạch sẽ, gạch xóa rất ít Chữ viết rõ ràng, bài văn trình bày tương

0,5

đối sạch sẽ, gạch xóa 1 số chỗ

DẠ Y

0

Chữ viết không rõ ràng, khó đọc; bài văn trình bày chưa sạch sẽ

5. Tiêu chí 5: Sáng tạo (1 điểm)

Điểm

Mô tả tiêu chí www.instagram.com/daykemquynhon

Ghi chú


57

Có quan điểm mới, cách nhìn mới thuyết phục, diễn đạt

1

0,5

AL

hay, độc đáo, sáng tạo Có quan điểm mới, cách nhìn mới hoặc diễn đạt hay,

CI

độc đáo, sáng tạo

Không có cách nhìn mới, không diễn đạt độc đáo, sáng

0

FI

tạo

OF

Để thấy được hiệu quả thiết thực của giải pháp đã đề xuất, người viết đã tiến hành thực nghiệm. Đối tượng thực nghiệm là lớp 11A7 tại trường, năm học 2020-2021.

ƠN

Xin được trích dẫn kế hoạch dạy học một bài học - Bài“Lưu biệt khi xuất dương” – trong chuyên đề Thơ ca cách mạng Việt Nam có lồng ghép các công

NH

cụ kiểm tra đã dự kiến được tiến hành để thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên.

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

Y

- Phan Bội Châu -

QU

1. KHỞI ĐỘNG. Chuẩn kiến thức kĩ

Hoạt động của Thầy và trò

M

- GV giao nhiệm vụ:

năng cần đạt, năng lực cần phát triển - Nhận thức được nhiệm

GV tổ chức trò chơi để kiểm tra đánh giá những tri vụ cần giải quyết của bài thức nền của các em và sự chăm chỉ tự học, tự tìm học. hiểu của các em: Trò chơi “Ai nhanh nhất?”. GV sẽ

DẠ Y

cài đặt thời gian để mỗi hình ảnh xuất hiện trong 5 - Tập trung cao để giải giây, sau đó sẽ có những hình ảnh tiếp nối để các em quyết nhiệm vụ học tập. hs đoán những hình ảnh này gợi nhớ tới nhân vật nào trong lịch sử? Ai nhanh nhất sẽ được thưởng điểm. - Có thái độ tích cực, www.instagram.com/daykemquynhon


58

FI

CI

AL

hứng thú.

ƠN

OF

(Sống trong thời Pháp thuộc)

QU

Y

NH

(Tham gia trong phong trào Đông Du)

M

( Tác giả của thi phẩm nổi tiểng làm lay động lòng

DẠ Y

người: “Hải ngoại huyết thư”)

(Gắn bó với căn nhà giản dị nơi Bến Ngự, www.instagram.com/daykemquynhon


59

được gọi thân mật là “ông già Bến Ngự”)

AL

- HS thực hiện nhiệm vụ:

cách mạng ra đi tìm đường cứu nước những năm đầu thế kỉ XX và dừng hình ở nhân vật lịch sử kiệt xuất

NH

Từ đó GV giới thiệu vào bài:

ƠN

OF

thế kỉ XX - Phan Bội Châu

FI

Từ đó, giáo viên trình chiếu hình ảnh về một số nhà

CI

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng Bạn cùng ai đất khách dãi dầu?

Y

(Tố Hữu, Theo chân Bác)

QU

Đó là những lời đánh giá rất cao về con người và thơ văn của nhà cách mạng Viêt Nam kiêt xuất nhất 25 năm đầu thế kỉ XX. Trong buổi từ biệt anh em đồng chí, trước khi bí mật lên đường sang Nhật Bản tổ

M

chức và chỉ đạo phong trào Đông du (1905 - 1908),

Phan Bội Châu đã cảm hứng viết bài thơ “Xuất dương lưu biệt”. GV nêu tình huống: Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ

DẠ Y

để trả lời cho cô câu hỏi: “Xuất dương lưu biệt” là bài thơ nói về sự lưu biệt nhưng có giống với những cuộc lưu biệt ở cuộc đời thường nhật, có giống với bài thơ, đoạn thơ cùng đề tài lưu biệt, tống biệt mà các em đã đọc hoặc đã học?Vì sao? (Trả lời được www.instagram.com/daykemquynhon


60

AL

câu hỏi này cuối giờ, cô sẽ dành cho các em điểm 10)

CI

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt I. Tìm hiểu chung:

FI

* Thao tác 1 :

OF

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm Bước 1: GV giao nhiệm vụ

ƠN

GV chia bảng làm 4, yêu cầu 4 học sinh thử sức xem ai hiểu biết nhiều hơn: Ghi ngắn gọn

NH

những hiểu biết của các em về tác giả Phan Bội Châu? Trong thời gian 2 phút?

1. Tác giả:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- Phan Bội Châu (1867 - 1940)

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện

- Quê: Đan Nhiễm – Nam Đàn –

Y

Một học sinh bất kì ngồi dưới được giáo viên Nghệ An.

bạn trên bảng

QU

chỉ định sẽ tổng hợp nhanh kiến thức của các - Là một người yêu nước và cách

1. Tác giả: Phan Bội Châu (1867-1940).

mạng “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”

M

- Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà - Là nhà thơ, nhà văn, là người Nho, tại làng Đan Nhiệm, Nam Hoà, Nam khơi nguồn cho thể loại văn

Đàn, Nghệ An

chương trữ tình.

- Là một người yêu nước và cách mạng, lãnh Tóm lại: Phan Bội Châu (1867 đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang 1940) là nhà yêu nước và cách

DẠ Y

Nhật; năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt và mạng của dân tộc Việt Nam - người đưa ông về quản thúc (giam lỏng) tại Huế. từng được đánh giá là "bậc anh ông mất ở đây năm 1940.

hùng, vị thiên sứ được hai mươi

- Sự nghiệp văn học phong phú đồ sộ, chủ triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn www.instagram.com/daykemquynhon


61

yếu viết bằng chữ Hán theo các thể loại sùng" (Nguyễn Ái Quốc, Những trò truyền thống của văn học trung đại

AL

lố hay là Va-ren và Phan Bội

- Tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới, cây Châu). Ông là đại diện đầu tiên tiêu

CI

bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng Việt biểu nhất cho đội ngũ các nhà cách Nam mấy chục năm đầu thế kỉ XX

mạng biết dùng thơ văn như một

FI

- Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên thứ vũ khí chiến đấu hiệu quả nhất. cho loại văn chương trữ tình, chính trị, một trong những mũi tiến công kẻ thù và vận động cách mạng

Y

NH

ƠN

GV giới thiệu hình ảnh

OF

truyền yêu nước và cách mạng ; khơi dòng

QU

( Nơi Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế) Tích hợp với các bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của

M

Nguyễn Ái Quốc (đã học ở THCS) để nói

thêm về tác phẩm của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc viết về Phan Bội Châu. Tích hợp kiến thức Địa lí (quê hương Nam

DẠ Y

Đàn), kiến thức lịch sử 11- Lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX hướng dẫn học sinh tìm hiểu phong trào Đông Du mở rộng kiến thức

www.instagram.com/daykemquynhon


62

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức

AL

2. Tác phẩm: 2. Tác phẩm: “Lưu biệt khi xuất dương”

CI

Bước 1: GV giao nhiệm vụ GV dẫn dắt: Phan Bội Châu là người

FI

khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình mạnh mẽ, "đọc thơ văn Phan Bội Châu, lí trí chưa kịp nhận thức và tán thành thì ngó lại, trái tim đã bị nó hoàn toàn chinh phục rồi".

OF

chính trị. Thơ văn của ông có sức chiến đấu

ƠN

Giá trị của thơ văn Phan Bội Châu chính là ở

cảm xúc cách mạng chân thành, sôi nổi. Ông nói thẳng và cổ vũ trực tiếp cho cách mạng.

NH

Bài thơ Xuất dương lưu biệt thể hiện những nét đặc sắc của phong cách thơ tuyên truyền vận động cách mạng của Phan Bội Châu.

Y

Hướng dẫn HS đọc văn bản

QU

Đọc cả bản phiên âm chữ Hán, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Trọng tâm là bản dịch thơ. Chú ý thể hiện giọng thơ tâm huyết, lôi

M

cuốn, hào hùng nhưng vẫn giữ đúng vần, nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

*Giải thích từ khó: Theo chú thích dưới

chân trang.

* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. GV và HS nhận xét cách đọc.

DẠ Y

*

GV đặt câu hỏi: Dựa vào phần Tiểu dẫn (SGK/3) và văn bản tác phẩm em hãy cho biết:

- Hoàn cảnh ra đời: Năm 1905, www.instagram.com/daykemquynhon


63

trước lúc lên đường sang Nhật Bản,

b. Thể thơ

ông làm bài thơ này để từ giã bạn

c. Đề tài

bè, đồng chí.

d. Bố cục

- Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình

HS hoàn thiện trên phiếu học tập

chính trị trong nước đen tối, đất

CI

AL

a. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

FI

*GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt (Luật nước đã mất chủ quyền, tiếng mõ thơ) hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục, Cần Vương đã tắt, các phong trào yêu nước thất bại, ảnh hưởng của

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

tư tưởng dân chủ tư sản từ nước

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện

ngoài tràn vào.

OF

thể thơ của bài thơ.

ƠN

GV chọn ngẫu nhiên phiếu học tập của các - Thể thơ: Chữ Hán, Thất ngôn bát em và dùng máy chiếu vật thể chiếu lên màn cú Đường luật - Đề tài: Lưu biệt

hình. HS trình bày.

NH

- Hoàn cảnh sáng tác: được viết trong bữa - Bố cục: Đề, thực, luận, kết cơm ngày tết cụ Phan tổ chức ở nhà mình, để chia tay với bạn đồng chí trước lúc lên đường

QU

Đông Du (1905-1908)

Y

sang Nhật Bản, tổ chức và chỉ đạo phong trào - Thể thơ: Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

M

- Đề tài: Bài thơ mang đề tài “lưu biệt” – một đề tài quen thuộc trong thơ cổ trung đại

nhưng lại mang âm hưởng khác - Bố cục: Đề, thực, luận, kết Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức II. Đọc–hiểu:

DẠ Y

* Thao tác 1 : GV tổ chức hoạt động đọc hiểu theo phương pháp dạy học nhóm, chia HS thành 4 nhóm Nhóm 1: Chủ trì thuyết trình và thảo luận 2 câu đề

www.instagram.com/daykemquynhon


64

Nhóm 2: Chủ trì thuyết trình và thảo luận 2

AL

câu thực Nhóm 3: Chủ trì thuyết trình và thảo luận 2

CI

câu luận Nhóm 4: Chủ trì thuyết trình và thảo luận 2

FI

câu kết

phiếu học tập nhóm Các nhóm còn lại được quyền hỏi, phản biện và đánh giá về nhóm bạn

OF

Yêu cầu của từng nhóm được GV phát trong

ƠN

Thời gian các em hoạt động nhóm, GV đến từng nhóm có gợi ý định hướng cho các em

NH

Bước 1: GV giao nhiệm vụ Nhóm 1:

-Tư duy mới mẻ, khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm

QU

đầu như thế nào?

Y

đường cứu nước được biểu lộ trong 2 câu thơ

- Quan niệm của cụ Phan về chí làm trai có gì mới mẻ, táo bạo so với tiền nhân?

M

-Tích hợp với thơ trung đại: Phạm Ngũ Lão, ông Hi Văn (Nguyễn Công Trứ) về

Chí làm trai, sử dụng thao tác so sánh để tìm hiểu nét mới trong Chí làm trai của Phan Bội Châu

DẠ Y

- Hoàn thành phiếu học tập Tác giả

Câu thơ thể hiện chí làm trai

Phạm Ngũ Lão www.instagram.com/daykemquynhon


65

AL

Nguyễn Công Trứ Phan Bội Châu GV bổ sung: Phan Bội Châu vượt lên giấc

CI

mộng công danh thường gắn liền với hai chữ trung quân để vươn tới những lý tưởng nhân

FI

quần, xã hội rộng lớn cao cả (bởi đời ở đây GV đánh giá nhận xét nhanh về nhóm 1 và khích lệ các nhóm còn lại

OF

chính là cuộc đời, cũng chính là xã hội).

ƠN

Nhóm 2: Em hiểu khoảng trăm năm (ư bách niên) là gì? Cái "tôi" xuất hiện như thế nào?

NH

Đây có phải là cái "tôi" hoàn toàn mang tính chất cá nhân hay không? Vì sao?Sự chuyển

đổi giọng thơ đang từ khẳng định (câu 3) sang giọng nghi vấn (câu 4: há không ai? -

Y

cánh vô thuỳ?) có ý nghĩa gì?

QU

Nhóm 3: -Tác giả đặt ra những vấn đề gì mới ở hai câu 5 - 6 ? Tại sao nói quan niệm và tư duy của Phan Bội Châu hết sức mới mẻ? Có

M

phải tác giả hoàn toàn phủ nhận thánh hiền trong khi bản thân là bậc nhà Nho?

- GV cho HS hoàn thành phiếu học tập. Từ đó, HS phát hiện sự mới mẻ trong tư tưởng

DẠ Y

của Phan Bội Châu

Tác giả

Câu thơ, câu văn thể hiện quan niệm Sống - Chết www.instagram.com/daykemquynhon


66

Trần Quốc Tuấn

AL

(trong Hịch tướng sĩ) Đình

CI

Nguyễn

Chiểu (trong Văn

FI

tế nghĩa sĩ Cần

Phan Bội Châu

*GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt (Từ

OF

Giuộc)

sánh giữa bản phiên âm và dịch thơ.

ƠN

Hán-Việt) hướng dẫn học sinh tìm hiểu , so

NH

Nhóm 4: - Hai câu kết thể hiện khát vọng

hành động và tư thế của người ra đi như thế nào? (Chú ý không gian được nói đến, hình tượng thơ có gì đặc biệt, biện pháp tu từ và so

QU

Y

sánh phần dịch thơ với nguyên tác ở câu 8).

*GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt (Từ Hán-Việt) hướng dẫn học sinh tìm hiểu , so

M

sánh giữa bản phiên âm và dịch thơ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện

1. Hai câu đề: quan niệm mới về “Chí làm trai”

* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:

- Tác giả nêu lên quan niệm mới: là

DẠ Y

- Làm trai phải lạ ở trên đời. Sinh ra làm thân đấng nam nhi phải sống cho ra nam nhi, phải làm được những việc lớn lao kì sống, mong muốn làm nên điều kì lạ, trọng đại cho đời.

lạ “ yếu hi kì” túc là phải sống cho

- Há để càn khôn tự chuyển dời

phi thường hiển hách, dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn.

www.instagram.com/daykemquynhon


67

đất, phải chủ động, không nên trông chờ.

Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin

AL

Lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời chuyển

Tác giả Phạm

mình.

Chí làm trai

CI

tưởng ở mức độ và tài năng của => Đặt trong hoàn cảnh:Đất nước

Ngũ Công danh nam tử

chúng ta những năm đầu thế kỉ XX:

nợ...chuyện Vũ Hầu

Thực dân Pháp đặt xong ách đô hộ

Nguyễn Công Chí làm trai nam,

trên khắp 3 kì, con đường cứu nước

OF

FI

vương

còn

Lão

Trứ

bắc, đông tây

còn đang đen tối thì việc thức tỉnh

Phan

Bội Làm trai phải lạ...

chí làm trai là việc làm có ý nghĩa trọng đại. Vì vậy hai câu đề của bài

ƠN

Châu

- Chí làm trai theo quan niệm mới mẻ của cụ thơ đã nêu được tư thế có tính chất Phan: Phải xoay trời chuyển đất, phải chủ vũ trụ của người thanh niên yêu

NH

động, phải làm những việc phi thường, phải nước có chí hướng, có bản lĩnh gắn liền với sự nghiệp cứu nước. Ý tưởng lớn lao, mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể

QU

những câu thơ tiếp theo.

Y

hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình, trong

* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận: - Trong khoảng trăm năm cần có tớ

M

Khẳng định đầy tự hào, đầy trách nhiệm: dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu

nước.Tự nhận gánh vác việc giang sơn một cách tự giác. Nói bằng cả tâm huyết, bằng tấm lòng sục sôi của mình. Phá vỡ tính quy 2. Hai câu thực: khẳng định ý thức trách nhiệm của cái tôi cá

- Sau này muôn thuở há không ai?

nhân trước thời cuộc

DẠ Y

phạm của văn học trung đại (Tính phi ngã).

Cụ Phan không hề khẳng định mình và phủ - Câu 3: “Tu hữu ngã” (phải có nhận mai sau, mà muốn nói lịch sử là một trong cuộc đời). Đó là ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước www.instagram.com/daykemquynhon


68

dòng chảy liên tục, có sự góp mặt và tham gia thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm

AL

gánh vác công việc của nhiều thế hệ! có niềm trước hiện tại mà còn trách nhiệm tin với mình như thế nào, với mai sau như thế trước lịch sử của dân tộc “thiên taỉ hậu” (nghìn năm sau)

CI

nào mới viết được những câu thơ như thế.

- Câu 4: tác giả lại chuyển giọng

FI

nghi vấn (cánh vô thuỳ - há không ai?). Đó chỉ là cách nói nhằm

OF

khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài năng trí tuệ dâng

* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:

ƠN

hiến cho đời.

- Non sông đã chết....Hiền thánh còn đâu?...

Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai

trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng

NH

Việc học hành thi cử cũ, không còn phù hợp gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch với tình hình đất nước hiện tại. (Cụ không hề sử giao phó. phủ nhận Nho giáo, cụ chỉ muốn kêu gọi sự

Y

thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp 3. Hai câu luận: thái độ quyết liệt

QU

giải phóng dân tộc! Con người tràn đầy nhiệt trước tình cảnh đất nước và huyết, cá tính mạnh mẽ ưa hành động đã những tín điều xưa cũ. dùng những từ phủ định đầy ấn tượng:

M

“Tử hĩ” (chết rồi); “Đồ nhuế” (nhơ - Nêu lên tình cảnh của đất nước: nhuốc);“Si” (ngu).

“non sông đã chết” và đưa ra ý

- So với nguyên tác, các cụm từ đồ nhuế (nhơ thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn nhuốc) được dịch là nhục, tụng diệc si (học vong của đất nước, dân tộc. cũng chỉ ngu thôi) được dịch là học cũng hoài - Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo

DẠ Y

chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể về nền học vấn cũ: “hiền thánh còn hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng,

đâu học cũng hoài”

dứt khoát của tác giả.

=> Bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà

www.instagram.com/daykemquynhon


69

Chết

vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.

(

các

trong ngồi

Hịch tướng sĩ)

AL

cách mạng tiên phong: đặt nhiệm

Quốc Nay

Trần Tuấn

Quan niệm Sốngngươi

nhìn

chủ

CI

Tác giả

nhục mà không

FI

biết lo; thân chịu

biết thẹn Đình Sống làm chi theo

Nguyễn Chiểu

(trong quân

đạo,

OF

quốc sỉ mà không

ƠN

Văn tế nghĩa sĩ quăng vùa hương,

xô bàn độc, thấy

Cần Giuộc)

NH

lại thêm buồn Sống làm chi ở lính mã tà, chia lạt,

gặm

bánh

mì,

nghe

Y

rượu

QU

càng thêm hổ... Non sông đã mất,

Phan Bội Châu

M

sống thêm nhục

- Ông đã dám đối mặt với cả nền học vấn cũ

để nhận thức chân lí: sách vở Nho gia thánh hiền từng là rường cột tư tưởng, đạo lí, văn hoá cho nhà nước phong kiến Việt Nam hàng

DẠ Y

nghìn năm lịch sử thì giờ đây chẳng giúp ích gì trong buổi nước mất nhà tan. * Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận: - Không gian : biển Đông rộng lớn - chí lớn www.instagram.com/daykemquynhon


70

của nhà cách mạng. Câu thơ là sự hăm hở của

AL

người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí

4. Hai câu kết: Tư thế và khát

CI

tưởng cách mạng.

- Hình tượng thơ vừa kỳ vĩ, lớn lao vừa lãng vọng buổi lên đường.

FI

mạn, thơ mộng (trường phong, Đông hải, - “Trường phong”(ngọn gió dài) thiên trùng, bạch lãng) hòa nhập với con - “Thiên trùng bạch lãng” (ngàn

OF

người trong tư thế cùng bay lên gợi chất sử lớp sóng bạc)

Đó là những hình tượng kì vĩ.

thi cuộn trào trong từng câu chữ.

- Lối nói nhân hóa “ thiên trùng bạch lãng - Tư thế: “nhất tề phi”(cùng bay

ƠN

nhất tề phi” được dịch là “muôn trùng sóng lên)

bạc tiễn ra khơi” tuy chưa khắc họa được tư => Hình ảnh đầy lãng mạn hào thế và khí thế hùng mạnh, bay bổng như hùng, đưa nhân vật trữ tình vào tư

NH

nguyên tác nhưng cũng cho thấy nhân vật trữ thế vượt lên thực tại đen tối với đôi tình trong niềm hứng khởi đã nhìn muôn cánh thiên thần, vươn ngang tầm vũ trùng sóng bạc không phải như những trở trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng

Y

ngại đáng sợ mà như một yếu tố kích thích.

lên đường của bậc đại trượng phu

QU

- Câu 7: Âm điệu rắn rỏi, thể hiện lời nguyện hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa thề dứt khoát, thiêng liêng với chính mình, muôn trùng sóng bạc tìm đường trước bạn bè, đồng chí và đồng bào.

Khí thế ra đi thật hùng dũng và

M

- Câu 8: Âm điệu nhịp nhàng, bay bổng, cao

cứu sống giang sơn đất nước.

dần, xa dần làm cho lời nguyện biến thành đầy quyết tâm, tràn trề sức mạnh.

hành động, dạt dào niềm lạc quan, phơi phới Câu thơ cuối cùng khẳng định bầu niềm tin.

nhiệt huyết đang sục sôi của người

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức

ra đi. Hướng về phía đông (cụ thể

DẠ Y

(Sau hoạt động nhóm, GV dùng bảng kiểm là nước Nhật), người ra đi với một sau để các em học sinh tự đánh giá bạn về kĩ quyết tâm rất cao. Hình ảnh lãnh tụ năng nói và nghe. GV có những góp ý nhận hiện nên thật hào hùng"vượt bể xét tích cực hướng tới các em vừa thuyết đông" – hành động kiệt xuất của trình. Kết quả đánh giá từ học sinh (tỉ lệ số một đời kiệt xuất: vượt trùng www.instagram.com/daykemquynhon


71

phiếu) có thể được thông báo giờ học sau để dương, đối mặt với hết thảy giông

AL

GV hướng dẫn các bạn thuyết trình thay đổi tố bão bùng để tìm đường cứu kĩ năng nghe nói nếu còn hạn chế: Nghĩa là nước, bậc trượng phu sẵn sàng ném

CI

các em cần thay đổi gì để năng lực nghe và đời mình vào muôn trùng sóng bạc để ra khơi tìm đường làm sống lại

nói tốt hơn)

FI

một "Giang sơn đã chết", tìm cách

OF

xoay chuyển càn khôn

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi

ƠN

(Tích vào 1 ô bạn cho là đúng nhất) Nhóm 1

NH

Câu 1: Diễn đạt của bạn vừa

Nhóm 2

thuyết trình như thế nào - Diễn đạt trôi chảy

- Diễn đạt khá trôi chảy, đôi lúc

Y

còn lúng túng khi diễn đạt

QU

- Chưa tự tin và khá lúng túng

Câu 2: Tốc độ nói của bạn vừa

M

thuyết trình - Tốc độ nói quá nhanh khiến

người nghe khó theo dõi - Tốc độ vừa phải, ngưng ngắt câu đúng lúc, đúng chỗ, có điểm nhấn

DẠ Y

- Tốc độ nói quá chậm rãi, cần đẩy nhanh tốc độ Câu 3: Âm lượng nói của bạn vừa thuyết trình www.instagram.com/daykemquynhon

Nhóm 3

Nhóm 4


72

- Quá to

AL

- Vừa phải, đủ nghe - Quá nhỏ

CI

Câu 4: Trước những câu hỏi hoặc phản biện của nhóm khác, bạn

FI

thuyết trình có phản ứng thế nào? - Hiểu ngay và phản ứng nhanh,

OF

thuyết phục - Hiểu ngay nhưng cần sự trợ giúp của nhóm để trả lời

ƠN

- Không hiểu, lúng túng

NH

Xin cảm ơn bạn!

GV hướng dẫn HS tổng kết bài học

III. Tổng kết:

Trình bày thành công nghệ thuật và ý nghĩa 1. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ khoáng đạt: hình ảnh

Y

văn bản?

QU

GV Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ thể lớp 10 (Bài CÔNG DÂN VỚI SỰ hiện rõ chí khí, quyết tâm, khát NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ vọng của nhân vật trữ tình QUỐC) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu - Gịong thơ tâm huyết sâu lắng mà

M

trách nhiệm đối với Đất nước.

sục sôi, hào hùng với một loạt động từ mạnh, ngắt nhịp dứt khoát, câu khẳng định, lời thơ rắn rỏi, cảm xúc mãnh liệt.

DẠ Y

* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của 2. Ý nghĩa văn bản: GV.

- Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ www.instagram.com/daykemquynhon


73

tìm đường cứu nước.

AL

cách mạng trong buổi đầu ra đi - Bài thơ không chỉ có ý nghĩa

CI

động viên khích lệ thế hệ thanh

niên lúc đó mà còn thể hiện một lẽ

FI

sống đẹp, là bài học làm người cho thanh niên - tầng lớp hùng hậu

OF

và mạnh mẽ nhất mọi thời đại.

Hoạt động của GV - HS

ƠN

3. LUYỆN TẬP.

Kiến thức cần đạt

Đáp án đúng

GV giao nhiệm vụ:

NH

Bài 1: GV kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm

1. Câu nào dưới đây có ý nghĩa giống

Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: B

với câu “Há để càn khôn tự chuyển

Y

dời” ?

QU

A. Chí làm trai nam, bắc, tây, đông Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển (Nguyễn Công Trứ)

M

B. Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

(Phạm Ngũ Lão)

C. Làm trai cho đáng nên trai - Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng (Ca dao)

DẠ Y

D. Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi Sinh thời thế phải xoay nên thời thế (Phan Bội Châu)

www.instagram.com/daykemquynhon


74

2. Câu thơ nào nói đến khát vọng lưu

AL

danh thiên cổ ? A.Ư bách niên trung tu hữu ngã

CI

B. Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy C. Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế

FI

D. Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si

OF

3. Câu thơ nào bộc lộ khát vọng tìm con đường mới để cứu nước của một A. Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế B. Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si

ƠN

nhà nho ngang tàng, táo bạo ?

NH

C. Nguyện trục trường phong Đông hải khứ

D. Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi

Y

- HS thực hiện nhiệm vụ:

QU

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

M

Bài 2: GV kiểm tra đánh giá bằng câu 1/ Văn bản trên có chủ đề: Bài thơ thể hiện chí làm trai tiến bộ, khát vọng mãnh

1/ Nêu chủ đề của văn bản?

liệt, ý thức cá nhân và trách nhiệm cao cả,

hỏi tự luận nhanh

2/ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? tư thế hăm hở ra đi hoà với vũ trụ…của Hãy chỉ ra những cung bậc tình cảm nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm

DẠ Y

chính của nhân vật trữ tình ấy.

đường cứu nước. 2/ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là Phan

- HS thực hiện nhiệm vụ bằng kĩ thuật Bội Châu. Những cung bậc tình cảm “viết tích cực”

chính của nhân vật trữ tình : đau đớn www.instagram.com/daykemquynhon


75

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm trước việc đất nước chìm đắm trong cảnh

AL

nô lệ ; lạc quan, quyết tâm hành động để

vụ:

CI

giải phóng dân tộc.

4.VẬN DỤNG

FI

GV sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, kĩ thuật động não và trình bày 1 phút, lấy tinh thần xung phong để 2 học sinh tranh biện trực diện:

OF

Giả định tình huống có một bạn học sinh không đồng tình với quan điểm của Phan Bội Châu “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” vì với bạn ấy, việc học trong bất cứ cảnh huống nào đều không hoài phí, em sẽ trao đổi với bạn ấy như

ƠN

thế nào?

Sau cuộc tranh biện, GV định hướng: Phan Bội Châu không phê phán

NH

việc học, chỉ bày tỏ quan điểm: Lúc này, khi dân tộc đã mất tự do, chủ quyền đất nước bị xâm hại, thì việc đầu tiên, cần thiết nhất không phải ngồi đó để học thứ văn chương cử tử nữa. Câu thơ không có ý chê bai hay bài xích chuyện học đạo thánh hiền mà chỉ có ý khuyên con người ta phải sống với thời cuộc.

Y

Nước mất thì nhà tan, thân nô lệ làm sao mà thực hiện được đạo thánh hiền. Câu

QU

thơ còn thể hiện nỗi xót xa của nhà thơ. Đất nước tao loạn, dân chúng lầm than, đói khổ, đạo đức xã hội suy đồi khiến những con người có trách nhiệm với dân tộc phải suy nghĩ mà đau lòng. Trên thực tế, khi thực dân Pháp vào xâm lược đất

M

nước ta, văn hoá phương Tây vốn rất xa lạ với người phương Đông đã ồ ạt tràn vào Việt Nam, mang theo nhiều điều mới mẻ nhưng cũng không ít rác rưởi. Nó

đã gây nên sự xáo trộn ghê gớm trong nền đạo đức, luân lí xã hội. Và trở thành nỗi đau đời của các nhà nho vốn coi trọng "tam cương ngũ thường". Non sông bị chà đạp, dân tộc mất tự do, nền luân lí, đạo đức xã hội bị đảo lộn đã khiến những

DẠ Y

người có trách nhiệm với dân tộc như Phan Bội Châu đau lòng. Những từ như tử (chết), nhuế (nhơ nhuốc), si (ngu) đã thể hiện thái độ khinh thường của tác giả đối với những kẻ tự ru ngủ mình bằng cách ngồi đọc sách thánh hiền trong lúc dân tộc đang lầm than, đồng thời khẳng định khí tiết hiên ngang, bất khuất của www.instagram.com/daykemquynhon


76

một nhân cách cao đẹp, của một trái tim yêu nước mãnh liệt.

AL

- Câu thơ không chỉ thể hiện tinh thần dân tộc, nhiệt huyết cứu nước, luồng ánh sáng mới về ý thức hệ mà nó còn có giá trị khơi gợi tình cảm CM, hành

CI

động CM, thúc giục con người lên đường tranh đấu

Vậy việc học quả thật lúc nào cũng cần thiết nhưng khi đất nước chìm

FI

đắm trong vòng nô lệ thì trách nhiệm đối với đất nước luôn đặt cao hơn, đúng

OF

như Nam Cao sau này đã từng tâm sự: “Vứt bút đi để cầm lấy súng”.

5. MỞ RỘNG, BỔ SUNG

(1). GV hướng dẫn hs trả lời nhanh câu hỏi tình huống đã gợi mở đầu bài

ƠN

học bằng hình thức viết nhanh ra giấy (vận dụng kĩ thuật “Viết tích cực”), GV sẽ rút ngẫu nhiên sản phẩm của 1 số em học sinh để đọc và khái quát

NH

kiến thức: “Xuất dương lưu biệt” là bài thơ nói về sự lưu biệt nhưng có giống với những cuộc lưu biệt ở cuộc đời thường nhật, có giống với bài thơ, đoạn thơ cùng đề tài lưu biệt, tống biệt mà các em đã đọc hoặc đã học? Vì sao? GV hướng dẫn: Cùng đề tài nhưng so với những bài thơ Tống biệt hành,

Y

đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều …”Lưu biệt khi xuất dương” mang âm

QU

hưởng khác: Lưu biệt mà không nước mắt, không bịn rịn như đời thường. Ở đây chất hùng đã lấn át chất bi. Điểm đọng lại cuối cùng của thi phẩm không phải là sự lưu luyến khi chia tay mà là ở sự mạnh mẽ và hùng dũng, đầy nhiệt huyết và

M

cũng tràn đầy hi vọng của nhân vật trữ tình - Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện nên thật hào hùng"vượt bể đông" – hành động kiệt xuất của một đời kiệt xuất:

vượt trùng dương, đối mặt với hết thảy giông tố bão bùng để tìm đường cứu nước, bậc trượng phu sẵn sàng ném đời mình vào muôn trùng sóng bạc để ra khơi tìm đường làm sống lại một "Giang sơn đã chết", tìm cách xoay chuyển càn

DẠ Y

khôn. Đúng như ý kiến đã cho rằng: "Người đọc muôn đời sẽ thấy ở đây vẻ đẹp của tư thế ra đi tìm đường cứu nước đầy hăm hở quyết tâm của một lãnh tụ CM một thời của dân tộc: Phan Bội Châu" “Lưu biệt khi xuất dương” - Lời tạm biệt đầy nhiệt huyết, tâm thế ra đi đầy

hào hứng và hiên ngang, bài thơ là khúc tráng ca của một thời đại đau thương www.instagram.com/daykemquynhon


77

AL

nhưng đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. (2). Giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá năng lực học sinh bằng sản phẩm

CI

học tập của học sinh (Bài tập về nhà) * Yêu cầu:

FI

- Quay lại clip em đọc diễn cảm bài thơ?

- Học sinh viết bài luận, sau khi viết các em thuyết trình nội dung đã viết và

OF

minh họa bằng hình ảnh cụ thể rồi quay lại clip: Từ bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”, anh chị hãy viết bài luận về nội dung: Ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc, nhất là khi cả thế giới đang căng mình chống dịch covid 19?

ƠN

Giáo viên thu bài viết luận của các em vào giờ học tiếp sau và đánh giá

NH

năng lực viết của các em theo phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics):

TIÊU CHÍ 1. Cấu trúc bài văn 2. Lập luận

Y

3. Diễn đạt

QU

4. Trình bày 5. Sáng tạo

ĐIỂM 1 4 3 1 1

Mỗi tiêu chí được thể hiện trong 1 Rubric cụ thể như sau Điểm

Mô tả tiêu chí Bài viết đủ 3 phần: Mở, thân, kết

1

M

1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (1 điểm)

Mở dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề: Ý thức trách

DẠ Y

nhiệm của tuổi trẻ trước thời cuộc

0,5

Thân tổ chức thành nhiều đoạn liên kết chặt chẽ, cùng làm sáng tỏ vấn đề Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ như trên hoặc thân chỉ có 1 đoạn www.instagram.com/daykemquynhon

Ghi chú


78

Chưa tổ chức thành 3 phần hoặc thiếu 1 phần

AL

0

2. Tiêu chí 2: Lập luận (4 điểm) Điểm

Ghi chú

CI

4

Mô tả tiêu chí

Hệ thống luận điểm rõ ràng, toàn Từ bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”, anh chị hãy

FI

diện, sâu sắc

bày theo trình tự hợp lý

thức trách nhiệm của tuổi trẻ

Lý lẽ thuyết phục, sâu sắc Dẫn chứng xác thực

trước thời cuộc? - Giải thích ngắn gọn về ý

Hệ thống luận điểm tương đối rõ thức trách nhiệm được gợi ràng, toàn diện, sâu sắc

ƠN

2,5 – 3,5

OF

Hệ thống luận điểm được trình viết bài luận về nội dung: Ý

lên từ bài thơ

NH

Hệ thống luận điểm được trình - Giải thích khái niệm “tuổi bày theo trình tự tương đối hợp lý trẻ” và “trách nhiệm” Lý lẽ thuyết phục, sâu sắc

- Bàn luận: Tại sao tuổi trẻ

Dẫn chứng xác thực nhưng chưa cần ý thức được trách nhiệm trước thời cuộc? Để thực

Hệ thống luận điểm chưa rõ ràng, hiện trách nhiệm, tuổi trẻ

QU

1,0 -2,0

Y

phong phú

toàn diện, sâu sắc

cần

phải

làm

gì?

Dẫn

Hệ thống luận điểm được trình chứng? Phê phán những bạn

M

bày chưa theo trình tự hợp lý

trẻ sống ích kỉ, không ý thức

Lý lẽ chưa thực sự thuyết phục, được trách nhiệm, trốn chạy trách nhiệm

Dẫn chứng nghèo nàn

- Bài học: Mỗi bạn trẻ cần ý

sâu sắc

DẠ Y

0

Không nêu được hệ thống luận thức được trách nhiệm của điểm

bản thân đối với sự phát

Lý lẽ chưa phù hợp

triển của đất nước, của cộng

Dẫn chứng không phù hợp

đồng, sống có lí tưởng, ước mơ, gắn trách nhiệm giữa cá

www.instagram.com/daykemquynhon


79

nhân với Tổ quốc, đất nước

AL

nhất là trong thời kì hiện nay

khi xã hội đang phải đối mặt

CI

với thảm họa thiên tai, dịch …

Điểm

OF

3. Tiêu chí 3: Diễn đạt (3 điểm) Mô tả tiêu chí 3

FI

bệnh; Cần rèn đức, luyện tài

Ghi chú

Vốn từ phong phú, hay, biểu cảm, kiểu câu

ƠN

đa dạng

Sử dụng linh hoạt phép liên kết 1,5 – 2,5

NH

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp Vốn từ tương đối phong phú, hay, biểu cảm, kiểu câu đa dạng

Sử dụng được các phép liên kết

0,5 – 1

QU

hoặc rất ít

Y

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp Vốn từ còn nghèo, kiểu câu đơn điệu Sử dụng phép liên kết ở 1 số chỗ

M

Mắc khá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp Vốn từ quá nghèo, kiểu câu đơn điệu

0

Không sử dụng phép liên kết

DẠ Y

Mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

4. Tiêu chí 4: Trình bày (1 điểm)

Điểm

Mô tả tiêu chí www.instagram.com/daykemquynhon

Ghi chú


80

Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình

1

AL

bày sạch sẽ, gạch xóa rất ít Chữ viết rõ ràng, bài văn trình bày tương

0,5

Chữ viết không rõ ràng, khó đọc; bài văn

0

FI

trình bày chưa sạch sẽ

OF

5. Tiêu chí 5: Sáng tạo (1 điểm) Điểm

CI

đối sạch sẽ, gạch xóa 1 số chỗ

Mô tả tiêu chí

Ghi chú

hay, độc đáo, sáng tạo

ƠN

Có quan điểm mới, cách nhìn mới thuyết phục, diễn đạt

1

Có quan điểm mới, cách nhìn mới hoặc diễn đạt hay,

0,5

NH

độc đáo, sáng tạo

Không có cách nhìn mới, không diễn đạt độc đáo, sáng

0

tạo

- Giáo viên theo dõi các clip các em hoàn thành để đánh giá kĩ năng nói

Y

của học sinh bằng bảng kiểm sau đây:

QU

(Tích vào ô bên phải)

TIÊU CHÍ

M

1. Diễn đạt

- Diễn đạt trôi chảy

- Diễn đạt khá trôi chảy, đôi lúc còn lúng túng - Chưa tự tin và khá lúng túng khi diễn đạt

DẠ Y

2. Tốc độ

- Tốc độ nói quá nhanh khiến người nghe khó theo dõi - Tốc độ vừa phải, ngưng ngắt câu đúng lúc, đúng chỗ, có điểm nhấn www.instagram.com/daykemquynhon

XUẤT HIỆN


81

AL

- Tốc độ nói quá chậm rãi, cần đẩy nhanh tốc độ 3. Âm lượng

CI

- Quá to - Vừa phải

OF

FI

- Quá nhỏ

(3). GV có thể khảo sát nhanh sau khi giờ học kết thúc

- GV có thể sử dụng thẻ kiểm tra nhanh với 3 câu hỏi ngắn cho hs trả lời

ƠN

trước khi kết thúc giờ học.

1. Điều gì trong bài học hoặc giờ học em thích nhất? …………………………………………………………

NH

…………………………………………………………………. 2. Chỗ nào, phần nào hoặc điều gì làm em khó hiểu, cần được giải thích lại?

………………………………………………………………

Y

……………………………………………………………………………..

QU

3. Điều gì em đặc biệt quan tâm hay mong muốn được biết, nhưng đã chưa được đề cập tới trong bài học này? …………………………………………………………………

M

………………………………………………………………………

Với thẻ kiểm tra nhanh này, giáo viên sẽ đánh giá được một phần năng lực của học sinh, đồng thời có thể giải đáp ngay hoặc giải đáp trong giờ học tiếp theo để hiệu quả của giờ học cao hơn, đồng thời với những chia sẻ của mình, học sinh sẽ

DẠ Y

thấy thầy cô là người cùng mình đồng hành trong hành trình chiếm lĩnh tri thức. - GV có thể kiểm tra để đo năng lực của các em học sinh bằng thang đánh giá kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình THANG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU THƠ TRỮ TÌNH www.instagram.com/daykemquynhon


82

Ghi lại mức độ thành thạo mà người học thực hiện những hành vi dưới đây kkhi

AL

thực hiện nhiệm vụ đọc hiểu 1 bài thơ trữ tình. Với mỗi hành vi, hãy khoanh tròn vào con số thể hiện mức độ thành thạo. cụ thể:

CI

- Mức độ 1: Thường xuyên gặp khó khăn, hầu hết không thực hiện được - Mức độ 2: Nhiều lúc gặp khó khăn, nhưng vẫn có thể thực hiện được

FI

- Mức độ 3: Đôi lúc gặp khó khăn, nhưng hầu hết thực hiện được 1 cách dễ dàng I. Đọc hiểu ngôn từ 4

3

2

1

Hiểu các từ ngữ trong văn bản khi đọc và theo dõi các chú thích

3

2

1

Hình dung được tổng quan về văn bản: Đề tài, chủ đề, nội dung cơ bản

ƠN

4

OF

- Mức độ 4: Rất ít gặp khó khăn, thường xuyên thực hiện được 1 cách dễ dàng

NH

II. Đọc hiểu hình tượng nhân vật trữ tình và ý nghĩa văn bản 4

3

2

1

Xác định được hình tượng nhân vật trữ tình

4

3

2

1

Xác định được các thông tin để hình dung, tái hiện được

Y

hình tượng nhân vật trữ tình (Cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp tâm

QU

hồn…)

Phân tích được hình tượng nhân vật trữ tình trong văn bản

4

3

2

1

4

3

2

1

4

3

2

1

So sánh, liên hệ với các nhân vật khác

4

3

2

1

Rút ra ý nghĩa của hình tượng nhân vật và tư tưởng chủ đề

M

KÈ 3

DẠ Y

4

2

Rút ra được ý nghĩa của hình tượng nhân vật

1

của văn bản qua hình tượng nhân vật trữ tình Đánh giá những đóng góp của nhà thơ qua việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm III. Đọc hiểu nghệ thuật văn bản

4

3

2

1

Xác định được thể thơ

4

3

2

1

Xác định được giọng điệu

4

3

2

1

Phân tích được đặc điểm ngôn ngữ, hiệu quả của hình ảnh www.instagram.com/daykemquynhon


83

và các biện pháp tu từ 3

2

1

Phân tích được sự vận động tâm trạng hoặc sự vận động của

AL

4

tứ thơ

CI

Từ nội dung đánh giá của giáo viên với học sinh và của học sinh với chính

mình, giáo viên có thể đánh giá được một cách tương đối những ưu điểm và

FI

những hạn chế còn tồn tại trong năng lực đọc hiểu thơ trữ tình của học sinh, từ đó có sự thay đổi về phương pháp trong các tiết dạy tiếp theo cùng chuyên đề:

OF

“Chiều tối”, “Từ ấy” để sau chuyên đề, các em hình thành những năng lực nhất định.

------------------------------

ƠN

Như vậy trong quá trình giảng dạy chuyên đề Thơ ca Cách mạng Việt Nam, tại lớp thử nghiệm, người viết đã lồng ghép thực hiện các công cụ và tiến hành

NH

linh hoạt các đối tượng kiểm tra, đánh giá (có lúc người đánh là giáo viên, có lúc người đánh giá là chính các bạn của các em trong lớp). Phản ứng từ học sinh khá tích cực, khi được hỏi, một số em học sinh thấy hình thức kiểm tra đánh giá khá thú vị và các em hào hứng hơn trong chính giờ học khi không chỉ tự mình khám

Y

phá kiến thức, rèn năng lực phẩm chất mà các em còn được tham gia đánh giá

QU

chính mình và bạn bè. Một số đồng nghiệp dự giờ cũng có những phản hồi tích cực, cho rằng việc lồng ghép hình thức kiểm tra đánh giá hướng tới phát triển phẩm chất năng lực của học sinh là một trong những lựa chọn hay vừa khơi gợi

M

tâm thế cho học sinh, vừa khiến giờ học trở nên sôi động hơn, thú vị hơn, hiệu quả hơn. Tham khảo từ các giáo viên đứng lớp, phần lớn ý kiến cho rằng đây là

những giải pháp khả thi, có thể áp dụng không chỉ trong chuyên đề Thơ ca Cách mạng Việt Nam. (Xin giới thiệu một số hình ảnh trong giờ học lồng ghép hình

DẠ Y

thức kiểm tra đánh giá thường xuyên trong phần Phụ lục) 3.2.2. Tiến hành kiểm tra định kì

Để khám phá hiệu quả của giải pháp đề xuất, người viết không chỉ thực

hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên mà còn đề xuất nội dung đánh giá kiểm tra này là một trong nhiều nội dung sẽ nằm trong giới hạn bài kiểm tra định kì cuối www.instagram.com/daykemquynhon


84

năm khối 11. Và đây là ma trận, đề và đáp án gắn với chuyên đề thơ ca Cách

AL

mạng được lồng ghép trong kiểm tra đánh giá định kì cuối năm lớp 11 năm học trực tiếp tại trường người nghiên cứu sáng kiến đang công tác

CI

2020-2021 do Tổ chuyên môn nhà trường hình thành, phản biện và đã tiến hành Ma trận, Đề kiểm tra và Hướng dẫn chấm định kì (Kì thi cuối năm)

FI

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021

OF

Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 A/ Mục tiêu

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng đọc

ƠN

hiểu và khả năng vận dụng để giải quyết những tình huống cụ thể... của học sinh khối 11.

Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh

NH

về toàn bộ kiến thức Ngữ văn 11 của học kì II theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức. B/ Hình thức đề kiểm tra: Tự luận.

Y

C/ Ma trận

Mức

Nhận biết

độ

1: - Nhận diện

đề

M

Chủ đề

Chủ

Đọc hiểu

DẠ Y

-Văn

QU

MA TRẬN ĐỀ NGỮ VĂN Vận dụng

hiểu

Thấp

Nêu ý hiểu - Liên hệ

được phương của

bản với thực tế

thức biểu đạt thân về một đời sống.

bản của văn bản.

nhật dụng

Thông

vấn

đề

,

-Tìm thông tin một ý kiến trong văn bản đặt ra trong để giải quyết văn bản. www.instagram.com/daykemquynhon

Cao

Cộng


85

1 câu

1 câu

Số điểm

1,25

1,0

0,75

12,5 %

10 %

7,5 %

% đề

2:

Làm văn Nghị luận xã

ƠN

- Nghị luận tư

một

M

QU

Y

NH

tưởng đạo lí

những

và các thao tác lập luận để viết đoạn văn khoảng 200

chữ

trình bày suy nghĩ về một vấn đề được nêu ra trong văn bản đọc hiểu 1

1 câu

2,0

2.0

20 %

20%

Số điểm

%

hiểu

biết xã hội

Số câu

DẠ Y

30%

- Vận dụng

hội

về

Nghị luận

Vận

văn học

kiến thức về

(tập

3,0

OF

Chủ

4 câu

CI

2 câu

FI

Số câu

AL

câu hỏi của đề

trung:

chuyên www.instagram.com/daykemquynhon

dụng đề


86

Thơ Mới và

thơ Mới, thơ

thơ

cách

mạng)

mạng

AL

Cách

và các thao

CI

tác lập luận

viết bài nghị văn

FI

luận học.

OF

số câu Số điểm %

ƠN

Tổng

1

1 câu

5,0

5.0

50%

50%

2

1

1

2

6 câu

số điểm

1,25

1,0

0, 75

7,0

10

%

12,5%

7,5%

70%

NH

số câu

10%

100%

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

Y

NĂM HỌC 2020 -2021

QU

MÔN: NGỮ VĂN 11

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 02 trang)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

M

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“…Con hãy biết ước mơ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng

xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải luôn có niềm tin. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi

DẠ Y

người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì. Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải luôn nỗ lực. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng thành công không phải là đích đến mà

www.instagram.com/daykemquynhon


87

là một quá trình. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không

AL

ngừng nỗ lực, con nhé!”.

theo www.thuviengdpt.info) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

CI

(Trích Thư gửi con trai của cựu Thủ tướng Đài Loan Tôn Vận Tuyền,

FI

Câu 2. Theo tác giả, để thành công thì cần phải có những yếu tố nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Thành công không phải là đích đến

OF

mà là một quá trình”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì” không? Vì sao?

ƠN

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn

NH

(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của sự say mê đối với thành công của mỗi người. Câu 2. (5,0 điểm)

Y

Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau:

QU

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT)

Phiên âm:

M

Sinh vi nam tử yếu hy kỳ, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

Ư bách niên trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.

DẠ Y

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si. Nguyện trục trường phong Đông hải khứ, Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

Dịch thơ: www.instagram.com/daykemquynhon


88

Làm trai phải lạ ở trên đời,

AL

Há để càn khôn tự chuyển dời. Trong khoảng trăm năm cần có tớ,

CI

Sau này muôn thuở há không ai? Non sông đã chết, sống thêm nhục,

FI

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài.

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

OF

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,

(Phan Bội Châu)

………………Hết………………

ƠN

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021

Phần Câu

NỘI DUNG

ĐỌC HIỂU

I 1

NH

Môn: NGỮ VĂN 11

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Điểm 3.0 0,5

Y

Cách cho điểm:

QU

- 0,5 điểm: Trả lời như đáp án - Không cho điểm: Không trả lời, trả lời sai. 2

Theo tác giả, để thành công thì cần có các yếu tố:

M

+ Ước mơ, niềm tin

+ Sự tin tưởng, nỗ lực + Cố gắng và say mê.

Cách cho điểm:

DẠ Y

- 0,75 điểm: Trả lời được đầy đủ như trên. - 0,5 điểm: Trả lời được 1 trong 3 ý trên hoặc trả lời được 2 ý trở lên nhưng mỗi ý chưa đầy đủ. - 0,25 điểm: Trả lời được 1 ý nhưng chưa đầy đủ. - Không cho điểm: Không trả lời, trả lời sai. www.instagram.com/daykemquynhon

0,75


89

3

Ý kiến: “Thành công không phải là đích đến mà là một quá

AL

trình” có thể hiểu là:

1,0

- Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, như kế

CI

hoạch ban đầu đề ra.

- Quá trình là hiện tượng, sự việc nối tiếp nhau trong thời

FI

gian, theo một trình tự nào đó.

=> Thành công không phải là đích đến mà là một quá trình:

OF

Thành công của một con người không phải chỉ là dừng lại ở một kết quả nào đó. Để đến được với thành công, con người phải trải qua một quá trình tích luỹ kinh nghiệm và bài học,

ƠN

nhiều khi phải trải qua thất bại rồi mới có thể thành công. Cho nên, muốn thành công phải không ngừng nỗ lực, bền bỉ, Cách cho điểm:

NH

không thoả mãn với những gì đã đạt được. - 1,0 điểm: Trả lời được đầy đủ các ý trên. đầy đủ.

Y

- 0,5 điểm - 0,75 điểm: Trả lời được các ý trên nhưng chưa

QU

- 0,25 điểm: Trả lời chung chung. - Không cho điểm: Không trả lời, trả lời sai. 4

HS đưa ra quan điểm cá nhân: đồng tình/không đồng

M

tình/vừa đồng tình vừa không đồng tình nhưng phải có sự lí giải hợp lí, có sức thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo

đức xã hội. Cách cho điểm:

DẠ Y

- 0,75 điểm: Nêu rõ quan điểm và lí giải hợp lí, thuyết phục. - 0,5 điểm: Nêu quan điểm nhưng lí giải còn sơ sài. - 0,25 điểm: Chỉ nêu quan điểm nhưng không lí giải hoặc lí giải nhưng không nêu rõ quan điểm. - Không cho điểm: Không có câu trả lời www.instagram.com/daykemquynhon

0,75


90

LÀM VĂN 1

7.0

Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về

2,0

AL

II

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

CI

vai trò của sự say mê đối với thành công của mỗi người.

0,25

Có đủ các phần: Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn

FI

triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của sự say

OF

mê đối với thành công của mỗi người.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận

ƠN

theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của sự say mê đối với thành công của mỗi cá nhân. Có thể triển khai theo

NH

hướng:

- Say mê là cảm giác yêu thích, mong muốn có được điều gì đó. mỗi người:

Y

- Say mê có vai trò, ý nghĩa rất to lớn đối với thành công của

QU

+ Say mê giúp ta có mục tiêu, mục đích phấn đấu; giúp ta có động lực, cảm hứng theo đuổi thực hiện ước mơ, lí tưởng để thành công.

M

+ Say mê giúp ta có sự cố gắng nỗ lực, kiên trì vượt qua mọi khó khăn thử thách để thành công.

+ Say mê còn giúp ta làm việc nhiệt huyết và có trách

nhiệm cao trong công việc để thành công.

DẠ Y

- Phê phán những người nhầm tưởng niềm say mê chân chính với sự mơ mộng, viển vông. Phê phá.n những người sống không có mục tiêu, ước mơ, lí tưởng, luôn bi quan, mất hết niềm tin vào cuộc sống. - Bài học nhận thức và hành động: Biết nhận ra vaitrof của www.instagram.com/daykemquynhon

0,25

1,0


91

AL

sự say mê và hình thành niềm say mê trong cuộc sống. ...

CI

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp

FI

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Vẻ đẹp nhân vật trữ tình trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu.

OF

2

a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận.

0,25

0,25

5,0

0,5

Điểm Mô tả tiêu chí

ƠN

Phiếu đánh giá theo tiêu chí Rubric tiêu chí a như sau Ghi chú

Có đủ các phần: Mở bài nêu được vấn

0,5

NH

đề, thân bài triển khai được vấn đề, tổ chức thành nhiều đoạn, liên kết chặt chẽ, cùng làm sáng tỏ vấn đề, kết bài kết luận Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ

QU

0,25

Y

được vấn đề.

như trên hoặc thân chỉ có 1 đoạn

0

Chưa tổ chức thành 3 phần hoặc thiếu 1

M

phần

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp nhân vật trữ

tình trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu.

DẠ Y

Phiếu đánh giá theo tiêu chí Rubric tiêu chí b như sau Điểm Mô tả tiêu chí 0,25

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mở phải giới thiệu vấn đề vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ, triển khai phải

www.instagram.com/daykemquynhon

Ghi chú

0,25


92

và biết khái quát vấn đề 0

Chỉ phân tích chung chung không nhắc

CI

tới nhân vật trữ tình

AL

có ý thức hướng tới làm nổi bật vấn đề

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận

FI

dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;

OF

Thí sinh biết cách phân tích thơ để bày tỏ cảm nhận về nhân vật trữ tình. Thí sinh có thể khái quát toàn bộ các khía cạnh về nhân vật trữ tình trong bài thơ hoặc chỉ khai thác sâu vào

ƠN

một vẻ đẹp vẫn cho điểm tối đa nếu các em có cách kiến giải hợp lý, thuyết phục, thể hiện được cảm nhận riêng

* Giới thiệu

NH

Sau đây chỉ là gợi ý một hướng đi:

0,5

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác). - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

Y

* Vẻ đẹp nhân vật trữ tình trong bài thơ “Lưu biệt khi

QU

xuất dương” của Phan Bội Châu. (1). Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình - Vẻ đẹp nhân vật trữ tình thể hiện qua quan niệm về “chí

M

làm trai” trong thời đại mới: sống chủ động, làm chủ thế sự, gây dựng lên sự nghiệp lớn, không chấp nhận cuộc sống tầm

thường. - Vẻ đẹp nhân vật trữ tình thể hiện qua vai trò và trách

DẠ Y

nhiệm của đấng nam nhi trước thời cuộc: Ý thức cái “tôi” cá nhân của nhân vật - Tác giả đã ý thức được về vị trí, vai trò của mình trong cuộc đời, trong lịch sử (hình ảnh biểu tượng “bách niên”, “khởi thiên”; câu hỏi tu từ); Quan niệm mới mẻ, tiến bộ của tác giả về chí nam nhi và công danh. www.instagram.com/daykemquynhon

2,0


93

- Vẻ đẹp nhân vật trữ tình thể hiện qua quan niệm sống tốt

AL

đẹp của kẻ sĩ trước thời thế lịch sử và thực trạng đất nước; Ý

thức được nỗi đau mà non sông đang phải gánh chịu, tác giả về những điều không còn phù hợp của Nho giáo.

CI

đã đưa ra tư tưởng sâu sắc, tiến bộ, thể hiện cái nhìn tỉnh táo

FI

- Vẻ đẹp nhân vật trữ tình thể hiện qua tư thế hiên ngang và

ý chí quyết tâm của người chí sĩ yêu nước trong thời điểm

OF

xuất dương đi tìm đường cứu nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc vĩ đại (những hình ảnh biểu tượng kì vĩ mang tầm vũ trụ).

nhân vật trữ tình

ƠN

(2). Đặc sắc nghệ thuật trong việc thể hiện vẻ đẹp của 0,5 + Giọng thơ sôi nổi, tâm huyết.

NH

+ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phù hợp với lối thơ nói chí, tỏ lòng; tạo âm điệu trang trọng, hào hùng. + Hình ảnh thơ vừa lãng mạn, vừa hùng vĩ; bút pháp ước lệ,

Y

khoa trương tạo ấn tượng mạnh mẽ * Đánh giá:

QU

0,5

- Qua quan niệm, tư tưởng và tầm vóc của con người, bài thơ đã xây dựng thành công vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn

M

của nhân vật trữ tình. Những khát vọng mạnh mẽ đã trở thành nhựa sống dào dạt chảy trong suốt bài thơ.

- Quan niệm sống của Phan Bội Châu có tác động lớn đến lí tưởng sống của thanh niên mọi thời đại.

DẠ Y

* Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric) tiêu chí c như sau Điểm

Mô tả tiêu chí

3 -3,5

Hệ thống luận điểm rõ ràng, toàn diện, sâu sắc Hệ thống luận điểm được trình

www.instagram.com/daykemquynhon

Ghi chú


94

bày theo trình tự hợp lý Hệ thống luận điểm tương đối rõ ràng, toàn diện, sâu sắc Hệ thống luận điểm được trình

FI

bày theo trình tự tương đối hợp

OF

lý Lý lẽ thuyết phục

CI

1,5–2,75

AL

Lý lẽ thuyết phục, sâu sắc

0,25– ,25 Hệ thống luận điểm chưa rõ ràng, toàn diện, sâu sắc

ƠN

Hệ thống luận điểm được trình bày chưa theo trình tự hợp lý

NH

Lý lẽ chưa thực sự thuyết phục, sâu sắc

Không nêu được hệ thống luận

0

điểm

Y

Lý lẽ chưa phù hợp

QU

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

0,25

* Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric) tiêu chí d như sau Mô tả tiêu chí

0,25

Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, Đảm bảo đúng quy tắc; bài văn trình

0

Chữ viết không rõ ràng, khó

DẠ Y

M

Điểm

Ghi chú

bày sạch sẽ, gạch xóa rất ít đọc; bài văn trình bày chưa sạch sẽ

e. Sáng tạo: diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ * Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric) tiêu chí c như sau www.instagram.com/daykemquynhon

0,5


95

Điểm

Mô tả tiêu chí

0,5

Có quan điểm mới, cách nhìn

AL

Ghi chú

độc đáo, sáng tạo Có quan điểm mới, cách nhìn

0,25

FI

mới hoặc diễn đạt hay, độc đáo,

CI

mới thuyết phục, diễn đạt hay,

OF

sáng tạo 0

Không có cách nhìn mới, không diễn đạt độc đáo, sáng tạo

ƠN

ĐIỂM TOÀN BÀI THI I + II =10,00 điểm 3.3. Sau khi có kết quả của kiểm tra, đánh giá định kì, người viết tiến hành:

NH

Thứ nhất: Xử lý, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá GV có thể sử dụng phần mềm xử lý thống kê để phân tích kết hợp với phương pháp quan sát để phân tích kết quả: Theo dõi kết quả thực tế của lớp thực nghiệm 11A7 trong 2 kì thi 8 tuần kì 2 và kì thi cuối năm được nhà trường

Y

thống kê (Xin mời theo dõi phần phụ lục: Phụ lục 1 và phụ lục 2): Điểm đầu

QU

năm của các em là 7,23. Kì thi 8 tuần đầu học kì II các em đạt được 7,83. Và cuối học kì II các em đạt được: 7,96 Nhìn vào con số thống kê trên, có thể thấy các em học sinh của lớp thực

M

nghiệm 11A7 đã đang dần vượt lên chính mình. Bằng việc tham gia đánh giá định kì, các em không chỉ rèn về phẩm chất yêu nước, sống có trách nhiệm trong

quá trình em bày cảm nhận về nhân vật trữ tình và sự tác động của nhân vật trữ tình tới lý tưởng sống của chính các em mà các em còn bộc lộ rõ năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học – những năng lực đặc thù của bộ môn ngữ văn. Tuy con

DẠ Y

số thống kê trên mới chỉ thấy sự thay đổi khá nhỏ nhưng đủ để thấy giải pháp đề xuất đang đi đúng hướng. Thứ 2: Giải thích kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng

lực học sinh www.instagram.com/daykemquynhon


96

Lựa chọn cách phản hồi đánh giá kết quả bằng điểm số, nhận xét với từng

AL

học sinh

(Ví dụ nhận xét sau khi đánh giá định kì: Em đã thể hiện năng lực ngôn

CI

ngữ tốt để trình bày cảm nhận nhân vật trữ tình trong bài thơ, cô tin bài tới em sẽ biết cách mở rộng liên hệ so sánh để bài viết có độ sâu hơn.. v..v..)

FI

Thứ 3: Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

OF

Từ kết quả thu được, GV điều chỉnh hoạt động dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh, thúc đẩy học sinh tiến bộ.

Như vậy, từ thực tế, người viết nhận ra việc sử dụng linh hoạt các công cụ

ƠN

đánh giá thực sự mang lại những hiệu quả nhất định, đặc biệt dùng hệ thống bảng kiểm để các em học sinh tham gia trực tiếp vào quá trình đánh giá bạn và chính mình gợi được sự thu hút. Đây cũng là cách lấy học sinh làm trung tâm

DẠ Y

M

QU

Y

NH

trong dạy học giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

www.instagram.com/daykemquynhon


97

PHẦN III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

AL

1. Hiệu quả về mặt kinh tế

Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào việc giảng dạy ngữ văn trong

CI

chương trình trung học phổ thông đã giúp cho học sinh không chỉ học tập tốt môn văn đáp ứng kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào

FI

tạo tổ chức mà còn rèn các kĩ năng và năng lực cần thiết người học. Thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá, học sinh không chỉ được rèn về năng lực khám phá

OF

cái đẹp của văn chương mà còn được luyện về năng lực thuởng thức cái đẹp. Và từ cái đẹp của văn chương nghệ thuật, của ngôn từ tiếng Việt, các em biết nhận ra cái đẹp trong cuộc sống của con người, biết đánh giá và hướng đến những

ƠN

chuẩn mực của cái đẹp trong đời sống. Hoạt động kiểm tra đánh giá cũng góp phần giúp học sinh rèn luyện năng lực ngôn ngữ, năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe – những năng lực đặc thù của bộ

NH

môn Ngữ văn. Mặt khác việc thực nghiệm sáng kiến còn là cơ hội để người viết trao đổi, học hỏi từ các thầy cô đồng nghiệp. Điều này ít nhiều giúp nhà trường giảm chi phí trong việc mời các báo cáo viên gặp gỡ giáo viên và học sinh trong

Y

trường, giảm thời gian cho nguời học, vừa khích lệ được cả giáo viên và học sinh

QU

tích cực tự học, tự nghiên cứu.

2. Hiệu quả về mặt xã hội

M

Đối với việc giảng dạy của giáo viên: Việc tìm hiểu và thực hiện hoạt động đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh là cách giáo

viên đang tiếp cận dần với giáo dục phổ thông mới. Điều này ít nhiều giúp giáo viên đến gần hơn với học sinh, thu hút được các em vào giờ học nói riêng và gợi trong các em niềm yêu thích bộ môn nói chung.

DẠ Y

Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học: Chuyên đề này giúp cho

giáo viên định hướng tốt hơn cho học sinh trong quá trình học tập bộ môn, hướng tới sự đổi mới phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Người giáo viên với vai trò người dẫn dắt định hướng, học sinh không chỉ là người đang chiếm lĩnh tri thức mà còn là người làm chủ giờ học khi được tham gia vào hành trình www.instagram.com/daykemquynhon


98

thú vị và biết đâu có thể trở thành niềm mong chờ trong các em.

AL

đánh giá chính mình và đánh giá bạn. Đó cũng là cách để mỗi giờ học trở nên Đối với việc học của học sinh: Chuyên đề này giúp học sinh nhìn nhận

CI

vấn đề sao chép máy móc văn mẫu là điều không nên. Chuyên đề cũng phần

nào giúp học sinh vượt qua áp lực của việc kiểm tra, đánh giá, thi cử, để các em trình học tập theo hình thức học mà chơi, chơi mà học

FI

thấy hoạt động kiểm tra đánh giá cũng là một hoạt động khá thú vị trong quá

OF

Đối với việc năng cao chất lượng học tập của người học: Qua một năm áp dụng chuyên đề, người nghiên cứu nhận thấy: Các em học sinh khá hứng thú với các hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng hình thức tổ chức các

ƠN

trò chơi, thoát khỏi sự áp đặt khiên cưỡng; các em tự tin hơn trước kì thi định kì vì tự nhận thấy mình đã có kiến thức và năng lực. Điều này thể hiện rõ qua kết quả mà các em đạt được (Phụ lục 6). Có thể nói, việc áp dụng chuyên đề không

NH

chỉ rèn luyện tốt năng lực đọc, viết, nói, kĩ năng thuyết trình, khả năng cảm thụ thẩm mỹ, … mà các em còn tự tin hơn trong việc học tập môn văn, yêu môn văn hơn và hào hứng trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (thể hiện qua chính những clip các em quay lại sau giờ học khi được yêu cầu: “Từ bài thơ “Lưu biệt

Y

khi xuất dương”, anh chị hãy viết bài luận về nội dung: Ý thức trách nhiệm của

QU

cá nhân trước thời cuộc, nhất là khi cả thế giới đang căng mình chống dịch covid 19?” và được giáo viên lưu lại trong hồ sơ đánh giá của các em). Dù sự thay đổi chưa nhiều như kì vọng, nhưng kết quả nhỏ nhoi đó đã cho thấy giải pháp đề xuất đang đi đúng hướng.

M

Để thấy được hiệu quả của giải pháp đề xuất có thể nhân rộng ở các

trường Trung học phổ thông, người viết đã mở rộng áp dụng sáng kiến tại Trường Trung học phổ thông Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định và nhận được những phản hồi khá tích cực.

*

*

DẠ Y

*

www.instagram.com/daykemquynhon


99

AL

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận

“Trong học tập không có hứng thú mà chỉ dùng sức mạnh của sự cưỡng

CI

ép, nó sẽ làm cho óc sáng tạo của người ta ngày thêm mai một, nó sẽ làm cho

người ta ngày một thờ ơ với loại hình hoạt động này” – lời của nhà sư phạm lỗi

FI

lạc người Nga ở thế kỉ XIX – Usinxki - đã cho thấy: Gợi sự hứng thú trong học

OF

tập bộ môn Ngữ văn nói chung và trong chính hoạt động kiểm tra đánh giá nói riêng là điều vô cùng quan trọng trong việc dạy và học. Mục đích của giáo dục nói chung và giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng là biến quá trình giáo dục

ƠN

thành quá trình tự giáo dục để người học có thể tự học suốt đời. Do đó, hiệu quả của giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào việc làm thế nào để người học tham gia một cách chủ động và tích cực vào quá trình đó, mà hứng thú và niềm yêu thích

NH

bộ môn là một trong những gốc rễ quan trọng tạo nên tính tích cực đó. Vậy cần và rất cần người giáo viên khám phá sáng tạo để không chỉ hành trình chiếm lĩnh tri thức mà ngay hoạt động kiểm tra đánh giá cũng phải hết sức thú vị.

Y

Hình thành cho học sinh năng lực, rèn luyện cho học sinh phẩm chất và

QU

kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh là một công việc thực sự cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh THPT hiện nay, không chỉ đáp ứng mục tiêu tiếp cận chương trình đổi mới mà còn là cách giáo viên dần hoàn thiện chính mình trong dạy học.

M

Đây cũng là một cơ hội cho học sinh hiểu rằng, học văn và viết văn không

phải là chuyện cảm tính, càng không phải là chỉ là việc cứ chém gió tàn như có em nào đó quan niệm, càng không phải là một bộ môn học thuộc một cách máy móc rồi tự biến mình thành cái máy phô tô coppy, sao chép một cách y nguyên

DẠ Y

lời giảng của thầy cô hoặc của một bài văn mẫu. Từ đó, góp phần rèn luyện tư duy khoa học, bồi dưỡng trong các em ít nhiều niềm hứng thú với môn học, phát huy khả năng tự học của các em.

www.instagram.com/daykemquynhon


100

AL

II. Khuyến nghị

Kiểm tra, đánh giá là một việc khó, để hoạt động kiểm tra đánh giá mang

CI

tính đúng đắn, thuyết phục, càng khó hơn rất nhiều. Hoạt động kiểm tra, đánh giá không hề đơn giản và không phải là chuyện dễ dàng. Nhất là khi cuộc sống

FI

biến đổi không ngừng cùng sự phát triển của trí tuệ và công nghệ. Bởi vậy để có thể hướng tới thực hiện tốt hoạt động này trong dạy và học, người giáo viên cần:

OF

Thứ nhất: Người dạy phải luôn luôn thấm nhuần một tinh thần: Mình là người dẫn dắt, định hướng, hãy tin ở các em và khơi dậy trong cách em niềm tin bằng cách chỉ cho các em cách học, rèn cho các em năng lực và phẩm chất để

ƠN

các em luôn khẳng định và thể hiện bằng chính năng lực của mình, bắt đầu ngay từ những việc tham gia hình thức kiểm tra đánh giá trong nhà trường. Hãy luôn nhớ: “Người thầy thực sự hiểu biết không bắt học trò bước vào ngôi nhà tri thức

NH

của thầy mà hướng dẫn trò đến ngưỡng cửa tư duy và tri thức của chính mình” Thứ hai: Hoạt động kiểm tra đánh giá phải hết sức linh hoạt, luôn coi trọng tính phù hợp để có hiệu quả. Luôn phải có cái nhìn tích cực để nhìn thấy

Y

điểm tốt của các em và biết khích lệ các em tiến bộ. Hãy làm điều đó với tất cả

QU

tình yêu văn học và tình yêu con người, khi đó mỗi người giáo viên mới thực sự trở thành người thầy vĩ đại truyền cảm hứng và tình yêu từ trái tim mình đến với các em.

M

Tóm lại, có thể kết luận như sau: Theo quan điểm đổi mới dạy học Ngữ văn hiện nay, bên cạnh việc đổi mới phương pháp thì đổi mới kiểm tra, đánh giá

là hoạt động rất quan trọng, cần thực hiện nghiêm túc. Thực hiện tốt hoạt động này không chỉ giúp giáo viên dần hoàn thiện, chủ động tiếp cận chương trình đổi mới mà còn giúp HS chủ động trong quá trình tự học, tự đánh giá, từ đó tạo

DẠ Y

hứng thú học tập cho các em, giúp các em có tâm thế tiếp nhận và có đủ tri thức tự tin, sáng tạo trong hành trình chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện năng lực và phẩm chất của chính mình.

www.instagram.com/daykemquynhon


101

AL

PHẦN V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

CI

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

FI

(xác nhận) ...........................................................................

ThS Trần Thị Thìn

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

...............................................................

www.instagram.com/daykemquynhon


102

AL

PHẦN VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC

CI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010

FI

2. Chương trình Etep (2020); Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Mô đun 3 – chất năng lực môn Ngữ văn.

OF

Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm 3. Phan Trọng Luận, Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT, Tài liệu BDTX chu kỳ 1997 – 2000, Vụ giáo viên, 1997

ƠN

4. Lương Việt Thái (2011); Xác định các năng lực chung cốt lõi cho Chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 và một số vấn đề về vận dụng; Bài trong kỷ

NH

yếu Hội thảo.

5. Đỗ Ngọc Thống (2007); Xây dựng mục tiêu Giáo dục phổ thông Việt Nam cho nhà trường Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020; Đề tài cấp Bộ, mã số B2005-8025.

Y

6. Tét-su-kô Ku-rô-y-a-na-gi – sứ giả thiện chí của UNICEF; “Tốt-Tô- Chan –

DẠ Y

M

QU

cô bé bên cửa sổ”: NXB Hội nhà văn; Tái bản năm 2019.

www.instagram.com/daykemquynhon


103

Họ và tên: ………………………… Ngày .... tháng .... năm ......

PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

CI

(Có thể ghi hoặc không)

AL

PHỤ LỤC 1

FI

Câu 1: Theo thầy (cô), việc kiểm tra đánh giá trong dạy học có quan trọng không? Rất quan trọng

OF

Quan trọng Bình thường Không quan trọng hoạt động kiểm tra đánh giá là gì?

ƠN

Câu 2: Trong thực tế giảng dạy hiện nay, thầy cô xác định mục đích cơ bản nhất của Kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh

NH

Kiểm tra để lấy điểm số để tổng kết cho học sinh Kiểm tra để rèn năng lực và phẩm chất của học sinh Cả 3 ý kiến trên

Y

Câu 3: Theo thầy (cô), mối quan hệ giữa hoạt động kiểm tra đánh giá và phương Tách rời Song hành

QU

pháp dạy học có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Tác động qua lại

M

Câu 4: Thầy (cô) có thể kể tên các hình thức kiểm tra cơ bản mà thầy (cô) đã sử dụng

trong giảng dạy?

……………………………………………………… ……………………………………………………….

DẠ Y

………………………………………………………. ……………………………………………………….

Câu 5: Theo thầy (cô), để việc kiểm tra đánh giá trong dạy học đạt hiệu quả, người giáo viên cần ….? Xác định rõ mục đích của kiểm tra, đánh giá www.instagram.com/daykemquynhon


104

Lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá phong phú

AL

Giải thích, phản hồi và xử lý kết quả đánh giá khách quan, khoa học và hiệu quả

CI

Cả 3 ý kiến trên

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

Xin chân thành cảm ơn thầy (cô)!

www.instagram.com/daykemquynhon


105

Họ và tên: ………………………… Ngày .... tháng .... năm ......

PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH

CI

(Có thể ghi hoặc không)

AL

PHỤ LỤC 2

FI

Câu 1: Bạn tự đánh giá như thế nào về việc học tập bộ môn Ngữ văn của mình? Tốt

OF

Khá Đạt Chưa đạt

ƠN

Câu 2: Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào bạn cảm thấy khó khăn nhất trong quá trình học tập bộ môn Ngữ văn? Soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp

NH

Không tự tin khi tham gia các hoạt động nhóm

Không giỏi thuyết trình khi thực hiện các bài tập kiểm tra thường xuyên Khó khăn trong kĩ năng viết khi phải làm những bài kiểm tra định kì

Thích Bình thường

M

Không

QU

Rất thích

Y

Câu 3: Bạn có thích đọc những bài văn mẫu hay không?

Câu 4: Khi đọc một bài văn mẫu, bạn thường ….?

Học thuộc lòng cả bài Học cách triển khai Học cách diễn đạt và sử dụng ngôn từ

DẠ Y

Chỉ học những điều mình cảm thấy thú vị

Câu 5: Bạn có đồng tình với việc máy móc chép lại các bài văn mẫu? Đồng tình Không đồng tình Phê phán www.instagram.com/daykemquynhon


106

Tùy từng trường hợp

AL

Câu 6: Bạn có thích được tham gia trực tiếp vào việc đánh giá các bạn học khác và đánh giá chính mình?

CI

Rất thích Thích

FI

Bình thường Không

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

Xin chân thành cảm ơn bạn!

www.instagram.com/daykemquynhon


107 PHỤ LỤC 3

AL

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG NÓI VÀ NGHE (Tích vào 1 ô bạn cho là đúng nhất) Câu hỏi Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Câu 1: Diễn đạt của bạn vừa

CI

thuyết trình như thế nào

FI

- Diễn đạt trôi chảy

OF

- Diễn đạt khá trôi chảy, đôi lúc còn lúng túng - Chưa tự tin và khá lúng túng Câu 2: Tốc độ nói của bạn vừa thuyết trình

NH

- Tốc độ nói quá nhanh khiến

ƠN

khi diễn đạt

người nghe khó theo dõi

- Tốc độ vừa phải, ngưng ngắt câu đúng lúc, đúng chỗ, có điểm nhấn

QU

Y

- Tốc độ nói quá chậm rãi, cần đẩy nhanh tốc độ

Câu 3: Âm lượng nói của bạn vừa

- Quá to

M

thuyết trình

Nhóm 4

- Vừa phải, đủ nghe - Quá nhỏ

Câu 4: Trước những câu hỏi hoặc phản biện của nhóm khác, bạn

DẠ Y

thuyết trình có phản ứng thế nào? - Hiểu ngay và phản ứng nhanh, thuyết phục - Hiểu ngay nhưng cần sự trợ giúp www.instagram.com/daykemquynhon


108

- Không hiểu, lúng túng

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

Xin cảm ơn bạn!

AL

của nhóm để trả lời

www.instagram.com/daykemquynhon


109

PHỤ LỤC 4

AL

THANG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU THƠ TRỮ TÌNH

Ghi lại mức độ thành thạo mà người học thực hiện những hành vi dưới đây kkhi

CI

thực hiện nhiệm vụ đọc hiểu 1 bài thơ trữ tình. Với mỗi hành vi, hãy khoanh tròn vào con số thể hiện mức độ thành thạo. cụ thể:

FI

- Mức độ 1: Thường xuyên gặp khó khăn, hầu hết không thực hiện được - Mức độ 2: Nhiều lúc gặp khó khăn, nhưng vẫn có thể thực hiện được

OF

- Mức độ 3: Đôi lúc gặp khó khăn, nhưng hầu hết thực hiện được 1 cách dễ dàng - Mức độ 4: Rất ít gặp khó khăn, thường xuyên thực hiện được 1 cách dễ dàng I. Đọc hiểu ngôn từ 3

2

1

Hiểu các từ ngữ trong văn bản khi đọc và theo dõi các chú

ƠN

4

thích 3

2

1

Hình dung được tổng quan về văn bản: Đề tài, chủ đề, nội

NH

4

dung cơ bản

II. Đọc hiểu hình tượng nhân vật trữ tình và ý nghĩa văn bản 3

2

1

Xác định được hình tượng nhân vật trữ tình

4

3

2

1

Xác định được các thông tin để hình dung, tái hiện được

QU

Y

4

hình tượng nhân vật trữ tình (Cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp tâm hồn…)

3

2

1

4

3

2

4

3

2

M

Phân tích được hình tượng nhân vật trữ tình trong văn bản

4

3

2

4

4

Rút ra được ý nghĩa của hình tượng nhân vật

1

So sánh, liên hệ với các nhân vật khác

1

Rút ra ý nghĩa của hình tượng nhân vật và tư tưởng chủ đề

DẠ Y

4

1

3

3

2

1

của văn bản qua hình tượng nhân vật trữ tình Đánh giá những đóng góp của nhà thơ qua việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm III. Đọc hiểu nghệ thuật văn bản

2

1

Xác định được thể thơ www.instagram.com/daykemquynhon


110

3

2

1

Xác định được giọng điệu

4

3

2

1

Phân tích được đặc điểm ngôn ngữ, hiệu quả của hình ảnh

AL

4

và các biện pháp tu từ 3

2

1

Phân tích được sự vận động tâm trạng hoặc sự vận động của

CI

4

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

tứ thơ

www.instagram.com/daykemquynhon


111

PHỤ LỤC 5

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG GIỜ THỰC NGHIỆM

(Giáo viên tổ chức giờ thực nghiệm)

www.instagram.com/daykemquynhon


ƠN

OF

FI

CI

AL

112

(Kiểm tra đánh giá qua việc học sinh giải quyết bài tập tình huống tranh biện

DẠ Y

M

QU

Y

NH

trực diện)

(Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thiện thẻ kiểm tra, thẻ học tập)

www.instagram.com/daykemquynhon


ƠN

OF

FI

CI

AL

113

(GV đánh giá HS và HS tự đánh giá chính mình bằng

DẠ Y

M

QU

Y

NH

thang đánh giá năng lực đọc hiểu thơ trữ tình)

www.instagram.com/daykemquynhon


114

(BẢNG THỐNG KÊ DO TRƯỜNG CUNG CẤP)

AL

PHỤ LỤC 6

MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 KẾT QUẢ GIỮA HKII

FI

KẾT QUẢ BÀN GIAO ĐẦU NĂM

CI

BẢNG SO SÁNH CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021

LỚP

ĐIỂM TB

XẾP THỨ

ĐIỂM TB

XẾP THỨ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 10A8 10A9 10A10 10A11

7.25 6.93 6.86 6.60 6.26 6.29 7.10 7.07 6.69 6.93 6.81

1 4 6 9 11 10 2 3 8 5 7

7.43 6.88 6.58 6.69 6.61 6.34 7.74 6.67 6.76 6.65 6.62

2 3 10 5 9 11 1 6 4 7 8

11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 11A6 11A7 11A8 11A9 11A10 11A11

7.22 7.07 6.88 6.34 6.15 6.71 7.23 6.66 7.07 6.56 6.18

2 4 5 9 11 6 1 7 3 8 10

7.65 7.21 6.98 6.68 6.21 7.15 7.83 7.19 6.94 6.74 6.71

2 3 6 10 11 5 1 4 7 8 9

12A1 12A2 12A3 12A4 12A5 12A6 12A10 12A11

6.82 6.77 6.14 6.04 6.21 6.39 5.97 5.78

1 2 5 6 4 3 7 8

6.68 6.86 6.37 6.46 6.33 6.41 6.45 6.57

2 1 7 4 8 6 5 3

DẠ Y

KHỐI 12 1 2 3 4 5 6 10 11

ƠN

NH

Y

QU

M

KHỐI 11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

OF

STT

www.instagram.com/daykemquynhon

Ghi chú


115 12A7 12A8 12A9

7.47 5.84 6.44

1 3 2

1 3 2

7.46 6.56 6.83

AL

15 16 17

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

Ngày 02 tháng 04 năm 2021 NGƯỜI TỔNG HỢP

www.instagram.com/daykemquynhon


116 PHỤ LỤC

AL

BẢNG SO SÁNH CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 KHỐI 10 KẾT QUẢ BÀN GIAO ĐẦU NĂM

Ghi chú

STT

LỚP

ĐIỂM TB

XẾP THỨ

ĐIỂM TB

XẾP THỨ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 10A8 10A9 10A10 10A11

7.25 6.93 6.86 6.60 6.26 6.29 7.10 7.07 6.69 6.93 6.81

1 4 6 9 11 10 2 3 8 5 7

7.45 7.20 7.13 6.98 6.53 6.49 7.31 6.76 6.99 7.01 7.01

FI

KẾT QUẢ HKII

CI

MÔN NGỮ VĂN

11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 11A6 11A7 11A8 11A9 11A10 11A11

7.22 7.07 6.88 6.34 6.15 6.71 7.23 6.66 7.07 6.56 6.18

2 4 5 9 11 6 1 7 3 8 10

6.92 7.04 6.99 6.36 6.83 6.76 7.99 6.58 7.05 6.23 5.98

5 3 4 9 6 7 1 8 2 10 11

1 2 5 6 4 3 7 8 1

7.07 7.08 6.60 6.69 6.47 6.62 6.70 6.84 7.91

2 1 7 5 8 6 4 3 1

DẠ Y

KHỐI 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9

12A1 12A2 12A3 12A4 12A5 12A6 12A10 12A11 12A7

6.82 6.77 6.14 6.04 6.21 6.39 5.97 5.78 7.47

OF

ƠN

NH Y

QU

M

KHỐI 11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

1 3 4 8 10 11 2 9 7 6 5

www.instagram.com/daykemquynhon


117 5.84 6.44

3 6.95 2 7.21 Ngày 17 tháng 05 năm 2021 NGƯỜI TỔNG HỢP

3 2

0

AL

12A8 12A9

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

10 11

www.instagram.com/daykemquynhon


118

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành GD&ĐT tỉnh Nam Định

FI

Tên tôi là: TRẦN THỊ THÌN Nơi công tác: Trường THPT Nam Trực Chức danh: Tổ phó chuyên môn - Tổ Ngữ văn

ƠN

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ

OF

Sinh ngày 20 tháng 11 năm 1978

Tỉ lệ đóng góp vào sáng kiến: 100%

CI

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

AL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Đề xuất một số giải pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, góp phần hạn chế

NH

tình trạng máy móc sao chép văn mẫu trong dạy học chuyên đề “Thơ ca cách mạng Việt Nam” – Ngữ văn 11”

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến là: Môn Ngữ văn, cấp THPT.

Y

- Áp dụng sáng kiến vào thực nghiệm lần đầu: Tháng 03 năm 2021

QU

- Mô tả bản chất của sáng kiến:

+ Tác giả nghiên cứu sáng kiến đề cập đến hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng, đây là hoạt động đã,

M

đang được tiến hành và được nhiều giáo viên quan tâm, nhất là trong thời kì hiện nay, khi chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đang bắt đầu được áp dụng

thực thi trong thực tế. Để chương trình mới phát huy tính ưu việt của nó thì song hành cùng với chương trình là những đổi mới về phương pháp và đặc biệt những

DẠ Y

đổi mới về kiểm tra, đánh giá. + Tác giả nghiên cứu sáng kiến đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu thực

trạng vấn đề, từ đó phân tích được những ưu điểm, hạn chế của hoạt động kiểm tra đánh giá trong thực tế giảng dạy, đặc biệt tình trạng sao chép máy móc văn mẫu vẫn tồn tai đâu đó trong cuộc sống. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân của hạn chế còn tồn tại, tác giả đề xuất một số giải pháp kiểm tra đánh giá www.instagram.com/daykemquynhon


119

theo hướng phát triển phẩm chất năng lực như: Tác động tâm lý tới học sinh,

AL

khơi dậy trong học sinh sự tự tin khi giải quyết các nhiệm vụ học tập, trong đó

có kiểm tra đánh giá; Rèn năng lực đọc, viết, nói, nghe cho học sinh bằng việc

CI

lên kế hoạch cụ thể, sử dụng linh hoạt hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong giờ học; Giáo viên cần xác định xây dựng câu hỏi, ra đề, xây dựng đáp án

FI

mở hướng tới đánh giá năng lực học sinh; Xử lý, phân tích, phản hồi kết quả theo hướng tích cực với mục đích khích lệ học sinh tiếp tục cố gắng… Sau đó áp

OF

dụng sáng kiến trong dạy và học chuyên đề “Thơ ca Cách mạng, Ngữ văn 11” ngay tại trường và mở rộng ra các trường khác để thấy được tính hiệu quả và khả năng nhân rộng của giải pháp.

ƠN

+ Trong giải pháp đề xuất, tác giả sáng kiến hướng sự tác động của giáo viên đến học sinh (tác động cả về tâm lý và hành động) với mong muốn đưa hoạt động kiểm tra đánh giá thành hoạt động thú vị trong quá trình dạy và

NH

học bằng chính cách sử dụng linh hoạt phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá để các em học sinh không chỉ có thêm sự hứng thú mà còn chủ động, tự tin khi tham gia hoạt động học này, từ đó hạn chế tình trạng sao chép văn mẫu một cách

Y

máy móc – một vấn đề đang gợi nhiều trăn trở hiện nay.

QU

- Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Năng lực và sự nhiệt tình của giáo viên trực tiếp đứng lớp; Kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn và kế hoạch của cá nhân; Thiết kế bài dạy cùng kế hoạch kiểm tra đánh giá … Nếu có

M

sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ (máy tính, loa..) hiệu quả sẽ cao hơn. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến

theo ý kiến của tác giả: + Giúp giáo viên tiếp cận dần với chương trình giáo dục phổ thông mới. + Giúp học sinh có niềm yêu thích hơn với bộ môn Ngữ văn nói riêng và

DẠ Y

các bộ môn khoa học nói chung, tạo hứng thú học tập cho các em, tạo sự thân thiện giữa học sinh với giáo viên, khích lệ tinh thần học tập của các em, hình thành cho các em năng lực cơ bản cần thiết như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. Học sinh tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập gắn với www.instagram.com/daykemquynhon


120

hoạt động kiểm tra đánh giá, từ đó những phẩm chất tốt đẹp như chăm chỉ, trách

AL

nhiệm, trung thực của các em dần được hình thành.

+ Góp phần khắc sâu kiến thức bộ môn Ngữ văn, nâng cao chất lượng

học phổ thông

Họ và tên

năm sinh

1

Trần Thị Thìn

1978

(hoặc nơi thường trú) THPT Trực

Hà Nguyệt Dung

Chức

độ

danh

chuyên

Nội dung công việc hỗ trợ

môn

Tổ

Thạc sĩ

(Nam phó

Áp dụng thử nghiệm

chuyên môn

THPT Mỹ Lộc

Giáo

Đại

Áp dụng thử

(Nam Định)

viên

học

nghiệm

Y

2

Nam

NH

Định)

Trình

OF

TT

tháng

Nơi công tác

ƠN

Ngày

FI

- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử sáng kiến:

CI

giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường và chất lượng thi tốt nghiệp trung

QU

Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và

Ngày 06 tháng 9 năm 2021 Người nộp đơn

M

hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

DẠ Y

TRẦN THỊ THÌN

www.instagram.com/daykemquynhon


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.