SÁNG KIẾN KÉO MÔN HÓA HỌC LẠI GẦN HƠN VỚI HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS NGHĨA LÂM

Page 1

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP

vectorstock.com/10212088

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

SÁNG KIẾN KÉO MÔN HÓA HỌC LẠI GẦN HƠN VỚI HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS NGHĨA LÂM WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Khổng Tử đã dạy rằng: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hóa học phát triển từ giả kim thuật, đã được thực hành từ hàng ngàn năm trước như ở Trung Hoa, Châu Âu và Ấn Độ. Lịch sử của hóa học có thể được coi như bắt đầu từ lúc Robert Boyle tách hóa học từ khoa giả kim thuật trong tác phẩm The Skeptical Chemist (Nhà hóa học hoài nghi) vào năm 1661 nhưng thường được đánh dấu bằng ngày Antoine Lavoisier tìm ra khí ôxy vào năm 1783. Hóa học có bước phát triển mạnh và phân hóa vào thế kỷ 19. Nghiên cứu trong hóa học đã phát triển trong thời kỳ chuyển tiếp sang thế kỷ 20 đến mức các nghiên cứu sâu về cấu tạo nguyên tử đã không còn là lãnh vực của hóa học nữa mà thuộc về vật lý nguyên tử hay vật lý hạt nhân. Tiến bộ trong các chuyên ngành khác nhau của hóa học thường là các điều kiện tiên quyết không thể thiếu cho những nhận thức mới trong các bộ môn khoa học khác, đặc biệt là trong các lãnh vực của sinh học và y học, cũng như trong lãnh vực của vật lý (Ví dụ như việc chế tạo các chất siêu dẫn mới). Đối với y học thì hóa học không thể thiếu được trong cuộc tìm kiếm những thuốc trị bệnh mới và trong việc sản xuất các dược phẩm. Hóa học không chỉ là khoa học của những khám phá phát hiện, mà còn là khoa học của sự sáng tạo. Hóa học như một bức tranh nghệ thuật về sự phức tạp của vật chất. Hóa học hiện diện khắp nơi trong cuộc sống. Hóa học không thích phô trương bản thân mình. Nó có mặt xung quanh chúng ta trong những sản phẩm nhỏ bé hàng ngày, đồng thời cũng không thể thiếu bóng hóa học trong những thành tựu ngoạn mục của thế giới. Người ta đã gọi hóa học là một khoa học trung tâm của các khoa học khác, bởi nếu không có hóa học thì không thể có những bước đột phá thăm dò vào không gian, không thể có những phát minh mới trong điều trị bệnh, không thể có những khám phá kì diệu về công nghệ. Hóa học đóng góp rất lớn trong lĩnh vực thực phẩm, thuốc men, năng lượng, nguyên vật liệu, vận chuyển và thông tin liên lạc. Nó cung cấp nguyên liệu cho lĩnh vực vật lý, các chất cơ bản cho sinh học, dược học cũng như nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Một thế giới không có hóa học sẽ không có vật liệu tổng hợp. Điều đó có nghĩa là sẽ không có những vật dụng hàng ngày chúng


2 ta thường sử dụng như: điện thoại, máy tính, quần áo..., và cũng sẽ là một thế giới không có aspirin hoặc xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, mỹ phẩm, sẽ không có giấy rồi không có báo chí, sách, keo hoặc sơn. Không có hóa học, sẽ không có các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, điều đó đồng nghĩa với việc thiếu lương thực, và không có những loại nước hoa tạo mùi hương quyến rũ. Chúng ta cũng không quên rằng, hóa học còn giúp các nhà sử học nghiên cứu về các bí mật đằng sau các bức tranh, tác phẩm điêu khắc nghệ thuật, giúp cho các nhà khoa học pháp y phân tích mẫu từ một hiện trường gây án, từ đó nhanh chóng tìm ra thủ phạm.... Hay như trộn hỗn hợp bột đồng đỏ với thiếc ta được một hợp chất giống như vàng, cho lưu huỳnh vào chì hoặc thiếc thì hai kim loại này sẽ biến thành màu bạc... Tuy nhiên, hóa học lại là môn học mà HS được tiếp xúc khá muộn. Lên lớp 8 học sinh bắt đầu được nghiên cứu. Lý do là vì hết chương trình lớp 7, học sinh mới được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng để có thể nắm bắt lượng kiến thức khổng lồ của bộ môn này. Do đó, đây được xem là môn học khó, phức tạp theo đánh giá của cả học sinh và giáo viên giàu kinh nghiệm. Với những công thức cấu tạo dài cùng hàng trăm dạng bài tập khác nhau sẽ là một thách thức lớn đối với các em học sinh trên hành trình chinh phục môn hoá. Thái độ học tập đối với môn học của học sinh có thể là một trong những yếu tố quyết định đối với hiệu quả học tập môn học. Đặc thù học sinh nơi trường mà tôi đang giảng dạy là ở vùng quê nên học sinh ít có điều kiện để tiếp cận các kiến thức hóa học như các bạn ở thành phố. Thách thức lớn nhất trong dạy học môn Hóa học là càng ngày số học sinh theo học các môn tự nhiên càng ít nên việc tạo hứng thú cho học sinh học bộ môn Hóa là không thể đồng đều với tất cả các lớp. Trong chương trình hóa học phổ thông thì có nhiều kiến thức khá trừu tượng, trong khi có rất nhiều các PTHH, nhiều dạng bài tập đa dạng... rất dễ làm HS cảm thấy “học hóa càng ngày càng khó”, HS sẽ nản ngay từ đầu khi vào học hóa học, sẽ không chú ý học dẫn đến chất lượng dạy và học môn Hóa học bị ảnh hưởng đáng kể. Nghiên cứu cho thấy rằng thái độ học tập của học sinh đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả học tập bộ môn. Hơn nữa, hiểu được thái độ học tập của học sinh và nguyên nhân gây ra các thái độ đó có thể giúp giáo viên và các nhà quản lí điều chỉnh việc dạy học, góp phần nâng cao thái độ theo hướng tích cực và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học Hóa học. Với hi vọng giúp HS ngày càng yêu thích và say mê học tập môn Hóa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học ở trường THCS để làm nền tảng cho các em học tiếp ở THPT nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “ Kéo môn Hóa học lại gần hơn với học sinh trong trường THCS”.


3 II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến - Thực trạng về thái độ học tập môn Hóa học tại trường THCS Nghĩa Lâm. Để tìm hiểu thực trạng thái độ học tập của học sinh và nguyên nhân gây ra các thái độ đó có thể giúp giáo viên điều chỉnh việc dạy học, góp phần nâng cao thái độ theo hướng tích cực và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học Hóa học, tôi đã tiến hành điều tra HS của 2 lớp 8, 2 lớp 9. Thời điểm điều tra: tháng 5 năm học 2018- 2019. Số lượng HS điều tra: 128 HS. - Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp định tính với công cụ là phiếu hỏi gồm hai câu hỏi mở như sau: Câu hỏi 1. Em có thích môn Hóa học không? Tại sao? (Câu hỏi 1 với mục đích tập trung tìm hiểu về thái độ của học sinh đối với môn Hóa học, cụ thể ở đây là “thích”, “ghét” môn Hóa học). Câu hỏi 2. Theo em, số lượng học sinh lựa chọn môn Hóa học để học sẽ tăng hay giảm? Tại sao? (Câu hỏi thứ 2 với mục đích tìm hiểu thái độ có ảnh hưởng đến hành vi) - Kết quả thảo luận + Thái độ của học sinh trung học cơ sở đối với môn Hóa học Trong câu hỏi 1, thái độ được hỏi lên quan đến việc học sinh có “thích” hay “không thích” môn Hóa học. Tuy nhiên các câu trả lời của các em về thái độ đối với môn học lại khá đa dạng, cho nên tôi phân thành 4 nhóm kết quả như sau: - Học sinh có thái độ tích cực - Học sinh có thái độ tiêu cực - Học sinh cho rằng việc thích hay không thích còn tùy thuộc vào hoàn cảnh. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời “em không biết”. Kết quả được biểu thị ở đồ thị sau:


4 Biểu đồ 1. Thái độ của học sinh đối với môn Hóa học 3.9% Tiêu cực 18.87%

Tích cực 54.69% Còn tùy

22.66% Em không biết

70/128 học sinh ( tỉ lệ 54,69%) cho rằng học sinh đang có những thái độ tiêu cực đối với môn Hóa học như “chưa thích”, “không thích”, “ít thích”, “giảm thích”, “không đam mê”, “không hứng thú”, “ngán học”, “ngại học” hay “sợ học” Hóa học. Nguyên nhân chính mà các em đưa ra để lí giải cho thái độ tiêu cực này nằm ở ba khía cạnh. Thứ nhất là về chương trình học và phương pháp dạy học của giáo viên - lí do này chiếm đa số trong các câu trả lời của học sinh. Chương trình Hóa học hiện nay nặng về hàn lâm và khó đối với học sinh. Chương trình quá tải về mặt kiến thức lí thuyết trong khi đó lại thiếu ứng dụng thực tế và thực hành thí nghiệm. Các bài tập Hóa học phi thực tế, nặng về tính toán, gắn với các con số, công thức, phương trình khó nhớ, phức tạp, mang nặng tính toán học, không gây được hứng thú cho học sinh. Hơn nữa học sinh chưa thấy được ý nghĩa của việc học môn Hóa học, chưa thấy được ích lợi của Hóa học trong cuộc sống. Học sinh học môn Hóa học là do sự bắt buộc của chương trình học và chương trình thi. Lí do thứ hai khiến học sinh không thích học môn Hóa học, theo các em, là vì học sinh mất căn bản môn Hóa học từ đầu năm lớp 8. Điều này khiến cho việc học Hóa học ở các lớp trên đối với học sinh trở nên khó khăn, và từ đó học sinh chán nản với môn Hóa học. Khía cạnh thứ ba lí giải cho thái độ quay lưng với môn Hóa học của học sinh là sự đổi mới thi cử và lựa chọn ngành nghề ở THPT. Sự ra đời của nhiều các khối thi mới bên cạnh khối truyền thống, nhất là A1 đã khiến học sinh không còn nhu cầu học Hóa học nữa…


5 29/128 học sinh (tỉ lệ 22,66%) học sinh có thái độ tích cực đối với môn Hóa học như “rất thích” hay “thích” Hóa học. Những lí do để giải thích cho thái độ tích cực với môn Hóa học như sau: Thứ nhất, Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Khi học Hóa học, học sinh được làm thí nghiệm và được quan sát các hiện tượng xảy ra, từ đó học sinh có hứng thú học tập môn học. Thứ hai, khi dạy Hóa học, giáo viên có liên hệ kiến thức với thực tiễn, do đó học sinh thấy được sự ứng dụng của Hóa học trong cuộc sống. Thứ ba, các môn khoa học tự nhiên vẫn phổ biến và được yêu thích hơn các môn khoa học xã hội ở Việt Nam. 24/128 học sinh (tỉ lệ 18,75%) đưa ra những nhận định lưỡng tính, tức là có học sinh thích và không thích Hóa học tùy thuộc vào nhiều yếu tố về mặt phương pháp dạy học của giáo viên hay đặc điểm tâm lí và năng lực của chính bản thân các em; hoặc là học sinh “thích” Hóa học nhưng vẫn sợ hoặc bây giờ “thích” nhưng tương lai sẽ giảm vì các em học đối phó do là môn thi trong bài Tổ hợp vào THPT. 5/128 học sinh (tỉ lệ 3,9%) không đưa ra câu trả lời hoặc trả lời: “ Em không biết”. Nói tóm lại, Hóa học là môn học vừa được yêu, vừa bị ghét. Nhưng tỉ lệ học sinh không thích Hóa học vẫn nhiều hơn học sinh thích môn Hóa học nhìn từ góc độ của bản thân tôi – một giáo viên Hóa học. Đồng thời, lý do để học sinh thích môn Hóa học phụ thuộc nhiều vào phương pháp giảng dạy của giáo viên chẳng hạn học sinh sẽ thích Hóa học hơn khi giáo viên sử dụng thí nghiệm hay liên hệ thực tiễn trong dạy học. - Xu hướng chọn môn Hóa học của học sinh để học tiếp lên THPT Biểu đồ 2. Xu hướng chọn môn Hóa học của học sinh để học tiếp lên THPT 3,9% 9,38% Số học sinh chọn môn Hóa giảm Số học sinh chọn môn Hóa không giảm 86,71%

Không trả lời


6 111/128 học sinh (86,71%) ý kiến cho rằng số học sinh chọn môn Hóa để học tiếp lên THPT giảm so với các năm trước. Lí do chủ yếu đã được trình bày ở phần trả lời câu hỏi (1). Cụ thể là, với xu thế phát triển của xã hội hiện nay thì môn Ngoại ngữ là cần thiết hơn nên đa số các em đã định hướng được sớm thì có ý kiến theo khối có Văn, Toán, Ngoại ngữ và thêm môn Vật lí nữa là các em thi được hai khối và nhiều trường Đại học. Thứ hai, đối với nhiều học sinh, môn Hóa học là môn học khó nhằn, kiến thức lại trải rộng và phát triển cao lên ở các lớp trên do đó khó lấy điểm cao, vì thế học sinh không chọn. Thứ ba, nhiều học sinh đơn giản là không thích học môn Hóa học. Trong khi đó, chỉ có 12/128 học sinh (9,38%) cho rằng số lượng học sinh chọn môn Hóa học để học tiếp lên THPT “tăng” hay “không thay đổi” hay “không giảm nhiều” là vì bố mẹ các em định hướng cho rằng khối A vẫn được ưa chuộng vì có nhiều trường Đại học và khối D ( bao gồm: Toán, Hóa, Anh) thi theo hình thức trắc nghiệm đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều thí sinh; khối B (bao gồm môn Toán học, Sinh học, Hóa học) có trường Y, Dược... 5/128 học sinh (3,9%) trả lời “Em không biết”. - Ý kiến rút ra từ kết quả khảo sát: Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ HS thích học môn Hóa học của nhà trường không cao, điều này đặt ra một thách thức lớn cho GV trong quá trình giảng dạy. Còn một bộ phận đáng kể HS không thích, thậm chí sợ môn Hóa học. Phần lớn HS thích học môn Hóa do có nhiều kiến thức liên hệ thực tiễn, các thí nghiệm hấp dẫn, thú vị. Bên cạnh đó, vai trò của GV (cách giảng dạy, cách tạo không khí vui vẻ cho lớp...) đóng một phần quan trọng trong việc gây hứng thú học tập cho HS. Còn một số lượng HS học Hóa học còn gượng ép do những nguyên nhân điểm số, học môn liên quan đến thi vào THPT. Khi được hỏi: “Em không thích học môn Hóa học vì lí do gì?” Kết quả cho thấy, đa số HS không thích môn Hóa học cho rằng môn hóa rất khó hiểu, khó nhớ. Số lượng nghĩ rằng mình bị mất gốc môn hóa là khá nhiều. Điều này hoàn toàn phù hợp với chất lượng khảo sát đầu năm học lớp 9 năm học 2019 - 2020 và chất lượng thi vào THPT bài thi tổ hợp. Bảng 1. Kết quả điều tra thái độ tích cực của HS khi học môn Hóa học. (trang 7)


7 Nội dung Tập trung nghe giảng phát biểu ý kiến

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao giờ

40,4%

52,4%

7,2%

Lắng nghe câu phát biểu của bạn, sửa chữa, bổ sung

10,8%

75,7%

13,5%

Trao đổi với bạn về nội dung, bài tập mà em chưa hiểu, chưa làm được

5,8%

79,6%

14,6%

Vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết vấn đề thực tiễn

9,2%

53,6%

37,2%

Học lý thuyết trước khi làm bài tập

25,6%

58,2%

16,2%

Đọc sách giáo khoa để tìm hiểu bài trước

8,2%

26,5%

60,3%

Đọc thêm tài liệu sách tham khảo để mở rộng kiến thức

2,5%

20,4%

77,1%

Tự làm thêm các bài tập ngoài yêu cầu của GV

3,2%

21,7%

75,1%

Kết quả điều tra hoạt động tích cực của HS khi học môn Hóa học thể hiện ở bảng 1. Từ bảng ở trên cho thấy, chỉ có 40,4% HS thường xuyên tập trung trong giờ học. Tỉ lệ HS ít và không phát biểu ý kiến xây dựng bài, không thắc mắc nội dung bài chiếm trên 85% cho thấy, thực tế đa số các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chưa có sự hợp tác học hỏi lẫn nhau. Điều này cho thấy môn Hóa học chưa thực sự lôi cuốn HS. Có thể là do, các em thấy môn hóa khó, GV chưa tạo được sự yêu thích môn hóa cho HS, HS chưa thấy tầm quan trọng của môn Hóa học trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy các em chưa chủ động, hứng thú học tập môn Hóa học (trên 86% HS chưa tích cực chuẩn bị bài ở nhà; chưa có ý thức đọc sách, đọc thêm tài liệu hoặc tự nghiên cứu bài). Như vậy, dựa vào kết quả điều tra cho thấy Hóa học là môn học được nhiều HS quan tâm, cho rằng môn này lý thú. Tuy nhiên việc gây hứng thú học Hóa học cho HS đã được GV quan tâm tuy nhiên việc khai thác và vận dụng nhiều biện pháp gây hứng thú cho HS trong quá trình dạy học chưa đạt hiệu quả cao. Điều đó dẫn đến HS học tập môn Hóa học còn thụ động chưa tích cực, tự giác,


8 khám phá, tìm tòi cũng như nhìn nhận đầy đủ những điều kì diệu mà Hóa học mang lại. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 2.1. Cơ sở lý lí luận 2.1.1. Khái niệm về thái độ và hứng thú học tập. Theo từ điển Tiếng Việt, thái độ là “cách để lộ ý nghĩ và tình cảm trước một sự việc, trong một hoàn cảnh, bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động”. Theo Từ điển Tâm lí học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên: “Thái độ là mặt biểu hiện bề ngoài của ý nghĩa, tình cảm đối với ai hay việc gì thông qua nét mặt, cử chỉ, hành động”. Một định nghĩa rất phổ biến trong các nghiên cứu quốc tế về thái độ như sau: “Thái độ là một phản ứng mang tính chất đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với một đối tượng nào đó (người, sự vật, hiện tượng, ý tưởng…), thể hiện qua suy nghĩ, cảm xúc hay hành vi dự định”. Thái độ luôn hướng đến một đối tượng nào đó. Theo Crano và Prislin (2006), “Khi chúng ta có một thái độ, chúng ta nhìn nhận một điều gì đó theo những khía cạnh về mặt cảm xúc, tốt hay xấu, có hại hay có lợi, dễ chịu hay khó chịu, quan trọng hay không quan trọng. Điều quan trọng là cần nhận thấy những đánh giá như vậy luôn luôn hướng về một cái gì đó, một điều gì đó, mà chúng ta gọi là đối tượng của thái độ”. “Đối tượng” có thể ở bất cứ dạng nào hay là bất kì bản chất nào. Trong nghiên cứu này, “đối tượng” được giới hạn ở những khía cạnh khác nhau của việc trải nghiệm quá trình học tập Hóa học chính khóa ở trường trung học, không phải là việc học Hóa học ngoại khóa cũng không phải là khoa học Hóa học ở trong cuộc sống thực. Như vậy, đối tượng của thái độ được nghiên cứu là môn Hóa học ở trường trung học, và như vậy sẽ có nhiều khía cạnh đa dạng liên quan đến đối tượng này bao gồm chương trình, phương pháp dạy và học, giáo viên, kiểm tra đánh giá và thi cử liên quan đến môn Hóa học. Mặt khác, hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh (HS) học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Có 2 loại hứng thú học tập là hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp.


9 + Hứng thú trực tiếp trong học tập là hứng thú đối với nội dung tri thức, qúa trình học tập và những phương pháp tiếp thu, vận dụng những tri thức đó. Như vậy, hứng thú trực tiếp hình thành dựa trên sự say mê của HS đối với môn học, cũng như cách thức chiếm lĩnh các tri thức và vận dụng tri thức đó. + Hứng thú gián tiếp trong học tập là hứng thú đối với những yếu tố tác động bên ngoài như được GV khen, được điểm cao trong học tập. GV giảng vui, dễ hiểu, do ảnh hưởng của bạn bè... và sẽ biến mất khi những yếu tố này không còn nữa. Chính vì tầm quan trọng như vậy, phạm trù cảm xúc (bao gồm thái độ, hứng thú, giá trị) là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và phổ biến trong cộng đồng nghiên cứu giáo dục khoa học quốc tế. Những biện pháp tạo hứng thú trong bài viết này xuất phát từ 3 luận điểm cơ bản: Một là: Hiệu quả thực sự của việc dạy học môn Hóa học là học sinh biết tự học; tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng, hai là: Nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất của GV là làm sao cho học sinh thích học bô môn Hóa học, ba là: Dạy học môn Hóa học ở THCS phải làm cho HS cảm thấy biết thêm kiến thức của mỗi bài học là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ một góc nhìn cuộc sống. Với ba luận điểm này, tôi quan niệm rằng thực chất của việc dạy học là truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của người học. Còn nếu quan niệm người dạy truyền thụ, người học tiếp nhận thì người dạy dù có hứng thú và nỗ lực đến mấy mà chưa truyền được cảm hứng cho HS, chưa làm cho người học thấy cái hay, cái thú vị, giá trị chân thực mà tri thức đem lại thì giờ dạy vẫn không có hiệu quả. Người học chỉ tự giác, tích cực học tập khi họ thấy hứng thú. Hứng thú không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm. Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi. Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của GV. GV là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS. Quá trình dạy học gồm 5 thành tố cơ bản: Mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương tiện và thiết bị dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Với các thành tố đó, có nhiều nhóm biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh và chúng thuộc những bình diện khác nhau của quá trình dạy học. Có biện pháp tác động vào việc trình bày mục tiêu bài học, có biện pháp tác động vào nội dung dạy học, có biện pháp tác động vào phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, có biện pháp tác động vào phương tiện, thiết bị dạy học, có biện


10 pháp tác động vào kiểm tra đánh giá (bao gồm cả nhận xét), tác động vào quan hệ tương tác thân thiện giữa thầy - trò, trò - trò... 2. 1.2. Những thành tố tâm lý tâm lý cấu thành hứng thú học tập. - Xúc cảm: Là sự rung động được tạo ra khi do các em có những tình cảm nhất định khi tiếp xúc với môn hóa học. - Nhận thức: là HS nhận biết tại sao mình thích môn Hóa học. - Hành động: + Ý thức, tính tự giác, quyết tâm dồn sức lực trí tuệ để hành động nhằm đạt được mục đích của mình đó là ý chí. Ý chí có một vai trò lớn trong việc giúp HS vượt qua những khó khăn khi tiếp thu tri thức hay khi gặp bài tập khó. Động cơ học tập sẽ thôi thúc HS suy nghĩ hành dộng, giúp kích thích và duy trì hứng thú học tập ở HS, + Tính tích cực nghĩa là hăng hái, năng nổ với công việc. Tính tích cực tạo điều kiện cho việc tìm tòi và làm xuất hiện niềm vui trong hoạt động học tập, Khi hứng thú học tập xuất hiện sẽ nâng cao tính tích cực và hiệu quả lĩnh hội tri thức, kĩ năng và kĩ xảo. 2.1.3. Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập Trong quá trình phát triển cá thể, hứng thú học tập được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Kích thích hứng thú học tập cho HS. - Giai đoạn 2: Hứng thú học tập được duy trì. - Giai đoạn 3: Hứng thú học tập trở nên bền vững. . Để hình thành hứng thú học tập, việc tổ chức hoạt động nhận thức phải thường xuyên chủ động, gắn liền với các mức độ phát triển của nó. Do đó các nhà sư phạm phải hiểu rõ các giai đoạn phát triển của loại hứng thú này. 2.1.4. Một số đặc điểm của hứng thú học tập - Trong hứng thú tồn tại một sự kết hợp hữu cơ giữa các quá trình trí tuệ với các quá trình tình cảm - ý chí của HS. - Hứng thú học tập, lúc đầu hướng tới nội dung tri thức khoa học của môn học, sau đó tới các phương pháp khám phá ra nội dung đó. - Hứng thú học tập dần có tính bền vững và có tính không bão hòa. - Hứng thú học tập là động lực thúc đẩy HS tích cực nghiên cứu đối tượng trong phạm vi của nó.


11 2.1.5. Các biểu hiện của hứng thú học tập Hứng thú học tập được biểu hiện thông qua các dấu hiệu, các chỉ số cụ thể trong hoạt động học tập, trong cuộc sống của các em. Nhà giáo dục có thể quan sát và nhận biết được chúng. Những biểu hiện này khá phong phú, đa dạng và nhiều khi còn phức tạp, chúng có thể đan xen vào nhau: - Biểu hiện về mặt xúc cảm: HS có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê...) đối với môn học như có niềm vui trong quá trình lĩnh hội kiến thức, mong chờ tiết học và luyến tiếc khi tiết học kết thúc... - Biểu hiện về mặt nhận thức: HS nhận thức đầy đủ, rõ ràng nguyên nhân của sự yêu thích môn học như nội dung môn học hấp dẫn, phương pháp khám phá kiến thức hấp dẫn, vai trò của môn học có ý nghĩa trong cuộc sống... - Biểu hiện về mặt hành động: HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ trong giờ lên lớp mà còn ở cả ngoài giờ học hàng ngày như: * Trong giờ lên lớp: + Say mê học tập, chú ý nghe giảng. + Ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận. + Tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, trao đổi ý kiến với bạn bè, với GV. + Tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Ở ngoài lớp và ở nhà: + Độc lập và tự giác trong việc học tập. + Học bài và làm bài đầy đủ. + Tự giác làm thêm các bài tập ngoài yêu cầu của GV. + Tự sưu tầm, đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo tham khảo có liên quan đến môn học. + Tự tổng kết từng phần, những chương mục đã học và tìm ra mối liên hệ bên trong giữa chúng. + Từng bước tập vận dụng những kiến thức môn học vào thực tiễn. + Cố gắng giải nhanh và tìm nhiều cách giải các bài tập... - Biểu hiện về mặt học tập: Kết quả học tập đạt loại khá, giỏi. 2.1.6. Tác dụng của hứng thú học tập Chính hứng thú học tập mang lại một số tác dụng đặc biệt như:


12 - Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của học sinh. - Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ, cho phép HS duy trì sự chú ý thường xuyên và cao độ vào nhận thức bài học. - Làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn vì các em được duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể, giúp HS phấn chấn, vui tươi hơn, học tập lâu mệt mỏi. - Ảnh hưởng đến tính chất, cường độ, diễn biến kết quả của dạy và học giúp cho hiệu quả của hoạt động này được nâng cao. - Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm hiểu kiến thức. - Giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứng thú tham gia điều khiển tri giác và tư duy. - Đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong các hoạt động nghiên cứu sáng tạo. - Góp phần quan trọng trong sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo và trí tuệ HS, làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao. 2.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học trong trường THCS. Luật Giáo dục, điều 24, đã ghi: “Biện pháp giáo dục phổ quát phải phát huy tính hăng hái, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; ăn nhập với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi bổ biện pháp tự học, rèn luyện năng lực áp dụng tri thức vào thực tiễn; tác động đến tính cách, đem lại niềm vui, hứng thú học hỏi cho học sinh”. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho mỗi nhà giáo dục là tìm ra và đổi mới PPDH và sử dụng kĩ thuật dạy học phù hợp, hiện đại để bồi dưỡng năng lực sáng tạo, kích thích niềm đam mê, hứng thú học tập cho HS, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho HS mà tôi đã áp dụng. 2.2.1. Sử dụng phim/video mô phỏng Hóa học có thể giải thích hầu hết các hiện tượng trong cuộc sống nhưng không phải hầu hết chúng đều có thể diễn tả bằng lời, mô tả, biểu diễn một cách trực diện.Vì thế, sử dụng phim mô phỏng là sự lựa chọn thông minh để diễn tả những quá trình vi mô, vĩ mô phức tạp. Đặc biệt, phần kiến thức những chương đầu của môn Hóa học có nhiều kiến thức trừu tượng. Để giúp HS dễ tưởng tượng và tiếp thu kiến thức một cách dễ hơn, thì việc sử dụng phim/video mô


13 phỏng là một giải pháp hợp lý. HS sẽ hứng thú với những hình ảnh minh họa vui nhộn, gần gũi với các em. Dưới đây là một số video tôi sưu tầm được từ internet qua kênh you tube và đã sử dụng trong quá trình dạy học hóa học ở trường THCS: - Khi bắt đầu dạy Hóa 8, ngay ở tiết học đầu tiên tôi cho học sinh được làm quen với bộ môn hóa học bằng cách cho học sinh xem các video về: + Top 10 phản ứng hóa học hay nhất thế giới - Hóa online https://www.youtube.com/watch? + Hóa học & Cuộc https://www.youtube.com/watch?

sống

-

tập

1

[Vietsub]-

+ Phương pháp học tập môn Hóa học - 1phut30giayhttps://www.youtube.com/watch? - Khi dạy bài 4: “Nguyên tử” Môn Hóa học 8 có thể dùng 3 video sau: + Sự tìm ra electron: https://www.youtube.com/watch?v=7m7ja2AGc6g: + Sự tìm ra proton. https://www.youtube.com/watch?v=IT7K1MYr_6g + Sự chuyển động của electron, lớp electron, phân lớp electron: https://www.youtube.com/watch?v=fm2C0ovz-3M: - Khi dạy bài 12 + 13 - Hóa 8. “ Sự biến đổi chất - Phản ứng hóa học” sử dụng video: + Top 15 thí nghiệm https://www.youtube.com/watch?

cực

hay

thể

làm

tại

nhà-

+ 11 Thí Nghiệm Hóa Học Hấp Dẫn - https://www.youtube.com/watch? - Khi dạy bài “oxi” có thể dùng video + Nguyên tố oxi - Khi dạy xong “Một số oxit quan trọng” - Hóa học 9 để giúp HS dễ hình dung về sự hình thành mưa axit có thể dùng video + Các quá trình của mưa axit: https://www.youtube.com/watch?v=UOM-C6qk8Sc https://www.youtube.com/watch?v=Y6jmrPE_iBg - Khi dạy xong “Các oxit của Cacbon” - Hóa học 9 để giúp HS dễ hình dung về sự hình thành hiệu ứng nhà kính có thể dùng video + [G-Sub] Hiệu ứng nhà kính là gì?_Nhóm Gia Đình-


14 https://www.youtube.com/watch? - Khi dạy bài : “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” sử dụng video + Sự hình thành và phát triển của BTH : https://www.youtube.com/watch?v=JIeH-HXKdVs.......... 2.2.2. Một số hình thức dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa cho học sinh THCS. 2.2.2.1. Sử dụng thơ ca. PGS.TS Nguyễn Xuân Trường -Tổng chủ biên SGK và là tác giả của hơn 60 đầu sách về Hóa học đã phân tích: “Học mà chưa cảm thấy vui thì chưa gọi là học. Một trong các cách để lôi cuốn, học phải thấy vui đó là nên 'thơ hóa' nội dung học tập. Tức là soạn thành những câu thơ có vần điệu”. Để giờ học thật sự là những trải nghiệm bổ ích, kiến thức hóa học thực sự không hề khô khan, hơn nữa để giúp HS có thể nhớ kiến thức hóa học một các dễ dàng, tôi đã sưu tầm một số các bài thơ vui liên quan đến bài học có thể đọc cho các em nghe hoặc cung cấp cho HS. Nhằm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức hóa học, tôi cho học sinh có thể thuộc các bài thơ sau: BÀI CA KÍ HIỆU HOÁ HỌC Ca là chú Can xi Ba là cậu Bari họ hàng Au tên gọi là Vàng Ag là Bạc cùng làng với nhau Viết Đồng C trước u sau Pb mà đứng cùng nhau là Chì Al đấy tên gì? Gọi Nhôm bác sẽ cười khì mà xem Cacbon vốn tính nhọ nhem Kí hiệu C đó bạn đem nhóm lò Oxy O đấy lò dò Gặp nhau hai bạn cùng hò cháy to Cl là chú Clo Lưu huỳnh em nhớ viết cho S (ét sờ). Zn là Kẽm khó gì Na gọi Natri học hàng Br thật rõ ràng Brom “người ấy” cùng làng Gari (Ga)


15 Fe chẳng khó chi Gọi tên là sắt em ghi ngay vào Hg chẳng khó tí nào Thuỷ ngân em đọc tự hào chẳng sai … Bài ca nhắc bạn xa gần Học chăm để nhớ khi cần viết ra. BÀI CA NGUYÊN TỬ KHỐI 1 Hai ba Natri (Na=23) Nhớ ghi cho rõ Kali chẳng khó Ba chín dễ dàng (K=39) Khi nhắc đến Vàng Một trăm chín bảy (Au=197) Oxi gây cháy Chỉ mười sáu thôi (O=16) Còn Bạc dễ rồi Một trăm lẻ tám (Ag =108) Sắt màu trắng xám Năm sáu có gì (Fe=56) Nghĩ tới Beri Nhớ ngay là chín (Be=9) Gấp ba lần chín Là của anh Nhôm (Al=27) Còn của Crôm Là năm hai đó (Cr=52) Của Đồng đã rõ Là sáu mươi tư (Cu =64) Photpho không dư Là ba mươi mốt (P=31) Hai trăm lẻ một Là của Thủy Ngân (Hg=201) Chẳng phải ngại ngần Nitơ mười bốn (N=14) Hai lần mười bốn Silic phi kim (Si=28)


16 Can xi dễ tìm Bốn mươi vừa chẵn (Ca=40) Mangan vừa vặn Con số năm lăm (Mn=55) Ba lăm phẩy năm Clo chất khí (Cl=35.5) Phải nhớ cho kỹ Kẽm là sáu lăm (Zn=65) Lưu huỳnh chơi khăm Ba hai đã rõ (S=32) Chẳng có gì khó Cacbon mười hai (C=12) Bari hơi dài Một trăm ba bảy (Ba=137) Phát nổ khi cháy Cẩn thận vẫn hơn Khối lượng giản đơn Hiđrô là một (H=1) Còn cậu Iốt Ai hỏi nói ngay Một trăm hai bảy (I=127) Nếu hai lẻ bảy Lại của anh Chì (Pb =207) Brôm nhớ ghi Tám mươi đã tỏ (Br = 80) Nhưng vẫn còn đó Magiê hai tư (Mg=24) Chẳng phải chần trừ Flo mười chín (F=19). BÀI CA HÓA TRỊ HÓA HỌC LỚP 8 Hidro (H) cùng với liti (Li) Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg) Thường II ít I chớ phân vân gì


17 Đổi thay II , IV là chì (Pb) Điển hình hoá trị của chì (Pb) là II Bao giờ cũng hoá trị II Là ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì Ngoài ra còn có canxi (Ca) Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III Cácbon (C) silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi Thế nhưng phải nói thêm lời Hóa trị II vẫn là nơi đi về Sắt (Fe) II toan tính bộn bề Không bền nên dễ biến liền sắt (Fe) III Phốtpho (P) III ít gặp mà Photpho (P) V chính người ta gặp nhiều Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ? I , II, III , IV phần nhiều tới V Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng Clo (Cl), Iot (I) lung tung II, III, V, VII thường thì I thôi Mangan (Mn) rắc rối nhất đời Đổi từ I đến VII thời mới yên Hoá trị II dùng rất nhiều Hoá trị VII cũng được yêu hay cần Bài ca hoá trị thuộc lòng Viết thông công thức đề phòng lãng quên Học hành cố gắng cần chuyên Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều THƠ VỀ HIDROCACBON Hiđrô Cacbon no em nhớ nhé Vừa có nối đơn vừa đủ Hiđrô Không tham gia phản ứng cộng bao giờ Chỉ có cháy và Clo thay thế Trước Brom chúng làm ngơ triệt để Bởi no đủ nên không hoạt động không nhiều Êtilen đứa em cùng dòng giống


18 Kém chị vừa 2 tuổi một nối đôi Nhưng tính tình đanh đá lôi thôi Bởi vậy nên làm Brôm phai sắc Rất thích cộng và cũng hay trùng hợp Bởi chưa no nên hoạt động hơi nhiều Axêtilen tuổi 18 đương yêu Bắt cá 3 tay nên không bền vững Lửa yêu thương trên 3000 độ nóng Vừa đủ Ôxi nên bị nổ tan tành Làm Brôm mất màu rất nhanh Gặp chàng Hiđrô em quay về tính chị Nhựa P.V.C khó gì đâu em nhỉ Clorua vinyl trùng hợp mà nên Còn lại cuối cùng là chàng bezen Vòng sáu cạnh ba đôi ba đơn xen kẽ Dễ thế khó cộng do vòng kín kẽ Vẫn cháy như thường khi gặp khí oxi THƠ VỀ TÍNH TAN CỦA MUỐI Tính tan của muối Loại muối tan tất cả là muối ni tơ rat Và muối a xê tat Bất kể kim loại nào * Những muối hầu hết tan Là clorua, sunfat Trừ bạc chì clorua Bari, chì sunfat * Những muối không hoà tan Cacbonat , photphat Sunfua và sunfit Trừ kiềm, amoni.


19 - Để học sinh ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại:

Câu nói huyền thoại dành cho ai học mãi không thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại - Khi học về công thúc cấu tạo của hợp chất hữu cơ ở lớp 9, GV có thể cho kích thích HS tên của 10 ankan đầu tiên:

+ Các cách đọc: Mẹ em phải bón phân hoá học ở ngoài đồng Mê em nên phải bao phen hồi hộp . Ôi người đẹp! Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó. 2.2.2.2. Sử dụng câu đố. - Đố “ Đó là chất gì?” Đố các bạn biết được: Tên của tớ là gì? Chỉ cần nhắc đến tớ Dây tóc bóng đèn mừng vui. ( Wonfam)


20 Bốn “H” vây ở bốn bên “Cờ” nằm chính giữa tạo nên chất gì? Đố phụ lão, đố thiếu nhi Công thức cấu tạo viết đi ra liền. (Metan - CH4) Huy chương đứng thứ ba Sao tên hiệu đặt như là bé trai Dẫn điện, dẫn nhiệt cao tài Là gì ai biết, đố ai đáp liền. (Đồng – Cu) Axit gì không bền Có tên không thấy mặt Điều chế muối cho kiềm Cùng oxit tương tác Có thể cho đáp bằng thơ (Axit cacbonic – H2CO3). Axit gì cùng sắt Tạo muối sắt II, III Tùy điều kiện dung dịch Còn làm sắt trơ ra. (Axit sunfuric – H2SO4). Khí gì là khí thải Gây hiệu ứng nóng lên Hạn chế ngay bạn nhé Để cuộc sống vững bền? (Khí cacbonic – CO2). Khí gì mà phân tử Có một liên kết đôi Một chút dùng kích thích


21 Quả xanh đã chín rồi? (Khí etilen – C2H Khí gì tan trong nước Ăn mòn được thủy tinh Dung dịch có ứng dụng Để khắc chữ khắc hình? (Khí HF). Khí gì là khí độc Thành phần của khí than Vẫn thường được ứng dụng Trong ngành luyện thép gang? (Khí cacbon oxit – CO). …………. - Sử dụng câu đố ngắn: + Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm? CaO. + Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?- SO2 + Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ? - CO2 + Kim loại nào dẫn điện tốt nhất? – Bạc (Ag) + Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? – Vonfam ( W ) + Thành phần chính của phân lân supephotphat là? - Ca(HPO4)2 + Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ bao nhiêu? - từ 2% - 5%. ……………… 2.2.2.3. Một số câu chuyện liên quan đến hóa học Khi GV tạo được bầu không khí lớp học sôi nổi, hứng thú từ đó sẽ kích thích trí tưởng tưởng, tò mò ham học hỏi và yêu thích đối với môn học. Chuyện kể xen vào trong giờ học là hình thức của “dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp” góp phần quan trọng cho hiệu quả giờ dạy. - Tạo sự thư giãn, giảm bớt căng thẳng cho HS. - Tăng hứng thú đối với bài giảng môn học. - Cung cấp kiến thức mở rộng tầm hiểu biết của HS một cách nhẹ nhàng thoải mái và hiệu quả. HS nhớ rất lâu những kiến thức gắn liền với câu chuyện đã kể.


22 - Góp phần hình thành thế giới quan, kích thích tư duy giáo dục đạo đức, tư tưởng. - Gây thiện cảm, tăng sự hấp dẫn của GV với HS, tạo sự gắn bó. Tuy nhiên để những câu chuyện hóa học thực sự hấp dẫn hứng thú thì GV cũng cần phải có nghệ thuật kể chuyện: Nội dung chuyện phải có tính khoa học, số liệu chính xác và có nội dung gắn với bài học. Cách giới thiệu câu chuyện phải kích thích được tính tò mò, hứng thú của HS. Cho HS dự đoán diễn biến câu chuyện, hoặc giải thích nguyên nhân, kết quả sự việc. Thông qua mỗi câu chuyện, GV cần nhấn mạnh những bài học giáo dục cho HS những đức tính của các nhà khoa học, hoặc những kinh nghiệm được rút ra. 1.* Mẩu chuyện 1 về oxi. OXI VÀ KIỀU Trong thơ trữ tình hay như thơ Phạm Tiến Duật với bài “Lửa đèn” Anh cùng em sang bên kia cầu Nơi có những miền quê yên ả Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá Quả ớt chín đỏ hoe Trỏ lối sang mùa hè Quả cà chua như chiếc đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông thắp sáng đêm thâu Quả ớt như ngọn đèn dầu Chạm đầu lưỡi như chạm vào sức nóng Đến những câu thơ mạnh hơn lửa thép của Tố Hữu “Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn” Ấy vậy mà lại chẳng nổi tiếng bằng thơ Kiều của Nguyễn Du, nổi tiếng khắp thế giới tại sao thế nhỉ? Vì thơ Kiều “Nẩy được Kiều”. Giáo viên nẩy hai câu: “Trăm năm trong cõi người ta. Chữ tài, chữ mệnh khéo mà ghét nhau” Thế mà trong hoá của ta cũng có Kiều mới lạ chứ - “nẩy Kiều hoá”


23 “Trăm năm trăm cõi người ta Cuộc đời chỉ có thở ra và hít vào” Để nắm vững vai trò của ôxi với sự sống của con người và sinh vật, hôm nay cô trò ta nghiên cứu về ôxi. * Mẩu chuyện 2: Lịch sử tìm ra oxi. Ai là người xứng đáng được ghi nhận tìm ra oxi? Câu hỏi này, mỗi quốc gia sẽ trả lời một cách khác nhau với đầy đủ chứng cứ, tự hào. Người Trung Quốc cho rằng ngay từ thế kỉ 8, nhà triết học Mao Hoa đã biết rằng không khí có 2 thứ khí, khí thứ nhất có tính chất cháy và thở được. Người Italia thì tự hào rằng chính nhà họa sĩ và bác học nổi tiếng của học Leona de Vinxi (1452-1519) đương thời đã nói đến không khí là một hỗn hợp gồm 2 khí trong đó có một khí dùng để thở và đốt cháy. Đến lượt người Pháp thì ủng hộ cho Lavoadie, người Anh thì ủng hộ cho Prisley, và người Thụy Điển thì cho biết C.Sheele mới là người phát hiện ra oxi đầu tiên. Không nước nào chịu thua nước nào. Cuộc tranh luận về quyền tác giả khám phá ra oxi kéo dài gần 200 năm mới chịu yên. Nhưng có một điều mà mọi người cùng nhất trí là sự ra đời của oxi là cái mốc lịch sử lớn lao của hóa học. Hóa học có ngôn ngữ riêng, có giả thuyết và định luật riêng chỉ từ khi oxi chính thức ra đời. Lịch sử ghi nhận năm 1774 là năm tìm ra oxi, tác giả gồm có 2 người: Priesley (Anh) và Sheele (Thụy Điển) - tên La tinh chính thức của từ này là oxygenium, do nhà hóa học Lavoadie đặt năm 1779 từ 2 chữ Hi Lạp oxus có nghĩa là axit và genao có nghĩa là sinh ra. Trước đó, khí này có nhiều tên gọi khác nhau: không khí tinh khiết, không khí để thở, không khí đã mất nhiên tố, không khí lửa, không khí sống. Ngày 01/8/1774, Priesley lấy một ít hợp chất thủy ngân màu đỏ (HgO) cho vào ống nghiệm, rồi dùng thấu kính do ông sáng chế ra đốt nóng. Ông nhận thấy có chất khí thoát ra và thủy ngân óng ánh xuất hiện. Tình cờ lúc đó có một cây nến đang cháy. Priesley đưa chất khí này gấn cây nến thì thấy cây nến cháy rực chưa từng thấy, làm ông vô cùng ngạc nhiên nhưng không thể nào giải thích nổi. Ngày nay, chúng ta hiểu rằng đó là do dưới tác dụng của nhiệt, thủy ngân oxit bị phân hủy. Vào thời gian trên, nhà hóa học Scheele cũng đã tìm ra oxi bằng nhiều cách: nung nóng sanpet (2NaNO3   2NaNO2 + O2), nung nóng muối magie nitrat và cả bằng cách chưng cất hỗn hợp sanpet với axit sunfuric. Ông gọi khí mới là không khí lửa. Bấy giờ nói đến nước Pháp. Năm 1774, trên một tờ báo, nhà hóa học P.Bayen cho rằng có một dòng khí nặng hơn không khí thường, đã dính vào kim loại


24 trong quá trình nung. Ông đã thu được dòng khí đó khi nhiệt phân hợp chất của thủy ngân. Ông nói rằng khí này có thể biến thủy ngân thành màu đỏ (HgO). 2. Câu chuyện về nguyên tố Hidro (H). Lịch sử hóa học ghi nhận rằng Hiđro được tìm ra năm 1766 và nhà vật lí kiêm hóa học Anh H. Cavendish được công nhận là người tìm ra nguyên tố này. Thật ra trước đó đã có một số nhà bác học (Bôi, Lêmêri, Lômônôxôp) biết đến khí này. Chẳng hạn, Lômônôxôp năm 1745 đã nhận xét rằng khi hòa tan kim loại trong axit thường ở miệng bình có hơi cháy được bay ra. Chịu ảnh hưởng của “thuyết nhiên tố” nên nhà bác học Nga gọi hơi đó là nhiên tố. Cũng như Blec, tất cả những thí nghiệm của Cavendish đều có tính chất định lượng. Ông luôn luôn cân khối lượng các chất và đo thể tích của chúng, lấy nguyên lí bảo toàn khối lượng làm căn cứ để so sánh. Công trình đầu tiên của ông về hóa học các chất khí được công bố năm 1766, trong đó ông mô tả các phương pháp điều chế và tính chất Hiđro mà ông gọi là “không khí cháy”. Theo ông, có những chất khí nặng hơn không khí thường gấp 1,5 lần như “không khí gỗ” hay “không khí liên kết” và có chất khí cháy được. Theo quan niệm thời bấy giờ, than (Cacbon) có chứa nhiều “nhiên tố” hơn là kim loại, bởi vì khi than cháy chỉ còn lại một tí tro, “không khí cháy” khi cháy không còn để lại một tí gì cả, vì vậy Cavendish xem “không khí cháy” là “nhiên tố tinh khiết”. Theo quan điểm của nhà bác học Anh, Hiđro không có trong axit mà có trong kim loại. Nhiệm vụ của axit là đẩy nhiên tố tinh khiết ra khỏi kim loại, tương tự như axit đẩy khí cacbonic ra khỏi đá vôi. Qua đó chúng ta thấy thuyết nhiên tố đã gây phiền hà, rắc rối như thế nào! Ngày nay, chúng ta hiểu đơn giản rằng nguyên tố Hiđro có trong thành phần của axit. Khi kim loại tác dụng với axit thì kim loại đã thay thế vị trí của Hiđro và đẩy Hiđro ra ngoài. Ví dụ: Zn + 2HCl   ZnCl2 + H2 Tuy là một người suốt đời rất ngoan đạo đối với thuyết nhiên tố, nhưng tài năng thực nghiệm của ông lại không ngoan đạo như vậy. Thuyết nhiên tố thừa nhận nhiên tố có khối lượng âm, nhưng bằng cách đo tỉ khối của Hiđro (so với không khí) ông đã tìm thấy khối lượng dương và bằng 0,09. Về tính chất của khí Hiđro, nhà bác học Anh nhận thấy nó không tan trong nước và trong kiềm. Ông cũng quan sát thấy rằng khi trộn Hiđro với không khí


25 và bật tia lửa điện thì xảy ra hiện tượng nổ. Đến năm 1781, Cavendish đã làm thí nghiệm đốt cháy Hiđro và nhận thấy sản phẩm cháy là nước. Ra đời năm 1766, Hiđro luôn luôn mang cái tên cúng cơm của nó là “không khí cháy” cho đến năm 1779. Lúc này thành phần của nước đã được xác định. Lavoadiê đề nghị đặt tên cho chất khí này theo tiếng La Tinh là Hidrogenium, vậy từ hai chữ Hy Lạp hydr và gennas có nghĩa là “tạo ra nước”. Kí hiệu H do nhà hóa học Thụy Điển J. Berzelius đề nghị. Trong một thời gian dài, nhiều nhà bác học không tin tưởng rằng một nguyên tố nhẹ như Hiđro có thể có đồng vị. Thực tế Hiđro còn có hai đồng vị. Đồng vị Đơteri, kí hiệu hóa học là D được tìm ra năm 1932 khi cho bay hơi Hidro lỏng, và năm 1944 tìm được trong không khí đồng vị Triti có tính phóng xạ, kí hiệu hóa học là T, được tìm ra năm 1934. Hai đồng vị nặng này chỉ chiếm 0,01% trong tổng số nguyên tử Hiđro, nhưng lại là rất quan trọng trong tương lai. Theo dự báo của các nhà khoa học, trong vòng 20 đến 30 năm tới, chúng sẽ là nguồn năng lượng vô tận của con người. Nguyên tắc chung của những nguyên tử đồng vị của cùng một nguyên tố là chúng giống nhau về tính chất vật lí và hóa học. Những đồng vị của nguyên tố Hiđro là duy nhất có nhiều ngoại lệ! Có lẽ vì thế mà mỗi đồng vị có kí hiệu hóa học riêng (H, D và T). Bản thân nguyên tố Hiđro cũng là một ngoại lệ, hiểu theo nghĩa, nó chưa có vị trí yên ổn trong bảng HTTH. Nhiều nhà hóa học muốn sắp xếp nó cùng nhóm với họ halogen, một số người khác muốn đặt nó cùng nhóm với họ kim loại kiềm. Thật là “thân này ví xẻ làm đôi được”. 3. Mây khói giết người (SO2) 30 năm trở lại đây trong thế kỷ 20, Mỹ, Anh, Nhật lần lượt để xảy ra những vụ khói giết người, gây tổn thất rất lớn. Trước thập kỷ 60, thế giới cũng đã xảy ra 8 vụ tác hại lớn, trong đó mây khói chiếm 5 vụ, rất nhiều người bị tai nạn, phạm vi ảnh hưởng rất rộng. Điển hình nhất là vụ khói London (Anh) và khói hóa chất Los Angeles (Mỹ). Chúng đại diện cho 2 loại khói khác nhau. Trong một điều kiện địa lý và thời tiết nhất định, các chất ô nhiễm không khí sẽ tụ lại trong một khu vực nhất định. Vụ mây khói London đã hình thành trong trường hợp đó. London là một thành phố lớn có lịch sử hơn 2000 năm, nằm trong vùng châu thổ rộng của sông Thamesa. Từ ngày 5 – 8 tháng 12 năm 1952 mặt đất London không có gió, lúc bấy giờ đang là mùa đông, nhiệt độ không khí rất thấp, ẩm ướt và khí áp đè nặng trên bầu trời, làm cho London mấy ngày liền bị mây mù che phủ dày đặc không thấy ánh mặt trời. Hàng ngàn vạn ống khói vẫn nhả khói vào bầu trời, những cột khói đen đặc, nồng độ bụi khói


26 gấp 10 lần bình thường, nồng độ SO2 gấp 6 lần, tạo ra bọt H2SO4, ngưng đọng trong bụi khói thành những đám axit. Trong 4ư ngày làm chết hơn 4000 người. Hai tháng sau, liên tiếp chết thêm gần 8000 người nữa. Hai năm 1957 và 1962 London lại tiếp tục xảy ra vụ mây khói giết người. Khói quang hóa được hình trong điều kiện có đủ ánh sáng, đủ nồng độ của oxit nitơ và cacbon hiđro và điều kiện địa lý, khí hậu không thuận tiện để khuyếch tán các khí ô nhiễm đó. Đầu thập kỷ 40 của thế kỷ 20, Los Angeles đã xuất hiện một loại mây khói màu lam nhạt, mấy ngày không tan làm cho người dân ở đây có những triệu chứng viêm họng, đau mắt, hắt hơi cay mũi, nhức đầu, buồn nôn. Sau một thời gian dài điều tra mãi đến năm 1951 mới phát hiện loại khói này do khói xả của ô tô. Bấy giờ ở Los Angeles có tới hơn 2,5 triệu chiếc xe, mỗi ngày tiêu hóa 16.000 lít xăng. Những chiếc ô tô này xả ra các hợp chất oxit nitơ cacbon hiđro và CO. Vì mùa hạ và đầu mùa thu ở Los Angeles ánh nắng chói chang, dưới tác dụng của ánh nắng, phản ứng quang hóa xảy ra với các chất trong khói ô tô, hình thành mây khói quang hóa với chủ yếu là O3. 4. “Vàng của kẻ ngốc” Ngày xửa ngày xưa, có một tên địa chủ tham lam bắt thợ làm suốt ngày cật lực, không cho một phút nghỉ tay. Một hôm, hắn lên núi xem thợ làm ra sao, bỗng thấy ở hẻm núi có những cục màu vàng lấp lánh. Hắn sướng quá, bò ra mà nhặt nhét đầy các túi đem về nhà cất đi. Một hôm, tên địa chủ mang một cục lớn tới cửa hàng kim hoàn đổi lấy tiền. Người chủ cửa hàng vừa xem đã ném trả lại cục vàng của tên địa chủ và chửi cho một trận. “Không là kẻ lừa đảo cũng là tên ngu dốt”. Hóa ra, cục vàng của địa chủ chỉ là quặng sắt pirit (FeS2). Pirit có màu vàng rất đẹp chẳng thua gì vàng nên tên địa chủ tham lam đã bị nhầm và sau này mọi người gọi vui về pirit là “vàng của kẻ ngốc”.

Hình 2.4. Quặng pirit sắt


27 5. Nhôm_“Bạc” lấy từ đất sét

Nhà viết sử cổ đại Plini Bố có kể lại một sự kiện lý thú từng xảy ra gần hai ngàn năm về trước. Một hôm, một người lạ đến gặp hoàng đế La Mã Tibêri. Người đó mang tặng hoàng đế một cái chén do chính mình làm ra từ một thứ kim loại lấp lánh như bạc, nhưng lại rất nhẹ. Người thợ nói rằng, anh ta lấy được thứ kim loại mà chưa ai biết này từ đất sét. Có lẽ Tibêri ít khi bận tâm biết ơn ai, và ông ta cũng là một hoàng đế thiển cận. Sợ rằng, thứ kim loại mới với những tính chất tuyệt vời của nó sẽ làm mất hết giá trị của đống vàng và bạc đang cất giữ trong kho, nên vị hoàng đế này đã ra lệnh chém đầu người phát minh và phá tan xưởng của anh ta để từ đấy về sau không còn ai dám sản xuất thứ kim loại “nguy hiểm” ấy nữa.

Tô làm bằng nhôm Đó là chuyện có thật hay chỉ là truyền thuyết - thật khó nói. Nhưng dẫu sao thì “nguy cơ” cũng đã qua khỏi, và tiếc thay, đã qua lâu lắm rồi. Mãi đến thế kỷ XVI, tức là khoảng một ngàn năm trăm năm về sau, lịch sử của nhôm mới được ghi thêm một trang mới. Vị y sự kiêm nhà vạn vật học đầy tài năng người Đức là Philip Aureon Teofrat Bombat Fôn Hôhengây (Philippus Aureolus Theophratus


28 Bombastus Von Hohenheim) - người đã đi vào lịch sử với biệt danh là Paratxen, đã làm được điều đó. Khi nghiên cứu các chất và các khoáng vật khác nhau trong đó có cả các loại phèn, nhà bác học này đã xác định được rằng, chúng là “muối của một loại đất chứa phèn nào đó” mà thành phần của nó có chứa oxit của một kim loại chưa ai biết; thứ oxit này về sau được gọi là đất phèn. Từ thời xa xưa người ta đã biết đến các loại phèn mà Paratxen từng quan tâm. Theo xác nhận của nhà viết sử người Hy Lạp là Hêrođot (sống ở thế kỷ thứ V trước công nguyên) thì các dân tộc cổ xưa đã dùng một loại chất khoáng mà họ gọi là “Alumen”, nghĩa là “làm săn sợi” để giữ màu khi nhuộm vải. Chất khoáng này chính là phèn.

Phèn chua Vào khoảng thế kỷ thứ VIII - IX, phèn đã được dùng để nhuộm vải, để thuộc da cừu, da dê ở nước Nga cổ xưa. Thời trung cổ, một số xưởng sản xuất phèn đã hoạt động ở châu Âu. Năm 1754, nhà hóa học người Đức là Anđrêat Xighizmunđơ Macgrap (Andreas Sigismund Marggaf) đã tách được thứ “đất chứa phèn” mà Paratxen đã nói đến từ hai trăm năm trước đó. Phải qua mấy chục năm nữa, nhà bác học người Anh là Hanfri Đêvi (Humphry Davy) mới thử tìm cách tách thứ kim loại ẩn náu trong phèn. Năm 1807, bằng cách điện phân các chất kiềm, ông đã phát hiện ra natri và kali, nhưng ông chưa phân giải được đất phèn bằng dòng điện như thế. Mấy năm, nhà bác học người Thụy Điển là Iuên Iacop Becxêliut (Jons Jakob Berxelius) cũng bắt tay vào những cuộc thử nghiệm như vậy, song công cuộc của ông không thu được kết quả. Mặc dầu vậy, các nhà bác học vẫn quyết định đặt tên cho kim loại “bất trị” này: lúc đầu, Becxêliut gọi nó là alumium, và về sau, Đêvi đã đổi alumium thành aluminium (nhôm).


29 6. Kim loại Fe- Người lao động vĩ đại Cuộc sống sẽ ra sao nếu sắt hoàn toàn biến mất và trên hành tinh chúng ta không còn một gam nguyên tố này nữa?“... Các đường phố sẽ lâm vào cảnh hoang tàn khủng khiếp: không có đường ray, không có toa xe, không có đầu máy xe lửa, không có ô tô ... thậm chí đá lát đường cũng biến thành đất bụi, còn cây cỏ sẽ khô héo và tàn lụi vì không có thứ kim loại rất cần cho sự sống này. Sự tàn phá như cơn lốc sẽ bao trùm khắp trái đất và sự diệt vong của loài người sẽ trở thành một điều không thể tránh khỏi. Vả lại, con người cũng không thể sống sót tới thời điểm đó, bởi vì, chỉ cần mất đi ba gam sắt trong cơ thể và trong máu thôi thì con người cũng đã đủ chấm dứt sự tồn tại của mình trước khi xảy ra những biến cố kể trên. Mất hết sắt trong cơ thể, tức là mất năm chục phần triệu trọng lượng của mình - điều đó đối với con người có nghĩa là cái chết!”. Tất nhiên rồi, vì muốn nói lên vai trò cực kỳ to lớn của sắt trong cuộc sống của chúng ta nên nhà khoáng vật học Xô - viết lỗi lạc, viện sỹ A. E. Ferxman đã phác họa một bức tranh buồn thảm đến như vậy. Nếu không có sắt thì không có một sinh vật nào có thể tồn tại trên trái đất: chính nguyên tố hóa học này có mặt trong máu của tất cả mọi loại động vật trên hành tinh chúng ta. Sắt hóa trị hai có trong huyết cầu tố (hemoglobin) - chất cung cấp oxi cho các mô của cơ thể sống. Chính vì có sắt nên máu có màu đỏ. Hồi thế kỷ trước, lần đầu tiên các nhà bác học đã phát hiện được sắt trong máu người. Người ta kể rằng, khi biết điều đó, một sinh viên hóa học si tình đã quyết định tặng người yêu một chiếc nhẫn làm bằng sắt của máu mình. Cứ định kỳ lấy máu ra, anh chàng thu được một hợp chất mà từ đó tách sắt ra bằng phương pháp hóa học. Chưa gom đủ sắt để làm chiếc nhẫn thì anh chàng tội nghiệp này đã lăn ra chết vì thiếu máu: chính toàn bộ lượng sắt có trong máu người chỉ vẻn vẹn có vài gam. Khi thiếu sắt, người chóng mệt mỏi, bị nhức đầu thần sắc trở nên lờ đờ. Ngay từ thời xưa người ta đã biết những đơn thuốc “chứa sắt” khác nhau. Năm 1783, “Tạp chí kinh tế” đã viết: “Trong một số trường hợp, bản thân sắt là một vị thuốc rất tốt, uống mạt sắt thật mịn ở dạng đơn sơ hoặc tẩm đường đều bổ ích”. Cũng trong bài báo này, tác giả còn giới thiệu những thứ “thuốc sắt” khác, như “tuyết sắt”, “nước sắt”, “rượu vang thép” (chẳng hạn, “rượu vang chua như rượu vang sông Ranh), ngâm với mạt sắt sẽ là một thứ thuốc rất tốt”). Dĩ nhiên, ở nửa cuối thế kỷ XX thì người bệnh không cần phải nuốt mạt sắt nữa, song rất nhiều hợp chất của sắt được sử dụng rộng rãi ngay cả trong y học hiện đại. Một số loại nước khoáng cũng chứa nhiều sắt. Lịch sử đã ghi lại việc tìm ra nguồn nước chứa sắt đầu tiên ở nước Nga. Năm 1714, một người thợ


30 nhà máy luyện đồng ở Carelia tên là Ivan Reboep “bị đau tim đến nỗi không lê nổi đôi chân”. Một hôm, tại một vùng đầm lầy chứa sắt cách hồ Lađôga không xa, anh ta nhìn thấy một lạch nước và đã uống nước này. “Uống nước này chừng ba ngày thì anh ta khỏi bệnh”. Hoàng đế Piôt đệ nhất biết việc này và ngay sau đó đã ra lệnh công bố “Thông báo về nước hỏa thần ở Olonet” - gọi như thế để tôn vinh vị thần của chiến trận và sắt thép. Hoàng đế và gia quyến đã nhiều lần đến vùng này để uống thử nước chữa bệnh đó. Trong bảng các nguyên tố của Menđeleep, khó tìm thấy kim loại nào khác mà lịch sử nền văn minh lại gắn bó mật thiết với nó đến thế. Thời cổ xưa, một số dân tộc đã quý sắt hơn vàng. Chỉ những người quyền quý mới có thể đeo những trang sức bằng sắt, mà thường chúng được lắp trong “gọng” vàng. Ở La Mã cổ đại, thậm chí người ta còn làm nhẫn cưới bằng sắt. Trong thiên anh hùng ca “Iliat”, Homer đã kể lại về người anh hùng trong cuộc chiến tranh ở Troa là Asin đã dùng chiếc đĩa làm bằng sắt hạt để ban thưởng cho kẻ chiến thắng cho các cuộc thi ném đĩa. Trong các hầm mộ cổ Ai Cập, bên cạnh những của quý khác còn thấy chiếc vòng đeo cổ, trong đó các vòng hạt bằng sắt được bố trí xen lẫn các vòng hạt bằng vàng. Những tài liệu còn giữ được cho đến ngày nay cho biết rằng, một vị faraon xứ Ai Cập đã gặp vua của người Hittie mà hồi giữa thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên đã lừng danh về thành tích làm đồ sắt, với lời thỉnh cầu gửi sắt cho mình để đổi lấy vàng “với lượng bao nhiêu cũng được”. Theo lời vị faraon thì trên sa mạc có bao nhiêu cát, ông ta có bấy nhiêu vàng. Vậy mà với sắt, ông ta lại vấp phải những khó khăn nghiêm trọng. Khi khai quật ở Ninevia kinh đô xứ Assiria cổ xưa, trong cung điện của vua Sargon đệ nhị đầy quyền uy, từng trị vì hồi cuối thế kỷ thứ VIII trước công nguyên, các nhà khảo cổ học đã khám phá được một kho sắt thực thụ: trong một căn phòng đặc biệt còn tồn trữ khoảng 200 tấn các sản phẩm khác nhau làm bằng sắt (mũ sắt, lưỡi cưa, các công cụ rèn. ..) và cả những tảng sắt chưa gia công mà có lẽ ông vua lo xa này đã cất giấu để phòng ngày mạt vận. Theo đà phát triển của ngành luyện kim, sắt càng ngày càng dễ kiếm hơn và cần thiết hơn. Tuy nhiên, cách đây chưa lâu, nhiều dân tộc lạc hậu vẫn còn chưa có khái niệm gì về sắt. Nhật ký của nhà hàng hải người Anh James Cook hồi thế kỷ XVIII đã ghi lại khá nhiều chuyện buồn cười mà nhân vật chính là những thổ dân trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương. Một lần, Cook đã mang đến làm quà cho họ một dúm đinh sắt. Có lẽ, trước đó những người bản địa ở đây chưa hề sử dụng những vật kim loại lạ lùng này, vì vậy, họ cứ lóng ngóng xoay những cái đinh trên tay. Mặc dầu Cook đã cố gắng giảng giải về công dụng của những cái đinh này, song


31 những người dân trên đảo vẫn không thể nào hiểu được. Một vị thầy cúng được kính nể nhất, có lẽ vốn được coi là chuyên gia cỡ lớn về mọi vấn đề, đã giúp nhà hàng hải trong việc này. Với vẻ trịnh trọng, ông ta tuôn ra một tràng những lời lẽ dạy đời, rồi những người trong bộ lạc của ông ta liền chôn những chiếc đinh xuống đất. Bấy giờ, đến lượt những người khách phải ngạc nhiên. Khi nhìn thấy vẻ mặt ngơ ngác của khách, những người bản địa đã giảng giải cho những người khách da trắng này biết rằng, từ những cái que sắt mà họ vừa gieo xuống đất, chẳng bao lâu sẽ mọc lên những cây tựa như cây chuối có đeo những chùm đinh. Sau khi thu hoạch song một vụ “quả” kim loại được mùa, bộ lạc của họ nhờ có nhiều quả ấy nên có thể đánh bại mọi kẻ thù. Nhưng nhiều cư dân trên đảo Polinesia thời bấy giờ đã biết đánh giá đúng giá trị của sắt. Về sau, Cook nhớ lại: “... Không một thứ gì thu hút nhiều người đến xem con tàu của chúng tôi như kim loại này. Đối với họ, sắt bao giờ cũng là món hàng quý giá nhất, khao khát nhất”. Có lần các thủy thủ của ông đã kiếm được cả một con lợn nhờ một cái đinh gỉ. Một lần khác, nhờ vài con dao cũ không dùng đến mà những người dân trên đảo đã cho các thủy thủ rất nhiều cá, đủ để cả đội thuyền ăn trong nhiều ngày. 7. Clo – Vũ khí hóa học Trận chiến Ypres lần thứ hai diễn ra trên Mặt trận phía Tây từ tháng 4 đến tháng 5 năm 1915 giữa quân đội Đế quốc Đức và liên quân Anh, Pháp và Canada. - Ngày 22/4/1915, sau một đợt pháo kích ngắn ngủi, quân Đức bắt đầu thả hàng ngàn ống khí clo màu vàng xanh trên khắp mặt đất, giữa 2 ngôi làng Steenstraat và Poel Kappelle (nước Bỉ) hướng về phía quân Pháp. Sau đó, hàng trăm binh sĩ Pháp hỗn loạn chạy ngược về phía sau tìm không khí để thở. Khi quân Đức tới nơi, họ trông thấy nhiều xác chết với gương mặt xanh nhợt; có người thì hấp hối, cơ thể co giật dữ dội, miệng ứa ra một chất dịch màu vàng nhạt. - Ngày 17/3/2007: 3 vụ tấn công bom bằng 1 loại khí màu vàng lục vào tỉnh Anbar có người Hồi giáo Sunni sinh sống đã làm ít nhất 8 người thiệt mạng, 350 người dân Iraq và 6 binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng liên minh phải điều trị, từ những vết bỏng nhẹ ở da cho tới nôn mửa và các triệu chứng bất thường ở phổi. - Ngày nay, để diệt chuột ngoài đồng người ta cũng có thể cho loại khí đó đi qua ống mềm vào hang chuột. Áp dụng: Khi dạy bài Clo, GV có thể dùng câu chuyện trong hoạt động trải nghiệm kết nối. Hoặc dùng trong hoạt động mở rộng kiến thức.


32

Hình 2.1. Clo - Vũ khí Hóa học

Hình 2.2. Nguyên tố clo

8. Phát hiện ra Nước Giaven (Eau De Javel) Nhiều người nhầm tưởng rằng Pasteur là người phát hiện ra nước Giaven, nhưng thật ra chính nhà bác học Claude Berthollet mới là người đầu tiên tìm ra nước Gia - ven. Năm 1789, trong khi quan sát các chị thợ giặt xinh đẹp làng Javel giặt giũ bên dòng sông Scine, Claude Berthollet phát hiện ra chính chất hypochlorite de potassium có trong nước mà ông đặt tên là “Eau De Javel” đã tẩy trắng vải. Về sau Pasteur phát hiện thêm đặc tính khử trùng của nước Giaven mà ông đã dùng nó để rửa vết thương cho bệnh nhân trong bệnh viện. Nhiều năm sau, trong khi cùng ông Guerin tìm tòi, phát minh vacxin phòng ngừa bệnh lao, bác sĩ Calmette, người sáng lập ra viện Pasteur ở thành phố Lile, nhận thấy nước Giaven cón có tác dụng khử được vi trùng Koch chỉ trong vài giây, dù vi trùng này kháng lại cồn. Từ ấy, nước Giaven được mọi người tin dùng như một dung dịch sát trung hiệu quả trong gia đình cũng như ở bệnh viện. 2.2.3. Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú

Học sinh làm thí ngiệm


33 Thí nghiệm là một phần không thể thiếu đối với hóa học- môn khoa học thực nghiệm. Thí nghiệm sẽ giúp HS học hỏi được nhiều điều từ kiến thức đến kĩ năng. Bên cạnh đó, khi được quan sát những hiện tượng hấp dẫn HS sẽ thấy háo hức, hứng thú, tò mò tìm hiểu nguyên nhân, thử giải thích, dự đoán hiện tượng. Từ đó, hóa học đến với HS một cách tự nhiên, HS đam mê hóa học lúc nào mà không biết. Sử dụng thí nghiệm hóa học không những tạo được hứng thú cho HS mà còn rèn luyện cho các em kĩ năng thí nghiệm cơ bản, khả năng vận dụng kiến thức đã biết, tìm tòi kiến thức mới để tìm ra bản chất sự vật, hiện tượng. Một số thí nghiệm gây hứng thú * Thí nghiệm vui dựa vào kiến thức bài “ Sự biến đổi của chất” Núi lửa phun Lấy 100g mạt sắt mịn cùng với 50g lưu huỳnh bột. Trộn kĩ và đổ vào một chút ít nước nóng cho đến khi hỗn hợp trở nên sền sệt. Sau đó, đặt hỗn hợp lên đĩa hoặc khay sắt và lấy đất sét nhão trộn với những hòn sỏi nhỏ, đắp phủ lên hỗn hợp mạt sắt và lưu huỳnh, sao cho giống như một ngọn núi thức sự. Dùng que gỗ chọc từ miệng núi một lỗ, qua lớp đất sét. Sau 10 – 12 phút núi lửa tí hon bắt đầu hoạt động. Từ miệng phun, khói bốc mù mịt và “dung nham” phun trào ra dữ dội, giống hệt một ngọn núi lửa trong thiên nhiên, chỉ thiếu tiếng nổ. Giải thích: Fe và S sau khi tiếp xúc với nhau một thời gian ngắn, bắt đầu phản ứng tạo thành FeS. Fe +

t0 S  

FeS

Phản ứng tỏa nhiệt mạnh làm nước bốc hơi và cũng nhờ nhiệt phản ứng mạnh, làm cả khối “sôi” trào ra ngoài. * Thí nghiệm dựa vào kiến thức điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: Nguyên tắc điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là nhiệt phân các hợp chất giàu nguyên tử oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Pháo hoa từ miệng ống nghiệm Trộn nửa thìa kali pemanganat KMnO4 và cũng chừng ấy than gỗ nghiền nhỏ. Đổ cả hỗn hợp ấy vào một ống nghiệm, kẹp chặt và đốt nóng. Một lúc sau, từ miệng ống nghiệm sẽ bắn ra một bó những tia lửa sáng rực như chùm hoa. Giải thích: Khi đun nóng KMnO4 bị nhiệt phân giải phóng ra oxi.


34 2KMnO4

t0  

K2MnO4 + MnO2 + O2

Oxi được giải phóng sẽ “đốt cháy” các hạt than rất nhỏ đã được đun nóng. Khí oxi thoát ra từ trong hỗn hợp làm bắn tung các hạt than đang cháy lên. Cháy ở dưới nước Sục đầu ống dẫn khí vào nước trong chậu, lửa cháy sáng từng hồi, trông thật kì lạ. Cách làm và giải thích: Đun nóng khoảng 200 cm3 nước trong chậu cho tới 700C rồi bỏ vào đó vài mẩu phôtpho trắng. Sục ống dẫn khí O2 từu bình điều chế oxi vào chậu, phôtpho trắng gặp O2 sẽ cháy sáng. O2 điều chế bằng cách nhiệt phân KClO3 có xúc tác là MnO2 hoặc nhiệt phân KMnO4. 2KClO3

2KCl +

3O2

* Thí nghiệm dựa vào tính chất hóa học của Nước - Nước tác dụng với một số kim loại kiềm (K, Na…) tạo dung dịch bazơ và giải phóng khí hiđro. Bắn cháy tàu chiến dịch Dùng loại giấy thấm nước để gấp một cái tàu chiến. Bỏ vào trong tàu một mẫu kim loại natri (hoặc kali) to bằng hạt đậu xanh rồi thả vào chậu nước đã được thêm vài giọt phenolphtalein không màu. Sau vài phút tàu sẽ tự bốc cháy và nước trong chậu có loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy, giống như cảnh tàu chiến địch bị bắn cháy, máu giặc nhuốm đỏ dòng sông. Giải thích: Nước tấm qua giấy, tác dụng với natri (hoặc kali), theo phương trình phản ứng sau: 2Na + 2H2O   2NaOH + H2 2K + 2H2O  

2KOH + H2

Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, làm cho khí H2 thoát ra tự bốc cháy, đồng thời NaOH (hoặc KOH) tạo thành làm cho phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng. Chú ý: Trong thí nghiệm trên, mẩu natri hoặc kali nhất thiết chỉ lấy dược to bằng hạt đậu xanh. Nếu lấy to hơn, phản ứng xảy ra mảnh liệt, sẽ nổ, nguy hiểm. - Nước tác dụng với một số oxit axit tạo dung dịch axit tương ứng


35 Cháy ở dưới nước Cho nước vào khoảng một nửa thể tích của ống nghiệm. Nhúng ống nghiệm vào cốc nước nóng khoảng 80oC và cho vào trong ống nghiệm một mẫu phốtpho trắng to bằng hạt ngô. Khi phôtpho trắng đã nóng chảy (44 oC) thì dẫn luồng khí oxi vào ống nghiệm cho tiếp xúc với phôtpho trắng nóng chảy. Phôtpho cháy mạnh, phát sáng trong ống nghiệm chứa nước. Sau thu được một dung dịch trong suốt làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Giải thích: Oxi tiếp xúc với phôtpho trắng nóng chảy, xảy ra phản ứng tạo P2O5 , theo phương trình phản ứng sau: 4P +

t0 5O2  

2P2O5 (điphotphopentaoxit)

Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, P2O5 tiếp tục tác dụng với nước tạo dung dịch axit phôtphoric (H3PO4), theo phương trình phản ứng sau: P2O5 + 3H2O

2H3PO4 (axit phôtphoric)

Dung dịch axit phôtphoric làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Chú ý: phốtpho trắng độc nên cần rửa tay sau khi làm thí nghiệm * Thí nghiệm dựa trên tính háo nước của axit sunfuric (H2SO4): Hóa than mà không cần đốt cháy Đổ 6g đường bột vào một cốc cao và hẹp, đặt lên đĩa, rót và cốc 5ml H2SO4 đậm đặc rồi trộn nhanh các chất này. Khối chất trong cốc bắt đầu hóa đen, phồng ra dâng cao lên, cuối cùng “bò” ra khỏi miệng cốc, đông đặc lại ở dạng kì quái, uốn cong thành “hình dấu phẩy”. Giải thích: H2SO4 rất háo nước. Đường bột còn gọi là hiđrat cacbon vì công thức của chúng có thể viết dưới dạng cacbon ngậm nước. Chẳng hạn, đường saccarozơ (C12H22O11) có thể viết là C12(H2O)11. Axit đặc phân hủy đường, chiếm nước, giải phóng cacbon. C12(H2O)11

12C + 11H2O + Q

Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, do nhiệt độ tăng một phần, cacbon tác dụng với H2SO4 tạo thành khí SO2 và khí CO2. C + 2H2SO4

t0  

CO2 +

2SO2 + 2H2O

Các khí đó làm cacbon trở nên xốp và tăng thể tích, làm cho nó bò ra ngoài cốc. Chú ý: Tránh để dây axit vào quần áo và không sờ tay vào “dấu phẩy”.


36 Mực bí ẩn Dựa trên tính háo nước của axit sunfuric (H2SO4) để làm mực bí ẩn. Lấy đũa thủy tinh chấm dung dịch H2SO4 loãng để viết lên giấy một bức thư ngắn, nét chữ sẽ không có màu. Hơ bức thư lên bếp than hoặc bàn là, nước ở nét chữ sẽ bay hơi làm cho H2SO4 trở nên đậm đặc, nó sẽ chiếm nước của chất xenlulozơ là thành phần chính của giấy và giải phóng cacbon, làm cho nét chữ hóa đen. (C6H10O5)n

6n CO2

+

5n H2O

Xenlulozơ Những chiếc cốc thần Bạn bày một loạt những chiếc cốc không lên bàn và tuyên bố “ Đây là những chiếc cốc thần”. Bạn lần lượt ném những mẫu bông tẩm cồn vào các cốc trên, các mẫu bông sẽ tự bốc cháy. Cách làm và giải thích: Ở đáy mỗi cốc bạn bôi một ít hỗn hợp sền sệt của KMnO4 và H2SO4 đậm đặc sẽ sinh ra axit pemanganic (HMnO4). Với lượng nhỏ hỗn hợp này ở đáy cốc ngừơi xem sẽ không nhìn thấy. H2SO4 +

2KMnO4

K2MnO4 +

2HMnO4

Dưới tác dụng của H2SO4 đậm đặc, HMnO4 mất nước tạo Mn2O7. Chất này có tính oxi háo cực kì mạnh. Rượu, ete và nhiều chất hữu cơ khác bốc cháy khi tiếp xúc với anhiđric pemanganic ( Mn2O7). Đó là nguyên nhân vì sao khi ném những mẫu bông được tẩm cồn vào cốc, các mẫu bông sẽ tự bốc cháy. * Thí nghiệm dựa trên tính chất hóa học của kim loại: Biến đồng thành “bạc” Ai cũng biết bạc là kim loại quý, thế mà ta có thể biến đồng thành “bạc” như một nhà giả kim thuật thời Trung Cổ. Lấy một vật nào đó bằng đồng, ví dụ cái chìa khóa. Nhúng chìa khóa vào dung dịch HNO3 loãng, sau đó rửa sạch bằng nước ( không để lâu vì HNO3 hòa tan đồng). Thả chìa khóa vào dung dịch HgCl2. Sau đó vài phút lấy chiếc chìa khóa ra, chìa khóa có màu rất bẩn. Nhưng nếu lấy tờ giấy lọc hoặc mảnh vải lau thật sạch, chìa khóa sẽ sáng bóng trắng như bạc vậy. Giải thích: Trong thí nghiệm này xảy ra phản ứng hóa học Cu + HgCl2

CuCl2 +

Hg


37 Thủy ngân sinh ra có đặc tính kết hợp với đồng bám chặt lên mặt đồng làm cho chìa khóa sáng như bạc, chứ không phải là những giọt thủy ngân rời rạc. Chú ý: Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm vì thủy ngân rất độc.

Cây Diana Nhúng một sợi dây đồng đánh sạch và uốn thành hình lò xo và một dung dịch bạc nitrat trong nước, trong dung dịch sẽ xuất hiện một dạng cây bằng bạc gọi là cây Diana ( Diana là nữ thần La Mã về săn bắn). Giải thích: Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc nên đã đẩy bạc ra khỏi muối. Bạc được giải phóng bám vào sợi dây đồng tạo ra cây bằng bạc. Cu +

2AgNO3

Cu(NO3)2 +

2Ag

Cây phủ tuyết Ở các nước ôn đới, về mùa đông rất lạnh, cây cối thường rụng hết lá và bị phủ tuyết trắng xóa. Ta có thể tạo ra cảnh có tuyết như sau: Dùng các phoi đồng chắp nối thành một cái cây rụng hết lá. Thả chìm cây này vào cốc thủy tinh loại lớn chứua đầy dung dịch AgNO3. Sau vài giờ cây sẽ bị phủ đầy “tuyết” trắng xóa. Giải thích: Cu hoạt động mạnh hơn Ag nên đẩy Ag ra khỏi muối AgNO3. Cu +

2AgNO3

Cu(NO3)2 +

2Ag

Các tinh thể Ag bám lên cành cây trông giống như cây bị phủ tuyết. * Thí nghiệm dựa trên tính chất hóa học của nhôm: Làm nước “sôi” bằng một sợi dây kim loại Rót “nước” vào một phần ba ống nghiệm, rồi nhúng vào đó một sợi dây kim loại màu trắng. Lập tức ” nước” sẽ sôi sùng sục rồi hơi nước bay mù mịt,mờ cả ống nghiệm. Nhấc sợi dây kim loại ra, nước trong ống ngừng sôi, nhúng sợi dây vào nó lại sôi sùng sục. Cách làm và giải thích: Dùng dung dịch axit HCl làm nước và cần đun nóng trước khi biểu diễn. Sợi dây kim loại màu trắng là sợi dây nhôm. Khi nhúng nhôm vào dung dịch HCl nóng, phản ứng xảy ra mãnh liệt. Bọt khí H2 thoát ra rất mạnh trông như nước đang sôi sùng sục. 2Al + 6HCl

2AlCl3 +

3H2


38 Mặt khác, phản ứng cũng làm cho nhiệt độ tăng lên dần và nước bay hơi mù mịt càng làm cho hiện tượng xảy ra giống hệt như nước đang sôi. * Thí nghiệm dựa trên tính chất hóa học của axetylen: Đốt nước đá cháy Lấy một nắm nước đá bỏ vào ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật quẹt diêm đốt trên mặt ống bơ. Thật kỳ lạ! Nước đã bốc cháy. Cách làm và giải thích: Trong ống bơ bạn đã đặt sẵn vài mẩu canxicacbua CaC2. Khi bỏ nước đá vào CaC2 sẽ tác dụng với nước giải phóng khí C2H2. CaC2 + 2 H2O

C2H2 + Ca(OH)2

Khí C2H2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt nước đá cháy vậy. * Thí nghiệm dựa trên tính chất hóa học của rượu etylic: Đèn không ngọn Lấy một sợi dây đồng (có thể dùng sợi dây điện loại nhỏ, cạo sạch lớp sơn cách điện) uốn thành một lò xo hình ruột gà, dài khoảng 3cm, rồi cắm lên đèn cồn, sao cho bấc của đèn nằm gọn trong lòng lò xo. Châm lửa cho ngọn đèn cháy. Khi dây đồng đã nóng đỏ bạn tắt ngọn lửa và nhanh chóng úp lên đèn một chuông thủy tinh (có thể dùng chai thủng đáy hoặc bóng đèn chai). Điều chỉnh luồng không khí đi vào trong chuông để cung cấp vừa đủ lượng oxi cho phản ứng bằng cách hé mở nhiều hay ít miệng chuông thủy tinh. Nếu không khí vào nhiều quá hoặc ít quá đèn đều có thể bị tắt. Khi không khí vào vừa đủ, dây đồng sẽ đỏ rực liên tục đến khi trong đèn hết cồn mới thôi. Giải thích: Trong thí nghiệm trên xảy ra phản ứng oxi hóa rượu etylic thành anđehit etylic bởi có oxi của không khí với đồng làm xúc tác. Phương trình phản ứng xảy ra như sau: t0 2Cu + O2  

CH3 – CH2 – OH

+ CuO

t0  

2CuO

CH3 – CHO + H2O +

Phản ứng oxi hóa rượu etylic là phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt lượng đó làm cho dây đồng luôn đỏ rực.

Cu


39 Sự cháy trong lòng chất lỏng Lấy vào ống nghiệm sạch 3 ml cồn, rồi rót nhẹ theo thành ống nghiệm 3 ml axit sunfuric H2SO4 đậm đặc. Hỗn hợp chia thành hai lớp: lớp dưới là axit H2SO4, lớp trên là dung dịch cồn. Rắc từ từ, ít một, những thuốc tím KMnO4 vào hỗn hợp. Khoảng nửa phút sau các tia lửa lóe sáng trong lòng chất lỏng như sao sa và có những tiếng nổ lách tách khá lâu. Khi phản ứng ngừng, ta lại rắc thêm các hạt thuốc tím vào tiếp và phản ứng lại tiếp tục. Giải thích: Khi hạt thuốc tím rơi vào dung dịch cồn, tới lớp có axit H 2SO4 sẽ có phản ứng và oxi được giải phóng. Phản ứng tỏa nhiệt mạnh và nhờ có oxi làm cồn cháy. Sự cháy xảy ra ở quanh từng hạt thuốc tím nên trông như sao sa. Chú ý: Không nên rắc các hạt thuốc tím vào dung dịch cồn quá nhiều ngay một lúc, vì phản ứng quá mạnh, sôi lên và làm đục hỗn hợp nên các tia sáng lóe lên không trông rõ, hơn nữa phản ứng lại mau kết thúc, ngừời xem không quan sát được nhiều. Có thể biểu diễn thí nghiệm này trong ống nghiệm 100 ml hay cốc thủy tinh loại nhỏ 50 ml. * Thí nghiệm dựa trên tính chất hóa học của chất béo Phát hiện dấu tay Để điều tra các vụ án mạng hay trộm cắp, công an thường rắc bột để phát hiện dấu tay của thủ phạm. Ta cũng có thể biểu diễn thí nghiệm vui này. Đưa một tờ giấy trắng và sạch cho khán giả và yêu cầu họ bí mật in đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ ở 2 bàn tay của một người nào đó lên tờ giấy. Bạn thu lại tờ giấy và mang đậy úp lên miệng lọ đựng cồn iôt. Sau một thời gian lấy ra, bạn sẽ thấy rõ các dấu tay xuất hiện trên giấy. Chỉ cần thu lại chứng minh thư của khán giả để đối chiếu dấu vân tay, tìm ngay được “ thủ phạm”. Giải thích: Khi ta in tay lên giấy, tay ta sẽ để lại trên giấy vết mỡ của da. Iôt sẽ hòa tan vết mỡ của da này làm xuất hiện dấu tay. 2.2.4. Tình huống hóa học gắn với thực tiễn Đối với phần lớn HS, hóa học trong các em là những phương trình phản ứng, những tính chất hóa học, tính chất vật lý nhàm chán, khô khan. Đôi khi các em học hóa học chỉ để đối phó với thi cử mà chẳng thấy chúng hữu ích, gắn bó


40 với cuộc sống hằng ngày. Sử dụng tình huống gắn với thực tiễn giúp các em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, HS có nhận thức mới mẻ về hóa học. Đó không còn là môn học nhàm chán vì hóa học gần gũi với cuộc sống, phục vụ cuộc sống. HS chủ động tìm kiếm những ứng dụng, giải thích những hiện tượng trong cuộc sống. Với những hiện tượng không thể giải thích bằng kiến thức cũ đã có, HS sẽ chủ động tìm kiếm câu trả lời và giành lấy kiến thức mới cho mình một cách tự giác. Đó là biểu hiện của hứng thú học tập.

Ma trơi là hiện tượng hóa học trong đời sống. Cách sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn: Tùy thuộc vào đối tượng HS và mức độ khó của tình huống, GV có thể đặt câu hỏi tình huống ngay trong hoạt động trải nghiệm kết nối, trong quá trình giảng bài, hoặc hướng dẫn HS về nhà trong hoạt động tìm tòi, mở rộng. 1. Tại sao sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn? Giải thích: Khi trời mưa, mưa sẽ kéo theo những hạt bụi trong không khí và làm giảm lượng bụi trong không khí. Quan trọng hơn khi trời có sấm sét (nhiệt độ ở đấy rất cao) O3 được tạo thành từ O2 không khí. Ozon với hàm lượng nhỏ có tác dụng diệt khuẩn nên làm cho không khí trong lành hơn. 2. Khi bị rơi vãi thủy ngân (vỡ nhiệt kế thủy ngân)) thì người ta thường rắc bột lưu huỳnh lên. Hãy giải thích cách làm đó.


41 Giải thích: Hg rất độc và dễ bay hơi do đó cần phải cẩn thận khi tiếp xúc với thủy ngân. Khi thủy ngân rơi vãi ra ngoài thì phải rắc ngay bột S vì : Hg + S → HgS HgS được tạo ra rất bền và ít độc hơn. 1. Tại sao lại có thể khắc được lên thủy tinh? Phương pháp khắc thủy tinh dựa trên nguyên tắc gì của hóa học. Giải thích: Muố n khắ c thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấ c ra cho nguô ̣i, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi , rồ i nhỏ dung dich ̣ HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chỗ lớp sáp bi ̣cào đi. SiO2 + 4HF   SiF4↑ + 2H2O (Thủy tinh) Nế u không có dung dịch HF thì thay bằ ng dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chổ cần khắc, sau đó cho thêm H2SO4 đă ̣c vào và lấy tấm kính khác đặt trên chổ cần khắc. Sau mô ̣t thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp. CaF2 + 2H2SO4   CaSO4 + 2HF↑ ( dùng tấ m kin ́ h che la ̣i) Sau đó: SiO2 + 4HF   SiF4↑ + 2H2O 2. Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ? Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit: CaO + H2O   Ca(OH)2 Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. 3. Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ? Giải thích:


42 Có một số chất hóa học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu của dung dịch thay đổi khi độ pH của dung dịch thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này, trong chanh có 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm dung dịch có tính axit, do đó làm thay đổi màu của nước rau. Khi chưa vắt chanh nước rau muống màu xanh là chứa chất kiềm. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của axit khi tác dụng với chất chỉ thị màu. 4: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào? Giải thích: Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3. 2SO2 + O2 + 2H2O   2H2SO4 2NO + O2   2NO2 4NO2 + O2 + 2H2 O   4HNO3 Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trí thứ hai. Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3): CaCO3 + H2SO4   CaSO4 + CO2↑ + H2O CaCO3 + 2HNO3   Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O Lưu ý: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà GV phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cũng như HS sáng tạo trong giải thích các hiện tượng tự nhiên, trong đời sống. 5. Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Giải thích:


43 Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được. Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa muối hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày. NaHCO3 + HCl   NaCl + CO2 + H2O. Lưu ý: Nhu cầu ngày càng cao của con người kéo theo nhu cầu ăn uống ngày càng đa dạng, phong phú. Vấn đề ăn uống ảnh hưởng dạ dày ngày càng tăng. 6. Tại sao khi bị bệnh dạ dày, bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc sữa nước? Giải thích: Một số dược phẩm điều trị bệnh dạ dày thường có dạng lỏng, màu trắng đục như sữa, gọi là thuốc sữa, thuốc sữa có thành phần chính là các hiđroxit và muối như Mg(OH)2, Al(OH)3 và Zn(OH)2, CaCO3, MgCO3. Vì có thể do dịch vị trong dạ dày tiết ra HCl quá nhiều sẽ làm tổn thương niêm mạc, gây ra bệnh viêm loét dạ dày. HCl là một axit nên nó sẽ thể hiện tính chất của một axit mạnh. Mg(OH)2 + 2HCl   MgCl2 + 2H2O Al(OH)3 + 3HCl   AlCl3 + 3H2O Zn(OH)2 + 2HCl   ZnCl2 + 2H2O CaCO3 + 2HCl   CaCl2 + CO2 +H2O MgCO3 + 2HCl   MgCl2 + CO2 +H2O Do thuốc nước có thành phần là một một số muối axit hay một số hidroxit nên trung hòa bớt axit HCl có trong dạ dày, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh về dạ dày. 7: Vì sao không nên đổ nước vào H2SO4 đậm đặc mà chỉ có thể đổ axit sunfuric đậm đặc vào nước?


44

Giải thích: Khi H2SO4 đặc gặp nước thì lập tức sẽ hút nước mạnh, xảy ra phản ứng gọi là hyđrat hóa, đồng thời sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. H2SO4 đặc sánh giống như dầu và nặng hơn nước. Nếu cho nước vào axit, sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe làm phỏng người xung quanh hoặc cũng có thể do nhiệt độ thay đổi đột ngột làm bình thủy tinh chứa dung dịch bể gây nguy hiểm. Trái lại khi cho H2SO4 đặc vào nước thì tình hình sẽ khác: H2SO4 đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh. Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric luôn phải nhớ là “phải đổ từ từ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vỡ khi nhiệt độ sẽ tăng đột ngột khi pha loãng. 8: Người ta thường dùng thùng bằng sắt để đựng axit sunfuric đặc được. Tại sao khi tháo axit ra khỏi các toa thùng bằng sắt, người ta phải khóa chặt ngay vòi lại thì toa thùng không bị hư hỏng, còn nếu cứ để mở thì sẽ không dùng được toa thùng nữa? Giải thích: H2SO4 đặc được vận chuyển bằng các toa thùng bằng sắt, do sắt bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội nên không có phản ứng. Khi tháo H2SO4 ra sẽ có 1 lượng nhất định axit sunfuric còn lại trong toa thùng. Nếu không đóng kín lại thì hơi ẩm sẽ thâm nhập vào làm lõang dung dịch axit. Khi đó H2SO4 loãng sẽ phản ứng với toa xe làm hỏng toa. 2.2.5. Nâng cao hoạt động tìm tòi mở rộng trong phần hướng dẫn về nhà.


45 Để giúp HS có kế hoạch học tập hợp lí kết hợp nâng cao khả năng tìm hiểu, tư duy, tìm tòi học hỏi, vận dụng sáng tạo công nghệ thông tin thì sau mỗi tiết học thay vì giao bài tập về nhà theo phương pháp truyền thống rồi bắt HS làm đến lớp kiểm tra. Một nối kiểm tra cũ sẽ khiến HS thấy chán có tư duy sao chép, chỉ cần có bài là được. GV nên giao hoạt động, câu hỏi mở có sự hứng thú tò mò về nội dung của bài và có khả năng áp dụng đối với thực tế. Từ đó HS nhận thấy kiến thức thu được qua tiết học thật gần gũi với cuộc sống đồng thời nâng cao được kĩ năng sử dụng công nghệ cho HS hơn. Sau đây là một số câu hỏi có thể sử dụng trong hoạt động tìm tòi, mở rộng ở một số bài học ở môn Hóa học 8 giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu trước ở nhà: 1. Nhân dân ta thường sử dụng nguyên liệu nào để sắc kẹo đắng dùng trong chế biến món ăn, giải thích? 2. Tại sao O2 quan trọng với con người? Tại các cửa hàng mua bán cá cảnh,người ta phải sục không khí vào cá bể nuôi cá cảnh. Em hãy giải thích tại sao như thế? 3. Tại sao sau cơn mưa, không khí thường trở nên tươi mát và thoáng đãng? 4. Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy? 5. Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà? 6. Có hai thùng xăng, một thùng xăng đựng đầy tới nắp còn thùng kia thì đựng không đầy lắm. Nếu bị cháy thì hai trường hợp trên, trường hợp nào nguy hiểm hơn? Vì sao? 7. Cách giải quyết khi chẳng may làm vỡ nhiệt kế phòng thí nghiệm. 8. Tìm hiểu về vai trò oxi. Nguồn cung cấp oxi? Làm sao bảo vệ được nguồn cấp oxi này? Tình trạng ô nhiễm hiện nay có liên quan gì đến các hoạt động của con người không? 9. Vì sao các chất cháy trong khí oxi lại mãnh liệt hơn khi cháy trong không khí? 10. Tại sao trong các nhà máy, xí nghiệp người ta không được chất giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống? 11. Giải thích tại sao khi nhốt một con dế mèn vào một lọ nhỏ đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết dù có đủ thức ăn? 12. Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?


46 13. Nồng độ khí CO2 trong không khí cao sẽ làm tắng nhiệt độ của trái đất (hiệu ứng nhà kính). Theo em, biện pháp nào làm giảm lượng khí CO2 ? 14. Tại sao người và động vật xuống đáy giếng khơi hoặc hang sâu sẽ bị chết ngạt nếu không mang theo bình dưỡng khí hoặc thông khí trước khi xuống? 15. Tại sao người ta lại sử dụng khí H2 để bơm vào khinh khí cầu? Vì sao khí hiđro có ứng dụng quan trọng trong công nghiệp luyện kim? Tại sao trước khi sử dụng Hidro để làm thí nghiệm ta cần phải thử độ tinh khiết của Hidro? 16. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm bầu không khí đang là vấn đề lo ngại của toàn thế giới. Theo hướng nghiên cứu mới, người ta đang nghiên cứu nguồn nhiên liệu sạch thay thế cho xăng, dầu…nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Nhiên liệu sạch đó là gì? Giải thích vì sao? 17. Vì sao bóng bay phát nổ lại gây sát thương? Khi làm thí nghiệm đốt khí hiđro, ta thấy hiđro cháy với ngọn lửa màu vàng mà không phải là màu xanh nhạt như kiến thức đã học. Vì sao? Một số câu hỏi có thể sử dụng trong hoạt động tìm tòi, mở rộng ở một số bài học ở môn Hóa học 9 giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu trước ở nhà: 1. Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ? Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ? Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi ? 2. Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này? 3. Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày? 4. Vì sao muối thô dễ bị chảy nước? Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây? 5. Tại sao khi đánh rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên? 6. Giải thích hiện tượng:“Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?” 7. Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi? 8. Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ? 9. “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?


47 10. Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo ? Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước? 11. Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ? Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu than củi? 12. Nước đá khô được làm từ cacbon đioxit hóa rắn. Tại sao nó có thể tạo hơi lạnh được như nước đá ? Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra? Vì sao không dập tắt đám cháy kim loại mạnh bằng khí CO2 ? 13. Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ? 14. Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào ? Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì? 15. Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ? 16. Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)? 17. Làm cách nào để quả mau chín ? 18. Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết ? 19. Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì ? Vì sao đốt xăng đốt xăng cồn thì cháy hết còn đốt gỗ than lại còn tro ? 20. Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ? Tại sao cồn khô lại được ? Tại sao rượu giả có thể gây chết người ? Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ? Vì sao rượu có khả năng khử mùi tanh của cá ? Khi các cầu thủ bị đau, nhân viên y tế thường phun thuốc vào chỗ bị thương? 21. Dân gian ta có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.” Dựa vào kiến thức hóa học về chất béo, em hãy giải thích vì sao thịt mỡ thường được ăn cùng với dưa chua? 22. Vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh ? 23. Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt? Vì sao gạo nếp nấu lại dẻo? 24. Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm? Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên? Khi nấu trứng thì lòng trắng trứng kết tủa lại? 25. Teflon là chất gì?


48 2.2.6. Sử dụng bài tập lớn, tập cho HS nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao hứng thú học tập và phát triển tốt năng lực sáng tạo. Việc GV giao nhiệm vụ cho HS làm các bài tập lớn, tập cho HS nghiên cứu khoa học là cần thiết vừa làm tăng hứng thú học tập bộ môn, vừa để rèn luyện năng lực sáng tạo. Từ đó, HS phát huy tối đa kiến thức, tìm tòi, khám phá, sáng tạo hơn trong quá trình học tập. Phương thức có thể làm theo 2 hướng: GV giao nhiệm vụ về nhà trước khi HS học kiến thức mới liên quan hoặc có thể giao nhiệm vụ cho HS sau khi đã dạy kiến thức mới. Ví dụ 1: Khi học bài “Một số axit quan trọng - Axit clohidric- hóa học 9”, GV giao cho HS về nhà tìm hiểu về HCl với các nhiệm vụ sau: 1. Axit HCl có vai trò như thế nào đối với cơ thể người? Tại sao bác sĩ kê đơn có thuốc sữa hoặc thuốc có chứa NaHCO3 cho bệnh nhân bị bệnh về dạ dày? Thuốc sữa là gì? Tại sao người ta thường cho HCl vào bánh kẹo, thực phẩm? Tại sao ăn ngọt nhiều không tốt cho răng và ăn chua nhiều không tốt cho dạ dày? 2. Thu thập và chụp ảnh những vật dụng/ thực phẩm có chứa HCl trong đời sống hàng ngày, công dụng của vật phẩm đó là gì, sản phẩm đó có phải thiết yếu hay không? HCl đóng vai trò gì trong vật phẩm đó. Ví dụ 2: Trước khi học bài Clo - Hóa học 9, GV giao cho HS về nhà tìm hiểu về Clo với các nhiệm vụ sau: 1. Tại sao người ta dùng clo để khử trùng nước máy và cho vào hồ bơi? Tại sao trong công nghiệp người ta dùng NaCl để sản xuất clo? Dùng hóa chất nào để hút ẩm clo khi vận chuyển? 2. Thu thập những hình ảnh, số liệu về di chứng, tác hại của clo, sản phẩm có chứa clo trên cơ thế người, ảnh hưởng của clo, sản phẩm của clo đến môi trường, động thực vật. Sưu tập hoặc chụp ảnh một số sản phẩm của clo trong đời sống hàng ngày. Qua việc tập cho HS làm các đề tài nhỏ giúp phát triển ở HS : - Các kỹ năng điều tra bao gồm quan sát, tập hợp mẫu, tập hợp thông tin từ các nguồn khác nhau để rút ra kết luận. - Từ những thông tin thu thập có cơ sở để hiểu rõ, bổ sung cho những điều học trong lý thuyết. - Tăng cường năng lực tham gia hoạt động cá nhân, tập thể. - Tạo thói quen suy nghĩ độc lập sáng tạo và tính kiên nhẫn khi thực hiện đề tài.


49 2.2.7. Tạo bầu không khí có lợi cho lớp học làm cho HS hào hứng, mong đợi đến giờ học. Muốn thế người GV phải tạo ra sự giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trò, giữa trò và trò bằng cách tổ chức và điều khiển một cách hợp lý các hành động của từng cá nhân với tập thể học sinh. * Hiệu ứng nhà kính : “Hiệu ứng nhà kính là tôi, hiện nay mọi người đều nhắc nhở đến tôi như một tên tội phạm. Nhưng mặt tích cực của tôi họ đâu có biết, chính tôi đã giữ nhiệt sưởi ấm cho Trái Đất (150C), nếu không có tôi thì trái đất đã bị lạnh cóng rồi (-180C). Chỉ biết hiện nay họ cứ đổ tại tôi làm Trái Đất nóng lên, băng ở hai cực sẽ tan và gây lụt lội nhiều nơi trên thế giới. Họ đâu có biết trong hiệu ứng nhà kính, khí CO2 đóng vai trò chủ yếu, khi nồng độ CO2 tăng nó sẽ giữ nhiệt làm Trái Đất nóng lên. Vậy CO2 từ đâu bay lên? - Do con người đốt than, dầu, củi trong hoạt động hằng ngày. - Do khí thải của các nhà máy, các phương tiện giao thông đã làm nồng độ CO2 tăng lên từ 275 ppm lên đến 355 ppm. Do CO2 tăng làm cho Trái Đất nóng lên. Khi nhiệt độ tăng từ 1,2 – 1,50C thì 30 triệu km3 băng ở hai cực tan ra làm mực nước biển dâng cao 20cm tạo ra ngập lụt ở các nước Hà Lan, Inđônêxia, Ai Cập...”

HS báo cáo sản phẩm trình chiếu: “Hiện tượng hiệu ứng nhà kính”


50

HS báo cáo sản phẩm trình chiếu: “Mưa axit” Như vậy, qua việc dạy học môn hóa học, đã làm cho HS yêu thích môn học hơn, tăng hứng thú học tập và nỗ lực sáng tạo hơn. 2.2.8. Sử dụng đa dạng các PPDH tích cực Việc đổi mới phương pháp dạy học đã rất cấp thiết trong nhiều năm gần đây. Để khắc phục, chống lại thói học thụ động hiện nay thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh hay chính là chuyển lối học thụ động sang chủ động. Để có thể gây hứng thú học tập cho HS thì yêu cầu giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn để xây dựng được một hệ thống gồm nhiều phương pháp và phương tiện dạy học thích hợp cho từng bài dạy. Có nghĩa là, trong mỗi giờ học, nếu giáo viên kết hợp, vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Với cách học này, HS được thỏa sức sáng tạo, tự do tìm tòi khám phá, bộc lộ được năng lực của từng cá nhân mà không phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động hay áp đặt như các phương pháp truyền thống. Nếu giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các PPDH và phương tiện dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS thành công, tiết học sẽ trở nên hấp dẫn lôi cuốn được HS, HS học tập tiến bộ hơn, giúp các em yêu thích bộ môn hơn, hiệu quả của tiết dạy sẽ được tăng lên.


51 Đổi mới tiết dạy bằng Hóa – Mĩ thuật. Giáo viên đưa vấn đề cần củng cố lại lí thuyết đã học trong bài, trong chương. HS tự sáng tạo trên giấy bằng hình thức vẽ sơ đồ tư duy hoặc hình thù mình yêu thích trên cơ sở kiến thức là tóm tắt nội dung trong bài, chương. Việc cụ thể hình ảnh hóa – mỹ thuật cần được phát huy tối đa trong các tiết học luyện tập giúp HS đam mê, yêu thích môn học, thể hiện được tài năng, cũng như trí tưởng tượng, chủ động, sáng tạo hơn trong khi học.

Bài 12. Sự biến đổi chất – Hóa học 8

Bài 13. Phản ứng hóa học – Hóa học 8


52

Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng – Hóa học 8

Bài 1. Khái quát về sự phân loại oxit. Tính chất hóa học của oxit. - Hóa học 9


53

Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên. - Hóa học 9 Phát triển phương pháp dạy học trực quan: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm về nhà và yêu cầu chuẩn bị tốt kiến thức về an toàn phòng thí nghiệm để làm một số thí nghiệm liên quan đến chủ đề trong chương trình học


54

Sử dụng trò chơi trong dạy học hóa học Trò chơi không chỉ quan trọng với các HS tiểu học mà còn quan trọng đối với HS phổ thông. Một giải pháp làm tăng hứng thú học tập môn hóa học của HS đó là sử dụng trò chơi trong dạy học. Trong các buổi ôn tập, luyện tập hay câu lạc bộ hóa học, giáo viên thiết kế các trò chơi có nội dung như lịch sử, kiến thức, ứng dụng, hiện tượng... liên quan đến hóa học và chuẩn bị các phần quà nho nhỏ để tổ chức cho các em vui chơi, thi đua giữa các nhóm, tổ. Điều này sẽ làm cho các em rất thích thú và tích cực hơn trong việc học môn Hóa học. Các em sẽ nhớ được kiến thức lâu hơn khi trả lời các câu hỏi và cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc học; học mà chơi, chơi mà học; hơn nữa nâng cao khả năng sáng tạo của HS hơn. *) Ví dụ 1: Hóa 9, Bài 10: Một số muối quan trọng Áp dụng trò chơi ô chữ trên vào phần giới thiệu bài mới 1 2

T

R

3 4

A

G

C

N

H3

A

O

C

O2

L

Đ

O

I


55 Từ chìa khóa: (4 chữ cái) Đây là công thức một loại muốí quan trọng.(NaCl) Hàng ngang số 1: (2 chữ cái) Công thức một chất khí có mùi khai khi cho NH4NO3 + NaOH là gì? (NH3) Hàng ngang số 2: (7 chữ cái) Phản ứng dưới đây thuộc loại phản ứng nào? CuSO4 + 2NaOHCu(OH)2 + Na2SO4 (Trao đổi) Hàng ngang số 3: (2 chữ cái) Công thức chất khí không màu, không mùi khi cho Na2CO3 + HCl là gì? (CO2) Hàng ngang số 4:(4 chữ cái) Công thức chất kết tủa trắng khi choAgNO3 + KCl là gì? (AgCl) *) Ví dụ 2: Hóa 9, Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại Dùng trò chơi ô chữ này để chuyển ý vào bài tính chất hóa học của kim loại 1

M 2 3

P

U

O

I

A

X

I

T

H

I

K

I

M

Từ chìa khóa: (3 chữ cái)Đây là tên một loại khí quan trọng.(Oxi) Hàng ngang số 1: (4 chữ cái) Các chất sau CuSO4, AgNO3 thuộc loại hợp chất vô cơ nào? (Muối) Hàng ngang số 2: (4 chữ cái) Các chất sau H2SO4, HCl, HNO3 thuộc loại hợp chất vô cơ nào? (Axit) Hàng ngang số 3: (6 chữ cái) Một số chất như: O2, Cl2, S… thuộc loại đơn chất nào? (Phi kim) *) Ví dụ 3: Hóa 9, Bài 18: Nhôm Áp dụng trò chơi ô chữ dưới đây vào phần giới thiệu bài mới 1

N

A

T

R

I

2

H

I

Đ

R

O

Đ

O

N

G

E

M

3 4

K

Từ chìa khóa: (4 chữ cái) Đây là tên một kim loại.(Nhôm)


56 Hàng ngang số 1:(5 chữ cái) Kim loại nào còn thiếu trong dãy hoạt động hóa học sau: K …, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au. (Natri) Hàng ngang số 2: (5 chữ cái) Các kim loại Na, Al, K, Fe tác dụng dung dịch HCl thu được muối và giải phóng khí gì? (Hiđro) Hàng ngang số 3: (4 chữ cái) Trong các kim loại: Zn, Na, Cu kim loại nào không tác dụng H2SO4loãng (Đồng) Hàng ngang số 4:(3 chữ cái) Trong các kim loại: Zn, Au, Ag kim loại nào tác dụng được dung dịch FeCl2? (Kẽm) *) Ví dụ 4: Hóa 9, Bài 19: Sắt Dùng trò chơi ô chữ dưới đây để ôn lại kiến thức cũ của bài nhôm và chuyển ý qua bài mới (bài sắt) 1

S

2 3

C

R

Đ

U

Y

R

A

I

O

L

I

T

O

I

Từ chìa khóa: (3 chữ cái) Đây là tên một kim loại.(Sắt) Hàng ngang số 1:(3 chữ cái) Điền vào … “nhôm có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo thành … “? (Sợi) Hàng ngang số 2: (5 chữ cái)Hợp kim của nhôm với đồng và một số nguyên tố khác như Mn, Fe, Si gọi là gì? (Đuyra) Hàng ngang số 3:(7 chữ cái)Trong quá trình điều chế Al người ta cho chất gì để giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3? (Criolit) *) Ví dụ 5: Hóa 9, Bài 25: Tính chất của phi kim Áp dụng trò chơi ô chữ vào phần củng cố bài. 1

P

H

O

T

P

H

O

2

N

H

I

E

3

H2

I K

H

I

I

T

M

U

4 5 6

O

X

O

T

I


57 Từ chìa khóa: (6 chữ cái)Là loại chất khi phản ứng với hiđro sinh ra hợp chất khí.(Phi kim) Hàng ngang số 1:(7 chữ cái)Đây là chất tham gia còn thiếu trong phương trình hóa học sau “… + O2P2O5”?(Phot pho) Hàng ngang số 2:(5 chữ cái) Điền vào … “phi kim dẫn điện, dẫn … kém”(Nhiệt) Hàng ngang số 3: (2 chữ cái)Là công thức của sản phẩm trong phương trình hóa học: “H2 + I2” (H2I) Hàng ngang số 4: (3 chữ cái)Trạng thái của HCl khi cho khí hiđro tác dụng với khí clo?(Khí) Hàng ngang số 5:(4 chữ cái)Là hợp chất tạo ra trong phản ứng giữa kim loại và phi kim. (Oxit) Hàng ngang số 6:(4 chữ cái)Là hợp chất tạo ra trong phản ứng giữa kim loại và phi kim. (Muối) 2.2.9. GV thân thiện, hài hước Thực tế cho thấy, HS yêu thích môn hóa thông qua yêu thích GV bộ môn đó. Vì thế, GV có ảnh hưởng rất lớn trong việc gây hứng thú học tập cho HS. Làm thế nào để xây dựng tình cảm thầy trò tốt đẹp, làm thế nào để phát huy tình cảm thầy trò. Đó là việc làm khó khăn nhưng không phải là không làm được. Ví dụ GV tạo mối quan hệ thân thiện với HS thông qua các hoạt động trên lớp, trao đổi, hướng dẫn HS tìm tòi các kiến thức khi làm bài tập ở nhà... hoặc GV mang hài hước vào trong tiết dạy...Sự hài hước có ý nghĩa to lớn trong việc tạo hứng thú học tập cho HS với những tiếng cười sảng khoái, đồng thời giúp HS cảm thấy hứng thú và GV đam mê trong công tác giảng dạy của mình.


58

Hình 2.10. Một số hình ảnh hài hước đưa vào giáo án trình chiếu 3. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Trong quá trình giảng dạy năm học 2019 – 2020 tôi đã sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho HS ở hầu hết các lớp. Tuy nhiên do nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, thời gian, đối tượng HS nên việc áp dụng các biện pháp trên ở các lớp không đều nhau. Để tìm hiểu phản hồi của HS về hiệu quả của một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học, tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến HS vào tháng 6 năm học 2019 - 2020, với HS 2 lớp 8A và 9A. Kết quả thu được như sau:


59 Sở thích của HS đối với các biện pháp gây hứng thú học tập Mức độ Biện pháp

Rất thích

Thích

Bình thường

Không thích

Sử dụng phim/video mô phỏng

40,5%

37,8%

20,3%

1,4%

29,7%

39,2%

29,8%

1.4%

Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú

41,9%

40,5%

16.2%

1.4%

Vận dụng tình huống thực tiễn

32,4%

42,0 %

22,9%

2,7%

Bài tập tìm tòi mở rộng

24,3%

33,8%

39,2%

2,7%

Sử dụng nhiều PPDH

27,0%

37,8%

31,1%

4,1%

GV thân thiện, hài hước

40,5%

36.5%

23,0%

0%

Câu chuyện hóa học hoặc thơ vui

Từ bảng trên cho thấy hầu hết các em đều cho rằng các em thích và rất thích các giờ học có sử dụng các biện pháp gây hứng thú. Trong đó biện pháp sử dụng thí nghiệm được các HS thích nhất (82,4%), sau đó đến biện pháp vận dụng tình huống gắn với thực tiễn (74,4%) và GV thân thiện, hài hước cũng thực sự là biện pháp gây hứng thú cho HS học tập, các em đánh giá rất cao (77%). Ý kiến của HS về những ưu điểm khi sử dụng các biện pháp gây hứng thú Nội dung

Tỉ lệ

Nâng cao hứng thú học tập bộ môn

81,1%

Giúp em hiểu bài, nhớ lâu hơn

79,7%

Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét

54,1%

Tạo không khí lớp học vui vẻ, hấp dẫn

74,3%

Mở rộng kiến thức, vận dụng vào thực tiễn

70,3%

Yêu thích môn học hơn

71,6%

Nâng cao tính tích cực trong học tập

68,9%

Tạo mối quan hệ thân thiện giữa GV và HS

75,7%


60 Bảng trên cho thấy hiệu quả của các biện pháp gây hứng thú được áp dụng chiếm được phần lớn sự đồng tình của HS trong đó ưu điểm các em cho rằng được nhiều nhất chính là nâng cao hứng thú học tập bộ môn, sau đó là tạo mối quan hệ thân thiện giữa GV và HS. Các em thấy yêu thích môn học hơn, từ đó dẫn đến kết quả học tập chắc chắn được nâng cao. Kết luận Qua kết quả cho thấy những lớp mà GV sử dụng các biện pháp nâng cao hứng thú học tập một cách thường xuyên thu được kết quả khả quan hơn so với lớp đối chứng. Tuy sự đánh giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng qua kết quả thu được cho thấy việc sử dụng các biện pháp gây hứng thú học tập đã đem lại kết quả tốt trong quá trình dạy học. Từ đó HS yêu thích môn hóa học và đạt kết quả cao hơn. Hiệu quả do sáng kiến mang lại 1. Hiệu quả về mặt kinh tế - Các biện pháp nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học THCS cho HS dễ áp dụng, thực hiện một cách rộng rãi. GV có thể dễ dàng tìm kiếm các nội dung xây dựng giờ học gây hứng thú dựa trên những công cụ hỗ trợ sẵn có: thực tế cuộc sống, internet, sách, phương tiện truyền thông… không tốn kém, đầu tư về mặt kinh tế. 2. Hiệu quả về mặt xã hội - HS thích thú hơn và thấy được vai trò quan trọng của Hóa học, công nghệ Hóa học trong thực tế, đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Có cái nhìn toàn diện hơn về các vấn đề thực tiễn đang đặt ra cho nhân loại: chất độc hóa học, vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân, ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, hiện tượng thủng tầng ozon, mưa axit… để có hành động phù hợp hướng tới một thế giới hòa bình nhằm phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, đồng thời cũng góp phần giúp HS vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi thực tiễn trong đề thi. - Giáo dục ý thức hành động vì một thế giới hòa bình, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên khoa học hiệu quả. Chủ động, tích cực và vận động người khác tham gia các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. Quan tâm đến sự phát triển của quê hương, đất nước; chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.


61 - HS đánh giá được hành vi của bản thân và người khác đối với các vấn đề lớn đang được đặt ra như thế giới không vũ khí hạt nhân, giảm thiểu phát thải các chất gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, hiện tượng mưa axit, ... IV. Cam kết không vi phạm bản quyền Đề tài này do bản thân tôi tìm tòi và nghiên cứu, hoàn thành và áp dụng trong quá trình dạy học tại trường Trường THCS Nghĩa Lâm, Nghĩa Hưng, Nam Định. Nội dung của đề tài chưa được công bố trên bất cứ tạp chí nào. Trong quá trình viết cơ sở lí luận của đề tài, một số câu chuyện về hóa học và một số bài thơ vui tôi có tham khảo một số tài liệu của một số tác giả, các hình ảnh (đã có trích dẫn cụ thể). Tôi xin cam kết không vi phạm bản quyền của người khác. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. ..........................................

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD-ĐT


62 .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. ........................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. Kế hoạch năm học 2019 - 2020 của trường THCS Nghĩa Lâm .


63 2. Kế hoạch dạy học năm học 2019 – 2020 của bộ môn Hóa học 8, 9. 3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Hóa học. 4. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra , đánh giá theo định hướng năng lực của học sinh do Sở GD – ĐT Nam Định tổ chức cho giáo viên cốt cán. 5. Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học tích cực của tác giả Trần Khánh Ngọc – Giáo viên ĐHSP Hà Nội – người sáng lập ra dạy học tích cực. 6. Sách giáo khoa Hóa học 8, 9. 7. Sách giáo viên Hóa học 8, 9. 8. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học 8, 9 – NXB Đại học Sư Phạm. 9. Các thông tin trên mạng internet, CNTT. 10. Ban Chấp hành Trung ương, Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 11. Nguyễn Khắc Viện (1995), Từ điển Tâm lí học, Nxb Thế giới, HN.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.